Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/03: Hành động ném đá Thầy Giêsu– Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:00 20/03/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Nếu ai giữ lời Ta, thì muôn đời sẽ không phải chết”. Người Do-thái lại nói: “Bây giờ thì chúng tôi biết rõ ông bị quỷ ám. Abraham đã chết và các tiên tri cũng vậy, thế mà ông lại nói: “Ai giữ lời Ta, thì không bao giờ phải chết”. Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao? Ngài đã chết, các tiên tri cũng đã chết. Ông cho mình là ai?”
Chúa Giêsu trả lời: “Nếu Ta tự tôn vinh chính mình, thì vinh quang của Ta sẽ không giá trị gì. Chính Cha Ta tôn vinh Ta. Người là chính Ðấng các ngươi xưng là Thiên Chúa của các ngươi. Vậy mà các ngươi không biết Người. Còn Ta, Ta biết Người. Nếu Ta nói Ta không biết Người, thì Ta cũng nói dối như các ngươi. Nhưng Ta biết Người, và Ta giữ lời Người. Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan, vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta. Ông đã thấy và đã vui mừng”.
Người Do-thái liền nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã trông thấy Abraham rồi sao?” Chúa Giêsu trả lời: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi: Khi Abraham chưa sinh ra, thì Ta đã có rồi”.
Bấy giờ họ lượm đá ném Ngài, nhưng Chúa Giêsu ẩn mình đi ra khỏi đền thờ.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:47 20/03/2024
27. Ai không muốn lãnh nhận lương thực thần thiêng mà muốn lên thiên đàng ở với Thiên Chúa, thì thật là nguy hiểm.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:51 20/03/2024
8. OÁN TRÁCH THẦY TƯỚNG SỐ
Có một người gặp thầy thuốc thì hỏi ông ta làm ăn như thế nào?
Thầy thuốc nói:
- “Đừng nói nữa, tất cả đều bị ông thầy tướng số nói tầm bậy, ông ta dặn dò tôi: nhà có người bệnh ông đừng có đến.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 8:
Thời xưa cũng như thời nay đều có những vị “lương y như mẹ ghẻ” chứ không “như mẹ hiền”, bởi vì có nhiều bệnh nhân bị các “lương y như mẹ hiền” đối xử như dì ghẻ con chồng vì bệnh nhân nghèo không có tiền; thời nay cũng có những vị lương y hành nghề không vì lương tâm của một lương y, nhưng là vì họ coi đồng tiền lớn hơn mạng sống của bệnh nhân, các thầy thuốc này phải trả lẽ công bằng cho bệnh nhân trước tòa phán xét của Thiên Chúa.
Hình như các bệnh nhân thường tin tưởng người thầy thuốc công giáo nhiều hơn, vì họ -bất kể là ai- đều tin rằng người thầy thuốc công giáo có tâm hồn yêu thương bệnh nhân và tận tụy với công việc nhiều hơn các vị thầy thuốc khác, đó chính là vì người thầy thuốc Ki-tô hữu biết nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người bệnh nhân đau khổ...
Thầy bói nói thầy thuốc đừng tiếp xúc với người bệnh là vì ông thầy bói có một kinh nghiệm thực tế: có nhiều thầy thuốc bất cần người bệnh và coi thường người bệnh, cho nên “phán” một câu cho “bỏ ghét”. Nhưng người thầy thuốc Ki-tô hữu thì sẽ không bao giờ nghe lời “phán” của thầy bói, mà là nghe lời dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su khi họ thi hành sứ mạng quan trọng “cứu người” của mình, đó là một vị “lương y như từ mẫu” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người gặp thầy thuốc thì hỏi ông ta làm ăn như thế nào?
Thầy thuốc nói:
- “Đừng nói nữa, tất cả đều bị ông thầy tướng số nói tầm bậy, ông ta dặn dò tôi: nhà có người bệnh ông đừng có đến.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 8:
Thời xưa cũng như thời nay đều có những vị “lương y như mẹ ghẻ” chứ không “như mẹ hiền”, bởi vì có nhiều bệnh nhân bị các “lương y như mẹ hiền” đối xử như dì ghẻ con chồng vì bệnh nhân nghèo không có tiền; thời nay cũng có những vị lương y hành nghề không vì lương tâm của một lương y, nhưng là vì họ coi đồng tiền lớn hơn mạng sống của bệnh nhân, các thầy thuốc này phải trả lẽ công bằng cho bệnh nhân trước tòa phán xét của Thiên Chúa.
Hình như các bệnh nhân thường tin tưởng người thầy thuốc công giáo nhiều hơn, vì họ -bất kể là ai- đều tin rằng người thầy thuốc công giáo có tâm hồn yêu thương bệnh nhân và tận tụy với công việc nhiều hơn các vị thầy thuốc khác, đó chính là vì người thầy thuốc Ki-tô hữu biết nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người bệnh nhân đau khổ...
Thầy bói nói thầy thuốc đừng tiếp xúc với người bệnh là vì ông thầy bói có một kinh nghiệm thực tế: có nhiều thầy thuốc bất cần người bệnh và coi thường người bệnh, cho nên “phán” một câu cho “bỏ ghét”. Nhưng người thầy thuốc Ki-tô hữu thì sẽ không bao giờ nghe lời “phán” của thầy bói, mà là nghe lời dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su khi họ thi hành sứ mạng quan trọng “cứu người” của mình, đó là một vị “lương y như từ mẫu” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sự Thương khó Đức Giêsu
Lm. Thái Nguyên
04:16 20/03/2024
SỰ THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU
Chúa Nhật Lễ Lá năm B : Mc 11, 1-10
Suy niệm
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cử hành biến cố Đức Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, đồng thời với tư thế sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết vì chúng ta.
Theo lời Thiên Chúa hứa, dân Israel từng ngày mong chờ hoàng tử nhà Đavít đến cứu thoát họ khỏi cảnh lầm than. Thực tế là họ chỉ nhắm vào việc được giải thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc Rôma. Khi Đức Giêsu tiến vào thành thánh, dân chúng đã nhiệt liệt tung hô: các môn đệ “lấy áo choàng của mình trải lên lưng lừa”, dân chúng thì “chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy”. Đối với họ, ngày giải phóng đã đến, vị anh hùng đã xuất hiện.
Thế nhưng Đức Giêsu vào thành không phải với phong thái của vị tướng oai phong hiển hách ngồi trên lưng chiến mã để sát phạt, nhưng lại ngồi trên lưng lừa, là hình ảnh của vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm nhường để hiến dâng chính mình. Đây là hình ảnh đã được tiên báo bởi ngôn sứ Dacaria:“Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa…” (9, 9-10).
Vua Giêsu ngồi trên lưng lừa diễn tả một vị vua hoàn toàn khác, và cũng không mang ý nghĩa giải phóng theo kiểu người Do Thái chờ mong. Ở đây, hình ảnh ‘thủ lãnh cưỡi lừa’ đúng là thích hợp với câu tung hô “Hôsanna!” của người Do Thái, theo nghĩa ‘hãy cứu chúng tôi!’. ‘Cứu chúng tôi’ không phải bằng quyền lực thống trị như bất kỳ lãnh tụ nào khác, nhưng “cứu chúng tôi cho khỏi mọi sự dữ”, bằng lòng từ bi và thương xót của “Đức Vua đang đến...”
Thật vậy, đối với Đức Giêsu, mục đích tối hậu của hành trình lên Giêrusalem là “thánh giá”, nghĩa là trao ban chính bản thân mình cho nhân loại, “yêu mến cho đến tận cùng” (Ga 13,1). Vì chỉ có tình yêu mới cứu thoát con người khỏi sự trầm luân khổ ải. Cuộc đời tràn ngập đau khổ nên Phật giáo coi “Đời là bể khổ”. Nhiều người đã tìm nhiều cách để tránh khổ và diệt khổ. Nhưng Đức Giêsu không tránh khổ, cũng không diệt khổ. Ngài “vác” lấy đau khổ (thập giá), và Ngài dạy tất cả mọi người: “Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình mà theo”.
Phụng vụ Lễ Lá được tiếp nối bằng việc công bố sự thương khó, cho chúng ta thấy rõ hơn chân dung của vị vua hòa bình, cũng là người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa, vì Ngài đến thế gian là để thi hành ý muốn của Chúa Cha (x. Dt 10,9), để cứu độ nhân loại. Đây không phải một sự cứu độ chỉ cần tuyên bố là xong như bao kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện. Việc sáng tạo muôn loài chỉ cần Thiên Chúa phán một lời, nhưng để cứu độ con người thì phải đánh đổi bằng một đời của Con Một Ngài. Vì sáng tạo thì có thời hạn, còn cứu độ thì vô thời hạn.
Trên con đường thập giá, Ðức Giêsu đã đi đến tột cùng của nỗi cô đơn: “Lạy Thiên Chúa tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?”. Ngài đã bị hành hình một cách ô nhục, tan nát cả tấm thân: đầu bị quấn mão gai như ông vua hề; khuôn mặt thánh thiện bị tát tai và khạc nhổ; tấm thân ngời sáng bị phơi ra cho những trận roi cầy nát; đôi bàn tay thi ân giáng phúc bị co quắp dưới những mũi đinh đóng chặt; đôi bàn chân đi rao giảng tin mừng cũng bị đóng cứng; Đấng trong sạch vô ngần bị lột áo phơi mình ra trần trụi. Không còn gì hãi hùng hơn trong cảnh tượng một người có thể chịu đựng như thế. Nhưng Đức Giêsu đã chịu vì con người và cho con người, để con người được giao hòa với Thiên Chúa.
Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một bày tỏ về tội lỗi của loài người chúng ta. Mãi mãi Thập giá là biểu trưng của sự độc ác của con người, là đỉnh cao của trí tuệ con người trong việc sáng chế ra những phương thế hành hạ và loại trừ nhau, là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại. Nhưng Thập giá không chỉ là một mạc khải về tội lỗi con người, mà còn là mặt trái của ánh sáng tình yêu: một tình yêu kiên trung và hy sinh cho đến cùng để tha thứ mọi tội lỗi cho nhân loại.
Tuần Thánh, chúng ta cùng dõi bước theo con đường thập giá của Chúa Giêsu, để trong tin yêu hy vọng, chúng ta cũng đón lấy thập giá của đời mình. Cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá, ta hãy để tâm hồn mình hòa nhập vào những nỗi thống thiết của Chúa Giêsu. Hãy cảm nhận cái nhìn tràn đầy yêu thương và trìu mến của Chúa trên cuộc đời chúng ta. Trong tình yêu đó, ta hãy tận dụng mọi khổ đau để thông phần với Chúa mà cải hóa đời mình trong tiến trình hoàn thiện.
Cầu nguyện
Lạy Chúa! Chúa đã cho con được biết,
nguyên nhân của sự dữ bởi loài người,
khi dùng tự do của mình để phạm tội,
đi ngược lại đường lối của tình yêu.
Vì tội lỗi có đau khổ và sự chết,
là hậu quả của vòng vây nghiệp chướng,
khiến cuộc đời mang nặng những sầu thương,
và do đó đánh mất cả thiên đường.
Sự dữ ở mọi nơi và mọi lúc,
tàng ẩn nơi mọi người và mọi vật,
luôn khơi dậy từ ham muốn bên trong,
làm rối loạn cho cuộc sống nhân trần.
Sự dữ khiến nhiều người đặt câu hỏi:
Nếu Thiên Chúa toàn năng,
sự dữ sao lại có?
Nếu Thiên Chúa là tình yêu,
sự toàn năng của Người có hay không?
Chúa Giêsu đã trả lời trên thập giá:
quyền năng của Thiên Chúa là tình yêu,
khi trao hiến Con Mình cho nhân loại.
đền thay sự bại hoại của trần gian,
Sự dữ hay tội lỗi là thách đố,
đều có chỗ trong chương trình tạo dựng,
để con có cơ hội mà minh chứng,
lòng thành tin hay bất tín của mình.
Xin cho con sức mạnh lòng yêu mến,
để dẹp tan những bóng tối tội đời,
những ích kỷ kiêu căng và gian dối...
để tim con từ đây được biến đổi,
trọn cuộc đời để phụng sự Chúa thôi. Amen.
Vinh quang và khiêm hèn
Lm Phan Văn Lợi
04:20 20/03/2024
CHÚA NHẬT LỄ LÁ (THƯƠNG KHÓ) NĂM B
BÀI KIỆU LÁ : MC 11,1-10
Mấy ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần thành Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu. Bấy giờ, Người sai hai môn đệ và bảo : “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cưỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo : ‘Tại sao các anh làm như vậy’, thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi trả lại đây ngay”. Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông : “Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?” Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông. Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy : “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời !”
VINH QUANG VÀ KHIÊM HÈN
Cuộc kiệu lá mở màn cho Tuần thánh, tuần đầy đặc các cử hành nhất và là tuần mãnh liệt nhất bởi tất cả những gì nó giúp chúng ta sống lại. Không những sống lại theo nghĩa nhớ lại : “kỷ niệm”. Đó còn là đi vào trong chính các biến cố như chúng đã xảy ra tại Giê-ru-sa-lem, để nhận được các ơn sự sống mà chúng chất chứa lưu giữ. Tuần thánh là thời gian tiêu biểu nhất của việc tiếp xúc mầu nhiệm với các biến cố cứu rỗi chúng ta như thế, những biến cố làm nên “phụng vụ” và “bí tích” của chúng ta.
Chúng ta sẽ ở trong đoàn lũ đi đón Đức Giê-su ngồi trên lưng lừa và la lớn : “Hoan hô !”. Chúng ta sẽ có mặt tại nhà Tiệc ly, trong cuộc Khổ nạn và cuộc Sống lại. Suốt tuần này, sẽ có nhiều sốt sắng và nhiều xúc cảm vì phụng vụ rất đẹp, rất bi thảm. Nhưng cái cần đánh thức nhất sáng ngày Lễ Lá, đó là đức tin của chúng ta. Chỉ đức tin mới có thể nắm bắt thực tại mà phụng vụ biểu dương cử hành.
Mầu nhiệm của Đức Giê-su và mầu nhiệm của mọi cuộc sống Ki-tô hữu xuất hiện như một sự pha trộn thường xuyên giữa vinh quang và khiêm hèn. Chính thánh Gio-an là người diễn tả Vinh quang hay hơn hết, thế nhưng bài Thương khó của ông mở đầu bằng việc Đức Giê-su hết sức khiêm tốn rửa chân cho môn đệ. Trong một đoạn ngắn nhanh như chớp, thánh Phao-lô đã trình bày quỹ đạo của mầu nhiệm Đức Giê-su và tất cả những gì mà Tuần thánh sắp giúp chúng ta sống như thế này : “Đức Giê-su Ki-tô, bản thân vốn là Thiên Chúa, đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân tôi đòi... Người đã hạ mình xuống, vâng lời cho đến nỗi phải chết, mà chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,6-9).
Như hai tác giả Nhất lãm kia, qua cách trình bày sống động quen thuộc với mình, trong trình thuật Khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem, Mác-cô đã ghi nhận sự pha lẫn giữa vĩ đại và khiêm hèn ấy mà chúng ta phải không ngớt suy niệm để biết Đức Giê-su và để làm Ki-tô hữu.
Trước hết, như một nhà thấu thị và một ông chủ, Đức Giê-su bảo hai môn đệ : “Các anh đi vào làng… sẽ thấy ngay một con lừa chưa ai cưỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây… ai hỏi thì nói là Chúa cần dùng”. Rồi bừng lên lời sấm vĩ đại : “Triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta đang tới”. Đây đúng là giờ của Đấng Mê-si-a-Quân vương, các tiếng Ho-san-na (hoan hô) sắp vang dội, với kiểu nói rất đặc thù : “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !” Giờ đây, Đức Giê-su có thể chấp nhận được tung hô như Đấng Mê-si-a : cái Người sắp sống trong đau khổ và trong vinh quang, cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người, sẽ mạc khải (song chỉ với đức tin !) Người là Đấng Mê-si-a nào và mang đến ơn cứu rỗi nào.
Nhưng trước khi nói đến uy quyền Chúa tể như thế, Mác-cô đã đề cập tới thái độ khiêm tốn rồi : “Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên”. Không một tướng lãnh chiến thắng nào thời ấy đã nghĩ tới chuyện như vậy, nhưng Đức Ki-tô của ngày Lễ Lá sẽ thế nào nếu diễu hành trên một chiến mã? Con lừa dễ giúp chúng ta hơn trong việc đi vào các tư tưởng khó khăn : Đức Giê-su Ki-tô vừa thần linh vừa khiêm hạ, vừa là quân vương vừa là tôi tớ, Người lôi chúng ta trên nhiều con đường vĩ đại và đơn hèn. Ai chỉ nắm một trong hai điểm đó thì khó đi vào Tuần thánh và đi vào cuộc sống môn đệ. Đứng đằng sau Đức Ki-tô, chúng ta chẳng phải là không ra gì, nhưng chút kiêu căng nhỏ nhất cũng làm chúng ta hư hỏng. Đức Vua chúng ta có đó, trên một con lừa; Người khiêm tốn và hiền lành, sung sướng được bao quanh bởi những cận thần là các ngư phủ hèn mọn, sung sướng được bước đi trên tấm thảm của những người nghèo và trong tiếng hô của đàn trẻ mà Người luôn ưu ái. Hỡi kẻ giàu, anh không bị xua đuổi đâu, nhưng nếu đến dự Lễ Lá, anh hãy mang theo một trái tim khiêm hèn.
Vậy là giữa lòng cuộc khải hoàn, chúng ta vẫn được nhắc nhở về sự khiêm tốn của Ngôi Lời nhập thể. Rồi chúng ta sẽ xuống tận đáy ô nhục : một kẻ bị kết án thập giá. Để cuối cùng lên lại đỉnh cao với thánh Gio-an : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,28)
(André Sève)
BÀI THƯƠNG KHÓ : MC 14,1-15,47
CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊ-SU
1. Giá phải trả và quả mang lại.
Chúng ta sắp nghe lại và đọc lại các trình thuật về cuộc Khổ nạn, đó là cách suy niệm hay nhất trong các ngày Tuần thánh. Chúng ta có 4 trình thuật, chúng ta có thể nuôi dưỡng đức tin và tình yêu mình với những bài chiêm niệm khác nhau: Mát-thêu (năm A), Mác-cô (năm B), Lu-ca (năm C), Gio-an cho ngày Thứ Sáu thánh mỗi năm. Dĩ nhiên, chúng ta biết rõ câu chuyện khủng khiếp này, và mỗi lần như thế, trái tim chúng ta lại thổn thức. Đức Giê-su đã đau khổ đến vậy sao? Nhưng trong mối thương cảm này, nhiều câu hỏi vẫn len vào, khó gạt ra nổi. Tại sao phải cần những đau khổ và cái chết ấy? Chúng cứu ta cách nào?
Chúng cứu ta, chẳng phải với danh nghĩa đau khổ và cái chết, nhưng vì chúng là mức cùng của cả một cuộc sống can đảm và yêu thương. Việc Đức Giê-su chiến đấu để cho biết tình yêu Thiên Chúa và để thiết lập một nền công lý tình yêu đích thực giữa nhân loại đã khiến các thủ lãnh tôn giáo và rốt cục cả toàn dân đứng lên chống lại Người.
Trên cây gỗ, Đức Giê-su cho ta thấy thế nào là yêu thương bằng mọi giá và đến tột độ. Người đã không sinh ra để đau khổ, nhưng là để yêu thương và dạy chúng ta yêu thương. Sứ mạng này dẫn đã Người đến đau khổ, nhưng thập giá chẳng phải là trường dạy đau khổ mà là trường dạy yêu thương.
Đức Giê-su dạy ta những gì trong cuộc Khổ nạn? Dạy rằng tình yêu của Người mạnh mẽ lẫn tự do, và ta chớ nên ở quá xa Người trên con đường này. Trước những lời mời gọi yêu thương, ta thường quá để mình bị kiêu căng phong tỏa và sợ hãi làm tê liệt, vẫn cứ đui điếc do mãi nghĩ tới chính mình. Đức Giê-su thì đã có thể nghe hết mọi lời mời gọi vì đã chẳng bao giờ màng đến lợi ích riêng. Người đã chẳng thối lui trước khó khăn yêu thương nào, trước thái độ bất thông cảm nào, trước mối đe dọa nào. Người đã thấy hận thù dâng cao mà vẫn tiếp tục tiến tới. Làm sao không xấu hổ về các kiểu tránh né của ta? Trên thập giá, Người đã nói với ta rằng sức mạnh lớn lao nhất của một con người, đó là có thể yêu thương.
Nhưng nếu các khó khăn yêu thương (cũng như các niềm vui yêu thương !) đối với ta không xa lạ gì, ta vẫn chưa biết sinh lực của tình yêu mấy. Trong cái chết của Đức Giê-su, sinh lực này lớn đến độ đã bùng vỡ thành sống lại. Nó mở ra một thế giới mới trong đó từ nay sẽ xảy ra chuyện phi thường mỗi khi có một con người muốn yêu và có thể yêu như Đức Ki-tô.
Thường ta không nghĩ đủ tới tất cả những gì mà cuộc Khổ nạn đã khiến và còn khiến ta có thể làm được. Ta quá sa đà trong những chiêm niệm kiểu ái khổ bằng cách phân tích chi tiết các đau khổ của Đức Giê-su đến cực độ đang khi đáng lẽ phải thấm đẫm tình yêu và sự can đảm của Người. Đây không phải là nơi rên rỉ thương xót Đức Giê-su lẫn chính mình, mà là nơi nghe tiếng gọi hãy anh hùng và sáng suốt : tình yêu phải trả giá như thế đó, nhưng trong đau khổ ấy, nó giải phóng biết bao sinh lực !
Còn lại việc thử sống những gì óc sáng suốt của ta đã khám phá. Một cuộc hẹn gặp với Đức Giê-su trên thập giá vẫn vô ích nếu không đi đến những kinh nghiệm đức tin vào Người như Đấng Cứu thế. Nếu tin rằng các đau khổ của Người đã ban cho ta mãnh lực sống tất cả, thì hãy đi đến thập giá để mang tại đấy một sự bất lực, để giật tại đấy một chiến thắng. “Lạy Chúa Giê-su, Chúa thấy đó, Chúa đã chẳng chết vô ích tí nào.”
2. Bị bỏ rơi và kêu lớn tiếng
— Bài Thương khó theo thánh Mác-cô là bài Thương khó của Kẻ bị bỏ rơi. Đức Giê-su bị bỏ rơi bởi tất cả mọi người : đám đông hân hoan ngày rước Lá, các môn đệ, thậm chí cả Phê-rô, thậm chí cả Chúa Cha nữa.
Chưa bao giờ Đức Giê-su cảm thấy không được hiểu và phải cô đơn đến thế. Người bị phó mặc cho bọn lính hung hãn (Con Thiên Chúa bị tát tai, khạc nhổ vào mặt !) và bị các thủ lãnh tôn giáo coi như tội phạm. Người xuống tận đáy nỗi cô đơn của con người. Đã từng nói, đã từng đến để nói với chúng ta, nay Người im lặng. Hai ghi nhận của Mác-cô thật là thống thiết : “Ông không đáp lại một lời sao?” (Mc 14,60), viên thượng tế hỏi. “Ông không trả lời gì sao?” (Mc 15,4), Phi-la-tô nói.
Đức Giê-su im lặng. Có nhiều lúc Người chẳng còn gì để nói, chẳng còn gì để nói với chúng ta. Người đã cho thấy mình là ai, đã cho thấy con đường ta có thể bước lên để theo Người. Nếu chúng ta không theo Người, thì Người có thể nói với chúng ta điều gì nữa? “Chúa không trả lời gì con sao?” - “Không ! Con đã đi quá xa quá rồi. Người ta chỉ gần Thầy nhờ những hành vi yêu thương và can đảm.”
Nếu chúng ta chỉ theo Đức Giê-su bằng cách kính cẩn nghe các lời của Người hay hùng hồn rao giảng các lời đó, mà chẳng đem ra thực hiện, thì chúng ta thuộc số những kẻ bỏ rơi Người. Một sự thật phũ phàng mà chúng ta từ chối đối diện. Việc suy niệm cuộc Khổ nạn này phải đặt chúng ta lại trước đòi hỏi căn bản của Tin Mừng : ta chỉ “theo” Đức Giê-su khi làm những gì Người đòi hỏi.
— Bài Thương khó về những sự bỏ rơi và sự thinh lặng đáng sợ của Đức Giê-su như thế cũng là bài Thương khó về ba tiếng kêu.
“Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” - “Phải, chính thế” Đức Giê-su la lên, bẻ gẫy bí mật về Mê-si-a tính của Người và về vinh quang của Người. Bị trói, bị hạ nhục, rốt cục Người bộc lộ sự phi thường : “Các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,61-62). Nơi ấy và trước các tư tế ấy, điều này chỉ có thể được coi như một lời phạm thượng. Nhưng chúng ta thì sao? Lúc ấy, chúng ta nhìn Người với niềm tin nào?
Đức Giê-su kêu to trên thập giá niềm tin tưởng của Người : “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con”, chính khi chiến đấu với cảm thức bị bỏ rơi khủng khiếp hơn cả : “Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34). Đây là lời quý giá Người ban cho những ai rơi xuống những vực thẳm như vậy. Nếu đã không đi xuống tận đó, thì làm sao Người là Em-ma-nu-en đã được hứa, vị Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta? Lạy Chúa Giê-su, cùng với Chúa, con có thể kêu lên là đã bị bỏ rơi; nhưng cùng với Chúa, con cũng muốn nói “Lạy Thiên Chúa của con” nơi đâu con tưởng không còn có thể nói thế được nữa.
Tiếng kêu thứ ba trong cuộc Khổ nạn này là tiếng kêu mà Mác-cô lôi chúng ta đến nghe ngay tự đầu Tin Mừng của ông. Nói “Ngài là Con Thiên Chúa !” không phải với con người làm mê mẩn quần chúng, con người biến hình vinh hiển, nhưng là với kẻ bị đóng đinh thập giá này. Người đã chết cách sao đó khiến viên bách quản đã phải thốt lên : “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”. Chính mỗi độc giả của Tin Mừng phải nói điều đó cuối bài Thương khó này. Nhưng một lần nữa, nói lên điều đó cũng vô ích nếu việc ấy chẳng biến đổi chúng ta gì cả. (André Sève)
Trong một trại tập trung Đức Quốc xã Thế chiến Thứ hai, có giam giữ nhiều tù nhân Do-thái. Hôm nọ, vì vi phạm một lỗi nhỏ, một tù nhân Do-thái đã bị tra tấn và rồi bị treo cổ trước mắt các bạn đồng tù của mình, trong sân tập họp của trại. Đang lúc ai nấy kinh hoàng chứng kiến cảnh tượng thê thảm và tàn bạo đó, thì từ giữa đám tù nhân, vang lên một tiếng kêu lớn vừa chua xót vừa phẫn nộ : “Lạy Thiên Chúa Gia-vê, Ngài ở đâu, sao chẳng ra tay cứu kẻ bất hạnh này?” Ai nấy chưa kịp nhận ra kẻ đã thốt lên câu đó, thì đã vang lên một giọng nói khác trả lời : “Thiên Chúa đang quằn quại trên giá treo cổ trước mắt chúng ta !”
BÀI KIỆU LÁ : MC 11,1-10
Mấy ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần thành Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu. Bấy giờ, Người sai hai môn đệ và bảo : “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cưỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo : ‘Tại sao các anh làm như vậy’, thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi trả lại đây ngay”. Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông : “Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?” Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông. Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy : “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời !”
VINH QUANG VÀ KHIÊM HÈN
Cuộc kiệu lá mở màn cho Tuần thánh, tuần đầy đặc các cử hành nhất và là tuần mãnh liệt nhất bởi tất cả những gì nó giúp chúng ta sống lại. Không những sống lại theo nghĩa nhớ lại : “kỷ niệm”. Đó còn là đi vào trong chính các biến cố như chúng đã xảy ra tại Giê-ru-sa-lem, để nhận được các ơn sự sống mà chúng chất chứa lưu giữ. Tuần thánh là thời gian tiêu biểu nhất của việc tiếp xúc mầu nhiệm với các biến cố cứu rỗi chúng ta như thế, những biến cố làm nên “phụng vụ” và “bí tích” của chúng ta.
Chúng ta sẽ ở trong đoàn lũ đi đón Đức Giê-su ngồi trên lưng lừa và la lớn : “Hoan hô !”. Chúng ta sẽ có mặt tại nhà Tiệc ly, trong cuộc Khổ nạn và cuộc Sống lại. Suốt tuần này, sẽ có nhiều sốt sắng và nhiều xúc cảm vì phụng vụ rất đẹp, rất bi thảm. Nhưng cái cần đánh thức nhất sáng ngày Lễ Lá, đó là đức tin của chúng ta. Chỉ đức tin mới có thể nắm bắt thực tại mà phụng vụ biểu dương cử hành.
Mầu nhiệm của Đức Giê-su và mầu nhiệm của mọi cuộc sống Ki-tô hữu xuất hiện như một sự pha trộn thường xuyên giữa vinh quang và khiêm hèn. Chính thánh Gio-an là người diễn tả Vinh quang hay hơn hết, thế nhưng bài Thương khó của ông mở đầu bằng việc Đức Giê-su hết sức khiêm tốn rửa chân cho môn đệ. Trong một đoạn ngắn nhanh như chớp, thánh Phao-lô đã trình bày quỹ đạo của mầu nhiệm Đức Giê-su và tất cả những gì mà Tuần thánh sắp giúp chúng ta sống như thế này : “Đức Giê-su Ki-tô, bản thân vốn là Thiên Chúa, đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân tôi đòi... Người đã hạ mình xuống, vâng lời cho đến nỗi phải chết, mà chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,6-9).
Như hai tác giả Nhất lãm kia, qua cách trình bày sống động quen thuộc với mình, trong trình thuật Khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem, Mác-cô đã ghi nhận sự pha lẫn giữa vĩ đại và khiêm hèn ấy mà chúng ta phải không ngớt suy niệm để biết Đức Giê-su và để làm Ki-tô hữu.
Trước hết, như một nhà thấu thị và một ông chủ, Đức Giê-su bảo hai môn đệ : “Các anh đi vào làng… sẽ thấy ngay một con lừa chưa ai cưỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây… ai hỏi thì nói là Chúa cần dùng”. Rồi bừng lên lời sấm vĩ đại : “Triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta đang tới”. Đây đúng là giờ của Đấng Mê-si-a-Quân vương, các tiếng Ho-san-na (hoan hô) sắp vang dội, với kiểu nói rất đặc thù : “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !” Giờ đây, Đức Giê-su có thể chấp nhận được tung hô như Đấng Mê-si-a : cái Người sắp sống trong đau khổ và trong vinh quang, cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người, sẽ mạc khải (song chỉ với đức tin !) Người là Đấng Mê-si-a nào và mang đến ơn cứu rỗi nào.
Nhưng trước khi nói đến uy quyền Chúa tể như thế, Mác-cô đã đề cập tới thái độ khiêm tốn rồi : “Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên”. Không một tướng lãnh chiến thắng nào thời ấy đã nghĩ tới chuyện như vậy, nhưng Đức Ki-tô của ngày Lễ Lá sẽ thế nào nếu diễu hành trên một chiến mã? Con lừa dễ giúp chúng ta hơn trong việc đi vào các tư tưởng khó khăn : Đức Giê-su Ki-tô vừa thần linh vừa khiêm hạ, vừa là quân vương vừa là tôi tớ, Người lôi chúng ta trên nhiều con đường vĩ đại và đơn hèn. Ai chỉ nắm một trong hai điểm đó thì khó đi vào Tuần thánh và đi vào cuộc sống môn đệ. Đứng đằng sau Đức Ki-tô, chúng ta chẳng phải là không ra gì, nhưng chút kiêu căng nhỏ nhất cũng làm chúng ta hư hỏng. Đức Vua chúng ta có đó, trên một con lừa; Người khiêm tốn và hiền lành, sung sướng được bao quanh bởi những cận thần là các ngư phủ hèn mọn, sung sướng được bước đi trên tấm thảm của những người nghèo và trong tiếng hô của đàn trẻ mà Người luôn ưu ái. Hỡi kẻ giàu, anh không bị xua đuổi đâu, nhưng nếu đến dự Lễ Lá, anh hãy mang theo một trái tim khiêm hèn.
Vậy là giữa lòng cuộc khải hoàn, chúng ta vẫn được nhắc nhở về sự khiêm tốn của Ngôi Lời nhập thể. Rồi chúng ta sẽ xuống tận đáy ô nhục : một kẻ bị kết án thập giá. Để cuối cùng lên lại đỉnh cao với thánh Gio-an : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,28)
(André Sève)
BÀI THƯƠNG KHÓ : MC 14,1-15,47
CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊ-SU
1. Giá phải trả và quả mang lại.
Chúng ta sắp nghe lại và đọc lại các trình thuật về cuộc Khổ nạn, đó là cách suy niệm hay nhất trong các ngày Tuần thánh. Chúng ta có 4 trình thuật, chúng ta có thể nuôi dưỡng đức tin và tình yêu mình với những bài chiêm niệm khác nhau: Mát-thêu (năm A), Mác-cô (năm B), Lu-ca (năm C), Gio-an cho ngày Thứ Sáu thánh mỗi năm. Dĩ nhiên, chúng ta biết rõ câu chuyện khủng khiếp này, và mỗi lần như thế, trái tim chúng ta lại thổn thức. Đức Giê-su đã đau khổ đến vậy sao? Nhưng trong mối thương cảm này, nhiều câu hỏi vẫn len vào, khó gạt ra nổi. Tại sao phải cần những đau khổ và cái chết ấy? Chúng cứu ta cách nào?
Chúng cứu ta, chẳng phải với danh nghĩa đau khổ và cái chết, nhưng vì chúng là mức cùng của cả một cuộc sống can đảm và yêu thương. Việc Đức Giê-su chiến đấu để cho biết tình yêu Thiên Chúa và để thiết lập một nền công lý tình yêu đích thực giữa nhân loại đã khiến các thủ lãnh tôn giáo và rốt cục cả toàn dân đứng lên chống lại Người.
Trên cây gỗ, Đức Giê-su cho ta thấy thế nào là yêu thương bằng mọi giá và đến tột độ. Người đã không sinh ra để đau khổ, nhưng là để yêu thương và dạy chúng ta yêu thương. Sứ mạng này dẫn đã Người đến đau khổ, nhưng thập giá chẳng phải là trường dạy đau khổ mà là trường dạy yêu thương.
Đức Giê-su dạy ta những gì trong cuộc Khổ nạn? Dạy rằng tình yêu của Người mạnh mẽ lẫn tự do, và ta chớ nên ở quá xa Người trên con đường này. Trước những lời mời gọi yêu thương, ta thường quá để mình bị kiêu căng phong tỏa và sợ hãi làm tê liệt, vẫn cứ đui điếc do mãi nghĩ tới chính mình. Đức Giê-su thì đã có thể nghe hết mọi lời mời gọi vì đã chẳng bao giờ màng đến lợi ích riêng. Người đã chẳng thối lui trước khó khăn yêu thương nào, trước thái độ bất thông cảm nào, trước mối đe dọa nào. Người đã thấy hận thù dâng cao mà vẫn tiếp tục tiến tới. Làm sao không xấu hổ về các kiểu tránh né của ta? Trên thập giá, Người đã nói với ta rằng sức mạnh lớn lao nhất của một con người, đó là có thể yêu thương.
Nhưng nếu các khó khăn yêu thương (cũng như các niềm vui yêu thương !) đối với ta không xa lạ gì, ta vẫn chưa biết sinh lực của tình yêu mấy. Trong cái chết của Đức Giê-su, sinh lực này lớn đến độ đã bùng vỡ thành sống lại. Nó mở ra một thế giới mới trong đó từ nay sẽ xảy ra chuyện phi thường mỗi khi có một con người muốn yêu và có thể yêu như Đức Ki-tô.
Thường ta không nghĩ đủ tới tất cả những gì mà cuộc Khổ nạn đã khiến và còn khiến ta có thể làm được. Ta quá sa đà trong những chiêm niệm kiểu ái khổ bằng cách phân tích chi tiết các đau khổ của Đức Giê-su đến cực độ đang khi đáng lẽ phải thấm đẫm tình yêu và sự can đảm của Người. Đây không phải là nơi rên rỉ thương xót Đức Giê-su lẫn chính mình, mà là nơi nghe tiếng gọi hãy anh hùng và sáng suốt : tình yêu phải trả giá như thế đó, nhưng trong đau khổ ấy, nó giải phóng biết bao sinh lực !
Còn lại việc thử sống những gì óc sáng suốt của ta đã khám phá. Một cuộc hẹn gặp với Đức Giê-su trên thập giá vẫn vô ích nếu không đi đến những kinh nghiệm đức tin vào Người như Đấng Cứu thế. Nếu tin rằng các đau khổ của Người đã ban cho ta mãnh lực sống tất cả, thì hãy đi đến thập giá để mang tại đấy một sự bất lực, để giật tại đấy một chiến thắng. “Lạy Chúa Giê-su, Chúa thấy đó, Chúa đã chẳng chết vô ích tí nào.”
2. Bị bỏ rơi và kêu lớn tiếng
— Bài Thương khó theo thánh Mác-cô là bài Thương khó của Kẻ bị bỏ rơi. Đức Giê-su bị bỏ rơi bởi tất cả mọi người : đám đông hân hoan ngày rước Lá, các môn đệ, thậm chí cả Phê-rô, thậm chí cả Chúa Cha nữa.
Chưa bao giờ Đức Giê-su cảm thấy không được hiểu và phải cô đơn đến thế. Người bị phó mặc cho bọn lính hung hãn (Con Thiên Chúa bị tát tai, khạc nhổ vào mặt !) và bị các thủ lãnh tôn giáo coi như tội phạm. Người xuống tận đáy nỗi cô đơn của con người. Đã từng nói, đã từng đến để nói với chúng ta, nay Người im lặng. Hai ghi nhận của Mác-cô thật là thống thiết : “Ông không đáp lại một lời sao?” (Mc 14,60), viên thượng tế hỏi. “Ông không trả lời gì sao?” (Mc 15,4), Phi-la-tô nói.
Đức Giê-su im lặng. Có nhiều lúc Người chẳng còn gì để nói, chẳng còn gì để nói với chúng ta. Người đã cho thấy mình là ai, đã cho thấy con đường ta có thể bước lên để theo Người. Nếu chúng ta không theo Người, thì Người có thể nói với chúng ta điều gì nữa? “Chúa không trả lời gì con sao?” - “Không ! Con đã đi quá xa quá rồi. Người ta chỉ gần Thầy nhờ những hành vi yêu thương và can đảm.”
Nếu chúng ta chỉ theo Đức Giê-su bằng cách kính cẩn nghe các lời của Người hay hùng hồn rao giảng các lời đó, mà chẳng đem ra thực hiện, thì chúng ta thuộc số những kẻ bỏ rơi Người. Một sự thật phũ phàng mà chúng ta từ chối đối diện. Việc suy niệm cuộc Khổ nạn này phải đặt chúng ta lại trước đòi hỏi căn bản của Tin Mừng : ta chỉ “theo” Đức Giê-su khi làm những gì Người đòi hỏi.
— Bài Thương khó về những sự bỏ rơi và sự thinh lặng đáng sợ của Đức Giê-su như thế cũng là bài Thương khó về ba tiếng kêu.
“Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” - “Phải, chính thế” Đức Giê-su la lên, bẻ gẫy bí mật về Mê-si-a tính của Người và về vinh quang của Người. Bị trói, bị hạ nhục, rốt cục Người bộc lộ sự phi thường : “Các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,61-62). Nơi ấy và trước các tư tế ấy, điều này chỉ có thể được coi như một lời phạm thượng. Nhưng chúng ta thì sao? Lúc ấy, chúng ta nhìn Người với niềm tin nào?
Đức Giê-su kêu to trên thập giá niềm tin tưởng của Người : “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con”, chính khi chiến đấu với cảm thức bị bỏ rơi khủng khiếp hơn cả : “Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34). Đây là lời quý giá Người ban cho những ai rơi xuống những vực thẳm như vậy. Nếu đã không đi xuống tận đó, thì làm sao Người là Em-ma-nu-en đã được hứa, vị Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta? Lạy Chúa Giê-su, cùng với Chúa, con có thể kêu lên là đã bị bỏ rơi; nhưng cùng với Chúa, con cũng muốn nói “Lạy Thiên Chúa của con” nơi đâu con tưởng không còn có thể nói thế được nữa.
Tiếng kêu thứ ba trong cuộc Khổ nạn này là tiếng kêu mà Mác-cô lôi chúng ta đến nghe ngay tự đầu Tin Mừng của ông. Nói “Ngài là Con Thiên Chúa !” không phải với con người làm mê mẩn quần chúng, con người biến hình vinh hiển, nhưng là với kẻ bị đóng đinh thập giá này. Người đã chết cách sao đó khiến viên bách quản đã phải thốt lên : “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”. Chính mỗi độc giả của Tin Mừng phải nói điều đó cuối bài Thương khó này. Nhưng một lần nữa, nói lên điều đó cũng vô ích nếu việc ấy chẳng biến đổi chúng ta gì cả. (André Sève)
Trong một trại tập trung Đức Quốc xã Thế chiến Thứ hai, có giam giữ nhiều tù nhân Do-thái. Hôm nọ, vì vi phạm một lỗi nhỏ, một tù nhân Do-thái đã bị tra tấn và rồi bị treo cổ trước mắt các bạn đồng tù của mình, trong sân tập họp của trại. Đang lúc ai nấy kinh hoàng chứng kiến cảnh tượng thê thảm và tàn bạo đó, thì từ giữa đám tù nhân, vang lên một tiếng kêu lớn vừa chua xót vừa phẫn nộ : “Lạy Thiên Chúa Gia-vê, Ngài ở đâu, sao chẳng ra tay cứu kẻ bất hạnh này?” Ai nấy chưa kịp nhận ra kẻ đã thốt lên câu đó, thì đã vang lên một giọng nói khác trả lời : “Thiên Chúa đang quằn quại trên giá treo cổ trước mắt chúng ta !”
Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:25 20/03/2024
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Mc 11,1-10; Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15.47.
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
Hôm nay, chúng ta bước vào Tuần Thánh với Lễ Lá, là tuần cao điểm của năm phụng vụ. Trong tuần đặc biệt này, Giáo Hội tưởng nhớ và cử hành mầu nhiệm thương khó, tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã vâng lời Chúa Cha, chịu chết trên thập giá để cứu độ loài người.
Khi nói về tính lịch sử, có nhiều người cho rằng những biến cố này không có tính lịch sử, chỉ do sự thêu dệt huyền thoại của các Tông Đồ và Giáo Hội sơ khai. Trong giới chuyên môn, đại diện cho những người phủ nhận tính lịch sử của Tin Mừng là Rudolf Bultmann (1884-1976), một nhà thần học Tin Lành người Đức. Ông cho rằng chúng ta không biết gì về Đức Giêsu lịch sử, mà chỉ biết một Đức Giêsu của niềm tin do các Tông Đồ truyền lại. Giữa Đức Giêsu lịch sử và Đức Giêsu niềm tin có một bức tường. Các trình thuật về con người Đức Giêsu đã được các môn đệ huyền thoại hóa và thêu dệt nên. Đức Giêsu chỉ sống lại trong Keryma của Giáo Hội v.v…
Tư tưởng này đã được phổ biến cả trong lĩnh vực văn chương và phim ảnh. Cách đây không lâu, bộ phim “The Da Vinci Code” được dàn dựng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Dan Brown. Cuốn tiểu thuyết này hư cấu một lịch sử của Đức Giêsu hoàn toàn khác với Tin Mừng và cho rằng đây mới là câu chuyện thật về Chúa Giêsu. Còn những gì được Giáo Hội dạy từ xưa tới nay là bịa đặt, thêu dệt, không có tính lịch sử đáng tin cậy.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã trả lời cho những vấn nạn và chống lại những trào lưu này qua cuốn sách Đức Giêsu thành Nadarét. Trong đó, ngài minh chứng rằng các Tin Mừng kể lại cuộc đời và sứ vụ, đặc biệt cuộc tử nạn, cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu là những biến cố có thật đã xảy ra trong lịch sử nhân loại, chứ không phải do con người tưởng tượng hay huyền thoại hóa.
Chúng ta cũng có thể quy chiếu vào chứng tá của các sử gia ngoại giáo cổ xưa để tìm thấy những chứng cớ đáng tin cậy về điểm này. Chẳng hạn sử gia Giuse Flavius cho rằng vào khoảng năm 27 SCN, có một người tên là Giêsu ở Nadarét bị giết chết ở ngoài thành Giêrusalem. Chỉ cần dựa vào những chứng tá này cũng đủ để chúng ta khẳng định rằng: Các sự kiện của Chúa Kitô mà Giáo Hội cử hành là những biến cố có thật, biến cố lịch sử đã xảy ra. Các sách Tin Mừng ghi chép lại để giúp chúng ta tin vào Chúa Giêsu. Thánh Gioan kết thúc Tin Mừng của ngài bằng việc nói rằng: “Những gì được viết ra để cho anh em tin và được cứu độ.”
Tuy nhiên, với tư cách là người Kitô hữu, khi cử hành các biến cố Tuần Thánh, chúng ta không chỉ dừng lại ở những biến cố thuần túy lịch sử, nghĩa là chỉ tưởng nhớ lại những biến cố đó thôi, hay chỉ kỷ niệm như tưởng niệm biến cố chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, hay biến cố lập quốc.
Về điểm này, thánh Augustinô phân biệt rất ý nghĩa giữa việc kỷ niệm và cử hành một biến cố khiến chúng ta phải quan tâm. Ngài nói: “Theo cách thức kỷ niệm một biến cố, chúng ta không làm gì khác hơn là dành một ngày trong năm để tưởng nhớ và long trọng cử hành chính biến cố đó. Theo cách thức cử hành mầu nhiệm, chúng ta không chỉ tưởng nhớ một biến cố, nhưng còn cử hành theo cách thức mà chúng ta hiểu ý nghĩa của nó vì chúng ta và biến cố đó làm cho chúng ta trở nên thánh thiện” (CSEL 34,1,170).
Thánh Lêô Cả làm sáng tỏ hơn ý nghĩa này khi cử hành các biến cố nhập thể, tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô: “Những người con cái của Giáo Hội đã được sinh ra với Chúa Kitô trong sự sinh ra của Người, cũng như họ đã chịu đóng đinh với Người trong cuộc khổ nạn của Người, và được phục sinh với Người trong sự phục sinh của Người” (PL 54,213)
Theo ý nghĩa đó, biến cố tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô mà chúng ta cử hành trong Tuần Thánh có sự liên hệ hiện sinh với mỗi người chúng ta và khi cử hành những biến cố này chúng ta được tham dự vào trong chính các biến cố đó.
Một mặt, vì Chúa Giêsu chịu đau khổ, chết và phục sinh để cứu độ mỗi người chúng ta. Nên nhờ việc cử hành này, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần tác động, Chúa Giêsu tiếp tục đổ máu ra trên bàn thờ để sinh ơn cứu độ cho chúng ta và cho toàn thế giới. Như thế, mầu nhiệm thập giá được hiện tại hóa trong sự cử hành của Giáo Hội.
Mặt khác, khi suy ngắm về những thái độ của con người gây nên vụ án Chúa Giêsu: như một Giuđa phản bội, ham tiền và sống hai mặt, một Phêrô bồng bột yếu đuối chối thầy ba lần, một đám đông lòng dạ hay thay đổi, một nhóm Biệt Phái và Luật Sĩ mưu mô lật lọng, một Philatô vô trách nhiệm, bạc nhược trước áp lực đám đông… Khi soi mình trong những nhân vật này, chúng ta thấy mình nơi họ và rồi chúng ta được mời gọi biết hoán cải, trở về với Tin Mừng, sống thánh thiện và biết yêu mến Chúa hơn.
Ước gì qua việc cử hành phụng vụ trong Tuần Thánh này mang lại cho chúng ta một sự biến đổi tận căn khi ý thức về trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa, đồng thời cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa, Đấng đã chết và phục sinh để cứu độ chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mc 11,1-10; Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15.47.
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
Hôm nay, chúng ta bước vào Tuần Thánh với Lễ Lá, là tuần cao điểm của năm phụng vụ. Trong tuần đặc biệt này, Giáo Hội tưởng nhớ và cử hành mầu nhiệm thương khó, tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã vâng lời Chúa Cha, chịu chết trên thập giá để cứu độ loài người.
Khi nói về tính lịch sử, có nhiều người cho rằng những biến cố này không có tính lịch sử, chỉ do sự thêu dệt huyền thoại của các Tông Đồ và Giáo Hội sơ khai. Trong giới chuyên môn, đại diện cho những người phủ nhận tính lịch sử của Tin Mừng là Rudolf Bultmann (1884-1976), một nhà thần học Tin Lành người Đức. Ông cho rằng chúng ta không biết gì về Đức Giêsu lịch sử, mà chỉ biết một Đức Giêsu của niềm tin do các Tông Đồ truyền lại. Giữa Đức Giêsu lịch sử và Đức Giêsu niềm tin có một bức tường. Các trình thuật về con người Đức Giêsu đã được các môn đệ huyền thoại hóa và thêu dệt nên. Đức Giêsu chỉ sống lại trong Keryma của Giáo Hội v.v…
Tư tưởng này đã được phổ biến cả trong lĩnh vực văn chương và phim ảnh. Cách đây không lâu, bộ phim “The Da Vinci Code” được dàn dựng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Dan Brown. Cuốn tiểu thuyết này hư cấu một lịch sử của Đức Giêsu hoàn toàn khác với Tin Mừng và cho rằng đây mới là câu chuyện thật về Chúa Giêsu. Còn những gì được Giáo Hội dạy từ xưa tới nay là bịa đặt, thêu dệt, không có tính lịch sử đáng tin cậy.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã trả lời cho những vấn nạn và chống lại những trào lưu này qua cuốn sách Đức Giêsu thành Nadarét. Trong đó, ngài minh chứng rằng các Tin Mừng kể lại cuộc đời và sứ vụ, đặc biệt cuộc tử nạn, cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu là những biến cố có thật đã xảy ra trong lịch sử nhân loại, chứ không phải do con người tưởng tượng hay huyền thoại hóa.
Chúng ta cũng có thể quy chiếu vào chứng tá của các sử gia ngoại giáo cổ xưa để tìm thấy những chứng cớ đáng tin cậy về điểm này. Chẳng hạn sử gia Giuse Flavius cho rằng vào khoảng năm 27 SCN, có một người tên là Giêsu ở Nadarét bị giết chết ở ngoài thành Giêrusalem. Chỉ cần dựa vào những chứng tá này cũng đủ để chúng ta khẳng định rằng: Các sự kiện của Chúa Kitô mà Giáo Hội cử hành là những biến cố có thật, biến cố lịch sử đã xảy ra. Các sách Tin Mừng ghi chép lại để giúp chúng ta tin vào Chúa Giêsu. Thánh Gioan kết thúc Tin Mừng của ngài bằng việc nói rằng: “Những gì được viết ra để cho anh em tin và được cứu độ.”
Tuy nhiên, với tư cách là người Kitô hữu, khi cử hành các biến cố Tuần Thánh, chúng ta không chỉ dừng lại ở những biến cố thuần túy lịch sử, nghĩa là chỉ tưởng nhớ lại những biến cố đó thôi, hay chỉ kỷ niệm như tưởng niệm biến cố chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, hay biến cố lập quốc.
Về điểm này, thánh Augustinô phân biệt rất ý nghĩa giữa việc kỷ niệm và cử hành một biến cố khiến chúng ta phải quan tâm. Ngài nói: “Theo cách thức kỷ niệm một biến cố, chúng ta không làm gì khác hơn là dành một ngày trong năm để tưởng nhớ và long trọng cử hành chính biến cố đó. Theo cách thức cử hành mầu nhiệm, chúng ta không chỉ tưởng nhớ một biến cố, nhưng còn cử hành theo cách thức mà chúng ta hiểu ý nghĩa của nó vì chúng ta và biến cố đó làm cho chúng ta trở nên thánh thiện” (CSEL 34,1,170).
Thánh Lêô Cả làm sáng tỏ hơn ý nghĩa này khi cử hành các biến cố nhập thể, tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô: “Những người con cái của Giáo Hội đã được sinh ra với Chúa Kitô trong sự sinh ra của Người, cũng như họ đã chịu đóng đinh với Người trong cuộc khổ nạn của Người, và được phục sinh với Người trong sự phục sinh của Người” (PL 54,213)
Theo ý nghĩa đó, biến cố tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô mà chúng ta cử hành trong Tuần Thánh có sự liên hệ hiện sinh với mỗi người chúng ta và khi cử hành những biến cố này chúng ta được tham dự vào trong chính các biến cố đó.
Một mặt, vì Chúa Giêsu chịu đau khổ, chết và phục sinh để cứu độ mỗi người chúng ta. Nên nhờ việc cử hành này, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần tác động, Chúa Giêsu tiếp tục đổ máu ra trên bàn thờ để sinh ơn cứu độ cho chúng ta và cho toàn thế giới. Như thế, mầu nhiệm thập giá được hiện tại hóa trong sự cử hành của Giáo Hội.
Mặt khác, khi suy ngắm về những thái độ của con người gây nên vụ án Chúa Giêsu: như một Giuđa phản bội, ham tiền và sống hai mặt, một Phêrô bồng bột yếu đuối chối thầy ba lần, một đám đông lòng dạ hay thay đổi, một nhóm Biệt Phái và Luật Sĩ mưu mô lật lọng, một Philatô vô trách nhiệm, bạc nhược trước áp lực đám đông… Khi soi mình trong những nhân vật này, chúng ta thấy mình nơi họ và rồi chúng ta được mời gọi biết hoán cải, trở về với Tin Mừng, sống thánh thiện và biết yêu mến Chúa hơn.
Ước gì qua việc cử hành phụng vụ trong Tuần Thánh này mang lại cho chúng ta một sự biến đổi tận căn khi ý thức về trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa, đồng thời cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa, Đấng đã chết và phục sinh để cứu độ chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Bất tử
Lm. Minh Anh
16:57 20/03/2024
BẤT TỬ
“Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Năm 125 sau Công Nguyên, Aristides giải thích sự thành công lạ thường của ‘một tôn giáo mới’: “Bất kỳ một Kitô hữu chân chính nào rời khỏi thế giới, họ đều hân hoan dâng lời cảm tạ Chúa; họ mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn! Như bất tử, họ đang đi từ một nơi này đến một nơi khác gần đó; một sự dịch chuyển không thể phi thường hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘bất tử’ Aristides đề cập! “Chim sắp chết, chim kêu thống thiết; người sắp chết, người nói lời thiệt!”. Biết mình sắp chết, Chúa Giêsu đưa ra một tuyên bố ‘rất thiệt’ về sự ‘bất tử’ của Ngài, “Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Ghi lại lời này của Thầy - “Tôi Hằng Hữu!” - tác giả về lại lời tựa Phúc Âm của mình; ở đó, ‘phượng hoàng Gioan’ chấp cánh bay lên tận mút cùng của tạo thành, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa; và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Cùng Chúa Cha, Ngôi Lời có trước cả Abraham, trước bất cứ ‘nguyên tổ’ của bất kỳ thọ tạo nào! Tuy nhiên, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, hạ cố làm người để ở với con người, cứu lấy nó dù vẫn ở với Chúa Cha. Và dẫu đã về trời bên Cha, Ngài vẫn ở với loài người. Đây là sự hiện diện tất yếu của một tình yêu ‘bất tử’ nơi một Thiên Chúa ‘bất tử’, một sự hiện diện ‘bất tử!’.
Chúa Giêsu còn nói, “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết!”. Hãy nhìn vào Abraham, một người hoàn toàn “tuân giữ” lời Thiên Chúa và Thiên Chúa đã chúc phúc cho tổ phụ. Abraham ‘bất tử’ với miêu duệ của mình, “Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác”; “Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi sau này” - bài đọc một. Giao ước Chúa lập với Abraham; về sau, với Đavít thật bền bỉ, trường tồn, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Vì thế, khi nói “sẽ không bao giờ phải chết”, Chúa Giêsu nói đến cái chết linh hồn. Ai giữ lời Ngài, sẽ không biết cái chết ‘kiểu đời đời’ này! Bởi lẽ, họ đã chia sẻ cuộc sống thần linh của Ngài ‘ở đây và lúc này’, một cuộc sống vượt quá cái chết thể xác. Sự hiệp thông với Đấng hằng sống sẽ không bị phá vỡ bởi cái chết; đúng hơn, được đào sâu bởi cái chết!
Anh Chị em,
“Tôi Hằng Hữu!”. Dẫu “hằng hữu”, Con Thiên Chúa vẫn cam lòng chịu chết cho tội lỗi của con người và sống lại cho sự ‘bất tử’ của nó! Ngài đang sống trong bạn, trong tôi, trong thế giới nhiễu nhương này. Vì thế, không chỉ khi còn sống, chúng ta hân hoan ca tụng Ngài, mà cả khi rời khỏi thế giới, bạn và tôi “mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn!”. Là con của ‘Đấng Bất Tử’, chúng ta sống sự sống thần linh đời đời của Ngài. Vì thế, đừng để cho sự tẻ nhạt và đơn điệu của cuộc sống với những tân toan kéo ghì chúng ta xuống. Hãy sống tâm thế của con cái Thiên Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường này, “Tâm hồn luôn hướng lên cao cùng với lời tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”. Và như thế, bạn và tôi đã ‘bất tử!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘trở nên tầm thường’ trong bất cứ công việc lớn nhỏ nào. Cho con thật cao thượng ngay cả trong suy tư và ước muốn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Năm 125 sau Công Nguyên, Aristides giải thích sự thành công lạ thường của ‘một tôn giáo mới’: “Bất kỳ một Kitô hữu chân chính nào rời khỏi thế giới, họ đều hân hoan dâng lời cảm tạ Chúa; họ mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn! Như bất tử, họ đang đi từ một nơi này đến một nơi khác gần đó; một sự dịch chuyển không thể phi thường hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘bất tử’ Aristides đề cập! “Chim sắp chết, chim kêu thống thiết; người sắp chết, người nói lời thiệt!”. Biết mình sắp chết, Chúa Giêsu đưa ra một tuyên bố ‘rất thiệt’ về sự ‘bất tử’ của Ngài, “Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Ghi lại lời này của Thầy - “Tôi Hằng Hữu!” - tác giả về lại lời tựa Phúc Âm của mình; ở đó, ‘phượng hoàng Gioan’ chấp cánh bay lên tận mút cùng của tạo thành, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa; và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Cùng Chúa Cha, Ngôi Lời có trước cả Abraham, trước bất cứ ‘nguyên tổ’ của bất kỳ thọ tạo nào! Tuy nhiên, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, hạ cố làm người để ở với con người, cứu lấy nó dù vẫn ở với Chúa Cha. Và dẫu đã về trời bên Cha, Ngài vẫn ở với loài người. Đây là sự hiện diện tất yếu của một tình yêu ‘bất tử’ nơi một Thiên Chúa ‘bất tử’, một sự hiện diện ‘bất tử!’.
Chúa Giêsu còn nói, “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết!”. Hãy nhìn vào Abraham, một người hoàn toàn “tuân giữ” lời Thiên Chúa và Thiên Chúa đã chúc phúc cho tổ phụ. Abraham ‘bất tử’ với miêu duệ của mình, “Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác”; “Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi sau này” - bài đọc một. Giao ước Chúa lập với Abraham; về sau, với Đavít thật bền bỉ, trường tồn, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Vì thế, khi nói “sẽ không bao giờ phải chết”, Chúa Giêsu nói đến cái chết linh hồn. Ai giữ lời Ngài, sẽ không biết cái chết ‘kiểu đời đời’ này! Bởi lẽ, họ đã chia sẻ cuộc sống thần linh của Ngài ‘ở đây và lúc này’, một cuộc sống vượt quá cái chết thể xác. Sự hiệp thông với Đấng hằng sống sẽ không bị phá vỡ bởi cái chết; đúng hơn, được đào sâu bởi cái chết!
Anh Chị em,
“Tôi Hằng Hữu!”. Dẫu “hằng hữu”, Con Thiên Chúa vẫn cam lòng chịu chết cho tội lỗi của con người và sống lại cho sự ‘bất tử’ của nó! Ngài đang sống trong bạn, trong tôi, trong thế giới nhiễu nhương này. Vì thế, không chỉ khi còn sống, chúng ta hân hoan ca tụng Ngài, mà cả khi rời khỏi thế giới, bạn và tôi “mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn!”. Là con của ‘Đấng Bất Tử’, chúng ta sống sự sống thần linh đời đời của Ngài. Vì thế, đừng để cho sự tẻ nhạt và đơn điệu của cuộc sống với những tân toan kéo ghì chúng ta xuống. Hãy sống tâm thế của con cái Thiên Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường này, “Tâm hồn luôn hướng lên cao cùng với lời tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”. Và như thế, bạn và tôi đã ‘bất tử!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘trở nên tầm thường’ trong bất cứ công việc lớn nhỏ nào. Cho con thật cao thượng ngay cả trong suy tư và ước muốn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Vua Hoà Bình, vai mang Thập Giá cứu độ trần gian
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:08 20/03/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Vua Hoà Bình, vai mang Thập Giá cứu độ trần gian
(Mc 14,1-5,47)
Trước Đại Lễ Phục Sinh, Giáo hội cử hành Lễ Lá, kết thúc Mùa Chay Thánh, khi mạc Tuần Thánh. Trong tuần này, Giáo hội cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Độ trần gian.
Sự kiện Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem được cả Bốn sách Tin Mừng (Máccô 11,1-11, Matthêu 21,1-11; Luca 19,28-44; và Gioan 12, 12-19) kể về việc này.
Chúa Giêsu cưỡi trên con lừa con là con của con vật chở đồ. Theo truyền thống Đông Phương, lừa là một con vật của hòa bình. Việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trên con lừa ngụ ý ám chỉ Chúa là Vua Hoà Bình.
Ở nhiều vùng đất trong vùng Cận Đông cổ đại, việc lát gạch con đường của một ai đó đáng kính trọng đã đi là chuyện khá phổ biến. Trong sách Các vua quyển thứ 2 chương 9 câu 13 kể rằng Jehu, con của Jehoshaphat, được tôn vinh theo cách này.
Hoan hô, chúc tụng vua Israel, Ðấng nhân danh Chúa mà đến! (x. Ga 12, 12-16)
Nghe đọc những lời trên lúc mở đầu nghi thức làm phép kiệu lá, tưởng nhớ tới sự kiện Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng rủ nhau ra mà đón : “Nhiều người trải áo xuống đường, kẻ khác chặt nhành cây trải lối đi: Kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: "Hoan hô! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Chúc tụng nước Ðavit tổ phụ chúng ta đã đến. Hoan hô trên các tầng trời!” Họ trải áo trên đường để Chúa đi” (Mc 11, 8-10 ).
Cả bốn sách Tin Mừng đều kể rằng dân chúng đã tôn vinh Chúa Giêsu theo cách kiểu trên. Trong bản Nhất Lãm mô tả là dân chúng trải áo và lá trên đường, còn Phúc âm Gioan nói rõ là lá cọ. Theo thông lệ Do Thái, lá cọ là một trong bốn loại thực vật được mang đến cho Lễ Lều Tạm, dùng để mô tả niềm vui và chiến thắng. Những cành lá diễn tả những gì mà người ta sử dụng cho cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.
Đám đông dân chúng hân hoan, chúc tụng đón rước Chúa. Tất cả mọi người đều hát noi gương các trẻ em Do Thái đồng thanh tung hô Đức Giêsu: “Thánh, thánh, thánh! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Đúng là một bầu khí vui mừng mà chúng ta cảm nghiệm được khi tái cử hành biến cố năm xưa. Chúa Giêsu, Thái Tử nhà Đavít tiến vào Giêrusalem đã khơi dậy lên bao nhiêu niềm hy vọng nơi tâm hồn những người đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên. Người thấu hiểu và cảm thông cảnh lầm than khốn khổ của họ, cúi mình xuống chữa lành những vết thương thể xác cũng như tâm hồn và tỏ lòng từ bi đối với họ. Chúng ta thật vui mừng và tràn đầy hy vọng, vì thế giới chúng ta sống đang rất cần tình thương đó.
Niềm vui của dân chúng đang hân hoan, tung hô, chúc tụng Chúa, bỗng sự đấu tố, đòn vọt, vòng gai và thập giá bao trùm. Lời Tiên tri Isaia và bài tường thuật của thánh sử Marcô đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu. Isaia mô tả cho chúng ta hình ảnh của một người bị đánh đòn và chịu vả mặt nhục nhã (x. Isaia 50, 6). Lời đáp ca: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” giúp chúng ta chiêm ngắm cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên thập giá (x. Mt 15, 34).
Vua Giêsu cưỡi trên con lừa con, không có đoàn tùy tùng vào Thành Thánh để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm; Người vào để chịu đội mão gai và mặc áo choàng đỏ, vương quyền của Người là đối tượng cho sự nhạo cười; Người vào thành Giêrusalem để chịu chết trên Thập giá. Thập giá là ngai vàng của Người, Người mang lấy sự ác và tội lỗi của thế nhân, cùng với Thập giá trên mình. Với lòng từ bi và tình thương của Thiên Chúa, Người lấy máu mình mà rửa cho sạch. Vì thế, Thập giá được Chúa Giêsu đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui ơn cứu độ.
Bước vào Tuần Thánh tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Chính nhờ sức mạnh của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà Giáo Hội có thể công bố cho thế giới rằng : “Chúa Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh hiển” (Phil 2,11). Phải, Chúa Giêsu Kitô là Chúa, Người là Chúa của thời gian và của lịch sử; là Ðấng Cứu Chuộc con người; Người là Ðấng Cứu Thế! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Hosanna! Amen.
Vua Hoà Bình, vai mang Thập Giá cứu độ trần gian
(Mc 14,1-5,47)
Trước Đại Lễ Phục Sinh, Giáo hội cử hành Lễ Lá, kết thúc Mùa Chay Thánh, khi mạc Tuần Thánh. Trong tuần này, Giáo hội cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Độ trần gian.
Sự kiện Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem được cả Bốn sách Tin Mừng (Máccô 11,1-11, Matthêu 21,1-11; Luca 19,28-44; và Gioan 12, 12-19) kể về việc này.
Chúa Giêsu cưỡi trên con lừa con là con của con vật chở đồ. Theo truyền thống Đông Phương, lừa là một con vật của hòa bình. Việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trên con lừa ngụ ý ám chỉ Chúa là Vua Hoà Bình.
Ở nhiều vùng đất trong vùng Cận Đông cổ đại, việc lát gạch con đường của một ai đó đáng kính trọng đã đi là chuyện khá phổ biến. Trong sách Các vua quyển thứ 2 chương 9 câu 13 kể rằng Jehu, con của Jehoshaphat, được tôn vinh theo cách này.
Hoan hô, chúc tụng vua Israel, Ðấng nhân danh Chúa mà đến! (x. Ga 12, 12-16)
Nghe đọc những lời trên lúc mở đầu nghi thức làm phép kiệu lá, tưởng nhớ tới sự kiện Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng rủ nhau ra mà đón : “Nhiều người trải áo xuống đường, kẻ khác chặt nhành cây trải lối đi: Kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: "Hoan hô! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Chúc tụng nước Ðavit tổ phụ chúng ta đã đến. Hoan hô trên các tầng trời!” Họ trải áo trên đường để Chúa đi” (Mc 11, 8-10 ).
Cả bốn sách Tin Mừng đều kể rằng dân chúng đã tôn vinh Chúa Giêsu theo cách kiểu trên. Trong bản Nhất Lãm mô tả là dân chúng trải áo và lá trên đường, còn Phúc âm Gioan nói rõ là lá cọ. Theo thông lệ Do Thái, lá cọ là một trong bốn loại thực vật được mang đến cho Lễ Lều Tạm, dùng để mô tả niềm vui và chiến thắng. Những cành lá diễn tả những gì mà người ta sử dụng cho cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.
Đám đông dân chúng hân hoan, chúc tụng đón rước Chúa. Tất cả mọi người đều hát noi gương các trẻ em Do Thái đồng thanh tung hô Đức Giêsu: “Thánh, thánh, thánh! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Đúng là một bầu khí vui mừng mà chúng ta cảm nghiệm được khi tái cử hành biến cố năm xưa. Chúa Giêsu, Thái Tử nhà Đavít tiến vào Giêrusalem đã khơi dậy lên bao nhiêu niềm hy vọng nơi tâm hồn những người đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên. Người thấu hiểu và cảm thông cảnh lầm than khốn khổ của họ, cúi mình xuống chữa lành những vết thương thể xác cũng như tâm hồn và tỏ lòng từ bi đối với họ. Chúng ta thật vui mừng và tràn đầy hy vọng, vì thế giới chúng ta sống đang rất cần tình thương đó.
Niềm vui của dân chúng đang hân hoan, tung hô, chúc tụng Chúa, bỗng sự đấu tố, đòn vọt, vòng gai và thập giá bao trùm. Lời Tiên tri Isaia và bài tường thuật của thánh sử Marcô đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu. Isaia mô tả cho chúng ta hình ảnh của một người bị đánh đòn và chịu vả mặt nhục nhã (x. Isaia 50, 6). Lời đáp ca: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” giúp chúng ta chiêm ngắm cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên thập giá (x. Mt 15, 34).
Vua Giêsu cưỡi trên con lừa con, không có đoàn tùy tùng vào Thành Thánh để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm; Người vào để chịu đội mão gai và mặc áo choàng đỏ, vương quyền của Người là đối tượng cho sự nhạo cười; Người vào thành Giêrusalem để chịu chết trên Thập giá. Thập giá là ngai vàng của Người, Người mang lấy sự ác và tội lỗi của thế nhân, cùng với Thập giá trên mình. Với lòng từ bi và tình thương của Thiên Chúa, Người lấy máu mình mà rửa cho sạch. Vì thế, Thập giá được Chúa Giêsu đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui ơn cứu độ.
Bước vào Tuần Thánh tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Chính nhờ sức mạnh của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà Giáo Hội có thể công bố cho thế giới rằng : “Chúa Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh hiển” (Phil 2,11). Phải, Chúa Giêsu Kitô là Chúa, Người là Chúa của thời gian và của lịch sử; là Ðấng Cứu Chuộc con người; Người là Ðấng Cứu Thế! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Hosanna! Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhân kỷ niệm 11 năm làm Giáo Hoàng, Đức Phanxicô xuất bản hồi ký, trong đó, ngài nói rằng ngài sẽ không từ chức
Vũ Văn An
15:19 20/03/2024
Jonathan Liedl của hãng tin CNA, ngày 14 tháng 3 năm 2024, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không có kế hoạch từ chức – mặc dù ngài nói rằng một số người trong Giáo hội mong muốn ngài sẽ làm như vậy.
Đức Giáo Hoàng đề cập đến chủ đề này trong “Cuộc đời: Câu chuyện của tôi qua lịch sử”, cuốn tự truyện sắp ra mắt của ngài. Những đoạn trích từ cuốn sách thăm dò chi tiết những khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của vị giáo hoàng 87 tuổi cho đến ngày nay, đã được tờ báo Ý Corriere della Sera công bố ngày 14 tháng 3.
Trong cuốn sách, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng bất chấp những lời chỉ trích và các vấn đề y tế mà ngài phải đối mặt trong suốt 11 năm làm giáo hoàng, ngài coi thừa tác vụ Phêrô là “suốt đời” và không thấy có điều kiện nào để từ chức, ngoại trừ tình trạng suy yếu nghiêm trọng về thể chất.
“Trong nhiều năm qua, có lẽ một số người đã hy vọng rằng sớm hay muộn, có lẽ sau khi nhập viện, tôi sẽ đưa ra tuyên bố như thế, nhưng không có rủi ro như vậy: Nhờ ơn Chúa, tôi được hưởng sức khỏe tốt, và nếu Chúa muốn, có nhiều dự án vẫn chưa thực hiện được.”
Đức Giáo Hoàng nói rằng một số người đã tập trung vào việc ai có thể kế vị ngài, ngài nói điều này là chuyện thường của con người, nhưng ngài cũng cảnh cáo rằng kiểu suy đoán này có thể được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân hoặc “vì lợi nhuận trên báo chí”.
Giải quyết những lời chỉ trích chống lại ngài trong hơn 10 năm làm giáo hoàng, vị giáo hoàng người Argentina thừa nhận rằng ngài bị tổn thương bởi những người cho rằng ngài đang “tiêu diệt ngôi giáo hoàng”. Nhưng ngài nói rằng ngài sẽ phải đến gặp nhà tâm lý học mỗi tuần một lần nếu ngài lưu ý đến tất cả những lời chỉ trích, điều mà ngài cho là được thúc đẩy bởi sự phản đối mong muốn của ngài là làm cho Giáo hội trở nên mục vụ hơn và ít quân chủ hơn.
Đức Giáo Hoàng cũng viết rằng ngài “đau lòng” khi chứng kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, người đã từ chức vào năm 2013 và sống ở Vatican với tư cách là giáo hoàng hưu trí trước khi qua đời vào ngày 31 tháng 12 năm 2022, bị sử dụng để chống lại ngài vì “các mục đích ý thức hệ và chính trị” bởi “những người vô đạo đức, không chấp nhận việc ngài không từ chức, đã nghĩ đến lợi ích riêng và mảnh vườn nhỏ của riêng mình để canh tác, đánh giá thấp khả thể rạn nứt nghiêm trọng trong Giáo hội”.
Trong cuốn sách mới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bảo vệ động thái được cho là gây chia rẽ nhất trong triều giáo hoàng của ngài: việc Vatican phê chuẩn việc ban phước lành gây tranh cãi gần đây cho các cặp đồng tính. Đức Giáo Hoàng nói rằng việc ban hành Fiducia Supplicans xác nhận rằng “Thiên Chúa yêu thương mọi người, đặc biệt là những người tội lỗi”, và nếu một số người quyết định không thực hiện hướng dẫn, như nhiều giám mục và toàn bộ hội đồng giám mục đã làm, “điều đó không có nghĩa rằng đây là phòng chờ của một cuộc ly giáo, bởi vì học thuyết của Giáo hội không bị nghi ngờ.”
Trong khi Đức Giáo Hoàng nói rằng hôn nhân giữa những người cùng giới tính là điều bất khả, ngài nhắc lại sự chấp thuận của ngài đối với các kết hợp dân sự, nói rằng “điều đúng là những người sống ơn phúc tình yêu này có thể được bảo hiểm hợp pháp như mọi người khác”.
Vòng vo, và ‘suýt bị đè bẹp’
Cuốn tự truyện sắp xuất bản tiết lộ nhiều chi tiết về lịch sử gia đình, quá trình dưỡng dục và thừa tác vụ thụ phong của Đức Giáo Hoàng - bao gồm một số đoạn vòng vo [twist and turns] và “những lần suýt bị đè bẹp” trong suốt chặng đường.
Chẳng hạn, Đức Giáo Hoàng chia sẻ bà nội và cha của ngài suýt lên một con tàu Ý bị chìm năm 1927 trên đường đến Argentina, dẫn đến cái chết của 300 người di cư. Nhưng gia đình Bergoglio không có đủ tiền để mua vé và may mắn thoát khỏi chuyến hành trình định mệnh đó.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kể lại việc khi còn là chủng sinh, ngài đã có “cảm tình nhỏ” với một phụ nữ trẻ mà ngài gặp trong đám cưới của chú mình, người mà ngài đã “bị choáng ngợp”.
“Suốt một tuần, tôi luôn có hình ảnh cô ấy trong tâm trí và thật khó để tôi cầu nguyện! Rồi may mắn thay [những suy nghĩ về cô ấy] trôi qua, và tôi đã cống hiến cả thể xác lẫn tâm hồn cho ơn gọi của mình.”
Một sự chuyển hướng gần như khác xảy ra sau Thế chiến II khi chàng tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi xin được đến Nhật Bản với tư cách là một nhà truyền giáo. Nhưng yêu cầu của chàng đã bị từ chối vì lo ngại về sức khỏe.
“Nếu họ gửi tôi đến vùng đất truyền giáo đó, cuộc đời tôi có lẽ đã đi theo một con đường khác; và có lẽ ai đó ở Vatican bây giờ sẽ tốt hơn”, Đức Giáo Hoàng châm biếm, đề cập đến những người gièm pha ngài trong Giáo triều.
Đức Phanxicô cũng kể lại một số điểm nổi bật trong thừa tác vụ thụ phong của ngài, chẳng hạn như mật nghị bầu ngài làm giáo hoàng năm 2013, nhưng cũng kể lại những giai đoạn khó khăn hơn, chẳng hạn như kinh nghiệm của ngài trong chế độ độc tài Argentina năm 1976–1983 và việc ngài “bị lưu đày” đến vùng nông thôn Argentina bởi bề trên Dòng Tên của ngài.
“Đó là một thời kỳ thanh luyện”, Đức Giáo Hoàng nói về những năm ngài ở Cordoba vào những năm 1990, xảy ra sau những sai lầm mà ngài đã phạm phải “do thái độ độc đoán của tôi”.
“Tôi rất khép kín với bản thân, hơi trầm cảm.”
Những nhân vật quan trọng cũng góp phần vào cuốn tự truyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bao gồm ông bà nội của ngài, Giovanni và Rosa, cũng như ông xếp của ngài khi còn là sinh viên trong phòng thí nghiệm: một phụ nữ tên là Esther mà Đức Giáo Hoàng mô tả là “một người cộng sản thực sự”.
Phá thai, mang thai hộ và nghệ thuật làm xấu mặt
Trong cuốn “Cuộc đời: Câu chuyện của tôi qua lịch sử”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nêu quan điểm của mình về một số vấn đề cấp bách nhất mà Giáo hội và xã hội phải đối đầu.
Ngài nhắc lại mô tả của mình về việc phá thai là “một hành vi tội phạm” giống như việc thuê “sát thủ”.
“Làm ơn đừng phá thai nữa! Điều thiết yếu là luôn bảo vệ và cổ vũ sự phản đối của lương tâm.”
Đức Giáo Hoàng cũng lên án việc mang thai hộ là “vô nhân đạo” vì nó “đe dọa phẩm giá của đàn ông và đàn bà, và trẻ em bị coi như hàng hóa”.
Về chủ đề bảo vệ công trình sáng thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng “thời gian không còn nhiều” để cứu hành tinh nhưng kêu gọi các nhà hoạt động không dùng đến bạo lực hoặc “làm xấu mặt các tác phẩm nghệ thuật” trong nỗ lực thúc đẩy thay đổi.
Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo hội phải noi gương Chúa Kitô đến với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội để chăm sóc những người bị thu hút bởi người đồng tính và chuyển giới, “những người thường bị gạt ra ngoài lề xã hội trong Giáo hội”.
“Hãy làm cho họ cảm thấy như ở nhà, đặc biệt là những người đã lãnh nhận phép rửa và về mọi mặt đều là thành phần dân Chúa.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đồng sáng tác “Cuộc đời: Câu chuyện của tôi qua lịch sử” với Fabio Marchese Ragona, một nhà báo viết về Vatican và là bạn thân của ngài. Cuốn tự truyện rất được mong đợi đang được HarperCollins xuất bản tại Mỹ và châu Âu, dự kiến sẽ được phát hành đầy đủ vào ngày 19/3.
Xã luận của Tòa Thánh: 11 năm luôn luôn với Phêrô của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
15:27 20/03/2024
Theo Vatican News, Giám đốc Biên tập của Bộ truyền thông Tòa thánh, Andrea Tornielli, có bài suy gẫm về lễ kỷ niệm 11 năm Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng và những lời kêu gọi liên tục của ngài đối với thế giới đi theo con đường của lòng thương xót và hòa bình. Bài xã luận nhấn mạnh tới chính sách hành động hay đúng hơn triết lý hành động của Đức Phanxicô, luôn trung thành với Phêrô.
Trong sự im lặng chói tai của ngoại giao, trong một bối cảnh được đánh dấu bằng sự thiếu vắng ngày càng rõ ràng của sáng kiến chính trị và khả năng lãnh đạo có khả năng đánh cuộc cho hòa bình, trong khi thế giới đã bắt đầu một cuộc chạy đua điên cuồng để tái vũ trang, dành cho nó số tiền đủ để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cơ bản gấp đôi cho tất cả cư dân trên trái đất và giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, tiếng nói duy nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục kêu gọi làm câm lặng vũ khí và kêu gọi lòng can đảm để thúc đẩy con đường hòa bình.
Đức Giáo Hoàng tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Thánh địa, nơi xảy ra vụ thảm sát tàn nhẫn vào ngày 7 tháng 10 do những kẻ khủng bố Hamas thực hiện, sau đó là cuộc tàn sát bi thảm tiếp tục xảy ra ở Gaza.
Ngài tiếp tục kêu gọi làm câm lặng vũ khí trong cuộc chiến bi thảm nổ ra ở trung tâm Châu Âu Kitô giáo, ở Ukraine bị tàn phá và tử đạo bởi các vụ đánh bom của quân đội xâm lược Nga.
Ngài tiếp tục kêu gọi hòa bình ở những nơi khác trên thế giới, nơi các cuộc xung đột đang diễn ra bằng bạo lực không thể tả xiết, những xung đột bị lãng quên đang tạo nên những mảnh ngày càng lớn của một cuộc xung đột hoàn cầu.
Vị Giám mục của Rome bước vào năm thứ mười hai trong triều giáo hoàng của mình trong một giờ đen tối, với số phận của nhân loại nằm dưới sự thương xót của những kẻ thống trị không có khả năng đánh giá hậu quả của các quyết định của họ, những người dường như đầu hàng trước sự không thể tránh khỏi của chiến tranh.
Với sự rõ ràng và hiện thực, ngài nói rằng “người nhìn thấy hoàn cảnh, nghĩ đến người dân sẽ mạnh mẽ hơn”, tức là “người có can đảm đàm phán”, bởi vì “thương lượng là một từ can đảm”, điều mà người ta không nên cảm thấy xấu hổ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thách thức những hiểu lầm của những người gần xa, tiếp tục đặt sự thánh thiêng của sự sống làm trung tâm chú ý, bày tỏ sự gần gũi với những nạn nhân vô tội và tố cáo những lợi ích kinh tế bẩn thỉu đang giật dây chiến tranh đội lốt đạo đức giả.
Nhìn nhanh vào mười một năm lịch sử vừa qua sẽ thấy rõ giá trị tiên tri trong giọng nói của Phêrô. Lời cảnh báo lần đầu tiên được gióng lên cách đây hai thập niên, về Thế chiến thứ ba diễn ra từng phần.
Thông điệp xã hội Laudato si' (2015) cho thấy biến đổi khí hậu, di cư, chiến tranh và nền kinh tế giết chóc là những hiện tượng liên kết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua góc độ hoàn cầu.
Thông điệp vĩ đại về tình huynh đệ nhân loại (Fratelli tutti, 2020) đã chỉ ra con đường xây dựng một thế giới mới dựa trên tình huynh đệ, một lần nữa loại bỏ mọi lý do bào chữa cho việc lạm dụng danh Thiên Chúa để biện minh cho chủ nghĩa khủng bố, hận thù và bạo lực.
Huấn quyền của ngài cũng thường xuyên đề cập đến lòng thương xót, vốn là điều dệt nên toàn bộ nền tảng của một triều giáo hoàng truyền giáo.
Trong những xã hội thế tục hóa, “lỏng lẻo”, thiếu những nền tảng nhất định, không có gì có thể được coi là đương nhiên, và việc truyền giáo – Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy – bắt đầu lại từ những điều thiết yếu, như Evangelii gaudium đã viết (2013): “Chúng ta đã khám phá lại vai trò cơ bản của công bố đầu tiên hay kerygma, cần phải là trung tâm của mọi hoạt động truyền giáo và mọi nỗ lực canh tân Giáo hội… Tính trung tâm của kerygma kêu gọi nhấn mạnh những yếu tố cần thiết nhất ngày nay: nó phải thể hiện tình yêu cứu độ của Thiên Chúa đi trước mọi vấn đề luân lý và đạo đức, nghĩa vụ tôn giáo từ phía chúng tôi; nó không nên áp đặt sự thật mà kêu gọi tiến tới tự do; nó phải được đánh dấu bằng niềm vui, sự khích lệ, sự sống động và sự cân bằng hài hòa để không giản lược việc rao giảng vào một vài tín lý đôi khi mang tính triết học hơn là Tin mừng. Tất cả điều này đòi hỏi nơi người rao giảng Tin Mừng một số thái độ nhất định nhằm cổ vũ sự cởi mở đối với sứ điệp: khả năng tiếp cận, sẵn sàng đối thoại, kiên nhẫn, nồng nhiệt và chào đón không phán xét.”
Do đó, chứng từ của lòng thương xót đại diện cho một yếu tố cơ bản của “tình yêu cứu độ của Thiên Chúa” vốn “có trước các nghĩa vụ luân lý và tôn giáo”.
Nói cách khác, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhận xét một cách rõ ràng vào tháng 5 năm 2010, những người chưa tiếp xúc với thực tại Kitô giáo sẽ khó có ấn tượng và ham thích đối với việc khẳng định các chuẩn mực và nghĩa vụ đạo đức, việc nhấn mạnh vào những điều cấm đoán, bằng những danh sách tội lỗi tỉ mỉ, bằng những lời lên án, hoặc bằng những lời kêu gọi hoài nhớ những giá trị của quá khứ.
Ở nguồn gốc của sự chào đón, gần gũi, dịu dàng và đồng hành, ở nguồn gốc của một cộng đồng Kitô giáo có khả năng ôm ấp và lắng nghe, có tiếng vọng của lòng thương xót đã được cảm nghiệm và là lòng thương xót biết tìm kiếm – bất chấp hàng ngàn hạn chế và thất bại – việc trở về.
Nếu chúng ta đọc với con mắt này những cử chỉ của Đức Giáo Hoàng, ngay cả những cử chỉ đã gây ra một số phản ứng gây tai tiếng giống như những cử chỉ của Chúa Giêsu đã gây ra cách đây hai ngàn năm, thì người ta sẽ khám phá ra sức mạnh truyền giảng Tin mừng và truyền giáo sâu sắc của chúng.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary, Canada
Khanh Lai
20:08 20/03/2024
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary Canada
Xem hình ảnh sinh hoạt
Cần nhau lúc này là cần gì cho tuổi trẻ
Từ 10:00 am đến 9:30 pm Chúa nhật 18/3/2024
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary Canada không chỉ dừng lại nơi thánh lễ hay hội thảo cho các bạn Thiếu nhi cỡ nhỏ hơn, nhưng còn chính các Bạn Dự Trưởng, Huynh trưởng cần có một buổi chiều mệt nhoài với giờ Chầu, tĩnh huấn tuổi trẻ và tình yêu từ Cha Phó Martin Maria Nguyễn Huy Thông. Thầy Peter Pio Chu Hoài Nam hội thảo về niềm vui trong Chúa đối với tuổi trẻ chúng ta. Một bữa ăn chung với quý Cha trong Tu Viện Đa Minh tại Calgary, một buổi tâm sự tuổi trẻ cần nhau lúc này là cần gì.
Vương Nguyễn tường trình
Xem hình ảnh sinh hoạt
Cần nhau lúc này là cần gì cho tuổi trẻ
Từ 10:00 am đến 9:30 pm Chúa nhật 18/3/2024
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary Canada không chỉ dừng lại nơi thánh lễ hay hội thảo cho các bạn Thiếu nhi cỡ nhỏ hơn, nhưng còn chính các Bạn Dự Trưởng, Huynh trưởng cần có một buổi chiều mệt nhoài với giờ Chầu, tĩnh huấn tuổi trẻ và tình yêu từ Cha Phó Martin Maria Nguyễn Huy Thông. Thầy Peter Pio Chu Hoài Nam hội thảo về niềm vui trong Chúa đối với tuổi trẻ chúng ta. Một bữa ăn chung với quý Cha trong Tu Viện Đa Minh tại Calgary, một buổi tâm sự tuổi trẻ cần nhau lúc này là cần gì.
Vương Nguyễn tường trình
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần I, Chương 1, tiếp
Vũ Văn An
21:49 20/03/2024
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi
Nguyên tác: A Deeper Vision, The Catholic Intellectual Tradition in the Twentieth Century
của Robert Royal
Phần một: Đức tin và Lý trí
Chương 1: Sự phục hưng của Trường phái Tôma và Tư tưởng Công Giáo tiền công đồng, tiếp theo
Thuyết Tôma hiện sinh: Maritain, Simon, Gilson
Jacques Maritain (1882–1973) chắc chắn là người có ảnh hưởng nhất, và có lẽ là vĩ đại nhất, trong số các triết gia Tân kinh viện. Là một nhân cách ân cần và là một nhà văn hùng hồn, ông đã kết bạn với nhiều nghệ sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ và trí thức thế tục người Pháp. Chiều rộng của phạm vi nhân bản này được phản ảnh trong cách ông kết hợp học thuyết Tôma chặt chẽ với nhiều mối quan tâm trí thức, xã hội và thẩm mỹ hơn thông thường. Ông đến với học thuyết Tôma bằng một con đường khác thường. Bối cảnh gia đình của ông là thế tục và thuộc đảng Cộng hòa, một điều ở Pháp thường gắn liền với chủ nghĩa tranh đấu chống Công Giáo. Thật vậy, ông ngoại của ông, Jules Favre, vốn là chính khách nổi tiếng của Đảng Cộng hòa. Mặc dù vốn có căng thẳng với gia đình, nhưng di sản này có nghĩa là, khi Maritain chuyển sang Công Giáo, ông đã mang mối liên hệ sống động với những thành tựu thế tục và phi Công Giáo của Pháp vào công việc của mình nhằm làm phong phú thêm mối liên hệ của nước này với thế giới hiện đại theo nhiều cách. Tại trường đại học, ông gặp Raïssa Oumansov, một phụ nữ Do Thái trẻ cùng gia đình từ Nga đến Paris. Như đã nhắc trên đây, cả hai đều cảm thấy rằng thế giới do chủ nghĩa duy vật khoa học hiện đại trình bày có thể đúng nhưng không thể chịu đựng được, và do đó họ đã thỏa thuận rằng nếu không tìm được điều gì đáng sống cho, họ sẽ cùng nhau tự sát. Maritain nghiên cứu sinh học, nhưng sau đó ông chịu ảnh hưởng của Charles Péguy, bản thân vốn là một nhân vật Công Giáo đáng chú ý, trong số nhiều người khác, ông là học trò và là nhà giải thích xuất sắc của Bergson. (16) Tất cả đều chịu ảnh hưởng của một người lập dị, giống như nhà tiên tri, Léon Bloy, người sau này trở thành cha đỡ đầu của họ khi gia đình Maritain gia nhập Giáo Hội. (17).
Đối với vợ chồng Maritain, cũng như đối với nhiều người khác vào đầu thế kỷ 20, Bergson đại diện cho một cách triết lý dành chỗ cho cuộc sống, trực giác và ý nghĩa. Nhưng Maritain bắt đầu nghiên cứu Thánh Tôma theo đề nghị của vị linh hướng của Raissa, Humbert Clérissac, O.P., điều này đã khiến ông không còn nhiệt tình đối với chủ nghĩa Bergson theo nghĩa triết học nghiêm ngặt. Maritain sẽ luôn duy trì sự tôn trọng, lòng biết ơn và tình cảm đối với người đã dẫn dắt ông thoát khỏi tuyệt vọng — và là người sẽ tự mình tiếp cận Giáo Hội Công Giáo sau này trong đời. Nhưng Maritain nghĩ rằng khi xa rời việc quá chú trọng tới tính trừu tượng trong triết học, Bergson đã đánh mất khả năng nắm bắt những phân biệt chủ yếu. Maritain lập luận rằng nơi Bergson, không hề có các yếu tính, chỉ là trực giác về cụ thể và cá thể. Đối với Bergson, các khái niệm chỉ là những hình thức trống rỗng hữu ích cho các mục tiêu thực tế. Do đó, việc nghiên cứu hữu thể và siêu hình học trở nên bất khả. Thay đổi là thực tại duy nhất, và Thiên Chúa và thế giới đã biến hình vào nhau. Không cần phải nói, dưới sự sắp đặt này, các tín điều Kitô giáo không thể đề cập đến bất cứ điều gì có thật. Như Maritain đã nói với sự dũng cảm của một chàng trai trẻ: “Một người nông dân nghèo tin rằng Thiên Chúa tạo ra trời và đất và tin vào Bí tích Thánh trên Bàn thờ biết nhiều về sự thật, hữu thể và bản thể hơn Plotinus, Spinoza và toàn bộ học thuyết Bergson.” (18)
Một phần vì những kinh nghiệm ban đầu của mình bên ngoài Giáo hội, Maritain, hơn bất kỳ nhân vật đơn nhất nào khác trong phái Tân kinh viện, đã giải quyết toàn bộ các vấn đề hiện đại được dự kiến bởi lời kêu gọi canh tân của Đức Lêô XIII. Bản thân Maritain lưu ý rằng nghĩa vụ của một người theo học thuyết Tôma hiện đại chân chính có hai mặt:
Chúng ta phải bảo vệ sự khôn ngoan truyền thống và tính liên tục của Philosophia Perennis [Triết học Muôn thuở]chống lại những thành kiến của chủ nghĩa duy cá nhân hiện đại bao lâu nó coi trọng, tìm kiếm và thích thú với sự mới lạ vì chính nó, và chỉ quan tâm đến một hệ thống tư tưởng bao lâu nó là một sự sáng tạo, sự sáng tạo của một quan niệm mới lạ về thế giới. Nhưng đồng thời, chúng ta phải chứng tỏ rằng sự khôn ngoan này luôn trẻ trung và luôn luôn sáng tạo, và bao hàm một nhu cầu nền tảng, cố hữu trong chính hữu thể của nó, để phát triển và đổi mới chính nó. Và khi làm như vậy, chúng ta phải chống lại những định kiến của những người giữ chặt nó ở một giai đoạn phát triển đặc thù của nó và không hiểu được bản chất tiến bộ theo yếu tính của nó. (19)
Maritain không những có thể viết một cách xuất sắc và xúc động, như trong đoạn văn vừa được trích dẫn, mà ông còn theo lời khuyên của chính mình và đề cập đến một số chủ đề thực sự đáng kinh ngạc: nhận thức luận, siêu hình học, chủ nghĩa hiện sinh, đạo đức học, triết học chính trị, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thi ca, khoa học, Do Thái giáo, Phong trào Thệ Phản và chính trị thực dụng. Ông cũng xuất bản rất nhiều. Ấn bản tiếng Pháp của toàn bộ công trình của Jacques và Raïssa Maritain (20) (ông luôn công nhận công trạng của trong phần lớn những gì ông đã đạt được) có tới 16 bộ, mỗi bộ khoảng 1,200 trang.
Hai trong số những tựa sách chính của ông, Các Mức độ của Nhận thức và Phạm vi của Lý trí, tự chúng đủ cho thấy tầm rộng lớn của phạm vi triết học thuần túy của ông. Trong Các Mức độ của Nhận thức, (21) có lẽ là kiệt tác của ông và được cho là tác phẩm vĩ đại nhất về sự phục hưng của học thuyết Toma, ông đã đặt ra thuật ngữ “trực giác thấu niệm” [eidetic intuition]. Như chính những từ ngữ đã chỉ ra, ông hy vọng sẽ gợi ý được cách thức tâm trí thực hiện việc nắm bắt khái niệm về eidos, hay “mô thức” của sự vật—và do đó nắm bắt được các phạm trù rộng lớn—đồng thời có một trực giác cụ thể hơn mức mà hầu hết các lý thuyết về trừu tượng cho phép. Chỉ riêng việc ông giới thiệu thuật ngữ “trực giác” ở đây đã chỉ ra một món nợ đối với Bergson. Nhưng, không giống như Bergson, Maritain bắt đầu với trực giác về hữu thể, chứ không phải chuyển động, như là nguồn gốc của tính khả niệm. (22) Ông sẽ tinh chỉnh những khái niệm này trong Hiện hữu và Hiện thể (23) khi Maritain và những người khác nghiên cứu sâu hơn về Thánh Tôma, làm rõ, trong nửa đầu thế kỷ 20, điều này: Thánh Tôma lịch sử đã nhấn mạnh vào tính khả niệm của hiện hữu trước tính khả niệm của yếu tính. Tiếp xúc với thực tại phải đi trước các khái niệm. Làm việc ở ngay cạnh sự hiểu biết làm thế nào chúng ta tiến tới chỗ biết rằng mọi thứ hiện hữu và những thứ đó là gì, Maritain đã dành chỗ cho cả một loại trực giác, nhưng một trực giác cũng dẫn đến nhận thức bằng khái niệm và cùng với nó là những ý tưởng ổn định về mô thức, các phân biệt rõ ràng giữa các loại sự vật, và dành chỗ cho vị trí thích hợp của nhận thức khoa học, đạo đức, thẩm mỹ và tôn giáo—và dành chỗ cho khả thể thực sự của siêu hình học. Bằng những sự phân biệt này (tựa tiếng Pháp của Các Mức độ Nhận thức bắt đầu thế này Khác nhau để Hợp nhất; Các Mức độ Nhận thức), Maritain thậm chí có thể kết luận bằng những trang giải thích kinh nghiệm huyền bí có liên quan, nhưng không y hệt với, nhận thức Thiên Chúa bằng khái niệm.
Có lẽ kết quả quan trọng nhất của tất cả những phân biệt này là sự nhận diện của Maritain về ba mức độ trừu tượng như chúng hiện hữu trong Aristốt và việc áp dụng những sự phân biệt đó vào bối cảnh hiện đại. Đối với nhiều nhà tư tưởng hiện đại, chỉ có thế giới vật chất mới được chúng ta biết một cách mầu nhiệm và mô tả bằng toán học và khoa học. Vì những sự phân biệt chính xác hơn mà tư tưởng của trường phái Tôma-Aristốt đưa ra cho những câu hỏi như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thực sự có một mức độ trừu tượng hóa đầu tiên trong các khoa học vật lý – các khoa học về nhận thức di động, perinoetic [nhận thức ngoài mặt], theo thuật ngữ của Maritain, khi chúng ta nhìn vào chính các sự kiện thực nghiệm; dianoetical [nhận thức thông suốt] khi chúng ta nâng kiến thức đó thành một triết học thực sự về tự nhiên, một mức độ trừu tượng thứ hai từ các khoa học này trong các phạm trù vật lý-toán học như con số, số lượng và trương độ; và ngoài hai nhận thức này, như tên gọi của nó đã chứng minh, một siêu-vật lý học [siêu hình học], bàn đến các vấn đề nền tảng, ananoetical [nhận thức cao siêu] theo nghĩa nó dựa vào, không phải việc quan sát trực tiếp, mà là nhận thức gián tiếp về các tạo vật và suy luận loại suy. Hơn nữa, siêu hình học không thay thế nghiên cứu thực nghiệm cần thiết về tự nhiên và sự phát triển của nghiên cứu vật lý-toán học, như trong một số cách sử dụng sai lầm của nó trong quá khứ; đúng hơn, nó bối cảnh hóa các phát hiện trong khoa học và hướng chúng theo những gì được biết đến một cách cổ điển như là khôn ngoan, một loại khoa học tự trong nó có những quy tắc riêng. Theo quan điểm của Maritain, những phân biệt này không dựa trên bất cứ lập trường Công Giáo hay thậm chí “tôn giáo” nào, vì chúng đã hiện diện nơi người ngoại giáo tiền Kitô giáo, tức Aristốt, và đi một chặng đường dài hướng tới việc khôi phục nhiều thực tại đặc trưng của con người. Tuy nhiên, chúng cũng mở ra một con đường cho sự mặc khải chuyên biệt mà trên đó thần học suy tư, bởi vì, nhờ phân biệt cách hiểu riêng của từng khoa học, chúng cũng chỉ ra một số câu hỏi không thể trả lời bằng bất cứ cuộc điều tra duy lý đơn thuần nào và do đó mời gọi những giải pháp siêu lý mà không mâu thuẫn với điều hợp lý đúng nghĩa.
Ở góc độ lịch sử, Maritain có ảnh hưởng vô cùng lớn, có lẽ là triết gia Công Giáo nổi bật nhất của thế kỷ XX trước Công đồng Vatican II. Hai trong số những cuốn sách vĩ đại nhất và sống lâu nhất của ông đã được đưa ra dưới dạng một loạt các giảng khóa. Con người và Nhà nước bắt nguồn từ Khóa giảng Walgreen năm 1949 tại Đại học Chicago, và Trực giác Sáng tạo trong Nghệ thuật và Thi ca từ Khóa giảng A. W. Mellon năm 1952 tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington, D.C. Ngoài ra, Charles de Gaulle đã thuyết phục Maritain phục vụ như một Đại sứ Pháp tại Tòa thánh sau Thế chiến thứ hai, một chức vụ mà từ đó ông có thể tác động đến những bước đầu hướng tới việc thành lập Liên minh châu Âu. Ông cũng là một trong những tác giả chính của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Rất ít triết gia trong lịch sử có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề công cộng vào thời của họ như Maritain.
Về khía cạnh này và nhiều khía cạnh khác, ông đang hoàn thành mục tiêu chính của Đức Lêô XIII trong việc kêu gọi phục hưng Học thuyết Tôma trong Aeterni Patris: một sự đổi mới trật tự xã hội hiện đại dựa trên các đường lối triết học và thần học lành mạnh. Bắt đầu ngay sau Thế chiến I, Maritain không chỉ xuất bản các tác phẩm triết học nền tảng mà còn quan tâm đến các vấn đề nghệ thuật (Nghệ thuật và Kinh viện, 1920; Georges Rouault, 1926; Trả lời Cocteau, 1926) cũng như cầu nguyện (Về Đời sống Cầu nguyện, 1922) và tranh luận Công Giáo-Thệ phản. Maritain theo đuổi một cách có ý thức các nghiên cứu về thi ca và nghệ thuật vì ông tin rằng cần phải có ai đó chống lại những ảnh hưởng văn hóa gây hại, chẳng hạn như của André Gide, ở Pháp. Ông thậm chí còn thành lập một bộ sách, Le roseau d'or (Mạng lưới Vàng], hướng tới mục tiêu đó. Nhưng không giống như nhiều chiến binh văn hóa Công Giáo khác, Maritain - có lẽ do ảnh hưởng của Raïssa, người vừa là nhà huyền nhiệm vừa là nhà thơ - không bao giờ quên rằng nghệ thuật tốt có quy tắc riêng của nó và tác phẩm trước tiên phải được thực hiện tốt trước khi những cân nhắc khác xen vào. Trong một công thức nổi tiếng, ông đã so sánh nghệ thuật và khôn ngoan thận trọng: sự khôn ngoan thận trọng là lý do chính đáng của điều có thể làm (recta ratio agibilium) và nghệ thuật là lý do đúng đắn của điều có thể thực hiện (recta ratio factibilium). Đây là những ý tưởng lớn của trường phái Tôma, nhưng cách xử lý sắc sảo của Maritain đối với các tác phẩm nghệ thuật thực tế và những bài thơ cụ thể cho thấy rằng ông hiểu nghệ thuật trong thực tế cũng như trên lý thuyết.
Lúc đầu, ông cũng tham gia vào chính trị - mặc dù khởi đầu, ông là một người theo chủ nghĩa xã hội mơ hồ - trong chủ nghĩa quân chủ của phong trào Action française. Cùng với Charles Maurras, ông đã góp tiền của mình để thành lập tờ báo của phong trào, La Revue Universelle. Nhưng ông đã rời bỏ phong trào này khi nó bị Rôma lên án vào năm 1929. Khi các đám mây chuyên chế bắt đầu tập trung vào những năm 1930, ông chuyển hướng trực tiếp hơn sang các vấn đề xã hội và triết học chính trị, đáng chú ý nhất là cuốn Humanisme intégral (Chủ nghĩa Nhân bản Toàn diện; 1936), Les Juifs parmi les Nations (Người Do Thái giữa các Quốc gia; 1938), Scholasticism and Politics [Chủ nghĩa Kinh viện và Chính trị] (1940), Le crépuscule de la civilisation (Hoàng hôn của Nền văn minh; 1941), Les droits de l'homme et la loi naturelle (Quyền của Con người và Luật Tự nhiên 1942), Christianisme et démocratie (Kitô giáo và Dân chủ; 1943), Education at the Crossroads [Giáo dục tại Ngã Ba đường] (1943), và La personne et le bien commun (Con người và lợi ích chung; 1947), cùng nhiều đầu sách khác. Maritain cũng đã thực hiện một loạt chương trình phát thanh cho người dân Pháp từ New York như một phần trong nỗ lực chiến tranh của nước Pháp Tự do.
Sự kết hợp giữa quan tâm triết học và chính trị này có lẽ sẽ vẫn là ảnh hưởng lâu dài nhất của Maritain trong cả lĩnh vực lý thuyết lẫn thực tiễn. Maritain có ảnh hưởng to lớn trong sự phát triển nền Dân chủ Kitô giáo, cả trong tư cách một hệ thống trí thức và một đảng chính trị, ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt là ở Châu Âu và Châu Mỹ Latinh. Cuộc hôn nhân với Raïssa đã khiến ông nhạy cảm với vấn đề Do Thái, và ông đã ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lại thái độ của Công Giáo đối với người Do Thái tại Vatican II. (24) Phân tích triết học thận trọng của ông về nhân vị, một hữu thể nằm giữa hai bóp méo song sinh hiện đại là chủ nghĩa duy cá nhân và chủ nghĩa duy tập thể, đem lại sức mạnh lớn lao cho dự án Công Giáo lớn hơn trong thế kỷ 20 nhằm tìm cách dung hòa giáo huấn của Giáo hội với nền dân chủ hiện đại. Maritain đã đề xuất một “chủ nghĩa nhân bản đích thực” bắt nguồn từ sự đánh giá cao cả ngôi vị, một thuật ngữ mang một khái niệm chính xác hơn trong công trình của ông và trong suy tư xã hội Công Giáo sau đó, lẫn xã hội như có tính “nhân vị chủ nghĩa và cộng đồng”. Quan điểm đúng đắn này về con người đã công nhận khía cạnh cá nhân của mỗi chúng ta phải được các chính phủ tôn trọng trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Nhưng con người không phải là những thực thể hoàn toàn tự do, như chúng được trình bày trong nhiều hệ thống triết học kể từ Descartes. Tất cả các cá nhân học cách nói và hành động trong cộng đồng, và chúng ta chỉ có thể phát triển khi chúng ta tham gia vào các cộng đồng—chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo—nơi nuôi dưỡng tư cách ngôi vị. Theo quan điểm này, mọi người không những yêu cầu các quyền cá nhân; họ cũng nhìn nhận các nghĩa vụ căn bản đối với ích chung nữa. Rõ ràng, điều này đưa ra một chương trình không những cho các đảng chính trị dân chủ Kitô giáo, mà còn cho sự nhấn mạnh sau này về những con người và sự hiểu biết đúng đắn về dân chủ nơi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, một người bạn của Maritain, và nơi Đức Gioan Phaolô II.
Dòng tư tưởng xã hội này đã thành công rực rỡ trong thế kỷ XX. Toàn bộ lịch sử của Châu Âu và Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là sau Thế chiến II, có thể đã khác nếu không có nó, và sự thất bại cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản, một phần do ảnh hưởng của tầm nhìn xã hội của Đức Gioan Phaolô II, một phần nhờ những nỗ lực của Maritain. Nhưng kể từ sự sụp đổ của một số phong trào kêu gọi nó, đặc biệt là Chủ nghĩa xã hội quốc gia và Chủ nghĩa cộng sản, truyền thống về chủ nghĩa nhân bản thực sự của Maritain - chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo - đã có rất ít người kế thừa nó. Những nhân vật như Michael Novak đã tìm cách duy trì viễn kiến cơ bản của Con người và Nhà nước và kết hợp nó với các suy tư xa hơn về nhu cầu tự do kinh tế, một lập trường đã ảnh hưởng đến thông điệp Centesimus Annus của Đức Gioan Phaolô II, nói về sự cần thiết phải giúp đỡ để người ta tham gia vào “vòng sản xuất và trao đổi”. Nhưng chủ nghĩa nhân bản mà Maritain tán thành cũng có những điểm yếu. Như chính ông đã nhận xét, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý với Tuyên ngôn Nhân quyền, và điều đó tốt, miễn là bạn không yêu cầu phải có căn bản để nhất trí. Và trên thực tế, các tổ chức như Liên hiệp quốc và Liên minh châu Âu đã đi xa khỏi viễn kiến ban đầu và trở thành một trong những tổ chức cổ vũ chính cho quyền phá thai và hôn nhân đồng tính trên toàn thế giới, ấy là mới chỉ kể ra hai vấn đề gây tranh cãi. Thỏa thuận mong manh đã được mua với cái giá đánh mất chiều sâu nhân bản và nền tảng trong sự thật.
Tuy nhiên, cuốn Con người và Nhà nước của Maritain (25) là một trong những cuốn sách mạnh mẽ nhất về lý thuyết xã hội Công Giáo ra đời từ cuộc phục hưng của trường phái Tôma. Maritain bắt đầu bằng cách xem xét cẩn thận sự khác biệt lâu đời giữa cộng đồng và xã hội, điều trước là công trình của tự nhiên nhiều hơn và điều sau là công trình của lý trí và ý định nhiều hơn. Ông cũng tìm cách làm rõ ý nghĩa của các thuật ngữ như cơ thể chính trị, xã hội chính trị, con người, quốc gia, lợi ích chung và luật tự nhiên. Ông đặc biệt quan tâm việc phải phân biệt các điều này với nhà nước: “Cơ thể Chính trị hay Xã hội Chính trị là tổng thể. Nhà nước là một phần—phần trên cùng—của tổng thể này.” (26) Phần trên cùng, nhưng chỉ là một phần và nhằm phục vụ toàn thể nhân dân. Trên thực tế, Maritain coi việc tái cấu trúc nhà nước hiện đại là một vấn đề cấp bách: “Điều cần thiết là nhiều chức năng hiện do Nhà nước thực hiện phải được phân bổ giữa các cơ quan tự trị khác nhau của một cơ thể chính trị có cấu trúc đa nguyên—hoặc sau một thời kỳ của chủ nghĩa tư bản Nhà nước hay của chủ nghĩa xã hội Nhà nước, hoặc, như được hy vọng, trong chính quá trình biến hóa hiện nay. Nhân dân cũng cần phải có ý chí và phương tiện để khẳng định quyền kiểm soát của mình đối với Nhà nước.” (27)
Một số điều này có vẻ mơ hồ trừ khi chúng ta thấy những quan niệm sai lầm mà Maritain đang tìm cách chống lại. Thí dụ, trong chủ nghĩa Quốc xã, người dân (Volk) được đồng nhất với nhà nước, một cộng đồng được tạo ra để thực hiện nghĩa vụ đối với một xã hội, theo thuật ngữ của Maritain, vì nhà nước phải là một điều được ước muốn. Tương tự như vậy, Chủ nghĩa phát xít đã tìm cách đồng nhất quốc gia với nhà nước trong hệ thống toàn trị của Mussolini, và chủ nghĩa Mác đã chỉ ra một giai cấp duy nhất (công nhân) và các đại diện của nó là thành phần thực sự của nhà nước. Ngoài việc bác bỏ tất cả những nhầm lẫn này và những biến dạng mà chúng đưa vào đời sống chính trị, Maritain còn tạo ra một bước đột phá triệt để hơn nhiều với tư tưởng hiện đại trong phân tích của ông về khái niệm chủ quyền, mà đối với ông dường như nằm đằng sau tất cả những biến dạng này. Trích dẫn Abraham Lincoln, ông nói rằng chính phủ của, bởi và vì người dân gần nhất với những gì ông đang tìm cách thiết lập. Nhưng Maritain cảnh cáo rằng ngay cả việc khẳng định chủ quyền của người dân cũng là một sai lầm, như những diễn biến chính trị gần đây đã cho thấy. Chủ quyền không thuộc về con người, giai cấp, chủng tộc, tổ chức chính trị, hay bất cứ thực thể nào khác mà ông đã dày công định nghĩa: “Dưới con mắt của một triết lý chính trị lành mạnh, không có chủ quyền, tức là không có quyền tự nhiên và quyền không thể chuyển nhượng đối với quyền lực tối cao siêu việt hoặc riêng biệt trong xã hội chính trị. Cả Hoàng tử, Nhà vua và Hoàng đế đều không thực sự có chủ quyền, mặc dù họ mang thanh kiếm và các thuộc tính của chủ quyền. Nhà nước cũng không có chủ quyền; thậm chí không phải là người dân có chủ quyền. Chỉ một mình Thiên Chúa là có chủ quyền.” (28) Như một lời đính chính cho những tuyên bố chính trị sai lầm thuộc nhiều loại khác nhau trong thế kỷ 20, đây là một khẳng định ngoạn mục. Nhưng có lẽ nó cũng bộc lộ một hạn chế trong bức tranh tổng thể của Maritain, vốn tiếp tục đề cập đến các bộ máy chính trị thực tế, các quyền lợi, mối liên hệ giữa nhà thờ và nhà nước, và trật tự chính trị hoàn cầu. Thiên Chúa có thể là đấng duy nhất có chủ quyền thực sự, nhưng trong các xã hội hiện đại đa nguyên, nơi các bộ phận dân cư quan trọng tranh chấp hoặc không tin vào khái niệm chủ quyền đặc thù này, làm sao một viễn kiến như vậy có thể vận hành được? Hơn nữa, trong thực tế cụ thể, quyền tối thượng của Thiên Chúa sẽ được thực thi như thế nào thông qua những gì, ở mọi bình diện, phải là những phán đoán của con người về những gì chủ quyền đó đòi hỏi? Maritain đã sửa nhiều sai lầm và bổ sung nhiều điều hướng tới một lý thuyết về nền dân chủ Kitô giáo, nhưng xét theo các xã hội hiện đại, ông đã không—và có lẽ không thể—đưa ra các giải pháp cho những khó khăn thực tế của việc quản trị hiện đại, điều mà Đức Lêô XIII đã hy vọng Học thuyết Tôma có thể cung cấp.
Một trong những học trò của Maritain, Yves Simon (1903—1961), đã có thêm một số đóng góp của học thuyết Tôma vào triết học và triết học chính trị. Kể từ khi triết học được tạo ra ở Hy Lạp cổ đại, các triết gia đã nổi tiếng là không thực tế và không đáng tin cậy trong các vấn đề thông thường. Theo một câu chuyện nổi tiếng, Thales, nhà triết học vĩ đại thời kỳ đầu, được cho là đã rơi xuống một cái hố vì quá chú tâm vào việc chiêm ngưỡng các vì sao mà không để ý xem mình đang đi đâu. Người ta cũng cười Thales khi ông sử dụng kiến thức về khí tượng học của mình để dự đoán một vụ ô-liu bội thu và rất nhanh kiếm được nhiều tiền bằng cách độc chiếm tất cả các máy ép ô-liu trước khi vụ thu hoạch đến. Tuy thế, hình ảnh các triết gia như những người ngủ mơ vẫn tiếp diễn, và phần lớn các nhà triết học đã chuyển sự chú ý của họ sang các vấn đề thực tế - đặc biệt là chính trị - đã không chứng tỏ mình có khả năng gần như Thales.
Yves Simon là một ngoại lệ hiện đại đáng chú ý đối với quy tắc này. Ông cũng là một trong những bộ óc lý thuyết thực sự vĩ đại của thế kỷ XX. Trong số rất nhiều cuốn sách của ông, chỉ cần nhìn vào các cuốn Cuộc đối thoại Vĩ đại của Thiên nhiên và Không gian, Truyền thống Luật Tự nhiên, Lý thuyết Tổng quát về Thẩm quyền, và Triết lý về Chính phủ Dân chủ—viên ngọc quý cuối cùng, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn— đủ để được thuyết phục về sự kiện đó. Simon không phải là kiểu triết gia xây dựng các lý thuyết và sau đó yêu cầu thế giới tuân theo chúng. Ông coi việc hiểu thực tại của con người là một nhiệm vụ đạo đức, và ông coi những rối loạn có thể nhìn thấy khắp phương Tây trong thế kỷ XX là vấn đề chính trị, nhưng quan trọng hơn, là cần phải xem xét vấn đề triết học. Nếu một hoặc nhiều quốc gia phạm sai lầm chính trị, biện pháp khắc phục có thể được tìm thấy thông qua các cơ chế chính trị thông thường. Khi các quốc gia đi vào con đường xấu xa vì những sai lầm triết học hoặc ý thức hệ xấu xa, thì chính trị bình thường là không đủ. Chúng ta phải suy nghĩ thông qua các nguyên tắc đằng sau tình huống để giải quyết vấn đề trước mắt và ngăn chặn nó phát triển thành mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn trong tương lai.
Tất nhiên, hai câu hỏi quốc tế cấp bách nhất vào thời của Simon là thách thức của Chủ nghĩa Cộng sản trong và ngoài nước và sự xâm lược của Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa Phát xít dưới nhiều chiêu bài. Trong những trang đầu tiên của Triết lý về Chính phủ Dân chủ, (29) ông khẳng định, cũng như những người khác đã làm, rằng hai hệ tư tưởng này khá giống nhau, mặc dù những người theo đảng phái của cả hai đều kinh hoàng như nhau. Sau đó, ông tiếp tục chỉ ra một cách sâu sắc và chi tiết tại sao lại như vậy và tại sao cả hai đều thiếu lập trường dân chủ đúng đắn về cả lý thuyết lẫn thực hành. Một cách điển hình đối với Simon, ông cũng khám phá những vấn đề về bản chất của thẩm quyền thích đáng, một vấn đề khó khăn ở các quốc gia cả dân chủ lẫn toàn trị.
Một trong những điểm mạnh của Simon trong tư cách một nhà quan sát chính trị là khả năng giữ nguyên tắc mà không biến nó thành một hệ tư tưởng, đồng thời đánh giá các đặc điểm khác nhau. Thực hành của ông song song với những nỗ lực lý thuyết của chính ông để giải thích những cách bí ẩn trong đó tính cách nhân đức và nguyên tắc luân lý là cần thiết để đạt đến điểm “chỉ huy” mà tại đó hành động có thể được thực hiện một cách tự tin. Chẳng hạn, trong trận chiến chống lại Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa Phát xít, trong đầu ông luôn rõ ràng về mục tiêu tự do và sự tề chỉnh về chính trị - đồng thời chỉ trích nhiều người Công Giáo Pháp và những người khác, theo quan điểm của Simon, sẵn sàng phản bội nước Pháp cho người Đức để trả các mối thù xưa. Kể từ Cách mạng Pháp, người Công Giáo Pháp đã nghi ngờ một cách chính đáng về lý tưởng của những người Cộng hòa, những người đã tàn sát người Công Giáo và, trong chính phủ của Émile Combes, đã đàn áp các tổ chức tôn giáo nhân danh tự do, bình đẳng và tình huynh đệ. Sự phân chia cổ xưa thành “hai nước Pháp” đã khiến nhiều người Công Giáo dễ bị tổn thương trước tuyên truyền Phát xít chuyên tìm cách miêu tả những nhà độc tài xấu xa như những người phục hồi đầy nhân đức cho một xã hội có phẩm trật đúng đắn và là sức đề kháng chống lại sự đàn áp vô thần của Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế. Các hành động tàn bạo chống Công Giáo của những người Cộng hòa Tây Ban Nha, những người có liên hệ với Liên Xô, trong những năm 1930 dường như chỉ xác nhận nhận định đó.
Simon cũng như bất cứ người Công Giáo nào đã bày tỏ sự phẫn nộ trước sự phẫn nộ của những người Cộng hòa Pháp và Tây Ban Nha và không hề có thiện cảm với chính nghĩa Cộng sản ở bất cứ đâu, nhất là ở Pháp. Nhưng ông cũng không bị ảo tưởng cho rằng Chủ nghĩa phát xít hứa hẹn bất cứ điều tốt đẹp nào trên thế giới. Phải thực sự can đảm để nói điều này một cách công khai vì những nhân vật có ảnh hưởng lớn ở Pháp và Rôma như Reginald Garrigou-Lagrange cũng là những người ủng hộ mạnh mẽ các lực lượng cánh hữu. Action française, phong trào phò quân chủ của Pháp, đã thu hút được sự trung thành của nhiều người, bao gồm cả Maritain thời trẻ, người sau này đã ăn năn về sự nhầm lẫn giữa các nguyên tắc Tôma và chính trị độc tài. Mặc dù phong trào đã bị lên án vì chủ nghĩa vô thần vào năm 1926 và những người Công Giáo tiếp tục là thành viên đã bị cấm lãnh các bí tích từ đầu năm 1927, nhưng sự lên án đã được Đức Piô XII dỡ bỏ vào năm 1939, một phần để đáp ứng cuộc tàn sát mà những người Cộng hòa đã thực hiện trong cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha.
Simon hiểu rằng bi kịch của Pháp, dẫn đến việc nước này phải khuất phục trước Đức Quốc xã, là kết quả của nhiều yếu tố bên trong. Giải pháp duy nhất mà ông tin là có sẵn - liên minh với Liên Xô chống lại sự xâm lược của Đức Quốc xã (như Mỹ đã chấp nhận) trong khi chống lại sự đang lên của Cộng sản bên trong nước Pháp - không phải là giải pháp mà người Pháp có khả năng thực hiện do hoàn cảnh lịch sử và trí thức lâu đời. Có lẽ thất bại to lớn này đôi khi cũng cho thấy những giới hạn thực sự của sự khôn ngoan thực tế. Nó không phải là một “khoa học” theo nghĩa mạnh của hạn từ này, nhưng ngay cả khi sự cân nhắc và phán đoán đúng đắn dẫn đến điều có vẻ là một hướng đi khôn ngoan để theo đuổi, thì không phải lúc nào bạn cũng có thể thực sự chọn một hướng đi như vậy. Simon giận dữ tố cáo “những kẻ ngu ngốc” và “những kẻ phản bội”, những kẻ đã chuẩn bị cho sự sụp đổ của nước Pháp và sự lan rộng của chủ nghĩa Quốc xã do không có khả năng phân tích tình hình một cách chính xác và sẵn sàng hợp lý hóa việc hợp tác với Đức. Ngược lại, Anh và Mỹ đã có thể liên minh với Liên Xô chống lại Đức quốc xã mà không cần mấy om xòm nhặng xị, nhưng họ không phải là những quốc gia có lịch sử hiện diện mạnh mẽ của Cộng sản ở Pháp.
Về phần cuối cuốn sách xuất sắc của ông nói đến sự sụp đổ của nước Pháp, Con đường Dẫn đến Vichy, (30) Simon tuyên bố một cách rõ ràng một nguyên tắc tiềm ẩn xuyên suốt nhiều suy nghĩ khác của ông về sự khôn ngoan thực tế trong các vấn đề công cộng: nhu cầu về một huyền thoại lên sinh lực cho việc hợp nhất các nguyện vọng khác nhau, nếu không thì vô hiệu. Có vẻ kỳ lạ khi một triết gia đề xuất huyền thoại như một dạng khôn ngoan hoặc tính thực tiễn— một điều vốn gây tranh cãi ít nhất từ thời tiền Socrates. Nhưng một thước đo sự “khôn ngoan thực tế một cách thực tiễn” mà Simon đã dành nhiều nỗ lực để cố gắng nhận diện là khả năng nhìn thấy rằng, để kích động các nhóm người, những thực thể như thần thoại là điều cần thiết. Một khoa học tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được, cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành, bởi vì nhà triết học, người không sẵn sàng rút lui khỏi các vấn đề của con người, như thể chúng không được chú ý bởi một lý tính trên đỉnh Olympus, sẽ phải tính đến vai trò lâu dài của huyền thoại trong các cộng đồng nhân bản. Thật vậy, dù có hay không có triết gia, các thần thoại—dù tốt hay xấu—đều sẽ kích động dư luận. Vậy thì tốt hơn là một huyền thoại tự do, một huyền thoại không thể mô tả hoàn toàn tương lai bởi vì tương lai sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng tự do. Tuy nhiên, huyền thoại tự do có thể khẳng định một cách say mê rằng những điều mà các bạo chúa không thể mang lại, “cả sự thật, lẫn tự do hay công lý”, (31) chính là các mục tiêu mà tất cả những ai theo đuổi lẽ phải ở mọi quốc gia đều tìm kiếm. Sự hợp tác quốc tế của nhiều dân tộc khác nhau – người Pháp Tự do, người Ba Lan Tự do, thậm chí cả người Đức Tự do – “đã hội tụ để tạo thành một viễn kiến vĩ đại sẽ là huyền thoại chiến thắng trong tương lai: viễn kiến cao cả về giải phóng thế giới”. (32) Trong sự nhầm lẫn liên tục về bản chất của khôn ngoan thực tiễn và những ứng dụng của nó trong một thế giới đang hoàn cầu hóa, công trình của Simon tiếp tục đưa ra một suy tư phong phú, một mở rộng Maritain, về trật tự quốc tế có thể là gì và làm thế nào mà một sự khôn ngoan thực tiễn có thể làm nó trở thành một thực tại
VietCatholic TV
NATO xây dựng căn cứ lớn nhất Âu Châu gần Hắc Hải. Nga cướp bóc, hôi của ở thị trấn Avdiivka
VietCatholic Media
03:31 20/03/2024
1. Chiến binh thân Ukraine đang tiến sâu hơn vào Nga Nhưng chiếm lãnh thổ không phải là mục tiêu.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ đưa ra lập trường trên trong bài tường trình nhan đề “Pro-Ukraine Russian Fighters Are Marching Deeper Into Russia. But Taking Territory Isn’t The Goal”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ba nhóm tình nguyện viên Nga chiến đấu thay mặt Ukraine hôm Chúa Nhật tiếp tục các cuộc tấn công mới nhất và có thể là lớn nhất vào các vùng biên giới của Nga, gần một tuần sau khi các nhóm này lần đầu tiên chiến đấu trên đường biên giới Nga-Ukraine.
Ba nhóm nghĩa quân chống Putin, là Quân đoàn Tự do của Nga, Quân đoàn tình nguyện Nga và Tiểu đoàn Siberia, đã thâm nhập vào các tỉnh Kursk và Belgorod ở tây nam nước Nga trong đêm ngày 12 tháng 3.
Quân đoàn Tự do của Nga đã mất một chiếc xe tăng T-64 do trúng mìn ở cửa khẩu biên giới vào Tetkino, ở Kursk, nhưng vẫn đuổi được cảnh sát và lực lượng bán quân sự Nga ra khỏi thị trấn.
Trong khi đó, Quân đoàn tình nguyện Nga và Tiểu đoàn Siberia đã chiếm được Kozinka ở tỉnh Belgorod, buộc chính quyền địa phương Nga phải kêu gọi dân thường trong khu vực di tản.
Các cuộc xâm nhập này phù hợp với những gì Piotr Żochowski, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông Ba Lan, năm ngoái mô tả là “các hoạt động tâm lý và lật đổ” của các lực lượng tình nguyện Nga liên kết với Ukraine đã hoạt động từ đất Ukraine kể từ khi Nga mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong cuộc xâm lược Ukraine hai năm trước.
Mục tiêu không thực sự là chiếm giữ đất đai. Đúng hơn, đó là để làm xấu mặt và làm mất tính hợp pháp của Putin. Không phải ngẫu nhiên mà các cuộc xâm nhập mới nhất được lên kế hoạch lên đến đỉnh điểm vào khoảng ngày 17 tháng 3, khi Nga tổ chức các cuộc bầu cử liên bang giả mạo.
Żochowski nhận xét: “Ngay cả khi những hành động này ít có ý nghĩa quân sự, chúng vẫn bộc lộ điểm yếu của lực lượng Nga chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới và quan trọng nhất là khả năng hạn chế của họ trong việc phản ứng nhanh chóng trước những sự việc như vậy”.
Với lực lượng quân sự chính bị dàn mỏng và duy trì một cuộc tấn công phần lớn thất bại ở miền đông và miền nam Ukraine, Điện Cẩm Linh cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng chuyển đội hình đáng kể – toàn bộ trung đoàn hoặc lữ đoàn – đến Belgorod và Kursk để giao tranh với các nhóm thân Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC lưu ý: “Nga sử dụng lính nghĩa vụ để bảo vệ biên giới với Ukraine trước các cuộc xâm lược hạn chế”. Nhóm này “đánh giá rằng điều này có thể là do Nga không sẵn lòng chuyển lực lượng ra khỏi tiền tuyến ở Ukraine đi nơi khác”.
Mạc Tư Khoa rõ ràng đang đánh bạc rằng một số binh sĩ địa phương chưa được huấn luyện tốt có thể cung cấp đủ sức đề kháng để làm cạn kiệt các nhóm quân cách mạng Nga. Các nhóm này không quá lớn - mỗi nhóm chỉ vài trăm người - và thiếu sự hỗ trợ hậu cần sâu sắc vì họ hoạt động tách biệt với lực lượng vũ trang Ukraine. Thay vào đó, họ trả lời cho ban giám đốc tình báo ở Kyiv, nhưng chỉ một cách lỏng lẻo.
Vẫn chưa rõ liệu canh bạc của Điện Cẩm Linh có thành công hay không. Vào Chúa Nhật, theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, các lực lượng địa phương của Nga đã chặn bước tiến tiếp theo của quân tình nguyện thân Ukraine ở phía bắc Kozinka. Nhưng cùng lúc đó, quân tình nguyện tiến vào Gor'kovskii, phía tây Kozinka.
Kyiv cũng như Mạc Tư Khoa không dành nhiều nguồn lực cho các hoạt động biên giới. Những gì mà những người Nga chống Putin đạt được, họ đạt được bằng sáng kiến của riêng mình và với sự hỗ trợ tối thiểu của chính phủ.
Nhưng ban giám đốc tình báo có ấn tượng rất tốt với chiều sâu và sức bền của các cuộc xâm nhập mới nhất. Trung Tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc tình báo Ukraine, nói về quân cách mạng Nga hôm thứ Bảy: “Không còn nghi ngờ gì nữa, họ đang đạt được bước tiến của mình”. “Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ họ nhiều nhất có thể.”
Có thể ban giám đốc tình báo đang giúp điều phối việc hỗ trợ trên không cho các cuộc tấn công của quân cách mạng Nga. Hôm Chúa Nhật, lực lượng phòng không Nga dường như đã bắn hạ một trực thăng tấn công Hind của quân đội Ukraine ở Sumy, phía biên giới Ukraine, ngay đối diện Kozinka.
2. NATO xây dựng căn cứ lớn nhất Âu Châu gần Hắc Hải
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Builds Largest Europe Base Near Black Sea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Rumani hiện đã bắt đầu xây dựng nơi mà cuối cùng sẽ trở thành căn cứ quân sự lớn nhất ở Âu Châu của liên minh NATO, khi khối xuyên Đại Tây Dương tìm cách tăng cường khả năng của mình ở khu vực Hắc Hải để theo dõi hoạt động của Nga ở đó.
Dự án trị giá 2,7 tỷ Mỹ Kim sẽ mở rộng Căn cứ Không quân số 57 của Không quân Rumani Mihail Kogălniceanu, nằm gần thành phố cảng Constanța của Hắc Hải. Cơ sở mới sẽ có chu vi gần 20 dặm, diện tích khoảng 11 dặm vuông, và sẽ là nơi ở của khoảng 10.000 nhân viên NATO và gia đình họ.
Rumani từ lâu đã là trung tâm quan trọng cho các hoạt động của NATO ở khu vực Hắc Hải. Hàng ngàn binh sĩ Mỹ đã đạp xe qua đất nước này để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện và an ninh kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện của Nga với Ukraine. Chiến binh và giám sát của Mỹ thường xuyên hoạt động từ đó như một phần của hoạt động kiểm soát an ninh của NATO.
Euronews đưa tin vào cuối tuần này rằng công việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản của căn cứ — chẳng hạn như đường vào và lưới điện — đã bắt đầu. Cuối cùng, một số đường băng mới dự kiến sẽ được xây dựng để hỗ trợ hoạt động của nhiều loại máy bay quân sự.
Nicolae Crețu, chỉ huy căn cứ không quân, cho biết sẽ có “nhà chứa máy bay bảo trì, kho nhiên liệu, đạn dược, thiết bị, vật liệu kỹ thuật hàng không, thiết bị mô phỏng, cơ sở cung cấp thức ăn, chỗ ở; mọi thứ đều cần thiết để hỗ trợ hoạt động và nhiệm vụ của một căn cứ có quy mô như thế này.”
NATO bắt đầu xây dựng mạng lưới gồm bốn nhóm chiến đấu đa quốc gia Tăng cường Hiện diện Chuyển tiếp ở khu vực Baltic sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Vào năm 2014. Sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, liên minh đã tăng cường các nhiệm vụ đó và thành lập thêm bốn nhóm chiến đấu ở Bulgaria, Hung Gia Lợi, Rumani và Slovakia.
Pháp là quốc gia khuôn khổ cho nhóm chiến đấu Rumani, với Bỉ, Luxembourg, Bắc Macedonia, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Mỹ đều đóng góp lực lượng.
Bucharest đang hướng tới sự hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh NATO - và đặc biệt là Mỹ - khi Hắc Hải ngày càng trở thành nơi đối đầu gay gắt giữa Ukraine và Nga, cũng như giữa Mạc Tư Khoa và các đối thủ phương Tây.
Thủ tướng Marcel Ciolacu nói với Newsweek vào tháng 6: “Rumani đã tự khẳng định mình là điểm tựa ở sườn phía đông của NATO và Liên Hiệp Âu Châu.
“Rumani đang và sẽ tiếp tục là một đồng minh đáng tin cậy của Hoa Kỳ, luôn nỗ lực vì sự ổn định và hòa bình ở Trung và Đông Âu. Chúng tôi quyết tâm đóng góp mạnh mẽ cho cộng đồng xuyên Đại Tây Dương và kiên định ủng hộ các giá trị dân chủ cũng như các quyền và tự do cơ bản.
Ciolacu cho biết: “Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của Rumani với Mỹ trên các khía cạnh kinh tế và an ninh là ưu tiên hàng đầu”. “Các nỗ lực đã được thực hiện và nhiều nỗ lực khác hiện đang được tiến hành để tăng cường an ninh dọc theo sườn phía đông của NATO. Về vấn đề này, tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc đối với sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Rumani vì sự hợp tác hiệu quả của chúng ta.
Ciolacu cho biết thêm: “Chúng tôi luôn cảnh giác 24/7 về ảnh hưởng và các hoạt động can thiệp của Nga ở Rumani và chúng tôi đã chống lại thành công những nỗ lực như vậy trong nhiều trường hợp”. “Mối đe dọa thường trực từ các hoạt động của Nga ở Rumani đòi hỏi chúng ta phải xem xét các mối đe dọa bí mật và hỗn hợp của họ một cách hết sức nghiêm chỉnh.
“Trong lịch sử, Nga luôn coi Rumani và sườn phía đông Âu Châu là nguồn gốc của sự bất ổn, áp bức và xâm lược. Vì vậy, chúng tôi liên tục làm việc để chống lại mọi nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn cho Rumani và các đối tác của chúng tôi”.
3. Điện Cẩm Linh nói việc tạo ra 'vùng đệm' là cần thiết để bảo vệ lãnh thổ Nga khỏi các cuộc tấn công của Ukraine
Điện Cẩm Linh cho biết, cách duy nhất để bảo vệ lãnh thổ Nga khỏi các cuộc tấn công của Ukraine là tạo ra một vùng đệm giúp đưa các khu vực của Nga ra ngoài tầm bắn của Ukraine, Reuters đưa tin.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết:
Trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo kích vào lãnh thổ của chúng ta: các cơ sở công cộng, tòa nhà dân cư, các biện pháp phải được thực hiện để bảo vệ các vùng lãnh thổ này.
Chúng chỉ có thể được bảo đảm bằng cách tạo ra một loại vùng đệm nào đó để bất kỳ phương tiện nào mà đối phương sử dụng để tấn công chúng ta đều nằm ngoài tầm bắn.
Putin không loại trừ việc thiết lập một vùng đệm như vậy sau khi giành được nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ năm trong cuộc bầu cử vốn bị nhiều người lên án là bất hợp pháp.
“Tôi không loại trừ điều đó, hãy ghi nhớ những sự kiện bi thảm đang diễn ra ngày hôm nay, rằng vào một lúc nào đó, khi chúng tôi cho là phù hợp, chúng tôi sẽ bị buộc phải tạo ra một 'khu vực vệ sinh' nhất định trên các vùng lãnh thổ ngày nay dưới chế độ Kyiv,” Putin nói.
Tổng thống Nga cho biết một khu vực như vậy có thể phải đủ lớn để ngăn chặn vũ khí do nước ngoài sản xuất tấn công lãnh thổ Nga.
Ông phát biểu sau khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng Nga cần thiết phải chiếm khu vực Kharkiv của Ukraine, giáp ranh với Belgorod, một tỉnh của Nga thường xuyên bị lực lượng Ukraine tấn công kể từ năm 2022.
4. Video Avdiivka cho thấy những kẻ cướp bóc người Nga vui mừng vì chiến lợi phẩm
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Avdiivka Video Shows Russian Looter Rejoice Over War Spoils”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video được quay ở thị trấn Avdiivka phía đông vùng Donetsk của Ukraine cho thấy những kẻ cướp bóc người Nga đang vui mừng trước chiến lợi phẩm.
Đoạn phim được chia sẻ vào Chúa Nhật với X, bởi Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, vài tuần sau khi lực lượng Ukraine rút khỏi thị trấn pháo đài Avdiivka đang bị bao vây. Nó rơi vào tay quân Nga vào ngày 17 tháng 2, đánh dấu chiến thắng lớn nhất của Mạc Tư Khoa.
Dmytro Lykhovii, phát ngôn nhân của nhóm chiến lược tác chiến Tavria của Ukraine, cho biết trong một chương trình truyền hình Ukraine vào tháng trước rằng lực lượng của Kyiv đã rút khỏi thị trấn sau một trận chiến kéo dài nhiều tháng ở khu vực, nơi được coi là cửa ngõ vào khu vực Donetsk bị Nga xâm lược một phần.
Gerashchenko viết hôm Chúa Nhật: “Một kẻ cướp bóc người Nga vui mừng khi chiếm được tàn tích của Avdiivka, bởi vì giờ đây hắn có thể cướp tài sản còn sót lại trong các căn nhà”. “Đầu tiên, họ giết hoặc đuổi chủ sở hữu và bây giờ họ cướp bóc. Họ có muốn đi xa hơn không? Họ muốn cướp bóc Âu Châu à? Đó là một câu hỏi tu từ.”
Trong một đoạn âm thanh bị chặn được Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine công bố sáng thứ Ba, 19 Tháng Ba, người đàn ông Nga đang nói chuyện với một phụ nữ tên là “Larisa” khi anh ta đi dạo quanh đống đổ nát của Avdiivka.
“Larisa, anh yêu em! Anh đang ở Avdiivka! Đây, nhìn này, đây là thắng cảnh của Avdiivka. Nếu em không tin tôi, hãy nhìn xem, anh đang ở Avdiivka,” anh ta nói.
“Hãy nhìn xem mọi thứ ở đây đã bị phá hủy như thế nào. Hãy đến gần hơn,” anh nói và chỉ vào những tòa nhà bị phá hủy.
“Anh đang đi bộ, Larisa, anh đang ở Avdiivka. Mọi người đều không tin anh đến đây. Anh là một tình nguyện viê. Larisa, anh yêu em! Larisa, có mọi thứ trong những ngôi nhà này. Có TV và mọi thứ. Chúng ta chỉ cần một phương tiện để đưa tất cả ra khỏi đây.”
Avdiivka, nơi có dân số 32.000 người trước chiến tranh, đã trở thành trọng tâm của Mạc Tư Khoa kể từ tháng 10 năm 2023, và cuộc chiến giành khu vực này đã bị gắn mác “máy xay thịt”. Thuật ngữ này mô tả các trận chiến kéo dài đã xảy ra và gây ra số lượng thương vong cao cũng như tiêu tốn nguồn tài nguyên đáng kể.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết quyết định rút khỏi Avdiivka được đưa ra để cứu mạng các binh sĩ của ông.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã viết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, rằng các lực lượng Nga gần đây đã tiến nhẹ về phía tây bắc và phía tây Avdiivka trong bối cảnh giao tranh vị trí vẫn tiếp tục diễn ra trong khu vực vào ngày Chúa Nhật.
“Đoạn phim định vị địa lý được công bố vào ngày 16 tháng 3 cho thấy các lực lượng Nga gần đây đã tiến về phía tây bắc Tonenke (phía tây Avdiivka), và một người viết blog người Nga tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã tiến dọc theo Phố Tsentralna trong khu định cư”, tổ chức tư vấn viết.
Đoạn phim định vị địa lý được công bố hôm thứ Bảy cũng chỉ ra rằng các lực lượng Nga gần đây đã tiến đến khu vực trung tâm của Orlivka, phía tây bắc Avdiivka. “Các trận chiến định vị tiếp tục diễn ra ở phía đông bắc Avdiivka gần Oleksandropil; phía tây bắc Avdiivka gần Novobakhmutivka, Berdychi và Orlivka; phía tây Avdiivka gần Tonenke; và phía tây nam Avdiivka gần Pervomaiske và Nevelske,” ISW cho biết thêm.
5. Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết Liên minh quốc tế vì sự trở lại của trẻ em Ukraine hiện bao gồm 33 quốc gia.
Ông nhấn mạnh: “Việc trao trả những đứa trẻ Ukraine bị bắt cóc bất hợp pháp và buộc phải di dời đòi hỏi những nỗ lực chung của quốc tế,” ông nhấn mạnh và cho biết thêm rằng ông rất biết ơn Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Mélanie Joly, về sáng kiến thành lập liên minh.
Tưởng cũng nên nhắc lại là đầu năm nay, Hội đồng nghị viện của Hội đồng Âu Châu, gọi tắt là Pace, tại Strasbourg đã đồng thanh thông qua nghị quyết về số phận của những đứa trẻ Ukraine bị Nga cưỡng bức chuyển giao và trục xuất.
Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska, phát biểu tại phiên họp. Bà nói rằng các quốc hội cần hợp tác cùng nhau “để buộc Nga tuân thủ ít nhất các công ước Geneva và ngay lập tức cung cấp danh sách đầy đủ về tên và nơi ở của tất cả trẻ em Ukraine bị trục xuất bất hợp pháp..”
Trong nghị quyết của mình, hội đồng kêu gọi quốc hội các nước thông qua nghị quyết “công nhận những tội ác này là tội ác diệt chủng”, đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc tế hợp tác với Ukraine để truy tìm và hồi hương những trẻ em mất tích.
Pace là cơ quan quốc hội của Hội đồng Âu Châu và bao gồm các nhà lập pháp trong số 46 thành viên của tổ chức.
Vào tháng 3 năm 2023, tòa án hình sự quốc tế ở The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Vladimir Putin vì tội giám sát vụ bắt cóc trẻ em Ukraine, cũng như lệnh bắt giữ ủy viên quyền trẻ em của Nga, Maria Alekseyevna Lvova-Belova.
Vào tháng 12, Ukraine cho biết hơn 19.540 trẻ em đã bị Nga trục xuất bất hợp pháp.
6. Nga phải đối mặt với mối đe dọa 'nghiêm trọng' khi Ukraine tấn công các nhà máy lọc dầu
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Faces 'Serious' Threat as Ukraine Attacks Refineries”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo các báo cáo, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác vào một cơ sở dầu mỏ ở Nga, khi sự gia tăng các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng đe dọa nỗ lực chiến tranh và doanh số xuất khẩu chính của nước này.
Mạc Tư Khoa đổ lỗi cho Ukraine vì đã tấn công các kho nhiên liệu và nhà máy lọc dầu của Nga trong các cuộc tấn công ngày càng gia tăng trong năm nay và Kyiv thường không nhận trách nhiệm trực tiếp. Rạng sáng Chúa Nhật, một đám cháy đã bùng phát tại nhà máy lọc dầu Slavyansk ở vùng Krasnodar, sau cuộc tấn công do Cơ quan An ninh Nhà nước Ukraine (SBU) và lực lượng đặc biệt Ukraine chỉ đạo, theo hãng tin Suspilne của Ukraine.
Chính quyền địa phương cho biết lực lượng Nga đã chặn các máy bay không người lái, nhưng các thiết bị rơi đã gây ra vụ cháy trong điều mà Suspilne nói là cuộc tấn công thành công thứ 12 của SBU vào các cơ sở dầu mỏ của Nga - chưa kể đến vụ thứ chín trong vòng một tuần.
Các cơ sở dầu mỏ trên khắp một khu vực rộng lớn của Nga đã trở thành mục tiêu, bao gồm ở Ryazan và Pervyy Zavod phía nam Mạc Tư Khoa, vùng Rostov gần biên giới Ukraine, Nizhny Novgorod, cách thủ đô 300 dặm về phía đông và Kirishi, gần St. Petersburg.
Bloomberg cho biết các nhà máy lọc dầu đã ngừng hoạt động vào tuần trước vì các cuộc tấn công chịu trách nhiệm cung cấp 12% công suất lọc dầu quốc gia của Nga.
“ Đây hơi giống một ván cờ mà chúng ta đang xem”. “Chúng tôi thực sự không biết chiến thuật thực sự hay mục tiêu thực sự của hai bên là gì.”
O'Donnell nói rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở phía đông khu vực Donbas nhằm mục đích phá vỡ khả năng của Nga trong việc cung cấp các sản phẩm tinh chế, đặc biệt là dầu diesel, cho khu vực địa phương. “Điều đó rất quan trọng trong việc cung cấp trang thiết bị cho quân đội ở Ukraine.”
Trong khi đó, các cuộc tấn công ở các địa điểm xa hơn về phía bắc ở Nga tác động tiêu cực đến lượng dầu có nhiều khả năng được xuất khẩu nhất, “và điều đó làm giảm doanh thu”.
Kênh Telegram thân Nga Military Observer dẫn lời Igor Yushkov, nhà phân tích từ Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, về việc các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu có nhiều vấn đề hơn so với các cuộc tấn công vào kho nhiên liệu.
Các cuộc tấn công vào kho chỉ gây ra “vấn đề chiến thuật ngắn hạn” vì nhiên liệu bị đốt cháy nhưng sản phẩm dầu mỏ có thể dễ dàng thay thế.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu “nghiêm trọng hơn” vì đây là những cơ sở “phức tạp về công nghệ” và việc sửa chữa rất phức tạp do các lệnh trừng phạt đã hạn chế nguồn cung cấp thiết bị lọc dầu của phương Tây.
Truyền thông Nga đưa tin, việc các nhà máy lọc dầu buộc phải tạm dừng hoạt động đã khiến giá xăng AI-95 trên Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế St. Petersburg tăng vọt lên mức cao nhất hàng ngày trong sáu tháng vào thứ Tư tuần trước.
O'Donnell cho biết nếu các cuộc tấn công tiếp tục làm tổn hại đến khả năng lọc dầu của Nga, thì “họ sẽ muốn xuất khẩu thêm dầu thô và sau đó họ sẽ chống lại giới hạn giá”, đề cập đến biện pháp cấm các công ty do phương Tây áp đặt. từ việc vận chuyển dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga đã bán được trên 60 Mỹ Kim một thùng.
O'Donnell, một chuyên gia toàn cầu của Viện nghiên cứu Trung tâm Wilson, cho biết: “Nếu Nga bắt đầu đưa nhiều dầu hơn ra thị trường, giá sẽ giảm và họ sẽ kiếm được ít tiền hơn - nhưng mọi người sẽ có thể trả ít hơn”.
7. Ukraine nhận được vũ khí chính từ đồng minh NATO: Danh sách đầy đủ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Gets Major Weapons Boost From NATO Ally: Full List”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông Hy Lạp đưa tin Hy Lạp sẽ mua thiết bị quân sự mới cho Ukraine từ Cộng hòa Tiệp trong năm nay, khi Kyiv đang tìm kiếm nguồn cung cấp thiết bị quân sự quan trọng trước sự tiến bộ của Nga và sự hỗ trợ của Mỹ đang bị chặn lại.
Tờ báo Kathimerini của Hy Lạp đưa tin Athens sẽ mua thiết bị từ Praha và “chuyển trực tiếp” đến Kyiv. Theo tờ báo, hai nước đang đàm phán về chi phí thiết bị trước khi đạt được thỏa thuận chính thức.
Theo báo cáo, thiết bị này sẽ tập trung vào đạn dược và phòng không. Đạn và vật tư bảo vệ không phận Ukraine nằm trong danh sách mong muốn của Ukraine từ những người ủng hộ nước này trong cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ quốc phòng Hy Lạp và Tiệp để yêu cầu bình luận qua email.
Ukraine đang cần nguồn cung cấp mới, đặc biệt là đạn dược, khi lực lượng Nga tiến dần về phía tây ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Kyiv phụ thuộc vào viện trợ quân sự của phương Tây để duy trì nỗ lực chiến tranh kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nhưng người ủng hộ lớn nhất của họ, Mỹ, đã không thông qua được một gói viện trợ đáng kể đã bị Quốc hội trì hoãn trong nhiều tháng.
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố khoản viện trợ 300 triệu Mỹ Kim cho Ukraine trong tháng này nhưng mô tả khoản viện trợ này là một biện pháp tạm thời không đáp ứng được nhu cầu của Kyiv trong những tháng tới.
Khi cuộc đấu tranh nội bộ về viện trợ kéo dài, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đề nghị tặng thiết bị quân sự, bao gồm hàng chục xe chiến đấu M2 Bradley, cho Athens trong năm nay. Nhưng nó đi kèm với một điều kiện – Washington duy trì mối quan tâm của mình đến “khả năng phòng thủ mà Hy Lạp có thể chuyển giao hoặc bán cho Ukraine”, Ngoại trưởng Antony Blinken viết trong thư gửi Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Hy Lạp đã đồng ý một thỏa thuận với Đức vào tháng 9 năm 2022 rằng họ sẽ nhận xe Marder của Berlin như một phần của cái được gọi là “trao đổi vòng tròn”, với việc Athens gửi xe chiến đấu BMP-1 thời Liên Xô tới Ukraine.
Hy Lạp sẽ cung cấp khoảng 2.000 hỏa tiễn không đối đất 127ly không điều khiển Zuni và gần 200 hỏa tiễn 2,75 inch, Kathimerini đưa tin. Theo tờ báo, Athens cũng sẽ cung cấp khoảng 90.000 viên đạn chống tăng 90ly, vũ khí phòng không không xác định và 4 triệu viên đạn. Báo cáo cho biết Ukraine cũng sẽ nhận được 70 pháo kéo M114A1, đây sẽ là vũ khí chủ chốt cho trận chiến pháo binh của Ukraine trên địa hình lầy lội.
Mitsotakis đã đến thăm thành phố cảng Odesa phía nam Ukraine trong tháng này và cho biết ông “nghe thấy tiếng còi báo động và vụ nổ diễn ra gần chúng tôi” trong chuyến đi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Các báo cáo cho rằng một hỏa tiễn của Nga đã rơi cách đoàn xe chở hai nhà lãnh đạo khoảng 150 mét.
Vụ việc không có nhà lãnh đạo nào bị tổn hại, làm dấy lên lo ngại về khả năng kích hoạt Điều 5 của NATO nếu tổng thống Hy Lạp bị thương trong cuộc tấn công. Điều 5 đề cập đến trách nhiệm tập thể của liên minh trong việc ứng phó với cuộc tấn công vào một trong các quốc gia thành viên của mình như một cuộc tấn công vào tất cả, nhưng không rõ sự hiện diện của Mitsotakis ở Ukraine sẽ ảnh hưởng đến Điều 5 như thế nào.
8. Bộ Nội vụ Nga khởi tố 61 vụ án hình sự sau bầu cử tổng thống
BBC News đưa tin rằng 61 vụ án hình sự đã được Bộ Nội vụ Nga đưa ra sau cuộc bầu cử tổng thống.
Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết 61 vụ án hình sự đã được khởi tố và 150 hành vi vi phạm hành chính đã được ban hành trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra từ ngày 15-17/3.
Số vụ án hình sự lớn nhất có liên quan đến một hành động khủng bố; tiếp đó là các trường hợp cản trở cử tri thực hiện quyền của họ.
Krasnov tuyên bố rằng các cơ quan của Bộ Nội Vụ Nga đã nhận được “1.400 tuyên bố và báo cáo về các vi phạm và tội phạm có thể xảy ra”, và 547 lời đe dọa đánh bom đã được thực hiện trong thời gian bầu cử kéo dài ba ngày.
Như chúng tôi đã đưa tin, ít nhất 80 người đã bị bắt trên khắp nước Nga vì cáo buộc phá hoại các điểm bỏ phiếu.
Tĩnh tâm Mùa Chay 2024 cùng Giáo triều Rôma. Bài thứ Tư - Ta là sự sống lại và là sự sống
VietCatholic Media
03:58 20/03/2024
Hàng năm, vào Mùa Vọng và Mùa Chay, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng có bài giảng tĩnh tâm trước Giáo triều Rôma.
Bài giảng thứ Tư của Đức Hồng Y trong Mùa Chay năm nay có tựa đề: Ta là sự sống lại và là sự sống.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong phần chú giải của chúng ta về những tuyên bố long trọng “Ta Là” của Chúa Kitô trong Tin Mừng Thánh Gioan, chúng ta đã đến Chương 11, chương hoàn toàn tập trung vào cảnh Ladarô sống lại. Lời dạy mà Gioan muốn truyền đạt cho Giáo hội với bố cục khôn ngoan của chương này có thể được tóm tắt ở ba điểm:
Điểm thứ nhất: Chúa Giêsu làm cho bạn Ngài là Ladarô sống lại (Ga 11:1-44).
Điểm thứ hai: Việc Ladarô sống lại khiến Chúa Giêsu bị kết án tử hình (11:47-50):
Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: “Chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta.” Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Cai-pha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.”
Điểm thứ ba: Cái chết của Chúa Giêsu sẽ làm cho tất cả những ai tin vào Người sống lại (11:51-53). Thực ra, Thánh sử đã bình luận:
Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giêsu sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giêsu
Tóm lại, sự sống lại của Ladarô gây ra cái chết của Chúa Giêsu; cái chết của Chúa Giêsu làm cho tất cả những ai tin vào Người sống lại!
* * *
Bây giờ chúng ta có thể tập trung vào những lời tự mặc khải có trong văn cảnh:
Chúa Giêsu nói với chị: “Em chị sẽ sống lại”. Martha nói với Ngài: “Con biết em con sẽ sống lại vào ngày sau cùng”. Chúa Giêsu nói với cô: “Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ sống” (11:23-25).
“Ta là sự sống lại!” Chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu đang nói đến sự phục sinh nào? Martha nghĩ đến sự sống lại cuối cùng. Chúa Giêsu không phủ nhận sự phục sinh này “vào ngày sau cùng”, điều mà chính Người đã hứa ở nơi khác (Ga 6:54); nhưng ở đây Người loan báo một điều mới mẻ, đó là sự sống lại bắt đầu ngay bây giờ cho những ai tin vào Người. Thánh Augustinô bình luận: “Chúa đã chỉ cho chúng ta sự sống lại của người chết xảy ra trước cuộc sống lại cuối cùng. Và đó không phải là sự sống lại giống như sự sống lại của Ladarô, hay con trai của bà góa thành Na-in, người được sống lại để rồi lại chết một lần nữa”.
Như chúng ta có thể thấy, ý tưởng về sự phục sinh thiêng liêng và hiện sinh diễn ra ở đời này nhờ đức tin, không hề xa lạ trong truyền thống Kitô giáo. Điều mới lạ xảy ra khi có người muốn biến nó thành ý nghĩa duy nhất của lời Chúa Giêsu. Quan điểm của Bultmann đã được nhiều người biết đến, mặc dù hiện nay phần lớn đã lỗi thời, nhưng nó từng là một cơn thịnh nộ khi tôi nghiên cứu thần học. Theo ông, sự phục sinh mà Chúa Giêsu nói đến ám chỉ một sự phục sinh hiện sinh, một sự thức tỉnh lương tâm, dựa trên đức tin. Chúng ta đang ở trong ranh giới của “lời kêu gọi quyết định” mơ hồ và “quyết định cho Thiên Chúa”, mà ông giản lược gần như toàn bộ sứ điệp Tin Mừng.
Nhưng Thánh Gioan dành toàn bộ hai chương trong Phúc âm của mình để nói về sự phục sinh thực sự, về thể xác của Chúa Giêsu, cung cấp một số thông tin chi tiết nhất về sự kiện đó. Vì vậy, đối với thánh nhân, không chỉ “do Chúa Giêsu” đã sống lại từ cõi chết, mà còn là chính con người của Ngài nữa!
Sự sống lại hiện tại không thay thế sự sống lại cuối cùng của thân xác; đúng hơn, nó là sự bảo đảm của nó. Nó không làm cho sự phục sinh của Chúa Kitô từ ngôi mộ trở nên vô ích, mà đúng hơn là dựa chính xác vào đó. Chúa Giêsu có thể nói “Ta là sự sống lại” bởi vì Người là Đấng Phục Sinh! Trước Thánh Gioan, chính Tông đồ Phaolô đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa đức tin Kitô giáo và sự phục sinh thực sự của Chúa Kitô. Việc ghi nhớ những lời sâu sắc của ông với tín hữu Cô-rinh-tô luôn là điều hữu ích và kịp thời:
Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì đã chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Người đã cho Đức Kitô trỗi dậy, trong khi thực sự Người đã không cho Đức Kitô trỗi dậy, nếu quả thật kẻ chết không trỗi dậy. Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Kitô cũng đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em (1 Cô-rinh-tô 15:14-17).
Chính Chúa Giêsu đã cho thấy sự phục sinh của Người như một dấu chỉ tuyệt vời về tính xác thực của sứ mệnh của Người. Đối với những đối phương xin Ngài một dấu lạ, Ngài đã đưa ra một câu trả lời khó có thể gán cho ai khác ngoài chính Chúa Giêsu:
Người đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy (Mt 12:39-40).
Đối thủ của Ngài biết rõ rằng Giôna không ở mãi trong bụng cá voi mà sau ba ngày vị ngôn sứ đã thoát ra khỏi nó.
Trong bài suy niệm trước, tôi đã nói về thành kiến của những người không có đức tin đối với đức tin, điều này cũng rõ ràng không kém những gì họ trách móc những người có đức tin. Thực ra, họ khiển trách các tín hữu vì không thể khách quan, vì đức tin ngay từ đầu đã áp đặt lên họ kết luận mà họ phải đi tới mà không nhận ra rằng điều tương tự cũng đang xảy ra giữa họ. Nếu bạn bắt đầu từ giả định rằng Chúa không tồn tại, rằng điều siêu nhiên không tồn tại và phép lạ là không thể xảy ra, thì kết luận mà bạn đạt được cũng đã được đưa ra ngay từ đầu, và do đó, theo nghĩa đen, là một sự phán xét đầy thành kiến.
Sự phục sinh của Chúa Kitô là trường hợp mẫu mực nhất về điều này. Không có sự kiện nào trong thời cổ đại được chứng minh bằng nhiều bằng chứng trực tiếp như sự kiện này. Một số chứng tá đó bắt nguồn từ những nhân cách có tầm trí tuệ như Saolô người Tắcxô, người trước đây đã đấu tranh quyết liệt chống lại niềm tin này. Ông cung cấp một danh sách chi tiết các nhân chứng, một số người trong số họ vẫn còn sống và có thể dễ dàng bác bỏ ông (1 Cô-rinh-tô 15:6-9).
Những khác biệt về địa điểm và thời gian của những lần hiện ra được đưa ra mà không nhận ra rằng sự trùng hợp không được hoạch định về sự kiện trung tâm là bằng chứng về sự thật lịch sử của nó, chứ không phải là sự phủ nhận nó. Không có “sự hòa hợp được thiết lập trước” trong trường hợp này! Trước khi được viết ra, các sự kiện trong cuộc đời Chúa Giêsu đã được truyền miệng trong hai thập kỷ, và những biến thể và điều chỉnh bên lề trong câu chuyện ban đầu là điển hình của mọi sự truyền miệng trong một cộng đồng đang sống và đang mở rộng.
Tất nhiên, những lần hiện ra không phải là bằng chứng duy nhất về sự phục sinh của Chúa Kitô. Thánh Gioan Kim Khẩu có một trang nổi tiếng mà không một cuộc điều tra phê bình hiện đại nào có thể bác bỏ được. Trong bài giảng cho mọi người, ngài nói:
Làm sao mà mười hai người nghèo, và cả những người ngu dốt, đã sống cả đời trên sông hồ, lại có thể đảm nhận một công việc như vậy? Họ, những người có lẽ chưa bao giờ đặt chân đến một thành phố hay quảng trường, làm sao họ có thể nghĩ đến việc đối mặt với cả trái đất? […] Đúng hơn, chẳng phải họ nên tự nhủ: “Trong đời ông ấy đã không chinh phục được một quốc gia nào và chúng ta, chỉ với tên tuổi của ông ấy, mà dám chinh phục cả thế giới sao?” Sẽ không phải là điều điên rồ nếu thực hiện một nhiệm vụ như vậy hay thậm chí chỉ nghĩ về nó sao? Do đó, rõ ràng là nếu họ không nhìn thấy Ngài sống lại và không có bằng chứng không thể chối cãi về sức mạnh của Ngài, thì họ sẽ không bao giờ dám đối mặt với rủi ro như vậy.
Đối với tất cả những bằng chứng này, người không có đức tin chỉ có thể phản đối niềm tin rằng sự sống lại từ cõi chết là một điều gì đó siêu nhiên và siêu nhiên không tồn tại. Và đây chính xác là gì nếu không phải là một sự phán xét trước và một “tiên nghiệm”?
Thánh Augustinô viết: “Fides christianorum revio Christi est” – “Đức tin của người Kitô hữu là sự phục sinh của Chúa Kitô”. Và ngài nói thêm: “Mọi người đều tin rằng Chúa Giêsu đã chết, ngay cả những kẻ đáng ghét cũng tin điều đó, nhưng không phải ai cũng tin rằng Ngài đã sống lại và bạn không phải là một Kitô hữu nếu bạn không tin điều này.” Đây là điều thực sự mà qua đó “Giáo hội đứng vững hay sụp đổ”. Trong Sách Tông Đồ Công Vụ, các Tông đồ được định nghĩa đơn giản là “những nhân chứng về sự sống lại” (Cv 1:22; 2:32). Đây là lý do tại sao thật đáng giá để làm mới lại đức tin của chúng ta vào điều đó, trước khi cử hành nó trong phụng vụ của chúng ta sau một vài tuần nữa.
* * *
Chỉ bây giờ, sau khi tái khẳng định sự kiện lịch sử về Sự Phục Sinh của Chúa Kitô, chúng ta mới có thể dành sự chú ý của mình vào ý nghĩa hiện sinh của lời Chúa Giêsu: “Ta là sự sống lại và là sự sống”.
Bình luận về cảnh những người chết sống lại và hiện ra ở Giêrusalem vào lúc Chúa Kitô chịu chết (Mt 27:52-53), Thánh Lêô Cả viết: “Hãy để những dấu chỉ về sự phục sinh trong tương lai hiện ra ngay bây giờ trong Thành Thánh, nghĩa là, trong Giáo Hội, và những gì phải được thực hiện trong thân xác một ngày nào đó, giờ đây có thể được thực hiện trong trái tim.”
Cách tốt nhất để hiểu ý nghĩa của sự phục sinh của trái tim là xem sự phục sinh về mặt thể xác của Chúa Giêsu đã tạo ra điều gì, về mặt thiêng liêng, trong cuộc đời của các Tông đồ. Thánh Phêrô bắt đầu Thư Thứ Nhất của mình bằng những lời cao cả này:
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên trời cho anh em (1 Pr 1:3–4)
Điều kỳ lạ là từ “hy vọng” lại vắng mặt trong lời rao giảng của Chúa Giêsu. Các Tin Mừng kể lại nhiều câu nói của Ngài về đức tin và lòng bác ái nhưng không có lời nào về hy vọng, ngay cả khi - như chúng ta sẽ thấy sau này - tất cả những lời rao giảng của Ngài đều công bố rằng có sự sống lại từ cõi chết và một cuộc sống vĩnh cửu. Ngược lại, sau lễ Phục sinh, chúng ta thấy ý tưởng và tình cảm hy vọng bùng nổ theo đúng nghĩa đen trong lời rao giảng của các Tông đồ. Chính Thiên Chúa được gọi là “Thiên Chúa của niềm hy vọng” (Rm 15:13). Lời giải thích cho việc thiếu vắng những câu nói về niềm hy vọng trong Tin Mừng rất đơn giản: Chúa Kitô đã chết và sống lại trước. Từ cõi chết sống lại, Người khai mở nguồn hy vọng; Ngài đã khai mở chính đối tượng của niềm hy vọng, đó là cuộc sống với Thiên Chúa vượt trên cái chết.
Chúng ta hãy thử xem niềm hy vọng dâng trào có thể tạo ra điều gì trong đời sống tâm linh của chúng ta. Sách Tông Đồ Công Vụ kể lại những gì đã xảy ra một ngày nọ tại cửa đền thờ Giêrusalem được gọi là “Cửa Đẹp” (Cv 3:2). Một người què nằm đó xin bố thí. Một ngày nọ, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đi ngang qua, và chúng ta biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Người què, được chữa lành, nhảy dựng lên và cuối cùng, không biết anh ta đã bị bỏ rơi ở đó bao nhiêu năm, anh ta cũng đi qua cánh cửa đó và vào đền thờ “nhảy lên ca ngợi Thiên Chúa” (Cv 3:1–9).
Điều gì đó tương tự cũng có thể xảy ra với chúng ta về niềm hy vọng. Về mặt tâm linh, chúng ta thường thấy mình ở vị trí của người què trước ngưỡng cửa đền thờ; trơ lì và lãnh đạm, như thể bị tê liệt trước khó khăn. Nhưng ở đây niềm hy vọng thần linh đi ngang qua chúng ta, được Lời Chúa mang theo, và cũng nói với chúng ta, như Phêrô nói với người què và Chúa Giêsu nói với người bại liệt: “Hãy đứng dậy và đi!” (Mc 2:11). Và chúng ta đứng dậy và cuối cùng bước vào trung tâm của Giáo hội, sẵn sàng đảm nhận một lần nữa các nhiệm vụ và trách nhiệm một cách vui vẻ. Đây là những phép lạ hàng ngày của niềm hy vọng. Nó thực sự là một phép lạ vĩ đại; nó khiến hàng ngàn người què đứng dậy được, hàng ngàn lần. Quả thực—như Tiên Tri Isaia đã nói với chúng ta—nó mang đôi cánh đại bàng vào chân họ và khiến con người bước đi mà không vấp ngã.
Điều phi thường về niềm hy vọng là sự hiện diện của nó làm thay đổi mọi thứ, ngay cả khi bề ngoài không có gì thay đổi. Tôi có một ví dụ nhỏ về điều này trong cuộc sống của chính tôi. Tôi là người chịu lạnh nhiều hơn nóng. Bây giờ, ở Ý, vào tháng 3, đầu mùa xuân, nhiệt độ ít nhiều giống như cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Thế nhưng tôi nhận thấy cái lạnh tháng Ba khiến tôi đỡ chán nản hơn cái lạnh tháng Mười Một. Tôi tự hỏi tại sao và cuối cùng đã tìm ra câu trả lời. Cái lạnh của tháng 11 là cái lạnh vô vọng vì chúng ta đang hướng tới mùa đông. Cái lạnh tháng ba là cái lạnh hy vọng!
* * *
Thư gửi tín hữu Do Thái so sánh niềm hy vọng với “cái neo chắc chắn và vững chắc của cuộc đời chúng ta”. Chắc chắn và vững chắc vì nó không được ném xuống đất mà ở trên trời, không phải trong thời gian mà là trong cõi đời đời, “bên kia bức màn thánh điện” (Dt 6:18–19). Hình ảnh hy vọng này đã trở thành kinh điển. Nhưng chúng ta cũng có một hình ảnh khác của niềm hy vọng, theo một nghĩa nào đó, trái ngược với hình ảnh trước: đó là cánh buồm. Nếu chiếc mỏ neo là thứ mang lại cho con thuyền sự an toàn và giữ cho nó vững vàng giữa sóng nước lay động thì cánh buồm là thứ giúp con thuyền chuyển động và tiến lên trên biển.
Thông qua cả hai điều này, niềm hy vọng được thể hiện, cả trong con thuyền của Giáo hội lẫn trong cuộc sống của chúng ta. Nó thực sự giống như một cánh buồm thu gió và không có tiếng động, biến nó thành động lực đưa con thuyền ra khơi hoặc vào bờ tùy theo nhu cầu. Giống như cánh buồm trong tay của một thủy thủ giỏi có thể sử dụng bất kỳ cơn gió nào, từ bất kỳ hướng nào, thuận lợi hay bất lợi, để đưa con thuyền đi theo hướng mong muốn, hy vọng cũng vậy.
Trước hết, niềm hy vọng trợ giúp chúng ta trong hành trình thánh hóa cá nhân. Ở những người thực hiện nó, niềm hy vọng trở thành nguyên tắc chính của sự tiến bộ tâm linh. Niềm hy vọng luôn cảnh giác để khám phá những “cơ hội tốt lành” mới, luôn là điều gì đó có thể làm được. Vì vậy, nó không cho phép họ ổn định trong tình trạng hâm hẩm và lười biếng. Hy vọng hoàn toàn trái ngược với những gì đôi khi người ta nghĩ; không phải một tâm trạng nội tâm đẹp đẽ và thơ mộng khiến bạn mơ mộng và xây dựng những thế giới tưởng tượng.
Ngược lại, nó rất cụ thể và thực tế; nó dành thời gian để đặt các nhiệm vụ phải hoàn thành trước mặt bạn. Khi ở trong một tình huống nhất định, hoàn toàn không có gì để làm – triết gia Kierkegaard viết – thì, vâng, đó sẽ là sự tê liệt và tuyệt vọng. Nhưng niềm hy vọng, khi nhìn vào sự vĩnh hằng, luôn thấy rằng có thể làm được điều gì đó để cải thiện tình hình: làm việc chăm chỉ hơn, vâng lời hơn, khiêm tốn hơn, hành xác hơn.
Khi bạn muốn nói với chính mình “Không còn gì để làm nữa,” (lại là Kierkegaard đang nói), hy vọng sẽ xuất hiện và nói với bạn “Hãy cầu nguyện!” Bạn trả lời “Nhưng tôi đã cầu nguyện!” và hy vọng sẽ nói “Cầu nguyện lần nữa!” Và ngay cả khi hoàn cảnh trở nên vô cùng khó khăn, đến mức dường như thực sự không còn gì để làm, niềm hy vọng vẫn hướng bạn đến một nhiệm vụ: đó là kiên trì đến cùng và không mất kiên nhẫn.
Những mục tiêu này được triết gia tin tưởng nhấn mạnh là những mục tiêu đòi hỏi khắt khe, thậm chí hết sức anh hùng. Rõ ràng là những nỗ lực của chúng ta không thể thực hiện được mà chỉ nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, Đấng đến trợ giúp chúng ta và không để chúng ta cô đơn.
Trong Tân Ước, niềm hy vọng có một mối quan hệ đặc biệt với sự kiên nhẫn. Nó trái ngược với sự thiếu kiên nhẫn, vội vàng, của “mọi thứ và bây giờ”. Đó là liều thuốc giải độc cho sự chán nản. Nó giữ cho ước muốn tồn tại. Nó cũng là một nhà sư phạm tuyệt vời theo nghĩa là nó không chỉ ra mọi thứ cùng một lúc—tất cả những gì cần làm hoặc có thể làm—mà đưa ra trước mặt bạn từng khả năng một. Cô ấy chỉ cho “bánh mì hàng ngày”. Nó phân phối nỗ lực và do đó giúp bạn có thể thực hiện được.
Kinh Thánh liên tục làm sáng tỏ sự thật này – hoạn nạn không làm mất đi hy vọng mà còn làm tăng thêm: “ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.”(Rô-ma 5:3–4). Hy vọng cần hoạn nạn cũng như ngọn lửa cần gió để tăng cường sức mạnh. Những lý do phàm trần cho hy vọng phải chết đi, hết lý do này đến lý do khác, vì lý do thực sự không thể lay chuyển là sự xuất hiện của Thiên Chúa.
Nó xảy ra như khi hạ thủy một con tàu. Điều cần thiết là giàn giáo đỡ con tàu một cách nhân tạo khi nó đang được xây dựng phải được dỡ bỏ và tất cả các đạo cụ khác nhau phải được dỡ bỏ lần lượt để nó có thể cất cánh và nổi tự do trên mặt nước. Hoạn nạn loại bỏ khỏi chúng ta mọi “sự nắm giữ” và dẫn chúng ta đến niềm hy vọng duy nhất nơi Thiên Chúa. Nó dẫn đến trạng thái hoàn hảo bao gồm niềm hy vọng khi dường như không còn hy vọng gì nữa (Rô-ma 4:18) - nghĩa là tiếp tục hy vọng bằng cách tin cậy vào lời Chúa đã từng phán, ngay cả khi mọi lý do hy vọng của con người đã biến mất. Đó là niềm hy vọng của Đức Maria dưới thập giá. Lòng đạo đức bình dân không sai khi kêu cầu Đức Maria với danh hiệu Mater Spei, mẹ của niềm hy vọng.
Tác dụng củng cố niềm hy vọng này được mô tả rất hay trong đoạn văn sau của Tiên Tri Isaia:
Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA thì được thêm sức mạnh.
Như thể chim bằng, họ tung cánh.
Họ chạy hoài mà không mỏi mệt,
và đi mãi mà chẳng chùn chân.
(Is 40:30–31)
Lời tiên tri là câu trả lời cho lời than thở của những người nói: “Số phận của tôi bị Chúa giấu kín”. Thiên Chúa không hứa loại bỏ những lý do mệt mỏi và kiệt sức, nhưng Ngài ban niềm hy vọng. Tình hình vẫn như cũ, nhưng hy vọng mang lại sức mạnh để vượt lên trên nó. Nó thực sự giống như được khoác lên mình đôi cánh.
Trong sách Khải Huyền, chúng ta đọc rằng “Con rồng thấy mình bị ném xuống đất, liền đuổi theo người phụ nữ đã sinh con trai. Nhưng người đàn bà được ban cho đôi cánh đại bàng lớn để có thể bay đến chỗ của mình trong sa mạc” (Kh 12:13-14). Nếu hình ảnh đôi cánh chim đại bàng được lấy cảm hứng từ văn bản Isaia, thì điều này có nghĩa là toàn thể Giáo hội đã được ban cho đôi cánh hy vọng lớn lao để với đôi cánh đó, Giáo hội có thể, mọi lúc, thoát khỏi sự tấn công của sự dữ, và vượt qua mọi khó khăn.
Chúng ta kết thúc bằng việc lắng nghe lời kêu cầu của Thánh Phaolô gửi đến Thiên Chúa để ủng hộ các tín hữu ở Rôma ở cuối Bức Thư của ngài, như nó có ý nghĩa dành cho chúng ta trong chính thời điểm này:
Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng. (Rô-ma 15:13)
1.Augustinô, Về Tin Mừng Gioan, 19,9.
2.W. Marxsen, Sự phục sinh của Chúa Giêsu thành Nazareth, Luân Đôn, 1970.
3.Cf. JDG Dunn, Christian in the Making, tập 3, Grand Rapids, Mich, 2003, được tổng hợp trong A new Perspective on Jesus, Grand Rapids, Mich 2005.
4.John Chrysostom, Hom. 1 Cô-rinh-tô, 4, 4 (PG 61, 35 s.).
5.Augustinô, Enarr. Thánh Vịnh, 120,6.
6.Søren Kierkegaard, Công trình của tình yêu, Phần II, số. 3.
Source:Cantalamessa
Táo bạo: Ukraine tấn công phi trường Engels-2, 330 triệu Mỹ Kim nổ tung. Tàu Nga nổ tung ở hồ NATO
VietCatholic Media
15:51 20/03/2024
1. Ngoạn mục: Ukraine vượt qua hàng phòng không của Nga tấn công phi trường Engels-2, 330 triệu Mỹ Kim của Putin nổ tung
Ký giả Katie Davis của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “STRIKING BACK Ukrainian drones attack Russian air base home to Putin’s £130m supersonic Blackjack bombers as four explosions rock site”, nghĩa là “ĐÁNH LẠI. Máy bay không người lái của Ukraine tấn công căn cứ không quân Nga nơi đặt máy bay ném bom Blackjack siêu âm trị giá 130 triệu bảng của Putin khi bốn vụ nổ làm rung chuyển địa điểm”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 20 Tháng Ba, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết một căn cứ không quân của Nga chứa máy bay ném bom Blackjack siêu thanh trị giá 130 triệu bảng Anh hay 165 triệu Mỹ Kim của Putin đã bị máy bay không người lái Ukraine tấn công.
Ít nhất bốn vụ nổ đã làm rung chuyển căn cứ không quân Engels-2 được phòng vệ cao độ ở vùng Saratov vào rạng sáng ngày Thứ Tư, 20 Tháng Ba, theo giờ địa phương. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine nhận định ít nhất 2 chiếc máy bay ném bom của Putin, trị giá tổng cộng 330 triệu Mỹ Kim đã bị phá hủy tan tành.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố các máy bay không người lái đã bị phá hủy, nhưng không đề cập đến thiệt hại tại phi trường này.
Hai máy bay ném bom hạt nhân Tu-95 của Putin trước đó đã bị nổ tung tại địa điểm này
Căn cứ không quân Engels-2 nằm ở phía Tây Nam nước Nga là nơi đặt máy bay ném bom Blackjack của Nga, còn được gọi là Tupolev Tu-160.
Chúng là những máy bay ném bom chiến lược mang hỏa tiễn siêu âm của Nga có từ thời Liên Xô. Cùng với máy bay ném bom Tu-95MS, những chiếc máy bay này là trụ cột của ngành hàng không tầm xa của Nga.
Tu-160M được thiết kế để tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng cách rất xa bằng vũ khí hạt nhân và thông thường.
Người dân sống gần căn cứ không quân cho biết đã nghe thấy tiếng còi báo động trước khi 4 vụ nổ vang lên.
Roman Busargin, thống đốc tỉnh Saratov, tuyên bố không có thiệt hại nhân mạng; và từ chối đưa ra những thiệt hại vật chất. Nhưng trong một cuộc tấn công trước đó, máy bay không người lái đã cho nổ tung căn cứ; và hai máy bay ném bom hạt nhân Tu-95 của Putin đã bị nổ tung.
Đoạn phim ấn tượng cho thấy một tia sáng lớn tại địa điểm trong cuộc tấn công vào sáng sớm.
Theo phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, “có thông tin cho rằng tên bạo chúa bị sỉ nhục đã buộc phải gấp rút di tản phi đội máy bay ném bom của mình sau cuộc tấn công.”
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Putin đã phải di chuyển 6 máy bay sau cuộc tấn công thành công.
Diễn biến này xảy ra khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục diễn ra ác liệt - chưa có hồi kết trong khi Putin chắc chắn đã bảo đảm được một nhiệm kỳ lãnh đạo khác chỉ vài ngày trước.
Nhà độc tài già nua, 71 tuổi, hiện sẽ nắm quyền ít nhất cho đến năm 2030 sau khi chủ mưu một cuộc bầu cử giả tạo để mang về cho mình chiến thắng áp đảo nhất từ trước đến nay với hơn 87%.
Ông đã có “bài phát biểu chiến thắng” chỉ vài giờ sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc và cảm ơn người Nga vì “sự tin tưởng” và “ủng hộ” của họ, đồng thời nói rằng kết quả này sẽ cho phép xã hội Nga “trở nên mạnh mẽ hơn”.
Nhà độc tài một lần nữa cảnh báo thế giới có thể dẫn đến bờ vực Thế chiến thứ 3 nếu quân đội phương Tây tiến vào Ukraine, nơi cuộc xâm lược của Nga tiếp tục bị đình trệ trong hơn hai năm.
Ông ta cũng cam kết sẽ “đánh bại” đối phương của mình khi đám đông ủng hộ ông ta cổ vũ.
Putin nói: “Tất cả chúng ta là một đội. Không ai có thể đàn áp chúng ta, họ sẽ không bao giờ thành công.”
“Nhưng chúng ta, với tư cách là một gia đình đoàn kết, có thể đánh bại họ.”
“Và tất cả các mục tiêu của chúng ta sẽ đạt được, chúng ta sẽ làm mọi thứ để đạt được điều này.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi Putin là “bệnh hoạn vì quyền lực” khi quân đội của ông tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng Nga.
Nhà lãnh đạo thời chiến nói thêm: “Mọi người trên thế giới đều thấy rõ rằng nhân vật này, như đã thường xuyên xảy ra trong tiến trình lịch sử, chỉ đơn giản là ham hố quyền lực và đang làm mọi cách để thống trị mãi mãi.
“Con người này nên bị xét xử ở La Hay. Đó là điều chúng ta phải bảo đảm.”
2. Tàu Nga bị nổ, bốc cháy ở 'hồ NATO'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Vessel Hit by Explosion, Catches Fire in 'NATO Lake'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một vụ nổ đã đánh chìm một tàu đánh cá Nga, khiến một người trên tàu thiệt mạng và hai người mất tích.
Truyền thông Nga hôm thứ Ba đưa tin tàu Kapitan Lobanov bị chìm gần thành phố Pionersky ở tỉnh Kaliningrad trên biển Baltic, nơi được mô tả là “Hồ NATO” sau khi liên minh mở rộng nhằm đáp trả hành động gây hấn của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Không có báo cáo nào cho thấy vụ chìm tàu không phải là một vụ tai nạn nhưng các tài khoản mạng xã hội thân Ukraine đã đăng thông tin chi tiết về vụ việc bên cạnh hình ảnh của con tàu.
Chiếc tàu đánh cá chở bảy người trên tàu chở đầy cá và rời biển Baltic từ thành phố Svetly vào sáng thứ Ba, hướng tới Baltiysk. Vụ nổ xảy ra vào buổi sáng đã gây ra hỏa hoạn khiến thủy thủ đoàn không thể dập tắt. Họ đã gửi đi một tín hiệu cấp cứu.
Thông tin sơ bộ cho thấy vụ nổ xảy ra trong phạm vi 10 dặm gần bờ biển Kaliningrad. “Khoảng 11h, tàu phát tín hiệu cấp cứu do trên tàu có cháy. Lực lượng cấp cứu đã tới hiện trường”, kênh Telegram 112 cho biết.
Bốn trong số bảy thành viên thủy thủ đoàn đã được cứu, đưa vào bờ và đưa đến các cơ sở y tế. Một thủy thủ thiệt mạng và hai người khác được cho là đang mất tích. Một hoạt động tìm kiếm đang diễn ra.
Theo tờ Kommersant, phát ngôn nhân của chính quyền khu vực cho biết vụ hỏa hoạn là do “tình huống khẩn cấp” mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
“Thay mặt chính quyền khu vực, chúng tôi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của các nạn nhân. Những người bị thương sẽ được cung cấp mọi dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết”, tuyên bố cho biết.
Kênh Telegram 112 cho biết con tàu trước đó đã gặp vấn đề, chìm một phần vào tháng 6/2021 khi bị nghiêng trong một lần cố gắng hạ thủy gần làng Svetly, cách Kaliningrad khoảng 20 dặm về phía Tây.
Khi đó không có thương vong, nhưng vụ việc đã khiến văn phòng công tố địa phương phải tiến hành một cuộc kiểm tra và vùng nước của Vịnh Kaliningrad bị ô nhiễm bởi các sản phẩm dầu mỏ.
Kaliningrad là khu vực căng thẳng ngày càng gia tăng với vùng lãnh thổ thuộc Nga nằm trong vùng lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược trên bờ biển Baltic.
Nó chứa các tài sản quân sự, bao gồm các căn cứ hải quân, phi trường và hệ thống hỏa tiễn và giáp với các thành viên NATO là Lithuania và Ba Lan. Sau thỏa thuận vào tháng trước cho phép Thụy Điển gia nhập liên minh, khu vực này được một số người dùng mạng xã hội mô tả là “Hồ NATO”.
3. Đức hứa viện trợ quân sự cho Ukraine thêm 500 triệu euro
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Germany promises Ukraine €500M more in military aid”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius cho biết bên lề cuộc họp với các đồng minh của Kyiv hôm Thứ Ba, 19 Tháng Ba, rằng Đức sẽ gửi thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm hàng ngàn viên đạn.
Pistorius cho biết các khoản quyên góp mới sẽ bao gồm 10.000 quả đạn pháo từ kho dự trữ sẵn có của lực lượng vũ trang Đức thường được gọi là Bundeswehr /bân-đớt-via/, với việc giao hàng sẽ bắt đầu “ngay lập tức” Pistorius cho biết; xe thiết giáp và vận tải cũng được bao gồm.
Pistorius nói với các phóng viên tại cuộc họp lần thứ 20 của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein, nơi điều phối các khoản viện trợ quân sự cho Kyiv: “Chúng tôi một lần nữa chuẩn bị gói viện trợ trị giá gần nửa tỷ euro”.
Bộ quốc phòng Ukraine cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn những người bạn Đức vì sự hỗ trợ kiên định của họ! Cùng nhau, chúng ta chiến thắng!”.
Pistorius cũng cho biết ông đã trao đổi với người đồng cấp Cộng hòa Tiệp về quy mô tham gia của Đức vào sáng kiến mua sắm chung của Praha nhằm mua 800.000 quả đạn pháo bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu. Ông nói thêm rằng Berlin sẽ giúp chi trả 180.000 viên đạn.
Đức đã cam kết cung cấp 7 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay.
‘Trước đây, nhiều kênh Telegram đã đăng tải thông tin sai lệch và chưa được xác minh về cái chết của quốc vương.’
MailOnline đã liên hệ với Cung điện Buckingham để bình luận.
4. Nga lên kế hoạch bảo vệ các cơ sở dầu khí bằng hệ thống hỏa tiễn
Một quan chức Bộ Năng lượng Nga tiết lộ kế hoạch bảo vệ các cơ sở dầu khí bằng hệ thống hỏa tiễn sau khi Kyiv tập trung hỏa lực vào các nhà máy lọc dầu và cơ sở năng lượng của Nga trong những tháng gần đây.
Artyom Verkhov, giám đốc cơ quan phát triển ngành khí đốt của Bộ Năng lượng, phát biểu tại một cuộc họp quốc hội hôm thứ Ba: “Chúng tôi đang cùng làm việc, bao gồm cả với các đồng nghiệp từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, để bảo vệ các đối tượng, lắp đặt các hệ thống bảo vệ như Pantsir”..
Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga kể từ tháng 1, tấn công nhiều nhà máy lọc dầu lớn nhằm cố gắng làm tê liệt quân đội Nga và ngăn chặn bước tiến của quân đội nước này.
Tính toán của Reuters cho thấy công suất lọc dầu của Nga ngừng hoạt động sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trong quý đầu tiên lên tới khoảng 4,6 triệu tấn hay 370.500 thùng mỗi ngày, tương đương 7% trong tổng công suất của Nga.
5. David Cameron: Kết quả bầu cử Nga cho thấy 'sự đàn áp sâu sắc' dưới thời Putin
Ngoại trưởng Anh, David Cameron, cho biết kết quả bầu cử ở Nga đã nêu bật “mức độ đàn áp sâu sắc” tại quốc gia này dưới thời Putin.
Cameron, cựu thủ tướng đảng Bảo thủ, cho biết trong một tuyên bố: “Những cuộc bầu cử ở Nga này cho thấy rõ mức độ đàn áp sâu sắc dưới chế độ của Tổng thống Putin, vốn tìm cách bịt miệng bất kỳ sự phản đối nào đối với cuộc chiến bất hợp pháp của ông”.
“Putin loại bỏ các đối thủ chính trị của mình, kiểm soát giới truyền thông và sau đó tự phong cho mình là người chiến thắng. Đây không phải là dân chủ.”
Cameron cho biết việc tổ chức bầu cử ở Crimea, Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia “là một hành vi vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp Quốc và chủ quyền của Ukraine” và nói thêm rằng các khu vực đó “sẽ luôn là của Ukraine”.
6. Truyền hình Nga thổi bùng ngọn lửa ly khai Alaska
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian TV Fans Alaska Secession Flames”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hai người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga đã gợi ý rằng Mạc Tư Khoa nên xem xét việc chiếm Alaska từ tay Mỹ.
Người dẫn chương trình Tigran Keosayan và Margarita Simonyan đã đưa ra nhận xét này trong một chương trình truyền hình nhà nước được Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, chia sẻ trực tuyến. Keosayan kết hôn với nhà tuyên truyền Điện Cẩm Linh Margarita Simonyan, tổng biên tập đài truyền hình RT do nhà nước Nga kiểm soát.
“ Chú ý, Alaska! Nhà tuyên truyền người Nga Keosayan cho rằng bạn thực sự muốn rời Mỹ và gia nhập Nga. Ông ấy nói rằng Nga sẽ rất vui mừng”, Gerashchenko nói trên X.
Alaska từng là một phần của Nga. Năm 1867, nó được bán cho Mỹ với giá 7,2 triệu Mỹ Kim sau khi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Andrew Johnson ký Hiệp ước Alaska. Alaska được Nga chính thức chuyển giao cho Mỹ vào ngày 18 tháng 10 năm 1867 và trở thành tiểu bang vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Alaska và Nga cách nhau khoảng 53 dặm tại điểm gần nhất.
Chương trình của Margarita Simonyan đề cập đến một cuộc khảo sát do YouGov thực hiện vào tháng trước, cho thấy 23% người Mỹ sẽ ủng hộ tiểu bang họ đang sống ly khai khỏi Hoa Kỳ và trở thành một quốc gia độc lập.
Cuộc thăm dò ý kiến của 35.000 người Mỹ trưởng thành cho thấy tỷ lệ ủng hộ độc lập ở Alaska là 36%.
“Việc ly khai khỏi Hoa Kỳ là một nửa trận chiến. Điều quan trọng là phải gia nhập Nga một cách chính xác”, Keosayan nói. “Sẽ thật ngạc nhiên nếu sự ly khai của Hoa Kỳ xảy ra trước sự ly khai của Ukraine, phải không?”
Trả lời kết quả cuộc thăm dò cho thấy Alaska có số người ủng hộ ly khai cao nhất, Margarita Simonyan nói: “Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhỉ?”
Vào Tháng Giêng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phản ứng với sắc lệnh của Điện Cẩm Linh sau tuyên bố rằng ông Putin đã trao cơ sở cho Nga để đòi lại Alaska.
Điện Cẩm Linh đã ký sắc lệnh liên quan đến việc nắm giữ bất động sản lịch sử của Nga ở nước ngoài, chỉ đạo và tài trợ cho chính quyền tổng thống và bộ ngoại giao trong việc “tìm kiếm bất động sản ở Liên bang Nga, Đế quốc Nga cũ, Liên Xô cũ”, sau đó đề cập đến “các chính sách thích hợp như ghi danh quyền... và bảo vệ pháp lý đối với tài sản này”, Newsweek đưa tin trước đó.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ thông tin cho rằng ông Putin có thể tìm cách chiếm Alaska.
“Tôi đại diện cho tất cả chúng tôi trong chính phủ Hoa Kỳ để nói rằng chắc chắn, ông ấy sẽ không lấy lại được số tiền đó,” phó phát ngôn viên chính của Bộ Ngoại giao Vedant Patel cho biết hôm 22 Tháng Giêng.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
7. Zelenskiy cho biết chỉ trong tháng Ba này Nga đã phóng gần 900 quả bom dẫn đường tấn công Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba cho biết, Nga đã phóng 130 hỏa tiễn các loại, hơn 320 máy bay không người lái tấn công Shahed và gần 900 quả bom dẫn đường trong các cuộc tấn công vào Ukraine từ đầu tháng đến nay.
Nga và Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công trên không khi quân đội Mạc Tư Khoa có một số bước tiến ở tiền tuyến và Kyiv phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực và vũ khí.
Theo Reuters, vào tháng 3, Nga tập trung không kích vào Odesa, nhắm vào thành phố cảng và khu vực Hắc Hải gần như mỗi ngày. Hai hỏa tiễn đạn đạo được cho là đã giết chết 2 người và làm bị thương hơn 70 người khác trong một cuộc tấn công vào tuần trước.
8. Liên Hiệp Âu Châu cho biết cuộc bầu cử ở Nga diễn ra trong một môi trường bị hạn chế nghiêm ngặt “bị trầm trọng thêm bởi cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine”.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết họ lấy làm tiếc về quyết định của chính quyền Nga không mời các quan sát viên quốc tế đến dự cuộc bầu cử của nước này.
Tuyên bố chung của khối 27 quốc gia cho biết: “Điều này đi ngược lại các cam kết của Nga và khiến cử tri cũng như các tổ chức của Nga không có được sự đánh giá khách quan và độc lập về các cuộc bầu cử này”.
Họ cũng nói rằng “cái gọi là cuộc bầu cử” được tổ chức trên các vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga tạm thời xâm lược là “vô hiệu”.
Nhà ngoại giao trưởng của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đã lên án cuộc bầu cử ở Nga trong khi các ngoại trưởng tập trung tại Brussels cảnh báo rằng với 5 năm nắm quyền nữa, Putin “sẽ không dừng lại” nhưng ông ta “phải bị buộc dừng lại”.
“Đây không phải là một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nó dựa trên sự đàn áp và đe dọa,” ông nói.
Bộ trưởng Latvia Krišjānis Kariņš cho biết: “Nga sẽ không dừng lại, họ chỉ có thể bị buộc phải dừng lại. Ukraine đã sẵn sàng ngăn chặn nhưng họ cần sự hỗ trợ của chúng ta”.
Kariņš ca ngợi Emmanuel Macron vì đã đưa “sự mơ hồ về chiến lược” vào phản ứng của Liên Hiệp Âu Châu bằng cách đề xuất quân đội Âu Châu có thể được triển khai ở Ukraine. “Pháp nhận thấy sự cấp bách mà chúng tôi ở vùng Baltic đã phải trải qua trong hai năm qua.”
Hội đồng ngoại trưởng hy vọng sẽ thông qua một số lệnh trừng phạt ngày hôm nay, trong đó có hai lệnh trừng phạt liên quan đến Nga - một lệnh trừng phạt chống lại những người liên quan đến việc đối xử với Alexei Navalny và lệnh trừng phạt khác nhằm mang lại cho Ukraine khoản lợi nhuận bất ngờ từ tài sản của Nga nằm trong ngân hàng Euroclear ở Bỉ kể từ khi bắt đầu. thuộc về chiến tranh.
9. Hải quân tơi tả của Nga có Tư Lệnh mới
Mạc Tư Khoa xác nhận việc cải tổ lực lượng hàng đầu của Hải quân Nga sau tổn thất nặng nề của các tàu thuộc Hạm đội Hắc Hải.
Trước khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tuyên bố, tờ báo nhà nước Izvestia ngày 10/3 đưa tin Vladimir Putin đã sa thải Tổng tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nikolai Yevmenov, người giữ chức vụ này từ tháng 5/2019.
Hãng tin St. Petersburg Fontanka cho biết Yevmenov sẽ được thay thế bởi Đô đốc Alexander Moiseev, người đã giám sát việc mở rộng Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol mà ông phụ trách vào năm 2018. Vào tháng 5 năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc.
Các hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti và TASS đưa tin hôm thứ Ba rằng Moiseev đã được bổ nhiệm làm quyền tổng tư lệnh Hải quân Nga và được ra mắt tại một buổi lễ ở Kronstadt, cách St. Petersburg 29 dặm về phía tây.
Moiseev đã nhận được danh hiệu Anh hùng Nga năm 2011 vì phóng hỏa tiễn thành công từ tàu ngầm chiến lược.
Không có lý do chính thức nào được đưa ra cho việc bổ nhiệm ông, nhưng Hạm đội Hắc Hải đã chịu tổn thất lớn trong quá trình Mạc Tư Khoa xâm lược toàn diện Ukraine. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
Theo viện nghiên cứu Viện Hudson, các cuộc tấn công liên tục của lực lượng Kyiv vào hạm đội đã khiến khoảng 30% số tàu của nước này bị mất, ước tính một nửa đội tàu sẽ bị loại bỏ vào năm 2025.
“Người chỉ huy trước đó đã bị cách chức sau khi Hạm đội Hắc Hải của Nga mất gần 1/3 sức mạnh chiến đấu kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện”, cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cho biết như trên.
Ông Gerashchenko nói thêm: “Chỉ trong tháng vừa qua, Nga đã mất hai tàu, tổng cộng trong hơn hai năm chiến tranh toàn diện, Nga đã mất hơn 20 tàu, bao gồm tàu đổ bộ, tàu ngầm và tàu tuần dương chủ lực Moskva” bị đánh chìm vào tháng 4 năm 2022.
Tháng trước, các thuyền không người lái của hải quân đã phá hủy tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn Ivanovets và tấn công các tàu đổ bộ của Nga, trong đó có tàu Caesar Kunikov, gần thành phố Alupka phía nam Crimea, phía đông nam Sevastopol.
Vào ngày 5 tháng 3, tàu tuần tra Sergey Kotov của Hạm đội Hắc Hải đã bị trúng đạn và bị phá hủy trong một cuộc tấn công qua đêm mà cơ quan tình báo quân sự Ukraine tuyên bố.
Các cuộc tấn công nổi bật khác trong những tháng gần đây bao gồm một cuộc tấn công vào tháng 9 năm 2023, khi Kyiv tấn công vào tàu Minsk lớp Ropucha bằng hỏa tiễn hành trình, trong khi vào tháng 12, Kyiv cho biết họ đã phá hủy tàu đổ bộ Novocherkassk ở cảng Feodosia phía đông Crimea.
Atesh, một phong trào du kích Ukraine, cho biết trong tháng này rằng Nga đã buộc phải vận chuyển động cơ tàu từ Crimea bị tạm chiếm đến căn cứ hải quân ở Novorossiysk, thuộc vùng Krasnodar của Nga.
10. Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ tiếp đón các nhà lãnh đạo Âu Châu tại Cung điện Blenheim vào tháng 7.
Sunak cho biết hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu vào ngày 18 tháng 7 sẽ mang đến cơ hội thảo luận các vấn đề bao gồm hỗ trợ cho Ukraine và “chấm dứt tai họa buôn người”.
Ông nói:
Tôi rất vui mừng khi Vương quốc Anh sẽ tổ chức cuộc họp Cộng đồng Chính trị Âu Châu tiếp theo tại Cung điện Blenheim lịch sử.
Đây là một diễn đàn quan trọng để hợp tác trên toàn Âu Châu về các vấn đề đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, đe dọa an ninh và thịnh vượng của chúng ta.
Từ việc hoàn toàn ủng hộ Ukraine đến ngăn chặn nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Vương quốc Anh, cuộc họp sẽ quy tụ những người bạn, đối tác và láng giềng Âu Châu của chúng ta để giải quyết những thách thức chung của chúng ta.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Hạm Đội Hắc Hải.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
Thành công liên tục của Ukraine trong việc thực hiện chiến dịch tấn công hàng hải bất đối xứng đã dẫn đến chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tới sở chỉ huy Hạm đội Hắc Hải ở Crimea vào ngày 17 tháng 3 năm 2024. Shoigu đã nhận được thông tin cập nhật về các hoạt động của Ukraine và thảo luận về hoạt động của Nga tài sản hải quân trong khu vực. Theo Bộ Quốc phòng Nga, ông đã công bố các biện pháp mới cho các đơn vị thuộc Hạm đội Hắc Hải nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ các máy bay không người lái và thuyền không người lái.
Nhấn mạnh vào việc tiến hành các cuộc diễn tập chuẩn bị chống máy bay không người lái và thuyền không người lái hàng ngày để giúp thủy thủ đoàn nhanh chóng đẩy lùi các cuộc tấn công vào ban ngày và ban đêm. Shoigu cũng ra lệnh trang bị thêm vũ khí cỡ lớn cho các lực lượng chưa xác định để tăng cường khả năng phòng thủ của họ.
Hải quân Nga rất có thể đã phải hạn chế hoạt động ở phía đông Hắc Hải khi tổn thất ngày càng nặng nề và nhận thức về mối đe dọa ngày càng tăng. Với việc Ukraine tiếp tục tìm kiếm cơ hội tấn công từ xa, Bộ Quốc phòng Nga bị thúc đẩy phải tăng cường nỗ lực bảo toàn hạm đội của mình ở Hắc Hải.
12. Mỹ nói với Ukraine: Hãy chú ý đến lời nói của chúng tôi chứ không phải hành động của chúng tôi
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC đưa ra lập trường trên trong bài tường trình nhan đề “US to Ukraine: Heed our words, not our actions”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
“Tôi cần đạn dược chứ không phải phương tiện đi lại” là điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói khi Mỹ đề nghị di tản ông lúc Nga bắt đầu cuộc xâm lược hơn hai năm trước.
Phản ứng thách thức này đã thúc đẩy một liên minh rộng lớn gồm hơn 50 quốc gia, do Hoa Kỳ dẫn đầu, giúp Kyiv chống lại Nga bằng cách cung cấp đạn dược, vũ khí và huấn luyện.
Tuy nhiên, gần đây Mỹ đã đưa ra nhiều lời nói hơn là đạn dược.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã đưa ra một trò chơi hay trước cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine vào hôm thứ Ba, hứa hẹn rằng các nền dân chủ trên thế giới sẽ không làm Kyiv thất vọng.
Tuy nhiên, ông không có nhiều trợ giúp cụ thể vì yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp trị giá 60 tỷ Mỹ Kim đã bị chặn trong nhiều tháng tại Quốc hội Mỹ.
“Các đồng minh và đối tác của chúng tôi tiếp tục tăng cường, Mỹ cũng phải làm như vậy. Ngày nay, sự sống còn của Ukraine đang gặp nguy hiểm và an ninh của Mỹ đang gặp nguy hiểm, họ không còn một ngày nào để lãng phí và chúng tôi cũng vậy”, ông nói với các phóng viên tại căn cứ không quân Ramstein của Đức.
“Chúng tôi chắc chắn hy vọng gói viện trợ bổ sung này sẽ sớm được thông qua. Tôi lạc quan rằng chúng ta sẽ thấy một số hành động tiến triển, nhưng đây là điều bạn không thể đoán trước được.”
Ngũ Giác Đài tuần trước đã tìm cách đưa ra gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu Mỹ Kim, bao gồm đạn dược cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, và đạn pháo 155 ly và 105 ly.
Austin thừa nhận, trong khi Ukraine chờ đợi thế bế tắc chính trị ở Washington được phá vỡ thì Nga đã đạt được hàng loạt lợi ích trên chiến trường.
Nhưng các đối thủ nặng ký của Liên Hiệp Âu Châu là Pháp và Đức muốn hạ thấp việc thiếu nguồn tài trợ từ Mỹ
Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Sébastien Lecornu cho biết: “Tất cả chúng ta đều biết rằng Quốc hội có một số khó khăn, nhưng Lloyd Austin... vẫn ở đây, chúng ta cần anh ta, chúng ta không được vứt đứa bé ra ngoài cùng với nước tắm”. bình luận của người đồng cấp Đức Boris Pistorius, người cho biết “định dạng Ramstein”, trong đó viện trợ quân sự được tổ chức thông qua Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, vẫn có hiệu quả.
Bài giảng thay vì đạn
Austin không phải là người Mỹ duy nhất cố gắng làm điều tích cực.
Đầu tuần này, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Lindsay Graham đã có mặt ở Kyiv chỉ vài tuần sau khi ông bỏ phiếu phản đối gói viện trợ khẩn cấp của đất nước ông dành cho Ukraine.
Ông thông báo với Zelenskiy rằng “với cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam Hoa Kỳ và khoản nợ nhà nước quá lớn của nước này, ý tưởng của Tổng thống Trump về việc chuyển viện trợ từ Hoa Kỳ thành một khoản vay không lãi suất, có thể được miễn là con đường khả thi nhất phía trước”.
“Tôi đã nhắc lại rằng luật viện trợ Ukraine của Hạ viện phải bao gồm một số điều khoản về an ninh biên giới của Mỹ,” Graham nói.
Ông cũng kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden gửi pháo tầm xa và đẩy nhanh quá trình huấn luyện chiến đấu cơ F-16 cho người Ukraine - một lời kêu gọi mà Tòa Bạch Ốc không thể trả lời cho đến khi dự luật bổ sung bị chặn được thông qua.
“Rõ ràng người Ukraine đánh giá cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Tôi biết người Mỹ muốn giúp đỡ bạn bè và đồng minh của mình, nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta phải xem xét tình hình kinh tế của mình khi giúp đỡ người khác”, ông Graham nói.
Nhu cầu của Ukraine
Hôm thứ Ba, Ukraine đã đến cuộc họp lần thứ 20 theo định dạng Ramstein với một danh sách dài các câu hỏi bao gồm nhiều hệ thống phòng không và hỏa tiễn hơn; hỏa tiễn tầm xa; đạn pháo; hệ thống tác chiến điện tử hiện đại; và xe thiết giáp, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
“Không có gì ngạc nhiên khi Ukraine yêu cầu viện trợ quân sự nhiều hơn và nhanh hơn từ các đối tác. Chúng tôi đã tăng sản lượng quốc phòng của mình gấp ba lần so với năm ngoái và sẽ tăng gấp sáu lần trong năm nay”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến hôm thứ Ba. “Quy mô chiến tranh rất lớn, đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn cần nguồn cung cấp quân sự từ các đồng minh”.
Ukraine đã bước ra khỏi cuộc họp với gói viện trợ quân sự trị giá 500 triệu euro mới từ Đức và nhiều cam kết hơn từ Ba Lan và các thành viên khác của liên minh.
Các đồng minh Âu Châu đã tăng cường đáng kể sản xuất quân sự và mua đạn dược từ các nước thứ ba để giúp Ukraine, giúp lấp đầy khoảng trống do sự chậm trễ của Mỹ gây ra. Nhưng điều đó không chấm dứt nhu cầu hỗ trợ của Mỹ, Kuleba nói.
“Đây là sự tin tưởng vào khả năng của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ các quốc gia tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc giống như Hoa Kỳ để bảo vệ trên toàn thế giới. Nó rộng hơn là chỉ nói về Ukraine.”
Vẻ vang người Phi Luật Tân: Mở án tuyên Chân Phước cho thiếu nữ 13 tuổi. Sứ điệp ơn Thiên Triệu.
VietCatholic Media
17:08 20/03/2024
1. Bộ Phong thánh cho phép mở án phong chân phước cho một thiếu nữ người Phi Luật Tân
Bộ Phong thánh đã cho phép Giáo phận Laoag bên Phi Luật Tân được mở án điều tra xin phong chân phước cho một trẻ nữ 13 tuổi.
Sắc lệnh cho phép này tuyên bố rằng không có gì ngăn trở (Nihil Obstat) việc mở án phong cho Niña Ruiz-Abad (1979-1993) và từ nay em được gọi là “Tôi tớ Chúa”.
Niña sinh ngày 31 tháng Mười năm 1979, tại Trung tâm y tế Quezon City, gần thủ đô Manila, cha mẹ là luật sư, nhưng cha em qua đời khi Niña mới được ba tuổi. Niña lớn lên tại Quezon City cùng với chị là Mary Anna. Mẹ em có lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Do công việc tại Bộ Tư pháp, bà cùng với các con dọn đến Sarrat vào tháng Tư năm 1988, khi Niña mới được chín tuổi. Bé có lòng sùng kính đặc biệt đối với Thánh Thể, và dấn thân làm tông đồ, qua việc phân phát các xâu chuỗi Mân côi, Kinh thánh và các Sách kinh, ảnh đạo trong khu xóm và trường học. Mặc dù bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì bệnh tim, Niña vẫn được một niềm tin không lay chuyển linh hoạt.
Khi cha Danny Pajarillaga gặp Niña lần đầu tiên hồi năm 1993, cha nhận thấy nơi bé gái này là một trẻ nữ đặc biệt, nổi bật trong số các bạn hữu về lòng tôn sùng Thánh Thể và chuyên chăm cầu nguyện, như một nữ thừa sai. Niña luôn mặc áo trắng với một xâu chuỗi Mân côi ở cổ.
Năm mười tuổi, bác sĩ đã phát hiện Niña bị bệnh cơ tim phì đại. Bé đã sống ba năm bệnh tật trong an vui và với niềm tin sâu xa. Bé qua đời và được an táng tại một nghĩa trang công tại Sarrat, và mộ của bé đã được nhiều tín hữu đến hành hương.
Đức Cha Renato Mayugba, Giám mục Giáo phận Laoag sở tại, đã gửi thư luân lý thông báo sự chấp thuận của Bộ Phong thánh cho mở án điều tra để xin phong chân phước cho Niña Ruiz-Abad, sau khi được sự hỗ trợ hoàn toàn của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, hồi tháng Bảy năm 2023. Đức Cha viết: “Cuộc sống của Niña là một đời cầu nguyện, với những giờ chầu Mình Thánh Chúa, và tương quan mật thiết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, Chúa Thánh Linh và Mẹ Maria.”
Còn Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân viết rằng: “Ngày nay, các trẻ em nam nữ noi gương sống của Niña sống một đời ăn rễ sâu trong kinh nguyện. Cuộc sống của Niña tiếp tục đánh động tâm hồn nhiều người. Niña là một tấm gương cho thấy với Thiên Chúa ta có thể vượt thắng những chướng ngại”.
2. Đức Hồng Y Paul Josef Cordes người Đức phục vụ trong Giáo triều Rôma qua đời
Đức Hồng Y đến từ tổng giáo phận Paderborn và sau đó phục vụ trong Giáo triều Rôma. Lẽ ra ngài sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của mình vào tháng Chín tới đây.
Như tờ báo “Die Tagespost” đưa tin, Đức Hồng Y Cordes qua đời vào sáng thứ Sáu, thọ 89 tuổi.
Thầy Cordes được thụ phong linh mục tại Tổng giáo phận Paderborn năm 1961 và làm Giám Mục Phụ Tá ở đó từ năm 1976. Năm 1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân. Năm 1995, ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng “Cor Unum” và được tấn phong Hồng Y vào năm 2007. Năm 2010, Giáo hoàng Bênêđíctô XVI chấp nhận đơn từ chức của ngài.
3. Công bố sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu Lần thứ 61
Trong sứ điệp nhân ngày Thế giới cầu cho ơn thiên triệu Lần thứ 61, cử hành vào Chúa nhật, ngày 21 tháng Tư tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu dấn thân trở thành “những người lữ hành hy vọng và xây dựng hòa bình”.
Sứ điệp Đức Thánh Cha có chủ đề là: “Được kêu gọi gieo vãi hy vọng và xây dựng hòa bình”, trong đó ngài nhắc nhở rằng: “Ngày cầu nguyện này luôn là một cơ hội tốt để nhớ lại, với lòng biết ơn Chúa, vì sự dấn thân trung thành, hằng ngày, và thường là âm thầm, của những người đón nhận và sống ơn gọi liên hệ tới trọn cuộc sống của họ: các cha mẹ, những người dấn thân, trong nhiều lãnh vực, để xây dựng một thế giới công bằng hơn, một nền kinh tế liên đới hơn, một nền chính trị bình đẳng và một xã hội nhân bản hơn.”
Đức Thánh Cha cũng nghĩ đến những người thánh hiến dâng trọn cuộc sống cho Chúa trong âm thầm của kinh nguyện, cũng như trong hoạt động tông đồ; những người đã đón nhận ơn gọi làm linh mục và tận tụy loan báo Tin mừng, chia sẻ cuộc sống cùng với bánh Thánh Thể cho anh chị em, gieo vãi hy vọng, tỏ cho mọi người thấy vẻ đẹp của Nước Thiên Chúa”.
Trong bối cảnh dân Chúa đang tiến đến Năm Thánh 2025 và năm nay là Năm Cầu nguyện để chuẩn bị Năm Thánh, với chủ đề: “Những người lữ hành hy vọng”, Đức Thánh Cha khẳng định: “Mục đích của mỗi ơn gọi là trở thành những người hy vọng. Trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, trong các đoàn sủng và thừa tác vụ khác nhau, tất cả chúng ta đều được kêu gọi thể hiện niềm hy vọng của Tin mừng trong thế giới đang bị những thách đố to lớn: hiểm họa thế chiến thứ ba từng mảnh lan rộng, những đám đông di dân tị nạn khỏi quê hương của họ để tìm một tương lai tốt đẹp hơn; số người nghèo liên tục gia tăng, nguy cơ sức khỏe của trái đất bị thương tổn không thể hồi lại được. Tất cả những điều đó, cộng thêm với những khó khăn chúng ta gặp hằng ngày, và nhiều khi làm cho chúng ta lâm vào thái độ cam chịu và chủ bại”.
Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha khẳng định: “điều quan trọng đối với các Kitô hữu chúng ta là vun trồng một cái nhìn đầy hy vọng, để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng ơn gọi được ủy thác cho chúng ta, phục vụ Nước Thiên Chúa, nước tình thương, công lý và hòa bình”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Trở thành những người lữ hành hy vọng và xây dựng hòa bình có nghĩa là xây dựng cuộc sống của mình trên đá tảng sự phục sinh của Chúa Kitô, ý thức rằng mọi dấn thân của chúng ta, trong ơn gọi mà chúng ta đón nhận và tiến hành, sẽ không vô ích. Mặc dù có những thất bại và bị ngưng lại, điều thiện mà chúng ta gieo vãi âm thầm tăng trưởng và không gì có thể tách chúng ta ra khỏi mục tiêu cuối cùng, đó là gặp gỡ Chúa Kitô và niềm vui được sống trong tình huynh đệ giữa chúng ta đến đời đời. Ơn gọi chung kết này chúng ta phải sống trước mỗi ngày: tương quan tình thương với Thiên Chúa và với anh chị em, bắt đầu ngay từ bây giờ để thiện giấc mơ của Thiên Chúa, giấc mơ hiệp nhất, hòa bình và huynh đệ. Ước gì không ai cảm thấy bị loại trừ khỏi ơn gọi này! Mỗi người trong chúng ta, trong sự bé nhỏ, trong bậc sống của mình, với ơn Chúa Thánh Linh giúp đỡ, đều có thể là người gieo vãi hy vọng và hòa bình”.