Ngày 15-03-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 16 đến 31.3.2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:39 15/03/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 16 đến 31-3-2010

Ngày 16-3-10: Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu cám dỗ. (Mt 4, 1) -- Chúa Giêsu đã sống làm người như tôi để chịu cám dỗ. Điều tôi học được là đọc và suy niệm Lời Chúa hàng ngày, để Chúa Thánh Linh dẫn dắt thắng được mọi cám dỗ.

Ngày 17-3-10: Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày và sau đó, Người thấy đói. (Mt 4, 2) -- Ăn chay và cầu nguyện là phương thế tốt nhất để ăn năn sám hối. Tôi luôn ăn chay cầu nguyện để dễ nhận thấy tội lỗi mình, thay đổi ngay, trở về làm hòa với Chúa và anh em.

Ngày 18-3-10: Người ta sống không nguyên bởi bánh; nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Thiên Chúa phán ra. (Mt 4, 4)

Chúa dùng câu câu Kinh Thánh này để toàn thắng ma qủy cám dỗ; Lời Cha là Thần Khí, là sức mạnh cho đời sống tâm linh của tôi.

Ngày 19-3-10: Người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. (Mc 2, 3) -- Bệnh bại liệt ở đây là ý chỉ tội lỗi làm tê liệt tâm hồn tôi. Tôi quyết sám hối trở về và xin Chúa thư tha.

Ngày 20-3-10: Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” (Mc 2, 5)

Chúa luôn đòi hỏi tôi, đức tin phải được biểu lộ bằng hành động kèm theo. Xin Mẹ Maria giúp con tin tưởng vào Lời Chúa như Mẹ.

Ngày 21-3-10: Vậy để các ông biết: ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội. Đức Giêsu bảo người bại liệt: Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà !” (Mc 2, 10-11)

Con Người ở đây là Chúa Giêsu có quyền ban ân xá và tha tội. Tôi quyết đứng dậy là bỏ ngay con người cũ nhiều tật xấu và đam mê…

Ngày 22-3-10: Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giầu có, lại đuổi về tay trắng. (Lc 1, 53)

Đức Mẹ đã ca ngợi sự công bình và chính trực của Chúa. Tôi noi gương Mẹ sống nhỏ bé và tin vào lòng thương xót cao vời của Chúa.

Ngày 23-3-10: Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bet sinh hạ một con trai. (Lc 1, 57) -- Đây là ngày sinh nhật của ông Gioan Tiền hô. Tôi noi gương thánh Gioan Tiền hô can đảm rao giảng về Chúa Giêsu, thẳng thắn kêu mọi người sám hối, không sợ tù đày.

Ngày 24-3-10: Khi con trẻ được tám ngày,..và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cho Cháu là Gioan. (Lc 1, 59-60) -- Hai ông bà Da-ca-ri-a đều đồng ý đặt tên cho con là Gioan. Chứng tỏ bà đã được linh ứng và là một điềm lạ.

Ngày 25-3-10: Các môn đệ của Người nhớ lại Lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. (Ga 2, 17) -- Lòng nhiệt thành đối với Đền Thờ dẫn Chúa Giêsu đến cái chết; nhưng lại dẫn đến sự sống lại của Người. Tôi noi gương Chúa quyết là chứng nhân cho Tin Mừng để được ơn cứu độ.

Ngày 26-3-10: Đức Giêsu nói: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi; nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” (Ga 2, 19)

Chúa muốn nói với người Do thái, Đền Thờ đây chính là thân thể Ngài. Xin giúp con giữ gìn thân thể xứng đáng là đền thờ của Chúa.

Ngày 27-3-10: Vậy, khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và Lời Đức Giêsu đã nói. (Ga 2, 22) -- Thân thể Đức Kitô phục sinh là Đền Thờ nơi Thiên Chúa hiện diện. Con tôn thờ Chúa trong Thần Khí và sự thật.

Ngày 28-3-10: Trong nhóm Pharisêu có một người trên là Ni-cô-đê-mô…Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến…….. (Ga 3, 1-2)

Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh của người Do Thái, gặp Đức Giêsu ban đêm vì sợ người ta dị nghị. Xin giúp con khôn ngoan và mạnh dạn khi rao giảng Tin Mừng của Chúa trước hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 29-3-10: Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên. (Ga 3, 3) -- Được sinh lại bởi ơn trên là sinh lại bởi nước và Thần Khí Thiên Chúa, vì trước đó chỉ là con người xác thịt bình thường, chưa có Thần Khí, còn nói về phép Thánh Tẩy, được sinh lại hay tái sinh.

Ngày 30-3-10: Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao? (Ga 3, 4) -- Ông này chỉ hiểu theo thể lý, mà không hiểu ý Chúa nói sinh lại về tâm linh, ý chỉ phép rửa tội, được trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế Thánh.

Ngày 31-3-10: Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh lại bởi nước và Thần Khí. (Ga 3, 5) -- Người chịu phép rửa được thông phần vào sự sống đời đời, được tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa.

Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
 
Ném đá
Lm. An Phong Trần Đức Phương
09:19 15/03/2010
NÉM ĐÁ

(CHÚA NHẬT V MÙA CHAY, NĂM C)

Bài Đọc I (Isaia 43:16-21) đem lại niềm hy vọng trong Mùa Chay: “Hãy quên đi những việc đã qua và đừng quan tâm đến các việc xa xưa nữa…Thiên Chúa hứa sẽ đổi mới mọi sự, khai mở đường đi và cho dân Chúa có nước uống…”

Trong Bài Đọc II (Philiphê 3:8-14) Thánh Phaolô cũng nói Ngài quên hẳn những gì ở đàng sau và chỉ hướng về phía trước “để chạy đến đích cuối cùng là phần thưởng Nước Trời, trong sự hiệp thông với sự đau khổ của Chúa Giêsu và sự Phục Sinh của Người.”

Bài Phúc Âm (Gioan 8:1-11) ghi lại một câu chuyện rất cảm động về người phụ nữ bị kết án là phạm tội ngoại tình đáng phải ném đá cho đến chết theo luật Môise ( Thứ Luật 22:23-24); nhưng chẳng ai dám ném đá chị, vì Chúa bảo “ai hoàn toàn sạch tội hãy ném đá chị đó đi!” Mọi người đều sợ hãi bỏ đi, vì nhận thấy chính mình cũng đầy tội lỗi. Đứng lại ném đá, sợ Chúa Giêsu là “Đấng thấu suốt mọi sự, đã có thể làm cho người chết sống lại, người bệnh được chữa khỏi,” sẽ vạch tội họ ra chăng. Chưa kể còn có những người có đời sống xấu xa mà ai cũng biết! Chúa Giêsu đã tha thứ cho người phạm tội ngoại tình và bảo: “Cha cũng không kết án con. Con hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa!”

Trong Chúa Nhật trước, chúng ta đã có dịp đọc và suy niệm về Dụ Ngôn rất cảm động “Người Cha Nhân Hậu” (Luca 15:1-3,11-32). Chúa Giêsu kể dụ ngôn đó để trả lời những nguời Biệt Phái và Luật Sĩ cứ tự cho mình là người công chính, giữ luật đầy đủ và phàn nàn là Chúa Giêsu cứ “đón tiếp những người tội lỗi và còn ngồi ăn uống với họ…” Qua Dụ Ngôn “Người Cha Nhân Hậu” và thái độ tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa luôn yêu thương và mời gọi những người trót “sa ngã phạm tội vì yếu đuối” hãy ăn năm sám hối, chừa bỏ đời sống tội lỗi, cải thiện đời mình, để trở nên những con người mà Chúa “đã dựng nên theo hình ảnh Chúa” (Khởi Nguyên 1:27). Vì thế, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh “Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi. (Matthêu 9:13).

Thực sự, Chúa Giêsu không bao che tỗi lỗi. “Tội vẫn là tội,” vẫn đáng bị kết án (Matthêu 5:27-30); người đàn bà ngoại tình hôm nay, thực sự vẫn là một tội nhân. Nhưng Chúa Giêsu đã phải chịu khổ nhục và chết trên Thánh Gía để chuộc tội chúng ta. Ngài luôn muốn cho tội nhân có một cơ hội để “làm lại cuộc đời!” Ngay trước khi chết trên Thánh Gía Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho chính những kẻ đã lên án bất công, hành hạ và giết Ngài: “ Xin Cha tha tội cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Luca

23:34).

Tội luôn là điều xấu phải xa tránh. Nhưng trên trần gian này, ai dám tự vỗ ngực mình và tuyên bố “ Tôi hoàn toàn sạch tội” để mà lên án người khác, để mà “ném đá người khác!”

Mùa Chay là “thời gian rất thuận tiện” (2 Côrintô 6:2) ) để chúng ta ăn năn sám hối lỗi lầm, chừa bỏ tội lỗi. Chúng ta hãy lo ăn năn sám hối và “đấm ngực mình, đừng lo đấm ngực người khác” để xin Chúa thứ tha tội lỗi và giúp chúng ta chừa bỏ tội lỗi.

Xin cùng cầu nguyện chung cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta biết hy sinh dành nhiều thời giờ hơn để cầu nguyện, dự các cuộc Tĩnh Tâm Mùa Chay, hy sinh hãm mình thắng vượt những đam mê tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn qua Bí Tích Hòa Giải (Xưng Tội) và dành dụm tiền bạc giúp người nghèo khó trên thế giới. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại thật với Chúa trong đời sống trong sạch, hòa hợp yêu thương và nhiệt thành phụng sụ Chúa và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 15/03/2010
PHÁ GIỚI

N2T


Có bốn vị tăng (nhà sư) quyết định đóng cửa tịnh tâm một tháng.

Mới bắt đầu thì không có chuyện gì xảy ra, mọi việc đều tốt, nhưng sau khi qua một ngày thì một vị tăng nói: “Không biết trước khi đi tịnh tâm tôi đã khóa cửa chùa chưa nữa ?”

Vị tăng khác nói: “Anh ngốc, chúng ta đều quyết định là đóng cửa tịnh tâm một tháng không nói chuyện, bây giờ anh lại mở miệng nói.”

Vị tăng thứ ba nói: “Anh lại thế nào nữa đây, không phải là phá giới rồi sao ?”

Vị tăng thứ tư tiếp lời: “Cám ơn Phật của tôi, tôi là người duy nhất không phá giới.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Tĩnh tâm là làm cho tâm hồn yên tĩnh lắng đọng để dễ dàng nghe được Lời Chúa phán dạy, tĩnh tâm là để cho tâm hồn thoải mái nhẹ nhàng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong hoàn cảnh yên tịnh, tĩnh tâm cũng là dịp để cho tâm hồn và thân xác nghỉ ngơi trong ân sủng của Chúa.

Có những buổi tĩnh tâm của cộng đoàn, của dòng tu, của hội đoàn, và có những buổi tĩnh tâm dành riêng cho cá nhân, nhưng dù tĩnh tâm cộng đoàn hay cá nhân thì cũng có một chung điểm là thinh lặng và cầu nguyện.

Tĩnh tâm mà không thinh lặng đủ thì giống như người uống cà phê mà không hút thuốc, mất đi hương vị đậm đà của cà phê và khói thuốc; tĩnh tâm mà không cầu nguyện thì giống như người tắm mà không dùng xà phòng, thân thể không hoàn toàn sạch sẽ thơm tho được. Điều này thì ai cũng hiểu, nhưng mấy ai giữ được ? Ha ha ha...

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 15/03/2010
N2T


18. Chúng ta cần phải hưởng vui vẻ, nếu không đạt được sự hưởng thụ vui vẻ cao thượng thì chắc chắn phải đi tìm hưởng sự vui vẻ đê tiện.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 15/03/2010
N2T


390. Hy vọng là liệu pháp hiệu quả nhất để trị sự ủ rủ buồn chán.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh đưa ra bức thư ngắn về lạm dụng tính dục: ''Một lộ trình rõ ràng qua những vùng bão tố''.
Nguyễn Hoàng Thương
10:39 15/03/2010
Tòa Thánh đưa ra bức thư ngắn về lạm dụng tính dục: "Một lộ trình rõ ràng qua những vùng bão tố".

Vatican (VIS) – Hôm 13/03/2010, Cha Federico Lombardi S.J., Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một bức thư ngắn với tựa đề "Một lộ trình rõ ràng qua những vùng bão tố". Dưới đây là nội dung bức thư:

"Khi kết thúc một tuần lễ, trong đó phần lớn sự chú ý của giới truyền thông Âu Châu được tập trung vào vấn đề lạm dụng tính dục dính dáng đến người của các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi muốn đưa ra ba nhận xét:

"Thứ nhất, đường lối đang được thực hiện bởi các Hội Đồng Giám Mục Đức đã cho thấy là đường lối đúng đắn để đối mặt với vấn đề trong các khía cạnh khác nhau của nó. Những tuyên bố của Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Zollitsch, sau cuộc diện kiến Đức Thánh Cha của ngài, đã tóm kết lại chiến lược dựa trên hội nghị thường niên gần đây của Hội đồng Giám Mục và nhắc lại những khía cạnh hoạt động thiết yếu của Hội đồng: công nhận sự thật và giúp đỡ các nạn nhân, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa và hợp tác mang tính xây dựng với nhà chức trách (bao gồm các cơ quan tư pháp của Nhà nước) vì lợi ích chung của xã hội. Đức Tổng Giám Mục Zollitsch cũng đã nhắc lại một cách dứt khoát ý kiến của các chuyên gia, theo đó vấn đề giữ độc thân không thể nhầm lẫn với chứng thích lạm dụng tính dục với trẻ em. Đức Thánh Cha đã khuyến khích đường lối mà các giám mục Đức theo đuổi - thậm chí tính đến bối cảnh cụ thể nơi địa phương họ - có thể được xem như là một mô hình hữu ích và gợi cảm hứng cho các Hội đồng Giám Mục khác tìm thấy chính mình để đối diện với những vấn đề tương tự.

"Hơn nữa, một cuộc phỏng vấn quan trọng và mang tầm mức rộng lớn, được nêu ra bởi Đức Cha Charles J. Scicluna, nhà cổ võ công lý của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đưa ra một lời giải thích chi tiết về ý nghĩa của các chuẩn tắc giáo luật cụ thể được Giáo Hội thiết lập qua nhiều năm để phán xử tội ác ghê tởm lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên bởi các thành viên hàng giáo sĩ. Hoàn toàn rõ ràng rằng các chuẩn tắc này đã không được tìm thấy, và đã không được ưa thích, loại lý do đưa ra để che đậy loại tội ác như thế; hoàn toàn trái lại, họ đề xướng các hoạt động dữ dội để đối đầu, phán xử và trừng phạt thích đáng tội ác trong khuôn khổ của giáo luật. Và cần phải ghi nhớ rằng tất cả những điều này đã được trù liệu và thiết lập trong bản kiến nghị khi Đức Hồng y Ratzinger là Tổng Trưởng của Thánh Bộ này. Đường lối mà ngài đã theo luôn là một đường lối khắc khe và chặt chẽ trong việc giải quyết ngay cả những tình huống khó khăn nhất.

"Cuối cùng, Tổng Giáo Phận Munich đã hồi đáp, với một thông cáo dài và chi tiết, các câu hỏi liên quan đến trường hợp của một linh mục chuyển từ Essen đến Munich tại thời điểm mà Đức Hồng Y Ratzinger là Tổng Giám Mục của thành phố, linh mục mà sau đó đã phạm vào lạm dụng. Thông cáo nêu bật Đức Tổng Giám Mục lúc đó hoàn toàn không liên quan các quyết định làm trỗi dậy các vụ lạm dụng đã diễn ra. Thay vào đó, có điều hiển nhiên rằng trong những ngày gần đây một số người đã tìm kiếm - với sự cố chấp đáng kể, ở Regensburg và Munich – các yếu tố có thể liên quan đến cá nhân Đức Thánh Cha trong vấn đề lạm dụng. Đối với bất kỳ quan sát viên khách quan nào, rõ ràng là những nỗ lực này đã thất bại.

"Dù trong bão tố, Giáo Hội thấy rõ con đường mình phải theo, dưới sự chỉ dẫn chắc chắn và nghiêm khắc của Đức Thánh Cha. Như chúng có dịp quan sát, chúng ta hy vọng rằng nỗi thống khổ này, cuối cùng, giúp toàn thể xã hội thấy mối quan tâm lớn hơn nữa để bảo vệ và giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên ".
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến thủ tướng Croatia
Bùi Hữu Thư
12:14 15/03/2010
ROME, Thứ hai 15 tháng 3, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Ngày 13 tháng 3 vừa qua, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến bà Jadranka Kosor, thủ tướng Croatia, sau đó bà đã gặp gỡ Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, và tổng trưởng ngoại giao Toà Thánh Đức Cha Dominique Mambert.

Theo một bản tin của Văn Phòng truyền thông Tòa Thánh, trong các buổi tiếp xúc đã có “một sự trao đổi có kết quả các ý kiến về một vài chủ đề thời sự quốc tế và về tình hình trong vùng.” Thủ tướng đã đặc biệt trình bầy về “tình trạng của cộng đồng Croatia tại Bosnia và Herzégovina ».

Ngoài ra, bà cũng nhắc đến “ý nguyện chung là theo đuổi một cuộc đối thoại xây dựng về các chủ đề có ích lợi chung cho Giáo Hội và quốc gia Croatia.”

Bản tin tiếp: Cuối cùng “một vài chủ đề liên quan đến tiến trình của Croatia trên đường sát nhập trọn vẹn vào Thị Trường Chung Âu Châu” cũng đã được xem xét.

Bà Jadranka Kosor là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ thủ tướng của Cộng Hoà Croatia vào tháng 7 năm 2009. Bà nguyên là một nhà báo, ngay từ tháng 12, 2003, bà đã là Phó Tổng Thống, và Tổng Trưởng Bộ Gia Đình, và Yểm Trợ giữa các thế hệ và các cựu chiến binh.

Croatia là một quốc gia với đa số người Công Giáo. Người ta tính được trong nước có trên 87 % người Công Giáo, khoảng 4 % Chính Thống Giáo, và trên 1 % một chút người Hồi giáo.
 
Top Stories
INDE, Orissa: une fillette identifie un parlementaire comme le meurtrier de son père, l’une des victimes des massacres antichrétiens perpétrés par les hindouistes
Eglises d’Asie
09:57 15/03/2010
INDE, Orissa: une fillette identifie un parlementaire comme le meurtrier de son père, l’une des victimes des massacres antichrétiens perpétrés par les hindouistes

Eglises d’Asie, 15 mars 2010 – Une petite fille de 6 ans a identifié Manoj Pradhan, membre de l’Assemblée législative de l’Orissa, comme le meurtrier de son père, torturé puis massacré lors de la vague de violence antichrétienne de 2008.

Lipsa Nayak et sa mère faisaient partie des centaines de témoins cités par les deux tribunaux spéciaux établis en Orissa afin de juger les affaires liées aux attaques contre les chrétiens (1). Lorsque le juge lui a demandé si elle pourrait identifier le meurtrier de son père, la petite fille a désigné Manoj Pradhan, un leader du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien), vitrine politique des nationalistes hindous.

La mère de la fillette a expliqué à la cour que son mari s’était enfui dans la jungle avec sa famille, mais qu’un groupe l’avait rattrapé. La jeune veuve de 25 ans a raconté ensuite comment il avait réagi avec calme et détermination lorsqu’ils lui ont demandé de renier sa foi chrétienne ou de mourir. « Ils ont joué avec lui pendant quelques jours avant de le couper en morceaux et de l’arroser de kérosène », a-t-elle rapporté, ajoutant que sa fille alors âgée de 4 ans avait été témoin du crime.

Lors d’une audience qui s’est tenue le 12 mars dernier, les avocats de la défense et le procureur ont soumis la fillette à un interrogatoire poussé de 90 minutes, la questionnant sur les personnes qu’elle avait vu tuer son père et sur le lieu du crime. « Elle a répondu à toutes leurs questions sans hésitation », a déclaré à l’agence Ucanews (2), Me Raj Kishore Pradhan (sans lien de parenté avec le député), un avocat qui assistait le procureur.

Manoj Pradhan, membre du BJP, représente la circonscription de G. Udayagiri du district de Kandhamal à l’Assemblée de l’Orissa. Il a été accusé d’être l’un des principaux instigateurs des violences de 2008 et devait répondre de nombreux chefs d’accusations, parmi lesquels 14 incendies criminels et pillages et une dizaine de meurtres. Emprisonné dès octobre 2008, il s’était néanmoins présenté aux élections d’avril-mai 2009 et avait été élu au parlement de l’Orissa (3). Après être sorti de prison en juillet, il avait été, au cours des mois suivants, progressivement blanchi de toutes les accusations qui pesaient contre lui par les cours spéciales de justice de l’Orissa, « faute de preuves suffisantes » (4).

« Il y a une petite fille qui a trouvé le courage de témoigner contre ce qui représente le pouvoir politique », souligne Me Pradhan. Son exemple « devrait encourager les autres à témoigner devant la cour et permettre que justice soit faite, plutôt que de se rétracter », ajoute-t-il.

Le P. Manoj Kumar Nayak, qui est du même village, espère aussi que le témoignage de la petite fille permettra de rendre enfin justice aux victimes. Le prêtre catholique souligne que le parlementaire Manoj Pradhan fait partie des 307 personnes acquittées faute de témoignages suffisants par les cours spéciales de justice. Selon lui, la plupart des suspects n’ont toujours été déférés devant un tribunal ou même seulement arrêtés.

(1) Sur les événements concernant les violences antichrétiennes de 2008, voir EDA 490, 491, 492, 493, 494, 495, 496

(2) Ucanews, 15 mars 2010.

(3) En Inde, il n’est pas rare que des candidats qui purgent une peine de prison se présentent à des élections.

(4) Parmi les principaux chefs d’accusations qui pesaient sur le leader hindouiste figuraient la torture et l’assassinat de Kantheswar Digal, pour lesquels il avait été reconnu devant la cour par de nombreux témoins. Mais les menaces de mort et autres intimidations exercées sur les principaux témoins par les membres des groupes hindouistes avaient conduit bon nombre d’entre eux à se désister, permettant ainsi le blanchiment « faute de preuves » de Manoj Pradhan. La communauté chrétienne avait exprimé sa consternation devant l’impunité dont jouissaient les coupables grâce à la « corruption » et la « complicité » manifestes des autorités locales. Voir EDA 515
 
CAMBODGE: Inauguration de l’Institut universitaire Saint-Paul dans la province de Takéo
Eglises d’Asie
09:59 15/03/2010
CAMBODGE: Inauguration de l’Institut universitaire Saint-Paul dans la province de Takéo

Eglises d’Asie, 15 mars 2010 – Le 2 mars dernier, un peu moins d’un an, jour pour jour, après la pose de la première pierre (1), l’Institut supérieur Saint-Paul a été inauguré en présence du Vice-Premier ministre et de plusieurs ministres, dont ceux de l’Education et de l’Agriculture. Fondé par Mgr Olivier Schmitthaeusler, l’établissement universitaire, installé à Angtasaom, à 70 km au sud de la capitale, se veut « un pôle d’excellence au service des étudiants pauvres qui n’ont pas les moyens de poursuivre des études à Phnom Penh ».

Pour Mgr Schmitthaeusler, membre de la société des Missions Etrangères de Paris et nouvel évêque coadjuteur de Phnom Penh (son ordination épiscopale aura lieu le 20 mars 2010), la création de cet établissement marque la volonté de la petite Eglise catholique du Cambodge d’être présente en milieu universitaire. L’Institut Saint-Paul devient ainsi le premier établissement d’enseignement supérieur ouvert et géré par l’Eglise catholique au Cambodge. Il accueille déjà 190 étudiants pour une formation en agriculture (bac + 2) et en sciences de l’information (bac + 4). Des partenariats ont été noués avec l’Université royale d’agriculture de Phnom Penh, l’Institut polytechnique Ngee An de Singapour ou encore la Fondation Lien Aid de Singapour. Financés par une bienfaitrice singapourienne, les nouveaux bâtiments comprennent une bibliothèque de 800 m², un bâtiment principal comportant 25 salles dotées d’équipements informatiques et de connexion Internet. « Ce projet ambitieux veut être au service des étudiants aussi bien pour leur développement intellectuel qu’humain et spirituel », explique Mgr Schmitthaeusler, qui souligne qu’une chapelle a été édifiée au cœur du complexe universitaire. Chapelle bénie le 2 mars par le nonce apostolique, qui avait fait le déplacement au Cambodge pour l’occasion.

(1) Voir EDA 484
 
VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été libéré et ramené à l’archevêché de Huê dans l’après-midi du 15 mars 2010
Eglises d’Asie
10:54 15/03/2010
VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été libéré et ramené à l’archevêché de Huê dans l’après-midi du 15 mars 2010

Eglises d’Asie, 15 mars 2010 – Le P. Thaddée Nguyên Van Ly, dont la dégradation de l’état de santé avait ému la communauté catholique au Vietnam (1), a été libéré de prison, aujourd’hui, lundi 15 mars 2010. Selon une information mise en ligne sur le site Internet de Radio Free Asia, le prêtre prisonnier de conscience a été amené vers 14h (heure locale) à Huê, diocèse dans lequel il est incardiné. Il a encore été retenu au siège de la Sécurité locale pendant trois heures, avant d’être conduit vers 17h à l’archevêché de Huê. A cette occasion, la police locale aurait écarté de ce quartier l’ensemble des petits marchands y exerçant leur négoce.

Le prêtre a retrouvé à l’archevêché des parents proches. Ceux-ci se disposaient à aller lui rendre visite au centre d’internement de Ba Sao, dans le nord du Vietnam. De passage à l’archevêché de Huê, ils ont été avertis de la prochaine arrivée du P. Ly et ils ont ainsi pu l’accueillir.

A cette heure, aucune information concernant sa santé n’a été transmise. On sait que le prêtre avait été victime d’une embolie cérébrale il y a quelques mois et qu’il avait fait un séjour à l’hôpital de Hanoi. Ses derniers visiteurs avaient donné des nouvelles alarmantes concernant sa santé.

Le P. Ly a donc été libéré au bout de trois ans de prison au centre d’internement de Ba Sao, dans la province de Ha Nam. Une peine de huit ans de prison lui avait été infligée, le 30 mars 2007, par le tribunal populaire de Huê, à l’issue d’un procès au cours duquel on l’avait empêché de s’exprimer. Une photo où l’on voit un policier lui fermant la bouche de sa main a fait le tour du monde. Mais il lui reste encore plusieurs années de résidence surveillée à purger.

(1) Voir EDA 523
 
Vietnam Vaticano liberato sacerdote condannato a 8 anni
AGI
16:30 15/03/2010
VIETNAM-VATICANO: LIBERATO SACERDOTE CONDANNATO A 8 ANNI (tiếng Ý)

http://www.agi.it/rubriche/ultime-notizie-page/201003152007-cro-rom0148-vietnam_vaticano_liberato_sacerdote_condannato_a_8_anni

(AGI) - CdV, 15 mar. - Le autorita' del Vietnam hanno concesso la liberazione anticipata di un sacerdote cattolico, padre Taddeo Nguyen Van Ly, che scontava una condanna di 8 anni di prigione dopo le accuse di essere all'origine di un movimento per la democrazia, chiamato "Blocco 8406", sorto nell'aprile 2006 e che oggi ha 2 mila aderenti, e di sostenere gruppi illegali quali il Partito progressista del Vietnam. Ne da' notizia AsiaNews, agenzia del Pontificio Istituto Missioni Estere. Il religioso - la cui immagine in manette, ripresa al momento dell'arresto, aveva fatto il giro del mondo - e' stato liberato a causa delle sue gravi condizioni di salute: aveva avuto un ictus alcuni mesi fa.
 
Vietnam releases leading dissident from prison
AP
16:32 15/03/2010
HANOI, Vietnam — Vietnam released one of its leading democracy activists from prison Monday after the dissident Catholic priest spent three years and suffered two strokes in solitary confinement, his lawyer and sister said.

Authorities released Father Nguyen Van Ly from a prison near Hanoi at 4 a.m. and drove him in an ambulance back to his hometown of Hue, his sister, Nguyen Thi Hieu, told The Associated Press.

"I'm very glad to see him out of prison and pleased to see that he is in better health than he was when I last saw him," Hieu said.

In 2007, Father Ly was sentenced to 8 years in prison for disseminating anti-government propaganda during a dramatic trial in which police muzzled him for shouting anti-communist slogans and accusing Vietnamese officials of practicing "the law of the jungle."

Father Ly is one of Vietnam's best-known human rights activists and has spent more than 15 years in prison since 1977, according to Freedom Now, a Washington-based law firm that serves as Ly's international counsel.

"We're beyond delighted that Father Ly has been released," said Maran Turner, Freedom Now's executive director. "But Vietnam still has many human rights challenges. The government is still imprisoning many other activists."

In recent months, Vietnam has sent 16 democracy activists to jail in one of its harsher crackdowns on dissent. Some observers have speculated that the crackdown is part of political jockeying ahead of next year's Communist Party congress.

Turner said she was not sure why the government had decided to release Ly now.

"It's hard to understand what moves governments to finally do the right thing," she said. "This has been a long time coming."

Vietnamese government officials could not immediately be reached for comment.

Officials at the U.S. embassy, which has pressed for Ly's release, said they had seen reports that Ly was paroled so that he could seek medical treatment.

"If those reports are true, it would be a welcome humanitarian gesture," said David Moyer, an embassy spokesman. "We don't yet have any specific information about the conditions of his release."

Father Ly is partly paralyzed on the right side of his body but can walk with a cane, according to his sister, who said he is staying at the Archdiocese of Hue, where priests planned to call doctors to assess his health.

He suffered strokes in July and November and for a time was unable to walk, Turner said. Before his release, he received treatment in a Hanoi hospital, where he was watched by five guards, she said.

In July, 37 U.S. senators sent a letter to President Nguyen Minh Triet calling for Ly's release
 
Vietnam: liberato prete dissidente (tiếng Ý)
ANSA
16:33 15/03/2010
Vietnam: liberato prete dissidente (tiếng Ý)

http://www.ansa.it/web/notizie/rubriche/mondo/2010/03/15/visualizza_new.html_1733855664.html

Tadeus Nguyen Van Ly ha scontato quasi 16 anni carcere

(ANSA) - HANOI, 15 MAR - Rilasciato ad Hanoi, per motivi si salute, Tadeus Nguyen Van Ly, il prete cattolico dissidente che ha scontato quasi 16 anni di carcere.

Il sacerdote, 63 anni, era stato condannato nel 2007 a 8 anni di prigione con l'accusa di essere l'ispiratore del movimento pro-democrazia 'blocco 8406', creato nell'aprile 2006, e di appoggiare gruppi politici fuorilegge, tra cui il Partito progressista del Vietnam. Nel 2001 era stato condannato a 15 anni per 'aver sabotato il regime' comunista.
 
Las autoridades vietnamitas liberan a uno de los presos políticos más importantes por sus problemas de salud (Tây Ban Nha)
Reuters/EP
16:34 15/03/2010
Las autoridades vietnamitas liberan a uno de los presos políticos más importantes por sus problemas de salud (Tây Ban Nha)

http://www.europapress.es/epsocial/politica-social/noticia-autoridades-vietnamitas-liberan-presos-politicos-mas-importantes-problemas-salud-20100315174026.html

HANOI, 15 Mar. (Reuters/EP) -

Las autoridades vietnamitas han liberado a uno de los presos políticos más importantes del país, el cura católico Nguyen Van Ly, cinco años antes de que cumpla íntegramente su condena, una decisión que se debe, al parecer, a sus problemas de salud.

La noticia de su liberación fue comunicada por Freedom Now (Libertad Ahora), una organización de abogados con sede en Estados Unidos, y un portavoz de la Embajada estadounidense en Hanoi dijo que, según algunas informaciones, Ly ha sido indultado para que pueda recibir tratamiento médico. "Si esto es cierto, se trataría de un gesto humanitario grato", añadió.

Ly, de 63 años de edad, ha pasado unos 16 en prisión durante las tres últimas décadas por defender un mayor respeto por los Derechos Humanos en Vietnam, donde gobierna el Partido Comunista como partido único.

Su última condena comenzó a cumplirla a principios de 2007, cuando le sentenciaron a ocho años de cárcel más cinco años de arresto domiciliario por difundir propaganda contra el Estado, pero su salud se deterioró y el año pasado sufrió dos apoplejías que le dejaron parcialmente paralizado.

La directora ejecutiva de Freedom Now, Maran Turner, aseguró que un sobrino de Ly le ha dicho que el cura fue liberado en torno a las 4.00 horas de este lunes y que ha pasado el día yendo en coche de Hanoi a su localidad natal, Hue, en el centro de Vietnam.

"Habló con el padre Ly esta mañana. Ha vuelto a Hue con su familia", declaró Turner por teléfono desde Estados Unidos. Turner añadió que el estado de salud del religioso "empeoró notablemente" durante su estancia en prisión, que incluyó largos periodos en régimen de aislamiento, y que probablemente sea éste el motivo de su liberación anticipada.

El Gobierno de Estados Unidos y los de otros países occidentales habían pedido en numerosas ocasiones la liberación de Ly. El pasado mes de julio, un grupo de 37 senadores estadounidenses instó al presidente de Vietnam, Nguyen Minh Triet, a concederle la libertad. Durante el juicio en el que Ly fue condenado en 2007, se le negó un abogado y los guardias de seguridad le hicieron callar cuando intentó hablar, según Freedom Now.

Hace unos días, también fue liberada la abogada disidente Le Thi Cong Nhan, que ya había cumplido su condena de tres años de cárcel. Nhan también había sido declarada culpable de difundir propaganda contra el Estado, un delito que, según los defensores de los Derechos Humanos, el Gobierno vietnamita utiliza para silenciar a la disidencia.

En los últimos meses, los tribunales vietnamitas han encarcelado al menos a 16 personas como parte de lo que algunos analistas describen como una campaña contra los disidentes.
 
Vietnam frees dissident priest in poor health
Reuters
16:36 15/03/2010
Vietnam frees dissident priest in poor health - group

http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-46935620100315

Mon Mar 15, 2010 9:29pm IST

HANOI (Reuters) - Vietnam freed one of its highest-profile political prisoners on Monday, releasing outspoken Catholic priest Nguyen Van Ly five years before his sentence was up, a U.S.-based advocacy group said.A spokesman for the U.S. embassy in Hanoi said he was aware of reports that Ly had been paroled for medical treatment and said: "If these are true it would be a welcome humanitarian gesture."

A perennial thorn in the side of the ruling Communist Party, Ly has spent some 16 years in prison over the past three decades for advocating greater human rights in the one-party state.

The 63-year-old cleric's latest jail term started in early 2007 when he was sentenced to eight years in prison followed by five years of house arrest for spreading propaganda against the state, but his health deteriorated and last year he suffered two strokes that left him partially paralysed.

Maran Turner, executive director of the rights group Freedom Now, said a nephew of Ly's had told her the priest was released around 4 a.m. on Monday and spent the day driving from Hanoi to his home town of Hue in central Vietnam.

"He spoke to Father Ly this morning. He (Ly) is now back in Hue with his family," she said by telephone from the United States.

She said Ly's health had "deteriorated substantially" during his imprisonment, which included long stretches in solitary confinement, and said it may have been a likely factor in his early release.

There was no immediate explanation of Ly's release from the government and calls to the Foreign Ministry's press office, which handles queries from foreign media, were not answered.

The U.S. and other Western governments have called repeatedly for Ly's release. In July, a group of 37 U.S. senators urged Vietnamese President Nguyen Minh Triet to set the cleric free.

During Ly's four-hour trial in 2007, he was denied access to a lawyer and was silenced by security guards when he attempted to speak, Freedom Now has said. Ly's freedom comes within days of the release of dissident lawyer Le Thi Cong Nhan who served out her three-year sentence. Nhan was also convicted of conducting propaganda against the state, a crime that human rights advocates say the government wields as a tool to silence dissent.

There was no apparent link between the releases of two of the country's best known political prisoners.

In recent months, Vietnamese courts have imprisoned at least 16 people in what some analysts say has been an unusually harsh crackdown on dissent.

(Reporting by John Ruwitch)
 
Vietnam frees ailing dissident priest: lawyer
AFP
20:46 15/03/2010
Vietnam frees ailing dissident priest: lawyer

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hKpJmxcETg88pKwP9EazoKJPoNrw

WASHINGTON — Vietnam on Monday freed a Catholic priest who has been an outspoken democracy advocate after he suffered debilitating strokes in his nearly three years in prison, his lawyer said.

Vietnam has been on the receiving end of international appeals to release Nguyen Van Ly, who was sentenced in March 2007 to eight years in prison after prosecutors said he helped start a banned pro-democracy coalition.

Ly's sister had been visiting the priest at his prison near Hanoi when guards told her to wait, Maran Turner, the dissident's Washington-based counsel.

"She didn't know why and she waited for quite some time. Then all of a sudden they brought out Father Ly at 4 am and said, 'He's been released,'" Turner told AFP.

Turner, the executive director of Freedom Now, which supports political prisoners, said that Ly returned to his hometown of Hue where he is surrounded by family.

Ly, 63, is partially paralyzed from two strokes he suffered while in prison, Turner said.

"He's getting better," she said. "He's able to move around and to walk with the help of a cane."

Thirty-seven US senators -- or more than one-third of the chamber -- in July last year sent Vietnamese President Nguyen Minh Triet an appeal for Ly's freedom. The European Union had also sought his release.

"There's been a rise in attention on his case," Turner said. "And we can only assume that at least in some measure, his health was the impetus for going ahead and releasing him."

While voicing delight over Ly's release, Turner cautioned that others remained in prison.

In an annual report, the State Department last week found that Vietnam held at least 60 political prisoners at the end of 2009 including lawyers, activists and bloggers.

Leonard Leo, the chair of the US Commission on International Religious Freedom, a government advisory body, welcomed Ly's release and urged the US ambassador to Vietnam to meet the freed priest.

"While this is good news for Father Ly, we continue to have grave concerns about Vietnam's deteriorating human rights situation," Leo said.

Earlier this month, Vietnam released lawyer and dissident Le Thi Cong Nhan, 30, who had also spent three years in prison for challenging the communist authorities.
 
Vietnam releases dissident priest Nguyen Van Ly
BBC
20:48 15/03/2010
Vietnam releases dissident priest Nguyen Van Ly

http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/8569304.stm

Father Ly has spent more than 15 years in prison since 1977

One of Vietnam's high-profile human rights activists has been released from prison, five years before the end of his sentence.Nguyen Van Ly, 63, suffered two strokes in 2009 that left him partly paralysed, and Western governments had demanded repeatedly that he be freed.

His nephew told the BBC he was now back at home in the central city of Hue.

Father Ly was sentenced to eight years of prison in 2007 for disseminating anti-government propaganda.

His trial made news headlines as he tried to read out a poem criticising Vietnam's communist authorities and was muzzled by police.

He has spent more than 15 years in prison since 1977. In 2009 a group of 37 US senators wrote to Vietnam's President Nguyen Minh Triet, calling for his release.

The Roman Catholic Father Ly was a founding member of Bloc 8406, a pro-democracy movement launched in 2006.

It is unclear if his release is final or merely for medical treatment. US embassy officials said they had seen reports indicating Father Ly was released in order to seek medical treatment.

It comes just a few days after the freeing of another key activist in Bloc 84-06, the lawyer Le Thi Cong Nhan, and has been welcomed by democracy campaigners.

Vietnam has jailed 16 democracy activists in recent months.
 
Vietnam releases ill Catholic priest and prisoner of conscience
J.B. An Dang
22:56 15/03/2010
A priest, who has spent some 17 years in prison over the past three decades for advocating greater human rights in the one-party state, has been released yesterday.

The archdiocese of Hue announced that Fr. Thaddeus Nguyen Van Ly, 64, was driven in an ambulance back to the city yesterday at 5 PM. He was released at 4 in the morning from the state prison of Ba Sao in North Vietnam. He had to stay at a police transit location in Hue for more than 3 hours to be threatened not to involve in “any ant-government activities” before arriving at the bishopric of Hue.

Fr. Ly was reportedly paroled at the request of his family and Hue archdiocese for medical reason.

The prominent priest was first jailed for his criticism of government policies on religion in the late 1970’s, and has already spent some 17 years as a prisoner of conscience, for calling for respect for human rights.

He had served an eight year sentence in Ba Sao prison, Ha Nam province in northern Viet Nam since March 2007. For most of this time he has been held in solitary confinement, and has suffered from high blood pressure and other health problems. In the last ten months he experienced several bouts of ill-health, including temporary loss of movement on one side of his body. The prison authorities have neither provided a proper diagnosis nor adequate medical treatment. As a result of the neglect, his health has been rapidly deteriorating in the last few months as reported by his sister who'd last seen him in early February of this year.

Father Ly had been receiving medical treatment in Prison Hospital 198, administered by the Ministry of Public Security in Ha Noi, since his stroke, which caused paralysis on one side. His family reports that while he has regained some movement, he remains partially paralysed.

This year Viet Nam rejected important recommendations made by states under the Universal Periodic Review process, including amending or repealing national security provisions of the Penal Code inconsistent with international law; to remove other restrictions on dissent, debate, political opposition, and freedoms of expression and assembly; and to release prisoners of conscience.

On Dec 11 last year, Catholics in Vietnam were dismayed to learn that the Vietnamese authorities returned Father Ly to prison on the same day that the President of Viet Nam, Nguyen Minh Triet, met with Pope Benedict XVI at the Holy See, a gesture condemned by Amnesty International and other right groups.

In his first statement made to Radio Free Asia, Fr. Ly reiterated that he has neither accepted his sentence nor he agreed with the term "criminal" as referred by the government nor. He insists to be called "prisoner of war"
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bản tin và hình cha Nguyễn Văn Lý về dưỡng bệnh tại nhà Huu Dưỡng GP Huế
TGP Huế
09:49 15/03/2010
Bản tin Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý về dưỡng bệnh tại Nhà Hưu Dưỡng Huế

Thứ hai, 15 Tháng 3 2010 18:53. Chiều ngày thứ hai, 15/09/2010, lúc 17 giờ 5 phút, Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý được đưa về tại Nhà Hưu Dưỡng của Giáo Phận Huế, 69 Phan Đình Phùng.

Xem hình cha Lý về nhà hưu dưỡng

Đức Giám Mục Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Cha Bênêđitô Lê Quang Viên, Quản Lý Toà Giám Mục Huế, Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Thư Ký Tòa Giám Mục Huế, và một số cha ở Nhà Chung và Nhà Hưu Dưỡng, vui mừng và nồng nhiệt đón tiếp người anh em linh mục của mình.

Về phần Cha Tâđêô Nguyễn Văn Lý, ngài vẫn vui tươi, tỉnh táo và tỏ ra sung sướng được gặp lại Đức Cha Phanxicô Xavie và các bạn linh mục.

Công An Nhà Nước cho biết theo đề nghị của gia đình, Nhà Nước tạm ngưng thi hành án và cho phép ngài, vì lý do nhân đạo, trở lại Nhà Hưu Dưỡng của Giáo Phận Huế để điều trị.
 
Khóa hội thảo về truyền giáo tại trung tâm mục vụ giáo phận Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
10:16 15/03/2010
Khóa hội thảo về truyền giáo tại trung tâm mục vụ giáo phận Bắc Ninh

Được sự khích lệ của đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, một khóa hội thảo về truyền giáo đã được tổ chức tại Trung tâm Mục Vụ giáo phận từ 12 – 15.3.2010. Giảng viên là một nhóm các nhà truyền giáo đến từ Canada và Hoa Kỳ gồm có: Lm. Scott McCaig, CC, Lm. Terry Donahue, CC, thày phó tế Đoàn Ngọc Châu và ngài Don Turbitt. Có 95 tham dự viên gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận Bắc Ninh.

Xem hình

Khóa hội thảo nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Linh trong việc truyền giáo. Phần học thuyết và thực tiễn của các giờ hội thảo luôn được sinh động hóa qua những câu chuyện, hình ảnh minh họa thú vị, hấp dẫn thính giả. Các giảng viên muốn khơi dậy những đặc sủng của Chúa Thánh Linh đang nằm sẵn trong mỗi người, muốn thổi bùng lên nhiệt huyết truyền giáo nơi các tham dự viên.

Kết thúc khóa học, đại diện tham dự viên nói lời cảm ơn các giảng viên, hứa hăng say loan báo Tin Mừng và mong ước được tham dự thêm những khóa hội thảo khác nữa. Đức cha Cosma cũng hiện diện và ngài tạ ơn Chúa đã trao ban cho giáo phận một khóa hội thảo đầy ích lợi. Sau đó, đức cha, các giảng viên và tham dự viên chụp hình lưu niệm chung.

Tất cả tín hữu Công giáo đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua phép Rửa tội, Thêm sức… Ước mong mỗi người biết khơi dạy lửa mến, khơi dậy các đặc sủng Chúa ban, để nhiệt thành ra đi loan báo Tin Mừng như các Tông Đồ xưa sau ngày lễ Ngũ Tuần.
 
Các Linh mục hạt Hải Vân-Huế tổ chức ngày hội giáo dân
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
10:37 15/03/2010
Các Linh mục hạt Hải Vân-Huế tổ chức ngày hội giáo dân

Huế 15/3/2010--Bảy linh mục ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam vừa tổ chức Ngày Hiền Mẫu để giúp 800 bà mẹ Công Giáo nhận ơn toàn xá tại giáo xứ Hà Úc hôm 14/3/2010.

“Mỗi tuần mỗi giới, Chúa nhật thứ ba mùa chay là ngày hội gia trưởng, chúa nhật thứ năm là ngày dành cho giới trẻ”, theo linh mục Phaolô Nguyễn Luận, quản xứ Hà Úc, giáo phận Huế.

Đời sống sinh hoạt của 7 giáo xứ gồm Hà Úc, Xuân Thiên, Vinh Thanh, An Bằng, Phường Tây, Vinh Hòa và Nam Đông mỗi ngày mỗi thăng tiến kể từ đầu mùa chay 2010 đến nay, các linh mục đã ngồi tòa giải tội hơn 4000 tín hữu trong số 10.000 tín hữu sống ở miền núi và vùng biển.

Để thu hút giáo dân nhận ơn toàn xá, các linh mục đã sắp xếp nơi ăn ở và thuê xe đưa đón giáo dân từ các giáo xứ vùng sâu vùng xa cách nhau từ 30 đến 50 cây số, về sinh hoạt tại giáo xứ Hà Úc, nơi được Đức Tổng giám mục Huế chỉ định hành hương Năm thánh Linh Mục cho giáo hạt phía Bắc đèo Hải Vân.

Giáo dân đến tham dự, được nghe các linh mục kể chuyện vui về cách giáo dục con cái, xem phim về bảo vệ sự sống, nghe các nữ tu nói về cách dự phòng lây nhiễm HIV. Các Linh mục còn giúp giáo dân xưng tội và dâng lễ mùa Chay.

Khác với 30 năm trước đây, để có một ngày họp mặt cho các giới tín hữu, các linh mục phải khó khăn trong việc làm đơn xin phép.

Cha Luận cho biết, ngày hội giáo dân là dịp giúp các gia trưởng trở thành người cha tốt, bà mẹ đảm đang, đạo đức; giới trẻ và thiếu nhi thành những người con ngoan trong gia đình vì họ được học hỏi về cách sống Đạo, chia sẻ Lời Chúa, làm hòa với mọi người trước khi nhận bí tích Hòa Giải và Thánh Thể.

Các tín hữu ở đây vẫn còn truyền thống đọc kinh sáng tối trong gia đình, “Nhờ đọc kinh chung trong gia đình đã giúp các tín hữu sống hạnh phúc”, cha Luận đề nghị mỗi tuần, ít nhất một lần, chừng 15-20 phút, cả gia đình cùng nhau suy niệm Lời Chúa, xin lỗi nhau và tặng quà cho nhau sau những phút suy niệm.

Chánh xứ nhà thờ Hà Thanh là linh mục Phaolô Phạm Tá, chia sẻ về vai trò người mẹ trong gia đình, theo ngài người mẹ rất quan trọng trong việc đào tạo nhân lực tương lai cho Giáo Hội vì mẹ là người truyền thụ đời sống đức tin cho con từ việc dạy con làm dấu Thánh Giá, đọc kinh cầu nguyện trước bữa ăn và khi đi ngủ.



Các linh mục cũng quan tâm tới hiện tượng di dân hiện nay do đô thị hóa, nông thôn mất mùa vì hạn hán và bão lũ, những lao động trẻ bỏ xứ ra đi vào các tỉnh miền Nam tìm việc làm. Do hoàn cảnh sống xa gia đình, nhiều bạn trẻ tìm đến nhau và sống buông thả.

Trong số 8 triệu người di dân có chừng 1000 giáo dân thuộc hạt Hải Vân- Huế.

Nhằm giúp các tín hữu của mình được tiếp tục sinh hoạt tại các giáo xứ nơi họ mới đến, từ năm 2010, các linh mục quản xứ hạt Hải Vân-Huế sẽ lập thẻ di dân, trong đó ghi đủ các phép bí tích, ngày giáo dân đã lãnh nhận tại giáo xứ để thay cho thư giới thiệu trước đây.
 
Hành hương Đức Mẹ TàPao giữa lòng mùa chay
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:51 15/03/2010
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO GIỮA LÒNG MÙA CHAY

Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2). Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.

Mùa Chay là thời điểm mà Chúa Giêsu Kitô tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho Giáo Hội qua mầu nhiệm Thánh Giá.Trong bầu khí của Năm Thánh 2010, Mùa Chay năm nay thúc đẩy mỗi tín hữu sống tinh thần hy sinh, sám hối và hòa giải cách chân thành và triệt để hơn, theo đúng tinh thần Tin Mừng.


Ngày 13.3, giữa lòng Mùa Chay Thánh, hàng ngàn người đã hành hương về bên Mẹ TàPao. Con đường từ ngã ba căn cứ sáu vào Tánh linh đang thi công nên bụi bay mịt mù, xe lắc lư chông chênh. Từng đoàn xe vất vả nối tiếp nhau tiến về núi rừng TàPao.

Một con đường mới rộng 4m gần 200 bậc cấp lên tượng Mẹ đang cơ bản hoàn thành. Chỉ trong vòng 5 tuần lễ, với sự nổ lực của ban xây dựng và hàng ngàn công lao động của anh chị em Dân Tộc K’ Ho vùng Di Linh – Bảo Lộc, con đường lên rộng rãi, người hành hương thong thả vừa đi vừa lần chuỗi, từng bậc cấp lên cao đến tận chân Mẹ.

Đang mùa khô hạn nắng nóng, đất ruộng nứt nẻ, trên núi đồi vẫn bát ngát một màu xanh của núi rừng. Những vườn điều xanh um tỏa bóng mát lên tận thánh tượng Đức Mẹ. Giữa những vườn điều đang ra hoa kết trái xanh đỏ vàng đẹp mắt, tôi nhớ đến sự tích trái ”đào lộn hột”.

Một hôm trong một khu rừng rộng lớn, tổ chức một buổi lễ vui. Tham dự buổi lễ có đủ mọi loài súc vật lớn bé: từ con voi khổng lồ cho đến mọi loài rắn rết côn trùng. Sinh sống ở bên ngoài bìa rừng có một trái đào tò mò muốn được dự cuộc vui nên thầm ước mong: “Ước chi mình được thoát ra khỏi cái thế giới đen tối này để xem coi sự việc bên ngoài thế nào”. Cùng lúc đó, có nàng tiên đi qua cây đào, nàng cũng muốn đi đến dự buổi lễ vui trong rừng nhưng không có bạn.

Nàng tiên dừng lại bên cây đào, và hột đào từ trong trái đào tiến ra khẩn khoản nài xin: “Nàng tiên ơi, xin cho con ra khỏi trái đào này đi để con được xem thấy ngày vui hiếm có ở khu rừng vắng vẻ này”. Nàng tiên động lòng thương xót và rồi với quyền phép trong tay, nàng đụng vào trái đào và lập tức hột đào lộn ra ngoài. Lần đầu tiên được nhảy nhót nhìn thế giới bên ngoài, hột đào sung sướng kêu lên: “Ôi, thế giới này đẹp quá”.

Suốt buổi lễ hôm đó, hột đào sinh sống ngồi trên trái đào như một cái ngai vàng treo lủng lẳng trên cây bên cạnh nàng tiên xinh đẹp. Từ trên cao, hạt đào có thể nhìn xuống và nhìn ra suốt cả khu rừng nhộn nhịp trong ngày lễ hiếm có. Hột đào thích quá nên không ngớt van nài nàng tiên đừng để mình trở lại vào trong trái đào nữa. Sau buổi lễ, khu rừng trở lại yên tĩnh như trước. Gió lốc thổi mạnh, mưa rơi tầm tã, sấm chớp tứ bề làm hạt đào ướt đầm đìa và run sợ. Hột đào cảm thấy bất hạnh hơn bao giờ hết và thầm nghĩ: “Trước kia, khi còn ở trong lòng trái đào, mặc dầu tứ bề đen tối, nhưng ít ra còn được che mưa che nắng không phải run sợ. Bấy giờ hột đào quay sang nàng tiên khẩn khoản van lơn cho được trở lại trong lòng trái đào ấm cúng. Nhưng đã quá muộn, nàng tiên đã ra đi từ lúc nào. Và từ đó, trái đào mang tên là “Đào lộn hột”.

Ý nghĩa câu chuyện cổ tích của trái đào lộn hột trên đây rõ ràng và dễ hiểu. Thật vậy, chinh phục đầu tiên và lớn nhất của mỗi người chính là biết chấp nhận chính mình với tất cả những gì mình có: tài năng cũng như hạn hẹp thiếu sót. Như Đức Maria nhìn nhận mình chỉ là “tôi tá Chúa” là “Nữ tỳ hèn mọn”. Mỗi người khám phá ra ơn gọi riêng của mình và trở nên chính mình.

Nắng gay gắt, gió cuốn bụi mịt mù. Những công trình xây dựng lễ đài, đường lên núi vẫn đang dang dỡ.

8g sáng, mọi người tề tựu quanh lễ đài, làm việc kính Đức Mẹ và dâng những tâm tình khấn nguyện.

Đến 8g30, đoàn rước tiến lên lễ đài. Ca đoàn Giáo xứ Chính Tâm hoà vang ca nhập lễ.

Đức cha Giuse Vũ Duy Thống cùng đồng tế với Đức Cha Nicolas, Đức cha Phaolô và khoảng 30 linh mục.

Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng câu chuyện Truyền tin.

Trang Tin mừng hôm nay chính là ngắm thứ nhất mùa Vui: Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai, và lời kinh của mỗi người chúng ta dâng lên từ mầu nhiệm này là xin cho mình được sống khiêm nhường. Vì vậy giữa lòng Mùa Chay, hướng về Đức trinh nữ Maria, chúng ta suy ngắm lời xin vâng của Đức trinh nữ Maria có những chiều kích như thế nào.

Lời xin vâng gắn liền với nhân đức khiêm nhường của Mẹ đã trở thành hình mẫu cho đường đi của mỗi người tín hữu trong Mùa Chay.

1. Sự khiêm nhường trong sự vâng phục kính tôn.

Lời chào của Sứ Thần dành cho Đức Mẹ là một lời chào rất đặc biệt chưa hề có trong lịch sử cứu rỗi. Không phải bởi vì bầu khí thần hiện cho bằng vì chính nội dung lời chào. Đó là chữ “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phúc”. Một Sứ thần của Thiên Chúa uốn gối trước mặt một con người có một phẩm tước vô cùng cao quý. Đây là trường hợp duy nhất không có lần thứ hai. Vì vậy, trong tiếng Fiat của Mẹ đã làm ánh lên một tâm tình suy phục kính tôn.

Giống như bất cứ người thiếu nữ Sion nào, được hòa nhập trong dòng chảy của ơn cứu độ, được yêu mến và được nuôi nấng bằng dòng sữa chờ mong Đấng Cứu Thế, Trinh Nữ Maria luôn luôn khiêm tốn đi trong hướng đi chung của dân tộc, hướng đi chung của lịch sử cứu rỗi. Vì vậy, nghe lời chào rất đặc biệt này, Mẹ là người am hiểu về Thánh kinh, Mẹ cảm thấy bối rối, không thể an lòng được trước một lời chào trọng thể, trước một danh xưng rất cao quý như vậy.

Nhưng thưa cộng đoàn, cảm thấy lời chào kia vút cao là bởi vì Mẹ đã cảm nhận được chính sự lũng thấp của trái tim, của cuộc đời mình. Ở đây ta gọi là sự khiêm nhường, bởi vì càng khiêm nhường bao nhiêu lại càng được Chúa đổ tràn hồng ân vào bấy nhiêu. Nơi chúng ta đang dự lễ đây là triền đồi, vào tháng 5, 6, 7, những thửa ruộng dưới kia sẽ ngập nước. Tại sao trên triền đồi này không có nước mà dưới ruộng lại có nước? Thưa, bởi vì ruộng thì thấp, sườn đồi thì cao. Nước mưa cũng là hình ảnh của hồng ân Thiên Chúa. Những tâm hồn nào cao ngạo khó lòng mà giữ nước lại được. Những thửa ruộng dưới kia lũng thấp được đón nhận nước mưa đầy tràn. Đức trinh nữ Maria đã nên giống như những thửa ruộng để rồi ngài nhận được hồng ân Thiên Chúa đầy tràn. Lời xin vâng của Mẹ là lời xin vâng của một trái tim lâng lâng tâm tình suy phục, kính tôn Thiên Chúa là Đấng thi ân giáng phúc trên hết mọi thụ tạo của Ngài.

2. Sự khiêm nhường trong niềm cảm phục yêu mến.

Quang cảnh của câu chuyện Truyền tin diễn ra như là một cuộc mặc cả, như là một cuộc điều đình, cho dẫu khởi đầu bằng một lời chào tôn quý. Nhưng ở đó, một mặt Đức Maria bối rối chưa hiểu ất giáp ngọn nguồn và mặt khác Mẹ lại xin Thiên sứ tỏ bày cho Mẹ rõ hơn nữa về đường đi nước bước của việc truyền tin. Cả hai bên dường như vẫn đợi chờ nhau. Phía Sứ thần chỉ đợi chờ Đức Maria một sự ưng thuận. Đức Maria lại đợi chờ từ phía Sứ thần một lời giải thích mang tính thuyết phục. Cuộc điều đình ấy cho thấy, dẫu Thiên Chúa là Đấng cao vượt nhưng không áp đặt trên thụ tạo của Ngài. Đức Maria đã được tôn trọng đúng mức trong tư cách là một thụ tạo. Những câu hỏi đáp bên này bên kia diễn ra rất tự nhiên như trong đời sống nhân sinh của mình vậy. Phải là tôn trọng thụ tạo của mình lắm, Thiên Chúa mới chọn cho mình một giải pháp xem ra đường dài như vậy. Nếu như Ngài dùng quyền năng, muốn sự ưng thuận của Đức Maria một cách đơn giản thì cũng dễ thôi. Thế nhưng Ngài lại phải tổ chức một cuộc điều đình qua vị Sứ giả, qua những câu hỏi theo cung cách xã giao Do thái, qua những câu vừa tầm với sự hiểu biết của một thôn nữ. Đức Maria diễn tả niềm tôn kính với Thiên Chúa là Đấng đã chọn lựa mình bằng một niềm cảm phục yêu mến. Trái tim của Mẹ đã sẵn mở cho tình thương của Thiên Chúa. Giờ này nhận được lệnh của Ngài, Mẹ lại mở ra một cách rõ ràng hơn để lời xin vâng thưa lên, tức là vừa vâng trước lệnh và vừa phục trước tình thương của Thiên Chúa dành cho Mẹ.

3. Sự khiêm nhường trong sự vâng phục cậy trông

Không chỉ suy phục tôn kính trước Thiên Chúa toàn năng; không chỉ cảm phục yêu mến trước cung cách Ngài truyền lệnh mà còn là vâng phục cậy trông; bởi vì Mẹ đã gởi gắm cả cuộc đời, cả tâm trí, cả tính tình, cả phận số của mình cho Thiên Chúa. Ta gặp thấy qua chữ “người tôi tá” mà Đức Maria đã tự nhận cho mình: “Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”.

Người ta dễ dàng vâng phục trước một lời quyền uy. Nhưng Đức trinh nữ Maria vâng lời Chúa qua trung gian của Sứ thần. Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường tuyệt vời. Mẹ nhận mình là một người tôi tá, cho dẫu trước đó đã được chào với một danh xưng vô tiền khoáng hậu “Đầy ơn phúc”. Rõ ràng, trong tiếng Fiat của Đức Maria, đã có một niềm trông cậy. Mẹ tin tưởng phó thác vận may, đời sống của mình cho Đấng đã tuyển chọn mình, để rồi sau này cho dẫu gắn liền cuộc sống của Mẹ với mầu nhiệm Nhập thể, Tử nạn, Phục sinh của Đức Kitô đi nữa, Mẹ cũng vẫn gắn liền với chữ vâng phục trong chữ khiêm tốn tự thuở nào.

Vâng, thưa quý ông bà anh chị em, tôi vừa chia sẻ đôi nét phác họa về sự khiêm nhường của Đức trinh nữ Maria như được gợi lên trong ngắm thứ nhất mùa vui, gắn liền với đức khiêm nhường mà ta cầu xin Mẹ ban cho mỗi người chúng ta khi lần hạt mân côi.

Giữa lòng Mùa Chay Thánh hôm nay, đức khiêm nhường vẫn là một nhân đức mỗi người chúng ta được Hội thánh kêu gọi và đồng thời cũng là nhân đức nền tảng từ đó mới có thể xây dựng lầu đài các nhân đức khác. Và khi nhân đức khiêm nhường đi liền với đức vâng phục hay thể hiện qua đức vâng phục giữa lòng Mùa Chay Thánh, chúng ta cũng gặp thấy những nét lung linh, mời gọi tâm hồn chúng ta thực hiện trong đời thánh đức của mình.

Mùa Chay là mùa sám hối. Mùa Chay là mùa canh tân. Mỗi người chúng ta đều thuộc nằm lòng. Mùa Chay là mùa đổi đời, trút bỏ đi những gì là cồng kềnh, những gì là cũ kỹ, những gì là tăm tối, những gì là tội lỗi để khoác vào đời sống của mình một tấm áo mới trong niềm tin yêu Chúa và cũng chính khởi đi từ đó Chúa cũng ban cho chúng ta những ơn lành hồn xác.

Lòng khiêm tốn, sự vâng phục của Đức trinh nữ Maria như là một lời mời gọi mỗi người chúng ta hãy theo gương Mẹ mà họa lại trong đời sống của mình những nét tươi tắn của sự vâng phục, của sự khiêm tốn, để rồi chính chúng ta được dẫn vào con đường mới, làm mới lại mối tương quan của mình với Thiên Chúa, làm mới lại mối tương quan của mình với chính bản thân của mình, trong Bí tích Hòa Giải, trong tòa giải tội, trong sự đổi đời, và cũng làm mới lại mối tương quan của chính chúng ta với tất cả những anh chị em chung quanh mình. Cách riêng những người gần gũi mình và cách cụ thể là đối với những người có những gì đang gây cho mình muộn phiền cách này cách khác, thiệt hại cho mình cách này cách khác. Vâng, đến với ai thì ta có thể đủng đỉnh được chứ đến với một sự đổi mới tâm hồn theo lời gọi của Mùa Chay, theo gương khiêm nhường vâng lời của Đức trinh nữ Maria thì mình không thể chần chừ được. Vì vậy hôm nay, xin nhờ lời chuyển cầu của Đức trinh nữ Maria và xin tiếng gọi của Mùa Chay tác động trên mỗi người chúng ta cho từng người của cộng đoàn hành hương này cũng biết thực thi những bước đi mới trong đời sống của mình. Ta cầu xin Chúa ban cho mình một trái tim tinh tuyền để nâng cao tâm tình kính mến và cũng để thực thi lòng khiêm tốn, vâng phục theo gương Đức trinh nữ Maria giữa lòng Mùa Chay một cách thiết thực.

Đến với thánh địa Tàpao này, tháng nào tôi cũng được lắng nghe những mẩu chuyện, những chuyện thực về những cuộc đời, và cách riêng hơn nữa về những hồng ân lãnh nhận được. Đó là hồng ân sám hối. Tất nhiên mỗi người đến đây đều trĩu nặng tâm hồn: một ước nguyện, một lời khấn xin. Trên đỉnh cao của lời khấn xin là xin cho chúng ta nên hoàn thiện, nên thánh đức trong Mùa Chay.

Lần này đến đây tôi đã nghe được chứng từ về việc thay đổi đời sống của những người đến cầu khấn với Đức trinh nữ Maria.

Có một bà ở tuổi 60, kể lại với tôi về việc bà đến đây với trái tim trĩu nặng, đến để khấn xin Đức Mẹ hoán cải gia đình mình, cách riêng ông xã của mình. Ông ấy vừa rượu chè vừa khô khan, cứ mỗi năm trung thu nhị kỳ. Vào mùa Vọng, mùa Chay cả gia đình phải động viên ông gãy lưỡi và thậm chí tháp tùng, theo như ngôn ngữ của bà là áp tải ông đến với nhà thờ và còn cử cậu con trai đầu lòng ngồi lại đó nữa thì may ra ông mới đủ can đảm để đến với tòa cáo giải. Nhưng sau vài lần đến khấn xin Đức trinh nữ Maria tại đây, ông xã của bà đã có những biến chuyển lạ lùng trong đời sống. Không còn phải giục giã nữa, mà chính ông lại lên tiếng giục giã con cái: hãy sống thảo hiền và hãy sống sốt mến với Thiên Chúa. Đặc biệt năm nay, chẳng phải ai động viên, ông đã là ngọn cờ đầu đến với bí tích Cáo Giải để rồi trở thành gương sáng cho cả gia đình. Bà ấy thì vui khỏi nói, con cái cũng vui quá chừng. Và theo như lời bà thì mấy người hàng xóm cũng tròn xoe mắt, hỏi tại sao vậy. Bà bảo không biết, để tháng này bà đến hỏi Đức Mẹ TàPao. Chắc quý ông bà anh chị em cũng hiểu, khấn xin ơn gì không biết nhưng xin ơn hoán cải cuộc đời theo đúng như lời Mẹ kêu gọi ở Fatima: “canh tân đời sống, cải thiện đời sống” thì ắt hẳn Mẹ sẽ ban cho không ngần ngại, miễn là mỗi người chúng ta chấp nhận đi theo ngài, theo cung cách của Mẹ là khiêm nhường và xin vâng.

Chúa luôn muốn gọi chúng ta, muốn đẩy chúng ta đến đỉnh cao thánh đức. Vấn đề còn lại là ta có sẵn sàng đón nhận lời mời gọi đó một cách tích cực trong đời của mình không.

Xin nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tàpao cho mọi tâm hồn chúng ta trong Mùa Chay Thánh này cũng tìm được niềm bình an theo gương khiêm nhường vâng phục của Mẹ, và nhất là cho chúng ta biết chuẩn bị có được tâm hồn thánh đức để đón mừng mầu nhiệm Phục sinh sắp tới. Giờ này chúng ta có thể hiệp thông ý nguyện với nhau để xin Đức Mẹ thương thánh hóa đời sống chúng ta:

Chắp tay lạy Mẹ TàPao,
Mẹ về ngự giữa non cao đỉnh trời.
Xin thương giãi ánh rạng ngời,
Soi đường con bước, dõi đường con đi.
Cuối thánh lễ, ĐGM ban phép lành với ơn toàn xá.
Nhiều đoàn hành hương tiếp tục lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ TàPao.

 
Cộng đoàn vùng Bắc Đức uỷ lạo bệnh nhân phong tại trại Quả Cảm Bắc Ninh
Cộng Đoàn Bắc Đức
16:15 15/03/2010
CỘNG ĐOÀN BẮC ĐỨC ỦY LẠO BỆNH NHÂN PHONG

TRẠI QỦA CẢM BẮC NINH VÀO MÙA CHAY 2010


Hà Nội-Bắc Ninh - Trại Quả Cảm, chiều thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010 chúng tôi tới Trại Phong Quả Cảm Bắc Ninh làm công tác ủy lạo vào Mùa Chay 2010, như thường lệ đây là cuộc đi chuyển tải lòng yêu thương do các giáo dân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức tài trợ qua Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, lần này biết chúng tôi làm công tác này một đôi vợ chồng trẻ ẩn danh tại Hà Nội dịp kỷ niệm 1 năm ngày cưới cũng ủng hộ 2.000.000đ thêm cho phái đoàn.

Bước qua năm thứ ba làm công tác ủy lạo Trại Qủa Cảm, danh gọi “Cộng Đoàn Bắc Đức” đối với bệnh nhân Phong đã trở nên thân quen - khởi đầu cha Tuấn và các Bạn Trẻ VN từ Đức đích thân đến Quả Cảm vào hè 2008, chính vì thế mà các bệnh nhân ở đây đã gọi là “Gia đình Bắc Đức“. Hôm nay chúng tôi muốn tới sớm hơn những lần trước để có nhiều thời gian thăm hỏi các bệnh nhân và tìm hiểu thêm về sinh hoạt cuộc sống tại đây như thế nào vì những lần trước chúng tôi đến nơi vì trời đã tối (chúng tôi chỉ tổ chức đi được vào ngày thường và sau giờ làm việc văn phòng). Thời tiết hôm nay khá tốt so với những người Phong còn mạnh khoẻ nhưng với những bệnh nhân đau yếu thì giá rét vẫn làm cho lạnh lắm. Thoát khỏi Thành phố “phồn hoa” với những ồn ào náo nhiệt và pha chút những bụi bặm thế gian, tới Quả Cảm trên vùng núi xa xa mới thấy được bầu không khí trong lành và yên tĩnh mà ở thành phố không thể có được.

Xem hình ủy lạo bệnh nhân

Chúng tôi đỗ xe ở góc sân và thả bộ ra xem các con em của những bệnh nhân đang tập xe đạp dưới những hàng cây trong sân. Ở một góc của khu điều trị có 1 “phòng thể thao 3 không” không mái che, không cửa ra vào, tường không còn nguyên vẹn và trong cảnh hoang tàn ấy đã trở thành một nơi tập luyện thể thao. Chính giữa sân có duy nhất 1 cái bàn đã siêu vẹo để chơi bóng bàn, đấy là nơi thể thao giải trí duy nhất của các bệnh nhân, tuy nhiên nhìn họ chơi với nhau rất vui tươi và hào hứng.

Bỗng chốc tiếng loa phóng thanh vang nên từ nhà văn hoá làm vỡ tan bầu khí khí yên lặng vào buổi xế chiều: “Xin mời quý Ông Bà và các cháu thiếu nhi chúng ta tập chung về nhà văn hoá để đón đoàn ủy lạo”. Đang đứng thăm hỏi với một cụ Bà năm nay đã ngoài 75 tuổi ở cuối dãy nhà tôi suýt bật cười thành tiếng vì nghe đến danh từ “đón đoàn” bởi hôm nay tôi tới đây có một mình với một tài xế xe tải. Dù chỉ là một đoàn nhỏ nhưng hôm nay chúng tôi đã “chở” tới đây tình cảm thương mến của cả một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trong vùng Bắc Đức cách xa đến nửa vòng trái đất, tôi chợt nghĩ từ “đón đoàn” cũng đúng đấy chứ! Những dãy nhà của các bệnh nhân nằm bao bọc xung quanh nhà văn hoá với khoảng cách xa nhất chỉ 300 mét trở lại nhưng phải mất đến 10 phút thì mọi người mới tập trung đầy đủ được, bởi những thân thể bệnh nhân lớn tuổi không còn đủ chân, tay, những bàn chân, bàn tay không còn đủ ngón, những tấm lưng đã còng được chống đỡ bởi một cành cây đơn sơ thì không thể di chuyển nhanh hơn được.

Riêng tôi vẫn tự nhìn nhận mình là “văn nói hơn văn viết” nhưng hôm nay đứng trước 146 bệnh nhân phong trại Quả Cảm tôi không thể nói được hết những suy nghĩ muốn chia sẻ của tôi với các bệnh nhân, cổ tôi đã nghẹn ngào khi nhận ra trước mặt tôi là những người đang thay tôi mang Thập Giá mà có lẽ chính tôi không mang vác nổi. Sơ Xuân, một người phụ nữ đơn sơ và nhân hậu đã thay mặt các bệnh nhân gửi lời cám ơn và chúc sức khoẻ đến cha Paul Phạm Văn Tuấn, quý vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức đã liên lỷ giúp đỡ chia sẻ với các bệnh nhân phong trại Quả Cảm trong suốt thời gian qua. Sơ Xuân cũng nhắn nhủ các bệnh nhân rằng dù quý Ông Bà và anh chị em trong trại Phong thuộc các tôn giáo khác nhau, nhưng mỗi người cũng phải luôn nhớ tới và cầu nguyện cho quý vị ân nhân theo cách riêng của mình, bởi chính quý vị ân nhân đã cố gắng san sẻ cho dù đôi khi họ cũng có những khó khăn trong cuộc sống và điều quan trọng hơn nữa là những đóng góp ấy đem đến đây một ngọn gió tinh thần mạnh mẽ để giúp mỗi người đẩy lùi được ốm đau bệnh tật và cái đói lạnh để cuộc sống ngày một vui tươi hơn.

Đứng nhìn những Ông, Bà được cho là “mạnh khoẻ“ nhất đại diện cho tổ/nhóm lên phía trên nhận mì tôm về phát lại cho mỗi người 30 gói, lại thấy mấy em thiếu nhi cũng lon ton chen vào giúp đỡ, có em đã bê thùng mì che lấp cả mặt nhưng cứ thế vui tươi đi vội vã mà va vào mấy em khác ngã lăn ra và la í ới rồi lại bò dậy tươi cười đi tiếp. Một bầu không khí thật vui tươi nhộn nhịp, trong ánh mắt mỗi người toát nên niềm hạnh phúc khiến chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc theo và quên hẳn đi mọi lo âu đời thường.

Ngoài trời đã tối hẳn, mọi người “trở về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126:5). Gánh lúa của chúng tôi hôm nay là niềm vui được chia sẻ với các bệnh nhân qua những gói mì, đó là niềm hạnh phúc tâm hồn cho chúng tôi. Chúng tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn quý vị - những tấm lòng hảo tâm từ Cộng Đoàn Bắc Đức đã cho đi mà chúng tôi lại được đón nhận. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha rất nhân từ sẽ trả công bội hậu cho qúy vị và ban tràn đầy hồng ân xuống trên mỗi người.

Một nỗi trăn trở nhỏ của chuyến đi ủy lạo: Do đang thi công đoạn đường dẫn từ quốc lộ 5 lên cầu Vĩnh Tuy, làn đường xe đã được phân lại tạm thời mà chúng tôi và rất nhiều xe khác nữa không biết nên đã đi vào và kết quả là chúng tôi được „anh hùng núp“ (công an) vẫy vào lập "biên bản miệng với khung hình phạt 200.000đ" (hơn 10 đô la). Rõ khổ, đi làm việc thiện giúp đỡ những người nghèo hèn ốm yếu lại phải nuôi thêm… những kẻ mạnh khoẻ béo tốt!

Kính chúc cha Paul Phạm Văn Tuấn, quý vị ân nhân, quý cộng đoàn Bắc Đức dồi dào sức khoẻ, ơn bình an và một Mùa Chay 2010 thánh đức.
 
Giám mục Mai Thanh Lương chúc mừng Tổng Giáo phận Huế
Huy Phương
16:35 15/03/2010
GM Dominic Mai Thanh Lương
Trưa ngày thứ Hai, Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California phát biểu sau khi có tin Linh mục Tađêo Nguyễn Văn Lý được trở về Huế:

“Sáng nay tôi cũng rất vui mừng vì vừa thức dậy có nghe đài Little Saigon báo tin chính phủ đã trả tự do cho cha Nguyễn Văn Lý và Ngài đã về Nhà chung của Tổng giáo phận Huế để dưỡng bệnh.

Thực sự tôi cũng chưa biết chi tiết nó như thế nào nhưng đây là điều vui mừng cho Ngài và gia đình Ngài. Tôi cầu chúc Ngài chóng bình phục, khỏe mạnh và làm những việc tốt cho dân tộc Việt Nam của chúng ta.”

Khi được hỏi sự kiện này có phải là do Linh mục Nguyễn Văn Lý bệnh nặng hay do áp lực của quốc tế, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California cho biết:

“Thực sự là có nhiều cơ quan nhân đạo và nhân quyền đề nghị với chính phủ là trong những giây phút mà Ngài bệnh nặng như vậy thì phải cho Ngài vào một chỗ nào để có thể dưỡng bệnh một cách tốt lành hơn. Và tôi cũng nghe thấy rằng gia đình cũng đã xin nhiều lần. Chắc chắn nó phải là tất cả, vừa có người đề nghị vừa chính quyền thấy đã đến đến lúc cho Ngài về để dưỡng bệnh, nhất là Ngài bây giờ mỗi ngày càng trở nên một nhân vật mà ai cũng biết.

Chúc mừng cho Tổng giáo phận Huế, nếu mà qua Đức Tổng giám mục Nguyễn Như Thể để mà Ngài lo cho cha Lý thì cái đó rất là tốt.”
 
Đại hội Tu Sĩ toàn quốc lần IV tại Tòa Giám Mục Bùi Chu
Ánh Sao Xanh
20:42 15/03/2010
ĐẠI HỘI TU SĨ TOÀN QUỐC LẦN IV

Tại Tòa Giám Mục Bùi Chu

Từ ngày 08 đến 10 Tháng 3 năm 2010

Trong chương trình sinh hoạt của năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 3 năm 2010, Đại Hội Tu Sĩ Toàn Quốc lần IV do Ủy Ban Tu Sĩ thuộc HĐGMVN tổ chức đã diễn ra tại Tòa Giám Mục Bùi Chu với 198 tham dự viên là các bề trên, quý cha, quý tu sĩ nam nữ thuộc 111 Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn tông đồ cùng với quý cha Đặc Trách tu sĩ của 26 Giáo Phận trong cả nước.

Mục đích của Đại Hội là để các tu sĩ và anh chị em sống đời thánh hiến có cơ hội gặp gỡ, hiểu biết nhau, liên kết với nhau hơn trong sự hiệp thông trong Giáo Hội. Đồng thời, cuộc gặp gỡ này cũng là dịp để chia sẻ và đào sâu hơn về đời sống thánh hiến trong bối cảnh của xã hội Việt Nam hôm nay qua việc học hỏi về Huấn Thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Hiệp Hội Tông Đồ ban hành ngày 19.5.2002 và được ĐGH Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 19.5.2002.

Sau giờ chầu Thánh Thể, Đại Hội đã khai mạc lúc 19g00 tối ngày 08.3.2010, kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế lần thứ 100, với buổi liên hoan văn nghệ do 5 dòng nữ thuộc Giáo Phận Bùi Chu trình diễn để chào đón các tham dự viên từ khắp miền đất nước quy tụ về. Trong bầu khí đặc biệt của ngày Phụ Nữ Quốc Tế, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, Chủ Tịch Ủy Ban Tu Sĩ thuộc HĐGMVN, đã khai mạc buổi liên hoan văn nghệ với lời chúc mừng đặc biệt đến tất cả mọi nữ tu sống đời thánh hiến được tràn đây niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống dâng hiến và phục vụ.

Xem hình đại hội Tu Sĩ lần IV

Sáng ngày 09.3.2010, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã mở đầu hai ngày học hỏi của Đại Hội qua bài giới thiệu về Bản Tuyên Bố Chung trong Hội Nghị chuyên đề về “Ảnh hưởng của nền văn hóa ngày nay trên đời sống thánh hiến” do Ủy Ban Đời Sống Thánh Hiến thuộc Liên Hiệp các HĐGM Châu Á tổ chức từ ngày 16 đến 21.11.2009 tại Nhà tĩnh tâm Salêdiêng ở Hua Hin.

Bản tuyên bố chung cho thấy những ảnh hưởng sâu xa và lớn lao của những đổi thay nhanh chóng của xã hội đang làm suy yếu đến lối sống theo Chúa Kitô qua việc sống tận căn ba lời khuyên Phúc Âm và đặc sủng các hội dòng. Bản tuyên bố chung này cũng kêu gọi các Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp chú ý đến việc xem xét lại chương trình và cách thức đào tạo tu sĩ trong các dòng tu để giúp các anh chị em sống đời thánh hiến có khả năng đối diện với những thách đố của nền văn hóa hiện đại và trở nên chứng tá sống động của sự hiện diện Thiên Chúa giữa những đổi thay nhanh chóng của xã hội hôm nay do nền kỹ thuật truyền thông hiện đại và bối cảnh toàn cầu hóa đem lại.

Tiếp theo, trong hai ngày làm việc, Đại Hội đã nghe các thuyết trình viên trình bày bốn đề tài trong Huấn Thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô.”

- Đề tài thứ nhất: “Giáo Hội cảm phục và biết ơn những người sống thánh hiến” do

Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Tu Hội Xuân Bích, trình bày.

- Đề tài thứ hai: “Can đảm đối diện với thử thách và thách đố” do Cha Giuse Đỗ Thôn Nhu trình bày.

- Đề tài thứ ba: “Dấn thân thăng tiến đời sống thiêng liêng” do Cha Giuse Trần Quốc Tuyến trình bày.

- Đề tài thứ tư: “Làm chứng cho tình yêu trong đời sống thánh hiến” do Cha Đaminh Trần Ngọc Đăng trình bày.

Sau mỗi lần nghe thuyết trình, Đại Hội đều dành thì giờ để các tham dự viên chia sẻ và thảo luận về những vấn đề liên quan đến nội dung mỗi đề tài trong đời sống thánh hiến hiện nay.

Một số vấn đề được các tham dự viên Đại Hội chú ý trong các chia sẻ thảo luận liên quan đến việc xây dựng tốt hơn việc hợp tác giữa nữ tu và các linh mục triều trong công việc mục vụ, vấn đề quyền bính và vâng phục trong đời tu trong tương quan giữa tu sĩ với các bề trên, vấn đề huấn luyện các tu sĩ trẻ và đào tạo các nhà đào tạo, cách sống chứng tá cho Nước Trời của anh chị em sống đời thánh hiến giữa những thách đố của bối cảnh tục hóa hôm nay của xã hội.

Đại Hội đã kết thúc tốt đẹp vào buổi chiều ngày 10.03.2010. Qua việc chia sẻ và học hỏi về những đề tài liên quan thiết thân đến đời sống thánh hiến qua Huấn Thị trên đây, các tham dự viên trong Đại Hội được thêm niềm vui thiêng liêng và sức mạnh để tiếp tục liên kết và hiệp thông với nhau trong việc dấn thân sống chứng tá cho Nước Trời giữa lòng đời qua cuộc sống dâng hiến và phục vụ mọi người.

Bùi Chu 12.03.2010
 
Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội
TS Phạm Huy Thông
21:11 15/03/2010
Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội

Có một số người vẫn đồng nhất tôn giáo với mê tín, lạc hậu. Ngay trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2000 viết: “ Mê tín: Tin một cách mù quáng vào thần thánh, ma quỷ, số mệnh và những điều huyền hoặc” ( tr.628). Thế nhưng, ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không phải tôn giáo là đồng nhất với mê tín, lạc hậu mặc dù chúng đều tồn tại trên cơ sở niềm tin. GS Đặng Nghiêm Vạn- nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo cho rằng: “Cũng cần thấy niềm tin tôn giáo không phải là niềm tin mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ…Người tín đồ tôn giáo trước hết là người hiểu một cách “ trí tuệ” điều mình tin, điều mình coi là thiêng liêng. Niềm tin tôn giáo cũng không thể xem là những hiện tượng phản văn hoá, trái với tiến bộ, văn minh” ( 1). Chúng ta có thể xem xét vấn đề này qua trường hợp của đạo Công giáo.

1. Đạo Công giáo nghiêm cấm các hành vi mê tín, dị đoan

Công giáo là một tôn giáo độc thần, vì vậy giáo lý của đạo nghiêm cấm việc thờ các thần linh khác và tất cả các hành vi có ảnh hưởng đến căn tính được ghi trong điều răn thứ nhất: Thờ phượng một Chúa Trời và kính mến Chúa trên hết mọi sự. Do đó, các hiện tượng vốn được coi là quen thuộc với phong tục dân gian ở á Đông và Việt Nam như lên đồng, bói toán, chọn ngày tốt xấu, chọn đất chôn táng, đốt vàng mã…đều bị đạo Công giáo cấm tín đồ tham gia. Ai dù vô tình hay cố ý tham gia đều coi là lỗi phạm giới răn thứ nhất và buộc phải sám hối, xưng tội trước toà giải tội.

Ngay từ những buổi đầu truyền giáo đến Việt Nam, nhiều giáo sĩ dù nhận ra ở xứ sở này có nhiều điều tốt đẹp từ truyền thống gia đình đến văn hoá, xã hội nhưng cũng chỉ ra nhiều phong tục mê tín, dị đoan. Alexandre de Rhodes ( Đắc Lộ) đã dành hẳn chương 25 trong cuốn Histoire du Royaume de Tunquin ( Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài) để nói về những tập tục lạc hậu này. Ông viết: “Người Đàng Ngoài có tâm tình hiếu thảo rất đặc biệt đối với cha mẹ đã qua đời và tiêu phí quá đáng để cúng giỗ. Vì thế không những họ đâm ra nghèo túng mà còn làm cho họ mắc nợ nần, bởi muốn theo tục lệ và phép xã giao nên không những phải chi dụng về cỗ bàn mà còn về các nghi lễ khác, vừa vô ích vừa phù phiếm, nhưng theo phép xử thế, họ không sao tự miễn cho mình được. Thí dụ, họ đua nhau dựng nhà, sắm các dụng cụ bếp núc bằng tre nứa và giấy hoa rồi đem đi đốt. Họ điên dại tin rằng nhờ đồ vàng mã này người quá cố được nhà đẹp, đồ dùng tươm tất trong thế giới các người tới. Cũng điên dại như thế, vào ngày cuối năm, họ sắm quần áo cũng làm bằng giấy hoa rồi đem đốt. Họ kỳ khôi tưởng rằng hàng mã này sẽ hoá thành áo mới, vải đẹp để dùng trong năm mới. Vì thế chúng tôi đãcông khai công kích dị đoan và chế diễu tập quán kỳ dị này” (2). Đọc những dòng trên, chúng ta có lẽ cũng ngạc nhiên, vì đến tận hôm nay, không ít người “ vẫn điên dại” và chắc là điên dại hơn vì họ sống ở thời kỳ khoa học hiện đại, có trình độ học thức gấp nhiều lần những người dân Đàng Ngoài sống cách đây gần 400 năm, xong họ vẫn đốt và còn đốt vàng mã nhiều hơn, kỳ dị hơn từ ô tô cho đến người mẫu, từ tiền giả đến tiền thật…

Nhiều tập tục khác của người dân Đàng Ngoài khi đó cũng được coi là kỳ lạ với thế giới phương Tây. Chẳng hạn, như việc chọn “ngày lành, tháng tốt” để khởi sự mọi công việc hay những kiêng kỵ vô lý: “ Nếu buổi sáng lúc ra khỏi nhà để làm việc gì tốt và hệ trọng tới kết quả của công ăn việc làm mà gặp đàn bà chứ không phải đàn ông, thì họ trở về và rầu rĩ ngồi ở nhà, vì cho rằng việc này (nếu cứ tiếp tục) sẽ hỏng, cho dù họ biết rằng nếu bỏ thì sẽ mất” (3). Hoặc ngay việc đặt tên cho con cái cũng tuân theo những quan niệm kỳ dị. Đắc Lộ viết: “Người Đàng Ngoài còn theo dị đoan trong sự đặt tên và đổi tên gọi của mình. Thí dụ, nếu có đứa con nào chết, thì họ tránh không lấy tên đó đặt cho người con khác vì sợ tà ma, họ cho là chúng đã giết đứa bé mới chết, nay nghe thấy cúng tên đó đặt cho đứa bé mới sinh thì lại đến giết như đãgiết đứa thứ nhất. Cũng vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai hoạ xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những tên xấu xí, bẩn thỉu mà đặt cho con. Họ điên dại tưởng rằng với tên nhơ bẩn này, họ làm cho ma tà hay hãm hại không dám động tới bản thân con cái họ. Họ không biết rằng, kẻ công khai ghen ghét sự lành và sức khoẻ của họ chúng không ưa thích gì ngoài những thứ rác rưởi” (4).

Một số tập tục khác cũng thịnh hành trong đời sống người Việt xưa ( và cả bây giờ) là rất chú ý chọn đất để chôn táng người chết nhất là cha mẹ: “ Họ điên rồ tin rằng tất cả vận tốt của gia đình, của cải, danh vọng và cả sức khoẻ đều phụ thuộc vào việc chọn đất để mả. Để làm việc này, họ dùng một số người gian dối biết thuật xem đất cát gọi là thày địa lý. Thày đem địa bàn xoay xở trong cánh đồng và dùng một số ít dụng cụ toán học khác, chăm chỉ làm như thể tìm vàng, sau cùng cũng vờ như tìm được chỗ thuận tiện để chôn xác, dĩ nhiên những người thừa kế trả công họ khá hậu hĩnh và tức khắc làm nhiệm vụ sửa soạn và thu xếp chỗ đất theo lệnh và chỉ thị của kẻ gian giảo đãkiếm được đất tốt” (5).

Nhiều Thư chung của các Giám mục từ rất sớm đãcấm các tập tục mê tín dị đoan, được coi là “ sự rối”. Chẳng hạn ngày 7-6-1759, giám mục địa phận Đông Đàng Ngoài ( Santiago Hernandez Tuấn) đãra thư cấm “36 sự rối ở nước An Nam”: “ Liệm xác đàn ông 7 lần, đàn bà 9 lần, cùng đại, tiểu liệm thì cấm cả; Bổn đạo bắt chước kẻ ngoại đạo dẫy mả, cải táng chỗ nọ, chỗ kia để được gặp sự may lành, thì là sự rối”.

Có một số dị đoan đưa người ta đến những hành động dã man, hung bạo: “Nếu đứa con thứ nhất chết, theo họ tưởng, vì tà ma ghen ghét và sau đó đứa con thứ hai ngã bệnh vô phương cứu chữa thì trước khi đứa bé này chết, họ đưa nó ra ngoài đồng và dùng dao hung ác chặt làm hai, tưởng làm cho tà ma sửng sốt vì hành động vô nhân đạo này và làm cho nó sợ, không còn tiếp tục hãm hại những trẻ khác sẽ sinh sau này nữa. Do đó tà ma đã làm cho họ trở nên vô nhân đạo…Cũng vì thế mà ngày nay giáo dân tân tòng rất sợ nên rất ân cần ngăn lương dân phạm tội” (6).

Sự công kích, chế diễu, ngăn cản tập tục trên đây của các nhà truyền giáo là một bằng chứng cho thấy đạo Công giáo không chấp nhận những phong tục mê tín, dị đoan.

2.Đạo Công giáo phê phán những tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội.

Cùngvới việc chống đối các hành vi mê tín, dị đoan, đạo Công giáo cũng phê phán nghiêm khắc những tập tục lạc hậu và những tệ nạn xã hội trong cộng đồng.

Một hiện tượng phổ biến trong đời sống của người Việt xưa là là người đàn ông có “ năm thê bảy thiếp”. Hình như ai càng có nhiều thê thiếp càng danh giá, quyền quý: Trai chính chuyên thường dăm bảy vợ; Gái chính chuyên chỉ có một chồng. Nhưng chính lối sống đó đãđẩy bao phụ nữ vào cảnh bị ngược đãi. Thi sĩ Hồ Xuân Hương phải cay đắng kêu lên:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Giáo lý Công giáo quy định hôn nhân một vợ một chồng. Đây là quan niệm tiến bộ ngay cả với thế giới văn minh ngày nay. Dĩ nhiên khi phổ biến quan niệm này, nó đã bị chống đối gay gắt. Chính chúa Trịnh đã ra văn thư đầu tiên cấm đạo Công giáo vì lý do như vậy. Văn thư viết: “ Đạo nào các ngươi giảng trong nước ta? Các người truyền cho thần dân ta chỉ được lấy một vợ mà ta thì muốn có nhiều con trung thành với ta. Từ nay các ngươi hãy gạt đi đừng gỉang đạo đó nữa. Nếu các người không tuân lệnh thì ta sẽ chém đầu các ngươi và ngăn cấm các ngươi từ nay chớ tiếp tục làm điều ta cấm” (7).

Nhiều hương ước của các làng Công giáo cổ trước đây đều có quy định khá nghiêm ngặt về hôn nhân chung thuỷ. Hương ước của làng Vĩnh Trị ghi trong điều 103: “ Làng toàn tòng Công giáo chỉ được phép nhất phu nhất phụ thôi. Vậy ai còn vợ cả mà lấy vợ hai thì làng không ăn ngồi với nữa để khỏi làm gương xấu cho kẻ khác”. Hương ước làng Nam Am, điều 67 viết: “Lại dân toàn tòng, theo luật tôn giáo, không được phép lấy vợ lẽ, ai phạm đến cũng như tội thông dâm, nếu có con thì đứa con ấy cũng như ngoại tình. Con ngoại tình, con vợ lẽ, là con giai khi đến tuổi nhập bạ thì phải nộp phạt cho làng 5đ.000”.

Thủ tục cưới xin ở các làng Công giáo cũng đơn giản và đỡ tốn kém hơn so với phong tục dân gian hiện hành. Hương ước làng Nam Am, điều 63 ghi:

“ Cưới xin ngày trước có 6 lễ nhưng nay chỉ theo 3 lễ như sau này thôi:

1. Lễ Vấn danh hay thường gọi là lễ giạm vợ. Sự này bắt đầu mà hai bên cha mẹ hội kiến để nói chuyện và so sánh tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của các con mà định cuộc hôn nhân cho đôi trẻ. Lễ vật thì là chè, cau, bánh trái đáng giá độ vài đồng.

2. Lễ ăn hỏi: Hôm này thì nhàgiai cho chú rể cùng bà cónính lễ sang nhà gái. Hôm đó chú rể đi lễ nhà thờ cùng là ra mắt họ hàng nhà vợ. Hai bên thông gia định ngày cưới và thách cưới. Lễ vật thì tuỳ theo từng nhà giàu nghèo nhưng đáng độ 3đ00 đến 20đ00.

3. Lễ cưới: Hôm đó chú rể cùng ông thân sinh và bà con sính lễ vật cùngtiền nong sang nhà gái đón dâu. Bên nhà gái cũng cho bà con đưa dâu về nhà chồng.

Lễ vật và tiền nong thì tuỳ theo từng nhà giàu, nghèo nhưng tất cả đáng độ 10đ00, 20đ00 hay 30đ00 chi đó” (8).

Theo một thống kê cho biết sau 8 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam có 22.049 vụ ly hôn. Mỗi năm số vụ ly hôn lại tăng 10-12%. Tại Hà Nội cứ 20.000 vụ kết hôn thì có 4.500 vụ ra toà ly hôn. Trong khi đó ở xã Hải Vân ( Hải Hậu, Nam Định) nơi có 6000 giáo dân sinh sống, trong thời gian đó chỉ có 2 cặp bỏ nhau. Ngay một họ giáo ở ngoại thành Hà Nội là Ngọc Hồi nơi có 1500 giáo dân nhưng từ năm 1945 đến nay chỉ có 1 cặp sống ly thân. Vì thế hôn nhân chung thuỷ một vợ một chồng là một nét đẹp trong lối sống của người Công giáo và hấp dẫn người không phải Công giáo đến với tôn giáo này. Năm 2001, trong số 121.667 người gia nhập đạo Công giáo thì có đến 35.096 người trở lại để kết hôn với người Công giáo.

Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một tệ nạn uống rượu say sưa không những tốn kém mà rất hại cho sức khoẻ. Giám mục Paul Seitz Kim đã lên án tập tục này và coi đó là một trong các yếu tố tiêu diệt nòi giống người Thượng ở đây. Thư chung ngày 19-12-1958 viết:

“ Trong thư chung năm 1956, tôi đã giải thích với anh em về vấn đề này.

Các cha xứ anh em vui sưóng và chính tôi cũng hoan hỉ khi nhận thấy một số đông đã nhận thức cái tai hại đang đe doạ mình và sẵn lòng vâng nghe lời tôi. Trong năm vừa qua, anh em đã cố gắng nhiều để bài trừ bệnh rượu. Hôm nay, tôi gởi lời khen ngợi anh em và tôi qủa quyết rằng Thiên chúa đã hài lòng và chúc lành cho anh em.

Đây là tôi chỉ nhắc lại hai điều: Không những phải hạn chế số ghè anh em thường quen uống mà nhất là phải kiêng bỏ thứ rượu trắng.

Muốn được tiền, những con buôn không ngần ngại bán cho anh em với một giá rất đắt thứ thuốc độc giết hại nòi giống anh em.

Phải từ chối đừng mua. Hãy trục xuất ra khỏi làng những ai mang rượu trắng đến bán. Hãy nói với những kẻ ấy rằng, anh em không muốn những thứ hàng hoá của ma quỷ nhưng chỉ muốn họ đem bán các thứ thốc men, hàng vải những đồ vật hữu ích và tốt, những thực phẩm. Và anh em sẽ thấy những con buôn không còn mang rượu trắng đến cám dỗ anh em nữa và họ sẽ thuận ý đem bán cho anh em các thứ khác.

Cũng như vấn đề thuốc men. Hãy can đảm nói với những người đàn anh và đại diện chính quyền: chính quyền chắc chắn sẽ ủng hộ anh em giữ trọn điều dốc quyết.

Anh em phải biết rằng: từ nay tôi truyền cho tất cả các linh mục không được ban phép giải tội và các phép Bí tích cho những ai cố tâm mua và uống thứ rượu trắng để say sưa.

Hơn thế nữa, tôi nhắc lại mỗi năm là các bậc đàn anh ở trong làng phải triệu tập đại hội để cùng nhau đọc lại thư chung và bệnh rượu và tìm những quyết định kịp thời về cách thức bài trừ bệnh ấy trong mỗi làng. Hội nghị ấy là một huấn lệnh mà Giám mục anh em đãcông bố nên phải tuân theo.

Hãy tin chắc rằng: điều kiện thứ tư để người Thượng được tồn tại là phải diệt trừ bệnh rượu”.

Những năm cuối của thế kỷ XX, khi cả nước phải đối mặt với tệ nạn ma tuý kéo theo nhiều vấn nạn xã hội khác nhất là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, Hồng y Phạm Đình Tụng đã ra Thư chung ngày 22-10-1996 kêu gọi: “ Tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy chung tay góp sức chặn đứng và tẩy sạch tệ nạn này ra khỏi gia đình và làng xóm chúng ta. Tôi đề nghị các cha rao giảng về tai hại của tệ nạn này để mọi người hiểu rõ. Mỗi xứ cần có kế hoạch điều tra và phát hiện kịp thời số người nghiện hút. Các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi con em không để chúng đi lại những nơi có nguy cơ bị lôi cuốn hay giao tiếp với những con nghiện. đối với những người đãtrót nghiện, chúng ta hãy lấy tinh thần bác ái khuyên bảo và làm mọi cách giúp đỡ họ cai nghiện càng sớm càng tốt, nếu không bệnh của họ sẽ lây sang người khác một cách nhanh chóng như vết dầu loang”.

Tai nạn giao thông cũng là vấn nạn lớn của đất nước hiện nay. Người ta tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 30 người tử vong vì tai nạn giao thông. Nguyên nhân thì nhiều nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là ý tức của người tham gia giao thông. Trước tình hình đó, nhiều giáo phận đãtổ chức học tập luật giao thông cho tín hữu nhất là thanh niên. Giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang trong thư chung ngày 10-9-2004 đã nhắc nhở: “ Các thanh niên nam nữ không đua đòi đua xe, lạng lách đùa cợt với sinh mạng của mình và của người khác; Phải thường xuyên kiểm tra phương tiện giao thông đầy đủ mới di chuyển. Ví dụ đội mũ bảo hiểm, phanh dèn, bằng lái cẩn thận; Phải đấu tranh với các phần tử vô tình hay hữu ý vi phạm luật giao thông”.

Việt Nam hiện nay đang hội nhập với thế giới mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đây là xu hướng phát triển tất yếu đang hứa hẹn nhiều thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức như có nhà nghiên cứu đã nhận định: đây là thời cơ vàng đi liền với những thảm hoạ đen. Đứng trước tình hình đó, các Giám mục Việt Nam trong Thư chung 2001 đã cảnh báo: “Hoàn cảnh đang thay đổi sâu rộng và nhanh chóng do tác động của xu thế toàn cầu hoá. Đó đây trên bình diện quốc gia, mức sống của người dân còn thấp, lao động không đủ sống; Sự sống không được tôn trọng và bảo vệ đúng mức, lại thường xuyên bị đe doạ bởi thiên tai và nạn huỷ diệt môi trường, bởi tai nạn giao thông và các tệ nạn như nghiện ngập ma tuý, mãi dâm, HIV/AIDS, sự gian dối có chiều hướng lan tràn trong xã hội như hàng giả, bằng giả, hối lộ và tham nhũng. Ngoài ra sự chênh lệch giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, tạo nên một làn sóng người đổ xô về thành thị…Tình trạng xã hội này đặt ra nhiều thách thức. Nền kinh tế thị trường có xu hướng biến tất cả thành hàng hoá và có nguy cơ lấy đồng tiền làm thước đo mọi sự”.

Tóm lại, bằng giáo lý và qua lối sống đạo của người tín hữu, đạo Công giáo đang cùng với các tôn giáo chân chính khác góp phần làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam.

Chú thích:

1- Những vấn dề tôn giáo hiện nay, Nxb KHXH 1994, tr.63

2,3,4,5,6,7- A. Rhodes: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, ( Bản dịch của Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên). Tủ sách Đại kết 1994, tr.57; tr.62; tr.71-72; tr.71; tr.72; tr.124

8- HĐGMVN- Uỷ ban Giáo dân: Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Nxb Tôn giao 2004, tr. 56-57.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý
RFA
09:24 15/03/2010
Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý

Chúng tôi được tin linh mục Nguyễn Văn Lý đã được chính quyền Việt Nam trả tự do.

Linh mục Nguyễn văn Lý. Ông được đưa về Huế lúc 2 giờ trưa hôm nay, thứ hai, 15 tháng 3 nhưng còn bị lưu lại tại trụ sở Công an địa phương thêm 3 tiếng nữa. Khoảng 5 giờ chiều nay, linh mục mới được đưa về Toà Tổng Giám mục Huế.

Tổ chức này cho biết thêm rằng, chiều nay, Công an đã đuổi tất cả những người buôn bán quanh khu vực Toà Tổng Giám mục Huế trước khi linh mục Nguyễn Văn Lý về đến nơi.

Trên đường ra Bắc thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, thân nhân của linh mục Lý đã ghé Toà Tổng Giám mục Huế và vì nhận được tin này nên đã ở lại tại Toà Tổng Giám mục Huế để đón linh mục Nguyễn Văn Lý. Chúng tôi sẽ giới thiệu cuộc trao đổi với thân nhân của Linh mục Nguyễn Văn Lý
 
Nhân quyền tại Việt Nam theo nhận định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Quỳnh Như/RFA
09:35 15/03/2010
Nhân quyền tại Việt Nam theo nhận định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền, tự do tín ngưỡng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Miến điện, Bắc Hàn, Iran…

Bản báo cáo về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới năm 2009 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố trên website.

Trong phần tổng kết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, bản phúc trình đề cập đến mọi khía cạnh từ chính trị, luật pháp, cho đến lao động, xã hội. Tuy nhiên vấn đề tự do tín ngưởng, tự do báo chí, quyền bày tỏ ý kiến, và thông tin được nhiều người lưu tâm nhất.

Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông Michael Posner về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và một số quốc gia khác.

Đàn áp dân chủ

Hôm thứ Năm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến bản phúc trình thường niên về nhân quyền trên toàn thế giới, tại thủ đô Washington.

Đối với Việt Nam, bản phúc trình thể hiện những tuyên bố mới đây của nhiều viên chức Hoa Kỳ, cho thấy tình hình nhân quyền tại nước này hiện vẫn còn là vấn đề đáng ngại.

Bản phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong năm qua chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhắm vào những nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ. Bộ máy công quyền đã giam giữ nhiều nhà hoạt động chính trị và kết án những người đã bị bắt từ năm 2008. Số liệu của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 60 tù nhân chính trị vào cuối năm 2009, trong đó có các luật sư, những nhà đấu tranh dân chủ, các bloggers, nhưng một số quan sát viên còn cho rằng trên thực tế con số này lên đến hàng trăm người.

Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam gia tăng nỗ lực đàn áp tự do báo chí. Sau sự việc xét xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến của Báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày của Báo Tuổi trẻ do các nhà báo này đã phanh phui vụ tham nhũng lớn của các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải, tiếp đến là nhà báo Huy Đức của Báo Saigon Tiếp thị bị buộc thôi việc vì đăng những thông tin “nhạy cảm” về chính trị trên trang blog của ông.

Trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông Michael Posner nêu lên những quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ông cho biết:

Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông Michael Posner. Photo courtesy of state.gov “Vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực tự do báo chí, về quyền tự do phát biểu ý kiến một cách công khai của người dân, hàng loạt những sự đàn áp, bắt bớ đối với các nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Mặc dù Internet được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, đa số người dân có thể truy cập được Internet thì chính phủ Việt Nam bắt chước theo kiểu của Trung Quốc tìm mọi cách để kiểm duyệt các nội dung phổ biến trên mạng, gây khó khăn để người dân không thể truy cập được những thông tin mà chính phủ không muốn họ biết.Và cũng còn những tù nhân bị giam giữ quá lâu mà chúng tôi thấy cần phải tiếp tục theo dõi các trường hợp này.”

Phúc trình về Nhân quyền của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng nêu rõ trong khi số lượng bloggers tại Việt Nam gia tăng, thì bộ máy kiểm duyệt cũng như hệ thống an ninh cũng đồng thời ra sức ngăn chận mọi lời chỉ trích chính phủ xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng, liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với khu vực Biển Đông mà phía Trung Quốc cho là lãnh thổ của họ hay vấn đề chính phủ Việt Nam cho phép Trung Quốc khai thác bauxit ở khu vực Tây Nguyên.

Blogger Bùi Thanh Hiếu, dưới tên Người buôn gió và blogger Như Quỳnh tức Mẹ Nấm đã bị bắt giữ vì những bài viết phổ biến trên blog. Blogger Mẹ Nấm đã loan báo trên website của cô rằng để được trả tự do cô bị buộc phải từ bỏ việc post bài lên blog của mình. Nhà báo Phạm Đoan Trang cũng bị bắt giữ 10 ngày vì có liên quan đến hai bloggers này.

Không tự do tôn giáo

Mặc dù phía Mỹ nhận định Việt Nam hiện có giảm bớt những biện pháp hạn chế đối với tôn giáo để chứng tỏ nỗ lực hòa hoãn với Tòa Thánh Vatican, Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng lưu ý rằng chính phủ Hà Nội vẫn tiếp tục ngăn chận những Giáo Hội Phật Giáo, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, hay Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo truyền thống và một số Giáo Hội Thiên Chúa Giáo bị đặt ngoài vòng pháp luật.

Bản phúc trình cũng đề cập tới hành động đàn áp mới đây đối với tín đồ Phật Giáo ở Tu viện Bát Nhã. Hàng trăm tăng sinh Bát Nhã bị các nhóm côn đồ hành hung trước sự chứng kiến của Công an sắc phục và thường phục.

Về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, ông Michael Posner nhận định như sau:

“Còn một loạt những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tự do tôn giáo ở Việt Nam mà chúng tôi thấy cần phải tiếp tục quan tâm, cụ thể như việc gần đây chính quyền đàn áp các tăng sinh và giải tán Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng. Ở một cấp độ nào đó Hoa Kỳ đã trao đổi thắng thắn với chính phủ Việt Nam, đề nghị phải để cho các nhà thờ, tu viện được tự do hoạt động hơn nữa.”

Ông Posner cũng nói thêm Hoa Kỳ hiện đang xem xét đề nghị đưa Việt Nam trở vào danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo, và quyết định cuối cùng sẽ được công bố trong vài tháng tới.

Cũng liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo, theo ông Leonard Leo, Chủ tịch Ủy Ban của Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế thì Việt Nam đang bước thụt lùi về nhân quyền và tự do tôn giáo, và hiện đã tới lúc để chính phủ Obama thực hiện hành động mà ông gọi là “có ý nghĩa”.

Ngoài Việt Nam, Bản phúc trình về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đề cập đến hành động đàn áp nhân quyền ở các quốc gia khác.

Bản phúc trình nêu rõ chính sách đàn áp của Trung Quốc đối với người sắc tộc Uighui ở Tân Cuơng, việc kiểm soát chặt chẽ người dân ở Tây Tạng. Về tôn giáo, Bắc Kinh tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công, và các Giáo Hội Thiên Chúa giáo tự do.

Tình hình nhân quyền tồi tệ ở Bắc Hàn cũng được đề cập tới, cụ thể nước này vẫn còn thực hiện nhiều vụ hành quyết mà không qua xét xử, áp dụng các biện pháp tra tấn, ngược đãi đối với tù nhân, và cưỡng bách phá thai.

Tại Miến Điện, tập đoàn quân nhân cầm quyền vẫn duy trì đàn áp chính trị đối với Đảng Đối lập Liên Minh Toàn Quốc đấu tranh cho Dân chủ, và tiếp tục giam giữ lãnh tụ của đảng này là bà Aung San Suu Kyi, và ngược đãi các sắc tộc thiểu số.

Tình hình nhân quyền cũng không khả quan hơn tại những nước vốn được lưu tâm về thành tích nhân quyền, như Afghanistan, Pakistan, Iran, Cuba, kể cả Liên bang Nga – tại các quốc gia này các quyền tự do cơ bản của người dân không được tôn trọng và bảo vệ.
 
Cha Nguyễn Văn Lý được thả
BBC
13:23 15/03/2010
Cha Nguyễn Văn Lý được thả

Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý được về vì lý do sức khỏe, người nhà của linh mục nói với đài BBC.

Người này nói linh mục Lý về đến Tòa Giám mục Huế lúc 1700h hôm nay 15/3.

Linh mục Lý cho người nhà biết ông được xe cứu thương của trại tù ở Bao Sao, Phủ Lý, Hà Nam chở về, một chặng đường phải đi mất trên dưới 12 tiếng.

Người nhà linh mục cho biết họ chỉ mới nói chuyện nhanh qua điện thoại và chưa rõ là linh mục Lý được thả luôn hay chưa, hay chỉ để chữa bệnh.

Có tin chưa kiểm chứng nói ông chỉ được ra tù trong 12 tháng để chữa bệnh.

Được biết sức khỏe của linh mục Lý đã xấu đi kể từ lần bị đột quỵ hồi tháng 11 năm ngoái.

Năm qua ông Lý bị đột quỵ hai lần, lần đầu hồi tháng Bảy, lần thứ hai nặng hơn phải nhập viện 198 tại Hà Nội.

Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị xử tù ba lần, tổng cộng 14 năm, từ những năm 1970 vì theo đuổi phong trào tự do tôn giáo và dân chủ.

Năm 2001 ông bị tù sau khi kêu gọi Mỹ cân nhắc bỏ cấm vận vì các vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Sau đó ông được ân xá năm 2005 trước khi bị bắt lại và bỏ tù năm 2007.

Vụ xét xử và án tù dành cho linh mục Lý đã gây phản ứng gay gắt từ một số chính trị gia Hoa Kỳ.

Đầu tháng Bảy 2009, một nhóm 37 Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã gửi thư cho Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết yêu cầu thả linh mục Nguyễn Văn Lý "ngay lập tức và vô điều kiện".

Reuters đưa tin rằng một phát ngôn nhân của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội hôm nay nói ông có nghe linh mục Lý được thả để trị bệnh, và nói nếu đúng như vậy thì đây là một ''cử chỉ nhân đạo đáng hoan nghênh''.
 
RFI phỏng vấn cha Nguyễn Văn Lý
RFI
15:51 15/03/2010
Linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa về Tòa Tổng Giám mục Huế để điều trị trong 12 tháng

Theo tin từ Tòa Tổng Giám Mục Huế, Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý đã được đưa về Nhà Hưu Dưỡng của Tổng Giáo Phận Huế để điều trị bệnh vào lúc 17h chiều ngày 15-3-2010. Chính quyền Hà Nội chỉ tạm đình chỉ thi hành án cho cha Lý trong 12 tháng, chứ không hoàn toàn trả tự do cho vị linh mục này.

Là một trong những người sáng lập khối 8406, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, cha Nguyễn Văn Lý đã bị nhà cầm quyền kết án 8 năm tù và 5 năm quản thúc trong phiên xử gây bất bình dư luận quốc tế khi công an bịt miệng cha Lý giữa tòa vào năm 2007 với tội danh "tuyên truyền chống Nhà Nước". Đó là bản án mà cho tới nay cha Lý vẫn không công nhận, và ngài cũng không chấp nhận việc nhà cầm quyền chỉ tạm ngưng thi hành án thay vì hủy bỏ bản án này.

Theo lời cha Lý, việc đưa ngài về Tòa Tổng Giám Mục Huế để chữa bệnh là theo yêu cầu của gia đình và Tòa Tổng Giám Mục Huế, chứ ngài hoàn toàn không yêu cầu như vậy.

Dù rất mệt, nhưng Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý vẫn vui lòng trả lời phỏng vấn các hãng tin quốc tế.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn cha Thadeus Nguyễn Văn Lý của RFI:

RFI: Kính thưa cha Lý, nhân dịp cha vừa được chính quyền đưa về Tòa Tổng Giám Mục để có thể chữa bệnh tốt hơn thì trước hết xin cha có thể cho biết là cha có bất ngờ khi nhận được quyết định này không ạ?

- Cha Nguyễn Văn Lý: Trước hết là xin kính chào tất cả quý vị, bà con, bạn hữu. Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị, bà con, bạn hữu đã thương, quan tâm, giúp đỡ tôi và gia đình tôi trong bao nhiêu năm qua. Vấn đề mà quý vị vừa mới hỏi đó thì tôi xin trả lời là: họ quyết định để đưa tôi về chiều hôm nay nhưng tôi mới biết chiều hôm qua thôi, còn diễn biến của công việc đã bắt đầu cách đây gần 4 tháng rồi. Tức là khi người ta vừa đưa tôi về Hà Nội điều trị lần thứ 3, thì khoảng nửa tháng sau người ta đã xúc tiến việc này với gia đình rồi. Tuy nhiên, nó qua nhiều thủ tục mà đến chiều hôm qua thì họ mới thông tin cho tôi biết. Quyết định này nhà nước Việt Nam làm căn cứ trên đề nghị của gia đình là không đề cập gì đến chuyện án tù của tôi cả, mà gia đình chỉ đứng trên quan điểm là tôi đang bị bệnh nguy cấp và đề nghị đưa về Nhà Chung Huế để có điều kiện điều trị tốt hơn. Chừng đó thôi. Gia đình chỉ đề nghị như vậy cách đây 3 tháng rưỡi. Và giả như người ta hỏi ý kiến tôi, thì tôi không đồng tình. Vì tôi cũng muốn điều trị như mọi người bình thường, nhưng mà điều trị với điều kiện là bình dị, thi hành án nhanh. Còn ở đây, người ta không thể đình chỉ thi hành án được, mà người ta chỉ có thể tạm đình chỉ thôi, và họ tạm đình chỉ trong 12 tháng. Nhưng vì gia đình đề xuất với nhà nước, thì tôi cũng để cho gia đình đề xuất. Giá như để cho tôi lựa chọn, thì tôi sẽ lựa chọn thà ở trong trại giam thêm 5 năm nữa cũng không sao.

RFI: Dạ thưa cha, tức là cha vẫn không công nhận cái bản án mà tòa án đã tuyên đối với cha?

- Cha Nguyễn Văn Lý: Vâng, cho đến bây giờ tôi vẫn không nhận bản án đó là một bản án công bằng và văn minh, và tôi không bao giờ nhận mình là phạm nhân. Suốt trong ba năm qua, tất cả các giấy tờ tôi đều ký là "Tù Nhân Lương Tâm, Linh Mục Công Giáo" của Tòa Tổng Giám Mục Huế. Không có một giấy tờ gì của họ có ghi chữ "phạm nhân" mà tôi không gạch bỏ chữ "phạm nhân" hết. Tôi luôn luôn gạch bỏ chữ "phạm nhân" và thay vào đó là chữ "Tù Nhân Lương Tâm", kể cả những cái giấy nhỏ như mua hàng căn-tin, hoặc là một cái phiếu khám bệnh, v.v, tôi cũng đều xác nhận như vậy. Và khi họ đưa tôi về Hà Nội điều trị thì tôi cũng đã xác định lập trường rõ: nếu quý vị coi tôi là một bệnh nhân thì tôi bằng lòng để quý vị điều trị; mà nếu quý vị coi tôi là một phạm nhân thì tôi xin khước từ. Bản án này tôi cũng không nhận là văn minh ở chỗ: tôi đã tuyên bố với họ nhiều lần rằng cách đây hơn 160 năm, ông Karl Marx ở London viết Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và Bộ "Tư Bản Luận" thì không bị bắt. Nếu như ông Karl Marx viết Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản mà bị bắt thì làm gì hiện nay mà có các đảng cộng sản trên thế giới; và ngày nay tôi cũng làm những công việc tương tự mà tôi lại bị bắt. Điều đó chứng tỏ rằng pháp luật Việt Nam về vấn đề này thì lạc hậu hơn cả thời Đế Quốc Anh cách đây gần 200 năm. Và nhóm Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp ra báo Le Paria (Người Cùng Khổ), cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Phan Kế Tuyền và cả Nguyễn Tất Thành đều không bị bắt. Thế tại sao hôm nay, là sau những vị này cả gần một thế kỷ rồi, mà tôi cũng làm những công việc tương tự như vậy thì lại bị bắt?! Chứng tỏ rằng luật pháp của thực dân Pháp lúc đó vẫn văn minh hơn luật pháp của Việt Nam hôm nay. Và ngay tại đất nước Việt Nam này, thì bấy giờ ở Miền Nam hưởng được nền luật pháp của mẫu quốc, tức là của Pháp thì nhiều nhà yêu nước lúc đó kể cả cụ Huỳnh Thúc Kháng ra những tờ báo như tờ báo Tiếng Dân, tờ báo Tiếng Chuông Rè...vẫn được công khai. Và thực sự, lúc bấy giờ riêng vùng Miền Nam, Đảng Cộng Sản vẫn được hoạt động công khai, miễn sao là không bạo động. Thì bây giờ sau gần cả trăm năm rồi, mà xét về mặt này thì Việt Nam đã đi thụt lùi, không bằng thời thực dân Pháp. Chính vì vậy mà tôi không chấp nhận bản án thiếu văn minh và không phù hợp với Công Ước Quốc Tế đó.

RFI: Dạ thưa cha, con cũng xin hỏi thêm về tình trạng sức khỏe hiện nay của cha thì cha cảm thấy như thế nào ạ?

- Cha Nguyễn Văn Lý: Hiện nay chân phải của tôi thì vẫn chưa cử động bình thường được. Bàn chân phải cứ trơ trơ ra thôi. Nhưng mà khi đi thì phải có một chiếc gậy hoặc một chiếc xe đẩy, hoặc là đi chập chững vịn tường, vịn đồ thì có thể đi được. Còn cánh tay phải thì hiện nay cũng có thể làm được một số việc nho nhỏ, nhưng mà như cầm bút để viết thì chưa được, cầm thìa để ăn cơm thì cũng tàm tạm thôi, vẫn run và vẫn lạng quạng. Còn riêng cầm bàn chải đánh răng vẫn cầm chưa được. Nhưng mà lần trước, khi tôi bị tai biến lần thứ 2 thì sau 3 tháng thì có thể làm những việc ấy được, còn bây giờ vì tới lần thứ 3 thì phục hồi chậm hơn, cho nên đến hôm nay là đã 4 tháng rồi mà những việc ấy vẫn làm chưa được.

RFI: RFI rất cảm ơn cha Lý đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay, và xin kính chúc cha được chữa bệnh chóng lạnh ạ, và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

- Cha Nguyễn Văn Lý: Xin cảm ơn quý vị rất nhiều !
 
LM Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn RFA sau khi được trả tự do
RFA
16:03 15/03/2010
LM Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn RFA sau khi được trả tự do

Chỉ vài giờ sau khi từ trại giam về đến Huế, mặc dù tình trạng sức khoẻ không được tốt và còn mệt mỏi, Linh Mục Nguyễn Văn Lý vẫn ưu tiên trả lời phỏng vấn RFA.

Cha Lý tại Tòa Giám Mục Huế


Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.

Đỗ Hiếu: Xin chúc mừng LM Nguyễn Văn Lý vừa được trở về với xã hội bên ngoài và gia đình sau nhiều năm bị giam cầm. Linh Mục có cảm tưởng ra sao khi nghe quyết định là được phóng thích ạ?

LM Nguyễn Văn Lý: Trước hết xin chào ông Đỗ Hiếu và kính chào tất cả quý vị, tất cả bà con, bạn hữu. Lời đầu tiên là tôi xin cảm ơn tất cả quý vị, bà con và bạn hữu đã nhiều năm hiệp thông, cầu nguyện và giúp đỡ cho tôi nhiều. Tiện đây thì qua quý vị tôi cũng xin kính gửi lời cảm ơn tất cả bà con bạn hữu xa gần, những người tôi đã biết cũng như những người tôi chưa biết đã quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều và giúp đỡ gia đình tôi cũng rất nhiều trong bao nhiêu năm tháng qua. Bây giờ được trở lại với xã hội thì trước hết là tôi xin kính chào tất cả quý vị.

Tình trạng sức khỏe kém “Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm.

Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, ngoài những lời cảm ơn gửi đến tất cả những người biết mặt và không biết mặt thì LM Lý có điều gì muốn đặc biệt nhắn gửi quý khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do trong và ngoài nước ạ?

LM Nguyễn Văn Lý: Hiện giờ thì xin cảm ơn tất cả quý vị và bà con, bạn hữu. Tôi cũng chưa có sẵn một cái ý kiến gì để thưa gửi cả, thì cũng chắc phải vài ngày nữa. Tuy nhiên, mặc dù tôi cũng đang yếu mệt, khi đi ra khỏi trại là 4 giờ sáng thì tôi lại phải thức dậy khoảng 2 giờ sáng để dâng lễ rồi kinh nguyện cho xong, thì đi 4 giờ sáng mà xe chạy liên tục về đến Huế đây thì khoảng 5 giờ chiều. Từ hồi chiều đến bây giờ thì cũng nhiều bạn bè nghe tin đến thăm nên tôi cũng đang mệt, chưa dám nói gì nhiều. Tuy nhiên, tôi có thể trả lời một vài câu hỏi mà quý vị có thể quan tâm, muốn biết, thì ưu tiên xin mời ông Đỗ Hiếu đặt câu hỏi gì mà tôi có thể trả lời được gì thì tôi trả lời về tất cả các vấn đề.

Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn LM Lý. Trước hết thì thính giả cũng như là những người quan tâm đến cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ - nhân quyền của LM thì muốn được nghe LM nói về sức khoẻ của mình trong lúc này ạ.

LM Nguyễn Văn Lý : Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm, riêng lần thứ ba này thì người ta đưa lên trên Hà Nội, vào Bệnh Viện 198 của Bộ Công An. Tại đây người ta xét nghiệm thì người ta thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ thì bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng mà cái quan trọng hơn là ở trên hậu chẩm của não bên trái đã có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt.

Sau 4 tháng điều trị thì hiện giờ chân phải có bớt đôi chút nhưng mà vẫn chưa cử động bình thường, còn riêng tay phải thì đã có thể cầm được thìa để ăn cơm nhưng chưa cầm bàn chải đánh răng và chưa cầm bút được, nhưng vẫn có thể đưa tay lên đưa tay xuống để tập thể dục cũng được. Phục hồi lần sau thì chậm hơn lần trước, thành ra lần này đã 4 tháng rồi mà mức độ phục hồi thì nó không bằng lần thứ hai. Riêng về khối u trên não trái thì người ta cũng không nói cho mình biết u đó là u ác tính hay lành tính, và người ta cũng không muốn đụng vào để điều trị vì sợ có khi tai biến gì nguy hiểm, cho nên họ muốn để cho gia đình và Giáo Hội trách nhiệm điều trị chuyện này thì hay hơn.

Cho nên cách đây 3 tháng rưỡi thì họ đã gửi cho gia đình viết thư đề nghị để đưa về mà điều trị, gia đình cũng thương cho nên gia đình làm cái thư đề nghị thì chắc quý vị cũng có biết rồi. Khi đó người ta gửi cho gia đình làm thì họ cũng bảo yêu cầu là đừng cho tôi biết kẻo sợ tôi không đồng tình, nhưng mà sau khi tôi biết thì tôi cũng chiều theo gia đình là gia đình có muốn đưa về điều trị thì cứ đưa về.

Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn Cha đã dành thời giờ để nói về sức khỏe. Cha cũng cho phép được hỏi một vài vấn đề khác mà Cha hằng theo đuổi và quan tâm, đó là vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, dù là biết Cha mới rời khỏi trại giam ít tiếng đồng hồ thôi, thì xin Cha vui lòng trình bày tóm tắt về quan điểm của Cha về những điều mà chúng tôi vừa nêu ạ.

LM Nguyễn Văn Lý: Về vấn đề này thì như quý vị đã biết là chúng ta đã lập đi lập lại rất nhiều và về phía nhà nước Việt Nam cũng lập đi lập lại rất nhiều, đôi bên thì quan điểm khác nhau. Để có thể đề cập đến trọng tâm vấn đề này thì có lẽ để lần khác, vì nếu nói đi nói lại những chuyện như xưa nay đôi bên đều nói thì có lẽ tất cả chúng ta đều hiểu cả rồi là đôi bên quan điểm khác nhau, nhìn từ góc độ khác nhau, vậy để nói lên những điểm đặc sắc mà chúng ta có thể quan tâm đến hoặc là hy vọng có thể cải thiện được cái gì thì những chuyện này có lẽ để một lần khác rồi tâm trí tôi nó ổn định hơn thì hy vọng sẽ đề cập đến hữu ích hơn.

Còn bây giờ tôi chỉ có nói qua một chút quan điểm của tôi về chuyện tại sao nhà nước tạm đình chỉ thi hành án để cho gia đình đưa tôi về và quan điểm của tôi về cái bản án của tôi như thế nào. Chuyện đó là chuyện vừa tầm của tôi đề cập mà cũng nằm trong sự quan tâm trước mắt của quý vị.

Không chấp nhận bản án

“Tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là "tù nhân lương tâm".LM Nguyễn Văn Lý

Đỗ Hiếu: Dạ, xin mời Linh Mục ạ.

LM Nguyễn Văn Lý: Trước hết là như quý vị đã biết bản án kết án tôi nó không phù hợp với công luận quốc tế hiện nay và cũng không được văn minh, vì cách đây hơn 160 năm ông Karl Marx viết Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và bộ Tư Bản Luận tại Luân Đôn thì ông vẫn được bình yên để viết, và giả như ông viết bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản rồi ông bị bắt thì làm sao lại có các đảng cộng sản tiếp theo được, nhưng bây giờ có những người Việt Nam làm việc tương tự như vậy thì bị bắt chứng tỏ rằng luật pháp Việt Nam hiện nay mà về lãnh vực đó thôi thì lạc hậu hơn thời ở Luân Đôn cách đây 160 năm.

Rồi nhóm Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đầu thế kỷ 20 gồm Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, cụ Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, sau này là Nguyễn Tất Thành nữa, ra báo Le Paria và viết nhiều tác phẩm khác ngay giữa thủ đô Paris, nhưng thực dân Pháp không bắt.

Và ngay tại Việt Nam cụ Huỳnh Thúc Kháng ra báo Tiếng Dân, rồi cụ Nguyễn Thế Truyền ra báo Tiếng Chuông Rè, tương tự như thế ngay tại Việt Nam, ngay ở Miền Nam, cũng không bị bắt. Và một số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hoạt động tại Miền Nam lúc bấy giờ mà không bạo động, chỉ dùng giấy bút thôi, thì cũng không bị bắt. Như vậy xét về mặt này, luật pháp Việt Nam hiện nay lạc hậu hơn các thời thực dân Pháp tại Việt Nam. Và rõ ràng nhất là tại thủ đô Paris.

Cha Lý va thân nhân tại TGM Huế Hình do gia đình gửi RFA
Vì lẽ đó mà tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là "tù nhân lương tâm". Không bao giờ tôi không sửa lại những cái từ đề là "phạm nhân" trên các giấy tờ của nhà nước Việt Nam hết. Chính vì vậy bây giờ nếu như họ đề nghị tôi là tạm đình chỉ thi hành án để về chữa bệnh thì tôi không bằng lòng, vì tạm đình chỉ thi hành án tức là mình có chấp nhận bản án. Còn nếu như đề nghị đình chỉ hẳn thì tức là mình cũng chấp nhận bản án. Họ biết như vậy cho nên họ không trực tiếp đề xuất với tôi mà họ trình bày với gia đình tôi để họ đánh vào cái việc lo âu của gia đình là mong ước chữa bệnh cho tôi, để cho gia đình tự ý đề xuất. Khi gia đình đã đề xuất thì tôi cũng chiều theo vì tôi thấy gia đình cũng có ý thương mình, tình nghĩa sâu đậm, cho nên tôi nói gia đình muốn đưa về thì cứ đưa về. Nhưng mà gia đình đưa về thì gia đình không đề cập gì đến bản án, chỉ có đề cập rằng đang bị bệnh như vậy thì muốn được đưa ra ngoài điều trị cho có điều kiện hơn thôi.

Đối với tôi thì họ đã có ám chỉ viết như thế cách đây khoảng 3 tháng rưỡi, nhưng mà diễn biến để mà thông báo cho tôi biết là họ bằng lòng cho tôi ra ngoài thì tôi mới chỉ biết chiều hôm qua thôi, tức là chiều 14-3, theo giờ Việt Nam đấy, ngày chiều Chủ Nhật. Còn hôm nay thì đã là ngày Thứ Hai, ngày 15-3 rồi.

Đỗ Hiếu: Cảm ơn Linh Mục về những điều đó. Trước khi tạm biệt thì xin LM dành cho Đài chúng tôi được một câu hỏi cuối, đó là trong thời gian tới thì LM dự kiến sẽ có những hoạt động gì ạ?

LM Nguyễn Văn Lý: Trước mắt thì tôi phải chấp nhận sự điều trị của Tòa Giám Mục Huế và gia đình, còn liên quan đến công việc của tôi thì tôi cũng cần phải có một thời gian để tiếp xúc lại với xã hội, xem coi thử hiện nay xã hội đang quan tâm những chuyện gì và diễn tiến như thế nào đã, chứ tôi chưa có một chủ định gì cả, là bởi vì mình như từ trong hang mới bước ra ngoài ánh sáng thì chưa nắm rõ hư thực làm sao.

Cả 3 năm nay thì gia đình có thăm gặp cũng đâu có nói gì đến chuyện xã hội nhiều và tôi đọc báo trong tù thì cũng chỉ được đọc tờ Nhân Dân và tờ Pháp Luật của nhà nước thôi, và hàng ngày thì cũng có coi phần thời sự ở trong truyền hình. Như vậy tôi không biết trong 3 năm nay thì thế giới bên ngoài như thế nào và cộng đồng người Việt chúng ta trong nước ngoài nước đang có những chuyển biến như thế nào, vì vậy mà trước mắt thì phải điều trị bệnh tật của mình, thứ hai là cũng cần phải có một thời gian để làm quen lại với cuộc sống xã hội bình thường đã.

Đỗ Hiếu: Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin cảm ơn LM Nguyễn Văn Lý đã dành cho Ban Việt Ngữ cuộc trao đổi chỉ vài giờ đồng hồ sau khi Linh Mục rời khỏi trại giam. Kính chúc Linh Mục bình an, may mắn và mạnh khỏe.

LM Nguyễn Văn Lý: Xin cảm ơn anh Đỗ Hiếu và tất cả quý vị, bà con, bạn hữu rất nhiều. Xin cầu nguyện cho nhau luôn. Xin cảm ơn.
 
LM Lý: 'Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính'
VOA
16:27 15/03/2010
LM Lý: 'Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính'

Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý được đình hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe. Ông đã ra khỏi trại giam Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam và được nhân viên công lực đưa về Tòa Giám mục Huế vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai, 15/3/2010.


Linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế, 30/3/2007. Ông bị kết án 8 năm tù giam vì tội tuyên truyền chống phá chính phủ cộng sản Việt Nam

Tối cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của Ban Việt Ngữ đài VOA, từ Tòa Giám mục Huế, linh mục Lý phát biểu:

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước hết, tôi xin cảm ơn các quý vị đã luôn theo dõi, thông hiệp cầu nguyện, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong những năm tháng qua. Xin nói ngay là không phải tôi được trả tự do, mà là tạm đình chỉ thi hành án để chữa bệnh.

VOA: Thời gian tạm đình chỉ này trong bao lâu, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Lệnh đình chỉ cứ mỗi đợt 12 tháng. Đây là đợt đầu tiên. Sau khi tôi hết án, tôi vẫn bị quản chế 5 năm. Còn bây giờ, trong thời gian điều trị bệnh theo yêu cầu của gia đình thì cũng bị quản chế như thế.

VOA: Trong 1 năm tạm đình chỉ án để chữa bệnh, linh mục sẽ ở Tòa Giám mục Huế?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước mắt tôi đang ở Tòa Giám mục Huế, tại khu hưu dưỡng mà trước đó tôi cũng ở đây mấy năm rồi. Những lần bị quản chế tôi đều ở khu này. Có thể nếu gia đình muốn đưa đi điều trị ở đâu đó thì cũng sẽ chịu sự quản lý của chính quyền địa phương đó.

VOA: Với lệnh tạm đình chỉ thi hành án, linh mục có ký một giấy cam kết nào với phía chính quyền không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Không, tôi không nhận bản án. Tôi cũng không coi mình là phạm nhân, mà luôn coi mình là tù nhân lương tâm. Vì gia đình đề nghị như thế, theo sự gợi ý của họ, nên tôi cũng hướng theo gia đình, về cho gia đình điều trị, chứ không buộc phải ký một giấy tờ gì cả. Tôi chỉ ký một giấy biên bản thông báo về lệnh tạm đình chỉ. Trong biên bản, tôi cũng ký là một tù nhân lương tâm, chứ tôi không nhận mình là một phạm nhân.

VOA: Thưa linh mục, hiện giờ tình trạng sức khỏe của ông như thế nào?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi bị liệt chân phải, chưa đi đứng bình thường. Còn riêng tay phải đã phục hồi được trên 50%.

VOA: Trong suốt thời gian bị giam, ông được chăm sóc sức khỏe như thế nào trong tù?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Hơn 2 năm đầu, tôi là một người bình thường ở một khu biệt giam, một mình trong một khu đất khoảng 400 mét vuông. Ở đó có nhiều phòng giam nhưng chỉ giam một mình tôi thôi. Phòng này tôi đã ở nhiều lần trước rồi. Khi họ giam tôi ở đó thì họ đưa tất cả tù nhân khác ra khỏi. Tôi ở biệt lập như vậy. Những người ở gần tôi cũng phải cách mấy chục mét và cách mấy bức tường. Cách đây hơn nửa năm, tôi bắt đầu bị tai biến mạch máu não. Hai lần đầu tôi vẫn ở một mình. Họ cho uống thuốc giảm áp, cùng các thuốc thông thường của người bị cao huyết áp. Đến lần thứ ba tôi bị tai biến vào tháng 11 năm ngoái. Khi đó, họ đưa tôi lên bệnh viện 198 của Bộ Công an ở Hà Nội điều trị. Tại đó, lúc đầu công an phải giúp đỡ tôi. Sau đó ít ngày, họ nhắn gia đình tôi ra. Một tháng sau, họ đưa tôi về lại trại. Lúc bấy giờ, họ cho một tù nhân người dân tộc Tày ở chung để giúp đỡ tôi trong các sinh hoạt hằng ngày. Cách đây hơn một tháng, họ có cho thêm 2 người nữa giúp đỡ tôi thêm.

VOA: Trong thời gian ông bị giam, điều kiện sinh hoạt trong trại như thế nào? Ông có được đọc kinh Thánh và có được tiếp cận thông tin bên ngoài qua báo đài?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Buồng giam của tôi sạch sẽ, cũng có các điều kiện vệ sinh bình thường. Lúc này, tiêu chuẩn về ăn uống của tù nhân ở Việt Nam tương đối no đủ hơn trước đây nhiều. Về tinh thần, hằng ngày tôi được đọc báo Nhân dân. Gia đình được phép gửi vào cho tôi báo Pháp luật. Chỉ thế thôi. Cách đây hơn 1 năm, tôi bắt đầu được nhận sách kinh.

VOA: Ông bắt đầu được đọc kinh Thánh chỉ cách đây một năm. Ông có biết nguyên nhân của sự thay đổi này không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Vì lúc đó, Việt Nam và Vatican lập một tổ hỗn hợp xúc tiến việc quan hệ ngoại giao đôi bên. Không biết phải sự trùng hợp không nhưng trong trại giam vào dịp đó thì người ta trả sách kinh Thánh cho tôi.

VOA: Trong thời gian bị giam giữ, có các phái đoàn nước ngoài đến thăm ông trong trại giam không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Có 3 lần khách quốc tế thăm. Lần thứ nhất là ông đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cách đây khoảng 2 năm rồi. Lần thứ hai là phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, gồm 6 người, cách đây khoảng 1 năm. Lần thứ ba cách đây gần một năm thì ông đại sứ Mỹ thăm tôi lần thứ hai.

VOA: Nội dung các cuộc gặp đó như thế nào?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Họ muốn hỏi thăm tình hình của mình. Ngoài các câu hỏi của họ, phần tôi, tôi muốn trình bày vấn đề gì thì vẫn có thể trình bày.

VOA: Trong những lần gặp đó, ông đã trình bày những điều gì, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Hai lần đầu tôi xác định cho họ rõ tôi không phải là phạm nhân mà là một tù nhân lương tâm, và tôi coi bản án đó là thiếu văn minh, trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Lần sau này, tôi đề cập đến các vấn đề hòa bình và thăng tiến trên thế giới.

VOA: Trong lúc ông bị giam, thưa linh mục, ông có được biết dư luận bên ngoài về bản án của ông như thế nào không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đoán một phần nào thôi chứ thật sự không được thông tin đầy đủ.

VOA: Cách đây hơn 2 năm sau phiên tòa của linh mục, có một điều gây xôn xao dư luận là bức ảnh chụp cảnh ông bị bịt miệng trước vành móng ngựa. Tấm ảnh này đã trở thành một trong những tấm ảnh đáng chú ý nhất khi nói về nhân quyền của Việt Nam. Trả lời về tấm ảnh này, phía nhà nước Việt Nam nói rằng do trong lúc phiên xử diễn ra, ông đã có những thái độ và hành động không đúng. Một lời bình luận về bức ảnh đó, với tư cách là nhân vật chính của bức ảnh, ông sẽ nói gì, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước tòa, tôi đã có sẵn các câu để phát biểu, cũng có những lời để chứng minh rằng ở Việt Nam hiện nay tự do dân chủ, nhất là tự do ngôn luận, không bằng thời Các-Mác ở London, không bằng thời của nhóm Nguyễn Ái Quốc tức Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành ở Paris cách đây gần 100 năm, không bằng thời cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thế Truyền ra báo Tiếng dân và Tiếng Chuông rè ở ngay tại Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Nhưng tôi biết rằng không thể nói được. Cho nên tôi phải chọn một thái độ là đọc thơ. Thì hành động bịt miệng đó đã nói lên nhiều hơn những điều mà mình định nói. Tôi chỉ đọc đi đọc lại 4 câu thơ thôi, chứ không làm gì bạo lực cả. Tất cả những ai chứng kiến phiên tòa đều biết rằng tôi chỉ đọc thơ chứ có làm gì đâu. Họ nói tôi xô ngã hai công an. Đó là vu khống chứ lúc đó tôi đã tuyệt thực qua ngày thứ 8 rồi làm sao đủ sức xô ngã hai công an? Người ta đã bịt miệng tôi 4 lần tất cả.

VOA: Trong thời gian 1 năm tới đây ông được đình hoãn thi hành án. Ngay từ lúc này, ngày đầu tiên bước ra khỏi nhà tù, ông có cảm nghĩ như thế nào?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước mắt, tôi cần phải điều trị bệnh vì bệnh tôi thật sự là nặng, vì có một khối u trong não. Trong trại giam họ không dám điều trị mà để cho Giáo hội và gia đình điều trị đây. Tôi ở trong trại giam mới ra, giống như một người trong hang mới ra, chỉ biết rằng rất nhiều người quan tâm, đồng tình ủng hộ mình, nhưng chính mình chưa biết làm thế nào cho thích hợp vì tôi mới về vài tiếng đồng hồ.

VOA: Tình trạng sức khỏe của ông hiện giờ cộng với những tháng ngày giam giữ liệu những điều này có ảnh hưởng đến ý chí và lý tưởng mà ông theo đuổi?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Đã chọn con đường tù đày để làm việc thì càng ở tù tôi càng tỉnh táo và khôn ngoan hơn thôi. Những người đấu tranh bất bạo động thì càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính.

VOA: Xin chân thành cảm ơn linh mục đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi xin cảm ơn nhiều.
 
Chính quyền cộng sản Việt Nam bỗng nhiên ''tha lỏng'' cha Tadeô Nguyễn Văn Lý
Hà Long
20:27 15/03/2010
Chính quyền csVN bỗng nhiên “thả lỏng” cha Tađêô Nguyễn Văn Lý

Nếu sáng nay, 15/3/2010 không có thông báo chính thức của Tổng Giáo Phận Huế qua trang VietCatholic, hầu như từ trong nước cho đến hải ngoại ít ai có thể tin xác thực cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đang được hít thở không khí tự do tại Nhà Hưu Dưỡng của Giáo Phận Huế, 69 Phan Đình Phùng – như ngài ngày xưa đã sống tại giáo xứ Nguyệt Biều.

Nhiều người đặt câu hỏi nhà nước csVN có mất bình thường không? Chỉ mới đây họ đã đối xử với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân với muôn vàn mánh khóe hạ đẳng khi phải thả chị ra sau thời hạn mãn tù rồi sau đó lại giam lỏng trong 4 tiếng đồng hồ ở Hà Nội vì ngăn cản chị tiếp xúc với báo chí nước ngoài. Tất cả trình tự của LS Nhân phải trải qua gian khổ chẳng khác gì một cốt truyện trinh thám nhiều tập.

Nay cha Tađêô Nguyễn Văn Lý „trở về“ trong âm thầm và sắp đặt kín đáo của chính quyền csVN, chẳng khác gì cung cách của một đứa „trộm đêm“ sợ bàng dân thiên hạ biết đến hành động xấu của nó. Cách đây vài tháng tại Đồng Chiêm cũng chính đồng bọn của chính quyền csVN đùng đùng sát khí với các hung khí đàn áp, gây thương tích đổ máu cho giáo dân, nay lại hành động hoàn toàn trái ngược với bản tính tàn ác của họ. Khó hiểu thật!

Dẫu sao đi nữa thì sự trở về của cha Tađêô Nguyễn Văn Lý mang lại tin vui cho TGP Huế, cho những người thân ruột thịt của ngài, cho tất cả những ai mến chuộng công lý và hòa bình và cho cả thế giới tự do đang đấu tranh đòi trả tự do cho ngài.

Tin về cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đang tạo ra một cuộc động đất chính trị. Hình ảnh về những bàn tay thô bạo của công an ghì cổ ngài lại chạy lên những trang báo, thí dụ hãng thông tấn Reuters có một bức hình rất ấn tượng về sự đàn áp người tù Nguyễn Văn Lý vào ngày 30/3/2007 tại tòa án ở Huế. Vài bản tin quốc tế quan trọng đã loan đi mau chóng ngày hôm nay trên hàng trăm tờ báo lớn với các tiêu đề:

- Vietnam releases leading dissident from prison (AP)

- Vietnam frees ailing dissident priest: lawyer (AFP)

- Vietnam frees dissident priest in poor health – group (Reuters)

- Vietnam releases dissident priest Nguyen Van Ly (BBC)

- VIETNAM-VATICANO: LIBERATO SACERDOTE CONDANNATO A 8 ANNI (tiếng Ý, báo AGI)

- VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été libéré et ramené à l’archevêché de Huê dans l’après-midi du 15 mars 2010 (Eglises d’Asie)

- Las autoridades vietnamitas liberan a uno de los presos políticos más importantes por sus problemas de salud (Tây Ban Nha, Reuters)

- Vietnamese human Rrghts activist freed from prison (Free Speech Radio News)

- Vietnam: liberato prete dissidente (tiếng Ý, Ansa.it)

- Vietnamese Dissident Freed (RFA)

Đó là chưa kể hàng chục bài viết tiếng Việt đang được cập nhật liên tục từng giờ trên các trang mạng. Các hình ảnh mới về cha Tađêô Nguyễn Văn Lý tại Huế đang được tải đi rộng rãi trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại. Từ phía giáo hội công giáo cha Lý đã được Đức Giám Mục Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng đại diện TGP Huế đón tiếp người con trở về từ ngục tù. Tại hải ngoại Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California đại diện chúc mừng Tổng Giáo phận Huế và nói qua đài VOA: “Tôi cầu chúc Ngài chóng bình phục, khỏe mạnh và làm những việc tốt cho dân tộc Việt Nam của chúng ta.”

Lý do chính đáng được ra tù vì sức khỏe yếu kém mà thân nhân cha Lý đề nghị với chính quyền đã lâu, nay mới được cứu xét. Cứ tạm gọi đây là một cử chỉ nhân đạo của csVN mà họ không còn cách nào làm tốt hơn được nữa, có thể họ chọn đúng thời điểm có lợi nhất cho họ. Cũng có người dự đoán vì sức ép quốc tế càng lúc càng đè nặng lên csVN, nhất là về vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố Việt Nam gia tăng đàn áp người bất đồng chính kiến vào ngày 11/3/2010, rồi sau đó ngày 12/3/2010 Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) lại thúc giục tổng thống Barack Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo. Ủy ban này nhận định tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị suy thoái. Qua cha Tađêô Nguyễn Văn Lý csVN đang muốn thoát khỏi gọng kìm này chăng?

Riêng cho người sống trong cuộc, với một ý chí kiên cường cho đến thời điểm ra tù cha Tađêô Lý luôn khẳng định qua phỏng vấn của Đỗ Hiếu, phóng viên RFA ngày 15/3/2010: “Tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là ‘tù nhân lương tâm’.” Ngài cũng xác định thêm về lập trường vững vàng: “Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính”.

Như người nữ tù Lê Thị Công Nhân đang là nhân chứng sống động cho một bản án bất nhân, kể từ hôm nay chúng ta lại có thể khám phá ra những bí mật trong nhà tù csVN qua người tù Tađêô Nguyễn Văn Lý.

Cuối cùng, chuyện lạ âm thầm về tin cha Tađêô Nguyễn Văn Lý được thả lỏng tại Huế vẫn còn là một bí mật quốc gia được bảo quản tuyệt đối cho 700 tờ báo theo lề phải tại Việt Nam.
 
Sao rồi các đồng chí?
Lykhách
21:16 15/03/2010
Sao rồi các đồng chí?

Đã tới đâu rồi các đồng chí
Vụ Hà-Giang hiệu trưởng mua trinh học trò
Rồi bán cho đồng chí tỉnh ủy
Chỉ chuyền tay chơi qua các chức sắc to?

Ấy thế! như mọi lần hằng xảy ra trước đó
Các đồng chí mất thời gian điều tra khi dân đã rõ
Là đảng viên, nhân thân tốt… tội to cũng thành nhỏ
Nếu có thêm tí tiền, thì ra vô tội hoặc sẽ…công to!

Đấy! các đồng chí luôn biết đấy
Bác dặn luôn liêm chính, chí công vô tư
Đảng vận dụng xoay sở từng từ ngữ
Để đảm bảo khách quan cho tính đảng rõ chứ?

Nhưng đồng chí Sầm-Đức-Xương…ngu bỏ mẹ!
Ai đời đòi cởi tuốt tuồn tuột giữa tòa!
Cứ chịu hết một mình nằm tù thế
Thì các đồng chí ta sớm muộn cũng lãnh ra!

Từng có đồng chí tội còn to hơn thế nữa
Tội rành rành hết chối cãi giãy dụa
Nhưng đảng ta vẫn vận dụng tìm ra vài đứa
Làm dê tế thần chịu tội, ở tí tù cho qua buổi kiện thưa!

Thế nhưng các đồng chí ngày càng ngu…bỏ mẹ
Biết bán mới kiếm ăn, nhưng sao bán lâu thế!
Rừng bán đứt 50 năm đòi lại đâu có dễ
Đúng chính sách là cầm, rồi đòi lại, rồi bán…ăn đi ăn lại mới phủ phê!

Sai rồi sửa, sửa sai rồi sai hơn thế nữa
Sửa sai ấy là chính sách giải quyết cù cưa
Muốn ăn trọn mà chẳng chia đều mỗi đứa
Việc nhỏ để vỡ lớn ra, tham thì thâm biết chưa!

Dân An-Nam ta là giống dân giỏi nhịn nhục
Nhưng có máu liều khi tức nước vỡ bờ
Chuyện này lớn quá khó mà chống đỡ
Chắc phải…kiểm điểm dăm thằng lớn chứ chẳng thể làm lơ!

Hãy bán khôn ngoan như tập đoàn Than Khoáng Sản
Hãy học vì sao chuyện lớn như…quốc nạn
Tiền tỉ thu vô nhưng rồi hạ cánh an toàn
Vì các đồng chí ta quán triệt…cách ăn than!

Cán bộ cấp cao không nên ăn như các chú công an
Đứng đường đòi mãi lộ theo kiểu mót đóm ăn tàn
Phải khẳng định ăn phải ăn cho đáng
Đừng cầm chi, như gái gọi, chỉ dăm trăm ngàn!

Ôi! các đồng chí thật là gánh nặng cho…đảng
Mà đảng thật là gánh nặng cho Việt-Nam
Bán cả thảy dân tình ngày thêm thê thảm
Bán đất, bán biển, bán rừng, bán con nít, bán nữ bán nam!

Hỡi Việt Kiều, Việt Cộng, Việt Gian
Việt nào còn biết khóc nước là chính gốc Việt Nam
Đợi bán sạch không còn gì để bán
Chúng ta thành Hán-Việt hay Việt lang thang?

Việt lang thang nghĩa là Việt…di tản
Hay lưu lạc ngay trên đất nước hoang tàn
Thời chiến đất nước ta, Tàu dùng làm bia đỡ đạn
Thời bình đất nước mình chắc chết bởi lòng tham!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xuân Về Trên Đồi
Lê Trị
22:16 15/03/2010

XUÂN VỀ TRÊN ĐỒI



Ảnh của Lê Trị

Hừng đông trên đầu núi

Sắc mây tỏa khắp miền

Không gian bừng hương mới

Hoa nở dưới chân đồi.

(Trích thơ của Hồng Thị Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền