Phụng Vụ - Mục Vụ
Cái Đẹp trong Phụng Vụ
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
08:50 22/03/2020
Phụng Vụ có Cái Đẹp. Đó là Cái Đẹp tổng thể bao gồm nội dung và hình thức. Nội dung là ý nghĩa, còn hình thức là mẫu mã. Vì thế cái đẹp thì chung hơn là vẻ đẹp hay nét đẹp.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả câm nín.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả câm nín.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 22/03/2020
27. Khi con bố thí cho người nghèo thì chính là bố thí cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
(Thánh Albert)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 22/03/2020
74. THƠ HAY ĐOẢN THỌ
Có một ngày Quách Tường Chính nằm mơ thấy mình làm một bài thơ “Du thái thạch”, sau khi trời sáng thì viết lại cho mọi người coi, nói:
- “Ta là người sắp tới sẽ chết”.
Mọi người không hiểu ý của ông ta nên hỏi tại sao lại nói như thế.
Tường Chính nói:
- “Gần đây tôi được một câu thơ: ‘muốn tìm dây thép tháo ra khỏi cầu, chỉ có dương hoa mặt thảm quen thuộc’. Đây là câu mà thường ngày với trình độ của tôi thì không thể viết ra, bây giờ lại được, thì nhất định là không tốt”.
Lý Đoan Thục nghe được thì cười nói:
- “Được câu kỳ diệu thì không tốt, thật không biết Đỗ Phủ làm sao mà sống lâu năm đến như thế?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 74:
Nằm mơ và thực tại là hai chuyện khác nhau như ban ngày và ban đêm, vậy mà cũng có người đem chuyện nằm mơ ghi vào trong đầu óc rồi thức dậy lo buồn suy nghĩ viễn vông...
Có những người tin vào chuyện nằm mơ, chẳng hạn như nằm mơ mà thấy răng rụng là điềm gở chết bất đắc kỳ tử, nằm mơ mà thấy xác chết là sẽ gặp chuyện vui, nằm mơ mà thấy mất tiền thì sẽ được tiền.v.v... với rất nhiều chuyện năm mơ khác để rồi ôm một mối lo...
Không nên tin vào chuyện nằm mơ, nhưng hãy tin chuyện đang xảy ra ngày hôm nay cho mình hoặc cho gia đình, những chuyện nằm mơ cũng không có đó là nghe tin thằng con hiền lành của mình chích xì ke ma túy, hoặc nghe tin đứa con gái rượu đang học lớp mười hai của mình...mang bầu đã sáu tháng. Đó là những chuyện thực tế ban ngày cần phải lo lắng chứ không phải lo lắng những chuyện nằm mơ trong mộng.
Người Ki-tô hữu tin vào cuộc sống đời sau chứ không tin vào những chuyện mộng mị, cho nên họ lo lắng làm sao để cuộc sống của mình phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Thiên Chúa, hơn là cứ ngồi lo nghĩ viễn vông...
Nằm mơ được câu thơ hay mà sợ đoản mệnh là người tin điều nhảm nhí; nhưng nghe và thực hành lời hay của Phúc Âm –dù một câu ngắn- thì cũng sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một ngày Quách Tường Chính nằm mơ thấy mình làm một bài thơ “Du thái thạch”, sau khi trời sáng thì viết lại cho mọi người coi, nói:
- “Ta là người sắp tới sẽ chết”.
Mọi người không hiểu ý của ông ta nên hỏi tại sao lại nói như thế.
Tường Chính nói:
- “Gần đây tôi được một câu thơ: ‘muốn tìm dây thép tháo ra khỏi cầu, chỉ có dương hoa mặt thảm quen thuộc’. Đây là câu mà thường ngày với trình độ của tôi thì không thể viết ra, bây giờ lại được, thì nhất định là không tốt”.
Lý Đoan Thục nghe được thì cười nói:
- “Được câu kỳ diệu thì không tốt, thật không biết Đỗ Phủ làm sao mà sống lâu năm đến như thế?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 74:
Nằm mơ và thực tại là hai chuyện khác nhau như ban ngày và ban đêm, vậy mà cũng có người đem chuyện nằm mơ ghi vào trong đầu óc rồi thức dậy lo buồn suy nghĩ viễn vông...
Có những người tin vào chuyện nằm mơ, chẳng hạn như nằm mơ mà thấy răng rụng là điềm gở chết bất đắc kỳ tử, nằm mơ mà thấy xác chết là sẽ gặp chuyện vui, nằm mơ mà thấy mất tiền thì sẽ được tiền.v.v... với rất nhiều chuyện năm mơ khác để rồi ôm một mối lo...
Không nên tin vào chuyện nằm mơ, nhưng hãy tin chuyện đang xảy ra ngày hôm nay cho mình hoặc cho gia đình, những chuyện nằm mơ cũng không có đó là nghe tin thằng con hiền lành của mình chích xì ke ma túy, hoặc nghe tin đứa con gái rượu đang học lớp mười hai của mình...mang bầu đã sáu tháng. Đó là những chuyện thực tế ban ngày cần phải lo lắng chứ không phải lo lắng những chuyện nằm mơ trong mộng.
Người Ki-tô hữu tin vào cuộc sống đời sau chứ không tin vào những chuyện mộng mị, cho nên họ lo lắng làm sao để cuộc sống của mình phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Thiên Chúa, hơn là cứ ngồi lo nghĩ viễn vông...
Nằm mơ được câu thơ hay mà sợ đoản mệnh là người tin điều nhảm nhí; nhưng nghe và thực hành lời hay của Phúc Âm –dù một câu ngắn- thì cũng sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông cáo của Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích về việc cử hành Tam Nhật Phục Sinh thời COVID-19
Vũ Văn An
00:46 22/03/2020
Theo tin CNA ngày 20 tháng 3, 2020, Bộ Phụng Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích vừa ban hành các hướng dẫn cho các Giám Mục và linh mục về việc cử hành Tuần Thánh, Tam Nhật Phục Sinh, và các phụng vụ Phục Sinh trong cơn đại dịch Covid-19.
Tài liệu đề nghị các giám mục hoãn lại các phụng vụ có thể hoãn được. Nó cũng chỉ rõ việc làm thế nào các linh mục và giám mục có thể cung cấp các cử hành không thể di chuyển, chẳng hạn như lễ Phục sinh, ở những nơi mà phụng vụ công cộng bị đình chỉ.
Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích đã công bố "những chỉ dẫn chung" sau khi nhận được nhiều câu hỏi của một số giám mục.
Sắc lệnh được ký bởi Đức Hồng Y bộ trưởng Bộ Phụng Thờ Robert Sarah và Tổng Giám mục Thư ký Arthur Roche và được ban quyền "theo lệnh của Giám mục Tối cao, cho năm 2020 mà thôi", có nghĩa là các đề nghị không thể được sử dụng trong những năm tới.
"Phục sinh là tâm điểm của toàn bộ năm phụng vụ và không chỉ đơn giản là một lễ giữa những lễ khác", tài liệu nêu rõ như thế và Tam Nhật Phục sinh "không thể được chuyển sang một thời điểm khác".
Tài liệu của thánh bộ cũng nói rằng giám mục có năng quyền hoãn Thánh lễ Truyền Dầu trong Tuần Thánh.
Tam nhật Phục sinh là ba ngày dẫn đến và gồm cả Chúa Nhật Phục sinh. Nó bắt đầu vào hoàng hôn Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào Chúa Nhật Phục Sinh.
Sắc lệnh ra lệnh rằng, ở những nơi có sự hạn chế của chính quyền dân sự và Giáo hội, giám mục, nhất trí với hội đồng giám mục, có thể cung cấp các buổi phụng vụ Tam nhật Phục sinh trong nhà thờ chính tòa và các linh mục của giáo phận có thể cung cấp các buổi phụng vụ trong các giáo xứ của họ, không có sự hiện diện thể lý của các tín hữu.
"Các tín hữu nên được thông báo về thời gian của buổi cử hành để họ có thể cầu nguyện hiệp nhất tại nhà của họ", sắc lệnh chỉ rõ như thế và thêm rằng các buổi phát tuyến của truyền hình hoặc trực tuyến trực tiếp rất hữu ích trong tình huống này.
Tài liệu viết thêm: Các hội đồng giáo phận và và hội đồng giám mục nên cung cấp các tài nguyên để hỗ trợ các gia đình và cá nhân trong việc cầu nguyện bản thân.
Tài liệu cũng cung cấp một số gợi ý cho việc các linh mục và giám mục cung cấp các phụng vụ đặc biệt.
Tài liệu nói rằng tất cả các linh mục có thể dâng Thánh Lễ mừng Bữa Tiệc Ly của Chúa, Thứ NămTuần Thánh, ở một nơi thích hợp, không có công chúng, nhưng việc rửa chân, vốn là việc tùy chọn, nên được bỏ qua.
Việc rước kiệu Mình Thánh đến nơi tạm nghỉ vào cuối Thánh lễ cũng nên được bỏ qua và Mình Thánh vẫn để lại trong Nhà tạm.
Thánh bộ nói rằng: Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh tôn vinh Cuộc Khổ Nạn của Chúa có thể được cử hành tại các nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ, và những lời cầu nguyện chung nên bao gồm một ý định cầu cho người bệnh, người chết và những người cảm thấy mất mát và mất tinh thần.
Các hướng dẫn cho hay rằng Lễ Vọng Phục Sinh chỉ có thể được tổ chức tại các nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ, "nơi, và trong mức độ có khả năng thực sự làm như vậy, được thiết lập bởi một người có trách nhiệm".
Tài liệu nói rằng: việc chuẩn bị và đốt ngọn lửa trong "Lúc khởi sự long trọng lễ vọng Phục Sinh hoặc Lucenarium" được bỏ qua. Nến Phục sinh được thắp sáng, nhưng việc rước nó được bỏ qua và Bài Công bố Phục sinh (Exsultet) diễn ra ngay sau đó.
Tài liệu giải thích; Thánh lễ diễn ra như thường lệ, ngoại trừ "Phụng vụ Phép Rửa", trong đó "việc lặp lại các lời hứa lúc rửa tội là điều duy nhất cần thiết".
Tài liệu nói rằng "những người tuyệt đối không có khả năng kết hợp với Lễ Vọng Phục sinh cử hành trong nhà thờ nên cầu nguyện bằng cách đọc các bài đọc của Kinh Thần Vụ dành cho Chúa Nhật Phục Sinh".
Các cuộc rước kiệu và những việc tôn sùng khác về lòng đạo bình dân thường diễn ra trong Tuần Thánh và Tam nhật Phục sinh có thể được giám mục giáo phận chuyển sang các ngày khác trong năm, chẳng hạn như ngày 14 và 15 tháng 9.
Tài liệu đề nghị các giám mục hoãn lại các phụng vụ có thể hoãn được. Nó cũng chỉ rõ việc làm thế nào các linh mục và giám mục có thể cung cấp các cử hành không thể di chuyển, chẳng hạn như lễ Phục sinh, ở những nơi mà phụng vụ công cộng bị đình chỉ.
Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích đã công bố "những chỉ dẫn chung" sau khi nhận được nhiều câu hỏi của một số giám mục.
Sắc lệnh được ký bởi Đức Hồng Y bộ trưởng Bộ Phụng Thờ Robert Sarah và Tổng Giám mục Thư ký Arthur Roche và được ban quyền "theo lệnh của Giám mục Tối cao, cho năm 2020 mà thôi", có nghĩa là các đề nghị không thể được sử dụng trong những năm tới.
"Phục sinh là tâm điểm của toàn bộ năm phụng vụ và không chỉ đơn giản là một lễ giữa những lễ khác", tài liệu nêu rõ như thế và Tam Nhật Phục sinh "không thể được chuyển sang một thời điểm khác".
Tài liệu của thánh bộ cũng nói rằng giám mục có năng quyền hoãn Thánh lễ Truyền Dầu trong Tuần Thánh.
Tam nhật Phục sinh là ba ngày dẫn đến và gồm cả Chúa Nhật Phục sinh. Nó bắt đầu vào hoàng hôn Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào Chúa Nhật Phục Sinh.
Sắc lệnh ra lệnh rằng, ở những nơi có sự hạn chế của chính quyền dân sự và Giáo hội, giám mục, nhất trí với hội đồng giám mục, có thể cung cấp các buổi phụng vụ Tam nhật Phục sinh trong nhà thờ chính tòa và các linh mục của giáo phận có thể cung cấp các buổi phụng vụ trong các giáo xứ của họ, không có sự hiện diện thể lý của các tín hữu.
"Các tín hữu nên được thông báo về thời gian của buổi cử hành để họ có thể cầu nguyện hiệp nhất tại nhà của họ", sắc lệnh chỉ rõ như thế và thêm rằng các buổi phát tuyến của truyền hình hoặc trực tuyến trực tiếp rất hữu ích trong tình huống này.
Tài liệu viết thêm: Các hội đồng giáo phận và và hội đồng giám mục nên cung cấp các tài nguyên để hỗ trợ các gia đình và cá nhân trong việc cầu nguyện bản thân.
Tài liệu cũng cung cấp một số gợi ý cho việc các linh mục và giám mục cung cấp các phụng vụ đặc biệt.
Tài liệu nói rằng tất cả các linh mục có thể dâng Thánh Lễ mừng Bữa Tiệc Ly của Chúa, Thứ NămTuần Thánh, ở một nơi thích hợp, không có công chúng, nhưng việc rửa chân, vốn là việc tùy chọn, nên được bỏ qua.
Việc rước kiệu Mình Thánh đến nơi tạm nghỉ vào cuối Thánh lễ cũng nên được bỏ qua và Mình Thánh vẫn để lại trong Nhà tạm.
Thánh bộ nói rằng: Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh tôn vinh Cuộc Khổ Nạn của Chúa có thể được cử hành tại các nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ, và những lời cầu nguyện chung nên bao gồm một ý định cầu cho người bệnh, người chết và những người cảm thấy mất mát và mất tinh thần.
Các hướng dẫn cho hay rằng Lễ Vọng Phục Sinh chỉ có thể được tổ chức tại các nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ, "nơi, và trong mức độ có khả năng thực sự làm như vậy, được thiết lập bởi một người có trách nhiệm".
Tài liệu nói rằng: việc chuẩn bị và đốt ngọn lửa trong "Lúc khởi sự long trọng lễ vọng Phục Sinh hoặc Lucenarium" được bỏ qua. Nến Phục sinh được thắp sáng, nhưng việc rước nó được bỏ qua và Bài Công bố Phục sinh (Exsultet) diễn ra ngay sau đó.
Tài liệu giải thích; Thánh lễ diễn ra như thường lệ, ngoại trừ "Phụng vụ Phép Rửa", trong đó "việc lặp lại các lời hứa lúc rửa tội là điều duy nhất cần thiết".
Tài liệu nói rằng "những người tuyệt đối không có khả năng kết hợp với Lễ Vọng Phục sinh cử hành trong nhà thờ nên cầu nguyện bằng cách đọc các bài đọc của Kinh Thần Vụ dành cho Chúa Nhật Phục Sinh".
Các cuộc rước kiệu và những việc tôn sùng khác về lòng đạo bình dân thường diễn ra trong Tuần Thánh và Tam nhật Phục sinh có thể được giám mục giáo phận chuyển sang các ngày khác trong năm, chẳng hạn như ngày 14 và 15 tháng 9.
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay
Đặng Tự Do
05:15 22/03/2020
Lúc 7 sáng Chúa Nhật 22 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Thánh lễ tại Santa Marta vào ngày Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay đã được dành để cầu nguyện cho những người phải chết cô đơn trong bệnh viện không thể nói lời từ biệt với những người thân yêu của họ, do đại dịch coronavirus. Thường khi họ cũng không thể nhận được các bí tích sau cùng trong lúc lâm chung.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong những ngày này, chúng ta nghe tin tức về nhiều người đã chết: đàn ông, phụ nữ chết một mình, mà không thể nói lời giã biệt với người thân. Chúng ta hãy nghĩ đến họ và cầu nguyện cho họ. Nhưng chúng ta cũng phải cầu nguyện cho các gia đình, những người không thể đồng hành cùng người thân của họ trong giờ phút sinh ly tử biệt. Chúng ta hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện đặc biệt của chúng ta dành cho những người quá cố và các thành viên trong gia đình của họ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung vào bài Tin mừng trong ngày (Ga 9, 1-41) kể về sự chữa lành của người mù từ lúc sinh ra. Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta phải cảnh giác khi Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc sống của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có thể hoán cải và đón nhận Chúa.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói
Bài Tin Mừng của Thánh Gioan ngày hôm nay là một thông báo của Chúa Giêsu Kitô và cũng là một bài giáo lý. Tôi chỉ muốn đề cập đến một điều. Thánh Augustinô có một câu luôn luôn gây ấn tượng mạnh đối với với tôi. Thánh nhân nói: “Tôi sợ Chúa Kitô khi Ngài đi qua”. Timeo Dominum transeuntem. “Tôi sợ rằng Chúa Kitô sẽ vượt qua” - “Nhưng tại sao bạn sợ Chúa?” - “Tôi sợ rằng tôi sẽ không nhận ra rằng đó là Chúa Kitô và để Ngài lướt qua”. Một điều rõ ràng: trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, những cảm xúc chân thật của trái tim nảy nở, những thái độ thực sự xuất hiện. Đó là một ân sủng, và vì lý do này, Thánh Augustinô đã sợ để thời khắc ấy qua đi mà không nhận ra rằng Chúa đã đi qua.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa đi qua, một người mù được chữa lành và tai tiếng phát sinh. Sau biến cố chữa lành này là sự xuất hiện những người tốt nhất và những người tồi tệ nhất. Người mù làm kinh ngạc trí tuệ của những thầy thông luật, khi anh ta trả lời. Anh đã quen với việc di chuyển bằng tay, anh cảm giác được những gì là nguy hiểm, anh có cảm giác trước những thứ nguy hiểm có thể khiến anh trượt ngã. Và anh ta di chuyển như một người mù. Nhưng anh có một lập luận rõ ràng, chính xác, và sử dụng cả sự mỉa mai khi đối đáp với các thầy thông luật.
Các thầy thông luật biết tất cả các lề luật: họ biết hết, biết tất cả. Nhưng họ đã dừng lại ở đó. Họ không hiểu khi Chúa đi qua. Họ cứng nhắc, gắn liền với thói quen của họ: Chính Chúa Giêsu đã nói như vậy. Họ gắn bó với thói quen. Và nếu để duy trì những thói quen này, họ phải thực hiện một sự bất công nào đó, thì đó không phải là vấn đề, vì thói quen nói với họ rằng đó không phải là bất công; và sự cứng nhắc đó đã khiến họ làm những điều bất công. Cảm giác đóng cửa đó đã xuất hiện trước mặt Chúa Kitô.
Ngày hôm nay, tôi chỉ muốn khuyên anh chị em điều này. Tôi khuyên tất cả anh chị em hãy lấy sách Phúc Âm, và đọc kỹ bài Tin Mừng ngày hôm nay trong chương 9 Phúc Âm theo Thánh Gioan, và đọc nó, đừng lo lắng. Hãy đọc một lần, hai lần, để hiểu rõ điều gì xảy ra khi Chúa Giêsu đi qua, những cảm xúc nào xuất hiện. Anh chị em hãy hiểu rõ những gì Thánh Augustinô nói với chúng ta: Tôi sợ Chúa khi Ngài đi qua, tôi e rằng tôi không nhận thấy điều đó và không nhận ra Ngài, và không hoán cải. Anh chị em đừng quên, hãy đọc ngay hôm nay một lần, hai lần, ba lần, bao nhiêu lần tùy sức của anh chị em, chương 9 Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Đức Thánh Cha đã kết thúc thánh lễ bằng việc chầu Thánh Thể và ban phép lành Tòa Thánh. Ngài mời gọi mọi người hãy đọc Lời nguyện Rước lễ Thiêng liêng cho những ai không thể rước lễ vì đại dịch coronavirus.
Lạy Chúa Giêsu,
Con tin rằng Chúa đang ngự thật trong Bí tích Thánh Thể. Con yêu Chúa trên tất cả mọi sự, và con mong ước được rước Chúa vào trong tâm hồn con.
Song le bây giờ con chẳng được rước thật Mình và Máu Thánh Chúa, thì ít nữa lại xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng.
Con ôm ấp Chúa như thể Chúa đã ngự trị trong lòng con và liên kết cả toàn thân con với Chúa. Xin đừng bao giờ để con xa lìa Chúa.
Amen.
Source:Vatican NewsPope at Mass: Jesus passes by, let's not miss Him
Thánh lễ tại Santa Marta vào ngày Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay đã được dành để cầu nguyện cho những người phải chết cô đơn trong bệnh viện không thể nói lời từ biệt với những người thân yêu của họ, do đại dịch coronavirus. Thường khi họ cũng không thể nhận được các bí tích sau cùng trong lúc lâm chung.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong những ngày này, chúng ta nghe tin tức về nhiều người đã chết: đàn ông, phụ nữ chết một mình, mà không thể nói lời giã biệt với người thân. Chúng ta hãy nghĩ đến họ và cầu nguyện cho họ. Nhưng chúng ta cũng phải cầu nguyện cho các gia đình, những người không thể đồng hành cùng người thân của họ trong giờ phút sinh ly tử biệt. Chúng ta hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện đặc biệt của chúng ta dành cho những người quá cố và các thành viên trong gia đình của họ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung vào bài Tin mừng trong ngày (Ga 9, 1-41) kể về sự chữa lành của người mù từ lúc sinh ra. Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta phải cảnh giác khi Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc sống của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có thể hoán cải và đón nhận Chúa.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói
Bài Tin Mừng của Thánh Gioan ngày hôm nay là một thông báo của Chúa Giêsu Kitô và cũng là một bài giáo lý. Tôi chỉ muốn đề cập đến một điều. Thánh Augustinô có một câu luôn luôn gây ấn tượng mạnh đối với với tôi. Thánh nhân nói: “Tôi sợ Chúa Kitô khi Ngài đi qua”. Timeo Dominum transeuntem. “Tôi sợ rằng Chúa Kitô sẽ vượt qua” - “Nhưng tại sao bạn sợ Chúa?” - “Tôi sợ rằng tôi sẽ không nhận ra rằng đó là Chúa Kitô và để Ngài lướt qua”. Một điều rõ ràng: trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, những cảm xúc chân thật của trái tim nảy nở, những thái độ thực sự xuất hiện. Đó là một ân sủng, và vì lý do này, Thánh Augustinô đã sợ để thời khắc ấy qua đi mà không nhận ra rằng Chúa đã đi qua.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa đi qua, một người mù được chữa lành và tai tiếng phát sinh. Sau biến cố chữa lành này là sự xuất hiện những người tốt nhất và những người tồi tệ nhất. Người mù làm kinh ngạc trí tuệ của những thầy thông luật, khi anh ta trả lời. Anh đã quen với việc di chuyển bằng tay, anh cảm giác được những gì là nguy hiểm, anh có cảm giác trước những thứ nguy hiểm có thể khiến anh trượt ngã. Và anh ta di chuyển như một người mù. Nhưng anh có một lập luận rõ ràng, chính xác, và sử dụng cả sự mỉa mai khi đối đáp với các thầy thông luật.
Các thầy thông luật biết tất cả các lề luật: họ biết hết, biết tất cả. Nhưng họ đã dừng lại ở đó. Họ không hiểu khi Chúa đi qua. Họ cứng nhắc, gắn liền với thói quen của họ: Chính Chúa Giêsu đã nói như vậy. Họ gắn bó với thói quen. Và nếu để duy trì những thói quen này, họ phải thực hiện một sự bất công nào đó, thì đó không phải là vấn đề, vì thói quen nói với họ rằng đó không phải là bất công; và sự cứng nhắc đó đã khiến họ làm những điều bất công. Cảm giác đóng cửa đó đã xuất hiện trước mặt Chúa Kitô.
Ngày hôm nay, tôi chỉ muốn khuyên anh chị em điều này. Tôi khuyên tất cả anh chị em hãy lấy sách Phúc Âm, và đọc kỹ bài Tin Mừng ngày hôm nay trong chương 9 Phúc Âm theo Thánh Gioan, và đọc nó, đừng lo lắng. Hãy đọc một lần, hai lần, để hiểu rõ điều gì xảy ra khi Chúa Giêsu đi qua, những cảm xúc nào xuất hiện. Anh chị em hãy hiểu rõ những gì Thánh Augustinô nói với chúng ta: Tôi sợ Chúa khi Ngài đi qua, tôi e rằng tôi không nhận thấy điều đó và không nhận ra Ngài, và không hoán cải. Anh chị em đừng quên, hãy đọc ngay hôm nay một lần, hai lần, ba lần, bao nhiêu lần tùy sức của anh chị em, chương 9 Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Đức Thánh Cha đã kết thúc thánh lễ bằng việc chầu Thánh Thể và ban phép lành Tòa Thánh. Ngài mời gọi mọi người hãy đọc Lời nguyện Rước lễ Thiêng liêng cho những ai không thể rước lễ vì đại dịch coronavirus.
Lạy Chúa Giêsu,
Con tin rằng Chúa đang ngự thật trong Bí tích Thánh Thể. Con yêu Chúa trên tất cả mọi sự, và con mong ước được rước Chúa vào trong tâm hồn con.
Song le bây giờ con chẳng được rước thật Mình và Máu Thánh Chúa, thì ít nữa lại xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng.
Con ôm ấp Chúa như thể Chúa đã ngự trị trong lòng con và liên kết cả toàn thân con với Chúa. Xin đừng bao giờ để con xa lìa Chúa.
Amen.
Source:Vatican News
Nạn Covid-19: Đức Hồng Y TGM New York Đến Cầu Nguyện Cùng Đức Mẹ Cát Minh
Joseph Phan Quang Trí, O.Carm.
09:21 22/03/2020
Như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đến cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma, Đức Hồng Y Dolan cũng đến quỳ gối cầu nguyện cùng Đức Mẹ và dâng lên Mẹ đóa hoa tươi thắm. Cử chỉ mang tính biểu tượng này như muốn nói thay cho ước nguyện của Đức Hồng Y, ngài muốn dâng lên Đức Mẹ Cát Minh Giáo Phận của Ngài, nhờ Mẹ xin Chúa thương chữa lành các bệnh nhân, bảo vệ các y bác sỹ và người thân của các nạn nhân, và đặc biệt Ngài xin ơn chặn đứng không để nạn dịch Covid-19 tiếp tục lây lan. Vị chủ chăn của Tổng Giáo Phận lớn thứ nhì của Hoa Kỳ, gồm 296 giáo xứ với khoảng 2,8 triệu tín hữu đã xác tín rằng ai chạy đến với Mẹ sẽ không bao giờ về không.
Theo đoạn video thì Đức Hồng Y mời gọi các cha đại diện cho Cộng đoàn Cát Minh sở tại và một số nhân viên Đền Thánh là những người đang hiện diện với Ngài lúc đó cùng hiệp ý cầu nguyện với ngài.
Ngài quỳ gối và dựa trên bản Kinh Xin Ơn Đức Mẹ Che Chở do chính Đức Thánh Cha Phanxicô soạn, Đức Hồng Y nguyện rằng:
Ôi Maria, Mẹ là dấu chỉ của ơn cứu rỗi và niềm hy vọng vì Mẹ hằng sáng soi cho hành trình của chúng con.
Chúng con xin phó mình cho Mẹ là Niềm sức mạnh của kẻ ốm đau bệnh tật.
Dưới chân thánh giá, Mẹ đã thông phần vào cuộc khổ nạn của Đức Giêsu với cả một niềm tin kiên trung.
Hỡi Mẹ là Đức Bà Núi Cát Minh, Mẹ biết rõ chúng con cần gì.
Chúng con tin chắc là Mẹ sẽ ban cho chúng con, như xưa Mẹ đã từng thực hiện nơi tiệc cưới Cana xứ Galilêa, niềm vui và sự hoan hỷ sẽ sớm quay trở lại sau thời khắc đầy thách đố gai chông này.
Xin giúp chúng con, lạy Mẹ của lòng thương xót, biết uốn mình theo thánh ý Cha Trên Trời và thi hành những gì Đức Giêsu đã truyền dạy.
Người là Đấng đã mang lấy những cực hình chúng con đáng phải chịu và nhận lấy đau khổ của chúng con mà bước lên thập giá, thì cũng chính Người sẽ đưa chúng con đến niềm hoan lạc Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con khát khao được nép mình dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nài van, nhưng hãy thương giải thoát chúng con khỏi mọi nguy nan, ôi Đức Nữ Trinh hiển vinh. Amen.
Sau cùng, Đức Hồng Y TGM New York còn thốt lên lời kêu cầu: “Lạy Đức Bà Núi Cát Minh, xin cầu cho chúng con.”
Hiệp cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và và các vị chủ chăn trên toàn thế giới, chúng ta đoàn con cái Mẹ, hãy mau đến nép mình dưới tà Áo Mẹ để tìm được sức mạnh vượt qua khó khăn vì Mẹ luôn sẵn lòng gia tăng niềm tín thác của mỗi chúng ta đối với lòng xót thương vô biên của Chúa. Có Mẹ chúng ta sẽ vơi bớt ưu phiền.
(Tin và hình ảnh do Vp Tỉnh Dòng Cát Minh New York cung cấp, bản kinh nguyện bằng tiếng Anh trích từ Facebook @TimothyCardinalDolan, ngày 21.03.2020)
COVID-19: thuốc Chloroquine có chữa COVID-19 được không - bai 2?
BS Oanh Tran, Trần Mạnh Trác dịch
10:45 22/03/2020
Note: Đây là bài viết có trước mà BS Oanh đã đề cập trong bài 1:
** Phosphate chloro-quine cho Covid-19
Tôi được hỏi về Chloroquine (Quinine:: Thuốc Ký Nin chữa Sốt Rét, Malaria). Đây là tất cả những gì tôi biết về loại thuốc này.
Thuốc đã được sử dụng từ năm 1940, là một loại thuốc chống sốt rét do muỗi lan truyền trong những khu rừng rậm ở châu Á và Nam Mỹ. Vậy, loại thuốc này không phải là mới và có những biến chứng phụ như: Lo âu, đau lưng, đau chân hoặc đau dạ dày, đầy hơi, mờ mắt, có thể gây thương vong cho con nít.
Đã có vài nghiên cứu nhỏ từ Pháp về Covid-19 cho thấy rằng nó có hiệu quả trong việc giảm tải lượng virus giống như hiệu quả với ký sinh trùng sốt rét. Vì nó không phải là mới và đã được sử dụng trong 80 năm qua, nên tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng chúng ta không mất mát gì cả nếu sử dụng cho bệnh nhân Covid.
Những sự gay gắt (rancor) đã xảy ra trên truyền thông là bởi vì FDA rất thận trọng về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bất kỳ điều kiện nào. Họ đòi hỏi phải có nghiên cứu thích hợp trước khi họ chấp thuận bất cứ điều gì. Nhưng đây là đại dịch, đây không phải là thời gian bình thường. Họ cho phép sử dụng thuốc nếu bệnh nhân đồng ý. Báo chí chỉ muốn tìm bất cứ điều gì và mọi thứ để cãi nhau với chính quyền hiện tại, mong muốn chính quyền thất bại!
Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp. Tác dụng phụ là tối thiểu, và tôi cảm thấy rất lạc quan khi đọc về nó. WHO cũng chọn đây là một trong 4 loại thuốc được thử nghiệm cho Covid. Đây là loại thuốc rẻ mạt và ít tác dụng phụ hơn những loại thuốc khác như Redemsivir (đắt tiền !!!!). Vì vậy, xin cứ phớt lờ đi trước những lời gay gắt cuả các phương tiện truyền thông (So please take in all the media complains and rancor with a mountain of salt.). Tôi cảm thấy mệt mỏi trước những luận điệu cay đắng không ngừng này.
Khi điều trị sốt rét đôi khi chúng tôi gặp phải tình trạng kháng thuốc và cần kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc để có hiệu quả. Chúng ta có thể phải làm tương tự cho Covid. Hãy thử nó ở bệnh nhân người lớn.
Tôi được hỏi về Chloroquine (Quinine:: Thuốc Ký Nin chữa Sốt Rét, Malaria). Đây là tất cả những gì tôi biết về loại thuốc này.
Thuốc đã được sử dụng từ năm 1940, là một loại thuốc chống sốt rét do muỗi lan truyền trong những khu rừng rậm ở châu Á và Nam Mỹ. Vậy, loại thuốc này không phải là mới và có những biến chứng phụ như: Lo âu, đau lưng, đau chân hoặc đau dạ dày, đầy hơi, mờ mắt, có thể gây thương vong cho con nít.
Đã có vài nghiên cứu nhỏ từ Pháp về Covid-19 cho thấy rằng nó có hiệu quả trong việc giảm tải lượng virus giống như hiệu quả với ký sinh trùng sốt rét. Vì nó không phải là mới và đã được sử dụng trong 80 năm qua, nên tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng chúng ta không mất mát gì cả nếu sử dụng cho bệnh nhân Covid.
Những sự gay gắt (rancor) đã xảy ra trên truyền thông là bởi vì FDA rất thận trọng về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bất kỳ điều kiện nào. Họ đòi hỏi phải có nghiên cứu thích hợp trước khi họ chấp thuận bất cứ điều gì. Nhưng đây là đại dịch, đây không phải là thời gian bình thường. Họ cho phép sử dụng thuốc nếu bệnh nhân đồng ý. Báo chí chỉ muốn tìm bất cứ điều gì và mọi thứ để cãi nhau với chính quyền hiện tại, mong muốn chính quyền thất bại!
Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp. Tác dụng phụ là tối thiểu, và tôi cảm thấy rất lạc quan khi đọc về nó. WHO cũng chọn đây là một trong 4 loại thuốc được thử nghiệm cho Covid. Đây là loại thuốc rẻ mạt và ít tác dụng phụ hơn những loại thuốc khác như Redemsivir (đắt tiền !!!!). Vì vậy, xin cứ phớt lờ đi trước những lời gay gắt cuả các phương tiện truyền thông (So please take in all the media complains and rancor with a mountain of salt.). Tôi cảm thấy mệt mỏi trước những luận điệu cay đắng không ngừng này.
Khi điều trị sốt rét đôi khi chúng tôi gặp phải tình trạng kháng thuốc và cần kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc để có hiệu quả. Chúng ta có thể phải làm tương tự cho Covid. Hãy thử nó ở bệnh nhân người lớn.
Đức Thánh Cha kêu gọi Kitô hữu cầu nguyện chung vào ngày 25/3. Phép lành Urbi et Orbi vào ngày 27/3
Đặng Tự Do
13:46 22/03/2020
Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 22 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã công bố như sau
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày thử thách này, trong khi loài người rúng động vì mối đe dọa đại dịch, tôi muốn đề xuất tất cả các Kitô hữu chúng ta hãy hợp nhất dâng lời nguyện lên Thiên đàng. Tôi mời tất cả những người đứng đầu các Giáo hội và các nhà lãnh đạo của tất cả các Cộng đồng Kitô giáo, cùng với tất cả các Kitô hữu của các hệ phái khác nhau, cùng nhau cầu khẩn Thiên Chúa Chí Tôn, Toàn Năng, cùng đồng thanh đọc lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu, Chúa chúng ta đã dạy. Do đó, tôi mời tất cả mọi người làm như vậy nhiều lần trong ngày, nhưng, tất cả cùng nhau, chúng ta sẽ đọc kinh Lạy Cha vào giữa trưa ngày Thứ Tư 25 tháng 3. Vào ngày mà nhiều Kitô hữu kính nhớ mầu nhiệm Thiên thần Truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về sự nhập thể của Ngôi Lời. Xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả các môn đệ của Ngài đang chuẩn bị để mừng chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh.
Với cùng một ý chỉ tương tự, vào ngày thứ Sáu tới, 27 tháng Ba lúc 6g chiều, tôi sẽ chủ sự một khoảnh khắc cầu nguyện trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô, nhìn ra Quảng trường trống rỗng. Từ bây giờ tôi mời gọi tất cả anh chị em tham gia trong tinh thần, thông qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ thờ lạy Thánh Thể, cuối cùng tôi sẽ ban phép lành Urbi et Orbi, đi kèm với khả thể nhận được một Ơn Toàn xá
Chúng ta muốn đáp lại đại dịch virus với tính phổ quát của lời cầu nguyện, của lòng cảm thông và sự dịu dàng. Chúng ta vẫn hiệp nhất với nhau. Chúng ta hãy để sự gần gũi của chúng ta được cảm nhận bởi những người cô đơn và chịu thử thách nhất. Sự gần gũi của chúng ta với các bác sĩ, với các nhân viên y tế, nam nữ y tá, và các tình nguyện viên. Sự gần gũi của chúng ta với các nhà chức trách là những người đang phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì thiện ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính luôn tìm cách duy trì trật tự trên đường phố, để mọi việc sẽ được thực hiện như chính phủ yêu cầu vì thiện ích của tất cả chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với tất cả mọi người.
Tôi bày tỏ sự gần gũi với người dân Croatia, bị ảnh hưởng sáng nay bởi một trận động đất. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh và tình liên đới để đối diện với tai họa này. Và, đừng quên: hôm nay anh chị em hãy lấy sách Phúc Âm ra và đọc một cách thanh thản, chậm rãi chương chín Tin Mừng theo Thánh Gioan. Tôi cũng sẽ làm điều đó. Điều đó sẽ tốt cho tất cả chúng ta
Tôi chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.
Tưởng cũng nên biết thêm, phép lành Urbi et Orbi (Cho thành Rôma và Thế giới) thường chỉ được ban vào ngày lễ Giáng Sinh và Phục sinh sau khi Đức Thánh Cha đọc thông điệp Urbi et Orbi. Phép lành này đi kèm với Ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Source:Holy See Press OfficeLe parole del Papa alla recita dell’Angelus, 22.03.2020
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày thử thách này, trong khi loài người rúng động vì mối đe dọa đại dịch, tôi muốn đề xuất tất cả các Kitô hữu chúng ta hãy hợp nhất dâng lời nguyện lên Thiên đàng. Tôi mời tất cả những người đứng đầu các Giáo hội và các nhà lãnh đạo của tất cả các Cộng đồng Kitô giáo, cùng với tất cả các Kitô hữu của các hệ phái khác nhau, cùng nhau cầu khẩn Thiên Chúa Chí Tôn, Toàn Năng, cùng đồng thanh đọc lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu, Chúa chúng ta đã dạy. Do đó, tôi mời tất cả mọi người làm như vậy nhiều lần trong ngày, nhưng, tất cả cùng nhau, chúng ta sẽ đọc kinh Lạy Cha vào giữa trưa ngày Thứ Tư 25 tháng 3. Vào ngày mà nhiều Kitô hữu kính nhớ mầu nhiệm Thiên thần Truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về sự nhập thể của Ngôi Lời. Xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả các môn đệ của Ngài đang chuẩn bị để mừng chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh.
Với cùng một ý chỉ tương tự, vào ngày thứ Sáu tới, 27 tháng Ba lúc 6g chiều, tôi sẽ chủ sự một khoảnh khắc cầu nguyện trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô, nhìn ra Quảng trường trống rỗng. Từ bây giờ tôi mời gọi tất cả anh chị em tham gia trong tinh thần, thông qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ thờ lạy Thánh Thể, cuối cùng tôi sẽ ban phép lành Urbi et Orbi, đi kèm với khả thể nhận được một Ơn Toàn xá
Chúng ta muốn đáp lại đại dịch virus với tính phổ quát của lời cầu nguyện, của lòng cảm thông và sự dịu dàng. Chúng ta vẫn hiệp nhất với nhau. Chúng ta hãy để sự gần gũi của chúng ta được cảm nhận bởi những người cô đơn và chịu thử thách nhất. Sự gần gũi của chúng ta với các bác sĩ, với các nhân viên y tế, nam nữ y tá, và các tình nguyện viên. Sự gần gũi của chúng ta với các nhà chức trách là những người đang phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì thiện ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính luôn tìm cách duy trì trật tự trên đường phố, để mọi việc sẽ được thực hiện như chính phủ yêu cầu vì thiện ích của tất cả chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với tất cả mọi người.
Tôi bày tỏ sự gần gũi với người dân Croatia, bị ảnh hưởng sáng nay bởi một trận động đất. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh và tình liên đới để đối diện với tai họa này. Và, đừng quên: hôm nay anh chị em hãy lấy sách Phúc Âm ra và đọc một cách thanh thản, chậm rãi chương chín Tin Mừng theo Thánh Gioan. Tôi cũng sẽ làm điều đó. Điều đó sẽ tốt cho tất cả chúng ta
Tôi chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.
Tưởng cũng nên biết thêm, phép lành Urbi et Orbi (Cho thành Rôma và Thế giới) thường chỉ được ban vào ngày lễ Giáng Sinh và Phục sinh sau khi Đức Thánh Cha đọc thông điệp Urbi et Orbi. Phép lành này đi kèm với Ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Source:Holy See Press Office
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Ba
J.B. Đặng Minh An dịch
17:03 22/03/2020
Từ Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã không chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, nhưng từ Thư viện của Dinh Tông tòa Vatican, và được trực tiếp truyền hình.
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trọng tâm của phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay là chủ đề ánh sáng. Bài Tin Mừng theo thánh Gioan (9,1-14) thuật lại câu chuyện Chúa chữa cho sáng mắt một người mù từ lúc mới sinh. Dấu chỉ kỳ diệu này là sự xác nhận cho lời khẳng định của Chúa Giêsu, Đấng đã nói về chính Ngài: “Ta là Ánh sáng thế gian” (c. 5), ánh sáng chiếu soi những bóng tối trong chúng ta. Chúa Giêsu thực là như thế. Ngài chiếu rọi ánh sáng ở hai cấp độ thể lý và tâm linh: người mù trước tiên được sáng mắt và sau đó được hướng dẫn đến niềm tin vào “Con Người” (c. 35), nghĩa là tin vào Chúa Giêsu. Những phép lạ Chúa làm không phải là những cử chỉ ngoạn mục, nhưng mục đích của các phép lạ ấy là dẫn đến đức tin thông qua hành trình biến đổi nội tâm.
Nhóm những thầy thông luật có mặt ở đó ngoan cố, không nhìn nhận phép lạ, nhưng đặt ra những câu hỏi hóc búa cho người vừa được chữa lành. Nhưng người ấy quật ngã họ bằng sức mạnh của thực tại: “Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” (c. 25). Giữa sự ngờ vực và thù địch của những người vây quanh đang vặn hỏi mình, anh đã thực hiện một cuộc hành trình dần dần đưa anh đến chỗ khám phá căn tính của Đấng đã cho mình sáng mắt và tuyên xưng niềm tin vào Ngài. Lúc đầu, anh chỉ xem Ngài là một tiên tri (c.17); nhưng sau đó anh nhận ra Ngài là một Đấng từ Thiên Chúa mà đến (c. 33); cuối cùng anh đón nhận Ngài như Đấng Thiên Sai và sấp mình phủ phục trước mặt Ngài (cc. 36-38). Anh hiểu rằng khi chữa cho anh nhìn thấy, Chúa Giêsu đã “tỏ hiện những công trình của Thiên Chúa” (c. 3).
Cầu mong cho chúng ta cũng có thể có kinh nghiệm này! Với ánh sáng đức tin, người ấy từ chỗ mù loà đã khám phá căn tính đích thực của mình. Giờ đây anh là một “tạo vật mới”, có khả năng nhìn cuộc sống của mình và thế giới xung quanh bằng một ánh sáng mới, bởi vì anh tiến vào tình hiệp thông với Chúa Kitô. Anh không còn là một người ăn xin bị cộng đồng loại ra bên lề; anh không còn là nô lệ cho sự mù quáng và định kiến. Hành trình được chiếu sáng của anh là một ẩn dụ của hành trình giải thoát khỏi tội lỗi mà chúng ta được mời gọi bước đi. Tội lỗi giống như một bức màn đen che mắt chúng ta và ngăn cản chúng ta nhìn rõ bản thân mình và thế giới một cách rõ ràng. Ơn tha thứ của Chúa xua tan bóng tối này và mang lại cho chúng ta ánh sáng mới. Cầu mong cho Mùa Chay mà chúng ta đang sống là một cơ hội và thời gian quý giá để đến gần Chúa, cầu xin lòng thương xót của Ngài, theo những hình thức khác nhau mà Giáo hội Mẹ đề ra cho chúng ta.
Người mù được chữa lành, giờ đây nhìn thấy bằng cả đôi mắt thể lý lẫn tâm hồn, là hình ảnh của mỗi người được rửa tội, nghĩa là được đắm mình trong ân sủng, được kéo ra khỏi bóng tối và được đưa vào trong ánh sáng của đức tin. Nhưng đón nhận ánh sáng thôi chưa đủ đâu, chúng ta còn cần phải trở thành ánh sáng. Mỗi người chúng ta được mời gọi đón nhận ánh sáng thần linh và biểu lộ ánh sáng ấy qua toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Các Kitô hữu đầu tiên, các thần học gia của những thế kỷ đầu, nói rằng cộng đoàn các tín hữu Kitô, nói cách khác là Giáo hội, là “mầu nhiệm mặt trăng”, bởi vì Giáo Hội mang lại sáng nhưng không phải là chính ánh sáng; nhưng là ánh sáng nhận được từ Chúa Kitô. Cả chúng ta cũng là “mầu nhiệm mặt trăng”, nghĩa là chúng ta phải trao ban ánh sáng nhận được từ mặt trời, là Chúa Kitô. Hôm nay thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5,8-9). Hạt giống sự sống mới được gieo nơi chúng ta trong bí tích rửa tội giống như tia lửa, trước hết giúp thanh lọc chúng ta, khi thiêu rụi sự ác trong trái tim chúng ta, và rồi khiến cho chúng ta có thể tỏa sáng và chiếu sáng với ánh sáng của Chúa Kitô.
Xin Đức Maria rất thánh giúp chúng ta bắt chước người mù trong bài Tin Mừng, để chúng ta có thể được bao bọc trong ánh sáng của Chúa Kitô và cùng Ngài bước đi trên con đường cứu độ.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha công bố như sau
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày thử thách này, trong khi loài người rúng động vì mối đe dọa đại dịch, tôi muốn đề xuất tất cả các Kitô hữu chúng ta hãy hợp nhất dâng lời nguyện lên Thiên đàng. Tôi mời tất cả những người đứng đầu các Giáo hội và các nhà lãnh đạo của tất cả các Cộng đồng Kitô giáo, cùng với tất cả các Kitô hữu của các hệ phái khác nhau, cùng nhau cầu khẩn Thiên Chúa Chí Tôn, Toàn Năng, cùng đồng thanh đọc lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu, Chúa chúng ta đã dạy. Do đó, tôi mời tất cả mọi người làm như vậy nhiều lần trong ngày, nhưng, tất cả cùng nhau, chúng ta sẽ đọc kinh Lạy Cha vào giữa trưa ngày Thứ Tư 25 tháng 3. Vào ngày mà nhiều Kitô hữu kính nhớ mầu nhiệm Thiên thần Truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về sự nhập thể của Ngôi Lời. Xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả các môn đệ của Ngài đang chuẩn bị để mừng chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh.
Với cùng một ý chỉ tương tự, vào ngày thứ Sáu tới, 27 tháng Ba lúc 6g chiều, tôi sẽ chủ sự một khoảnh khắc cầu nguyện trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô, nhìn ra Quảng trường trống rỗng. Từ bây giờ tôi mời gọi tất cả anh chị em tham gia trong tinh thần, thông qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ thờ lạy Thánh Thể, cuối cùng tôi sẽ ban phép lành Urbi et Orbi, đi kèm với khả thể nhận được một Ơn Toàn xá
Chúng ta muốn đáp lại đại dịch virus với tính phổ quát của lời cầu nguyện, của lòng cảm thông và sự dịu dàng. Chúng ta vẫn hiệp nhất với nhau. Chúng ta hãy để sự gần gũi của chúng ta được cảm nhận bởi những người cô đơn và chịu thử thách nhất. Sự gần gũi của chúng ta với các bác sĩ, với các nhân viên y tế, nam nữ y tá, và các tình nguyện viên. Sự gần gũi của chúng ta với các nhà chức trách là những người đang phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì thiện ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính luôn tìm cách duy trì trật tự trên đường phố, để mọi việc sẽ được thực hiện như chính phủ yêu cầu vì thiện ích của tất cả chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với tất cả mọi người.
Tôi bày tỏ sự gần gũi với người dân Croatia, bị ảnh hưởng sáng nay bởi một trận động đất. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh và tình liên đới để đối diện với tai họa này. Và, đừng quên: hôm nay anh chị em hãy lấy sách Phúc Âm ra và đọc một cách thanh thản, chậm rãi chương chín Tin Mừng theo Thánh Gioan. Tôi cũng sẽ làm điều đó. Điều đó sẽ tốt cho tất cả chúng ta
Tôi chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tưởng cũng nên biết thêm, phép lành Urbi et Orbi (Cho thành Rôma và Thế giới) thường chỉ được ban vào ngày lễ Giáng Sinh và Phục sinh sau khi Đức Thánh Cha đọc thông điệp Urbi et Orbi. Phép lành này đi kèm với Ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Source:Holy See Press OfficeLe parole del Papa alla recita dell’Angelus, 22.03.2020
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trọng tâm của phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay là chủ đề ánh sáng. Bài Tin Mừng theo thánh Gioan (9,1-14) thuật lại câu chuyện Chúa chữa cho sáng mắt một người mù từ lúc mới sinh. Dấu chỉ kỳ diệu này là sự xác nhận cho lời khẳng định của Chúa Giêsu, Đấng đã nói về chính Ngài: “Ta là Ánh sáng thế gian” (c. 5), ánh sáng chiếu soi những bóng tối trong chúng ta. Chúa Giêsu thực là như thế. Ngài chiếu rọi ánh sáng ở hai cấp độ thể lý và tâm linh: người mù trước tiên được sáng mắt và sau đó được hướng dẫn đến niềm tin vào “Con Người” (c. 35), nghĩa là tin vào Chúa Giêsu. Những phép lạ Chúa làm không phải là những cử chỉ ngoạn mục, nhưng mục đích của các phép lạ ấy là dẫn đến đức tin thông qua hành trình biến đổi nội tâm.
Nhóm những thầy thông luật có mặt ở đó ngoan cố, không nhìn nhận phép lạ, nhưng đặt ra những câu hỏi hóc búa cho người vừa được chữa lành. Nhưng người ấy quật ngã họ bằng sức mạnh của thực tại: “Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” (c. 25). Giữa sự ngờ vực và thù địch của những người vây quanh đang vặn hỏi mình, anh đã thực hiện một cuộc hành trình dần dần đưa anh đến chỗ khám phá căn tính của Đấng đã cho mình sáng mắt và tuyên xưng niềm tin vào Ngài. Lúc đầu, anh chỉ xem Ngài là một tiên tri (c.17); nhưng sau đó anh nhận ra Ngài là một Đấng từ Thiên Chúa mà đến (c. 33); cuối cùng anh đón nhận Ngài như Đấng Thiên Sai và sấp mình phủ phục trước mặt Ngài (cc. 36-38). Anh hiểu rằng khi chữa cho anh nhìn thấy, Chúa Giêsu đã “tỏ hiện những công trình của Thiên Chúa” (c. 3).
Cầu mong cho chúng ta cũng có thể có kinh nghiệm này! Với ánh sáng đức tin, người ấy từ chỗ mù loà đã khám phá căn tính đích thực của mình. Giờ đây anh là một “tạo vật mới”, có khả năng nhìn cuộc sống của mình và thế giới xung quanh bằng một ánh sáng mới, bởi vì anh tiến vào tình hiệp thông với Chúa Kitô. Anh không còn là một người ăn xin bị cộng đồng loại ra bên lề; anh không còn là nô lệ cho sự mù quáng và định kiến. Hành trình được chiếu sáng của anh là một ẩn dụ của hành trình giải thoát khỏi tội lỗi mà chúng ta được mời gọi bước đi. Tội lỗi giống như một bức màn đen che mắt chúng ta và ngăn cản chúng ta nhìn rõ bản thân mình và thế giới một cách rõ ràng. Ơn tha thứ của Chúa xua tan bóng tối này và mang lại cho chúng ta ánh sáng mới. Cầu mong cho Mùa Chay mà chúng ta đang sống là một cơ hội và thời gian quý giá để đến gần Chúa, cầu xin lòng thương xót của Ngài, theo những hình thức khác nhau mà Giáo hội Mẹ đề ra cho chúng ta.
Người mù được chữa lành, giờ đây nhìn thấy bằng cả đôi mắt thể lý lẫn tâm hồn, là hình ảnh của mỗi người được rửa tội, nghĩa là được đắm mình trong ân sủng, được kéo ra khỏi bóng tối và được đưa vào trong ánh sáng của đức tin. Nhưng đón nhận ánh sáng thôi chưa đủ đâu, chúng ta còn cần phải trở thành ánh sáng. Mỗi người chúng ta được mời gọi đón nhận ánh sáng thần linh và biểu lộ ánh sáng ấy qua toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Các Kitô hữu đầu tiên, các thần học gia của những thế kỷ đầu, nói rằng cộng đoàn các tín hữu Kitô, nói cách khác là Giáo hội, là “mầu nhiệm mặt trăng”, bởi vì Giáo Hội mang lại sáng nhưng không phải là chính ánh sáng; nhưng là ánh sáng nhận được từ Chúa Kitô. Cả chúng ta cũng là “mầu nhiệm mặt trăng”, nghĩa là chúng ta phải trao ban ánh sáng nhận được từ mặt trời, là Chúa Kitô. Hôm nay thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5,8-9). Hạt giống sự sống mới được gieo nơi chúng ta trong bí tích rửa tội giống như tia lửa, trước hết giúp thanh lọc chúng ta, khi thiêu rụi sự ác trong trái tim chúng ta, và rồi khiến cho chúng ta có thể tỏa sáng và chiếu sáng với ánh sáng của Chúa Kitô.
Xin Đức Maria rất thánh giúp chúng ta bắt chước người mù trong bài Tin Mừng, để chúng ta có thể được bao bọc trong ánh sáng của Chúa Kitô và cùng Ngài bước đi trên con đường cứu độ.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha công bố như sau
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày thử thách này, trong khi loài người rúng động vì mối đe dọa đại dịch, tôi muốn đề xuất tất cả các Kitô hữu chúng ta hãy hợp nhất dâng lời nguyện lên Thiên đàng. Tôi mời tất cả những người đứng đầu các Giáo hội và các nhà lãnh đạo của tất cả các Cộng đồng Kitô giáo, cùng với tất cả các Kitô hữu của các hệ phái khác nhau, cùng nhau cầu khẩn Thiên Chúa Chí Tôn, Toàn Năng, cùng đồng thanh đọc lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu, Chúa chúng ta đã dạy. Do đó, tôi mời tất cả mọi người làm như vậy nhiều lần trong ngày, nhưng, tất cả cùng nhau, chúng ta sẽ đọc kinh Lạy Cha vào giữa trưa ngày Thứ Tư 25 tháng 3. Vào ngày mà nhiều Kitô hữu kính nhớ mầu nhiệm Thiên thần Truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về sự nhập thể của Ngôi Lời. Xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả các môn đệ của Ngài đang chuẩn bị để mừng chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh.
Với cùng một ý chỉ tương tự, vào ngày thứ Sáu tới, 27 tháng Ba lúc 6g chiều, tôi sẽ chủ sự một khoảnh khắc cầu nguyện trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô, nhìn ra Quảng trường trống rỗng. Từ bây giờ tôi mời gọi tất cả anh chị em tham gia trong tinh thần, thông qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ thờ lạy Thánh Thể, cuối cùng tôi sẽ ban phép lành Urbi et Orbi, đi kèm với khả thể nhận được một Ơn Toàn xá
Chúng ta muốn đáp lại đại dịch virus với tính phổ quát của lời cầu nguyện, của lòng cảm thông và sự dịu dàng. Chúng ta vẫn hiệp nhất với nhau. Chúng ta hãy để sự gần gũi của chúng ta được cảm nhận bởi những người cô đơn và chịu thử thách nhất. Sự gần gũi của chúng ta với các bác sĩ, với các nhân viên y tế, nam nữ y tá, và các tình nguyện viên. Sự gần gũi của chúng ta với các nhà chức trách là những người đang phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì thiện ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính luôn tìm cách duy trì trật tự trên đường phố, để mọi việc sẽ được thực hiện như chính phủ yêu cầu vì thiện ích của tất cả chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với tất cả mọi người.
Tôi bày tỏ sự gần gũi với người dân Croatia, bị ảnh hưởng sáng nay bởi một trận động đất. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh và tình liên đới để đối diện với tai họa này. Và, đừng quên: hôm nay anh chị em hãy lấy sách Phúc Âm ra và đọc một cách thanh thản, chậm rãi chương chín Tin Mừng theo Thánh Gioan. Tôi cũng sẽ làm điều đó. Điều đó sẽ tốt cho tất cả chúng ta
Tôi chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tưởng cũng nên biết thêm, phép lành Urbi et Orbi (Cho thành Rôma và Thế giới) thường chỉ được ban vào ngày lễ Giáng Sinh và Phục sinh sau khi Đức Thánh Cha đọc thông điệp Urbi et Orbi. Phép lành này đi kèm với Ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Source:Holy See Press Office
Trận động đất kinh hoàng tại Croatia làm hư hại ngọn tháp của nhà thờ chính tòa Zagreb
Đặng Tự Do
18:56 22/03/2020
Trong bối cảnh dịch bệnh kinh hoàng, Croatia vừa bị thêm một trận động đất mạnh nhất trong 140 năm qua. Lúc 6g sáng Chúa Nhật theo giờ địa phương, một trận động đất mạnh 5.3 độ đã làm sụp đổ nhiều tòa nhà ở thủ đô Zagreb.
Trận động đất đã làm rung chuyển thành phố, khiến những cư dân hoảng loạn chạy ra đường. Thủ tướng Andrej Plenkovic đã kêu gọi mọi người bình tĩnh và đừng tụ tập bàn tán trong tình trạng dịch bệnh hiện nay.
Thật đau buồn, trận động đất đã làm hư hại một trong hai ngọn tháp của nhà thờ chính tòa Zagreb, một biểu tượng quan trọng của thành phố. Ngôi nhà thờ này được xây từ năm 1207, và đã được trùng tu sau trận động đất vào năm 1880.
Nhiều toà nhà trong thủ đô Zagreb bị đánh sập chôn vùi những chiếc xe hơi đậu bên dưới trong đống đổ nát. Cả một bệnh viện cũng bị hư hại. Quân đội đã được điều động giữ trật tự trong thành phố và dọn dẹp những đống đổ nát.
Phát ngôn viên quốc hội Croatia, Gordan Jandroković, nói rằng tòa nhà quốc hội bị thiệt hại nặng khiến các phiên họp sẽ bị hoãn lại.
Các báo cáo cho biết không ai thiệt mạng, nhưng 17 người bị thương trong đó có một trẻ em 15 tuổi đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Đến nay Croatia có 254 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận và một trường hợp tử vong.
Source:The GuardianZagreb hit by earthquake while in coronavirus lockdown
Trận động đất đã làm rung chuyển thành phố, khiến những cư dân hoảng loạn chạy ra đường. Thủ tướng Andrej Plenkovic đã kêu gọi mọi người bình tĩnh và đừng tụ tập bàn tán trong tình trạng dịch bệnh hiện nay.
Thật đau buồn, trận động đất đã làm hư hại một trong hai ngọn tháp của nhà thờ chính tòa Zagreb, một biểu tượng quan trọng của thành phố. Ngôi nhà thờ này được xây từ năm 1207, và đã được trùng tu sau trận động đất vào năm 1880.
Nhiều toà nhà trong thủ đô Zagreb bị đánh sập chôn vùi những chiếc xe hơi đậu bên dưới trong đống đổ nát. Cả một bệnh viện cũng bị hư hại. Quân đội đã được điều động giữ trật tự trong thành phố và dọn dẹp những đống đổ nát.
Phát ngôn viên quốc hội Croatia, Gordan Jandroković, nói rằng tòa nhà quốc hội bị thiệt hại nặng khiến các phiên họp sẽ bị hoãn lại.
Các báo cáo cho biết không ai thiệt mạng, nhưng 17 người bị thương trong đó có một trẻ em 15 tuổi đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Đến nay Croatia có 254 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận và một trường hợp tử vong.
Source:The Guardian