Ngày 14-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Qua khổ nạn mới đến vinh quang
Phanxicô Xaviê
09:55 14/03/2011
Trong Sứ điệp Mùa Chay 2011, khi nói về Chúa nhật thứ II MC, ĐTC Bênêdictô XVI cho biết: Tin Mừng về cuộc Hiển Dung của Chúa đặt trước mắt chúng ta vinh quang của Chúa Kitô, báo trước cuộc phục sinh và loan báo sự thần hóa con người Kitô hữu. Ngài mời gọi chúng ta: ý thức mình cũng được dẫn lên núi cao (Mt 17,1) như các Tông Đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, để tái đón nhận, món quà Ân Sủng của Thiên Chúa là Chúa Kitô. Đó là một lời mời gọi hãy tránh xa sự ồn ào của cuộc sống thường nhật để ngụp lặn trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Bài sách Sáng Thế 12, 1-4a nói đến ơn gọi của Abraham, tổ phụ các tín hữu. Chúa gọi ông bỏ quê hương, họ hàng ra đi đến nơi Người sẽ chỉ cho để được đời sống thịnh vượng và hạnh phúc. Con đường ông đã đi là con đường chúng ta phải bước vào. Con đường ấy là hành trình trong đức tin. Abraham phải từ bỏ những cái đang có để hy vọng, trông chờ những của vị lai. Ông đã làm vì ông tin Chúa, tin lời Người hứa, nên ông ra đi như Chúa truyền. Trong mùa chay khi tuyên đọc đoạn sách thánh này, Giáo hội muốn mời gọi chúng ta hãy biết can đảm từ bỏ mọi sự để hoàn toàn tin tưởng, phó thác và đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa.

Trong câu chuyện Chúa Giêsu biến hình, khi các ông Êlia và Môsen hiện ra đang đàm đạo với Chúa Giêsu thì có tiếng từ đám mây phán rằng: ”Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !” Lời xác nhận của Chúa Cha về con người và ơn gọi của chính Chúa Giêsu: Người là Con yêu dấu của Chúa Cha, được sai đến để thực thi những gì mà Cựu Ước đã loan báo về Người.

Thế nhưng, trước khi nhận thấy vinh quang phục sinh của Chúa Giêsu, các môn đệ vẫn còn mơ hồ chưa biết rõ về Người. Có lẽ cũng như bao người Do Thái khác, các ông đang mơ ước một Đấng Thiên Sai theo nghĩa thế tục. Do đó, khi đi theo Chúa và nhất là khi nghe loan báo về cuộc khổ nạn của Người ở Giêrusalem thì các ông bàng hoàng, chao đảo, mà đại diện là Phêrô đã lên tiếng can ngăn Chúa. Nên mới có sự kiện Chúa Giêsu biến hình như trong bài Tin Mừng Mt 17, 1-9 đã thuật lại. Qua đó, để củng cố niềm tin cho các môn đệ, giúp các ông hiểu và đón nhận cuộc khổ nạn của Chúa.

Cùng với các môn đệ, chúng ta cũng nhận biết hơn về con người và công việc của Chúa Giêsu, nhờ đó giúp chúng ta can đảm bước đi theo Người với thập giá trên vai. Vì trong cuộc sống hiện tại hằng ngày, nhất là khi phải bươn chải với biết bao cực nhọc khó khăn; đời sống đức tin phải đối diện với biết bao cám dỗ, con người dễ rơi vào tình trạng bi quan, thất vọng. Chính khi ấy, chúng ta phải biết gặp gỡ, khám phá ra sự hiện diện, sự biến hình của Chúa Giêsu trong cuộc đời này nơi Bí tích Thánh Thể, nơi Lời của Người và nơi anh chị em chung quanh. Những anh chị em bất hạnh đã vượt lên số phận để thành nhân, thành công ở đời chính là sự biến hình của Chúa Giêsu. Biết khám phá ra dung mạo của Chúa giữa đời thường như thế sẽ giúp chúng ta củng cố niềm tin, tìm lại được niềm hy vọng và vui vẻ lên đường vác thập giá theo Chúa: vì qua thập giá chắc chắn sẽ dẫn chúng ta đến vinh quang.

Vào cuối đời của mình, Thánh Phaolô đã dành thời gian để giáo huấn Timôthê, nhưng cũng dặn dò mọi người chúng ta: hãy can đảm chung phần cam khổ, đáp trả ơn gọi mà Thiên Chúa đã mời gọi mình để lên đường loan báo Tin Mừng. Xin Chúa cho chúng con mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, biết nhẫn nhục vác mọi thứ thập giá đời mình, trước khi được đi vào vinh quang bất diệt như Con Chúa là Đức Giêsu Kitô.
 
Ngôn Sứ - Ông Là Ai ?
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
14:38 14/03/2011
NGÔN SỨ, ÔNG LÀ AI?

Từ lâu nay, người Công giáo Việt Nam quen dùng chữ Tiên Tri thay vì Ngôn Sứ để dịch chữ Prophet, có gốc từ chữ Hi-Lạp Aprophetes. Người ta hay gọi tiên tri Isaia, chứ ít người gọi ông là ngôn sứ Isaia. Tuy nhiên, định nghĩa sau đây cho thấy chữ ngôn sứ xem ra có vẻ chính xác hơn. Theo ngữ nguyên học, chữ Hi Lạp kể trên được tổng hợp bằng hai chữ Apheni là người nói, và Apro: cho (người khác.) Người khác trong trường hợp này chính là Thiên Chúa. Người Do Thái (Hebrew) đã dùng chữ Anabi, kẻ được Chúa gọi để ám chỉ một tiên tri. Chữ này theo nghĩa rộng, cũng có thể hiểu là phát ngôn nhân của Chúa. Nếu nhìn vào toàn bộ lịch sử của các tiên tri trong Kinh Thánh, người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tiên tri, hay ngôn sứ là những vị đã đem lời của Chúa đến cho kẻ khác. Lời của Chúa, đôi khi là sự loan báo những sự kiện sẽ xảy đến trong tương lai.

Các tiên tri trong Cựu Ước được chia ra thành bốn Ðại Tiên Tri: Isaia, Jeremia, Ezechiel, và Daniel; cùng với 12 Tiểu Tiên Tri: Osee, Joel, Amos, Abdia, Jona, Michea, Nahum, Habacuc, Sophonia, Aggai, Zacharia, và Malachia. Việc phân chia này không hệ tại trên tầm quan trọng của mỗi tiên tri hay sứ điệp họ truyền đạt; nhưng một cách đơn giản, chỉ vì Sách Thánh đã nói đến những vị đó nhiều hơn. Các tiên tri đã không viết những sách tiên tri mà ngày nay chúng ta có trong bộ Kinh Thánh. Lời của các ngài đã được gìn giữ trong truyền thống khẩu truyền rồi sau này được ghi lại thành sách. Cũng cần nên biết là ngoài 16 tiên tri đã được kể tên và chính thức công nhận - những tiên tri được viết đến; vẫn còn những vị khác đã xuất hiện trong lịch sử dân Do Thái như Elia (Elijah) và Elisae (Elisha) đã công bố lời của Chúa, nhưng những lời ấy đã không được truyền tụng hay ghi chép lại đầy đủ. Một vài vị thuộc nữ giới cũng được gọi là Nữ Tiên Tri như bà Mariam, chị ông Môi-Sê (Moses) và bà Debora.

Những đoạn Cựu Ước căn bản nói lên căn tính của một tiên tri là Is. 6:1-13; Jer. 1:4-19; Ez. 1:1-3, 21; và Am. 3:7-8; 7:14-16. Cộng thêm với một số đoạn Kinh Thánh khác, người ta có thể nhận ra thêm những vai trò của một tiên tri. Ông là người được ủy thác nói thay cho Ðức Gia-vê (Yahweh) (Is.6:8-9; Jer. 1:9); ông bị bắt buộc phải lãnh trách nhiệm cho dù không muốn hay tự nhận là thiếu khả năng (Am 3:7-8; Jer. 1:7-8); Chúa truyền đạt lời của Ngài cho các tiên tri (Is. 6:9; Jer. 1:7-9; Ez. 2:8-3:3); việc truyền đạt này bao gồm cả hai việc thấy (vision) và nghe (audition), tình trạng tương tự như những người được gọi là các nhà huyền nhiệm học (mystics) sau này.

Tóm lại: Tiên tri hay ngôn sứ trong Kinh Thánh là người được nghe tiếng Chúa gọi và đem lời của Ngài đến cho nhân loại. Như vậy tiên tri là một phát ngôn nhân (speaker) được Chúa linh ứng.

Tiên tri qua các thời đại

Những nhà lãnh đạo tinh thần lâu đời nhất đôi khi cũng được gọi là tiên tri như tổ phụ Abraham (Gn. 20:7) và ông Môi-Sê (Dt. 34:10), nhưng đây chỉ là cách diễn giải của những người thuộc các thế hệ về sau. Các tiên tri chỉ xuất hiện vào cuối thời đại của các Quan Án (Judges) và bắt đầu thời đại của các vua. Vào thời kỳ sơ khai đó, các tiên tri được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Người của Chúa. (1Sm. 9:6), người được thị kiến (1Sm. 9:9), và Tiên Tri (1Sm. 10:10). Ðôi khi các tên khác nhau được gọi tùy theo những hiện tượng tiên tri khác biệt dù rằng tất cả đều là phát ngôn nhân của Chúa. Sự kiện họ được mạc khải lời của Chúa là điều quan trọng hơn cả việc tiên đoán hay khiển trách. Chính sự hiệu nghiệm đã đem lại sức mạnh cho những lời tiên tri. Nhưng đôi khi sự hiệu nghiệm đó đã đem lại hậu quả xấu cho các tiên tri, vì họ đã tiên đoán những sự dữ và bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về những sự dữ đó (3Kg. 18:17; 22:8)

“Người được thị kiến” (the Seer - roeh, hozeh) là một trong những tên dành cho các tiên tri sớm nhất mà Samuel là thí dụ điển hình. Ông đã được nhận những mạc khải (revelations) của Thiên Chúa qua những thị kiến và trong giấc mộng (1Sm. 9:15; 3:10-14) từ những việc nhỏ đến những việc trọng đại, liên hệ đến vận mệnh của cả một triều đại hay quốc gia. Ông đã chọn để xức dầu tấn phong Saolê (Saul) làm vua (1Sm. 9:15-17), nhưng về sau ông đã cho Saolê biết rằng Thiên Chúa đã phế loại ông ta để chọn một dòng vua khác (13:11-14). Như vậy, người được thị kiến đã hành động như phát ngôn nhân của Chúa, can thiệp vào những việc quan trọng của hoàng gia. Sự kiện này cũng đã xảy ra trong triều đại của nhiều dòng vua kế tiếp, như giữa vua David và ông Gad, người được thị kiến.

Những tiên tri ngất trí (ecstatic) được ghi nhận qua những hành động, cử chỉ bất thường. Tâm trí của họ dường như đã được chiếm ngự và tác động bởi thánh linh của Ðức Giavê (1Sm. 10:6; 4Kgs. 2:16) như đã xảy ra cho chính vua Saolê. Ông Nathan, trong triều đại của vua David đã chính thức được gọi là tiên tri hay ngôn sứ (Nabi.) Nathan đã hành động một mình và sự ngất trí đã không xảy ra cho ông. Trong giấc mộng, Thiên Chúa đã loan báo cho ông rằng triều đại của vua David sẽ được tiếp tục (2Sm. 7); nhưng ông cũng thẳng thắn lên án khi vua phạm lỗi (2Sm. 12); đồng thời ông đã trực tiếp can thiệp để hoàng tử Salomon được kế vị David (3Kgs. 1). Những điều này, hiển nhiên đã mang tính cách chính trị. Từ đó, các tiên tri đã liên hệ mật thiết với các triều đại, làm cố vấn cho những hoàng đế ở cả hai vương quốc Israel và Juda.

Những tiên tri được viết đến (các tiểu, đại tiên tri được chính thức chấp nhận trong Kinh Thánh) đã xuất hiện trước thời lưu đày, khoảng thế kỷ thứ VIII trước Chúa Giáng Sinh (BC). Hành động của họ đã không nhất thiết phải xảy ra ở những thời điểm lịch sử của các vương quốc, và thông điệp của họ chính là Lời của Chúa truyền đạt tới dân chúng.

Thần học về những lời tiên tri

Vào thế kỷ đầu của thời đại Tân Ước, một số người đã được chia sẻ Thánh Linh tiên tri của Chúa Kitô (Eph. 4:7-14; 1Cor. 12:28; Acts 11:27, 13:1 v.v...), trong khi những người khác được chia sẻ ơn thiêng này một cách tổng quát hơn. Ðã có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tiếp tục của Thánh Linh tiên tri vào thời sơ khai của giáo hội (Didache 11-13; Ascension of Isaia 3:25-27; Justin, Dial. 87; Irenaeus, Haer. 2.32.4; 4.33.15...) Theo Didache, các tiên tri được kính trọng hơn cả giám mục và thày sáu. Họ thực hiện những hành động tế lễ tương tự như hàng gíao sĩ (15:1-2; 10:7; 13:3). Ðiều họ nói trong Thánh Linh đã được chấp nhận (11:7). Một số vị thuộc hàng giáo phẩm (Hiearchy) cũng được hưởng ơn này trong một cách đặc biệt (Ignatius of Antioch Philad. 7:2; Polyc. 1:3, 2:2) và (Polycarp of Smyrna M. Polyc. 16:2). Tuy nhiên, đã có những tiên tri giả, những người không có đường lối của Chúa trong họ (Didache 11:8). Hermas đã cảnh cáo về những tiên tri giả vì họ không giống như Chúa (Mand. 11:7-10.) Thánh Justin qui kết lời của họ là tổng hợp tư tưởng của bè rối Gnostic và những huyền thoại Hi-Lạp (Dial. 82:1, 35:3, 51:2, 87-88...) Thánh Iranaeus kết án tư tưởng của bè rối (tiên tri giả) Montanus, nhưng ngài cũng đả phá Alogi là người không chấp nhận những tiên tri (Haer 3.11.9; cf. 2.49.3)

Sau kinh nghiệm về bè rối Montanism, vai trò của tiên tri đã giảm sút trong giáo hội. Những ơn tiên tri đã được chia thành hai khuynh hướng: Trước hết, truyền thống mầu nhiệm (mystical) hay ngất trí (ecstatic), ảnh hưởng rất nhiều bởi những truyền thống Hi-Lạp và Do Thái. Thánh Augustine đã trình bày lý thuyết về thị kiến và tiên tri trong Gen. Ad litt. 12, một phần do ảnh hưởng của những tư tưởng tân-Platonic. Ðến thế kỷ thứ XIII, thánh Thomas Aquinas (Tôma Aquinô) xử dụng một chút những dòng tư tưởng về tiên tri của Do Thái và Ả-rập. Kế đến là truyền thống diễn giải hữu lý, coi tiên tri như một nhà diễn giải thông điệp của Chúa. Ðiều này đã xảy ra qua quan hệ giữa hai ông Aaron và Môi-Sê trong thời Xuất Hành (Ex. 4:16; 7:1.) Vào thời Tân Ước, theo truyền thống này, chính Chúa Kitô là người diễn giải những lời tiên tri khó hiểu trong Cựu Ước (Lk. 24:27; 44-45.) Sau thời của thánh Thomas, các thần học gia đã nghiêng hẳn về khuynh hướng truyền thống mầu nhiệm. Việc chú giải bộ Summa của các thần học gia dòng Ða-Minh như Cajetan, Cano, Soto, và của dòng Tên như Salmeron, Suarez, và De Lugo đã tiếp tục truyền thống này.

Những tiên tri đặc biệt sau này đã minh chứng sự tiếp tục của ơn tiên tri trong giáo hội, như các thánh Catherine of Siena, Teresa of Avila, Margaret Mary, Catherine LaBouré...

Thời cận đại, đôi khi giáo hội vẫn phải bảo vệ cá tính, giáo điều và sự ưu việt của mạc khải trước những tấn công của phe theo chủ nghĩa tân thời (Modernism.) Những nghiên cứu của các nhà thần học Y. M. Congar, K. Rahner, C. Journet... đã đề cao vai trò tiên tri của Chúa Kitô trong hội thánh. Hiến chế tín lý về giáo hội (Lumen Gentium) của Công Ðồng Vatican II đã trình bày cách rộng rãi về bản chất của tiên tri (12, 35 Acts 57 (1965) 16-17, 40-41.) Theo hiến chế nói trên, mọi thành phần dân Chúa đều được chia sẻ thiên chức tiên tri của Chúa Kitô qua việc họ được Chúa Thánh Linh xức dầu (1Jn. 2:20, 27)

Hàng giáo phẩm tiếp tục thiên chức tiên tri của Chúa Kitô qua việc giảng dạy nhân danh Ngài và bằng quyền bính của Ngài. Hơn nữa, việc biện giải về cá tính nguyên tuyền và việc cẩn thận xử dụng ơn riêng này thuộc về hàng giáo phẩm. Các ngài không dập tắt Thánh Linh nhưng thử nghiệm tất cả và gìn giữ những gì là chân thật và tốt lành. Thiên chức tiên tri của các tín hữu là nên nhân chứng một cách xã hội (Eph. 6:12.) Ðời sống và lời chứng của họ, đặc biệt trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, mang một sức mạnh đặc biệt cho cuộc đời bình thường xung quanh họ. Do mục đích này, Chúa đã ban cho họ ơn hiểu biết đức tin (sensus fidei) và sự hấp dẫn trong lời nói (Acts 2:17-18.) Vì vậy, họ phải hợp tác trong việc truyền bá bên ngoài và sự tăng trưởng mạnh mẽ của giáo hội. Ðể hoàn thành sứ mệnh này, người tín hữu giáo dân nên cố gắng nhận lãnh cách hoàn hảo chân lý mạc khải và năng cầu nguyện để xin được ơn khôn ngoan.

Tiên tri trong cộng đồng giáo hữu và hàng giáo phẩm

Như đã trình bày, ơn tiên tri được chia sẻ bởi mọi thành phần dân Chúa, giáo dân cũng như giáo sĩ. Về những việc tiên tri cá nhân, sự linh ứng (inspiration) và mạc khải (revelation) của Chúa, dù là tư (private) hay công (public) vẫn theo chiều hướng cộng đồng hay giáo hội. Người ta không dễ dàng lượng định được tầm ảnh hưởng của lời tiên tri, qua việc linh ứng và mạc khải phổ quát hơn, trên cộng đồng dân Chúa. Những tiên tri hay ngôn sứ được hưởng ở mức độ nào đó tư cách phát ngôn nhân đại diện sự hiểu biết và thái độ chung hoặc nhu cầu của dân Chúa.

Trách nhiệm của hàng giáo phẩm là bảo vệ đức tin và biện giải Thánh Linh tiên tri. Trong khi hàng giáo phẩm được ơn biện giải, nhưng các ngài không được dập tắt Thánh Linh. Ðó là một bổn phận, chứ không phải là một sự khiêm nhường, khi hàng giáo phẩm lắng nghe những lời đề nghị của dân Chúa một khi điều đó không đi ngược với Thánh Linh. Giáo hội vừa là một ân thiêng vừa là một tổ chức (Eph. 2:20), đi quá trớn về bất cứ bên nào đều làm lệch lạc bản chất của giáo hội. Phải hiểu rằng Thánh Linh tiên tri cần thiết trong việc tự biểu lộ cách hòa hợp với cả hàng giáo phẩm và cộng đồng.

Trước sự kiện một người tự nhận là tiên tri hay ngôn sứ (thường là mạc khải tư), vị bề trên trực tiếp của đương sự bắt buộc phải mở cuộc điều tra. Trong trường hợp tìm thấy sự kiện tiên tri đó là có thật, do chính vị giám mục bản quyền công bố, giáo hội đã không dùng quyền bất khả ngộ (infallibility), nhưng tự nhận rằng một mạc khải như vậy xứng đáng với đức tin của con người. Vì mạc khải tư thiếu ơn quan phòng an toàn của mạc khải công, vị ngôn sứ thường không biểu lộ hết được kinh nghiệm ơn sủng (grace-experience.) Ngay cả các thánh và á thánh, đôi khi cũng đã truyền đạt những sự kiện sai lầm về thần học hay lịch sử (K. Rahner, Visions and Prophetics, trang 64-65.) Vì vậy, người có bổn phận điều tra sự kiện, do vị giám mục bản quyền chỉ định, phải là người thông hiểu về tiên tri. Các việc tiên tri thật đều không phải là: (1) ảo thuật, (2) bán tâm lý (parapsychological), (3) ảnh hưởng bởi chính quyền, (4) truyền đạt những lời tiên tri tạo hoẹt, không liên hệ tới mạc khải. Những tiên tri siêu nhiên không biểu dương điều gì mới lạ, đi ra ngoài giáo huấn của Kinh Thánh, nhưng chỉ có Chúa là Thiên Chúa của lịch sử. Sự thật của việc tiên tri còn hệ tại ở cá nhân vị ngôn sứ như đời sống đạo đức, tư cách cá nhân, và tình trạng sức khỏe về tâm thần cũng như thể chất.

Nếu cuộc điều tra cho thấy sự kiện tiên tri là có thật, vị bề trên bản quyền bắt buộc phải yểm trợ vị ngôn sứ, cho dù điều đó đi ngược với ước muốn riêng của mình. Một lần nữa, hàng giáo phẩm có bổn phận phải gìn giữ đức tin, nhưng, ở mặt khác, các ngài cũng không được dập tắt Thánh Linh.
 
Lễ Thánh Giuse - Bóng Thái Sơn
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
18:47 14/03/2011
Bóng Thái Sơn

Một người phú hộ giàu có nọ, khi đến tuổi già yếu, biết mình đã gần đất xa trời, ông liền gọi những người mắc nợ đến để yêu cầu thanh toán nợ nần. Ông phán bảo những con nợ rằng: nếu các ngươi không thể trả nợ cho ta ở đời này thì các ngươi phải cam kết thề hứa một cách trọng thể là sẽ hoàn trả các món nợ của các ngươi ở kiếp sau, ta sẽ đốt hết các tờ khế ước mà các ngươi đã ký kết với ta. Nghe vậy, người thứ nhất mắc nợ ông 10 lượng vàng đến qùy gối thưa:

- Thưa ông, trong kiếp sau con hứa trả nợ cho ông bằng cách làm con ngựa để ông cưỡi lên và con sẽ đưa ông đi bất cứ nơi nào ông muốn.

Người thứ hai mắc nợ ông 100 lượng vàng cũng đến qùy gối và thưa:

- Thưa ông, trong kiếp sau con xin chấp nhận làm trâu kéo cày, kéo xe chở đồ cho ông để hoàn trả món nợ đời này.

Người phú hộ ưng nhận lời hứa của hai người này và bằng lòng đốt tờ khế ước xóa nợ cho họ.

Sau cùng, người thứ ba với món nợ cũng rất khổng lồ là 1000 lượng vàng cũng đến qùy gối trước mặt ông và thưa:

- Thưa ông, để hoàn trả món nợ khổng lồ của con với ông từ trước đến nay, kiếp sau con sẽ làm cha của ông.

Nghe vậy, người phú hộ tức giận, ông truyền đem roi sắt đến đánh cho một trận nhừ tử vì tội vô lễ và bất kính, nhưng người này bình tĩnh giơ tay ngăn cản người phú hộ và xin được phân trần sự việc. Ông nói:

- Thưa ông, con vốn biết món nợ của con lớn lao lắm, cho dù kiếp sau con có làm thân trâu ngựa cũng không đủ trả nợ cho ông, nhưng con sẵn sàng làm cha của ông, vì chắc hẳn ông cũng quá rõ trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với con cái mình. Con sẽ làm việc ngày đêm để lo cơm ăn áo mặc cho ông. Con sẽ che chở cho ông như cha mẹ che chở đứa con thơ và chăm sóc ông những khi ông đau ốm cho tới tuổi già, con sẽ không ngại bao gian khó hy sinh nào, cho dù có phải hy sinh tính mạng để ông được no ấm và không thiếu thốn gì, và khi chết, con sẽ để lại cho ông tất cả gia tài mà con đã thu tích được với sức lao động và mồ hôi nước mắt của con. Ông thử nghĩ xem đó có phải là cách đẹp nhất để con trả món nợ khổng lồ kia cho ông sao?

Người giàu có lim dim đôi mắt trầm tư lắng nghe. Một lúc sau ông gật gù mỉm cười rồi đứng dậy đốt bỏ khế ước, tha món nợ khổng lồ của hắn như đã tha cho hai người trước.

Câu chuyện trên đây phản ánh phần nào về tình yêu và trách nhiệm của người cha trong gia đình. Khi con còn thơ “cha là con ngựa con cỡi con chơi”, và khi con đã khôn lớn cha là chỗ dựa vững chắc cho con niềm tin, nghị lực dấn thân vào đời. Tình cha thật ấm áp, thật thân thương trìu mến. Tình cha là một tình yêu không thể thiếu cho con cái sự tự tin, tính ngay thẳng để bước đi trong cuộc đời như lời bài hát “Tình cha” đã diễn tả:

Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương

Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn

Suốt đời vì con gian nan,

Ân tình đậm sâu bao nhiêu, Cha hỡi Cha già dấu yêu

Và con nhớ mãi những ngày tháng qua

Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng

Nhớ hoài tuổi thơ bên Cha, gian khổ ngày đêm chăm lo

Mong muốn con được lớn khôn

Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh

Và Cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài

Nhè nhẹ hôn con và Cha khẽ nói: Này con yêu ơi...

Con hãy nhớ.. hãy nhớ... lời Cha sống cho nên người

và con hãy chớ bao giờ dối gian

Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm!

Những lời của Cha năm xưa

Con nguyện ghi sâu trong tim

Cha hỡi Cha già dấu yêu...

Vâng, chấp nhận trở nên người cha, người mẹ của ai là như tự gánh lấy cho mình một món nợ khổng lồ mà chỉ có thể hoàn trả đầy đủ bằng tình thương mà thôi. Thật vậy, tình thương của người cha là tình thương không tiền bạc nào có thể mua được. Nó là thứ tình thương chân thật và sâu xa, là phản ánh tình thương bao la của Thiên Chúa với nhân loại. Cho đi cách nhưng không và không mong được đền ơn báo đáp.

Hôm nay chúng ta cùng với Giáo hội tôn vinh một người cha trong gia đình là Cha Thánh Giuse. Ngài đã trở thành mẫu gương cho tấm lòng của một người cha luôn dấn thân cách dứt khoát, không nề quản gian nan để bảo vệ gia đình và giúp gia đình vượt qua những sóng gió nghi nan. Ngài luôn bình tâm trước mọi biến cố thăng trầm của dòng đời. Ngài luôn can trường để vượt qua mọi gian nan khốn khó. Ngài không chùn bước trước khó khăn và nhất là luôn đón nhận thánh ý Chúa với niềm tin yêu phó thác và cậy trông.

Nhìn vào cuộc đời của Ngài, có lẽ Ngài là một người cha đầy bôn ba, đầy vất vả. Ngài đã phải dẫn dắt gia đình đi qua biết bao sóng gió nguy nan ùa tới như muốn nhận chìm gia đình. Sự khốn khó nguy nan đã khởi sự từ ngày Con Thiên Chúa hạ sinh. Thánh Giuse đã phải đối phó với biết bao cực nhọc. Từ việc bôn ba tìm kiếm quán trọ cho mẹ con hài nhi. Rồi đưa vợ con trốn chạy sang Ai Cập. Nơi đất khách quê người Ngài đã phải vật lộn với miếng cơm manh áo từng ngày cho gia đình. Thế nhưng, Ngài đã vượt qua tất cả. Ngài vẫn mãi mãi là chỗ dựa vững chắc cho gia đình thánh gia. Ngài đã chu toàn bổn phận một gia trưởng trong gia đình đầy khó khăn, với những sóng gió tư bề. Vì thế, cuộc đời của Ngài thực sự là một mẫu gương cho các người cha. Một người cha không sợ nghi nan, không thoái thác trách nhiệm nhưng luôn là điểm tựa cho gia đình được yên vui và hạnh phúc.

Và có lẽ, cuộc đời hôm nay vẫn rất cần những con người như Cha Thánh Giuse. Một người cha để bảo vệ gia đình khỏi những sự tấn công của tục hoá đang làm băng hoại luân lý gia đình và xã hội. Một người cha có trách nhiệm để mang lại cho vợ con điểm tựa của cuộc sống. Một người cha dám quên đi hạnh phúc riêng của mình để mang lại an cư lạc nghiệp cho gia đình. Một người cha biết tuân phục thánh ý Chúa để nêu gương sống đạo cho con cái. Một người Cha dám chấp nhận mọi đắng cay, cực khổ để mong mỏi đàn con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:

"Còn Cha gót đỏ như son

Đến khi Cha mất, gót con dính bùn"

Ước mong cho các người cha trong giáo xứ chúng ta luôn biết noi gương thánh Giuse để trở thành chỗ dựa cho đàn con. Ước gì tình thương và tấm lòng của mọi người làm cha đểu được con cái tôn vinh:

Cha là núi cả trên cao

Cho con sỏi đá đi vào trần gian

Cha là nghiêm khắc vô vàn

Cho con chân cứng đá mềm trường chinh

Chính tình cha vững bền như thế mà đạo làm con luôn dạy phải khắc ghi trong lòng:

"Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Thánh Giuse
Lm Vũđình Tường
19:39 14/03/2011
Thánh Giuse là người công chính. Công chính ở điểm nào? Kinh Thánh ghi ‘ ông không chịu tố cáo bà Maria đã có thai trước khi hai ông bà về sống chung. Không chịu tố cáo để trở nên công chính. Như vậy, công chính ở đây bắt đầu ở cẩn ngôn khi phán đoán. Cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói. Người trưởng gia đình cần phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, nhất là khi cần phải bình phẩm về người khác. Cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói là bằng chứng cho biết người đó công chính. Thánh Giuse không nói cũng không có nghĩa là ông bỏ qua, không nói gì hết. Thánh nhân đã nói rất nhiều. Khi nào? Thưa nói trong lúc cầu nguyện cùng Thiên Chúa, xin Chúa soi sáng cho biết việc phải làm. Chính việc cầu nguyện này biến thánh Giuse trở thành người công chính. Như thế công chính không phải do lời nói, cẩn ngôn, cũng không phải do hành động mà chính là lòng tin. Thánh Giuse không thể tự làm cho mình nên công chính. Thánh Giuse trở nên công chính là do Lời Chúa, ân sủng Chúa giúp thánh Giuse trở nên công chính. Lời Chúa là lời công chính và ai tin vào Lời đó sẽ được Lời làm cho ra công chính. Có lẽ tư tưởng bài hát Lời Ngài dậy con trong đêm tối. Lời Ngài dậy con lúc lẻ loi lấy từ tư tưởng này của thánh Giuse.

Thánh Giuse cầu nguyện rất nhiều, nhất là về đêm vì thánh thần linh ứng cho ông vào ban đêm, trong giấc mơ, giấc mộng. Không phải một lần mà là nhiều lần với những sứ vụ khác nhau. Nghe tiếng nói trong mơ, mộng có thể rất thật mà cũng có thể rất mơ hồ. Không thể xác định thánh Giuse có nghi ngờ gì về điều nghe biết trong giấc chiêm bao. Có hai trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất thánh Giuse không tin tuyệt đối vào những gì nghe biết trong giấc chiêm bao. Nếu giả thuyết này đúng thì thánh Giuse đặt trọn niềm tin vào Người Con mà Thiên Chúa trao cho ông coi sóc là một người hết sức đặc biệt. Giả như suy đoán này đúng thì thánh Giuse có thể nghi ngờ vào giấc chiêm bao nhưng lại tin vào Người Con. Mà tin vào Người Con là tin vào Chính Thiên Chúa vì Người Con này là Thiên Chúa giáng trần. Rất có thể Giuse không hiểu như chúng ta hiểu ngày nay. Ông chỉ hiểu là Người Con này có một sứ mạng rất đặc biệt. Bởi đây là Người Con với sứ mạng hết sức đặc biệt nên dù trong cuộc lữ hành có nguy hiểm, khó khăn đến mấy kết quả cũng hoàn thành tốt đẹp vì đây là Người Con Chúa đặc biệt lưu tâm, để ý. Tin tưởng vào lí luận đó mà Thánh giuse vượt qua mọi gian nan, thử thách. Khó khăn mấy cũng cố hoàn thành, thử thách nào cũng gắng vượt qua. Đau khổ nào cũng chấp nhận.

Thánh Giuse không hề than phiền hay đặt nghi vấn về sứ mạng thần linh linh ứng khi ông gặp khó khăn, hoàn cảnh hoạn nạn. Nếu nghi ngờ ông đã bỏ cuộc. Rất dễ chỉ cần quay ngược lại, làm theo ý riêng, suy nghĩ riêng là Giuse tránh khỏi biết bao phiền toái, lo lắng, đau khổ. Bị xua đuổi, bị nằm ngủ nơi chuồng bò, đồng hoang nhưng thánh nhân vẫn một mực trung kiên, tuyệt đối tin tưởng phó thác vào Chúa. Khó khăn, nguy hiểm, khổ sở, rét mướt, đói khát không làm cho thánh Giuse mất lòng tin, hay than van, kêu cầu Chúa thay đổi ý định hay hoàn cảnh. Trái lại thánh nhân quyết tâm tin tưởng, phó thác. Có lẽ thánh Giuse cảm thấy bình an, tự tin trong việc mang gia đình ra đi. Điều này cho thấy thánh Giuse rất tin tưởng vào sức mạnh của cầu nguyện. Chính sự tin tưởng, phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa khiến thánh Giuse trở thành người công chính.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:59 14/03/2011
ĐỒNG NIÊN

N2T


Có một dân kẻ chợ vì con trai quý hiển mà được đi dự tiệc ở huyện đường, lần đầu tiên khi đến yết kiến quan huyện nên lúng túng không yên, kiên quyết chối từ không ngồi bên trên. Quan huyện rất hài thân mật nói với ông ta:

- “Tôi với con ông là đồng niên (1) , theo lẽ tôi phải đứng hầu mới đúng”. Ý tứ là muốn ông ta đừng khiêm tốn nữa, không ngờ ông kẻ chợ này lập tức giương cặp mắt nói:

- “Ngài cũng là thuộc về﹝屬﹞ (2) chó phải không ?”

Suy tư:

Vì là dân kẻ chợ nên cách suy nghĩ cũng bộc trực như dân kẻ chợ, nghĩ rằng con mình tuổi chó thì bạn đồng khoa với con mình cũng là thuộc chó.

Ở đời cũng có những hiểu lầm đáng tiếc, chẳng hạn như coi ai cũng xuề xòa như mình, rồi đối xử xuề xòa với họ, thế là bị mang tiếng là người không biết phép lịch sự; hoặc coi ai cũng nghiêm khắc như mình rồi đối xử với mọi người cách nghiêm khắc, thế là bị mang tiếng là ông cụ non, bạn bè ngày càng ít dần vì tính cách nghiêm khắc quá đáng của mình...

Dân kẻ chợ có cái tính bộc trực của dân kẻ chợ, người Ki-tô hữu cũng có cái đặc sắc của người Ki-tô hữu, cái đặc sắc đó là họ đối xử với mọi người như lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ: vui với người vui, khóc với người khóc. Đó cũng chính là tinh thần truyền giáo của ngài, mà mỗi người Ki-tô hữu trong mọi thời đại phải biết để ứng dụng trong cuộc sống làm chứng nhân cho Chúa Giê-su.

Tuổi chó tuổi mèo hay tuổi con gì chăng nữa cũng không sao, chỉ cần ý thức được mình là người Ki-tô hữu, thì chắc chắn sẽ làm cho mọi người nhận ra Chúa Giê-su đang ở trong mình.

(1) ﹝同年﹞có nhiều ý: là đồng niên, đồng khoa, cùng tuổi. Thời đại khoa học ngày nay, người cùng thi đỗ thì gọi là đồng niên.

(2) 屬相 nghĩa là thuộc tướng, tức là tuổi, ví dụ: tuổi tuất, tuổi mão, tuổi mùi.v.v…nhưng đôi khi người ta nói tắt một chữ “thuộc屬” mà thôi, như: thuộc tuổi mèo, thuộc tuổi chó...

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:01 14/03/2011
N2T


font color="#0070C0">6. Ngoài việc phạm tội ra, thì không có gì đáng hổ thẹn.

<(Thánh Francis de Sales)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại hội các tỉnh dòng Don Bosco Á Úc kết thúc tại Hua Hin 2011
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
01:44 14/03/2011
Một số Hội viên Việt Nam voi Bề trên cả
Sau một tuần lễ từ 8-13/3/2011, tất cả các giám tỉnh và ban cố vấn các nước Trung Hoa, Việt Nam, Mông Cổ, Thái lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Timor, Miến Điện và Úc Châu qui tụ lại Trung tâm tĩnh huấn của tỉnh dòng Salesian tại Hua Hin Thái Lan cùng với cha Bề trên cả và ban thượng cố vấn tham dự 5 ngày Đại hội để chia sẻ hiện trạng của từng tỉnh dòng với những bước tiến thành đạt cũng như những thao thức chưa thực hiện được theo tinh thần ơn Đoàn sủng và nhiệt tâm của Cha thánh Gioan Bosco “Cho Tôi Các Linh Hồn...” qua việc loan truyền Tin Mừng Phúc Âm cho xã hội hôm nay, đặc biệt cho giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi.

Văn nghệ do học sinh trường Salesian Hua Hin trình diễn
Bề trên cả với một số diễn viên
Tất cả có 11 người Việt Nam tham dự nếu tính luôn cha tân giám tỉnh Thái là người Thái gốc Việt và linh mục Anthony Quảng người Uc gốc Việt và 9 thành viên của tỉnh dòng Việt Nam. Nhìn qua những bá cáo của toàn miền thì Việt Nam là nước có nhiều sức sống nhất với con số các hội viên trẻ đông đảo và con số dấn thân truyền giáo đông nhất và còn nhiều hứa hẹn cho cánh đồng truyền giáo tương lai.

Một nỗ lực tiên quyết là vùng Á Châu và Đại Dương Châu trong những năm tháng tới sẽ cố gắng đẩy mạnh công cuộc truyền giáo cho một xã hội thời hậu hiện đại với nỗ lực thích nghi vào các nền văn hóa giữa một xã hội trần tục đa diện mà vẫn cố giữ được nét cá biệt. Nỗ lực khác là kiện cường việc đào luyện các hội viên hầu cung cấp một số vốn liếng cho những công cuộc tông đồ đa dạng ngày nay. Điểm cuối vùng cố gắng nâng cấp chuyên biệt guồng máy điều hành của các tỉnh dòng. Cuối cùng là lời mời gọi từng hội viên cố gắng vươn lên sống chứng tá, xác tín về ơn gọi và căn tính Salesian của mình.

Để thực hiện được những mục tiêu trên cha Bề trên cả mời gọi vùng hãy ươm trồng sứ mệnh truyền giáo cho toàn vùng với nhiệt tâm “xin cho tôi các linh hồn...” của Cha thánh Gioan Bosco được thích nghi vào thế giới huyền bí Á Châu hầu sống sung mãn đời sống thánh hiến và thể hiện vai trò ngôn sứ của mình hầu phục vụ cho giới trẻ nghèo.

Đại hội kêu mời tất cả hãy trở về nguồn với Don Bosco, Người đã nhìn vào Đức Kitô như khuân mẫu và trọng tâm cuộc đời để khám phá và kín múc tình yêu dành cho giới trẻ trong sự đồng cộng tác của nhiều cộng sự viên đạo đời trong xã hội hầu khai phá những chân trời mới cho việc tông đồ mục vụ phục vụ Chúa và Giáo hội...

Bàu khí của đại hội rất thân thiện giữa các hội viên. Mỗi ngày ngoài các giờ cầu nguyện và thánh lễ là 6 giờ làm việc với các bài thuyết trình và hội thảo... Tuy Đại hội kết thúc thế mà lúc chia tay để về với cuộc sống bận rộn thường nhật ai ai cũng lưu luyến những ngày giờ thân ái bên nhau...
 
Nhật Bản: một số nhà thờ tại giáo phận Sendai bị thiệt hại và một linh mục qua đời bởi thảm họa động đất
Tiền Hô
09:56 14/03/2011
Tokyo, 14 Tháng Ba 2011 (UCANEWS) - Giáo phận Sendai vừa mất đi một linh mục người Canada. Giáo phận này nằm gần trung tâm của trận động đất hôm Thứ Sáu vừa qua, san phẳng một vùng rộng lớn ở miền bắc Nhật Bản.

Hôm nay Thứ Hai, Giáo phận vừa đăng cáo phó trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản. Cáo phó thông báo rằng, Cha Andre Lachapelle thuộc Hội Thừa Sai Ngoại Quốc Quebec đã chết trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua.

Chưởng ấn giáo phận Sendai - Cha Phêrô Shiro Komatsu cho biết, Cha Lachapelle là người suốt đời dành nhiều nỗ lực cho hoạt động công lý và hòa bình, ngài bị một cú va đập nghiêm trọng bởi thảm họa.

Cha Lachapelle là cha sở giáo xứ Shiogama ở hạt Miyagi, thuộc thành phố Sendai. Tại thời điểm động đất xảy ra, ngài qua đời trên đường trở về nhà thờ của mình chỉ cách khoảng 15 km, khi trận động đất đã lắng dịu.

Giáo phận Sendai gồm các quận hạt: Aomori, Iwate, Miyagi và Fukushima, tất cả đều là vùng chịu nhiều khó khăn nhất trong thảm họa ngày 11 Tháng Ba.

Cha chưởng ấn cho biết, Đức Giám Mục Martin Komatsu Tetsuo Hiraga của Sendai thì không bị thương, còn tình hình thiệt hại của giáo phận thì vẫn chưa nhận được báo cáo đầy đủ, viễn thông vẫn còn bị gián đoạn.

Các ngài đã không thể biết tình hình liên quan đến một số nhà thờ nằm ở vùng ven biển, nhất là một nhà thờ ở quận hạt Fukushima đã hoàn toàn bị hư hỏng và tám nhà thờ ở nơi khác bị hư hỏng nhẹ.
 
Top Stories
Asian ambassadors at the Vatican: promoting encounter between cultures
Nirmala Carvalho
08:56 14/03/2011
The Pontifical Council for Culture organized a study day on the continent and its problems. Prof. Thomas Hong-Soon Han poses the question: "Happiness is the cause or effect of development?". Lack of religious freedom is "another form of poverty."

Vatican City (AsiaNews) - On March 10, in Rome a meeting organized by the Pontifical Council for Culture with Asian ambassadors accredited to the Holy See took place. Fr. Theodore Mascarenhas, who heads the dicastery’s office for Asia, Africa and Oceania, told AsiaNews: "The intent of organizing such a meeting was to reach out to every Asian culture through the representatives of the different countries, to promote and strengthen already existing ties with governments so the Christian faith would have its impact on the Asian cultures".

The idea was first born in 2009 from a small Christmas gathering, and hasdeveloped into a study day with a discussion of various topics. Fr. Mascarenhas has moderated the event, which was attended by Msgr. Savio Hon Tai Fai, secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples, Msgr. Paul Tighe of the Pontifical Council for Social Communications, Msgr. Paul Phan Hien, of Justice and Peace, and Msgr. Anthony Figueiredo of Cor Unum.

The keynote address was given by Prof. Thomas Hong-Soon Han, South Korea's new ambassador to the Holy See. Han, a former professor of economics, posed the question: "Happiness is the cause or effect of development?". He spoke of the widening gap between the developed and developing countries. The richest 20% of the world’s population consumes over 76% of the worlds resources, while the poorest 20% just 1%. The Korean ambassador highlighted respect for life as a key aspect of global development, particularly in Asia, where 86% of the 46 million abortions are performed each year worldwide, take place. And another central aspect of this development is religious freedom: "The vast majority of people in Asia do not have the right to religious freedom," which is, according to Han, "another form of poverty."

Fr. Mascarenhas told AsiaNews that "the fundamental task is to establish intercultural awareness, which is a dialogue between cultures, avoiding extremism and indiscriminate mixing of religions. means, each culture lives in its own world often in isolation, often in conflict. In short a ghettoisation or a clash of cultures. Interculturality on the other hand means an integration of peoples".

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Asian-ambassadors-at-the-Vatican:-promoting-encounter-between-cultures-21019.html)
 
Quake selloff wipes $287 billion off Tokyo stock market
Antoni Slodkowski
11:10 14/03/2011
TOKYO (Reuters) – A massive selloff on the Tokyo Stock Exchange wiped out some 23.5 trillion yen ($287 billion) from the market's value on Monday with investors dumping stocks as the country recoiled from a devastating earthquake and struggled to avert nuclear disaster.

The selloff triggered record volumes and slashed the market's value to roughly 289 trillion yen.

The Nikkei average tumbled 6.2 percent, its biggest decline in a single day since October 2008, and more than 4.88 billion shares changed hands on the exchange's first section, the highest number since World War 2.

Volume was pushed up by window-dressing selling by domestic institutional investors for the March 31 financial year-end and by domestic investment trusts and anxious retail buyers, while long-term foreign players who have piled into Japanese shares since November also rushed for the exit, market players said.

"It's the end of the business year for Japanese institutions. They've been net sellers of Tokyo stocks anyway, and in March they traditionally lock in profits for the year, so much of today's selling pressure likely came from them," said Mitsuhsige Akino, a fund manager at Ichiyoshi Investment Management.

"On the other hand, foreigners had bought over 2.75 trillion yen worth of Japan stocks since November, pushing the Nikkei several percent higher, so no wonder they tried to trim their losses or lock in as much profit as possible today, and that bolstered trading volume" said Akino.

Fears of more quake aftershocks and further repercussions from damaged nuclear reactors were cited as the most important factors behind the sell-off.

"Domestic investment trusts and funds are dumping everything today. Sell orders for tens of billions of yen were detected," said an equities trader at a Japanese domestic institutional investor, who declined to be quoted by name.

Individual investors, who often trade in smaller stocks on the TSE's Mothers section for startups, likely sold even more aggressively then the big players on the Nikkei, traders said.

The Mothers market tumbled 17.2 percent, with social networking site Mixi Inc. and Japan's third-biggest airline Skymark Airlines Inc both down around 18 percent. ($1 = 81.915 Yen)

(Reporting by Antoni Slodkowski and Hideyuki Sano; Editing by Michael Watson, http://news.yahoo.com/)
 
Japon: Séisme du 11 mars: témoignages de missionnaires présents sur le terrain
Eglises d'Asie
11:52 14/03/2011
Eglises d'Asie, 14 mars 2011 - A Hakodate, dans le sud du Hokkaido, un prêtre des Missions Etrangères de Paris, indique que la vague, d’une hauteur de près de 2 mètres, engendrée par le tremblement de terre, a envahi le quartier du port sans faire de dégâts autres que matériels. Les habitants s’emploient à nettoyer tandis que la vie reprend son cours. « Les Japonais ne forment pas un peuple qui se lamente devant l’adversité, mais au contraire combat pour rester en vie: quelle leçon ! », commente le missionnaire présent au Japon depuis une quinzaine d’années.

Plus au sud, dans le Honshu, dans le diocèse de Sendai, un autre missionnaire a vécu le tremblement de terre dans la région qui était la plus proche de l’épicentre. Habitant derrière des montagnes qui isolent la ville où il est installé des côtes touchées par le tsunami, il se dit « bien chanceux par rapport à ceux qui ont tout perdu ». Au lendemain du séisme, l’eau, l’électricité et parfois le gaz ont commencé à être rétablis, mais il faut ranger, nettoyer et jeter, tout en se tournant « vers ceux qui sont dans une situation bien plus terrible ». « La solidarité s’organise, y compris au niveau de l’Eglise du Japon qui, malgré sa petitesse [NDLR: 0,3 % de la population], sait remarquablement mettre en place un mouvement d’entraide par son réseau interdiocésain et interparoissial pour envoyer volontaires et matériel », témoigne par e-mail le missionnaire.

Un prêtre des Missions Etrangères de Paris qui a vécu le tremblement de terre de Kobe de 1995 rapporte que, dans la région de Sendai, les secours sont ralentis par le fait que l’eau ne reflue pas: en certains secteurs, la vague du tsunami a envahi des terres situées sous le niveau de la mer, l’eau ne s’écoule pas et retarde les recherches pour retrouver des survivants.

Depuis Tokyo, le responsable des MEP pour le Japon, le P. Olivier Chegaray, témoigne de son admiration pour « le sang-froid et la dignité exemplaire » dont les Japonais font preuve dans leur malheur. « Hier, à la messe dominicale, écrit-il dans un e-mail daté du 14 mars, alors que je prononçais l’homélie, l’église a été fortement secouée. J’avoue avoir eu du mal à garder tout mon aplomb, mais personne dans l’assistance n’a bougé… »

Le prêtre salue la mémoire du Père des Missions Etrangères du Québec dont le décès a été annoncé. Il s’agit du P. André Lachapelle, mort, semble-t-il, d’une crise cardiaque alors qu’il tentait de rejoindre en voiture son église, située à une trentaine de kilomètres du centre de Sendai, où il se trouvait au moment du séisme. Agé de 76 ans, le missionnaire québécois vivait au Japon depuis près d’un demi-siècle.

Depuis Kobe enfin, un missionnaire rapporte que les catholiques ont envoyé dès le 11 mars au soir des équipes de bénévoles vers la zone sinistrée située au nord-est de Tokyo. Depuis le tremblement de terre de 1995, le visage de la communauté catholique de Kobe a changé, explique-t-il. Le drame avait provoqué un fort élan de solidarité que nul n’aurait pu imaginer peu auparavant; les bénévoles avaient afflué pour aider la population sinistrée et une générosité enfouie avait resurgi. Aujourd’hui, les catholiques de Kobe, qui « portent encore les blessures [du séisme] dans leur corps et leur cœur », veulent aider à leur tour ceux qui vivent le même drame. Dans les heures qui ont suivi la diffusion des images du tsunami dans le Nord-Est de l’archipel, des équipes de jeunes volontaires catholiques, dont des médecins et des infirmières, de Kobe sont partis pour porter secours aux victimes des régions touchées par la catastrophe.

(Source: Eglises d'Asie, 14 mars 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Giuse Nguyễn Tấn Tước được bổ nhiệm tân Giám Mục Phó Phú Cường
LM Trần Đức Anh OP
08:37 14/03/2011
VATICAN. Ngày 14-3-2011, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Biển Đức 16 đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Tấn Tước làm Giám Mục Phó với quyền kế vị tại Giáo Phận Phú Cường.

Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước 53 tuổi, cho đến nay là Giám đốc Trung tâm huấn luyện ứng sinh linh mục của Giáo Phận Phú Cường. Ngài sinh ngày 22-9-1958 tại Chánh Hiệp, Giáo Xứ Mỹ Hảo tỉnh Bình Dương, Giáo Phận Phú Cường. Sau khi theo học 7 năm tại Tiểu chủng viện Phú Cường (1971-1978) và 8 năm tại Đại chủng viện ở địa phương (1980-1988), Thầy Nguyễn Tấn Tước thụ phong Linh Mục ngày 4-4-1991 và nhập tịch Giáo Phận Phú Cường. Sau đó cha làm Phó xứ rồi Cha sở Giáo phận Tha La (1991-2000) trong 9 năm cho đến khi được cử đi du học tại Paris thủ đô Pháp trong 6 năm (2000-2006) và đậu cử nhân giáo luật với một chuyên môn về thần học Kinh Thánh và hệ thống.

Sau khi về nước, từ năm 2006, Cha Nguyễn Tấn Tước làm Giám đốc trung tân huấn luyện các ứng sinh linh mục, đồng thời phụ trách ơn gọi trong giáo phận.

Giáo Phận Phú Cường được thành lập ngày 14-10-1965, tách ra từ Tổng giáo phận Sàigòn, với diện tích 9.543 cây số vuông, 125.274 tín hữu Công Giáo trên tổng số 2 triệu 580 ngàn dân cư, tương đương với 4,85%. Giáo phận có 78 giáo xứ với 140 linh mục, trong số này có 102 LM giáo phận, 38 LM dòng, 405 nữ tu và 34 đại chủng sinh. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước sẽ phụ giúp Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ năm nay 74 tuổi và sẽ kế nhiệm ngài trong tương lai (SD 14-3-2011)
 
Sau vụ động đất, các Giám Mục VN sẽ thăm Nhật Bản
LM Cao Sơn Thân
08:53 14/03/2011
NHẬT BẢN - Sau khi xẩy ra động đất và sóng thần tại Nhật Bản, VietCatholic có liên lạc với LM Cao Sơn Thân hiện đang làm mục vụ cho người Việt Nam tại Miền Nam Nhật Bản. Ngài cho cho biết một số tin tức như sau:

"Sau động đất ở ngoài biển gần Sendai và vụ sóng thần tàn phá miến Bắc Nhật Bản, hiện nay tổng kết về sự thiệt hại vẫn chưa lường hết được. Sự thiệt hại về nhân mạng cũng như vật chất chỉ là một phần.

Nguy hiểm rò rỉ phóng xạ từ các lò điện nguyên tử thật đáng ngại. Ngoài ra, ảnh hưởng về kinh tế thật nặng nề, vì nhiều hãng xưởng, phố xá bị san bình địa, mất đi nhiều cơ sở hạ tầng.

Hy vọng là với sự tổ chức quy mô và chặt chẽ tại Nhật, cũng có thể hồi phục lại từ từ."

Cha Cao Sơn thân cũng đưa tin thêm là:

"ĐHY Phạm Minh Mẫn cũng gửi thư hiệp thông với Giáo Hội Nhật Bản và tuần sau ĐHY Mẫn và 10 Giám mục Việt Nam sẽ thăm Nhật Bản. Khởi đầu là đến Osaka, rồi từ Nagoya lên Tokyo và sẽ có buổi nói chuyện với HĐGM Nhật.

Xin Cha và mọi người tiếp tục cầu nguyện cho đất nước Nhật Bản và cho chuyến thăm này".
 
Cùng Mẹ Tàpao sống Mùa Chay Thánh
Hồng Hương
09:50 14/03/2011
Cùng Mẹ Tàpao sống Mùa Chay Thánh

“Tàpao trong sắc tháng Ba
Bằng lăng hoa cánh nở ra tím trời
Mùa Chay lại đến ai ơi!
Về bên Mẹ quyết đổi đời từ đây”


Xem hình ảnh

Là cầu chúc và nhắn nhủ của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, với 5000 Gia trưởng trong Giáo phận về họp mặt Kỉ Niệm 10 Năm Thành Lập Hội và Mừng Lễ Bổn Mạng trong thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Chay tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao sáng ngày 13.3.2011. Khoảng 10 ngàn khách hành hương từ khắp nơi tuôn đến đáp lại lời hẹn ước mỗi tháng về với Mẹ.

TTHH Thánh Mẫu Tàpao với diện mạo mới

Trở về bên Mẹ Tàpao sau hai năm kể từ ngày Đại Hội Gia Trưởng toàn Giáo Phận và hành hương về Đức Mẹ Tàpao 2009, nhiều quý ông quý anh cứ tròn xoe mắt và tấm tắc về sự thay đổi hầu như toàn diện bộ mặt Trung Tâm. Mọi người râm ran bàn tán và nhắc nhớ lại từ những ngày đầu khởi sự xây công trình Tàpao khi các Gia trưởng hăng hái tham gia góp công góp của vào công việc chung. Hình ảnh từng đoàn người mang vác vật liệu xây dựng như ximăng, cát, đá xây lối đi và linh đài hôm nao như còn đâu đây.

Hôm nay, không còn cảnh cát bụi mù mịt hay chen chúc lối đi lên xuống theo bước chân từng đoàn khách hành hương. Toàn cảnh khu vực Trung tâm Tàpao từ Linh đài Mẹ trải rộng xuống ngọn đồi như đôi tay Hiền Mẫu rộng mở đón đoàn con từ khắp nơi trở về. Trên khu vực Linh đài rất trang nghiêm và trật tự, mọi người âm thầm cầu nguyện riêng với Mẹ, cũng có những Thánh lễ và giờ khấn nguyện chung của cộng đoàn. Khu vực Quảng trường trung tâm với 12 khuôn cỏ xanh tươi vuông vắn thể hiện ý nghĩa 12 chi tộc Israel. Lối đi mới rộng rãi thuận tiện cho việc lên xuống phù hợp với khách hành hương mọi lứa tuổi. Theo con đường vòng phía dưới Quảng trường, hàng xà cừ đã xanh lá bao bọc lối đi, quý khách hành hương vừa ngồi nghỉ chân dọc theo những hành ghế vừa hướng về Linh đài Mẹ trên cao khấn nguyện.

Tất cả diện mạo mới này của Trung tâm Tàpao là sự hy sinh quảng đại đóng góp của quý Quý cha Đặc trách, quý Ân nhân, quý khách hành hương và những anh chị em công nhân làm việc tại Trung tâm với ý nguyện tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ Tàpao.

Mừng 10 Năm Thành Lập Hội Gia Trưởng GP Phan Thiết

Ngay từ trưa 12.3.2011, Gia trưởng của các giáo xứ đã quy tụ về Tàpao. Các đoàn đều tranh thủ lên Linh đài chào và khấn nguyện với Mẹ mặc cho trời nắng nóng. Các tòa giải tội được đặt ở nhiều nơi để giúp mọi người chuẩn bị tâm hồn sống Mùa Chay Thánh. Khắp quảng trường vọng vang lời ca tiếng hát trầm bổng của ca đoàn Gia trưởng chuẩn bị cho đêm diễn nguyện.

Lúc 18g30, chương trình Kỷ niệm 10 Năm Thành Lập và Mừng Quan Thầy Hội Gia Trưởng GP Phan Thiết chính thức bắt đầu bằng giờ khấn với Thánh Giuse, Bổn Mạng của Hội với sự hiện diện của Đức Cha Giuse, Cha hạt trưởng Đức Tánh, quý cha và cộng đoàn. Hình ảnh người chồng, người cha tuyệt vời trong gia đình Nazareth của Thánh Cả năm xưa được cộng đoàn suy gẫm và là mẫu gương để các Gia trưởng noi theo trong mọi cảnh sống của đời thường.

Tiếp nối giờ khấn Thánh Giuse, kiệu Mẹ Tàpao được cung nghinh quanh Quảng trường trong ánh nến lung linh. Cha đặc trách Gia trưởng hạt Bắc Tuy xông hương tôn vinh Mẹ và Chuỗi kinh Mân Côi dâng lên Mẹ với tất cả sự sốt sắng của cộng đoàn.

Buổi diễn nguyện chủ đề: “Tình Cha” mừng 10 Năm Thành Lập Hội Gia Trưởng GP Phan Thiết được cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, đặc trách Gia trưởng hạt Bắc Tuy khai mạc trong tiếng vỗ tay vang dội. Cha Phêrô thay mặt Hội Gia trưởng chào mừng Đức Cha Giuse và cộng đoàn, tiếp đó cha tóm tắt sơ lược hoạt động của Hội Gia Trưởng GP trong 10 năm qua và hướng đi sắp đến.

Hợp ca Tri Ân Tình Chúa với tâm tình hiếu thảo của những người con với Chúa Cha bắt đầu cho buổi diễn nguyện với sự đóng góp của gia trưởng, thiếu nhi các giáo hạt. Qua các hoạt cảnh, hoạt vũ, các tiết mục đơn ca, song ca với nội dung diễn tả cuộc đời Thánh Cả Giuse trong các biến cố vui buồn đều sống theo Thánh ý Chúa để bao bọc, chở che cho Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Hình ảnh người cha tốt, người cha chưa tốt trong gia đình cũng được thể hiện trong các tiết mục vừa như lời ca ngợi vừa như lời nhắn nhủ từng Gia trưởng sống tốt vai trò người chồng người cha là chỗ cậy nương cho vợ con trong cuộc sống hằng ngày. Càng về khuya, lời ca càng nồng ấm, bài hát “Cha Hiền Giáo Phận” được Hội Gia Trưởng dành riêng dâng tặng với tâm tình tri ân và mừng Bổn Mạng Đức Cha Giuse.

Sau lời cám ơn của ông Hội Trưởng, buổi diễn nguyện kết thúc với phép lành của Đức Cha Giuse. Trong thinh lặng, các Gia trưởng và khách hành hương âm thầm lên viếng Mẹ.

Thánh Lễ Chúa Nhật I Mùa Chay sáng ngày 13.3.2011 tại Quảng trường Tàpao

Trong tiếng hát của bài ca sám hối, Đức Cha Giuse và đoàn đồng tế tiến về khán đài để cùng với Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô và cộng đoàn dâng Thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay.

Trong thánh lễ 13.3 hôm nay mang ý nghĩa của niềm cảm tạ và có ba sự gặp gỡ đáng ghi nhận. Thứ nhất là sự gặp gỡ của hình ảnh Thánh Cả Giuse Bổn Mạng Gia trưởng và Mẹ Tàpao, hai Đấng Bảo Trợ của Hội như câu đối hai bên khán đài:

“Cha Giuse công chính gương Gia trưởng
Mẹ Tàpao phúc ân tựu muôn người”.


Sau 10 hoạt động, Hội Gia trưởng GP Phan Thiết trở thành một đơn vị sinh hoạt sống động với nhiều lãnh vực, cách riêng trong lãnh vực truyền giáo. Thứ đến là sự gặp gỡ của màu trắng áo đồng phục Gia trưởng và màu tím của Thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Chay: đó là niềm vui Mừng Lễ Bổn Mạng và niềm sám hối của Mùa Chay. Và cuối cùng là sự gặp gỡ của các ý nguyện, những lời khấn của mỗi người con đến với Mẹ Tàpao.

Trước lễ, Cha Hạt trưởng Đức Tánh thay mặt cộng đoàn hành hương chúc mừng Lễ Bổn Mạng của Đức Cha Giuse vào ngày 19.3 sắp đến bằng những bông hoa tươi thắm và những lời cầu chúc tốt đẹp.

Bài Phúc Âm Máthêu 4,1-11 của Chúa Nhật thứ I Mùa Chay nói đến cuộc chiến của Chúa Giêsu với ma quỷ để vượt thắng các cám dỗ. Đức Cha Giuse trong bài giảng đã nhắc cho cộng đoàn về ba tâm thế không thể thiếu được giúp cho mỗi người bước vào Mùa Chay, vào cuộc chiến đấu thiêng liêng là sự khiêm tốn, niềm tin tưởng và sự phó thác vào Thiên Chúa. Vũ khí để chiến thắng cám dỗ của tội lỗi đó là Lời Chúa. Lời Chúa là vũ khí đặc biệt bởi Lời Chúa là lương thực trấn cơn đói khát, là sức mạnh vượt thắng mọi cơn thử thách, là tinh hoa hơn mọi kho châu báu, là ánh sáng soi đường chiến đấu hôm nay để dấn bước đến đích an bình mai sau.

Đức Cha Giuse cũng nhắc lại Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ 12 về “Lời Chúa trong đời sống và Sứ Mạng của Giáo Hội”, Tông huấn mời gọi các các Tín hữu phải yêu, đọc và sống Lời Chúa mỗi ngày. Trong ngày sống, hãy để Lời Chúa vang lên như âm thanh khởi đầu và buổi tối như lời kết thúc với hiệu quả dồi dào. Sức mạnh của Lời Chúa nằm ở các điểm sau: Tiếng nói của Lời Chúa là Thánh Kinh; Hiện thân của Lời Chúa là Đức Kitô; Nếp nhà của Lời Chúa là Giáo Hội và Niềm tin của Lời Chúa là Truyền giáo.

Đức Cha Giuse nhắn nhủ cách riêng với 5000 Gia trưởng GP Phan Thiết nhân dịp Mừng Lễ Bổn Mạng và 10 Năm Thành Lập, và những ai mang tên Thánh Bổn Mạng Giuse rằng buổi họp mặt hôm nay vừa để hâm nóng lại nhiệt huyết và làm tiền đề cho những bước truyền giáo tiếp theo. Mỗi Gia trưởng phải luôn giữ lời ước nguyện sống thánh hóa bản thân và thánh hóa gia đình được trở nên tốt đẹp.

Trong dư âm ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng ý nguyện cho phẩm giá người nữ luôn được tôn trọng và được thăng tiến về mọi mặt.

Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giuse gợi ý cộng đoàn với 3 chữ C làm nên sức sống Mùa Chay như trong thư Mục Vụ Mùa chay 2011 ngài gởi cho GP Phan Thiết là Cầu Nguyện, Canh Tân và Chia sẻ. Cầu Nguyện: Mùa Chay phải nỗ lực cầu nguyện nhiều hơn. Canh tân: quyết đổi mới đời sống. Chia sẻ, gặp gỡ, đồng cảm và giúp đỡ thiết thực cho những người thiếu thốn.

Sau phần hiệp lễ, Đại diện Hội Gia Trưởng GP Phan Thiết dâng tâm tình tri ân đến quý Đức Cha, quý cha Đặc trách Gia trưởng Hạt và cộng đoàn đã hiệp ý trong thánh lễ cầu nguyện cho Hội. Những bông hoa tươi trao tặng 3 Đức Cha cũng chính là lời hứa quyết tâm sống tốt, sống đẹp và gương mẫu vai trò người Gia trưởng Công Giáo đối với gia đình, Giáo Hội và Xã Hội.

Đức Cha Giuse làm phép nến, nước và ảnh tượng cho cộng đoàn. Ngài cầu chúc cộng đoàn cùng với Mẹ Tàpao sống tâm tình Mùa Chay thật thánh thiện và hẹn gặp lại trong ngày 13 tháng tới.

Cha Trưởng ban Tổ chức TTHH TM Tàpao thông báo chương trình hành hương của tháng 4.2011. Tối 12.4 sẽ có suy gẫm và đi đàng Thánh Giá do Đức Cha Giuse, Giám Mục GP Phan Thiết chủ sự.
 
Liên giáo xứ Dân Trù, Trung Xuân và An bài đón nhận Thánh giá Giới Trẻ
Dân Trù
09:54 14/03/2011
BẮC NINH - Đúng 13h ngày 05/03/2011, thánh lễ trao thánh giá Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội đã diễn ra tại giáo xứ Hữu Bằng, giáo phận Bắc Ninh, trong bầu khí hân hoan của toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Cha chánh xứ Đaminh Nguyễn Xuân Hùng cùng các bạn trẻ giáo xứ Hữu Bằng đã long trọng trao Thánh giá cho cha chánh xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu và các bạn trẻ liên giáo xứ Dân Trù, Trung Xuân và An Bài. Thánh giá được cung nghinh về giáo xứ Trung Xuân qua các nẻo đường tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem hình ảnh

Kể từ lễ Khai Mạc Năm Giới Trẻ tại quảng trường tòa giám mục Bắc Ninh ngày 1/1/2011, thánh giá luân lưu của giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội đã được cung nghinh lần lượt tới các giáo xứ thuộc giáo hạt Tây Nam: giáo xứ Tư Đình, Bến Dừa, Thường Lệ, Phúc Yên, Lập Trí, Yên Mỹ, Vinh Tiến, Thống Nhất, Sơn Đình, Đại Điền, Hữu Bằng, và hôm nay là liên giáo xứ Trung Xuân, An Bài và Dân Trù.

Đúng 15h30 cùng ngày, Thánh giá về tới nhà thờ giáo xứ Trung Xuân khơi dạy lên một bầu khí vui mừng náo nức và linh thánh. Thánh Lễ đón nhận thánh giá được cử hành với sự hiện diện của cha Tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh (kiêm Quản hạt Tây Nam), Cha chánh xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, cha Phêrô Nguyễn Công Văn, cha Phêrô Chu Quang Hòa, Cha Gioan B. Nguyễn Văn Tới, quí cha Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và đông đảo bạn trẻ cùng tham dự.

Chiều ngày 10/03/2011, thánh giá đã được cung nghinh đến giáo xứ An Bài và lưu lại nơi đây 2 ngày, để các bạn trẻ cùng toàn thể giáo xứ có cơ hội bày tỏ lòng tôn kính, mến yêu.

Chiều ngày 12/03/2011, thánh giá tiếp tục được cung nghinh đến giáo xứ Dân Trù. Cây thánh giá hôm nay thực sự là cây sự sống thổi bùng lên một sức sống mới nơi giáo xứ, nhất là các bạn trẻ. Thánh lễ đón nhận thánh giá do cha Tổng đại diện chủ tế cùng một số quý cha đồng tế: cha xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, cha Phêrô Nguyễn Công Văn, Cha Gioan B. Nguyễn Văn Tới, cha Gioakim Nguyễn Văn Thoan, cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường và cha Phêrô Chu Quang Hòa. Có hơn 1000 tín hữu tham dự thánh lễ chật kín trong và xung quanh nhà thờ.

Thật là một ơn phúc tốt lành cho các bạn trẻ liên giáo xứ Trung Xuân, An Bài và Dân Trù khi Thánh giá Giới Trẻ đã đến với các bạn vào đầu Mùa Chay thánh. Cây Thánh Giá cho thấy rằng: “Đức Kitô luôn chủ động đi bước trước đến với con người”. Cây Thánh Giá tuôn trào một sức sống mới liên kết cuộc sống từng ngày của các bạn trẻ với cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, và cũng qua Thánh Giá - Đức Kitô đã, đang và luôn mời gọi mỗi người chúng ta hãy cùng bước đi với Người trên con đường Người đã đi, để tiến về ngày Phục Sinh bừng ánh sáng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sóng gió trong nhà vì vợ chồng đều có 'khoảng trời riêng'
Đỗ Thị Kim Loan
19:56 14/03/2011
Để hôn nhân khỏi là 'mồ chôn của tình yêu', Long và Giang thỏa thuận cả hai sẽ tôn trọng tự do, sở thích của người kia, đồng thời tiền ai nấy tiêu, việc ai nấy làm, không căn vặn nhau

Giang, nhân viên PR cho một ngân hàng tại Hà Nội, cho biết, nghe nhiều người cảnh báo rằng sự ràng buộc, nỗi lo cơm áo gạo tiền sẽ giết chết tình yêu. Vì thế, vốn là hai người có tư tưởng "thoáng", lại đều có thu nhập cao, vợ chồng cô thỏa thuận sẽ tôn trọng "khoảng trời riêng" của nhau. Để làm được vậy, cả hai tự quản lý tiền của mình. Mỗi tháng, Long sẽ lo trả tiền thuê nhà, điện nước, Giang đảm trách chi phí ăn uống, còn lại, việc mua sắm cá nhân, ai thích gì sẽ tự tiêu tiền của mình. Ngay cả mỗi lần đi ăn ngoài, ai mời người đó sẽ trả.

"Ban đầu mình thấy đây đúng là giải pháp hay, vì chồng sẽ không có cơ hội phàn nàn khi thấy mình có một đống giày hay váy áo mới, vì mình mua bằng tiền tự làm ra... Chồng cũng thoải mái thích đầu tư chứng khoán chỗ nào thì tùy, vợ không kêu ca, được ăn lỗ chịu nên phải tự biết tính toán, điều chỉnh cho hợp lý", Giang kể.

Thế nhưng, cô cho biết, mọi việc bắt đầu rối tung từ khi cô sinh con. Thêm một đứa trẻ, chi phí ăn uống, sinh hoạt hằng ngày tăng lên, cộng với tiền sữa, tiền bỉm, tiền thuốc... trong khi Long vẫn giữ nguyên mức "đóng góp" như trước. Khi Giang quá tải và yêu cầu chồng phải gánh đỡ vợ thì Long bật lại: "Tiền anh làm được đổ vào đầu tư hết rồi. Thôi, em cứ chi đi. Em lo hiện tại cho con. Anh sẽ lo tương lai, sau này con học hành mới tốn kém nhiều, chứ mấy khoản lặt vặt, đáng gì".

"Mình thực sự thấy ức chế, không chỉ vì phải một mình cáng đáng nuôi con, mà bởi sự vô trách nhiệm của chồng. Không chỉ chuyện tiền bạc, trong sinh hoạt, cuộc sống anh ấy cũng vẫn quen thói tự do như trước, để mặc hai mẹ con mình tự xoay sở", Giang than thở.

Cũng có tư tưởng thoáng và quan niệm "tình yêu như cánh diều, càng thả lỏng càng bay cao", ngay từ hồi yêu nhau, Lan và Mạnh đã tuân thủ nguyên tắc: tuyệt đối tôn trọng tự do cá nhân của mỗi người.

Là trưởng phòng nhân sự tại một công ty săn đầu người có tiếng ở Hà Nội, Lan luôn khẳng định, cô không bao giờ phải phụ thuộc chồng về kinh tế, dù anh xã của cô - chủ một doanh nghiệp lữ hành nhỏ - làm ăn khá phát đạt. Hai người đều có thẻ ngân hàng riêng mà không ai biết mật khẩu của ai. Điện thoại, máy tính... của mỗi người cũng không bao giờ bị “nửa kia" kiểm tra.

Trong cuộc sống vợ chồng, cả hai thống nhất không can thiệp vào sở thích, công việc của người kia. Mạnh có thể tự do đi phượt với đám bạn cả tuần hay nhậu nhẹt tới khuya, mà không bị vợ cằn nhằn hay giận dỗi gì. Ngược lại, Lan cũng biết tạo niềm vui cho mình. Khi vắng chồng, cô có thể tụ tập cùng bạn bè uống cà phê, xem phim, nghe nhạc, du lịch đâu đó... Bữa cơm hằng ngày cũng không nhất thiết phải có. Nếu thích, hai người có thể về nấu cơm, cùng ăn; còn không, cả hai đi ăn hàng, hoặc mỗi người đi với bạn của mình.

Đám bạn Mạnh nhiều người ghen tỵ, khi thấy anh không bao giờ bị vợ gọi điện réo về giữa bữa nhậu; hay nếu phải khảo sát tour hoặc đi chơi vài hôm cũng không phải báo cáo bà xã. Thế nhưng, dần dần, anh lại cảm thấy không vui vì điều này.

"Nghe có vẻ hơi ngược đời, vì ai cũng nghĩ đàn ông thích tự do, ghét ràng buộc. Nhưng quả thật, nhiều khi mình mong được vợ... ghen nếu lỡ về khuya, thèm có được một nếp sinh hoạt chung đầm ấm, khi tối đến về nhà ăn cơm với vợ con... Còn như giờ, có khi hăm hở về thì biết vợ đã hẹn bạn đi chơi, chỉ còn mỗi cô con gái ở với bác giúp việc", anh Mạnh chia sẻ.

Anh cho biết, trong quan hệ tình dục, vợ anh cũng rất thoải mái. "Cô ấy bảo, đàn ông các anh ra ngoài thể nào chả 'abc'. Em không cấm, nhưng về nhà cứ chịu khó dùng bao cao su cho an toàn”, khiến mình tự ái vô cùng. Cô ấy 'thoáng' với chồng thế, có khi cũng tự 'thoáng' với chính mình rồi cũng nên. Thế này thì còn gì là gia đình", anh nói.

Gần đây, anh định nói chuyện với vợ về việc cả hai cần thay đổi, trước khi cảm thấy quá xa cách nhau, nhưng phát hiện chị đã có bồ. Họ đang chuẩn bị ly hôn.

Theo bà Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, sự tự do thái quá dễ khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên lỏng lẻo, thiếu gắn bó.

Nhà tâm lý cho biết, một số căp bạn trẻ cho rằng, khi họ để cho nhau tự do, cả về tài chính lẫn sinh hoạt thì sẽ không có lý do gì để gây gổ, cãi vã nữa, và đó là điều kiện tốt để gìn giữ tình yêu. Thế nhưng, thực tế, khi ấy, giữa họ đã tồn tại một vấn đề lớn: Đó là thiếu sự tin tưởng, chia sẻ, và tinh thần trách nhiệm với nhau - những gốc rễ để gây dựng hạnh phúc gia đình. Bởi vậy, nếu gặp khó khăn gì, cả hai sẽ rất khó trụ vững, khi không cùng chung lưng đấu cật, đặc biệt sau khi sinh con.

"Người ta gọi cưới là lập gia đình, tức là phải xây dựng nề nếp sinh hoạt chung, khi hai người về một mối để cùng chia ngọt sẻ bùi, xây đắp tương lai với những mục tiêu chung như lo cho con cái, gia đình hai bên... nên không thể có sự 'riêng tư' hoàn toàn giữa vợ chồng được", bà Hà chia sẻ.

Với một góc nhìn khác, nhà tâm lý Bảo Nguyễn, Văn phòng tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội) cho rằng, thực tế, nguyên nhân sự đổ vỡ, nạn nứt trong gia đình không phải vì "nguyên tắc tự do".

Sưu tầm
 
Những thói quen xấu có hại cho thận
Đỗ Thị Kim Loan
20:20 14/03/2011
Quả thận khoẻ mạnh giúp cơ thể hoạt động tốt hơn nhưng những thói quen hằng ngày dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của thận.

1. Không thích uống nước

Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các cơ quan khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại sinh ra trong các quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể qua đường nước tiểu. Để thực hiện các chức năng đó, thận cũng cần được cung cấp đủ nước.

Lời khuyên: Rèn thói quen uống nhiều nước giúp nước tiểu nhanh chóng được bài thải ra ngoài. Điều này không chỉ giúp phòng chống bệnh sỏi thận, mà còn có tác dụng bảo vệ thận nếu bạn có chế độ ăn quá nhiều muối.

2. Uống nhiều bia

Bạn có bệnh về tim mạch, lại hay uống nhiều bia sẽ khiến axit uric bị tích tụ, làm tắc nghẽn ống thận, dẫn đến suy thận.

Lời khuyên: Nếu phát hiện ra thận có vấn đề khi xét nghiệm máu, e rằng thận của bạn đã bị tổn thương không nhẹ. Bạn nên kiểm tra nước tiểu định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

3. Lượng rau quả không phù hợp

Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với người gặp vấn đề về chức năng thận, chất kali có trong các loại rau quả thường ngày được coi là thức hỗ trợ giảm huyết áp tự nhiên này lại có thể làm tổn thương thận nếu dùng trong thời gian dài.

Lời khuyên: Người có vấn đề về chức năng thận, nên chú ý trong việc ăn rau quả: nên có chế độ ăn nhạt, không nên ăn uống nước rau quả quá nồng hay nước canh quá đậm.

4. Không thích uống nước nhạt

Đại bộ phận nam giới không thích vị nhạt của nước lọc, hay nước đun sôi để nguội. Do vậy, các đồ uống có ga như coca hay cà phê nghiễm nhiên được lựa chọn. Tuy nhiên, các loại đồ uống này dễ khiến huyết áp tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến thận bị tổn thương.

Lời khuyên: Bạn nên tránh uống quá nhiều đồ uống có ga hay cà phê và dùng nước nhạt thay thế. Duy trì 8 ly nước nhạt mỗi ngày để giúp cơ thể bài thải chất độc kịp thời.

5. Ăn quá nhiều thịt

Hiệp hội thực phẩm Mỹ từng kiến nghị, 1 người nặng 50kg trong 1 ngày chỉ nên nạp 40g protein, tức là không quá 300g thịt, để tránh gây tổn thương thận nặng nề.

Lời khuyên: Nếu hát hiện trong nước tiểu có protein, lại ăn quá nhiều thịt trong thời gian dài, sẽ khiến chức năng thận bị tổn thương. Lượng thịt và thực phẩm chế biến từ đậu có thể nạp vào cơ thể mỗi bữa nên chỉ nhiều hơn 0,5cm so với độ dày của nắm tay. Những người có bệnh thận mãn tính nên ăn ít hơn.

6. Lạm dụng thuốc giảm đau

Có nghiên cứu đã phát hiện ra việc sử dụng lẫn các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị chậm lại. Từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng của thận. Không chỉ vậy, những người bị suy thận do lạm dụng thuốc giảm đau cũng dễ bị ung thư bàng quang.

Lời khuyên: Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào trong thời gian dài, bạn chỉ nên thỉnh thoảng dùng với liều lượng phù hợp khi thực sự cần thiết.

7. Ăn nhiều muối

Thận phụ trách việc lọc 95% hàm lượng muối chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận bị “quá tải”. Ngoài ra, chất Natri có trong muối làm cho cơ thể bị giữ nước, tăng thêm gánh nặng cho thận, dễ dẫn tới suy giảm chức năng thận.

Lời khuyên: Mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 6g muối. Bạn cần lưu ý hàm lượng muối trong mì ăn liền rất cao, bởi vậy bạn không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

8. Áp lực quá lớn khiến huyết áp tăng cao

Bệnh cao huyết áp cao đã trở thành một nguy cơ của xã hội hiện đại. Một bộ phận không nhỏ do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống gây ra. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thận. Triệu chứng thông thường nhất cho biết bạn đang bị áp lực chính là tình trạng mất ngủ.

Lời khuyên: Các bạn trẻ thường rất khó phát hiện ra tình trạng huyết áp cao của bản thân. Do vậy, tốt nhất bạn nên kiểm tra huyết áp định kỳ, tránh không thức đêm nhiều, không để cơ thể phải chịu áp lực quá sức khiến huyết áp tăng cao.

Dưỡng sức cho dạ dày

Nỗi khổ lớn nhất của người bị bệnh dạ dày là phải hạn chế hay đoạn tuyệt hoàn toàn với rất nhiều loại thực phẩm. Làm sao để không rơi vào tình cảnh này?

Nếu bị trào ngược dạ dày - thực quản thì không nên ăn cháo. Acid dạ dày (vị toan) quá nhiều, nên ăn thực phẩm làm từ bột mì.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước đây do điều kiện sống thấp, ăn không no, không ngon, số người bị viêm dạ dày dẫn đến dạ dày teo hoặc thu co, làm cho axít dạ dày bài tiết không đủ. Lúc này, ăn cháo có thể thúc đẩy dạ dày bài tiết axit, giúp tăng tiêu hóa và đường huyết.

Tuy nhiên, khi mức sống ngày càng được nâng cao, chúng ta được ăn ngon và cũng ăn no, dạ dày bài tiết nhiều axit hơn, đó là lý do vì sao người mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cũng tăng lên. Món cháo sẽ không còn thích hợp với những người này. Vì vậy, làm theo quan niệm truyền thống chưa hẳn đã đúng. Đối với những người có axit dạ dày bài tiết quá nhiều thì nên ăn thực phẩm được chế biến từ bột mỳ như bánh bao, bánh mỳ, mỳ… bởi vì bột mỳ thuộc tính kiềm, có thể làm cho kiềm, axit trong dạ dày cân bằng, giảm bớt nguy cơ phát sinh bệnh dạ dày.

Thường xuyên ăn tối muộn dễ gây ung thư dạ dày

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ăn tối muộn dễ gây ra ung thư dạ dày. Bởi tế bào thượng bì của niêm mạc dạ dày trong khoảng 2-3 ngày mới làm mới một lần. Quá trình tái sinh phục hồi này xảy ra vào ban đêm khi dạ dày, đường ruột nghỉ ngơi. Nếu thường xuyên ăn tối quá muộn, dạ dày đường ruột không được nghỉ ngơi đủ, niêm mạc dạ dày cũng sẽ không phục hồi được thuận lợi.

Ngoài ra, ăn tối quá muộn, thức ăn bị tụ lại lâu ở trong dạ dày, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, gây kích thích cho niêm mạc dạ dày, về lâu dài dễ làm cho niêm mạc dạ dày xói mòn, lở loét, sức đề kháng yếu đi.

Nếu trong thức ăn chúng ta ăn vào hàm chứa chất gây ra ung thư, ví dụ như thường xuyên ăn các thực phẩm chiên rán, nướng, các thực phẩm muối mặn như dưa muối, cá muối… thời gian dài lưu lại trong dạ dày sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư dạ dày.

Lưu ý cho những người bị nhiệt dạ dày

Nhiệt dạ dày tương phản với hàn dạ dày, tức là lạnh bụng. Đông Y cho rằng, nhiệt dạ dày là chỉ phần dạ dày bị tà nhiệt, thông thường là do ăn nhiều thực phẩm khô nóng vì dùng quá nhiều dầu mỡ chiên, rán hoặc uống quá nhiều rượu làm cho dạ dày bị nóng.

Theo các chuyên gia, người bị bệnh nhiệt dạ dày sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước và thích uống nước lạnh, không thích uống nước nóng. Sau khi uống nước lạnh vào bụng, cảm giác không thoải mái ở dạ dày sẽ được hóa giải, ngoài ra có người bệnh còn bị hôi miệng, tiểu nhắt, táo bón và các triệu chứng khác.

Nhiệt dạ dày đầu tiên cần phải làm là “thanh nhiệt dạ dày”. Bác sỹ khuyến nghị, người bị nhiệt dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm mang tính hàn lạnh có chức năng thanh nhiệt như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối, lê vv.

Ngoài ra, hạn chế ăn các thực phẩm mang tính nhiệt, nóng như hạt tiêu, nhãn và hồi hương để tránh làm cho dạ dày nóng thêm. Nhiệt và lạnh dạ dày đều do dạ dày không thích hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Vì vậy, cần chú ý thanh nhiệt dạ dày đồng thời cũng cần chú ý luyện tập có một thói quen ăn uống tốt, chú ý sự phối hợp cân bằng dinh dưỡng của thức ăn, không nên ăn quá nhiều món lẩu và nên ăn nhiều món luộc.

Sưu tầm
 
Văn Hóa
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời - Bản tin sơ khảo thơ số 3
Nhiều tác giả
16:27 14/03/2011
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI
BẢN TIN SƠ KHẢO THƠ SỐ 3


Ngày 13-3-2011
Kính quí vị, quí ban Giám khảo, quí bạn đọc, cùng quí tác giả
Ban Tổ chức “CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI” xin chân thành tri ân:
- Quí websites Công Giáo đã đăng bản tin sơ khảo số 1 và 2
- Quí ban giám khảo vòng Sơ Khảo đã tận tình xem, xét và cho điểm từng bài thơ dự thi
- Quí bạn đọc đã quan tâm theo dõi cuộc thi
- Quí tác giả đã tham gia cuộc thi
Kính xin quí websites tiếp tục hỗ trợ giới thiệu bản tin nầy.

Kính quí vị,

Trong bản tin nầy, BTC xin giới thiệu một số bài thơ từ mã số T-151 đến T-250 tương đối đã đạt theo nhận xét của BGK vòng Sơ Khảo.
Những bài không được chọn hầu hết rơi vào các lỗi; Thất niêm, thất luật, khắc lục, thất đối, lạc đề....

Kính mong quí tác giả tiếp tục sáng tác và gửi bài dự thi cho đến giờ mãn hạn 24g ngày 19-3-2011
Kính chúc Quí Vị một Mùa Chay Thánh
Kính
TM. BTC
Phụ trách tổ Thơ

PM. Cao Huy Hoàng
Lm. Trăng Thập Tự



T-151. CUNG TRẦM.

Trần gian chọn lấy một người Cha
Cho Đấng Thiên Sai một mái nhà
Giữ ngọc, gìn vàng trong gió bụi
Rèn tâm, luyện trí giữa bôn ba
Tâm trung nguyện giữ lòng trinh trắng
Nghĩa mến lo tròn đạo thế gia
Khiết tịnh, đơn nghèo nhành huệ trắng
Cung trầm thánh thót khúc tâm ca

T-152. HUỆ CẦM

Tinh tuyền đóa huệ trong tay Cha
Hương ngát thơm bay tới vạn nhà
Đức mến còn xanh trong khốn khó
Lòng trung vẫn trắng lúc bôn ba
Nuôi con gìn giữ tròn Lời Chúa
Giữ bạn nâng niu vẹn đạo gia
Thiên quốc ngàn năm còn vọng mãi
Cung đàn dâng Chúa khúc tâm ca

T-160. BÔNG HUỆ THÁNH

Thánh Ý Khôn Ngoan đã chọn cha
Gieo hương Huệ Thánh đến muôn nhà
Thanh bần vui vẻ dầu cuồng hải
Khiết tịnh hân hoan dẫu nộ ba
Săn sóc Con Trời nơi Thánh Thất
Chở che Bạn Thánh chốn tư gia
Trinh trong thệ hứa con theo bước
Kính tiến Giu-se khúc chúc ca.

T-161. LẠC CON.

Cha đứng lặng thinh ngó Chúa con
Ba ngày xuôi ngược sức hao mòn
Giờ tìm được Chúa, cha vui sướng
Trút bỏ tâm tư nặng héo hon.

Dẫu biết con cha, chính Chúa Trời
Chạy đôn chạy đáo khắp nơi nơi
Lòng như lửa đốt cha mong thấy
Con Trẻ bình an mới thảnh thơi.

Vắng Chúa đời cha giống ngục tù
Ba ngày đăng đẳng hoá ba thu
Đớn đau ai thấu lòng cha nhỉ
Đêm vắng sao khuya ánh tỏ lu.

Cũng đã có lần nghĩ quẩn quanh
Hay là…cha vội gạt cho nhanh
Ngây thơ một bước lìa cha mẹ
Ai biết nghìn cân sợi chỉ mành!

Mẹ trách Con, cha đứng nín thinh
Niềm vui thác lũ ngập tâm tình
Mai sau suy gẫm lời Con nói
Đâu chỉ Mẹ riêng giữ một mình.

Công chính, thanh bần chính Chúa ban
Gian nan, vất vả chẳng bi quan
Trắng trong Thánh Cả lừng hương Hụê
Mẫu mực muôn dân đến thế tàn.

T-168. ĐÊM VÂNG PHỤC (1)

(20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy (Mt 1, 20a; 24a).

Thắm tơ thanh
Sương Trời đọng trên mắt(2)
Trắng cung đời
Tình Sáng quyện trong tim(3)
Ta vươn lên từ cõi thế bụi đất
Ngỡ ngàng đêm mộng mang dấu ấn Tình Yêu
Màu tinh khôi tâm linh chợt mở hé
Tên Người về ru lối bước tịnh an

Ta đón làn Hương (4) cuộc trần thêm toả ngát
Cung bậc thần linh rọi chiếu đường mênh mông
Dĩ vãng thoát thai xoáy động Tình ân sủng
Trái tim lặng thầm quy phục Ý thâm sâu

Trầm thánh đêm trong
Tình lắng tim mong
Giới hạn hữu thể ôm vào lòng Vĩnh Cửu (5)
Tạ từ ngày qua đón Vô Biên

Giọt thánh sương mơ
Đất ngát trời thơ
Lời mặc khải nhẹ hồn say quyến lấy
Bước ngại ngần rẽ lối sáng niềm tin

Đêm vâng phục
Lòng trần thanh tiếng hát
Đêm Người về
Tình dào dạt khiết trinh

(1) Đặc tính cao trọng nhất của Đức Khiết Tịnh là để cho Thiên Chúa chiếm lấy toàn bộ con người mình, biểu hiện cao độ qua việc vâng phục trọn vẹn Thánh Ý Thiên Chúa trong tăm tối Niềm Tin và trong thinh lặng của Lòng Mến.
(2) Trong Đức Khiết Tịnh, linh hồn tinh sạch sẽ được chiêm ngắm Thiên Chúa (Mt 5, 8)
(3)Khi cung lòng tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, mọi đam mê dính bén trần đời tự tình buông rơi, cho trái tim trống rỗng để chỉ còn cung chứa một Tình Yêu của Thiên Chúa mà thôi.
(4) Thánh Ý Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm Nhập thể qua thị kiến đối với Thánh Giuse
(5) Xưa, Thánh Giuse ôm lấy Lời Nhập Thể trong tâm tình chiêm niệm và vâng phục. Nay, chúng ta đang ôm lấy Thánh Thể trong ân sủng Đức Tin và Lòng Mến.


T-169. THANH TÌNH THÁNH

(25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su. (Mt 1, 25)

Ta bước trên hành trình Tin Cậy Mến
Đi về miền thanh khiết Người gọi ta
Trắng một đời tim buông rời bản ngã
Thanh cuộc tình sáng giai điệu trinh trong

Người nâng ta trong muôn vàn ân sủng
Dìu hồn thơ vươn tới tận đỉnh cao
Tình thánh hiến ôi duyên tình vời vợi !
Hoa huệ thơm hương sắc (1)chính nhờ Người

Ta chói lóa trong mầu nhiệm Nhập Thể
Ta rạng ngời trong huyền lạ Ngôi Hai
Tim tinh sạch cung chiêm hồng ân thánh (2)
Mắt mở ra thế giới ngát hương tình

Đi ta đi trong tay Người dìu bước
Tình gọi Tình khúc hát giữa mùa yêu
Thanh cuộc thế thanh cung đời trinh sáng
Thanh lòng trần thanh ý tưởng tinh khôi

Lời gọi yêu thương hồn ta dâng nao nức
Lòng bên lòng hương thánh dậy xôn xao
Duyên khiết tâm duyên huyền linh biến đổi
Duyên trong Người duyên nên Một Tình Yêu

Ngất ngây tuyết trinh kết hợp
Đắm say hồn trắng Người yêu
Trời đất thênh thang Tình Thánh !
Cung đời cảm tạ tim thăng !

(1) Hương sắc là ân sủng và nhân đức được thắm tràn từ Thiên Chúa
(2) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5, 8)

T-170. CUỘC ĐỜI THÁNH CẢ

Nagiaret là ngôi làng nhỏ.
Đồi thoai thoải gió cát thổi qua.
Nơi đây có một trưởng gia.
Nhân đức công chính, Ngài là Giuse.
Thủa thiếu thời được ơn ban gọi.
Nguyện trọn đời thủ tiết trinh trong.
Ngài như bông huệ giữa đồng.
Vươn cao thanh thoát tỏa hương mọi nhà.
Hôn thê Ngài mang thai. ..chưa cưới!
Ngài chưa rõ? Định bỏ...cho êm.
Thiên thần báo mộng trong đêm.
Thai mang bởi Chúa, là đền uy nghi.
Thế từ đây nhận gia đình mới.
Sống thanh bần, thợ mộc sinh nhai.
Mari đến tháng mười hai.
Hạ sinh ra đấng anh hài cứu dân.
Nuôi Giêsu quản chi ngày tháng.
Ngài âm thầm tín thác cậy trông.
Lo chu bổn phận người chồng.
Hiền thê bảo trợ, con trông vẹn toàn.
Xin học đòi noi gương Thánh cả.
Trung trinh nhân đức mến cậy tin.
Đời phong ba cố giữ gìn.
Đầy cơn cám dỗ, ngước nhìn Cha yêu.

T-179. HƯƠNG THÁNH ĐỨC

Phân vân khi Chúa phó vai cha
Nhưng mạnh lời tuân, đứng trụ nhà
Dưỡng Trẻ, cần lao quanh thị tứ
Giữ mình, khiết tịnh giữa giang ba(1)
Lòng vâng mọi lẽ vinh Danh Chúa
Tâm tịnh muôn phần rạng Phúc gia
Hương Huệ Giu-se: Hương Thánh đức
Dương trần, Thiên quốc đồng khen ca !
(1) giang ba, thị tứ: Bến sông, kẻ chợ

T-180. GIU-SE: GƯƠNG VƯỢT THẮNG

Nguyện lòng xa lánh chuyện chồng, cha
Nhưng đã tuân vâng: phận chủ nhà
Chước quỷ cuốn lôi cuồng bão tố
Lửa lòng chống trả thật giông ba
Thuyền yên, biển lặng nhờ Ơn Chúa
Thân tịnh, hồn trong dựng Phúc gia
Cha đã nêu cao gương vượt thắng
Ngợi khen Cha Thánh vạn lời ca.

181. MẪU GƯƠNG TUYỆT HẢO

Khiết trinh tuyệt hảo, mẫu gương Cha
Chung sống nữ nam một mái nhà
Dở giấc nén lòng dằn thử thách
Nửa đêm ẵm Trẻ vượt bôn ba
Trung trinh tử tận, toàn câu phúc(1)
Nghĩa hảo sinh cùng, vẹn chữ gia(2)
Danh tiếng Thánh Gia, đời kính gọi
Gương Cha điểm tuyệt khúc Trinh ca.

Ghi Chú:
(1): Ý nói giữ đức Trinh đến chết hưởng Phúc thứ 6 trong Tám Mối Phúc Thật
(2): Ý nói sống với nhau cho đến cùng đời, trọn nghĩa vẹn tình

T-182. VINH CA THÁNH CẢ

Góp phần Cứu chuộc, quản vai cha
Lấy đức trong trinh dựng nếp nhà
Đêm chẳng buông mình rơi tử lộ
Ngày năng hãm xác thoát truông ba
Kiêu hùng tinh bạch ngời Quân tử
Mẫu mực thanh cao xứng Trưởng gia
Gương sáng rạng ngời soi hậu thế
Đoàn con dâng kính khúc vinh ca.

T-183. NHÁNH HUỆ THIÊN ĐÌNH

Giu se thấy gậy trổ bông
Một cành Huệ trắng, cõi lòng xốn xao
Lời thề thanh tịnh hôm nào
Sao giờ lâm cảnh vướng rào, mắc gai
Hoang mang ẩn lánh, mặc ai
Nhưng lời Thiên sứ: Chính Ngài chọn Ông
Thông lòng tận tụy phục vâng
Đêm ngày chăm sóc, đỡ nâng vợ hiền
Bạn đời bên cạnh, tươi duyên
Lắm phen bão nổi đảo điên xác hồn
Cậy trông vào Đấng Chí Tôn
Xin ơn phù trợ, tâm hồn an nhiên
Dưỡng nuôi Con Chúa bình yên
Thanh cao, mẫu mực, chăm chuyên gia đình
Xứng danh Nhánh Huệ Thiên Đình
Mẫu gương cho mọi gia đình học soi
Đức Trinh cao quý muôn đời
Như bông Huệ trắng, rạng ngời sắc hương
Cúi xin Thánh Cả đoái thương
Đổ ơn phù giúp, sa trường thế gian
Cho con chiến thắng bản thân
Vượt qua cám dỗ, chung phần với Cha.

T-184. ĐỨC TRINH RẠNG NGỜI

Thức chong đêm, chống cằm tư lự

Biết tính sao trước sự việc này
Vai trò Chúa phó trao tay
Dọn đường Con Chúa gánh này sao kham?
Thôi thì vâng, xin làm theo ý
Dựng gia đình với ý trung nhân
Mẹ cha thói thế phải cần
Nên Con một Chúa giáng trần phải theo
Không ngại nỗi khó nghèo phải gánh
Nhưng đức tịnh khó tránh làm sao
Kìa Nàng xinh đẹp biết bao
Dáng kiều, nét ngọc, lửa cào tâm can
Biết bao đêm nghe thân xác réo
Nỗi đam mê lẽo đẽo gọi mời
Chắp tay ngước mắt về Trời
Một lòng trông cậy Chúa Trời cứu nguy
Trong tay Chúa gian nguy tan biến
Cha Giu se vượt biển chẳng sờn
Gia đình hiến trọn lòng son
Kéo cưa, xẻ gỗ nuôi Con tháng ngày
Sự trong trắng, ngày nay xem nhẹ
Đức Trinh Cha mạnh mẽ soi gương
Như bông Huệ trắng ngát hương
Khiến cho nhân thế theo đường Thánh Gia.

T-185. THÁNH CẢ GIUSE

Tuổi thanh xuân đẹp lòng Vua Cả
Thầm sống đời khiết tịnh ai hay ?
Trái tim hồng nồng say bổn thiện
Xóm đạo xưa thương mến khó nghèo.

Chúa chọn ban đồng trinh thiêng ước
Kết duyên cùng thôn nữ Mary
Tâm hồn thanh khiêm tốn khắc ghi
Đón nhận Mẹ, Mẫu nghi Thiên-hạ.

Đời hôn nhân bôn ba thiếu thốn
Đôi tay chai đục đẽo sinh nhai
Giúp Vợ hiền ngày tháng Thần thai
Sinh Hài nhi đêm dài lạnh lẽo !

Nơi hoang sơ đồi đèo, cỏ dại
Chúa ra đời hạnh phúc đâu nao ?
Lòng ngậm ngùi, dạ biết nói sao
Rơm, bò, lừa, ngăn bao gió thổi !

Lại nữa, rời quê về nguyên quán
Dong ruổi đường khổ nạn vượt qua
Gương Hiền phụ giữ gìn Thê Tử
Trách nhiệm tròn, rạng rỡ Thánh gia,

Dòng dõi Đa-vi, gốc Na-da (*)
Tỏa hương khiết tịnh bốn mùa hoa
Soi gương công chính nhánh huệ nhà
Yêu vợ con, đậm đà chung thủy.

T-195. PHU QUÂN ĐÁNG KÍNH
( LỜI ĐỨC TRINH MẪU )

Mẫu gương tuyệt hảo bậc chồng,cha
Trọn nghĩa cùng Ta một mái nhà
Khiết tịnh đồng cam dù sóng gió
Can trường cộng khổ chấp giông ba
Lòng yêu đức tịnh người Phu tướng
Dạ kính nết cần bậc trưởng gia
Nhân thế các con nên học đức
Giu Se: Đức Thánh, đáng khen ca.

T-196. GƯƠNG MẪU NGƯỜI CHA

Như bao người thế cũng là cha
Chăm dưỡng vợ con vun phúc nhà
Nhục thú vây giăng mưu ác thú
Khó nguy chồng chất bẫy truông ba
Tinh tuyền qua lửa nêu gương Thánh
Nghĩa hảo vượt gai lập mẫu Gia
Gương sáng tỏa soi ngời hạ giới
Giu Se, Thiên Quốc nức lời ca.

T-197. CÔNG ĐỨC SINH THÀNH

Sinh thành công đức Mẹ cùng Cha
Tổn sức lao tâm dựng nghiệp nhà
Búng sữa mớm cơm thời tấm bé
Tập ăn tập nói thuở lên ba
Nuôi con khôn lớn, mừng thành đạt
Dạy trẻ trưởng thành,lo thất gia
Trời biển công ơn ghi tạc dạ
Dâng cành Huệ thắm hiệp lời ca.

T-205. NGƯỜI CHA MẪU MỰC

Giuse thánh hóa những người cha
Mẫu mực nêu gương xán lạn nhà
Đục đẽo, cưa bào khi nắng sớm
Kinh cầu, nguyện ngắm lúc canh ba
Thanh bần, khiết tịnh soi nhân thế
Đạo đức, khiêm nhường rạng Thánh gia
Nguyện hứa noi theo gương Thánh Cả
Tinh tuyền tiết hạnh thế nhân ca

T-206. CHIẾC GẬY NỞ HOA

Vườn thiêng thiên quốc hoa khoe sắc
Đỏ, tím, vàng, xanh muôn sắc màu
Hồng, lan, sen, cúc hương thơm ngát
Tỏa khắp thiên cung ngào ngạt say.

Hoa mai nở trong mùa xuân mới,
Huệ âm thầm dáng đứng hiên ngang
Từng nụ hoa hé môi mời gọi
Bạn cùng tôi tô thắm hương đời.

Màu huệ trắng hương thơm thanh khiết
Trổ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
Mang dáng vẻ của người quân tử,
Đứng vững một mình rất oai phong.

Giuse con cháu dòng Davit
Tận đáy lòng khấn giữ khiết trinh
Một dấu lạ trời cao chiếu tỏa
Gậy nở hoa đón nhận nữ trinh.

Gia đình thánh hợp hôn từ đấy
Giuse đầy tình mến yêu thương
Chăm lo chu tất quyền gia trưởng
Thắp lửa tin yêu suốt dặm trường.

Tôn vinh Cha Thánh lòng thanh khiết
Bông huệ trắng ngần vẫn kém xa
Tỏ lòng kính ái con chiêm ngắm
“Nhánh huệ nước trời” luôn nở hoa.

T-207. TRẦN TÌNH

Nhìn ảnh Thánh con bồi hồi xúc động
Suốt cuộc đời Thánh Cả đã hy sinh
Linh hồn con được sống trong an bình
Ôi nhớ quá! Thánh Giuse, con nhớ quá!
Cơn sóng vỗ xóa tan lòng dối trá
Với tâm hồn yêu mến biết bao nhiêu
Dẫu đường đời con vấp ngã đã nhiều
Có Thánh Cả với niềm tin chiến thắng
Hoa huệ trắng sáng ngời trong ánh nắng
Ngàn con sông sẽ chảy mãi xuôi dòng
Thánh Cả ban ơn cho con vững một lòng
Con tiến bước giữa dòng đời xuôi ngược
Thánh Cả Giuse đã là người đi trước
Chúng con đây thế hệ của hôm nay
Chúa trên cao xin soi sáng đêm ngày
Trong ngục tối hay rừng sâu hoang dã
Lúc dừng chân giữa núi rừng xa lạ
Thánh Cả ơi! Biết con nghĩ gì không?!
Con sẽ bước đi trên sỏi đá gai chông
Hoa huệ trắng nở đầy đồng trên Thiên Quốc
Quyết chiến đấu không bao giờ lui bước
Mơ ngày về bên Chúa, Mẹ thương yêu.

T-211. THÁNH CẢ

Thánh Cả vuông tròn ý Chúa Cha
Nêu gương thanh khiết giữa muôn nhà
Hồn như bạch huệ miền trinh tuyết
Thân tựa cổ tùng bến thuý ba
Nắng dãi mưa dầm thời lữ thứ
Sương phơi gió phủ thuở cư gia
Trần hoàn lắng cảm niềm tâm kính
Vạn thuở dâng hoà tiếng phụng ca.

T-215. THÁNH CẢ GIUSE

Gương Thánh Cả _ người cha hiền công chính
Lòng xin vâng không được thốt nên lời
Đức khiêm nhường, tình mến chẳng hề vơi
Đấng chính trực, vượt hiền nhân kim - cổ

Bên trong cha là niềm tin rạng rỡ
Sống thanh bần, thánh khiết vững lòng trung
Sống hy sinh, nương thánh ý không ngừng
Luôn phó thác trọn khối tình cảm mến

Tình yêu cha tựa trùng dương không bến
Sóng kiêu hùng dào dạt ánh triều dâng
Cha hiên ngang luôn tận tụy đỡ đần
Cùng Mẹ Thánh dưỡng nuôi Nguồn Ơn Thánh

Lòng nhân cha, người trần đâu dám sánh
Trí minh tuyền phản ánh Suối Linh Quang
Trẻ Giêsu nép bóng thật hiền ngoan...
Nghe chăm chú muôn muôn điều lễ - nghĩa

Ôi Giuse! Cổ tùng vươn đỉnh núi
Rặng trúc ngà vun vút cõi trời cao
Khóm huệ trắng thơm trinh khiết ngọt ngào
Gương thánh thiện, hương lành muôn thế hệ

Cúi xin Người là Cha Hiền, Thánh Cả
Nay khiêm từ vui hưởng chốn Hoàng Thiên
Thương đoàn con lê bước giữa ưu phiền
Nhìn Gương Thánh, vững lòng vui tiến bước.

T-226. HUỆ TRẮNG LỪNG HƯƠNG

Đang mơ mộng lòng tràn ngập yêu đương,
Mong đến ngày, sánh bước với người thương.
Nghe “tin lạ”, hồn bỗng như_ hụt hẫng
Xót xa lòng đành đoạn dứt tơ vương!

Hồn tuổi trẻ nhưng tràn đầy cao thượng
Tính thầm đi, mà không oán trách chi.
Đêm ân sủng, Thiên Thần về báo mộng,
Khiêm nhu lòng vui nhận Mẹ Ma-ri.

Trong bao ngày chờ đón Đấng Mê-si,
Ngài đã giữ cho lòng mình thanh sạch.
Vượt bùn đen, qua muôn ngàn thử thách,
Gương sáng ngời cho kẻ giữ đồng trinh.

Ngài còn trẻ, cũng như lứa chúng mình
Là con người với biết bao ham muốn
Vâng lời Thánh, Ngài đã dìm lòng xuống
Sống cuộc đời khiết tịnh và cần lao.

Ngày hôm nay sao tuổi trẻ lao đao
Cuồng vội sống_ bước chân vào lầm lạc
Xa Lời Chúa, mê dẫm vào sự ác
Vẫy vùng trong nhơ nhớp của bùn đen!!!

Xin Thánh Cả thương đến kẻ mọn hèn
Cầu bầu cho bao tâm hồn tuổi trẻ
Về bên Chúa, xa tội đời trần thế
Noi gương Ngài vâng theo Đấng Tình Yêu.

T-227. LỄ DÂNG SEN & HUỆ


Mẹ Thánh đồng trinh cùng với Cha
Hương Sen sắc Huệ tỏa trong nhà
Vâng tôn Ý Thánh nuôi Con Một
Giữ trọng Lời Thiêng dưỡng cả ba
Khiết tịnh dâng đời theo nẻo chính
Thanh cao hiến lễ giữ phong gia
Trai thanh gái lịch, luôn noi giữ
Gương sáng Giuse, mãi tụng ca

T-228. TRINH CA

Tuân vâng Thiên lệnh nhận vai cha
Dọn sẵn Ngôi Hai một mái nhà
Tâm tịnh không nhơ ngay thị -tứ
Hồn trong chẳng bợn giữa giang- ba
Vun bồi hạnh Trẻ nhờ ơn mẫu
Xây đắp danh Con cậy phúc gia
Theo mẫu gương Cha, hương Huệ trắng
Đoàn con chung nguyện khúc Trinh ca.

229. TÌNH NGƯỜI DÂNG HIẾN

Đường con đi mịt mù trong tăm tối
Lối hẹn hò ở phía trước xa xăm
Gói hành trang kèm huệ trắng âm thầm
Luôn vẫy gọi dù đời bao hấp dẫn.

Thế giới này tưởng chừng như chiến trận
Bước con đi mang trót cả tâm tình
Mỗi nụ cười, ánh mắt, phút lặng thinh
Là khai mở gửi trao đời cô quạnh.

Đường con đi phủ oi nồng, giá lạnh
Dẫu mịt mù, con vẫn quyết theo, tin
Cuối đường hầm, ánh sáng sẽ bừng lên
Tràn hy vọng hào quang ngời chói lọi.

Đường con đi tìm về nơi nguồn cội
Đích là Ngài ở phía trước chờ con
Cả bầu trời huệ trắng ngát thơm hơn
Và lặng lẽ tan vào tình yêu Chúa.

T-246. NGƯỜI CÔNG CHÍNH.

Đây thành lũy mong manh mà kiên cố,
Chở che gia đình bảo hộ vương nhi.
Người lính canh vũ khí chẳng là chi,
Luôn ưỡn ngực tay chống sào đứng mũi.

Người chiến sĩ bước chân đêm lầm lũi,
Gót tiên phong đầy mạnh mẽ can trường.
Nách ôm con - tay dìu bạn dong cương,
Sang Ai Cập náu nương qua ách nạn.

Người chiến sĩ tấm chân tình vô hạn,
Trở về quê từng năm tháng cần cù.
Với cưa - bào - đục chạm trổ công phu,
Là sinh kế chăm lo đời gia thất.

Người chiến sĩ đời thường luôn tất bật,
Tận trong tim ghi khắc chữ tín trung.
Sống quên mình đầy đại lượng bao dung.
Che gió chở mưa - gia đình hạnh phúc.

Người chiến sĩ chẳng đa mang sắc dục,
Cả cuộc đời giữ vẹn nghĩa phu thê.
Mà trinh trong - dục vọng chẳng vương hề,
Thanh cao với gương son soi tận đáy.

Người chiến sĩ là ai? Là ai vậy ?
Chính Giu-se dưỡng phụ Đấng cứu tinh !
Đóa huệ thơm ngây ngất cả Thiên Đình,
Trời ban tặng đại danh « NGƯỜI CÔNG CHÍNH »

T-247. VÀNG TRONG LỬA

Như vàng trong lửa!
Thánh Giuse cha nuôi con Chúa.
Chịu gian nan hồn xác trăm bề,
Bỗng dưng không, phải nhận gánh phu thê!
Với Ma-ri-a bụng mang dạ chửa.

Cơn mộng mị vẳng nghe Thần Linh Chúa !
Tin hay không? Người mắt thịt tai phàm?
Ngần ngại – Hoang mang!
Điều gì đến? Khi hôn thê thùy mị,
Trả lời sao trước Tòa công nghị?
Án tử hình!
Những viên đá vô tình!
Giết người yêu trong đớn đau nhục nhã…

Vâng! Vâng! Lạy Ya-vê tạo hóa:
Tổ phụ xưa TIN và đã được trường tồn,
Giu-se nay TIN xin nhận ý trung nhân.
Bảo bọc vợ và dưỡng nuôi Ấu Chúa.

Những hoạn nạn gian truân hằng vây bủa,
Trui luyện cha nên kim loại tinh ròng.
Một đời giữ vẹn trinh trong,
Tấm gương vô song cho hậu thế.

Ngát thơm như hoa huệ!
Bụi trần chẳng vướng cứ thanh cao...


TỔNG KẾT DANH SÁCH
NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỢC CHỌN ĐỢT 3


T-151. CUNG TRẦM.
T-152. HUỆ CẦM
T-160. BÔNG HUỆ THÁNH
T-161. LẠC CON.
T-168. ĐÊM VÂNG PHỤC (1)
T-169. THANH TÌNH THÁNH
T-170. CUỘC ĐỜI THÁNH CẢ
T-179. HƯƠNG THÁNH ĐỨC
T-180. GIU-SE: GƯƠNG VƯỢT THẮNG
T-181. MẪU GƯƠNG TUYỆT HẢO
T-182. VINH CA THÁNH CẢ
T-183. NHÁNH HUỆ THIÊN ĐÌNH
T-184. ĐỨC TRINH RẠNG NGỜI
T-185. THÁNH CẢ GIUSE
T-195. PHU QUÂN ĐÁNG KÍNH
T-196. GƯƠNG MẪU NGƯỜI CHA
T-197. CÔNG ĐỨC SINH THÀNH
T-205. NGƯỜI CHA MẪU MỰC
T-206. CHIẾC GẬY NỞ HOA
T-207. TRẦN TÌNH
T-211. THÁNH CẢ
T-226. HUỆ TRẮNG LỪNG HƯƠNG
T-227. LỄ DÂNG SEN & HUỆ
T-228. TRINH CA
T-229. TÌNH NGƯỜI DÂNG HIẾN
T-246. NGƯỜI CÔNG CHÍNH.
T-247. VÀNG TRONG LỬA
 
Một nửa
Ngọc Nga
19:44 14/03/2011


Sống trên đời mới chỉ là một nửa

Biết bao giờ tìm được nửa thứ hai ?

Dẫu biết rằng 1 + 1 = 2

Nhưng cũng có 2: 2 = 1

Một người buông tay, một người ngã

Một người cất bước, một người mong

Một người ra đi, một người khóc

Một người quay lưng, một người buồn

Một người đang quên, một người nhớ

Một người hạnh phúc, một người đau

Một người ngồi đau lòng nhung nhớ

Một người ngồi đó tựa vai ai ?

Hy vọng tắt đi, khi bạn ngừng tin tưởng

Tình yêu mất đi, khi bạn ngừng quan tâm

Tình bạn mất đi, khi bạn ngừng chia sẻ

Häy mở lòng và xích lại gần nhau !

Sưu tầm
 
Lỗ về bảo tồn, lãi về văn hóa
Phan Cẩm Thượng
20:32 14/03/2011
TT – Làm sao để vừa bảo tồn vốn cổ, vừa bảo đảm quyền lợi của người dân? Nhìn từ câu chuyện “Làng cổ Đường Lâm... lâm nạn” và “Phố cổ... bị treo” (Tuổi Trẻ ngày 5 và 6-1), họa sĩ - nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Phan Cẩm Thượng, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính và TS Ngô Kiều Oanh cùng góp những ý kiến tâm huyết.

Gìn giữ những di tích vẫn có người đang sống là vô cùng khó khăn, ngay cả ở những nước phát triển.

Bảo tồn một ngôi chùa, ngôi đền đã khó, với một quần thể như phố cổ, làng cổ cần rất nhiều giải pháp có tính chiến lược: mật độ dân số được duy trì ở mức độ thấp, nếu tăng thì phải giãn dân; tăng cường thu nhập do du lịch văn hóa; xây sẵn một khu tương tự cho người dân chuyển đổi và Nhà nước giữ lại nhà cũ; không phát triển dịch vụ sinh hoạt cho du khách trong điểm bảo tồn; bảo trợ ngành nghề truyền thống (nghề thủ công, làm ruộng) trong đó, cho đến khi tự cân bằng được thu nhập; người dân chỉ được sống trong đó, khi cam đoan giữ lối sống cũ, nếu muốn thay đổi buộc phải ra khu mới.

Như vậy, quy hoạch làng cổ, phố cổ là bước quan trọng; trong đó, khu vực được quy hoạch bao gồm cả ruộng canh tác, chứ không chỉ ngôi làng trong lũy tre. Ở tất cả khu định cư cổ nằm trong diện bảo tồn (ở những nước phát triển), bao giờ người ta cũng xây một khu mới, nhằm giải quyết các vấn đề dân sinh tất yếu và du lịch.

Một việc Đường Lâm chưa bao giờ tính tới, đó là quyền lợi của người dân là mấu chốt để có thể bảo tồn.

Với kinh tế của nước ta, những giải pháp trên không thể thực hiện đồng bộ mà chỉ có thể làm từng bước, từng phần, nhưng phải giữ đúng nguyên tắc; trong đó, một chính quyền địa phương sở tại không bao giờ có thể làm được, mà buộc phải chuyển qua hình thức quản lý khác.

Những làng cổ là di sản của quốc gia, dân tộc thì sự quản lý phải ở tầm quốc gia, nhất là trong giai đoạn người dân chưa thể cân bằng thu nhập do bảo tồn.

Hội An là một ví dụ sinh động. Tất cả ngôi nhà không còn mang ý nghĩa sinh hoạt nữa, mà chuyển sang kinh doanh hoàn toàn, những người dân muốn sửa chữa làm mới mà không được phép, chỉ có thể bán lại cho chủ mới, đi nơi khác xây nhà theo ý mình. Và dần dần, những người có tiền ở nơi khác sẽ thay thế người ở Hội An.

Điều này cũng diễn ra ở Trung Quốc, phương Tây..., các khu phố cổ, làng cổ trở thành nơi kinh doanh của những người giàu từ nơi khác đầu tư vào; và đương nhiên, họ thích giữ ngôi nhà cổ, làng cổ vừa đẹp, vừa sinh lợi, còn họ sống tiện nghi ở nơi khác.

Chúng ta đã thấy sự phá sản văn hóa – hay nói mỹ miều hơn là chuyển đổi văn hóa – đang diễn ra ở Huế, Hội An, Hà Nội, Phố Hiến; trong đó, người dân không giữ nổi lòng tự hào chút nào về ngôi nhà truyền thống. Những ngôi nhà cổ biến đổi tuy chậm, nhưng dần dần, và bị chèn vào bởi những ngôi nhà mới, cao tầng.

Cảnh quan chùa Kim Liên là một ví dụ, khi các khách sạn biến nó thành một bao diêm nhàm chán. Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Keo... được khai thác cạn kiệt theo lối chợ làng. Tại sao người ta phải lên tiếng về đồi Vọng Cảnh, về thành nhà Mạc Tuyên Quang, về thành cổ Sơn Tây, về Ô Quan Chưởng? Vì bản chất những cuộc sửa chữa đó là thiếu hiểu biết về văn hóa, và phá tan tính chân thực lịch sử của văn hóa truyền thống.

Hai mặt của một vấn đề di sản - du lịch cũng đang diễn ra ở Đường Lâm, mà cả hai đều chưa hỗ trợ được cho nhau.

Di sản văn hóa có thể phục vụ lợi ích kinh tế, nhưng không phải theo lối bán vé, bán quạt, bán đồ lễ...; mà nếu người dân có ý thức về văn hóa dân tộc, thì họ sẽ làm tốt hơn cho nền kinh tế đất nước. Cái lỗ ở công tác bảo tồn là cái lãi về văn hóa đạo đức, trong khi Nhà nước tốn kém rất nhiều cho văn hóa đạo đức, khi phải giải quyết các tệ nạn xã hội.

TS Ngô Kiều Oanh: Người dân phải thấy được lợi ích

Là người đã tìm hiểu, nghiên cứu, quy hoạch và tâm huyết gửi đến các cơ quan chức năng nhiều kiến nghị, về phương pháp bảo tồn làng Việt cổ Đường Lâm từ hơn 20 năm trước, TS Ngô Kiều Oanh (nguyên chủ nhiệm chương trình Quy hoạch vùng và tài nguyên môi trường, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) cho rằng:

Phải có đất để giãn dân và tất cả người dân đều thấy được và nhận được, dù ít hay nhiều lợi ích kinh tế, tinh thần trong cách làm du lịch nhà cổ, rồi tự họ bảo vệ nhà cổ của mình, chính quyền không cần can thiệp sâu, giống ở Hội An người ta đã làm.

Vừa rồi, khi khởi xướng hướng du lịch nông nghiệp, thăm lại thôn Mông Phụ, chúng tôi đã thấy nhiều công ty đưa khách quốc tế vào ăn, ở tại một số nhà cổ, có công ty đầu tư cả trăm triệu đồng vào nhà truyền thống của người Đường Lâm, để làm du lịch homestay (du khách ở cùng gia đình một số ngày), hoặc tổ chức du lịch học đường, du lịch tâm linh với các chủ trương từ Hà Nội.

Đó là một sự đi tiếp bước nữa – đầy hứa hẹn và khả thi – để bảo vệ làng cổ, thông qua các hoạt động du lịch.

Thêm vào đó, cần nhanh chóng phục hồi phát triển lên mức thương hiệu và hàng hóa, các sản vật của Đường Lâm như kẹo dồi, kẹo vừng, gà Mía, tương truyền thống... Cần tổ chức quản lý về việc thu – chi tiền thế nào cho đàng hoàng, sáng rõ trước dân.

Phải hiểu di sản là tài sản, niềm tự hào, nền văn hóa của chính người dân sở tại, chứ không phải của ai khác. Kỷ cương phép nước phải giữ (ví như không cho xây nhà cao tầng), nhưng cũng phải mở lối thoát cho dân, hỗ trợ, đối thoại, giãn dân để bà con có thể sống được.

Nguồn lợi từ bán vé và làm du lịch làng cổ không thể chỉ rơi vào tay vài gia đình, vài cá nhân, mà phải lan tỏa đến các gia đình khác trong làng. Bảo tồn làng cổ, nguyên tắc chính cần phải dựa trên lợi ích của từng nông hộ.

Diệu Tâm ghi

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính: Bảo tồn phải song hành cùng phát triển

Phố cổ, làng cổ nói chung, theo tôi, chỉ nên đặt vấn đề là di sản, chứ không nên đặt vấn đề là di tích như hiện nay. Bởi vì di tích là đối tượng của bảo tồn nguyên trạng, và mọi sự trùng tu cũng chỉ nhằm mục đích bảo lưu cái gốc, không thể bị thay thế.

Các cấu trúc phố cổ, làng cổ cần phải được xem là di sản đô thị hay di sản kiến trúc nông thôn. Vì khái niệm này bao quát hơn, “mềm” hơn, gồm cả những di tích, những thành phần kiến trúc cũ và mới đang phục vụ cuộc sống hôm nay, là “cơ thể” đang phát triển...

Bởi vì di sản chứa đựng trong mình những giá trị của truyền thống, của lịch sử văn hóa, đồng thời là những nơi mà con người đang sinh sống, thì ít nhất, phải đặt vấn đề bảo tồn song hành cùng phát triển, chứ không thể lấy cái nọ đối chọi với cái kia. Phải lấy công tác cải tạo thích ứng làm cầu nối từ bảo tồn sang phát triển.

Trong ứng xử với một khu di sản, cũng phải đánh giá cho đúng những gì tạo thành di sản, cấu trúc di sản, phải xác định phần “cứng” và phần “mềm”, phần nào cần bảo tồn, phần nào cần cải tạo, phần nào được phát triển...

Không thể đặt vấn đề bảo tồn một ngôi nhà ở phố cổ Bao Vinh, Gia Hội, như bảo tồn điện Long An hay điện Thái Hòa được! Bảo tồn trong sự phát triển tiếp nối là xu hướng hiện đại của thế giới.

Thái Lộc ghi
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Cuối Đông
Vũ Đình Huyến, Lm
21:25 14/03/2011
TUYẾT CUỐI ĐÔNG

Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)

Ngàn dặm tôi đi - lìa đất Mẹ

Thiên Đường đã mất - một quê hương !

Bao năm luân trải đời lưu lạc...

Nhìn Xuân tuyết phủ - nỗi đoạn trường !

(Trích thơ của Thi Giang Võ Hữu Quyền)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền