Phụng Vụ - Mục Vụ
Đàng Thánh Giá Trong Cuộc Dời
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:17 17/03/2010
Sống Tỉnh Thức # 53
ĐÀNG THÁNH GIÁ TRONG CUỘC SỐNG
Nếu tôi cùng chết với Chúa Kitô hàng ngày trong Thánh Giá cuộc đời, thì tôi cũng được sống lại với Người mỗi ngày. Nếu bạn kiên tâm chịu đựng, thì bạn sẽ cùng thống trị với Người.
1/ Bạn có ở đó khi thấy Philatô luận giết Chúa Giêsu không?
2/ Bạn có ở đó khi thấy Chúa Giêsu vác Thánh Giá nặng không?
3/ Bạn có ở đó khi thấy Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất không?
4/ Bạn có ở đó khi thấy Đức Mẹ gặp Chúa vác Thánh giá không?
5/ Bạn có ở đó khi ông Simon vác Thánh Giá đỡ Chúa không?
6/ Bạn có ở đó khi bà Veronica trao khăn cho Chúa lọt mặt ?
7/ Bạn có ở đó khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai không?
8/ Bạn có ở đó khi Chúa đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem?
9/ Bạn có ở đó khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba không?
10/ Bạn có ở đó khi quân dữ lột áo Chúa để đóng đanh không?
11/ Bạn có ở đó khi quân dữ đóng đanh Chúa vào Thánh Giá ?
12/ Bạn có ở đó khi Chúa chịu chết trên cây Thánh Giá không?
13/ Bạn có ở đó khi họ tháo đanh đem xác Chúa xuống không ?
14/ Bạn có ở đó khi họ táng xác Chúa trong hang đá không?
15/ Bạn có ở đó khi thấy Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết không ?
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
ĐÀNG THÁNH GIÁ TRONG CUỘC SỐNG
Nếu tôi cùng chết với Chúa Kitô hàng ngày trong Thánh Giá cuộc đời, thì tôi cũng được sống lại với Người mỗi ngày. Nếu bạn kiên tâm chịu đựng, thì bạn sẽ cùng thống trị với Người.
1/ Bạn có ở đó khi thấy Philatô luận giết Chúa Giêsu không?
2/ Bạn có ở đó khi thấy Chúa Giêsu vác Thánh Giá nặng không?
3/ Bạn có ở đó khi thấy Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất không?
4/ Bạn có ở đó khi thấy Đức Mẹ gặp Chúa vác Thánh giá không?
5/ Bạn có ở đó khi ông Simon vác Thánh Giá đỡ Chúa không?
6/ Bạn có ở đó khi bà Veronica trao khăn cho Chúa lọt mặt ?
7/ Bạn có ở đó khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai không?
8/ Bạn có ở đó khi Chúa đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem?
9/ Bạn có ở đó khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba không?
10/ Bạn có ở đó khi quân dữ lột áo Chúa để đóng đanh không?
11/ Bạn có ở đó khi quân dữ đóng đanh Chúa vào Thánh Giá ?
12/ Bạn có ở đó khi Chúa chịu chết trên cây Thánh Giá không?
13/ Bạn có ở đó khi họ tháo đanh đem xác Chúa xuống không ?
14/ Bạn có ở đó khi họ táng xác Chúa trong hang đá không?
15/ Bạn có ở đó khi thấy Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết không ?
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Ai sạch tội ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:46 17/03/2010
Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay, Năm C
Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong tin mừng thành Gioan (8,1-11), theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ là của Luca, một tác giả đặc biệt đề cao chủ đề lòng thương xót của Chúa. Trong văn học, một chủ đề chính cũng thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Có một cái nhìn cặn kẻ về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thoặt xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng sợ.
Nhân loại chúng ta đã và đang phải lao đao vì căn bệnh được gọi là bệnh thế kỷ, bệnh HIV-AIDS. Cái nguy hiểm chết người của căn bệnh này là tế bào dần mất khả năng kháng khuẩn. Khi tế bào hỏng hư thì cả cơ thể có thể gặp hiểm nguy mọi lúc, vì bất cứ vi khuẩn gây bệnh nào, dù là bệnh thường gặp như cảm cúm…Chúng ta đều biết cái nền tảng của xã hội và cũng là của giáo hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm bị ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Một mủi tên giết hai con chim. Câu nói có thể dùng trong cả trường hợp tích cực lẫn tiêu cực, nhưng thường ám chỉ những hành vi gian ác gây hại cho nhiều đối tượng. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hảm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nổi khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hòng có bằng chứng tố cáo Người, Đấng đã từng tuyên bố rằng “đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các ngôn sứ, nhưng để kiện toàn”(x.Mt 5,17). Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lương hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tôi lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà có khi còn tồi tệ và xấu xa hơn. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Khi nghe những người biệt phái và kinh sư tố cáo người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Chúa Giêsu đã cúi xuống và viết cái gì đó trên đất. Sau khi người ta hỏi mãi, Người đã ngẩng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Tiên vàn hãy lấy cái đà ra khỉ mắt mình hơn là cứ chăm chăm vào cái rác trong mắt tha nhân. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân. Mọi người đều cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong tin mừng thành Gioan (8,1-11), theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ là của Luca, một tác giả đặc biệt đề cao chủ đề lòng thương xót của Chúa. Trong văn học, một chủ đề chính cũng thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Có một cái nhìn cặn kẻ về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thoặt xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng sợ.
Nhân loại chúng ta đã và đang phải lao đao vì căn bệnh được gọi là bệnh thế kỷ, bệnh HIV-AIDS. Cái nguy hiểm chết người của căn bệnh này là tế bào dần mất khả năng kháng khuẩn. Khi tế bào hỏng hư thì cả cơ thể có thể gặp hiểm nguy mọi lúc, vì bất cứ vi khuẩn gây bệnh nào, dù là bệnh thường gặp như cảm cúm…Chúng ta đều biết cái nền tảng của xã hội và cũng là của giáo hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm bị ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Một mủi tên giết hai con chim. Câu nói có thể dùng trong cả trường hợp tích cực lẫn tiêu cực, nhưng thường ám chỉ những hành vi gian ác gây hại cho nhiều đối tượng. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hảm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nổi khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hòng có bằng chứng tố cáo Người, Đấng đã từng tuyên bố rằng “đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các ngôn sứ, nhưng để kiện toàn”(x.Mt 5,17). Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lương hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tôi lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà có khi còn tồi tệ và xấu xa hơn. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Khi nghe những người biệt phái và kinh sư tố cáo người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Chúa Giêsu đã cúi xuống và viết cái gì đó trên đất. Sau khi người ta hỏi mãi, Người đã ngẩng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Tiên vàn hãy lấy cái đà ra khỉ mắt mình hơn là cứ chăm chăm vào cái rác trong mắt tha nhân. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân. Mọi người đều cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Năm Thánh 2010: Hoà giãi và tha thứ (5)
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:04 17/03/2010
NĂM THÁNH 2010: HÒA GIẢI VÀ THA THỨ (5)
"Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”(Mt. 6:14-15)
Người chồng nói với vợ: Tại sao em cứ tiếp tục khơi lại những điều lầm lỗi mà anh đã làm. Anh nghĩ rằng em đã tha thứ cho anh và đã quên rồi. Cô vợ trả lời: Em đã tha thứ và đã quên rồi nhưng em muốn tin chắc rằng anh đừng quên là em đã tha thứ cho anh và em đã quên. Mỗi khi chúng ta cầu nguyện xin ơn tha thứ: Lạy Chúa, xin đừng nhớ đến tội con đã phạm và Chúa đáp: Tội nào chứ! Con phải nhắc nhớ lại vì Cha đã quên từ lâu.
1. Sự Tha Thứ
Trong Năm Thánh 2010, chúng ta có nghĩ rằng chúng ta cần được ơn tha thứ và tha thứ cho người khác không? Hằng ngày chúng ta cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ mắc nợ chúng con. Lời kinh lập đi lập lại nhiều lần trong ngày và trong đời, nhưng lời kinh đó có được áp dụng vào cuộc sống đạo không? Nói tha thì dễ lắm nhưng tha thật lại khó qúa. Chúng ta có thể nói rằng tôi có thể tha thứ cho bạn nhưng tôi không thể quên đâu. Cứ mỗi khi có dịp nhắc lại hay nhớ lại truyện cũ thì lòng tôi cứ xôi xục lên và máu dâng nghẹn cổ. Tha thứ sao khó quá vậy?
Tháng vừa qua, tôi có dịp đi dự buổi tĩnh tâm ngắn tại Nhà Tĩnh Tâm của Hội Dòng Nữ Tu Bác Ái. Qua sự hướng dẫn của Sơ Nancy Kellar. S.C., Sơ nói về ơn chữa lành qua việc tha thứ và hàn gắn những vết thương lòng cho nhau. Sơ Kellar đã kể một kinh nghiệm cuộc đời của chính mình. Sơ đã trở nên bất bình và thù ghét người cha ruột của mình một cách cay đắng. Ông bố của Sơ đã rơi vào cơn nghiện ngập và hành hạ bà mẹ và Sơ lúc con trẻ. Sơ mang trong mình một nỗi hận và nghĩ rằng sẽ không bao giờ có thể tha thứ được. Vào một ngày, chính ông bố tự nhiên đã đến ngồi bên và xin Sơ tha thứ những lỗi lầm mà ông đã gây ra cho gia đình. Thoạt đầu, Sơ không thể tin vào tai của mình. Tuy đã cầu nguyện nhưng lòng lại cứ xôi xục lên và nghĩ rằng không thể, không thể tha được. Sau cùng Sơ đã tha thiết cầu nguyện với Chúa Thánh Thần thêm sức mạnh để có thể tha thứ cho người bố ruột của mình. Thật vậy, qua ơn Chúa tác động, Sơ đã tha cho bố và mở cửa lòng tha cho chính mình. Cha con đã sống những ngày bình an và vui vẻ. Thánh Matthew là nhân chứng của sự trở về và được tha thứ, Ngài viết trong Tin mừng: Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt. 6:15).
1. Tôn Trọng Nhau
Muốn người khác tôn trọng mình, trước hết mình hãy tôn trọng mình trước. Chúa Giêsu chấp nhận và yêu thương con người ngay cả những người tội lỗi như người đàn bà ngoại tình, người thu thuế tên Lêvi và cả những người thô lỗ như Phêrô. Chúa chọn các môn đệ từ những người nghèo nàn thất học và đôi khi còn cộc cằn. Chúa không chê bỏ những người cần đến sự trợ giúp của Chúa. Chúa đã ân cần giơ tay chữa lành những người cùi hủi, kẻ mù lòa, người câm điếc và kẻ bất toại. Chúa đến kêu gọi những người tội lỗi, để Chúa ban ơn tha thứ. Thử hỏi ai là người không có tội? Chúng ta đều là tội nhân mà, chúng ta cần được ơn tha thứ. Sự tha thứ và được tha thứ sẽ giúp cho chúng ta tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn. Tâm hồn của chúng ta sẽ cảm thấy thảnh thơi và không còn bị ràng buộc bởi giây xích quỉ vô hình. Chúng ta biết rằng sự thù hận và ghen ghét tự nó sẽ giết chết đời của chúng ta cả về thân xác lẫn linh hồn. Sự thù ghét chính là con vi trùng có nọc độc gặm nhấm trong mọi cách hành xử của chúng ta và làm cho chúng ta mất tự chủ và tự do.
Truyện kể trong một xưởng thợ có nhiều công nhân. Mấy cô bạn gái cùng làm việc chê bai Đạo Chúa. Họ cho rằng Đạo làm mê muội trí khôn, bức hiếp lẽ phải và làm sai lạc trí phán đoán của người ta. Nghe họ bàn tán nói truyện, một nam công nhân bèn cất tiếng chen vào: Phải, vì đạo Chúa tôi đã mất tất cả. Mọi người sững sờ nhìn và người thợ nói tiếp: Tôi thích ruợu, đạo Chúa làm tôi bỏ rượu. Trước đây tôi chỉ mặc quần áo rách, đội cái mũ bẩn thỉu, đạo đã làm tôi mất tất cả những thứ đó. Đạo còn làm cho tôi mất cả tâm địa xấu xa nữa. Xưa kia địa ngục cai trị gia đình tôi, vì nếp sống gia đình đã thành ra như chốn ngục hình. Thì nay, khi tôi trở nên tín hữu của Chúa, tôi mất tất cả những thứ tồi bại ấy. Anh còn lớn tiếng nói rằng: Hỡi các anh chị, bây giờ các anh chị đã biết đức tin vào Chúa đã làm cho tôi mất những gì. Hãy làm như tôi, tôi xin cam đoan chắc chắn các anh chị sẽ không phải hối hận đâu.
2. Hòa Giải
Sự hòa giải rất cần thiết trong cuộc sống con người. Chúng ta là con người xã hội, sống là sống chung và sống cùng với người khác. Cuộc sống chung đụng, dĩ nhiên là có những khó khăn và những chướng ngại. Người ta nói: Trăm người trăm ý. Làm sao chúng ta có thể hòa giải và cảm thông với nhau được? Mỗi con người là cả một thế giới nhiệm mầu. Sự kết cấu của sự sống thân xác con người đã là một mầu nhiệm. Cao trọng hơn nữa, Thiên Chúa còn ban cho con người ý chí, tự do, trí khôn và linh hồn. Một khả năng vượt thời gian và không gian. Tâm hồn con người thẳm sâu và không thể đo lường. Người ta vẫn thường nói: “Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người sâu thẳm ai đo cho cùng.” Mỗi người có mỗi tính và mỗi suy nghĩ khác nhau, làm sao chúng ta có thể cảm thông, chia sẻ và giải hòa. Mỗi người hãy tự hạ mình xuống, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi sự rõ ràng hơn. Chúng ta quan sát như dòng nước luôn luôn chảy xuống, khi chảy xuống nó đã rửa sạch tất cả.
Truyện kể rằng có hai nhóm tranh kiện nhau. Họ đã tranh chấp cả mấy năm rồi, ai cũng cho mình là phải. Họ gặp nhau lần cuối và đôi bên trình bày sự thể. Khi đó một cụ già đứng dậy nói: Này các bác, luôn luôn lão cố gắng giải hòa đôi bên mà chẳng đi tới đâu cả. Bây giờ chúng ta đi đến quyết định. Cha ông chúng ta vẫn có thói quen tốt lành là trước khi làm một việc gì cũng đọc kinh. Giờ đây xin các bác cùng lão đọc Kinh Lạy Cha. Rồi cụ xướng kinh, tới lời nguyện thứ năm, ông lão chậm rãi đọc: Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con và với giọng cao và tha thiết hơn: Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Rồi ông ngưng một lát. Xúc động khi nghe lời nguyện này, có mấy người kêu lên: Đúng, cụ có lý đấy. Chúng ta phải tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng ta. Và những người khác đáp lại: Phải, đúng thế! Chúng tôi muốn xí xóa hết và quên đi tất cả. Hai nhóm bắt tay nhau làm hòa và mọi người cùng đọc Kinh Lạy Cha.
3. Xóa Tội
Qúa khứ mãi là qúa khứ. Chúng ta không thể chỉ an vui với cái đã qua nhưng biết hướng nhìn về tương lai. Nhìn tới và sống trong hy vọng. Trong bài giảng của Đức Cố Hồng Y Thuận cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều, ngài nói Chúa hay quên, quên tội của chúng ta.Chúa không có nhiều trí nhớ vì Chúa dễ quên tội lỗi của người ta, ngài nói đùa thôi. Kể câu chuyện một Dì phước thánh thiện thường được thị kiến Chúa. Đức Giám Mục muốn thử Dì, ngài hỏi Dì: Nếu Dì gặp Chúa, xin Dì hỏi Ngài: 'Tội nào nặng nhất cha đã phạm”. Rồi có dịp Dì gặp Chúa khi cầu nguyện, Dì đã hỏi Chúa và Chúa nói rằng: Chúa đã quên rồi.
Vì lòng thương, Chúa đã khỏa lấp tất cả hận thù bằng tình yêu tha thứ. Trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho tất cả các tội nhân. Người trộm bị đóng đinh kế bên Chúa, cả đời ông sống trong tội lỗi, thế mà chỉ một lời xin tha, Chúa đã quên hết qúa khứ và tha thứ cho ông. Chúa cũng đã hứa cho ông vào nước thiên đàng ngay hôm nay. Bà Madalena cũng thế, bà sống cuộc đời trụy lạc, vậy mà trong chốc lát, Chúa đã quên và tha thứ tất cả lỗi lầm. Chúng ta có thể bỏ qua và tha thứ cho nhau hay không? Nhiều khi chúng ta nói rằng tôi tha nhưng tôi không quên. Còn Chúa vì Chúa quá nhân hậu và hay tha thứ: Satan mới phàn nàn với Chúa: Ngài không công bằng. Và Satan nói tiếp: Nhiều tội nhân làm điều sai trái và Ngài đã đón nhận họ về. Thật ra, có người phạm tội và năm lần bảy lượt trở lại và Ngài vẫn tha thứ. Còn tôi chỉ phạm lỗi có một lần mà Ngài kết tội tôi đời đời. Chúa nói: Đã bao giờ ngươi đã ăn năn xin tha thứ chưa?
4. Đối Thọai
Đối thoại chính là chiếc cầu nối giữa hai bên bờ. Chúng ta nối với Chúa qua lời cầu nguyện của chúng ta. Thiên Chúa luôn quan phòng và chăm sóc các loài thọ tạo mà Ngài đã dựng nên. Ngài cho ánh mặt trời chiếu sáng, cho khí thở, cho nước uống, cho một nguồn phú túc trên, dưới và trong lòng đất để con người được hưởng dùng. Truyện kể có một tín đồ cùng người bạn dạo chơi trong vườn hoa, giữa lúc hoa hướng dương nở đẹp. Người bạn hỏi tín đồ rằng: Anh thường nói với tôi về Chúa, vậy Ngài với anh có quan hệ thế nào? Tín đồ dừng bước và chỉ vào một đóa hồng tươi mà rằng: Mặt trời có quan hệ với hoa kia thế nào, thì Chúa Giêsu cũng có quan hệ với linh hồn tôi như thế. Chúa Kitô chính là sự sống của tôi.
Kinh nguyện là cầu nối giữa Thiên Chúa và con người. Không ai trong chúng ta là hòn đảo, chúng ta sống là sống với người khác. Tạo thành một nhóm, một cộng đoàn hay một xã hội, chúng ta cần có sự đối thoại để lắng nghe và cảm thông cho nhau. Một câu chào hỏi, một câu cám ơn cũng là những chiếc cầu nối. Làm sao chúng ta có thể làm hòa được với nhau? Nếu mỗi người tự khép kín trong một thế giới riêng biệt. Ngôn ngữ là ân huệ Chúa ban cho loài người. Qua ngôn ngữ, loài người càng sống sát gần với nhau hơn và giúp xã hội phát triển mau lẹ hơn. Với xã hội văn minh tân tiến, con người đã vượt qua bức tường ngôn ngữ để đến với nhau. Con người đã cố gắng bằng mọi cách để có thể đối thoại và chia sẻ những phát minh của loài người. Càng hiểu được nhiều ngôn ngữ, chúng ta càng mở rộng tầm tri thức và liên hệ rộng rãi hơn. Khi còn sống ở trong chủng viện, mỗi sáng khi thức dậy, các chú chủng sinh khi gặp nhau họ thường hỏi nhau: How are you? Dù biết rằng người bạn vẫn khỏe và sinh họat bình thường. Lúc đầu tôi nghĩ có thể câu hỏi là thừa thãi, nhưng tôi nghiệm ra rằng, tất cả những câu chào hỏi đó đều là những chiếc cầu nối lại với nhau tạo sự thông cảm. Chúng ta thấy tại sao khi giận nhau, mặt mày ủ rũ và không thèm nhìn nhau và cũng không thèm nói với nhau một lời nào. Chỉ vì chiếc cầu thông cảm đã bị gẫy và không còn cảm thông được nữa. Cách tốt nhất để giao hòa đó là đối thoại. Mỗi người hãy nhìn ra những điểm yếu của mình và chấp nhận sự thiếu xót của chính mình.
5. Miễn Thứ
Miễn thứ hay quên đi qúa khứ lỗi lầm của nhau là một bước tiến đi lên con đường trọn lành. Vì đường lên thiên đàng đã là thiên đàng. Ngày xưa trong thời Cựu Ước, dân Do Thái cứ 50 năm sẽ mừng Năm Thánh. Ngay từ khởi đầu, khi dân Do Thái đã ổn định cuộc sống nơi vùng Đất Hứa. Thiên Chúa đã truyền lệnh cho con dân cử hành Năm thánh. Sách Lêvi đã ghi rõ: “Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là Năm Thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: Mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng. (Levi 25:10-12)
Chính trên nền tảng này, chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc cử hành Năm Thánh trong Giáo Hội. Năm Thánh là Năm thuộc về Chúa là Đấng Thánh. Giáo Hội Việt Nam dành thời gian đặc biệt để sống thánh. Như thế, chúng ta sống Năm Thánh là sống trọn về Chúa và để Chúa thực sự Chúa làm chủ cuộc đời ta. Chúng ta có thể bỏ qua những lầm lỗi trong quá khứ của nhau. Nếu chúng ta dừng lại nơi những bắt bẻ nhỏ nhen, kết án nhau, chúng ta sẽ bị kẹt và không tiến lên được. Thí dụ một hình ảnh: Làm sao người ta bắt được khỉ ở Ấn Độ. Người ta lấy một thùng giấy lớn và cắt một lỗ nhỏ vừa cánh tay đút vào. Mang thùng đặt ngoài gốc cây và bỏ ít đậu lạc rang thơm phức vào trong. Các chú khỉ đi ngang qua, ngửi mùi thơm, tò mò đến gần và thọc tay vào lấy. Thường thì khỉ sẽ lấy tham, bốc đầy nắm tay và vì thế tay bị kẹt và không rút ra được. Thế là chủ tới bắt một cách dễ dàng. Nếu muốn chạy thoát, chỉ việc letting go, buông tay bỏ lại……
6. Niềm Hy Vọng
Hy vọng chính là lẽ sống của cuộc đời. Mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! (Tv. 31:25). Hy vọng cuộc đời ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Hy vọng sau cơn mưa, trời lại sáng. Người ta nói: Bĩ cực, thái lai. Hy vọng là ánh sáng chiếu vào đêm tối. Hy vọng là niềm an ủi cho những kẻ sầu muộn. Niềm hy vọng sẽ dẫn dắt chúng ta đi qua cuộc lữ hành trần thế này. Cùng đích của chúng ta là ngày vui hưởng hạnh phúc bên Cha Nhân Lành. Cuộc đời là một cuộc lữ hành trong muôn ngàn gian nan và trắc trở. Ít có ai được hưởng một cuộc sống hoàn toàn theo ý mình. Nhưng ai cũng muốn sống hạnh phúc, vui vẻ và bình an. Tại sao có những người lại mất đi niềm hy vọng để rồi rơi vào thất vọng và có khi cả tuyệt vọng. Một trong những kẻ thù của thất vọng đó là sự chán nản, buông xuôi và bỏ cuộc. Chúng ta biết rằng không có khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Có nghĩa là chúng ta vẫn còn có hy vọng dù niềm hy vọng mong manh, đó chính là lý do sống còn. Vào trong Nhà Thương, nơi phòng cấp cứu, chúng ta quan sát các bác sĩ đã tận lực thế nào với những trường hợp khẩn cấp, họ nuôi niềm hy vọng cho tới hơi thở cuối cùng. Hãy đặt niềm hy vọng nơi Chúa, chúng ta sẽ mừng rỡ hân hoan. Thánh Luca trong Tông Đồ Công Vụ đã viết: Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng (TĐCV. 2:26).
Chúng ta đang trong cuộc lữ hành về nhà Cha của chúng ta trên trời, niềm hy vọng càng sâu đậm và có ý nghĩa. Cha đang chờ đợi để ban phần thưởng và ôm ấp chúng ta vào lòng. Tại sao hôm nay tôi còn mải mê thế sự và quay lưng lại với lời mời gọi yêu thương. Lời yêu thương từ cha me, từ anh chị em, từ người chồng hay người vợ đang tha thiết khẩn khoản chúng ta trở về. Chúng ta còn chờ đợi chi nữa. Niềm hy vọng của chúng ta là mái nhà hạnh phúc kia mà. Niềm hy vọng của chúng ta là ngồi xum họp nơi mâm cơm bên vợ, bên chồng và bên con cái trong tiếng cười, tiếng hát kia mà. Chúng ta hãy cùng giải hòa và tha thứ cho nhau đi. Nhìn Chúa kìa, trên thập giá đang cúi gục đầu đưa mắt nhìn chúng ta. Ngài đang giang rộng cánh tay ôm ấp chúng ta vào lòng để tha thứ. Chúng ta hãy đến với Chúa như tên trộm kia: Khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến con.
Quyết Tâm
Lạy Chúa, chúng con đang trong tâm tình của Mùa Chay. Chúng con vẫn còn đang chần chờ và lần lữa chưa muốn trở về. Hình như tội lỗi đang kéo ghì chúng con lại. Chúng con muốn hưởng thú vui thêm một chút nữa. Chúng con nghĩ rằng chúng con còn nhiều thời gian mà. Chúng con vẫn còn giậm chân tại chỗ và chưa muốn trở về với vợ, với chồng và với con cái. Chúng con còn đang lang thang giữa biển người như còn đang đi tìm một món gì đó. Xin Chúa hãy đốt ngọn lửa hy vọng trong tâm hồn chúng con, để ngọn lửa bén cháy và dẫn đưa chúng con trở về để nhận ơn tha thứ và bình an. Kìa lò than đã bén cháy, các cục than đang bén lửa và cháy rực, sức nóng đã tỏa lan nhưng hình như than đang tàn dần và ngọn lửa nhỏ lại, sức nóng yếu đi, lò đang cần thêm nhiều than để lửa cứ tiếp tục cháy mãi. Lạy Chúa, niềm hy vọng của chúng con đã trở lại, xin cho chúng con trở thành những cục than tiếp sức cho lửa tình yêu cứ luôn sưởi ấm và cháy sáng.
"Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”(Mt. 6:14-15)
Người chồng nói với vợ: Tại sao em cứ tiếp tục khơi lại những điều lầm lỗi mà anh đã làm. Anh nghĩ rằng em đã tha thứ cho anh và đã quên rồi. Cô vợ trả lời: Em đã tha thứ và đã quên rồi nhưng em muốn tin chắc rằng anh đừng quên là em đã tha thứ cho anh và em đã quên. Mỗi khi chúng ta cầu nguyện xin ơn tha thứ: Lạy Chúa, xin đừng nhớ đến tội con đã phạm và Chúa đáp: Tội nào chứ! Con phải nhắc nhớ lại vì Cha đã quên từ lâu.
1. Sự Tha Thứ
Trong Năm Thánh 2010, chúng ta có nghĩ rằng chúng ta cần được ơn tha thứ và tha thứ cho người khác không? Hằng ngày chúng ta cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ mắc nợ chúng con. Lời kinh lập đi lập lại nhiều lần trong ngày và trong đời, nhưng lời kinh đó có được áp dụng vào cuộc sống đạo không? Nói tha thì dễ lắm nhưng tha thật lại khó qúa. Chúng ta có thể nói rằng tôi có thể tha thứ cho bạn nhưng tôi không thể quên đâu. Cứ mỗi khi có dịp nhắc lại hay nhớ lại truyện cũ thì lòng tôi cứ xôi xục lên và máu dâng nghẹn cổ. Tha thứ sao khó quá vậy?
Tháng vừa qua, tôi có dịp đi dự buổi tĩnh tâm ngắn tại Nhà Tĩnh Tâm của Hội Dòng Nữ Tu Bác Ái. Qua sự hướng dẫn của Sơ Nancy Kellar. S.C., Sơ nói về ơn chữa lành qua việc tha thứ và hàn gắn những vết thương lòng cho nhau. Sơ Kellar đã kể một kinh nghiệm cuộc đời của chính mình. Sơ đã trở nên bất bình và thù ghét người cha ruột của mình một cách cay đắng. Ông bố của Sơ đã rơi vào cơn nghiện ngập và hành hạ bà mẹ và Sơ lúc con trẻ. Sơ mang trong mình một nỗi hận và nghĩ rằng sẽ không bao giờ có thể tha thứ được. Vào một ngày, chính ông bố tự nhiên đã đến ngồi bên và xin Sơ tha thứ những lỗi lầm mà ông đã gây ra cho gia đình. Thoạt đầu, Sơ không thể tin vào tai của mình. Tuy đã cầu nguyện nhưng lòng lại cứ xôi xục lên và nghĩ rằng không thể, không thể tha được. Sau cùng Sơ đã tha thiết cầu nguyện với Chúa Thánh Thần thêm sức mạnh để có thể tha thứ cho người bố ruột của mình. Thật vậy, qua ơn Chúa tác động, Sơ đã tha cho bố và mở cửa lòng tha cho chính mình. Cha con đã sống những ngày bình an và vui vẻ. Thánh Matthew là nhân chứng của sự trở về và được tha thứ, Ngài viết trong Tin mừng: Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt. 6:15).
1. Tôn Trọng Nhau
Muốn người khác tôn trọng mình, trước hết mình hãy tôn trọng mình trước. Chúa Giêsu chấp nhận và yêu thương con người ngay cả những người tội lỗi như người đàn bà ngoại tình, người thu thuế tên Lêvi và cả những người thô lỗ như Phêrô. Chúa chọn các môn đệ từ những người nghèo nàn thất học và đôi khi còn cộc cằn. Chúa không chê bỏ những người cần đến sự trợ giúp của Chúa. Chúa đã ân cần giơ tay chữa lành những người cùi hủi, kẻ mù lòa, người câm điếc và kẻ bất toại. Chúa đến kêu gọi những người tội lỗi, để Chúa ban ơn tha thứ. Thử hỏi ai là người không có tội? Chúng ta đều là tội nhân mà, chúng ta cần được ơn tha thứ. Sự tha thứ và được tha thứ sẽ giúp cho chúng ta tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn. Tâm hồn của chúng ta sẽ cảm thấy thảnh thơi và không còn bị ràng buộc bởi giây xích quỉ vô hình. Chúng ta biết rằng sự thù hận và ghen ghét tự nó sẽ giết chết đời của chúng ta cả về thân xác lẫn linh hồn. Sự thù ghét chính là con vi trùng có nọc độc gặm nhấm trong mọi cách hành xử của chúng ta và làm cho chúng ta mất tự chủ và tự do.
Truyện kể trong một xưởng thợ có nhiều công nhân. Mấy cô bạn gái cùng làm việc chê bai Đạo Chúa. Họ cho rằng Đạo làm mê muội trí khôn, bức hiếp lẽ phải và làm sai lạc trí phán đoán của người ta. Nghe họ bàn tán nói truyện, một nam công nhân bèn cất tiếng chen vào: Phải, vì đạo Chúa tôi đã mất tất cả. Mọi người sững sờ nhìn và người thợ nói tiếp: Tôi thích ruợu, đạo Chúa làm tôi bỏ rượu. Trước đây tôi chỉ mặc quần áo rách, đội cái mũ bẩn thỉu, đạo đã làm tôi mất tất cả những thứ đó. Đạo còn làm cho tôi mất cả tâm địa xấu xa nữa. Xưa kia địa ngục cai trị gia đình tôi, vì nếp sống gia đình đã thành ra như chốn ngục hình. Thì nay, khi tôi trở nên tín hữu của Chúa, tôi mất tất cả những thứ tồi bại ấy. Anh còn lớn tiếng nói rằng: Hỡi các anh chị, bây giờ các anh chị đã biết đức tin vào Chúa đã làm cho tôi mất những gì. Hãy làm như tôi, tôi xin cam đoan chắc chắn các anh chị sẽ không phải hối hận đâu.
2. Hòa Giải
Sự hòa giải rất cần thiết trong cuộc sống con người. Chúng ta là con người xã hội, sống là sống chung và sống cùng với người khác. Cuộc sống chung đụng, dĩ nhiên là có những khó khăn và những chướng ngại. Người ta nói: Trăm người trăm ý. Làm sao chúng ta có thể hòa giải và cảm thông với nhau được? Mỗi con người là cả một thế giới nhiệm mầu. Sự kết cấu của sự sống thân xác con người đã là một mầu nhiệm. Cao trọng hơn nữa, Thiên Chúa còn ban cho con người ý chí, tự do, trí khôn và linh hồn. Một khả năng vượt thời gian và không gian. Tâm hồn con người thẳm sâu và không thể đo lường. Người ta vẫn thường nói: “Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người sâu thẳm ai đo cho cùng.” Mỗi người có mỗi tính và mỗi suy nghĩ khác nhau, làm sao chúng ta có thể cảm thông, chia sẻ và giải hòa. Mỗi người hãy tự hạ mình xuống, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi sự rõ ràng hơn. Chúng ta quan sát như dòng nước luôn luôn chảy xuống, khi chảy xuống nó đã rửa sạch tất cả.
Truyện kể rằng có hai nhóm tranh kiện nhau. Họ đã tranh chấp cả mấy năm rồi, ai cũng cho mình là phải. Họ gặp nhau lần cuối và đôi bên trình bày sự thể. Khi đó một cụ già đứng dậy nói: Này các bác, luôn luôn lão cố gắng giải hòa đôi bên mà chẳng đi tới đâu cả. Bây giờ chúng ta đi đến quyết định. Cha ông chúng ta vẫn có thói quen tốt lành là trước khi làm một việc gì cũng đọc kinh. Giờ đây xin các bác cùng lão đọc Kinh Lạy Cha. Rồi cụ xướng kinh, tới lời nguyện thứ năm, ông lão chậm rãi đọc: Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con và với giọng cao và tha thiết hơn: Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Rồi ông ngưng một lát. Xúc động khi nghe lời nguyện này, có mấy người kêu lên: Đúng, cụ có lý đấy. Chúng ta phải tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng ta. Và những người khác đáp lại: Phải, đúng thế! Chúng tôi muốn xí xóa hết và quên đi tất cả. Hai nhóm bắt tay nhau làm hòa và mọi người cùng đọc Kinh Lạy Cha.
3. Xóa Tội
Qúa khứ mãi là qúa khứ. Chúng ta không thể chỉ an vui với cái đã qua nhưng biết hướng nhìn về tương lai. Nhìn tới và sống trong hy vọng. Trong bài giảng của Đức Cố Hồng Y Thuận cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều, ngài nói Chúa hay quên, quên tội của chúng ta.Chúa không có nhiều trí nhớ vì Chúa dễ quên tội lỗi của người ta, ngài nói đùa thôi. Kể câu chuyện một Dì phước thánh thiện thường được thị kiến Chúa. Đức Giám Mục muốn thử Dì, ngài hỏi Dì: Nếu Dì gặp Chúa, xin Dì hỏi Ngài: 'Tội nào nặng nhất cha đã phạm”. Rồi có dịp Dì gặp Chúa khi cầu nguyện, Dì đã hỏi Chúa và Chúa nói rằng: Chúa đã quên rồi.
Vì lòng thương, Chúa đã khỏa lấp tất cả hận thù bằng tình yêu tha thứ. Trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho tất cả các tội nhân. Người trộm bị đóng đinh kế bên Chúa, cả đời ông sống trong tội lỗi, thế mà chỉ một lời xin tha, Chúa đã quên hết qúa khứ và tha thứ cho ông. Chúa cũng đã hứa cho ông vào nước thiên đàng ngay hôm nay. Bà Madalena cũng thế, bà sống cuộc đời trụy lạc, vậy mà trong chốc lát, Chúa đã quên và tha thứ tất cả lỗi lầm. Chúng ta có thể bỏ qua và tha thứ cho nhau hay không? Nhiều khi chúng ta nói rằng tôi tha nhưng tôi không quên. Còn Chúa vì Chúa quá nhân hậu và hay tha thứ: Satan mới phàn nàn với Chúa: Ngài không công bằng. Và Satan nói tiếp: Nhiều tội nhân làm điều sai trái và Ngài đã đón nhận họ về. Thật ra, có người phạm tội và năm lần bảy lượt trở lại và Ngài vẫn tha thứ. Còn tôi chỉ phạm lỗi có một lần mà Ngài kết tội tôi đời đời. Chúa nói: Đã bao giờ ngươi đã ăn năn xin tha thứ chưa?
4. Đối Thọai
Đối thoại chính là chiếc cầu nối giữa hai bên bờ. Chúng ta nối với Chúa qua lời cầu nguyện của chúng ta. Thiên Chúa luôn quan phòng và chăm sóc các loài thọ tạo mà Ngài đã dựng nên. Ngài cho ánh mặt trời chiếu sáng, cho khí thở, cho nước uống, cho một nguồn phú túc trên, dưới và trong lòng đất để con người được hưởng dùng. Truyện kể có một tín đồ cùng người bạn dạo chơi trong vườn hoa, giữa lúc hoa hướng dương nở đẹp. Người bạn hỏi tín đồ rằng: Anh thường nói với tôi về Chúa, vậy Ngài với anh có quan hệ thế nào? Tín đồ dừng bước và chỉ vào một đóa hồng tươi mà rằng: Mặt trời có quan hệ với hoa kia thế nào, thì Chúa Giêsu cũng có quan hệ với linh hồn tôi như thế. Chúa Kitô chính là sự sống của tôi.
Kinh nguyện là cầu nối giữa Thiên Chúa và con người. Không ai trong chúng ta là hòn đảo, chúng ta sống là sống với người khác. Tạo thành một nhóm, một cộng đoàn hay một xã hội, chúng ta cần có sự đối thoại để lắng nghe và cảm thông cho nhau. Một câu chào hỏi, một câu cám ơn cũng là những chiếc cầu nối. Làm sao chúng ta có thể làm hòa được với nhau? Nếu mỗi người tự khép kín trong một thế giới riêng biệt. Ngôn ngữ là ân huệ Chúa ban cho loài người. Qua ngôn ngữ, loài người càng sống sát gần với nhau hơn và giúp xã hội phát triển mau lẹ hơn. Với xã hội văn minh tân tiến, con người đã vượt qua bức tường ngôn ngữ để đến với nhau. Con người đã cố gắng bằng mọi cách để có thể đối thoại và chia sẻ những phát minh của loài người. Càng hiểu được nhiều ngôn ngữ, chúng ta càng mở rộng tầm tri thức và liên hệ rộng rãi hơn. Khi còn sống ở trong chủng viện, mỗi sáng khi thức dậy, các chú chủng sinh khi gặp nhau họ thường hỏi nhau: How are you? Dù biết rằng người bạn vẫn khỏe và sinh họat bình thường. Lúc đầu tôi nghĩ có thể câu hỏi là thừa thãi, nhưng tôi nghiệm ra rằng, tất cả những câu chào hỏi đó đều là những chiếc cầu nối lại với nhau tạo sự thông cảm. Chúng ta thấy tại sao khi giận nhau, mặt mày ủ rũ và không thèm nhìn nhau và cũng không thèm nói với nhau một lời nào. Chỉ vì chiếc cầu thông cảm đã bị gẫy và không còn cảm thông được nữa. Cách tốt nhất để giao hòa đó là đối thoại. Mỗi người hãy nhìn ra những điểm yếu của mình và chấp nhận sự thiếu xót của chính mình.
5. Miễn Thứ
Miễn thứ hay quên đi qúa khứ lỗi lầm của nhau là một bước tiến đi lên con đường trọn lành. Vì đường lên thiên đàng đã là thiên đàng. Ngày xưa trong thời Cựu Ước, dân Do Thái cứ 50 năm sẽ mừng Năm Thánh. Ngay từ khởi đầu, khi dân Do Thái đã ổn định cuộc sống nơi vùng Đất Hứa. Thiên Chúa đã truyền lệnh cho con dân cử hành Năm thánh. Sách Lêvi đã ghi rõ: “Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là Năm Thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: Mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng. (Levi 25:10-12)
Chính trên nền tảng này, chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc cử hành Năm Thánh trong Giáo Hội. Năm Thánh là Năm thuộc về Chúa là Đấng Thánh. Giáo Hội Việt Nam dành thời gian đặc biệt để sống thánh. Như thế, chúng ta sống Năm Thánh là sống trọn về Chúa và để Chúa thực sự Chúa làm chủ cuộc đời ta. Chúng ta có thể bỏ qua những lầm lỗi trong quá khứ của nhau. Nếu chúng ta dừng lại nơi những bắt bẻ nhỏ nhen, kết án nhau, chúng ta sẽ bị kẹt và không tiến lên được. Thí dụ một hình ảnh: Làm sao người ta bắt được khỉ ở Ấn Độ. Người ta lấy một thùng giấy lớn và cắt một lỗ nhỏ vừa cánh tay đút vào. Mang thùng đặt ngoài gốc cây và bỏ ít đậu lạc rang thơm phức vào trong. Các chú khỉ đi ngang qua, ngửi mùi thơm, tò mò đến gần và thọc tay vào lấy. Thường thì khỉ sẽ lấy tham, bốc đầy nắm tay và vì thế tay bị kẹt và không rút ra được. Thế là chủ tới bắt một cách dễ dàng. Nếu muốn chạy thoát, chỉ việc letting go, buông tay bỏ lại……
6. Niềm Hy Vọng
Hy vọng chính là lẽ sống của cuộc đời. Mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! (Tv. 31:25). Hy vọng cuộc đời ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Hy vọng sau cơn mưa, trời lại sáng. Người ta nói: Bĩ cực, thái lai. Hy vọng là ánh sáng chiếu vào đêm tối. Hy vọng là niềm an ủi cho những kẻ sầu muộn. Niềm hy vọng sẽ dẫn dắt chúng ta đi qua cuộc lữ hành trần thế này. Cùng đích của chúng ta là ngày vui hưởng hạnh phúc bên Cha Nhân Lành. Cuộc đời là một cuộc lữ hành trong muôn ngàn gian nan và trắc trở. Ít có ai được hưởng một cuộc sống hoàn toàn theo ý mình. Nhưng ai cũng muốn sống hạnh phúc, vui vẻ và bình an. Tại sao có những người lại mất đi niềm hy vọng để rồi rơi vào thất vọng và có khi cả tuyệt vọng. Một trong những kẻ thù của thất vọng đó là sự chán nản, buông xuôi và bỏ cuộc. Chúng ta biết rằng không có khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Có nghĩa là chúng ta vẫn còn có hy vọng dù niềm hy vọng mong manh, đó chính là lý do sống còn. Vào trong Nhà Thương, nơi phòng cấp cứu, chúng ta quan sát các bác sĩ đã tận lực thế nào với những trường hợp khẩn cấp, họ nuôi niềm hy vọng cho tới hơi thở cuối cùng. Hãy đặt niềm hy vọng nơi Chúa, chúng ta sẽ mừng rỡ hân hoan. Thánh Luca trong Tông Đồ Công Vụ đã viết: Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng (TĐCV. 2:26).
Chúng ta đang trong cuộc lữ hành về nhà Cha của chúng ta trên trời, niềm hy vọng càng sâu đậm và có ý nghĩa. Cha đang chờ đợi để ban phần thưởng và ôm ấp chúng ta vào lòng. Tại sao hôm nay tôi còn mải mê thế sự và quay lưng lại với lời mời gọi yêu thương. Lời yêu thương từ cha me, từ anh chị em, từ người chồng hay người vợ đang tha thiết khẩn khoản chúng ta trở về. Chúng ta còn chờ đợi chi nữa. Niềm hy vọng của chúng ta là mái nhà hạnh phúc kia mà. Niềm hy vọng của chúng ta là ngồi xum họp nơi mâm cơm bên vợ, bên chồng và bên con cái trong tiếng cười, tiếng hát kia mà. Chúng ta hãy cùng giải hòa và tha thứ cho nhau đi. Nhìn Chúa kìa, trên thập giá đang cúi gục đầu đưa mắt nhìn chúng ta. Ngài đang giang rộng cánh tay ôm ấp chúng ta vào lòng để tha thứ. Chúng ta hãy đến với Chúa như tên trộm kia: Khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến con.
Quyết Tâm
Lạy Chúa, chúng con đang trong tâm tình của Mùa Chay. Chúng con vẫn còn đang chần chờ và lần lữa chưa muốn trở về. Hình như tội lỗi đang kéo ghì chúng con lại. Chúng con muốn hưởng thú vui thêm một chút nữa. Chúng con nghĩ rằng chúng con còn nhiều thời gian mà. Chúng con vẫn còn giậm chân tại chỗ và chưa muốn trở về với vợ, với chồng và với con cái. Chúng con còn đang lang thang giữa biển người như còn đang đi tìm một món gì đó. Xin Chúa hãy đốt ngọn lửa hy vọng trong tâm hồn chúng con, để ngọn lửa bén cháy và dẫn đưa chúng con trở về để nhận ơn tha thứ và bình an. Kìa lò than đã bén cháy, các cục than đang bén lửa và cháy rực, sức nóng đã tỏa lan nhưng hình như than đang tàn dần và ngọn lửa nhỏ lại, sức nóng yếu đi, lò đang cần thêm nhiều than để lửa cứ tiếp tục cháy mãi. Lạy Chúa, niềm hy vọng của chúng con đã trở lại, xin cho chúng con trở thành những cục than tiếp sức cho lửa tình yêu cứ luôn sưởi ấm và cháy sáng.
Giáo Hội cảm phục và biết ơn những người sống đời thánh thiện
Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS
16:41 17/03/2010
A. NHẬP ĐỀ
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô của Bộ Đời sống Thánh Hiến và Hiệp hội Tông Đồ đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 16/5/2002 và ban hành tại Rôma, ngày 19/5/2002. Đây là thành quả mà Hội nghị Khoáng đại của Bộ nhìn lại sau năm năm Tông huấn Đời sống Thánh Hiến ra đời ngày 25/3/1996.
Huấn thị này nhằm duyệt xét lại hiệu quả của việc đón nhận và thực thi Tông huấn đời sống thánh hiến để giúp các người thánh hiến đi vào đường lối mục vụ, trung thành theo sát vết chân Chúa Kitô, qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, thực thi đức ái mỗi ngày trong tình hiệp thông huynh đệ và linh đạo tông đồ quảng đại.
Quả thế, Tông huấn đã mạnh mẽ thúc đẩy: “Các Tu Hội được mời gọi hãy can đảm tìm lại tinh thần xông xáo dám nghĩ dám làm, óc sáng tạo và sự thánh thiện của các đấng sáng lập, để đáp trả những ‘thời triệu’ đang xuất hiện trong thế giới ngày nay. Lời mời gọi này tiên vàn nhắm đến việc kiên trì trên đường nên thánh, giữa những khó khăn vật chất và tinh thần gặp phải trong cuộc sống hằng ngày… biết thích nghi các hình thái, khi cần, với những hoàn cảnh mới và những nhu cầu khác nhau, trong thái độ hoàn toàn tuân phục sự soi sáng của Thiên Chúa và sự biện phân của Giáo Hội. Trong tinh thần này, mọi Tu Hội phải canh tân lối nhìn về Luật Dòng, vì một lộ trình đã được phác họa trong Luật Dòng và Hiến Chương để thực hiện việc đi theo Chúa Kitô, tương ứng với đặc sủng riêng đã được Giáo Hội chuẩn nhận. Càng trân trọng Luật Dòng, người tận hiến càng có những tiêu chuẩn chắc chắn để tìm ra những phương thức thích đáng cho sứ vụ đáp ứng những đòi hỏi của thời đại mà không xa rời linh ứng nguyên thủy”.
Mới đây, khi công bố Năm Thánh 2010, Hội đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở mọi thành phần Dân Chúa: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa”.
Trong tinh thần sống Năm Thánh này, Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giuse Hoàng Văn Tiệm, muốn chúng ta cùng học hỏi Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, nhằm:
a) Nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa, tỏ lòng biết ơn và quý mến đối với những người sống đời thánh hiến, vì qua căn tính và hoạt động tông đồ đa dạng của mình, họ đã mang lại niềm hy vọng vào tính siêu việt của đời sống vĩnh cửu mà thế giới đang đánh mất ngày một trầm trọng hơn, bằng việc sống chứng tá cho sự hiện diện của tình yêu có sức biến đổi của Thiên Chúa;
b) Nhìn vào hiện tại để nhận diện những khó khăn thử thách, những thuận lợi và thách đố mà những người sống đời thánh hiến hôm nay đang phải trải qua, nhưng với cái nhìn tích cực là xem chúng như một thời cơ mới để tái khám phá ý nghĩa và phẩm chất của đời sống thánh hiến một cách sâu xa hơn;
c) Nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân và xây dựng đời sống thánh hiến theo đúng thánh ý Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, bằng sự dấn thân mới trong đời sống thiêng liêng, xuất phát lại từ Chúa Kitô;
d) Nhận ra sự đồng hành hiệp thông của Giáo Hội với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, mà Chúa Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, bằng sứ vụ chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng nhân loại nhiều khổ đau.
Con được chỉ định trình bày phần I của Huấn thị nói về “Sự hiện diện của tình yêu Chúa Kitô giữa lòng nhân loại nhờ Đời sống Thánh Hiến”. Phần này nhấn mạnh rằng: cộng đồng Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn và quý mến đối với những người sống đời thánh hiến vì họ đã làm cho tình yêu của Chúa Kitô hiện diện giữa lòng nhân loại bằng căn tính và hoạt động tông đồ hiệu quả của mình.
B. NHỮNG LÝ DO CỦA LÒNG BIẾT ƠN VÀ QUÝ MẾN CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO HỘI ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
Các phát biểu và những bản báo cáo trong Hội nghị Khoáng đại của Bộ Tu sĩ năm 2002 gợi lên niềm cảm phục tri ân đối với các hoạt động tông đồ đa dạng của những người sống đời thánh hiến.
Một thông tin thời sự cho biết Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến 2010 sẽ được tổ chức tại Mỹ ngày 7/2/2010, để càng có đông người tham dự hơn càng tốt. Nhưng chính ngày 2/2/2010 tại Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thân chủ sự Kinh Chiều và Phép Lành MTC trong đền thờ thánh Phêrô để cử hành ngày này. Ngài nhắc nhở những người thánh hiến hãy làm chứng về lòng từ bi của Chúa... trở nên trường dạy về lòng tín thác vào lòng từ bi Chúa, nơi đó con người tìm được ơn cứu độ, vì càng tiến lại gần Chúa, người thánh hiến càng gần gũi với Chúa và càng hữu ích cho tha nhân.
Đức Hồng Y Sean O’Malley, Chủ tịch Uỷ Ban Giáo sĩ, Tu sĩ và Ơn gọi thuộc Hội đồng Giám mục Mỹ đặc biệt nhìn nhận việc phục vụ của các nữ tu: “Giáo Hội được chúc phúc một cách lớn lao nhờ rất nhiều cống hiến của các nữ tu, cả những người đã đặt nền móng trong quá khứ lẫn những người đang phục vụ hôm nay”.
Ngài ước mong Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến “cung cấp cho mọi nam nữ tu sĩ một cơ hội để trải nghiệm một sự canh tân ơn gọi và cam kết sống đời tận hiến của mình.” Chắc chắn đó cũng là mục tiêu nhắm đến của Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam khi chọn huấn thị Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô làm chuyên đề cho Đại hội Tu Sĩ toàn quốc lần thứ IV này.
I. NHỮNG CÁCH THỨC NGƯỜI THÁNH HIẾN BƯỚC ĐI TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY
I.1 Hiện diện và dấn thân: Vì sự hiện diện và dấn thân trong mọi lãnh vực cuộc sống của Giáo Hội và xã hội, các người thánh hiến xứng đáng với lòng biết ơn của cộng đồng Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả lòng biết ơn đó khi cầu nguyện với Thiên Chúa như sau: “Chúng con tạ ơn Cha vì món quà đời sống thánh hiến. Họ hằng tìm kiếm Cha trong đức tin và mời gọi mọi người đến gần Cha, nhờ sứ mạng của họ trên khắp hoàn vũ.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng chia sẻ tư tưởng ấy khi nói về ba mục đích của Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến 2010: “Ca tụng và tạ ơn Chúa về ân huệ đời sống thánh hiến; Thăng tiến sự hiểu biết và lòng quí trọng của Dân Chúa đối với đời sống thánh hiến; Mời gọi những ai hiến dâng cuộc đời cho Tin Mừng cử hành những điều kỳ diệu Chúa đã làm nơi mình. Cha chào đón và cám ơn từng người các con với một niềm yêu thương lớn lao, Cha thân ái gần gũi và tán dương những điều tốt lành các con đã phục vụ Dân Chúa.”
I.2 Chứng tá trung thành và tín thác vào Chúa: Không tìm sự tán đồng bất cứ từ nơi đâu, mà chỉ tìm sự tán đồng của Chúa, các người thánh hiến hân hoan dấn thân sống Tin Mừng và trung thành họa lại lối sống và hành động của Chúa Giêsu nhập thể và nhập thế, trong mọi mối tương quan với Chúa và đồng loại.
I.3 Loan báo một lối sống khác: Tuy đời sống thánh hiến là lối đi ngược dòng với thời đại, nhất là trong thế giới tục hoá và hưởng thụ khoái lạc hôm nay, các người thánh hiến loan báo một lối sống khác lối sống và văn hoá thế gian, bằng chính cuộc sống đơn sơ từng ngày của họ, hầu xây dựng Nước Trời giữa lòng thế gian bằng nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương.
I.4 Phương dược chữa lành thiêng liêng: Bằng lối sống nỗ lực tìm kiếm Chúa, đời sống thánh hiến mang lại phương dược chữa lành thiêng liêng cho những ác hại của thời đại, như sự tục hoá, gian dối, hưởng thụ khoái lạc, việc đánh mất cảm thức siêu việt và ý thức về tội, không tôn trọng sự sống, phá thai, bạo lực, xì ke, ma tuý...
I.5 Phúc lành và lý do hy vọng: Đời sống thánh hiến là một phúc lành và lý do hy vọng cho đời sống con người và Giáo Hội, như thánh Phêrô đã khuyên là “anh chị em phải luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hỏi về niềm hy vọng của anh chị em.”
I.6 Làm cho Chúa Giêsu hiện diện: Người sống đời thánh hiến làm cho Chúa Giêsu hiện diện bằng sự hiện diện năng động của thế hệ trẻ, cũng như sự hiện diện ẩn dấu và thành tựu của thế hệ già cả, cô đơn, bệnh tật và đau khổ, nhờ liên kết và bổ khuyết cuộc khổ nạn của Chúa Kitô nơi bản thân mình như thánh Phaolô khẳng định: “Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Do đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chọn chủ đề cho Ngày thế giới Cầu nguyện cho Bệnh nhân năm 2010 là: “Giáo Hội yêu thương phục vụ người đau khổ” và ngài cũng lưu ý rằng không ai trong các nam nữ tu sĩ cao niên, bệnh tật hay gặp khó khăn trong việc tông đồ là vô ích, vì họ được liên kết với Chúa và là hồng ân quý giá đối với Giáo Hội và thế giới.
I.7 Hướng đi mới của đời sống thánh hiến: Đời sống thánh hiến trong thời đại mới tích cực nhập thế, đào sâu, thanh luyện, hiệp thông và truyền giáo bằng việc phục vụ phẩm giá con người trong một xã hội phi nhân hoá vì sự nghèo đói cùng cực và nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người. Người thánh hiến cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ; sẵn sàng trả giá cho việc bị bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin Mừng.
I.8 Gia tăng và củng cố tính năng động cộng đoàn: Người thánh hiến không ngừng được lợi ích từ việc gia tăng và củng cố tính năng động cộng đoàn trong mọi chiều kích tương quan và trao đổi, như Tông huấn Đời sống Thánh Hiến mô tả: «Đời tu tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô bằng một yếu tố khác riêng của mình, đó là Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn hướng về sứ vụ. Việc hiến dâng cho Chúa Giêsu càng đi vào nội tâm, cách sống cộng đoàn càng đậm tình huynh đệ, sự dấn thân vào sứ vụ đặc thù của Hội Dòng càng hăng say, thì đời tu càng có giá trị tông đồ».
I.9 Nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác: Người thánh hiến nỗ lực tìm cách thức mới thực thi vâng lời quyền bính gợi hứng từ Tin Mừng: hiệp nhất, hoà nhập và hoà giải; Gia tăng hợp tác với giám mục trong việc huấn luyện và tông đồ; Cải thiện các tương quan trong lòng Giáo Hội bằng việc trao đổi hỗ tương và bổ túc các ân ban tài năng khác nhau; cùng Giáo Hội địa phương xây dựng những kế hoạch mục vụ cụ thể để đi đến với con người, làm cho các giá trị Tin Mừng được triển nở trong các môi trường xã hội và văn hoá; Nỗ lực xây dựng linh đạo hiệp thông trong các đặc sủng đa dạng và hỗ tương với lòng tin tưởng và cởi mở. Có thể nói Định hướng Năm Thánh của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhằm xây dựng Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ vừa là một cổ vũ vừa là một xác nhận cho nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác của những người sống đời thánh hiến chúng ta vậy.
Mới đây trong Bản Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hoá ngày nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức tại Thái Lan từ ngày 16-21/11/2009 cũng nhắc tới chiều kích này rằng: “Các quyền lợi của các nữ tu và sự bình đẳng về nhân phẩm của họ với các nam tu sĩ và giáo sĩ phải được nhìn nhận, tôn trọng, khẳng định và bảo đảm”.
II. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN GÓP PHẦN KIẾN TẠO SỰ THÁNH THIỆN CỦA DÂN CHÚA
II.1 Ân huệ của Chúa Ba Ngôi: Ơn gọi thánh hiến là một ân huệ của Chúa Ba Ngôi, được lãnh nhận từ Bí tích Thánh Tẩy, chia sẻ ơn gọi nên thánh phổ quát cùng mọi tín hữu.
II.2 Bị thúc bách nỗ lực nên thánh: Người thánh hiến bị thúc bách thực hiện lối sống theo gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các tông đồ, trong một sự thánh hiến không ngừng được đổi mới vì lợi ích của Giáo Hội.
II.3 Chứng tá ngôn sứ và cánh chung: Khi bước theo và trở nên giống Chúa Kitô thanh khiết, khó nghèo và vâng phục, người thánh hiến khẳng định cho thế giới vị thế tối thượng của Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu, vừa là chứng tá vừa là báo trước đời sống cánh chung, nơi người ta không cưới vợ lấy chồng mà sống như con cái của Thiên Chúa.
II.4 Đề xuất lời mời gọi đáp trả ân sủng: Bằng chính cuộc sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa của mình, người thánh hiến đề xuất với thế giới tục hoá lời mời gọi đáp trả ân sủng thiêng liêng, bởi sự canh tân nhu cầu cầu nguyện và các việc đạo đức, phượng tự mỗi ngày.
II.5 Lời mời gọi hoán cải: Dù vẫn mang thân phận con người yếu đuối, người thánh hiến phải tỏa chiếu ánh sáng hoán cải trên mọi biến cố của cuộc sống; đồng thời cố giữ sống động và thăng tiến phẩm chất đời sống tu trì theo Tin Mừng bằng thực hành những việc sùng kính đạo đức vốn giúp họ kiên trì và trung thành trong đời sống và sứ vụ ơn gọi của mình, lúc ở trong nội vi Nhà Dòng cũng như khi ra sống giữa lòng trần thế đa nguyên đa diện.
II.6 Trung tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng: Cộng đoàn tu trì phải trở nên Trung tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, bằng việc lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa, cử hành phụng vụ, huấn luyện cầu nguyện và giúp đồng hành thiêng liêng, cùng nhau tìm kiếm và vâng phục ý Chúa, luôn có cái nhìn đức tin và phản ứng cách siêu nhiên trước mọi biến cố của cuộc đời.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho chúng ta mẫu gương của chính ngài: Khi bị ngã gãy tay phải vào bệnh viện bó bột và phải nghỉ ngơi, Ngài chia sẻ cái nhìn đức tin: “Thiên Thần giữ mình của tôi đã vâng lệnh Chúa không ngăn cản tôi khỏi ngã gãy tay, ngõ hầu cho tôi có thời gian hơn để cầu nguyện và suy niệm”
II.7 Trợ giúp hỗ tương trong đời sống thiêng liêng: Trong khi giúp giáo dân thánh hoá cuộc sống giữa đời, người thánh hiến cũng được trợ giúp tăng tiến trong đời sống thiêng liêng của chính mình, vì không ai cho cái mình không có: Trước khi nói về Chúa cho người khác thì mình phải có Chúa, sống trong Chúa và nói với Chúa đã.
III. NGƯỜI THÁNH HIẾN TÍCH CỰC SỐNG SỨ VỤ VÌ NƯỚC TRỜI
III.1 Tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu nơi trần gian: Càng nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người thánh hiến càng làm cho sự hiện diện mang ơn cứu độ của Chúa Kitô được sống động trong lịch sử nhân loại. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy: “Càng để cho mình nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người tận hiến càng làm cho Người hiện diện và hành động trong thế giới để cứu độ nhân loại”.
III.2 Nhạy cảm với nhu cầu của thế giới: Cởi mở với nhu cầu của thế giới để hướng thế giới tới niềm hy vọng Phục sinh. Công đồng Vaticanô II viết ngay trong trang đầu tiên Hiến chế Mục Vụ ‘Giáo Hội trong thế giới ngày nay - Vui Mừng và Hy Vọng’ như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không có âm hưởng trong lòng họ... Họ phải cảm thấy thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại."
III.3 Một thúc đẩy mới cho sứ vụ Phúc Âm hoá: Sự dâng hiến bản thân thật sự của người thánh hiến là một thúc đẩy mới cho sứ vụ Phúc Âm hoá, vì sứ vụ nhiệt tâm xây dựng Nước Chúa và mang ơn cứu rỗi cho mọi người “cốt ở việc làm cho chính Chúa Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân người tận hiến”
III.4 Đóng góp lớn lao của người nữ thánh hiến
Hơn bao giờ cả, ngày nay người ta nói nhiều đến giải phóng và thăng tiến phụ nữ, và xem ra ngoài xã hội nhiều hơn trong Giáo Hội. Thật ra không phải thế, vì ngay từ thời của Ngài, Chúa Giêsu đã ân cần đón nhận sự cộng tác của nhiều phụ nữ theo giúp Ngài và cho họ một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là vai trò của Mẹ Maria và Maria Madalêna dưới chân thập giá, trong biến cố phục sinh và thời kỳ đầu của Giáo Hội sơ khai, bắt đầu với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầu tiên.
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến nói đến phẩm giá và vai trò của người phụ nữ tận hiến như sau: “Giáo Hội chứng tỏ sự phong phú thiên hình vạn trạng của mình về mặt thiêng liêng, khi biết vượt lên mọi thứ kỳ thị và đón nhận như một hồng phúc đích thực những ân huệ Thiên Chúa ban cho những người nam và người nữ, bởi vì đôi bên đều bình đẳng về phẩm giá... Không thể chối cãi tính cách hợp lý của nhiều đòi hỏi liên quan đến vị trí của người nữ trong nhiều môi trường xã hội và Giáo hội. Cũng nên ghi nhận rằng những ý thức mới của các phụ nữ về chính mình đã giúp những người nam xét lại não trạng, cách hiểu về chính bản thân họ, cách họ tự định vị trong lịch sử, và cách họ giải thích lịch sử, tổ chức đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo và đời sống Giáo Hội... Và người nữ tận hiến góp phần loại trừ một số quan niệm một chiều không giúp nhìn nhận trọn vẹn phẩm giá của người nữ, nhìn nhận phần đóng góp chuyên biệt của họ vào đời sống, hoạt động mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội”.
Tông huấn viết tiếp: “Giáo Hội trông chờ nhiều vào phần đóng góp độc đáo của các phụ nữ tận hiến trong việc phát triển đạo lý, phong hoá, đời sống gia đình và xã hội, đặc biệt trong những gì liên quan đến phẩm giá phụ nữ và tôn trọng đời sống con người... họ có nhiệm vụ thăng tiến một phong trào nữ quyền mới, không bị cám dỗ họa lại mô hình trọng nam khinh nữ ngõ hầu nhìn nhận và diễn tả thiên tài chân thực của nữ giới.”
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô nói đến thiên tài nữ tính, cũng là thiên tài mẫu tính của người nữ, với những đức tính dịu dàng, nhẫn nại, bao dung, từ tâm, đặc biệt là người nữ thánh hiến luôn sẵn sàng nghiêng mình xuống trên những người khổ đau, tinh thần lẫn thể chất, để phục vụ họ, nâng đỡ họ vì yêu thương họ, và nhận ra Chúa Giêsu trong họ. Phần IV của Huấn thị sẽ nói nhiều đến những phục vụ rất đa dạng và hiệu quả của thiên tài nữ tính này.
Do đó, ngày nay phải đào sâu và mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào mọi lãnh vực, trên mọi bình diện, kể cả tiến trình quyết định liên quan đến phụ nữ, ngay cả trong các Bộ của Giáo triều Rôma. Một biến cố thời sự chứng minh điều vừa nói là Vatican loan báo rằng ngày thứ Năm 21/1/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cô Flaminia Giovanelli là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Phó Thư Ký của Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình. Cô sẽ làm việc bên cạnh Đức Hồng Y Chủ tịch Peter Turkson và Đức Giám Mục Thư ký Mario Toso. Thông cáo của Vatican đã nói rằng “việc bổ nhiệm cô Giovanelli khẳng định lòng tín nhiệm lớn lao mà Giáo Hội và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đặt để nơi giới phụ nữ. Trong thời của Ngài, Đức Thánh Cha đáng kính Gioan Phaolô II cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của một tham gia ý nghĩa và đầy đủ hơn của giới phụ nữ vào sự phát triển xã hội”.
Hãng CWN ngày 22/1/2010 còn ghi thêm: “Một nữ giáo dân người Úc, Rosemary Goldie, cũng đã ở vị trí tương đương tại Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân từ 1966 đến 1976. Một nữ tu người Ý, Soeur Enrica Rosanna, hiện đang giữ cùng chức vụ tại Thánh Bộ Tu Sĩ”.
Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên bố: “Ngỏ lời với các phụ nữ tận hiến với khả năng tận tâm phi thường của họ, tôi nói lên một lần nữa sự thán phục và lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội nâng đỡ họ, vì họ đang sống viên mãn và vui tươi ơn gọi của họ, họ đang cảm thấy được kêu mời chu toàn một nhiệm vụ cao cả là huấn luyện người phụ nữ hôm nay”.
Chúng ta cùng xem những hoạt động nổi bật sau đây của thiên tài nữ tính của các người nữ thánh hiến mà huấn thị nói đến.
4.a Hăng say truyền giáo: Lời cám ơn đặc biệt được gửi đến những người đang ở tuyến đầu rao giảng Tin Mừng, được thôi thúc đi đến những nơi khó khăn, dù có phải gặp rủi ro hay hy sinh mạng sống.
4.b Công tác từ thiện bác ái: Với một quan tâm mới, họ tìm đến săn sóc các bệnh nhân, người túng thiếu và đau khổ vì sự nghèo khó theo hình thức cũ cũng như sự nghèo khó theo hình thức mới là thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay bị phân biệt đối xử trong xã hội. Người thánh hiến được mời gọi nhận ra nơi bản thân người nghèo sự hiện diện đặc biệt của Chúa Kitô; đồng thời nhận ra tiếng nói của Người qua lời cầu cứu vang lên từ thế giới nghèo đói, và qua cả lời van xin tha thứ của người lầm lỗi trong hình thức nghèo khó mới mà Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cầu bàu cho họ như Ngài đã làm trên thập giá.
4.c Tham gia vào nền giáo dục Kitô Giáo: Người nữ thánh hiến ý thức sâu xa rằng chỉ trợ giúp người túng thiếu mà thôi thì không đủ, còn phải tìm cách loại trừ và nhổ tận gốc nguyên nhân gây ra cảnh túng thiếu.... qua việc dấn thân một cách nghiêm túc trong lãnh vực giáo dục, vì giáo dục là chìa khoá vạn năng (passe partout) mở được mọi cánh cửa của cuộc sống: giáo dục đức tin, dạy giáo lý, đào tạo tri thức... Cần cổ võ trong lòng đời sống thánh hiến một sự đổi mới trong việc dấn thân vào môi trường văn hoá, nhằm nâng cao trình độ cá nhân và chuẩn bị cho một cuộc đối thoại giữa đức tin và não trạng thời đại, cổ võ việc Phúc Âm hoá các nền văn hoá như là việc phục vụ sự thật. Để việc đó được hiệu quả, người thánh hiến nối dài tiếng nói của Giáo Hội cổ võ sự biến đổi xã hội qua các phương tiện truyền thông xã hội là cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong lãnh vực này, chúng ta không thể không lưu ý tới quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về nền giáo dục Kitô Giáo: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc không thể không quan tâm đến tình trạng này... Do đó, việc giáo dục đạo đức và lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội”.
Cao hơn trong phẩm trật và xa hơn trong thời gian, các nghị phụ của Công đồng Vaticanô II viết trong Tuyên Ngôn về Giáo dục Kitô Giáo (28/10/1965) rằng: “Thánh Công đồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.”
4.d Hậu phương thiêng liêng: Đời sống cầu nguyện chiêm niệm của các nữ đan sĩ làm hậu phương thiêng liêng cho những người hoạt động tông đồ Phúc âm hoá thế giới ở tuyến đầu, vốn xác tín chọn sống giữa và chia sẻ với những người bị loại trừ, di dân và nhỏ bé.
4.e Chứng tá đức tin và tử đạo: Số chứng nhân đức tin và tình yêu Nước Trời đi đến tận thập giá gia tăng, dù cơ hội và hoàn cảnh khác nhau, động cơ tử đạo luôn vẫn là một: đó là trung thành với Chúa và Tin Mừng.
IV. NGƯỜI THÁNH HIẾN PHẢI LUÔN RỘNG MỞ CHO CHÚA THÁNH THẦN
Trong chiều kích hướng nội (Ad intra), Ba Ngôi Thiên Chúa là một duy nhất, nhưng xét về chiều kích hoạt động hướng ngoại (Ad extra) cho tạo thành, Ba Ngôi Thiên Chúa có một ngôi vị khác biệt và một hành động bổ túc: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hoá.
Thời đại chúng ta đang sống là thời Thánh Khí thấm nhập và mở ra những triển vọng mới qua các đặc sủng đa dạng mà Ngài không ngừng ban xuống, thúc đẩy và phát triển nơi mỗi con người, cũng như nơi mỗi cộng đồng của các hình thức thánh hiến.
Những người sống đời thánh hiến đang cộng tác cùng với Chúa Thánh Thần chuẩn bị Giáo hội cho ngày tái lâm vinh quang trong trời mới đất mới của Chúa Kitô, Ngài là tương lai của nhân loại phát triển tới tầm mức viên mãn.
Mẹ Maria là người nữ toàn hiến bản thân đầu tiên đã nhờ Chúa Thánh Thần mà mang Chúa Kitô đến trong thế gian để cứu chuộc thế gian thế nào, thì người tận hiến hôm nay cũng nhờ ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần mà đặt cược tất cả vào đức ái để thi hành lệnh truyền yêu thương cách thiết thực và cụ thể đối với mọi người thể ấy. Mẹ phụng sự Chúa cách nhiệt thành trong Thánh Thần, hân hoan trong hy vọng, mạnh mẽ trong thử thách, bền bỉ trong cầu nguyện, và Mẹ hằng bầu cử cho chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong việc thực hiện những cam kết hàng ngày, bằng cách biến các lời cam kết ấy trở thành chứng tá của tình yêu.
Như vậy giữa Chúa Thánh Thần và người tận hiến có một khế ước sự sống năng động đặc biệt, nên họ phải luôn luôn rộng mở cho Ngài, Đấng ban mọi ân sủng cho họ trong Chúa Con và luôn hành động phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Chính Thánh Thần soi chiếu cho người thánh hiến thấu hiểu mầu nhiệm trong mọi sự để họ tận tụy với Nước Trời và với quần chúng túng thiếu bị bỏ rơi.
Xem đó thì tương lai của đời sống thánh hiến tuỳ thuộc sự năng động và các đoàn sủng của Chúa Thánh Thần ban xuống trong Giáo Hội để giúp thấu hiểu và thực thi Tin Mừng của Chúa Kitô. Vì thế, Hội Nghị Chuyên đề tại Thái Lan ước mong “Mỗi cộng đoàn Dòng tu phải phát triển và đào sâu căn tính của các thành viên của mình với tư cách là những con người thánh hiến phù hợp với đặc sủng của Dòng, nhờ đó cái họ làm phát xuất từ cái họ là khiến cho hoa trái của Chúa Thánh Thần có thể được biểu lộ ra trong những đường lối đa dạng của cuộc sống họ”.
C. KẾT LUẬN
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói với mọi người chúng ta rằng:
“Một thiên niên kỷ mới đang mở ra dưới ánh sáng của Chúa Kitô. Nhưng không phải mọi người đều thấy được ánh sáng này. Nhiệm vụ phi thường và cấp bách của chúng ta là “phản chiếu” ánh sáng đó… Đó là một nhiệm vụ dễ làm ta thối chí, nếu chúng ta băn khoăn về sự yếu kém của con người chúng ta, vốn thường làm cho chúng ta trở nên mờ đục và tràn ngập bóng tối. Tuy nhiên, chúng ta có thể chu toàn nhiệm vụ ấy được, nếu chúng ta quay về với ánh sáng của Chúa Kitô và mở rộng tâm hồn để đón nhận ân huệ biến đổi chúng ta thành tạo vật mới”.
Dĩ nhiên phải xuất phát lại từ Đức Kitô và luôn tiến bước dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì “thử thách to lớn của đời sống dâng hiến hôm nay là sự tục hoá bên trong của đời sống dâng hiến. Đây là lúc để thừa nhận những sai lầm đã phạm. Các cộng đồng tu trì phải trở về với nguồn của đặc sủng thành lập và với những giá trị Tin Mừng. Phải trả lại vị trí trung tâm của đời sống thánh hiến cho đời sống cầu nguyện, đời sống huynh đệ cộng đoàn, ơn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Tái khám phá những giá trị căn bản này để sống chúng và làm chứng cho chúng trong thế giới: đó là cách thế trao ban cho đời sống tu trì một đà vươn lên mới”.
Và mới đây, ngày 3/2/2010 tại Naples, ngài còn lặp lại rằng “Nền văn hoá tục hoá đã thâm nhập vào trong tâm trí và tâm hồn của một số cá nhân và một số cộng đoàn sống tận hiến, lấy cớ cần một sự cởi mở với tính hiện đại và một cách để tiếp cận với thế giới đương thời”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dường như cũng đang trực tiếp nói với chúng ta hôm nay: “Các con không những phải nhớ và kể lại một lịch sử huy hoàng, mà còn phải kiến tạo một lịch sử vĩ đại nữa. Hãy hướng về tương lai, tới chỗ mà Thánh Thần đang sai các con đi để làm những việc trọng đại. Các con hãy biến cuộc đời các con thành cuộc trông đợi Chúa Kitô cách sốt sắng… Hãy sẵn sàng luôn luôn, hãy trung thành với Chúa Kitô, với Giáo Hội, với Tu hội của mình và với con người thời đại này. Nhờ thế, ngày qua ngày, các con sẽ được Chúa Kitô đổi mới, và nhờ Thánh Thần trợ giúp, các con sẽ kiến tạo những cộng đoàn huynh đệ,…và góp phần độc đáo của các con vào sự biến hình của thế giới… Mong sao cho thế giới đã được trao vào tay các con sẽ được nhân đạo hơn, công bằng hơn, trở nên dấu chỉ và hình ảnh báo trước thế giới sắp đến…”.
Cũng trong tinh thần đó, chúng ta cùng chung quyết tâm với Hội Nghị Chuyên đề tại Thái Lan rằng: “Đời sống thánh hiến, được bắt rễ sâu xa từ gương mẫu và giáo huấn của Chúa Kitô, là quà tặng của Chúa Cha ban cho Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần” (VC 1). Chúng tôi cầu mong rằng sẽ góp phần làm cho quà tặng này trở nên dấu chỉ đầy sức sống của Nước Thiên Chúa cho thế giới hôm nay”.
Để thực hiện được quyết tâm đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta: “Những ai tin nơi Chúa Giêsu Kitô thì càng có thêm động lực mạnh mẽ hơn để không sợ hãi: Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và tình yêu của Ngài đến với chúng ta nơi chúng ta đang sống và trong thân phận của chúng ta, để mang lại cho chúng ta cơ hội mới để làm điều thiện… Tôi nồng nhiệt mời gọi đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa... Niềm hy vọng hướng về Thiên Chúa không bao giờ chỉ là hy vọng cho chúng ta mà thôi, nhưng luôn luôn là hy vọng cho người khác nữa: hy vọng ấy không cô lập chúng ta, nhưng làm cho chúng ta liên đới trong sự thiện, kích thích chúng ta giáo dục lẫn nhau về sự thật và tình thương”.
Trước khi kết thúc phần trình bày của con, con xin hết lòng cám ơn Đức Cha và toàn thể Hội nghị đã nhẫn nại quan tâm theo dõi. Con xin kính chúc tất cả mọi người một ngày tốt đẹp và thật nhiều ơn Chúa. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã khởi sự với chúng ta và cho chúng ta, đặc biệt qua sự biểu lộ lòng cảm phục và biết ơn của cộng đồng Giáo Hội và thế giới đối với những cống hiến lớn lao trong nhiều lãnh vực cuộc sống của những người sống đời thánh hiến chúng ta, vì đó vừa là lời đánh giá tưởng thưởng cho những gì chúng ta đã làm và đã sống, nhưng quan trọng hơn, vừa là lời cổ vũ và nhắc nhở chúng ta phải cố gắng duy trì và nỗ lực làm tốt sống tốt hơn nữa hầu làm chứng tá cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa và không phụ lòng những kỳ vọng mà Giáo Hội và thế giới đặt để nơi chúng ta. “Chúng ta cùng nhau cám đội ơn Chúa đã ban cho chúng ta ân huệ sống đời tận hiến và hãy cầu xin được tiếp tục mãi như là một dấu hiệu tình xót thương của Chúa trên thế giới”. Amen.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Số 7 Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô nói đến những nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác của những người thánh hiến, đặc biệt những điểm này: Hiệp nhất, hoà nhập và hoà giải; Gia tăng hợp tác với các giám mục; Cải thiện các tương quan trong lòng Giáo Hội; cùng Giáo Hội địa phương xây dựng những kế hoạch mục vụ cụ thể để đi đến với con người, làm cho các giá trị Tin Mừng được triển nở; nỗ lực xây dựng linh đạo hiệp thông.
Bên cạnh đó, định hướng Năm Thánh Việt Nam 2010 là xây dựng Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ mà Đức Hồng Y Etchagarey nêu bật trong hai chữ hoà giải và hy vọng: “Tôi chỉ muốn nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh là hoà giải và hy vọng. Hoà giải là điều mà cả thế giới này đều cần, bởi đây là thời mà hầu như tất cả đều phân hoá… Niềm hy vọng, cũng như sự hoà giải, đòi hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, có khi có những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng. Có khi chúng ta nói chúng ta hy vọng hay vui mừng vì niềm hy vọng, nhưng thực tế chúng ta lại không có niềm hy vọng… Chúng ta phải hành động để đem lại niềm hy vọng, như chứng tá mà Đức Giêsu đã trình bày… Một xã hội huynh đệ phải được thực hiện từng ngày với những con người tự do, những con người khát khao công lý và tình liên đới”.
Từ đó, cúng ta rút ra mấy câu hỏi để thảo luận:
Trong tinh thần hoà giải và hy vọng của Năm Thánh Việt Nam 2010 Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ, giới tu sĩ và giáo sĩ chúng ta sẽ sống mối tương quan hợp tác thế nào để hoạt động dưỡng giáo và truyền giáo mang lại những thành quả tốt nhất? Cụ thể trong mấy điểm sau đây:
1. Hiện trạng của mối tương quan hợp tác đó có những tích cực và tiêu cực nào?
2. Làm thế nào để khắc phục và xây dựng các mối tương quan đó mỗi ngày một tốt hơn?
3. Phải chăng việc đào tạo và đường lối lãnh đạo là những yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc canh tân Xuất phát lại từ Đức Kitô?
4. Huấn thị Phục vụ Quyền bính và Vâng phục của Bộ Tu sĩ ngày 11/5/2008 đóng góp thế nào cho việc canh tân thăng tiến đời sống thánh hiến?
Đời sống Thánh Hiến, số 37.
Thư Công bố Năm Thánh 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, số 1.
Thông tấn CNA ngày 27/1/2010.
Vatican City, chiều 2/2/2010.
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô (XPLTĐK), số 5-7.
Roma 2/2/2010, http://www.zenit.org/article-23412.
Roma, Vendredi 5 février 2010 (zenit.org)
Rôma 2/2/2010, http://www.zenit.org/article-23412.
Xem thêm XPLTĐK, số 35.
Đời sống Thánh Hiến, số 72.
XPLTCK, số 8.
XPLTCK, số 9.
Đời sống Thánh Hiến, số 72.
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 1.
Đời sống Thánh Hiến, số 57.
Ibid., số 58.
CNA, Vatican City, January 21, 2010.
CWN ngày 22/1/2010.
Đời sống Thánh Hiến, số 58.
Loan báo Tin Mừng Evangelii Nuntiandi, số 69.
X. XPLTĐK, số 35.
Ibid., số 39.
Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, I, 2&3, làm tại Xuân Lộc ngày 25/9/2008.
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô Giáo, phần kết luận.
X. Đức Ái Hoàn Hảo, số 7; Đời Sống Thánh Hiến, số 8 và 59.
XPLTĐK, số 10.
Trích Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của Nền văn hóa hôm nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
GIOAN PHAOLÔ II, Ngàn Năm Mới, số 54.
X. Cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Rodé do nhật báo Osservatore Romano ngày 8/11/2007.
Theo thông tấn CNS ngày 5/2/2010.
Đời sống Thánh Hiến, số 110.
Trích Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hóa hôm nay trên đời sống thánh hiến”…
Trích Thư ngày 23/2/2008 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Giáo Dục, VietCatholic News, Thứ Hai 25/02/2008 12:38.
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI nói nhân Ngày thế giới đời sống thánh hiến 2006, Vatican City 29/1/2006, Zenit.org.
Trích phát biểu của Đức Hồng Y Etchégaray trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô của Bộ Đời sống Thánh Hiến và Hiệp hội Tông Đồ đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 16/5/2002 và ban hành tại Rôma, ngày 19/5/2002. Đây là thành quả mà Hội nghị Khoáng đại của Bộ nhìn lại sau năm năm Tông huấn Đời sống Thánh Hiến ra đời ngày 25/3/1996.
Huấn thị này nhằm duyệt xét lại hiệu quả của việc đón nhận và thực thi Tông huấn đời sống thánh hiến để giúp các người thánh hiến đi vào đường lối mục vụ, trung thành theo sát vết chân Chúa Kitô, qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, thực thi đức ái mỗi ngày trong tình hiệp thông huynh đệ và linh đạo tông đồ quảng đại.
Quả thế, Tông huấn đã mạnh mẽ thúc đẩy: “Các Tu Hội được mời gọi hãy can đảm tìm lại tinh thần xông xáo dám nghĩ dám làm, óc sáng tạo và sự thánh thiện của các đấng sáng lập, để đáp trả những ‘thời triệu’ đang xuất hiện trong thế giới ngày nay. Lời mời gọi này tiên vàn nhắm đến việc kiên trì trên đường nên thánh, giữa những khó khăn vật chất và tinh thần gặp phải trong cuộc sống hằng ngày… biết thích nghi các hình thái, khi cần, với những hoàn cảnh mới và những nhu cầu khác nhau, trong thái độ hoàn toàn tuân phục sự soi sáng của Thiên Chúa và sự biện phân của Giáo Hội. Trong tinh thần này, mọi Tu Hội phải canh tân lối nhìn về Luật Dòng, vì một lộ trình đã được phác họa trong Luật Dòng và Hiến Chương để thực hiện việc đi theo Chúa Kitô, tương ứng với đặc sủng riêng đã được Giáo Hội chuẩn nhận. Càng trân trọng Luật Dòng, người tận hiến càng có những tiêu chuẩn chắc chắn để tìm ra những phương thức thích đáng cho sứ vụ đáp ứng những đòi hỏi của thời đại mà không xa rời linh ứng nguyên thủy”.
Mới đây, khi công bố Năm Thánh 2010, Hội đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở mọi thành phần Dân Chúa: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa”.
Trong tinh thần sống Năm Thánh này, Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giuse Hoàng Văn Tiệm, muốn chúng ta cùng học hỏi Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, nhằm:
a) Nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa, tỏ lòng biết ơn và quý mến đối với những người sống đời thánh hiến, vì qua căn tính và hoạt động tông đồ đa dạng của mình, họ đã mang lại niềm hy vọng vào tính siêu việt của đời sống vĩnh cửu mà thế giới đang đánh mất ngày một trầm trọng hơn, bằng việc sống chứng tá cho sự hiện diện của tình yêu có sức biến đổi của Thiên Chúa;
b) Nhìn vào hiện tại để nhận diện những khó khăn thử thách, những thuận lợi và thách đố mà những người sống đời thánh hiến hôm nay đang phải trải qua, nhưng với cái nhìn tích cực là xem chúng như một thời cơ mới để tái khám phá ý nghĩa và phẩm chất của đời sống thánh hiến một cách sâu xa hơn;
c) Nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân và xây dựng đời sống thánh hiến theo đúng thánh ý Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, bằng sự dấn thân mới trong đời sống thiêng liêng, xuất phát lại từ Chúa Kitô;
d) Nhận ra sự đồng hành hiệp thông của Giáo Hội với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, mà Chúa Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, bằng sứ vụ chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng nhân loại nhiều khổ đau.
Con được chỉ định trình bày phần I của Huấn thị nói về “Sự hiện diện của tình yêu Chúa Kitô giữa lòng nhân loại nhờ Đời sống Thánh Hiến”. Phần này nhấn mạnh rằng: cộng đồng Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn và quý mến đối với những người sống đời thánh hiến vì họ đã làm cho tình yêu của Chúa Kitô hiện diện giữa lòng nhân loại bằng căn tính và hoạt động tông đồ hiệu quả của mình.
B. NHỮNG LÝ DO CỦA LÒNG BIẾT ƠN VÀ QUÝ MẾN CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO HỘI ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
Các phát biểu và những bản báo cáo trong Hội nghị Khoáng đại của Bộ Tu sĩ năm 2002 gợi lên niềm cảm phục tri ân đối với các hoạt động tông đồ đa dạng của những người sống đời thánh hiến.
Một thông tin thời sự cho biết Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến 2010 sẽ được tổ chức tại Mỹ ngày 7/2/2010, để càng có đông người tham dự hơn càng tốt. Nhưng chính ngày 2/2/2010 tại Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thân chủ sự Kinh Chiều và Phép Lành MTC trong đền thờ thánh Phêrô để cử hành ngày này. Ngài nhắc nhở những người thánh hiến hãy làm chứng về lòng từ bi của Chúa... trở nên trường dạy về lòng tín thác vào lòng từ bi Chúa, nơi đó con người tìm được ơn cứu độ, vì càng tiến lại gần Chúa, người thánh hiến càng gần gũi với Chúa và càng hữu ích cho tha nhân.
Đức Hồng Y Sean O’Malley, Chủ tịch Uỷ Ban Giáo sĩ, Tu sĩ và Ơn gọi thuộc Hội đồng Giám mục Mỹ đặc biệt nhìn nhận việc phục vụ của các nữ tu: “Giáo Hội được chúc phúc một cách lớn lao nhờ rất nhiều cống hiến của các nữ tu, cả những người đã đặt nền móng trong quá khứ lẫn những người đang phục vụ hôm nay”.
Ngài ước mong Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến “cung cấp cho mọi nam nữ tu sĩ một cơ hội để trải nghiệm một sự canh tân ơn gọi và cam kết sống đời tận hiến của mình.” Chắc chắn đó cũng là mục tiêu nhắm đến của Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam khi chọn huấn thị Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô làm chuyên đề cho Đại hội Tu Sĩ toàn quốc lần thứ IV này.
I. NHỮNG CÁCH THỨC NGƯỜI THÁNH HIẾN BƯỚC ĐI TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY
I.1 Hiện diện và dấn thân: Vì sự hiện diện và dấn thân trong mọi lãnh vực cuộc sống của Giáo Hội và xã hội, các người thánh hiến xứng đáng với lòng biết ơn của cộng đồng Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả lòng biết ơn đó khi cầu nguyện với Thiên Chúa như sau: “Chúng con tạ ơn Cha vì món quà đời sống thánh hiến. Họ hằng tìm kiếm Cha trong đức tin và mời gọi mọi người đến gần Cha, nhờ sứ mạng của họ trên khắp hoàn vũ.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng chia sẻ tư tưởng ấy khi nói về ba mục đích của Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến 2010: “Ca tụng và tạ ơn Chúa về ân huệ đời sống thánh hiến; Thăng tiến sự hiểu biết và lòng quí trọng của Dân Chúa đối với đời sống thánh hiến; Mời gọi những ai hiến dâng cuộc đời cho Tin Mừng cử hành những điều kỳ diệu Chúa đã làm nơi mình. Cha chào đón và cám ơn từng người các con với một niềm yêu thương lớn lao, Cha thân ái gần gũi và tán dương những điều tốt lành các con đã phục vụ Dân Chúa.”
I.2 Chứng tá trung thành và tín thác vào Chúa: Không tìm sự tán đồng bất cứ từ nơi đâu, mà chỉ tìm sự tán đồng của Chúa, các người thánh hiến hân hoan dấn thân sống Tin Mừng và trung thành họa lại lối sống và hành động của Chúa Giêsu nhập thể và nhập thế, trong mọi mối tương quan với Chúa và đồng loại.
I.3 Loan báo một lối sống khác: Tuy đời sống thánh hiến là lối đi ngược dòng với thời đại, nhất là trong thế giới tục hoá và hưởng thụ khoái lạc hôm nay, các người thánh hiến loan báo một lối sống khác lối sống và văn hoá thế gian, bằng chính cuộc sống đơn sơ từng ngày của họ, hầu xây dựng Nước Trời giữa lòng thế gian bằng nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương.
I.4 Phương dược chữa lành thiêng liêng: Bằng lối sống nỗ lực tìm kiếm Chúa, đời sống thánh hiến mang lại phương dược chữa lành thiêng liêng cho những ác hại của thời đại, như sự tục hoá, gian dối, hưởng thụ khoái lạc, việc đánh mất cảm thức siêu việt và ý thức về tội, không tôn trọng sự sống, phá thai, bạo lực, xì ke, ma tuý...
I.5 Phúc lành và lý do hy vọng: Đời sống thánh hiến là một phúc lành và lý do hy vọng cho đời sống con người và Giáo Hội, như thánh Phêrô đã khuyên là “anh chị em phải luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hỏi về niềm hy vọng của anh chị em.”
I.6 Làm cho Chúa Giêsu hiện diện: Người sống đời thánh hiến làm cho Chúa Giêsu hiện diện bằng sự hiện diện năng động của thế hệ trẻ, cũng như sự hiện diện ẩn dấu và thành tựu của thế hệ già cả, cô đơn, bệnh tật và đau khổ, nhờ liên kết và bổ khuyết cuộc khổ nạn của Chúa Kitô nơi bản thân mình như thánh Phaolô khẳng định: “Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Do đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chọn chủ đề cho Ngày thế giới Cầu nguyện cho Bệnh nhân năm 2010 là: “Giáo Hội yêu thương phục vụ người đau khổ” và ngài cũng lưu ý rằng không ai trong các nam nữ tu sĩ cao niên, bệnh tật hay gặp khó khăn trong việc tông đồ là vô ích, vì họ được liên kết với Chúa và là hồng ân quý giá đối với Giáo Hội và thế giới.
I.7 Hướng đi mới của đời sống thánh hiến: Đời sống thánh hiến trong thời đại mới tích cực nhập thế, đào sâu, thanh luyện, hiệp thông và truyền giáo bằng việc phục vụ phẩm giá con người trong một xã hội phi nhân hoá vì sự nghèo đói cùng cực và nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người. Người thánh hiến cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ; sẵn sàng trả giá cho việc bị bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin Mừng.
I.8 Gia tăng và củng cố tính năng động cộng đoàn: Người thánh hiến không ngừng được lợi ích từ việc gia tăng và củng cố tính năng động cộng đoàn trong mọi chiều kích tương quan và trao đổi, như Tông huấn Đời sống Thánh Hiến mô tả: «Đời tu tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô bằng một yếu tố khác riêng của mình, đó là Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn hướng về sứ vụ. Việc hiến dâng cho Chúa Giêsu càng đi vào nội tâm, cách sống cộng đoàn càng đậm tình huynh đệ, sự dấn thân vào sứ vụ đặc thù của Hội Dòng càng hăng say, thì đời tu càng có giá trị tông đồ».
I.9 Nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác: Người thánh hiến nỗ lực tìm cách thức mới thực thi vâng lời quyền bính gợi hứng từ Tin Mừng: hiệp nhất, hoà nhập và hoà giải; Gia tăng hợp tác với giám mục trong việc huấn luyện và tông đồ; Cải thiện các tương quan trong lòng Giáo Hội bằng việc trao đổi hỗ tương và bổ túc các ân ban tài năng khác nhau; cùng Giáo Hội địa phương xây dựng những kế hoạch mục vụ cụ thể để đi đến với con người, làm cho các giá trị Tin Mừng được triển nở trong các môi trường xã hội và văn hoá; Nỗ lực xây dựng linh đạo hiệp thông trong các đặc sủng đa dạng và hỗ tương với lòng tin tưởng và cởi mở. Có thể nói Định hướng Năm Thánh của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhằm xây dựng Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ vừa là một cổ vũ vừa là một xác nhận cho nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác của những người sống đời thánh hiến chúng ta vậy.
Mới đây trong Bản Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hoá ngày nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức tại Thái Lan từ ngày 16-21/11/2009 cũng nhắc tới chiều kích này rằng: “Các quyền lợi của các nữ tu và sự bình đẳng về nhân phẩm của họ với các nam tu sĩ và giáo sĩ phải được nhìn nhận, tôn trọng, khẳng định và bảo đảm”.
II. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN GÓP PHẦN KIẾN TẠO SỰ THÁNH THIỆN CỦA DÂN CHÚA
II.1 Ân huệ của Chúa Ba Ngôi: Ơn gọi thánh hiến là một ân huệ của Chúa Ba Ngôi, được lãnh nhận từ Bí tích Thánh Tẩy, chia sẻ ơn gọi nên thánh phổ quát cùng mọi tín hữu.
II.2 Bị thúc bách nỗ lực nên thánh: Người thánh hiến bị thúc bách thực hiện lối sống theo gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các tông đồ, trong một sự thánh hiến không ngừng được đổi mới vì lợi ích của Giáo Hội.
II.3 Chứng tá ngôn sứ và cánh chung: Khi bước theo và trở nên giống Chúa Kitô thanh khiết, khó nghèo và vâng phục, người thánh hiến khẳng định cho thế giới vị thế tối thượng của Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu, vừa là chứng tá vừa là báo trước đời sống cánh chung, nơi người ta không cưới vợ lấy chồng mà sống như con cái của Thiên Chúa.
II.4 Đề xuất lời mời gọi đáp trả ân sủng: Bằng chính cuộc sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa của mình, người thánh hiến đề xuất với thế giới tục hoá lời mời gọi đáp trả ân sủng thiêng liêng, bởi sự canh tân nhu cầu cầu nguyện và các việc đạo đức, phượng tự mỗi ngày.
II.5 Lời mời gọi hoán cải: Dù vẫn mang thân phận con người yếu đuối, người thánh hiến phải tỏa chiếu ánh sáng hoán cải trên mọi biến cố của cuộc sống; đồng thời cố giữ sống động và thăng tiến phẩm chất đời sống tu trì theo Tin Mừng bằng thực hành những việc sùng kính đạo đức vốn giúp họ kiên trì và trung thành trong đời sống và sứ vụ ơn gọi của mình, lúc ở trong nội vi Nhà Dòng cũng như khi ra sống giữa lòng trần thế đa nguyên đa diện.
II.6 Trung tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng: Cộng đoàn tu trì phải trở nên Trung tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, bằng việc lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa, cử hành phụng vụ, huấn luyện cầu nguyện và giúp đồng hành thiêng liêng, cùng nhau tìm kiếm và vâng phục ý Chúa, luôn có cái nhìn đức tin và phản ứng cách siêu nhiên trước mọi biến cố của cuộc đời.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho chúng ta mẫu gương của chính ngài: Khi bị ngã gãy tay phải vào bệnh viện bó bột và phải nghỉ ngơi, Ngài chia sẻ cái nhìn đức tin: “Thiên Thần giữ mình của tôi đã vâng lệnh Chúa không ngăn cản tôi khỏi ngã gãy tay, ngõ hầu cho tôi có thời gian hơn để cầu nguyện và suy niệm”
II.7 Trợ giúp hỗ tương trong đời sống thiêng liêng: Trong khi giúp giáo dân thánh hoá cuộc sống giữa đời, người thánh hiến cũng được trợ giúp tăng tiến trong đời sống thiêng liêng của chính mình, vì không ai cho cái mình không có: Trước khi nói về Chúa cho người khác thì mình phải có Chúa, sống trong Chúa và nói với Chúa đã.
III. NGƯỜI THÁNH HIẾN TÍCH CỰC SỐNG SỨ VỤ VÌ NƯỚC TRỜI
III.1 Tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu nơi trần gian: Càng nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người thánh hiến càng làm cho sự hiện diện mang ơn cứu độ của Chúa Kitô được sống động trong lịch sử nhân loại. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy: “Càng để cho mình nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người tận hiến càng làm cho Người hiện diện và hành động trong thế giới để cứu độ nhân loại”.
III.2 Nhạy cảm với nhu cầu của thế giới: Cởi mở với nhu cầu của thế giới để hướng thế giới tới niềm hy vọng Phục sinh. Công đồng Vaticanô II viết ngay trong trang đầu tiên Hiến chế Mục Vụ ‘Giáo Hội trong thế giới ngày nay - Vui Mừng và Hy Vọng’ như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không có âm hưởng trong lòng họ... Họ phải cảm thấy thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại."
III.3 Một thúc đẩy mới cho sứ vụ Phúc Âm hoá: Sự dâng hiến bản thân thật sự của người thánh hiến là một thúc đẩy mới cho sứ vụ Phúc Âm hoá, vì sứ vụ nhiệt tâm xây dựng Nước Chúa và mang ơn cứu rỗi cho mọi người “cốt ở việc làm cho chính Chúa Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân người tận hiến”
III.4 Đóng góp lớn lao của người nữ thánh hiến
Hơn bao giờ cả, ngày nay người ta nói nhiều đến giải phóng và thăng tiến phụ nữ, và xem ra ngoài xã hội nhiều hơn trong Giáo Hội. Thật ra không phải thế, vì ngay từ thời của Ngài, Chúa Giêsu đã ân cần đón nhận sự cộng tác của nhiều phụ nữ theo giúp Ngài và cho họ một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là vai trò của Mẹ Maria và Maria Madalêna dưới chân thập giá, trong biến cố phục sinh và thời kỳ đầu của Giáo Hội sơ khai, bắt đầu với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầu tiên.
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến nói đến phẩm giá và vai trò của người phụ nữ tận hiến như sau: “Giáo Hội chứng tỏ sự phong phú thiên hình vạn trạng của mình về mặt thiêng liêng, khi biết vượt lên mọi thứ kỳ thị và đón nhận như một hồng phúc đích thực những ân huệ Thiên Chúa ban cho những người nam và người nữ, bởi vì đôi bên đều bình đẳng về phẩm giá... Không thể chối cãi tính cách hợp lý của nhiều đòi hỏi liên quan đến vị trí của người nữ trong nhiều môi trường xã hội và Giáo hội. Cũng nên ghi nhận rằng những ý thức mới của các phụ nữ về chính mình đã giúp những người nam xét lại não trạng, cách hiểu về chính bản thân họ, cách họ tự định vị trong lịch sử, và cách họ giải thích lịch sử, tổ chức đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo và đời sống Giáo Hội... Và người nữ tận hiến góp phần loại trừ một số quan niệm một chiều không giúp nhìn nhận trọn vẹn phẩm giá của người nữ, nhìn nhận phần đóng góp chuyên biệt của họ vào đời sống, hoạt động mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội”.
Tông huấn viết tiếp: “Giáo Hội trông chờ nhiều vào phần đóng góp độc đáo của các phụ nữ tận hiến trong việc phát triển đạo lý, phong hoá, đời sống gia đình và xã hội, đặc biệt trong những gì liên quan đến phẩm giá phụ nữ và tôn trọng đời sống con người... họ có nhiệm vụ thăng tiến một phong trào nữ quyền mới, không bị cám dỗ họa lại mô hình trọng nam khinh nữ ngõ hầu nhìn nhận và diễn tả thiên tài chân thực của nữ giới.”
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô nói đến thiên tài nữ tính, cũng là thiên tài mẫu tính của người nữ, với những đức tính dịu dàng, nhẫn nại, bao dung, từ tâm, đặc biệt là người nữ thánh hiến luôn sẵn sàng nghiêng mình xuống trên những người khổ đau, tinh thần lẫn thể chất, để phục vụ họ, nâng đỡ họ vì yêu thương họ, và nhận ra Chúa Giêsu trong họ. Phần IV của Huấn thị sẽ nói nhiều đến những phục vụ rất đa dạng và hiệu quả của thiên tài nữ tính này.
Do đó, ngày nay phải đào sâu và mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào mọi lãnh vực, trên mọi bình diện, kể cả tiến trình quyết định liên quan đến phụ nữ, ngay cả trong các Bộ của Giáo triều Rôma. Một biến cố thời sự chứng minh điều vừa nói là Vatican loan báo rằng ngày thứ Năm 21/1/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cô Flaminia Giovanelli là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Phó Thư Ký của Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình. Cô sẽ làm việc bên cạnh Đức Hồng Y Chủ tịch Peter Turkson và Đức Giám Mục Thư ký Mario Toso. Thông cáo của Vatican đã nói rằng “việc bổ nhiệm cô Giovanelli khẳng định lòng tín nhiệm lớn lao mà Giáo Hội và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đặt để nơi giới phụ nữ. Trong thời của Ngài, Đức Thánh Cha đáng kính Gioan Phaolô II cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của một tham gia ý nghĩa và đầy đủ hơn của giới phụ nữ vào sự phát triển xã hội”.
Hãng CWN ngày 22/1/2010 còn ghi thêm: “Một nữ giáo dân người Úc, Rosemary Goldie, cũng đã ở vị trí tương đương tại Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân từ 1966 đến 1976. Một nữ tu người Ý, Soeur Enrica Rosanna, hiện đang giữ cùng chức vụ tại Thánh Bộ Tu Sĩ”.
Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên bố: “Ngỏ lời với các phụ nữ tận hiến với khả năng tận tâm phi thường của họ, tôi nói lên một lần nữa sự thán phục và lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội nâng đỡ họ, vì họ đang sống viên mãn và vui tươi ơn gọi của họ, họ đang cảm thấy được kêu mời chu toàn một nhiệm vụ cao cả là huấn luyện người phụ nữ hôm nay”.
Chúng ta cùng xem những hoạt động nổi bật sau đây của thiên tài nữ tính của các người nữ thánh hiến mà huấn thị nói đến.
4.a Hăng say truyền giáo: Lời cám ơn đặc biệt được gửi đến những người đang ở tuyến đầu rao giảng Tin Mừng, được thôi thúc đi đến những nơi khó khăn, dù có phải gặp rủi ro hay hy sinh mạng sống.
4.b Công tác từ thiện bác ái: Với một quan tâm mới, họ tìm đến săn sóc các bệnh nhân, người túng thiếu và đau khổ vì sự nghèo khó theo hình thức cũ cũng như sự nghèo khó theo hình thức mới là thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay bị phân biệt đối xử trong xã hội. Người thánh hiến được mời gọi nhận ra nơi bản thân người nghèo sự hiện diện đặc biệt của Chúa Kitô; đồng thời nhận ra tiếng nói của Người qua lời cầu cứu vang lên từ thế giới nghèo đói, và qua cả lời van xin tha thứ của người lầm lỗi trong hình thức nghèo khó mới mà Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cầu bàu cho họ như Ngài đã làm trên thập giá.
4.c Tham gia vào nền giáo dục Kitô Giáo: Người nữ thánh hiến ý thức sâu xa rằng chỉ trợ giúp người túng thiếu mà thôi thì không đủ, còn phải tìm cách loại trừ và nhổ tận gốc nguyên nhân gây ra cảnh túng thiếu.... qua việc dấn thân một cách nghiêm túc trong lãnh vực giáo dục, vì giáo dục là chìa khoá vạn năng (passe partout) mở được mọi cánh cửa của cuộc sống: giáo dục đức tin, dạy giáo lý, đào tạo tri thức... Cần cổ võ trong lòng đời sống thánh hiến một sự đổi mới trong việc dấn thân vào môi trường văn hoá, nhằm nâng cao trình độ cá nhân và chuẩn bị cho một cuộc đối thoại giữa đức tin và não trạng thời đại, cổ võ việc Phúc Âm hoá các nền văn hoá như là việc phục vụ sự thật. Để việc đó được hiệu quả, người thánh hiến nối dài tiếng nói của Giáo Hội cổ võ sự biến đổi xã hội qua các phương tiện truyền thông xã hội là cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong lãnh vực này, chúng ta không thể không lưu ý tới quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về nền giáo dục Kitô Giáo: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc không thể không quan tâm đến tình trạng này... Do đó, việc giáo dục đạo đức và lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội”.
Cao hơn trong phẩm trật và xa hơn trong thời gian, các nghị phụ của Công đồng Vaticanô II viết trong Tuyên Ngôn về Giáo dục Kitô Giáo (28/10/1965) rằng: “Thánh Công đồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.”
4.d Hậu phương thiêng liêng: Đời sống cầu nguyện chiêm niệm của các nữ đan sĩ làm hậu phương thiêng liêng cho những người hoạt động tông đồ Phúc âm hoá thế giới ở tuyến đầu, vốn xác tín chọn sống giữa và chia sẻ với những người bị loại trừ, di dân và nhỏ bé.
4.e Chứng tá đức tin và tử đạo: Số chứng nhân đức tin và tình yêu Nước Trời đi đến tận thập giá gia tăng, dù cơ hội và hoàn cảnh khác nhau, động cơ tử đạo luôn vẫn là một: đó là trung thành với Chúa và Tin Mừng.
IV. NGƯỜI THÁNH HIẾN PHẢI LUÔN RỘNG MỞ CHO CHÚA THÁNH THẦN
Trong chiều kích hướng nội (Ad intra), Ba Ngôi Thiên Chúa là một duy nhất, nhưng xét về chiều kích hoạt động hướng ngoại (Ad extra) cho tạo thành, Ba Ngôi Thiên Chúa có một ngôi vị khác biệt và một hành động bổ túc: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hoá.
Thời đại chúng ta đang sống là thời Thánh Khí thấm nhập và mở ra những triển vọng mới qua các đặc sủng đa dạng mà Ngài không ngừng ban xuống, thúc đẩy và phát triển nơi mỗi con người, cũng như nơi mỗi cộng đồng của các hình thức thánh hiến.
Những người sống đời thánh hiến đang cộng tác cùng với Chúa Thánh Thần chuẩn bị Giáo hội cho ngày tái lâm vinh quang trong trời mới đất mới của Chúa Kitô, Ngài là tương lai của nhân loại phát triển tới tầm mức viên mãn.
Mẹ Maria là người nữ toàn hiến bản thân đầu tiên đã nhờ Chúa Thánh Thần mà mang Chúa Kitô đến trong thế gian để cứu chuộc thế gian thế nào, thì người tận hiến hôm nay cũng nhờ ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần mà đặt cược tất cả vào đức ái để thi hành lệnh truyền yêu thương cách thiết thực và cụ thể đối với mọi người thể ấy. Mẹ phụng sự Chúa cách nhiệt thành trong Thánh Thần, hân hoan trong hy vọng, mạnh mẽ trong thử thách, bền bỉ trong cầu nguyện, và Mẹ hằng bầu cử cho chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong việc thực hiện những cam kết hàng ngày, bằng cách biến các lời cam kết ấy trở thành chứng tá của tình yêu.
Như vậy giữa Chúa Thánh Thần và người tận hiến có một khế ước sự sống năng động đặc biệt, nên họ phải luôn luôn rộng mở cho Ngài, Đấng ban mọi ân sủng cho họ trong Chúa Con và luôn hành động phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Chính Thánh Thần soi chiếu cho người thánh hiến thấu hiểu mầu nhiệm trong mọi sự để họ tận tụy với Nước Trời và với quần chúng túng thiếu bị bỏ rơi.
Xem đó thì tương lai của đời sống thánh hiến tuỳ thuộc sự năng động và các đoàn sủng của Chúa Thánh Thần ban xuống trong Giáo Hội để giúp thấu hiểu và thực thi Tin Mừng của Chúa Kitô. Vì thế, Hội Nghị Chuyên đề tại Thái Lan ước mong “Mỗi cộng đoàn Dòng tu phải phát triển và đào sâu căn tính của các thành viên của mình với tư cách là những con người thánh hiến phù hợp với đặc sủng của Dòng, nhờ đó cái họ làm phát xuất từ cái họ là khiến cho hoa trái của Chúa Thánh Thần có thể được biểu lộ ra trong những đường lối đa dạng của cuộc sống họ”.
C. KẾT LUẬN
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói với mọi người chúng ta rằng:
“Một thiên niên kỷ mới đang mở ra dưới ánh sáng của Chúa Kitô. Nhưng không phải mọi người đều thấy được ánh sáng này. Nhiệm vụ phi thường và cấp bách của chúng ta là “phản chiếu” ánh sáng đó… Đó là một nhiệm vụ dễ làm ta thối chí, nếu chúng ta băn khoăn về sự yếu kém của con người chúng ta, vốn thường làm cho chúng ta trở nên mờ đục và tràn ngập bóng tối. Tuy nhiên, chúng ta có thể chu toàn nhiệm vụ ấy được, nếu chúng ta quay về với ánh sáng của Chúa Kitô và mở rộng tâm hồn để đón nhận ân huệ biến đổi chúng ta thành tạo vật mới”.
Dĩ nhiên phải xuất phát lại từ Đức Kitô và luôn tiến bước dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì “thử thách to lớn của đời sống dâng hiến hôm nay là sự tục hoá bên trong của đời sống dâng hiến. Đây là lúc để thừa nhận những sai lầm đã phạm. Các cộng đồng tu trì phải trở về với nguồn của đặc sủng thành lập và với những giá trị Tin Mừng. Phải trả lại vị trí trung tâm của đời sống thánh hiến cho đời sống cầu nguyện, đời sống huynh đệ cộng đoàn, ơn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Tái khám phá những giá trị căn bản này để sống chúng và làm chứng cho chúng trong thế giới: đó là cách thế trao ban cho đời sống tu trì một đà vươn lên mới”.
Và mới đây, ngày 3/2/2010 tại Naples, ngài còn lặp lại rằng “Nền văn hoá tục hoá đã thâm nhập vào trong tâm trí và tâm hồn của một số cá nhân và một số cộng đoàn sống tận hiến, lấy cớ cần một sự cởi mở với tính hiện đại và một cách để tiếp cận với thế giới đương thời”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dường như cũng đang trực tiếp nói với chúng ta hôm nay: “Các con không những phải nhớ và kể lại một lịch sử huy hoàng, mà còn phải kiến tạo một lịch sử vĩ đại nữa. Hãy hướng về tương lai, tới chỗ mà Thánh Thần đang sai các con đi để làm những việc trọng đại. Các con hãy biến cuộc đời các con thành cuộc trông đợi Chúa Kitô cách sốt sắng… Hãy sẵn sàng luôn luôn, hãy trung thành với Chúa Kitô, với Giáo Hội, với Tu hội của mình và với con người thời đại này. Nhờ thế, ngày qua ngày, các con sẽ được Chúa Kitô đổi mới, và nhờ Thánh Thần trợ giúp, các con sẽ kiến tạo những cộng đoàn huynh đệ,…và góp phần độc đáo của các con vào sự biến hình của thế giới… Mong sao cho thế giới đã được trao vào tay các con sẽ được nhân đạo hơn, công bằng hơn, trở nên dấu chỉ và hình ảnh báo trước thế giới sắp đến…”.
Cũng trong tinh thần đó, chúng ta cùng chung quyết tâm với Hội Nghị Chuyên đề tại Thái Lan rằng: “Đời sống thánh hiến, được bắt rễ sâu xa từ gương mẫu và giáo huấn của Chúa Kitô, là quà tặng của Chúa Cha ban cho Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần” (VC 1). Chúng tôi cầu mong rằng sẽ góp phần làm cho quà tặng này trở nên dấu chỉ đầy sức sống của Nước Thiên Chúa cho thế giới hôm nay”.
Để thực hiện được quyết tâm đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta: “Những ai tin nơi Chúa Giêsu Kitô thì càng có thêm động lực mạnh mẽ hơn để không sợ hãi: Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và tình yêu của Ngài đến với chúng ta nơi chúng ta đang sống và trong thân phận của chúng ta, để mang lại cho chúng ta cơ hội mới để làm điều thiện… Tôi nồng nhiệt mời gọi đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa... Niềm hy vọng hướng về Thiên Chúa không bao giờ chỉ là hy vọng cho chúng ta mà thôi, nhưng luôn luôn là hy vọng cho người khác nữa: hy vọng ấy không cô lập chúng ta, nhưng làm cho chúng ta liên đới trong sự thiện, kích thích chúng ta giáo dục lẫn nhau về sự thật và tình thương”.
Trước khi kết thúc phần trình bày của con, con xin hết lòng cám ơn Đức Cha và toàn thể Hội nghị đã nhẫn nại quan tâm theo dõi. Con xin kính chúc tất cả mọi người một ngày tốt đẹp và thật nhiều ơn Chúa. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã khởi sự với chúng ta và cho chúng ta, đặc biệt qua sự biểu lộ lòng cảm phục và biết ơn của cộng đồng Giáo Hội và thế giới đối với những cống hiến lớn lao trong nhiều lãnh vực cuộc sống của những người sống đời thánh hiến chúng ta, vì đó vừa là lời đánh giá tưởng thưởng cho những gì chúng ta đã làm và đã sống, nhưng quan trọng hơn, vừa là lời cổ vũ và nhắc nhở chúng ta phải cố gắng duy trì và nỗ lực làm tốt sống tốt hơn nữa hầu làm chứng tá cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa và không phụ lòng những kỳ vọng mà Giáo Hội và thế giới đặt để nơi chúng ta. “Chúng ta cùng nhau cám đội ơn Chúa đã ban cho chúng ta ân huệ sống đời tận hiến và hãy cầu xin được tiếp tục mãi như là một dấu hiệu tình xót thương của Chúa trên thế giới”. Amen.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Số 7 Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô nói đến những nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác của những người thánh hiến, đặc biệt những điểm này: Hiệp nhất, hoà nhập và hoà giải; Gia tăng hợp tác với các giám mục; Cải thiện các tương quan trong lòng Giáo Hội; cùng Giáo Hội địa phương xây dựng những kế hoạch mục vụ cụ thể để đi đến với con người, làm cho các giá trị Tin Mừng được triển nở; nỗ lực xây dựng linh đạo hiệp thông.
Bên cạnh đó, định hướng Năm Thánh Việt Nam 2010 là xây dựng Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ mà Đức Hồng Y Etchagarey nêu bật trong hai chữ hoà giải và hy vọng: “Tôi chỉ muốn nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh là hoà giải và hy vọng. Hoà giải là điều mà cả thế giới này đều cần, bởi đây là thời mà hầu như tất cả đều phân hoá… Niềm hy vọng, cũng như sự hoà giải, đòi hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, có khi có những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng. Có khi chúng ta nói chúng ta hy vọng hay vui mừng vì niềm hy vọng, nhưng thực tế chúng ta lại không có niềm hy vọng… Chúng ta phải hành động để đem lại niềm hy vọng, như chứng tá mà Đức Giêsu đã trình bày… Một xã hội huynh đệ phải được thực hiện từng ngày với những con người tự do, những con người khát khao công lý và tình liên đới”.
Từ đó, cúng ta rút ra mấy câu hỏi để thảo luận:
Trong tinh thần hoà giải và hy vọng của Năm Thánh Việt Nam 2010 Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ, giới tu sĩ và giáo sĩ chúng ta sẽ sống mối tương quan hợp tác thế nào để hoạt động dưỡng giáo và truyền giáo mang lại những thành quả tốt nhất? Cụ thể trong mấy điểm sau đây:
1. Hiện trạng của mối tương quan hợp tác đó có những tích cực và tiêu cực nào?
2. Làm thế nào để khắc phục và xây dựng các mối tương quan đó mỗi ngày một tốt hơn?
3. Phải chăng việc đào tạo và đường lối lãnh đạo là những yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc canh tân Xuất phát lại từ Đức Kitô?
4. Huấn thị Phục vụ Quyền bính và Vâng phục của Bộ Tu sĩ ngày 11/5/2008 đóng góp thế nào cho việc canh tân thăng tiến đời sống thánh hiến?
Đời sống Thánh Hiến, số 37.
Thư Công bố Năm Thánh 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, số 1.
Thông tấn CNA ngày 27/1/2010.
Vatican City, chiều 2/2/2010.
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô (XPLTĐK), số 5-7.
Roma 2/2/2010, http://www.zenit.org/article-23412.
Roma, Vendredi 5 février 2010 (zenit.org)
Rôma 2/2/2010, http://www.zenit.org/article-23412.
Xem thêm XPLTĐK, số 35.
Đời sống Thánh Hiến, số 72.
XPLTCK, số 8.
XPLTCK, số 9.
Đời sống Thánh Hiến, số 72.
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 1.
Đời sống Thánh Hiến, số 57.
Ibid., số 58.
CNA, Vatican City, January 21, 2010.
CWN ngày 22/1/2010.
Đời sống Thánh Hiến, số 58.
Loan báo Tin Mừng Evangelii Nuntiandi, số 69.
X. XPLTĐK, số 35.
Ibid., số 39.
Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, I, 2&3, làm tại Xuân Lộc ngày 25/9/2008.
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô Giáo, phần kết luận.
X. Đức Ái Hoàn Hảo, số 7; Đời Sống Thánh Hiến, số 8 và 59.
XPLTĐK, số 10.
Trích Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của Nền văn hóa hôm nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
GIOAN PHAOLÔ II, Ngàn Năm Mới, số 54.
X. Cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Rodé do nhật báo Osservatore Romano ngày 8/11/2007.
Theo thông tấn CNS ngày 5/2/2010.
Đời sống Thánh Hiến, số 110.
Trích Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hóa hôm nay trên đời sống thánh hiến”…
Trích Thư ngày 23/2/2008 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Giáo Dục, VietCatholic News, Thứ Hai 25/02/2008 12:38.
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI nói nhân Ngày thế giới đời sống thánh hiến 2006, Vatican City 29/1/2006, Zenit.org.
Trích phát biểu của Đức Hồng Y Etchégaray trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Can đảm đối diện với thử thách và thách đố
Linh mục Giuse Đỗ Thôn Nhu, SSS
16:54 17/03/2010
Huấn thị số 11:
Một cái nhìn thực tế về tình hình Giáo Hội và thế giới hôm nay mà tất cả chúng ta đều ý thức đến, đó là những thử thách và việc thanh luyện mà đời sống thánh hiến đang trải qua.
Quan tâm đến những đau khổ và thử thách đang làm xáo trộn đời sống thánh hiến, chúng ta không đưa ra một lời phê phán hay kết án, nhưng muốn bày tỏ tình liên đới và sự gần gũi thân mật như muốn chia sẻ niềm vui và cả đau khổ nữa.
Khi chia sẻ về những khó khăn, chúng ta vẫn luôn luôn ý thức rằng lịch sử Giáo Hội do Thiên Chúa hướng dẫn, và mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người (x. Rm 8,28).
Với cái nhìn đức tin ấy, thì ngay cả điều tiêu cực cũng là cơ hội cho chúng ta nhận ra khuôn mặt Đức Kitô chịu đóng đinh và bị bỏ rơi, Đấng đã nhận lấy những giới hạn của chúng ta đến mức “mang lấy tội lỗi chúng ta vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1 Pr 2,24). Thật vậy, ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối (x. 2 Cr 12,9).
Khám phá lại ý nghĩa và phẩm tính
của đời sống thánh hiến
Các khó khăn mà những người thánh hiến hôm nay phải đối diện có nhiều dạng:
1) Số tu sĩ linh mục suy giảm và lớn tuổi trong các Hội Dòng:
Theo thống kê của Vietcatholic News đăng vào dịp lễ Khánh Nhật Truyền Giáo 17/10/2009.
- Tổng số linh mục thế giới: 408.024, giảm mạnh ở Châu Âu (2.260), Châu Úc (55); nhưng tăng ở Châu Á (1.521).
Linh mục Dòng tổng số là: 135.593 giảm 587.
Linh mục Triều tổng số là: 272.431 tăng 1.340.
- Phó tế vĩnh viễn tăng: 35.942, nhiều nhất là Châu Mỹ (898) và Châu Âu (472).
- Nữ tu giảm: 6.586 (tổng số là: 748.814)
- Tiểu chủng sinh dòng và triều giảm 671 (tổng số là: 101.978).
- Thừa sai giáo dân tăng: 33.696 (tổng số là: 250.464).
- Giáo lý viên tăng 6.665 (tổng số là: 2.993.354).
2) Giáo Hội Pháp. Khủng hoảng về ơn gọi linh mục, bắt đầu giảm sút từ trước Công đồng Vaticanô II: - Năm 1959 là 823; - năm 1969: 535; - năm 1979: 174; - năm 1989: 113. (Hiện nay mỗi năm có khoảng 100 đến 130 tân linh mục. Giáo phận Paris mỗi năm có khoảng 5 đến 6 tân linh mục). Chủng viện có nguy cơ đóng cửa.
+ Linh mục già nua, đau yếu, hồi tục.
• 1977–1989 có 4.753 linh mục mất đi (chết và hồi tục).
• 1979 có 31.800 linh mục, nhưng đến năm 1992 còn 24. 000 (mất 7.740).
• Tuổi trung bình trên 67 -70; trung bình chết 800 linh mục một năm.
+ Tổng số nữ tu tại Pháp năm 1977 có 92.000, thì năm 1989 là 66.000; năm 1991 là 60.000, nhưng đến năm 1995 là 56.000. Thực tế (ở Pháp) cho thấy diễn biến ơn gọi nữ tu hầu như giảm song song với diễn biến sút giảm linh mục được phong chức.
3) Hiện tượng ADAP (Assembleees Dominicales en L’Absence de Prêtres - Các buổi cử hành Chúa nhật khi vắng các linh mục).
Công đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh Chức vụ và đời sống các linh mục - Presbyterorum Ordinis số 9 có đề cập đến “mối tương quan giữa linh mục và giáo dân”.
Giáo Hội Công Giáo trên thế giới ngày càng rơi vào tình trạng thiếu vắng linh mục, dẫn đến một sáng kiến tổ chức Phụng vụ Chúa nhật mà ta gọi theo chữ viết tắt là ADAP. Việc ban quyền cho một phó tế vĩnh viễn hay giáo dân cử hành Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật rồi cho rước lễ sẽ gây ra hậu quả: không còn phân biệt giữa ADAP với thánh lễ đích thực nữa; hoặc không cần linh mục, linh mục chỉ cần Truyền phép Mình Thánh Chúa.
4) Tông huấn Những mục tử như lòng Chúa mong ước của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đề cập đến vấn đề khó khăn và khủng hoảng lớn hiện nay trong Giáo Hội: thiếu linh mục và tu sĩ.
Con người ngày nay nghiêng chiều về khuynh hướng thực dụng, đang lôi cuốn người trẻ: “Xã hội tiêu dùng” dẫn đến lối sống chủ nghĩa duy cá nhân, duy vật chất, duy khoái lạc, quan niệm sống thoải mái, dễ làm giới trẻ mất phương hướng, cho nên có ít người đi tu.
Linh mục cũng dễ rơi vào tình trạng ít suy tư, thích những gì có sẵn như “mỳ ăn liền”: bài giảng soạn sẵn; thích những câu chuyện hấp dẫn, áng văn hoa mỹ để thưởng thức hơn là để biến cải tâm hồn; hoặc rơi vào tình trạng giảng dài, không chuẩn bị kỹ, hoặc quá ngắn theo sở thích của giáo dân.
5) Sự bùng nổ nhanh chóng của khoa công nghệ thông tin; những phương thức phát triển kinh tế thị trường không ngừng thay đổi, cải tiến; những chương trình vui chơi giải trí, bầu chọn “Top ten, siêu sao, …”, không có cái gì tồn tại lâu dài. Mới hôm nay hiện đại, thì không lâu sau đã có sản phẩm khác thay thế, và lại rơi vào quên lãng, lỗi thời.
6) Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam đã cho thấy những thực trạng xã hội Việt Nam đang gặp phải những thách đố:
- Tiến trình toàn cầu hoá kinh tế làm phương hại đến người nghèo. Hố ngăn cách giữa người giầu và nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Trong thực tế, chúng ta có thể thấy những cung cách hưởng thụ, tiêu xài xa xỉ hoang phí qúa đối nghịch với tình cảnh thiếu thốn cơ cực của lớp người cùng khổ hiện vẫn còn quá đông trong xã hội hôm nay.
- Đất nước cũng đang bùng phát về di dân, do người trẻ từ nông thôn đổ xô vào thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Nếp sống buông thả dường như có gia tăng, bạo lực, tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở cả thành thị lẫn thôn quê cũng đang gây nhiều âu lo.
- Về Văn hoá Giáo dục: các dịch vụ internet nở rộ ngay cả nơi các vùng nông thôn, và qua đó phổ biến những hình thức văn hoá không lành mạnh. Việc giáo dục dường như chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, hơn là giáo dục toàn diện cả về nhân bản và tri thức, để xây dựng những con người Việt Nam chân chính, có trách nhiệm nhân ái và trưởng thành trong đạo đức.
Đề cương đã đưa ra lời nhận xét: Thật rõ ràng, đất nước Việt Nam đang ở trong giai đoạn mới của lịch sử, ở đó ánh sáng xen lẫn với bóng tối và dường như bóng tối đang lấn áp.
Những khó khăn và khủng hoảng nêu trên đã làm ảnh hưởng đến những người trẻ, khiến họ không muốn dấn thân trong ơn gọi tu trì. Quan trọng hơn là như đang làm cho những người trẻ mất dần niềm hy vọng vào tương lai của Giáo Hội. Nó cũng gây ảnh hưởng cả đến những người đang sống trong ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Chính vì thế số 12 Huấn thị, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đặt ra câu hỏi liệu đời sống thánh hiến còn là chứng tá khả thị có khả năng thu hút người trẻ nữa không.
Cũng với vấn nạn Đức Giáo Hoàng đặt ra, trong Báo cáo ở hội nghị của Hiệp Hội Đời Tu tại Canada của cha Timothy Radcliffe, OP đã viết: “Khi tôi phát biểu trước các hội nghị của các tu sĩ ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và hầu như chỗ nào người ta cũng đặt ra cùng một câu hỏi: Liệu đời tu còn có một tương lai? Điều này cũng đúng ở Canada này. Nhiều Hội Dòng đang bị đe dọa biến mất”.
Huấn thị hướng dẫn và trả lời cho vấn nạn:
+ Đối diện với những khủng hoảng tôn giáo hiện nay ảnh hưởng trên xã hội, khiến người sống đời thánh hiến đôi khi không được trân trọng đúng mức; có lúc người ta thiếu cả sự tin tưởng vào đời sống thánh hiến. Chính vì thế người sống thánh hiến buộc phải tìm kiếm những hình thức hiện diện và đặt ra cho mình những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa căn tính của mình và tương lai.
+ Bên cạnh sự sự nhiệt tình xả thân nhằm làm chứng và tự hiến đến mức tử đạo, những người thánh hiến cũng cảm nghiệm những đe doạ của sự tầm thường trong đời sống thiêng liêng, của việc trưởng giả hoá dần dần và não trạng tiêu thụ.
+ Việc điều hành phức tạp các công việc của xã hội và luật lệ của Nhà nước, cùng với các cám dỗ tìm kiếm hiệu năng và duy hoạt động, có nguy cơ làm lu mờ tính độc đáo của Tin Mừng và làm suy yếu các động cơ thiêng liêng. Tình trạng các dự phóng riêng tư chiếm ưu thế hơn các dự phóng cộng đoàn, có thể làm xói mòn sự hiệp thông tình yêu giữa anh em, chị em.
Trước những thách đố cũng như dấu chỉ của thời đại hôm nay, (Huấn thị số 12) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trả lời xác quyết: đời sống thánh hiến vẫn còn có một lịch sử cần được viết ra cùng với mọi tín hữu.
Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam: cách riêng tại Việt Nam, đứng trước những khó khăn và thách đố, các Hội Dòng và Tu Hội sẽ cùng với Giáo Hội tại Việt Nam chọn hướng đi hôm nay là phải Xuất phát lại từ Đức Kitô.
Số 13 của Huấn thị: Những khó khăn và vấn nạn mà đời sống tu trì trải qua hôm nay có thể làm nẩy sinh một kairos [Thời buổi: “hãy tận dụng thời buổi hiện tại”( Cl 4,5)] mới, một thời gian ân sủng.
Việc phải sống trong một xã hội bị nền văn hoá sự chết thống trị có một thách đố là phải trở nên những chứng nhân, những sứ giả và những người phục vụ sự sống kiên cường hơn.
Các lời khuyên phúc âm như khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục mà Đức Kitô sống trọn vẹn trong nhân tính của người với tư cách là Con Thiên Chúa và được ôm ấp vì yêu mến Thiên Chúa. Chúng là những thần dược chữa trị sự sa đoạ của tinh thần, đời sống và văn hoá, công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa và niềm vui sống theo các mối phúc lộc Tin Mừng.
Cũng vẫn với chủ đề: Đời tu liệu còn có một tương lai? Công báo của Tòa Thánh Chúa nhật 11/11/2007 có đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y Franc Rodé, chủ tịch Bộ các Hội Dòng thánh hiến và Tu Đoàn tông đồ. Lời của Đức Hồng Y: “Theo tôi, thách đố lớn đang chờ đợi chúng ta trong những năm tới là thách đố của việc tục hoá. Nhưng tôi không có ý nhấn mạnh đến việc tục hoá “bên ngoài” cho bằng nhắm đến việc tục hoá “bên trong”. Đây là lúc phải nhìn nhận những sai lầm đã xẩy ra. Các cộng đoàn tu trì cần phải trở về những nguồn mạch của đoàn sủng sáng lập và những giá trị Tin Mừng. Phải dành lại vị trí trung tâm cho việc cầu nguyện, cho đời sống chung, đức thanh bần, khiết tịnh và tuân phục”.
Huấn thị số 13 tiếp tục cho thấy: Cảm tưởng mà một số người có về sự sút giảm lòng kính trọng đối với đời sống thánh hiến, có thể được xem như một lời mời gọi cần thanh luyện để tự do. Đời sống thánh hiến không nhằm tìm kiếm sự tôn vinh và tán thưởng, nhưng được đền đáp bằng niềm vui khi được tiếp tục làm việc không mệt mỏi vì Nước Thiên Chúa.
Nếu những người thánh hiến ở một vài nơi vì nhân sự giảm sút, thì có thể xem đó như dấu chỉ Thiên Chúa mời gọi trở về với những nhiệm vụ chính yếu là làm men, dấu chỉ và ngôn sứ.
Những thách đố đó rõ ràng có thể tạo nên một lời mời gọi nhớ lại khả năng đáp ứng các thách đố và các khó khăn thời đại của các vị thánh sáng lập Dòng bằng một sự sáng tạo có tính đoàn sủng đích thật.
Nhiệm vụ của Bề Trên
Huấn thị số 14: Các Bề Trên là những người được uỷ thác việc thi hành quyền bính, một trách nhiệm nặng nề và khó khăn. Trách nhiệm đó đòi hỏi Bề Trên phải thường xuyên hiện diện để linh hoạt và đề nghị, nhắc nhở về lý do hiện hữu của đời sống thánh hiến và hỗ trợ những người được uỷ thác cho họ sống trong sự trung thành không ngừng được đổi mới theo lời mời gọi của Thánh Khí. Một bề trên không thể từ chối sứ vụ linh hoạt, nâng đỡ anh chị em, đề xuất, lắng nghe và đối thoại.
Cha Colomban, OFM viết cuốn “Vị Bề Trên tốt”, xin trích lược một đoạn sau: “Vị Bề Trên tốt là phải theo thứ tự sau: trước hết là lo cho các linh hồn, thứ đến là lo cho sức khỏe chị em và tiếp đến là lo cho các công việc của Hội Dòng, không được biếng trễ đối với một việc nào trong ba công việc này. Có vị Bề Trên chỉ thấy lo các việc trần thế, đó là người kinh doanh. Có vị sống nội tâm hơn, chỉ nghĩ đến việc thiêng liêng, người ta gọi vị ấy là nhà thần bí. Có vị lo cho chị em minh cả phần hồn lẫn sức khỏe, nhưng lại ít để tâm đến phát triển và giữ cơ sở Hội Dòng được thịnh vượng”.
Vẫn Huấn thị số 14, khi nói đến Bề Trên của Hội Dòng là nói đến vấn đề quyền bính, bổn phận và trách nhiệm thi hành. Thi hành quyền bính là để cùng nhau đối thoại và biện phân giúp vạch ra một chương trình sống phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, và cùng nhau thực hiện thánh ý Ngài.
Huấn thị về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn vẫn là một chỉ dẫn hợp thời cho đời tu hôm nay.
MỘT CỘNG ĐOÀN TU SĨ
Từ sau Công đồng Vaticanô II, các Hội Dòng đã thực hiện được những thích nghi về Hiến chương, những thích nghi này bao gồm cả những chọn hướng, về ý nghĩa của đời tu, và về ý nghĩa các lời khấn.
Khi nói về đời sống thiêng liêng ta cần lưu ý:
Đối với mỗi thành viên trong các Hội Dòng, một “đời sống thiêng liêng vững vàng” có sức lan tỏa ra chung quanh và có sức bật tông đồ. Các Bề Trên và Hội Dòng phải có tham vọng xây dựng một “thân thể huynh đệ”, được linh hoạt bởi việc cùng nhau tìm kiếm Chúa để trở nên kinh nghiệm về Chúa.
1. Một cộng đoàn tu sĩ phải vượt lên trên một tổ chức huynh đệ, hoặc một hiệp hội ái hữu, hoặc một tổ chức nào khác. Cộng đoàn tu chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi là một gia đình, trong đó các thành phần đã hiến dâng mình cho Thiên Chúa và dành trọn cuộc sống để sống chung với các anh chị em mình.
Thiên Chúa mời gọi các tu sĩ đi bước đầu, và bước đi đầu tiên đó đã rõ ràng, nhưng các bước đi sau còn bọc trong sương mù. Các môn đệ đầu tiên, khi được Chúa Giêsu mời gọi theo Người, đã chấp nhận đáp trả cách hồ hởi. Và từ đó, cuộc sống của các ông được hoàn toàn thay đổi. Còn chuyện gì sẽ xẩy đến với các ông, thì chưa được biết. Có điều chắc chắn là cuộc sống của các ông không như trước nữa. Và chúng ta có thể chắc chắn rằng: không một môn đệ nào nắm vững được điều gì sẽ xẩy đến cho bản thân.
Bài Thuyết trình của Cha Timothy Radcliffe, OP: “Tôi thiết nghĩ ơn gọi làm tu sĩ của chúng ta giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta được gọi để làm dấu chỉ cho niềm hy vọng đối với nhân loại: Chúng ta được mời gọi sống sự sống không chắc chắn ấy trong niềm vui. Niềm vui là dấu chỉ của niềm hy vọng cho những con người chẳng còn nhìn thấy tương lai trước mặt mình nữa. Thánh Gioan Thánh Giá, thậm chí còn ca hát ngay sau khi những người anh em Cát Minh của mình nhốt ngài vào phòng biệt giam”.
2. Trong đời sống cộng đoàn, có người tự nhiên cảm thấy mình hợp tính với một số người khác và đồng thời cảm thấy một số người khác sao mà khó tính, khó nết quá đi. Nhưng câu trả lời không hệ tại chỗ: một nhóm người hợp tính với nhau mới làm nên một cộng đoàn. Những khác biệt đó cho thấy sự giàu có và phong phú của một Thánh Thần duy nhất.
Ngược lại, các phần tử trong cộng đoàn phải hiểu rằng: những người cho người khác là khó tính, thì chính những người khác đó, cũng cảm thấy họ là những người khó nết không kém.
3. Cầu nguyện chung với nhau, phụng thờ chung với nhau, lao động chung với nhau, không thể xoá bỏ ba từ “chung với nhau” được (và cuối cùng thì các tu sĩ cũng được chôn chung với nhau trong nghĩa địa của Tu Viện).
Ngày nay, người ta đều cảm thấy cuộc sống chung là điều khó. Ai cũng muốn có cuộc sống riêng tư, trong nhà riêng của mình.
Các cộng đoàn tu sĩ, qua đời sống chung, đó là câu trả lời cho nhân loại. Cho dù nhiều lần người tu sĩ cũng không hài lòng với người anh chị em tu sĩ khác, khi người này người kia không đồng quan điểm với mình. Nhưng điều này vẫn không là lý do chia rẽ, vì họ biết rằng họ đã tận hiến bản thân cho Thiên Chúa và cho cộng đoàn. Cho dù có người chỉ mới 3 năm,10 năm, vị khác đã được 50 năm hay lâu hơn nữa.
4. Lớn lên trong đời sống thiêng liêng giữa lòng một Hội Dòng. Chúng ta chỉ lớn lên trong một lịch sử, trong những tương giao bằng cách hội nhập vào một tập thể. Nơi nào không có sự hội nhập này thì bản thân con người bị thoái lùi hoặc đi đến tự hủy diệt.
Trên bình diện thiêng liêng cũng vậy, chúng ta được mời gọi lớn lên trong một tập thể, cho một sứ vụ. Các môn đệ được Chúa Giêsu ban Thánh Thần, không chỉ để dành cho sự thánh hoá bản thân mình, nhưng trước tiên là để yểm trợ các ông chu toàn sứ vụ.
Lớn lên trong Thánh Linh, là trở thành con cái Chúa trong vâng phục, biết nhận lấy sứ vụ Chúa Kitô làm của mình, biết sống như một thành viên sống động của Thân Thể Người là Hội Thánh.
Bí tích Thánh Tẩy sát nhập chúng ta vào Đức Kitô thì cũng mời gọi chúng ta sống giữa thế gian với sứ vụ Ngôn sứ, Tư tế, và Vương giả của Chúa Kitô.
Trong lòng dân tộc, những tu sĩ có một chỗ đặc biệt, đó là chỗ dành cho sự hội nhập chúng ta vào trong Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta thực hiện sự sát nhập vào Chúa Kitô bằng sự tận hiến cho công cuộc của Người.
Như vậy sự lớn lên trong Thánh Linh sẽ làm cho chúng ta ngày càng trở nên những chi thể sống động hơn của Thân Thể Chúa Kitô.
Hội Dòng của tôi không chỉ là con đường mà tôi có thể mượn trong chốc lát để theo Chúa Giêsu, rồi sau đó là quên đi và tôi tự lo liệu một mình, mà Hội Dòng là một chi thể sống động, đã đào tạo tôi, cưu mang tôi, để tôi thi hành một sứ vụ.
5. Giúp mỗi người lớn lên và hội nhập vào tập thể. Chúng ta không chỉ được kêu mời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục một cách cá nhân, mà trước hết là làm cho hiện hữu trong Hội Thánh.
Cộng đoàn là dấu chỉ của Tin Mừng:
- Trong cách các thành viên sống,
- Trong cách các thành viên xử sự đối với của cải tiền bạc,
- Trong cách các thành viên yêu thương nhau và yêu thương tha nhân,
- Và trong cách họ liên hệ với những người có quyền hành.
Khi các tu sĩ cùng sống các Lời Khấn Dòng như thế, càng ngày chúng ta càng khám phá rằng, tập thể Dòng Tu là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Hội Dòng là “khuôn mặt” của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi và giúp tu sĩ theo Chúa Giêsu đến mức độ điều họ nói và làm hòa điệu, ăn khớp với nhau.
Mỗi tu sĩ phải nói được rằng: cùng với Chúa Giêsu, ước nguyện sâu xa nhất của tôi là làm vinh danh Chúa qua cách sống trọn vẹn đoàn sủng tông đồ của Hội Dòng
6. Hội Dòng lớn lên vì có nhiều người gia nhập. Hội Dòng là một tập thể (một thân thể), là hình ảnh của Giáo Hội. Hội Dòng từng bước giúp tôi nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong việc thi hành sứ mệnh Chúa trao phó. Hội Dòng không phải là một cái gì trừu tượng mà là một tập thể, người ta có thể thấy được và được Hội Thánh công nhận.
Hội Dòng giúp các thành viên sống một cuộc sống thật, một cuộc sống dồi dào, và qua các thành viên, nhờ các thành viên, Hội Dòng mỗi ngày được sống động và phát triển.
VẤN ĐỀ ƠN GỌI TU TRÌ VÀ VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC, TU SĨ HIỆN NAY
Vấn đề ơn gọi tu trì và việc đào tạo linh mục, tu sĩ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối. Đây là vấn đề đã được Công đồng Vaticanô II và những văn kiện sau Công đồng đề cập đến, Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” số 16 nói đến việc cổ võ ơn gọi đời sống thánh hiến.
Nói đến đời sống thánh hiến là nói đến Ơn Gọi:
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi các linh mục tu sĩ, xin tóm tắt và trích dẫn một số ý tưởng nói về ơn gọi:
- Mọi ơn gọi kitô hữu đều phát xuất từ Thiên Chúa, và đều là ân huệ của Thiên Chúa ban.
- Ơn gọi bao gồm: Thiên Chúa đề xướng, con người đáp trả.
- Ơn gọi nào cũng khởi xướng từ Thiên Chúa và được ban nhưng không (x. Ep 1,3-5), nhưng phải được ban trong và qua Giáo Hội.
- Lịch sử của mọi ơn gọi linh mục tu sĩ cũng như của mọi ki tô hữu, là lịch sử của một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người; giữa tình yêu Thiên Chúa và sự tự do đáp lại của con người trong tình yêu. Vì thế, ơn gọi là một mầu nhiệm không thể dò thấu, bao hàm mối tương quan mà Thiên Chúa thiết lập với con người: độc nhất và không thể vãn hồi.
- Giáo Hội thấy rằng không thể né tránh bổn phận của mình là loan báo và bày tỏ ý nghĩa Kitô Giáo của ơn gọi đó là “Tin Mừng về ơn gọi”. Và Giáo Hội dẫn dắt mọi tín hữu khám phá và sống ơn gọi của mình trong tự do và gánh vác ơn gọi ấy cho tới hoàn thành trong đức ái.
ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ LÀ LỜI MỜI GỌI:
TÌM ĐẾN (THEO) – XEM – Ở LẠI
Huấn thị số 16: Con đường nhằm cổ võ ơn gọi sống đời thánh hiến là con đường đã được Chúa khởi sự khi Người nói với hai tông đồ Gioan và Anrê: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).
Tin Mừng đã có nhiều lời của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy đến và theo Ta” (Mt 19,21).
Khi bàn về ơn gọi linh mục trong mục vụ của Giáo Hội, chúng ta có một mô hình mẫu đó là: Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả.
- Khi thấy Chúa Giêsu đi ngang, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với hai môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36b). Và thế là hai ông liền đi theo Đức Giêsu (x.Ga 1,35-37).
- Thấy các ông đi theo, Chúa Giêsu hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thưa Rabbi, Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người (x. Ga 1,38-39).
Ơn kêu gọi của tu sĩ là để: “ở với Chúa”: “Lạy Cha, con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con. Để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24).
“Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5b).
“Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn xin gì anh em sẽ được như ý” (Ga 15,7).
Đây là ơn kêu gọi cao cả nhất. Bởi vì chúng ta đã khởi sự ngay ở trần gian những gì chúng ta sẽ được ở trên trời: cùng một việc phụng thờ; cùng một tình yêu; chỉ có điều khác biệt về hình thức đó là trên trời, Chúa ở trạng thái vinh quang, còn bây giờ trong Thánh Thể, Chúa hiện diện cách nhiệm tích.
Ơn kêu gọi của tu sĩ cũng là ơn kêu gọi để: “Phụng sự tình yêu”.
Từ đời đời Chúa đã yêu thương ta, ngay khi ta chưa còn sinh ra; Ngài đã kêu gọi ta sống theo ơn gọi thánh hiến. Và đây không chỉ là ơn kêu gọi để đạt tới ơn cứu độ mà thôi, hay là ơn được thoát khỏi mọi tội lỗi, hoặc ơn kêu gọi sám hối; nhưng là tiếng gọi của tình yêu, lời mời gọi sống đời thánh thiện, sống gần Con Chiên ở trạng thái mà tình yêu ràng buộc Người ở lại đây.
Sự cản trở ơn gọi. Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng thánh Máccô (x. Mc 10,17-27): “Anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (Mc 10,22). Tiền bạc, của cải vật chất làm cản trở sự tự do đáp trả.
Vì những lý do nêu trên, các cộng đoàn cần tiếp đón và chia sẻ lý tưởng đời sống với những người trẻ, để họ cảm thấy mình bị thách thức bởi những đòi hỏi của sự chân thực, và tự nguyện chấp nhận sống khiết tịnh chỉ vì muốn thi hành thánh ý Thiên Chúa, và vì phần rỗi thế giới.
ĐÀO TẠO (HUẤN LUYỆN)
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi tổ chức Đại Năm Thánh 2000, đã hướng Giáo Hội đến Thánh Thể và từ ngày 10/2/2004 đến ngày 10/2/2005 ngài đã tổ chức Năm Thánh Thể với mục đích: Hết mọi người hãy “Làm mới lại từ Đức Kitô”.
Tông Huấn Vita Consecrata số 68 nhấn mạnh rằng việc canh tân đời sống thánh hiến tùy thuộc rất nhiều vào việc đào tạo.
Huấn thị số 15: Thời đại chúng ta đang sống đòi chúng ta phải xem xét lại toàn bộ việc huấn luyện. Việc huấn luyện không còn giới hạn trong một quãng thời gian nào nữa, mà phải biết tự huấn luyện mình suốt đời. Tự học tập; tự huấn luyện qua cuộc sống mỗi ngày, qua cộng đoàn, nhờ anh chị em, nhờ các chuyện thường nhật; nhờ việc cầu nguyện và hoạt động tông đồ cực nhọc, trong niềm vui và đau khổ; nhờ năm phụng vụ, sống các mầu nhiệm cuộc đời của Con Thiên Chúa, để nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, họ bắt đầu lại mỗi ngày.
Huấn thị số 16: Một trong những hoa trái đầu tiên của con đường thường huấn là khả năng sống ơn gọi mỗi ngày.
2. Cổ võ ơn gọi
Huấn thị số 17: Chăm sóc các ơn gọi là một nhiệm vụ mấu chốt cho tương lai của đời sống thánh hiến.
Người thánh hiến tự bản chất cũng là một linh hoạt viên ơn gọi. Phục vụ các ơn gọi là một trong những thách đố gay gắt nhất mà đời sống thánh hiến hôm nay phải đương đầu.
Ngày nay, việc cổ võ ơn gọi là trách nhiệm của mỗi cộng đoàn và mọi thành viên các Tu Hội, tất cả được mời gọi:
- Đảm nhận nhiệm vụ tiếp xúc với người trẻ, giảng dạy về việc đi theo Đức Kitô và chuyển giao đoàn sủng.
- Phải khám phá những nghệ thuật giáo dục để khơi dậy và giải quyết các vấn nạn nan giải thường ẩn dấu trong lòng mỗi người, đặc biệt đối với người trẻ.
- Đồng hành với người khác trên con đường biện phân ơn gọi. Truyền đạt kinh nghiệm sống, hướng dẫn người đó đến việc chọn lựa ơn gọi riêng.
Huấn thị số 18: Liên hệ đến việc huấn luyện, Thánh bộ đã xuất bản hai tài liệu sau: Potissimum Institutioni và Cộng tác Huấn luyện giữa các Tu Hội. Tuy nhiên, chúng ta ý thức đến những thách đố liên tục mà các Tu hội phải đương đầu trong lãnh vực này.
Các ơn gọi mới đến gõ cửa đời sống thánh hiến thì rất đa dạng, nên đòi hỏi phải có một sự quan tâm riêng, và các cách thức đáp ứng những hoàn cảnh cụ thể về nhân bản, thiêng liêng và văn hoá.
3. Các chiều kích của việc đào tạo
Trước những thực tế của con người thời nay, cách riêng người thánh hiến cần phải được đào tạo:
a. Đào tạo nhân bản: nền tảng của mọi đào tạo linh mục tu sĩ.
+ Đào tạo nhân bản.
+ Sự trưởng thành về mặt cảm tính: tình yêu.
b. Đào tạo thiêng liêng: hiệp thông với Thiên Chúa và tìm gặp Đức Kitô.
+ Được tái sinh “bởi nước và Thánh Thần” (x. Ga 3,1-15).
+ Đời sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô như cành với thân cây nho (x. Ga 15, 1-5)
c. Đào tạo trí thức: đặt nền tảng thần học chân chính là thần học phát xuất từ đức tin và nhắm mục đích dẫn tới đức tin.
d. Đào tạo mục vụ: hiệp thông với đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Toàn bộ nền đào tạo cho các ứng sinh linh mục và tu sĩ đều nhắm tới: thông hiệp vào đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Đào tạo và huấn luyện sao cho “người trẻ” cần được trải qua những thách đố để quyết tâm, triệt để đi theo Đức Kitô và những đòi hỏi sâu xa của sự thánh thiện. Giúp biện phân một ơn gọi vượt quá con người họ, hay vượt quá các ý tưởng ban đầu đã lôi cuốn họ gia nhập một Tu Hội nào đó.
Bởi đó, việc huấn luyện phải có những đặc tính của việc đi theo Đức Kitô cách triệt để. “Vì mục đích của đời sống thánh hiến chính là đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Điều đó sẽ giúp hội nhập các kiến thức thần học, nhân văn và kỹ thuật vào đời sống thiêng liêng và tông đồ của Tu hội, và sẽ luôn luôn duy trì tính chất của một “trường học dạy sự thánh thiện”.
Huấn thị tiếp tục đưa ra nhiều hướng dẫn về việc đào tạo:
+ Việc huấn luyện cần chú ý gieo trồng trong tâm khảm những người thánh hiến trẻ các giá trị nhân bản, thiêng liêng và đoàn sủng; phải chuẩn bị cho biết đối thoại trong cộng đoàn, với lòng chân thành và bác ái của Đức Kitô, xem sự khác biệt như là một sự phong phú và làm quen với các cách nhìn và cảm nghĩ khác nhau.
+ Huấn luyện văn hoá đi đôi với thời đại và đối thoại với nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa của đời sống con người ngày hôm nay. Vì thế cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong lãnh vực triết học, thần học cũng như tâm lý.
+ Trong thời đại vội vã như hiện nay, cần có sự kiên trì và nhẫn nại, phải rất quảng đại trong việc cống hiến thời giờ và năng lực tốt nhất cho việc huấn luyện. Trong hoàn cảnh mà sự nhanh chóng và nông cạn chiếm ưu thế, chúng ta cần có sự thanh thản và thâm trầm.
Vài thách đố nghiêm trọng
Huấn thị số 19: Tương quan giữa các Hội Dòng, các Tu Hội thuộc thẩm quyền giáo phận, các trinh nữ thánh hiến và các ẩn sĩ cần được quan tâm đặc biệt, nhất là bởi các giám mục và linh mục đoàn. Các ngài ý thức đến các vấn đề liên quan đến các công tác mà các tu sĩ phục vụ phù hợp với đoàn sủng riêng của họ: bệnh viện, trường học, nhà tiếp đón và nhà tĩnh tâm.
Cần có sự sáng tạo, khôn ngoan và đối thoại giữa các thành viên Tu Hội cũng như giữa các Tu Hội, đồng thời đối thoại với người hữu trách của Giáo Hội địa phương để tìm ra giải pháp đúng đắn.
Các đề tài hội nhập văn hoá, thích nghi các hình thái linh đạo và công việc tông đồ, cách quản trị, việc huấn luyện, chúng ta không sao liệt kê hết các dự tính khác của đời sống thánh hiến lúc khởi đầu ngàn năm thứ ba này, vì Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước và xa hơn. Sống giây phút hiện tại trong niềm hăng say và nhìn về tương lai với lòng tin tưởng.
Lắng nghe lời mời gọi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi đến toàn thể Giáo Hội, đời sống thánh hiến phải sáng suốt “Xuất phát lại từ Đức Kitô”: “Giáo Hội chờ đợi các tu sĩ nam nữ thánh hiến góp sức tiến bước trên con đường mới mà tôi vạch ra trong Tông huấn Ngàn năm mới: Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, xuất phát lại từ Người, làm chứng cho tình yêu của Người”.
Chỉ như thế, đời sống thánh hiến mới tìm thấy sinh khí mới để hiến mình phục vụ toàn thể Giáo Hội và tất cả nhân loại.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Thế giới đang rơi vào nền “văn hoá sự chết”, lối sống vô tín và tục hoá. Tại Việt Nam nói chung, và cách riêng nơi chúng ta (những tu sĩ) đang sống, đâu là những thách đố và khó khăn kiến ảnh hưởng không thuận lợi đến ơn gọi đời sống thánh hiến?
2. Qua Huấn thị: “Xuất phát lại từ Đức Kitô” và thực tế Việt Nam, chúng ta hãy phác họa một chân dung kiểu mẫu về nhà tu cho thời đại hôm nay?
3. Đứng trước những khó khăn và thách đố của đất nước chúng ta, các Hội Dòng cũng như Tu Hội đời sống thánh hiến, cần đào tạo những gì (như thế nào) cho các tu sĩ và việc tuyển lựa ơn gọi tu trì?
Theo thống kê của báo Vietcatholic News dân số thế giới năm 2009 là: 6.617.097.000 người, so với năm 2006 thì tăng 74.273.000 người. Tại Việt Nam, theo thống kê của Giáo Hội Công Giáo công bố ngày 31/12/2006, dân số là: 85.673.400 người, Công Giáo là 6.150.000, chiếm tỷ lệ khoảng 7%.
Tại Pháp: -1975: 40; -1980: 107; -1990: 659; -1994: trên 1000. Tại Mỹ khoảng trên 2.800. Tại Đức trên 525.
Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên, nhà xuất bản tôn giáo 2003. Một nước Công Giáo truyền thống, thế mà hiện nay tổng số 45/57 triệu người có rửa tội thì khoảng 10 triệu là người thực hành đạo thường xuyên. Ngày nay còn thêm thử thách lớn là sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Hồi Giáo: 4.000.000; Do Thái giáo: 650.000; Phật giáo: 600.000). Hiện nay tỷ lệ giới trẻ gắn bó với tôn giáo (rửa tội, học giáo lý, rước lễ, tham dự phụng vụ…) chỉ khoảng 37%.
Hiện nay ở Pháp có 78 giáo phận thực hành ADAP đều đặn ở 2.750 địa điểm. Cứ tình hình hiện nay thì ADAP sẽ gia tăng. (Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên).
Có nguy cơ trệch đường
- Theo truyền thống và giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo cấm linh mục thực hành việc “ủy quyền mục tử” để người nhận ủy quyền chủ sự thánh lễ Chúa nhật.
Thật nghịch lý khi cho rằng: Giáo Hội Công Giáo với nền linh đạo mang đậm nét Thánh Thể, luôn ưu tiên cho việc cử hành Thánh Thể, mà lại không thể dâng lễ Chúa nhật cho các tín hữu (buộc tham dự lễ Chúa nhật).
- Trao cho giáo dân các thừa tác vụ loan báo Lời Chúa và điều khiển, làm linh hoạt cộng đoàn; đồng thời đóng khung các linh mục trong thừa tác vụ cử hành các bí tích. Việc phân chia này là không chính đáng với học thuyết của Vaticanô II; cũng không làm cho các linh mục được hạnh phúc; còn làm bóp méo các tín hữu hiểu về thừa tác vụ linh mục: Tư tế. Linh mục phải giữ vai trò chủ động trong việc loan báo Lời Chúa, điều khiển và làm linh hoạt cộng đoàn.
- Công đồng Vaticanô II xác minh rằng: nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục không phải chỉ là phụng tự, nhưng trước hết là sứ vụ và nền tảng sâu xa của thừa tác vụ chính là tính tông đồ (được sai đi). Phụng vụ là chóp đỉnh, trong phụng vụ có công bố, rao giảng Lời Chúa, nhưng phụng vụ không đứng hàng đầu mà là Tin Mừng. Linh mục không thể bị rút gọn trở thành người phân phát các bí tích.
- Ở Pháp, giáo dân nắm giữ các trách nhiệm của cha xứ. Cách này xem ra không tốt, nguy cơ gây ra sự thay đổi trong chức năng của linh mục (thu gọn lại trong việc cử hành bí tích).
Vì thế, tình trạng ADAP không thể kéo dài vì sẽ gây những hậu quả thảm hại liên quan đến căn tính của Giáo Hội.
Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới, Pastores Dabo Vobis (Những mục tử như lòng Chúa mong ước) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1992 gửi các linh mục, tu sĩ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong Sứ điệp nhân ngày hoà bình thế giới 2009, đã mời gọi: Hỡi nhân loại hãy thay đổi lối sống, những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ, những cớ cấu quyền bính đang điều hành các xã hội ngày nay, cần thay đổi để tình liên đới được thể hiện trong đời sống nhân loại.
Đề cương học hỏi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chương I, Thực trạng xã hội, những thuận lợi và thách đố.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Ecclesia in Asia, số 39.
Bản phúc trình năm 2008 do Ban Kinh tế và Quan hệ xã hội của Liên Hiệp Quốc nhận định về tình hình thế giới ngày nay bất bình đẳng hơn so với nhiều năm trước, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đáng kể ở nhiều vùng. Cụ thể bản phúc trình cho thấy, không thể so sánh nổi giữa 2,8 tỷ người đang sống với mức chưa tới 2 USD/ngày với mức độ tiêu dùng của giới nhà giàu.
Hiệp Hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5 đến 9/6/2008. Cha Timothy Peter Joseph Radcliffe, OP. Trong Tổng hội của Dòng ở Mêhicô, cha được bầu làm Tổng Quyền Dòng Đa Minh (nhiệm kỳ 1992-2001). Ngày 15/5/2007 Cha đạt giải “The Michael Ramsey” với tác phẩm What Is the Point of Being A Christian ? Cha từng là Chưởng ấn tại các Đại học Angelicum, Roma; Santo Thomas, Manila; trường Kinh Thánh Giêrusalem; Trưởng Phân Khoa Thần học tai Fribourg. Hiện tại cha là nhà giảng thuyết lữ hành, là giáo sư. Trụ sở liên lạc tại tu viện Blackfriars, Oxford, Anh Quốc.
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã lập lại ngày Pro Orantibus dành để cầu nguyện cho các dòng chiêm niệm và kêu gọi mọi người giúp đỡ họ.
Theo nguồn tin của AsiaNews ngày 20/11/2008, giới thiệu suy nghĩ của một nữ tu về tương lai các dòng tu ở châu âu, cho thấy dù lạc quan đến đâu, thì sự sa sút về ơn gọi tu trì là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy, và giải đáp cho bài toán quá khó nầy vẫn chưa tìm thấy? Và việc phải làm gì để thực sự sống nghèo, tận hiến chỉ để phục vụ trong khiêm hạ nghèo khó không chỉ về tinh thần, mà cả - và nhất là - về vật chất, yêu mến “chị nghèo” như tinh thần thánh Phanxicô Atxidi.
Tương lai dòng tu ở Châu Âu dưới cái nhìn của nữ tu Ingrid Grave
Soeur Ingrid Grave, một nữ tu Dòng Đa Minh 71 tuổi, có một cái nhìn hiện thực về tương lai của các cộng đoàn dòng tu. Sœur là một trong những người thuyết trình tại hội nghị các tu sĩ nam nữ người Thụy Sĩ lần thứ ba diễn ra tại Fribourg từ ngày 5 đến 7 tháng 9 về chủ đề « Sự thay đổi xã hội ở Thụy Sĩ – Chúng ta sẽ đề ra chọn lựa nào ? ».
Soeur Ingrid Grave: Các cộng đoàn dòng tu phải đóng cửa các nhà. Phần lớn các thành viên đã cao tuổi. Và các cộng đoàn cũng bận rộn với công việc tái cơ cấu. Nhưng các dòng tu lớn, và nhất là các dòng nữ, gần như không có lớp kế thừa. Tôi nghĩ trước tiên đến tình hình của chúng tôi ở Châu Âu.
Có nhiều lý do khác nhau.
- Các dòng tu gần như tất cả đều được sáng lập vào thế kỷ XIX. Chúng phát triển mạnh mẽ trong suốt 100 năm và đạt con số 500 nữ tu. Thế rồi các con số cứ lùi mãi. Thế giới phụ nữ cũng đã đổi thay. Nữ giới thế kỷ XXI rất khác với các phụ nữ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay họ tiếp cận với hầu hết mọi nghề nghiệp, cho dù vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn.
- Không phải chỉ ở thế kỷ XIX mà cho tới giữa thế kỷ XX, đến mức gia nhập một Dòng tu được coi như một hình thức giải phóng [phụ nữ]. Các nữ phó tế nở rộ trong Giáo Hội Tin Lành cải cách.
Người ta nói, các nữ tu phải là những “thiếu nữ tận hiến” của Giáo Hội, nhưng với tư cách là những phụ nữ thế kỷ XX và XXI.
- Những thách đố lớn nhất cho tương lai các dòng tu là làm thế nào để có thể ảnh hưởng xã hội bằng linh đạo của mình; một sự thách đố quan trọng khác là người nam và những người nữ ngày nay không còn khả năng cầu nguyện, và tôi thấy điều đó thật là tai hại.
- Các dòng tu trong mười năm tới?
Một nghiên cứu vừa qua cho thấy rằng các thanh niên ngày nay không muốn ràng buộc lâu dài với một tổ chức hoặc một cơ chế. Chúng ta đang sống trong một môi trường văn hoá - biến cố, cho nên mối bận tâm là sự dấn thân của chúng ta phải hợp với mong mỏi của những con người thời đại hôm nay.
Đức Hồng Y Dario Castrillón Chủ Tịch Bộ Giáo Sĩ khuyên các linh mục tu sĩ: “Hãy tránh những chướng ngại của chủ trương duy hoạt động. Nếu không được tưới gội đầy đủ bằng Lời Chúa và bằng sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, sẽ trở nên khô cằn cỗi”.
Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Chương I, Thực tại Việt Nam.
Nền văn hoá vô tín và dửng dưng tôn giáo. Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Đề tài 4: Giáo Hội Việt Nam đang tiến bước trong lịch sử. Mục 4.2: “Giáo Hội chống lại trào lưu tục hoá và chủ nghĩa vô tín”. Chủ nghĩa tục hoá mang đặc tính lấy con người làm trung tâm và đề nghị một kiểu tâm linh chủ quan không được thiết lập trên bất cứ mặc khải liên hệ với lịch sử. Thứ tình cảm này tự phủ nhận chiều kích lịch sử của mạc khải và tính ngôi vị của Thiên Chúa.
Công đồng Vaticanô II qua Hiến chế Gaudium et Spes, các số 19-22 đã cho ta thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa vô thần, làm cho các tín hữu xa lìa Giáo Hội, xa lìa đức tin Kitô Giáo.
Chủ nghĩa vô tín thì có nhiều hình thức khác nhau. Theo Công đồng, “có người phủ nhận Thiên Chúa cách tỏ tường, có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì về Thiên Chúa. Có người cứu xét vấn đề Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho vấn đề đó xem ra thiếu hẳn ý nghĩa. Vượt quá phạm vi khoa học thực nghiệm một cách vô lý, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự bằng khoa học này, hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên như vô nghĩa; những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa. Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ tưởng đến nỗi Thiên Chúa mà họ bài xích không phải là Thiên Chúa của Phúc âm. Cả vấn đề Thiên Chúa cũng không hề được đặt ra bởi vì xem ra họ không cảm thấy áy náy gì về tôn giáo cũng như không thấy tại sao lại phải bận tâm về vấn đề đó. Ngoài ra, chủ nghĩa vô thần nhiều lúc phát sinh hoặc do sự phản kháng mãnh liệt chống lại sự dữ trong thế gian hoặc do nhận định sai lầm cho một số giá trị của con người là tuyệt đối đến nỗi lấy chúng thay thế cho chính Thiên Chúa. Ngay cả nền văn minh hiện đại nhiều lúc có thể làm cho người ta khó đến với Thiên Chúa hơn, không phải tự nó, nhưng vì nó quá bám víu vào những thực tại trần gian… Tín hữu có thể chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh vô thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội. Phải nói rằng họ che giấu hơn là bày tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo” (GS 19).
Đức Hồng Y người Slovac, bài phỏng vấn đăng trên báo Osservatore Romano, ngày 8/11/2007.
Cha Timothy Radcliffe, OP: Bề Trên là người lãnh đạo. Nhưng tôi thấy trong Hội Thánh, chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Giêsu Kitô, còn chúng ta đây nam cũng như nữ tu sĩ, chúng ta đều là những môn đệ, thi hành quyền bính để phục vụ. Lãnh đạo là người làm công việc phục vụ ân sủng của Thiên Chúa.
Nguyên tác là “Le Bon Supérieur”, người dịch: Đa Minh Trần Thái Đỉnh, 1920.
Lời của Cha Timothy Radcliffe, OP: Tu sĩ là người không biết lịch sử cuộc đời mình. Đa số con người đều có những sự nghiệp, và lịch sử bản thân của họ được kiến thiết xoay quanh những sự nghiệp đó. Họ leo lên những nấc thang của con đường tiến thân. Người lính Binh nhì mong lên Trung sĩ, anh Đại úy mơ trở thành ông Tướng, cô giáo ôm mộng có ngày lãnh chức Hiệu trưởng. Nhưng tu sĩ thì lại không có sự nghiệp.
“Đức Giêsu đặt bản thân của Người vào tay những môn đệ mong manh yếu đuối của Người. Thiên Chúa dám đem chính mình làm quà tặng cho những kẻ sắp phản bội Người, sắp chối và bỏ rơi Người. Trong đời tu chúng ta cũng đón lấy cùng một nguy cơ như thế. Chúng ta tin tưởng những người anh chị em mong manh yếu đuối, không biết anh chị em sắp làm gì cho chúng ta.
Trong Hiệp hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5-9/6/2008.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói với các nữ tu Dòng Kín tại Mêhicô năm 1979: “Cuộc sống của các chị em quan trọng hơn bao giờ hết, sự hiến thân trọn vẹn của các chị em đầy tính thời sự. Trong một thế giới đang đề cao quá mức những thực tại vật chất và đánh mất dần ý thức về thần linh. Hỡi các nữ tu thân mến, các chị đã dấn thân vào các tu viện để làm chứng cho những giá trị mà các chị sống cho. Các chị là chứng nhân của Chúa cho thế giới ngày nay. Với lời cầu nguyện, các chị đang thổi một luồng sinh khí mới vào trong giáo Hội và con người ngày nay”.
X. Đời Tu Ơn Gọi và Đặc Sủng, nguyên tác: “Theologia de la Vida Religiosa” Phần II. Tiếng gọi đặc biệt của Thiên Chúa: Viễn tượng thần học. Nội dung ơn gọi: “Mỗi câu chuyện ơn gọi trong Kinh Thánh đều nhắm tới một sứ vụ, việc kêu gọi không chỉ ám tàng sứ vụ nhưng còn bao hàm một nếp sống đặc biệt…”
Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (directives sur la formation dans les institus religieux) số 8, do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, đăng trên báo Osservatore Romano 2/3/1990.
1) Ngày 31/5/1956, Văn kiện Sedes Sapientiae về đào tạo hàng giáo sĩ; 2) Công đồng Vaticanô II: Hiến chế Tín Lý về Hội Thánh: Lumen Gentium; 3) Sắc lệnh Perfectae Caritatis, về canh tân đời sống tu trì; 4) Năm 1969, Huấn thị Renovationis Causam, về canh tân đời sống tu trì; 5) Ngày 21/6/1971, Tông huấn Evangelica Testificatio về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hiện nay. Tông huấn thật hữu ích cho những nhà đào tạo, nhấn mạnh đến những yếu tố nội tâm của đời sống tu trì; 6) Ngày 14/5/1978, Văn kiện Mutuae Relationes, những chỉ dẫn về mối tương quan hỗ tương giữa Giám mục và các tu sĩ trong hội Thánh; 7) Ngày 2/2/1990 Văn kiện Potissimum Institutioni, hướng dẫn về đào tạo trong các Hội Dòng; 8) Ngày 25/5/1992, Tông huấn Pastores Dabo Vobis về đào tạo các linh mục trong hoàn cảnh hiện nay; 9) Ngày 15/1/1994, Văn kiện Congregavit Nos In Unum Christi Amor, đời sống huynh đệ trong cộng đoàn; 10) Ngày 25/3/1996, Văn kiện Vita Consecrata, về đời sống thánh hiến.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, các số 34-40.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 35.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 36.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 38.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 39.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 40.
Mục đích tối hậu của đời tận hiến cho Thiên Chúa (thể hiện qua ba lời khuyên Phúc Âm) là làm vinh danh Thiên Chúa, rồi đến thánh hoá bản thân và mưu ích cho các linh hồn (x. Thánh Hiến cuộc đời, Mục đích của việc tận hiến đời tu, nguyên tác Catechismo Del Voti Religiosi).
Mỗi người, Chúa cũng gọi như ngôn sứ Giêrêmia: “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Trước khi cho ngươi hình thành trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1,4-5).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 37.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn về đời sống thánh hiến Vita Consecrata, (25/3/1996).
Đề tựa của Tông huấn Những Mục Tử như lòng Chúa mong ước Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề Đào tạo Trường kỳ (Formation Permanente): đào tạo mãi mãi, vĩnh viễn [hoặc danh từ: “On Going Formation” (đào tạo thường xuyên, liên tục)]. Đào Tạo là vấn đề rất quan trọng, có nhiều khó khăn và phải trải qua nhiều thời gian, nhiều thành phần con người và xã hội, mỗi nơi mỗi thời.
Huấn luyện liên tục, xin xem hướng dẫn của: Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (Directives sur la Formation dans les Institus Religieux) do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, các số 66-67.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 43.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 44.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 45.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 46.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 53.
Trong số Báo Nội san Liên Tu Sĩ số 33 (ra tháng 2/2002) Bài viết của tu sĩ Lê Văn Hoàng, OFM: “Có thể nói chắc chắn rằng: Nếu không có cái nhìn đức tin làm cốt lõi và nền tảng, thì những nỗ lực của người tu sĩ nói chung chỉ là đáp ứng những cái bên ngoài mà thôi. Cái mà con người thời nay chờ đợi nơi linh mục, tu sĩ là sự dấn thân, đem cái mình là ai, hơn là cái mình có thể cho xã hội”.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 57.
X. CHARLES SERRAO, OCD, Biện phân ơn gọi tu trì, đào tạo hướng đến sự thay đổi. Chuyển ngữ: linh mục Đa Minh Nguyễn Đức Thông
1. Thường huấn
Một cái nhìn thực tế về tình hình Giáo Hội và thế giới hôm nay mà tất cả chúng ta đều ý thức đến, đó là những thử thách và việc thanh luyện mà đời sống thánh hiến đang trải qua.
Quan tâm đến những đau khổ và thử thách đang làm xáo trộn đời sống thánh hiến, chúng ta không đưa ra một lời phê phán hay kết án, nhưng muốn bày tỏ tình liên đới và sự gần gũi thân mật như muốn chia sẻ niềm vui và cả đau khổ nữa.
Khi chia sẻ về những khó khăn, chúng ta vẫn luôn luôn ý thức rằng lịch sử Giáo Hội do Thiên Chúa hướng dẫn, và mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người (x. Rm 8,28).
Với cái nhìn đức tin ấy, thì ngay cả điều tiêu cực cũng là cơ hội cho chúng ta nhận ra khuôn mặt Đức Kitô chịu đóng đinh và bị bỏ rơi, Đấng đã nhận lấy những giới hạn của chúng ta đến mức “mang lấy tội lỗi chúng ta vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1 Pr 2,24). Thật vậy, ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối (x. 2 Cr 12,9).
Khám phá lại ý nghĩa và phẩm tính
của đời sống thánh hiến
Các khó khăn mà những người thánh hiến hôm nay phải đối diện có nhiều dạng:
1) Số tu sĩ linh mục suy giảm và lớn tuổi trong các Hội Dòng:
Theo thống kê của Vietcatholic News đăng vào dịp lễ Khánh Nhật Truyền Giáo 17/10/2009.
- Tổng số linh mục thế giới: 408.024, giảm mạnh ở Châu Âu (2.260), Châu Úc (55); nhưng tăng ở Châu Á (1.521).
Linh mục Dòng tổng số là: 135.593 giảm 587.
Linh mục Triều tổng số là: 272.431 tăng 1.340.
- Phó tế vĩnh viễn tăng: 35.942, nhiều nhất là Châu Mỹ (898) và Châu Âu (472).
- Nữ tu giảm: 6.586 (tổng số là: 748.814)
- Tiểu chủng sinh dòng và triều giảm 671 (tổng số là: 101.978).
- Thừa sai giáo dân tăng: 33.696 (tổng số là: 250.464).
- Giáo lý viên tăng 6.665 (tổng số là: 2.993.354).
2) Giáo Hội Pháp. Khủng hoảng về ơn gọi linh mục, bắt đầu giảm sút từ trước Công đồng Vaticanô II: - Năm 1959 là 823; - năm 1969: 535; - năm 1979: 174; - năm 1989: 113. (Hiện nay mỗi năm có khoảng 100 đến 130 tân linh mục. Giáo phận Paris mỗi năm có khoảng 5 đến 6 tân linh mục). Chủng viện có nguy cơ đóng cửa.
+ Linh mục già nua, đau yếu, hồi tục.
• 1977–1989 có 4.753 linh mục mất đi (chết và hồi tục).
• 1979 có 31.800 linh mục, nhưng đến năm 1992 còn 24. 000 (mất 7.740).
• Tuổi trung bình trên 67 -70; trung bình chết 800 linh mục một năm.
+ Tổng số nữ tu tại Pháp năm 1977 có 92.000, thì năm 1989 là 66.000; năm 1991 là 60.000, nhưng đến năm 1995 là 56.000. Thực tế (ở Pháp) cho thấy diễn biến ơn gọi nữ tu hầu như giảm song song với diễn biến sút giảm linh mục được phong chức.
3) Hiện tượng ADAP (Assembleees Dominicales en L’Absence de Prêtres - Các buổi cử hành Chúa nhật khi vắng các linh mục).
Công đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh Chức vụ và đời sống các linh mục - Presbyterorum Ordinis số 9 có đề cập đến “mối tương quan giữa linh mục và giáo dân”.
Giáo Hội Công Giáo trên thế giới ngày càng rơi vào tình trạng thiếu vắng linh mục, dẫn đến một sáng kiến tổ chức Phụng vụ Chúa nhật mà ta gọi theo chữ viết tắt là ADAP. Việc ban quyền cho một phó tế vĩnh viễn hay giáo dân cử hành Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật rồi cho rước lễ sẽ gây ra hậu quả: không còn phân biệt giữa ADAP với thánh lễ đích thực nữa; hoặc không cần linh mục, linh mục chỉ cần Truyền phép Mình Thánh Chúa.
4) Tông huấn Những mục tử như lòng Chúa mong ước của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đề cập đến vấn đề khó khăn và khủng hoảng lớn hiện nay trong Giáo Hội: thiếu linh mục và tu sĩ.
Con người ngày nay nghiêng chiều về khuynh hướng thực dụng, đang lôi cuốn người trẻ: “Xã hội tiêu dùng” dẫn đến lối sống chủ nghĩa duy cá nhân, duy vật chất, duy khoái lạc, quan niệm sống thoải mái, dễ làm giới trẻ mất phương hướng, cho nên có ít người đi tu.
Linh mục cũng dễ rơi vào tình trạng ít suy tư, thích những gì có sẵn như “mỳ ăn liền”: bài giảng soạn sẵn; thích những câu chuyện hấp dẫn, áng văn hoa mỹ để thưởng thức hơn là để biến cải tâm hồn; hoặc rơi vào tình trạng giảng dài, không chuẩn bị kỹ, hoặc quá ngắn theo sở thích của giáo dân.
5) Sự bùng nổ nhanh chóng của khoa công nghệ thông tin; những phương thức phát triển kinh tế thị trường không ngừng thay đổi, cải tiến; những chương trình vui chơi giải trí, bầu chọn “Top ten, siêu sao, …”, không có cái gì tồn tại lâu dài. Mới hôm nay hiện đại, thì không lâu sau đã có sản phẩm khác thay thế, và lại rơi vào quên lãng, lỗi thời.
6) Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam đã cho thấy những thực trạng xã hội Việt Nam đang gặp phải những thách đố:
- Tiến trình toàn cầu hoá kinh tế làm phương hại đến người nghèo. Hố ngăn cách giữa người giầu và nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Trong thực tế, chúng ta có thể thấy những cung cách hưởng thụ, tiêu xài xa xỉ hoang phí qúa đối nghịch với tình cảnh thiếu thốn cơ cực của lớp người cùng khổ hiện vẫn còn quá đông trong xã hội hôm nay.
- Đất nước cũng đang bùng phát về di dân, do người trẻ từ nông thôn đổ xô vào thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Nếp sống buông thả dường như có gia tăng, bạo lực, tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở cả thành thị lẫn thôn quê cũng đang gây nhiều âu lo.
- Về Văn hoá Giáo dục: các dịch vụ internet nở rộ ngay cả nơi các vùng nông thôn, và qua đó phổ biến những hình thức văn hoá không lành mạnh. Việc giáo dục dường như chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, hơn là giáo dục toàn diện cả về nhân bản và tri thức, để xây dựng những con người Việt Nam chân chính, có trách nhiệm nhân ái và trưởng thành trong đạo đức.
Đề cương đã đưa ra lời nhận xét: Thật rõ ràng, đất nước Việt Nam đang ở trong giai đoạn mới của lịch sử, ở đó ánh sáng xen lẫn với bóng tối và dường như bóng tối đang lấn áp.
Những khó khăn và khủng hoảng nêu trên đã làm ảnh hưởng đến những người trẻ, khiến họ không muốn dấn thân trong ơn gọi tu trì. Quan trọng hơn là như đang làm cho những người trẻ mất dần niềm hy vọng vào tương lai của Giáo Hội. Nó cũng gây ảnh hưởng cả đến những người đang sống trong ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Chính vì thế số 12 Huấn thị, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đặt ra câu hỏi liệu đời sống thánh hiến còn là chứng tá khả thị có khả năng thu hút người trẻ nữa không.
Cũng với vấn nạn Đức Giáo Hoàng đặt ra, trong Báo cáo ở hội nghị của Hiệp Hội Đời Tu tại Canada của cha Timothy Radcliffe, OP đã viết: “Khi tôi phát biểu trước các hội nghị của các tu sĩ ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và hầu như chỗ nào người ta cũng đặt ra cùng một câu hỏi: Liệu đời tu còn có một tương lai? Điều này cũng đúng ở Canada này. Nhiều Hội Dòng đang bị đe dọa biến mất”.
Huấn thị hướng dẫn và trả lời cho vấn nạn:
+ Đối diện với những khủng hoảng tôn giáo hiện nay ảnh hưởng trên xã hội, khiến người sống đời thánh hiến đôi khi không được trân trọng đúng mức; có lúc người ta thiếu cả sự tin tưởng vào đời sống thánh hiến. Chính vì thế người sống thánh hiến buộc phải tìm kiếm những hình thức hiện diện và đặt ra cho mình những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa căn tính của mình và tương lai.
+ Bên cạnh sự sự nhiệt tình xả thân nhằm làm chứng và tự hiến đến mức tử đạo, những người thánh hiến cũng cảm nghiệm những đe doạ của sự tầm thường trong đời sống thiêng liêng, của việc trưởng giả hoá dần dần và não trạng tiêu thụ.
+ Việc điều hành phức tạp các công việc của xã hội và luật lệ của Nhà nước, cùng với các cám dỗ tìm kiếm hiệu năng và duy hoạt động, có nguy cơ làm lu mờ tính độc đáo của Tin Mừng và làm suy yếu các động cơ thiêng liêng. Tình trạng các dự phóng riêng tư chiếm ưu thế hơn các dự phóng cộng đoàn, có thể làm xói mòn sự hiệp thông tình yêu giữa anh em, chị em.
Trước những thách đố cũng như dấu chỉ của thời đại hôm nay, (Huấn thị số 12) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trả lời xác quyết: đời sống thánh hiến vẫn còn có một lịch sử cần được viết ra cùng với mọi tín hữu.
Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam: cách riêng tại Việt Nam, đứng trước những khó khăn và thách đố, các Hội Dòng và Tu Hội sẽ cùng với Giáo Hội tại Việt Nam chọn hướng đi hôm nay là phải Xuất phát lại từ Đức Kitô.
Số 13 của Huấn thị: Những khó khăn và vấn nạn mà đời sống tu trì trải qua hôm nay có thể làm nẩy sinh một kairos [Thời buổi: “hãy tận dụng thời buổi hiện tại”( Cl 4,5)] mới, một thời gian ân sủng.
Việc phải sống trong một xã hội bị nền văn hoá sự chết thống trị có một thách đố là phải trở nên những chứng nhân, những sứ giả và những người phục vụ sự sống kiên cường hơn.
Các lời khuyên phúc âm như khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục mà Đức Kitô sống trọn vẹn trong nhân tính của người với tư cách là Con Thiên Chúa và được ôm ấp vì yêu mến Thiên Chúa. Chúng là những thần dược chữa trị sự sa đoạ của tinh thần, đời sống và văn hoá, công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa và niềm vui sống theo các mối phúc lộc Tin Mừng.
Cũng vẫn với chủ đề: Đời tu liệu còn có một tương lai? Công báo của Tòa Thánh Chúa nhật 11/11/2007 có đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y Franc Rodé, chủ tịch Bộ các Hội Dòng thánh hiến và Tu Đoàn tông đồ. Lời của Đức Hồng Y: “Theo tôi, thách đố lớn đang chờ đợi chúng ta trong những năm tới là thách đố của việc tục hoá. Nhưng tôi không có ý nhấn mạnh đến việc tục hoá “bên ngoài” cho bằng nhắm đến việc tục hoá “bên trong”. Đây là lúc phải nhìn nhận những sai lầm đã xẩy ra. Các cộng đoàn tu trì cần phải trở về những nguồn mạch của đoàn sủng sáng lập và những giá trị Tin Mừng. Phải dành lại vị trí trung tâm cho việc cầu nguyện, cho đời sống chung, đức thanh bần, khiết tịnh và tuân phục”.
Huấn thị số 13 tiếp tục cho thấy: Cảm tưởng mà một số người có về sự sút giảm lòng kính trọng đối với đời sống thánh hiến, có thể được xem như một lời mời gọi cần thanh luyện để tự do. Đời sống thánh hiến không nhằm tìm kiếm sự tôn vinh và tán thưởng, nhưng được đền đáp bằng niềm vui khi được tiếp tục làm việc không mệt mỏi vì Nước Thiên Chúa.
Nếu những người thánh hiến ở một vài nơi vì nhân sự giảm sút, thì có thể xem đó như dấu chỉ Thiên Chúa mời gọi trở về với những nhiệm vụ chính yếu là làm men, dấu chỉ và ngôn sứ.
Những thách đố đó rõ ràng có thể tạo nên một lời mời gọi nhớ lại khả năng đáp ứng các thách đố và các khó khăn thời đại của các vị thánh sáng lập Dòng bằng một sự sáng tạo có tính đoàn sủng đích thật.
Nhiệm vụ của Bề Trên
Huấn thị số 14: Các Bề Trên là những người được uỷ thác việc thi hành quyền bính, một trách nhiệm nặng nề và khó khăn. Trách nhiệm đó đòi hỏi Bề Trên phải thường xuyên hiện diện để linh hoạt và đề nghị, nhắc nhở về lý do hiện hữu của đời sống thánh hiến và hỗ trợ những người được uỷ thác cho họ sống trong sự trung thành không ngừng được đổi mới theo lời mời gọi của Thánh Khí. Một bề trên không thể từ chối sứ vụ linh hoạt, nâng đỡ anh chị em, đề xuất, lắng nghe và đối thoại.
Cha Colomban, OFM viết cuốn “Vị Bề Trên tốt”, xin trích lược một đoạn sau: “Vị Bề Trên tốt là phải theo thứ tự sau: trước hết là lo cho các linh hồn, thứ đến là lo cho sức khỏe chị em và tiếp đến là lo cho các công việc của Hội Dòng, không được biếng trễ đối với một việc nào trong ba công việc này. Có vị Bề Trên chỉ thấy lo các việc trần thế, đó là người kinh doanh. Có vị sống nội tâm hơn, chỉ nghĩ đến việc thiêng liêng, người ta gọi vị ấy là nhà thần bí. Có vị lo cho chị em minh cả phần hồn lẫn sức khỏe, nhưng lại ít để tâm đến phát triển và giữ cơ sở Hội Dòng được thịnh vượng”.
Vẫn Huấn thị số 14, khi nói đến Bề Trên của Hội Dòng là nói đến vấn đề quyền bính, bổn phận và trách nhiệm thi hành. Thi hành quyền bính là để cùng nhau đối thoại và biện phân giúp vạch ra một chương trình sống phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, và cùng nhau thực hiện thánh ý Ngài.
Huấn thị về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn vẫn là một chỉ dẫn hợp thời cho đời tu hôm nay.
MỘT CỘNG ĐOÀN TU SĨ
Từ sau Công đồng Vaticanô II, các Hội Dòng đã thực hiện được những thích nghi về Hiến chương, những thích nghi này bao gồm cả những chọn hướng, về ý nghĩa của đời tu, và về ý nghĩa các lời khấn.
Khi nói về đời sống thiêng liêng ta cần lưu ý:
Đối với mỗi thành viên trong các Hội Dòng, một “đời sống thiêng liêng vững vàng” có sức lan tỏa ra chung quanh và có sức bật tông đồ. Các Bề Trên và Hội Dòng phải có tham vọng xây dựng một “thân thể huynh đệ”, được linh hoạt bởi việc cùng nhau tìm kiếm Chúa để trở nên kinh nghiệm về Chúa.
1. Một cộng đoàn tu sĩ phải vượt lên trên một tổ chức huynh đệ, hoặc một hiệp hội ái hữu, hoặc một tổ chức nào khác. Cộng đoàn tu chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi là một gia đình, trong đó các thành phần đã hiến dâng mình cho Thiên Chúa và dành trọn cuộc sống để sống chung với các anh chị em mình.
Thiên Chúa mời gọi các tu sĩ đi bước đầu, và bước đi đầu tiên đó đã rõ ràng, nhưng các bước đi sau còn bọc trong sương mù. Các môn đệ đầu tiên, khi được Chúa Giêsu mời gọi theo Người, đã chấp nhận đáp trả cách hồ hởi. Và từ đó, cuộc sống của các ông được hoàn toàn thay đổi. Còn chuyện gì sẽ xẩy đến với các ông, thì chưa được biết. Có điều chắc chắn là cuộc sống của các ông không như trước nữa. Và chúng ta có thể chắc chắn rằng: không một môn đệ nào nắm vững được điều gì sẽ xẩy đến cho bản thân.
Bài Thuyết trình của Cha Timothy Radcliffe, OP: “Tôi thiết nghĩ ơn gọi làm tu sĩ của chúng ta giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta được gọi để làm dấu chỉ cho niềm hy vọng đối với nhân loại: Chúng ta được mời gọi sống sự sống không chắc chắn ấy trong niềm vui. Niềm vui là dấu chỉ của niềm hy vọng cho những con người chẳng còn nhìn thấy tương lai trước mặt mình nữa. Thánh Gioan Thánh Giá, thậm chí còn ca hát ngay sau khi những người anh em Cát Minh của mình nhốt ngài vào phòng biệt giam”.
2. Trong đời sống cộng đoàn, có người tự nhiên cảm thấy mình hợp tính với một số người khác và đồng thời cảm thấy một số người khác sao mà khó tính, khó nết quá đi. Nhưng câu trả lời không hệ tại chỗ: một nhóm người hợp tính với nhau mới làm nên một cộng đoàn. Những khác biệt đó cho thấy sự giàu có và phong phú của một Thánh Thần duy nhất.
Ngược lại, các phần tử trong cộng đoàn phải hiểu rằng: những người cho người khác là khó tính, thì chính những người khác đó, cũng cảm thấy họ là những người khó nết không kém.
3. Cầu nguyện chung với nhau, phụng thờ chung với nhau, lao động chung với nhau, không thể xoá bỏ ba từ “chung với nhau” được (và cuối cùng thì các tu sĩ cũng được chôn chung với nhau trong nghĩa địa của Tu Viện).
Ngày nay, người ta đều cảm thấy cuộc sống chung là điều khó. Ai cũng muốn có cuộc sống riêng tư, trong nhà riêng của mình.
Các cộng đoàn tu sĩ, qua đời sống chung, đó là câu trả lời cho nhân loại. Cho dù nhiều lần người tu sĩ cũng không hài lòng với người anh chị em tu sĩ khác, khi người này người kia không đồng quan điểm với mình. Nhưng điều này vẫn không là lý do chia rẽ, vì họ biết rằng họ đã tận hiến bản thân cho Thiên Chúa và cho cộng đoàn. Cho dù có người chỉ mới 3 năm,10 năm, vị khác đã được 50 năm hay lâu hơn nữa.
4. Lớn lên trong đời sống thiêng liêng giữa lòng một Hội Dòng. Chúng ta chỉ lớn lên trong một lịch sử, trong những tương giao bằng cách hội nhập vào một tập thể. Nơi nào không có sự hội nhập này thì bản thân con người bị thoái lùi hoặc đi đến tự hủy diệt.
Trên bình diện thiêng liêng cũng vậy, chúng ta được mời gọi lớn lên trong một tập thể, cho một sứ vụ. Các môn đệ được Chúa Giêsu ban Thánh Thần, không chỉ để dành cho sự thánh hoá bản thân mình, nhưng trước tiên là để yểm trợ các ông chu toàn sứ vụ.
Lớn lên trong Thánh Linh, là trở thành con cái Chúa trong vâng phục, biết nhận lấy sứ vụ Chúa Kitô làm của mình, biết sống như một thành viên sống động của Thân Thể Người là Hội Thánh.
Bí tích Thánh Tẩy sát nhập chúng ta vào Đức Kitô thì cũng mời gọi chúng ta sống giữa thế gian với sứ vụ Ngôn sứ, Tư tế, và Vương giả của Chúa Kitô.
Trong lòng dân tộc, những tu sĩ có một chỗ đặc biệt, đó là chỗ dành cho sự hội nhập chúng ta vào trong Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta thực hiện sự sát nhập vào Chúa Kitô bằng sự tận hiến cho công cuộc của Người.
Như vậy sự lớn lên trong Thánh Linh sẽ làm cho chúng ta ngày càng trở nên những chi thể sống động hơn của Thân Thể Chúa Kitô.
Hội Dòng của tôi không chỉ là con đường mà tôi có thể mượn trong chốc lát để theo Chúa Giêsu, rồi sau đó là quên đi và tôi tự lo liệu một mình, mà Hội Dòng là một chi thể sống động, đã đào tạo tôi, cưu mang tôi, để tôi thi hành một sứ vụ.
5. Giúp mỗi người lớn lên và hội nhập vào tập thể. Chúng ta không chỉ được kêu mời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục một cách cá nhân, mà trước hết là làm cho hiện hữu trong Hội Thánh.
Cộng đoàn là dấu chỉ của Tin Mừng:
- Trong cách các thành viên sống,
- Trong cách các thành viên xử sự đối với của cải tiền bạc,
- Trong cách các thành viên yêu thương nhau và yêu thương tha nhân,
- Và trong cách họ liên hệ với những người có quyền hành.
Khi các tu sĩ cùng sống các Lời Khấn Dòng như thế, càng ngày chúng ta càng khám phá rằng, tập thể Dòng Tu là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Hội Dòng là “khuôn mặt” của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi và giúp tu sĩ theo Chúa Giêsu đến mức độ điều họ nói và làm hòa điệu, ăn khớp với nhau.
Mỗi tu sĩ phải nói được rằng: cùng với Chúa Giêsu, ước nguyện sâu xa nhất của tôi là làm vinh danh Chúa qua cách sống trọn vẹn đoàn sủng tông đồ của Hội Dòng
6. Hội Dòng lớn lên vì có nhiều người gia nhập. Hội Dòng là một tập thể (một thân thể), là hình ảnh của Giáo Hội. Hội Dòng từng bước giúp tôi nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong việc thi hành sứ mệnh Chúa trao phó. Hội Dòng không phải là một cái gì trừu tượng mà là một tập thể, người ta có thể thấy được và được Hội Thánh công nhận.
Hội Dòng giúp các thành viên sống một cuộc sống thật, một cuộc sống dồi dào, và qua các thành viên, nhờ các thành viên, Hội Dòng mỗi ngày được sống động và phát triển.
VẤN ĐỀ ƠN GỌI TU TRÌ VÀ VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC, TU SĨ HIỆN NAY
Vấn đề ơn gọi tu trì và việc đào tạo linh mục, tu sĩ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối. Đây là vấn đề đã được Công đồng Vaticanô II và những văn kiện sau Công đồng đề cập đến, Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” số 16 nói đến việc cổ võ ơn gọi đời sống thánh hiến.
Nói đến đời sống thánh hiến là nói đến Ơn Gọi:
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi các linh mục tu sĩ, xin tóm tắt và trích dẫn một số ý tưởng nói về ơn gọi:
- Mọi ơn gọi kitô hữu đều phát xuất từ Thiên Chúa, và đều là ân huệ của Thiên Chúa ban.
- Ơn gọi bao gồm: Thiên Chúa đề xướng, con người đáp trả.
- Ơn gọi nào cũng khởi xướng từ Thiên Chúa và được ban nhưng không (x. Ep 1,3-5), nhưng phải được ban trong và qua Giáo Hội.
- Lịch sử của mọi ơn gọi linh mục tu sĩ cũng như của mọi ki tô hữu, là lịch sử của một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người; giữa tình yêu Thiên Chúa và sự tự do đáp lại của con người trong tình yêu. Vì thế, ơn gọi là một mầu nhiệm không thể dò thấu, bao hàm mối tương quan mà Thiên Chúa thiết lập với con người: độc nhất và không thể vãn hồi.
- Giáo Hội thấy rằng không thể né tránh bổn phận của mình là loan báo và bày tỏ ý nghĩa Kitô Giáo của ơn gọi đó là “Tin Mừng về ơn gọi”. Và Giáo Hội dẫn dắt mọi tín hữu khám phá và sống ơn gọi của mình trong tự do và gánh vác ơn gọi ấy cho tới hoàn thành trong đức ái.
ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ LÀ LỜI MỜI GỌI:
TÌM ĐẾN (THEO) – XEM – Ở LẠI
Huấn thị số 16: Con đường nhằm cổ võ ơn gọi sống đời thánh hiến là con đường đã được Chúa khởi sự khi Người nói với hai tông đồ Gioan và Anrê: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).
Tin Mừng đã có nhiều lời của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy đến và theo Ta” (Mt 19,21).
Khi bàn về ơn gọi linh mục trong mục vụ của Giáo Hội, chúng ta có một mô hình mẫu đó là: Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả.
- Khi thấy Chúa Giêsu đi ngang, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với hai môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36b). Và thế là hai ông liền đi theo Đức Giêsu (x.Ga 1,35-37).
- Thấy các ông đi theo, Chúa Giêsu hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thưa Rabbi, Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người (x. Ga 1,38-39).
Ơn kêu gọi của tu sĩ là để: “ở với Chúa”: “Lạy Cha, con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con. Để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24).
“Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5b).
“Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn xin gì anh em sẽ được như ý” (Ga 15,7).
Đây là ơn kêu gọi cao cả nhất. Bởi vì chúng ta đã khởi sự ngay ở trần gian những gì chúng ta sẽ được ở trên trời: cùng một việc phụng thờ; cùng một tình yêu; chỉ có điều khác biệt về hình thức đó là trên trời, Chúa ở trạng thái vinh quang, còn bây giờ trong Thánh Thể, Chúa hiện diện cách nhiệm tích.
Ơn kêu gọi của tu sĩ cũng là ơn kêu gọi để: “Phụng sự tình yêu”.
Từ đời đời Chúa đã yêu thương ta, ngay khi ta chưa còn sinh ra; Ngài đã kêu gọi ta sống theo ơn gọi thánh hiến. Và đây không chỉ là ơn kêu gọi để đạt tới ơn cứu độ mà thôi, hay là ơn được thoát khỏi mọi tội lỗi, hoặc ơn kêu gọi sám hối; nhưng là tiếng gọi của tình yêu, lời mời gọi sống đời thánh thiện, sống gần Con Chiên ở trạng thái mà tình yêu ràng buộc Người ở lại đây.
Sự cản trở ơn gọi. Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng thánh Máccô (x. Mc 10,17-27): “Anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (Mc 10,22). Tiền bạc, của cải vật chất làm cản trở sự tự do đáp trả.
Vì những lý do nêu trên, các cộng đoàn cần tiếp đón và chia sẻ lý tưởng đời sống với những người trẻ, để họ cảm thấy mình bị thách thức bởi những đòi hỏi của sự chân thực, và tự nguyện chấp nhận sống khiết tịnh chỉ vì muốn thi hành thánh ý Thiên Chúa, và vì phần rỗi thế giới.
ĐÀO TẠO (HUẤN LUYỆN)
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi tổ chức Đại Năm Thánh 2000, đã hướng Giáo Hội đến Thánh Thể và từ ngày 10/2/2004 đến ngày 10/2/2005 ngài đã tổ chức Năm Thánh Thể với mục đích: Hết mọi người hãy “Làm mới lại từ Đức Kitô”.
Tông Huấn Vita Consecrata số 68 nhấn mạnh rằng việc canh tân đời sống thánh hiến tùy thuộc rất nhiều vào việc đào tạo.
Huấn thị số 15: Thời đại chúng ta đang sống đòi chúng ta phải xem xét lại toàn bộ việc huấn luyện. Việc huấn luyện không còn giới hạn trong một quãng thời gian nào nữa, mà phải biết tự huấn luyện mình suốt đời. Tự học tập; tự huấn luyện qua cuộc sống mỗi ngày, qua cộng đoàn, nhờ anh chị em, nhờ các chuyện thường nhật; nhờ việc cầu nguyện và hoạt động tông đồ cực nhọc, trong niềm vui và đau khổ; nhờ năm phụng vụ, sống các mầu nhiệm cuộc đời của Con Thiên Chúa, để nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, họ bắt đầu lại mỗi ngày.
Huấn thị số 16: Một trong những hoa trái đầu tiên của con đường thường huấn là khả năng sống ơn gọi mỗi ngày.
2. Cổ võ ơn gọi
Huấn thị số 17: Chăm sóc các ơn gọi là một nhiệm vụ mấu chốt cho tương lai của đời sống thánh hiến.
Người thánh hiến tự bản chất cũng là một linh hoạt viên ơn gọi. Phục vụ các ơn gọi là một trong những thách đố gay gắt nhất mà đời sống thánh hiến hôm nay phải đương đầu.
Ngày nay, việc cổ võ ơn gọi là trách nhiệm của mỗi cộng đoàn và mọi thành viên các Tu Hội, tất cả được mời gọi:
- Đảm nhận nhiệm vụ tiếp xúc với người trẻ, giảng dạy về việc đi theo Đức Kitô và chuyển giao đoàn sủng.
- Phải khám phá những nghệ thuật giáo dục để khơi dậy và giải quyết các vấn nạn nan giải thường ẩn dấu trong lòng mỗi người, đặc biệt đối với người trẻ.
- Đồng hành với người khác trên con đường biện phân ơn gọi. Truyền đạt kinh nghiệm sống, hướng dẫn người đó đến việc chọn lựa ơn gọi riêng.
Huấn thị số 18: Liên hệ đến việc huấn luyện, Thánh bộ đã xuất bản hai tài liệu sau: Potissimum Institutioni và Cộng tác Huấn luyện giữa các Tu Hội. Tuy nhiên, chúng ta ý thức đến những thách đố liên tục mà các Tu hội phải đương đầu trong lãnh vực này.
Các ơn gọi mới đến gõ cửa đời sống thánh hiến thì rất đa dạng, nên đòi hỏi phải có một sự quan tâm riêng, và các cách thức đáp ứng những hoàn cảnh cụ thể về nhân bản, thiêng liêng và văn hoá.
3. Các chiều kích của việc đào tạo
Trước những thực tế của con người thời nay, cách riêng người thánh hiến cần phải được đào tạo:
a. Đào tạo nhân bản: nền tảng của mọi đào tạo linh mục tu sĩ.
+ Đào tạo nhân bản.
+ Sự trưởng thành về mặt cảm tính: tình yêu.
b. Đào tạo thiêng liêng: hiệp thông với Thiên Chúa và tìm gặp Đức Kitô.
+ Được tái sinh “bởi nước và Thánh Thần” (x. Ga 3,1-15).
+ Đời sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô như cành với thân cây nho (x. Ga 15, 1-5)
c. Đào tạo trí thức: đặt nền tảng thần học chân chính là thần học phát xuất từ đức tin và nhắm mục đích dẫn tới đức tin.
d. Đào tạo mục vụ: hiệp thông với đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Toàn bộ nền đào tạo cho các ứng sinh linh mục và tu sĩ đều nhắm tới: thông hiệp vào đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Đào tạo và huấn luyện sao cho “người trẻ” cần được trải qua những thách đố để quyết tâm, triệt để đi theo Đức Kitô và những đòi hỏi sâu xa của sự thánh thiện. Giúp biện phân một ơn gọi vượt quá con người họ, hay vượt quá các ý tưởng ban đầu đã lôi cuốn họ gia nhập một Tu Hội nào đó.
Bởi đó, việc huấn luyện phải có những đặc tính của việc đi theo Đức Kitô cách triệt để. “Vì mục đích của đời sống thánh hiến chính là đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Điều đó sẽ giúp hội nhập các kiến thức thần học, nhân văn và kỹ thuật vào đời sống thiêng liêng và tông đồ của Tu hội, và sẽ luôn luôn duy trì tính chất của một “trường học dạy sự thánh thiện”.
Huấn thị tiếp tục đưa ra nhiều hướng dẫn về việc đào tạo:
+ Việc huấn luyện cần chú ý gieo trồng trong tâm khảm những người thánh hiến trẻ các giá trị nhân bản, thiêng liêng và đoàn sủng; phải chuẩn bị cho biết đối thoại trong cộng đoàn, với lòng chân thành và bác ái của Đức Kitô, xem sự khác biệt như là một sự phong phú và làm quen với các cách nhìn và cảm nghĩ khác nhau.
+ Huấn luyện văn hoá đi đôi với thời đại và đối thoại với nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa của đời sống con người ngày hôm nay. Vì thế cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong lãnh vực triết học, thần học cũng như tâm lý.
+ Trong thời đại vội vã như hiện nay, cần có sự kiên trì và nhẫn nại, phải rất quảng đại trong việc cống hiến thời giờ và năng lực tốt nhất cho việc huấn luyện. Trong hoàn cảnh mà sự nhanh chóng và nông cạn chiếm ưu thế, chúng ta cần có sự thanh thản và thâm trầm.
Vài thách đố nghiêm trọng
Huấn thị số 19: Tương quan giữa các Hội Dòng, các Tu Hội thuộc thẩm quyền giáo phận, các trinh nữ thánh hiến và các ẩn sĩ cần được quan tâm đặc biệt, nhất là bởi các giám mục và linh mục đoàn. Các ngài ý thức đến các vấn đề liên quan đến các công tác mà các tu sĩ phục vụ phù hợp với đoàn sủng riêng của họ: bệnh viện, trường học, nhà tiếp đón và nhà tĩnh tâm.
Cần có sự sáng tạo, khôn ngoan và đối thoại giữa các thành viên Tu Hội cũng như giữa các Tu Hội, đồng thời đối thoại với người hữu trách của Giáo Hội địa phương để tìm ra giải pháp đúng đắn.
Các đề tài hội nhập văn hoá, thích nghi các hình thái linh đạo và công việc tông đồ, cách quản trị, việc huấn luyện, chúng ta không sao liệt kê hết các dự tính khác của đời sống thánh hiến lúc khởi đầu ngàn năm thứ ba này, vì Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước và xa hơn. Sống giây phút hiện tại trong niềm hăng say và nhìn về tương lai với lòng tin tưởng.
Lắng nghe lời mời gọi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi đến toàn thể Giáo Hội, đời sống thánh hiến phải sáng suốt “Xuất phát lại từ Đức Kitô”: “Giáo Hội chờ đợi các tu sĩ nam nữ thánh hiến góp sức tiến bước trên con đường mới mà tôi vạch ra trong Tông huấn Ngàn năm mới: Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, xuất phát lại từ Người, làm chứng cho tình yêu của Người”.
Chỉ như thế, đời sống thánh hiến mới tìm thấy sinh khí mới để hiến mình phục vụ toàn thể Giáo Hội và tất cả nhân loại.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Thế giới đang rơi vào nền “văn hoá sự chết”, lối sống vô tín và tục hoá. Tại Việt Nam nói chung, và cách riêng nơi chúng ta (những tu sĩ) đang sống, đâu là những thách đố và khó khăn kiến ảnh hưởng không thuận lợi đến ơn gọi đời sống thánh hiến?
2. Qua Huấn thị: “Xuất phát lại từ Đức Kitô” và thực tế Việt Nam, chúng ta hãy phác họa một chân dung kiểu mẫu về nhà tu cho thời đại hôm nay?
3. Đứng trước những khó khăn và thách đố của đất nước chúng ta, các Hội Dòng cũng như Tu Hội đời sống thánh hiến, cần đào tạo những gì (như thế nào) cho các tu sĩ và việc tuyển lựa ơn gọi tu trì?
Theo thống kê của báo Vietcatholic News dân số thế giới năm 2009 là: 6.617.097.000 người, so với năm 2006 thì tăng 74.273.000 người. Tại Việt Nam, theo thống kê của Giáo Hội Công Giáo công bố ngày 31/12/2006, dân số là: 85.673.400 người, Công Giáo là 6.150.000, chiếm tỷ lệ khoảng 7%.
Tại Pháp: -1975: 40; -1980: 107; -1990: 659; -1994: trên 1000. Tại Mỹ khoảng trên 2.800. Tại Đức trên 525.
Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên, nhà xuất bản tôn giáo 2003. Một nước Công Giáo truyền thống, thế mà hiện nay tổng số 45/57 triệu người có rửa tội thì khoảng 10 triệu là người thực hành đạo thường xuyên. Ngày nay còn thêm thử thách lớn là sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Hồi Giáo: 4.000.000; Do Thái giáo: 650.000; Phật giáo: 600.000). Hiện nay tỷ lệ giới trẻ gắn bó với tôn giáo (rửa tội, học giáo lý, rước lễ, tham dự phụng vụ…) chỉ khoảng 37%.
Hiện nay ở Pháp có 78 giáo phận thực hành ADAP đều đặn ở 2.750 địa điểm. Cứ tình hình hiện nay thì ADAP sẽ gia tăng. (Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên).
Có nguy cơ trệch đường
- Theo truyền thống và giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo cấm linh mục thực hành việc “ủy quyền mục tử” để người nhận ủy quyền chủ sự thánh lễ Chúa nhật.
Thật nghịch lý khi cho rằng: Giáo Hội Công Giáo với nền linh đạo mang đậm nét Thánh Thể, luôn ưu tiên cho việc cử hành Thánh Thể, mà lại không thể dâng lễ Chúa nhật cho các tín hữu (buộc tham dự lễ Chúa nhật).
- Trao cho giáo dân các thừa tác vụ loan báo Lời Chúa và điều khiển, làm linh hoạt cộng đoàn; đồng thời đóng khung các linh mục trong thừa tác vụ cử hành các bí tích. Việc phân chia này là không chính đáng với học thuyết của Vaticanô II; cũng không làm cho các linh mục được hạnh phúc; còn làm bóp méo các tín hữu hiểu về thừa tác vụ linh mục: Tư tế. Linh mục phải giữ vai trò chủ động trong việc loan báo Lời Chúa, điều khiển và làm linh hoạt cộng đoàn.
- Công đồng Vaticanô II xác minh rằng: nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục không phải chỉ là phụng tự, nhưng trước hết là sứ vụ và nền tảng sâu xa của thừa tác vụ chính là tính tông đồ (được sai đi). Phụng vụ là chóp đỉnh, trong phụng vụ có công bố, rao giảng Lời Chúa, nhưng phụng vụ không đứng hàng đầu mà là Tin Mừng. Linh mục không thể bị rút gọn trở thành người phân phát các bí tích.
- Ở Pháp, giáo dân nắm giữ các trách nhiệm của cha xứ. Cách này xem ra không tốt, nguy cơ gây ra sự thay đổi trong chức năng của linh mục (thu gọn lại trong việc cử hành bí tích).
Vì thế, tình trạng ADAP không thể kéo dài vì sẽ gây những hậu quả thảm hại liên quan đến căn tính của Giáo Hội.
Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới, Pastores Dabo Vobis (Những mục tử như lòng Chúa mong ước) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1992 gửi các linh mục, tu sĩ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong Sứ điệp nhân ngày hoà bình thế giới 2009, đã mời gọi: Hỡi nhân loại hãy thay đổi lối sống, những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ, những cớ cấu quyền bính đang điều hành các xã hội ngày nay, cần thay đổi để tình liên đới được thể hiện trong đời sống nhân loại.
Đề cương học hỏi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chương I, Thực trạng xã hội, những thuận lợi và thách đố.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Ecclesia in Asia, số 39.
Bản phúc trình năm 2008 do Ban Kinh tế và Quan hệ xã hội của Liên Hiệp Quốc nhận định về tình hình thế giới ngày nay bất bình đẳng hơn so với nhiều năm trước, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đáng kể ở nhiều vùng. Cụ thể bản phúc trình cho thấy, không thể so sánh nổi giữa 2,8 tỷ người đang sống với mức chưa tới 2 USD/ngày với mức độ tiêu dùng của giới nhà giàu.
Hiệp Hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5 đến 9/6/2008. Cha Timothy Peter Joseph Radcliffe, OP. Trong Tổng hội của Dòng ở Mêhicô, cha được bầu làm Tổng Quyền Dòng Đa Minh (nhiệm kỳ 1992-2001). Ngày 15/5/2007 Cha đạt giải “The Michael Ramsey” với tác phẩm What Is the Point of Being A Christian ? Cha từng là Chưởng ấn tại các Đại học Angelicum, Roma; Santo Thomas, Manila; trường Kinh Thánh Giêrusalem; Trưởng Phân Khoa Thần học tai Fribourg. Hiện tại cha là nhà giảng thuyết lữ hành, là giáo sư. Trụ sở liên lạc tại tu viện Blackfriars, Oxford, Anh Quốc.
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã lập lại ngày Pro Orantibus dành để cầu nguyện cho các dòng chiêm niệm và kêu gọi mọi người giúp đỡ họ.
Theo nguồn tin của AsiaNews ngày 20/11/2008, giới thiệu suy nghĩ của một nữ tu về tương lai các dòng tu ở châu âu, cho thấy dù lạc quan đến đâu, thì sự sa sút về ơn gọi tu trì là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy, và giải đáp cho bài toán quá khó nầy vẫn chưa tìm thấy? Và việc phải làm gì để thực sự sống nghèo, tận hiến chỉ để phục vụ trong khiêm hạ nghèo khó không chỉ về tinh thần, mà cả - và nhất là - về vật chất, yêu mến “chị nghèo” như tinh thần thánh Phanxicô Atxidi.
Tương lai dòng tu ở Châu Âu dưới cái nhìn của nữ tu Ingrid Grave
Soeur Ingrid Grave, một nữ tu Dòng Đa Minh 71 tuổi, có một cái nhìn hiện thực về tương lai của các cộng đoàn dòng tu. Sœur là một trong những người thuyết trình tại hội nghị các tu sĩ nam nữ người Thụy Sĩ lần thứ ba diễn ra tại Fribourg từ ngày 5 đến 7 tháng 9 về chủ đề « Sự thay đổi xã hội ở Thụy Sĩ – Chúng ta sẽ đề ra chọn lựa nào ? ».
Soeur Ingrid Grave: Các cộng đoàn dòng tu phải đóng cửa các nhà. Phần lớn các thành viên đã cao tuổi. Và các cộng đoàn cũng bận rộn với công việc tái cơ cấu. Nhưng các dòng tu lớn, và nhất là các dòng nữ, gần như không có lớp kế thừa. Tôi nghĩ trước tiên đến tình hình của chúng tôi ở Châu Âu.
Có nhiều lý do khác nhau.
- Các dòng tu gần như tất cả đều được sáng lập vào thế kỷ XIX. Chúng phát triển mạnh mẽ trong suốt 100 năm và đạt con số 500 nữ tu. Thế rồi các con số cứ lùi mãi. Thế giới phụ nữ cũng đã đổi thay. Nữ giới thế kỷ XXI rất khác với các phụ nữ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay họ tiếp cận với hầu hết mọi nghề nghiệp, cho dù vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn.
- Không phải chỉ ở thế kỷ XIX mà cho tới giữa thế kỷ XX, đến mức gia nhập một Dòng tu được coi như một hình thức giải phóng [phụ nữ]. Các nữ phó tế nở rộ trong Giáo Hội Tin Lành cải cách.
Người ta nói, các nữ tu phải là những “thiếu nữ tận hiến” của Giáo Hội, nhưng với tư cách là những phụ nữ thế kỷ XX và XXI.
- Những thách đố lớn nhất cho tương lai các dòng tu là làm thế nào để có thể ảnh hưởng xã hội bằng linh đạo của mình; một sự thách đố quan trọng khác là người nam và những người nữ ngày nay không còn khả năng cầu nguyện, và tôi thấy điều đó thật là tai hại.
- Các dòng tu trong mười năm tới?
Một nghiên cứu vừa qua cho thấy rằng các thanh niên ngày nay không muốn ràng buộc lâu dài với một tổ chức hoặc một cơ chế. Chúng ta đang sống trong một môi trường văn hoá - biến cố, cho nên mối bận tâm là sự dấn thân của chúng ta phải hợp với mong mỏi của những con người thời đại hôm nay.
Đức Hồng Y Dario Castrillón Chủ Tịch Bộ Giáo Sĩ khuyên các linh mục tu sĩ: “Hãy tránh những chướng ngại của chủ trương duy hoạt động. Nếu không được tưới gội đầy đủ bằng Lời Chúa và bằng sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, sẽ trở nên khô cằn cỗi”.
Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Chương I, Thực tại Việt Nam.
Nền văn hoá vô tín và dửng dưng tôn giáo. Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Đề tài 4: Giáo Hội Việt Nam đang tiến bước trong lịch sử. Mục 4.2: “Giáo Hội chống lại trào lưu tục hoá và chủ nghĩa vô tín”. Chủ nghĩa tục hoá mang đặc tính lấy con người làm trung tâm và đề nghị một kiểu tâm linh chủ quan không được thiết lập trên bất cứ mặc khải liên hệ với lịch sử. Thứ tình cảm này tự phủ nhận chiều kích lịch sử của mạc khải và tính ngôi vị của Thiên Chúa.
Công đồng Vaticanô II qua Hiến chế Gaudium et Spes, các số 19-22 đã cho ta thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa vô thần, làm cho các tín hữu xa lìa Giáo Hội, xa lìa đức tin Kitô Giáo.
Chủ nghĩa vô tín thì có nhiều hình thức khác nhau. Theo Công đồng, “có người phủ nhận Thiên Chúa cách tỏ tường, có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì về Thiên Chúa. Có người cứu xét vấn đề Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho vấn đề đó xem ra thiếu hẳn ý nghĩa. Vượt quá phạm vi khoa học thực nghiệm một cách vô lý, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự bằng khoa học này, hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên như vô nghĩa; những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa. Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ tưởng đến nỗi Thiên Chúa mà họ bài xích không phải là Thiên Chúa của Phúc âm. Cả vấn đề Thiên Chúa cũng không hề được đặt ra bởi vì xem ra họ không cảm thấy áy náy gì về tôn giáo cũng như không thấy tại sao lại phải bận tâm về vấn đề đó. Ngoài ra, chủ nghĩa vô thần nhiều lúc phát sinh hoặc do sự phản kháng mãnh liệt chống lại sự dữ trong thế gian hoặc do nhận định sai lầm cho một số giá trị của con người là tuyệt đối đến nỗi lấy chúng thay thế cho chính Thiên Chúa. Ngay cả nền văn minh hiện đại nhiều lúc có thể làm cho người ta khó đến với Thiên Chúa hơn, không phải tự nó, nhưng vì nó quá bám víu vào những thực tại trần gian… Tín hữu có thể chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh vô thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội. Phải nói rằng họ che giấu hơn là bày tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo” (GS 19).
Đức Hồng Y người Slovac, bài phỏng vấn đăng trên báo Osservatore Romano, ngày 8/11/2007.
Cha Timothy Radcliffe, OP: Bề Trên là người lãnh đạo. Nhưng tôi thấy trong Hội Thánh, chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Giêsu Kitô, còn chúng ta đây nam cũng như nữ tu sĩ, chúng ta đều là những môn đệ, thi hành quyền bính để phục vụ. Lãnh đạo là người làm công việc phục vụ ân sủng của Thiên Chúa.
Nguyên tác là “Le Bon Supérieur”, người dịch: Đa Minh Trần Thái Đỉnh, 1920.
Lời của Cha Timothy Radcliffe, OP: Tu sĩ là người không biết lịch sử cuộc đời mình. Đa số con người đều có những sự nghiệp, và lịch sử bản thân của họ được kiến thiết xoay quanh những sự nghiệp đó. Họ leo lên những nấc thang của con đường tiến thân. Người lính Binh nhì mong lên Trung sĩ, anh Đại úy mơ trở thành ông Tướng, cô giáo ôm mộng có ngày lãnh chức Hiệu trưởng. Nhưng tu sĩ thì lại không có sự nghiệp.
“Đức Giêsu đặt bản thân của Người vào tay những môn đệ mong manh yếu đuối của Người. Thiên Chúa dám đem chính mình làm quà tặng cho những kẻ sắp phản bội Người, sắp chối và bỏ rơi Người. Trong đời tu chúng ta cũng đón lấy cùng một nguy cơ như thế. Chúng ta tin tưởng những người anh chị em mong manh yếu đuối, không biết anh chị em sắp làm gì cho chúng ta.
Trong Hiệp hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5-9/6/2008.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói với các nữ tu Dòng Kín tại Mêhicô năm 1979: “Cuộc sống của các chị em quan trọng hơn bao giờ hết, sự hiến thân trọn vẹn của các chị em đầy tính thời sự. Trong một thế giới đang đề cao quá mức những thực tại vật chất và đánh mất dần ý thức về thần linh. Hỡi các nữ tu thân mến, các chị đã dấn thân vào các tu viện để làm chứng cho những giá trị mà các chị sống cho. Các chị là chứng nhân của Chúa cho thế giới ngày nay. Với lời cầu nguyện, các chị đang thổi một luồng sinh khí mới vào trong giáo Hội và con người ngày nay”.
X. Đời Tu Ơn Gọi và Đặc Sủng, nguyên tác: “Theologia de la Vida Religiosa” Phần II. Tiếng gọi đặc biệt của Thiên Chúa: Viễn tượng thần học. Nội dung ơn gọi: “Mỗi câu chuyện ơn gọi trong Kinh Thánh đều nhắm tới một sứ vụ, việc kêu gọi không chỉ ám tàng sứ vụ nhưng còn bao hàm một nếp sống đặc biệt…”
Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (directives sur la formation dans les institus religieux) số 8, do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, đăng trên báo Osservatore Romano 2/3/1990.
1) Ngày 31/5/1956, Văn kiện Sedes Sapientiae về đào tạo hàng giáo sĩ; 2) Công đồng Vaticanô II: Hiến chế Tín Lý về Hội Thánh: Lumen Gentium; 3) Sắc lệnh Perfectae Caritatis, về canh tân đời sống tu trì; 4) Năm 1969, Huấn thị Renovationis Causam, về canh tân đời sống tu trì; 5) Ngày 21/6/1971, Tông huấn Evangelica Testificatio về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hiện nay. Tông huấn thật hữu ích cho những nhà đào tạo, nhấn mạnh đến những yếu tố nội tâm của đời sống tu trì; 6) Ngày 14/5/1978, Văn kiện Mutuae Relationes, những chỉ dẫn về mối tương quan hỗ tương giữa Giám mục và các tu sĩ trong hội Thánh; 7) Ngày 2/2/1990 Văn kiện Potissimum Institutioni, hướng dẫn về đào tạo trong các Hội Dòng; 8) Ngày 25/5/1992, Tông huấn Pastores Dabo Vobis về đào tạo các linh mục trong hoàn cảnh hiện nay; 9) Ngày 15/1/1994, Văn kiện Congregavit Nos In Unum Christi Amor, đời sống huynh đệ trong cộng đoàn; 10) Ngày 25/3/1996, Văn kiện Vita Consecrata, về đời sống thánh hiến.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, các số 34-40.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 35.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 36.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 38.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 39.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 40.
Mục đích tối hậu của đời tận hiến cho Thiên Chúa (thể hiện qua ba lời khuyên Phúc Âm) là làm vinh danh Thiên Chúa, rồi đến thánh hoá bản thân và mưu ích cho các linh hồn (x. Thánh Hiến cuộc đời, Mục đích của việc tận hiến đời tu, nguyên tác Catechismo Del Voti Religiosi).
Mỗi người, Chúa cũng gọi như ngôn sứ Giêrêmia: “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Trước khi cho ngươi hình thành trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1,4-5).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 37.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn về đời sống thánh hiến Vita Consecrata, (25/3/1996).
Đề tựa của Tông huấn Những Mục Tử như lòng Chúa mong ước Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề Đào tạo Trường kỳ (Formation Permanente): đào tạo mãi mãi, vĩnh viễn [hoặc danh từ: “On Going Formation” (đào tạo thường xuyên, liên tục)]. Đào Tạo là vấn đề rất quan trọng, có nhiều khó khăn và phải trải qua nhiều thời gian, nhiều thành phần con người và xã hội, mỗi nơi mỗi thời.
Huấn luyện liên tục, xin xem hướng dẫn của: Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (Directives sur la Formation dans les Institus Religieux) do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, các số 66-67.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 43.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 44.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 45.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 46.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 53.
Trong số Báo Nội san Liên Tu Sĩ số 33 (ra tháng 2/2002) Bài viết của tu sĩ Lê Văn Hoàng, OFM: “Có thể nói chắc chắn rằng: Nếu không có cái nhìn đức tin làm cốt lõi và nền tảng, thì những nỗ lực của người tu sĩ nói chung chỉ là đáp ứng những cái bên ngoài mà thôi. Cái mà con người thời nay chờ đợi nơi linh mục, tu sĩ là sự dấn thân, đem cái mình là ai, hơn là cái mình có thể cho xã hội”.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 57.
X. CHARLES SERRAO, OCD, Biện phân ơn gọi tu trì, đào tạo hướng đến sự thay đổi. Chuyển ngữ: linh mục Đa Minh Nguyễn Đức Thông
1. Thường huấn
Dấn thân thăng tiến đời sống thiêng liêng
Linh mục Giuse Trần Quốc Tuyến
17:03 17/03/2010
Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010 chính là thời điểm thuận lợi khích lệ chúng ta hãy trở về gặp gỡ Đức Kitô, làm một cuộc khởi hành mới xuất phát lại từ Ngài, để «tiếp tục theo đuổi “đời sống kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo”, tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này». Đây cũng là lời mời gọi khẩn thiết của Giáo Hội gửi đến các tu sĩ nam nữ, «là những người muốn dùng đời sống mình làm chứng cho tính triệt để của Phúc Âm qua đặc sủng của các Đấng lập dòng đối với mỗi dòng tu, chớ gì họ tiếp tục lớn lên trong Thiên Chúa qua việc đào sâu đời sống thiêng liêng trong sự trung thành với ơn gọi của mình và bằng sự dấn thân tông đồ có hiệu quả, theo gương Chúa Kitô». Thực vậy, nỗ lực sống đạo đức thánh thiện là sự đóng góp hữu hiệu nhất của các tu sĩ nam nữ cho thế giới hôm nay. Vì thế, «đời sống thiêng liêng phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình của mọi gia đình đời sống thánh hiến, ngõ hầu mọi tu hội và mọi cộng đoàn trở thành những trường học về linh đạo phúc âm chân chính». Trong tinh thần ấy, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô trở thành kim chỉ nam hướng dẫn cho các tu sĩ nam nữ canh tân đời sống thiêng liêng, trung thành với lời cam kết sống đời thánh hiến, để xây dựng một đời sống thánh thiện, một cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và dấn thân ra đi làm chứng cho Chúa Kitô giữa anh chị em đồng bào.
1. Gặp gỡ Đức Kitô
«Hãy trở về Galilêa, anh em sẽ được gặp Thầy ở đó» (Mt 28,10). Như các Tông đồ xưa kia đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Kitô phục sinh, người môn đệ Chúa Kitô hôm nay cũng cần phải trở về điểm hẹn với Thầy Chí Thánh để gặp gỡ và tái khám phá dung mạo của Ngài, và để bước đi theo Ngài trên những nẻo đường đến với muôn dân nước trong một cuộc khởi hành mới mà điểm xuất phát là chính Ngài. Hơn lúc nào hết, thời gian này chính là cơ hội giúp chúng ta lên đường trở về bên Đức Kitô để «hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi thành thánh Giêrusalem thiên quốc».
1.1. Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô
Trọng tâm của đời sống thánh hiến không gì khác hơn là giúp cho các tu sĩ theo sát Chúa Kitô, sống kết hợp với Ngài trong từng phút giây của cuộc đời. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi trở về với Đức Kitô để chiêm ngưỡng cách cụ thể khuôn mặt của Ngài. Nhờ đó mỗi người được trở nên thánh thiện và có thể phản chiếu dung nhan của Chúa Kitô trong căn tính và ơn gọi của mình.
Chúng ta cần trở về và ở lại với Đức Kitô, để gặp gỡ và chiêm ngưỡng dung nhan của chính Đấng đã gọi và chọn chúng ta dấn thân bước vào đời sống thánh hiến. Ánh sáng Chúa Kitô sẽ chiếu toả trên cuộc đời và sứ vụ của tất cả những ai thuộc về Ngài, giúp họ thăng tiến trong hành trình của đời sống thiêng liêng: «Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành» (Ga 17,24). Ân sủng của Chúa Kitô sẽ biến đổi chúng ta nên thánh thiện giống như Ngài, giúp mỗi người biết nỗ lực thanh tẩy tâm can để sống gắn bó với Ngài. «Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của anh chị em không thể là gì khác ngoài chiêm ngưỡng. Mọi thực tại của đời sống thánh hiến được sinh ra và phục hồi mỗi ngày bằng việc chiêm ngưỡng không ngừng khuôn mặt Đức Kitô». Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi hãy bắt chước Ngài, sống bác ái như Ngài và hiến dâng đời mình làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa (x Ep 5,1-2). Khi soi đời sống mình theo mẫu gương của Chúa Giêsu, chúng ta «cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình» (Ep 5,15), biết cắt tỉa những gì không phù hợp với dung mạo của Đức Kitô, cởi bỏ những gì không hợp với ơn gọi và lý tưởng của đời tận hiến hay không đúng với linh đạo của đấng sáng lập và truyền thống của hội dòng. Nhờ đó, trong mọi hoàn cảnh, người tu sĩ cố gắng phát triển một sống mới hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa (x. Cl 3,3).
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, những người thánh hiến gặp được khuôn mẫu của một đời sống thánh thiện, khiêm nhường, dịu hiền, đầy tình thương yêu tha thứ. Khi cố gắng rập theo gương mẫu đời sống của Chúa Kitô trong các giai đoạn của cuộc đời Ngài trên dương thế, người thánh hiến tự nguyện khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm để dấn thân sống như Chúa Giêsu khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục: «Lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim cho đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu. Lời khấn nghèo khó giải thoát ta khỏi nô lệ các sự vật và các nhu cầu giả tạo đang lôi cuốn xã hội tiêu dùng và dẫn ta đến việc tái khám phá Đức Kitô, kho tàng duy nhất đáng để ta tìm kiếm. Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác. Đức can đảm cần cho việc bước theo Đức Kitô cách quảng đại và vui tươi».
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, người thánh hiến nhận ra sự hiện diện của Ngài mọi nơi mọi lúc, với nhiều hình thức khác nhau: «Đức Kitô thực sự hiện diện trong Lời của Người và trong các bí tích, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể. Đức Kitô sống trong Giáo Hội, Người làm cho mình hiện diện trong cộng đoàn những người tụ họp vì danh Người. Người đứng trước mặt chúng ta trong mọi người, đồng hoá cách đặc biệt với những người bé nhỏ, người nghèo, người đau khổ và người đang thiếu thốn nhất. Người gặp gỡ chúng ta trong mọi biến cố vui buồn, trong thử thách hay trong niềm vui, trong đau khổ hay trong bệnh tật». Sự chiêm ngắm dẫn đến những thực hành cụ thể khi biết hiến mình phục vụ Thiên Chúa nơi anh chị em mình. Đối diện với biết bao đau khổ cá nhân, cộng đoàn và xã hội, các tu sĩ tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô thoa dịu những tâm hồn tan vỡ, băng bó những vết thương lòng (x. Lc 4,18-19). Vì thế, các tu sĩ thêm can đảm «dâng hiến cuộc đời để phụng sự Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ mọi sự và noi gương nếp sống của Chúa Giêsu Kitô sát hơn, họ đảm nhận vai trò cao cả là giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa».
1.2. Xuất phát lại từ Đức Kitô
Trở về bên Chúa Kitô, trở về với căn tính của ơn gọi thánh hiến để thêm một lần nữa người môn đệ lên đường bước vào một cuộc hành trình mới, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, đi đến tận cùng trái đất. Mỗi ngày sống của người môn đệ Chúa Kitô là một cuộc xuất hành mới để vươn lên trưởng thành hơn trong mỗi giai đoạn của hành trình ơn gọi và trong suốt cả cuộc đời thánh hiến. Mỗi lần ra đi khỏi con người cũ của mình là cũng là mỗi lần chúng ta được mời gọi xuất phát lại từ Đức Kitô, bằng việc trở về với căn cội của sự chọn lựa riêng biệt trong linh đạo của Đấng sáng lập, đồng thời xác định hướng đi tương lai và vươn đến tầm vóc viên mãn của Thân thể Đức Kitô (x. Ep 4,13). Như vậy, những người thánh hiến được thăng tiến trong đời sống thiêng liêng nhờ biết can đảm xuất phát lại từ Chúa Kitô mỗi ngày, theo những chiều kích khác nhau.
Xuất phát lại từ Đức Kitô là gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Đức Kitô, trung tâm của đời sống thánh hiến và lại một lần nữa đi lại con đường hoán cải và canh tân, giống như kinh nghiệm đầu tiên của các tông đồ, trước và sau biến cố phục sinh. Chúa Kitô là khởi điểm, là mẫu mực và là sự viên mãn của đời thánh hiến. Chính Ngài là nguyên lý cho chúng ta trung thành bước đi theo thánh ý của Thiên Chúa: «những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang» (Rm 8,29-30). Như vậy, gắn bó mật thiết hơn với Đức Kitô chính là xác tín hơn về căn tính ơn gọi của mình, để sống cách sâu sắc hơn đoàn sủng mà linh đạo mỗi hội dòng đã đóng góp vào cho sự phong phú của đời sống Giáo Hội. Nhờ đó, mỗi tu sĩ sẽ trở nên hoàn thiện hơn và tích cực nâng đỡ nhau sống thánh thiện trong ơn gọi sống đời thánh hiến.
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, «một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người». Dõi bước theo Chúa Kitô để nên đồng hình đồng dạng với Ngài như Tin Mừng đã dạy là tiêu chuẩn tối thượng của đời sống tu trì. Nhờ sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, cuộc sống của người thánh hiến trở thành lời loan báo về chỗ đứng ưu việt của ân sủng. Trong Chúa Kitô, họ sống mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và anh chị em đồng loại, được «trở nên một với Người, mang cùng những tâm tình, cùng một lối sống, và đó là một cuộc sống bị Đức Kitô chiếm hữu, được bàn tay Đức Kitô chạm đến, được tiếng nói của Người nhắn nhủ, được ân sủng của Người nâng đỡ».
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Với nhiệt tâm và tình yêu hăng hái thuở ban đầu, người thánh hiến can đảm lên đường đồng hành cùng Chúa Kitô, Đấng hằng ban ơn thêm sức cho họ để họ có thể làm được mọi sự (x. Pl 4,13). Họ đã sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Mt 19,21; Mc 10,28; Lc 10,42), thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận chết đi cho tội lỗi để sống cho một mình Thiên Chúa (x. Rm 6,11). Họ tự nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời để tận tâm thi hành thánh ý của Thiên Chúa, và hiến thân phục vụ mọi chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô (x. Lc 10,39; 1Cr 7,32). Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước và Ngài mời gọi chúng ta đáp trả lại tình yêu nhưng không của Ngài. Sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa là xác tín rằng «Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em» (1Ga 3,16; Gl 2,20).
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là nhìn nhận rằng tội lỗi vẫn hiện diện trong con tim và đời sống của mọi người, và khám phá trong khuôn mặt đau khổ của Đức Kitô của lễ dâng hiến giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Sống đời thánh hiến không đương nhiên giúp chúng ta thoát khỏi sự vây bọc của sự dữ và sự tội, lời khấn thánh hiến không lập tức làm cho chúng ta trở nên thánh thiện, nhưng chỉ là dấn thân vào một cuộc hành trình đầy cam go, đòi hỏi phải chiến đấu không ngơi nghỉ chống lại tội lỗi và những hậu quả tai hại của nó. Ý thức về thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, đời thánh hiến trở thành lời loan báo và kêu gọi «hoán cải và tin vào Tin mừng» (Mc 1,15). Vì thế, khi phát xuất lại từ Đức Kitô, người tu sĩ «bước vào con đường hoán cải trường kỳ, con đường trao hiến tdành riêng cho tình yêu Thiên Chúa và anh chị em, để luôn làm chứng cách tuyệt đẹp về ân sủng đang biến đổi cuộc đời kitô hữu». Đồng thời, người thánh hiến có đủ nghị lực đối diện với những gian nan thử thách và bất hạnh. Ngay cả khi bị khinh bỉ hoặc bị bỏ rơi, người tu sĩ vẫn tìm được niềm an ủi và hy vọng đạt tới sự viên mãn của một đời sống mới trong Chúa Kitô: «khi vì ơn gọi dâng hiến mà đời con vất vả hơn, khó khăn hơn, thiếu thốn hơn, con hãy vui mừng, vì chưa bao giờ con thấy ơn thiên triệu của con, sứ mạng của con, cao cả, tốt đẹp và trong sáng như vậy, chưa bao giờ hình ảnh Chúa nơi con sáng tỏ như vậy. Hãy tin tưởng vì khi nào con bị treo dựng trên thánh giá với Chúa, con sẽ kéo lôi mọi sự lên theo». Như vậy, «ơn gọi của những người thánh hiến tiếp tục ơn gọi của Đức Giêsu và giống như Người họ mang vào thân mình đau khổ và tội lỗi của trần gian, bằng cách thiêu đốt chúng trong tình yêu».
2. Sống theo giáo huấn Tin Mừng
Giáo Hội và cả thế giới hôm nay đang chờ mong chứng từ đầy yêu thương mà người thánh hiến đang hoạ lại một cách cụ thể gương mặt của Chúa Giêsu để kéo nguồn ân sủng tình yêu dồi dào của Ngài xuống cho nhân loại. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi quảng đại đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa để dấn thân sống theo giáo huấn của Tin Mừng. Đời sống thánh hiến thể hiện cách sống động cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu, vì thế người tu sĩ phải nên giống Ngài cách đặc biệt trong kinh nguyện và đời sống nội tâm. Nhờ đó, mỗi người dám can đảm chấp nhận cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Chúa Kitô, «mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện» (Ep 4,24; Rm 13,14).
2.1. Cầu nguyện và sống nội tâm
Các tu sĩ kiện toàn đức ái trong sự kết hợp thân tình với Thiên Chúa là điều tuyệt đối cần thiết: «Bổn phận đầu tiên và chính yếu của các tu sĩ là chuyên cần kết hợp với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện». Khi cầu nguyện, chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa để được cảm nếm sự nhận biết Ngài và nhận thức được giá trị của đời sống trong Chúa Kitô. Nhờ cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, người môn đệ Chúa Kitô tìm được nguồn sức mạnh và sự nâng đỡ của chính Thiên Chúa để tiến lên trên bước đường dẫn đến sự thánh thiện.
Tất cả những ai đã tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, dù thuộc tu hội dòng hay tu hội đời, dù sống chiêm niệm hay hoạt động, đều phải dành ưu tiên chu toàn các bổn phận đạo đức thiêng liêng, họ «có nghĩa vụ phải dồn hết sức lực hướng về sự trọn lành của đức ái». Thực vậy, «trung thành cầu nguyện hay phế bỏ cầu nguyện là bản trắc nghiệm cho thấy đời sống tu trì còn sống động hay đã suy thoái». Cầu nguyện cần thiết như hơi thở không thể thiếu trong mọi chiều kích của đời sống thánh hiến. Vì thế, «phải cần mẫn luyện tập tinh thần cầu nguyện và cả sự cầu nguyện, múc ở nơi nguồn mạch đích thực của nền tu đức Kitô giáo». Khi ấy, cả cuộc đời của người thánh hiến sẽ trở nên một lời cầu nguyện liên lỉ nhờ một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và hết lòng yêu thương phục vụ anh chị em đồng loại.
Giữa một thế giới ồn ào náo động hôm nay, một đòi hỏi quan trọng đối với các tu sĩ là phải thiết lập được sự quân bình nội tâm. Người có đời sống nội tâm sâu sắc sẽ tạo lập được một sự thinh lặng sống động khi phải tìm Thiên Chúa ngay trong ồn ào náo nhiệt hay trong cô đơn thanh vắng. Một đời sống trong thinh lặng cầu nguyện sẽ giúp cho người thánh hiến tìm được sự hài hoà giữa đời sống cá nhân và các điều kiện sống tập thể, giữa những hình thức bên ngoài với các giá trị thiêng liêng, giữa sự chiêm niệm với các hoạt động tông đồ, giữa sự thinh lặng và công việc mỗi ngày. Người tu sĩ cần phải đắm mình trong sự cô tịch để lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần được ghi khắc tận đáy tâm hồn (x. 2Cr 3,3). Nhờ đó, các tu sĩ có khả năng đáp ứng những đòi hỏi khẩn cấp của thời đại này, và làm lan toả hương thơm của đức bác ái huynh đệ. Như vậy, «toàn thể Giáo Hội vui mừng và hưởng lợi từ nhiều hình thức cầu nguyện và nhiều cách thức trong đó một khuôn mặt duy nhất của Đức Kitô được chiêm ngưỡng».
Cầu nguyện và sống nội tâm nhằm «hướng về sự thánh thiện, đó là bản tóm kết chương trình mọi cuộc đời thánh hiến». Thánh thiện là hoa quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hiện diện cách đặc biệt trong Lời của Ngài, như là «nguồn mạch thanh khiết và không bao giờ cạn cho đời sống tâm linh». Thánh thiện không thể có được nếu không lắng nghe Lời Chúa là bánh ban sự sống (x. Mt 4,4), là đèn soi rọi đường đi nước bước, hướng dẫn và định hình cuộc sống của mỗi chúng ta (x. Tv 118/119,105). Vì thế, «hằng ngày phải có quyển Kinh Thánh trong tay để học được những “kiến thức siêu việt về Chúa Giêsu Kitô” (x. Pl 3,8) nhờ đọc và suy gẫm. Lời Chúa được Giáo Hội giải thích và cử hành chính thức trong phụng vụ, trở nên nguồn mạch và động lực của đức ái. Hơn ai hết, các tu sĩ phải theo tinh thần của Giáo Hội để đem hết tâm hồn, miệng lưỡi chu toàn các lễ nghi phụng vụ, nhất là mầu nhiệm Thánh Thể, lại phải nuôi dưỡng đời sống tu đức bằng nguồn mạch phong phú ấy». Thực vậy, chính nơi Lời của Ngài mà Thiên Chúa đã «mặc khải chính mình và giáo dục tâm trí và con tim: chính nơi đó mà cái nhìn đức tin nên trưởng thành, bằng cách học biết nhìn thực tại và các biến cố qua con mắt của Thiên Chúa, đến mức có được “tư tưởng của Đức Kitô” (1Cr 2,16). Chính Chúa Thánh Thần soi sáng Lời Chúa với ánh sáng mới cho các vị sáng lập. Mọi đoàn sủng và mọi luật lệ xuất phát từ đó và tìm cách trở nên một sự diễn tả của Lời Chúa».
Nhờ lời cầu nguyện và sống nội tâm trong nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, chúng ta có thể xây dựng cho mình có được một thứ bản năng siêu nhiên để không rập theo thói đời, nhưng đổi mới tâm thần để nhận ra thánh ý Thiên Chúa và đem ra thực hành (x. Lc 6,47; Rm 12,2). Chính bản năng siêu nhiên này làm nên phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến, giúp cho các tu sĩ có khả năng làm chứng cho Chúa Giêsu và có đủ sức lay chuyển được những trái tim chai đá của con người thời đại đang khát khao tìm về những giá trị tuyệt đối.
2.2. Đời sống mới trong Chúa Kitô
Đời sống thánh hiến là một nỗ lực sửa đổi canh tân đời sống theo khuôn mẫu Chúa Kitô, nghĩa là người môn đệ Chúa Kitô dám can đảm giết chết những gì thuộc hạ giới và thực sự mặc lấy con người mới theo hình ảnh Thiên Chúa (x. Cl 3,5-14). Chính trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Hội Thánh, người thánh hiến không những chỉ được nối kết bằng kinh nguyện và các việc đạo đức thường ngày, mà còn được thánh hoá bằng việc cử hành các mầu nhiệm thánh, lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và Hoà Giải.
Để sống một đời sống mới trong Chúa Kitô, trước hết chúng ta phải không ngừng thanh tẩy tâm lòng, canh tân đời sống trong sự giao hoà với Thiên Chúa và tha nhân. «Vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (Gc 3,2), nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện “xin Chúa tha nợ chúng con” (Mt 6,12)». Trên đường thánh hiến, các tu sĩ cần có những thời điểm «dừng chân nơi bóng mát để kiểm điểm lại: rút kinh nghiệm bước tiến, chuẩn bị thêm hành trang, sửa chữa những bước lệch lạc». Thành tâm xét mình, nhìn nhận và sám hối về những lỗi lầm thiếu sót để có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa qua bí tích Hoà Giải. Hiệu quả đương nhiên của việc giao hoà với Thiên Chúa là sự hoà giải với anh chị em mình: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau» (Cl 3,12-14). Sám hối, yêu thương và tha thứ chính là điều kiện cần có để xứng đáng lãnh nhận hy tế Thánh Thể (Mt 5,23-24).
Dành cho đời sống thiêng liêng một chỗ đứng ưu tiên đòi hỏi chúng ta phải sống chiều kích Thánh Thể, cách đặc biệt qua việc Dâng Lễ, Rước Lễ và viếng Thánh Thể mỗi ngày. Đời sống thánh hiến là một cách thế kết hiệp sâu xa với hy tế Thánh Thể, trung tâm của đời sống Giáo Hội, cũng là tâm điểm đời thánh hiến của mỗi người và mỗi cộng đoàn: «Trong bí tích Thánh Thể, mọi hình thức cầu nguyện quy tụ lại: Lời của Thiên Chúa được loan báo và đón nhận, mối tương quan với Thiên Chúa, với anh chị em, với mọi người nam nữ bị chất vấn. Đó là bí tích của tình con thảo, của hiệp thông và của sứ vụ. Bí tích Thánh Thể, bí tích của sự hiệp nhất với Đức Kitô, đồng thời là bí tích của sự hiệp nhất Giáo Hội và hiệp nhất cộng đoàn đối với người thánh hiến». Là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống thiêng liêng đối với cá nhân cũng như đối với mỗi cộng đoàn, «Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó chính là Đức Kitô, lễ vượt qua của chúng ta, Người là bánh hằng sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính thịt của Người, thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống».
Nghi thức khấn dòng được cử hành trong chính hy tế Thánh Thể diễn tả mối dây liên kết đặc biệt giữa hiến lễ cuộc đời người thánh hiến với hy lễ mình và máu thánh Chúa Giêsu trên bàn thờ. Như vậy, khi dâng thánh lễ mỗi ngày, các tu sĩ cùng với Chúa Giêsu tiếp tục hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, người môn đệ Chúa Kitô hiến dâng trọn đời sống mình trong mọi lúc giữa những hoàn cảnh khác nhau của đường đời. Ngay cả khi vì những lý do khác nhau mà chúng ta không thể đến tham dự Thánh Lễ, thì Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn hiện diện và thông truyền sức sống viên mãn của Ngài cho chúng ta, miễn là chúng ta một lòng một ý gắn bó với Ngài. Vì thế, «dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hãy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giêsu đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập lòng con».
3. Sống linh đạo hiệp thông
Hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em chính là bản chất của Hội Thánh, là con đường của thời đại hôm nay, và cũng là ơn gọi cao cả nhất đời sống thánh hiến. Tuy nhiên, vì tội lỗi đã làm tổn thương đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nên hiệp thông vẫn còn là điểm rất hạn chế nơi các tín hữu nói chung và cộng đoàn thánh hiến nói riêng. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong các cộng đoàn thánh hiến tại Việt Nam. Vì thế, là những phần tử ưu tú của Hội Thánh, các tu sĩ được mời gọi nỗ lực xây dựng sự hiệp thông, «trước tiên trong chính cộng đoàn của họ, kế đến trong cộng đồng Giáo Hội, và vượt cả biên giới này nữa, bằng cách kiên trì theo đuổi cuộc đối thoại bác ái, nhất là tại những nơi hiện đang bị xâu xé bởi sự hận thù chủng tộc hay nạn bạo lực điên rồ».
3.1. Hiệp thông trong cộng đoàn thánh hiến
Ngày nay, đối diện với một thế giới đầy những ngờ vực và chia rẽ, đời sống thánh hiến trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng hiệp thông huynh đệ. Cùng với mọi thành phần trong Hội Thánh, «những người thánh hiến được yêu cầu trở thành những chuyên viên thực sự về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông như những chứng nhân và những người kiến tạo kế hoạch hiệp thông, đỉnh cao của lịch sử nhân loại theo ý muốn của Thiên Chúa». Các cộng đoàn thánh hiến được quy tụ lại nhân danh Chúa, nên các tu sĩ thành anh chị em của nhau trong một gia đình thực sự. Vì thế, khi gia nhập vào một cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ bước vào một mối hiệp thông yêu thương, cùng nhau đi trên một con đường thiêng liêng, chung sống theo một lý tưởng thánh hiến để bước đi theo Chúa Giêsu. «Một truyền thống được chia sẻ, những hoạt động chung, những cơ cấu được thực hiện tốt đẹp, những tài sản chung, hiến pháp chung, và một tinh thần chung, đó là những yếu tố có thể giúp xây dựng và củng cố sự hiệp nhất». Như vậy, trong cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ cùng nhau tạo nên một môi trường hiệp thông huynh đệ để nâng đỡ nhau tấn tới trên bước đường thiêng liêng.
Đời sống hiệp thông thánh hiến khởi đi từ chính đời sống thân mật với Thiên Chúa, vì nền tảng thực sự của đời sống hiệp thông hệ tại mối hiệp thông nơi Ba Ngôi Thiên Chúa và với chính Đức Kitô. Chỉ trong tình yêu hiệp nhất của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể thông hiệp được với nhau. Vì thế, «thiết lập một sự hiệp thông đặc biệt giữa các tu sĩ với Thiên Chúa và, trong Thiên Chúa, giữa các phần tử trong cùng một hội dòng là yếu tố căn bản của sự hiệp nhất trong một hội dòng». Thiên Chúa là Đấng Thánh, nên điều kiện để sống hiệp thông với Ngài là một tâm hồn thánh thiện, thanh sạch, không vương mắc tội lỗi. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải san bằng những mối bất đồng chia rẽ, xoá bỏ oán ghét hận thù để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Một khi đã được tha thứ mọi tội lỗi, chúng ta lấy lại được địa vị là con cái Chúa, luôn gắn kết với Ngài trong yêu thương, và luôn được Ngài bảo bọc che chở trong mọi cảnh huống của cuộc đời: «Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi».
Theo lệnh truyền của Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính bản thân mình, và như chính Chúa đã yêu thương chúng ta (x. Mt 22,39; Ga 13,34). Sống đời thánh hiến là sự diễn tả cách cụ thể mối hiệp thông với Thiên Chúa bằng đời sống gắn bó huynh đệ với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù, trong đức bác ái chân thành. Chính tình bác ái vô vị lợi chính là điều làm cho những cộng đoàn thánh hiến có những điểm khác biệt với những tổ chức hay đoàn hội khác (x. Ga 13,35). Nhờ lời khấn theo các lời khuyên Phúc Âm, nhiệt tình đức ái giải thoát các tu sĩ khỏi mọi ngăn trở, để sống gắn bó và chia sẻ với mọi người trong mọi biến cố của hành trình theo Chúa. Khi sống hiệp thông nâng đỡ nhau giữa những khó khăn thử thách, những yếu đuối bất toàn của bản thân và tha nhân không còn là chướng ngại cản trở sự nên thánh, nhưng lại là con đường giúp chúng ta tiến đến sự hoàn thiện. Vì thế, cần biết đón nhận tha nhân trong nỗ lực kiến tạo một «khoảng không gian thần linh trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Phục Sinh». Đời sống của các tu sĩ qua bao thế kỷ đã minh chứng cho Đức Ái hoàn hảo nhờ hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, chia sẻ của cải, cùng sống trong một kế hoạch và hoạt động tông đồ. Chính đời thánh hiến giúp cho các tu sĩ hiệp thông với nhau và với tất cả mọi người cách sâu xa trong Trái Tim Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến làm trưởng tử giữa một đoàn em đông đúc, hầu thiết lập sự hiệp thông huynh đệ nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Như cành nho được tháp nhập vào thân nho để nhận sức sống từ thân cây, cũng ta cũng phải sống hiệp thông với Chúa Kitô, và từ đó phát sinh tình hiệp thông huynh đệ với nhau để cho thế giới được tràn đầy sự sống và sống một cách dồi dào (x. Ga 10,10; 15,5).
3.2. Hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh
Khi Đức Kitô xuống thế làm người thì nhịp cầu giữa trời và đất được nối liền, sự hiệp thông gắn bó giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau được thực hiện cách sung mãn trong Giáo Hội. Đời sống hiệp thông trong Hội Thánh diễn tả sự liên kết mật thiết giữa những chi thể trong một thân thể mầu nhiệm mà Chúa Kitô là đầu, cùng chung một trái tim, một tâm hồn, cả nhiệm thể đồng thanh ca tụng tình thương của Thiên Chúa là Cha nhân lành (Rm 15,5; Cv 2,4-11). Chính Chúa Kitô liên kết tất cả những ai yêu mến và tin tưởng vào Ngài như cành nho gắn kết với cây nho. Chính Ngài đã đổ đầy lòng họ Thần Khí thánh hoá (Rm 5,5), biến họ thành con cái của một Cha chung trên trời (Rm 8,14).
Đời sống thánh hiến là một ơn huệ nhưng không Thiên Chúa dành cho một số người được tuyển chọn trong cộng đoàn Hội Thánh. Như vậy, mọi tu sĩ và các cộng đoàn tu trì đều thực sự là thành phần của Giáo Hội, và thi hành sứ mệnh cao cả của chính Giáo Hội là tôn vinh Thiên Chúa, phục vụ sự sống và ơn cứu độ con người. «Tu hội nào ra đời cũng là để phục vụ Giáo Hội, để dùng những đặc tính riêng biệt của mình, và tuỳ theo tinh thần cũng như sứ mệnh đặc thù của mình mà làm cho Giáo Hội được phong phú». Chính Giáo Hội xác nhận ơn gọi của các cộng đoàn thánh hiến và làm trung gian cho việc tận hiến của các tu sĩ. Ơn gọi tu trì là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, nên sự thánh hiến đó thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. Khi tuyên khấn công khai tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, các tu sĩ sống gắn bó cách mật thiết và phong phú vào đời sống của Giáo Hội. Vì thế, sứ mạng của các tu sĩ vừa mở rộng cho Giáo Hội phổ quát, vừa được thể hiện trong bối cảnh của Giáo Hội địa phương. Một đàng, các tu sĩ xây dựng sự hiệp thông ngay từ bên trong Giáo Hội bằng cách làm cho đặc tính hiệp thông thấm sâu vào mọi cơ cấu và mọi hoạt động. Đàng khác, các tu sĩ trở thành nhân tố nối kết các đặc sủng và ơn gọi khác nhau trong Hội Thánh. Thực vậy, «sự hiệp nhất Giáo Hội không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự pha trộn hữu cơ những khác biệt chính đáng. Đó là thực tại của nhiều thành phần nối kết trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (x. 1Cr 12,12)».
Sự hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh còn được thể hiện trong mối tương quan đúng đắn giữa các thành phần cũng như giữa các bậc sống khác nhau: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Cách đặc biệt, cần phải xây dựng trong mối tương quan gắn bó giữa các tu sĩ với hàng giáo phẩm. Ý thức rằng «đời sống tu trì và các cơ cấu trong Giáo Hội không phải là hai thực tại riêng biệt, như thể một thực tại thuộc về ân sủng, thực tại kia thuộc về cơ cấu; trái lại làm thành một thực tại duy nhất, tuy phức tạp. Do đó, làm cho hai yếu tố độc lập với nhau là một sai lầm nặng; và làm cho hai yếu tố đối chọi nhau còn là một sai lầm nặng hơn». Vì thế, rất cần có những liên lạc thường xuyên giữa các bề trên tu hội hay Hội đồng các bề trên thượng cấp với các cơ quan của Toà thánh, với các Giáo phận và Hội đồng Giám mục, nhằm cổ võ cho đời tu tham gia cách hữu hiệu vào sứ mệnh của Giáo Hội. Trong tin tưởng, các tu sĩ cần phải nhìn nhận thừa tác vụ của các giám mục, đấng kế vị các thánh tông đồ, là trung tâm của sự hiệp nhất trong sự hiệp thông hữu cơ của Giáo Hội. Vì thế, «các tu sĩ dù là thành viên của một tu hội thuộc quyền Giáo hoàng cũng phải cảm thấy mình thực sự là thành phần của “gia đình giáo phận” và đảm nhận nhiệm vụ thích nghi cần thiết». Thực vậy, «khát vọng xây dựng một linh đạo hiệp thông sẽ là hão huyền nếu không có một mối tương quan tích cực và thân thiết với các giám mục, trước tiên với Đức Giáo hoàng, trung tâm hiệp nhất của Giáo hội và với huấn quyền của ngài». Cũng vậy, các giám mục với tư cách «là bậc thầy chính thức và người chỉ đạo về sự trọn lành cho mọi thành phần trong giáo phận, nên các ngài cũng là những vị giữ gìn cho các tu sĩ trung thành với ơn gọi tu trì và theo đúng tinh thần của mỗi tu hội».
Kết luận
Xuất phát lại từ Đức Kitô để canh tân thăng tiến đời sống thiêng liêng, như một nỗ lực khơi lại ơn gọi tận hiến tu trì của người thánh hiến theo mẫu gương của chính Đức Kitô. Các tu sĩ hôm nay được mời gọi «hãy sống trọn vẹn cuộc hiến dâng cho Thiên Chúa, để cho thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại». Ý thức về đời sống thánh hiến là nguồn phong phú đặc biệt của Hội Thánh, các tu sĩ nhận thức về căn tính và phẩm giá của ơn gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Lc 10,42). Khi trung thành với ơn gọi thánh hiến của mình, các tu sĩ trở nên tấm gương trong lời thưa “xin vâng” đối với thánh ý của Thiên Chúa đã dành cho cuộc đời mình. Do đó, «Giáo Hội đặt kỳ vọng nơi sự dâng hiến liên tục của đoàn con cái nam nữ được tuyển chọn, niềm khao khát nên thánh và lòng nhiệt thành phục vụ nhằm cổ võ và nâng đỡ nỗ lực sống thánh thiện nơi mọi kitô hữu, và nhằm gia tăng việc tiếp đón người thân cận, nhất là những người túng thiếu. Làm như thế, tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người».
GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Làm sao giữ được sự quân bình giữa đời sống cầu nguyện và các hoạt động tông đồ?
2. Cần phải làm gì để đối diện và vượt qua thời kỳ “đêm tối đức tin” trong đời sống thiêng liêng?
3. Tại Việt Nam, các tu sĩ có thể làm gì để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn Hội Thánh?
BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009). X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium (21/11/1964), 40.
BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (17/11/2009).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata (25/03/1996), 93.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 29. Xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là tâm tình và mục tiêu mà Giáo Hội tại Việt Nam cần phải lấy làm trọng tâm khi cử hành Đại Năm Thánh 2000. X. BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009).
GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng ngày 2/2/2001, xem trong L’Osservatore Romano, 4/2/2001.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ (19/5/2002), 22: «Các lời khuyên Phúc Âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người».
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 23.
GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên Phiên họp khoáng đại của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). «Đức Giêsu làm cho ta hiểu rằng tình liên đới của Người đối với nhân loại triệt để đến độ nó thấm nhập, chia sẻ và đảm nhận mọi khía cạnh tiêu cực dù cho đến chết, hậu quả của tội lỗi» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 27; Tông thư Novo millennio ineunte, 25).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 22.
X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis (28/10/1965), 2. Công Đồng đã đề ra năm tiêu chuẩn cho việc canh tân và thích nghi đời tu: Bước theo Chúa Kitô như Tin Mừng đã dạy; đoàn sủng có tính cách lịch sử của hội dòng; đời sống của toàn thể Giáo Hội; lưu tâm đến thế giới mình đang sống; mỗi người phải canh tân về mặt thiêng liêng.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 40. Người thánh hiến vui mừng sống trong tình con thảo đối với Chúa Cha và tình huynh đệ thắm thiết với mọi người; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 38.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 384.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 27.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 26. «Kinh nguyện là khám phá ra tình thân mật với Thiên Chúa, là yêu sách đòi phải tôn thờ Thiên Chúa, là nhu cầu cần được chuyển cầu» (PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio, 43). GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 9
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khẳng định: «Thế giới không đổi mới, vì người ta quan niệm sự thánh thiện ngoài bổn phận» (Đường hy vọng, 23).
PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio (29/06/1971), 42. «Đời thánh hiến cần được nuôi dưỡng tại nguồn cội đời sống tâm linh vững chắc và sâu xa» (Tông huấn Vita consecrata, 93).
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng nhắn nhủ các tu sĩ: «sự trung thành với lời cầu nguyện hằng ngày phải là một nhu cầu căn bản, và phải chiếm chỗ ưu tiên trong hiến pháp cũng như trong đời sống các con» (Evangelica testificatio, số 45).
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 18. Sự bất quân bình thể hiện ngay trong đời sống đạo: «Giáo dân nghĩ: thánh là sốt sắng kinh nguyện, giảng giải, xa lánh thế gian: họ hóa ra giáo sĩ, tu sĩ thời xưa. Tu sĩ nghĩ: thánh là dấn thân giúp việc xã hội, hoạt động chính trị, tranh đua với giáo dân mà nhập thế. Loạn xà ngầu!» (Đường hy vọng, 22).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 25.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93: «Đời sống tâm linh được hiểu như là sống với Đức Kitô và do Thánh Linh hướng dẫn, là một cuộc hành trình mỗi ngày một trung tín hơn, trong đó người tận hiến được Thánh Thần soi dẫn và biến đổi trở thành Đức Kitô, trọn nìềm hiệp thông trong tình yêu và phục vụ trong Giáo Hội».
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 94; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 39.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Việc đọc Kinh Thánh, nguyện gẫm, kính cẩn cử hành Các giờ kinh phụng vụ theo quy định của luật dòng, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, tĩnh tâm hằng năm, đó là tất cả những yếu tố thuộc về đời sống cầu nguyện của các tu sĩ (Bộ Giáo Luật, 663; 664; 1174).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 24: «Lời Thiên Chúa là của ăn cho đời sống, cho việc cầu nguyện và cho cuộc hành trình hằng ngày, nguyên lý hiệp nhất cộng đoàn nên một lòng một ý, cảm hứng cho việc canh tân của thường huấn và những sáng kiến tông đồ».
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Nhờ cầu nguyện và sống nội tâm sâu xa, người môn đệ Chúa Kitô còn được hướng dẫn bởi bàn tay từ mẫu Maria, chuyên cần thao luyện các việc đạo đức, biết khiêm tốn và tin tưởng tìm đến việc linh hướng.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 40.
NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 883.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 26. Lời Mẹ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ tầm quan trọng của việc cử hành Thánh Thể còn ghi lại nơi nhà nguyện bên phần mộ của Mẹ: “Hỡi linh mục của Thiên Chúa, xin cha dâng thánh lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng và như thánh lễ duy nhất trong đời”.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Optatam totius, 5. «Trong Bí tích Thánh Thể, mỗi người tận hiến được mời gọi sống mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô, hợp nhất với Người trong cuộc hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần» (Vita consecrata, 95).
NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 364. «Đừng nghĩ rằng đời dâng hiến của con không còn ý nghĩa, vì không sống cộng đoàn, không làm việc bác ái, giáo dục, từ thiện được nữa. Trên thánh giá, Chúa đã làm gì? Trong nhà tạm Chúa đang làm gì? - Hiện diện, cầu nguyện, hy sinh. Sao lại không ý nghĩa? Chính lúc ấy Chúa cứu chuộc nhân loại» (số 385).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 51.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 46; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 19. Bằng chính đời sống và hoạt động, các tu sĩ hiến mình xây dựng «Giáo Hội thành ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông» (Tông thư Novo millennio ineunte, 43).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18. Khuôn mặt của Thiên Chúa toả sáng nơi khuôn mặt của Giáo Hội. Vì thế, yêu mến Đức Kitô là yêu mến Giáo Hội (x. Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Thông điệp Spe salvi (30/11/2007), 32; x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2657.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 42.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 32; (x. Hiến chế Lumen gentium, 46).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 14.
X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 44. Trong Hội Thánh mọi người được mời gọi và có bổn phận nên thánh. Không sống thánh thiện, không thể canh tân Hội Thánh (x. Đường hy vọng, 267).
X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 46.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 34; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 18. «Những người thánh hiến và những định chế của họ được mời gọi làm chứng cho sự hiệp nhất không bao giờ bất đồng với huấn quyền của Giáo Hội, bằng cách trở nên những phát ngôn viên xác tín và vui tươi trước mặt mọi người» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 32. «Một khía cạnh nổi bật của sự hiệp thông với Giáo Hội là gắn bó bằng cả trí tuệ và con tim với huấn quyền của Đức Giáo hoàng và của các giám mục; tất cả những người thánh hiến […] phải nghiêm chỉnh thi hành và minh chứng rõ ràng điều này trước mặt Dân Thiên Chúa» (Tông huấn Vita consecrata, 46).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 28.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên trong Phiên họp khoáng đại của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). X. BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 47 (13/11/2009).
1. Gặp gỡ Đức Kitô
«Hãy trở về Galilêa, anh em sẽ được gặp Thầy ở đó» (Mt 28,10). Như các Tông đồ xưa kia đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Kitô phục sinh, người môn đệ Chúa Kitô hôm nay cũng cần phải trở về điểm hẹn với Thầy Chí Thánh để gặp gỡ và tái khám phá dung mạo của Ngài, và để bước đi theo Ngài trên những nẻo đường đến với muôn dân nước trong một cuộc khởi hành mới mà điểm xuất phát là chính Ngài. Hơn lúc nào hết, thời gian này chính là cơ hội giúp chúng ta lên đường trở về bên Đức Kitô để «hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi thành thánh Giêrusalem thiên quốc».
1.1. Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô
Trọng tâm của đời sống thánh hiến không gì khác hơn là giúp cho các tu sĩ theo sát Chúa Kitô, sống kết hợp với Ngài trong từng phút giây của cuộc đời. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi trở về với Đức Kitô để chiêm ngưỡng cách cụ thể khuôn mặt của Ngài. Nhờ đó mỗi người được trở nên thánh thiện và có thể phản chiếu dung nhan của Chúa Kitô trong căn tính và ơn gọi của mình.
Chúng ta cần trở về và ở lại với Đức Kitô, để gặp gỡ và chiêm ngưỡng dung nhan của chính Đấng đã gọi và chọn chúng ta dấn thân bước vào đời sống thánh hiến. Ánh sáng Chúa Kitô sẽ chiếu toả trên cuộc đời và sứ vụ của tất cả những ai thuộc về Ngài, giúp họ thăng tiến trong hành trình của đời sống thiêng liêng: «Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành» (Ga 17,24). Ân sủng của Chúa Kitô sẽ biến đổi chúng ta nên thánh thiện giống như Ngài, giúp mỗi người biết nỗ lực thanh tẩy tâm can để sống gắn bó với Ngài. «Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của anh chị em không thể là gì khác ngoài chiêm ngưỡng. Mọi thực tại của đời sống thánh hiến được sinh ra và phục hồi mỗi ngày bằng việc chiêm ngưỡng không ngừng khuôn mặt Đức Kitô». Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi hãy bắt chước Ngài, sống bác ái như Ngài và hiến dâng đời mình làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa (x Ep 5,1-2). Khi soi đời sống mình theo mẫu gương của Chúa Giêsu, chúng ta «cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình» (Ep 5,15), biết cắt tỉa những gì không phù hợp với dung mạo của Đức Kitô, cởi bỏ những gì không hợp với ơn gọi và lý tưởng của đời tận hiến hay không đúng với linh đạo của đấng sáng lập và truyền thống của hội dòng. Nhờ đó, trong mọi hoàn cảnh, người tu sĩ cố gắng phát triển một sống mới hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa (x. Cl 3,3).
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, những người thánh hiến gặp được khuôn mẫu của một đời sống thánh thiện, khiêm nhường, dịu hiền, đầy tình thương yêu tha thứ. Khi cố gắng rập theo gương mẫu đời sống của Chúa Kitô trong các giai đoạn của cuộc đời Ngài trên dương thế, người thánh hiến tự nguyện khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm để dấn thân sống như Chúa Giêsu khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục: «Lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim cho đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu. Lời khấn nghèo khó giải thoát ta khỏi nô lệ các sự vật và các nhu cầu giả tạo đang lôi cuốn xã hội tiêu dùng và dẫn ta đến việc tái khám phá Đức Kitô, kho tàng duy nhất đáng để ta tìm kiếm. Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác. Đức can đảm cần cho việc bước theo Đức Kitô cách quảng đại và vui tươi».
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, người thánh hiến nhận ra sự hiện diện của Ngài mọi nơi mọi lúc, với nhiều hình thức khác nhau: «Đức Kitô thực sự hiện diện trong Lời của Người và trong các bí tích, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể. Đức Kitô sống trong Giáo Hội, Người làm cho mình hiện diện trong cộng đoàn những người tụ họp vì danh Người. Người đứng trước mặt chúng ta trong mọi người, đồng hoá cách đặc biệt với những người bé nhỏ, người nghèo, người đau khổ và người đang thiếu thốn nhất. Người gặp gỡ chúng ta trong mọi biến cố vui buồn, trong thử thách hay trong niềm vui, trong đau khổ hay trong bệnh tật». Sự chiêm ngắm dẫn đến những thực hành cụ thể khi biết hiến mình phục vụ Thiên Chúa nơi anh chị em mình. Đối diện với biết bao đau khổ cá nhân, cộng đoàn và xã hội, các tu sĩ tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô thoa dịu những tâm hồn tan vỡ, băng bó những vết thương lòng (x. Lc 4,18-19). Vì thế, các tu sĩ thêm can đảm «dâng hiến cuộc đời để phụng sự Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ mọi sự và noi gương nếp sống của Chúa Giêsu Kitô sát hơn, họ đảm nhận vai trò cao cả là giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa».
1.2. Xuất phát lại từ Đức Kitô
Trở về bên Chúa Kitô, trở về với căn tính của ơn gọi thánh hiến để thêm một lần nữa người môn đệ lên đường bước vào một cuộc hành trình mới, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, đi đến tận cùng trái đất. Mỗi ngày sống của người môn đệ Chúa Kitô là một cuộc xuất hành mới để vươn lên trưởng thành hơn trong mỗi giai đoạn của hành trình ơn gọi và trong suốt cả cuộc đời thánh hiến. Mỗi lần ra đi khỏi con người cũ của mình là cũng là mỗi lần chúng ta được mời gọi xuất phát lại từ Đức Kitô, bằng việc trở về với căn cội của sự chọn lựa riêng biệt trong linh đạo của Đấng sáng lập, đồng thời xác định hướng đi tương lai và vươn đến tầm vóc viên mãn của Thân thể Đức Kitô (x. Ep 4,13). Như vậy, những người thánh hiến được thăng tiến trong đời sống thiêng liêng nhờ biết can đảm xuất phát lại từ Chúa Kitô mỗi ngày, theo những chiều kích khác nhau.
Xuất phát lại từ Đức Kitô là gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Đức Kitô, trung tâm của đời sống thánh hiến và lại một lần nữa đi lại con đường hoán cải và canh tân, giống như kinh nghiệm đầu tiên của các tông đồ, trước và sau biến cố phục sinh. Chúa Kitô là khởi điểm, là mẫu mực và là sự viên mãn của đời thánh hiến. Chính Ngài là nguyên lý cho chúng ta trung thành bước đi theo thánh ý của Thiên Chúa: «những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang» (Rm 8,29-30). Như vậy, gắn bó mật thiết hơn với Đức Kitô chính là xác tín hơn về căn tính ơn gọi của mình, để sống cách sâu sắc hơn đoàn sủng mà linh đạo mỗi hội dòng đã đóng góp vào cho sự phong phú của đời sống Giáo Hội. Nhờ đó, mỗi tu sĩ sẽ trở nên hoàn thiện hơn và tích cực nâng đỡ nhau sống thánh thiện trong ơn gọi sống đời thánh hiến.
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, «một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người». Dõi bước theo Chúa Kitô để nên đồng hình đồng dạng với Ngài như Tin Mừng đã dạy là tiêu chuẩn tối thượng của đời sống tu trì. Nhờ sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, cuộc sống của người thánh hiến trở thành lời loan báo về chỗ đứng ưu việt của ân sủng. Trong Chúa Kitô, họ sống mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và anh chị em đồng loại, được «trở nên một với Người, mang cùng những tâm tình, cùng một lối sống, và đó là một cuộc sống bị Đức Kitô chiếm hữu, được bàn tay Đức Kitô chạm đến, được tiếng nói của Người nhắn nhủ, được ân sủng của Người nâng đỡ».
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Với nhiệt tâm và tình yêu hăng hái thuở ban đầu, người thánh hiến can đảm lên đường đồng hành cùng Chúa Kitô, Đấng hằng ban ơn thêm sức cho họ để họ có thể làm được mọi sự (x. Pl 4,13). Họ đã sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Mt 19,21; Mc 10,28; Lc 10,42), thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận chết đi cho tội lỗi để sống cho một mình Thiên Chúa (x. Rm 6,11). Họ tự nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời để tận tâm thi hành thánh ý của Thiên Chúa, và hiến thân phục vụ mọi chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô (x. Lc 10,39; 1Cr 7,32). Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước và Ngài mời gọi chúng ta đáp trả lại tình yêu nhưng không của Ngài. Sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa là xác tín rằng «Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em» (1Ga 3,16; Gl 2,20).
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là nhìn nhận rằng tội lỗi vẫn hiện diện trong con tim và đời sống của mọi người, và khám phá trong khuôn mặt đau khổ của Đức Kitô của lễ dâng hiến giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Sống đời thánh hiến không đương nhiên giúp chúng ta thoát khỏi sự vây bọc của sự dữ và sự tội, lời khấn thánh hiến không lập tức làm cho chúng ta trở nên thánh thiện, nhưng chỉ là dấn thân vào một cuộc hành trình đầy cam go, đòi hỏi phải chiến đấu không ngơi nghỉ chống lại tội lỗi và những hậu quả tai hại của nó. Ý thức về thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, đời thánh hiến trở thành lời loan báo và kêu gọi «hoán cải và tin vào Tin mừng» (Mc 1,15). Vì thế, khi phát xuất lại từ Đức Kitô, người tu sĩ «bước vào con đường hoán cải trường kỳ, con đường trao hiến tdành riêng cho tình yêu Thiên Chúa và anh chị em, để luôn làm chứng cách tuyệt đẹp về ân sủng đang biến đổi cuộc đời kitô hữu». Đồng thời, người thánh hiến có đủ nghị lực đối diện với những gian nan thử thách và bất hạnh. Ngay cả khi bị khinh bỉ hoặc bị bỏ rơi, người tu sĩ vẫn tìm được niềm an ủi và hy vọng đạt tới sự viên mãn của một đời sống mới trong Chúa Kitô: «khi vì ơn gọi dâng hiến mà đời con vất vả hơn, khó khăn hơn, thiếu thốn hơn, con hãy vui mừng, vì chưa bao giờ con thấy ơn thiên triệu của con, sứ mạng của con, cao cả, tốt đẹp và trong sáng như vậy, chưa bao giờ hình ảnh Chúa nơi con sáng tỏ như vậy. Hãy tin tưởng vì khi nào con bị treo dựng trên thánh giá với Chúa, con sẽ kéo lôi mọi sự lên theo». Như vậy, «ơn gọi của những người thánh hiến tiếp tục ơn gọi của Đức Giêsu và giống như Người họ mang vào thân mình đau khổ và tội lỗi của trần gian, bằng cách thiêu đốt chúng trong tình yêu».
2. Sống theo giáo huấn Tin Mừng
Giáo Hội và cả thế giới hôm nay đang chờ mong chứng từ đầy yêu thương mà người thánh hiến đang hoạ lại một cách cụ thể gương mặt của Chúa Giêsu để kéo nguồn ân sủng tình yêu dồi dào của Ngài xuống cho nhân loại. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi quảng đại đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa để dấn thân sống theo giáo huấn của Tin Mừng. Đời sống thánh hiến thể hiện cách sống động cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu, vì thế người tu sĩ phải nên giống Ngài cách đặc biệt trong kinh nguyện và đời sống nội tâm. Nhờ đó, mỗi người dám can đảm chấp nhận cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Chúa Kitô, «mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện» (Ep 4,24; Rm 13,14).
2.1. Cầu nguyện và sống nội tâm
Các tu sĩ kiện toàn đức ái trong sự kết hợp thân tình với Thiên Chúa là điều tuyệt đối cần thiết: «Bổn phận đầu tiên và chính yếu của các tu sĩ là chuyên cần kết hợp với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện». Khi cầu nguyện, chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa để được cảm nếm sự nhận biết Ngài và nhận thức được giá trị của đời sống trong Chúa Kitô. Nhờ cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, người môn đệ Chúa Kitô tìm được nguồn sức mạnh và sự nâng đỡ của chính Thiên Chúa để tiến lên trên bước đường dẫn đến sự thánh thiện.
Tất cả những ai đã tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, dù thuộc tu hội dòng hay tu hội đời, dù sống chiêm niệm hay hoạt động, đều phải dành ưu tiên chu toàn các bổn phận đạo đức thiêng liêng, họ «có nghĩa vụ phải dồn hết sức lực hướng về sự trọn lành của đức ái». Thực vậy, «trung thành cầu nguyện hay phế bỏ cầu nguyện là bản trắc nghiệm cho thấy đời sống tu trì còn sống động hay đã suy thoái». Cầu nguyện cần thiết như hơi thở không thể thiếu trong mọi chiều kích của đời sống thánh hiến. Vì thế, «phải cần mẫn luyện tập tinh thần cầu nguyện và cả sự cầu nguyện, múc ở nơi nguồn mạch đích thực của nền tu đức Kitô giáo». Khi ấy, cả cuộc đời của người thánh hiến sẽ trở nên một lời cầu nguyện liên lỉ nhờ một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và hết lòng yêu thương phục vụ anh chị em đồng loại.
Giữa một thế giới ồn ào náo động hôm nay, một đòi hỏi quan trọng đối với các tu sĩ là phải thiết lập được sự quân bình nội tâm. Người có đời sống nội tâm sâu sắc sẽ tạo lập được một sự thinh lặng sống động khi phải tìm Thiên Chúa ngay trong ồn ào náo nhiệt hay trong cô đơn thanh vắng. Một đời sống trong thinh lặng cầu nguyện sẽ giúp cho người thánh hiến tìm được sự hài hoà giữa đời sống cá nhân và các điều kiện sống tập thể, giữa những hình thức bên ngoài với các giá trị thiêng liêng, giữa sự chiêm niệm với các hoạt động tông đồ, giữa sự thinh lặng và công việc mỗi ngày. Người tu sĩ cần phải đắm mình trong sự cô tịch để lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần được ghi khắc tận đáy tâm hồn (x. 2Cr 3,3). Nhờ đó, các tu sĩ có khả năng đáp ứng những đòi hỏi khẩn cấp của thời đại này, và làm lan toả hương thơm của đức bác ái huynh đệ. Như vậy, «toàn thể Giáo Hội vui mừng và hưởng lợi từ nhiều hình thức cầu nguyện và nhiều cách thức trong đó một khuôn mặt duy nhất của Đức Kitô được chiêm ngưỡng».
Cầu nguyện và sống nội tâm nhằm «hướng về sự thánh thiện, đó là bản tóm kết chương trình mọi cuộc đời thánh hiến». Thánh thiện là hoa quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hiện diện cách đặc biệt trong Lời của Ngài, như là «nguồn mạch thanh khiết và không bao giờ cạn cho đời sống tâm linh». Thánh thiện không thể có được nếu không lắng nghe Lời Chúa là bánh ban sự sống (x. Mt 4,4), là đèn soi rọi đường đi nước bước, hướng dẫn và định hình cuộc sống của mỗi chúng ta (x. Tv 118/119,105). Vì thế, «hằng ngày phải có quyển Kinh Thánh trong tay để học được những “kiến thức siêu việt về Chúa Giêsu Kitô” (x. Pl 3,8) nhờ đọc và suy gẫm. Lời Chúa được Giáo Hội giải thích và cử hành chính thức trong phụng vụ, trở nên nguồn mạch và động lực của đức ái. Hơn ai hết, các tu sĩ phải theo tinh thần của Giáo Hội để đem hết tâm hồn, miệng lưỡi chu toàn các lễ nghi phụng vụ, nhất là mầu nhiệm Thánh Thể, lại phải nuôi dưỡng đời sống tu đức bằng nguồn mạch phong phú ấy». Thực vậy, chính nơi Lời của Ngài mà Thiên Chúa đã «mặc khải chính mình và giáo dục tâm trí và con tim: chính nơi đó mà cái nhìn đức tin nên trưởng thành, bằng cách học biết nhìn thực tại và các biến cố qua con mắt của Thiên Chúa, đến mức có được “tư tưởng của Đức Kitô” (1Cr 2,16). Chính Chúa Thánh Thần soi sáng Lời Chúa với ánh sáng mới cho các vị sáng lập. Mọi đoàn sủng và mọi luật lệ xuất phát từ đó và tìm cách trở nên một sự diễn tả của Lời Chúa».
Nhờ lời cầu nguyện và sống nội tâm trong nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, chúng ta có thể xây dựng cho mình có được một thứ bản năng siêu nhiên để không rập theo thói đời, nhưng đổi mới tâm thần để nhận ra thánh ý Thiên Chúa và đem ra thực hành (x. Lc 6,47; Rm 12,2). Chính bản năng siêu nhiên này làm nên phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến, giúp cho các tu sĩ có khả năng làm chứng cho Chúa Giêsu và có đủ sức lay chuyển được những trái tim chai đá của con người thời đại đang khát khao tìm về những giá trị tuyệt đối.
2.2. Đời sống mới trong Chúa Kitô
Đời sống thánh hiến là một nỗ lực sửa đổi canh tân đời sống theo khuôn mẫu Chúa Kitô, nghĩa là người môn đệ Chúa Kitô dám can đảm giết chết những gì thuộc hạ giới và thực sự mặc lấy con người mới theo hình ảnh Thiên Chúa (x. Cl 3,5-14). Chính trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Hội Thánh, người thánh hiến không những chỉ được nối kết bằng kinh nguyện và các việc đạo đức thường ngày, mà còn được thánh hoá bằng việc cử hành các mầu nhiệm thánh, lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và Hoà Giải.
Để sống một đời sống mới trong Chúa Kitô, trước hết chúng ta phải không ngừng thanh tẩy tâm lòng, canh tân đời sống trong sự giao hoà với Thiên Chúa và tha nhân. «Vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (Gc 3,2), nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện “xin Chúa tha nợ chúng con” (Mt 6,12)». Trên đường thánh hiến, các tu sĩ cần có những thời điểm «dừng chân nơi bóng mát để kiểm điểm lại: rút kinh nghiệm bước tiến, chuẩn bị thêm hành trang, sửa chữa những bước lệch lạc». Thành tâm xét mình, nhìn nhận và sám hối về những lỗi lầm thiếu sót để có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa qua bí tích Hoà Giải. Hiệu quả đương nhiên của việc giao hoà với Thiên Chúa là sự hoà giải với anh chị em mình: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau» (Cl 3,12-14). Sám hối, yêu thương và tha thứ chính là điều kiện cần có để xứng đáng lãnh nhận hy tế Thánh Thể (Mt 5,23-24).
Dành cho đời sống thiêng liêng một chỗ đứng ưu tiên đòi hỏi chúng ta phải sống chiều kích Thánh Thể, cách đặc biệt qua việc Dâng Lễ, Rước Lễ và viếng Thánh Thể mỗi ngày. Đời sống thánh hiến là một cách thế kết hiệp sâu xa với hy tế Thánh Thể, trung tâm của đời sống Giáo Hội, cũng là tâm điểm đời thánh hiến của mỗi người và mỗi cộng đoàn: «Trong bí tích Thánh Thể, mọi hình thức cầu nguyện quy tụ lại: Lời của Thiên Chúa được loan báo và đón nhận, mối tương quan với Thiên Chúa, với anh chị em, với mọi người nam nữ bị chất vấn. Đó là bí tích của tình con thảo, của hiệp thông và của sứ vụ. Bí tích Thánh Thể, bí tích của sự hiệp nhất với Đức Kitô, đồng thời là bí tích của sự hiệp nhất Giáo Hội và hiệp nhất cộng đoàn đối với người thánh hiến». Là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống thiêng liêng đối với cá nhân cũng như đối với mỗi cộng đoàn, «Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó chính là Đức Kitô, lễ vượt qua của chúng ta, Người là bánh hằng sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính thịt của Người, thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống».
Nghi thức khấn dòng được cử hành trong chính hy tế Thánh Thể diễn tả mối dây liên kết đặc biệt giữa hiến lễ cuộc đời người thánh hiến với hy lễ mình và máu thánh Chúa Giêsu trên bàn thờ. Như vậy, khi dâng thánh lễ mỗi ngày, các tu sĩ cùng với Chúa Giêsu tiếp tục hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, người môn đệ Chúa Kitô hiến dâng trọn đời sống mình trong mọi lúc giữa những hoàn cảnh khác nhau của đường đời. Ngay cả khi vì những lý do khác nhau mà chúng ta không thể đến tham dự Thánh Lễ, thì Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn hiện diện và thông truyền sức sống viên mãn của Ngài cho chúng ta, miễn là chúng ta một lòng một ý gắn bó với Ngài. Vì thế, «dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hãy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giêsu đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập lòng con».
3. Sống linh đạo hiệp thông
Hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em chính là bản chất của Hội Thánh, là con đường của thời đại hôm nay, và cũng là ơn gọi cao cả nhất đời sống thánh hiến. Tuy nhiên, vì tội lỗi đã làm tổn thương đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nên hiệp thông vẫn còn là điểm rất hạn chế nơi các tín hữu nói chung và cộng đoàn thánh hiến nói riêng. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong các cộng đoàn thánh hiến tại Việt Nam. Vì thế, là những phần tử ưu tú của Hội Thánh, các tu sĩ được mời gọi nỗ lực xây dựng sự hiệp thông, «trước tiên trong chính cộng đoàn của họ, kế đến trong cộng đồng Giáo Hội, và vượt cả biên giới này nữa, bằng cách kiên trì theo đuổi cuộc đối thoại bác ái, nhất là tại những nơi hiện đang bị xâu xé bởi sự hận thù chủng tộc hay nạn bạo lực điên rồ».
3.1. Hiệp thông trong cộng đoàn thánh hiến
Ngày nay, đối diện với một thế giới đầy những ngờ vực và chia rẽ, đời sống thánh hiến trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng hiệp thông huynh đệ. Cùng với mọi thành phần trong Hội Thánh, «những người thánh hiến được yêu cầu trở thành những chuyên viên thực sự về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông như những chứng nhân và những người kiến tạo kế hoạch hiệp thông, đỉnh cao của lịch sử nhân loại theo ý muốn của Thiên Chúa». Các cộng đoàn thánh hiến được quy tụ lại nhân danh Chúa, nên các tu sĩ thành anh chị em của nhau trong một gia đình thực sự. Vì thế, khi gia nhập vào một cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ bước vào một mối hiệp thông yêu thương, cùng nhau đi trên một con đường thiêng liêng, chung sống theo một lý tưởng thánh hiến để bước đi theo Chúa Giêsu. «Một truyền thống được chia sẻ, những hoạt động chung, những cơ cấu được thực hiện tốt đẹp, những tài sản chung, hiến pháp chung, và một tinh thần chung, đó là những yếu tố có thể giúp xây dựng và củng cố sự hiệp nhất». Như vậy, trong cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ cùng nhau tạo nên một môi trường hiệp thông huynh đệ để nâng đỡ nhau tấn tới trên bước đường thiêng liêng.
Đời sống hiệp thông thánh hiến khởi đi từ chính đời sống thân mật với Thiên Chúa, vì nền tảng thực sự của đời sống hiệp thông hệ tại mối hiệp thông nơi Ba Ngôi Thiên Chúa và với chính Đức Kitô. Chỉ trong tình yêu hiệp nhất của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể thông hiệp được với nhau. Vì thế, «thiết lập một sự hiệp thông đặc biệt giữa các tu sĩ với Thiên Chúa và, trong Thiên Chúa, giữa các phần tử trong cùng một hội dòng là yếu tố căn bản của sự hiệp nhất trong một hội dòng». Thiên Chúa là Đấng Thánh, nên điều kiện để sống hiệp thông với Ngài là một tâm hồn thánh thiện, thanh sạch, không vương mắc tội lỗi. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải san bằng những mối bất đồng chia rẽ, xoá bỏ oán ghét hận thù để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Một khi đã được tha thứ mọi tội lỗi, chúng ta lấy lại được địa vị là con cái Chúa, luôn gắn kết với Ngài trong yêu thương, và luôn được Ngài bảo bọc che chở trong mọi cảnh huống của cuộc đời: «Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi».
Theo lệnh truyền của Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính bản thân mình, và như chính Chúa đã yêu thương chúng ta (x. Mt 22,39; Ga 13,34). Sống đời thánh hiến là sự diễn tả cách cụ thể mối hiệp thông với Thiên Chúa bằng đời sống gắn bó huynh đệ với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù, trong đức bác ái chân thành. Chính tình bác ái vô vị lợi chính là điều làm cho những cộng đoàn thánh hiến có những điểm khác biệt với những tổ chức hay đoàn hội khác (x. Ga 13,35). Nhờ lời khấn theo các lời khuyên Phúc Âm, nhiệt tình đức ái giải thoát các tu sĩ khỏi mọi ngăn trở, để sống gắn bó và chia sẻ với mọi người trong mọi biến cố của hành trình theo Chúa. Khi sống hiệp thông nâng đỡ nhau giữa những khó khăn thử thách, những yếu đuối bất toàn của bản thân và tha nhân không còn là chướng ngại cản trở sự nên thánh, nhưng lại là con đường giúp chúng ta tiến đến sự hoàn thiện. Vì thế, cần biết đón nhận tha nhân trong nỗ lực kiến tạo một «khoảng không gian thần linh trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Phục Sinh». Đời sống của các tu sĩ qua bao thế kỷ đã minh chứng cho Đức Ái hoàn hảo nhờ hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, chia sẻ của cải, cùng sống trong một kế hoạch và hoạt động tông đồ. Chính đời thánh hiến giúp cho các tu sĩ hiệp thông với nhau và với tất cả mọi người cách sâu xa trong Trái Tim Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến làm trưởng tử giữa một đoàn em đông đúc, hầu thiết lập sự hiệp thông huynh đệ nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Như cành nho được tháp nhập vào thân nho để nhận sức sống từ thân cây, cũng ta cũng phải sống hiệp thông với Chúa Kitô, và từ đó phát sinh tình hiệp thông huynh đệ với nhau để cho thế giới được tràn đầy sự sống và sống một cách dồi dào (x. Ga 10,10; 15,5).
3.2. Hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh
Khi Đức Kitô xuống thế làm người thì nhịp cầu giữa trời và đất được nối liền, sự hiệp thông gắn bó giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau được thực hiện cách sung mãn trong Giáo Hội. Đời sống hiệp thông trong Hội Thánh diễn tả sự liên kết mật thiết giữa những chi thể trong một thân thể mầu nhiệm mà Chúa Kitô là đầu, cùng chung một trái tim, một tâm hồn, cả nhiệm thể đồng thanh ca tụng tình thương của Thiên Chúa là Cha nhân lành (Rm 15,5; Cv 2,4-11). Chính Chúa Kitô liên kết tất cả những ai yêu mến và tin tưởng vào Ngài như cành nho gắn kết với cây nho. Chính Ngài đã đổ đầy lòng họ Thần Khí thánh hoá (Rm 5,5), biến họ thành con cái của một Cha chung trên trời (Rm 8,14).
Đời sống thánh hiến là một ơn huệ nhưng không Thiên Chúa dành cho một số người được tuyển chọn trong cộng đoàn Hội Thánh. Như vậy, mọi tu sĩ và các cộng đoàn tu trì đều thực sự là thành phần của Giáo Hội, và thi hành sứ mệnh cao cả của chính Giáo Hội là tôn vinh Thiên Chúa, phục vụ sự sống và ơn cứu độ con người. «Tu hội nào ra đời cũng là để phục vụ Giáo Hội, để dùng những đặc tính riêng biệt của mình, và tuỳ theo tinh thần cũng như sứ mệnh đặc thù của mình mà làm cho Giáo Hội được phong phú». Chính Giáo Hội xác nhận ơn gọi của các cộng đoàn thánh hiến và làm trung gian cho việc tận hiến của các tu sĩ. Ơn gọi tu trì là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, nên sự thánh hiến đó thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. Khi tuyên khấn công khai tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, các tu sĩ sống gắn bó cách mật thiết và phong phú vào đời sống của Giáo Hội. Vì thế, sứ mạng của các tu sĩ vừa mở rộng cho Giáo Hội phổ quát, vừa được thể hiện trong bối cảnh của Giáo Hội địa phương. Một đàng, các tu sĩ xây dựng sự hiệp thông ngay từ bên trong Giáo Hội bằng cách làm cho đặc tính hiệp thông thấm sâu vào mọi cơ cấu và mọi hoạt động. Đàng khác, các tu sĩ trở thành nhân tố nối kết các đặc sủng và ơn gọi khác nhau trong Hội Thánh. Thực vậy, «sự hiệp nhất Giáo Hội không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự pha trộn hữu cơ những khác biệt chính đáng. Đó là thực tại của nhiều thành phần nối kết trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (x. 1Cr 12,12)».
Sự hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh còn được thể hiện trong mối tương quan đúng đắn giữa các thành phần cũng như giữa các bậc sống khác nhau: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Cách đặc biệt, cần phải xây dựng trong mối tương quan gắn bó giữa các tu sĩ với hàng giáo phẩm. Ý thức rằng «đời sống tu trì và các cơ cấu trong Giáo Hội không phải là hai thực tại riêng biệt, như thể một thực tại thuộc về ân sủng, thực tại kia thuộc về cơ cấu; trái lại làm thành một thực tại duy nhất, tuy phức tạp. Do đó, làm cho hai yếu tố độc lập với nhau là một sai lầm nặng; và làm cho hai yếu tố đối chọi nhau còn là một sai lầm nặng hơn». Vì thế, rất cần có những liên lạc thường xuyên giữa các bề trên tu hội hay Hội đồng các bề trên thượng cấp với các cơ quan của Toà thánh, với các Giáo phận và Hội đồng Giám mục, nhằm cổ võ cho đời tu tham gia cách hữu hiệu vào sứ mệnh của Giáo Hội. Trong tin tưởng, các tu sĩ cần phải nhìn nhận thừa tác vụ của các giám mục, đấng kế vị các thánh tông đồ, là trung tâm của sự hiệp nhất trong sự hiệp thông hữu cơ của Giáo Hội. Vì thế, «các tu sĩ dù là thành viên của một tu hội thuộc quyền Giáo hoàng cũng phải cảm thấy mình thực sự là thành phần của “gia đình giáo phận” và đảm nhận nhiệm vụ thích nghi cần thiết». Thực vậy, «khát vọng xây dựng một linh đạo hiệp thông sẽ là hão huyền nếu không có một mối tương quan tích cực và thân thiết với các giám mục, trước tiên với Đức Giáo hoàng, trung tâm hiệp nhất của Giáo hội và với huấn quyền của ngài». Cũng vậy, các giám mục với tư cách «là bậc thầy chính thức và người chỉ đạo về sự trọn lành cho mọi thành phần trong giáo phận, nên các ngài cũng là những vị giữ gìn cho các tu sĩ trung thành với ơn gọi tu trì và theo đúng tinh thần của mỗi tu hội».
Kết luận
Xuất phát lại từ Đức Kitô để canh tân thăng tiến đời sống thiêng liêng, như một nỗ lực khơi lại ơn gọi tận hiến tu trì của người thánh hiến theo mẫu gương của chính Đức Kitô. Các tu sĩ hôm nay được mời gọi «hãy sống trọn vẹn cuộc hiến dâng cho Thiên Chúa, để cho thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại». Ý thức về đời sống thánh hiến là nguồn phong phú đặc biệt của Hội Thánh, các tu sĩ nhận thức về căn tính và phẩm giá của ơn gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Lc 10,42). Khi trung thành với ơn gọi thánh hiến của mình, các tu sĩ trở nên tấm gương trong lời thưa “xin vâng” đối với thánh ý của Thiên Chúa đã dành cho cuộc đời mình. Do đó, «Giáo Hội đặt kỳ vọng nơi sự dâng hiến liên tục của đoàn con cái nam nữ được tuyển chọn, niềm khao khát nên thánh và lòng nhiệt thành phục vụ nhằm cổ võ và nâng đỡ nỗ lực sống thánh thiện nơi mọi kitô hữu, và nhằm gia tăng việc tiếp đón người thân cận, nhất là những người túng thiếu. Làm như thế, tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người».
GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Làm sao giữ được sự quân bình giữa đời sống cầu nguyện và các hoạt động tông đồ?
2. Cần phải làm gì để đối diện và vượt qua thời kỳ “đêm tối đức tin” trong đời sống thiêng liêng?
3. Tại Việt Nam, các tu sĩ có thể làm gì để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn Hội Thánh?
BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009). X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium (21/11/1964), 40.
BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (17/11/2009).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata (25/03/1996), 93.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 29. Xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là tâm tình và mục tiêu mà Giáo Hội tại Việt Nam cần phải lấy làm trọng tâm khi cử hành Đại Năm Thánh 2000. X. BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009).
GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng ngày 2/2/2001, xem trong L’Osservatore Romano, 4/2/2001.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ (19/5/2002), 22: «Các lời khuyên Phúc Âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người».
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 23.
GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên Phiên họp khoáng đại của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). «Đức Giêsu làm cho ta hiểu rằng tình liên đới của Người đối với nhân loại triệt để đến độ nó thấm nhập, chia sẻ và đảm nhận mọi khía cạnh tiêu cực dù cho đến chết, hậu quả của tội lỗi» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 27; Tông thư Novo millennio ineunte, 25).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 22.
X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis (28/10/1965), 2. Công Đồng đã đề ra năm tiêu chuẩn cho việc canh tân và thích nghi đời tu: Bước theo Chúa Kitô như Tin Mừng đã dạy; đoàn sủng có tính cách lịch sử của hội dòng; đời sống của toàn thể Giáo Hội; lưu tâm đến thế giới mình đang sống; mỗi người phải canh tân về mặt thiêng liêng.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 40. Người thánh hiến vui mừng sống trong tình con thảo đối với Chúa Cha và tình huynh đệ thắm thiết với mọi người; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 38.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 384.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 27.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 26. «Kinh nguyện là khám phá ra tình thân mật với Thiên Chúa, là yêu sách đòi phải tôn thờ Thiên Chúa, là nhu cầu cần được chuyển cầu» (PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio, 43). GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 9
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khẳng định: «Thế giới không đổi mới, vì người ta quan niệm sự thánh thiện ngoài bổn phận» (Đường hy vọng, 23).
PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio (29/06/1971), 42. «Đời thánh hiến cần được nuôi dưỡng tại nguồn cội đời sống tâm linh vững chắc và sâu xa» (Tông huấn Vita consecrata, 93).
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng nhắn nhủ các tu sĩ: «sự trung thành với lời cầu nguyện hằng ngày phải là một nhu cầu căn bản, và phải chiếm chỗ ưu tiên trong hiến pháp cũng như trong đời sống các con» (Evangelica testificatio, số 45).
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 18. Sự bất quân bình thể hiện ngay trong đời sống đạo: «Giáo dân nghĩ: thánh là sốt sắng kinh nguyện, giảng giải, xa lánh thế gian: họ hóa ra giáo sĩ, tu sĩ thời xưa. Tu sĩ nghĩ: thánh là dấn thân giúp việc xã hội, hoạt động chính trị, tranh đua với giáo dân mà nhập thế. Loạn xà ngầu!» (Đường hy vọng, 22).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 25.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93: «Đời sống tâm linh được hiểu như là sống với Đức Kitô và do Thánh Linh hướng dẫn, là một cuộc hành trình mỗi ngày một trung tín hơn, trong đó người tận hiến được Thánh Thần soi dẫn và biến đổi trở thành Đức Kitô, trọn nìềm hiệp thông trong tình yêu và phục vụ trong Giáo Hội».
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 94; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 39.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Việc đọc Kinh Thánh, nguyện gẫm, kính cẩn cử hành Các giờ kinh phụng vụ theo quy định của luật dòng, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, tĩnh tâm hằng năm, đó là tất cả những yếu tố thuộc về đời sống cầu nguyện của các tu sĩ (Bộ Giáo Luật, 663; 664; 1174).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 24: «Lời Thiên Chúa là của ăn cho đời sống, cho việc cầu nguyện và cho cuộc hành trình hằng ngày, nguyên lý hiệp nhất cộng đoàn nên một lòng một ý, cảm hứng cho việc canh tân của thường huấn và những sáng kiến tông đồ».
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Nhờ cầu nguyện và sống nội tâm sâu xa, người môn đệ Chúa Kitô còn được hướng dẫn bởi bàn tay từ mẫu Maria, chuyên cần thao luyện các việc đạo đức, biết khiêm tốn và tin tưởng tìm đến việc linh hướng.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 40.
NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 883.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 26. Lời Mẹ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ tầm quan trọng của việc cử hành Thánh Thể còn ghi lại nơi nhà nguyện bên phần mộ của Mẹ: “Hỡi linh mục của Thiên Chúa, xin cha dâng thánh lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng và như thánh lễ duy nhất trong đời”.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Optatam totius, 5. «Trong Bí tích Thánh Thể, mỗi người tận hiến được mời gọi sống mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô, hợp nhất với Người trong cuộc hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần» (Vita consecrata, 95).
NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 364. «Đừng nghĩ rằng đời dâng hiến của con không còn ý nghĩa, vì không sống cộng đoàn, không làm việc bác ái, giáo dục, từ thiện được nữa. Trên thánh giá, Chúa đã làm gì? Trong nhà tạm Chúa đang làm gì? - Hiện diện, cầu nguyện, hy sinh. Sao lại không ý nghĩa? Chính lúc ấy Chúa cứu chuộc nhân loại» (số 385).
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 51.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 46; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 19. Bằng chính đời sống và hoạt động, các tu sĩ hiến mình xây dựng «Giáo Hội thành ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông» (Tông thư Novo millennio ineunte, 43).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18. Khuôn mặt của Thiên Chúa toả sáng nơi khuôn mặt của Giáo Hội. Vì thế, yêu mến Đức Kitô là yêu mến Giáo Hội (x. Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Thông điệp Spe salvi (30/11/2007), 32; x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2657.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 42.
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 32; (x. Hiến chế Lumen gentium, 46).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 14.
X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 44. Trong Hội Thánh mọi người được mời gọi và có bổn phận nên thánh. Không sống thánh thiện, không thể canh tân Hội Thánh (x. Đường hy vọng, 267).
X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 46.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 34; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 18. «Những người thánh hiến và những định chế của họ được mời gọi làm chứng cho sự hiệp nhất không bao giờ bất đồng với huấn quyền của Giáo Hội, bằng cách trở nên những phát ngôn viên xác tín và vui tươi trước mặt mọi người» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 32. «Một khía cạnh nổi bật của sự hiệp thông với Giáo Hội là gắn bó bằng cả trí tuệ và con tim với huấn quyền của Đức Giáo hoàng và của các giám mục; tất cả những người thánh hiến […] phải nghiêm chỉnh thi hành và minh chứng rõ ràng điều này trước mặt Dân Thiên Chúa» (Tông huấn Vita consecrata, 46).
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 28.
GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên trong Phiên họp khoáng đại của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). X. BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 47 (13/11/2009).
Làm chứng cho tình yêu trong đời sống thánh thiện
Linh mục Đa Minh Trần Ngọc Đăng
17:14 17/03/2010
* Lăng kính mới và điểm nhấn mới
* Đời sống thánh hiến & làm chứng
* Chỉ dẫn Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô”
- Làm chứng trong bối cảnh Việt Nam hôm nay
Trong suốt dọc chiều dài lịch sử, đời sống thánh hiến luôn hiện diện trong lòng Giáo Hội như là một chứng từ sinh động và hùng hồn về đời sống cầu nguyện cũng như thực hành bác ái, về đời sống chiêm niệm cũng như hoạt động tông đồ. Tuy nhiên, có lẽ chưa có lúc nào chiều kích đức ái và khía cạnh làm chứng lại được nhấn mạnh như đã được trình bày trong các văn kiện từ Công đồng Vaticanô II cho đến nay. Dường như càng ngày người ta càng “ngộ” ra rằng thiếu vắng Đức Ái thì đời sống thánh hiến cũng chỉ là cái xác không hồn và một khi khuất bóng chứng từ thì đời sống thánh hiến cũng nhạt nhẽo vô vị, thiếu hẳn sinh khí và mất dần đi sức sống vươn mình, thậm chí tệ hơn chỉ còn là một “thứ Pharisiêu” sính hình vụ luật.
Vì thế, các văn kiện Công đồng Vaticanô II và các văn kiện Hậu Công đồng xem ra luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đức Ái và chiều kích chứng tá của đời thánh hiến.
Trong bài viết này, chúng ta cùng rà soát lại khía cạnh quan trọng này của đời sống thánh hiến, khi “nhúng” điều đó trong “dung dịch” đức ái; đặt nó trong tương quan với các yếu tố cốt lõi của đời thánh hiến; soi rọi nhờ giáo huấn của Huấn thị và phần nào áp dụng vào bối cảnh Việt Nam hôm nay.
1. LĂNG KÍNH MỚI VÀ ĐIỂM NHẤN MỚI
1.1. Lăng kính tình yêu
Trước đây, khi nói đến đời sống tu trì, người ta thường dùng những từ ngữ nhấn mạnh đến lý tưởng hoàn hảo mà các tu sĩ cần vươn tới, như “bậc tận hiến/toàn hiến” (religiosus), “bậc trọn lành” (status perfectionis, institutum perfectionis)... Cách gọi đó nói lên quan niệm thường có của thời trước Vaticanô II về đời thánh hiến, một quan niệm rất hay chú trọng đến việc nên trọn lành với ý nghĩa là gìn giữ tỉ mỉ, nghiêm túc và chỉn chu các điều luật, nhất là ba lời khuyên Phúc Âm, đời sống chung và việc khổ chế, hy sinh. Người tu sĩ lý tưởng là người sống khắc khổ, thanh bạch, đạo hạnh, xa lánh thế gian, coi thường vật chất, dửng dưng với vinh hoa phú quý, vui thú danh vọng... Quan niệm này đôi khi bị đẩy tới mức nhị nguyên: coi khinh thể xác, miệt thị hôn nhân... Từ đó có thể dẫn đến những não trạng quá khích là “vụ luật” (legalismus), “vụ hình thức” (formalismus) và “khắc kỷ” (ascetismus).
Từ Công đồng Vaticanô II, thần học đời tu đã đánh dấu một tiến trình tăng tiến và trưởng thành. Lối nhìn truyền thống về đời tu như một tình trạng trọn lành đã nhường chỗ cho một nền Giáo Hội Học mới, trong đó đời tu được lồng trong lăng kính của tình yêu, một tình yêu xây dựng trong mối hiệp thông và liên đới sâu xa của toàn dân Thiên Chúa. Ơn gọi nên thánh của đời tu trì được đặt để trong tương quan với ơn gọi nên thánh chung của các tín hữu. Nếu như “sự thánh thiện được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới đức ái trọn hảo trong bậc sống mình trong khi xây dựng kẻ khác” (GH 39), thì sự thánh hiến “tu trì” là một sự thánh hiến “đặc biệt hơn”, được “tỏ lộ trong việc thực hành ba lời khuyên Phúc Âm” (GH 39). Đó là một sự đáp trả mãnh liệt hơn trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một sự đáp trả đòi hỏi một đức ái nồng nàn, quảng đại hơn.
Liên quan đến điều này, Công đồng Vaticanô II trong hiến chế Giáo Hội (Lumen Gentium) đã không ngần ngại khẳng định “ơn huệ thứ nhất và cần thiết nhất là đức ái”, bởi vì chính đức ái làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em vì Chúa. Chính đức ái là mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật. Chính đức ái chi phối mọi phương tiện nên thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được cùng đích (GH 42a). Hơn nữa, đức ái đối với Chúa và tha nhân còn là dấu chỉ cho biết người môn đệ chân chính của Chúa Kitô. Chính khi sống khiết tịnh, vâng phục, khó nghèo và chịu thiệt thòi, người thánh hiến làm chứng cách hùng hồn và sống động cho Tình Yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và toả lan tình Chúa đến cho nhân loại (x. GH 42 b,c,d). Nhờ việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm trong Giáo hội, những người thánh hiến muốn thoát ly khỏi mọi cản trở có thể trì hoãn đức ái hoàn hảo dành cho Thiên Chúa và tha nhân (GH 44).
Đức ái tuyệt hảo và đời sống thánh hiến quả là cặp từ tóm lược đề xuất của Giáo hội hiện thời về thực tại phong phú đa dạng nơi những người thánh hiến. Sự trọn lành của đức ái (Perfectae caritatis) còn là tựa đề của sắc lệnh Công đồng về canh tân đời sống tu trì và điều này được pháp lý hoá nơi Bộ Giáo Luật 1983 (quyển II, Phần III, điều khoản 573-746).
Nếu như Vaticanô II là Công đồng đầu tiên đề cập đến bậc sống dựa trên các lời khuyên phúc âm đặt trong bối cảnh của mầu nhiệm Giáo Hội như là toàn thể, thì theo Bộ Giáo Luật lại cho thấy “lối sống bền vững” này giúp các tín hữu “theo đuổi đức ái hoàn hảo” để phục vụ nước Chúa và trở thành dấu chỉ rạng ngời, báo trước vinh quang thiên quốc (GL 573 §1). Chính đức ái có được do các lời khuyên Phúc Âm giúp các tu sĩ kết hợp với Giáo Hội cách đặc biệt (GL 573 §2).
Đức ái nói đây không phải là một khái niệm mà là chính đời sống của những con người đã cảm nghiệm thấy một ơn gọi đặc biệt trong Dân Thiên Chúa, một ơn gọi đòi hỏi đi đến một sự thánh hiến đặc biệt. Nhờ việc sống ba lời khuyên Phúc Âm qua một đặc sủng và lối sống riêng biệt của đặc sủng đó, họ gắn bó với Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến. Chính yếu tố sau cùng này chỉ huy, định hướng và quy kết tất cả các yếu tố khác.
Đời sống thánh hiến không phải là một thực tại tách rời và biệt lập, cũng không phải là viễn tượng trên mây trên gió. Thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội, đời sống thánh hiến diễn tả điều mà Giáo Hội biểu thị qua các giai đoạn khác nhau của dòng lịch sử nơi chính các đặc sủng làm nên Giáo Hội. Nơi Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội được diễn tả như là mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Những đặc tính này định vị hoạt động của tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội, cách riêng là đời sống thánh hiến. Đức ái là tình yêu. Người yêu mến là người biết định hướng cuộc đời hoà hợp với bối cảnh riêng biệt mà họ sống, để nắm lấy trách nhiệm và để trở nên chính họ.
Yêu mến là sống tình yêu hỗ tương, đặt nền trên việc trao hiến và hoà hợp với những người cùng chí hướng trong cùng một ơn gọi. Khát vọng vươn tới đức ái trọn hảo không phải là đặc quyền của những người thánh hiến, nhưng mang một diện mạo riêng biệt khi được vun trồng qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, hướng tới cùng đích là “Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến” (GH 44). Đức ái nồng nàn kết hiệp với Chúa Kitô qua việc dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa càng lớn lao bao nhiêu, thì người thánh hiến càng làm cho đời sống Giáo Hội phong phú hơn và càng làm cho việc tông đồ của Giáo Hội dồi dào mãnh liệt hơn bấy nhiêu (DT 1).
Nơi đời sống thánh hiến, đức ái là lối sống bước theo Chúa Kitô “khiết trinh và khó nghèo”, Đấng đã “cứu chuộc và thánh hoá nhân loại bằng việc vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá” (DT 1), với đức khiết tịnh đem đến sự hiệp nhất với Giáo Hội (DT 12), với một đức khó nghèo thanh thoát và tự nguyện (DT 14), với lòng vâng phục luôn phục tùng thánh ý cứu độ của Chúa Cha (DT 14), với đời sống chung tràn đầy bác ái huynh đệ, thấm nhuần sự hiện của Chúa giữa cộng đoàn (DT 15).
Tính chính thống của đức ái thánh hiến được định giá trên nền tảng của việc tháp nhập vào đời sống Giáo Hội, nơi họ được thanh tẩy và tăng tiến trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sống và phát triển tính chính thống là một cách diễn tả sống động đặc sủng, vốn chỉ được đánh giá khi sống bén rễ trong khung cảnh năng động nguyên thuỷ. Cảm thông, buồn sầu, mừng vui, hoạt động cùng và trong Giáo Hội, qua các chiều kích đa dạng như đã được mô tả trong Hiến chế về Giáo Hội, chính là hoa trái đích thật của việc gắn kết với Chúa Kitô và sự ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần, và là con đường để hoán cải suốt đời. Ai yêu mến thì được sinh ra bởi Thiên Chúa, Đấng hằng yêu mến chúng ta không phải do công phúc chúng ta có được mà do điều chúng ta đang thủ đắc nhờ ân ban của Ngài.
Đi ra ngoài lằn ranh này, đức ái thánh hiến sẽ phát triển ù lì, trở nên còi cọc, cằn cỗi, kéo lê một cách thiếu sinh khí. Chỉ trong Chúa, người thánh hiến cử hành mầu nhiệm, lớn lên trong tình hiệp thông, vươn mình trong sứ vụ, phó thác cuộc sống tương lai, làm chứng niềm tin phục sinh với lòng thương xót và trong sự liên đới cả với những ai chưa sẵn sàng hoặc từ chối ơn cứu độ. Những người thánh hiến noi gương Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc tội nhân, chứ không kết án. Qua việc thi hành điều đó, họ làm chứng cho luận lý của tin mừng cứu độ. Đức ái đầy lòng thương xót không tìm moi móc quá khứ mà dẫn về tương lai là thực tại viên mãn của thời cánh chung, vén tỏ tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (x. Ep 1, 23).
Lịch sử của đức ái thánh hiến là một chương sáng giá trong lịch sử Giáo Hội, không phải vì được tiến triển trong một môi trường không có tội, mà là trong sự nhận biết ơn tha thứ, nhằm tuyên xưng và làm cho ơn tha thứ đó trở thành đáng tin qua việc lướt thắng sự cùng khốn phàm hèn nhờ năng lực của lòng thương xót và mở ra chân trời an vui hành phúc khi chỉ có “một trái tim và một linh hồn” (Cv 4, 32).
Đức ái mở ra một hướng nhìn tích cực về đời sống thánh hiến. Thánh hiến là một sự đáp trả trước mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, một giao ước tình yêu, một cuộc dấn thân theo tiếng gọi và sự thúc đẩy của tình yêu Chúa Kitô. Đức ái của người thánh hiến vì thế cần kín múc từ nguồn mạch Ba Ngôi, cần nên một với thánh ý cứu độ của Chúa Cha, cần được hiệp nhất cách khắng khít với ân sủng Chúa Giêsu Kitô và ngoan nguỳ với tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là một đức ái được thanh tẩy mỗi ngày qua việc kiên trì cải hoá những hoàn cảnh không có tình yêu đang làm cho các mối liên hệ trở nên cứng cỏi, cằn cỗi, như xung đột, bất hoà, dửng dưng, cá nhân chủ nghĩa, thực dụng...
Đức ái không cho phép người thánh hiến dừng lại ở cái tầm thường, ở mức tối thiểu, chỉ giới hạn ở việc không xúc phạm đến Chúa, chỉ lo không lỗi luật, an phận thủ thường mà thôi, nhưng thúc đẩy họ tiến lên điều lý tưởng, điều cao quý, thực tại tuyệt đối. Đức ái thúc bách người thánh hiến biết luôn sẵn sàng thông hiệp và cộng tác với Đấng họ yêu mến, để cho ơn cứu độ chan hoà khắp mọi tâm hồn, cho tới khi tất cả được thành toàn trong Ngài. Trong viễn cảnh đó, tội lỗi cũng chỉ là biểu lộ của tình trạng thiếu khả năng yêu mến, cản trở yêu mến hoặc ù lì trong yêu mến. Theo thánh Tôma tiến sĩ, đức ái có những cấp độ khác nhau: xa tránh tội lỗi nghịch đức ái (cấp độ I), nỗ lực thực thi điều thiện và tiến lên trên đường nhân đức (cấp độ II), tha thiết gắn kết và vui hưởng nhan Chúa, vượt ra khỏi mình để ở kề bên Chúa Kitô (cấp độ III). Nói khác đi, đức ái trưởng thành giúp chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp của tối thiểu, tương đối mà luôn biết hướng tới chân trời bao la của tối đa, tuyệt đối.
Đức ái là hoa trái của sáng kiến đến từ Thiên Chúa đầy lòng xót thương và khoan dung, muốn hiệp nhất với dân của Ngài; là sự tham phần vào tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu đức ái đó giúp người thánh hiến vượt ra khỏi cơn cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, lạm dụng cộng đoàn hay sứ vụ như cơ hội để thực hiện kế hoạch đời mình. Trái lại với những toan tính “tiến thân” là những cam kết “dấn thân”, họ hoà mình vào mầu nhiệm và sứ vụ cộng đoàn, đi vào mầu nhiệm “tự huỷ” của Chúa Kitô, để cho kế hoạch cứu rỗi, một kế hoạch do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, được thực hiện.
“Đời thánh hiến dùng ngôn ngữ của việc làm để nói rằng lòng mến Thiên Chúa là nền tảng và là thuốc kích thích một tình yêu nhưng không và ân cần” (TH 75). Họ cần ý thức ơn gọi của mình là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, đặc biệt là với những người nghèo hèn túng quẫn nhất, những nạn nhân của những “hình thức nghèo đói mới” như thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, nghiện ngập, già cả cô đơn, “nghèo” văn hoá, “nghèo” nhân phẩm, “nghèo” tri thức... (XPL 35-36). Huấn thị đã tô đậm gam nền đức ái khi xem việc xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là cuộc xuất hành của tình yêu:
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Bước đầu là tình yêu của Thiên Chúa. Bước tiếp mới là sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa. Nếu “chúng ta yêu mến” đó là “Người đã yêu chúng ta trước” (1 Ga 4,10.19). Điều đó có nghĩa là nhìn nhận Người yêu ta với cái ý thức sâu đậm đã làm cho thánh Phao-lô thốt lên: “Đức Kitô đã yêu tôi và đã hiến mạng sống cho tôi” (Gl 2,20).
Chỉ khi ý thức mình được yêu thương vô cùng mới có thể giúp chúng ta vượt thắng mọi khó khăn riêng tư hay do cơ cấu. Người thánh hiến không thể có tính sáng tạo, có khả năng canh tân tu hội và mở ra những con đường mục vụ mới nếu họ không cảm thấy được yêu mến với tình yêu ấy. Chính tình yêu ấy làm cho họ trở nên mạnh mẽ, có thể dám làm mọi sự”.
1.2. Điểm nhấn mục vụ: chứng tá
Nếu như đức ái là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm “linh hồn” cho suy tư và hoạt động về đời thánh hiến, thì “chứng tá” lại là điểm nhấn mục vụ rõ rệt trong các văn kiện Giáo Hội gần đây nói chung và về đời thánh hiến nói riêng. Lý do là vì: (1) có làm chứng mới công bố Tin Mừng cách thực sự; (2) con người thời nay tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống hơn là lý thuyết; (3) trong nhiều trường hợp đó là cách duy nhất để truyền giáo. Điều này càng quan trọng hơn đối với người thánh hiến, vì trước tiên, sứ mạng của họ “cốt ở việc làm cho Đức Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân” (TH 25, 76).
Đề tài về việc làm chứng trong đời sống tu trì có một lịch sử ngữ nghĩa học rất lý thú. Truyền thống ẩn tu, đan tu hay viện tu có liên hệ mật thiết với ý niệm về “tử đạo” một từ ngữ có gốc gác Hy Lạp là “chứng nhân” (μαρτυς, martys). Và chính ở điểm này, chúng ta khám phá ra ý nghĩa Kinh Thánh sâu xa của khái niệm “nhân chứng” là “hiến dâng mạng sống vì đức tin”. Vào lúc các cuộc bách hại giảm thiểu, lại là lúc đời tu trở về với ý nghĩa cổ truyền và gốc gác của hạn từ là “chứng nhân”.
Các tuyên ngôn của Công đồng Vaticanô II cũng như các văn kiện hậu công đồng đã cống hiến một loạt những khẳng định về đề tài làm chứng trong đời sống tu trì. Đời tu là chứng tá về đời sống vĩnh cửu (GH 44c). Các tu sĩ là chứng tá về lòng yêu mến của Giáo Hội đối với Chúa Kitô và chứng tá này cần thiết đối việc loan báo Tin Mừng ngày hôm nay (DT 55; DT 1, 3, 52-53). Đời tu cũng làm chứng về sự tận hiến cho Thiên Chúa (LH 10, 14), về sự ưu việt của Thiên Chúa (CT 1; CN 2), về sự thánh thiện của Giáo Hội (GH 39), về mối hiệp thông huynh đệ mới trong Đức Kitô (TT 23-25), về công lý (TT 3), về đức bác ái huynh đệ (HA 15), nhất là tình yêu vô vị lợi (HA 13d)...
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến (Vita Consecrata) đã nêu bật vai trò của việc làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến được diễn tả như một cuộc dấn thân phục vụ vì đức ái (chương III: Servitium caritatis, TH 72-103), được kín múc và thúc đẩy từ nguồn mạch tình yêu Ba Ngôi (phần I: Confessio trinitatis, TH 14-40) và tôi luyện trong tình hiệp thông bác ái huynh đệ (phần II: Signum Fraternitatis, TH 41-71). Cuộc dấn thân này một đàng “tỏ bày tình yêu Thiên Chúa trong thế giới” (x. TH 72-83), qua một “tình yêu cho đến cùng”, một “tình yêu trao hiến” (agapê), một cuộc đời “hoàn toàn sống cho Chúa và anh chị em mình” (TH 75-76). Đàng khác, đó cũng là cuộc dấn thân có tính thừa sai để làm cho “Ngài được yêu mến” qua những nỗ lực loan báo, truyền giảng, hội nhập, đối thoại, ưu tiên cho người nghèo, tái rao truyền Phúc Âm, cổ võ công lý, chăm só bệnh nhân (TH 76-77). Hơn nữa, đời thánh hiến cũng là “chứng tá mang tính ngôn sứ trước những thách đố lớn” của thời đại, như độc tài, khủng bố, văn hoá hưởng thụ, thèm khát chiếm hữu, dửng dưng (TH 87-92)...
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô dành hẳn phần IV để bàn về việc làm chứng (XPL 33-46): làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến là một lời chứng hùng hồn về một tình yêu tuyệt đối, làm cho tình yêu đó hiện diện và toả sáng, đáp trả lại tình yêu đó một cách quảng đại và dấn thân (XPL 22):
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, “một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người”. Điều đó bao hàm một sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, Đấng đã trở nên trung tâm của đời sống họ và nguồn mạch liên tục của mọi sáng kiến […].
Toàn thể đời sống thánh hiến chỉ có thể hiểu được từ khởi điểm này: các lời khuyên phúc âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người; đời sống cộng đoàn được thúc đẩy nhờ Đấng đã quy tụ những người khác chung quanh mình và có mục tiêu là vui hưởng sự hiện diện thường hằng của Người; sứ mệnh là lệnh truyền của Người dẫn dắt ta tìm kiếm khuôn mặt của Người trong những khuôn mặt của những người mà ta được sai đến để chia sẻ với họ kinh nghiệm về Đức Kitô”.
2. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN & VIỆC LÀM CHỨNG
Tin Mừng Gioan đã diễn tả chứng tá của Chúa Giêsu xuất phát từ chính căn tín thâm sâu của Ngài. Quả thực, nếu không có căn tính thâm sâu đó, chứng tá sẽ là một hàng vi trống rỗng, chẳng khác một lời nói không có nội dung. Cũng thế, đời thánh hiến chỉ có thể trở nên một dấu chỉ, một chứng từ, khi đời sống đó hàm chứa một nội dung, cách đặc biệt là nội dung của việc sống và thấm nhuần mầu nhiệm Đức Giêsu. Đặc tính ngôn sứ luôn nhấn mạnh đến khía cạnh nền tảng mà theo kinh nghiệm Kitô giáo, đó chính là mầu nhiệm Đức Giêsu. Đời sống thánh hiến được mô tả như là sự chuyển động linh hoạt của Chúa Thánh Thần, Đấng làm xuất hiện những đoàn sủng cần thiết cho Giáo Hội Chúa Kitô.
Trên phương diện thực hành, người thánh hiến làm chứng cách thuyết phục qua cuộc sống chứng tá chứ không phải chỉ là những lời nói suông trên đầu môi chóp lưỡi. Đó là chứng tá cuộc sống mà người thánh hiến trao tặng cho đời qua những hoạt động bác ái, tông đồ, truyền giáo. Một cách cụ thể hơn, đó chính là những chứng từ phát xuất từ việc sống những lời khuyên Phúc Âm, đời sống huynh đệ và những đặc sủng tiêu biểu của tu hội và những hoạt động kèm theo đó.
2.1. Chứng tá của ba lời khuyên Phúc Âm
Lời chứng đầu tiên đến từ chính việc sống ba lời khuyên Phúc Âm. Cách hiểu và sống ba lời khuyên Phúc Âm hôm nay đang biến chuyển từ việc nhấn mạnh đến tính bó buộc của lời khấn hay lời hứa để tiến tới việc chú trọng hơn vào phát triển sự trưởng thành nội tâm và nỗ lực tham dự vào sứ vụ biến đổi thế giới của Giáo Hội. Thực vậy, các lời khuyên Phúc Âm (khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục) có liên hệ chặt chẽ với các giá trị nhân bản vốn tác động sâu xa đến đời sống con người: sở hữu, tình cảm và quyền lực. Hơn nữa, ba lời khấn này cũng còn liên quan đến ba lãnh vực tiếp xúc của con người: kinh tế, đời sống xã hội và chính trị.
Sống ba lời khuyên, người thánh hiến tìm cách giải thoát khỏi tình trạng chiếm hữu ích kỷ, đam mê bừa bãi và ham hố quyền lực, để tiến tới một cuộc sống thanh bần không dính bén, thanh khiết không chiếm hữu và thanh thoát không tham lam quyền hành địa vị. Qua đó, họ làm chứng về địa vị tuyệt đối của Thiên Chúa, về một tình yêu dâng hiến vô vị lợi, về thực tại cánh chung tuyệt vời của Nước Trời mai sau.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là việc sống các lời khấn làm cho những người thánh hiến cắt đứt mọi liên hệ với thế giới, mà là giúp họ trở nên sẵn sàng cho việc phục vụ chương trình của Thiên Chúa trong thế giới. Để làm được điều đó, cần thực hành đức ái tông đồ hầu tăng số những người nhận biết và tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý. Ngay từ thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, đức ái đã từng là một hình thức rất hữu hiệu của việc làm chứng (x. Cv 2,47) và lịch sử cũng cho ta thấy rằng lịch sử của truyền giáo thực ra chính là lịch sử của tình yêu đức ái, dù không phủ nhận việc đã có những khuyết điểm và lầm lạc. Nếu như các tín hữu nói chung được kêu mời sống tình yêu bác ái vô điều kiện noi gương Chúa, thì những người thánh hiến nói riêng, với việc sống ba lời khuyên Phúc Âm, được gọi mời để trở nên dấu chỉ rõ nét của tình yêu đó.
Quả thực, việc sống ba lời khuyên làm nên một đời sống biến hình, có sức chiếu toả ánh sáng của tình yêu tuyệt đối (x. TH 20), bởi vì làm cho Chúa Kitô hiện diện hữu hình qua những chứng từ của đời sống (x. TH 77). Ba lời khuyên như thế không chỉ là con đường nên thánh mà còn là “liệu pháp” thiêng liêng cho nhân loại trước trào lưu tôn thờ “ngẫu tượng” (x. TH 72, 87). Với ba lời khuyên được đem ra sống triệt để và sáng tạo, đời thánh hiến trở thành dấu chỉ, chứng tá và lời tiên báo về một nền văn hoá mới, một nhân loại mới, hình thành theo thánh ý Thiên Chúa.
Lời khấn khiết tịnh
Lời khấn khiết tịnh mang một tầm vóc đặc biệt bởi một đàng, đó là lời khấn duy nhất mang nội dung bất di dịch cho mọi hình thức thánh hiến tu trì qua mọi thời đại, và đàng khác, đó cũng là lời khấn, với nghĩa vụ độc thân kèm theo, có tính chất “lời khuyên Phúc Âm” nhất theo nghĩa chặt của ngôn từ. Có lẽ cũng chính vì thế mà thay vì sắp xếp theo trình tự cổ điển (thanh bần, khiết tịnh, vâng phục), các văn kiện Công đồng đã đặt lời khấn này lên trước, bởi đó là lời khuyên được Chúa Giêsu kêu mời rõ ràng nhất (x. Mt 19,12), được thánh Phaolô nhấn mạnh nhất (1 Cr 7, 32-35), được nhìn nhận và tuân giữ như một hình thức của cuộc sống tận hiến sớm nhất (x. Cv 21,9).
Công đồng khẳng định lời khấn khiết tịnh là “ân huệ nổi bật” làm nguồn mạch và dấu chỉ sự thánh thiện của Giáo Hội, là “dấu chỉ và động lực của đức ái” (x. GH 42), là “dấu chỉ đặc biệt của kho tàng trên trời”, là dấu chỉ sáng chói của giao ước mới và hôn nhân mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (DT 12).
Như vậy, việc sống lời khấn khiết tịnh làm nên chứng tá về tình yêu thuần khiết vô biên, vô điều kiện, vô vị lợi mà Thiên Chúa dành cho con người, một tình yêu con người cần đáp trả và cần thể hiện đối với nhau. “Khiết tịnh tận hiến nhắc lại cuộc duyên tình (giữa Chúa Kitô và Giáo Hội) một cách trực tiếp hơn và làm cho mối tình ấy vươn đến một cao độ mà lẽ ra mọi tình yêu nhân loại phải gắng đạt tới... Khiết tịnh chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa được đề cao hơn hết...” (CT 13). Quả thực, lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim người thánh hiến, giúp họ “đạt đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu” (XPL 22).
Trong đêm tối của “văn hoá hưởng thụ” vốn đang tháo thứ những quy luật đạo đức khách quan về tính dục, thì việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo loé sáng lên như một “chứng tá về quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của mong manh phận người” (TH 88). Đây chính là một trong “những chứng tá cần thiết cho hôm nay hơn bao giờ hết” để minh chứng sức mạnh phi thường của tình yêu Thiên Chúa và đáp ứng nhu cầu thèm khát sự trong sáng ngày càng tăng trong mối quan hệ giữa người với người (x. TH 88).
Lời khấn thanh bần
Lời khấn thanh bần được hiểu và sống cách đa dạng và phong phú trong lịch sử Giáo Hội. Có khi là bán hết tài sản, có khi chỉ là “tinh thần nghèo khó” thôi. Ngày hôm nay, lời khấn thanh bần được đặt trong mối liên hệ sâu xa hơn với việc phục vụ và phát triển người nghèo, trong viễn tượng là xây dựng một Giáo Hội của người nghèo, cho người nghèo, vì người nghèo, và hơn nữa, một Giáo Hội nghèo.
Lời khấn khó nghèo là chứng tá về một tình yêu trao ban. Dù được diễn tả dưới hình thức nào thì cốt lõi của việc sống thanh bần cũng là một lối sống bước theo Chúa Kitô trong tâm tình bác ái, trao tặng tới mức “tự huỷ” vì anh em mình. Hiến chế Giáo Hội vì thế đã liên kết lời khấn khó nghèo và vâng phục trong số 42d và coi đây là lối sống bác ái theo gương Chúa Kitô (GH 42d). Quả thực, khó nghèo chỉ là phương tiện nên trọn lành bao lâu gắn liền với đức ái. Dưới khía cạnh mầu nhiệm, đó là một tình yêu luôn khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa như là Đấng tuyệt đối, như là kho tàng đích thực của lòng mình. Dưới khía cạnh xã hội, đó là một tình yêu liên đới và chia sẻ dành cho anh em chị em mình, nhất là những người nghèo khổ.
Lời khấn khó nghèo cũng là dấu chứng về sự giàu có đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa, nơi kho tàng trên trời. Đó là thái độ sống phó thác vào Thiên Chúa và biết liên đới với người khác. Sắc lệnh canh tân Dòng tu đã khéo léo đề cập tới khía cạnh của “khó nghèo tập thể” với những chỉ dẫn rằng “hãy làm chứng tập thể về khó nghèo” qua việc sẵn lòng chia sẻ của cải với Giáo Hội, với các nhà khác của Hội Dòng cũng như những người túng thiếu (DT 13đ); đồng thời, khuyến cáo họ “hãy tránh mọi hình thức xa hoa trục lợi quá đáng (DT 13e).
Mỗi người thánh hiến cần trở nên chứng nhân của “sự nghèo khó đích thực”. Trong thế giới hôm nay, đức thanh bần trở thành một chứng tá hùng hồn trước sự hoành hành của “chủ nghĩa vật chất thèm khát chiếm hữu, dửng dưng với những nhu cầu và đau khổ của những người yếu đuối” và hững hờ trước sự huỷ hoại của môi trường sinh thái (x. TH 89). Vì thế, đây phải là một sự khó nghèo “mở”, “khó nghèo Phúc Âm để phục vụ người nghèo” (TH 90): phản đối thói thờ tiền tài, thói dửng dưng vô cảm trước khổ đau túng thiếu, thói tiêu dùng của cải cách ích kỷ và hoang phí, để thể hiện một tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, cổ võ việc sử dụng của cải cách có trách nhiệm và trong tinh thần liên đới, đấu tranh chống lại bất công, hầu xây dựng một thế giới nhân đạo hơn (x. TH 90).
Lời khấn vâng phục
Đức Phaolô VI đã coi đức tuân phục như là tâm điểm của công cuộc thích nghi và canh tân đời tu. Dĩ nhiên, đó là một quyền bính được thi hành không phải để thống trị mà là phục vụ trong đức ái như lời dạy của thánh Augustinô. Thánh Tôma đã không ngần ngại coi lời khấn vâng phục là “lời khấn cao trọng nhất (maximum est) trong tất cả các lời khấn”, vì qua đó người tu sĩ dâng cho Thiên Chúa điều cao quý nhất là ý chí tự do và quyền định đoạt về đời sống. Tuy nhiên, lời khấn vâng phục cao cả nhưng lại không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh hôm nay, vì lời khấn này đòi hỏi chúng ta phải hi sinh chính mình, hi sinh ý chí, hi sinh ý riêng, hy sinh chính bản ngã như là một hiến lễ dâng tiến Thiên Chúa, noi gương tuân phục khiêm hạ của Chúa Kitô, “Đấng đã tự huỷ mình, nhận lấy thân phận tôi tớ... và vâng lời cho đến chết” (Pl 2, 7-8; GH 42d).
Công đồng Vatincanô II làm nổi bật giá trị cứu độ và tư tế của hành vi tuân phục nơi Chúa Giêsu (x. GH 3, 36, 37, 41; TG 24) và vai trò tích cực đầy trách nhiệm của Mẹ Maria (x. GH 56, 61, 63). Đức tuân phục tu trì chói lọi như một hiến lễ toàn thiêu dâng tiến Chúa, noi gương Chúa Kitô tuân phục và Mẹ Maria “xin vâng” (DT 14).
Tuân phục là chứng tá về tinh thần phó trác trọn vẹn nơi Thiên Chúa: “Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác.” (XPL 22).
Đức tuân phục cũng là chứng tá về sự khiêm nhường thẳm sâu và sự hiệp thông trong cộng đoàn. Nếu như thánh Biển Đức đã trình bày về đức vâng phục trong tương quan với đức khiêm nhường và các nhân đức khác, thì thánh Basiliô và thánh Đa Minh lại đề cao tính hiệp thông và bác ái của lời khấn này.
Đức tuân phục cũng làm chứng về sự tự do đích thực của con cái Chúa, khi con người được giải thoát khỏi mọi ràng buộc khiến họ xa rời ý Chúa. Lời khấn tuân phục vì thế phải được hiểu như là “lắng nghe” và “thi hành” thánh ý của Thiên Chúa, cả dưới góc độ cá nhân cũng như tập thể. Qua việc tìm kiếm và thi hành ý Chúa, người thánh hiến tìm được tự do đích thực và tìm thấy con đường tốt nhất để thực hiện và tăng tiến sự tự do đích thực đó. Vì chính qua vâng phục, họ tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời, là thi hành ý muốn cứu độ của Ngài trên đời mình, là tháp nhập ý mình vào ý Chúa, hiệp nhất với cộng đoàn để thực thi cùng một chứng tá và cùng một sứ vụ trong tinh thần con thảo với Chúa và hiệp thông huynh đệ với anh chị em mình (x. TH 91-92).
2.2. Chứng tá của đời sống chung và sứ vụ tông đồ
Tuy ba lời khuyên được coi như cốt yếu cho đời sống thánh hiến, thực tế còn cho thấy những yếu tố quan trọng khác mà đôi khi được gọi là “lời khấn thứ tư”. Đó trước hết là đời sống chung huynh đệ trong cộng đoàn và sứ vụ tông đồ đặc trưng tuỳ theo đặc sủng mỗi tu hội. Đời sống cầu nguyện, mối tương giao huynh đệ, những tiếp xúc và những công việc họ thực hiện luôn là những chúng từ sống động để diễn tả khuôn mặt Chúa Kitô cầu nguyện, rao giảng, bác ái, nhân từ, chữa bệnh, phục vụ... Đó chính là chứng từ cuộc sống mà các tu sĩ được mời gọi đem đến cho thế giới.
“Chứng từ bằng đời sống trở nên điều kiện quan yếu hơn bao giờ hết để đạt đến hiệu quả thực sự trong việc rao giảng. Điều này thật chính xác là vì chính chúng ta, trong một nghĩa nào đó, chịu trách nhiệm về sự tiến triển của Tin Mừng mà chúng ta loan báo [...]. Chúng tôi kêu gọi các tu sĩ, những chứng nhân của một Giáo Hội được kêu gọi nên thánh, chính anh chị em được mời gọi sống một đời sống sinh hoa kết trái các mối phúc thật của Tin Mừng [...]. Nhiệt tình rao giảng Tin Mừng của chúng ta phải bắt nguồn từ một đời sống thánh thiện thực sự, và, như Công đồng Vaticanô II đã khuyến khích, việc rao giảng phải giúp cho nhà rao giảng lớn lên trong sự thánh thiện, một sự thánh thiện được nuôi dưỡng bởi đời sống cầu nguyện và trên hết là lòng yêu mến Thánh Thể [...]. Thế giới đòi hỏi và mong đợi nơi chúng ta tinh thần đơn sơ trong cuộc sống, tinh thần cầu nguyện, lòng bác ái dành cho mọi người, nhất là cho những người yếu thế và nghèo khổ, lòng vâng phục và khiêm nhu, tinh thần siêu thoát và xả kỉ. Không có những dấu chỉ thánh thiện đó, lời rao giảng của chúng ta khó lòng mà đụng chạm đến tâm hồn của con người thời nay”.
3. CHỈ DẪN CỦA HUẤN THỊ XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ
Như một văn bản có tính cách rà soát kiểm điểm lại việc đón nhận và thực thi tông huấn Đời sống thánh hiến (XPL 3), huấn thị đưa ra những chỉ dẫn có tính cách khá cụ thể. Phần IV bàn về việc “làm chứng cho tình yêu”, như tung ra một “hướng mở” cho đời thánh hiến, sau khi đã nhìn ngắm đời thánh hiến dưới góc cạnh thần học, tu đức (phần I & III) và góc cạnh của những thách đố đương đại (phần II). Quả vậy, huấn thị đã soi vào góc cạnh mục vụ tông đồ để mở ra viễn tượng truyền giáo khi “muốn đồng hành với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, nơi Đức Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, nơi Giáo Hội công bố Người như là Đấng Cứu tinh của thế giới, nơi sự sống Ba Ngôi toả lan sự hiệp thông trong một sứ mạng mới” (XPL 4). Thực ra, ý hướng đó đã được hé mở ngay từ những dòng đầu tiên của Huấn thị, khi nối kết dòng suy tư của mình với hai văn kiện chính yếu có ảnh hưởng xuyên suốt Huấn thị là tông huấn Vita Consecrata và Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh và làm chứng cho tình yêu của Người trong thế giới, những người thánh hiến hân hoan đón nhận lời mời gọi cấp thiết của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới” “Duc in altum!” (Lc 5,4)” (XPL 1).
Lời mời gọi ra khơi đó như đang thắp lên một ngọn lửa hy vọng tươi mới cho Giáo Hội trong buổi bình minh của ngàn năm mới, một Giáo Hội “khao khát sống Tin mừng nhiệt thành hơn, và mở rộng những chân trời đối thoại và truyền giáo” (XPL 1).
Lời mời gọi đó cấp bách hơn bao giờ hết bởi vì:
- Cần một trợ lực cho một nhân loại đang khát tình yêu vì sống trong thảm kịch của sự hận thù và chết chóc, của những ảnh hưởng tiêu cực đến từ tiến trình “toàn cầu hoá” và nỗi bất an và lo sợ, tội ác và bạo lực, bất công và chiến tranh: “Thế giới hôm nay đang chờ mong các người thánh hiến phản ánh cụ thể cách thức hành động của Đức Giêsu, tình yêu Người dành cho mỗi người không phân biệt và hạn chế”.
- “Chiều kích ngôn sứ” của người thánh hiến cần được hoán cải và kín múc một sinh lực mới để xứng đáng với vai trò cao cả là “giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa”.
- Đã đến lúc cần thổi bùng lên ngọn lửa chiếu toả chứng tá thánh thiện và bác ái nơi những người thánh hiến để “tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người”.
- Sự xuất hiện những hình thức và tổ chức thánh hiến mới do ân sủng của Thánh Thần cần mang lại một “đà tiến mới trong lối sống kitô hữu, biến nó thành sức mạnh gợi hứng và thúc đẩy cho cuộc hành trình đức tin”.
Có thể tóm kết những gợi ý của Huấn thị trong việc làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô qua những điểm chính: hiệp thông, rao giảng, phục vụ và đối thoại.
3.1. Chứng tá đến từ đời sống hiệp thông (XPL 33-34)
Đây là chứng tá đầu tiên huấn thị nhấn mạnh: chứng tá đời sống. Chứng tá trước hết không đến từ hiệu năng công việc mà đến từ chính đời sống, nhất là sự hiệp thông giữa các thành viên, tình bác ái sẻ chia, đồng cảm và đồng thân phận với người nghèo khổ: thăng tiến nhân vị, sống liên đới với những ai đau khổ, giúp đỡ chia sẻ chân thành.
Ở đây, đời sống hiệp thông được coi như là “sứ điệp đầu tiên của đời sống thánh hiến, bởi vì đó là dấu chỉ hữu hiệu và sức mạnh có tính thuyết phục dẫn đến niềm tin vào Đức Kitô”, đến nỗi có thể nói “hiệp thông chính là truyền giáo”, vì hiệp thông phát sinh hiệp thông, thúc đẩy tiến trình bước theo Chúa Kitô và lan toả tình yêu Ngài cho thế giới. Vì thế, cần xây dựng một “linh đạo hiệp thông” nơi các tu sĩ.
Sự hiệp thông đó phát sinh bác ái nhất là “cụ thể hoá tình yêu đối với người nghèo, như Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Thế kỷ và thiên niên kỷ mới đang bắt đầu cần thấy, và ước mong sao thấy rõ ràng hơn, mức độ cống hiến mà cộng đoàn kitô hữu thể hiện trong việc bác ái đối với người nghèo túng nhất. Nếu chúng ta thật sự xuất phát lại từ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, chúng ta phải biết nhận ra Người nhất là qua khuôn mặt của những người mà Người muốn đồng hoá: tôi đói và anh em đã cho tôi ăn, tôi khát, anh em đã cho tôi uống, tôi là khách lạ và anh em đã tiếp đón, tôi trần truồng và anh em đã cho tôi mặc, tôi ở tù và anh em đã đến thăm (Mt 25,35-36)”.
3.2. Chứng tá đến từ đời sống rao giảng
- Loan báo Tin Mừng (XPL 37):
Đây được coi như là “nhiệm vụ đầu tiên” mà người thánh hiến cần nhiệt tâm đảm nhận. Loan báo Tin Mừng ở đây hiểu là “loan báo Đức Kitô cho mọi người” nhất là “số đông những người chưa biết Chúa”. Huấn thị nhấn mạnh rằng sứ vụ này đang chỉ ở bước khởi đầu, nên cần phải tận tâm tận lực thi hành.
Sứ vụ này đòi hỏi sự cộng tác và tinh thần thích nghi hội nhập để “Kitô giáo trong ngàn năm thứ ba sẽ mang dáng dấp của một khuôn mặt bao gồm nhiều nền văn hoá và các dân tộc”.
- Truyền bá sự thật (XPL 39):
Huấn thị nêu ra hai lãnh vực quan trọng cần truyền bá sự thật: giáo dục và văn hoá.
Trong lãnh vực giáo dục, người thánh hiến được mời gọi làm chứng qua việc đem đến “sự hiện diện đủ tư cách” của mình theo tinh thần Mầu nhiệm Nhập thể, vươn tới “con người mới” trong Đức Kitô (Ep 4,24; x. Cl 3,10). Đây là điều trong tầm tay nhờ những ân huệ Thánh Thần, nhờ ánh sáng có được do việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và thực hành phân định, nhờ gia sản phong phú của truyền thống giáo dục được tích lũy trong tu hội... Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường giáo dục nhân bản và thấm nhuần Tin Mừng cũng là điều được khuyến khích và là một chứng từ sáng giá hôm nay.
Trong môi trường văn hoá, người thánh hiến được mời gọi nỗ lực hoạt động để phúc âm hoá văn hoá, nhất là trong những lãnh vực mới như khuyến học, truyền thông, đối thoại đa chiều... hầu xây dựng một nền văn minh tình thương, một nền văn hoá sự sống.
3.3. Chứng tá đến từ đời sống phục vụ
- Phục vụ người nghèo (XPL 35):
Lãnh vực phục vụ của người thánh hiến là toàn thể thế giới, nhưng ưu tiên nhất vẫn là phục vụ những người nghèo khổ, về vật chất cũng như tinh thần như “thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay việc phân biệt đối xử trong xã hội.”
- Phục vụ phẩm giá con người (XPL 35):
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của truyền giáo khi phải đối diện với một xã hội phi nhân hoá, nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người.
Trong bối cảnh đó, “với năng động của bác ái, tha thứ và hoà giải, những người thánh hiến đấu tranh cho công lý để xây dựng một thế giới mở ra những cơ hội mới và tốt hơn để cải thiện cuộc sống và phát triển cá nhân.” Huấn thị còn đưa ra chỉ dẫn cụ thể là “để việc tham gia đấu tranh đạt hiệu quả, cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ”.
Huấn thị cũng đề cao sứ vụ này khi khẳng định rằng “sẵn sàng trả giá cho việc bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin mừng.”
- Phục vụ sự sống (XPL 38):
Lời mời gọi này trước hết nhằm đến các tu sĩ thầy thuốc, nhất là nữ tu đang hoạt động trong lãnh vực y tế, một lãnh vực liên quan trực tiếp đến sự sống. Sứ vụ của họ là “biểu lộ lòng thương xót của Đức Kitô” qua việc gần gũi, cảm thông, tạo bầu khí nhân đạo và tin tưởng, để xoa dịu niềm đau nỗi khổ của các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Cách rộng hơn, những người phục vụ trong những môi trường liên quan đến sự sống, được mời gọi hãy khéo léo trình bày những lý lẽ của lập trường Kitô giáo, qua việc “giải thích và bảo vệ các giá trị bắt nguồn từ chính bản tính con người”. Chứng tá như thế đến từ việc chia sẻ sự hiểu biết về sự ưu việt của hồng ân sự sống và mời gọi mọi người cùng góp tay xây dựng nền văn hoá sự sống, đẩy lùi nền văn minh chết chóc đang hoành hành trong đời sống con người hiện thời.
- Phục vụ “trong sự sáng tạo của đức ái” (XPL,36):
Trong ý thức rằng phục vụ trong tinh thần bác ái là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, người thánh hiến cần lưu tâm đến sự “trung thành có sáng tạo”, một sự sáng tạo “từng làm phát sinh hàng ngàn khuôn mặt bác ái và thánh thiện dưới các hình thái đặc thù”, một sự sáng tạo cần phải được tiếp nối dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để làm nảy nở những hình thái mới của tình yêu hầu đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại.
Huấn thị gợi ý những nhu cầu mới của thời đại chúng ta: đồng hành và đồng thân phận với người nghèo, người cao niên, người nghiện ngập, những người đau khổ vì bệnh Aids, những người tha hương đang gánh chịu mọi thứ cực hình vì sống trong hoàn cảnh đặc biệt, cảnh buôn bán phụ nữ và bắt trẻ em làm nô lệ (bị lạm dụng, bị ngược đãi, bị bỏ rơi hay bị cưỡng bức tòng quân...).
Huấn thị đi xa hơn khi mời gọi giải quyết “căn nguyên” hầu nhổ tận gốc gây ra cái nghèo: những mô hình xã hội bất công, tham vọng cá nhân hoặc phe nhóm, sự dửng dưng vô tâm của nhiều người, những cơ cấu tội ác...
Huấn thị cũng không quên nhắc nhở các tu sĩ về tình liên đới, sự cộng tác với dân chúng, nhạy bén với thời cuộc và nhạy cảm với các vấn đề của dân chúng. Đồng thời, trong khi luôn gia tăng các sáng kiến, các tu sĩ cũng nên biết làm việc có phương pháp với những chương trình mục vụ và kế hoạch truyền giáo khoa học, để hành động một cách có trật tự và hiệu quả hơn là tùy tiện.
3.4. Chứng tá qua đối thoại
Đối thoại và hợp tác là đường hướng của một Giáo Hội mở ra với thế giới do Công đồng Vaticanô II đề xướng. Đối thoại mở rộng chân trời bao la cho sự hiện diện và sứ vụ của Giáo Hội nói chung và của những người thánh hiến nói riêng. Theo Chúa Kitô, “đời sống thánh hiến không chỉ hài lòng sống trong Giáo Hội và cho Giáo Hội” mà vươn tới các Giáo Hội Kitô khác, các tôn giáo khác và cả những người không tôn giáo nữa (XPL 40).
- Đối thoại đại kết (XPL 41):
Mục tiêu của đối thoại là hướng tới “mọi người”, nhưng trước tiên nhằm đến những người cùng niềm tin Kitô. Người thánh hiến cộng tác cách đặc biệt vào công trình đối thoại này qua việc gia tăng cầu nguyện và hoán cải, nhất là đọc và suy niệm Lời Chúa (lectio divina), làm chứng thật sự cho Tin mừng, xây dựng tình bằng hữu, bác ái và cộng tác trong những sáng kiến chung để phục vụ và làm chứng, nỗ lực tìm hiểu lịch sử, giáo thuyết, phụng vụ và những hoạt động bác ái tông đồ của các Giáo Hội Kitô khác.. .
- Đối thoại liên tôn (XPL 42):
Đối thoại với anh chị em thuộc các tôn giáo khác đòi hỏi chứng tá sống động của Tin Mừng và sự tự do tinh thần khỏi mọi ràng buộc của thành kiến, nghi kị, chia rẽ. Huấn thị nhắc lại một vài phương tiện đặc biệt mà Tông huấn Vita Consecrata đã đề ra: hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tình bạn thiết tha và sự chân thành hỗ tương đối với các cộng đoàn tu trì của các tôn giáo khác, cùng hợp tác để quan tâm đến đời sống con người, cảm thông với những ai đau khổ về mặt thể lý cũng như tinh thần, cùng nhau dấn thân vì hoà bình, công lý và bảo toàn sinh thái, thăng tiến phẩm giá người phụ nữ...
- Đối thoại với những người không niềm tin tôn giáo (XPL 43):
Đối thoại bằng đời sống và sẵn sàng “trở nên những đối tác đặc biệt trong công cuộc tìm kiếm Thiên Chúa”: gặp gỡ trao đổi, tình thân ái, tinh thần bác ái phục vụ, nhất là “niềm nở đón tiếp và nâng đỡ tinh thần những người khao khát Thiên Chúa và ước muốn sống những đòi hỏi của đức tin, khi họ tìm đến”.
Đối thoại bằng việc lắng nghe và chia sẻ các kinh nghiệm thiêng liêng, can đảm nói về đức tin như là “cơ hội để hân hoan loan báo về ân huệ dành sẵn cho mọi người” mà vẫn “hết sức tôn trọng tự do mỗi người, ân huệ đó là mặc khải về Thiên Chúa, Đấng ‘yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một (Ga 3,16)’”.
Đối thoại trong tư thế biết khiêm tốn đón nhận để có thể thu lượm được những hạt giống của Lời Chúa nơi các truyền thống văn hoá và tâm linh khác.
3.5. Chứng tá trong những thách đố mới
- Thách đố đến từ chủ nghĩa tiêu thụ và duy lợi nhuận: khủng hoảng sinh thái, hố ngăn cách giàu nghèo, chiến tranh, khủng bố. Thách đố này mời gọi người thánh hiến tái khám phá và làm sáng lên nét đẹp của các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, khiết tịnh và phục vụ.
- Thách đố đến từ những hình thức chà đạp quyền con người, mời gọi người thánh hiến “có một sự dấn thân đặc biệt với một vài khía cạnh triệt để của Tin Mừng”, như cổ võ việc tôn trọng sự sống của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết, làm dậy men Tin Mừng các thực tại xã hội và chính trị, làm “muối và ánh sáng” trong những hoàn cảnh không thuận tiện...
4. LÀM CHỨNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
Với tiêu đề “Sống đạo hôm nay”, Lá Thư MụcVụ của HĐGM Việt Nam năm 2006 đã viết: “Sống trong đất nước đang có nhiều thay đổi và thách đố, chúng ta được mời gọi sống đức tin cách trưởng thành hơn để có thể dấn thân phục vụ tha nhân cách mới mẻ hơn và góp phần tích cực hơn trong công cuộc xây dựng con người mới”. Như vậy, đường hướng của Giáo Hội Việt Nam là: (1) sống đức tin trưởng thành; (2) dấn thân phục vụ; (3) xây dựng con người mới. Đó là trách nhiệm sống đạo thật quan trọng, liên quan đến mọi thành phần Dân Chúa, một trách nhiệm làm nên phẩm giá của đời tín hữu, một phẩm giá được thể hiện rõ nét nhờ nỗ lực nên thánh và trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa.
Với người thánh hiến thì sao? Đâu là những chứng tá mà người thánh hiến có thể trao tặng hôm nay, tại Việt Nam? Chắc chắn cũng cần một đời sống nhân bản, đức tin và tu đức trưởng thành, một sự dấn thân tích cực hơn trong sứ vụ tông đồ truyền giáo, một nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc nên thánh và làm chứng cho tình yêu Chúa.
4.1. Làm chứng bằng đời sống trưởng thành
Sự trưởng thành này từng được hiểu như là trưởng thành nhân bản, trưởng thành đời tu và trưởng thành về đời sống thánh hiến. Theo Paolo Provera thì bản tính của sự trưởng thành đó là “sống đời tu một cách sáng suốt đầy đủ và với một thiện chí hoàn toàn”.
Đó là một thực tại bao trùm tất cả (ba lời khấn, đức ái, đời sống chung, các mối liên hệ), nhưng được đạt đến một cách tiệm tiến qua những nguyên động lực là Thiên Chúa, kinh nghiệm, trí năng và ý chí. Có người nhìn dưới góc cạnh khác thì đó không chỉ là trưởng thành nhân bản (thể lý, tâm lý, tình cảm) mà còn là trưởng thành tâm linh, sự trưởng thành Kitô giáo.
Công đồng đã dùng chữ “trưởng thành” lần đầu tiên theo nghĩa tâm lý, khi đòi các ứng sinh phải có “sự trưởng thành về tâm lý và tình cảm” để tuyên khấn sống khiết tịnh (x. DT 12c).
Sự trưởng thành tình cảm là quan trọng, nhưng trong đời sống thánh hiến, cần phải có một sự trưởng thành và phát triển toàn diện hơn: thể lý, tâm lý, tình cảm, trí thức và tình yêu nữa: tình yêu con cái, tình yêu huynh đệ, tình bạn, tình yêu đam mê xác thịt, tình yêu cha mẹ.
Sự trưởng thành trong đời tu là sự trưởng thành nhân vị toàn diện, được thể hiện qua các tiêu chuẩn: khả năng yêu thương và đón nhận yêu thương, khả năng can đảm đối diện và đối thoại, khả năng làm việc và cộng tác có trách nhiệm, khả năng tự lập, khả năng lấy Thiên Chúa làm trung tâm (quy Thượng Đế).
Người thánh hiến hôm nay được mời gọi đạt tới sự trưởng thành cần thiết, để có sự quân bình chín chắn trong cách suy nghĩ, cách chọn lựa và quyết định, cách phán đoán và hành động, sao cho toát lên vẻ đẹp chứng tá tươi vui và thuyết phục của đời sống thánh hiến (x. XPL 30, 46).
4.2. Làm chứng cho sự thật
Tấm gương của lương tâm sau những bụi mờ của “bệnh gian dối”, “bệnh thành tích”, sau những năm tháng luồn lách để có thể sống cái thời “lương tâm không bằng lương tháng”, sau những ảnh hưởng của “CCCP”, đã đến lúc cần được tẩy rửa và giáo dục lại. Những chuẩn mực đạo đức, bậc thang giá trị, đạo làm người, đạo làm con Chúa xem ra mờ nhạt và chìm lắng dần trước cái chói chang ồn ào của thời kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó, người thánh hiến được mời gọi để đưa ra cái gì là “thật”, là “đích thực”, “tinh ròng”, “nguyên tuyền”, “chính cống”, qua những nhân đức tự nhiên như thành thật, công bằng, tôn trọng của chung và của cải người khác, kính trọng nhân phẩm, danh dự, giữ lời hứa, nhân từ, tin tưởng …
Nói theo ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Thái Hợp là phải chống lại năm đứa con hư: “con người tiểu kỉ” ngày xưa cùng với hai đứa con hư của thời bao cấp là “thói đạo đức giả” và “vô trách nhiệm”, hai đứa con hư của cơ chế thị trường hoang dã là “nóng ruột kiếm tiền” và “cắm đầu hưởng thụ”; đồng thời, phát triển nhũng đứa con ngoan rút tỉa và hấp thụ tinh hoa từ đạo đức truyền thống và tiếp thu, gạn lọc những giá trị của văn minh tiến bộ. Hay nói cách khác theo tác giả Nguyễn Ngọc Sơn là “xây dựng con người mới, ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức […], có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời”.
4.3. Làm chứng qua đối thoại và hợp tác
Ngày nay ai cũng thấy đối thoại và hợp tác là cần thiết. Đối thoại không chỉ giúp đôi bên thoát ra khỏi tình trạng đối đầu, chiến tranh, hận thù… mà còn giúp nhau phát triển trong hoà bình, trật tự và nhân ái. Kế thừa đường hướng của Vaticanô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu và các tài liệu của Liên hiệp Hội đồng Giám mục Châu Á cũng khẳng định tầm quan trọng lớn lao của đối thoại và hợp tác. Theo đó, cần xây dựng một linh đạo Á Châu cho việc sống và loan báo Tin Mừng, nhất là trong lãnh vực đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, các nền văn hoá (hội nhập văn hoá) và thăng tiến người nghèo. Trong bối cảnh Việt Nam, thiết tưởng chúng ta cần xây dựng một “linh đạo đối thoại” với việc lưu ý đặc biệt những điểm sau:
- Phát huy những đức tính quý báu của người Việt: nhẹ nhàng kín đáo, khiêm hạ nhường nhịn (một điều nhịn, chín điều lành; kính trên nhường dưới), hiếu hoà (dĩ hoà vi quý), tương thân, tương ái (lá lành đùm lá rách), niềm nở, hiếu khách … Nói theo linh mục Kim Định đó là triết lý Việt (siêu việt): Minh Triết và Thái Hoà.
- Tiếp thu tinh hoa của văn hoá cổ truyền cách gạn lọc và thích ứng: nhân cách, phẩm giá của con người quân tử (tứ hải chi nội giai huynh đệ giã, hoà nhi bất đồng, nhân lễ nghĩa trí tín…), tu thân xử thế (tam cương, ngũ thường; tam tòng tức đức; trung, thời; chính danh, ngôn thuận, hành thiện), tâm học của Nho giáo (định, tĩnh, an, lự; trí tri, cách vật); Đạo đế (bát chánh đạo), tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo; Vô vi (nghĩa tích cực), tu tâm dưỡng tính, tự nhiên, minh đức, huyền đức của Đạo giáo…
- Xây dựng một linh đạo về đối thoại theo tinh thần của Tin Mừng nơi khung cảnh Á Châu (Redemptoris Missio 87-91: Linh đạo truyền giáo; Ecclesia in Asia chương V: Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo): luôn tin tưởng và tuân theo sự soi sáng và hướng dẫn của Thánh Thần; thấm nhuần điều răn yêu thương của Chúa Kitô; yêu thương, tôn trọng và biết lắng nghe (MV 28, 78; TG 11; LB 53; Ecclesia in Asia, số 31), làm chứng và biết phục vụ (MV 12; TG 11-12), chân thành cởi mở và cảm thông chia sẻ, hợp tác và cộng tác (MV 91; TG 15, 85, 88; Nostra Aetate, số 2; Ecclesia in Asia, số 42), nhất là linh đạo về khổ hạnh, cầu nguyện và chiêm niệm vốn rất được ưa chuộng tại Á Châu và Việt Nam (X. Ecclesia in Asia, số 23).
4.4. Làm chứng qua việc cỗ võ và huấn luyện tình yêu thương, hoà giải, bao dung
Chiến tranh hận thù đã để lại cho Việt Nam một vết thương rỉ máu. Hận thù chia rẽ giữa lương với giáo, cộng sản với quốc gia, bắc với nam, … vẫn như con ma đói ám ảnh đất nước sau hơn 30 vắng bóng chiến tranh. Hay nói theo một tác giả khác thì đó không là vết thương mà “là khối u mà thời gian không hề là phép mầu. […] Làm sao hoà giải nếu không có sám hối và tha thứ?”.
Vì vậy, cần “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại [...]. Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi thực sự “chữa lành ký ức” và thấm nhuần điều răn Đức Ái, yêu thương khoan thứ của Tin Mừng. Sự sám hối và hoà giải cần có từ hai phía. Trong khi vẫn tôn trọng sự thật lịch sử, phân biệt rõ giữa Tổ Quốc, Quê Hương, lợi ích chung của cả dân tộc trong tương quan với ảnh hưởng của ĐCSVN, người Công giáo cũng nhìn nhận và sám hối về phần mình. Như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ nỗi đau xót sâu xa về những lần người tín hữu đã sử dụng bạo lực để bảo vệ chân lý, một hành động hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng của Đức Kitô, chúng ta cũng cần bình tâm sám hối và canh tân để không bao giờ lấy ác báo ác, lấy hận thù chống lại hận thù, mà biết “lấy sự thiện thắng sự ác”, “lấy đức báo oán”, lấy yêu thương tha thứ để chữa lành đau thương hận thù, hầu trở thành khí cụ yêu thương và hoà bình đích thực của Chúa.
4.5. Làm chứng qua việc đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, với người nghèo và với các truyền thống văn hoá.
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu theo đường hướng của Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC). Đối thoại ba chiều thậm chí được coi là “cách thế hiện diện mới của Giáo Hội Á châu, thúc đẩy cảm thông, hoà bình và hợp tác”. Dĩ nhiên, đây cũng là điều cần thiết cho các tu sĩ, nhất là trong việc tìm “trung thành trong sáng tạo”, tức là tìm kiếm một “cách thế hiện diện và phục vụ” mới trong khi vẫn trung thành với căn tính và sứ vụ của mình.
Trong bối cảnh Việt Nam, các giám mục cũng cho thấy mối bận tâm hàng đầu của Giáo Hội là đối thoại, nhất là đối thoại với dân chúng, với các thực tại tôn giáo, chính trị và xã hội. Các Giám mục Việt Nam cũng đề cao sự cấp thiết và quan trọng của việc hội nhập văn hoá. Trong Lá Thư Mục Vụ năm 2003, các Giám mục đưa ra các đề nghị cho tiến trình đó: Đối thoại như là phục vụ trong yêu thương, bằng hành động cụ thể như cầu nguyện, thăm viếng, trao đổi, liên đới và chia sẻ với người nghèo, người bệnh, người bị bỏ rơi. Đối thoại liên tôn: qua các thăm viếng, tiếp xúc hàng ngày, cộng tác giải quyết các vấn đề chung như công ích, công lý, hoà bình, giáo dục đạo đức, thăng tiến con người, chia sẻ kinh nghiệm tâm linh, cầu nguyện chung, chia sẻ kiến thức tôn giáo. Xây dựng nền Thần học đối thoại: Dùng các ý niệm và cách diễn tả Á đông và Việt Nam để trình bày nội dung đức tin, “không chỉ bằng lòng với việc chuyển ngữ hoặc chuyển dịch” mà thôi. Cần tìm những “hạt giống của Lời” và những mảnh chân lý trong các truyền thống tôn giáo và văn hoá địa phương.
************
Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 47 (25/4/ 2010) cũng mang chủ đề liên quan đến “chứng tá”: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi. Ơn gọi hoàn toàn đến từ sáng kiến của Thiên Chúa nhưng cũng “được trợ giúp bởi phẩm chất và bởi sự phong phú của chứng tá cá nhân và cộng đoàn của những người đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa trong thừa tác vụ linh mục và trong đời sống thánh hiến”. Chứng tá nơi người thánh hiến có thể khơi dậy những đáp trả quảng đại khác trước lời mời gọi của Chúa Kitô.
Theo đó, các linh mục và tu sĩ thánh hiến cần “mang lửa trong tim” (x. Gr 20, 9), sẵn sàng không chỉ phục vụ Chúa để phục vụ Chúa bằng lời nói, nhưng còn bằng tất cả các phương diện của cuộc sống của họ nữa, noi gương Chúa Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người không phân biệt, với sự quan tâm ưu tiên dành cho những người bé mọn nhất, những người tội lỗi, những người sống bên lề xã hội, những người nghèo khổ.
Đó chính là chứng từ mà Giáo Hội mong đợi nơi người thánh hiến: trở nên chứng nhân đích thực của tình yêu Thiên Chúa. Điều đáng tiếc là công cuộc truyền giáo nói chung và sự vụ làm chứng nói riêng dường như còn dậm chân tại chỗ. Theo một thống kê mới đây thì 98% linh mục Á châu và 95% linh mục Việt Nam không quan tâm tới người không Kitô giáo! Những dòng nhật ký của linh mục Piô Ngô Phúc Hậu thật nhẹ nhàng mà thấm thía: “Xóm đạo của con chỉ cách xóm ngoại bằng một con đường đất nhỏ hẹp đến độ hai con trâu đi ngược chiều phải cọ sườn vào nhau. Vậy mà hai xóm có hai nền văn hoá khác nhau như hai dân tộc […]. Bởi vậy từ ngày có trí khôn cho tới bây giờ, con chưa thấy một người ngoại nào theo đạo của Chúa. Chẳng bao giờ con thấy cha xứ than phiền về điều đó. Đức Giám mục cũng chẳng bao giờ phiền trách ngài về điều đó.
Tin Mừng của Chúa đã vón cục lại trong giáo xứ. Giáo xứ là cái ghetto quản thúc Tin Mừng. Nó là cái pháo đài ngạo nghễ để biến chúng con thành những người tự cao tự đại trước mắt người lương dân.
Lạy Chúa, đến bao giờ chúng con mới nói được với giáo xứ lời này:
‘Chúng tôi còn phải đi loan báo Tin Mừng tại các thành khác nữa. Chính vì thế mà chúng tôi đã được sai đến’”.
Với con số tu sĩ và ơn gọi dồi dào, Giáo Hội Việt Nam chắc hẳn mong đợi rất nhiều nơi các thành viên đặc biệt này. Chính họ chứ không ai khác sẽ là thành phần chủ chốt làm nên “mùa hiện xuống mới” cho Giáo Hội hình chữ S thân yêu này. Điều đó, trước hết tuỳ thuộc vào đời sống chứng tá khả tín và thuyết phục mà họ đưa ra. Chỉ khi sống triệt để ơn gọi thánh hiến, làm chứng cho tình yêu tuyệt đối và vô biên của Thiên Chúa, họ mới có thể góp phần hữu hiệu như kỳ vọng đó của Giáo Hội.
Quả thực, đời thánh hiến cho thấy các mối phúc Tin Mừng không phải là một giáo thuyết trừu tượng. Chứng tá hàng ngày của đời sống các mối phúc nơi người thánh hiến là bằng chứng cho thấy một Nước Trời đang bắt đầu hiện diện, đang lớn lên và biến cải thế giới này.
Đó là nỗ lực của con người, nhưng là một nỗ lực mở ra cho Thánh Thần, Đấng là tác nhân chính của công cuộc truyền giáo (RM, chương III). Chính Thánh Thần sẽ thổi lên ngọn lửa tình yêu và nhiệt thành, để nơi mỗi người thánh hiến, người ta có thể nhận ra sự hiện diện sống động và đầy yêu thương của Thiên Chúa.
ĐỀ TÀI GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Đâu là chứng tá “khả tín và thuyết phục” mà người thánh hiến có thể trao tặng cho dân tộc Việt Nam hôm nay?
2. Những yếu tố nào là quan trọng để đào tạo những chứng nhân đích thực?
3. Đức ái là “linh hồn” của đời thánh hiến.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
CN: Bản đức kết “Chiều kích chiêm niệm của đời tu”, khoá họp khoáng đại 4-7/3/1980 của Bộ Tu sĩ.
CT: Tông huấn “Chứng tá Phúc Âm” (Evangelica testificatio), ĐTC. Phaolô VI, 29-06-1971.
DT: Sắc lệnh về canh tân thích nghi Dòng tu (Perfectae Caritatis: Đức ái trọn hảo) của Công Đồng Vaticanô II, 28-10-1965.
GH: Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen gentium: Ánh sáng muôn dân) của công đồng Vaticanô II, 21-11-1964.
GL: Bộ Giáo Luật 1983.
HA: Tông huấn “Hồng ân cứu chuộc” (Redemptionis donum), ĐTC. Gioan Phaolô II, 25-03-1984.
HĐ: Huấn thị “Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn”, 02-02-1994.
HL: Huấn thị “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu” (Potissimum institutioni), 02-02-1990.
LB: Tông huấn “Loan báo Phúc Âm” (Evangelii nuntiandi), Đức Phaolô VI, 08-12-1975.
LH: Các liên hệ hỗ tương giữa Giám Mục và tu sĩ trong Giáo Hội (Mutuae relationes), 14-5-1978.
MV: Hiến chế Mục Vụ (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vaticanô II, 07-12-1965.
RC: Huấn thị “Renovationis causam”, Bộ Tu Sĩ, 06-1-1969.
RM: Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc” (Redemptoris Missio) của ĐTC. Gioan Phaolô II, 07-12-1990.
TG: Sắc lệnh về Truyền giáo (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticanô II, 18-11-1965.
TH: Tông huấn hậu Thượng hội đồng Giám Mục về đời thánh hiến (Vita consecrata), Gioan Phaolô II, 25-03-1996.
TT: Tu sĩ và việc thăng tiến con người, 12-08-1980.
XPL: Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ, 19-5-2002.
YT: Văn kiện “Những yếu tố cốt yếu của đời tu”, 31-5-1983.
CHÚ THÍCH:
A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 32-33.
X. E. GAMBARI, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, Mathias M. Ngọc Đính chuyển ngữ, Năm Thánh 2000, tr. 116.
X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, Rôma 1993, tr. 391; J. C. G. PAREDES, Teologia de la Vida Religiosa [Thần học về Đời Tu], bản dịch tiếng Anh “Theology of Religious Life: From the Origins To Our Days” được Giuse Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ sang tiếng Việt, “Đời tu xưa và nay”, 2007, tr. 122-124.
X. J. C. G. PAREDES, Idem, bản dịch Việt ngữ, tr. 162.
X. D. MONGILIO, “Carità” [Đức Ái], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 184.
X. D. MONGILIO, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-185.
X. Ibidem, tr. 186-187.
X. Ibidem, tr.186.
X. CÔNG ĐỒNG ORANGE II, can. 12, Denz. 382.
X. D. MONGILIO, “Carità”, tr.186.
X. Ibidem, tr. 193-194.
TÔMA AQUINÔ, Suma Theologia IIa-IIae, q. 24, a. 9, c, 2m, 3m.
D. MONGILIO, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-205.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI CÁC TÔNG ĐỒ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 22.
X. PHAOLÔ VI, Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi), số 41; GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris missio), số 42; Tông huấn Giáo hội tại Á châu (Ecclesia in Asia), số 42.
J.- O. TUÍII VANCELLS, “Testimonianza” [Chứng từ], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994,1739-1740.
X. K. RAHNER, Religious life Today, Burns & Oates, London 1976, tr. 9.
X. S. M. SCHNEIDERS, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, Paulist Press, New York/Mahwah 1986, tr. 93-94; G. SEBASTIAN, Religious And Mission Ad Gentes according to the Missionary Documents of the Universal Church from Maximum Illud to Vita Consecrata, Romae 2000, tr. 2.
X. D. O’MURCHU, Religious Life: A Phrophetic Vision, Hope and Promise for Tomorrow, Ave Maria Press, Notre Dame, Indiana 1991, tr. 174; G. SEBASTIAN, sđd, tr. 3.
X. S. M. SCHNEIDERS, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, tr. 101; G. SEBASTIAN, sđd, tr. 3.
X. TH, số 87; J. M. R. TILLARD - A GOSPEL PATH, The Religious Life, chuyển ngữ bởi Prendergast, Lumen Vitae, Washington 1975, tr. 86, Sebastian George, sđd, 3-4.
X. L. BOFF, God’s Witness in the Heart of the World, Claret Centre for Resources in Spirituality, Chicago 1981, tr. 155.
X. G. SEBASTIAN, sđd,tr. 4-5.
X. K. MÜLLER, Mission Theology, An Introduction, Steyler Verlag – Wort und Werk, Nettetal 1987, tr. 125.
X. G.SEBASTIAN, sđd, tr. 5.
X. J. M. ROVIRA ARUMÍ, “The Evangelical Counsels in the Post-Synodal Apostolic Exhortation Vita Consecrata”, trong D. MORALEDA – F. TORRES – J. PINEDA (cb), From Seduction to Mission: An Asian Commentary to Consecrated Life, Claretian Publications, Philippines 1997, tr. 97.
X. S. M. SCHNEIDERS, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, 93-94. Xt. P. PROVERA, Catechismo dei voti religiosi, Bản dịch Việt ngữ của Phạm Duy Lễ, Thánh hiến cuộc đời. Giáo cương lời khấn tu trì dưới ánh sáng Công đồng Vaticanô II, s.e. & s.a., tr. 116-122. Xét về nghĩ vụ pháp lý thì bất di dịch, nhưng xét về động lực và lý thuyết thì lại khá đa dạng. Đàng khác, theo nghĩa rộng, khiết tịnh (castitas) là lời mời gọi cho mọi người. X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 452-462.
X. E. GAMBARI, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 335.
Để có cái nhìn tổng thể và về đức khiết tịnh có thể xem A. A. RODRIGUEZ – J. CRISTO REY GARCÍA PAREDES – J. PUJOL I BARDOLET, “Castità” [Sự khiết tịnh], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr.213-278.
X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 482-486;
X. PHAN TẤN THÀNH, Sđd, 486-489; E. GAMBARI, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 355-361.
TÔMA AQUINÔ, Summa Theologica II-II, q. 187, 5; q. 188, 7.
X. G. SEBASTIAN, 23-24.
Xét về phương diện thần học, đức thanh bần đặt con người trong thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa, thúc đẩy họ bước theo Chúa Kitô tự hạ, siêu thoát, giúp họ sống yêu thương liên đới qua việc chia sẻ với cộng đoàn và tha nhân, chứng tá cho sự tự do thanh thoát. Xét theo khía cạnh tu đức, khó nghèo có nghĩa là cần cù lao động, liên đới phục vụ người nghèo và sống bác ái chia sẻ. Xét theo hình thức thì có khó nghèo trong tâm tình (bình dị, không tạo ra nhu cầu giả tạo, không dính bén) và khó nghèo nghĩa chặt (khất thực, sống chung với người nghèo…). X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2, tr. 493-505.
Tông thư Chúng tá Phúc Âm số 18 nói đến năm phương thức đáp lại “tiếng kêu la của người nghèo”: (1) không liên kết với bất cứ hình thức bất công xã hội nào; (2) thức tỉnh lương tâm trước hoàn cảnh bi đảt của người cùng khổ; (3) sống và chia sẻ cái nghèo với người nghèo; (4) phục vụ người nghè; (5) sử dụng một cách tiết kiệm những của cải mình có. X. PHAOLÔ VI, Chứng tá Phúc Âm, số 17-18.
Để có cái nhìn tổng thể về đức khó nghèo có thể xem thêm V. CASAS GARDA- S. SANTIAGO GONZÀLEZ, “Povertà” [Sự khó nghèo], trong RODRIGUEZ A.A. - CASAS J.M.C. (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 1242-1283.
X. PHAOLÔ VI, Bài diễn văn trước các bề trên thượnng cấp nước Ý, ngày 12.1.1967. http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/speeches/1967/january/documents/hf_p-vi_spe_19670112_superiore-maggiori_it.html.
“Ipsa vero non se existimet potestate dominante, sed charitate serviente” (Ep. 211; P.L. 33, 964).
X. TÔMA AQUINÔ, Summa Theologica II-IIæ, q.186, 7-8.
Bối cảnh hôm nay đề cao tự do và trách nhiệm cá nhân, chủ nghĩa tự do quá trớn, chủ nghĩa tiện nghi và hưởng thụ, chú nghĩa nhân bản và tự nhiên thái quá, sự suy yếu về đức tin… đang làm cho việc thực thi đức tuân phục trở nên khó khăn. X. Essai de réflexion prospective, Paris: U.S.M.F. 1968, tr. 11-27. Được đề cập trong E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ 2000, tr. 391t, 487.
X. E. GAMBARI, Sđd, bản dịch Việt ngữ, tr. 392-401.
X. PHAN TẤN THÀNH, Sđd, 506-511; 515-523.
X. J. T. CULLITON, “Religious Obedience: Its ‘Grace and Sin’ History”, trong Religious Life Renewed… Formation Renewed!, Canadian Religious Conference, Ottawa 1983, tr. 123.
X. G. SEBASTIAN, Sđd, tr. 24-26.
X. PHAN TẤN THÀNH, Sđd, 529.
X. S. H. CANILANG, Đời Cầu Nguyện. Hiệp Thông và Truyền Giáo trong Đời Sống Thánh Hiến, Bản dịch của Giuse Đinh Hữu Thoại, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2003. Cuốn sách 142 trang gồm 5 phần bàn về chiều kích thừa sai của Đời sống thánh hiến qua việc tạo lập một cộng đoàn cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ và chứng tá Tin Mừng.
Chứng từ của đời sống cầu nguyện và khổ chế, của việc thực hành các nhân đức, của việc thực thi đặc sủng của tu hội: rao giảng, giáo lý, giáo dục, bác ái, phục vụ bệnh nhân, truyền thông xã hội, phục vụ người nghèo, đối thoại liên tôn, hội nhập văn hoá, phục vụ người di dân… X. G. SEBASTIAN, Sđd, tr. 27-75.
PHAOLÔ VI, Tông thư Loan báo Tin Mừng, số 76.
X. GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo Millennio Ineunte, số 49.
X. GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita Consecrata, số 100-103; BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 40-44.
HĐGMVN, Thư Mục Vụ năm 2006: Sống đạo hôm nay, số 11, Huế, ngày 08/09/2006. Khả dụng trên www.hdgmvn.org.
X. Ibidem.
X. F.X. NGUYỄN HỮU TẤN, Người tu sĩ trưởng thành, Phần 1-3, s.e., s.l., s.a.
E. PROVERA, Bản dịch Việt ngữ, tr. 259.
X. Ibidem, tr. 260-308.
S. DE FIORES – T. GOFFI (cb), Dictionnaire de la vie spirituelle, Cerf, Paris 1983. Bản dịch Việt ngữ, “Sự trưởng thành tâm linh”, trong Một con đường sống, Lưu hành nội bộ, tr. 19-25.
X. R. W. GLEASON, “Sự trưởng thành Kitô giáo”, trong M. DOLORES, et al., Creative Personality in Religious Life, Sheed and Ward, N. Y. 1962, Ngô Văn Vững chuyển ngữ: Dâng hiến sáng tạo. Đời tu dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II và Tâm lý hiện đại, tr. 207-240. Phần phụ lục này không thuộc về nguyên bản, được dịch giả thêm vào để minh hoạ tốt hơn cho cuốn sách. Theo tác giả, sự trưởng thành Kitô giáo là sự “viên thành thiêng liêng và tâm lý”: quân bình tâm lý, tự lập và tự do, phán đoán tốt, tình yêu bất vụ lợi, trưởng thành tôn giáo. Ngược lại tình trạng thiếu trưởng thành là tôn giáo ma thuật, ý niệm sai lầm về bất vụ lợi, có thái độ tiêu cực trước quyền bính, chủ quan, độc đoán…
X. ĐINH ĐỨC ĐẠO, Integral Development according to the Encyclical “Populorum Progressio”. An anthropological approach to the problem viewed within a world-wide context, Academia Alfonsiana, Roma 1976, tr. 14-22; NGUYỄN THÁI HỢP, Để họ lớn lên, Đức tin & Văn hoá -2005, tr. 9, 179-208.
X. A. VÀZQUEZ, “Maturità” [Sự trưởng thành], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 950-963.
Viết tắt của chữ Liên Bang Xô Viết, bị đọc trại đi là “Của chung cứ phá, của công cứ phí”.
Các nhân đức được đề cập đên trong các văn kiện Giáo Hội. X. OP, số 3; GLGHCG, số 1804-1811.
“Tiểu kỷ” chính là cái tôi bé nhỏ, cam chịu thân phận hèn mọn, bị động, nhờ ân huệ, vun quén, xà xẻo, khôn khéo lẩn tránh, não trạng khép kín, luồn cúi, khúm núm, an phận, phụ thuộc, manh mún, tiểu xảo, rình được một cơ hội nào đó thuận tiện thì tìm cách xoay xở, vun quén chút ít cho cái tôi nhỏ bé … X. TRẦN ĐÌNH HƯỢU, Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn Hoá, in lần thứ hai, Hà Nội 1996, tr. 390-391.
X. NGUYỄN THÁI HỢP, Để họ lớn lên, tr. 15-48; LY TÂM, «Tiếng nói từ trái tim», trong LÊ NHÂN TÂM, Giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tp. HCM 2004, 18-26.
“Nếu như trước đây, người Việt Nam tin vào Trời - Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo, vào Thiên Chúa của Kitô giáo, vào Ông bà Tổ tiên chứng giám thì giờ đây, những bài học bài bác thái độ duy tâm, đề cao chủ nghĩa duy vật từ 30 năm qua dường như đang có hiệu quả rõ rệt là xoá bỏ niềm tin mang tính tín ngưỡng ấy của người Việt. Nhưng một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống tinh thần, chối bỏ sự hiện diện của chủ thể luân lý tối cao như là nền tảng cho đạo đức xã hội thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng! Luật pháp không có khả năng khám phá tất cả những hành động bí ẩn của con người bắt nguồn từ trong tâm trí. Vì thế, khi tin vào một chủ thể luân lý tối cao nhìn thấu lòng mình (Trời cao có mắt), con người mới ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức. Từ căn bản đạo đức này, người Việt mới có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời.”, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt Nam trong hoạt động xã hội, mục 2.3.4., mạng lưới Dũng Lạc, http://www.dunglac.org/index.php?m= module2&v = detailarticle&id=45&ia=635.
X. FABC, Hội nghị kháng đạt lần I: “Evangelization in Modern Day Asia”, 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong G.B. Rosales – C.G. Arévalo (ed), For All People of Asia, tr. 14; Tông huấn Ecclesia in Asia, số 21-40.
X. P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, preface, x; Linementa of the Asian Synod, số 33, X. Ibidem, tr. 14.
X. HỒNG KIM LINH, Người Việt, Tủ sách nghiên cứu dân tộc ngôn ngữ Hồng Lĩnh xuất bản, Paris 1984, tr. 148-165.
X. KIM ĐỊNH, Di Sản Văn Hóa Việt Nam Ðối Với Ðời Sống Hiện Ðại, Bài diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh tại Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học lần thứ XVIII được tổ chức tại Brighton (Anh Quốc) từ ngày 21-27/08/1988, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/kimdinh/culture.htm.
Nhiều người phê bình đây là một chủ trương miệt thị phụ nữ, trọng nam khinh nữ, là “bóng ma không trở lại”, hoặc ít ra phải tách tứ đức ra khỏi tam tòng, nhưng nếu ta biết gạn lọc và phát triển thì cũng rất hữu ích cho việc giáo hoá, không chỉ cho nữ giới mà còn cho cả nam giới nữa. X. LY TÂM, “Tiếng nói từ trái tim”, trong Ibidem, tr. 21-26.
X. TRẦN VĂN HIẾN MINH, Con người biết suy tư. Triết dự bị thần học 1, lưu hành nội bộ, tr. 102-105, 134-150; Để mở rộng: x. TRẦN TRỌNG KIM, Nho giáo, tr. 37-146, 660; TRẦN NGỌC THÊM, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cái nhìn hệ thống-loại hình, NXB. Tp. HCM 20044, 449, 479-504; XINZHONG YAO, An troduction to Confucianism, Cambridge University Press 2000, 139-189; NGUYỄN THẾ THOẠI, Tôn giáo học và các Tôn giáo lớn ở Việt Nam, lưu hành nội bộ.
Bao gồm vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, có thể phát triển thành: không ham muốn thái quá; không lo lắng quá để lòng thanh tịnh, tự do phát triển; không bon chen quá mà biết giữ nhân ái nữa; không ham hố hư danh mà sống đơn thành. “Có người cho vô vi một nghĩa rất sơ đẳng ‘Vô vi là không làm gì’, sống an nhàn, lười biếng, không cố gắng, … Cũng có người cho vô vi là bi quan chủ nghĩa… Vô vi phải có một nghĩa tích cực. Vô vi là con đường tổng diệt để giải thoát tâm hồn vào cõi hồn nhiên, diệt trừ mọi ngang trái, mọi tà dục thắt buộc con người để trở về nguyên thuỷ hồn nhiên…là con đường đưa tới chỗ chân thân tức là cái tâm linh bất diệt”, x. TRẦN VĂN HIẾN MINH, Idem, tr. 169-174.
Để mở rộng về đề tài này có thể xem: J. DINH DUC DAO, Preghiera rinnovata per una nuova era missionaria in Asia, Editric Pontificia Università Gregoriana, Roma 1994, III, 49-75; “Educazione alla preghiera”, trong DINH DUC DAO, Tu mi hai chiamato. Cammino di preghiera alla pienezza della vita apostolico-missionaria, CIAM, Roma 2002, 109-117; “Pratiche formative nel Buddismo”, in Redemptoris Missio, XX (2004) 2, Roma 2004, 51-63.
Bằng ngôn ngữ văn chương, Lê Lựu đã phản ánh điều đó qua nhân vật Trần Địa, x. LÊ LỰU, Hai nhà, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000, tr. 289 -291, trích trong Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, tr. 46-47.
PHẠM THỊ HOÀI, Còn lại gì, www.talawas.org, trích theo NGUYễN THÁI HợP, Idem, tr. 60.
Thư chung năm 1975 của TGM. Nguyễn Văn Bình, X. P. NGUYỄN THÁI HỢP, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, Bài tham luận tại Tọa đàm về: “Công giáo với Dân tộc: Xưa và Nay”, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2006, đăng trên NS Công giáo và Dân tộc, số 138, tháng 6-2006, tr. 16-31, và www.dunglac.net (bài này có thêm một số bổ sung).
Ngày 11 tháng 6 năm 1995, ông Nguyễn Hộ, nguyên Chủ tịch Liên Hiệp Công đoàn, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và sáng lập viên Câu lạc bộ Cựu Kháng chiến Tp.HCM, công bố thư ngỏ về “Một giải pháp hòa hợp Dân tộc” với những lời kêu gọi đảng và bà con công giáo đều cần sám hối: “Không phải chỉ riêng người Cộng sản và người Công giáo mà tất cả tín đồ Tôn giáo khác và các thành phần khác của dân tộc cũng phải sám hối mới có thể tiến tới hòa hợp và hòa giải đích thực. Có người đặt vấn đề “Tổ quốc ăn năn” khi nghĩ lại “những gia tài nhục nhằn” Mẹ Việt Nam để lại cho đàn con và nhất là những thách đố đang đặt ra cho Đất nước trước thiên niên kỷ mới”, trích theo NGUYễN THÁI HợP, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, www.dunglac.net.
“Lạy Chúa là Thiên Chúa của mọi người, trong một vài giai đoạn của lịch sử, người Kitô hữu đôi lúc đã sống bất bao dung và đã không trung thành với giới luật yêu thương lớn lao, như thế đã làm hoen ố khuôn mặt Giáo hội, Hiền thê của Ngài. Xin tỏ lòng thương xót với những đứa con tội lỗi của Ngài, và xin thương đón nhận quyết tâm của chúng con nhằm kiếm tìm và cổ võ chân lý trong thái độ dịu dàng của đức ái, với niềm xác tín rằng chân lý chỉ có thể chiến thắng bởi chính chân lý mà thôi”, GIOAN PHAOLÔ II, dịp Năm Thánh 2000.
X. FABC, “Evangelization in Modern Day Asia,” 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong For All The Peoples of Asia, vol. I, tr. 14; Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, các số 21-40.
P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 17.
X. J. A. GÓMEZ, Inculturation & Religious Life, ICLA & Cleretian, bản dịch Việt ngữ do jos. LCĐ: Hội nhập văn hoá và đời tu, lưu hành nội bộ; Tuyên Bố Chung của Hội Nghị Chuyên Đề về “Ảnh Hưởng của Nền Văn Hóa Hôm Nay trên Đời Sống Thánh Hiến” do Ủy Ban Đời Sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
HĐGMVN, “Response of to Lineamenta,” trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 51
Ibidem, 46-49.
Ibidem, 47; x. P. NGUYỄN VĂN HOÀ, “Evangelization in Vietnam”, trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), Idem, 122-124; NGUYỄN NHƯ THỂ, “Inculturation. Veneration of Ancestors in Vietnam,” trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), Idem, 124-125; VŨ KIM CHÍNH, “Inculturation of Chirstianity into Asia: reflection on the Asian Synod,” trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), Idem, 269-272.
X. PHAN ĐÌNH CHO, Idem, 47-51, 122-125; HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 11, trong HĐGMVN, Bản Tin Hiệp Thông 20-21, (October 2003).
HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 20.
X. HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, nn. 10-12.
X. Ibidem.
X. Ibidem.
HĐGMVN, “Response to Lineamenta of Ecclesia in Asia,” trong P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, 47-51.
BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi, 13/1/2009, có sẵn trên Kênh thông tin Xuân Bích, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/02/17/su-diep-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-cac-on-goi-lan-thu-47/. Nguyễn Xuân Tiến chuyển ngữ.
X. NGUYỄN NGỌC SƠN, Muốn xuất phát lại từ Ðức Kitô trước hết cần trở lại với Người, Bài chia sẻ nhân dịp Ðại Hội truyền giáo Á Châu, Chang Mai, Thái Lan 18-22/10-2006.
X. G. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, “Vài nhận định về đời sống Kitô giáo tại Việt Nam”, đăng trên Bản Tin Hiệp Thông 23-24 (6/2004), tr. 200-207; Cx. “Những người rao giảng hôm nay”, trong Ibidem, tr. 208-210.
X. P. NGÔ PHÚC HẬU, Nhật ký truyền giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2009, tr. 8-9.
X. C. PÉREZ, “Religiosi”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 441-443.
X. J. LÓPEZ-GAY, “Spirito Santo”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 475 tt.
* Đời sống thánh hiến & làm chứng
* Chỉ dẫn Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô”
- Làm chứng trong bối cảnh Việt Nam hôm nay
Trong suốt dọc chiều dài lịch sử, đời sống thánh hiến luôn hiện diện trong lòng Giáo Hội như là một chứng từ sinh động và hùng hồn về đời sống cầu nguyện cũng như thực hành bác ái, về đời sống chiêm niệm cũng như hoạt động tông đồ. Tuy nhiên, có lẽ chưa có lúc nào chiều kích đức ái và khía cạnh làm chứng lại được nhấn mạnh như đã được trình bày trong các văn kiện từ Công đồng Vaticanô II cho đến nay. Dường như càng ngày người ta càng “ngộ” ra rằng thiếu vắng Đức Ái thì đời sống thánh hiến cũng chỉ là cái xác không hồn và một khi khuất bóng chứng từ thì đời sống thánh hiến cũng nhạt nhẽo vô vị, thiếu hẳn sinh khí và mất dần đi sức sống vươn mình, thậm chí tệ hơn chỉ còn là một “thứ Pharisiêu” sính hình vụ luật.
Vì thế, các văn kiện Công đồng Vaticanô II và các văn kiện Hậu Công đồng xem ra luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đức Ái và chiều kích chứng tá của đời thánh hiến.
Trong bài viết này, chúng ta cùng rà soát lại khía cạnh quan trọng này của đời sống thánh hiến, khi “nhúng” điều đó trong “dung dịch” đức ái; đặt nó trong tương quan với các yếu tố cốt lõi của đời thánh hiến; soi rọi nhờ giáo huấn của Huấn thị và phần nào áp dụng vào bối cảnh Việt Nam hôm nay.
1. LĂNG KÍNH MỚI VÀ ĐIỂM NHẤN MỚI
1.1. Lăng kính tình yêu
Trước đây, khi nói đến đời sống tu trì, người ta thường dùng những từ ngữ nhấn mạnh đến lý tưởng hoàn hảo mà các tu sĩ cần vươn tới, như “bậc tận hiến/toàn hiến” (religiosus), “bậc trọn lành” (status perfectionis, institutum perfectionis)... Cách gọi đó nói lên quan niệm thường có của thời trước Vaticanô II về đời thánh hiến, một quan niệm rất hay chú trọng đến việc nên trọn lành với ý nghĩa là gìn giữ tỉ mỉ, nghiêm túc và chỉn chu các điều luật, nhất là ba lời khuyên Phúc Âm, đời sống chung và việc khổ chế, hy sinh. Người tu sĩ lý tưởng là người sống khắc khổ, thanh bạch, đạo hạnh, xa lánh thế gian, coi thường vật chất, dửng dưng với vinh hoa phú quý, vui thú danh vọng... Quan niệm này đôi khi bị đẩy tới mức nhị nguyên: coi khinh thể xác, miệt thị hôn nhân... Từ đó có thể dẫn đến những não trạng quá khích là “vụ luật” (legalismus), “vụ hình thức” (formalismus) và “khắc kỷ” (ascetismus).
Từ Công đồng Vaticanô II, thần học đời tu đã đánh dấu một tiến trình tăng tiến và trưởng thành. Lối nhìn truyền thống về đời tu như một tình trạng trọn lành đã nhường chỗ cho một nền Giáo Hội Học mới, trong đó đời tu được lồng trong lăng kính của tình yêu, một tình yêu xây dựng trong mối hiệp thông và liên đới sâu xa của toàn dân Thiên Chúa. Ơn gọi nên thánh của đời tu trì được đặt để trong tương quan với ơn gọi nên thánh chung của các tín hữu. Nếu như “sự thánh thiện được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới đức ái trọn hảo trong bậc sống mình trong khi xây dựng kẻ khác” (GH 39), thì sự thánh hiến “tu trì” là một sự thánh hiến “đặc biệt hơn”, được “tỏ lộ trong việc thực hành ba lời khuyên Phúc Âm” (GH 39). Đó là một sự đáp trả mãnh liệt hơn trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một sự đáp trả đòi hỏi một đức ái nồng nàn, quảng đại hơn.
Liên quan đến điều này, Công đồng Vaticanô II trong hiến chế Giáo Hội (Lumen Gentium) đã không ngần ngại khẳng định “ơn huệ thứ nhất và cần thiết nhất là đức ái”, bởi vì chính đức ái làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em vì Chúa. Chính đức ái là mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật. Chính đức ái chi phối mọi phương tiện nên thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được cùng đích (GH 42a). Hơn nữa, đức ái đối với Chúa và tha nhân còn là dấu chỉ cho biết người môn đệ chân chính của Chúa Kitô. Chính khi sống khiết tịnh, vâng phục, khó nghèo và chịu thiệt thòi, người thánh hiến làm chứng cách hùng hồn và sống động cho Tình Yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và toả lan tình Chúa đến cho nhân loại (x. GH 42 b,c,d). Nhờ việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm trong Giáo hội, những người thánh hiến muốn thoát ly khỏi mọi cản trở có thể trì hoãn đức ái hoàn hảo dành cho Thiên Chúa và tha nhân (GH 44).
Đức ái tuyệt hảo và đời sống thánh hiến quả là cặp từ tóm lược đề xuất của Giáo hội hiện thời về thực tại phong phú đa dạng nơi những người thánh hiến. Sự trọn lành của đức ái (Perfectae caritatis) còn là tựa đề của sắc lệnh Công đồng về canh tân đời sống tu trì và điều này được pháp lý hoá nơi Bộ Giáo Luật 1983 (quyển II, Phần III, điều khoản 573-746).
Nếu như Vaticanô II là Công đồng đầu tiên đề cập đến bậc sống dựa trên các lời khuyên phúc âm đặt trong bối cảnh của mầu nhiệm Giáo Hội như là toàn thể, thì theo Bộ Giáo Luật lại cho thấy “lối sống bền vững” này giúp các tín hữu “theo đuổi đức ái hoàn hảo” để phục vụ nước Chúa và trở thành dấu chỉ rạng ngời, báo trước vinh quang thiên quốc (GL 573 §1). Chính đức ái có được do các lời khuyên Phúc Âm giúp các tu sĩ kết hợp với Giáo Hội cách đặc biệt (GL 573 §2).
Đức ái nói đây không phải là một khái niệm mà là chính đời sống của những con người đã cảm nghiệm thấy một ơn gọi đặc biệt trong Dân Thiên Chúa, một ơn gọi đòi hỏi đi đến một sự thánh hiến đặc biệt. Nhờ việc sống ba lời khuyên Phúc Âm qua một đặc sủng và lối sống riêng biệt của đặc sủng đó, họ gắn bó với Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến. Chính yếu tố sau cùng này chỉ huy, định hướng và quy kết tất cả các yếu tố khác.
Đời sống thánh hiến không phải là một thực tại tách rời và biệt lập, cũng không phải là viễn tượng trên mây trên gió. Thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội, đời sống thánh hiến diễn tả điều mà Giáo Hội biểu thị qua các giai đoạn khác nhau của dòng lịch sử nơi chính các đặc sủng làm nên Giáo Hội. Nơi Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội được diễn tả như là mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Những đặc tính này định vị hoạt động của tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội, cách riêng là đời sống thánh hiến. Đức ái là tình yêu. Người yêu mến là người biết định hướng cuộc đời hoà hợp với bối cảnh riêng biệt mà họ sống, để nắm lấy trách nhiệm và để trở nên chính họ.
Yêu mến là sống tình yêu hỗ tương, đặt nền trên việc trao hiến và hoà hợp với những người cùng chí hướng trong cùng một ơn gọi. Khát vọng vươn tới đức ái trọn hảo không phải là đặc quyền của những người thánh hiến, nhưng mang một diện mạo riêng biệt khi được vun trồng qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, hướng tới cùng đích là “Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến” (GH 44). Đức ái nồng nàn kết hiệp với Chúa Kitô qua việc dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa càng lớn lao bao nhiêu, thì người thánh hiến càng làm cho đời sống Giáo Hội phong phú hơn và càng làm cho việc tông đồ của Giáo Hội dồi dào mãnh liệt hơn bấy nhiêu (DT 1).
Nơi đời sống thánh hiến, đức ái là lối sống bước theo Chúa Kitô “khiết trinh và khó nghèo”, Đấng đã “cứu chuộc và thánh hoá nhân loại bằng việc vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá” (DT 1), với đức khiết tịnh đem đến sự hiệp nhất với Giáo Hội (DT 12), với một đức khó nghèo thanh thoát và tự nguyện (DT 14), với lòng vâng phục luôn phục tùng thánh ý cứu độ của Chúa Cha (DT 14), với đời sống chung tràn đầy bác ái huynh đệ, thấm nhuần sự hiện của Chúa giữa cộng đoàn (DT 15).
Tính chính thống của đức ái thánh hiến được định giá trên nền tảng của việc tháp nhập vào đời sống Giáo Hội, nơi họ được thanh tẩy và tăng tiến trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sống và phát triển tính chính thống là một cách diễn tả sống động đặc sủng, vốn chỉ được đánh giá khi sống bén rễ trong khung cảnh năng động nguyên thuỷ. Cảm thông, buồn sầu, mừng vui, hoạt động cùng và trong Giáo Hội, qua các chiều kích đa dạng như đã được mô tả trong Hiến chế về Giáo Hội, chính là hoa trái đích thật của việc gắn kết với Chúa Kitô và sự ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần, và là con đường để hoán cải suốt đời. Ai yêu mến thì được sinh ra bởi Thiên Chúa, Đấng hằng yêu mến chúng ta không phải do công phúc chúng ta có được mà do điều chúng ta đang thủ đắc nhờ ân ban của Ngài.
Đi ra ngoài lằn ranh này, đức ái thánh hiến sẽ phát triển ù lì, trở nên còi cọc, cằn cỗi, kéo lê một cách thiếu sinh khí. Chỉ trong Chúa, người thánh hiến cử hành mầu nhiệm, lớn lên trong tình hiệp thông, vươn mình trong sứ vụ, phó thác cuộc sống tương lai, làm chứng niềm tin phục sinh với lòng thương xót và trong sự liên đới cả với những ai chưa sẵn sàng hoặc từ chối ơn cứu độ. Những người thánh hiến noi gương Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc tội nhân, chứ không kết án. Qua việc thi hành điều đó, họ làm chứng cho luận lý của tin mừng cứu độ. Đức ái đầy lòng thương xót không tìm moi móc quá khứ mà dẫn về tương lai là thực tại viên mãn của thời cánh chung, vén tỏ tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (x. Ep 1, 23).
Lịch sử của đức ái thánh hiến là một chương sáng giá trong lịch sử Giáo Hội, không phải vì được tiến triển trong một môi trường không có tội, mà là trong sự nhận biết ơn tha thứ, nhằm tuyên xưng và làm cho ơn tha thứ đó trở thành đáng tin qua việc lướt thắng sự cùng khốn phàm hèn nhờ năng lực của lòng thương xót và mở ra chân trời an vui hành phúc khi chỉ có “một trái tim và một linh hồn” (Cv 4, 32).
Đức ái mở ra một hướng nhìn tích cực về đời sống thánh hiến. Thánh hiến là một sự đáp trả trước mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, một giao ước tình yêu, một cuộc dấn thân theo tiếng gọi và sự thúc đẩy của tình yêu Chúa Kitô. Đức ái của người thánh hiến vì thế cần kín múc từ nguồn mạch Ba Ngôi, cần nên một với thánh ý cứu độ của Chúa Cha, cần được hiệp nhất cách khắng khít với ân sủng Chúa Giêsu Kitô và ngoan nguỳ với tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là một đức ái được thanh tẩy mỗi ngày qua việc kiên trì cải hoá những hoàn cảnh không có tình yêu đang làm cho các mối liên hệ trở nên cứng cỏi, cằn cỗi, như xung đột, bất hoà, dửng dưng, cá nhân chủ nghĩa, thực dụng...
Đức ái không cho phép người thánh hiến dừng lại ở cái tầm thường, ở mức tối thiểu, chỉ giới hạn ở việc không xúc phạm đến Chúa, chỉ lo không lỗi luật, an phận thủ thường mà thôi, nhưng thúc đẩy họ tiến lên điều lý tưởng, điều cao quý, thực tại tuyệt đối. Đức ái thúc bách người thánh hiến biết luôn sẵn sàng thông hiệp và cộng tác với Đấng họ yêu mến, để cho ơn cứu độ chan hoà khắp mọi tâm hồn, cho tới khi tất cả được thành toàn trong Ngài. Trong viễn cảnh đó, tội lỗi cũng chỉ là biểu lộ của tình trạng thiếu khả năng yêu mến, cản trở yêu mến hoặc ù lì trong yêu mến. Theo thánh Tôma tiến sĩ, đức ái có những cấp độ khác nhau: xa tránh tội lỗi nghịch đức ái (cấp độ I), nỗ lực thực thi điều thiện và tiến lên trên đường nhân đức (cấp độ II), tha thiết gắn kết và vui hưởng nhan Chúa, vượt ra khỏi mình để ở kề bên Chúa Kitô (cấp độ III). Nói khác đi, đức ái trưởng thành giúp chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp của tối thiểu, tương đối mà luôn biết hướng tới chân trời bao la của tối đa, tuyệt đối.
Đức ái là hoa trái của sáng kiến đến từ Thiên Chúa đầy lòng xót thương và khoan dung, muốn hiệp nhất với dân của Ngài; là sự tham phần vào tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu đức ái đó giúp người thánh hiến vượt ra khỏi cơn cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, lạm dụng cộng đoàn hay sứ vụ như cơ hội để thực hiện kế hoạch đời mình. Trái lại với những toan tính “tiến thân” là những cam kết “dấn thân”, họ hoà mình vào mầu nhiệm và sứ vụ cộng đoàn, đi vào mầu nhiệm “tự huỷ” của Chúa Kitô, để cho kế hoạch cứu rỗi, một kế hoạch do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, được thực hiện.
“Đời thánh hiến dùng ngôn ngữ của việc làm để nói rằng lòng mến Thiên Chúa là nền tảng và là thuốc kích thích một tình yêu nhưng không và ân cần” (TH 75). Họ cần ý thức ơn gọi của mình là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, đặc biệt là với những người nghèo hèn túng quẫn nhất, những nạn nhân của những “hình thức nghèo đói mới” như thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, nghiện ngập, già cả cô đơn, “nghèo” văn hoá, “nghèo” nhân phẩm, “nghèo” tri thức... (XPL 35-36). Huấn thị đã tô đậm gam nền đức ái khi xem việc xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là cuộc xuất hành của tình yêu:
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Bước đầu là tình yêu của Thiên Chúa. Bước tiếp mới là sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa. Nếu “chúng ta yêu mến” đó là “Người đã yêu chúng ta trước” (1 Ga 4,10.19). Điều đó có nghĩa là nhìn nhận Người yêu ta với cái ý thức sâu đậm đã làm cho thánh Phao-lô thốt lên: “Đức Kitô đã yêu tôi và đã hiến mạng sống cho tôi” (Gl 2,20).
Chỉ khi ý thức mình được yêu thương vô cùng mới có thể giúp chúng ta vượt thắng mọi khó khăn riêng tư hay do cơ cấu. Người thánh hiến không thể có tính sáng tạo, có khả năng canh tân tu hội và mở ra những con đường mục vụ mới nếu họ không cảm thấy được yêu mến với tình yêu ấy. Chính tình yêu ấy làm cho họ trở nên mạnh mẽ, có thể dám làm mọi sự”.
1.2. Điểm nhấn mục vụ: chứng tá
Nếu như đức ái là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm “linh hồn” cho suy tư và hoạt động về đời thánh hiến, thì “chứng tá” lại là điểm nhấn mục vụ rõ rệt trong các văn kiện Giáo Hội gần đây nói chung và về đời thánh hiến nói riêng. Lý do là vì: (1) có làm chứng mới công bố Tin Mừng cách thực sự; (2) con người thời nay tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống hơn là lý thuyết; (3) trong nhiều trường hợp đó là cách duy nhất để truyền giáo. Điều này càng quan trọng hơn đối với người thánh hiến, vì trước tiên, sứ mạng của họ “cốt ở việc làm cho Đức Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân” (TH 25, 76).
Đề tài về việc làm chứng trong đời sống tu trì có một lịch sử ngữ nghĩa học rất lý thú. Truyền thống ẩn tu, đan tu hay viện tu có liên hệ mật thiết với ý niệm về “tử đạo” một từ ngữ có gốc gác Hy Lạp là “chứng nhân” (μαρτυς, martys). Và chính ở điểm này, chúng ta khám phá ra ý nghĩa Kinh Thánh sâu xa của khái niệm “nhân chứng” là “hiến dâng mạng sống vì đức tin”. Vào lúc các cuộc bách hại giảm thiểu, lại là lúc đời tu trở về với ý nghĩa cổ truyền và gốc gác của hạn từ là “chứng nhân”.
Các tuyên ngôn của Công đồng Vaticanô II cũng như các văn kiện hậu công đồng đã cống hiến một loạt những khẳng định về đề tài làm chứng trong đời sống tu trì. Đời tu là chứng tá về đời sống vĩnh cửu (GH 44c). Các tu sĩ là chứng tá về lòng yêu mến của Giáo Hội đối với Chúa Kitô và chứng tá này cần thiết đối việc loan báo Tin Mừng ngày hôm nay (DT 55; DT 1, 3, 52-53). Đời tu cũng làm chứng về sự tận hiến cho Thiên Chúa (LH 10, 14), về sự ưu việt của Thiên Chúa (CT 1; CN 2), về sự thánh thiện của Giáo Hội (GH 39), về mối hiệp thông huynh đệ mới trong Đức Kitô (TT 23-25), về công lý (TT 3), về đức bác ái huynh đệ (HA 15), nhất là tình yêu vô vị lợi (HA 13d)...
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến (Vita Consecrata) đã nêu bật vai trò của việc làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến được diễn tả như một cuộc dấn thân phục vụ vì đức ái (chương III: Servitium caritatis, TH 72-103), được kín múc và thúc đẩy từ nguồn mạch tình yêu Ba Ngôi (phần I: Confessio trinitatis, TH 14-40) và tôi luyện trong tình hiệp thông bác ái huynh đệ (phần II: Signum Fraternitatis, TH 41-71). Cuộc dấn thân này một đàng “tỏ bày tình yêu Thiên Chúa trong thế giới” (x. TH 72-83), qua một “tình yêu cho đến cùng”, một “tình yêu trao hiến” (agapê), một cuộc đời “hoàn toàn sống cho Chúa và anh chị em mình” (TH 75-76). Đàng khác, đó cũng là cuộc dấn thân có tính thừa sai để làm cho “Ngài được yêu mến” qua những nỗ lực loan báo, truyền giảng, hội nhập, đối thoại, ưu tiên cho người nghèo, tái rao truyền Phúc Âm, cổ võ công lý, chăm só bệnh nhân (TH 76-77). Hơn nữa, đời thánh hiến cũng là “chứng tá mang tính ngôn sứ trước những thách đố lớn” của thời đại, như độc tài, khủng bố, văn hoá hưởng thụ, thèm khát chiếm hữu, dửng dưng (TH 87-92)...
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô dành hẳn phần IV để bàn về việc làm chứng (XPL 33-46): làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến là một lời chứng hùng hồn về một tình yêu tuyệt đối, làm cho tình yêu đó hiện diện và toả sáng, đáp trả lại tình yêu đó một cách quảng đại và dấn thân (XPL 22):
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, “một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người”. Điều đó bao hàm một sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, Đấng đã trở nên trung tâm của đời sống họ và nguồn mạch liên tục của mọi sáng kiến […].
Toàn thể đời sống thánh hiến chỉ có thể hiểu được từ khởi điểm này: các lời khuyên phúc âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người; đời sống cộng đoàn được thúc đẩy nhờ Đấng đã quy tụ những người khác chung quanh mình và có mục tiêu là vui hưởng sự hiện diện thường hằng của Người; sứ mệnh là lệnh truyền của Người dẫn dắt ta tìm kiếm khuôn mặt của Người trong những khuôn mặt của những người mà ta được sai đến để chia sẻ với họ kinh nghiệm về Đức Kitô”.
2. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN & VIỆC LÀM CHỨNG
Tin Mừng Gioan đã diễn tả chứng tá của Chúa Giêsu xuất phát từ chính căn tín thâm sâu của Ngài. Quả thực, nếu không có căn tính thâm sâu đó, chứng tá sẽ là một hàng vi trống rỗng, chẳng khác một lời nói không có nội dung. Cũng thế, đời thánh hiến chỉ có thể trở nên một dấu chỉ, một chứng từ, khi đời sống đó hàm chứa một nội dung, cách đặc biệt là nội dung của việc sống và thấm nhuần mầu nhiệm Đức Giêsu. Đặc tính ngôn sứ luôn nhấn mạnh đến khía cạnh nền tảng mà theo kinh nghiệm Kitô giáo, đó chính là mầu nhiệm Đức Giêsu. Đời sống thánh hiến được mô tả như là sự chuyển động linh hoạt của Chúa Thánh Thần, Đấng làm xuất hiện những đoàn sủng cần thiết cho Giáo Hội Chúa Kitô.
Trên phương diện thực hành, người thánh hiến làm chứng cách thuyết phục qua cuộc sống chứng tá chứ không phải chỉ là những lời nói suông trên đầu môi chóp lưỡi. Đó là chứng tá cuộc sống mà người thánh hiến trao tặng cho đời qua những hoạt động bác ái, tông đồ, truyền giáo. Một cách cụ thể hơn, đó chính là những chứng từ phát xuất từ việc sống những lời khuyên Phúc Âm, đời sống huynh đệ và những đặc sủng tiêu biểu của tu hội và những hoạt động kèm theo đó.
2.1. Chứng tá của ba lời khuyên Phúc Âm
Lời chứng đầu tiên đến từ chính việc sống ba lời khuyên Phúc Âm. Cách hiểu và sống ba lời khuyên Phúc Âm hôm nay đang biến chuyển từ việc nhấn mạnh đến tính bó buộc của lời khấn hay lời hứa để tiến tới việc chú trọng hơn vào phát triển sự trưởng thành nội tâm và nỗ lực tham dự vào sứ vụ biến đổi thế giới của Giáo Hội. Thực vậy, các lời khuyên Phúc Âm (khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục) có liên hệ chặt chẽ với các giá trị nhân bản vốn tác động sâu xa đến đời sống con người: sở hữu, tình cảm và quyền lực. Hơn nữa, ba lời khấn này cũng còn liên quan đến ba lãnh vực tiếp xúc của con người: kinh tế, đời sống xã hội và chính trị.
Sống ba lời khuyên, người thánh hiến tìm cách giải thoát khỏi tình trạng chiếm hữu ích kỷ, đam mê bừa bãi và ham hố quyền lực, để tiến tới một cuộc sống thanh bần không dính bén, thanh khiết không chiếm hữu và thanh thoát không tham lam quyền hành địa vị. Qua đó, họ làm chứng về địa vị tuyệt đối của Thiên Chúa, về một tình yêu dâng hiến vô vị lợi, về thực tại cánh chung tuyệt vời của Nước Trời mai sau.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là việc sống các lời khấn làm cho những người thánh hiến cắt đứt mọi liên hệ với thế giới, mà là giúp họ trở nên sẵn sàng cho việc phục vụ chương trình của Thiên Chúa trong thế giới. Để làm được điều đó, cần thực hành đức ái tông đồ hầu tăng số những người nhận biết và tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý. Ngay từ thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, đức ái đã từng là một hình thức rất hữu hiệu của việc làm chứng (x. Cv 2,47) và lịch sử cũng cho ta thấy rằng lịch sử của truyền giáo thực ra chính là lịch sử của tình yêu đức ái, dù không phủ nhận việc đã có những khuyết điểm và lầm lạc. Nếu như các tín hữu nói chung được kêu mời sống tình yêu bác ái vô điều kiện noi gương Chúa, thì những người thánh hiến nói riêng, với việc sống ba lời khuyên Phúc Âm, được gọi mời để trở nên dấu chỉ rõ nét của tình yêu đó.
Quả thực, việc sống ba lời khuyên làm nên một đời sống biến hình, có sức chiếu toả ánh sáng của tình yêu tuyệt đối (x. TH 20), bởi vì làm cho Chúa Kitô hiện diện hữu hình qua những chứng từ của đời sống (x. TH 77). Ba lời khuyên như thế không chỉ là con đường nên thánh mà còn là “liệu pháp” thiêng liêng cho nhân loại trước trào lưu tôn thờ “ngẫu tượng” (x. TH 72, 87). Với ba lời khuyên được đem ra sống triệt để và sáng tạo, đời thánh hiến trở thành dấu chỉ, chứng tá và lời tiên báo về một nền văn hoá mới, một nhân loại mới, hình thành theo thánh ý Thiên Chúa.
Lời khấn khiết tịnh
Lời khấn khiết tịnh mang một tầm vóc đặc biệt bởi một đàng, đó là lời khấn duy nhất mang nội dung bất di dịch cho mọi hình thức thánh hiến tu trì qua mọi thời đại, và đàng khác, đó cũng là lời khấn, với nghĩa vụ độc thân kèm theo, có tính chất “lời khuyên Phúc Âm” nhất theo nghĩa chặt của ngôn từ. Có lẽ cũng chính vì thế mà thay vì sắp xếp theo trình tự cổ điển (thanh bần, khiết tịnh, vâng phục), các văn kiện Công đồng đã đặt lời khấn này lên trước, bởi đó là lời khuyên được Chúa Giêsu kêu mời rõ ràng nhất (x. Mt 19,12), được thánh Phaolô nhấn mạnh nhất (1 Cr 7, 32-35), được nhìn nhận và tuân giữ như một hình thức của cuộc sống tận hiến sớm nhất (x. Cv 21,9).
Công đồng khẳng định lời khấn khiết tịnh là “ân huệ nổi bật” làm nguồn mạch và dấu chỉ sự thánh thiện của Giáo Hội, là “dấu chỉ và động lực của đức ái” (x. GH 42), là “dấu chỉ đặc biệt của kho tàng trên trời”, là dấu chỉ sáng chói của giao ước mới và hôn nhân mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (DT 12).
Như vậy, việc sống lời khấn khiết tịnh làm nên chứng tá về tình yêu thuần khiết vô biên, vô điều kiện, vô vị lợi mà Thiên Chúa dành cho con người, một tình yêu con người cần đáp trả và cần thể hiện đối với nhau. “Khiết tịnh tận hiến nhắc lại cuộc duyên tình (giữa Chúa Kitô và Giáo Hội) một cách trực tiếp hơn và làm cho mối tình ấy vươn đến một cao độ mà lẽ ra mọi tình yêu nhân loại phải gắng đạt tới... Khiết tịnh chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa được đề cao hơn hết...” (CT 13). Quả thực, lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim người thánh hiến, giúp họ “đạt đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu” (XPL 22).
Trong đêm tối của “văn hoá hưởng thụ” vốn đang tháo thứ những quy luật đạo đức khách quan về tính dục, thì việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo loé sáng lên như một “chứng tá về quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của mong manh phận người” (TH 88). Đây chính là một trong “những chứng tá cần thiết cho hôm nay hơn bao giờ hết” để minh chứng sức mạnh phi thường của tình yêu Thiên Chúa và đáp ứng nhu cầu thèm khát sự trong sáng ngày càng tăng trong mối quan hệ giữa người với người (x. TH 88).
Lời khấn thanh bần
Lời khấn thanh bần được hiểu và sống cách đa dạng và phong phú trong lịch sử Giáo Hội. Có khi là bán hết tài sản, có khi chỉ là “tinh thần nghèo khó” thôi. Ngày hôm nay, lời khấn thanh bần được đặt trong mối liên hệ sâu xa hơn với việc phục vụ và phát triển người nghèo, trong viễn tượng là xây dựng một Giáo Hội của người nghèo, cho người nghèo, vì người nghèo, và hơn nữa, một Giáo Hội nghèo.
Lời khấn khó nghèo là chứng tá về một tình yêu trao ban. Dù được diễn tả dưới hình thức nào thì cốt lõi của việc sống thanh bần cũng là một lối sống bước theo Chúa Kitô trong tâm tình bác ái, trao tặng tới mức “tự huỷ” vì anh em mình. Hiến chế Giáo Hội vì thế đã liên kết lời khấn khó nghèo và vâng phục trong số 42d và coi đây là lối sống bác ái theo gương Chúa Kitô (GH 42d). Quả thực, khó nghèo chỉ là phương tiện nên trọn lành bao lâu gắn liền với đức ái. Dưới khía cạnh mầu nhiệm, đó là một tình yêu luôn khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa như là Đấng tuyệt đối, như là kho tàng đích thực của lòng mình. Dưới khía cạnh xã hội, đó là một tình yêu liên đới và chia sẻ dành cho anh em chị em mình, nhất là những người nghèo khổ.
Lời khấn khó nghèo cũng là dấu chứng về sự giàu có đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa, nơi kho tàng trên trời. Đó là thái độ sống phó thác vào Thiên Chúa và biết liên đới với người khác. Sắc lệnh canh tân Dòng tu đã khéo léo đề cập tới khía cạnh của “khó nghèo tập thể” với những chỉ dẫn rằng “hãy làm chứng tập thể về khó nghèo” qua việc sẵn lòng chia sẻ của cải với Giáo Hội, với các nhà khác của Hội Dòng cũng như những người túng thiếu (DT 13đ); đồng thời, khuyến cáo họ “hãy tránh mọi hình thức xa hoa trục lợi quá đáng (DT 13e).
Mỗi người thánh hiến cần trở nên chứng nhân của “sự nghèo khó đích thực”. Trong thế giới hôm nay, đức thanh bần trở thành một chứng tá hùng hồn trước sự hoành hành của “chủ nghĩa vật chất thèm khát chiếm hữu, dửng dưng với những nhu cầu và đau khổ của những người yếu đuối” và hững hờ trước sự huỷ hoại của môi trường sinh thái (x. TH 89). Vì thế, đây phải là một sự khó nghèo “mở”, “khó nghèo Phúc Âm để phục vụ người nghèo” (TH 90): phản đối thói thờ tiền tài, thói dửng dưng vô cảm trước khổ đau túng thiếu, thói tiêu dùng của cải cách ích kỷ và hoang phí, để thể hiện một tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, cổ võ việc sử dụng của cải cách có trách nhiệm và trong tinh thần liên đới, đấu tranh chống lại bất công, hầu xây dựng một thế giới nhân đạo hơn (x. TH 90).
Lời khấn vâng phục
Đức Phaolô VI đã coi đức tuân phục như là tâm điểm của công cuộc thích nghi và canh tân đời tu. Dĩ nhiên, đó là một quyền bính được thi hành không phải để thống trị mà là phục vụ trong đức ái như lời dạy của thánh Augustinô. Thánh Tôma đã không ngần ngại coi lời khấn vâng phục là “lời khấn cao trọng nhất (maximum est) trong tất cả các lời khấn”, vì qua đó người tu sĩ dâng cho Thiên Chúa điều cao quý nhất là ý chí tự do và quyền định đoạt về đời sống. Tuy nhiên, lời khấn vâng phục cao cả nhưng lại không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh hôm nay, vì lời khấn này đòi hỏi chúng ta phải hi sinh chính mình, hi sinh ý chí, hi sinh ý riêng, hy sinh chính bản ngã như là một hiến lễ dâng tiến Thiên Chúa, noi gương tuân phục khiêm hạ của Chúa Kitô, “Đấng đã tự huỷ mình, nhận lấy thân phận tôi tớ... và vâng lời cho đến chết” (Pl 2, 7-8; GH 42d).
Công đồng Vatincanô II làm nổi bật giá trị cứu độ và tư tế của hành vi tuân phục nơi Chúa Giêsu (x. GH 3, 36, 37, 41; TG 24) và vai trò tích cực đầy trách nhiệm của Mẹ Maria (x. GH 56, 61, 63). Đức tuân phục tu trì chói lọi như một hiến lễ toàn thiêu dâng tiến Chúa, noi gương Chúa Kitô tuân phục và Mẹ Maria “xin vâng” (DT 14).
Tuân phục là chứng tá về tinh thần phó trác trọn vẹn nơi Thiên Chúa: “Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác.” (XPL 22).
Đức tuân phục cũng là chứng tá về sự khiêm nhường thẳm sâu và sự hiệp thông trong cộng đoàn. Nếu như thánh Biển Đức đã trình bày về đức vâng phục trong tương quan với đức khiêm nhường và các nhân đức khác, thì thánh Basiliô và thánh Đa Minh lại đề cao tính hiệp thông và bác ái của lời khấn này.
Đức tuân phục cũng làm chứng về sự tự do đích thực của con cái Chúa, khi con người được giải thoát khỏi mọi ràng buộc khiến họ xa rời ý Chúa. Lời khấn tuân phục vì thế phải được hiểu như là “lắng nghe” và “thi hành” thánh ý của Thiên Chúa, cả dưới góc độ cá nhân cũng như tập thể. Qua việc tìm kiếm và thi hành ý Chúa, người thánh hiến tìm được tự do đích thực và tìm thấy con đường tốt nhất để thực hiện và tăng tiến sự tự do đích thực đó. Vì chính qua vâng phục, họ tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời, là thi hành ý muốn cứu độ của Ngài trên đời mình, là tháp nhập ý mình vào ý Chúa, hiệp nhất với cộng đoàn để thực thi cùng một chứng tá và cùng một sứ vụ trong tinh thần con thảo với Chúa và hiệp thông huynh đệ với anh chị em mình (x. TH 91-92).
2.2. Chứng tá của đời sống chung và sứ vụ tông đồ
Tuy ba lời khuyên được coi như cốt yếu cho đời sống thánh hiến, thực tế còn cho thấy những yếu tố quan trọng khác mà đôi khi được gọi là “lời khấn thứ tư”. Đó trước hết là đời sống chung huynh đệ trong cộng đoàn và sứ vụ tông đồ đặc trưng tuỳ theo đặc sủng mỗi tu hội. Đời sống cầu nguyện, mối tương giao huynh đệ, những tiếp xúc và những công việc họ thực hiện luôn là những chúng từ sống động để diễn tả khuôn mặt Chúa Kitô cầu nguyện, rao giảng, bác ái, nhân từ, chữa bệnh, phục vụ... Đó chính là chứng từ cuộc sống mà các tu sĩ được mời gọi đem đến cho thế giới.
“Chứng từ bằng đời sống trở nên điều kiện quan yếu hơn bao giờ hết để đạt đến hiệu quả thực sự trong việc rao giảng. Điều này thật chính xác là vì chính chúng ta, trong một nghĩa nào đó, chịu trách nhiệm về sự tiến triển của Tin Mừng mà chúng ta loan báo [...]. Chúng tôi kêu gọi các tu sĩ, những chứng nhân của một Giáo Hội được kêu gọi nên thánh, chính anh chị em được mời gọi sống một đời sống sinh hoa kết trái các mối phúc thật của Tin Mừng [...]. Nhiệt tình rao giảng Tin Mừng của chúng ta phải bắt nguồn từ một đời sống thánh thiện thực sự, và, như Công đồng Vaticanô II đã khuyến khích, việc rao giảng phải giúp cho nhà rao giảng lớn lên trong sự thánh thiện, một sự thánh thiện được nuôi dưỡng bởi đời sống cầu nguyện và trên hết là lòng yêu mến Thánh Thể [...]. Thế giới đòi hỏi và mong đợi nơi chúng ta tinh thần đơn sơ trong cuộc sống, tinh thần cầu nguyện, lòng bác ái dành cho mọi người, nhất là cho những người yếu thế và nghèo khổ, lòng vâng phục và khiêm nhu, tinh thần siêu thoát và xả kỉ. Không có những dấu chỉ thánh thiện đó, lời rao giảng của chúng ta khó lòng mà đụng chạm đến tâm hồn của con người thời nay”.
3. CHỈ DẪN CỦA HUẤN THỊ XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ
Như một văn bản có tính cách rà soát kiểm điểm lại việc đón nhận và thực thi tông huấn Đời sống thánh hiến (XPL 3), huấn thị đưa ra những chỉ dẫn có tính cách khá cụ thể. Phần IV bàn về việc “làm chứng cho tình yêu”, như tung ra một “hướng mở” cho đời thánh hiến, sau khi đã nhìn ngắm đời thánh hiến dưới góc cạnh thần học, tu đức (phần I & III) và góc cạnh của những thách đố đương đại (phần II). Quả vậy, huấn thị đã soi vào góc cạnh mục vụ tông đồ để mở ra viễn tượng truyền giáo khi “muốn đồng hành với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, nơi Đức Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, nơi Giáo Hội công bố Người như là Đấng Cứu tinh của thế giới, nơi sự sống Ba Ngôi toả lan sự hiệp thông trong một sứ mạng mới” (XPL 4). Thực ra, ý hướng đó đã được hé mở ngay từ những dòng đầu tiên của Huấn thị, khi nối kết dòng suy tư của mình với hai văn kiện chính yếu có ảnh hưởng xuyên suốt Huấn thị là tông huấn Vita Consecrata và Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh và làm chứng cho tình yêu của Người trong thế giới, những người thánh hiến hân hoan đón nhận lời mời gọi cấp thiết của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới” “Duc in altum!” (Lc 5,4)” (XPL 1).
Lời mời gọi ra khơi đó như đang thắp lên một ngọn lửa hy vọng tươi mới cho Giáo Hội trong buổi bình minh của ngàn năm mới, một Giáo Hội “khao khát sống Tin mừng nhiệt thành hơn, và mở rộng những chân trời đối thoại và truyền giáo” (XPL 1).
Lời mời gọi đó cấp bách hơn bao giờ hết bởi vì:
- Cần một trợ lực cho một nhân loại đang khát tình yêu vì sống trong thảm kịch của sự hận thù và chết chóc, của những ảnh hưởng tiêu cực đến từ tiến trình “toàn cầu hoá” và nỗi bất an và lo sợ, tội ác và bạo lực, bất công và chiến tranh: “Thế giới hôm nay đang chờ mong các người thánh hiến phản ánh cụ thể cách thức hành động của Đức Giêsu, tình yêu Người dành cho mỗi người không phân biệt và hạn chế”.
- “Chiều kích ngôn sứ” của người thánh hiến cần được hoán cải và kín múc một sinh lực mới để xứng đáng với vai trò cao cả là “giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa”.
- Đã đến lúc cần thổi bùng lên ngọn lửa chiếu toả chứng tá thánh thiện và bác ái nơi những người thánh hiến để “tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người”.
- Sự xuất hiện những hình thức và tổ chức thánh hiến mới do ân sủng của Thánh Thần cần mang lại một “đà tiến mới trong lối sống kitô hữu, biến nó thành sức mạnh gợi hứng và thúc đẩy cho cuộc hành trình đức tin”.
Có thể tóm kết những gợi ý của Huấn thị trong việc làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô qua những điểm chính: hiệp thông, rao giảng, phục vụ và đối thoại.
3.1. Chứng tá đến từ đời sống hiệp thông (XPL 33-34)
Đây là chứng tá đầu tiên huấn thị nhấn mạnh: chứng tá đời sống. Chứng tá trước hết không đến từ hiệu năng công việc mà đến từ chính đời sống, nhất là sự hiệp thông giữa các thành viên, tình bác ái sẻ chia, đồng cảm và đồng thân phận với người nghèo khổ: thăng tiến nhân vị, sống liên đới với những ai đau khổ, giúp đỡ chia sẻ chân thành.
Ở đây, đời sống hiệp thông được coi như là “sứ điệp đầu tiên của đời sống thánh hiến, bởi vì đó là dấu chỉ hữu hiệu và sức mạnh có tính thuyết phục dẫn đến niềm tin vào Đức Kitô”, đến nỗi có thể nói “hiệp thông chính là truyền giáo”, vì hiệp thông phát sinh hiệp thông, thúc đẩy tiến trình bước theo Chúa Kitô và lan toả tình yêu Ngài cho thế giới. Vì thế, cần xây dựng một “linh đạo hiệp thông” nơi các tu sĩ.
Sự hiệp thông đó phát sinh bác ái nhất là “cụ thể hoá tình yêu đối với người nghèo, như Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Thế kỷ và thiên niên kỷ mới đang bắt đầu cần thấy, và ước mong sao thấy rõ ràng hơn, mức độ cống hiến mà cộng đoàn kitô hữu thể hiện trong việc bác ái đối với người nghèo túng nhất. Nếu chúng ta thật sự xuất phát lại từ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, chúng ta phải biết nhận ra Người nhất là qua khuôn mặt của những người mà Người muốn đồng hoá: tôi đói và anh em đã cho tôi ăn, tôi khát, anh em đã cho tôi uống, tôi là khách lạ và anh em đã tiếp đón, tôi trần truồng và anh em đã cho tôi mặc, tôi ở tù và anh em đã đến thăm (Mt 25,35-36)”.
3.2. Chứng tá đến từ đời sống rao giảng
- Loan báo Tin Mừng (XPL 37):
Đây được coi như là “nhiệm vụ đầu tiên” mà người thánh hiến cần nhiệt tâm đảm nhận. Loan báo Tin Mừng ở đây hiểu là “loan báo Đức Kitô cho mọi người” nhất là “số đông những người chưa biết Chúa”. Huấn thị nhấn mạnh rằng sứ vụ này đang chỉ ở bước khởi đầu, nên cần phải tận tâm tận lực thi hành.
Sứ vụ này đòi hỏi sự cộng tác và tinh thần thích nghi hội nhập để “Kitô giáo trong ngàn năm thứ ba sẽ mang dáng dấp của một khuôn mặt bao gồm nhiều nền văn hoá và các dân tộc”.
- Truyền bá sự thật (XPL 39):
Huấn thị nêu ra hai lãnh vực quan trọng cần truyền bá sự thật: giáo dục và văn hoá.
Trong lãnh vực giáo dục, người thánh hiến được mời gọi làm chứng qua việc đem đến “sự hiện diện đủ tư cách” của mình theo tinh thần Mầu nhiệm Nhập thể, vươn tới “con người mới” trong Đức Kitô (Ep 4,24; x. Cl 3,10). Đây là điều trong tầm tay nhờ những ân huệ Thánh Thần, nhờ ánh sáng có được do việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và thực hành phân định, nhờ gia sản phong phú của truyền thống giáo dục được tích lũy trong tu hội... Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường giáo dục nhân bản và thấm nhuần Tin Mừng cũng là điều được khuyến khích và là một chứng từ sáng giá hôm nay.
Trong môi trường văn hoá, người thánh hiến được mời gọi nỗ lực hoạt động để phúc âm hoá văn hoá, nhất là trong những lãnh vực mới như khuyến học, truyền thông, đối thoại đa chiều... hầu xây dựng một nền văn minh tình thương, một nền văn hoá sự sống.
3.3. Chứng tá đến từ đời sống phục vụ
- Phục vụ người nghèo (XPL 35):
Lãnh vực phục vụ của người thánh hiến là toàn thể thế giới, nhưng ưu tiên nhất vẫn là phục vụ những người nghèo khổ, về vật chất cũng như tinh thần như “thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay việc phân biệt đối xử trong xã hội.”
- Phục vụ phẩm giá con người (XPL 35):
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của truyền giáo khi phải đối diện với một xã hội phi nhân hoá, nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người.
Trong bối cảnh đó, “với năng động của bác ái, tha thứ và hoà giải, những người thánh hiến đấu tranh cho công lý để xây dựng một thế giới mở ra những cơ hội mới và tốt hơn để cải thiện cuộc sống và phát triển cá nhân.” Huấn thị còn đưa ra chỉ dẫn cụ thể là “để việc tham gia đấu tranh đạt hiệu quả, cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ”.
Huấn thị cũng đề cao sứ vụ này khi khẳng định rằng “sẵn sàng trả giá cho việc bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin mừng.”
- Phục vụ sự sống (XPL 38):
Lời mời gọi này trước hết nhằm đến các tu sĩ thầy thuốc, nhất là nữ tu đang hoạt động trong lãnh vực y tế, một lãnh vực liên quan trực tiếp đến sự sống. Sứ vụ của họ là “biểu lộ lòng thương xót của Đức Kitô” qua việc gần gũi, cảm thông, tạo bầu khí nhân đạo và tin tưởng, để xoa dịu niềm đau nỗi khổ của các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Cách rộng hơn, những người phục vụ trong những môi trường liên quan đến sự sống, được mời gọi hãy khéo léo trình bày những lý lẽ của lập trường Kitô giáo, qua việc “giải thích và bảo vệ các giá trị bắt nguồn từ chính bản tính con người”. Chứng tá như thế đến từ việc chia sẻ sự hiểu biết về sự ưu việt của hồng ân sự sống và mời gọi mọi người cùng góp tay xây dựng nền văn hoá sự sống, đẩy lùi nền văn minh chết chóc đang hoành hành trong đời sống con người hiện thời.
- Phục vụ “trong sự sáng tạo của đức ái” (XPL,36):
Trong ý thức rằng phục vụ trong tinh thần bác ái là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, người thánh hiến cần lưu tâm đến sự “trung thành có sáng tạo”, một sự sáng tạo “từng làm phát sinh hàng ngàn khuôn mặt bác ái và thánh thiện dưới các hình thái đặc thù”, một sự sáng tạo cần phải được tiếp nối dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để làm nảy nở những hình thái mới của tình yêu hầu đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại.
Huấn thị gợi ý những nhu cầu mới của thời đại chúng ta: đồng hành và đồng thân phận với người nghèo, người cao niên, người nghiện ngập, những người đau khổ vì bệnh Aids, những người tha hương đang gánh chịu mọi thứ cực hình vì sống trong hoàn cảnh đặc biệt, cảnh buôn bán phụ nữ và bắt trẻ em làm nô lệ (bị lạm dụng, bị ngược đãi, bị bỏ rơi hay bị cưỡng bức tòng quân...).
Huấn thị đi xa hơn khi mời gọi giải quyết “căn nguyên” hầu nhổ tận gốc gây ra cái nghèo: những mô hình xã hội bất công, tham vọng cá nhân hoặc phe nhóm, sự dửng dưng vô tâm của nhiều người, những cơ cấu tội ác...
Huấn thị cũng không quên nhắc nhở các tu sĩ về tình liên đới, sự cộng tác với dân chúng, nhạy bén với thời cuộc và nhạy cảm với các vấn đề của dân chúng. Đồng thời, trong khi luôn gia tăng các sáng kiến, các tu sĩ cũng nên biết làm việc có phương pháp với những chương trình mục vụ và kế hoạch truyền giáo khoa học, để hành động một cách có trật tự và hiệu quả hơn là tùy tiện.
3.4. Chứng tá qua đối thoại
Đối thoại và hợp tác là đường hướng của một Giáo Hội mở ra với thế giới do Công đồng Vaticanô II đề xướng. Đối thoại mở rộng chân trời bao la cho sự hiện diện và sứ vụ của Giáo Hội nói chung và của những người thánh hiến nói riêng. Theo Chúa Kitô, “đời sống thánh hiến không chỉ hài lòng sống trong Giáo Hội và cho Giáo Hội” mà vươn tới các Giáo Hội Kitô khác, các tôn giáo khác và cả những người không tôn giáo nữa (XPL 40).
- Đối thoại đại kết (XPL 41):
Mục tiêu của đối thoại là hướng tới “mọi người”, nhưng trước tiên nhằm đến những người cùng niềm tin Kitô. Người thánh hiến cộng tác cách đặc biệt vào công trình đối thoại này qua việc gia tăng cầu nguyện và hoán cải, nhất là đọc và suy niệm Lời Chúa (lectio divina), làm chứng thật sự cho Tin mừng, xây dựng tình bằng hữu, bác ái và cộng tác trong những sáng kiến chung để phục vụ và làm chứng, nỗ lực tìm hiểu lịch sử, giáo thuyết, phụng vụ và những hoạt động bác ái tông đồ của các Giáo Hội Kitô khác.. .
- Đối thoại liên tôn (XPL 42):
Đối thoại với anh chị em thuộc các tôn giáo khác đòi hỏi chứng tá sống động của Tin Mừng và sự tự do tinh thần khỏi mọi ràng buộc của thành kiến, nghi kị, chia rẽ. Huấn thị nhắc lại một vài phương tiện đặc biệt mà Tông huấn Vita Consecrata đã đề ra: hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tình bạn thiết tha và sự chân thành hỗ tương đối với các cộng đoàn tu trì của các tôn giáo khác, cùng hợp tác để quan tâm đến đời sống con người, cảm thông với những ai đau khổ về mặt thể lý cũng như tinh thần, cùng nhau dấn thân vì hoà bình, công lý và bảo toàn sinh thái, thăng tiến phẩm giá người phụ nữ...
- Đối thoại với những người không niềm tin tôn giáo (XPL 43):
Đối thoại bằng đời sống và sẵn sàng “trở nên những đối tác đặc biệt trong công cuộc tìm kiếm Thiên Chúa”: gặp gỡ trao đổi, tình thân ái, tinh thần bác ái phục vụ, nhất là “niềm nở đón tiếp và nâng đỡ tinh thần những người khao khát Thiên Chúa và ước muốn sống những đòi hỏi của đức tin, khi họ tìm đến”.
Đối thoại bằng việc lắng nghe và chia sẻ các kinh nghiệm thiêng liêng, can đảm nói về đức tin như là “cơ hội để hân hoan loan báo về ân huệ dành sẵn cho mọi người” mà vẫn “hết sức tôn trọng tự do mỗi người, ân huệ đó là mặc khải về Thiên Chúa, Đấng ‘yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một (Ga 3,16)’”.
Đối thoại trong tư thế biết khiêm tốn đón nhận để có thể thu lượm được những hạt giống của Lời Chúa nơi các truyền thống văn hoá và tâm linh khác.
3.5. Chứng tá trong những thách đố mới
- Thách đố đến từ chủ nghĩa tiêu thụ và duy lợi nhuận: khủng hoảng sinh thái, hố ngăn cách giàu nghèo, chiến tranh, khủng bố. Thách đố này mời gọi người thánh hiến tái khám phá và làm sáng lên nét đẹp của các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, khiết tịnh và phục vụ.
- Thách đố đến từ những hình thức chà đạp quyền con người, mời gọi người thánh hiến “có một sự dấn thân đặc biệt với một vài khía cạnh triệt để của Tin Mừng”, như cổ võ việc tôn trọng sự sống của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết, làm dậy men Tin Mừng các thực tại xã hội và chính trị, làm “muối và ánh sáng” trong những hoàn cảnh không thuận tiện...
4. LÀM CHỨNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
Với tiêu đề “Sống đạo hôm nay”, Lá Thư MụcVụ của HĐGM Việt Nam năm 2006 đã viết: “Sống trong đất nước đang có nhiều thay đổi và thách đố, chúng ta được mời gọi sống đức tin cách trưởng thành hơn để có thể dấn thân phục vụ tha nhân cách mới mẻ hơn và góp phần tích cực hơn trong công cuộc xây dựng con người mới”. Như vậy, đường hướng của Giáo Hội Việt Nam là: (1) sống đức tin trưởng thành; (2) dấn thân phục vụ; (3) xây dựng con người mới. Đó là trách nhiệm sống đạo thật quan trọng, liên quan đến mọi thành phần Dân Chúa, một trách nhiệm làm nên phẩm giá của đời tín hữu, một phẩm giá được thể hiện rõ nét nhờ nỗ lực nên thánh và trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa.
Với người thánh hiến thì sao? Đâu là những chứng tá mà người thánh hiến có thể trao tặng hôm nay, tại Việt Nam? Chắc chắn cũng cần một đời sống nhân bản, đức tin và tu đức trưởng thành, một sự dấn thân tích cực hơn trong sứ vụ tông đồ truyền giáo, một nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc nên thánh và làm chứng cho tình yêu Chúa.
4.1. Làm chứng bằng đời sống trưởng thành
Sự trưởng thành này từng được hiểu như là trưởng thành nhân bản, trưởng thành đời tu và trưởng thành về đời sống thánh hiến. Theo Paolo Provera thì bản tính của sự trưởng thành đó là “sống đời tu một cách sáng suốt đầy đủ và với một thiện chí hoàn toàn”.
Đó là một thực tại bao trùm tất cả (ba lời khấn, đức ái, đời sống chung, các mối liên hệ), nhưng được đạt đến một cách tiệm tiến qua những nguyên động lực là Thiên Chúa, kinh nghiệm, trí năng và ý chí. Có người nhìn dưới góc cạnh khác thì đó không chỉ là trưởng thành nhân bản (thể lý, tâm lý, tình cảm) mà còn là trưởng thành tâm linh, sự trưởng thành Kitô giáo.
Công đồng đã dùng chữ “trưởng thành” lần đầu tiên theo nghĩa tâm lý, khi đòi các ứng sinh phải có “sự trưởng thành về tâm lý và tình cảm” để tuyên khấn sống khiết tịnh (x. DT 12c).
Sự trưởng thành tình cảm là quan trọng, nhưng trong đời sống thánh hiến, cần phải có một sự trưởng thành và phát triển toàn diện hơn: thể lý, tâm lý, tình cảm, trí thức và tình yêu nữa: tình yêu con cái, tình yêu huynh đệ, tình bạn, tình yêu đam mê xác thịt, tình yêu cha mẹ.
Sự trưởng thành trong đời tu là sự trưởng thành nhân vị toàn diện, được thể hiện qua các tiêu chuẩn: khả năng yêu thương và đón nhận yêu thương, khả năng can đảm đối diện và đối thoại, khả năng làm việc và cộng tác có trách nhiệm, khả năng tự lập, khả năng lấy Thiên Chúa làm trung tâm (quy Thượng Đế).
Người thánh hiến hôm nay được mời gọi đạt tới sự trưởng thành cần thiết, để có sự quân bình chín chắn trong cách suy nghĩ, cách chọn lựa và quyết định, cách phán đoán và hành động, sao cho toát lên vẻ đẹp chứng tá tươi vui và thuyết phục của đời sống thánh hiến (x. XPL 30, 46).
4.2. Làm chứng cho sự thật
Tấm gương của lương tâm sau những bụi mờ của “bệnh gian dối”, “bệnh thành tích”, sau những năm tháng luồn lách để có thể sống cái thời “lương tâm không bằng lương tháng”, sau những ảnh hưởng của “CCCP”, đã đến lúc cần được tẩy rửa và giáo dục lại. Những chuẩn mực đạo đức, bậc thang giá trị, đạo làm người, đạo làm con Chúa xem ra mờ nhạt và chìm lắng dần trước cái chói chang ồn ào của thời kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó, người thánh hiến được mời gọi để đưa ra cái gì là “thật”, là “đích thực”, “tinh ròng”, “nguyên tuyền”, “chính cống”, qua những nhân đức tự nhiên như thành thật, công bằng, tôn trọng của chung và của cải người khác, kính trọng nhân phẩm, danh dự, giữ lời hứa, nhân từ, tin tưởng …
Nói theo ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Thái Hợp là phải chống lại năm đứa con hư: “con người tiểu kỉ” ngày xưa cùng với hai đứa con hư của thời bao cấp là “thói đạo đức giả” và “vô trách nhiệm”, hai đứa con hư của cơ chế thị trường hoang dã là “nóng ruột kiếm tiền” và “cắm đầu hưởng thụ”; đồng thời, phát triển nhũng đứa con ngoan rút tỉa và hấp thụ tinh hoa từ đạo đức truyền thống và tiếp thu, gạn lọc những giá trị của văn minh tiến bộ. Hay nói cách khác theo tác giả Nguyễn Ngọc Sơn là “xây dựng con người mới, ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức […], có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời”.
4.3. Làm chứng qua đối thoại và hợp tác
Ngày nay ai cũng thấy đối thoại và hợp tác là cần thiết. Đối thoại không chỉ giúp đôi bên thoát ra khỏi tình trạng đối đầu, chiến tranh, hận thù… mà còn giúp nhau phát triển trong hoà bình, trật tự và nhân ái. Kế thừa đường hướng của Vaticanô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu và các tài liệu của Liên hiệp Hội đồng Giám mục Châu Á cũng khẳng định tầm quan trọng lớn lao của đối thoại và hợp tác. Theo đó, cần xây dựng một linh đạo Á Châu cho việc sống và loan báo Tin Mừng, nhất là trong lãnh vực đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, các nền văn hoá (hội nhập văn hoá) và thăng tiến người nghèo. Trong bối cảnh Việt Nam, thiết tưởng chúng ta cần xây dựng một “linh đạo đối thoại” với việc lưu ý đặc biệt những điểm sau:
- Phát huy những đức tính quý báu của người Việt: nhẹ nhàng kín đáo, khiêm hạ nhường nhịn (một điều nhịn, chín điều lành; kính trên nhường dưới), hiếu hoà (dĩ hoà vi quý), tương thân, tương ái (lá lành đùm lá rách), niềm nở, hiếu khách … Nói theo linh mục Kim Định đó là triết lý Việt (siêu việt): Minh Triết và Thái Hoà.
- Tiếp thu tinh hoa của văn hoá cổ truyền cách gạn lọc và thích ứng: nhân cách, phẩm giá của con người quân tử (tứ hải chi nội giai huynh đệ giã, hoà nhi bất đồng, nhân lễ nghĩa trí tín…), tu thân xử thế (tam cương, ngũ thường; tam tòng tức đức; trung, thời; chính danh, ngôn thuận, hành thiện), tâm học của Nho giáo (định, tĩnh, an, lự; trí tri, cách vật); Đạo đế (bát chánh đạo), tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo; Vô vi (nghĩa tích cực), tu tâm dưỡng tính, tự nhiên, minh đức, huyền đức của Đạo giáo…
- Xây dựng một linh đạo về đối thoại theo tinh thần của Tin Mừng nơi khung cảnh Á Châu (Redemptoris Missio 87-91: Linh đạo truyền giáo; Ecclesia in Asia chương V: Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo): luôn tin tưởng và tuân theo sự soi sáng và hướng dẫn của Thánh Thần; thấm nhuần điều răn yêu thương của Chúa Kitô; yêu thương, tôn trọng và biết lắng nghe (MV 28, 78; TG 11; LB 53; Ecclesia in Asia, số 31), làm chứng và biết phục vụ (MV 12; TG 11-12), chân thành cởi mở và cảm thông chia sẻ, hợp tác và cộng tác (MV 91; TG 15, 85, 88; Nostra Aetate, số 2; Ecclesia in Asia, số 42), nhất là linh đạo về khổ hạnh, cầu nguyện và chiêm niệm vốn rất được ưa chuộng tại Á Châu và Việt Nam (X. Ecclesia in Asia, số 23).
4.4. Làm chứng qua việc cỗ võ và huấn luyện tình yêu thương, hoà giải, bao dung
Chiến tranh hận thù đã để lại cho Việt Nam một vết thương rỉ máu. Hận thù chia rẽ giữa lương với giáo, cộng sản với quốc gia, bắc với nam, … vẫn như con ma đói ám ảnh đất nước sau hơn 30 vắng bóng chiến tranh. Hay nói theo một tác giả khác thì đó không là vết thương mà “là khối u mà thời gian không hề là phép mầu. […] Làm sao hoà giải nếu không có sám hối và tha thứ?”.
Vì vậy, cần “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại [...]. Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi thực sự “chữa lành ký ức” và thấm nhuần điều răn Đức Ái, yêu thương khoan thứ của Tin Mừng. Sự sám hối và hoà giải cần có từ hai phía. Trong khi vẫn tôn trọng sự thật lịch sử, phân biệt rõ giữa Tổ Quốc, Quê Hương, lợi ích chung của cả dân tộc trong tương quan với ảnh hưởng của ĐCSVN, người Công giáo cũng nhìn nhận và sám hối về phần mình. Như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ nỗi đau xót sâu xa về những lần người tín hữu đã sử dụng bạo lực để bảo vệ chân lý, một hành động hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng của Đức Kitô, chúng ta cũng cần bình tâm sám hối và canh tân để không bao giờ lấy ác báo ác, lấy hận thù chống lại hận thù, mà biết “lấy sự thiện thắng sự ác”, “lấy đức báo oán”, lấy yêu thương tha thứ để chữa lành đau thương hận thù, hầu trở thành khí cụ yêu thương và hoà bình đích thực của Chúa.
4.5. Làm chứng qua việc đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, với người nghèo và với các truyền thống văn hoá.
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu theo đường hướng của Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC). Đối thoại ba chiều thậm chí được coi là “cách thế hiện diện mới của Giáo Hội Á châu, thúc đẩy cảm thông, hoà bình và hợp tác”. Dĩ nhiên, đây cũng là điều cần thiết cho các tu sĩ, nhất là trong việc tìm “trung thành trong sáng tạo”, tức là tìm kiếm một “cách thế hiện diện và phục vụ” mới trong khi vẫn trung thành với căn tính và sứ vụ của mình.
Trong bối cảnh Việt Nam, các giám mục cũng cho thấy mối bận tâm hàng đầu của Giáo Hội là đối thoại, nhất là đối thoại với dân chúng, với các thực tại tôn giáo, chính trị và xã hội. Các Giám mục Việt Nam cũng đề cao sự cấp thiết và quan trọng của việc hội nhập văn hoá. Trong Lá Thư Mục Vụ năm 2003, các Giám mục đưa ra các đề nghị cho tiến trình đó: Đối thoại như là phục vụ trong yêu thương, bằng hành động cụ thể như cầu nguyện, thăm viếng, trao đổi, liên đới và chia sẻ với người nghèo, người bệnh, người bị bỏ rơi. Đối thoại liên tôn: qua các thăm viếng, tiếp xúc hàng ngày, cộng tác giải quyết các vấn đề chung như công ích, công lý, hoà bình, giáo dục đạo đức, thăng tiến con người, chia sẻ kinh nghiệm tâm linh, cầu nguyện chung, chia sẻ kiến thức tôn giáo. Xây dựng nền Thần học đối thoại: Dùng các ý niệm và cách diễn tả Á đông và Việt Nam để trình bày nội dung đức tin, “không chỉ bằng lòng với việc chuyển ngữ hoặc chuyển dịch” mà thôi. Cần tìm những “hạt giống của Lời” và những mảnh chân lý trong các truyền thống tôn giáo và văn hoá địa phương.
************
Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 47 (25/4/ 2010) cũng mang chủ đề liên quan đến “chứng tá”: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi. Ơn gọi hoàn toàn đến từ sáng kiến của Thiên Chúa nhưng cũng “được trợ giúp bởi phẩm chất và bởi sự phong phú của chứng tá cá nhân và cộng đoàn của những người đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa trong thừa tác vụ linh mục và trong đời sống thánh hiến”. Chứng tá nơi người thánh hiến có thể khơi dậy những đáp trả quảng đại khác trước lời mời gọi của Chúa Kitô.
Theo đó, các linh mục và tu sĩ thánh hiến cần “mang lửa trong tim” (x. Gr 20, 9), sẵn sàng không chỉ phục vụ Chúa để phục vụ Chúa bằng lời nói, nhưng còn bằng tất cả các phương diện của cuộc sống của họ nữa, noi gương Chúa Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người không phân biệt, với sự quan tâm ưu tiên dành cho những người bé mọn nhất, những người tội lỗi, những người sống bên lề xã hội, những người nghèo khổ.
Đó chính là chứng từ mà Giáo Hội mong đợi nơi người thánh hiến: trở nên chứng nhân đích thực của tình yêu Thiên Chúa. Điều đáng tiếc là công cuộc truyền giáo nói chung và sự vụ làm chứng nói riêng dường như còn dậm chân tại chỗ. Theo một thống kê mới đây thì 98% linh mục Á châu và 95% linh mục Việt Nam không quan tâm tới người không Kitô giáo! Những dòng nhật ký của linh mục Piô Ngô Phúc Hậu thật nhẹ nhàng mà thấm thía: “Xóm đạo của con chỉ cách xóm ngoại bằng một con đường đất nhỏ hẹp đến độ hai con trâu đi ngược chiều phải cọ sườn vào nhau. Vậy mà hai xóm có hai nền văn hoá khác nhau như hai dân tộc […]. Bởi vậy từ ngày có trí khôn cho tới bây giờ, con chưa thấy một người ngoại nào theo đạo của Chúa. Chẳng bao giờ con thấy cha xứ than phiền về điều đó. Đức Giám mục cũng chẳng bao giờ phiền trách ngài về điều đó.
Tin Mừng của Chúa đã vón cục lại trong giáo xứ. Giáo xứ là cái ghetto quản thúc Tin Mừng. Nó là cái pháo đài ngạo nghễ để biến chúng con thành những người tự cao tự đại trước mắt người lương dân.
Lạy Chúa, đến bao giờ chúng con mới nói được với giáo xứ lời này:
‘Chúng tôi còn phải đi loan báo Tin Mừng tại các thành khác nữa. Chính vì thế mà chúng tôi đã được sai đến’”.
Với con số tu sĩ và ơn gọi dồi dào, Giáo Hội Việt Nam chắc hẳn mong đợi rất nhiều nơi các thành viên đặc biệt này. Chính họ chứ không ai khác sẽ là thành phần chủ chốt làm nên “mùa hiện xuống mới” cho Giáo Hội hình chữ S thân yêu này. Điều đó, trước hết tuỳ thuộc vào đời sống chứng tá khả tín và thuyết phục mà họ đưa ra. Chỉ khi sống triệt để ơn gọi thánh hiến, làm chứng cho tình yêu tuyệt đối và vô biên của Thiên Chúa, họ mới có thể góp phần hữu hiệu như kỳ vọng đó của Giáo Hội.
Quả thực, đời thánh hiến cho thấy các mối phúc Tin Mừng không phải là một giáo thuyết trừu tượng. Chứng tá hàng ngày của đời sống các mối phúc nơi người thánh hiến là bằng chứng cho thấy một Nước Trời đang bắt đầu hiện diện, đang lớn lên và biến cải thế giới này.
Đó là nỗ lực của con người, nhưng là một nỗ lực mở ra cho Thánh Thần, Đấng là tác nhân chính của công cuộc truyền giáo (RM, chương III). Chính Thánh Thần sẽ thổi lên ngọn lửa tình yêu và nhiệt thành, để nơi mỗi người thánh hiến, người ta có thể nhận ra sự hiện diện sống động và đầy yêu thương của Thiên Chúa.
ĐỀ TÀI GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Đâu là chứng tá “khả tín và thuyết phục” mà người thánh hiến có thể trao tặng cho dân tộc Việt Nam hôm nay?
2. Những yếu tố nào là quan trọng để đào tạo những chứng nhân đích thực?
3. Đức ái là “linh hồn” của đời thánh hiến.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
CN: Bản đức kết “Chiều kích chiêm niệm của đời tu”, khoá họp khoáng đại 4-7/3/1980 của Bộ Tu sĩ.
CT: Tông huấn “Chứng tá Phúc Âm” (Evangelica testificatio), ĐTC. Phaolô VI, 29-06-1971.
DT: Sắc lệnh về canh tân thích nghi Dòng tu (Perfectae Caritatis: Đức ái trọn hảo) của Công Đồng Vaticanô II, 28-10-1965.
GH: Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen gentium: Ánh sáng muôn dân) của công đồng Vaticanô II, 21-11-1964.
GL: Bộ Giáo Luật 1983.
HA: Tông huấn “Hồng ân cứu chuộc” (Redemptionis donum), ĐTC. Gioan Phaolô II, 25-03-1984.
HĐ: Huấn thị “Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn”, 02-02-1994.
HL: Huấn thị “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu” (Potissimum institutioni), 02-02-1990.
LB: Tông huấn “Loan báo Phúc Âm” (Evangelii nuntiandi), Đức Phaolô VI, 08-12-1975.
LH: Các liên hệ hỗ tương giữa Giám Mục và tu sĩ trong Giáo Hội (Mutuae relationes), 14-5-1978.
MV: Hiến chế Mục Vụ (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vaticanô II, 07-12-1965.
RC: Huấn thị “Renovationis causam”, Bộ Tu Sĩ, 06-1-1969.
RM: Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc” (Redemptoris Missio) của ĐTC. Gioan Phaolô II, 07-12-1990.
TG: Sắc lệnh về Truyền giáo (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticanô II, 18-11-1965.
TH: Tông huấn hậu Thượng hội đồng Giám Mục về đời thánh hiến (Vita consecrata), Gioan Phaolô II, 25-03-1996.
TT: Tu sĩ và việc thăng tiến con người, 12-08-1980.
XPL: Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ, 19-5-2002.
YT: Văn kiện “Những yếu tố cốt yếu của đời tu”, 31-5-1983.
CHÚ THÍCH:
A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 32-33.
X. E. GAMBARI, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, Mathias M. Ngọc Đính chuyển ngữ, Năm Thánh 2000, tr. 116.
X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, Rôma 1993, tr. 391; J. C. G. PAREDES, Teologia de la Vida Religiosa [Thần học về Đời Tu], bản dịch tiếng Anh “Theology of Religious Life: From the Origins To Our Days” được Giuse Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ sang tiếng Việt, “Đời tu xưa và nay”, 2007, tr. 122-124.
X. J. C. G. PAREDES, Idem, bản dịch Việt ngữ, tr. 162.
X. D. MONGILIO, “Carità” [Đức Ái], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 184.
X. D. MONGILIO, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-185.
X. Ibidem, tr. 186-187.
X. Ibidem, tr.186.
X. CÔNG ĐỒNG ORANGE II, can. 12, Denz. 382.
X. D. MONGILIO, “Carità”, tr.186.
X. Ibidem, tr. 193-194.
TÔMA AQUINÔ, Suma Theologia IIa-IIae, q. 24, a. 9, c, 2m, 3m.
D. MONGILIO, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-205.
BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI CÁC TÔNG ĐỒ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 22.
X. PHAOLÔ VI, Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi), số 41; GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris missio), số 42; Tông huấn Giáo hội tại Á châu (Ecclesia in Asia), số 42.
J.- O. TUÍII VANCELLS, “Testimonianza” [Chứng từ], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994,1739-1740.
X. K. RAHNER, Religious life Today, Burns & Oates, London 1976, tr. 9.
X. S. M. SCHNEIDERS, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, Paulist Press, New York/Mahwah 1986, tr. 93-94; G. SEBASTIAN, Religious And Mission Ad Gentes according to the Missionary Documents of the Universal Church from Maximum Illud to Vita Consecrata, Romae 2000, tr. 2.
X. D. O’MURCHU, Religious Life: A Phrophetic Vision, Hope and Promise for Tomorrow, Ave Maria Press, Notre Dame, Indiana 1991, tr. 174; G. SEBASTIAN, sđd, tr. 3.
X. S. M. SCHNEIDERS, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, tr. 101; G. SEBASTIAN, sđd, tr. 3.
X. TH, số 87; J. M. R. TILLARD - A GOSPEL PATH, The Religious Life, chuyển ngữ bởi Prendergast, Lumen Vitae, Washington 1975, tr. 86, Sebastian George, sđd, 3-4.
X. L. BOFF, God’s Witness in the Heart of the World, Claret Centre for Resources in Spirituality, Chicago 1981, tr. 155.
X. G. SEBASTIAN, sđd,tr. 4-5.
X. K. MÜLLER, Mission Theology, An Introduction, Steyler Verlag – Wort und Werk, Nettetal 1987, tr. 125.
X. G.SEBASTIAN, sđd, tr. 5.
X. J. M. ROVIRA ARUMÍ, “The Evangelical Counsels in the Post-Synodal Apostolic Exhortation Vita Consecrata”, trong D. MORALEDA – F. TORRES – J. PINEDA (cb), From Seduction to Mission: An Asian Commentary to Consecrated Life, Claretian Publications, Philippines 1997, tr. 97.
X. S. M. SCHNEIDERS, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, 93-94. Xt. P. PROVERA, Catechismo dei voti religiosi, Bản dịch Việt ngữ của Phạm Duy Lễ, Thánh hiến cuộc đời. Giáo cương lời khấn tu trì dưới ánh sáng Công đồng Vaticanô II, s.e. & s.a., tr. 116-122. Xét về nghĩ vụ pháp lý thì bất di dịch, nhưng xét về động lực và lý thuyết thì lại khá đa dạng. Đàng khác, theo nghĩa rộng, khiết tịnh (castitas) là lời mời gọi cho mọi người. X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 452-462.
X. E. GAMBARI, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 335.
Để có cái nhìn tổng thể và về đức khiết tịnh có thể xem A. A. RODRIGUEZ – J. CRISTO REY GARCÍA PAREDES – J. PUJOL I BARDOLET, “Castità” [Sự khiết tịnh], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr.213-278.
X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 482-486;
X. PHAN TẤN THÀNH, Sđd, 486-489; E. GAMBARI, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 355-361.
TÔMA AQUINÔ, Summa Theologica II-II, q. 187, 5; q. 188, 7.
X. G. SEBASTIAN, 23-24.
Xét về phương diện thần học, đức thanh bần đặt con người trong thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa, thúc đẩy họ bước theo Chúa Kitô tự hạ, siêu thoát, giúp họ sống yêu thương liên đới qua việc chia sẻ với cộng đoàn và tha nhân, chứng tá cho sự tự do thanh thoát. Xét theo khía cạnh tu đức, khó nghèo có nghĩa là cần cù lao động, liên đới phục vụ người nghèo và sống bác ái chia sẻ. Xét theo hình thức thì có khó nghèo trong tâm tình (bình dị, không tạo ra nhu cầu giả tạo, không dính bén) và khó nghèo nghĩa chặt (khất thực, sống chung với người nghèo…). X. PHAN TẤN THÀNH, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2, tr. 493-505.
Tông thư Chúng tá Phúc Âm số 18 nói đến năm phương thức đáp lại “tiếng kêu la của người nghèo”: (1) không liên kết với bất cứ hình thức bất công xã hội nào; (2) thức tỉnh lương tâm trước hoàn cảnh bi đảt của người cùng khổ; (3) sống và chia sẻ cái nghèo với người nghèo; (4) phục vụ người nghè; (5) sử dụng một cách tiết kiệm những của cải mình có. X. PHAOLÔ VI, Chứng tá Phúc Âm, số 17-18.
Để có cái nhìn tổng thể về đức khó nghèo có thể xem thêm V. CASAS GARDA- S. SANTIAGO GONZÀLEZ, “Povertà” [Sự khó nghèo], trong RODRIGUEZ A.A. - CASAS J.M.C. (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 1242-1283.
X. PHAOLÔ VI, Bài diễn văn trước các bề trên thượnng cấp nước Ý, ngày 12.1.1967. http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/speeches/1967/january/documents/hf_p-vi_spe_19670112_superiore-maggiori_it.html.
“Ipsa vero non se existimet potestate dominante, sed charitate serviente” (Ep. 211; P.L. 33, 964).
X. TÔMA AQUINÔ, Summa Theologica II-IIæ, q.186, 7-8.
Bối cảnh hôm nay đề cao tự do và trách nhiệm cá nhân, chủ nghĩa tự do quá trớn, chủ nghĩa tiện nghi và hưởng thụ, chú nghĩa nhân bản và tự nhiên thái quá, sự suy yếu về đức tin… đang làm cho việc thực thi đức tuân phục trở nên khó khăn. X. Essai de réflexion prospective, Paris: U.S.M.F. 1968, tr. 11-27. Được đề cập trong E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ 2000, tr. 391t, 487.
X. E. GAMBARI, Sđd, bản dịch Việt ngữ, tr. 392-401.
X. PHAN TẤN THÀNH, Sđd, 506-511; 515-523.
X. J. T. CULLITON, “Religious Obedience: Its ‘Grace and Sin’ History”, trong Religious Life Renewed… Formation Renewed!, Canadian Religious Conference, Ottawa 1983, tr. 123.
X. G. SEBASTIAN, Sđd, tr. 24-26.
X. PHAN TẤN THÀNH, Sđd, 529.
X. S. H. CANILANG, Đời Cầu Nguyện. Hiệp Thông và Truyền Giáo trong Đời Sống Thánh Hiến, Bản dịch của Giuse Đinh Hữu Thoại, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2003. Cuốn sách 142 trang gồm 5 phần bàn về chiều kích thừa sai của Đời sống thánh hiến qua việc tạo lập một cộng đoàn cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ và chứng tá Tin Mừng.
Chứng từ của đời sống cầu nguyện và khổ chế, của việc thực hành các nhân đức, của việc thực thi đặc sủng của tu hội: rao giảng, giáo lý, giáo dục, bác ái, phục vụ bệnh nhân, truyền thông xã hội, phục vụ người nghèo, đối thoại liên tôn, hội nhập văn hoá, phục vụ người di dân… X. G. SEBASTIAN, Sđd, tr. 27-75.
PHAOLÔ VI, Tông thư Loan báo Tin Mừng, số 76.
X. GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo Millennio Ineunte, số 49.
X. GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita Consecrata, số 100-103; BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 40-44.
HĐGMVN, Thư Mục Vụ năm 2006: Sống đạo hôm nay, số 11, Huế, ngày 08/09/2006. Khả dụng trên www.hdgmvn.org.
X. Ibidem.
X. F.X. NGUYỄN HỮU TẤN, Người tu sĩ trưởng thành, Phần 1-3, s.e., s.l., s.a.
E. PROVERA, Bản dịch Việt ngữ, tr. 259.
X. Ibidem, tr. 260-308.
S. DE FIORES – T. GOFFI (cb), Dictionnaire de la vie spirituelle, Cerf, Paris 1983. Bản dịch Việt ngữ, “Sự trưởng thành tâm linh”, trong Một con đường sống, Lưu hành nội bộ, tr. 19-25.
X. R. W. GLEASON, “Sự trưởng thành Kitô giáo”, trong M. DOLORES, et al., Creative Personality in Religious Life, Sheed and Ward, N. Y. 1962, Ngô Văn Vững chuyển ngữ: Dâng hiến sáng tạo. Đời tu dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II và Tâm lý hiện đại, tr. 207-240. Phần phụ lục này không thuộc về nguyên bản, được dịch giả thêm vào để minh hoạ tốt hơn cho cuốn sách. Theo tác giả, sự trưởng thành Kitô giáo là sự “viên thành thiêng liêng và tâm lý”: quân bình tâm lý, tự lập và tự do, phán đoán tốt, tình yêu bất vụ lợi, trưởng thành tôn giáo. Ngược lại tình trạng thiếu trưởng thành là tôn giáo ma thuật, ý niệm sai lầm về bất vụ lợi, có thái độ tiêu cực trước quyền bính, chủ quan, độc đoán…
X. ĐINH ĐỨC ĐẠO, Integral Development according to the Encyclical “Populorum Progressio”. An anthropological approach to the problem viewed within a world-wide context, Academia Alfonsiana, Roma 1976, tr. 14-22; NGUYỄN THÁI HỢP, Để họ lớn lên, Đức tin & Văn hoá -2005, tr. 9, 179-208.
X. A. VÀZQUEZ, “Maturità” [Sự trưởng thành], trong A.A. RODRIGUEZ - J.M.C. CASAS (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 950-963.
Viết tắt của chữ Liên Bang Xô Viết, bị đọc trại đi là “Của chung cứ phá, của công cứ phí”.
Các nhân đức được đề cập đên trong các văn kiện Giáo Hội. X. OP, số 3; GLGHCG, số 1804-1811.
“Tiểu kỷ” chính là cái tôi bé nhỏ, cam chịu thân phận hèn mọn, bị động, nhờ ân huệ, vun quén, xà xẻo, khôn khéo lẩn tránh, não trạng khép kín, luồn cúi, khúm núm, an phận, phụ thuộc, manh mún, tiểu xảo, rình được một cơ hội nào đó thuận tiện thì tìm cách xoay xở, vun quén chút ít cho cái tôi nhỏ bé … X. TRẦN ĐÌNH HƯỢU, Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn Hoá, in lần thứ hai, Hà Nội 1996, tr. 390-391.
X. NGUYỄN THÁI HỢP, Để họ lớn lên, tr. 15-48; LY TÂM, «Tiếng nói từ trái tim», trong LÊ NHÂN TÂM, Giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tp. HCM 2004, 18-26.
“Nếu như trước đây, người Việt Nam tin vào Trời - Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo, vào Thiên Chúa của Kitô giáo, vào Ông bà Tổ tiên chứng giám thì giờ đây, những bài học bài bác thái độ duy tâm, đề cao chủ nghĩa duy vật từ 30 năm qua dường như đang có hiệu quả rõ rệt là xoá bỏ niềm tin mang tính tín ngưỡng ấy của người Việt. Nhưng một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống tinh thần, chối bỏ sự hiện diện của chủ thể luân lý tối cao như là nền tảng cho đạo đức xã hội thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng! Luật pháp không có khả năng khám phá tất cả những hành động bí ẩn của con người bắt nguồn từ trong tâm trí. Vì thế, khi tin vào một chủ thể luân lý tối cao nhìn thấu lòng mình (Trời cao có mắt), con người mới ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức. Từ căn bản đạo đức này, người Việt mới có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời.”, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt Nam trong hoạt động xã hội, mục 2.3.4., mạng lưới Dũng Lạc, http://www.dunglac.org/index.php?m= module2&v = detailarticle&id=45&ia=635.
X. FABC, Hội nghị kháng đạt lần I: “Evangelization in Modern Day Asia”, 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong G.B. Rosales – C.G. Arévalo (ed), For All People of Asia, tr. 14; Tông huấn Ecclesia in Asia, số 21-40.
X. P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, preface, x; Linementa of the Asian Synod, số 33, X. Ibidem, tr. 14.
X. HỒNG KIM LINH, Người Việt, Tủ sách nghiên cứu dân tộc ngôn ngữ Hồng Lĩnh xuất bản, Paris 1984, tr. 148-165.
X. KIM ĐỊNH, Di Sản Văn Hóa Việt Nam Ðối Với Ðời Sống Hiện Ðại, Bài diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh tại Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học lần thứ XVIII được tổ chức tại Brighton (Anh Quốc) từ ngày 21-27/08/1988, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/kimdinh/culture.htm.
Nhiều người phê bình đây là một chủ trương miệt thị phụ nữ, trọng nam khinh nữ, là “bóng ma không trở lại”, hoặc ít ra phải tách tứ đức ra khỏi tam tòng, nhưng nếu ta biết gạn lọc và phát triển thì cũng rất hữu ích cho việc giáo hoá, không chỉ cho nữ giới mà còn cho cả nam giới nữa. X. LY TÂM, “Tiếng nói từ trái tim”, trong Ibidem, tr. 21-26.
X. TRẦN VĂN HIẾN MINH, Con người biết suy tư. Triết dự bị thần học 1, lưu hành nội bộ, tr. 102-105, 134-150; Để mở rộng: x. TRẦN TRỌNG KIM, Nho giáo, tr. 37-146, 660; TRẦN NGỌC THÊM, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cái nhìn hệ thống-loại hình, NXB. Tp. HCM 20044, 449, 479-504; XINZHONG YAO, An troduction to Confucianism, Cambridge University Press 2000, 139-189; NGUYỄN THẾ THOẠI, Tôn giáo học và các Tôn giáo lớn ở Việt Nam, lưu hành nội bộ.
Bao gồm vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, có thể phát triển thành: không ham muốn thái quá; không lo lắng quá để lòng thanh tịnh, tự do phát triển; không bon chen quá mà biết giữ nhân ái nữa; không ham hố hư danh mà sống đơn thành. “Có người cho vô vi một nghĩa rất sơ đẳng ‘Vô vi là không làm gì’, sống an nhàn, lười biếng, không cố gắng, … Cũng có người cho vô vi là bi quan chủ nghĩa… Vô vi phải có một nghĩa tích cực. Vô vi là con đường tổng diệt để giải thoát tâm hồn vào cõi hồn nhiên, diệt trừ mọi ngang trái, mọi tà dục thắt buộc con người để trở về nguyên thuỷ hồn nhiên…là con đường đưa tới chỗ chân thân tức là cái tâm linh bất diệt”, x. TRẦN VĂN HIẾN MINH, Idem, tr. 169-174.
Để mở rộng về đề tài này có thể xem: J. DINH DUC DAO, Preghiera rinnovata per una nuova era missionaria in Asia, Editric Pontificia Università Gregoriana, Roma 1994, III, 49-75; “Educazione alla preghiera”, trong DINH DUC DAO, Tu mi hai chiamato. Cammino di preghiera alla pienezza della vita apostolico-missionaria, CIAM, Roma 2002, 109-117; “Pratiche formative nel Buddismo”, in Redemptoris Missio, XX (2004) 2, Roma 2004, 51-63.
Bằng ngôn ngữ văn chương, Lê Lựu đã phản ánh điều đó qua nhân vật Trần Địa, x. LÊ LỰU, Hai nhà, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000, tr. 289 -291, trích trong Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, tr. 46-47.
PHẠM THỊ HOÀI, Còn lại gì, www.talawas.org, trích theo NGUYễN THÁI HợP, Idem, tr. 60.
Thư chung năm 1975 của TGM. Nguyễn Văn Bình, X. P. NGUYỄN THÁI HỢP, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, Bài tham luận tại Tọa đàm về: “Công giáo với Dân tộc: Xưa và Nay”, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2006, đăng trên NS Công giáo và Dân tộc, số 138, tháng 6-2006, tr. 16-31, và www.dunglac.net (bài này có thêm một số bổ sung).
Ngày 11 tháng 6 năm 1995, ông Nguyễn Hộ, nguyên Chủ tịch Liên Hiệp Công đoàn, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và sáng lập viên Câu lạc bộ Cựu Kháng chiến Tp.HCM, công bố thư ngỏ về “Một giải pháp hòa hợp Dân tộc” với những lời kêu gọi đảng và bà con công giáo đều cần sám hối: “Không phải chỉ riêng người Cộng sản và người Công giáo mà tất cả tín đồ Tôn giáo khác và các thành phần khác của dân tộc cũng phải sám hối mới có thể tiến tới hòa hợp và hòa giải đích thực. Có người đặt vấn đề “Tổ quốc ăn năn” khi nghĩ lại “những gia tài nhục nhằn” Mẹ Việt Nam để lại cho đàn con và nhất là những thách đố đang đặt ra cho Đất nước trước thiên niên kỷ mới”, trích theo NGUYễN THÁI HợP, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, www.dunglac.net.
“Lạy Chúa là Thiên Chúa của mọi người, trong một vài giai đoạn của lịch sử, người Kitô hữu đôi lúc đã sống bất bao dung và đã không trung thành với giới luật yêu thương lớn lao, như thế đã làm hoen ố khuôn mặt Giáo hội, Hiền thê của Ngài. Xin tỏ lòng thương xót với những đứa con tội lỗi của Ngài, và xin thương đón nhận quyết tâm của chúng con nhằm kiếm tìm và cổ võ chân lý trong thái độ dịu dàng của đức ái, với niềm xác tín rằng chân lý chỉ có thể chiến thắng bởi chính chân lý mà thôi”, GIOAN PHAOLÔ II, dịp Năm Thánh 2000.
X. FABC, “Evangelization in Modern Day Asia,” 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong For All The Peoples of Asia, vol. I, tr. 14; Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, các số 21-40.
P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 17.
X. J. A. GÓMEZ, Inculturation & Religious Life, ICLA & Cleretian, bản dịch Việt ngữ do jos. LCĐ: Hội nhập văn hoá và đời tu, lưu hành nội bộ; Tuyên Bố Chung của Hội Nghị Chuyên Đề về “Ảnh Hưởng của Nền Văn Hóa Hôm Nay trên Đời Sống Thánh Hiến” do Ủy Ban Đời Sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
HĐGMVN, “Response of to Lineamenta,” trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 51
Ibidem, 46-49.
Ibidem, 47; x. P. NGUYỄN VĂN HOÀ, “Evangelization in Vietnam”, trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), Idem, 122-124; NGUYỄN NHƯ THỂ, “Inculturation. Veneration of Ancestors in Vietnam,” trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), Idem, 124-125; VŨ KIM CHÍNH, “Inculturation of Chirstianity into Asia: reflection on the Asian Synod,” trong P. PHAN ĐÌNH CHO (ed), Idem, 269-272.
X. PHAN ĐÌNH CHO, Idem, 47-51, 122-125; HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 11, trong HĐGMVN, Bản Tin Hiệp Thông 20-21, (October 2003).
HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 20.
X. HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, nn. 10-12.
X. Ibidem.
X. Ibidem.
HĐGMVN, “Response to Lineamenta of Ecclesia in Asia,” trong P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, 47-51.
BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi, 13/1/2009, có sẵn trên Kênh thông tin Xuân Bích, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/02/17/su-diep-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-cac-on-goi-lan-thu-47/. Nguyễn Xuân Tiến chuyển ngữ.
X. NGUYỄN NGỌC SƠN, Muốn xuất phát lại từ Ðức Kitô trước hết cần trở lại với Người, Bài chia sẻ nhân dịp Ðại Hội truyền giáo Á Châu, Chang Mai, Thái Lan 18-22/10-2006.
X. G. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, “Vài nhận định về đời sống Kitô giáo tại Việt Nam”, đăng trên Bản Tin Hiệp Thông 23-24 (6/2004), tr. 200-207; Cx. “Những người rao giảng hôm nay”, trong Ibidem, tr. 208-210.
X. P. NGÔ PHÚC HẬU, Nhật ký truyền giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2009, tr. 8-9.
X. C. PÉREZ, “Religiosi”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 441-443.
X. J. LÓPEZ-GAY, “Spirito Santo”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 475 tt.
Giáo hội cảm phục và biết ơn những người sống đời thánh hiến
LM. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS
17:55 17/03/2010
GIÁO HỘI CẢM PHỤC VÀ BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
A. NHẬP ĐỀ
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô của Bộ Đời sống Thánh Hiến và Hiệp hội Tông Đồ đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 16/5/2002 và ban hành tại Rôma, ngày 19/5/2002. Đây là thành quả mà Hội nghị Khoáng đại của Bộ nhìn lại sau năm năm Tông huấn Đời sống Thánh Hiến ra đời ngày 25/3/1996.
Huấn thị này nhằm duyệt xét lại hiệu quả của việc đón nhận và thực thi Tông huấn đời sống thánh hiến để giúp các người thánh hiến đi vào đường lối mục vụ, trung thành theo sát vết chân Chúa Kitô, qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, thực thi đức ái mỗi ngày trong tình hiệp thông huynh đệ và linh đạo tông đồ quảng đại.
Quả thế, Tông huấn đã mạnh mẽ thúc đẩy: “Các Tu Hội được mời gọi hãy can đảm tìm lại tinh thần xông xáo dám nghĩ dám làm, óc sáng tạo và sự thánh thiện của các đấng sáng lập, để đáp trả những ‘thời triệu’ đang xuất hiện trong thế giới ngày nay. Lời mời gọi này tiên vàn nhắm đến việc kiên trì trên đường nên thánh, giữa những khó khăn vật chất và tinh thần gặp phải trong cuộc sống hằng ngày… biết thích nghi các hình thái, khi cần, với những hoàn cảnh mới và những nhu cầu khác nhau, trong thái độ hoàn toàn tuân phục sự soi sáng của Thiên Chúa và sự biện phân của Giáo Hội. Trong tinh thần này, mọi Tu Hội phải canh tân lối nhìn về Luật Dòng, vì một lộ trình đã được phác họa trong Luật Dòng và Hiến Chương để thực hiện việc đi theo Chúa Kitô, tương ứng với đặc sủng riêng đã được Giáo Hội chuẩn nhận. Càng trân trọng Luật Dòng, người tận hiến càng có những tiêu chuẩn chắc chắn để tìm ra những phương thức thích đáng cho sứ vụ đáp ứng những đòi hỏi của thời đại mà không xa rời linh ứng nguyên thủy”[1].
Mới đây, khi công bố Năm Thánh 2010, Hội đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở mọi thành phần Dân Chúa: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa”[2].
Trong tinh thần sống Năm Thánh này, Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giuse Hoàng Văn Tiệm, muốn chúng ta cùng học hỏi Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, nhằm:
a) Nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa, tỏ lòng biết ơn và quý mến đối với những người sống đời thánh hiến, vì qua căn tính và hoạt động tông đồ đa dạng của mình, họ đã mang lại niềm hy vọng vào tính siêu việt của đời sống vĩnh cửu mà thế giới đang đánh mất ngày một trầm trọng hơn, bằng việc sống chứng tá cho sự hiện diện của tình yêu có sức biến đổi của Thiên Chúa;
b) Nhìn vào hiện tại để nhận diện những khó khăn thử thách, những thuận lợi và thách đố mà những người sống đời thánh hiến hôm nay đang phải trải qua, nhưng với cái nhìn tích cực là xem chúng như một thời cơ mới để tái khám phá ý nghĩa và phẩm chất của đời sống thánh hiến một cách sâu xa hơn;
c) Nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân và xây dựng đời sống thánh hiến theo đúng thánh ý Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, bằng sự dấn thân mới trong đời sống thiêng liêng, xuất phát lại từ Chúa Kitô;
d) Nhận ra sự đồng hành hiệp thông của Giáo Hội với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, mà Chúa Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, bằng sứ vụ chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng nhân loại nhiều khổ đau.
Con được chỉ định trình bày phần I của Huấn thị nói về “Sự hiện diện của tình yêu Chúa Kitô giữa lòng nhân loại nhờ Đời sống Thánh Hiến”. Phần này nhấn mạnh rằng: cộng đồng Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn và quý mến đối với những người sống đời thánh hiến vì họ đã làm cho tình yêu của Chúa Kitô hiện diện giữa lòng nhân loại bằng căn tính và hoạt động tông đồ hiệu quả của mình.
B. NHỮNG LÝ DO CỦA LÒNG BIẾT ƠN VÀ QUÝ MẾN CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO HỘI ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
Các phát biểu và những bản báo cáo trong Hội nghị Khoáng đại của Bộ Tu sĩ năm 2002 gợi lên niềm cảm phục tri ân đối với các hoạt động tông đồ đa dạng của những người sống đời thánh hiến.
Một thông tin thời sự[3] cho biết Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến 2010 sẽ được tổ chức tại Mỹ ngày 7/2/2010, để càng có đông người tham dự hơn càng tốt. Nhưng chính ngày 2/2/2010 tại Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thân chủ sự Kinh Chiều và Phép Lành MTC trong đền thờ thánh Phêrô để cử hành ngày này. Ngài nhắc nhở những người thánh hiến hãy làm chứng về lòng từ bi của Chúa... trở nên trường dạy về lòng tín thác vào lòng từ bi Chúa, nơi đó con người tìm được ơn cứu độ, vì càng tiến lại gần Chúa, người thánh hiến càng gần gũi với Chúa và càng hữu ích cho tha nhân[4].
Đức Hồng Y Sean O’Malley, Chủ tịch Uỷ Ban Giáo sĩ, Tu sĩ và Ơn gọi thuộc Hội đồng Giám mục Mỹ đặc biệt nhìn nhận việc phục vụ của các nữ tu: “Giáo Hội được chúc phúc một cách lớn lao nhờ rất nhiều cống hiến của các nữ tu, cả những người đã đặt nền móng trong quá khứ lẫn những người đang phục vụ hôm nay”.
Ngài ước mong Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến “cung cấp cho mọi nam nữ tu sĩ một cơ hội để trải nghiệm một sự canh tân ơn gọi và cam kết sống đời tận hiến của mình.” Chắc chắn đó cũng là mục tiêu nhắm đến của Đức Cha Chủ tịch Ủy Ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam khi chọn huấn thị Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô làm chuyên đề cho Đại hội Tu Sĩ toàn quốc lần thứ IV này.
I. NHỮNG CÁCH THỨC NGƯỜI THÁNH HIẾN BƯỚC ĐI TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY[5]
I.1 Hiện diện và dấn thân: Vì sự hiện diện và dấn thân trong mọi lãnh vực cuộc sống của Giáo Hội và xã hội, các người thánh hiến xứng đáng với lòng biết ơn của cộng đồng Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả lòng biết ơn đó khi cầu nguyện với Thiên Chúa như sau: “Chúng con tạ ơn Cha vì món quà đời sống thánh hiến. Họ hằng tìm kiếm Cha trong đức tin và mời gọi mọi người đến gần Cha, nhờ sứ mạng của họ trên khắp hoàn vũ.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng chia sẻ tư tưởng ấy khi nói về ba mục đích của Ngày thế giới Đời sống Thánh Hiến 2010: “Ca tụng và tạ ơn Chúa về ân huệ đời sống thánh hiến; Thăng tiến sự hiểu biết và lòng quí trọng của Dân Chúa đối với đời sống thánh hiến; Mời gọi những ai hiến dâng cuộc đời cho Tin Mừng cử hành những điều kỳ diệu Chúa đã làm nơi mình. Cha chào đón và cám ơn từng người các con với một niềm yêu thương lớn lao, Cha thân ái gần gũi và tán dương những điều tốt lành các con đã phục vụ Dân Chúa.”[6]
I.2 Chứng tá trung thành và tín thác vào Chúa: Không tìm sự tán đồng bất cứ từ nơi đâu, mà chỉ tìm sự tán đồng của Chúa, các người thánh hiến hân hoan dấn thân sống Tin Mừng và trung thành họa lại lối sống và hành động của Chúa Giêsu nhập thể và nhập thế, trong mọi mối tương quan với Chúa và đồng loại.
I.3 Loan báo một lối sống khác: Tuy đời sống thánh hiến là lối đi ngược dòng với thời đại, nhất là trong thế giới tục hoá và hưởng thụ khoái lạc hôm nay, các người thánh hiến loan báo một lối sống khác lối sống và văn hoá thế gian, bằng chính cuộc sống đơn sơ từng ngày của họ, hầu xây dựng Nước Trời giữa lòng thế gian bằng nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương.
I.4 Phương dược chữa lành thiêng liêng: Bằng lối sống nỗ lực tìm kiếm Chúa, đời sống thánh hiến mang lại phương dược chữa lành thiêng liêng cho những ác hại của thời đại, như sự tục hoá, gian dối, hưởng thụ khoái lạc, việc đánh mất cảm thức siêu việt và ý thức về tội, không tôn trọng sự sống, phá thai, bạo lực, xì ke, ma tuý...
I.5 Phúc lành và lý do hy vọng: Đời sống thánh hiến là một phúc lành và lý do hy vọng cho đời sống con người và Giáo Hội, như thánh Phêrô đã khuyên là “anh chị em phải luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hỏi về niềm hy vọng của anh chị em.”
I.6 Làm cho Chúa Giêsu hiện diện: Người sống đời thánh hiến làm cho Chúa Giêsu hiện diện bằng sự hiện diện năng động của thế hệ trẻ, cũng như sự hiện diện ẩn dấu và thành tựu của thế hệ già cả, cô đơn, bệnh tật và đau khổ, nhờ liên kết và bổ khuyết cuộc khổ nạn của Chúa Kitô nơi bản thân mình như thánh Phaolô khẳng định: “Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Do đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chọn chủ đề cho Ngày thế giới Cầu nguyện cho Bệnh nhân năm 2010 là: “Giáo Hội yêu thương phục vụ người đau khổ”[7] và ngài cũng lưu ý rằng không ai trong các nam nữ tu sĩ cao niên, bệnh tật hay gặp khó khăn trong việc tông đồ là vô ích, vì họ được liên kết với Chúa và là hồng ân quý giá đối với Giáo Hội và thế giới[8].
I.7 Hướng đi mới của đời sống thánh hiến: Đời sống thánh hiến trong thời đại mới tích cực nhập thế, đào sâu, thanh luyện, hiệp thông và truyền giáo bằng việc phục vụ phẩm giá con người trong một xã hội phi nhân hoá vì sự nghèo đói cùng cực và nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người. Người thánh hiến cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ; sẵn sàng trả giá cho việc bị bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin Mừng[9].
I.8 Gia tăng và củng cố tính năng động cộng đoàn: Người thánh hiến không ngừng được lợi ích từ việc gia tăng và củng cố tính năng động cộng đoàn trong mọi chiều kích tương quan và trao đổi, như Tông huấn Đời sống Thánh Hiến mô tả: «Đời tu tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô bằng một yếu tố khác riêng của mình, đó là Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn hướng về sứ vụ. Việc hiến dâng cho Chúa Giêsu càng đi vào nội tâm, cách sống cộng đoàn càng đậm tình huynh đệ, sự dấn thân vào sứ vụ đặc thù của Hội Dòng càng hăng say, thì đời tu càng có giá trị tông đồ»[10].
I.9 Nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác: Người thánh hiến nỗ lực tìm cách thức mới thực thi vâng lời quyền bính gợi hứng từ Tin Mừng: hiệp nhất, hoà nhập và hoà giải; Gia tăng hợp tác với giám mục trong việc huấn luyện và tông đồ; Cải thiện các tương quan trong lòng Giáo Hội bằng việc trao đổi hỗ tương và bổ túc các ân ban tài năng khác nhau; cùng Giáo Hội địa phương xây dựng những kế hoạch mục vụ cụ thể để đi đến với con người, làm cho các giá trị Tin Mừng được triển nở trong các môi trường xã hội và văn hoá; Nỗ lực xây dựng linh đạo hiệp thông trong các đặc sủng đa dạng và hỗ tương với lòng tin tưởng và cởi mở. Có thể nói Định hướng Năm Thánh của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhằm xây dựng Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ vừa là một cổ vũ vừa là một xác nhận cho nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác của những người sống đời thánh hiến chúng ta vậy.
Mới đây trong Bản Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hoá ngày nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức tại Thái Lan từ ngày 16-21/11/2009 cũng nhắc tới chiều kích này rằng: “Các quyền lợi của các nữ tu và sự bình đẳng về nhân phẩm của họ với các nam tu sĩ và giáo sĩ phải được nhìn nhận, tôn trọng, khẳng định và bảo đảm”.
II. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN GÓP PHẦN KIẾN TẠO SỰ THÁNH THIỆN CỦA DÂN CHÚA[11]
II.1 Ân huệ của Chúa Ba Ngôi: Ơn gọi thánh hiến là một ân huệ của Chúa Ba Ngôi, được lãnh nhận từ Bí tích Thánh Tẩy, chia sẻ ơn gọi nên thánh phổ quát cùng mọi tín hữu.
II.2 Bị thúc bách nỗ lực nên thánh: Người thánh hiến bị thúc bách thực hiện lối sống theo gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các tông đồ, trong một sự thánh hiến không ngừng được đổi mới vì lợi ích của Giáo Hội.
II.3 Chứng tá ngôn sứ và cánh chung: Khi bước theo và trở nên giống Chúa Kitô thanh khiết, khó nghèo và vâng phục, người thánh hiến khẳng định cho thế giới vị thế tối thượng của Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu, vừa là chứng tá vừa là báo trước đời sống cánh chung, nơi người ta không cưới vợ lấy chồng mà sống như con cái của Thiên Chúa.
II.4 Đề xuất lời mời gọi đáp trả ân sủng: Bằng chính cuộc sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa của mình, người thánh hiến đề xuất với thế giới tục hoá lời mời gọi đáp trả ân sủng thiêng liêng, bởi sự canh tân nhu cầu cầu nguyện và các việc đạo đức, phượng tự mỗi ngày.
II.5 Lời mời gọi hoán cải: Dù vẫn mang thân phận con người yếu đuối, người thánh hiến phải tỏa chiếu ánh sáng hoán cải trên mọi biến cố của cuộc sống; đồng thời cố giữ sống động và thăng tiến phẩm chất đời sống tu trì theo Tin Mừng bằng thực hành những việc sùng kính đạo đức vốn giúp họ kiên trì và trung thành trong đời sống và sứ vụ ơn gọi của mình, lúc ở trong nội vi Nhà Dòng cũng như khi ra sống giữa lòng trần thế đa nguyên đa diện.
II.6 Trung tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng: Cộng đoàn tu trì phải trở nên Trung tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, bằng việc lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa, cử hành phụng vụ, huấn luyện cầu nguyện và giúp đồng hành thiêng liêng, cùng nhau tìm kiếm và vâng phục ý Chúa, luôn có cái nhìn đức tin và phản ứng cách siêu nhiên trước mọi biến cố của cuộc đời.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho chúng ta mẫu gương của chính ngài: Khi bị ngã gãy tay phải vào bệnh viện bó bột và phải nghỉ ngơi, Ngài chia sẻ cái nhìn đức tin: “Thiên Thần giữ mình của tôi đã vâng lệnh Chúa không ngăn cản tôi khỏi ngã gãy tay, ngõ hầu cho tôi có thời gian hơn để cầu nguyện và suy niệm”
II.7 Trợ giúp hỗ tương trong đời sống thiêng liêng: Trong khi giúp giáo dân thánh hoá cuộc sống giữa đời, người thánh hiến cũng được trợ giúp tăng tiến trong đời sống thiêng liêng của chính mình, vì không ai cho cái mình không có: Trước khi nói về Chúa cho người khác thì mình phải có Chúa, sống trong Chúa và nói với Chúa đã.
III. NGƯỜI THÁNH HIẾN TÍCH CỰC SỐNG SỨ VỤ VÌ NƯỚC TRỜI[12]
III.1 Tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu nơi trần gian: Càng nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người thánh hiến càng làm cho sự hiện diện mang ơn cứu độ của Chúa Kitô được sống động trong lịch sử nhân loại. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy: “Càng để cho mình nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người tận hiến càng làm cho Người hiện diện và hành động trong thế giới để cứu độ nhân loại”[13].
III.2 Nhạy cảm với nhu cầu của thế giới: Cởi mở với nhu cầu của thế giới để hướng thế giới tới niềm hy vọng Phục sinh. Công đồng Vaticanô II viết ngay trong trang đầu tiên Hiến chế Mục Vụ ‘Giáo Hội trong thế giới ngày nay - Vui Mừng và Hy Vọng’ như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không có âm hưởng trong lòng họ... Họ phải cảm thấy thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại."[14]
III.3 Một thúc đẩy mới cho sứ vụ Phúc Âm hoá: Sự dâng hiến bản thân thật sự của người thánh hiến là một thúc đẩy mới cho sứ vụ Phúc Âm hoá, vì sứ vụ nhiệt tâm xây dựng Nước Chúa và mang ơn cứu rỗi cho mọi người “cốt ở việc làm cho chính Chúa Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân người tận hiến”
III.4 Đóng góp lớn lao của người nữ thánh hiến
Hơn bao giờ cả, ngày nay người ta nói nhiều đến giải phóng và thăng tiến phụ nữ, và xem ra ngoài xã hội nhiều hơn trong Giáo Hội. Thật ra không phải thế, vì ngay từ thời của Ngài, Chúa Giêsu đã ân cần đón nhận sự cộng tác của nhiều phụ nữ theo giúp Ngài và cho họ một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là vai trò của Mẹ Maria và Maria Madalêna dưới chân thập giá, trong biến cố phục sinh và thời kỳ đầu của Giáo Hội sơ khai, bắt đầu với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầu tiên.
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến nói đến phẩm giá và vai trò của người phụ nữ tận hiến như sau: “Giáo Hội chứng tỏ sự phong phú thiên hình vạn trạng của mình về mặt thiêng liêng, khi biết vượt lên mọi thứ kỳ thị và đón nhận như một hồng phúc đích thực những ân huệ Thiên Chúa ban cho những người nam và người nữ, bởi vì đôi bên đều bình đẳng về phẩm giá... Không thể chối cãi tính cách hợp lý của nhiều đòi hỏi liên quan đến vị trí của người nữ trong nhiều môi trường xã hội và Giáo hội. Cũng nên ghi nhận rằng những ý thức mới của các phụ nữ về chính mình đã giúp những người nam xét lại não trạng, cách hiểu về chính bản thân họ, cách họ tự định vị trong lịch sử, và cách họ giải thích lịch sử, tổ chức đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo và đời sống Giáo Hội... Và người nữ tận hiến góp phần loại trừ một số quan niệm một chiều không giúp nhìn nhận trọn vẹn phẩm giá của người nữ, nhìn nhận phần đóng góp chuyên biệt của họ vào đời sống, hoạt động mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội”[15].
Tông huấn viết tiếp: “Giáo Hội trông chờ nhiều vào phần đóng góp độc đáo của các phụ nữ tận hiến trong việc phát triển đạo lý, phong hoá, đời sống gia đình và xã hội, đặc biệt trong những gì liên quan đến phẩm giá phụ nữ và tôn trọng đời sống con người... họ có nhiệm vụ thăng tiến một phong trào nữ quyền mới, không bị cám dỗ họa lại mô hình trọng nam khinh nữ ngõ hầu nhìn nhận và diễn tả thiên tài chân thực của nữ giới.”[16]
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô nói đến thiên tài nữ tính, cũng là thiên tài mẫu tính của người nữ, với những đức tính dịu dàng, nhẫn nại, bao dung, từ tâm, đặc biệt là người nữ thánh hiến luôn sẵn sàng nghiêng mình xuống trên những người khổ đau, tinh thần lẫn thể chất, để phục vụ họ, nâng đỡ họ vì yêu thương họ, và nhận ra Chúa Giêsu trong họ. Phần IV của Huấn thị sẽ nói nhiều đến những phục vụ rất đa dạng và hiệu quả của thiên tài nữ tính này.
Do đó, ngày nay phải đào sâu và mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào mọi lãnh vực, trên mọi bình diện, kể cả tiến trình quyết định liên quan đến phụ nữ, ngay cả trong các Bộ của Giáo triều Rôma. Một biến cố thời sự chứng minh điều vừa nói là Vatican loan báo rằng ngày thứ Năm 21/1/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cô Flaminia Giovanelli là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Phó Thư Ký của Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình. Cô sẽ làm việc bên cạnh Đức Hồng Y Chủ tịch Peter Turkson và Đức Giám Mục Thư ký Mario Toso. Thông cáo của Vatican đã nói rằng “việc bổ nhiệm cô Giovanelli khẳng định lòng tín nhiệm lớn lao mà Giáo Hội và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đặt để nơi giới phụ nữ. Trong thời của Ngài, Đức Thánh Cha đáng kính Gioan Phaolô II cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của một tham gia ý nghĩa và đầy đủ hơn của giới phụ nữ vào sự phát triển xã hội”[17].
Hãng CWN ngày 22/1/2010 còn ghi thêm: “Một nữ giáo dân người Úc, Rosemary Goldie, cũng đã ở vị trí tương đương tại Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân từ 1966 đến 1976. Một nữ tu người Ý, Soeur Enrica Rosanna, hiện đang giữ cùng chức vụ tại Thánh Bộ Tu Sĩ”[18].
Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên bố: “Ngỏ lời với các phụ nữ tận hiến với khả năng tận tâm phi thường của họ, tôi nói lên một lần nữa sự thán phục và lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội nâng đỡ họ, vì họ đang sống viên mãn và vui tươi ơn gọi của họ, họ đang cảm thấy được kêu mời chu toàn một nhiệm vụ cao cả là huấn luyện người phụ nữ hôm nay”[19].
Chúng ta cùng xem những hoạt động nổi bật sau đây của thiên tài nữ tính của các người nữ thánh hiến mà huấn thị nói đến.
4.a Hăng say truyền giáo: Lời cám ơn đặc biệt được gửi đến những người đang ở tuyến đầu rao giảng Tin Mừng, được thôi thúc đi đến những nơi khó khăn, dù có phải gặp rủi ro hay hy sinh mạng sống[20].
4.b Công tác từ thiện bác ái: Với một quan tâm mới, họ tìm đến săn sóc các bệnh nhân, người túng thiếu và đau khổ vì sự nghèo khó theo hình thức cũ cũng như sự nghèo khó theo hình thức mới là thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay bị phân biệt đối xử trong xã hội. Người thánh hiến được mời gọi nhận ra nơi bản thân người nghèo sự hiện diện đặc biệt của Chúa Kitô; đồng thời nhận ra tiếng nói của Người qua lời cầu cứu vang lên từ thế giới nghèo đói, và qua cả lời van xin tha thứ của người lầm lỗi trong hình thức nghèo khó mới mà Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cầu bàu cho họ như Ngài đã làm trên thập giá[21].
4.c Tham gia vào nền giáo dục Kitô Giáo: Người nữ thánh hiến ý thức sâu xa rằng chỉ trợ giúp người túng thiếu mà thôi thì không đủ, còn phải tìm cách loại trừ và nhổ tận gốc nguyên nhân gây ra cảnh túng thiếu.... qua việc dấn thân một cách nghiêm túc trong lãnh vực giáo dục, vì giáo dục là chìa khoá vạn năng (passe partout) mở được mọi cánh cửa của cuộc sống: giáo dục đức tin, dạy giáo lý, đào tạo tri thức... Cần cổ võ trong lòng đời sống thánh hiến một sự đổi mới trong việc dấn thân vào môi trường văn hoá, nhằm nâng cao trình độ cá nhân và chuẩn bị cho một cuộc đối thoại giữa đức tin và não trạng thời đại, cổ võ việc Phúc Âm hoá các nền văn hoá như là việc phục vụ sự thật. Để việc đó được hiệu quả, người thánh hiến nối dài tiếng nói của Giáo Hội cổ võ sự biến đổi xã hội qua các phương tiện truyền thông xã hội là cần thiết hơn bao giờ hết[22].
Trong lãnh vực này, chúng ta không thể không lưu ý tới quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về nền giáo dục Kitô Giáo: “Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc không thể không quan tâm đến tình trạng này... Do đó, việc giáo dục đạo đức và lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội”[23].
Cao hơn trong phẩm trật và xa hơn trong thời gian, các nghị phụ của Công đồng Vaticanô II viết trong Tuyên Ngôn về Giáo dục Kitô Giáo (28/10/1965) rằng: “Thánh Công đồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.”[24]
4.d Hậu phương thiêng liêng: Đời sống cầu nguyện chiêm niệm của các nữ đan sĩ làm hậu phương thiêng liêng cho những người hoạt động tông đồ Phúc âm hoá thế giới ở tuyến đầu, vốn xác tín chọn sống giữa và chia sẻ với những người bị loại trừ, di dân và nhỏ bé[25].
4.e Chứng tá đức tin và tử đạo: Số chứng nhân đức tin và tình yêu Nước Trời đi đến tận thập giá gia tăng, dù cơ hội và hoàn cảnh khác nhau, động cơ tử đạo luôn vẫn là một: đó là trung thành với Chúa và Tin Mừng.
IV. NGƯỜI THÁNH HIẾN PHẢI LUÔN RỘNG MỞ CHO CHÚA THÁNH THẦN[26]
Trong chiều kích hướng nội (Ad intra), Ba Ngôi Thiên Chúa là một duy nhất, nhưng xét về chiều kích hoạt động hướng ngoại (Ad extra) cho tạo thành, Ba Ngôi Thiên Chúa có một ngôi vị khác biệt và một hành động bổ túc: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hoá.
Thời đại chúng ta đang sống là thời Thánh Khí thấm nhập và mở ra những triển vọng mới qua các đặc sủng đa dạng mà Ngài không ngừng ban xuống, thúc đẩy và phát triển nơi mỗi con người, cũng như nơi mỗi cộng đồng của các hình thức thánh hiến.
Những người sống đời thánh hiến đang cộng tác cùng với Chúa Thánh Thần chuẩn bị Giáo hội cho ngày tái lâm vinh quang trong trời mới đất mới của Chúa Kitô, Ngài là tương lai của nhân loại phát triển tới tầm mức viên mãn.
Mẹ Maria là người nữ toàn hiến bản thân đầu tiên đã nhờ Chúa Thánh Thần mà mang Chúa Kitô đến trong thế gian để cứu chuộc thế gian thế nào, thì người tận hiến hôm nay cũng nhờ ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần mà đặt cược tất cả vào đức ái để thi hành lệnh truyền yêu thương cách thiết thực và cụ thể đối với mọi người thể ấy. Mẹ phụng sự Chúa cách nhiệt thành trong Thánh Thần, hân hoan trong hy vọng, mạnh mẽ trong thử thách, bền bỉ trong cầu nguyện, và Mẹ hằng bầu cử cho chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong việc thực hiện những cam kết hàng ngày, bằng cách biến các lời cam kết ấy trở thành chứng tá của tình yêu.
Như vậy giữa Chúa Thánh Thần và người tận hiến có một khế ước sự sống năng động đặc biệt, nên họ phải luôn luôn rộng mở cho Ngài, Đấng ban mọi ân sủng cho họ trong Chúa Con và luôn hành động phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Chính Thánh Thần soi chiếu cho người thánh hiến thấu hiểu mầu nhiệm trong mọi sự để họ tận tụy với Nước Trời và với quần chúng túng thiếu bị bỏ rơi.
Xem đó thì tương lai của đời sống thánh hiến tuỳ thuộc sự năng động và các đoàn sủng của Chúa Thánh Thần ban xuống trong Giáo Hội để giúp thấu hiểu và thực thi Tin Mừng của Chúa Kitô. Vì thế, Hội Nghị Chuyên đề tại Thái Lan ước mong “Mỗi cộng đoàn Dòng tu phải phát triển và đào sâu căn tính của các thành viên của mình với tư cách là những con người thánh hiến phù hợp với đặc sủng của Dòng, nhờ đó cái họ làm phát xuất từ cái họ là khiến cho hoa trái của Chúa Thánh Thần có thể được biểu lộ ra trong những đường lối đa dạng của cuộc sống họ”[27].
C. KẾT LUẬN
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói với mọi người chúng ta rằng:
“Một thiên niên kỷ mới đang mở ra dưới ánh sáng của Chúa Kitô. Nhưng không phải mọi người đều thấy được ánh sáng này. Nhiệm vụ phi thường và cấp bách của chúng ta là “phản chiếu” ánh sáng đó… Đó là một nhiệm vụ dễ làm ta thối chí, nếu chúng ta băn khoăn về sự yếu kém của con người chúng ta, vốn thường làm cho chúng ta trở nên mờ đục và tràn ngập bóng tối. Tuy nhiên, chúng ta có thể chu toàn nhiệm vụ ấy được, nếu chúng ta quay về với ánh sáng của Chúa Kitô và mở rộng tâm hồn để đón nhận ân huệ biến đổi chúng ta thành tạo vật mới”[28].
Dĩ nhiên phải xuất phát lại từ Đức Kitô và luôn tiến bước dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì “thử thách to lớn của đời sống dâng hiến hôm nay là sự tục hoá bên trong của đời sống dâng hiến. Đây là lúc để thừa nhận những sai lầm đã phạm. Các cộng đồng tu trì phải trở về với nguồn của đặc sủng thành lập và với những giá trị Tin Mừng. Phải trả lại vị trí trung tâm của đời sống thánh hiến cho đời sống cầu nguyện, đời sống huynh đệ cộng đoàn, ơn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Tái khám phá những giá trị căn bản này để sống chúng và làm chứng cho chúng trong thế giới: đó là cách thế trao ban cho đời sống tu trì một đà vươn lên mới”[29].
Và mới đây, ngày 3/2/2010 tại Naples, ngài còn lặp lại rằng “Nền văn hoá tục hoá đã thâm nhập vào trong tâm trí và tâm hồn của một số cá nhân và một số cộng đoàn sống tận hiến, lấy cớ cần một sự cởi mở với tính hiện đại và một cách để tiếp cận với thế giới đương thời”[30].
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dường như cũng đang trực tiếp nói với chúng ta hôm nay: “Các con không những phải nhớ và kể lại một lịch sử huy hoàng, mà còn phải kiến tạo một lịch sử vĩ đại nữa. Hãy hướng về tương lai, tới chỗ mà Thánh Thần đang sai các con đi để làm những việc trọng đại. Các con hãy biến cuộc đời các con thành cuộc trông đợi Chúa Kitô cách sốt sắng… Hãy sẵn sàng luôn luôn, hãy trung thành với Chúa Kitô, với Giáo Hội, với Tu hội của mình và với con người thời đại này. Nhờ thế, ngày qua ngày, các con sẽ được Chúa Kitô đổi mới, và nhờ Thánh Thần trợ giúp, các con sẽ kiến tạo những cộng đoàn huynh đệ,…và góp phần độc đáo của các con vào sự biến hình của thế giới… Mong sao cho thế giới đã được trao vào tay các con sẽ được nhân đạo hơn, công bằng hơn, trở nên dấu chỉ và hình ảnh báo trước thế giới sắp đến…”[31].
Cũng trong tinh thần đó, chúng ta cùng chung quyết tâm với Hội Nghị Chuyên đề tại Thái Lan rằng: “Đời sống thánh hiến, được bắt rễ sâu xa từ gương mẫu và giáo huấn của Chúa Kitô, là quà tặng của Chúa Cha ban cho Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần” (VC 1). Chúng tôi cầu mong rằng sẽ góp phần làm cho quà tặng này trở nên dấu chỉ đầy sức sống của Nước Thiên Chúa cho thế giới hôm nay”[32].
Để thực hiện được quyết tâm đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta: “Những ai tin nơi Chúa Giêsu Kitô thì càng có thêm động lực mạnh mẽ hơn để không sợ hãi: Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và tình yêu của Ngài đến với chúng ta nơi chúng ta đang sống và trong thân phận của chúng ta, để mang lại cho chúng ta cơ hội mới để làm điều thiện… Tôi nồng nhiệt mời gọi đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa... Niềm hy vọng hướng về Thiên Chúa không bao giờ chỉ là hy vọng cho chúng ta mà thôi, nhưng luôn luôn là hy vọng cho người khác nữa: hy vọng ấy không cô lập chúng ta, nhưng làm cho chúng ta liên đới trong sự thiện, kích thích chúng ta giáo dục lẫn nhau về sự thật và tình thương”[33].
Trước khi kết thúc phần trình bày của con, con xin hết lòng cám ơn Đức Cha và toàn thể Hội nghị đã nhẫn nại quan tâm theo dõi. Con xin kính chúc tất cả mọi người một ngày tốt đẹp và thật nhiều ơn Chúa. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã khởi sự với chúng ta và cho chúng ta, đặc biệt qua sự biểu lộ lòng cảm phục và biết ơn của cộng đồng Giáo Hội và thế giới đối với những cống hiến lớn lao trong nhiều lãnh vực cuộc sống của những người sống đời thánh hiến chúng ta, vì đó vừa là lời đánh giá tưởng thưởng cho những gì chúng ta đã làm và đã sống, nhưng quan trọng hơn, vừa là lời cổ vũ và nhắc nhở chúng ta phải cố gắng duy trì và nỗ lực làm tốt sống tốt hơn nữa hầu làm chứng tá cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa và không phụ lòng những kỳ vọng mà Giáo Hội và thế giới đặt để nơi chúng ta. “Chúng ta cùng nhau cám đội ơn Chúa đã ban cho chúng ta ân huệ sống đời tận hiến và hãy cầu xin được tiếp tục mãi như là một dấu hiệu tình xót thương của Chúa trên thế giới”[34]. Amen.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Số 7 Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô nói đến những nỗ lực mới trong vâng phục và hợp tác của những người thánh hiến, đặc biệt những điểm này: Hiệp nhất, hoà nhập và hoà giải; Gia tăng hợp tác với các giám mục; Cải thiện các tương quan trong lòng Giáo Hội; cùng Giáo Hội địa phương xây dựng những kế hoạch mục vụ cụ thể để đi đến với con người, làm cho các giá trị Tin Mừng được triển nở; nỗ lực xây dựng linh đạo hiệp thông.
Bên cạnh đó, định hướng Năm Thánh Việt Nam 2010 là xây dựng Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ mà Đức Hồng Y Etchagarey nêu bật trong hai chữ hoà giải và hy vọng: “Tôi chỉ muốn nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh là hoà giải và hy vọng. Hoà giải là điều mà cả thế giới này đều cần, bởi đây là thời mà hầu như tất cả đều phân hoá… Niềm hy vọng, cũng như sự hoà giải, đòi hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, có khi có những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng. Có khi chúng ta nói chúng ta hy vọng hay vui mừng vì niềm hy vọng, nhưng thực tế chúng ta lại không có niềm hy vọng… Chúng ta phải hành động để đem lại niềm hy vọng, như chứng tá mà Đức Giêsu đã trình bày… Một xã hội huynh đệ phải được thực hiện từng ngày với những con người tự do, những con người khát khao công lý và tình liên đới”[35].
Từ đó, cúng ta rút ra mấy câu hỏi để thảo luận:
Trong tinh thần hoà giải và hy vọng của Năm Thánh Việt Nam 2010 Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ, giới tu sĩ và giáo sĩ chúng ta sẽ sống mối tương quan hợp tác thế nào để hoạt động dưỡng giáo và truyền giáo mang lại những thành quả tốt nhất? Cụ thể trong mấy điểm sau đây:
1. Hiện trạng của mối tương quan hợp tác đó có những tích cực và tiêu cực nào?
2. Làm thế nào để khắc phục và xây dựng các mối tương quan đó mỗi ngày một tốt hơn?
3. Phải chăng việc đào tạo và đường lối lãnh đạo là những yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc canh tân Xuất phát lại từ Đức Kitô?
4. Huấn thị Phục vụ Quyền bính và Vâng phục của Bộ Tu sĩ ngày 11/5/2008 đóng góp thế nào cho việc canh tân thăng tiến đời sống thánh hiến?
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Đời sống Thánh Hiến, số 37.
[2] Thư Công bố Năm Thánh 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, số 1.
[3] Thông tấn CNA ngày 27/1/2010.
[4] Vatican City, chiều 2/2/2010.
[5] Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô (XPLTĐK), số 5-7.
[6] Roma 2/2/2010, http://www.zenit.org/article-23412.
[7] Roma, Vendredi 5 février 2010 (zenit.org)
[8] Rôma 2/2/2010, http://www.zenit.org/article-23412.
[9] Xem thêm XPLTĐK, số 35.
[10] Đời sống Thánh Hiến, số 72.
[11] XPLTCK, số 8.
[12] XPLTCK, số 9.
[13] Đời sống Thánh Hiến, số 72.
[14] CÔng ĐỒng VaticanÔ II, Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 1.
[15] Đời sống Thánh Hiến, số 57.
[16] Ibid., số 58.
[17] CNA, Vatican City, January 21, 2010.
[18] CWN ngày 22/1/2010.
[19] Đời sống Thánh Hiến, số 58.
[20] Loan báo Tin Mừng Evangelii Nuntiandi, số 69.
[21] X. XPLTĐK, số 35.
[22] Ibid., số 39.
[23] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, I, 2&3, làm tại Xuân Lộc ngày 25/9/2008.
[24] CÔng ĐỒng VaticanÔ II, Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô Giáo, phần kết luận.
[25] X. Đức Ái Hoàn Hảo, số 7; Đời Sống Thánh Hiến, số 8 và 59.
[26] XPLTĐK, số 10.
[27] Trích Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của Nền văn hóa hôm nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
[28] Gioan phaolô II, Ngàn Năm Mới, số 54.
[29] X. Cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Rodé do nhật báo Osservatore Romano ngày 8/11/2007.
[30] Theo thông tấn CNS ngày 5/2/2010.
[31] Đời sống Thánh Hiến, số 110.
[32] Trích Tuyên Bố Chung của Hội nghị Chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hóa hôm nay trên đời sống thánh hiến”…
[33] Trích Thư ngày 23/2/2008 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Giáo Dục, VietCatholic News, Thứ Hai 25/02/2008 12:38.
[34] Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI nói nhân Ngày thế giới đời sống thánh hiến 2006, Vatican City 29/1/2006, Zenit.org.
[35] Trích phát biểu của Đức Hồng Y Etchégaray trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Được ơn trở về... nhờ mang ảnh Thánh Cả Giuse
Sr Jean Berchmans Minh Nguyệt
18:20 17/03/2010
Trong khuôn khổ tháng 3 dâng kính Thánh Cả GIUSE và sắp đến lễ trọng mừng kính Thánh Cả - 19-3 - xin giới thiệu câu chuyện có thật xảy ra tại Việt Nam. Vì kính trọng sự kín đáo, xin đổi tên các nhân vật chính trong câu chuyện.
Ông Giuse Nguyễn Văn Khiết chào đời tại miền Bắc Việt Nam trong một gia đình Công Giáo lúc hoàn cảnh có chiến tranh và sau đó lại sống dưới ách cộng sản vô thần. Anh Khiết thoát ly gia đình vào tuổi thanh niên.
Trước khi lên đường vào đảng cộng sản anh đến chào hiền mẫu. Bà Mẹ nói với con trai:
- Mẹ chẳng có gì cho con làm quà kỷ niệm. Mẹ chỉ có bức ảnh nhỏ này, xin con hãy giữ luôn nơi mình con. Mẹ tin tưởng nơi Người. Người sẽ phù giúp con.
Anh Khiết cầm lấy ảnh thánh rồi nói:
- Con cám ơn Mẹ và con xin hứa sẽ giữ ảnh này như Mẹ muốn!
Một vị Linh Mục Công Giáo ở miền Nam Việt Nam được quen biết ông Giuse Nguyễn Văn Khiết từ năm 1983. Khi đã về hưu, ông đến gặp vị Linh Mục vào một buổi sáng. Sau khi nói chuyện, ông Khiết bày tỏ ước nguyện được trở về cùng THIÊN CHÚA và Giáo Hội Công Giáo. Vị Linh Mục nói:
- Ông đã vào đảng cộng sản từ lâu rồi mà! Sao ông dám đến xưng tội với một người cũng chỉ là người như ông thôi!
Ông Khiết trả lời:
- Thưa Linh Mục, Linh Mục cũng là người như tôi, nhưng khác tôi, vì được làm Linh Mục. Cũng như tôi khác Linh Mục vì tôi vào đảng cộng sản. Bây giờ tôi muốn trở về cùng THIÊN CHÚA và Giáo Hội Ngài. Tôi xin Linh Mục giúp tôi!
Vị Linh Mục đáp:
- Thưa ông, tôi sẵn sàng giúp ông, song lý do nào đã thúc đẩy ông trở về sau thời gian dài ông ở trong đảng cộng sản vô thần?
Và ông Giuse Nguyễn Văn Khiết chậm rãi kể lại câu chuyện như sau.
Trước khi lên đường vào đảng cộng sản, ngày thoát ly gia đình Công Giáo, con đến chào Mẹ con và Mẹ con đã trao cho con một tấm ảnh nhỏ. Và con đã giữ ảnh thánh này suốt cả cuộc đời trong cái ví nhỏ.
Kể đến đây ông Khiết rút ảnh ra và đưa cho vị Linh Mục xem. Đó là một ảnh nhỏ Thánh Cả GIUSE, một tay ẵm bế Đức Chúa GIÊSU và tay kia cầm bông huệ trắng.
Con vẫn nhớ đến Người và xin Người phù hộ con như Mẹ con dặn con. Vì thế, qua bao nhiêu lần đánh nhau, con không bị thương gì cả. Phần con, con nhớ là con đã không bắn chết một ai, vì khi bắn, con luôn luôn chĩa súng lên cao, nên bắn bên trên đầu người.. Rồi con được xuất ngũ và được làm cán bộ trong Ban Tôn Giáo tỉnh. Trong nhiệm vụ này, con được tiếp xúc với các Linh Mục, tu sĩ, giáo dân. Nhờ đó đã đổi cái nhìn của con và con quyết định khi nào về hưu thì sẽ trở về cùng THIÊN CHÚA và với Giáo Hội Công Giáo.
Nhờ Mẹ con cho con bức ảnh Thánh Cả GIUSE này và nhờ lời khuyên của Mẹ hiền nên mới có ngày hôm nay cho con.
Ông Giuse Nguyễn Văn Khiết đã lãnh bí tích Hòa Giải và sống thêm chừng hai năm. Khi lâm bệnh nặng ông được chở vào Bệnh Viện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai và được lãnh các Bí Tích sau cùng. Ông qua đời cách đây vài ba năm.
Nhờ ảnh nhỏ Thánh Cả GIUSE và nhờ lời cầu nguyện của người Mẹ, dù đã nhiều năm ở trong đảng cộng sản vô thần, ông Giuse Nguyễn Văn Khiết đã được Ơn Trở Về với THIÊN CHÚA và với Giáo Hội Công Giáo.
Được Ơn Trở Về nhờ mang ảnh Thánh Cả GIUSE nơi mình suốt trong cuộc đời, quả là ơn lành trọng đại Thánh Cả GIUSE ưu ái ban tặng cho người con yêu, từng đi lầm đường lạc lối! Xin tôn vinh Thánh Cả GIUSE nhân dịp tháng 3 dành để tôn kính Ngài, và đặc biệt vào ngày lễ trọng 19-3, mừng kính Thánh Cả GIUSE, Quan Thầy Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thân yêu.
... Kinh THÂN LẠY THÁNH CẢ GIUSE
Con thân lạy Thánh Cả GIUSE, là bàu chủ và là Cha kẻ đồng trinh. Bởi Thánh Cả giữ lòng trinh khiết, nên đáng gìn giữ Đức Chúa KITÔ là chính sự vẹn sạch, và Đức Nữ Đồng Trinh MARIA. Nhân vì Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA là hai của cầm châu báu của Đức Chúa CHA, thì con nài xin Thánh Cả gìn giữ xác con khỏi mọi bợn nhơ, trí khôn con thanh tịnh, lòng con vẹn sạch hầu con nên trung thành tinh khiết cùng Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA cho đến muôn đời. Amen.
Ông Giuse Nguyễn Văn Khiết chào đời tại miền Bắc Việt Nam trong một gia đình Công Giáo lúc hoàn cảnh có chiến tranh và sau đó lại sống dưới ách cộng sản vô thần. Anh Khiết thoát ly gia đình vào tuổi thanh niên.
Trước khi lên đường vào đảng cộng sản anh đến chào hiền mẫu. Bà Mẹ nói với con trai:
- Mẹ chẳng có gì cho con làm quà kỷ niệm. Mẹ chỉ có bức ảnh nhỏ này, xin con hãy giữ luôn nơi mình con. Mẹ tin tưởng nơi Người. Người sẽ phù giúp con.
Anh Khiết cầm lấy ảnh thánh rồi nói:
- Con cám ơn Mẹ và con xin hứa sẽ giữ ảnh này như Mẹ muốn!
Một vị Linh Mục Công Giáo ở miền Nam Việt Nam được quen biết ông Giuse Nguyễn Văn Khiết từ năm 1983. Khi đã về hưu, ông đến gặp vị Linh Mục vào một buổi sáng. Sau khi nói chuyện, ông Khiết bày tỏ ước nguyện được trở về cùng THIÊN CHÚA và Giáo Hội Công Giáo. Vị Linh Mục nói:
- Ông đã vào đảng cộng sản từ lâu rồi mà! Sao ông dám đến xưng tội với một người cũng chỉ là người như ông thôi!
Ông Khiết trả lời:
- Thưa Linh Mục, Linh Mục cũng là người như tôi, nhưng khác tôi, vì được làm Linh Mục. Cũng như tôi khác Linh Mục vì tôi vào đảng cộng sản. Bây giờ tôi muốn trở về cùng THIÊN CHÚA và Giáo Hội Ngài. Tôi xin Linh Mục giúp tôi!
Vị Linh Mục đáp:
- Thưa ông, tôi sẵn sàng giúp ông, song lý do nào đã thúc đẩy ông trở về sau thời gian dài ông ở trong đảng cộng sản vô thần?
Và ông Giuse Nguyễn Văn Khiết chậm rãi kể lại câu chuyện như sau.
Trước khi lên đường vào đảng cộng sản, ngày thoát ly gia đình Công Giáo, con đến chào Mẹ con và Mẹ con đã trao cho con một tấm ảnh nhỏ. Và con đã giữ ảnh thánh này suốt cả cuộc đời trong cái ví nhỏ.
Kể đến đây ông Khiết rút ảnh ra và đưa cho vị Linh Mục xem. Đó là một ảnh nhỏ Thánh Cả GIUSE, một tay ẵm bế Đức Chúa GIÊSU và tay kia cầm bông huệ trắng.
Con vẫn nhớ đến Người và xin Người phù hộ con như Mẹ con dặn con. Vì thế, qua bao nhiêu lần đánh nhau, con không bị thương gì cả. Phần con, con nhớ là con đã không bắn chết một ai, vì khi bắn, con luôn luôn chĩa súng lên cao, nên bắn bên trên đầu người.. Rồi con được xuất ngũ và được làm cán bộ trong Ban Tôn Giáo tỉnh. Trong nhiệm vụ này, con được tiếp xúc với các Linh Mục, tu sĩ, giáo dân. Nhờ đó đã đổi cái nhìn của con và con quyết định khi nào về hưu thì sẽ trở về cùng THIÊN CHÚA và với Giáo Hội Công Giáo.
Nhờ Mẹ con cho con bức ảnh Thánh Cả GIUSE này và nhờ lời khuyên của Mẹ hiền nên mới có ngày hôm nay cho con.
Ông Giuse Nguyễn Văn Khiết đã lãnh bí tích Hòa Giải và sống thêm chừng hai năm. Khi lâm bệnh nặng ông được chở vào Bệnh Viện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai và được lãnh các Bí Tích sau cùng. Ông qua đời cách đây vài ba năm.
Nhờ ảnh nhỏ Thánh Cả GIUSE và nhờ lời cầu nguyện của người Mẹ, dù đã nhiều năm ở trong đảng cộng sản vô thần, ông Giuse Nguyễn Văn Khiết đã được Ơn Trở Về với THIÊN CHÚA và với Giáo Hội Công Giáo.
Được Ơn Trở Về nhờ mang ảnh Thánh Cả GIUSE nơi mình suốt trong cuộc đời, quả là ơn lành trọng đại Thánh Cả GIUSE ưu ái ban tặng cho người con yêu, từng đi lầm đường lạc lối! Xin tôn vinh Thánh Cả GIUSE nhân dịp tháng 3 dành để tôn kính Ngài, và đặc biệt vào ngày lễ trọng 19-3, mừng kính Thánh Cả GIUSE, Quan Thầy Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thân yêu.
... Kinh THÂN LẠY THÁNH CẢ GIUSE
Con thân lạy Thánh Cả GIUSE, là bàu chủ và là Cha kẻ đồng trinh. Bởi Thánh Cả giữ lòng trinh khiết, nên đáng gìn giữ Đức Chúa KITÔ là chính sự vẹn sạch, và Đức Nữ Đồng Trinh MARIA. Nhân vì Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA là hai của cầm châu báu của Đức Chúa CHA, thì con nài xin Thánh Cả gìn giữ xác con khỏi mọi bợn nhơ, trí khôn con thanh tịnh, lòng con vẹn sạch hầu con nên trung thành tinh khiết cùng Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA cho đến muôn đời. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 17/03/2010
NGƯỜI KHIÊM TỐN KHÔNG TỰ NGUYỆN
Lão kinh sư bị bệnh nằm trên giường, các đệ tử nói chuyện nhỏ tiếng bên giường, ca ngợi ông ta đức hạnh cao siêu không ai có thể so bì được.
Một đệ tử nói: “Từ thời vua Sa-lô-mon cho đến nay, không ai có sự khôn ngoan vượt bực như thầy, đến cả đức tin của thầy thì cũng chỉ có tổ phụ Áp-bra-ham mới có thể bình luận.”
Một đệ tử khác nói xen vào: “Sự nhẫn nại của thầy đương nhiên so với ông Gióp thì không phân biệt ai cao ai thấp.”
Một đệ tử khác nói: “Nói đến sự trò chuyện thân mật giữa trời với người, thì chỉ có Môi-sen là có thể so với thầy mà thôi.”
Kinh sư trở mình trên giường hình như không được bình an. Sau khi các đệ từ rời khỏi đó thì bà vợ liền hỏi ông ta:
- “Ông có nghe các đệ tử ca ngợi ông chứ ?”
- “Đương nhiên.” Kinh sư trả lời.
- “Vậy thì sao lại bực tức ?”
- “Khiêm tốn của tôi !” kinh sư báo oán: “Không đề cập đến sự khiêm tốn của tôi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Đệ tử thì luôn ca ngợi thầy của mình, đó là lẽ đương nhiên trong trời đất, chỉ có những đệ tự nào phản phúc, bất mãn hay không được thầy tin tưởng mới đi nói xấu thầy của mình.
Nhưng hiểu rõ thầy hơn ai hết chính là bản thân của thầy, bởi vì lời ca ngợi của đệ tử chỉ là những gì bên ngoài của thầy mà họ biết được, nhưng nội tâm bên trong như: tham vọng, kiêu ngạo, khiêm tốn, tận tâm, ghen ghét.v.v...thì chỉ có bản thân thầy mới biết được mà thôi.
Người tự trọng là người không muốn ai ca ngợi mình cả, bởi vì họ hiểu biết mình không xứng đáng với lời ca ngợi của mọi người, đó chính là khiêm tốn vậy. Khiêm tốn chính là biết rõ khả năng giới hạn của mình, là biết mình được cái này mà không được cái kia, là biết mình làm được điều này mà không làm được điều nọ.
Sự ca ngợi của người khác thường thì quá đáng, do đó vị thầy khiêm tốn thì luôn đau khổ và bất an trước những ca tụng khen ngợi của học trò và của người khác.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Lão kinh sư bị bệnh nằm trên giường, các đệ tử nói chuyện nhỏ tiếng bên giường, ca ngợi ông ta đức hạnh cao siêu không ai có thể so bì được.
Một đệ tử nói: “Từ thời vua Sa-lô-mon cho đến nay, không ai có sự khôn ngoan vượt bực như thầy, đến cả đức tin của thầy thì cũng chỉ có tổ phụ Áp-bra-ham mới có thể bình luận.”
Một đệ tử khác nói xen vào: “Sự nhẫn nại của thầy đương nhiên so với ông Gióp thì không phân biệt ai cao ai thấp.”
Một đệ tử khác nói: “Nói đến sự trò chuyện thân mật giữa trời với người, thì chỉ có Môi-sen là có thể so với thầy mà thôi.”
Kinh sư trở mình trên giường hình như không được bình an. Sau khi các đệ từ rời khỏi đó thì bà vợ liền hỏi ông ta:
- “Ông có nghe các đệ tử ca ngợi ông chứ ?”
- “Đương nhiên.” Kinh sư trả lời.
- “Vậy thì sao lại bực tức ?”
- “Khiêm tốn của tôi !” kinh sư báo oán: “Không đề cập đến sự khiêm tốn của tôi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Đệ tử thì luôn ca ngợi thầy của mình, đó là lẽ đương nhiên trong trời đất, chỉ có những đệ tự nào phản phúc, bất mãn hay không được thầy tin tưởng mới đi nói xấu thầy của mình.
Nhưng hiểu rõ thầy hơn ai hết chính là bản thân của thầy, bởi vì lời ca ngợi của đệ tử chỉ là những gì bên ngoài của thầy mà họ biết được, nhưng nội tâm bên trong như: tham vọng, kiêu ngạo, khiêm tốn, tận tâm, ghen ghét.v.v...thì chỉ có bản thân thầy mới biết được mà thôi.
Người tự trọng là người không muốn ai ca ngợi mình cả, bởi vì họ hiểu biết mình không xứng đáng với lời ca ngợi của mọi người, đó chính là khiêm tốn vậy. Khiêm tốn chính là biết rõ khả năng giới hạn của mình, là biết mình được cái này mà không được cái kia, là biết mình làm được điều này mà không làm được điều nọ.
Sự ca ngợi của người khác thường thì quá đáng, do đó vị thầy khiêm tốn thì luôn đau khổ và bất an trước những ca tụng khen ngợi của học trò và của người khác.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 17/03/2010
N2T |
2. Phàm là người thích đón nhận thập giá Thiên Chúa trao cho, thì họ sẽ không cảm thấy đau khổ.
(Thánh nữ Terese of Avila)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 17/03/2010
N2T |
392. Thành công và vận may thì không quan hệ gì với nhau. Quan tâm, suy nghĩ, đọc sách mới có thể làm cho công việc thành công.
Can đảm đối diện với thử thách và thách đố
Linh mục Giuse Đỗ Thôn Nhu, SSS
19:33 17/03/2010
CAN ĐẢM ĐỐI DIỆN VỚI THỬ THÁCH VÀ THÁCH ĐỐ
Huấn thị số 11:
Một cái nhìn thực tế về tình hình Giáo Hội và thế giới hôm nay mà tất cả chúng ta đều ý thức đến, đó là những thử thách và việc thanh luyện mà đời sống thánh hiến đang trải qua.
Quan tâm đến những đau khổ và thử thách đang làm xáo trộn đời sống thánh hiến, chúng ta không đưa ra một lời phê phán hay kết án, nhưng muốn bày tỏ tình liên đới và sự gần gũi thân mật như muốn chia sẻ niềm vui và cả đau khổ nữa.
Khi chia sẻ về những khó khăn, chúng ta vẫn luôn luôn ý thức rằng lịch sử Giáo Hội do Thiên Chúa hướng dẫn, và mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người (x. Rm 8,28).
Với cái nhìn đức tin ấy, thì ngay cả điều tiêu cực cũng là cơ hội cho chúng ta nhận ra khuôn mặt Đức Kitô chịu đóng đinh và bị bỏ rơi, Đấng đã nhận lấy những giới hạn của chúng ta đến mức “mang lấy tội lỗi chúng ta vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1 Pr 2,24). Thật vậy, ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối (x. 2 Cr 12,9).
Khám phá lại ý nghĩa và phẩm tính của đời sống thánh hiến
Các khó khăn mà những người thánh hiến hôm nay phải đối diện có nhiều dạng:
1) Số tu sĩ linh mục suy giảm và lớn tuổi trong các Hội Dòng:
Theo thống kê của Vietcatholic News đăng vào dịp lễ Khánh Nhật Truyền Giáo 17/10/2009[1].
- Tổng số linh mục thế giới: 408.024, giảm mạnh ở Châu Âu (2.260), Châu Úc (55); nhưng tăng ở Châu Á (1.521).
Linh mục Dòng tổng số là: 135.593 giảm 587.
Linh mục Triều tổng số là: 272.431 tăng 1.340.
- Phó tế vĩnh viễn tăng[2]: 35.942, nhiều nhất là Châu Mỹ (898) và Châu Âu (472).
- Nữ tu giảm: 6.586 (tổng số là: 748.814)
- Tiểu chủng sinh dòng và triều giảm 671 (tổng số là: 101.978).
- Thừa sai giáo dân tăng: 33.696 (tổng số là: 250.464).
- Giáo lý viên tăng 6.665 (tổng số là: 2.993.354).
2) Giáo Hội Pháp[3]. Khủng hoảng về ơn gọi linh mục, bắt đầu giảm sút từ trước Công đồng Vaticanô II: - Năm 1959 là 823; - năm 1969: 535; - năm 1979: 174; - năm 1989: 113. (Hiện nay mỗi năm có khoảng 100 đến 130 tân linh mục. Giáo phận Paris mỗi năm có khoảng 5 đến 6 tân linh mục). Chủng viện có nguy cơ đóng cửa.
+ Linh mục già nua, đau yếu, hồi tục.
· 1977–1989 có 4.753 linh mục mất đi (chết và hồi tục).
· 1979 có 31.800 linh mục, nhưng đến năm 1992 còn 24. 000 (mất 7.740).
· Tuổi trung bình trên 67 -70; trung bình chết 800 linh mục một năm.
+ Tổng số nữ tu tại Pháp năm 1977 có 92.000, thì năm 1989 là 66.000; năm 1991 là 60.000, nhưng đến năm 1995 là 56.000. Thực tế (ở Pháp) cho thấy diễn biến ơn gọi nữ tu hầu như giảm song song với diễn biến sút giảm linh mục được phong chức.
3) Hiện tượng ADAP (Assembleees Dominicales en L’Absence de Prêtres - Các buổi cử hành Chúa nhật khi vắng các linh mục)[4].
Công đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh Chức vụ và đời sống các linh mục - Presbyterorum Ordinis số 9 có đề cập đến “mối tương quan giữa linh mục và giáo dân”.
Giáo Hội Công Giáo trên thế giới ngày càng rơi vào tình trạng thiếu vắng linh mục, dẫn đến một sáng kiến tổ chức Phụng vụ Chúa nhật mà ta gọi theo chữ viết tắt là ADAP. Việc ban quyền cho một phó tế vĩnh viễn hay giáo dân cử hành Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật rồi cho rước lễ sẽ gây ra hậu quả: không còn phân biệt giữa ADAP với thánh lễ đích thực nữa; hoặc không cần linh mục, linh mục chỉ cần Truyền phép Mình Thánh Chúa.
4) Tông huấn Những mục tử như lòng Chúa mong ước[5] của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đề cập đến vấn đề khó khăn và khủng hoảng lớn hiện nay trong Giáo Hội: thiếu linh mục và tu sĩ.
Con người ngày nay nghiêng chiều về khuynh hướng thực dụng, đang lôi cuốn người trẻ: “Xã hội tiêu dùng”[6] dẫn đến lối sống chủ nghĩa duy cá nhân, duy vật chất, duy khoái lạc, quan niệm sống thoải mái, dễ làm giới trẻ mất phương hướng, cho nên có ít người đi tu.
Linh mục cũng dễ rơi vào tình trạng ít suy tư, thích những gì có sẵn như “mỳ ăn liền”: bài giảng soạn sẵn; thích những câu chuyện hấp dẫn, áng văn hoa mỹ để thưởng thức hơn là để biến cải tâm hồn; hoặc rơi vào tình trạng giảng dài, không chuẩn bị kỹ, hoặc quá ngắn theo sở thích của giáo dân.
5) Sự bùng nổ nhanh chóng của khoa công nghệ thông tin; những phương thức phát triển kinh tế thị trường không ngừng thay đổi, cải tiến; những chương trình vui chơi giải trí, bầu chọn “Top ten, siêu sao, …”, không có cái gì tồn tại lâu dài. Mới hôm nay hiện đại, thì không lâu sau đã có sản phẩm khác thay thế, và lại rơi vào quên lãng, lỗi thời.
6) Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam[7] đã cho thấy những thực trạng xã hội Việt Nam đang gặp phải những thách đố:
- Tiến trình toàn cầu hoá kinh tế làm phương hại đến người nghèo[8]. Hố ngăn cách giữa người giầu và nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Trong thực tế, chúng ta có thể thấy những cung cách hưởng thụ, tiêu xài xa xỉ hoang phí qúa đối nghịch với tình cảnh thiếu thốn cơ cực của lớp người cùng khổ hiện vẫn còn quá đông trong xã hội hôm nay[9].
- Đất nước cũng đang bùng phát về di dân, do người trẻ từ nông thôn đổ xô vào thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Nếp sống buông thả dường như có gia tăng, bạo lực, tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở cả thành thị lẫn thôn quê cũng đang gây nhiều âu lo.
- Về Văn hoá Giáo dục: các dịch vụ internet nở rộ ngay cả nơi các vùng nông thôn, và qua đó phổ biến những hình thức văn hoá không lành mạnh. Việc giáo dục dường như chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, hơn là giáo dục toàn diện cả về nhân bản và tri thức, để xây dựng những con người Việt Nam chân chính, có trách nhiệm nhân ái và trưởng thành trong đạo đức.
Đề cương đã đưa ra lời nhận xét: Thật rõ ràng, đất nước Việt Nam đang ở trong giai đoạn mới của lịch sử, ở đó ánh sáng xen lẫn với bóng tối và dường như bóng tối đang lấn áp.
Những khó khăn và khủng hoảng nêu trên đã làm ảnh hưởng đến những người trẻ, khiến họ không muốn dấn thân trong ơn gọi tu trì. Quan trọng hơn là như đang làm cho những người trẻ mất dần niềm hy vọng vào tương lai của Giáo Hội. Nó cũng gây ảnh hưởng cả đến những người đang sống trong ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Chính vì thế số 12 Huấn thị, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đặt ra câu hỏi liệu đời sống thánh hiến còn là chứng tá khả thị có khả năng thu hút người trẻ nữa không.
Cũng với vấn nạn Đức Giáo Hoàng đặt ra, trong Báo cáo ở hội nghị của Hiệp Hội Đời Tu tại Canada[10] của cha Timothy Radcliffe, OP đã viết: “Khi tôi phát biểu trước các hội nghị của các tu sĩ ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và hầu như chỗ nào người ta cũng đặt ra cùng một câu hỏi: Liệu đời tu còn có một tương lai? Điều này cũng đúng ở Canada này. Nhiều Hội Dòng đang bị đe dọa biến mất”[11].
Huấn thị hướng dẫn và trả lời cho vấn nạn:
+ Đối diện với những khủng hoảng tôn giáo hiện nay ảnh hưởng trên xã hội, khiến người sống đời thánh hiến đôi khi không được trân trọng đúng mức; có lúc người ta thiếu cả sự tin tưởng vào đời sống thánh hiến. Chính vì thế người sống thánh hiến buộc phải tìm kiếm những hình thức hiện diện và đặt ra cho mình những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa căn tính của mình và tương lai.
+ Bên cạnh sự sự nhiệt tình xả thân nhằm làm chứng và tự hiến đến mức tử đạo, những người thánh hiến cũng cảm nghiệm những đe doạ của sự tầm thường trong đời sống thiêng liêng, của việc trưởng giả hoá dần dần và não trạng tiêu thụ.
+ Việc điều hành phức tạp các công việc của xã hội và luật lệ của Nhà nước, cùng với các cám dỗ tìm kiếm hiệu năng và duy hoạt động[12], có nguy cơ làm lu mờ tính độc đáo của Tin Mừng và làm suy yếu các động cơ thiêng liêng. Tình trạng các dự phóng riêng tư chiếm ưu thế hơn các dự phóng cộng đoàn, có thể làm xói mòn sự hiệp thông tình yêu giữa anh em, chị em.
Trước những thách đố cũng như dấu chỉ của thời đại hôm nay, (Huấn thị số 12) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trả lời xác quyết: đời sống thánh hiến vẫn còn có một lịch sử cần được viết ra cùng với mọi tín hữu.
Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam: cách riêng tại Việt Nam, đứng trước những khó khăn và thách đố, các Hội Dòng và Tu Hội sẽ cùng với Giáo Hội tại Việt Nam chọn hướng đi hôm nay là phải Xuất phát lại từ Đức Kitô[13].
Số 13 của Huấn thị: Những khó khăn và vấn nạn mà đời sống tu trì trải qua hôm nay có thể làm nẩy sinh một kairos [Thời buổi: “hãy tận dụng thời buổi hiện tại”( Cl 4,5)] mới, một thời gian ân sủng.
Việc phải sống trong một xã hội bị nền văn hoá sự chết thống trị[14] có một thách đố là phải trở nên những chứng nhân, những sứ giả và những người phục vụ sự sống kiên cường hơn.
Các lời khuyên phúc âm như khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục mà Đức Kitô sống trọn vẹn trong nhân tính của người với tư cách là Con Thiên Chúa và được ôm ấp vì yêu mến Thiên Chúa. Chúng là những thần dược chữa trị sự sa đoạ của tinh thần, đời sống và văn hoá, công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa và niềm vui sống theo các mối phúc lộc Tin Mừng.
Cũng vẫn với chủ đề: Đời tu liệu còn có một tương lai? Công báo của Tòa Thánh Chúa nhật 11/11/2007 có đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y Franc Rodé, chủ tịch Bộ các Hội Dòng thánh hiến và Tu Đoàn tông đồ[15]. Lời của Đức Hồng Y: “Theo tôi, thách đố lớn đang chờ đợi chúng ta trong những năm tới là thách đố của việc tục hoá. Nhưng tôi không có ý nhấn mạnh đến việc tục hoá “bên ngoài” cho bằng nhắm đến việc tục hoá “bên trong”. Đây là lúc phải nhìn nhận những sai lầm đã xẩy ra. Các cộng đoàn tu trì cần phải trở về những nguồn mạch của đoàn sủng sáng lập và những giá trị Tin Mừng. Phải dành lại vị trí trung tâm cho việc cầu nguyện, cho đời sống chung, đức thanh bần, khiết tịnh và tuân phục”.
Huấn thị số 13 tiếp tục cho thấy: Cảm tưởng mà một số người có về sự sút giảm lòng kính trọng đối với đời sống thánh hiến, có thể được xem như một lời mời gọi cần thanh luyện để tự do. Đời sống thánh hiến không nhằm tìm kiếm sự tôn vinh và tán thưởng, nhưng được đền đáp bằng niềm vui khi được tiếp tục làm việc không mệt mỏi vì Nước Thiên Chúa.
Nếu những người thánh hiến ở một vài nơi vì nhân sự giảm sút, thì có thể xem đó như dấu chỉ Thiên Chúa mời gọi trở về với những nhiệm vụ chính yếu là làm men, dấu chỉ và ngôn sứ.
Những thách đố đó rõ ràng có thể tạo nên một lời mời gọi nhớ lại khả năng đáp ứng các thách đố và các khó khăn thời đại của các vị thánh sáng lập Dòng bằng một sự sáng tạo có tính đoàn sủng đích thật.
Nhiệm vụ của Bề Trên
Huấn thị số 14: Các Bề Trên là những người được uỷ thác việc thi hành quyền bính[16], một trách nhiệm nặng nề và khó khăn. Trách nhiệm đó đòi hỏi Bề Trên phải thường xuyên hiện diện để linh hoạt và đề nghị, nhắc nhở về lý do hiện hữu của đời sống thánh hiến và hỗ trợ những người được uỷ thác cho họ sống trong sự trung thành không ngừng được đổi mới theo lời mời gọi của Thánh Khí. Một bề trên không thể từ chối sứ vụ linh hoạt, nâng đỡ anh chị em, đề xuất, lắng nghe và đối thoại.
Cha Colomban, OFM viết cuốn “Vị Bề Trên tốt”[17], xin trích lược một đoạn sau: “Vị Bề Trên tốt là phải theo thứ tự sau: trước hết là lo cho các linh hồn, thứ đến là lo cho sức khỏe chị em và tiếp đến là lo cho các công việc của Hội Dòng, không được biếng trễ đối với một việc nào trong ba công việc này. Có vị Bề Trên chỉ thấy lo các việc trần thế, đó là người kinh doanh. Có vị sống nội tâm hơn, chỉ nghĩ đến việc thiêng liêng, người ta gọi vị ấy là nhà thần bí. Có vị lo cho chị em minh cả phần hồn lẫn sức khỏe, nhưng lại ít để tâm đến phát triển và giữ cơ sở Hội Dòng được thịnh vượng”.
Vẫn Huấn thị số 14, khi nói đến Bề Trên của Hội Dòng là nói đến vấn đề quyền bính, bổn phận và trách nhiệm thi hành. Thi hành quyền bính là để cùng nhau đối thoại và biện phân giúp vạch ra một chương trình sống phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, và cùng nhau thực hiện thánh ý Ngài.
Huấn thị về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn vẫn là một chỉ dẫn hợp thời cho đời tu hôm nay.
MỘT CỘNG ĐOÀN TU SĨ
Từ sau Công đồng Vaticanô II, các Hội Dòng đã thực hiện được những thích nghi về Hiến chương, những thích nghi này bao gồm cả những chọn hướng, về ý nghĩa của đời tu, và về ý nghĩa các lời khấn.
Khi nói về đời sống thiêng liêng ta cần lưu ý:
Đối với mỗi thành viên trong các Hội Dòng, một “đời sống thiêng liêng vững vàng” có sức lan tỏa ra chung quanh và có sức bật tông đồ. Các Bề Trên và Hội Dòng phải có tham vọng xây dựng một “thân thể huynh đệ”, được linh hoạt bởi việc cùng nhau tìm kiếm Chúa để trở nên kinh nghiệm về Chúa.
1. Một cộng đoàn tu sĩ phải vượt lên trên một tổ chức huynh đệ, hoặc một hiệp hội ái hữu, hoặc một tổ chức nào khác. Cộng đoàn tu chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi là một gia đình, trong đó các thành phần đã hiến dâng mình cho Thiên Chúa và dành trọn cuộc sống để sống chung với các anh chị em mình.
Thiên Chúa mời gọi các tu sĩ đi bước đầu, và bước đi đầu tiên đó đã rõ ràng, nhưng các bước đi sau còn bọc trong sương mù. Các môn đệ đầu tiên, khi được Chúa Giêsu mời gọi theo Người, đã chấp nhận đáp trả cách hồ hởi. Và từ đó, cuộc sống của các ông được hoàn toàn thay đổi. Còn chuyện gì sẽ xẩy đến với các ông, thì chưa được biết. Có điều chắc chắn là cuộc sống của các ông không như trước nữa. Và chúng ta có thể chắc chắn rằng: không một môn đệ nào nắm vững được điều gì sẽ xẩy đến cho bản thân[18].
Bài Thuyết trình của Cha Timothy Radcliffe, OP[19]: “Tôi thiết nghĩ ơn gọi làm tu sĩ của chúng ta giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta được gọi để làm dấu chỉ cho niềm hy vọng đối với nhân loại[20]: Chúng ta được mời gọi sống sự sống không chắc chắn ấy trong niềm vui. Niềm vui là dấu chỉ của niềm hy vọng cho những con người chẳng còn nhìn thấy tương lai trước mặt mình nữa. Thánh Gioan Thánh Giá, thậm chí còn ca hát ngay sau khi những người anh em Cát Minh của mình nhốt ngài vào phòng biệt giam”.
2. Trong đời sống cộng đoàn, có người tự nhiên cảm thấy mình hợp tính với một số người khác và đồng thời cảm thấy một số người khác sao mà khó tính, khó nết quá đi. Nhưng câu trả lời không hệ tại chỗ: một nhóm người hợp tính với nhau mới làm nên một cộng đoàn. Những khác biệt đó cho thấy sự giàu có và phong phú của một Thánh Thần duy nhất.
Ngược lại, các phần tử trong cộng đoàn phải hiểu rằng: những người cho người khác là khó tính, thì chính những người khác đó, cũng cảm thấy họ là những người khó nết không kém.
3. Cầu nguyện chung với nhau, phụng thờ chung với nhau, lao động chung với nhau, không thể xoá bỏ ba từ “chung với nhau” được (và cuối cùng thì các tu sĩ cũng được chôn chung với nhau trong nghĩa địa của Tu Viện).
Ngày nay, người ta đều cảm thấy cuộc sống chung là điều khó. Ai cũng muốn có cuộc sống riêng tư, trong nhà riêng của mình.
Các cộng đoàn tu sĩ, qua đời sống chung, đó là câu trả lời cho nhân loại. Cho dù nhiều lần người tu sĩ cũng không hài lòng với người anh chị em tu sĩ khác, khi người này người kia không đồng quan điểm với mình. Nhưng điều này vẫn không là lý do chia rẽ, vì họ biết rằng họ đã tận hiến bản thân cho Thiên Chúa và cho cộng đoàn. Cho dù có người chỉ mới 3 năm,10 năm, vị khác đã được 50 năm hay lâu hơn nữa.
4. Lớn lên trong đời sống thiêng liêng giữa lòng một Hội Dòng. Chúng ta chỉ lớn lên trong một lịch sử, trong những tương giao bằng cách hội nhập vào một tập thể. Nơi nào không có sự hội nhập này thì bản thân con người bị thoái lùi hoặc đi đến tự hủy diệt.
Trên bình diện thiêng liêng cũng vậy, chúng ta được mời gọi lớn lên trong một tập thể, cho một sứ vụ. Các môn đệ được Chúa Giêsu ban Thánh Thần, không chỉ để dành cho sự thánh hoá bản thân mình, nhưng trước tiên là để yểm trợ các ông chu toàn sứ vụ[21].
Lớn lên trong Thánh Linh, là trở thành con cái Chúa trong vâng phục, biết nhận lấy sứ vụ Chúa Kitô làm của mình, biết sống như một thành viên sống động của Thân Thể Người là Hội Thánh.
Bí tích Thánh Tẩy sát nhập chúng ta vào Đức Kitô thì cũng mời gọi chúng ta sống giữa thế gian với sứ vụ Ngôn sứ, Tư tế, và Vương giả của Chúa Kitô.
Trong lòng dân tộc, những tu sĩ có một chỗ đặc biệt, đó là chỗ dành cho sự hội nhập chúng ta vào trong Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta thực hiện sự sát nhập vào Chúa Kitô bằng sự tận hiến cho công cuộc của Người.
Như vậy sự lớn lên trong Thánh Linh sẽ làm cho chúng ta ngày càng trở nên những chi thể sống động hơn của Thân Thể Chúa Kitô.
Hội Dòng của tôi không chỉ là con đường mà tôi có thể mượn trong chốc lát để theo Chúa Giêsu, rồi sau đó là quên đi và tôi tự lo liệu một mình, mà Hội Dòng là một chi thể sống động, đã đào tạo tôi, cưu mang tôi, để tôi thi hành một sứ vụ[22].
5. Giúp mỗi người lớn lên và hội nhập vào tập thể. Chúng ta không chỉ được kêu mời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục một cách cá nhân, mà trước hết là làm cho hiện hữu trong Hội Thánh.
Cộng đoàn là dấu chỉ của Tin Mừng:
- Trong cách các thành viên sống,
- Trong cách các thành viên xử sự đối với của cải tiền bạc,
- Trong cách các thành viên yêu thương nhau và yêu thương tha nhân,
- Và trong cách họ liên hệ với những người có quyền hành.
Khi các tu sĩ cùng sống các Lời Khấn Dòng như thế, càng ngày chúng ta càng khám phá rằng, tập thể Dòng Tu là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Hội Dòng là “khuôn mặt” của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi và giúp tu sĩ theo Chúa Giêsu đến mức độ điều họ nói và làm hòa điệu, ăn khớp với nhau.
Mỗi tu sĩ phải nói được rằng: cùng với Chúa Giêsu, ước nguyện sâu xa nhất của tôi là làm vinh danh Chúa qua cách sống trọn vẹn đoàn sủng tông đồ của Hội Dòng
6. Hội Dòng lớn lên vì có nhiều người gia nhập. Hội Dòng là một tập thể (một thân thể), là hình ảnh của Giáo Hội. Hội Dòng từng bước giúp tôi nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong việc thi hành sứ mệnh Chúa trao phó. Hội Dòng không phải là một cái gì trừu tượng mà là một tập thể, người ta có thể thấy được và được Hội Thánh công nhận.
Hội Dòng giúp các thành viên sống một cuộc sống thật, một cuộc sống dồi dào, và qua các thành viên, nhờ các thành viên, Hội Dòng mỗi ngày được sống động và phát triển.
VẤN ĐỀ ƠN GỌI TU TRÌ VÀ VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC, TU SĨ HIỆN NAY
Vấn đề ơn gọi tu trì và việc đào tạo linh mục, tu sĩ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối. Đây là vấn đề đã được Công đồng Vaticanô II và những văn kiện sau Công đồng[23] đề cập đến, Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” số 16 nói đến việc cổ võ ơn gọi đời sống thánh hiến.
Nói đến đời sống thánh hiến là nói đến Ơn Gọi:
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis[24] của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi các linh mục tu sĩ, xin tóm tắt và trích dẫn một số ý tưởng nói về ơn gọi:
- Mọi ơn gọi kitô hữu đều phát xuất từ Thiên Chúa, và đều là ân huệ của Thiên Chúa ban.
- Ơn gọi bao gồm: Thiên Chúa đề xướng, con người đáp trả.
- Ơn gọi nào cũng khởi xướng từ Thiên Chúa và được ban nhưng không (x. Ep 1,3-5), nhưng phải được ban trong và qua Giáo Hội[25].
- Lịch sử của mọi ơn gọi linh mục tu sĩ cũng như của mọi ki tô hữu, là lịch sử của một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người; giữa tình yêu Thiên Chúa và sự tự do đáp lại của con người trong tình yêu[26]. Vì thế, ơn gọi là một mầu nhiệm không thể dò thấu, bao hàm mối tương quan mà Thiên Chúa thiết lập với con người: độc nhất và không thể vãn hồi[27].
- Giáo Hội thấy rằng không thể né tránh bổn phận của mình là loan báo và bày tỏ ý nghĩa Kitô Giáo của ơn gọi đó là “Tin Mừng về ơn gọi”[28]. Và Giáo Hội dẫn dắt mọi tín hữu khám phá và sống ơn gọi của mình trong tự do và gánh vác ơn gọi ấy cho tới hoàn thành trong đức ái[29].
ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ LÀ LỜI MỜI GỌI: TÌM ĐẾN (THEO) – XEM – Ở LẠI
Huấn thị số 16: Con đường nhằm cổ võ ơn gọi sống đời thánh hiến là con đường đã được Chúa khởi sự khi Người nói với hai tông đồ Gioan và Anrê: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).
Tin Mừng đã có nhiều lời của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy đến và theo Ta” (Mt 19,21).
Khi bàn về ơn gọi linh mục trong mục vụ của Giáo Hội, chúng ta có một mô hình mẫu đó là: Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả.
- Khi thấy Chúa Giêsu đi ngang, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với hai môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36b). Và thế là hai ông liền đi theo Đức Giêsu (x.Ga 1,35-37).
- Thấy các ông đi theo, Chúa Giêsu hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thưa Rabbi, Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người (x. Ga 1,38-39).
Ơn kêu gọi của tu sĩ là để: “ở với Chúa”: “Lạy Cha, con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con. Để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24).
“Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5b).
“Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn xin gì anh em sẽ được như ý” (Ga 15,7).
Đây là ơn kêu gọi cao cả nhất. Bởi vì chúng ta đã khởi sự ngay ở trần gian những gì chúng ta sẽ được ở trên trời: cùng một việc phụng thờ; cùng một tình yêu; chỉ có điều khác biệt về hình thức đó là trên trời, Chúa ở trạng thái vinh quang, còn bây giờ trong Thánh Thể, Chúa hiện diện cách nhiệm tích.
Ơn kêu gọi của tu sĩ cũng là ơn kêu gọi để: “Phụng sự tình yêu”[30].
Từ đời đời Chúa đã yêu thương ta, ngay khi ta chưa còn sinh ra; Ngài đã kêu gọi ta sống theo ơn gọi thánh hiến[31]. Và đây không chỉ là ơn kêu gọi để đạt tới ơn cứu độ mà thôi, hay là ơn được thoát khỏi mọi tội lỗi, hoặc ơn kêu gọi sám hối; nhưng là tiếng gọi của tình yêu, lời mời gọi sống đời thánh thiện, sống gần Con Chiên ở trạng thái mà tình yêu ràng buộc Người ở lại đây.
Sự cản trở ơn gọi. Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng thánh Máccô (x. Mc 10,17-27): “Anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (Mc 10,22). Tiền bạc, của cải vật chất làm cản trở sự tự do đáp trả[32].
Vì những lý do nêu trên, các cộng đoàn cần tiếp đón và chia sẻ lý tưởng đời sống với những người trẻ, để họ cảm thấy mình bị thách thức bởi những đòi hỏi của sự chân thực, và tự nguyện chấp nhận sống khiết tịnh chỉ vì muốn thi hành thánh ý Thiên Chúa, và vì phần rỗi thế giới.
ĐÀO TẠO (HUẤN LUYỆN)
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi tổ chức Đại Năm Thánh 2000, đã hướng Giáo Hội đến Thánh Thể và từ ngày 10/2/2004 đến ngày 10/2/2005 ngài đã tổ chức Năm Thánh Thể với mục đích: Hết mọi người hãy “Làm mới lại từ Đức Kitô”.
Tông Huấn Vita Consecrata[33] số 68 nhấn mạnh rằng việc canh tân đời sống thánh hiến tùy thuộc rất nhiều vào việc đào tạo.
1. Thường huấn[34]
Huấn thị số 15: Thời đại chúng ta đang sống đòi chúng ta phải xem xét lại toàn bộ việc huấn luyện. Việc huấn luyện không còn giới hạn trong một quãng thời gian nào nữa, mà phải biết tự huấn luyện mình suốt đời. Tự học tập; tự huấn luyện qua cuộc sống mỗi ngày, qua cộng đoàn, nhờ anh chị em, nhờ các chuyện thường nhật; nhờ việc cầu nguyện và hoạt động tông đồ cực nhọc, trong niềm vui và đau khổ; nhờ năm phụng vụ, sống các mầu nhiệm cuộc đời của Con Thiên Chúa, để nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, họ bắt đầu lại mỗi ngày.
Huấn thị số 16: Một trong những hoa trái đầu tiên của con đường thường huấn là khả năng sống ơn gọi mỗi ngày.
2. Cổ võ ơn gọi
Huấn thị số 17: Chăm sóc các ơn gọi là một nhiệm vụ mấu chốt cho tương lai của đời sống thánh hiến.
Người thánh hiến tự bản chất cũng là một linh hoạt viên ơn gọi. Phục vụ các ơn gọi là một trong những thách đố gay gắt nhất mà đời sống thánh hiến hôm nay phải đương đầu.
Ngày nay, việc cổ võ ơn gọi là trách nhiệm của mỗi cộng đoàn và mọi thành viên các Tu Hội, tất cả được mời gọi:
- Đảm nhận nhiệm vụ tiếp xúc với người trẻ, giảng dạy về việc đi theo Đức Kitô và chuyển giao đoàn sủng.
- Phải khám phá những nghệ thuật giáo dục để khơi dậy và giải quyết các vấn nạn nan giải thường ẩn dấu trong lòng mỗi người, đặc biệt đối với người trẻ.
- Đồng hành với người khác trên con đường biện phân ơn gọi. Truyền đạt kinh nghiệm sống, hướng dẫn người đó đến việc chọn lựa ơn gọi riêng.
Huấn thị số 18: Liên hệ đến việc huấn luyện, Thánh bộ đã xuất bản hai tài liệu sau: Potissimum Institutioni và Cộng tác Huấn luyện giữa các Tu Hội. Tuy nhiên, chúng ta ý thức đến những thách đố liên tục mà các Tu hội phải đương đầu trong lãnh vực này.
Các ơn gọi mới đến gõ cửa đời sống thánh hiến thì rất đa dạng, nên đòi hỏi phải có một sự quan tâm riêng, và các cách thức đáp ứng những hoàn cảnh cụ thể về nhân bản, thiêng liêng và văn hoá.
3. Các chiều kích của việc đào tạo
Trước những thực tế của con người thời nay, cách riêng người thánh hiến cần phải được đào tạo:
a. Đào tạo nhân bản: nền tảng của mọi đào tạo linh mục tu sĩ.
+ Đào tạo nhân bản[35].
+ Sự trưởng thành về mặt cảm tính: tình yêu[36].
b. Đào tạo thiêng liêng: hiệp thông với Thiên Chúa và tìm gặp Đức Kitô.
+ Được tái sinh “bởi nước và Thánh Thần”[37] (x. Ga 3,1-15).
+ Đời sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô như cành với thân cây nho[38] (x. Ga 15, 1-5)
c. Đào tạo trí thức: đặt nền tảng thần học chân chính là thần học phát xuất từ đức tin và nhắm mục đích dẫn tới đức tin[39].
d. Đào tạo mục vụ[40]: hiệp thông với đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Toàn bộ nền đào tạo cho các ứng sinh linh mục và tu sĩ đều nhắm tới: thông hiệp vào đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành[41].
Đào tạo và huấn luyện sao cho “người trẻ” cần được trải qua những thách đố để quyết tâm, triệt để đi theo Đức Kitô và những đòi hỏi sâu xa của sự thánh thiện. Giúp biện phân một ơn gọi[42] vượt quá con người họ, hay vượt quá các ý tưởng ban đầu đã lôi cuốn họ gia nhập một Tu Hội nào đó.
Bởi đó, việc huấn luyện phải có những đặc tính của việc đi theo Đức Kitô cách triệt để. “Vì mục đích của đời sống thánh hiến chính là đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Điều đó sẽ giúp hội nhập các kiến thức thần học, nhân văn và kỹ thuật vào đời sống thiêng liêng và tông đồ của Tu hội, và sẽ luôn luôn duy trì tính chất của một “trường học dạy sự thánh thiện”.
Huấn thị tiếp tục đưa ra nhiều hướng dẫn về việc đào tạo:
+ Việc huấn luyện cần chú ý gieo trồng trong tâm khảm những người thánh hiến trẻ các giá trị nhân bản, thiêng liêng và đoàn sủng; phải chuẩn bị cho biết đối thoại trong cộng đoàn, với lòng chân thành và bác ái của Đức Kitô, xem sự khác biệt như là một sự phong phú và làm quen với các cách nhìn và cảm nghĩ khác nhau.
+ Huấn luyện văn hoá đi đôi với thời đại và đối thoại với nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa của đời sống con người ngày hôm nay. Vì thế cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong lãnh vực triết học, thần học cũng như tâm lý.
+ Trong thời đại vội vã như hiện nay, cần có sự kiên trì và nhẫn nại, phải rất quảng đại trong việc cống hiến thời giờ và năng lực tốt nhất cho việc huấn luyện. Trong hoàn cảnh mà sự nhanh chóng và nông cạn chiếm ưu thế, chúng ta cần có sự thanh thản và thâm trầm.
Vài thách đố nghiêm trọng
Huấn thị số 19: Tương quan giữa các Hội Dòng, các Tu Hội thuộc thẩm quyền giáo phận, các trinh nữ thánh hiến và các ẩn sĩ cần được quan tâm đặc biệt, nhất là bởi các giám mục và linh mục đoàn. Các ngài ý thức đến các vấn đề liên quan đến các công tác mà các tu sĩ phục vụ phù hợp với đoàn sủng riêng của họ: bệnh viện, trường học, nhà tiếp đón và nhà tĩnh tâm.
Cần có sự sáng tạo, khôn ngoan và đối thoại giữa các thành viên Tu Hội cũng như giữa các Tu Hội, đồng thời đối thoại với người hữu trách của Giáo Hội địa phương để tìm ra giải pháp đúng đắn.
Các đề tài hội nhập văn hoá, thích nghi các hình thái linh đạo và công việc tông đồ, cách quản trị, việc huấn luyện, chúng ta không sao liệt kê hết các dự tính khác của đời sống thánh hiến lúc khởi đầu ngàn năm thứ ba này, vì Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước và xa hơn. Sống giây phút hiện tại trong niềm hăng say và nhìn về tương lai với lòng tin tưởng.
Lắng nghe lời mời gọi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi đến toàn thể Giáo Hội, đời sống thánh hiến phải sáng suốt “Xuất phát lại từ Đức Kitô”: “Giáo Hội chờ đợi các tu sĩ nam nữ thánh hiến góp sức tiến bước trên con đường mới mà tôi vạch ra trong Tông huấn Ngàn năm mới: Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, xuất phát lại từ Người, làm chứng cho tình yêu của Người”.
Chỉ như thế, đời sống thánh hiến mới tìm thấy sinh khí mới để hiến mình phục vụ toàn thể Giáo Hội và tất cả nhân loại.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Thế giới đang rơi vào nền “văn hoá sự chết”, lối sống vô tín và tục hoá. Tại Việt Nam nói chung, và cách riêng nơi chúng ta (những tu sĩ) đang sống, đâu là những thách đố và khó khăn kiến ảnh hưởng không thuận lợi đến ơn gọi đời sống thánh hiến?
2. Qua Huấn thị: “Xuất phát lại từ Đức Kitô” và thực tế Việt Nam, chúng ta hãy phác họa một chân dung kiểu mẫu về nhà tu cho thời đại hôm nay?
3. Đứng trước những khó khăn và thách đố của đất nước chúng ta, các Hội Dòng cũng như Tu Hội đời sống thánh hiến, cần đào tạo những gì (như thế nào) cho các tu sĩ và việc tuyển lựa ơn gọi tu trì?
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Theo thống kê của báo Vietcatholic News dân số thế giới năm 2009 là: 6.617.097.000 người, so với năm 2006 thì tăng 74.273.000 người. Tại Việt Nam, theo thống kê của Giáo Hội Công Giáo công bố ngày 31/12/2006, dân số là: 85.673.400 người, Công Giáo là 6.150.000, chiếm tỷ lệ khoảng 7%.
[2] Tại Pháp: -1975: 40; -1980: 107; -1990: 659; -1994: trên 1000. Tại Mỹ khoảng trên 2.800. Tại Đức trên 525.
[3] Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên, nhà xuất bản tôn giáo 2003. Một nước Công Giáo truyền thống, thế mà hiện nay tổng số 45/57 triệu người có rửa tội thì khoảng 10 triệu là người thực hành đạo thường xuyên. Ngày nay còn thêm thử thách lớn là sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Hồi Giáo: 4.000.000; Do Thái giáo: 650.000; Phật giáo: 600.000). Hiện nay tỷ lệ giới trẻ gắn bó với tôn giáo (rửa tội, học giáo lý, rước lễ, tham dự phụng vụ…) chỉ khoảng 37%.
[4] Hiện nay ở Pháp có 78 giáo phận thực hành ADAP đều đặn ở 2.750 địa điểm. Cứ tình hình hiện nay thì ADAP sẽ gia tăng. (Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên).
Có nguy cơ trệch đường
- Theo truyền thống và giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo cấm linh mục thực hành việc “ủy quyền mục tử” để người nhận ủy quyền chủ sự thánh lễ Chúa nhật.
Thật nghịch lý khi cho rằng: Giáo Hội Công Giáo với nền linh đạo mang đậm nét Thánh Thể, luôn ưu tiên cho việc cử hành Thánh Thể, mà lại không thể dâng lễ Chúa nhật cho các tín hữu (buộc tham dự lễ Chúa nhật).
- Trao cho giáo dân các thừa tác vụ loan báo Lời Chúa và điều khiển, làm linh hoạt cộng đoàn; đồng thời đóng khung các linh mục trong thừa tác vụ cử hành các bí tích. Việc phân chia này là không chính đáng với học thuyết của Vaticanô II; cũng không làm cho các linh mục được hạnh phúc; còn làm bóp méo các tín hữu hiểu về thừa tác vụ linh mục: Tư tế. Linh mục phải giữ vai trò chủ động trong việc loan báo Lời Chúa, điều khiển và làm linh hoạt cộng đoàn.
- Công đồng Vaticanô II xác minh rằng: nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục không phải chỉ là phụng tự, nhưng trước hết là sứ vụ và nền tảng sâu xa của thừa tác vụ chính là tính tông đồ (được sai đi). Phụng vụ là chóp đỉnh, trong phụng vụ có công bố, rao giảng Lời Chúa, nhưng phụng vụ không đứng hàng đầu mà là Tin Mừng. Linh mục không thể bị rút gọn trở thành người phân phát các bí tích.
- Ở Pháp, giáo dân nắm giữ các trách nhiệm của cha xứ. Cách này xem ra không tốt, nguy cơ gây ra sự thay đổi trong chức năng của linh mục (thu gọn lại trong việc cử hành bí tích).
Vì thế, tình trạng ADAP không thể kéo dài vì sẽ gây những hậu quả thảm hại liên quan đến căn tính của Giáo Hội.
[5] Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới, Pastores Dabo Vobis (Những mục tử như lòng Chúa mong ước) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1992 gửi các linh mục, tu sĩ.
[6] Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong Sứ điệp nhân ngày hoà bình thế giới 2009, đã mời gọi: Hỡi nhân loại hãy thay đổi lối sống, những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ, những cớ cấu quyền bính đang điều hành các xã hội ngày nay, cần thay đổi để tình liên đới được thể hiện trong đời sống nhân loại.
[7] Đề cương học hỏi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chương I, Thực trạng xã hội, những thuận lợi và thách đố.
[8] Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, số 39.
[9] Bản phúc trình năm 2008 do Ban Kinh tế và Quan hệ xã hội của Liên Hiệp Quốc nhận định về tình hình thế giới ngày nay bất bình đẳng hơn so với nhiều năm trước, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đáng kể ở nhiều vùng. Cụ thể bản phúc trình cho thấy, không thể so sánh nổi giữa 2,8 tỷ người đang sống với mức chưa tới 2 USD/ngày với mức độ tiêu dùng của giới nhà giàu.
[10] Hiệp Hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5 đến 9/6/2008. Cha Timothy Peter Joseph Radcliffe, OP. Trong Tổng hội của Dòng ở Mêhicô, cha được bầu làm Tổng Quyền Dòng Đa Minh (nhiệm kỳ 1992-2001). Ngày 15/5/2007 Cha đạt giải “The Michael Ramsey” với tác phẩm What Is the Point of Being A Christian ? Cha từng là Chưởng ấn tại các Đại học Angelicum, Roma; Santo Thomas, Manila; trường Kinh Thánh Giêrusalem; Trưởng Phân Khoa Thần học tai Fribourg. Hiện tại cha là nhà giảng thuyết lữ hành, là giáo sư. Trụ sở liên lạc tại tu viện Blackfriars, Oxford, Anh Quốc.
[11] Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã lập lại ngày Pro Orantibus dành để cầu nguyện cho các dòng chiêm niệm và kêu gọi mọi người giúp đỡ họ.
Theo nguồn tin của AsiaNews ngày 20/11/2008, giới thiệu suy nghĩ của một nữ tu về tương lai các dòng tu ở châu âu, cho thấy dù lạc quan đến đâu, thì sự sa sút về ơn gọi tu trì là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy, và giải đáp cho bài toán quá khó nầy vẫn chưa tìm thấy? Và việc phải làm gì để thực sự sống nghèo, tận hiến chỉ để phục vụ trong khiêm hạ nghèo khó không chỉ về tinh thần, mà cả - và nhất là - về vật chất, yêu mến “chị nghèo” như tinh thần thánh Phanxicô Atxidi.
Tương lai dòng tu ở Châu Âu dưới cái nhìn của nữ tu Ingrid Grave
Soeur Ingrid Grave, một nữ tu Dòng Đa Minh 71 tuổi, có một cái nhìn hiện thực về tương lai của các cộng đoàn dòng tu. Sœur là một trong những người thuyết trình tại hội nghị các tu sĩ nam nữ người Thụy Sĩ lần thứ ba diễn ra tại Fribourg từ ngày 5 đến 7 tháng 9 về chủ đề « Sự thay đổi xã hội ở Thụy Sĩ – Chúng ta sẽ đề ra chọn lựa nào ? ».
Soeur Ingrid Grave: Các cộng đoàn dòng tu phải đóng cửa các nhà. Phần lớn các thành viên đã cao tuổi. Và các cộng đoàn cũng bận rộn với công việc tái cơ cấu. Nhưng các dòng tu lớn, và nhất là các dòng nữ, gần như không có lớp kế thừa. Tôi nghĩ trước tiên đến tình hình của chúng tôi ở Châu Âu.
Có nhiều lý do khác nhau.
- Các dòng tu gần như tất cả đều được sáng lập vào thế kỷ XIX. Chúng phát triển mạnh mẽ trong suốt 100 năm và đạt con số 500 nữ tu. Thế rồi các con số cứ lùi mãi. Thế giới phụ nữ cũng đã đổi thay. Nữ giới thế kỷ XXI rất khác với các phụ nữ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay họ tiếp cận với hầu hết mọi nghề nghiệp, cho dù vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn.
- Không phải chỉ ở thế kỷ XIX mà cho tới giữa thế kỷ XX, đến mức gia nhập một Dòng tu được coi như một hình thức giải phóng [phụ nữ]. Các nữ phó tế nở rộ trong Giáo Hội Tin Lành cải cách.
Người ta nói, các nữ tu phải là những “thiếu nữ tận hiến” của Giáo Hội, nhưng với tư cách là những phụ nữ thế kỷ XX và XXI.
- Những thách đố lớn nhất cho tương lai các dòng tu là làm thế nào để có thể ảnh hưởng xã hội bằng linh đạo của mình; một sự thách đố quan trọng khác là người nam và những người nữ ngày nay không còn khả năng cầu nguyện, và tôi thấy điều đó thật là tai hại.
- Các dòng tu trong mười năm tới?
Một nghiên cứu vừa qua cho thấy rằng các thanh niên ngày nay không muốn ràng buộc lâu dài với một tổ chức hoặc một cơ chế. Chúng ta đang sống trong một môi trường văn hoá - biến cố, cho nên mối bận tâm là sự dấn thân của chúng ta phải hợp với mong mỏi của những con người thời đại hôm nay.
[12] Đức Hồng Y Dario Castrillón Chủ Tịch Bộ Giáo Sĩ khuyên các linh mục tu sĩ: “Hãy tránh những chướng ngại của chủ trương duy hoạt động. Nếu không được tưới gội đầy đủ bằng Lời Chúa và bằng sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, sẽ trở nên khô cằn cỗi”.
[13] Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Chương I, Thực tại Việt Nam.
[14] Nền văn hoá vô tín và dửng dưng tôn giáo. Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Đề tài 4: Giáo Hội Việt Nam đang tiến bước trong lịch sử. Mục 4.2: “Giáo Hội chống lại trào lưu tục hoá và chủ nghĩa vô tín”. Chủ nghĩa tục hoá mang đặc tính lấy con người làm trung tâm và đề nghị một kiểu tâm linh chủ quan không được thiết lập trên bất cứ mặc khải liên hệ với lịch sử. Thứ tình cảm này tự phủ nhận chiều kích lịch sử của mạc khải và tính ngôi vị của Thiên Chúa.
Công đồng Vaticanô II qua Hiến chế Gaudium et Spes, các số 19-22 đã cho ta thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa vô thần, làm cho các tín hữu xa lìa Giáo Hội, xa lìa đức tin Kitô Giáo.
Chủ nghĩa vô tín thì có nhiều hình thức khác nhau. Theo Công đồng, “có người phủ nhận Thiên Chúa cách tỏ tường, có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì về Thiên Chúa. Có người cứu xét vấn đề Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho vấn đề đó xem ra thiếu hẳn ý nghĩa. Vượt quá phạm vi khoa học thực nghiệm một cách vô lý, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự bằng khoa học này, hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên như vô nghĩa; những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa. Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ tưởng đến nỗi Thiên Chúa mà họ bài xích không phải là Thiên Chúa của Phúc âm. Cả vấn đề Thiên Chúa cũng không hề được đặt ra bởi vì xem ra họ không cảm thấy áy náy gì về tôn giáo cũng như không thấy tại sao lại phải bận tâm về vấn đề đó. Ngoài ra, chủ nghĩa vô thần nhiều lúc phát sinh hoặc do sự phản kháng mãnh liệt chống lại sự dữ trong thế gian hoặc do nhận định sai lầm cho một số giá trị của con người là tuyệt đối đến nỗi lấy chúng thay thế cho chính Thiên Chúa. Ngay cả nền văn minh hiện đại nhiều lúc có thể làm cho người ta khó đến với Thiên Chúa hơn, không phải tự nó, nhưng vì nó quá bám víu vào những thực tại trần gian… Tín hữu có thể chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh vô thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội. Phải nói rằng họ che giấu hơn là bày tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo” (GS 19).
[15] Đức Hồng Y người Slovac, bài phỏng vấn đăng trên báo Osservatore Romano, ngày 8/11/2007.
[16] Cha Timothy Radcliffe, OP: Bề Trên là người lãnh đạo. Nhưng tôi thấy trong Hội Thánh, chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Giêsu Kitô, còn chúng ta đây nam cũng như nữ tu sĩ, chúng ta đều là những môn đệ, thi hành quyền bính để phục vụ. Lãnh đạo là người làm công việc phục vụ ân sủng của Thiên Chúa.
[17] Nguyên tác là “Le Bon Supérieur”, người dịch: Đa Minh Trần Thái Đỉnh, 1920.
[18] Lời của Cha Timothy Radcliffe, OP: Tu sĩ là người không biết lịch sử cuộc đời mình. Đa số con người đều có những sự nghiệp, và lịch sử bản thân của họ được kiến thiết xoay quanh những sự nghiệp đó. Họ leo lên những nấc thang của con đường tiến thân. Người lính Binh nhì mong lên Trung sĩ, anh Đại úy mơ trở thành ông Tướng, cô giáo ôm mộng có ngày lãnh chức Hiệu trưởng. Nhưng tu sĩ thì lại không có sự nghiệp.
“Đức Giêsu đặt bản thân của Người vào tay những môn đệ mong manh yếu đuối của Người. Thiên Chúa dám đem chính mình làm quà tặng cho những kẻ sắp phản bội Người, sắp chối và bỏ rơi Người. Trong đời tu chúng ta cũng đón lấy cùng một nguy cơ như thế. Chúng ta tin tưởng những người anh chị em mong manh yếu đuối, không biết anh chị em sắp làm gì cho chúng ta.
[19] Trong Hiệp hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5-9/6/2008.
[20] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói với các nữ tu Dòng Kín tại Mêhicô năm 1979: “Cuộc sống của các chị em quan trọng hơn bao giờ hết, sự hiến thân trọn vẹn của các chị em đầy tính thời sự. Trong một thế giới đang đề cao quá mức những thực tại vật chất và đánh mất dần ý thức về thần linh. Hỡi các nữ tu thân mến, các chị đã dấn thân vào các tu viện để làm chứng cho những giá trị mà các chị sống cho. Các chị là chứng nhân của Chúa cho thế giới ngày nay. Với lời cầu nguyện, các chị đang thổi một luồng sinh khí mới vào trong giáo Hội và con người ngày nay”.
[21] X. Đời Tu Ơn Gọi và Đặc Sủng, nguyên tác: “Theologia de la Vida Religiosa” Phần II. Tiếng gọi đặc biệt của Thiên Chúa: Viễn tượng thần học. Nội dung ơn gọi: “Mỗi câu chuyện ơn gọi trong Kinh Thánh đều nhắm tới một sứ vụ, việc kêu gọi không chỉ ám tàng sứ vụ nhưng còn bao hàm một nếp sống đặc biệt…”
[22] Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (directives sur la formation dans les institus religieux) số 8, do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, đăng trên báo Osservatore Romano 2/3/1990.
[23] 1) Ngày 31/5/1956, Văn kiện Sedes Sapientiae về đào tạo hàng giáo sĩ; 2) Công đồng Vaticanô II: Hiến chế Tín Lý về Hội Thánh: Lumen Gentium; 3) Sắc lệnh Perfectae Caritatis, về canh tân đời sống tu trì; 4) Năm 1969, Huấn thị Renovationis Causam, về canh tân đời sống tu trì; 5) Ngày 21/6/1971, Tông huấn Evangelica Testificatio về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hiện nay. Tông huấn thật hữu ích cho những nhà đào tạo, nhấn mạnh đến những yếu tố nội tâm của đời sống tu trì; 6) Ngày 14/5/1978, Văn kiện Mutuae Relationes, những chỉ dẫn về mối tương quan hỗ tương giữa Giám mục và các tu sĩ trong hội Thánh; 7) Ngày 2/2/1990 Văn kiện Potissimum Institutioni, hướng dẫn về đào tạo trong các Hội Dòng; 8) Ngày 25/5/1992, Tông huấn Pastores Dabo Vobis về đào tạo các linh mục trong hoàn cảnh hiện nay; 9) Ngày 15/1/1994, Văn kiện Congregavit Nos In Unum Christi Amor, đời sống huynh đệ trong cộng đoàn; 10) Ngày 25/3/1996, Văn kiện Vita Consecrata, về đời sống thánh hiến.
[24] Gioan PhaolÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, các số 34-40.
[25] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 35.
[26] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 36.
[27] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 38.
[28] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 39.
[29] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 40.
[30] Mục đích tối hậu của đời tận hiến cho Thiên Chúa (thể hiện qua ba lời khuyên Phúc Âm) là làm vinh danh Thiên Chúa, rồi đến thánh hoá bản thân và mưu ích cho các linh hồn (x. Thánh Hiến cuộc đời, Mục đích của việc tận hiến đời tu, nguyên tác Catechismo Del Voti Religiosi).
[31] Mỗi người, Chúa cũng gọi như ngôn sứ Giêrêmia: “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Trước khi cho ngươi hình thành trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1,4-5).
[32] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 37.
[33] Gioan Phaolô II, Tông huấn về đời sống thánh hiến Vita Consecrata, (25/3/1996).
[34] Đề tựa của Tông huấn Những Mục Tử như lòng Chúa mong ước Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề Đào tạo Trường kỳ (Formation Permanente): đào tạo mãi mãi, vĩnh viễn [hoặc danh từ: “On Going Formation” (đào tạo thường xuyên, liên tục)]. Đào Tạo là vấn đề rất quan trọng, có nhiều khó khăn và phải trải qua nhiều thời gian, nhiều thành phần con người và xã hội, mỗi nơi mỗi thời.
Huấn luyện liên tục, xin xem hướng dẫn của: Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (Directives sur la Formation dans les Institus Religieux) do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, các số 66-67.
[35] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 43.
[36] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 44.
[37] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 45.
[38] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 46.
[39] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 53.
[40] Trong số Báo Nội san Liên Tu Sĩ số 33 (ra tháng 2/2002) Bài viết của tu sĩ Lê Văn Hoàng, OFM: “Có thể nói chắc chắn rằng: Nếu không có cái nhìn đức tin làm cốt lõi và nền tảng, thì những nỗ lực của người tu sĩ nói chung chỉ là đáp ứng những cái bên ngoài mà thôi. Cái mà con người thời nay chờ đợi nơi linh mục, tu sĩ là sự dấn thân, đem cái mình là ai, hơn là cái mình có thể cho xã hội”.
[41] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 57.
[42] X. Charles Serrao, OCD, Biện phân ơn gọi tu trì, đào tạo hướng đến sự thay đổi. Chuyển ngữ: linh mục Đa Minh Nguyễn Đức Thông.
Huấn thị số 11:
Một cái nhìn thực tế về tình hình Giáo Hội và thế giới hôm nay mà tất cả chúng ta đều ý thức đến, đó là những thử thách và việc thanh luyện mà đời sống thánh hiến đang trải qua.
Quan tâm đến những đau khổ và thử thách đang làm xáo trộn đời sống thánh hiến, chúng ta không đưa ra một lời phê phán hay kết án, nhưng muốn bày tỏ tình liên đới và sự gần gũi thân mật như muốn chia sẻ niềm vui và cả đau khổ nữa.
Khi chia sẻ về những khó khăn, chúng ta vẫn luôn luôn ý thức rằng lịch sử Giáo Hội do Thiên Chúa hướng dẫn, và mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người (x. Rm 8,28).
Với cái nhìn đức tin ấy, thì ngay cả điều tiêu cực cũng là cơ hội cho chúng ta nhận ra khuôn mặt Đức Kitô chịu đóng đinh và bị bỏ rơi, Đấng đã nhận lấy những giới hạn của chúng ta đến mức “mang lấy tội lỗi chúng ta vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1 Pr 2,24). Thật vậy, ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối (x. 2 Cr 12,9).
Khám phá lại ý nghĩa và phẩm tính của đời sống thánh hiến
Các khó khăn mà những người thánh hiến hôm nay phải đối diện có nhiều dạng:
1) Số tu sĩ linh mục suy giảm và lớn tuổi trong các Hội Dòng:
Theo thống kê của Vietcatholic News đăng vào dịp lễ Khánh Nhật Truyền Giáo 17/10/2009[1].
- Tổng số linh mục thế giới: 408.024, giảm mạnh ở Châu Âu (2.260), Châu Úc (55); nhưng tăng ở Châu Á (1.521).
Linh mục Dòng tổng số là: 135.593 giảm 587.
Linh mục Triều tổng số là: 272.431 tăng 1.340.
- Phó tế vĩnh viễn tăng[2]: 35.942, nhiều nhất là Châu Mỹ (898) và Châu Âu (472).
- Nữ tu giảm: 6.586 (tổng số là: 748.814)
- Tiểu chủng sinh dòng và triều giảm 671 (tổng số là: 101.978).
- Thừa sai giáo dân tăng: 33.696 (tổng số là: 250.464).
- Giáo lý viên tăng 6.665 (tổng số là: 2.993.354).
2) Giáo Hội Pháp[3]. Khủng hoảng về ơn gọi linh mục, bắt đầu giảm sút từ trước Công đồng Vaticanô II: - Năm 1959 là 823; - năm 1969: 535; - năm 1979: 174; - năm 1989: 113. (Hiện nay mỗi năm có khoảng 100 đến 130 tân linh mục. Giáo phận Paris mỗi năm có khoảng 5 đến 6 tân linh mục). Chủng viện có nguy cơ đóng cửa.
+ Linh mục già nua, đau yếu, hồi tục.
· 1977–1989 có 4.753 linh mục mất đi (chết và hồi tục).
· 1979 có 31.800 linh mục, nhưng đến năm 1992 còn 24. 000 (mất 7.740).
· Tuổi trung bình trên 67 -70; trung bình chết 800 linh mục một năm.
+ Tổng số nữ tu tại Pháp năm 1977 có 92.000, thì năm 1989 là 66.000; năm 1991 là 60.000, nhưng đến năm 1995 là 56.000. Thực tế (ở Pháp) cho thấy diễn biến ơn gọi nữ tu hầu như giảm song song với diễn biến sút giảm linh mục được phong chức.
3) Hiện tượng ADAP (Assembleees Dominicales en L’Absence de Prêtres - Các buổi cử hành Chúa nhật khi vắng các linh mục)[4].
Công đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh Chức vụ và đời sống các linh mục - Presbyterorum Ordinis số 9 có đề cập đến “mối tương quan giữa linh mục và giáo dân”.
Giáo Hội Công Giáo trên thế giới ngày càng rơi vào tình trạng thiếu vắng linh mục, dẫn đến một sáng kiến tổ chức Phụng vụ Chúa nhật mà ta gọi theo chữ viết tắt là ADAP. Việc ban quyền cho một phó tế vĩnh viễn hay giáo dân cử hành Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật rồi cho rước lễ sẽ gây ra hậu quả: không còn phân biệt giữa ADAP với thánh lễ đích thực nữa; hoặc không cần linh mục, linh mục chỉ cần Truyền phép Mình Thánh Chúa.
4) Tông huấn Những mục tử như lòng Chúa mong ước[5] của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đề cập đến vấn đề khó khăn và khủng hoảng lớn hiện nay trong Giáo Hội: thiếu linh mục và tu sĩ.
Con người ngày nay nghiêng chiều về khuynh hướng thực dụng, đang lôi cuốn người trẻ: “Xã hội tiêu dùng”[6] dẫn đến lối sống chủ nghĩa duy cá nhân, duy vật chất, duy khoái lạc, quan niệm sống thoải mái, dễ làm giới trẻ mất phương hướng, cho nên có ít người đi tu.
Linh mục cũng dễ rơi vào tình trạng ít suy tư, thích những gì có sẵn như “mỳ ăn liền”: bài giảng soạn sẵn; thích những câu chuyện hấp dẫn, áng văn hoa mỹ để thưởng thức hơn là để biến cải tâm hồn; hoặc rơi vào tình trạng giảng dài, không chuẩn bị kỹ, hoặc quá ngắn theo sở thích của giáo dân.
5) Sự bùng nổ nhanh chóng của khoa công nghệ thông tin; những phương thức phát triển kinh tế thị trường không ngừng thay đổi, cải tiến; những chương trình vui chơi giải trí, bầu chọn “Top ten, siêu sao, …”, không có cái gì tồn tại lâu dài. Mới hôm nay hiện đại, thì không lâu sau đã có sản phẩm khác thay thế, và lại rơi vào quên lãng, lỗi thời.
6) Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam[7] đã cho thấy những thực trạng xã hội Việt Nam đang gặp phải những thách đố:
- Tiến trình toàn cầu hoá kinh tế làm phương hại đến người nghèo[8]. Hố ngăn cách giữa người giầu và nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Trong thực tế, chúng ta có thể thấy những cung cách hưởng thụ, tiêu xài xa xỉ hoang phí qúa đối nghịch với tình cảnh thiếu thốn cơ cực của lớp người cùng khổ hiện vẫn còn quá đông trong xã hội hôm nay[9].
- Đất nước cũng đang bùng phát về di dân, do người trẻ từ nông thôn đổ xô vào thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Nếp sống buông thả dường như có gia tăng, bạo lực, tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở cả thành thị lẫn thôn quê cũng đang gây nhiều âu lo.
- Về Văn hoá Giáo dục: các dịch vụ internet nở rộ ngay cả nơi các vùng nông thôn, và qua đó phổ biến những hình thức văn hoá không lành mạnh. Việc giáo dục dường như chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, hơn là giáo dục toàn diện cả về nhân bản và tri thức, để xây dựng những con người Việt Nam chân chính, có trách nhiệm nhân ái và trưởng thành trong đạo đức.
Đề cương đã đưa ra lời nhận xét: Thật rõ ràng, đất nước Việt Nam đang ở trong giai đoạn mới của lịch sử, ở đó ánh sáng xen lẫn với bóng tối và dường như bóng tối đang lấn áp.
Những khó khăn và khủng hoảng nêu trên đã làm ảnh hưởng đến những người trẻ, khiến họ không muốn dấn thân trong ơn gọi tu trì. Quan trọng hơn là như đang làm cho những người trẻ mất dần niềm hy vọng vào tương lai của Giáo Hội. Nó cũng gây ảnh hưởng cả đến những người đang sống trong ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Chính vì thế số 12 Huấn thị, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đặt ra câu hỏi liệu đời sống thánh hiến còn là chứng tá khả thị có khả năng thu hút người trẻ nữa không.
Cũng với vấn nạn Đức Giáo Hoàng đặt ra, trong Báo cáo ở hội nghị của Hiệp Hội Đời Tu tại Canada[10] của cha Timothy Radcliffe, OP đã viết: “Khi tôi phát biểu trước các hội nghị của các tu sĩ ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và hầu như chỗ nào người ta cũng đặt ra cùng một câu hỏi: Liệu đời tu còn có một tương lai? Điều này cũng đúng ở Canada này. Nhiều Hội Dòng đang bị đe dọa biến mất”[11].
Huấn thị hướng dẫn và trả lời cho vấn nạn:
+ Đối diện với những khủng hoảng tôn giáo hiện nay ảnh hưởng trên xã hội, khiến người sống đời thánh hiến đôi khi không được trân trọng đúng mức; có lúc người ta thiếu cả sự tin tưởng vào đời sống thánh hiến. Chính vì thế người sống thánh hiến buộc phải tìm kiếm những hình thức hiện diện và đặt ra cho mình những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa căn tính của mình và tương lai.
+ Bên cạnh sự sự nhiệt tình xả thân nhằm làm chứng và tự hiến đến mức tử đạo, những người thánh hiến cũng cảm nghiệm những đe doạ của sự tầm thường trong đời sống thiêng liêng, của việc trưởng giả hoá dần dần và não trạng tiêu thụ.
+ Việc điều hành phức tạp các công việc của xã hội và luật lệ của Nhà nước, cùng với các cám dỗ tìm kiếm hiệu năng và duy hoạt động[12], có nguy cơ làm lu mờ tính độc đáo của Tin Mừng và làm suy yếu các động cơ thiêng liêng. Tình trạng các dự phóng riêng tư chiếm ưu thế hơn các dự phóng cộng đoàn, có thể làm xói mòn sự hiệp thông tình yêu giữa anh em, chị em.
Trước những thách đố cũng như dấu chỉ của thời đại hôm nay, (Huấn thị số 12) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trả lời xác quyết: đời sống thánh hiến vẫn còn có một lịch sử cần được viết ra cùng với mọi tín hữu.
Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam: cách riêng tại Việt Nam, đứng trước những khó khăn và thách đố, các Hội Dòng và Tu Hội sẽ cùng với Giáo Hội tại Việt Nam chọn hướng đi hôm nay là phải Xuất phát lại từ Đức Kitô[13].
Số 13 của Huấn thị: Những khó khăn và vấn nạn mà đời sống tu trì trải qua hôm nay có thể làm nẩy sinh một kairos [Thời buổi: “hãy tận dụng thời buổi hiện tại”( Cl 4,5)] mới, một thời gian ân sủng.
Việc phải sống trong một xã hội bị nền văn hoá sự chết thống trị[14] có một thách đố là phải trở nên những chứng nhân, những sứ giả và những người phục vụ sự sống kiên cường hơn.
Các lời khuyên phúc âm như khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục mà Đức Kitô sống trọn vẹn trong nhân tính của người với tư cách là Con Thiên Chúa và được ôm ấp vì yêu mến Thiên Chúa. Chúng là những thần dược chữa trị sự sa đoạ của tinh thần, đời sống và văn hoá, công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa và niềm vui sống theo các mối phúc lộc Tin Mừng.
Cũng vẫn với chủ đề: Đời tu liệu còn có một tương lai? Công báo của Tòa Thánh Chúa nhật 11/11/2007 có đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y Franc Rodé, chủ tịch Bộ các Hội Dòng thánh hiến và Tu Đoàn tông đồ[15]. Lời của Đức Hồng Y: “Theo tôi, thách đố lớn đang chờ đợi chúng ta trong những năm tới là thách đố của việc tục hoá. Nhưng tôi không có ý nhấn mạnh đến việc tục hoá “bên ngoài” cho bằng nhắm đến việc tục hoá “bên trong”. Đây là lúc phải nhìn nhận những sai lầm đã xẩy ra. Các cộng đoàn tu trì cần phải trở về những nguồn mạch của đoàn sủng sáng lập và những giá trị Tin Mừng. Phải dành lại vị trí trung tâm cho việc cầu nguyện, cho đời sống chung, đức thanh bần, khiết tịnh và tuân phục”.
Huấn thị số 13 tiếp tục cho thấy: Cảm tưởng mà một số người có về sự sút giảm lòng kính trọng đối với đời sống thánh hiến, có thể được xem như một lời mời gọi cần thanh luyện để tự do. Đời sống thánh hiến không nhằm tìm kiếm sự tôn vinh và tán thưởng, nhưng được đền đáp bằng niềm vui khi được tiếp tục làm việc không mệt mỏi vì Nước Thiên Chúa.
Nếu những người thánh hiến ở một vài nơi vì nhân sự giảm sút, thì có thể xem đó như dấu chỉ Thiên Chúa mời gọi trở về với những nhiệm vụ chính yếu là làm men, dấu chỉ và ngôn sứ.
Những thách đố đó rõ ràng có thể tạo nên một lời mời gọi nhớ lại khả năng đáp ứng các thách đố và các khó khăn thời đại của các vị thánh sáng lập Dòng bằng một sự sáng tạo có tính đoàn sủng đích thật.
Nhiệm vụ của Bề Trên
Huấn thị số 14: Các Bề Trên là những người được uỷ thác việc thi hành quyền bính[16], một trách nhiệm nặng nề và khó khăn. Trách nhiệm đó đòi hỏi Bề Trên phải thường xuyên hiện diện để linh hoạt và đề nghị, nhắc nhở về lý do hiện hữu của đời sống thánh hiến và hỗ trợ những người được uỷ thác cho họ sống trong sự trung thành không ngừng được đổi mới theo lời mời gọi của Thánh Khí. Một bề trên không thể từ chối sứ vụ linh hoạt, nâng đỡ anh chị em, đề xuất, lắng nghe và đối thoại.
Cha Colomban, OFM viết cuốn “Vị Bề Trên tốt”[17], xin trích lược một đoạn sau: “Vị Bề Trên tốt là phải theo thứ tự sau: trước hết là lo cho các linh hồn, thứ đến là lo cho sức khỏe chị em và tiếp đến là lo cho các công việc của Hội Dòng, không được biếng trễ đối với một việc nào trong ba công việc này. Có vị Bề Trên chỉ thấy lo các việc trần thế, đó là người kinh doanh. Có vị sống nội tâm hơn, chỉ nghĩ đến việc thiêng liêng, người ta gọi vị ấy là nhà thần bí. Có vị lo cho chị em minh cả phần hồn lẫn sức khỏe, nhưng lại ít để tâm đến phát triển và giữ cơ sở Hội Dòng được thịnh vượng”.
Vẫn Huấn thị số 14, khi nói đến Bề Trên của Hội Dòng là nói đến vấn đề quyền bính, bổn phận và trách nhiệm thi hành. Thi hành quyền bính là để cùng nhau đối thoại và biện phân giúp vạch ra một chương trình sống phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, và cùng nhau thực hiện thánh ý Ngài.
Huấn thị về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn vẫn là một chỉ dẫn hợp thời cho đời tu hôm nay.
MỘT CỘNG ĐOÀN TU SĨ
Từ sau Công đồng Vaticanô II, các Hội Dòng đã thực hiện được những thích nghi về Hiến chương, những thích nghi này bao gồm cả những chọn hướng, về ý nghĩa của đời tu, và về ý nghĩa các lời khấn.
Khi nói về đời sống thiêng liêng ta cần lưu ý:
Đối với mỗi thành viên trong các Hội Dòng, một “đời sống thiêng liêng vững vàng” có sức lan tỏa ra chung quanh và có sức bật tông đồ. Các Bề Trên và Hội Dòng phải có tham vọng xây dựng một “thân thể huynh đệ”, được linh hoạt bởi việc cùng nhau tìm kiếm Chúa để trở nên kinh nghiệm về Chúa.
1. Một cộng đoàn tu sĩ phải vượt lên trên một tổ chức huynh đệ, hoặc một hiệp hội ái hữu, hoặc một tổ chức nào khác. Cộng đoàn tu chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi là một gia đình, trong đó các thành phần đã hiến dâng mình cho Thiên Chúa và dành trọn cuộc sống để sống chung với các anh chị em mình.
Thiên Chúa mời gọi các tu sĩ đi bước đầu, và bước đi đầu tiên đó đã rõ ràng, nhưng các bước đi sau còn bọc trong sương mù. Các môn đệ đầu tiên, khi được Chúa Giêsu mời gọi theo Người, đã chấp nhận đáp trả cách hồ hởi. Và từ đó, cuộc sống của các ông được hoàn toàn thay đổi. Còn chuyện gì sẽ xẩy đến với các ông, thì chưa được biết. Có điều chắc chắn là cuộc sống của các ông không như trước nữa. Và chúng ta có thể chắc chắn rằng: không một môn đệ nào nắm vững được điều gì sẽ xẩy đến cho bản thân[18].
Bài Thuyết trình của Cha Timothy Radcliffe, OP[19]: “Tôi thiết nghĩ ơn gọi làm tu sĩ của chúng ta giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta được gọi để làm dấu chỉ cho niềm hy vọng đối với nhân loại[20]: Chúng ta được mời gọi sống sự sống không chắc chắn ấy trong niềm vui. Niềm vui là dấu chỉ của niềm hy vọng cho những con người chẳng còn nhìn thấy tương lai trước mặt mình nữa. Thánh Gioan Thánh Giá, thậm chí còn ca hát ngay sau khi những người anh em Cát Minh của mình nhốt ngài vào phòng biệt giam”.
2. Trong đời sống cộng đoàn, có người tự nhiên cảm thấy mình hợp tính với một số người khác và đồng thời cảm thấy một số người khác sao mà khó tính, khó nết quá đi. Nhưng câu trả lời không hệ tại chỗ: một nhóm người hợp tính với nhau mới làm nên một cộng đoàn. Những khác biệt đó cho thấy sự giàu có và phong phú của một Thánh Thần duy nhất.
Ngược lại, các phần tử trong cộng đoàn phải hiểu rằng: những người cho người khác là khó tính, thì chính những người khác đó, cũng cảm thấy họ là những người khó nết không kém.
3. Cầu nguyện chung với nhau, phụng thờ chung với nhau, lao động chung với nhau, không thể xoá bỏ ba từ “chung với nhau” được (và cuối cùng thì các tu sĩ cũng được chôn chung với nhau trong nghĩa địa của Tu Viện).
Ngày nay, người ta đều cảm thấy cuộc sống chung là điều khó. Ai cũng muốn có cuộc sống riêng tư, trong nhà riêng của mình.
Các cộng đoàn tu sĩ, qua đời sống chung, đó là câu trả lời cho nhân loại. Cho dù nhiều lần người tu sĩ cũng không hài lòng với người anh chị em tu sĩ khác, khi người này người kia không đồng quan điểm với mình. Nhưng điều này vẫn không là lý do chia rẽ, vì họ biết rằng họ đã tận hiến bản thân cho Thiên Chúa và cho cộng đoàn. Cho dù có người chỉ mới 3 năm,10 năm, vị khác đã được 50 năm hay lâu hơn nữa.
4. Lớn lên trong đời sống thiêng liêng giữa lòng một Hội Dòng. Chúng ta chỉ lớn lên trong một lịch sử, trong những tương giao bằng cách hội nhập vào một tập thể. Nơi nào không có sự hội nhập này thì bản thân con người bị thoái lùi hoặc đi đến tự hủy diệt.
Trên bình diện thiêng liêng cũng vậy, chúng ta được mời gọi lớn lên trong một tập thể, cho một sứ vụ. Các môn đệ được Chúa Giêsu ban Thánh Thần, không chỉ để dành cho sự thánh hoá bản thân mình, nhưng trước tiên là để yểm trợ các ông chu toàn sứ vụ[21].
Lớn lên trong Thánh Linh, là trở thành con cái Chúa trong vâng phục, biết nhận lấy sứ vụ Chúa Kitô làm của mình, biết sống như một thành viên sống động của Thân Thể Người là Hội Thánh.
Bí tích Thánh Tẩy sát nhập chúng ta vào Đức Kitô thì cũng mời gọi chúng ta sống giữa thế gian với sứ vụ Ngôn sứ, Tư tế, và Vương giả của Chúa Kitô.
Trong lòng dân tộc, những tu sĩ có một chỗ đặc biệt, đó là chỗ dành cho sự hội nhập chúng ta vào trong Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta thực hiện sự sát nhập vào Chúa Kitô bằng sự tận hiến cho công cuộc của Người.
Như vậy sự lớn lên trong Thánh Linh sẽ làm cho chúng ta ngày càng trở nên những chi thể sống động hơn của Thân Thể Chúa Kitô.
Hội Dòng của tôi không chỉ là con đường mà tôi có thể mượn trong chốc lát để theo Chúa Giêsu, rồi sau đó là quên đi và tôi tự lo liệu một mình, mà Hội Dòng là một chi thể sống động, đã đào tạo tôi, cưu mang tôi, để tôi thi hành một sứ vụ[22].
5. Giúp mỗi người lớn lên và hội nhập vào tập thể. Chúng ta không chỉ được kêu mời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục một cách cá nhân, mà trước hết là làm cho hiện hữu trong Hội Thánh.
Cộng đoàn là dấu chỉ của Tin Mừng:
- Trong cách các thành viên sống,
- Trong cách các thành viên xử sự đối với của cải tiền bạc,
- Trong cách các thành viên yêu thương nhau và yêu thương tha nhân,
- Và trong cách họ liên hệ với những người có quyền hành.
Khi các tu sĩ cùng sống các Lời Khấn Dòng như thế, càng ngày chúng ta càng khám phá rằng, tập thể Dòng Tu là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Hội Dòng là “khuôn mặt” của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi và giúp tu sĩ theo Chúa Giêsu đến mức độ điều họ nói và làm hòa điệu, ăn khớp với nhau.
Mỗi tu sĩ phải nói được rằng: cùng với Chúa Giêsu, ước nguyện sâu xa nhất của tôi là làm vinh danh Chúa qua cách sống trọn vẹn đoàn sủng tông đồ của Hội Dòng
6. Hội Dòng lớn lên vì có nhiều người gia nhập. Hội Dòng là một tập thể (một thân thể), là hình ảnh của Giáo Hội. Hội Dòng từng bước giúp tôi nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong việc thi hành sứ mệnh Chúa trao phó. Hội Dòng không phải là một cái gì trừu tượng mà là một tập thể, người ta có thể thấy được và được Hội Thánh công nhận.
Hội Dòng giúp các thành viên sống một cuộc sống thật, một cuộc sống dồi dào, và qua các thành viên, nhờ các thành viên, Hội Dòng mỗi ngày được sống động và phát triển.
VẤN ĐỀ ƠN GỌI TU TRÌ VÀ VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC, TU SĨ HIỆN NAY
Vấn đề ơn gọi tu trì và việc đào tạo linh mục, tu sĩ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối. Đây là vấn đề đã được Công đồng Vaticanô II và những văn kiện sau Công đồng[23] đề cập đến, Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” số 16 nói đến việc cổ võ ơn gọi đời sống thánh hiến.
Nói đến đời sống thánh hiến là nói đến Ơn Gọi:
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis[24] của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi các linh mục tu sĩ, xin tóm tắt và trích dẫn một số ý tưởng nói về ơn gọi:
- Mọi ơn gọi kitô hữu đều phát xuất từ Thiên Chúa, và đều là ân huệ của Thiên Chúa ban.
- Ơn gọi bao gồm: Thiên Chúa đề xướng, con người đáp trả.
- Ơn gọi nào cũng khởi xướng từ Thiên Chúa và được ban nhưng không (x. Ep 1,3-5), nhưng phải được ban trong và qua Giáo Hội[25].
- Lịch sử của mọi ơn gọi linh mục tu sĩ cũng như của mọi ki tô hữu, là lịch sử của một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người; giữa tình yêu Thiên Chúa và sự tự do đáp lại của con người trong tình yêu[26]. Vì thế, ơn gọi là một mầu nhiệm không thể dò thấu, bao hàm mối tương quan mà Thiên Chúa thiết lập với con người: độc nhất và không thể vãn hồi[27].
- Giáo Hội thấy rằng không thể né tránh bổn phận của mình là loan báo và bày tỏ ý nghĩa Kitô Giáo của ơn gọi đó là “Tin Mừng về ơn gọi”[28]. Và Giáo Hội dẫn dắt mọi tín hữu khám phá và sống ơn gọi của mình trong tự do và gánh vác ơn gọi ấy cho tới hoàn thành trong đức ái[29].
ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ LÀ LỜI MỜI GỌI: TÌM ĐẾN (THEO) – XEM – Ở LẠI
Huấn thị số 16: Con đường nhằm cổ võ ơn gọi sống đời thánh hiến là con đường đã được Chúa khởi sự khi Người nói với hai tông đồ Gioan và Anrê: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).
Tin Mừng đã có nhiều lời của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy đến và theo Ta” (Mt 19,21).
Khi bàn về ơn gọi linh mục trong mục vụ của Giáo Hội, chúng ta có một mô hình mẫu đó là: Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả.
- Khi thấy Chúa Giêsu đi ngang, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với hai môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36b). Và thế là hai ông liền đi theo Đức Giêsu (x.Ga 1,35-37).
- Thấy các ông đi theo, Chúa Giêsu hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thưa Rabbi, Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người (x. Ga 1,38-39).
Ơn kêu gọi của tu sĩ là để: “ở với Chúa”: “Lạy Cha, con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con. Để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24).
“Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5b).
“Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn xin gì anh em sẽ được như ý” (Ga 15,7).
Đây là ơn kêu gọi cao cả nhất. Bởi vì chúng ta đã khởi sự ngay ở trần gian những gì chúng ta sẽ được ở trên trời: cùng một việc phụng thờ; cùng một tình yêu; chỉ có điều khác biệt về hình thức đó là trên trời, Chúa ở trạng thái vinh quang, còn bây giờ trong Thánh Thể, Chúa hiện diện cách nhiệm tích.
Ơn kêu gọi của tu sĩ cũng là ơn kêu gọi để: “Phụng sự tình yêu”[30].
Từ đời đời Chúa đã yêu thương ta, ngay khi ta chưa còn sinh ra; Ngài đã kêu gọi ta sống theo ơn gọi thánh hiến[31]. Và đây không chỉ là ơn kêu gọi để đạt tới ơn cứu độ mà thôi, hay là ơn được thoát khỏi mọi tội lỗi, hoặc ơn kêu gọi sám hối; nhưng là tiếng gọi của tình yêu, lời mời gọi sống đời thánh thiện, sống gần Con Chiên ở trạng thái mà tình yêu ràng buộc Người ở lại đây.
Sự cản trở ơn gọi. Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng thánh Máccô (x. Mc 10,17-27): “Anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (Mc 10,22). Tiền bạc, của cải vật chất làm cản trở sự tự do đáp trả[32].
Vì những lý do nêu trên, các cộng đoàn cần tiếp đón và chia sẻ lý tưởng đời sống với những người trẻ, để họ cảm thấy mình bị thách thức bởi những đòi hỏi của sự chân thực, và tự nguyện chấp nhận sống khiết tịnh chỉ vì muốn thi hành thánh ý Thiên Chúa, và vì phần rỗi thế giới.
ĐÀO TẠO (HUẤN LUYỆN)
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi tổ chức Đại Năm Thánh 2000, đã hướng Giáo Hội đến Thánh Thể và từ ngày 10/2/2004 đến ngày 10/2/2005 ngài đã tổ chức Năm Thánh Thể với mục đích: Hết mọi người hãy “Làm mới lại từ Đức Kitô”.
Tông Huấn Vita Consecrata[33] số 68 nhấn mạnh rằng việc canh tân đời sống thánh hiến tùy thuộc rất nhiều vào việc đào tạo.
1. Thường huấn[34]
Huấn thị số 15: Thời đại chúng ta đang sống đòi chúng ta phải xem xét lại toàn bộ việc huấn luyện. Việc huấn luyện không còn giới hạn trong một quãng thời gian nào nữa, mà phải biết tự huấn luyện mình suốt đời. Tự học tập; tự huấn luyện qua cuộc sống mỗi ngày, qua cộng đoàn, nhờ anh chị em, nhờ các chuyện thường nhật; nhờ việc cầu nguyện và hoạt động tông đồ cực nhọc, trong niềm vui và đau khổ; nhờ năm phụng vụ, sống các mầu nhiệm cuộc đời của Con Thiên Chúa, để nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, họ bắt đầu lại mỗi ngày.
Huấn thị số 16: Một trong những hoa trái đầu tiên của con đường thường huấn là khả năng sống ơn gọi mỗi ngày.
2. Cổ võ ơn gọi
Huấn thị số 17: Chăm sóc các ơn gọi là một nhiệm vụ mấu chốt cho tương lai của đời sống thánh hiến.
Người thánh hiến tự bản chất cũng là một linh hoạt viên ơn gọi. Phục vụ các ơn gọi là một trong những thách đố gay gắt nhất mà đời sống thánh hiến hôm nay phải đương đầu.
Ngày nay, việc cổ võ ơn gọi là trách nhiệm của mỗi cộng đoàn và mọi thành viên các Tu Hội, tất cả được mời gọi:
- Đảm nhận nhiệm vụ tiếp xúc với người trẻ, giảng dạy về việc đi theo Đức Kitô và chuyển giao đoàn sủng.
- Phải khám phá những nghệ thuật giáo dục để khơi dậy và giải quyết các vấn nạn nan giải thường ẩn dấu trong lòng mỗi người, đặc biệt đối với người trẻ.
- Đồng hành với người khác trên con đường biện phân ơn gọi. Truyền đạt kinh nghiệm sống, hướng dẫn người đó đến việc chọn lựa ơn gọi riêng.
Huấn thị số 18: Liên hệ đến việc huấn luyện, Thánh bộ đã xuất bản hai tài liệu sau: Potissimum Institutioni và Cộng tác Huấn luyện giữa các Tu Hội. Tuy nhiên, chúng ta ý thức đến những thách đố liên tục mà các Tu hội phải đương đầu trong lãnh vực này.
Các ơn gọi mới đến gõ cửa đời sống thánh hiến thì rất đa dạng, nên đòi hỏi phải có một sự quan tâm riêng, và các cách thức đáp ứng những hoàn cảnh cụ thể về nhân bản, thiêng liêng và văn hoá.
3. Các chiều kích của việc đào tạo
Trước những thực tế của con người thời nay, cách riêng người thánh hiến cần phải được đào tạo:
a. Đào tạo nhân bản: nền tảng của mọi đào tạo linh mục tu sĩ.
+ Đào tạo nhân bản[35].
+ Sự trưởng thành về mặt cảm tính: tình yêu[36].
b. Đào tạo thiêng liêng: hiệp thông với Thiên Chúa và tìm gặp Đức Kitô.
+ Được tái sinh “bởi nước và Thánh Thần”[37] (x. Ga 3,1-15).
+ Đời sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô như cành với thân cây nho[38] (x. Ga 15, 1-5)
c. Đào tạo trí thức: đặt nền tảng thần học chân chính là thần học phát xuất từ đức tin và nhắm mục đích dẫn tới đức tin[39].
d. Đào tạo mục vụ[40]: hiệp thông với đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành.
Toàn bộ nền đào tạo cho các ứng sinh linh mục và tu sĩ đều nhắm tới: thông hiệp vào đức ái của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành[41].
Đào tạo và huấn luyện sao cho “người trẻ” cần được trải qua những thách đố để quyết tâm, triệt để đi theo Đức Kitô và những đòi hỏi sâu xa của sự thánh thiện. Giúp biện phân một ơn gọi[42] vượt quá con người họ, hay vượt quá các ý tưởng ban đầu đã lôi cuốn họ gia nhập một Tu Hội nào đó.
Bởi đó, việc huấn luyện phải có những đặc tính của việc đi theo Đức Kitô cách triệt để. “Vì mục đích của đời sống thánh hiến chính là đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Điều đó sẽ giúp hội nhập các kiến thức thần học, nhân văn và kỹ thuật vào đời sống thiêng liêng và tông đồ của Tu hội, và sẽ luôn luôn duy trì tính chất của một “trường học dạy sự thánh thiện”.
Huấn thị tiếp tục đưa ra nhiều hướng dẫn về việc đào tạo:
+ Việc huấn luyện cần chú ý gieo trồng trong tâm khảm những người thánh hiến trẻ các giá trị nhân bản, thiêng liêng và đoàn sủng; phải chuẩn bị cho biết đối thoại trong cộng đoàn, với lòng chân thành và bác ái của Đức Kitô, xem sự khác biệt như là một sự phong phú và làm quen với các cách nhìn và cảm nghĩ khác nhau.
+ Huấn luyện văn hoá đi đôi với thời đại và đối thoại với nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa của đời sống con người ngày hôm nay. Vì thế cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong lãnh vực triết học, thần học cũng như tâm lý.
+ Trong thời đại vội vã như hiện nay, cần có sự kiên trì và nhẫn nại, phải rất quảng đại trong việc cống hiến thời giờ và năng lực tốt nhất cho việc huấn luyện. Trong hoàn cảnh mà sự nhanh chóng và nông cạn chiếm ưu thế, chúng ta cần có sự thanh thản và thâm trầm.
Vài thách đố nghiêm trọng
Huấn thị số 19: Tương quan giữa các Hội Dòng, các Tu Hội thuộc thẩm quyền giáo phận, các trinh nữ thánh hiến và các ẩn sĩ cần được quan tâm đặc biệt, nhất là bởi các giám mục và linh mục đoàn. Các ngài ý thức đến các vấn đề liên quan đến các công tác mà các tu sĩ phục vụ phù hợp với đoàn sủng riêng của họ: bệnh viện, trường học, nhà tiếp đón và nhà tĩnh tâm.
Cần có sự sáng tạo, khôn ngoan và đối thoại giữa các thành viên Tu Hội cũng như giữa các Tu Hội, đồng thời đối thoại với người hữu trách của Giáo Hội địa phương để tìm ra giải pháp đúng đắn.
Các đề tài hội nhập văn hoá, thích nghi các hình thái linh đạo và công việc tông đồ, cách quản trị, việc huấn luyện, chúng ta không sao liệt kê hết các dự tính khác của đời sống thánh hiến lúc khởi đầu ngàn năm thứ ba này, vì Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước và xa hơn. Sống giây phút hiện tại trong niềm hăng say và nhìn về tương lai với lòng tin tưởng.
Lắng nghe lời mời gọi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi đến toàn thể Giáo Hội, đời sống thánh hiến phải sáng suốt “Xuất phát lại từ Đức Kitô”: “Giáo Hội chờ đợi các tu sĩ nam nữ thánh hiến góp sức tiến bước trên con đường mới mà tôi vạch ra trong Tông huấn Ngàn năm mới: Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, xuất phát lại từ Người, làm chứng cho tình yêu của Người”.
Chỉ như thế, đời sống thánh hiến mới tìm thấy sinh khí mới để hiến mình phục vụ toàn thể Giáo Hội và tất cả nhân loại.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Thế giới đang rơi vào nền “văn hoá sự chết”, lối sống vô tín và tục hoá. Tại Việt Nam nói chung, và cách riêng nơi chúng ta (những tu sĩ) đang sống, đâu là những thách đố và khó khăn kiến ảnh hưởng không thuận lợi đến ơn gọi đời sống thánh hiến?
2. Qua Huấn thị: “Xuất phát lại từ Đức Kitô” và thực tế Việt Nam, chúng ta hãy phác họa một chân dung kiểu mẫu về nhà tu cho thời đại hôm nay?
3. Đứng trước những khó khăn và thách đố của đất nước chúng ta, các Hội Dòng cũng như Tu Hội đời sống thánh hiến, cần đào tạo những gì (như thế nào) cho các tu sĩ và việc tuyển lựa ơn gọi tu trì?
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Theo thống kê của báo Vietcatholic News dân số thế giới năm 2009 là: 6.617.097.000 người, so với năm 2006 thì tăng 74.273.000 người. Tại Việt Nam, theo thống kê của Giáo Hội Công Giáo công bố ngày 31/12/2006, dân số là: 85.673.400 người, Công Giáo là 6.150.000, chiếm tỷ lệ khoảng 7%.
[2] Tại Pháp: -1975: 40; -1980: 107; -1990: 659; -1994: trên 1000. Tại Mỹ khoảng trên 2.800. Tại Đức trên 525.
[3] Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên, nhà xuất bản tôn giáo 2003. Một nước Công Giáo truyền thống, thế mà hiện nay tổng số 45/57 triệu người có rửa tội thì khoảng 10 triệu là người thực hành đạo thường xuyên. Ngày nay còn thêm thử thách lớn là sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Hồi Giáo: 4.000.000; Do Thái giáo: 650.000; Phật giáo: 600.000). Hiện nay tỷ lệ giới trẻ gắn bó với tôn giáo (rửa tội, học giáo lý, rước lễ, tham dự phụng vụ…) chỉ khoảng 37%.
[4] Hiện nay ở Pháp có 78 giáo phận thực hành ADAP đều đặn ở 2.750 địa điểm. Cứ tình hình hiện nay thì ADAP sẽ gia tăng. (Trích dẫn từ: “Nhìn về Giáo Hội và thừa tác vụ hôm nay”, bản dịch của linh mục Đa Minh Nguyễn Mạnh Tuyên).
Có nguy cơ trệch đường
- Theo truyền thống và giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo cấm linh mục thực hành việc “ủy quyền mục tử” để người nhận ủy quyền chủ sự thánh lễ Chúa nhật.
Thật nghịch lý khi cho rằng: Giáo Hội Công Giáo với nền linh đạo mang đậm nét Thánh Thể, luôn ưu tiên cho việc cử hành Thánh Thể, mà lại không thể dâng lễ Chúa nhật cho các tín hữu (buộc tham dự lễ Chúa nhật).
- Trao cho giáo dân các thừa tác vụ loan báo Lời Chúa và điều khiển, làm linh hoạt cộng đoàn; đồng thời đóng khung các linh mục trong thừa tác vụ cử hành các bí tích. Việc phân chia này là không chính đáng với học thuyết của Vaticanô II; cũng không làm cho các linh mục được hạnh phúc; còn làm bóp méo các tín hữu hiểu về thừa tác vụ linh mục: Tư tế. Linh mục phải giữ vai trò chủ động trong việc loan báo Lời Chúa, điều khiển và làm linh hoạt cộng đoàn.
- Công đồng Vaticanô II xác minh rằng: nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục không phải chỉ là phụng tự, nhưng trước hết là sứ vụ và nền tảng sâu xa của thừa tác vụ chính là tính tông đồ (được sai đi). Phụng vụ là chóp đỉnh, trong phụng vụ có công bố, rao giảng Lời Chúa, nhưng phụng vụ không đứng hàng đầu mà là Tin Mừng. Linh mục không thể bị rút gọn trở thành người phân phát các bí tích.
- Ở Pháp, giáo dân nắm giữ các trách nhiệm của cha xứ. Cách này xem ra không tốt, nguy cơ gây ra sự thay đổi trong chức năng của linh mục (thu gọn lại trong việc cử hành bí tích).
Vì thế, tình trạng ADAP không thể kéo dài vì sẽ gây những hậu quả thảm hại liên quan đến căn tính của Giáo Hội.
[5] Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới, Pastores Dabo Vobis (Những mục tử như lòng Chúa mong ước) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1992 gửi các linh mục, tu sĩ.
[6] Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong Sứ điệp nhân ngày hoà bình thế giới 2009, đã mời gọi: Hỡi nhân loại hãy thay đổi lối sống, những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ, những cớ cấu quyền bính đang điều hành các xã hội ngày nay, cần thay đổi để tình liên đới được thể hiện trong đời sống nhân loại.
[7] Đề cương học hỏi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chương I, Thực trạng xã hội, những thuận lợi và thách đố.
[8] Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, số 39.
[9] Bản phúc trình năm 2008 do Ban Kinh tế và Quan hệ xã hội của Liên Hiệp Quốc nhận định về tình hình thế giới ngày nay bất bình đẳng hơn so với nhiều năm trước, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đáng kể ở nhiều vùng. Cụ thể bản phúc trình cho thấy, không thể so sánh nổi giữa 2,8 tỷ người đang sống với mức chưa tới 2 USD/ngày với mức độ tiêu dùng của giới nhà giàu.
[10] Hiệp Hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5 đến 9/6/2008. Cha Timothy Peter Joseph Radcliffe, OP. Trong Tổng hội của Dòng ở Mêhicô, cha được bầu làm Tổng Quyền Dòng Đa Minh (nhiệm kỳ 1992-2001). Ngày 15/5/2007 Cha đạt giải “The Michael Ramsey” với tác phẩm What Is the Point of Being A Christian ? Cha từng là Chưởng ấn tại các Đại học Angelicum, Roma; Santo Thomas, Manila; trường Kinh Thánh Giêrusalem; Trưởng Phân Khoa Thần học tai Fribourg. Hiện tại cha là nhà giảng thuyết lữ hành, là giáo sư. Trụ sở liên lạc tại tu viện Blackfriars, Oxford, Anh Quốc.
[11] Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã lập lại ngày Pro Orantibus dành để cầu nguyện cho các dòng chiêm niệm và kêu gọi mọi người giúp đỡ họ.
Theo nguồn tin của AsiaNews ngày 20/11/2008, giới thiệu suy nghĩ của một nữ tu về tương lai các dòng tu ở châu âu, cho thấy dù lạc quan đến đâu, thì sự sa sút về ơn gọi tu trì là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy, và giải đáp cho bài toán quá khó nầy vẫn chưa tìm thấy? Và việc phải làm gì để thực sự sống nghèo, tận hiến chỉ để phục vụ trong khiêm hạ nghèo khó không chỉ về tinh thần, mà cả - và nhất là - về vật chất, yêu mến “chị nghèo” như tinh thần thánh Phanxicô Atxidi.
Tương lai dòng tu ở Châu Âu dưới cái nhìn của nữ tu Ingrid Grave
Soeur Ingrid Grave, một nữ tu Dòng Đa Minh 71 tuổi, có một cái nhìn hiện thực về tương lai của các cộng đoàn dòng tu. Sœur là một trong những người thuyết trình tại hội nghị các tu sĩ nam nữ người Thụy Sĩ lần thứ ba diễn ra tại Fribourg từ ngày 5 đến 7 tháng 9 về chủ đề « Sự thay đổi xã hội ở Thụy Sĩ – Chúng ta sẽ đề ra chọn lựa nào ? ».
Soeur Ingrid Grave: Các cộng đoàn dòng tu phải đóng cửa các nhà. Phần lớn các thành viên đã cao tuổi. Và các cộng đoàn cũng bận rộn với công việc tái cơ cấu. Nhưng các dòng tu lớn, và nhất là các dòng nữ, gần như không có lớp kế thừa. Tôi nghĩ trước tiên đến tình hình của chúng tôi ở Châu Âu.
Có nhiều lý do khác nhau.
- Các dòng tu gần như tất cả đều được sáng lập vào thế kỷ XIX. Chúng phát triển mạnh mẽ trong suốt 100 năm và đạt con số 500 nữ tu. Thế rồi các con số cứ lùi mãi. Thế giới phụ nữ cũng đã đổi thay. Nữ giới thế kỷ XXI rất khác với các phụ nữ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay họ tiếp cận với hầu hết mọi nghề nghiệp, cho dù vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn.
- Không phải chỉ ở thế kỷ XIX mà cho tới giữa thế kỷ XX, đến mức gia nhập một Dòng tu được coi như một hình thức giải phóng [phụ nữ]. Các nữ phó tế nở rộ trong Giáo Hội Tin Lành cải cách.
Người ta nói, các nữ tu phải là những “thiếu nữ tận hiến” của Giáo Hội, nhưng với tư cách là những phụ nữ thế kỷ XX và XXI.
- Những thách đố lớn nhất cho tương lai các dòng tu là làm thế nào để có thể ảnh hưởng xã hội bằng linh đạo của mình; một sự thách đố quan trọng khác là người nam và những người nữ ngày nay không còn khả năng cầu nguyện, và tôi thấy điều đó thật là tai hại.
- Các dòng tu trong mười năm tới?
Một nghiên cứu vừa qua cho thấy rằng các thanh niên ngày nay không muốn ràng buộc lâu dài với một tổ chức hoặc một cơ chế. Chúng ta đang sống trong một môi trường văn hoá - biến cố, cho nên mối bận tâm là sự dấn thân của chúng ta phải hợp với mong mỏi của những con người thời đại hôm nay.
[12] Đức Hồng Y Dario Castrillón Chủ Tịch Bộ Giáo Sĩ khuyên các linh mục tu sĩ: “Hãy tránh những chướng ngại của chủ trương duy hoạt động. Nếu không được tưới gội đầy đủ bằng Lời Chúa và bằng sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, sẽ trở nên khô cằn cỗi”.
[13] Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Chương I, Thực tại Việt Nam.
[14] Nền văn hoá vô tín và dửng dưng tôn giáo. Đề cương học hỏi về Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Đề tài 4: Giáo Hội Việt Nam đang tiến bước trong lịch sử. Mục 4.2: “Giáo Hội chống lại trào lưu tục hoá và chủ nghĩa vô tín”. Chủ nghĩa tục hoá mang đặc tính lấy con người làm trung tâm và đề nghị một kiểu tâm linh chủ quan không được thiết lập trên bất cứ mặc khải liên hệ với lịch sử. Thứ tình cảm này tự phủ nhận chiều kích lịch sử của mạc khải và tính ngôi vị của Thiên Chúa.
Công đồng Vaticanô II qua Hiến chế Gaudium et Spes, các số 19-22 đã cho ta thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa vô thần, làm cho các tín hữu xa lìa Giáo Hội, xa lìa đức tin Kitô Giáo.
Chủ nghĩa vô tín thì có nhiều hình thức khác nhau. Theo Công đồng, “có người phủ nhận Thiên Chúa cách tỏ tường, có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì về Thiên Chúa. Có người cứu xét vấn đề Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho vấn đề đó xem ra thiếu hẳn ý nghĩa. Vượt quá phạm vi khoa học thực nghiệm một cách vô lý, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự bằng khoa học này, hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên như vô nghĩa; những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa. Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ tưởng đến nỗi Thiên Chúa mà họ bài xích không phải là Thiên Chúa của Phúc âm. Cả vấn đề Thiên Chúa cũng không hề được đặt ra bởi vì xem ra họ không cảm thấy áy náy gì về tôn giáo cũng như không thấy tại sao lại phải bận tâm về vấn đề đó. Ngoài ra, chủ nghĩa vô thần nhiều lúc phát sinh hoặc do sự phản kháng mãnh liệt chống lại sự dữ trong thế gian hoặc do nhận định sai lầm cho một số giá trị của con người là tuyệt đối đến nỗi lấy chúng thay thế cho chính Thiên Chúa. Ngay cả nền văn minh hiện đại nhiều lúc có thể làm cho người ta khó đến với Thiên Chúa hơn, không phải tự nó, nhưng vì nó quá bám víu vào những thực tại trần gian… Tín hữu có thể chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh vô thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội. Phải nói rằng họ che giấu hơn là bày tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo” (GS 19).
[15] Đức Hồng Y người Slovac, bài phỏng vấn đăng trên báo Osservatore Romano, ngày 8/11/2007.
[16] Cha Timothy Radcliffe, OP: Bề Trên là người lãnh đạo. Nhưng tôi thấy trong Hội Thánh, chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Giêsu Kitô, còn chúng ta đây nam cũng như nữ tu sĩ, chúng ta đều là những môn đệ, thi hành quyền bính để phục vụ. Lãnh đạo là người làm công việc phục vụ ân sủng của Thiên Chúa.
[17] Nguyên tác là “Le Bon Supérieur”, người dịch: Đa Minh Trần Thái Đỉnh, 1920.
[18] Lời của Cha Timothy Radcliffe, OP: Tu sĩ là người không biết lịch sử cuộc đời mình. Đa số con người đều có những sự nghiệp, và lịch sử bản thân của họ được kiến thiết xoay quanh những sự nghiệp đó. Họ leo lên những nấc thang của con đường tiến thân. Người lính Binh nhì mong lên Trung sĩ, anh Đại úy mơ trở thành ông Tướng, cô giáo ôm mộng có ngày lãnh chức Hiệu trưởng. Nhưng tu sĩ thì lại không có sự nghiệp.
“Đức Giêsu đặt bản thân của Người vào tay những môn đệ mong manh yếu đuối của Người. Thiên Chúa dám đem chính mình làm quà tặng cho những kẻ sắp phản bội Người, sắp chối và bỏ rơi Người. Trong đời tu chúng ta cũng đón lấy cùng một nguy cơ như thế. Chúng ta tin tưởng những người anh chị em mong manh yếu đuối, không biết anh chị em sắp làm gì cho chúng ta.
[19] Trong Hiệp hội Đời Tu tổ chức tại Québec, Canada từ ngày 5-9/6/2008.
[20] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói với các nữ tu Dòng Kín tại Mêhicô năm 1979: “Cuộc sống của các chị em quan trọng hơn bao giờ hết, sự hiến thân trọn vẹn của các chị em đầy tính thời sự. Trong một thế giới đang đề cao quá mức những thực tại vật chất và đánh mất dần ý thức về thần linh. Hỡi các nữ tu thân mến, các chị đã dấn thân vào các tu viện để làm chứng cho những giá trị mà các chị sống cho. Các chị là chứng nhân của Chúa cho thế giới ngày nay. Với lời cầu nguyện, các chị đang thổi một luồng sinh khí mới vào trong giáo Hội và con người ngày nay”.
[21] X. Đời Tu Ơn Gọi và Đặc Sủng, nguyên tác: “Theologia de la Vida Religiosa” Phần II. Tiếng gọi đặc biệt của Thiên Chúa: Viễn tượng thần học. Nội dung ơn gọi: “Mỗi câu chuyện ơn gọi trong Kinh Thánh đều nhắm tới một sứ vụ, việc kêu gọi không chỉ ám tàng sứ vụ nhưng còn bao hàm một nếp sống đặc biệt…”
[22] Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (directives sur la formation dans les institus religieux) số 8, do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, đăng trên báo Osservatore Romano 2/3/1990.
[23] 1) Ngày 31/5/1956, Văn kiện Sedes Sapientiae về đào tạo hàng giáo sĩ; 2) Công đồng Vaticanô II: Hiến chế Tín Lý về Hội Thánh: Lumen Gentium; 3) Sắc lệnh Perfectae Caritatis, về canh tân đời sống tu trì; 4) Năm 1969, Huấn thị Renovationis Causam, về canh tân đời sống tu trì; 5) Ngày 21/6/1971, Tông huấn Evangelica Testificatio về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hiện nay. Tông huấn thật hữu ích cho những nhà đào tạo, nhấn mạnh đến những yếu tố nội tâm của đời sống tu trì; 6) Ngày 14/5/1978, Văn kiện Mutuae Relationes, những chỉ dẫn về mối tương quan hỗ tương giữa Giám mục và các tu sĩ trong hội Thánh; 7) Ngày 2/2/1990 Văn kiện Potissimum Institutioni, hướng dẫn về đào tạo trong các Hội Dòng; 8) Ngày 25/5/1992, Tông huấn Pastores Dabo Vobis về đào tạo các linh mục trong hoàn cảnh hiện nay; 9) Ngày 15/1/1994, Văn kiện Congregavit Nos In Unum Christi Amor, đời sống huynh đệ trong cộng đoàn; 10) Ngày 25/3/1996, Văn kiện Vita Consecrata, về đời sống thánh hiến.
[24] Gioan PhaolÔ II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, các số 34-40.
[25] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 35.
[26] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 36.
[27] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 38.
[28] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 39.
[29] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 40.
[30] Mục đích tối hậu của đời tận hiến cho Thiên Chúa (thể hiện qua ba lời khuyên Phúc Âm) là làm vinh danh Thiên Chúa, rồi đến thánh hoá bản thân và mưu ích cho các linh hồn (x. Thánh Hiến cuộc đời, Mục đích của việc tận hiến đời tu, nguyên tác Catechismo Del Voti Religiosi).
[31] Mỗi người, Chúa cũng gọi như ngôn sứ Giêrêmia: “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Trước khi cho ngươi hình thành trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1,4-5).
[32] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 37.
[33] Gioan Phaolô II, Tông huấn về đời sống thánh hiến Vita Consecrata, (25/3/1996).
[34] Đề tựa của Tông huấn Những Mục Tử như lòng Chúa mong ước Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề Đào tạo Trường kỳ (Formation Permanente): đào tạo mãi mãi, vĩnh viễn [hoặc danh từ: “On Going Formation” (đào tạo thường xuyên, liên tục)]. Đào Tạo là vấn đề rất quan trọng, có nhiều khó khăn và phải trải qua nhiều thời gian, nhiều thành phần con người và xã hội, mỗi nơi mỗi thời.
Huấn luyện liên tục, xin xem hướng dẫn của: Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng (Directives sur la Formation dans les Institus Religieux) do Thánh Bộ các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Tu Hội hoạt động tông đồ, các số 66-67.
[35] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 43.
[36] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 44.
[37] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 45.
[38] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 46.
[39] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 53.
[40] Trong số Báo Nội san Liên Tu Sĩ số 33 (ra tháng 2/2002) Bài viết của tu sĩ Lê Văn Hoàng, OFM: “Có thể nói chắc chắn rằng: Nếu không có cái nhìn đức tin làm cốt lõi và nền tảng, thì những nỗ lực của người tu sĩ nói chung chỉ là đáp ứng những cái bên ngoài mà thôi. Cái mà con người thời nay chờ đợi nơi linh mục, tu sĩ là sự dấn thân, đem cái mình là ai, hơn là cái mình có thể cho xã hội”.
[41] Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 57.
[42] X. Charles Serrao, OCD, Biện phân ơn gọi tu trì, đào tạo hướng đến sự thay đổi. Chuyển ngữ: linh mục Đa Minh Nguyễn Đức Thông.
Dấn thân thăng tiến đời sống thiêng liêng
Linh mục Giuse Trần Quốc Tuyến
19:37 17/03/2010
DẤN THÂN THĂNG TIẾN ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010 chính là thời điểm thuận lợi khích lệ chúng ta hãy trở về gặp gỡ Đức Kitô, làm một cuộc khởi hành mới xuất phát lại từ Ngài, để «tiếp tục theo đuổi “đời sống kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo”, tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này»[1]. Đây cũng là lời mời gọi khẩn thiết của Giáo Hội gửi đến các tu sĩ nam nữ, «là những người muốn dùng đời sống mình làm chứng cho tính triệt để của Phúc Âm qua đặc sủng của các Đấng lập dòng đối với mỗi dòng tu, chớ gì họ tiếp tục lớn lên trong Thiên Chúa qua việc đào sâu đời sống thiêng liêng trong sự trung thành với ơn gọi của mình và bằng sự dấn thân tông đồ có hiệu quả, theo gương Chúa Kitô»[2]. Thực vậy, nỗ lực sống đạo đức thánh thiện là sự đóng góp hữu hiệu nhất của các tu sĩ nam nữ cho thế giới hôm nay. Vì thế, «đời sống thiêng liêng phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình của mọi gia đình đời sống thánh hiến, ngõ hầu mọi tu hội và mọi cộng đoàn trở thành những trường học về linh đạo phúc âm chân chính»[3]. Trong tinh thần ấy, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô trở thành kim chỉ nam hướng dẫn cho các tu sĩ nam nữ canh tân đời sống thiêng liêng, trung thành với lời cam kết sống đời thánh hiến, để xây dựng một đời sống thánh thiện, một cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và dấn thân ra đi làm chứng cho Chúa Kitô giữa anh chị em đồng bào.
1. Gặp gỡ Đức Kitô
«Hãy trở về Galilêa, anh em sẽ được gặp Thầy ở đó» (Mt 28,10). Như các Tông đồ xưa kia đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Kitô phục sinh, người môn đệ Chúa Kitô hôm nay cũng cần phải trở về điểm hẹn với Thầy Chí Thánh để gặp gỡ và tái khám phá dung mạo của Ngài, và để bước đi theo Ngài trên những nẻo đường đến với muôn dân nước trong một cuộc khởi hành mới mà điểm xuất phát là chính Ngài. Hơn lúc nào hết, thời gian này chính là cơ hội giúp chúng ta lên đường trở về bên Đức Kitô để «hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi thành thánh Giêrusalem thiên quốc»[4].
1.1. Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô
Trọng tâm của đời sống thánh hiến không gì khác hơn là giúp cho các tu sĩ theo sát Chúa Kitô, sống kết hợp với Ngài trong từng phút giây của cuộc đời. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi trở về với Đức Kitô để chiêm ngưỡng cách cụ thể khuôn mặt của Ngài. Nhờ đó mỗi người được trở nên thánh thiện và có thể phản chiếu dung nhan của Chúa Kitô trong căn tính và ơn gọi của mình.
Chúng ta cần trở về và ở lại với Đức Kitô, để gặp gỡ và chiêm ngưỡng dung nhan của chính Đấng đã gọi và chọn chúng ta dấn thân bước vào đời sống thánh hiến. Ánh sáng Chúa Kitô sẽ chiếu toả trên cuộc đời và sứ vụ của tất cả những ai thuộc về Ngài, giúp họ thăng tiến trong hành trình của đời sống thiêng liêng: «Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành» (Ga 17,24). Ân sủng của Chúa Kitô sẽ biến đổi chúng ta nên thánh thiện giống như Ngài, giúp mỗi người biết nỗ lực thanh tẩy tâm can để sống gắn bó với Ngài. «Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của anh chị em không thể là gì khác ngoài chiêm ngưỡng. Mọi thực tại của đời sống thánh hiến được sinh ra và phục hồi mỗi ngày bằng việc chiêm ngưỡng không ngừng khuôn mặt Đức Kitô»[5]. Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi hãy bắt chước Ngài, sống bác ái như Ngài và hiến dâng đời mình làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa (x Ep 5,1-2). Khi soi đời sống mình theo mẫu gương của Chúa Giêsu, chúng ta «cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình» (Ep 5,15), biết cắt tỉa những gì không phù hợp với dung mạo của Đức Kitô, cởi bỏ những gì không hợp với ơn gọi và lý tưởng của đời tận hiến hay không đúng với linh đạo của đấng sáng lập và truyền thống của hội dòng. Nhờ đó, trong mọi hoàn cảnh, người tu sĩ cố gắng phát triển một sống mới hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa (x. Cl 3,3).
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, những người thánh hiến gặp được khuôn mẫu của một đời sống thánh thiện, khiêm nhường, dịu hiền, đầy tình thương yêu tha thứ. Khi cố gắng rập theo gương mẫu đời sống của Chúa Kitô trong các giai đoạn của cuộc đời Ngài trên dương thế, người thánh hiến tự nguyện khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm để dấn thân sống như Chúa Giêsu khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục: «Lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim cho đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu. Lời khấn nghèo khó giải thoát ta khỏi nô lệ các sự vật và các nhu cầu giả tạo đang lôi cuốn xã hội tiêu dùng và dẫn ta đến việc tái khám phá Đức Kitô, kho tàng duy nhất đáng để ta tìm kiếm. Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác. Đức can đảm cần cho việc bước theo Đức Kitô cách quảng đại và vui tươi»[6].
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, người thánh hiến nhận ra sự hiện diện của Ngài mọi nơi mọi lúc, với nhiều hình thức khác nhau: «Đức Kitô thực sự hiện diện trong Lời của Người và trong các bí tích, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể. Đức Kitô sống trong Giáo Hội, Người làm cho mình hiện diện trong cộng đoàn những người tụ họp vì danh Người. Người đứng trước mặt chúng ta trong mọi người, đồng hoá cách đặc biệt với những người bé nhỏ, người nghèo, người đau khổ và người đang thiếu thốn nhất. Người gặp gỡ chúng ta trong mọi biến cố vui buồn, trong thử thách hay trong niềm vui, trong đau khổ hay trong bệnh tật»[7]. Sự chiêm ngắm dẫn đến những thực hành cụ thể khi biết hiến mình phục vụ Thiên Chúa nơi anh chị em mình. Đối diện với biết bao đau khổ cá nhân, cộng đoàn và xã hội, các tu sĩ tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô thoa dịu những tâm hồn tan vỡ, băng bó những vết thương lòng (x. Lc 4,18-19). Vì thế, các tu sĩ thêm can đảm «dâng hiến cuộc đời để phụng sự Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ mọi sự và noi gương nếp sống của Chúa Giêsu Kitô sát hơn, họ đảm nhận vai trò cao cả là giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa»[8].
1.2. Xuất phát lại từ Đức Kitô
Trở về bên Chúa Kitô, trở về với căn tính của ơn gọi thánh hiến để thêm một lần nữa người môn đệ lên đường bước vào một cuộc hành trình mới, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, đi đến tận cùng trái đất. Mỗi ngày sống của người môn đệ Chúa Kitô là một cuộc xuất hành mới để vươn lên trưởng thành hơn trong mỗi giai đoạn của hành trình ơn gọi và trong suốt cả cuộc đời thánh hiến. Mỗi lần ra đi khỏi con người cũ của mình là cũng là mỗi lần chúng ta được mời gọi xuất phát lại từ Đức Kitô, bằng việc trở về với căn cội của sự chọn lựa riêng biệt trong linh đạo của Đấng sáng lập, đồng thời xác định hướng đi tương lai và vươn đến tầm vóc viên mãn của Thân thể Đức Kitô (x. Ep 4,13). Như vậy, những người thánh hiến được thăng tiến trong đời sống thiêng liêng nhờ biết can đảm xuất phát lại từ Chúa Kitô mỗi ngày, theo những chiều kích khác nhau.
Xuất phát lại từ Đức Kitô là gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Đức Kitô, trung tâm của đời sống thánh hiến và lại một lần nữa đi lại con đường hoán cải và canh tân, giống như kinh nghiệm đầu tiên của các tông đồ, trước và sau biến cố phục sinh. Chúa Kitô là khởi điểm, là mẫu mực và là sự viên mãn của đời thánh hiến. Chính Ngài là nguyên lý cho chúng ta trung thành bước đi theo thánh ý của Thiên Chúa: «những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang» (Rm 8,29-30). Như vậy, gắn bó mật thiết hơn với Đức Kitô chính là xác tín hơn về căn tính ơn gọi của mình, để sống cách sâu sắc hơn đoàn sủng mà linh đạo mỗi hội dòng đã đóng góp vào cho sự phong phú của đời sống Giáo Hội. Nhờ đó, mỗi tu sĩ sẽ trở nên hoàn thiện hơn và tích cực nâng đỡ nhau sống thánh thiện trong ơn gọi sống đời thánh hiến.
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, «một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người»[9]. Dõi bước theo Chúa Kitô để nên đồng hình đồng dạng với Ngài như Tin Mừng đã dạy là tiêu chuẩn tối thượng của đời sống tu trì[10]. Nhờ sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, cuộc sống của người thánh hiến trở thành lời loan báo về chỗ đứng ưu việt của ân sủng. Trong Chúa Kitô, họ sống mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và anh chị em đồng loại, được «trở nên một với Người, mang cùng những tâm tình, cùng một lối sống, và đó là một cuộc sống bị Đức Kitô chiếm hữu, được bàn tay Đức Kitô chạm đến, được tiếng nói của Người nhắn nhủ, được ân sủng của Người nâng đỡ»[11].
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Với nhiệt tâm và tình yêu hăng hái thuở ban đầu, người thánh hiến can đảm lên đường đồng hành cùng Chúa Kitô, Đấng hằng ban ơn thêm sức cho họ để họ có thể làm được mọi sự (x. Pl 4,13). Họ đã sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Mt 19,21; Mc 10,28; Lc 10,42), thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận chết đi cho tội lỗi để sống cho một mình Thiên Chúa (x. Rm 6,11). Họ tự nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời để tận tâm thi hành thánh ý của Thiên Chúa, và hiến thân phục vụ mọi chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô (x. Lc 10,39; 1Cr 7,32). Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước và Ngài mời gọi chúng ta đáp trả lại tình yêu nhưng không của Ngài. Sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa là xác tín rằng «Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em» (1Ga 3,16; Gl 2,20).
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là nhìn nhận rằng tội lỗi vẫn hiện diện trong con tim và đời sống của mọi người, và khám phá trong khuôn mặt đau khổ của Đức Kitô của lễ dâng hiến giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Sống đời thánh hiến không đương nhiên giúp chúng ta thoát khỏi sự vây bọc của sự dữ và sự tội, lời khấn thánh hiến không lập tức làm cho chúng ta trở nên thánh thiện, nhưng chỉ là dấn thân vào một cuộc hành trình đầy cam go, đòi hỏi phải chiến đấu không ngơi nghỉ chống lại tội lỗi và những hậu quả tai hại của nó. Ý thức về thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, đời thánh hiến trở thành lời loan báo và kêu gọi «hoán cải và tin vào Tin mừng» (Mc 1,15). Vì thế, khi phát xuất lại từ Đức Kitô, người tu sĩ «bước vào con đường hoán cải trường kỳ, con đường trao hiến tdành riêng cho tình yêu Thiên Chúa và anh chị em, để luôn làm chứng cách tuyệt đẹp về ân sủng đang biến đổi cuộc đời kitô hữu»[12]. Đồng thời, người thánh hiến có đủ nghị lực đối diện với những gian nan thử thách và bất hạnh. Ngay cả khi bị khinh bỉ hoặc bị bỏ rơi, người tu sĩ vẫn tìm được niềm an ủi và hy vọng đạt tới sự viên mãn của một đời sống mới trong Chúa Kitô: «khi vì ơn gọi dâng hiến mà đời con vất vả hơn, khó khăn hơn, thiếu thốn hơn, con hãy vui mừng, vì chưa bao giờ con thấy ơn thiên triệu của con, sứ mạng của con, cao cả, tốt đẹp và trong sáng như vậy, chưa bao giờ hình ảnh Chúa nơi con sáng tỏ như vậy. Hãy tin tưởng vì khi nào con bị treo dựng trên thánh giá với Chúa, con sẽ kéo lôi mọi sự lên theo»[13]. Như vậy, «ơn gọi của những người thánh hiến tiếp tục ơn gọi của Đức Giêsu và giống như Người họ mang vào thân mình đau khổ và tội lỗi của trần gian, bằng cách thiêu đốt chúng trong tình yêu»[14].
2. Sống theo giáo huấn Tin Mừng
Giáo Hội và cả thế giới hôm nay đang chờ mong chứng từ đầy yêu thương mà người thánh hiến đang hoạ lại một cách cụ thể gương mặt của Chúa Giêsu để kéo nguồn ân sủng tình yêu dồi dào của Ngài xuống cho nhân loại. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi quảng đại đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa để dấn thân sống theo giáo huấn của Tin Mừng. Đời sống thánh hiến thể hiện cách sống động cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu, vì thế người tu sĩ phải nên giống Ngài cách đặc biệt trong kinh nguyện và đời sống nội tâm. Nhờ đó, mỗi người dám can đảm chấp nhận cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Chúa Kitô, «mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện» (Ep 4,24; Rm 13,14).
2.1. Cầu nguyện và sống nội tâm
Các tu sĩ kiện toàn đức ái trong sự kết hợp thân tình với Thiên Chúa là điều tuyệt đối cần thiết: «Bổn phận đầu tiên và chính yếu của các tu sĩ là chuyên cần kết hợp với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện»[15]. Khi cầu nguyện, chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa để được cảm nếm sự nhận biết Ngài và nhận thức được giá trị của đời sống trong Chúa Kitô. Nhờ cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, người môn đệ Chúa Kitô tìm được nguồn sức mạnh và sự nâng đỡ của chính Thiên Chúa để tiến lên trên bước đường dẫn đến sự thánh thiện.
Tất cả những ai đã tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, dù thuộc tu hội dòng hay tu hội đời, dù sống chiêm niệm hay hoạt động, đều phải dành ưu tiên chu toàn các bổn phận đạo đức thiêng liêng, họ «có nghĩa vụ phải dồn hết sức lực hướng về sự trọn lành của đức ái»[16]. Thực vậy, «trung thành cầu nguyện hay phế bỏ cầu nguyện là bản trắc nghiệm cho thấy đời sống tu trì còn sống động hay đã suy thoái»[17]. Cầu nguyện cần thiết như hơi thở không thể thiếu trong mọi chiều kích của đời sống thánh hiến. Vì thế, «phải cần mẫn luyện tập tinh thần cầu nguyện và cả sự cầu nguyện, múc ở nơi nguồn mạch đích thực của nền tu đức Kitô giáo»[18]. Khi ấy, cả cuộc đời của người thánh hiến sẽ trở nên một lời cầu nguyện liên lỉ nhờ một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và hết lòng yêu thương phục vụ anh chị em đồng loại.
Giữa một thế giới ồn ào náo động hôm nay, một đòi hỏi quan trọng đối với các tu sĩ là phải thiết lập được sự quân bình nội tâm[19]. Người có đời sống nội tâm sâu sắc sẽ tạo lập được một sự thinh lặng sống động khi phải tìm Thiên Chúa ngay trong ồn ào náo nhiệt hay trong cô đơn thanh vắng. Một đời sống trong thinh lặng cầu nguyện sẽ giúp cho người thánh hiến tìm được sự hài hoà giữa đời sống cá nhân và các điều kiện sống tập thể, giữa những hình thức bên ngoài với các giá trị thiêng liêng, giữa sự chiêm niệm với các hoạt động tông đồ, giữa sự thinh lặng và công việc mỗi ngày. Người tu sĩ cần phải đắm mình trong sự cô tịch để lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần được ghi khắc tận đáy tâm hồn (x. 2Cr 3,3). Nhờ đó, các tu sĩ có khả năng đáp ứng những đòi hỏi khẩn cấp của thời đại này, và làm lan toả hương thơm của đức bác ái huynh đệ. Như vậy, «toàn thể Giáo Hội vui mừng và hưởng lợi từ nhiều hình thức cầu nguyện và nhiều cách thức trong đó một khuôn mặt duy nhất của Đức Kitô được chiêm ngưỡng»[20].
Cầu nguyện và sống nội tâm nhằm «hướng về sự thánh thiện, đó là bản tóm kết chương trình mọi cuộc đời thánh hiến»[21]. Thánh thiện là hoa quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hiện diện cách đặc biệt trong Lời của Ngài, như là «nguồn mạch thanh khiết và không bao giờ cạn cho đời sống tâm linh»[22]. Thánh thiện không thể có được nếu không lắng nghe Lời Chúa là bánh ban sự sống (x. Mt 4,4), là đèn soi rọi đường đi nước bước, hướng dẫn và định hình cuộc sống của mỗi chúng ta (x. Tv 118/119,105). Vì thế, «hằng ngày phải có quyển Kinh Thánh trong tay để học được những “kiến thức siêu việt về Chúa Giêsu Kitô” (x. Pl 3,8) nhờ đọc và suy gẫm. Lời Chúa được Giáo Hội giải thích và cử hành chính thức trong phụng vụ, trở nên nguồn mạch và động lực của đức ái. Hơn ai hết, các tu sĩ phải theo tinh thần của Giáo Hội để đem hết tâm hồn, miệng lưỡi chu toàn các lễ nghi phụng vụ, nhất là mầu nhiệm Thánh Thể, lại phải nuôi dưỡng đời sống tu đức bằng nguồn mạch phong phú ấy»[23]. Thực vậy, chính nơi Lời của Ngài mà Thiên Chúa đã «mặc khải chính mình và giáo dục tâm trí và con tim: chính nơi đó mà cái nhìn đức tin nên trưởng thành, bằng cách học biết nhìn thực tại và các biến cố qua con mắt của Thiên Chúa, đến mức có được “tư tưởng của Đức Kitô” (1Cr 2,16). Chính Chúa Thánh Thần soi sáng Lời Chúa với ánh sáng mới cho các vị sáng lập. Mọi đoàn sủng và mọi luật lệ xuất phát từ đó và tìm cách trở nên một sự diễn tả của Lời Chúa»[24].
Nhờ lời cầu nguyện và sống nội tâm trong nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, chúng ta có thể xây dựng cho mình có được một thứ bản năng siêu nhiên[25] để không rập theo thói đời, nhưng đổi mới tâm thần để nhận ra thánh ý Thiên Chúa và đem ra thực hành (x. Lc 6,47; Rm 12,2). Chính bản năng siêu nhiên này làm nên phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến, giúp cho các tu sĩ có khả năng làm chứng cho Chúa Giêsu và có đủ sức lay chuyển được những trái tim chai đá của con người thời đại đang khát khao tìm về những giá trị tuyệt đối.
2.2. Đời sống mới trong Chúa Kitô
Đời sống thánh hiến là một nỗ lực sửa đổi canh tân đời sống theo khuôn mẫu Chúa Kitô, nghĩa là người môn đệ Chúa Kitô dám can đảm giết chết những gì thuộc hạ giới và thực sự mặc lấy con người mới theo hình ảnh Thiên Chúa (x. Cl 3,5-14). Chính trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Hội Thánh, người thánh hiến không những chỉ được nối kết bằng kinh nguyện và các việc đạo đức thường ngày, mà còn được thánh hoá bằng việc cử hành các mầu nhiệm thánh, lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và Hoà Giải.
Để sống một đời sống mới trong Chúa Kitô, trước hết chúng ta phải không ngừng thanh tẩy tâm lòng, canh tân đời sống trong sự giao hoà với Thiên Chúa và tha nhân. «Vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (Gc 3,2), nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện “xin Chúa tha nợ chúng con” (Mt 6,12)»[26]. Trên đường thánh hiến, các tu sĩ cần có những thời điểm «dừng chân nơi bóng mát để kiểm điểm lại: rút kinh nghiệm bước tiến, chuẩn bị thêm hành trang, sửa chữa những bước lệch lạc»[27]. Thành tâm xét mình, nhìn nhận và sám hối về những lỗi lầm thiếu sót để có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa qua bí tích Hoà Giải. Hiệu quả đương nhiên của việc giao hoà với Thiên Chúa là sự hoà giải với anh chị em mình: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau» (Cl 3,12-14). Sám hối, yêu thương và tha thứ chính là điều kiện cần có để xứng đáng lãnh nhận hy tế Thánh Thể (Mt 5,23-24).
Dành cho đời sống thiêng liêng một chỗ đứng ưu tiên đòi hỏi chúng ta phải sống chiều kích Thánh Thể, cách đặc biệt qua việc Dâng Lễ, Rước Lễ và viếng Thánh Thể mỗi ngày. Đời sống thánh hiến là một cách thế kết hiệp sâu xa với hy tế Thánh Thể, trung tâm của đời sống Giáo Hội, cũng là tâm điểm đời thánh hiến của mỗi người và mỗi cộng đoàn: «Trong bí tích Thánh Thể, mọi hình thức cầu nguyện quy tụ lại: Lời của Thiên Chúa được loan báo và đón nhận, mối tương quan với Thiên Chúa, với anh chị em, với mọi người nam nữ bị chất vấn. Đó là bí tích của tình con thảo, của hiệp thông và của sứ vụ. Bí tích Thánh Thể, bí tích của sự hiệp nhất với Đức Kitô, đồng thời là bí tích của sự hiệp nhất Giáo Hội và hiệp nhất cộng đoàn đối với người thánh hiến»[28]. Là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống thiêng liêng đối với cá nhân cũng như đối với mỗi cộng đoàn, «Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó chính là Đức Kitô, lễ vượt qua của chúng ta, Người là bánh hằng sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính thịt của Người, thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống»[29].
Nghi thức khấn dòng được cử hành trong chính hy tế Thánh Thể diễn tả mối dây liên kết đặc biệt giữa hiến lễ cuộc đời người thánh hiến với hy lễ mình và máu thánh Chúa Giêsu trên bàn thờ. Như vậy, khi dâng thánh lễ mỗi ngày, các tu sĩ cùng với Chúa Giêsu tiếp tục hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, người môn đệ Chúa Kitô hiến dâng trọn đời sống mình trong mọi lúc giữa những hoàn cảnh khác nhau của đường đời. Ngay cả khi vì những lý do khác nhau mà chúng ta không thể đến tham dự Thánh Lễ, thì Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn hiện diện và thông truyền sức sống viên mãn của Ngài cho chúng ta, miễn là chúng ta một lòng một ý gắn bó với Ngài. Vì thế, «dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hãy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giêsu đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập lòng con»[30].
3. Sống linh đạo hiệp thông
Hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em chính là bản chất của Hội Thánh, là con đường của thời đại hôm nay, và cũng là ơn gọi cao cả nhất đời sống thánh hiến. Tuy nhiên, vì tội lỗi đã làm tổn thương đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nên hiệp thông vẫn còn là điểm rất hạn chế nơi các tín hữu nói chung và cộng đoàn thánh hiến nói riêng. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong các cộng đoàn thánh hiến tại Việt Nam. Vì thế, là những phần tử ưu tú của Hội Thánh, các tu sĩ được mời gọi nỗ lực xây dựng sự hiệp thông, «trước tiên trong chính cộng đoàn của họ, kế đến trong cộng đồng Giáo Hội, và vượt cả biên giới này nữa, bằng cách kiên trì theo đuổi cuộc đối thoại bác ái, nhất là tại những nơi hiện đang bị xâu xé bởi sự hận thù chủng tộc hay nạn bạo lực điên rồ»[31].
3.1. Hiệp thông trong cộng đoàn thánh hiến
Ngày nay, đối diện với một thế giới đầy những ngờ vực và chia rẽ, đời sống thánh hiến trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng hiệp thông huynh đệ. Cùng với mọi thành phần trong Hội Thánh, «những người thánh hiến được yêu cầu trở thành những chuyên viên thực sự về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông như những chứng nhân và những người kiến tạo kế hoạch hiệp thông, đỉnh cao của lịch sử nhân loại theo ý muốn của Thiên Chúa»[32]. Các cộng đoàn thánh hiến được quy tụ lại nhân danh Chúa, nên các tu sĩ thành anh chị em của nhau trong một gia đình thực sự. Vì thế, khi gia nhập vào một cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ bước vào một mối hiệp thông yêu thương, cùng nhau đi trên một con đường thiêng liêng, chung sống theo một lý tưởng thánh hiến để bước đi theo Chúa Giêsu. «Một truyền thống được chia sẻ, những hoạt động chung, những cơ cấu được thực hiện tốt đẹp, những tài sản chung, hiến pháp chung, và một tinh thần chung, đó là những yếu tố có thể giúp xây dựng và củng cố sự hiệp nhất»[33]. Như vậy, trong cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ cùng nhau tạo nên một môi trường hiệp thông huynh đệ để nâng đỡ nhau tấn tới trên bước đường thiêng liêng.
Đời sống hiệp thông thánh hiến khởi đi từ chính đời sống thân mật với Thiên Chúa, vì nền tảng thực sự của đời sống hiệp thông hệ tại mối hiệp thông nơi Ba Ngôi Thiên Chúa và với chính Đức Kitô. Chỉ trong tình yêu hiệp nhất của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể thông hiệp được với nhau. Vì thế, «thiết lập một sự hiệp thông đặc biệt giữa các tu sĩ với Thiên Chúa và, trong Thiên Chúa, giữa các phần tử trong cùng một hội dòng là yếu tố căn bản của sự hiệp nhất trong một hội dòng»[34]. Thiên Chúa là Đấng Thánh, nên điều kiện để sống hiệp thông với Ngài là một tâm hồn thánh thiện, thanh sạch, không vương mắc tội lỗi. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải san bằng những mối bất đồng chia rẽ, xoá bỏ oán ghét hận thù để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Một khi đã được tha thứ mọi tội lỗi, chúng ta lấy lại được địa vị là con cái Chúa, luôn gắn kết với Ngài trong yêu thương, và luôn được Ngài bảo bọc che chở trong mọi cảnh huống của cuộc đời: «Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi»[35].
Theo lệnh truyền của Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính bản thân mình, và như chính Chúa đã yêu thương chúng ta (x. Mt 22,39; Ga 13,34). Sống đời thánh hiến là sự diễn tả cách cụ thể mối hiệp thông với Thiên Chúa bằng đời sống gắn bó huynh đệ với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù, trong đức bác ái chân thành. Chính tình bác ái vô vị lợi chính là điều làm cho những cộng đoàn thánh hiến có những điểm khác biệt với những tổ chức hay đoàn hội khác (x. Ga 13,35). Nhờ lời khấn theo các lời khuyên Phúc Âm, nhiệt tình đức ái giải thoát các tu sĩ khỏi mọi ngăn trở, để sống gắn bó và chia sẻ với mọi người trong mọi biến cố của hành trình theo Chúa. Khi sống hiệp thông nâng đỡ nhau giữa những khó khăn thử thách, những yếu đuối bất toàn của bản thân và tha nhân không còn là chướng ngại cản trở sự nên thánh, nhưng lại là con đường giúp chúng ta tiến đến sự hoàn thiện. Vì thế, cần biết đón nhận tha nhân trong nỗ lực kiến tạo một «khoảng không gian thần linh trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Phục Sinh»[36]. Đời sống của các tu sĩ qua bao thế kỷ đã minh chứng cho Đức Ái hoàn hảo nhờ hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, chia sẻ của cải, cùng sống trong một kế hoạch và hoạt động tông đồ. Chính đời thánh hiến giúp cho các tu sĩ hiệp thông với nhau và với tất cả mọi người cách sâu xa trong Trái Tim Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến làm trưởng tử giữa một đoàn em đông đúc, hầu thiết lập sự hiệp thông huynh đệ nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần[37]. Như cành nho được tháp nhập vào thân nho để nhận sức sống từ thân cây, cũng ta cũng phải sống hiệp thông với Chúa Kitô, và từ đó phát sinh tình hiệp thông huynh đệ với nhau để cho thế giới được tràn đầy sự sống và sống một cách dồi dào (x. Ga 10,10; 15,5).
3.2. Hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh
Khi Đức Kitô xuống thế làm người thì nhịp cầu giữa trời và đất được nối liền, sự hiệp thông gắn bó giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau được thực hiện cách sung mãn trong Giáo Hội. Đời sống hiệp thông trong Hội Thánh diễn tả sự liên kết mật thiết giữa những chi thể trong một thân thể mầu nhiệm mà Chúa Kitô là đầu, cùng chung một trái tim, một tâm hồn, cả nhiệm thể đồng thanh ca tụng tình thương của Thiên Chúa là Cha nhân lành (Rm 15,5; Cv 2,4-11). Chính Chúa Kitô liên kết tất cả những ai yêu mến và tin tưởng vào Ngài như cành nho gắn kết với cây nho. Chính Ngài đã đổ đầy lòng họ Thần Khí thánh hoá (Rm 5,5), biến họ thành con cái của một Cha chung trên trời (Rm 8,14).
Đời sống thánh hiến là một ơn huệ nhưng không Thiên Chúa dành cho một số người được tuyển chọn trong cộng đoàn Hội Thánh. Như vậy, mọi tu sĩ và các cộng đoàn tu trì đều thực sự là thành phần của Giáo Hội, và thi hành sứ mệnh cao cả của chính Giáo Hội là tôn vinh Thiên Chúa, phục vụ sự sống và ơn cứu độ con người. «Tu hội nào ra đời cũng là để phục vụ Giáo Hội, để dùng những đặc tính riêng biệt của mình, và tuỳ theo tinh thần cũng như sứ mệnh đặc thù của mình mà làm cho Giáo Hội được phong phú»[38]. Chính Giáo Hội xác nhận ơn gọi của các cộng đoàn thánh hiến và làm trung gian cho việc tận hiến của các tu sĩ. Ơn gọi tu trì là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, nên sự thánh hiến đó thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội[39]. Khi tuyên khấn công khai tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, các tu sĩ sống gắn bó cách mật thiết và phong phú vào đời sống của Giáo Hội. Vì thế, sứ mạng của các tu sĩ vừa mở rộng cho Giáo Hội phổ quát, vừa được thể hiện trong bối cảnh của Giáo Hội địa phương[40]. Một đàng, các tu sĩ xây dựng sự hiệp thông ngay từ bên trong Giáo Hội bằng cách làm cho đặc tính hiệp thông thấm sâu vào mọi cơ cấu và mọi hoạt động. Đàng khác, các tu sĩ trở thành nhân tố nối kết các đặc sủng và ơn gọi khác nhau trong Hội Thánh. Thực vậy, «sự hiệp nhất Giáo Hội không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự pha trộn hữu cơ những khác biệt chính đáng. Đó là thực tại của nhiều thành phần nối kết trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (x. 1Cr 12,12)»[41].
Sự hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh còn được thể hiện trong mối tương quan đúng đắn giữa các thành phần cũng như giữa các bậc sống khác nhau: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Cách đặc biệt, cần phải xây dựng trong mối tương quan gắn bó giữa các tu sĩ với hàng giáo phẩm. Ý thức rằng «đời sống tu trì và các cơ cấu trong Giáo Hội không phải là hai thực tại riêng biệt, như thể một thực tại thuộc về ân sủng, thực tại kia thuộc về cơ cấu; trái lại làm thành một thực tại duy nhất, tuy phức tạp. Do đó, làm cho hai yếu tố độc lập với nhau là một sai lầm nặng; và làm cho hai yếu tố đối chọi nhau còn là một sai lầm nặng hơn»[42]. Vì thế, rất cần có những liên lạc thường xuyên giữa các bề trên tu hội hay Hội đồng các bề trên thượng cấp với các cơ quan của Toà thánh, với các Giáo phận và Hội đồng Giám mục, nhằm cổ võ cho đời tu tham gia cách hữu hiệu vào sứ mệnh của Giáo Hội. Trong tin tưởng, các tu sĩ cần phải nhìn nhận thừa tác vụ của các giám mục, đấng kế vị các thánh tông đồ, là trung tâm của sự hiệp nhất trong sự hiệp thông hữu cơ của Giáo Hội. Vì thế, «các tu sĩ dù là thành viên của một tu hội thuộc quyền Giáo hoàng cũng phải cảm thấy mình thực sự là thành phần của “gia đình giáo phận” và đảm nhận nhiệm vụ thích nghi cần thiết»[43]. Thực vậy, «khát vọng xây dựng một linh đạo hiệp thông sẽ là hão huyền nếu không có một mối tương quan tích cực và thân thiết với các giám mục, trước tiên với Đức Giáo hoàng, trung tâm hiệp nhất của Giáo hội và với huấn quyền của ngài»[44]. Cũng vậy, các giám mục với tư cách «là bậc thầy chính thức và người chỉ đạo về sự trọn lành cho mọi thành phần trong giáo phận, nên các ngài cũng là những vị giữ gìn cho các tu sĩ trung thành với ơn gọi tu trì và theo đúng tinh thần của mỗi tu hội»[45].
Kết luận
Xuất phát lại từ Đức Kitô để canh tân thăng tiến đời sống thiêng liêng, như một nỗ lực khơi lại ơn gọi tận hiến tu trì của người thánh hiến theo mẫu gương của chính Đức Kitô. Các tu sĩ hôm nay được mời gọi «hãy sống trọn vẹn cuộc hiến dâng cho Thiên Chúa, để cho thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại»[46]. Ý thức về đời sống thánh hiến là nguồn phong phú đặc biệt của Hội Thánh, các tu sĩ nhận thức về căn tính và phẩm giá của ơn gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Lc 10,42). Khi trung thành với ơn gọi thánh hiến của mình, các tu sĩ trở nên tấm gương trong lời thưa “xin vâng” đối với thánh ý của Thiên Chúa đã dành cho cuộc đời mình. Do đó, «Giáo Hội đặt kỳ vọng nơi sự dâng hiến liên tục của đoàn con cái nam nữ được tuyển chọn, niềm khao khát nên thánh và lòng nhiệt thành phục vụ nhằm cổ võ và nâng đỡ nỗ lực sống thánh thiện nơi mọi kitô hữu, và nhằm gia tăng việc tiếp đón người thân cận, nhất là những người túng thiếu. Làm như thế, tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người»[47].
GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Làm sao giữ được sự quân bình giữa đời sống cầu nguyện và các hoạt động tông đồ?
2. Cần phải làm gì để đối diện và vượt qua thời kỳ “đêm tối đức tin” trong đời sống thiêng liêng?
3. Tại Việt Nam, các tu sĩ có thể làm gì để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn Hội Thánh?
--------------------------------------------------------------------------------
[1] BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009). X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium (21/11/1964), 40.
[2] BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (17/11/2009).
[3] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata (25/03/1996), 93.
[4] GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 29. Xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là tâm tình và mục tiêu mà Giáo Hội tại Việt Nam cần phải lấy làm trọng tâm khi cử hành Đại Năm Thánh 2000. X. BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009).
[5] GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng ngày 2/2/2001, xem trong L’Osservatore Romano, 4/2/2001.
[6] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ (19/5/2002), 22: «Các lời khuyên Phúc Âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người».
[7] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 23.
[8] GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên Phiên họp khoáng đại của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). «Đức Giêsu làm cho ta hiểu rằng tình liên đới của Người đối với nhân loại triệt để đến độ nó thấm nhập, chia sẻ và đảm nhận mọi khía cạnh tiêu cực dù cho đến chết, hậu quả của tội lỗi» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 27; Tông thư Novo millennio ineunte, 25).
[9] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 22.
[10] X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis (28/10/1965), 2. Công Đồng đã đề ra năm tiêu chuẩn cho việc canh tân và thích nghi đời tu: Bước theo Chúa Kitô như Tin Mừng đã dạy; đoàn sủng có tính cách lịch sử của hội dòng; đời sống của toàn thể Giáo Hội; lưu tâm đến thế giới mình đang sống; mỗi người phải canh tân về mặt thiêng liêng.
[11] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 40. Người thánh hiến vui mừng sống trong tình con thảo đối với Chúa Cha và tình huynh đệ thắm thiết với mọi người; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 38.
[12] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
[13] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 384.
[14] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 27.
[15] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 26. «Kinh nguyện là khám phá ra tình thân mật với Thiên Chúa, là yêu sách đòi phải tôn thờ Thiên Chúa, là nhu cầu cần được chuyển cầu» (PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio, 43). GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 9
[16] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khẳng định: «Thế giới không đổi mới, vì người ta quan niệm sự thánh thiện ngoài bổn phận» (Đường hy vọng, 23).
[17] PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio (29/06/1971), 42. «Đời thánh hiến cần được nuôi dưỡng tại nguồn cội đời sống tâm linh vững chắc và sâu xa» (Tông huấn Vita consecrata, 93).
[18] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng nhắn nhủ các tu sĩ: «sự trung thành với lời cầu nguyện hằng ngày phải là một nhu cầu căn bản, và phải chiếm chỗ ưu tiên trong hiến pháp cũng như trong đời sống các con» (Evangelica testificatio, số 45).
[19] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 18. Sự bất quân bình thể hiện ngay trong đời sống đạo: «Giáo dân nghĩ: thánh là sốt sắng kinh nguyện, giảng giải, xa lánh thế gian: họ hóa ra giáo sĩ, tu sĩ thời xưa. Tu sĩ nghĩ: thánh là dấn thân giúp việc xã hội, hoạt động chính trị, tranh đua với giáo dân mà nhập thế. Loạn xà ngầu!» (Đường hy vọng, 22).
[20] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 25.
[21] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93: «Đời sống tâm linh được hiểu như là sống với Đức Kitô và do Thánh Linh hướng dẫn, là một cuộc hành trình mỗi ngày một trung tín hơn, trong đó người tận hiến được Thánh Thần soi dẫn và biến đổi trở thành Đức Kitô, trọn nìềm hiệp thông trong tình yêu và phục vụ trong Giáo Hội».
[22] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 94; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 39.
[23] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Việc đọc Kinh Thánh, nguyện gẫm, kính cẩn cử hành Các giờ kinh phụng vụ theo quy định của luật dòng, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, tĩnh tâm hằng năm, đó là tất cả những yếu tố thuộc về đời sống cầu nguyện của các tu sĩ (Bộ Giáo Luật, 663; 664; 1174).
[24] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 24: «Lời Thiên Chúa là của ăn cho đời sống, cho việc cầu nguyện và cho cuộc hành trình hằng ngày, nguyên lý hiệp nhất cộng đoàn nên một lòng một ý, cảm hứng cho việc canh tân của thường huấn và những sáng kiến tông đồ».
[25] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Nhờ cầu nguyện và sống nội tâm sâu xa, người môn đệ Chúa Kitô còn được hướng dẫn bởi bàn tay từ mẫu Maria, chuyên cần thao luyện các việc đạo đức, biết khiêm tốn và tin tưởng tìm đến việc linh hướng.
[26] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 40.
[27] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 883.
[28] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 26. Lời Mẹ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ tầm quan trọng của việc cử hành Thánh Thể còn ghi lại nơi nhà nguyện bên phần mộ của Mẹ: “Hỡi linh mục của Thiên Chúa, xin cha dâng thánh lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng và như thánh lễ duy nhất trong đời”.
[29] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Optatam totius, 5. «Trong Bí tích Thánh Thể, mỗi người tận hiến được mời gọi sống mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô, hợp nhất với Người trong cuộc hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần» (Vita consecrata, 95).
[30] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 364. «Đừng nghĩ rằng đời dâng hiến của con không còn ý nghĩa, vì không sống cộng đoàn, không làm việc bác ái, giáo dục, từ thiện được nữa. Trên thánh giá, Chúa đã làm gì? Trong nhà tạm Chúa đang làm gì? - Hiện diện, cầu nguyện, hy sinh. Sao lại không ý nghĩa? Chính lúc ấy Chúa cứu chuộc nhân loại» (số 385).
[31] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 51.
[32] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 46; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 19. Bằng chính đời sống và hoạt động, các tu sĩ hiến mình xây dựng «Giáo Hội thành ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông» (Tông thư Novo millennio ineunte, 43).
[33] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18.
[34] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18. Khuôn mặt của Thiên Chúa toả sáng nơi khuôn mặt của Giáo Hội. Vì thế, yêu mến Đức Kitô là yêu mến Giáo Hội (x. Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
[35] BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Thông điệp Spe salvi (30/11/2007), 32; x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2657.
[36] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 42.
[37] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 32; (x. Hiến chế Lumen gentium, 46).
[38] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 14.
[39] X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 44. Trong Hội Thánh mọi người được mời gọi và có bổn phận nên thánh. Không sống thánh thiện, không thể canh tân Hội Thánh (x. Đường hy vọng, 267).
[40] X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45.
[41] GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 46.
[42] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 34; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45
[43] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 18. «Những người thánh hiến và những định chế của họ được mời gọi làm chứng cho sự hiệp nhất không bao giờ bất đồng với huấn quyền của Giáo Hội, bằng cách trở nên những phát ngôn viên xác tín và vui tươi trước mặt mọi người» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
[44] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 32. «Một khía cạnh nổi bật của sự hiệp thông với Giáo Hội là gắn bó bằng cả trí tuệ và con tim với huấn quyền của Đức Giáo hoàng và của các giám mục; tất cả những người thánh hiến […] phải nghiêm chỉnh thi hành và minh chứng rõ ràng điều này trước mặt Dân Thiên Chúa» (Tông huấn Vita consecrata, 46).
[45] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 28.
[46] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
[47] GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên trong Phiên họp khoáng đại của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). X. BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 47 (13/11/2009).
Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010 chính là thời điểm thuận lợi khích lệ chúng ta hãy trở về gặp gỡ Đức Kitô, làm một cuộc khởi hành mới xuất phát lại từ Ngài, để «tiếp tục theo đuổi “đời sống kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo”, tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này»[1]. Đây cũng là lời mời gọi khẩn thiết của Giáo Hội gửi đến các tu sĩ nam nữ, «là những người muốn dùng đời sống mình làm chứng cho tính triệt để của Phúc Âm qua đặc sủng của các Đấng lập dòng đối với mỗi dòng tu, chớ gì họ tiếp tục lớn lên trong Thiên Chúa qua việc đào sâu đời sống thiêng liêng trong sự trung thành với ơn gọi của mình và bằng sự dấn thân tông đồ có hiệu quả, theo gương Chúa Kitô»[2]. Thực vậy, nỗ lực sống đạo đức thánh thiện là sự đóng góp hữu hiệu nhất của các tu sĩ nam nữ cho thế giới hôm nay. Vì thế, «đời sống thiêng liêng phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình của mọi gia đình đời sống thánh hiến, ngõ hầu mọi tu hội và mọi cộng đoàn trở thành những trường học về linh đạo phúc âm chân chính»[3]. Trong tinh thần ấy, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô trở thành kim chỉ nam hướng dẫn cho các tu sĩ nam nữ canh tân đời sống thiêng liêng, trung thành với lời cam kết sống đời thánh hiến, để xây dựng một đời sống thánh thiện, một cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và dấn thân ra đi làm chứng cho Chúa Kitô giữa anh chị em đồng bào.
1. Gặp gỡ Đức Kitô
«Hãy trở về Galilêa, anh em sẽ được gặp Thầy ở đó» (Mt 28,10). Như các Tông đồ xưa kia đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Kitô phục sinh, người môn đệ Chúa Kitô hôm nay cũng cần phải trở về điểm hẹn với Thầy Chí Thánh để gặp gỡ và tái khám phá dung mạo của Ngài, và để bước đi theo Ngài trên những nẻo đường đến với muôn dân nước trong một cuộc khởi hành mới mà điểm xuất phát là chính Ngài. Hơn lúc nào hết, thời gian này chính là cơ hội giúp chúng ta lên đường trở về bên Đức Kitô để «hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi thành thánh Giêrusalem thiên quốc»[4].
1.1. Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô
Trọng tâm của đời sống thánh hiến không gì khác hơn là giúp cho các tu sĩ theo sát Chúa Kitô, sống kết hợp với Ngài trong từng phút giây của cuộc đời. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi trở về với Đức Kitô để chiêm ngưỡng cách cụ thể khuôn mặt của Ngài. Nhờ đó mỗi người được trở nên thánh thiện và có thể phản chiếu dung nhan của Chúa Kitô trong căn tính và ơn gọi của mình.
Chúng ta cần trở về và ở lại với Đức Kitô, để gặp gỡ và chiêm ngưỡng dung nhan của chính Đấng đã gọi và chọn chúng ta dấn thân bước vào đời sống thánh hiến. Ánh sáng Chúa Kitô sẽ chiếu toả trên cuộc đời và sứ vụ của tất cả những ai thuộc về Ngài, giúp họ thăng tiến trong hành trình của đời sống thiêng liêng: «Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành» (Ga 17,24). Ân sủng của Chúa Kitô sẽ biến đổi chúng ta nên thánh thiện giống như Ngài, giúp mỗi người biết nỗ lực thanh tẩy tâm can để sống gắn bó với Ngài. «Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của anh chị em không thể là gì khác ngoài chiêm ngưỡng. Mọi thực tại của đời sống thánh hiến được sinh ra và phục hồi mỗi ngày bằng việc chiêm ngưỡng không ngừng khuôn mặt Đức Kitô»[5]. Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi hãy bắt chước Ngài, sống bác ái như Ngài và hiến dâng đời mình làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa (x Ep 5,1-2). Khi soi đời sống mình theo mẫu gương của Chúa Giêsu, chúng ta «cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình» (Ep 5,15), biết cắt tỉa những gì không phù hợp với dung mạo của Đức Kitô, cởi bỏ những gì không hợp với ơn gọi và lý tưởng của đời tận hiến hay không đúng với linh đạo của đấng sáng lập và truyền thống của hội dòng. Nhờ đó, trong mọi hoàn cảnh, người tu sĩ cố gắng phát triển một sống mới hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa (x. Cl 3,3).
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, những người thánh hiến gặp được khuôn mẫu của một đời sống thánh thiện, khiêm nhường, dịu hiền, đầy tình thương yêu tha thứ. Khi cố gắng rập theo gương mẫu đời sống của Chúa Kitô trong các giai đoạn của cuộc đời Ngài trên dương thế, người thánh hiến tự nguyện khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm để dấn thân sống như Chúa Giêsu khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục: «Lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim cho đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu. Lời khấn nghèo khó giải thoát ta khỏi nô lệ các sự vật và các nhu cầu giả tạo đang lôi cuốn xã hội tiêu dùng và dẫn ta đến việc tái khám phá Đức Kitô, kho tàng duy nhất đáng để ta tìm kiếm. Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác. Đức can đảm cần cho việc bước theo Đức Kitô cách quảng đại và vui tươi»[6].
Chiêm ngưỡng khuôn mặt Đức Kitô, người thánh hiến nhận ra sự hiện diện của Ngài mọi nơi mọi lúc, với nhiều hình thức khác nhau: «Đức Kitô thực sự hiện diện trong Lời của Người và trong các bí tích, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể. Đức Kitô sống trong Giáo Hội, Người làm cho mình hiện diện trong cộng đoàn những người tụ họp vì danh Người. Người đứng trước mặt chúng ta trong mọi người, đồng hoá cách đặc biệt với những người bé nhỏ, người nghèo, người đau khổ và người đang thiếu thốn nhất. Người gặp gỡ chúng ta trong mọi biến cố vui buồn, trong thử thách hay trong niềm vui, trong đau khổ hay trong bệnh tật»[7]. Sự chiêm ngắm dẫn đến những thực hành cụ thể khi biết hiến mình phục vụ Thiên Chúa nơi anh chị em mình. Đối diện với biết bao đau khổ cá nhân, cộng đoàn và xã hội, các tu sĩ tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô thoa dịu những tâm hồn tan vỡ, băng bó những vết thương lòng (x. Lc 4,18-19). Vì thế, các tu sĩ thêm can đảm «dâng hiến cuộc đời để phụng sự Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ mọi sự và noi gương nếp sống của Chúa Giêsu Kitô sát hơn, họ đảm nhận vai trò cao cả là giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa»[8].
1.2. Xuất phát lại từ Đức Kitô
Trở về bên Chúa Kitô, trở về với căn tính của ơn gọi thánh hiến để thêm một lần nữa người môn đệ lên đường bước vào một cuộc hành trình mới, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, đi đến tận cùng trái đất. Mỗi ngày sống của người môn đệ Chúa Kitô là một cuộc xuất hành mới để vươn lên trưởng thành hơn trong mỗi giai đoạn của hành trình ơn gọi và trong suốt cả cuộc đời thánh hiến. Mỗi lần ra đi khỏi con người cũ của mình là cũng là mỗi lần chúng ta được mời gọi xuất phát lại từ Đức Kitô, bằng việc trở về với căn cội của sự chọn lựa riêng biệt trong linh đạo của Đấng sáng lập, đồng thời xác định hướng đi tương lai và vươn đến tầm vóc viên mãn của Thân thể Đức Kitô (x. Ep 4,13). Như vậy, những người thánh hiến được thăng tiến trong đời sống thiêng liêng nhờ biết can đảm xuất phát lại từ Chúa Kitô mỗi ngày, theo những chiều kích khác nhau.
Xuất phát lại từ Đức Kitô là gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Đức Kitô, trung tâm của đời sống thánh hiến và lại một lần nữa đi lại con đường hoán cải và canh tân, giống như kinh nghiệm đầu tiên của các tông đồ, trước và sau biến cố phục sinh. Chúa Kitô là khởi điểm, là mẫu mực và là sự viên mãn của đời thánh hiến. Chính Ngài là nguyên lý cho chúng ta trung thành bước đi theo thánh ý của Thiên Chúa: «những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang» (Rm 8,29-30). Như vậy, gắn bó mật thiết hơn với Đức Kitô chính là xác tín hơn về căn tính ơn gọi của mình, để sống cách sâu sắc hơn đoàn sủng mà linh đạo mỗi hội dòng đã đóng góp vào cho sự phong phú của đời sống Giáo Hội. Nhờ đó, mỗi tu sĩ sẽ trở nên hoàn thiện hơn và tích cực nâng đỡ nhau sống thánh thiện trong ơn gọi sống đời thánh hiến.
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, «một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người»[9]. Dõi bước theo Chúa Kitô để nên đồng hình đồng dạng với Ngài như Tin Mừng đã dạy là tiêu chuẩn tối thượng của đời sống tu trì[10]. Nhờ sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, cuộc sống của người thánh hiến trở thành lời loan báo về chỗ đứng ưu việt của ân sủng. Trong Chúa Kitô, họ sống mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và anh chị em đồng loại, được «trở nên một với Người, mang cùng những tâm tình, cùng một lối sống, và đó là một cuộc sống bị Đức Kitô chiếm hữu, được bàn tay Đức Kitô chạm đến, được tiếng nói của Người nhắn nhủ, được ân sủng của Người nâng đỡ»[11].
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Với nhiệt tâm và tình yêu hăng hái thuở ban đầu, người thánh hiến can đảm lên đường đồng hành cùng Chúa Kitô, Đấng hằng ban ơn thêm sức cho họ để họ có thể làm được mọi sự (x. Pl 4,13). Họ đã sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Mt 19,21; Mc 10,28; Lc 10,42), thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận chết đi cho tội lỗi để sống cho một mình Thiên Chúa (x. Rm 6,11). Họ tự nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời để tận tâm thi hành thánh ý của Thiên Chúa, và hiến thân phục vụ mọi chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô (x. Lc 10,39; 1Cr 7,32). Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước và Ngài mời gọi chúng ta đáp trả lại tình yêu nhưng không của Ngài. Sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa là xác tín rằng «Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em» (1Ga 3,16; Gl 2,20).
Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là nhìn nhận rằng tội lỗi vẫn hiện diện trong con tim và đời sống của mọi người, và khám phá trong khuôn mặt đau khổ của Đức Kitô của lễ dâng hiến giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Sống đời thánh hiến không đương nhiên giúp chúng ta thoát khỏi sự vây bọc của sự dữ và sự tội, lời khấn thánh hiến không lập tức làm cho chúng ta trở nên thánh thiện, nhưng chỉ là dấn thân vào một cuộc hành trình đầy cam go, đòi hỏi phải chiến đấu không ngơi nghỉ chống lại tội lỗi và những hậu quả tai hại của nó. Ý thức về thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, đời thánh hiến trở thành lời loan báo và kêu gọi «hoán cải và tin vào Tin mừng» (Mc 1,15). Vì thế, khi phát xuất lại từ Đức Kitô, người tu sĩ «bước vào con đường hoán cải trường kỳ, con đường trao hiến tdành riêng cho tình yêu Thiên Chúa và anh chị em, để luôn làm chứng cách tuyệt đẹp về ân sủng đang biến đổi cuộc đời kitô hữu»[12]. Đồng thời, người thánh hiến có đủ nghị lực đối diện với những gian nan thử thách và bất hạnh. Ngay cả khi bị khinh bỉ hoặc bị bỏ rơi, người tu sĩ vẫn tìm được niềm an ủi và hy vọng đạt tới sự viên mãn của một đời sống mới trong Chúa Kitô: «khi vì ơn gọi dâng hiến mà đời con vất vả hơn, khó khăn hơn, thiếu thốn hơn, con hãy vui mừng, vì chưa bao giờ con thấy ơn thiên triệu của con, sứ mạng của con, cao cả, tốt đẹp và trong sáng như vậy, chưa bao giờ hình ảnh Chúa nơi con sáng tỏ như vậy. Hãy tin tưởng vì khi nào con bị treo dựng trên thánh giá với Chúa, con sẽ kéo lôi mọi sự lên theo»[13]. Như vậy, «ơn gọi của những người thánh hiến tiếp tục ơn gọi của Đức Giêsu và giống như Người họ mang vào thân mình đau khổ và tội lỗi của trần gian, bằng cách thiêu đốt chúng trong tình yêu»[14].
2. Sống theo giáo huấn Tin Mừng
Giáo Hội và cả thế giới hôm nay đang chờ mong chứng từ đầy yêu thương mà người thánh hiến đang hoạ lại một cách cụ thể gương mặt của Chúa Giêsu để kéo nguồn ân sủng tình yêu dồi dào của Ngài xuống cho nhân loại. Vì thế, các tu sĩ được mời gọi quảng đại đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa để dấn thân sống theo giáo huấn của Tin Mừng. Đời sống thánh hiến thể hiện cách sống động cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu, vì thế người tu sĩ phải nên giống Ngài cách đặc biệt trong kinh nguyện và đời sống nội tâm. Nhờ đó, mỗi người dám can đảm chấp nhận cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Chúa Kitô, «mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện» (Ep 4,24; Rm 13,14).
2.1. Cầu nguyện và sống nội tâm
Các tu sĩ kiện toàn đức ái trong sự kết hợp thân tình với Thiên Chúa là điều tuyệt đối cần thiết: «Bổn phận đầu tiên và chính yếu của các tu sĩ là chuyên cần kết hợp với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện»[15]. Khi cầu nguyện, chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa để được cảm nếm sự nhận biết Ngài và nhận thức được giá trị của đời sống trong Chúa Kitô. Nhờ cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, người môn đệ Chúa Kitô tìm được nguồn sức mạnh và sự nâng đỡ của chính Thiên Chúa để tiến lên trên bước đường dẫn đến sự thánh thiện.
Tất cả những ai đã tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, dù thuộc tu hội dòng hay tu hội đời, dù sống chiêm niệm hay hoạt động, đều phải dành ưu tiên chu toàn các bổn phận đạo đức thiêng liêng, họ «có nghĩa vụ phải dồn hết sức lực hướng về sự trọn lành của đức ái»[16]. Thực vậy, «trung thành cầu nguyện hay phế bỏ cầu nguyện là bản trắc nghiệm cho thấy đời sống tu trì còn sống động hay đã suy thoái»[17]. Cầu nguyện cần thiết như hơi thở không thể thiếu trong mọi chiều kích của đời sống thánh hiến. Vì thế, «phải cần mẫn luyện tập tinh thần cầu nguyện và cả sự cầu nguyện, múc ở nơi nguồn mạch đích thực của nền tu đức Kitô giáo»[18]. Khi ấy, cả cuộc đời của người thánh hiến sẽ trở nên một lời cầu nguyện liên lỉ nhờ một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và hết lòng yêu thương phục vụ anh chị em đồng loại.
Giữa một thế giới ồn ào náo động hôm nay, một đòi hỏi quan trọng đối với các tu sĩ là phải thiết lập được sự quân bình nội tâm[19]. Người có đời sống nội tâm sâu sắc sẽ tạo lập được một sự thinh lặng sống động khi phải tìm Thiên Chúa ngay trong ồn ào náo nhiệt hay trong cô đơn thanh vắng. Một đời sống trong thinh lặng cầu nguyện sẽ giúp cho người thánh hiến tìm được sự hài hoà giữa đời sống cá nhân và các điều kiện sống tập thể, giữa những hình thức bên ngoài với các giá trị thiêng liêng, giữa sự chiêm niệm với các hoạt động tông đồ, giữa sự thinh lặng và công việc mỗi ngày. Người tu sĩ cần phải đắm mình trong sự cô tịch để lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần được ghi khắc tận đáy tâm hồn (x. 2Cr 3,3). Nhờ đó, các tu sĩ có khả năng đáp ứng những đòi hỏi khẩn cấp của thời đại này, và làm lan toả hương thơm của đức bác ái huynh đệ. Như vậy, «toàn thể Giáo Hội vui mừng và hưởng lợi từ nhiều hình thức cầu nguyện và nhiều cách thức trong đó một khuôn mặt duy nhất của Đức Kitô được chiêm ngưỡng»[20].
Cầu nguyện và sống nội tâm nhằm «hướng về sự thánh thiện, đó là bản tóm kết chương trình mọi cuộc đời thánh hiến»[21]. Thánh thiện là hoa quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hiện diện cách đặc biệt trong Lời của Ngài, như là «nguồn mạch thanh khiết và không bao giờ cạn cho đời sống tâm linh»[22]. Thánh thiện không thể có được nếu không lắng nghe Lời Chúa là bánh ban sự sống (x. Mt 4,4), là đèn soi rọi đường đi nước bước, hướng dẫn và định hình cuộc sống của mỗi chúng ta (x. Tv 118/119,105). Vì thế, «hằng ngày phải có quyển Kinh Thánh trong tay để học được những “kiến thức siêu việt về Chúa Giêsu Kitô” (x. Pl 3,8) nhờ đọc và suy gẫm. Lời Chúa được Giáo Hội giải thích và cử hành chính thức trong phụng vụ, trở nên nguồn mạch và động lực của đức ái. Hơn ai hết, các tu sĩ phải theo tinh thần của Giáo Hội để đem hết tâm hồn, miệng lưỡi chu toàn các lễ nghi phụng vụ, nhất là mầu nhiệm Thánh Thể, lại phải nuôi dưỡng đời sống tu đức bằng nguồn mạch phong phú ấy»[23]. Thực vậy, chính nơi Lời của Ngài mà Thiên Chúa đã «mặc khải chính mình và giáo dục tâm trí và con tim: chính nơi đó mà cái nhìn đức tin nên trưởng thành, bằng cách học biết nhìn thực tại và các biến cố qua con mắt của Thiên Chúa, đến mức có được “tư tưởng của Đức Kitô” (1Cr 2,16). Chính Chúa Thánh Thần soi sáng Lời Chúa với ánh sáng mới cho các vị sáng lập. Mọi đoàn sủng và mọi luật lệ xuất phát từ đó và tìm cách trở nên một sự diễn tả của Lời Chúa»[24].
Nhờ lời cầu nguyện và sống nội tâm trong nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, chúng ta có thể xây dựng cho mình có được một thứ bản năng siêu nhiên[25] để không rập theo thói đời, nhưng đổi mới tâm thần để nhận ra thánh ý Thiên Chúa và đem ra thực hành (x. Lc 6,47; Rm 12,2). Chính bản năng siêu nhiên này làm nên phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến, giúp cho các tu sĩ có khả năng làm chứng cho Chúa Giêsu và có đủ sức lay chuyển được những trái tim chai đá của con người thời đại đang khát khao tìm về những giá trị tuyệt đối.
2.2. Đời sống mới trong Chúa Kitô
Đời sống thánh hiến là một nỗ lực sửa đổi canh tân đời sống theo khuôn mẫu Chúa Kitô, nghĩa là người môn đệ Chúa Kitô dám can đảm giết chết những gì thuộc hạ giới và thực sự mặc lấy con người mới theo hình ảnh Thiên Chúa (x. Cl 3,5-14). Chính trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Hội Thánh, người thánh hiến không những chỉ được nối kết bằng kinh nguyện và các việc đạo đức thường ngày, mà còn được thánh hoá bằng việc cử hành các mầu nhiệm thánh, lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và Hoà Giải.
Để sống một đời sống mới trong Chúa Kitô, trước hết chúng ta phải không ngừng thanh tẩy tâm lòng, canh tân đời sống trong sự giao hoà với Thiên Chúa và tha nhân. «Vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (Gc 3,2), nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện “xin Chúa tha nợ chúng con” (Mt 6,12)»[26]. Trên đường thánh hiến, các tu sĩ cần có những thời điểm «dừng chân nơi bóng mát để kiểm điểm lại: rút kinh nghiệm bước tiến, chuẩn bị thêm hành trang, sửa chữa những bước lệch lạc»[27]. Thành tâm xét mình, nhìn nhận và sám hối về những lỗi lầm thiếu sót để có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa qua bí tích Hoà Giải. Hiệu quả đương nhiên của việc giao hoà với Thiên Chúa là sự hoà giải với anh chị em mình: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau» (Cl 3,12-14). Sám hối, yêu thương và tha thứ chính là điều kiện cần có để xứng đáng lãnh nhận hy tế Thánh Thể (Mt 5,23-24).
Dành cho đời sống thiêng liêng một chỗ đứng ưu tiên đòi hỏi chúng ta phải sống chiều kích Thánh Thể, cách đặc biệt qua việc Dâng Lễ, Rước Lễ và viếng Thánh Thể mỗi ngày. Đời sống thánh hiến là một cách thế kết hiệp sâu xa với hy tế Thánh Thể, trung tâm của đời sống Giáo Hội, cũng là tâm điểm đời thánh hiến của mỗi người và mỗi cộng đoàn: «Trong bí tích Thánh Thể, mọi hình thức cầu nguyện quy tụ lại: Lời của Thiên Chúa được loan báo và đón nhận, mối tương quan với Thiên Chúa, với anh chị em, với mọi người nam nữ bị chất vấn. Đó là bí tích của tình con thảo, của hiệp thông và của sứ vụ. Bí tích Thánh Thể, bí tích của sự hiệp nhất với Đức Kitô, đồng thời là bí tích của sự hiệp nhất Giáo Hội và hiệp nhất cộng đoàn đối với người thánh hiến»[28]. Là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống thiêng liêng đối với cá nhân cũng như đối với mỗi cộng đoàn, «Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó chính là Đức Kitô, lễ vượt qua của chúng ta, Người là bánh hằng sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính thịt của Người, thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống»[29].
Nghi thức khấn dòng được cử hành trong chính hy tế Thánh Thể diễn tả mối dây liên kết đặc biệt giữa hiến lễ cuộc đời người thánh hiến với hy lễ mình và máu thánh Chúa Giêsu trên bàn thờ. Như vậy, khi dâng thánh lễ mỗi ngày, các tu sĩ cùng với Chúa Giêsu tiếp tục hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, người môn đệ Chúa Kitô hiến dâng trọn đời sống mình trong mọi lúc giữa những hoàn cảnh khác nhau của đường đời. Ngay cả khi vì những lý do khác nhau mà chúng ta không thể đến tham dự Thánh Lễ, thì Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn hiện diện và thông truyền sức sống viên mãn của Ngài cho chúng ta, miễn là chúng ta một lòng một ý gắn bó với Ngài. Vì thế, «dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hãy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giêsu đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập lòng con»[30].
3. Sống linh đạo hiệp thông
Hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em chính là bản chất của Hội Thánh, là con đường của thời đại hôm nay, và cũng là ơn gọi cao cả nhất đời sống thánh hiến. Tuy nhiên, vì tội lỗi đã làm tổn thương đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nên hiệp thông vẫn còn là điểm rất hạn chế nơi các tín hữu nói chung và cộng đoàn thánh hiến nói riêng. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong các cộng đoàn thánh hiến tại Việt Nam. Vì thế, là những phần tử ưu tú của Hội Thánh, các tu sĩ được mời gọi nỗ lực xây dựng sự hiệp thông, «trước tiên trong chính cộng đoàn của họ, kế đến trong cộng đồng Giáo Hội, và vượt cả biên giới này nữa, bằng cách kiên trì theo đuổi cuộc đối thoại bác ái, nhất là tại những nơi hiện đang bị xâu xé bởi sự hận thù chủng tộc hay nạn bạo lực điên rồ»[31].
3.1. Hiệp thông trong cộng đoàn thánh hiến
Ngày nay, đối diện với một thế giới đầy những ngờ vực và chia rẽ, đời sống thánh hiến trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng hiệp thông huynh đệ. Cùng với mọi thành phần trong Hội Thánh, «những người thánh hiến được yêu cầu trở thành những chuyên viên thực sự về hiệp thông và thực hành linh đạo hiệp thông như những chứng nhân và những người kiến tạo kế hoạch hiệp thông, đỉnh cao của lịch sử nhân loại theo ý muốn của Thiên Chúa»[32]. Các cộng đoàn thánh hiến được quy tụ lại nhân danh Chúa, nên các tu sĩ thành anh chị em của nhau trong một gia đình thực sự. Vì thế, khi gia nhập vào một cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ bước vào một mối hiệp thông yêu thương, cùng nhau đi trên một con đường thiêng liêng, chung sống theo một lý tưởng thánh hiến để bước đi theo Chúa Giêsu. «Một truyền thống được chia sẻ, những hoạt động chung, những cơ cấu được thực hiện tốt đẹp, những tài sản chung, hiến pháp chung, và một tinh thần chung, đó là những yếu tố có thể giúp xây dựng và củng cố sự hiệp nhất»[33]. Như vậy, trong cộng đoàn thánh hiến, các tu sĩ cùng nhau tạo nên một môi trường hiệp thông huynh đệ để nâng đỡ nhau tấn tới trên bước đường thiêng liêng.
Đời sống hiệp thông thánh hiến khởi đi từ chính đời sống thân mật với Thiên Chúa, vì nền tảng thực sự của đời sống hiệp thông hệ tại mối hiệp thông nơi Ba Ngôi Thiên Chúa và với chính Đức Kitô. Chỉ trong tình yêu hiệp nhất của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể thông hiệp được với nhau. Vì thế, «thiết lập một sự hiệp thông đặc biệt giữa các tu sĩ với Thiên Chúa và, trong Thiên Chúa, giữa các phần tử trong cùng một hội dòng là yếu tố căn bản của sự hiệp nhất trong một hội dòng»[34]. Thiên Chúa là Đấng Thánh, nên điều kiện để sống hiệp thông với Ngài là một tâm hồn thánh thiện, thanh sạch, không vương mắc tội lỗi. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải san bằng những mối bất đồng chia rẽ, xoá bỏ oán ghét hận thù để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Một khi đã được tha thứ mọi tội lỗi, chúng ta lấy lại được địa vị là con cái Chúa, luôn gắn kết với Ngài trong yêu thương, và luôn được Ngài bảo bọc che chở trong mọi cảnh huống của cuộc đời: «Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi»[35].
Theo lệnh truyền của Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính bản thân mình, và như chính Chúa đã yêu thương chúng ta (x. Mt 22,39; Ga 13,34). Sống đời thánh hiến là sự diễn tả cách cụ thể mối hiệp thông với Thiên Chúa bằng đời sống gắn bó huynh đệ với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù, trong đức bác ái chân thành. Chính tình bác ái vô vị lợi chính là điều làm cho những cộng đoàn thánh hiến có những điểm khác biệt với những tổ chức hay đoàn hội khác (x. Ga 13,35). Nhờ lời khấn theo các lời khuyên Phúc Âm, nhiệt tình đức ái giải thoát các tu sĩ khỏi mọi ngăn trở, để sống gắn bó và chia sẻ với mọi người trong mọi biến cố của hành trình theo Chúa. Khi sống hiệp thông nâng đỡ nhau giữa những khó khăn thử thách, những yếu đuối bất toàn của bản thân và tha nhân không còn là chướng ngại cản trở sự nên thánh, nhưng lại là con đường giúp chúng ta tiến đến sự hoàn thiện. Vì thế, cần biết đón nhận tha nhân trong nỗ lực kiến tạo một «khoảng không gian thần linh trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Phục Sinh»[36]. Đời sống của các tu sĩ qua bao thế kỷ đã minh chứng cho Đức Ái hoàn hảo nhờ hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, chia sẻ của cải, cùng sống trong một kế hoạch và hoạt động tông đồ. Chính đời thánh hiến giúp cho các tu sĩ hiệp thông với nhau và với tất cả mọi người cách sâu xa trong Trái Tim Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến làm trưởng tử giữa một đoàn em đông đúc, hầu thiết lập sự hiệp thông huynh đệ nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần[37]. Như cành nho được tháp nhập vào thân nho để nhận sức sống từ thân cây, cũng ta cũng phải sống hiệp thông với Chúa Kitô, và từ đó phát sinh tình hiệp thông huynh đệ với nhau để cho thế giới được tràn đầy sự sống và sống một cách dồi dào (x. Ga 10,10; 15,5).
3.2. Hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh
Khi Đức Kitô xuống thế làm người thì nhịp cầu giữa trời và đất được nối liền, sự hiệp thông gắn bó giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau được thực hiện cách sung mãn trong Giáo Hội. Đời sống hiệp thông trong Hội Thánh diễn tả sự liên kết mật thiết giữa những chi thể trong một thân thể mầu nhiệm mà Chúa Kitô là đầu, cùng chung một trái tim, một tâm hồn, cả nhiệm thể đồng thanh ca tụng tình thương của Thiên Chúa là Cha nhân lành (Rm 15,5; Cv 2,4-11). Chính Chúa Kitô liên kết tất cả những ai yêu mến và tin tưởng vào Ngài như cành nho gắn kết với cây nho. Chính Ngài đã đổ đầy lòng họ Thần Khí thánh hoá (Rm 5,5), biến họ thành con cái của một Cha chung trên trời (Rm 8,14).
Đời sống thánh hiến là một ơn huệ nhưng không Thiên Chúa dành cho một số người được tuyển chọn trong cộng đoàn Hội Thánh. Như vậy, mọi tu sĩ và các cộng đoàn tu trì đều thực sự là thành phần của Giáo Hội, và thi hành sứ mệnh cao cả của chính Giáo Hội là tôn vinh Thiên Chúa, phục vụ sự sống và ơn cứu độ con người. «Tu hội nào ra đời cũng là để phục vụ Giáo Hội, để dùng những đặc tính riêng biệt của mình, và tuỳ theo tinh thần cũng như sứ mệnh đặc thù của mình mà làm cho Giáo Hội được phong phú»[38]. Chính Giáo Hội xác nhận ơn gọi của các cộng đoàn thánh hiến và làm trung gian cho việc tận hiến của các tu sĩ. Ơn gọi tu trì là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, nên sự thánh hiến đó thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội[39]. Khi tuyên khấn công khai tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, các tu sĩ sống gắn bó cách mật thiết và phong phú vào đời sống của Giáo Hội. Vì thế, sứ mạng của các tu sĩ vừa mở rộng cho Giáo Hội phổ quát, vừa được thể hiện trong bối cảnh của Giáo Hội địa phương[40]. Một đàng, các tu sĩ xây dựng sự hiệp thông ngay từ bên trong Giáo Hội bằng cách làm cho đặc tính hiệp thông thấm sâu vào mọi cơ cấu và mọi hoạt động. Đàng khác, các tu sĩ trở thành nhân tố nối kết các đặc sủng và ơn gọi khác nhau trong Hội Thánh. Thực vậy, «sự hiệp nhất Giáo Hội không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự pha trộn hữu cơ những khác biệt chính đáng. Đó là thực tại của nhiều thành phần nối kết trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (x. 1Cr 12,12)»[41].
Sự hiệp thông trong cộng đoàn Hội Thánh còn được thể hiện trong mối tương quan đúng đắn giữa các thành phần cũng như giữa các bậc sống khác nhau: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Cách đặc biệt, cần phải xây dựng trong mối tương quan gắn bó giữa các tu sĩ với hàng giáo phẩm. Ý thức rằng «đời sống tu trì và các cơ cấu trong Giáo Hội không phải là hai thực tại riêng biệt, như thể một thực tại thuộc về ân sủng, thực tại kia thuộc về cơ cấu; trái lại làm thành một thực tại duy nhất, tuy phức tạp. Do đó, làm cho hai yếu tố độc lập với nhau là một sai lầm nặng; và làm cho hai yếu tố đối chọi nhau còn là một sai lầm nặng hơn»[42]. Vì thế, rất cần có những liên lạc thường xuyên giữa các bề trên tu hội hay Hội đồng các bề trên thượng cấp với các cơ quan của Toà thánh, với các Giáo phận và Hội đồng Giám mục, nhằm cổ võ cho đời tu tham gia cách hữu hiệu vào sứ mệnh của Giáo Hội. Trong tin tưởng, các tu sĩ cần phải nhìn nhận thừa tác vụ của các giám mục, đấng kế vị các thánh tông đồ, là trung tâm của sự hiệp nhất trong sự hiệp thông hữu cơ của Giáo Hội. Vì thế, «các tu sĩ dù là thành viên của một tu hội thuộc quyền Giáo hoàng cũng phải cảm thấy mình thực sự là thành phần của “gia đình giáo phận” và đảm nhận nhiệm vụ thích nghi cần thiết»[43]. Thực vậy, «khát vọng xây dựng một linh đạo hiệp thông sẽ là hão huyền nếu không có một mối tương quan tích cực và thân thiết với các giám mục, trước tiên với Đức Giáo hoàng, trung tâm hiệp nhất của Giáo hội và với huấn quyền của ngài»[44]. Cũng vậy, các giám mục với tư cách «là bậc thầy chính thức và người chỉ đạo về sự trọn lành cho mọi thành phần trong giáo phận, nên các ngài cũng là những vị giữ gìn cho các tu sĩ trung thành với ơn gọi tu trì và theo đúng tinh thần của mỗi tu hội»[45].
Kết luận
Xuất phát lại từ Đức Kitô để canh tân thăng tiến đời sống thiêng liêng, như một nỗ lực khơi lại ơn gọi tận hiến tu trì của người thánh hiến theo mẫu gương của chính Đức Kitô. Các tu sĩ hôm nay được mời gọi «hãy sống trọn vẹn cuộc hiến dâng cho Thiên Chúa, để cho thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại»[46]. Ý thức về đời sống thánh hiến là nguồn phong phú đặc biệt của Hội Thánh, các tu sĩ nhận thức về căn tính và phẩm giá của ơn gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô như một điều cần thiết duy nhất (x. Lc 10,42). Khi trung thành với ơn gọi thánh hiến của mình, các tu sĩ trở nên tấm gương trong lời thưa “xin vâng” đối với thánh ý của Thiên Chúa đã dành cho cuộc đời mình. Do đó, «Giáo Hội đặt kỳ vọng nơi sự dâng hiến liên tục của đoàn con cái nam nữ được tuyển chọn, niềm khao khát nên thánh và lòng nhiệt thành phục vụ nhằm cổ võ và nâng đỡ nỗ lực sống thánh thiện nơi mọi kitô hữu, và nhằm gia tăng việc tiếp đón người thân cận, nhất là những người túng thiếu. Làm như thế, tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người»[47].
GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Làm sao giữ được sự quân bình giữa đời sống cầu nguyện và các hoạt động tông đồ?
2. Cần phải làm gì để đối diện và vượt qua thời kỳ “đêm tối đức tin” trong đời sống thiêng liêng?
3. Tại Việt Nam, các tu sĩ có thể làm gì để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn Hội Thánh?
--------------------------------------------------------------------------------
[1] BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009). X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium (21/11/1964), 40.
[2] BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (17/11/2009).
[3] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata (25/03/1996), 93.
[4] GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 29. Xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là tâm tình và mục tiêu mà Giáo Hội tại Việt Nam cần phải lấy làm trọng tâm khi cử hành Đại Năm Thánh 2000. X. BỘ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN TỘC, Sứ điệp nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam 2010 (14/11/2009).
[5] GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng ngày 2/2/2001, xem trong L’Osservatore Romano, 4/2/2001.
[6] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ (19/5/2002), 22: «Các lời khuyên Phúc Âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người».
[7] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 23.
[8] GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên Phiên họp khoáng đại của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). «Đức Giêsu làm cho ta hiểu rằng tình liên đới của Người đối với nhân loại triệt để đến độ nó thấm nhập, chia sẻ và đảm nhận mọi khía cạnh tiêu cực dù cho đến chết, hậu quả của tội lỗi» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 27; Tông thư Novo millennio ineunte, 25).
[9] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 22.
[10] X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis (28/10/1965), 2. Công Đồng đã đề ra năm tiêu chuẩn cho việc canh tân và thích nghi đời tu: Bước theo Chúa Kitô như Tin Mừng đã dạy; đoàn sủng có tính cách lịch sử của hội dòng; đời sống của toàn thể Giáo Hội; lưu tâm đến thế giới mình đang sống; mỗi người phải canh tân về mặt thiêng liêng.
[11] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 40. Người thánh hiến vui mừng sống trong tình con thảo đối với Chúa Cha và tình huynh đệ thắm thiết với mọi người; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 38.
[12] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
[13] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 384.
[14] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 27.
[15] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 26. «Kinh nguyện là khám phá ra tình thân mật với Thiên Chúa, là yêu sách đòi phải tôn thờ Thiên Chúa, là nhu cầu cần được chuyển cầu» (PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio, 43). GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 9
[16] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khẳng định: «Thế giới không đổi mới, vì người ta quan niệm sự thánh thiện ngoài bổn phận» (Đường hy vọng, 23).
[17] PHAOLÔ VI, Tông thư Evangelica testificatio (29/06/1971), 42. «Đời thánh hiến cần được nuôi dưỡng tại nguồn cội đời sống tâm linh vững chắc và sâu xa» (Tông huấn Vita consecrata, 93).
[18] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng nhắn nhủ các tu sĩ: «sự trung thành với lời cầu nguyện hằng ngày phải là một nhu cầu căn bản, và phải chiếm chỗ ưu tiên trong hiến pháp cũng như trong đời sống các con» (Evangelica testificatio, số 45).
[19] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 18. Sự bất quân bình thể hiện ngay trong đời sống đạo: «Giáo dân nghĩ: thánh là sốt sắng kinh nguyện, giảng giải, xa lánh thế gian: họ hóa ra giáo sĩ, tu sĩ thời xưa. Tu sĩ nghĩ: thánh là dấn thân giúp việc xã hội, hoạt động chính trị, tranh đua với giáo dân mà nhập thế. Loạn xà ngầu!» (Đường hy vọng, 22).
[20] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 25.
[21] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93: «Đời sống tâm linh được hiểu như là sống với Đức Kitô và do Thánh Linh hướng dẫn, là một cuộc hành trình mỗi ngày một trung tín hơn, trong đó người tận hiến được Thánh Thần soi dẫn và biến đổi trở thành Đức Kitô, trọn nìềm hiệp thông trong tình yêu và phục vụ trong Giáo Hội».
[22] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 94; x. Tông thư Novo millennio ineunte, 39.
[23] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 6. Việc đọc Kinh Thánh, nguyện gẫm, kính cẩn cử hành Các giờ kinh phụng vụ theo quy định của luật dòng, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, tĩnh tâm hằng năm, đó là tất cả những yếu tố thuộc về đời sống cầu nguyện của các tu sĩ (Bộ Giáo Luật, 663; 664; 1174).
[24] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 24: «Lời Thiên Chúa là của ăn cho đời sống, cho việc cầu nguyện và cho cuộc hành trình hằng ngày, nguyên lý hiệp nhất cộng đoàn nên một lòng một ý, cảm hứng cho việc canh tân của thường huấn và những sáng kiến tông đồ».
[25] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 93. Nhờ cầu nguyện và sống nội tâm sâu xa, người môn đệ Chúa Kitô còn được hướng dẫn bởi bàn tay từ mẫu Maria, chuyên cần thao luyện các việc đạo đức, biết khiêm tốn và tin tưởng tìm đến việc linh hướng.
[26] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 40.
[27] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 883.
[28] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 26. Lời Mẹ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ tầm quan trọng của việc cử hành Thánh Thể còn ghi lại nơi nhà nguyện bên phần mộ của Mẹ: “Hỡi linh mục của Thiên Chúa, xin cha dâng thánh lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng và như thánh lễ duy nhất trong đời”.
[29] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Sắc lệnh Optatam totius, 5. «Trong Bí tích Thánh Thể, mỗi người tận hiến được mời gọi sống mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô, hợp nhất với Người trong cuộc hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần» (Vita consecrata, 95).
[30] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, 364. «Đừng nghĩ rằng đời dâng hiến của con không còn ý nghĩa, vì không sống cộng đoàn, không làm việc bác ái, giáo dục, từ thiện được nữa. Trên thánh giá, Chúa đã làm gì? Trong nhà tạm Chúa đang làm gì? - Hiện diện, cầu nguyện, hy sinh. Sao lại không ý nghĩa? Chính lúc ấy Chúa cứu chuộc nhân loại» (số 385).
[31] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 51.
[32] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 46; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 19. Bằng chính đời sống và hoạt động, các tu sĩ hiến mình xây dựng «Giáo Hội thành ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông» (Tông thư Novo millennio ineunte, 43).
[33] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18.
[34] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Những yếu tố cốt yếu trong Giáo huấn của Hội Thánh về đời tu (31/05/1983), 18. Khuôn mặt của Thiên Chúa toả sáng nơi khuôn mặt của Giáo Hội. Vì thế, yêu mến Đức Kitô là yêu mến Giáo Hội (x. Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
[35] BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Thông điệp Spe salvi (30/11/2007), 32; x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2657.
[36] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 42.
[37] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, 32; (x. Hiến chế Lumen gentium, 46).
[38] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 14.
[39] X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 44. Trong Hội Thánh mọi người được mời gọi và có bổn phận nên thánh. Không sống thánh thiện, không thể canh tân Hội Thánh (x. Đường hy vọng, 267).
[40] X. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45.
[41] GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Novo millennio ineunte, 46.
[42] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 34; x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen gentium, 45
[43] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 18. «Những người thánh hiến và những định chế của họ được mời gọi làm chứng cho sự hiệp nhất không bao giờ bất đồng với huấn quyền của Giáo Hội, bằng cách trở nên những phát ngôn viên xác tín và vui tươi trước mặt mọi người» (Huấn thị Starting afresh from Christ, 32).
[44] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Huấn thị Starting afresh from Christ, 32. «Một khía cạnh nổi bật của sự hiệp thông với Giáo Hội là gắn bó bằng cả trí tuệ và con tim với huấn quyền của Đức Giáo hoàng và của các giám mục; tất cả những người thánh hiến […] phải nghiêm chỉnh thi hành và minh chứng rõ ràng điều này trước mặt Dân Thiên Chúa» (Tông huấn Vita consecrata, 46).
[45] BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ, Các liên hệ hỗ tương giữa giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội (14/5/1978), 28.
[46] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Vita consecrata, 109.
[47] GIOAN PHAOLÔ II, Sứ điệp gửi các thành viên trong Phiên họp khoáng đại của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ (21/9/2001). X. BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 47 (13/11/2009).
Làm chứng cho tình yêu trong đời sống thánh hiến
Linh mục Đa Minh Trần Ngọc Đăng
19:40 17/03/2010
Đề tài 4: LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU TRONG ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
- Lăng kính mới và điểm nhấn mới
- Đời sống thánh hiến & làm chứng
- Chỉ dẫn Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô”
- Làm chứng trong bối cảnh Việt Nam hôm nay
Trong suốt dọc chiều dài lịch sử, đời sống thánh hiến luôn hiện diện trong lòng Giáo Hội như là một chứng từ sinh động và hùng hồn về đời sống cầu nguyện cũng như thực hành bác ái, về đời sống chiêm niệm cũng như hoạt động tông đồ[1]. Tuy nhiên, có lẽ chưa có lúc nào chiều kích đức ái và khía cạnh làm chứng lại được nhấn mạnh như đã được trình bày trong các văn kiện từ Công đồng Vaticanô II cho đến nay. Dường như càng ngày người ta càng “ngộ” ra rằng thiếu vắng Đức Ái thì đời sống thánh hiến cũng chỉ là cái xác không hồn và một khi khuất bóng chứng từ thì đời sống thánh hiến cũng nhạt nhẽo vô vị, thiếu hẳn sinh khí và mất dần đi sức sống vươn mình, thậm chí tệ hơn chỉ còn là một “thứ Pharisiêu” sính hình vụ luật[2].
Vì thế, các văn kiện Công đồng Vaticanô II và các văn kiện Hậu Công đồng xem ra luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đức Ái và chiều kích chứng tá của đời thánh hiến.
Trong bài viết này, chúng ta cùng rà soát lại khía cạnh quan trọng này của đời sống thánh hiến, khi “nhúng” điều đó trong “dung dịch” đức ái; đặt nó trong tương quan với các yếu tố cốt lõi của đời thánh hiến; soi rọi nhờ giáo huấn của Huấn thị và phần nào áp dụng vào bối cảnh Việt Nam hôm nay.
1. LĂNG KÍNH MỚI VÀ ĐIỂM NHẤN MỚI
1.1. Lăng kính tình yêu
Trước đây, khi nói đến đời sống tu trì, người ta thường dùng những từ ngữ nhấn mạnh đến lý tưởng hoàn hảo mà các tu sĩ cần vươn tới, như “bậc tận hiến/toàn hiến” (religiosus), “bậc trọn lành” (status perfectionis, institutum perfectionis)... Cách gọi đó nói lên quan niệm thường có của thời trước Vaticanô II về đời thánh hiến, một quan niệm rất hay chú trọng đến việc nên trọn lành với ý nghĩa là gìn giữ tỉ mỉ, nghiêm túc và chỉn chu các điều luật, nhất là ba lời khuyên Phúc Âm, đời sống chung và việc khổ chế, hy sinh. Người tu sĩ lý tưởng là người sống khắc khổ, thanh bạch, đạo hạnh, xa lánh thế gian, coi thường vật chất, dửng dưng với vinh hoa phú quý, vui thú danh vọng... Quan niệm này đôi khi bị đẩy tới mức nhị nguyên: coi khinh thể xác, miệt thị hôn nhân... Từ đó có thể dẫn đến những não trạng quá khích là “vụ luật” (legalismus), “vụ hình thức” (formalismus) và “khắc kỷ” (ascetismus)[3].
Từ Công đồng Vaticanô II, thần học đời tu đã đánh dấu một tiến trình tăng tiến và trưởng thành. Lối nhìn truyền thống về đời tu như một tình trạng trọn lành đã nhường chỗ cho một nền Giáo Hội Học mới, trong đó đời tu được lồng trong lăng kính của tình yêu, một tình yêu xây dựng trong mối hiệp thông và liên đới sâu xa của toàn dân Thiên Chúa[4]. Ơn gọi nên thánh của đời tu trì được đặt để trong tương quan với ơn gọi nên thánh chung của các tín hữu. Nếu như “sự thánh thiện được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới đức ái trọn hảo trong bậc sống mình trong khi xây dựng kẻ khác” (GH 39), thì sự thánh hiến “tu trì” là một sự thánh hiến “đặc biệt hơn”, được “tỏ lộ trong việc thực hành ba lời khuyên Phúc Âm” (GH 39). Đó là một sự đáp trả mãnh liệt hơn trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một sự đáp trả đòi hỏi một đức ái nồng nàn, quảng đại hơn.
Liên quan đến điều này, Công đồng Vaticanô II trong hiến chế Giáo Hội (Lumen Gentium) đã không ngần ngại khẳng định “ơn huệ thứ nhất và cần thiết nhất là đức ái”, bởi vì chính đức ái làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em vì Chúa. Chính đức ái là mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật. Chính đức ái chi phối mọi phương tiện nên thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được cùng đích (GH 42a). Hơn nữa, đức ái đối với Chúa và tha nhân còn là dấu chỉ cho biết người môn đệ chân chính của Chúa Kitô. Chính khi sống khiết tịnh, vâng phục, khó nghèo và chịu thiệt thòi, người thánh hiến làm chứng cách hùng hồn và sống động cho Tình Yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và toả lan tình Chúa đến cho nhân loại (x. GH 42 b,c,d). Nhờ việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm trong Giáo hội, những người thánh hiến muốn thoát ly khỏi mọi cản trở có thể trì hoãn đức ái hoàn hảo dành cho Thiên Chúa và tha nhân (GH 44).
Đức ái tuyệt hảo và đời sống thánh hiến quả là cặp từ tóm lược đề xuất của Giáo hội hiện thời về thực tại phong phú đa dạng nơi những người thánh hiến[5]. Sự trọn lành của đức ái (Perfectae caritatis) còn là tựa đề của sắc lệnh Công đồng về canh tân đời sống tu trì và điều này được pháp lý hoá nơi Bộ Giáo Luật 1983 (quyển II, Phần III, điều khoản 573-746).
Nếu như Vaticanô II là Công đồng đầu tiên đề cập đến bậc sống dựa trên các lời khuyên phúc âm đặt trong bối cảnh của mầu nhiệm Giáo Hội như là toàn thể, thì theo Bộ Giáo Luật lại cho thấy “lối sống bền vững” này giúp các tín hữu “theo đuổi đức ái hoàn hảo” để phục vụ nước Chúa và trở thành dấu chỉ rạng ngời, báo trước vinh quang thiên quốc (GL 573 §1). Chính đức ái có được do các lời khuyên Phúc Âm giúp các tu sĩ kết hợp với Giáo Hội cách đặc biệt (GL 573 §2).
Đức ái nói đây không phải là một khái niệm mà là chính đời sống của những con người đã cảm nghiệm thấy một ơn gọi đặc biệt trong Dân Thiên Chúa, một ơn gọi đòi hỏi đi đến một sự thánh hiến đặc biệt. Nhờ việc sống ba lời khuyên Phúc Âm qua một đặc sủng và lối sống riêng biệt của đặc sủng đó, họ gắn bó với Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến. Chính yếu tố sau cùng này chỉ huy, định hướng và quy kết tất cả các yếu tố khác[6].
Đời sống thánh hiến không phải là một thực tại tách rời và biệt lập, cũng không phải là viễn tượng trên mây trên gió. Thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội, đời sống thánh hiến diễn tả điều mà Giáo Hội biểu thị qua các giai đoạn khác nhau của dòng lịch sử nơi chính các đặc sủng làm nên Giáo Hội. Nơi Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội được diễn tả như là mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Những đặc tính này định vị hoạt động của tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội, cách riêng là đời sống thánh hiến. Đức ái là tình yêu. Người yêu mến là người biết định hướng cuộc đời hoà hợp với bối cảnh riêng biệt mà họ sống, để nắm lấy trách nhiệm và để trở nên chính họ[7].
Yêu mến là sống tình yêu hỗ tương, đặt nền trên việc trao hiến và hoà hợp với những người cùng chí hướng trong cùng một ơn gọi. Khát vọng vươn tới đức ái trọn hảo không phải là đặc quyền của những người thánh hiến, nhưng mang một diện mạo riêng biệt khi được vun trồng qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, hướng tới cùng đích là “Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến” (GH 44). Đức ái nồng nàn kết hiệp với Chúa Kitô qua việc dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa càng lớn lao bao nhiêu, thì người thánh hiến càng làm cho đời sống Giáo Hội phong phú hơn và càng làm cho việc tông đồ của Giáo Hội dồi dào mãnh liệt hơn bấy nhiêu (DT 1)[8].
Nơi đời sống thánh hiến, đức ái là lối sống bước theo Chúa Kitô “khiết trinh và khó nghèo”, Đấng đã “cứu chuộc và thánh hoá nhân loại bằng việc vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá” (DT 1), với đức khiết tịnh đem đến sự hiệp nhất với Giáo Hội (DT 12), với một đức khó nghèo thanh thoát và tự nguyện (DT 14), với lòng vâng phục luôn phục tùng thánh ý cứu độ của Chúa Cha (DT 14), với đời sống chung tràn đầy bác ái huynh đệ, thấm nhuần sự hiện của Chúa giữa cộng đoàn (DT 15).
Tính chính thống của đức ái thánh hiến được định giá trên nền tảng của việc tháp nhập vào đời sống Giáo Hội, nơi họ được thanh tẩy và tăng tiến trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sống và phát triển tính chính thống là một cách diễn tả sống động đặc sủng, vốn chỉ được đánh giá khi sống bén rễ trong khung cảnh năng động nguyên thuỷ. Cảm thông, buồn sầu, mừng vui, hoạt động cùng và trong Giáo Hội, qua các chiều kích đa dạng như đã được mô tả trong Hiến chế về Giáo Hội, chính là hoa trái đích thật của việc gắn kết với Chúa Kitô và sự ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần, và là con đường để hoán cải suốt đời. Ai yêu mến thì được sinh ra bởi Thiên Chúa, Đấng hằng yêu mến chúng ta không phải do công phúc chúng ta có được mà do điều chúng ta đang thủ đắc nhờ ân ban của Ngài[9].
Đi ra ngoài lằn ranh này, đức ái thánh hiến sẽ phát triển ù lì, trở nên còi cọc, cằn cỗi, kéo lê một cách thiếu sinh khí. Chỉ trong Chúa, người thánh hiến cử hành mầu nhiệm, lớn lên trong tình hiệp thông, vươn mình trong sứ vụ, phó thác cuộc sống tương lai, làm chứng niềm tin phục sinh với lòng thương xót và trong sự liên đới cả với những ai chưa sẵn sàng hoặc từ chối ơn cứu độ. Những người thánh hiến noi gương Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc tội nhân, chứ không kết án. Qua việc thi hành điều đó, họ làm chứng cho luận lý của tin mừng cứu độ. Đức ái đầy lòng thương xót không tìm moi móc quá khứ mà dẫn về tương lai là thực tại viên mãn của thời cánh chung, vén tỏ tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (x. Ep 1, 23).
Lịch sử của đức ái thánh hiến là một chương sáng giá trong lịch sử Giáo Hội, không phải vì được tiến triển trong một môi trường không có tội, mà là trong sự nhận biết ơn tha thứ, nhằm tuyên xưng và làm cho ơn tha thứ đó trở thành đáng tin qua việc lướt thắng sự cùng khốn phàm hèn nhờ năng lực của lòng thương xót và mở ra chân trời an vui hành phúc khi chỉ có “một trái tim và một linh hồn” (Cv 4, 32)[10].
Đức ái mở ra một hướng nhìn tích cực về đời sống thánh hiến. Thánh hiến là một sự đáp trả trước mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, một giao ước tình yêu, một cuộc dấn thân theo tiếng gọi và sự thúc đẩy của tình yêu Chúa Kitô. Đức ái của người thánh hiến vì thế cần kín múc từ nguồn mạch Ba Ngôi, cần nên một với thánh ý cứu độ của Chúa Cha, cần được hiệp nhất cách khắng khít với ân sủng Chúa Giêsu Kitô và ngoan nguỳ với tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là một đức ái được thanh tẩy mỗi ngày qua việc kiên trì cải hoá những hoàn cảnh không có tình yêu đang làm cho các mối liên hệ trở nên cứng cỏi, cằn cỗi, như xung đột, bất hoà, dửng dưng, cá nhân chủ nghĩa, thực dụng...
Đức ái không cho phép người thánh hiến dừng lại ở cái tầm thường, ở mức tối thiểu, chỉ giới hạn ở việc không xúc phạm đến Chúa, chỉ lo không lỗi luật, an phận thủ thường mà thôi, nhưng thúc đẩy họ tiến lên điều lý tưởng, điều cao quý, thực tại tuyệt đối. Đức ái thúc bách người thánh hiến biết luôn sẵn sàng thông hiệp và cộng tác với Đấng họ yêu mến, để cho ơn cứu độ chan hoà khắp mọi tâm hồn, cho tới khi tất cả được thành toàn trong Ngài. Trong viễn cảnh đó, tội lỗi cũng chỉ là biểu lộ của tình trạng thiếu khả năng yêu mến, cản trở yêu mến hoặc ù lì trong yêu mến[11]. Theo thánh Tôma tiến sĩ, đức ái có những cấp độ khác nhau: xa tránh tội lỗi nghịch đức ái (cấp độ I), nỗ lực thực thi điều thiện và tiến lên trên đường nhân đức (cấp độ II), tha thiết gắn kết và vui hưởng nhan Chúa, vượt ra khỏi mình để ở kề bên Chúa Kitô (cấp độ III)[12]. Nói khác đi, đức ái trưởng thành giúp chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp của tối thiểu, tương đối mà luôn biết hướng tới chân trời bao la của tối đa, tuyệt đối.
Đức ái là hoa trái của sáng kiến đến từ Thiên Chúa đầy lòng xót thương và khoan dung, muốn hiệp nhất với dân của Ngài; là sự tham phần vào tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu đức ái đó giúp người thánh hiến vượt ra khỏi cơn cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, lạm dụng cộng đoàn hay sứ vụ như cơ hội để thực hiện kế hoạch đời mình. Trái lại với những toan tính “tiến thân” là những cam kết “dấn thân”, họ hoà mình vào mầu nhiệm và sứ vụ cộng đoàn, đi vào mầu nhiệm “tự huỷ” của Chúa Kitô, để cho kế hoạch cứu rỗi, một kế hoạch do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, được thực hiện[13].
“Đời thánh hiến dùng ngôn ngữ của việc làm để nói rằng lòng mến Thiên Chúa là nền tảng và là thuốc kích thích một tình yêu nhưng không và ân cần” (TH 75). Họ cần ý thức ơn gọi của mình là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, đặc biệt là với những người nghèo hèn túng quẫn nhất, những nạn nhân của những “hình thức nghèo đói mới” như thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, nghiện ngập, già cả cô đơn, “nghèo” văn hoá, “nghèo” nhân phẩm, “nghèo” tri thức... (XPL 35-36). Huấn thị đã tô đậm gam nền đức ái khi xem việc xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là cuộc xuất hành của tình yêu:
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Bước đầu là tình yêu của Thiên Chúa. Bước tiếp mới là sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa. Nếu “chúng ta yêu mến” đó là “Người đã yêu chúng ta trước” (1 Ga 4,10.19). Điều đó có nghĩa là nhìn nhận Người yêu ta với cái ý thức sâu đậm đã làm cho thánh Phao-lô thốt lên: “Đức Kitô đã yêu tôi và đã hiến mạng sống cho tôi” (Gl 2,20).
Chỉ khi ý thức mình được yêu thương vô cùng mới có thể giúp chúng ta vượt thắng mọi khó khăn riêng tư hay do cơ cấu. Người thánh hiến không thể có tính sáng tạo, có khả năng canh tân tu hội và mở ra những con đường mục vụ mới nếu họ không cảm thấy được yêu mến với tình yêu ấy. Chính tình yêu ấy làm cho họ trở nên mạnh mẽ, có thể dám làm mọi sự”[14].
1.2. Điểm nhấn mục vụ: chứng tá
Nếu như đức ái là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm “linh hồn” cho suy tư và hoạt động về đời thánh hiến, thì “chứng tá” lại là điểm nhấn mục vụ rõ rệt trong các văn kiện Giáo Hội gần đây nói chung và về đời thánh hiến nói riêng. Lý do là vì: (1) có làm chứng mới công bố Tin Mừng cách thực sự; (2) con người thời nay tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống hơn là lý thuyết; (3) trong nhiều trường hợp đó là cách duy nhất để truyền giáo[15]. Điều này càng quan trọng hơn đối với người thánh hiến, vì trước tiên, sứ mạng của họ “cốt ở việc làm cho Đức Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân” (TH 25, 76).
Đề tài về việc làm chứng trong đời sống tu trì có một lịch sử ngữ nghĩa học rất lý thú. Truyền thống ẩn tu, đan tu hay viện tu có liên hệ mật thiết với ý niệm về “tử đạo” một từ ngữ có gốc gác Hy Lạp là “chứng nhân” (μαρτυς, martys). Và chính ở điểm này, chúng ta khám phá ra ý nghĩa Kinh Thánh sâu xa của khái niệm “nhân chứng” là “hiến dâng mạng sống vì đức tin”. Vào lúc các cuộc bách hại giảm thiểu, lại là lúc đời tu trở về với ý nghĩa cổ truyền và gốc gác của hạn từ là “chứng nhân”[16].
Các tuyên ngôn của Công đồng Vaticanô II cũng như các văn kiện hậu công đồng đã cống hiến một loạt những khẳng định về đề tài làm chứng trong đời sống tu trì. Đời tu là chứng tá về đời sống vĩnh cửu (GH 44c). Các tu sĩ là chứng tá về lòng yêu mến của Giáo Hội đối với Chúa Kitô và chứng tá này cần thiết đối việc loan báo Tin Mừng ngày hôm nay (DT 55; DT 1, 3, 52-53). Đời tu cũng làm chứng về sự tận hiến cho Thiên Chúa (LH 10, 14), về sự ưu việt của Thiên Chúa (CT 1; CN 2), về sự thánh thiện của Giáo Hội (GH 39), về mối hiệp thông huynh đệ mới trong Đức Kitô (TT 23-25), về công lý (TT 3), về đức bác ái huynh đệ (HA 15), nhất là tình yêu vô vị lợi (HA 13d)...
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến (Vita Consecrata) đã nêu bật vai trò của việc làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến được diễn tả như một cuộc dấn thân phục vụ vì đức ái (chương III: Servitium caritatis, TH 72-103), được kín múc và thúc đẩy từ nguồn mạch tình yêu Ba Ngôi (phần I: Confessio trinitatis, TH 14-40) và tôi luyện trong tình hiệp thông bác ái huynh đệ (phần II: Signum Fraternitatis, TH 41-71). Cuộc dấn thân này một đàng “tỏ bày tình yêu Thiên Chúa trong thế giới” (x. TH 72-83), qua một “tình yêu cho đến cùng”, một “tình yêu trao hiến” (agapê), một cuộc đời “hoàn toàn sống cho Chúa và anh chị em mình” (TH 75-76). Đàng khác, đó cũng là cuộc dấn thân có tính thừa sai để làm cho “Ngài được yêu mến” qua những nỗ lực loan báo, truyền giảng, hội nhập, đối thoại, ưu tiên cho người nghèo, tái rao truyền Phúc Âm, cổ võ công lý, chăm só bệnh nhân (TH 76-77). Hơn nữa, đời thánh hiến cũng là “chứng tá mang tính ngôn sứ trước những thách đố lớn” của thời đại, như độc tài, khủng bố, văn hoá hưởng thụ, thèm khát chiếm hữu, dửng dưng (TH 87-92)...
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô dành hẳn phần IV để bàn về việc làm chứng (XPL 33-46): làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến là một lời chứng hùng hồn về một tình yêu tuyệt đối, làm cho tình yêu đó hiện diện và toả sáng, đáp trả lại tình yêu đó một cách quảng đại và dấn thân (XPL 22):
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, “một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người”. Điều đó bao hàm một sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, Đấng đã trở nên trung tâm của đời sống họ và nguồn mạch liên tục của mọi sáng kiến […].
Toàn thể đời sống thánh hiến chỉ có thể hiểu được từ khởi điểm này: các lời khuyên phúc âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người; đời sống cộng đoàn được thúc đẩy nhờ Đấng đã quy tụ những người khác chung quanh mình và có mục tiêu là vui hưởng sự hiện diện thường hằng của Người; sứ mệnh là lệnh truyền của Người dẫn dắt ta tìm kiếm khuôn mặt của Người trong những khuôn mặt của những người mà ta được sai đến để chia sẻ với họ kinh nghiệm về Đức Kitô”.
2. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN & VIỆC LÀM CHỨNG
Tin Mừng Gioan đã diễn tả chứng tá của Chúa Giêsu xuất phát từ chính căn tín thâm sâu của Ngài. Quả thực, nếu không có căn tính thâm sâu đó, chứng tá sẽ là một hàng vi trống rỗng, chẳng khác một lời nói không có nội dung. Cũng thế, đời thánh hiến chỉ có thể trở nên một dấu chỉ, một chứng từ, khi đời sống đó hàm chứa một nội dung, cách đặc biệt là nội dung của việc sống và thấm nhuần mầu nhiệm Đức Giêsu. Đặc tính ngôn sứ luôn nhấn mạnh đến khía cạnh nền tảng mà theo kinh nghiệm Kitô giáo, đó chính là mầu nhiệm Đức Giêsu. Đời sống thánh hiến được mô tả như là sự chuyển động linh hoạt của Chúa Thánh Thần, Đấng làm xuất hiện những đoàn sủng cần thiết cho Giáo Hội Chúa Kitô.
Trên phương diện thực hành, người thánh hiến làm chứng cách thuyết phục qua cuộc sống chứng tá chứ không phải chỉ là những lời nói suông trên đầu môi chóp lưỡi[17]. Đó là chứng tá cuộc sống mà người thánh hiến trao tặng cho đời qua những hoạt động bác ái, tông đồ, truyền giáo. Một cách cụ thể hơn, đó chính là những chứng từ phát xuất từ việc sống những lời khuyên Phúc Âm, đời sống huynh đệ và những đặc sủng tiêu biểu của tu hội và những hoạt động kèm theo đó.
2.1. Chứng tá của ba lời khuyên Phúc Âm
Lời chứng đầu tiên đến từ chính việc sống ba lời khuyên Phúc Âm. Cách hiểu và sống ba lời khuyên Phúc Âm hôm nay đang biến chuyển từ việc nhấn mạnh đến tính bó buộc của lời khấn hay lời hứa để tiến tới việc chú trọng hơn vào phát triển sự trưởng thành nội tâm và nỗ lực tham dự vào sứ vụ biến đổi thế giới của Giáo Hội[18]. Thực vậy, các lời khuyên Phúc Âm (khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục) có liên hệ chặt chẽ với các giá trị nhân bản vốn tác động sâu xa đến đời sống con người: sở hữu, tình cảm và quyền lực[19]. Hơn nữa, ba lời khấn này cũng còn liên quan đến ba lãnh vực tiếp xúc của con người: kinh tế, đời sống xã hội và chính trị[20].
Sống ba lời khuyên, người thánh hiến tìm cách giải thoát khỏi tình trạng chiếm hữu ích kỷ, đam mê bừa bãi và ham hố quyền lực, để tiến tới một cuộc sống thanh bần không dính bén, thanh khiết không chiếm hữu và thanh thoát không tham lam quyền hành địa vị. Qua đó, họ làm chứng về địa vị tuyệt đối của Thiên Chúa, về một tình yêu dâng hiến vô vị lợi, về thực tại cánh chung tuyệt vời của Nước Trời mai sau[21].
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là việc sống các lời khấn làm cho những người thánh hiến cắt đứt mọi liên hệ với thế giới, mà là giúp họ trở nên sẵn sàng cho việc phục vụ chương trình của Thiên Chúa trong thế giới[22]. Để làm được điều đó, cần thực hành đức ái tông đồ hầu tăng số những người nhận biết và tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý[23]. Ngay từ thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, đức ái đã từng là một hình thức rất hữu hiệu của việc làm chứng (x. Cv 2,47) và lịch sử cũng cho ta thấy rằng lịch sử của truyền giáo thực ra chính là lịch sử của tình yêu đức ái, dù không phủ nhận việc đã có những khuyết điểm và lầm lạc[24]. Nếu như các tín hữu nói chung được kêu mời sống tình yêu bác ái vô điều kiện noi gương Chúa, thì những người thánh hiến nói riêng, với việc sống ba lời khuyên Phúc Âm, được gọi mời để trở nên dấu chỉ rõ nét của tình yêu đó[25].
Quả thực, việc sống ba lời khuyên làm nên một đời sống biến hình, có sức chiếu toả ánh sáng của tình yêu tuyệt đối (x. TH 20), bởi vì làm cho Chúa Kitô hiện diện hữu hình qua những chứng từ của đời sống (x. TH 77). Ba lời khuyên như thế không chỉ là con đường nên thánh mà còn là “liệu pháp” thiêng liêng cho nhân loại trước trào lưu tôn thờ “ngẫu tượng” (x. TH 72, 87). Với ba lời khuyên được đem ra sống triệt để và sáng tạo, đời thánh hiến trở thành dấu chỉ, chứng tá và lời tiên báo về một nền văn hoá mới, một nhân loại mới, hình thành theo thánh ý Thiên Chúa[26].
Lời khấn khiết tịnh
Lời khấn khiết tịnh mang một tầm vóc đặc biệt bởi một đàng, đó là lời khấn duy nhất mang nội dung bất di dịch cho mọi hình thức thánh hiến tu trì qua mọi thời đại, và đàng khác, đó cũng là lời khấn, với nghĩa vụ độc thân kèm theo, có tính chất “lời khuyên Phúc Âm” nhất theo nghĩa chặt của ngôn từ[27]. Có lẽ cũng chính vì thế mà thay vì sắp xếp theo trình tự cổ điển (thanh bần, khiết tịnh, vâng phục), các văn kiện Công đồng đã đặt lời khấn này lên trước, bởi đó là lời khuyên được Chúa Giêsu kêu mời rõ ràng nhất (x. Mt 19,12), được thánh Phaolô nhấn mạnh nhất (1 Cr 7, 32-35), được nhìn nhận và tuân giữ như một hình thức của cuộc sống tận hiến sớm nhất (x. Cv 21,9)[28].
Công đồng khẳng định lời khấn khiết tịnh là “ân huệ nổi bật” làm nguồn mạch và dấu chỉ sự thánh thiện của Giáo Hội, là “dấu chỉ và động lực của đức ái” (x. GH 42), là “dấu chỉ đặc biệt của kho tàng trên trời”, là dấu chỉ sáng chói của giao ước mới và hôn nhân mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (DT 12).
Như vậy, việc sống lời khấn khiết tịnh làm nên chứng tá về tình yêu thuần khiết vô biên, vô điều kiện, vô vị lợi mà Thiên Chúa dành cho con người, một tình yêu con người cần đáp trả và cần thể hiện đối với nhau. “Khiết tịnh tận hiến nhắc lại cuộc duyên tình (giữa Chúa Kitô và Giáo Hội) một cách trực tiếp hơn và làm cho mối tình ấy vươn đến một cao độ mà lẽ ra mọi tình yêu nhân loại phải gắng đạt tới... Khiết tịnh chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa được đề cao hơn hết...” (CT 13). Quả thực, lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim người thánh hiến, giúp họ “đạt đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu” (XPL 22).
Trong đêm tối của “văn hoá hưởng thụ” vốn đang tháo thứ những quy luật đạo đức khách quan về tính dục, thì việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo loé sáng lên như một “chứng tá về quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của mong manh phận người” (TH 88). Đây chính là một trong “những chứng tá cần thiết cho hôm nay hơn bao giờ hết” để minh chứng sức mạnh phi thường của tình yêu Thiên Chúa và đáp ứng nhu cầu thèm khát sự trong sáng ngày càng tăng trong mối quan hệ giữa người với người (x. TH 88)[29].
Lời khấn thanh bần
Lời khấn thanh bần được hiểu và sống cách đa dạng và phong phú trong lịch sử Giáo Hội. Có khi là bán hết tài sản, có khi chỉ là “tinh thần nghèo khó” thôi[30]. Ngày hôm nay, lời khấn thanh bần được đặt trong mối liên hệ sâu xa hơn với việc phục vụ và phát triển người nghèo, trong viễn tượng là xây dựng một Giáo Hội của người nghèo, cho người nghèo, vì người nghèo, và hơn nữa, một Giáo Hội nghèo[31].
Lời khấn khó nghèo là chứng tá về một tình yêu trao ban. Dù được diễn tả dưới hình thức nào thì cốt lõi của việc sống thanh bần cũng là một lối sống bước theo Chúa Kitô trong tâm tình bác ái, trao tặng tới mức “tự huỷ” vì anh em mình. Hiến chế Giáo Hội vì thế đã liên kết lời khấn khó nghèo và vâng phục trong số 42d và coi đây là lối sống bác ái theo gương Chúa Kitô (GH 42d). Quả thực, khó nghèo chỉ là phương tiện nên trọn lành bao lâu gắn liền với đức ái[32]. Dưới khía cạnh mầu nhiệm, đó là một tình yêu luôn khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa như là Đấng tuyệt đối, như là kho tàng đích thực của lòng mình. Dưới khía cạnh xã hội, đó là một tình yêu liên đới và chia sẻ dành cho anh em chị em mình, nhất là những người nghèo khổ[33].
Lời khấn khó nghèo cũng là dấu chứng về sự giàu có đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa, nơi kho tàng trên trời. Đó là thái độ sống phó thác vào Thiên Chúa và biết liên đới với người khác. Sắc lệnh canh tân Dòng tu đã khéo léo đề cập tới khía cạnh của “khó nghèo tập thể” với những chỉ dẫn rằng “hãy làm chứng tập thể về khó nghèo” qua việc sẵn lòng chia sẻ của cải với Giáo Hội, với các nhà khác của Hội Dòng cũng như những người túng thiếu (DT 13đ); đồng thời, khuyến cáo họ “hãy tránh mọi hình thức xa hoa trục lợi quá đáng (DT 13e)[34].
Mỗi người thánh hiến cần trở nên chứng nhân của “sự nghèo khó đích thực”[35]. Trong thế giới hôm nay, đức thanh bần trở thành một chứng tá hùng hồn trước sự hoành hành của “chủ nghĩa vật chất thèm khát chiếm hữu, dửng dưng với những nhu cầu và đau khổ của những người yếu đuối” và hững hờ trước sự huỷ hoại của môi trường sinh thái (x. TH 89). Vì thế, đây phải là một sự khó nghèo “mở”, “khó nghèo Phúc Âm để phục vụ người nghèo” (TH 90): phản đối thói thờ tiền tài, thói dửng dưng vô cảm trước khổ đau túng thiếu, thói tiêu dùng của cải cách ích kỷ và hoang phí, để thể hiện một tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, cổ võ việc sử dụng của cải cách có trách nhiệm và trong tinh thần liên đới, đấu tranh chống lại bất công, hầu xây dựng một thế giới nhân đạo hơn (x. TH 90)[36].
Lời khấn vâng phục
Đức Phaolô VI đã coi đức tuân phục như là tâm điểm của công cuộc thích nghi và canh tân đời tu[37]. Dĩ nhiên, đó là một quyền bính được thi hành không phải để thống trị mà là phục vụ trong đức ái như lời dạy của thánh Augustinô[38]. Thánh Tôma đã không ngần ngại coi lời khấn vâng phục là “lời khấn cao trọng nhất (maximum est) trong tất cả các lời khấn”, vì qua đó người tu sĩ dâng cho Thiên Chúa điều cao quý nhất là ý chí tự do và quyền định đoạt về đời sống[39]. Tuy nhiên, lời khấn vâng phục cao cả nhưng lại không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh hôm nay, vì lời khấn này đòi hỏi chúng ta phải hi sinh chính mình, hi sinh ý chí, hi sinh ý riêng, hy sinh chính bản ngã như là một hiến lễ dâng tiến Thiên Chúa, noi gương tuân phục khiêm hạ của Chúa Kitô, “Đấng đã tự huỷ mình, nhận lấy thân phận tôi tớ... và vâng lời cho đến chết” (Pl 2, 7-8; GH 42d)[40].
Công đồng Vatincanô II làm nổi bật giá trị cứu độ và tư tế của hành vi tuân phục nơi Chúa Giêsu (x. GH 3, 36, 37, 41; TG 24) và vai trò tích cực đầy trách nhiệm của Mẹ Maria (x. GH 56, 61, 63). Đức tuân phục tu trì chói lọi như một hiến lễ toàn thiêu dâng tiến Chúa, noi gương Chúa Kitô tuân phục và Mẹ Maria “xin vâng” (DT 14)[41].
Tuân phục là chứng tá về tinh thần phó trác trọn vẹn nơi Thiên Chúa: “Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác.” (XPL 22).
Đức tuân phục cũng là chứng tá về sự khiêm nhường thẳm sâu và sự hiệp thông trong cộng đoàn. Nếu như thánh Biển Đức đã trình bày về đức vâng phục trong tương quan với đức khiêm nhường và các nhân đức khác, thì thánh Basiliô và thánh Đa Minh lại đề cao tính hiệp thông và bác ái của lời khấn này[42].
Đức tuân phục cũng làm chứng về sự tự do đích thực của con cái Chúa, khi con người được giải thoát khỏi mọi ràng buộc khiến họ xa rời ý Chúa. Lời khấn tuân phục vì thế phải được hiểu như là “lắng nghe” và “thi hành” thánh ý của Thiên Chúa, cả dưới góc độ cá nhân cũng như tập thể[43]. Qua việc tìm kiếm và thi hành ý Chúa, người thánh hiến tìm được tự do đích thực và tìm thấy con đường tốt nhất để thực hiện và tăng tiến sự tự do đích thực đó. Vì chính qua vâng phục, họ tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời, là thi hành ý muốn cứu độ của Ngài trên đời mình, là tháp nhập ý mình vào ý Chúa, hiệp nhất với cộng đoàn để thực thi cùng một chứng tá và cùng một sứ vụ trong tinh thần con thảo với Chúa và hiệp thông huynh đệ với anh chị em mình (x. TH 91-92)[44].
2.2. Chứng tá của đời sống chung và sứ vụ tông đồ
Tuy ba lời khuyên được coi như cốt yếu cho đời sống thánh hiến, thực tế còn cho thấy những yếu tố quan trọng khác mà đôi khi được gọi là “lời khấn thứ tư”. Đó trước hết là đời sống chung huynh đệ trong cộng đoàn và sứ vụ tông đồ đặc trưng tuỳ theo đặc sủng mỗi tu hội.[45] Đời sống cầu nguyện, mối tương giao huynh đệ, những tiếp xúc và những công việc họ thực hiện luôn là những chúng từ sống động để diễn tả khuôn mặt Chúa Kitô cầu nguyện, rao giảng, bác ái, nhân từ, chữa bệnh, phục vụ...[46] Đó chính là chứng từ cuộc sống mà các tu sĩ được mời gọi đem đến cho thế giới[47].
“Chứng từ bằng đời sống trở nên điều kiện quan yếu hơn bao giờ hết để đạt đến hiệu quả thực sự trong việc rao giảng. Điều này thật chính xác là vì chính chúng ta, trong một nghĩa nào đó, chịu trách nhiệm về sự tiến triển của Tin Mừng mà chúng ta loan báo [...]. Chúng tôi kêu gọi các tu sĩ, những chứng nhân của một Giáo Hội được kêu gọi nên thánh, chính anh chị em được mời gọi sống một đời sống sinh hoa kết trái các mối phúc thật của Tin Mừng [...]. Nhiệt tình rao giảng Tin Mừng của chúng ta phải bắt nguồn từ một đời sống thánh thiện thực sự, và, như Công đồng Vaticanô II đã khuyến khích, việc rao giảng phải giúp cho nhà rao giảng lớn lên trong sự thánh thiện, một sự thánh thiện được nuôi dưỡng bởi đời sống cầu nguyện và trên hết là lòng yêu mến Thánh Thể [...]. Thế giới đòi hỏi và mong đợi nơi chúng ta tinh thần đơn sơ trong cuộc sống, tinh thần cầu nguyện, lòng bác ái dành cho mọi người, nhất là cho những người yếu thế và nghèo khổ, lòng vâng phục và khiêm nhu, tinh thần siêu thoát và xả kỉ. Không có những dấu chỉ thánh thiện đó, lời rao giảng của chúng ta khó lòng mà đụng chạm đến tâm hồn của con người thời nay”[48].
3. CHỈ DẪN CỦA HUẤN THỊ XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ
Như một văn bản có tính cách rà soát kiểm điểm lại việc đón nhận và thực thi tông huấn Đời sống thánh hiến (XPL 3), huấn thị đưa ra những chỉ dẫn có tính cách khá cụ thể. Phần IV bàn về việc “làm chứng cho tình yêu”, như tung ra một “hướng mở” cho đời thánh hiến, sau khi đã nhìn ngắm đời thánh hiến dưới góc cạnh thần học, tu đức (phần I & III) và góc cạnh của những thách đố đương đại (phần II). Quả vậy, huấn thị đã soi vào góc cạnh mục vụ tông đồ để mở ra viễn tượng truyền giáo khi “muốn đồng hành với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, nơi Đức Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, nơi Giáo Hội công bố Người như là Đấng Cứu tinh của thế giới, nơi sự sống Ba Ngôi toả lan sự hiệp thông trong một sứ mạng mới” (XPL 4). Thực ra, ý hướng đó đã được hé mở ngay từ những dòng đầu tiên của Huấn thị, khi nối kết dòng suy tư của mình với hai văn kiện chính yếu có ảnh hưởng xuyên suốt Huấn thị là tông huấn Vita Consecrata và Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh và làm chứng cho tình yêu của Người trong thế giới, những người thánh hiến hân hoan đón nhận lời mời gọi cấp thiết của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới” “Duc in altum!” (Lc 5,4)” (XPL 1).
Lời mời gọi ra khơi đó như đang thắp lên một ngọn lửa hy vọng tươi mới cho Giáo Hội trong buổi bình minh của ngàn năm mới, một Giáo Hội “khao khát sống Tin mừng nhiệt thành hơn, và mở rộng những chân trời đối thoại và truyền giáo” (XPL 1).
Lời mời gọi đó cấp bách hơn bao giờ hết bởi vì:
- Cần một trợ lực cho một nhân loại đang khát tình yêu vì sống trong thảm kịch của sự hận thù và chết chóc, của những ảnh hưởng tiêu cực đến từ tiến trình “toàn cầu hoá” và nỗi bất an và lo sợ, tội ác và bạo lực, bất công và chiến tranh: “Thế giới hôm nay đang chờ mong các người thánh hiến phản ánh cụ thể cách thức hành động của Đức Giêsu, tình yêu Người dành cho mỗi người không phân biệt và hạn chế”.
- “Chiều kích ngôn sứ” của người thánh hiến cần được hoán cải và kín múc một sinh lực mới để xứng đáng với vai trò cao cả là “giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa”.
- Đã đến lúc cần thổi bùng lên ngọn lửa chiếu toả chứng tá thánh thiện và bác ái nơi những người thánh hiến để “tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người”.
- Sự xuất hiện những hình thức và tổ chức thánh hiến mới do ân sủng của Thánh Thần cần mang lại một “đà tiến mới trong lối sống kitô hữu, biến nó thành sức mạnh gợi hứng và thúc đẩy cho cuộc hành trình đức tin”.
Có thể tóm kết những gợi ý của Huấn thị trong việc làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô qua những điểm chính: hiệp thông, rao giảng, phục vụ và đối thoại.
3.1. Chứng tá đến từ đời sống hiệp thông (XPL 33-34)
Đây là chứng tá đầu tiên huấn thị nhấn mạnh: chứng tá đời sống. Chứng tá trước hết không đến từ hiệu năng công việc mà đến từ chính đời sống, nhất là sự hiệp thông giữa các thành viên, tình bác ái sẻ chia, đồng cảm và đồng thân phận với người nghèo khổ: thăng tiến nhân vị, sống liên đới với những ai đau khổ, giúp đỡ chia sẻ chân thành.
Ở đây, đời sống hiệp thông được coi như là “sứ điệp đầu tiên của đời sống thánh hiến, bởi vì đó là dấu chỉ hữu hiệu và sức mạnh có tính thuyết phục dẫn đến niềm tin vào Đức Kitô”, đến nỗi có thể nói “hiệp thông chính là truyền giáo”, vì hiệp thông phát sinh hiệp thông, thúc đẩy tiến trình bước theo Chúa Kitô và lan toả tình yêu Ngài cho thế giới. Vì thế, cần xây dựng một “linh đạo hiệp thông” nơi các tu sĩ.
Sự hiệp thông đó phát sinh bác ái nhất là “cụ thể hoá tình yêu đối với người nghèo, như Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Thế kỷ và thiên niên kỷ mới đang bắt đầu cần thấy, và ước mong sao thấy rõ ràng hơn, mức độ cống hiến mà cộng đoàn kitô hữu thể hiện trong việc bác ái đối với người nghèo túng nhất. Nếu chúng ta thật sự xuất phát lại từ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, chúng ta phải biết nhận ra Người nhất là qua khuôn mặt của những người mà Người muốn đồng hoá: tôi đói và anh em đã cho tôi ăn, tôi khát, anh em đã cho tôi uống, tôi là khách lạ và anh em đã tiếp đón, tôi trần truồng và anh em đã cho tôi mặc, tôi ở tù và anh em đã đến thăm (Mt 25,35-36)”[49].
3.2. Chứng tá đến từ đời sống rao giảng
- Loan báo Tin Mừng (XPL 37):
Đây được coi như là “nhiệm vụ đầu tiên” mà người thánh hiến cần nhiệt tâm đảm nhận. Loan báo Tin Mừng ở đây hiểu là “loan báo Đức Kitô cho mọi người” nhất là “số đông những người chưa biết Chúa”. Huấn thị nhấn mạnh rằng sứ vụ này đang chỉ ở bước khởi đầu, nên cần phải tận tâm tận lực thi hành.
Sứ vụ này đòi hỏi sự cộng tác và tinh thần thích nghi hội nhập để “Kitô giáo trong ngàn năm thứ ba sẽ mang dáng dấp của một khuôn mặt bao gồm nhiều nền văn hoá và các dân tộc”.
- Truyền bá sự thật (XPL 39):
Huấn thị nêu ra hai lãnh vực quan trọng cần truyền bá sự thật: giáo dục và văn hoá.
Trong lãnh vực giáo dục, người thánh hiến được mời gọi làm chứng qua việc đem đến “sự hiện diện đủ tư cách” của mình theo tinh thần Mầu nhiệm Nhập thể, vươn tới “con người mới” trong Đức Kitô (Ep 4,24; x. Cl 3,10). Đây là điều trong tầm tay nhờ những ân huệ Thánh Thần, nhờ ánh sáng có được do việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và thực hành phân định, nhờ gia sản phong phú của truyền thống giáo dục được tích lũy trong tu hội... Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường giáo dục nhân bản và thấm nhuần Tin Mừng cũng là điều được khuyến khích và là một chứng từ sáng giá hôm nay.
Trong môi trường văn hoá, người thánh hiến được mời gọi nỗ lực hoạt động để phúc âm hoá văn hoá, nhất là trong những lãnh vực mới như khuyến học, truyền thông, đối thoại đa chiều... hầu xây dựng một nền văn minh tình thương, một nền văn hoá sự sống.
3.3. Chứng tá đến từ đời sống phục vụ
- Phục vụ người nghèo (XPL 35):
Lãnh vực phục vụ của người thánh hiến là toàn thể thế giới, nhưng ưu tiên nhất vẫn là phục vụ những người nghèo khổ, về vật chất cũng như tinh thần như “thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay việc phân biệt đối xử trong xã hội.”
- Phục vụ phẩm giá con người (XPL 35):
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của truyền giáo khi phải đối diện với một xã hội phi nhân hoá, nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người.
Trong bối cảnh đó, “với năng động của bác ái, tha thứ và hoà giải, những người thánh hiến đấu tranh cho công lý để xây dựng một thế giới mở ra những cơ hội mới và tốt hơn để cải thiện cuộc sống và phát triển cá nhân.” Huấn thị còn đưa ra chỉ dẫn cụ thể là “để việc tham gia đấu tranh đạt hiệu quả, cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ”.
Huấn thị cũng đề cao sứ vụ này khi khẳng định rằng “sẵn sàng trả giá cho việc bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin mừng.”
- Phục vụ sự sống (XPL 38):
Lời mời gọi này trước hết nhằm đến các tu sĩ thầy thuốc, nhất là nữ tu đang hoạt động trong lãnh vực y tế, một lãnh vực liên quan trực tiếp đến sự sống. Sứ vụ của họ là “biểu lộ lòng thương xót của Đức Kitô” qua việc gần gũi, cảm thông, tạo bầu khí nhân đạo và tin tưởng, để xoa dịu niềm đau nỗi khổ của các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Cách rộng hơn, những người phục vụ trong những môi trường liên quan đến sự sống, được mời gọi hãy khéo léo trình bày những lý lẽ của lập trường Kitô giáo, qua việc “giải thích và bảo vệ các giá trị bắt nguồn từ chính bản tính con người”. Chứng tá như thế đến từ việc chia sẻ sự hiểu biết về sự ưu việt của hồng ân sự sống và mời gọi mọi người cùng góp tay xây dựng nền văn hoá sự sống, đẩy lùi nền văn minh chết chóc đang hoành hành trong đời sống con người hiện thời.
- Phục vụ “trong sự sáng tạo của đức ái” (XPL,36):
Trong ý thức rằng phục vụ trong tinh thần bác ái là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, người thánh hiến cần lưu tâm đến sự “trung thành có sáng tạo”, một sự sáng tạo “từng làm phát sinh hàng ngàn khuôn mặt bác ái và thánh thiện dưới các hình thái đặc thù”, một sự sáng tạo cần phải được tiếp nối dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để làm nảy nở những hình thái mới của tình yêu hầu đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại.
Huấn thị gợi ý những nhu cầu mới của thời đại chúng ta: đồng hành và đồng thân phận với người nghèo, người cao niên, người nghiện ngập, những người đau khổ vì bệnh Aids, những người tha hương đang gánh chịu mọi thứ cực hình vì sống trong hoàn cảnh đặc biệt, cảnh buôn bán phụ nữ và bắt trẻ em làm nô lệ (bị lạm dụng, bị ngược đãi, bị bỏ rơi hay bị cưỡng bức tòng quân...).
Huấn thị đi xa hơn khi mời gọi giải quyết “căn nguyên” hầu nhổ tận gốc gây ra cái nghèo: những mô hình xã hội bất công, tham vọng cá nhân hoặc phe nhóm, sự dửng dưng vô tâm của nhiều người, những cơ cấu tội ác...
Huấn thị cũng không quên nhắc nhở các tu sĩ về tình liên đới, sự cộng tác với dân chúng, nhạy bén với thời cuộc và nhạy cảm với các vấn đề của dân chúng. Đồng thời, trong khi luôn gia tăng các sáng kiến, các tu sĩ cũng nên biết làm việc có phương pháp với những chương trình mục vụ và kế hoạch truyền giáo khoa học, để hành động một cách có trật tự và hiệu quả hơn là tùy tiện.
3.4. Chứng tá qua đối thoại[50]
Đối thoại và hợp tác là đường hướng của một Giáo Hội mở ra với thế giới do Công đồng Vaticanô II đề xướng. Đối thoại mở rộng chân trời bao la cho sự hiện diện và sứ vụ của Giáo Hội nói chung và của những người thánh hiến nói riêng. Theo Chúa Kitô, “đời sống thánh hiến không chỉ hài lòng sống trong Giáo Hội và cho Giáo Hội” mà vươn tới các Giáo Hội Kitô khác, các tôn giáo khác và cả những người không tôn giáo nữa (XPL 40).
- Đối thoại đại kết (XPL 41):
Mục tiêu của đối thoại là hướng tới “mọi người”, nhưng trước tiên nhằm đến những người cùng niềm tin Kitô. Người thánh hiến cộng tác cách đặc biệt vào công trình đối thoại này qua việc gia tăng cầu nguyện và hoán cải, nhất là đọc và suy niệm Lời Chúa (lectio divina), làm chứng thật sự cho Tin mừng, xây dựng tình bằng hữu, bác ái và cộng tác trong những sáng kiến chung để phục vụ và làm chứng, nỗ lực tìm hiểu lịch sử, giáo thuyết, phụng vụ và những hoạt động bác ái tông đồ của các Giáo Hội Kitô khác. ..
- Đối thoại liên tôn (XPL 42):
Đối thoại với anh chị em thuộc các tôn giáo khác đòi hỏi chứng tá sống động của Tin Mừng và sự tự do tinh thần khỏi mọi ràng buộc của thành kiến, nghi kị, chia rẽ. Huấn thị nhắc lại một vài phương tiện đặc biệt mà Tông huấn Vita Consecrata đã đề ra: hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tình bạn thiết tha và sự chân thành hỗ tương đối với các cộng đoàn tu trì của các tôn giáo khác, cùng hợp tác để quan tâm đến đời sống con người, cảm thông với những ai đau khổ về mặt thể lý cũng như tinh thần, cùng nhau dấn thân vì hoà bình, công lý và bảo toàn sinh thái, thăng tiến phẩm giá người phụ nữ...
- Đối thoại với những người không niềm tin tôn giáo (XPL 43):
Đối thoại bằng đời sống và sẵn sàng “trở nên những đối tác đặc biệt trong công cuộc tìm kiếm Thiên Chúa”: gặp gỡ trao đổi, tình thân ái, tinh thần bác ái phục vụ, nhất là “niềm nở đón tiếp và nâng đỡ tinh thần những người khao khát Thiên Chúa và ước muốn sống những đòi hỏi của đức tin, khi họ tìm đến”.
Đối thoại bằng việc lắng nghe và chia sẻ các kinh nghiệm thiêng liêng, can đảm nói về đức tin như là “cơ hội để hân hoan loan báo về ân huệ dành sẵn cho mọi người” mà vẫn “hết sức tôn trọng tự do mỗi người, ân huệ đó là mặc khải về Thiên Chúa, Đấng ‘yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một (Ga 3,16)’”.
Đối thoại trong tư thế biết khiêm tốn đón nhận để có thể thu lượm được những hạt giống của Lời Chúa nơi các truyền thống văn hoá và tâm linh khác.
3.5. Chứng tá trong những thách đố mới
- Thách đố đến từ chủ nghĩa tiêu thụ và duy lợi nhuận: khủng hoảng sinh thái, hố ngăn cách giàu nghèo, chiến tranh, khủng bố. Thách đố này mời gọi người thánh hiến tái khám phá và làm sáng lên nét đẹp của các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, khiết tịnh và phục vụ.
- Thách đố đến từ những hình thức chà đạp quyền con người, mời gọi người thánh hiến “có một sự dấn thân đặc biệt với một vài khía cạnh triệt để của Tin Mừng”, như cổ võ việc tôn trọng sự sống của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết, làm dậy men Tin Mừng các thực tại xã hội và chính trị, làm “muối và ánh sáng” trong những hoàn cảnh không thuận tiện...
4. LÀM CHỨNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
Với tiêu đề “Sống đạo hôm nay”, Lá Thư MụcVụ của HĐGM Việt Nam năm 2006 đã viết: “Sống trong đất nước đang có nhiều thay đổi và thách đố, chúng ta được mời gọi sống đức tin cách trưởng thành hơn để có thể dấn thân phục vụ tha nhân cách mới mẻ hơn và góp phần tích cực hơn trong công cuộc xây dựng con người mới”[51]. Như vậy, đường hướng của Giáo Hội Việt Nam là: (1) sống đức tin trưởng thành; (2) dấn thân phục vụ; (3) xây dựng con người mới. Đó là trách nhiệm sống đạo thật quan trọng, liên quan đến mọi thành phần Dân Chúa, một trách nhiệm làm nên phẩm giá của đời tín hữu, một phẩm giá được thể hiện rõ nét nhờ nỗ lực nên thánh và trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa[52].
Với người thánh hiến thì sao? Đâu là những chứng tá mà người thánh hiến có thể trao tặng hôm nay, tại Việt Nam? Chắc chắn cũng cần một đời sống nhân bản, đức tin và tu đức trưởng thành, một sự dấn thân tích cực hơn trong sứ vụ tông đồ truyền giáo, một nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc nên thánh và làm chứng cho tình yêu Chúa.
4.1. Làm chứng bằng đời sống trưởng thành
Sự trưởng thành này từng được hiểu như là trưởng thành nhân bản, trưởng thành đời tu và trưởng thành về đời sống thánh hiến[53]. Theo Paolo Provera thì bản tính của sự trưởng thành đó là “sống đời tu một cách sáng suốt đầy đủ và với một thiện chí hoàn toàn”[54].
Đó là một thực tại bao trùm tất cả (ba lời khấn, đức ái, đời sống chung, các mối liên hệ), nhưng được đạt đến một cách tiệm tiến qua những nguyên động lực là Thiên Chúa, kinh nghiệm, trí năng và ý chí[55]. Có người nhìn dưới góc cạnh khác thì đó không chỉ là trưởng thành nhân bản (thể lý, tâm lý, tình cảm) mà còn là trưởng thành tâm linh[56], sự trưởng thành Kitô giáo[57].
Công đồng đã dùng chữ “trưởng thành” lần đầu tiên theo nghĩa tâm lý, khi đòi các ứng sinh phải có “sự trưởng thành về tâm lý và tình cảm” để tuyên khấn sống khiết tịnh (x. DT 12c).
Sự trưởng thành tình cảm là quan trọng, nhưng trong đời sống thánh hiến, cần phải có một sự trưởng thành và phát triển toàn diện hơn: thể lý, tâm lý, tình cảm, trí thức và tình yêu nữa: tình yêu con cái, tình yêu huynh đệ, tình bạn, tình yêu đam mê xác thịt, tình yêu cha mẹ[58].
Sự trưởng thành trong đời tu là sự trưởng thành nhân vị toàn diện, được thể hiện qua các tiêu chuẩn: khả năng yêu thương và đón nhận yêu thương, khả năng can đảm đối diện và đối thoại, khả năng làm việc và cộng tác có trách nhiệm, khả năng tự lập, khả năng lấy Thiên Chúa làm trung tâm (quy Thượng Đế)[59].
Người thánh hiến hôm nay được mời gọi đạt tới sự trưởng thành cần thiết, để có sự quân bình chín chắn trong cách suy nghĩ, cách chọn lựa và quyết định, cách phán đoán và hành động, sao cho toát lên vẻ đẹp chứng tá tươi vui và thuyết phục của đời sống thánh hiến (x. XPL 30, 46).
4.2. Làm chứng cho sự thật
Tấm gương của lương tâm sau những bụi mờ của “bệnh gian dối”, “bệnh thành tích”, sau những năm tháng luồn lách để có thể sống cái thời “lương tâm không bằng lương tháng”, sau những ảnh hưởng của “CCCP”[60], đã đến lúc cần được tẩy rửa và giáo dục lại. Những chuẩn mực đạo đức, bậc thang giá trị, đạo làm người, đạo làm con Chúa xem ra mờ nhạt và chìm lắng dần trước cái chói chang ồn ào của thời kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó, người thánh hiến được mời gọi để đưa ra cái gì là “thật”, là “đích thực”, “tinh ròng”, “nguyên tuyền”, “chính cống”, qua những nhân đức tự nhiên như thành thật, công bằng, tôn trọng của chung và của cải người khác, kính trọng nhân phẩm, danh dự, giữ lời hứa, nhân từ, tin tưởng …[61]
Nói theo ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Thái Hợp là phải chống lại năm đứa con hư: “con người tiểu kỉ” [62] ngày xưa cùng với hai đứa con hư của thời bao cấp là “thói đạo đức giả” và “vô trách nhiệm”, hai đứa con hư của cơ chế thị trường hoang dã là “nóng ruột kiếm tiền” và “cắm đầu hưởng thụ”; đồng thời, phát triển nhũng đứa con ngoan rút tỉa và hấp thụ tinh hoa từ đạo đức truyền thống và tiếp thu, gạn lọc những giá trị của văn minh tiến bộ[63]. Hay nói cách khác theo tác giả Nguyễn Ngọc Sơn là “xây dựng con người mới, ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức […], có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời”[64].
4.3. Làm chứng qua đối thoại và hợp tác
Ngày nay ai cũng thấy đối thoại và hợp tác là cần thiết. Đối thoại không chỉ giúp đôi bên thoát ra khỏi tình trạng đối đầu, chiến tranh, hận thù… mà còn giúp nhau phát triển trong hoà bình, trật tự và nhân ái. Kế thừa đường hướng của Vaticanô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu và các tài liệu của Liên hiệp Hội đồng Giám mục Châu Á cũng khẳng định tầm quan trọng lớn lao của đối thoại và hợp tác[65]. Theo đó, cần xây dựng một linh đạo Á Châu cho việc sống và loan báo Tin Mừng, nhất là trong lãnh vực đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, các nền văn hoá (hội nhập văn hoá) và thăng tiến người nghèo[66]. Trong bối cảnh Việt Nam, thiết tưởng chúng ta cần xây dựng một “linh đạo đối thoại” với việc lưu ý đặc biệt những điểm sau:
- Phát huy những đức tính quý báu của người Việt: nhẹ nhàng kín đáo, khiêm hạ nhường nhịn (một điều nhịn, chín điều lành; kính trên nhường dưới), hiếu hoà (dĩ hoà vi quý), tương thân, tương ái (lá lành đùm lá rách), niềm nở, hiếu khách[67]… Nói theo linh mục Kim Định đó là triết lý Việt (siêu việt): Minh Triết và Thái Hoà[68].
- Tiếp thu tinh hoa của văn hoá cổ truyền cách gạn lọc và thích ứng: nhân cách, phẩm giá của con người quân tử (tứ hải chi nội giai huynh đệ giã, hoà nhi bất đồng, nhân lễ nghĩa trí tín…), tu thân xử thế (tam cương, ngũ thường; tam tòng tức đức[69]; trung, thời; chính danh, ngôn thuận, hành thiện), tâm học của Nho giáo (định, tĩnh, an, lự; trí tri, cách vật)[70]; Đạo đế (bát chánh đạo), tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo; Vô vi (nghĩa tích cực)[71], tu tâm dưỡng tính, tự nhiên, minh đức, huyền đức của Đạo giáo…
- Xây dựng một linh đạo về đối thoại theo tinh thần của Tin Mừng nơi khung cảnh Á Châu (Redemptoris Missio 87-91: Linh đạo truyền giáo; Ecclesia in Asia chương V: Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo): luôn tin tưởng và tuân theo sự soi sáng và hướng dẫn của Thánh Thần; thấm nhuần điều răn yêu thương của Chúa Kitô; yêu thương, tôn trọng và biết lắng nghe (MV 28, 78; TG 11; LB 53; Ecclesia in Asia, số 31), làm chứng và biết phục vụ (MV 12; TG 11-12), chân thành cởi mở và cảm thông chia sẻ, hợp tác và cộng tác (MV 91; TG 15, 85, 88; Nostra Aetate, số 2; Ecclesia in Asia, số 42), nhất là linh đạo về khổ hạnh, cầu nguyện và chiêm niệm vốn rất được ưa chuộng tại Á Châu và Việt Nam (X. Ecclesia in Asia, số 23)[72].
4.4. Làm chứng qua việc cỗ võ và huấn luyện tình yêu thương, hoà giải, bao dung
Chiến tranh hận thù đã để lại cho Việt Nam một vết thương rỉ máu. Hận thù chia rẽ giữa lương với giáo, cộng sản với quốc gia, bắc với nam, … vẫn như con ma đói ám ảnh đất nước sau hơn 30 vắng bóng chiến tranh[73]. Hay nói theo một tác giả khác thì đó không là vết thương mà “là khối u mà thời gian không hề là phép mầu. […] Làm sao hoà giải nếu không có sám hối và tha thứ?”[74].
Vì vậy, cần “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại [...]. Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”[75]. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi thực sự “chữa lành ký ức” và thấm nhuần điều răn Đức Ái, yêu thương khoan thứ của Tin Mừng. Sự sám hối và hoà giải cần có từ hai phía[76]. Trong khi vẫn tôn trọng sự thật lịch sử, phân biệt rõ giữa Tổ Quốc, Quê Hương, lợi ích chung của cả dân tộc trong tương quan với ảnh hưởng của ĐCSVN, người Công giáo cũng nhìn nhận và sám hối về phần mình. Như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ nỗi đau xót sâu xa về những lần người tín hữu đã sử dụng bạo lực để bảo vệ chân lý, một hành động hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng của Đức Kitô[77], chúng ta cũng cần bình tâm sám hối và canh tân để không bao giờ lấy ác báo ác, lấy hận thù chống lại hận thù, mà biết “lấy sự thiện thắng sự ác”, “lấy đức báo oán”, lấy yêu thương tha thứ để chữa lành đau thương hận thù, hầu trở thành khí cụ yêu thương và hoà bình đích thực của Chúa.
4.5. Làm chứng qua việc đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, với người nghèo và với các truyền thống văn hoá.
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu theo đường hướng của Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC)[78]. Đối thoại ba chiều thậm chí được coi là “cách thế hiện diện mới của Giáo Hội Á châu, thúc đẩy cảm thông, hoà bình và hợp tác”[79]. Dĩ nhiên, đây cũng là điều cần thiết cho các tu sĩ, nhất là trong việc tìm “trung thành trong sáng tạo”, tức là tìm kiếm một “cách thế hiện diện và phục vụ” mới trong khi vẫn trung thành với căn tính và sứ vụ của mình[80].
Trong bối cảnh Việt Nam, các giám mục cũng cho thấy mối bận tâm hàng đầu của Giáo Hội là đối thoại, nhất là đối thoại với dân chúng[81], với các thực tại tôn giáo, chính trị và xã hội[82]. Các Giám mục Việt Nam cũng đề cao sự cấp thiết và quan trọng của việc hội nhập văn hoá[83]. Trong Lá Thư Mục Vụ năm 2003, các Giám mục đưa ra các đề nghị cho tiến trình đó[84]: Đối thoại như là phục vụ trong yêu thương[85], bằng hành động cụ thể như cầu nguyện, thăm viếng, trao đổi, liên đới và chia sẻ với người nghèo, người bệnh, người bị bỏ rơi[86]. Đối thoại liên tôn: qua các thăm viếng, tiếp xúc hàng ngày, cộng tác giải quyết các vấn đề chung như công ích, công lý, hoà bình, giáo dục đạo đức, thăng tiến con người, chia sẻ kinh nghiệm tâm linh, cầu nguyện chung, chia sẻ kiến thức tôn giáo[87]. Xây dựng nền Thần học đối thoại: Dùng các ý niệm và cách diễn tả Á đông và Việt Nam để trình bày nội dung đức tin, “không chỉ bằng lòng với việc chuyển ngữ hoặc chuyển dịch” mà thôi[88]. Cần tìm những “hạt giống của Lời” và những mảnh chân lý trong các truyền thống tôn giáo và văn hoá địa phương[89].
************
Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 47 (25/4/ 2010) cũng mang chủ đề liên quan đến “chứng tá”: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi. Ơn gọi hoàn toàn đến từ sáng kiến của Thiên Chúa nhưng cũng “được trợ giúp bởi phẩm chất và bởi sự phong phú của chứng tá cá nhân và cộng đoàn của những người đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa trong thừa tác vụ linh mục và trong đời sống thánh hiến”. Chứng tá nơi người thánh hiến có thể khơi dậy những đáp trả quảng đại khác trước lời mời gọi của Chúa Kitô[90].
Theo đó, các linh mục và tu sĩ thánh hiến cần “mang lửa trong tim” (x. Gr 20, 9), sẵn sàng không chỉ phục vụ Chúa để phục vụ Chúa bằng lời nói, nhưng còn bằng tất cả các phương diện của cuộc sống của họ nữa, noi gương Chúa Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người không phân biệt, với sự quan tâm ưu tiên dành cho những người bé mọn nhất, những người tội lỗi, những người sống bên lề xã hội, những người nghèo khổ.
Đó chính là chứng từ mà Giáo Hội mong đợi nơi người thánh hiến: trở nên chứng nhân đích thực của tình yêu Thiên Chúa. Điều đáng tiếc là công cuộc truyền giáo nói chung và sự vụ làm chứng nói riêng dường như còn dậm chân tại chỗ[91]. Theo một thống kê mới đây thì 98% linh mục Á châu và 95% linh mục Việt Nam không quan tâm tới người không Kitô giáo![92] Những dòng nhật ký của linh mục Piô Ngô Phúc Hậu thật nhẹ nhàng mà thấm thía: “Xóm đạo của con chỉ cách xóm ngoại bằng một con đường đất nhỏ hẹp đến độ hai con trâu đi ngược chiều phải cọ sườn vào nhau. Vậy mà hai xóm có hai nền văn hoá khác nhau như hai dân tộc […]. Bởi vậy từ ngày có trí khôn cho tới bây giờ, con chưa thấy một người ngoại nào theo đạo của Chúa. Chẳng bao giờ con thấy cha xứ than phiền về điều đó. Đức Giám mục cũng chẳng bao giờ phiền trách ngài về điều đó.
Tin Mừng của Chúa đã vón cục lại trong giáo xứ. Giáo xứ là cái ghetto quản thúc Tin Mừng. Nó là cái pháo đài ngạo nghễ để biến chúng con thành những người tự cao tự đại trước mắt người lương dân.
Lạy Chúa, đến bao giờ chúng con mới nói được với giáo xứ lời này:
‘Chúng tôi còn phải đi loan báo Tin Mừng tại các thành khác nữa. Chính vì thế mà chúng tôi đã được sai đến’”[93].
Với con số tu sĩ và ơn gọi dồi dào, Giáo Hội Việt Nam chắc hẳn mong đợi rất nhiều nơi các thành viên đặc biệt này. Chính họ chứ không ai khác sẽ là thành phần chủ chốt làm nên “mùa hiện xuống mới” cho Giáo Hội hình chữ S thân yêu này. Điều đó, trước hết tuỳ thuộc vào đời sống chứng tá khả tín và thuyết phục mà họ đưa ra. Chỉ khi sống triệt để ơn gọi thánh hiến, làm chứng cho tình yêu tuyệt đối và vô biên của Thiên Chúa, họ mới có thể góp phần hữu hiệu như kỳ vọng đó của Giáo Hội.
Quả thực, đời thánh hiến cho thấy các mối phúc Tin Mừng không phải là một giáo thuyết trừu tượng. Chứng tá hàng ngày của đời sống các mối phúc nơi người thánh hiến là bằng chứng cho thấy một Nước Trời đang bắt đầu hiện diện, đang lớn lên và biến cải thế giới này.[94]
Đó là nỗ lực của con người, nhưng là một nỗ lực mở ra cho Thánh Thần, Đấng là tác nhân chính của công cuộc truyền giáo (RM, chương III)[95]. Chính Thánh Thần sẽ thổi lên ngọn lửa tình yêu và nhiệt thành, để nơi mỗi người thánh hiến, người ta có thể nhận ra sự hiện diện sống động và đầy yêu thương của Thiên Chúa.
ĐỀ TÀI GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Đâu là chứng tá “khả tín và thuyết phục” mà người thánh hiến có thể trao tặng cho dân tộc Việt Nam hôm nay?
2. Những yếu tố nào là quan trọng để đào tạo những chứng nhân đích thực?
3. Đức ái là “linh hồn” của đời thánh hiến.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
CN: Bản đức kết “Chiều kích chiêm niệm của đời tu”, khoá họp khoáng đại 4-7/3/1980 của Bộ Tu sĩ.
CT: Tông huấn “Chứng tá Phúc Âm” (Evangelica testificatio), ĐTC. Phaolô VI, 29-06-1971.
DT: Sắc lệnh về canh tân thích nghi Dòng tu (Perfectae Caritatis: Đức ái trọn hảo) của Công Đồng Vaticanô II, 28-10-1965.
GH: Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen gentium: Ánh sáng muôn dân) của công đồng Vaticanô II, 21-11-1964.
GL: Bộ Giáo Luật 1983.
HA: Tông huấn “Hồng ân cứu chuộc” (Redemptionis donum), ĐTC. Gioan Phaolô II, 25-03-1984.
HĐ: Huấn thị “Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn”, 02-02-1994.
HL: Huấn thị “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu” (Potissimum institutioni), 02-02-1990.
LB: Tông huấn “Loan báo Phúc Âm” (Evangelii nuntiandi), Đức Phaolô VI, 08-12-1975.
LH: Các liên hệ hỗ tương giữa Giám Mục và tu sĩ trong Giáo Hội (Mutuae relationes), 14-5-1978.
MV: Hiến chế Mục Vụ (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vaticanô II, 07-12-1965.
RC: Huấn thị “Renovationis causam”, Bộ Tu Sĩ, 06-1-1969.
RM: Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc” (Redemptoris Missio) của ĐTC. Gioan Phaolô II, 07-12-1990.
TG: Sắc lệnh về Truyền giáo (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticanô II, 18-11-1965.
TH: Tông huấn hậu Thượng hội đồng Giám Mục về đời thánh hiến (Vita consecrata), Gioan Phaolô II, 25-03-1996.
TT: Tu sĩ và việc thăng tiến con người, 12-08-1980.
XPL: Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ, 19-5-2002.
YT: Văn kiện “Những yếu tố cốt yếu của đời tu”, 31-5-1983.
CHÚ THÍCH:
--------------------------------------------------------------------------------
[1] A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 32-33.
[2] X. E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, Mathias M. Ngọc Đính chuyển ngữ, Năm Thánh 2000, tr. 116.
[3] X. phan tấn thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, Rôma 1993, tr. 391; J. C. G. Paredes, Teologia de la Vida Religiosa [Thần học về Đời Tu], bản dịch tiếng Anh “Theology of Religious Life: From the Origins To Our Days” được Giuse Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ sang tiếng Việt, “Đời tu xưa và nay”, 2007, tr. 122-124.
[4] X. J. C. G. Paredes, Idem, bản dịch Việt ngữ, tr. 162.
[5] X. D. Mongilio, “Carità” [Đức Ái], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 184.
[6] X. D. Mongilio, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-185.
[7] X. Ibidem, tr. 186-187.
[8] X. Ibidem, tr.186.
[9] X. Công Đồng Orange II, can. 12, Denz. 382.
[10] X. D. Mongilio, “Carità”, tr.186.
[11] X. Ibidem, tr. 193-194.
[12] Tôma Aquinô, Suma Theologia IIa-IIae, q. 24, a. 9, c, 2m, 3m.
[13] D. Mongilio, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-205.
[14] Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Hiệp Hội Các Tông Đồ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 22.
[15] X. Phaolô VI, Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi), số 41; Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris missio), số 42; Tông huấn Giáo hội tại Á châu (Ecclesia in Asia), số 42.
[16] J.- O. Tuíii Vancells, “Testimonianza” [Chứng từ], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994,1739-1740.
[17] X. K. Rahner, Religious life Today, Burns & Oates, London 1976, tr. 9.
[18] X. S. M. Schneiders, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, Paulist Press, New York/Mahwah 1986, tr. 93-94; G. Sebastian, Religious And Mission Ad Gentes according to the Missionary Documents of the Universal Church from Maximum Illud to Vita Consecrata, Romae 2000, tr. 2.
[19] X. D. O’Murchu, Religious Life: A Phrophetic Vision, Hope and Promise for Tomorrow, Ave Maria Press, Notre Dame, Indiana 1991, tr. 174; G. Sebastian, sđd, tr. 3.
[20] X. S. M. Schneiders, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, tr. 101; G. Sebastian, sđd, tr. 3.
[21] X. TH, số 87; j. M. R. Tillard - A Gospel Path, The Religious Life, chuyển ngữ bởi Prendergast, Lumen Vitae, Washington 1975, tr. 86, Sebastian George, sđd, 3-4.
[22] X. L. Boff, God’s Witness in the Heart of the World, Claret Centre for Resources in Spirituality, Chicago 1981, tr. 155.
[23] X. G. Sebastian, sđd,tr. 4-5.
[24] X. K. Müller, Mission Theology, An Introduction, Steyler Verlag – Wort und Werk, Nettetal 1987, tr. 125.
[25] X. G.Sebastian, sđd, tr. 5.
[26] X. J. M. Rovira Arumí, “The Evangelical Counsels in the Post-Synodal Apostolic Exhortation Vita Consecrata”, trong D. Moraleda – F. Torres – J. Pineda (cb), From Seduction to Mission: An Asian Commentary to Consecrated Life, Claretian Publications, Philippines 1997, tr. 97.
[27] X. S. M. Schneiders, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, 93-94. Xt. P. Provera, Catechismo dei voti religiosi, Bản dịch Việt ngữ của Phạm Duy Lễ, Thánh hiến cuộc đời. Giáo cương lời khấn tu trì dưới ánh sáng Công đồng Vaticanô II, s.e. & s.a., tr. 116-122. Xét về nghĩ vụ pháp lý thì bất di dịch, nhưng xét về động lực và lý thuyết thì lại khá đa dạng. Đàng khác, theo nghĩa rộng, khiết tịnh (castitas) là lời mời gọi cho mọi người. X. Phan Tấn Thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 452-462.
[28] X. E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 335.
[29] Để có cái nhìn tổng thể và về đức khiết tịnh có thể xem a. A. Rodriguez – J. Cristo Rey García Paredes – J. Pujol I Bardolet, “Castità” [Sự khiết tịnh], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr.213-278.
[30] X. Phan Tấn Thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 482-486;
[31] X. Phan Tấn Thành, Sđd, 486-489; E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 355-361.
[32] Tôma Aquinô, Summa Theologica II-II, q. 187, 5; q. 188, 7.
[33] X. G. Sebastian, 23-24.
[34] Xét về phương diện thần học, đức thanh bần đặt con người trong thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa, thúc đẩy họ bước theo Chúa Kitô tự hạ, siêu thoát, giúp họ sống yêu thương liên đới qua việc chia sẻ với cộng đoàn và tha nhân, chứng tá cho sự tự do thanh thoát. Xét theo khía cạnh tu đức, khó nghèo có nghĩa là cần cù lao động, liên đới phục vụ người nghèo và sống bác ái chia sẻ. Xét theo hình thức thì có khó nghèo trong tâm tình (bình dị, không tạo ra nhu cầu giả tạo, không dính bén) và khó nghèo nghĩa chặt (khất thực, sống chung với người nghèo…). X. Phan Tấn Thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2, tr. 493-505.
[35] Tông thư Chúng tá Phúc Âm số 18 nói đến năm phương thức đáp lại “tiếng kêu la của người nghèo”: (1) không liên kết với bất cứ hình thức bất công xã hội nào; (2) thức tỉnh lương tâm trước hoàn cảnh bi đảt của người cùng khổ; (3) sống và chia sẻ cái nghèo với người nghèo; (4) phục vụ người nghè; (5) sử dụng một cách tiết kiệm những của cải mình có. X. Phaolô VI, Chứng tá Phúc Âm, số 17-18.
[36] Để có cái nhìn tổng thể về đức khó nghèo có thể xem thêm v. Casas Garda- S. Santiago gonzàlez, “Povertà” [Sự khó nghèo], trong Rodriguez A.A. - Casas J.M.C. (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 1242-1283.
[37] X. Phaolô VI, Bài diễn văn trước các bề trên thượnng cấp nước Ý, ngày 12.1.1967. http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/speeches/1967/january/documents/hf_p-vi_spe_19670112_superiore-maggiori_it.html.
[38] “Ipsa vero non se existimet potestate dominante, sed charitate serviente” (Ep. 211; P.L. 33, 964).
[39] X. Tôma Aquinô, Summa Theologica II-IIæ, q.186, 7-8.
[40] Bối cảnh hôm nay đề cao tự do và trách nhiệm cá nhân, chủ nghĩa tự do quá trớn, chủ nghĩa tiện nghi và hưởng thụ, chú nghĩa nhân bản và tự nhiên thái quá, sự suy yếu về đức tin… đang làm cho việc thực thi đức tuân phục trở nên khó khăn. X. Essai de réflexion prospective, Paris: U.S.M.F. 1968, tr. 11-27. Được đề cập trong E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ 2000, tr. 391t, 487.
[41] X. E. Gambari, Sđd, bản dịch Việt ngữ, tr. 392-401.
[42] X. Phan Tấn Thành, Sđd, 506-511; 515-523.
[43] X. J. T. Culliton, “Religious Obedience: Its ‘Grace and Sin’ History”, trong Religious Life Renewed… Formation Renewed!, Canadian Religious Conference, Ottawa 1983, tr. 123.
[44] X. G. Sebastian, Sđd, tr. 24-26.
[45] X. Phan Tấn Thành, Sđd, 529.
[46] X. S. H. Canilang, Đời Cầu Nguyện. Hiệp Thông và Truyền Giáo trong Đời Sống Thánh Hiến, Bản dịch của Giuse Đinh Hữu Thoại, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2003. Cuốn sách 142 trang gồm 5 phần bàn về chiều kích thừa sai của Đời sống thánh hiến qua việc tạo lập một cộng đoàn cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ và chứng tá Tin Mừng.
[47] Chứng từ của đời sống cầu nguyện và khổ chế, của việc thực hành các nhân đức, của việc thực thi đặc sủng của tu hội: rao giảng, giáo lý, giáo dục, bác ái, phục vụ bệnh nhân, truyền thông xã hội, phục vụ người nghèo, đối thoại liên tôn, hội nhập văn hoá, phục vụ người di dân… X. G. Sebastian, Sđd, tr. 27-75.
[48] Phaolô VI, Tông thư Loan báo Tin Mừng, số 76.
[49] X. Gioan Phaolô Ii, Tông thư Novo Millennio Ineunte, số 49.
[50] X. Gioan Phaolô Ii, Tông huấn Vita Consecrata, số 100-103; Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Hiệp Hội Tông Đồ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 40-44.
[51] HĐGMVN, Thư Mục Vụ năm 2006: Sống đạo hôm nay, số 11, Huế, ngày 08/09/2006. Khả dụng trên www.hdgmvn.org.
[52] X. Ibidem.
[53] X. F.X. Nguyễn Hữu Tấn, Người tu sĩ trưởng thành, Phần 1-3, s.e., s.l., s.a.
[54] E. Provera, Bản dịch Việt ngữ, tr. 259.
[55] X. Ibidem, tr. 260-308.
[56] S. De fiores – T. Goffi (cb), Dictionnaire de la vie spirituelle, Cerf, Paris 1983. Bản dịch Việt ngữ, “Sự trưởng thành tâm linh”, trong Một con đường sống, Lưu hành nội bộ, tr. 19-25.
[57] X. R. W. Gleason, “Sự trưởng thành Kitô giáo”, trong M. Dolores, et al., Creative Personality in Religious Life, Sheed and Ward, N. Y. 1962, Ngô Văn Vững chuyển ngữ: Dâng hiến sáng tạo. Đời tu dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II và Tâm lý hiện đại, tr. 207-240. Phần phụ lục này không thuộc về nguyên bản, được dịch giả thêm vào để minh hoạ tốt hơn cho cuốn sách. Theo tác giả, sự trưởng thành Kitô giáo là sự “viên thành thiêng liêng và tâm lý”: quân bình tâm lý, tự lập và tự do, phán đoán tốt, tình yêu bất vụ lợi, trưởng thành tôn giáo. Ngược lại tình trạng thiếu trưởng thành là tôn giáo ma thuật, ý niệm sai lầm về bất vụ lợi, có thái độ tiêu cực trước quyền bính, chủ quan, độc đoán…
[58] X. Đinh Đức Đạo, Integral Development according to the Encyclical “Populorum Progressio”. An anthropological approach to the problem viewed within a world-wide context, Academia Alfonsiana, Roma 1976, tr. 14-22; Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, Đức tin & Văn hoá -2005, tr. 9, 179-208.
[59] X. A. Vàzquez, “Maturità” [Sự trưởng thành], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 950-963.
[60] Viết tắt của chữ Liên Bang Xô Viết, bị đọc trại đi là “Của chung cứ phá, của công cứ phí”.
[61] Các nhân đức được đề cập đên trong các văn kiện Giáo Hội. X. OP, số 3; GLGHCG, số 1804-1811.
[62] “Tiểu kỷ” chính là cái tôi bé nhỏ, cam chịu thân phận hèn mọn, bị động, nhờ ân huệ, vun quén, xà xẻo, khôn khéo lẩn tránh, não trạng khép kín, luồn cúi, khúm núm, an phận, phụ thuộc, manh mún, tiểu xảo, rình được một cơ hội nào đó thuận tiện thì tìm cách xoay xở, vun quén chút ít cho cái tôi nhỏ bé … X. Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn Hoá, in lần thứ hai, Hà Nội 1996, tr. 390-391.
[63] X. Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, tr. 15-48; Ly Tâm, «Tiếng nói từ trái tim», trong Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tp. HCM 2004, 18-26.
[64] “Nếu như trước đây, người Việt Nam tin vào Trời - Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo, vào Thiên Chúa của Kitô giáo, vào Ông bà Tổ tiên chứng giám thì giờ đây, những bài học bài bác thái độ duy tâm, đề cao chủ nghĩa duy vật từ 30 năm qua dường như đang có hiệu quả rõ rệt là xoá bỏ niềm tin mang tính tín ngưỡng ấy của người Việt. Nhưng một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống tinh thần, chối bỏ sự hiện diện của chủ thể luân lý tối cao như là nền tảng cho đạo đức xã hội thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng! Luật pháp không có khả năng khám phá tất cả những hành động bí ẩn của con người bắt nguồn từ trong tâm trí. Vì thế, khi tin vào một chủ thể luân lý tối cao nhìn thấu lòng mình (Trời cao có mắt), con người mới ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức. Từ căn bản đạo đức này, người Việt mới có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời.”, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt Nam trong hoạt động xã hội, mục 2.3.4., mạng lưới Dũng Lạc, http://www.dunglac.org/index.php?m= module2&v = detailarticle&id=45&ia=635.
[65] X. FABC, Hội nghị kháng đạt lần I: “Evangelization in Modern Day Asia”, 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong G.B. Rosales – C.G. Arévalo (ed), For All People of Asia, tr. 14; Tông huấn Ecclesia in Asia, số 21-40.
[66] X. P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, preface, x; Linementa of the Asian Synod, số 33, X. Ibidem, tr. 14.
[67] X. Hồng Kim Linh, Người Việt, Tủ sách nghiên cứu dân tộc ngôn ngữ Hồng Lĩnh xuất bản, Paris 1984, tr. 148-165.
[68] X. Kim Định, Di Sản Văn Hóa Việt Nam Ðối Với Ðời Sống Hiện Ðại, Bài diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh tại Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học lần thứ XVIII được tổ chức tại Brighton (Anh Quốc) từ ngày 21-27/08/1988, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/kimdinh/culture.htm.
[69] Nhiều người phê bình đây là một chủ trương miệt thị phụ nữ, trọng nam khinh nữ, là “bóng ma không trở lại”, hoặc ít ra phải tách tứ đức ra khỏi tam tòng, nhưng nếu ta biết gạn lọc và phát triển thì cũng rất hữu ích cho việc giáo hoá, không chỉ cho nữ giới mà còn cho cả nam giới nữa. X. Ly Tâm, “Tiếng nói từ trái tim”, trong Ibidem, tr. 21-26.
[70] X. Trần Văn Hiến Minh, Con người biết suy tư. Triết dự bị thần học 1, lưu hành nội bộ, tr. 102-105, 134-150; Để mở rộng: x. Trần Trọng Kim, Nho giáo, tr. 37-146, 660; Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cái nhìn hệ thống-loại hình, NXB. Tp. HCM 20044, 449, 479-504; Xinzhong Yao, An troduction to Confucianism, Cambridge University Press 2000, 139-189; Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các Tôn giáo lớn ở Việt Nam, lưu hành nội bộ.
[71] Bao gồm vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, có thể phát triển thành: không ham muốn thái quá; không lo lắng quá để lòng thanh tịnh, tự do phát triển; không bon chen quá mà biết giữ nhân ái nữa; không ham hố hư danh mà sống đơn thành. “Có người cho vô vi một nghĩa rất sơ đẳng ‘Vô vi là không làm gì’, sống an nhàn, lười biếng, không cố gắng, … Cũng có người cho vô vi là bi quan chủ nghĩa… Vô vi phải có một nghĩa tích cực. Vô vi là con đường tổng diệt để giải thoát tâm hồn vào cõi hồn nhiên, diệt trừ mọi ngang trái, mọi tà dục thắt buộc con người để trở về nguyên thuỷ hồn nhiên…là con đường đưa tới chỗ chân thân tức là cái tâm linh bất diệt”, x. Trần Văn Hiến Minh, Idem, tr. 169-174.
[72] Để mở rộng về đề tài này có thể xem: j. Dinh Duc Dao, Preghiera rinnovata per una nuova era missionaria in Asia, Editric Pontificia Università Gregoriana, Roma 1994, III, 49-75; “Educazione alla preghiera”, trong Dinh Duc Dao, Tu mi hai chiamato. Cammino di preghiera alla pienezza della vita apostolico-missionaria, CIAM, Roma 2002, 109-117; “Pratiche formative nel Buddismo”, in Redemptoris Missio, XX (2004) 2, Roma 2004, 51-63.
[73] Bằng ngôn ngữ văn chương, Lê Lựu đã phản ánh điều đó qua nhân vật Trần Địa, x. Lê Lựu, Hai nhà, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000, tr. 289 -291, trích trong Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, tr. 46-47.
[74] Phạm Thị Hoài, Còn lại gì, www.talawas.org, trích theo Nguyễn Thái Hợp, Idem, tr. 60.
[75] Thư chung năm 1975 của TGM. Nguyễn Văn Bình, X. P. Nguyễn Thái Hợp, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, Bài tham luận tại Tọa đàm về: “Công giáo với Dân tộc: Xưa và Nay”, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2006, đăng trên NS Công giáo và Dân tộc, số 138, tháng 6-2006, tr. 16-31, và www.dunglac.net (bài này có thêm một số bổ sung).
[76] Ngày 11 tháng 6 năm 1995, ông Nguyễn Hộ, nguyên Chủ tịch Liên Hiệp Công đoàn, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và sáng lập viên Câu lạc bộ Cựu Kháng chiến Tp.HCM, công bố thư ngỏ về “Một giải pháp hòa hợp Dân tộc” với những lời kêu gọi đảng và bà con công giáo đều cần sám hối: “Không phải chỉ riêng người Cộng sản và người Công giáo mà tất cả tín đồ Tôn giáo khác và các thành phần khác của dân tộc cũng phải sám hối mới có thể tiến tới hòa hợp và hòa giải đích thực. Có người đặt vấn đề “Tổ quốc ăn năn” khi nghĩ lại “những gia tài nhục nhằn” Mẹ Việt Nam để lại cho đàn con và nhất là những thách đố đang đặt ra cho Đất nước trước thiên niên kỷ mới”, trích theo Nguyễn Thái Hợp, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, www.dunglac.net.
[77] “Lạy Chúa là Thiên Chúa của mọi người, trong một vài giai đoạn của lịch sử, người Kitô hữu đôi lúc đã sống bất bao dung và đã không trung thành với giới luật yêu thương lớn lao, như thế đã làm hoen ố khuôn mặt Giáo hội, Hiền thê của Ngài. Xin tỏ lòng thương xót với những đứa con tội lỗi của Ngài, và xin thương đón nhận quyết tâm của chúng con nhằm kiếm tìm và cổ võ chân lý trong thái độ dịu dàng của đức ái, với niềm xác tín rằng chân lý chỉ có thể chiến thắng bởi chính chân lý mà thôi”, Gioan Phaolô II, dịp Năm Thánh 2000.
[78] X. FABC, “Evangelization in Modern Day Asia,” 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong For All The Peoples of Asia, vol. I, tr. 14; Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, các số 21-40.
[79] p. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 17.
[80] X. J. A. Gómez, Inculturation & Religious Life, ICLA & Cleretian, bản dịch Việt ngữ do jos. LCĐ: Hội nhập văn hoá và đời tu, lưu hành nội bộ; Tuyên Bố Chung của Hội Nghị Chuyên Đề về “Ảnh Hưởng của Nền Văn Hóa Hôm Nay trên Đời Sống Thánh Hiến” do Ủy Ban Đời Sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
[81] HĐGMVN, “Response of to Lineamenta,” trong P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 51
[82] Ibidem, 46-49.
[83] Ibidem, 47; x. P. Nguyễn Văn Hoà, “Evangelization in Vietnam”, trong P. Phan Đình Cho (ed), Idem, 122-124; Nguyễn Như Thể, “Inculturation. Veneration of Ancestors in Vietnam,” trong P. Phan Đình Cho (ed), Idem, 124-125; Vũ Kim Chính, “Inculturation of Chirstianity into Asia: reflection on the Asian Synod,” trong P. Phan Đình Cho (ed), Idem, 269-272.
[84] X. Phan Đình Cho, Idem, 47-51, 122-125; HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 11, trong HĐGMVN, Bản Tin Hiệp Thông 20-21, (October 2003).
[85] HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 20.
[86] X. HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, nn. 10-12.
[87] X. Ibidem.
[88] X. Ibidem.
[89] HĐGMVN, “Response to Lineamenta of Ecclesia in Asia,” trong P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, 47-51.
[90] Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi, 13/1/2009, có sẵn trên Kênh thông tin Xuân Bích, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/02/17/su-diep-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-cac-on-goi-lan-thu-47/. Nguyễn Xuân Tiến chuyển ngữ.
[91] X. Nguyễn Ngọc Sơn, Muốn xuất phát lại từ Ðức Kitô trước hết cần trở lại với Người, Bài chia sẻ nhân dịp Ðại Hội truyền giáo Á Châu, Chang Mai, Thái Lan 18-22/10-2006.
[92] X. G. Nguyễn Trọng Viễn, “Vài nhận định về đời sống Kitô giáo tại Việt Nam”, đăng trên Bản Tin Hiệp Thông 23-24 (6/2004), tr. 200-207; Cx. “Những người rao giảng hôm nay”, trong Ibidem, tr. 208-210.
[93] x. P. Ngô Phúc Hậu, Nhật ký truyền giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2009, tr. 8-9.
[94] X. C. Pérez, “Religiosi”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 441-443.
[95] X. J. López-Gay, “Spirito Santo”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 475 tt.
- Lăng kính mới và điểm nhấn mới
- Đời sống thánh hiến & làm chứng
- Chỉ dẫn Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô”
- Làm chứng trong bối cảnh Việt Nam hôm nay
Trong suốt dọc chiều dài lịch sử, đời sống thánh hiến luôn hiện diện trong lòng Giáo Hội như là một chứng từ sinh động và hùng hồn về đời sống cầu nguyện cũng như thực hành bác ái, về đời sống chiêm niệm cũng như hoạt động tông đồ[1]. Tuy nhiên, có lẽ chưa có lúc nào chiều kích đức ái và khía cạnh làm chứng lại được nhấn mạnh như đã được trình bày trong các văn kiện từ Công đồng Vaticanô II cho đến nay. Dường như càng ngày người ta càng “ngộ” ra rằng thiếu vắng Đức Ái thì đời sống thánh hiến cũng chỉ là cái xác không hồn và một khi khuất bóng chứng từ thì đời sống thánh hiến cũng nhạt nhẽo vô vị, thiếu hẳn sinh khí và mất dần đi sức sống vươn mình, thậm chí tệ hơn chỉ còn là một “thứ Pharisiêu” sính hình vụ luật[2].
Vì thế, các văn kiện Công đồng Vaticanô II và các văn kiện Hậu Công đồng xem ra luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đức Ái và chiều kích chứng tá của đời thánh hiến.
Trong bài viết này, chúng ta cùng rà soát lại khía cạnh quan trọng này của đời sống thánh hiến, khi “nhúng” điều đó trong “dung dịch” đức ái; đặt nó trong tương quan với các yếu tố cốt lõi của đời thánh hiến; soi rọi nhờ giáo huấn của Huấn thị và phần nào áp dụng vào bối cảnh Việt Nam hôm nay.
1. LĂNG KÍNH MỚI VÀ ĐIỂM NHẤN MỚI
1.1. Lăng kính tình yêu
Trước đây, khi nói đến đời sống tu trì, người ta thường dùng những từ ngữ nhấn mạnh đến lý tưởng hoàn hảo mà các tu sĩ cần vươn tới, như “bậc tận hiến/toàn hiến” (religiosus), “bậc trọn lành” (status perfectionis, institutum perfectionis)... Cách gọi đó nói lên quan niệm thường có của thời trước Vaticanô II về đời thánh hiến, một quan niệm rất hay chú trọng đến việc nên trọn lành với ý nghĩa là gìn giữ tỉ mỉ, nghiêm túc và chỉn chu các điều luật, nhất là ba lời khuyên Phúc Âm, đời sống chung và việc khổ chế, hy sinh. Người tu sĩ lý tưởng là người sống khắc khổ, thanh bạch, đạo hạnh, xa lánh thế gian, coi thường vật chất, dửng dưng với vinh hoa phú quý, vui thú danh vọng... Quan niệm này đôi khi bị đẩy tới mức nhị nguyên: coi khinh thể xác, miệt thị hôn nhân... Từ đó có thể dẫn đến những não trạng quá khích là “vụ luật” (legalismus), “vụ hình thức” (formalismus) và “khắc kỷ” (ascetismus)[3].
Từ Công đồng Vaticanô II, thần học đời tu đã đánh dấu một tiến trình tăng tiến và trưởng thành. Lối nhìn truyền thống về đời tu như một tình trạng trọn lành đã nhường chỗ cho một nền Giáo Hội Học mới, trong đó đời tu được lồng trong lăng kính của tình yêu, một tình yêu xây dựng trong mối hiệp thông và liên đới sâu xa của toàn dân Thiên Chúa[4]. Ơn gọi nên thánh của đời tu trì được đặt để trong tương quan với ơn gọi nên thánh chung của các tín hữu. Nếu như “sự thánh thiện được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới đức ái trọn hảo trong bậc sống mình trong khi xây dựng kẻ khác” (GH 39), thì sự thánh hiến “tu trì” là một sự thánh hiến “đặc biệt hơn”, được “tỏ lộ trong việc thực hành ba lời khuyên Phúc Âm” (GH 39). Đó là một sự đáp trả mãnh liệt hơn trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một sự đáp trả đòi hỏi một đức ái nồng nàn, quảng đại hơn.
Liên quan đến điều này, Công đồng Vaticanô II trong hiến chế Giáo Hội (Lumen Gentium) đã không ngần ngại khẳng định “ơn huệ thứ nhất và cần thiết nhất là đức ái”, bởi vì chính đức ái làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em vì Chúa. Chính đức ái là mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật. Chính đức ái chi phối mọi phương tiện nên thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được cùng đích (GH 42a). Hơn nữa, đức ái đối với Chúa và tha nhân còn là dấu chỉ cho biết người môn đệ chân chính của Chúa Kitô. Chính khi sống khiết tịnh, vâng phục, khó nghèo và chịu thiệt thòi, người thánh hiến làm chứng cách hùng hồn và sống động cho Tình Yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và toả lan tình Chúa đến cho nhân loại (x. GH 42 b,c,d). Nhờ việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm trong Giáo hội, những người thánh hiến muốn thoát ly khỏi mọi cản trở có thể trì hoãn đức ái hoàn hảo dành cho Thiên Chúa và tha nhân (GH 44).
Đức ái tuyệt hảo và đời sống thánh hiến quả là cặp từ tóm lược đề xuất của Giáo hội hiện thời về thực tại phong phú đa dạng nơi những người thánh hiến[5]. Sự trọn lành của đức ái (Perfectae caritatis) còn là tựa đề của sắc lệnh Công đồng về canh tân đời sống tu trì và điều này được pháp lý hoá nơi Bộ Giáo Luật 1983 (quyển II, Phần III, điều khoản 573-746).
Nếu như Vaticanô II là Công đồng đầu tiên đề cập đến bậc sống dựa trên các lời khuyên phúc âm đặt trong bối cảnh của mầu nhiệm Giáo Hội như là toàn thể, thì theo Bộ Giáo Luật lại cho thấy “lối sống bền vững” này giúp các tín hữu “theo đuổi đức ái hoàn hảo” để phục vụ nước Chúa và trở thành dấu chỉ rạng ngời, báo trước vinh quang thiên quốc (GL 573 §1). Chính đức ái có được do các lời khuyên Phúc Âm giúp các tu sĩ kết hợp với Giáo Hội cách đặc biệt (GL 573 §2).
Đức ái nói đây không phải là một khái niệm mà là chính đời sống của những con người đã cảm nghiệm thấy một ơn gọi đặc biệt trong Dân Thiên Chúa, một ơn gọi đòi hỏi đi đến một sự thánh hiến đặc biệt. Nhờ việc sống ba lời khuyên Phúc Âm qua một đặc sủng và lối sống riêng biệt của đặc sủng đó, họ gắn bó với Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến. Chính yếu tố sau cùng này chỉ huy, định hướng và quy kết tất cả các yếu tố khác[6].
Đời sống thánh hiến không phải là một thực tại tách rời và biệt lập, cũng không phải là viễn tượng trên mây trên gió. Thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội, đời sống thánh hiến diễn tả điều mà Giáo Hội biểu thị qua các giai đoạn khác nhau của dòng lịch sử nơi chính các đặc sủng làm nên Giáo Hội. Nơi Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội được diễn tả như là mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Những đặc tính này định vị hoạt động của tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội, cách riêng là đời sống thánh hiến. Đức ái là tình yêu. Người yêu mến là người biết định hướng cuộc đời hoà hợp với bối cảnh riêng biệt mà họ sống, để nắm lấy trách nhiệm và để trở nên chính họ[7].
Yêu mến là sống tình yêu hỗ tương, đặt nền trên việc trao hiến và hoà hợp với những người cùng chí hướng trong cùng một ơn gọi. Khát vọng vươn tới đức ái trọn hảo không phải là đặc quyền của những người thánh hiến, nhưng mang một diện mạo riêng biệt khi được vun trồng qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, hướng tới cùng đích là “Thiên Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu mến” (GH 44). Đức ái nồng nàn kết hiệp với Chúa Kitô qua việc dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa càng lớn lao bao nhiêu, thì người thánh hiến càng làm cho đời sống Giáo Hội phong phú hơn và càng làm cho việc tông đồ của Giáo Hội dồi dào mãnh liệt hơn bấy nhiêu (DT 1)[8].
Nơi đời sống thánh hiến, đức ái là lối sống bước theo Chúa Kitô “khiết trinh và khó nghèo”, Đấng đã “cứu chuộc và thánh hoá nhân loại bằng việc vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá” (DT 1), với đức khiết tịnh đem đến sự hiệp nhất với Giáo Hội (DT 12), với một đức khó nghèo thanh thoát và tự nguyện (DT 14), với lòng vâng phục luôn phục tùng thánh ý cứu độ của Chúa Cha (DT 14), với đời sống chung tràn đầy bác ái huynh đệ, thấm nhuần sự hiện của Chúa giữa cộng đoàn (DT 15).
Tính chính thống của đức ái thánh hiến được định giá trên nền tảng của việc tháp nhập vào đời sống Giáo Hội, nơi họ được thanh tẩy và tăng tiến trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sống và phát triển tính chính thống là một cách diễn tả sống động đặc sủng, vốn chỉ được đánh giá khi sống bén rễ trong khung cảnh năng động nguyên thuỷ. Cảm thông, buồn sầu, mừng vui, hoạt động cùng và trong Giáo Hội, qua các chiều kích đa dạng như đã được mô tả trong Hiến chế về Giáo Hội, chính là hoa trái đích thật của việc gắn kết với Chúa Kitô và sự ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần, và là con đường để hoán cải suốt đời. Ai yêu mến thì được sinh ra bởi Thiên Chúa, Đấng hằng yêu mến chúng ta không phải do công phúc chúng ta có được mà do điều chúng ta đang thủ đắc nhờ ân ban của Ngài[9].
Đi ra ngoài lằn ranh này, đức ái thánh hiến sẽ phát triển ù lì, trở nên còi cọc, cằn cỗi, kéo lê một cách thiếu sinh khí. Chỉ trong Chúa, người thánh hiến cử hành mầu nhiệm, lớn lên trong tình hiệp thông, vươn mình trong sứ vụ, phó thác cuộc sống tương lai, làm chứng niềm tin phục sinh với lòng thương xót và trong sự liên đới cả với những ai chưa sẵn sàng hoặc từ chối ơn cứu độ. Những người thánh hiến noi gương Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc tội nhân, chứ không kết án. Qua việc thi hành điều đó, họ làm chứng cho luận lý của tin mừng cứu độ. Đức ái đầy lòng thương xót không tìm moi móc quá khứ mà dẫn về tương lai là thực tại viên mãn của thời cánh chung, vén tỏ tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (x. Ep 1, 23).
Lịch sử của đức ái thánh hiến là một chương sáng giá trong lịch sử Giáo Hội, không phải vì được tiến triển trong một môi trường không có tội, mà là trong sự nhận biết ơn tha thứ, nhằm tuyên xưng và làm cho ơn tha thứ đó trở thành đáng tin qua việc lướt thắng sự cùng khốn phàm hèn nhờ năng lực của lòng thương xót và mở ra chân trời an vui hành phúc khi chỉ có “một trái tim và một linh hồn” (Cv 4, 32)[10].
Đức ái mở ra một hướng nhìn tích cực về đời sống thánh hiến. Thánh hiến là một sự đáp trả trước mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, một giao ước tình yêu, một cuộc dấn thân theo tiếng gọi và sự thúc đẩy của tình yêu Chúa Kitô. Đức ái của người thánh hiến vì thế cần kín múc từ nguồn mạch Ba Ngôi, cần nên một với thánh ý cứu độ của Chúa Cha, cần được hiệp nhất cách khắng khít với ân sủng Chúa Giêsu Kitô và ngoan nguỳ với tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là một đức ái được thanh tẩy mỗi ngày qua việc kiên trì cải hoá những hoàn cảnh không có tình yêu đang làm cho các mối liên hệ trở nên cứng cỏi, cằn cỗi, như xung đột, bất hoà, dửng dưng, cá nhân chủ nghĩa, thực dụng...
Đức ái không cho phép người thánh hiến dừng lại ở cái tầm thường, ở mức tối thiểu, chỉ giới hạn ở việc không xúc phạm đến Chúa, chỉ lo không lỗi luật, an phận thủ thường mà thôi, nhưng thúc đẩy họ tiến lên điều lý tưởng, điều cao quý, thực tại tuyệt đối. Đức ái thúc bách người thánh hiến biết luôn sẵn sàng thông hiệp và cộng tác với Đấng họ yêu mến, để cho ơn cứu độ chan hoà khắp mọi tâm hồn, cho tới khi tất cả được thành toàn trong Ngài. Trong viễn cảnh đó, tội lỗi cũng chỉ là biểu lộ của tình trạng thiếu khả năng yêu mến, cản trở yêu mến hoặc ù lì trong yêu mến[11]. Theo thánh Tôma tiến sĩ, đức ái có những cấp độ khác nhau: xa tránh tội lỗi nghịch đức ái (cấp độ I), nỗ lực thực thi điều thiện và tiến lên trên đường nhân đức (cấp độ II), tha thiết gắn kết và vui hưởng nhan Chúa, vượt ra khỏi mình để ở kề bên Chúa Kitô (cấp độ III)[12]. Nói khác đi, đức ái trưởng thành giúp chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp của tối thiểu, tương đối mà luôn biết hướng tới chân trời bao la của tối đa, tuyệt đối.
Đức ái là hoa trái của sáng kiến đến từ Thiên Chúa đầy lòng xót thương và khoan dung, muốn hiệp nhất với dân của Ngài; là sự tham phần vào tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu đức ái đó giúp người thánh hiến vượt ra khỏi cơn cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, lạm dụng cộng đoàn hay sứ vụ như cơ hội để thực hiện kế hoạch đời mình. Trái lại với những toan tính “tiến thân” là những cam kết “dấn thân”, họ hoà mình vào mầu nhiệm và sứ vụ cộng đoàn, đi vào mầu nhiệm “tự huỷ” của Chúa Kitô, để cho kế hoạch cứu rỗi, một kế hoạch do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, được thực hiện[13].
“Đời thánh hiến dùng ngôn ngữ của việc làm để nói rằng lòng mến Thiên Chúa là nền tảng và là thuốc kích thích một tình yêu nhưng không và ân cần” (TH 75). Họ cần ý thức ơn gọi của mình là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, đặc biệt là với những người nghèo hèn túng quẫn nhất, những nạn nhân của những “hình thức nghèo đói mới” như thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, nghiện ngập, già cả cô đơn, “nghèo” văn hoá, “nghèo” nhân phẩm, “nghèo” tri thức... (XPL 35-36). Huấn thị đã tô đậm gam nền đức ái khi xem việc xuất phát lại từ Đức Kitô cũng chính là cuộc xuất hành của tình yêu:
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa tìm lại một lần nữa tình yêu ban đầu của ta, tia sáng lôi cuốn làm ta đứng lên đi theo Người. Bước đầu là tình yêu của Thiên Chúa. Bước tiếp mới là sự đáp trả đầy lòng yêu mến đối với tình yêu Thiên Chúa. Nếu “chúng ta yêu mến” đó là “Người đã yêu chúng ta trước” (1 Ga 4,10.19). Điều đó có nghĩa là nhìn nhận Người yêu ta với cái ý thức sâu đậm đã làm cho thánh Phao-lô thốt lên: “Đức Kitô đã yêu tôi và đã hiến mạng sống cho tôi” (Gl 2,20).
Chỉ khi ý thức mình được yêu thương vô cùng mới có thể giúp chúng ta vượt thắng mọi khó khăn riêng tư hay do cơ cấu. Người thánh hiến không thể có tính sáng tạo, có khả năng canh tân tu hội và mở ra những con đường mục vụ mới nếu họ không cảm thấy được yêu mến với tình yêu ấy. Chính tình yêu ấy làm cho họ trở nên mạnh mẽ, có thể dám làm mọi sự”[14].
1.2. Điểm nhấn mục vụ: chứng tá
Nếu như đức ái là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm “linh hồn” cho suy tư và hoạt động về đời thánh hiến, thì “chứng tá” lại là điểm nhấn mục vụ rõ rệt trong các văn kiện Giáo Hội gần đây nói chung và về đời thánh hiến nói riêng. Lý do là vì: (1) có làm chứng mới công bố Tin Mừng cách thực sự; (2) con người thời nay tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống hơn là lý thuyết; (3) trong nhiều trường hợp đó là cách duy nhất để truyền giáo[15]. Điều này càng quan trọng hơn đối với người thánh hiến, vì trước tiên, sứ mạng của họ “cốt ở việc làm cho Đức Kitô hiện diện bằng chứng tá bản thân” (TH 25, 76).
Đề tài về việc làm chứng trong đời sống tu trì có một lịch sử ngữ nghĩa học rất lý thú. Truyền thống ẩn tu, đan tu hay viện tu có liên hệ mật thiết với ý niệm về “tử đạo” một từ ngữ có gốc gác Hy Lạp là “chứng nhân” (μαρτυς, martys). Và chính ở điểm này, chúng ta khám phá ra ý nghĩa Kinh Thánh sâu xa của khái niệm “nhân chứng” là “hiến dâng mạng sống vì đức tin”. Vào lúc các cuộc bách hại giảm thiểu, lại là lúc đời tu trở về với ý nghĩa cổ truyền và gốc gác của hạn từ là “chứng nhân”[16].
Các tuyên ngôn của Công đồng Vaticanô II cũng như các văn kiện hậu công đồng đã cống hiến một loạt những khẳng định về đề tài làm chứng trong đời sống tu trì. Đời tu là chứng tá về đời sống vĩnh cửu (GH 44c). Các tu sĩ là chứng tá về lòng yêu mến của Giáo Hội đối với Chúa Kitô và chứng tá này cần thiết đối việc loan báo Tin Mừng ngày hôm nay (DT 55; DT 1, 3, 52-53). Đời tu cũng làm chứng về sự tận hiến cho Thiên Chúa (LH 10, 14), về sự ưu việt của Thiên Chúa (CT 1; CN 2), về sự thánh thiện của Giáo Hội (GH 39), về mối hiệp thông huynh đệ mới trong Đức Kitô (TT 23-25), về công lý (TT 3), về đức bác ái huynh đệ (HA 15), nhất là tình yêu vô vị lợi (HA 13d)...
Tông huấn Đời sống Thánh Hiến (Vita Consecrata) đã nêu bật vai trò của việc làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến được diễn tả như một cuộc dấn thân phục vụ vì đức ái (chương III: Servitium caritatis, TH 72-103), được kín múc và thúc đẩy từ nguồn mạch tình yêu Ba Ngôi (phần I: Confessio trinitatis, TH 14-40) và tôi luyện trong tình hiệp thông bác ái huynh đệ (phần II: Signum Fraternitatis, TH 41-71). Cuộc dấn thân này một đàng “tỏ bày tình yêu Thiên Chúa trong thế giới” (x. TH 72-83), qua một “tình yêu cho đến cùng”, một “tình yêu trao hiến” (agapê), một cuộc đời “hoàn toàn sống cho Chúa và anh chị em mình” (TH 75-76). Đàng khác, đó cũng là cuộc dấn thân có tính thừa sai để làm cho “Ngài được yêu mến” qua những nỗ lực loan báo, truyền giảng, hội nhập, đối thoại, ưu tiên cho người nghèo, tái rao truyền Phúc Âm, cổ võ công lý, chăm só bệnh nhân (TH 76-77). Hơn nữa, đời thánh hiến cũng là “chứng tá mang tính ngôn sứ trước những thách đố lớn” của thời đại, như độc tài, khủng bố, văn hoá hưởng thụ, thèm khát chiếm hữu, dửng dưng (TH 87-92)...
Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô dành hẳn phần IV để bàn về việc làm chứng (XPL 33-46): làm chứng cho tình yêu. Đời thánh hiến là một lời chứng hùng hồn về một tình yêu tuyệt đối, làm cho tình yêu đó hiện diện và toả sáng, đáp trả lại tình yêu đó một cách quảng đại và dấn thân (XPL 22):
“Xuất phát lại từ Đức Kitô có nghĩa là loan báo rằng đời sống thánh hiến là một cách đặc biệt đi theo Đức Kitô, “một ký ức sống động về lối sống và hành động của Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể trong tương quan với Chúa Cha và với anh em Người”. Điều đó bao hàm một sự hiệp thông tình yêu đặc biệt với Đức Kitô, Đấng đã trở nên trung tâm của đời sống họ và nguồn mạch liên tục của mọi sáng kiến […].
Toàn thể đời sống thánh hiến chỉ có thể hiểu được từ khởi điểm này: các lời khuyên phúc âm có một ý nghĩa trong mức độ chúng giúp gìn giữ và tạo thuận lợi cho tình yêu đối với Chúa trong sự ngoan ngoãn hoàn toàn đối với thánh ý Người; đời sống cộng đoàn được thúc đẩy nhờ Đấng đã quy tụ những người khác chung quanh mình và có mục tiêu là vui hưởng sự hiện diện thường hằng của Người; sứ mệnh là lệnh truyền của Người dẫn dắt ta tìm kiếm khuôn mặt của Người trong những khuôn mặt của những người mà ta được sai đến để chia sẻ với họ kinh nghiệm về Đức Kitô”.
2. ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN & VIỆC LÀM CHỨNG
Tin Mừng Gioan đã diễn tả chứng tá của Chúa Giêsu xuất phát từ chính căn tín thâm sâu của Ngài. Quả thực, nếu không có căn tính thâm sâu đó, chứng tá sẽ là một hàng vi trống rỗng, chẳng khác một lời nói không có nội dung. Cũng thế, đời thánh hiến chỉ có thể trở nên một dấu chỉ, một chứng từ, khi đời sống đó hàm chứa một nội dung, cách đặc biệt là nội dung của việc sống và thấm nhuần mầu nhiệm Đức Giêsu. Đặc tính ngôn sứ luôn nhấn mạnh đến khía cạnh nền tảng mà theo kinh nghiệm Kitô giáo, đó chính là mầu nhiệm Đức Giêsu. Đời sống thánh hiến được mô tả như là sự chuyển động linh hoạt của Chúa Thánh Thần, Đấng làm xuất hiện những đoàn sủng cần thiết cho Giáo Hội Chúa Kitô.
Trên phương diện thực hành, người thánh hiến làm chứng cách thuyết phục qua cuộc sống chứng tá chứ không phải chỉ là những lời nói suông trên đầu môi chóp lưỡi[17]. Đó là chứng tá cuộc sống mà người thánh hiến trao tặng cho đời qua những hoạt động bác ái, tông đồ, truyền giáo. Một cách cụ thể hơn, đó chính là những chứng từ phát xuất từ việc sống những lời khuyên Phúc Âm, đời sống huynh đệ và những đặc sủng tiêu biểu của tu hội và những hoạt động kèm theo đó.
2.1. Chứng tá của ba lời khuyên Phúc Âm
Lời chứng đầu tiên đến từ chính việc sống ba lời khuyên Phúc Âm. Cách hiểu và sống ba lời khuyên Phúc Âm hôm nay đang biến chuyển từ việc nhấn mạnh đến tính bó buộc của lời khấn hay lời hứa để tiến tới việc chú trọng hơn vào phát triển sự trưởng thành nội tâm và nỗ lực tham dự vào sứ vụ biến đổi thế giới của Giáo Hội[18]. Thực vậy, các lời khuyên Phúc Âm (khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục) có liên hệ chặt chẽ với các giá trị nhân bản vốn tác động sâu xa đến đời sống con người: sở hữu, tình cảm và quyền lực[19]. Hơn nữa, ba lời khấn này cũng còn liên quan đến ba lãnh vực tiếp xúc của con người: kinh tế, đời sống xã hội và chính trị[20].
Sống ba lời khuyên, người thánh hiến tìm cách giải thoát khỏi tình trạng chiếm hữu ích kỷ, đam mê bừa bãi và ham hố quyền lực, để tiến tới một cuộc sống thanh bần không dính bén, thanh khiết không chiếm hữu và thanh thoát không tham lam quyền hành địa vị. Qua đó, họ làm chứng về địa vị tuyệt đối của Thiên Chúa, về một tình yêu dâng hiến vô vị lợi, về thực tại cánh chung tuyệt vời của Nước Trời mai sau[21].
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là việc sống các lời khấn làm cho những người thánh hiến cắt đứt mọi liên hệ với thế giới, mà là giúp họ trở nên sẵn sàng cho việc phục vụ chương trình của Thiên Chúa trong thế giới[22]. Để làm được điều đó, cần thực hành đức ái tông đồ hầu tăng số những người nhận biết và tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý[23]. Ngay từ thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, đức ái đã từng là một hình thức rất hữu hiệu của việc làm chứng (x. Cv 2,47) và lịch sử cũng cho ta thấy rằng lịch sử của truyền giáo thực ra chính là lịch sử của tình yêu đức ái, dù không phủ nhận việc đã có những khuyết điểm và lầm lạc[24]. Nếu như các tín hữu nói chung được kêu mời sống tình yêu bác ái vô điều kiện noi gương Chúa, thì những người thánh hiến nói riêng, với việc sống ba lời khuyên Phúc Âm, được gọi mời để trở nên dấu chỉ rõ nét của tình yêu đó[25].
Quả thực, việc sống ba lời khuyên làm nên một đời sống biến hình, có sức chiếu toả ánh sáng của tình yêu tuyệt đối (x. TH 20), bởi vì làm cho Chúa Kitô hiện diện hữu hình qua những chứng từ của đời sống (x. TH 77). Ba lời khuyên như thế không chỉ là con đường nên thánh mà còn là “liệu pháp” thiêng liêng cho nhân loại trước trào lưu tôn thờ “ngẫu tượng” (x. TH 72, 87). Với ba lời khuyên được đem ra sống triệt để và sáng tạo, đời thánh hiến trở thành dấu chỉ, chứng tá và lời tiên báo về một nền văn hoá mới, một nhân loại mới, hình thành theo thánh ý Thiên Chúa[26].
Lời khấn khiết tịnh
Lời khấn khiết tịnh mang một tầm vóc đặc biệt bởi một đàng, đó là lời khấn duy nhất mang nội dung bất di dịch cho mọi hình thức thánh hiến tu trì qua mọi thời đại, và đàng khác, đó cũng là lời khấn, với nghĩa vụ độc thân kèm theo, có tính chất “lời khuyên Phúc Âm” nhất theo nghĩa chặt của ngôn từ[27]. Có lẽ cũng chính vì thế mà thay vì sắp xếp theo trình tự cổ điển (thanh bần, khiết tịnh, vâng phục), các văn kiện Công đồng đã đặt lời khấn này lên trước, bởi đó là lời khuyên được Chúa Giêsu kêu mời rõ ràng nhất (x. Mt 19,12), được thánh Phaolô nhấn mạnh nhất (1 Cr 7, 32-35), được nhìn nhận và tuân giữ như một hình thức của cuộc sống tận hiến sớm nhất (x. Cv 21,9)[28].
Công đồng khẳng định lời khấn khiết tịnh là “ân huệ nổi bật” làm nguồn mạch và dấu chỉ sự thánh thiện của Giáo Hội, là “dấu chỉ và động lực của đức ái” (x. GH 42), là “dấu chỉ đặc biệt của kho tàng trên trời”, là dấu chỉ sáng chói của giao ước mới và hôn nhân mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (DT 12).
Như vậy, việc sống lời khấn khiết tịnh làm nên chứng tá về tình yêu thuần khiết vô biên, vô điều kiện, vô vị lợi mà Thiên Chúa dành cho con người, một tình yêu con người cần đáp trả và cần thể hiện đối với nhau. “Khiết tịnh tận hiến nhắc lại cuộc duyên tình (giữa Chúa Kitô và Giáo Hội) một cách trực tiếp hơn và làm cho mối tình ấy vươn đến một cao độ mà lẽ ra mọi tình yêu nhân loại phải gắng đạt tới... Khiết tịnh chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa được đề cao hơn hết...” (CT 13). Quả thực, lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim người thánh hiến, giúp họ “đạt đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu” (XPL 22).
Trong đêm tối của “văn hoá hưởng thụ” vốn đang tháo thứ những quy luật đạo đức khách quan về tính dục, thì việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo loé sáng lên như một “chứng tá về quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của mong manh phận người” (TH 88). Đây chính là một trong “những chứng tá cần thiết cho hôm nay hơn bao giờ hết” để minh chứng sức mạnh phi thường của tình yêu Thiên Chúa và đáp ứng nhu cầu thèm khát sự trong sáng ngày càng tăng trong mối quan hệ giữa người với người (x. TH 88)[29].
Lời khấn thanh bần
Lời khấn thanh bần được hiểu và sống cách đa dạng và phong phú trong lịch sử Giáo Hội. Có khi là bán hết tài sản, có khi chỉ là “tinh thần nghèo khó” thôi[30]. Ngày hôm nay, lời khấn thanh bần được đặt trong mối liên hệ sâu xa hơn với việc phục vụ và phát triển người nghèo, trong viễn tượng là xây dựng một Giáo Hội của người nghèo, cho người nghèo, vì người nghèo, và hơn nữa, một Giáo Hội nghèo[31].
Lời khấn khó nghèo là chứng tá về một tình yêu trao ban. Dù được diễn tả dưới hình thức nào thì cốt lõi của việc sống thanh bần cũng là một lối sống bước theo Chúa Kitô trong tâm tình bác ái, trao tặng tới mức “tự huỷ” vì anh em mình. Hiến chế Giáo Hội vì thế đã liên kết lời khấn khó nghèo và vâng phục trong số 42d và coi đây là lối sống bác ái theo gương Chúa Kitô (GH 42d). Quả thực, khó nghèo chỉ là phương tiện nên trọn lành bao lâu gắn liền với đức ái[32]. Dưới khía cạnh mầu nhiệm, đó là một tình yêu luôn khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa như là Đấng tuyệt đối, như là kho tàng đích thực của lòng mình. Dưới khía cạnh xã hội, đó là một tình yêu liên đới và chia sẻ dành cho anh em chị em mình, nhất là những người nghèo khổ[33].
Lời khấn khó nghèo cũng là dấu chứng về sự giàu có đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa, nơi kho tàng trên trời. Đó là thái độ sống phó thác vào Thiên Chúa và biết liên đới với người khác. Sắc lệnh canh tân Dòng tu đã khéo léo đề cập tới khía cạnh của “khó nghèo tập thể” với những chỉ dẫn rằng “hãy làm chứng tập thể về khó nghèo” qua việc sẵn lòng chia sẻ của cải với Giáo Hội, với các nhà khác của Hội Dòng cũng như những người túng thiếu (DT 13đ); đồng thời, khuyến cáo họ “hãy tránh mọi hình thức xa hoa trục lợi quá đáng (DT 13e)[34].
Mỗi người thánh hiến cần trở nên chứng nhân của “sự nghèo khó đích thực”[35]. Trong thế giới hôm nay, đức thanh bần trở thành một chứng tá hùng hồn trước sự hoành hành của “chủ nghĩa vật chất thèm khát chiếm hữu, dửng dưng với những nhu cầu và đau khổ của những người yếu đuối” và hững hờ trước sự huỷ hoại của môi trường sinh thái (x. TH 89). Vì thế, đây phải là một sự khó nghèo “mở”, “khó nghèo Phúc Âm để phục vụ người nghèo” (TH 90): phản đối thói thờ tiền tài, thói dửng dưng vô cảm trước khổ đau túng thiếu, thói tiêu dùng của cải cách ích kỷ và hoang phí, để thể hiện một tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, cổ võ việc sử dụng của cải cách có trách nhiệm và trong tinh thần liên đới, đấu tranh chống lại bất công, hầu xây dựng một thế giới nhân đạo hơn (x. TH 90)[36].
Lời khấn vâng phục
Đức Phaolô VI đã coi đức tuân phục như là tâm điểm của công cuộc thích nghi và canh tân đời tu[37]. Dĩ nhiên, đó là một quyền bính được thi hành không phải để thống trị mà là phục vụ trong đức ái như lời dạy của thánh Augustinô[38]. Thánh Tôma đã không ngần ngại coi lời khấn vâng phục là “lời khấn cao trọng nhất (maximum est) trong tất cả các lời khấn”, vì qua đó người tu sĩ dâng cho Thiên Chúa điều cao quý nhất là ý chí tự do và quyền định đoạt về đời sống[39]. Tuy nhiên, lời khấn vâng phục cao cả nhưng lại không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh hôm nay, vì lời khấn này đòi hỏi chúng ta phải hi sinh chính mình, hi sinh ý chí, hi sinh ý riêng, hy sinh chính bản ngã như là một hiến lễ dâng tiến Thiên Chúa, noi gương tuân phục khiêm hạ của Chúa Kitô, “Đấng đã tự huỷ mình, nhận lấy thân phận tôi tớ... và vâng lời cho đến chết” (Pl 2, 7-8; GH 42d)[40].
Công đồng Vatincanô II làm nổi bật giá trị cứu độ và tư tế của hành vi tuân phục nơi Chúa Giêsu (x. GH 3, 36, 37, 41; TG 24) và vai trò tích cực đầy trách nhiệm của Mẹ Maria (x. GH 56, 61, 63). Đức tuân phục tu trì chói lọi như một hiến lễ toàn thiêu dâng tiến Chúa, noi gương Chúa Kitô tuân phục và Mẹ Maria “xin vâng” (DT 14)[41].
Tuân phục là chứng tá về tinh thần phó trác trọn vẹn nơi Thiên Chúa: “Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác.” (XPL 22).
Đức tuân phục cũng là chứng tá về sự khiêm nhường thẳm sâu và sự hiệp thông trong cộng đoàn. Nếu như thánh Biển Đức đã trình bày về đức vâng phục trong tương quan với đức khiêm nhường và các nhân đức khác, thì thánh Basiliô và thánh Đa Minh lại đề cao tính hiệp thông và bác ái của lời khấn này[42].
Đức tuân phục cũng làm chứng về sự tự do đích thực của con cái Chúa, khi con người được giải thoát khỏi mọi ràng buộc khiến họ xa rời ý Chúa. Lời khấn tuân phục vì thế phải được hiểu như là “lắng nghe” và “thi hành” thánh ý của Thiên Chúa, cả dưới góc độ cá nhân cũng như tập thể[43]. Qua việc tìm kiếm và thi hành ý Chúa, người thánh hiến tìm được tự do đích thực và tìm thấy con đường tốt nhất để thực hiện và tăng tiến sự tự do đích thực đó. Vì chính qua vâng phục, họ tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời, là thi hành ý muốn cứu độ của Ngài trên đời mình, là tháp nhập ý mình vào ý Chúa, hiệp nhất với cộng đoàn để thực thi cùng một chứng tá và cùng một sứ vụ trong tinh thần con thảo với Chúa và hiệp thông huynh đệ với anh chị em mình (x. TH 91-92)[44].
2.2. Chứng tá của đời sống chung và sứ vụ tông đồ
Tuy ba lời khuyên được coi như cốt yếu cho đời sống thánh hiến, thực tế còn cho thấy những yếu tố quan trọng khác mà đôi khi được gọi là “lời khấn thứ tư”. Đó trước hết là đời sống chung huynh đệ trong cộng đoàn và sứ vụ tông đồ đặc trưng tuỳ theo đặc sủng mỗi tu hội.[45] Đời sống cầu nguyện, mối tương giao huynh đệ, những tiếp xúc và những công việc họ thực hiện luôn là những chúng từ sống động để diễn tả khuôn mặt Chúa Kitô cầu nguyện, rao giảng, bác ái, nhân từ, chữa bệnh, phục vụ...[46] Đó chính là chứng từ cuộc sống mà các tu sĩ được mời gọi đem đến cho thế giới[47].
“Chứng từ bằng đời sống trở nên điều kiện quan yếu hơn bao giờ hết để đạt đến hiệu quả thực sự trong việc rao giảng. Điều này thật chính xác là vì chính chúng ta, trong một nghĩa nào đó, chịu trách nhiệm về sự tiến triển của Tin Mừng mà chúng ta loan báo [...]. Chúng tôi kêu gọi các tu sĩ, những chứng nhân của một Giáo Hội được kêu gọi nên thánh, chính anh chị em được mời gọi sống một đời sống sinh hoa kết trái các mối phúc thật của Tin Mừng [...]. Nhiệt tình rao giảng Tin Mừng của chúng ta phải bắt nguồn từ một đời sống thánh thiện thực sự, và, như Công đồng Vaticanô II đã khuyến khích, việc rao giảng phải giúp cho nhà rao giảng lớn lên trong sự thánh thiện, một sự thánh thiện được nuôi dưỡng bởi đời sống cầu nguyện và trên hết là lòng yêu mến Thánh Thể [...]. Thế giới đòi hỏi và mong đợi nơi chúng ta tinh thần đơn sơ trong cuộc sống, tinh thần cầu nguyện, lòng bác ái dành cho mọi người, nhất là cho những người yếu thế và nghèo khổ, lòng vâng phục và khiêm nhu, tinh thần siêu thoát và xả kỉ. Không có những dấu chỉ thánh thiện đó, lời rao giảng của chúng ta khó lòng mà đụng chạm đến tâm hồn của con người thời nay”[48].
3. CHỈ DẪN CỦA HUẤN THỊ XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ
Như một văn bản có tính cách rà soát kiểm điểm lại việc đón nhận và thực thi tông huấn Đời sống thánh hiến (XPL 3), huấn thị đưa ra những chỉ dẫn có tính cách khá cụ thể. Phần IV bàn về việc “làm chứng cho tình yêu”, như tung ra một “hướng mở” cho đời thánh hiến, sau khi đã nhìn ngắm đời thánh hiến dưới góc cạnh thần học, tu đức (phần I & III) và góc cạnh của những thách đố đương đại (phần II). Quả vậy, huấn thị đã soi vào góc cạnh mục vụ tông đồ để mở ra viễn tượng truyền giáo khi “muốn đồng hành với các người thánh hiến trên các nẻo đường của thế giới, nơi Đức Kitô đã đi qua và hôm nay vẫn còn hiện diện, nơi Giáo Hội công bố Người như là Đấng Cứu tinh của thế giới, nơi sự sống Ba Ngôi toả lan sự hiệp thông trong một sứ mạng mới” (XPL 4). Thực ra, ý hướng đó đã được hé mở ngay từ những dòng đầu tiên của Huấn thị, khi nối kết dòng suy tư của mình với hai văn kiện chính yếu có ảnh hưởng xuyên suốt Huấn thị là tông huấn Vita Consecrata và Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Khi chiêm ngưỡng khuôn mặt vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh và làm chứng cho tình yêu của Người trong thế giới, những người thánh hiến hân hoan đón nhận lời mời gọi cấp thiết của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới” “Duc in altum!” (Lc 5,4)” (XPL 1).
Lời mời gọi ra khơi đó như đang thắp lên một ngọn lửa hy vọng tươi mới cho Giáo Hội trong buổi bình minh của ngàn năm mới, một Giáo Hội “khao khát sống Tin mừng nhiệt thành hơn, và mở rộng những chân trời đối thoại và truyền giáo” (XPL 1).
Lời mời gọi đó cấp bách hơn bao giờ hết bởi vì:
- Cần một trợ lực cho một nhân loại đang khát tình yêu vì sống trong thảm kịch của sự hận thù và chết chóc, của những ảnh hưởng tiêu cực đến từ tiến trình “toàn cầu hoá” và nỗi bất an và lo sợ, tội ác và bạo lực, bất công và chiến tranh: “Thế giới hôm nay đang chờ mong các người thánh hiến phản ánh cụ thể cách thức hành động của Đức Giêsu, tình yêu Người dành cho mỗi người không phân biệt và hạn chế”.
- “Chiều kích ngôn sứ” của người thánh hiến cần được hoán cải và kín múc một sinh lực mới để xứng đáng với vai trò cao cả là “giáo dục toàn thể Dân Thiên Chúa”.
- Đã đến lúc cần thổi bùng lên ngọn lửa chiếu toả chứng tá thánh thiện và bác ái nơi những người thánh hiến để “tình yêu Chúa Kitô sẽ được chứng thực giữa mọi người”.
- Sự xuất hiện những hình thức và tổ chức thánh hiến mới do ân sủng của Thánh Thần cần mang lại một “đà tiến mới trong lối sống kitô hữu, biến nó thành sức mạnh gợi hứng và thúc đẩy cho cuộc hành trình đức tin”.
Có thể tóm kết những gợi ý của Huấn thị trong việc làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô qua những điểm chính: hiệp thông, rao giảng, phục vụ và đối thoại.
3.1. Chứng tá đến từ đời sống hiệp thông (XPL 33-34)
Đây là chứng tá đầu tiên huấn thị nhấn mạnh: chứng tá đời sống. Chứng tá trước hết không đến từ hiệu năng công việc mà đến từ chính đời sống, nhất là sự hiệp thông giữa các thành viên, tình bác ái sẻ chia, đồng cảm và đồng thân phận với người nghèo khổ: thăng tiến nhân vị, sống liên đới với những ai đau khổ, giúp đỡ chia sẻ chân thành.
Ở đây, đời sống hiệp thông được coi như là “sứ điệp đầu tiên của đời sống thánh hiến, bởi vì đó là dấu chỉ hữu hiệu và sức mạnh có tính thuyết phục dẫn đến niềm tin vào Đức Kitô”, đến nỗi có thể nói “hiệp thông chính là truyền giáo”, vì hiệp thông phát sinh hiệp thông, thúc đẩy tiến trình bước theo Chúa Kitô và lan toả tình yêu Ngài cho thế giới. Vì thế, cần xây dựng một “linh đạo hiệp thông” nơi các tu sĩ.
Sự hiệp thông đó phát sinh bác ái nhất là “cụ thể hoá tình yêu đối với người nghèo, như Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong Tông thư Novo Millennio Ineunte:
“Thế kỷ và thiên niên kỷ mới đang bắt đầu cần thấy, và ước mong sao thấy rõ ràng hơn, mức độ cống hiến mà cộng đoàn kitô hữu thể hiện trong việc bác ái đối với người nghèo túng nhất. Nếu chúng ta thật sự xuất phát lại từ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, chúng ta phải biết nhận ra Người nhất là qua khuôn mặt của những người mà Người muốn đồng hoá: tôi đói và anh em đã cho tôi ăn, tôi khát, anh em đã cho tôi uống, tôi là khách lạ và anh em đã tiếp đón, tôi trần truồng và anh em đã cho tôi mặc, tôi ở tù và anh em đã đến thăm (Mt 25,35-36)”[49].
3.2. Chứng tá đến từ đời sống rao giảng
- Loan báo Tin Mừng (XPL 37):
Đây được coi như là “nhiệm vụ đầu tiên” mà người thánh hiến cần nhiệt tâm đảm nhận. Loan báo Tin Mừng ở đây hiểu là “loan báo Đức Kitô cho mọi người” nhất là “số đông những người chưa biết Chúa”. Huấn thị nhấn mạnh rằng sứ vụ này đang chỉ ở bước khởi đầu, nên cần phải tận tâm tận lực thi hành.
Sứ vụ này đòi hỏi sự cộng tác và tinh thần thích nghi hội nhập để “Kitô giáo trong ngàn năm thứ ba sẽ mang dáng dấp của một khuôn mặt bao gồm nhiều nền văn hoá và các dân tộc”.
- Truyền bá sự thật (XPL 39):
Huấn thị nêu ra hai lãnh vực quan trọng cần truyền bá sự thật: giáo dục và văn hoá.
Trong lãnh vực giáo dục, người thánh hiến được mời gọi làm chứng qua việc đem đến “sự hiện diện đủ tư cách” của mình theo tinh thần Mầu nhiệm Nhập thể, vươn tới “con người mới” trong Đức Kitô (Ep 4,24; x. Cl 3,10). Đây là điều trong tầm tay nhờ những ân huệ Thánh Thần, nhờ ánh sáng có được do việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và thực hành phân định, nhờ gia sản phong phú của truyền thống giáo dục được tích lũy trong tu hội... Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường giáo dục nhân bản và thấm nhuần Tin Mừng cũng là điều được khuyến khích và là một chứng từ sáng giá hôm nay.
Trong môi trường văn hoá, người thánh hiến được mời gọi nỗ lực hoạt động để phúc âm hoá văn hoá, nhất là trong những lãnh vực mới như khuyến học, truyền thông, đối thoại đa chiều... hầu xây dựng một nền văn minh tình thương, một nền văn hoá sự sống.
3.3. Chứng tá đến từ đời sống phục vụ
- Phục vụ người nghèo (XPL 35):
Lãnh vực phục vụ của người thánh hiến là toàn thể thế giới, nhưng ưu tiên nhất vẫn là phục vụ những người nghèo khổ, về vật chất cũng như tinh thần như “thất vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tình trạng nghiện ngập ma túy, sợ bị ruồng bỏ vì tuổi già hay vì bệnh tật, sống bên lề xã hội hay việc phân biệt đối xử trong xã hội.”
- Phục vụ phẩm giá con người (XPL 35):
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của truyền giáo khi phải đối diện với một xã hội phi nhân hoá, nhẫn tâm chà đạp lên các quyền lợi của con người.
Trong bối cảnh đó, “với năng động của bác ái, tha thứ và hoà giải, những người thánh hiến đấu tranh cho công lý để xây dựng một thế giới mở ra những cơ hội mới và tốt hơn để cải thiện cuộc sống và phát triển cá nhân.” Huấn thị còn đưa ra chỉ dẫn cụ thể là “để việc tham gia đấu tranh đạt hiệu quả, cần phải có tinh thần của người nghèo, được thanh luyện khỏi tư lợi, sẵn sàng phụng sự hoà bình và bất bạo động với tinh thần liên đới và đầy lòng thương cảm đối với những ai khốn khổ”.
Huấn thị cũng đề cao sứ vụ này khi khẳng định rằng “sẵn sàng trả giá cho việc bách hại, vì hiện nay nguyên nhân của tử đạo thường là sự đấu tranh cho công lý vì muốn trung thành với Tin mừng.”
- Phục vụ sự sống (XPL 38):
Lời mời gọi này trước hết nhằm đến các tu sĩ thầy thuốc, nhất là nữ tu đang hoạt động trong lãnh vực y tế, một lãnh vực liên quan trực tiếp đến sự sống. Sứ vụ của họ là “biểu lộ lòng thương xót của Đức Kitô” qua việc gần gũi, cảm thông, tạo bầu khí nhân đạo và tin tưởng, để xoa dịu niềm đau nỗi khổ của các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Cách rộng hơn, những người phục vụ trong những môi trường liên quan đến sự sống, được mời gọi hãy khéo léo trình bày những lý lẽ của lập trường Kitô giáo, qua việc “giải thích và bảo vệ các giá trị bắt nguồn từ chính bản tính con người”. Chứng tá như thế đến từ việc chia sẻ sự hiểu biết về sự ưu việt của hồng ân sự sống và mời gọi mọi người cùng góp tay xây dựng nền văn hoá sự sống, đẩy lùi nền văn minh chết chóc đang hoành hành trong đời sống con người hiện thời.
- Phục vụ “trong sự sáng tạo của đức ái” (XPL,36):
Trong ý thức rằng phục vụ trong tinh thần bác ái là “biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho thế giới”, người thánh hiến cần lưu tâm đến sự “trung thành có sáng tạo”, một sự sáng tạo “từng làm phát sinh hàng ngàn khuôn mặt bác ái và thánh thiện dưới các hình thái đặc thù”, một sự sáng tạo cần phải được tiếp nối dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để làm nảy nở những hình thái mới của tình yêu hầu đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại.
Huấn thị gợi ý những nhu cầu mới của thời đại chúng ta: đồng hành và đồng thân phận với người nghèo, người cao niên, người nghiện ngập, những người đau khổ vì bệnh Aids, những người tha hương đang gánh chịu mọi thứ cực hình vì sống trong hoàn cảnh đặc biệt, cảnh buôn bán phụ nữ và bắt trẻ em làm nô lệ (bị lạm dụng, bị ngược đãi, bị bỏ rơi hay bị cưỡng bức tòng quân...).
Huấn thị đi xa hơn khi mời gọi giải quyết “căn nguyên” hầu nhổ tận gốc gây ra cái nghèo: những mô hình xã hội bất công, tham vọng cá nhân hoặc phe nhóm, sự dửng dưng vô tâm của nhiều người, những cơ cấu tội ác...
Huấn thị cũng không quên nhắc nhở các tu sĩ về tình liên đới, sự cộng tác với dân chúng, nhạy bén với thời cuộc và nhạy cảm với các vấn đề của dân chúng. Đồng thời, trong khi luôn gia tăng các sáng kiến, các tu sĩ cũng nên biết làm việc có phương pháp với những chương trình mục vụ và kế hoạch truyền giáo khoa học, để hành động một cách có trật tự và hiệu quả hơn là tùy tiện.
3.4. Chứng tá qua đối thoại[50]
Đối thoại và hợp tác là đường hướng của một Giáo Hội mở ra với thế giới do Công đồng Vaticanô II đề xướng. Đối thoại mở rộng chân trời bao la cho sự hiện diện và sứ vụ của Giáo Hội nói chung và của những người thánh hiến nói riêng. Theo Chúa Kitô, “đời sống thánh hiến không chỉ hài lòng sống trong Giáo Hội và cho Giáo Hội” mà vươn tới các Giáo Hội Kitô khác, các tôn giáo khác và cả những người không tôn giáo nữa (XPL 40).
- Đối thoại đại kết (XPL 41):
Mục tiêu của đối thoại là hướng tới “mọi người”, nhưng trước tiên nhằm đến những người cùng niềm tin Kitô. Người thánh hiến cộng tác cách đặc biệt vào công trình đối thoại này qua việc gia tăng cầu nguyện và hoán cải, nhất là đọc và suy niệm Lời Chúa (lectio divina), làm chứng thật sự cho Tin mừng, xây dựng tình bằng hữu, bác ái và cộng tác trong những sáng kiến chung để phục vụ và làm chứng, nỗ lực tìm hiểu lịch sử, giáo thuyết, phụng vụ và những hoạt động bác ái tông đồ của các Giáo Hội Kitô khác. ..
- Đối thoại liên tôn (XPL 42):
Đối thoại với anh chị em thuộc các tôn giáo khác đòi hỏi chứng tá sống động của Tin Mừng và sự tự do tinh thần khỏi mọi ràng buộc của thành kiến, nghi kị, chia rẽ. Huấn thị nhắc lại một vài phương tiện đặc biệt mà Tông huấn Vita Consecrata đã đề ra: hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tình bạn thiết tha và sự chân thành hỗ tương đối với các cộng đoàn tu trì của các tôn giáo khác, cùng hợp tác để quan tâm đến đời sống con người, cảm thông với những ai đau khổ về mặt thể lý cũng như tinh thần, cùng nhau dấn thân vì hoà bình, công lý và bảo toàn sinh thái, thăng tiến phẩm giá người phụ nữ...
- Đối thoại với những người không niềm tin tôn giáo (XPL 43):
Đối thoại bằng đời sống và sẵn sàng “trở nên những đối tác đặc biệt trong công cuộc tìm kiếm Thiên Chúa”: gặp gỡ trao đổi, tình thân ái, tinh thần bác ái phục vụ, nhất là “niềm nở đón tiếp và nâng đỡ tinh thần những người khao khát Thiên Chúa và ước muốn sống những đòi hỏi của đức tin, khi họ tìm đến”.
Đối thoại bằng việc lắng nghe và chia sẻ các kinh nghiệm thiêng liêng, can đảm nói về đức tin như là “cơ hội để hân hoan loan báo về ân huệ dành sẵn cho mọi người” mà vẫn “hết sức tôn trọng tự do mỗi người, ân huệ đó là mặc khải về Thiên Chúa, Đấng ‘yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một (Ga 3,16)’”.
Đối thoại trong tư thế biết khiêm tốn đón nhận để có thể thu lượm được những hạt giống của Lời Chúa nơi các truyền thống văn hoá và tâm linh khác.
3.5. Chứng tá trong những thách đố mới
- Thách đố đến từ chủ nghĩa tiêu thụ và duy lợi nhuận: khủng hoảng sinh thái, hố ngăn cách giàu nghèo, chiến tranh, khủng bố. Thách đố này mời gọi người thánh hiến tái khám phá và làm sáng lên nét đẹp của các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, khiết tịnh và phục vụ.
- Thách đố đến từ những hình thức chà đạp quyền con người, mời gọi người thánh hiến “có một sự dấn thân đặc biệt với một vài khía cạnh triệt để của Tin Mừng”, như cổ võ việc tôn trọng sự sống của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết, làm dậy men Tin Mừng các thực tại xã hội và chính trị, làm “muối và ánh sáng” trong những hoàn cảnh không thuận tiện...
4. LÀM CHỨNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
Với tiêu đề “Sống đạo hôm nay”, Lá Thư MụcVụ của HĐGM Việt Nam năm 2006 đã viết: “Sống trong đất nước đang có nhiều thay đổi và thách đố, chúng ta được mời gọi sống đức tin cách trưởng thành hơn để có thể dấn thân phục vụ tha nhân cách mới mẻ hơn và góp phần tích cực hơn trong công cuộc xây dựng con người mới”[51]. Như vậy, đường hướng của Giáo Hội Việt Nam là: (1) sống đức tin trưởng thành; (2) dấn thân phục vụ; (3) xây dựng con người mới. Đó là trách nhiệm sống đạo thật quan trọng, liên quan đến mọi thành phần Dân Chúa, một trách nhiệm làm nên phẩm giá của đời tín hữu, một phẩm giá được thể hiện rõ nét nhờ nỗ lực nên thánh và trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa[52].
Với người thánh hiến thì sao? Đâu là những chứng tá mà người thánh hiến có thể trao tặng hôm nay, tại Việt Nam? Chắc chắn cũng cần một đời sống nhân bản, đức tin và tu đức trưởng thành, một sự dấn thân tích cực hơn trong sứ vụ tông đồ truyền giáo, một nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc nên thánh và làm chứng cho tình yêu Chúa.
4.1. Làm chứng bằng đời sống trưởng thành
Sự trưởng thành này từng được hiểu như là trưởng thành nhân bản, trưởng thành đời tu và trưởng thành về đời sống thánh hiến[53]. Theo Paolo Provera thì bản tính của sự trưởng thành đó là “sống đời tu một cách sáng suốt đầy đủ và với một thiện chí hoàn toàn”[54].
Đó là một thực tại bao trùm tất cả (ba lời khấn, đức ái, đời sống chung, các mối liên hệ), nhưng được đạt đến một cách tiệm tiến qua những nguyên động lực là Thiên Chúa, kinh nghiệm, trí năng và ý chí[55]. Có người nhìn dưới góc cạnh khác thì đó không chỉ là trưởng thành nhân bản (thể lý, tâm lý, tình cảm) mà còn là trưởng thành tâm linh[56], sự trưởng thành Kitô giáo[57].
Công đồng đã dùng chữ “trưởng thành” lần đầu tiên theo nghĩa tâm lý, khi đòi các ứng sinh phải có “sự trưởng thành về tâm lý và tình cảm” để tuyên khấn sống khiết tịnh (x. DT 12c).
Sự trưởng thành tình cảm là quan trọng, nhưng trong đời sống thánh hiến, cần phải có một sự trưởng thành và phát triển toàn diện hơn: thể lý, tâm lý, tình cảm, trí thức và tình yêu nữa: tình yêu con cái, tình yêu huynh đệ, tình bạn, tình yêu đam mê xác thịt, tình yêu cha mẹ[58].
Sự trưởng thành trong đời tu là sự trưởng thành nhân vị toàn diện, được thể hiện qua các tiêu chuẩn: khả năng yêu thương và đón nhận yêu thương, khả năng can đảm đối diện và đối thoại, khả năng làm việc và cộng tác có trách nhiệm, khả năng tự lập, khả năng lấy Thiên Chúa làm trung tâm (quy Thượng Đế)[59].
Người thánh hiến hôm nay được mời gọi đạt tới sự trưởng thành cần thiết, để có sự quân bình chín chắn trong cách suy nghĩ, cách chọn lựa và quyết định, cách phán đoán và hành động, sao cho toát lên vẻ đẹp chứng tá tươi vui và thuyết phục của đời sống thánh hiến (x. XPL 30, 46).
4.2. Làm chứng cho sự thật
Tấm gương của lương tâm sau những bụi mờ của “bệnh gian dối”, “bệnh thành tích”, sau những năm tháng luồn lách để có thể sống cái thời “lương tâm không bằng lương tháng”, sau những ảnh hưởng của “CCCP”[60], đã đến lúc cần được tẩy rửa và giáo dục lại. Những chuẩn mực đạo đức, bậc thang giá trị, đạo làm người, đạo làm con Chúa xem ra mờ nhạt và chìm lắng dần trước cái chói chang ồn ào của thời kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó, người thánh hiến được mời gọi để đưa ra cái gì là “thật”, là “đích thực”, “tinh ròng”, “nguyên tuyền”, “chính cống”, qua những nhân đức tự nhiên như thành thật, công bằng, tôn trọng của chung và của cải người khác, kính trọng nhân phẩm, danh dự, giữ lời hứa, nhân từ, tin tưởng …[61]
Nói theo ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Thái Hợp là phải chống lại năm đứa con hư: “con người tiểu kỉ” [62] ngày xưa cùng với hai đứa con hư của thời bao cấp là “thói đạo đức giả” và “vô trách nhiệm”, hai đứa con hư của cơ chế thị trường hoang dã là “nóng ruột kiếm tiền” và “cắm đầu hưởng thụ”; đồng thời, phát triển nhũng đứa con ngoan rút tỉa và hấp thụ tinh hoa từ đạo đức truyền thống và tiếp thu, gạn lọc những giá trị của văn minh tiến bộ[63]. Hay nói cách khác theo tác giả Nguyễn Ngọc Sơn là “xây dựng con người mới, ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức […], có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời”[64].
4.3. Làm chứng qua đối thoại và hợp tác
Ngày nay ai cũng thấy đối thoại và hợp tác là cần thiết. Đối thoại không chỉ giúp đôi bên thoát ra khỏi tình trạng đối đầu, chiến tranh, hận thù… mà còn giúp nhau phát triển trong hoà bình, trật tự và nhân ái. Kế thừa đường hướng của Vaticanô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu và các tài liệu của Liên hiệp Hội đồng Giám mục Châu Á cũng khẳng định tầm quan trọng lớn lao của đối thoại và hợp tác[65]. Theo đó, cần xây dựng một linh đạo Á Châu cho việc sống và loan báo Tin Mừng, nhất là trong lãnh vực đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, các nền văn hoá (hội nhập văn hoá) và thăng tiến người nghèo[66]. Trong bối cảnh Việt Nam, thiết tưởng chúng ta cần xây dựng một “linh đạo đối thoại” với việc lưu ý đặc biệt những điểm sau:
- Phát huy những đức tính quý báu của người Việt: nhẹ nhàng kín đáo, khiêm hạ nhường nhịn (một điều nhịn, chín điều lành; kính trên nhường dưới), hiếu hoà (dĩ hoà vi quý), tương thân, tương ái (lá lành đùm lá rách), niềm nở, hiếu khách[67]… Nói theo linh mục Kim Định đó là triết lý Việt (siêu việt): Minh Triết và Thái Hoà[68].
- Tiếp thu tinh hoa của văn hoá cổ truyền cách gạn lọc và thích ứng: nhân cách, phẩm giá của con người quân tử (tứ hải chi nội giai huynh đệ giã, hoà nhi bất đồng, nhân lễ nghĩa trí tín…), tu thân xử thế (tam cương, ngũ thường; tam tòng tức đức[69]; trung, thời; chính danh, ngôn thuận, hành thiện), tâm học của Nho giáo (định, tĩnh, an, lự; trí tri, cách vật)[70]; Đạo đế (bát chánh đạo), tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo; Vô vi (nghĩa tích cực)[71], tu tâm dưỡng tính, tự nhiên, minh đức, huyền đức của Đạo giáo…
- Xây dựng một linh đạo về đối thoại theo tinh thần của Tin Mừng nơi khung cảnh Á Châu (Redemptoris Missio 87-91: Linh đạo truyền giáo; Ecclesia in Asia chương V: Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo): luôn tin tưởng và tuân theo sự soi sáng và hướng dẫn của Thánh Thần; thấm nhuần điều răn yêu thương của Chúa Kitô; yêu thương, tôn trọng và biết lắng nghe (MV 28, 78; TG 11; LB 53; Ecclesia in Asia, số 31), làm chứng và biết phục vụ (MV 12; TG 11-12), chân thành cởi mở và cảm thông chia sẻ, hợp tác và cộng tác (MV 91; TG 15, 85, 88; Nostra Aetate, số 2; Ecclesia in Asia, số 42), nhất là linh đạo về khổ hạnh, cầu nguyện và chiêm niệm vốn rất được ưa chuộng tại Á Châu và Việt Nam (X. Ecclesia in Asia, số 23)[72].
4.4. Làm chứng qua việc cỗ võ và huấn luyện tình yêu thương, hoà giải, bao dung
Chiến tranh hận thù đã để lại cho Việt Nam một vết thương rỉ máu. Hận thù chia rẽ giữa lương với giáo, cộng sản với quốc gia, bắc với nam, … vẫn như con ma đói ám ảnh đất nước sau hơn 30 vắng bóng chiến tranh[73]. Hay nói theo một tác giả khác thì đó không là vết thương mà “là khối u mà thời gian không hề là phép mầu. […] Làm sao hoà giải nếu không có sám hối và tha thứ?”[74].
Vì vậy, cần “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại [...]. Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”[75]. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi thực sự “chữa lành ký ức” và thấm nhuần điều răn Đức Ái, yêu thương khoan thứ của Tin Mừng. Sự sám hối và hoà giải cần có từ hai phía[76]. Trong khi vẫn tôn trọng sự thật lịch sử, phân biệt rõ giữa Tổ Quốc, Quê Hương, lợi ích chung của cả dân tộc trong tương quan với ảnh hưởng của ĐCSVN, người Công giáo cũng nhìn nhận và sám hối về phần mình. Như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ nỗi đau xót sâu xa về những lần người tín hữu đã sử dụng bạo lực để bảo vệ chân lý, một hành động hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng của Đức Kitô[77], chúng ta cũng cần bình tâm sám hối và canh tân để không bao giờ lấy ác báo ác, lấy hận thù chống lại hận thù, mà biết “lấy sự thiện thắng sự ác”, “lấy đức báo oán”, lấy yêu thương tha thứ để chữa lành đau thương hận thù, hầu trở thành khí cụ yêu thương và hoà bình đích thực của Chúa.
4.5. Làm chứng qua việc đối thoại ba chiều: với các tôn giáo, với người nghèo và với các truyền thống văn hoá.
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu theo đường hướng của Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC)[78]. Đối thoại ba chiều thậm chí được coi là “cách thế hiện diện mới của Giáo Hội Á châu, thúc đẩy cảm thông, hoà bình và hợp tác”[79]. Dĩ nhiên, đây cũng là điều cần thiết cho các tu sĩ, nhất là trong việc tìm “trung thành trong sáng tạo”, tức là tìm kiếm một “cách thế hiện diện và phục vụ” mới trong khi vẫn trung thành với căn tính và sứ vụ của mình[80].
Trong bối cảnh Việt Nam, các giám mục cũng cho thấy mối bận tâm hàng đầu của Giáo Hội là đối thoại, nhất là đối thoại với dân chúng[81], với các thực tại tôn giáo, chính trị và xã hội[82]. Các Giám mục Việt Nam cũng đề cao sự cấp thiết và quan trọng của việc hội nhập văn hoá[83]. Trong Lá Thư Mục Vụ năm 2003, các Giám mục đưa ra các đề nghị cho tiến trình đó[84]: Đối thoại như là phục vụ trong yêu thương[85], bằng hành động cụ thể như cầu nguyện, thăm viếng, trao đổi, liên đới và chia sẻ với người nghèo, người bệnh, người bị bỏ rơi[86]. Đối thoại liên tôn: qua các thăm viếng, tiếp xúc hàng ngày, cộng tác giải quyết các vấn đề chung như công ích, công lý, hoà bình, giáo dục đạo đức, thăng tiến con người, chia sẻ kinh nghiệm tâm linh, cầu nguyện chung, chia sẻ kiến thức tôn giáo[87]. Xây dựng nền Thần học đối thoại: Dùng các ý niệm và cách diễn tả Á đông và Việt Nam để trình bày nội dung đức tin, “không chỉ bằng lòng với việc chuyển ngữ hoặc chuyển dịch” mà thôi[88]. Cần tìm những “hạt giống của Lời” và những mảnh chân lý trong các truyền thống tôn giáo và văn hoá địa phương[89].
************
Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 47 (25/4/ 2010) cũng mang chủ đề liên quan đến “chứng tá”: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi. Ơn gọi hoàn toàn đến từ sáng kiến của Thiên Chúa nhưng cũng “được trợ giúp bởi phẩm chất và bởi sự phong phú của chứng tá cá nhân và cộng đoàn của những người đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa trong thừa tác vụ linh mục và trong đời sống thánh hiến”. Chứng tá nơi người thánh hiến có thể khơi dậy những đáp trả quảng đại khác trước lời mời gọi của Chúa Kitô[90].
Theo đó, các linh mục và tu sĩ thánh hiến cần “mang lửa trong tim” (x. Gr 20, 9), sẵn sàng không chỉ phục vụ Chúa để phục vụ Chúa bằng lời nói, nhưng còn bằng tất cả các phương diện của cuộc sống của họ nữa, noi gương Chúa Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người không phân biệt, với sự quan tâm ưu tiên dành cho những người bé mọn nhất, những người tội lỗi, những người sống bên lề xã hội, những người nghèo khổ.
Đó chính là chứng từ mà Giáo Hội mong đợi nơi người thánh hiến: trở nên chứng nhân đích thực của tình yêu Thiên Chúa. Điều đáng tiếc là công cuộc truyền giáo nói chung và sự vụ làm chứng nói riêng dường như còn dậm chân tại chỗ[91]. Theo một thống kê mới đây thì 98% linh mục Á châu và 95% linh mục Việt Nam không quan tâm tới người không Kitô giáo![92] Những dòng nhật ký của linh mục Piô Ngô Phúc Hậu thật nhẹ nhàng mà thấm thía: “Xóm đạo của con chỉ cách xóm ngoại bằng một con đường đất nhỏ hẹp đến độ hai con trâu đi ngược chiều phải cọ sườn vào nhau. Vậy mà hai xóm có hai nền văn hoá khác nhau như hai dân tộc […]. Bởi vậy từ ngày có trí khôn cho tới bây giờ, con chưa thấy một người ngoại nào theo đạo của Chúa. Chẳng bao giờ con thấy cha xứ than phiền về điều đó. Đức Giám mục cũng chẳng bao giờ phiền trách ngài về điều đó.
Tin Mừng của Chúa đã vón cục lại trong giáo xứ. Giáo xứ là cái ghetto quản thúc Tin Mừng. Nó là cái pháo đài ngạo nghễ để biến chúng con thành những người tự cao tự đại trước mắt người lương dân.
Lạy Chúa, đến bao giờ chúng con mới nói được với giáo xứ lời này:
‘Chúng tôi còn phải đi loan báo Tin Mừng tại các thành khác nữa. Chính vì thế mà chúng tôi đã được sai đến’”[93].
Với con số tu sĩ và ơn gọi dồi dào, Giáo Hội Việt Nam chắc hẳn mong đợi rất nhiều nơi các thành viên đặc biệt này. Chính họ chứ không ai khác sẽ là thành phần chủ chốt làm nên “mùa hiện xuống mới” cho Giáo Hội hình chữ S thân yêu này. Điều đó, trước hết tuỳ thuộc vào đời sống chứng tá khả tín và thuyết phục mà họ đưa ra. Chỉ khi sống triệt để ơn gọi thánh hiến, làm chứng cho tình yêu tuyệt đối và vô biên của Thiên Chúa, họ mới có thể góp phần hữu hiệu như kỳ vọng đó của Giáo Hội.
Quả thực, đời thánh hiến cho thấy các mối phúc Tin Mừng không phải là một giáo thuyết trừu tượng. Chứng tá hàng ngày của đời sống các mối phúc nơi người thánh hiến là bằng chứng cho thấy một Nước Trời đang bắt đầu hiện diện, đang lớn lên và biến cải thế giới này.[94]
Đó là nỗ lực của con người, nhưng là một nỗ lực mở ra cho Thánh Thần, Đấng là tác nhân chính của công cuộc truyền giáo (RM, chương III)[95]. Chính Thánh Thần sẽ thổi lên ngọn lửa tình yêu và nhiệt thành, để nơi mỗi người thánh hiến, người ta có thể nhận ra sự hiện diện sống động và đầy yêu thương của Thiên Chúa.
ĐỀ TÀI GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Đâu là chứng tá “khả tín và thuyết phục” mà người thánh hiến có thể trao tặng cho dân tộc Việt Nam hôm nay?
2. Những yếu tố nào là quan trọng để đào tạo những chứng nhân đích thực?
3. Đức ái là “linh hồn” của đời thánh hiến.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
CN: Bản đức kết “Chiều kích chiêm niệm của đời tu”, khoá họp khoáng đại 4-7/3/1980 của Bộ Tu sĩ.
CT: Tông huấn “Chứng tá Phúc Âm” (Evangelica testificatio), ĐTC. Phaolô VI, 29-06-1971.
DT: Sắc lệnh về canh tân thích nghi Dòng tu (Perfectae Caritatis: Đức ái trọn hảo) của Công Đồng Vaticanô II, 28-10-1965.
GH: Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen gentium: Ánh sáng muôn dân) của công đồng Vaticanô II, 21-11-1964.
GL: Bộ Giáo Luật 1983.
HA: Tông huấn “Hồng ân cứu chuộc” (Redemptionis donum), ĐTC. Gioan Phaolô II, 25-03-1984.
HĐ: Huấn thị “Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn”, 02-02-1994.
HL: Huấn thị “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu” (Potissimum institutioni), 02-02-1990.
LB: Tông huấn “Loan báo Phúc Âm” (Evangelii nuntiandi), Đức Phaolô VI, 08-12-1975.
LH: Các liên hệ hỗ tương giữa Giám Mục và tu sĩ trong Giáo Hội (Mutuae relationes), 14-5-1978.
MV: Hiến chế Mục Vụ (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vaticanô II, 07-12-1965.
RC: Huấn thị “Renovationis causam”, Bộ Tu Sĩ, 06-1-1969.
RM: Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc” (Redemptoris Missio) của ĐTC. Gioan Phaolô II, 07-12-1990.
TG: Sắc lệnh về Truyền giáo (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticanô II, 18-11-1965.
TH: Tông huấn hậu Thượng hội đồng Giám Mục về đời thánh hiến (Vita consecrata), Gioan Phaolô II, 25-03-1996.
TT: Tu sĩ và việc thăng tiến con người, 12-08-1980.
XPL: Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ, 19-5-2002.
YT: Văn kiện “Những yếu tố cốt yếu của đời tu”, 31-5-1983.
CHÚ THÍCH:
--------------------------------------------------------------------------------
[1] A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 32-33.
[2] X. E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, Mathias M. Ngọc Đính chuyển ngữ, Năm Thánh 2000, tr. 116.
[3] X. phan tấn thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, Rôma 1993, tr. 391; J. C. G. Paredes, Teologia de la Vida Religiosa [Thần học về Đời Tu], bản dịch tiếng Anh “Theology of Religious Life: From the Origins To Our Days” được Giuse Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ sang tiếng Việt, “Đời tu xưa và nay”, 2007, tr. 122-124.
[4] X. J. C. G. Paredes, Idem, bản dịch Việt ngữ, tr. 162.
[5] X. D. Mongilio, “Carità” [Đức Ái], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 184.
[6] X. D. Mongilio, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-185.
[7] X. Ibidem, tr. 186-187.
[8] X. Ibidem, tr.186.
[9] X. Công Đồng Orange II, can. 12, Denz. 382.
[10] X. D. Mongilio, “Carità”, tr.186.
[11] X. Ibidem, tr. 193-194.
[12] Tôma Aquinô, Suma Theologia IIa-IIae, q. 24, a. 9, c, 2m, 3m.
[13] D. Mongilio, “Carità” [Đức Ái], tr. 184-205.
[14] Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Hiệp Hội Các Tông Đồ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 22.
[15] X. Phaolô VI, Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi), số 41; Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris missio), số 42; Tông huấn Giáo hội tại Á châu (Ecclesia in Asia), số 42.
[16] J.- O. Tuíii Vancells, “Testimonianza” [Chứng từ], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994,1739-1740.
[17] X. K. Rahner, Religious life Today, Burns & Oates, London 1976, tr. 9.
[18] X. S. M. Schneiders, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, Paulist Press, New York/Mahwah 1986, tr. 93-94; G. Sebastian, Religious And Mission Ad Gentes according to the Missionary Documents of the Universal Church from Maximum Illud to Vita Consecrata, Romae 2000, tr. 2.
[19] X. D. O’Murchu, Religious Life: A Phrophetic Vision, Hope and Promise for Tomorrow, Ave Maria Press, Notre Dame, Indiana 1991, tr. 174; G. Sebastian, sđd, tr. 3.
[20] X. S. M. Schneiders, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, tr. 101; G. Sebastian, sđd, tr. 3.
[21] X. TH, số 87; j. M. R. Tillard - A Gospel Path, The Religious Life, chuyển ngữ bởi Prendergast, Lumen Vitae, Washington 1975, tr. 86, Sebastian George, sđd, 3-4.
[22] X. L. Boff, God’s Witness in the Heart of the World, Claret Centre for Resources in Spirituality, Chicago 1981, tr. 155.
[23] X. G. Sebastian, sđd,tr. 4-5.
[24] X. K. Müller, Mission Theology, An Introduction, Steyler Verlag – Wort und Werk, Nettetal 1987, tr. 125.
[25] X. G.Sebastian, sđd, tr. 5.
[26] X. J. M. Rovira Arumí, “The Evangelical Counsels in the Post-Synodal Apostolic Exhortation Vita Consecrata”, trong D. Moraleda – F. Torres – J. Pineda (cb), From Seduction to Mission: An Asian Commentary to Consecrated Life, Claretian Publications, Philippines 1997, tr. 97.
[27] X. S. M. Schneiders, New Wineskins, Re-imagining Religious Life Today, 93-94. Xt. P. Provera, Catechismo dei voti religiosi, Bản dịch Việt ngữ của Phạm Duy Lễ, Thánh hiến cuộc đời. Giáo cương lời khấn tu trì dưới ánh sáng Công đồng Vaticanô II, s.e. & s.a., tr. 116-122. Xét về nghĩ vụ pháp lý thì bất di dịch, nhưng xét về động lực và lý thuyết thì lại khá đa dạng. Đàng khác, theo nghĩa rộng, khiết tịnh (castitas) là lời mời gọi cho mọi người. X. Phan Tấn Thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 452-462.
[28] X. E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 335.
[29] Để có cái nhìn tổng thể và về đức khiết tịnh có thể xem a. A. Rodriguez – J. Cristo Rey García Paredes – J. Pujol I Bardolet, “Castità” [Sự khiết tịnh], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr.213-278.
[30] X. Phan Tấn Thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2. Tập 3: Các Hội Dòng tận hiến và các tu đoàn tông đồ, tr. 482-486;
[31] X. Phan Tấn Thành, Sđd, 486-489; E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ, tr. 355-361.
[32] Tôma Aquinô, Summa Theologica II-II, q. 187, 5; q. 188, 7.
[33] X. G. Sebastian, 23-24.
[34] Xét về phương diện thần học, đức thanh bần đặt con người trong thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa, thúc đẩy họ bước theo Chúa Kitô tự hạ, siêu thoát, giúp họ sống yêu thương liên đới qua việc chia sẻ với cộng đoàn và tha nhân, chứng tá cho sự tự do thanh thoát. Xét theo khía cạnh tu đức, khó nghèo có nghĩa là cần cù lao động, liên đới phục vụ người nghèo và sống bác ái chia sẻ. Xét theo hình thức thì có khó nghèo trong tâm tình (bình dị, không tạo ra nhu cầu giả tạo, không dính bén) và khó nghèo nghĩa chặt (khất thực, sống chung với người nghèo…). X. Phan Tấn Thành, Dân Thiên Chúa. Giải thích Giáo Luật quyển 2, tr. 493-505.
[35] Tông thư Chúng tá Phúc Âm số 18 nói đến năm phương thức đáp lại “tiếng kêu la của người nghèo”: (1) không liên kết với bất cứ hình thức bất công xã hội nào; (2) thức tỉnh lương tâm trước hoàn cảnh bi đảt của người cùng khổ; (3) sống và chia sẻ cái nghèo với người nghèo; (4) phục vụ người nghè; (5) sử dụng một cách tiết kiệm những của cải mình có. X. Phaolô VI, Chứng tá Phúc Âm, số 17-18.
[36] Để có cái nhìn tổng thể về đức khó nghèo có thể xem thêm v. Casas Garda- S. Santiago gonzàlez, “Povertà” [Sự khó nghèo], trong Rodriguez A.A. - Casas J.M.C. (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 1242-1283.
[37] X. Phaolô VI, Bài diễn văn trước các bề trên thượnng cấp nước Ý, ngày 12.1.1967. http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/speeches/1967/january/documents/hf_p-vi_spe_19670112_superiore-maggiori_it.html.
[38] “Ipsa vero non se existimet potestate dominante, sed charitate serviente” (Ep. 211; P.L. 33, 964).
[39] X. Tôma Aquinô, Summa Theologica II-IIæ, q.186, 7-8.
[40] Bối cảnh hôm nay đề cao tự do và trách nhiệm cá nhân, chủ nghĩa tự do quá trớn, chủ nghĩa tiện nghi và hưởng thụ, chú nghĩa nhân bản và tự nhiên thái quá, sự suy yếu về đức tin… đang làm cho việc thực thi đức tuân phục trở nên khó khăn. X. Essai de réflexion prospective, Paris: U.S.M.F. 1968, tr. 11-27. Được đề cập trong E. Gambari, “Vita Religiosa oggi” secondo il Concilio e il Nuovo Diritto Canonico [Đời tu dưới ánh sáng Công đồng và Giáo luật], quyển 1, bản dịch Việt ngữ 2000, tr. 391t, 487.
[41] X. E. Gambari, Sđd, bản dịch Việt ngữ, tr. 392-401.
[42] X. Phan Tấn Thành, Sđd, 506-511; 515-523.
[43] X. J. T. Culliton, “Religious Obedience: Its ‘Grace and Sin’ History”, trong Religious Life Renewed… Formation Renewed!, Canadian Religious Conference, Ottawa 1983, tr. 123.
[44] X. G. Sebastian, Sđd, tr. 24-26.
[45] X. Phan Tấn Thành, Sđd, 529.
[46] X. S. H. Canilang, Đời Cầu Nguyện. Hiệp Thông và Truyền Giáo trong Đời Sống Thánh Hiến, Bản dịch của Giuse Đinh Hữu Thoại, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2003. Cuốn sách 142 trang gồm 5 phần bàn về chiều kích thừa sai của Đời sống thánh hiến qua việc tạo lập một cộng đoàn cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ và chứng tá Tin Mừng.
[47] Chứng từ của đời sống cầu nguyện và khổ chế, của việc thực hành các nhân đức, của việc thực thi đặc sủng của tu hội: rao giảng, giáo lý, giáo dục, bác ái, phục vụ bệnh nhân, truyền thông xã hội, phục vụ người nghèo, đối thoại liên tôn, hội nhập văn hoá, phục vụ người di dân… X. G. Sebastian, Sđd, tr. 27-75.
[48] Phaolô VI, Tông thư Loan báo Tin Mừng, số 76.
[49] X. Gioan Phaolô Ii, Tông thư Novo Millennio Ineunte, số 49.
[50] X. Gioan Phaolô Ii, Tông huấn Vita Consecrata, số 100-103; Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Hiệp Hội Tông Đồ, Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô, số 40-44.
[51] HĐGMVN, Thư Mục Vụ năm 2006: Sống đạo hôm nay, số 11, Huế, ngày 08/09/2006. Khả dụng trên www.hdgmvn.org.
[52] X. Ibidem.
[53] X. F.X. Nguyễn Hữu Tấn, Người tu sĩ trưởng thành, Phần 1-3, s.e., s.l., s.a.
[54] E. Provera, Bản dịch Việt ngữ, tr. 259.
[55] X. Ibidem, tr. 260-308.
[56] S. De fiores – T. Goffi (cb), Dictionnaire de la vie spirituelle, Cerf, Paris 1983. Bản dịch Việt ngữ, “Sự trưởng thành tâm linh”, trong Một con đường sống, Lưu hành nội bộ, tr. 19-25.
[57] X. R. W. Gleason, “Sự trưởng thành Kitô giáo”, trong M. Dolores, et al., Creative Personality in Religious Life, Sheed and Ward, N. Y. 1962, Ngô Văn Vững chuyển ngữ: Dâng hiến sáng tạo. Đời tu dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II và Tâm lý hiện đại, tr. 207-240. Phần phụ lục này không thuộc về nguyên bản, được dịch giả thêm vào để minh hoạ tốt hơn cho cuốn sách. Theo tác giả, sự trưởng thành Kitô giáo là sự “viên thành thiêng liêng và tâm lý”: quân bình tâm lý, tự lập và tự do, phán đoán tốt, tình yêu bất vụ lợi, trưởng thành tôn giáo. Ngược lại tình trạng thiếu trưởng thành là tôn giáo ma thuật, ý niệm sai lầm về bất vụ lợi, có thái độ tiêu cực trước quyền bính, chủ quan, độc đoán…
[58] X. Đinh Đức Đạo, Integral Development according to the Encyclical “Populorum Progressio”. An anthropological approach to the problem viewed within a world-wide context, Academia Alfonsiana, Roma 1976, tr. 14-22; Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, Đức tin & Văn hoá -2005, tr. 9, 179-208.
[59] X. A. Vàzquez, “Maturità” [Sự trưởng thành], trong A.A. Rodriguez - J.M.C. Casas (cb), Dizionario Teologico della Vita Consacrata, Ancora, Milano 1994, tr. 950-963.
[60] Viết tắt của chữ Liên Bang Xô Viết, bị đọc trại đi là “Của chung cứ phá, của công cứ phí”.
[61] Các nhân đức được đề cập đên trong các văn kiện Giáo Hội. X. OP, số 3; GLGHCG, số 1804-1811.
[62] “Tiểu kỷ” chính là cái tôi bé nhỏ, cam chịu thân phận hèn mọn, bị động, nhờ ân huệ, vun quén, xà xẻo, khôn khéo lẩn tránh, não trạng khép kín, luồn cúi, khúm núm, an phận, phụ thuộc, manh mún, tiểu xảo, rình được một cơ hội nào đó thuận tiện thì tìm cách xoay xở, vun quén chút ít cho cái tôi nhỏ bé … X. Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn Hoá, in lần thứ hai, Hà Nội 1996, tr. 390-391.
[63] X. Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, tr. 15-48; Ly Tâm, «Tiếng nói từ trái tim», trong Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tp. HCM 2004, 18-26.
[64] “Nếu như trước đây, người Việt Nam tin vào Trời - Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo, vào Thiên Chúa của Kitô giáo, vào Ông bà Tổ tiên chứng giám thì giờ đây, những bài học bài bác thái độ duy tâm, đề cao chủ nghĩa duy vật từ 30 năm qua dường như đang có hiệu quả rõ rệt là xoá bỏ niềm tin mang tính tín ngưỡng ấy của người Việt. Nhưng một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống tinh thần, chối bỏ sự hiện diện của chủ thể luân lý tối cao như là nền tảng cho đạo đức xã hội thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng! Luật pháp không có khả năng khám phá tất cả những hành động bí ẩn của con người bắt nguồn từ trong tâm trí. Vì thế, khi tin vào một chủ thể luân lý tối cao nhìn thấu lòng mình (Trời cao có mắt), con người mới ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức. Từ căn bản đạo đức này, người Việt mới có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời.”, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt Nam trong hoạt động xã hội, mục 2.3.4., mạng lưới Dũng Lạc, http://www.dunglac.org/index.php?m= module2&v = detailarticle&id=45&ia=635.
[65] X. FABC, Hội nghị kháng đạt lần I: “Evangelization in Modern Day Asia”, 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong G.B. Rosales – C.G. Arévalo (ed), For All People of Asia, tr. 14; Tông huấn Ecclesia in Asia, số 21-40.
[66] X. P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, preface, x; Linementa of the Asian Synod, số 33, X. Ibidem, tr. 14.
[67] X. Hồng Kim Linh, Người Việt, Tủ sách nghiên cứu dân tộc ngôn ngữ Hồng Lĩnh xuất bản, Paris 1984, tr. 148-165.
[68] X. Kim Định, Di Sản Văn Hóa Việt Nam Ðối Với Ðời Sống Hiện Ðại, Bài diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh tại Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học lần thứ XVIII được tổ chức tại Brighton (Anh Quốc) từ ngày 21-27/08/1988, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/kimdinh/culture.htm.
[69] Nhiều người phê bình đây là một chủ trương miệt thị phụ nữ, trọng nam khinh nữ, là “bóng ma không trở lại”, hoặc ít ra phải tách tứ đức ra khỏi tam tòng, nhưng nếu ta biết gạn lọc và phát triển thì cũng rất hữu ích cho việc giáo hoá, không chỉ cho nữ giới mà còn cho cả nam giới nữa. X. Ly Tâm, “Tiếng nói từ trái tim”, trong Ibidem, tr. 21-26.
[70] X. Trần Văn Hiến Minh, Con người biết suy tư. Triết dự bị thần học 1, lưu hành nội bộ, tr. 102-105, 134-150; Để mở rộng: x. Trần Trọng Kim, Nho giáo, tr. 37-146, 660; Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cái nhìn hệ thống-loại hình, NXB. Tp. HCM 20044, 449, 479-504; Xinzhong Yao, An troduction to Confucianism, Cambridge University Press 2000, 139-189; Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các Tôn giáo lớn ở Việt Nam, lưu hành nội bộ.
[71] Bao gồm vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, có thể phát triển thành: không ham muốn thái quá; không lo lắng quá để lòng thanh tịnh, tự do phát triển; không bon chen quá mà biết giữ nhân ái nữa; không ham hố hư danh mà sống đơn thành. “Có người cho vô vi một nghĩa rất sơ đẳng ‘Vô vi là không làm gì’, sống an nhàn, lười biếng, không cố gắng, … Cũng có người cho vô vi là bi quan chủ nghĩa… Vô vi phải có một nghĩa tích cực. Vô vi là con đường tổng diệt để giải thoát tâm hồn vào cõi hồn nhiên, diệt trừ mọi ngang trái, mọi tà dục thắt buộc con người để trở về nguyên thuỷ hồn nhiên…là con đường đưa tới chỗ chân thân tức là cái tâm linh bất diệt”, x. Trần Văn Hiến Minh, Idem, tr. 169-174.
[72] Để mở rộng về đề tài này có thể xem: j. Dinh Duc Dao, Preghiera rinnovata per una nuova era missionaria in Asia, Editric Pontificia Università Gregoriana, Roma 1994, III, 49-75; “Educazione alla preghiera”, trong Dinh Duc Dao, Tu mi hai chiamato. Cammino di preghiera alla pienezza della vita apostolico-missionaria, CIAM, Roma 2002, 109-117; “Pratiche formative nel Buddismo”, in Redemptoris Missio, XX (2004) 2, Roma 2004, 51-63.
[73] Bằng ngôn ngữ văn chương, Lê Lựu đã phản ánh điều đó qua nhân vật Trần Địa, x. Lê Lựu, Hai nhà, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000, tr. 289 -291, trích trong Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên, tr. 46-47.
[74] Phạm Thị Hoài, Còn lại gì, www.talawas.org, trích theo Nguyễn Thái Hợp, Idem, tr. 60.
[75] Thư chung năm 1975 của TGM. Nguyễn Văn Bình, X. P. Nguyễn Thái Hợp, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, Bài tham luận tại Tọa đàm về: “Công giáo với Dân tộc: Xưa và Nay”, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2006, đăng trên NS Công giáo và Dân tộc, số 138, tháng 6-2006, tr. 16-31, và www.dunglac.net (bài này có thêm một số bổ sung).
[76] Ngày 11 tháng 6 năm 1995, ông Nguyễn Hộ, nguyên Chủ tịch Liên Hiệp Công đoàn, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và sáng lập viên Câu lạc bộ Cựu Kháng chiến Tp.HCM, công bố thư ngỏ về “Một giải pháp hòa hợp Dân tộc” với những lời kêu gọi đảng và bà con công giáo đều cần sám hối: “Không phải chỉ riêng người Cộng sản và người Công giáo mà tất cả tín đồ Tôn giáo khác và các thành phần khác của dân tộc cũng phải sám hối mới có thể tiến tới hòa hợp và hòa giải đích thực. Có người đặt vấn đề “Tổ quốc ăn năn” khi nghĩ lại “những gia tài nhục nhằn” Mẹ Việt Nam để lại cho đàn con và nhất là những thách đố đang đặt ra cho Đất nước trước thiên niên kỷ mới”, trích theo Nguyễn Thái Hợp, Tương quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam, www.dunglac.net.
[77] “Lạy Chúa là Thiên Chúa của mọi người, trong một vài giai đoạn của lịch sử, người Kitô hữu đôi lúc đã sống bất bao dung và đã không trung thành với giới luật yêu thương lớn lao, như thế đã làm hoen ố khuôn mặt Giáo hội, Hiền thê của Ngài. Xin tỏ lòng thương xót với những đứa con tội lỗi của Ngài, và xin thương đón nhận quyết tâm của chúng con nhằm kiếm tìm và cổ võ chân lý trong thái độ dịu dàng của đức ái, với niềm xác tín rằng chân lý chỉ có thể chiến thắng bởi chính chân lý mà thôi”, Gioan Phaolô II, dịp Năm Thánh 2000.
[78] X. FABC, “Evangelization in Modern Day Asia,” 27 April 1974, Tapei, Taiwan, số 9, trong For All The Peoples of Asia, vol. I, tr. 14; Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, các số 21-40.
[79] p. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 17.
[80] X. J. A. Gómez, Inculturation & Religious Life, ICLA & Cleretian, bản dịch Việt ngữ do jos. LCĐ: Hội nhập văn hoá và đời tu, lưu hành nội bộ; Tuyên Bố Chung của Hội Nghị Chuyên Đề về “Ảnh Hưởng của Nền Văn Hóa Hôm Nay trên Đời Sống Thánh Hiến” do Ủy Ban Đời Sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu tổ chức từ ngày 16-21/11/2009 tại Nhà Tĩnh Tâm Salêdiêng ở Hua Hin, Thái Lan.
[81] HĐGMVN, “Response of to Lineamenta,” trong P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, tr. 51
[82] Ibidem, 46-49.
[83] Ibidem, 47; x. P. Nguyễn Văn Hoà, “Evangelization in Vietnam”, trong P. Phan Đình Cho (ed), Idem, 122-124; Nguyễn Như Thể, “Inculturation. Veneration of Ancestors in Vietnam,” trong P. Phan Đình Cho (ed), Idem, 124-125; Vũ Kim Chính, “Inculturation of Chirstianity into Asia: reflection on the Asian Synod,” trong P. Phan Đình Cho (ed), Idem, 269-272.
[84] X. Phan Đình Cho, Idem, 47-51, 122-125; HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 11, trong HĐGMVN, Bản Tin Hiệp Thông 20-21, (October 2003).
[85] HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, n. 20.
[86] X. HĐGMVN, Lá Thư Mục Vụ 2003, nn. 10-12.
[87] X. Ibidem.
[88] X. Ibidem.
[89] HĐGMVN, “Response to Lineamenta of Ecclesia in Asia,” trong P. Phan Đình Cho (ed), The Asian Synod. Texts and Commentaries, Orbis Books, Maryknoll, NY 2002, 47-51.
[90] Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi, 13/1/2009, có sẵn trên Kênh thông tin Xuân Bích, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/02/17/su-diep-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-cac-on-goi-lan-thu-47/. Nguyễn Xuân Tiến chuyển ngữ.
[91] X. Nguyễn Ngọc Sơn, Muốn xuất phát lại từ Ðức Kitô trước hết cần trở lại với Người, Bài chia sẻ nhân dịp Ðại Hội truyền giáo Á Châu, Chang Mai, Thái Lan 18-22/10-2006.
[92] X. G. Nguyễn Trọng Viễn, “Vài nhận định về đời sống Kitô giáo tại Việt Nam”, đăng trên Bản Tin Hiệp Thông 23-24 (6/2004), tr. 200-207; Cx. “Những người rao giảng hôm nay”, trong Ibidem, tr. 208-210.
[93] x. P. Ngô Phúc Hậu, Nhật ký truyền giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2009, tr. 8-9.
[94] X. C. Pérez, “Religiosi”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 441-443.
[95] X. J. López-Gay, “Spirito Santo”, trong PUU, Dizionario di Missiologia, EDB, Bologna 1993, tr. 475 tt.
Thánh Giuse - Hoa Hướng Dương
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:41 17/03/2010
Trong thực vật học có hiện tượng gọi là quang hướng động,nghĩa là sự phát triển của cây tùy thuộc theo ánh sáng.Thân cây có quang hướng động dương nên thường mọc về phía ánh sáng. Rễ cây có quang hướng động âm nên nên mọc về phía tối. Anh sáng mặt trời ảnh hưởng trên muôn loài cây cỏ nên khi mùa xuân về, nắng xuân xoá tan cái lạnh của đông giá, cây cối xanh tươi, muôn hoa đua nở để kết trái mùa hè.
Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà hoa còn luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời với cánh hoa mở rộng đón nhận ánh sáng và sức sống để toả hương khoe sắc.
Có thể ví Thánh Giuse như hoa hướng dương. Đoá hoa công chính luôn hướng về Thánh Ý Thiên Chúa.Ngài hằng hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa để nhận ra và làm tròn Thiên Ý. Như Tổ Phụ Abraham, Thánh Giuse đã luôn sống trong thái độ hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Đọc Phúc Am ta thấy Giuse rất nhạy cảm trước ý định của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào,hễ biết là Ý Chúa là Ngài vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành. -Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19).Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20);rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và Ong đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả,đường dài vạn dặm mà vợ yếu con thơ, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên Ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người về đất Israel”(Mt2,21). Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy,đúng thời gian,đúng địa điểm mà không thắc mắc,không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
Vì thế, nơi thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết. Càng đi sâu vào nội tâm, đức tin của thánh Giuse càng được thanh luyện khỏi những ảo tưởng, những tự mãn, và những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa. Thay thế cho hình ảnh một Thiên Chúa quyền lực và xa vời rất phổ biến hồi đó, thánh Giuse nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thương xót, tình yêu gần gũi, tình yêu khiêm nhường, tình yêu phục vụ, tình yêu cứu độ, tình yêu đợi chờ và đi tìm những kẻ lầm lạc để ban tặng cho họ ơn tha thứ.
Thánh Giuse chia sẻ Đức Tin bằng chính đời sống của ngài hơn là bằng lời nói. Ngài sống nghèo giữa những người nghèo. Khi đến thăm căn nhà Thánh Gia sinh sống, xưởng thợ mộc đơn sơ nhỏ bé Giuse làm việc, ai ai cũng lặng người xúc động, miên man suy gẫm về cuộc sống khó nghèo với đức tín cần mẫn làm việc của Giuse. Ngài làm việc với niềm vui phục vụ, với đức tin. Ngài đau khổ cùng lớp người bị áp bức, nhưng với đức tin. Ngài làm ăn vất vả giữa xóm làng lầm than vất vả, nhưng với đức tin. Đức tin nơi ngài có sức nâng tâm hồn con người lên Nước Trời. Đức tin nơi ngài có sức thức tỉnh ý chí con người, hướng dẫn con người biết tìm ra cái tốt ngay chính trong những cái xấu. Đức tin nơi ngài có sức chữa lành nội tâm con người hơn là cứu chữa con người khỏi những khốn khổ thể xác.
Ngài đi sâu vào cuộc sống con người để phục vụ. Phục vụ với đức tin, với yêu thương, với khiêm tốn, với kính trọng. Nhất là phục vụ với tâm hồn cầu nguyện và ý chí hy sinh dâng hiến tất cả đời mình. Sau cùng, ngài đã qua đời một cách âm thầm, như một hạt lúa chôn vào lòng đất, đợi chờ kết quả theo thời giờ của Chúa.
Lịch sử Giáo Hội Thánh cho thấy hiệu năng sự phù trợ âm thầm của thánh Giuse. Biết bao giáo phận, biết bao giáo xứ, biết bao tín hữu đã nhận Thánh Giuse làm bổn mạng.
Hoa hướng dương là hình ảnh Thánh Giuse. Nhìn một đoá hoa hướng dương khoe sắc ta nghĩ đến Thánh Giuse. Nhìn cả vườn hoa hướng dương đang rực rỡ trong nắng ấm ta ước mong mỗi người Kitô hữu là một bông hoa nhỏ luôn hướng tâm hồn về Thiên Chúa, mở rộng lòng đón nhận sự sống,tình yêu, niềm vui để rồi toả hương khoe sắc cho cuộc đời.
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho tất cả chúng ta soi.Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động. Hoa hướng Dương chỉ nhìn thấy ánh sáng, trong lòng nó chỉ chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua, cơn mưa ập đến, nó cúi đầu xuống nhưng sau đó lại ngữa lên chiêm ngưỡng ánh mặt trời.
Nên thánh là làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, cho dù có thử thách và chông gai, như thánh Giuse, những đức tính cần cù, khiêm tốn, thinh lặng sẽ giúp chúng ta lắng nghe, tin tưởng vào Lời Chúa, thực hành Lời Chúa để ngày nên hoàn thiện chính mình.
Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà hoa còn luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời với cánh hoa mở rộng đón nhận ánh sáng và sức sống để toả hương khoe sắc.
Có thể ví Thánh Giuse như hoa hướng dương. Đoá hoa công chính luôn hướng về Thánh Ý Thiên Chúa.Ngài hằng hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa để nhận ra và làm tròn Thiên Ý. Như Tổ Phụ Abraham, Thánh Giuse đã luôn sống trong thái độ hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Đọc Phúc Am ta thấy Giuse rất nhạy cảm trước ý định của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào,hễ biết là Ý Chúa là Ngài vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành. -Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19).Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20);rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và Ong đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả,đường dài vạn dặm mà vợ yếu con thơ, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên Ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người về đất Israel”(Mt2,21). Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy,đúng thời gian,đúng địa điểm mà không thắc mắc,không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
Vì thế, nơi thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết. Càng đi sâu vào nội tâm, đức tin của thánh Giuse càng được thanh luyện khỏi những ảo tưởng, những tự mãn, và những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa. Thay thế cho hình ảnh một Thiên Chúa quyền lực và xa vời rất phổ biến hồi đó, thánh Giuse nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thương xót, tình yêu gần gũi, tình yêu khiêm nhường, tình yêu phục vụ, tình yêu cứu độ, tình yêu đợi chờ và đi tìm những kẻ lầm lạc để ban tặng cho họ ơn tha thứ.
Thánh Giuse chia sẻ Đức Tin bằng chính đời sống của ngài hơn là bằng lời nói. Ngài sống nghèo giữa những người nghèo. Khi đến thăm căn nhà Thánh Gia sinh sống, xưởng thợ mộc đơn sơ nhỏ bé Giuse làm việc, ai ai cũng lặng người xúc động, miên man suy gẫm về cuộc sống khó nghèo với đức tín cần mẫn làm việc của Giuse. Ngài làm việc với niềm vui phục vụ, với đức tin. Ngài đau khổ cùng lớp người bị áp bức, nhưng với đức tin. Ngài làm ăn vất vả giữa xóm làng lầm than vất vả, nhưng với đức tin. Đức tin nơi ngài có sức nâng tâm hồn con người lên Nước Trời. Đức tin nơi ngài có sức thức tỉnh ý chí con người, hướng dẫn con người biết tìm ra cái tốt ngay chính trong những cái xấu. Đức tin nơi ngài có sức chữa lành nội tâm con người hơn là cứu chữa con người khỏi những khốn khổ thể xác.
Ngài đi sâu vào cuộc sống con người để phục vụ. Phục vụ với đức tin, với yêu thương, với khiêm tốn, với kính trọng. Nhất là phục vụ với tâm hồn cầu nguyện và ý chí hy sinh dâng hiến tất cả đời mình. Sau cùng, ngài đã qua đời một cách âm thầm, như một hạt lúa chôn vào lòng đất, đợi chờ kết quả theo thời giờ của Chúa.
Lịch sử Giáo Hội Thánh cho thấy hiệu năng sự phù trợ âm thầm của thánh Giuse. Biết bao giáo phận, biết bao giáo xứ, biết bao tín hữu đã nhận Thánh Giuse làm bổn mạng.
Hoa hướng dương là hình ảnh Thánh Giuse. Nhìn một đoá hoa hướng dương khoe sắc ta nghĩ đến Thánh Giuse. Nhìn cả vườn hoa hướng dương đang rực rỡ trong nắng ấm ta ước mong mỗi người Kitô hữu là một bông hoa nhỏ luôn hướng tâm hồn về Thiên Chúa, mở rộng lòng đón nhận sự sống,tình yêu, niềm vui để rồi toả hương khoe sắc cho cuộc đời.
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho tất cả chúng ta soi.Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động. Hoa hướng Dương chỉ nhìn thấy ánh sáng, trong lòng nó chỉ chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua, cơn mưa ập đến, nó cúi đầu xuống nhưng sau đó lại ngữa lên chiêm ngưỡng ánh mặt trời.
Nên thánh là làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, cho dù có thử thách và chông gai, như thánh Giuse, những đức tính cần cù, khiêm tốn, thinh lặng sẽ giúp chúng ta lắng nghe, tin tưởng vào Lời Chúa, thực hành Lời Chúa để ngày nên hoàn thiện chính mình.
Hóa giải bẫy giăng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:42 17/03/2010
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Chay, Năm C
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Trong Thánh Kinh, có hai câu chuyện xứ án “tội ngoại tình” rất hấp dẫn. Câu chuyện bà Susanna (Đn 13,1-64) và câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình (Ga 8,1-11). Theo luật Môsê (Lv 21,10) và Tl 22,22-24), kẻ nào phạm tội ngoại tình phải bị ném đá cho đến chết.
Trong chuyện bà Susanna, hai lão già “mắc dịch” giở trò đồi bại nhưng không thành nên có thủ đoạn tố cáo người vô tội để chạy tội. Âm mưu bị bại lộ nhờ sự khôn ngoan của cậu Đaniel. Sau đó hai lão già quỷ quyệt bị trừng trị thích đáng.
Câu chuyện trong Tin mừng Gioan kể lại:Các kinh sư và những biệt phái dẫn người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến trước mặt Chúa Giêsu để gài bẫy Ngài. “Trong sách Luật, ông Môsê truyền chúng tôi phải ném đá hạng người này, còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?” Một câu hỏi bất ngờ, nham hiểm và lịch sự.
Có lẽ sau khi hỏi Chúa như thế, họ hí hửng với những nụ cười hóm hỉnh ranh mãnh. Họ thì thầm với nhau cách thich thú: lần này thì đừng hòng mà thoát. Cái bẫy đã giăng ra. Nếu Chúa bảo cứ ném đá đi thì đó là một lời nói sẽ xoá nhoà tất cả lòng nhân hậu của Chúa: tôi đến để cứu vớt chứ không phải để kết án. Những người tội lỗi, thu thuế, đặt niềm hy vọng vào Chúa, nếu nghe lời kết án chắc chắn họ sẽ thất vọng và xa lánh, thế thì chỉ có thất bại, mất uy tín. Nhưng nếu Chúa bảo không được ném đá, họ càng vui hơn vì Chúa dám chống lại Luật Môsê, chỉ chờ thế là họ có dư bằng chứng để bắt và lên án Ngài rồi.
Thái độ Chúa Giêsu thật trầm tĩnh “cúi xuống lặng lẽ vẽ trên đất”. Họ cứ hỏi mãi. Chúa ngẫng lên nói nhẹ nhàng “ ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Họ lặng lẽ rút lui, bắt đầu từ những người lớn tuổi.
Chỉ một câu nói mà Chúa đã hoá giải bẫy giăng sẵn. Hoá giải, bởi lẽ Chúa mời gọi họ hãy nhìn vào bên trong tâm hồn.
Còn lại một mình Chúa với người phụ nữ. Chúa ngẫng lên nói nhẹ nhàng:tôi không lên án chị đâu ! chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa. Chúa không kết án nhưng là mở cho chị một con đường đi về phía tương lai, về phía trước.
Hai câu nói của Chúa Giêsu với hai hạng người đều nhẹ nhàng mà sâu xa thấm thía. Với các người kết án Chúa mời họ nhìn vào phía bên trong. Với người bị kết án, Chúa mở ngõ về phía tương lai.
1.Lời mời gọi nhìn về phía bên trong
Chỉ vài phút trước đo, người ta hung hãn tố cáo đòi ném đá, và bây giờ người ta lặng lẽ rút lui. Một sự chuyển biến bất ngờ phát sinh từ lời mời gọi của Chúa: ai trong các ông sạch tội hãy ném đá người phụ nữ này đi. Khi người ta đòi ném đá tha nhân, người ta tự cho mình là kẻ sạch tội và có quyền lên án kẻ có tội. Nhưng khi người ta khám phá ra mình cũng là tội nhân, người ta không dám lên án nữa vì như thế cũng là tự lên án chính mình. Sự khám phá có được là do cái nhìn về phía bên trong chính mình. Chi tiết mà Thánh Gioan ghi nhận “bắt đầu từ những người lớn tuổi”, rất ý nghĩa. Vì càng lớn tuổi càng có bề dày cuộc sống, càng dễ nhận ra bề dày tội lỗi. Càng lớn tuổi càng có cái nhìn nội tâm nhiều hơn.
Có những cái gần mình nhất mà mình lại khó thấy nhất. Đó là bản thân mình. Có những sự thật người ta tìm cách trốn chạy nhiều nhất là sự thật về chính mình. Sự thật ấy chỉ khám phá ra được khi nhìn vào phía bên trong. Nhìn vào bên trong là đi vào nội tâm để nhìn lại chính mình, soi gương tâm hồn. Nhìn lại cuộc sống, lời nói, việc làm mình đã làm, đã sống. Giáo hội luôn khuyên con cái mình xét mình mỗi ngày. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân đều có thời gian tĩnh tâm, linh thao để biết mình mà sửa mình. Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan.
Nhìn vào phía bên trong là một đòi hỏi cần thiết giữa cuộc sống xô bồ, ồn ào với quá nhiều tranh đấu vất vả mưu sinh. Có khi chúng ta ngại vì sợ phải đối diện với chính mình, đối diện với sự thật về mình. Cần có thời gian tĩnh lặng để dâng lễ, cầu nguyện, viếng Chúa. Khi có thời gian nhìn lại chính mình, chúng ta có gương soi và một khoảng cách ngắm nhìn. Tấm gương tốt nhất là Chúa Giêsu. Ngài là ngưởi mẫu, con người lý tưởng nhất. Nơi Ngài và nhờ Ngài mà chúng ta nhận ra những lỗ hổng cuộc đời, nhận ra lý tưởng phải vươn tới.
2.Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai.
Người ta đòi ném đá người phụ nữ, đóng khung cuộc đời chị trong quá khứ. Quá khứ được đóng dấu bằng tội lỗi. Người ta đánh giá, phán đoán, hành động trên quá khứ đó. Chúa Giêsu không chấp nhận lối nhìn và cách đánh giá ấy. Ngài không đồng loã với tội lỗi. Ngài nhìn nhận người phụ nữ có tội. Nhưng Ngài mở ra một tương lai, gieo vào lòng chị niềm tin tưởng rằng chị có khả năng xây dựng một tương lai mới, một cuộc đời mới,một con người mới “Chị hãy về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không kết án cũng như không giảm án, không ân xá cho tội nhân. Chúa mở cho chị một con đường hướng về tương lai, làm lại cuộc đời. Đó là con đường sám hối trở về với tình yêu, trở về với đời sống là con cái Thiên Chúa, trở về với tâm hồn bình an. Người phụ nữ ra về lòng tràn ngập niềm vui hoán cải, quyết tâm làm lại cuộc đời.
Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai. Ngài không khoá chặt cuộc đời một con người cũng như lịch sử nhân loại vào quá khứ, cho dẫu quá khứ ấy có bi thảm và tàn tạ đến đâu chăng nữa. Thiên Chúa luôn luôn mở ngõ và vạch lối cho tương lai.
Vẫn biết tội lỗi trái với đạo giáo, trái với luân thường đạo lý, nhưng đâu chỉ căn cứ vào đạo giáo luân lý để khinh khi, coi thường, kỳ thị sự sống con người được. Đạo giáo luân lý giúp con người sống thăng tiến về mặt tinh thần chứ không bao giờ là bước cản trở nhận chìm con người xuống bùn đen. Đã là người, ai cũng có những khuyết điểm, cũng có lúc làm điều lầm lỗi. Nhưng ai cũng có khả năng ý chí ước muốn làm điều lành thánh thiện tốt đẹp. Thiên Chúa dựng nên con người với khả năng như thế.
Chúa Giêsu đã sống và đã nêu gương. Ngài không kết án, không giảm án, nhưng là mở ra con đường hướng về tương lai cho con người tội lỗi làm lại cuộc đời. Lêvi, Giakêu, Mađalêna, Augustinô…và còn biết bao con người đã được Chúa mở ngõ tương lai tươi sáng. Niềm tin đó tạo nên nơi người tín hữu một lối nhìn mới. Đó là nhìn về phía trước, băng mình về phía trước như thánh Phaolô diễn tả “Tôi chỉ chú ý tới một điều là quên đi chặng đường đã qua để lao mình về phía trước” (Pl 3,13). Đối với Phaolô quên đi chặng đường đã qua là qua khứ bắt bớ Giáo hội Chúa để lao mình về phía trước, phía tương lai mà Chúa Giêsu đã mở ra, đặt ngài làm khí cụ, làm tông đồ dân ngoại. Và Phaolô đã sống hết mình cho tương lai mới.
Trong cách nhìn về tha nhân, có khi người ta khoá chặt người khác trong quá khứ lỗi lầm của họ. Đã một thời ”chủ nghĩa lý lịch” khoá chặt con người trong quá khứ, cái quá khứ đâu có do họ !!! Vì lẽ đó mà nhiều nhiều người trẻ tài năng không có cửa cho tương lai, họ bị loại trừ. Con người vốn vẫn hay nhìn phía đàng sau hơn là nhìn về phía đàng trước. Trong khi niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai lại luôn thúc bách chúng ta nhìn về phía trước
Nhìn vào phía bên trong để khám phá sự thật về chính mình. Người Hylạp đã từng gắn trên cổng Đền Thờ Deiphes câu châm ngôn “ Bạn hãy biết chính mình” và coi sự biết mình như là khởi điểm của khôn ngoan.
Nhìn về phía đàng trước để luôn hy vọng và tin tưởng. Tin vào chính mình, vào con người, vào cuộc đời. Và trên hết là tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai chúng ta.
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Trong Thánh Kinh, có hai câu chuyện xứ án “tội ngoại tình” rất hấp dẫn. Câu chuyện bà Susanna (Đn 13,1-64) và câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình (Ga 8,1-11). Theo luật Môsê (Lv 21,10) và Tl 22,22-24), kẻ nào phạm tội ngoại tình phải bị ném đá cho đến chết.
Trong chuyện bà Susanna, hai lão già “mắc dịch” giở trò đồi bại nhưng không thành nên có thủ đoạn tố cáo người vô tội để chạy tội. Âm mưu bị bại lộ nhờ sự khôn ngoan của cậu Đaniel. Sau đó hai lão già quỷ quyệt bị trừng trị thích đáng.
Câu chuyện trong Tin mừng Gioan kể lại:Các kinh sư và những biệt phái dẫn người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến trước mặt Chúa Giêsu để gài bẫy Ngài. “Trong sách Luật, ông Môsê truyền chúng tôi phải ném đá hạng người này, còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?” Một câu hỏi bất ngờ, nham hiểm và lịch sự.
Có lẽ sau khi hỏi Chúa như thế, họ hí hửng với những nụ cười hóm hỉnh ranh mãnh. Họ thì thầm với nhau cách thich thú: lần này thì đừng hòng mà thoát. Cái bẫy đã giăng ra. Nếu Chúa bảo cứ ném đá đi thì đó là một lời nói sẽ xoá nhoà tất cả lòng nhân hậu của Chúa: tôi đến để cứu vớt chứ không phải để kết án. Những người tội lỗi, thu thuế, đặt niềm hy vọng vào Chúa, nếu nghe lời kết án chắc chắn họ sẽ thất vọng và xa lánh, thế thì chỉ có thất bại, mất uy tín. Nhưng nếu Chúa bảo không được ném đá, họ càng vui hơn vì Chúa dám chống lại Luật Môsê, chỉ chờ thế là họ có dư bằng chứng để bắt và lên án Ngài rồi.
Thái độ Chúa Giêsu thật trầm tĩnh “cúi xuống lặng lẽ vẽ trên đất”. Họ cứ hỏi mãi. Chúa ngẫng lên nói nhẹ nhàng “ ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Họ lặng lẽ rút lui, bắt đầu từ những người lớn tuổi.
Chỉ một câu nói mà Chúa đã hoá giải bẫy giăng sẵn. Hoá giải, bởi lẽ Chúa mời gọi họ hãy nhìn vào bên trong tâm hồn.
Còn lại một mình Chúa với người phụ nữ. Chúa ngẫng lên nói nhẹ nhàng:tôi không lên án chị đâu ! chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa. Chúa không kết án nhưng là mở cho chị một con đường đi về phía tương lai, về phía trước.
Hai câu nói của Chúa Giêsu với hai hạng người đều nhẹ nhàng mà sâu xa thấm thía. Với các người kết án Chúa mời họ nhìn vào phía bên trong. Với người bị kết án, Chúa mở ngõ về phía tương lai.
1.Lời mời gọi nhìn về phía bên trong
Chỉ vài phút trước đo, người ta hung hãn tố cáo đòi ném đá, và bây giờ người ta lặng lẽ rút lui. Một sự chuyển biến bất ngờ phát sinh từ lời mời gọi của Chúa: ai trong các ông sạch tội hãy ném đá người phụ nữ này đi. Khi người ta đòi ném đá tha nhân, người ta tự cho mình là kẻ sạch tội và có quyền lên án kẻ có tội. Nhưng khi người ta khám phá ra mình cũng là tội nhân, người ta không dám lên án nữa vì như thế cũng là tự lên án chính mình. Sự khám phá có được là do cái nhìn về phía bên trong chính mình. Chi tiết mà Thánh Gioan ghi nhận “bắt đầu từ những người lớn tuổi”, rất ý nghĩa. Vì càng lớn tuổi càng có bề dày cuộc sống, càng dễ nhận ra bề dày tội lỗi. Càng lớn tuổi càng có cái nhìn nội tâm nhiều hơn.
Có những cái gần mình nhất mà mình lại khó thấy nhất. Đó là bản thân mình. Có những sự thật người ta tìm cách trốn chạy nhiều nhất là sự thật về chính mình. Sự thật ấy chỉ khám phá ra được khi nhìn vào phía bên trong. Nhìn vào bên trong là đi vào nội tâm để nhìn lại chính mình, soi gương tâm hồn. Nhìn lại cuộc sống, lời nói, việc làm mình đã làm, đã sống. Giáo hội luôn khuyên con cái mình xét mình mỗi ngày. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân đều có thời gian tĩnh tâm, linh thao để biết mình mà sửa mình. Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan.
Nhìn vào phía bên trong là một đòi hỏi cần thiết giữa cuộc sống xô bồ, ồn ào với quá nhiều tranh đấu vất vả mưu sinh. Có khi chúng ta ngại vì sợ phải đối diện với chính mình, đối diện với sự thật về mình. Cần có thời gian tĩnh lặng để dâng lễ, cầu nguyện, viếng Chúa. Khi có thời gian nhìn lại chính mình, chúng ta có gương soi và một khoảng cách ngắm nhìn. Tấm gương tốt nhất là Chúa Giêsu. Ngài là ngưởi mẫu, con người lý tưởng nhất. Nơi Ngài và nhờ Ngài mà chúng ta nhận ra những lỗ hổng cuộc đời, nhận ra lý tưởng phải vươn tới.
2.Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai.
Người ta đòi ném đá người phụ nữ, đóng khung cuộc đời chị trong quá khứ. Quá khứ được đóng dấu bằng tội lỗi. Người ta đánh giá, phán đoán, hành động trên quá khứ đó. Chúa Giêsu không chấp nhận lối nhìn và cách đánh giá ấy. Ngài không đồng loã với tội lỗi. Ngài nhìn nhận người phụ nữ có tội. Nhưng Ngài mở ra một tương lai, gieo vào lòng chị niềm tin tưởng rằng chị có khả năng xây dựng một tương lai mới, một cuộc đời mới,một con người mới “Chị hãy về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không kết án cũng như không giảm án, không ân xá cho tội nhân. Chúa mở cho chị một con đường hướng về tương lai, làm lại cuộc đời. Đó là con đường sám hối trở về với tình yêu, trở về với đời sống là con cái Thiên Chúa, trở về với tâm hồn bình an. Người phụ nữ ra về lòng tràn ngập niềm vui hoán cải, quyết tâm làm lại cuộc đời.
Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai. Ngài không khoá chặt cuộc đời một con người cũng như lịch sử nhân loại vào quá khứ, cho dẫu quá khứ ấy có bi thảm và tàn tạ đến đâu chăng nữa. Thiên Chúa luôn luôn mở ngõ và vạch lối cho tương lai.
Vẫn biết tội lỗi trái với đạo giáo, trái với luân thường đạo lý, nhưng đâu chỉ căn cứ vào đạo giáo luân lý để khinh khi, coi thường, kỳ thị sự sống con người được. Đạo giáo luân lý giúp con người sống thăng tiến về mặt tinh thần chứ không bao giờ là bước cản trở nhận chìm con người xuống bùn đen. Đã là người, ai cũng có những khuyết điểm, cũng có lúc làm điều lầm lỗi. Nhưng ai cũng có khả năng ý chí ước muốn làm điều lành thánh thiện tốt đẹp. Thiên Chúa dựng nên con người với khả năng như thế.
Chúa Giêsu đã sống và đã nêu gương. Ngài không kết án, không giảm án, nhưng là mở ra con đường hướng về tương lai cho con người tội lỗi làm lại cuộc đời. Lêvi, Giakêu, Mađalêna, Augustinô…và còn biết bao con người đã được Chúa mở ngõ tương lai tươi sáng. Niềm tin đó tạo nên nơi người tín hữu một lối nhìn mới. Đó là nhìn về phía trước, băng mình về phía trước như thánh Phaolô diễn tả “Tôi chỉ chú ý tới một điều là quên đi chặng đường đã qua để lao mình về phía trước” (Pl 3,13). Đối với Phaolô quên đi chặng đường đã qua là qua khứ bắt bớ Giáo hội Chúa để lao mình về phía trước, phía tương lai mà Chúa Giêsu đã mở ra, đặt ngài làm khí cụ, làm tông đồ dân ngoại. Và Phaolô đã sống hết mình cho tương lai mới.
Trong cách nhìn về tha nhân, có khi người ta khoá chặt người khác trong quá khứ lỗi lầm của họ. Đã một thời ”chủ nghĩa lý lịch” khoá chặt con người trong quá khứ, cái quá khứ đâu có do họ !!! Vì lẽ đó mà nhiều nhiều người trẻ tài năng không có cửa cho tương lai, họ bị loại trừ. Con người vốn vẫn hay nhìn phía đàng sau hơn là nhìn về phía đàng trước. Trong khi niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai lại luôn thúc bách chúng ta nhìn về phía trước
Nhìn vào phía bên trong để khám phá sự thật về chính mình. Người Hylạp đã từng gắn trên cổng Đền Thờ Deiphes câu châm ngôn “ Bạn hãy biết chính mình” và coi sự biết mình như là khởi điểm của khôn ngoan.
Nhìn về phía đàng trước để luôn hy vọng và tin tưởng. Tin vào chính mình, vào con người, vào cuộc đời. Và trên hết là tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngõ cho tương lai chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH sẽ tuyên thánh cho Hồng y Newman trong cuộc viếng thăm Anh quốc
Phụng Nghi
09:41 17/03/2010
LONDON (CNS) - Theo lời loan báo của các nhà lãnh đạo Công giáo nước Anh, Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ đích thân chủ tế nghi lễ tuyên thánh cho Hồng y John Henry Newman tại Coventry, trong cuộc viếng thăm Vương quốc này 4 ngày từ 16 đến 19 tháng 9 sắp tới.
Quyết định này là một bước tiến khác thường, vì theo các nguyên tắc đã được chính Đức giáo hoàng Benedict đề ra, lễ tuyên thánh phải được thực hiện do vị hồng y của giáo phận nơi ứng viên được tuyên thánh đã qua đời.
Tổng giám mục Westminster là Vincent Nichols, chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 3 tại London, cho biết rằng thấy Hồng y Newman được “tuyên dương lên bậc chân phước -- một bước trong tiến trình tuyên thánh –- sẽ là một biến cố rất mực quan trọng.”
“Hồng y John Henry Newman là một nhân vật văn hóa văn chương vĩ đại, một thi sĩ và một mục tử. Người là một nhân vật cao vời trong lịch sử Anh quốc suốt 200 năm qua.
“Đức giáo hoàng Benedict có một mối chú tâm đặc biệt đến các trước tác của Hồng y Newman. Khi làm việc này tức là ngài làm một ngoại lệ đối với chính các luật lệ do ngài đặt ra… Đây sẽ là vụ tuyên thánh đầu tiên ngài thực hiện trong cương vị giáo hoàng.”
Hồng y Newman là một giáo sĩ nước Anh đã sáng lập Phong trào Oxford nhằm mang Giáo hội Anh giáo trở về với căn cội Công giáo. Ngài trở lại theo Công giáo lúc 44 tuổi sau nhiều đợt xung đột với các giám mục Anh giáo và được Đức giáo hoàng Leo XIII ban tước vị hồng y. Ngài qua đời tại Birmingham năm 1890, thọ 89 tuổi.
Tiến trình tuyên thánh được loan báo hồi tháng 7 năm ngoái khi Tòa thánh Vatican tuyên bố vụ chữa lành không thể giải thích được cho Phó tế Jack Sullivan ở Marshfield (tiểu bang Mass), khỏi tình trạng tàn tật do chấn thương cột sống, là kết quả do lời chuyển cầu của Hồng y Newman.
Lời tuyên bố về quyết định của Đức giáo hoàng Benedict đích thân làm chủ tế nghi lễ tuyên thánh cho Hồng y Newman đã được Linh mục Richard Duffield hoan nghênh. Cha là viện trưởng Tu hội Diễn giảng tại Birmingham, một cộng đồng do chính Hồng y Newman sáng lập vào thế kỷ 19, đồng thời cũng là cáo thỉnh viên vụ án phong thánh cho Hồng y.
Cha tuyên bố hôm 16 tháng 3: “Suốt đời, Đức thánh cha đã có lòng tôn sùng Hồng y Newman. Yếu tố này đã góp phần sâu xa vào sự hiểu biết về chiều sâu và tầm quan trọng của di sản đấng sáng lập tu hội chúng tôi để lại. Quyết định tự mình chủ tế lễ tuyên thánh mang lại sự chúc lành độc đáo cho các nhà giảng thuyết nước Anh và cho tất cả những ai đã kín múc được sự linh hứng từ cuộc đời và sự nghiệp của Hồng y Newman.”
Trước cuộc họp báo nói trên, Điện Buckingham đã loan tin về cuộc viếng thăm nước Anh của Đức giáo hoàng, cho biết ngài sẽ đáp phi cơ tới Scottland và sẽ được đón tiếp tại Điện Holyrood House do Nữ hoàng Elizabeth II cùng phu quân là Hoàng tế Philip, tước vị Quận công Edinburgh.
Trong cuộc viếng thăm này, Đức giáo hoàng sẽ đọc diễn từ trước một cử tọa tại Sảnh đường Westminter ở London; đây là địa điểm đã diễn ra những cuộc xét xử các vị tuẫn đạo Công giáo như Thánh Thomas More và Thánh Edmund Campion.
Các hoạt động chính yếu khác gồm có Thánh lễ công cộng tại Bellahouston Park và một buổi kinh chiều tại London. Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng Tổng giám mục Anh giáo của Canterbury là Rowan Williams tại Điện Lambeth ở London và cầu nguyện cùng các nhà lãnh đạo những giáo hội khác tại Westminster Abbey.
Các chi tiết chính xác về lộ trình của Đức giáo hoàng sẽ được thông báo sau. Thông báo báo chí của tòa đại sứ Anh cạnh Tòa thánh cho biết đây là cuộc viếng thăm chính thức đầu tiên của một vị giáo hoàng tới quốc gia này. Năm 1982, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tới đây nhưng đó chỉ là cuộc viếng thăm mục vụ. Tại vương quốc Anh hiện có khoảng chừng 6 triệu người theo Công giáo.
Web site chính thức của cuộc thăm viếng này:
www.thepapalvisit.org.uk
Hồng y John Henry Newman |
Quyết định này là một bước tiến khác thường, vì theo các nguyên tắc đã được chính Đức giáo hoàng Benedict đề ra, lễ tuyên thánh phải được thực hiện do vị hồng y của giáo phận nơi ứng viên được tuyên thánh đã qua đời.
Tổng giám mục Westminster là Vincent Nichols, chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 3 tại London, cho biết rằng thấy Hồng y Newman được “tuyên dương lên bậc chân phước -- một bước trong tiến trình tuyên thánh –- sẽ là một biến cố rất mực quan trọng.”
“Hồng y John Henry Newman là một nhân vật văn hóa văn chương vĩ đại, một thi sĩ và một mục tử. Người là một nhân vật cao vời trong lịch sử Anh quốc suốt 200 năm qua.
“Đức giáo hoàng Benedict có một mối chú tâm đặc biệt đến các trước tác của Hồng y Newman. Khi làm việc này tức là ngài làm một ngoại lệ đối với chính các luật lệ do ngài đặt ra… Đây sẽ là vụ tuyên thánh đầu tiên ngài thực hiện trong cương vị giáo hoàng.”
Hồng y Newman là một giáo sĩ nước Anh đã sáng lập Phong trào Oxford nhằm mang Giáo hội Anh giáo trở về với căn cội Công giáo. Ngài trở lại theo Công giáo lúc 44 tuổi sau nhiều đợt xung đột với các giám mục Anh giáo và được Đức giáo hoàng Leo XIII ban tước vị hồng y. Ngài qua đời tại Birmingham năm 1890, thọ 89 tuổi.
Tiến trình tuyên thánh được loan báo hồi tháng 7 năm ngoái khi Tòa thánh Vatican tuyên bố vụ chữa lành không thể giải thích được cho Phó tế Jack Sullivan ở Marshfield (tiểu bang Mass), khỏi tình trạng tàn tật do chấn thương cột sống, là kết quả do lời chuyển cầu của Hồng y Newman.
Lời tuyên bố về quyết định của Đức giáo hoàng Benedict đích thân làm chủ tế nghi lễ tuyên thánh cho Hồng y Newman đã được Linh mục Richard Duffield hoan nghênh. Cha là viện trưởng Tu hội Diễn giảng tại Birmingham, một cộng đồng do chính Hồng y Newman sáng lập vào thế kỷ 19, đồng thời cũng là cáo thỉnh viên vụ án phong thánh cho Hồng y.
Cha tuyên bố hôm 16 tháng 3: “Suốt đời, Đức thánh cha đã có lòng tôn sùng Hồng y Newman. Yếu tố này đã góp phần sâu xa vào sự hiểu biết về chiều sâu và tầm quan trọng của di sản đấng sáng lập tu hội chúng tôi để lại. Quyết định tự mình chủ tế lễ tuyên thánh mang lại sự chúc lành độc đáo cho các nhà giảng thuyết nước Anh và cho tất cả những ai đã kín múc được sự linh hứng từ cuộc đời và sự nghiệp của Hồng y Newman.”
Trước cuộc họp báo nói trên, Điện Buckingham đã loan tin về cuộc viếng thăm nước Anh của Đức giáo hoàng, cho biết ngài sẽ đáp phi cơ tới Scottland và sẽ được đón tiếp tại Điện Holyrood House do Nữ hoàng Elizabeth II cùng phu quân là Hoàng tế Philip, tước vị Quận công Edinburgh.
Trong cuộc viếng thăm này, Đức giáo hoàng sẽ đọc diễn từ trước một cử tọa tại Sảnh đường Westminter ở London; đây là địa điểm đã diễn ra những cuộc xét xử các vị tuẫn đạo Công giáo như Thánh Thomas More và Thánh Edmund Campion.
Các hoạt động chính yếu khác gồm có Thánh lễ công cộng tại Bellahouston Park và một buổi kinh chiều tại London. Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng Tổng giám mục Anh giáo của Canterbury là Rowan Williams tại Điện Lambeth ở London và cầu nguyện cùng các nhà lãnh đạo những giáo hội khác tại Westminster Abbey.
Các chi tiết chính xác về lộ trình của Đức giáo hoàng sẽ được thông báo sau. Thông báo báo chí của tòa đại sứ Anh cạnh Tòa thánh cho biết đây là cuộc viếng thăm chính thức đầu tiên của một vị giáo hoàng tới quốc gia này. Năm 1982, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tới đây nhưng đó chỉ là cuộc viếng thăm mục vụ. Tại vương quốc Anh hiện có khoảng chừng 6 triệu người theo Công giáo.
Web site chính thức của cuộc thăm viếng này:
www.thepapalvisit.org.uk
Linh mục Munich bị tố cáo trong vụ lạm dụng tính dục đã bị giải nhiệm
Bùi Hữu Thư
11:20 17/03/2010
Munich, Đức, Ngày 17 tháng 2, 2010 (CNA/EWTN News).- Vị tuyên úy về du lịch của Tổng Giáo Phận Munich và Freising đã bị giải nhiệm tức thì sau khi có thêm tố cáo về lạm dụng tính dục trẻ em. Trong khi một số bản tin báo chí mới đã cố gắng liên hệ Đức Thánh Cha Benedict XVI về các vụ tố cáo này.
Một bản tuyên bố của Tổng Giám Phận cho hay văn phòng đã nhận được các chứng cớ là linh mục này đã vi phạm vụ lạm dụng tính dục ngay từ thời kỳ 1986.
Người bị lên án được biết là Linh Mục H., đã coi sóc các dịch vụ cho giới trẻ và có dẫn đưa các thiếu nhi đi cắm trại, đã bị ngăn cấm không được tiếp xúc với trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Bernhard Kellner, Tổng Giáo Phận Munich và Freising đã tuyên bố ngày thứ hai là linh mục H. đã bị giải nhiệm “có hiệu lực tức khắc.”
Linh mục H. bị tố cáo lạm dụng tính dục ít nhất 2 thiếu nhi tại Essen năm 1979 và Bavaria năm 1985. Linh muc bị phạt 18 năm tù treo về trường hợp thứ hai.
Một nạn nhân, 41 tuổi tên Wilfried Fesselmann, người ở Gelsenkirchen tại Miền Bắc sông Rhine-Westphalia. Ông này cho hay bị lạm dụng khi ông 11 tuổi.
Theo lời ông Fesselmann, linh mục này mời các “trẻ em ngoan ngoãn” ngủ lại tại nhà xứ. Linh mục H. cho ông ta uống rượu và ép buộc ông phải làm một hành động giao hợp bằng miệng.
Bề trên của linh mục H., là Tổng Giám Mục Josef Obermaier, đã từ chức ngày thứ hai. Một phát ngôn viên của tổng giáo phận nói, linh mục chấp nhận trách nhiệm về “những sai nhầm trầm trọng trong việc giám sát linh mục này.”
Một số bản tin báo chí đã cố gắng liên hệ Đức Thánh Cha Benedict XVI vào sự việc này vì ngài nguyên là Tổng Giám Mục Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982.
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh đã phổ biến một tuyên cáo ngày thứ bẩy về vấn đề này. Ngài cho hay một tuyên bố mới đây của Tổng Giáo Phận Munich đã giải đáp các câu hỏi về linh mục H. Cha đã nhấn mạnh là văn kiện này cho hay khi làm tổng giám mục, Đức Thánh Cha Benedict hoàn toàn “không liên quan” gì đến các quyết định sau khi các vụ lạm dụng được kiểm chứng.
Tổng giáo phận cho biết trong thời kỳ Đức Thánh Cha Benedict làm tổng giám mục, linh mục H. dưới quyền giám sát mục vụ của vị phụ tá lúc đó là Linh Mục Gerhard Gruber.
Tổng giáo phận báo cáo: "Cha Gruber lúc đó chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định sai nhầm.”
Trong bản tin, cha Lombardi cũng phê bình giới truyền thông về việc loan tin về Đức Thánh Cha.
"Hiển nhiên là trong những ngày gần đây có những người tại Regensburg và Munich đã hết sức tìm cách để liên hệ Đức Thánh Cha với các vấn đề lạm dụng tính dục của một linh mục dưới quyền ngài. Đối với một quan sát viên vô tư, rõ ràng là nỗ lực của họ đã thất bại.”
Một bản tuyên bố của Tổng Giám Phận cho hay văn phòng đã nhận được các chứng cớ là linh mục này đã vi phạm vụ lạm dụng tính dục ngay từ thời kỳ 1986.
Người bị lên án được biết là Linh Mục H., đã coi sóc các dịch vụ cho giới trẻ và có dẫn đưa các thiếu nhi đi cắm trại, đã bị ngăn cấm không được tiếp xúc với trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Bernhard Kellner, Tổng Giáo Phận Munich và Freising đã tuyên bố ngày thứ hai là linh mục H. đã bị giải nhiệm “có hiệu lực tức khắc.”
Linh mục H. bị tố cáo lạm dụng tính dục ít nhất 2 thiếu nhi tại Essen năm 1979 và Bavaria năm 1985. Linh muc bị phạt 18 năm tù treo về trường hợp thứ hai.
Một nạn nhân, 41 tuổi tên Wilfried Fesselmann, người ở Gelsenkirchen tại Miền Bắc sông Rhine-Westphalia. Ông này cho hay bị lạm dụng khi ông 11 tuổi.
Theo lời ông Fesselmann, linh mục này mời các “trẻ em ngoan ngoãn” ngủ lại tại nhà xứ. Linh mục H. cho ông ta uống rượu và ép buộc ông phải làm một hành động giao hợp bằng miệng.
Bề trên của linh mục H., là Tổng Giám Mục Josef Obermaier, đã từ chức ngày thứ hai. Một phát ngôn viên của tổng giáo phận nói, linh mục chấp nhận trách nhiệm về “những sai nhầm trầm trọng trong việc giám sát linh mục này.”
Một số bản tin báo chí đã cố gắng liên hệ Đức Thánh Cha Benedict XVI vào sự việc này vì ngài nguyên là Tổng Giám Mục Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982.
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh đã phổ biến một tuyên cáo ngày thứ bẩy về vấn đề này. Ngài cho hay một tuyên bố mới đây của Tổng Giáo Phận Munich đã giải đáp các câu hỏi về linh mục H. Cha đã nhấn mạnh là văn kiện này cho hay khi làm tổng giám mục, Đức Thánh Cha Benedict hoàn toàn “không liên quan” gì đến các quyết định sau khi các vụ lạm dụng được kiểm chứng.
Tổng giáo phận cho biết trong thời kỳ Đức Thánh Cha Benedict làm tổng giám mục, linh mục H. dưới quyền giám sát mục vụ của vị phụ tá lúc đó là Linh Mục Gerhard Gruber.
Tổng giáo phận báo cáo: "Cha Gruber lúc đó chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định sai nhầm.”
Trong bản tin, cha Lombardi cũng phê bình giới truyền thông về việc loan tin về Đức Thánh Cha.
"Hiển nhiên là trong những ngày gần đây có những người tại Regensburg và Munich đã hết sức tìm cách để liên hệ Đức Thánh Cha với các vấn đề lạm dụng tính dục của một linh mục dưới quyền ngài. Đối với một quan sát viên vô tư, rõ ràng là nỗ lực của họ đã thất bại.”
Nền thần học đích thật bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và dẫn đưa chúng ta đến chỗ kết hiệp với Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
18:22 17/03/2010
”Nền thần học đích thật bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa chứ không phải từ sự kiêu căng của lý trí. Ai yêu mến thì ngày càng muốn hiểu biết Người được yêu hơn. Biết rằng Chúa Kitô đã chết ”vì chúng ta” nhất thiết trở thành lòng mến, tình yêu, chứ không chỉ là sự hiểu biết của trí tuệ”.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 17-3-2010.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập tới các khác biệt và các tương đồng giữa hai vị thánh đồng thời là hai thần học gia lớn của Giáo Hội sống hồi thế kỷ XIII: đó là thánh Bonaventura thuộc Dòng Phancxicô và thánh Toma thành Aquino thuộc Dòng Đa Minh. Hai vị thánh thuộc các Dòng Khất Thực này đã canh tân toàn Giáo Hội với linh đạo tươi mát của các vị và lôi kéo biết bao nhiêu môn sinh. Cả hai vị đều phục vụ Giáo Hội với sự tận tụy, say mê và lòng yêu mến đến độ đều đã được mời tham dự Công Đồng Chung Lyon năm 1274 và qua đời cùng năm đó: thánh Đa Minh trên đường đến Lyon còn thánh Bonaventura trong khi Công Đồng còn đang nhóm họp. Tượng của hai vị được đặt trên hai cánh của quảng trường thánh Phêrô.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật vài điểm khác biệt trong cách thế hai vị quan niệm về thần học. Thánh Toma suy tư về hai khía cạnh đối chọi nhau của thần học: một khía cạnh thực tiễn một khía cạnh lý thuyết.
Trong chiều kích thực tiễn thần học là việc suy tư về đức tin và mục đích của đức tin là để cho con người trở nên tốt lành hơn và sống theo ý Thiên Chúa. Trong chiều kích lý thuyết thần học tìm hiểu biết Thiên Chúa ngày càng nhiều hơn. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa và Thiên Chúa hoạt động trong chúng ta. Nhưng thánh Toma nhấn mạnh vị thế của sự hiểu biết.
Để trả lời câu hỏi thần học là một khoa học lý thuyết hay thực tiễn thánh Bonaventura phân biệt ba chiều kích: giữa chiều kích lý thuyết và thực tiễn còn có chiều kích khôn ngoan nữa và thánh nhân khẳng định rằng sự khôn ngoan gồm tóm cả hai khía cạnh kia. Sự khôn ngoan tìm kiếm việc chiêm niệm là hình thức cao nhất của sự hiểu hiết và nhất là có mục đích làm cho chúng ta trở nên tốt lành. Đức tin là trong trí tuệ, nhưng đến độ khơi dậy lòng mến. Thí dụ: hiểu biết rằng Chúa Kitô đã chết ”vì chúng ta” không chỉ ở trong sự hiểu biết mà cần phải trở thành ”lòng mến, tình yêu” (Proemium in I Sent., q.3).
Thánh nhân kể ra một số thái độ làm thần học thịnh hành thời bấy gìơ trong đó có thái độ bạo lực đối với Lời Chúa, không lắng nghe nhưng phân tích Lời Chúa đến độ để cho lý trí làm trống rỗng đức tin. Thế rồi trong việc làm thần học còn có thái độ ngạo mạn kiêu căng của lý trí tự đặt mình trên Lời Chúa. Nhưng thần học đích thực, công việc lý trí của thần học tốt lành đích thực có một nguồn gốc khác không phải là sự kiêu căng của lý trí. Và Đức Thánh Cha quảng diễn thêm điểm này như sau:
“Ai yêu mến thì càng ngày càng luôn muốn hiểu biết người yêu hơn; thần học đích thực không dấn thân lý trí và sự kiếm tìm của nó được thúc đẩy bởi lòng kiêu căng, nhưng là sự dấn thân của lý trí được thúc đẩy bởi tình yêu của Đấng nó đã trao ban sự đồng ý” (Proemium in I Sent., q.2) và muốn hiểu biết người yêu hơn: đó là ý hướng nền tảng của thần học. Như thế sau cùng đối với thánh Bonaventura tình yêu chiếm chỗ tối thượng.
Hậu qủa là định nghĩa khác biệt mục đích tối hậu của cuộc sống con người. Đối với thánh Toma mục đích tối cao của cuộc sống là nhìn thấy Thiên Chúa. Trong cử chỉ đơn sơ của việc nhìn thấy Thiên Chúa có giải pháp cho mọi vấn đề: chúng ta hạnh phúc, và không cần gì khác nữa.
Đối với thánh Bonaventura ước muốn tối hậu của con người, trái lại, là yêu mến Thiên Chúa, là sự gặp gỡ và kết hiệp tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu của chúng ta. Đó là định nghĩa toàn vẹn nhất niềm hạnh phúc của chúng ta.
Trong chiều hướng đó có thể nói rằng phạm trù cao nhất đối với thánh Toma là sự đích thật, trong khi đối với thánh Bonaventura là sự thiện. Thật ra không só sự đối nghịch giữa hai bên. Vì đối với cả hai sự thật cũng là sự thiện và sự thiện cũng là sự thật; nhìn thấy Thiên Chúa là yêu mến và yêu mến là nhìn thấy.
Suy tư thần học của thánh Bonaventura khởi hành từ gương sống của thánh Phanxicô, người đã chứng minh cho thấy quyền tối thượng của tình yêu với toàn cuộc sống của mình. Thánh Phanxicô đã là hình ảnh sống động và say mê của Chúa Kitô và đã khiến cho hình ảnh của Chúa Kitô hiện diện trong thời người và thuyết phục người thời đó bằng cuộc sống chứ không bằng lời nói. Nhưng để có thể hiểu ”quyền tối thượng của tình yêu” cần phải chú ý tới một nguồn tài liệu khác nữa: đó là các bút tích của một thần học gia Siriac thuộc thế kỷ thứ VI gọi là Dionigi Giả, ẩn mình dưới tên gọi Dionigi Aeropagita là người đã tạo ra một nền thần học phụng vụ và một nền thần học thần bí nói nhiều về các thiên thần. Các bút tích của ông được dịch ra tiếng Latinh hồi thế kỷ thứ IX. Và vào thời thánh Bonaventura, tức thế kỷ XIII, có một bản dịch mới khiến cho thánh nhân và các thần học gia thời đó chú ý.
Dionigi Giả nói về chín phẩm thiên thần có tên trong Kinh Thánh, từ các thiên thần đơn sơ cho tới các Seraphim. Thánh Bonaventura giải thích chín phẩm thiên thần ấy như là chín bậc thang của lộ trình dẫn đưa con người lên tới sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Và thánh Phanxicô thành Assisi thuộc phẩm trật cao nhất là Seraphim, thuộc ca đoàn các Seraphim, nghĩa là lửa tinh tuyền của tình yêu. Bậc cuối cùng đó là ơn đặc biệt Thiên Chúa ban chứ không thuộc trật tự pháp lý.
Ngoài ra thánh Bonaventura còn tìm thấy một nhân tố quan trọng khác nữa trong bút tích của Dionigi Giả. Trong khi đối với thánh Agostino trí tuệ, sự nhìn xem với lý trí và con tim là phạm trù cuối cùng của sự hiểu biết, thì Dionigi Giả tiến thêm một bước nữa: trên con đường tiến lên với Thiên Chúa ta có thể đạt tới một điểm, trong đó lý trí không trông thấy nữa. Nhưng trong đêm tối của tri tuệ tình yêu vẫn còn trông thấy những gì mà lý trí không đạt tới được. Tình yêu trải dài và vượt xa hơn lý trí, trông thấy nhiều hơn và tiến sâu hơn vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói quan điểm này hấp dẫn thánh Bonaventura và ngài giải thích thêm:
Chính trong đêm tối của Thập Giá hiện ra tất cả sự cao cả lớn lao của tình yêu Thiên Chúa; nơi đâu lý trí không trông thấy nữa, thì tình yêu vẫn trông thấy. Khi đọc một cách hời hợt các lời kết thúc tác phẩm ”Lộ trình của trí tuệ trong Thiên Chúa” xem ra diễn tả lòng đạo đức thái qúa không có nội dung, nhưng nếu đọc trong ánh sáng của nền thần học Thập Giá của thánh Bonaventura, thì chúng là một diễn tả trong sáng và thực tế của nền tu đức Phan Sinh. ”Nếu giờ đây bạn khao khát biết con đường tiến lên với Thiên Chúa xảy ra làm sao, thì hãy hỏi ơn thánh chứ đừng hỏi giáo thuyết, hãy hỏi ước muốn chứ đừng hỏi trí tuệ; hãy hỏi lời cầu rên rỉ chứ đừng hỏi việc nghiên cứu chữ viết... đừng hỏi ánh sáng, nhưng hãy hỏi lửa đốt cháy tất cả và đem tất cả vào trong Thiên Chúa” (VII, 6). Tất cả những điều này không chống lại trí tuệ cũng không chống lại lý trí: nó giả thiết con đường của lý trí, nhưng đưa lý trí lên cao vào trong tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đanh. Với sự biến đổi của sự thần bí của Dionigi Giả thánh Bonaventura đứng ở điểm khởi đầu của một trào lưu thần bí lớn đã nâng cao và thanh tẩy tâm trí con người rất nhiều: đó là một đỉnh cao trong lịch sử tinh thần con người.
Nền thần học của Thập Giá nảy sinh từ sự gặp gỡ của nền thần học của Dionigi Giả và nền tu đức Phan Sinh không khiến cho chúng ta quên rằng thánh Bonaventura chia sẻ với thánh Phanxicô tình yêu đối với thụ tạo, niềm vui đối với vẻ đẹp nơi thụ tạo của Thiên Chúa.
Đối với thánh Bonaventura toàn cuộc sống chúng ta là một lộ trình, một cuộc hành hương tiến lên với Thiên Chúa. Chỉ với sức loài người chúng ta không thế lên cao với Thiên Chúa, vì thế phải cần lời cầu nguyện. Như thanh Bonaventura đã nói: ”Lời cầu nguyện là bà mẹ và nguồn gốc việc nâng lên cao của hành động đưa chúng ta lên cao”.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 17-3-2010.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập tới các khác biệt và các tương đồng giữa hai vị thánh đồng thời là hai thần học gia lớn của Giáo Hội sống hồi thế kỷ XIII: đó là thánh Bonaventura thuộc Dòng Phancxicô và thánh Toma thành Aquino thuộc Dòng Đa Minh. Hai vị thánh thuộc các Dòng Khất Thực này đã canh tân toàn Giáo Hội với linh đạo tươi mát của các vị và lôi kéo biết bao nhiêu môn sinh. Cả hai vị đều phục vụ Giáo Hội với sự tận tụy, say mê và lòng yêu mến đến độ đều đã được mời tham dự Công Đồng Chung Lyon năm 1274 và qua đời cùng năm đó: thánh Đa Minh trên đường đến Lyon còn thánh Bonaventura trong khi Công Đồng còn đang nhóm họp. Tượng của hai vị được đặt trên hai cánh của quảng trường thánh Phêrô.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật vài điểm khác biệt trong cách thế hai vị quan niệm về thần học. Thánh Toma suy tư về hai khía cạnh đối chọi nhau của thần học: một khía cạnh thực tiễn một khía cạnh lý thuyết.
Trong chiều kích thực tiễn thần học là việc suy tư về đức tin và mục đích của đức tin là để cho con người trở nên tốt lành hơn và sống theo ý Thiên Chúa. Trong chiều kích lý thuyết thần học tìm hiểu biết Thiên Chúa ngày càng nhiều hơn. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa và Thiên Chúa hoạt động trong chúng ta. Nhưng thánh Toma nhấn mạnh vị thế của sự hiểu biết.
Để trả lời câu hỏi thần học là một khoa học lý thuyết hay thực tiễn thánh Bonaventura phân biệt ba chiều kích: giữa chiều kích lý thuyết và thực tiễn còn có chiều kích khôn ngoan nữa và thánh nhân khẳng định rằng sự khôn ngoan gồm tóm cả hai khía cạnh kia. Sự khôn ngoan tìm kiếm việc chiêm niệm là hình thức cao nhất của sự hiểu hiết và nhất là có mục đích làm cho chúng ta trở nên tốt lành. Đức tin là trong trí tuệ, nhưng đến độ khơi dậy lòng mến. Thí dụ: hiểu biết rằng Chúa Kitô đã chết ”vì chúng ta” không chỉ ở trong sự hiểu biết mà cần phải trở thành ”lòng mến, tình yêu” (Proemium in I Sent., q.3).
Thánh nhân kể ra một số thái độ làm thần học thịnh hành thời bấy gìơ trong đó có thái độ bạo lực đối với Lời Chúa, không lắng nghe nhưng phân tích Lời Chúa đến độ để cho lý trí làm trống rỗng đức tin. Thế rồi trong việc làm thần học còn có thái độ ngạo mạn kiêu căng của lý trí tự đặt mình trên Lời Chúa. Nhưng thần học đích thực, công việc lý trí của thần học tốt lành đích thực có một nguồn gốc khác không phải là sự kiêu căng của lý trí. Và Đức Thánh Cha quảng diễn thêm điểm này như sau:
“Ai yêu mến thì càng ngày càng luôn muốn hiểu biết người yêu hơn; thần học đích thực không dấn thân lý trí và sự kiếm tìm của nó được thúc đẩy bởi lòng kiêu căng, nhưng là sự dấn thân của lý trí được thúc đẩy bởi tình yêu của Đấng nó đã trao ban sự đồng ý” (Proemium in I Sent., q.2) và muốn hiểu biết người yêu hơn: đó là ý hướng nền tảng của thần học. Như thế sau cùng đối với thánh Bonaventura tình yêu chiếm chỗ tối thượng.
Hậu qủa là định nghĩa khác biệt mục đích tối hậu của cuộc sống con người. Đối với thánh Toma mục đích tối cao của cuộc sống là nhìn thấy Thiên Chúa. Trong cử chỉ đơn sơ của việc nhìn thấy Thiên Chúa có giải pháp cho mọi vấn đề: chúng ta hạnh phúc, và không cần gì khác nữa.
Đối với thánh Bonaventura ước muốn tối hậu của con người, trái lại, là yêu mến Thiên Chúa, là sự gặp gỡ và kết hiệp tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu của chúng ta. Đó là định nghĩa toàn vẹn nhất niềm hạnh phúc của chúng ta.
Trong chiều hướng đó có thể nói rằng phạm trù cao nhất đối với thánh Toma là sự đích thật, trong khi đối với thánh Bonaventura là sự thiện. Thật ra không só sự đối nghịch giữa hai bên. Vì đối với cả hai sự thật cũng là sự thiện và sự thiện cũng là sự thật; nhìn thấy Thiên Chúa là yêu mến và yêu mến là nhìn thấy.
Suy tư thần học của thánh Bonaventura khởi hành từ gương sống của thánh Phanxicô, người đã chứng minh cho thấy quyền tối thượng của tình yêu với toàn cuộc sống của mình. Thánh Phanxicô đã là hình ảnh sống động và say mê của Chúa Kitô và đã khiến cho hình ảnh của Chúa Kitô hiện diện trong thời người và thuyết phục người thời đó bằng cuộc sống chứ không bằng lời nói. Nhưng để có thể hiểu ”quyền tối thượng của tình yêu” cần phải chú ý tới một nguồn tài liệu khác nữa: đó là các bút tích của một thần học gia Siriac thuộc thế kỷ thứ VI gọi là Dionigi Giả, ẩn mình dưới tên gọi Dionigi Aeropagita là người đã tạo ra một nền thần học phụng vụ và một nền thần học thần bí nói nhiều về các thiên thần. Các bút tích của ông được dịch ra tiếng Latinh hồi thế kỷ thứ IX. Và vào thời thánh Bonaventura, tức thế kỷ XIII, có một bản dịch mới khiến cho thánh nhân và các thần học gia thời đó chú ý.
Dionigi Giả nói về chín phẩm thiên thần có tên trong Kinh Thánh, từ các thiên thần đơn sơ cho tới các Seraphim. Thánh Bonaventura giải thích chín phẩm thiên thần ấy như là chín bậc thang của lộ trình dẫn đưa con người lên tới sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Và thánh Phanxicô thành Assisi thuộc phẩm trật cao nhất là Seraphim, thuộc ca đoàn các Seraphim, nghĩa là lửa tinh tuyền của tình yêu. Bậc cuối cùng đó là ơn đặc biệt Thiên Chúa ban chứ không thuộc trật tự pháp lý.
Ngoài ra thánh Bonaventura còn tìm thấy một nhân tố quan trọng khác nữa trong bút tích của Dionigi Giả. Trong khi đối với thánh Agostino trí tuệ, sự nhìn xem với lý trí và con tim là phạm trù cuối cùng của sự hiểu biết, thì Dionigi Giả tiến thêm một bước nữa: trên con đường tiến lên với Thiên Chúa ta có thể đạt tới một điểm, trong đó lý trí không trông thấy nữa. Nhưng trong đêm tối của tri tuệ tình yêu vẫn còn trông thấy những gì mà lý trí không đạt tới được. Tình yêu trải dài và vượt xa hơn lý trí, trông thấy nhiều hơn và tiến sâu hơn vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói quan điểm này hấp dẫn thánh Bonaventura và ngài giải thích thêm:
Chính trong đêm tối của Thập Giá hiện ra tất cả sự cao cả lớn lao của tình yêu Thiên Chúa; nơi đâu lý trí không trông thấy nữa, thì tình yêu vẫn trông thấy. Khi đọc một cách hời hợt các lời kết thúc tác phẩm ”Lộ trình của trí tuệ trong Thiên Chúa” xem ra diễn tả lòng đạo đức thái qúa không có nội dung, nhưng nếu đọc trong ánh sáng của nền thần học Thập Giá của thánh Bonaventura, thì chúng là một diễn tả trong sáng và thực tế của nền tu đức Phan Sinh. ”Nếu giờ đây bạn khao khát biết con đường tiến lên với Thiên Chúa xảy ra làm sao, thì hãy hỏi ơn thánh chứ đừng hỏi giáo thuyết, hãy hỏi ước muốn chứ đừng hỏi trí tuệ; hãy hỏi lời cầu rên rỉ chứ đừng hỏi việc nghiên cứu chữ viết... đừng hỏi ánh sáng, nhưng hãy hỏi lửa đốt cháy tất cả và đem tất cả vào trong Thiên Chúa” (VII, 6). Tất cả những điều này không chống lại trí tuệ cũng không chống lại lý trí: nó giả thiết con đường của lý trí, nhưng đưa lý trí lên cao vào trong tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đanh. Với sự biến đổi của sự thần bí của Dionigi Giả thánh Bonaventura đứng ở điểm khởi đầu của một trào lưu thần bí lớn đã nâng cao và thanh tẩy tâm trí con người rất nhiều: đó là một đỉnh cao trong lịch sử tinh thần con người.
Nền thần học của Thập Giá nảy sinh từ sự gặp gỡ của nền thần học của Dionigi Giả và nền tu đức Phan Sinh không khiến cho chúng ta quên rằng thánh Bonaventura chia sẻ với thánh Phanxicô tình yêu đối với thụ tạo, niềm vui đối với vẻ đẹp nơi thụ tạo của Thiên Chúa.
Đối với thánh Bonaventura toàn cuộc sống chúng ta là một lộ trình, một cuộc hành hương tiến lên với Thiên Chúa. Chỉ với sức loài người chúng ta không thế lên cao với Thiên Chúa, vì thế phải cần lời cầu nguyện. Như thanh Bonaventura đã nói: ”Lời cầu nguyện là bà mẹ và nguồn gốc việc nâng lên cao của hành động đưa chúng ta lên cao”.
Top Stories
VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly explique les circonstances et la nature de sa sortie de prison et de son retour à l’archevêché de Huê
Eglises d'Asie
06:03 17/03/2010
Eglises d’Asie, 17 mars 2010 – Les éclaircissements apportés par le P. Thaddée Nguyên Van Ly lui-même après son arrivée à l’archevêché de Huê, le 15 mars 2010 peu après 17 heures, ne laissent désormais aucun doute sur la nature et les circonstances de sa sortie de la prison de Ba Sao, où il purgeait une peine de huit ans de prison. Dans la soirée du 15 mars, il a répondu longuement aux questions posées par plusieurs médias internationaux (Radio France International - émissions en vietnamien), Radio Free Asia (RFA) et Voice of America (VOA). Lors de ces entretiens, il a affirmé avec une grande clarté qu’il ne s’agissait pas là d’une véritable libération. Sa peine de huit ans de prison n’a pas été suspendue définitivement, mais son application a été provisoirement interrompue pour une période d’un an, le temps de traiter le mal dont il souffre dans des conditions plus favorables. Les réponses du prêtre aux journalistes montrent encore que si les trois années de prison ont détérioré sa santé, elles n’ont pas entamé ses convictions.
Aux questions portant sur les circonstances de son retour à Huê, il a répondu: « Je n’ai été informé de la décision (des autorités) de me ramener ici aujourd’hui que dans l’après-midi d’hier. Le processus qui a conduit à ce transfert a commencé quinze jours après mon séjour à l’hôpital de Hanoi après ma troisième attaque. Elles (les autorités) ont parlé de ce projet à ma famille. Personnellement, je n’en ai été informé que hier après-midi. Cette décision s’est appuyée sur la proposition de ma famille. Elle n’a rien à voir avec l’accomplissement de ma peine de prison. Ma famille a seulement tenu compte du fait que j’étais dangereusement malade. Elle a proposé de me ramener à la « maison commune » (l’archevêché) de Huê pour y trouver des conditions favorables à mon traitement médical. » Le prêtre a expliqué ensuite qu’il n’était pas d’accord avec la proposition de sa famille. Il aurait préféré continuer de purger sans interruption les cinq dernières années de prison, tout en se soumettant au traitement des services médicaux de la prison. Car, a-t-il ajouté, la peine de prison n’a pas été suspendue définitivement mais seulement interrompue pour 12 mois.
Cette présentation des faits a été confirmée par une information venant de Huê (1), qui précise que cette décision a été prise par le Tribunal populaire de la province de Ha Nam (où est situé le centre d’internement de Ba Sao), le 15 mars 2010. Elle porte le numéro: 07/ 2010/OD-CA et est intitulée: « Décision de suspension provisoire de l’application de la peine de prison ».
Dans l’entretien de la soirée du 15 mars, le prêtre a également souligné qu’il n’avait jamais accepté la validité et la légitimité de la sentence portée contre lui au mois de mars 2007, lors de son procès à Huê, une sentence qui n’a été ni juste ni conforme au droit international. Sur tous les formulaires qu’il a dû remplir, il a toujours remplacé le mot « délinquant » (pham nhân) par « prisonnier de conscience ». Le prêtre a souligné que Karl Marx, à Londres, avait pu écrire le Manifeste du parti communiste et Le Capital sans être arrêté. Hô Chi Minh et ses compagnons ont pu militer à Paris, et publier le procès du colonialisme dans les colonnes du Paria sans être inquiétés par la police. A la période colonialiste au Vietnam, et même à l’époque de la République du Sud-Vietnam, divers journaux de tendance nationaliste et anticolonialiste, proche du Parti, ont eu la permission de paraître. Aujourd’hui, conclut le prêtre, le Vietnam est revenu 100 ans en arrière. Les mêmes activités sont punies de prison, comme le montre son exemple. Mais, a-t-il ajouté dans une autre interview, la prison est le prix à payer pour le militantisme. Pour le moment, le prêtre n’a pas de projet précis pour son avenir immédiat, sinon se soigner et observer une société dont il a été éloigné pendant trois années.
Le prêtre a également fait le point sur l’état de sa santé, cause principale de l’interruption momentanée de sa détention. Depuis le mois de mai 2009, il a été affecté par trois accidents vasculaires successifs, de plus en plus graves. La troisième fois, au mois de novembre 2009, il a été soigné à l’hôpital de la Sécurité à Hanoi. A l’heure actuelle, il n’a pas l’usage de sa jambe droite et ne se déplace qu’à l’aide d’un déambulatoire ou en fauteuil roulant. Son bras droit n’est pas tout à fait paralysé et peut encore accomplir certains mouvements.
Les réactions à cette libération provisoire du célèbre prêtre dissident ont été de très nombreuses. Les commentaires se sont multipliés sur les divers sites et blogs tenus par des Vietnamiens du pays ou de la diaspora. On a noté particulièrement la déclaration d’un important responsable de l’USCIRF (Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde). Il s’est réjoui de l’événement et y a vu une conséquence de l’action de son gouvernement en faveur des droits de l’homme.
(1) L’organe de presse du groupe 8406 a diffusé par e-mail la photocopie de cette décision du tribunal de Ha Nam.
(Source: Eglises d'Asie, 17 mars 2010)
Aux questions portant sur les circonstances de son retour à Huê, il a répondu: « Je n’ai été informé de la décision (des autorités) de me ramener ici aujourd’hui que dans l’après-midi d’hier. Le processus qui a conduit à ce transfert a commencé quinze jours après mon séjour à l’hôpital de Hanoi après ma troisième attaque. Elles (les autorités) ont parlé de ce projet à ma famille. Personnellement, je n’en ai été informé que hier après-midi. Cette décision s’est appuyée sur la proposition de ma famille. Elle n’a rien à voir avec l’accomplissement de ma peine de prison. Ma famille a seulement tenu compte du fait que j’étais dangereusement malade. Elle a proposé de me ramener à la « maison commune » (l’archevêché) de Huê pour y trouver des conditions favorables à mon traitement médical. » Le prêtre a expliqué ensuite qu’il n’était pas d’accord avec la proposition de sa famille. Il aurait préféré continuer de purger sans interruption les cinq dernières années de prison, tout en se soumettant au traitement des services médicaux de la prison. Car, a-t-il ajouté, la peine de prison n’a pas été suspendue définitivement mais seulement interrompue pour 12 mois.
Cette présentation des faits a été confirmée par une information venant de Huê (1), qui précise que cette décision a été prise par le Tribunal populaire de la province de Ha Nam (où est situé le centre d’internement de Ba Sao), le 15 mars 2010. Elle porte le numéro: 07/ 2010/OD-CA et est intitulée: « Décision de suspension provisoire de l’application de la peine de prison ».
Dans l’entretien de la soirée du 15 mars, le prêtre a également souligné qu’il n’avait jamais accepté la validité et la légitimité de la sentence portée contre lui au mois de mars 2007, lors de son procès à Huê, une sentence qui n’a été ni juste ni conforme au droit international. Sur tous les formulaires qu’il a dû remplir, il a toujours remplacé le mot « délinquant » (pham nhân) par « prisonnier de conscience ». Le prêtre a souligné que Karl Marx, à Londres, avait pu écrire le Manifeste du parti communiste et Le Capital sans être arrêté. Hô Chi Minh et ses compagnons ont pu militer à Paris, et publier le procès du colonialisme dans les colonnes du Paria sans être inquiétés par la police. A la période colonialiste au Vietnam, et même à l’époque de la République du Sud-Vietnam, divers journaux de tendance nationaliste et anticolonialiste, proche du Parti, ont eu la permission de paraître. Aujourd’hui, conclut le prêtre, le Vietnam est revenu 100 ans en arrière. Les mêmes activités sont punies de prison, comme le montre son exemple. Mais, a-t-il ajouté dans une autre interview, la prison est le prix à payer pour le militantisme. Pour le moment, le prêtre n’a pas de projet précis pour son avenir immédiat, sinon se soigner et observer une société dont il a été éloigné pendant trois années.
Le prêtre a également fait le point sur l’état de sa santé, cause principale de l’interruption momentanée de sa détention. Depuis le mois de mai 2009, il a été affecté par trois accidents vasculaires successifs, de plus en plus graves. La troisième fois, au mois de novembre 2009, il a été soigné à l’hôpital de la Sécurité à Hanoi. A l’heure actuelle, il n’a pas l’usage de sa jambe droite et ne se déplace qu’à l’aide d’un déambulatoire ou en fauteuil roulant. Son bras droit n’est pas tout à fait paralysé et peut encore accomplir certains mouvements.
Les réactions à cette libération provisoire du célèbre prêtre dissident ont été de très nombreuses. Les commentaires se sont multipliés sur les divers sites et blogs tenus par des Vietnamiens du pays ou de la diaspora. On a noté particulièrement la déclaration d’un important responsable de l’USCIRF (Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde). Il s’est réjoui de l’événement et y a vu une conséquence de l’action de son gouvernement en faveur des droits de l’homme.
(1) L’organe de presse du groupe 8406 a diffusé par e-mail la photocopie de cette décision du tribunal de Ha Nam.
(Source: Eglises d'Asie, 17 mars 2010)
Vietnam: Priester vorübergehend freigelassen (tiếng Đức)
Radio Vatikan
11:05 17/03/2010
Der katholische Priester Thadäus Nguyen Van Ly ist an diesem Montag vorübergehend aus der Haft entlassen worden. Er sei von der Polizei in ein Priesterhaus des Erzbistums Hue gebracht worden, berichtet die Nachrichtenagentur apic. Nach Angaben der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) leidet der katholische Bürgerrechtler unter einer halbseitigen Lähmung. Jetzt dürfe er das Gefängnis zur medizinischen Behandlung zunächst für ein Jahr verlassen, so die Menschenrechtsorganisation.
Im März 2007 war Van Ly wegen „Propaganda gegen den Sozialistischen Staat Vietnam“ zu acht Jahren Haft verurteilt worden. Dieses Urteil bleibe auch nach der Freilassung bestehen, so die IGFM. Gleichzeitig appelliert der Verband an die Regierung Vietnams, die Verurteilung von Van Ly aufzuheben sowie weitere Mitglieder der Demokratiebewegung aus der Haft zu entlassen. Der 65jährige Seelsorger habe bislang insgesamt 15 Jahre im Gefängnis verbracht.
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/ted/Articolo.asp?c=364605)
Im März 2007 war Van Ly wegen „Propaganda gegen den Sozialistischen Staat Vietnam“ zu acht Jahren Haft verurteilt worden. Dieses Urteil bleibe auch nach der Freilassung bestehen, so die IGFM. Gleichzeitig appelliert der Verband an die Regierung Vietnams, die Verurteilung von Van Ly aufzuheben sowie weitere Mitglieder der Demokratiebewegung aus der Haft zu entlassen. Der 65jährige Seelsorger habe bislang insgesamt 15 Jahre im Gefängnis verbracht.
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/ted/Articolo.asp?c=364605)
Il calvario di Taddeo Van-Ly (tiếng Ý)
La Stampa
11:07 17/03/2010
Padre Taddeo Nguyen Van Ly, il sacerdote cattolico liberato ieri per motivi di salute, dovrà tornare in prigione fra un anno, dopo le cure. P. Van Ly ha sofferto di ictus, che gli hanno paralizzato una parte del corpo e ha bisogno di cure contro un tumore al cervello. Era stato imprigionato nel 2007 con una condanna di 8 anni per la sua opera a favore della democrazia e per i diritti umani. Liberato ieri pomeriggio, alle 17 è giunto all’arcivescovado di Hue, la diocesi in cui egli è incardinato, e accolto da alcuni familiari e sacerdoti. Era stato rilasciato alle 4 del mattino dalla prigione di Ba Sao, nel Nord. È rimasto fermo in una stazione di polizia per oltre tre ore, dove lo hanno minacciato: durante la sua “liberazione temporanea” non deve in modo assoluto implicarsi in “attività anti-governative”.
Alla sua condanna nel 2007, il governo di Hanoi è stato oggetto di critiche da gruppi per i diritti umani e dai governi Usa e dell’Unione europea. La sua liberazione è stata perorata dalla famiglia e dall’arcidiocesi di Hue. “Questa non è una liberazione”, ha detto padre Van Ly ad alcuni giornalisti. “le autorità – ha continuato – hanno sospeso la mia sentenza perché io mi prenda cura della salute. Dopo le cure dovrò tornare in prigione”. Il sacerdote, fra i membri fondatori del “Blocco 8406”, un movimento che domanda la fine del Partito unico in Vietnam, ha subito diversi ictus negli anni scorsi, che l’hanno lasciato paralizzato in parte. Ai giornalisti ha confidato che quattro mesi fa gli hanno scoperto un tumore al cervello di 2 centimetri e mezzo.
“Non sono soddisfatto – ha detto padre van Ly - con quello che le autorità chiamano ‘ sospensione temporanea’ della mia pena. Se accetto il termine ‘sospensione temporanea’, significa che io accetto la sentenza che mi hanno dato. E non accetto nemmeno una ‘sospensione permanente’, perché questo significa accettare la sentenza”. Il sacerdote non ha mai accettato la sentenza di 8 anni a lui comminata, né la definizione di “criminale” data dai giudici alla sua attività. Egli insiste a definirsi “prigioniero di guerra”. P. Va Ly ha già subito 14 anni in carcere – tra il 1977 e il 2004 – per le sue battaglie in difesa della libertà di religione e dei diritti umani nel Paese comunista. Secondo osservatori, in Vietnam si assiste a una recrudescenza dell’oppressione contro gruppi democratici, chiese e minoranze, dovuta a un rafforzamento dell’ala dura del Partito.
La Stampa
(Source: http://www.lastampa.it/_web/CMSTP/tmplrubriche/giornalisti/grubrica.asp?ID_blog=196&ID_articolo=725&ID_sezione=396&sezione=)
Alla sua condanna nel 2007, il governo di Hanoi è stato oggetto di critiche da gruppi per i diritti umani e dai governi Usa e dell’Unione europea. La sua liberazione è stata perorata dalla famiglia e dall’arcidiocesi di Hue. “Questa non è una liberazione”, ha detto padre Van Ly ad alcuni giornalisti. “le autorità – ha continuato – hanno sospeso la mia sentenza perché io mi prenda cura della salute. Dopo le cure dovrò tornare in prigione”. Il sacerdote, fra i membri fondatori del “Blocco 8406”, un movimento che domanda la fine del Partito unico in Vietnam, ha subito diversi ictus negli anni scorsi, che l’hanno lasciato paralizzato in parte. Ai giornalisti ha confidato che quattro mesi fa gli hanno scoperto un tumore al cervello di 2 centimetri e mezzo.
“Non sono soddisfatto – ha detto padre van Ly - con quello che le autorità chiamano ‘ sospensione temporanea’ della mia pena. Se accetto il termine ‘sospensione temporanea’, significa che io accetto la sentenza che mi hanno dato. E non accetto nemmeno una ‘sospensione permanente’, perché questo significa accettare la sentenza”. Il sacerdote non ha mai accettato la sentenza di 8 anni a lui comminata, né la definizione di “criminale” data dai giudici alla sua attività. Egli insiste a definirsi “prigioniero di guerra”. P. Va Ly ha già subito 14 anni in carcere – tra il 1977 e il 2004 – per le sue battaglie in difesa della libertà di religione e dei diritti umani nel Paese comunista. Secondo osservatori, in Vietnam si assiste a una recrudescenza dell’oppressione contro gruppi democratici, chiese e minoranze, dovuta a un rafforzamento dell’ala dura del Partito.
La Stampa
(Source: http://www.lastampa.it/_web/CMSTP/tmplrubriche/giornalisti/grubrica.asp?ID_blog=196&ID_articolo=725&ID_sezione=396&sezione=)
VIETNAM: version officielle des services de sécurité concernant la libération du P. Nguyên Van Ly
Eglises d’Asie
11:35 17/03/2010
Eglises d’Asie, 17 mars 2010 – Dans la matinée du 17 mars, l’organe officiel de la Sécurité publique populaire, le Cong An Nhân Dân, a fait paraître la version policière de la suspension provisoire de peine dont a bénéficié le P. Nguyên Van Ly, suspension de peine sur laquelle il s’est expliqué lui-même dès son arrivée à Huê (1). L’article de l’organe de la police illustre avec beaucoup de clarté le point de vue de l’Etat vietnamien sur la détention du P. Ly et surtout sa volonté de ne pas le considérer comme un prisonnier de conscience, alors que les crimes reprochés sont uniquement d’ordre politique. Nous traduisons l’article ci-dessous (2):
« Selon une information émanant de la direction générale de la Sûreté, dans l’après-midi du 15 mars, au siège du district de Vinh Nhinh (ville de Huê), le coupable Nguyên Van Ly a été livré aux autorités locales pour que celle-ci en assure la gestion conformément à la décision du tribunal. Le coupable Nguyên Van Ly, 64 ans, de la province du Quang Tri, à l’origine prêtre du diocèse de Huê, à cause de ses activités antiétatiques et de ses atteintes à la sécurité nationale, a été arrêté et jugé conformément à la loi.
Dans l’affaire la plus récente, le 30 mars 2007, il a été jugé par le Tribunal populaire de la province de Thua Thien et condamné à huit ans de prison et cinq ans de résidence surveillée pour crimes de propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam. Au cours de l’accomplissement de cette peine au centre d’internement de Nam Ha (aussi appelé Ba Sao), Nguyên Van Ly, par trois fois, a été victime d’accidents vasculaires cérébraux qui se sont produits à partir du mois de mai 2009 jusqu’à aujourd’hui. Un caillot dans le cerveau a provoqué une paralysie du côté droit. Il a été activement traité par des médecins conformément aux dispositions de la loi de telle sorte que sa santé s’est à peu près rétablie. Cependant, selon les conclusions du service médico-légal et du service de santé de Ha Nam, le diagnostic médical a mis en relief l’évolution anormale de sa maladie et des risques élevés d’ictus. En conséquence, le 12 mars 2010, le Tribunal populaire de la province de Ha Nam a décidé que le coupable bénéficierait d’une suspension provisoire de l’application de la peine pour une durée de 12 mois et qu’il reviendrait dans sa région, pour le moment, à l’archevêché de Huê pour soigner sa maladie.
Lors de l’accueil de Nguyên Van Ly, le représentant du centre d’internement de Nam Ha a lu la décision du tribunal concernant la suspension provisoire de l’application de la peine de prison dont bénéficie le coupable Nguyên Van Ly. Conformément à celle-ci Nguyên Van Ly a l’autorisation de revenir dans sa région soigner sa maladie pour une période de 12 mois (du 15 mars 2010 au 15 mars 2011). Le représentant des autorités du district de Vinh Ninh a lu les dispositions prévues par le tribunal concernant Nguyên Van Ly pour la période déterminée de suspension d’application de la peine. L’évêque auxiliaire, Nguyên Van Hông, au nom de l’archevêque de Huê, a remercié le centre d’internement de Nam Ha de s’être efforcé de créer les conditions favorables au cours de la période de suspension de peine et a rappelé à Nguyên Van Ly d’appliquer correctement les dispositions prévues par le tribunal et les autorités régionales.
Le fait que le coupable Nguyên Van Ly bénéficie d’une suspension provisoire de l’application de sa peine et puisse revenir dans sa région pour soigner sa maladie est conforme aux dispositions de la loi et illustre la politique humanitaire de l’Etat vietnamien. »
(1) Voir la dépêche diffusée ce jour ("VIETNAM: précisions sur la libération du P. Nguyên Van Ly")
(2) http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/tintucsukien/2010/3/159903.cand
(Source: Eglises d'Asie, 17 mars 2010)
« Selon une information émanant de la direction générale de la Sûreté, dans l’après-midi du 15 mars, au siège du district de Vinh Nhinh (ville de Huê), le coupable Nguyên Van Ly a été livré aux autorités locales pour que celle-ci en assure la gestion conformément à la décision du tribunal. Le coupable Nguyên Van Ly, 64 ans, de la province du Quang Tri, à l’origine prêtre du diocèse de Huê, à cause de ses activités antiétatiques et de ses atteintes à la sécurité nationale, a été arrêté et jugé conformément à la loi.
Dans l’affaire la plus récente, le 30 mars 2007, il a été jugé par le Tribunal populaire de la province de Thua Thien et condamné à huit ans de prison et cinq ans de résidence surveillée pour crimes de propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam. Au cours de l’accomplissement de cette peine au centre d’internement de Nam Ha (aussi appelé Ba Sao), Nguyên Van Ly, par trois fois, a été victime d’accidents vasculaires cérébraux qui se sont produits à partir du mois de mai 2009 jusqu’à aujourd’hui. Un caillot dans le cerveau a provoqué une paralysie du côté droit. Il a été activement traité par des médecins conformément aux dispositions de la loi de telle sorte que sa santé s’est à peu près rétablie. Cependant, selon les conclusions du service médico-légal et du service de santé de Ha Nam, le diagnostic médical a mis en relief l’évolution anormale de sa maladie et des risques élevés d’ictus. En conséquence, le 12 mars 2010, le Tribunal populaire de la province de Ha Nam a décidé que le coupable bénéficierait d’une suspension provisoire de l’application de la peine pour une durée de 12 mois et qu’il reviendrait dans sa région, pour le moment, à l’archevêché de Huê pour soigner sa maladie.
Lors de l’accueil de Nguyên Van Ly, le représentant du centre d’internement de Nam Ha a lu la décision du tribunal concernant la suspension provisoire de l’application de la peine de prison dont bénéficie le coupable Nguyên Van Ly. Conformément à celle-ci Nguyên Van Ly a l’autorisation de revenir dans sa région soigner sa maladie pour une période de 12 mois (du 15 mars 2010 au 15 mars 2011). Le représentant des autorités du district de Vinh Ninh a lu les dispositions prévues par le tribunal concernant Nguyên Van Ly pour la période déterminée de suspension d’application de la peine. L’évêque auxiliaire, Nguyên Van Hông, au nom de l’archevêque de Huê, a remercié le centre d’internement de Nam Ha de s’être efforcé de créer les conditions favorables au cours de la période de suspension de peine et a rappelé à Nguyên Van Ly d’appliquer correctement les dispositions prévues par le tribunal et les autorités régionales.
Le fait que le coupable Nguyên Van Ly bénéficie d’une suspension provisoire de l’application de sa peine et puisse revenir dans sa région pour soigner sa maladie est conforme aux dispositions de la loi et illustre la politique humanitaire de l’Etat vietnamien. »
(1) Voir la dépêche diffusée ce jour ("VIETNAM: précisions sur la libération du P. Nguyên Van Ly")
(2) http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/tintucsukien/2010/3/159903.cand
(Source: Eglises d'Asie, 17 mars 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường thuật Đại Hội Tu Sĩ Toàn Quốc lần Thứ 4
NQS
16:30 17/03/2010
Toà Giám Mục Bùi Chu, 8 – 10 tháng 3 năm 2010
I. ĐÓN TIẾP VÀ KHAI MẠC
Ngay từ sáng sớm ngày 8 tháng 3 năm 2010, Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính cùng với 10 nữ tu và một đoàn xe 6 chiếc ra sân bay Nội Bài để đón các đoàn đại biểu từ miền Nam bay ra tham dự Đại Hội. Tất cả các vị khách đến bằng đường hàng không đều được đón về Toà Giám Mục Bùi Chu lúc 11 giờ trưa, 3 và 5 giờ chiều cùng ngày, và đoàn đến muộn nhất là 9 giờ tối.
Xin xem hình ảnh
Tại Toà Giám Mục lúc 7 giờ có Chầu Mình Thánh Chúa và 7 giờ 30 có buổi văn nghệ của các nữ tu Bùi Chu, chào mừng các vị tu sĩ đến tham dự Đại Hội. Buổi văn nghệ kết thúc đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong các vị khách quý.
II. CÁC ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
Lý do của Đại Hội được Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ thuộc HĐGMVN tuyên bố là để gặp gỡ nhau, gây tinh thần bác ái hiệp thông giữa 215 tu sĩ nam nữ của 111 Hội Dòng, Tu Hội, Đời và Tu Đoàn Tông Đồ, cùng nhau học tập về đời tu dựa trên Huấn thị Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô.
Đề tài học tập gồm có 4 buổi thuyết trình và 4 buổi thảo luận.
Đề tài I: Giáo Hội cảm phục và biết ơn những người sống thánh hiến, do Cha Micae – Phaolô Trần Minh Huy, Thạc sĩ Tu đức thuộc Tu Hội Xuân Bích trình bày.
Đề tài II: Can đảm đối diện với thử thách và thách đố, do Cha Giuse Đỗ Thôn Nhu, chuyên viên Tu đức thuộc Dòng Thánh Thể trình bày.
Đề tài III: Dấn thân thăng tiến đời sống thiêng liêng, do Cha GSTS. Giuse Trần Quốc Tuyến, chuyên viên khoa Luân lý Thần học trình bày.
Đề tài IV: Làm chứng cho tình yêu trong đời sống thánh hiến, do Cha GSTS. Đa Minh Trần Ngọc Đăng, chuyên viên khoa Truyền giáo trình bày.
III. HỘI THẢO
1. Về quyền bính và vâng phục?
Giải đáp:
§ Sau Công đồng Vaticanô II, vâng phục không còn kiểu “tối mặt” mà là trao đổi và đối thoại nhưng quyết định cuối cùng vẫn do bề trên. Cả bề trên lẫn bề dưới đều cầu nguyện để xin ý Chúa.
§ Người trẻ có thể có nhiều chuyên môn hơn, còn bề trên có nhiều kinh nghiệm hơn.
§ Bề trên nên biết dùng người vào trong các lãnh vực thích hợp.
§ Người trẻ cần biết về cái tôi để khiêm nhường và vâng phục.
2. Tương quan, hợp tác giữa các nữ tu và linh mục trong công việc mục vụ ở các giáo xứ? Vẫn có xung khắc?
Giải đáp:
§ Cần quân bình: cha yêu mến chị em có thể đưa đến vấn đề tình cảm, lạm dụng hoặc nếu cha không ưa chị em có thể đưa đến vấn đề sỉ nhục.
§ Bề trên khôn ngoan đặt chị em phục vụ giáo xứ, tránh con số quá ít. Không dễ dàng nhận thêm các công việc tại các giáo xứ mới mà thiếu chị em, rất lưu ý “solo cum sola”.
§ Sống chung giữa các tu sĩ trẻ, chủng sinh, cha xứ,… sẽ không tốt.
§ Tương quan giữa các nữ tu và cha xứ còn tuỳ thuộc vào giáo dục. Hiện nay Đại Chủng Viện Xuân Bích cho các chủng sinh học luật dòng để tạo sự hiểu biết kính trọng nhau.
§ Việc huấn luyện để phái nam hiểu biết đời sống dòng tu, để tôn trọng và thông cảm. Phía nữ cần có chiều sâu đời sống nội tâm, trưởng thành nhân bản và tâm linh.
§ Trong việc mục vụ giáo xứ, linh mục và nữ tu không chọn nhau.
§ Cần lưu tâm sự xung khắc giữa các cộng đoàn nữ tu làm việc trong cùng một giáo xứ, tránh tự ái và nói hành nhau. Chúa Giêsu là giải đáp cho mọi sự xung khắc.
3. Bình đẳng nam nữ và bình đẳng giữa nữ tu và linh mục?
Giải đáp:
§ Cần thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ trong đời sống thánh hiến.
4. Đâu là thách đố ảnh hưởng xấu đến đời sống thánh hiến?
Giải đáp:
§ Gần mực thì đen, do môi trường xã hội đưa đến thiếu thành thật, vô kỷ luật,…
5. Đâu là kiểu mẫu về người thánh hiến cho thời đại này?
Giải đáp:
§ Là người có tài và đức.
§ Là người có sự bình an nội tâm, có niềm vui và hạnh phúc của đời sống dâng hiến.
6. Trước những khó khăn và thách đố của xã hội hôm nay, các dòng tu phải đào tạo và tuyển chọn ơn gọi làm sao?
Giải đáp:
§ Cần có đủ thời gian thay vì qua loa, cần lưu ý đến những nguyên nhân sâu sắc bên trong hơn là những thay đổi bên ngoài.
§ Đào tạo giúp người trẻ thành nhân hơn là thành công. Đề cao những giá trị của Tin Mừng: hy sinh, từ bỏ, thành thật, công bằng, giá trị của lao động.
§ Cần tổ chức cho trẻ có một sân chơi lành mạnh, một môi trường tốt.
§ Giáo dục nhân bản trong các lớp giáo lý, biết dùng thời gian và tự đào tạo chính mình.
7. Mục vụ ơn gọi?
Giải đáp:
§ Việt Nam đang ở trong mùa gặt của ơn gọi vì vậy chúng ta cần tận dụng.
§ Cần chèo ra chỗ sâu để tìm các ơn gọi.
§ Đào tạo các nhà đào tạo.
§ Việc tìm kiếm ơn gọi không được quên rằng: sức lôi cuốn người trẻ là làm sao cho họ thấy nơi người thánh hiến có sự bình an, có niềm vui và hạnh phúc trong tâm hồn.
8. Làm sao có sự quân bình giữa đời sống cầu nguyện và đời sống hoạt động tông đồ?
Giải đáp:
§ Hãy đặt tinh thần bác ái yêu thương lên trên hết.
§ Chứng từ yêu thương là yếu tố quan trọng trong việc tông đồ truyền giáo.
§ Đời sống khó nghèo của người sống thánh hiến chưa đủ sức thuyết phục.
§ Những cơ sở to lớn, xa cách người nghèo.
§ Việc làm đánh động mạnh hơn lời nói.
§ Cần có vị linh hướng, không quyết định gì khi ở trong tăm tối.
§ Trong đào tạo các em nên đưa những sinh hoạt lồng vào việc cầu nguyện.
I. ĐÓN TIẾP VÀ KHAI MẠC
Ngay từ sáng sớm ngày 8 tháng 3 năm 2010, Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính cùng với 10 nữ tu và một đoàn xe 6 chiếc ra sân bay Nội Bài để đón các đoàn đại biểu từ miền Nam bay ra tham dự Đại Hội. Tất cả các vị khách đến bằng đường hàng không đều được đón về Toà Giám Mục Bùi Chu lúc 11 giờ trưa, 3 và 5 giờ chiều cùng ngày, và đoàn đến muộn nhất là 9 giờ tối.
Xin xem hình ảnh
Tại Toà Giám Mục lúc 7 giờ có Chầu Mình Thánh Chúa và 7 giờ 30 có buổi văn nghệ của các nữ tu Bùi Chu, chào mừng các vị tu sĩ đến tham dự Đại Hội. Buổi văn nghệ kết thúc đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong các vị khách quý.
II. CÁC ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
Lý do của Đại Hội được Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ thuộc HĐGMVN tuyên bố là để gặp gỡ nhau, gây tinh thần bác ái hiệp thông giữa 215 tu sĩ nam nữ của 111 Hội Dòng, Tu Hội, Đời và Tu Đoàn Tông Đồ, cùng nhau học tập về đời tu dựa trên Huấn thị Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô.
Đề tài học tập gồm có 4 buổi thuyết trình và 4 buổi thảo luận.
Đề tài I: Giáo Hội cảm phục và biết ơn những người sống thánh hiến, do Cha Micae – Phaolô Trần Minh Huy, Thạc sĩ Tu đức thuộc Tu Hội Xuân Bích trình bày.
Đề tài II: Can đảm đối diện với thử thách và thách đố, do Cha Giuse Đỗ Thôn Nhu, chuyên viên Tu đức thuộc Dòng Thánh Thể trình bày.
Đề tài III: Dấn thân thăng tiến đời sống thiêng liêng, do Cha GSTS. Giuse Trần Quốc Tuyến, chuyên viên khoa Luân lý Thần học trình bày.
Đề tài IV: Làm chứng cho tình yêu trong đời sống thánh hiến, do Cha GSTS. Đa Minh Trần Ngọc Đăng, chuyên viên khoa Truyền giáo trình bày.
III. HỘI THẢO
1. Về quyền bính và vâng phục?
Giải đáp:
§ Sau Công đồng Vaticanô II, vâng phục không còn kiểu “tối mặt” mà là trao đổi và đối thoại nhưng quyết định cuối cùng vẫn do bề trên. Cả bề trên lẫn bề dưới đều cầu nguyện để xin ý Chúa.
§ Người trẻ có thể có nhiều chuyên môn hơn, còn bề trên có nhiều kinh nghiệm hơn.
§ Bề trên nên biết dùng người vào trong các lãnh vực thích hợp.
§ Người trẻ cần biết về cái tôi để khiêm nhường và vâng phục.
2. Tương quan, hợp tác giữa các nữ tu và linh mục trong công việc mục vụ ở các giáo xứ? Vẫn có xung khắc?
Giải đáp:
§ Cần quân bình: cha yêu mến chị em có thể đưa đến vấn đề tình cảm, lạm dụng hoặc nếu cha không ưa chị em có thể đưa đến vấn đề sỉ nhục.
§ Bề trên khôn ngoan đặt chị em phục vụ giáo xứ, tránh con số quá ít. Không dễ dàng nhận thêm các công việc tại các giáo xứ mới mà thiếu chị em, rất lưu ý “solo cum sola”.
§ Sống chung giữa các tu sĩ trẻ, chủng sinh, cha xứ,… sẽ không tốt.
§ Tương quan giữa các nữ tu và cha xứ còn tuỳ thuộc vào giáo dục. Hiện nay Đại Chủng Viện Xuân Bích cho các chủng sinh học luật dòng để tạo sự hiểu biết kính trọng nhau.
§ Việc huấn luyện để phái nam hiểu biết đời sống dòng tu, để tôn trọng và thông cảm. Phía nữ cần có chiều sâu đời sống nội tâm, trưởng thành nhân bản và tâm linh.
§ Trong việc mục vụ giáo xứ, linh mục và nữ tu không chọn nhau.
§ Cần lưu tâm sự xung khắc giữa các cộng đoàn nữ tu làm việc trong cùng một giáo xứ, tránh tự ái và nói hành nhau. Chúa Giêsu là giải đáp cho mọi sự xung khắc.
3. Bình đẳng nam nữ và bình đẳng giữa nữ tu và linh mục?
Giải đáp:
§ Cần thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ trong đời sống thánh hiến.
4. Đâu là thách đố ảnh hưởng xấu đến đời sống thánh hiến?
Giải đáp:
§ Gần mực thì đen, do môi trường xã hội đưa đến thiếu thành thật, vô kỷ luật,…
5. Đâu là kiểu mẫu về người thánh hiến cho thời đại này?
Giải đáp:
§ Là người có tài và đức.
§ Là người có sự bình an nội tâm, có niềm vui và hạnh phúc của đời sống dâng hiến.
6. Trước những khó khăn và thách đố của xã hội hôm nay, các dòng tu phải đào tạo và tuyển chọn ơn gọi làm sao?
Giải đáp:
§ Cần có đủ thời gian thay vì qua loa, cần lưu ý đến những nguyên nhân sâu sắc bên trong hơn là những thay đổi bên ngoài.
§ Đào tạo giúp người trẻ thành nhân hơn là thành công. Đề cao những giá trị của Tin Mừng: hy sinh, từ bỏ, thành thật, công bằng, giá trị của lao động.
§ Cần tổ chức cho trẻ có một sân chơi lành mạnh, một môi trường tốt.
§ Giáo dục nhân bản trong các lớp giáo lý, biết dùng thời gian và tự đào tạo chính mình.
7. Mục vụ ơn gọi?
Giải đáp:
§ Việt Nam đang ở trong mùa gặt của ơn gọi vì vậy chúng ta cần tận dụng.
§ Cần chèo ra chỗ sâu để tìm các ơn gọi.
§ Đào tạo các nhà đào tạo.
§ Việc tìm kiếm ơn gọi không được quên rằng: sức lôi cuốn người trẻ là làm sao cho họ thấy nơi người thánh hiến có sự bình an, có niềm vui và hạnh phúc trong tâm hồn.
8. Làm sao có sự quân bình giữa đời sống cầu nguyện và đời sống hoạt động tông đồ?
Giải đáp:
§ Hãy đặt tinh thần bác ái yêu thương lên trên hết.
§ Chứng từ yêu thương là yếu tố quan trọng trong việc tông đồ truyền giáo.
§ Đời sống khó nghèo của người sống thánh hiến chưa đủ sức thuyết phục.
§ Những cơ sở to lớn, xa cách người nghèo.
§ Việc làm đánh động mạnh hơn lời nói.
§ Cần có vị linh hướng, không quyết định gì khi ở trong tăm tối.
§ Trong đào tạo các em nên đưa những sinh hoạt lồng vào việc cầu nguyện.
Ghé thăm Cồn Dầu
Nguyễn Thị Kim Hoa
23:16 17/03/2010
Nhà Thờ Cồn Dầu chiều 12/3/2010
Từ Mỹ, người Anh chú bác ruột của Ba tôi về VN, tìm lại những đứa cháu thất lạc từ rất lâu là chúng tôi, và đưa chúng tôi về Làng Phú Quý, Đại Lộc, QN, quê Ba tôi để tìm hiểu và ra mắt Tộc Nội. Chuyến đi thật nhiều bất ngờ và cảm động …
Tôi dành ít thời gian ghé về thăm làng Cồn Dầu, nơi xưa tôi vẫn thường ghé thăm Cậu tôi, mỗi khi về lại Đà Nẵng.
Nghe đồn rằng mấy hôm nay Cồn Dầu sôi nổi trở lại việc giải tỏa sau khi để yên cho dân qua mấy ngày Tết Canh Dần. Cha Sở bận về Tòa Giám Mục nên gần 5g chiều ngày 12/3/ tôi mới gặp được Ngài.
Ngài vui vẻ hỏi tôi:
- KH đây hả ?
- Dạ, Cha có nhớ con không ?
- Có, lần chị về Giỗ Cha già.
Chuyện trò với Ngài, tôi hỏi thăm về những ngày gần đây:
- Cha ơi! Chuyện giải tỏa ra sao mà chạy xe vào đây con thấy nhà nào cũng khóa cửa ?
- Ừ, thì họ tránh không muốn gặp Chính quyền, họ không chịu giải tỏa mà.
- Hy vọng gì không Cha ?
- Thì cũng chỉ biết cầu nguyện …, các anh chị ở xa cũng góp lời cầu nguyện cho Giáo xứ của tôi nghe.
- Dạ, có chứ Cha, vì thế có dịp về Đà Nẵng là con chạy ngay đến thăm Cồn Dầu đây. Tiếc là đi sau giờ làm việc, không thì chụp được mấy tấm hình đoàn người đi “ép dân ký giấy” rồi.
- Cha ơi! Sao con nghe nhiều người bất mãn vì bài giảng hôm Mồng 3 Tết của Đức Cha Đà Nẵng quá vậy Cha ?
- Làm sao tôi trả lời được ? Có nhiều cụ già trong làng cũng vào phàn nàn với tôi về việc ấy, nhưng tôi chỉ khuyên họ cầu nguyện nhiều hơn nữa, rồi Chúa sẽ soi sáng, chỉ đường dẫn lối cho chúng ta đi. Chính quyền cũng vào làm việc với tôi mấy ngày nay, họ bảo tôi khuyên nhủ giáo dân nên hợp tác với chính quyền, nhưng tôi trả lời:
“Tôi chỉ có bổn phận về đời sống tâm linh cho họ thôi, còn về tài sản, của cải vật chất của họ, là do họ toàn quyền quyết định … Các ông nghĩ rằng cái nền nhà đó, cái thửa ruộng đó dể có lắm sao ? Muốn biết rỏ điều đó hãy hỏi Ông Cha già ngồi trên kia kìa. Tôi nhiều lắm ở đây chỉ 5, 7 năm rồi chuyển đi nơi khác, hãy hỏi Cha già suốt 47 năm ở đây, Ông đã làm gì cho giáo dân có đám ruộng ấy, cái nền nhà cao ráo ấy ? Bao nhiêu mồ hôi nước mắt họ đã đổ ra cho đến ngày nay ? Phần tôi, chỉ mong giáo dân tôi được bình yên, no ấm trong cơ ngơi của họ đã bao đời tạo dựng nên …”
Nhìn Cha, nhìn giáo dân, đang rải rác đi đến nhà thờ gẫm Đàng Thánh Giá vào chiều thứ sáu Mùa Chay. Tôi chợt cảm thấy một cuộc chiến cam go đang chờ đợi họ. Họ đồng loạt quyết tâm giữ lại mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” của họ cho dù có đánh đổi những gì bất hạnh nhất.
Từ những ngày Nhà nước quyết tâm giải tỏa cho bằng được Giáo xứ Cồn Dầu, thì xem ra tình làng nghĩa xóm của họ lại khắn khít thêm lên, họ luôn sát cánh bên nhau, họ đồng lòng bênh vực và giúp đỡ nhau khi có người gặp chuyện phải đối chất với chính quyền, họ âm thầm canh giữ nhà cửa cho nhau và giúp nhau trốn tránh không đối đầu với chính quyền.
Cách họ gắn bó nhau, làm tôi càng xót xa cho vợ chồng người bạn ngày xưa của tôi. Tôi bàng hoàng không tin những lời nói về người bạn ấy. Anh chính là “Ông cựu Hội Đồng Giáo Xứ” của Cồn Dầu.
Anh là giáo dân Cồn Dầu, lớn lên được Cha Sở là Cậu tôi cho đi Tu, anh vào Dòng một thời gian ngắn rồi trở về, tôi thân với anh nhiều hơn khi anh cặp bồ với cô bạn thân cùng trọ học trong nhà của tôi. Thời gian đó anh đang là sinh viên Quản trị kinh doanh Đà Lạt, họ rất yêu thương nhau, thường hẹn họ gặp nhau tại nhà tôi, và đôi khi tôi cũng được anh rộng lòng mời đi theo hai người uống “ly chanh đường” của thuở học trò ngày đó.
Thật tình mà nói, ngày đó ở Đà Nẵng tìm cho ra anh sinh viên QTKD Đà Lạt để làm quen thì hơi khó, Đà lạt rất xa vời với những cô gái nghèo nàn, quê mùa như chúng tôi. Mỗi khi đi cùng nhóm sinh viên của anh, có dẫn theo Bồ là tôi ái ngại cho cô bạn của tôi. Họ chịu chơi, model, nhiều tiền …và rất “híp py”. Còn bạn tôi, giống như tôi, là những đệ tử Dòng tu “xuất về”, cái gì cũng lạ lẫm, cũng rụt rè, ái ngại, và vô cùng thán phục sự sành điệu ăn chơi của họ … không hiểu có phải vì thấy mình lạc lòng trước đám đông người trí thức sành điệu đó hay không ?, mà bạn tôi thường năn nỉ tôi đi cùng.
Tận thâm tâm tôi thán phục anh chàng sinh viên người Cồn Dầu đó, trong muôn vàn nữ sinh đẹp gái, đa tài, quyến rủ, của Đà nẵng ngày đó, anh chỉ chọn người con gái đơn sơ, thùy mị của làng quê anh, anh không bị những hào nhoáng bên ngoài quyến rủ dù cũng có đôi lần anh bị bạn bè cười chê “Bồ mi quê mùa quá!”. Rồi anh dở dang việc học, và đăng ký vào Trường Sĩ Quan Đà Lạt.
Tôi không gặp hai người sau thời gian đó. Nghe nói họ cưới nhau tại Cồn Dầu, bạn tôi sống rất hạnh phúc bên chàng sĩ quan Võ Bị Đà lạt. Rồi chiến tranh mỗi ngày một khốc liệt, chàng sĩ quan gãy cánh tại chiến trường Hạ Lào năm nào. Anh trở về hậu phương sống bình yên với người vợ hiền trong căn nhà bên kia Cầu Đà Lách (cầu Trịnh Minh Thế).
Tôi gặp lại họ khi đạp xe qua cầu dạy học tại Trường An Cư III bên kia cầu Đà Lách, cho đến ngày Đà Nẵng mất đi.
Rất là nhiều năm, tôi mới gặp lại hai bạn vào những ngày Tang ma Cậu tôi tại An Ngãi, chúng tôi vui mừng ngỡ ngàng nhìn nhau, khác lạ quá sau 30 năm gặp lại, vẫn vui vẻ và hồn nhiên như ngày nào còn dung dăng dung dẽ bên nhau.
Thế mà mấy năm sau, vào ngày Cồn Dầu làm Giỗ cho Cậu tôi, nhìn thấy tôi, anh bạn tôi tránh né, tôi chưa kịp hỏi thăm về vợ anh, thì anh đã lạc đâu mất tiêu.
Giờ tôi hỏi Cha Sở:
- Cha có thấy vợ chồng L. T. đi lễ ở đây không cha ?
- Không, từ ngày gia đình ấy chấp thuận giao đất cho nhà nước nhiệm thu, tôi không thấy đi Lễ tại đây.
Gia đình anh đã tự tách mình ra khỏi cộng đoàn Cồn Dầu rồi. Anh đã mua đất mua đai nơi khác, và bằng lòng từ bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình không xót thương.
??? Thật là ngỡ ngàng và khó hiểu cho tôi!
Thành phố Đà Nẵng ngày nay có rất nhiều phong cảnh đẹp ngẩn ngơ lòng du khách, và còn rất nhiều nơi tuyệt đẹp hơn nữa mà du khách chưa thể đến được vì còn hoang sơ chưa khai thác … Nhưng như thế cũng quá đủ cho Đà Nẵng rồi, những con đường thênh thang và cảnh trí tuyệt đẹp vắng bóng người qua lại, sao lại có thể nghĩ ra cách làm đẹp thành phố là xóa đi một làng quê hẻo lánh như Cồn Dầu ? Mọi lời nói làm đẹp thành phố, quy hoạch thành phố, chỉ là những từ hoa mỹ, là những lời ngụy biện, dối gạt ….
Hãy lắng nghe người chủ đầu tư Hàn quốc khi muốn mua vùng đất An Ngãi, Hòa Sơn, Đà Nẵng nói:
Thay vì lập sân gôn trên những “bờ xôi ruộng mật” tại Hòa Liên, Hòa Sơn (Đà nẵng), ông Chung doanh nhân Hàn quốc, đã chọn những ngọn đồi trọc ở Hòa Phú. Ông giải thích: 100 hộ dân với mồ mả phải di dời, 120 lao động không có việc làm và cả trăm trẻ em phải chuyển trường … “Tôi không thể dùng tiền để cướp đoạt của họ những thứ đó”. Ông đã tỏ ra nhạy cảm trước nổi khốn khổ của người dân nghèo. “Chạnh lòng thương”
Có người còn nhẹ dạ, hay phỉnh gạt giáo dân, là sau này Cồn Dầu được nhà nước chỉnh trang lại, biết đâu ta sẽ có những con đường mang tên cha Sở yêu quí của Cồn Dầu là “Nguyễn Hữu Mừng”, “Nguyễn Kinh” hay “Nguyễn Tấn Lục” v.v….
Con chiên Cồn Dầu đâu cần những điều ấy. Kể cả những Linh Mục Chánh xứ nơi ấy cũng không hề mơ màng đến những điều rẻ tiền này. Những lời nói quá ấu trĩ làm đau lòng và gây nên sự quyết tâm gìn giữ quê mình hơn nữa cho giáo dân Cồn Dầu.
“Tôi viết một đoạn nói về người bạn cũ, với tất cả những gì trân trọng nhất cho một tình bạn tốt đẹp năm xưa.
Cồn Dầu đó! quê hương của mình, mà mỗi người chúng ta đã có lần nuôi mộng từ nhỏ để giúp sức với dân nghèo tại đây.
Đã dày công học tập cho nở danh gia tộc và xóm làng.
Đã bỏ một phần thân thể cho cuộc chiến gìn giữ hòa bình cho Đất Nước.
Từ rất xa, tôi gởi về người bạn xưa những xúc động bàng hoàng khi làng quê vợ chồng anh bị xóa sổ. Anh gnhĩ gì không anh?”.
Hãy quay về đứng vào hàng ngũ bà con, giáo dân mình mà hổ trợ, mà gìn giữ lại Quê Cha Đất Tổ của mình. Đừng nghe lời phỉnh gạt của người xa lạ … mà quay mặt với những người thân yêu nhất của mình.
Chúa cũng rất rộng lòng nên dạy chúng ta luôn rộng lòng, chẳng ai không hân hoan vui mừng khi anh về sát cánh bên họ …
Bằng không được, thì hãy đứng xa mà nhìn về Quê hương với hai dòng nước mắt chân tình khi Làng quê mình đã trở nên làng quê của những kẻ xa lạ lắm tiền …”
Tôi từ giã Cồn Dầu khi mặt trời tắt nắng, hai bên đường những đám ruộng vẫn xanh mơm mởm mà hầu như quanh năm không bỏ hoang ngày nào, làn gió sông dìu dịu của những ngày nóng bất thường của khí hậu miền Trung năm nay. Tôi cầu xin Cậu tôi luôn ở bên cạnh giáo dân của Cậu, che chở và bảo vệ cho họ trong cuộc đấu tranh đầy cam go và khốc liệt trước mắt.
Nhà thờ Cồn Dầu |
Từ Mỹ, người Anh chú bác ruột của Ba tôi về VN, tìm lại những đứa cháu thất lạc từ rất lâu là chúng tôi, và đưa chúng tôi về Làng Phú Quý, Đại Lộc, QN, quê Ba tôi để tìm hiểu và ra mắt Tộc Nội. Chuyến đi thật nhiều bất ngờ và cảm động …
Tôi dành ít thời gian ghé về thăm làng Cồn Dầu, nơi xưa tôi vẫn thường ghé thăm Cậu tôi, mỗi khi về lại Đà Nẵng.
Nghe đồn rằng mấy hôm nay Cồn Dầu sôi nổi trở lại việc giải tỏa sau khi để yên cho dân qua mấy ngày Tết Canh Dần. Cha Sở bận về Tòa Giám Mục nên gần 5g chiều ngày 12/3/ tôi mới gặp được Ngài.
Ngài vui vẻ hỏi tôi:
- KH đây hả ?
- Dạ, Cha có nhớ con không ?
- Có, lần chị về Giỗ Cha già.
Chuyện trò với Ngài, tôi hỏi thăm về những ngày gần đây:
- Cha ơi! Chuyện giải tỏa ra sao mà chạy xe vào đây con thấy nhà nào cũng khóa cửa ?
- Ừ, thì họ tránh không muốn gặp Chính quyền, họ không chịu giải tỏa mà.
- Hy vọng gì không Cha ?
- Thì cũng chỉ biết cầu nguyện …, các anh chị ở xa cũng góp lời cầu nguyện cho Giáo xứ của tôi nghe.
- Dạ, có chứ Cha, vì thế có dịp về Đà Nẵng là con chạy ngay đến thăm Cồn Dầu đây. Tiếc là đi sau giờ làm việc, không thì chụp được mấy tấm hình đoàn người đi “ép dân ký giấy” rồi.
- Cha ơi! Sao con nghe nhiều người bất mãn vì bài giảng hôm Mồng 3 Tết của Đức Cha Đà Nẵng quá vậy Cha ?
- Làm sao tôi trả lời được ? Có nhiều cụ già trong làng cũng vào phàn nàn với tôi về việc ấy, nhưng tôi chỉ khuyên họ cầu nguyện nhiều hơn nữa, rồi Chúa sẽ soi sáng, chỉ đường dẫn lối cho chúng ta đi. Chính quyền cũng vào làm việc với tôi mấy ngày nay, họ bảo tôi khuyên nhủ giáo dân nên hợp tác với chính quyền, nhưng tôi trả lời:
“Tôi chỉ có bổn phận về đời sống tâm linh cho họ thôi, còn về tài sản, của cải vật chất của họ, là do họ toàn quyền quyết định … Các ông nghĩ rằng cái nền nhà đó, cái thửa ruộng đó dể có lắm sao ? Muốn biết rỏ điều đó hãy hỏi Ông Cha già ngồi trên kia kìa. Tôi nhiều lắm ở đây chỉ 5, 7 năm rồi chuyển đi nơi khác, hãy hỏi Cha già suốt 47 năm ở đây, Ông đã làm gì cho giáo dân có đám ruộng ấy, cái nền nhà cao ráo ấy ? Bao nhiêu mồ hôi nước mắt họ đã đổ ra cho đến ngày nay ? Phần tôi, chỉ mong giáo dân tôi được bình yên, no ấm trong cơ ngơi của họ đã bao đời tạo dựng nên …”
Cha Sở Nguyễn Tần Lục va KH. |
Nhìn Cha, nhìn giáo dân, đang rải rác đi đến nhà thờ gẫm Đàng Thánh Giá vào chiều thứ sáu Mùa Chay. Tôi chợt cảm thấy một cuộc chiến cam go đang chờ đợi họ. Họ đồng loạt quyết tâm giữ lại mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” của họ cho dù có đánh đổi những gì bất hạnh nhất.
Từ những ngày Nhà nước quyết tâm giải tỏa cho bằng được Giáo xứ Cồn Dầu, thì xem ra tình làng nghĩa xóm của họ lại khắn khít thêm lên, họ luôn sát cánh bên nhau, họ đồng lòng bênh vực và giúp đỡ nhau khi có người gặp chuyện phải đối chất với chính quyền, họ âm thầm canh giữ nhà cửa cho nhau và giúp nhau trốn tránh không đối đầu với chính quyền.
Cách họ gắn bó nhau, làm tôi càng xót xa cho vợ chồng người bạn ngày xưa của tôi. Tôi bàng hoàng không tin những lời nói về người bạn ấy. Anh chính là “Ông cựu Hội Đồng Giáo Xứ” của Cồn Dầu.
Anh là giáo dân Cồn Dầu, lớn lên được Cha Sở là Cậu tôi cho đi Tu, anh vào Dòng một thời gian ngắn rồi trở về, tôi thân với anh nhiều hơn khi anh cặp bồ với cô bạn thân cùng trọ học trong nhà của tôi. Thời gian đó anh đang là sinh viên Quản trị kinh doanh Đà Lạt, họ rất yêu thương nhau, thường hẹn họ gặp nhau tại nhà tôi, và đôi khi tôi cũng được anh rộng lòng mời đi theo hai người uống “ly chanh đường” của thuở học trò ngày đó.
Thật tình mà nói, ngày đó ở Đà Nẵng tìm cho ra anh sinh viên QTKD Đà Lạt để làm quen thì hơi khó, Đà lạt rất xa vời với những cô gái nghèo nàn, quê mùa như chúng tôi. Mỗi khi đi cùng nhóm sinh viên của anh, có dẫn theo Bồ là tôi ái ngại cho cô bạn của tôi. Họ chịu chơi, model, nhiều tiền …và rất “híp py”. Còn bạn tôi, giống như tôi, là những đệ tử Dòng tu “xuất về”, cái gì cũng lạ lẫm, cũng rụt rè, ái ngại, và vô cùng thán phục sự sành điệu ăn chơi của họ … không hiểu có phải vì thấy mình lạc lòng trước đám đông người trí thức sành điệu đó hay không ?, mà bạn tôi thường năn nỉ tôi đi cùng.
Tận thâm tâm tôi thán phục anh chàng sinh viên người Cồn Dầu đó, trong muôn vàn nữ sinh đẹp gái, đa tài, quyến rủ, của Đà nẵng ngày đó, anh chỉ chọn người con gái đơn sơ, thùy mị của làng quê anh, anh không bị những hào nhoáng bên ngoài quyến rủ dù cũng có đôi lần anh bị bạn bè cười chê “Bồ mi quê mùa quá!”. Rồi anh dở dang việc học, và đăng ký vào Trường Sĩ Quan Đà Lạt.
Tôi không gặp hai người sau thời gian đó. Nghe nói họ cưới nhau tại Cồn Dầu, bạn tôi sống rất hạnh phúc bên chàng sĩ quan Võ Bị Đà lạt. Rồi chiến tranh mỗi ngày một khốc liệt, chàng sĩ quan gãy cánh tại chiến trường Hạ Lào năm nào. Anh trở về hậu phương sống bình yên với người vợ hiền trong căn nhà bên kia Cầu Đà Lách (cầu Trịnh Minh Thế).
Tôi gặp lại họ khi đạp xe qua cầu dạy học tại Trường An Cư III bên kia cầu Đà Lách, cho đến ngày Đà Nẵng mất đi.
Rất là nhiều năm, tôi mới gặp lại hai bạn vào những ngày Tang ma Cậu tôi tại An Ngãi, chúng tôi vui mừng ngỡ ngàng nhìn nhau, khác lạ quá sau 30 năm gặp lại, vẫn vui vẻ và hồn nhiên như ngày nào còn dung dăng dung dẽ bên nhau.
Thế mà mấy năm sau, vào ngày Cồn Dầu làm Giỗ cho Cậu tôi, nhìn thấy tôi, anh bạn tôi tránh né, tôi chưa kịp hỏi thăm về vợ anh, thì anh đã lạc đâu mất tiêu.
Giờ tôi hỏi Cha Sở:
- Cha có thấy vợ chồng L. T. đi lễ ở đây không cha ?
- Không, từ ngày gia đình ấy chấp thuận giao đất cho nhà nước nhiệm thu, tôi không thấy đi Lễ tại đây.
Gia đình anh đã tự tách mình ra khỏi cộng đoàn Cồn Dầu rồi. Anh đã mua đất mua đai nơi khác, và bằng lòng từ bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình không xót thương.
??? Thật là ngỡ ngàng và khó hiểu cho tôi!
Thành phố Đà Nẵng ngày nay có rất nhiều phong cảnh đẹp ngẩn ngơ lòng du khách, và còn rất nhiều nơi tuyệt đẹp hơn nữa mà du khách chưa thể đến được vì còn hoang sơ chưa khai thác … Nhưng như thế cũng quá đủ cho Đà Nẵng rồi, những con đường thênh thang và cảnh trí tuyệt đẹp vắng bóng người qua lại, sao lại có thể nghĩ ra cách làm đẹp thành phố là xóa đi một làng quê hẻo lánh như Cồn Dầu ? Mọi lời nói làm đẹp thành phố, quy hoạch thành phố, chỉ là những từ hoa mỹ, là những lời ngụy biện, dối gạt ….
Hãy lắng nghe người chủ đầu tư Hàn quốc khi muốn mua vùng đất An Ngãi, Hòa Sơn, Đà Nẵng nói:
Thay vì lập sân gôn trên những “bờ xôi ruộng mật” tại Hòa Liên, Hòa Sơn (Đà nẵng), ông Chung doanh nhân Hàn quốc, đã chọn những ngọn đồi trọc ở Hòa Phú. Ông giải thích: 100 hộ dân với mồ mả phải di dời, 120 lao động không có việc làm và cả trăm trẻ em phải chuyển trường … “Tôi không thể dùng tiền để cướp đoạt của họ những thứ đó”. Ông đã tỏ ra nhạy cảm trước nổi khốn khổ của người dân nghèo. “Chạnh lòng thương”
Có người còn nhẹ dạ, hay phỉnh gạt giáo dân, là sau này Cồn Dầu được nhà nước chỉnh trang lại, biết đâu ta sẽ có những con đường mang tên cha Sở yêu quí của Cồn Dầu là “Nguyễn Hữu Mừng”, “Nguyễn Kinh” hay “Nguyễn Tấn Lục” v.v….
Con chiên Cồn Dầu đâu cần những điều ấy. Kể cả những Linh Mục Chánh xứ nơi ấy cũng không hề mơ màng đến những điều rẻ tiền này. Những lời nói quá ấu trĩ làm đau lòng và gây nên sự quyết tâm gìn giữ quê mình hơn nữa cho giáo dân Cồn Dầu.
Hang đá Đức Mẹ Cồn Dầu |
“Tôi viết một đoạn nói về người bạn cũ, với tất cả những gì trân trọng nhất cho một tình bạn tốt đẹp năm xưa.
Cồn Dầu đó! quê hương của mình, mà mỗi người chúng ta đã có lần nuôi mộng từ nhỏ để giúp sức với dân nghèo tại đây.
Đã dày công học tập cho nở danh gia tộc và xóm làng.
Đã bỏ một phần thân thể cho cuộc chiến gìn giữ hòa bình cho Đất Nước.
Từ rất xa, tôi gởi về người bạn xưa những xúc động bàng hoàng khi làng quê vợ chồng anh bị xóa sổ. Anh gnhĩ gì không anh?”.
Hãy quay về đứng vào hàng ngũ bà con, giáo dân mình mà hổ trợ, mà gìn giữ lại Quê Cha Đất Tổ của mình. Đừng nghe lời phỉnh gạt của người xa lạ … mà quay mặt với những người thân yêu nhất của mình.
Chúa cũng rất rộng lòng nên dạy chúng ta luôn rộng lòng, chẳng ai không hân hoan vui mừng khi anh về sát cánh bên họ …
Bằng không được, thì hãy đứng xa mà nhìn về Quê hương với hai dòng nước mắt chân tình khi Làng quê mình đã trở nên làng quê của những kẻ xa lạ lắm tiền …”
Tôi từ giã Cồn Dầu khi mặt trời tắt nắng, hai bên đường những đám ruộng vẫn xanh mơm mởm mà hầu như quanh năm không bỏ hoang ngày nào, làn gió sông dìu dịu của những ngày nóng bất thường của khí hậu miền Trung năm nay. Tôi cầu xin Cậu tôi luôn ở bên cạnh giáo dân của Cậu, che chở và bảo vệ cho họ trong cuộc đấu tranh đầy cam go và khốc liệt trước mắt.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng Đoàn Vinh Tại Hà Nội Ra Tuyên Cáo Tố CSVN: Đánh Đập SV Vũ Hoàng Quang Học Viện Tài Chánh Hà Nội
Giuse Nguyễn Văn Thống
06:10 17/03/2010
HÀ NỘI - Cộng Đoàn Vinh Tại Hà Nội vừa phổ biến Tuyên Cáo lên án CSVN đã đánh đập dã man sinh viên Vũ Hoàng Quang của Học Viện Tài Chánh Hà Nội và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho sinh viên Vũ Hoàng Quang. Nguyên văn Tuyên Cáo như sau:
TUYÊN CÁO CỦA CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
(V/v: Sinh viên Công giáo bị bắt và đánh đập tàn nhẫn trong Học viện Tài chính Hà Nội)
Anh Mathia Vũ Hoàng Quang, thành viên của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, là sinh viên hệ tại chức của Học viện Tài Chính.
Khoảng 10 giờ ngày 15/3/2010 khi anh Quang đang trong lớp học môn Toán Cao cấp (địa điểm trường Trung cấp dạy nghề số 10 – Bộ Quốc phòng tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội) đã bị một nhóm người đi xe biển số xanh vào bắt đi trước sự chứng kiến của giáo viên và sinh viên trong lớp.
Anh bị trói tay chân, bịt mắt và đẩy lên xe bịt kín đưa đi đến một nơi bí mật.
Theo lời anh Quang kể lại, sau khi đuợc đưa đến một nơi bí mật, anh bị đánh phủ đầu vào gáy, vào mặt bằng dùi cui và ép buộc anh ký vào bản viết sẵn có nội dung như sau:
- Công giáo là phản động, làm bất ổn anh ninh xã hội.
- Công giáo tổ chức gây bạo động trong xã hội.
- Công giáo luôn đấu tranh phản đối chính quyền.
Anh Quang đã không chấp nhận ký vào những điều áp đặt và bị tra tấn liên tục suốt cả đêm qua.
Đến 9 giờ sáng nay, ngày 16/3/2010, nhóm người đó bịt mắt và đưa anh Quang lên ô tô vứt ra cánh đồng thuộc Huyện Gia Lâm. Anh đã tự mò vào làng nhờ người đưa về bệnh viện.
Rõ ràng, hành động này đã được sự tiếp tay của nhà trường cho nhóm người này lộng hành bắt bớ, đánh đập sinh viên công giáo ngay trong trường Đại học.
Đây là một hành động trái pháp luật, khi bắt giữ người không đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành. Việc đánh đập tàn nhẫn nạn nhân và thả người bị đánh trọng thương ra giữa cánh đồng là hành động vô nhân đạo.
Trước đó, anh Quang đã bị Công an nhiều lần sách nhiễu và gọi đi làm việc vì anh là người Công giáo. Anh đã nhiều lần phản đối sự thóa mạ và xuyên tạc tôn giáo trong quá trình giảng dạy của nhà trường tại đây.
Truớc những hành động trắng trợn hành hung đánh đập sinh viên Công giáo có tính chất khủng bố này, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội tuyên cáo các điểm sau:
- Cực lực phản đối sự phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo trong các trường đại học ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Tài chính Hà Nội nói riêng.
- Học viện Tài Chính phải chịu trách nhiệm trước việc bảo vệ an ninh của từng thành viên là sinh viên trong trường. Việc nhà trường đã tiếp tay cho nhóm người không rõ tung tích ngang nhiên vào khủng bố, bắt bớ đánh đập sinh viên trước sự chứng kiến của thầy giáo, sinh viên trong trường và bắt người trái phép là điều không thể chấp nhận được.
- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội yêu cầu Học viện Tài chính trả lời rõ ràng: Ai đã trực tiếp bắt bớ, đánh đập sinh viên Vũ Hoàng Quang ngày 15/3/2010 và ai chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này.
- Truớc mắt, Học viện Tài chính phải chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc điều trị cho anh Vũ Hoàng Quang và yêu cầu cơ quan pháp luật điều tra làm rõ về hành động trái pháp luật này.
- Tố cáo trước cộng đồng quốc tế về hành động bắt giữ người trái pháp luật nhằm khủng bố các cá nhân dám chứng minh đức tin của mình. Phải chăng đây là sự kỳ thị, phân biệt tôn giáo đã và đang xảy ra trầm trọng trong các trường đại học và hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay?
- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội khẳng định sự ủng hộ và nâng đỡ, đoàn kết với từng thành viên trong cộng đoàn trên cơ sở Sự thật – Công lý – lẽ phải và đúng pháp luật.
Xin mọi người cầu nguyện cho sinh viên Mathia Vũ Hoàng Quang trong lúc khó khăn hiện nay.
Hà Nội ngày 16/3/2010
T/M CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
TUYÊN CÁO CỦA CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
(V/v: Sinh viên Công giáo bị bắt và đánh đập tàn nhẫn trong Học viện Tài chính Hà Nội)
Anh Mathia Vũ Hoàng Quang, thành viên của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, là sinh viên hệ tại chức của Học viện Tài Chính.
Khoảng 10 giờ ngày 15/3/2010 khi anh Quang đang trong lớp học môn Toán Cao cấp (địa điểm trường Trung cấp dạy nghề số 10 – Bộ Quốc phòng tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội) đã bị một nhóm người đi xe biển số xanh vào bắt đi trước sự chứng kiến của giáo viên và sinh viên trong lớp.
Anh bị trói tay chân, bịt mắt và đẩy lên xe bịt kín đưa đi đến một nơi bí mật.
Theo lời anh Quang kể lại, sau khi đuợc đưa đến một nơi bí mật, anh bị đánh phủ đầu vào gáy, vào mặt bằng dùi cui và ép buộc anh ký vào bản viết sẵn có nội dung như sau:
- Công giáo là phản động, làm bất ổn anh ninh xã hội.
- Công giáo tổ chức gây bạo động trong xã hội.
- Công giáo luôn đấu tranh phản đối chính quyền.
Anh Quang đã không chấp nhận ký vào những điều áp đặt và bị tra tấn liên tục suốt cả đêm qua.
Đến 9 giờ sáng nay, ngày 16/3/2010, nhóm người đó bịt mắt và đưa anh Quang lên ô tô vứt ra cánh đồng thuộc Huyện Gia Lâm. Anh đã tự mò vào làng nhờ người đưa về bệnh viện.
Rõ ràng, hành động này đã được sự tiếp tay của nhà trường cho nhóm người này lộng hành bắt bớ, đánh đập sinh viên công giáo ngay trong trường Đại học.
Đây là một hành động trái pháp luật, khi bắt giữ người không đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành. Việc đánh đập tàn nhẫn nạn nhân và thả người bị đánh trọng thương ra giữa cánh đồng là hành động vô nhân đạo.
Trước đó, anh Quang đã bị Công an nhiều lần sách nhiễu và gọi đi làm việc vì anh là người Công giáo. Anh đã nhiều lần phản đối sự thóa mạ và xuyên tạc tôn giáo trong quá trình giảng dạy của nhà trường tại đây.
Truớc những hành động trắng trợn hành hung đánh đập sinh viên Công giáo có tính chất khủng bố này, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội tuyên cáo các điểm sau:
- Cực lực phản đối sự phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo trong các trường đại học ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Tài chính Hà Nội nói riêng.
- Học viện Tài Chính phải chịu trách nhiệm trước việc bảo vệ an ninh của từng thành viên là sinh viên trong trường. Việc nhà trường đã tiếp tay cho nhóm người không rõ tung tích ngang nhiên vào khủng bố, bắt bớ đánh đập sinh viên trước sự chứng kiến của thầy giáo, sinh viên trong trường và bắt người trái phép là điều không thể chấp nhận được.
- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội yêu cầu Học viện Tài chính trả lời rõ ràng: Ai đã trực tiếp bắt bớ, đánh đập sinh viên Vũ Hoàng Quang ngày 15/3/2010 và ai chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này.
- Truớc mắt, Học viện Tài chính phải chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc điều trị cho anh Vũ Hoàng Quang và yêu cầu cơ quan pháp luật điều tra làm rõ về hành động trái pháp luật này.
- Tố cáo trước cộng đồng quốc tế về hành động bắt giữ người trái pháp luật nhằm khủng bố các cá nhân dám chứng minh đức tin của mình. Phải chăng đây là sự kỳ thị, phân biệt tôn giáo đã và đang xảy ra trầm trọng trong các trường đại học và hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay?
- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội khẳng định sự ủng hộ và nâng đỡ, đoàn kết với từng thành viên trong cộng đoàn trên cơ sở Sự thật – Công lý – lẽ phải và đúng pháp luật.
Xin mọi người cầu nguyện cho sinh viên Mathia Vũ Hoàng Quang trong lúc khó khăn hiện nay.
Hà Nội ngày 16/3/2010
T/M CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
Cháu bà nội, tội bà ngoại!
Alf.Hoàng Gia Bảo
17:37 17/03/2010
Câu này tôi được nghe từ hồi còn nhỏ nhưng chẳng tài nào hiểu nổi, mãi cho đến khi mấy người chị lớn lập gia đình, con cái nheo nhóc… Khi ấy, không chỉ lúc mới sanh con mà cả những khi ‘trái gió trở trời’ bị lũ nhỏ quấy rầy, tôi đều thấy các chị ‘vác’ chúng đem về nhờ bà ngoại chăm sóc giúp.
Bởi vậy, cũng như bao gia đình người Việt khác, trong lúc có những đứa cháu được bên nhà nội phong tới chức “đích tôn” thì với các ông bà ngoại, do phải rửa ráy làm vệ sinh cho chúng vất vả mỗi ngày nên đã gọi nó là thằng… “đít trôn”!
Lời mắng yêu này những tưởng chỉ có giá trị đối với bà cháu dùng trong gia đình với nhau thôi, thế nhưng khi ngẫm nghĩ đến thân phận vùi dập của nhiều nhà đấu tranh trong nước đang bị làm khó dễ bởi nhà cầm quyền quốc nội bên cạnh sự lo lắng của cộng đồng hải ngoại, tôi bỗng cảm thấy dường như nó cũng mô tả chính xác số phận hết sức éo le ‘cháu bà nội, tội bà ngoại’ của họ.
Không đúng sao được khi mà họ mặc dù cũng đường đường cũng mang họ Nguyễn, Lê, Trần v.v… đích thị là con dân nước Việt Nam “Độc lập Tự do Hạnh phúc” 100%, lại đang ung dung sống giữa quốc nội, ấy vậy mà họ chẳng những không được cái chính quyền vì dân do dân này đoái hoài, lắng nghe mà ngược lại, họ còn bị tước đoạt quyền hết công dân bởi chính những ông bố bà mẹ lãnh đạo cái đại gia đình XHCN này khiến cho những đứa con khốn khổ ấy vì chẳng không còn cách nào khác để tự bảo vệ mình, nên họ đành phải trông chờ vào sự chở che của bên phía ‘nhà ngoại’ là các chính phủ và tổ chức nhận quyền nước ngoài lên tiếng bảo vệ giúp.
Họ bị đi dọa bởi đủ mọi hình thức. Từ việc cách cử người canh chừng theo dõi trước cửa nhà 24/24, hăm dọa, lợi dụng những kẻ chẳng may thất học kém nhận thức, tụ tập họ lại phong cho chức danh “quần chúng tự phát” giao nhiệm vụ đi khủng bố tinh thần, bất cứ ai từ già trẻ lớn bé kể cả người tu hành nếu tỏ ý bất phục tùng… và cuối cùng là bắt bớ, kết án giam cầm khiến họ phải lâm vào cảnh tù tội.
Chúng ta thật sự không thể hiểu nổi những loại ông bà nội như họ nghĩ gì, có còn cảm thấy chút ngượng nghịu không khi đọc bản tin của chị Bích Khương kể lại đã lại việc chị đã ‘cứu hộ’ cô Ls.Lê thị Công Nhân “…khi hay tin Ls bị bắt lại ngay sau khi ra tù…ngay lập tức tôi đã gọi điện cho chị Bảo Khánh của đài VN Sydney Radio bên Úc để nhờ chị thông tin rộng rãi cùng giới truyền thông trên toàn thế giới để cùng lên tiếng bênh vực cho em…”
Thật là ‘quái lạ’! Tại sao Bích Khương phải cậy nhờ đến chị Bảo Khanh ở tận bên Úc trong khi trước nay chúng ta được dạy rằng “con cậy cha”. Con cái trong nhà cần phải tìm đến cha mẹ để được che chở mỗi khi bị ai đó bắt nạt, ăn hiếp. Sao chị Khương không chạy ra công an phường, quận mà lại đi làm chuyện ‘ngược đời’ kêu gào tận bên Úc chi cho xa xăm thế nhỉ?
Khỏi nói mọi người cũng thừa biết rồi. Chỉ vì ở cái đại gia đình “CH-XHCH-VN’ con dân lại đang bị đánh đập, hành hạ, xua đuổi ‘tơi bời khói lửa’ bởi chính những những ‘ông bố bà mẹ’, những người tự cho phong mình danh hiệu là nhà nước vì dân, do dân, khiến đàn con của họ đang phải chạy vạy cầu cứu hàng xóm khắp nơi chứ còn làm sao nữa!
Trong khi ấy, các ông bà cô bác chú dì bên ‘nhà ngoại’, những người mặc dù họ biết chắc sẽ chẳng được hưởng ‘xơ múi’ thêm khi VN có không khí tự do dân chủ (có ai mọc thêm được thêm cái lỗ mũi nào nữa đâu để hít thở?) chính họ lại là những người đang đứng ra gánh lấy nhiệm vụ ‘dòm chừng’ để ý xem lỡ có đứa nào trong cái gia đình ‘CH-XHCN-VN’ khốn khổ này bị lâm nạn còn kịp ‘la toáng’ lên cho cả thế giới cùng biết, thì có đến những hơn 700 tờ báo ‘nhà nội’ ở sát bên lại phải cố ra vẻ như chẳng hay biết gì, cứ như lũ đui lũ điếc cả với nhau. Tuy nhiên sự trớ trêu là cứ gần đến dịp cuối năm những tờ báo loại này lại tỏ ra rất hớn hở, đua nhau đăng rỉ rả “thống kê cho biết trong 20xx năm vừa qua ‘nhà ngoại’ đã gởi về cho ‘nhà nội’ mấy tỷ USD…!” Chưa hết, nhiều tờ còn trổ tài phân tích, đoán già đoán non vì sao năm nay giảm, vì sao tăng, triển vọng năm tới ra sao, Tết năm nay có bao nhiêu ‘bà ngoại’ về ăn tết với ‘bà nội’ v.v… thử hỏi còn gì nực cười, đáng xấu hổ hơn?
Một đất nước được lãnh đạo bởi những ‘đỉnh cao’ có những suy nghĩ, chủ trương và hành xử như thế, lấy gì để bảo đang “phát triển bền vững”?
Họ làm những điều trái khuấy riết rồi khiến những người dân buộc phải nghĩ việc ‘bắt cóc bỏ đĩa’ với nhũng tù nhân nổi tiếng như Lm Nguyễn Văn Lý là kết quả tất yếu của cả một chuỗi dài có tính toán. Ở đó họ cố tình tạo ra những tình huống éo le như đụng độ với Công giáo, Phật giáo, gây ra vụ khái thác bauxite, cho thuê rừng, tỏ ra hèn trước Bắc Kinh v.v… để cho dân chúng nhiều người phải ‘ngứa tay, ngứa miệng’ viết lách, lên tiếng thì mới có kẻ để bắt bớ, để họ có cái mà mặc cả, đổi chác với các nước nhất văn minh những khi cần trợ giúp trao đổi về kinh tế, hợp tác quân sự v.v…
Mà những đứa con ‘phản nghịch’ này chúng mắc tội tình gì chứ? Chẳng có gì sất ngoài ‘cái tội’ rất đáng phạm: đó là khí phách làm người không cho phép bất cứ ai đè đầu cưỡi cổ mình suốt mấy chục năm qua, nay lại đòi tiếp tục. Trong khi văn minh nhân loại đã đi quá xa khỏi Thái Dương Hệ, còn họ lại cố níu kéo mọi thứ quay trở lại thời kỳ ăn lông ở lỗ!
Nếu thế giới không sản sinh ra kịp một IBM, một Bill Gates những năm 70s để ngày nay kịp có internet cho mọi người dùng nó làm phương tiện che chở giúp cho nhau, nhất là từ các ‘ông bà ngoại’, chúng ta thật khó thể hình dung nổi những người đang chịu nuôn vàn sự khốn khổ của đất nước do can đảm đứng ra đấu tranh và gia đình họ, sẽ còn phải lo lắng đến mức nào nữa?
Ngẫm nghĩ, ông bà xưa chẳng những khéo ví von mà còn rất giỏi tiên tri. ‘Cháu bà nội, tội bà ngoại’: chỉ vì thương ‘lũ cháu nội’ Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v… mà nay mấy triệu các ‘ông bà ngoại’ ở khắp năm châu bốn bể đang phải nhọc lòng, khổ tâm…
Sàigòn, 17/3/2010
Bởi vậy, cũng như bao gia đình người Việt khác, trong lúc có những đứa cháu được bên nhà nội phong tới chức “đích tôn” thì với các ông bà ngoại, do phải rửa ráy làm vệ sinh cho chúng vất vả mỗi ngày nên đã gọi nó là thằng… “đít trôn”!
Lời mắng yêu này những tưởng chỉ có giá trị đối với bà cháu dùng trong gia đình với nhau thôi, thế nhưng khi ngẫm nghĩ đến thân phận vùi dập của nhiều nhà đấu tranh trong nước đang bị làm khó dễ bởi nhà cầm quyền quốc nội bên cạnh sự lo lắng của cộng đồng hải ngoại, tôi bỗng cảm thấy dường như nó cũng mô tả chính xác số phận hết sức éo le ‘cháu bà nội, tội bà ngoại’ của họ.
Không đúng sao được khi mà họ mặc dù cũng đường đường cũng mang họ Nguyễn, Lê, Trần v.v… đích thị là con dân nước Việt Nam “Độc lập Tự do Hạnh phúc” 100%, lại đang ung dung sống giữa quốc nội, ấy vậy mà họ chẳng những không được cái chính quyền vì dân do dân này đoái hoài, lắng nghe mà ngược lại, họ còn bị tước đoạt quyền hết công dân bởi chính những ông bố bà mẹ lãnh đạo cái đại gia đình XHCN này khiến cho những đứa con khốn khổ ấy vì chẳng không còn cách nào khác để tự bảo vệ mình, nên họ đành phải trông chờ vào sự chở che của bên phía ‘nhà ngoại’ là các chính phủ và tổ chức nhận quyền nước ngoài lên tiếng bảo vệ giúp.
Họ bị đi dọa bởi đủ mọi hình thức. Từ việc cách cử người canh chừng theo dõi trước cửa nhà 24/24, hăm dọa, lợi dụng những kẻ chẳng may thất học kém nhận thức, tụ tập họ lại phong cho chức danh “quần chúng tự phát” giao nhiệm vụ đi khủng bố tinh thần, bất cứ ai từ già trẻ lớn bé kể cả người tu hành nếu tỏ ý bất phục tùng… và cuối cùng là bắt bớ, kết án giam cầm khiến họ phải lâm vào cảnh tù tội.
Chúng ta thật sự không thể hiểu nổi những loại ông bà nội như họ nghĩ gì, có còn cảm thấy chút ngượng nghịu không khi đọc bản tin của chị Bích Khương kể lại đã lại việc chị đã ‘cứu hộ’ cô Ls.Lê thị Công Nhân “…khi hay tin Ls bị bắt lại ngay sau khi ra tù…ngay lập tức tôi đã gọi điện cho chị Bảo Khánh của đài VN Sydney Radio bên Úc để nhờ chị thông tin rộng rãi cùng giới truyền thông trên toàn thế giới để cùng lên tiếng bênh vực cho em…”
Thật là ‘quái lạ’! Tại sao Bích Khương phải cậy nhờ đến chị Bảo Khanh ở tận bên Úc trong khi trước nay chúng ta được dạy rằng “con cậy cha”. Con cái trong nhà cần phải tìm đến cha mẹ để được che chở mỗi khi bị ai đó bắt nạt, ăn hiếp. Sao chị Khương không chạy ra công an phường, quận mà lại đi làm chuyện ‘ngược đời’ kêu gào tận bên Úc chi cho xa xăm thế nhỉ?
Khỏi nói mọi người cũng thừa biết rồi. Chỉ vì ở cái đại gia đình “CH-XHCH-VN’ con dân lại đang bị đánh đập, hành hạ, xua đuổi ‘tơi bời khói lửa’ bởi chính những những ‘ông bố bà mẹ’, những người tự cho phong mình danh hiệu là nhà nước vì dân, do dân, khiến đàn con của họ đang phải chạy vạy cầu cứu hàng xóm khắp nơi chứ còn làm sao nữa!
Trong khi ấy, các ông bà cô bác chú dì bên ‘nhà ngoại’, những người mặc dù họ biết chắc sẽ chẳng được hưởng ‘xơ múi’ thêm khi VN có không khí tự do dân chủ (có ai mọc thêm được thêm cái lỗ mũi nào nữa đâu để hít thở?) chính họ lại là những người đang đứng ra gánh lấy nhiệm vụ ‘dòm chừng’ để ý xem lỡ có đứa nào trong cái gia đình ‘CH-XHCN-VN’ khốn khổ này bị lâm nạn còn kịp ‘la toáng’ lên cho cả thế giới cùng biết, thì có đến những hơn 700 tờ báo ‘nhà nội’ ở sát bên lại phải cố ra vẻ như chẳng hay biết gì, cứ như lũ đui lũ điếc cả với nhau. Tuy nhiên sự trớ trêu là cứ gần đến dịp cuối năm những tờ báo loại này lại tỏ ra rất hớn hở, đua nhau đăng rỉ rả “thống kê cho biết trong 20xx năm vừa qua ‘nhà ngoại’ đã gởi về cho ‘nhà nội’ mấy tỷ USD…!” Chưa hết, nhiều tờ còn trổ tài phân tích, đoán già đoán non vì sao năm nay giảm, vì sao tăng, triển vọng năm tới ra sao, Tết năm nay có bao nhiêu ‘bà ngoại’ về ăn tết với ‘bà nội’ v.v… thử hỏi còn gì nực cười, đáng xấu hổ hơn?
Một đất nước được lãnh đạo bởi những ‘đỉnh cao’ có những suy nghĩ, chủ trương và hành xử như thế, lấy gì để bảo đang “phát triển bền vững”?
Họ làm những điều trái khuấy riết rồi khiến những người dân buộc phải nghĩ việc ‘bắt cóc bỏ đĩa’ với nhũng tù nhân nổi tiếng như Lm Nguyễn Văn Lý là kết quả tất yếu của cả một chuỗi dài có tính toán. Ở đó họ cố tình tạo ra những tình huống éo le như đụng độ với Công giáo, Phật giáo, gây ra vụ khái thác bauxite, cho thuê rừng, tỏ ra hèn trước Bắc Kinh v.v… để cho dân chúng nhiều người phải ‘ngứa tay, ngứa miệng’ viết lách, lên tiếng thì mới có kẻ để bắt bớ, để họ có cái mà mặc cả, đổi chác với các nước nhất văn minh những khi cần trợ giúp trao đổi về kinh tế, hợp tác quân sự v.v…
Mà những đứa con ‘phản nghịch’ này chúng mắc tội tình gì chứ? Chẳng có gì sất ngoài ‘cái tội’ rất đáng phạm: đó là khí phách làm người không cho phép bất cứ ai đè đầu cưỡi cổ mình suốt mấy chục năm qua, nay lại đòi tiếp tục. Trong khi văn minh nhân loại đã đi quá xa khỏi Thái Dương Hệ, còn họ lại cố níu kéo mọi thứ quay trở lại thời kỳ ăn lông ở lỗ!
Nếu thế giới không sản sinh ra kịp một IBM, một Bill Gates những năm 70s để ngày nay kịp có internet cho mọi người dùng nó làm phương tiện che chở giúp cho nhau, nhất là từ các ‘ông bà ngoại’, chúng ta thật khó thể hình dung nổi những người đang chịu nuôn vàn sự khốn khổ của đất nước do can đảm đứng ra đấu tranh và gia đình họ, sẽ còn phải lo lắng đến mức nào nữa?
Ngẫm nghĩ, ông bà xưa chẳng những khéo ví von mà còn rất giỏi tiên tri. ‘Cháu bà nội, tội bà ngoại’: chỉ vì thương ‘lũ cháu nội’ Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v… mà nay mấy triệu các ‘ông bà ngoại’ ở khắp năm châu bốn bể đang phải nhọc lòng, khổ tâm…
Sàigòn, 17/3/2010
Văn Hóa
Trên sân đền thờ
Nguyễn Trung Tây, SVD
05:29 17/03/2010
Trên sân đền thờ
Trời bừng sáng. Vươn vai ngáp ngắn ngáp dài, mặt trời che miệng nhìn xuống nhân gian. Trời hừng đông. Thành phố Giêrusalem ồn ào thức giấc. Từng hồi tù và từ những ô cửa tò vò trên đỉnh ngọn tháp cao của ngôi Đền Thờ đều đặn ngân vang bốn hồi dài ba nhịp ngắn. Trời bình minh. Những cánh cửa sơn mầu bạc, điểm chấm mầu vàng của ngôi Đền Thờ cổ kính thoạt tiên ngập ngừng he hé nhìn ra, sau cùng chầm chậm mở rộng chào đón một ngày mới.
Đức Giêsu đặt những bước chân đầu tiên vào sân Đền Thờ. Sáng sớm, sân đất mênh mông bát ngát lơ thơ thấp thoáng một vài bóng người. Đó đây tho áng hiện thoáng mất những thầy thượng phẩm, khoác áo choàng dài, dáng vẻ đăm chiêu. Đi ngược hướng lại với đoàn người đang tiến vào sân Đền Thờ, hai ba ông thầy Lêvi, mặt còn trẻ măng, nhanh nhanh bước tới, khuôn mặt ẩn hiện lo lắng.
Đức Giêsu lơ đãng nhìn xuống sân Đền Thờ. Cỏ dại cụt ngủn xơ xác như đang ngơ ngác dõi nhìn những bàn chân. Lủng lẳng treo trên những trụ cột chống đỡ mái hiên ngôi Đền Thờ là những bình hương mầu đồng đo đỏ, đang đong đưa khói trắng hiền lành, hương thơm ngào ngạt bốc cao một khoảng không gian. Hít vào buồng ngực hương thơm thiên đàng, Đức Giêsu nhìn quanh. Bước thêm mấy bước, né bụi cỏ dại, Ngài ngồi xuống bậc thềm. Dựa lưng vào bờ tường đá của ngôi Đền Thờ, Đức Giêsu nhắm mắt lại. Trong yên lặng, bất chợt Ngài nhận ra những bước chân rón rén đạp lên trên nền đất đen. Tiếng bước chân thoạt tiên nhẹ nhàng, rồi chuyển đổi cung bậc biến sang âm vang khua động. Một, hai, ba, bốn, và rồi rất nhiều người tiếp tục bước tới gần chỗ Ngài đang ngồi. Bao nhiêu tiếng chào cất cao cùng một lượt,
— Chào Thầy.
— Con chào Thầy.
Đức Giêsu mở mắt, miệng tươi cười chào lại,
— Chào cụ. Chào bà.
Và Đức Giêsu bắt đầu nói về tình thương của Thiên Chúa. Ngài nói, Giavê Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng, cho nên Ngài đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người, không phải để luận phạt, nhưng mà là để cứu rỗi. Đức Giêsu cũng nói về một Thiên Chúa của từ bi, của nhân hậu; một Thiên Chúa không bao giờ lên án kết tội, cho dù con người tội lỗi trăm đàng! Đức Giêsu cũng nói, từ những ngày đầu tiên của vạn vật, Giavê Thiên Chúa đã dựng nên trái đất màu xanh lơ với biển cả sông ngòi, với cây cối xanh tươi, với trái chín đỏ ửng. Tất cả những điều này Thiên Chúa đã làm bởi con người, vì con người, và cho con người. Bởi Thiên Chúa yêu, Ngài đã dựng nên con người. Từ bùn đất, con người đã được tạo dựng giống như hình ảnh đẹp đẽ của Trời cao.
Bất chợt, Đức Giêsu ngưng tiếng nói, bởi Ngài nhận ra đất đen trên sân Đền Thờ lay động khua vang. Ngẩng mặt nhìn lên, Ngài nhận ra đám đông chen lấn, ồn ào, xô đẩy ngay chỗ hai cánh cửa sơn bạc điểm vàng đang rộng mở. Mọi người trong ngôi Đền Thờ dương cao cặp mắt dõi nhìn. Tiếng la, tiếng hét, và tiếng khóc hòa trộn vang vang từ đám đông đã phá tan bầu không khí trang nghiêm của ngôi Đền Thờ cổ kính. Mọi người nhíu mày nhận ra đám đông tiếp tục kéo nhau đi thẳng tới chỗ Đức Giêsu đang ngồi. Tới trước mặt Đức Giêsu, đám đông ồn ào dừng lại thanh âm. Trong yên lặng, người ta đẩy tới một người phụ nữ. Trong yên lặng, người ta hằn học nhìn cô gái té lăn ra trên nền đất. Trong yên lặng, cô gái chầm chậm đứng dậy, dáng vẻ chịu đựng, ánh mắt mệt mỏi cúi nhìn đất đen. Mái tóc nâu dài của người con gái rối quăn xơ xác vì bụi cát rớt xuống che kín nửa khuôn mặt.
Đức Giêsu nhìn cô gái. Ngài liếc nhìn đám đông với những cục đá sần sùi sắc nhọn trên hai bàn tay nắm chặt, hậm hực nhìn thẳng vào mặt Ngài. Khuôn mặt trầm tĩnh không một thoáng lay động, Ngài tiếp tục ngồi dựa lưng vào bức tường của ngôi Đền Thờ. Tiếng ồn ào la hét của đám đông ngưng bặt, khi một người đàn ông cất tiếng hỏi Đức Giêsu,
— Người phụ nữ này đã bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Đúng theo luật pháp Môisen, cô ta sẽ bị ném đá. Thầy nghĩ chúng tôi phải làm sao đây?
Đức Giêsu nhìn khuôn mặt xanh xao của người phụ nữ đang đứng lẻ loi giữa vòng tròn lô nhô đầu người. Ngài đưa mắt nhìn tất cả những người đang bao vây cô gái. Cuối cùng Đức Giêsu nhìn thẳng vào khuôn mặt của người Biệt Phái vừa cất giọng hỏi. Bốn cặp mắt nhìn nhau. Ánh mắt Đức Giêsu ôn hòa, nhưng cương quyết. Ánh mắt của người Biệt Phái thách thức pha trộn khó hiểu. Không nói chi, Đức Giêsu cúi xuống, ngón tay trỏ viết lên trên nền đất những nét chữ nguệch ngoạc. Mọi người cúi xuống nhìn. Không ai nhận ra Đức Giêsu đang viết những chi.
Trên sân Đền Thờ, yên lặng tiếp tục che miệng nín thở, yên lặng liếc mắt dõi nhìn Đức Giêsu, yên lặng e ngại nhíu mày nhìn đám đông. Thêm một phút, rồi hai phút. Sau cùng yên lặng vỡ tan thành từng mảnh vụn thủy tinh sắc nhỏ khi người Biệt Phái một lần nữa cất tiếng nói. Ông lập lại cùng một câu hỏi,
— Người phụ nữ này bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Theo như lề luật của Môisen, cô ta sẽ bị ném đá. Thầy dạy chúng tôi phải làm sao đây?
Đức Giêsu ngẩng mặt lên. Ngài nói chậm nhưng rõ từng chữ,
— Ai trong các ông nghĩ mình là người vô tội, hãy ném đá người đàn bà này đi.
Nói xong, Đức Giêsu lại cúi mặt xuống, lấy ngón tay tiếp tục viết lên trên nền đất đen.
Sau câu nói của Đức Giêsu, đám đông khựng lại. Khuôn mặt của người Biệt Phái tái xanh. Những sợi gân xanh lè hai bên thái dương căng cứng chuyển động. Quay lại nhìn đám đông, người Biệt Phái mím môi, hít mạnh, hồi hộp bởi ông nhận ra những ngón tay to cứng nắm chặt những hòn đá sần sùi bất chợt xiết thật mạnh, xiết chặt cứng, xiết oằn cong. Nhưng chỉ trong thoáng chốc, những ngón tay gồng cứng dần dần lơi ra, buông lỏng, nhẹ tênh. Sau cùng những hòn đá của những người có tuổi trong đám đông buông rơi, rớt thẳng xuống đất. Tiếng đá rơi nghe khô khan, lạnh lùng, và cụt ngủn. Đá tròn sần sùi lăn lăn trên nền đất điệu bộ lạnh lùng, không hối tiếc. Đá rớt xuống, hình thể tròn đều của đám đông xôn xao chuyển động. Những người cao niên tóc bạc da mồi bỏ đi đầu tiên. Những người trung niên, tóc mầu muối tiêu, buông rơi hòn đá, nối tiếp theo sau. Những người thanh niên, cuối cùng, rồi cũng quay lui. Những người lắng nghe Đức Giêsu giảng dạy từ sáng sớm cũng yên lặng từ từ bỏ đi, miệng họ mỉm cười.
Đức Giêsu ngẩng đầu lên nhìn. Ngài nhận ra nắng buổi sáng đang lung linh nhảy múa mời gọi trên bậc thềm. Ngài nhìn người con gái. Với giọng nói ngọt ngào, ấm áp, Đức Giêsu cất tiếng,
— Họ đâu hết rồi? Không ai lên án chị nữa hay sao?
Lần đầu tiên từ lúc bị lôi tới bực thềm, người phụ nữ ngẩng mặt lên. Nàng nhận ra khuôn mặt của Đức Giêsu. Nhìn thẳng vào cặp mắt của người đàn ông trước mặt, người con gái nhận ra cặp mắt đó chứa chan tình người, ánh mắt đó không phải là căm hận, nhãn tuyến đó không phải là hận thù, tròng mắt mầu nâu đó long lanh ánh sáng thiên đàng, đôi mắt to tròn đó thiết tha bao la mời gọi, cặp mắt hiền dịu đó sáng ngời thấu hiểu rạng rỡ cảm thông. Cô gái bưng mặt, giọng nói nghẹn ngào,
— Thưa Thầy, không còn ai nữa. Họ bỏ đi hết rồi.
Ngọt ngào ấm áp trên sân Đền Thờ lại ngân vang,
— Thôi chị về đi. Và đừng bao giờ phạm tội nữa nhé.
Bình minh chiếu sáng rực rỡ khuôn mặt của Đức Giêsu. Một vài cánh bướm mầu vàng đậm đặc điểm chấm mầu đen nhánh chao đảo buông mình bay nhảy trên bờ vai của Ngài. Những con chuồn chuồn sa mạc mầu đỏ như ớt chín ngập ngừng dừng lại trên mái tóc nâu đậm của Đức Giêsu. Dưới chân cột trụ chống đỡ mái hiên, hai ba chú chuột nhắt tiếp tục thập thò, xô đẩy, tranh nhau cửa hang để nhìn mặt Đức Giêsu. Ngưng chui xuống nền đất đen, chú cuốn chiếu giơ cao hai sợi râu trên đầu mỉm cười nhìn Con của Trời. Mặt trời bỗng dưng sáng rực rỡ hơn. Ánh sáng trời cao ngập tràn trên sân Đền Thờ.
□ Lời Nguyện
Lạy Chúa! Bao nhiêu lần rồi con đã mang người phụ nữ tới ngôi Đền Thờ. Đã bao nhiêu lần rồi con quyết định chọn lựa không đứng với Chúa, nhưng nghiêng hẳn về phía của đối diện, phía của kết án, và phía của chỉ ngón tay. Lạy Chúa! Xin dạy con thôi không kết án ai nữa, nhưng mở miệng nói với chính con và với anh chị em con là, “Thôi, chúng ta đi về. Và không bao giờ phạm tội nữa nhé”.
www.nguyentrungtay
Trời bừng sáng. Vươn vai ngáp ngắn ngáp dài, mặt trời che miệng nhìn xuống nhân gian. Trời hừng đông. Thành phố Giêrusalem ồn ào thức giấc. Từng hồi tù và từ những ô cửa tò vò trên đỉnh ngọn tháp cao của ngôi Đền Thờ đều đặn ngân vang bốn hồi dài ba nhịp ngắn. Trời bình minh. Những cánh cửa sơn mầu bạc, điểm chấm mầu vàng của ngôi Đền Thờ cổ kính thoạt tiên ngập ngừng he hé nhìn ra, sau cùng chầm chậm mở rộng chào đón một ngày mới.
Đức Giêsu đặt những bước chân đầu tiên vào sân Đền Thờ. Sáng sớm, sân đất mênh mông bát ngát lơ thơ thấp thoáng một vài bóng người. Đó đây tho áng hiện thoáng mất những thầy thượng phẩm, khoác áo choàng dài, dáng vẻ đăm chiêu. Đi ngược hướng lại với đoàn người đang tiến vào sân Đền Thờ, hai ba ông thầy Lêvi, mặt còn trẻ măng, nhanh nhanh bước tới, khuôn mặt ẩn hiện lo lắng.
Đức Giêsu lơ đãng nhìn xuống sân Đền Thờ. Cỏ dại cụt ngủn xơ xác như đang ngơ ngác dõi nhìn những bàn chân. Lủng lẳng treo trên những trụ cột chống đỡ mái hiên ngôi Đền Thờ là những bình hương mầu đồng đo đỏ, đang đong đưa khói trắng hiền lành, hương thơm ngào ngạt bốc cao một khoảng không gian. Hít vào buồng ngực hương thơm thiên đàng, Đức Giêsu nhìn quanh. Bước thêm mấy bước, né bụi cỏ dại, Ngài ngồi xuống bậc thềm. Dựa lưng vào bờ tường đá của ngôi Đền Thờ, Đức Giêsu nhắm mắt lại. Trong yên lặng, bất chợt Ngài nhận ra những bước chân rón rén đạp lên trên nền đất đen. Tiếng bước chân thoạt tiên nhẹ nhàng, rồi chuyển đổi cung bậc biến sang âm vang khua động. Một, hai, ba, bốn, và rồi rất nhiều người tiếp tục bước tới gần chỗ Ngài đang ngồi. Bao nhiêu tiếng chào cất cao cùng một lượt,
— Chào Thầy.
— Con chào Thầy.
Đức Giêsu mở mắt, miệng tươi cười chào lại,
— Chào cụ. Chào bà.
Và Đức Giêsu bắt đầu nói về tình thương của Thiên Chúa. Ngài nói, Giavê Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng, cho nên Ngài đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người, không phải để luận phạt, nhưng mà là để cứu rỗi. Đức Giêsu cũng nói về một Thiên Chúa của từ bi, của nhân hậu; một Thiên Chúa không bao giờ lên án kết tội, cho dù con người tội lỗi trăm đàng! Đức Giêsu cũng nói, từ những ngày đầu tiên của vạn vật, Giavê Thiên Chúa đã dựng nên trái đất màu xanh lơ với biển cả sông ngòi, với cây cối xanh tươi, với trái chín đỏ ửng. Tất cả những điều này Thiên Chúa đã làm bởi con người, vì con người, và cho con người. Bởi Thiên Chúa yêu, Ngài đã dựng nên con người. Từ bùn đất, con người đã được tạo dựng giống như hình ảnh đẹp đẽ của Trời cao.
Bất chợt, Đức Giêsu ngưng tiếng nói, bởi Ngài nhận ra đất đen trên sân Đền Thờ lay động khua vang. Ngẩng mặt nhìn lên, Ngài nhận ra đám đông chen lấn, ồn ào, xô đẩy ngay chỗ hai cánh cửa sơn bạc điểm vàng đang rộng mở. Mọi người trong ngôi Đền Thờ dương cao cặp mắt dõi nhìn. Tiếng la, tiếng hét, và tiếng khóc hòa trộn vang vang từ đám đông đã phá tan bầu không khí trang nghiêm của ngôi Đền Thờ cổ kính. Mọi người nhíu mày nhận ra đám đông tiếp tục kéo nhau đi thẳng tới chỗ Đức Giêsu đang ngồi. Tới trước mặt Đức Giêsu, đám đông ồn ào dừng lại thanh âm. Trong yên lặng, người ta đẩy tới một người phụ nữ. Trong yên lặng, người ta hằn học nhìn cô gái té lăn ra trên nền đất. Trong yên lặng, cô gái chầm chậm đứng dậy, dáng vẻ chịu đựng, ánh mắt mệt mỏi cúi nhìn đất đen. Mái tóc nâu dài của người con gái rối quăn xơ xác vì bụi cát rớt xuống che kín nửa khuôn mặt.
Đức Giêsu nhìn cô gái. Ngài liếc nhìn đám đông với những cục đá sần sùi sắc nhọn trên hai bàn tay nắm chặt, hậm hực nhìn thẳng vào mặt Ngài. Khuôn mặt trầm tĩnh không một thoáng lay động, Ngài tiếp tục ngồi dựa lưng vào bức tường của ngôi Đền Thờ. Tiếng ồn ào la hét của đám đông ngưng bặt, khi một người đàn ông cất tiếng hỏi Đức Giêsu,
— Người phụ nữ này đã bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Đúng theo luật pháp Môisen, cô ta sẽ bị ném đá. Thầy nghĩ chúng tôi phải làm sao đây?
Đức Giêsu nhìn khuôn mặt xanh xao của người phụ nữ đang đứng lẻ loi giữa vòng tròn lô nhô đầu người. Ngài đưa mắt nhìn tất cả những người đang bao vây cô gái. Cuối cùng Đức Giêsu nhìn thẳng vào khuôn mặt của người Biệt Phái vừa cất giọng hỏi. Bốn cặp mắt nhìn nhau. Ánh mắt Đức Giêsu ôn hòa, nhưng cương quyết. Ánh mắt của người Biệt Phái thách thức pha trộn khó hiểu. Không nói chi, Đức Giêsu cúi xuống, ngón tay trỏ viết lên trên nền đất những nét chữ nguệch ngoạc. Mọi người cúi xuống nhìn. Không ai nhận ra Đức Giêsu đang viết những chi.
Trên sân Đền Thờ, yên lặng tiếp tục che miệng nín thở, yên lặng liếc mắt dõi nhìn Đức Giêsu, yên lặng e ngại nhíu mày nhìn đám đông. Thêm một phút, rồi hai phút. Sau cùng yên lặng vỡ tan thành từng mảnh vụn thủy tinh sắc nhỏ khi người Biệt Phái một lần nữa cất tiếng nói. Ông lập lại cùng một câu hỏi,
— Người phụ nữ này bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Theo như lề luật của Môisen, cô ta sẽ bị ném đá. Thầy dạy chúng tôi phải làm sao đây?
Đức Giêsu ngẩng mặt lên. Ngài nói chậm nhưng rõ từng chữ,
— Ai trong các ông nghĩ mình là người vô tội, hãy ném đá người đàn bà này đi.
Nói xong, Đức Giêsu lại cúi mặt xuống, lấy ngón tay tiếp tục viết lên trên nền đất đen.
Sau câu nói của Đức Giêsu, đám đông khựng lại. Khuôn mặt của người Biệt Phái tái xanh. Những sợi gân xanh lè hai bên thái dương căng cứng chuyển động. Quay lại nhìn đám đông, người Biệt Phái mím môi, hít mạnh, hồi hộp bởi ông nhận ra những ngón tay to cứng nắm chặt những hòn đá sần sùi bất chợt xiết thật mạnh, xiết chặt cứng, xiết oằn cong. Nhưng chỉ trong thoáng chốc, những ngón tay gồng cứng dần dần lơi ra, buông lỏng, nhẹ tênh. Sau cùng những hòn đá của những người có tuổi trong đám đông buông rơi, rớt thẳng xuống đất. Tiếng đá rơi nghe khô khan, lạnh lùng, và cụt ngủn. Đá tròn sần sùi lăn lăn trên nền đất điệu bộ lạnh lùng, không hối tiếc. Đá rớt xuống, hình thể tròn đều của đám đông xôn xao chuyển động. Những người cao niên tóc bạc da mồi bỏ đi đầu tiên. Những người trung niên, tóc mầu muối tiêu, buông rơi hòn đá, nối tiếp theo sau. Những người thanh niên, cuối cùng, rồi cũng quay lui. Những người lắng nghe Đức Giêsu giảng dạy từ sáng sớm cũng yên lặng từ từ bỏ đi, miệng họ mỉm cười.
Đức Giêsu ngẩng đầu lên nhìn. Ngài nhận ra nắng buổi sáng đang lung linh nhảy múa mời gọi trên bậc thềm. Ngài nhìn người con gái. Với giọng nói ngọt ngào, ấm áp, Đức Giêsu cất tiếng,
— Họ đâu hết rồi? Không ai lên án chị nữa hay sao?
Lần đầu tiên từ lúc bị lôi tới bực thềm, người phụ nữ ngẩng mặt lên. Nàng nhận ra khuôn mặt của Đức Giêsu. Nhìn thẳng vào cặp mắt của người đàn ông trước mặt, người con gái nhận ra cặp mắt đó chứa chan tình người, ánh mắt đó không phải là căm hận, nhãn tuyến đó không phải là hận thù, tròng mắt mầu nâu đó long lanh ánh sáng thiên đàng, đôi mắt to tròn đó thiết tha bao la mời gọi, cặp mắt hiền dịu đó sáng ngời thấu hiểu rạng rỡ cảm thông. Cô gái bưng mặt, giọng nói nghẹn ngào,
— Thưa Thầy, không còn ai nữa. Họ bỏ đi hết rồi.
Ngọt ngào ấm áp trên sân Đền Thờ lại ngân vang,
— Thôi chị về đi. Và đừng bao giờ phạm tội nữa nhé.
Bình minh chiếu sáng rực rỡ khuôn mặt của Đức Giêsu. Một vài cánh bướm mầu vàng đậm đặc điểm chấm mầu đen nhánh chao đảo buông mình bay nhảy trên bờ vai của Ngài. Những con chuồn chuồn sa mạc mầu đỏ như ớt chín ngập ngừng dừng lại trên mái tóc nâu đậm của Đức Giêsu. Dưới chân cột trụ chống đỡ mái hiên, hai ba chú chuột nhắt tiếp tục thập thò, xô đẩy, tranh nhau cửa hang để nhìn mặt Đức Giêsu. Ngưng chui xuống nền đất đen, chú cuốn chiếu giơ cao hai sợi râu trên đầu mỉm cười nhìn Con của Trời. Mặt trời bỗng dưng sáng rực rỡ hơn. Ánh sáng trời cao ngập tràn trên sân Đền Thờ.
□ Lời Nguyện
Lạy Chúa! Bao nhiêu lần rồi con đã mang người phụ nữ tới ngôi Đền Thờ. Đã bao nhiêu lần rồi con quyết định chọn lựa không đứng với Chúa, nhưng nghiêng hẳn về phía của đối diện, phía của kết án, và phía của chỉ ngón tay. Lạy Chúa! Xin dạy con thôi không kết án ai nữa, nhưng mở miệng nói với chính con và với anh chị em con là, “Thôi, chúng ta đi về. Và không bao giờ phạm tội nữa nhé”.
www.nguyentrungtay
Chuyện phiếm: Canada Tuyệt Vời
Trà Lũ
16:48 17/03/2010
chuyện phiếm: CANADA TUYỆT VỜI
Lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông 21 ở Vancouver / Canada đã diễn ra vô cùng ngoạn mục và trọng thể. Ngọn lửa thiêng từ Hy Lạp được rước đi một lộ trình dài 45 ngàn cây số. Trước khi về tới lễ đài, nó đã vòng lên tận bắc cực đỉnh cao nhất của lãnh thổ rồi mới xuống Vancouver. Canada đã tiêu hết 1 tỷ đô la cho thế vận hội hoành tráng này. Các cụ còn nhớ cái huy hiệu của thế vận hội này chứ ? Nó gồm 3 phần. Phần trên là cái cổng đá của người Da Đỏ, rồi hàng chữ Vancouver 2010, ở dưới là 5 vòng tròn tượng trưng 5 châu. Từ 5 châu 82 phái đoàn đến tham dự 86 trận tranh tài. Sôi động hết sức. Chung kết, Hoa Kỳ đứng đầu với 37 huy chương, Đức Quốc 30 huy chương, Canada nước chủ nhà đứng thứ ba với 26 huy chương, nhưng 26 huy huy chương này đã làm Canada lên đài vinh quang tột đỉnh. Các cụ có biết tại sao không ? Đêm chung kết là trận hockey nam giới, cái đinh của thế vận hội, Canada đã thắng Hoa Kỳ với tỉ số 3/2. Nhờ màn thắng cuối cùng này mà Canada đạt được huy chương vàng. Tổng cộng huy chương vàng của Canada ở thế vận hội này là 14. Con số 14 này là con số kỷ luc, vì xưa nay trong lịch sử các thế vận hội mùa đông chưa hề có nước nào đạt được. Trong thế vận hội 21 này, Hoa Kỳ tiếng là đứng nhất nhưng chỉ có 9 huy chương vàng, Đức Quốc chỉ có 10, thế mà Canada những 14. Con số 14 này đã làm cả nước Canada bùng lên reo hò tiếng vang dậy đất. Dân chúng đốt pháo, xe chạy ngập đường nhận còi inh ỏi, cờ Canada tung bay khắp chốn. Xưa nay người ta vẫn nói tinh thần yêu nước được biểu lộ rõ ràng và nồng nhiệt nhất qua các trận thể thao tranh tài, lời đó thật đúng, và đã được chứng nghiệm đêm nay, đêm chung kết và bế mạc thế vận hội.
Trong danh sách xếp hạng kết quả tranh tài giữa các nước, ngoài Canada quê hương thứ hai của tôi, tôi mê nhật nước Đại Hàn. Tuy đứng hạng 7 nhưng tôi yêu cái nước Củ Sâm này quá.
Lý do tôi mê là thế này: Tôi còn nhớ hồi thập niên 1970, Nam Hàn thua xa VNCH mọi mặt, thế mà mới 40 năm, Nam Hàn đã tiến những bước nhảy vọt và khổng lồ. Ngay mặt thể thao mùa đông Nam Hàn cũng trổi vượt, đè cổ anh Tàu. Nam Hàn đứng thứ 7 còn Trung Quốc thứ 8.
Anh H.O. trong làng nghe tôi ca ngợi Nam Hàn làm vậy thì cười ha ha rồi bảo: Nam Hàn tuyệt vời như vậy không phải vì họ có củ sâm đại bổ mà vì họ có chút máu Việt Nam trong người. Mấy Cô Huế trong làng bèn ngạc nhiên trợn trừng cả mắt lên rồi hỏi: Anh nói cái gì lạ vậy ? Sao lại có máu Việt Nam ? Mà nếu máu VN kỳ diệu như vậy thì tại sao nước VN không có phái đoàn tham dự thế vận hội cho thế giới biết mặt ? Anh H.O. để cho cô Cao Xuân và Tôn Nữ trong làng diễn tả hết nỗi ngạc nhiên rồi mới trả lời: Các cô ngạc nhiên là vì các cô không học sử VN. Các cô quên việc hoàng tử Lý Long Tường năm 1226 đem hoàng tộc nhà Lý sang Cao Ly lánh nạn rồi sao. Lý Long Tường đã được Vua Go-Jong đón tiếp vô cùng trọng thể vì đêm trước đó, vua nằm mơ thấy một con chim phượng hoàng cực lớn từ phương nam bay tới. Nhà vua đã giao cho họ Lý binh quyền. Lý Long Tường đã dẹp tan hết giặc giã, đem lại sự bằng an và thịnh vượng cho cả nước. Dòng họ Lý oai hùng đã tỏa rộng khắp nước Cao Ly. Hình như ở Cao Ly, những người tài giỏi đều mang họ Lý. Năm xưa, ngày 6. 11. 1958, Tổng Thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn khi sang thăm VNCH đã cho biết ông chính là con cháu của Lý Long Tường. Nghe nói mới đây, dòng họ Lý đã cử phái đoàn sang Việt Nam thăm đất tổ. Họ đã tới sinh quán Lý Long Tường, dâng hương và nhận họ. Đây là sự thực ghi rõ ràng trong sử, tôi không hề bịa.
Còn câu thứ hai mà các cô hỏi là nếu VN có dòng máu giỏi như thế thì tại sao VN không có phái đoàn thể thao tham dự thế vận hội. Xin trả lời ngay: Tại vì nhóm người đang cai trị VN hiện nay là bọn người nhiễm máu Công Sản, thứ máu độc hại đang làm băng hoại cả một dòng giống oai hùng của tổ tiên. Cũng như Bắc Hàn, tuy co dòng máu Lý Long Tường nhưng đã bị vi trùng Cộng sản phá hoại hết cơ thể.
Câu chuyện Lý Long Tường ở Cao Ly đã đưa các cụ đi xa qúa mất rồi. Xin mời các cụ trở về Thế Vận Hội 21. Các cụ phương xa chắc đã theo dõi thế vận hội trên hệ thống truyền hình. Tôi xin kể vài chuyện bên lề về lễ khai mạc thôi nha. Chuyện thứ nhất là mấy cây đuốc ở lễ đài. Đáng lẽ là 4 cây cơ đấy, chúng được đặt nằm yên đưới đất, đúng giờ lễ chúng mới được ngóc lên. Rồi giờ hành lễ đến, chỉ có 3 cây ngóc lên, còn cây thứ 4 nằm im. Tội nghiệp người đẹp mang ngọn lửa thiêng thứ 4 này cứ phải đứng im chịu trận. Tôi xin mở ngoặc nói về người đẹp này. Các cụ có biết tên cô là gì không ? Thưa cô tên là Le May Đoan, 36 xuân xanh. Các cụ sẽ ngạc nhiên là tại sao VN ta lại có hân hạnh cử đại diện mang lửa thiêng, phải không ạ ? Thưa cô này mang tên Đoàn Lệ Mây, tên VN rõ ràng nhưng cô lại là người da trắng tóc vàng mắt xanh, cô là người Canada gốc tổ tiên Tô cách Lan. Lạ chứ, phải không cơ. Chuyện này còn dài, cô dám là con cháu bà Đoàn Thị Điểm ngày xưa đã đi tây và lấy tây. Chuyện này xin được bàn về sau vào một ngày đẹp trời. Chuyện bên lề tiếp theo là chuyện xe cộ. Đúng giờ khai mạc mà lễ đài vẫn còn nhiều ghế trống. Hỏi ra mới biết là ban tổ chức dành sẵn một đoàn công xa để chở các quan khách, nhưng đoàn xe đã bị kẹt đường, tới trễ 45 phút !
Canada hiện nay đang giữa mùa đông, theo thường lệ thì lúc này Canada phải ngập tuyết, thế nhưng lạ quá, năm nay ông trời chỉ đổ tuyết xuống cho miền Vancouver để thiên hạ đua tài trong Thế Vân Hội, còn các nơi khác thì tuyết lơ thơ loáng thóang. Hình như lượng tuyết dành cho Canada đã bay hết sang Hoa Kỳ. Các thân hữu của tôi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn cho biết hiện họ đang chìm trong biển tuyết.
Lại còn tin vui này nữa là năm nay mùa đông ở Canada sẽ rất ngắn. Các cụ có biết ai đưa tin vui này không ? Thưa đó là chú chuột đất Wiarton Willie. Chú đưa tin vào ngày Groundhog Day, 2.2.2010. Chuyện như thế này: Hằng năm, cứ đầu tháng Hai thì mấy chú chuột đất, thức giấc đông miên, ra khỏi tổ đi tìm thức ăn và tìm bạn tình. Năm nào các chú ra khỏi hang mà nhìn thấy bóng của mình trên mặt đất thì năm đó mùa đông sẽ rất ngắn, chỉ còn kéo dài thêm 6 tuần. Nếu chú không thấy bóng, thì năm đó mùa đông sẽ dài lê thê. Do đó dân Canada có thói quen là cứ đầu tháng Hai là tìm ngắm chú chuột đất. Năm nay, đầu tháng vừa qua, chú đã xuất hiện và rõ ràng chú đã thấy bóng mình. Như vậy mùa đông năm 2010 này sẽ ngắn, chỉ còn mấy tuần nữa mà thôi. Chuột đất, tiếng Anh là groundhog, thuộc dòng họ nhà sóc. Từ năm 1956 người ta đã chọn chú chuột ở tỉnh Wiarton, một thành phố nhỏ ở tỉnh bang Ontario, bên bờ hồ Huron làm biểu tượng. Tên chú là Willie. Dân Canada xem ra mê tín, nhưng cái nét mê tín này ngây thơ đáng yêu qúa, phải không các cụ ?
Xin nói thêm chút nữa về Thế Vận Hội. Lần tới, Thế Vận Hội Mùa Đông thứ 22 sẽ được tổ chức ở Nga, tại tỉnh Sochi, bên bờ Hắc Hải. Tôi đang nghĩ tới việc để dành tiền để đi Nga một chuyến, tôi sẽ rủ thêm bạn bè sang Nga dịp này, các cụ tính sao ? Năm 2014 thì chắc Nga đã hoàn toàn hết đỏ rồi. Hình như tên tỉnh Sochi ở Nga là tiếng Việt Nam đấy. Sochi là sợ chi, phe ta không phải sợ gì cả, cứ an tâm đi. Các cụ có đồng ý như vậy không ? Cha Paulo bạn thân của nhóm tôi nói rằng trong tương lai Nga sẽ là xứ theo đạo Công Giáo nhiều nhất và sùng đạo nhất.
Báo chí Canada cũng vừa cho biết Canada sẽ là chủ nhân đứng tổ chức hội nghị quốc tế G.20 trong năm nay, tại thành phố Toronto, tức Tổ Rồng của phe ta. Nơi tổ chức sẽ là Metro Convention Centre ngay trung tâm thành phố. Đây là hội nghị về kinh tế nên các phái đoàn sẽ đông lắm. Người ta dự đoán chỉ nguyên đoàn báo chí quốc tế tới đây ít nhất cũng là 3.000 người.
Ai cũng bảo Canada nhận tổ chức hội nghị kinh tế là hợp lý nhất vì Tổng trưởng tài chính Canada, ông Jim Flaherty, vừa cho biết kinh tế Canada trong năm này sẽ tăng trưởng 2.6%, và năm 2011 sẽ đạt mức 3.2%.
Về mặt tôn giáo, Canada vừa có một tin vui rất lớn: Thày André ở Montréal sẽ được phong hiển thánh vào tháng 10 năm nay. Các cụ phương xa có biết thày André là ai không ? Chắc phải biết chứ, vì ai đến Montréal đều đến viếng ngôi nhà thờ nổi tiếng linh thiêng nhất của thành phố nói tiếng Pháp này. Đó là đền Oratoire St. Joseph. Đền được xây trên đồi Mont Royal, ngọn đồi bao quát cả thành phố. Người xây đền là thày André. Thày được phong thánh không phải vì công xây đền mà vì sự thánh thiện. Thày sinh năm 1845 tại St-Grégoire-d'Iberville ở Montréal, thày nhập dòng Thánh Giá, và giữ chức canh cổng nhà dòng trong rất nhiều năm. Thày đạo đức thánh thiện, luôn giúp đỡ người nghèo và bệnh tật, và có lòng tôn kính thánh Giuse. Gặp ai đau khổ hay bị tai nạn, thày đều khuyên họ cầu nguyện cùng Thánh Giuse. Nhiều người đã nhờ thày cầu nguyện giúp, và đa số đã được toại nguyện. Tiếng lành đồn xa. Ai cũng chạy tới thày André xin thày cầu giúp. Ban đầu nhà thờ kính thánh Giuse của thày bé xíu, thày đã hô hào và khởi công xây cất nhà thờ mới năm 1904. Thât là một kỳ công và một phép lạ. Tiền dâng cúng đến ào ào. Thày đã xây được ngôi đền kính thánh Giuse bề thế vĩ đại. Du khách đến Montréal đều đến đây vừa để thăm ngôi đền nổi tiếng, vừa để cầu nguyện với thày André. Thày mất năm 1937, thọ 91 tuổi Mộ của thày được chôn ngay sau bàn thờ chính. Thày đã làm bao nhiêu phép lạ. Người Canada rất tự hào về một vị thánh bản địa nổi tiếng này. Các cụ phương xa, nếu đến Canada, nhớ đi viếng nhà thờ và mộ thánh André ở Montréal nha. Người Việt mình không gọi Thày là André, mà là An Rê, Thánh An Rê xứ Mộng Lệ An Canada.
Bà cụ B.95 nghe các chuyện trên đây xong thì lên tiếng: Sao bữa nay các bác toàn nói chuyện thể thao rồi chuyện Chúa, chuyện nhà thờ, chuyện ông thánh vậy ? Phe các bà ai cũng gật đầu tán đồng câu hỏi này. Các cụ thấy chưa, hội làng là phải nói chuyện vui, chuyện cười. Chính vì vậy mà phe liền ông chúng tôi còn lập thêm cái nhóm đi bộ và uống cà phê buổi sáng để các nhà quân tử trong làng có dịp bàn luận chuyện thời sự, chính trị, tôn giáo...
Dân làng chưa biết chuyển hướng thế nào từ chuyện nghiêm trang sang chuyện vui cười, thì Chị Ba Biên Hoà phát biểu. Có lẽ vì trời sắp hết mùa đông giá buốt nên bữa nay trông chị vui và tươi qúa chừng. Chị hỏi cả làng là tháng trước làng kể chuyện con cọp bị đánh vì đòi xem trí thông minh của loài người. Vì nó tò mò qúa nên nó đã bằng lòng cho bác nông dân trói nó vào gốc cây. Rồi bác nông dân lấy cái cầy đập cho con cọp một trận tơi bời hoa lá, vừa đập vừa bảo con cọp: đây là trí thông minh của ta. Chị bảo: Có sách chép chuyện này nhưng khác phần kết, phần đánh cọp. Rằng khi trói xong thì bác nông dân đã lấy lửa đốt con cọp. Con cọp bị cháy xém, và nhờ giây trói cũng bị cháy nên đứt ra giúp con cọp chạy thóat được. Vì bị đốt nên từ đó bộ lông cọp mang nhiều vết lửa cháy mà bây giờ ta gọi là vằn đen. Chị hỏi: Vậy phần nào đúng, phần đánh cọp hay phần đốt cọp ?
Các cụ đã thấy cô giáo gốc Biên Hòa thông minh chưa. Phe liền ông nghe xong ai cũng gật gù khen câu hỏi có lý. Họ nhìn nhau một chập rồi ông ODP trả lời: Có lẽ phần đốt cọp có lý. Nó giải thích được gốc tích các vằn đen trên bộ lông cọp. Trả lời xong thì ông xin được hỏi cô giáo Biên Hòa một câu. Câu này không liên quan gì tới cọp mà liên quan tới địa danh. Đây là cái phép đánh trống lảng. Rằng khi nói về Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định thì có người lại gọi nơi đó là 'Lăng Ông Bà Chiểu' là thế nào ? Vây tả quân có tên là Chiểu sao ? Sao lai có thêm bà vào nữa ?
Anh John nghe đến đây thì cũng gật đầu: Ngày xưa khi tôi mới học tiếng Việt, tôi cũng có thắc mắc y như vậy, nhưng tôi biết là Bác ODP hỏi chơi để mua vui chứ dân Saigon ai cũng biết danh xưng 'Lăng Ông Bà Chiểu' gồm 2 phần rõ ràng, phần một là Lăng Ông, tức lăng Tả Quân, và phần 2 là Bà Chiểu, chỉ cái chợ Bà Chiểu. Lăng Ông Bà Chiểu có nghĩa là Lăng Ông ở gần Chợ Bà Chiểu, chứ không phải cái lăng chôn hai ông bà tên Chiểu.
Các cụ đã thấy cái anh con rể Canada này thông minh sáng láng chưa. Cụ B.95 nghe anh giải nghĩa xong thì thích qúa sức. Cụ liền xin anh nói tiếp, nói bất cứ cái gì mà khi anh học tiếng Việt anh cho là hay, là lạ, là vui. Câu hỏi này trúng vào kho kiến thức của anh John.
Anh đáp ngay: Về vấn đề này thì cháu nhiều chuyện vui lắm. Nhân năm con cọp, cháu xin kể một chuyện mà cháu chỉ nhìn thấy trong tiếng Việt, không thấy trong các thứ tiếng khác: Đó là người Việt Nam rất yêu mến loài vật, thường dùng hình ảnh các con vật ghép vào con người. Chẳng hạn tả cái đầu con người thì nói 'thằng đầu trâu, đầu bò, đầu chó, còn đầu của vua thì là đầu rồng. Về mặt người thì tả mặt chuột kẹp, mặt dơi, mặt khỉ, mặt gà mái, mặt ngựa, còn mặt vua là mặt rồng. Về mắt người thì tả mắt lợn, mắt cú vọ, mắt ốc nhồi, mắt lợn luộc,mắt bồ câu, mắt phượng. Về mũi thì mũi trâu, mũi kỳ lân. Về miệng thì miệng hùm, miệng cá ngao. Về râu thì râu hùm, râu cá trê, râu cá chốt.Về lưng thì lưng ong, lưng tôm. Về chân thì chân voi, chân vịt, chân sếu. Về nội tạng thì phổi bò, gan sứa, gan cóc tía, máu dê, ruột ngựa, lòng lang dạ sói. Về tính nết thì chậm như rùa, bẩn như heo, ngu như bò, dữ như cọp. ..
Anh John nói đến đây rồi ngưng để hớp một miếng trà. Thấy dân làng nghe say mê, mặt ai cũng chăm chú, anh thích lắm. Anh liền pha trò: Tôi xin được trở về con cọp mà vợ tôi đã nêu ra câu hỏi trên đây. Con cọp thuộc chi tộc nhà mèo, thân hình thật là đẹp. Thế nhưng tiếng Bắc lại bảo nó xấu trong câu nói 'xấu hổ'. Người Nam không nói xấu hổ mà nói mắc cở. Tại sao lại nói 'xấu hổ' vậy, thưa các bác ?
Bồ chữ ODP liền đáp ngay: Tiếng Bắc nói xấu hổ, còn tiếng Nam ngày xưa cũng nói ' hổ ngươi', tức là cũng có chữ hổ rõ ràng, rồi dần dần chữ hổ biến đi mà thành mắc cở. Nhưng thôi, các nhà ngôn ngữ học đã dạy rằng khi bàn về ngôn ngữ thì chúng ta không nên dặt câu hỏi 'tại sao' mà nên chấp nhận nó như vậy.
Thấy dân làng ai cũng phục cái trí thông minh của anh.John, ông ODP liền hỏi: Này anh John, anh có năng khiếu tuyệt vời về ngoại ngữ, vậy anh có ý định học thêm tiếng Tàu không, vì theo thống kê thì ngôn ngữ có nhiều người nói nhất hiện nay trên thế giới là tiếng Tàu, tiếng của hơn một tỷ người ?
Anh John được khen là giỏi về ngôn ngữ thì không dám nhận như vậy. Anh bảo anh nói được tiếng Việt giỏi là do hằng ngày nói chuyện với vợ và đọc sách tiếng Việt. Trong tiếng Việt, theo thống kê thì 60% ngữ vựng có gốc từ chữ Hán. Người Việt đã lấy ra những tinh hoa của chữ Hán làm thành tiếng nước mình. Thật là giỏi và tài tình.
Nói đến đây, anh móc túi lấy cuốn sổ tay ra rồi nói: Tôi xin đọc cho qúy vị nghe đoạn văn tiếng Việt sau đây:
' Thiếu thời, cô học tiểu học tại thị trấn, học trung học tại thị xã, trưởng thành, cô học đại học y khoa tại thủ đô, tốt nghiệp đại học cô hành nghề y sĩ tận tâm tận lực, cứu sinh mệnh vô số bệnh nhân'. Câu này 100% là chữ Hán, nhưng chữ Hán này đã được Việt hóa, bây giờ có ai bảo câu trên đây là tiếng Tàu đâu ! Rõ ràng câu này là tiếng Việt mà.
Người Việt mình tài giỏi quá chứ, lấy cái hay của người làm giàu cho tiếng nước mình. Xin trả lời bác: Tôi không dám học tiếng Tầu. Tôi có ông bạn học tiếng Tàu được một thời gian rồi bỏ vì ông bạn bảo tiếng Tàu khó qúa. Nó không trong sáng như tiếng Việt. Tiếng Tàu không La Mã Hoá được, không viết theo lối ABC được vì nó có nhiều tiếng đồng âm, thành khó hiểu. Chẳng hạn chữ 'di' có 46 cách viết khác nhau, chữ 'tư' có 57 chữ viết khác nhau.
Ông ODP liền góp thêm ý: Ngoài vấn đề nhiều chữ đồng âm, lại còn vấn đề khó hiểu, nói cách bình dân là tối nghĩa. Tôi xin lấy một ví dụ, xin lấy câu thường nghe ' Nam nữ thọ thọ bất thân'. Câu này có 4 cách hiểu khác nhau:
- Trai gái không được trao và nhận đồ vật của nhau.
- Trai gái không được tự tiện trao và nhận đồ vật một cách riêng tư
- Trai gái được trao nhận đồ vật nhưng không được chạm tay nhau
- Trai gái được trao nhận đồ vật nhưng không được tỏ ra thân mật
Vậy câu nào là đúng ?
Nghe đến đây thì cụ B.95 lên tiếng xin dân làng ngưng các chuyên văn chương chữ nghĩa, vì nghe rắc rối và nhức đầu qúa. Anh H.O. hoan hô ý này ngay. Anh xin chuyển đề tài. Anh xin phép được nói về chuyện vợ và chuyện bồ nhí. Anh bảo anh mới được người bạn thân trong quân ngũ ngày xưa chuyển cho một câu liên hệ tới việc ví von vợ là cơm và bồ nhí là phở. Câu danh tiếng ấy như thế này:
Vợ là Cơm, bồ là Phở.
Khi ngán Cơm ta đi ăn Phở.
Ăn Phở riết rồi thấy không gì đại bổ bằng Cơm.
Cả làng phá ra cười. Phe liền ông thì gật gù đồng ý, phe liền bà thì cho là chí lý. Cái không khí trang nghiêm và rắc rối của chữ nghĩa đã tan hết, nhường chỗ cho tiếng cười vui thoải mái. Cũng đúng là lúc cụ Chánh chủ nhà mời cả làng xơi cơm.
Bữa ăn ngon và lành quá. Giữa bàn là một đĩa thịt kho tàu nước dừa, chung quanh là những đĩa rau xanh. Các cụ có biết những rau gì không ? Thưa, đó là bốn đĩa rau luộc khác nhau: rau muống, rai cải bẹ xanh, rau tần ô, rau thì-là. Riêng món rau thì-là luộc này cũng làm nhiều người bỡ ngỡ. Xưa nay rau thì-là được coi là gia vị để ăn sống thế mà hôm nay chủ nhà luộc chín, lạ chứ. Cụ Chánh khai mạc bữa ăn với lời giải thích: Tháng vừa qua làng ta đã ăn qúa nhiều bánh chưng bánh tét, qúa nhiều thịt mỡ dưa hành, chắc đã ngấy đồ tết, cho nên lão đã nhờ Chi Ba Biên Hòa tới nấu cho một nồi thịt heo kho theo lối người Nam. Thịt kho với trứng với nước dừa. Có 4 loại rau luộc khác nhau, mỗi thứ có một hương vị riêng biệt. Nước chấm chính là nước mắm kho thịt.
Ông ODP nhìn mâm cơm rồi nói: Đây chính là một biến thái của lẩu. Lẩu thì chúng ta cho rau sống vào, còn bữa nay thì chúng ta lấy nước mắm ra rồi chấm với rau chín.
Bữa nay, bốn món rau luộc, ăn với thịt kho, trứng kho, với cơm trắng gạo nanh chồn. Chúa ơi, quê hương Việt Nam là đây chứ đâu xa. Món ăn ngon miệng hết sức vậy đó. Chưa hết. Còn món canh nữa. Món canh chính là món nước luộc rau. Cụ B.95 bảo mấy ông Bắc Kỳ trong làng: Này các bác ơi, nước rau muống luộc có thêm quả cả chua và trái me theo lối Hà Nội năm xưa nữa đấy, mời các bác vừa chan vừa húp nha.
Thấy dân làng ăn uống say sưa, Cụ Chánh tiên chỉ hứa: Nếu qúy vị thích những món nhà quê dân giả như thế này thì lần sau lão sẽ đãi món ' Cá Rô Tổng Trường'. Món này ngon nhức răng, quên chết. Món này gốc nó ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ở nơi này người ta chỉ cấy có một vụ lúa, gặt xong là tới mùa mưa lớn, cá rô ăn những hạt lúa rơi ở gốc rạ nên to và béo lắm. Cá rô kho hay chiên, vàng rụm, dòn tan, ăn cả xương cả đầu. Ngoài món chiên và kho còn món canh cá rô nấu bánh đa, ngon không thể tả được. Cụ Chánh khoe cụ đã thấy loại cá rô này bày bán ở chợ VN. Xin hẹn các cụ, lần sau ăn món cá rô xong tôi sẽ làm tờ trình.
Dân làng ăn uống xì xụp, sung sướng hể hả quá sức. Rồi Cụ B.95, người xưa nay hằng ái mộ anh John lại lên tiếng xin anh John kể chuyện vui nữa. Cụ bảo nghe anh nói chúng tôi vừa vui vừa học thêm được bao nhiêu sự khôn ngoan. Nào mời anh nói nữa. Lúc nãy anh nói chưa đủ, chưa thỏa lòng khao khát của chúng tôi.
Anh John còn đang lưỡng lự thì Chi Ba vợ anh dục: Anh nói đi, anh kể chuyện vui từ sử Việt Nam cho làng nghe. Được vợ khích lệ, anh liền kể: Tôi học sử VN xong thì tôi thấy về mặt khoa học, Việt Nam đứng đầu thế giới ngay từ ngày lập quốc. Xin chứng minh:
- Phù Đổng Thiên Vương là người đầu tiên bay vào vũ trụ
- Người đầu tiên đặt chân lên măt trăng là Chú Cuội
- Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới là con ngựa sắt của Thánh Gióng
- Vị nữ quốc trưởng kiêm tổng tư lệnh quân đội đầu tiên trên thế giới là Bà Trưng
- Người biết làm quảng cáo tiếp thị đầu tiên của loài người là anh Mai An Tiêm
- Người đàn ông đầu tiên trong lịch sử loài người có sữa cho con bú là Ông Thọ
- Người có món hàng đặc biệt dám đăng báo rao bán: Hàn Mạc Tử bán mặt trăng
Dân làng nghe xong câu nào là vỗ tay tán thưởng câu đó. Ai cũng khen cái anh John này dí dỏm qúa chừng. Rồi anh xin hết, anh bảo anh đã 60, già quá rồi.
Anh H.O. là người lên tiếng phản đối việc anh John kêu già: Anh mà già cái gì, tướng tá còn đẹp lắm, máy móc coi bộ còn ngon lành và còn chạy tốt, phải không Chi Ba. Lời này coi bộ qúa đà làm Chị Ba đỏ mặt. Ông ODP liền nhảy vào làm tan sự lúng túng của anh H.O. Ông lên tiếng: Tôi không đồng ý về việc anh John kêu già. Tôi có một vị niên trưởng, cụ Nguyễn Bá Triệu, một học giả ở Ottawa. Cụ đã ngoài 84 mà vẫn không cho là mình già. Cụ đã làm bài thơ tự vịnh như thế này:
Canh Dần kỳ trước mới bảy ba
Lại Canh Dần nữa, lão rồi a ?
Nhập nhèm, đeo kính còn nhìn tỏ
Nghễnh ngãng, thì thầm vẫn nghe ra
Pháp Anh, ngập ngọng không thèm nói
Nôm Hán, lầu bầu vẫn ba hoa
Lái xe chạy khắp, tay còn vững
Ủa thế ra ta vẫn chửa già ?
Tiếng cười là một biểu tượng của hạnh phúc. Kính chúc các cụ quanh năm đầy tiếng cười.
Món quà đầu năm: ĐẦY TIẾNG CƯỜI- ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua, và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông 21 ở Vancouver / Canada đã diễn ra vô cùng ngoạn mục và trọng thể. Ngọn lửa thiêng từ Hy Lạp được rước đi một lộ trình dài 45 ngàn cây số. Trước khi về tới lễ đài, nó đã vòng lên tận bắc cực đỉnh cao nhất của lãnh thổ rồi mới xuống Vancouver. Canada đã tiêu hết 1 tỷ đô la cho thế vận hội hoành tráng này. Các cụ còn nhớ cái huy hiệu của thế vận hội này chứ ? Nó gồm 3 phần. Phần trên là cái cổng đá của người Da Đỏ, rồi hàng chữ Vancouver 2010, ở dưới là 5 vòng tròn tượng trưng 5 châu. Từ 5 châu 82 phái đoàn đến tham dự 86 trận tranh tài. Sôi động hết sức. Chung kết, Hoa Kỳ đứng đầu với 37 huy chương, Đức Quốc 30 huy chương, Canada nước chủ nhà đứng thứ ba với 26 huy chương, nhưng 26 huy huy chương này đã làm Canada lên đài vinh quang tột đỉnh. Các cụ có biết tại sao không ? Đêm chung kết là trận hockey nam giới, cái đinh của thế vận hội, Canada đã thắng Hoa Kỳ với tỉ số 3/2. Nhờ màn thắng cuối cùng này mà Canada đạt được huy chương vàng. Tổng cộng huy chương vàng của Canada ở thế vận hội này là 14. Con số 14 này là con số kỷ luc, vì xưa nay trong lịch sử các thế vận hội mùa đông chưa hề có nước nào đạt được. Trong thế vận hội 21 này, Hoa Kỳ tiếng là đứng nhất nhưng chỉ có 9 huy chương vàng, Đức Quốc chỉ có 10, thế mà Canada những 14. Con số 14 này đã làm cả nước Canada bùng lên reo hò tiếng vang dậy đất. Dân chúng đốt pháo, xe chạy ngập đường nhận còi inh ỏi, cờ Canada tung bay khắp chốn. Xưa nay người ta vẫn nói tinh thần yêu nước được biểu lộ rõ ràng và nồng nhiệt nhất qua các trận thể thao tranh tài, lời đó thật đúng, và đã được chứng nghiệm đêm nay, đêm chung kết và bế mạc thế vận hội.
Trong danh sách xếp hạng kết quả tranh tài giữa các nước, ngoài Canada quê hương thứ hai của tôi, tôi mê nhật nước Đại Hàn. Tuy đứng hạng 7 nhưng tôi yêu cái nước Củ Sâm này quá.
Lý do tôi mê là thế này: Tôi còn nhớ hồi thập niên 1970, Nam Hàn thua xa VNCH mọi mặt, thế mà mới 40 năm, Nam Hàn đã tiến những bước nhảy vọt và khổng lồ. Ngay mặt thể thao mùa đông Nam Hàn cũng trổi vượt, đè cổ anh Tàu. Nam Hàn đứng thứ 7 còn Trung Quốc thứ 8.
Anh H.O. trong làng nghe tôi ca ngợi Nam Hàn làm vậy thì cười ha ha rồi bảo: Nam Hàn tuyệt vời như vậy không phải vì họ có củ sâm đại bổ mà vì họ có chút máu Việt Nam trong người. Mấy Cô Huế trong làng bèn ngạc nhiên trợn trừng cả mắt lên rồi hỏi: Anh nói cái gì lạ vậy ? Sao lại có máu Việt Nam ? Mà nếu máu VN kỳ diệu như vậy thì tại sao nước VN không có phái đoàn tham dự thế vận hội cho thế giới biết mặt ? Anh H.O. để cho cô Cao Xuân và Tôn Nữ trong làng diễn tả hết nỗi ngạc nhiên rồi mới trả lời: Các cô ngạc nhiên là vì các cô không học sử VN. Các cô quên việc hoàng tử Lý Long Tường năm 1226 đem hoàng tộc nhà Lý sang Cao Ly lánh nạn rồi sao. Lý Long Tường đã được Vua Go-Jong đón tiếp vô cùng trọng thể vì đêm trước đó, vua nằm mơ thấy một con chim phượng hoàng cực lớn từ phương nam bay tới. Nhà vua đã giao cho họ Lý binh quyền. Lý Long Tường đã dẹp tan hết giặc giã, đem lại sự bằng an và thịnh vượng cho cả nước. Dòng họ Lý oai hùng đã tỏa rộng khắp nước Cao Ly. Hình như ở Cao Ly, những người tài giỏi đều mang họ Lý. Năm xưa, ngày 6. 11. 1958, Tổng Thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn khi sang thăm VNCH đã cho biết ông chính là con cháu của Lý Long Tường. Nghe nói mới đây, dòng họ Lý đã cử phái đoàn sang Việt Nam thăm đất tổ. Họ đã tới sinh quán Lý Long Tường, dâng hương và nhận họ. Đây là sự thực ghi rõ ràng trong sử, tôi không hề bịa.
Còn câu thứ hai mà các cô hỏi là nếu VN có dòng máu giỏi như thế thì tại sao VN không có phái đoàn thể thao tham dự thế vận hội. Xin trả lời ngay: Tại vì nhóm người đang cai trị VN hiện nay là bọn người nhiễm máu Công Sản, thứ máu độc hại đang làm băng hoại cả một dòng giống oai hùng của tổ tiên. Cũng như Bắc Hàn, tuy co dòng máu Lý Long Tường nhưng đã bị vi trùng Cộng sản phá hoại hết cơ thể.
Câu chuyện Lý Long Tường ở Cao Ly đã đưa các cụ đi xa qúa mất rồi. Xin mời các cụ trở về Thế Vận Hội 21. Các cụ phương xa chắc đã theo dõi thế vận hội trên hệ thống truyền hình. Tôi xin kể vài chuyện bên lề về lễ khai mạc thôi nha. Chuyện thứ nhất là mấy cây đuốc ở lễ đài. Đáng lẽ là 4 cây cơ đấy, chúng được đặt nằm yên đưới đất, đúng giờ lễ chúng mới được ngóc lên. Rồi giờ hành lễ đến, chỉ có 3 cây ngóc lên, còn cây thứ 4 nằm im. Tội nghiệp người đẹp mang ngọn lửa thiêng thứ 4 này cứ phải đứng im chịu trận. Tôi xin mở ngoặc nói về người đẹp này. Các cụ có biết tên cô là gì không ? Thưa cô tên là Le May Đoan, 36 xuân xanh. Các cụ sẽ ngạc nhiên là tại sao VN ta lại có hân hạnh cử đại diện mang lửa thiêng, phải không ạ ? Thưa cô này mang tên Đoàn Lệ Mây, tên VN rõ ràng nhưng cô lại là người da trắng tóc vàng mắt xanh, cô là người Canada gốc tổ tiên Tô cách Lan. Lạ chứ, phải không cơ. Chuyện này còn dài, cô dám là con cháu bà Đoàn Thị Điểm ngày xưa đã đi tây và lấy tây. Chuyện này xin được bàn về sau vào một ngày đẹp trời. Chuyện bên lề tiếp theo là chuyện xe cộ. Đúng giờ khai mạc mà lễ đài vẫn còn nhiều ghế trống. Hỏi ra mới biết là ban tổ chức dành sẵn một đoàn công xa để chở các quan khách, nhưng đoàn xe đã bị kẹt đường, tới trễ 45 phút !
Canada hiện nay đang giữa mùa đông, theo thường lệ thì lúc này Canada phải ngập tuyết, thế nhưng lạ quá, năm nay ông trời chỉ đổ tuyết xuống cho miền Vancouver để thiên hạ đua tài trong Thế Vân Hội, còn các nơi khác thì tuyết lơ thơ loáng thóang. Hình như lượng tuyết dành cho Canada đã bay hết sang Hoa Kỳ. Các thân hữu của tôi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn cho biết hiện họ đang chìm trong biển tuyết.
Lại còn tin vui này nữa là năm nay mùa đông ở Canada sẽ rất ngắn. Các cụ có biết ai đưa tin vui này không ? Thưa đó là chú chuột đất Wiarton Willie. Chú đưa tin vào ngày Groundhog Day, 2.2.2010. Chuyện như thế này: Hằng năm, cứ đầu tháng Hai thì mấy chú chuột đất, thức giấc đông miên, ra khỏi tổ đi tìm thức ăn và tìm bạn tình. Năm nào các chú ra khỏi hang mà nhìn thấy bóng của mình trên mặt đất thì năm đó mùa đông sẽ rất ngắn, chỉ còn kéo dài thêm 6 tuần. Nếu chú không thấy bóng, thì năm đó mùa đông sẽ dài lê thê. Do đó dân Canada có thói quen là cứ đầu tháng Hai là tìm ngắm chú chuột đất. Năm nay, đầu tháng vừa qua, chú đã xuất hiện và rõ ràng chú đã thấy bóng mình. Như vậy mùa đông năm 2010 này sẽ ngắn, chỉ còn mấy tuần nữa mà thôi. Chuột đất, tiếng Anh là groundhog, thuộc dòng họ nhà sóc. Từ năm 1956 người ta đã chọn chú chuột ở tỉnh Wiarton, một thành phố nhỏ ở tỉnh bang Ontario, bên bờ hồ Huron làm biểu tượng. Tên chú là Willie. Dân Canada xem ra mê tín, nhưng cái nét mê tín này ngây thơ đáng yêu qúa, phải không các cụ ?
Xin nói thêm chút nữa về Thế Vận Hội. Lần tới, Thế Vận Hội Mùa Đông thứ 22 sẽ được tổ chức ở Nga, tại tỉnh Sochi, bên bờ Hắc Hải. Tôi đang nghĩ tới việc để dành tiền để đi Nga một chuyến, tôi sẽ rủ thêm bạn bè sang Nga dịp này, các cụ tính sao ? Năm 2014 thì chắc Nga đã hoàn toàn hết đỏ rồi. Hình như tên tỉnh Sochi ở Nga là tiếng Việt Nam đấy. Sochi là sợ chi, phe ta không phải sợ gì cả, cứ an tâm đi. Các cụ có đồng ý như vậy không ? Cha Paulo bạn thân của nhóm tôi nói rằng trong tương lai Nga sẽ là xứ theo đạo Công Giáo nhiều nhất và sùng đạo nhất.
Báo chí Canada cũng vừa cho biết Canada sẽ là chủ nhân đứng tổ chức hội nghị quốc tế G.20 trong năm nay, tại thành phố Toronto, tức Tổ Rồng của phe ta. Nơi tổ chức sẽ là Metro Convention Centre ngay trung tâm thành phố. Đây là hội nghị về kinh tế nên các phái đoàn sẽ đông lắm. Người ta dự đoán chỉ nguyên đoàn báo chí quốc tế tới đây ít nhất cũng là 3.000 người.
Ai cũng bảo Canada nhận tổ chức hội nghị kinh tế là hợp lý nhất vì Tổng trưởng tài chính Canada, ông Jim Flaherty, vừa cho biết kinh tế Canada trong năm này sẽ tăng trưởng 2.6%, và năm 2011 sẽ đạt mức 3.2%.
Về mặt tôn giáo, Canada vừa có một tin vui rất lớn: Thày André ở Montréal sẽ được phong hiển thánh vào tháng 10 năm nay. Các cụ phương xa có biết thày André là ai không ? Chắc phải biết chứ, vì ai đến Montréal đều đến viếng ngôi nhà thờ nổi tiếng linh thiêng nhất của thành phố nói tiếng Pháp này. Đó là đền Oratoire St. Joseph. Đền được xây trên đồi Mont Royal, ngọn đồi bao quát cả thành phố. Người xây đền là thày André. Thày được phong thánh không phải vì công xây đền mà vì sự thánh thiện. Thày sinh năm 1845 tại St-Grégoire-d'Iberville ở Montréal, thày nhập dòng Thánh Giá, và giữ chức canh cổng nhà dòng trong rất nhiều năm. Thày đạo đức thánh thiện, luôn giúp đỡ người nghèo và bệnh tật, và có lòng tôn kính thánh Giuse. Gặp ai đau khổ hay bị tai nạn, thày đều khuyên họ cầu nguyện cùng Thánh Giuse. Nhiều người đã nhờ thày cầu nguyện giúp, và đa số đã được toại nguyện. Tiếng lành đồn xa. Ai cũng chạy tới thày André xin thày cầu giúp. Ban đầu nhà thờ kính thánh Giuse của thày bé xíu, thày đã hô hào và khởi công xây cất nhà thờ mới năm 1904. Thât là một kỳ công và một phép lạ. Tiền dâng cúng đến ào ào. Thày đã xây được ngôi đền kính thánh Giuse bề thế vĩ đại. Du khách đến Montréal đều đến đây vừa để thăm ngôi đền nổi tiếng, vừa để cầu nguyện với thày André. Thày mất năm 1937, thọ 91 tuổi Mộ của thày được chôn ngay sau bàn thờ chính. Thày đã làm bao nhiêu phép lạ. Người Canada rất tự hào về một vị thánh bản địa nổi tiếng này. Các cụ phương xa, nếu đến Canada, nhớ đi viếng nhà thờ và mộ thánh André ở Montréal nha. Người Việt mình không gọi Thày là André, mà là An Rê, Thánh An Rê xứ Mộng Lệ An Canada.
Bà cụ B.95 nghe các chuyện trên đây xong thì lên tiếng: Sao bữa nay các bác toàn nói chuyện thể thao rồi chuyện Chúa, chuyện nhà thờ, chuyện ông thánh vậy ? Phe các bà ai cũng gật đầu tán đồng câu hỏi này. Các cụ thấy chưa, hội làng là phải nói chuyện vui, chuyện cười. Chính vì vậy mà phe liền ông chúng tôi còn lập thêm cái nhóm đi bộ và uống cà phê buổi sáng để các nhà quân tử trong làng có dịp bàn luận chuyện thời sự, chính trị, tôn giáo...
Dân làng chưa biết chuyển hướng thế nào từ chuyện nghiêm trang sang chuyện vui cười, thì Chị Ba Biên Hoà phát biểu. Có lẽ vì trời sắp hết mùa đông giá buốt nên bữa nay trông chị vui và tươi qúa chừng. Chị hỏi cả làng là tháng trước làng kể chuyện con cọp bị đánh vì đòi xem trí thông minh của loài người. Vì nó tò mò qúa nên nó đã bằng lòng cho bác nông dân trói nó vào gốc cây. Rồi bác nông dân lấy cái cầy đập cho con cọp một trận tơi bời hoa lá, vừa đập vừa bảo con cọp: đây là trí thông minh của ta. Chị bảo: Có sách chép chuyện này nhưng khác phần kết, phần đánh cọp. Rằng khi trói xong thì bác nông dân đã lấy lửa đốt con cọp. Con cọp bị cháy xém, và nhờ giây trói cũng bị cháy nên đứt ra giúp con cọp chạy thóat được. Vì bị đốt nên từ đó bộ lông cọp mang nhiều vết lửa cháy mà bây giờ ta gọi là vằn đen. Chị hỏi: Vậy phần nào đúng, phần đánh cọp hay phần đốt cọp ?
Các cụ đã thấy cô giáo gốc Biên Hòa thông minh chưa. Phe liền ông nghe xong ai cũng gật gù khen câu hỏi có lý. Họ nhìn nhau một chập rồi ông ODP trả lời: Có lẽ phần đốt cọp có lý. Nó giải thích được gốc tích các vằn đen trên bộ lông cọp. Trả lời xong thì ông xin được hỏi cô giáo Biên Hòa một câu. Câu này không liên quan gì tới cọp mà liên quan tới địa danh. Đây là cái phép đánh trống lảng. Rằng khi nói về Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định thì có người lại gọi nơi đó là 'Lăng Ông Bà Chiểu' là thế nào ? Vây tả quân có tên là Chiểu sao ? Sao lai có thêm bà vào nữa ?
Anh John nghe đến đây thì cũng gật đầu: Ngày xưa khi tôi mới học tiếng Việt, tôi cũng có thắc mắc y như vậy, nhưng tôi biết là Bác ODP hỏi chơi để mua vui chứ dân Saigon ai cũng biết danh xưng 'Lăng Ông Bà Chiểu' gồm 2 phần rõ ràng, phần một là Lăng Ông, tức lăng Tả Quân, và phần 2 là Bà Chiểu, chỉ cái chợ Bà Chiểu. Lăng Ông Bà Chiểu có nghĩa là Lăng Ông ở gần Chợ Bà Chiểu, chứ không phải cái lăng chôn hai ông bà tên Chiểu.
Các cụ đã thấy cái anh con rể Canada này thông minh sáng láng chưa. Cụ B.95 nghe anh giải nghĩa xong thì thích qúa sức. Cụ liền xin anh nói tiếp, nói bất cứ cái gì mà khi anh học tiếng Việt anh cho là hay, là lạ, là vui. Câu hỏi này trúng vào kho kiến thức của anh John.
Anh đáp ngay: Về vấn đề này thì cháu nhiều chuyện vui lắm. Nhân năm con cọp, cháu xin kể một chuyện mà cháu chỉ nhìn thấy trong tiếng Việt, không thấy trong các thứ tiếng khác: Đó là người Việt Nam rất yêu mến loài vật, thường dùng hình ảnh các con vật ghép vào con người. Chẳng hạn tả cái đầu con người thì nói 'thằng đầu trâu, đầu bò, đầu chó, còn đầu của vua thì là đầu rồng. Về mặt người thì tả mặt chuột kẹp, mặt dơi, mặt khỉ, mặt gà mái, mặt ngựa, còn mặt vua là mặt rồng. Về mắt người thì tả mắt lợn, mắt cú vọ, mắt ốc nhồi, mắt lợn luộc,mắt bồ câu, mắt phượng. Về mũi thì mũi trâu, mũi kỳ lân. Về miệng thì miệng hùm, miệng cá ngao. Về râu thì râu hùm, râu cá trê, râu cá chốt.Về lưng thì lưng ong, lưng tôm. Về chân thì chân voi, chân vịt, chân sếu. Về nội tạng thì phổi bò, gan sứa, gan cóc tía, máu dê, ruột ngựa, lòng lang dạ sói. Về tính nết thì chậm như rùa, bẩn như heo, ngu như bò, dữ như cọp. ..
Anh John nói đến đây rồi ngưng để hớp một miếng trà. Thấy dân làng nghe say mê, mặt ai cũng chăm chú, anh thích lắm. Anh liền pha trò: Tôi xin được trở về con cọp mà vợ tôi đã nêu ra câu hỏi trên đây. Con cọp thuộc chi tộc nhà mèo, thân hình thật là đẹp. Thế nhưng tiếng Bắc lại bảo nó xấu trong câu nói 'xấu hổ'. Người Nam không nói xấu hổ mà nói mắc cở. Tại sao lại nói 'xấu hổ' vậy, thưa các bác ?
Bồ chữ ODP liền đáp ngay: Tiếng Bắc nói xấu hổ, còn tiếng Nam ngày xưa cũng nói ' hổ ngươi', tức là cũng có chữ hổ rõ ràng, rồi dần dần chữ hổ biến đi mà thành mắc cở. Nhưng thôi, các nhà ngôn ngữ học đã dạy rằng khi bàn về ngôn ngữ thì chúng ta không nên dặt câu hỏi 'tại sao' mà nên chấp nhận nó như vậy.
Thấy dân làng ai cũng phục cái trí thông minh của anh.John, ông ODP liền hỏi: Này anh John, anh có năng khiếu tuyệt vời về ngoại ngữ, vậy anh có ý định học thêm tiếng Tàu không, vì theo thống kê thì ngôn ngữ có nhiều người nói nhất hiện nay trên thế giới là tiếng Tàu, tiếng của hơn một tỷ người ?
Anh John được khen là giỏi về ngôn ngữ thì không dám nhận như vậy. Anh bảo anh nói được tiếng Việt giỏi là do hằng ngày nói chuyện với vợ và đọc sách tiếng Việt. Trong tiếng Việt, theo thống kê thì 60% ngữ vựng có gốc từ chữ Hán. Người Việt đã lấy ra những tinh hoa của chữ Hán làm thành tiếng nước mình. Thật là giỏi và tài tình.
Nói đến đây, anh móc túi lấy cuốn sổ tay ra rồi nói: Tôi xin đọc cho qúy vị nghe đoạn văn tiếng Việt sau đây:
' Thiếu thời, cô học tiểu học tại thị trấn, học trung học tại thị xã, trưởng thành, cô học đại học y khoa tại thủ đô, tốt nghiệp đại học cô hành nghề y sĩ tận tâm tận lực, cứu sinh mệnh vô số bệnh nhân'. Câu này 100% là chữ Hán, nhưng chữ Hán này đã được Việt hóa, bây giờ có ai bảo câu trên đây là tiếng Tàu đâu ! Rõ ràng câu này là tiếng Việt mà.
Người Việt mình tài giỏi quá chứ, lấy cái hay của người làm giàu cho tiếng nước mình. Xin trả lời bác: Tôi không dám học tiếng Tầu. Tôi có ông bạn học tiếng Tàu được một thời gian rồi bỏ vì ông bạn bảo tiếng Tàu khó qúa. Nó không trong sáng như tiếng Việt. Tiếng Tàu không La Mã Hoá được, không viết theo lối ABC được vì nó có nhiều tiếng đồng âm, thành khó hiểu. Chẳng hạn chữ 'di' có 46 cách viết khác nhau, chữ 'tư' có 57 chữ viết khác nhau.
Ông ODP liền góp thêm ý: Ngoài vấn đề nhiều chữ đồng âm, lại còn vấn đề khó hiểu, nói cách bình dân là tối nghĩa. Tôi xin lấy một ví dụ, xin lấy câu thường nghe ' Nam nữ thọ thọ bất thân'. Câu này có 4 cách hiểu khác nhau:
- Trai gái không được trao và nhận đồ vật của nhau.
- Trai gái không được tự tiện trao và nhận đồ vật một cách riêng tư
- Trai gái được trao nhận đồ vật nhưng không được chạm tay nhau
- Trai gái được trao nhận đồ vật nhưng không được tỏ ra thân mật
Vậy câu nào là đúng ?
Nghe đến đây thì cụ B.95 lên tiếng xin dân làng ngưng các chuyên văn chương chữ nghĩa, vì nghe rắc rối và nhức đầu qúa. Anh H.O. hoan hô ý này ngay. Anh xin chuyển đề tài. Anh xin phép được nói về chuyện vợ và chuyện bồ nhí. Anh bảo anh mới được người bạn thân trong quân ngũ ngày xưa chuyển cho một câu liên hệ tới việc ví von vợ là cơm và bồ nhí là phở. Câu danh tiếng ấy như thế này:
Vợ là Cơm, bồ là Phở.
Khi ngán Cơm ta đi ăn Phở.
Ăn Phở riết rồi thấy không gì đại bổ bằng Cơm.
Cả làng phá ra cười. Phe liền ông thì gật gù đồng ý, phe liền bà thì cho là chí lý. Cái không khí trang nghiêm và rắc rối của chữ nghĩa đã tan hết, nhường chỗ cho tiếng cười vui thoải mái. Cũng đúng là lúc cụ Chánh chủ nhà mời cả làng xơi cơm.
Bữa ăn ngon và lành quá. Giữa bàn là một đĩa thịt kho tàu nước dừa, chung quanh là những đĩa rau xanh. Các cụ có biết những rau gì không ? Thưa, đó là bốn đĩa rau luộc khác nhau: rau muống, rai cải bẹ xanh, rau tần ô, rau thì-là. Riêng món rau thì-là luộc này cũng làm nhiều người bỡ ngỡ. Xưa nay rau thì-là được coi là gia vị để ăn sống thế mà hôm nay chủ nhà luộc chín, lạ chứ. Cụ Chánh khai mạc bữa ăn với lời giải thích: Tháng vừa qua làng ta đã ăn qúa nhiều bánh chưng bánh tét, qúa nhiều thịt mỡ dưa hành, chắc đã ngấy đồ tết, cho nên lão đã nhờ Chi Ba Biên Hòa tới nấu cho một nồi thịt heo kho theo lối người Nam. Thịt kho với trứng với nước dừa. Có 4 loại rau luộc khác nhau, mỗi thứ có một hương vị riêng biệt. Nước chấm chính là nước mắm kho thịt.
Ông ODP nhìn mâm cơm rồi nói: Đây chính là một biến thái của lẩu. Lẩu thì chúng ta cho rau sống vào, còn bữa nay thì chúng ta lấy nước mắm ra rồi chấm với rau chín.
Bữa nay, bốn món rau luộc, ăn với thịt kho, trứng kho, với cơm trắng gạo nanh chồn. Chúa ơi, quê hương Việt Nam là đây chứ đâu xa. Món ăn ngon miệng hết sức vậy đó. Chưa hết. Còn món canh nữa. Món canh chính là món nước luộc rau. Cụ B.95 bảo mấy ông Bắc Kỳ trong làng: Này các bác ơi, nước rau muống luộc có thêm quả cả chua và trái me theo lối Hà Nội năm xưa nữa đấy, mời các bác vừa chan vừa húp nha.
Thấy dân làng ăn uống say sưa, Cụ Chánh tiên chỉ hứa: Nếu qúy vị thích những món nhà quê dân giả như thế này thì lần sau lão sẽ đãi món ' Cá Rô Tổng Trường'. Món này ngon nhức răng, quên chết. Món này gốc nó ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ở nơi này người ta chỉ cấy có một vụ lúa, gặt xong là tới mùa mưa lớn, cá rô ăn những hạt lúa rơi ở gốc rạ nên to và béo lắm. Cá rô kho hay chiên, vàng rụm, dòn tan, ăn cả xương cả đầu. Ngoài món chiên và kho còn món canh cá rô nấu bánh đa, ngon không thể tả được. Cụ Chánh khoe cụ đã thấy loại cá rô này bày bán ở chợ VN. Xin hẹn các cụ, lần sau ăn món cá rô xong tôi sẽ làm tờ trình.
Dân làng ăn uống xì xụp, sung sướng hể hả quá sức. Rồi Cụ B.95, người xưa nay hằng ái mộ anh John lại lên tiếng xin anh John kể chuyện vui nữa. Cụ bảo nghe anh nói chúng tôi vừa vui vừa học thêm được bao nhiêu sự khôn ngoan. Nào mời anh nói nữa. Lúc nãy anh nói chưa đủ, chưa thỏa lòng khao khát của chúng tôi.
Anh John còn đang lưỡng lự thì Chi Ba vợ anh dục: Anh nói đi, anh kể chuyện vui từ sử Việt Nam cho làng nghe. Được vợ khích lệ, anh liền kể: Tôi học sử VN xong thì tôi thấy về mặt khoa học, Việt Nam đứng đầu thế giới ngay từ ngày lập quốc. Xin chứng minh:
- Phù Đổng Thiên Vương là người đầu tiên bay vào vũ trụ
- Người đầu tiên đặt chân lên măt trăng là Chú Cuội
- Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới là con ngựa sắt của Thánh Gióng
- Vị nữ quốc trưởng kiêm tổng tư lệnh quân đội đầu tiên trên thế giới là Bà Trưng
- Người biết làm quảng cáo tiếp thị đầu tiên của loài người là anh Mai An Tiêm
- Người đàn ông đầu tiên trong lịch sử loài người có sữa cho con bú là Ông Thọ
- Người có món hàng đặc biệt dám đăng báo rao bán: Hàn Mạc Tử bán mặt trăng
Dân làng nghe xong câu nào là vỗ tay tán thưởng câu đó. Ai cũng khen cái anh John này dí dỏm qúa chừng. Rồi anh xin hết, anh bảo anh đã 60, già quá rồi.
Anh H.O. là người lên tiếng phản đối việc anh John kêu già: Anh mà già cái gì, tướng tá còn đẹp lắm, máy móc coi bộ còn ngon lành và còn chạy tốt, phải không Chi Ba. Lời này coi bộ qúa đà làm Chị Ba đỏ mặt. Ông ODP liền nhảy vào làm tan sự lúng túng của anh H.O. Ông lên tiếng: Tôi không đồng ý về việc anh John kêu già. Tôi có một vị niên trưởng, cụ Nguyễn Bá Triệu, một học giả ở Ottawa. Cụ đã ngoài 84 mà vẫn không cho là mình già. Cụ đã làm bài thơ tự vịnh như thế này:
Canh Dần kỳ trước mới bảy ba
Lại Canh Dần nữa, lão rồi a ?
Nhập nhèm, đeo kính còn nhìn tỏ
Nghễnh ngãng, thì thầm vẫn nghe ra
Pháp Anh, ngập ngọng không thèm nói
Nôm Hán, lầu bầu vẫn ba hoa
Lái xe chạy khắp, tay còn vững
Ủa thế ra ta vẫn chửa già ?
Tiếng cười là một biểu tượng của hạnh phúc. Kính chúc các cụ quanh năm đầy tiếng cười.
Món quà đầu năm: ĐẦY TIẾNG CƯỜI- ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua, và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.