Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 15/03/2019
59. HÀNG XÓM DỌN NHÀ
Có một người rất thích yên tĩnh, nhưng phía bên trái nhà của ông ta là nhà của người làm thợ đúc đồng, phía bên phải là tiệm thợ rèn, hai tiệm này ngày đêm gõ gõ đập đập, tạp âm vang lên làm phiền người khác.
Người ấy nói với mọi người:
- “Nếu như hai tiệm ấy dọn nhà đi thì tôi sẽ bỏ tiền ra mời họ ăn cơm.”
Một hôm, hai ông chủ của hai cửa tiệm ấy đến nói với ông ta:
- “Chúng tôi sắp dọn nhà đi rồi.”
Ông ấy rất là phấn khởi, lập tức mời hai người ăn một bữa cơm thịnh soạn.
Cơm nước xong, ông ta hỏi:
- “Các ông dọn nhà đi đến đâu ?”
Chủ tiệm đúc đồng nói:
- “Tôi dọn nhà qua bên thợ rèn.”
Thợ rèn nói:
- “Tôi dọn nhà qua bên tiệm đúc đồng.”
(Tiếu phủ)
Suy tư 59:
Ở đời có nhiều cái khổ, mà cái khổ nhất chính là ngày nào cũng nghe lui nghe tới những tiếng gõ gõ đập đập nhức óc điếc tai của nhà hàng xóm.
Có người nghe quen rồi thì không còn thấy khó chịu nữa, bởi vì đã chấp nhận cái nghề nghiệp của người hàng xóm; có người nghe cũng đã lâu cái âm thanh ấy nhưng vẫn cứ khó chịu và oán trách, bởi vì họ không chấp nhận cái nghề nghiệp thực tại ấy của người hàng xóm.
Chấp nhận mình cũng là một người có nhiều khuyết điểm như mọi người, thì trở nên người dễ tính và thân thiện hơn với mọi nghịch cảnh; cứ khăng khăng bắt ép người khác phải chiều theo ý của mình thì không nhìn thấy được cái khổ của tha nhân, và do đó mà trở nên người khó tính và kiểu cách.
Không ai thích người kiểu cách dù người đó là ông cha, bà sơ hay cha mẹ của mình, nhưng ai cũng thích người dễ tính và thân thiện, dù người đó là kẻ thù của mình và là người không thích mình.
Đức Chúa Giê-su đã trở nên người thân thiện của hết mọi người vì Ngài không khó chịu khi cô gái đĩ điếm Ma-da-lê-na xức dầu và hôn chân Ngài, Ngài cũng không khó chịu khi bầy trẻ em bu quanh Ngài, Ngài cũng không khó chịu cau mặt khi bị người Pha-ri-siêu và các kinh sư chỉ trích.
Chấp nhận và không chấp nhận là thước đo trình độ của tình yêu vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người rất thích yên tĩnh, nhưng phía bên trái nhà của ông ta là nhà của người làm thợ đúc đồng, phía bên phải là tiệm thợ rèn, hai tiệm này ngày đêm gõ gõ đập đập, tạp âm vang lên làm phiền người khác.
Người ấy nói với mọi người:
- “Nếu như hai tiệm ấy dọn nhà đi thì tôi sẽ bỏ tiền ra mời họ ăn cơm.”
Một hôm, hai ông chủ của hai cửa tiệm ấy đến nói với ông ta:
- “Chúng tôi sắp dọn nhà đi rồi.”
Ông ấy rất là phấn khởi, lập tức mời hai người ăn một bữa cơm thịnh soạn.
Cơm nước xong, ông ta hỏi:
- “Các ông dọn nhà đi đến đâu ?”
Chủ tiệm đúc đồng nói:
- “Tôi dọn nhà qua bên thợ rèn.”
Thợ rèn nói:
- “Tôi dọn nhà qua bên tiệm đúc đồng.”
(Tiếu phủ)
Suy tư 59:
Ở đời có nhiều cái khổ, mà cái khổ nhất chính là ngày nào cũng nghe lui nghe tới những tiếng gõ gõ đập đập nhức óc điếc tai của nhà hàng xóm.
Có người nghe quen rồi thì không còn thấy khó chịu nữa, bởi vì đã chấp nhận cái nghề nghiệp của người hàng xóm; có người nghe cũng đã lâu cái âm thanh ấy nhưng vẫn cứ khó chịu và oán trách, bởi vì họ không chấp nhận cái nghề nghiệp thực tại ấy của người hàng xóm.
Chấp nhận mình cũng là một người có nhiều khuyết điểm như mọi người, thì trở nên người dễ tính và thân thiện hơn với mọi nghịch cảnh; cứ khăng khăng bắt ép người khác phải chiều theo ý của mình thì không nhìn thấy được cái khổ của tha nhân, và do đó mà trở nên người khó tính và kiểu cách.
Không ai thích người kiểu cách dù người đó là ông cha, bà sơ hay cha mẹ của mình, nhưng ai cũng thích người dễ tính và thân thiện, dù người đó là kẻ thù của mình và là người không thích mình.
Đức Chúa Giê-su đã trở nên người thân thiện của hết mọi người vì Ngài không khó chịu khi cô gái đĩ điếm Ma-da-lê-na xức dầu và hôn chân Ngài, Ngài cũng không khó chịu khi bầy trẻ em bu quanh Ngài, Ngài cũng không khó chịu cau mặt khi bị người Pha-ri-siêu và các kinh sư chỉ trích.
Chấp nhận và không chấp nhận là thước đo trình độ của tình yêu vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:37 15/03/2019
110. Người nghèo nhìn thấy người giàu bèn nhìn thấu được mình nghèo khó, chúng ta nhìn thấy thánh nhân thì cũng nhìn thấy tu đức của mình nghèo kém.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Athanasius Schneider của Kazakhstan nhấn mạnh nhu cầu giảng dạy giáo lý chân chính
Đặng Tự Do
00:38 15/03/2019
Trước cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục hiện nay, Đức Cha Athanasius Schneider, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Đức Maria tại Astana, Kazakhstan đã nhấn mạnh đến nhu cầu hoán cải đời sống và giảng dạy đạo lý chân chính chứ đừng xuyên tạc để chạy theo các khuynh hướng trong xã hội đương đại.
Đức Cha Athanasius Schneider nói:
“Giáo lý Công Giáo, còn được gọi là Giáo lý của Công đồng Trentô, dành cho tất cả các thế hệ Công Giáo trong bốn thế kỷ qua, là một trong những công cụ rõ ràng và chắc chắn nhất để giảng dạy đức tin cả trong các lớp giáo lý và trong giảng thuyết. Chúng ta phải khám phá lại kho báu giáo lý đã được chứng minh này và sử dụng nó cho lợi ích phần rỗi các linh hồn.
Các chỉ dẫn trong Đức tin Công Giáo chân chính và đầy đủ là không thể thiếu để có thể sống xứng đáng đời sống Kitô. Trong thời đại của chúng ta, có một sự thờ ơ đáng kinh ngạc giữa các tín hữu, và ngay cả giữa các linh mục và giám mục liên quan đến sự đầy đủ và toàn vẹn của Đức tin Công Giáo. Cuộc sống của Giáo hội ngày nay được đặc trưng bởi một sự mơ hồ to lớn và sự thiếu minh bạch liên quan đến giáo lý về Đức tin Công Giáo.”
Đức Cha Athanasius Schneider nhận xét cay đắng rằng:
“Trong thời đại của chúng ta, những cám dỗ tinh quái xâm nhập vào ngay cả trong hàng ngũ các giáo sĩ cao cấp, những người đang sử dụng chức vụ thánh thiêng của họ để cố gắng lây nhiễm vào tâm trí hoang mang của các tín hữu những sai lầm thù địch với sự thật Tin Mừng. Quá thường xảy ra là những ý tưởng sai lầm xuất hiện trong Giáo hội, âm mưu cùng nhau phá hoại sự tinh khiết của đức tin Công Giáo cách này cách khác. Các sai lầm trong đức tin, nói cho cùng, chính là do sự lừa dối của ma quỷ mà ra. Khi họ đã tô màu một cách khéo léo cho lời nói dối của mình, họ dễ dàng khoác lấy sự tương đồng với sự thật, trong khi những bổ sung hoặc những thay đổi chút ít của họ làm hỏng ý nghĩa của các diễn đạt, mà Giáo hội đã hằng sử dụng cho đến nay.”
Ngài đề nghị cụ thể rằng:
“Chỉ nên truyền đạt cho các tín hữu những ý tưởng chắc chắn được khẳng định là chân lý Công Giáo bởi ba đặc tính là phổ quát, truyền thống và đồng tâm nhất trí. Trong sách Giáo lý Công Giáo, chỉ có những giáo huấn như thế mới được trình bày, là những điều phổ biến cho toàn Giáo hội và có thể tránh xa các nguy cơ sai lầm. Ngày nay có một tình huống trong Giáo hội, trong đó ánh sáng của sự thật ngày càng lu mờ. Kết quả là, sự thật không thể được nhận biết rõ ràng và các sai lầm có thể bị nhầm lẫn với sự thật vì vẻ bề ngoài tương cận với sự thật của chúng. Trong một tình huống tranh sáng tranh tối như vậy, thật là khó khăn để có thể phân biệt đâu là sự thật.”
“Có những linh mục - và ngày nay thậm chí chúng ta ngày càng có nhiều giám mục - là những người yêu thích mới lạ đến mức quên đi nghĩa vụ phải truyền bá các giáo lý truyền thống cho các tín hữu.”
Đức Cha Athanasius Schneider hô hào phải chấm dứt tình trạng này như là cơ sở cho sự hoán cải đời sống chân thực ngõ hầu có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Source:Gloria Dei The Roman Catechism and its timeliness
Đức Cha Athanasius Schneider nói:
“Giáo lý Công Giáo, còn được gọi là Giáo lý của Công đồng Trentô, dành cho tất cả các thế hệ Công Giáo trong bốn thế kỷ qua, là một trong những công cụ rõ ràng và chắc chắn nhất để giảng dạy đức tin cả trong các lớp giáo lý và trong giảng thuyết. Chúng ta phải khám phá lại kho báu giáo lý đã được chứng minh này và sử dụng nó cho lợi ích phần rỗi các linh hồn.
Các chỉ dẫn trong Đức tin Công Giáo chân chính và đầy đủ là không thể thiếu để có thể sống xứng đáng đời sống Kitô. Trong thời đại của chúng ta, có một sự thờ ơ đáng kinh ngạc giữa các tín hữu, và ngay cả giữa các linh mục và giám mục liên quan đến sự đầy đủ và toàn vẹn của Đức tin Công Giáo. Cuộc sống của Giáo hội ngày nay được đặc trưng bởi một sự mơ hồ to lớn và sự thiếu minh bạch liên quan đến giáo lý về Đức tin Công Giáo.”
Đức Cha Athanasius Schneider nhận xét cay đắng rằng:
“Trong thời đại của chúng ta, những cám dỗ tinh quái xâm nhập vào ngay cả trong hàng ngũ các giáo sĩ cao cấp, những người đang sử dụng chức vụ thánh thiêng của họ để cố gắng lây nhiễm vào tâm trí hoang mang của các tín hữu những sai lầm thù địch với sự thật Tin Mừng. Quá thường xảy ra là những ý tưởng sai lầm xuất hiện trong Giáo hội, âm mưu cùng nhau phá hoại sự tinh khiết của đức tin Công Giáo cách này cách khác. Các sai lầm trong đức tin, nói cho cùng, chính là do sự lừa dối của ma quỷ mà ra. Khi họ đã tô màu một cách khéo léo cho lời nói dối của mình, họ dễ dàng khoác lấy sự tương đồng với sự thật, trong khi những bổ sung hoặc những thay đổi chút ít của họ làm hỏng ý nghĩa của các diễn đạt, mà Giáo hội đã hằng sử dụng cho đến nay.”
Ngài đề nghị cụ thể rằng:
“Chỉ nên truyền đạt cho các tín hữu những ý tưởng chắc chắn được khẳng định là chân lý Công Giáo bởi ba đặc tính là phổ quát, truyền thống và đồng tâm nhất trí. Trong sách Giáo lý Công Giáo, chỉ có những giáo huấn như thế mới được trình bày, là những điều phổ biến cho toàn Giáo hội và có thể tránh xa các nguy cơ sai lầm. Ngày nay có một tình huống trong Giáo hội, trong đó ánh sáng của sự thật ngày càng lu mờ. Kết quả là, sự thật không thể được nhận biết rõ ràng và các sai lầm có thể bị nhầm lẫn với sự thật vì vẻ bề ngoài tương cận với sự thật của chúng. Trong một tình huống tranh sáng tranh tối như vậy, thật là khó khăn để có thể phân biệt đâu là sự thật.”
“Có những linh mục - và ngày nay thậm chí chúng ta ngày càng có nhiều giám mục - là những người yêu thích mới lạ đến mức quên đi nghĩa vụ phải truyền bá các giáo lý truyền thống cho các tín hữu.”
Đức Cha Athanasius Schneider hô hào phải chấm dứt tình trạng này như là cơ sở cho sự hoán cải đời sống chân thực ngõ hầu có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Source:Gloria Dei
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Tân Tây Lan về vụ thảm sát tại 2 Đền Thờ Hồi Giáo giết chết ít nhất 49 người
Đặng Tự Do
05:08 15/03/2019
Các Giám Mục Tân Tây Lan, đã đưa ra một thông điệp thể hiện tình liên đới với cộng đoàn Hồi giáo tại quốc gia này sau các cuộc tấn công vào hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch khiến ít nhất 49 người thiệt mạng.
Trong tuyên bố, các ngài viết: “Chúng tôi nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện khi nghe tin tức khủng khiếp về bạo lực đối với người Hồi giáo tại các đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch. Chúng tôi nhận thức sâu sắc về các mối quan hệ tích cực của chúng tôi với người Hồi giáo ở vùng đất này, và chúng tôi đặc biệt kinh hoàng khi thấy bạo lực đã xảy ra tại một địa điểm thờ phượng và trong thời gian cầu nguyện.”
“Chúng tôi đau buồn sâu sắc trước tin tức nhiều người bị giết và nhiều khác bị thương, và trái tim của chúng tôi hướng về họ, gia đình của họ và cộng đồng rộng lớn hơn. Chúng tôi mong các bạn biết rằng chúng tôi đoàn kết với các bạn khi đối mặt với bạo lực như thế này.”
Tuyên bố được ký bởi Đức Giám Mục Patrick Dunn của Auckland, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Giám Mục Charles Drennan của Palmerston North, Đức Hồng Y John Dew của Wellington, Đức Giám Mục Paul Martin của thành phố Christchurch, Đức Giám Mục Steve Lowe của Hamilton và Đức Giám Mục Michael Dooley của Dunedin.
Lúc 1:40 chiều thứ Sáu 15 tháng Ba, một tay súng được xác định là Brenton Tarrant, 28 tuổi, người Úc, tiến vào đền thờ Hồi Giáo Masjid al-Noor trên đường Deans Avenue ở thành phố Christchurch và bắt đầu nổ súng bắn hạ các tín hữu Hồi Giáo đang tụ tập cầu nguyện tại đây. Toàn bộ vụ thảm sát được y quay phim qua một camera gắn trên chiếc nón của mình và được truyền trực tiếp trên Facebook.
Đoạn video kéo dài 17 phút trên Facebook cho thấy Brenton bắn hết đạn rồi trở ra xe hơi lấy khẩu súng khác quay lại bắn ở cự ly gần các tín hữu đang hốt hoảng cố thoát ra khỏi đền thờ.
Sau đó, y lên xe thản nhiên rời khỏi hiện trường và tấn công vào một đền thờ Hồi Giáo thứ hai trên đường Linwood Avenue giết chết thêm 7 người khác đang cầu nguyện bên trong đền thờ, nâng tổng số nạn nhân lên đến 49 người, và ít nhất là 20 người bị thương nặng.
Con số tử vong có thể còn cao hơn vì nhiều người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.
Lúc 5:30 chiều giờ địa phương cảnh sát Tân Tây Lan cho biết họ đã bắt được Brenton Tarrant và 3 người khác trong đó có một người phụ nữ.
Source:Catholic Herald New Zealand’s bishops issue message of solidarity after mosque attacks
Trong tuyên bố, các ngài viết: “Chúng tôi nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện khi nghe tin tức khủng khiếp về bạo lực đối với người Hồi giáo tại các đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch. Chúng tôi nhận thức sâu sắc về các mối quan hệ tích cực của chúng tôi với người Hồi giáo ở vùng đất này, và chúng tôi đặc biệt kinh hoàng khi thấy bạo lực đã xảy ra tại một địa điểm thờ phượng và trong thời gian cầu nguyện.”
“Chúng tôi đau buồn sâu sắc trước tin tức nhiều người bị giết và nhiều khác bị thương, và trái tim của chúng tôi hướng về họ, gia đình của họ và cộng đồng rộng lớn hơn. Chúng tôi mong các bạn biết rằng chúng tôi đoàn kết với các bạn khi đối mặt với bạo lực như thế này.”
Tuyên bố được ký bởi Đức Giám Mục Patrick Dunn của Auckland, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Giám Mục Charles Drennan của Palmerston North, Đức Hồng Y John Dew của Wellington, Đức Giám Mục Paul Martin của thành phố Christchurch, Đức Giám Mục Steve Lowe của Hamilton và Đức Giám Mục Michael Dooley của Dunedin.
Lúc 1:40 chiều thứ Sáu 15 tháng Ba, một tay súng được xác định là Brenton Tarrant, 28 tuổi, người Úc, tiến vào đền thờ Hồi Giáo Masjid al-Noor trên đường Deans Avenue ở thành phố Christchurch và bắt đầu nổ súng bắn hạ các tín hữu Hồi Giáo đang tụ tập cầu nguyện tại đây. Toàn bộ vụ thảm sát được y quay phim qua một camera gắn trên chiếc nón của mình và được truyền trực tiếp trên Facebook.
Đoạn video kéo dài 17 phút trên Facebook cho thấy Brenton bắn hết đạn rồi trở ra xe hơi lấy khẩu súng khác quay lại bắn ở cự ly gần các tín hữu đang hốt hoảng cố thoát ra khỏi đền thờ.
Sau đó, y lên xe thản nhiên rời khỏi hiện trường và tấn công vào một đền thờ Hồi Giáo thứ hai trên đường Linwood Avenue giết chết thêm 7 người khác đang cầu nguyện bên trong đền thờ, nâng tổng số nạn nhân lên đến 49 người, và ít nhất là 20 người bị thương nặng.
Con số tử vong có thể còn cao hơn vì nhiều người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.
Lúc 5:30 chiều giờ địa phương cảnh sát Tân Tây Lan cho biết họ đã bắt được Brenton Tarrant và 3 người khác trong đó có một người phụ nữ.
Source:Catholic Herald
Cha Raymond J. de Souza: Có chút công lý nào không trong bản án chống lại ĐHY Pell hay chỉ toàn là băng hoại?
Anthony Nguyễn
06:37 15/03/2019
Linh mục Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium của Canada có bài nhận định sau được đăng trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ. Nguyên ngữ tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Có chút công lý nào không trong bản án chống lại Đức Hồng Y Pell hay chỉ toàn là băng hoại?
Linh mục Raymond J. de Souza
Liên quan đến vụ án của Hồng Y Pell, Vatican đã nhiều lần bày tỏ “sự tôn trọng tối đa” đối với các nhà chức trách Úc. Tại sao lại phải như thế?
Các nhà bình luận trên một quang phổ chính trị và giáo hội rộng lớn - bao gồm cả tác giả bài này [Cha Raymond J. de Souza] - đã thấy việc truy tố Đức Hồng Y Pell là một sự bất công hiển nhiên.
Điều này đã được biết đến từ lâu, và bây giờ có thể được báo cáo công khai, rằng cảnh sát ở Victoria (tiểu bang quê quán của Đức Hồng Y Pell) đã săn lùng các chứng cớ để bắt Đức Hồng Y Pell từ lâu trước khi có bất kỳ khiếu nại nào về ngài. Họ đã thành lập một đội đặc nhiệm, trong một chiến dịch gọi là Tethering, vào năm 2013 để tìm kiếm các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y trước khi bất kỳ khiếu nại nào như vậy được trình báo với cảnh sát.
Họ đưa ra những quảng cáo gạ gẫm những câu chuyện về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trước khi nhận được bất kỳ khiếu nại nào. Cảnh sát Victoria đã có người của họ và chỉ cần tạo ra một nạn nhân và một khiếu nại.
Nhưng, bạn có thể nói, “sự tôn trọng tối đa” của Vatican chỉ là điều mọi người thường nói thôi mà. Không phải như thế.
Tờ The Economist ngày 2 tháng Ba đăng những hàng tít lớn “Cảnh sát Úc ma giáo”, “Bất công hình sự”, “Cảnh sát tham nhũng ở Úc”. Đó là những mô tả về bộ phận cảnh sát đã khởi tố vụ án chống lại Đức Hồng Y Pell.
“Cảnh sát ở bang Victoria đã chi ra hàng triệu đô la để cố gắng giữ bí mật những dàn xếp của họ với điềm chỉ viên 3838,” tờ The Economist giải thích. “[Nicola Gobbo] là một luật sư trẻ tuổi về các vụ án hình sự, đã cáo mật cho cảnh sát những chi tiết về một số thân chủ của cô là các tay buôn ma túy khét tiếng nhất tại Úc trong khi chính cô ta đại diện cho họ trong những thập niên 1990 và 2000. Cô tuyên bố hành động của mình đã giúp kết án gần 400 tội phạm. Nhưng làm thế là cô vi phạm quyền bảo mật của họ và đánh mất đi cơ hội của họ có được một phiên tòa công bằng. Trò ma giáo này giờ đây bị phanh phui và hàng chục tên côn đồ có thể được trả tự do.”
Đây không chỉ là tin tức được tung ra bởi một tờ báo trong cơn tức giận trước sự chà đạp quyền công dân.
Chính tòa án tối cao Victoria đã truyền rằng cảnh sát Victoria đã làm băng hoại hệ thống tố tụng và “hạ thấp các nguyên tắc cơ bản của hệ thống tư pháp hình sự.” Thống đốc tiểu bang Victoria đã công bố thành lập một ủy ban hoàng gia, với quyền hạn khởi tố, để điều tra sự xuất hiện tham nhũng ở cấp cao nhất trong ngành cảnh sát Victoria và những nỗ lực sau đó nhằm che đậy tham nhũng.
Khi buộc phải tiết lộ công khai về Gobbo, cảnh sát Victoria cũng đã nhìn nhận rằng họ có sáu người cáo mật thông tin khác từ các văn phòng luật sư biện hộ cho các trường hợp hình sự, từ năm 1995 đến gần đây nhất là năm 2016.
Trong khi đó, các quan chức cảnh sát Victoria “cũng đã bị cáo buộc làm sai lệch lời khai của một nhân chứng và vùi dập những người vô tội,” tờ The Economist báo cáo.
Đó là một sự thật - một sự thật đáng lo ngại đến nỗi đã dẫn đến việc thành lập một ủy ban hoàng gia, tức là ủy ban điều tra công cộng ở cấp cao nhất ở một quốc gia trong khối Thịnh Vượng Chung - rằng cảnh sát Victoria, một khi nghĩ rằng ai đó có tội, thì nó sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc bảo đảm pháp lý cơ bản nhất, bao gồm đặc quyền có được một luật sư biện hộ cho mình [chứ không phải lại quay sang tố cáo mình].
Nếu các quan chức cấp cao trong ngành cảnh sát Victoria biết rõ như thế, thì điều đó có nghĩa là cơ quan cảnh sát đã trở nên quá ngạo mạn tự cho mình quyền xác định ai là người có tội trước khi xét xử và sau đó sử dụng bất kỳ phương tiện nào thấy cần thiết để có được bản án, kể cả việc lũng đoạn hệ thống tư pháp hình sự.
Nghe có vẻ quen hả? Có ai từng biết qua các tiêu chuẩn đạo đức quá thấp của cảnh sát Victoria lại ngạc nhiên khi thấy rằng trong nỗ lực hạ bệ Đức Hồng Y Pell, hàng chục thực hành đáng ngờ đã được sử dụng?
Hãy nhớ rằng sự lũng đoạn hệ thống tư pháp hình sự của cảnh sát Victoria đã diễn ra trong hơn 20 năm trước khi nó được phanh phui vào tháng 12 năm 2018. Hãy tưởng tượng những gì một ủy ban hoàng gia điều tra vụ truy tố Đức Hồng Y Pell rồi đây sẽ đưa ra ánh sáng.
Cảnh sát Victoria không phải là sở cảnh sát duy nhất lũng đoạn hệ thống tư pháp hình sự - những ví dụ như thế không thiếu ở Canada và Hoa Kỳ. Nhưng họ là cơ quan có liên quan đến việc khởi tố Đức Hồng Y, và uy tín của họ trong các vụ án lớn chỉ là một đống giẻ rách.
Cảnh sát Victoria đã không kiếm được “sự tôn trọng tối đa” ngay tại Victoria. Tại sao họ lại được hưởng cái “sự tôn trọng tối đa” đó ở Vatican?
Source:National Catholic Register Cardinal Pell to Be Sentenced: A Case of Justice or Corruption?
Có chút công lý nào không trong bản án chống lại Đức Hồng Y Pell hay chỉ toàn là băng hoại?
Linh mục Raymond J. de Souza
Liên quan đến vụ án của Hồng Y Pell, Vatican đã nhiều lần bày tỏ “sự tôn trọng tối đa” đối với các nhà chức trách Úc. Tại sao lại phải như thế?
Các nhà bình luận trên một quang phổ chính trị và giáo hội rộng lớn - bao gồm cả tác giả bài này [Cha Raymond J. de Souza] - đã thấy việc truy tố Đức Hồng Y Pell là một sự bất công hiển nhiên.
Điều này đã được biết đến từ lâu, và bây giờ có thể được báo cáo công khai, rằng cảnh sát ở Victoria (tiểu bang quê quán của Đức Hồng Y Pell) đã săn lùng các chứng cớ để bắt Đức Hồng Y Pell từ lâu trước khi có bất kỳ khiếu nại nào về ngài. Họ đã thành lập một đội đặc nhiệm, trong một chiến dịch gọi là Tethering, vào năm 2013 để tìm kiếm các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y trước khi bất kỳ khiếu nại nào như vậy được trình báo với cảnh sát.
Họ đưa ra những quảng cáo gạ gẫm những câu chuyện về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trước khi nhận được bất kỳ khiếu nại nào. Cảnh sát Victoria đã có người của họ và chỉ cần tạo ra một nạn nhân và một khiếu nại.
Nhưng, bạn có thể nói, “sự tôn trọng tối đa” của Vatican chỉ là điều mọi người thường nói thôi mà. Không phải như thế.
Tờ The Economist ngày 2 tháng Ba đăng những hàng tít lớn “Cảnh sát Úc ma giáo”, “Bất công hình sự”, “Cảnh sát tham nhũng ở Úc”. Đó là những mô tả về bộ phận cảnh sát đã khởi tố vụ án chống lại Đức Hồng Y Pell.
“Cảnh sát ở bang Victoria đã chi ra hàng triệu đô la để cố gắng giữ bí mật những dàn xếp của họ với điềm chỉ viên 3838,” tờ The Economist giải thích. “[Nicola Gobbo] là một luật sư trẻ tuổi về các vụ án hình sự, đã cáo mật cho cảnh sát những chi tiết về một số thân chủ của cô là các tay buôn ma túy khét tiếng nhất tại Úc trong khi chính cô ta đại diện cho họ trong những thập niên 1990 và 2000. Cô tuyên bố hành động của mình đã giúp kết án gần 400 tội phạm. Nhưng làm thế là cô vi phạm quyền bảo mật của họ và đánh mất đi cơ hội của họ có được một phiên tòa công bằng. Trò ma giáo này giờ đây bị phanh phui và hàng chục tên côn đồ có thể được trả tự do.”
Đây không chỉ là tin tức được tung ra bởi một tờ báo trong cơn tức giận trước sự chà đạp quyền công dân.
Chính tòa án tối cao Victoria đã truyền rằng cảnh sát Victoria đã làm băng hoại hệ thống tố tụng và “hạ thấp các nguyên tắc cơ bản của hệ thống tư pháp hình sự.” Thống đốc tiểu bang Victoria đã công bố thành lập một ủy ban hoàng gia, với quyền hạn khởi tố, để điều tra sự xuất hiện tham nhũng ở cấp cao nhất trong ngành cảnh sát Victoria và những nỗ lực sau đó nhằm che đậy tham nhũng.
Khi buộc phải tiết lộ công khai về Gobbo, cảnh sát Victoria cũng đã nhìn nhận rằng họ có sáu người cáo mật thông tin khác từ các văn phòng luật sư biện hộ cho các trường hợp hình sự, từ năm 1995 đến gần đây nhất là năm 2016.
Trong khi đó, các quan chức cảnh sát Victoria “cũng đã bị cáo buộc làm sai lệch lời khai của một nhân chứng và vùi dập những người vô tội,” tờ The Economist báo cáo.
Đó là một sự thật - một sự thật đáng lo ngại đến nỗi đã dẫn đến việc thành lập một ủy ban hoàng gia, tức là ủy ban điều tra công cộng ở cấp cao nhất ở một quốc gia trong khối Thịnh Vượng Chung - rằng cảnh sát Victoria, một khi nghĩ rằng ai đó có tội, thì nó sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc bảo đảm pháp lý cơ bản nhất, bao gồm đặc quyền có được một luật sư biện hộ cho mình [chứ không phải lại quay sang tố cáo mình].
Nếu các quan chức cấp cao trong ngành cảnh sát Victoria biết rõ như thế, thì điều đó có nghĩa là cơ quan cảnh sát đã trở nên quá ngạo mạn tự cho mình quyền xác định ai là người có tội trước khi xét xử và sau đó sử dụng bất kỳ phương tiện nào thấy cần thiết để có được bản án, kể cả việc lũng đoạn hệ thống tư pháp hình sự.
Nghe có vẻ quen hả? Có ai từng biết qua các tiêu chuẩn đạo đức quá thấp của cảnh sát Victoria lại ngạc nhiên khi thấy rằng trong nỗ lực hạ bệ Đức Hồng Y Pell, hàng chục thực hành đáng ngờ đã được sử dụng?
Hãy nhớ rằng sự lũng đoạn hệ thống tư pháp hình sự của cảnh sát Victoria đã diễn ra trong hơn 20 năm trước khi nó được phanh phui vào tháng 12 năm 2018. Hãy tưởng tượng những gì một ủy ban hoàng gia điều tra vụ truy tố Đức Hồng Y Pell rồi đây sẽ đưa ra ánh sáng.
Cảnh sát Victoria không phải là sở cảnh sát duy nhất lũng đoạn hệ thống tư pháp hình sự - những ví dụ như thế không thiếu ở Canada và Hoa Kỳ. Nhưng họ là cơ quan có liên quan đến việc khởi tố Đức Hồng Y, và uy tín của họ trong các vụ án lớn chỉ là một đống giẻ rách.
Cảnh sát Victoria đã không kiếm được “sự tôn trọng tối đa” ngay tại Victoria. Tại sao họ lại được hưởng cái “sự tôn trọng tối đa” đó ở Vatican?
Source:National Catholic Register
Tuyên bố của Tòa Thánh về vụ thảm sát tại 2 đền thờ Hồi Giáo ở Tân Tây Lan giết chết ít nhất 49 người
Đặng Tự Do
07:01 15/03/2019
Đức Thánh Cha đã rất đau buồn khi được biết tin về vụ thảm sát dã man tại 2 đền thờ Hồi Giáo ở Tân Tây Lan giết chết ít nhất 49 người và làm 20 người bị thương.
Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha gởi bức điện sau đến Đức Cha Paul Martin của giáo phận Christchurch, nơi xảy ra vụ thảm sát này:
“Đức Thánh Cha Phanxicô đã vô cùng đau buồn khi biết về những thương vong do những hành động bạo lực vô nghĩa tại hai đền thờ Hồi Giáo ở thành phố Christchurch, và ngài bảo đảm với tất cả người dân Tân Tây Lan, và đặc biệt là cộng đồng Hồi giáo, về tình đoàn kết chân thành của ngài trước của những cuộc tấn công này.
Lưu tâm đến những nỗ lực của các nhân viên an ninh và cấp cứu trong tình huống khó khăn này, Đức Thánh Cha cầu nguyện xin ơn chữa lành cho những người bị thương, niềm an ủi cho những người đau buồn vì mất người thân và tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu khẩn các phước lành thiêng liêng xin Chúa tuôn đổ ơn an ủi và sức mạnh trên quốc gia [Tân Tây Lan].
+ Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Source:Catholic Herald
Điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo đối với Đức Hồng Y Pell?
Vũ Văn An
16:41 15/03/2019
Đó là câu hỏi do Ed Condon, ký giả của hãng tin CNA, người đã dám đăng tải một số chi tiết liên quan đến vụ xử Đức Hồng Y Pell lúc còn lệnh cấm của Tòa sơ thẩm Melbourne, đặt ra.
Ký giả này cho rằng dù việc thông qua một bản kêu án thường kết thúc một vụ án, thì vụ Đức Hồng Y Pell còn lâu mới giải quyết xong. Mặc dù ngài đang ngồi tù, nhưng việc kháng án của ngài chắc chắn sẽ được mang ra xử vào tháng Sáu. Trong khi đó ở Rôma, một diễn trình giáo luật sẽ được tổ chức để khảo sát cùng các cáo buộc chống lại ngài.
Hiện tại, Pell là một tù nhân của nhà nước và là một Hồng Y tại chức - một sự kết hợp chưa từng có trong thời hiện đại.
Các nhà bình luận, cả Công Giáo lẫn thế tục, tiếp tục đặt câu hỏi làm thế nào bồi thẩm đoàn đạt được phán quyết nhất trí của họ đối với bằng chứng. Đồng thời, những người ủng hộ nạn nhân đang yêu cầu Pell bị loại khỏi Hồng Y đoàn, và thậm chí cả bậc giáo sĩ nữa, một cách nhanh chóng như đối với Theodore McCarrick.
Giữa tình huống này, nhiều người chỉ còn biết hỏi: điều gì tiếp theo xẩy ra cho Đức Hồng Y Pell?
Mặc dù Vatican đã tuyên bố rằng một diễn trình giáo luật sẽ khảo sát các cáo buộc chống lại Pell, nhưng những người lấy trường hợp McCarrick làm điển hình có khả năng thấy đây là một so sánh sai lầm.
McCarrick đối đầu với một loạt các cáo buộc và người cáo buộc – cả vị thành niên lẫn thành niên - kéo dài mấy thập niên trước. Đức Hồng Y Pell chỉ đối đầu với một người tố cáo duy nhất tại tòa án hình sự. Mặc dù có vẻ như ngài cũng sẽ phải đối đầu với vụ kiện dân sự về các cáo buộc có từ những năm 1970 và thời gian làm linh mục ở Ballarat, các công tố viên đã bỏ kế hoạch xét xử hình sự vì những cơ sở này.
McCarrick, tất nhiên, không bao giờ phải đối diện một ngày nào tại tòa án dân sự. Do đó, không có tài liệu tòa án hoặc bản ghi lại lời chứng nào để xem xét trong diễn trình giáo luật. Vì trọng lượng và khối lượng các lời buộc tội mà ông phải đối đầu, Bộ Giáo lý Đức tin đã xử lý với McCarrick bằng cách sử dụng một diễn trình hành chính rút gọn.
Các luật sư của Pell chắc chắn sẽ tranh biện, thậm chí nhấn mạnh, để đòi một phiên tòa đầy đủ ở Rôma – tự nó vốn là một diễn trình dài hơn, có thể ít nhất cũng dài bằng phiên tòa dân sự xử Đức Hồng Y Pell.
Trước khi phiên tòa ấy thậm chí có thể bắt đầu, các giai đoạn ban đầu của diễn trình giáo luật bao gồm một cuộc điều tra sơ bộ có nhiệm vụ thu thập thông tin sẵn có về các lời cáo buộc. Điều này gần như chắc chắn sẽ bao gồm các bằng chứng được sử dụng tại tòa án để kết án Đức Hồng Y Pell ở Victoria, nhưng các nhà điều tra của Vatican và các nhà giáo luật riêng của Đức Hồng Y Pell cũng sẽ quan tâm đối với bất cứ tài liệu mới nào có sẵn trong thời gian kháng cáo của ngài.
Mặc dù diễn trình giáo luật chống lại Đức Hồng Y Pell có thể được tiến hành chính thức ở Rôma, nhưng chắc chắn nó chỉ có thể bắt đầu một cách nghiêm túc khi ngài đã được minh oan bởi tòa kháng cáo của Úc hoặc đã sử dụng hết các giải pháp kháng cáo.
Quay trở lại Victoria, nhóm luật sư của Đức Hồng Y Pell đang đặt cơ sở cho kháng cáo của họ lên Tòa án tối cao ở Victoria, một phần dựa trên sự bất hợp lý trong quyết định của bồi thẩm đoàn.
Luật sư của ngài đã viết trong đệ trình của họ rằng: “Các lời kết án là không hợp lý và không thể được hỗ trợ, căn cứ vào bằng chứng, vì dựa trên toàn bộ các bằng chứng, bao gồm bằng chứng giải tội không bị thách thức của hơn 20 nhân chứng, nó không mở cho bồi thẩm đoàn (cơ hội) được thỏa mãn quá sự nghi ngờ hợp lý về lời lẽ của một người khiếu nại duy nhất”.
Tại tâm điểm nhiều chỉ trích đối với phán quyết chống lại Đức Hồng Y Pell là việc rõ ràng thiếu bằng chứng hoặc lời chứng kiểm chứng [corroborating evidence or testimony]. Các luật sư của Đức Hồng Y Pell, không được phép chất vấn độ đáng tin rộng hơn của người tố cáo, mặc dù người được cho là nạn nhân thứ hai đã chết vào năm 2014 sau khi liên tục phủ nhận rằng anh ta đã bị lạm dụng.
Trong khi tám người đàn ông và bốn phụ nữ hài lòng quá sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của Đức Hồng Y Pell, thì một bồi thẩm đoàn trước đó đã đưa ra quyết định chia rẽ 10-2 ủng hộ Đức Hồng Y Pell, nhiều nguồn tin nói với CNA như thế, đưa đến một vụ xử bất thành [mistrial]. Nhiều người tự hỏi liệu bản án thứ hai có phải là một bản án chống Giáo Hội Công Giáo ở Úc, chứ không chống Đức Hồng Y Pell cách riêng không.
Những người khác ghi nhận hàng thập niên truyền thông tập trung vào và phỉ báng đích thân Đức Hồng Y Pell, nhưng không liên quan gì đến những cáo buộc mà ngài phải đối đầu. Trong diễn trình đọc bản án trên truyền hình kéo dài hàng giờ, Thẩm phán Peter Kidd đã nhận định rằng, “công bằng mà nói trong một số giới trong cộng đồng [Đức Hồng Y Pell là] một nhân vật bị phỉ báng công khai”.
Kidd nói “Chúng ta đã chứng kiến, bên ngoài tòa án này và trong cộng đồng của chúng ta, những điển hình về một cuộc săn lùng phù thủy hoặc một não trạng bề hội đồng [lynch mob] liên quan đến ông, thưa Hồng Y Pell. Tôi hoàn toàn lên án hành vi như vậy”.
Mức độ mà não trạng bề hội đồng này có thể đã đóng một vai trò trong tòa án chắc chắn sẽ xuất hiện trong vụ kháng cáo của Đức Hồng Y Pell. Một não trạng như vậy đã rất chủ yếu trong việc lật ngược việc kết tội Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson năm ngoái, khi một thẩm phán thấy rằng bản án ấy nhắm vào Giáo hội như một định chế chứ không phản ảnh bằng chứng chống lại Đức Tổng Giám Mục Wilson.
Khi đe dọa do một phiên tòa thứ hai gây ra đã được dỡ bỏ, dường như diễn trình kháng cáo có thể không phải chịu các hạn chế truyền thông hà khắc giống như phiên xử đầu tiên của vụ án, cho phép các bằng chứng chống lại ngài sẽ nhận được sự xem xét và chỉ trích tương tự mà Đức Hồng Y Pell đã phải chịu trong nhiều thập niên.
Trong khi ấy, mặc dù có những lời kêu gọi từ những người ủng hộ và các nhóm nạn nhân, nhưng Rôma dường như không thể có thêm bất cứ hành động nào liên quan đến Đức Hồng Y Pell trong thời gian gần đây. Dù phản ứng chính thức của Vatican vẫn cực kỳ tôn trọng các tòa án Úc, một cách tư riêng, nhiều người ở Rôma đã bày tỏ sự kinh hoàng trước phán quyết này, bao gồm nhiều người trong số này cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy Đức Hồng Y Pell bị loại khỏi công việc cải tổ tài chính của Vatican.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không có mong muốn hay khuyến khích nào để đánh phủ đầu việc kháng cáo của Pell, hoặc tỏ ra minh oan cho một bản án gây tranh cãi bằng cách loại ngài ra khỏi Hồng Y đoàn, nhưng vẫn tránh nguy cơ bị coi là để mặc ngài bị chết khô nếu việc kháng cáo của ngài thành công.
Trước khi bị giam giữ, Đức Hồng Y Pell đã bị áp dụng các biện pháp phòng ngừa không thi hành các thừa tác vụ công cộng hoặc có liên hệ với trẻ vị thành niên trong thời gian bị xử. Bây giờ, với Đức Hồng Y Pell được báo cáo đang bị biệt giam phần lớn trong ngày, các biện pháp này có phần dư thừa.
Theo chính quyền nhà tù Úc, các tù nhân không được phép chủ sự các buổi lễ tôn giáo hoặc có rượu nho, nghĩa là Đức Hồng Y Pell không thể cử hành Thánh lễ, dù là riêng tư, trong điều kiện hiện tại của ngài.
Với việc chưa có kết quả dứt khoát tại các tòa án dân sự hoặc giáo luật, và không có giới hạn nào nữa đối với quyền tự do của Đức Hồng Y Pell, điều tiếp theo bây giờ đối với những người chỉ trích ngài và những người ủng hộ ngài, cả ở Rôma lẫn ở Úc - và cả với chính ngài – chắc chắn là phải chờ đợi lâu cho đến tháng Sáu .
Trong khi việc thông qua bản kêu án thường đánh dấu sự kết thúc của một vụ án, tình huống của Pell đã không được giải quyết. Mặc dù ngài đang ở trong tù, nhưng kháng cáo của ngài dự kiến sẽ được xét xử vào tháng Sáu.
Phát biểu của Đức Thánh Cha khi Giáo triều Rôma kết thúc tuần tĩnh tâm Mùa Chay
Lệ Hằng, F.M.A.
17:15 15/03/2019
Hôm thứ Sáu 15 tháng Ba, buổi sáng cuối cùng của tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời cám ơn vị giảng thuyết vì đã giúp ngài và 65 vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh trong tuần tĩnh tâm.
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ những lời Đức Thánh Cha nói theo bản văn của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Sau đây là những lời cám ơn của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay gửi đến vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm là tu viện trưởng Bernardo Francesco Maria Gianni, O.S.B. Oliv., của Tu viện San Miniato al Monte, khi kết thúc tuần tĩnh tâm ở Ariccia:
Tôi muốn cảm ơn bạn Bernardo, vì sự giúp đỡ của bạn trong những ngày này. Tôi đã bị đánh động bởi công việc của bạn đã giúp chúng tôi bước vào nhân loại, như Ngôi Lời đã làm; và đã giúp chúng tôi nhận ra Thiên Chúa luôn làm cho chính Ngài hiện diện trong nhân loại. Ngài đã làm như vậy lần đầu tiên khi Ngôi Lời nhập thể, nhưng Ngài vẫn tiếp tục hiện diện trong những dấu vết Ngài để lại trong nhân loại. Ngài vẫn hiện diện với chúng ta như khi Ngôi Lời nhập thể - indivisa et inconfusa – không chia cắt và không thể nhầm lẫn . Và công việc của chúng ta có lẽ là đi tiếp.
Tôi cám ơn bạn rất nhiều vì công việc này. Tôi cám ơn bạn đã nói về ký ức: về chiều kích “đệ nhị luật” này mà chúng ta thường quên mất; về hy vọng, công việc, sự kiên nhẫn, làm thế nào để chúng ta có được “ký ức về tương lai” là điều đưa chúng ta tiến về phía trứớc. Cám ơn bạn!
Và nó làm tôi bật cười khi bạn nói rằng một số người, khi đọc các tiêu đề của những bài suy niệm, có lẽ không hiểu giáo triều Rôma đã làm gì: có lẽ họ đã thuê một hướng dẫn viên du lịch để chỉ cho họ Florence và các nhà thơ của thành phố này. Và chính tôi trong bài tĩnh tâm đầu tiên cũng hơi mất phương hướng, nhưng rồi tôi hiểu ra thông điệp này. Cám ơn bạn.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về một tài liệu của Công Đồng [Vatican II] – đó là Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes – đây có lẽ là tài liệu đã gặp phải sự kháng cự mạnh nhất, ngay cả ngày nay. Và trong khoảnh khắc đó, tôi đã nhìn thấy bạn như thế: nghĩa là, với lòng can đảm của các Nghị Phụ khi các ngài ký vào tài liệu này. Tôi cám ơn bạn rất nhiều. Xin cầu nguyện cho chúng tôi, chúng tôi tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng tôi, nhưng chúng tôi muốn tiến bước trên con đường phục vụ Chúa. Cám ơn bạn rất nhiều, và xin thay mặt tôi và chúng tôi gởi lời chào đến các tu sĩ nhé. Cám ơn bạn!
Source:Holy See Press Office The Holy Father Francis’ words of thanks at the end of the Spiritual Exercises (Ariccia, 15 March 2019), 15.03.2019
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ những lời Đức Thánh Cha nói theo bản văn của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Sau đây là những lời cám ơn của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay gửi đến vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm là tu viện trưởng Bernardo Francesco Maria Gianni, O.S.B. Oliv., của Tu viện San Miniato al Monte, khi kết thúc tuần tĩnh tâm ở Ariccia:
Tôi muốn cảm ơn bạn Bernardo, vì sự giúp đỡ của bạn trong những ngày này. Tôi đã bị đánh động bởi công việc của bạn đã giúp chúng tôi bước vào nhân loại, như Ngôi Lời đã làm; và đã giúp chúng tôi nhận ra Thiên Chúa luôn làm cho chính Ngài hiện diện trong nhân loại. Ngài đã làm như vậy lần đầu tiên khi Ngôi Lời nhập thể, nhưng Ngài vẫn tiếp tục hiện diện trong những dấu vết Ngài để lại trong nhân loại. Ngài vẫn hiện diện với chúng ta như khi Ngôi Lời nhập thể - indivisa et inconfusa – không chia cắt và không thể nhầm lẫn . Và công việc của chúng ta có lẽ là đi tiếp.
Tôi cám ơn bạn rất nhiều vì công việc này. Tôi cám ơn bạn đã nói về ký ức: về chiều kích “đệ nhị luật” này mà chúng ta thường quên mất; về hy vọng, công việc, sự kiên nhẫn, làm thế nào để chúng ta có được “ký ức về tương lai” là điều đưa chúng ta tiến về phía trứớc. Cám ơn bạn!
Và nó làm tôi bật cười khi bạn nói rằng một số người, khi đọc các tiêu đề của những bài suy niệm, có lẽ không hiểu giáo triều Rôma đã làm gì: có lẽ họ đã thuê một hướng dẫn viên du lịch để chỉ cho họ Florence và các nhà thơ của thành phố này. Và chính tôi trong bài tĩnh tâm đầu tiên cũng hơi mất phương hướng, nhưng rồi tôi hiểu ra thông điệp này. Cám ơn bạn.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về một tài liệu của Công Đồng [Vatican II] – đó là Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes – đây có lẽ là tài liệu đã gặp phải sự kháng cự mạnh nhất, ngay cả ngày nay. Và trong khoảnh khắc đó, tôi đã nhìn thấy bạn như thế: nghĩa là, với lòng can đảm của các Nghị Phụ khi các ngài ký vào tài liệu này. Tôi cám ơn bạn rất nhiều. Xin cầu nguyện cho chúng tôi, chúng tôi tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng tôi, nhưng chúng tôi muốn tiến bước trên con đường phục vụ Chúa. Cám ơn bạn rất nhiều, và xin thay mặt tôi và chúng tôi gởi lời chào đến các tu sĩ nhé. Cám ơn bạn!
Source:Holy See Press Office
Giá phải trả cho sự hợp nhất Công Giáo Trung quốc
Mary Spencer - Mân Côi dịch
17:59 15/03/2019
Tác giả Mary Spencer, tạp chí National Review
Loạt bài "Vì Tình Yêu Dành Cho Dân Tôi, Tôi Sẽ Không Im Lặng: Về Tình Hình Của Giáo Hội Tại Trung Quốc", được xuất bản bằng tiếng Anh năm nay, là tám bài giảng của Đưc Hồng Y Trần Nhật Quân. Ngài đã giảng loạt bài này tại Hồng Kông vào năm 2017, là những câu chuyện kể về tình trạng của quan hệ giữa Giáo hội trong nước và Giáo hội ngoài Trung Quốc từ năm 2000 đến 2017, tập trung vào một bức thư của Đức Giáo Hoàng Benedict viết cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc năm 2007 và về quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Giáo hội tại Trung Quốc.
Mặc dù hoàn cảnh của các giáo dân ở Trung Quốc hiện có thể bị che khuất bởi nhiều vụ bê bối lạm dụng tình dục ồn ào trong Giáo hội, nhưng cuộc đàn áp mà người Công Giáo phải đối mặt ở đất nước vô thần công khai này cũng không nên bị gạt qua một bên. Nhưng điều mà Đức cha Quân tập trung vào không phải là sự áp bức của chính phủ Trung Quốc đối với các nhóm giáo dân thiểu số. Trong các bài giảng của mình, Đức cha nói chi tiết về sự bất tài và tham nhũng của các lãnh đạo Giáo hội trong việc xử lý mối quan hệ phức tạp và căng thẳng giữa các giới chức của Vatican với các nhà ngoại giao, Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (gọi tắt là PCA) và Giáo Hội Công Giáo hầm trú ở Trung Quốc.
Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc ( PCA) có lịch sử hoạt động dưới sự bảo trợ của đảng Cộng sản cầm quyền chứ không phải là Toà Thánh La Mã, họ tự bổ nhiệm giám mục riêng của mình mà không cần có sự chấp thuận của Vatican, dẫn đến tình trạng các giám mục này trở thành những người tự động bị vạ tuyệt thông latae sententiae. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI năm 2006 đã chính thức tuyên phạt vạ tuyệt thông cho hai giám mục do PCA chỉ định và cả hai giám mục đã truyền chức cho họ. Giáo Hội Công Giáo hầm trú ở Trung Quốc có vị thế tốt và có hiệp thông trọn vẹn với Toà Thánh ở La Mã nhưng không được sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc và do đó phải chịu nhiều đàn áp.
Nhiều người Công Giáo Trung Quốc ghê tởm Giáo hội nhà nước như một bộ máy trống rỗng nhằm mục đích kiểm soát hơn là tận hiến chân thành, một số tín đồ chỉ tin tưởng Giáo hội bị nhà nước trừng phạt, và một số khác không bận tâm phân biệt giữa hai rổ chức này, vì sự khác biệt không phải là ở nghi thức hay thần học mà là trong cách quản lý giáo hội. Đức cha Quân, người luôn thẳng thắn nói lên sự bất đồng của ngài đối với thỏa thuận tạm thời được ký ngày 22 tháng 9 năm ngoái, ngài chỉ trích luận điệu quanh co của Vatican trong cách xử sự với Giáo hội tại Trung Quốc trong cuốn Vì Tình Y Dành Cho Dân Tộc của mình. Ngài lên án chiến lược "thỏa hiệp và đầu hàng" và nói rằng giáo triều Rôma luôn cố gắng làm vừa lòng chính phủ Trung Quốc.
Năm 1988, Toà thánh Vatican đã ban hành tám điểm về Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc. Thỏa thuận tạm thời được ký năm ngoái đã gây ra bất hòa với giáo hội tại đây. Trong số tám điểm, Thánh Bộ Truyền Giáo thuộc Toà thánh Vatican đã ra sắc lệnh rằng việc phong chức của PCA là hợp lệ nhưng không phải là cam kết. Nhưng theo thỏa thuận, trong điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố là một nỗ lực thúc đẩy việc hàn gắn và hiệp nhất giữa những người Công Giáo Trung Quốc, sự khác biệt giữa PCA và các giám mục Công Giáo lại bị xóa bỏ. Đức Phanxicô đã công nhận tám giám mục (một người đã qua đời) được PCA bổ nhiệm tại Bắc Kinh như một sự hiệp thông toàn vẹn với Rôma, mặc dù họ đã được bổ nhiệm với sự coi thường trắng trợn đối với Vatican, và trong một số trường hợp, có những người trước đó đã bị vạ tuyệt thông.
Mặc dù thỏa thuận này là một bước tiến nhằm hàn gắn sự rạn nứt trong Giáo hội tại Trung Quốc, nhưng nó đã khiến cho những người Công Giáo từ lâu vẫn tranh đấu cho Giáo hội hầm trú ở Trung Quốc cảm thấy bị lật đổ và phản bội. Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô thừa nhận rằng thỏa thuận sẽ không nhất thiết chấm dứt sự chịu đựng của người Công Giáo tại Trung Quốc. Ngài cũng đã than thở về "sự khốn khổ của những người không hiểu, hoặc những người đã có quá nhiều năm sống trong sự giấu diếm". Những người Công Giáo như Hồng Y Quân người đã từng can đảm chống đối PCA bất ngờ khi thấy Toà thánh Vatican bỗng tìm sự thoả thuận với tổ chức này.
Sự hiệp nhất của các tín hữu là một mục tiêu xứng đáng và chủ yếu, nhưng hình thức thích hợp và uy quyền của Giáo hội không nên bị hy sinh để đạt được mục đích ấy. ĐHY Quân đã công khai chỉ trích thỏa thuận cả trước và sau khi nó được ký kết, coi đó là một nỗ lực của Giáo hội để hoà hoãn với đảng cầm quyền Trung Quốc thay vì bảo vệ các tín đồ thực sự. ĐHY đã đúng khi lưu ý các giới chức Vatican rằng "nếu hôm nay họ (Vatican) đi với chế độ này, ngày mai Giáo hội chúng ta sẽ không được chào đón trong công cuộc tái tạo dựng một đất nước Trung Hoa mới."
ĐHY Quân nhắc đến vô số thí dụ về sự bất tài gây tai họa cho Giáo hội. Một trong số này là Đức Giám Mục Pietro Parolin, quốc vụ khanh toà thánh do Đức Phanxicô bổ nhiệm, đã để cho ủy ban Công Giáo của Giáo hội Trung Quốc tiêu tan mà không còn tạo điều kiện cho các cuộc họp của họ nữa. ĐHY Quân cũng đề cập đến việc Cha Federico Lombardi , cựu giám đốc Văn phòng Báo chí của Tòa thánh tự cho phép mình được phỏng vấn bởi đài truyền hình Phoenix là một trong số ít các đài truyền hình tư nhân được chính phủ Hồng Kông cho phép hoạt động chính thức. Theo ĐHY Quân, Phoenix không phải là một đài trung lập. Đài này đã bị chỉ trích trong những năm gần đây vì để cho chính quyền (Trung cộng) ảnh hưởng đến các chương trình của đài. Năm 2016, đài đình chỉ việc phát sóng một số chương trình bình luận chính trị phổ biến với lý do "tư tưởng sai lầm" của người dẫn chương trình.
ĐHY Quân cũng kể về Đức Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo, người đã mời Tiến sĩ Huang Jiefu, cựu thứ trưởng bộ y tế Trung Quốc làm khách mời danh dự tại một hội nghị chuyên đề của Vatican về cấy ghép nội tạng. Huang đã được biết đến một cách công khai về nỗ lực cải cách cộng đồng y tế Trung Quốc trong suốt một thập niên. Năm 2005, với tư cách là thứ trưởng bộ trưởng y tế, ông thừa nhận rằng hơn 90% các bộ phận cấy ghép ở Trung Quốc đã được thu hoạch từ các tù nhân bị xử tử, nhưng ông hứa sẽ cải tổ hệ thống y tế.
Bất kể tài hùng biện cao độ của mình, ông Huang dường như không thể tác động lên nhiều thay đổi. Vào tháng 6 năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhất loạt lên án việc "thu hoạch nội tạng được nhà nước chuẩn thuận" của Trung Quốc, trong một nghị quyết tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiếp tục bí mật cho thực hiện việc này và họ đã giết chết "những tù nhân lương tâm không cho phép họ làm" gồm cả các thành phần tôn giáo và dân tộc thiểu số.
ĐHY Quân là một người Công Giáo chính thống, tận tụy và ông tỏ ra có sự bất tuân nào đối với Đức Giáo Hoàng bằng những lời chỉ trích của mình. Trong bài giảng cuối của ngài, ĐHY Quân nói, tôi sẽ không bao giờ cầm đầu một cuộc nổi loạn chống lại Đức Giáo Hoàng, nếu ngài ký một thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc. "Tôi sẽ lặng lẽ rút về đời sống đan việc để cầu nguyện và sám hối". Nhưng một Giáo hội yếu ớt và vô hiệu quả, không sẵn sàng chiến đấu một cách cứng rắn vì chân lý sẽ không truyền cảm hứng cho những chứng nhân trong tương lai như ĐHY Quân. Một Giáo hội khi không tận hiến cho giáo lý của chính mình chỉ là một tổ chức trống rỗng.
ĐHY Quân không để chúng ta mất hết hy vọng cho Giáo hội, hoặc cho Giáo hội ở Trung Quốc. Ông chính là niềm hy vọng của chúng ta. Anh ta là tiếng kêu trong sa mạc, không chấp nhận để cho những sự thật nửa vời hoặc sự nhân nhượng hèn nhát làm ông thoả mãn. Cụng giống như Kitô hữu ở những quốc gia thù địch với Kitô giáo, ĐHY Quân bằng sự tận hiến không nao núng của mình dành cho Thiên Chúa, chính là một tấm gương và chứng nhân cho tất cả các Kitô hữu.
ĐHY Quân thừa nhận rằng có niềm tin thực sự vào cả Giáo hội hầm trú của giáo hội quốc doanh ở Trung Quốc. Ngài nói "Chúng tôi nhận ra rằng các phạm trù của chúng tôi quá chia rẽ, khi trên thực tế có rất nhiều thế lực lành mạnh."
Ngài không ngần ngại vạch ra sự thất bại của Giáo hội trong việc tiếp xúc đúng mức với tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc. Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Benedict đã viết một bức thư với mục đích tạo sự minh bạch với Giáo hội tại Trung Quốc. Bức thư, ĐHY Quân nói lẽ ra được phổ biến vào dịp Lễ Phục sinh, nhưng bản cuối cùng lại không được công bố cho đến cuối tháng Sáu. Thêm vào đó, bản tiếng Trung mang nhiểu lỗi và có những câu dịch sai. ĐHY Quân than thở "Thật là một sự xấu hổ khi một lá thư gởi cho chính ngườiTrung Hoa lại có quá nhiều sai sót trong bản dịch tiếng Trung."
Trong tám bài giảng cuối của mình, được phổ biến vào ngày 28 tháng 6 năm 2017, ĐHY Quân đã so sánh việc người Công Giáo sống tại Trung Quốc cũng như ở trong một cái cũi. Ngài nói rằng thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Đức Giáo Hoàng dù chưa được ký vào thời điểm ngài viết những bài giảng trên, vẫn sẽ tiếp tục kìm hãm quyền được thờ phượng Chúa của người Công Giáo Trung Quốc: "Đối với chúng tôi, một bối cảnh đang được vén màn, đó chính là cảnh bán đứng giáo hội ! Không phải là để tái lập sự thống nhất, mà là một sự chung đụng bắt buộc trong cùng một cái cũi. Theo quan điểm đức tin, chúng tôi chẳng thấy gì là có lợi cả."
Nếu người Công Giáo đã học được bất cứ điều gì từ những tội phạm gần đây hiện đang lan truyền trong Giáo hội, thì lẽ ra không nên rủ lòng thương xót nếu không có công lý. Sự thụ động và thoả hiệp giữa các giáo sĩ khi đối mặt với sự bất công hoặc bắt bớ không nên được dung thứ; và không có bất cứ chính quyền hay tổ chức nào, kể cả bộ máy quan liêu rối rắm của hệ thống giáo quyền Công Giáo, được miễn chước sự khiển trách.
Sự chỉ trích về những van nài của Giáo hội với Trung Quốc không phải của kẻ chống giáo sĩ khốn khổ mà là từ một Hồng Y có uy tín. Các bài giảng của ĐHY Quân không phải là để lên án giáo quyền mà là một lời kêu gọi Giáo hội hành động trong tư cách một quyền lực mạnh mẽ và một đạo binh nhân đức không khoan nhượng. Các giáo sĩ không nên né tránh sự dấn thân của mình đối với việc truyền giảng giáo lý Kitô giáo. Họ nên được củng cố bởi giáo lý ấy.
Niềm hy vọng cho đạo Công Giáo tại Trung Quốc hiện nằm trong tay của ĐHY Quân và những người như ngài , sẵn sàng bảo vệ đức tin ngay cả khi không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Vatican. Giáo hội trên trái đất sẽ được bảo tồn không phải bởi luận điệu lập lờ nước đôi và sự quan liêu bất tài mà bởi thành phần Chiến sĩ Giáo hội. ĐHY Quân nhắc nhở chúng ta rằng chính những người Công Giáo kiên định trong sự tận hiến của họ với các bí tích thánh thể và học thuyết sẽ là những người giữ gìn Giáo hội, và không khác gì các vị tử đạo, dù là đỏ hay trắng, chính là những hạt giống của Giáo hội.
Source:National Review
Cha xứ của tôi và vụ kết án Đức Hồng Y George Pell
Vũ Văn An
20:56 15/03/2019
Việc Đức Hồng Y Pell bị kết án, tự nó, không hẳn là điều quan trọng. Vì xét cho cùng ngài cũng chỉ là một thành phần trong dân Chúa, dù giữ một trọng trách cao trong Dân này, không hẳn đại diện cho toàn Dân này. Và vì là con người với đủ các yếu đuối như bất cứ ai dù đã lãnh nhận tới hai chức thánh trong Giáo Hội: linh mục và giám mục và hai tước vị cao nhất trong Giáo Hội là Tổng Giám Mục và Hồng Y, nên ngài có thể đã phạm cái tội tầy trời như tòa sơ thẩm Melbourne đã kết án.
Nhưng khi công luận lôi Giáo Hội vào vụ này thì đây là một chuyện khác hẳn. Mà ta phải lên tiếng. Tiến sĩ Weigel có lý khi không hài lòng cho rằng không những như một định chế, Giáo Hội không chống đỡ mà còn giơ thêm má cho người ta tát túi bụi qua các tuyên bố không hẳn chính thức mà chính thức của Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, một thứ tuyên bố gần như vào hùa với công luận.
Đã đành, nhiều phần tử trong Giáo Hội đã phạm tội tầy trời lạm dụng tình dục trẻ em và đây là cơ hội để ta hóan cải, tự thanh tẩy cho xứng đáng là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ta nên cám ơn những người đã can đảm đứng lên tố cáo các tội ác này để chúng ta có cơ hội bằng vàng tự thanh tẩy chính mình.
Điều trên đã được chính Đức Phanxicô thừa nhận. Nhưng ngài cũng thừa nhận hai sự kiện mà hiện chúng ta, người Công Giáo, trong tư cách định chế, chưa chịu khai triển để bênh vực Giáo Hội trước cơn bão chống đối của công luận, nhất là của truyền thông: Thứ nhất lạm dụng tình dục và che đậy nó không phải là chuyện của riêng Giáo Hội Công Giáo mà là của chung xã hội. Thậm chí ít nhất hai lần, ngài nhấn mạnh rằng lạm dụng tình dục trẻ em phần lớn xẩy ra trong gia đình. Còn về việc che đậy, không hẳn đúng như thế. Các thập niên 1960, 1970, 1980 thậm chí cả 1990, xã hội nói chung có tường trình báo cáo chi đâu, không những thế còn tin vào đánh giá của tâm lý học rằng khả thể cải huấn áp dụng cho mọi hình thức tội phạm. Giáo Hội đã tin đến mức nào thứ đánh giá chuyên môn này, nay là lúc nghiên cứu Công Giáo phải tìm ra để phản công công luận.
Thứ hai: áp lực của truyền thông là điều có thực, tuy vào đầu triều giáo hoàng cho đến tận đầu năm nay, ngài vẫn “o bế” truyền thông, như nhận định của Gargliaducci. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng không thể chi tiết hóa thứ áp lực này được, các nhà chuyên môn của Giáo Hội phải lãnh trách nhiệm này để làm rõ đến mức nào truyền thông phục vụ sự thật và đến mức nào họ đã vượt rào cản công bằng để sâm hại sự thật.
Và nói chung, dường như đa số người Công Giáo trở thành thờ ơ, mất hết chất mặn của muối để trở thành “insipid” (nhạt thếch) đối với vận mệnh của Giáo Hội như Cha Xứ của tôi có lần nhận xét trên tờ Thông Tin hàng tuần của Giáo Xứ.
Về Cha Xứ này, phải nói ngài rất trẻ. Lúc mới thụ phong, ngài về làm cha phó ở Giáo Xứ Regina Coeli, Beverly Hills, của tôi một thời gian ngắn, sau đó, đi làm tuyên úy ở Đại Học New South Wales, cũng một thời gian không lâu, rồi làm “administrator” (quản xứ?) cho một giáo xứ ở vùng Ryde một ít tháng, rồi về làm “administrator” giáo xứ tôi, nay đã hơn 1 năm. Dù rất thích cung cách cử hành Thánh Lễ mà tôi cho là hết sức cung kính của ngài và lối giảng nhẹ nhàng của ngài, tôi chưa bao giờ chuyện trò riêng với ngài, không như người hàng xóm của tôi, từng mời ngài đến nhà nhiều lần và có lần còn mời ngài dùng cơm.Nhưng nhân vụ kết án Đức Hồng Y Pell, tôi thấy tôi “sentire cum” (cùng một cảm thức) với ngài. Tôi nhấn mạnh đến tuổi của Cha Xứ để chứng tò rằng ngài ít nhận được ân huệ của Đức Hồng Y Pell, vì lúc ngài thụ phong, Đức Hồng Y Pell đã rời tổng giáo phận Sydney rồi.
(Vào đây xem bài nhận định của Cha Peter Kwak)
Mấy tuần nay, ngài hay viết trên tờ Thông Tin hàng tuần của Giáo Xứ các tâm tư của ngài, lúc xa, lúc gần, về việc kết án Đức Hồng Y Pell. Tâm tư tuần này của ngài khiến tôi lưu ý hơn cả. Ngài viết:
Có lẽ tôi thiên tư một cách hết thuốc chữa và trở thành hết khả năng nhìn ra sự thật. Hay có lẽ các người khác mới thế. Cách nào, thì vẫn có một điều chắc chắn: dường như trong chúng ta đang có các vụ nghiêm trọng của “rối loạn tri giác” (perception disorder). Làm thế nào có thể có chuyện người ta lại có các tri giác mâu thuẫn nhau đến thế về cùng một biến cố? Thứ nhất bị kết tội. Nay bị kêu án. Việc kêu án Đức Hồng Y Pell được trực tiếp truyền hình gần như cho toàn thế giới qua liên mạng. Người ta hỏi liệu làm như thế có giáng thêm hình phạt lên Đức Hồng Y (và lên cả Giáo Hội như tôi vẫn nghĩ) hay không. Thẩm phán bác bỏ sự lo lắng này và nói rằng quyết định này được đưa ra vì sự ‘minh bạch’.
Việc kết tội được thực hiện dựa trên chứng từ duy nhất của một người, không có bằng chứng kiểm chứng [corroborating evidence]. Luật pháp nói chúng ta sẽ không bao giờ được biết danh tính của người này; chúng ta sẽ không bao giờ được nghe bằng chứng của người này. Ngay bồi thẩm đoàn cũng không đích thân được gặp anh ta; họ được xem cuốn băng ghi lại chứng từ của anh ta. Người duy nhất biết sự thật một cách chắc chắn tiếp tục duy trì sự vô tội của mình. Khi Đức Hồng Y bước ra khỏi tòa án, có tường trình cho rằng một người đứng bên đường hét lớn: ‘Ông bảo mấy đứa nhỏ nói láo, phải không?’ Tôi sợ rằng chính người đứng bên đường mới không hoàn toàn trung thực. Thứ nhất, không có đứa trẻ nào tại phiên xử cả. Người được ban ơn gần như hoàn toàn vô danh trong khi đưa ra lời tố cáo hủy hoại cả đời một người khác nay đã ngoài 30 tuổi. Thứ hai, “đứa trẻ” kia qua đời đã gần 5 năm nay, trong tuổi đầu 30, và chứng từ duy nhất của anh ta là anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng [má anh ta chứng thực như thế].
Lúc kêu án, thẩm phán xác định rằng điều Đức Hồng Y làm trong 5 phút kinh hoàng vào năm 1996 là một hành vi ‘có lý trí’ và ‘có suy nghĩ’. Nhưng làm thế nào một con người ‘hữu lý’, bất kể tai ác ra sao, lại có thể hành động một cách bốc đồng và bất cẩn đến có thể, có thể nói được, là chào mời việc mình có nguy cơ bị bắt quả tang? Thẩm phán đặt định đề cho rằng sở dĩ như thế là vì bị cáo ‘ngạo mạn một cách nghẹt thở’. Tôi đồng ý ngạo mạn có thể làm ta mù quáng, nhưng để phạm một tội ác thiếu thông minh (xin lỗi, không biết dùng chữ hay hơn) như thế, người ta hẳn phải say mèm đến hóa mù (blind-drunk) trong một hình thức điên loạn nào đó, loại điên loạn nhất thiết mang đến tự hủy cho bất cứ ai một cách tức khắc. Nhưng Đức Hồng Y có một “sự nghiệp” tiếp tục triển nở không ngừng trong 20 năm sau đó. Ngay thẩm phán cũng nhất trí rằng ngoài việc này ra, Đức Hồng Y sống “một cuộc sống không tì vết” và do đó hẳn đã “hoàn toàn cải tạo”, một cách đôi chút lạ lùng, tôi dám nói thế. Bởi thế, tôi phải giải thích ra sao về các bất nhất này? Điều gì gây ra việc lan tràn thứ “rối loạn tri giác” này nơi chúng ta?
Cầu mong cha xứ của tôi trở thành một thứ điển hình nào đó trong cuộc đấu tranh bảo vệ Giáo Hội nơi các cha xứ. Trong cuộc đấu tranh này, “grassroot” (hạ tầng) bao giờ cũng là điều trọng yếu hơn cả, không hẳn "thượng tầng".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Acies của Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Melbourne
Trần Văn Minh
16:43 15/03/2019
Melbourne, đúng 3 giờ chiều Thứ Sáu, Ngày 15/3/2019. Tại Nhà thờ Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Legio Mariae Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington, Melbourne đã xướng kinh khai mạc (Tessera) và lần chuỗi Mân Côi để mừng lễ Acies nhân dịp lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ chịu thai, mở đường cho Thiên Chúa nhập thể để cứu rỗi cho nhân loại. Trước bàn thờ Đức Mẹ đứng trên tấm khăn có hàng chữ Legio Mariae và bên cạnh Vexillum, cùng với cờ của Comitium và cờ của các Praesidium trực thuộc.
Xem hình
Sau phần kinh khai mạc, Cha Linh giám Comitium đã giảng cho các hội viên Legio Mariae về ý nghĩa của lễ dâng mình cho Đức Mẹ. Đây là một lễ lớn trong năm của Legio Mariae để các hội viên dâng mình. Mỗi năm, các hội viên có một dịp để vinh dự lập lại lời tuyên hứa, dâng mình cho Đức Mẹ, dâng hết mọi sự của bản thân mình cho Đức Mẹ để Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa quan phòng gìn giữ đời sống của chúng ta.
Sau bài hướng dẫn, Cha Linh giám đọc lời nguyện và dẫn đầu Comitium lên dâng mình dưới cờ hiệu Vexillum để dâng mình cho Đức Mẹ vị nữ tướng của Legio Mariae, khi Ca đoàn Tin Yêu Legio cất lời hát dâng mình và đệm đàn cho các hội viên tiến lên dâng mình. “Lậy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.”
Khi các hội viên dâng mình xong, Anh Trưởng đã cùng toàn thể mọi hội viên hiện diện cùng đọc kinh Catena. Trong ngôi thánh đường, các chị nữ trong tà áo dài xanh, mầu căn bản của màu áo Mẹ. Các anh nam mặc âu phục sơ mi trắng. Trong một ngày trời đẹp, nhiệt độ thật lý tưởng. Mọi người từ các đơn vị (Praesidium) trong các khu vực trực thuộc về Comitium để dự lễ, dịp lễ, đã giúp các hội viên gặp lại và vui vẻ chào nhau trong tình anh chị em đã đứng trong hàng ngũ của vị Nữ tướng chung là Đức Maria.
Lời nguyện kinh Catena vừa xong, nhân Mùa Chay, Legio đã kết hợp cùng cộng đoàn đi 14 Đàng Thánh Giá để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giê Su. Thánh lễ do Cha Linh Giám Trần Ngọc Tân cử hành để hợp cùng toàn thể nhân loại vui mừng chờ đón sự kiện khi lời xin vâng của Đức Mẹ đã làm thay đổi nhân loại.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã chia sẻ về bài Tin Mừng khi Sứ Thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Vì một người nữ là bà Ava phạm tội mà Thiên Đàng đã đóng lại, và cũng nhờ một người nữ khác là Đức Maria Thiên đàng lại được mở.
Kinh bế mạc đã kết thúc Lễ Acies của Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington Năm 2019. Mọi người ra về trong niềm vui và còn quyến luyến chuyện trò với nhau bên ly chè ngọt ngào do các chị ủy viên trong hội đồng nấu khoản đãi, trước khi mọi người ra về.
Xem hình
Sau phần kinh khai mạc, Cha Linh giám Comitium đã giảng cho các hội viên Legio Mariae về ý nghĩa của lễ dâng mình cho Đức Mẹ. Đây là một lễ lớn trong năm của Legio Mariae để các hội viên dâng mình. Mỗi năm, các hội viên có một dịp để vinh dự lập lại lời tuyên hứa, dâng mình cho Đức Mẹ, dâng hết mọi sự của bản thân mình cho Đức Mẹ để Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa quan phòng gìn giữ đời sống của chúng ta.
Sau bài hướng dẫn, Cha Linh giám đọc lời nguyện và dẫn đầu Comitium lên dâng mình dưới cờ hiệu Vexillum để dâng mình cho Đức Mẹ vị nữ tướng của Legio Mariae, khi Ca đoàn Tin Yêu Legio cất lời hát dâng mình và đệm đàn cho các hội viên tiến lên dâng mình. “Lậy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.”
Khi các hội viên dâng mình xong, Anh Trưởng đã cùng toàn thể mọi hội viên hiện diện cùng đọc kinh Catena. Trong ngôi thánh đường, các chị nữ trong tà áo dài xanh, mầu căn bản của màu áo Mẹ. Các anh nam mặc âu phục sơ mi trắng. Trong một ngày trời đẹp, nhiệt độ thật lý tưởng. Mọi người từ các đơn vị (Praesidium) trong các khu vực trực thuộc về Comitium để dự lễ, dịp lễ, đã giúp các hội viên gặp lại và vui vẻ chào nhau trong tình anh chị em đã đứng trong hàng ngũ của vị Nữ tướng chung là Đức Maria.
Lời nguyện kinh Catena vừa xong, nhân Mùa Chay, Legio đã kết hợp cùng cộng đoàn đi 14 Đàng Thánh Giá để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giê Su. Thánh lễ do Cha Linh Giám Trần Ngọc Tân cử hành để hợp cùng toàn thể nhân loại vui mừng chờ đón sự kiện khi lời xin vâng của Đức Mẹ đã làm thay đổi nhân loại.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã chia sẻ về bài Tin Mừng khi Sứ Thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Vì một người nữ là bà Ava phạm tội mà Thiên Đàng đã đóng lại, và cũng nhờ một người nữ khác là Đức Maria Thiên đàng lại được mở.
Kinh bế mạc đã kết thúc Lễ Acies của Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington Năm 2019. Mọi người ra về trong niềm vui và còn quyến luyến chuyện trò với nhau bên ly chè ngọt ngào do các chị ủy viên trong hội đồng nấu khoản đãi, trước khi mọi người ra về.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tình Hữu Nghị Đức - Việt Vô Cùng Nồng Nàn ?
Hà Minh Thảo
16:08 15/03/2019
Năm 1968, trong cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân, Cộng quân không chỉ đánh giết, cướp của đồng bào mà còn đốt nhà để mọi người bỏ chạy hầu chúng len lõi vào chạy thoát. Do đó, các trường học, nhà thờ và các nơi có thể tiếp đón người tị nạn đều được mở ra cho nạn nhân có nơi cư trú. Sau khi tình hình tạm yên, nhưng các trường Ðại học còn đóng cửa, cùng với Hiệp hội Thánh mẫu Sinh viên, chúng tôi đi cứu trợ, như chăm sóc thương tích nạn nhân hay chích thuốc ngừa dịch tả. Nhiều dụng cụ y tế mang dấu đến từ Cộng hòa Liên bang Ðức (hay Tây Ðức, lúc đó). Những gói bông gòn một kg được ép chặt mà thể tích chỉ còn bằng hai cụ xà bông ‘cadum’ ghép lại. Chúng tôi rất cám ơn người dân nước này đã giúp đồng bào chúng tôi đang lâm chiến.
Cũng từ cuộc Tổng Tấn công giết người này, Lyndon Johnson thấm đòn việt cộng, hoảng sợ chúng để phải thua chạy, sau khi tung lính Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa, không phép trước của chính phủ nước này. Sau khi Sài Gòn mất tên, Tây Ðức công nhận Hà Nội ngày 23.09.1975. Tính đến tháng 10/2016, khoảng 130.000 người Việt sinh sống tại Ðức, 20% trong số đó đã nhập tịch Ðức. Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, hai nước ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập ‘Quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai’. Ðức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ nước này trong Công việc cải cách hệ thống Pháp luật trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở u châu, chiếm khoảng 20% xuất cảng từ Việt Nam sang Liên hiệp Aâu châu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,92 tỷ mỹ kim (tăng 14% so với 2014), trong đó xuất cảng từ Việt Nam sang Đức đạt 5,71 tỷ mỹ kim, nhập cảng từ Đức là 3,21 tỷ mỹ kim.
Thế mà…
I./ SỰ KIỆN BẮT CÓC NGƯỜI TRÊN ÐẤT ÐỨC.
Sáng ngày 23.07.2017, lúc 10 giờ 40, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đảng viên công sản đang xin tị nạn tại Ðức cùng bạn gái Ðỗ thị Minh Phương (tình nhân hay là cò mòi bị mật vụ Việt dùng), đã bị một nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin. Các nhân chứng nghe tiếng kêu la đã ghi lại bản số xe và điện thoại báo động cảnh sát Ðức. Tại hiện trường, người ta còn tìm thấy điện thoại thông minh của ông Thanh rơi lại. Nhờ dữ liệu GPS định vị (để tránh mất cắp xe, nên các xe thuê mướn được trang bị hệ thống này ghi toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển) đều được lưu trữ, chiếc xe này sau đó chạy đến tòa đại sứ Việt Nam đậu 5 tiếng trước khi đến Praha, thủ đô Séc. Cô Phương đã bị gãy tay và không được săn sóc đúng mức và được mật vụ đưa về nước.
Một tuần trước đó, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh, đặc tránh chống khủng bố, Bộ Công an đã bay sang Berlin, đã làm lộ nhiều sơ hở để bị nhận diện tại khách sạn khi lưu trú tại Berlin. Thâåm quyền Ðức theo dõi và thu thập tin tức về sự kiện, im lặng chờ Việt cộng bịa đặt láo (nghêà của cộng sản) ra sao.
A.- Lập trường Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế. Tiếp theo, trong chương trình thời sự lúc 19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam ngày 03.08.2017 đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc mình đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Báo ‘die Zeit’ nhận xét, tình trạng chưa rõ ràng là phim được quay trong cảnh huống nào. Cho đến ngày 07.08.2017, theo phiên bản này, chưa có thêm tin tức nào cho biết, ông này 10 tháng qua đã ở đâu, có xuất ngoại hay không. Nếu có, thì bằng cách nào, ai giúp đỡ, và về Việt Nam bằng cách nào. Ngày 07.08.2017, bị can Trịnh Xuân Thanh bị tống giam. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết việc tạm giam là để phục vụ điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Thanh còn bị điều tra về tội tham ô tài sản trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Ngày 12.08.2017, truyền thông chính thức nhà nước vẫn tiếp tục đưa bài viết cho là ông Thanh tự ra đầu thú: « Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình ».
Trong bối cảnh này, người ta thắc mắc tại sao bộ trưởng Phạm Bình Minh vẫn im lặng không đối đáp với tuyên bố của quan chức đồng vị (Sigmar Gabriel) ở Đức. Ông chỉ để, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17.08.2017 ở Hà Nội, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: « Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Tôi khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển khu vực và thế giới ».
B.- Lập trường Cộng hòa Liên bang Ðức.
Ngày 02.08.2017, sau khi triệu mời đại sứ Việt Nam tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước Việt Nam đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức cũng như các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt Nam vì Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Ðề cập đến việc tùy viên tình báo Việt (Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam) bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: ‘Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng hắn liên can vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam đã dùng nơi ở của ông tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn.’
II./ CÁC QUYẾT ÐỊNH TỪ ÐỨC QUỐC.
A.- Về Ngoại giao.
1. Ðình chỉ đối tác chiến lược.
Ngày 10.08.2017, các báo Đức đưa tin Viện Công tố Liên bang (Bundesanwaltschaft), từ nay, đảm nhiệm điều tra thay Viện Công tố Berlin vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Viện này cho biết, Việt Nam đã rút đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh.
Ngày 15.08.2017, báo Saarbrücker Zeitung cho biết, hồi tháng 7 một nhóm đặc nhiệm mật vụ Việt Nam đã được đưa từ Việt Nam sang Berlin để dùng bạo lực dẫn độ Trịnh Xuân Thanh và đội này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens (Ka De We). Hiện họ bị truy nã khắp châu u. Ngày 16.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA (đài Tiếng nói Mỹ quốc) Việt ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại.
Ngày 22.09.2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Breul, đã loan tin Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi một bức thư hồi đáp cho Ngoại trưởng Đức để giải thích, nhưng ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ, cho đến nay, chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Vì họ chưa đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi, chưa công nhận đã vi phạm pháp luật Đức, nên ngày hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
2. Ðình chỉ Hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.
Do các viên chức mật vụ Việt Nam lợi dụng Hiệp định này để tự do đi vào nước Ðức để thực hiện cuộc khủng bố võ trang bắt cóc người này. Ngay chính ông Thanh cũng đã vào Ðức để xin tị nạn bằng chiếu khán ngoại giao, khi còn là Ðại biểu Quốc hội.
B.- Về Tư pháp.
Ngày 11.08.2017, Thẩm phán Điều tra Viện Công tố Liên bang Đức ra lệnh bắt giam nghi can Nguyễn Hải Long. Thi hành lệnh, Ngày 12.08.2017, ông Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Cộng hòa Czech bắt ở Praha. Ngày 23.08.2017, ông bị dẫn độ từ Praha về nước Ðức.
Sau khi hoàn tất cáo trạng, ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng, tức là vụ bắt cóc có thời gian thực hiện trên một tuần. Ông thừa nhận chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước. Ông cũng, theo khuyến cáo của Luật sư, đã nhận tội để hưởng bản án nhẹ.
Do đó, ngày 25.07.2018, khi luận tội, bà Regine Grieß, Chánh án phiên tòa, đã nói rõ tòa có đầy đủ các nhân chứng và bằng chứng do cảnh sát điều tra thu thập được, để kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù ở. Tờ Die Tageszeitung cho biết, theo nguồn tin thân cận sứ quán Đức tại Việt Nam, ngay sau khi bị cáo Nguyễn Hải Long nhận tội trước tòa, nhà nước Việt Nam đã mời đại diện sứ quán Đức lên nói chuyện về phiên xử này.
Người Ðức và nhiều người Việt theo dõi sự kiện xử Nguyễn Hải Long vô cùng bất ngờ khi biết ngày 31.07.2018, tức đúng một ngày trước khi hết hạn kháng án, bị cáo đã đệ đơn kháng án. Phần mình, ông Long cũng biêát chỉ là ‘con chốt’ trong ván cờ thôi, tin tưởng nơi đảng thôi. Ngoài ra, bằng biện pháp kháng án này, ông sẽ có cơ hội để bác bỏ lời ông đã thừa nhận ‘chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước’.
Tuy nhiên, chắc chắn các đảng viên cao cấp cộng đảng Việt vẫn bình tĩnh tin tưởng vào chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà họ vẫn dùng để thắng bọn tư bản ham tiền Tây phương. Chiêu bài này đã giúp chúng luôn chiến thắng ngay từ ngày 02.11.1963 lối 14 giờ khi Hồ Chí Minh đã mừng và hét vang ‘Bác cháu sẽ thắng’ khi nhận điện tín báo tin ‘Ngô Ðình Diệm đã chết’ bởi tay sai Mỹ đội lốt ‘tướng tá, chính trị gia, ni sư, cha thầy,…’ và điều này đã thành sự thật ngày 30.04.1963. Chưa hết, đám tay sai này chạy theo tư bản Mỹ để hô hào ‘Chống cộïng’, nhưng rồi khi không thấy cộng đâu, nên họ quay lại chống nhau và được thưởng công nhờ cái nghị quyết 36.
C.- Lập pháp nhất trí với Hành pháp.
Martin Patzelt, Dân biểu đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) bày tỏ: « Việc bắt cóc thật là kinh hoàng. Nếu Việt Nam muốn hòa nhập với các quốc gia văn minh, họ phải tôn trọng nhân quyền ».
Ngày 12.08.2017 báo SZ cho biết, Dân biểu Burkhard Lischka, phát ngôn viên về chính trị nội vụ Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) phát biểu : « Theo quan điểm của tôi cần thiết phải trục xuất thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển.
Cùng ngày, Dân biểu Jürgen Hardt, phát ngôn viên về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo (CDU) đòi hỏi có các biện pháp chung của Liên hiệp u châu, chẳng hạn như trục xuất thêm... nhưng những biện pháp chế tài không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
D.- Ðệ Tứ Quyền vào cuộc.
Ngày 04.08.2018, báo Denník N. ở Slovakia trích lời các cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên phi cơ trong tình trạng ‘vô hồn’ giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên. Ông đã được đưa tới thủ đô Bratislava (Slovakia) trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, do Bộ trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu. Phi cơ thuộc quyền sở hữu Bộ Nội vụ Slovakia do Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho mượn mà các viên chức cảnh sát cho rằng có nhiều tình tiết ‘bất thường’ và ‘khả nghi’. Bình thường, Slovakia không cho người ngoại quốc mượn máy bay. Vì vậy, việc Bộ Nội vụ cho phái đoàn Việt Nam mượn máy bay vào ‘phút chót’ với lý do ‘thay đổi nghị trình làm việc đột ngột’ thật ‘cực kỳ bất thường’ đối với họ vốn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước. Phi cơ rời phi trường Slovakia để bay đến Nga lúc 2 giờ 29 ngày 26.07.2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống kiểm soát an ninh nào.
Dựa theo những tiết lộ đó từ các cảnh sát Slovakia, bà Petra Schlagenhauf, Luật sư của ông Thanh, nói ‘ mảnh ghép cuối cùng cuộc hành trình không tự nguyện của thân chủ bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của nhà nước Việt Nam là ông Thanh ‘tự nguyện’ về nước đầu thú.
Tin tức ngày 04.12.2018, theo báo Dennik N trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các điều tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra ‘những người châu Á, mà có nhiều khả năng nhất là các công dân Việt Nam’, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin, như ông Lê Hồng Quang vì ông không còn ở Slovakia.
III./ BƯỚC VÀO NĂM THỨ BA VỤ BẮT CÓC.
A.- Chính giới Cộng hòa Liên bang Ðức.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 24.09.2017, cho thấy Liên đảng Dân chủ Cơ đốc - Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) đã thất bại nặng chỉ với 32,93% số phiếu hợp lệ. Nếu chính phủ A. Merkel III đượs sự cộng tác của Xã hội Dân chủ (SPD) với Ngoại trưởng S. Gabriel (đắc cử Dân biểu) thì, lần này, SPD từ chối tham dự chính phủ A. Merkel IV, nên bà Merkel phải liên minh với đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (môi trường). Ðảng cực hữu AfD lần đầu tiên có ghế tại Quốc hội khóa 19.
B. Nước Ðức tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam
Ngày 22.01.2019, tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Genève (Thụy Sĩ) để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam, Trưởng đoàn Cộng hòa Liên bang Ðức đưa các quan tâm và các khuyến nghị về Nhân quyền đã bị vi phạm bởi nhà nước Việt Nam tại nước này đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014 :
« Chúng tôi quan ngại về các quyền tự do biểu tình và hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:
a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;
b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;
c. hợp tác với Liên hiệp quốc các thủ tục đặc biệt ;
d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.
Ðồng thời, Ðức cũng đã đặt các câu hỏi :
- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?
- Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
C. Những đòi hỏi thời Ngoại trưởng Gabriel sẽ ‘chìm xuồng’ ?
Thời gian chưa trôi đủ một tháng sau Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, ngày 20.02.2019, tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Cuộc thảo luận liên quan đến quan hệ song phương Đức-Việt, kể cả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, đôi bên cũng bàn về hợp tác giữa các tổ chức quốc tế các nước thứ ba khác.
Sau cuộc hội đàm, Bộ Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí cho biết : khi hội đàm với ông Phạm Bình Minh, ông Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung : ‘Việt Nam là một đối tác quan trọng đối với chúng tôi ở Đông Nam Á. Đất nước này đã thực hiện các bước quan trọng về việc mở cửa kinh tế trong những năm gần đây và đã đi vào con đường cải cách. Do đó, chúng tôi cũng thúc đẩy cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Liên hiệp Aâu châu -Việt Nam’.
Cùng hôm đó, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier đã tiếp ông Phạm Bình Minh tại Berlin. Hai ông bàn việc làm sâu sắc và tăng cường quan hệ song phương. Ông Altmaier ca ngợi: « Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Đức trong khu vực ASEAN, và một số công ty Đức đã hoạt động ở Việt Nam trong nhiều năm, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế và tạo việc làm và chỗ học nghề. Do đó năm nay tôi sẽ cùng với một đoàn doanh nghiệp tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để bàn thảo ».
Trao đổi thương mại giữa hai nước Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập cảng từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro do xuất cảng từ Đức qua Việt Nam.
Tuy nhiên, nói ‘thương mại đi đôi với nhân quyền’ chỉ là điều dối trá. Hoa kỳ đã ký với việt cộng bao nhiêu văn kiện liên quan đến mua bán, ngày 13.03.2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhân dịp công bố ‘Báo cáo Nhân quyền các Quốc gia’ tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, đã tuyên bố ‘Nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại’. Ðừng ngụy biện ‘các thương ước tự do cải thiện đời sống dân nghèo’. Hãy nhìn các lãnh đạo lương bao nhiêu mà tài sản có đến cả trăm triệu đô Mỹ.
Kết Luận.
Liên quan tới vụ ông Thanh mà chính phủ Ðức cáo buộc là đã bị nhà nước Việt bắt cóc, chúng ta không thể quên một người Việt, làm việc cho Sở Di dân và Tị nạn Liên bang Đức, phụ trách nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị. Tên ông là Hồ Ngọc Thắng, người Việt viết nhiều bài đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản.
Ðề cập đến chuyện ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, ông Thắng cho rằng ‘các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Thanh bị ‘bắt cóc’ và ‘Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức’ chủ yếu chỉ dựa vào phát biểu của bà Luật sư, đại diện cho ông Thanh’ cũng như ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Lời bói của ông có thể đúng dù thời gian kéo dài hơn và nhất là khi đối tác chiến lược được tái lập. Thật ra, ông Thắng chỉ nắm vững chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà chúng tôi đã đề cập tại đoạn II.-B. trên đây.
Cuối cùng, cho đến hôm nay, ngày 15.03.2019, lập trường của việt cộng, tuy không hợp lý tức Trịnh Xuân Thanh tự động về nước để tự thú vẫn chưa bị đánh bại bởi lập trường người Ðức cho là ông Thanh bị bắt cóc.
Hà Minh Thảo
Cũng từ cuộc Tổng Tấn công giết người này, Lyndon Johnson thấm đòn việt cộng, hoảng sợ chúng để phải thua chạy, sau khi tung lính Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa, không phép trước của chính phủ nước này. Sau khi Sài Gòn mất tên, Tây Ðức công nhận Hà Nội ngày 23.09.1975. Tính đến tháng 10/2016, khoảng 130.000 người Việt sinh sống tại Ðức, 20% trong số đó đã nhập tịch Ðức. Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, hai nước ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập ‘Quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai’. Ðức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ nước này trong Công việc cải cách hệ thống Pháp luật trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở u châu, chiếm khoảng 20% xuất cảng từ Việt Nam sang Liên hiệp Aâu châu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,92 tỷ mỹ kim (tăng 14% so với 2014), trong đó xuất cảng từ Việt Nam sang Đức đạt 5,71 tỷ mỹ kim, nhập cảng từ Đức là 3,21 tỷ mỹ kim.
Thế mà…
I./ SỰ KIỆN BẮT CÓC NGƯỜI TRÊN ÐẤT ÐỨC.
Sáng ngày 23.07.2017, lúc 10 giờ 40, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đảng viên công sản đang xin tị nạn tại Ðức cùng bạn gái Ðỗ thị Minh Phương (tình nhân hay là cò mòi bị mật vụ Việt dùng), đã bị một nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin. Các nhân chứng nghe tiếng kêu la đã ghi lại bản số xe và điện thoại báo động cảnh sát Ðức. Tại hiện trường, người ta còn tìm thấy điện thoại thông minh của ông Thanh rơi lại. Nhờ dữ liệu GPS định vị (để tránh mất cắp xe, nên các xe thuê mướn được trang bị hệ thống này ghi toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển) đều được lưu trữ, chiếc xe này sau đó chạy đến tòa đại sứ Việt Nam đậu 5 tiếng trước khi đến Praha, thủ đô Séc. Cô Phương đã bị gãy tay và không được săn sóc đúng mức và được mật vụ đưa về nước.
Một tuần trước đó, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh, đặc tránh chống khủng bố, Bộ Công an đã bay sang Berlin, đã làm lộ nhiều sơ hở để bị nhận diện tại khách sạn khi lưu trú tại Berlin. Thâåm quyền Ðức theo dõi và thu thập tin tức về sự kiện, im lặng chờ Việt cộng bịa đặt láo (nghêà của cộng sản) ra sao.
A.- Lập trường Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế. Tiếp theo, trong chương trình thời sự lúc 19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam ngày 03.08.2017 đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc mình đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Báo ‘die Zeit’ nhận xét, tình trạng chưa rõ ràng là phim được quay trong cảnh huống nào. Cho đến ngày 07.08.2017, theo phiên bản này, chưa có thêm tin tức nào cho biết, ông này 10 tháng qua đã ở đâu, có xuất ngoại hay không. Nếu có, thì bằng cách nào, ai giúp đỡ, và về Việt Nam bằng cách nào. Ngày 07.08.2017, bị can Trịnh Xuân Thanh bị tống giam. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết việc tạm giam là để phục vụ điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Thanh còn bị điều tra về tội tham ô tài sản trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Ngày 12.08.2017, truyền thông chính thức nhà nước vẫn tiếp tục đưa bài viết cho là ông Thanh tự ra đầu thú: « Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình ».
Trong bối cảnh này, người ta thắc mắc tại sao bộ trưởng Phạm Bình Minh vẫn im lặng không đối đáp với tuyên bố của quan chức đồng vị (Sigmar Gabriel) ở Đức. Ông chỉ để, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17.08.2017 ở Hà Nội, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: « Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Tôi khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển khu vực và thế giới ».
B.- Lập trường Cộng hòa Liên bang Ðức.
Ngày 02.08.2017, sau khi triệu mời đại sứ Việt Nam tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước Việt Nam đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức cũng như các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt Nam vì Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Ðề cập đến việc tùy viên tình báo Việt (Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam) bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: ‘Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng hắn liên can vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam đã dùng nơi ở của ông tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn.’
II./ CÁC QUYẾT ÐỊNH TỪ ÐỨC QUỐC.
A.- Về Ngoại giao.
1. Ðình chỉ đối tác chiến lược.
Ngày 10.08.2017, các báo Đức đưa tin Viện Công tố Liên bang (Bundesanwaltschaft), từ nay, đảm nhiệm điều tra thay Viện Công tố Berlin vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Viện này cho biết, Việt Nam đã rút đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh.
Ngày 15.08.2017, báo Saarbrücker Zeitung cho biết, hồi tháng 7 một nhóm đặc nhiệm mật vụ Việt Nam đã được đưa từ Việt Nam sang Berlin để dùng bạo lực dẫn độ Trịnh Xuân Thanh và đội này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens (Ka De We). Hiện họ bị truy nã khắp châu u. Ngày 16.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA (đài Tiếng nói Mỹ quốc) Việt ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại.
Ngày 22.09.2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Breul, đã loan tin Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi một bức thư hồi đáp cho Ngoại trưởng Đức để giải thích, nhưng ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ, cho đến nay, chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Vì họ chưa đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi, chưa công nhận đã vi phạm pháp luật Đức, nên ngày hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
2. Ðình chỉ Hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.
Do các viên chức mật vụ Việt Nam lợi dụng Hiệp định này để tự do đi vào nước Ðức để thực hiện cuộc khủng bố võ trang bắt cóc người này. Ngay chính ông Thanh cũng đã vào Ðức để xin tị nạn bằng chiếu khán ngoại giao, khi còn là Ðại biểu Quốc hội.
B.- Về Tư pháp.
Ngày 11.08.2017, Thẩm phán Điều tra Viện Công tố Liên bang Đức ra lệnh bắt giam nghi can Nguyễn Hải Long. Thi hành lệnh, Ngày 12.08.2017, ông Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Cộng hòa Czech bắt ở Praha. Ngày 23.08.2017, ông bị dẫn độ từ Praha về nước Ðức.
Sau khi hoàn tất cáo trạng, ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng, tức là vụ bắt cóc có thời gian thực hiện trên một tuần. Ông thừa nhận chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước. Ông cũng, theo khuyến cáo của Luật sư, đã nhận tội để hưởng bản án nhẹ.
Do đó, ngày 25.07.2018, khi luận tội, bà Regine Grieß, Chánh án phiên tòa, đã nói rõ tòa có đầy đủ các nhân chứng và bằng chứng do cảnh sát điều tra thu thập được, để kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù ở. Tờ Die Tageszeitung cho biết, theo nguồn tin thân cận sứ quán Đức tại Việt Nam, ngay sau khi bị cáo Nguyễn Hải Long nhận tội trước tòa, nhà nước Việt Nam đã mời đại diện sứ quán Đức lên nói chuyện về phiên xử này.
Người Ðức và nhiều người Việt theo dõi sự kiện xử Nguyễn Hải Long vô cùng bất ngờ khi biết ngày 31.07.2018, tức đúng một ngày trước khi hết hạn kháng án, bị cáo đã đệ đơn kháng án. Phần mình, ông Long cũng biêát chỉ là ‘con chốt’ trong ván cờ thôi, tin tưởng nơi đảng thôi. Ngoài ra, bằng biện pháp kháng án này, ông sẽ có cơ hội để bác bỏ lời ông đã thừa nhận ‘chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước’.
Tuy nhiên, chắc chắn các đảng viên cao cấp cộng đảng Việt vẫn bình tĩnh tin tưởng vào chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà họ vẫn dùng để thắng bọn tư bản ham tiền Tây phương. Chiêu bài này đã giúp chúng luôn chiến thắng ngay từ ngày 02.11.1963 lối 14 giờ khi Hồ Chí Minh đã mừng và hét vang ‘Bác cháu sẽ thắng’ khi nhận điện tín báo tin ‘Ngô Ðình Diệm đã chết’ bởi tay sai Mỹ đội lốt ‘tướng tá, chính trị gia, ni sư, cha thầy,…’ và điều này đã thành sự thật ngày 30.04.1963. Chưa hết, đám tay sai này chạy theo tư bản Mỹ để hô hào ‘Chống cộïng’, nhưng rồi khi không thấy cộng đâu, nên họ quay lại chống nhau và được thưởng công nhờ cái nghị quyết 36.
C.- Lập pháp nhất trí với Hành pháp.
Martin Patzelt, Dân biểu đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) bày tỏ: « Việc bắt cóc thật là kinh hoàng. Nếu Việt Nam muốn hòa nhập với các quốc gia văn minh, họ phải tôn trọng nhân quyền ».
Ngày 12.08.2017 báo SZ cho biết, Dân biểu Burkhard Lischka, phát ngôn viên về chính trị nội vụ Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) phát biểu : « Theo quan điểm của tôi cần thiết phải trục xuất thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển.
Cùng ngày, Dân biểu Jürgen Hardt, phát ngôn viên về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo (CDU) đòi hỏi có các biện pháp chung của Liên hiệp u châu, chẳng hạn như trục xuất thêm... nhưng những biện pháp chế tài không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
D.- Ðệ Tứ Quyền vào cuộc.
Ngày 04.08.2018, báo Denník N. ở Slovakia trích lời các cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên phi cơ trong tình trạng ‘vô hồn’ giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên. Ông đã được đưa tới thủ đô Bratislava (Slovakia) trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, do Bộ trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu. Phi cơ thuộc quyền sở hữu Bộ Nội vụ Slovakia do Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho mượn mà các viên chức cảnh sát cho rằng có nhiều tình tiết ‘bất thường’ và ‘khả nghi’. Bình thường, Slovakia không cho người ngoại quốc mượn máy bay. Vì vậy, việc Bộ Nội vụ cho phái đoàn Việt Nam mượn máy bay vào ‘phút chót’ với lý do ‘thay đổi nghị trình làm việc đột ngột’ thật ‘cực kỳ bất thường’ đối với họ vốn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước. Phi cơ rời phi trường Slovakia để bay đến Nga lúc 2 giờ 29 ngày 26.07.2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống kiểm soát an ninh nào.
Dựa theo những tiết lộ đó từ các cảnh sát Slovakia, bà Petra Schlagenhauf, Luật sư của ông Thanh, nói ‘ mảnh ghép cuối cùng cuộc hành trình không tự nguyện của thân chủ bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của nhà nước Việt Nam là ông Thanh ‘tự nguyện’ về nước đầu thú.
Tin tức ngày 04.12.2018, theo báo Dennik N trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các điều tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra ‘những người châu Á, mà có nhiều khả năng nhất là các công dân Việt Nam’, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin, như ông Lê Hồng Quang vì ông không còn ở Slovakia.
III./ BƯỚC VÀO NĂM THỨ BA VỤ BẮT CÓC.
A.- Chính giới Cộng hòa Liên bang Ðức.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 24.09.2017, cho thấy Liên đảng Dân chủ Cơ đốc - Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) đã thất bại nặng chỉ với 32,93% số phiếu hợp lệ. Nếu chính phủ A. Merkel III đượs sự cộng tác của Xã hội Dân chủ (SPD) với Ngoại trưởng S. Gabriel (đắc cử Dân biểu) thì, lần này, SPD từ chối tham dự chính phủ A. Merkel IV, nên bà Merkel phải liên minh với đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (môi trường). Ðảng cực hữu AfD lần đầu tiên có ghế tại Quốc hội khóa 19.
B. Nước Ðức tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam
Ngày 22.01.2019, tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Genève (Thụy Sĩ) để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam, Trưởng đoàn Cộng hòa Liên bang Ðức đưa các quan tâm và các khuyến nghị về Nhân quyền đã bị vi phạm bởi nhà nước Việt Nam tại nước này đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014 :
« Chúng tôi quan ngại về các quyền tự do biểu tình và hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:
a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;
b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;
c. hợp tác với Liên hiệp quốc các thủ tục đặc biệt ;
d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.
Ðồng thời, Ðức cũng đã đặt các câu hỏi :
- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?
- Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
C. Những đòi hỏi thời Ngoại trưởng Gabriel sẽ ‘chìm xuồng’ ?
Thời gian chưa trôi đủ một tháng sau Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, ngày 20.02.2019, tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Cuộc thảo luận liên quan đến quan hệ song phương Đức-Việt, kể cả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, đôi bên cũng bàn về hợp tác giữa các tổ chức quốc tế các nước thứ ba khác.
Sau cuộc hội đàm, Bộ Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí cho biết : khi hội đàm với ông Phạm Bình Minh, ông Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung : ‘Việt Nam là một đối tác quan trọng đối với chúng tôi ở Đông Nam Á. Đất nước này đã thực hiện các bước quan trọng về việc mở cửa kinh tế trong những năm gần đây và đã đi vào con đường cải cách. Do đó, chúng tôi cũng thúc đẩy cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Liên hiệp Aâu châu -Việt Nam’.
Cùng hôm đó, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier đã tiếp ông Phạm Bình Minh tại Berlin. Hai ông bàn việc làm sâu sắc và tăng cường quan hệ song phương. Ông Altmaier ca ngợi: « Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Đức trong khu vực ASEAN, và một số công ty Đức đã hoạt động ở Việt Nam trong nhiều năm, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế và tạo việc làm và chỗ học nghề. Do đó năm nay tôi sẽ cùng với một đoàn doanh nghiệp tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để bàn thảo ».
Trao đổi thương mại giữa hai nước Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập cảng từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro do xuất cảng từ Đức qua Việt Nam.
Tuy nhiên, nói ‘thương mại đi đôi với nhân quyền’ chỉ là điều dối trá. Hoa kỳ đã ký với việt cộng bao nhiêu văn kiện liên quan đến mua bán, ngày 13.03.2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhân dịp công bố ‘Báo cáo Nhân quyền các Quốc gia’ tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, đã tuyên bố ‘Nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại’. Ðừng ngụy biện ‘các thương ước tự do cải thiện đời sống dân nghèo’. Hãy nhìn các lãnh đạo lương bao nhiêu mà tài sản có đến cả trăm triệu đô Mỹ.
Kết Luận.
Liên quan tới vụ ông Thanh mà chính phủ Ðức cáo buộc là đã bị nhà nước Việt bắt cóc, chúng ta không thể quên một người Việt, làm việc cho Sở Di dân và Tị nạn Liên bang Đức, phụ trách nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị. Tên ông là Hồ Ngọc Thắng, người Việt viết nhiều bài đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản.
Ðề cập đến chuyện ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, ông Thắng cho rằng ‘các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Thanh bị ‘bắt cóc’ và ‘Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức’ chủ yếu chỉ dựa vào phát biểu của bà Luật sư, đại diện cho ông Thanh’ cũng như ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Lời bói của ông có thể đúng dù thời gian kéo dài hơn và nhất là khi đối tác chiến lược được tái lập. Thật ra, ông Thắng chỉ nắm vững chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà chúng tôi đã đề cập tại đoạn II.-B. trên đây.
Cuối cùng, cho đến hôm nay, ngày 15.03.2019, lập trường của việt cộng, tuy không hợp lý tức Trịnh Xuân Thanh tự động về nước để tự thú vẫn chưa bị đánh bại bởi lập trường người Ðức cho là ông Thanh bị bắt cóc.
Hà Minh Thảo
VietCatholic TV
Xin hãy ký thỉnh nguyện thư kháng cáo cho ĐHY George Pell
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:54 15/03/2019
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin nói với tờ National Catholic Register rằng việc khởi tố Đức Hồng Y Pell và giam giữ ngài là “một sự chà đạp công lý nghiêm trọng”, xuất phát từ lòng thù hận đức tin, dựa trên những cáo buộc “vô bằng, vô cớ” và “hoàn toàn không thể nào tin được”.
Theo Đức Hồng Y Müller, vụ khởi tố Đức Hồng Y Pell là sản phẩm của “một nền công lý băng hoại” bị lèo lái bởi các thế lực thù ghét Giáo Hội Công Giáo.
Kết luận của tòa án ở Melbourne “hoàn toàn đi ngược lại tất cả lý trí và công lý”. Cái công lý của đám đông đang hò hét hiện nay, theo Đức Hồng Y, giống như hiểu biết về công lý vào thời vua Henry VIII.
Hơn thế nữa, trong một quyết định thể hiện rõ lòng thù hận đối với Đức Hồng Y George Pell, tòa án tại Melbourne đã quyết định truyền hình trực tiếp buổi đọc phán quyết kết tội Đức Hồng Y vào ngày thứ Tư 13 tháng Ba, như một hình thức lăng mạ công khai ngài. Đó là lần đầu tiên một phiên tòa như thế được trực tiếp truyền hình tại Úc.
Chúng ta không thể chấp nhận một hình thức bách hại tôn giáo trắng trợn như thế ngay trong một xã hội dân chủ.
Thực hiện đúng các nguyên tắc dân chủ, và thực thi tình liên đới của các tín hữu trong Hội Thánh, chúng ta cực lực phản đối bản án này và ký vào thỉnh nguyện thư sau xin kháng cáo cho Đức Hồng Y George Pell. Ai ký cũng được, không cần phải là công dân Úc. Xin nhấn vào đây.
Muốn hiểu thêm về bản án của Đức Hồng Y Pell, xin nhấn vào đây.
Xin chân thành cám ơn.
Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin nói với tờ National Catholic Register rằng việc khởi tố Đức Hồng Y Pell và giam giữ ngài là “một sự chà đạp công lý nghiêm trọng”, xuất phát từ lòng thù hận đức tin, dựa trên những cáo buộc “vô bằng, vô cớ” và “hoàn toàn không thể nào tin được”.
Theo Đức Hồng Y Müller, vụ khởi tố Đức Hồng Y Pell là sản phẩm của “một nền công lý băng hoại” bị lèo lái bởi các thế lực thù ghét Giáo Hội Công Giáo.
Kết luận của tòa án ở Melbourne “hoàn toàn đi ngược lại tất cả lý trí và công lý”. Cái công lý của đám đông đang hò hét hiện nay, theo Đức Hồng Y, giống như hiểu biết về công lý vào thời vua Henry VIII.
Hơn thế nữa, trong một quyết định thể hiện rõ lòng thù hận đối với Đức Hồng Y George Pell, tòa án tại Melbourne đã quyết định truyền hình trực tiếp buổi đọc phán quyết kết tội Đức Hồng Y vào ngày thứ Tư 13 tháng Ba, như một hình thức lăng mạ công khai ngài. Đó là lần đầu tiên một phiên tòa như thế được trực tiếp truyền hình tại Úc.
Chúng ta không thể chấp nhận một hình thức bách hại tôn giáo trắng trợn như thế ngay trong một xã hội dân chủ.
Thực hiện đúng các nguyên tắc dân chủ, và thực thi tình liên đới của các tín hữu trong Hội Thánh, chúng ta cực lực phản đối bản án này và ký vào thỉnh nguyện thư sau xin kháng cáo cho Đức Hồng Y George Pell. Ai ký cũng được, không cần phải là công dân Úc. Xin nhấn vào đây.
Muốn hiểu thêm về bản án của Đức Hồng Y Pell, xin nhấn vào đây.
Xin chân thành cám ơn.
Ghi chú: Nếu click vào không được thì copy địa chỉ này rồi dán (paste) vào trong browser: http://tinyurl.com/yxow7q9f