Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự sống còn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:04 21/03/2020
SỰ SỐNG CÒN
Tạ ơn Chúa cho ngày hôm nay bình an. Chúng ta đã có cơ hội để chiêm ngưỡng sự vạn vần tuyệt đẹp trong trời đất muôn vật. Chứng kiến những biến cố đang diễn tiến trong đời sống hằng ngày. Khởi đầu mỗi ngày đều có những sự cố mới. Qua các thông tin cập nhật về Dịch Covid-19, tình hình chưa có gì là khả quan. Tình trạng lây lan dịch mỗi ngày thêm bi đát. Con người đã đang dùng tất cả các phương tiện và khả năng có thể, để phòng chống và chữa trị bệnh dịch này.
Chúng ta không thể thờ ơ và coi thường các lời cảnh báo. Con số những người nhiễm bệnh tăng thêm mỗi ngày ở rất nhiều nơi. Số người bị chết vì nhiễm vi khuẩn này cũng tăng số. Đây là một thực tại, không ai có thể chối từ. Các Chính Phủ thành thật bá cáo con số người nhiễm dịch và đã chết, không phải để chúng ta hoảng loạn và sợ hãi, nhưng là một lời cảnh báo giúp chúng ta đề phòng cẩn thận hơn. Không ai có thể miễn trừ. Bất cứ ở lứa tuổi nào, đều có thể bị nhiễm dịch.
Tại sao nhiều nơi, Chính quyền đã phải ra lệnh phong tỏa cách nghiêm ngặt như thế? Là vì còn có nhiều người coi thường, thờ ơ và không nghĩ tới sự nguy hiểm và hậu quả của sự lây lan. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Mỗi người cần ý thức một chút sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội bớt nguy cơ gánh nặng.
Có biết bao người đang hy sinh nơi tiền tuyến, đối diện trực tiếp với các bệnh nhân. Họ đang tận lực ngày đêm cứu chữa và nâng đỡ các bệnh nhân. Các Bác sĩ, Y tá, các nhân viên làm việc tại các Bệnh Viện, Trạm Xá, rồi Cảnh sát, An ninh trật tự, các Tài xế, nhân viên Công cộng… là những người vẫn phải hy sinh đối diện để phục vụ công ích. Là công dân trong một nước, chúng ta phải tuyệt đối cộng tác với các đề xuất phòng chống Dịch của chính quyền.
Quan sát trang facebook suốt hơn hai tháng qua, chúng ta có nhiều dịp nghe và nhìn xem những hình ảnh rợn người. Những thành phố bị phong tỏa hoang vắng như những thành phố ma. Người chết đem thiêu chẳng biết con số bao nhiêu. Khói cứ bốc lên ngùn ngụt khắp vùng. Các quan tài xếp hàng dài chờ được đem đi chôn cất. Những người này đã chết vì nhiễm bệnh dịch Corona. Họ chết trong cô độc và bị thiêu đốt hay chôn cất trong vắng lặng đơn côi. Thật đau khổ! Những gì đang xảy ra ở Vũ Hán Trung Cộng, Nam Hàn, Ý Đại Lợi… cũng đang lan tràn tới đất nước chúng ta. Các lệnh phong tỏa cũng đang dần áp đặt đến các Tiểu Bang và Thành Phố. Tình hình không sáng sủa!
Chúng ta phải giữ gìn sức khỏe và hết sức cẩn thận lo bảo vệ cho chính mình và cho những người thân thích trong gia đình. Khi không có việc gì cần thiết phải ra ngoài nơi công cộng, chúng ta nên ở nhà. “Je suis reste au travail pour Vous! S’il vous plait, restez à la maison pour Nous!” Các Bác sĩ cũng muốn rằng: “I stayed at work for you. You stay at home for us!” Tôi ở lại làm việc cho quý bạn. Bạn ở lại nhà cho chúng tôi”. Đừng đi lang thang đó đây, khi không thực sự cần thiết. Tránh đừng tạo cơ hội bị nhiễm dịch bệnh. Bệnh là kẻ thù. Người nhà bị nhiễm bệnh thì sao đây?
Một vài người bị nhiễm dương tính Covid-19, họ đã trải nghiệm để vượt qua. Họ chia sẻ rằng khi bắt đầu bị nhiễm dịch thì ho khan, những cơn đau xé cổ và ngột ngạt khó thở bắt đầu. Nhưng khuyên chúng ta nên bình tĩnh từng bước khắc phục. Chúng ta nên chuẩn bị tinh thần trong bất cứ tình huống nào, nếu cảm thấy triệu chứng ho khan, sốt, khó thở kéo dài thì nên cách ly trong phòng riêng trước. Nói với người nhà từ khoảng cách xa, rồi gọi 911 để được hướng dẫn cách ly và từ từ chữa trị. Các thành viên trong gia đình phải hết sức cẩn thận, nếu không có đồ bảo hộ, không nên trực tiếp săn sóc người bệnh. Chúng ta không thể coi thường, vì có thể bệnh dịch sẽ lây lan cả nhà. Sau đó cứ từ từ làm theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Thật sự không vui nếu có sự cố chẳng may xảy ra trong thời điểm này. Theo sự khuyến cáo của Tổng Giáo Phận Nữu Ước về việc ma chay và an táng, chúng ta không được tụ họp đông người để cầu nguyện, viếng xác và ngay cả Lễ An Táng. Khuyên rằng có thể đọc kinh cầu nguyện và nghi thức làm Phép Xác, rồi đem chôn hoặc hỏa táng. Có thể dâng lễ cầu nguyện tưởng nhớ người qua đời sau đó. Hoặc nếu có thánh lễ An táng, con số tham dự không quá 10 người. Thật buồn! Biết rằng, có nhiều cái chết khác nhau, nhưng ai không may qua đời vào thời điểm này thật là oan khiên. Cái chết vẫn xảy ra thường ngày. Người chết già, kẻ chết bệnh, người bị tai nạn…Có nhiều cái chết tự nhiên, không ai trong chúng ta có thể lường trước được. Cầu xin đừng ai bị nhiễm và chết vì con dịch Corona trong thời gian này.
Trong cơn Đại Dịch này, chúng ta cùng cộng tác đắc lực và thực hành những lời chỉ dẫn của các Nhà Chuyên Môn và Chính Quyền để phòng tránh hữu hiệu. Phần còn lại, chúng ta đặt niềm tín thác vào lòng từ bi lân tuất của Chúa: “Jesus is the best doctor and prayer is the best medicine.” Chúa Giêsu là Bác Sĩ giỏi nhất và lời cầu nguyện là thuốc thần tiên, chữa bách bệnh.
Một vài chia sẻ về tinh hình Dịch Covid-19 với quý ông bà và anh chị em. Con Virus vô hình ẩn náu nơi đâu chúng ta không biết. Nó giống như ma quỷ luôn rình mò đủ cách để mở đường đưa chúng ta vào cơn cám dỗ phạm tội. Vậy hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để thoát khỏi cạm bẫy của dịch và của ma quỷ. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành và gìn giữ chúng ta luôn được hồn an, xác mạnh và sống trong ân tình của Chúa.
Tạ ơn Chúa cho ngày hôm nay bình an. Chúng ta đã có cơ hội để chiêm ngưỡng sự vạn vần tuyệt đẹp trong trời đất muôn vật. Chứng kiến những biến cố đang diễn tiến trong đời sống hằng ngày. Khởi đầu mỗi ngày đều có những sự cố mới. Qua các thông tin cập nhật về Dịch Covid-19, tình hình chưa có gì là khả quan. Tình trạng lây lan dịch mỗi ngày thêm bi đát. Con người đã đang dùng tất cả các phương tiện và khả năng có thể, để phòng chống và chữa trị bệnh dịch này.
Chúng ta không thể thờ ơ và coi thường các lời cảnh báo. Con số những người nhiễm bệnh tăng thêm mỗi ngày ở rất nhiều nơi. Số người bị chết vì nhiễm vi khuẩn này cũng tăng số. Đây là một thực tại, không ai có thể chối từ. Các Chính Phủ thành thật bá cáo con số người nhiễm dịch và đã chết, không phải để chúng ta hoảng loạn và sợ hãi, nhưng là một lời cảnh báo giúp chúng ta đề phòng cẩn thận hơn. Không ai có thể miễn trừ. Bất cứ ở lứa tuổi nào, đều có thể bị nhiễm dịch.
Tại sao nhiều nơi, Chính quyền đã phải ra lệnh phong tỏa cách nghiêm ngặt như thế? Là vì còn có nhiều người coi thường, thờ ơ và không nghĩ tới sự nguy hiểm và hậu quả của sự lây lan. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Mỗi người cần ý thức một chút sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội bớt nguy cơ gánh nặng.
Có biết bao người đang hy sinh nơi tiền tuyến, đối diện trực tiếp với các bệnh nhân. Họ đang tận lực ngày đêm cứu chữa và nâng đỡ các bệnh nhân. Các Bác sĩ, Y tá, các nhân viên làm việc tại các Bệnh Viện, Trạm Xá, rồi Cảnh sát, An ninh trật tự, các Tài xế, nhân viên Công cộng… là những người vẫn phải hy sinh đối diện để phục vụ công ích. Là công dân trong một nước, chúng ta phải tuyệt đối cộng tác với các đề xuất phòng chống Dịch của chính quyền.
Quan sát trang facebook suốt hơn hai tháng qua, chúng ta có nhiều dịp nghe và nhìn xem những hình ảnh rợn người. Những thành phố bị phong tỏa hoang vắng như những thành phố ma. Người chết đem thiêu chẳng biết con số bao nhiêu. Khói cứ bốc lên ngùn ngụt khắp vùng. Các quan tài xếp hàng dài chờ được đem đi chôn cất. Những người này đã chết vì nhiễm bệnh dịch Corona. Họ chết trong cô độc và bị thiêu đốt hay chôn cất trong vắng lặng đơn côi. Thật đau khổ! Những gì đang xảy ra ở Vũ Hán Trung Cộng, Nam Hàn, Ý Đại Lợi… cũng đang lan tràn tới đất nước chúng ta. Các lệnh phong tỏa cũng đang dần áp đặt đến các Tiểu Bang và Thành Phố. Tình hình không sáng sủa!
Chúng ta phải giữ gìn sức khỏe và hết sức cẩn thận lo bảo vệ cho chính mình và cho những người thân thích trong gia đình. Khi không có việc gì cần thiết phải ra ngoài nơi công cộng, chúng ta nên ở nhà. “Je suis reste au travail pour Vous! S’il vous plait, restez à la maison pour Nous!” Các Bác sĩ cũng muốn rằng: “I stayed at work for you. You stay at home for us!” Tôi ở lại làm việc cho quý bạn. Bạn ở lại nhà cho chúng tôi”. Đừng đi lang thang đó đây, khi không thực sự cần thiết. Tránh đừng tạo cơ hội bị nhiễm dịch bệnh. Bệnh là kẻ thù. Người nhà bị nhiễm bệnh thì sao đây?
Một vài người bị nhiễm dương tính Covid-19, họ đã trải nghiệm để vượt qua. Họ chia sẻ rằng khi bắt đầu bị nhiễm dịch thì ho khan, những cơn đau xé cổ và ngột ngạt khó thở bắt đầu. Nhưng khuyên chúng ta nên bình tĩnh từng bước khắc phục. Chúng ta nên chuẩn bị tinh thần trong bất cứ tình huống nào, nếu cảm thấy triệu chứng ho khan, sốt, khó thở kéo dài thì nên cách ly trong phòng riêng trước. Nói với người nhà từ khoảng cách xa, rồi gọi 911 để được hướng dẫn cách ly và từ từ chữa trị. Các thành viên trong gia đình phải hết sức cẩn thận, nếu không có đồ bảo hộ, không nên trực tiếp săn sóc người bệnh. Chúng ta không thể coi thường, vì có thể bệnh dịch sẽ lây lan cả nhà. Sau đó cứ từ từ làm theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Thật sự không vui nếu có sự cố chẳng may xảy ra trong thời điểm này. Theo sự khuyến cáo của Tổng Giáo Phận Nữu Ước về việc ma chay và an táng, chúng ta không được tụ họp đông người để cầu nguyện, viếng xác và ngay cả Lễ An Táng. Khuyên rằng có thể đọc kinh cầu nguyện và nghi thức làm Phép Xác, rồi đem chôn hoặc hỏa táng. Có thể dâng lễ cầu nguyện tưởng nhớ người qua đời sau đó. Hoặc nếu có thánh lễ An táng, con số tham dự không quá 10 người. Thật buồn! Biết rằng, có nhiều cái chết khác nhau, nhưng ai không may qua đời vào thời điểm này thật là oan khiên. Cái chết vẫn xảy ra thường ngày. Người chết già, kẻ chết bệnh, người bị tai nạn…Có nhiều cái chết tự nhiên, không ai trong chúng ta có thể lường trước được. Cầu xin đừng ai bị nhiễm và chết vì con dịch Corona trong thời gian này.
Trong cơn Đại Dịch này, chúng ta cùng cộng tác đắc lực và thực hành những lời chỉ dẫn của các Nhà Chuyên Môn và Chính Quyền để phòng tránh hữu hiệu. Phần còn lại, chúng ta đặt niềm tín thác vào lòng từ bi lân tuất của Chúa: “Jesus is the best doctor and prayer is the best medicine.” Chúa Giêsu là Bác Sĩ giỏi nhất và lời cầu nguyện là thuốc thần tiên, chữa bách bệnh.
Một vài chia sẻ về tinh hình Dịch Covid-19 với quý ông bà và anh chị em. Con Virus vô hình ẩn náu nơi đâu chúng ta không biết. Nó giống như ma quỷ luôn rình mò đủ cách để mở đường đưa chúng ta vào cơn cám dỗ phạm tội. Vậy hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để thoát khỏi cạm bẫy của dịch và của ma quỷ. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành và gìn giữ chúng ta luôn được hồn an, xác mạnh và sống trong ân tình của Chúa.
Con Đường Của Anh Chàng Mù
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:11 21/03/2020
Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm A 2020
Hơn lúc nào hết, đây là những tháng ngày gần như toàn nhân loại cảm nhận thật rõ “bóng tối và con đường âm u… của sự chết”.
Thật vậy, kể từ khi những con đường của thành phố Vũ Hán Trung quốc bỗng dưng vắng lạnh vì bị cách ly bởi sự bùng phát dữ dội của dịch virus Corona, nhất là, khi những con đường của thành phố Bergamo bên bắc Italia nối dài bởi những chiếc xe mang quan tài nạn nhân tử vong vì Covid-19 đến nghĩa trang hay đi tới lò hoả thiêu…, nhân loại khắp nơi bàng hoàng trước sự hoành hành của “bóng tối sự chết”, “của xao xuyến bất an”, của “viễn tượng tương lai đen tối”…. Bóng tối, sự chết phủ bóng khắp nơi; không chỉ nơi các nhà thương, bệnh viện, các đường phố, các nhà thờ, các khu giải trí, chợ búa, siêu thị…, mà lan tới các xí nghiệp, công ty, khu chế xuất…từ Á sáng u, từ Đông sang Tây….
Và, từ giữa thấp thỏm lo âu ngập tràn bóng tối đó, ai ai và đâu đâu cũng mong đợi, ngóng chờ một “tia sáng” của niềm hy vọng cứu sống, ánh sáng của những phương dược chữa lành và mang lại sự sống, sự phục hồi cho nhân loại.
Quả thật, hơn lúc nào hết, những ngày nầy, thế giới cần biết bao “ánh sáng sự sống” !
Nhắc đến “ánh sáng”, chúng ta không quên trong đoạn mở đầu sách Tin Mừng thứ 4, Thánh Tông Đồ Gioan đã viết: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người…” (Ga 1,5.9). Sau nầy, trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định chính Ngài là ánh sáng: “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46).
Trong khi đó cả 3 Tin Mừng Nhất lãm, khi tường thuật giây phút “lâm chung” của Chúa Giêsu đều đồng thanh nhắc đến sự cố “bóng tối bao trùm mặt đất từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín”: Chúa chết, dấu chỉ của “ánh sáng vụt tắt” và “bóng tối lên ngôi” !
Quả thật, Ánh Sáng – Bóng Tối đó là hai đối cực tượng trưng cho hai cuộc sống, hai thế giới, hai lãnh vực hoàn toàn đối nghịch nhau, cách xa nhau, triệt tiêu nhau. Và trong ngữ nghĩa Kinh Thánh, Ánh Sáng là tượng trưng cho chân lý và sự sống, cho vinh quang Thiên Chúa, cho niềm tin yêu hy vọng, cho ơn cứu độ, cho chính Đức Kitô…Còn Bóng Tối là quê hương của lầm lạc, tội lối, gian ác, xấu xa, ma quỷ….
Thật vậy, khi đưa mắt nhìn lại chiều dài của con đường cứu độ thì chúng ta thấy rõ điều nầy: nếu nguyên khởi của công trình Thiên Chúa tạo dựng chính là ánh sáng; thì vào chiều Thứ Sáu, đỉnh cao của chối từ, xúc phạm, của bội phản vong ân, của hận thù quỷ quyệt…tất cả hùa nhau đóng đinh Con Chúa trên Đồi Sọ, thì lập tức, bóng tối đã bao phủ địa cầu, cũng chính là cái “bóng tối” chết tiệc, phủ chụp xuống con đường của Giuđa, khi rời khỏi Bàn Tiệc Ly, để thực thi dự định đen tối nộp Thầy: “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó trời sụp tối” (Ga 13,30) !
Sứ điệp phụng vụ hôm nay tập chú vào “huyền nhiệm ánh sáng” để vừa dẫn lối đưa đường các anh chị em dự tòng đến một chọn lựa nghiêm túc: hoặc là ở lại trong bóng tối của lầm lạc và xa cách Thiên Chúa, hoặc là bước tới ngưỡng cửa của đời sống mới trong ánh quang của con cái sự sáng qua bí tích Rửa tội; đồng thời cũng gọi mời tất cả cộng đoàn tín hữu hãy mạnh mẽ tiến bước trên con đường của chân lý phúc âm và loại trừ mọi biểu hiện của cuộc sống ù lỳ trong bóng tối của tội lỗi.
Thế nhưng, để nhìn thấy ánh sáng, tiên quyết, cần có “đôi mắt của Thiên Chúa”. Ánh sáng có rực sáng bao nhiêu, ban ngày có rạng rỡ thế nào, thì đối với người mang đôi mắt mù, tất cả cũng chỉ là bóng tối. Trong đời thường cuộc sống, chính cái “hội chứng mù tâm linh”, mù tình người, mù nhân bản …sẽ biến xã hội thành tối tăm, cuộc đời chìm trong bóng đêm lạnh giá!
Người ta nhận định rằng: nếu các nhà lãnh đạo của đảng Cọng sản Trung Quốc minh bạch ngay từ đầu, không ém nhẹm sự xuất hiện của con virus chết tiệc Corona tại Vũ Hán, không bưng bít thông tin về đại dịch…thì nhân loại đã có nhiều cơ hội chống dịch và giảm thiếu nhiều đau thương tang tóc cho thế giới !
Cũng vậy, trong lãnh vực thiêng liêng, niềm tin cũng thế. Người ta sẽ không thể nhận ra Thiên Chúa, các công trình tuyệt diệu của Ngài, tình yêu cứu độ của Ngài, khi người ta bị mù loà tâm hồn. Lời Chúa hôm nay đề nghị chúng ta cần Thiên Chúa ban cho đôi mắt sáng thiêng liêng để nhìn bằng đôi mắt của chính Ngài.
Nếu đôi mắt của I-sai ngày xưa chỉ nhìn thấy “diện mạo bên ngoài” thì với cái nhìn của Thiên Chúa, tiên tri Samuel đã “nhìn sâu tận đáy lòng”; và vì thế, cậu con trai út Đa-Vít đã được xức dầu tấn phong làm vua Ít-ra-en (BĐ 1). Đối với các anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo, thì việc trang bị “đôi mắt thiêng” đó chính là những tháng ngày chăm chuyên học hỏi giáo lý, kinh nguyện, sống đạo... Còn đối với chúng ta, những người Kitô hữu, để có được đôi mắt sáng của Thiên Chúa thì phải sám hối, thanh lọc cõi lòng, ăn năn trở lại. Gỡ bỏ đi những cái nhìn đầy thiên kiến, ghét ghen, ích kỷ; lột bỏ đi những chiếc gương đen của kết án, xét đoán, hoài nghi, thù hận; vứt xa đi những chiếc mặt nạ giã hình, môi mép, vụ hình thức của những anh chàng biệt phái như trong chuyện kể Tin Mừng về phép lạ chữa khỏi chàng mù hôm nay…để thay bằng đôi mắt đức tin tinh ròng của người mù tự thuở mới sinh, mà lần đầu tiên diện kiến Đức Kitô, đã quỳ xuống thân thưa với tất cả tấm lòng đơn sơ khiêm hạ: “Lạy Ngài Con Tin”. (TM). Đó cũng chính là điều mà trong BĐ 2, Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô đã nhắc bảo chúng ta: “xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công bình chân thật…”
Chính khi được trang bị với đôi mắt mới ấy để bước đi và hành động với trái tim yêu thương, một thế giới mới ngập tràn ánh sáng sẽ được hồi sinh trong ta và chung quanh ta, như ngôn sứ Isaia đã từng khẳng quyết: “Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông” (Is 58,8). Nói cách khác, một khi tâm hồn ta tràn ngập ánh sáng Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ có nhiều sức mạnh, nghị lực và tình yêu để đẩy lùi những mãnh lực của bóng tối tội lỗi và sự chết, như ngụ ý của một chuyện ngụ ngôn Ấn Độ sau đây:
Ngày kia, các môn đệ của thầy Haxiđich bên Ấn Độ đến than phiền với thầy về ảnh hưởng xấu của ma quỷ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi ma quỷ? Thầy Haxiđich đề nghị trước hết hãy lấy chổi bắt đầu quét bóng tối khỏi căn phòng nhỏ dưới hầm. Các môn sinh ngạc nhiên trước lời dạy bảo đó. Nhưng họ cũng đành lòng vâng theo. Sau nhiều giờ mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng họ vẫn không đuổi được bóng tối ra khỏi căn phòng nhỏ. Thầy Haxiđich bảo các môn sinh lấy gậy đập bóng tối để đuổi ma quỷ ra khỏi phòng. Nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy bảo các môn sinh hãy xuống hầm gào thét nguyền rủa bóng tối. Họ đã khan cổ, mất tiếng mà vẫn không sáng thêm được chút nào. Sau cùng thầy bảo các môn sinh: “Hỡi các con, mỗi người trong các con hãy đương đầu với thách đố của bóng tối bằng cách đốt lên một cây nến”. Họ thi hành theo lời thầy. Và kìa, lập tức bóng tối đã bị đuổi đi. căn hầm tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng.
Đã hơn hai mươi thế kỷ “Ánh Sáng Thật đã đến trần gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9); và chính Đấng là Ánh Sáng đó đang thầm nói với chúng ta như Ngài đã từng nói với anh chàng mù vừa được sáng mắt: “Người đó chính là kẻ anh đang nhìn thấy và đang nói với anh” (TM). Chúng ta hãy cầu xin cho các anh chị em dự tòng trên khắp thế giới, cho mọi dân tộc, và cho chính ta thật sự được gặp gỡ và đón nhận Đức Kitô, Ánh sáng thật, như anh chàng mù thuở trước, để ngay trong Thánh lễ nầy và từ hôm nay, trên độ đường Mùa Chay thánh tiến về lễ Phục Sinh, tâm hồn chúng ta luôn rạng ngời ánh sáng niềm tin, chân lý, tình yêu và ân sủng. Giữa bóng tối mênh mông của sự chết bởi nạn dịch Covid-19, mọi người Kitô hữu cần mang lấy ánh sáng Chúa Kitô trên đôi tay để phục vụ, mang ánh sáng của Chúa Kitô trong trái tim để yêu thương; đó chính là danh xưng, căn tính và sứ mệnh mà Đức Kitô đã trao phó: “anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Nếu không như thế, mãi mãi Kitô giáo chỉ là một thứ “muối đã nhạt” (Mt 5,13), một “chiếc đèn nằm dưới đáy thùng” (Mt 5,15).
Nói cách khác, con đường của mỗi người Kitô hữu hôm nay và mãi mãi, để thực hiện và giữ lửa cho đời, để trở thành và bảo tồn ánh sáng Chúa Kitô, chính là con đường của anh chàng mù hơn 2000 năm trước được biểu hiện qua 4 từ căn bản: “LẠY THẦY CON TIN”.
GiuseTrương Đình Hiền
Hơn lúc nào hết, đây là những tháng ngày gần như toàn nhân loại cảm nhận thật rõ “bóng tối và con đường âm u… của sự chết”.
Thật vậy, kể từ khi những con đường của thành phố Vũ Hán Trung quốc bỗng dưng vắng lạnh vì bị cách ly bởi sự bùng phát dữ dội của dịch virus Corona, nhất là, khi những con đường của thành phố Bergamo bên bắc Italia nối dài bởi những chiếc xe mang quan tài nạn nhân tử vong vì Covid-19 đến nghĩa trang hay đi tới lò hoả thiêu…, nhân loại khắp nơi bàng hoàng trước sự hoành hành của “bóng tối sự chết”, “của xao xuyến bất an”, của “viễn tượng tương lai đen tối”…. Bóng tối, sự chết phủ bóng khắp nơi; không chỉ nơi các nhà thương, bệnh viện, các đường phố, các nhà thờ, các khu giải trí, chợ búa, siêu thị…, mà lan tới các xí nghiệp, công ty, khu chế xuất…từ Á sáng u, từ Đông sang Tây….
Và, từ giữa thấp thỏm lo âu ngập tràn bóng tối đó, ai ai và đâu đâu cũng mong đợi, ngóng chờ một “tia sáng” của niềm hy vọng cứu sống, ánh sáng của những phương dược chữa lành và mang lại sự sống, sự phục hồi cho nhân loại.
Quả thật, hơn lúc nào hết, những ngày nầy, thế giới cần biết bao “ánh sáng sự sống” !
Nhắc đến “ánh sáng”, chúng ta không quên trong đoạn mở đầu sách Tin Mừng thứ 4, Thánh Tông Đồ Gioan đã viết: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người…” (Ga 1,5.9). Sau nầy, trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định chính Ngài là ánh sáng: “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46).
Trong khi đó cả 3 Tin Mừng Nhất lãm, khi tường thuật giây phút “lâm chung” của Chúa Giêsu đều đồng thanh nhắc đến sự cố “bóng tối bao trùm mặt đất từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín”: Chúa chết, dấu chỉ của “ánh sáng vụt tắt” và “bóng tối lên ngôi” !
Quả thật, Ánh Sáng – Bóng Tối đó là hai đối cực tượng trưng cho hai cuộc sống, hai thế giới, hai lãnh vực hoàn toàn đối nghịch nhau, cách xa nhau, triệt tiêu nhau. Và trong ngữ nghĩa Kinh Thánh, Ánh Sáng là tượng trưng cho chân lý và sự sống, cho vinh quang Thiên Chúa, cho niềm tin yêu hy vọng, cho ơn cứu độ, cho chính Đức Kitô…Còn Bóng Tối là quê hương của lầm lạc, tội lối, gian ác, xấu xa, ma quỷ….
Thật vậy, khi đưa mắt nhìn lại chiều dài của con đường cứu độ thì chúng ta thấy rõ điều nầy: nếu nguyên khởi của công trình Thiên Chúa tạo dựng chính là ánh sáng; thì vào chiều Thứ Sáu, đỉnh cao của chối từ, xúc phạm, của bội phản vong ân, của hận thù quỷ quyệt…tất cả hùa nhau đóng đinh Con Chúa trên Đồi Sọ, thì lập tức, bóng tối đã bao phủ địa cầu, cũng chính là cái “bóng tối” chết tiệc, phủ chụp xuống con đường của Giuđa, khi rời khỏi Bàn Tiệc Ly, để thực thi dự định đen tối nộp Thầy: “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó trời sụp tối” (Ga 13,30) !
Sứ điệp phụng vụ hôm nay tập chú vào “huyền nhiệm ánh sáng” để vừa dẫn lối đưa đường các anh chị em dự tòng đến một chọn lựa nghiêm túc: hoặc là ở lại trong bóng tối của lầm lạc và xa cách Thiên Chúa, hoặc là bước tới ngưỡng cửa của đời sống mới trong ánh quang của con cái sự sáng qua bí tích Rửa tội; đồng thời cũng gọi mời tất cả cộng đoàn tín hữu hãy mạnh mẽ tiến bước trên con đường của chân lý phúc âm và loại trừ mọi biểu hiện của cuộc sống ù lỳ trong bóng tối của tội lỗi.
Thế nhưng, để nhìn thấy ánh sáng, tiên quyết, cần có “đôi mắt của Thiên Chúa”. Ánh sáng có rực sáng bao nhiêu, ban ngày có rạng rỡ thế nào, thì đối với người mang đôi mắt mù, tất cả cũng chỉ là bóng tối. Trong đời thường cuộc sống, chính cái “hội chứng mù tâm linh”, mù tình người, mù nhân bản …sẽ biến xã hội thành tối tăm, cuộc đời chìm trong bóng đêm lạnh giá!
Người ta nhận định rằng: nếu các nhà lãnh đạo của đảng Cọng sản Trung Quốc minh bạch ngay từ đầu, không ém nhẹm sự xuất hiện của con virus chết tiệc Corona tại Vũ Hán, không bưng bít thông tin về đại dịch…thì nhân loại đã có nhiều cơ hội chống dịch và giảm thiếu nhiều đau thương tang tóc cho thế giới !
Cũng vậy, trong lãnh vực thiêng liêng, niềm tin cũng thế. Người ta sẽ không thể nhận ra Thiên Chúa, các công trình tuyệt diệu của Ngài, tình yêu cứu độ của Ngài, khi người ta bị mù loà tâm hồn. Lời Chúa hôm nay đề nghị chúng ta cần Thiên Chúa ban cho đôi mắt sáng thiêng liêng để nhìn bằng đôi mắt của chính Ngài.
Nếu đôi mắt của I-sai ngày xưa chỉ nhìn thấy “diện mạo bên ngoài” thì với cái nhìn của Thiên Chúa, tiên tri Samuel đã “nhìn sâu tận đáy lòng”; và vì thế, cậu con trai út Đa-Vít đã được xức dầu tấn phong làm vua Ít-ra-en (BĐ 1). Đối với các anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo, thì việc trang bị “đôi mắt thiêng” đó chính là những tháng ngày chăm chuyên học hỏi giáo lý, kinh nguyện, sống đạo... Còn đối với chúng ta, những người Kitô hữu, để có được đôi mắt sáng của Thiên Chúa thì phải sám hối, thanh lọc cõi lòng, ăn năn trở lại. Gỡ bỏ đi những cái nhìn đầy thiên kiến, ghét ghen, ích kỷ; lột bỏ đi những chiếc gương đen của kết án, xét đoán, hoài nghi, thù hận; vứt xa đi những chiếc mặt nạ giã hình, môi mép, vụ hình thức của những anh chàng biệt phái như trong chuyện kể Tin Mừng về phép lạ chữa khỏi chàng mù hôm nay…để thay bằng đôi mắt đức tin tinh ròng của người mù tự thuở mới sinh, mà lần đầu tiên diện kiến Đức Kitô, đã quỳ xuống thân thưa với tất cả tấm lòng đơn sơ khiêm hạ: “Lạy Ngài Con Tin”. (TM). Đó cũng chính là điều mà trong BĐ 2, Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô đã nhắc bảo chúng ta: “xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công bình chân thật…”
Chính khi được trang bị với đôi mắt mới ấy để bước đi và hành động với trái tim yêu thương, một thế giới mới ngập tràn ánh sáng sẽ được hồi sinh trong ta và chung quanh ta, như ngôn sứ Isaia đã từng khẳng quyết: “Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông” (Is 58,8). Nói cách khác, một khi tâm hồn ta tràn ngập ánh sáng Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ có nhiều sức mạnh, nghị lực và tình yêu để đẩy lùi những mãnh lực của bóng tối tội lỗi và sự chết, như ngụ ý của một chuyện ngụ ngôn Ấn Độ sau đây:
Ngày kia, các môn đệ của thầy Haxiđich bên Ấn Độ đến than phiền với thầy về ảnh hưởng xấu của ma quỷ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi ma quỷ? Thầy Haxiđich đề nghị trước hết hãy lấy chổi bắt đầu quét bóng tối khỏi căn phòng nhỏ dưới hầm. Các môn sinh ngạc nhiên trước lời dạy bảo đó. Nhưng họ cũng đành lòng vâng theo. Sau nhiều giờ mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng họ vẫn không đuổi được bóng tối ra khỏi căn phòng nhỏ. Thầy Haxiđich bảo các môn sinh lấy gậy đập bóng tối để đuổi ma quỷ ra khỏi phòng. Nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy bảo các môn sinh hãy xuống hầm gào thét nguyền rủa bóng tối. Họ đã khan cổ, mất tiếng mà vẫn không sáng thêm được chút nào. Sau cùng thầy bảo các môn sinh: “Hỡi các con, mỗi người trong các con hãy đương đầu với thách đố của bóng tối bằng cách đốt lên một cây nến”. Họ thi hành theo lời thầy. Và kìa, lập tức bóng tối đã bị đuổi đi. căn hầm tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng.
Đã hơn hai mươi thế kỷ “Ánh Sáng Thật đã đến trần gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9); và chính Đấng là Ánh Sáng đó đang thầm nói với chúng ta như Ngài đã từng nói với anh chàng mù vừa được sáng mắt: “Người đó chính là kẻ anh đang nhìn thấy và đang nói với anh” (TM). Chúng ta hãy cầu xin cho các anh chị em dự tòng trên khắp thế giới, cho mọi dân tộc, và cho chính ta thật sự được gặp gỡ và đón nhận Đức Kitô, Ánh sáng thật, như anh chàng mù thuở trước, để ngay trong Thánh lễ nầy và từ hôm nay, trên độ đường Mùa Chay thánh tiến về lễ Phục Sinh, tâm hồn chúng ta luôn rạng ngời ánh sáng niềm tin, chân lý, tình yêu và ân sủng. Giữa bóng tối mênh mông của sự chết bởi nạn dịch Covid-19, mọi người Kitô hữu cần mang lấy ánh sáng Chúa Kitô trên đôi tay để phục vụ, mang ánh sáng của Chúa Kitô trong trái tim để yêu thương; đó chính là danh xưng, căn tính và sứ mệnh mà Đức Kitô đã trao phó: “anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Nếu không như thế, mãi mãi Kitô giáo chỉ là một thứ “muối đã nhạt” (Mt 5,13), một “chiếc đèn nằm dưới đáy thùng” (Mt 5,15).
Nói cách khác, con đường của mỗi người Kitô hữu hôm nay và mãi mãi, để thực hiện và giữ lửa cho đời, để trở thành và bảo tồn ánh sáng Chúa Kitô, chính là con đường của anh chàng mù hơn 2000 năm trước được biểu hiện qua 4 từ căn bản: “LẠY THẦY CON TIN”.
GiuseTrương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho các gia đình đang bị cô lập
Đặng Tự Do
06:05 21/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 21 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình để họ có thể tìm ra cách giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ yêu thương.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, tôi muốn nhớ đến những gia đình không thể rời khỏi nhà của họ. Có lẽ chỗ xa nhất họ có thể đi là ban công của nhà mình. Xin cho họ biết cách tìm ra phương thế giao tiếp tốt, xây dựng mối quan hệ yêu thương trong gia đình. Và cầu xin cho họ có thể biết cách vượt qua nỗi thống khổ của khoảnh khắc này cùng với nhau như một gia đình. Chúng ta cầu xin Chúa ban bình an cho các gia đình ngày hôm nay, trong cuộc khủng hoảng này, và xin Ngài ban cho họ óc sáng tạo trong hoàn cảnh thê thảm hiện nay.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung vào hai phong cách đến với Chúa khác nhau được trình bày trong ngày Phúc âm (Luca 18: 9-14).
Phúc Âm: Lc 18, 9-14
“Người thu thuế ra về được khỏi tội”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi lời mời gọi “trở về nhà” từ bài đọc ngày hôm qua chạm đến con tim, câu trả lời là “Hãy trở về với Chúa”. Đứng lên, chúng ta hãy trở về với Chúa, Ngài đã xé chúng ta ra từng mảnh, nhưng Ngài sẽ chữa lành chúng ta; Ngài đã hạ gục chúng ta, nhưng Ngài sẽ băng bó vết thương cho chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết Chúa và hãy ra sức nhận biết Chúa. Người sẵn sàng xuất hiện như vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân trên mặt đất (Hs 6: 1-6).
Với hy vọng này, mọi người bắt đầu hành trình trở về với Chúa. Một trong những cách để gặp gỡ Chúa là thông qua lời cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện với Chúa. Chúng ta trở về với Ngài.
Đức Thánh Cha đã trình bày sự tương phản trong hai phong cách đến với Chúa. Ngài nhắc đến ba ví dụ từ các sách Tin mừng: đó là câu chuyện người con trai lớn và đứa con trai hoang đàng, người đàn ông giàu có và Ladarô, và câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế từ bài Phúc âm trong ngày.
Người Pharisêu trong Tin Mừng là hình ảnh thu nhỏ của phong cách tự phụ.
Ông ta đi cầu nguyện, nhưng để nói ông ta tốt đến mức nào - như muốn nói với Chúa, ‘Hãy xem tôi tốt là dường nào! Nếu Chúa cần bất cứ điều gì, hãy cho tôi biết và tôi sẽ giải quyết vấn đề của Chúa. Cách ông ta giao tiếp với Chúa có thể tóm tắt là “tự phụ”. Có lẽ ông ấy đã thực thi mọi điều luật buộc phải làm: tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi. Tôi OK! Khi chúng ta đến với Chúa quá tự tin vào chính mình, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự phụ giống như con trai trưởng, hay người đàn ông giàu có không cần bất cứ điều gì.
Một phong cách khác, được diễn tả qua người thu thuế trong bài Phúc âm, cho chúng ta thấy cách đúng đắn để đến với Thiên Chúa. Anh ta không dám đến gần bàn thờ nhưng đứng từ xa, thậm chí không dám ngước mắt lên trời. Đấm vào ngực mình, người thu thuế nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.
Qua câu chuyện này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, và làm thế nào để đến gần Chúa – Đó là hãy khiêm nhường. Hãy cầu nguyện với linh hồn của chúng ta được phơi bày, không trang điểm hay trang hoàng chúng ta với các đức hạnh của mình. Như chúng ta đọc vào đầu Thánh lễ, Ngài tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Nhưng Ngài cần chúng ta chỉ cho Ngài thấy những lỗi lầm của mình. Tôi phải cầu nguyện đối diện với một linh hồn phơi bày. Như thế chúng ta mới hạ thấp bản thân chúng ta. Hành trình này là thực tại của chúng ta. Người duy nhất hiểu được thực tại của mình trong câu chuyện này là người thu thuế. ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con chỉ là kẻ tội lỗi. Đó là thực tại.’ Nhưng tôi nói rằng tôi là kẻ tội lỗi không phải bằng miệng lưỡi mà bằng trái tim.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa dạy chúng ta hiểu thái độ này khi bắt đầu cầu nguyện.
Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện bằng những lời biện minh của riêng mình, với những an ninh của chúng ta, thì đó không phải là lời cầu nguyện. Điều đó giống như nói chuyện với một tấm gương. Thay vào đó, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện với thực tại thực sự của mình - Tôi là một người tội lỗi – thì đây là một bước tiến tốt trong việc để cho Chúa nhìn vào chúng ta. Xin Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Source:Vatican NewsPope at Mass: “Prayer must begin with humility”
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình để họ có thể tìm ra cách giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ yêu thương.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, tôi muốn nhớ đến những gia đình không thể rời khỏi nhà của họ. Có lẽ chỗ xa nhất họ có thể đi là ban công của nhà mình. Xin cho họ biết cách tìm ra phương thế giao tiếp tốt, xây dựng mối quan hệ yêu thương trong gia đình. Và cầu xin cho họ có thể biết cách vượt qua nỗi thống khổ của khoảnh khắc này cùng với nhau như một gia đình. Chúng ta cầu xin Chúa ban bình an cho các gia đình ngày hôm nay, trong cuộc khủng hoảng này, và xin Ngài ban cho họ óc sáng tạo trong hoàn cảnh thê thảm hiện nay.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung vào hai phong cách đến với Chúa khác nhau được trình bày trong ngày Phúc âm (Luca 18: 9-14).
Phúc Âm: Lc 18, 9-14
“Người thu thuế ra về được khỏi tội”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi lời mời gọi “trở về nhà” từ bài đọc ngày hôm qua chạm đến con tim, câu trả lời là “Hãy trở về với Chúa”. Đứng lên, chúng ta hãy trở về với Chúa, Ngài đã xé chúng ta ra từng mảnh, nhưng Ngài sẽ chữa lành chúng ta; Ngài đã hạ gục chúng ta, nhưng Ngài sẽ băng bó vết thương cho chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết Chúa và hãy ra sức nhận biết Chúa. Người sẵn sàng xuất hiện như vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân trên mặt đất (Hs 6: 1-6).
Với hy vọng này, mọi người bắt đầu hành trình trở về với Chúa. Một trong những cách để gặp gỡ Chúa là thông qua lời cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện với Chúa. Chúng ta trở về với Ngài.
Đức Thánh Cha đã trình bày sự tương phản trong hai phong cách đến với Chúa. Ngài nhắc đến ba ví dụ từ các sách Tin mừng: đó là câu chuyện người con trai lớn và đứa con trai hoang đàng, người đàn ông giàu có và Ladarô, và câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế từ bài Phúc âm trong ngày.
Người Pharisêu trong Tin Mừng là hình ảnh thu nhỏ của phong cách tự phụ.
Ông ta đi cầu nguyện, nhưng để nói ông ta tốt đến mức nào - như muốn nói với Chúa, ‘Hãy xem tôi tốt là dường nào! Nếu Chúa cần bất cứ điều gì, hãy cho tôi biết và tôi sẽ giải quyết vấn đề của Chúa. Cách ông ta giao tiếp với Chúa có thể tóm tắt là “tự phụ”. Có lẽ ông ấy đã thực thi mọi điều luật buộc phải làm: tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi. Tôi OK! Khi chúng ta đến với Chúa quá tự tin vào chính mình, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự phụ giống như con trai trưởng, hay người đàn ông giàu có không cần bất cứ điều gì.
Một phong cách khác, được diễn tả qua người thu thuế trong bài Phúc âm, cho chúng ta thấy cách đúng đắn để đến với Thiên Chúa. Anh ta không dám đến gần bàn thờ nhưng đứng từ xa, thậm chí không dám ngước mắt lên trời. Đấm vào ngực mình, người thu thuế nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.
Qua câu chuyện này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, và làm thế nào để đến gần Chúa – Đó là hãy khiêm nhường. Hãy cầu nguyện với linh hồn của chúng ta được phơi bày, không trang điểm hay trang hoàng chúng ta với các đức hạnh của mình. Như chúng ta đọc vào đầu Thánh lễ, Ngài tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Nhưng Ngài cần chúng ta chỉ cho Ngài thấy những lỗi lầm của mình. Tôi phải cầu nguyện đối diện với một linh hồn phơi bày. Như thế chúng ta mới hạ thấp bản thân chúng ta. Hành trình này là thực tại của chúng ta. Người duy nhất hiểu được thực tại của mình trong câu chuyện này là người thu thuế. ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con chỉ là kẻ tội lỗi. Đó là thực tại.’ Nhưng tôi nói rằng tôi là kẻ tội lỗi không phải bằng miệng lưỡi mà bằng trái tim.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa dạy chúng ta hiểu thái độ này khi bắt đầu cầu nguyện.
Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện bằng những lời biện minh của riêng mình, với những an ninh của chúng ta, thì đó không phải là lời cầu nguyện. Điều đó giống như nói chuyện với một tấm gương. Thay vào đó, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện với thực tại thực sự của mình - Tôi là một người tội lỗi – thì đây là một bước tiến tốt trong việc để cho Chúa nhìn vào chúng ta. Xin Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Source:Vatican News
Đức Thánh Cha nhắc lại Lời nguyện Rước lễ Thiêng liêng cho những ai không thể rước lễ vì đại dịch coronavirus
Đặng Tự Do
17:17 21/03/2020
Khi nhiều người Công Giáo trên khắp thế giới thấy mình không thể nhận Bí tích Thánh Thể do đại dịch coronavirus, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại một Lời nguyện Rước lễ Thiêng liêng có thể được đọc từ nhà khi chúng ta theo dõi các thánh lễ trực tuyến.
Lời nguyện Rước lễ Thiêng liêng
Lạy Chúa Giêsu,
Con tin rằng Chúa đang ngự thật trong Bí tích Thánh Thể. Con yêu Chúa trên tất cả mọi sự, và con mong ước được rước Chúa vào trong tâm hồn con.
Song le bây giờ con chẳng được rước thật Mình và Máu Thánh Chúa, thì ít nữa lại xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng.
Con ôm ấp Chúa như thể Chúa đã ngự trị trong lòng con và liên kết cả toàn thân con với Chúa. Xin đừng bao giờ để con xa lìa Chúa.
Amen.
Spiritual Communion Prayer
My Jesus,
I believe that You are present in the Most Holy Sacrament of the altar. I love You above all things, and I desire to receive You into my soul.
Since I cannot at this moment receive You sacramentally, come at least spiritually into my heart.
I embrace You as if You were already there and unite myself wholly to You. Never permit me to be separated from You
Amen.
Đức Thánh Cha đã đọc lời nguyện trên trong thánh lễ sáng thứ Bẩy 21 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta trước khi đặt Mình Thánh Chúa vào Mặt Nhật để chầu Thánh Thể vào cuối Thánh lễ.
Rước lễ Thiêng liêng là sự hiệp nhất của chính chúng ta với hy tế Thánh lễ thông qua cầu nguyện, và có thể được thực hiện cho dù chúng ta có thể rước lễ hay không.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong bối cảnh khó khăn của Mùa Chay năm nay, một trong những cách tích cực để gặp gỡ Chúa mà ai cũng có thể làm được là thông qua lời cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện với Chúa. Chúng ta trở về với Ngài.
Đức Thánh Cha đã trình bày sự tương phản trong hai phong cách đến với Chúa. Ngài nhắc đến ba ví dụ từ các sách Tin mừng: đó là câu chuyện người con trai lớn và đứa con trai hoang đàng, người đàn ông giàu có và Ladarô, và câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế từ bài Phúc âm trong ngày.
Người Pharisêu trong Tin Mừng là hình ảnh thu nhỏ của phong cách tự phụ.
Ông ta đi cầu nguyện, nhưng để nói ông ta tốt đến mức nào - như muốn nói với Chúa, ‘Hãy xem tôi tốt là dường nào! Nếu Chúa cần bất cứ điều gì, hãy cho tôi biết và tôi sẽ giải quyết vấn đề của Chúa. Cách ông ta giao tiếp với Chúa có thể tóm tắt là “tự phụ”. Có lẽ ông ấy đã thực thi mọi điều luật buộc phải làm: tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi. Tôi OK! Khi chúng ta đến với Chúa quá tự tin vào chính mình, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự phụ giống như con trai trưởng, hay người đàn ông giàu có không cần bất cứ điều gì.
Một phong cách khác, được diễn tả qua người thu thuế trong bài Phúc âm, cho chúng ta thấy cách đúng đắn để đến với Thiên Chúa. Anh ta không dám đến gần bàn thờ nhưng đứng từ xa, thậm chí không dám ngước mắt lên trời. Đấm vào ngực mình, người thu thuế nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.
Qua câu chuyện này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, và làm thế nào để đến gần Chúa – Đó là hãy khiêm nhường. Hãy cầu nguyện với linh hồn của chúng ta được phơi bày, không trang điểm hay trang hoàng chúng ta với các đức hạnh của mình. Như chúng ta đọc vào đầu Thánh lễ, Ngài tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Nhưng Ngài cần chúng ta chỉ cho Ngài thấy những lỗi lầm của mình. Tôi phải cầu nguyện đối diện với một linh hồn phơi bày. Như thế chúng ta mới hạ thấp bản thân chúng ta. Hành trình này là thực tại của chúng ta. Người duy nhất hiểu được thực tại của mình trong câu chuyện này là người thu thuế. ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con chỉ là kẻ tội lỗi. Đó là thực tại.’ Nhưng tôi nói rằng tôi là kẻ tội lỗi không phải bằng miệng lưỡi mà bằng trái tim.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa dạy chúng ta hiểu thái độ này khi bắt đầu cầu nguyện.
Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện bằng những lời biện minh của riêng mình, với những an ninh của chúng ta, thì đó không phải là lời cầu nguyện. Điều đó giống như nói chuyện với một tấm gương. Thay vào đó, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện với thực tại thực sự của mình - Tôi là một người tội lỗi – thì đây là một bước tiến tốt trong việc để cho Chúa nhìn vào chúng ta. Xin Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Source:Catholic News AgencyPope Francis offers this spiritual communion prayer during coronavirus pandemic
Lời nguyện Rước lễ Thiêng liêng
Lạy Chúa Giêsu,
Con tin rằng Chúa đang ngự thật trong Bí tích Thánh Thể. Con yêu Chúa trên tất cả mọi sự, và con mong ước được rước Chúa vào trong tâm hồn con.
Song le bây giờ con chẳng được rước thật Mình và Máu Thánh Chúa, thì ít nữa lại xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng.
Con ôm ấp Chúa như thể Chúa đã ngự trị trong lòng con và liên kết cả toàn thân con với Chúa. Xin đừng bao giờ để con xa lìa Chúa.
Amen.
Spiritual Communion Prayer
My Jesus,
I believe that You are present in the Most Holy Sacrament of the altar. I love You above all things, and I desire to receive You into my soul.
Since I cannot at this moment receive You sacramentally, come at least spiritually into my heart.
I embrace You as if You were already there and unite myself wholly to You. Never permit me to be separated from You
Amen.
Đức Thánh Cha đã đọc lời nguyện trên trong thánh lễ sáng thứ Bẩy 21 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta trước khi đặt Mình Thánh Chúa vào Mặt Nhật để chầu Thánh Thể vào cuối Thánh lễ.
Rước lễ Thiêng liêng là sự hiệp nhất của chính chúng ta với hy tế Thánh lễ thông qua cầu nguyện, và có thể được thực hiện cho dù chúng ta có thể rước lễ hay không.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong bối cảnh khó khăn của Mùa Chay năm nay, một trong những cách tích cực để gặp gỡ Chúa mà ai cũng có thể làm được là thông qua lời cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện với Chúa. Chúng ta trở về với Ngài.
Đức Thánh Cha đã trình bày sự tương phản trong hai phong cách đến với Chúa. Ngài nhắc đến ba ví dụ từ các sách Tin mừng: đó là câu chuyện người con trai lớn và đứa con trai hoang đàng, người đàn ông giàu có và Ladarô, và câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế từ bài Phúc âm trong ngày.
Người Pharisêu trong Tin Mừng là hình ảnh thu nhỏ của phong cách tự phụ.
Ông ta đi cầu nguyện, nhưng để nói ông ta tốt đến mức nào - như muốn nói với Chúa, ‘Hãy xem tôi tốt là dường nào! Nếu Chúa cần bất cứ điều gì, hãy cho tôi biết và tôi sẽ giải quyết vấn đề của Chúa. Cách ông ta giao tiếp với Chúa có thể tóm tắt là “tự phụ”. Có lẽ ông ấy đã thực thi mọi điều luật buộc phải làm: tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi. Tôi OK! Khi chúng ta đến với Chúa quá tự tin vào chính mình, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự phụ giống như con trai trưởng, hay người đàn ông giàu có không cần bất cứ điều gì.
Một phong cách khác, được diễn tả qua người thu thuế trong bài Phúc âm, cho chúng ta thấy cách đúng đắn để đến với Thiên Chúa. Anh ta không dám đến gần bàn thờ nhưng đứng từ xa, thậm chí không dám ngước mắt lên trời. Đấm vào ngực mình, người thu thuế nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.
Qua câu chuyện này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, và làm thế nào để đến gần Chúa – Đó là hãy khiêm nhường. Hãy cầu nguyện với linh hồn của chúng ta được phơi bày, không trang điểm hay trang hoàng chúng ta với các đức hạnh của mình. Như chúng ta đọc vào đầu Thánh lễ, Ngài tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Nhưng Ngài cần chúng ta chỉ cho Ngài thấy những lỗi lầm của mình. Tôi phải cầu nguyện đối diện với một linh hồn phơi bày. Như thế chúng ta mới hạ thấp bản thân chúng ta. Hành trình này là thực tại của chúng ta. Người duy nhất hiểu được thực tại của mình trong câu chuyện này là người thu thuế. ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con chỉ là kẻ tội lỗi. Đó là thực tại.’ Nhưng tôi nói rằng tôi là kẻ tội lỗi không phải bằng miệng lưỡi mà bằng trái tim.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa dạy chúng ta hiểu thái độ này khi bắt đầu cầu nguyện.
Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện bằng những lời biện minh của riêng mình, với những an ninh của chúng ta, thì đó không phải là lời cầu nguyện. Điều đó giống như nói chuyện với một tấm gương. Thay vào đó, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện với thực tại thực sự của mình - Tôi là một người tội lỗi – thì đây là một bước tiến tốt trong việc để cho Chúa nhìn vào chúng ta. Xin Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Source:Catholic News Agency
Giải thích thêm của Đức Hồng Y Piacenza về Sắc lệnh ban ơn Toàn xá đặc biệt…
Thanh Quảng sdb
19:00 21/03/2020
Giải thích thêm của Đức Hồng Y Piacenza về Sắc lệnh ban ơn Toàn xá đặc biệt…
Ông Andrea Tornielli, Giám đốc của đài Vatican đã làm một cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Mauro Piacenza, tổng trưởng Thánh bộ về Tòa ân xá diễn giải về Sắc lệnh ban ơn toàn xá cho những bệnh nhân và những người chăm sóc họ, cũng như toàn tín hữu trong cơn đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican)
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Tổng trưởng Thánh bộ Ân xá của Giáo hội giải thích về Sắc lệnh ban ơn toàn xá đặc biệt cho các nạn nhân, cho những ai đang chăm sóc họ và cho toàn tín hữu với điều kiện họ phải tuân thủ một số quy định của Giáo hội đã được thánh Giáo hoàng Phaolô VI ban hành trong Bộ luật Ân xá (Indulgentiarum doctrina, Norm. 1; xem Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, về Ân xá, đoạn 1471-1479.
Vatican News (VN): Thưa Đức Hồng Y, xin ĐHY có thể cho biết nguồn gốc của Sắc lệnh ban ơn toàn xá đặc biệt trong thời điểm khẩn cấp này trước ơn đại dịch của Covid-19 không?
Đức Hồng Y trưởng Thánh bộ Mauro Piacenđa (MP): Luật tiên quyết của Giáo hội là sự cứu rỗi các linh hồn. Giáo hội hiện diện trên thế giới để loan truyền Tin Mừng và ban các bí tích; đó là đặc ân trao ban ơn sủng thiêng liêng Chúa trao ban cho tất cả mọi người. Thảm trạng mà chúng ta đang trải qua vào thời điểm này, đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, đặt để mọi người vào tình trạng âu lo.
Chúng ta đang phải đối diện với nhiều tình huống cấp thiết: các bệnh viện quá tải không thể tiếp nhận người bệnh; có những người bệnh buộc phải sống cô lập, và thật đáng buồn, là chết đơn độc không có người thân nâng đỡ; có những bệnh nhân cần linh mục đến xức dầu và giải tội mà không được! Có rất nhiều người bị cách ly, và nhiều dân trong thành phố bị cô lập theo những quy luật dân chính ban hành để ngăn chặn sự lây lan của cơn dịch.
VN: Thưa Đức Hồng Y đâu là yếu tố chính yếu để ban hành Sắc lệnh ơn toàn xá đặc biệt này?
MP: trước một thời điểm cần tới những sự nâng đỡ phi thường để hỗ trợ, gần gũi, an ủi, và đảm bảo rằng chúng ta không thiếu sự yêu thương che chở của Chúa trước nỗi đau khổ và trước những cái chết thảm thiết đang xảy ra. Vì lý do này mà Tòa Ân xá dưới quyền của Giáo hoàng và với thẩm quyền của ngài, đã ban hành Sắc lệnh ban ơn toàn xá đặc biệt này.
VN: Thưa Đức Hồng Y, xin ĐHY có thể cho biết những ai được lãnh nhận ơn toàn xá này?
MP: Đầu tiên quyết và quan trọng nhất là Sắc lệnh ban ơn toàn xá cho tất cả những ai mắc bệnh coronavirus đang ở trong bệnh viện hoặc bị cách ly tại nhà. Ơn toàn xá này cũng được ban cho các nhân viên y tế, thành viên gia đình và người chăm sóc cho các bệnh nhân. Hơn nữa, ơn toàn xá này còn được ban cho tất cả những ai trong cơn đại dịch này, xiêng năng cầu xin Chúa giúp chấm dứt cơn dịch, cầu nguyện cho những bệnh nhân và cho những người bị chết vì cơn đại dịch này.
VN: Thưa Đức Hồng Y đâu là những điều kiện để lãnh nhận được ơn toàn xá?
MP: Để lãnh nhận ơn toàn xá thì rất đơn giản. Người bệnh và những người chăm sóc họ phải hiệp thông cầu nguyện và qua các phương tiện truyền thông có thể hiệp thông Thánh lễ, lần chuỗi Mân côi hoặc đi đàng Thánh Giá hoặc một việc đạo đức nào khác. Nếu điều này cũng không thể làm được thì họ được mời gọi đọc Kinh thánh, cầu nguyện với Chúa và chạy đến với Mẹ Maria trong tâm tình cầu nguyện.
Còn cho những người khác – hãy nhường ơn toàn xá cho các linh hồn, những người đã qua đời, cho những người đau khổ, và cầu nguyện xin Chúa cho cơn đại dịch này được chấm dứt - khi có thể cần lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và tham dự Thánh lễ. Ngoài ra, họ có thể đọc và suy gẫm Kinh thánh khoảng nửa giờ, hoặc lần chuỗi Mân côi hoặc đi đàng Thánh giá. Đây cũng là những điều kiện dành cho ai mà không thể đến nhà thờ, hầu tránh sự lây lan của cơn bệnh.
VN: Thưa Đức Hồng Y còn những người sắp chết thì sao?
MP: Những người sắp chết mà không thể lãnh nhận Bí tích xức dầu hay xưng tội, rước lễ, thì hãy tín thác vào Lòng thương xót của Thiên Chúa. Họ vẫn có thể nhận được Ân toàn xá vì trong cuộc sống của họ vẫn thường xuyên cầu nguyện và tín thác trong suốt cuộc đời của họ.
Có thể nói là lòng thương xót bao la của Thiên Chúa luôn bao trùm trên tất cả những ai khao khát muốn lãnh nhận nó.
VN: Thưa Đức Hồng Y sắc lệnh Ân xá dành cho mọi người trước cơn đại dịch coronavirus này có khác gì so với các Sắc lệnh Ân xá bình thường?
MP: Chúng ta hãy luôn nhớ rằng Giáo hội thể hiện những gì tốt nhất cho các linh hồn: sắc lệnh này được gọi là phi thường vì tình trạng khẩn cấp mà chúng ta đang phải đối diện.
VN: Thưa Đức Hồng Y về bí tích Hòa giải: Ngoài việc xưng tội cá nhân, mặt đối mặt với một linh mục, còn có cách nào khác để cử hành Bí tích này không?
MP: Trước thảm trạng hiện này nhiều nơi không còn được đi xưng tội bình thường, cũng như trong trường hợp nguy tử hoặc như Bộ Giáo luật có đề cập tới các trường hợp "cần thiết nghiêm trọng" thì Tòa Ân xá nói: đặc biệt ở những nơi sợ cơn dịch lây lan thì các giám mục giáo phận, vì lợi ích các linh hồn, có thể đưa ra quyết định cụ thể về vấn đề này, cũng như các linh mục trong trường hợp cấp thiết có thể ban bí tích một cách nào đó... Còn không được thì hối nhân tin tưởng và tín thác vào Chúa…
VN: Thưa Đức Hồng Y, xin ĐHY có thể nói thêm về việc không thể đi xưng tội cá nhân thì sao?
MP: Nguyên tắc chung là việc xưng tội cá nhân luôn phải được diễn ra trong những đòi hỏi của y tế địa phương, hầu tránh sự lây lan, nhưng khi cử hành Bí tích hòa giải các linh mục cần tuân thủ một khoảng cách phù hợp với việc sử dụng khẩu trang nhưng việc bảo mật của Ấn tòa giải tội phải luôn được bảo đảm.
Như Đức Thánh Cha đã chia sẻ trong bài giảng của ngài tại Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta vào thứ Sáu ngày 20/3/2020, Ngài đề cập đến trường hợp không thể có linh mục để xưng tội! Điều này sách Giáo lý Công Giáo đã nói tới là hãy xét mình và thân thưa với Chúa mọi lỗi lầm của mình với dốc quyết không phạm tội nữa thì ơn Chúa thứ tha để tuôn tràn ơn sủng của Ngài xuống cho hối nhân rồi; rồi khi có thể trong tương lai hãy tìm đến tòa cáo giải mà hòa giải với Chúa và Giáo hội.
Ông Andrea Tornielli, Giám đốc của đài Vatican đã làm một cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Mauro Piacenza, tổng trưởng Thánh bộ về Tòa ân xá diễn giải về Sắc lệnh ban ơn toàn xá cho những bệnh nhân và những người chăm sóc họ, cũng như toàn tín hữu trong cơn đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican)
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Tổng trưởng Thánh bộ Ân xá của Giáo hội giải thích về Sắc lệnh ban ơn toàn xá đặc biệt cho các nạn nhân, cho những ai đang chăm sóc họ và cho toàn tín hữu với điều kiện họ phải tuân thủ một số quy định của Giáo hội đã được thánh Giáo hoàng Phaolô VI ban hành trong Bộ luật Ân xá (Indulgentiarum doctrina, Norm. 1; xem Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, về Ân xá, đoạn 1471-1479.
Vatican News (VN): Thưa Đức Hồng Y, xin ĐHY có thể cho biết nguồn gốc của Sắc lệnh ban ơn toàn xá đặc biệt trong thời điểm khẩn cấp này trước ơn đại dịch của Covid-19 không?
Đức Hồng Y trưởng Thánh bộ Mauro Piacenđa (MP): Luật tiên quyết của Giáo hội là sự cứu rỗi các linh hồn. Giáo hội hiện diện trên thế giới để loan truyền Tin Mừng và ban các bí tích; đó là đặc ân trao ban ơn sủng thiêng liêng Chúa trao ban cho tất cả mọi người. Thảm trạng mà chúng ta đang trải qua vào thời điểm này, đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, đặt để mọi người vào tình trạng âu lo.
Chúng ta đang phải đối diện với nhiều tình huống cấp thiết: các bệnh viện quá tải không thể tiếp nhận người bệnh; có những người bệnh buộc phải sống cô lập, và thật đáng buồn, là chết đơn độc không có người thân nâng đỡ; có những bệnh nhân cần linh mục đến xức dầu và giải tội mà không được! Có rất nhiều người bị cách ly, và nhiều dân trong thành phố bị cô lập theo những quy luật dân chính ban hành để ngăn chặn sự lây lan của cơn dịch.
VN: Thưa Đức Hồng Y đâu là yếu tố chính yếu để ban hành Sắc lệnh ơn toàn xá đặc biệt này?
MP: trước một thời điểm cần tới những sự nâng đỡ phi thường để hỗ trợ, gần gũi, an ủi, và đảm bảo rằng chúng ta không thiếu sự yêu thương che chở của Chúa trước nỗi đau khổ và trước những cái chết thảm thiết đang xảy ra. Vì lý do này mà Tòa Ân xá dưới quyền của Giáo hoàng và với thẩm quyền của ngài, đã ban hành Sắc lệnh ban ơn toàn xá đặc biệt này.
VN: Thưa Đức Hồng Y, xin ĐHY có thể cho biết những ai được lãnh nhận ơn toàn xá này?
MP: Đầu tiên quyết và quan trọng nhất là Sắc lệnh ban ơn toàn xá cho tất cả những ai mắc bệnh coronavirus đang ở trong bệnh viện hoặc bị cách ly tại nhà. Ơn toàn xá này cũng được ban cho các nhân viên y tế, thành viên gia đình và người chăm sóc cho các bệnh nhân. Hơn nữa, ơn toàn xá này còn được ban cho tất cả những ai trong cơn đại dịch này, xiêng năng cầu xin Chúa giúp chấm dứt cơn dịch, cầu nguyện cho những bệnh nhân và cho những người bị chết vì cơn đại dịch này.
VN: Thưa Đức Hồng Y đâu là những điều kiện để lãnh nhận được ơn toàn xá?
MP: Để lãnh nhận ơn toàn xá thì rất đơn giản. Người bệnh và những người chăm sóc họ phải hiệp thông cầu nguyện và qua các phương tiện truyền thông có thể hiệp thông Thánh lễ, lần chuỗi Mân côi hoặc đi đàng Thánh Giá hoặc một việc đạo đức nào khác. Nếu điều này cũng không thể làm được thì họ được mời gọi đọc Kinh thánh, cầu nguyện với Chúa và chạy đến với Mẹ Maria trong tâm tình cầu nguyện.
Còn cho những người khác – hãy nhường ơn toàn xá cho các linh hồn, những người đã qua đời, cho những người đau khổ, và cầu nguyện xin Chúa cho cơn đại dịch này được chấm dứt - khi có thể cần lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và tham dự Thánh lễ. Ngoài ra, họ có thể đọc và suy gẫm Kinh thánh khoảng nửa giờ, hoặc lần chuỗi Mân côi hoặc đi đàng Thánh giá. Đây cũng là những điều kiện dành cho ai mà không thể đến nhà thờ, hầu tránh sự lây lan của cơn bệnh.
VN: Thưa Đức Hồng Y còn những người sắp chết thì sao?
MP: Những người sắp chết mà không thể lãnh nhận Bí tích xức dầu hay xưng tội, rước lễ, thì hãy tín thác vào Lòng thương xót của Thiên Chúa. Họ vẫn có thể nhận được Ân toàn xá vì trong cuộc sống của họ vẫn thường xuyên cầu nguyện và tín thác trong suốt cuộc đời của họ.
Có thể nói là lòng thương xót bao la của Thiên Chúa luôn bao trùm trên tất cả những ai khao khát muốn lãnh nhận nó.
VN: Thưa Đức Hồng Y sắc lệnh Ân xá dành cho mọi người trước cơn đại dịch coronavirus này có khác gì so với các Sắc lệnh Ân xá bình thường?
MP: Chúng ta hãy luôn nhớ rằng Giáo hội thể hiện những gì tốt nhất cho các linh hồn: sắc lệnh này được gọi là phi thường vì tình trạng khẩn cấp mà chúng ta đang phải đối diện.
VN: Thưa Đức Hồng Y về bí tích Hòa giải: Ngoài việc xưng tội cá nhân, mặt đối mặt với một linh mục, còn có cách nào khác để cử hành Bí tích này không?
MP: Trước thảm trạng hiện này nhiều nơi không còn được đi xưng tội bình thường, cũng như trong trường hợp nguy tử hoặc như Bộ Giáo luật có đề cập tới các trường hợp "cần thiết nghiêm trọng" thì Tòa Ân xá nói: đặc biệt ở những nơi sợ cơn dịch lây lan thì các giám mục giáo phận, vì lợi ích các linh hồn, có thể đưa ra quyết định cụ thể về vấn đề này, cũng như các linh mục trong trường hợp cấp thiết có thể ban bí tích một cách nào đó... Còn không được thì hối nhân tin tưởng và tín thác vào Chúa…
VN: Thưa Đức Hồng Y, xin ĐHY có thể nói thêm về việc không thể đi xưng tội cá nhân thì sao?
MP: Nguyên tắc chung là việc xưng tội cá nhân luôn phải được diễn ra trong những đòi hỏi của y tế địa phương, hầu tránh sự lây lan, nhưng khi cử hành Bí tích hòa giải các linh mục cần tuân thủ một khoảng cách phù hợp với việc sử dụng khẩu trang nhưng việc bảo mật của Ấn tòa giải tội phải luôn được bảo đảm.
Như Đức Thánh Cha đã chia sẻ trong bài giảng của ngài tại Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta vào thứ Sáu ngày 20/3/2020, Ngài đề cập đến trường hợp không thể có linh mục để xưng tội! Điều này sách Giáo lý Công Giáo đã nói tới là hãy xét mình và thân thưa với Chúa mọi lỗi lầm của mình với dốc quyết không phạm tội nữa thì ơn Chúa thứ tha để tuôn tràn ơn sủng của Ngài xuống cho hối nhân rồi; rồi khi có thể trong tương lai hãy tìm đến tòa cáo giải mà hòa giải với Chúa và Giáo hội.
Người Mỹ có thể học được gì từ coronavirus ở Ý
Phan Du Sinh
19:50 21/03/2020
Julio Loredo (bị cách ly tại Milan, Ý)
Khi các nhà sử học trong tương lai nghiên cứu cuộc khủng hoảng lớn do coronavirus gây ra, họ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, một số trong đó có thể đã có câu trả lời. Trong cuộc khủng hoảng ngày hôm nay, với việc Nước Ý vẫn còn bị cách ly, chúng ta phải giải quyết những câu hỏi, những câu hỏi ấy không phải là ít hay tầm thường.
Cuộc khủng hoảng coronavirus đưa ra ánh sáng nhiều mâu thuẫn và thiếu sót của thế giới hiện đại chúng ta, từ lâu chúng đã bị đẩy vào hậu trường, bị chôn vùi bởi sự lạc quan phổ biến. Tận dụng thời gian đang sẵn có, giờ đây chúng ta nêu ra một số câu hỏi và cố gắng học hỏi một số bài học từ chúng.
Sự mong manh của thế giới hiện đại
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến sự mong manh của thế giới hiện đại. Thật đáng kinh ngạc khi một sinh vật quá nhỏ bé, thực sự siêu nhỏ, có thể khuất phục một thế giới tự hào về sự vững chắc, mạnh mẽ và bền bỉ. Nền kinh tế bị đình trệ khi các sàn giao dịch chứng khoán đang lao dốc. Các cửa hàng bị đóng cửa, các chuyến bay bị hủy và các con đường trống vắng. Chúng ta thấy các sự kiện bị hoãn lại, thể thao bị cấm cản và biên giới đóng cửa.
Chúng ta từng nghĩ rằng những điều như thế này chỉ có thể xảy ra do một cuộc chiến tranh thế giới hoặc một thảm họa thiên nhiên bất thường. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta thấy đây không phải như thế. Thủ phạm là một sinh vật nhỏ bé có kích thước vài micron. Nó phá vỡ cuộc sống chúng ta và phá vỡ huyền thoại về sự ổn định của thế giới.
Đây là một bài học vĩ đại đầu tiên nếu chúng ta muốn lắng nghe những dấu hiệu của thời đại.
Đức Mẹ đã nói tại Fatima về một loạt các tai họa sẽ đổ trên nhân loại tội lỗi, tiếp theo là một sự hoán cải toàn diện và sự phục hồi sau đó nền văn minh Kitô giáo. Nhiều người đã không chú ý đến lời nói của Mẹ, không phải vì phản đối giáo thuyết mà là vì xác tín – có tính cách thực dụng hơn là trí tuệ - rằng thế giới này sẽ tồn tại mãi mãi. Họ tin rằng họ có thể tiếp tục tận hưởng nó mà không bị xáo trộn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng coronavirus dạy chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi và thậm chí nhanh chóng. Chúng ta không thể xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tình trạng này không phải là vĩnh cửu. Mọi thứ có thể tan biến; chỉ có Thiên Chúa tồn tại.
Từ tội phạm đến anh hùng: sự chuyển đổi của Trung Cộng
Câu hỏi thứ hai liên quan đến sự lèo lái của Trung Cộng trong cuộc khủng hoảng. Trong những năm tới, các nhà sử học sẽ khó giải thích được làm sao Trung Cộng thao túng được câu chuyện về coronavirus đến mức nó tự biến mình từ một tên tội phạm thành một anh hùng chỉ trong vài tuần lễ.
Dịch bệnh bắt đầu ở Trung Cộng, nơi nó lan rộng do sự thờ ơ và kiêu ngạo cực độ của chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh. Dấu hiệu đầu tiên của dịch là một đợt bùng phát viêm phế quản ở Vũ Hán vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Những người bị nhiễm có một điểm chung: họ thường lui tới chợ thú vật của thành phố. Ngay từ ngày 15 tháng 12, hai bác sĩ Nghệ Phần (Ai Fen - 艾芬) và Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文良) đưa ra báo động về một dịch bệnh đang diễn ra. Vào ngày 30 tháng 12, Bác sĩ Lý văn Lương đã bị bắt vì tội truyền bá tin giả. Vào ngày 7 tháng 1, Tạp chí Wall Street đã công bố một báo cáo về vụ dịch. Chính phủ Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách trục xuất các nhà báo của tờ báo đó. Chính quyền cũng cấm mọi tường trình tiếp theo dưới hình phạt rất nghiêm khắc. Với dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đưa ra tuyên bố công khai vào ngày 30 tháng 1. Ba ngày sau, ông ra lệnh xử lý tình trạng khẩn cấp.
Nếu Trung Cộng đã phản ứng kịp thời vào cuối tháng 11 bằng cách niêm phong chợ Vũ Hán, có lẽ sẽ không có dịch bệnh ngày hôm nay. Thủ phạm thực sự là Trung Quốc. Hai câu hỏi đan xen nảy sinh: Tại sao Trung Quốc hành động theo cách này? Tại sao không ai buộc tội Trung Quốc làm sai?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên được giải thích bởi não trạng chuyên chế cách riêng của chủ nghĩa cộng sản. Các chế độ như vậy luôn phản ứng bằng cách giữ bí mật bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của họ. Điều này đã xảy ra vào năm 1986 với thảm họa Chernobyl và với thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000. Tuy nhiên, não trạng này không giải thích được mọi thứ.
Một yếu tố khác là sự không sẵn sàng để cản trở nền kinh tế của Trung Cộng mà một nửa thế giới hiện đang phụ thuộc. Các cường quốc thế giới ưa thích duy trì hoạt động của đầu máy Trung Cộng, cho dù có nguy cơ gây ra một đại dịch. Một não trạng tư bản nào đó kiên kết với những lỗi lầm của não trạng cộng sản. Sự đồng lõa này giúp trả lời câu hỏi thứ hai: lý do tại sao người Trung Quốc không thể bị đụng chạm hoặc buộc tội là vì tay họ cầm dao.
Một trong những điều bí ẩn của thời đại chúng ta - một mầu nhiệm thực sự của sự gian ác - là cách phương Tây, dù tự hào về tính cách dân chủ và tự do của mình, đã phục tùng cách hèn hạ một chính phủ độc tài do Đảng Cộng sản thống trị. Để kiếm tiền, phương Tây có ý thức và tự nguyện đưa đầu vào máy chém. Có thể nghĩ được chăng là bây giờ kẻ hành quyết đang khởi sự hành hình?
Là bậc thầy trong các hoạt động mờ ám, Trung Cộng cũng đã tận dụng cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường sự thống trị của họ trên thị trường. Khi cuộc khủng hoảng làm suy yếu cổ phiếu của nhiều công ty phương Tây hoạt động tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách mua hàng trăm tỷ chứng khoán vốn. Do đó, nó có được sự hợp tác đa số với nhiều công ty phương Tây này. Tất cả điều này xảy ra dưới con mắt thờ ơ (và thường là đồng lõa) của các bậc thầy về tài chính phương Tây.
Vẫn còn nữa. Trong một khuynh hướng xứng đáng với bộ phim hài tệ nhất, Trung Cộng hiện thể hiện mình là vị cứu tinh thế giới. Giờ đây mọi người đều ca ngợi “mô hình Trung Quốc” khi đối phó với coronavirus. Bắc Kinh thậm chí còn cho phép mình hào phóng gửi những chiếc máy bay với các chuyên gia về virut và các nguồn cung cấp y tế cho các nước phương Tây. Nó gửi sự giúp đỡ để giải quyết dịch bệnh mà nó đã khởi đầu. Do đó, quốc gia đã chuyển từ một tội phạm sang một anh hùng trong một vài tuần, một sự chuyển đổi thực sự đáng kinh ngạc!
Cuộc khủng hoảng coronavirus có thể là một cơ hội lịch sử để chúng ta xem xét lại toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với Bắc Kinh. Chúng ta vẫn có thời gian. Hãy phản ứng trước khi nó quá muộn!
Khi Mục tử rời bỏ đàn chiên
Một câu hỏi thứ ba và trầm trọng nhất về cuộc khủng hoảng coronavirus liên quan đến thái độ của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là ở Ý. Hội đồng Giám mục Ý (CEI) đã cúi đầu trước yêu cầu của Chính phủ Conte mà không xem xét nhu cầu tâm linh của tín hữu.
Trong một bài viết trên tờ Corriere della Sera, nhà phân tích nổi tiếng Andrea Riccardi viết: “Các cuộc đàm phán căng thẳng đã khởi sự giữa CEI và Palazzo Chigi (toà nhà của Thủ tướng). Chính phủ đã kiên quyết: sẽ không chấp nhận bất kỳ biện pháp nào ngoài những biện pháp được đề xuất bởi các chuyên gia sức khoẻ. Sau một cuộc vật tay nhanh chóng, CEI đã vào hang.” Riccardi ngụ ý rằng CEI đã đầu hàng một cách miễn cưỡng. Sự nhanh chóng và mau mắn mà các giám mục của chúng ta áp dụng các biện pháp vệ sinh do chính phủ ban hành khiến chúng ta nghĩ một cách khác như thể đôi khi các ngài đã đi bước trước hoặc sau đó áp dụng chúng một cách cường điệu và thậm chí là đơn phương.
Trong lịch sử hai nghìn năm của mình, Giáo hội ở Ý đã phải đối mặt với nhiều dịch bệnh khủng khiếp, như đã thấy trong bệnh dịch ở Roma vào năm 590 hoặc của Milan vào năm 1578 và 1630. Hiền thê của Chúa Kitô luôn phản ứng với một tinh thần siêu nhiên, vẫn gần gũi với các tín hữu, khuyến khích họ cầu nguyện và sám hối, và nhân rộng sự tiếp cận của họ với các bí tích. Các vị thánh vĩ đại như thánh Charles Borromeo trở về Milan từ Lodi trong khi chính quyền dân sự bỏ trốn. Thánh Luy Gonzaga đã chọn ở lại với người bệnh tại Đại học Roma, làm những cử chỉ anh hùng bằng chính mạng sống của mình. Điểm nổi bật của Giáo hội trong thời gian của dịch bệnh là đem lại sinh khí mới cho việc chăm sóc các linh hồn ô.
Lần đầu tiên trong lịch sử, hàng giáo phẩm Ý - với một vài ngoại lệ đáng chú ý - đã bỏ rơi các tín hữu khi tước đi sự nâng đỡ tinh thần cho họ. Các giám mục lần đầu tiên áp đặt việc rước lễ trên tay và cất đi nước thánh. Sau đó, họ huỷ bỏ mọi Thánh lễ và nghi lễ tôn giáo, bao gồm cả tang lễ. Tất cả các nhà thờ ngay lập tức bị đóng cửa. Bất kỳ sự vi phạm các quy định đều có thể dẫn đến việc bỏ tù “các linh mục chống đối”. Nhiều người nhận xét nó tồi tệ hơn cả thời Xô Viết.
Nếu tiêu chuẩn giữ gìn sức khỏe là giữ khoảng cách một thước giữa người này với người kia để tránh đụng chạm vào nhau, thì tại sao không cử hành Thánh lễ với các tín hữu ngồi rải rác trong nhà thờ? Số lượng các Thánh lễ không thể được nhân lên để cho phép các tín hữu tham dự theo cách này trong suốt cả ngày sao? Không thể cử hành thánh lễ tại quảng trường công cộng, với các tín hữu lặng lẽ sắp xếp ngoài trời giữ khoảng cách an toàn cần thiết? Không điều nào trong số này dường như đã được xem xét. Thay vào đó, các giám mục đã chọn tước bỏ các bí tích khỏi các tín hữu ngay khi họ cần chúng nhất.
Riccardi đã đề cập đến điểm này trong bài viết được trích dẫn ở trên: “Hiện tại, đồng ý là tránh các Thánh lễ đông đúc. Tuy nhiên, không rõ tại sao việc thờ phượng và cầu nguyện lại bị cấm đoán, nếu được thực hành trong an toàn. Có lẽ không phải tất cả những người ra quyết định đều nắm được ý nghĩa đặc biệt của Thánh lễ đối với các tín hữu, về điểm này các vị tử đạo cổ xưa đã nói: Sine Dominicum non possumus (Chúng ta không thể không có ngày Chúa Nhật).” Lần này, Giáo hội đã bị vào trong hang, như Fabio Adernò đã chỉ ra trong một bài viết trên blog của chuyên gia Vatican Marco Tossati: “Những hạn chế đối với việc thờ phượng Kitô giáo bị áp đặt bởi các biến cố thay đổi của lịch sử trong những hoàn cảnh nhất định đã luôn được Giáo hội chịu đựng như hình thức của sự bắt bớ và tử đạo, và không bao giờ cố tình chọn lựa với một tinh thần của chủ nghĩa tương đối hoặc tuân thủ.” Nói một cách đơn giản, những gì kẻ thù của Giáo hội đã từng làm, bây giờ hàng giáo phẩm làm.
Chắc chắn, Xê-da không bị đòi buộc phải hiểu những lý do của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta có thể và phải yêu cầu các giám mục khẳng định những lý do vượt trội của Thiên Chúa, thay vì cúi đầu nhục nhã trước Xê-da.
Sau một tuần áp dụng các quy định này, tình hình đã thay đổi đôi chút. Sau một khuyến nghị công khai của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (ngài đã nói lên điều gì đó rất khác), một số giáo phận Ý, bao gồm cả Roma, đã ban hành các quy định mới dành quyền mở cửa nhà thờ theo sự khôn ngoan của linh mục quản xứ. Quy định này chỉ áp dụng cho các nhà thờ giáo xứ. Không có đề cập đến Thánh lễ hay bí tích. Dường như hàng giáo phẩm đã lắng nghe, ít nhất là một phần, đến tiếng kêu la của dân chúng. Tuy nhiên, hàng giáo sĩ phải giữ vai trò lãnh đạo chứ không phải người tín hữu. Riccardo Cascioli đã chính xác khi viết: “Hàng giáo phẩm đang bị rối loạn tâm thần.”
Để chúng tôi nêu lên điểm cuối cùng. Bỏ qua một bên sự phán đoán như thể đại dịch này có thể giải thích là một hình phạt của Chúa, sự kiện hiển nhiên vẫn là, đây có thể là một cơ hội tuyệt vời để rao giảng, đặc biệt bởi vì mùa này là Mùa Chay khi chúng ta chú ý đến những đau khổ khủng khiếp nhưng ban ơn cứu rỗi của Đức Giêsu, Chúa chúng ta. Dịch bệnh rõ ràng đã đánh động nhiều lương tâm, thường bị choáng ngợp bởi mong muốn tận hưởng cuộc sống. Dân chúng mở lòng hơn với những sự việc trên trời, nó đem lại những cơ hội cho sự can thiệp thanh tẩy của ân sủng thiêng liêng. Tuy nhiên, trong dịp này, sự im lặng của hàng giáo phẩm thật là bi thảm. Tuy không phán xét ý hướng của các ngài, chúng ta thấy thiếu một tinh thần siêu nhiên thực sự đáng lo ngại. Tuy có vài ngoại lệ, các ngài vẫn im lặng khi các ngài phải nói nhiều hơn nữa.
Đó là một vài câu hỏi - chủ yếu chưa được trả lời - được nêu ra bởi hoàn cảnh nảy sinh từ sự lây lan của sinh vật kỳ lạ này, không lớn hơn một phần 50 nghìn của một milimet, đang đảo lộn cuộc sống của chúng ta.
Source:Return To OrderWhat Americans Can Learn From the Coronavirus in Italy
Khi các nhà sử học trong tương lai nghiên cứu cuộc khủng hoảng lớn do coronavirus gây ra, họ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, một số trong đó có thể đã có câu trả lời. Trong cuộc khủng hoảng ngày hôm nay, với việc Nước Ý vẫn còn bị cách ly, chúng ta phải giải quyết những câu hỏi, những câu hỏi ấy không phải là ít hay tầm thường.
Cuộc khủng hoảng coronavirus đưa ra ánh sáng nhiều mâu thuẫn và thiếu sót của thế giới hiện đại chúng ta, từ lâu chúng đã bị đẩy vào hậu trường, bị chôn vùi bởi sự lạc quan phổ biến. Tận dụng thời gian đang sẵn có, giờ đây chúng ta nêu ra một số câu hỏi và cố gắng học hỏi một số bài học từ chúng.
Sự mong manh của thế giới hiện đại
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến sự mong manh của thế giới hiện đại. Thật đáng kinh ngạc khi một sinh vật quá nhỏ bé, thực sự siêu nhỏ, có thể khuất phục một thế giới tự hào về sự vững chắc, mạnh mẽ và bền bỉ. Nền kinh tế bị đình trệ khi các sàn giao dịch chứng khoán đang lao dốc. Các cửa hàng bị đóng cửa, các chuyến bay bị hủy và các con đường trống vắng. Chúng ta thấy các sự kiện bị hoãn lại, thể thao bị cấm cản và biên giới đóng cửa.
Chúng ta từng nghĩ rằng những điều như thế này chỉ có thể xảy ra do một cuộc chiến tranh thế giới hoặc một thảm họa thiên nhiên bất thường. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta thấy đây không phải như thế. Thủ phạm là một sinh vật nhỏ bé có kích thước vài micron. Nó phá vỡ cuộc sống chúng ta và phá vỡ huyền thoại về sự ổn định của thế giới.
Đây là một bài học vĩ đại đầu tiên nếu chúng ta muốn lắng nghe những dấu hiệu của thời đại.
Đức Mẹ đã nói tại Fatima về một loạt các tai họa sẽ đổ trên nhân loại tội lỗi, tiếp theo là một sự hoán cải toàn diện và sự phục hồi sau đó nền văn minh Kitô giáo. Nhiều người đã không chú ý đến lời nói của Mẹ, không phải vì phản đối giáo thuyết mà là vì xác tín – có tính cách thực dụng hơn là trí tuệ - rằng thế giới này sẽ tồn tại mãi mãi. Họ tin rằng họ có thể tiếp tục tận hưởng nó mà không bị xáo trộn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng coronavirus dạy chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi và thậm chí nhanh chóng. Chúng ta không thể xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tình trạng này không phải là vĩnh cửu. Mọi thứ có thể tan biến; chỉ có Thiên Chúa tồn tại.
Từ tội phạm đến anh hùng: sự chuyển đổi của Trung Cộng
Câu hỏi thứ hai liên quan đến sự lèo lái của Trung Cộng trong cuộc khủng hoảng. Trong những năm tới, các nhà sử học sẽ khó giải thích được làm sao Trung Cộng thao túng được câu chuyện về coronavirus đến mức nó tự biến mình từ một tên tội phạm thành một anh hùng chỉ trong vài tuần lễ.
Dịch bệnh bắt đầu ở Trung Cộng, nơi nó lan rộng do sự thờ ơ và kiêu ngạo cực độ của chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh. Dấu hiệu đầu tiên của dịch là một đợt bùng phát viêm phế quản ở Vũ Hán vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Những người bị nhiễm có một điểm chung: họ thường lui tới chợ thú vật của thành phố. Ngay từ ngày 15 tháng 12, hai bác sĩ Nghệ Phần (Ai Fen - 艾芬) và Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文良) đưa ra báo động về một dịch bệnh đang diễn ra. Vào ngày 30 tháng 12, Bác sĩ Lý văn Lương đã bị bắt vì tội truyền bá tin giả. Vào ngày 7 tháng 1, Tạp chí Wall Street đã công bố một báo cáo về vụ dịch. Chính phủ Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách trục xuất các nhà báo của tờ báo đó. Chính quyền cũng cấm mọi tường trình tiếp theo dưới hình phạt rất nghiêm khắc. Với dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đưa ra tuyên bố công khai vào ngày 30 tháng 1. Ba ngày sau, ông ra lệnh xử lý tình trạng khẩn cấp.
Nếu Trung Cộng đã phản ứng kịp thời vào cuối tháng 11 bằng cách niêm phong chợ Vũ Hán, có lẽ sẽ không có dịch bệnh ngày hôm nay. Thủ phạm thực sự là Trung Quốc. Hai câu hỏi đan xen nảy sinh: Tại sao Trung Quốc hành động theo cách này? Tại sao không ai buộc tội Trung Quốc làm sai?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên được giải thích bởi não trạng chuyên chế cách riêng của chủ nghĩa cộng sản. Các chế độ như vậy luôn phản ứng bằng cách giữ bí mật bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của họ. Điều này đã xảy ra vào năm 1986 với thảm họa Chernobyl và với thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000. Tuy nhiên, não trạng này không giải thích được mọi thứ.
Một yếu tố khác là sự không sẵn sàng để cản trở nền kinh tế của Trung Cộng mà một nửa thế giới hiện đang phụ thuộc. Các cường quốc thế giới ưa thích duy trì hoạt động của đầu máy Trung Cộng, cho dù có nguy cơ gây ra một đại dịch. Một não trạng tư bản nào đó kiên kết với những lỗi lầm của não trạng cộng sản. Sự đồng lõa này giúp trả lời câu hỏi thứ hai: lý do tại sao người Trung Quốc không thể bị đụng chạm hoặc buộc tội là vì tay họ cầm dao.
Một trong những điều bí ẩn của thời đại chúng ta - một mầu nhiệm thực sự của sự gian ác - là cách phương Tây, dù tự hào về tính cách dân chủ và tự do của mình, đã phục tùng cách hèn hạ một chính phủ độc tài do Đảng Cộng sản thống trị. Để kiếm tiền, phương Tây có ý thức và tự nguyện đưa đầu vào máy chém. Có thể nghĩ được chăng là bây giờ kẻ hành quyết đang khởi sự hành hình?
Là bậc thầy trong các hoạt động mờ ám, Trung Cộng cũng đã tận dụng cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường sự thống trị của họ trên thị trường. Khi cuộc khủng hoảng làm suy yếu cổ phiếu của nhiều công ty phương Tây hoạt động tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách mua hàng trăm tỷ chứng khoán vốn. Do đó, nó có được sự hợp tác đa số với nhiều công ty phương Tây này. Tất cả điều này xảy ra dưới con mắt thờ ơ (và thường là đồng lõa) của các bậc thầy về tài chính phương Tây.
Vẫn còn nữa. Trong một khuynh hướng xứng đáng với bộ phim hài tệ nhất, Trung Cộng hiện thể hiện mình là vị cứu tinh thế giới. Giờ đây mọi người đều ca ngợi “mô hình Trung Quốc” khi đối phó với coronavirus. Bắc Kinh thậm chí còn cho phép mình hào phóng gửi những chiếc máy bay với các chuyên gia về virut và các nguồn cung cấp y tế cho các nước phương Tây. Nó gửi sự giúp đỡ để giải quyết dịch bệnh mà nó đã khởi đầu. Do đó, quốc gia đã chuyển từ một tội phạm sang một anh hùng trong một vài tuần, một sự chuyển đổi thực sự đáng kinh ngạc!
Cuộc khủng hoảng coronavirus có thể là một cơ hội lịch sử để chúng ta xem xét lại toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với Bắc Kinh. Chúng ta vẫn có thời gian. Hãy phản ứng trước khi nó quá muộn!
Khi Mục tử rời bỏ đàn chiên
Một câu hỏi thứ ba và trầm trọng nhất về cuộc khủng hoảng coronavirus liên quan đến thái độ của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là ở Ý. Hội đồng Giám mục Ý (CEI) đã cúi đầu trước yêu cầu của Chính phủ Conte mà không xem xét nhu cầu tâm linh của tín hữu.
Trong một bài viết trên tờ Corriere della Sera, nhà phân tích nổi tiếng Andrea Riccardi viết: “Các cuộc đàm phán căng thẳng đã khởi sự giữa CEI và Palazzo Chigi (toà nhà của Thủ tướng). Chính phủ đã kiên quyết: sẽ không chấp nhận bất kỳ biện pháp nào ngoài những biện pháp được đề xuất bởi các chuyên gia sức khoẻ. Sau một cuộc vật tay nhanh chóng, CEI đã vào hang.” Riccardi ngụ ý rằng CEI đã đầu hàng một cách miễn cưỡng. Sự nhanh chóng và mau mắn mà các giám mục của chúng ta áp dụng các biện pháp vệ sinh do chính phủ ban hành khiến chúng ta nghĩ một cách khác như thể đôi khi các ngài đã đi bước trước hoặc sau đó áp dụng chúng một cách cường điệu và thậm chí là đơn phương.
Trong lịch sử hai nghìn năm của mình, Giáo hội ở Ý đã phải đối mặt với nhiều dịch bệnh khủng khiếp, như đã thấy trong bệnh dịch ở Roma vào năm 590 hoặc của Milan vào năm 1578 và 1630. Hiền thê của Chúa Kitô luôn phản ứng với một tinh thần siêu nhiên, vẫn gần gũi với các tín hữu, khuyến khích họ cầu nguyện và sám hối, và nhân rộng sự tiếp cận của họ với các bí tích. Các vị thánh vĩ đại như thánh Charles Borromeo trở về Milan từ Lodi trong khi chính quyền dân sự bỏ trốn. Thánh Luy Gonzaga đã chọn ở lại với người bệnh tại Đại học Roma, làm những cử chỉ anh hùng bằng chính mạng sống của mình. Điểm nổi bật của Giáo hội trong thời gian của dịch bệnh là đem lại sinh khí mới cho việc chăm sóc các linh hồn ô.
Lần đầu tiên trong lịch sử, hàng giáo phẩm Ý - với một vài ngoại lệ đáng chú ý - đã bỏ rơi các tín hữu khi tước đi sự nâng đỡ tinh thần cho họ. Các giám mục lần đầu tiên áp đặt việc rước lễ trên tay và cất đi nước thánh. Sau đó, họ huỷ bỏ mọi Thánh lễ và nghi lễ tôn giáo, bao gồm cả tang lễ. Tất cả các nhà thờ ngay lập tức bị đóng cửa. Bất kỳ sự vi phạm các quy định đều có thể dẫn đến việc bỏ tù “các linh mục chống đối”. Nhiều người nhận xét nó tồi tệ hơn cả thời Xô Viết.
Nếu tiêu chuẩn giữ gìn sức khỏe là giữ khoảng cách một thước giữa người này với người kia để tránh đụng chạm vào nhau, thì tại sao không cử hành Thánh lễ với các tín hữu ngồi rải rác trong nhà thờ? Số lượng các Thánh lễ không thể được nhân lên để cho phép các tín hữu tham dự theo cách này trong suốt cả ngày sao? Không thể cử hành thánh lễ tại quảng trường công cộng, với các tín hữu lặng lẽ sắp xếp ngoài trời giữ khoảng cách an toàn cần thiết? Không điều nào trong số này dường như đã được xem xét. Thay vào đó, các giám mục đã chọn tước bỏ các bí tích khỏi các tín hữu ngay khi họ cần chúng nhất.
Riccardi đã đề cập đến điểm này trong bài viết được trích dẫn ở trên: “Hiện tại, đồng ý là tránh các Thánh lễ đông đúc. Tuy nhiên, không rõ tại sao việc thờ phượng và cầu nguyện lại bị cấm đoán, nếu được thực hành trong an toàn. Có lẽ không phải tất cả những người ra quyết định đều nắm được ý nghĩa đặc biệt của Thánh lễ đối với các tín hữu, về điểm này các vị tử đạo cổ xưa đã nói: Sine Dominicum non possumus (Chúng ta không thể không có ngày Chúa Nhật).” Lần này, Giáo hội đã bị vào trong hang, như Fabio Adernò đã chỉ ra trong một bài viết trên blog của chuyên gia Vatican Marco Tossati: “Những hạn chế đối với việc thờ phượng Kitô giáo bị áp đặt bởi các biến cố thay đổi của lịch sử trong những hoàn cảnh nhất định đã luôn được Giáo hội chịu đựng như hình thức của sự bắt bớ và tử đạo, và không bao giờ cố tình chọn lựa với một tinh thần của chủ nghĩa tương đối hoặc tuân thủ.” Nói một cách đơn giản, những gì kẻ thù của Giáo hội đã từng làm, bây giờ hàng giáo phẩm làm.
Chắc chắn, Xê-da không bị đòi buộc phải hiểu những lý do của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta có thể và phải yêu cầu các giám mục khẳng định những lý do vượt trội của Thiên Chúa, thay vì cúi đầu nhục nhã trước Xê-da.
Sau một tuần áp dụng các quy định này, tình hình đã thay đổi đôi chút. Sau một khuyến nghị công khai của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (ngài đã nói lên điều gì đó rất khác), một số giáo phận Ý, bao gồm cả Roma, đã ban hành các quy định mới dành quyền mở cửa nhà thờ theo sự khôn ngoan của linh mục quản xứ. Quy định này chỉ áp dụng cho các nhà thờ giáo xứ. Không có đề cập đến Thánh lễ hay bí tích. Dường như hàng giáo phẩm đã lắng nghe, ít nhất là một phần, đến tiếng kêu la của dân chúng. Tuy nhiên, hàng giáo sĩ phải giữ vai trò lãnh đạo chứ không phải người tín hữu. Riccardo Cascioli đã chính xác khi viết: “Hàng giáo phẩm đang bị rối loạn tâm thần.”
Để chúng tôi nêu lên điểm cuối cùng. Bỏ qua một bên sự phán đoán như thể đại dịch này có thể giải thích là một hình phạt của Chúa, sự kiện hiển nhiên vẫn là, đây có thể là một cơ hội tuyệt vời để rao giảng, đặc biệt bởi vì mùa này là Mùa Chay khi chúng ta chú ý đến những đau khổ khủng khiếp nhưng ban ơn cứu rỗi của Đức Giêsu, Chúa chúng ta. Dịch bệnh rõ ràng đã đánh động nhiều lương tâm, thường bị choáng ngợp bởi mong muốn tận hưởng cuộc sống. Dân chúng mở lòng hơn với những sự việc trên trời, nó đem lại những cơ hội cho sự can thiệp thanh tẩy của ân sủng thiêng liêng. Tuy nhiên, trong dịp này, sự im lặng của hàng giáo phẩm thật là bi thảm. Tuy không phán xét ý hướng của các ngài, chúng ta thấy thiếu một tinh thần siêu nhiên thực sự đáng lo ngại. Tuy có vài ngoại lệ, các ngài vẫn im lặng khi các ngài phải nói nhiều hơn nữa.
Đó là một vài câu hỏi - chủ yếu chưa được trả lời - được nêu ra bởi hoàn cảnh nảy sinh từ sự lây lan của sinh vật kỳ lạ này, không lớn hơn một phần 50 nghìn của một milimet, đang đảo lộn cuộc sống của chúng ta.
Source:Return To Order
COVID-19: thuốc Chloroquine có chữa COVID-19 được không?
BS Oanh Tran, Trần Mạnh Trác dịch
21:14 21/03/2020
Lời giới thiệu:
BS Trần Oanh là một giáo dân cuả Gx ĐMHCG-Garland. Sau khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, BS Oanh đã tham gia tích cực các hoạt động mục vụ, từng được bầu chọn làm chủ tịch HĐMV 2 nhiệm kỳ, và sau khi đã về hưu, BS Oanh vẫn tiếp tục tham gia các sinh hoạt mục vụ như giảng viên lớp giáo lý hôn nhân, giáo lý tân tòng và sinh hoạt các đoàn thể như Cursillo…
Trong cơn dịch COVID-19 hiện nay, nhiều người đã tìm ý kiến cuả ông mỗi khi có những biến cố lớn hoặc tin đồn nóng bỏng và BS Oanh đã viết nhiều ‘post’ trên Facebook để chia sẻ ý kiến chuyên môn với bạn bè Mỹ và Việt.
Được sự chấp thuận cuả BS Oanh, chúng tôi xin dịch các ‘post’ cuả ông, bắt đầu với bản tin giật gân nhất là liệu thuốc Chloroquine có thể chữa COVID-19 được không?
Về những ‘post’ đã có trước, chúng tôi sẽ lần lượt dịch sau.
** Yes, There is hope: Chloroquine & Azithromycin:
**(Vâng, có hy vọng lắm: Chloroquine & Azithromycin)
Như tôi đã nói về Chloroquine (thuốc chống sốt rét) trước đây và đây là nghiên cứu của Pháp so sánh giữa ba nhóm được thử nghiệm: Đưòng biểu thị màu Đen là dữ liệu về nhóm không được điều trị, màu Xanh da trời là cuả nhóm chỉ dùng Chloroquine mà thôi và Xanh lá cây (màu của hy vọng) là cuả nhóm dùng 2 thuốc Chloroquine và Azithromycin. Bạn có thể thấy kết quả thật rõ ràng sau ngày 5 và 6,
1. Nhóm màu Đen cho thấy kết quả ‘dương tính’ vẫn cao (vẫn còn virus).
2. Chỉ dùng Chloroquine mà thôi (Xanh dương) thì đã có sự cải thiện tới 50%.
3. Và với sự kết hợp của thuốc Zithromax (Màu xanh lá cây), thì kết quả sau ngày thứ 5 là hoàn toàn không có vi-rút nữa.
Với những bệnh nhân lớn tuổi, không chỉ vì khả năng miễn dịch cuả họ đã kém, nhưng hệ thống miễn dịch của họ đã trưởng thành hơn do tuổi tác, do đó phản ứng của nó bị phóng đại lên quá tầm kiểm soát. Khi Virus xâm nhập và phát triển thì (hệ thống miễn dịch cuả họ) tạo ra một phản ứng quá mức và do thế các mô phổi của họ bị ngập trong chất dung dịch do chính cơ thể cuả họ tạo ra, do đó khó thở, về cơ bản là sẽ chết đuối trong chất lỏng của chính cơ thể cuả họ. Đó là một trong những lý do mà Chloroquine có tác dụng vì nó có hai đặc điểm: chống sự sao chép cuả ký sinh trùng (hoặc virus) như trong việc điều trị bệnh sốt rét. Và chống viêm như trong việc điều trị viêm khớp và Lupus.
Và thế là Bingo! Chloroquine giải quyết cả hai vấn đề cùng một lúc:
1. Ngăn ngừa sự phát triến cấp số nhân của Covid: tức là ngưng việc virut nhân lên trong phổi.
2. Chống viêm: Ngăn ngừa phản ứng viêm quá mức của cơ thể chúng ta, do đó cứu được các mô phổi còn khỏe mạnh
Bây giờ, nếu chúng ta thêm vào thuốc Azithromycin (gói Zithromax - Z) thì kết quả thật tuyệt vời sau ngày thứ 5. Zithromax là loại kháng sinh để điều trị bệnh cúm kéo dài hoặc viêm phổi lây lan (walking pneumonia)
Và còn có những phương pháp điều trị khác như interleukin và huyết tương: Người ta lấy huyết tương từ những bệnh nhân đã hồi phục và sau đó chuyển cho bệnh nhân bị bệnh. Cách điều trị thì tốt nhưng tốn kém hơn, tốn nhiều công sức và khó có thể tìm ra huyết tương phù hợp.
Vì vậy, đó là một tia hy vọng trong bóng tối. Xin đừng mất hy vọng. Giữ thái độ tích cực, tốt cho chúng ta và gia đình. Cộng đồng y tế và công chúng đang theo dõi nghiên cứu này một cách chăm chú và hy vọng.
Trong cơn dịch COVID-19 hiện nay, nhiều người đã tìm ý kiến cuả ông mỗi khi có những biến cố lớn hoặc tin đồn nóng bỏng và BS Oanh đã viết nhiều ‘post’ trên Facebook để chia sẻ ý kiến chuyên môn với bạn bè Mỹ và Việt.
Được sự chấp thuận cuả BS Oanh, chúng tôi xin dịch các ‘post’ cuả ông, bắt đầu với bản tin giật gân nhất là liệu thuốc Chloroquine có thể chữa COVID-19 được không?
Về những ‘post’ đã có trước, chúng tôi sẽ lần lượt dịch sau.
** Yes, There is hope: Chloroquine & Azithromycin:
**(Vâng, có hy vọng lắm: Chloroquine & Azithromycin)
Như tôi đã nói về Chloroquine (thuốc chống sốt rét) trước đây và đây là nghiên cứu của Pháp so sánh giữa ba nhóm được thử nghiệm: Đưòng biểu thị màu Đen là dữ liệu về nhóm không được điều trị, màu Xanh da trời là cuả nhóm chỉ dùng Chloroquine mà thôi và Xanh lá cây (màu của hy vọng) là cuả nhóm dùng 2 thuốc Chloroquine và Azithromycin. Bạn có thể thấy kết quả thật rõ ràng sau ngày 5 và 6,
2. Chỉ dùng Chloroquine mà thôi (Xanh dương) thì đã có sự cải thiện tới 50%.
3. Và với sự kết hợp của thuốc Zithromax (Màu xanh lá cây), thì kết quả sau ngày thứ 5 là hoàn toàn không có vi-rút nữa.
Với những bệnh nhân lớn tuổi, không chỉ vì khả năng miễn dịch cuả họ đã kém, nhưng hệ thống miễn dịch của họ đã trưởng thành hơn do tuổi tác, do đó phản ứng của nó bị phóng đại lên quá tầm kiểm soát. Khi Virus xâm nhập và phát triển thì (hệ thống miễn dịch cuả họ) tạo ra một phản ứng quá mức và do thế các mô phổi của họ bị ngập trong chất dung dịch do chính cơ thể cuả họ tạo ra, do đó khó thở, về cơ bản là sẽ chết đuối trong chất lỏng của chính cơ thể cuả họ. Đó là một trong những lý do mà Chloroquine có tác dụng vì nó có hai đặc điểm: chống sự sao chép cuả ký sinh trùng (hoặc virus) như trong việc điều trị bệnh sốt rét. Và chống viêm như trong việc điều trị viêm khớp và Lupus.
Và thế là Bingo! Chloroquine giải quyết cả hai vấn đề cùng một lúc:
1. Ngăn ngừa sự phát triến cấp số nhân của Covid: tức là ngưng việc virut nhân lên trong phổi.
2. Chống viêm: Ngăn ngừa phản ứng viêm quá mức của cơ thể chúng ta, do đó cứu được các mô phổi còn khỏe mạnh
Bây giờ, nếu chúng ta thêm vào thuốc Azithromycin (gói Zithromax - Z) thì kết quả thật tuyệt vời sau ngày thứ 5. Zithromax là loại kháng sinh để điều trị bệnh cúm kéo dài hoặc viêm phổi lây lan (walking pneumonia)
Và còn có những phương pháp điều trị khác như interleukin và huyết tương: Người ta lấy huyết tương từ những bệnh nhân đã hồi phục và sau đó chuyển cho bệnh nhân bị bệnh. Cách điều trị thì tốt nhưng tốn kém hơn, tốn nhiều công sức và khó có thể tìm ra huyết tương phù hợp.
Vì vậy, đó là một tia hy vọng trong bóng tối. Xin đừng mất hy vọng. Giữ thái độ tích cực, tốt cho chúng ta và gia đình. Cộng đồng y tế và công chúng đang theo dõi nghiên cứu này một cách chăm chú và hy vọng.
Covid-19 làm rung chuyển Úc Châu – Úc Châu thông báo khẩn
Thanh Quảng sdb
23:14 21/03/2020
Covid-19 làm rung chuyển Úc Châu – Úc Châu thông báo khẩn
Chiều nay 22/3/2020 Thủ tướng Úc cùng các Thủ hiến các tiểu bang đưa ra các quyết định làm rung chuyển nước Úc.
Thủ hiến Glancys Berejiklian của NSW tuyên bố tiểu bang sắp tiến hành "đóng cửa toàn diện" các dịch vụ không thiết yếu trong 48 giờ tới.
Thông báo của bà thủ hiến được đưa ra trước cuộc họp Nội các Liên bang tối nay; trong khi cả hai bang NSW và Victoria đã đề đạt dự kiến khép chặt những quyết định tương tự như vậy cho toàn thể lãnh thổ Úc Châu.
Đã có 1286 trường hợp được xác nhận trên toàn quốc, với 533 ở NSW, 296 ở Victoria, 259 ở Queensland, 90 ở Tây Úc, 67 ở Nam Úc, 17 ở Tasmania, 19 ở Lãnh thổ Thủ đô (ACT) và 5 ở Lãnh thổ phía Bắc.
Bảy người đã chết, sáu người trong số họ ở NSW.
Thủ tướng Scott Morrison đã công bố hỗ trợ 66 tỷ đô nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ sống sót qua cuộc khủng hoảng này.
Các tiểu bang Nam Úc, Tây Úc, Tasmania và Lãnh thổ Bắc Úc sẽ đóng cửa biên giới và đang xem xét việc thuê một số khách sạn để biến đổi thành các khu cách ly, cũng như Tây Úc quyết định biến hải Đảo Rottnest thành khu cách ly.
Chính phủ các tiểu bang kêu gọi các cư dân đang đi nghỉ hè đây kia nên hủy bỏ các chuyến du lịch và trở về nhà ngay lập tức.
Còn tiểu bang Victoria và NSW đang cứu xét sẽ giới nghiêm trên toàn tiểu bang.
Hiện tại trước mắt, thủ hiến Daniel Andrews cho hay trong vòng 48 giờ tới tất cả các trường học sẽ bị đóng cửa từ thứ ba tới vì theo tin tức thì 67 trường hợp coronavirus mới đã được xác nhận qua đêm.
Trong khi các siêu thị, các trạm dịch vụ, tiệm thuốc, các việc vận chuyển hàng hóa, cũng như dịch vụ giao hàng tận nhà sẽ vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường! Như thế với các biện pháp ngặt nghèo mới này có nghĩa là các nhà hàng, quán bar, cà phê, quán rượu và cửa hàng bán lẻ sẽ phải đóng cửa và không ai biết được việc đóng cửa này sẽ kéo dài bao lâu.
Chiều nay 22/3/2020 Thủ tướng Úc cùng các Thủ hiến các tiểu bang đưa ra các quyết định làm rung chuyển nước Úc.
Thủ hiến Glancys Berejiklian của NSW tuyên bố tiểu bang sắp tiến hành "đóng cửa toàn diện" các dịch vụ không thiết yếu trong 48 giờ tới.
Thông báo của bà thủ hiến được đưa ra trước cuộc họp Nội các Liên bang tối nay; trong khi cả hai bang NSW và Victoria đã đề đạt dự kiến khép chặt những quyết định tương tự như vậy cho toàn thể lãnh thổ Úc Châu.
Đã có 1286 trường hợp được xác nhận trên toàn quốc, với 533 ở NSW, 296 ở Victoria, 259 ở Queensland, 90 ở Tây Úc, 67 ở Nam Úc, 17 ở Tasmania, 19 ở Lãnh thổ Thủ đô (ACT) và 5 ở Lãnh thổ phía Bắc.
Bảy người đã chết, sáu người trong số họ ở NSW.
Thủ tướng Scott Morrison đã công bố hỗ trợ 66 tỷ đô nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ sống sót qua cuộc khủng hoảng này.
Các tiểu bang Nam Úc, Tây Úc, Tasmania và Lãnh thổ Bắc Úc sẽ đóng cửa biên giới và đang xem xét việc thuê một số khách sạn để biến đổi thành các khu cách ly, cũng như Tây Úc quyết định biến hải Đảo Rottnest thành khu cách ly.
Chính phủ các tiểu bang kêu gọi các cư dân đang đi nghỉ hè đây kia nên hủy bỏ các chuyến du lịch và trở về nhà ngay lập tức.
Còn tiểu bang Victoria và NSW đang cứu xét sẽ giới nghiêm trên toàn tiểu bang.
Hiện tại trước mắt, thủ hiến Daniel Andrews cho hay trong vòng 48 giờ tới tất cả các trường học sẽ bị đóng cửa từ thứ ba tới vì theo tin tức thì 67 trường hợp coronavirus mới đã được xác nhận qua đêm.
Trong khi các siêu thị, các trạm dịch vụ, tiệm thuốc, các việc vận chuyển hàng hóa, cũng như dịch vụ giao hàng tận nhà sẽ vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường! Như thế với các biện pháp ngặt nghèo mới này có nghĩa là các nhà hàng, quán bar, cà phê, quán rượu và cửa hàng bán lẻ sẽ phải đóng cửa và không ai biết được việc đóng cửa này sẽ kéo dài bao lâu.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Thánh Giuse quan thầy Giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội 2020
Giáo xứ Tụy Hiền
09:22 21/03/2020
Thứ Năm, ngày 19/3/2020, cộng đoàn Giáo xứ Tụy Hiền hân hoan qui tụ về nhà thờ Giáo xứ để hiệp dâng Thánh lễ kính trọng thể Thánh Giuse, vị quan thày khả kính. Niềm vui ngày mừng lễ trở nên sốt sáng hơn khi trước đó toàn thể Giáo xứ đã được chuẩn bị tâm hồn bằng cuộc tĩnh tâm, lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và Chầu Thánh Thể.
Xem Hình
16h15, cộng đoàn sốt sáng tham dự cuộc rước kiệu Thánh Giuse trong tâm tình yêu mến và tôn kính. Cuộc rước khởi đi từ nhà thờ, đến dòng Mến Thánh giá Kẻ Sải, đọc Kinh lạy Cha, Kinh Tin Kính, Kinh Cầu Thánh Giuse để lĩnh ơn toàn xá nhân dịp kỷ niệm 350 sinh nhật Hội Dòng, cũng là ngày lễ quan thày của Hội Dòng nữa. Kế đó, kiệu Thánh Giuse được rước qua đường làng, vòng quanh khuôn viên và sau đó tiến vào nhà thờ cử hành Thánh lễ.
Thánh lễ mừng kính Thánh quan thầy do cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ chủ tế, đồng tế với ngài có Cha Antôn Hoàng Minh Thông đang giảng phòng cho các bổn đạo thuộc các họ trong Giáo xứ Tụy Hiền.
Mở đầu Thánh lễ, Cha xứ chúc mừng quan thày Giáo xứ, chúc mừng Dòng Mến Thánh giá Kẻ Sải, chúc mừng Hội Giuse và tất cả các cụ các ông những ai nhận Thánh Giuse làm quan thầy. Cha An-tôn cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ sốt sáng hiệp dâng Thánh lễ với tâm tình cầu nguyện xin Thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho đoàn con cũng như cho toàn thể Giáo hội và Thế giới trong lúc khó khăn vì bệnh dịch này.
Chia sẻ Tin Mừng, cha Antôn Hoàng Minh Thông nêu bật bề dày nhân đức cũng như công tích của Thánh Giuse và mời gọi cộng đoàn, đặc biệt các ông các anh trong Hội Giuse hãy noi gương Thánh Cả để biết sống thầm lặng, luôn lắng nghe và thi hành Thánh ý Chúa, nhờ đó mà công trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa được diễn ra tốt đẹp. Thánh Giuse là đấng khôn ngoan, can đảm, kiên trì để chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó khi đón Mẹ Maria về nhà làm bạn đời, đã dưỡng nuôi Chúa Giêsu trưởng thành. Ngài đã chu toàn cách trọn vẹn vượt qua khó khăn và nghịch cảnh ở đời.
Cha An-tôn nhắn nhủ cộng đoàn, "mừng lễ Thánh Giuse, chúng ta hãy noi gương Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria trong việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Ngoài ra, bậc làm con, hãy noi gương Chúa Giêsu, sống trung tín với Cha trên trời và hiếu thảo với cha mẹ trần thế, là Thánh Giuse và Mẹ Maria”.
Thánh lễ kết thúc lúc 18h00 trong niềm vui bình an của cộng đoàn phụng vụ. Nguyện xin thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho Giáo xứ luôn vững một niềm tin vào Thiên Chúa quan phòng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Giáo xứ Tụy Hiền
Xem Hình
16h15, cộng đoàn sốt sáng tham dự cuộc rước kiệu Thánh Giuse trong tâm tình yêu mến và tôn kính. Cuộc rước khởi đi từ nhà thờ, đến dòng Mến Thánh giá Kẻ Sải, đọc Kinh lạy Cha, Kinh Tin Kính, Kinh Cầu Thánh Giuse để lĩnh ơn toàn xá nhân dịp kỷ niệm 350 sinh nhật Hội Dòng, cũng là ngày lễ quan thày của Hội Dòng nữa. Kế đó, kiệu Thánh Giuse được rước qua đường làng, vòng quanh khuôn viên và sau đó tiến vào nhà thờ cử hành Thánh lễ.
Mở đầu Thánh lễ, Cha xứ chúc mừng quan thày Giáo xứ, chúc mừng Dòng Mến Thánh giá Kẻ Sải, chúc mừng Hội Giuse và tất cả các cụ các ông những ai nhận Thánh Giuse làm quan thầy. Cha An-tôn cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ sốt sáng hiệp dâng Thánh lễ với tâm tình cầu nguyện xin Thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho đoàn con cũng như cho toàn thể Giáo hội và Thế giới trong lúc khó khăn vì bệnh dịch này.
Chia sẻ Tin Mừng, cha Antôn Hoàng Minh Thông nêu bật bề dày nhân đức cũng như công tích của Thánh Giuse và mời gọi cộng đoàn, đặc biệt các ông các anh trong Hội Giuse hãy noi gương Thánh Cả để biết sống thầm lặng, luôn lắng nghe và thi hành Thánh ý Chúa, nhờ đó mà công trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa được diễn ra tốt đẹp. Thánh Giuse là đấng khôn ngoan, can đảm, kiên trì để chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó khi đón Mẹ Maria về nhà làm bạn đời, đã dưỡng nuôi Chúa Giêsu trưởng thành. Ngài đã chu toàn cách trọn vẹn vượt qua khó khăn và nghịch cảnh ở đời.
Cha An-tôn nhắn nhủ cộng đoàn, "mừng lễ Thánh Giuse, chúng ta hãy noi gương Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria trong việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Ngoài ra, bậc làm con, hãy noi gương Chúa Giêsu, sống trung tín với Cha trên trời và hiếu thảo với cha mẹ trần thế, là Thánh Giuse và Mẹ Maria”.
Thánh lễ kết thúc lúc 18h00 trong niềm vui bình an của cộng đoàn phụng vụ. Nguyện xin thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho Giáo xứ luôn vững một niềm tin vào Thiên Chúa quan phòng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Giáo xứ Tụy Hiền
Kinh cầu Đức Mẹ trong cơn dịch bệnh
LM John Trần Công Nghị
11:34 21/03/2020
Kinh cầu Đức Mẹ Guadalupe trong cơn dịch bệnh
Kinh khấn Đức Bà Guadalupe của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, được phổ biến cho các giáo phận tại Mỹ vào ngày 13 tháng 3 vừa qua. Kinh này đã được dịch ngay sang tiếng Việt, bản kinh tiếng Việt đã được lên trang mạng của HĐGMHK. Tạ ơn Chúa, cảm tạ Đức Mẹ Guadalupe là bổn mạng toàn cõi Mỹ châu. Trong kinh này có hai tước hiệu của Đức Trinh nữ Maria được lấy từ Kinh cầu Đức Bà: (1) “Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn” (Health of the Sick); (2) “Ðức Bà làm cho chúng con vui mừng” (Cause of our joy).
Lạy Thánh nữ Đồng trinh Guadalupe,
Nữ vương các Thiên thần,
và là Mẹ toàn cõi châu Mỹ.
Như những người con được Mẹ dấu yêu,
chúng con chạy đến cùng Mẹ,
xin cầu cùng Thánh Tử Giêsu,
như ngày xưa tại tiệc cưới Cana.
Lạy Mẹ hằng đoái thương,
xin cầu cho đất nước này và thế giới,
cho mọi gia đình và người thân yêu,
được các thiên thần phù hộ,
hầu thoát khỏi dịch bệnh lan tràn.
Xin cho những ai đã lâm bệnh
được chữa lành và giải thoát.
Xin nghe lời than khóc và lau sạch nước mắt
những người mỏng manh và sợ hãi,
để lòng tin tưởng của họ được phục hồi.
Xin dậy chúng con trong cơn thử thách này
biết thương yêu, nhẫn nại, và ân cần với nhau.
Xin giúp chúng con mang bình an của Chúa Giê-su
đến cho đất nước này và mọi cõi lòng.
Chúng con trông cậy đến cùng Mẹ,
tin rằng Mẹ thật giàu lòng cảm thông,
cứu kẻ liệt kẻ khốn và làm cho chúng con vui mừng.
Xin che chở chúng con trong tà áo Mẹ,
giữ chúng con trong vòng tay âu yếm,
giúp chúng con hằng cảm nhận tình thương
từ nơi Chúa Giê-su, Con lòng Mẹ. Amen.
Kinh cầu tiếng Anh
Thông tin về dự án tượng tượng Đức Mẹ La Vang ở Mexico
Nhân dịp này chúng tôi cũng muốn loan báo về tượng Đức Mẹ La Vang thứ 2 do VietCatholic chủ trương và hy vọng trong tương lai dự án Đức Mẹ Vang Vang tại thủ đô Mexico sẽ được dâng hiến và cung hiến tại trung tâm Hành hương Mexico, nơi có Đức Mẹ Guadalupe, quan thầy của Mỹ Châu. Tượng này đã được hoàn thành tại Việt Nam và đã tới Hoa Kỳ vào 15/2/2020. Hiện nay tượng được tạm thời đặt ở Trung tâm VietCatholic ở Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
Tượng Mẹ La Vang Mexico cao 1.6 mét và được tạc bằng loại đá cẩm thạch trắng và mịn, loại quí hiếm, với độ cứng lâu bền và giá trị nhất ở Việt Nam. Hiện thời ở Việt Nam có những xưởng sản xuất đá cẩm thạch ở Yên Bái, Thanh Hóa, Ngũ Hoành Sơn và Nghệ An. Chúng tôi đã chọn loại đá tốt ở Thanh Hóa. Tượng này được giáo sư điêu khắc gia Lê Phát ở Đồng Nai Việt Nam thực hiện.
Như quí độc giả đã biết tượng Mẹ La Vang thứ 1 theo tiêu chuẩn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam thánh hiến ngày 18-10-2018 tại Kyriat Yearim, Jreusalem, Do thái, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, hơn 100 linh mục và nữ tu Việt Nam, bao gồm gần 1000 người Việt thuộc 20 phái đoàn hành hương từ khắp nơi đến thánh địa Do thái trong dịp này. Tượng này cũng là tượng đầu tiên được hoàn thành theo tiêu chuẩn của Ủy ban Nghệ thuật thánh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu mang tính cách nghệ thuật và sắc thái hồn nước và quê hương Việt Nam. Những tiêu chuẩn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra như sau:
Sau đây là một số những bức ảnh về tượng Mẹ La Vang mới:
LM John Trần Công Nghị
Kinh khấn Đức Bà Guadalupe của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, được phổ biến cho các giáo phận tại Mỹ vào ngày 13 tháng 3 vừa qua. Kinh này đã được dịch ngay sang tiếng Việt, bản kinh tiếng Việt đã được lên trang mạng của HĐGMHK. Tạ ơn Chúa, cảm tạ Đức Mẹ Guadalupe là bổn mạng toàn cõi Mỹ châu. Trong kinh này có hai tước hiệu của Đức Trinh nữ Maria được lấy từ Kinh cầu Đức Bà: (1) “Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn” (Health of the Sick); (2) “Ðức Bà làm cho chúng con vui mừng” (Cause of our joy).
Lạy Thánh nữ Đồng trinh Guadalupe,
Nữ vương các Thiên thần,
và là Mẹ toàn cõi châu Mỹ.
Như những người con được Mẹ dấu yêu,
chúng con chạy đến cùng Mẹ,
xin cầu cùng Thánh Tử Giêsu,
như ngày xưa tại tiệc cưới Cana.
Lạy Mẹ hằng đoái thương,
xin cầu cho đất nước này và thế giới,
cho mọi gia đình và người thân yêu,
được các thiên thần phù hộ,
hầu thoát khỏi dịch bệnh lan tràn.
Xin cho những ai đã lâm bệnh
được chữa lành và giải thoát.
Xin nghe lời than khóc và lau sạch nước mắt
những người mỏng manh và sợ hãi,
để lòng tin tưởng của họ được phục hồi.
Xin dậy chúng con trong cơn thử thách này
biết thương yêu, nhẫn nại, và ân cần với nhau.
Xin giúp chúng con mang bình an của Chúa Giê-su
đến cho đất nước này và mọi cõi lòng.
Chúng con trông cậy đến cùng Mẹ,
tin rằng Mẹ thật giàu lòng cảm thông,
cứu kẻ liệt kẻ khốn và làm cho chúng con vui mừng.
Xin che chở chúng con trong tà áo Mẹ,
giữ chúng con trong vòng tay âu yếm,
giúp chúng con hằng cảm nhận tình thương
từ nơi Chúa Giê-su, Con lòng Mẹ. Amen.
Kinh cầu tiếng Anh
Thông tin về dự án tượng tượng Đức Mẹ La Vang ở Mexico
Nhân dịp này chúng tôi cũng muốn loan báo về tượng Đức Mẹ La Vang thứ 2 do VietCatholic chủ trương và hy vọng trong tương lai dự án Đức Mẹ Vang Vang tại thủ đô Mexico sẽ được dâng hiến và cung hiến tại trung tâm Hành hương Mexico, nơi có Đức Mẹ Guadalupe, quan thầy của Mỹ Châu. Tượng này đã được hoàn thành tại Việt Nam và đã tới Hoa Kỳ vào 15/2/2020. Hiện nay tượng được tạm thời đặt ở Trung tâm VietCatholic ở Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
Tượng Mẹ La Vang Mexico cao 1.6 mét và được tạc bằng loại đá cẩm thạch trắng và mịn, loại quí hiếm, với độ cứng lâu bền và giá trị nhất ở Việt Nam. Hiện thời ở Việt Nam có những xưởng sản xuất đá cẩm thạch ở Yên Bái, Thanh Hóa, Ngũ Hoành Sơn và Nghệ An. Chúng tôi đã chọn loại đá tốt ở Thanh Hóa. Tượng này được giáo sư điêu khắc gia Lê Phát ở Đồng Nai Việt Nam thực hiện.
Như quí độc giả đã biết tượng Mẹ La Vang thứ 1 theo tiêu chuẩn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam thánh hiến ngày 18-10-2018 tại Kyriat Yearim, Jreusalem, Do thái, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, hơn 100 linh mục và nữ tu Việt Nam, bao gồm gần 1000 người Việt thuộc 20 phái đoàn hành hương từ khắp nơi đến thánh địa Do thái trong dịp này. Tượng này cũng là tượng đầu tiên được hoàn thành theo tiêu chuẩn của Ủy ban Nghệ thuật thánh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu mang tính cách nghệ thuật và sắc thái hồn nước và quê hương Việt Nam. Những tiêu chuẩn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra như sau:
- 1. Trên khăn đống của Đức Mẹ có 12 ngôi sao, sao chính giữa giống ngôi sao của mặt Trống Đông Sơn, ngôi sao này là hình ảnh mặt trời, đạo trời soi rọi vào mọi sinh hoạt của người dân Việt. Mẹ cũng là ngôi sao sáng của Thiên Chúa ở trần gian.
- 2. Gương mặt Mẹ có nét đẹp Việt Nam thuần túy. Mẹ cúi xuống nhìn đàn con đang chạy đến khẩn cầu. Sự tích La Vang mang hình ảnh mẹ nhìn đến đàn con.
- 3. Cánh tay Mẹ bế Chúa trong thế vững chắc như biểu hiện sự nâng đỡ che chở.
- 4. Bàn tay Chúa nắm nhẹ vào bàn tay Mẹ như tìm sự bao bọc. Tay hai mẹ con gặp gỡ nói lên có sự giao tiếp mẹ con.
- 5. Một nút áo của Chúa tuột ra diễn tả thân phận con người (nhân tính) trong Chúa Giêsu.
- 6. Hai chân Chúa: chân dài chân ngắn nhắc đến chi tiết Chúa bị kéo dãn ra khi chịu đóng đinh.
- 7. Y phục của Mẹ là y phục hoàng tộc Việt Nam, kể cả hài.
- 8. Hoa văn hoàng tộc trên áo của Chúa xác định vương quyền.
Sau đây là một số những bức ảnh về tượng Mẹ La Vang mới:
LM John Trần Công Nghị
Giáo xứ và Cộng đoàn Việt Nam có livestream Thánh lễ xin báo về Liên Đoàn
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Châu
14:36 21/03/2020
Trước hết, con xin gởi đến Đức ông và quý cha lời cầu chúc bình an.
Trong đại dịch này, các giáo phận đã có những quy tắc cho người tín hữu. Để giúp cho các tín hữu muốn tham dự thánh lễ Viêt Ngữ hằng ngày và Chúa Nhật, con đang cố gắng thu thập các tin tức nơi nào có livestream thánh lễ để thông báo cho quý cha hầu quý cha thông báo lại cho các tín hữu để họ có thể tham dự thánh lễ online. Nếu có được theo từng múi giờ thì tốt.
Xin quý cha cho con biết giờ và website để thông báo cho mọi người. Xin chân thành cảm ơn Đức ông và quý cha.
Hiện nay giáo xứ con có thánh lễ hằng ngày, từ thứ Hai đến thứ Bảy (vọng Chúa Nhật) lúc 7 PM và lễ Chúa Nhật lúc 10:00 AM. Các tín hữu có thể xem qua website giáo xứ: www.philipminhparish.org. Sau đó vào thánh lễ online.
Khi có thêm chi tiết về các miền và giáo xứ, con sẽ thông báo sau.
Xin chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho nhau, cho các tín hữu và cho toàn thế giới. Xin Chúa cho nạn đại dịch này mau chấm dứt để mọi nguời được sống trong sự bình an và khỏe mạnh.
Ngày 21/3/2020
Kính thư.
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Châu
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN/HK
Ôi con Corona!!! Tòa GM Regina Canada ra văn thư đình chỉ các sinh họạt phụng vụ
LM. Louis Nguyễn
21:00 21/03/2020
Thưa qúy bạn đọc của Việt Catholic thân thương, cuối cùng thì tin buồn cũng đã đến với chúng tôi. Để hạn chế sự lây lan của con virus corona, Tòa Giám mục của chúng tôi (Regina, Canada) đã ra văn thư khẩn, yêu cầu các sinh hoạt tôn giáo như Thánh lễ, rửa tội, hôn phối, tang lễ... tất cả phải đình chỉ lại. Chúa Nhật thứ IV mùa Chay năm nay sẽ là Chúa Nhật đầu tiên giáo đường vắng lặng như “chùa bà Đanh”, và không biết sẽ còn bao nhiêu Chúa Nhật như thế nữa?. Cầm tờ văn thư khẩn của Tòa Giám mục trên tay mà lòng tôi trĩu nặng những nỗi buồn khó tả.
Cảm nghĩ đầu tiên của tôi, trong tư cách là một Linh mục, ngay khi vừa đọc xong thông báo của Đức Tổng Giám Mục: Thế là Giáo hội đã thực sự đi vào Tuần Thương Khó. Mùa Chay năm nay kết thúc sớm, Tuần Thương Khó sẽ kéo dài và chưa biết ngày nào sẽ thực sự là ngày Phục sinh. Giáo hội đang hòa mình với nỗi đau, nỗi lo, niềm hy vọng khắc khoải của nhân loại mong cho nạn dịch Corona sớm chấm dứt để mọi sự được sớm ổn định và bình an.
Giáo phận của chúng tôi có lệnh tạm ngừng các sinh hoạt phụng vụ tôn giáo được kể là chậm nhất so với các giáo phận khác của Canada. Các giáo phận khác của Canada như Toronto, Vancouver, Quebec, Edmondton... đã có lệnh này từ tuần trước. Có lẽ cũng là vì giáo phận của chúng tôi ở miền Trung Tây Canada, vùng đất nông nghiệp, không có nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, không đón nhiều du khách quốc tế nên dịch bệnh tuy có tràn tới nhưng ở mức chậm và có thể khống chế được.
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Bộ Y tế của tỉnh bang ra thông báo khẩn, Tòa giám mục dựa trên thông báo này mà quyết định, vì nói gì thì nói, đây quả là một quyết định vô cùng khó khăn của Bề trên Giáo phận, chẳng ai muốn và cũng chẳng ai mong phải đưa ra một quyết định hết sức khó khăn như thế.
Theo lệnh của Đức Tổng Giám Mục, tính từ ngày thứ Sáu của tuần thứ III mùa Chay năm nay, các nhà thờ trong toàn Giáo phận sẽ tạm đóng cửa. Các sinh hoạt tụ tập trên 5 người, các lớp giáo lý, các buổi tĩnh tâm, xưng tội, các cuộc họp của các ban ngành đoàn thể trong các giáo xứ phải hủy bỏ. Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi dân Chúa tụ họp. Từ giờ phút này sẽ đóng của im lìm, sẽ không con vang tiếng đọc kinh thưa gửi, sẽ không có tiếng đàn, tiếng hát, sẽ không... sẽ không...
Tôi ngay lập tức đã thông báo cho giáo dân tin buồn này và cũng ngay lập tức cảm nhận được trên khuôn mặt họ một nỗi buồn man mác. Lòng mọi người trĩu nặng một nỗi buồn khó tả, cộng với sự lo âu hoang mang vì sự lây lan của con virus yêu quái này là không có biên giới, nó có thể đến bất cứ lúc nào không ai biết được và có thể gây tàn phá khủng khiếp trong mỗi cộng đồng dân cư.
Với tôi, Giáo hội đang thực sự trở về với Giáo hội thời sơ khai, khi người ta tụ họp trong nhà, cầu nguyện và cử hành lễ bẻ bánh cùng nhau. Chỉ khác là Giáo hội nay tiên tiến hơn: dâng lễ online, vừa dự lễ vừa ngồi thoải mái trong ghế salon, cầm ly cà phê trên tay (mong là không phải vậy)? Nhiều linh mục sẽ trở nên minh tinh màn bạc vì xuất hiện trên màn hình liên tục... Thế mới thấy ưu điểm của các tiện nghi thời kỹ thuật số, Giáo hội đang tận dụng chúng để truyền giáo, để Lời Chúa vẫn được quảng bá rộng rãi mà không bị ngưng lại.
Tạm thời từ nay vào các Chúa Nhật, sân bãi đậu xe parking lot sẽ không còn cảnh đầy ắp xe; giáo dân sẽ không ùn ùn kèo đến hết lễ này đến lễ khác. Các Linh mục chúng tôi sẽ tạm thời “thất nghiệp”, không phải quá lo chuyện soạn bài giảng lễ cuối tuần, cũng không phải vất vả thu dọn đồ lễ, ăn vội vàng chút gì đó để có sức mà lên xe rong ruổi đến nhà thờ khác dâng lễ tiếp theo... Nói chung mọi người, từ Cha đến con, từ Giáo dân đến Linh mục đều lặng lẽ thu mình trong ngôi nhà của mình, mọi giao tiếp đều bị giới hạn. Đây có lẽ là thời gian tốt nhất để tĩnh lặng nhìn lại chính mình, để dành thời gian tiến vào sâu hơn trong quan hệ thân tình với Chúa qua lời cầu nguyện.
Với các gia đình thì đây quả là thời gian quý báu dành cho nhau. Các thành viên tụ họp trong mái ấm gia đình, chia sẻ cùng nhau các bữa ăn chung, giải quyết các công việc tồn đọng lâu nay vì dù muốn cũng chẳng làm được do quá bận rộn với việc làm ở công sở.
Với giáo dân thì đây là thời gian quý báu để mọi người kiểm điểm lại lòng yêu mến Chúa, yêu mến Thánh lễ, yêu mến Thánh Thể, yêu mến sinh hoạt cộng đồng của họ. Ngay sau khi thông báo thư của Tòa Giám mục, tôi nhận được một yêu cầu từ một bà giáo dân: “Cha phải có sáng kiến gì đó để chúng con có thể được rước lễ”. Thú thật cùng bạn đọc, khi nhận được yêu cầu này, tôi sung sướng và hân hoan quá sức. Ít ra là cũng có người là fan của Thánh Thể, có lòng yêu mến Chúa Giêsu cách mãnh liệt như vậy chứ. Lại có một bà khác nói với tôi rằng: “chúng con cần Chúa, chỉ có Chúa mới cứu chúng con trong lúc thử thách này”. Câu nói của bà làm tôi cảm động vô cùng bởi nó nói lên Bà có một niềm tin đơn sơ thành thực, vừa chân thành vừa thực tế, giáo lý của Bà quả rất thực tiễn.
Giờ thì mọi chuyện đã diễn ra. Tôi ngồi viết bài này trong buổi chiều cuối tuần thứ III mùa Chay. Bầu khí bên ngoài lẫn bên trong nhà là quá sức tĩnh lặng. Bên ngoài thì không nghe tiếng xe chạy, bên trong nhà thì chỉ nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Tôi có một một ấm ức phát sinh từ một một câu hỏi mà quả thật sau nhiều ngày suy nghĩ, dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghe, đọc, xem tin tức khắp nơi mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Câu hỏi khiến cho tôi cứ ấm ức mãi trong lòng vì không tìm ra câu giải đáp thỏa đáng đó là: Các khoa học gia Trung Quốc thí nghiệm về con virus Corona để làm gì? Để tạo ra thứ vaccine tiêu diệt chính nó (corona)? hay các loại virus nguy hiểm khác? Họ nghiên cứu chúng bao lâu rồi? Mục đích chính của họ là gì? Mục đích đó tốt hay xấu?
Khi nêu lên câu hỏi và kể ra những ấm ức này, tôi tin rằng chắc chắn cũng có nhiều người có cùng tâm trạng như tôi. Chúng ta cứ thắc mắc, tự hỏi và phải tự tìm câu trả lời. Nhưng mà quả thật tìm mãi vẫn không ra, thế nên nó mới ấm ức, anh ách trong lòng vì không được thỏa mãn.
Theo dõi tin tức bằng đủ các loại phương tiện khác nhau như báo chí, internet, truyền thanh và truyền hình tôi càng hoang mang, càng ấm ức vì đúng là ‘tin tức’, đọc xong càng tức, nghe xong càng bực mình. Có bao nhiêu “tin tức” làm phức tạp hoặc gây nhiễu, gây thêm sự ngờ vực hoang mang trong lòng người đọc, tỷ như có bản tin cho rằng đó là thứ vũ khí sinh học mà Trung Quốc đang thử nghiệm để tấn công các cường quốc đối thủ. Thực hư thế nào chúng ta không biết đích xác vì thiếu nguồn chứng tin cậy. Chúng ta phải đợi thời gian sẽ có câu trả lời chính xác. Tôi tin rằng sau này các chính trị gia, khoa học gia, sử gia sẽ “giải mã” cho chúng ta để có câu trả lời sự thật chính xác như thế nào.
Nói như thế vì chúng ta cần thật khách quan khi suy xét đánh giá mọi sự, không nên đưa ra những nhận xét cách bất công trên mọi phương diện. Đặc biệt ở đây là đụng chạm đến uy tín của một dân tộc, một quốc gia, chúng ta cần trong sáng và khách quan, thận trọng hơn nhiều lần khi đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Thôi, tạm bỏ qua chuyện cho rằng người Trung Quốc nghiên cứu con virus này làm vũ khí sinh học, bỏ qua chuyện người Trung Quốc có âm mưu xấu, có ý đồ chính trị, tôi muốn luận bàn rộng thêm về những vấn đề liên quan đến sự phát sinh con virus corona hay còn gọi là hiện tượng COVID-19 này.
Dù muốn hay không sự phát tán của con virus này đã xảy ra trên toàn thế giới. Nhân loại đang vất vả đối phó với dịch bệnh và thiệt hại về kinh tế thì thật vô cùng lớn. Có thể nói đây là một cuộc khủng hoảng khó có thể đo lường được tác hại của nó. Nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của toàn bộ thế giới chứ không chỉ một số quốc gia có liên quan. Vậy đâu là những điều cần làm trong giai đoạn này?
Chính trong thời điểm này, thay vì đi tìm hiểu nguyên do, chúng ta cần hợp tác, hợp lực, chung lòng cùng nhau hiệp nhất để đối phó với con virus quái ác đang gây khốn khổ cho bao nhiêu con người, bao nhiêu quốc gia trên thế giới. Tôi xin nhắc lại chúng ta cần hiệp nhất với nhau. Đây là lúc chúng ta cần sự hiệp nhất để đối phó với kẻ thù đang gây ra đại họa cho nhân loại.
Có những việc cụ thể mà trong tư cách là một công dân ta có thể làm. Đó là tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chính quyền sở tại, của những nhà lãnh đạo tôn giáo và thế tục. Nếu ai cũng ý thức, ai cũng biết điều cần làm và điều nên tránh, ai cũng tuân thủ những yêu cầu, chỉ thị của các nhà lãnh đạo thì chắc chắn sự lây lan của con virus này sẽ bị khống chế, việc ngăn ngừa lây lan như thế sẽ có tác dụng cụ thể và đại họa do con này gây ra có thể nói đã khống chế được một nửa.
Chúng ta cần ý thức. Ý thức nơi chính bản thân mình để bảo vệ cho chính mình và cho nhau. Tôi lấy ví dụ: chuyện rửa tay vệ sinh. Theo thói thường, chúng ta không làm, hoặc làm qua loa chiếu lệ. Nhưng từ hôm nay chúng ta phải làm cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn. Như thế chúng ta đang góp phần bảo vệ và ngăn cản sự lây lan của con virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không mời mà đến này.
Trong nghiên cứu khoa học, có một nguyên tắc căn bản, nguyên tắc căn bản nhất, nguyên tắc vượt lên trên hết mọi nguyên tắc mà các khoa học gia cần tuân thủ nghiêm ngặt là sự cẩn thận. Cứ thử hình dung trong phòng thí nghiệm, khi nghiên cứu sự hòa trộn các hóa chất để tìm ra một sản phẩm mới. Nếu không thao tác đúng bài bản, nếu không tuân theo quy trình căn bản, sự hòa trộn các chất hóa học ấy có thể gây ra cháy nổ hoặc tàn phá khủng khiếp mà các khoa học gia là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên bởi họ gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với chúng. Ông bà ta nói: “Sai một ly đi một dặm” quả là chính xác. Sự cẩu thả hoặc thiếu cẩn trọng trong các phòng thí nghiệm là vô cùng nguy hiểm.
Ở đây chuyện cẩu thả, cẩn tắc vô áy náy trong sự kiện Viruscorona hay COVID-19 rõ ràng là đã gây ra đại họa cho nhân loại bởi như chúng ta đã biết các nhà khoa học sinh học ở Vũ Hán đã thí nghiệm loại virus này trên dơi, một vài chú dơi bay sổng ra ngoài phòng thí nghiệm, và thế là phát tán sự lây nhiễm... Chuyện đã xảy ra, chắc chắn những người trong cuộc đã học được những bài học đắt giá.
Trong sinh hoạt cuộc sống bình thường cũng thế. Nhiều khi ta do không cẩn thận chú ý, không nghiêm túc theo sát những quy định đã biết nên để xảy ra nhiều trường hợp không nên có từ những chuyện vụn vặt như: không cẩn thận khi nêm gia vị, cho quá nhiều muối, nước mắm... món ăn mặn chát uổng công chăm sóc từ đầu; nồi cơm sôi đang dần cạn nhưng vẫn để lửa, kết cục là cơm khê có mùi khét khó ăn... đến những chuyện khác như không cẩn thận ngôn từ, ăn nói bạt mạng gây tổn thương cho người khác...
Trở lại chuyện con Corona. Điều ngạc nhiên nữa là như chúng ta biết, ngay tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Corona virus phát tán ra, một Bác sĩ trẻ người Trung Quốc, Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang), đã là người đầu tiên, từ tháng 12 năm ngoái, đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của loại virus này khi ông gửi tin nhắn báo động cho các đồng nghiệp của mình về một loại virus tương tự như virus Sars. Nhưng ngay lập tức công an Trung Quốc đã cáo buộc ông tội “tung tin đồn” và gây rối trật tự công cộng. Sau đó, ông bị nhiễm virus và bị cô lập tại Bệnh viện. Ông qua đời ngày 6 tháng 2. Sau khi qua đời vị bác sĩ này được bao nhiêu người tri ân, tôn vinh thì tình hình đã quá muộn, hết còn kiểm soát được nữa. Ông muốn công khai, minh bạch hóa về nguy cơ gây hại tiềm ẩn từ hơn 40 ngày trước khi dịch bệnh bùng phát, nhưng người ta đã bưng bít thông tin, ém nhẹm sự việc, tự loay hoay tìm cách chống chữa đến khi chúng lây lan thì hết còn cơ hội sửa chữa nữa.
Vậy là thêm một câu hỏi nữa lại xuất hiện mà dù có cố suy nghĩ vẫn không tìm ra câu trả lời. Họ bưng bít thông tin, họ ém nhẹm chuyện này làm gì? Sao họ không dóng tiếng chuông báo động để người dân phòng ngừa, để có được sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh nghiệm từ quốc gia tiên tiến khác? Họ xấu hổ hay mặc cảm? Họ tự ti hay họ tự tin?
Đảng và những nhà lãnh đạo Đảng đã dấu nhẹm tin tức về virus chỉ vì muốn duy trì “sự ổn định” và sức mạnh quyền lực của họ. Không biết tôi nói vậy có đúng không? Nhưng thật đúng là chính trị đi kèm với thủ đoạn. Tại sao? Vì hầu hết mọi người khi ở trên đỉnh cao quyền lực, người ta không muốn xuống nữa. Tôi nói hầu hết vì cũng có những vị khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực, do biết mình tài sức có hạn nên vì ích lợi chung cho cả một dân tộc, hay vì lợi ích chung của cộng đoàn, chỉ sau một thời gian lãnh đạo thì sẵn lòng nhường vị trí ấy cho người khác xứng đáng hơn, tài năng hơn, Đức Thánh Cha Benedicto XVI là một thí dụ).
Thật thế, khi đã ở đỉnh cao chót vót của quyền lực, người ta cứ muốn tiếp tục ở trong địa vị ấy để dương oai để thao túng... không ai muốn mất chức, mất quyền, mất ghế. Thế nên mới có chuyện ông Kim Jon Un, ông Tập Cận Bình, ông Putin, và thậm chí ngay cả ông TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam cũng muốn thay đổi điều luật của quốc gia để có thể tại vị, tiếp tục được nắm giữ quyền hành cho đến khi... chết. Thương thay cho dân tộc nào có những nhà lãnh đạo đầy tham vọng như thế.
Trên Youtube, có những clip chiếu cảnh lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nhìn mặt anh non choẹt, trong không có tướng tá, có đức chút nào, ngồi trong chiếc xe hơi hạng sang, chạy đến điểm họp với các nguyên thủ khác, xung quanh chiếc xe này, dàn vệ sĩ chạy bộ hộc tốc bao quanh chiếc xe. Thú thật cùng bạn đọc, nhìn thấy những cảnh ấy tôi chịu không nổi. Ai đã đưa ra sáng kiến bảo vệ lãnh tụ như thế? Tôi thấy thương cho những người vệ sĩ ấy. Họ cống hiến sức lực, thời gian phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu mến tổ quốc? Hay họ cũng chỉ vì kế sinh nhai, vì sự sống còn của gia đình, của vợ con và của chính bản thân mình mà phải phục dịch cho lãnh đạo theo kiểu cách quái đản như vậy? Tất cả chỉ vì cuộc sống mà thôi, thấy mà thương cho họ thật sự. Tôi không tin hết thảy những dàn vệ sĩ ấy đã và đang hết mình phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu nước họ dành cho tổ quốc. Họ phục vụ chỉ vì cuộc sống của vợ con và gia đình họ. Thật không thể tưởng tượng được sự trịch thượng ngổ ngáo ấy nếu không tận mắt thấy chúng trên truyền hình.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un, kế thừa chiếc ghế Chủ tịch từ ông, cha của anh. Có quá đáng không khi nói anh không có mấy năng lực, chẳng qua chỉ như “con vua thì lại làm vua, con sãi ỡ chùa thì quét lá đa”. Thế mà anh ung dung an nhàn trong sự cung phụng của bao nhiêu con người. Anh sống trên nỗi khổ của nhân dân. Cứ vào Youtube, tìm kiếm những clip nói về cuộc sống của nhân dân Bắc Hàn thì sẽ rõ. Quyền lực rơi vào tay những con người như vậy thì khác nào dao kiếm giao vào tay quân du thủ du thực?
Tôi không bình luận, không đưa ra những nhận xét phán đoán một chiều. Tôi chỉ luận bàn những gì thấy được trước mắt, rất thật và rất sống động trên màn hình tivi không thể phủ nhận được.
Quả thật nhân chuyện con virus corona chúng ta có nhiều vấn đề để luận bàn lắm. Nhưng thôi, xin ngưng bài viết này ở đây. Mời bạn cùng tôi, chúng ta có thể đọc (hoặc hát) lời bài Chúa giàu lòng Thương Xót của Linh mục Vũ Đức Hiệp để chung lòng hiệp ý cầu xin cho sự chấm dứt sớm của đại dịch này. Lời bài hát này quá sâu sắc và ý nghĩa. Chúng ta nên dùng để cầu nguyện trong những ngày này:
“Lạy Chúa Giêsu con tin tưởng nơi Chúa. Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa. Vì ngoài lòng Chúa xót thương, không còn nguồn hy vọng nào. Chúng con đặt vào Chúa lòng tín thác của mỗi chúng con.
Nhân loại hôm nay đang trải qua bao là sự dữ. Con người hôm nay đang sống trong tuyệt vọng lo âu. Chúng con đến kêu cầu Chúa giàu lòng xót thương. Ngài mở ra con đường đưa đến tận nguồn suối yêu thương”
Lạy Chúa Giêsu, vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới.
Lm Louis Nguyễn
Giáo phận của chúng tôi có lệnh tạm ngừng các sinh hoạt phụng vụ tôn giáo được kể là chậm nhất so với các giáo phận khác của Canada. Các giáo phận khác của Canada như Toronto, Vancouver, Quebec, Edmondton... đã có lệnh này từ tuần trước. Có lẽ cũng là vì giáo phận của chúng tôi ở miền Trung Tây Canada, vùng đất nông nghiệp, không có nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, không đón nhiều du khách quốc tế nên dịch bệnh tuy có tràn tới nhưng ở mức chậm và có thể khống chế được.
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Bộ Y tế của tỉnh bang ra thông báo khẩn, Tòa giám mục dựa trên thông báo này mà quyết định, vì nói gì thì nói, đây quả là một quyết định vô cùng khó khăn của Bề trên Giáo phận, chẳng ai muốn và cũng chẳng ai mong phải đưa ra một quyết định hết sức khó khăn như thế.
Theo lệnh của Đức Tổng Giám Mục, tính từ ngày thứ Sáu của tuần thứ III mùa Chay năm nay, các nhà thờ trong toàn Giáo phận sẽ tạm đóng cửa. Các sinh hoạt tụ tập trên 5 người, các lớp giáo lý, các buổi tĩnh tâm, xưng tội, các cuộc họp của các ban ngành đoàn thể trong các giáo xứ phải hủy bỏ. Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi dân Chúa tụ họp. Từ giờ phút này sẽ đóng của im lìm, sẽ không con vang tiếng đọc kinh thưa gửi, sẽ không có tiếng đàn, tiếng hát, sẽ không... sẽ không...
Với tôi, Giáo hội đang thực sự trở về với Giáo hội thời sơ khai, khi người ta tụ họp trong nhà, cầu nguyện và cử hành lễ bẻ bánh cùng nhau. Chỉ khác là Giáo hội nay tiên tiến hơn: dâng lễ online, vừa dự lễ vừa ngồi thoải mái trong ghế salon, cầm ly cà phê trên tay (mong là không phải vậy)? Nhiều linh mục sẽ trở nên minh tinh màn bạc vì xuất hiện trên màn hình liên tục... Thế mới thấy ưu điểm của các tiện nghi thời kỹ thuật số, Giáo hội đang tận dụng chúng để truyền giáo, để Lời Chúa vẫn được quảng bá rộng rãi mà không bị ngưng lại.
Tạm thời từ nay vào các Chúa Nhật, sân bãi đậu xe parking lot sẽ không còn cảnh đầy ắp xe; giáo dân sẽ không ùn ùn kèo đến hết lễ này đến lễ khác. Các Linh mục chúng tôi sẽ tạm thời “thất nghiệp”, không phải quá lo chuyện soạn bài giảng lễ cuối tuần, cũng không phải vất vả thu dọn đồ lễ, ăn vội vàng chút gì đó để có sức mà lên xe rong ruổi đến nhà thờ khác dâng lễ tiếp theo... Nói chung mọi người, từ Cha đến con, từ Giáo dân đến Linh mục đều lặng lẽ thu mình trong ngôi nhà của mình, mọi giao tiếp đều bị giới hạn. Đây có lẽ là thời gian tốt nhất để tĩnh lặng nhìn lại chính mình, để dành thời gian tiến vào sâu hơn trong quan hệ thân tình với Chúa qua lời cầu nguyện.
Với các gia đình thì đây quả là thời gian quý báu dành cho nhau. Các thành viên tụ họp trong mái ấm gia đình, chia sẻ cùng nhau các bữa ăn chung, giải quyết các công việc tồn đọng lâu nay vì dù muốn cũng chẳng làm được do quá bận rộn với việc làm ở công sở.
Với giáo dân thì đây là thời gian quý báu để mọi người kiểm điểm lại lòng yêu mến Chúa, yêu mến Thánh lễ, yêu mến Thánh Thể, yêu mến sinh hoạt cộng đồng của họ. Ngay sau khi thông báo thư của Tòa Giám mục, tôi nhận được một yêu cầu từ một bà giáo dân: “Cha phải có sáng kiến gì đó để chúng con có thể được rước lễ”. Thú thật cùng bạn đọc, khi nhận được yêu cầu này, tôi sung sướng và hân hoan quá sức. Ít ra là cũng có người là fan của Thánh Thể, có lòng yêu mến Chúa Giêsu cách mãnh liệt như vậy chứ. Lại có một bà khác nói với tôi rằng: “chúng con cần Chúa, chỉ có Chúa mới cứu chúng con trong lúc thử thách này”. Câu nói của bà làm tôi cảm động vô cùng bởi nó nói lên Bà có một niềm tin đơn sơ thành thực, vừa chân thành vừa thực tế, giáo lý của Bà quả rất thực tiễn.
Giờ thì mọi chuyện đã diễn ra. Tôi ngồi viết bài này trong buổi chiều cuối tuần thứ III mùa Chay. Bầu khí bên ngoài lẫn bên trong nhà là quá sức tĩnh lặng. Bên ngoài thì không nghe tiếng xe chạy, bên trong nhà thì chỉ nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Tôi có một một ấm ức phát sinh từ một một câu hỏi mà quả thật sau nhiều ngày suy nghĩ, dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghe, đọc, xem tin tức khắp nơi mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Câu hỏi khiến cho tôi cứ ấm ức mãi trong lòng vì không tìm ra câu giải đáp thỏa đáng đó là: Các khoa học gia Trung Quốc thí nghiệm về con virus Corona để làm gì? Để tạo ra thứ vaccine tiêu diệt chính nó (corona)? hay các loại virus nguy hiểm khác? Họ nghiên cứu chúng bao lâu rồi? Mục đích chính của họ là gì? Mục đích đó tốt hay xấu?
Khi nêu lên câu hỏi và kể ra những ấm ức này, tôi tin rằng chắc chắn cũng có nhiều người có cùng tâm trạng như tôi. Chúng ta cứ thắc mắc, tự hỏi và phải tự tìm câu trả lời. Nhưng mà quả thật tìm mãi vẫn không ra, thế nên nó mới ấm ức, anh ách trong lòng vì không được thỏa mãn.
Theo dõi tin tức bằng đủ các loại phương tiện khác nhau như báo chí, internet, truyền thanh và truyền hình tôi càng hoang mang, càng ấm ức vì đúng là ‘tin tức’, đọc xong càng tức, nghe xong càng bực mình. Có bao nhiêu “tin tức” làm phức tạp hoặc gây nhiễu, gây thêm sự ngờ vực hoang mang trong lòng người đọc, tỷ như có bản tin cho rằng đó là thứ vũ khí sinh học mà Trung Quốc đang thử nghiệm để tấn công các cường quốc đối thủ. Thực hư thế nào chúng ta không biết đích xác vì thiếu nguồn chứng tin cậy. Chúng ta phải đợi thời gian sẽ có câu trả lời chính xác. Tôi tin rằng sau này các chính trị gia, khoa học gia, sử gia sẽ “giải mã” cho chúng ta để có câu trả lời sự thật chính xác như thế nào.
Nói như thế vì chúng ta cần thật khách quan khi suy xét đánh giá mọi sự, không nên đưa ra những nhận xét cách bất công trên mọi phương diện. Đặc biệt ở đây là đụng chạm đến uy tín của một dân tộc, một quốc gia, chúng ta cần trong sáng và khách quan, thận trọng hơn nhiều lần khi đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Thôi, tạm bỏ qua chuyện cho rằng người Trung Quốc nghiên cứu con virus này làm vũ khí sinh học, bỏ qua chuyện người Trung Quốc có âm mưu xấu, có ý đồ chính trị, tôi muốn luận bàn rộng thêm về những vấn đề liên quan đến sự phát sinh con virus corona hay còn gọi là hiện tượng COVID-19 này.
Dù muốn hay không sự phát tán của con virus này đã xảy ra trên toàn thế giới. Nhân loại đang vất vả đối phó với dịch bệnh và thiệt hại về kinh tế thì thật vô cùng lớn. Có thể nói đây là một cuộc khủng hoảng khó có thể đo lường được tác hại của nó. Nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của toàn bộ thế giới chứ không chỉ một số quốc gia có liên quan. Vậy đâu là những điều cần làm trong giai đoạn này?
Chính trong thời điểm này, thay vì đi tìm hiểu nguyên do, chúng ta cần hợp tác, hợp lực, chung lòng cùng nhau hiệp nhất để đối phó với con virus quái ác đang gây khốn khổ cho bao nhiêu con người, bao nhiêu quốc gia trên thế giới. Tôi xin nhắc lại chúng ta cần hiệp nhất với nhau. Đây là lúc chúng ta cần sự hiệp nhất để đối phó với kẻ thù đang gây ra đại họa cho nhân loại.
Có những việc cụ thể mà trong tư cách là một công dân ta có thể làm. Đó là tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chính quyền sở tại, của những nhà lãnh đạo tôn giáo và thế tục. Nếu ai cũng ý thức, ai cũng biết điều cần làm và điều nên tránh, ai cũng tuân thủ những yêu cầu, chỉ thị của các nhà lãnh đạo thì chắc chắn sự lây lan của con virus này sẽ bị khống chế, việc ngăn ngừa lây lan như thế sẽ có tác dụng cụ thể và đại họa do con này gây ra có thể nói đã khống chế được một nửa.
Chúng ta cần ý thức. Ý thức nơi chính bản thân mình để bảo vệ cho chính mình và cho nhau. Tôi lấy ví dụ: chuyện rửa tay vệ sinh. Theo thói thường, chúng ta không làm, hoặc làm qua loa chiếu lệ. Nhưng từ hôm nay chúng ta phải làm cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn. Như thế chúng ta đang góp phần bảo vệ và ngăn cản sự lây lan của con virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không mời mà đến này.
Trong nghiên cứu khoa học, có một nguyên tắc căn bản, nguyên tắc căn bản nhất, nguyên tắc vượt lên trên hết mọi nguyên tắc mà các khoa học gia cần tuân thủ nghiêm ngặt là sự cẩn thận. Cứ thử hình dung trong phòng thí nghiệm, khi nghiên cứu sự hòa trộn các hóa chất để tìm ra một sản phẩm mới. Nếu không thao tác đúng bài bản, nếu không tuân theo quy trình căn bản, sự hòa trộn các chất hóa học ấy có thể gây ra cháy nổ hoặc tàn phá khủng khiếp mà các khoa học gia là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên bởi họ gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với chúng. Ông bà ta nói: “Sai một ly đi một dặm” quả là chính xác. Sự cẩu thả hoặc thiếu cẩn trọng trong các phòng thí nghiệm là vô cùng nguy hiểm.
Ở đây chuyện cẩu thả, cẩn tắc vô áy náy trong sự kiện Viruscorona hay COVID-19 rõ ràng là đã gây ra đại họa cho nhân loại bởi như chúng ta đã biết các nhà khoa học sinh học ở Vũ Hán đã thí nghiệm loại virus này trên dơi, một vài chú dơi bay sổng ra ngoài phòng thí nghiệm, và thế là phát tán sự lây nhiễm... Chuyện đã xảy ra, chắc chắn những người trong cuộc đã học được những bài học đắt giá.
Trong sinh hoạt cuộc sống bình thường cũng thế. Nhiều khi ta do không cẩn thận chú ý, không nghiêm túc theo sát những quy định đã biết nên để xảy ra nhiều trường hợp không nên có từ những chuyện vụn vặt như: không cẩn thận khi nêm gia vị, cho quá nhiều muối, nước mắm... món ăn mặn chát uổng công chăm sóc từ đầu; nồi cơm sôi đang dần cạn nhưng vẫn để lửa, kết cục là cơm khê có mùi khét khó ăn... đến những chuyện khác như không cẩn thận ngôn từ, ăn nói bạt mạng gây tổn thương cho người khác...
Trở lại chuyện con Corona. Điều ngạc nhiên nữa là như chúng ta biết, ngay tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Corona virus phát tán ra, một Bác sĩ trẻ người Trung Quốc, Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang), đã là người đầu tiên, từ tháng 12 năm ngoái, đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của loại virus này khi ông gửi tin nhắn báo động cho các đồng nghiệp của mình về một loại virus tương tự như virus Sars. Nhưng ngay lập tức công an Trung Quốc đã cáo buộc ông tội “tung tin đồn” và gây rối trật tự công cộng. Sau đó, ông bị nhiễm virus và bị cô lập tại Bệnh viện. Ông qua đời ngày 6 tháng 2. Sau khi qua đời vị bác sĩ này được bao nhiêu người tri ân, tôn vinh thì tình hình đã quá muộn, hết còn kiểm soát được nữa. Ông muốn công khai, minh bạch hóa về nguy cơ gây hại tiềm ẩn từ hơn 40 ngày trước khi dịch bệnh bùng phát, nhưng người ta đã bưng bít thông tin, ém nhẹm sự việc, tự loay hoay tìm cách chống chữa đến khi chúng lây lan thì hết còn cơ hội sửa chữa nữa.
Vậy là thêm một câu hỏi nữa lại xuất hiện mà dù có cố suy nghĩ vẫn không tìm ra câu trả lời. Họ bưng bít thông tin, họ ém nhẹm chuyện này làm gì? Sao họ không dóng tiếng chuông báo động để người dân phòng ngừa, để có được sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh nghiệm từ quốc gia tiên tiến khác? Họ xấu hổ hay mặc cảm? Họ tự ti hay họ tự tin?
Đảng và những nhà lãnh đạo Đảng đã dấu nhẹm tin tức về virus chỉ vì muốn duy trì “sự ổn định” và sức mạnh quyền lực của họ. Không biết tôi nói vậy có đúng không? Nhưng thật đúng là chính trị đi kèm với thủ đoạn. Tại sao? Vì hầu hết mọi người khi ở trên đỉnh cao quyền lực, người ta không muốn xuống nữa. Tôi nói hầu hết vì cũng có những vị khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực, do biết mình tài sức có hạn nên vì ích lợi chung cho cả một dân tộc, hay vì lợi ích chung của cộng đoàn, chỉ sau một thời gian lãnh đạo thì sẵn lòng nhường vị trí ấy cho người khác xứng đáng hơn, tài năng hơn, Đức Thánh Cha Benedicto XVI là một thí dụ).
Thật thế, khi đã ở đỉnh cao chót vót của quyền lực, người ta cứ muốn tiếp tục ở trong địa vị ấy để dương oai để thao túng... không ai muốn mất chức, mất quyền, mất ghế. Thế nên mới có chuyện ông Kim Jon Un, ông Tập Cận Bình, ông Putin, và thậm chí ngay cả ông TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam cũng muốn thay đổi điều luật của quốc gia để có thể tại vị, tiếp tục được nắm giữ quyền hành cho đến khi... chết. Thương thay cho dân tộc nào có những nhà lãnh đạo đầy tham vọng như thế.
Trên Youtube, có những clip chiếu cảnh lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nhìn mặt anh non choẹt, trong không có tướng tá, có đức chút nào, ngồi trong chiếc xe hơi hạng sang, chạy đến điểm họp với các nguyên thủ khác, xung quanh chiếc xe này, dàn vệ sĩ chạy bộ hộc tốc bao quanh chiếc xe. Thú thật cùng bạn đọc, nhìn thấy những cảnh ấy tôi chịu không nổi. Ai đã đưa ra sáng kiến bảo vệ lãnh tụ như thế? Tôi thấy thương cho những người vệ sĩ ấy. Họ cống hiến sức lực, thời gian phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu mến tổ quốc? Hay họ cũng chỉ vì kế sinh nhai, vì sự sống còn của gia đình, của vợ con và của chính bản thân mình mà phải phục dịch cho lãnh đạo theo kiểu cách quái đản như vậy? Tất cả chỉ vì cuộc sống mà thôi, thấy mà thương cho họ thật sự. Tôi không tin hết thảy những dàn vệ sĩ ấy đã và đang hết mình phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu nước họ dành cho tổ quốc. Họ phục vụ chỉ vì cuộc sống của vợ con và gia đình họ. Thật không thể tưởng tượng được sự trịch thượng ngổ ngáo ấy nếu không tận mắt thấy chúng trên truyền hình.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un, kế thừa chiếc ghế Chủ tịch từ ông, cha của anh. Có quá đáng không khi nói anh không có mấy năng lực, chẳng qua chỉ như “con vua thì lại làm vua, con sãi ỡ chùa thì quét lá đa”. Thế mà anh ung dung an nhàn trong sự cung phụng của bao nhiêu con người. Anh sống trên nỗi khổ của nhân dân. Cứ vào Youtube, tìm kiếm những clip nói về cuộc sống của nhân dân Bắc Hàn thì sẽ rõ. Quyền lực rơi vào tay những con người như vậy thì khác nào dao kiếm giao vào tay quân du thủ du thực?
Tôi không bình luận, không đưa ra những nhận xét phán đoán một chiều. Tôi chỉ luận bàn những gì thấy được trước mắt, rất thật và rất sống động trên màn hình tivi không thể phủ nhận được.
Quả thật nhân chuyện con virus corona chúng ta có nhiều vấn đề để luận bàn lắm. Nhưng thôi, xin ngưng bài viết này ở đây. Mời bạn cùng tôi, chúng ta có thể đọc (hoặc hát) lời bài Chúa giàu lòng Thương Xót của Linh mục Vũ Đức Hiệp để chung lòng hiệp ý cầu xin cho sự chấm dứt sớm của đại dịch này. Lời bài hát này quá sâu sắc và ý nghĩa. Chúng ta nên dùng để cầu nguyện trong những ngày này:
“Lạy Chúa Giêsu con tin tưởng nơi Chúa. Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa. Vì ngoài lòng Chúa xót thương, không còn nguồn hy vọng nào. Chúng con đặt vào Chúa lòng tín thác của mỗi chúng con.
Nhân loại hôm nay đang trải qua bao là sự dữ. Con người hôm nay đang sống trong tuyệt vọng lo âu. Chúng con đến kêu cầu Chúa giàu lòng xót thương. Ngài mở ra con đường đưa đến tận nguồn suối yêu thương”
Lạy Chúa Giêsu, vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới.
Lm Louis Nguyễn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người đàn bà dưới ánh sáng Ba Ngôi và Giáo Hội Maria, theo Đức Hồng Y Ouellet 2
Vũ Văn An
00:16 21/03/2020
II – Nhiệm cục của Mầu nhiệm Phu Thê Ba Ngôi như Mầu nhiệm Phu Thê của Chúa Kitô và Giáo hội
Chúng ta đã nói rằng giả thuyết khởi điểm về một nguyên mẫu khác biệt giới tính trong Thiên Chúa ngụ ý nền thần học Giao ước, trong đó Thiên Chúa đã tiền định nhân tính nơi Chúa Kitô sẽ trở thành “người tham gia vào bản tính Thiên Chúa, vốn là Tình yêu vĩnh cửu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kế hoạch thần thiêng này đã được hoàn thành một cách hoàn hảo trong Chúa Kitô như “mầu nhiệm phu thê”, vì toàn bộ hành trình Nhập Thể trần thế của Người là một cuộc hôn nhân giữa thần tính và nhân tính. Sứ mệnh cứu chuộc của Người cho đến hy sinh tột cùng quả thực mặc khải Tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại và Sự phục sinh của Người từ cõi chết xác nhận Tình yêu của Chúa Cha dành cho Con của Người, được nâng lên cánh tay phải của Người, và cho nhân loại được hòa giải và thánh hóa bằng việc tuôn đổ Chúa Thánh Thần. Sự phục sinh của Chúa Kitô và hồng ân Chúa Thánh Thần là bằng chứng thành công của kế hoạch Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước, nhưng vấn đề vẫn còn đó, nghĩa là làm thế nào chúng ta có thể diễn dịch từ đó có sự hiện hữu của mầu nhiệm phu thê nội thẳm trong chính Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta có thể đạt tới nó bằng cách đọc lại, theo các thuật ngữ phu thê minh nhiên nhất, các mối tương quan nội bộ của Ba Ngôi, vốn tỏ lộ trong nhiệm cục cứu rỗi. Thật vậy, mầu nhiệm Nhập thể hệ ở việc sinh hạ Chúa Con trong xác thịt với sự trung gian của Chúa Thánh Thần, một việc hạ sinh được phát biểu, về phía Chúa Con, là sự vâng phục đầy tình yêu đối với Chúa Cha cho đến chết trên Thập giá, từ đó, Chúa Kitô đã sống lại từ hạ giới nhờ vào Nụ hôn Phục sinh mà Người nhận được từ Thánh Thần của Chúa Cha, như tình yêu phu thê vốn xác nhận tư cách Con thần thiêng của Người trong xác thịt phục sinh và khiến Người có khả năng tuôn đổ Thánh Thần sự sống trên mọi xác thịt. Khoảnh khắc nhiệm xuất của Thánh Thần trong nội thẳm Ba Ngôi tương ứng với khoảnh khắc Phục sinh trong nhiệm cục cứu rỗi bởi vì chính ở đó, việc sinh hạ Chúa Con trong xác thịt đã đạt tới kết thúc của nó, trong khả năng sinh sản hỗ tương của Chúa Cha và của Chúa Con vốn cùng phát ra Thánh Thần Tình Yêu, trước hết trong xác thịt phục sinh của Chúa Kitô và qua Người, trong toàn thể nhân loại đã được cứu chuộc, trở nên, nơi Người và vì Người, đối tác hữu hiệu của mầu nhiệm Giao ước. Nói cách khác, biến cố Nhập thể hiểu như mầu nhiệm Giao ước là bản dịch hoàn hảo, trong nhiệm cục cứu rỗi, của mầu nhiệm phu thê của Ba Ngôi nội tại. Trật tự nhiệm xuất trong Ba Ngôi được tôn trọng theo nghĩa việc sinh ra Chúa Con xẩy ra trước và làm cho việc nhiệm xuất của Thánh Thần thành khả hữu, một nhiệm xuất được thể hiện đúng như như ấn tích phu thê đóng trên sự kết hợp hôn nhân có tính lịch sử và cánh chung giữa hai bản tính của Chúa Kitô trong biến cố sống-chết-phục sinh của Người. Sự dạt dào Tình yêu Ba Ngôi đầy mật thiết và có khả năng sinh sản này trong cuộc Nhập thể của Chúa Con lên đến tuyệt đỉnh trong Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm phu thê tuyệt vời của Chúa Kitô và của Giáo hội.
Sau cái nhìn tổng quát về kế hoạch của Thiên Chúa này, cần phải tạm dừng lại ở hình tượng Thánh Thần, Đấng đã trở thành vị chủ đạo vĩ đại của việc Nhập Thể của Tình yêu Ba Ngôi, dù theo cách riêng của Người tức cách hiệp thông [21]. Đó là lý do tại sao Người là kiến trúc sư vĩ đại của đáp ứng Giáo hội, Nhiệm thể và Nàng dâu của Chúa Kitô, đối với hồng phúc hiệp thông Ba Ngôi. Như trong Thiên Chúa Ba Ngôi nội tại, hành động của Người trong nhiệm cục có tính phu thê và mẫu thân. Người ban sự sống thần thiêng, bắt đầu với tình mẫu tử thần thiêng của Đức Trinh Nữ Maria và kéo dài trong tình mẫu tử thiêng liêng của ngài dưới chân thập giá và trong ngày lễ Ngũ tuần [22]. Thánh Thần cũng ban cơ cấu phẩm trật của Giáo hội như là đại diện của Chúa Kitô là Đầu để phục vụ sự hiệp thông của Dân Thiên Chúa, sự hiệp thông mà mặt khác, Người vốn làm giàu một lần nữa bằng nhiều hồng ân và đặc sủng. Khi làm như vậy, Thánh Thần được biểu lộ như Đấng ban sự sống thần thiêng, Đấng hợp nhất trong phân biệt, luôn bảo vệ các khác biệt để sự kết hợp là sự kết hợp hiệp thông chứ không độc dạng; giống như trong Ba Ngôi cực thánh, trong đó Ngôi Thánh Thần tôn vinh sự hợp nhất thần thiêng, Tam Vị Hợp Nhất (Tri-Unity), bằng cách thánh hiến sự khác biệt tuyệt đối của Ba Ngôi. Mỗi vị là một Ngôi theo cách riêng của mình, nhưng luôn đồng bản thể với vị khác trong Tình yêu tuyệt đối. Trong Ba Ngôi cực thánh, không có ba Ngôi đồng nhất và độc dạng mà là ba Ngôi mà đặc tính bản vị thể hiện cách là Tình yêu trong Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau nhưng trong sự hợp nhất của cùng một bản tính: Tình yêu phụ thân, Tình yêu con thảo và Tình yêu phu thê.
Bây giờ chúng ta hãy tạm dừng lại ở nguyên mẫu tình mẫu thân trong Thiên Chúa, một nguyên mẫu mà Truyền thống cũng có xu hướng đặt nơi Chúa Thánh Thần. Thực thế, Người được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính như Đấng “ban sự sống”, và được mô tả trong Sách Thánh gần với Người phụ nữ, bất kể đó là Đức Trinh Nữ Maria trong tất cả mầu nhiệm của ngài, từ Truyền tin đến Lễ Ngũ tuần và Mông Triệu, hay là Nàng dâu của Sách Khải Huyền, trong đó Người khao khát sự quang lâm của Chúa Giêsu (Kh 22:17). Sự gần gũi này giữa Thánh Thần và Người phụ nữ không phải là sự gần gũi của Chàng Rể, nhưng một lần nữa, sâu sắc hơn như “chúng ta” trong Người, mầu nhiệm phu thê được nên trọn, bất kể ý kiến bất cập thời trung cổ nói về Thánh Thần như là người phối ngẫu của Đức Trinh nữ. Thánh Thần không phải là Đấng kết hôn, chính ở trong Người và nhờ Người, mà cuộc kết hôn giữa Lời Thiên Chúa và nhân loại đã được thể hiện trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Thánh Thần là Đấng trung gian của cuộc hôn nhân này trong tư cách tình yêu phu thê và mẫu thân chuyên chở hạt giống của Chúa Cha và kết hợp hai bản tính của Ngôi Lời nhập thể trong lòng đồng trinh của Đức Maria, đồng thời tưởng thưởng ngài vì lời XIN VÂNG không tì vết và không do dự đối với Lời Thiên Chúa. Do đó, Thánh Thần hoàn thành một cách tích cực mầu nhiệm Nhập thể do sự kiện Người là Ngôi-hiệp thông (Person-communion) luôn hành động để phục vụ Chúa Cha và Chúa Con và theo đuổi việc làm trung gian hôn nhân này trong diễn trình Nhập thể của Ngôi Lời cho tới tận Mầu nhiệm Vượt qua của Người.
Quả là tuyệt vời khi được chiêm ngưỡng việc trung gian phu thê này của Chúa Thánh Thần, một việc gây linh hứng và đồng hành trong một song song bất cân đối, đức vâng lời của Chúa Giêsu đối với Cha của Người và sự sẵn sàng có đó một cách vô hạn của Đức Maria đối với Ngôi Lời Thiên Chúa. Sự hiệp thông hoàn hảo này trong đức vâng lời vì yêu thương được hoàn hợp dưới chân Thập giá, khi Chúa Con và Mẹ đồng lòng chịu cơn Thống Khổ vì yêu thương của lễ hy sinh cứu chuộc. Ngay lúc chứng kiến hơi thở cuối cùng của Con trai bị đóng đinh của ngài – khúc dạo đầu của việc tuôn tràn Thánh Thần - Trinh nữ Vô nhiễm được Thánh Thần nâng lên phẩm hàm Nàng dâu của Chiên con được hiến tế và Mẹ của Giáo hội. Do đó, chức mới làm mẹ Giáo Hội của ngài trong Thánh Thần vượt quá mối tương quan Mẹ-Con theo xác thịt, y như trong Thiên Chúa, khả năng sinh sản có tính phu thê của Thánh Thần vượt quá mối quan hệ Cha-Con và ban cho nó một chiều kích mới. Thánh Thần mãi mãi làm cho tư cách làm mẹ của Giáo Hội - Maria (Mary-Church) này có khả năng sinh sản qua nhiệm cục bí tích, nhất là với việc cử hành Mầu nhiệm Vượt qua, trong đó nhiệm cục này đem lại dư tràn Thánh Thể của Ngôi Lời Nhập thể, vốn tạo nên Giáo hội như Thân thể và là Nàng Dâu của Người; do đó, mà có tên Ecclesia Mater (Mẹ Giáo Hội), được liên kết với việc tham dự mật thiết của Giáo Hội vào thuộc tính phu thê-mẫu thân của Thánh Thần của Chúa Cha và của Chúa Con.
Tuy nhiên, chúng ta hướng về Thánh Thần trong nội tại Thiên Chúa Ba Ngôi để quan sát kỹ hơn chiều kích mẫu thân này của Ngôi vị Người và hành động hướng nội và hướng ngoại của Người. Là “chúng ta”, được cấu thành bởi tính hỗ tương bất cân xứng nhưng hoàn toàn đồng bản thể của Chúa Cha và Chúa Con, Thánh Thần cho phép người ta thoáng nhìn thấy chiều kích mẫu thân của Người qua việc tuôn tràn một lần nữa Tình yêu phu thê vốn làm phong phú một cách tích cực hai Ngôi kia (Cùng thở vào nhau [aspiration] một cách chủ động thụ động) nhưng theo một cách phụ thuộc, tùy thuộc vào tính đệ nhất đẳng (primacy) của hai Ngôi kia (trật tự nhiệm xuất), một điều vốn không hề chạm đến tính bình đẳng hoàn hảo của Ba Ngôi vốn dựa trên tính đồng bản tính tay ba của các vị. Do đó, trên bình diện ngôn ngữ, giới từ “trong”, một giới từ thường đi kèm với việc trích dẫn Chúa Thánh Thần, diễn ra trong lời cầu nguyện phụng vụ của Giáo hội hoặc trong phát biểu thần học về mầu nhiệm của Giáo Hội. Thực thế, Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi là Tình yêu mà theo cách này bác bỏ mầu nhiệm của chính Người: Tình yêu ba ngôi vị xuất phát từ Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần, một sự sống vĩnh cửu trong một trao đổi trường cửu mà sự tới lui tạo thành mầu nhiệm vô tận của Người như Deus semper maior (Thiên Chúa luôn lớn hơn). Ta có thể thoáng thấy biến cố này của Tình yêu phụ thân, hiếu tử và phu thê, vốn là Ba Ngôi nội tại, trong nhiệm cục cứu rỗi trong đó các Ngôi Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm riêng của các vị trong các mối tương quan Giao ước của các vị với mọi ngôi vị nhân bản và với nhân loại như một toàn thể trong Chúa Kitô.
Sở dĩ như vậy, là bởi vì Chúa Thánh Thần sở hữu trong chính Người sự sống nhiệm xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con. Người sở hữu nó theo mức độ nhận được một cách thụ động-tác động từ hai Ngôi kia và thêm vào đó, qua thuộc tính bản vị của Người, khả năng sinh sản mới có tính phu thê và mẫu thân của hiệp thông, của sự sống mới, của sự tự do luôn lớn lao hơn trong Tình yêu. Đó là lý do tại sao vai trò đối nội của Chúa Thánh Thần và hoạt động đối ngoại của Người trong Giáo hội và trên thế giới mang dấu chỉ hài hòa, hợp nhất trong đa dạng, tự do và nhưng không, khả năng sinh sản vốn dành cho Người một cách xứng đáng danh hiệu Vinh quang là Tình yêu phu thê và mẫu thân. Thánh Irênê viết: “nơi nào có Giáo hội, nơi ấy có Thánh Thần Thiên Chúa; và nơi nào có Thánh Thần Thiên Chúa, nơi ấy có Giáo hội và mọi loại ơn thánh” [23]. Đó cũng là lý do tại sao công việc thánh hóa và tôn vinh mà Người thực hiện trong nhiệm cục cứu rỗi xem ra phù hợp một cách hoàn hảo với tính ngôi vị Ba Ngôi của Người. Do đó, vẻ đẹp của Giáo hội-Hiệp thông, xuất phát từ sự kenosis (tự hủy) của Ngôi Lời Nhập thể như tư cách bản vị nữ tính được Thánh Thần sinh động hóa, và từ khuôn dung Nàng dâu và Mẫu thân của Người, tuy nhiên, không loại bỏ việc Chúa Thánh Thần là ngôi vị độc hữu, vì Người là “chúng ta”, vốn chứa trong mình Tình yêu của Chúa Cha và của Chúa Con cấu thành Giáo hội như là Sacramentum Trinitatis (Bí tích của Thiên Chúa Ba ngôi). Chúa Thánh Thần của Ba Ngôi, tự bỏ mình như hai Ngôi kia, hai Ngôi mà từ đó Người vốn nhiệm xuất, đã đích thân từ bỏ chính mình cho tâm điểm mầu nhiệm phu thê của Chúa Kitô và của Giáo hội, và bảo đảm rằng sự hợp nhất của Giáo hội được cấu thành bởi sự hợp nhất Ba Ngôi của Chúa Cha, của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần, như được Công đồng Vatican II hân hoan phát biểu [24].
Chúng ta đã nói rằng giả thuyết khởi điểm về một nguyên mẫu khác biệt giới tính trong Thiên Chúa ngụ ý nền thần học Giao ước, trong đó Thiên Chúa đã tiền định nhân tính nơi Chúa Kitô sẽ trở thành “người tham gia vào bản tính Thiên Chúa, vốn là Tình yêu vĩnh cửu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kế hoạch thần thiêng này đã được hoàn thành một cách hoàn hảo trong Chúa Kitô như “mầu nhiệm phu thê”, vì toàn bộ hành trình Nhập Thể trần thế của Người là một cuộc hôn nhân giữa thần tính và nhân tính. Sứ mệnh cứu chuộc của Người cho đến hy sinh tột cùng quả thực mặc khải Tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại và Sự phục sinh của Người từ cõi chết xác nhận Tình yêu của Chúa Cha dành cho Con của Người, được nâng lên cánh tay phải của Người, và cho nhân loại được hòa giải và thánh hóa bằng việc tuôn đổ Chúa Thánh Thần. Sự phục sinh của Chúa Kitô và hồng ân Chúa Thánh Thần là bằng chứng thành công của kế hoạch Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước, nhưng vấn đề vẫn còn đó, nghĩa là làm thế nào chúng ta có thể diễn dịch từ đó có sự hiện hữu của mầu nhiệm phu thê nội thẳm trong chính Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta có thể đạt tới nó bằng cách đọc lại, theo các thuật ngữ phu thê minh nhiên nhất, các mối tương quan nội bộ của Ba Ngôi, vốn tỏ lộ trong nhiệm cục cứu rỗi. Thật vậy, mầu nhiệm Nhập thể hệ ở việc sinh hạ Chúa Con trong xác thịt với sự trung gian của Chúa Thánh Thần, một việc hạ sinh được phát biểu, về phía Chúa Con, là sự vâng phục đầy tình yêu đối với Chúa Cha cho đến chết trên Thập giá, từ đó, Chúa Kitô đã sống lại từ hạ giới nhờ vào Nụ hôn Phục sinh mà Người nhận được từ Thánh Thần của Chúa Cha, như tình yêu phu thê vốn xác nhận tư cách Con thần thiêng của Người trong xác thịt phục sinh và khiến Người có khả năng tuôn đổ Thánh Thần sự sống trên mọi xác thịt. Khoảnh khắc nhiệm xuất của Thánh Thần trong nội thẳm Ba Ngôi tương ứng với khoảnh khắc Phục sinh trong nhiệm cục cứu rỗi bởi vì chính ở đó, việc sinh hạ Chúa Con trong xác thịt đã đạt tới kết thúc của nó, trong khả năng sinh sản hỗ tương của Chúa Cha và của Chúa Con vốn cùng phát ra Thánh Thần Tình Yêu, trước hết trong xác thịt phục sinh của Chúa Kitô và qua Người, trong toàn thể nhân loại đã được cứu chuộc, trở nên, nơi Người và vì Người, đối tác hữu hiệu của mầu nhiệm Giao ước. Nói cách khác, biến cố Nhập thể hiểu như mầu nhiệm Giao ước là bản dịch hoàn hảo, trong nhiệm cục cứu rỗi, của mầu nhiệm phu thê của Ba Ngôi nội tại. Trật tự nhiệm xuất trong Ba Ngôi được tôn trọng theo nghĩa việc sinh ra Chúa Con xẩy ra trước và làm cho việc nhiệm xuất của Thánh Thần thành khả hữu, một nhiệm xuất được thể hiện đúng như như ấn tích phu thê đóng trên sự kết hợp hôn nhân có tính lịch sử và cánh chung giữa hai bản tính của Chúa Kitô trong biến cố sống-chết-phục sinh của Người. Sự dạt dào Tình yêu Ba Ngôi đầy mật thiết và có khả năng sinh sản này trong cuộc Nhập thể của Chúa Con lên đến tuyệt đỉnh trong Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm phu thê tuyệt vời của Chúa Kitô và của Giáo hội.
Sau cái nhìn tổng quát về kế hoạch của Thiên Chúa này, cần phải tạm dừng lại ở hình tượng Thánh Thần, Đấng đã trở thành vị chủ đạo vĩ đại của việc Nhập Thể của Tình yêu Ba Ngôi, dù theo cách riêng của Người tức cách hiệp thông [21]. Đó là lý do tại sao Người là kiến trúc sư vĩ đại của đáp ứng Giáo hội, Nhiệm thể và Nàng dâu của Chúa Kitô, đối với hồng phúc hiệp thông Ba Ngôi. Như trong Thiên Chúa Ba Ngôi nội tại, hành động của Người trong nhiệm cục có tính phu thê và mẫu thân. Người ban sự sống thần thiêng, bắt đầu với tình mẫu tử thần thiêng của Đức Trinh Nữ Maria và kéo dài trong tình mẫu tử thiêng liêng của ngài dưới chân thập giá và trong ngày lễ Ngũ tuần [22]. Thánh Thần cũng ban cơ cấu phẩm trật của Giáo hội như là đại diện của Chúa Kitô là Đầu để phục vụ sự hiệp thông của Dân Thiên Chúa, sự hiệp thông mà mặt khác, Người vốn làm giàu một lần nữa bằng nhiều hồng ân và đặc sủng. Khi làm như vậy, Thánh Thần được biểu lộ như Đấng ban sự sống thần thiêng, Đấng hợp nhất trong phân biệt, luôn bảo vệ các khác biệt để sự kết hợp là sự kết hợp hiệp thông chứ không độc dạng; giống như trong Ba Ngôi cực thánh, trong đó Ngôi Thánh Thần tôn vinh sự hợp nhất thần thiêng, Tam Vị Hợp Nhất (Tri-Unity), bằng cách thánh hiến sự khác biệt tuyệt đối của Ba Ngôi. Mỗi vị là một Ngôi theo cách riêng của mình, nhưng luôn đồng bản thể với vị khác trong Tình yêu tuyệt đối. Trong Ba Ngôi cực thánh, không có ba Ngôi đồng nhất và độc dạng mà là ba Ngôi mà đặc tính bản vị thể hiện cách là Tình yêu trong Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau nhưng trong sự hợp nhất của cùng một bản tính: Tình yêu phụ thân, Tình yêu con thảo và Tình yêu phu thê.
Bây giờ chúng ta hãy tạm dừng lại ở nguyên mẫu tình mẫu thân trong Thiên Chúa, một nguyên mẫu mà Truyền thống cũng có xu hướng đặt nơi Chúa Thánh Thần. Thực thế, Người được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính như Đấng “ban sự sống”, và được mô tả trong Sách Thánh gần với Người phụ nữ, bất kể đó là Đức Trinh Nữ Maria trong tất cả mầu nhiệm của ngài, từ Truyền tin đến Lễ Ngũ tuần và Mông Triệu, hay là Nàng dâu của Sách Khải Huyền, trong đó Người khao khát sự quang lâm của Chúa Giêsu (Kh 22:17). Sự gần gũi này giữa Thánh Thần và Người phụ nữ không phải là sự gần gũi của Chàng Rể, nhưng một lần nữa, sâu sắc hơn như “chúng ta” trong Người, mầu nhiệm phu thê được nên trọn, bất kể ý kiến bất cập thời trung cổ nói về Thánh Thần như là người phối ngẫu của Đức Trinh nữ. Thánh Thần không phải là Đấng kết hôn, chính ở trong Người và nhờ Người, mà cuộc kết hôn giữa Lời Thiên Chúa và nhân loại đã được thể hiện trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Thánh Thần là Đấng trung gian của cuộc hôn nhân này trong tư cách tình yêu phu thê và mẫu thân chuyên chở hạt giống của Chúa Cha và kết hợp hai bản tính của Ngôi Lời nhập thể trong lòng đồng trinh của Đức Maria, đồng thời tưởng thưởng ngài vì lời XIN VÂNG không tì vết và không do dự đối với Lời Thiên Chúa. Do đó, Thánh Thần hoàn thành một cách tích cực mầu nhiệm Nhập thể do sự kiện Người là Ngôi-hiệp thông (Person-communion) luôn hành động để phục vụ Chúa Cha và Chúa Con và theo đuổi việc làm trung gian hôn nhân này trong diễn trình Nhập thể của Ngôi Lời cho tới tận Mầu nhiệm Vượt qua của Người.
Quả là tuyệt vời khi được chiêm ngưỡng việc trung gian phu thê này của Chúa Thánh Thần, một việc gây linh hứng và đồng hành trong một song song bất cân đối, đức vâng lời của Chúa Giêsu đối với Cha của Người và sự sẵn sàng có đó một cách vô hạn của Đức Maria đối với Ngôi Lời Thiên Chúa. Sự hiệp thông hoàn hảo này trong đức vâng lời vì yêu thương được hoàn hợp dưới chân Thập giá, khi Chúa Con và Mẹ đồng lòng chịu cơn Thống Khổ vì yêu thương của lễ hy sinh cứu chuộc. Ngay lúc chứng kiến hơi thở cuối cùng của Con trai bị đóng đinh của ngài – khúc dạo đầu của việc tuôn tràn Thánh Thần - Trinh nữ Vô nhiễm được Thánh Thần nâng lên phẩm hàm Nàng dâu của Chiên con được hiến tế và Mẹ của Giáo hội. Do đó, chức mới làm mẹ Giáo Hội của ngài trong Thánh Thần vượt quá mối tương quan Mẹ-Con theo xác thịt, y như trong Thiên Chúa, khả năng sinh sản có tính phu thê của Thánh Thần vượt quá mối quan hệ Cha-Con và ban cho nó một chiều kích mới. Thánh Thần mãi mãi làm cho tư cách làm mẹ của Giáo Hội - Maria (Mary-Church) này có khả năng sinh sản qua nhiệm cục bí tích, nhất là với việc cử hành Mầu nhiệm Vượt qua, trong đó nhiệm cục này đem lại dư tràn Thánh Thể của Ngôi Lời Nhập thể, vốn tạo nên Giáo hội như Thân thể và là Nàng Dâu của Người; do đó, mà có tên Ecclesia Mater (Mẹ Giáo Hội), được liên kết với việc tham dự mật thiết của Giáo Hội vào thuộc tính phu thê-mẫu thân của Thánh Thần của Chúa Cha và của Chúa Con.
Tuy nhiên, chúng ta hướng về Thánh Thần trong nội tại Thiên Chúa Ba Ngôi để quan sát kỹ hơn chiều kích mẫu thân này của Ngôi vị Người và hành động hướng nội và hướng ngoại của Người. Là “chúng ta”, được cấu thành bởi tính hỗ tương bất cân xứng nhưng hoàn toàn đồng bản thể của Chúa Cha và Chúa Con, Thánh Thần cho phép người ta thoáng nhìn thấy chiều kích mẫu thân của Người qua việc tuôn tràn một lần nữa Tình yêu phu thê vốn làm phong phú một cách tích cực hai Ngôi kia (Cùng thở vào nhau [aspiration] một cách chủ động thụ động) nhưng theo một cách phụ thuộc, tùy thuộc vào tính đệ nhất đẳng (primacy) của hai Ngôi kia (trật tự nhiệm xuất), một điều vốn không hề chạm đến tính bình đẳng hoàn hảo của Ba Ngôi vốn dựa trên tính đồng bản tính tay ba của các vị. Do đó, trên bình diện ngôn ngữ, giới từ “trong”, một giới từ thường đi kèm với việc trích dẫn Chúa Thánh Thần, diễn ra trong lời cầu nguyện phụng vụ của Giáo hội hoặc trong phát biểu thần học về mầu nhiệm của Giáo Hội. Thực thế, Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi là Tình yêu mà theo cách này bác bỏ mầu nhiệm của chính Người: Tình yêu ba ngôi vị xuất phát từ Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần, một sự sống vĩnh cửu trong một trao đổi trường cửu mà sự tới lui tạo thành mầu nhiệm vô tận của Người như Deus semper maior (Thiên Chúa luôn lớn hơn). Ta có thể thoáng thấy biến cố này của Tình yêu phụ thân, hiếu tử và phu thê, vốn là Ba Ngôi nội tại, trong nhiệm cục cứu rỗi trong đó các Ngôi Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm riêng của các vị trong các mối tương quan Giao ước của các vị với mọi ngôi vị nhân bản và với nhân loại như một toàn thể trong Chúa Kitô.
Sở dĩ như vậy, là bởi vì Chúa Thánh Thần sở hữu trong chính Người sự sống nhiệm xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con. Người sở hữu nó theo mức độ nhận được một cách thụ động-tác động từ hai Ngôi kia và thêm vào đó, qua thuộc tính bản vị của Người, khả năng sinh sản mới có tính phu thê và mẫu thân của hiệp thông, của sự sống mới, của sự tự do luôn lớn lao hơn trong Tình yêu. Đó là lý do tại sao vai trò đối nội của Chúa Thánh Thần và hoạt động đối ngoại của Người trong Giáo hội và trên thế giới mang dấu chỉ hài hòa, hợp nhất trong đa dạng, tự do và nhưng không, khả năng sinh sản vốn dành cho Người một cách xứng đáng danh hiệu Vinh quang là Tình yêu phu thê và mẫu thân. Thánh Irênê viết: “nơi nào có Giáo hội, nơi ấy có Thánh Thần Thiên Chúa; và nơi nào có Thánh Thần Thiên Chúa, nơi ấy có Giáo hội và mọi loại ơn thánh” [23]. Đó cũng là lý do tại sao công việc thánh hóa và tôn vinh mà Người thực hiện trong nhiệm cục cứu rỗi xem ra phù hợp một cách hoàn hảo với tính ngôi vị Ba Ngôi của Người. Do đó, vẻ đẹp của Giáo hội-Hiệp thông, xuất phát từ sự kenosis (tự hủy) của Ngôi Lời Nhập thể như tư cách bản vị nữ tính được Thánh Thần sinh động hóa, và từ khuôn dung Nàng dâu và Mẫu thân của Người, tuy nhiên, không loại bỏ việc Chúa Thánh Thần là ngôi vị độc hữu, vì Người là “chúng ta”, vốn chứa trong mình Tình yêu của Chúa Cha và của Chúa Con cấu thành Giáo hội như là Sacramentum Trinitatis (Bí tích của Thiên Chúa Ba ngôi). Chúa Thánh Thần của Ba Ngôi, tự bỏ mình như hai Ngôi kia, hai Ngôi mà từ đó Người vốn nhiệm xuất, đã đích thân từ bỏ chính mình cho tâm điểm mầu nhiệm phu thê của Chúa Kitô và của Giáo hội, và bảo đảm rằng sự hợp nhất của Giáo hội được cấu thành bởi sự hợp nhất Ba Ngôi của Chúa Cha, của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần, như được Công đồng Vatican II hân hoan phát biểu [24].
Mẹ Maria, Cuộc Đời Xin Vâng
Gioan Lê Quang Vinh
09:13 21/03/2020
Suy niệm Lễ Truyền Tin
Người bình dân Việt nam, với lòng đạo đức đơn sơ mộc mạc, thường kêu lên “Giêsu Maria” khi gặp những khó khăn trắc trở trong cuộc đời của mình. Có người bảo đó là kêu tên Chúa vô cớ. Nhưng người bình dân không hề có ý xúc phạm, dường như thói quen ấy ẩn chứa một ý niệm thần học: Mẹ Maria luôn ở bên và đi cạnh Con yêu dấu của mình, cả đến lúc người tín hữu kêu cầu Danh Cực Thánh Đức Giêsu thì cũng có bóng dáng của Mẹ hiền.
Từ ngày Đức Giêsu thành thai nơi cung lòng Mẹ, đến ngày Người chịu chết đau thương trên Thánh Giá và rồi cho đến lúc Người vinh quang về Trời, Đức Maria lặng lẽ chiêm ngắm Lời Thánh Kinh, ở bên cạnh và đồng cam cộng khổ với Con mình. Vậy thì có quãng thời gian nào Mẹ phải rời xa Con chí thánh của mình? Có thể thời gian duy nhất Mẹ xa Con ấy là thời gian bốn mươi ngày Đức Giêsu bước vào Mùa Chay đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh, Người đi vào hoang mạc và chịu cám dỗ để chuẩn bị cho thời kỳ Người công khai đi rao giảng Tin Mừng.
Kinh Thánh không hề nói Mẹ phải chịu cám dỗ và cũng không nói Mẹ đã làm gì trong suốt thời gian Con chí thánh của Mẹ vượt qua những khó khăn với tư cách là Con Người. Nhưng chúng ta có thể tin rằng Mẹ lặng lẽ hướng về Con của Mẹ, và lúc Mẹ xa Con thì là lúc Con rất gần bên Mẹ. Và hơn thế nữa, nền giáo dục mà Mẹ dành cho trẻ Giêsu chắc chắn ảnh hưởng lớn lao trên nhân cách và lối sống đạo đức của Con Người Giêsu. Nền giáo dục thấm đẫm mầu nhiệm “Xin Vâng”, nền giáo dục bắt nguồn từ Lời Thiên Chúa mà Mẹ lặng lẽ tin tưởng, suy ngắm và sống trong cả đời mình, nền giáo dục do một người Mẹ được tôn vinh là “đầy ơn phúc” hiển nhiên đã đào tạo một Con Người Giêsu mạnh mẽ, can trường và chỉ biết sống cho Mầu Nhiệm của Lời Hứa tự ngàn xưa. Và nếu suy nghĩ như thế, chúng ta lòng tràn cảm xúc mà kêu lên rằng Giêsu có một người Mẹ tuyệt vời, và vinh phúc thay, chúng ta cũng kêu lên rằng chúng ta có một người Mẹ tuyệt vời.
Thiên Chúa khôn ngoan vô cùng đã phú bẩm cho các bà mẹ khả năng “tiên tri”, biết trước con cái của mình sẽ gặp những khó khăn và cám dỗ nào trong mỗi giai đoạn trong cuộc đời của chúng, để có cách giáo dục phù hợp. Mẹ Thiên Chúa chắc chắn với lòng đạo đức sâu xa, càng hiểu được những cám dỗ mà Con Người Giêsu phải đương đầu khi đi vào thời kỳ mở đầu cho sứ mạng cứu rỗi. Là người thấm nhuần Thánh Kinh, người Mẹ ấy biết trước ma quỉ sẽ giương oai diễu võ như thế nào, cho nên Mẹ đã chuẩn bị sẵn cho Con Người lý tưởng và lối sống biết vâng nghe và chỉ vâng nghe Thiên Chúa mà thôi.
Con Người Giêsu quyết liệt xua đuổi các cơn cám dỗ của ma quỉ bằng những câu trả lời cực kỳ khôn ngoan trích từ Thánh Kinh, Lời của Thiên Chúa. “Người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, mà còn bằng Lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Câu Thánh Kinh này phản ánh cuộc đời thánh thiện của Mẹ Người, người phụ nữ mà sau này khi Người đi rao giảng, Người đã từng đề cao: “Ai là Mẹ Ta, ai là anh em Ta? Đó là những người nghe và giữ Lời Thiên Chúa”. Người nhấn mạnh Đức Maria là Mẹ Người, không chỉ vì Mẹ cưu mang và sinh hạ Người, mà hơn nữa, còn vì Mẹ đã vâng giữ Lời Thiên Chúa cách trọn hảo nhất. Cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu là chuỗi ngày Người nhìn ngắm gương sáng của Mẹ, để bất cứ lúc nào sau này, Người cũng nghĩ một điều duy nhất: Lời của Chúa Cha và Thánh Ý Chúa Cha. Câu trả lời này là lời miêu tả chính xác và đầy đủ nhất chân dung của Mẹ Người: thôn nữ Maria, sau này là Nữ Vương trời đất.
Ma quỉ xảo quyệt còn xúi giục Đức Giêsu nhảy xuống từ trên nóc Đền Thờ. Chúng muốn Con Người Giêsu quên đi sứ vụ làm một người tôi tớ đau khổ mà Isaia đã tiên báo, để bắt Chúa Cha phải đỡ nâng mình ngay cả khi mình muốn thử thách Ngài. Đức Giêsu đã nói thẳng vào mặt loài ma quỉ xảo quyệt kia rằng không ai có quyền thử thách Chúa là Thiên Chúa của họ. Câu trả lời ấy sao mà giống lời Xin Vâng của Mẹ hơn ba mươi năm trước đến thế.
Khi nghe lời thiên thần Gabriel truyền tin, ngày truyền tin làm “xôn xao muôn tinh tú” và “náo động cả muôn trời” như Hàn Mặc Tử diễn tả, Maria vẫn một mực khiêm hạ và mau mắn thưa “Xin Vâng”. Không chút e dè. Không dám thử thách. Không đòi phép lạ. Maria Nazaret là như thế, và Con của Mẹ cũng hành xử trong khuôn mẫu đó. Câu trả lời của Con Người Giêsu lần thứ hai quả thật khắc hoạ thêm hình ảnh của Mẹ Người. Dường như ma quỉ sẽ đến xúi giục Mẹ: Con của bà là Đấng Thánh đấy, bà cứ làm bất cứ điều gì bà thích đi, Chúa sẽ nâng đỡ bà! Mẹ sẽ trả lời như Con của Mẹ. Câu trả lời của Đức Giêsu và cuộc sống chứng tá của Mẹ dạy chúng ta biết phó thác và cậy trông nhưng không bao giờ dám theo ma quỉ mà giương oai diễu võ trước mặt Thiên Chúa.
Xã hội hôm nay đầy dẫy những con người vung tay la hét, không những thách đố Thiên Chúa mà còn muốn loại trừ Ngài. “Chúng tôi đuổi đánh con cái ông, chúng tôi nhục mạ chủ chăn ông đã đặ lên, chúng tôi lừa lọc gia nhân của ông đấy, ông làm gì chúng tôi?” Với lời xin vâng của Mẹ, thế giới bước vào trật tự mới. Với lời thách thức của thế gian, tất cả các giá trị xã hội dường như sụp đổ tan hoang.
Có lúc chúng ta tự hỏi nếu Mẹ Maria được đưa lên núi cao để thấy cả vinh quang thiên hạ và nghe lời dụ dỗ của ma quỉ thì Mẹ sẽ trả lời thế nào. Hỏi xong thì thấy mình ngớ ngẩn. Câu mà Con Người Giêsu trả lời cho ma quỉ chắc chắn Người đã nghe từ Mẹ Người từ thuở còn ấu thơ. Maria, Người Phụ Nữ của lời hứa cứu độ, phải là người am hiểu Lời Thánh Kinh hơn nhiều người thời ấy. Phải hiểu và sống Thánh Kinh thế nào thì Mẹ mới can đảm và tin tưởng “Xin Vâng” tuyệt vời như thế. “Xin Vâng” là hiểu rằng “ngươi chỉ được tôn thờ một mình Chúa là Thiên Chúa ngươi”. “Xin Vâng” nghĩa là coi mọi vinh quang mời mọc của trần gian như phù vân, như bèo bọt. Đền thờ Giêrusalem nguy nga dường ấy mà còn có lúc không còn viên đá nào nằm trên viên đá nào thì nói chi đến của cải trần gian. Vậy mà ngày nay thiên hạ vẫn không học được những bài học của lịch sử, bài học đơn giản mà chỉ cần có cái nhìn thoáng qua, tả quân Lê Văn Duyệt cũng viết được, đại ý rằng các vương triều rồi cũng sụp đổ, các thế lực trần gian rồi cũng qua đi. Vinh quang Thiên Chúa thì muôn đời bền vững, bởi vì chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối cao sang vinh hiển.
Như vậy, Đức Maria không đi vào hoang mạc để chịu cám dỗ với Con mình, nhưng Mẹ đã bước vào hoang mạc để ăn chay cầu nguyện trong cả cuộc đời và đã dùng Lời Thiên Chúa làm lương thực cho cuộc đời mình. Và càng suy ngắm, chúng ta càng thấy mầu nhiệm Maria và mầu nhiệm Giêsu gắn chặt với nhau vì cùng một lý tưởng là để Lời Thiên Chúa hướng dẫn trên mọi nẻo đường. Người ta không thể hiểu được Giêsu khi tách Người ra khỏi Mẹ Người. Cách đây ít lâu trong Lễ Giao Thừa, một cha khách đến dâng lễ nhà thờ họ lẻ xứ tôi. Lúc giảng lễ, cha cầm micro đi đi lại lại trên cung thánh mà nói, bất ngờ cha đứng lại giơ tay trên cộng đoàn và nói lớn: “Lúc Chúa Giêsu đi rao giảng, Đức Mẹ tò tò (!) đi theo. Khi người ta nói với Chúa có Mẹ và anh em Chúa đến, Chúa bảo ai nghe và giữ Lời Ta là Mẹ và anh em Ta. Vậy anh chị em ngon hơn Đức Mẹ rồi, vì anh chị em nghe và giữ lời Chúa” (!?)
Chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác. Rồi tôi nhìn lên bàn thờ Đức Mẹ. Tại sao cha lại nói Mẹ “tò tò” theo Chúa? Làm sao chúng ta “ngon” hơn Mẹ được? Hình như cha giảng lễ chưa giải thích được câu nói đầy tính ca ngợi Mẹ mà Đức Giêsu đã nói công khai với dân chúng. Tôi ao ước các linh mục là con cưng của Mẹ sẽ soạn bài giảng về Mẹ một cách kỹ càng hơn. Các ngài nên nói như thế nào để con cái Mẹ ngày càng hiểu Mẹ hơn, ngày càng thấy nền giáo dục mà Mẹ dành cho Con Người Giêsu là một nền giáo dục lý tưởng tuyệt đối, bởi vì chính Mẹ, người thầy mẫu mực, đã trọn đời lắng nghe, suy ngắm và thực hành Lời Thiên Chúa.
Buớc vào Mùa Chay, dân Chúa suy niệm mầu nhiệm Chúa chịu cám dỗ, không chỉ suy ngắm việc phải ứng phó thế nào trước mỗi cơn cám dỗ, nhưng còn là học biết phải sống Lời Chúa trong cả cuộc đời mình như thế nào để mọi hành xử, phản ứng và hoạt động của mình phải nằm trong quỹ đạo Lời Chúa. Đức Maria là Mẹ và là thầy dạy của Đức Giêsu, Mẹ cũng là Mẹ và là thầy dạy của chúng ta. Việc Chúa ăn chay và chịu cám dỗ trong sa mạc là kết cuộc của nền giáo dục thánh mà Đức Maria và Thánh Giuse đã tận tuỵ thực hiện, và lại là khởi đầu cho việc Đức Giêsu ra đi làm Thầy muôn dân. Việc chay tịnh của dân Chúa chỉ có kết quả thật sự khi lương thực của mình là Lời Thiên Chúa, chứ không phải chỉ là xé áo hay nhịn ăn cho dù trong suốt bốn mươi ngày liên tục.
Xin Mẹ là thầy dạy của chúng con, cho chúng con bắt chước Mẹ mà đi vào hoang mạc của lòng mình, nơi chúng con qui chiếu tất cả mọi hoạt động của chúng con vào điểm tụ hội duy nhất là Lời hằng sống do Thiên Chúa toàn năng đã phán.
Gioan Lê Quang Vinh
Người bình dân Việt nam, với lòng đạo đức đơn sơ mộc mạc, thường kêu lên “Giêsu Maria” khi gặp những khó khăn trắc trở trong cuộc đời của mình. Có người bảo đó là kêu tên Chúa vô cớ. Nhưng người bình dân không hề có ý xúc phạm, dường như thói quen ấy ẩn chứa một ý niệm thần học: Mẹ Maria luôn ở bên và đi cạnh Con yêu dấu của mình, cả đến lúc người tín hữu kêu cầu Danh Cực Thánh Đức Giêsu thì cũng có bóng dáng của Mẹ hiền.
Từ ngày Đức Giêsu thành thai nơi cung lòng Mẹ, đến ngày Người chịu chết đau thương trên Thánh Giá và rồi cho đến lúc Người vinh quang về Trời, Đức Maria lặng lẽ chiêm ngắm Lời Thánh Kinh, ở bên cạnh và đồng cam cộng khổ với Con mình. Vậy thì có quãng thời gian nào Mẹ phải rời xa Con chí thánh của mình? Có thể thời gian duy nhất Mẹ xa Con ấy là thời gian bốn mươi ngày Đức Giêsu bước vào Mùa Chay đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh, Người đi vào hoang mạc và chịu cám dỗ để chuẩn bị cho thời kỳ Người công khai đi rao giảng Tin Mừng.
Kinh Thánh không hề nói Mẹ phải chịu cám dỗ và cũng không nói Mẹ đã làm gì trong suốt thời gian Con chí thánh của Mẹ vượt qua những khó khăn với tư cách là Con Người. Nhưng chúng ta có thể tin rằng Mẹ lặng lẽ hướng về Con của Mẹ, và lúc Mẹ xa Con thì là lúc Con rất gần bên Mẹ. Và hơn thế nữa, nền giáo dục mà Mẹ dành cho trẻ Giêsu chắc chắn ảnh hưởng lớn lao trên nhân cách và lối sống đạo đức của Con Người Giêsu. Nền giáo dục thấm đẫm mầu nhiệm “Xin Vâng”, nền giáo dục bắt nguồn từ Lời Thiên Chúa mà Mẹ lặng lẽ tin tưởng, suy ngắm và sống trong cả đời mình, nền giáo dục do một người Mẹ được tôn vinh là “đầy ơn phúc” hiển nhiên đã đào tạo một Con Người Giêsu mạnh mẽ, can trường và chỉ biết sống cho Mầu Nhiệm của Lời Hứa tự ngàn xưa. Và nếu suy nghĩ như thế, chúng ta lòng tràn cảm xúc mà kêu lên rằng Giêsu có một người Mẹ tuyệt vời, và vinh phúc thay, chúng ta cũng kêu lên rằng chúng ta có một người Mẹ tuyệt vời.
Thiên Chúa khôn ngoan vô cùng đã phú bẩm cho các bà mẹ khả năng “tiên tri”, biết trước con cái của mình sẽ gặp những khó khăn và cám dỗ nào trong mỗi giai đoạn trong cuộc đời của chúng, để có cách giáo dục phù hợp. Mẹ Thiên Chúa chắc chắn với lòng đạo đức sâu xa, càng hiểu được những cám dỗ mà Con Người Giêsu phải đương đầu khi đi vào thời kỳ mở đầu cho sứ mạng cứu rỗi. Là người thấm nhuần Thánh Kinh, người Mẹ ấy biết trước ma quỉ sẽ giương oai diễu võ như thế nào, cho nên Mẹ đã chuẩn bị sẵn cho Con Người lý tưởng và lối sống biết vâng nghe và chỉ vâng nghe Thiên Chúa mà thôi.
Con Người Giêsu quyết liệt xua đuổi các cơn cám dỗ của ma quỉ bằng những câu trả lời cực kỳ khôn ngoan trích từ Thánh Kinh, Lời của Thiên Chúa. “Người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, mà còn bằng Lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Câu Thánh Kinh này phản ánh cuộc đời thánh thiện của Mẹ Người, người phụ nữ mà sau này khi Người đi rao giảng, Người đã từng đề cao: “Ai là Mẹ Ta, ai là anh em Ta? Đó là những người nghe và giữ Lời Thiên Chúa”. Người nhấn mạnh Đức Maria là Mẹ Người, không chỉ vì Mẹ cưu mang và sinh hạ Người, mà hơn nữa, còn vì Mẹ đã vâng giữ Lời Thiên Chúa cách trọn hảo nhất. Cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu là chuỗi ngày Người nhìn ngắm gương sáng của Mẹ, để bất cứ lúc nào sau này, Người cũng nghĩ một điều duy nhất: Lời của Chúa Cha và Thánh Ý Chúa Cha. Câu trả lời này là lời miêu tả chính xác và đầy đủ nhất chân dung của Mẹ Người: thôn nữ Maria, sau này là Nữ Vương trời đất.
Ma quỉ xảo quyệt còn xúi giục Đức Giêsu nhảy xuống từ trên nóc Đền Thờ. Chúng muốn Con Người Giêsu quên đi sứ vụ làm một người tôi tớ đau khổ mà Isaia đã tiên báo, để bắt Chúa Cha phải đỡ nâng mình ngay cả khi mình muốn thử thách Ngài. Đức Giêsu đã nói thẳng vào mặt loài ma quỉ xảo quyệt kia rằng không ai có quyền thử thách Chúa là Thiên Chúa của họ. Câu trả lời ấy sao mà giống lời Xin Vâng của Mẹ hơn ba mươi năm trước đến thế.
Khi nghe lời thiên thần Gabriel truyền tin, ngày truyền tin làm “xôn xao muôn tinh tú” và “náo động cả muôn trời” như Hàn Mặc Tử diễn tả, Maria vẫn một mực khiêm hạ và mau mắn thưa “Xin Vâng”. Không chút e dè. Không dám thử thách. Không đòi phép lạ. Maria Nazaret là như thế, và Con của Mẹ cũng hành xử trong khuôn mẫu đó. Câu trả lời của Con Người Giêsu lần thứ hai quả thật khắc hoạ thêm hình ảnh của Mẹ Người. Dường như ma quỉ sẽ đến xúi giục Mẹ: Con của bà là Đấng Thánh đấy, bà cứ làm bất cứ điều gì bà thích đi, Chúa sẽ nâng đỡ bà! Mẹ sẽ trả lời như Con của Mẹ. Câu trả lời của Đức Giêsu và cuộc sống chứng tá của Mẹ dạy chúng ta biết phó thác và cậy trông nhưng không bao giờ dám theo ma quỉ mà giương oai diễu võ trước mặt Thiên Chúa.
Xã hội hôm nay đầy dẫy những con người vung tay la hét, không những thách đố Thiên Chúa mà còn muốn loại trừ Ngài. “Chúng tôi đuổi đánh con cái ông, chúng tôi nhục mạ chủ chăn ông đã đặ lên, chúng tôi lừa lọc gia nhân của ông đấy, ông làm gì chúng tôi?” Với lời xin vâng của Mẹ, thế giới bước vào trật tự mới. Với lời thách thức của thế gian, tất cả các giá trị xã hội dường như sụp đổ tan hoang.
Có lúc chúng ta tự hỏi nếu Mẹ Maria được đưa lên núi cao để thấy cả vinh quang thiên hạ và nghe lời dụ dỗ của ma quỉ thì Mẹ sẽ trả lời thế nào. Hỏi xong thì thấy mình ngớ ngẩn. Câu mà Con Người Giêsu trả lời cho ma quỉ chắc chắn Người đã nghe từ Mẹ Người từ thuở còn ấu thơ. Maria, Người Phụ Nữ của lời hứa cứu độ, phải là người am hiểu Lời Thánh Kinh hơn nhiều người thời ấy. Phải hiểu và sống Thánh Kinh thế nào thì Mẹ mới can đảm và tin tưởng “Xin Vâng” tuyệt vời như thế. “Xin Vâng” là hiểu rằng “ngươi chỉ được tôn thờ một mình Chúa là Thiên Chúa ngươi”. “Xin Vâng” nghĩa là coi mọi vinh quang mời mọc của trần gian như phù vân, như bèo bọt. Đền thờ Giêrusalem nguy nga dường ấy mà còn có lúc không còn viên đá nào nằm trên viên đá nào thì nói chi đến của cải trần gian. Vậy mà ngày nay thiên hạ vẫn không học được những bài học của lịch sử, bài học đơn giản mà chỉ cần có cái nhìn thoáng qua, tả quân Lê Văn Duyệt cũng viết được, đại ý rằng các vương triều rồi cũng sụp đổ, các thế lực trần gian rồi cũng qua đi. Vinh quang Thiên Chúa thì muôn đời bền vững, bởi vì chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối cao sang vinh hiển.
Như vậy, Đức Maria không đi vào hoang mạc để chịu cám dỗ với Con mình, nhưng Mẹ đã bước vào hoang mạc để ăn chay cầu nguyện trong cả cuộc đời và đã dùng Lời Thiên Chúa làm lương thực cho cuộc đời mình. Và càng suy ngắm, chúng ta càng thấy mầu nhiệm Maria và mầu nhiệm Giêsu gắn chặt với nhau vì cùng một lý tưởng là để Lời Thiên Chúa hướng dẫn trên mọi nẻo đường. Người ta không thể hiểu được Giêsu khi tách Người ra khỏi Mẹ Người. Cách đây ít lâu trong Lễ Giao Thừa, một cha khách đến dâng lễ nhà thờ họ lẻ xứ tôi. Lúc giảng lễ, cha cầm micro đi đi lại lại trên cung thánh mà nói, bất ngờ cha đứng lại giơ tay trên cộng đoàn và nói lớn: “Lúc Chúa Giêsu đi rao giảng, Đức Mẹ tò tò (!) đi theo. Khi người ta nói với Chúa có Mẹ và anh em Chúa đến, Chúa bảo ai nghe và giữ Lời Ta là Mẹ và anh em Ta. Vậy anh chị em ngon hơn Đức Mẹ rồi, vì anh chị em nghe và giữ lời Chúa” (!?)
Chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác. Rồi tôi nhìn lên bàn thờ Đức Mẹ. Tại sao cha lại nói Mẹ “tò tò” theo Chúa? Làm sao chúng ta “ngon” hơn Mẹ được? Hình như cha giảng lễ chưa giải thích được câu nói đầy tính ca ngợi Mẹ mà Đức Giêsu đã nói công khai với dân chúng. Tôi ao ước các linh mục là con cưng của Mẹ sẽ soạn bài giảng về Mẹ một cách kỹ càng hơn. Các ngài nên nói như thế nào để con cái Mẹ ngày càng hiểu Mẹ hơn, ngày càng thấy nền giáo dục mà Mẹ dành cho Con Người Giêsu là một nền giáo dục lý tưởng tuyệt đối, bởi vì chính Mẹ, người thầy mẫu mực, đã trọn đời lắng nghe, suy ngắm và thực hành Lời Thiên Chúa.
Buớc vào Mùa Chay, dân Chúa suy niệm mầu nhiệm Chúa chịu cám dỗ, không chỉ suy ngắm việc phải ứng phó thế nào trước mỗi cơn cám dỗ, nhưng còn là học biết phải sống Lời Chúa trong cả cuộc đời mình như thế nào để mọi hành xử, phản ứng và hoạt động của mình phải nằm trong quỹ đạo Lời Chúa. Đức Maria là Mẹ và là thầy dạy của Đức Giêsu, Mẹ cũng là Mẹ và là thầy dạy của chúng ta. Việc Chúa ăn chay và chịu cám dỗ trong sa mạc là kết cuộc của nền giáo dục thánh mà Đức Maria và Thánh Giuse đã tận tuỵ thực hiện, và lại là khởi đầu cho việc Đức Giêsu ra đi làm Thầy muôn dân. Việc chay tịnh của dân Chúa chỉ có kết quả thật sự khi lương thực của mình là Lời Thiên Chúa, chứ không phải chỉ là xé áo hay nhịn ăn cho dù trong suốt bốn mươi ngày liên tục.
Xin Mẹ là thầy dạy của chúng con, cho chúng con bắt chước Mẹ mà đi vào hoang mạc của lòng mình, nơi chúng con qui chiếu tất cả mọi hoạt động của chúng con vào điểm tụ hội duy nhất là Lời hằng sống do Thiên Chúa toàn năng đã phán.
Gioan Lê Quang Vinh
Văn Hóa
Cảm nghiệm tình Cha
Rose Nguyễn
08:10 21/03/2020
Tình yêu Thiên Chúa cao vời biết bao
Mùa chay nhìn lại dòng đời
Bao năm con đã bội thề với Cha
Nay được cảm nghiệm tình Cha
Tâm con hạnh phúc chan hòa mừng vui
Lòng con tự hối ăn năn
Xin Cha tha thứ lỗi lầm bao năm…
Cha là suối ngọt đời con
Cho con được uống suối nguồn tình thương
Để con không phải khát khao
Vì Cha đã ấp ủ con no đầy
Bao năm con mãi kiếm tìm
Tìm trong hư ảo mộng tan kiếp người
Con được Cha mở tâm linh
Cho con cảm nghiệm tình Cha tuyệt vời!
Xin Cha sữa lỗi đời con
Để con hoán cãi một lòng xin vâng
Đời con trao trọn nơi Cha
Một lòng tín thác xin Cha giữ gìn
Bên Cha con không sợ nỗi gì
Vì Cha che chở quan phòng cho con
Dòng đời sóng gió nổi trôi
Con tin Cha ở bên con mỗi ngày
Giúp con vuợt thắng ác thần
Tránh xa tội lỗi hướng về nẻo ngay
Giúp con kiên định trung thành
Để con chung thủy sắt son vẹn tòan!
Cho con sánh bước bên Cha
Cha là ánh sáng chiếu soi nẽo đường
Giúp con giữ trọn lời thề
Để con lèo lái thuyền tình tâm linh
Đưa con đến chốn an bình
Hồn con hạnh phúc bên tình Cha yêu
Đời con chỉ có Cha thôi
Xin Cha đừng để con lìa xa Cha
Mỗi ngày cảm nghiệm tình Cha
Qua lời kinh nguyện gẫm suy nguyện cầu
Siêng năng chuỗi hạt mân côi
Đọc lời kinh thánh của Cha phán truyền
Cho con thông hiểu Thánh Kinh
Vì lời Cha dạy giúp con nên người
Siêng năng suy gẫm lời Cha
Ban ơn sáng suốt nơi Cha Thánh Thần
Xin Cha mở miệng lưõi con
Để con chia sẻ lời Cha cho người
Xin Cha chạm đến trái tim
Những ai chưa biết đến Cha bao giờ
Cho con một trái tim yêu
Yêu Cha như Cha đã yêu con muôn đời
Dạy con yêu hết mọi người
Với lòng bác ái giúp con vẹn tòan
Bên Cha con chẳng cần gì
Hồn con tràn ngập an bình nơi Cha
Tình Cha no thỏa hồn con
Là niềm vui sướng hiệp thông mỗi ngày
Cho con phân định hướng đi
Tìm đuờng nhỏ hẹp mà về bên Cha
Để khi Cha gọi tên con
Là niềm hạnh phúc thiên đường con mong
Portland 3/20/2020
Chàng Hoạ Sĩ Mù Và Bức Tranh Mang Gam Màu Ánh Sáng
Sơn Ca Linh
09:08 21/03/2020
Mỗi ngày,
Dẫu bình minh lên,
Hoàng hôn chưa xuống,
Bức tranh đời vẫn cứ một màu đen.
Con đường Bergamo,
Những chiếc xe chở quan tài lặng lẽ đêm đen,
Những bầy quạ đen ngập đường Vũ Hán…!
Teheran, New York, Daegu…toàn gam mau đen xám,
Lưỡi hái tử thần
tấm lưới dày Covid-19, đen xám mênh mông.
Bức tranh đời và những chàng hoạ sĩ cuồng ngông,
Cọ đen, mực đen,
Nên tuyệt phẩm chỉ một gam màu đen u ám.
Cỏ cây đen trơ xương gầy sau những cơn hoả hoạn,
Dòng sông đen, đầy chất thải và rác rưởi tanh hôi.
Bờ biển đen cá chết thảm dập dềnh trôi,
Bầu trời đen ngùn ngụt lên trăm ngàn ống khói.
Ai vẽ màu đen lên những cuộc đời xanh tươi rói,
Chập chững vào đời
Như mò mẫm con đường hầm tăm tối mênh mang.
Màu đen của hận thù, bạo lực, chiến tranh,
Màu đen của nô lệ, độc tài, tham lam, giả dối…
Ôi, những chàng hoạ sĩ “sáng mắt” kiêu căng của thế giới,
Cứ tưởng cầm trong tay cây cọ uy quyền,
Cứ tưởng vũ trụ nầy chỉ hoà được mỗi màu đen,
Và cứ tưởng bức tranh đời của riêng ta là đẹp nhất !
Không !
Những cánh huệ giữa cánh đồng ngoài kia mới là tuyệt tác,
Con chim sẻ trên trời, tiếng cười của những em thơ,
Tiếng võng trưa hè hoà tiếng mẹ những lời ru,
Nhịp bước chân cha bùn lầy,
áo đẩm mồ hôi, mùi tình yêu…
mới là những bức tranh mỹ miều xứng đáng.
Nên thế giới,
Đang cần những chàng hoạ sĩ mù mang con tim rực sáng,
Khao khát vẽ bức tranh đời,
Bằng chất liệu và những gam màu của hy vọng, tin, yêu.
Bằng đôi tay rộng mở sẻ chia, phục vụ sớm chiều,
Bằng trái tim bao dung
đong đầy dòng máu thắm của tình yêu thuận hoà tha thứ.
Vâng,
Bức tranh đời sáng đẹp nước non xanh cẩm tú,
Được vẽ bằng
đôi mắt tâm hồn là cuộc hội ngộ của niềm tin.
Chàng hoạ sĩ mù ngày ấy, tên cùng đinh mạt hạng ăn xin,
Đơn giản thôi, đã gặp, đã quỳ xuống,
Đã thân thưa: “LẠY THẦY CON TIN”, mấy lời ấp úng.
Và bỗng dưng bức tranh thế giới vốn màu đen,
Sản phẩm của vô tình, vô tín, của đố kỵ ghét ghen,
đã có được bức tranh,
Bức tranh đời tuyệt mỹ với gam màu ánh sáng.
Sơn Ca Linh (21.3.2020)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ban Mai Dịu Dàng
Nguyễn Đức Cung
15:57 21/03/2020
BAN MAI DỊU DÀNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ban mai yên vắng dịu dàng
Tạ ơn Thượng đế một ngày bình an
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ban mai yên vắng dịu dàng
Tạ ơn Thượng đế một ngày bình an
(nđc)
VietCatholic TV
Cử hành sáng kiến 24 giờ cho Chúa 20-21/3/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:11 21/03/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích người Công Giáo trên khắp thế giới tham gia vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa và hiệp nhất với nhau trong tinh thần tại các quốc gia nơi các cuộc tụ họp công cộng bị cấm do sự bùng phát của coronavirus.
Sáng kiến 24 giờ cho Chúa là một sáng kiến được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm hóa, và được tổ chức hàng năm vào ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy trước Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay.
Theo sáng kiến này, ít nhất một nhà thờ ở mỗi giáo phận trên khắp thế giới sẽ được mở cửa trong 24 giờ liên tục. Các tín hữu được khuyến khích lãnh nhận Bí tích Hòa giải và cầu nguyện trong sự kết hiệp thiêng liêng với Đức Thánh Cha.
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 18 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi sáng kiến này là “một khoảng khắc cầu nguyện quan trọng trong Mùa Chay” và là một cơ hội tốt để đi xưng tội.
Năm nay, việc tái diễn khoảng khắc này sẽ xảy ra trong những tình cảnh bị hạn chế, do đại dịch coronavirus gây ra.
Nhiều quốc gia đã cấm các cuộc tụ họp công cộng và hạn chế một số quyền tự do di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus.
“Thật không may ở Rôma, Ý và ở các quốc gia khác, sáng kiến này không thể được tổ chức theo định dạng truyền thống của nó do tình trạng khẩn cấp của coronavirus,” Đức Thánh Cha nói.
Nhưng ngài kêu gọi những người Công Giáo ở các nước chưa bị hạn chế tụ tập hãy tiếp tục truyền thống đẹp đẽ này.
“Tôi khuyến khích các tín hữu kín múc một cách chân thành lòng thương xót của Chúa trong việc đi xưng tội và cầu nguyện đặc biệt cho những người đau khổ vì đại dịch này.”
Đối với những người không thể tham gia trực tiếp vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài chắc chắn họ sẽ có thể trải nghiệm “khoảnh khắc sám hối này qua lời cầu nguyện cá nhân.”
Vì thế, chúng tôi thực hiện chương trình này cho anh chị em không thể tham gia sáng kiến này tại các nhà thờ.
Xin quý vị và anh chị em hiệp ý cùng chúng tôi và các vị đang cầu nguyện tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Giáo Đô Rôma thân yêu của chúng ta.
Giờ đây xin quý vị và anh chị em cùng tham gia trong Kinh Truyền Tin
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,
Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm Người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.
Giờ đây xin quý vị và anh chị em cùng tham gia lần chuỗi Mân Côi năm sự Thương
Sáng kiến 24 giờ cho Chúa là một sáng kiến được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm hóa, và được tổ chức hàng năm vào ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy trước Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay.
Theo sáng kiến này, ít nhất một nhà thờ ở mỗi giáo phận trên khắp thế giới sẽ được mở cửa trong 24 giờ liên tục. Các tín hữu được khuyến khích lãnh nhận Bí tích Hòa giải và cầu nguyện trong sự kết hiệp thiêng liêng với Đức Thánh Cha.
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 18 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi sáng kiến này là “một khoảng khắc cầu nguyện quan trọng trong Mùa Chay” và là một cơ hội tốt để đi xưng tội.
Năm nay, việc tái diễn khoảng khắc này sẽ xảy ra trong những tình cảnh bị hạn chế, do đại dịch coronavirus gây ra.
Nhiều quốc gia đã cấm các cuộc tụ họp công cộng và hạn chế một số quyền tự do di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus.
“Thật không may ở Rôma, Ý và ở các quốc gia khác, sáng kiến này không thể được tổ chức theo định dạng truyền thống của nó do tình trạng khẩn cấp của coronavirus,” Đức Thánh Cha nói.
Nhưng ngài kêu gọi những người Công Giáo ở các nước chưa bị hạn chế tụ tập hãy tiếp tục truyền thống đẹp đẽ này.
“Tôi khuyến khích các tín hữu kín múc một cách chân thành lòng thương xót của Chúa trong việc đi xưng tội và cầu nguyện đặc biệt cho những người đau khổ vì đại dịch này.”
Đối với những người không thể tham gia trực tiếp vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài chắc chắn họ sẽ có thể trải nghiệm “khoảnh khắc sám hối này qua lời cầu nguyện cá nhân.”
Vì thế, chúng tôi thực hiện chương trình này cho anh chị em không thể tham gia sáng kiến này tại các nhà thờ.
Xin quý vị và anh chị em hiệp ý cùng chúng tôi và các vị đang cầu nguyện tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Giáo Đô Rôma thân yêu của chúng ta.
Giờ đây xin quý vị và anh chị em cùng tham gia trong Kinh Truyền Tin
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,
Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm Người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.
Giờ đây xin quý vị và anh chị em cùng tham gia lần chuỗi Mân Côi năm sự Thương
Phỏng vấn Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng về ơn Toàn Xá trong hoàn cảnh dịch bệnh nguy cấp
Giáo Hội Năm Châu
06:38 21/03/2020
Số ca nhiễm coronavirus ở Mỹ đã vượt qua Iran. 59 nữ tu tại Rôma nhiễm phải virus độc địa của Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:49 21/03/2020
Tính cho đến chiều thứ Bẩy 21 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 11,431 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 277,220 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,406 người thiệt mạng vì coronavirus, và 32,527 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 627 người, là con số người chết trong một ngày cao nhất từ trước đến nay. Tính đến chiều thứ Bẩy 21 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 4,032 người, và 47,021 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình hình này cho thấy hệ thống y tế tại Ý đã quá tải, không đương đầu nổi với tình trạng dịch bệnh quá sức kinh hoàng.
Cho đến nay, Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,255 người chết, và 81,008 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,433 người chết, tăng 149 người trong vòng 24 giờ; và 19,644 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,237 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Số trường hợp nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha, Đức và Hoa Kỳ đều tăng vọt trong 24 giờ qua.
Tại Tây Ban Nha đã có 1,093 người chết; và 21,571 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Đức đã có 68 người chết; và 19,848 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Hoa Kỳ số người chết lên đến 275 người; và 19,744 trường hợp nhiễm bệnh.
Trước con số tử vong kinh hoàng tại Ý, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia đã lên tiếng kêu gọi thế giới Công Giáo cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, các nhà lãnh đạo dân sự Italia và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Tại thành phố Bergamo, cách Rôma 600km về phía Tây Bắc, nơi được kể là thiệt hại nặng nhất tại Ý, hệ thống các bệnh viện đã quá tải và nhiều bệnh nhân đã bị từ chối vì không còn chỗ. Tổ chức Công Giáo “Samaritan's Purse”, nghĩa là “cái ví của người Samaritanô nhân lành”, chuyên thiết kế các bệnh viện dã chiến trong những vùng có chiến tranh đã đưa hai nhóm từ Syria sang xây dựng cấp tốc một bệnh viện dã chiến tại Bergamo, và một bệnh viện khác tại Cremona. Chỉ trong 48 tiếng đồng hồ, hai bệnh viện dã chiến đã được xây dựng xong như quý vị và anh chị em thấy trong đoạn video này.
Cho đến nay đã có ít nhất hai linh mục, nguyên là y khoa bác sĩ, đã tình nguyện mặc trở lại chiếc áo trắng thầy thuốc làm việc ở tuyến đầu chống trả dịch coronavirus ở Ý. Người thứ nhất là linh mục bác sĩ Alberto Debbi đang làm việc tại bệnh viện thành phố Sassuolo, tỉnh Emilia-Romagna. Vị thứ hai, quý vị và anh chị em đang xem thấy trong đoạn video này, là linh mục bác sĩ Romano Paolucci, đang làm việc tại bệnh viện Oglio Po ở Cremona. Cha cho biết ngài rất buồn khi được tin nhiều bệnh nhân ở Ý phải chết một mình, không có người thân bên cạnh vì các biện pháp kiểm dịch. Ngài hy vọng sự hiện diện của một linh mục như ngài bên giường bệnh có thể đem lại cho những người đang hấp hối niềm hy vọng và lòng vững tin vào Lòng Thương Xót Chúa qua những nghi thức sau cùng.
Trước tình trạng lây lan quá nhanh tại miền Bắc nước Ý, thị trưởng Milan là ông Giuseppe Sala đã quyết định triển khai một chiến dịch tuần tra của cảnh sát địa phương trên đường phố Milan. Cảnh sát phát loa nói với dân chúng rằng “Hãy làm ơn ở yên trong nhà, vì các bạn và vì những người khác.” với hy vọng có thể hạn chế các công dân ra đường.
Trong một diễn biến đáng buồn, ít nhất 59 nữ tu trong hai tu viện tại Rôma đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Theo hãng tin ANSA của Ý, tại Grottaferrata, một vùng ngoại ô của Rome, cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo có 50 nữ tu. Cho đến nay đã có 40 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus, một sơ đã phải vào bệnh viện. Cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân.
Các nữ tu Thiên Thần Nhỏ của Thánh Phaolô, có một tu viện ở Rôma, gồm 21 sơ. Đến nay đã có 19 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Tại Peru, hôm 15 tháng Ba, Đức Cha Reinhold Nann của Giáo phận Caravell đã cho phép các linh mục của ngài giải tội qua điện thoại, trong bối cảnh đại dịch coronavirus và sự cô lập xã hội bắt buộc ở Peru.
Tuy nhiên, vào hôm thứ Sáu, 20 tháng Ba, Đức Cha Nann tuyên bố rằng khả năng xưng tội qua điện thoại đã bị hủy bỏ theo một hướng dẫn của Vatican về vấn đề xưng tội được ban hành cùng ngày.
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho các gia đình đang bị cô lập
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 21 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình để họ có thể tìm ra cách giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ yêu thương.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, tôi muốn nhớ đến những gia đình không thể rời khỏi nhà của họ. Có lẽ chỗ xa nhất họ có thể đi là ban công của nhà mình. Xin cho họ biết cách tìm ra phương thế giao tiếp tốt, xây dựng mối quan hệ yêu thương trong gia đình. Và cầu xin cho họ có thể biết cách vượt qua nỗi thống khổ của khoảnh khắc này cùng với nhau như một gia đình. Chúng ta cầu xin Chúa ban bình an cho các gia đình ngày hôm nay, trong cuộc khủng hoảng này, và xin Ngài ban cho họ óc sáng tạo trong hoàn cảnh thê thảm hiện nay.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung vào hai phong cách đến với Chúa khác nhau được trình bày trong ngày Phúc âm (Luca 18: 9-14).
Phúc Âm: Lc 18, 9-14
“Người thu thuế ra về được khỏi tội”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi lời mời gọi “trở về nhà” từ bài đọc ngày hôm qua chạm đến con tim, câu trả lời là “Hãy trở về với Chúa”. Đứng lên, chúng ta hãy trở về với Chúa, Ngài đã xé chúng ta ra từng mảnh, nhưng Ngài sẽ chữa lành chúng ta; Ngài đã hạ gục chúng ta, nhưng Ngài sẽ băng bó vết thương cho chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết Chúa và hãy ra sức nhận biết Chúa. Người sẵn sàng xuất hiện như vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân trên mặt đất.
Với hy vọng này, mọi người bắt đầu hành trình trở về với Chúa. Một trong những cách để gặp gỡ Chúa là thông qua lời cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện với Chúa. Chúng ta trở về với Ngài.
Đức Thánh Cha đã trình bày sự tương phản trong hai phong cách đến với Chúa. Ngài nhắc đến ba ví dụ từ các sách Tin mừng: đó là câu chuyện người con trai lớn và đứa con trai hoang đàng, người đàn ông giàu có và Ladarô, và câu chuyện người Pharisêu và người thu thuế từ bài Phúc âm trong ngày.
Người Pharisêu trong Tin Mừng là hình ảnh thu nhỏ của phong cách tự phụ.
Ông ta đi cầu nguyện, nhưng để nói ông ta tốt đến mức nào - như muốn nói với Chúa, ‘Hãy xem tôi tốt là dường nào! Nếu Chúa cần bất cứ điều gì, hãy cho tôi biết và tôi sẽ giải quyết vấn đề của Chúa. Cách ông ta giao tiếp với Chúa có thể tóm tắt là “tự phụ”. Có lẽ ông ấy đã thực thi mọi điều luật buộc phải làm: tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi. Tôi OK! Khi chúng ta đến với Chúa quá tự tin vào chính mình, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tự phụ giống như con trai trưởng, hay người đàn ông giàu có không cần bất cứ điều gì.
Một phong cách khác, được diễn tả qua người thu thuế trong bài Phúc âm, cho chúng ta thấy cách đúng đắn để đến với Thiên Chúa. Anh ta không dám đến gần bàn thờ nhưng đứng từ xa, thậm chí không dám ngước mắt lên trời. Đấm vào ngực mình, người thu thuế nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.
Qua câu chuyện này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, và làm thế nào để đến gần Chúa – Đó là hãy khiêm nhường. Hãy cầu nguyện với linh hồn của chúng ta được phơi bày, không trang điểm hay trang hoàng chúng ta với các đức hạnh của mình. Như chúng ta đọc vào đầu Thánh lễ, Ngài tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Nhưng Ngài cần chúng ta chỉ cho Ngài thấy những lỗi lầm của mình. Tôi phải cầu nguyện đối diện với một linh hồn phơi bày. Như thế chúng ta mới hạ thấp bản thân chúng ta. Hành trình này là thực tại của chúng ta. Người duy nhất hiểu được thực tại của mình trong câu chuyện này là người thu thuế. ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con chỉ là kẻ tội lỗi. Đó là thực tại.’ Nhưng tôi nói rằng tôi là kẻ tội lỗi không phải bằng miệng lưỡi mà bằng trái tim.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa dạy chúng ta hiểu thái độ này khi bắt đầu cầu nguyện.
Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện bằng những lời biện minh của riêng mình, với những an ninh của chúng ta, thì đó không phải là lời cầu nguyện. Điều đó giống như nói chuyện với một tấm gương. Thay vào đó, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện với thực tại thực sự của mình - Tôi là một người tội lỗi – thì đây là một bước tiến tốt trong việc để cho Chúa nhìn vào chúng ta. Xin Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Thánh Cha và các vị tham dự đã thinh lặng cầu nguyện trước Thánh Thể để cầu cho Giáo Hội trong cơn thử thách kinh hoàng hiện nay.