Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm Tuần Thánh: Rửa chân, chứ đừng tẩy não!
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:57 18/03/2008
Thứ Năm Tuần Thánh: Rửa chân, chứ đừng tẩy não !
(Ga 13,1-15)
Trong bài tường thuật về cuộc gặp gỡ lần cuối cùng giữa Ðức Giêsu và các môn đệ Người, một sự cố làm sửng sốt mọi người đã xảy ra ngoài sự tưởng tượng: Ðức Giêsu đã đích thân lấy nước rửa chân cho các môn đệ!
Chúng ta biết rằng, vì khí hậu ở nóng bức, những người dân ở miền cận đông thường đi đường với dép quai chứ không mang giày, vì thế khi đi đường như thế chân họ bị bám đất bụi dơ bẩn. Do đó, khi khách được mời đến nhà thì đều đã biết việc gì có thể xảy ra khi chủ nhà ra chào họ, nhất là chủ nhà lại là một người giàu có sang trọng. Họ sẽ được các kẻ nô lệ của chủ nhà rửa chân cho. Dĩ nhiên khi rửa chân cho khách khứa như thế, những kẻ tôi tớ nô lệ đó không hề được một ai biết ơn hay quan tâm tới, vì việc rửa chân cho khách là một công việc hèn hạ và bất xứng
Chắc chắn rằng khi Ðức Giêsu và các môn đệ cùng nhau dự bữa ăn tối trong phòng tiệc ly không hề có nô lệ lẫn lộn vào trong đó. Trong khi đó việc rửa chân tay là điều cần thiết trước khi ngồi (hay nằm) vào bàn ăn, bởi vì tất cả thầy trò Ðức Giêsu đã đi bộ suốt trên quãng đường đất đỏ từ Bê-ta-ni-a về Giê-ru-sa-lem, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, và cả ngày còn quanh quẩn trong thành phố. Bây giờ họ ngồi nghỉ ngơi trên những băng ghế thấp. Ðó phải là lúc thoải mái nhất. Nhưng bài Tin Mừng tường thuật: trong lúc đó, đức Giêsu đứng dậy, đổ nước vào một cái chậu, mang đến trước từng người môn đệ và rửa chân cho họ theo thứ tự. Có lẽ lúc bấy giờ bầu không khí trong phòng trở nên căng thẳng, hỗn loạn và khó hiểu: Tất cả các môn đệ chắc chắn là rất kinh ngạc, ngượng ngùng và bối rối, nhưng không ai dám mở miệng nói gì cả. Chỉ có Phêrô, một con người luôn luôn bộc phát và thành thật, đã dám nói cùng Ðức Giêsu: «Thầy rửa chân cho con sao? Không bao giờ có chuyện đó!» Tuy nhiên, Ðức Giêsu cũng đã rửa chân cho Phêrô như Người đã dự định. Tại sao phải nhất định thế? Ðó là một hành động của lòng quí mến hay của sự phục vụ? Ðức Giêsu muốn rằng hành động đó của Người phải là một biểu tượng đặc thù cho những ai muốn làm môn đệ Người: Không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ mọi người, không phân biệt! Bởi vậy, Người đã làm công việc phục vụ nô lệ đó với tất cả ý thức và uy quyền của mình. «Các con đã có lý khi gọi Thầy là Sư Phụ và Chúa» (Ga 13,13). «Nhưng nếu Thầy là Sư Phụ và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Bởi vì Thầy đã làm gương cho chúng con, để chúng con cũng làm cho nhau điều Thầy đã làm cho chúng con».
Vâng, đó chính là điều Ðức Giêsu muốn. Nếu chúng ta muốn thuộc về Ðức Giêsu, thì chúng ta không được phép ngại ngùng khó chịu khi phải thực thi công việc phục vụ người khác như thế. Việc đọc kinh xem lễ hằng ngày và nhất là trong các ngày Chúa Nhật sẽ có ích lợi gì, nếu chúng ta coi thường hay bỏ qua việc giúp đỡ kẻ khác, nhất là những kẻ đang cần đến chúng ta? Việc nhận lãnh các bí tích mùa phục sinh có ích lợi gì, nếu chúng ta không phục vụ Ðức Giêsu trong những người anh chị em của Người: Những người nghèo khổ, bé nhỏ, những người bị khinh khi, ghét bỏ, những người bị bỏ rơi? Tất cả những người đó – xưa kia cũng như ngày nay – luôn luôn là những người anh, người chị, người em của Ðức Giêsu. Việc «rửa chân » của năm 2008 này không phải là chúng ta sẽ mang một chậu đầy nước đến trước từng nhà và rửa chân cho thiên hạ. Công việc «rửa chân» năm 2008 phải là thực thi bài học muôn đời của Bữa Tiệc Ly, tức là hiện thực trong đời sống cụ thể của mình gương Ðức Giêsu đã làm, ở bất cứ chỗ nào chúng ta sống. Ðó là chia cơm sẻ áo với người nghèo đói, thăm viếng người đau ốm, nâng đỡ người đang trong cơn thử thách trong các phương diện khác nhau. Hành động «rửa chân» năm 2008 có nghĩa là yêu thương và phục vụ như chính Ðức Giêsu đã «yêu thương những kẻ thuộc về mình» và Người đã yêu thương mãi cho đến cùng (x. Ga 13,1).
Làm thế nào để chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau trong nơi làm việc và trong thôn xóm của chúng ta?
Hành động «rửa chân» năm 2008 trong gia đình chúng ta, trong bà con làng xóm chúng ta, v.v… như thế nào?
Người Ðức có một câu ngạn ngữ đáng làm chúng ta suy nghĩ: «Den Nächsten lieben wär nicht schwer, wenn er nicht so nahe wär»: Thương yêu tha nhân không khó, nếu họ không ở quá gần chúng ta. Quả vậy, không phải là chuyện đơn giản dễ dàng, khi luôn luôn phải đối xử tốt với những người sống gần gũi chúng ta nhất! Nhưng một điều mà ai cũng có thể làm được, nếu người đó biết hy sinh chút thời giờ, nhất là biết can đảm dẹp bỏ tự ái vặt và biết nghĩ đến người khác với chút nhân bản: Nói một lời an ủi với người đàn ông/đàn bà khó tính, đang sống chung trong cùng nhà và ngày đêm chỉ lủi thủi một mình; viết một vài hàng gửi an ủi một gia đình vừa có tang hay vừa gặp hoạn nạn, và có lẽ người ta sẽ cảm thấy sung sướng và đọc đi đọc lại lá thư mấy lượt; Gọi điện thăm hỏi người đồng nghiệp đang bị bệnh, một điều mà anh ta chắc chăn không chờ đợi, v.v…! Lòng khoan dung, bác ái, từ tâm, sẽ không bao giờ thiếu sáng kiến; nó sẽ giúp chúng ta trên con đường tìm về với anh em đồng loại của chúng ta. Và tất cả đều được gói ghém trong lời dạy: «Hãy làm điều mà Thầy nêu gương cho chúng con, xưa kia vào ngày thứ năm Tuần Thánh.»
Nói tóm, sự cố Ðức Giêsu rửa chân cho các môn đệ là một lệnh truyền cho chúng ta tất cả và cho mỗi người trong chúng ta: Rửa chân cho người khác, chứ đừng tẩy não họ! Ðiều Ðức Giêsu đã làm xưa kia trong ngày thứ năm Tuần Thánh, cốt để nêu gương cho chúng ta, cần phải được chúng ta tất cả tiếp tục thi hành mãi: Một tình yêu phục vụ và một lòng nhân hậu bao dung không giới hạn.
(Ga 13,1-15)
Trong bài tường thuật về cuộc gặp gỡ lần cuối cùng giữa Ðức Giêsu và các môn đệ Người, một sự cố làm sửng sốt mọi người đã xảy ra ngoài sự tưởng tượng: Ðức Giêsu đã đích thân lấy nước rửa chân cho các môn đệ!
Chúng ta biết rằng, vì khí hậu ở nóng bức, những người dân ở miền cận đông thường đi đường với dép quai chứ không mang giày, vì thế khi đi đường như thế chân họ bị bám đất bụi dơ bẩn. Do đó, khi khách được mời đến nhà thì đều đã biết việc gì có thể xảy ra khi chủ nhà ra chào họ, nhất là chủ nhà lại là một người giàu có sang trọng. Họ sẽ được các kẻ nô lệ của chủ nhà rửa chân cho. Dĩ nhiên khi rửa chân cho khách khứa như thế, những kẻ tôi tớ nô lệ đó không hề được một ai biết ơn hay quan tâm tới, vì việc rửa chân cho khách là một công việc hèn hạ và bất xứng
Chắc chắn rằng khi Ðức Giêsu và các môn đệ cùng nhau dự bữa ăn tối trong phòng tiệc ly không hề có nô lệ lẫn lộn vào trong đó. Trong khi đó việc rửa chân tay là điều cần thiết trước khi ngồi (hay nằm) vào bàn ăn, bởi vì tất cả thầy trò Ðức Giêsu đã đi bộ suốt trên quãng đường đất đỏ từ Bê-ta-ni-a về Giê-ru-sa-lem, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, và cả ngày còn quanh quẩn trong thành phố. Bây giờ họ ngồi nghỉ ngơi trên những băng ghế thấp. Ðó phải là lúc thoải mái nhất. Nhưng bài Tin Mừng tường thuật: trong lúc đó, đức Giêsu đứng dậy, đổ nước vào một cái chậu, mang đến trước từng người môn đệ và rửa chân cho họ theo thứ tự. Có lẽ lúc bấy giờ bầu không khí trong phòng trở nên căng thẳng, hỗn loạn và khó hiểu: Tất cả các môn đệ chắc chắn là rất kinh ngạc, ngượng ngùng và bối rối, nhưng không ai dám mở miệng nói gì cả. Chỉ có Phêrô, một con người luôn luôn bộc phát và thành thật, đã dám nói cùng Ðức Giêsu: «Thầy rửa chân cho con sao? Không bao giờ có chuyện đó!» Tuy nhiên, Ðức Giêsu cũng đã rửa chân cho Phêrô như Người đã dự định. Tại sao phải nhất định thế? Ðó là một hành động của lòng quí mến hay của sự phục vụ? Ðức Giêsu muốn rằng hành động đó của Người phải là một biểu tượng đặc thù cho những ai muốn làm môn đệ Người: Không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ mọi người, không phân biệt! Bởi vậy, Người đã làm công việc phục vụ nô lệ đó với tất cả ý thức và uy quyền của mình. «Các con đã có lý khi gọi Thầy là Sư Phụ và Chúa» (Ga 13,13). «Nhưng nếu Thầy là Sư Phụ và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Bởi vì Thầy đã làm gương cho chúng con, để chúng con cũng làm cho nhau điều Thầy đã làm cho chúng con».
Vâng, đó chính là điều Ðức Giêsu muốn. Nếu chúng ta muốn thuộc về Ðức Giêsu, thì chúng ta không được phép ngại ngùng khó chịu khi phải thực thi công việc phục vụ người khác như thế. Việc đọc kinh xem lễ hằng ngày và nhất là trong các ngày Chúa Nhật sẽ có ích lợi gì, nếu chúng ta coi thường hay bỏ qua việc giúp đỡ kẻ khác, nhất là những kẻ đang cần đến chúng ta? Việc nhận lãnh các bí tích mùa phục sinh có ích lợi gì, nếu chúng ta không phục vụ Ðức Giêsu trong những người anh chị em của Người: Những người nghèo khổ, bé nhỏ, những người bị khinh khi, ghét bỏ, những người bị bỏ rơi? Tất cả những người đó – xưa kia cũng như ngày nay – luôn luôn là những người anh, người chị, người em của Ðức Giêsu. Việc «rửa chân » của năm 2008 này không phải là chúng ta sẽ mang một chậu đầy nước đến trước từng nhà và rửa chân cho thiên hạ. Công việc «rửa chân» năm 2008 phải là thực thi bài học muôn đời của Bữa Tiệc Ly, tức là hiện thực trong đời sống cụ thể của mình gương Ðức Giêsu đã làm, ở bất cứ chỗ nào chúng ta sống. Ðó là chia cơm sẻ áo với người nghèo đói, thăm viếng người đau ốm, nâng đỡ người đang trong cơn thử thách trong các phương diện khác nhau. Hành động «rửa chân» năm 2008 có nghĩa là yêu thương và phục vụ như chính Ðức Giêsu đã «yêu thương những kẻ thuộc về mình» và Người đã yêu thương mãi cho đến cùng (x. Ga 13,1).
Làm thế nào để chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau trong nơi làm việc và trong thôn xóm của chúng ta?
Hành động «rửa chân» năm 2008 trong gia đình chúng ta, trong bà con làng xóm chúng ta, v.v… như thế nào?
Người Ðức có một câu ngạn ngữ đáng làm chúng ta suy nghĩ: «Den Nächsten lieben wär nicht schwer, wenn er nicht so nahe wär»: Thương yêu tha nhân không khó, nếu họ không ở quá gần chúng ta. Quả vậy, không phải là chuyện đơn giản dễ dàng, khi luôn luôn phải đối xử tốt với những người sống gần gũi chúng ta nhất! Nhưng một điều mà ai cũng có thể làm được, nếu người đó biết hy sinh chút thời giờ, nhất là biết can đảm dẹp bỏ tự ái vặt và biết nghĩ đến người khác với chút nhân bản: Nói một lời an ủi với người đàn ông/đàn bà khó tính, đang sống chung trong cùng nhà và ngày đêm chỉ lủi thủi một mình; viết một vài hàng gửi an ủi một gia đình vừa có tang hay vừa gặp hoạn nạn, và có lẽ người ta sẽ cảm thấy sung sướng và đọc đi đọc lại lá thư mấy lượt; Gọi điện thăm hỏi người đồng nghiệp đang bị bệnh, một điều mà anh ta chắc chăn không chờ đợi, v.v…! Lòng khoan dung, bác ái, từ tâm, sẽ không bao giờ thiếu sáng kiến; nó sẽ giúp chúng ta trên con đường tìm về với anh em đồng loại của chúng ta. Và tất cả đều được gói ghém trong lời dạy: «Hãy làm điều mà Thầy nêu gương cho chúng con, xưa kia vào ngày thứ năm Tuần Thánh.»
Nói tóm, sự cố Ðức Giêsu rửa chân cho các môn đệ là một lệnh truyền cho chúng ta tất cả và cho mỗi người trong chúng ta: Rửa chân cho người khác, chứ đừng tẩy não họ! Ðiều Ðức Giêsu đã làm xưa kia trong ngày thứ năm Tuần Thánh, cốt để nêu gương cho chúng ta, cần phải được chúng ta tất cả tiếp tục thi hành mãi: Một tình yêu phục vụ và một lòng nhân hậu bao dung không giới hạn.
Bảy di ngôn trên Thánh Giá
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
10:08 18/03/2008
BẢY DI NGÔN TRÊN THÁNH GIÁ
Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên thánh giá. Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi 7 Lời Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tinh yêu hiến dâng phục vụ.
1. Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34) Lẽ thường,vào giờ hấp hối,tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận.Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại,kết án,lăng nhục,đóng đinh Ngài. Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng.Bởi thế,dân chúng bồn chồn,đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối.Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”. Tha thứ,vì họ không biết.Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ? Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi nhập thể làm người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu;giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong bì tích giải tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội;giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh.Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta. Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12; 6,15;18,23-35)
2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43) Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth, Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn.Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc.Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc.Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay,con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta. Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy,cho dù la Môisen hay Gioan,Mađalêna hay cả Đức Maria. Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần,anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả.Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích,vì đến lúc chết,còn ăn trộm được thiên đường ? Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều,cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết,có thẫm như vải đỏ,cũng sẽ mịn mướt như lông chiên. Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán: ” Ta không đến để kêu gọi người công chính,nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”. Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua.Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung,từ ái.
3. Thưa Bà,đây là con Bà (Ga 19,26) Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth: ”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê.Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin,Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ;dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ.Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể,Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu,con Mẹ.Dưới chân Thánh giá,Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai: “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26). Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến,lần truyền tin thứ hai lại do chình Chúa phán ra.Lời truyền tin thứ hai long trọng,Đức Giêsu Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình,công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội. Ơ gốc cây biết lành biết dữ,Evà đã mất chức làm mẹ loài người.Ở dưới chân Thánh giá,Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người. Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh
4. Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46) Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch,kẻ tội lỗi,người lành thánh.Hai lời thứ tư,thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá.Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ.Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ. Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng!Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu,Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn.”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này,trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa.Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”.Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng: Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.
5. Ta Khát ( Ga 19,28) Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn,chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức: Ta Khát. Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá,do việc người đó mất quá nhiều máu trong người.Nhưng ở đây,chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng.Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”.Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia;Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu.Vì thế Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ;kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ,con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát. Trong Phúc âm Gioan,từ ngữ khát thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13);” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35) “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37). Như thế Di Ngôn Ta Khát chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
6. Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30) Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha.Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế,Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý.Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá,hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết: mọi sự Chúa Cha đã hoạch định,Ngài đã chu toàn,mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết. Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện.Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia.Nhưng qua cái chết này,ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối,tội lỗi,satan.Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).
7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46) Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian.Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc. Chúa Kitô,Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ,hoàn thành cuộc hành trình,nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian; “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha” Ba mươi năm trước,Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian.Ơ đây Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả,quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể,ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại.Đến giờ sau hết,Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi,và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha,từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ” Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Phó thác linh hồn cho Chúa Cha,thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá. Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn cùa nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu ? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền,đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.
Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ,Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương.Những lời này vang dội qua mọi thời đại,xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa. Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.
Viết theo cuốn: Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen
Hồng ân lãnh bí tích Rửa tội theo Đạo Công Giáo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
18:42 18/03/2008
HỒNG ÂN LÃNH BÍ TÍCH RỬA TỘI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO
Một buổi chiều mùa hè năm 1992, nơi một tiệm Hớt Tóc ở thành phố Dreux (Bắc Pháp), một thanh niên bước vào tiệm. Trong tiệm lúc bấy giờ có cô thợ Valérie Baptiste và cô chủ Pascale.
Thanh niên - khách lạ đến tiệm lần đầu - có mái tóc quăn và dài. Đến tiệm hớt tóc vào ngày thứ ba trong tuần hẳn chàng phải là công nhân của một hãng xưởng nào đó! Khi tò mò hỏi thăm thì thanh niên cho biết chàng tên Patrick và là Cha Sở mới về nhậm chức!
Nghe vậy, Valérie vui mừng kêu lên:
- May quá, con đang muốn đến gặp Cha!
Dĩ nhiên Cha Sở vui vẻ ghi nhanh một cuộc hẹn.
Cuộc đời Valérie Baptiste là chuỗi dài những biến cố đau thương. Valérie chào đời năm 1968. Năm lên 4 tuổi, ông thân sinh ra đi vui sống với tình nhân mới, một phụ nữ khác, bỏ rơi vợ trẻ với 3 đứa con thơ. Bà mẹ trẻ quá buồn nên lâm cảnh nghiện rượu và không còn khả năng chăm sóc 3 đứa con nhỏ dại nữa. Người ta liền giao 3 đứa trẻ cho một gia đình săn sóc. Nhưng gia đình này không khá giả cũng không tốt. Valérie lại được giao cho một gia đình khác và sau cùng được giao cho một Ký-túc-xá do các Nữ Tu trông coi tại thành phố Chartres, cách thủ đô Paris khoảng 100 cây số. Nơi đây Valérie may mắn gặp những con người tốt có trái tim quảng đại và có Đức Tin Công Giáo chân chính.
Suốt thời gian sống xa Mẹ ruột, Valérie không bao giờ quên hình ảnh Mẹ và vẫn giữ nguyên tình thương dành cho Mẹ, một người mẹ kém may mắn!
Valérie luôn luôn bênh vực Mẹ tránh khỏi những lời trách cứ. Mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Valérie đều đặn đến thăm Mẹ.
Hơn 10 năm sau ngày bị chồng bỏ rơi và bị nghiện ngập, bà mẹ đáng thương từ trần, để lại nơi Valérie một nỗi niềm đau đớn khôn kể xiết.
Điều đáng nói là trong quảng đời thơ trẻ bơ vơ này, Valérie vẫn nuôi dưỡng tâm tình tôn giáo tự nhiên. Lúc Mẹ còn sống cũng như sau ngày Mẹ từ trần, Valérie luôn luôn cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA cho hiền mẫu dấu yêu.
Rồi đến ngày Valérie kết hôn với Éric, chàng thanh niên sống cạnh nhà và là tín hữu Công Giáo. Valérie không ngờ rằng từ đây cuộc đời nàng chuyển sang khúc quanh mới. Khúc quanh trên cả hai bình diện tâm lý và tôn giáo.
Thật thế. Mẹ đỡ đầu của Éric chồng nàng là tín hữu Công Giáo sống đạo chân thành. Bà tỏ dấu mong ước trông thấy đôi vợ chồng trẻ được kết hôn theo phép đạo Công Giáo. Mong ước đồng nghĩa với việc Valérie phải lãnh bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Valérie vui vẻ chấp thuận đề nghị vì hai lý do. Trước tiên vì nàng muốn làm vui lòng Mẹ đỡ đầu của chồng. Khi yêu, người ta muốn làm vui lòng người mình yêu. Thứ hai, vì nàng linh cảm rằng, bí tích hôn phối sẽ mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho cuộc sống vợ chồng. Tận thâm tâm Valérie vẫn luôn tin tưởng vững chắc nơi Tình Yêu THIÊN CHÚA.
Và những ước nguyện trên đây được thực hiện khi Cha Sở mới bất ngờ xuất hiện vào một buổi chiều thứ ba nơi tiệm Hớt Tóc mà Valérie Baptiste đang làm việc. Sau khi trình bày và được Cha Sở đồng ý, Valérie vui vẻ nhập cuộc. Con đường chuẩn bị đưa nàng đến việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội kéo dài hai năm.
Tiếp xúc đầu tiên của Valérie với Kitô Giáo là học hỏi Lời Chúa cùng với các tín điều buộc phải tin. . Nhưng Valérie không đơn độc. Nàng thuộc về nhóm dự tòng, được hướng dẫn và được tháp tùng. Valérie rất thích đọc Phúc Âm và sung sướng khám phá ra Cuộc Đời của Đức Chúa GIÊSU KITÔ nơi dương thế.
Sau cùng, ngày chờ mong đã đến. Nghi lễ rửa tội diễn ra vào một Chúa Nhật tháng 5 trong Thánh Lễ nơi nhà thờ xứ đạo. Mọi người thân thuộc gia đình nhà chồng đều hiện diện, đặc biệt là Mẹ đỡ đầu của chồng.
Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ của ngày trọng đại này, Valérie Baptiste tâm sự:
- Một Người nào đó, một sức mạnh nào đó đã đi vào cuộc đời tôi, đi vào trái tim tôi. Tôi không còn tỉ-tê khóc cho riêng mình nhưng tự chủ hơn và can đảm hơn. Tôi cũng hiểu người khác hơn. Tôi cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA thường xuyên hơn. Tôi không đợi Chúa Nhật mới đến nhà thờ. Trái lại, bất cứ lúc nào cần hoặc mỗi khi gặp khó khăn, tôi tức tốc chạy đến nhà thờ. Nhà thờ là nơi nương ẩn vững vàng nhất cho tôi. Tôi thân thưa mọi sự cùng THIÊN CHÚA. Không có Ngài, tôi cảm thấy thật bơ vơ và thật đáng thương!
... ”Lạy THIÊN CHÚA, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài. Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài. Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca. Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ, suốt năm canh con thầm thĩ với Ngài. Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài con hớn hở reo vui. Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì” (Thánh Vịnh 63, 2-9).
(France de Lagarde, 1500 ans après Clovis ”Convertis et baptisés”, récit, Nouvelle Cité 1996, trang 29-37)
Một buổi chiều mùa hè năm 1992, nơi một tiệm Hớt Tóc ở thành phố Dreux (Bắc Pháp), một thanh niên bước vào tiệm. Trong tiệm lúc bấy giờ có cô thợ Valérie Baptiste và cô chủ Pascale.
Thanh niên - khách lạ đến tiệm lần đầu - có mái tóc quăn và dài. Đến tiệm hớt tóc vào ngày thứ ba trong tuần hẳn chàng phải là công nhân của một hãng xưởng nào đó! Khi tò mò hỏi thăm thì thanh niên cho biết chàng tên Patrick và là Cha Sở mới về nhậm chức!
Nghe vậy, Valérie vui mừng kêu lên:
- May quá, con đang muốn đến gặp Cha!
Dĩ nhiên Cha Sở vui vẻ ghi nhanh một cuộc hẹn.
Cuộc đời Valérie Baptiste là chuỗi dài những biến cố đau thương. Valérie chào đời năm 1968. Năm lên 4 tuổi, ông thân sinh ra đi vui sống với tình nhân mới, một phụ nữ khác, bỏ rơi vợ trẻ với 3 đứa con thơ. Bà mẹ trẻ quá buồn nên lâm cảnh nghiện rượu và không còn khả năng chăm sóc 3 đứa con nhỏ dại nữa. Người ta liền giao 3 đứa trẻ cho một gia đình săn sóc. Nhưng gia đình này không khá giả cũng không tốt. Valérie lại được giao cho một gia đình khác và sau cùng được giao cho một Ký-túc-xá do các Nữ Tu trông coi tại thành phố Chartres, cách thủ đô Paris khoảng 100 cây số. Nơi đây Valérie may mắn gặp những con người tốt có trái tim quảng đại và có Đức Tin Công Giáo chân chính.
Suốt thời gian sống xa Mẹ ruột, Valérie không bao giờ quên hình ảnh Mẹ và vẫn giữ nguyên tình thương dành cho Mẹ, một người mẹ kém may mắn!
Valérie luôn luôn bênh vực Mẹ tránh khỏi những lời trách cứ. Mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Valérie đều đặn đến thăm Mẹ.
Hơn 10 năm sau ngày bị chồng bỏ rơi và bị nghiện ngập, bà mẹ đáng thương từ trần, để lại nơi Valérie một nỗi niềm đau đớn khôn kể xiết.
Điều đáng nói là trong quảng đời thơ trẻ bơ vơ này, Valérie vẫn nuôi dưỡng tâm tình tôn giáo tự nhiên. Lúc Mẹ còn sống cũng như sau ngày Mẹ từ trần, Valérie luôn luôn cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA cho hiền mẫu dấu yêu.
Rồi đến ngày Valérie kết hôn với Éric, chàng thanh niên sống cạnh nhà và là tín hữu Công Giáo. Valérie không ngờ rằng từ đây cuộc đời nàng chuyển sang khúc quanh mới. Khúc quanh trên cả hai bình diện tâm lý và tôn giáo.
Thật thế. Mẹ đỡ đầu của Éric chồng nàng là tín hữu Công Giáo sống đạo chân thành. Bà tỏ dấu mong ước trông thấy đôi vợ chồng trẻ được kết hôn theo phép đạo Công Giáo. Mong ước đồng nghĩa với việc Valérie phải lãnh bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Valérie vui vẻ chấp thuận đề nghị vì hai lý do. Trước tiên vì nàng muốn làm vui lòng Mẹ đỡ đầu của chồng. Khi yêu, người ta muốn làm vui lòng người mình yêu. Thứ hai, vì nàng linh cảm rằng, bí tích hôn phối sẽ mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho cuộc sống vợ chồng. Tận thâm tâm Valérie vẫn luôn tin tưởng vững chắc nơi Tình Yêu THIÊN CHÚA.
Và những ước nguyện trên đây được thực hiện khi Cha Sở mới bất ngờ xuất hiện vào một buổi chiều thứ ba nơi tiệm Hớt Tóc mà Valérie Baptiste đang làm việc. Sau khi trình bày và được Cha Sở đồng ý, Valérie vui vẻ nhập cuộc. Con đường chuẩn bị đưa nàng đến việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội kéo dài hai năm.
Tiếp xúc đầu tiên của Valérie với Kitô Giáo là học hỏi Lời Chúa cùng với các tín điều buộc phải tin. . Nhưng Valérie không đơn độc. Nàng thuộc về nhóm dự tòng, được hướng dẫn và được tháp tùng. Valérie rất thích đọc Phúc Âm và sung sướng khám phá ra Cuộc Đời của Đức Chúa GIÊSU KITÔ nơi dương thế.
Sau cùng, ngày chờ mong đã đến. Nghi lễ rửa tội diễn ra vào một Chúa Nhật tháng 5 trong Thánh Lễ nơi nhà thờ xứ đạo. Mọi người thân thuộc gia đình nhà chồng đều hiện diện, đặc biệt là Mẹ đỡ đầu của chồng.
Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ của ngày trọng đại này, Valérie Baptiste tâm sự:
- Một Người nào đó, một sức mạnh nào đó đã đi vào cuộc đời tôi, đi vào trái tim tôi. Tôi không còn tỉ-tê khóc cho riêng mình nhưng tự chủ hơn và can đảm hơn. Tôi cũng hiểu người khác hơn. Tôi cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA thường xuyên hơn. Tôi không đợi Chúa Nhật mới đến nhà thờ. Trái lại, bất cứ lúc nào cần hoặc mỗi khi gặp khó khăn, tôi tức tốc chạy đến nhà thờ. Nhà thờ là nơi nương ẩn vững vàng nhất cho tôi. Tôi thân thưa mọi sự cùng THIÊN CHÚA. Không có Ngài, tôi cảm thấy thật bơ vơ và thật đáng thương!
... ”Lạy THIÊN CHÚA, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài. Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài. Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca. Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ, suốt năm canh con thầm thĩ với Ngài. Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài con hớn hở reo vui. Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì” (Thánh Vịnh 63, 2-9).
(France de Lagarde, 1500 ans après Clovis ”Convertis et baptisés”, récit, Nouvelle Cité 1996, trang 29-37)
Lễ Hội Tuần Thánh trong Văn hoá Dân tộc Việt Nam
Hoàng Đức Trinh
19:14 18/03/2008
Lễ Hội Tuần Thánh trong Văn hoá Dân tộc Việt Nam
Lễ hội Tuần Thánh là một lễ hội mang nét đặc thù của người công giáo Việt Nam, có nguồn gốc từ nền văn hoá dân tộc, được thích ứng với Đức Tin công giáo.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tín ngưỡng từ lâu đời, thờ kính thần linh một cách rất sùng mộ. Nền văn minh Lạc Việt vẫn luôn trân quý, tôn trọng những sinh hoạt tập thể, nét hợp quần vui hội vẫn luôn được thể hiện trong đời sống. Xuân thu nhị kỳ cầu an, kính vía vị Thần thành hoàng thường biến thành những ngày lễ hội. Tại các làng giầu có, to lớn, lễ hội có thể kéo dài hàng tuần, linh đình rực rỡ, vui nhộn náo nhiệt. Làng nhỏ không mấy dư giả, lễ hội cũng vẫn trang trọng, đầy mầu sắc. Đỉnh cao của ngày lễ hội bao giờ cũng là ngày “vào hèm”, tức là ngày diễn lại sự tích của vị Thần thành hoàng.
Dựa vào truyền thống đó, ngay từ khi đạo Công Giáo được rao giảng tại Việt nam, các linh mục thừa sai Dòng Tên cũng đã biến những nghi thức Tuần Thánh thành những ngày hội, vừa để giáo dân biết thêm về mầu nhiệm trong Đạo, vừa thoả mãn được nhu cầu lễ hội của giáo dân, ngăn cản được giáo hữu đi xem lễ hội ngoài làng mà các ngài cẩn thận sợ đức tin có thể bị lung lạc. Tuần Thánh là dịp thuận tiện để tổ chức lễ hội, vì thường diễn ra vào mùa Xuân. Công việc đồng áng của nhà nông miền Bắc trước đây đã vãn. Nó cũng còn trùng vào các dịp lễ hội ở ngoài làng:
Tháng giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè.
Nhưng với người công giáo thì:
Tháng giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng hai Ngắm đứng, tháng ba ra Mùa.
“Ra Mùa” ở đây có nghĩa là hết Mùa Chay của công giáo, tức là Tuần Thánh và lễ Phục Sinh. Vào dịp này, các xứ Đạo miền Bắc ngày xưa thường tổ chức “tống lễ”, mừng lễ một cách rất long trọng, biến thành những ngày hội. Giáo dân khắp các họ lẻ tuốn về họ nhà xứ để tham gia lễ hội.
Lễ hội Tuần Thánh kéo dài ba bốn ngày. Chính thức vào hội là chiều Thứ Năm. Ta cần nhớ là các nghi thức Tuần Thánh theo sách lễ Rôma xưa đều được cử hành vào ban sáng. Sau cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng Vaticanô thứ 2, các lễ nghi mới cử hành vào buổi chiều như ngày nay. Vì thế thời đó, buổi chiều có thì giờ dành cho tổ chức lễ hội theo lễ nghi dân tộc. Chúng tôi dùng câu “theo lễ nghi dân tộc” ở đây, vì những nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa không làm theo nghi thức của Hội Thánh (theo sách chữ đỏ), mà diễn tả Tin Mừng theo tình cảm của dân tộc Việt Nam, để trình bầy Mầu nhiệm Cứu chuộc một cách sống động, qua các diễn biến như sau:
Rước Tiệc Chiên
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tín hữu xưa diễn lại việc Chúa chủ tọa bữa tiệc ly ăn lễ Chiên vượt qua theo với nếp sống của văn hoá người Việt. Vì có đông người tham dự, không kể giáo dân mà còn có rất đông lương dân kéo đến xem, nên lễ hội thường được tổ chức tại sân cuối nhà thờ. Người ta trang hoàng một cái rạp trên bục cao để làm “nhà tiệc ly”. Ở xứ tôi nghe các cụ kể lại, có năm rạp ăn tiệc ly được cất toàn bằng mía, và lợp bằng bánh đa (bánh tráng nướng).
Những bàn tiệc được trang hoàng bằng những món ăn cao lương mỹ vị, những quả lạ trái mùa… Nhưng toàn là được đẽo gọt, sơn phết, bằng củ sắn, củ khoai lang, khoai sọ hay quả đu đủ…Chúng ta nhớ rằng mùa Chay xưa phải kiêng thịt đủ 40 ngày, nên mới có “Thứ Ba béo” trước Thứ Tư lễ Tro, để người ta ăn thịt cho thỏa mãn, hầu bước vào mùa Chay với những ngày dài kiêng thịt. Chính vì thế mà các món ăn trên bàn tiệc được làm chỉ để cho đẹp mắt. Trên bàn tiệc bao giờ cũng phải có mấy cây rau diếp, loại cây đã lên ngồng, trổ hoa vàng li ti như cánh bèo tấm, được bứng trồng vào cái tô men sứ làm tăng phần trang trọng. Việc này nhớ lại xưa dân Do Thái ăn chiên vượt qua họ cũng được lệnh phải ăn thịt chiên với rau diếp đắng (Xh 12,8).
Con chiên được đắp bằng cơm nếp mật. Bên ngoài dán bông làm lông, điểm thêm đôi mắt… và thế nào cũng phải có một lá cờ đỏ nhỏ, có thánh giá ở giữa, cắm trên lưng con chiên đó.
Cuộc rước tiệc chiên rất long trọng. Khởi hành từ một nơi có đặt tượng Đức Mẹ sầu bi, để đọc Đoạn “Đức Chúa Giêsu giã Đức Mẹ mà đi thành Giêrusalem”. Chiêng đổng trống cái vang vọng, phường kèn, phường trống râm ran. Những bàn tiệc được khiêng rước đi. Đi trước bàn tiệc là mười hai chức sắc đóng vai 12 tông đồ, mặc áo thụng lam có bối tử, đầu đội mũ quan viên, tay chống gậy tông đồ thếp vàng óng ánh. Mỗi vị có anh thanh niên mặc áo nậu cầm lọng đen che hầu. Rồi đến án thư rước con chiên, có che hai cây tàn đỏ, Vị linh mục chủ sự mặc áo capha đội mũ ba múi theo sau, có hai cây lọng xanh hộ tống.
Đến “nhà tiệc ly”, các vị ngổi vào vị trí hành lễ chung quanh bàn tiệc. Một thầy già trang trọng đọc bài “giảng sự thương khó Đức Chúa Giêsu” đoạn nói về việc Chúa ăn lễ Vượt qua. Đọc đến đâu, các viên chấp sự làm theo đến đó.
Nghi thức Rửa chân cho các môn đệ tiếp nối. Vị linh mục thay mặt Chúa Giêsu cử hành theo bài “giảng sự thương khó…”. Trước tiên là rửa chân cho Phêrô, trình thuật khúc này hơi dài vì Phêrô không đồng ý việc sư phụ lại rửa chân cho môn đồ, Chúa phải giải thích gương phục vụ của Ngài. Người được rửa chân kế là Giuda, rồi mới tới các tông đồ khác. Vì thế các chức việc được chọn làm tông đồ, ông nào cũng cố né ngồi chỗ thứ hai…
Nghi thức chấm dứt. Giáo dân vào nhà thờ để thông công Ngắm Đứng. Trong khi đó ngoài khuôn viên thánh đường, người ta đã thấy thấp thoáng “đám lính của các Thượng tế” mặc áo đỏ có nẹp, đội nón dấu, chân quấn xà cạp, tay mang gươm hay vác giáo, do “một quan cưỡi ngựa” chỉ huy, chuẩn bị hùng hổ đi lùng bắt Chúa. (ngựa này được đan bằng tre, phất giấy, người cưỡi cột chặt vào thắt lưng để mang ngựa theo, khi phi ngựa ông phải chạy).
Rước Kiệu Bắt
Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh là cao điểm của lễ hội. Hôm nay đúng là ngày “vào hèm” để diễn lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu Cứu Thế: “chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh giá, chết và táng xác” …
Mở đầu là cuộc rước Kiệu bắt, gọi là Kiệu bắt vì trong đó diễn lại việc Đức Giêsu bị quân dữ bắt đem đi hành hình. Cuộc rước này có tới ba kiệu: Kiệu bắt rước Tượng Chúa Giêsu vác Thánh Giá trên đường lên Núi Sọ, được khởi hành từ một nơi gọi là “Dinh Trấn Thủ”. Kiệu thứ hai rước Tượng Đức Mẹ sầu bi, có trái tim bị bảy cây kiếm đâm thâu, đặt tại một nơi khác gọi là thành Giêrusalem. Kiệu thứ ba là Tượng Thánh Gioan tông đồ, sắp tại nơi gần Dinh quan Trấn Thủ.
Kiệu Thánh Gioan về Giêrusalem báo tin cho Đức Mẹ: Chúa đã bị lên án tử và đang vác Thánh Giá ra pháp trường. Đức Mẹ vội vã theo Thánh Gioan đi đón để gặp mặt Chúa. Cứ thế, lộ trình của hai đoàn rước cùng tiến về nhà thờ. Khi hai đoàn kiệu gặp nhau, mỗi bên kiệu có một người “đọc đoạn” diễn lại những lời tâm tình của hai mẹ con khi gặp nhau trong cảnh bi thương ấy. Đức Giêsu yên ủi Đức Mẹ và xin Đức Mẹ trở về để khỏi chứng kiến cảnh Chúa bị hành hình. Nhưng Đức Mẹ nhất quyết đi theo đến tận nơi Chúa chịu đóng đanh để được góp phần đồng công cứu chuộc !… Khi người đọc đoạn bên kiệu Đức Mẹ đọc đến câu: “Con tôi đi đâu thì Mẹ theo đi đấy” … Trống chiêng lại lên hồi, hai đoàn rước nhập làm một, tiến vào nhà thờ, nơi đã dọn sẵn “đẳng ngắm” tượng trưng cho đồi Can-vê, pháp trường xử Chúa.
Đóng Đanh
Vào trong nhà thờ, cả ba kiệu cùng tiến lên gần cung thánh. Kiệu Chúa vác Thánh Giá được đưa vào hẳn trong cung thánh, sau bức màn ngăn cung thánh đã được buông sẵn. Kiệu Đức Mẹ đặt phía bên trái đẳng ngắm. Kiệu Thánh Gioan đặt phía bên phải, đối diên với kiệu Đức Mẹ.
Một vị “đọc đoạn” lão luyện, thường là một thầy già, có khi là một linh mục có giọng đọc diễn cảm, trang trọng đứng trên một bục cao để “giảng sự thương khó Đức Chúa Giêsu” qua đoạn quân Giudêu đóng đanh Chúa. Tiếng đọc đoạn thảm thương não nuột khi bổng khi trầm, lúc cao lúc dịu, diễn cảm tùy theo tình tiết mô tả cuộc hành hình. Thêm vào đó, khi đọc đến tình tiết nào thì từ cung thánh vọng ra những âm thanh đúng như được diễn đọc mô tả, như tiếng xé áo Chúa, tiếng xô vật Chúa trên Thánh giá, tiếng búa đóng đanh nghe chan chát chói tai rùng rợn… tiếng reo hò của quân dữ khi dựng Thánh giá lên…Quang cảnh ấy, âm thanh ấy làm nhiều người cảm động bật khóc thương Chúa…
Khi Thánh giá đã được dựng lên cũng là lúc bắt đầu ngắm 15 sự thương khó Chúa một cách trọng thể. Người ngắm mặc áo tang, được trống phách rước lên. Trong khi ngắm, được thầy già cầm trịch thưởng bằng những “lèo“ mèn, trống từ loại nhỏ đến loại lớn, lần lượt đánh nối theo nhau, thành một chuỗi âm thanh tiến cấp ! Những người ngắm giỏi thường được hưởng nhiều lèo, có khi lèo kép đôi, kép ba…
Cứ hết 5 ngắm, lại có một tốp thiếu nữ lên “dâng hạt” (ở xứ lớn có thể hai, ba dâu dâng hạt). Trong khi dâng hạt cũng có lèo thưởng.
Tháo Đanh, Táng Xác
Khi ngắm đến khoảng ngắm thứ 12, 13, ngoài nhà thờ có cuộc “tập đòn”. Người ta chuẩn bị cho việc tháo đanh, táng xác Chúa. Kiệu táng Xác là kiệu đặc biệt, phần chính kiệu là một “cái săng” lộng kính, được trang trí bằng những dây nả (lúa được rang lên cho nổ gạo ra như cái hoa, rồi dùng chỉ xâu lại).Các nhân viên phù giá kiệu táng xác (không gọi là đô tùy hay chân đòn đám ma) mặc đồ tang, tay cầm bộ “sênh”, tập khiêng kiệu cho có quy cách. Tiếng lệnh, tiếng sênh phải ăn khớp với bước đi cho đều, bày tỏ được sự cung kính cẩn trọng.
Kết thúc mười lăm ngắm và các dâu dâng hạt, đoàn người “tập đòn” ấy biến thành đoàn rước vào nhà thờ để tháo đanh, táng Xác Chúa. Đi trước kiệu là hai người đóng vai Giuse Amarithia và Nicôđêmô, mặc bộ đại tang, mỗi người mang theo một cái thang nhỏ, đầu thang có treo một cái búa và tấm khăn liệm trắng.
Khi hiệu lệnh đặt kiệu xong giữa lòng nhà thờ, bài giảng sự thương khó Đức Chúa Giêsu, đoạn tháo đanh, táng Xác được diễn đọc, hai vị đóng vai môn đệ tháo đanh Chúa cứ làm đúng theo diễn tiến của người đọc đoạn. Tượng Chuộc Tội được tháo xuống đặt trước kiệu Đức Mẹ, người ta cũng được nghe những tiếng than khóc thảm thiết của Đức Mẹ và Thánh Gioan qua sự diễn tả của những người nhập vai đọc đoạn. Cuối cùng thì Thánh Gioan cũng xin Đức Mẹ bớt sự phiền mà để cho môn đệ lo việc an táng.
Xác Chúa được liệm vào “săng”, vì “săng” được lộng kính nên mọi người có thể nhìn thấu. Kiệu táng Xác khởi hành. Mọi tín hữu tham dự đều mặc đồ trắng, đầu chít khăn tang, tay cầm nến sáng. Tiếng chiêng đồng, trống cái, tiếng lệnh, tiếng sênh cái, sênh con cứ tuần tự theo nhịp gióng ba vang lên. Khi tiếng sênh con vừa dứt là mọi người đồng loạt đưa cao cây nến và cất lên, cung điệu thảm thương chậm rãi, câu từ trong Kinh Cầu chịu nạn: “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá - Thương xót chúng tôi” . Đoàn kiệu táng Xác cứ trang nghiêm lặp lại thứ tự những âm thanh ấy, cho đến hang đá.
Hang đá là mấy gian nhà đã được trang hoàng bằng cây tươi, cột lại thành đường vòm, chỉ có thể quỳ, nếu đứng phải lom khom, để mọi người vào kính viếng, hôn chân Chúa phải đi bằng hai đầu gối.
Khi kiệu táng Xác được đặt vào vị trí, linh mục chủ sự tiến vào hôn chân tượng Chúa đầu tiên. Ngài có xức dầu thơm để mọi người cảm nhận như hương thánh ân tràn vào tâm hồn qua việc tôn kính mồ Chúa. Người ta cũng đổ nả và hoa xoan vào “săng” khiến hang đá phảng phất một mùi thơm đặc biệt.
Đám ma Giuđa
Trong khi nhiều người còn đang chờ đến lượt lên hôn chân Chúa, thì ngoài kia lại có một đám tang nữa. Đó là đám ma Giuda. Tông đồ Giuda đã nhận 30 đồng bạc để nạp Chúa. Khi thấy Chúa bị án tử, y đem tiền trả lại các Thượng tế, họ không nhận mà còn tỏ vẻ khinh bỉ y, “và y đã ném bạc vào thánh điện, đoạn lui về mà ra đi thắt cổ” (Mt 27,5). Trong lễ hội có nơi còn làm một hình nộm Giuda, cho mặc quần áo xốc xếch, đem treo hình nộm ấy toòng teng trên một cây cao nào đó. Lại có một người đóng vai vợ Giuda đi tìm chồng, khi thấy Giuda treo cổ tự vẫn, nàng mới tri hô lên, người ta tuốn đến… Nàng khóc bù lu bù loa thảm thiết kề lể các tội của Giuda, và tiếc thay cho con người đã theo Chúa mấy năm trời mà vẫn bị tiền của che mất chân lý, lại thêm yếu lòng tin, thiếu lòng trông cậy và không có tình yêu mến, nên mới ra nông nỗi…
Người ta xúm lại xem đám ma Giuda không kèn không trống, ít người tham dự. Một vài người khiêng xác Giuda trên tấm ván thô sơ. Vợ y theo sau lẽo đẽo than khóc… Đám ma đi mất hút vào bóng đêm tăm tối.
Phá Lâm-bô
Theo phụng vụ của Hội Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh là ngày âm thầm lặng lẽ, không cử hành lễ nghi nào. Thời gian này tượng trưng cho những giờ phút Chúa nghỉ yên trong mồ. Lễ hội Tuần Thánh hôm nay kỷ niệm Chúa chịu “chết và táng Xác, xuồng ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại.” Sáng Thứ Bảy xưa dùng để các đoàn thể và các họ trong xứ thay nhau viếng hang đá. Họ tổ chức những cuộc rước nhỏ, đem nả và nến đến viếng mồ và hôn chân Chúa. Buổi chiều có tổ chức rước kiệu đi Đàng Thánh Giá trọng thể ngoài trời, để cùng với Đức Mẹ ôn lại chặng đường khổ nạn Chúa đã đi qua. Kiệu ngắm Đàng Thánh Giá rước tượng Đức Mẹ sầu bi đứng dưới chân Thánh Giá có vắt tấm khăn trắng, hai cái thang dùng tháo đanh bắc hai bên.
Sau khi ngắm 14 nơi Đàng Thánh Giá, kiệu vào nhà thờ để tiếp tục Ngắm Dấu Đanh, suy niệm về Năm Dấu Thánh Chúa, đã bị đanh sắt, lưỡi đòng gây thương tích. Nguời ngắm cũng được trống phách rước lên và lèo thưởng như Ngắm Đứng.
Xong Ngắm Dấu Đanh là chuẩn bị cho Thánh Lễ Vọng Phục Sinh. Trong Thánh Lễ, các bài Sách Thánh diễn tả những biến cố quan trọng từ ngày Sáng thế, nhất là biến cố Vượt qua trong Sách Xuất Hành để chuyển sang cuộc Vượt Qua của Chúa Cứu Thế từ cõi chết bước qua Phục Sinh vinh hiển. Chủ tế long trọng hát mở đầu Kinh Gloria Vinh Danh Thiên Chúa…Chuông nhà thờ, sau ba ngày im bặt, lại vang ngân âm điệu hân hoan mừng Chúa sống lại khải hoàn. Từ mồ thánh, người ta rước tượng Chúa Phục Sinh uy nghi lẫm liệt lên bàn thờ. Ngay sau khi kiệu Chúa Phục Sinh ra khỏi mồ, đám thanh niên trai tráng hò reo phá Lâm-bô.
Lâm-bô hay còn gọi là Ngục Tổ tông như trong ngắm thứ 14 đã gẫm: “khi Linh hồn Đức Chúa Giêsu ra khỏi Xác xuống Ngục Tổ tông cứu những linh hồn Các Thánh xưa ở đấy…” nói lên ý nghĩa “Đức Giêsu đã xuống chỗ sâu thẳm của cõi chết, để những người chết được nghe tiếng Con Thiên Chúa, và những ai nghe tiếng Ngài thì được sống” (Ga 5,25) “vì Tin Mừng cũng đã được loan báo cho những người đã chết” (1Pr 4,6). Phá Lâm-bô ở đây là đám trai tráng vui đùa dỡ bỏ hang đá nơi đã đặt tượng Xác Chúa. Việc làm đó có mục đích nhấn mạnh cho mọi người: ý nghĩa cao trọng của Mầu nhiệm Cứu Chuộc, Chúa Phục sinh đã chiến thắng sự chết, phá tan xiềng xích tội lỗi của Satan, mở ra cho nhân loại một sinh lộ, dẫn đến Vương quốc Tình Yêu Thiên Chúa.
Kiệu Mừng
Để kết thúc cho những ngày Lễ Hội Tuần Thánh, chiều Chúa Nhật Phục Sinh là cuộc rước Kiệu Mừng. Gọi chung là Kiệu Mừng, nhưng thật ra cuộc rước này có hai kiệu. Kiệu Tượng Chúa Phục Sinh, và kiệu Tượng Đức Mẹ. Hai kiệu xuất phát từ hai địa điểm khác nhau, cùng tiến về nhà thờ, để rồi hai đoàn kiệu gặp nhau tại cuối nhà thờ. Ở đó có cuộc “bái kiệu”. Bái kiệu là các người chân kiệu vai vẫn khiêng kiêu, nhưng nghe theo hiệu lệnh phải bái gối. Để nghi thức bái kiệu được nhịp nhàng, cung kính nên đã có sự tập dượt kỹ. Bên kiệu Đức Mẹ có bốn cô thiếu nữ được tuyển chọn có giọng ca tốt, học câu Đức Mẹ chào mừng Chúa theo cung Ngắm Lễ Mùa Mừng, các thiếu nữ này đứng trong gầm kiệu, cũng phải bái theo tám người chân kiệu. Bên kiệu Chúa Phục Sinh bốn anh thanh niên cũng được tập hát cung Evan câu Chúa đáp lại.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Mẹ và Chúa Phục Sinh khi hai kiệu đứng đối diện nhau. Hiệu lệnh được ban ra, các đoàn thể đi kiệu dàn ra hai bên, cung chiêm cuộc bái kiệu. Kèn trống ngưng biểu diễn. Bầu khí trang nghiêm thinh lặng. Trống mèn chấp hiệu bên kiệu Đức Mẹ lên hiệu bắt đầu “bái kiệu”. Tám người khiêng kiệu và bốn thiếu nữ đều bái gối sao cho kiệu không rung, không nghiêng lệch. Khi kiệu đứng lên, tiếng chào bên kiệu Đức Mẹ được cất lên:
- “Mừng Con Tôi rầy đã được sống lại sáng láng vui vẻ vô cùng, i i i”
Kiệu Đức Mẹ bái Chúa ba lần, trịnh trọng và trang nghiêm. Đến bên kiệu Chúa Phục sinh bái đáp lễ một lần, tiếng chào đáp cũng được ngân lên:
- “Con mừng Mẹ cùng các Đầy tớ rầy được bình an, i i i”
Tiếng chào đáp vừa dứt, kèn trống lại nổi lên, hai đoàn rước nhập làm một tiến vào nhà thờ. Kiệu Chúa đi trước, kiệu Đức Mẹ theo sau. Khi các kiệu an vị hai bên cung thánh, là cuộc ngắm 5 sự Mừng của Kinh Mân côi, theo bản ngắm dài mà người ngắm đọc theo cung giọng Evan. Y phục của người lên ngắm là khăn đóng, áo thụng lam, họ cũng được rước lên bằng trống phách…
Giầu thêm văn hoá
Chúng tôi vừa trình bầy một số nét về cách diễn tả cuộc thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu, mà người công giáo Việt Nam trước đây đã cử hành theo tình cảm dân tộc, như một lễ hội. Chúng tôi chỉ viết theo những gì đã cảm nhận được từ thời thơ ấu mà năm nào cũng háo hức được đi xem. Mấy trang này chắc chắn không diễn tả hết được cái phong phú, cũng như ý nghĩa mà cha ông chúng ta muốn bày tỏ trong lễ hội. Chúng tôi ước mong sưu tầm được những tài liệu về đời sống đạo của người xưa, cũng như sự quan tâm góp ý của quý vị, để có thể viết được nhiều chi tiết về lễ hội này. Chúng tôi cũng đồng ý với nhiều người đã nhận ra đời sống đạo của người công giáo Việt Nam luôn thích ứng vào nét đẹp văn hoá và truyền thống dân tộc. Điều đó chứng tỏ rằng Đạo Công Giáo khi đến Việt Nam đã làm phong phú thêm cho nếp sống văn hoá Lạc Việt, chứ không phải người công giáo Việt Nam quên mất cội nguồn.
Dám mong một số nét tiêu biểu của Lễ Hội Tuần Thánh chúng tôi ghi lại trên, như một gợi ý cho các vị cao minh khai triển, đồng thời cũng giúp các bạn trẻ có một khái niệm về nếp sống đạo của cha ông chúng ta thuở trước.
(Tuần Thánh 2008)
Lễ hội Tuần Thánh là một lễ hội mang nét đặc thù của người công giáo Việt Nam, có nguồn gốc từ nền văn hoá dân tộc, được thích ứng với Đức Tin công giáo.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tín ngưỡng từ lâu đời, thờ kính thần linh một cách rất sùng mộ. Nền văn minh Lạc Việt vẫn luôn trân quý, tôn trọng những sinh hoạt tập thể, nét hợp quần vui hội vẫn luôn được thể hiện trong đời sống. Xuân thu nhị kỳ cầu an, kính vía vị Thần thành hoàng thường biến thành những ngày lễ hội. Tại các làng giầu có, to lớn, lễ hội có thể kéo dài hàng tuần, linh đình rực rỡ, vui nhộn náo nhiệt. Làng nhỏ không mấy dư giả, lễ hội cũng vẫn trang trọng, đầy mầu sắc. Đỉnh cao của ngày lễ hội bao giờ cũng là ngày “vào hèm”, tức là ngày diễn lại sự tích của vị Thần thành hoàng.
Dựa vào truyền thống đó, ngay từ khi đạo Công Giáo được rao giảng tại Việt nam, các linh mục thừa sai Dòng Tên cũng đã biến những nghi thức Tuần Thánh thành những ngày hội, vừa để giáo dân biết thêm về mầu nhiệm trong Đạo, vừa thoả mãn được nhu cầu lễ hội của giáo dân, ngăn cản được giáo hữu đi xem lễ hội ngoài làng mà các ngài cẩn thận sợ đức tin có thể bị lung lạc. Tuần Thánh là dịp thuận tiện để tổ chức lễ hội, vì thường diễn ra vào mùa Xuân. Công việc đồng áng của nhà nông miền Bắc trước đây đã vãn. Nó cũng còn trùng vào các dịp lễ hội ở ngoài làng:
Tháng giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè.
Nhưng với người công giáo thì:
Tháng giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng hai Ngắm đứng, tháng ba ra Mùa.
“Ra Mùa” ở đây có nghĩa là hết Mùa Chay của công giáo, tức là Tuần Thánh và lễ Phục Sinh. Vào dịp này, các xứ Đạo miền Bắc ngày xưa thường tổ chức “tống lễ”, mừng lễ một cách rất long trọng, biến thành những ngày hội. Giáo dân khắp các họ lẻ tuốn về họ nhà xứ để tham gia lễ hội.
Lễ hội Tuần Thánh kéo dài ba bốn ngày. Chính thức vào hội là chiều Thứ Năm. Ta cần nhớ là các nghi thức Tuần Thánh theo sách lễ Rôma xưa đều được cử hành vào ban sáng. Sau cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng Vaticanô thứ 2, các lễ nghi mới cử hành vào buổi chiều như ngày nay. Vì thế thời đó, buổi chiều có thì giờ dành cho tổ chức lễ hội theo lễ nghi dân tộc. Chúng tôi dùng câu “theo lễ nghi dân tộc” ở đây, vì những nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa không làm theo nghi thức của Hội Thánh (theo sách chữ đỏ), mà diễn tả Tin Mừng theo tình cảm của dân tộc Việt Nam, để trình bầy Mầu nhiệm Cứu chuộc một cách sống động, qua các diễn biến như sau:
Rước Tiệc Chiên
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tín hữu xưa diễn lại việc Chúa chủ tọa bữa tiệc ly ăn lễ Chiên vượt qua theo với nếp sống của văn hoá người Việt. Vì có đông người tham dự, không kể giáo dân mà còn có rất đông lương dân kéo đến xem, nên lễ hội thường được tổ chức tại sân cuối nhà thờ. Người ta trang hoàng một cái rạp trên bục cao để làm “nhà tiệc ly”. Ở xứ tôi nghe các cụ kể lại, có năm rạp ăn tiệc ly được cất toàn bằng mía, và lợp bằng bánh đa (bánh tráng nướng).
Những bàn tiệc được trang hoàng bằng những món ăn cao lương mỹ vị, những quả lạ trái mùa… Nhưng toàn là được đẽo gọt, sơn phết, bằng củ sắn, củ khoai lang, khoai sọ hay quả đu đủ…Chúng ta nhớ rằng mùa Chay xưa phải kiêng thịt đủ 40 ngày, nên mới có “Thứ Ba béo” trước Thứ Tư lễ Tro, để người ta ăn thịt cho thỏa mãn, hầu bước vào mùa Chay với những ngày dài kiêng thịt. Chính vì thế mà các món ăn trên bàn tiệc được làm chỉ để cho đẹp mắt. Trên bàn tiệc bao giờ cũng phải có mấy cây rau diếp, loại cây đã lên ngồng, trổ hoa vàng li ti như cánh bèo tấm, được bứng trồng vào cái tô men sứ làm tăng phần trang trọng. Việc này nhớ lại xưa dân Do Thái ăn chiên vượt qua họ cũng được lệnh phải ăn thịt chiên với rau diếp đắng (Xh 12,8).
Con chiên được đắp bằng cơm nếp mật. Bên ngoài dán bông làm lông, điểm thêm đôi mắt… và thế nào cũng phải có một lá cờ đỏ nhỏ, có thánh giá ở giữa, cắm trên lưng con chiên đó.
Cuộc rước tiệc chiên rất long trọng. Khởi hành từ một nơi có đặt tượng Đức Mẹ sầu bi, để đọc Đoạn “Đức Chúa Giêsu giã Đức Mẹ mà đi thành Giêrusalem”. Chiêng đổng trống cái vang vọng, phường kèn, phường trống râm ran. Những bàn tiệc được khiêng rước đi. Đi trước bàn tiệc là mười hai chức sắc đóng vai 12 tông đồ, mặc áo thụng lam có bối tử, đầu đội mũ quan viên, tay chống gậy tông đồ thếp vàng óng ánh. Mỗi vị có anh thanh niên mặc áo nậu cầm lọng đen che hầu. Rồi đến án thư rước con chiên, có che hai cây tàn đỏ, Vị linh mục chủ sự mặc áo capha đội mũ ba múi theo sau, có hai cây lọng xanh hộ tống.
Đến “nhà tiệc ly”, các vị ngổi vào vị trí hành lễ chung quanh bàn tiệc. Một thầy già trang trọng đọc bài “giảng sự thương khó Đức Chúa Giêsu” đoạn nói về việc Chúa ăn lễ Vượt qua. Đọc đến đâu, các viên chấp sự làm theo đến đó.
Nghi thức Rửa chân cho các môn đệ tiếp nối. Vị linh mục thay mặt Chúa Giêsu cử hành theo bài “giảng sự thương khó…”. Trước tiên là rửa chân cho Phêrô, trình thuật khúc này hơi dài vì Phêrô không đồng ý việc sư phụ lại rửa chân cho môn đồ, Chúa phải giải thích gương phục vụ của Ngài. Người được rửa chân kế là Giuda, rồi mới tới các tông đồ khác. Vì thế các chức việc được chọn làm tông đồ, ông nào cũng cố né ngồi chỗ thứ hai…
Nghi thức chấm dứt. Giáo dân vào nhà thờ để thông công Ngắm Đứng. Trong khi đó ngoài khuôn viên thánh đường, người ta đã thấy thấp thoáng “đám lính của các Thượng tế” mặc áo đỏ có nẹp, đội nón dấu, chân quấn xà cạp, tay mang gươm hay vác giáo, do “một quan cưỡi ngựa” chỉ huy, chuẩn bị hùng hổ đi lùng bắt Chúa. (ngựa này được đan bằng tre, phất giấy, người cưỡi cột chặt vào thắt lưng để mang ngựa theo, khi phi ngựa ông phải chạy).
Rước Kiệu Bắt
Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh là cao điểm của lễ hội. Hôm nay đúng là ngày “vào hèm” để diễn lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu Cứu Thế: “chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh giá, chết và táng xác” …
Mở đầu là cuộc rước Kiệu bắt, gọi là Kiệu bắt vì trong đó diễn lại việc Đức Giêsu bị quân dữ bắt đem đi hành hình. Cuộc rước này có tới ba kiệu: Kiệu bắt rước Tượng Chúa Giêsu vác Thánh Giá trên đường lên Núi Sọ, được khởi hành từ một nơi gọi là “Dinh Trấn Thủ”. Kiệu thứ hai rước Tượng Đức Mẹ sầu bi, có trái tim bị bảy cây kiếm đâm thâu, đặt tại một nơi khác gọi là thành Giêrusalem. Kiệu thứ ba là Tượng Thánh Gioan tông đồ, sắp tại nơi gần Dinh quan Trấn Thủ.
Kiệu Thánh Gioan về Giêrusalem báo tin cho Đức Mẹ: Chúa đã bị lên án tử và đang vác Thánh Giá ra pháp trường. Đức Mẹ vội vã theo Thánh Gioan đi đón để gặp mặt Chúa. Cứ thế, lộ trình của hai đoàn rước cùng tiến về nhà thờ. Khi hai đoàn kiệu gặp nhau, mỗi bên kiệu có một người “đọc đoạn” diễn lại những lời tâm tình của hai mẹ con khi gặp nhau trong cảnh bi thương ấy. Đức Giêsu yên ủi Đức Mẹ và xin Đức Mẹ trở về để khỏi chứng kiến cảnh Chúa bị hành hình. Nhưng Đức Mẹ nhất quyết đi theo đến tận nơi Chúa chịu đóng đanh để được góp phần đồng công cứu chuộc !… Khi người đọc đoạn bên kiệu Đức Mẹ đọc đến câu: “Con tôi đi đâu thì Mẹ theo đi đấy” … Trống chiêng lại lên hồi, hai đoàn rước nhập làm một, tiến vào nhà thờ, nơi đã dọn sẵn “đẳng ngắm” tượng trưng cho đồi Can-vê, pháp trường xử Chúa.
Đóng Đanh
Vào trong nhà thờ, cả ba kiệu cùng tiến lên gần cung thánh. Kiệu Chúa vác Thánh Giá được đưa vào hẳn trong cung thánh, sau bức màn ngăn cung thánh đã được buông sẵn. Kiệu Đức Mẹ đặt phía bên trái đẳng ngắm. Kiệu Thánh Gioan đặt phía bên phải, đối diên với kiệu Đức Mẹ.
Một vị “đọc đoạn” lão luyện, thường là một thầy già, có khi là một linh mục có giọng đọc diễn cảm, trang trọng đứng trên một bục cao để “giảng sự thương khó Đức Chúa Giêsu” qua đoạn quân Giudêu đóng đanh Chúa. Tiếng đọc đoạn thảm thương não nuột khi bổng khi trầm, lúc cao lúc dịu, diễn cảm tùy theo tình tiết mô tả cuộc hành hình. Thêm vào đó, khi đọc đến tình tiết nào thì từ cung thánh vọng ra những âm thanh đúng như được diễn đọc mô tả, như tiếng xé áo Chúa, tiếng xô vật Chúa trên Thánh giá, tiếng búa đóng đanh nghe chan chát chói tai rùng rợn… tiếng reo hò của quân dữ khi dựng Thánh giá lên…Quang cảnh ấy, âm thanh ấy làm nhiều người cảm động bật khóc thương Chúa…
Khi Thánh giá đã được dựng lên cũng là lúc bắt đầu ngắm 15 sự thương khó Chúa một cách trọng thể. Người ngắm mặc áo tang, được trống phách rước lên. Trong khi ngắm, được thầy già cầm trịch thưởng bằng những “lèo“ mèn, trống từ loại nhỏ đến loại lớn, lần lượt đánh nối theo nhau, thành một chuỗi âm thanh tiến cấp ! Những người ngắm giỏi thường được hưởng nhiều lèo, có khi lèo kép đôi, kép ba…
Cứ hết 5 ngắm, lại có một tốp thiếu nữ lên “dâng hạt” (ở xứ lớn có thể hai, ba dâu dâng hạt). Trong khi dâng hạt cũng có lèo thưởng.
Tháo Đanh, Táng Xác
Khi ngắm đến khoảng ngắm thứ 12, 13, ngoài nhà thờ có cuộc “tập đòn”. Người ta chuẩn bị cho việc tháo đanh, táng xác Chúa. Kiệu táng Xác là kiệu đặc biệt, phần chính kiệu là một “cái săng” lộng kính, được trang trí bằng những dây nả (lúa được rang lên cho nổ gạo ra như cái hoa, rồi dùng chỉ xâu lại).Các nhân viên phù giá kiệu táng xác (không gọi là đô tùy hay chân đòn đám ma) mặc đồ tang, tay cầm bộ “sênh”, tập khiêng kiệu cho có quy cách. Tiếng lệnh, tiếng sênh phải ăn khớp với bước đi cho đều, bày tỏ được sự cung kính cẩn trọng.
Kết thúc mười lăm ngắm và các dâu dâng hạt, đoàn người “tập đòn” ấy biến thành đoàn rước vào nhà thờ để tháo đanh, táng Xác Chúa. Đi trước kiệu là hai người đóng vai Giuse Amarithia và Nicôđêmô, mặc bộ đại tang, mỗi người mang theo một cái thang nhỏ, đầu thang có treo một cái búa và tấm khăn liệm trắng.
Khi hiệu lệnh đặt kiệu xong giữa lòng nhà thờ, bài giảng sự thương khó Đức Chúa Giêsu, đoạn tháo đanh, táng Xác được diễn đọc, hai vị đóng vai môn đệ tháo đanh Chúa cứ làm đúng theo diễn tiến của người đọc đoạn. Tượng Chuộc Tội được tháo xuống đặt trước kiệu Đức Mẹ, người ta cũng được nghe những tiếng than khóc thảm thiết của Đức Mẹ và Thánh Gioan qua sự diễn tả của những người nhập vai đọc đoạn. Cuối cùng thì Thánh Gioan cũng xin Đức Mẹ bớt sự phiền mà để cho môn đệ lo việc an táng.
Xác Chúa được liệm vào “săng”, vì “săng” được lộng kính nên mọi người có thể nhìn thấu. Kiệu táng Xác khởi hành. Mọi tín hữu tham dự đều mặc đồ trắng, đầu chít khăn tang, tay cầm nến sáng. Tiếng chiêng đồng, trống cái, tiếng lệnh, tiếng sênh cái, sênh con cứ tuần tự theo nhịp gióng ba vang lên. Khi tiếng sênh con vừa dứt là mọi người đồng loạt đưa cao cây nến và cất lên, cung điệu thảm thương chậm rãi, câu từ trong Kinh Cầu chịu nạn: “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá - Thương xót chúng tôi” . Đoàn kiệu táng Xác cứ trang nghiêm lặp lại thứ tự những âm thanh ấy, cho đến hang đá.
Hang đá là mấy gian nhà đã được trang hoàng bằng cây tươi, cột lại thành đường vòm, chỉ có thể quỳ, nếu đứng phải lom khom, để mọi người vào kính viếng, hôn chân Chúa phải đi bằng hai đầu gối.
Khi kiệu táng Xác được đặt vào vị trí, linh mục chủ sự tiến vào hôn chân tượng Chúa đầu tiên. Ngài có xức dầu thơm để mọi người cảm nhận như hương thánh ân tràn vào tâm hồn qua việc tôn kính mồ Chúa. Người ta cũng đổ nả và hoa xoan vào “săng” khiến hang đá phảng phất một mùi thơm đặc biệt.
Đám ma Giuđa
Trong khi nhiều người còn đang chờ đến lượt lên hôn chân Chúa, thì ngoài kia lại có một đám tang nữa. Đó là đám ma Giuda. Tông đồ Giuda đã nhận 30 đồng bạc để nạp Chúa. Khi thấy Chúa bị án tử, y đem tiền trả lại các Thượng tế, họ không nhận mà còn tỏ vẻ khinh bỉ y, “và y đã ném bạc vào thánh điện, đoạn lui về mà ra đi thắt cổ” (Mt 27,5). Trong lễ hội có nơi còn làm một hình nộm Giuda, cho mặc quần áo xốc xếch, đem treo hình nộm ấy toòng teng trên một cây cao nào đó. Lại có một người đóng vai vợ Giuda đi tìm chồng, khi thấy Giuda treo cổ tự vẫn, nàng mới tri hô lên, người ta tuốn đến… Nàng khóc bù lu bù loa thảm thiết kề lể các tội của Giuda, và tiếc thay cho con người đã theo Chúa mấy năm trời mà vẫn bị tiền của che mất chân lý, lại thêm yếu lòng tin, thiếu lòng trông cậy và không có tình yêu mến, nên mới ra nông nỗi…
Người ta xúm lại xem đám ma Giuda không kèn không trống, ít người tham dự. Một vài người khiêng xác Giuda trên tấm ván thô sơ. Vợ y theo sau lẽo đẽo than khóc… Đám ma đi mất hút vào bóng đêm tăm tối.
Phá Lâm-bô
Theo phụng vụ của Hội Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh là ngày âm thầm lặng lẽ, không cử hành lễ nghi nào. Thời gian này tượng trưng cho những giờ phút Chúa nghỉ yên trong mồ. Lễ hội Tuần Thánh hôm nay kỷ niệm Chúa chịu “chết và táng Xác, xuồng ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại.” Sáng Thứ Bảy xưa dùng để các đoàn thể và các họ trong xứ thay nhau viếng hang đá. Họ tổ chức những cuộc rước nhỏ, đem nả và nến đến viếng mồ và hôn chân Chúa. Buổi chiều có tổ chức rước kiệu đi Đàng Thánh Giá trọng thể ngoài trời, để cùng với Đức Mẹ ôn lại chặng đường khổ nạn Chúa đã đi qua. Kiệu ngắm Đàng Thánh Giá rước tượng Đức Mẹ sầu bi đứng dưới chân Thánh Giá có vắt tấm khăn trắng, hai cái thang dùng tháo đanh bắc hai bên.
Sau khi ngắm 14 nơi Đàng Thánh Giá, kiệu vào nhà thờ để tiếp tục Ngắm Dấu Đanh, suy niệm về Năm Dấu Thánh Chúa, đã bị đanh sắt, lưỡi đòng gây thương tích. Nguời ngắm cũng được trống phách rước lên và lèo thưởng như Ngắm Đứng.
Xong Ngắm Dấu Đanh là chuẩn bị cho Thánh Lễ Vọng Phục Sinh. Trong Thánh Lễ, các bài Sách Thánh diễn tả những biến cố quan trọng từ ngày Sáng thế, nhất là biến cố Vượt qua trong Sách Xuất Hành để chuyển sang cuộc Vượt Qua của Chúa Cứu Thế từ cõi chết bước qua Phục Sinh vinh hiển. Chủ tế long trọng hát mở đầu Kinh Gloria Vinh Danh Thiên Chúa…Chuông nhà thờ, sau ba ngày im bặt, lại vang ngân âm điệu hân hoan mừng Chúa sống lại khải hoàn. Từ mồ thánh, người ta rước tượng Chúa Phục Sinh uy nghi lẫm liệt lên bàn thờ. Ngay sau khi kiệu Chúa Phục Sinh ra khỏi mồ, đám thanh niên trai tráng hò reo phá Lâm-bô.
Lâm-bô hay còn gọi là Ngục Tổ tông như trong ngắm thứ 14 đã gẫm: “khi Linh hồn Đức Chúa Giêsu ra khỏi Xác xuống Ngục Tổ tông cứu những linh hồn Các Thánh xưa ở đấy…” nói lên ý nghĩa “Đức Giêsu đã xuống chỗ sâu thẳm của cõi chết, để những người chết được nghe tiếng Con Thiên Chúa, và những ai nghe tiếng Ngài thì được sống” (Ga 5,25) “vì Tin Mừng cũng đã được loan báo cho những người đã chết” (1Pr 4,6). Phá Lâm-bô ở đây là đám trai tráng vui đùa dỡ bỏ hang đá nơi đã đặt tượng Xác Chúa. Việc làm đó có mục đích nhấn mạnh cho mọi người: ý nghĩa cao trọng của Mầu nhiệm Cứu Chuộc, Chúa Phục sinh đã chiến thắng sự chết, phá tan xiềng xích tội lỗi của Satan, mở ra cho nhân loại một sinh lộ, dẫn đến Vương quốc Tình Yêu Thiên Chúa.
Kiệu Mừng
Để kết thúc cho những ngày Lễ Hội Tuần Thánh, chiều Chúa Nhật Phục Sinh là cuộc rước Kiệu Mừng. Gọi chung là Kiệu Mừng, nhưng thật ra cuộc rước này có hai kiệu. Kiệu Tượng Chúa Phục Sinh, và kiệu Tượng Đức Mẹ. Hai kiệu xuất phát từ hai địa điểm khác nhau, cùng tiến về nhà thờ, để rồi hai đoàn kiệu gặp nhau tại cuối nhà thờ. Ở đó có cuộc “bái kiệu”. Bái kiệu là các người chân kiệu vai vẫn khiêng kiêu, nhưng nghe theo hiệu lệnh phải bái gối. Để nghi thức bái kiệu được nhịp nhàng, cung kính nên đã có sự tập dượt kỹ. Bên kiệu Đức Mẹ có bốn cô thiếu nữ được tuyển chọn có giọng ca tốt, học câu Đức Mẹ chào mừng Chúa theo cung Ngắm Lễ Mùa Mừng, các thiếu nữ này đứng trong gầm kiệu, cũng phải bái theo tám người chân kiệu. Bên kiệu Chúa Phục Sinh bốn anh thanh niên cũng được tập hát cung Evan câu Chúa đáp lại.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Mẹ và Chúa Phục Sinh khi hai kiệu đứng đối diện nhau. Hiệu lệnh được ban ra, các đoàn thể đi kiệu dàn ra hai bên, cung chiêm cuộc bái kiệu. Kèn trống ngưng biểu diễn. Bầu khí trang nghiêm thinh lặng. Trống mèn chấp hiệu bên kiệu Đức Mẹ lên hiệu bắt đầu “bái kiệu”. Tám người khiêng kiệu và bốn thiếu nữ đều bái gối sao cho kiệu không rung, không nghiêng lệch. Khi kiệu đứng lên, tiếng chào bên kiệu Đức Mẹ được cất lên:
- “Mừng Con Tôi rầy đã được sống lại sáng láng vui vẻ vô cùng, i i i”
Kiệu Đức Mẹ bái Chúa ba lần, trịnh trọng và trang nghiêm. Đến bên kiệu Chúa Phục sinh bái đáp lễ một lần, tiếng chào đáp cũng được ngân lên:
- “Con mừng Mẹ cùng các Đầy tớ rầy được bình an, i i i”
Tiếng chào đáp vừa dứt, kèn trống lại nổi lên, hai đoàn rước nhập làm một tiến vào nhà thờ. Kiệu Chúa đi trước, kiệu Đức Mẹ theo sau. Khi các kiệu an vị hai bên cung thánh, là cuộc ngắm 5 sự Mừng của Kinh Mân côi, theo bản ngắm dài mà người ngắm đọc theo cung giọng Evan. Y phục của người lên ngắm là khăn đóng, áo thụng lam, họ cũng được rước lên bằng trống phách…
Giầu thêm văn hoá
Chúng tôi vừa trình bầy một số nét về cách diễn tả cuộc thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu, mà người công giáo Việt Nam trước đây đã cử hành theo tình cảm dân tộc, như một lễ hội. Chúng tôi chỉ viết theo những gì đã cảm nhận được từ thời thơ ấu mà năm nào cũng háo hức được đi xem. Mấy trang này chắc chắn không diễn tả hết được cái phong phú, cũng như ý nghĩa mà cha ông chúng ta muốn bày tỏ trong lễ hội. Chúng tôi ước mong sưu tầm được những tài liệu về đời sống đạo của người xưa, cũng như sự quan tâm góp ý của quý vị, để có thể viết được nhiều chi tiết về lễ hội này. Chúng tôi cũng đồng ý với nhiều người đã nhận ra đời sống đạo của người công giáo Việt Nam luôn thích ứng vào nét đẹp văn hoá và truyền thống dân tộc. Điều đó chứng tỏ rằng Đạo Công Giáo khi đến Việt Nam đã làm phong phú thêm cho nếp sống văn hoá Lạc Việt, chứ không phải người công giáo Việt Nam quên mất cội nguồn.
Dám mong một số nét tiêu biểu của Lễ Hội Tuần Thánh chúng tôi ghi lại trên, như một gợi ý cho các vị cao minh khai triển, đồng thời cũng giúp các bạn trẻ có một khái niệm về nếp sống đạo của cha ông chúng ta thuở trước.
(Tuần Thánh 2008)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 18/03/2008
BẠN CŨ LÀM QUAN
Trung Hành Văn Tử của nước Tấn, vì thất bại trong việc tranh giành quyền lực, nên để bảo toàn tính mạng màn bằng mọi giá phải chạy trốn ra khỏi nước Tấn. Trên đường chạy trốn, một tên tùy tùng của ông ta nói: “Quan huyện ở đây là thuộc hạ của ngài trước đây, tại sao chúng ta không tạm thời vào ông ta nghỉ ngơi nhờ một đêm, luôn tiện đợi đội xe phía sau vận chuyển lương thực đến ?”
Văn Tử trả lời: “Trước đây chỉ cần ta có thái độ thích âm nhạc, thì ông ta đem tới tặng một cây đàn; nếu ta nói thích ngọc bội thì ông ta tặng ngọc. Từ tình huống đó mà nhìn thì ông ta chỉ muốn phụ họa theo ta, đối với ta rất tốt, nhưng hoàn toàn không phải thật tâm tốt với ta, muốn làm sự nguy hiểm cho ta, uốn nắn cái sai lầm của ta, cho nên ta lo lắng là bây giờ nó đang tính lợi dụng ta, đi tìm người khác thì hay hơn.”
Bởi vì có một mối lo nghĩ cho nên Trung Hành Văn Tử cứ một mạch mà đi không ngừng nghỉ, vội vàng rời khỏi cái huyện ấy. Quan huyện của huyện ấy quả nhiên như sự dự liệu của Văn Tử, chận đứng hai xe vận chuyển lương thực của Văn Tử đem dâng cho vua nước Tấn, đúng là kẻ bợ đít.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ)
Suy tư:
Có những người khi thất thế sa cơ hoặc công chưa thành danh chưa toại, thì cam tâm luồn cúi nịnh hót người khác để tiến thân, khi công danh đã có thì đối xử với các ân nhân của mình như người xa lạ và có khi như kẻ thù, tại sao vậy ? Thưa, là vì những người ấy không có cái tâm biết ơn, mà chỉ biết lợi dụng người khác cách hèn hạ.
Có những người khi còn hàn vi thì được người này người nó thương mến giúp đỡ, bởi vì họ sống rất đàng hoàng, nhưng khi có chút tiền rủng rỉnh trong túi thì chẳng có ai đến với họ nữa, bởi vì người hàn vi ấy đã biết hếch mặt lên trời khi nói chuyện với các ân nhân, biết gắt gỏng hạch hỏi những người đã từng giúp đỡ bao bọc mình, tại sao vậy ? Thưa, là vì những người hàn vi ấy không có cái tâm khiêm tốn, và cũng không có cái đầu để suy nghĩ, mà chỉ có sự vô ơn mà thôi.
Có được người bạn làm quan thì những người bạn khác hãnh diện về họ. Nhưng có người bạn làm quan hách dịch, kiêu ngạo, vô ơn thì chẳng có người bạn tôt nào lui tới, bởi vì một người bạn tự trọng thì không bao giờ bén mảng đến nhà người bạn làm quan mà vô ơn...
N2T |
Trung Hành Văn Tử của nước Tấn, vì thất bại trong việc tranh giành quyền lực, nên để bảo toàn tính mạng màn bằng mọi giá phải chạy trốn ra khỏi nước Tấn. Trên đường chạy trốn, một tên tùy tùng của ông ta nói: “Quan huyện ở đây là thuộc hạ của ngài trước đây, tại sao chúng ta không tạm thời vào ông ta nghỉ ngơi nhờ một đêm, luôn tiện đợi đội xe phía sau vận chuyển lương thực đến ?”
Văn Tử trả lời: “Trước đây chỉ cần ta có thái độ thích âm nhạc, thì ông ta đem tới tặng một cây đàn; nếu ta nói thích ngọc bội thì ông ta tặng ngọc. Từ tình huống đó mà nhìn thì ông ta chỉ muốn phụ họa theo ta, đối với ta rất tốt, nhưng hoàn toàn không phải thật tâm tốt với ta, muốn làm sự nguy hiểm cho ta, uốn nắn cái sai lầm của ta, cho nên ta lo lắng là bây giờ nó đang tính lợi dụng ta, đi tìm người khác thì hay hơn.”
Bởi vì có một mối lo nghĩ cho nên Trung Hành Văn Tử cứ một mạch mà đi không ngừng nghỉ, vội vàng rời khỏi cái huyện ấy. Quan huyện của huyện ấy quả nhiên như sự dự liệu của Văn Tử, chận đứng hai xe vận chuyển lương thực của Văn Tử đem dâng cho vua nước Tấn, đúng là kẻ bợ đít.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ)
Suy tư:
Có những người khi thất thế sa cơ hoặc công chưa thành danh chưa toại, thì cam tâm luồn cúi nịnh hót người khác để tiến thân, khi công danh đã có thì đối xử với các ân nhân của mình như người xa lạ và có khi như kẻ thù, tại sao vậy ? Thưa, là vì những người ấy không có cái tâm biết ơn, mà chỉ biết lợi dụng người khác cách hèn hạ.
Có những người khi còn hàn vi thì được người này người nó thương mến giúp đỡ, bởi vì họ sống rất đàng hoàng, nhưng khi có chút tiền rủng rỉnh trong túi thì chẳng có ai đến với họ nữa, bởi vì người hàn vi ấy đã biết hếch mặt lên trời khi nói chuyện với các ân nhân, biết gắt gỏng hạch hỏi những người đã từng giúp đỡ bao bọc mình, tại sao vậy ? Thưa, là vì những người hàn vi ấy không có cái tâm khiêm tốn, và cũng không có cái đầu để suy nghĩ, mà chỉ có sự vô ơn mà thôi.
Có được người bạn làm quan thì những người bạn khác hãnh diện về họ. Nhưng có người bạn làm quan hách dịch, kiêu ngạo, vô ơn thì chẳng có người bạn tôt nào lui tới, bởi vì một người bạn tự trọng thì không bao giờ bén mảng đến nhà người bạn làm quan mà vô ơn...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 18/03/2008
N2T |
32. Thời gian tạ ơn sau khi rước lễ, là thời gian được thánh sủng quý báu.
(Chân phước Alvarez of Cordova)Thứ Năm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 18/03/2008
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Lời Chúa: Ga 13, 1-15.
“Đức Giê-su yêu họ đến cùng”.
Bạn thân mến,
Chỉ có những ai yêu đến cùng mới dám hy sinh mạng sống của mình cho người mình yêu, Chúa Giê-su đã làm như thế, không phải chỉ cho các môn đệ của Ngài mà thôi, nhưng còn cho toàn thể nhân loại từ nguyên tổ A-dong cho đến người cuối cùng của ngày thế mạt.
Bí tích Thánh Thể mà bạn đang tham dự hằng ngày đó, chính là dấu hiệu hữu hình của Chúa Giê-su yêu nhân loại đến cùng, một tình yêu cho đi mà không tàn tạ hủy diệt, một tình yêu hiến dâng trọn vẹn, để những ai tham dự đều được đón nhận sự sống đời đời trong Nước Trời.
Ngày Thứ Năm tuần thánh còn gọi là ngày Lễ Dầu, vì trong thánh lễ này, đức giám mục địa phận sẽ làm phép dầu thánh để thánh hóa (Rửa Tội, Thêm Sức, và Truyền chức linh mục, giám mục), để chữa lành (Xức dầu bệnh nhân), và để trợ giúp (dầu dự tòng) cho linh hồn chúng ta, những nghi lễ ấy đều bày tỏ tình yêu của Chúa Giê-su đối với Giáo Hội của Ngài và nhân loại.
Bạn đã yêu chưa, tôi tin chắc bạn đã yêu rồi, và tôi tin chắc rằng, hằng ngày bạn luôn gìn giữ và muốn thăng hoa tình yêu của mình bằng những hy sinh của bạn: hy sinh giờ giấc, hy sinh mưa nắng, hy sinh công việc và có khi hy sinh cả nguy hiểm tính mạng cho tình yêu.
Chúa Giê-su yêu thương chúng ta hơn cả bạn yêu người yêu của bạn, hơn tất cả mọi tình yêu trên thế gian này, bằng chứng là Ngài đã từ bỏ ngai trời, từ bỏ thiên đàng để sinh ra trong hang lừa hôi hám, bị sỉ nhục, bị vác cây thập giá và bị đóng đinh trên thập rồi chết. Đó đúng là một tình yêu hy sinh và bất diệt…
Chúa Giê-su mời bạn hãy yêu thương những người chung quanh bạn, đó chính là yêu Ngài vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: Ga 13, 1-15.
“Đức Giê-su yêu họ đến cùng”.
Bạn thân mến,
Chỉ có những ai yêu đến cùng mới dám hy sinh mạng sống của mình cho người mình yêu, Chúa Giê-su đã làm như thế, không phải chỉ cho các môn đệ của Ngài mà thôi, nhưng còn cho toàn thể nhân loại từ nguyên tổ A-dong cho đến người cuối cùng của ngày thế mạt.
Bí tích Thánh Thể mà bạn đang tham dự hằng ngày đó, chính là dấu hiệu hữu hình của Chúa Giê-su yêu nhân loại đến cùng, một tình yêu cho đi mà không tàn tạ hủy diệt, một tình yêu hiến dâng trọn vẹn, để những ai tham dự đều được đón nhận sự sống đời đời trong Nước Trời.
Ngày Thứ Năm tuần thánh còn gọi là ngày Lễ Dầu, vì trong thánh lễ này, đức giám mục địa phận sẽ làm phép dầu thánh để thánh hóa (Rửa Tội, Thêm Sức, và Truyền chức linh mục, giám mục), để chữa lành (Xức dầu bệnh nhân), và để trợ giúp (dầu dự tòng) cho linh hồn chúng ta, những nghi lễ ấy đều bày tỏ tình yêu của Chúa Giê-su đối với Giáo Hội của Ngài và nhân loại.
Bạn đã yêu chưa, tôi tin chắc bạn đã yêu rồi, và tôi tin chắc rằng, hằng ngày bạn luôn gìn giữ và muốn thăng hoa tình yêu của mình bằng những hy sinh của bạn: hy sinh giờ giấc, hy sinh mưa nắng, hy sinh công việc và có khi hy sinh cả nguy hiểm tính mạng cho tình yêu.
Chúa Giê-su yêu thương chúng ta hơn cả bạn yêu người yêu của bạn, hơn tất cả mọi tình yêu trên thế gian này, bằng chứng là Ngài đã từ bỏ ngai trời, từ bỏ thiên đàng để sinh ra trong hang lừa hôi hám, bị sỉ nhục, bị vác cây thập giá và bị đóng đinh trên thập rồi chết. Đó đúng là một tình yêu hy sinh và bất diệt…
Chúa Giê-su mời bạn hãy yêu thương những người chung quanh bạn, đó chính là yêu Ngài vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ánh sáng cứu độ - Thứ Bảy Lễ Vọng Phục Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:02 18/03/2008
Mt 28, 1-10
Trong nghi lễ đêm nay, chúng ta có nhiều điều cần suy nghĩ: Chúa Giêsu đã sống lại khải hoàn như lời Ngài đã loan báo trước. Cây nến phục sinh hiên ngang tỏa sáng như niềm tin cho mọi người Kitô hữu.
LỜI BÁO TRƯỚC CỦA CHÚA ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN:
Đúng như nhiều lần Chúa Giêsu nói thể theo ý Thiên Chúa Cha, dù Ngài tới trần gian là để sống với, sống vì, sống cho mọi người và Ngài chỉ làm những công việc tốt lành, nhưng rồi Ngài sẽ bị bắt, bị đánh đập, bị treo lên Thập Giá và ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại vinh quang khải hoàn.Tin Mừng Đức Giêsu đều nhất trí về biến cố Đức Giêsu Kitô: Thời gian sống lại là sáng sớm ngày tứ nhất trong tuần, nghĩa là ngày thời nay gọi là sáng sớm ngày Chúa Nhật. Việc thứ hai là ngôi một trống. Chúa Giêsu không còn ở trong mộ, có nhiều người chứng kiến sự việc này là bà Maria Mácđala, hai tông đồ Simon Phêrô và Gioan, Chúa đã nhiều lần hiện ra và các t6ng đồ là nhân chứng cho sự phục sinh của Ngài. Chúa Giêsu đã sống lại vinh quang. Sự kiện này vẫn được luôn luôn nói tới chứ không phải chỉ bị chôn vùi trong mồ, chôn vùi trong sách vở mà thôi. Chúa chết thật và Ngài đã sống lại thật đó là niềm tin vững chắc mà mọi người đều phải hiểu như thế. Đây là niềm tin. Một mầu nhiệm đức tin bởi vì chúng ta tin vào Chúa là con người thật, con người đã chết nhưng vẫn sống. Mọi vĩ nhân, mọi người trên thế giới đều chết, nhưng thực tế họ không thể sống lại. Chỉ mình Đức Giêsu vẫn sống bằng xương bằng thịt trên trời, trong cuộc đời, trong nhà tạm và nơi Mính Máu Thánh Chúa. Mọi người Kitô đều tin như vậy, Ngài đang sống ở đây, bên ta, trong ta, chúng ta tin và chúng ta vẫn gặp Ngài. Trong thánh lễ hôm nay Hội Thánh nói chúng ta hãy hát lên Alléluia. Alléluia có ngĩa là ca ngợi Chúaq, Chúc tụng Chúa, tôn vinh Chúa.
CHÚA LÀ ÁNH SÁNG:
Trong đêm hôm nay, cây nến phục sinh tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại. Đầu lễ mọi ngọn đèn trong nhà thờ tắt cả. Cây nến phục sinh duy nhất được thắp sáng, được xông hương và được rước lên cung thánh đặt ở nơi trịnh trọng. Lửa cây nến phục sinh này được dùng thắp sáng mọi cây nến trong nhà thờ. Đây là cây nến trung tâm tượng trưng cho Chúa Giêsu phục sinh.
Ngọn lửa phục sinh sẽ bùng sáng như Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi mồ chiến thắng sự chết. Với tình yêu cứu độ, Chúa yêu thương mọi người. Sự phục sinh của Người sẽ luôn bừng sáng cho những người biết tin vào Người. Tình yêu của Chúa đối với nhân lọai, đối với từng người sẽ không bao giờ bị tắt. Tình thương cứu độ của Chúa sẽ luôn bừng sáng giữa thế gian đầy bóng tối và tội lỗi.
Vâng, ánh sáng của Chúa ban cho ta, sự sống Chúa trao cho ta, ta phải sống ánh sáng và sự sống như những chứng nhân thật sự của biến cố phục sinh.
Xin Chúa thêm lòng tin cho ta để ta sống chứng nhân tình yêu của sự sống phục sinh của Chúa.
Trong nghi lễ đêm nay, chúng ta có nhiều điều cần suy nghĩ: Chúa Giêsu đã sống lại khải hoàn như lời Ngài đã loan báo trước. Cây nến phục sinh hiên ngang tỏa sáng như niềm tin cho mọi người Kitô hữu.
LỜI BÁO TRƯỚC CỦA CHÚA ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN:
Đúng như nhiều lần Chúa Giêsu nói thể theo ý Thiên Chúa Cha, dù Ngài tới trần gian là để sống với, sống vì, sống cho mọi người và Ngài chỉ làm những công việc tốt lành, nhưng rồi Ngài sẽ bị bắt, bị đánh đập, bị treo lên Thập Giá và ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại vinh quang khải hoàn.Tin Mừng Đức Giêsu đều nhất trí về biến cố Đức Giêsu Kitô: Thời gian sống lại là sáng sớm ngày tứ nhất trong tuần, nghĩa là ngày thời nay gọi là sáng sớm ngày Chúa Nhật. Việc thứ hai là ngôi một trống. Chúa Giêsu không còn ở trong mộ, có nhiều người chứng kiến sự việc này là bà Maria Mácđala, hai tông đồ Simon Phêrô và Gioan, Chúa đã nhiều lần hiện ra và các t6ng đồ là nhân chứng cho sự phục sinh của Ngài. Chúa Giêsu đã sống lại vinh quang. Sự kiện này vẫn được luôn luôn nói tới chứ không phải chỉ bị chôn vùi trong mồ, chôn vùi trong sách vở mà thôi. Chúa chết thật và Ngài đã sống lại thật đó là niềm tin vững chắc mà mọi người đều phải hiểu như thế. Đây là niềm tin. Một mầu nhiệm đức tin bởi vì chúng ta tin vào Chúa là con người thật, con người đã chết nhưng vẫn sống. Mọi vĩ nhân, mọi người trên thế giới đều chết, nhưng thực tế họ không thể sống lại. Chỉ mình Đức Giêsu vẫn sống bằng xương bằng thịt trên trời, trong cuộc đời, trong nhà tạm và nơi Mính Máu Thánh Chúa. Mọi người Kitô đều tin như vậy, Ngài đang sống ở đây, bên ta, trong ta, chúng ta tin và chúng ta vẫn gặp Ngài. Trong thánh lễ hôm nay Hội Thánh nói chúng ta hãy hát lên Alléluia. Alléluia có ngĩa là ca ngợi Chúaq, Chúc tụng Chúa, tôn vinh Chúa.
CHÚA LÀ ÁNH SÁNG:
Trong đêm hôm nay, cây nến phục sinh tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại. Đầu lễ mọi ngọn đèn trong nhà thờ tắt cả. Cây nến phục sinh duy nhất được thắp sáng, được xông hương và được rước lên cung thánh đặt ở nơi trịnh trọng. Lửa cây nến phục sinh này được dùng thắp sáng mọi cây nến trong nhà thờ. Đây là cây nến trung tâm tượng trưng cho Chúa Giêsu phục sinh.
Ngọn lửa phục sinh sẽ bùng sáng như Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi mồ chiến thắng sự chết. Với tình yêu cứu độ, Chúa yêu thương mọi người. Sự phục sinh của Người sẽ luôn bừng sáng cho những người biết tin vào Người. Tình yêu của Chúa đối với nhân lọai, đối với từng người sẽ không bao giờ bị tắt. Tình thương cứu độ của Chúa sẽ luôn bừng sáng giữa thế gian đầy bóng tối và tội lỗi.
Vâng, ánh sáng của Chúa ban cho ta, sự sống Chúa trao cho ta, ta phải sống ánh sáng và sự sống như những chứng nhân thật sự của biến cố phục sinh.
Xin Chúa thêm lòng tin cho ta để ta sống chứng nhân tình yêu của sự sống phục sinh của Chúa.
Thinh lặng - Thứ Bảy Thánh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:05 18/03/2008
Chúng ta được mời thinh lặng chiêm ngưỡng mộ Chúa. Sự im lặng nội tâm và cả bên ngoài rất cầ thiết để nhìn ngắm và chiêm ngắm mộ Chúa Giêsu. Ngày thứ sáu thánh, nhân loại đã chưa hết bàng hoàng về bản án và Chúa Giêsu bị đóng đinh giữa hai bên trộm cướp. Sự hoảng hốt, âu lo vì những người có quyền thế đã đóng đinh Chúa vẫn làm cho con người chưa khỏi lo âu, ê chề, sợ sệt. Hội Thánh mời gọi con người trong những giờ phút này hãy thinh lặng để nghe tiếng Chúa, để đi vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
Thinh lặng cầu nguyện. Thinh lặng sám hối. Thinh lặng để xin Chúa thương tha thứ tội lỗi. Đó là những điều con người phải làm. Mẹ Maria là mẫu gương dạy mọi người cầu nguyện và thinh lặng. Mẹ vốn là con người thinh lặng để nghe tiếng Chúa. Mẹ vốn là người thinh lặng trong Tin Mừng. Vì chỉ có thinh lặng, cầu nguyện, chiêm niệm, Mẹ Maria mới nhận ra được ý Thiên Chúa. Trong biến cố truyền tin Mẹ đâu có nói nhiều, Mẹ đâu có thắc mắc nhiều. Nhưng hai tiếng xin vâng đã gói trọn cả cuộc đời của Mẹ. Mẹ cũng như mọi người được sinh ra là để chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ khác với người khác, khác với một xã hội luôn sống trong náo động, ồn ào để tìm danh vọng, lợi nhuận và thú vui. Nhìn vào lịch sử để thấy thế giới luôn luôn ồn ào, luôn luôn hỗn độn đi tìm tiền của và hạnh phúc riêng cho mình. Họ đã khước từ sự kết hiệp với Thiên Chúa.
Mẹ Maria đã hiểu rõ rằng con người sở dĩ chưa tới với nhau vì thiếu sự thinh lặng và tha thứ. Tha thứ chính là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thưng chính cả kẻ thù của mình nữa. Chúa Giêsu trên Thập Giá đã biến ý riêng của mình thành của lễ hy sinh dâng lên Chúa Cha:” Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm “
Mẹ Maria đã sống lời xin vâng, nghĩa là sống theo ý Chúa, biến sự riêng tư, hạnh phúc cá nhân của mình thành sự yêu thương tha thứ. Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu khi Mẹ sống hoàn toàn tha thứ và sống theo ý Chúa. Mẹ không hờn oán, không trả thù, không nguyền rủa những kẻ đã giết con Mẹ. Mẹ đã giống con của Mẹ là sống tha thứ và tha thứ không ngừng.
Mẹ đã có mặt trong giờ linh thiêng nhất là giờ chết của con Mẹ. Mẹ đã thưa xin vâng bằng sự có mặt của Mẹ. Mẹ đứng dưới chân thập giá để chiêm ngắm cuộc tử nạn của con Mẹ. Mẹ đứng đó như đã từng lê bước trên mọi nẻo đường truyền giáo của con Mẹ. Mẹ đứng đó vì ý thức sâu xa mầu nhiệm cứu chuộc đã được hoàn tất theo ý Chúa. Mẹ đứng đó trong cõi lòng tan nát nhưng tất cả đều chỉ vì vinh quang cho Thiên Chúa.
Nhìn vào gương của Mẹ Maria, con người chúng ta cũng được mời gọi sống thinh lặng để nhận ra ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chúa yêu chúng ta, yêu từng người và muốn hạnh phúc của chúng ta là sống cho Ngài, sống vì Ngài.
Tội lỗi chúng ta thật nhiều, nhưng chúng ta tin tưởng Chúa cứu độ chúng ta và Chúa không bỏ rơi ta như đã không bỏ Phêrô khi Phêrô chối Chúa ba lần. Chúa chỉ bỏ chúng ta khi chúng ta có thái độ như Giuđa Iscariốt.
Thứ bảy thánh, chúng ta được mời gọi nhìn vào ngôi mộ của Chúa để nghe âm thầm tiếng Chúa nói với ta:” Hạt giống rơi xuống đất có thối đi mới trổ sinh được nhiều bông hạt “.
Ngôi mộ của Chúa vẫn nằm đó, xin cho chúng ta mỗi Kitô hữu biết chôn vùi tội lỗi của ta để cùng Chúa chúng ta được phục sinh vinh hiển với Ngài. Xin cho ánh sáng phục sinh bừng cháy lên để ngôi mộ chỉ còn là mộ trống vì Chúa sẽ sống lại khải hoàn vào ngày Chúa nhật đầu tuần. Amen.
Thinh lặng cầu nguyện. Thinh lặng sám hối. Thinh lặng để xin Chúa thương tha thứ tội lỗi. Đó là những điều con người phải làm. Mẹ Maria là mẫu gương dạy mọi người cầu nguyện và thinh lặng. Mẹ vốn là con người thinh lặng để nghe tiếng Chúa. Mẹ vốn là người thinh lặng trong Tin Mừng. Vì chỉ có thinh lặng, cầu nguyện, chiêm niệm, Mẹ Maria mới nhận ra được ý Thiên Chúa. Trong biến cố truyền tin Mẹ đâu có nói nhiều, Mẹ đâu có thắc mắc nhiều. Nhưng hai tiếng xin vâng đã gói trọn cả cuộc đời của Mẹ. Mẹ cũng như mọi người được sinh ra là để chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ khác với người khác, khác với một xã hội luôn sống trong náo động, ồn ào để tìm danh vọng, lợi nhuận và thú vui. Nhìn vào lịch sử để thấy thế giới luôn luôn ồn ào, luôn luôn hỗn độn đi tìm tiền của và hạnh phúc riêng cho mình. Họ đã khước từ sự kết hiệp với Thiên Chúa.
Mẹ Maria đã hiểu rõ rằng con người sở dĩ chưa tới với nhau vì thiếu sự thinh lặng và tha thứ. Tha thứ chính là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thưng chính cả kẻ thù của mình nữa. Chúa Giêsu trên Thập Giá đã biến ý riêng của mình thành của lễ hy sinh dâng lên Chúa Cha:” Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm “
Mẹ Maria đã sống lời xin vâng, nghĩa là sống theo ý Chúa, biến sự riêng tư, hạnh phúc cá nhân của mình thành sự yêu thương tha thứ. Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu khi Mẹ sống hoàn toàn tha thứ và sống theo ý Chúa. Mẹ không hờn oán, không trả thù, không nguyền rủa những kẻ đã giết con Mẹ. Mẹ đã giống con của Mẹ là sống tha thứ và tha thứ không ngừng.
Mẹ đã có mặt trong giờ linh thiêng nhất là giờ chết của con Mẹ. Mẹ đã thưa xin vâng bằng sự có mặt của Mẹ. Mẹ đứng dưới chân thập giá để chiêm ngắm cuộc tử nạn của con Mẹ. Mẹ đứng đó như đã từng lê bước trên mọi nẻo đường truyền giáo của con Mẹ. Mẹ đứng đó vì ý thức sâu xa mầu nhiệm cứu chuộc đã được hoàn tất theo ý Chúa. Mẹ đứng đó trong cõi lòng tan nát nhưng tất cả đều chỉ vì vinh quang cho Thiên Chúa.
Nhìn vào gương của Mẹ Maria, con người chúng ta cũng được mời gọi sống thinh lặng để nhận ra ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chúa yêu chúng ta, yêu từng người và muốn hạnh phúc của chúng ta là sống cho Ngài, sống vì Ngài.
Tội lỗi chúng ta thật nhiều, nhưng chúng ta tin tưởng Chúa cứu độ chúng ta và Chúa không bỏ rơi ta như đã không bỏ Phêrô khi Phêrô chối Chúa ba lần. Chúa chỉ bỏ chúng ta khi chúng ta có thái độ như Giuđa Iscariốt.
Thứ bảy thánh, chúng ta được mời gọi nhìn vào ngôi mộ của Chúa để nghe âm thầm tiếng Chúa nói với ta:” Hạt giống rơi xuống đất có thối đi mới trổ sinh được nhiều bông hạt “.
Ngôi mộ của Chúa vẫn nằm đó, xin cho chúng ta mỗi Kitô hữu biết chôn vùi tội lỗi của ta để cùng Chúa chúng ta được phục sinh vinh hiển với Ngài. Xin cho ánh sáng phục sinh bừng cháy lên để ngôi mộ chỉ còn là mộ trống vì Chúa sẽ sống lại khải hoàn vào ngày Chúa nhật đầu tuần. Amen.
Một biến cố - Ơn giải thoát - Thứ Sáu Tuần thánh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:14 18/03/2008
Ga 18,1-19.42
Suy đi nghĩ lại cho cùng, người có lòng tin không thể nào quên được bản án Đức Giêsu phải chịu dù Người chẳng có một tội gì! Mà xét cho cùng nhân loại, đặc biệt các Thượng tế, các Kỳ lão và dân Do Thái quả ác thực. Họ lấy máu người vô tội để làm những điều theo ý tà của họ. Ngày nay khi ngồi lại để tâm tư trầm lắng, người Kitô hữu hiểu rằng, Chúa gánh tội thế gian do lòng thương xót của Người, Chúa chịu chết theo ý định của Cha Người. Đọc lại bản án của Chúa Giêsu, chúng ta thử nhìn xem lại vài nét trong vụ xử án bất công này;
CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA TRĂM BỀ THỬ THÁCH:
Đọc lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về biết bao điều tốt lành Chúa đã làm cho nhân loại. Từ lời nói, việc làm, từ những phép lạ vang lừng, tới sự khiêm hạ vô biên của Chúa, người Do Thái và đặc biệt là những lãnh tụ tôn giáo nào đâu có khen ngợi Chúa, họ tìm đủ mọi cách để làm hại Chúa và khử trừ Chúa…
Một môn đệ tên Giuđa Iscariốt, người được Chúa thương yêu trao túi tiền nhưng rồi ông ta cũng vì ham danh vọng, ham thú vui thế trần, ham 30 đồng bạc nên đã bán Chúa cho các Thượng Tế, Kinh Sư và Pharisiêu. Các môn đệ khác cũng chẳng hơn gì: Phêrô, vị lãnh đạo Hội Thánh sau này, cũng chối Chúa ba lần, các môn đệ khác thì ngủ vùi trong vườn Cây Dầu khi Thầy mình thức cả đêm mà cầu nguyện. Suốt ba năm theo Chúa trên đường truyền giáo, các môn đệ vẫn xem ra chưa hiểu gì về Chúa, họ còn tranh dành cho thấp chỗ cao. Tệ hơn nữa một môn đệ lại hỏi Chúa:” Làm sao đường của Chúa đi chúng con biết được mà đi “. Hoặc như Toma nói với các môn đệ khác:” Chúng ta cùng lên Giêrusalem để chết với Ngài…”. Con đường của Chúa quả trăm bề thử thách, nhiều sóng gió, lắm long đong. Đi rao giảng thì có ít người nghe lắm kẻ ơ hờ. Đường của Chúa thật vất vả thật long đong. Những môn đệ của Chúa kết nạp chỉ hiểu rõ Ngài khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại…
MỘT SỰ THẬT NHƯNG NỰC CƯỜI:
Philatô cứ tưởng mình là người hùng của Do Thái nói riêng và của thế giới nói chung. Tin Mừng viết:” Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: ” Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? ….Đức Giêsu trả lời:” Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này”( Ga 18,33-36). Nước ở đây theo Lc 8,9 theo nghĩa Hy Lạp có 3 nghĩa: Vương quốc hay nước, là lãnh thổ của vua cai trị, triều đại, là việc cai trị của vua hay thời đại của vua cai trị; vương quyền là chức phẩm và quyền bính của vua. Thực tế, Philatô cứ tưởng tự ông ta có quyền nhưng thực ra: ” Nếu không được Thiên Chúa ban quyền cho thì họ chẳng là gì …”. Vì hiểu quyền là do mình, nên Philatô đã không hề đếm xỉa đến sự thật, xem thường lời chiêm bao của vợ mình, ông sợ mất quyền mất chức, sợ dân đả đảo, nên đã nhắm mắt rửa tay phủi trách nhiệm để tha tên trộm cướp khét tiếng là Baraba và lên án tử Chúa Giêsu. Đọc đọan này chúng ta hết sức nực cười về một con người đáng lẽ nắm cán cân công lý lại đánh mất chính phẩm giá của mình.
ĐÂY LÀ NGƯỜI ( ECCE HOMO ):
Đây là người công chính mà ông Philatô dù biết Chúa vô cùng thánh thiện, vô tội vẫn cứ lờ đi vì quyền lực, vì danh vọng. Philatô kết án Chúa Giêsu, Ông đã làm một điều hết sức bất công. Đối với Philatô giết Chúa Giêsu là giết thêm một người Do Thái nữa thôi. Ông hèn nhát, ông bóc lột người Do Thái và làm khổ người Do Thái. Mãi mãi Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng toàn thánh. Đây Là Chúa, đây là Đấng toàn năng.
NHỮNG NGƯỜI TỐT LÀNH:
Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá đồng lao cộng khổ với con của Mẹ là Chúa Giêsu. Mẹ can đảm vô cùng can đảm. Do đó, Chúa trao Gioan cho Mẹ và ngược lại Ngài trao Mẹ cho Gioan. Mẹ Maria và thánh Gioan luôn bên cạnh Chúa, yêu thương Chúa, cảm thông với Chúa. Xa xa những người đạo đức cũng yêu Chúa và hết lòng cảm thông với Chúa. Còn các tông đồ dù rằng nhát đảm sợ sệt nhưng họ vẫn nhìn về Chúa…
Bài Tin Mừng về cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm nổi bật cây Thập Giá. Chính nhờ cây Thập Giá mà muôn người được cứu độ. Thánh Gioan cho chúng ta thấy loài người, mọi người đứng dưới chân Thập Giá đều là những người tội lỗi, đang cần ơn tha thứ và cứu độ, đàng khác trên Thập Giá Chúa đang tuôn đổ muôn ơn,đặc biệt ơn giải thoát cho nhân lọai. Nếu không có cây Thập Giá, con người, nhiều người sẽ không được cứu độ. Cũng như không có con rắn đồng trong sa mạc mà theo lệnh Chúa, Môsê đã đúc và treo lên, ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu, thì con người cũng vậy muốn được ơn cứu độ phải vác Thập Giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa. Mỗi người chúng ta phải có niềm tin như Đức Mẹ và hôn kính Thánh Giá với tất cả niềm tin của mình. Đây là biến cố cứu rỗi, biến cố Chúa Giêsu giải thoát nhân loại.
Suy đi nghĩ lại cho cùng, người có lòng tin không thể nào quên được bản án Đức Giêsu phải chịu dù Người chẳng có một tội gì! Mà xét cho cùng nhân loại, đặc biệt các Thượng tế, các Kỳ lão và dân Do Thái quả ác thực. Họ lấy máu người vô tội để làm những điều theo ý tà của họ. Ngày nay khi ngồi lại để tâm tư trầm lắng, người Kitô hữu hiểu rằng, Chúa gánh tội thế gian do lòng thương xót của Người, Chúa chịu chết theo ý định của Cha Người. Đọc lại bản án của Chúa Giêsu, chúng ta thử nhìn xem lại vài nét trong vụ xử án bất công này;
CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA TRĂM BỀ THỬ THÁCH:
Đọc lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về biết bao điều tốt lành Chúa đã làm cho nhân loại. Từ lời nói, việc làm, từ những phép lạ vang lừng, tới sự khiêm hạ vô biên của Chúa, người Do Thái và đặc biệt là những lãnh tụ tôn giáo nào đâu có khen ngợi Chúa, họ tìm đủ mọi cách để làm hại Chúa và khử trừ Chúa…
Một môn đệ tên Giuđa Iscariốt, người được Chúa thương yêu trao túi tiền nhưng rồi ông ta cũng vì ham danh vọng, ham thú vui thế trần, ham 30 đồng bạc nên đã bán Chúa cho các Thượng Tế, Kinh Sư và Pharisiêu. Các môn đệ khác cũng chẳng hơn gì: Phêrô, vị lãnh đạo Hội Thánh sau này, cũng chối Chúa ba lần, các môn đệ khác thì ngủ vùi trong vườn Cây Dầu khi Thầy mình thức cả đêm mà cầu nguyện. Suốt ba năm theo Chúa trên đường truyền giáo, các môn đệ vẫn xem ra chưa hiểu gì về Chúa, họ còn tranh dành cho thấp chỗ cao. Tệ hơn nữa một môn đệ lại hỏi Chúa:” Làm sao đường của Chúa đi chúng con biết được mà đi “. Hoặc như Toma nói với các môn đệ khác:” Chúng ta cùng lên Giêrusalem để chết với Ngài…”. Con đường của Chúa quả trăm bề thử thách, nhiều sóng gió, lắm long đong. Đi rao giảng thì có ít người nghe lắm kẻ ơ hờ. Đường của Chúa thật vất vả thật long đong. Những môn đệ của Chúa kết nạp chỉ hiểu rõ Ngài khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại…
MỘT SỰ THẬT NHƯNG NỰC CƯỜI:
Philatô cứ tưởng mình là người hùng của Do Thái nói riêng và của thế giới nói chung. Tin Mừng viết:” Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: ” Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? ….Đức Giêsu trả lời:” Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này”( Ga 18,33-36). Nước ở đây theo Lc 8,9 theo nghĩa Hy Lạp có 3 nghĩa: Vương quốc hay nước, là lãnh thổ của vua cai trị, triều đại, là việc cai trị của vua hay thời đại của vua cai trị; vương quyền là chức phẩm và quyền bính của vua. Thực tế, Philatô cứ tưởng tự ông ta có quyền nhưng thực ra: ” Nếu không được Thiên Chúa ban quyền cho thì họ chẳng là gì …”. Vì hiểu quyền là do mình, nên Philatô đã không hề đếm xỉa đến sự thật, xem thường lời chiêm bao của vợ mình, ông sợ mất quyền mất chức, sợ dân đả đảo, nên đã nhắm mắt rửa tay phủi trách nhiệm để tha tên trộm cướp khét tiếng là Baraba và lên án tử Chúa Giêsu. Đọc đọan này chúng ta hết sức nực cười về một con người đáng lẽ nắm cán cân công lý lại đánh mất chính phẩm giá của mình.
ĐÂY LÀ NGƯỜI ( ECCE HOMO ):
Đây là người công chính mà ông Philatô dù biết Chúa vô cùng thánh thiện, vô tội vẫn cứ lờ đi vì quyền lực, vì danh vọng. Philatô kết án Chúa Giêsu, Ông đã làm một điều hết sức bất công. Đối với Philatô giết Chúa Giêsu là giết thêm một người Do Thái nữa thôi. Ông hèn nhát, ông bóc lột người Do Thái và làm khổ người Do Thái. Mãi mãi Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng toàn thánh. Đây Là Chúa, đây là Đấng toàn năng.
NHỮNG NGƯỜI TỐT LÀNH:
Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá đồng lao cộng khổ với con của Mẹ là Chúa Giêsu. Mẹ can đảm vô cùng can đảm. Do đó, Chúa trao Gioan cho Mẹ và ngược lại Ngài trao Mẹ cho Gioan. Mẹ Maria và thánh Gioan luôn bên cạnh Chúa, yêu thương Chúa, cảm thông với Chúa. Xa xa những người đạo đức cũng yêu Chúa và hết lòng cảm thông với Chúa. Còn các tông đồ dù rằng nhát đảm sợ sệt nhưng họ vẫn nhìn về Chúa…
Bài Tin Mừng về cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm nổi bật cây Thập Giá. Chính nhờ cây Thập Giá mà muôn người được cứu độ. Thánh Gioan cho chúng ta thấy loài người, mọi người đứng dưới chân Thập Giá đều là những người tội lỗi, đang cần ơn tha thứ và cứu độ, đàng khác trên Thập Giá Chúa đang tuôn đổ muôn ơn,đặc biệt ơn giải thoát cho nhân lọai. Nếu không có cây Thập Giá, con người, nhiều người sẽ không được cứu độ. Cũng như không có con rắn đồng trong sa mạc mà theo lệnh Chúa, Môsê đã đúc và treo lên, ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu, thì con người cũng vậy muốn được ơn cứu độ phải vác Thập Giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa. Mỗi người chúng ta phải có niềm tin như Đức Mẹ và hôn kính Thánh Giá với tất cả niềm tin của mình. Đây là biến cố cứu rỗi, biến cố Chúa Giêsu giải thoát nhân loại.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Quốc vụ khanh chủ sự lễ an táng Chị Chiara Lubich
G. Trần Đức Anh OP
16:26 18/03/2008
ROMA. Chiều 18-3-2008, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đại diện ĐTC, đã chủ sự thánh lễ an táng Chị Chiara Lubich, người sáng lập Phong trào Focolari, Tổ Ấm, qua đời hôm 14-3-2008, thọ 88 tuổi.
Trước khi thánh lễ bắt đầu lúc 3 giờ chiều, từ 1 giờ 45, đã có phần thánh ca kèm theo các bài suy niệm của Chị Lubich, sau đó các vị lãnh đạo Kitô và các tôn giáo khác đã lên tiếng phát biểu ca ngợi và cám ơn chị Lubich vì những đóng góp của chị cho hòa bình, phong trào đại kết Kitô và sự xích lại gần nhau giữa các tôn giáo. Các vị cũng nói đến ảnh hưởng linh đạo của chị Lubich đối với đời sống bản thân của các vị. Chị Lubich đã từng là Chủ tịch danh dự của Hội đồng các tôn giáo thế giới về hòa bình.
Tham dự lễ an táng có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Chủ tịch Hạ Viện Fausto Bertinoti, cùng với một số bộ trưởng và đại biểu quốc hội Italia, và lối 40 ngàn người đến từ Italia, Âu Châu và các đại diện từ các châu lục khác. Một số phụ nữ Việt Nam trong quốc phục áo dài cũng hiện diện. Nhiều người tham dự thánh lễ từ quảng trường bên ngoài. Lễ an táng được đài Rai Uno và nhiều đài khác của Italia và nước ngoài trực tiếp truyền đi. Ngoài ra, tại nhiều thành phố trên thế giới, có nối mạng truyền hình để các thành viên và bạn hữu của Phong trào Tổ Ấm có thể theo dõi Thánh Lệ.
Đồng tế thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành có 15 Hồng y, trong đó có ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, ĐHY Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY Andrea di Montezemolo, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với đông đảo các GM và LM, đặc biệt là ĐHY Miroslav Vlk, TGM Praha, vốn là thành viên của Phong trào Tổ Ấm. Nhiều vị khác là các vị HY tổng trưởng và Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Ngoài ra có hơn 40 GM và hàng trăm linh mục.
Sứ điệp ĐTC
ĐTC đã gửi sứ điệp được chính ĐHY Bertone tuyên đọc tại buổi lễ, trong đó ngài tái nồng nhiệt chia buồn với với các vị lãnh đạo và toàn thể Phong trào Tổ Ấm cũng như những người cộng tác với chị Chiara Lubich, chứng nhân quảng đại của Chúa Kitô. Ngài cũng khẳng định rằng có rất nhiều lý do để cảm tạ Chúa vì hồng ân Người ban cho Giáo Hội nơi người phụ nữ có đức tin can trường, người sứ giả hiền hậu của hy vọng và hòa bình, sáng lập một đại gia đình thiêng liêng bao trim nhiều lãnh vực truyền giảng Tin Mừng.
ĐTC không quên đề cao lòng trung thành và tuân phục của Chị Lubich đối với Huấn quyền Hội Thánh, các vị Giáo Hoàng từ Vị Tôi Tớ Chúa Piô 12 cho đến nay, và ngài nhấn mạnh rằng 'Giờ đây di sản của Chị được chuyện cho gia đình thiêng liêng của Chị. Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương mà Chị Chiara luôn tham chiếu, giúp mỗi thành viên Phong trào Tổ Ấm tiếp tục tiến bước trên cùng con đường để giúp biến Giáo Hội ngày càng trở thành một căn nhà và một trường hiệp thông”.
ĐHY Bertone
Về phần ĐHY Bertone, trong bài giảng, ngài cũng đề cao công trình của Chị Chiara Lubich, và nêu bật bí quyết của chị là biến cuộc đời mình thành một bài ca chúc tụng Tình thương của Thiên Chúa, chúc tụng Thiên Chúa là Tình Thương. ”Ai ở trong tình thương thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy”. Bao nhiêu lần chị Chiara đã suy niệm những lời này và bao nhiêu lần chị đã nhắc lại trong các tác phẩm của chị, ví dụ trong những tờ ”Lời sự sống” như nguồn mạch mà hàng trăm ngàn người đã kín múc từ đó để huấn luyện tinh thần cho mình!
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh ghi nhận trong thế kỷ 20, có những biến cố đau thương, với 2 cuộc thế chiến, nhưng đó cũng là thế kỷ trong đó Thiên Chúa đã gợi lên vô số những người nam nữ anh hùng, trong khi thoa dịu các vết thương của các bệnh nhân và chia sẻ số phận của những người bé mọn, người nghèo và những người rốt cùng, phân phát bánh tình thương chữa lành các tâm hồn, mở rộng tâm trí đón nhận chân lý.. Trong bối cảnh đó, vị sáng lập Phong trào Tổ Ấm, với lối sống thầm lặng và khiêm hạ, đã không thành lập các tổ chức từ thiện và thăng tiến nhân bản, nhân tận tụy thắp lên ngọn lửa tình thương của Thiên Chúa trong các tâm hồn. Chị khích lệ con người trở thành chính tình thương, những người sống đoàn sủng hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa và tha nhân; những người phổ biến ”tình thương - hiệp nhất', biến bản thân, gia đình và nơi làm việc của mình thành một ”tổ ấm” trong đó tình yêu thương nồng cháy loan tỏa sang người khác và đốt cháy những gì ở gần.”
Phong trào Tổ Ấm do chị Chiara Lubich người Italia sáng lập năm 1943, sống linh đạo hiệp thông, cổ võ đối thoại giữa các tôn giáo, và hiện có 141.400 ngàn thành viên dấn thân tại 89 nước trên thế giới không kể hơn 2 triệu người khác tại 182 nước có liên hệ tới phong trào này. Ngoài các tín hữu Công Giáo còn có 350 cộng đoàn Giáo Hội Kitô và nhiều tín đồ các tôn giáo khác cũng gia nhập phong trào Tổ Ấm. Phong trào cũng có nhiều sáng kiến kinh tế hiệp thông với sự tham gia của 700 chủ xí nghiệp. (SD 18-3-2008)
Trước khi thánh lễ bắt đầu lúc 3 giờ chiều, từ 1 giờ 45, đã có phần thánh ca kèm theo các bài suy niệm của Chị Lubich, sau đó các vị lãnh đạo Kitô và các tôn giáo khác đã lên tiếng phát biểu ca ngợi và cám ơn chị Lubich vì những đóng góp của chị cho hòa bình, phong trào đại kết Kitô và sự xích lại gần nhau giữa các tôn giáo. Các vị cũng nói đến ảnh hưởng linh đạo của chị Lubich đối với đời sống bản thân của các vị. Chị Lubich đã từng là Chủ tịch danh dự của Hội đồng các tôn giáo thế giới về hòa bình.
Tham dự lễ an táng có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Chủ tịch Hạ Viện Fausto Bertinoti, cùng với một số bộ trưởng và đại biểu quốc hội Italia, và lối 40 ngàn người đến từ Italia, Âu Châu và các đại diện từ các châu lục khác. Một số phụ nữ Việt Nam trong quốc phục áo dài cũng hiện diện. Nhiều người tham dự thánh lễ từ quảng trường bên ngoài. Lễ an táng được đài Rai Uno và nhiều đài khác của Italia và nước ngoài trực tiếp truyền đi. Ngoài ra, tại nhiều thành phố trên thế giới, có nối mạng truyền hình để các thành viên và bạn hữu của Phong trào Tổ Ấm có thể theo dõi Thánh Lệ.
Đồng tế thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành có 15 Hồng y, trong đó có ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, ĐHY Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY Andrea di Montezemolo, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với đông đảo các GM và LM, đặc biệt là ĐHY Miroslav Vlk, TGM Praha, vốn là thành viên của Phong trào Tổ Ấm. Nhiều vị khác là các vị HY tổng trưởng và Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Ngoài ra có hơn 40 GM và hàng trăm linh mục.
Sứ điệp ĐTC
ĐTC đã gửi sứ điệp được chính ĐHY Bertone tuyên đọc tại buổi lễ, trong đó ngài tái nồng nhiệt chia buồn với với các vị lãnh đạo và toàn thể Phong trào Tổ Ấm cũng như những người cộng tác với chị Chiara Lubich, chứng nhân quảng đại của Chúa Kitô. Ngài cũng khẳng định rằng có rất nhiều lý do để cảm tạ Chúa vì hồng ân Người ban cho Giáo Hội nơi người phụ nữ có đức tin can trường, người sứ giả hiền hậu của hy vọng và hòa bình, sáng lập một đại gia đình thiêng liêng bao trim nhiều lãnh vực truyền giảng Tin Mừng.
ĐTC không quên đề cao lòng trung thành và tuân phục của Chị Lubich đối với Huấn quyền Hội Thánh, các vị Giáo Hoàng từ Vị Tôi Tớ Chúa Piô 12 cho đến nay, và ngài nhấn mạnh rằng 'Giờ đây di sản của Chị được chuyện cho gia đình thiêng liêng của Chị. Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương mà Chị Chiara luôn tham chiếu, giúp mỗi thành viên Phong trào Tổ Ấm tiếp tục tiến bước trên cùng con đường để giúp biến Giáo Hội ngày càng trở thành một căn nhà và một trường hiệp thông”.
ĐHY Bertone
Về phần ĐHY Bertone, trong bài giảng, ngài cũng đề cao công trình của Chị Chiara Lubich, và nêu bật bí quyết của chị là biến cuộc đời mình thành một bài ca chúc tụng Tình thương của Thiên Chúa, chúc tụng Thiên Chúa là Tình Thương. ”Ai ở trong tình thương thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy”. Bao nhiêu lần chị Chiara đã suy niệm những lời này và bao nhiêu lần chị đã nhắc lại trong các tác phẩm của chị, ví dụ trong những tờ ”Lời sự sống” như nguồn mạch mà hàng trăm ngàn người đã kín múc từ đó để huấn luyện tinh thần cho mình!
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh ghi nhận trong thế kỷ 20, có những biến cố đau thương, với 2 cuộc thế chiến, nhưng đó cũng là thế kỷ trong đó Thiên Chúa đã gợi lên vô số những người nam nữ anh hùng, trong khi thoa dịu các vết thương của các bệnh nhân và chia sẻ số phận của những người bé mọn, người nghèo và những người rốt cùng, phân phát bánh tình thương chữa lành các tâm hồn, mở rộng tâm trí đón nhận chân lý.. Trong bối cảnh đó, vị sáng lập Phong trào Tổ Ấm, với lối sống thầm lặng và khiêm hạ, đã không thành lập các tổ chức từ thiện và thăng tiến nhân bản, nhân tận tụy thắp lên ngọn lửa tình thương của Thiên Chúa trong các tâm hồn. Chị khích lệ con người trở thành chính tình thương, những người sống đoàn sủng hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa và tha nhân; những người phổ biến ”tình thương - hiệp nhất', biến bản thân, gia đình và nơi làm việc của mình thành một ”tổ ấm” trong đó tình yêu thương nồng cháy loan tỏa sang người khác và đốt cháy những gì ở gần.”
Phong trào Tổ Ấm do chị Chiara Lubich người Italia sáng lập năm 1943, sống linh đạo hiệp thông, cổ võ đối thoại giữa các tôn giáo, và hiện có 141.400 ngàn thành viên dấn thân tại 89 nước trên thế giới không kể hơn 2 triệu người khác tại 182 nước có liên hệ tới phong trào này. Ngoài các tín hữu Công Giáo còn có 350 cộng đoàn Giáo Hội Kitô và nhiều tín đồ các tôn giáo khác cũng gia nhập phong trào Tổ Ấm. Phong trào cũng có nhiều sáng kiến kinh tế hiệp thông với sự tham gia của 700 chủ xí nghiệp. (SD 18-3-2008)
Tổng tu nghị dòng Don Bosco và hiện tình của dòng trên thế giới
Linh Tiến Khải
16:30 18/03/2008
Phỏng vấn LM Pascual Chavez, Bề Trên tổng quyền dòng Don Bosco về tổng tu nghị thứ 26 và tình hình của dòng trên thế giới
Tổng Tu Nghị lần thứ 26 của dòng Don Bosco đã khai mạc hôm 3-3-2008 tại Roma đưới quyền chủ tọa của Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez, và sự tham dự của 233 đại biểu của dòng đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 3 vị người Việt Nam. Tổng tu nghị sẽ kéo dài cho tới ngày 12-4-2008. Đề tài của Tổng Tu Nghị là khẩu hiệu của thánh Gioan Don Bosco ”Xin cho con các linh hồn và hãy cất mọi sự khác”.
Hiện nay dòng Salesien có 15.750 tu sĩ gồm 10.720 linh mục, 2.092 trợ sĩ, 2.805 chủng sinh, 17 Phó tế vĩnh viễn, 116 Giám Mục và 484 tập sinh, hiện diện tại 128 quốc gia với 1847 nhà trên toàn thế giới.
Trong sứ điệp gửi tổng tu nghị, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 khích lệ các tu sĩ dòng Salésien tiếp tục hăng say thi hành công tác tông đồ theo gương thánh tổ phụ Gioan Bosco. Đức Thánh Cha khẳng định rằng theo gương Thánh Sáng Lập kính mến, các tu sĩ Salésien phải được lòng nhiệt thành tông đồ nung nấu. Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương nơi họ hội nhập đang mong đợi nơi họ một sự hiện diện hăng say làm tông đồ và lòng nhiệt thành táo bạo truyền giảng Tin Mừng... Việc rao giảng này phải là biên cương chính yếu và ưu tiên trong sứ mạng của các tu sĩ Salésien ngày nay. Sứ mạng ấy tuy có nhiều công tác và thách đố cấp thiết cũng như các lãnh vực hoạt động rộng lớn, nhưng trách vụ căn bản trong sứ mạng này vẫn là đề nghị mọi người sống cuộc nhân sinh như Chúa Giêsu đã sống.
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng ”Đoàn sủng của các tu sĩ Salésien đặt họ trong một vị thế ưu tiên có thể đề cao giá trị sự đóng góp của giáo dục trong lãnh vực truyền giáo cho giới trẻ. Thực vậy, nếu không có giáo dục, thì không thể có truyền giảng Tin Mừng sâu xa và lâu bền, sẽ không có sự tăng trưởng và trưởng thành, sẽ không có sự thay đổi não trạng và văn hóa”.
Trước đó Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tu sĩ Salésien rằng: ”Trong thời đại bị phân hóa và mong manh như ngày nay, điều quan trọng là khắc phục sự phân tán trong thái độ duy hoạt động và vun trồng đời sống thiêng liêng thống nhất, bằng cách thủ đắc một sự thần bí sâu xa và một sự vững chắc về tu đức học. Điều này sẽ nuôi dưỡng sự dấn thân tông đồ và bảo đảm hiệu năng mục vụ”.
Một cách cụ thể hơn, Đức Thánh Cha kêu gọi các tu sĩ Salésien đặc biệt chú ý đến việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, và Thánh Thể được cử hành hằng ngày là ánh sáng và sức mạnh đời sống thiêng liêng của tu sĩ Salésien. Họ nuôi dưỡng cuộc sống thường nhật của mình bằng việc lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, giúp đỡ giới trẻ và các tín hữu giáo dân đề cao giá trị của Lời Chúa trong đời sống thường nhật của họ và nỗ lực diễn tả Lời Chúa qua chứng tá hằng ngày”.
Tổng tu nghị dòng Don Bosco đã được khai mạc với thánh lễ đồng tế do cha Bề trên Tổng quyền chủ sự. Tiếp đó, tại Hội trường, khóa họp được khởi sự với thánh ca cầu xin Chúa Thánh Thần. Đức Hồng Y Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ tu sĩ, đã tuyên đọc sứ điệp trên đây của Đức Thánh Cha. Hiện diện trong dịp này cũng có 3 vị Hồng Y thuộc dòng Don Bosco gồm Đức Hồng Y Farina, thư viện trưởng của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám Mục Hong Kong và Đức Hồng Y Obando Bravo, nguyên Tổng Giám Mục Managua, Nicaragua, cùng với nhiều Giám Mục khác cùng dòng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Pascual Chavez, về Tổng Tu Nghị và tình hình của dòng trên thế giới hiện nay.
Hỏi: Thưa cha Bề Trên, tình hình của dòng Don Bosco trên thế giới hiện nay ra sao?
Đáp: Hiện tình của dòng tốt, cả khi không thể phủ nhận rằng trong các năm vừa qua chúng tôi chứng kiến số tu sĩ giảm sút. Thế rồi bên Tây Âu tuổi trung bình của các tu sĩ tiếp tục ngày càng cao và số ơn gọi rất ít. Trong khi tại châu Mỹ Latinh tình hình dậm chân tại chỗ, vì số các tập sinh tốt, nhưng thiếu điều mà chúng ta gọi là sự mạnh mẽ của ơn gọi. Tuy nhiên tạ ơn Chúa, tại các nơi khác trên thế giới có các dấu chỉ khích lệ.
Hỏi: Đó là những vùng nào thưa cha?
Đáp: Chẳng hạn bên Đông Âu tại các nước như Balan, Slovac và Ucraine số ơn gọi đông. Tôi cũng nghĩ tới Phi châu, nơi có nhiều ơn gọi, nhưng cần phải tuyển chọn kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt đông ơn gọi là vùng nam Á châu, Ấn Độ nơi các tu sĩ Salesien đã lên tới 2.500 người, và Việt Nam, là nơi mặc dù tình hình khó khăn, số tu sĩ đã được 300.
Hỏi: Cha giải thích hiện tượng ơn gọi gia tăng trong các vùng này như thế nào?
Đáp: Khi muốn, thì Chúa làm các phép lạ. Sự gia tăng số tu sĩ tại Ấn Độ và Việt Nam không phải là kết qủa của một chiến thuật hay một chương trình truyền giáo đặc biệt. Nó cũng là hoa trái của sự dấn thân lớn trong việc rao giảng Tin Mừng của biết bao nhiêu tu sĩ Salesien, nhưng chắc chắn trong sự phát triển này ngón tay lôi cuốn thần diệu của Thiên Chúa đã là yếu tố định đoạt.
Hỏi: Điều này liên quan tới số lượng hay phẩm chất của ơn gọi thưa cha?
Đáp: Cám ơn Chúa, đặc sủng của thánh Don Bosco vẫn còn sống động trong Dòng của chúng tôi. Mặc dù có khoảng cách không gian và thời gian giữa chúng tôi và cha thánh lập dòng, các tu sĩ Salesien không còn là một thực thể đa số là người gốc Italia như cách đây 120 năm nữa, tôi tin rằng các trực giác của thánh Don Bosco vẫn còn giá trị đối với ngày nay, và phải luôn luôn là một sự kiện đối với sinh hoạt mục vụ của chúng tôi.
Hỏi: Đâu là các đề tài được thảo luận trong tổng tu nghị thứ 26 này thưa cha?
Đáp: Vấn đề quan trọng nhất, mà chúng tôi phải đương đầu, liên quan tới sứ mệnh đặc thù của chúng tôi đối với người trẻ. Cần phải duy trì được thế quân bình giữa số tu sĩ giảm sút và rất nhiều cơ sở mà chúng tôi phải điều hành và phối hợp, mà không xa cách thực tại của người trẻ ngày nay. Vì nếu chúng ta xa cách người trẻ, thì kết cục là chúng ta sẽ không hiểu người trẻ nữa. Đối với cha thánh Don Bosco, gần gũi người trẻ, lắng nghe họ nói, với tình yêu thương, là yếu tố nòng cốt trong sư phạm của người, với mục đích là đưa họ tới với Chúa Giêsu, để khiến cho họ trở thành các tín hữu Kitô tốt lành và các công dân lương thiện. Và chỉ có Thiên Chúa mới biết người trẻ ngày nay cần đến Chúa Giêsu biết bao nhiêu cho thiện ích tinh thần của họ và cho cả hạnh phúc đời này của họ nữa.
Hỏi: Tổng tu nghị có thảo luận vấn đề ơn gọi không?
Đáp: Chắc chắn là có rồi. Đây là vấn đề gắn liền với vấn đề vừa nói. Nếu các tu sĩ Salesien có khả năng đến với giới trẻ, và nếu họ làm điều đó một cách tươi vui như cha thánh Don Bosco đã dậy, qua một đề nghị giáo dục khiến cho các dự án trong đời sống của người trẻ trưởng thành, thì khi đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa, sẽ dễ dàng làm nảy sinh ra các ơn gọi mới hơn, sẽ có thể có nhiều thợ mới đến làm việc trong vườn nho của Chúa hơn.
Hỏi: Sự kiện ơn gọi gia tăng mạnh mẽ trong các vùng đất không có lịch sử Kitô giáo như các vùng đất Á châu, cũng đặt ra vấn đề hội nhập văn hóa. Đây cũng là một đề tài của tổng tu nghị, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, đúng thế. Trong toàn vùng Á châu Kitô giáo được nhìn như là tôn giáo tây phương. Vì thế hòa tan căn tính Kitô với căn tính ấn độ là cả một vấn đề. Nhưng việc hội nhập văn hóa là điều cần thiết. Ngay cả đôi khi có nguy cơ muốn duy trì một tâm thức, một hình thái tư tưởng trên thực tế không thích hợp với đặc thái của Kitô giáo. Chẳng hạn như tính cách duy nhất của ơn cứu rỗi mà Chúa Giêsu đem đến cho loài người. Đôi khi xem ra nó cũng làm nảy sinh ra tranh luận ngay giữa các tu sĩ của dòng, vì việc hiểu lầm sự tôn trọng phải có đối với các tôn giáo khác. Và đây không phải là điều duy nhất gây ra tranh luận bên trong dòng.
Hỏi: Thưa cha Chavez, cha cũng là Chủ tịch Liên hiệp Bề trên tổng quyền các dòng nam. Từ chức vị này cha thấy tình hình cuộc sống tu sĩ trong Giáo Hội Công Giáo như thế nào?
Đáp: Cũng như xảy ra trong dòng của chúng tôi, cuộc sống tu trì trong Giáo Hội Công Giáo có các ánh sáng và các bóng tối của nó. Tình trạng dòng nào cũng giống nhau trong bối cảnh chung hiện nay. Tuy nhiên tôi thấy rằng cuộc sống thánh hiến vẫn là một tài nguyên khổng lồ của Giáo Hội. Thật ra thường khi các tu sĩ nam nữ các dòng là những người đứng hàng tiền đạo trong nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng, từ nay không chỉ liên quan tới các vùng truyền giáo, mà cũng liên quan tới các quốc gia có truyền thống Kitô lâu đời nữa.
Hỏi: Hơn bao giờ hết hiện nay dòng Salesien có nhiều tu sĩ trong hàng Hồng Y và nhiều nhân viên làm việc trong các cơ quan trung ương của Tòa Thánh. Đây là môt tài nguyên hay là một gánh nặng thưa cha?
Đáp: Dĩ nhiên đối với dòng chúng tôi đây là một vinh dự, khi có một vài tu sĩ của dòng có thể phục vụ gần Đức Thánh Cha trong guồng máy đại đồng của Giáo Hội. Tôi tin rằng từ trên trời cha thánh Don Bosco mỉm cười nhìn tất cả các thực tại này. Nhưng các tu sĩ Salesien chúng tôi không có và không tìm các đặc ân đặc sủng hay có các lối đi đặc biệt để tiến thân.
Hỏi: Cả đôi khi một tu sĩ Salesien được chỉ định làm Giám Mục, nhưng không phải chỉ có các tu sĩ Salesien, có người nêu bật ngay rằng đó là vì có hơi hướng dòng tu... cha nghĩ sao?
Đáp: Vâng, tôi hiểu sự kiện này. Nhưng như tôi biết trong các năm qua số các Giám Mục Salesien ổn định: các vị luôn vào khoảng 110-115 vị. Trong nghĩa này thì không có hiện tượng trăm hoa đua nở.
(Avvenire 2-3-2008; 4-3-2008)
Tổng Tu Nghị lần thứ 26 của dòng Don Bosco đã khai mạc hôm 3-3-2008 tại Roma đưới quyền chủ tọa của Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez, và sự tham dự của 233 đại biểu của dòng đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 3 vị người Việt Nam. Tổng tu nghị sẽ kéo dài cho tới ngày 12-4-2008. Đề tài của Tổng Tu Nghị là khẩu hiệu của thánh Gioan Don Bosco ”Xin cho con các linh hồn và hãy cất mọi sự khác”.
Hiện nay dòng Salesien có 15.750 tu sĩ gồm 10.720 linh mục, 2.092 trợ sĩ, 2.805 chủng sinh, 17 Phó tế vĩnh viễn, 116 Giám Mục và 484 tập sinh, hiện diện tại 128 quốc gia với 1847 nhà trên toàn thế giới.
Trong sứ điệp gửi tổng tu nghị, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 khích lệ các tu sĩ dòng Salésien tiếp tục hăng say thi hành công tác tông đồ theo gương thánh tổ phụ Gioan Bosco. Đức Thánh Cha khẳng định rằng theo gương Thánh Sáng Lập kính mến, các tu sĩ Salésien phải được lòng nhiệt thành tông đồ nung nấu. Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương nơi họ hội nhập đang mong đợi nơi họ một sự hiện diện hăng say làm tông đồ và lòng nhiệt thành táo bạo truyền giảng Tin Mừng... Việc rao giảng này phải là biên cương chính yếu và ưu tiên trong sứ mạng của các tu sĩ Salésien ngày nay. Sứ mạng ấy tuy có nhiều công tác và thách đố cấp thiết cũng như các lãnh vực hoạt động rộng lớn, nhưng trách vụ căn bản trong sứ mạng này vẫn là đề nghị mọi người sống cuộc nhân sinh như Chúa Giêsu đã sống.
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng ”Đoàn sủng của các tu sĩ Salésien đặt họ trong một vị thế ưu tiên có thể đề cao giá trị sự đóng góp của giáo dục trong lãnh vực truyền giáo cho giới trẻ. Thực vậy, nếu không có giáo dục, thì không thể có truyền giảng Tin Mừng sâu xa và lâu bền, sẽ không có sự tăng trưởng và trưởng thành, sẽ không có sự thay đổi não trạng và văn hóa”.
Trước đó Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tu sĩ Salésien rằng: ”Trong thời đại bị phân hóa và mong manh như ngày nay, điều quan trọng là khắc phục sự phân tán trong thái độ duy hoạt động và vun trồng đời sống thiêng liêng thống nhất, bằng cách thủ đắc một sự thần bí sâu xa và một sự vững chắc về tu đức học. Điều này sẽ nuôi dưỡng sự dấn thân tông đồ và bảo đảm hiệu năng mục vụ”.
Một cách cụ thể hơn, Đức Thánh Cha kêu gọi các tu sĩ Salésien đặc biệt chú ý đến việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, và Thánh Thể được cử hành hằng ngày là ánh sáng và sức mạnh đời sống thiêng liêng của tu sĩ Salésien. Họ nuôi dưỡng cuộc sống thường nhật của mình bằng việc lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, giúp đỡ giới trẻ và các tín hữu giáo dân đề cao giá trị của Lời Chúa trong đời sống thường nhật của họ và nỗ lực diễn tả Lời Chúa qua chứng tá hằng ngày”.
Tổng tu nghị dòng Don Bosco đã được khai mạc với thánh lễ đồng tế do cha Bề trên Tổng quyền chủ sự. Tiếp đó, tại Hội trường, khóa họp được khởi sự với thánh ca cầu xin Chúa Thánh Thần. Đức Hồng Y Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ tu sĩ, đã tuyên đọc sứ điệp trên đây của Đức Thánh Cha. Hiện diện trong dịp này cũng có 3 vị Hồng Y thuộc dòng Don Bosco gồm Đức Hồng Y Farina, thư viện trưởng của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám Mục Hong Kong và Đức Hồng Y Obando Bravo, nguyên Tổng Giám Mục Managua, Nicaragua, cùng với nhiều Giám Mục khác cùng dòng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Pascual Chavez, về Tổng Tu Nghị và tình hình của dòng trên thế giới hiện nay.
Hỏi: Thưa cha Bề Trên, tình hình của dòng Don Bosco trên thế giới hiện nay ra sao?
Đáp: Hiện tình của dòng tốt, cả khi không thể phủ nhận rằng trong các năm vừa qua chúng tôi chứng kiến số tu sĩ giảm sút. Thế rồi bên Tây Âu tuổi trung bình của các tu sĩ tiếp tục ngày càng cao và số ơn gọi rất ít. Trong khi tại châu Mỹ Latinh tình hình dậm chân tại chỗ, vì số các tập sinh tốt, nhưng thiếu điều mà chúng ta gọi là sự mạnh mẽ của ơn gọi. Tuy nhiên tạ ơn Chúa, tại các nơi khác trên thế giới có các dấu chỉ khích lệ.
Hỏi: Đó là những vùng nào thưa cha?
Đáp: Chẳng hạn bên Đông Âu tại các nước như Balan, Slovac và Ucraine số ơn gọi đông. Tôi cũng nghĩ tới Phi châu, nơi có nhiều ơn gọi, nhưng cần phải tuyển chọn kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt đông ơn gọi là vùng nam Á châu, Ấn Độ nơi các tu sĩ Salesien đã lên tới 2.500 người, và Việt Nam, là nơi mặc dù tình hình khó khăn, số tu sĩ đã được 300.
Hỏi: Cha giải thích hiện tượng ơn gọi gia tăng trong các vùng này như thế nào?
Đáp: Khi muốn, thì Chúa làm các phép lạ. Sự gia tăng số tu sĩ tại Ấn Độ và Việt Nam không phải là kết qủa của một chiến thuật hay một chương trình truyền giáo đặc biệt. Nó cũng là hoa trái của sự dấn thân lớn trong việc rao giảng Tin Mừng của biết bao nhiêu tu sĩ Salesien, nhưng chắc chắn trong sự phát triển này ngón tay lôi cuốn thần diệu của Thiên Chúa đã là yếu tố định đoạt.
Hỏi: Điều này liên quan tới số lượng hay phẩm chất của ơn gọi thưa cha?
Đáp: Cám ơn Chúa, đặc sủng của thánh Don Bosco vẫn còn sống động trong Dòng của chúng tôi. Mặc dù có khoảng cách không gian và thời gian giữa chúng tôi và cha thánh lập dòng, các tu sĩ Salesien không còn là một thực thể đa số là người gốc Italia như cách đây 120 năm nữa, tôi tin rằng các trực giác của thánh Don Bosco vẫn còn giá trị đối với ngày nay, và phải luôn luôn là một sự kiện đối với sinh hoạt mục vụ của chúng tôi.
Hỏi: Đâu là các đề tài được thảo luận trong tổng tu nghị thứ 26 này thưa cha?
Đáp: Vấn đề quan trọng nhất, mà chúng tôi phải đương đầu, liên quan tới sứ mệnh đặc thù của chúng tôi đối với người trẻ. Cần phải duy trì được thế quân bình giữa số tu sĩ giảm sút và rất nhiều cơ sở mà chúng tôi phải điều hành và phối hợp, mà không xa cách thực tại của người trẻ ngày nay. Vì nếu chúng ta xa cách người trẻ, thì kết cục là chúng ta sẽ không hiểu người trẻ nữa. Đối với cha thánh Don Bosco, gần gũi người trẻ, lắng nghe họ nói, với tình yêu thương, là yếu tố nòng cốt trong sư phạm của người, với mục đích là đưa họ tới với Chúa Giêsu, để khiến cho họ trở thành các tín hữu Kitô tốt lành và các công dân lương thiện. Và chỉ có Thiên Chúa mới biết người trẻ ngày nay cần đến Chúa Giêsu biết bao nhiêu cho thiện ích tinh thần của họ và cho cả hạnh phúc đời này của họ nữa.
Hỏi: Tổng tu nghị có thảo luận vấn đề ơn gọi không?
Đáp: Chắc chắn là có rồi. Đây là vấn đề gắn liền với vấn đề vừa nói. Nếu các tu sĩ Salesien có khả năng đến với giới trẻ, và nếu họ làm điều đó một cách tươi vui như cha thánh Don Bosco đã dậy, qua một đề nghị giáo dục khiến cho các dự án trong đời sống của người trẻ trưởng thành, thì khi đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa, sẽ dễ dàng làm nảy sinh ra các ơn gọi mới hơn, sẽ có thể có nhiều thợ mới đến làm việc trong vườn nho của Chúa hơn.
Hỏi: Sự kiện ơn gọi gia tăng mạnh mẽ trong các vùng đất không có lịch sử Kitô giáo như các vùng đất Á châu, cũng đặt ra vấn đề hội nhập văn hóa. Đây cũng là một đề tài của tổng tu nghị, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, đúng thế. Trong toàn vùng Á châu Kitô giáo được nhìn như là tôn giáo tây phương. Vì thế hòa tan căn tính Kitô với căn tính ấn độ là cả một vấn đề. Nhưng việc hội nhập văn hóa là điều cần thiết. Ngay cả đôi khi có nguy cơ muốn duy trì một tâm thức, một hình thái tư tưởng trên thực tế không thích hợp với đặc thái của Kitô giáo. Chẳng hạn như tính cách duy nhất của ơn cứu rỗi mà Chúa Giêsu đem đến cho loài người. Đôi khi xem ra nó cũng làm nảy sinh ra tranh luận ngay giữa các tu sĩ của dòng, vì việc hiểu lầm sự tôn trọng phải có đối với các tôn giáo khác. Và đây không phải là điều duy nhất gây ra tranh luận bên trong dòng.
Hỏi: Thưa cha Chavez, cha cũng là Chủ tịch Liên hiệp Bề trên tổng quyền các dòng nam. Từ chức vị này cha thấy tình hình cuộc sống tu sĩ trong Giáo Hội Công Giáo như thế nào?
Đáp: Cũng như xảy ra trong dòng của chúng tôi, cuộc sống tu trì trong Giáo Hội Công Giáo có các ánh sáng và các bóng tối của nó. Tình trạng dòng nào cũng giống nhau trong bối cảnh chung hiện nay. Tuy nhiên tôi thấy rằng cuộc sống thánh hiến vẫn là một tài nguyên khổng lồ của Giáo Hội. Thật ra thường khi các tu sĩ nam nữ các dòng là những người đứng hàng tiền đạo trong nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng, từ nay không chỉ liên quan tới các vùng truyền giáo, mà cũng liên quan tới các quốc gia có truyền thống Kitô lâu đời nữa.
Hỏi: Hơn bao giờ hết hiện nay dòng Salesien có nhiều tu sĩ trong hàng Hồng Y và nhiều nhân viên làm việc trong các cơ quan trung ương của Tòa Thánh. Đây là môt tài nguyên hay là một gánh nặng thưa cha?
Đáp: Dĩ nhiên đối với dòng chúng tôi đây là một vinh dự, khi có một vài tu sĩ của dòng có thể phục vụ gần Đức Thánh Cha trong guồng máy đại đồng của Giáo Hội. Tôi tin rằng từ trên trời cha thánh Don Bosco mỉm cười nhìn tất cả các thực tại này. Nhưng các tu sĩ Salesien chúng tôi không có và không tìm các đặc ân đặc sủng hay có các lối đi đặc biệt để tiến thân.
Hỏi: Cả đôi khi một tu sĩ Salesien được chỉ định làm Giám Mục, nhưng không phải chỉ có các tu sĩ Salesien, có người nêu bật ngay rằng đó là vì có hơi hướng dòng tu... cha nghĩ sao?
Đáp: Vâng, tôi hiểu sự kiện này. Nhưng như tôi biết trong các năm qua số các Giám Mục Salesien ổn định: các vị luôn vào khoảng 110-115 vị. Trong nghĩa này thì không có hiện tượng trăm hoa đua nở.
(Avvenire 2-3-2008; 4-3-2008)
Thông điệp Phục Sinh cuối cùng của Đức Thượng Phụ Michel Sabbah
Nguyễn Việt Nam
16:53 18/03/2008
Giêrusalem - Đức Tổng Giám Mục Michel Sabbah, thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem đã đưa ra thông điệp Phục Sinh cuối cùng của ngài trước khi mãn nhiệm trong tuần này sau 20 năm trong chức vụ.
Trong thông điệp Phục Sinh vừa được đưa ra hôm qua, Đức Thượng Phụ đã đề cập đến Thánh Địa như “miền đất của Mạc Khải, Cứu Độ và hòa giải” nhưng đã đầy những rối loạn vì “bạo lực phi nhân và vô nghĩa”.
“Không may là miền đất này vẫn giữ nguyên là miền đất đổ máu, bất chất ơn gọi của nó. Đây là thời điểm cao độ để học những bài học của lịch sử và tiến theo con đường của Chúa. Đây là giờ cao điểm cho mỗi dân tộc và cá nhân để chấp nhận ơn gọi mà Thiên Chúa đã tín thác cho họ là xây dựng những xã hội chứ không phải là tàn phá chúng”.
Đức Thượng Phụ Michel Sabbah là người Palestine đầu tiên đảm nhận chức vụ này sau thời Thập Tự Chinh. Ngài là người Nazareth. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài trong chức vụ này vào năm 1988. Ngài sẽ mãn nhiệm ngày 19/3 tới đây nhân sinh nhật thứ 75.
Vị tân thượng phụ Giêrusalem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Tòa Thánh, người đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Giám Mục phó Giêrusalem từ tháng 9/2005.
Tòa Thượng Phụ Giêrusalem bao gồm Do Thái, Palestine, Jordan và đảo Cyprus. Hiện nay, có 75,000 tín hữu trong khu vực này. Đức Thượng Phụ Giêrusalem cũng đồng thời là thủ lãnh của đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thánh Địa, và chủ tịch Hội Đồng Giám Mục miền Ả rập.
Trong thông điệp Phục Sinh vừa được đưa ra hôm qua, Đức Thượng Phụ đã đề cập đến Thánh Địa như “miền đất của Mạc Khải, Cứu Độ và hòa giải” nhưng đã đầy những rối loạn vì “bạo lực phi nhân và vô nghĩa”.
“Không may là miền đất này vẫn giữ nguyên là miền đất đổ máu, bất chất ơn gọi của nó. Đây là thời điểm cao độ để học những bài học của lịch sử và tiến theo con đường của Chúa. Đây là giờ cao điểm cho mỗi dân tộc và cá nhân để chấp nhận ơn gọi mà Thiên Chúa đã tín thác cho họ là xây dựng những xã hội chứ không phải là tàn phá chúng”.
Đức Thượng Phụ Michel Sabbah là người Palestine đầu tiên đảm nhận chức vụ này sau thời Thập Tự Chinh. Ngài là người Nazareth. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài trong chức vụ này vào năm 1988. Ngài sẽ mãn nhiệm ngày 19/3 tới đây nhân sinh nhật thứ 75.
Vị tân thượng phụ Giêrusalem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Tòa Thánh, người đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Giám Mục phó Giêrusalem từ tháng 9/2005.
Tòa Thượng Phụ Giêrusalem bao gồm Do Thái, Palestine, Jordan và đảo Cyprus. Hiện nay, có 75,000 tín hữu trong khu vực này. Đức Thượng Phụ Giêrusalem cũng đồng thời là thủ lãnh của đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thánh Địa, và chủ tịch Hội Đồng Giám Mục miền Ả rập.
Văn bản của các chặng đàng Thánh Giá năm nay do Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân biên soạn
Đặng Tự Do
17:47 18/03/2008
Theo truyền thống, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh tại hí trường Côlôsê lúc 9:15 tối. Văn bản của các chặng đàng Thánh Giá năm nay do Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông, biên soạn.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân năm nay 76 tuổi. Ngài được thụ phong linh mục ngày 11/2/1961 và được bổ nhiệm Giám Mục Phó Hồng Kông ngày 13/9/1996. Ngày 23/9/2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài là Giám Mục Hồng Kông.
Năm 1978, ngài đã là Bề Trên Tỉnh Dòng Salêsiêng Trung quốc (bao gồm Hoa Lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan). Ngài đã từng giảng dạy tại Đại Chủng Viện Bắc Kinh từ năm 1989 đến 1996.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân là khuôn mặt tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng trên thế giới.
Theo thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh được đưa ra vài giờ trước đây, cha Federico Lombardi cho biết Đức Hồng Y Camillo Ruini, Giám Quản Rôma sẽ hướng dẫn buổi đi đàng Thánh Giá và Đức Thánh Cha sẽ vác thánh giá ở 3 chặng cuối cùng.
Năm ngoái một học giả nổi tiếng về Thánh Kinh, Đức Ông Gianfranco Ravasi, đã biên soạn các bài suy gẫm trong 14 chặng đàng Thánh Giá.
Đức Ông Gianfranco Ravasi năm nay 66 tuổi thuộc tổng giáo phận Milan, Italia. Ngài là tác giả của hơn 50 cuốn sách về Thánh Kinh. Ngài là giáo sư môn Thánh Kinh tại phân khoa Thần Học Bắc Italia, thành viên Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh. Ngài cũng là thư viện trưởng thư viện Ambrôsiô tại Milan.
ĐHY Giuse Trần Nhật Quân |
Năm 1978, ngài đã là Bề Trên Tỉnh Dòng Salêsiêng Trung quốc (bao gồm Hoa Lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan). Ngài đã từng giảng dạy tại Đại Chủng Viện Bắc Kinh từ năm 1989 đến 1996.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân là khuôn mặt tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng trên thế giới.
Theo thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh được đưa ra vài giờ trước đây, cha Federico Lombardi cho biết Đức Hồng Y Camillo Ruini, Giám Quản Rôma sẽ hướng dẫn buổi đi đàng Thánh Giá và Đức Thánh Cha sẽ vác thánh giá ở 3 chặng cuối cùng.
Năm ngoái một học giả nổi tiếng về Thánh Kinh, Đức Ông Gianfranco Ravasi, đã biên soạn các bài suy gẫm trong 14 chặng đàng Thánh Giá.
Đức Ông Gianfranco Ravasi năm nay 66 tuổi thuộc tổng giáo phận Milan, Italia. Ngài là tác giả của hơn 50 cuốn sách về Thánh Kinh. Ngài là giáo sư môn Thánh Kinh tại phân khoa Thần Học Bắc Italia, thành viên Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh. Ngài cũng là thư viện trưởng thư viện Ambrôsiô tại Milan.
Thực sự có tiến bộ gì không trong thương thảo Vatican - Do Thái?
Thúy Dung
18:01 18/03/2008
Tel Aviv - Một không khí “đầy thân ái” đã diễn ra giữa hai đoàn đại biểu Vatican và Do Thái gặp nhau hôm thứ Hai tại Tel Aviv nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến tài sản Giáo Hội Công Giáo tại Thánh Điạ và các vấn đề thuế khoá. Trên đây là nhận định được đưa ra trong thông cáo chung.
Thông cáo chung đưa ra sau buổi họp cho biết: “Ủy Ban Thường Trực Song Phương giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Do Thái đã gặp nhau hôm nay, thứ Hai 17/3 để tiếp tục thảo luận về Hiệp Định Kinh Tế liên quan đến những vấn đề tài chính và tài sản”.
“Hai đoàn đại biểu đã gặp nhau trong bầu khí đầy thân ái, xúc tiến công việc của họ, và lặp lại quyết tâm chung đẩy mạnh các hoạt động để đưa ra kết luận về Hiệp Định sớm hết sức có thể. Họ đồng ý hẹn gặp lại vào ngày 9/4/2008”.
Giới quan sát tỏ ra lạc quan “thận trọng” trước tin này. Theo Hiệp Định Cơ Bản mà Do Thái đã ký với Tòa Thánh ngày 30/12/1993 và bắt đầu có hiệu lực ngày 10/3/1994, hai bên sẽ có những cuộc họp bàn về thuế má và quyền sở hữu các tài sản của Giáo Hội tại Thánh Địa như đã được nêu trong điều 10 triệt 2a của Hiệp Định.
Các cuộc thương thảo giữa hai bên đã chỉ có thể chính thức khởi đầu từ ngày 11/3/1999. Cho tới nay, những tiến bộ đã đạt được là rất khiêm tốn. Khi gần đạt được một thỏa thuận nào đó thì phía Do Thái lại viện đủ mọi cớ nhỏ nhặt để bỏ họp.
Gần đây nhất, hôm thứ Tư 28/3/2007, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra thông báo bày tỏ sự thất vọng về việc Do Thái bỏ họp trong cuộc họp khoáng đại của Ủy Ban Làm Việc Song Phương theo dự trù sẽ diễn ra tại Vatican vào hôm nay thứ năm 29/3.
Sáng thứ Tư 28/3, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Do Thái cho thông tấn xã Reuters biết là cuộc họp này chỉ bị “đình lại” chứ không phải bị hủy bỏ. Ông này nói trưởng đoàn Do Thái là Aaron Abramovich, tổng giám đốc Bộ Ngoại Giao Do Thái đã có nhiều cuộc họp không dự liệu trước như cuộc gặp gỡ bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Trong quá khứ Do Thái luôn hành xử kiểu này. Thật vậy, sau cuộc họp mang tính chất nghi lễ ngày 11/3/1999 và một số cuộc họp sau đó với những kết quả rất khiêm tốn, ngày 28/8/2003, Do Thái ngang nhiên bỏ họp vô hạn định.
Dưới áp lực Hoa Kỳ, Do Thái trở lại bàn thương thảo một năm sau đó. Tuy nhiên, khi hai bên gần đến mức đạt được thỏa hiệp thì Do Thái đơn phương hủy bỏ các cuộc họp hôm 15/12 và 16/12/2004 chỉ vài giờ trước khi cuộc họp xảy ra. Theo dự trù cuộc họp với ngoại trưởng Do Thái sẽ nhằm kết thúc những bàn cãi về vấn đề thuế khóa từ lần họp trước. Trong ngày 15/12/2004, hai bên sẽ họp chung kết về thuế khóa và trong ngày 16/12/2004 sẽ bàn cách thực hiện nếu đạt được hiệp định trong ngày trước đó. Phía Do Thái không đưa ra bất cứ lý do nào về việc hoãn họp và cũng chẳng thông báo khi nào họ muốn họp tiếp.
Một đại biểu phía Công Giáo cho biết: “Phản ứng trong đoàn đạo biểu Giáo Hội là đầy kinh ngạc trước điều dường như đã thành lệ là phía Do Thái cứ đơn phương hủy bỏ họp vào phút chót trước các cuộc họp quan trọng”.
“Cuộc họp này đã được Do Thái trù bị trong 12 năm qua. Nhưng mỗi lần chúng tôi tiến đến gần kết luận thì họ rút lui. Thật là lạ lùng. Làm sao vấn đề có thể được giải quyết nếu họ không muốn đề cập đến”.
Sau khi xảy ra vụ đơn phương bỏ họp. Do Thái cũng bỏ luôn cuộc họp vào tháng Giêng năm 2005.
Phản ứng về vấn đề này, Đức Cha William S. Skylstad của giáo phận Spokane, Wash., chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã viết hai lá thư với những lời lẽ gay gắt tố cáo thái độ coi thường Tòa Thánh của Do Thái và coi thường các hiệp định do chính họ ký kết.
Trong lá thư gởi ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, Đức Cha Skylstad đã kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề này.
Trong cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh Tòa Thánh hôm 8/2/2005, tân ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã bàn thảo với Đức Hồng Y về tình hình Trung Đông và hứa sẽ làm mọi cách để Do Thái ngồi vào bàn hội nghị thảo luận về việc thi hành Hiệp Định Cơ Bản đã ký với Tòa Thánh vào năm 1993.
Dưới tất cả các áp lực đó, Do Thái đã chịu nói chuyện với các đại diện Vatican để cho một cái hẹn vào tháng 3/2005. Đến tháng 3/2005, Do Thái lại bỏ hẹn và dời vào tháng 4/2005, sau đó là tháng 5/2005 và cuối cùng là vào ngày 19/7/2005.
Đến ngày 19/7, Do Thái lại hẹn đến ngày 25/7/2005 và ngày 25/7 lại dựng lên chuyện "lảng òm" để bỏ họp.
Các cuộc họp trong năm 2006, với cuộc họp chót là hôm 13/12 đã không có những tiến triển gì.
Đầu năm nay, Ủy Ban Hoạt Động Thường Trực Song Phương Tòa Thánh và Do Thái đã có cuộc gặp vào hôm nay 29/1/2007. Cuộc họp diễn ra ngắn ngủi sau 3 giờ bàn thảo. Ủy ban chỉ đưa ra được một thông báo chung cho biết cuộc hội đàm đã diễn ra trong “một bầu không khí thân ái” và có “một số tiến triển” trên con đường đi đến một thỏa hiệp chung được nhiều người trông đợi về thuế khóa và tài sản của Giáo Hội tại Thánh Địa. Thông báo cho biết cuộc họp sắp tới sẽ là cuộc họp “khoáng đại” và sẽ diễn ra tại Vatican ngày 29/3/2007, là cuộc họp mà vừa qua Do Thái đã bỏ không dự.
Theo cha David Jaeger, chuyên viên về các vấn đề thương thuyết với Do Thái, vấn đề thuế khóa là “vấn đề sống còn với Giáo Hội”. Theo luật của Do Thái, chính quyền địa phương yêu cầu các chủ tài sản phải nộp 1/3 tiền thuế đất cho họ. Cha Jaeger cho biết:
“Các tu viện phần lớn được xây trên các vùng hẻo lánh ít dân cư và các tu sĩ sống nhờ của dâng cúng ít ỏi thì làm sao có tiền đóng thuế đất”. Nếu bị buộc phải đóng thuế, nhiều nhà thờ và tu viện Công Giáo phải đóng cửa và do đó Giáo Hội Công Giáo mất dần sự hiện diện của mình tại Thánh Địa.
Trong khi một số các tôn giáo khác như Giáo Hội Armenia Tông Truyền theo dõi sát cuộc thảo luận về thuế khóa giữa Công Giáo và Do Thái, vì họ cùng chịu hoàmn cảnh khó khăn như Giáo Hội Công Giáo; Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo Hy Lạp không lo lắng gì về vấn đề này. Các cơ sở Do Thái Giáo không những không bị đóng thuế mà còn được nhà nước tài trợ. Trong khi đó, Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp là chủ tài sản của nhiều lô đất rộng lớn tại Do Thái. Ngay cả, trụ sở của quốc hội Do Thái hiện nay cũng phải thuê đất của Chính Thống Giáo Hy Lạp và theo luật của Do Thái thì người đang cư ngụ phải trả tiền thuế đất chứ không phải chủ lô đất phải trả tiền.
Thông cáo chung đưa ra sau buổi họp cho biết: “Ủy Ban Thường Trực Song Phương giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Do Thái đã gặp nhau hôm nay, thứ Hai 17/3 để tiếp tục thảo luận về Hiệp Định Kinh Tế liên quan đến những vấn đề tài chính và tài sản”.
“Hai đoàn đại biểu đã gặp nhau trong bầu khí đầy thân ái, xúc tiến công việc của họ, và lặp lại quyết tâm chung đẩy mạnh các hoạt động để đưa ra kết luận về Hiệp Định sớm hết sức có thể. Họ đồng ý hẹn gặp lại vào ngày 9/4/2008”.
Giới quan sát tỏ ra lạc quan “thận trọng” trước tin này. Theo Hiệp Định Cơ Bản mà Do Thái đã ký với Tòa Thánh ngày 30/12/1993 và bắt đầu có hiệu lực ngày 10/3/1994, hai bên sẽ có những cuộc họp bàn về thuế má và quyền sở hữu các tài sản của Giáo Hội tại Thánh Địa như đã được nêu trong điều 10 triệt 2a của Hiệp Định.
Các cuộc thương thảo giữa hai bên đã chỉ có thể chính thức khởi đầu từ ngày 11/3/1999. Cho tới nay, những tiến bộ đã đạt được là rất khiêm tốn. Khi gần đạt được một thỏa thuận nào đó thì phía Do Thái lại viện đủ mọi cớ nhỏ nhặt để bỏ họp.
Gần đây nhất, hôm thứ Tư 28/3/2007, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra thông báo bày tỏ sự thất vọng về việc Do Thái bỏ họp trong cuộc họp khoáng đại của Ủy Ban Làm Việc Song Phương theo dự trù sẽ diễn ra tại Vatican vào hôm nay thứ năm 29/3.
Sáng thứ Tư 28/3, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Do Thái cho thông tấn xã Reuters biết là cuộc họp này chỉ bị “đình lại” chứ không phải bị hủy bỏ. Ông này nói trưởng đoàn Do Thái là Aaron Abramovich, tổng giám đốc Bộ Ngoại Giao Do Thái đã có nhiều cuộc họp không dự liệu trước như cuộc gặp gỡ bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Trong quá khứ Do Thái luôn hành xử kiểu này. Thật vậy, sau cuộc họp mang tính chất nghi lễ ngày 11/3/1999 và một số cuộc họp sau đó với những kết quả rất khiêm tốn, ngày 28/8/2003, Do Thái ngang nhiên bỏ họp vô hạn định.
Dưới áp lực Hoa Kỳ, Do Thái trở lại bàn thương thảo một năm sau đó. Tuy nhiên, khi hai bên gần đến mức đạt được thỏa hiệp thì Do Thái đơn phương hủy bỏ các cuộc họp hôm 15/12 và 16/12/2004 chỉ vài giờ trước khi cuộc họp xảy ra. Theo dự trù cuộc họp với ngoại trưởng Do Thái sẽ nhằm kết thúc những bàn cãi về vấn đề thuế khóa từ lần họp trước. Trong ngày 15/12/2004, hai bên sẽ họp chung kết về thuế khóa và trong ngày 16/12/2004 sẽ bàn cách thực hiện nếu đạt được hiệp định trong ngày trước đó. Phía Do Thái không đưa ra bất cứ lý do nào về việc hoãn họp và cũng chẳng thông báo khi nào họ muốn họp tiếp.
Một đại biểu phía Công Giáo cho biết: “Phản ứng trong đoàn đạo biểu Giáo Hội là đầy kinh ngạc trước điều dường như đã thành lệ là phía Do Thái cứ đơn phương hủy bỏ họp vào phút chót trước các cuộc họp quan trọng”.
“Cuộc họp này đã được Do Thái trù bị trong 12 năm qua. Nhưng mỗi lần chúng tôi tiến đến gần kết luận thì họ rút lui. Thật là lạ lùng. Làm sao vấn đề có thể được giải quyết nếu họ không muốn đề cập đến”.
Sau khi xảy ra vụ đơn phương bỏ họp. Do Thái cũng bỏ luôn cuộc họp vào tháng Giêng năm 2005.
Phản ứng về vấn đề này, Đức Cha William S. Skylstad của giáo phận Spokane, Wash., chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã viết hai lá thư với những lời lẽ gay gắt tố cáo thái độ coi thường Tòa Thánh của Do Thái và coi thường các hiệp định do chính họ ký kết.
Trong lá thư gởi ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, Đức Cha Skylstad đã kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề này.
Trong cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh Tòa Thánh hôm 8/2/2005, tân ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã bàn thảo với Đức Hồng Y về tình hình Trung Đông và hứa sẽ làm mọi cách để Do Thái ngồi vào bàn hội nghị thảo luận về việc thi hành Hiệp Định Cơ Bản đã ký với Tòa Thánh vào năm 1993.
Dưới tất cả các áp lực đó, Do Thái đã chịu nói chuyện với các đại diện Vatican để cho một cái hẹn vào tháng 3/2005. Đến tháng 3/2005, Do Thái lại bỏ hẹn và dời vào tháng 4/2005, sau đó là tháng 5/2005 và cuối cùng là vào ngày 19/7/2005.
Đến ngày 19/7, Do Thái lại hẹn đến ngày 25/7/2005 và ngày 25/7 lại dựng lên chuyện "lảng òm" để bỏ họp.
Các cuộc họp trong năm 2006, với cuộc họp chót là hôm 13/12 đã không có những tiến triển gì.
Đầu năm nay, Ủy Ban Hoạt Động Thường Trực Song Phương Tòa Thánh và Do Thái đã có cuộc gặp vào hôm nay 29/1/2007. Cuộc họp diễn ra ngắn ngủi sau 3 giờ bàn thảo. Ủy ban chỉ đưa ra được một thông báo chung cho biết cuộc hội đàm đã diễn ra trong “một bầu không khí thân ái” và có “một số tiến triển” trên con đường đi đến một thỏa hiệp chung được nhiều người trông đợi về thuế khóa và tài sản của Giáo Hội tại Thánh Địa. Thông báo cho biết cuộc họp sắp tới sẽ là cuộc họp “khoáng đại” và sẽ diễn ra tại Vatican ngày 29/3/2007, là cuộc họp mà vừa qua Do Thái đã bỏ không dự.
Theo cha David Jaeger, chuyên viên về các vấn đề thương thuyết với Do Thái, vấn đề thuế khóa là “vấn đề sống còn với Giáo Hội”. Theo luật của Do Thái, chính quyền địa phương yêu cầu các chủ tài sản phải nộp 1/3 tiền thuế đất cho họ. Cha Jaeger cho biết:
“Các tu viện phần lớn được xây trên các vùng hẻo lánh ít dân cư và các tu sĩ sống nhờ của dâng cúng ít ỏi thì làm sao có tiền đóng thuế đất”. Nếu bị buộc phải đóng thuế, nhiều nhà thờ và tu viện Công Giáo phải đóng cửa và do đó Giáo Hội Công Giáo mất dần sự hiện diện của mình tại Thánh Địa.
Trong khi một số các tôn giáo khác như Giáo Hội Armenia Tông Truyền theo dõi sát cuộc thảo luận về thuế khóa giữa Công Giáo và Do Thái, vì họ cùng chịu hoàmn cảnh khó khăn như Giáo Hội Công Giáo; Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo Hy Lạp không lo lắng gì về vấn đề này. Các cơ sở Do Thái Giáo không những không bị đóng thuế mà còn được nhà nước tài trợ. Trong khi đó, Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp là chủ tài sản của nhiều lô đất rộng lớn tại Do Thái. Ngay cả, trụ sở của quốc hội Do Thái hiện nay cũng phải thuê đất của Chính Thống Giáo Hy Lạp và theo luật của Do Thái thì người đang cư ngụ phải trả tiền thuế đất chứ không phải chủ lô đất phải trả tiền.
Top Stories
Des débats internes aux instances gouvernementales retarderaient la solution de l’affaire de la Délégation apostolique
Eglises d’Asie
12:17 18/03/2008
Des débats internes aux instances gouvernementales retarderaient la solution de l’affaire de la Délégation apostolique
Le 16 mars 2008, quelque 50 jours se seront écoulés depuis que, le 1er février dernier, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, a assuré à ses fidèles que « le dialogue s’était établi » avec les hauts dirigeants de l’Etat et que seraient satisfaites les aspirations qui avaient poussé la communauté chrétienne à des manifestations de prière depuis la mi-décembre de 2007 (1). La restitution du domaine de la Délégation apostolique à Hanoi, réclamée par les catholiques, avait été promise. Quelques jours plus tard, on avait appris que cette promesse avait été faite par le général Nguyên Van Huong, au nom du gouvernement, le 31 janvier, devant l’archevêque, dix prêtres et des responsables laïcs. A la veille de Pâques, alors qu’une certaine impatience se manifeste à l’intérieur de la communauté chrétienne, un article mis en ligne sur le site de Vietcatholic News (15 mars 2008) rassemble divers indices apportant une certaine lumière sur les intentions des autorités vietnamiennes et sur l’état d’esprit des responsables de la communauté catholique, sans qu’il soit toutefois encore possible de prévoir avec certitude l’issue de cette affaire.
Dans un premier temps, aux alentours du 26 février, on a appris que le Premier ministre Nguyên Tân Dung avait laissé le soin de régler la question de la Délégation apostolique à quatre instances différentes, à savoir le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, le ministère de la Sécurité publique, le ministère de la Construction et le Comité populaire de la Ville de Hanoi (l’équivalent de la municipalité) (2). Selon l’agence catholique vietnamienne, les trois premières instances seraient d’accord entre elles pour restituer l’ancienne demeure du délégué du Saint-Siège à l’archidiocèse de Hanoi. Seule la municipalité de Hanoi proposerait d’attribuer à l’Fglise catholique un autre terrain, ce qui permettrait de ne pas rompre le contrat passé avec une grosse entreprise et, surtout, empêcherait, dans le futur, la multiplication de nouvelles demandes de restitution.
C’est dans le cadre de ce débat que s’est tenue, le 13 mars 2008, une réunion entre diverses instances de l’Etat et du Parti. On a appris que les représentants de l’arrondissement de Hoan Kiê, où est située la Délégation apostolique, avaient proposé d’attribuer à l’Eglise un autre terrain que celui de la Délégation. Le secrétaire de la section du Parti de Hanoi avait, pour sa part, déclaré craindre que le l’Eglise réclame d’autres propriétés lorsqu’elle aura récupéré celle de la Délégation.
On a également appris, au début du mois de mars, que la municipalité de Hanoi avait examiné une proposition prévoyant de restituer la Délégation à l’archidiocèse, à condition que la statue de la Pietà qui y a été transportée au début des manifestations en soit retirée et que rien ne soit changé à l’apparence extérieure des lieux. On a également parlé d’une rencontre entre l’archevêque de Hanoi et le général Nguyên Van Huong. Ce dernier aurait fait la même proposition à Mgr Kiêt, qui a refusé que la restitution soit assortie d’une quelconque condition. Le Bureau des Affaires religieuses aurait été chargé de poursuivre les négociations. Cependant, l’archevêque est résolu à exiger la restitution de la propriété accaparée, sans consentir à aucune concession.
Au cours des 50 jours qui se sont écoulés depuis la promesse gouvernementale, l’impatience n’a cessé de monter au sein de la communauté catholique. Des petits groupes sont venus prier et placer des cierges devant la Délégation apostolique. En cette Semaine Sainte, les églises des paroisses de Hanoi vont se remplir de fidèles qui viendront participer aux offices et, ensuite, échangeront leurs impressions. Il est peu probable que les catholiques de Hanoi contreviendront à la volonté de leur archevêque. Cependant, on rapporte que le général Nguyên Van Huong, lors d’une rencontre avec Mgr Nguyên Van Sang, évêque de Thai Binh, lui aurait demandé si de grandes manifestations de prière se préparaient à Hanoi pour la Semaine Sainte. L’évêque de Thai Binh aurait avoué son ignorance à ce sujet.
(1) Voir EDA 479
(2) Vietcatholic News, 26 février 2008. Voir aussi EDA 481
(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 18 MARS 2008)
Le 16 mars 2008, quelque 50 jours se seront écoulés depuis que, le 1er février dernier, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, a assuré à ses fidèles que « le dialogue s’était établi » avec les hauts dirigeants de l’Etat et que seraient satisfaites les aspirations qui avaient poussé la communauté chrétienne à des manifestations de prière depuis la mi-décembre de 2007 (1). La restitution du domaine de la Délégation apostolique à Hanoi, réclamée par les catholiques, avait été promise. Quelques jours plus tard, on avait appris que cette promesse avait été faite par le général Nguyên Van Huong, au nom du gouvernement, le 31 janvier, devant l’archevêque, dix prêtres et des responsables laïcs. A la veille de Pâques, alors qu’une certaine impatience se manifeste à l’intérieur de la communauté chrétienne, un article mis en ligne sur le site de Vietcatholic News (15 mars 2008) rassemble divers indices apportant une certaine lumière sur les intentions des autorités vietnamiennes et sur l’état d’esprit des responsables de la communauté catholique, sans qu’il soit toutefois encore possible de prévoir avec certitude l’issue de cette affaire.
Dans un premier temps, aux alentours du 26 février, on a appris que le Premier ministre Nguyên Tân Dung avait laissé le soin de régler la question de la Délégation apostolique à quatre instances différentes, à savoir le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, le ministère de la Sécurité publique, le ministère de la Construction et le Comité populaire de la Ville de Hanoi (l’équivalent de la municipalité) (2). Selon l’agence catholique vietnamienne, les trois premières instances seraient d’accord entre elles pour restituer l’ancienne demeure du délégué du Saint-Siège à l’archidiocèse de Hanoi. Seule la municipalité de Hanoi proposerait d’attribuer à l’Fglise catholique un autre terrain, ce qui permettrait de ne pas rompre le contrat passé avec une grosse entreprise et, surtout, empêcherait, dans le futur, la multiplication de nouvelles demandes de restitution.
C’est dans le cadre de ce débat que s’est tenue, le 13 mars 2008, une réunion entre diverses instances de l’Etat et du Parti. On a appris que les représentants de l’arrondissement de Hoan Kiê, où est située la Délégation apostolique, avaient proposé d’attribuer à l’Eglise un autre terrain que celui de la Délégation. Le secrétaire de la section du Parti de Hanoi avait, pour sa part, déclaré craindre que le l’Eglise réclame d’autres propriétés lorsqu’elle aura récupéré celle de la Délégation.
On a également appris, au début du mois de mars, que la municipalité de Hanoi avait examiné une proposition prévoyant de restituer la Délégation à l’archidiocèse, à condition que la statue de la Pietà qui y a été transportée au début des manifestations en soit retirée et que rien ne soit changé à l’apparence extérieure des lieux. On a également parlé d’une rencontre entre l’archevêque de Hanoi et le général Nguyên Van Huong. Ce dernier aurait fait la même proposition à Mgr Kiêt, qui a refusé que la restitution soit assortie d’une quelconque condition. Le Bureau des Affaires religieuses aurait été chargé de poursuivre les négociations. Cependant, l’archevêque est résolu à exiger la restitution de la propriété accaparée, sans consentir à aucune concession.
Au cours des 50 jours qui se sont écoulés depuis la promesse gouvernementale, l’impatience n’a cessé de monter au sein de la communauté catholique. Des petits groupes sont venus prier et placer des cierges devant la Délégation apostolique. En cette Semaine Sainte, les églises des paroisses de Hanoi vont se remplir de fidèles qui viendront participer aux offices et, ensuite, échangeront leurs impressions. Il est peu probable que les catholiques de Hanoi contreviendront à la volonté de leur archevêque. Cependant, on rapporte que le général Nguyên Van Huong, lors d’une rencontre avec Mgr Nguyên Van Sang, évêque de Thai Binh, lui aurait demandé si de grandes manifestations de prière se préparaient à Hanoi pour la Semaine Sainte. L’évêque de Thai Binh aurait avoué son ignorance à ce sujet.
(1) Voir EDA 479
(2) Vietcatholic News, 26 février 2008. Voir aussi EDA 481
(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 18 MARS 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nữ tu Đaminh Rosa Lima trao quà Mùa chay cho anh chị em Stiêng ở giáo xứ Anh Bình, Ban Mê Thuột
Minh Nguyên
14:39 18/03/2008
BAN MÊ THUỘT - 6g sáng ngày 16 tháng 3, Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm và 15 Soeurs học viện, tất cả thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima lên xe hướng về giáo xứ An Bình, hạt Phước Long thuộc Gp. Ban Mê Thuột.
Đây là giáo xứ áp chót của Gp. Ban Mê Thuột nếu đi từ Toà Giám Mục xuống, còn tính từ Saigon lên, chúng tôi phải trải qua quãng đường dài 170 km. Giáo xứ An Bình có khoảng 3 ngàn trong số đó anh chị em dân tộc Stiêng là 1200 người trải dài 5 sóc: Bù Keng, Bù Ha, Bù Tam, Bình Giai và Bình Hà. Cha chánh xứ F.X Nguyễn Từ Tiến Dũng cho biết sóc Bù Keng xa nhà thờ nhất là 20 cây số đường khúc khuỷu, gập ghềnh, bụi mù. Mỗi Sóc đều có nhà nguyện riêng, may mắn thay chúng tôi được đến Sóc xa nhà thờ nhất. Nhà nguyện của Bù Keng nho nhỏ, tôi đo thử bước chân, chiều ngang và chiều dọc bằng nhau đều được 10 bước. Bàn thờ thô sơ, đơn giản với tượng Chịu Nạn đang được che khăn vì Mùa Chay, một cái giá đọc sách, vài tấm tôn và vài khúc cây dựng trong góc nhà. Ánh nắng mặt trời thì chói chang hắt những sợi nắng vàng chiếu sáng tràn ngập ngôi nhà nguyện nơi hẻo lánh này. Ngôi nhà nguyện thứ hai chúng tôi đến cũng cùng chung số phận như thế, tuy nhiên nơi đây đang có dự án làm nhà nguyện với khung nhà tiền chế cha xứ xin được đâu đó ở Saigon chở về, và tất cả mới chỉ là bắt đầu.
Chúng tôi được đến thăm vài gia đình trong Sóc Bù Keng, nhà làm bằng phên tre, ánh nắng tha hồ vào chơi, có lẽ mùa mưa ướt là chuyện bình thường. Trong nhà chẳng có vật dụng gì trừ cái sạp tre là đáng giá. Không bàn ghế, tủ chè hay ti vi…Nhà nào cửa cũng để ngỏ, vài nhà có những cậu bé vô tư ngủ, chẳng có ai ở nhà. Đàng sau là cái giếng khá sâu khoảng hơn 10m nhưng phải kéo nước bằng tay, quần áo, chén bát vất vưởng...
3 tiếng đồng hồ sau khi khởi hành, chúng tôi đến nhà thờ An Bình đang lúc thánh lễ cho anh chị em Stiêng, cha xứ và hai cậu bé người dân tộc đang đọc bài Thương Khó. Điều thú vị và dễ thương trong ngôi nguyện đường nhỏ bé này là trẻ em, chúng được mẹ hay cha bồng trên tay, địu trên lưng khi dâng lễ, hay chạy lên chạy xuống giữa các hàng ghế, rồi đâu đó có tiếng một bé khóc giữa nhà thờ và một em bé bình yên nằm duỗi hai tay hai chân thẳng cẳng trên ghế ngủ một giấc.
Sr. Andre Đỗ Thị Hương trưởng đoàn cho biết: “ Chuẩn bị cho anh chị em nơi đây, chúng tôi chỉ có được 250 phần quà của các mạnh thường quân nhờ chuyển cho những anh chị em khó khăn. Mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng gồm 10 kg gạo, 1 kg đường cát trắng, hai chai nước tương và 1 lít nước mắm. Còn những anh chị em đi dự lễ chúng tôi chuẩn bị cho mỗi người một ổ bánh mì kẹp giò, thơm phức do chính tay các Soeur nhận. Trẻ em thì có thêm bánh Snack, kẹo...”
Tôi hỏi một ông cụ: “Quà như thế này có ít quá không? Có lẽ phải thêm một túi bột ngọt nữa mới đủ”. Ông trả lời giọng lơ lớ tiếng Việt: “Như thế này là nhiều rồi đó”. Hỏi thêm vài chị nữa, nhưng hầu như không ai biết tiếng Việt. Thế là chỉ nhìn nhau cười! Có lẽ số tôi không may mắn, một số chị em học viên hỏi chuyện rất nhiều người và những câu chuyện rất dễ thương ấy được kể trên xe trên đường về nhà. Ví dụ như người con giá Stiêng khi lấy chồng thì chồng về ở nhà vợ, khi nào nhiều tiền và đưa cho bà mẹ vợ một khoản nào đó thì mới được ra riêng.Ví dụ như hỏi có bao giờ “đánh vợ” không? Câu trả lời: không bao giờ vì không có tiền đi. ..chích! Nhưng có những câu trả lời nghe xong nặng lòng. Trẻ em ở đây hầu như thất học, nếu có được đến trường thì lớp 5 đã là quá lắm rồi. Nhìn những em bé lon ton theo mẹ đi lễ, đen nhẻm, vô tư, mạnh khoẻ mà nao cả lòng. Nặng lòng hơn khi cha xứ chia sẻ: Sổ gia đình công giáo nơi đây phải đi đặt riêng, vì nhà nào cũng ít nhất là 8 đến 9 đứa con, nhà bình thường thì 10 hay 12...do đó sổ phải đi đặt là vậy, nếu không phải viết hai sổ mới đủ! Có lẽ vậy mà một chị dân tộc khoảng ngoài tuổi hai mươi lưng địu con, bụng mang bầu đến nhận gạo, các Soeur áy náy không dám cho bê vì sợ nặng quá, rồi các Soeurs nhờ người giúp đỡ bê giùm, nhưng khi ra tới đầu ngõ nhà thờ tôi đã thấy chị đội bao gạo trên vai, tay ôm con, còn bịch đồ nữa thì cho vào túi địu con, đi một cách nhẹ nhàng! Tội nghiệp cho các Soeur quá lo lắng!
Những ngày cuối cùng của Mùa Chay đang dần trôi qua, chúng tôi diễm phúc được đến với anh chị em vùng sâu vùng xa để chia sẻ, nói chuyện hỏi thăm...chỉ được vài ba tiếng đồng hồ nhưng những tâm tình thì thu được rất nhiều. Những điều đó sẽ mãi ghi dấu trong cuộc đời phục vụ, ghi dấu theo những tháng năm làm bạn cùng Giêsu, ghi dấu theo quãng đường mình đi qua để có thể cất lên bài ca Tạ ơn Chúa, vì trong mỗi môi trường sống Chúa hiện diện một cách khác nhau để chúng con nhìn thấy Chúa cách toàn diện hơn và yêu mến hơn.
Xin cảm ơn những anh chị em đã góp công- góp sức cho chuyến đi ngày hôm nay. Xin cám ơn nhau để mỗi ngày người đến và người đi đều cảm ơn chung một người, đó là Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Đây là giáo xứ áp chót của Gp. Ban Mê Thuột nếu đi từ Toà Giám Mục xuống, còn tính từ Saigon lên, chúng tôi phải trải qua quãng đường dài 170 km. Giáo xứ An Bình có khoảng 3 ngàn trong số đó anh chị em dân tộc Stiêng là 1200 người trải dài 5 sóc: Bù Keng, Bù Ha, Bù Tam, Bình Giai và Bình Hà. Cha chánh xứ F.X Nguyễn Từ Tiến Dũng cho biết sóc Bù Keng xa nhà thờ nhất là 20 cây số đường khúc khuỷu, gập ghềnh, bụi mù. Mỗi Sóc đều có nhà nguyện riêng, may mắn thay chúng tôi được đến Sóc xa nhà thờ nhất. Nhà nguyện của Bù Keng nho nhỏ, tôi đo thử bước chân, chiều ngang và chiều dọc bằng nhau đều được 10 bước. Bàn thờ thô sơ, đơn giản với tượng Chịu Nạn đang được che khăn vì Mùa Chay, một cái giá đọc sách, vài tấm tôn và vài khúc cây dựng trong góc nhà. Ánh nắng mặt trời thì chói chang hắt những sợi nắng vàng chiếu sáng tràn ngập ngôi nhà nguyện nơi hẻo lánh này. Ngôi nhà nguyện thứ hai chúng tôi đến cũng cùng chung số phận như thế, tuy nhiên nơi đây đang có dự án làm nhà nguyện với khung nhà tiền chế cha xứ xin được đâu đó ở Saigon chở về, và tất cả mới chỉ là bắt đầu.
Chúng tôi được đến thăm vài gia đình trong Sóc Bù Keng, nhà làm bằng phên tre, ánh nắng tha hồ vào chơi, có lẽ mùa mưa ướt là chuyện bình thường. Trong nhà chẳng có vật dụng gì trừ cái sạp tre là đáng giá. Không bàn ghế, tủ chè hay ti vi…Nhà nào cửa cũng để ngỏ, vài nhà có những cậu bé vô tư ngủ, chẳng có ai ở nhà. Đàng sau là cái giếng khá sâu khoảng hơn 10m nhưng phải kéo nước bằng tay, quần áo, chén bát vất vưởng...
3 tiếng đồng hồ sau khi khởi hành, chúng tôi đến nhà thờ An Bình đang lúc thánh lễ cho anh chị em Stiêng, cha xứ và hai cậu bé người dân tộc đang đọc bài Thương Khó. Điều thú vị và dễ thương trong ngôi nguyện đường nhỏ bé này là trẻ em, chúng được mẹ hay cha bồng trên tay, địu trên lưng khi dâng lễ, hay chạy lên chạy xuống giữa các hàng ghế, rồi đâu đó có tiếng một bé khóc giữa nhà thờ và một em bé bình yên nằm duỗi hai tay hai chân thẳng cẳng trên ghế ngủ một giấc.
Sr. Andre Đỗ Thị Hương trưởng đoàn cho biết: “ Chuẩn bị cho anh chị em nơi đây, chúng tôi chỉ có được 250 phần quà của các mạnh thường quân nhờ chuyển cho những anh chị em khó khăn. Mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng gồm 10 kg gạo, 1 kg đường cát trắng, hai chai nước tương và 1 lít nước mắm. Còn những anh chị em đi dự lễ chúng tôi chuẩn bị cho mỗi người một ổ bánh mì kẹp giò, thơm phức do chính tay các Soeur nhận. Trẻ em thì có thêm bánh Snack, kẹo...”
Tôi hỏi một ông cụ: “Quà như thế này có ít quá không? Có lẽ phải thêm một túi bột ngọt nữa mới đủ”. Ông trả lời giọng lơ lớ tiếng Việt: “Như thế này là nhiều rồi đó”. Hỏi thêm vài chị nữa, nhưng hầu như không ai biết tiếng Việt. Thế là chỉ nhìn nhau cười! Có lẽ số tôi không may mắn, một số chị em học viên hỏi chuyện rất nhiều người và những câu chuyện rất dễ thương ấy được kể trên xe trên đường về nhà. Ví dụ như người con giá Stiêng khi lấy chồng thì chồng về ở nhà vợ, khi nào nhiều tiền và đưa cho bà mẹ vợ một khoản nào đó thì mới được ra riêng.Ví dụ như hỏi có bao giờ “đánh vợ” không? Câu trả lời: không bao giờ vì không có tiền đi. ..chích! Nhưng có những câu trả lời nghe xong nặng lòng. Trẻ em ở đây hầu như thất học, nếu có được đến trường thì lớp 5 đã là quá lắm rồi. Nhìn những em bé lon ton theo mẹ đi lễ, đen nhẻm, vô tư, mạnh khoẻ mà nao cả lòng. Nặng lòng hơn khi cha xứ chia sẻ: Sổ gia đình công giáo nơi đây phải đi đặt riêng, vì nhà nào cũng ít nhất là 8 đến 9 đứa con, nhà bình thường thì 10 hay 12...do đó sổ phải đi đặt là vậy, nếu không phải viết hai sổ mới đủ! Có lẽ vậy mà một chị dân tộc khoảng ngoài tuổi hai mươi lưng địu con, bụng mang bầu đến nhận gạo, các Soeur áy náy không dám cho bê vì sợ nặng quá, rồi các Soeurs nhờ người giúp đỡ bê giùm, nhưng khi ra tới đầu ngõ nhà thờ tôi đã thấy chị đội bao gạo trên vai, tay ôm con, còn bịch đồ nữa thì cho vào túi địu con, đi một cách nhẹ nhàng! Tội nghiệp cho các Soeur quá lo lắng!
Những ngày cuối cùng của Mùa Chay đang dần trôi qua, chúng tôi diễm phúc được đến với anh chị em vùng sâu vùng xa để chia sẻ, nói chuyện hỏi thăm...chỉ được vài ba tiếng đồng hồ nhưng những tâm tình thì thu được rất nhiều. Những điều đó sẽ mãi ghi dấu trong cuộc đời phục vụ, ghi dấu theo những tháng năm làm bạn cùng Giêsu, ghi dấu theo quãng đường mình đi qua để có thể cất lên bài ca Tạ ơn Chúa, vì trong mỗi môi trường sống Chúa hiện diện một cách khác nhau để chúng con nhìn thấy Chúa cách toàn diện hơn và yêu mến hơn.
Xin cảm ơn những anh chị em đã góp công- góp sức cho chuyến đi ngày hôm nay. Xin cám ơn nhau để mỗi ngày người đến và người đi đều cảm ơn chung một người, đó là Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Đại Hội Giới Trẻ Giáo phận Mỹ Tho: Qua Mẹ Maria học biết Đức Giêsu
Minh Anh
16:53 18/03/2008
Đại Hội Giới Trẻ Giáo phận Mỹ Tho vào Mùa Chay Lễ Lá
QUA MẸ HỌC BIẾT ĐỨC GIÊSU
Chúa Nhật lễ Lá vừa qua (16/3/2008), tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho: 23 Lý Thường Kiệt Phường 6 TP. Mỹ Tho, Tiền Giang đã trở thành điểm hẹn của giới trẻ Công giáo Mỹ Tho. Từ Đồng Tháp, Long An, và trong tỉnh Tiền Giang các bạn trẻ đã nô nức lên đường về Nhà Chung Giáo phận để gặp gỡ Chúa, vị Cha chung, anh em trong tình thần hiệp thông và yêu thương của những người con trong Giao phận.
Từ vài tháng trước chương trình của ngày Đại hội đã được gửi đến từng giáo hạt, giáo xứ để các bạn trẻ đăng ký tham gia, chuẩn bị các tiết mục cho ngày đại hội….gần đến ngày Đại hội diễn ra quý Cha, các anh chị trong ban giới trẻ cùng các bạn trẻ đã bắt tay chuẩn bị lễ đài, trang trí khuôn viên, sân khấu, bố trí phòng ốc, sơ đồ bảng hướng dẫn, treo băng rôn…để đón tiếp các bạn trẻ thật chu đáo. Ngòai sự tham gia của các bạn trẻ còn có các Soeur Dòng Thánh Phaolo lo về chăm sóc sức khỏe và cùng với Qúy Dì Dòng Mến Thánh Gía Tân An đảm trách về phần diễn nguyện, các bà Mẹ Công Giáo lo về phần ẩm thực, quý ông trong bạn Mục Vụ tại các giáo xứ giữ xe và trật tự cho ngày đại hội. Có thể nói không chỉ có qúy Cha trong Ban Mục Vụ Gíơi trẻ mà có rất nhiều thành phần khác đều quan tâm, yêu mến giới trẻ, sẳn sàng hy sinh để lo cho ngày Đại hội Gíơi Trẻ Mỹ Tho được thành công tốt đẹp.
Mặc dù 13giờ 30 ngày 16/3 chương trình sẽ bắt đầu, nhưng từ sáng tại trung tâm mục vụ đã có các bạn trẻ ở 1 vài giáo xứ đã lên đường sớm để về cho kịp giờ khai mạc. Từ 13giờ tại khuôn viên Trung tâm Mục vụ đã rộn ràng sôi nổi với bài hát chủ đề thật trẻ trung và đúng ý nghĩa đã chọn cho ngày đại hội: Qua Mẹ Học Biết Đức Giêsu. Trước khi bước vào đại hội các bạn đến nhận phiếu ăn tối, tờ bướm chương trình đại hội, nón sinh họat và quà đại hội là sợi dây đeo có hình Chúa Giêsu được làm bằng gỗ trông rất dễ thương.
Chủ đñề Đại Hội Gíơi trẻ năm nay: Qua Mẹ Học Biết Đöùc Gieâsu đñược sọan theo Tin Mừng Ga 2,5 “Thaân maãu Ngöôøi noùi vôùi gia nhaân: “Thân mẫu Người nói với gia nhân: “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Ð?i H?i mu?n nói v?i ngu?i tr? r?ng: “ Tương lai của Giáo Hội và thế giới (HT/VH 38) cần phải nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trước để nhiệt huyết tuổi trẻ của họ thực sự được vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội và Giáo hội. Chính vì thế người trẻ càng phải học Người Thầy Chí Thánh một thần tượng trên mọi thần tượng. Một vị Thầy chân thiện mỹ. Như lời Đức Maria mong muốn “ Thầy bảo gì các con hãy làm theo”.
Đúng 13g30 các bạn đã vào hội trường lớn để sinh họat và tập hát thánh lễ. Những bài hát, vũ điệu sinh họat tập thể đã vang lên thật sôi động trẻ trung đã làm cho các bạn trẻ quen biết nhau vá gần nhau hơn. Bầu khí khởi động vui hơn khi có sự xuất hiện của Cha đặc trách giới trẻ giáo phận JB. Nguyễn Tấn Sang, Qúy Thầy và Cha Philip tuy đã lớn tuổi nhưng rất yêu mến giới trẻ cũng đến tham dự và làm họat náo rất vui và có duyên. Bài hát chủ đề được các bạn trẻ giáo xứ An Đức đảm nhận làm thành nhóm múa linh họat viên giúp cho các bạn trẻ hát và múa trong chương trình khai mạc. Sau khi 4 MC chào đón quý Cha, Quý tu sĩ và các bạn trẻ thuộc các giáo xứ khắp giáo phận Mỹ Tho về ngôi nhà chung này để tham dự ngày đại hội dành cho các bạn trẻ, tất cả hội trường đều im lặng hướng về đòan rước sách Phúc âm thật trang trọng trên nền nhạc dân tộc, đòan rước dùng những vũ điệu và tung hoa để cung nghinh Lời Chúa. Đến lễ đài 1 bạn trẻ đã đọc Lời Chúa với giọng đọc thật trang trọng và Cha đặc trách đã chào các bạn trẻ, Cha nói lên ý nghĩa của sự gặp gỡ trong ngày đại hội và Cha long trọng tuyên bố khai mạc. Pháo hoa trong hội trường đã nổ tung cùng với vũ điệu bài ca chủ đề vang lên các bạn trẻ hăng say múa hát làm cho bầu khí khai mạc thật soâi động vui tươi không thể diễn tả được.
Chương trình đại hội năm nay gồm có 4 phần:
1. Giao lưu học hỏi, chia sẻ chủ đề.
2. Thánh lễ
3. Diễn Nguyện
4. Văn nghệ và kết thúc với nghi thức lên đường.
Phần giao lưu học hỏi và chia sẻ được xen kẻ các tiết mục văn nghệ theo chủ đề của các bạn trẻ các giáo xứ, cùng với sự giao lưu của các anh chị em ca sĩ: Thanh Sử, Kim Lệ, nhóm Câu Lạc Bộ Đất Việt…làm chương trình càng thêm phong phú. Với sự chia sẻ thật dí dỏm vui tươi, Cha Thiệu Dòng DonBossco giúp cho giới trẻ nhận ra đâu là sự thật, dối trá, cái đúng cái sai trong sự quan hệ tình yêu nam nữ. Bài chia sẽ được khép lại khi Đức Gíam Mục Phaolô đến thăm các bạn và chuẩn bị bước vào thánh lễ.
Sau khi Đức Gíam Mục làm phép lá, đòan rước theo thứ tự đi về lễ đài trong tiếng hát trỗi dậy thật hùng hồn từ các ca đòan trong giáo phận: “…hoan hô con Vua Đavit….Đấng nhân danh Chúa mà đến…” các bạn trẻ cùng cung nghinh thánh giá và rước thánh giá về lễ đài trong bầu khí thật là trang trọng. Trong bài giảng Đức Gíam Mục mời gọi các bạn trẻ suy tư về: “Cái chết của Chúa Giêsu phải làm cho chúng ta suy nghĩ. Con người của chúng ta ngày nay quá khác với Chúa Giêsu. Ngày nay chúng ta thường có khuynh hướng đổ tội cho người khác, ít khi thú nhận tội lỗi của mình, khác hẳn với Chúa Giêsu, Đấng đã đảm nhận tất cả sự gian ác của loài người, vì không ngại nhận mọi người là anh em. Ai cũng muốn đổ tội cho người khác, không muốn nhận phần lỗi về mình, nên cứ tiếp tục chống đối nhau, trừng phạt nhau.
Cũng ít ai trong nhân loại chúng ta dám đón nhận đau khổ, mà chỉ muốn trút đau khổ lên trên người khác, những người thấp cổ bé họng, không thể nói gì để minh oan. Nếu chúng ta chỉ muốn rửa tay như Philatô để nói rằng mình không liên can gì đến tội ác, hay chỉ muốn la ó như đám đông để trút mọi đau khổ và tội ác lên đầu tha nhân, thì quả thật chúng ta là những kẻ giết Chúa”. Sau bài giảng đại diện Ban Mục Vụ Gíơi Trẻ cảm ơn và tặng hoa đến Đức Cha, Qúy Cha, những người cộng tác làm cho chương trình đại hội diễn ra trong bầu khí vui tươi.
Sau thánh lễ các bạn trẻ có 30 phút để ăn tối trong tình huynh đệ, trong 30 phút nầy các bạn được thưởng thức chương trình văn nghệ, giao lưu và thư giãn. Đúng 20giờ phần diễn nguyện được bắt đầu trong bầu khí thinh lặng và trang nghiêm với chủ đề: “ Cùng với Mẹ theo Chúa trên đường thập giá”. Phần diễn nguyện đưa các bạn trẻ trở về khung cảnh Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn Giêtsimani, hình ảnhGiuda phản bội, Phêrô chối Chúa…và cuối cùng đỉnh cao là cái chết của Chúa. Bài suy niệm và những điệu múa muốn diễn tả và mời gọi các bạn trẻ đi sâu vào đời sống nội tâm để gặp gỡ Chúa qua đời sống cầu nguyện hằng ngày, giúp các bạn ý thức hơn về công việc của mình trong môi trường sống: đừng vì tiền bạc, danh vọng mà chối Chúa….và hãy tha thứ như Chúa đã thứ tha. Sau cùng là chương trình văn nghệ giao lưu của các giáo xứ cùng với anh chị em nghệ sĩ đã làm sôi động khuôn viên của Trung Tâm mục vụ, qua các tiết mục văn nghệ thấy rằng các bạn trẻ rất nhiệt thành và rất sáng tạo trong từng tiết mục: hát, múa, kịch…và điều rất hoan nghênh là tinh thần trẻ của các bạn. Sự hiện diện cho đến kết thúc đại hội với con số 2000 người trong khuôn viên thì quả là một điều không đơn giản, phải có tinh thần trẻ, yêu mến giáo hội, cùng hiệp thông với sinh họat giáo phận thì sư quy tụ một lực lượng trẻ hùng hồn đông đảo mới thành công được.
Trước khi chia tay ra về các bạn trẻ tay trong tay múa hát vang bài hát Lên Đừơng như là sự quyết tâm ra đi dấn thân rao truyền Tin Mừng tại môi trường sống của mình. Đại hội đã khép lại nhưng tinh thần của Đại hội: Qua Mẹ Học Biết Đức Giêsu sẽ còn mãi và theo chân các bạn trẻ trở về quê quán của mình để suy niêm và sống như Mẹ đã dạy để biết Đức Giêsu là Đừơng là Sự Thật và là Sự Sống cho tất cả mọi người.
Nhật ký bạn trẻ:
Nguyễn Thị Thùy Trang Gíao xứ Tân An: “Tham dự ngày đại hội năm nay tơi thấy vui hơn mọi năm. Bạn trẻ tham dự nhiều hơn và chương trình phong phú hơn. Tôi thích nhất là chương trình diễn nguyện rất có chiều sâu và có đầu tư.”
Lê Thị Kim Loan giáo xứ Chánh Toà: “Tôi rất mong đến ngày đại hội để gặp gỡ và giao lưu với các bạn trong các giáo xứ. Thật ra chúng tôi là người trẻ trong giáo phận nhưng rất ít có dịp để giao lưu và chia sẽ với nhau. Tôi rất mong BMVGT giáo phận tổ chức nhiều chương trình cho giới trẻ để chúng tôi có cơ hội gặp nhau.”
Lê Minh Quân Gíao xứ Bà Tồn: “Ngày hội giới trẻ đã giúp tôi gần gũi với bạn trẻ hơn, được học hỏi chủ đề và cùng dâng thánh lễ thật trang trọng. Mỗi lần tham dự đại hội tôi luôn quyết tâm và đưa ra hướng sống cho mình. Tôi ước mong đại hội tổ chức 2 ngày thì sẽ có nhiều chương trình cho giới trẻ thật phong phú và đa dạng hơn.”
Nguyễn Minh Trung Gíao xứ Bãi Chàm: “Tôi đến với đại hội vì tôi thích gặp gỡ bạn trẻ, được Cha chia sẽ chủ đề, giúp tôi nhận ra đâu là sự thật, để sống đúng vai trò người trẻ hôm nay. Mỗi năm tôi thấy người trẻ được quan tâm nhiều hơn qua việc tổ chức chương trình và tôi cảm thấy an tâm, tin tưởng khi đến với đại hội.”
QUA MẸ HỌC BIẾT ĐỨC GIÊSU
Chúa Nhật lễ Lá vừa qua (16/3/2008), tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho: 23 Lý Thường Kiệt Phường 6 TP. Mỹ Tho, Tiền Giang đã trở thành điểm hẹn của giới trẻ Công giáo Mỹ Tho. Từ Đồng Tháp, Long An, và trong tỉnh Tiền Giang các bạn trẻ đã nô nức lên đường về Nhà Chung Giáo phận để gặp gỡ Chúa, vị Cha chung, anh em trong tình thần hiệp thông và yêu thương của những người con trong Giao phận.
Từ vài tháng trước chương trình của ngày Đại hội đã được gửi đến từng giáo hạt, giáo xứ để các bạn trẻ đăng ký tham gia, chuẩn bị các tiết mục cho ngày đại hội….gần đến ngày Đại hội diễn ra quý Cha, các anh chị trong ban giới trẻ cùng các bạn trẻ đã bắt tay chuẩn bị lễ đài, trang trí khuôn viên, sân khấu, bố trí phòng ốc, sơ đồ bảng hướng dẫn, treo băng rôn…để đón tiếp các bạn trẻ thật chu đáo. Ngòai sự tham gia của các bạn trẻ còn có các Soeur Dòng Thánh Phaolo lo về chăm sóc sức khỏe và cùng với Qúy Dì Dòng Mến Thánh Gía Tân An đảm trách về phần diễn nguyện, các bà Mẹ Công Giáo lo về phần ẩm thực, quý ông trong bạn Mục Vụ tại các giáo xứ giữ xe và trật tự cho ngày đại hội. Có thể nói không chỉ có qúy Cha trong Ban Mục Vụ Gíơi trẻ mà có rất nhiều thành phần khác đều quan tâm, yêu mến giới trẻ, sẳn sàng hy sinh để lo cho ngày Đại hội Gíơi Trẻ Mỹ Tho được thành công tốt đẹp.
Mặc dù 13giờ 30 ngày 16/3 chương trình sẽ bắt đầu, nhưng từ sáng tại trung tâm mục vụ đã có các bạn trẻ ở 1 vài giáo xứ đã lên đường sớm để về cho kịp giờ khai mạc. Từ 13giờ tại khuôn viên Trung tâm Mục vụ đã rộn ràng sôi nổi với bài hát chủ đề thật trẻ trung và đúng ý nghĩa đã chọn cho ngày đại hội: Qua Mẹ Học Biết Đức Giêsu. Trước khi bước vào đại hội các bạn đến nhận phiếu ăn tối, tờ bướm chương trình đại hội, nón sinh họat và quà đại hội là sợi dây đeo có hình Chúa Giêsu được làm bằng gỗ trông rất dễ thương.
Chủ đñề Đại Hội Gíơi trẻ năm nay: Qua Mẹ Học Biết Đöùc Gieâsu đñược sọan theo Tin Mừng Ga 2,5 “Thaân maãu Ngöôøi noùi vôùi gia nhaân: “Thân mẫu Người nói với gia nhân: “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Ð?i H?i mu?n nói v?i ngu?i tr? r?ng: “ Tương lai của Giáo Hội và thế giới (HT/VH 38) cần phải nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trước để nhiệt huyết tuổi trẻ của họ thực sự được vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội và Giáo hội. Chính vì thế người trẻ càng phải học Người Thầy Chí Thánh một thần tượng trên mọi thần tượng. Một vị Thầy chân thiện mỹ. Như lời Đức Maria mong muốn “ Thầy bảo gì các con hãy làm theo”.
Đúng 13g30 các bạn đã vào hội trường lớn để sinh họat và tập hát thánh lễ. Những bài hát, vũ điệu sinh họat tập thể đã vang lên thật sôi động trẻ trung đã làm cho các bạn trẻ quen biết nhau vá gần nhau hơn. Bầu khí khởi động vui hơn khi có sự xuất hiện của Cha đặc trách giới trẻ giáo phận JB. Nguyễn Tấn Sang, Qúy Thầy và Cha Philip tuy đã lớn tuổi nhưng rất yêu mến giới trẻ cũng đến tham dự và làm họat náo rất vui và có duyên. Bài hát chủ đề được các bạn trẻ giáo xứ An Đức đảm nhận làm thành nhóm múa linh họat viên giúp cho các bạn trẻ hát và múa trong chương trình khai mạc. Sau khi 4 MC chào đón quý Cha, Quý tu sĩ và các bạn trẻ thuộc các giáo xứ khắp giáo phận Mỹ Tho về ngôi nhà chung này để tham dự ngày đại hội dành cho các bạn trẻ, tất cả hội trường đều im lặng hướng về đòan rước sách Phúc âm thật trang trọng trên nền nhạc dân tộc, đòan rước dùng những vũ điệu và tung hoa để cung nghinh Lời Chúa. Đến lễ đài 1 bạn trẻ đã đọc Lời Chúa với giọng đọc thật trang trọng và Cha đặc trách đã chào các bạn trẻ, Cha nói lên ý nghĩa của sự gặp gỡ trong ngày đại hội và Cha long trọng tuyên bố khai mạc. Pháo hoa trong hội trường đã nổ tung cùng với vũ điệu bài ca chủ đề vang lên các bạn trẻ hăng say múa hát làm cho bầu khí khai mạc thật soâi động vui tươi không thể diễn tả được.
Chương trình đại hội năm nay gồm có 4 phần:
1. Giao lưu học hỏi, chia sẻ chủ đề.
2. Thánh lễ
3. Diễn Nguyện
4. Văn nghệ và kết thúc với nghi thức lên đường.
Phần giao lưu học hỏi và chia sẻ được xen kẻ các tiết mục văn nghệ theo chủ đề của các bạn trẻ các giáo xứ, cùng với sự giao lưu của các anh chị em ca sĩ: Thanh Sử, Kim Lệ, nhóm Câu Lạc Bộ Đất Việt…làm chương trình càng thêm phong phú. Với sự chia sẻ thật dí dỏm vui tươi, Cha Thiệu Dòng DonBossco giúp cho giới trẻ nhận ra đâu là sự thật, dối trá, cái đúng cái sai trong sự quan hệ tình yêu nam nữ. Bài chia sẽ được khép lại khi Đức Gíam Mục Phaolô đến thăm các bạn và chuẩn bị bước vào thánh lễ.
Sau khi Đức Gíam Mục làm phép lá, đòan rước theo thứ tự đi về lễ đài trong tiếng hát trỗi dậy thật hùng hồn từ các ca đòan trong giáo phận: “…hoan hô con Vua Đavit….Đấng nhân danh Chúa mà đến…” các bạn trẻ cùng cung nghinh thánh giá và rước thánh giá về lễ đài trong bầu khí thật là trang trọng. Trong bài giảng Đức Gíam Mục mời gọi các bạn trẻ suy tư về: “Cái chết của Chúa Giêsu phải làm cho chúng ta suy nghĩ. Con người của chúng ta ngày nay quá khác với Chúa Giêsu. Ngày nay chúng ta thường có khuynh hướng đổ tội cho người khác, ít khi thú nhận tội lỗi của mình, khác hẳn với Chúa Giêsu, Đấng đã đảm nhận tất cả sự gian ác của loài người, vì không ngại nhận mọi người là anh em. Ai cũng muốn đổ tội cho người khác, không muốn nhận phần lỗi về mình, nên cứ tiếp tục chống đối nhau, trừng phạt nhau.
Cũng ít ai trong nhân loại chúng ta dám đón nhận đau khổ, mà chỉ muốn trút đau khổ lên trên người khác, những người thấp cổ bé họng, không thể nói gì để minh oan. Nếu chúng ta chỉ muốn rửa tay như Philatô để nói rằng mình không liên can gì đến tội ác, hay chỉ muốn la ó như đám đông để trút mọi đau khổ và tội ác lên đầu tha nhân, thì quả thật chúng ta là những kẻ giết Chúa”. Sau bài giảng đại diện Ban Mục Vụ Gíơi Trẻ cảm ơn và tặng hoa đến Đức Cha, Qúy Cha, những người cộng tác làm cho chương trình đại hội diễn ra trong bầu khí vui tươi.
Sau thánh lễ các bạn trẻ có 30 phút để ăn tối trong tình huynh đệ, trong 30 phút nầy các bạn được thưởng thức chương trình văn nghệ, giao lưu và thư giãn. Đúng 20giờ phần diễn nguyện được bắt đầu trong bầu khí thinh lặng và trang nghiêm với chủ đề: “ Cùng với Mẹ theo Chúa trên đường thập giá”. Phần diễn nguyện đưa các bạn trẻ trở về khung cảnh Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn Giêtsimani, hình ảnhGiuda phản bội, Phêrô chối Chúa…và cuối cùng đỉnh cao là cái chết của Chúa. Bài suy niệm và những điệu múa muốn diễn tả và mời gọi các bạn trẻ đi sâu vào đời sống nội tâm để gặp gỡ Chúa qua đời sống cầu nguyện hằng ngày, giúp các bạn ý thức hơn về công việc của mình trong môi trường sống: đừng vì tiền bạc, danh vọng mà chối Chúa….và hãy tha thứ như Chúa đã thứ tha. Sau cùng là chương trình văn nghệ giao lưu của các giáo xứ cùng với anh chị em nghệ sĩ đã làm sôi động khuôn viên của Trung Tâm mục vụ, qua các tiết mục văn nghệ thấy rằng các bạn trẻ rất nhiệt thành và rất sáng tạo trong từng tiết mục: hát, múa, kịch…và điều rất hoan nghênh là tinh thần trẻ của các bạn. Sự hiện diện cho đến kết thúc đại hội với con số 2000 người trong khuôn viên thì quả là một điều không đơn giản, phải có tinh thần trẻ, yêu mến giáo hội, cùng hiệp thông với sinh họat giáo phận thì sư quy tụ một lực lượng trẻ hùng hồn đông đảo mới thành công được.
Trước khi chia tay ra về các bạn trẻ tay trong tay múa hát vang bài hát Lên Đừơng như là sự quyết tâm ra đi dấn thân rao truyền Tin Mừng tại môi trường sống của mình. Đại hội đã khép lại nhưng tinh thần của Đại hội: Qua Mẹ Học Biết Đức Giêsu sẽ còn mãi và theo chân các bạn trẻ trở về quê quán của mình để suy niêm và sống như Mẹ đã dạy để biết Đức Giêsu là Đừơng là Sự Thật và là Sự Sống cho tất cả mọi người.
Nhật ký bạn trẻ:
Nguyễn Thị Thùy Trang Gíao xứ Tân An: “Tham dự ngày đại hội năm nay tơi thấy vui hơn mọi năm. Bạn trẻ tham dự nhiều hơn và chương trình phong phú hơn. Tôi thích nhất là chương trình diễn nguyện rất có chiều sâu và có đầu tư.”
Lê Thị Kim Loan giáo xứ Chánh Toà: “Tôi rất mong đến ngày đại hội để gặp gỡ và giao lưu với các bạn trong các giáo xứ. Thật ra chúng tôi là người trẻ trong giáo phận nhưng rất ít có dịp để giao lưu và chia sẽ với nhau. Tôi rất mong BMVGT giáo phận tổ chức nhiều chương trình cho giới trẻ để chúng tôi có cơ hội gặp nhau.”
Lê Minh Quân Gíao xứ Bà Tồn: “Ngày hội giới trẻ đã giúp tôi gần gũi với bạn trẻ hơn, được học hỏi chủ đề và cùng dâng thánh lễ thật trang trọng. Mỗi lần tham dự đại hội tôi luôn quyết tâm và đưa ra hướng sống cho mình. Tôi ước mong đại hội tổ chức 2 ngày thì sẽ có nhiều chương trình cho giới trẻ thật phong phú và đa dạng hơn.”
Nguyễn Minh Trung Gíao xứ Bãi Chàm: “Tôi đến với đại hội vì tôi thích gặp gỡ bạn trẻ, được Cha chia sẽ chủ đề, giúp tôi nhận ra đâu là sự thật, để sống đúng vai trò người trẻ hôm nay. Mỗi năm tôi thấy người trẻ được quan tâm nhiều hơn qua việc tổ chức chương trình và tôi cảm thấy an tâm, tin tưởng khi đến với đại hội.”
Tuần Thánh đến với những người khuyết tật tại giáo phận Vinh
LM Raphael Trần Xuân Nhàn
18:08 18/03/2008
VINH - Trung tâm đào tạo tin học nhân đạo Công Hùng là địa chỉ quen thuộc của người khuyết tật Việt Nam, nằm trên tuyến đường thị trấn Quán Hành về Toà Giám Mục Xã Đoài, giáo phận Vinh, tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh 15 km về hướng Nam, cách thủ đô Hà Nội 290 km về hướng Bắc.
Từ Trung tâm này đã toả đi bốn phương, người đi làm công ty, người đi học một số khác bận rộn với việc điều hành một Trung tâm cho người khuyết tật tại Hà Nội, nhưng ai nấy cũng không quyên và lo lắng về việc bổn phận của mình là một Kitô hữu, để dọn mình bước vào Tuần Thánh một cách sốt sắng. Sáng ngày 15/03/2008 tất cả anh chị em khuyết tật đã có mặt đầy đủ để tham dự nghi thức thống hối và xét mình để nhận bí tích hoà giải, chuẩn bị cho Tuần Thánh và lễ Phục Sinh 2008. Do linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn đảm trách.
Năm nào cũng vậy các thành viên của Trung tâm này đã giao ước với nhau, mỗi năm đến hẹn lại về, gặp gỡ nhau trong Tuần Thánh. Mọi sinh hoạt của các em đều diễn ra trên giường và trên xe lăn. Khác với những lần gặp gỡ trong năm, họ có nhiều niềm vui hơn, đó là việc đến với Chúa qua bí tích hoà giải, mặc dầu hiện nay tôi đang đảm trách 2 giáo xứ và 6 giáo họ, vào mùa chay bận giải tội và làm tuần Đại Phúc tất bật, nhưng không thể bỏ qua nhu cầu của những anh chị em khuyết tật.
Chúng ta biết người khuyết tật họ cần một điểm tựa về tâm linh rất cao, để tránh mặc cảm bị bỏ rơi, khinh thường, họ phải cố gắng gấp đôi để trở thành những con người tàn mà không phế, nhờ đời sống nội tâm nên người khuyết tật bớt đi mặc cảm và sống tự tin hơn, Đa số họ sinh ra trong những gia đình nghèo và thiếu thốn, họ rất cần sự nâng đỡ và khích lệ của những vị mục tử có tâm huyết, có tầm nhìn, điều này sẽ tiếp thêm sức bật vào cuộc sống sáng tạo, với định hướng của nhóm, khoa công nghệ thông tin hiện đại là phương tiện để họ có thể trở thành những kỹ sư xuất sắc trong công việc sáng chế.
Chiều nay tôi cắt nghĩa cho họ về sự vẻ vang của Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem, tiếp đến là cuộc khổ nạn đau thương của Ngài, một đám đông nhiều thành phần, Hêrôđê, Philatô, biệt phái, Giuđa, Phêrô, những người phụ nữ và đám đông dân chúng, nhưng may thay không có một người khuyết tật nào được nhắc đến trong đám đông khán giả đó....
Nhóm khuyết tật Nối Vòng Tay Lớn, hiện nay có 28 em, 3 em đang học đại học, 4 em học cấp 3, còn hầu hêt các em đã có việc làm, một điều thú vị là những người thành công từ nhóm này, đều có ước nguyện, khi trưởng thành sẽ tìm mọi cách giúp những người kém may mắn khác. Như Anh Phanxicô Công Hùng & Em Têrêxa Thảo Vân, hiện nay đang thành lập trung tâm hướng nghiệp cho người khuyết tật tại Hà Nội.
Một niềm vui lớn cho những người khuyết tật đó là cuộc hội ngộ giữa 2 Người Đương Thời là anh Phanxicô Nguyễn Công Hùng và Kỹ sư Trần Văn Tín.
- Trung tâm Nghị Lực Sống (www.nghilucsong.net) của anh Phanxicô Công Hùng giới thiệu việc làm cho người khuyết tật toàn quốc.
- Trung Tâm Bảo Trợ Người Khuyết tật Thanh Niên của Kỹ Sư Trần Văn Tín, chuyên dạy nghề cho người khuyết tật.
Hiện nay nhóm Nối Vòng Tay Lớn đang có định hướng tích cực tham gia vào việc tiếp thị và giới thiệu sản phẩm cho công ty ICEVN hiệp hội của những người khuyết tật Việt nam CTY bán dẫn điện tử và nuôi dưỡng người tàn tật.
Với những sản phẩm độc đáo: Thiết bị điện tử chống say xe, say sóng, thiết bị điện tử tăng đèn sáng cho xe máy, Đèn kiểm tra tiền giả, Chấn lưu tiết kiệm điện, IC cảm quang, IC sạc điện thoại qua bình accu, IC mèo điện tử đuổi chuột, Tụ bù tiết kiệm điện, IC tiết kiệm xăng, IC chống trộm xe máy....
Cùng với Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn đau thương của Ngài, người khuyết tật đang ý thức cao như thánh Phaolô đã viết trong thư gửi giáo đoàn Cô-rinh-tô “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc Thương Khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. (2Cor 4:10).
Từ Trung tâm này đã toả đi bốn phương, người đi làm công ty, người đi học một số khác bận rộn với việc điều hành một Trung tâm cho người khuyết tật tại Hà Nội, nhưng ai nấy cũng không quyên và lo lắng về việc bổn phận của mình là một Kitô hữu, để dọn mình bước vào Tuần Thánh một cách sốt sắng. Sáng ngày 15/03/2008 tất cả anh chị em khuyết tật đã có mặt đầy đủ để tham dự nghi thức thống hối và xét mình để nhận bí tích hoà giải, chuẩn bị cho Tuần Thánh và lễ Phục Sinh 2008. Do linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn đảm trách.
Năm nào cũng vậy các thành viên của Trung tâm này đã giao ước với nhau, mỗi năm đến hẹn lại về, gặp gỡ nhau trong Tuần Thánh. Mọi sinh hoạt của các em đều diễn ra trên giường và trên xe lăn. Khác với những lần gặp gỡ trong năm, họ có nhiều niềm vui hơn, đó là việc đến với Chúa qua bí tích hoà giải, mặc dầu hiện nay tôi đang đảm trách 2 giáo xứ và 6 giáo họ, vào mùa chay bận giải tội và làm tuần Đại Phúc tất bật, nhưng không thể bỏ qua nhu cầu của những anh chị em khuyết tật.
Chúng ta biết người khuyết tật họ cần một điểm tựa về tâm linh rất cao, để tránh mặc cảm bị bỏ rơi, khinh thường, họ phải cố gắng gấp đôi để trở thành những con người tàn mà không phế, nhờ đời sống nội tâm nên người khuyết tật bớt đi mặc cảm và sống tự tin hơn, Đa số họ sinh ra trong những gia đình nghèo và thiếu thốn, họ rất cần sự nâng đỡ và khích lệ của những vị mục tử có tâm huyết, có tầm nhìn, điều này sẽ tiếp thêm sức bật vào cuộc sống sáng tạo, với định hướng của nhóm, khoa công nghệ thông tin hiện đại là phương tiện để họ có thể trở thành những kỹ sư xuất sắc trong công việc sáng chế.
Chiều nay tôi cắt nghĩa cho họ về sự vẻ vang của Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem, tiếp đến là cuộc khổ nạn đau thương của Ngài, một đám đông nhiều thành phần, Hêrôđê, Philatô, biệt phái, Giuđa, Phêrô, những người phụ nữ và đám đông dân chúng, nhưng may thay không có một người khuyết tật nào được nhắc đến trong đám đông khán giả đó....
Nhóm khuyết tật Nối Vòng Tay Lớn, hiện nay có 28 em, 3 em đang học đại học, 4 em học cấp 3, còn hầu hêt các em đã có việc làm, một điều thú vị là những người thành công từ nhóm này, đều có ước nguyện, khi trưởng thành sẽ tìm mọi cách giúp những người kém may mắn khác. Như Anh Phanxicô Công Hùng & Em Têrêxa Thảo Vân, hiện nay đang thành lập trung tâm hướng nghiệp cho người khuyết tật tại Hà Nội.
Một niềm vui lớn cho những người khuyết tật đó là cuộc hội ngộ giữa 2 Người Đương Thời là anh Phanxicô Nguyễn Công Hùng và Kỹ sư Trần Văn Tín.
- Trung tâm Nghị Lực Sống (www.nghilucsong.net) của anh Phanxicô Công Hùng giới thiệu việc làm cho người khuyết tật toàn quốc.
- Trung Tâm Bảo Trợ Người Khuyết tật Thanh Niên của Kỹ Sư Trần Văn Tín, chuyên dạy nghề cho người khuyết tật.
Hiện nay nhóm Nối Vòng Tay Lớn đang có định hướng tích cực tham gia vào việc tiếp thị và giới thiệu sản phẩm cho công ty ICEVN hiệp hội của những người khuyết tật Việt nam CTY bán dẫn điện tử và nuôi dưỡng người tàn tật.
Với những sản phẩm độc đáo: Thiết bị điện tử chống say xe, say sóng, thiết bị điện tử tăng đèn sáng cho xe máy, Đèn kiểm tra tiền giả, Chấn lưu tiết kiệm điện, IC cảm quang, IC sạc điện thoại qua bình accu, IC mèo điện tử đuổi chuột, Tụ bù tiết kiệm điện, IC tiết kiệm xăng, IC chống trộm xe máy....
Cùng với Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn đau thương của Ngài, người khuyết tật đang ý thức cao như thánh Phaolô đã viết trong thư gửi giáo đoàn Cô-rinh-tô “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc Thương Khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. (2Cor 4:10).
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chung quanh sự kiện hàng trăm nữ tu tại Sàigòn cầu nguyện phản đối nhà nước cướp cơ sở tôn giáo làm chốn ăn chơi
Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn
09:43 18/03/2008
I) Sơ lược diễn tiến nguồn gốc và diễn tiến các sự kiện liên quan đến cơ sở:
Bằng Sinh Thời Tặng Dữ năm 1959, tờ 4, Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn đã được trọn quyền sở hữu thửa đất thuộc bằng khoán 632 Sài Gòn – Độc Lập với diện tích 852 m2 cùng tất cả cơ sở trên đó, vào trước bạ ngày 2/4/1959, tọa lạc tại 32 bis Trương Minh Ký, nay là số 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Đây là tài sản Hội Hồng Thập Tự Pháp tặng cho Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn.
Từ 1958 đến 1975, cơ sở này được các soeurs dùng làm vườn trẻ (Jardin d’enfant).
Năm 1975, chấp hành theo văn thư số 576/VP/75 của Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn gởi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Bản Thông Cáo chung đề ngày 15/10/1975, Dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn đã để chính quyền mượn cơ sở này làm trường mẫu giáo thuộc Phòng Giáo dục quận 3, với tên gọi Trường Mẫu giáo Măng Non.
1997, Nhà nước đã xác lập sở hữu nhà nước cơ sở này với lý do “Nhà vắng chủ” Cũng vào năm này, vũ trường VIP- CLUB đã được xây lên.
II) Các sự kiện liên quan đến việc đòi lại đất:
1) Đơn khiếu nại lần 1:
Năm 2005, khi phát hiện vũ trường đang hoạt động trên sơ sở này, ngày 26/5/2005, Tu hội đã đệ đơn yêu cầu trả lại cơ sở trên cho Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn tiếp tục sử dụng vào việc giáo dục.
Vài tháng sau đó, vũ trường bị đóng cửa vì bị công an “vịn”
2) Ngày 27/12/2005:
Sở Xây dựng mời Tu hội đến xem các văn bản nghị quyết của quốc hội, chứ không ra văn bản giải thích, giải quyết.
3) Đơn khiếu nại lần 2:
Ngày 31/3/2006 Tu hội đệ đơn lần 2, trình bày ý kiến về vấn đề này và yêu cầu trả lại cơ sở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu nói trên.
Hơn 2 năm trôi qua, Tu hội không nhận được một văn bản nào của chính quyền thành phố trả lời như luật khiếu nại tố cáo quy định.
4) Đơn khiếu nại lần 3:
Ngày 29/11/2007, đến sở Xây dựng để đệ đơn khiếu nại lần 3 (đơn đề ngày18/11/2007) và được cô Ngọc, cán bộ Phòng Quản lý nhà, thuộc Sở Xây dựng cho biết khiếu nại của Tu hội đang được chính quyền xem xét và xin Tu hội kiên nhẫn chờ.
Sau 2 năm tranh chấp, Toà án đã huỷ hợp đồng thuê giữa Công ty Quản lý nhà Tp với các chủ thuê làm vũ trường, vì hợp đồng cho thuê chưa hết hạn.
Công ty Quản lý nhà Tp đang quản lý cơ sở này, họ đã hợp đồng cho Ban Quản lý đường sắt Đô thị TP thuê trong 5 năm. Ban quản lý đường sắt là cơ quan mới được UBND Tp HCM thành lập ngày 13.9.2007, có trụ sở tại 23-25 Hàm Nghi, quận 1, trực thuộc UBND, có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng hệ thống đường sắt trong Tp. Ban quản lý đường sắt thuê 4 nhân viên bảo vệ của công ty Trung Dũng trông coi vũ trường, chính BQLĐS cho đập phá, sửa chữa cơ sở này. Nghe đâu, họ định xây các văn phòng phía trước, phần còn lại cải tiến các phòng Karaokê thành phòng khách sạn cho thuê. (khách sạn kín đáo).
5) Đơn khiếu nại khẩn cấp:
Ngày 01/12/2007, Tu hội đệ đơn khiếu nại khẩn cấp, yêu cầu cho ngưng đập phá, sửa chữa, xây cất, nhưng công việc vẫn được tiếp tục.
6) Chiều 12/12/2007
BQLĐS cho tháo gỡ bảng hiệu vũ trường ở mặt tiền. Tin này được thông báo ngay về nhà chính Dòng. Vài tấm hình được chụp sau hai lần đi đến vũ trường.
7) Ngày 13/12/2007:
13 soeurs đến vũ trường ngăn cản, rồi đến Công ty Quản lý nhà Tp. Công việc vẫn được tiến hành.
Trưa ngày 14/12, một cuộc điện thoại cảnh báo anh Nguyễn Phước Thịnh (Phó phòng BQLĐS) về một buổi cầu nguyện sẽ xảy ra tại vũ trường để ngăn chặn công trình nếu anh không cho các thợ ngưng đập phá.
8) Cầu nguyện tại vũ trường lần 1:
Ngày 15/12/2007, lúc 7g, khoảng 70 soeurs, sinh viên, vài nhà báo đã đến vũ trường cầu nguyện, mong ngăn cản được các người thợ tiếp tục thi công. Tượng Đức Mẹ đã được kiệu đến làm trung tâm cho buổi cầu nguyện. Đến khoảng 11g cùng ngày, 1 biên bản tạm ngưng đập phá, sửa chữa được ký giữa BQLĐS, Tu hội và Chủ tịch UBND phường 6, quận 3, dưới sự chứng kiến của Ban tôn giáo Tp, Ban tôn giáo quận 3, Đại diện Phòng quản lý đô thị quận 3, cô Phạm Phương Thanh, công an Tp, đại diện Hội phụ nữ quận 3.
9) Đơn khiếu nại Quyết định hành chính:
Khi nghe tin cơ sở trên đã thuộc sở hữu nhà nước, Tu hội đến Trung Tâm Thông tin Tài nguyên - Môi trường và Đăng ký nhà đất trích lục Quyết định 75083/QĐ-UB. Ngày 11/12/2007, Tu hội nhận được Quyết định 75083/QĐ-UB về việc xác lập sở hữu nhà nước với lý do cơ sở thuộc diện “nhà vắng chủ”. Ngày 16/12/ 2007 Tòa Giám mục đã có ý kiến cùng với Tu hội, kiến nghị xin hủy Quyết định này.
10) Đơn khiếu nại yêu cầu huỷ hợp đồng thuê nhà
Khi được tin cơ sở này đã chuyển giao cho thông qua hợp đồng thuê, ngày 16/12/2007 Tu hội đệ đơn yêu cầu hủy hợp đồng giữa Công ty quản lý nhà TP với Ban Quản lý Đường sắt
11) Ngày 20/ 12/2007:
Tu hội yêu cầu được đối thoại trực tiếp với Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND để đưa đơn trực tiếp đến Ông. (Không có thư trả lời cho gặp hay không)
12) Cuộc họp của UBND Tp bàn về 32 bis Nguyễn Thị Diệu:
Lúc 17g00 – đến hơn 19g00 ngày 28/12/2007. Ông Nguyễn Thành Tài, Phó CTUBNDTP chủ trì cuộc họp để bàn về khiếu nại của Tu hội về cơ sở này. (Chỉ bàn về nội dung này)
Buổi họp gồm: ông Nguyễn Thành Tài, chủ trì
Sáng ngày 02/01/2008, Tại UBND quận 3, Thanh tra Chính phủ đã họp với UBND, Ban tôn giáo Q.3, Phòng Quản lý đô thị Q.3…
Thanh tra Chính phủ, đề nghị Tp giải quyết và báo cáo lên Chính phủ..
13) Ngày 5/2:
Tu Hội đến Sở Xây Dựng gặp Anh Hùng, thanh tra Sở Xây dựng, phụ trách hồ sơ 32 bis. Anh cho biết ngày 25/2/2008, Sở Xây dựng đã có Công Văn gởi UBND TP về cơ sở 32 Bis NTD.
14) Cầu nguyện lần thứ 2: ngày 17/3/2007:
Khoảng 100 soeurs đến vũ trường cầu nguyện từ 9g00 đến 16g45 để phản đối việc cho đập phá, sửa chữa khi cơ sở đang còn tranh chấp. Đến 16g00 một biên bản thứ hai với nội dung cam kết ngưng đập phá sửa chữa được lập trong đó các thành phần sau đã cam kết ký vào biên bản:
Bằng Sinh Thời Tặng Dữ năm 1959, tờ 4, Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn đã được trọn quyền sở hữu thửa đất thuộc bằng khoán 632 Sài Gòn – Độc Lập với diện tích 852 m2 cùng tất cả cơ sở trên đó, vào trước bạ ngày 2/4/1959, tọa lạc tại 32 bis Trương Minh Ký, nay là số 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Đây là tài sản Hội Hồng Thập Tự Pháp tặng cho Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn.
Từ 1958 đến 1975, cơ sở này được các soeurs dùng làm vườn trẻ (Jardin d’enfant).
Năm 1975, chấp hành theo văn thư số 576/VP/75 của Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn gởi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Bản Thông Cáo chung đề ngày 15/10/1975, Dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn đã để chính quyền mượn cơ sở này làm trường mẫu giáo thuộc Phòng Giáo dục quận 3, với tên gọi Trường Mẫu giáo Măng Non.
1997, Nhà nước đã xác lập sở hữu nhà nước cơ sở này với lý do “Nhà vắng chủ” Cũng vào năm này, vũ trường VIP- CLUB đã được xây lên.
II) Các sự kiện liên quan đến việc đòi lại đất:
1) Đơn khiếu nại lần 1:
Năm 2005, khi phát hiện vũ trường đang hoạt động trên sơ sở này, ngày 26/5/2005, Tu hội đã đệ đơn yêu cầu trả lại cơ sở trên cho Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn tiếp tục sử dụng vào việc giáo dục.
Vài tháng sau đó, vũ trường bị đóng cửa vì bị công an “vịn”
2) Ngày 27/12/2005:
Sở Xây dựng mời Tu hội đến xem các văn bản nghị quyết của quốc hội, chứ không ra văn bản giải thích, giải quyết.
3) Đơn khiếu nại lần 2:
Ngày 31/3/2006 Tu hội đệ đơn lần 2, trình bày ý kiến về vấn đề này và yêu cầu trả lại cơ sở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu nói trên.
Hơn 2 năm trôi qua, Tu hội không nhận được một văn bản nào của chính quyền thành phố trả lời như luật khiếu nại tố cáo quy định.
4) Đơn khiếu nại lần 3:
Hàng trăm sơ cầu nguyện phản đối ngày 17/3 |
Sau 2 năm tranh chấp, Toà án đã huỷ hợp đồng thuê giữa Công ty Quản lý nhà Tp với các chủ thuê làm vũ trường, vì hợp đồng cho thuê chưa hết hạn.
Công ty Quản lý nhà Tp đang quản lý cơ sở này, họ đã hợp đồng cho Ban Quản lý đường sắt Đô thị TP thuê trong 5 năm. Ban quản lý đường sắt là cơ quan mới được UBND Tp HCM thành lập ngày 13.9.2007, có trụ sở tại 23-25 Hàm Nghi, quận 1, trực thuộc UBND, có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng hệ thống đường sắt trong Tp. Ban quản lý đường sắt thuê 4 nhân viên bảo vệ của công ty Trung Dũng trông coi vũ trường, chính BQLĐS cho đập phá, sửa chữa cơ sở này. Nghe đâu, họ định xây các văn phòng phía trước, phần còn lại cải tiến các phòng Karaokê thành phòng khách sạn cho thuê. (khách sạn kín đáo).
5) Đơn khiếu nại khẩn cấp:
Ngày 01/12/2007, Tu hội đệ đơn khiếu nại khẩn cấp, yêu cầu cho ngưng đập phá, sửa chữa, xây cất, nhưng công việc vẫn được tiếp tục.
6) Chiều 12/12/2007
BQLĐS cho tháo gỡ bảng hiệu vũ trường ở mặt tiền. Tin này được thông báo ngay về nhà chính Dòng. Vài tấm hình được chụp sau hai lần đi đến vũ trường.
7) Ngày 13/12/2007:
13 soeurs đến vũ trường ngăn cản, rồi đến Công ty Quản lý nhà Tp. Công việc vẫn được tiến hành.
Trưa ngày 14/12, một cuộc điện thoại cảnh báo anh Nguyễn Phước Thịnh (Phó phòng BQLĐS) về một buổi cầu nguyện sẽ xảy ra tại vũ trường để ngăn chặn công trình nếu anh không cho các thợ ngưng đập phá.
8) Cầu nguyện tại vũ trường lần 1:
Ngày 15/12/2007, lúc 7g, khoảng 70 soeurs, sinh viên, vài nhà báo đã đến vũ trường cầu nguyện, mong ngăn cản được các người thợ tiếp tục thi công. Tượng Đức Mẹ đã được kiệu đến làm trung tâm cho buổi cầu nguyện. Đến khoảng 11g cùng ngày, 1 biên bản tạm ngưng đập phá, sửa chữa được ký giữa BQLĐS, Tu hội và Chủ tịch UBND phường 6, quận 3, dưới sự chứng kiến của Ban tôn giáo Tp, Ban tôn giáo quận 3, Đại diện Phòng quản lý đô thị quận 3, cô Phạm Phương Thanh, công an Tp, đại diện Hội phụ nữ quận 3.
9) Đơn khiếu nại Quyết định hành chính:
Khi nghe tin cơ sở trên đã thuộc sở hữu nhà nước, Tu hội đến Trung Tâm Thông tin Tài nguyên - Môi trường và Đăng ký nhà đất trích lục Quyết định 75083/QĐ-UB. Ngày 11/12/2007, Tu hội nhận được Quyết định 75083/QĐ-UB về việc xác lập sở hữu nhà nước với lý do cơ sở thuộc diện “nhà vắng chủ”. Ngày 16/12/ 2007 Tòa Giám mục đã có ý kiến cùng với Tu hội, kiến nghị xin hủy Quyết định này.
10) Đơn khiếu nại yêu cầu huỷ hợp đồng thuê nhà
Khi được tin cơ sở này đã chuyển giao cho thông qua hợp đồng thuê, ngày 16/12/2007 Tu hội đệ đơn yêu cầu hủy hợp đồng giữa Công ty quản lý nhà TP với Ban Quản lý Đường sắt
11) Ngày 20/ 12/2007:
Tu hội yêu cầu được đối thoại trực tiếp với Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND để đưa đơn trực tiếp đến Ông. (Không có thư trả lời cho gặp hay không)
12) Cuộc họp của UBND Tp bàn về 32 bis Nguyễn Thị Diệu:
Lúc 17g00 – đến hơn 19g00 ngày 28/12/2007. Ông Nguyễn Thành Tài, Phó CTUBNDTP chủ trì cuộc họp để bàn về khiếu nại của Tu hội về cơ sở này. (Chỉ bàn về nội dung này)
Buổi họp gồm: ông Nguyễn Thành Tài, chủ trì
- Thanh tra TP
- Sở Xây dựng, sở tài nguyên môi trường
- UBND quận 3
- Ban tôn giáo Tp, Ban tôn giáo quận 3
- Công an TP
- Bí thư thành uỷ TP
- Mặt trận TQ TP
- Ban dân vận TP
Sáng ngày 02/01/2008, Tại UBND quận 3, Thanh tra Chính phủ đã họp với UBND, Ban tôn giáo Q.3, Phòng Quản lý đô thị Q.3…
Thanh tra Chính phủ, đề nghị Tp giải quyết và báo cáo lên Chính phủ..
13) Ngày 5/2:
Tu Hội đến Sở Xây Dựng gặp Anh Hùng, thanh tra Sở Xây dựng, phụ trách hồ sơ 32 bis. Anh cho biết ngày 25/2/2008, Sở Xây dựng đã có Công Văn gởi UBND TP về cơ sở 32 Bis NTD.
14) Cầu nguyện lần thứ 2: ngày 17/3/2007:
Khoảng 100 soeurs đến vũ trường cầu nguyện từ 9g00 đến 16g45 để phản đối việc cho đập phá, sửa chữa khi cơ sở đang còn tranh chấp. Đến 16g00 một biên bản thứ hai với nội dung cam kết ngưng đập phá sửa chữa được lập trong đó các thành phần sau đã cam kết ký vào biên bản:
- Ông Nguyễn Phước Thịnh, đại diện Ban Quản Lý Đường sắt đô thị TP
- Tu Hội Nữ tử Bác ái Vinh sơn
- Ông Nguyễn Hoàng Hà- Công an, Phòng bảo vệ CT4
- Ông Phạm Dũng Đại diện Ban Tôn giáo TP
- Ông Nguyễn Anh Xuân, Trưởng Ban Tôn giáo Q.3
- Ông Nguyễn Tùng, Phó Chủ Tịch UBMTTQ Q.3
Hàng trăm nữ tu tại Sàigòn cầu nguyện phản đối nhà nước cướp cơ sở tôn giáo làm chốn ăn chơi
Thợ Gốm
09:56 18/03/2008
Các sơ phản đối việc thi công |
Cả người nước ngoài cũng tham dự |
Cảnh sát được điều động đến bảo vệ cho việc thi công |
Lúc đầu, một ít soeur nghe báo tin vũ trường lại tiếp tục xây dựng thì chạy vội đến ngăn cản. Bên thi công nhất định không chịu ngừng. Họ dựng những tấm chắn cao che khuất tầm nhìn để tha hồ vi phạm ! Nhưng khi thấy có nhiều người kéo đến thì họ mang vật liệu xây dựng vào bên trong. Xe công an hụ còi chạy đến, công an chìm quay phim. Lúc ấy đã có khoảng 70 soeur.
Thấy không xong, chính quyền ra lệnh cho thợ xây ra khỏi vũ trường, hy vọng các soeur giải tán. Họ định mở cổng cho công nhân lấy xe về nhưng lại sợ các soeur tràn vào. Thế là mọi người bên trong phải leo qua cổng ra ngoài. Thợ thuyền đành quanh quẩn đâu đó kiếm bánh mì cho qua bữa trưa.
Các soeur tổ chức một buổi cầu nguyện giữa trưa, có cả một ông nước ngoài đi ngang tham dự. Các soeur đọc luôn bằng tiếng Pháp. Ông Tây này hôm nay đi đường gặp chuyện con kiến đòi kiện củ khoai, chắc là nhớ đời ! Biết đâu được nhỉ, nếu củ khoai phải xuống nước với con kiến thì quả là chuyện Chúa làm.
Ở hiện trường là thế. Còn ở tại nhà chính của các soeur 42 Tú Xương thì có công an thành phố đến thăm. Họ muốn gặp bề trên nhưng bề trên lại đi vắng nên đành gặp các soeur "bề ngang" năn nỉ mấy lượt ! Các soeur kiên quyết đòi phải có cán bộ ở UBND Thành Phố đến lập biên bản ngưng ngay việc xây dựng mới về. Sở dĩ có chuyện này là vì trước đây cấp Phường và Quận đã làm biên bản nhưng hôm nay vi phạm rõ ràng.
2g30 chiều các soeur được mời vào thương thảo, đến 4g mới lập biên bản xong.
4g30 Theo yêu cầu của các soeur, Ban Quản Lý Đường Sắt lấp các hố đã đào vào buổi sáng.
5g kém 15, các soeur hát bài tạ ơn Chúa và ra về.
Có một người ở gần đó vào giữa trưa nắng đã cho các soeur mượn chiếc dù, một bình nước đá, một bọc khăn lạnh để lau mặt. Bà ấy nói rằng nếu các soeur mở lại vườn trẻ ở đây, bà sẽ tình nguyện nấu ăn miễn phí cho đến chết.
8 người trong số 89 gia đình làm rau thuộc giáo xứ Lộc Hưng khiếu kiện đã bị công an bắt và đánh đập!
Nguyễn Hiền
15:03 18/03/2008
SAIGÒN - Ngày 13.3.2008, có 89 gia đình trồng rau thuộc Giáo Xứ Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình phải chịu cảnh đổ máu khi dám đứng lên để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, để công lý và sự thật phải được phơi bày. 89 gia đình đã đến văn phòng HĐND và UBND TP.HCM để nộp đơn khiếu nại và tố cáo chính quyền địa phương suốt 8 năm qua cố tình nhũng nhiễu không xác nhận quá trình sử dụng đất cho chúng tôi theo đúng quy định của Luật đất đai.
Thế nhưng chính UBND TP cũng đã lẩn tránh và cử lực lượng công an, dân quân tự vệ đến đàn áp, buộc tất cả phụ nữ và người già trở về nhà, riêng một số ít thanh niên thì bị bắt giữ đưa về đâu không rõ. Đa số người dân bị dân quân tự vệ đánh đập dã man, thậm chí có một chị phụ nữ bị đánh bể đầu phải chở đi bệnh viện cấp cứu.
Bà con 89 gia đình bị chia tách thành hai nhóm. Phụ nữ lần lượt từng người được hàng chục thanh niên lực lưỡng “bế” vào xe buýt, người nào cố tình leo xuống lập tức bị “thụp” cổ quẳng lên xe. Riêng nhóm thanh niên gồm 8 người, mỗi người được lực lượng công an, trật tự đô thị, cảnh sát du lịch dùng… dùi cui, roi điện, dao găm “nhẹ nhàng” “dìu” lên xe chở đi “nghỉ mát” ở một nơi nào đó không ai biết.
Vừa về đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi, những “chiến binh” còn lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới: cuộc chiến đòi người.
Những người may mắn không bị bắt cùng các phụ nữ và người già tập hợp nhau cùng đến Công an phường Bến Nghé, nơi toạ lạc cái gọi là Văn phòng HĐND và UBND TP, để yêu cầu phải chấm dứt ngay hành vi bắt giữ người trái pháp luật vì tập thể 89 gia đình đến gửi đơn tố cáo theo đúng trình tự được Luật khiếu nại tố cáo quy định và với tinh thần hợp tác với chính quyền. Thế nhưng nơi này chối bay biến không thừa nhận giam giữ một người nào trong nhóm bà con.
Trải qua một thời gian dài, tập thể 89 gia đình lại tiếp tục qua Công An phường Cầu Kho vì nhận được điện thoại của một trong số những người bị bắt cho biết hiện đang bị giam giữ tại đây. Một chứng cứ quan trọng để khẳng định điều này là qua tìm hiểu một số người dân buôn bán xung quanh. Bà con 89 gia đình được biết có hai chuyến xe chở một số người bị còng tay, trong đó có một thanh niên được miêu tả đúng chính xác diện mạo và trang phục bên ngoài.
Những người dân còn cho biết khi thanh niên này vừa bước xuống xe lập tức bị công an xấn tới tát vào mặt và liên tục đấm đá. Nhưng cũng như ở phường Bến Nghé, Công An phường Cầu Kho cũng chối bay chối biến, không thừa nhận hiện đang giam giữ một người nào.
Trong khi đó một số bà con còn ở nhà tiếp tục đến Công An địa phương, tức Công An phường 6, Tân Bình, yêu cầu can thiệp để trả người. Nhưng nơi này lại từ chối trách nhiêm quản lý công dân của mình.
Đến tối ngày thứ năm 13.3.2008, sau một quá trình dài mệt mỏi để tìm người thân, bà con 89 gia đình lê bước về nhà trong lòng lo lắng không biết con em mình đang bị giam giữ nơi nào, sống chết ra sao, có bị đánh đập hay không. Tất cả tụ họp với nhau và một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa sẽ che chở cho bà con 89 gia đình để làm chứng cho sự thật và công lý…
Sau một thời gian dài chờ đợi trong sự lo âu của người thân cũng như của toàn thể 89 gia đình, đến 2 giờ sáng ngày thứ sáu 14.3.2008 lần lượt 8 người bị bắt trở về nhà với thể xác mệt mỏi nhưng tinh thần thì vô cùng thoải mái và kiên định sau gần 12 giờ đấu trí với các anh Công An.
Cuối cùng, sau khi thấy không thể khép tội được những người này, Công An các phường Bến Nghé, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh ( 8 người bị chia ra giữ ở 3 nơi ) buộc phải trả tự do cho những người bị bắt và ép họ phải ký vào biên bản phạt vì “gây rối an ninh trật tự”. Vậy mà cũng chính những cơ quan này trước đó đã một mực khăng khăng rằng mình không hề giam giữ ai.
Rồi đây những người dân thấp cổ bé miệng biết bà con 89 gia đình sẽ tin ai khi chính những kẻ mang danh là người bảo vệ pháp luật lại vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân được Hiếp Pháp năm 1992 quy định, thậm chí còn không dám thừa nhận hành động của mình.
Ghi chú: Hiện nay tất cả những máy ảnh, máy quay phim của chúng tôi hiện đang bị Công An quận 1 tạm giữ nên chúng tôi xin những người nào có hình ảnh, đoạn phim về vụ việc trên diễn ra khoảng 13 giờ trưa thứ năm ngày 13.3.2008 tại trước cửa UBND TP HCM thì xin báo cho chúng tôi được biết ( vì trong lúc cuộc đàn áp diễn ra thì chúng tôi biết rằng có rất nhiều người bên ngoài đã chụp ảnh và quay phim lại ) để việc đi tìm công lý của chúng tôi được thể hiện một cách thuận lợi.
Nhà thờ Lộc Hưng Saigòn |
Bà con 89 gia đình bị chia tách thành hai nhóm. Phụ nữ lần lượt từng người được hàng chục thanh niên lực lưỡng “bế” vào xe buýt, người nào cố tình leo xuống lập tức bị “thụp” cổ quẳng lên xe. Riêng nhóm thanh niên gồm 8 người, mỗi người được lực lượng công an, trật tự đô thị, cảnh sát du lịch dùng… dùi cui, roi điện, dao găm “nhẹ nhàng” “dìu” lên xe chở đi “nghỉ mát” ở một nơi nào đó không ai biết.
Vừa về đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi, những “chiến binh” còn lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới: cuộc chiến đòi người.
Những người may mắn không bị bắt cùng các phụ nữ và người già tập hợp nhau cùng đến Công an phường Bến Nghé, nơi toạ lạc cái gọi là Văn phòng HĐND và UBND TP, để yêu cầu phải chấm dứt ngay hành vi bắt giữ người trái pháp luật vì tập thể 89 gia đình đến gửi đơn tố cáo theo đúng trình tự được Luật khiếu nại tố cáo quy định và với tinh thần hợp tác với chính quyền. Thế nhưng nơi này chối bay biến không thừa nhận giam giữ một người nào trong nhóm bà con.
Trải qua một thời gian dài, tập thể 89 gia đình lại tiếp tục qua Công An phường Cầu Kho vì nhận được điện thoại của một trong số những người bị bắt cho biết hiện đang bị giam giữ tại đây. Một chứng cứ quan trọng để khẳng định điều này là qua tìm hiểu một số người dân buôn bán xung quanh. Bà con 89 gia đình được biết có hai chuyến xe chở một số người bị còng tay, trong đó có một thanh niên được miêu tả đúng chính xác diện mạo và trang phục bên ngoài.
Những người dân còn cho biết khi thanh niên này vừa bước xuống xe lập tức bị công an xấn tới tát vào mặt và liên tục đấm đá. Nhưng cũng như ở phường Bến Nghé, Công An phường Cầu Kho cũng chối bay chối biến, không thừa nhận hiện đang giam giữ một người nào.
Vườn rau của 89 của các gia đình trồng rau |
Đến tối ngày thứ năm 13.3.2008, sau một quá trình dài mệt mỏi để tìm người thân, bà con 89 gia đình lê bước về nhà trong lòng lo lắng không biết con em mình đang bị giam giữ nơi nào, sống chết ra sao, có bị đánh đập hay không. Tất cả tụ họp với nhau và một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa sẽ che chở cho bà con 89 gia đình để làm chứng cho sự thật và công lý…
Sau một thời gian dài chờ đợi trong sự lo âu của người thân cũng như của toàn thể 89 gia đình, đến 2 giờ sáng ngày thứ sáu 14.3.2008 lần lượt 8 người bị bắt trở về nhà với thể xác mệt mỏi nhưng tinh thần thì vô cùng thoải mái và kiên định sau gần 12 giờ đấu trí với các anh Công An.
Cuối cùng, sau khi thấy không thể khép tội được những người này, Công An các phường Bến Nghé, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh ( 8 người bị chia ra giữ ở 3 nơi ) buộc phải trả tự do cho những người bị bắt và ép họ phải ký vào biên bản phạt vì “gây rối an ninh trật tự”. Vậy mà cũng chính những cơ quan này trước đó đã một mực khăng khăng rằng mình không hề giam giữ ai.
Rồi đây những người dân thấp cổ bé miệng biết bà con 89 gia đình sẽ tin ai khi chính những kẻ mang danh là người bảo vệ pháp luật lại vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân được Hiếp Pháp năm 1992 quy định, thậm chí còn không dám thừa nhận hành động của mình.
Ghi chú: Hiện nay tất cả những máy ảnh, máy quay phim của chúng tôi hiện đang bị Công An quận 1 tạm giữ nên chúng tôi xin những người nào có hình ảnh, đoạn phim về vụ việc trên diễn ra khoảng 13 giờ trưa thứ năm ngày 13.3.2008 tại trước cửa UBND TP HCM thì xin báo cho chúng tôi được biết ( vì trong lúc cuộc đàn áp diễn ra thì chúng tôi biết rằng có rất nhiều người bên ngoài đã chụp ảnh và quay phim lại ) để việc đi tìm công lý của chúng tôi được thể hiện một cách thuận lợi.
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết? - Chân dung UBĐKCG
Gs Hà Thành
15:15 18/03/2008
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết?
(Tiếp theo và hết)
3- Chân dung UBĐKCG
Báo cáo dự thảo của UBĐK trình đại hội V đề ngày 1-3-2008 viết: “Trong suốt quá trình 50 năm hình thành và phát triển tổ chức ngọn cờ của phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo VN trong mọi điều kiện và hoàn cảnh luôn là nơi quy tụ, tập hợp giới công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (tr.5). Chúng ta thử tìm hiểu xem ủy ban này đã tập hợp được những ai?
Theo báo cáo của UBĐK, hiện nay tổ chức này đã phát triển ra 39 tỉnh thành (trong 65 tỉnh thành cả nước), với hơn 400 linh mục, tu sĩ tham gia ủy ban các cấp. Theo điều tra của chúng tôi, ở trung ương, khóa 4 có 104 vị ghi danh, trong đó có 62 linh mục, tu sĩ. Thế nhưng, nhiều người nói đấy là “Hội của những người siêu cao tuổi” vì có tới 94 vị từ 60 tuôỉ trở lên (chiếm 91,2%). Số dưới 50 tuổi chỉ có 10 người (8,8%). Có những linh mục điếc nặng, hơn 100 tuổi như linh mục Nguyễn Chu Trình (đã mất). Có những linh mục đi họp phải có người cõng. Có một số “lẩm cẩm” nặng, nói không ai hiểu gì. Ông Vũ Thái Hòa nguyên chuyên viên Ban Tôn giáo Chính phủ cũng là ủy viên UB phải đi họp trên lưng đứa cháu. Ông Vũ Văn Chuyên trên ngực phải có biển đề số nhà, điện thoại sợ đi lạc đường, công an biết lối đưa về… Có nhiều linh mục chỉ ghi danh, đi họp là một lần ra Hà Nội miễn phí máy bay để thăm bạn bè, chữa bệnh. Có một số chỉ đi họp một lần rồi “biến mất tăm” như linh mục Trần Đức Hạnh (Cao Bằng). ở Hà Nam, người ta cũng ghi danh 5 linh mục nhưng không thấy có ai xuất hiện. Tại một số nơi như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ban tổ chức chỉ xin các linh mục ghi danh và đến chụp một tấm hình mà cũng không được.
Những người trong UBĐK vẫn tự phong là “những người công giáo tiêu biểu” nhưng có lần Đức Hồng y Phạm Đình Tụng đã từ chối gặp vì cho rằng: "gọi họ là gì cũng được nhưng công giáo tiêu biểu thì không bởi nhiều người đã không còn giữ đạo, họ vợ nọ chồng kia, không chịu các Bí tích và gia đình cũng thế thì sao gọi là công giáo tiêu biểu được!". Điều kỳ lạ là, trong các bữa liên hoan của tổ chức này có hiện diện đủ cả linh mục, tu sĩ, giáo dân nhưng không thấy họ làm phép trước bữa ăn bao giờ. Một cán bộ Mặt trận nói với tôi là ông thường phải giục “Các cụ làm phép đi” thì “các cụ” mới miễn cưỡng làm cho qua chuyện. Linh mục Vũ Ngọc Bích có lần đi nhờ xe về Phát Diệm nhân lễ tang của linh mục Nguyễn Thế Vịnh ngày 18-12-1983 (Chủ tịch ủy ban Liên lạc) ghi lại như sau: “Buổi chiều về lại Hà Nội, tại trụ sở của UBĐKCG, có nhiều linh mục, cả các vị từ miền Nam ra, các nữ tu và giáo dân, ăn uống bừa bãi, nói năng lung tung” (Câu chuyện về những cây đại thụ, tr.31). Linh mục Bích cũng kể lại rằng, chính mấy vị trong ủy ban theo dõi cha chặt chẽ vì sợ cha được Đức cha Tạo phong chui làm giám mục Phát Diệm. Đức cha Lê Đắc Trọng cũng nhận xét về những ông “công giáo tiêu biểu này: “Tuy là công giáo, nhưng không phải đạo được lợi ở các ông. Trái lại, nếu là người phò đạo sao được vào các chức vị đó. Thường đó là những người có đạo mà không ưa đạo, lấy địch đánh địch, lấy người có đạo để phá đạo. Đó là chính sách từ thời cổ xưa. Đạo không nhờ những người như thế, trái lại phải khổ sở về những người đó” (Những câu chuyện về một thời, tập 2, tr.207). Nói về linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Đức cha Trọng viết: “Đặc biệt là cha Nguyễn Thế Vịnh. Còn đi xa hơn nữa, rồi xa địa phận, đứng trong hội “Liên lạc”. Khi cha Vũ Xuân Kỷ qua đời vào năm 1972, cha Nguyễn Thế Vịnh thay thế và lãnh đạo phong trào với niềm xác tín. Chứ không như vị tiền nhiệm có vẻ xu thời, không hiểu việc mình làm, bảo đi đâu, làm việc gì cũng được” . Đức cha cũng ghi lại lời của linh mục Nguyễn Tất Tiên (cùng trong ủy ban liên lạc) về linh mục Vịnh: “Ông ấy phải sa đáy hỏa ngục” (sdd, tr.213).
Có người nói, UBĐK cũng làm được một số việc như in ấn sách vở đạo lúc khó khăn trước thời “cởi trói” nhưng họ đâu biết đấy là đặc ân Nhà nước ban cho ủy ban để làm kinh tế và kể công với giáo hội bất chấp nội dung trái với đức tin. Cuốn “Đức Mẹ Naju” do linh mục Vương Đình Ái (Chủ tịch UBĐK) dịch và phát hành bán thu lời mấy chục ngàn đô la do tổ chức của bà Julia Youn (Nam Hàn) tài trợ toàn bộ kinh phí in và biếu không nhưng vẫn bán ở VN với giá 10.000 đồng. Đây là cuốn sách ở Nam Hàn đã cấm và Đức cha Nguyễn Văn Sang cũng dịch lời cảnh báo của Đức TGM Quang Du về hiện tượng rối đạo này nhưng linh mục ái vẫn làm. Chỉ có điều “ky cóp cho cọp nó xơi”, mấy chục ngàn đô la lời qua vụ làm ăn này lại bị mất trộm đúng ở cơ quan UBĐK 34 Ngô Quyền, Hà Nội. Thế mới đau.
Tờ Công giáo và dân tộc thì luôn cổ vũ cho phong trào “Thần học giải phóng” - một khuynh hướng đã bị Tòa thánh phê phán kịch liệt và ngưng hoạt động ở châu Mỹ. Một số linh mục đứng đầu UBĐK luôn đưa ra những lập luận rất xa lạ với đức tin. Linh mục Trương Bá Cần viết về “lễ giỗ Bác Hồ, xung quanh một bàn tiệc thánh”: “Ý định của Thiên Chúa đã bắt đầu thực hiện trên đất nước Việt Nam nhờ công lao của Hồ Chủ tịch. Nếu Hồ Chủ tịch muốn vào Nước Trời, Người sẽ vào trước hết” (Báo CG&DT số 44 tháng 5-1976). Lạ thật, Nước Trời đâu có phải UBĐKCG mà linh mục Cần muốn cho ai vào cũng được.
Khi Tòa thánh cảnh báo về mối nguy hại của UBĐKCG: “Mặc dù ủy ban này- như danh xưng đã chỉ có ý nhằm cổ vũ lòng yêu nước của người Công giáo, nhưng trên thực tế đã hành động như một tổ chức vừa có tính công dân vừa có tính chất chính trị. Do vậy không thể không dẫn đến nguy cơ lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị, một nguy cơ mà công đồng Vaticano II đã lưu ý các giám mục và linh mục phải đề phòng” (Thư Đức Hồng y Sodano gửi GM Nguyễn Minh Nhật ngày 20-5-1992). Thì trên tờ CG&DT có một loạt bài chống lại quan diểm của Tòa thánh. Linh mục Vương Đình Bích viết: “Không một người nào, một vị giám mục nào có thể vin vào giáo luật để cho mình quyền hành cấm đoán linh mục của mình tham gia những hình thức sinh hoạt chính trị công dân như hiện nay. Thậm chí cấm đoán như vậy là xâm phạm quyền công dân của người khác, vi phạm luật Nhà nước, không miễn trừ một ai” (Nguyệt san số 37 tháng 1-1998). Một tác giả khác là Nguyễn Ngọc Bích thì lý luận: “Khỏi phải nói UBĐK là một tổ chức được chính quyền ủng hộ. Sự ủng hộ này nói lên điều gì? Chính quyền, xét cho cùng cũng là những con người, dĩ nhiên nằm trong một phạm trù khác. Nhưng có một người nào lại ủng hộ một cái gì xấu không? Chắc là không. Vì chẳng có ai bỏ sức đi tưới một cái cây héo. Bởi thế dù phán đoán như thế nào về mục đích và ý nghĩa của sự ủng hộ nơi chính quyền với UBĐK thì như một người lương hảo, ta không thể nói UBĐK là một tổ chức không tốt” (sdd, tr.47). Nói như tác giả này thì chắc phát xít Đức, Apacthai, hay diệt chủng Pôn Pot cũng không phải là xấu vì đó cũng là những “con người”!
Trong các kỳ họp hội của tổ chức này hoàn toàn không giống sinh hoạt hội đoàn công giáo. Trước đây chỉ có chào cờ chứ không bao giờ nguyện kinh Chúa Thánh thần. Gần đây, người ta có hát “Kinh hòa bình”, coi như quốc ca của ủy ban. Chẳng biết trong lễ nhận Huân chương Hồ Chí Minh của UBĐK ngày 6-4-2005 có cầu nguyện cho Đức Gioan Phaolo II ra sao mà báo Nhân dân ngày 7-4 đưa tin: “Trước khi vào họp, các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tổ chức cầu siêu cho Giáo hoàng Jean Paul II” . Trong thư của ủy ban gửi mỗi dịp Đại hội hay Giáng sinh chỉ nói gửi cho các linh mục, tu sĩ, giáo dân chứ không bao giờ nói đến gửi cho các Giám mục.
Chúng tôi có khá nhiều đơn từ (bản sao) tố cáo đời sống tha hóa của một số linh mục đứng đầu UBĐK. Nhiều bài báo, tác phẩm in ở hải ngoại cũng đã nói đến như cuốn “Công giáo VN trong dòng sinh mệnh dân tộc” của Tiến sĩ Cao Thế Dung, hay cuốn “Hẹn thắp lên” của Gs Nguyễn Ngọc Lan. Có linh mục vì không giữ được lời khấn nên làm lễ không ai xem, không ai nuôi nên Nhà nước phải cấp tiền để đi chợ rất lôi thôi như linh mục NDL (ở Thái Nguyên). Khi Đức cha Nguyễn Sơn Lâm còn làm Tổng thư ký HĐGMVN, Ngài cũng có ý định giải quyết dứt điểm vấn đề UBĐK nhưng với điều kiện ủy ban phải làm đơn và trình Điều lệ cho các GM xem xét và các người tai tiếng xấu phải ra khỏi ủy ban. Dĩ nhiên, đời nào họ theo thiện ý của Đức cha Thanh Hóa. Khi Nhà nước có ý định mời một vài Đức cha tham gia Mặt trận TQVN thì chính những linh mục trong UBĐK lại phản đối gay gắt nhất vì đơn giản, nếu đã có Giám mục thì Nhà nước cần gì mấy linh mục trong ủy ban nữa.
Có người tố cáo sự “cài cắm” mấy linh mục như Từ- Cần- Minh -Bích của Nhà nước vào giới công giáo. Một ông công an thành phố HCM bảo tôi: Các ông công giáo không có lòng vị tha. Có thể ông Cần trước đây là đảng viên thật nhưng ông ấy đã bỏ đảng để theo đạo cũng như có người bỏ đạo để theo đảng mà sao bây giờ các ông cứ bới móc “đánh” ông ấy thế! Tôi trả lời: Tôi không biết chuyện ông Cần bỏ đảng để theo đạo là thật hay giả nhưng những việc ông ấy làm thì người ta có quyền nghi ngờ tính công giáo của ông ấy. Đồng thời, ông ấy có thể lấy gương Phạm Ngọc Thảo- một người công giáo và cũng là điệp viên siêu hạng của cộng sản đã trá hàng về với quốc gia, đeo lon đại tá nhưng rồi cũng bị chính Nhà nước cộng sản bỏ rơi, mà suy gẫm.
Sau hồi tranh cãi nhau về chức vụ Tổng biên tập Báo CG&DT cũng như chuyện tiền nong ở 15 Tú Xương, Quận 3 của mấy “cha yêu nước”, bức thư của linh mục Vương Đình Bích đề ngày 25-12-1997 gửi lãnh đạo Thành phố HCM đã làm rất nhiều người kinh ngạc: “Tôi đã thành khẩn nói với hai anh Từ và Cần là vấn đề thật của tổ chức chúng ta, không phải nhóm nghiên cứu mà là nhóm 4 anh em chúng tôi, Minh- Cần- Từ – Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao nhiệm vụ điều động phong trào công giáo yêu nước tại thành phố này” . Hóa ra, các cụ “dấn thân” còn là nhiệm vụ Đảng giao nữa đấy. Thảo nào, linh mục Nguyễn Tấn Khóa bảo với mấy linh mục ở Đà Nẵng rằng, UBĐK là câu lạc bộ của mấy ông Từ, Cần, Thiện Cẩm, Bích. Mấy ông này già sắp chết cả rồi nên Nhà nước muốn giữ cũng chỉ được khóa này nữa mà thôi.
Trên các phương tiện truyền thông ở VN chỗ nào cũng thấy “mấy cha” xuất hiện. Có người nghĩ chắc mấy cụ “uy tín” lắm. Xin thưa, Nhà nước cũng “ngán” các cụ lắm rồi. Linh mục Từ thì đã không được Mặt trận cơ cấu vào Quốc hội khóa 12 và Mặt trận Trung ương khóa 8. Các linh mục Nguyễn Công Danh và linh mục Thiện Cẩm dù đã được Ban bầu cử cho chọn nơi ứng cử và cho các báo Nhà nước tuyên truyền cổ vũ nhưng vẫn trượt chỏng gọng dịp bầu cử Quốc hội khóa 11 và khóa 12 vừa qua. Trong khi chỉ riêng việc tổ chức họp giới thiệu các cụ ra ứng cử đã tốn phí cả trăm triệu đồng.
Nhà báo Nguyễn Kế Nghiệp làm thư ký tòa soạn báo Người công giáo VN hơn 20 năm, khi về hưu ở quận Thủ Đức, T.p HCM (dĩ nhiên anh Nghiệp là đảng viên và không phải người công giáo) có lần bảo tôi: Ông có biết vì sao cái UBĐK vẫn còn tồn tại đến nay không? Nhà nước cũng muốn dẹp cái cây cảnh héo này lắm rồi nhưng dẹp thì mấy chục cán bộ ở ủy ban và Báo đi đâu? Tôi đố tay nào ở cơ quan này đi xin nổi việc ở nơi khác vì có biết làm gì? Chỉ ngồi ăn sẵn và dọa Nhà nước về nguy cơ của Vatican để nhận lương mà thôi!
Hôm họp Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký ngày 27,28-2-08 dù không được họp nhưng tôi có nhờ một người ghi âm giúp. Bật băng lên, tôi nghe rõ tiếng một ông nhà báo nay là Thư ký ủy ban nhắc nhở các cụ, tuyệt đối không để lộ ra chuyện Nhà nước cung cấp tài chính cho ủy ban. Đây là vấn đề tuyệt mật. Lộ ra sẽ mang tiếng là giáo hội quốc doanh ngay.
UBĐK đưa ra những nhiệm vụ rất kêu, nào là “bảo vệ sự trong sáng của đạo thánh Chúa”, nào là “hướng dẫn và tổ chức phong trào yêu nước của người công giáo”, nào là “bênh vực và bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần của người công giáo”. Nhưng tôi đố ai chứng minh rằng ủy ban đã làm được những việc ấy. Xưa nay, tất cả các hoạt động từ thiện bác ái người công giáo làm là theo lời kêu gọi của các giám mục, của đức tin công giáo chứ mấy ông ủy ban kêu gọi ai nghe. Nhiều tấm gương điển hình của giáo dân như nữ tu Nguyễn Thị Mậu 40 năm giúp đỡ các bệnh nhân phong, liệt sĩ Trần Thị Mai – hy sinh thân mình cứu người trong cơn lũ quét, giáo dân Nguyễn Văn Mỳ, mù hai mắt vẫn theo dõi thời tiết hàng ngày để báo cho ngư dân trên biển…luôn được đưa vào báo cáo thành tích của ủy ban nhưng họ có biết UBĐK là ai và ủy ban cũng chưa bao giờ tặng họ một bông hoa hay lời kinh nguyện khi họ qua đời.
Ủy ban là người nhắc đến Thư chung 1980 của HĐGMVN nhiều nhất nhưng họ chỉ nhấn mạnh mỗi một điểm là Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong khi Thư chung đồng hành cùng dân tộc còn có nghĩa là xây dựng một lối sống, lối diễn tả đức tin theo bản sắc dân tộc. Các linh mục trong ủy ban vẫn nói hiệp thông với giáo hội nhưng có lẽ hầu hết đi họp hành không xin phép đấng bản quyền. Đức cha Sang đã xác nhận trường hợp linh mục Tuyên chưa bao giờ xin phép. Linh mục Nguyễn Công Danh nói, có lần đến xin phép Đức Hồng y Mẫn, Ngài quát: Tôi làm gì có cái phép đó mà cho! Có linh mục trí trá trước khi đi họp liền đến xin chào thăm Đức Giám Mục, khi về thì nói: Lạy Đức cha, con xin phép con đi! Đức Giám Mục nghĩ là linh mục đó xin phép đi về. Còn linh mục đó cho rằng, mình đã xin phép đi họp.
Nhiều bài báo đã “ghi công” UBĐK với các vụ phong thánh năm 1988, vụ phản đối TGM Nguyễn Văn Thuận năm 1975 hay vụ Giám quản Huỳnh Văn Nghi năm 1993. Chúng tôi cũng có hàng trăm trang tư liệu về việc này. Ông Trần Công- Tổng biên tập báo Người công giáo VN, sau khi bị mấy cụ cho mất chức Chánh văn phòng ủy ban vì không phải là “công giáo tử tế”, ông này cũng làm đơn tố cáo lại mấy cụ và khẳng định chắc chắn rằng, chính “mấy cụ yêu nước” đã thổi phồng vụ phong thánh với ông Chín Đào (tức Phan Minh Tánh) lúc đó là Trưởng ban dân vận trung ương để lập công làm Nhà nước tốn bao tiền của và công sức bất chấp những lời ngăn cản của các GS nổi tiếng như Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng nói rằng: Thần thánh của người ta, xấu tốt họ chịu. Can gì đến Nhà nước mà xía vô…
Đầu năm nay, một ông cán bộ Mặt trận có cho tôi mượn một cuốn sách nhan đề “Suy nghĩ về vai trò của UBĐKCG” của linh mục Thiện Cẩm. Sách làm năm 2006, dày 120 trang do linh mục tự in. Đọc xong, tôi ngạc nhiên, không hiểu linh mục Thiện Cẩm ăn giải gì mà đứng ra “hộ giáo” cho ủy ban hăng hái như vậy? Tác giả cũng thừa nhận rằng ủy ban” không nhận bất cứ một bài sai hay một ủy quyền chính thức nào của giáo quyền” (tr.42) và cũng biết rõ dư luận giáo hội muốn “UB này nên ra đi, chấm dứt vai trò, cũng như chính sự tồn tại của mình” (tr.36). Thế nhưng, linh mục Thiện Cẩm khẳng định: “UBĐK không phải là một đảng phái hay tổ chức chính trị, mà là thành phần của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ dưới mái nhà chung của MTTQVN” (tr.39). Đến đây thì người đọc đã hiểu mục đích của tác giả. Linh mục Thiện Cẩm viết tiếp: “Nhân chuyến đi họp Ban tổ chức Đại hội UBĐKCGVN tại Hà Nội đầu tháng 4-2002 vừa qua, trên đường trở về thành phố, anh Trương Bá Cần nói với tôi đại khái: Thế tại sao người Công giáo chúng ta không coi Mặt trận Tổ quốc là môi trường hoạt động công giáo tiến hành nhỉ?” (tr.32). Lại chuẩn bị “bình mới rượu cũ” đây. Cái áo chùng thâm không làm nên linh mục. ủy ban có đổi tên trăm lần nó vẫn là ủy ban ĐKCG. Sự khác nhau giữa công giáo tiến hành với ủy ban là công giáo tiến hành được phép của Giáo hội còn ủy ban thì chỉ được phép của Nhà nước mà thôi.
Thay lời kết
Đầu bài viết này là câu hỏi. Hy vọng qua những tư liệu, chứng cớ mà tôi đưa ra trên đây cũng sẽ phần nào giúp quý vị bạn đọc có được câu trả lời cho riêng mình. Trước khi dừng lời xin thuật một chuyện. Có lần tôi gặp cha Phạm Hân Quynh tại phòng riêng của cha Lê Đức Sinh- Thư ký Đức Hồng y Tụng. Cha Quynh kể, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Bộ trưởng Bộ kinh tế của chính phủ Việt Minh nhưng cũng là người sáng lập ra Thanh lao công Hải Phòng có viết đơn phản đối chính sách của Nhà nước đối với công giáo. Một vị cán bộ cao cấp gặp ông Hà nói: Sao ông không gia nhập ủy ban liên lạc công giáo để đối thoại với Nhà nước có tiện không? Ông Hà trả lời:
- "Các ông có cái đầu, người công giáo chúng tôi cũng có cái đầu. Chỉ tiếc rằng, bao năm qua, các ông chỉ thích nói chuyện với cái… đầu gối của các ông thôi".
Vâng, có lẽ Nhà nước vẫn còn muốn đối thoại với cái đầu gối và cũng có một số người công giáo vẫn còn muốn làm cái đầu gối ấy.
(Đà Nẵng- Sài Gòn, Mùa chay 2008)
(Tiếp theo và hết)
3- Chân dung UBĐKCG
Báo cáo dự thảo của UBĐK trình đại hội V đề ngày 1-3-2008 viết: “Trong suốt quá trình 50 năm hình thành và phát triển tổ chức ngọn cờ của phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo VN trong mọi điều kiện và hoàn cảnh luôn là nơi quy tụ, tập hợp giới công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (tr.5). Chúng ta thử tìm hiểu xem ủy ban này đã tập hợp được những ai?
Theo báo cáo của UBĐK, hiện nay tổ chức này đã phát triển ra 39 tỉnh thành (trong 65 tỉnh thành cả nước), với hơn 400 linh mục, tu sĩ tham gia ủy ban các cấp. Theo điều tra của chúng tôi, ở trung ương, khóa 4 có 104 vị ghi danh, trong đó có 62 linh mục, tu sĩ. Thế nhưng, nhiều người nói đấy là “Hội của những người siêu cao tuổi” vì có tới 94 vị từ 60 tuôỉ trở lên (chiếm 91,2%). Số dưới 50 tuổi chỉ có 10 người (8,8%). Có những linh mục điếc nặng, hơn 100 tuổi như linh mục Nguyễn Chu Trình (đã mất). Có những linh mục đi họp phải có người cõng. Có một số “lẩm cẩm” nặng, nói không ai hiểu gì. Ông Vũ Thái Hòa nguyên chuyên viên Ban Tôn giáo Chính phủ cũng là ủy viên UB phải đi họp trên lưng đứa cháu. Ông Vũ Văn Chuyên trên ngực phải có biển đề số nhà, điện thoại sợ đi lạc đường, công an biết lối đưa về… Có nhiều linh mục chỉ ghi danh, đi họp là một lần ra Hà Nội miễn phí máy bay để thăm bạn bè, chữa bệnh. Có một số chỉ đi họp một lần rồi “biến mất tăm” như linh mục Trần Đức Hạnh (Cao Bằng). ở Hà Nam, người ta cũng ghi danh 5 linh mục nhưng không thấy có ai xuất hiện. Tại một số nơi như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ban tổ chức chỉ xin các linh mục ghi danh và đến chụp một tấm hình mà cũng không được.
Những người trong UBĐK vẫn tự phong là “những người công giáo tiêu biểu” nhưng có lần Đức Hồng y Phạm Đình Tụng đã từ chối gặp vì cho rằng: "gọi họ là gì cũng được nhưng công giáo tiêu biểu thì không bởi nhiều người đã không còn giữ đạo, họ vợ nọ chồng kia, không chịu các Bí tích và gia đình cũng thế thì sao gọi là công giáo tiêu biểu được!". Điều kỳ lạ là, trong các bữa liên hoan của tổ chức này có hiện diện đủ cả linh mục, tu sĩ, giáo dân nhưng không thấy họ làm phép trước bữa ăn bao giờ. Một cán bộ Mặt trận nói với tôi là ông thường phải giục “Các cụ làm phép đi” thì “các cụ” mới miễn cưỡng làm cho qua chuyện. Linh mục Vũ Ngọc Bích có lần đi nhờ xe về Phát Diệm nhân lễ tang của linh mục Nguyễn Thế Vịnh ngày 18-12-1983 (Chủ tịch ủy ban Liên lạc) ghi lại như sau: “Buổi chiều về lại Hà Nội, tại trụ sở của UBĐKCG, có nhiều linh mục, cả các vị từ miền Nam ra, các nữ tu và giáo dân, ăn uống bừa bãi, nói năng lung tung” (Câu chuyện về những cây đại thụ, tr.31). Linh mục Bích cũng kể lại rằng, chính mấy vị trong ủy ban theo dõi cha chặt chẽ vì sợ cha được Đức cha Tạo phong chui làm giám mục Phát Diệm. Đức cha Lê Đắc Trọng cũng nhận xét về những ông “công giáo tiêu biểu này: “Tuy là công giáo, nhưng không phải đạo được lợi ở các ông. Trái lại, nếu là người phò đạo sao được vào các chức vị đó. Thường đó là những người có đạo mà không ưa đạo, lấy địch đánh địch, lấy người có đạo để phá đạo. Đó là chính sách từ thời cổ xưa. Đạo không nhờ những người như thế, trái lại phải khổ sở về những người đó” (Những câu chuyện về một thời, tập 2, tr.207). Nói về linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Đức cha Trọng viết: “Đặc biệt là cha Nguyễn Thế Vịnh. Còn đi xa hơn nữa, rồi xa địa phận, đứng trong hội “Liên lạc”. Khi cha Vũ Xuân Kỷ qua đời vào năm 1972, cha Nguyễn Thế Vịnh thay thế và lãnh đạo phong trào với niềm xác tín. Chứ không như vị tiền nhiệm có vẻ xu thời, không hiểu việc mình làm, bảo đi đâu, làm việc gì cũng được” . Đức cha cũng ghi lại lời của linh mục Nguyễn Tất Tiên (cùng trong ủy ban liên lạc) về linh mục Vịnh: “Ông ấy phải sa đáy hỏa ngục” (sdd, tr.213).
Có người nói, UBĐK cũng làm được một số việc như in ấn sách vở đạo lúc khó khăn trước thời “cởi trói” nhưng họ đâu biết đấy là đặc ân Nhà nước ban cho ủy ban để làm kinh tế và kể công với giáo hội bất chấp nội dung trái với đức tin. Cuốn “Đức Mẹ Naju” do linh mục Vương Đình Ái (Chủ tịch UBĐK) dịch và phát hành bán thu lời mấy chục ngàn đô la do tổ chức của bà Julia Youn (Nam Hàn) tài trợ toàn bộ kinh phí in và biếu không nhưng vẫn bán ở VN với giá 10.000 đồng. Đây là cuốn sách ở Nam Hàn đã cấm và Đức cha Nguyễn Văn Sang cũng dịch lời cảnh báo của Đức TGM Quang Du về hiện tượng rối đạo này nhưng linh mục ái vẫn làm. Chỉ có điều “ky cóp cho cọp nó xơi”, mấy chục ngàn đô la lời qua vụ làm ăn này lại bị mất trộm đúng ở cơ quan UBĐK 34 Ngô Quyền, Hà Nội. Thế mới đau.
Tờ Công giáo và dân tộc thì luôn cổ vũ cho phong trào “Thần học giải phóng” - một khuynh hướng đã bị Tòa thánh phê phán kịch liệt và ngưng hoạt động ở châu Mỹ. Một số linh mục đứng đầu UBĐK luôn đưa ra những lập luận rất xa lạ với đức tin. Linh mục Trương Bá Cần viết về “lễ giỗ Bác Hồ, xung quanh một bàn tiệc thánh”: “Ý định của Thiên Chúa đã bắt đầu thực hiện trên đất nước Việt Nam nhờ công lao của Hồ Chủ tịch. Nếu Hồ Chủ tịch muốn vào Nước Trời, Người sẽ vào trước hết” (Báo CG&DT số 44 tháng 5-1976). Lạ thật, Nước Trời đâu có phải UBĐKCG mà linh mục Cần muốn cho ai vào cũng được.
Khi Tòa thánh cảnh báo về mối nguy hại của UBĐKCG: “Mặc dù ủy ban này- như danh xưng đã chỉ có ý nhằm cổ vũ lòng yêu nước của người Công giáo, nhưng trên thực tế đã hành động như một tổ chức vừa có tính công dân vừa có tính chất chính trị. Do vậy không thể không dẫn đến nguy cơ lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị, một nguy cơ mà công đồng Vaticano II đã lưu ý các giám mục và linh mục phải đề phòng” (Thư Đức Hồng y Sodano gửi GM Nguyễn Minh Nhật ngày 20-5-1992). Thì trên tờ CG&DT có một loạt bài chống lại quan diểm của Tòa thánh. Linh mục Vương Đình Bích viết: “Không một người nào, một vị giám mục nào có thể vin vào giáo luật để cho mình quyền hành cấm đoán linh mục của mình tham gia những hình thức sinh hoạt chính trị công dân như hiện nay. Thậm chí cấm đoán như vậy là xâm phạm quyền công dân của người khác, vi phạm luật Nhà nước, không miễn trừ một ai” (Nguyệt san số 37 tháng 1-1998). Một tác giả khác là Nguyễn Ngọc Bích thì lý luận: “Khỏi phải nói UBĐK là một tổ chức được chính quyền ủng hộ. Sự ủng hộ này nói lên điều gì? Chính quyền, xét cho cùng cũng là những con người, dĩ nhiên nằm trong một phạm trù khác. Nhưng có một người nào lại ủng hộ một cái gì xấu không? Chắc là không. Vì chẳng có ai bỏ sức đi tưới một cái cây héo. Bởi thế dù phán đoán như thế nào về mục đích và ý nghĩa của sự ủng hộ nơi chính quyền với UBĐK thì như một người lương hảo, ta không thể nói UBĐK là một tổ chức không tốt” (sdd, tr.47). Nói như tác giả này thì chắc phát xít Đức, Apacthai, hay diệt chủng Pôn Pot cũng không phải là xấu vì đó cũng là những “con người”!
Trong các kỳ họp hội của tổ chức này hoàn toàn không giống sinh hoạt hội đoàn công giáo. Trước đây chỉ có chào cờ chứ không bao giờ nguyện kinh Chúa Thánh thần. Gần đây, người ta có hát “Kinh hòa bình”, coi như quốc ca của ủy ban. Chẳng biết trong lễ nhận Huân chương Hồ Chí Minh của UBĐK ngày 6-4-2005 có cầu nguyện cho Đức Gioan Phaolo II ra sao mà báo Nhân dân ngày 7-4 đưa tin: “Trước khi vào họp, các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tổ chức cầu siêu cho Giáo hoàng Jean Paul II” . Trong thư của ủy ban gửi mỗi dịp Đại hội hay Giáng sinh chỉ nói gửi cho các linh mục, tu sĩ, giáo dân chứ không bao giờ nói đến gửi cho các Giám mục.
Chúng tôi có khá nhiều đơn từ (bản sao) tố cáo đời sống tha hóa của một số linh mục đứng đầu UBĐK. Nhiều bài báo, tác phẩm in ở hải ngoại cũng đã nói đến như cuốn “Công giáo VN trong dòng sinh mệnh dân tộc” của Tiến sĩ Cao Thế Dung, hay cuốn “Hẹn thắp lên” của Gs Nguyễn Ngọc Lan. Có linh mục vì không giữ được lời khấn nên làm lễ không ai xem, không ai nuôi nên Nhà nước phải cấp tiền để đi chợ rất lôi thôi như linh mục NDL (ở Thái Nguyên). Khi Đức cha Nguyễn Sơn Lâm còn làm Tổng thư ký HĐGMVN, Ngài cũng có ý định giải quyết dứt điểm vấn đề UBĐK nhưng với điều kiện ủy ban phải làm đơn và trình Điều lệ cho các GM xem xét và các người tai tiếng xấu phải ra khỏi ủy ban. Dĩ nhiên, đời nào họ theo thiện ý của Đức cha Thanh Hóa. Khi Nhà nước có ý định mời một vài Đức cha tham gia Mặt trận TQVN thì chính những linh mục trong UBĐK lại phản đối gay gắt nhất vì đơn giản, nếu đã có Giám mục thì Nhà nước cần gì mấy linh mục trong ủy ban nữa.
Có người tố cáo sự “cài cắm” mấy linh mục như Từ- Cần- Minh -Bích của Nhà nước vào giới công giáo. Một ông công an thành phố HCM bảo tôi: Các ông công giáo không có lòng vị tha. Có thể ông Cần trước đây là đảng viên thật nhưng ông ấy đã bỏ đảng để theo đạo cũng như có người bỏ đạo để theo đảng mà sao bây giờ các ông cứ bới móc “đánh” ông ấy thế! Tôi trả lời: Tôi không biết chuyện ông Cần bỏ đảng để theo đạo là thật hay giả nhưng những việc ông ấy làm thì người ta có quyền nghi ngờ tính công giáo của ông ấy. Đồng thời, ông ấy có thể lấy gương Phạm Ngọc Thảo- một người công giáo và cũng là điệp viên siêu hạng của cộng sản đã trá hàng về với quốc gia, đeo lon đại tá nhưng rồi cũng bị chính Nhà nước cộng sản bỏ rơi, mà suy gẫm.
Sau hồi tranh cãi nhau về chức vụ Tổng biên tập Báo CG&DT cũng như chuyện tiền nong ở 15 Tú Xương, Quận 3 của mấy “cha yêu nước”, bức thư của linh mục Vương Đình Bích đề ngày 25-12-1997 gửi lãnh đạo Thành phố HCM đã làm rất nhiều người kinh ngạc: “Tôi đã thành khẩn nói với hai anh Từ và Cần là vấn đề thật của tổ chức chúng ta, không phải nhóm nghiên cứu mà là nhóm 4 anh em chúng tôi, Minh- Cần- Từ – Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao nhiệm vụ điều động phong trào công giáo yêu nước tại thành phố này” . Hóa ra, các cụ “dấn thân” còn là nhiệm vụ Đảng giao nữa đấy. Thảo nào, linh mục Nguyễn Tấn Khóa bảo với mấy linh mục ở Đà Nẵng rằng, UBĐK là câu lạc bộ của mấy ông Từ, Cần, Thiện Cẩm, Bích. Mấy ông này già sắp chết cả rồi nên Nhà nước muốn giữ cũng chỉ được khóa này nữa mà thôi.
Trên các phương tiện truyền thông ở VN chỗ nào cũng thấy “mấy cha” xuất hiện. Có người nghĩ chắc mấy cụ “uy tín” lắm. Xin thưa, Nhà nước cũng “ngán” các cụ lắm rồi. Linh mục Từ thì đã không được Mặt trận cơ cấu vào Quốc hội khóa 12 và Mặt trận Trung ương khóa 8. Các linh mục Nguyễn Công Danh và linh mục Thiện Cẩm dù đã được Ban bầu cử cho chọn nơi ứng cử và cho các báo Nhà nước tuyên truyền cổ vũ nhưng vẫn trượt chỏng gọng dịp bầu cử Quốc hội khóa 11 và khóa 12 vừa qua. Trong khi chỉ riêng việc tổ chức họp giới thiệu các cụ ra ứng cử đã tốn phí cả trăm triệu đồng.
Nhà báo Nguyễn Kế Nghiệp làm thư ký tòa soạn báo Người công giáo VN hơn 20 năm, khi về hưu ở quận Thủ Đức, T.p HCM (dĩ nhiên anh Nghiệp là đảng viên và không phải người công giáo) có lần bảo tôi: Ông có biết vì sao cái UBĐK vẫn còn tồn tại đến nay không? Nhà nước cũng muốn dẹp cái cây cảnh héo này lắm rồi nhưng dẹp thì mấy chục cán bộ ở ủy ban và Báo đi đâu? Tôi đố tay nào ở cơ quan này đi xin nổi việc ở nơi khác vì có biết làm gì? Chỉ ngồi ăn sẵn và dọa Nhà nước về nguy cơ của Vatican để nhận lương mà thôi!
Hôm họp Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký ngày 27,28-2-08 dù không được họp nhưng tôi có nhờ một người ghi âm giúp. Bật băng lên, tôi nghe rõ tiếng một ông nhà báo nay là Thư ký ủy ban nhắc nhở các cụ, tuyệt đối không để lộ ra chuyện Nhà nước cung cấp tài chính cho ủy ban. Đây là vấn đề tuyệt mật. Lộ ra sẽ mang tiếng là giáo hội quốc doanh ngay.
UBĐK đưa ra những nhiệm vụ rất kêu, nào là “bảo vệ sự trong sáng của đạo thánh Chúa”, nào là “hướng dẫn và tổ chức phong trào yêu nước của người công giáo”, nào là “bênh vực và bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần của người công giáo”. Nhưng tôi đố ai chứng minh rằng ủy ban đã làm được những việc ấy. Xưa nay, tất cả các hoạt động từ thiện bác ái người công giáo làm là theo lời kêu gọi của các giám mục, của đức tin công giáo chứ mấy ông ủy ban kêu gọi ai nghe. Nhiều tấm gương điển hình của giáo dân như nữ tu Nguyễn Thị Mậu 40 năm giúp đỡ các bệnh nhân phong, liệt sĩ Trần Thị Mai – hy sinh thân mình cứu người trong cơn lũ quét, giáo dân Nguyễn Văn Mỳ, mù hai mắt vẫn theo dõi thời tiết hàng ngày để báo cho ngư dân trên biển…luôn được đưa vào báo cáo thành tích của ủy ban nhưng họ có biết UBĐK là ai và ủy ban cũng chưa bao giờ tặng họ một bông hoa hay lời kinh nguyện khi họ qua đời.
Ủy ban là người nhắc đến Thư chung 1980 của HĐGMVN nhiều nhất nhưng họ chỉ nhấn mạnh mỗi một điểm là Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong khi Thư chung đồng hành cùng dân tộc còn có nghĩa là xây dựng một lối sống, lối diễn tả đức tin theo bản sắc dân tộc. Các linh mục trong ủy ban vẫn nói hiệp thông với giáo hội nhưng có lẽ hầu hết đi họp hành không xin phép đấng bản quyền. Đức cha Sang đã xác nhận trường hợp linh mục Tuyên chưa bao giờ xin phép. Linh mục Nguyễn Công Danh nói, có lần đến xin phép Đức Hồng y Mẫn, Ngài quát: Tôi làm gì có cái phép đó mà cho! Có linh mục trí trá trước khi đi họp liền đến xin chào thăm Đức Giám Mục, khi về thì nói: Lạy Đức cha, con xin phép con đi! Đức Giám Mục nghĩ là linh mục đó xin phép đi về. Còn linh mục đó cho rằng, mình đã xin phép đi họp.
Nhiều bài báo đã “ghi công” UBĐK với các vụ phong thánh năm 1988, vụ phản đối TGM Nguyễn Văn Thuận năm 1975 hay vụ Giám quản Huỳnh Văn Nghi năm 1993. Chúng tôi cũng có hàng trăm trang tư liệu về việc này. Ông Trần Công- Tổng biên tập báo Người công giáo VN, sau khi bị mấy cụ cho mất chức Chánh văn phòng ủy ban vì không phải là “công giáo tử tế”, ông này cũng làm đơn tố cáo lại mấy cụ và khẳng định chắc chắn rằng, chính “mấy cụ yêu nước” đã thổi phồng vụ phong thánh với ông Chín Đào (tức Phan Minh Tánh) lúc đó là Trưởng ban dân vận trung ương để lập công làm Nhà nước tốn bao tiền của và công sức bất chấp những lời ngăn cản của các GS nổi tiếng như Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng nói rằng: Thần thánh của người ta, xấu tốt họ chịu. Can gì đến Nhà nước mà xía vô…
Đầu năm nay, một ông cán bộ Mặt trận có cho tôi mượn một cuốn sách nhan đề “Suy nghĩ về vai trò của UBĐKCG” của linh mục Thiện Cẩm. Sách làm năm 2006, dày 120 trang do linh mục tự in. Đọc xong, tôi ngạc nhiên, không hiểu linh mục Thiện Cẩm ăn giải gì mà đứng ra “hộ giáo” cho ủy ban hăng hái như vậy? Tác giả cũng thừa nhận rằng ủy ban” không nhận bất cứ một bài sai hay một ủy quyền chính thức nào của giáo quyền” (tr.42) và cũng biết rõ dư luận giáo hội muốn “UB này nên ra đi, chấm dứt vai trò, cũng như chính sự tồn tại của mình” (tr.36). Thế nhưng, linh mục Thiện Cẩm khẳng định: “UBĐK không phải là một đảng phái hay tổ chức chính trị, mà là thành phần của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ dưới mái nhà chung của MTTQVN” (tr.39). Đến đây thì người đọc đã hiểu mục đích của tác giả. Linh mục Thiện Cẩm viết tiếp: “Nhân chuyến đi họp Ban tổ chức Đại hội UBĐKCGVN tại Hà Nội đầu tháng 4-2002 vừa qua, trên đường trở về thành phố, anh Trương Bá Cần nói với tôi đại khái: Thế tại sao người Công giáo chúng ta không coi Mặt trận Tổ quốc là môi trường hoạt động công giáo tiến hành nhỉ?” (tr.32). Lại chuẩn bị “bình mới rượu cũ” đây. Cái áo chùng thâm không làm nên linh mục. ủy ban có đổi tên trăm lần nó vẫn là ủy ban ĐKCG. Sự khác nhau giữa công giáo tiến hành với ủy ban là công giáo tiến hành được phép của Giáo hội còn ủy ban thì chỉ được phép của Nhà nước mà thôi.
Thay lời kết
Đầu bài viết này là câu hỏi. Hy vọng qua những tư liệu, chứng cớ mà tôi đưa ra trên đây cũng sẽ phần nào giúp quý vị bạn đọc có được câu trả lời cho riêng mình. Trước khi dừng lời xin thuật một chuyện. Có lần tôi gặp cha Phạm Hân Quynh tại phòng riêng của cha Lê Đức Sinh- Thư ký Đức Hồng y Tụng. Cha Quynh kể, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Bộ trưởng Bộ kinh tế của chính phủ Việt Minh nhưng cũng là người sáng lập ra Thanh lao công Hải Phòng có viết đơn phản đối chính sách của Nhà nước đối với công giáo. Một vị cán bộ cao cấp gặp ông Hà nói: Sao ông không gia nhập ủy ban liên lạc công giáo để đối thoại với Nhà nước có tiện không? Ông Hà trả lời:
- "Các ông có cái đầu, người công giáo chúng tôi cũng có cái đầu. Chỉ tiếc rằng, bao năm qua, các ông chỉ thích nói chuyện với cái… đầu gối của các ông thôi".
Vâng, có lẽ Nhà nước vẫn còn muốn đối thoại với cái đầu gối và cũng có một số người công giáo vẫn còn muốn làm cái đầu gối ấy.
(Đà Nẵng- Sài Gòn, Mùa chay 2008)
Giáo dân xứ Thánh Cẩm tiếp tục xây dựng dù có lệnh chính quyền phong tỏa và cấm
Tràng Cầm
18:32 18/03/2008
SAIGÒN - Chính quyền địa phương đã ra lệnh cắt nước, cắt điện, phong toả đường vận chuyển vật liệu hòng không cho giáo dân giáo xứ Thánh Cẩm tiếp tục xây hàng rào giữ đất. Thế nhưng giáo dân giáo xứ này trong vài tuần nay vẫn tiếp tục công việc tranh đấu bảo vệ đất nhà chung.
Dưới đây là công văn của Ông Cao Văn Hoàng, chủ tịch phường Long Thạnh Mỹ ký lệnh phong toả điện nước vận chuyển vật liệu đến công trình. dù có lệnh cấm nhưng giáo dân vẫn đến nhà thờ tiến hành công việc xây dựng rào đất của giáo xứ như dự định.
Dưới đây là công văn của Ông Cao Văn Hoàng, chủ tịch phường Long Thạnh Mỹ ký lệnh phong toả điện nước vận chuyển vật liệu đến công trình. dù có lệnh cấm nhưng giáo dân vẫn đến nhà thờ tiến hành công việc xây dựng rào đất của giáo xứ như dự định.
Không thể làm tôi hai chủ!
Bs Vũ Linh Huy
23:27 18/03/2008
Không thể làm tôi hai chủ!
Đã nguyền theo Chuá, tận hiến rồi,
Sao còn thờ đảng kiếm thịt xôi?
Sáng tôn vinh Chuá: “Phần gia nghiệp!”
Chiều suy phục đảng: “Lẽ sống tôi!”
Thiên Chuá nhân từ và trung tín,
Cộng nô gian ác, khéo dối người.
Một đảng tham ô và bán nước,
Sao đầy tớ Chuá lại theo đuôi?
Boston, ngày 18 tháng 3 năm 2008
Đã nguyền theo Chuá, tận hiến rồi,
Sao còn thờ đảng kiếm thịt xôi?
Sáng tôn vinh Chuá: “Phần gia nghiệp!”
Chiều suy phục đảng: “Lẽ sống tôi!”
Thiên Chuá nhân từ và trung tín,
Cộng nô gian ác, khéo dối người.
Một đảng tham ô và bán nước,
Sao đầy tớ Chuá lại theo đuôi?
Boston, ngày 18 tháng 3 năm 2008
Ý kiến độc giả: gửi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Saigòn, cơ quan cho sửa chữa vũ trường
Nguyễn Quy Luật
23:45 18/03/2008
Ý kiến độc giả: gửi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Saigòn, cơ quan cho sửa chữa vũ trường
Thưa các Bác: Tui là đứa nhóc, từng bị bà nuôi dạy trẻ đánh mấy bận trong ngôi nhà giữ trẻ gia đình.
Tụi tui đến đây vì người ta không xây trường Mầm non cho tụi tui học, đứa thì nhà gần trường, nhưng nghèo không đủ tiền vào trường. May thay, tụi tui còn sống đến hôm nay cũng là phước đức! Chứ như các cháu ở Biên Hòa trong tay các bà như Bà Quảng Thị Kim Hoa (ngày 17/3/2008 bị đưa ra xét xử) thì cũng có ngày toi mạng!
Gần đây, nghe Thợ Gốm kể có nhiều người VIP đến chiếm trường Mẫu giáo Măng Non, tui đây nhớ lại phận mình mà xót xa lòng và thương cho tụi nhó và mong chờ xem Ông Phó Chủ Tịch UBND TP ứng xử thế nào.
Thế mà sáng nay tui thật thất vọng vì thấy Ban Quản lý đường sắt, nguyên con ruột của UBNDTP mà cũng theo đòi các VIP và “COCC”đến “dành ăn” với các cháu mầm non. Tui không hiểu tại sao các Bác thích lập văn phòng tại “Vũ trường từng bị công an vịn”. Tinh thần các Bác có đủ minh mẫn khi ngồi làm việc tại các phòng vốn là phòng “Karaokê” của các VIP? Hơn nữa, khi các bác lấy “Luật ăn cướp” như lời của Lữ Giang để có chỗ lo hệ thống giao thông, thì e rằng người đi đường cũng dùng “luật rừng” để đi lại. Bởi con dân phải theo gương các Bác! Hic, thế thì đừng mong giảm bớt nạn kẹt xe trong tương lai!!!
Úi chà! Nếu tui có con để đi học, tui cũng không muốn cho nó vào Trường ở 32 Bis này, bởi cứ tưởng tượng cảnh con tui học nơi vốn là chỗ ăn chơi là tui rùng mình! Tiện đây tui cũng muốn con kiến mà kiện được củ khoai lấy nhà thì phải đập vũ trường, tiếp đó để trống một năm cho nó bay mùi tanh hôi, rồi rước Đức Hồng y và quý Cha đến làm phép thanh tẩy lô đất, cuối cùng mới xây trường. Theo ý tui các soeurs xây “Trung tâm tư vấn cho người nghiện hút và sida” thì tốt nhất!
Tui muốn thưa với Ban Quản lý Đường sắt là: các Bác đừng bon chen, vì nếu tôn giáo không làm đơn kiện đòi nhà thì các bác còn khuya mới ký được hợp đồng thuê được cơ sở 32 bis Nguỵễn Thị Diệu. Người ta cho thuê tới 15 năm kia mà. Chưa hết, sau 15 năm thì người ta cũng có thể được xem xét mua nhà, lúc đó, nếu đến đây các bác chỉ có thể hát karaokê và nhảy nhót mà thôi!
Tiếp nữa, đọc hai biên bản ngưng đập phá sửa chữa của Thợ Gốm gởi, tui đây thấy tội nghiệp cho Ông Phó Chủ tịch UBND Phường 7, Quận 3, cho Anh Nguyễn Phước Thịnh, Đại diện Ban Quản Lý Đường sắt Đô thị TP, ông Phó ban Tôn giáo Q.3, bà Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Q.3, bởi quý vị đã “không có cách nào” giữ được lời cam kết trên giấy trắng mực đen với Tôn giáo. Các vị lại đang sống trong một Thành phố lớn nhất nhì Việt Nam! Ôi Pháp chế Nước nhà là thế, tui biết làm sao??? Tui đây còn lo cho các vị ký tên vào biên bản cam kết ngưng sửa chữa xây dựng lần 2. Bây chừ thì các vị cấp cao hơn đang cam đảm đứng ra “đứng mũi chịu sào”. Nếu không con kiến đâu chịu bò về. Các vị trong UBND TP thì tránh mặt bởi khi người ta xin đối thoại tại văn phòng tiếp khách của UBND thì không muốn, giờ lại xuống đối thoại tại vũ trường???
Tui đây cũng dựa hơi lời phát biểu của Luật sư Minh sau phiên toà xét xử lưu động chị Kim Hoa chiều nay, để thưa trình đôi điều với Luật sư Minh. Số là Hội Đồng xét xử đã tuyên phạt bà Hoa 18 tháng tù giam và buộc bồi thường 6,8 triệu đồng vì tội cố ý gây thương tích đối với trẻ gởi ở nhà mình. LS Minh cho rằng án như vậy là quá nặng, chỉ cần xứ án tù treo là đủ sức răn đe… Hơn nữa LS Minh cũng bày tỏ thái độ không hài lòng về vệc xử lý những cơ quan có trách nhiệm. Theo ông đây là trách nhiệm của ngành giáo dục, địa phương đã không được đề cập đến. Quý vị nghĩ về vụ Trường Mẫu giáo biến thành vũ trường thì suy được trách nhiệm của ai kèm theo. (Chân lý đơn giản: không có trường người ta mới đem con bỏ nơi khác!).
Thưa Luật sư, Luật sư thừa biết là nếu họ có bị đem ra xem xét thì khung hình cao nhất là thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm sai nguyên tắc, một lỗi chung chung nhẹ hều đặc biệt dành cho cán bộ Nhà nước…Đó là nguyên tắc quán triệt cái mà Montesquieu gọi là “Espprit des Lois” tức là tinh thần pháp luật. Cần hiểu rằng, ngoài cái pháp luật bảo vệ người vô tội, còn phải có một thứ pháp luật để bảo vệ người có tội!
Tui cũng có đọc một tài liệu trong đó có ghi lại một bức thư của Lê Nin gởi Đảng bộ Mat-cơ-va ngày 14/3/1922 có đoạn nhấn mạnh “Phải trừng phạt các đảng viên cộng sản phạm tội nghiêm khắc hơn so với những người ngoài Đảng… thật là nhục nhã và quái đản khi một Đảng cầm quyền lại đi bảo vệ những tên vô lại của mình!” Luật sư đọc dòng này đừng nổi giận bởi khi ấy vào năm 1922, lúc đó chưa có các thuật ngữ tân tiến như bây giờ: thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm sai nguyên tắc…và gì nữa luật sư thừa sức kể thêm.
Thưa các Bác: Tui là đứa nhóc, từng bị bà nuôi dạy trẻ đánh mấy bận trong ngôi nhà giữ trẻ gia đình.
Tụi tui đến đây vì người ta không xây trường Mầm non cho tụi tui học, đứa thì nhà gần trường, nhưng nghèo không đủ tiền vào trường. May thay, tụi tui còn sống đến hôm nay cũng là phước đức! Chứ như các cháu ở Biên Hòa trong tay các bà như Bà Quảng Thị Kim Hoa (ngày 17/3/2008 bị đưa ra xét xử) thì cũng có ngày toi mạng!
Ủy Ban lập biên bản với các nữ tu ngày 15.12.2007 |
Thế mà sáng nay tui thật thất vọng vì thấy Ban Quản lý đường sắt, nguyên con ruột của UBNDTP mà cũng theo đòi các VIP và “COCC”đến “dành ăn” với các cháu mầm non. Tui không hiểu tại sao các Bác thích lập văn phòng tại “Vũ trường từng bị công an vịn”. Tinh thần các Bác có đủ minh mẫn khi ngồi làm việc tại các phòng vốn là phòng “Karaokê” của các VIP? Hơn nữa, khi các bác lấy “Luật ăn cướp” như lời của Lữ Giang để có chỗ lo hệ thống giao thông, thì e rằng người đi đường cũng dùng “luật rừng” để đi lại. Bởi con dân phải theo gương các Bác! Hic, thế thì đừng mong giảm bớt nạn kẹt xe trong tương lai!!!
Úi chà! Nếu tui có con để đi học, tui cũng không muốn cho nó vào Trường ở 32 Bis này, bởi cứ tưởng tượng cảnh con tui học nơi vốn là chỗ ăn chơi là tui rùng mình! Tiện đây tui cũng muốn con kiến mà kiện được củ khoai lấy nhà thì phải đập vũ trường, tiếp đó để trống một năm cho nó bay mùi tanh hôi, rồi rước Đức Hồng y và quý Cha đến làm phép thanh tẩy lô đất, cuối cùng mới xây trường. Theo ý tui các soeurs xây “Trung tâm tư vấn cho người nghiện hút và sida” thì tốt nhất!
Tui muốn thưa với Ban Quản lý Đường sắt là: các Bác đừng bon chen, vì nếu tôn giáo không làm đơn kiện đòi nhà thì các bác còn khuya mới ký được hợp đồng thuê được cơ sở 32 bis Nguỵễn Thị Diệu. Người ta cho thuê tới 15 năm kia mà. Chưa hết, sau 15 năm thì người ta cũng có thể được xem xét mua nhà, lúc đó, nếu đến đây các bác chỉ có thể hát karaokê và nhảy nhót mà thôi!
Ủy Ban lại lập biên bản ngày 17.3.2008 với các nữ tu |
Tui đây cũng dựa hơi lời phát biểu của Luật sư Minh sau phiên toà xét xử lưu động chị Kim Hoa chiều nay, để thưa trình đôi điều với Luật sư Minh. Số là Hội Đồng xét xử đã tuyên phạt bà Hoa 18 tháng tù giam và buộc bồi thường 6,8 triệu đồng vì tội cố ý gây thương tích đối với trẻ gởi ở nhà mình. LS Minh cho rằng án như vậy là quá nặng, chỉ cần xứ án tù treo là đủ sức răn đe… Hơn nữa LS Minh cũng bày tỏ thái độ không hài lòng về vệc xử lý những cơ quan có trách nhiệm. Theo ông đây là trách nhiệm của ngành giáo dục, địa phương đã không được đề cập đến. Quý vị nghĩ về vụ Trường Mẫu giáo biến thành vũ trường thì suy được trách nhiệm của ai kèm theo. (Chân lý đơn giản: không có trường người ta mới đem con bỏ nơi khác!).
Thưa Luật sư, Luật sư thừa biết là nếu họ có bị đem ra xem xét thì khung hình cao nhất là thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm sai nguyên tắc, một lỗi chung chung nhẹ hều đặc biệt dành cho cán bộ Nhà nước…Đó là nguyên tắc quán triệt cái mà Montesquieu gọi là “Espprit des Lois” tức là tinh thần pháp luật. Cần hiểu rằng, ngoài cái pháp luật bảo vệ người vô tội, còn phải có một thứ pháp luật để bảo vệ người có tội!
Tui cũng có đọc một tài liệu trong đó có ghi lại một bức thư của Lê Nin gởi Đảng bộ Mat-cơ-va ngày 14/3/1922 có đoạn nhấn mạnh “Phải trừng phạt các đảng viên cộng sản phạm tội nghiêm khắc hơn so với những người ngoài Đảng… thật là nhục nhã và quái đản khi một Đảng cầm quyền lại đi bảo vệ những tên vô lại của mình!” Luật sư đọc dòng này đừng nổi giận bởi khi ấy vào năm 1922, lúc đó chưa có các thuật ngữ tân tiến như bây giờ: thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm sai nguyên tắc…và gì nữa luật sư thừa sức kể thêm.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: LM Vincent D'Auriol Bằng đã tạ thế tại New York
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
15:46 18/03/2008
PHÂN ƯU
Được tin
Linh Mục VINCENT D’AURIOL BẰNG
Thụ phong Linh mục năm 1960, nguyên gốc Giáo phận Phát Diệm,
gia nhập Tổng Giáo phận New York năm 1986.
Đã qua đời vào lúc 7 giờ tối Chúa nhật Lễ Lá 16 tháng 3 năm 2008,
tại bệnh viện New York. Hưởng thọ 83 tuổi.
Thánh Lễ An Táng được cử hành lúc 10 giờ sáng thứ Tư 19 tháng 3 năm 2008
tại Nhà thờ The Precious Blood, 113 Baxter St., New York, NY 10013.
Xin thành kính phân ưu với tang quyến Cha Cố Vincent,
Giáo phận Phát Diệm, New York và thân quyến của Cha Cố.
Xin Thiên Chúa sớm cho Linh hồn Linh mục Vincent
về hưởng Thánh Nhan và trả công bội hậu cho Ngài
trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.
Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.
Thành kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK
Thông Báo
Lm. Vicente Phạm Đắc Bằng GP. New York tạ thế
Vietcatholic
16:28 18/03/2008
Thông Báo
Cha Vincente Phạm Đắc Bằng
LM Vicente Phạm Đắc Bằng |
Qua đời ngay Chúa Nhật Lễ Lá 2006
Lúc 7 tối tai Bệnh Viện Calvary, Brooklyn, NY.
Hưởng thọ 83 tuổi.
Thánh Lễ Đưa Chân lúc 8:30 tối
tại nhà thờ "Most Precious Blood",
109 Mulberry Street, Manhattan, NY City.
Thánh Lễ An Táng lúc 10 sáng
Thứ Tư ngày 19 tháng 3
Tại nhà thờ “Most Precious Blood”
109 Mulberry Street, Manhattan, NY City.
Đức Giám Mục Phó giáo phận New York sẽ chủ tế thánh lễ An Táng.
Xin Cầu Cho Linh Hồn Vicente
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Yên Nghỉ
Lê Trị
00:43 18/03/2008
YÊN NGHỈ
Ảnh của Lê Trị
Bây giờ yên nghỉ trên đồi đá hoa,.
Mặc cho gió táp mưa sa,
Gởi mình trên đá với hoa bạn đường.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền