Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Giuse, Người Anh Hùng Thầm Lặng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:27 17/03/2019
Thánh Gioan Phaolô II viết trong “Thông điệp Đấng giữ gìn Chúa Cứu Thế” : “Một sự thinh lặng cho thấy được một cách đặc biệt con người nội tâm của thánh Giuse. Các sách Tin mừng chỉ nói đến những gì “thánh Giuse làm”, nhưng cũng giúp chúng ta khám phá được “trong những hành động” luôn luôn thấm nhuần sự thinh lặng của Người có một bầu khí chiêm niệm sâu xa. Hằng ngày thánh Giuse tiếp xúc với “mầu nhiệm được giấu kín từ bao thế hệ”, mầu nhiệm đã “cư ngụ” dưới mái gia đình của thánh Giuse” (số 25).
Thinh lặng là nét đẹp của chay tịnh. Thánh Giuse yêu thích sự im lặng, ngài là con người của Mùa Chay. Lễ Thánh Cả Giuse được Phụng vụ Giáo hội mừng vào giữa Mùa Chay thánh. Mùa Chay mời gọi kitô hữu sống đời sống nội tâm. Khởi đầu Mùa Chay, Chúa Giêsu dạy, khi bố thí đừng để tay phải biết việc tay trái làm, khi ăn chay hãy xức dầu thơm và khi cầu nguyện hãy vào phòng đóng cửa lại. Ba việc đạo đức truyền thống cần phải được thực hiện với tinh thần nội tâm, âm thầm chỉ có Cha trên trời biết mà thôi.Nếu Giáo Hội đặt tháng kính Thánh Giuse vào Mùa Chay, chính bởi vì ngài là khuôn mẫu của con người nội tâm, thầm lặng.Trong Kinh Thánh, không hề nghe được một câu nói nào thốt ra từ chính môi miệng của ngài.
Cuộc đời của thánh Giuse qua Phúc Âm là một cuộc đời gắn liền với gia đình thánh, một cuộc đời có nhiều sóng gió bất ngờ. Thế nhưng, trên nền những sóng gió ấy, người ta gặp thấy một Giuse hoàn toàn lặng thầm; thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe rồi suy niệm và nhận ra ý Chúa nên mau mắn thi hành.
1. Lắng nghe tiếng Chúa và mau mắn thi hành
Trong dịp hành hương tại Nagiarét quê hương của Thánh Gia, chúng tôi thật ngạc nhiên khi thấy ngoài đường phố, trong cửa hiệu buôn bán, thậm chí ngay ở quầy tiếp tân của khách sạn, tuyệt nhiên không có lấy một bóng người phụ nữ. Họ ở đâu, không ai biết rõ, chỉ biết chắc rằng tất cả mọi sinh hoạt công khai ngoài mặt phố đều do đàn ông đảm trách. Tôi thắc mắc, và hướng dẫn viên đã giải thích rằng : đây là xã hội của đàn ông, đàn bà không có quyền ăn nói, thậm chí không có quyền xuất hiện. Trong một nếp sống như thế, lẽ ra Giuse có quyền và có bổn phận phải nói, nhưng một khi ngài đã chọn thinh lặng, ắt hẳn sự thinh lặng ấy phải có một giá trị đặc biệt. Vâng, đó là đi vào sa mạc tâm hồn, đó là đường vào của một tình yêu. Cha Philippon, OP, viết : “Ai yêu mến sự thinh lặng sẽ được Thiên Chúa dẫn tới thinh lặng của mến yêu”.
Đọc Phúc Âm, ta thấy Thánh Giuse có tâm hồn mở ra với tiếng gọi của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hễ biết là ý Thiên Chúa, Thánh Giuse vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành.
-Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn Thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định : “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19). Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20); rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt 1,20). Nhận ra thánh ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel” (Mt 2,21).
Trước Thánh ý Thiên Chúa, Giuse thinh lặng lắng nghe và vâng phục chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc1,38). Thinh lặng lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, Ngài nghe và vâng theo rồi mau mắn thi hành. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
2. Thầm lặng đồng hành cùng gia đình Nazareth.
Từ khi đưa Đức Maria đang mang thai về quê hương Bêlem để khai sổ kiểm tra cho đến khi định cư tại Nazareth, Thánh Giuse luôn bảo vệ gìn giữ gia đình. Về quê quán, đường xa xôi cách trở. Khi đến nơi “Maria đã đến ngày sinh nở”, và phải sinh con “nơi hang đá bò lừa” vì “hai ông bà không tìm được nhà trọ” (Lc 2,7). Chỉ ít lâu sau được lệnh “Thiên sứ báo tin phải lên đường, đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mt 2,13). Vâng theo ý Chúa, “ngay đang đêm, Giuse chỗi dậy đem con trẻ và mẹ Người lên đường đi Ai cập” (Mt 2,14). Định cư tại Ai cập cho đến khi nhận được lệnh thiên sứ “hãy đưa con trẻ trở về quê hương”, Giuse “lại chỗi dậy đưa gia đình về lại quê hương Nagiaret”. Khi dâng con trẻ vào đền thờ, ông Dacaria đã nói lên “bài thánh ca chúc tụng” (Lc 1, 67-79), còn Giuse vẫn lặng thầm, đó là một “bài thánh ca không lời”.
Cùng với Đức Maria, ngài dâng Con trẻ Giêsu trong đền thờ (Lc 1, 67-79). Hành hương cùng gia đình lên Giêrusalem Lc 2,41-42). Khi gặp lại Chúa Giêsu trong đền thờ, Thánh Giuse cũng giữ im lặng đang lúc tâm hồn ngài đi từ nỗi lo đến niềm vui (Lc 2,43-50).
Bất cứ hoàn cảnh nào, dù gặp những thử thách gian truân, Thánh Giuse vẫn can đảm kiên cường vượt qua. Ngài là cột trụ gia đình, kiên nhẫn làm việc đổ mồ hôi nước mắt, bằng sức lao động để nuôi sống và đem lại hạnh phúc cho gia đình.
Trong cuộc sống đời thường tại Nadarét, Thánh Giuse thầm lặng lao động. Tin mừng không nói gì về cuộc sống của ngài tại Nadarét. Điều duy nhất biết được là ngài làm nghề thợ mộc và ngay cả chi tiết nhỏ này nữa, ta cũng chỉ biết nhờ những người đồng hương gọi Đức Giêsu là “con bác thợ mộc”(Mt 13,55) mà thôi. Rồi ngài qua đời khi nào và được chôn táng ở đâu nào có ai hay.
3. Thánh Giuse, người anh hùng thầm lặng
Trong thảm họa diệt chủng của Đức Quốc Xã gây ra ở Chiến Tranh Thế Giới thứ II, Nicolas Wintơn đã giải cứu được 669 đứa trẻ Do thái từ Tiệp Khắc chuyển qua Anh Quốc và tìm cho chúng những người cha mẹ nuôi. Việc ấy diễn ra âm thầm nên báo chí chẳng hề hay biết. Ông Wintơn cũng chưa hề thổ lộ với ai, kể cả vợ mình.
Sau 50 năm, người ta tình cờ tìm thấy một cuốn sổ có ghi lại sự việc, cùng danh sách những đứa trẻ ấy. Ông Wintơn được mời đến một chương trình truyền hình, mà ở đó, trong sự ngạc nhiên, ông đã được gặp lại những đứa trẻ Do thái năm xưa, bây giờ cũng đã thành đạt và lớn tuổi. Họ quy tụ lại để bày tỏ lời tri ân đến vị ân nhân cứu mạng của mình, một người anh hùng thầm lặng.
Khi nghe câu chuyện về ông Wintơn, tôi nghĩ về Thánh Giuse, một vị thánh thầm lặng, nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc lịch sử cứu độ. Ngài là bạn trăm năm của Đức Maria và là cha nuôi Chúa Giêsu. Thế nhưng, trong tất cả các Tin mừng, người ta thấy ngài luôn luôn là một vị anh hùng thầm lặng.
Sự vâng phục trước thánh ý Thiên Chúa chính là sự “công chính” mà Kinh Thánh đã luôn ca ngợi (x. Tv 37,29; 92,12; 112,4). Công chính không chỉ là chính trực, thánh thiện mà còn là kính sợ Chúa và vâng theo thánh ý Người. Cũng trong thầm lặng, ngài đã chăm sóc Đức Mẹ sinh nở trong hang đá lạnh lẽo, rồi cũng hân hoan vui sướng khi chứng kiến ca đoàn các Thiên Thần mừng hát Chúa giáng sinh. Rồi cũng trong thầm lặng, ngài đã đưa Chúa Giêsu và Mẹ người đi lánh nạn ở Aicập lúc đêm khuya cô quạnh, trải qua hành trình đầy khó khăn gian khổ...
Suốt cuộc đời sống đầy sóng gió bên hai Đấng Thánh, Giuse vẫn lặng lẽ, chẳng có khoe khoang khi được hiển hách, không than van lúc khốn cực, lầm than…
Chiêm ngắm cuộc đời thánh Giuse, càng thấy rõ ngài hẳn là một người hùng, với đặc tính giống như những gì ông Andrew Carnegie nghiên cứu được. Carnegie đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu các vị anh hùng, để rồi nhận ra một điều thú vị: các anh hùng thường không thấy hành động của họ là “anh hùng” chút nào cả. Thay vào đó, những người anh hùng thường khiêm tốn tin rằng họ đã làm những gì mà bất kỳ ai khác cũng sẽ làm, mặc dù đó là việc dám đánh đổi cuộc đời của mình vì tha nhân, và đặc biệt hơn là dám bất chấp tất cả để thực thi ý Chúa. Bởi thế, họ chẳng bao giờ khoe khoang khi làm được những điều lớn lao, cũng như chẳng than thở khi gặp khó khăn, thử thách.
Thật đúng như câu Lời Chúa: “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên” (Mt 23,12), thánh Giuse đã khiêm tốn hạ mình trong thầm lặng để giờ đây được tôn phong hiển hách: Thánh nhân là bổn mạng của toàn thể Giáo hội hoàn vũ và cách riêng là của Giáo hội Việt Nam (x. Tập san Legio Mariae tháng 3.2019).
Sách Huấn ca dạy: “Có kẻ thinh lặng vì chẳng biết nói chi. Có kẻ thinh lặng để chờ thời. Có kẻ thinh lặng mà lại biết điều. Có kẻ thinh lặng mà được kể là khôn ngoan”. (Hc 20,6.1.5). Có thể nói sự thinh lặng khôn ngoan nơi thánh Giuse có hai cơ năng hoạt động mạnh nhất là: tai nghe và tay làm. Nghe Lời Chúa để thi hành. Ngài là tôi tớ trung thành và khôn ngoan, và có một lòng tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Người hoàn toàn tuân phục, hoàn toàn để cho Chúa hành động và mau mắn làm điều Chúa muốn. Tổ phụ Abraham đã làm như thế. Mẹ Maria đã làm như thế. Thánh cả Giuse đã làm như thế. Ðó là những kiểu mẫu tuyệt với về lòng tin tưởng, phó thác.
Chiêm ngắm cuộc đời thánh Cả Giuse, chúng ta học được giá trị của bài học tĩnh lặng. Trong thinh lặng, một mạc khải có thể được tỏ lộ : Thiên Chúa “nói” với con người điều mà Người muốn, một sứ mạng, một chương trìnhThiên Chúa dự tính trao cho con người. Thinh lặng để lắng nghe, thinh lặng để thấu hiểu, thinh lặng để thực thi Ý Chúa.
Thánh Cả Giuse là vị thánh của thinh lặng. Thiên Chúa nói với ngài ngay trong thinh lặng, chúng ta học nơi thánh Giuse và sẽ khám phá trong thinh lặng khả năng để nói với Chúa về Chúa.
Thinh lặng là nét đẹp của chay tịnh. Thánh Giuse yêu thích sự im lặng, ngài là con người của Mùa Chay. Lễ Thánh Cả Giuse được Phụng vụ Giáo hội mừng vào giữa Mùa Chay thánh. Mùa Chay mời gọi kitô hữu sống đời sống nội tâm. Khởi đầu Mùa Chay, Chúa Giêsu dạy, khi bố thí đừng để tay phải biết việc tay trái làm, khi ăn chay hãy xức dầu thơm và khi cầu nguyện hãy vào phòng đóng cửa lại. Ba việc đạo đức truyền thống cần phải được thực hiện với tinh thần nội tâm, âm thầm chỉ có Cha trên trời biết mà thôi.Nếu Giáo Hội đặt tháng kính Thánh Giuse vào Mùa Chay, chính bởi vì ngài là khuôn mẫu của con người nội tâm, thầm lặng.Trong Kinh Thánh, không hề nghe được một câu nói nào thốt ra từ chính môi miệng của ngài.
Cuộc đời của thánh Giuse qua Phúc Âm là một cuộc đời gắn liền với gia đình thánh, một cuộc đời có nhiều sóng gió bất ngờ. Thế nhưng, trên nền những sóng gió ấy, người ta gặp thấy một Giuse hoàn toàn lặng thầm; thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe rồi suy niệm và nhận ra ý Chúa nên mau mắn thi hành.
1. Lắng nghe tiếng Chúa và mau mắn thi hành
Trong dịp hành hương tại Nagiarét quê hương của Thánh Gia, chúng tôi thật ngạc nhiên khi thấy ngoài đường phố, trong cửa hiệu buôn bán, thậm chí ngay ở quầy tiếp tân của khách sạn, tuyệt nhiên không có lấy một bóng người phụ nữ. Họ ở đâu, không ai biết rõ, chỉ biết chắc rằng tất cả mọi sinh hoạt công khai ngoài mặt phố đều do đàn ông đảm trách. Tôi thắc mắc, và hướng dẫn viên đã giải thích rằng : đây là xã hội của đàn ông, đàn bà không có quyền ăn nói, thậm chí không có quyền xuất hiện. Trong một nếp sống như thế, lẽ ra Giuse có quyền và có bổn phận phải nói, nhưng một khi ngài đã chọn thinh lặng, ắt hẳn sự thinh lặng ấy phải có một giá trị đặc biệt. Vâng, đó là đi vào sa mạc tâm hồn, đó là đường vào của một tình yêu. Cha Philippon, OP, viết : “Ai yêu mến sự thinh lặng sẽ được Thiên Chúa dẫn tới thinh lặng của mến yêu”.
Đọc Phúc Âm, ta thấy Thánh Giuse có tâm hồn mở ra với tiếng gọi của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hễ biết là ý Thiên Chúa, Thánh Giuse vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành.
-Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn Thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định : “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19). Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20); rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt 1,20). Nhận ra thánh ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel” (Mt 2,21).
Trước Thánh ý Thiên Chúa, Giuse thinh lặng lắng nghe và vâng phục chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc1,38). Thinh lặng lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, Ngài nghe và vâng theo rồi mau mắn thi hành. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
2. Thầm lặng đồng hành cùng gia đình Nazareth.
Từ khi đưa Đức Maria đang mang thai về quê hương Bêlem để khai sổ kiểm tra cho đến khi định cư tại Nazareth, Thánh Giuse luôn bảo vệ gìn giữ gia đình. Về quê quán, đường xa xôi cách trở. Khi đến nơi “Maria đã đến ngày sinh nở”, và phải sinh con “nơi hang đá bò lừa” vì “hai ông bà không tìm được nhà trọ” (Lc 2,7). Chỉ ít lâu sau được lệnh “Thiên sứ báo tin phải lên đường, đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mt 2,13). Vâng theo ý Chúa, “ngay đang đêm, Giuse chỗi dậy đem con trẻ và mẹ Người lên đường đi Ai cập” (Mt 2,14). Định cư tại Ai cập cho đến khi nhận được lệnh thiên sứ “hãy đưa con trẻ trở về quê hương”, Giuse “lại chỗi dậy đưa gia đình về lại quê hương Nagiaret”. Khi dâng con trẻ vào đền thờ, ông Dacaria đã nói lên “bài thánh ca chúc tụng” (Lc 1, 67-79), còn Giuse vẫn lặng thầm, đó là một “bài thánh ca không lời”.
Cùng với Đức Maria, ngài dâng Con trẻ Giêsu trong đền thờ (Lc 1, 67-79). Hành hương cùng gia đình lên Giêrusalem Lc 2,41-42). Khi gặp lại Chúa Giêsu trong đền thờ, Thánh Giuse cũng giữ im lặng đang lúc tâm hồn ngài đi từ nỗi lo đến niềm vui (Lc 2,43-50).
Bất cứ hoàn cảnh nào, dù gặp những thử thách gian truân, Thánh Giuse vẫn can đảm kiên cường vượt qua. Ngài là cột trụ gia đình, kiên nhẫn làm việc đổ mồ hôi nước mắt, bằng sức lao động để nuôi sống và đem lại hạnh phúc cho gia đình.
Trong cuộc sống đời thường tại Nadarét, Thánh Giuse thầm lặng lao động. Tin mừng không nói gì về cuộc sống của ngài tại Nadarét. Điều duy nhất biết được là ngài làm nghề thợ mộc và ngay cả chi tiết nhỏ này nữa, ta cũng chỉ biết nhờ những người đồng hương gọi Đức Giêsu là “con bác thợ mộc”(Mt 13,55) mà thôi. Rồi ngài qua đời khi nào và được chôn táng ở đâu nào có ai hay.
3. Thánh Giuse, người anh hùng thầm lặng
Trong thảm họa diệt chủng của Đức Quốc Xã gây ra ở Chiến Tranh Thế Giới thứ II, Nicolas Wintơn đã giải cứu được 669 đứa trẻ Do thái từ Tiệp Khắc chuyển qua Anh Quốc và tìm cho chúng những người cha mẹ nuôi. Việc ấy diễn ra âm thầm nên báo chí chẳng hề hay biết. Ông Wintơn cũng chưa hề thổ lộ với ai, kể cả vợ mình.
Sau 50 năm, người ta tình cờ tìm thấy một cuốn sổ có ghi lại sự việc, cùng danh sách những đứa trẻ ấy. Ông Wintơn được mời đến một chương trình truyền hình, mà ở đó, trong sự ngạc nhiên, ông đã được gặp lại những đứa trẻ Do thái năm xưa, bây giờ cũng đã thành đạt và lớn tuổi. Họ quy tụ lại để bày tỏ lời tri ân đến vị ân nhân cứu mạng của mình, một người anh hùng thầm lặng.
Khi nghe câu chuyện về ông Wintơn, tôi nghĩ về Thánh Giuse, một vị thánh thầm lặng, nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc lịch sử cứu độ. Ngài là bạn trăm năm của Đức Maria và là cha nuôi Chúa Giêsu. Thế nhưng, trong tất cả các Tin mừng, người ta thấy ngài luôn luôn là một vị anh hùng thầm lặng.
Sự vâng phục trước thánh ý Thiên Chúa chính là sự “công chính” mà Kinh Thánh đã luôn ca ngợi (x. Tv 37,29; 92,12; 112,4). Công chính không chỉ là chính trực, thánh thiện mà còn là kính sợ Chúa và vâng theo thánh ý Người. Cũng trong thầm lặng, ngài đã chăm sóc Đức Mẹ sinh nở trong hang đá lạnh lẽo, rồi cũng hân hoan vui sướng khi chứng kiến ca đoàn các Thiên Thần mừng hát Chúa giáng sinh. Rồi cũng trong thầm lặng, ngài đã đưa Chúa Giêsu và Mẹ người đi lánh nạn ở Aicập lúc đêm khuya cô quạnh, trải qua hành trình đầy khó khăn gian khổ...
Suốt cuộc đời sống đầy sóng gió bên hai Đấng Thánh, Giuse vẫn lặng lẽ, chẳng có khoe khoang khi được hiển hách, không than van lúc khốn cực, lầm than…
Chiêm ngắm cuộc đời thánh Giuse, càng thấy rõ ngài hẳn là một người hùng, với đặc tính giống như những gì ông Andrew Carnegie nghiên cứu được. Carnegie đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu các vị anh hùng, để rồi nhận ra một điều thú vị: các anh hùng thường không thấy hành động của họ là “anh hùng” chút nào cả. Thay vào đó, những người anh hùng thường khiêm tốn tin rằng họ đã làm những gì mà bất kỳ ai khác cũng sẽ làm, mặc dù đó là việc dám đánh đổi cuộc đời của mình vì tha nhân, và đặc biệt hơn là dám bất chấp tất cả để thực thi ý Chúa. Bởi thế, họ chẳng bao giờ khoe khoang khi làm được những điều lớn lao, cũng như chẳng than thở khi gặp khó khăn, thử thách.
Thật đúng như câu Lời Chúa: “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên” (Mt 23,12), thánh Giuse đã khiêm tốn hạ mình trong thầm lặng để giờ đây được tôn phong hiển hách: Thánh nhân là bổn mạng của toàn thể Giáo hội hoàn vũ và cách riêng là của Giáo hội Việt Nam (x. Tập san Legio Mariae tháng 3.2019).
Sách Huấn ca dạy: “Có kẻ thinh lặng vì chẳng biết nói chi. Có kẻ thinh lặng để chờ thời. Có kẻ thinh lặng mà lại biết điều. Có kẻ thinh lặng mà được kể là khôn ngoan”. (Hc 20,6.1.5). Có thể nói sự thinh lặng khôn ngoan nơi thánh Giuse có hai cơ năng hoạt động mạnh nhất là: tai nghe và tay làm. Nghe Lời Chúa để thi hành. Ngài là tôi tớ trung thành và khôn ngoan, và có một lòng tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Người hoàn toàn tuân phục, hoàn toàn để cho Chúa hành động và mau mắn làm điều Chúa muốn. Tổ phụ Abraham đã làm như thế. Mẹ Maria đã làm như thế. Thánh cả Giuse đã làm như thế. Ðó là những kiểu mẫu tuyệt với về lòng tin tưởng, phó thác.
Chiêm ngắm cuộc đời thánh Cả Giuse, chúng ta học được giá trị của bài học tĩnh lặng. Trong thinh lặng, một mạc khải có thể được tỏ lộ : Thiên Chúa “nói” với con người điều mà Người muốn, một sứ mạng, một chương trìnhThiên Chúa dự tính trao cho con người. Thinh lặng để lắng nghe, thinh lặng để thấu hiểu, thinh lặng để thực thi Ý Chúa.
Thánh Cả Giuse là vị thánh của thinh lặng. Thiên Chúa nói với ngài ngay trong thinh lặng, chúng ta học nơi thánh Giuse và sẽ khám phá trong thinh lặng khả năng để nói với Chúa về Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:14 17/03/2019
112. Con người ta nếu khi hết sức làm bổn phận của một Ki-tô hữu mà bị lao khổ nguy hiểm, nhọc nhằn liên miên, thì người ấy cũng nằm trong số người được lựa chọn.
(Thánh Louis Gonzaga)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:17 17/03/2019
61. CẦN MỘT NGÀN TAY
Có một thợ hớt tóc nhưng tay nghề rất kém, mỗi lần hớt tóc thì đều hớt một mảng da đầu của khách, ông ta vội vã lấy ngón tay bịt vết thương lại.
Về sau, khách bị hớt mảng da càng ngày càng nhiều, mười ngón tay không đủ để bịt, ông ta bực mình bèn nghĩ:
- “Hớt tóc khó thật, nếu mình có một ngàn cánh tay của bà Quan Âm thì tốt biết mấy nhỉ !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 61:
Có một ngàn tay mà không có đầu óc để chỉ huy ngàn tay ấy thì vô ích, chỉ có hai tay nhưng có một khối óc minh mẫn thì hơn có ngàn tay.
Có những người Ki-tô hữu đọc thuộc làu làu kinh hôm kinh mai nhưng không biết những kinh ấy dạy những gì, bởi vì họ vẫn sống như những người không tin vào Chúa; có những người suốt ngày bận rộn vì tham gia khóa học này, tham dự hội đoàn nọ nhưng một chút tâm tình yêu mến tha nhân cũng không có, họ như người thợ hớt tóc ước muốn có ngàn tay để làm việc này việc nọ, nhưng cuộc sống chỉ có hai việc mà họ làm chưa xong đó là mến Chúa yêu người !
Một khối óc và hai cánh tay là đủ rồi, cũng như chỉ cần có đức tin và lòng yêu mến thì cuộc sống của người Ki-tô hữu chắc chắn là mười phân vẹn mười, bởi vì đức tin dạy cho họ biết phải yêu mến như thế nào để làm sáng danh Thiên Chúa trong cuộc sống của họ.
Đừng ước mơ có ngàn tay để làm việc Chúa việc Mẹ, nhưng hãy cầu xin Chúa gia tăng sức mạnh của cánh tay đức tin và cánh tay yêu thương để biết yêu mến và phụng thờ Ngài qua tha nhân.
Đó chính là ước mơ đẹp và chính đáng nhất của người Ki-tô hữu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thợ hớt tóc nhưng tay nghề rất kém, mỗi lần hớt tóc thì đều hớt một mảng da đầu của khách, ông ta vội vã lấy ngón tay bịt vết thương lại.
Về sau, khách bị hớt mảng da càng ngày càng nhiều, mười ngón tay không đủ để bịt, ông ta bực mình bèn nghĩ:
- “Hớt tóc khó thật, nếu mình có một ngàn cánh tay của bà Quan Âm thì tốt biết mấy nhỉ !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 61:
Có một ngàn tay mà không có đầu óc để chỉ huy ngàn tay ấy thì vô ích, chỉ có hai tay nhưng có một khối óc minh mẫn thì hơn có ngàn tay.
Có những người Ki-tô hữu đọc thuộc làu làu kinh hôm kinh mai nhưng không biết những kinh ấy dạy những gì, bởi vì họ vẫn sống như những người không tin vào Chúa; có những người suốt ngày bận rộn vì tham gia khóa học này, tham dự hội đoàn nọ nhưng một chút tâm tình yêu mến tha nhân cũng không có, họ như người thợ hớt tóc ước muốn có ngàn tay để làm việc này việc nọ, nhưng cuộc sống chỉ có hai việc mà họ làm chưa xong đó là mến Chúa yêu người !
Một khối óc và hai cánh tay là đủ rồi, cũng như chỉ cần có đức tin và lòng yêu mến thì cuộc sống của người Ki-tô hữu chắc chắn là mười phân vẹn mười, bởi vì đức tin dạy cho họ biết phải yêu mến như thế nào để làm sáng danh Thiên Chúa trong cuộc sống của họ.
Đừng ước mơ có ngàn tay để làm việc Chúa việc Mẹ, nhưng hãy cầu xin Chúa gia tăng sức mạnh của cánh tay đức tin và cánh tay yêu thương để biết yêu mến và phụng thờ Ngài qua tha nhân.
Đó chính là ước mơ đẹp và chính đáng nhất của người Ki-tô hữu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Cả Giu-se, Đấng công chính, khiêm tốn và thầm lặng
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 17/03/2019
THÁNH CẢ GIU-SE
Đấng Công chính, Khiêm tốn và Thầm lặng
Giáo Hội Công Giáo không những dành ngày 19.3 trong năm để tôn kính Thánh cả Giu-se là Bạn Thanh Sạch của Đức Mẹ Ma-ri-a, và ngày 1.5 là để mừng ngài là quan thầy của giới thợ thuyền, mà hơn thế nữa, Giáo Hội dành trọn tháng Ba để đặc biệt tôn kính Thánh cả Giu-se, bởi vì –đối với Thiên Chúa- thì ngài có vai trò rất lớn trong chương trình cứu chuộc loài người, và –đối với Giáo Hội- ngài chính là đấng quan thầy của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, là bổn mạng của các gia trưởng, và là mẫu gương nhân đức để cho mọi người bắt chước noi theo.
Giữa một thế giới mà sự dữ và tội ác lan tràn, khi mà con người lạm quyền tự do Thiên Chúa ban cho để chối bỏ hạnh phúc gia đình, họ chỉ biết hưởng thụ vật chất, ích kỷ cho bản thân mình, mà từ chối trách nhiệm làm cha làm mẹ trong gia đình để dẫn đến ly dị, gây ra biết bao cảnh đời bất hạnh cho con cái của họ, thì Giáo Hội nêu cao gương sáng của Thánh cả Giu-se, để qua ngài mà nhân loại nhìn thấy được tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mỗi người, và qua ngài mà nhân loại nhận ra mình cũng có phần trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, để chu toàn bổn phận và trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó cho mình.
1. Thánh cả Giu-se – Đấng Công Chính.
Phúc Âm của thánh Mát-thêu nói Thánh cả Giu-se là người công chính (Mt 1, 19), người công chính là người biết kính sợ Thiên Chúa, là người luôn làm theo lương tâm ngay thẳng của mình, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách khôn ngoan, và là người biết chăm sóc gia đình của mình với tất cả yêu thương của người quản gia của Thiên Chúa.
Là người công chính, nên Thánh cả Giu-se đã giải quyết cách khôn ngoan khi thấy vị hôn thê của mình là Đức Mẹ Ma-ri-a mang thai Đấng Cứu Thế, sự khôn ngoan này không phải một sớm một chiều mà có, nhưng là bởi lương tâm của người công chính thường hay suy niệm đến thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình, do đó mà Thánh cả Giu-se bình tĩnh để cho thánh ý Chúa thực hiện nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, mà không ồn ào trách móc cũng như chịu cay đắng nhục nhã.
Sự công chính này của Thánh cả Giu-se là mẫu gương cho tất cả chúng ta, dù là sống bậc tu trì hay sống bậc vợ chồng, bởi vì dù chúng ta có trở thành người tốt chăng nữa, thì cái tôi háo thắng, cái tôi kiêu ngạo, và cái tôi ích kỷ của mình vẫn là làm cho chúng ta thấy ý muốn của mình vượt trên cả thánh ý của Chúa, do đó mà chúng ta dễ dàng bắt người khác trả lại danh dự cho chúng ta, chúng ta dễ dàng lên án, chửi mắng đòi hỏi người khác phải trả lại sự công bằng cho chúng ta, mà chúng ta quên mất mình là người Ki-tô hữu.
Chúa Cha đã chọn Thánh cả Giu-se làm cha nuôi của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su, là bởi vì Thánh cả Giu-se là người công chính. Không ai đem con yêu quý của mình giao cho một người bất lương nuôi nấng dạy dỗ, nhưng giao con của mình cho người công chính, để người con của mình trở thành người đạo đức thánh thiện. Đức Chúa Giê-su đã trở thành “mặt trời công chính” chiếu soi nhân loại đang đi trong tối tăm của tội lỗi, một phần là nhờ sự dạy dỗ của người cha nuôi công chính là Thánh cả Giu-se.
2. Thánh cả Giu-se – con người Khiêm Tốn.
Sự công chính làm nảy sinh đức khiêm tốn, hay nói cách khác, khiêm tốn là hoa trái của sự công chính, khiêm tốn là tự biết mình là ai và có khả năng tài cán gì để phục vụ tha nhân, như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là việc của ma quỷ (Mt 5, 37).
Thánh cả Giu-se biết mình là ai, là người được Chúa Cha chọn để nuôi nấng và giáo dục Đức Đức Chúa Giê-su, ngài cũng biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng chỉ làm những gì mà ông chủ (Thiên Chúa) dạy làm mà thôi, cho nên trong suốt cuộc sống tại thế, ngài luôn khiêm tốn phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su trong vai trò gia trưởng cách trọn vẹn, mà không một tiếng khoe khoang với người hoặc than trách với trời.
Biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng của Chúa, nên ngài khiêm tốn vui vẻ nhận Đức Mẹ Ma-ri-a làm bạn của mình khi Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế; biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng, nên Thánh cả Giu-se hết sức làm việc lao động để góp phần vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài như một nền nhà kiên cố thầm lặng chôn dưới lòng đất, để cho tòa nhà vĩ đại là Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a nổi bật giữa phong ba sóng gió cuộc đời:
- Nếu không có sự khiêm tốn thì khi thấy vợ mình mang thai Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu tinh nhân loại lại sinh ra trong hang đá Bê Lem nghèo hèn không mảnh vải che thân, thì Thánh cả Giu-se sẽ oán trời trách người.
- Nếu không có đức khiêm tốn, thì khi thấy các thiên thần từ trời xuống ca hát chúc vinh, các mục đồng đến thờ lạy, và có cả các nhà hiền sĩ xá lắc xa lơ bên phương Đông đến thờ lạy Đấng Cứu Thế trong máng cỏ tồi tàn, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ kiêu căng và sẽ tự tôn mình và gia đình lên cao trong cao ngạo.
- Và khi thấy Đấng Cứu Thế -Đức Chúa Giê-su- mới sinh đã bị người đời ghét bỏ tìm giết, nếu không có sự khiêm tốn tột cùng phó thác, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa, và oán trách Thiên Chúa sao nở tàn ác với trẻ sơ sinh và gia dình mình.v.v...
Tất cả những điều ấy, nếu không có một sự khiêm tốn đặc biệt, nếu không có sự khôn ngoan và ơn Chúa giúp, thì chắc chắn, Thánh cả Giu-se cũng sẽ như những con người khác, oán trời, giận dữ với xã hội và buông xuôi mặc cho sự ác trong con người hoành hành.
Là gia trưởng của một gia đình kỳ lạ giữa nhân loại, Thánh cả Giu-se trở nên mẫu người khiêm tốn như Đức Mẹ Ma-ri-a, để trở thành cha mẹ tuyệt vời giáo dục Đức Chúa Giê-su trở thành “Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.” (Mt 11, 28-30).
3. Thánh cả Giu-se – con người Thầm Lặng.
Trong toàn bộ bốn sách Phúc Âm, thì chỉ có Phúc Âm của thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca có nhắc đến tên của Thánh cả Giu-se mà thôi, nhưng không nhắc nhiều. Thánh Mát-thêu thì khen ngợi ngài là người công chính, thánh Lu-ca thì nhắc nhở ngài là con cháu của dòng tộc vua Đa-vít (Mt 1, 18-25. Lc 2, 1-7)
, tuy nhắc rất ít đến ngài, nhưng đều nói lên nét nổi bật con người của ngài: người công chính và con cháu của hoàng tộc.
Là người đóng vai trò quan trọng cùng với Đức Mẹ Maria trong việc nuôi nấng và dạy dỗ Đức Chúa Giê-su, nhưng các thánh sử chỉ làm nổi bật vai trò cứu độ nhân loại của Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, cũng như nhắc nhở rất nhiều đến các thánh tông đồ, mà không nói nhiều về Thánh cả Giu-se, bởi vì con người của Thánh cả Giu-se là con người thầm lặng, ngài chỉ muốn âm thầm phục vụ chứ không muốn lấn át vai trò của Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, ngài biết mình chỉ là công cụ của Thiên Chúa dùng để tô điểm cho vai trò cứu chuộc thế gian của Đức Chúa Giê-su nổi bật giữa loài người. Là người phục vụ cách âm thầm trong căn nhà nhỏ nghèo nàn làng Na-da-rét, Thánh cả Giu-se đã trở nên bậc thầy dạy đàng nhân đức khiêm tốn cho các thánh học đòi bắt chước, là nguồn cảm hứng cho các thi nhân hết lời ca tụng sự khiêm tốn và thầm lặng của ngài, và là mẫu gương sống động cho bậc gia trưởng noi theo.
Con người ta không ai thích sự thầm lặng khi phục vụ, nhưng con người ta thích phô trương khi phục vụ, thích nói nhiều khi phục vụ, và thích chỉ trích phê bình người khác khi phục vụ, tại sao vậy ? Thưa, tại vì con người ta chưa đạt đến mức độ khiêm hạ như Thánh cả Giu-se.
Thời đại ngày nay, người ta dễ dàng khuếch đại âm thanh thật lớn khi làm một công tác từ thiện nào đó, để quảng cáo cho nghiệp đoàn hoặc cộng đoàn của mình, chứ không mấy ai có tinh thần phục vụ cách thầm lặng, bởi vì họ không có mẫu gương phục vụ âm thầm để noi theo. Nhưng người Ki-tô hữu thì có mẫu gương phục vụ thầm lặng tuyệt vời của Thánh cả Giu-se, nên các gia trưởng biết chăm nom gia đình con cái mà không la lối giận dữ, hoặc kể công kể trạng với vợ con mình; các thợ thuyền thuyền cố gắng chu toàn bổn phận của mình trong âm thầm mà không lớn tiếng khoe khoang, tất cả đều học đòi gương âm thầm phục vụ của Thánh cả Giu-se, người gia trưởng tuyệt vời của gia đình Na-da-rét.
Kết
Tháng Ba, tháng của Thánh cả Giu-se, Đấng bàu chữa Hội Thánh và là bổn mạng của các gia trưởng, là mẫu gương của mọi người, là Đấng cai quản kho tàng ân sủng của Thiên Chúa, thánh nữ Tê-rê-xa thành A-vi-la đã xác tín điều này: “Không có ai đến kêu xin cùng Thánh cả Giu-se mà trở về tay không”, đó là một kinh ngiệm lớn của thánh nữ, khi mà giữa những phong ba xảy đến trong đời tận hiến của thánh nữ, và phương pháp hay nhất và đầy khôn ngoan nhất là chạy đến với Thánh cả Giu-se, Đấng luôn là mẫu mực công chính cho mọi người.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta cũng xác tín điều ấy: Thánh cả Giu-se cũng là một người được Thiên Chúa chọn để làm cho chương trình cứu độ của Ngài ở trần gian được hài hòa, và cao cả hơn, chính Thiên Chúa muốn chọn Thánh cả Giu-se làm mẫu gương của các gia trưởng, của những thợ thuyền, của những người đang gặp đau khổ trong cuộc sống, để nhờ Thánh cả Giu-se, mà họ biết được ân sủng và tình thương của Thiên Chúa chỉ ban cho những ai yêu sự công chính với tâm hồn khiêm tốn và thầm lặng trong việc phục vụ và vác thập giá của mình để theo Đức Chúa Giê-su.
Lạy Thánh cả Giu-se xin cầu bàu cho chúng con
là những người cha trong gia đình,
biết chu toàn bổn phận của người gia trưởng
để xây dựng một gia đình công giáo
hoàn toàn phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.
Xin dạy cho chúng con là những thợ thuyền lao động,
biết chuyên cần làm việc
và biết thánh hóa công việc mình làm,
để danh Chúa được rạng sáng nơi mọi người,
khi họ nhìn thấy chúng con hết lòng chu toàn trách nhiệm.
Xin Thánh cả Giu-se cầu bàu cho chúng con,
là những linh mục của Đức Chúa Giê-su
đang phục vụ dân Chúa giữa một xã hội,
mà luân thường đạo lý chỉ là một nét chấm phẩy lạc lỏng giữa xa hoa và hưởng thụ.
xin cho chúng con biết noi gương Ngài,
để trở thành gia trưởng trong giáo xứ,
trở thành người anh em khiêm tốn thầm lặng trong cộng đoàn.
Và, sau cùng, xin Thánh cả Giu-se gìn giữ tất cả mọi gia đình trong và ngoài giáo xứ của chúng con,
để những ai chưa nhận biết tinh thần Phúc Âm,
thì sẽ nhìn thấy được tình yêu của Chúa qua
cuộc sống của gia đình chúng con. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đấng Công chính, Khiêm tốn và Thầm lặng
Giáo Hội Công Giáo không những dành ngày 19.3 trong năm để tôn kính Thánh cả Giu-se là Bạn Thanh Sạch của Đức Mẹ Ma-ri-a, và ngày 1.5 là để mừng ngài là quan thầy của giới thợ thuyền, mà hơn thế nữa, Giáo Hội dành trọn tháng Ba để đặc biệt tôn kính Thánh cả Giu-se, bởi vì –đối với Thiên Chúa- thì ngài có vai trò rất lớn trong chương trình cứu chuộc loài người, và –đối với Giáo Hội- ngài chính là đấng quan thầy của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, là bổn mạng của các gia trưởng, và là mẫu gương nhân đức để cho mọi người bắt chước noi theo.
Giữa một thế giới mà sự dữ và tội ác lan tràn, khi mà con người lạm quyền tự do Thiên Chúa ban cho để chối bỏ hạnh phúc gia đình, họ chỉ biết hưởng thụ vật chất, ích kỷ cho bản thân mình, mà từ chối trách nhiệm làm cha làm mẹ trong gia đình để dẫn đến ly dị, gây ra biết bao cảnh đời bất hạnh cho con cái của họ, thì Giáo Hội nêu cao gương sáng của Thánh cả Giu-se, để qua ngài mà nhân loại nhìn thấy được tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mỗi người, và qua ngài mà nhân loại nhận ra mình cũng có phần trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, để chu toàn bổn phận và trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó cho mình.
1. Thánh cả Giu-se – Đấng Công Chính.
Phúc Âm của thánh Mát-thêu nói Thánh cả Giu-se là người công chính (Mt 1, 19), người công chính là người biết kính sợ Thiên Chúa, là người luôn làm theo lương tâm ngay thẳng của mình, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách khôn ngoan, và là người biết chăm sóc gia đình của mình với tất cả yêu thương của người quản gia của Thiên Chúa.
Là người công chính, nên Thánh cả Giu-se đã giải quyết cách khôn ngoan khi thấy vị hôn thê của mình là Đức Mẹ Ma-ri-a mang thai Đấng Cứu Thế, sự khôn ngoan này không phải một sớm một chiều mà có, nhưng là bởi lương tâm của người công chính thường hay suy niệm đến thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình, do đó mà Thánh cả Giu-se bình tĩnh để cho thánh ý Chúa thực hiện nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, mà không ồn ào trách móc cũng như chịu cay đắng nhục nhã.
Sự công chính này của Thánh cả Giu-se là mẫu gương cho tất cả chúng ta, dù là sống bậc tu trì hay sống bậc vợ chồng, bởi vì dù chúng ta có trở thành người tốt chăng nữa, thì cái tôi háo thắng, cái tôi kiêu ngạo, và cái tôi ích kỷ của mình vẫn là làm cho chúng ta thấy ý muốn của mình vượt trên cả thánh ý của Chúa, do đó mà chúng ta dễ dàng bắt người khác trả lại danh dự cho chúng ta, chúng ta dễ dàng lên án, chửi mắng đòi hỏi người khác phải trả lại sự công bằng cho chúng ta, mà chúng ta quên mất mình là người Ki-tô hữu.
Chúa Cha đã chọn Thánh cả Giu-se làm cha nuôi của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su, là bởi vì Thánh cả Giu-se là người công chính. Không ai đem con yêu quý của mình giao cho một người bất lương nuôi nấng dạy dỗ, nhưng giao con của mình cho người công chính, để người con của mình trở thành người đạo đức thánh thiện. Đức Chúa Giê-su đã trở thành “mặt trời công chính” chiếu soi nhân loại đang đi trong tối tăm của tội lỗi, một phần là nhờ sự dạy dỗ của người cha nuôi công chính là Thánh cả Giu-se.
2. Thánh cả Giu-se – con người Khiêm Tốn.
Sự công chính làm nảy sinh đức khiêm tốn, hay nói cách khác, khiêm tốn là hoa trái của sự công chính, khiêm tốn là tự biết mình là ai và có khả năng tài cán gì để phục vụ tha nhân, như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là việc của ma quỷ (Mt 5, 37).
Thánh cả Giu-se biết mình là ai, là người được Chúa Cha chọn để nuôi nấng và giáo dục Đức Đức Chúa Giê-su, ngài cũng biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng chỉ làm những gì mà ông chủ (Thiên Chúa) dạy làm mà thôi, cho nên trong suốt cuộc sống tại thế, ngài luôn khiêm tốn phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su trong vai trò gia trưởng cách trọn vẹn, mà không một tiếng khoe khoang với người hoặc than trách với trời.
Biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng của Chúa, nên ngài khiêm tốn vui vẻ nhận Đức Mẹ Ma-ri-a làm bạn của mình khi Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế; biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng, nên Thánh cả Giu-se hết sức làm việc lao động để góp phần vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài như một nền nhà kiên cố thầm lặng chôn dưới lòng đất, để cho tòa nhà vĩ đại là Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a nổi bật giữa phong ba sóng gió cuộc đời:
- Nếu không có sự khiêm tốn thì khi thấy vợ mình mang thai Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu tinh nhân loại lại sinh ra trong hang đá Bê Lem nghèo hèn không mảnh vải che thân, thì Thánh cả Giu-se sẽ oán trời trách người.
- Nếu không có đức khiêm tốn, thì khi thấy các thiên thần từ trời xuống ca hát chúc vinh, các mục đồng đến thờ lạy, và có cả các nhà hiền sĩ xá lắc xa lơ bên phương Đông đến thờ lạy Đấng Cứu Thế trong máng cỏ tồi tàn, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ kiêu căng và sẽ tự tôn mình và gia đình lên cao trong cao ngạo.
- Và khi thấy Đấng Cứu Thế -Đức Chúa Giê-su- mới sinh đã bị người đời ghét bỏ tìm giết, nếu không có sự khiêm tốn tột cùng phó thác, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa, và oán trách Thiên Chúa sao nở tàn ác với trẻ sơ sinh và gia dình mình.v.v...
Tất cả những điều ấy, nếu không có một sự khiêm tốn đặc biệt, nếu không có sự khôn ngoan và ơn Chúa giúp, thì chắc chắn, Thánh cả Giu-se cũng sẽ như những con người khác, oán trời, giận dữ với xã hội và buông xuôi mặc cho sự ác trong con người hoành hành.
Là gia trưởng của một gia đình kỳ lạ giữa nhân loại, Thánh cả Giu-se trở nên mẫu người khiêm tốn như Đức Mẹ Ma-ri-a, để trở thành cha mẹ tuyệt vời giáo dục Đức Chúa Giê-su trở thành “Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.” (Mt 11, 28-30).
3. Thánh cả Giu-se – con người Thầm Lặng.
Trong toàn bộ bốn sách Phúc Âm, thì chỉ có Phúc Âm của thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca có nhắc đến tên của Thánh cả Giu-se mà thôi, nhưng không nhắc nhiều. Thánh Mát-thêu thì khen ngợi ngài là người công chính, thánh Lu-ca thì nhắc nhở ngài là con cháu của dòng tộc vua Đa-vít (Mt 1, 18-25. Lc 2, 1-7)
, tuy nhắc rất ít đến ngài, nhưng đều nói lên nét nổi bật con người của ngài: người công chính và con cháu của hoàng tộc.
Là người đóng vai trò quan trọng cùng với Đức Mẹ Maria trong việc nuôi nấng và dạy dỗ Đức Chúa Giê-su, nhưng các thánh sử chỉ làm nổi bật vai trò cứu độ nhân loại của Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, cũng như nhắc nhở rất nhiều đến các thánh tông đồ, mà không nói nhiều về Thánh cả Giu-se, bởi vì con người của Thánh cả Giu-se là con người thầm lặng, ngài chỉ muốn âm thầm phục vụ chứ không muốn lấn át vai trò của Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, ngài biết mình chỉ là công cụ của Thiên Chúa dùng để tô điểm cho vai trò cứu chuộc thế gian của Đức Chúa Giê-su nổi bật giữa loài người. Là người phục vụ cách âm thầm trong căn nhà nhỏ nghèo nàn làng Na-da-rét, Thánh cả Giu-se đã trở nên bậc thầy dạy đàng nhân đức khiêm tốn cho các thánh học đòi bắt chước, là nguồn cảm hứng cho các thi nhân hết lời ca tụng sự khiêm tốn và thầm lặng của ngài, và là mẫu gương sống động cho bậc gia trưởng noi theo.
Con người ta không ai thích sự thầm lặng khi phục vụ, nhưng con người ta thích phô trương khi phục vụ, thích nói nhiều khi phục vụ, và thích chỉ trích phê bình người khác khi phục vụ, tại sao vậy ? Thưa, tại vì con người ta chưa đạt đến mức độ khiêm hạ như Thánh cả Giu-se.
Thời đại ngày nay, người ta dễ dàng khuếch đại âm thanh thật lớn khi làm một công tác từ thiện nào đó, để quảng cáo cho nghiệp đoàn hoặc cộng đoàn của mình, chứ không mấy ai có tinh thần phục vụ cách thầm lặng, bởi vì họ không có mẫu gương phục vụ âm thầm để noi theo. Nhưng người Ki-tô hữu thì có mẫu gương phục vụ thầm lặng tuyệt vời của Thánh cả Giu-se, nên các gia trưởng biết chăm nom gia đình con cái mà không la lối giận dữ, hoặc kể công kể trạng với vợ con mình; các thợ thuyền thuyền cố gắng chu toàn bổn phận của mình trong âm thầm mà không lớn tiếng khoe khoang, tất cả đều học đòi gương âm thầm phục vụ của Thánh cả Giu-se, người gia trưởng tuyệt vời của gia đình Na-da-rét.
Kết
Tháng Ba, tháng của Thánh cả Giu-se, Đấng bàu chữa Hội Thánh và là bổn mạng của các gia trưởng, là mẫu gương của mọi người, là Đấng cai quản kho tàng ân sủng của Thiên Chúa, thánh nữ Tê-rê-xa thành A-vi-la đã xác tín điều này: “Không có ai đến kêu xin cùng Thánh cả Giu-se mà trở về tay không”, đó là một kinh ngiệm lớn của thánh nữ, khi mà giữa những phong ba xảy đến trong đời tận hiến của thánh nữ, và phương pháp hay nhất và đầy khôn ngoan nhất là chạy đến với Thánh cả Giu-se, Đấng luôn là mẫu mực công chính cho mọi người.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta cũng xác tín điều ấy: Thánh cả Giu-se cũng là một người được Thiên Chúa chọn để làm cho chương trình cứu độ của Ngài ở trần gian được hài hòa, và cao cả hơn, chính Thiên Chúa muốn chọn Thánh cả Giu-se làm mẫu gương của các gia trưởng, của những thợ thuyền, của những người đang gặp đau khổ trong cuộc sống, để nhờ Thánh cả Giu-se, mà họ biết được ân sủng và tình thương của Thiên Chúa chỉ ban cho những ai yêu sự công chính với tâm hồn khiêm tốn và thầm lặng trong việc phục vụ và vác thập giá của mình để theo Đức Chúa Giê-su.
Lạy Thánh cả Giu-se xin cầu bàu cho chúng con
là những người cha trong gia đình,
biết chu toàn bổn phận của người gia trưởng
để xây dựng một gia đình công giáo
hoàn toàn phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.
Xin dạy cho chúng con là những thợ thuyền lao động,
biết chuyên cần làm việc
và biết thánh hóa công việc mình làm,
để danh Chúa được rạng sáng nơi mọi người,
khi họ nhìn thấy chúng con hết lòng chu toàn trách nhiệm.
Xin Thánh cả Giu-se cầu bàu cho chúng con,
là những linh mục của Đức Chúa Giê-su
đang phục vụ dân Chúa giữa một xã hội,
mà luân thường đạo lý chỉ là một nét chấm phẩy lạc lỏng giữa xa hoa và hưởng thụ.
xin cho chúng con biết noi gương Ngài,
để trở thành gia trưởng trong giáo xứ,
trở thành người anh em khiêm tốn thầm lặng trong cộng đoàn.
Và, sau cùng, xin Thánh cả Giu-se gìn giữ tất cả mọi gia đình trong và ngoài giáo xứ của chúng con,
để những ai chưa nhận biết tinh thần Phúc Âm,
thì sẽ nhìn thấy được tình yêu của Chúa qua
cuộc sống của gia đình chúng con. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông báo của HĐGM Hoa Kỳ về tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo
Đặng Tự Do
06:11 17/03/2019
Tối thứ Sáu 15 tháng Ba, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã bị tai biến mạch máu não. Ngài được đưa vào nhà thương cấp cứu kịp thời và đã qua khỏi nguy hiểm.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo toàn văn như sau:
Tuyên bố dưới đây đã được đưa ra bởi Tổng giáo phận Galveston-Houston liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Chúng tôi hiệp cùng với tổng giáo phận cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của Đức Hồng Y.
Tuyên bố của Tổng giáo phận về tình trạng của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo:
Đức Hồng Y DiNardo đã được đưa đến bệnh viện Houston đêm qua [thứ Sáu 15/3] sau khi trải qua các triệu chứng mà những xét nghiệm ngày hôm nay xác nhận là đột quỵ nhẹ. Đức Hồng Y đang nghỉ ngơi thoải mái và trò chuyện với các cộng sự viên, bác sĩ và y tá. Dự kiến, Đức Hồng Y DiNardo sẽ vẫn phải nằm bệnh viện thêm một vài ngày để thử nghiệm và quan sát, sau đó ngài sẽ được chuyển đến một cơ sở khác để phục hồi chức năng. Ngài biết ơn các bác sĩ và y tá vì sự chăm sóc tuyệt vời của họ, và tri ân những lời tiếp tục cầu nguyện cho tiến trình hồi phục của ngài. Đức Hồng Y DiNardo nói: ‘Còn rất nhiều việc phải làm, tôi mong muốn được trở lại làm việc sớm nhất có thể.’
Source:USCCB President of U.S. Bishops Conference Suffers Mild Stroke
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo toàn văn như sau:
Tuyên bố dưới đây đã được đưa ra bởi Tổng giáo phận Galveston-Houston liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Chúng tôi hiệp cùng với tổng giáo phận cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của Đức Hồng Y.
Tuyên bố của Tổng giáo phận về tình trạng của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo:
Đức Hồng Y DiNardo đã được đưa đến bệnh viện Houston đêm qua [thứ Sáu 15/3] sau khi trải qua các triệu chứng mà những xét nghiệm ngày hôm nay xác nhận là đột quỵ nhẹ. Đức Hồng Y đang nghỉ ngơi thoải mái và trò chuyện với các cộng sự viên, bác sĩ và y tá. Dự kiến, Đức Hồng Y DiNardo sẽ vẫn phải nằm bệnh viện thêm một vài ngày để thử nghiệm và quan sát, sau đó ngài sẽ được chuyển đến một cơ sở khác để phục hồi chức năng. Ngài biết ơn các bác sĩ và y tá vì sự chăm sóc tuyệt vời của họ, và tri ân những lời tiếp tục cầu nguyện cho tiến trình hồi phục của ngài. Đức Hồng Y DiNardo nói: ‘Còn rất nhiều việc phải làm, tôi mong muốn được trở lại làm việc sớm nhất có thể.’
Source:USCCB
Chân phúc Newman có thể nói với ta điều gì về bản án Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
17:21 17/03/2019
Chân phúc John Henry Newman vốn là một tín hữu Anh Giáo, và là một tín hữu ngoại hạng, nhưng đã trở lại đạo Công Giáo, trở thành một tín hữu Công Giáo cũng ngoại hạng, được phong Hồng Y, nay đã được phong á thánh và sắp sửa được phong hiển thánh trong năm nay.
Nhưng ngài có gì chung với Đức Hồng Y Pell, ngoài việc cũng là một Hồng Y, và thuộc loại thông minh như nhau và cùng có chung một chữ “Oxford”: Newman thì với Phong Trào Oxford, một phong trào nhằm đưa nhiều khía cạnh tín lý và phụng vụ Công Giáo vào Anh Giáo; Pell thì là học trò của Đại Học Oxford?
Linh mục George W. Rutler (https://www.crisismagazine.com/2019/what-newman-can-tell-us-about-the-cardinal-pell-verdict), có một nối kết khác: bị tòa kết án!
Khung cảnh trong Phòng xử án Luân Đôn năm 1852 có thể là một vở ca kịch của Gilbert và Sullivan, với bị cáo mặc đồ đen giáo sĩ đơn giản đứng ở vành móng ngựa trước các đại diện đeo tóc giả của nền công lý xưa. Nhưng một trong các thẩm phán, John Coleridge, cháu của nhà thơ, đã nhìn thấy đằng sau dáng dấp khom khom của John Henry Newman, hình bóng của Đoàn tầu xâm lăng Tây Ban Nha và các bóng ma gián điệp từ Douai. Do đó, phiên tòa xét xử Newman không hẳn là về việc ngài bị buộc tội phỉ báng mà thôi. Là một con dòng cháu giống ở Oxford, Coleridge, mà người vợ Jane Fortescue Seymour từng vẽ bức chân dung cho Newman, phẫn nộ khi Phong trào Oxford đã đẽo khoét dần từng mảng yêu sách của Giáo hội Chính Thức rằng mình có giá trị tông truyền và, còn tệ hơn nữa, nó đã trở thành một căn nhà nửa đường tiến về Rôma.
Ngài Campbell, chánh thẩm, vốn là tác giả của Đạo luật Phỉ Báng năm 1843: "Nếu bất cứ ai xuất bản một cách có ý thức bất cứ lời phỉ báng nhục mạ nào, trong khi biết điều đó là sai, chính người như vậy, khi bị kết tội, sẽ phải chịu giam tù tại nhà tù chung hoặc nhà cải huấn cho bất cứ hạn kỳ nào không quá hai năm và phải trả khoản tiền phạt như tòa sẽ ban hành".
Newman đã bị buộc tội dưới các điều khoản trên, vì trong một loạt bài diễn thuyết về "Vị trí hiện nay của người Công Giáo ở Anh", ngài đã thu hút được lượng lớn khán giả, nhiều nhận định văn học và chính trị, với thuật trình bầy đầy thú vị hợp luận lý và hùng biện trong đó, ngài phơi bày một cách tinh tế những điểm thô lỗ của một vị tu sĩ Dòng Đa Minh bị cởi áo dòng tại Napoli: "... một người phóng đãng đội mũ ống khói...thú đói săn mồi sau khi phạm tội”. Một phóng viên tòa án mô tả người này: “Ông ta là một người đàn ông tầm thường, cỡ người trung bình, khoảng năm mươi tuổi và khuôn mặt Ông ta rất Ý một cách mạnh mẽ. Trán Ông thấp và lõm, mũi Ông nhô ra, miệng và các bắp thịt xung quanh đầy quyết tâm và can đảm. Ông ta mặc một bộ tóc giả màu đen, mái tóc thẳng hoàn toàn và được cạo sát, bộ tóc giả này cho Ông một dáng dấp tu viện. Tuy nhiên, Ông vẫn giữ được nhiều nét của một linh mục Công Giáo Rôma, nhất là trong thái độ, cách nói năng và các đặc điểm của Ông, có cái gì duyên dáng ẩn nấp đâu đó. Đôi mắt Ông ta sâu thẳm và sáng ngời, và với mái tóc đen, nước da ngăm đen, và diện mạo u sầu, từ tốn, không để lại ấn tượng nơi tâm trí người quan sát không hề dễ chịu, và không dễ bị lãng quên”.
Giacinto Achilli, sau khi chạy trốn những người cha phẫn nộ của một số thiếu nữ Ý khác nhau, đã biện minh các việc mình làm bằng điều anh quả quyết là sửa lại các yêu sách của Tòa Phêrô. Anh tự bán mình cho một xã hội Không Có Giáo Hoàng gọi là Liên minh Tin Lành. Đám quần chúng Công Giáo đang từ từ xuất hiện ở Anh đã quen thuộc với những cuộc tấn công cả thô bạo lẫn tân tiến, nhưng đối với họ, quả không thể chịu đựng được khi cử tọa lắng nghe thứ tiếng Anh nặng mùi một cách duyên dáng của một tu sĩ người Napoli, một người, sau khi để lại sau lưng cả một lô các điều ô uế, trong đó có vụ hãm hiếp một cô gái 15 tuổi trong phòng áo của nhà thờ hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, đã mô tả một cách khoa trương Rôma như Con điếm Babylon. Anh ta buộc phải chạy trốn khỏi Malta sau ít nhất mười tám vụ tấn công tình dục. Sự rù quyến của Ông mang nhiều hình thức khác, đến độ xu nịnh cả Bộ trưởng Ngoại giao, Ngài Palmerston, vì tiếng Ý không tự nhiên của ông này, vốn là cái mốt trong thời đại chuộng thi phú của Brownings, dù thua kém tiếng Ý của Gladstone, người bạn hoạt bát của Newman. Các thái độ văn hóa được tiếp tục khuấy động hơn nữa bởi sự khích động tiếp theo việc tái lập hàng giám mục Công Giáo tại Vương quốc Anh vào năm 1850, và Đức Hồng Y Wiseman không giúp gì cho tình thế qua lá thư hoa mĩ của ngài: "Từ Cổng Flaminian" (From Out the Flaminian Gate) (*) đánh dấu sự kiện này. Trong đầu óc Tổng Giám mục Anh giáo của York, Thomas Musgrave, đây là "tham vọng khôn nguôi của Rôma âm mưu giam cầm và hủy hoại chúng ta".
Phiên tòa Achilli, như được biết, là một trong những bi kịch tư pháp của thời đại. Nó chắc chắn được chiếu trong các khoảng thời gian chính yếu trên các đài truyền hình ngày nay. Nó bắt đầu ngày 21 tháng 6 năm 1852 và kéo dài năm ngày. Người ta nghĩ đến nhân cách nhạy cảm của Newman, người cả đời cống hiến cho "Ánh sáng Nhân từ" của sự thật và là người có niềm kiêu hãnh lúc trẻ cũng như lúc già chưa bao giờ phạm tội chống lại nó, đã chịu đựng nhiều trong suốt phiên tòa. Tuy nhiên, ngài chịu đựng nhiều hơn cả người Khắc Kỷ, bởi vì ngài không phải là người Hy Lạp ngoại đạo chịu cúi đầu trước số mệnh tàn khốc, mà là đứa con sáng ngời của sự thật thanh thản. Vào đêm bị kết tội phỉ báng Achilli, sau khi Đức Hồng Y Wiseman lơ đễnh đã để các lá thư kiểm chứng (corroborative) ở đâu không tìm ra, ngài đã viết không bối rối cho một phóng viên: “Tôi không thể không buồn cười trước thứ văn suôi của Coleridge... Tôi nghĩ ông ta muốn gây ấn tượng cho tôi, tôi tin tôi đã hành xử một cách tôn trọng, nhưng ông ấy lại thấy tôi hoàn toàn vô tình như thể tôi ở trong phòng riêng của mình. Tôi đã không có một mẩu phỉ báng nào trong 20 năm qua vì vô cớ".
Đội ngũ pháp lý của Newman gồm một số luật sư cừ khôi nhất nước, được lãnh đạo bởi Sir Alexander Cockburn. Ông này sẽ phục vụ với tư cách là Ngài Chánh án từ năm 1875 đến năm 1880, mặc dù Nữ hoàng Victoria từ chối ban cho ông tước qúy tộc vì cuộc sống riêng tư ám muội của ông.
Newman đã phải chịu đựng giọng kẻ cả của Coleridge, người than thở về sự "xuống cấp" của Newman từ đỉnh cao Thệ Phản. Trong nhật ký cá nhân của mình, Coleridge viết: "Có lẽ tôi đã quá quen với việc nghe nói về sự xuất chúng của Newman, nói về việc ấy, tôi đã nhận được một ý kiến phóng đại về Ông ta. Nhưng tôi có cảm giác có một điều gì hầu như không chỉnh ở chỗ tôi không chỉ đọc một bản án đối với Ông ta, nhưng còn giảng dạy Ông ta nữa... Ngoài ra, sự thật là Newman là một người được ca ngợi quá mức, Ông ta đã được biến thành một thần tượng".
Newman bị kết tội bởi Tòa Nữ hoàng và sau cơn sốc, ngay tờ The Times cũng phải nhận xét: "Chúng tôi cho rằng ... một cú đánh lớn đã được giáng xuống chính việc quản trị nền công lý ở đất nước này, và các người Công Giáo Rôma, từ nay, sẽ chỉ có lý do quá chính đáng để quả quyết rằng không có công lý cho họ trong những vụ có khuynh hướng khơi động các tâm tư Thệ Phản nơi các thẩm phán và bồi thẩm đoàn". Trong biên niên sử của luật học, Phiên tòa Achilli đã giúp thiết lập ra các ranh giới cho việc bảo vệ sự thật có tuyên thệ theo Đạo luật Phỉ báng 1843.
Đó là một chiến thắng với giá quá mắc (Pyrrhic victory) đối với Tòa án Nữ hoàng và là một chiến thắng tinh thần cho Newman - ngài phải trả một khoản tiền phạt chiểu danh là 100 bảng nhưng không bị giam giữ. Tuy nhiên, chi phí tòa gần tương đương với hai triệu đô la ngày nay và các khoản quyên góp từ trong và ngoài nước là một tuyên bố tình liên đới Công Giáo hoàn cầu. Newman đã lưu trữ các lá thư từ Boston, New York, Philadelphia, Baltimore, các thị trấn ở Trung Tây và San Francisco. Một năm sau phiên tòa, Newman đã xuất bản cuốn sách bất hủ "Các Bài Diễn Văn Về Ý Niệm Đại Học" của ngài và đã đề tặng tác phẩm này:
“Để biết ơn ghi nhớ khôn nguôi nhiều bằng hữu và ân nhân của ngài, sống cũng như chết, trong và ngoài nước, ở Đại Anh, Ái Nhĩ Lan, Pháp, ở Bỉ, Đức, Ba Lan, Ý và Malta, ở Bắc Mỹ và các nước khác, Những người, bằng những lời cầu nguyện và đền tội kiên quyết của họ, Và bằng những nỗ lực kiên định đại độ của họ, Và bằng việc làm phúc vĩ đại của họ, Đã bẻ gẫy cho ngài sự căng thẳng của nỗi lắng lo to lớn”.
Vào ngày 26 tháng 11, Newman đã viết một cách trầm tư cho Jemima, em gái ngài: "anh cho rằng các Thẩm phán đã gây cho anh một thương tích lớn hơn nhiều so với bồi thẩm đoàn, vì họ khiến anh phải chịu chi phí và một phiên xử quá dài. Anh tin bây giờ họ phiền lòng nhiều đối với lời kết tội – nhưng anh không thể không nói rằng những người và thẩm phán có giáo dục có nhiều điều phải trả lời về lúc họ làm sai hơn là bồi thẩm đoàn tầm thường, đầy thiên kiến”.
Khó đọc các dòng trên mà không nghĩ đến những người hiện nay đang hỗ trợ lời chứng của Đức Hồng Y George Pell khi đứng giữa lốc xoáy của trận cuồng phong văn hóa đầy ác ý về động cơ và ý đồ, chuẩn bị kháng cáo việc kết tội và bản án sáu năm tù của ngài, được ban hành ngày 13 tháng Ba. Họ có sự tin tưởng từ các giáo phụ tông đồ, những vị quá quen thuộc với kết án và tấn công rằng: những người chịu đựng sỉ nhục sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu. Sự cuồng loạn chống Công Giáo, không khác sự cuồng loạn của phiên tòa xử Newman, đã lên linh hồn cho các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell, kết tội ngài vi phạm những hành vi tục tĩu mà không có ai mục kích, một việc không thể nào có trong các tình huống như vậy. Các nhà nguyên ngữ học đã truy nguyên thuật ngữ "tòa án Kangaroo" là để chỉ nền luật pháp dã chiến của một người nhập cư Úc ở Hoa Kỳ vào thời điểm cơn sốt vàng năm 1849 - nhưng Úc là quê hương của con vật này. Đức Hồng Y Pell chống lại các chính sách chỉ đúng về chính trị như Ngừa Thai, Phá thai, duyệt lại tính dục theo lối ngô đạo, và các cố gắng giảng dạy các lý thuyết biến đổi khí hậu do con người gây ra như là giáo điều. Đây không phải là các ý kiến được hoan nghênh tại các tòa án của chủ nghĩa đúng đắn thế tục. Ngài cũng bắt đầu một cách mạnh mẽ chưa từng thấy, không đặc trưng chút nào ở Rôma, nhiệm vụ dọn sạch chuồng ngựa tài chính của Vatican.
Tình hình bây giờ khác với năm 1852 vì George Pell là bị cáo, còn lúc đó, thoạt đầu, John Henry là người tố cáo. Nhưng cả hai người đều có cho rằng mình liêm chính hoàn toàn, cũng như là nạn nhân của nền công lý bị hoài thai. Vào thế kỷ XIX, Giacinto Achilli đã trốn chạy với danh tiếng bị hủy hoại để đến Hoa Kỳ, sau khi bỏ rơi một người vợ và đứa con trai đã được công nhận, và ở một thời điểm còn dọa tự tử sau một thời gian sống aỏ tưởng trong một cộng đoàn “yêu đương tự do” tại Oneida, New York. Mộ của Ông ta không viết gì vì kết cục của Ông ta không ai biết rõ. Năm nay, nhờ ơn Chúa và sự đồng ý của người phàm, Newman sẽ được nâng lên các bàn thờ.
Từ một tòa công lý hoàn hảo cao hơn, Newman có lời cuối cùng sau đây:
"Điều gì tốt, sẽ bền lâu; điều gì xấu, sẽ diệt vong. Khi thời gian qua đi, ký ức sẽ đơn giản qua đi khỏi tôi về bất cứ điều gì đã được làm trong diễn trình tố tụng đó, vì thù nghịch hay để nhục mạ tôi, bất luận về phần những người viện dẫn hay những người quản trị luật pháp; nhưng cảm thức nội thẳm sẽ không bao giờ phai lạt, sẽ chiếm hữu tôi mỗi ngày một hơn, về ơn Quan Phòng chân thực và dịu dàng vẫn luôn chăm nom tôi để tôi được tốt, và về sức mạnh của thứ tôn giáo không bao giờ để mất vinh quang xưa, sức mạnh của lòng mộ mến hay Thiên Chúa và của lòng cảm thương đối với những người bị áp bức".
(*) Cổng Flaminian xưa (nay là Porta Del Populo) dẫn tới hải cảng Ostia xưa. Thành thử Đức Hồng Y Wiseman trông mong chuyến trở lại quê hương, từ Rôma, nơi ngài là Viện Trưởng Viện Học Viện Anh.
Nhưng ngài có gì chung với Đức Hồng Y Pell, ngoài việc cũng là một Hồng Y, và thuộc loại thông minh như nhau và cùng có chung một chữ “Oxford”: Newman thì với Phong Trào Oxford, một phong trào nhằm đưa nhiều khía cạnh tín lý và phụng vụ Công Giáo vào Anh Giáo; Pell thì là học trò của Đại Học Oxford?
Linh mục George W. Rutler (https://www.crisismagazine.com/2019/what-newman-can-tell-us-about-the-cardinal-pell-verdict), có một nối kết khác: bị tòa kết án!
Khung cảnh trong Phòng xử án Luân Đôn năm 1852 có thể là một vở ca kịch của Gilbert và Sullivan, với bị cáo mặc đồ đen giáo sĩ đơn giản đứng ở vành móng ngựa trước các đại diện đeo tóc giả của nền công lý xưa. Nhưng một trong các thẩm phán, John Coleridge, cháu của nhà thơ, đã nhìn thấy đằng sau dáng dấp khom khom của John Henry Newman, hình bóng của Đoàn tầu xâm lăng Tây Ban Nha và các bóng ma gián điệp từ Douai. Do đó, phiên tòa xét xử Newman không hẳn là về việc ngài bị buộc tội phỉ báng mà thôi. Là một con dòng cháu giống ở Oxford, Coleridge, mà người vợ Jane Fortescue Seymour từng vẽ bức chân dung cho Newman, phẫn nộ khi Phong trào Oxford đã đẽo khoét dần từng mảng yêu sách của Giáo hội Chính Thức rằng mình có giá trị tông truyền và, còn tệ hơn nữa, nó đã trở thành một căn nhà nửa đường tiến về Rôma.
Ngài Campbell, chánh thẩm, vốn là tác giả của Đạo luật Phỉ Báng năm 1843: "Nếu bất cứ ai xuất bản một cách có ý thức bất cứ lời phỉ báng nhục mạ nào, trong khi biết điều đó là sai, chính người như vậy, khi bị kết tội, sẽ phải chịu giam tù tại nhà tù chung hoặc nhà cải huấn cho bất cứ hạn kỳ nào không quá hai năm và phải trả khoản tiền phạt như tòa sẽ ban hành".
Newman đã bị buộc tội dưới các điều khoản trên, vì trong một loạt bài diễn thuyết về "Vị trí hiện nay của người Công Giáo ở Anh", ngài đã thu hút được lượng lớn khán giả, nhiều nhận định văn học và chính trị, với thuật trình bầy đầy thú vị hợp luận lý và hùng biện trong đó, ngài phơi bày một cách tinh tế những điểm thô lỗ của một vị tu sĩ Dòng Đa Minh bị cởi áo dòng tại Napoli: "... một người phóng đãng đội mũ ống khói...thú đói săn mồi sau khi phạm tội”. Một phóng viên tòa án mô tả người này: “Ông ta là một người đàn ông tầm thường, cỡ người trung bình, khoảng năm mươi tuổi và khuôn mặt Ông ta rất Ý một cách mạnh mẽ. Trán Ông thấp và lõm, mũi Ông nhô ra, miệng và các bắp thịt xung quanh đầy quyết tâm và can đảm. Ông ta mặc một bộ tóc giả màu đen, mái tóc thẳng hoàn toàn và được cạo sát, bộ tóc giả này cho Ông một dáng dấp tu viện. Tuy nhiên, Ông vẫn giữ được nhiều nét của một linh mục Công Giáo Rôma, nhất là trong thái độ, cách nói năng và các đặc điểm của Ông, có cái gì duyên dáng ẩn nấp đâu đó. Đôi mắt Ông ta sâu thẳm và sáng ngời, và với mái tóc đen, nước da ngăm đen, và diện mạo u sầu, từ tốn, không để lại ấn tượng nơi tâm trí người quan sát không hề dễ chịu, và không dễ bị lãng quên”.
Giacinto Achilli, sau khi chạy trốn những người cha phẫn nộ của một số thiếu nữ Ý khác nhau, đã biện minh các việc mình làm bằng điều anh quả quyết là sửa lại các yêu sách của Tòa Phêrô. Anh tự bán mình cho một xã hội Không Có Giáo Hoàng gọi là Liên minh Tin Lành. Đám quần chúng Công Giáo đang từ từ xuất hiện ở Anh đã quen thuộc với những cuộc tấn công cả thô bạo lẫn tân tiến, nhưng đối với họ, quả không thể chịu đựng được khi cử tọa lắng nghe thứ tiếng Anh nặng mùi một cách duyên dáng của một tu sĩ người Napoli, một người, sau khi để lại sau lưng cả một lô các điều ô uế, trong đó có vụ hãm hiếp một cô gái 15 tuổi trong phòng áo của nhà thờ hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, đã mô tả một cách khoa trương Rôma như Con điếm Babylon. Anh ta buộc phải chạy trốn khỏi Malta sau ít nhất mười tám vụ tấn công tình dục. Sự rù quyến của Ông mang nhiều hình thức khác, đến độ xu nịnh cả Bộ trưởng Ngoại giao, Ngài Palmerston, vì tiếng Ý không tự nhiên của ông này, vốn là cái mốt trong thời đại chuộng thi phú của Brownings, dù thua kém tiếng Ý của Gladstone, người bạn hoạt bát của Newman. Các thái độ văn hóa được tiếp tục khuấy động hơn nữa bởi sự khích động tiếp theo việc tái lập hàng giám mục Công Giáo tại Vương quốc Anh vào năm 1850, và Đức Hồng Y Wiseman không giúp gì cho tình thế qua lá thư hoa mĩ của ngài: "Từ Cổng Flaminian" (From Out the Flaminian Gate) (*) đánh dấu sự kiện này. Trong đầu óc Tổng Giám mục Anh giáo của York, Thomas Musgrave, đây là "tham vọng khôn nguôi của Rôma âm mưu giam cầm và hủy hoại chúng ta".
Phiên tòa Achilli, như được biết, là một trong những bi kịch tư pháp của thời đại. Nó chắc chắn được chiếu trong các khoảng thời gian chính yếu trên các đài truyền hình ngày nay. Nó bắt đầu ngày 21 tháng 6 năm 1852 và kéo dài năm ngày. Người ta nghĩ đến nhân cách nhạy cảm của Newman, người cả đời cống hiến cho "Ánh sáng Nhân từ" của sự thật và là người có niềm kiêu hãnh lúc trẻ cũng như lúc già chưa bao giờ phạm tội chống lại nó, đã chịu đựng nhiều trong suốt phiên tòa. Tuy nhiên, ngài chịu đựng nhiều hơn cả người Khắc Kỷ, bởi vì ngài không phải là người Hy Lạp ngoại đạo chịu cúi đầu trước số mệnh tàn khốc, mà là đứa con sáng ngời của sự thật thanh thản. Vào đêm bị kết tội phỉ báng Achilli, sau khi Đức Hồng Y Wiseman lơ đễnh đã để các lá thư kiểm chứng (corroborative) ở đâu không tìm ra, ngài đã viết không bối rối cho một phóng viên: “Tôi không thể không buồn cười trước thứ văn suôi của Coleridge... Tôi nghĩ ông ta muốn gây ấn tượng cho tôi, tôi tin tôi đã hành xử một cách tôn trọng, nhưng ông ấy lại thấy tôi hoàn toàn vô tình như thể tôi ở trong phòng riêng của mình. Tôi đã không có một mẩu phỉ báng nào trong 20 năm qua vì vô cớ".
Đội ngũ pháp lý của Newman gồm một số luật sư cừ khôi nhất nước, được lãnh đạo bởi Sir Alexander Cockburn. Ông này sẽ phục vụ với tư cách là Ngài Chánh án từ năm 1875 đến năm 1880, mặc dù Nữ hoàng Victoria từ chối ban cho ông tước qúy tộc vì cuộc sống riêng tư ám muội của ông.
Newman đã phải chịu đựng giọng kẻ cả của Coleridge, người than thở về sự "xuống cấp" của Newman từ đỉnh cao Thệ Phản. Trong nhật ký cá nhân của mình, Coleridge viết: "Có lẽ tôi đã quá quen với việc nghe nói về sự xuất chúng của Newman, nói về việc ấy, tôi đã nhận được một ý kiến phóng đại về Ông ta. Nhưng tôi có cảm giác có một điều gì hầu như không chỉnh ở chỗ tôi không chỉ đọc một bản án đối với Ông ta, nhưng còn giảng dạy Ông ta nữa... Ngoài ra, sự thật là Newman là một người được ca ngợi quá mức, Ông ta đã được biến thành một thần tượng".
Newman bị kết tội bởi Tòa Nữ hoàng và sau cơn sốc, ngay tờ The Times cũng phải nhận xét: "Chúng tôi cho rằng ... một cú đánh lớn đã được giáng xuống chính việc quản trị nền công lý ở đất nước này, và các người Công Giáo Rôma, từ nay, sẽ chỉ có lý do quá chính đáng để quả quyết rằng không có công lý cho họ trong những vụ có khuynh hướng khơi động các tâm tư Thệ Phản nơi các thẩm phán và bồi thẩm đoàn". Trong biên niên sử của luật học, Phiên tòa Achilli đã giúp thiết lập ra các ranh giới cho việc bảo vệ sự thật có tuyên thệ theo Đạo luật Phỉ báng 1843.
Đó là một chiến thắng với giá quá mắc (Pyrrhic victory) đối với Tòa án Nữ hoàng và là một chiến thắng tinh thần cho Newman - ngài phải trả một khoản tiền phạt chiểu danh là 100 bảng nhưng không bị giam giữ. Tuy nhiên, chi phí tòa gần tương đương với hai triệu đô la ngày nay và các khoản quyên góp từ trong và ngoài nước là một tuyên bố tình liên đới Công Giáo hoàn cầu. Newman đã lưu trữ các lá thư từ Boston, New York, Philadelphia, Baltimore, các thị trấn ở Trung Tây và San Francisco. Một năm sau phiên tòa, Newman đã xuất bản cuốn sách bất hủ "Các Bài Diễn Văn Về Ý Niệm Đại Học" của ngài và đã đề tặng tác phẩm này:
“Để biết ơn ghi nhớ khôn nguôi nhiều bằng hữu và ân nhân của ngài, sống cũng như chết, trong và ngoài nước, ở Đại Anh, Ái Nhĩ Lan, Pháp, ở Bỉ, Đức, Ba Lan, Ý và Malta, ở Bắc Mỹ và các nước khác, Những người, bằng những lời cầu nguyện và đền tội kiên quyết của họ, Và bằng những nỗ lực kiên định đại độ của họ, Và bằng việc làm phúc vĩ đại của họ, Đã bẻ gẫy cho ngài sự căng thẳng của nỗi lắng lo to lớn”.
Vào ngày 26 tháng 11, Newman đã viết một cách trầm tư cho Jemima, em gái ngài: "anh cho rằng các Thẩm phán đã gây cho anh một thương tích lớn hơn nhiều so với bồi thẩm đoàn, vì họ khiến anh phải chịu chi phí và một phiên xử quá dài. Anh tin bây giờ họ phiền lòng nhiều đối với lời kết tội – nhưng anh không thể không nói rằng những người và thẩm phán có giáo dục có nhiều điều phải trả lời về lúc họ làm sai hơn là bồi thẩm đoàn tầm thường, đầy thiên kiến”.
Khó đọc các dòng trên mà không nghĩ đến những người hiện nay đang hỗ trợ lời chứng của Đức Hồng Y George Pell khi đứng giữa lốc xoáy của trận cuồng phong văn hóa đầy ác ý về động cơ và ý đồ, chuẩn bị kháng cáo việc kết tội và bản án sáu năm tù của ngài, được ban hành ngày 13 tháng Ba. Họ có sự tin tưởng từ các giáo phụ tông đồ, những vị quá quen thuộc với kết án và tấn công rằng: những người chịu đựng sỉ nhục sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu. Sự cuồng loạn chống Công Giáo, không khác sự cuồng loạn của phiên tòa xử Newman, đã lên linh hồn cho các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell, kết tội ngài vi phạm những hành vi tục tĩu mà không có ai mục kích, một việc không thể nào có trong các tình huống như vậy. Các nhà nguyên ngữ học đã truy nguyên thuật ngữ "tòa án Kangaroo" là để chỉ nền luật pháp dã chiến của một người nhập cư Úc ở Hoa Kỳ vào thời điểm cơn sốt vàng năm 1849 - nhưng Úc là quê hương của con vật này. Đức Hồng Y Pell chống lại các chính sách chỉ đúng về chính trị như Ngừa Thai, Phá thai, duyệt lại tính dục theo lối ngô đạo, và các cố gắng giảng dạy các lý thuyết biến đổi khí hậu do con người gây ra như là giáo điều. Đây không phải là các ý kiến được hoan nghênh tại các tòa án của chủ nghĩa đúng đắn thế tục. Ngài cũng bắt đầu một cách mạnh mẽ chưa từng thấy, không đặc trưng chút nào ở Rôma, nhiệm vụ dọn sạch chuồng ngựa tài chính của Vatican.
Tình hình bây giờ khác với năm 1852 vì George Pell là bị cáo, còn lúc đó, thoạt đầu, John Henry là người tố cáo. Nhưng cả hai người đều có cho rằng mình liêm chính hoàn toàn, cũng như là nạn nhân của nền công lý bị hoài thai. Vào thế kỷ XIX, Giacinto Achilli đã trốn chạy với danh tiếng bị hủy hoại để đến Hoa Kỳ, sau khi bỏ rơi một người vợ và đứa con trai đã được công nhận, và ở một thời điểm còn dọa tự tử sau một thời gian sống aỏ tưởng trong một cộng đoàn “yêu đương tự do” tại Oneida, New York. Mộ của Ông ta không viết gì vì kết cục của Ông ta không ai biết rõ. Năm nay, nhờ ơn Chúa và sự đồng ý của người phàm, Newman sẽ được nâng lên các bàn thờ.
Từ một tòa công lý hoàn hảo cao hơn, Newman có lời cuối cùng sau đây:
"Điều gì tốt, sẽ bền lâu; điều gì xấu, sẽ diệt vong. Khi thời gian qua đi, ký ức sẽ đơn giản qua đi khỏi tôi về bất cứ điều gì đã được làm trong diễn trình tố tụng đó, vì thù nghịch hay để nhục mạ tôi, bất luận về phần những người viện dẫn hay những người quản trị luật pháp; nhưng cảm thức nội thẳm sẽ không bao giờ phai lạt, sẽ chiếm hữu tôi mỗi ngày một hơn, về ơn Quan Phòng chân thực và dịu dàng vẫn luôn chăm nom tôi để tôi được tốt, và về sức mạnh của thứ tôn giáo không bao giờ để mất vinh quang xưa, sức mạnh của lòng mộ mến hay Thiên Chúa và của lòng cảm thương đối với những người bị áp bức".
(*) Cổng Flaminian xưa (nay là Porta Del Populo) dẫn tới hải cảng Ostia xưa. Thành thử Đức Hồng Y Wiseman trông mong chuyến trở lại quê hương, từ Rôma, nơi ngài là Viện Trưởng Viện Học Viện Anh.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Khu Giuse tại Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
02:54 17/03/2019
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 16/3/2019. Tại Holy Family Centre vùng Meadow Heights. Giáo khu Giuse thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã dâng lễ mừng kính Thánh Giuse là bổn mạng của giáo khu thật trọng thể.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ sự, cùng với Ca đoàn Hài Đồng thuộc Giáo xứ Holy Child đã dùng lời ca tiếng hát cùng giáo khu mừng lễ bổn mạng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói về gương Thánh Giuse, người đã có công nuôi nấng và bảo trợ Chúa Giê Su. Tuy Tin mừng không nói nhiều về Thánh Giuse, nhưng Ngài lại là vị Thánh Cả của các Thánh nhờ vào công nuôi dưỡng con Thiên Chúa. Một con người công chính cũng được Thiên Chúa tuyển chọn để chăm sóc con Thiên Chúa và Mẹ Người.
Chính vì sự bảo trợ của Thánh Giuse mà nhân loại có một gia đình để noi gương sống. Đó là gia đình Thánh Gia. Giáo hội đã không ngần ngại đặt Thánh Giuse là bổn mạng, bảo trợ cho Giáo Hội. Thánh Giuse cũng là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam, Thánh Giuse cũng bảo trợ cho các gia đình, và chính Ngài đã cầu xin Chúa ban nhiều ơn cho nhiều người đến cầu xin Ngài, để những ai khi gặp gian nan, khốn khó đều được khuyên: “Hãy đến cùng Giuse.” Linh mục Quản nhiệm năm nay gửi đến giáo khu hai nhân đức của Thánh Giuse để hỏi hỏi đó là: nhậy bén và kiên trì để cuộc sống gia đình hạnh phúc thêm.
Cuối lễ, ông Nguyễn Quốc Dũng đã lên cám ơn Cha quản nhiệm, ban mục vụ cộng đoàn và các giáo khu bạn, các đoàn thể và Ca đoàn Hài Đồng đã đến dâng lễ tạ ơn cùng giáo khu. Ông cũng dí dỏm cho biết, Thánh Giuse không tìm được tiểu sử, nhưng một điều chắc chắn là Thánh Giuse rất nghèo, nghèo đến nỗi không đủ tiền để thuê nhà trọ cho Đức Mẹ sinh Con Chúa.
Một buổi tiệc mừng, với các món ăn đặc sản dân gian nhưng rất quý hiếm trên các nước ngoài Việt Nam, đó là những món ăn dân dã thuần túy Việt Nam, được mọi người chiếu cố tận tình, Giáo khu Giuse đã thể hiện lòng hiếu khách cố hữu của giáo khu, mọi người được đãi ăn thoải mái, nên ai trong cộng đoàn cũng đều “đến cùng Giáo Khu Giuse” mỗi năm khi đến lễ bổn mạng của giáo khu.
Được biết, Giáo khu Giuse là một trong những giáo khu lớn của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Giáo khu có trên dưới 200 gia đình gắn bó với nhau trong các buổi đọc kinh tôn vương các chiều Chúa Nhật. Dù xa cộng đoàn, nhưng vẫn gắn bó trong các buổi lễ lớn nhất là lễ bổn mạng cộng đoàn hằng năm vào đàu tháng 11.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ sự, cùng với Ca đoàn Hài Đồng thuộc Giáo xứ Holy Child đã dùng lời ca tiếng hát cùng giáo khu mừng lễ bổn mạng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói về gương Thánh Giuse, người đã có công nuôi nấng và bảo trợ Chúa Giê Su. Tuy Tin mừng không nói nhiều về Thánh Giuse, nhưng Ngài lại là vị Thánh Cả của các Thánh nhờ vào công nuôi dưỡng con Thiên Chúa. Một con người công chính cũng được Thiên Chúa tuyển chọn để chăm sóc con Thiên Chúa và Mẹ Người.
Chính vì sự bảo trợ của Thánh Giuse mà nhân loại có một gia đình để noi gương sống. Đó là gia đình Thánh Gia. Giáo hội đã không ngần ngại đặt Thánh Giuse là bổn mạng, bảo trợ cho Giáo Hội. Thánh Giuse cũng là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam, Thánh Giuse cũng bảo trợ cho các gia đình, và chính Ngài đã cầu xin Chúa ban nhiều ơn cho nhiều người đến cầu xin Ngài, để những ai khi gặp gian nan, khốn khó đều được khuyên: “Hãy đến cùng Giuse.” Linh mục Quản nhiệm năm nay gửi đến giáo khu hai nhân đức của Thánh Giuse để hỏi hỏi đó là: nhậy bén và kiên trì để cuộc sống gia đình hạnh phúc thêm.
Cuối lễ, ông Nguyễn Quốc Dũng đã lên cám ơn Cha quản nhiệm, ban mục vụ cộng đoàn và các giáo khu bạn, các đoàn thể và Ca đoàn Hài Đồng đã đến dâng lễ tạ ơn cùng giáo khu. Ông cũng dí dỏm cho biết, Thánh Giuse không tìm được tiểu sử, nhưng một điều chắc chắn là Thánh Giuse rất nghèo, nghèo đến nỗi không đủ tiền để thuê nhà trọ cho Đức Mẹ sinh Con Chúa.
Một buổi tiệc mừng, với các món ăn đặc sản dân gian nhưng rất quý hiếm trên các nước ngoài Việt Nam, đó là những món ăn dân dã thuần túy Việt Nam, được mọi người chiếu cố tận tình, Giáo khu Giuse đã thể hiện lòng hiếu khách cố hữu của giáo khu, mọi người được đãi ăn thoải mái, nên ai trong cộng đoàn cũng đều “đến cùng Giáo Khu Giuse” mỗi năm khi đến lễ bổn mạng của giáo khu.
Được biết, Giáo khu Giuse là một trong những giáo khu lớn của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Giáo khu có trên dưới 200 gia đình gắn bó với nhau trong các buổi đọc kinh tôn vương các chiều Chúa Nhật. Dù xa cộng đoàn, nhưng vẫn gắn bó trong các buổi lễ lớn nhất là lễ bổn mạng cộng đoàn hằng năm vào đàu tháng 11.
Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland Oregon Mừng Lễ Bổn Mạng.
Phan Hoàng Phú Quý
11:56 17/03/2019
(Portland-Oregon) Thứ Bảy ngày 16 tháng 3 năm 2019 vào lúc 10 sáng, Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland Oregon Hoa Kỳ đã tổ chức thánh lễ Kính Thánh Giuse Bổn Mạng của Hội Dòng.
Lạy Thánh Giuse vinh hiển trên nơi diệu quang
Người được Thiên Chúa phong ban tước lộc cao sang
Nhớ khi sanh tiền Cha đã gìn giữ thánh thất
Dám xin hộ phù đoàn con cái nơi trần gian.
Mừng lạy Cha chí nhân chí lành
Là bạn thanh sạch Đức Nữ Trinh
Nhân đức Cha rạng ngời
Soi chiếu muôn nghìn đời
Nguyện cho con noi dấu người liên
Để sau được vinh phúc vô biên.
Xem Hình
Trên đây là những lời ca nguyện được mọi người hát lên để đón chào cha chủ tế từ từ tiến về Cung Thánh của Nguyện Đường Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
Thánh lễ hôm nay do linh mục Đa Minh Phạm Tĩnh chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang cử hành với sự tham dự của quý tu sĩ nam nữ, quý thành viên Hội Bảo Trợ Ơn Gọi, quý hội viên Hiệp Hội Giáo Dân Mến Thánh Giá và rất đông giáo dân đến hiệp thông cầu nguyện.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa linh mục chủ tế đã đề cao mẫu gương nhân đức của Thánh Cả Giuse đó là sự im lặng, im lặng để chịu đựng, im lặng để cầu nguyện, im lặng để lắng nghe và im lặng để thực thi thánh ý Thiên Chúa. Kinh Thánh ít ghi lại những lời nói của Thánh Giuse, nhưng giáo hội luôn tôn kính Thánh Nhân vì Ngài là người công chính được Chúa yêu thương và đặc biệt là được làm cha nuôi của con Thiên Chúa trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ.
Vị Chủ Tế cũng khuyên bảo mọi người hãy học hỏi nơi Thánh Cả đức khiêm nhường và hiền lành, đức nhẫn nại và thầm lặng, hãy biết chạy đến cầu khẩn van xin Ngài giúp đỡ, bởi vì Ngài là bạn thanh sạch của Mẹ Maria, là Cha nuôi Con Đức Chúa Trời, là Đấng Bảo Vệ các kẻ đồng trinh, là Quan Thầy bàu chữa Hội Thánh.
Trong dịp này vị chủ tế cũng chia sẽ thêm về những vấn nạn mà Giáo Hội đang gặp phải, những vụ bắn giết nhau về tôn giáo, những tin tức một chiều có tính cách bôi nhọ hay thổi phồng của một số cơ quan truyền thông nhắm vào Giáo Hội Công Giáo, tất cả các điều đó xảy ra chỉ vì lòng hận thù, ganh ghét và ích kỷ, những sự kiện ấy không làm cho chúng ta nản chí hay lung lạc đức tin, nhưng trái lại cho chúng ta có cơ hội cũng cố niềm tin và phó thác mọi sự vào bàn tay Thiên Chúa quan phòng.
Sơ Bề Trên Maria Bùi Kim Chi cũng ngỏ lời tri ân cảm tạ đến quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân, quý hội viên trong Hội Bảo Trợ cũng như quý hội viên trong Hiệp Hội Giáo Dân MTG và toàn thể giáo dân hiện diện. Trong dịp này Sơ Bề Trên cũng cho biết thêm là mùa Hè năm nay Hội Dòng sẽ tổ chức chương trình Tĩnh Tâm và Cầu Nguyện rất trọng thể nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại tham dự bữa tiệc trà thân mật do quý Sơ khoải đãi, với những món ăn thuần tuý quê hương. trước khi ra vê mọi người cũng nhận được một quà lưu niệm rất ý nghĩa trong ngày mừng kính Thánh cả Giuse.
Ai người vất vả đường đời
Nắng Mưa chiều sớm kiếp người truân chuyên
Ai người ngàn nỗi ưu phiền
Về bên Thánh cả vững niềm cậy trông
Ai người cô quả buồn sầu
Tháng năm mòn mõi cơ cầu đau thương
Ai người nghiệt ngã trăm đường
Tựa nương Thánh cả dắt dìu yêu thương
Giuse Thánh cả Thiên đường
Người xưa đã sống khó khăn khiêm nhường
Tay thiêng phúc trọng trao ban
Đoái thương dắt dìu đoàn con gian trần.
Phan Hoàng Phú Quý
Lạy Thánh Giuse vinh hiển trên nơi diệu quang
Người được Thiên Chúa phong ban tước lộc cao sang
Nhớ khi sanh tiền Cha đã gìn giữ thánh thất
Dám xin hộ phù đoàn con cái nơi trần gian.
Mừng lạy Cha chí nhân chí lành
Là bạn thanh sạch Đức Nữ Trinh
Nhân đức Cha rạng ngời
Soi chiếu muôn nghìn đời
Nguyện cho con noi dấu người liên
Để sau được vinh phúc vô biên.
Xem Hình
Trên đây là những lời ca nguyện được mọi người hát lên để đón chào cha chủ tế từ từ tiến về Cung Thánh của Nguyện Đường Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
Thánh lễ hôm nay do linh mục Đa Minh Phạm Tĩnh chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang cử hành với sự tham dự của quý tu sĩ nam nữ, quý thành viên Hội Bảo Trợ Ơn Gọi, quý hội viên Hiệp Hội Giáo Dân Mến Thánh Giá và rất đông giáo dân đến hiệp thông cầu nguyện.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa linh mục chủ tế đã đề cao mẫu gương nhân đức của Thánh Cả Giuse đó là sự im lặng, im lặng để chịu đựng, im lặng để cầu nguyện, im lặng để lắng nghe và im lặng để thực thi thánh ý Thiên Chúa. Kinh Thánh ít ghi lại những lời nói của Thánh Giuse, nhưng giáo hội luôn tôn kính Thánh Nhân vì Ngài là người công chính được Chúa yêu thương và đặc biệt là được làm cha nuôi của con Thiên Chúa trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ.
Vị Chủ Tế cũng khuyên bảo mọi người hãy học hỏi nơi Thánh Cả đức khiêm nhường và hiền lành, đức nhẫn nại và thầm lặng, hãy biết chạy đến cầu khẩn van xin Ngài giúp đỡ, bởi vì Ngài là bạn thanh sạch của Mẹ Maria, là Cha nuôi Con Đức Chúa Trời, là Đấng Bảo Vệ các kẻ đồng trinh, là Quan Thầy bàu chữa Hội Thánh.
Trong dịp này vị chủ tế cũng chia sẽ thêm về những vấn nạn mà Giáo Hội đang gặp phải, những vụ bắn giết nhau về tôn giáo, những tin tức một chiều có tính cách bôi nhọ hay thổi phồng của một số cơ quan truyền thông nhắm vào Giáo Hội Công Giáo, tất cả các điều đó xảy ra chỉ vì lòng hận thù, ganh ghét và ích kỷ, những sự kiện ấy không làm cho chúng ta nản chí hay lung lạc đức tin, nhưng trái lại cho chúng ta có cơ hội cũng cố niềm tin và phó thác mọi sự vào bàn tay Thiên Chúa quan phòng.
Sơ Bề Trên Maria Bùi Kim Chi cũng ngỏ lời tri ân cảm tạ đến quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân, quý hội viên trong Hội Bảo Trợ cũng như quý hội viên trong Hiệp Hội Giáo Dân MTG và toàn thể giáo dân hiện diện. Trong dịp này Sơ Bề Trên cũng cho biết thêm là mùa Hè năm nay Hội Dòng sẽ tổ chức chương trình Tĩnh Tâm và Cầu Nguyện rất trọng thể nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại tham dự bữa tiệc trà thân mật do quý Sơ khoải đãi, với những món ăn thuần tuý quê hương. trước khi ra vê mọi người cũng nhận được một quà lưu niệm rất ý nghĩa trong ngày mừng kính Thánh cả Giuse.
Ai người vất vả đường đời
Nắng Mưa chiều sớm kiếp người truân chuyên
Ai người ngàn nỗi ưu phiền
Về bên Thánh cả vững niềm cậy trông
Ai người cô quả buồn sầu
Tháng năm mòn mõi cơ cầu đau thương
Ai người nghiệt ngã trăm đường
Tựa nương Thánh cả dắt dìu yêu thương
Giuse Thánh cả Thiên đường
Người xưa đã sống khó khăn khiêm nhường
Tay thiêng phúc trọng trao ban
Đoái thương dắt dìu đoàn con gian trần.
Phan Hoàng Phú Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Google Translate: Thành kiến, huyền thoại và thực tại
Kỹ sư Nguyễn Thị Hoàng Yến
01:39 17/03/2019
Kỹ sư Nguyễn Thị Hoàng Yến làm việc cho công ty Google. Đây là ý kiến của cô về Google Translate. Chúng tôi đăng lên để rộng đường dư luận trong khi tiếp tục suy nghĩ về những nhận định và đề xuất của cô.
Có điều kiện làm việc với các ký giả của Công Giáo Hoa Kỳ, chúng tôi ghi nhận ngày càng nhiều ký giả Công Giáo sử dụng Google Translate để dịch các bản văn của Tòa Thánh từ tiếng Latinh, hay tiếng Ý sang tiếng Anh. Họ đánh giá rất cao dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ này.
Tuy nhiên, trong những cuộc thảo luận gần đây với các ký giả Công Giáo Việt Nam, chúng tôi “kinh hoàng” nhận ra khuynh hướng hoàn toàn ngược lại. Thậm chí, một ký giả có trách nhiệm điều hành một Web site lớn của Công Giáo Việt Nam nói: “Chúng tôi không chấp nhận cho ký giả nào dùng Google Translate, nếu phát hiện chúng tôi delete ngay lập tức.”
Tôi cho rằng đánh giá thấp và đầy thành kiến với các nhu liệu thông dịch, đặc biệt trong trường hợp Google Translate, là một điều “dại dột” và sẽ có những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển của đạo Công Giáo trong nước cũng như trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại. Tại sao?
Lịch sử và giải thuật của Google Translate
Google Translate là một dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ miễn phí được hình thành và liên tục phát triển bởi Google. Google Translate hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ ở nhiều cấp độ khác nhau và tính đến tháng 5 năm 2017, phục vụ hơn 500 triệu người mỗi ngày. May mắn cho chúng ta, Việt Ngữ là một trong các ngôn ngữ được hỗ trợ.
Thế mạnh của Google là một search engine được xây dựng trên một cơ sở dữ liệu hùng hậu không có công ty nào có thể sánh bằng, và một giải thuật tìm kiếm siêu tốc. Search engine của Google nổi tiếng đến mức động từ “to google” đã được đưa vào từ điển; và có lẽ ngày nay khó tìm ra được một người nào biết dùng computer hay các điện thoại thông minh mà chưa từng dùng qua search engine của Google.
Dựa trên thế mạnh của search engine này, ngay từ đầu Google Translate đã được xây dựng trên một giải thuật hoàn toàn khác hẳn với các chương trình thông dịch đa ngôn ngữ khác. Nó không tìm cách áp dụng các quy luật văn phạm và các phương pháp phân tích câu cổ điển. Thay vì dịch trực tiếp như thế, nó tìm kiếm các mẫu tương tự (pattern) trong hàng triệu tài liệu có trong database khổng lồ của mình để quyết định bản dịch tốt nhất.
Ra mắt vào tháng 4 năm 2006, ban đầu Google Translate thu thập các bản dịch những tài liệu đa ngôn ngữ của các định chế quốc tế trong đó các thành viên sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Các bản dịch đa ngôn ngữ của Liên Hợp Quốc và Quốc Hội Âu Châu là những tài liệu được đưa vào sớm nhất. Sau những thỏa thuận với Vatican vào tháng Hai, 2007, các tài liệu của Tòa Thánh đã được đưa vào Google Translate, cùng với hàng loạt các transcripts từ tiếng Latinh sang tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp của hàng loạt các dòng tu và các trường Đại Học trên thế giới.
Từ tháng 11 năm 2016, Google Translate chuyển sang dùng một giải thuật dịch thuật mới gọi là Google Neural Machine Translation, gọi tắt là GNMT. Phương pháp mới này dịch toàn bộ từng câu một, thay vì chỉ từng mảng trong một câu như trước đây. Nó sử dụng bối cảnh rộng hơn này để giúp tìm ra bản dịch phù hợp nhất, sau đó nó sắp xếp lại và điều chỉnh để giống như một con người thật đang nói với ngữ pháp phù hợp. Ban đầu, cách làm này chỉ được dùng cho một vài ngôn ngữ vào năm 2016, GNMT giờ đây bao gồm cả tiếng Việt trong tiến trình dịch từ các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý, và Đức.
Tính đến năm 2018, Google Translate dịch hơn 100 tỷ từ mỗi ngày.
Các tính năng của Google Translate
Đối với một số ngôn ngữ, Google Translate có thể phát âm văn bản gốc và văn bản đã dịch, cũng như đánh dấu các từ và cụm từ tương ứng trong hai văn bản.
Khi người dùng đánh vào một từ đơn giản hay một cụm từ, Google Translate có thể được dùng như một từ điển.
Nếu ta thậm chí không biết văn bản gốc là tiếng gì, ta có thể nhấn “Detect language”, Google Translate sẽ phát hiện cho ta.
Thông thường, để dịch một văn bản ta sẽ copy và dán (paste) văn bản gốc vào text box ở phía bên trái Google Translate. Tuy nhiên, ta cũng có thể dán cái URL văn bản nguồn, Google Translate sẽ tạo một đường link dẫn đến bản dịch của trang web đó. Nhấn vào đó, có thể xem bản dịch.
Đối với một số ngôn ngữ, văn bản có thể được nhập bằng cách vẽ chữ trên Google Translate thông qua một chương trình nhận dạng chữ viết. Thậm chí, Google Translate còn có thể nhận dạng qua giọng nói.
Những vấn đề cần suy tư
Đầu năm 2007, một linh mục phàn nàn với chúng tôi rằng khi đánh chữ “priests” vào văn bản nguồn, ngài “bàng hoàng” và “đau đớn” nhận ra rằng Google Translate dịch sang tiếng Việt là “bọn cha cố”.
Thậm chí ngày nay, từ “Church” (viết hoa) trong tiếng Anh đôi khi được dịch ra tiếng Việt là “nhà thờ” thay vì Giáo Hội.
Tại sao như thế? Thưa: Như đã nói ở trên Google Translate tìm kiếm các patterns trong database khổng lồ của mình. Nếu các tài liệu đó chỉ gồm toàn những tài liệu của nhà cầm quyền trong nước dưới sự thống trị của văn hóa cộng sản thì còn biết làm sao hơn?
Tình hình cũng xảy ra với Wiki. Nếu chúng ta co cụm, nhường hẳn sân cho đối phương mặc sức tung hoàng ngang dọc, chúng ta còn phải chứng kiến nhiều tình cảnh đáng buồn khi nhìn thấy những xuyên tạc lịch sử, tôn giáo, và những cách dịch đểu cáng.
Google Translate ngày nay khá hơn rất nhiều vì khi văn hóa Công Giáo Việt càng ngày càng phong phú Google Neural Machine Translation càng ngày càng chính xác.
Khi dịch nguyên một bài (khác với phỏng dịch), bất kể ta có dùng Google Translate hay không, ta đóng góp đáng kể vào sự chính xác của dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ miễn phí này, nếu như ta chỉ định trong bản dịch của mình văn bản nguyên ngữ nằm ở đâu trên Internet thông qua những htm tags như description, source và article.
Ta cũng có thể “dạy” Google Translate cách dịch chính xác hơn như trong hình đính kèm.
Kết luận
Nếu không có gì đột biến, trong vòng ít nhất là vài thập niên sắp đến Google Translate vẫn tiếp tục là dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị và tôn giáo của các dân tộc.
Nên chăng chúng ta xóa bỏ các thành kiến không có cơ sở và nhìn phương tiện này như một hồng ân Chúa đặt vào tay chúng ta.
Cố nhiên, chúng tôi không có ý khích lệ việc dùng Google Translate một cách vô trách nhiệm: dán văn bản gốc vào, translate bằng máy, rồi mù quáng đưa lên Internet (trò này nhiều người làm). Làm như thế là thiếu tôn trọng độc giả và thiếu tôn trọng chính bản thân mình. Tuy nhiên, một cách dùng sáng tạo và có trách nhiệm chắc chắn sẽ đem lại những ích lợi lớn lao cho Giáo Hội và cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Có điều kiện làm việc với các ký giả của Công Giáo Hoa Kỳ, chúng tôi ghi nhận ngày càng nhiều ký giả Công Giáo sử dụng Google Translate để dịch các bản văn của Tòa Thánh từ tiếng Latinh, hay tiếng Ý sang tiếng Anh. Họ đánh giá rất cao dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ này.
Tuy nhiên, trong những cuộc thảo luận gần đây với các ký giả Công Giáo Việt Nam, chúng tôi “kinh hoàng” nhận ra khuynh hướng hoàn toàn ngược lại. Thậm chí, một ký giả có trách nhiệm điều hành một Web site lớn của Công Giáo Việt Nam nói: “Chúng tôi không chấp nhận cho ký giả nào dùng Google Translate, nếu phát hiện chúng tôi delete ngay lập tức.”
Tôi cho rằng đánh giá thấp và đầy thành kiến với các nhu liệu thông dịch, đặc biệt trong trường hợp Google Translate, là một điều “dại dột” và sẽ có những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển của đạo Công Giáo trong nước cũng như trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại. Tại sao?
Lịch sử và giải thuật của Google Translate
Google Translate là một dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ miễn phí được hình thành và liên tục phát triển bởi Google. Google Translate hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ ở nhiều cấp độ khác nhau và tính đến tháng 5 năm 2017, phục vụ hơn 500 triệu người mỗi ngày. May mắn cho chúng ta, Việt Ngữ là một trong các ngôn ngữ được hỗ trợ.
Thế mạnh của Google là một search engine được xây dựng trên một cơ sở dữ liệu hùng hậu không có công ty nào có thể sánh bằng, và một giải thuật tìm kiếm siêu tốc. Search engine của Google nổi tiếng đến mức động từ “to google” đã được đưa vào từ điển; và có lẽ ngày nay khó tìm ra được một người nào biết dùng computer hay các điện thoại thông minh mà chưa từng dùng qua search engine của Google.
Dựa trên thế mạnh của search engine này, ngay từ đầu Google Translate đã được xây dựng trên một giải thuật hoàn toàn khác hẳn với các chương trình thông dịch đa ngôn ngữ khác. Nó không tìm cách áp dụng các quy luật văn phạm và các phương pháp phân tích câu cổ điển. Thay vì dịch trực tiếp như thế, nó tìm kiếm các mẫu tương tự (pattern) trong hàng triệu tài liệu có trong database khổng lồ của mình để quyết định bản dịch tốt nhất.
Ra mắt vào tháng 4 năm 2006, ban đầu Google Translate thu thập các bản dịch những tài liệu đa ngôn ngữ của các định chế quốc tế trong đó các thành viên sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Các bản dịch đa ngôn ngữ của Liên Hợp Quốc và Quốc Hội Âu Châu là những tài liệu được đưa vào sớm nhất. Sau những thỏa thuận với Vatican vào tháng Hai, 2007, các tài liệu của Tòa Thánh đã được đưa vào Google Translate, cùng với hàng loạt các transcripts từ tiếng Latinh sang tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp của hàng loạt các dòng tu và các trường Đại Học trên thế giới.
Từ tháng 11 năm 2016, Google Translate chuyển sang dùng một giải thuật dịch thuật mới gọi là Google Neural Machine Translation, gọi tắt là GNMT. Phương pháp mới này dịch toàn bộ từng câu một, thay vì chỉ từng mảng trong một câu như trước đây. Nó sử dụng bối cảnh rộng hơn này để giúp tìm ra bản dịch phù hợp nhất, sau đó nó sắp xếp lại và điều chỉnh để giống như một con người thật đang nói với ngữ pháp phù hợp. Ban đầu, cách làm này chỉ được dùng cho một vài ngôn ngữ vào năm 2016, GNMT giờ đây bao gồm cả tiếng Việt trong tiến trình dịch từ các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý, và Đức.
Tính đến năm 2018, Google Translate dịch hơn 100 tỷ từ mỗi ngày.
Các tính năng của Google Translate
Đối với một số ngôn ngữ, Google Translate có thể phát âm văn bản gốc và văn bản đã dịch, cũng như đánh dấu các từ và cụm từ tương ứng trong hai văn bản.
Khi người dùng đánh vào một từ đơn giản hay một cụm từ, Google Translate có thể được dùng như một từ điển.
Nếu ta thậm chí không biết văn bản gốc là tiếng gì, ta có thể nhấn “Detect language”, Google Translate sẽ phát hiện cho ta.
Thông thường, để dịch một văn bản ta sẽ copy và dán (paste) văn bản gốc vào text box ở phía bên trái Google Translate. Tuy nhiên, ta cũng có thể dán cái URL văn bản nguồn, Google Translate sẽ tạo một đường link dẫn đến bản dịch của trang web đó. Nhấn vào đó, có thể xem bản dịch.
Đối với một số ngôn ngữ, văn bản có thể được nhập bằng cách vẽ chữ trên Google Translate thông qua một chương trình nhận dạng chữ viết. Thậm chí, Google Translate còn có thể nhận dạng qua giọng nói.
Những vấn đề cần suy tư
Đầu năm 2007, một linh mục phàn nàn với chúng tôi rằng khi đánh chữ “priests” vào văn bản nguồn, ngài “bàng hoàng” và “đau đớn” nhận ra rằng Google Translate dịch sang tiếng Việt là “bọn cha cố”.
Thậm chí ngày nay, từ “Church” (viết hoa) trong tiếng Anh đôi khi được dịch ra tiếng Việt là “nhà thờ” thay vì Giáo Hội.
Tại sao như thế? Thưa: Như đã nói ở trên Google Translate tìm kiếm các patterns trong database khổng lồ của mình. Nếu các tài liệu đó chỉ gồm toàn những tài liệu của nhà cầm quyền trong nước dưới sự thống trị của văn hóa cộng sản thì còn biết làm sao hơn?
Tình hình cũng xảy ra với Wiki. Nếu chúng ta co cụm, nhường hẳn sân cho đối phương mặc sức tung hoàng ngang dọc, chúng ta còn phải chứng kiến nhiều tình cảnh đáng buồn khi nhìn thấy những xuyên tạc lịch sử, tôn giáo, và những cách dịch đểu cáng.
Google Translate ngày nay khá hơn rất nhiều vì khi văn hóa Công Giáo Việt càng ngày càng phong phú Google Neural Machine Translation càng ngày càng chính xác.
Khi dịch nguyên một bài (khác với phỏng dịch), bất kể ta có dùng Google Translate hay không, ta đóng góp đáng kể vào sự chính xác của dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ miễn phí này, nếu như ta chỉ định trong bản dịch của mình văn bản nguyên ngữ nằm ở đâu trên Internet thông qua những htm tags như description, source và article.
Ta cũng có thể “dạy” Google Translate cách dịch chính xác hơn như trong hình đính kèm.
Kết luận
Nếu không có gì đột biến, trong vòng ít nhất là vài thập niên sắp đến Google Translate vẫn tiếp tục là dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị và tôn giáo của các dân tộc.
Nên chăng chúng ta xóa bỏ các thành kiến không có cơ sở và nhìn phương tiện này như một hồng ân Chúa đặt vào tay chúng ta.
Cố nhiên, chúng tôi không có ý khích lệ việc dùng Google Translate một cách vô trách nhiệm: dán văn bản gốc vào, translate bằng máy, rồi mù quáng đưa lên Internet (trò này nhiều người làm). Làm như thế là thiếu tôn trọng độc giả và thiếu tôn trọng chính bản thân mình. Tuy nhiên, một cách dùng sáng tạo và có trách nhiệm chắc chắn sẽ đem lại những ích lợi lớn lao cho Giáo Hội và cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Ý Niệm Linh Hứng trong Thánh Kinh, Một Số Cập Nhật
Vũ Văn An
03:36 17/03/2019
VII. Một số cập nhật
Khảo luận của Linh mục Raymond F. Collins, S.T. D., về linh hứng kết thúc như trên. Từ đó đến nay, tất nhiên, có nhiều đóng góp hơn nữa để hiểu ý niệm chủ chốt này. Tuy nhiên, đây không phải là lãnh vực tìm hiểu của chúng ta hiện nay.
Chỉ biết: dường như để đáp ứng khát vọng trên của Đức Hồng Y Martini, năm 2008, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã được triệu tập để bàn về Lời Chúa, trong đó, dĩ nhiên có nói đến linh hứng và sự thật của Thánh Kinh. Từ Thượng Hội Đồng này, ta thấy Đức Bênêđíctô XVI đã ban hành Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng “Verbum Domini” ngày 30 tháng Chín năm 2010.
Trong khi chờ đợi công bố văn kiện trên, Ủy Ban Thánh Kinh, trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã được chỉ thị nghiên cứu chuyên đề về Linh Hứng và Sự Thật của Thánh Kinh. Ủy Ban tổ chức 5 phiên họp toàn thể liên tiếp trong 5 năm, từ 2009 tới 2013, dành cho chủ đề này, dưới sự chủ tọa của hai chủ tịch kế tiếp nhau là Đức Hồng Y Levada và Đức Hồng Y Muller, nhưng vị tổng thư ký thì vẫn là Cha Stock, Dòng Tên. Ngày 22 tháng 2 năm 2014, văn kiện Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh của Ủy Ban đã được công bố.
Nhân phiên họp đầu tiên từ 20 tới 24 tháng Tư, 2009, Đức Bênêđíctô XVI gửi thông điệp cho Ủy Ban, trong đó, sau khi cho biết chủ đề linh hứng và sự thật Thánh Kinh không những liên quan đến thần học mà còn quan liên đến chính Giáo Hội vì đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội nhất thiết dựa vào Lời Chúa, Đức Giáo Hoàng nhắc lại công trình của các vị tiền nhiệm đối với chủ đề từ Đức Leô XIII với Providentissimus Deus, Đức Piô XII với Divino Afflante Spiritu, tới Công đồng Vatican II với Dei Verbum và 3 nguyên tắc: lưu ý tới nội dung và thể thống nhất của “toàn bộ Thánh Kinh”; giải thích trong bối cảnh truyền thống sống động của toàn thể Giáo Hội; lưu ý tới tính loại suy (analogy) của đức tin nghĩa là tính nhất quán của các chân lý cá thể với nhau và với kế hoạch toàn diện của Mặc Khải và sự viên mãn của nhiệm cục Thiên Chúa chứa đựng trong đó.
Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng “Nhiệm vụ các nhà nghiên cứu... là đóng góp một cách phù hợp với ba nguyên tắc trên vào việc hiểu biết và giải thích sâu sắc nhất bao nhiêu có thể ý nghĩa của Sách Thánh. Việc nghiên cứu các bản văn thánh thiêng theo phương diện khoa học là điều quan trọng nhưng tự nó, không đủ vì đó mới chỉ đụng tới các chiều kích con người”. Trong khi các nhà chú giải Công Giáo phải “lưu ý tới việc nhận ra Lời Thiên Chúa trong các bản văn này bên trong đức tin của Giáo Hội”. Nghĩa là phải làm sao để người ta nhận ra “tác giả thực sự” của chúng là Thiên Chúa.
Nhân dịp này, ngài nhắc lại giáo huấn của Dei Verbum: “Sách Thánh là lời nói của Thiên Chúa như đã được viết xuống dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần” (số 9).
Với phiên họp toàn thể lần thứ ba năm 2011, ngài nói nhiều hơn về chính sự linh hứng, điều mà ngài cho là “một trong các điểm chính trong tông huấn hậu thượng hội đồng Dei Verbum của tôi... Tôi viết trong văn kiện này rằng ‘một khái niệm chủ chốt để hiểu Sách Thánh như lời Thiên Chúa trong lời lẽ con người chắc chắn là khái niệm linh hứng’”, Đến nỗi, “một giải thích các trước tác thánh mà bỏ qua hay bỏ quên tính linh hứng của chúng là không kể chi đến đặc điểm quan trọng và giá trị nhất của chúng: việc chúng xuất phát từ Thiên Chúa”.
Nhưng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: linh hứng, như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã làm nổi bật, luôn nối kết với sự thật: một cuộc nghiên cứu về linh hứng phải dẫn đến một sự hiểu biết lớn hơn về sự thật chứa trong các sách này. Đây là hai đặc tính cấu tạo nên bản chất Thánh Kinh. Giải thích Thánh Kinh đúng đắn buộc phải giải thích bản chất thánh kinh trong hai đặc tính này.
Tuy nhiên, “để có được một giải thích tốt, ta không thể áp dụng tiêu chuẩn linh hứng cũng như tiêu chuẩn chân lý một cách máy móc được, bằng cách ngoại suy một câu hay một biểu thức đơn nhất. Bối cảnh trong đó ta có thể nhận ra Thánh Kinh như Lời Thiên Chúa là bối cảnh thống nhất lịch sử của Thiên Chúa, trong một tính toàn bộ trong đó các yếu tố cá thể soi sáng và cởi mở lẫn nhau để ta hiểu”.
Công việc của Ủy Ban Thánh Kinh về linh hứng hoàn tất năm 2013 dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô và Đức Hồng Y Muller làm chủ tịch Ủy Ban. Nhưng mãi ngày 22 tháng Hai năm 2014, văn kiện “Ispirazione e verità della Sacra Scrittura” (Linh hứng và Chân lý của Sách Thánh) mới được công bố.
Tóm lược tài liệu "Linh hứng và Chân lý của Sách Thánh"
Nhân dịp này, Cha Klemens Stock, Dòng Tên, Tổng Thư Ký của Ủy Ban, có viết trên bản tin của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh, bản tóm lược như sau:
Tài liệu được tổ chức thành ba phần: Linh hứng, Sự thật và một số thách thức đối với việc giải thích Thánh Kinh. Khởi điểm của cuộc khảo sát này là giáo huấn của tông hiến tín lý Dei Verbum của Công đồng Vatican II. Tài liệu tìm cách cho thấy cùng những bản văn Thánh Kinh đã làm chứng cho tính linh hứng và sự thật của chúng, đồng thời vẫn coi là cần thiết phải giới hạn cuộc nghiên cứu vào một lựa chọn có tính đại diện đối với các trước tác này.
Vì chỉ có hai đoạn Sách Thánh (2 Tm 3:16; 2 Pr 1: 20-21) minh nhiên nói đến linh hứng thần thiêng, nên câu hỏi hướng dẫn nghiên cứu là: Những bản văn này nói gì về nguồn gốc thần thiêng của chúng và mối tương quan của các tác giả viết ra chúng với Thiên Chúa? Thí dụ, Cựu Ước chứng thực Môsê và ơn gọi của các tiên tri và sự kiện họ nhận được từ Thiên Chúa giáo huấn mà họ phải truyền đạt, cả bằng miệng lẫn bằng bản văn cho người ta (Xh 24: 4; 34:27; Đnl 31: 9 ). Trong Tân Ước, mối tương quan của các tác giả với Thiên Chúa luôn xảy ra, dù là trực tiếp hay qua trung gian, qua con người của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô khẳng định cuộc gặp gỡ của mình với Chúa Giêsu phục sinh (1 Cr 9: 1; 15: 7) và coi đó là một hồng ân (ân sủng) từ Chúa Cha (Gl 1: 15-16). Tác giả của Tin Mừng thứ tư chứng thực việc mình được chiêm ngưỡng vinh quang của Con Một (Ga 1:14) và tự giới thiệu mình như một nhân chứng tận mắt (Ga 19:35; 21:24), được dạy dỗ và hướng dẫn bởi Thần khí sự thật, Đấng được Chúa Giêsu tôn vinh sai tới (Ga 15:26; 16:13). Tuy nhiên, mối liên hệ của tác giả Tin Mừng Luca và với tác giả Thư gửi tín hữu Do Thái có tính trung gian. Trước tác đầu dựa vào “các nhân chứng tận mắt và người phục vụ Lời Chúa” (Lc 1: 2); trước tác sau dựa trên các nhân chứng đã nghe lời công bố về Chúa (Dt 2: 3). Các trước tác Thánh Kinh cho thấy bằng nhiều cách mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa (Cựu ước) qua Chúa Giêsu (Tân Ước), nhưng chúng không đề cập đến sự trợ giúp thần thiêng đặc thù nào được các tác giả hưởng nhờ trong khi viết (linh hứng theo nghĩa chặt chẽ).
Sự thật nằm ở trung tâm mạc khải Thiên Chúa liên quan đến chính Thiên Chúa và sự cứu rỗi của con người và được mạc khải cách viên mãn trong Chúa Kitô (DV 2, 11). Sách thánh không quan tâm đến bất cứ chủ đề nào mà chỉ quan tâm đến việc truyền đạt sự thật đó. Cách đọc nào tương ứng với cùng đích của Sách Thánh là cách đọc tự tìm trong chính nó sự hiểu biết về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi của Người. Sự viên mãn của sự thật này không thể được tìm thấy trong cách đọc có tính hạn chế, chỉ đọc các trước tác đơn lẻ và cô lập, nhưng chỉ được tìm thấy trong cách đọc “qui điển” dưới ánh sáng vốn là con người của Chúa Giêsu. Tài liệu trình bày, qua việc lựa chọn các đoạn văn trong cả hai Giao Ước, sự thật được chúng bày tỏ. Dựa trên Mt 28: 18-20, đỉnh cao của mặc khải về sự thật Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Người có thể được phát biểu như sau: Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa, Đấng là Cha, Con và Thánh Thần, Đấng là sự viên mãn của hiệp thông sự sống trong chính mình, và là Đấng ban tặng việc tham dự vào hiệp thông sự sống của Người qua ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Như một thí dụ, tài liệu xử lý một số đoạn Thánh Kinh có vẻ như có vấn đề từ quan điểm lịch sử, đạo đức hoặc xã hội. Liên quan đến việc liệu có thực sự diễn ra, trong Cựu ước, giao ước với Ápraham (St 15), việc vượt biển (Xh 14), các sách của Tobia và Giôna, và trong Tân ước, các câu chuyện về thời thơ ấu, các phép lạ của Chúa Giêsu và các trình thuật phục sinh, đã được đưa vào xem xét trong tài liệu. Lời thề tận diệt các cư dân trong đất Canaan (xem Đnl 7: 1-2; Gs 6-12), lời cầu xin Chúa báo thù (xem Tv 109) xuất hiện như các thực hành hoàn toàn trái ngược với lời giảng dậy của Chúa Giêsu cũng được xem xét ở đây. Cũng được trình bày như có vấn đề là thiên hướng xã hội (qui định) liên quan đến phụ nữ được mô tả trong một số bản văn Tân Ước (Cl 3:18; Ep 5: 22-23; Tt 2: 5). Muốn xem xét các đoạn Thánh Kinh này, chúng tôi đề nghị các bạn nên đọc chính tài liệu.
Lời nói đầu của Đức Hồng Y Muller cho Tài liệu của Ủy Ban Thánh Kinh
Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu Lời Nói Đầu của Đức Hồng Y Muller viết cho tài liệu “Ispirazione e verità della Sacra Scrittura” (Linh hứng và chân lý của Sách Thánh):
Đời sống Giáo hội dựa trên Lời Chúa. Nó được truyền tải bởi Thánh Kinh, nghĩa là, trong các trước tác của Cựu Ước và Tân Ước. Theo đức tin của Giáo hội, tất cả các trước tác này đều được linh hứng, có Thiên Chúa là tác giả - Thiên Chúa đã sử dụng những con người được Người chọn để soạn tác chúng. Nhờ sự kiện được Thiên Chúa linh hứng, các Sách Thánh truyền đạt sự thật. Giá trị của chúng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo hội được liên kết với việc linh hứng và sự thật của chúng. Những trước tác không phát xuất từ Thiên Chúa không đạt tới trình độ truyền đạt Lời Người, và những trước tác không nói thực không thể đặt nền hoặc làm sinh động sứ mệnh của Giáo hội. Tuy nhiên, sự thật hiện diện trong các bản văn thánh thiêng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Đôi khi, ít nhất cũng một cách biểu kiến, người ta tìm thấy các căng thẳng giữa những gì đọc được trong các trình thuật Thánh Kinh và kết quả của khoa học tự nhiên và lịch sử. Những khoa học này dường như mâu thuẫn với những gì các trình thuật Thánh Kinh quả quyết, và đặt câu hỏi về sự thật. Rõ ràng là tình huống này cũng có những hệ luận đối với vấn đề linh hứng Thánh Kinh: nếu những gì được truyền đạt trong Thánh Kinh là không đúng sự thật, thì làm sao Thiên Chúa có thể là tác giả của nó? Chính từ những câu hỏi này, mà Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh đã nỗ lực tiến hành cuộc nghiên cứu về mối tương quan giữa linh hứng và sự thật, và cập nhật cung cách các trước tác Thánh Kinh xem xét các khái niệm này. Trước tiên, người ta phải lưu ý rằng các trước tác thánh thiêng chỉ họa hiếm mới nói về linh hứng (2 Tm 3:16; 2 Pr 1:20-21), nhưng liên tục cho thấy mối tương quan giữa các tác giả phàm nhân của chúng và Thiên Chúa. Và bằng cách này nói lên nguồn gốc thần thiêng của chúng.
Trong Cựu Ước, mối tương quan kết hợp tác giả phàm nhân với Thiên Chúa và ngược lại, được chứng thực theo nhiều hình thức và cách diễn đạt khác nhau. Trong Tân Ước, mọi mối tương quan với Thiên Chúa đều diễn ra qua trung gian của con người Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa. Người là Lời của Thiên Chúa đã tự làm cho mình trở nên hữu hình (xem Ga 1:14) và là Đấng trung gian của tất cả những gì phát xuất từ Thiên Chúa. Trong Thánh Kinh, người ta gặp nhiều chủ đề rất đa dạng. Tuy nhiên, một việc đọc cẩn thận cho thấy chủ đề chính, chi phối các chủ đề khác, liên quan đến Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người dành cho con người. Sự thật mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, trong yếu tính, là nói về Thiên Chúa và mối tương quan của Người với các tạo vật. Trong Tân Ước, định nghĩa cao nhất về mối tương quan này có thể được tìm thấy trong các lời lẽ của Chúa Giêsu: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy" (Ga 14: 6). Là Lời của Thiên Chúa nhập thể (xem Ga 1: 14), Chúa Giêsu Kitô là sự thật hoàn hảo về Thiên Chúa, Người mạc khải Thiên Chúa như Cha và ban cho ta được tiếp cận với Người, nguồn gốc của mọi sự sống. Các định nghĩa khác về Thiên Chúa được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh có xu hướng hướng về Lời Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân trong Chúa Giêsu Kitô này, Đấng đã trở thành chìa khóa giải thích Lời ấy.
Sau khi đã bàn tới khái niệm linh hứng theo chứng từ của các sách thánh, mối tương quan giữa Thiên Chúa và các tác giả phàm nhân, và sự thật mà các trước tác này mang đến cho chúng ta, suy tư của Ủy ban Thánh Kinh tập trung vào một số khó khăn đặt ra nhiều vấn nạn từ quan điểm lịch sử, đạo đức hoặc xã hội. Để giải đáp các khó khăn này, điều cần là phải đọc và hiểu đầy đủ các bản văn nêu ra câu hỏi, bằng cách xem xét các kết quả của các khoa học hiện đại, và đồng thời chủ đề chính của các bản văn này, cụ thể là biết Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người. Cách tiếp cận như vậy cho thấy có thể giải đáp các phản biện đang xuất hiện đối với cuộc gặp gỡ sự thật và nguồn gốc thần thiêng và vượt qua chúng. Tài liệu này của Ủy ban Giáo hoàng về Thanh Kinh không cấu thành một tuyên bố chính thức của huấn quyền Giáo hội về chủ đề đang bàn. Nó không có ý định trình bầy một học thuyết hoàn chỉnh về linh hứng và sự thật của Thánh Kinh, mà chỉ đơn giản nhằm truyền đạt các kết quả của một cuộc nghiên cứu chú giải cẩn trọng về các bản văn Thánh Kinh, liên quan đến câu hỏi về nguồn phát xuất thần thiêng của chúng, và sự thật của chúng. Các kết luận giờ đây được đặt dưới sự sử dụng của các môn thần học khác, để được hoàn chỉnh và đào sâu theo quan điểm riêng của họ. Tôi cảm ơn các thành viên của Ủy ban Thánh Kinh vì sự dấn thân đầy kiên nhẫn và có khả năng của họ, bằng cách bày tỏ niềm hy vọng này là công việc của họ sẽ đóng góp vào việc lắng nghe Thánh Kinh, trong toàn Giáo hội, một cách chu đáo, biết ơn và vui mừng hơn, như một Lời phát xuất từ Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa để thế giới được sống.
Ngày 22 tháng 2 năm 2014 Lễ Tòa Thánh Phêrô
Hồng Y GERHARD MÜLLER, Chủ tịch
Đón đọc: Bản dịch Tài Liệu “Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh: Lời Phát xuất từ Thiên Chúa và Nói về Thiên Chúa vì Sự Cứu Rỗi Thế Giới” của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, công bố ngày 22 tháng Hai năm 2014
Khảo luận của Linh mục Raymond F. Collins, S.T. D., về linh hứng kết thúc như trên. Từ đó đến nay, tất nhiên, có nhiều đóng góp hơn nữa để hiểu ý niệm chủ chốt này. Tuy nhiên, đây không phải là lãnh vực tìm hiểu của chúng ta hiện nay.
Chỉ biết: dường như để đáp ứng khát vọng trên của Đức Hồng Y Martini, năm 2008, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã được triệu tập để bàn về Lời Chúa, trong đó, dĩ nhiên có nói đến linh hứng và sự thật của Thánh Kinh. Từ Thượng Hội Đồng này, ta thấy Đức Bênêđíctô XVI đã ban hành Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng “Verbum Domini” ngày 30 tháng Chín năm 2010.
Trong khi chờ đợi công bố văn kiện trên, Ủy Ban Thánh Kinh, trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã được chỉ thị nghiên cứu chuyên đề về Linh Hứng và Sự Thật của Thánh Kinh. Ủy Ban tổ chức 5 phiên họp toàn thể liên tiếp trong 5 năm, từ 2009 tới 2013, dành cho chủ đề này, dưới sự chủ tọa của hai chủ tịch kế tiếp nhau là Đức Hồng Y Levada và Đức Hồng Y Muller, nhưng vị tổng thư ký thì vẫn là Cha Stock, Dòng Tên. Ngày 22 tháng 2 năm 2014, văn kiện Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh của Ủy Ban đã được công bố.
Nhân phiên họp đầu tiên từ 20 tới 24 tháng Tư, 2009, Đức Bênêđíctô XVI gửi thông điệp cho Ủy Ban, trong đó, sau khi cho biết chủ đề linh hứng và sự thật Thánh Kinh không những liên quan đến thần học mà còn quan liên đến chính Giáo Hội vì đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội nhất thiết dựa vào Lời Chúa, Đức Giáo Hoàng nhắc lại công trình của các vị tiền nhiệm đối với chủ đề từ Đức Leô XIII với Providentissimus Deus, Đức Piô XII với Divino Afflante Spiritu, tới Công đồng Vatican II với Dei Verbum và 3 nguyên tắc: lưu ý tới nội dung và thể thống nhất của “toàn bộ Thánh Kinh”; giải thích trong bối cảnh truyền thống sống động của toàn thể Giáo Hội; lưu ý tới tính loại suy (analogy) của đức tin nghĩa là tính nhất quán của các chân lý cá thể với nhau và với kế hoạch toàn diện của Mặc Khải và sự viên mãn của nhiệm cục Thiên Chúa chứa đựng trong đó.
Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng “Nhiệm vụ các nhà nghiên cứu... là đóng góp một cách phù hợp với ba nguyên tắc trên vào việc hiểu biết và giải thích sâu sắc nhất bao nhiêu có thể ý nghĩa của Sách Thánh. Việc nghiên cứu các bản văn thánh thiêng theo phương diện khoa học là điều quan trọng nhưng tự nó, không đủ vì đó mới chỉ đụng tới các chiều kích con người”. Trong khi các nhà chú giải Công Giáo phải “lưu ý tới việc nhận ra Lời Thiên Chúa trong các bản văn này bên trong đức tin của Giáo Hội”. Nghĩa là phải làm sao để người ta nhận ra “tác giả thực sự” của chúng là Thiên Chúa.
Nhân dịp này, ngài nhắc lại giáo huấn của Dei Verbum: “Sách Thánh là lời nói của Thiên Chúa như đã được viết xuống dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần” (số 9).
Với phiên họp toàn thể lần thứ ba năm 2011, ngài nói nhiều hơn về chính sự linh hứng, điều mà ngài cho là “một trong các điểm chính trong tông huấn hậu thượng hội đồng Dei Verbum của tôi... Tôi viết trong văn kiện này rằng ‘một khái niệm chủ chốt để hiểu Sách Thánh như lời Thiên Chúa trong lời lẽ con người chắc chắn là khái niệm linh hứng’”, Đến nỗi, “một giải thích các trước tác thánh mà bỏ qua hay bỏ quên tính linh hứng của chúng là không kể chi đến đặc điểm quan trọng và giá trị nhất của chúng: việc chúng xuất phát từ Thiên Chúa”.
Nhưng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: linh hứng, như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã làm nổi bật, luôn nối kết với sự thật: một cuộc nghiên cứu về linh hứng phải dẫn đến một sự hiểu biết lớn hơn về sự thật chứa trong các sách này. Đây là hai đặc tính cấu tạo nên bản chất Thánh Kinh. Giải thích Thánh Kinh đúng đắn buộc phải giải thích bản chất thánh kinh trong hai đặc tính này.
Tuy nhiên, “để có được một giải thích tốt, ta không thể áp dụng tiêu chuẩn linh hứng cũng như tiêu chuẩn chân lý một cách máy móc được, bằng cách ngoại suy một câu hay một biểu thức đơn nhất. Bối cảnh trong đó ta có thể nhận ra Thánh Kinh như Lời Thiên Chúa là bối cảnh thống nhất lịch sử của Thiên Chúa, trong một tính toàn bộ trong đó các yếu tố cá thể soi sáng và cởi mở lẫn nhau để ta hiểu”.
Công việc của Ủy Ban Thánh Kinh về linh hứng hoàn tất năm 2013 dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô và Đức Hồng Y Muller làm chủ tịch Ủy Ban. Nhưng mãi ngày 22 tháng Hai năm 2014, văn kiện “Ispirazione e verità della Sacra Scrittura” (Linh hứng và Chân lý của Sách Thánh) mới được công bố.
Tóm lược tài liệu "Linh hứng và Chân lý của Sách Thánh"
Nhân dịp này, Cha Klemens Stock, Dòng Tên, Tổng Thư Ký của Ủy Ban, có viết trên bản tin của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh, bản tóm lược như sau:
Tài liệu được tổ chức thành ba phần: Linh hứng, Sự thật và một số thách thức đối với việc giải thích Thánh Kinh. Khởi điểm của cuộc khảo sát này là giáo huấn của tông hiến tín lý Dei Verbum của Công đồng Vatican II. Tài liệu tìm cách cho thấy cùng những bản văn Thánh Kinh đã làm chứng cho tính linh hứng và sự thật của chúng, đồng thời vẫn coi là cần thiết phải giới hạn cuộc nghiên cứu vào một lựa chọn có tính đại diện đối với các trước tác này.
Vì chỉ có hai đoạn Sách Thánh (2 Tm 3:16; 2 Pr 1: 20-21) minh nhiên nói đến linh hứng thần thiêng, nên câu hỏi hướng dẫn nghiên cứu là: Những bản văn này nói gì về nguồn gốc thần thiêng của chúng và mối tương quan của các tác giả viết ra chúng với Thiên Chúa? Thí dụ, Cựu Ước chứng thực Môsê và ơn gọi của các tiên tri và sự kiện họ nhận được từ Thiên Chúa giáo huấn mà họ phải truyền đạt, cả bằng miệng lẫn bằng bản văn cho người ta (Xh 24: 4; 34:27; Đnl 31: 9 ). Trong Tân Ước, mối tương quan của các tác giả với Thiên Chúa luôn xảy ra, dù là trực tiếp hay qua trung gian, qua con người của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô khẳng định cuộc gặp gỡ của mình với Chúa Giêsu phục sinh (1 Cr 9: 1; 15: 7) và coi đó là một hồng ân (ân sủng) từ Chúa Cha (Gl 1: 15-16). Tác giả của Tin Mừng thứ tư chứng thực việc mình được chiêm ngưỡng vinh quang của Con Một (Ga 1:14) và tự giới thiệu mình như một nhân chứng tận mắt (Ga 19:35; 21:24), được dạy dỗ và hướng dẫn bởi Thần khí sự thật, Đấng được Chúa Giêsu tôn vinh sai tới (Ga 15:26; 16:13). Tuy nhiên, mối liên hệ của tác giả Tin Mừng Luca và với tác giả Thư gửi tín hữu Do Thái có tính trung gian. Trước tác đầu dựa vào “các nhân chứng tận mắt và người phục vụ Lời Chúa” (Lc 1: 2); trước tác sau dựa trên các nhân chứng đã nghe lời công bố về Chúa (Dt 2: 3). Các trước tác Thánh Kinh cho thấy bằng nhiều cách mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa (Cựu ước) qua Chúa Giêsu (Tân Ước), nhưng chúng không đề cập đến sự trợ giúp thần thiêng đặc thù nào được các tác giả hưởng nhờ trong khi viết (linh hứng theo nghĩa chặt chẽ).
Sự thật nằm ở trung tâm mạc khải Thiên Chúa liên quan đến chính Thiên Chúa và sự cứu rỗi của con người và được mạc khải cách viên mãn trong Chúa Kitô (DV 2, 11). Sách thánh không quan tâm đến bất cứ chủ đề nào mà chỉ quan tâm đến việc truyền đạt sự thật đó. Cách đọc nào tương ứng với cùng đích của Sách Thánh là cách đọc tự tìm trong chính nó sự hiểu biết về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi của Người. Sự viên mãn của sự thật này không thể được tìm thấy trong cách đọc có tính hạn chế, chỉ đọc các trước tác đơn lẻ và cô lập, nhưng chỉ được tìm thấy trong cách đọc “qui điển” dưới ánh sáng vốn là con người của Chúa Giêsu. Tài liệu trình bày, qua việc lựa chọn các đoạn văn trong cả hai Giao Ước, sự thật được chúng bày tỏ. Dựa trên Mt 28: 18-20, đỉnh cao của mặc khải về sự thật Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Người có thể được phát biểu như sau: Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa, Đấng là Cha, Con và Thánh Thần, Đấng là sự viên mãn của hiệp thông sự sống trong chính mình, và là Đấng ban tặng việc tham dự vào hiệp thông sự sống của Người qua ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Như một thí dụ, tài liệu xử lý một số đoạn Thánh Kinh có vẻ như có vấn đề từ quan điểm lịch sử, đạo đức hoặc xã hội. Liên quan đến việc liệu có thực sự diễn ra, trong Cựu ước, giao ước với Ápraham (St 15), việc vượt biển (Xh 14), các sách của Tobia và Giôna, và trong Tân ước, các câu chuyện về thời thơ ấu, các phép lạ của Chúa Giêsu và các trình thuật phục sinh, đã được đưa vào xem xét trong tài liệu. Lời thề tận diệt các cư dân trong đất Canaan (xem Đnl 7: 1-2; Gs 6-12), lời cầu xin Chúa báo thù (xem Tv 109) xuất hiện như các thực hành hoàn toàn trái ngược với lời giảng dậy của Chúa Giêsu cũng được xem xét ở đây. Cũng được trình bày như có vấn đề là thiên hướng xã hội (qui định) liên quan đến phụ nữ được mô tả trong một số bản văn Tân Ước (Cl 3:18; Ep 5: 22-23; Tt 2: 5). Muốn xem xét các đoạn Thánh Kinh này, chúng tôi đề nghị các bạn nên đọc chính tài liệu.
Lời nói đầu của Đức Hồng Y Muller cho Tài liệu của Ủy Ban Thánh Kinh
Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu Lời Nói Đầu của Đức Hồng Y Muller viết cho tài liệu “Ispirazione e verità della Sacra Scrittura” (Linh hứng và chân lý của Sách Thánh):
Đời sống Giáo hội dựa trên Lời Chúa. Nó được truyền tải bởi Thánh Kinh, nghĩa là, trong các trước tác của Cựu Ước và Tân Ước. Theo đức tin của Giáo hội, tất cả các trước tác này đều được linh hứng, có Thiên Chúa là tác giả - Thiên Chúa đã sử dụng những con người được Người chọn để soạn tác chúng. Nhờ sự kiện được Thiên Chúa linh hứng, các Sách Thánh truyền đạt sự thật. Giá trị của chúng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo hội được liên kết với việc linh hứng và sự thật của chúng. Những trước tác không phát xuất từ Thiên Chúa không đạt tới trình độ truyền đạt Lời Người, và những trước tác không nói thực không thể đặt nền hoặc làm sinh động sứ mệnh của Giáo hội. Tuy nhiên, sự thật hiện diện trong các bản văn thánh thiêng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Đôi khi, ít nhất cũng một cách biểu kiến, người ta tìm thấy các căng thẳng giữa những gì đọc được trong các trình thuật Thánh Kinh và kết quả của khoa học tự nhiên và lịch sử. Những khoa học này dường như mâu thuẫn với những gì các trình thuật Thánh Kinh quả quyết, và đặt câu hỏi về sự thật. Rõ ràng là tình huống này cũng có những hệ luận đối với vấn đề linh hứng Thánh Kinh: nếu những gì được truyền đạt trong Thánh Kinh là không đúng sự thật, thì làm sao Thiên Chúa có thể là tác giả của nó? Chính từ những câu hỏi này, mà Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh đã nỗ lực tiến hành cuộc nghiên cứu về mối tương quan giữa linh hứng và sự thật, và cập nhật cung cách các trước tác Thánh Kinh xem xét các khái niệm này. Trước tiên, người ta phải lưu ý rằng các trước tác thánh thiêng chỉ họa hiếm mới nói về linh hứng (2 Tm 3:16; 2 Pr 1:20-21), nhưng liên tục cho thấy mối tương quan giữa các tác giả phàm nhân của chúng và Thiên Chúa. Và bằng cách này nói lên nguồn gốc thần thiêng của chúng.
Trong Cựu Ước, mối tương quan kết hợp tác giả phàm nhân với Thiên Chúa và ngược lại, được chứng thực theo nhiều hình thức và cách diễn đạt khác nhau. Trong Tân Ước, mọi mối tương quan với Thiên Chúa đều diễn ra qua trung gian của con người Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa. Người là Lời của Thiên Chúa đã tự làm cho mình trở nên hữu hình (xem Ga 1:14) và là Đấng trung gian của tất cả những gì phát xuất từ Thiên Chúa. Trong Thánh Kinh, người ta gặp nhiều chủ đề rất đa dạng. Tuy nhiên, một việc đọc cẩn thận cho thấy chủ đề chính, chi phối các chủ đề khác, liên quan đến Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người dành cho con người. Sự thật mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, trong yếu tính, là nói về Thiên Chúa và mối tương quan của Người với các tạo vật. Trong Tân Ước, định nghĩa cao nhất về mối tương quan này có thể được tìm thấy trong các lời lẽ của Chúa Giêsu: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy" (Ga 14: 6). Là Lời của Thiên Chúa nhập thể (xem Ga 1: 14), Chúa Giêsu Kitô là sự thật hoàn hảo về Thiên Chúa, Người mạc khải Thiên Chúa như Cha và ban cho ta được tiếp cận với Người, nguồn gốc của mọi sự sống. Các định nghĩa khác về Thiên Chúa được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh có xu hướng hướng về Lời Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân trong Chúa Giêsu Kitô này, Đấng đã trở thành chìa khóa giải thích Lời ấy.
Sau khi đã bàn tới khái niệm linh hứng theo chứng từ của các sách thánh, mối tương quan giữa Thiên Chúa và các tác giả phàm nhân, và sự thật mà các trước tác này mang đến cho chúng ta, suy tư của Ủy ban Thánh Kinh tập trung vào một số khó khăn đặt ra nhiều vấn nạn từ quan điểm lịch sử, đạo đức hoặc xã hội. Để giải đáp các khó khăn này, điều cần là phải đọc và hiểu đầy đủ các bản văn nêu ra câu hỏi, bằng cách xem xét các kết quả của các khoa học hiện đại, và đồng thời chủ đề chính của các bản văn này, cụ thể là biết Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người. Cách tiếp cận như vậy cho thấy có thể giải đáp các phản biện đang xuất hiện đối với cuộc gặp gỡ sự thật và nguồn gốc thần thiêng và vượt qua chúng. Tài liệu này của Ủy ban Giáo hoàng về Thanh Kinh không cấu thành một tuyên bố chính thức của huấn quyền Giáo hội về chủ đề đang bàn. Nó không có ý định trình bầy một học thuyết hoàn chỉnh về linh hứng và sự thật của Thánh Kinh, mà chỉ đơn giản nhằm truyền đạt các kết quả của một cuộc nghiên cứu chú giải cẩn trọng về các bản văn Thánh Kinh, liên quan đến câu hỏi về nguồn phát xuất thần thiêng của chúng, và sự thật của chúng. Các kết luận giờ đây được đặt dưới sự sử dụng của các môn thần học khác, để được hoàn chỉnh và đào sâu theo quan điểm riêng của họ. Tôi cảm ơn các thành viên của Ủy ban Thánh Kinh vì sự dấn thân đầy kiên nhẫn và có khả năng của họ, bằng cách bày tỏ niềm hy vọng này là công việc của họ sẽ đóng góp vào việc lắng nghe Thánh Kinh, trong toàn Giáo hội, một cách chu đáo, biết ơn và vui mừng hơn, như một Lời phát xuất từ Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa để thế giới được sống.
Ngày 22 tháng 2 năm 2014 Lễ Tòa Thánh Phêrô
Hồng Y GERHARD MÜLLER, Chủ tịch
Đón đọc: Bản dịch Tài Liệu “Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh: Lời Phát xuất từ Thiên Chúa và Nói về Thiên Chúa vì Sự Cứu Rỗi Thế Giới” của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, công bố ngày 22 tháng Hai năm 2014
Hiệp Nhất Trong Lòng Thương Xót: Bài 1: Chúa Cho Thấy Ngài Đang Đến
LM. Trăng Thập Tự / Lại Kim Toàn
09:03 17/03/2019
Hiệp Nhất Trong Lòng Thương Xót: Bài 1: Chúa Cho Thấy Ngài Đang Đến
Xin chào quý độc giả, xin chào các bạn trẻ,
Giữa tháng Giêng 2019, nhiều người trong chúng ta nhận được email kêu gọi ký tên yêu cầu Hãng DC Comics ngưng phát hành một bộ truyện tranh hài dài 6 tập báng bổ Kitô giáo, có tựa đề “Second Coming, Chúa đến lần hai”. Những người hưởng ứng có lẽ không mấy hy vọng sự lên tiếng của mình sẽ được nhà sản xuất quan tâm. Thế nhưng cuộc vận động đã có kết quả tốt đẹp và cũng đang gợi ý để chúng ta đi xa hơn…
Một truyện tranh báng bổ Chúa Kitô
Bắt đầu từ ngày 6 tháng 3 năm 2019, Hãng DC Comics dự định phát hành một bộ truyện tranh hài dài 6 tập với tựa đề Second Coming, Chúa đến lần hai, nhằm giễu cợt và phỉ báng Kitô giáo, trong đó Chúa Giêsu được dựng lên như là nhân vật bù nhìn vô tích sự, hoàn toàn dưới quyền điều khiển và sai khiến một nhân vật siêu anh hùng đầy năng lực siêu phàm, mệnh danh là Sun-Man, người con út của Krispex.
Theo Fox News, bộ truyện tranh “Second Coming”, tức “Chúa đến lần hai”, hư cấu viễn cảnh vì sao Chúa Giêsu rời trần gian lần thứ nhất và trở lại lần thứ hai. Gần đây, tác giả Mark Rusell đã tiết lộ một tí về nội dung của bộ truyện tranh hài. Ông giải thích tiền đề của bộ truyện: “Chúa Cha bất bình với sứ vụ dở dang của Chúa Giêsu vào lần nhập thể đầu tiên, bởi Ngài bị bắt quá sớm, bị đóng đinh ngay lập tức, vì vậy Chúa Cha tức giận nhốt Ngài lại cho đến bây giờ.”
Theo nội dung méo mó của bộ truyện tranh, Chúa Giêsu được sai đến trần gian thứ hai để sửa chữa những sai lầm Ngài đã vấp phải trong lần nhập thể đầu tiên và thay đổi nội dung sai lệch của Phúc âm. Sun-Man sẽ giúp Ngài cải tổ mọi sự cho đúng.
Bộ truyện hài phạm thánh này nhằm mục đích lan truyền thông tin xuyên tạc về Kitô giáo, đặc biệt giữa giới trẻ thiếu hiểu biết và dễ bị lung lay, lôi kéo. Đó là sự phạm thánh đáng lên án, làm khuấy động thêm làn sóng phỉ báng Kitô hữu, đức tin Kitô giáo và các giá trị đạo đức Kitô giáo.
Thông tin này được dịch từ lời kêu gọi của trang “CITIZEN, GO!” tại https://www.citizengo.org/en-ca/node/167848 nhằm vận động các Kitô hữu ký tên yêu cầu Hãng DC Comics huỷ bỏ việc phát hành bộ truyện tranh có nội dung báng bổ phạm thánh này. Nội dung báng bổ này không thể dung thứ. Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa. Câu chuyện về sứ mạng của Ngài không nên bị chế giễu vì mục đích bán truyện tranh.
Mối bận tâm của các Kitô hữu không phải là luận tội kẻ báng bổ phạm thượng nhưng là phải làm gì trước ảnh hưởng tai hại của những sự xuyên tạc bôi nhọ như thế? Phải làm gì để xóa bỏ được những ảnh hưởng xấu chúng gây nên nơi những tâm hồn non yếu? Trước khi giáo dục gia đình và giáo xứ kịp ghi vào trí óc trong trắng của các em những hình ảnh chân thực về Chúa Giêsu Cứu Thế, thì những tuyên truyền xuyên tạc đã in đậm vào đó những hình ảnh lệch lạc.
Các phụ huynh và cha xứ tự hỏi làm sao để bảo vệ đức tin cho con em, từ những em còn măng sữa tới những em đang ở bậc trung học, nhất là những em chuẩn bị Đại Học, lúc bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập nhưng lại tiếp cận phải nhiều luồng tư tưởng lệch lạc, bệnh hoạn, quá khích?
Internet, truyền hình, phim ảnh đủ loại, nhất là phim hoạt hình, truyện tranh hài, Ipad, điện thoại thông minh, là cả một đạo quân hùng hậu mở tung ra những chân trời thênh thang bao la cho những thông tin cổ vũ văn minh vật chất, hưởng thụ, và những thông tin xuyên tạc, bài bác Kitô giáo… Đang khi phụ huynh và cha xứ chỉ còn những lời mời gọi yếu ớt, bị coi là cổ hủ, lỗi thời,… liệu có thể làm gì để xóa bỏ được những thông tin xuyên tạc và khắc ghi vào tâm hồn con em sự hiểu biết đúng về tín điều Chúa đến lần thứ hai? Quả là một thách đố vô cùng lớn!
Trước một dũng sĩ Gôliát đang sừng sững tiến tới thách thức, còn “bên ta” trên tay chỉ vỏn vẹn năm dấu đinh thương với một cây thánh giá nhỏ, hệt như năm viên sỏi và cái ná bắn chim của cậu bé Đavít (x. 1Sm 17,40). Đavít đã thắng vì cậu chiến đấu nhân danh Chúa. Liệu các phụ huynh và cha xứ có chiến thắng được như Đavít?
Cùng với sự cảnh báo từ 1 hãng truyền hình lớn của Mỹ Fox News, một website uy tín CitizenGo ngày 11/1/2019 đã kêu gọi độc giả ký tên tẩy chay, mong đạt được 200 ngàn chữ ký. Cho tới lúc chúng tôi viết bài này (27/2/2019) thì con số đang là 234.974 chữ ký. Như vậy đã đạt chỉ tiêu chỉ trong vòng 1 tháng. Nhưng ban vận động vẫn tiếp tục để đọc giả ký tên, hy vọng sẽ đạt con số mới 500 ngàn chữ ký.
Website CitizenGo đăng ký tại Madrid, Tây Ban Nha, với chủ trương rõ rệt là bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống, gia đình và tự do; để đảm bảo rằng những người nắm giữ luật pháp phải tôn trọng phẩm giá con người và quyền cá nhân.
Đây là việc làm dân chủ.
Đáp ứng đầy thiện chí của nhà sản xuất
Thật đáng mừng, ngày 14-2-2019, DC Comics đã quyết định hủy bỏ truyện tranh “Second Coming” và không có kế hoạch tái xét lại. Xin bấm các đường dẫn sau để biết thêm chi tiết:
Bản tin của ComicBook: https://comicbook.com/dc/2019/02/13/dc-comics-cancels-second-coming/
Bản tin của NBC News: https://www.nbcnews.com/news/us-news/dc-cancels-comic-book-about-jesus-christ-s-second-coming-n973471
Và giải thích lý do: https://comicbook.com/dc/2019/02/20/second-coming-writer-explains-why-dc-comics-cancelled-the-series/
Lời giải thích có nêu rõ một trong các lý do là đã có trên 200.000 người ký tên yêu cầu hủy việc phát hành.
Ôi, chính Chúa Kitô đang đến trong lòng con người.
DC Comics là một công ty thành lập từ năm 1934 do Malcolm Wheeler-Nicholson thành lập ở Hoa Kỳ, có tổng hành dinh ở thành phố Burbank, California. Khởi đầu công ty này chuyên làm truyện tranh giải trí cho các trẻ em. Về sau họ mở rộng độc giả cho người lớn với những câu truyện từ lãng mạn, kinh dị, bạo động, … theo thị hiếu đọc giả nhiều tầng lớp khác nhau.
Chúng ta trân trọng phản ứng tích cực của nhà sản xuất, đồng thời thành tâm nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành trên thiện chí của họ. Thái độ tốt đẹp của Công ty DC Comics cũng cho chúng ta niềm lạc quan tin tưởng vào lương tri của nhân loại. Nếu chúng ta tích cực cùng nhau lên tiếng bảo vệ sự thật, sẽ có “đồng thanh tương ứng”, nhiều hay ít vẫn có hiệu quả.
Chúng ta chúc mừng website Citizengo.org và những người tham gia ký tên đã gặt hái kết quả tốt đẹp. Cũng như ngôn sứ Êlia, lắm lúc ta cứ sợ chỉ còn mỗi mình mình đứng về phía sự thật, thế nhưng Thiên Chúa khẳng định Ngài đã dành cho Ngài “bảy ngàn người không hề bái gối trước Ba-an, môi miệng không hề hôn kính nó” (x. 1V 19,14.18).
Một vấn đề mục vụ rất thời sự
Thưa quý độc giả,
Câu chuyện bộ truyện tranh qua đi nhưng mối bận tâm mục vụ nó gợi lên rất đáng cho dân Chúa và các mục tử suy nghĩ.
Nhiều nơi hiện nay vẫn đang có người tìm cách loan truyền những tài liệu gọi là “Sứ điệp từ trời”, mở đầu bằng tiếng gọi hoán cải nhưng dần dần lộ rõ một âm mưu xuyên tạc giáo lý mạc khải, chống phá Giáo hội và chia rẽ dân Chúa. Nhiều thứ tờ rơi khác, không rõ xuất xứ, mang nội dung tương tự cũng khiến nhiều anh chị em tín hữu hoang mang. Bên cạnh đó, Giáo hội Chúa khắp nơi trên thế giới đang gặp khó khăn và thử thách nặng nề nhiều mặt. Tin tức hằng ngày dồn dập những vụ ám sát, tấn công giết hại các Kitô hữu, cách riêng là các nhà truyền giáo, các vụ đốt phá nhà thờ, phạm thánh, vu cáo, tấn công bằng truyền thông và cả việc vận động những luật lệ ép buộc ngược lại luân lý Kitô giáo và lương tâm… khiến đức tin nhiều người bị nao núng và thậm chí không ít người đã vì đó mà lìa bỏ đức tin. Tuy nhiên, cùng lúc lại có những sự kiện đầy an ủi, những ơn chữa lành và hoán cải thật kỳ diệu người dân nhận được tại nhiều trung tâm hành hương, cụ thể là những anh chị em đang tuôn đến Giáo điểm Tin Mừng ở Nhà Bè, Sài Gòn, để tuyên xưng đức tin (www.giaodiemtinmung.net)…
Trước những sự kiện xen lẫn mặt trái và mặt phải như thế, chúng tôi xin được đóng góp một số ghi nhận liên quan đến chủ đề “Chúa đến lần hai”, tức là cuộc quang lâm của Chúa Kitô ở cuối lịch sử, khi Ngài đến xét xử nhân loại, ân thưởng cho kẻ lành và quy tụ tất cả cho vinh quang của Chúa Cha. Với loạt bài nhỏ này, chúng tôi mong được cùng quý độc giả dành chút thời giờ suy nghĩ tìm hiểu và hưởng ứng ý Chúa cách thiết thực và hữu hiệu hơn.
Trước hết, hai bài tiếp đây xin gửi đến quý phụ huynh, đề nghị một hướng rèn luyện hằng ngày cho trẻ em Công Giáo để hóa giải những chuyện huyễn hoặc lệch lạc gây hiểu lầm như nói trên, và tích cực giúp các cháu dọn tâm hồn chào đón Chúa đang ngự đến mỗi ngày trong cuộc sống. Những bài còn lại dành cho người lớn và các bạn đọc ngoài Công Giáo, cùng suy tư trước những dấu chỉ thời cuộc của dân Chúa và của nhân loại, và cùng chào đón Chúa Kitô đang từng bước vinh quang ngự đến hoàn tất lịch sử cứu rỗi.
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh và Lại Kim Toàn
Bảng chữ tắt:
1Sm 17,40: sách Samuel quyển 1, chương 17, câu 40.
1V 19,14.18: sách Các Vua quyển 1, chương 19, câu 14 và 18.
Muốn tìm xem các bản văn Kinh thánh, mời bạn vào https://lavanglasvegas.com/kinhthanh/ - Tại cửa sổ mục lục, bạn dò tên sách cần tìm ở phần Cựu ước hoặc Tân ước, bấm vào đó rồi bấm số chương trong ngoặc vuông ở lề bên phải.
Xin chào quý độc giả, xin chào các bạn trẻ,
Giữa tháng Giêng 2019, nhiều người trong chúng ta nhận được email kêu gọi ký tên yêu cầu Hãng DC Comics ngưng phát hành một bộ truyện tranh hài dài 6 tập báng bổ Kitô giáo, có tựa đề “Second Coming, Chúa đến lần hai”. Những người hưởng ứng có lẽ không mấy hy vọng sự lên tiếng của mình sẽ được nhà sản xuất quan tâm. Thế nhưng cuộc vận động đã có kết quả tốt đẹp và cũng đang gợi ý để chúng ta đi xa hơn…
Một truyện tranh báng bổ Chúa Kitô
Bắt đầu từ ngày 6 tháng 3 năm 2019, Hãng DC Comics dự định phát hành một bộ truyện tranh hài dài 6 tập với tựa đề Second Coming, Chúa đến lần hai, nhằm giễu cợt và phỉ báng Kitô giáo, trong đó Chúa Giêsu được dựng lên như là nhân vật bù nhìn vô tích sự, hoàn toàn dưới quyền điều khiển và sai khiến một nhân vật siêu anh hùng đầy năng lực siêu phàm, mệnh danh là Sun-Man, người con út của Krispex.
Theo Fox News, bộ truyện tranh “Second Coming”, tức “Chúa đến lần hai”, hư cấu viễn cảnh vì sao Chúa Giêsu rời trần gian lần thứ nhất và trở lại lần thứ hai. Gần đây, tác giả Mark Rusell đã tiết lộ một tí về nội dung của bộ truyện tranh hài. Ông giải thích tiền đề của bộ truyện: “Chúa Cha bất bình với sứ vụ dở dang của Chúa Giêsu vào lần nhập thể đầu tiên, bởi Ngài bị bắt quá sớm, bị đóng đinh ngay lập tức, vì vậy Chúa Cha tức giận nhốt Ngài lại cho đến bây giờ.”
Theo nội dung méo mó của bộ truyện tranh, Chúa Giêsu được sai đến trần gian thứ hai để sửa chữa những sai lầm Ngài đã vấp phải trong lần nhập thể đầu tiên và thay đổi nội dung sai lệch của Phúc âm. Sun-Man sẽ giúp Ngài cải tổ mọi sự cho đúng.
Bộ truyện hài phạm thánh này nhằm mục đích lan truyền thông tin xuyên tạc về Kitô giáo, đặc biệt giữa giới trẻ thiếu hiểu biết và dễ bị lung lay, lôi kéo. Đó là sự phạm thánh đáng lên án, làm khuấy động thêm làn sóng phỉ báng Kitô hữu, đức tin Kitô giáo và các giá trị đạo đức Kitô giáo.
Thông tin này được dịch từ lời kêu gọi của trang “CITIZEN, GO!” tại https://www.citizengo.org/en-ca/node/167848 nhằm vận động các Kitô hữu ký tên yêu cầu Hãng DC Comics huỷ bỏ việc phát hành bộ truyện tranh có nội dung báng bổ phạm thánh này. Nội dung báng bổ này không thể dung thứ. Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa. Câu chuyện về sứ mạng của Ngài không nên bị chế giễu vì mục đích bán truyện tranh.
Mối bận tâm của các Kitô hữu không phải là luận tội kẻ báng bổ phạm thượng nhưng là phải làm gì trước ảnh hưởng tai hại của những sự xuyên tạc bôi nhọ như thế? Phải làm gì để xóa bỏ được những ảnh hưởng xấu chúng gây nên nơi những tâm hồn non yếu? Trước khi giáo dục gia đình và giáo xứ kịp ghi vào trí óc trong trắng của các em những hình ảnh chân thực về Chúa Giêsu Cứu Thế, thì những tuyên truyền xuyên tạc đã in đậm vào đó những hình ảnh lệch lạc.
Các phụ huynh và cha xứ tự hỏi làm sao để bảo vệ đức tin cho con em, từ những em còn măng sữa tới những em đang ở bậc trung học, nhất là những em chuẩn bị Đại Học, lúc bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập nhưng lại tiếp cận phải nhiều luồng tư tưởng lệch lạc, bệnh hoạn, quá khích?
Internet, truyền hình, phim ảnh đủ loại, nhất là phim hoạt hình, truyện tranh hài, Ipad, điện thoại thông minh, là cả một đạo quân hùng hậu mở tung ra những chân trời thênh thang bao la cho những thông tin cổ vũ văn minh vật chất, hưởng thụ, và những thông tin xuyên tạc, bài bác Kitô giáo… Đang khi phụ huynh và cha xứ chỉ còn những lời mời gọi yếu ớt, bị coi là cổ hủ, lỗi thời,… liệu có thể làm gì để xóa bỏ được những thông tin xuyên tạc và khắc ghi vào tâm hồn con em sự hiểu biết đúng về tín điều Chúa đến lần thứ hai? Quả là một thách đố vô cùng lớn!
Trước một dũng sĩ Gôliát đang sừng sững tiến tới thách thức, còn “bên ta” trên tay chỉ vỏn vẹn năm dấu đinh thương với một cây thánh giá nhỏ, hệt như năm viên sỏi và cái ná bắn chim của cậu bé Đavít (x. 1Sm 17,40). Đavít đã thắng vì cậu chiến đấu nhân danh Chúa. Liệu các phụ huynh và cha xứ có chiến thắng được như Đavít?
Cùng với sự cảnh báo từ 1 hãng truyền hình lớn của Mỹ Fox News, một website uy tín CitizenGo ngày 11/1/2019 đã kêu gọi độc giả ký tên tẩy chay, mong đạt được 200 ngàn chữ ký. Cho tới lúc chúng tôi viết bài này (27/2/2019) thì con số đang là 234.974 chữ ký. Như vậy đã đạt chỉ tiêu chỉ trong vòng 1 tháng. Nhưng ban vận động vẫn tiếp tục để đọc giả ký tên, hy vọng sẽ đạt con số mới 500 ngàn chữ ký.
Website CitizenGo đăng ký tại Madrid, Tây Ban Nha, với chủ trương rõ rệt là bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống, gia đình và tự do; để đảm bảo rằng những người nắm giữ luật pháp phải tôn trọng phẩm giá con người và quyền cá nhân.
Đây là việc làm dân chủ.
Đáp ứng đầy thiện chí của nhà sản xuất
Thật đáng mừng, ngày 14-2-2019, DC Comics đã quyết định hủy bỏ truyện tranh “Second Coming” và không có kế hoạch tái xét lại. Xin bấm các đường dẫn sau để biết thêm chi tiết:
Bản tin của ComicBook: https://comicbook.com/dc/2019/02/13/dc-comics-cancels-second-coming/
Bản tin của NBC News: https://www.nbcnews.com/news/us-news/dc-cancels-comic-book-about-jesus-christ-s-second-coming-n973471
Và giải thích lý do: https://comicbook.com/dc/2019/02/20/second-coming-writer-explains-why-dc-comics-cancelled-the-series/
Lời giải thích có nêu rõ một trong các lý do là đã có trên 200.000 người ký tên yêu cầu hủy việc phát hành.
Ôi, chính Chúa Kitô đang đến trong lòng con người.
DC Comics là một công ty thành lập từ năm 1934 do Malcolm Wheeler-Nicholson thành lập ở Hoa Kỳ, có tổng hành dinh ở thành phố Burbank, California. Khởi đầu công ty này chuyên làm truyện tranh giải trí cho các trẻ em. Về sau họ mở rộng độc giả cho người lớn với những câu truyện từ lãng mạn, kinh dị, bạo động, … theo thị hiếu đọc giả nhiều tầng lớp khác nhau.
Chúng ta trân trọng phản ứng tích cực của nhà sản xuất, đồng thời thành tâm nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành trên thiện chí của họ. Thái độ tốt đẹp của Công ty DC Comics cũng cho chúng ta niềm lạc quan tin tưởng vào lương tri của nhân loại. Nếu chúng ta tích cực cùng nhau lên tiếng bảo vệ sự thật, sẽ có “đồng thanh tương ứng”, nhiều hay ít vẫn có hiệu quả.
Chúng ta chúc mừng website Citizengo.org và những người tham gia ký tên đã gặt hái kết quả tốt đẹp. Cũng như ngôn sứ Êlia, lắm lúc ta cứ sợ chỉ còn mỗi mình mình đứng về phía sự thật, thế nhưng Thiên Chúa khẳng định Ngài đã dành cho Ngài “bảy ngàn người không hề bái gối trước Ba-an, môi miệng không hề hôn kính nó” (x. 1V 19,14.18).
Một vấn đề mục vụ rất thời sự
Thưa quý độc giả,
Câu chuyện bộ truyện tranh qua đi nhưng mối bận tâm mục vụ nó gợi lên rất đáng cho dân Chúa và các mục tử suy nghĩ.
Nhiều nơi hiện nay vẫn đang có người tìm cách loan truyền những tài liệu gọi là “Sứ điệp từ trời”, mở đầu bằng tiếng gọi hoán cải nhưng dần dần lộ rõ một âm mưu xuyên tạc giáo lý mạc khải, chống phá Giáo hội và chia rẽ dân Chúa. Nhiều thứ tờ rơi khác, không rõ xuất xứ, mang nội dung tương tự cũng khiến nhiều anh chị em tín hữu hoang mang. Bên cạnh đó, Giáo hội Chúa khắp nơi trên thế giới đang gặp khó khăn và thử thách nặng nề nhiều mặt. Tin tức hằng ngày dồn dập những vụ ám sát, tấn công giết hại các Kitô hữu, cách riêng là các nhà truyền giáo, các vụ đốt phá nhà thờ, phạm thánh, vu cáo, tấn công bằng truyền thông và cả việc vận động những luật lệ ép buộc ngược lại luân lý Kitô giáo và lương tâm… khiến đức tin nhiều người bị nao núng và thậm chí không ít người đã vì đó mà lìa bỏ đức tin. Tuy nhiên, cùng lúc lại có những sự kiện đầy an ủi, những ơn chữa lành và hoán cải thật kỳ diệu người dân nhận được tại nhiều trung tâm hành hương, cụ thể là những anh chị em đang tuôn đến Giáo điểm Tin Mừng ở Nhà Bè, Sài Gòn, để tuyên xưng đức tin (www.giaodiemtinmung.net)…
Trước những sự kiện xen lẫn mặt trái và mặt phải như thế, chúng tôi xin được đóng góp một số ghi nhận liên quan đến chủ đề “Chúa đến lần hai”, tức là cuộc quang lâm của Chúa Kitô ở cuối lịch sử, khi Ngài đến xét xử nhân loại, ân thưởng cho kẻ lành và quy tụ tất cả cho vinh quang của Chúa Cha. Với loạt bài nhỏ này, chúng tôi mong được cùng quý độc giả dành chút thời giờ suy nghĩ tìm hiểu và hưởng ứng ý Chúa cách thiết thực và hữu hiệu hơn.
Trước hết, hai bài tiếp đây xin gửi đến quý phụ huynh, đề nghị một hướng rèn luyện hằng ngày cho trẻ em Công Giáo để hóa giải những chuyện huyễn hoặc lệch lạc gây hiểu lầm như nói trên, và tích cực giúp các cháu dọn tâm hồn chào đón Chúa đang ngự đến mỗi ngày trong cuộc sống. Những bài còn lại dành cho người lớn và các bạn đọc ngoài Công Giáo, cùng suy tư trước những dấu chỉ thời cuộc của dân Chúa và của nhân loại, và cùng chào đón Chúa Kitô đang từng bước vinh quang ngự đến hoàn tất lịch sử cứu rỗi.
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh và Lại Kim Toàn
Bảng chữ tắt:
1Sm 17,40: sách Samuel quyển 1, chương 17, câu 40.
1V 19,14.18: sách Các Vua quyển 1, chương 19, câu 14 và 18.
Muốn tìm xem các bản văn Kinh thánh, mời bạn vào https://lavanglasvegas.com/kinhthanh/ - Tại cửa sổ mục lục, bạn dò tên sách cần tìm ở phần Cựu ước hoặc Tân ước, bấm vào đó rồi bấm số chương trong ngoặc vuông ở lề bên phải.
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 18/3/2019: ĐTC: khủng bố ở New Zealand là hành động bạo lực vô nghĩa
VietCatholic Network
15:35 17/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 17/3/2019.
2- Đức Thánh Cha gặp thành viên của Liên đoàn các Hợp tác xã Italia.
3- Các bạn trẻ Kitô và Hồi Giáo cùng nhau cử hành Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ.
4- Vatican gửi đại diện tham dự phiên họp của Ủy ban phụ nữ của Liên Hiệp Quốc.
5- Xuất bản sách các bài Giáo lý về Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
6- Caritas quốc tế giúp 4,1 triệu Euro cho dân Aleppo, Siria.
7- Đức Thánh Cha nói: khủng bố ở New Zealand là "những hành động bạo lực vô nghĩa".
8- Số chủng sinh chịu chức Linh Mục gia tăng tại Tây Ban Nha.
9- Tân tòng gia tăng tại các giáo phận ở Vương quốc Anh.
10- Hội Đồng Giám Mục Ba Lan chống ”Hiến chương đồng tính luyến ái”.
11- 154 người lớn được rửa tội trong Lễ Phục Sinh tại Phnom Penh.
12- Giáo Phận Cần Thơ tổ chức lễ giỗ lần thứ 73 của cha FX Trương Bửu Diệp.
13- Thánh tích đầu tiên của nhà thờ chánh tòa Ki-tô là của thánh tử Anrê Dũng Lạc.
14- Giới thiệu Thánh Ca: Thánh Giá Nào Cho Con.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết