Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Tin
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:02 13/03/2019
Chúa Nhật THỨ II MÙA CHAY
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín - Giáo phận Phú Cường
Thánh Kinh có rất nhiều tấm gương về đức tin cho ta noi theo. Hôm nay, ngoài Chúa Cha và Chúa Giêsu, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu đến sáu tấm gương về con người.
Đó là những con người thánh thiện, đầy lòng yêu mến Chúa, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống. Các ngài luôn dâng lên Thiên Chúa đức tin trọn vẹn của mình. Đó là những gương mặt xuất thân từ Cựu Ước và Tân Ước.
I. NHỮNG GƯƠNG MẶT CỰU ƯỚC.
1. Tổ phụ Abraham (bài đọc I).
Là con người của đức tin. Ngài nổi tiếng về lòng vâng phục trong đức tin, bất chấp đó là sự vâng phục mà nếu cứ lý luận theo kiểu loài người, nó vô lý nhất, kinh hoàng nhất, cũng có thể là độc ác nhất, miễn là được ném mình vào tay Thiên Chúa, để mặc Người an bài mọi sự...
Vào một ngày, đang khi cuộc sống diễn ra hết sức an bình, Tổ phụ Abraham được Chúa kêu gọi: “Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho.” (St 12, 1). Thế là Tổ phụ ra đi. Đi trong mịt mù. Đi trong tăm tối. Đi mà chẳng biết mình đi đâu…
Suốt đời Tổ phụ mơ ước có một đứa con nối dõi tông đường, vậy mà cũng chẳng có. Đến lúc cả trăm tuổi, người vợ cũng cao niên chẳng kém gì, Thiên Chúa mới hứa ban một đứa con. Một lời hứa như thế thật khó chấp nhận làm sao. Nhưng Tổ phụ Abraham vẫn tin.
Đến khi đứa con trai duy nhất, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa, đứa con ngọc, đứa con ngà đã lớn khôn, Thiên Chúa lại đòi Tổ phụ đem đứa con đó đi sát tế cho Người.
Có tội ác nào lớn cho bằng tội của một người cha giết con. Có lời dạy nào khủng khiếp cho bằng dạy một người cha giết chính đứa con là máu, là mủ, hơn nữa là cả cuộc sống của người cha già nua đã từng rút ruột mình sinh ra.
Và còn đâu là một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa gần gũi con người, hay chỉ là một Thiên Chúa tàn nhẫn, say máu đến độ đòi người cha phải thủ tiêu con của ông làm của lễ tế hiến cho mình. Đúng là một Thiên Chúa độc ác, không còn gì độc ác hơn (?).
Càng suy nghĩ như thế về hình ảnh của Thiên Chúa bao nhiêu, ta càng thấy đức tin của Tổ phụ Abraham lớn bấy nhiêu.
Cứ bắt đầu bằng tình cảm con người, ta suy diễn, sẽ thấy, chắc tâm hồn Tổ phụ chao đảo lắm, lương tâm Tổ phụ giày vò lắm, cuộc sống của Tổ phụ chắc mất bình an lắm. Có lẽ nước mắt đã tràn ngập, đã dàn dụa tâm hồn Tổ phụ.
Và có lẽ giọt nước mắt ấy rất âm thầm, vì không thể để lộ cho con mình biết. Làm sao dám cho con biết khi chính mình sẽ giết chết con!
Mà tiếng khóc càng âm thầm, tiếng nấc càng nghẹn ứ, nước mắt càng chảy ngược vào hồn nhiều bao nhiêu, thì nỗi đau càng dằn xé, càng tê tái, càng buốt giá bấy nhiêu.
Nhất là mỗi khi Tổ phụ nhìn đôi bàn tay của mình. Ngày nào đôi tay ấy bồng ẳm con, nâng niu con, bây giờ cũng chính đôi tay ấy sẽ thủ tiêu con. Là cha, như bao người cha, Tổ phụ Abraham se thắt lòng mình.
Nhưng Tổ phụ vượt qua tất cả. Đức tin của Tổ phụ lớn hơn tất cả. Chính đức tin dạy Tổ phụ biết: Thiên Chúa vẫn yêu thương vô cùng. Người vẫn nhìn thấy Tổ phụ. Người biết rõ lòng Tổ phụ. Người có cách của Người để trù liệu cho Tổ phụ những điều tốt đẹp nhất.
Vì tình yêu vô cùng mãnh liệt, vì tình yêu mến Thiên Chúa ngất trời cao, Tổ phụ Abraham đã không mất bất cứ một điều gì, dù nhỏ nhất.
Còn hơn bất cứ một người nào trong nhân loại, qua muôn ngàn thế hệ, bằng miệng lưỡi của thiên thần, Thiên Chúa khen ngợi Tổ phụ:
“Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của Ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!... Ta lấy chính danh Ta mà thề: Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển.” (St 22, 12. 16 -18).
2. Thủ lãnh Môisen (bài Tin Mừng).
Cũng như Tổ phụ Abraham, Thủ lãnh Môisen là nhân vật mạnh mẽ, sáng ngời trong đức tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Dẫu đầy gian nan trong sứ mạng giải phóng dân tộc, từ khi bắt đầu nhận lãnh lệnh truyền của Chúa, rồi bao nhiêu lần chứng kiến việc Chúa đánh đòn vua và dân Aicập, đến lúc tổ chức lễ Vượt qua, lúc phải thực hiện hành trình Vượt qua, rồi cùng dân rày đây mai đó nơi sa mạc đầy chết chóc, nào bị dân chúng trách móc, bị đe dọa giết chết…, Thủ lãnh Môisen không hề phản bội đức tin, không một chút mảy may nghi ngờ lòng thương xót của Chúa.
Có lúc áp lực như đè nặng quá sức, như lấy hết mọi sức lực, như khó có thể trụ nổi, Thủ lãnh như muốn chết đi. Thủ lãnh phải đau xót thốt lên:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu? Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn.” (Ds 11, 12 tt).
Chính đức tin và lòng yêu mến Chúa của mình, Thủ lãnh Môisen được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Người thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập. Người đã nâng Thủ lãnh lên thành một nhà giải phóng dân tộc lừng danh.
Do lòng tin và tình yêu mến dành cho Thiên Chúa, Thủ lãnh Môisen trở thành người của lịch sử, lập trang sử mới cho dân riêng của Chúa cả về đời sống trần thế lẫn đời sống đức tin.
Thủ lãnh Môisen được Chúa trao cho vị trí quan trọng đến nỗi, khi ngắm nhìn chân dung của Thủ lãnh, Tân Ước phải thốt lên: “Những người tin vào ông Môisen, thật sự là tin vào Đức Kitô, và gương mặt của họ cũng như gương mặt của Môisen phản ánh vinh quang của Chúa” (2Cr 3, 18)
.
3. Tiên tri Êlia (bài Tin Mừng).
Cũng vì đức tin và lòng mến dành cho Thiên Chúa, Đấng mà mình tôn thờ, Tiên tri Êlia đã bao nhiêu lần vào sinh ra tử.
Kẻ bị Thánh Kinh trách móc: “Vua làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, đi theo con đường của vua cha, phạm các tội ông ấy đã phạm và lôi kéo Israel phạm theo…” (1V 16, 25-26), chính là vua Akhap.
Nhà vua là một kẻ nhu nhược, đã để cho hoàng hậu Izabel, một kẻ ngoại giáo, lộng quyền. Hoàng hậu đưa ngẫu tượng và đặt pháp sư của các ngẫu tượng vào cả đền thờ, nơi chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.
Không thể chịu nổi sự ô uế mà vua và hoàng hậu gây ra, Tiên tri Êlia, một thân, một mình chiến đấu cách dũng cảm với với các pháp sư ngẫu tượng ấy. Dù Tiên tri chiến thắng nhờ ơn Chúa, nhưng cũng từ đấy, Izabel đặt mối thù không đội trời chung với Tiên tri. Tiên tri phải nếm trải đau khổ do phải chạy trốn sự thù ghét này (1V 18tt).
Tiên tri Êlia còn chống lại việc áp bức người nghèo trong đất nước. Nổi tiếng là lời nguyền Tiên tri đã gieo trên cuộc đời của vợ chồng Akhab – Izabel, khi cả hai đã thực hiện thành công việc giết ông Nabôt và cướp vườn nho của ông.
Lời nguyền ấy là: “Đức Chúa phán thế này: Ngươi đã giết hại còn chiếm đoạt nữa ư?... Tại chính nơi chó đã liếm máu Nabôt, thì chó cũng sẽ liếm máu người (tức vua Akhab)…Đức Chúa cũng tuyên phạt Izabel: Chó ăn thịt Izabel trong cánh đồng Gitrơe” (1V 21, 17-23). Đúng như lời Tiên tri, cái chết thê thảm của Akhab và Izabel được thuật lại sau đó trong 1V 22, 34-38 và 2V 9, 30-37.
Tất cả những việc làm ấy, dù là việc làm của người công chính và kêu gọi hãy sống công chính, đều mang lại cho tiên tri Êlia nhiều chông gai, đau khổ.
Đã có lần, trong nỗi khổ gần như tuyệt vọng của một kẻ bị vây quanh bởi lòng thù hận, dẫu là người can đảm, Tiên tri Êlia cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
II. NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN ƯỚC.
Các Tông đồ của Chúa Giêsu cũng vậy. Bài Tin mừng hôm nay kể rằng, các Tông đồ hạnh phúc nhìn ngắm vinh quang khi Chúa hiển dung trên núi một cách say mê, như chiêm bao, như đang ly thoát cõi trần.
Những tưởng hạnh phúc ấy kéo dài, để còn cất lều, dựng nhà mà chiếm hạnh phúc! Nào ngờ, đó chỉ là ánh chớp chợt lóe lên rồi lịm tắt, trả các Tông đồ lại với đời thường.
Vinh quang núi cao chấm dứt. Vài ngày nữa thôi, thay vào vinh quang ấy, các Tông đồ chứng kiến cảnh tượng chưa từng có, thậm chí chưa từng hiện diện chút xíu nào trong tâm trí: Thầy của mình hấp hối, sợ hãi trước cái chết đến nỗi toát mồ hôi pha trong máu.
Các Tông đồ sẽ còn chứng kiến cảnh tượng sỉ nhục không gì sỉ nhục bằng: Thầy bị lột sạch cho đến trần trụi, không đơn thuần là mảnh áo mà còn là nhân vị con người.
Cuối cùng, trên đỉnh sỉ nhục, Thầy dang tay chịu treo giữa trời giữa đất, giữa muôn tiếng sỉ vả, nguyền rủa, để rồi gục đầu chết tức tưởi trong đơn độc, trong đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác...
Đức tin của các Tông đồ bị thách thức quá lớn. Theo Thầy là để được cái gì, đàng này mất tất cả. Chính Thầy lại là người mất mạng sống trước tiên. Có còn gì thua thiệt cho bằng để mà nói, để mà có thể so sánh!...
Nhưng vẫn còn một điều hết sức quan trọng: Chính trong tăm tối của đức tin, các Tông đồ của Chúa biết Chúa của mình đã sống lại. Chính các ngài đã vượt qua nỗi đau cuộc đời, vượt qua sự tăm tối của bất hạnh để đặt nền móng cho Hội Thánh khắp nơi trên thế giới này.
Cũng như Tổ phụ Abraham, như Thủ lãnh Môisen, và như Tiên tri Êlia, đó là nghị lực, là ý chí của các Tông đồ. Sau khi lãnh nhận Thánh Thần của Chúa Phục Sinh, sau khi đã hiểu lối đường của Thiên Chúa, các Tông đồ của Chúa Giêsu đã băng mình, vượt mọi trùng khơi, lao vào sự nghiệp xây dựng Nước Chúa nơi trần thế, mang ơn cứu rỗi đến tận chân trời, góc biển...
III. ĐẾN LƯỢT CHÚNG TA.
Dù là người Công Giáo, cũng như mọi người sống trong cuộc đời này: có đau khổ và hạnh phúc. Rất có thể đau khổ triền miên, còn hạnh phúc lại chỉ như một ánh chớp lóe lên, rồi lịm tắt, để lại một lối đi tăm tối mênh mông. Lúc đó đức tin chúng ta bị thử thách nặng nề.
Hãy nhìn ngắm mẫu gương của Tổ phụ Abraham, của Thủ lãnh Môisen, của Tiên tri Êlia và của các Tông đồ của Chúa Giêsu, nhờ đó, ta thêm nghị lực và ý chí mà sống đời sống đức tin của mình.
Suy niệm Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ II mùa Chay này, chúng ta nhận thấy lòng từ nhân và tình thương yêu vô cùng của Chúa, luôn đưa dẫn lịch sử nhân loại đi vào mầu nhiệm cứu độ của Người.
Vì thế, ta hãy xác tín rằng, thánh ý Chúa luôn khôn ngoan. Người sẽ chăm sóc, sẽ quan phòng xếp đặt tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời của ta theo ý Người. Hãy nhớ, trước mặt Chúa, ơn phần rỗi của ta mới là điều quan trọng trên hết. Hãy trung thành trong mọi hoàn cảnh để đạt tới ơn cứu rỗi Chúa ban.
Ngoài ra, ta còn thấy, dù đau khổ, tự bản chất là điều xấu, tuy nhiên, trong cái nhìn đức tin, trong tương quan với ơn cứu độ, nhất là trong lòng yêu mến và tín thác cho Thiên Chúa, đau khổ vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực to lớn.
Đau khổ sẽ tinh luyện tâm hồn ta tinh ròng, giúp ta yêu mến Chúa hơn. Đau khổ làm cho ta trưởng thành về nhân cách, về sự chịu đựng, về lòng trông cậy nơi Chúa, nếu ta biết hiến dâng cho Chúa tất cả sự chấp nhận của mình. Đau khổ dạy ta bài học của tình yêu, thông cảm, nhờ đó ta hiểu sâu xa hơn nỗi đau của anh chị em xung quanh mình…
Hãy hiến dâng Thiên Chúa đức tin của mình. Hãy mạnh dạn tin để thấy ơn Chúa kỳ diệu trong từng khoảnh khắc của đời ta. Lời thánh Phaolô căn dặn đáng được chúng ta ghi khắc để luôn sống: “Hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thấn” (Eph 6, 20).
“Mọi tên lửa” mà ta “có thể dập tắt”, là sự nghi nan, là lòng mất bình an, là lời trách móc Thiên Chúa, là bao nhiêu chai lỳ, là tội lỗi, là sự chán nản muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc… Tất cả chỉ nhờ đức tin, và trong đức tin mà ta chiến thắng, và sẽ tồn tại trong ơn cứu độ đời đời mà thôi.
Vậy, đặt đức tin và lòng yêu mến trọn đời mình nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô, Con của Người, mỗi người hãy cất cao lời xác tín: “Cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8, 38-39).
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín - Giáo phận Phú Cường
Thánh Kinh có rất nhiều tấm gương về đức tin cho ta noi theo. Hôm nay, ngoài Chúa Cha và Chúa Giêsu, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu đến sáu tấm gương về con người.
Đó là những con người thánh thiện, đầy lòng yêu mến Chúa, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống. Các ngài luôn dâng lên Thiên Chúa đức tin trọn vẹn của mình. Đó là những gương mặt xuất thân từ Cựu Ước và Tân Ước.
I. NHỮNG GƯƠNG MẶT CỰU ƯỚC.
1. Tổ phụ Abraham (bài đọc I).
Là con người của đức tin. Ngài nổi tiếng về lòng vâng phục trong đức tin, bất chấp đó là sự vâng phục mà nếu cứ lý luận theo kiểu loài người, nó vô lý nhất, kinh hoàng nhất, cũng có thể là độc ác nhất, miễn là được ném mình vào tay Thiên Chúa, để mặc Người an bài mọi sự...
Vào một ngày, đang khi cuộc sống diễn ra hết sức an bình, Tổ phụ Abraham được Chúa kêu gọi: “Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho.” (St 12, 1). Thế là Tổ phụ ra đi. Đi trong mịt mù. Đi trong tăm tối. Đi mà chẳng biết mình đi đâu…
Suốt đời Tổ phụ mơ ước có một đứa con nối dõi tông đường, vậy mà cũng chẳng có. Đến lúc cả trăm tuổi, người vợ cũng cao niên chẳng kém gì, Thiên Chúa mới hứa ban một đứa con. Một lời hứa như thế thật khó chấp nhận làm sao. Nhưng Tổ phụ Abraham vẫn tin.
Đến khi đứa con trai duy nhất, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa, đứa con ngọc, đứa con ngà đã lớn khôn, Thiên Chúa lại đòi Tổ phụ đem đứa con đó đi sát tế cho Người.
Có tội ác nào lớn cho bằng tội của một người cha giết con. Có lời dạy nào khủng khiếp cho bằng dạy một người cha giết chính đứa con là máu, là mủ, hơn nữa là cả cuộc sống của người cha già nua đã từng rút ruột mình sinh ra.
Và còn đâu là một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa gần gũi con người, hay chỉ là một Thiên Chúa tàn nhẫn, say máu đến độ đòi người cha phải thủ tiêu con của ông làm của lễ tế hiến cho mình. Đúng là một Thiên Chúa độc ác, không còn gì độc ác hơn (?).
Càng suy nghĩ như thế về hình ảnh của Thiên Chúa bao nhiêu, ta càng thấy đức tin của Tổ phụ Abraham lớn bấy nhiêu.
Cứ bắt đầu bằng tình cảm con người, ta suy diễn, sẽ thấy, chắc tâm hồn Tổ phụ chao đảo lắm, lương tâm Tổ phụ giày vò lắm, cuộc sống của Tổ phụ chắc mất bình an lắm. Có lẽ nước mắt đã tràn ngập, đã dàn dụa tâm hồn Tổ phụ.
Và có lẽ giọt nước mắt ấy rất âm thầm, vì không thể để lộ cho con mình biết. Làm sao dám cho con biết khi chính mình sẽ giết chết con!
Mà tiếng khóc càng âm thầm, tiếng nấc càng nghẹn ứ, nước mắt càng chảy ngược vào hồn nhiều bao nhiêu, thì nỗi đau càng dằn xé, càng tê tái, càng buốt giá bấy nhiêu.
Nhất là mỗi khi Tổ phụ nhìn đôi bàn tay của mình. Ngày nào đôi tay ấy bồng ẳm con, nâng niu con, bây giờ cũng chính đôi tay ấy sẽ thủ tiêu con. Là cha, như bao người cha, Tổ phụ Abraham se thắt lòng mình.
Nhưng Tổ phụ vượt qua tất cả. Đức tin của Tổ phụ lớn hơn tất cả. Chính đức tin dạy Tổ phụ biết: Thiên Chúa vẫn yêu thương vô cùng. Người vẫn nhìn thấy Tổ phụ. Người biết rõ lòng Tổ phụ. Người có cách của Người để trù liệu cho Tổ phụ những điều tốt đẹp nhất.
Vì tình yêu vô cùng mãnh liệt, vì tình yêu mến Thiên Chúa ngất trời cao, Tổ phụ Abraham đã không mất bất cứ một điều gì, dù nhỏ nhất.
Còn hơn bất cứ một người nào trong nhân loại, qua muôn ngàn thế hệ, bằng miệng lưỡi của thiên thần, Thiên Chúa khen ngợi Tổ phụ:
“Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của Ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!... Ta lấy chính danh Ta mà thề: Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển.” (St 22, 12. 16 -18).
2. Thủ lãnh Môisen (bài Tin Mừng).
Cũng như Tổ phụ Abraham, Thủ lãnh Môisen là nhân vật mạnh mẽ, sáng ngời trong đức tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Dẫu đầy gian nan trong sứ mạng giải phóng dân tộc, từ khi bắt đầu nhận lãnh lệnh truyền của Chúa, rồi bao nhiêu lần chứng kiến việc Chúa đánh đòn vua và dân Aicập, đến lúc tổ chức lễ Vượt qua, lúc phải thực hiện hành trình Vượt qua, rồi cùng dân rày đây mai đó nơi sa mạc đầy chết chóc, nào bị dân chúng trách móc, bị đe dọa giết chết…, Thủ lãnh Môisen không hề phản bội đức tin, không một chút mảy may nghi ngờ lòng thương xót của Chúa.
Có lúc áp lực như đè nặng quá sức, như lấy hết mọi sức lực, như khó có thể trụ nổi, Thủ lãnh như muốn chết đi. Thủ lãnh phải đau xót thốt lên:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu? Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn.” (Ds 11, 12 tt).
Chính đức tin và lòng yêu mến Chúa của mình, Thủ lãnh Môisen được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Người thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập. Người đã nâng Thủ lãnh lên thành một nhà giải phóng dân tộc lừng danh.
Do lòng tin và tình yêu mến dành cho Thiên Chúa, Thủ lãnh Môisen trở thành người của lịch sử, lập trang sử mới cho dân riêng của Chúa cả về đời sống trần thế lẫn đời sống đức tin.
Thủ lãnh Môisen được Chúa trao cho vị trí quan trọng đến nỗi, khi ngắm nhìn chân dung của Thủ lãnh, Tân Ước phải thốt lên: “Những người tin vào ông Môisen, thật sự là tin vào Đức Kitô, và gương mặt của họ cũng như gương mặt của Môisen phản ánh vinh quang của Chúa” (2Cr 3, 18)
.
3. Tiên tri Êlia (bài Tin Mừng).
Cũng vì đức tin và lòng mến dành cho Thiên Chúa, Đấng mà mình tôn thờ, Tiên tri Êlia đã bao nhiêu lần vào sinh ra tử.
Kẻ bị Thánh Kinh trách móc: “Vua làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, đi theo con đường của vua cha, phạm các tội ông ấy đã phạm và lôi kéo Israel phạm theo…” (1V 16, 25-26), chính là vua Akhap.
Nhà vua là một kẻ nhu nhược, đã để cho hoàng hậu Izabel, một kẻ ngoại giáo, lộng quyền. Hoàng hậu đưa ngẫu tượng và đặt pháp sư của các ngẫu tượng vào cả đền thờ, nơi chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.
Không thể chịu nổi sự ô uế mà vua và hoàng hậu gây ra, Tiên tri Êlia, một thân, một mình chiến đấu cách dũng cảm với với các pháp sư ngẫu tượng ấy. Dù Tiên tri chiến thắng nhờ ơn Chúa, nhưng cũng từ đấy, Izabel đặt mối thù không đội trời chung với Tiên tri. Tiên tri phải nếm trải đau khổ do phải chạy trốn sự thù ghét này (1V 18tt).
Tiên tri Êlia còn chống lại việc áp bức người nghèo trong đất nước. Nổi tiếng là lời nguyền Tiên tri đã gieo trên cuộc đời của vợ chồng Akhab – Izabel, khi cả hai đã thực hiện thành công việc giết ông Nabôt và cướp vườn nho của ông.
Lời nguyền ấy là: “Đức Chúa phán thế này: Ngươi đã giết hại còn chiếm đoạt nữa ư?... Tại chính nơi chó đã liếm máu Nabôt, thì chó cũng sẽ liếm máu người (tức vua Akhab)…Đức Chúa cũng tuyên phạt Izabel: Chó ăn thịt Izabel trong cánh đồng Gitrơe” (1V 21, 17-23). Đúng như lời Tiên tri, cái chết thê thảm của Akhab và Izabel được thuật lại sau đó trong 1V 22, 34-38 và 2V 9, 30-37.
Tất cả những việc làm ấy, dù là việc làm của người công chính và kêu gọi hãy sống công chính, đều mang lại cho tiên tri Êlia nhiều chông gai, đau khổ.
Đã có lần, trong nỗi khổ gần như tuyệt vọng của một kẻ bị vây quanh bởi lòng thù hận, dẫu là người can đảm, Tiên tri Êlia cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
II. NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN ƯỚC.
Các Tông đồ của Chúa Giêsu cũng vậy. Bài Tin mừng hôm nay kể rằng, các Tông đồ hạnh phúc nhìn ngắm vinh quang khi Chúa hiển dung trên núi một cách say mê, như chiêm bao, như đang ly thoát cõi trần.
Những tưởng hạnh phúc ấy kéo dài, để còn cất lều, dựng nhà mà chiếm hạnh phúc! Nào ngờ, đó chỉ là ánh chớp chợt lóe lên rồi lịm tắt, trả các Tông đồ lại với đời thường.
Vinh quang núi cao chấm dứt. Vài ngày nữa thôi, thay vào vinh quang ấy, các Tông đồ chứng kiến cảnh tượng chưa từng có, thậm chí chưa từng hiện diện chút xíu nào trong tâm trí: Thầy của mình hấp hối, sợ hãi trước cái chết đến nỗi toát mồ hôi pha trong máu.
Các Tông đồ sẽ còn chứng kiến cảnh tượng sỉ nhục không gì sỉ nhục bằng: Thầy bị lột sạch cho đến trần trụi, không đơn thuần là mảnh áo mà còn là nhân vị con người.
Cuối cùng, trên đỉnh sỉ nhục, Thầy dang tay chịu treo giữa trời giữa đất, giữa muôn tiếng sỉ vả, nguyền rủa, để rồi gục đầu chết tức tưởi trong đơn độc, trong đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác...
Đức tin của các Tông đồ bị thách thức quá lớn. Theo Thầy là để được cái gì, đàng này mất tất cả. Chính Thầy lại là người mất mạng sống trước tiên. Có còn gì thua thiệt cho bằng để mà nói, để mà có thể so sánh!...
Nhưng vẫn còn một điều hết sức quan trọng: Chính trong tăm tối của đức tin, các Tông đồ của Chúa biết Chúa của mình đã sống lại. Chính các ngài đã vượt qua nỗi đau cuộc đời, vượt qua sự tăm tối của bất hạnh để đặt nền móng cho Hội Thánh khắp nơi trên thế giới này.
Cũng như Tổ phụ Abraham, như Thủ lãnh Môisen, và như Tiên tri Êlia, đó là nghị lực, là ý chí của các Tông đồ. Sau khi lãnh nhận Thánh Thần của Chúa Phục Sinh, sau khi đã hiểu lối đường của Thiên Chúa, các Tông đồ của Chúa Giêsu đã băng mình, vượt mọi trùng khơi, lao vào sự nghiệp xây dựng Nước Chúa nơi trần thế, mang ơn cứu rỗi đến tận chân trời, góc biển...
III. ĐẾN LƯỢT CHÚNG TA.
Dù là người Công Giáo, cũng như mọi người sống trong cuộc đời này: có đau khổ và hạnh phúc. Rất có thể đau khổ triền miên, còn hạnh phúc lại chỉ như một ánh chớp lóe lên, rồi lịm tắt, để lại một lối đi tăm tối mênh mông. Lúc đó đức tin chúng ta bị thử thách nặng nề.
Hãy nhìn ngắm mẫu gương của Tổ phụ Abraham, của Thủ lãnh Môisen, của Tiên tri Êlia và của các Tông đồ của Chúa Giêsu, nhờ đó, ta thêm nghị lực và ý chí mà sống đời sống đức tin của mình.
Suy niệm Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ II mùa Chay này, chúng ta nhận thấy lòng từ nhân và tình thương yêu vô cùng của Chúa, luôn đưa dẫn lịch sử nhân loại đi vào mầu nhiệm cứu độ của Người.
Vì thế, ta hãy xác tín rằng, thánh ý Chúa luôn khôn ngoan. Người sẽ chăm sóc, sẽ quan phòng xếp đặt tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời của ta theo ý Người. Hãy nhớ, trước mặt Chúa, ơn phần rỗi của ta mới là điều quan trọng trên hết. Hãy trung thành trong mọi hoàn cảnh để đạt tới ơn cứu rỗi Chúa ban.
Ngoài ra, ta còn thấy, dù đau khổ, tự bản chất là điều xấu, tuy nhiên, trong cái nhìn đức tin, trong tương quan với ơn cứu độ, nhất là trong lòng yêu mến và tín thác cho Thiên Chúa, đau khổ vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực to lớn.
Đau khổ sẽ tinh luyện tâm hồn ta tinh ròng, giúp ta yêu mến Chúa hơn. Đau khổ làm cho ta trưởng thành về nhân cách, về sự chịu đựng, về lòng trông cậy nơi Chúa, nếu ta biết hiến dâng cho Chúa tất cả sự chấp nhận của mình. Đau khổ dạy ta bài học của tình yêu, thông cảm, nhờ đó ta hiểu sâu xa hơn nỗi đau của anh chị em xung quanh mình…
Hãy hiến dâng Thiên Chúa đức tin của mình. Hãy mạnh dạn tin để thấy ơn Chúa kỳ diệu trong từng khoảnh khắc của đời ta. Lời thánh Phaolô căn dặn đáng được chúng ta ghi khắc để luôn sống: “Hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thấn” (Eph 6, 20).
“Mọi tên lửa” mà ta “có thể dập tắt”, là sự nghi nan, là lòng mất bình an, là lời trách móc Thiên Chúa, là bao nhiêu chai lỳ, là tội lỗi, là sự chán nản muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc… Tất cả chỉ nhờ đức tin, và trong đức tin mà ta chiến thắng, và sẽ tồn tại trong ơn cứu độ đời đời mà thôi.
Vậy, đặt đức tin và lòng yêu mến trọn đời mình nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô, Con của Người, mỗi người hãy cất cao lời xác tín: “Cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8, 38-39).
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 13/03/2019
57. ĐỀU THÍCH BA HOA
Có ông nhà giàu cùng với ba con trai thích ăn to nói lớn, thường dùng tên của hoàng gia để gọi nhau.
Một hôm, có người bạn đến chơi nhưng ông nhà giàu không có nhà, đứa con trai lớn nói:
- “Phụ vương xa giá đi khỏi rồi.”
Người bạn hỏi mẹ nó ở đâu, đứa con thứ hai lên tiếng nói:
- “Mẫu hậu uống rượu trong vườn ngự uyển.”
Người bạn thấy lời nói của hai đứa nhỏ không được chừng mực nên phủi tay mà đi, may mắn gặp được ông nhà giàu vừa về tới, ông khách bèn nhất nhất kể lại.
Ông nhà giàu hỏi:
- “Những lời nói ấy là ai nói vậy ?”
Đứa con thứ ba đứng sau lưng nói:
- “Có thể là hai vị hoàng huynh nói đó.”
Người bạn càng thêm giận, túm lấy đứa con thứ ba muốn đánh.
Ông chủ nhà giàu vội vàng khuyên nói:
- “Hiền khanh không được phát cáu, nhìn lên mặt quả nhân đây, tha ngay cho hoàng nhi thứ ba đi !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 57:
Ăn to nói lớn tự nó không có gì là đáng chê cười, nhưng con nhà nghèo mà bắt chước lối sống xa hoa, ăn nói đài các của các công tử con nhà giàu thì là chuyện đáng chê cười.
Có người ăn to nói lớn để khoe khoang cái chức phận của mình đang có, có người ăn to nói lớn là để học làm sang, có người thích ăn to nói lớn là để cho mọi người biết đến mình...
Người Ki-tô hữu dù cho làm đến chức phận này nọ trong xã hội hay trong cộng đoàn, thì họ vẫn luôn hành xử cách chừng mực không quá ăn to nói lớn và cũng không quá nhu nhược, bởi vì họ luôn xác tín rằng: tích cực cộng tác với Thiên Chúa qua bổn phận và công việc với năng lực của mình, thì Thiên Chúa sẽ làm cho công việc của họ được xuôi chạy dễ dàng, cần gì phải ăn to nói lớn để người này khen người này chê chứ !
Chỉ có những người kiêu ngạo, và những ai tâm hồn rỗng tuếch mới ăn to nói lớn để khoe khoang mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có ông nhà giàu cùng với ba con trai thích ăn to nói lớn, thường dùng tên của hoàng gia để gọi nhau.
Một hôm, có người bạn đến chơi nhưng ông nhà giàu không có nhà, đứa con trai lớn nói:
- “Phụ vương xa giá đi khỏi rồi.”
Người bạn hỏi mẹ nó ở đâu, đứa con thứ hai lên tiếng nói:
- “Mẫu hậu uống rượu trong vườn ngự uyển.”
Người bạn thấy lời nói của hai đứa nhỏ không được chừng mực nên phủi tay mà đi, may mắn gặp được ông nhà giàu vừa về tới, ông khách bèn nhất nhất kể lại.
Ông nhà giàu hỏi:
- “Những lời nói ấy là ai nói vậy ?”
Đứa con thứ ba đứng sau lưng nói:
- “Có thể là hai vị hoàng huynh nói đó.”
Người bạn càng thêm giận, túm lấy đứa con thứ ba muốn đánh.
Ông chủ nhà giàu vội vàng khuyên nói:
- “Hiền khanh không được phát cáu, nhìn lên mặt quả nhân đây, tha ngay cho hoàng nhi thứ ba đi !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 57:
Ăn to nói lớn tự nó không có gì là đáng chê cười, nhưng con nhà nghèo mà bắt chước lối sống xa hoa, ăn nói đài các của các công tử con nhà giàu thì là chuyện đáng chê cười.
Có người ăn to nói lớn để khoe khoang cái chức phận của mình đang có, có người ăn to nói lớn là để học làm sang, có người thích ăn to nói lớn là để cho mọi người biết đến mình...
Người Ki-tô hữu dù cho làm đến chức phận này nọ trong xã hội hay trong cộng đoàn, thì họ vẫn luôn hành xử cách chừng mực không quá ăn to nói lớn và cũng không quá nhu nhược, bởi vì họ luôn xác tín rằng: tích cực cộng tác với Thiên Chúa qua bổn phận và công việc với năng lực của mình, thì Thiên Chúa sẽ làm cho công việc của họ được xuôi chạy dễ dàng, cần gì phải ăn to nói lớn để người này khen người này chê chứ !
Chỉ có những người kiêu ngạo, và những ai tâm hồn rỗng tuếch mới ăn to nói lớn để khoe khoang mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:02 13/03/2019
108. Con người ta nhìn hành động bên ngoài, mà Thiên Chúa thì nhìn ý hướng của nội tâm bên trong.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su )Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Suy Niệm Chúa nhật II Mùa Chay – C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:09 13/03/2019
Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay – C
(Lc 9, 28b-36)
Bước vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố biến hình của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.
Thánh sử Luca nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa ba ông lên núi cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện... bỗng có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình :
1. Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
2. Tại sao Môise và Êlia lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?
3. Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?
Chúng ta biết, trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Lc 9, 14). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Lc 9, 22). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Lc 9, 33). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?
Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Phêrô được chọn, vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô của Thiên Chúa” và được Đức Giêsu trao cho chìa khóa Nước Trời (x.Mt 16, 19). Hơn nữa, cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa! ” (Ga 21, 17). Phần Gioan, vì đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là “người môn đệ Chúa yêu” (Ga 21, 20). Còn Thánh Giacôbê, là vì phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” (Mt 20, 22), ông giữ lời và đã đi đến cùng điều ông cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.
Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môisen và Êlia?
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về Người. Có kẻ cho Người là Đấng Kitô, kẻ khác cho là Môisen hoặc Êlia, Giêrêmia hay là một tiên tri (x.Lc 9,19).
Người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó là của Thiên Chúa, không thuộc về Người. Trong lúc biến hình đàm đạo với Môisen và Êlia, Người khẳng định mình còn hơn cả Môisen và Êlia nữa. Môisen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Chúa Giêsu, Người dạy chúng ta rằng Người là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Người biến hình cùng với Êlia là người đã không chết.
Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, Phêrô đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỷ, đưa mọi người về với Đức Kitô. Êlia đã làm cho kẻ chết sống lại, các Tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môisen và Êlia hiện ra đàm đạo với mình.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta được chiêm ngưỡng :
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong biến cố Chúa biến hình. Chúa biến hình là hình ảnh loan báo trước cho biến cố Chúa Phục Sinh. Chúa mạc khải vinh quang mình cho các tông đồ với lời xác nhận của Thiên Chúa Cha: “Ðây là Con Ta Yêu Dấu!” (Lc 9, 35). Trong ánh sáng vinh quang, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ .
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa biến hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, mà còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa gửi đến. Ngoài Lề Luật nơi ông Môisen và lời tiên tri nơi sứ ngôn Êlia, còn vang lên Lời của Thiên Chúa Cha chỉ cho chúng ta biết “Con Yêu Dấu của Ngài”, và mời gọi chúng ta “hãy nghe lời Người” (Lc 9, 34).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn chúng ta lên Núi Thánh. Ở đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con.
Chúa biến hình, loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt, con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Người.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta cũng biết biến đổi : biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người ; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 9, 28b-36)
Bước vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố biến hình của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.
Thánh sử Luca nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa ba ông lên núi cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện... bỗng có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình :
1. Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
2. Tại sao Môise và Êlia lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?
3. Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?
Chúng ta biết, trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Lc 9, 14). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Lc 9, 22). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Lc 9, 33). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?
Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Phêrô được chọn, vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô của Thiên Chúa” và được Đức Giêsu trao cho chìa khóa Nước Trời (x.Mt 16, 19). Hơn nữa, cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa! ” (Ga 21, 17). Phần Gioan, vì đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là “người môn đệ Chúa yêu” (Ga 21, 20). Còn Thánh Giacôbê, là vì phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” (Mt 20, 22), ông giữ lời và đã đi đến cùng điều ông cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.
Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môisen và Êlia?
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về Người. Có kẻ cho Người là Đấng Kitô, kẻ khác cho là Môisen hoặc Êlia, Giêrêmia hay là một tiên tri (x.Lc 9,19).
Người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó là của Thiên Chúa, không thuộc về Người. Trong lúc biến hình đàm đạo với Môisen và Êlia, Người khẳng định mình còn hơn cả Môisen và Êlia nữa. Môisen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Chúa Giêsu, Người dạy chúng ta rằng Người là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Người biến hình cùng với Êlia là người đã không chết.
Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, Phêrô đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỷ, đưa mọi người về với Đức Kitô. Êlia đã làm cho kẻ chết sống lại, các Tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môisen và Êlia hiện ra đàm đạo với mình.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta được chiêm ngưỡng :
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong biến cố Chúa biến hình. Chúa biến hình là hình ảnh loan báo trước cho biến cố Chúa Phục Sinh. Chúa mạc khải vinh quang mình cho các tông đồ với lời xác nhận của Thiên Chúa Cha: “Ðây là Con Ta Yêu Dấu!” (Lc 9, 35). Trong ánh sáng vinh quang, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ .
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa biến hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, mà còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa gửi đến. Ngoài Lề Luật nơi ông Môisen và lời tiên tri nơi sứ ngôn Êlia, còn vang lên Lời của Thiên Chúa Cha chỉ cho chúng ta biết “Con Yêu Dấu của Ngài”, và mời gọi chúng ta “hãy nghe lời Người” (Lc 9, 34).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn chúng ta lên Núi Thánh. Ở đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con.
Chúa biến hình, loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt, con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Người.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta cũng biết biến đổi : biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người ; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật II Mùa Chay -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
17:14 13/03/2019
S.Thế 15: 5-12, 17-18; T.vịnh 26; Philipphê 3: 17-4:1; Luca 9: 28b-36
Vừa rồi trên trang nhất của tờ nhật báo New York Times (thứ Ba ngày 26 tháng 2,19) đăng một tấm hình rất lớn. Đó là bức ảnh một em bé trai độ 5 hay 6 tuổi bị bắt. Bé đó mặc một cái quần ngắn mỏng manh và ướt sũng. Trông như bé đó đang run lập cập vì lạnh. Đôi mắt đen to tròn của nó đang nhìn ngay vào máy ảnh.
Tôi nhìn tấm ảnh đó và tự hỏi có phải bé đó từ dưới sông Rio Grande lên sau khi bé bơi băng qua dòng sông để vượt biên hay không? Hay là bé đó là một trong những người tị nạn còn sống sót từ một chiếc tàu chở người đào thoát bị chìm ở Địa Trung Hải sau khi chạy trốn khỏi Syria? Tôi đã trông thấy biết rất nhiều hình ảnh người di cư chạy trốn bạo lực ở nước họ, và những đứa trẻ bị lạc khỏi cha mẹ. Rồi tôi nghĩ "lại một người nghèo nữa, và một em bé cần được giúp đở! Vậy còn bao nhiêu người như thế nữa ?"
Tôi quay về bài báo và nhận thấy đã nhận được một tấm hình thích hợp nhất cho Mùa Chay. Em bé vừa tắm ở sông Hằng ở Ấn Độ lên. Em đó không phải là một Kitô hữu, em theo Ấn Giáo. Hình như hai tôn giáo gặp nhau trong đức tin và có nhiều tín ngưởng giống nhau. Tấm hình đó bởi Prayagraj, Ấn Độ. Có những tấm hình khấc cho thấy hằng ngàn người Ấn Giáo cũng đang trầm mình trong sông Hằng. Hàng mấy thế kỷ nay biết bao người Ấn Giáo đến sông Hằng dìm mình xuốngtrong nước để xóa tội họ. Bài báo có tựa là "Cuộc tập họp tôn giáo lớn nhất trên thế giới" Lớn nhất là bao nhiêu? Thật ra thì số người đó đông hơn nhiều lần số người tụ họp tại quảng trường thánh Phêrô Vatican. Cứ mỗi sáu năm, trong vài tháng, hằng trăm triệu tín đồ đến sông Hằng để dự nghi lễ xóa tội.
Bạn có cảm thấy chúng ta có mối liên hệ với những hối nhân này không? Thật ra thì bây giờ là Mùa Chay, và chúng ta không phải chỉ là những người để thì giờ ăn năn sám hối, cầu nguyện và xin ơn xóa tội. Chúng ta không đi xuống sông Hằng để tắm mong được xóa tội lỗi. Nhưng, chúng ta sống qua Mùa Chay để dọn mình mừng mầu nhiệm Phục Sinh, khi chúng ta được lãnh ơn tha thứ và xóa tội trong khi chúng ta rảy nước thánh mới làm phép của lễ Phục Sinh. Chúng ta, những tín đồ Ấn giáo và các tôn giáo khác trên thế giới, cùng chia sẻ một kinh nghiệm chung của con người. Chúng ta được nhắc nhở đến những điều thiếu sót kém cỏi mà thế gian có thể đem đến cho chúng ta.
Trên thế giới, mọi sự không hoàn hảo và cũng không hoàn hảo với chúng ta. Sách Sáng Thế nhắc chúng ta là những tội nhân đã quay đi dù ít hay nhiều cách, rời khỏi Thiên Chúa là Đấng đã lập giao ước với tổ tiên chúng ta, và đã lập lại giao ước đó với chúng ta qua bằn cách sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi rắc tro đã nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã quay mặt rời xa khỏi Thiên Chúa và đã chìm đắm vào thế gian và những con đường trần đã đi qua. Nếu chỉ dựa vào năng lực bản thân, chúng ta không đủ sức và cuối cùng sẽ làm cho chúng ta thất vọng. Thật khó lòng chấp nhận điều này. Chúng ta dành nhiều thời giờ để tránh khỏi suy xét về cuộc sống chúng ta, và rồi "bụi tro sẽ trở về tro bụi".
Bài báo trong báo New York Times kết thúc với lời văn ảm đạm, nhưng có người cho đó là thực tế. Bài báo chú thích lời của vài Tăng thầy Ấn Giáo chỉ trích về sự kinh doanh đan xen vào việc hội họp của các tín hữu Ấn Giáo trong những năm gần đây. Như, có những công trình xây cất nơi ăn chốn ở cho những người giàu đi hành hương ở sông Hằng. Họ có thể phải trả đến 500 Đô-la một đêm!. Cuộc bầu cử sắp đến ở Ấn Độ đã phân chia đất nước, bao gồm cả những tín hữu giàu đến ngâm mình ở sông Hằng. Thật không có điều gì lạ phải không?
Mùa Chay có thể sẽ xãy ra như vậy cho chúng ta hay không? Lễ Tro cho chúng ta ý định : cầu nguyện nhiều hơn, giúp đở làng giềng khi họ cần đến, kiên nhẫn trong gia đình, đọc sách giúp đời sống thiêng liêng, dự lễ Misa hằng ngày, chú ý nhiều hơn đến phụng vụ trong các ngày Chúa Nhật v. v. Chúng ta chỉ vừa đến Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, vậy mà chúng ta đã quên các quyết định Lễ Tro và trở về " đường cũ, lối xưa " phải không? Chúng ta không phải là những tín hữu Ấn Giáo có thể đi đến sông Ganges để xin xóa tội về những quyết định đã quên, xóa những yếu đuối của người phàm. Nhưng, chúng ta có nước thánh ngay nơi cửa bước vào nhà thờ. Khi chúng ta làm dấu thánh giá với nước thánh đó chúng ta có thể xin xóa tội và đến lúc sửa soạn trước khi phụng vụ chúng ta có thể xin ơn tha thứ chung với nhau.
Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô dùng lời văn đầy hình ảnh để mô tả tình trạng con người của chúng ta "Chúa họ thờ là cái bao tử của họ, và cái làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Tâm trí họ luôn bị những sự thế gian chiếm đóng". Phaolô nói đến những người chỉ chú trọng đến những cử chỉ đạo đức bên ngoài, như lề luật về giữ chay theo thời gian đã quy định, nhưng xác định những vật phẫm ăn chay theo những điều thế gian mong muốn. Bây giờ họ có thể nhìn xa hơn qua thế gian này để chấp nhận cách sống trong ân sủng của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.
Mùa Chay cũng là dịp cảnh tỉnh chúng ta, không chỉ nghĩ đến những điều không đáng giá và sẽ qua đi, nhưng là nghĩ đến điều như thánh Phaolô nói là "quê hương chúng ta ở trên trời". Mùa Chay nhắc chúng ta là chúng ta đã nghĩ rất ít về chúng ta và về Thiên Chúa chúng ta. Ông Abraham và bà Sarah không có con trai để nối dõi tông đường. Của cải họ sẽ phải giao lại cho một người đàn bà nô lệ. Nhưng Đức Chúa hứa với ông Abraham là họ sẽ có rất nhiều con cái. Ông Abraham đành vâng lời Đức Chúa trong đức tin. Và sau một thời gian trong bóng tối sâu thẳm ảm đạm, ông đã nhận lời Đức Chúa hứa đã làm cho ông những điều ông không làm cho mình được.
Các bài Thánh Kinh hôm nay kêu gọi chúng ta hãy nhìn quá đời sống hằng ngày của chúng ta và những thói quen thông thường để nghĩ đến sự hòa hợp trong tâm hồn với Chúa Giêsu Kitô. Đó là một lời mời gọi chúng ta hãy thay đổi, và trở nên sáng láng hơn những điều dễ hư mất ở trần gian hầu chúng ta giữ được lời hứa của Thiên Chúa là cho chúng ta thành "công dân cúa nước trời" trong Chúa Kitô.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd SUNDAY OF LENT -C-
Genesis 15: 5-12, 17-18; Psalm 27; Philippians 3: 17-4:1;Luke 9: 28b-36
A picture dominated the front page of the daily New York Times recently (Tuesday, February 26, 2019). It was an arresting photo of a young boy, about five or six years old. He was wearing a flimsy pair of black shorts and was dripping wet. He looked like he was shivering. His big black eyes stared right at the camera.
I looked at the photo and wondered if he had just emerged from the Rio Grande River, after having crossed the southern border. Or, was he one of those refugees who survived his boat’s sinking in the Mediterranean after fleeing Syria? I have seen so many images of families fleeing violence in their homeland and children separated from their parents. So, I thought, " One more poor and desperate child – how many more will there be?"
I turned to the story within the paper and found that I had been looking at a most-appropriate Lenten image. The boy had just emerged from bathing in the Ganges River. He was not Christian, he was Hindu, It seems the two faiths merge in their beliefs and have similar practices. The picture was from Prayagraj, India. Other pictures showed thousands of Hindu faithful in the same river. For centuries people have come to this place to wash away their sins. The newspaper called it, "The world’s largest religious gathering." How large? Well, many times more than can fit in Vatican Square. Every six years, for several months, hundreds of millions of worshipers, come for the ritual cleansing in the Ganges!
Do you feel a kinship to these penitents? After all, it is Lent and we are not the only people who put time aside for penance, prayers and ritual cleansing. We don’t go to bathe in the Ganges, but we travel through Lent, preparing for the Easter mysteries when we receive forgiveness and cleansing, as we are sprinkled with newly blessed Easter waters. We, those Hindu devotees and members of the other world religions, share a common human experience. We are reminded of the limits and shortcomings of what our world can provide for us.
All is not well with the world; nor with us. We are sinners who have turned, in small or large ways, from the God whom Genesis reminds us, has made a covenant with our ancestors and has renewed that covenant with us by the life, death and resurrection of Jesus Christ. On Ash Wednesday those dry ashes reminded us how we have turned away from God and invested ourselves in the world and its passing ways. Relying on ourselves is not enough and will eventually disappoint us. It’s hard to admit this. We spend most of our time avoiding clear-eyed introspection of our lives. And so, "Ashes to ashes and dust to dust."
That Times article ended on a pessimistic, some would say realistic, note. It quoted several Hindu priests who criticized the commercialism that has crept into the gathering over the years. For example, plush accommodations were recently constructed for the wealthy pilgrims who could afford to stay for $500 a night! The upcoming elections in India have also split the nation, including those penitent bathers at the Ganges, into feuding parties. Sound familiar?
Is Lent going to be like that for us? Our Ash Wednesday probably began with resolutions to: pray more, respond to the needs of our neighbor, be more patient at home, read an uplifting book, attend daily mass or, be more attentive at our Sunday worship. It is only the second week of Lent but have we already slipped in our resolutions and gone back to the "same old, same old?" We are not Hindus who can go to the Ganges to cleanse ourselves from broken resolutions, human weaknesses and sin. But, there is water available for us in the font each time we enter the church. We can "wash" in those waters, as we sign ourselves with the cross and prepare to be cleansed again by the sacred mysteries we are about to celebrate together.
In our second reading Paul uses very graphic language to describe our human condition. "Their God is their stomach; their glory is in their ‘shame.’ Their minds are occupied with earthly things." He was speaking of those who emphasized external religious practices like dietary rules, but were fixed on things of the world. They could now look beyond this world to receive a share in the very life and grace of God through Jesus Christ.
Lent is a wake up call, not to settle for what is flimsy and passing, but to realize, as Paul puts it, "our citizenship is in heaven." Lent reminds us that we have expected too little of ourselves and of our God. Abraham and Sarah did not have a son and without a legitimate heir, their inheritance would pass to a slave woman. But God promised Abraham that they would have many children. Abraham had to surrender to God in faith and after a deep terrifying darkness, he accepted God’s promise to do for him, what he could do for himself.
The scriptures today invite us to look beyond our daily lives and routines to a deeper union with the Lord Jesus Christ. It’s an invitation to transformation and transfiguration from what is merely earthly and passing to the promise God has made us, in Christ – that we are already "citizens of heaven."
Vừa rồi trên trang nhất của tờ nhật báo New York Times (thứ Ba ngày 26 tháng 2,19) đăng một tấm hình rất lớn. Đó là bức ảnh một em bé trai độ 5 hay 6 tuổi bị bắt. Bé đó mặc một cái quần ngắn mỏng manh và ướt sũng. Trông như bé đó đang run lập cập vì lạnh. Đôi mắt đen to tròn của nó đang nhìn ngay vào máy ảnh.
Tôi nhìn tấm ảnh đó và tự hỏi có phải bé đó từ dưới sông Rio Grande lên sau khi bé bơi băng qua dòng sông để vượt biên hay không? Hay là bé đó là một trong những người tị nạn còn sống sót từ một chiếc tàu chở người đào thoát bị chìm ở Địa Trung Hải sau khi chạy trốn khỏi Syria? Tôi đã trông thấy biết rất nhiều hình ảnh người di cư chạy trốn bạo lực ở nước họ, và những đứa trẻ bị lạc khỏi cha mẹ. Rồi tôi nghĩ "lại một người nghèo nữa, và một em bé cần được giúp đở! Vậy còn bao nhiêu người như thế nữa ?"
Tôi quay về bài báo và nhận thấy đã nhận được một tấm hình thích hợp nhất cho Mùa Chay. Em bé vừa tắm ở sông Hằng ở Ấn Độ lên. Em đó không phải là một Kitô hữu, em theo Ấn Giáo. Hình như hai tôn giáo gặp nhau trong đức tin và có nhiều tín ngưởng giống nhau. Tấm hình đó bởi Prayagraj, Ấn Độ. Có những tấm hình khấc cho thấy hằng ngàn người Ấn Giáo cũng đang trầm mình trong sông Hằng. Hàng mấy thế kỷ nay biết bao người Ấn Giáo đến sông Hằng dìm mình xuốngtrong nước để xóa tội họ. Bài báo có tựa là "Cuộc tập họp tôn giáo lớn nhất trên thế giới" Lớn nhất là bao nhiêu? Thật ra thì số người đó đông hơn nhiều lần số người tụ họp tại quảng trường thánh Phêrô Vatican. Cứ mỗi sáu năm, trong vài tháng, hằng trăm triệu tín đồ đến sông Hằng để dự nghi lễ xóa tội.
Bạn có cảm thấy chúng ta có mối liên hệ với những hối nhân này không? Thật ra thì bây giờ là Mùa Chay, và chúng ta không phải chỉ là những người để thì giờ ăn năn sám hối, cầu nguyện và xin ơn xóa tội. Chúng ta không đi xuống sông Hằng để tắm mong được xóa tội lỗi. Nhưng, chúng ta sống qua Mùa Chay để dọn mình mừng mầu nhiệm Phục Sinh, khi chúng ta được lãnh ơn tha thứ và xóa tội trong khi chúng ta rảy nước thánh mới làm phép của lễ Phục Sinh. Chúng ta, những tín đồ Ấn giáo và các tôn giáo khác trên thế giới, cùng chia sẻ một kinh nghiệm chung của con người. Chúng ta được nhắc nhở đến những điều thiếu sót kém cỏi mà thế gian có thể đem đến cho chúng ta.
Trên thế giới, mọi sự không hoàn hảo và cũng không hoàn hảo với chúng ta. Sách Sáng Thế nhắc chúng ta là những tội nhân đã quay đi dù ít hay nhiều cách, rời khỏi Thiên Chúa là Đấng đã lập giao ước với tổ tiên chúng ta, và đã lập lại giao ước đó với chúng ta qua bằn cách sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi rắc tro đã nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã quay mặt rời xa khỏi Thiên Chúa và đã chìm đắm vào thế gian và những con đường trần đã đi qua. Nếu chỉ dựa vào năng lực bản thân, chúng ta không đủ sức và cuối cùng sẽ làm cho chúng ta thất vọng. Thật khó lòng chấp nhận điều này. Chúng ta dành nhiều thời giờ để tránh khỏi suy xét về cuộc sống chúng ta, và rồi "bụi tro sẽ trở về tro bụi".
Bài báo trong báo New York Times kết thúc với lời văn ảm đạm, nhưng có người cho đó là thực tế. Bài báo chú thích lời của vài Tăng thầy Ấn Giáo chỉ trích về sự kinh doanh đan xen vào việc hội họp của các tín hữu Ấn Giáo trong những năm gần đây. Như, có những công trình xây cất nơi ăn chốn ở cho những người giàu đi hành hương ở sông Hằng. Họ có thể phải trả đến 500 Đô-la một đêm!. Cuộc bầu cử sắp đến ở Ấn Độ đã phân chia đất nước, bao gồm cả những tín hữu giàu đến ngâm mình ở sông Hằng. Thật không có điều gì lạ phải không?
Mùa Chay có thể sẽ xãy ra như vậy cho chúng ta hay không? Lễ Tro cho chúng ta ý định : cầu nguyện nhiều hơn, giúp đở làng giềng khi họ cần đến, kiên nhẫn trong gia đình, đọc sách giúp đời sống thiêng liêng, dự lễ Misa hằng ngày, chú ý nhiều hơn đến phụng vụ trong các ngày Chúa Nhật v. v. Chúng ta chỉ vừa đến Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, vậy mà chúng ta đã quên các quyết định Lễ Tro và trở về " đường cũ, lối xưa " phải không? Chúng ta không phải là những tín hữu Ấn Giáo có thể đi đến sông Ganges để xin xóa tội về những quyết định đã quên, xóa những yếu đuối của người phàm. Nhưng, chúng ta có nước thánh ngay nơi cửa bước vào nhà thờ. Khi chúng ta làm dấu thánh giá với nước thánh đó chúng ta có thể xin xóa tội và đến lúc sửa soạn trước khi phụng vụ chúng ta có thể xin ơn tha thứ chung với nhau.
Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô dùng lời văn đầy hình ảnh để mô tả tình trạng con người của chúng ta "Chúa họ thờ là cái bao tử của họ, và cái làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Tâm trí họ luôn bị những sự thế gian chiếm đóng". Phaolô nói đến những người chỉ chú trọng đến những cử chỉ đạo đức bên ngoài, như lề luật về giữ chay theo thời gian đã quy định, nhưng xác định những vật phẫm ăn chay theo những điều thế gian mong muốn. Bây giờ họ có thể nhìn xa hơn qua thế gian này để chấp nhận cách sống trong ân sủng của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.
Mùa Chay cũng là dịp cảnh tỉnh chúng ta, không chỉ nghĩ đến những điều không đáng giá và sẽ qua đi, nhưng là nghĩ đến điều như thánh Phaolô nói là "quê hương chúng ta ở trên trời". Mùa Chay nhắc chúng ta là chúng ta đã nghĩ rất ít về chúng ta và về Thiên Chúa chúng ta. Ông Abraham và bà Sarah không có con trai để nối dõi tông đường. Của cải họ sẽ phải giao lại cho một người đàn bà nô lệ. Nhưng Đức Chúa hứa với ông Abraham là họ sẽ có rất nhiều con cái. Ông Abraham đành vâng lời Đức Chúa trong đức tin. Và sau một thời gian trong bóng tối sâu thẳm ảm đạm, ông đã nhận lời Đức Chúa hứa đã làm cho ông những điều ông không làm cho mình được.
Các bài Thánh Kinh hôm nay kêu gọi chúng ta hãy nhìn quá đời sống hằng ngày của chúng ta và những thói quen thông thường để nghĩ đến sự hòa hợp trong tâm hồn với Chúa Giêsu Kitô. Đó là một lời mời gọi chúng ta hãy thay đổi, và trở nên sáng láng hơn những điều dễ hư mất ở trần gian hầu chúng ta giữ được lời hứa của Thiên Chúa là cho chúng ta thành "công dân cúa nước trời" trong Chúa Kitô.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd SUNDAY OF LENT -C-
Genesis 15: 5-12, 17-18; Psalm 27; Philippians 3: 17-4:1;Luke 9: 28b-36
A picture dominated the front page of the daily New York Times recently (Tuesday, February 26, 2019). It was an arresting photo of a young boy, about five or six years old. He was wearing a flimsy pair of black shorts and was dripping wet. He looked like he was shivering. His big black eyes stared right at the camera.
I looked at the photo and wondered if he had just emerged from the Rio Grande River, after having crossed the southern border. Or, was he one of those refugees who survived his boat’s sinking in the Mediterranean after fleeing Syria? I have seen so many images of families fleeing violence in their homeland and children separated from their parents. So, I thought, " One more poor and desperate child – how many more will there be?"
I turned to the story within the paper and found that I had been looking at a most-appropriate Lenten image. The boy had just emerged from bathing in the Ganges River. He was not Christian, he was Hindu, It seems the two faiths merge in their beliefs and have similar practices. The picture was from Prayagraj, India. Other pictures showed thousands of Hindu faithful in the same river. For centuries people have come to this place to wash away their sins. The newspaper called it, "The world’s largest religious gathering." How large? Well, many times more than can fit in Vatican Square. Every six years, for several months, hundreds of millions of worshipers, come for the ritual cleansing in the Ganges!
Do you feel a kinship to these penitents? After all, it is Lent and we are not the only people who put time aside for penance, prayers and ritual cleansing. We don’t go to bathe in the Ganges, but we travel through Lent, preparing for the Easter mysteries when we receive forgiveness and cleansing, as we are sprinkled with newly blessed Easter waters. We, those Hindu devotees and members of the other world religions, share a common human experience. We are reminded of the limits and shortcomings of what our world can provide for us.
All is not well with the world; nor with us. We are sinners who have turned, in small or large ways, from the God whom Genesis reminds us, has made a covenant with our ancestors and has renewed that covenant with us by the life, death and resurrection of Jesus Christ. On Ash Wednesday those dry ashes reminded us how we have turned away from God and invested ourselves in the world and its passing ways. Relying on ourselves is not enough and will eventually disappoint us. It’s hard to admit this. We spend most of our time avoiding clear-eyed introspection of our lives. And so, "Ashes to ashes and dust to dust."
That Times article ended on a pessimistic, some would say realistic, note. It quoted several Hindu priests who criticized the commercialism that has crept into the gathering over the years. For example, plush accommodations were recently constructed for the wealthy pilgrims who could afford to stay for $500 a night! The upcoming elections in India have also split the nation, including those penitent bathers at the Ganges, into feuding parties. Sound familiar?
Is Lent going to be like that for us? Our Ash Wednesday probably began with resolutions to: pray more, respond to the needs of our neighbor, be more patient at home, read an uplifting book, attend daily mass or, be more attentive at our Sunday worship. It is only the second week of Lent but have we already slipped in our resolutions and gone back to the "same old, same old?" We are not Hindus who can go to the Ganges to cleanse ourselves from broken resolutions, human weaknesses and sin. But, there is water available for us in the font each time we enter the church. We can "wash" in those waters, as we sign ourselves with the cross and prepare to be cleansed again by the sacred mysteries we are about to celebrate together.
In our second reading Paul uses very graphic language to describe our human condition. "Their God is their stomach; their glory is in their ‘shame.’ Their minds are occupied with earthly things." He was speaking of those who emphasized external religious practices like dietary rules, but were fixed on things of the world. They could now look beyond this world to receive a share in the very life and grace of God through Jesus Christ.
Lent is a wake up call, not to settle for what is flimsy and passing, but to realize, as Paul puts it, "our citizenship is in heaven." Lent reminds us that we have expected too little of ourselves and of our God. Abraham and Sarah did not have a son and without a legitimate heir, their inheritance would pass to a slave woman. But God promised Abraham that they would have many children. Abraham had to surrender to God in faith and after a deep terrifying darkness, he accepted God’s promise to do for him, what he could do for himself.
The scriptures today invite us to look beyond our daily lives and routines to a deeper union with the Lord Jesus Christ. It’s an invitation to transformation and transfiguration from what is merely earthly and passing to the promise God has made us, in Christ – that we are already "citizens of heaven."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Ngoại Giao Đài Loan: Đức Thánh Cha sẽ không tiếp Tập Cận Bình
Đặng Tự Do
03:35 13/03/2019
Giữa các đồn thổi trên các phương tiện truyền thông rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp “Đại Đế” Tập Cận Bình trong chuyến đi sắp tới của ông này tại Ý, hôm thứ Ba 12 tháng Ba, Bộ Ngoại giao Đài Loan, trích dẫn thông tin do Vatican công bố, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các phương tiện truyền thông tại Ý cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không có bất kỳ sự kiện chính thức nào được dự trù từ ngày 21 đến 23 tháng Ba. Điều này đã dẫn đến suy đoán rằng Đức Thánh Cha có thể sẽ tiếp Đại Đế Tập trong chuyến thăm Ý sắp tới kéo dài từ 21 đến 24 tháng 3.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican đã bác bỏ những suy đoán này, và nói rằng một cuộc gặp gỡ với Tập hiện không có trong lịch trình làm việc của Đức Giáo Hoàng.
Khi được yêu cầu bình luận, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đài Loan là ông Điều Lệ Li (李憲章) cho biết Tòa Thánh đã bác bỏ bất kỳ triển vọng có một cuộc gặp gỡ như vậy. Ông cũng nói thêm rằng Bộ Ngoại Giao Đài Loan sẽ theo dõi chặt chẽ chuyến đi của ông Tập tới Ý và vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với Vatican.
Vatican và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục vào tháng 9 năm 2018.
Một số người tin rằng hiệp ước này sẽ sớm đưa hai bên đến gần hơn về một vấn đề quan trọng, đó là Vatican có thể từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh.
Ông Điều Lệ Li đã nhắc lại rằng trước đó Tòa Thánh đã minh xác rằng thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám Mục “không có bản chất chính trị hoặc ngoại giao” và sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của giữa Vatican với Đài Bắc.
Source:Bộ Ngoại Giao Đài Loan Vatican says Pope has no plans to meet with Xi: MOFA
Các phương tiện truyền thông tại Ý cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không có bất kỳ sự kiện chính thức nào được dự trù từ ngày 21 đến 23 tháng Ba. Điều này đã dẫn đến suy đoán rằng Đức Thánh Cha có thể sẽ tiếp Đại Đế Tập trong chuyến thăm Ý sắp tới kéo dài từ 21 đến 24 tháng 3.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican đã bác bỏ những suy đoán này, và nói rằng một cuộc gặp gỡ với Tập hiện không có trong lịch trình làm việc của Đức Giáo Hoàng.
Khi được yêu cầu bình luận, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đài Loan là ông Điều Lệ Li (李憲章) cho biết Tòa Thánh đã bác bỏ bất kỳ triển vọng có một cuộc gặp gỡ như vậy. Ông cũng nói thêm rằng Bộ Ngoại Giao Đài Loan sẽ theo dõi chặt chẽ chuyến đi của ông Tập tới Ý và vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với Vatican.
Vatican và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục vào tháng 9 năm 2018.
Một số người tin rằng hiệp ước này sẽ sớm đưa hai bên đến gần hơn về một vấn đề quan trọng, đó là Vatican có thể từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh.
Ông Điều Lệ Li đã nhắc lại rằng trước đó Tòa Thánh đã minh xác rằng thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám Mục “không có bản chất chính trị hoặc ngoại giao” và sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của giữa Vatican với Đài Bắc.
Source:Bộ Ngoại Giao Đài Loan
Dư luận Công Giáo về bản án 6 năm tù của Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
17:00 13/03/2019
Chúng tôi chỉ dám tường thuật hầu qúy độc giả phản ứng trước bản án 6 năm tù của Đức Hồng Y Pell của báo chí Công Giáo, vì báo chí thế tục phần lớn nghiêng hẳn về lập luận Đức Hồng Y Pell có tội và đáng bị như thế, dù biết rằng ngài vẫn còn đang kháng án và luôn tuyên bố mình vô tội. Nguyên sự kiện họ không trung thực, trái lại giải thích thái độ bình thản của ngài sau khi bị 1 tòa án thiên lệch kết án là trân tráo, là thiếu “hối hận” cũng đủ thấy truyền thông Úc đã bị chuốc độc ra sao. Đọc các tường trình truyền thông của Úc, ta gặp thấy những kiểu nói xúc phạm không nhằm vào cá nhân Đức Hồng Y Pell mà nhằm vào Đạo Công Giáo nói chung là đủ thấy tư cách thiên kiến đầy thù nghịch của họ ra sao đối với Đạo.
Thực vậy, chúng tôi từng cho rằng tờ The Australian tương đối có cảm tình với Đức Hồng Y Pell vì một trong các ký giả của họ, trong một cuộc hội thoại cách nay hơn tuần lễ, hình như trên Đài Số 7, cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã có rất nhiều cải tiến trong lãnh vực chống lạm dụng và các vụ lạm dụng hiện đang được chú ý chỉ là những chuyện đã xẩy ra cách nay 2, 3 chục năm. Nhưng trong tường trình buổi lên án Đức Hồng Y Pell, một ký giả của nó mô tả y phục của Đức Hồng Y Pell khi ngài xuất hiện trước tòa bằng một ngôn từ mách qué “không có chiếc cổ chó” (dog collar, đúng ra là cổ cồn rôma = roman collar).
Hãng tin Catholic News Agency là hãng đầu tiên chúng tôi thu lượm được bài viết về vụ kêu án Đức Hồng Y Pell. Họ thuật lại nội dung bản án tù 6 năm và việc Đức Hồng Y “duy trì sự vô tội của ngài và sẽ kháng án vào tháng Sáu”. Họ cũng nhấn mạnh đây là vụ xử thứ hai sau 1 vụ xử không thành vì có tới 10 bồi thẩm viên trong số 12 người muốn tha Đức Hồng Y.
Về việc kháng án, hãng tin này cho hay: “tài liệu kháng án viết rằng: ‘các lời kết tội vô lý và không được nâng đỡ, liên quan đến chứng cớ, vì dựa vào toàn bộ chứng cớ, kể cả chứng cớ giải tội (exculpatory) không bị thách thức của hơn 20 nhân chứng, người ta đã không để cho bồi thẩm đoàn được thỏa mãn bên kia sự hoài nghi hợp lý về lời nói của một nguyên cáo mà thôi”.
Hãng CNA nhắc lại trường hợp Đức Tổng Giám Mục Wilson, bị kết án hồi tháng 5 năm ngoái vì không tường trình các lời tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em được tiết lộ cho ngài trong thập niên 1970. Nhưng qua tháng 12, một tòa án quận đã lật ngược bản án trên sau khi nói rằng có hoài nghi hợp lý tội ác đã xẩy ra và sau khi Đức Tổng Giám Mục đã thọ án 5 tháng của bản án 12 tháng giam tại nhà.
CNA thuật lại các phản ứng lẫn lộn: “Trong khi nhiều nhân vật trong giới truyền thông Úc ca ngợi việc kết án, một số người Úc hoài nghi việc này, gây ra một cuộc tranh luận đáng kể khắp nước”.
Hãng tin này thuật lại phản ứng của Greg Craven, phó viện trưởng Viện Đại Học Công Giáo Úc, người, trên tờ the Australian, ngày 27 tháng Hai, viết rằng diễn trình công lý đã bị hoen ố bởi truyền thông và lực lượng cảnh sát khi cố gắng “bôi lọ thanh danh” của Đức Hồng Y Pell “trước khi ngài hầu toà. Đây không phải là câu truyện liệu bồi thẩm đoàn đúng hay sai, hay liệu công lý có được coi là thắng thế hay không. Mà là câu truyện liệu bồi thẩm đoàn có được dành cho một cơ hội hợp tình hợp lý hay không để đưa ra quyết định, và liệu hệ thống pháp lý của chúng ta có thể được phục vụ bên trên đám đông truyền thông ô hợp (media mob) hay không”.
Tạp chí Crux thì cho rằng chính chánh án Kidd cũng phải thừa nhận áp lực của thứ truyền thông đám đông trên (xem “Pell sentenced to six years in prison after conviction on abuse charges”, Crux, 13 tháng Ba). Tờ này thuật lại lời Kidd: “trong phiên kêu án vào hôm thứ Tư, Quan tòa Peter Kidd, chánh án Tiểu Bang Victoria, nhìn nhận rằng có ‘việc săn phù thủy hoặc não trạng đám đông đánh bề hội đồng [lynching]’ quanh Đức Hồng Y Pell.
Crux cho rằng “bồi thẩm đoàn thứ hai thấy Pell có tội phần lớn dựa vào chứng từ của một cậu trai, nay đang ở tuổi 30, người cung cấp chứng cớ cho một tòa án kín”.
Crux thuật lại: “những người phê phán lời buộc tội nêu nhiều câu hỏi về tính hợp lý của các lời kết tội. Viết cho tờ The Australian liền sau khi việc kết tội được công bố, Cha Dòng Tên Frank Brennan, một địch thủ lâu năm về thần học của Pell, nói rằng ngài thấy các lời kết tội ‘không thể nào tin được’”.
Crux cho biết thêm: việc tòa thượng thẩm Victoria công bố sẽ xử lại vụ án Đức Hồng Y Pell vào tháng 6 này được “nhiều nguồn tại Úc mô tả là ‘tiến hành nhanh’ (fast-tracked), vì các phiên thượng thẩm thường chỉ được lên lịch trước 1 năm hay hơn, và ngày tháng hiếm khi được ấn định trước khi có bản án”.
Về luật sư Robert Richter, người mà lối biện hộ bị nhiều người hoài nghi, riêng Crux cho rằng “Việc kháng án của Pell sẽ không được lãnh đạo bởi luật sư đã đại diện ngài trong phiên xử hình sự, Robert Richter, người bị phê phán là tổ chức dở việc bênh vực và còn đưa ra các nhận định gây nhục mạ trong phiên toà trước khi kêu án”. Không biết luật sư thay thế là Bret Walker có duy trì 3 cơ sở kháng án mà Richter đã công bố hay không, đó là: vô lý, ngăn cấm chiếu bằng chứng video trong diễn văn kết thúc phiên tòa và thành phần bồi thẩm đoàn.
Tuy nhiên, Giáo sư Jeremy Gans, một chuyên gia kháng án và thủ tục phá án hình sự, thì nói với tờ Guardian Australia rằng vô lý chắc chắn là “cú ăn tiền nhất” của Đức Hồng Y Pell, hiếm khi không thành công, lại có lợi điểm thêm là có thể không có phiên xử lại.
Crux nhắc lại thông cáo của Tòa Thánh trước đây về vụ này. Và lời Đức Tổng Giám Mục Fisher, người mà Crux cho là được Đức Hồng Y Pell che chở, tuyên bố ngày 3 tháng Ba: “khi vấn đề của Đức Hồng Y còn đang tiếp diễn tại tòa án, tôi không thể bình luận về bản chất; tôi thúc giục người ta đừng rút ra bất cứ kết luận sau cùng nào cho tới khi các quan tòa phúc thẩm có cơ hội duyệt lại vấn đề này”.
Ngài nói thêm: “giữa các xúc cảm nóng bỏng hiện nay, tôi cũng cầu xin cho công chúng bình tĩnh và lịch thiệp” và ngài thấy “nhiều câu hỏi nghiêm túc để tòa thượng thẩm xem xét”.
“Nếu chúng ta quá vội vàng phê phán, chúng ta dám kết cục đứng vào hàng ngũ những người thóa mạ (demonizers) hay những người biện giáo, những người be be đòi máu hay những người bác bỏ”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hơn 5.000 Gia Trưởng Hành Hương Đức Mẹ TàPao - Tháng 3
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:43 13/03/2019
Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2).
Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.
Tháng 3, tháng kính Thánh Giuse con người của Mùa Chay. Thánh Giuse yêu thích sự thầm lặng nét đẹp của chay tịnh. Thánh Giuse luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Thánh Giuse luôn biết tận tụy, hy sinh và quên mình phục vụ. Thánh Giuse là mẫu gương tuyệt vời cho người cha, người chồng trong gia đình. Thánh Giuse làm nhiều hơn nói là trụ cột cho mái ấm gia đình. Thinh lặng, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, quên mình để phục vụ làm nên đức tính của Thánh Giuse và cũng là đặc điểm của Mùa Chay thánh.
Xem Hình
Tháng 3 dành cho Giới Gia Trưởng Giáo phận trong năm thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao. Có hơn 5.000 anh em Gia Trưởng từ các Giáo xứ, Giáo họ đã hành hương về bên Mẹ Tàpao.
Chiều 12.3
Núi rừng Tàpao thật dịu mát, khí trời trong lành. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy đặc trách giới Gia Trưởng cho biết là có 2.000 hội viên Hội Gia Trưởng của Giáo Phận Phan Thiết hội ngộ về Tàpao. Tại hội trường quảng trường C, cha Phêrô Duy, cha Giuse Chữ hướng dẫn và trao đổi mục vụ đồng hành với các gia đình gặp khó khăn, sau đó Đức Cha Tôma đến ban huấn từ, trao bổ nhiệm thư và chứng nhận lời tuyên hứa của ban tân đại diện Gia Trưởng Giáo phận.
Hàng ngàn khách hành hương cùng đồng hành về bên Mẹ dịp này.
Đến 7g00 tối, mọi người cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Gia Trưởng Giáo Hạt Đức Tánh phụ trách suy niệm lần chuỗi Mân Côi năm Sự Thương.
Sau đó, Cha Phêrô Duy hướng dẫn giờ “Giáo lý Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao”, bài 3: “…qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”.
1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô động về Thánh Mẫu học, diễn tả chuẩn mực lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria: để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã ban cho Mẹ “đầy ơn phúc”, và nhắc chúng ta dến với Đức Mẹ để lãnh nhận ơn Chúa, canh tân đời sống theo thánh ý Chúa…
-Các bài giáo lý liên tiếp, trích từ những ý tưởng của kinh này, và hôm nay ta suy niệm lời kinh: “Chúng con tạ ơn Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
2- Trước hết, xin xác định hai điểm giáo lý căn bản
a-Chúng ta có thờ Đức Mẹ không?
–Không, chỉ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi-Cha-Con và Thánh Thần. Chỉ tôn thờ Tạo Hoá, Đấng sáng tao.
“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”- “Ngươi phải thờ phượng một mình Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4, 10)
-Mọi tạo vật, do Thiên Chúa dựng nên, hữu hình và vô hình ta chỉ tôn kính.
-Đức Mẹ cao trọng hơn thiên thần, đươc thiên thần “kính chào Bà đầy ơn phước”, nên tôn kính cách đặc biệt-“biệt kính”
“Ðức Trinh Nữ đáng được Hội Thánh tôn vinh bằng một sự sùng kính đặc biệt... Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Hội Thánh, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Ðức Ma-ri-a khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi" (x. LG 66; GLHTCG-971)
-thiên thần, các thánh, ông bà cha mẹ… ta tôn kính.
b- Nguồn mọi ơn phúc ở đâu?
-Chính Chúa, Chúa là Đấng ban ơn, là nguồn mọi ơn phúc cho nhân loại.
-Thiên thần chào Đức Mẹ “kính mừng Maria đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ tuyên xưng “Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh (Lc 1, 49)- “Chúa đã làm cho tôi, đã làm cho tôi muôn điều kỳ diệu, Danh Người là Thánh”. (Magnificat) -Đức Mẹ cũng nhận mọi ơn lành từ Chúa và nhận tràn đầy “đầy ơn phước”, đến nỗi có thể chuyển thông cho ta. Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. (bài giáo lý tháng 2); Mẹ “là máng chuyển muôn ơn xuống cho muôn người, khắp mọi nơi”- lời ca rất chuẩn !
-Nguồn ơn là từ Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô chính là ơn lớn nhất, ơn cứu độ của chúng ta. Mẹ cũng được cứu độ bởi Đức Giêsu Kitô, ơn “vô nhiễm nguyên tội” mà từ đó ta có ngày lễ trọng kính Đức Mẹ, ngày làm phép tượng Đức Mẹ Tàpao cách đây 60 năm-08/12/1959, Mẹ có được là do hưởng trước công nghiệp cứu độ của Đức Giêsu Kitô, và hưởng tràn đầy đến mức miễn trừ tội tổ tông; còn chúng ta hưởng sau, qua bí tích Rửa Tội, để chữa lành vết thương nguyên tội: “Suốt dọc chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Ðức Ma-ri-a, vì được Thiên Chúa ban cho "đầy ơn phúc" (Lc l, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Ðó là nội dung tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Ðức Pi-ô IX công bố năm l854. Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc Ma-ri-a, đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Ðức Giê-su Ki-tô Ðấng Cứu Ðộ loài người” (GLHTCG-491)
3- “…Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa”
-Câu này mang tính lịch sử, chắc sẽ có bài giáo lý chuyên về lịch sử rõ hơn, nay xin cộng đoàn chỉ nhớ vài năm liên quan đến số 9:
-08/12/1959: hành hương đầu tiên làm phép tượng
-1999: Hiện tượng lạ đưa đoàn con tìm về bên Mẹ sau 40 năm xa vắng
-2009: Năm Thánh 50 Năm Đức Mẹ Tàpao
-2019: Năm Thánh 60 Năm hôm nay
4- “…để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
Nắm vững giáo lý căn bản trên, cùng với Đức Mẹ, chúng ta thờ phượng Chúa, và qua Đức Mẹ, Chúa ban ơn cho chúng ta, mà ơn trọng đại nhất là chính Đức Giêsu Kitô, như mục đích cử hành Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, là: “qua Mẹ, đến với Chúa Giêsu Kitô”-Đấng cứu độ duy nhất, “hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Dt 13, 8).
Vì thế, khi hành hương đến các Trung Tâm Thánh Mẫu, gặp gỡ Đức Mẹ, với nhiều danh hiệu khác nhau: Lộ Đức, Fatima, Lavang, Tàpao… không dừng lại gặp Mẹ, ở với Mẹ thôi, mà để nhờ Mẹ, Chúa gặp chúng ta, và chúng ta gặp chính Chúa. Vì, “Nhiệm vụ của Đức Maria đối với Hội Thánh không thể tách biệt khỏi sự hiệp nhất của Mẹ với Đức Kitô, và trực tiếp phát xuất từ đó.” (GLHTCG-964)
Cả việc lần hạt Mân Côi, là việc đạo đức có truyền thống lâu đời để tôn kính Đức Mẹ, cũng liên kết mật thiết với Đức Kitô như thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy trong tông thư Kinh Mân Côi: “lời kinh này thật sự là một hình thức chiêm ngưỡng quy hướng về Chúa Kitô.” (số 12)… giúp chúng ta:
-“Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Ma-ri-a” (13);
-“Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Ma-ri-a” (14);
-“Được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (15);
-“Cầu nguyện với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (16);
-“Loan báo Đức Kitô cùng với Đức Ma-ri-a” (17)
nên ngài gọi “Kinh Mân Côi, một bản tóm tắt Tin mừng” (18)
Hai câu nói của Đức Mẹ tại tiệc cưới Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên, để giúp gia đình mới trong tiệc cưới gặp khó khăn đầu đời: “hết rượu”, là nền tảng cho chúng ta ghi nhớ điểm giáo lý này.
-“Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3)- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta: họ hết tình yêu rồi, tình nghĩa vợ chồng đã lạc như nước lã rồi… họ hết sức rồi, họ hết phương cứu chữa rồi…
-“Người bảo gì các con hãy làm theo”(Ga 2, 5)-Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa. Hãy lắng động tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa qua các bài giảng, suy niệm, qua cộng đoàn đức tin, qua bầu khí linh thiêng của phụng vụ… nghe Chúa bảo ta làm gì để có rượu mới của tình yêu…
Đến cùng Đức Mẹ Tàpao, không chỉ dừng lại là gặp gỡ nơi Mẹ Maria mà qua Mẹ đến với Chúa Giêsu, làm theo lời Người.
-Kitô hữu gặp Chúa Giêsu qua các bí tích, nhất là Thánh Thể
-chưa là Kitô hữu gặp Chúa Kitô qua Hội Thánh của Ngài, là nơi Chúa tiếp tục thực hiện ơn cứu độ cho muôn dân.
Kết:
Kinh Thánh là nguồn mạch của giáo lý. Hãy nhớ những câu Kinh Thánh này là nền tảng giáo lý về Đức Trinh Nữ Maria:
1“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” - cùng với Mẹ chúng ta tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
2-“Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh” (Lc 1, 49)-như Mẹ và nhờ Mẹ, ta đón nhận ơn Chúa.
3-“Họ hết rượu rồi”- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta.
4-“Người bảo gì các con hãy làm theo”- Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa.
Tiếp theo, Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ, đặc trách Gia trưởng Hạt Phan thiết chủ sự giờ chầu Thánh Thể.
Đến 8g30, kết thúc giờ thánh, cha Giuse ban phép lành Thánh Thể, mọi người lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.
Sáng ngày 13.3
Đại ngàn Tàpao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời trong vắt, không một chút gió nên nóng nực đến toát mồ hôi. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về Tàpao.
6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.
7g00, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài, hơn 5.000 Gia trưởng và hàng chục ngàn khách hành hương hòa với Ca đoàn Gia trưởng Giáo xứ Tân Tạo hát vang bài ca nhập lễ kính Thánh Giuse.
Đức Cha Tôma chủ sự thánh lễ.
Ngài ngỏ lời với cộng đoàn.
Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao hân hoan đón chào cộng đoàn đông đảo các khách hành hương từ các nơi đến trung tâm này, đặc biệt hôm nay cùng với giới Gia Trưởng của giáo phận Phan thiết hành hương về với Mẹ Tapao, cùng nhau mừng kính Thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria. Tôi và cha Tổng đại diện cùng linh mục đoàn giáo phận hiệp dâng thánh lễ này, dâng các Gia Trưởng lên Thiên Chúa nhờ lời cầu bàu của Mẹ Tapao và Thánh Giuse, ban cho các Gia Trưởng được đầy niềm vui, lòng trung tín và sự công chính để nên gương mẫu cho các gia đình, nên người cha hướng dẫn gia đình sống đạo, sống đức tin và sống tình yêu thương.
Đức cha Tôma giảng lễ, suy niệm về vai trò làm cha của Thánh Giuse và mời gọi Gia trưởng sống tinh thần trách nhiệm làm cha theo gương thánh Cả.
Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu, người bảo vệ Đức Maria, là gương mẫu của mọi gia đình. Thánh Giuse là người cha của gia đình Nazareth.
Gia đình là chiếc nôi của xã hội và của giáo hội. Gia đình gồm có chồng vợ, cha mẹ và con cái. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những bổn phận trách nhiệm riêng, và bổ túc cho nhau để tạo nên sự sống phong phú chung của gia đình.
Trong cấu trúc gia đình, sự hiện diện và đồng hành của người cha làm tăng trưởng cả thể lý lẫn tâm linh cho các thành viên. Đức Thánh Cha Phanxicô trong một lần gặp gỡ các tín hữu và khách hành hương tại đại thánh đường Phaolô VI, đã dạy: Sự vắng bóng gương mặt của người cha trong cuộc sống trẻ em và người trẻ, tạo ra các thiếu sót và vết thương có thể rất trầm trọng. Người cha vắng bóng trong gia đình với nhiều lý do và với nhiều hình thức: vì công ăn việc làm, vì bị tù đày, vì bị bệnh nặng và điều trị lâu dài, vì việc ly dị, ly thân và cả trong những hoàn cảnh của những người mẹ đơn thân.
Trong gia đình người cha là cột trụ, người điều hành mọi sinh hoạt của gia đình, người có trách nhiệm tạo dựng gia đình đạo đức và thánh thiện. Ngày nay, mối tương quan cha con này do bị ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa, thế tục và hưởng thụ đã phần nào trở nên hời hợt và thậm chí bị lu mờ trong các gia đình. Do đó lời dạy của Tin Mừng mời gọi cha mẹ luôn đồng hành với con cái theo gương Chúa Giêsu. Ngài là đường để chúng ta theo. Ngài là thầy để chúng ta lắng nghe. Ngài là niềm hy vọng để sống tình yêu. Người cha trong gia đình phải là người dẫn đường, phải là người dạy dỗ, phải là niềm hy vọng để con cái đặt niềm tin tưởng và lớn lên.
Ngày 19 tháng 3 năm 2014, lễ kính thánh Giuse, trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: xin chúc mừng tất cả những người cha và ngài nói về thánh Giuse như là nhà giáo dục gương mẫu cho thời đại hôm nay. Thánh Giuse là nhà giáo dục gương mẫu về đức tin, đức ái, về sự kiên trì trong đời sống gia đình.
Anh em Gia trưởng là những người cha trong gia đình. Hãy noi gương thánh Giuse; hãy trở nên người công chính, hãy trở nên người có trách nhiệm bổn phận trong gia đình, hãy trở nên người hướng dẫn con cái, hãy trở nên điểm tựa để gia đình được lớn lên được trưởng thành trong đạo đức thánh thiện và hạnh phúc.
Hôm nay tại linh địa Tapao này, anh em Gia trưởng cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho mình những đức tính cần thiết của người cha, hãy noi gương thánh Giuse để giữ vững gia đình của mình.
Cuối thánh lễ đại diện Giới gia trưởng dâng lời tri ân Đức cha, quý cha và cộng đoàn.
Đức cha làm phép ảnh tưởng, nước và ban phép lành với ơn toàn xá.
Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, mọi người ra về hân hoan. Muôn vàn ý nguyện cầu đã được tiến dâng lên Mẹ và thánh Cả. Dòng người ào ạt tỏa ra mọi lối. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chậm chạp rời khỏi Tàpao, trả lại sự yên bình cho núi rừng. Hẹn gặp lại, ngày hành hương tháng 4 sắp đến.
Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa - Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho bậc cha mẹ. Anh em hãy yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cháu. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cháu. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Người cha lãnh trách nhiệm che chắn cho mọi thành viên trong gia đình, với tư cách gia trưởng, anh em quyết định về tổ chức, sinh hoạt và kỷ cương trong gia đình. Do đó, anh em có vai trò thật quan trọng trong việc dưỡng dục con cái: thúc đẩy việc học hành và phát huy năng khiếu, chỗ dựa tinh thần, giúp con cái định hướng tương lai, cũng như tự tin hơn khi dấn thân vào đời.
Làm Gia trưởng, anh em là "cây cao bóng mát" cho con cái, không chỉ trong lãnh vực vật chất, tinh thần, mà còn trong lãnh vực tâm linh và nên thánh giữa đời. Chắc chắn con cái chịu ảnh hưởng nơi người cha, chúng giống cha từ tính tình, ngôn ngữ, đến quan điểm và lý tưởng sống. Vì thế, người gia trưởng phải là mẫu gương cho con cái noi theo.
Hãy truyền lại cho con cái tình yêu với gia đình, những kinh nghiệm cuộc sống, những giá trị nhân bản và đạo đức. Hãy dạy con biết mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Và vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”, đừng hành động ngược với giáo huấn của mình, đừng để xảy ra cảnh "nhà dột từ nóc". Noi gương thánh Giuse xưa đã cứu gia đình khỏi thảm họa vua Hêrôđê, hãy giúp con cái tránh xa các tệ nạn xã hội, cũng như những quyết định nông nổi nhất thời.
“Trong gia đình mồ côi, vắng bóng người cha”. Đó là ngôn ngữ Đức Phanxicô sử dụng trong huấn từ ngày 28.1.2015. Theo ngài, cần tránh hai thái cực về người cha. Đừng là người cha kiểu gia trưởng, độc đoán, mệnh lệnh và kiểm soát con cái như những đầy tớ; cũng đừng trốn trách nhiệm làm cha, để mặc con cái bị lôi cuốn theo hoàn cảnh. Ngài nói “Giới trẻ ngày nay mồ côi ngay trong gia đình, vì các người cha thường vắng nhà, hoặc khi ở nhà, lại không hành xử như là cha, không chu toàn nhiệm vụ giáo dục, không trao ban cho con cái các nguyên tắc, các giá trị, các luật sống mà chúng cần như cơm bánh, với gương sống đi kèm lời nói của mình... Gương mặt và sự hiện diện của người cha trong gia đình rất quan trọng đối với sự quân bình của con cái".
Mong rằng, anh em Gia trưởng, hãy dành thời gian cho con cái, tôn trọng sự trưởng thành của chúng; trợ giúp con cái bước đi với tinh thần tự do và trách nhiệm về tương lai của chính chúng và của xã hội.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn, sống theo Ý Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã làm nên một con đường tu đức hướng đến trọn lành. Thánh Giuse là bậc thầy dạy con người sống an vui và nên thánh trong địa vị của mình. Thánh Giuse là mẫu gương cho mọi người, đặc biệt là anh em gia trưởng nên thánh trong cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.
Tháng 3, tháng kính Thánh Giuse con người của Mùa Chay. Thánh Giuse yêu thích sự thầm lặng nét đẹp của chay tịnh. Thánh Giuse luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Thánh Giuse luôn biết tận tụy, hy sinh và quên mình phục vụ. Thánh Giuse là mẫu gương tuyệt vời cho người cha, người chồng trong gia đình. Thánh Giuse làm nhiều hơn nói là trụ cột cho mái ấm gia đình. Thinh lặng, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, quên mình để phục vụ làm nên đức tính của Thánh Giuse và cũng là đặc điểm của Mùa Chay thánh.
Xem Hình
Tháng 3 dành cho Giới Gia Trưởng Giáo phận trong năm thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao. Có hơn 5.000 anh em Gia Trưởng từ các Giáo xứ, Giáo họ đã hành hương về bên Mẹ Tàpao.
Chiều 12.3
Núi rừng Tàpao thật dịu mát, khí trời trong lành. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy đặc trách giới Gia Trưởng cho biết là có 2.000 hội viên Hội Gia Trưởng của Giáo Phận Phan Thiết hội ngộ về Tàpao. Tại hội trường quảng trường C, cha Phêrô Duy, cha Giuse Chữ hướng dẫn và trao đổi mục vụ đồng hành với các gia đình gặp khó khăn, sau đó Đức Cha Tôma đến ban huấn từ, trao bổ nhiệm thư và chứng nhận lời tuyên hứa của ban tân đại diện Gia Trưởng Giáo phận.
Đến 7g00 tối, mọi người cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Gia Trưởng Giáo Hạt Đức Tánh phụ trách suy niệm lần chuỗi Mân Côi năm Sự Thương.
Sau đó, Cha Phêrô Duy hướng dẫn giờ “Giáo lý Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao”, bài 3: “…qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”.
1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô động về Thánh Mẫu học, diễn tả chuẩn mực lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria: để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã ban cho Mẹ “đầy ơn phúc”, và nhắc chúng ta dến với Đức Mẹ để lãnh nhận ơn Chúa, canh tân đời sống theo thánh ý Chúa…
-Các bài giáo lý liên tiếp, trích từ những ý tưởng của kinh này, và hôm nay ta suy niệm lời kinh: “Chúng con tạ ơn Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
2- Trước hết, xin xác định hai điểm giáo lý căn bản
a-Chúng ta có thờ Đức Mẹ không?
–Không, chỉ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi-Cha-Con và Thánh Thần. Chỉ tôn thờ Tạo Hoá, Đấng sáng tao.
“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”- “Ngươi phải thờ phượng một mình Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4, 10)
-Mọi tạo vật, do Thiên Chúa dựng nên, hữu hình và vô hình ta chỉ tôn kính.
-Đức Mẹ cao trọng hơn thiên thần, đươc thiên thần “kính chào Bà đầy ơn phước”, nên tôn kính cách đặc biệt-“biệt kính”
“Ðức Trinh Nữ đáng được Hội Thánh tôn vinh bằng một sự sùng kính đặc biệt... Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Hội Thánh, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Ðức Ma-ri-a khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi" (x. LG 66; GLHTCG-971)
-thiên thần, các thánh, ông bà cha mẹ… ta tôn kính.
b- Nguồn mọi ơn phúc ở đâu?
-Chính Chúa, Chúa là Đấng ban ơn, là nguồn mọi ơn phúc cho nhân loại.
-Thiên thần chào Đức Mẹ “kính mừng Maria đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ tuyên xưng “Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh (Lc 1, 49)- “Chúa đã làm cho tôi, đã làm cho tôi muôn điều kỳ diệu, Danh Người là Thánh”. (Magnificat) -Đức Mẹ cũng nhận mọi ơn lành từ Chúa và nhận tràn đầy “đầy ơn phước”, đến nỗi có thể chuyển thông cho ta. Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. (bài giáo lý tháng 2); Mẹ “là máng chuyển muôn ơn xuống cho muôn người, khắp mọi nơi”- lời ca rất chuẩn !
-Nguồn ơn là từ Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô chính là ơn lớn nhất, ơn cứu độ của chúng ta. Mẹ cũng được cứu độ bởi Đức Giêsu Kitô, ơn “vô nhiễm nguyên tội” mà từ đó ta có ngày lễ trọng kính Đức Mẹ, ngày làm phép tượng Đức Mẹ Tàpao cách đây 60 năm-08/12/1959, Mẹ có được là do hưởng trước công nghiệp cứu độ của Đức Giêsu Kitô, và hưởng tràn đầy đến mức miễn trừ tội tổ tông; còn chúng ta hưởng sau, qua bí tích Rửa Tội, để chữa lành vết thương nguyên tội: “Suốt dọc chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Ðức Ma-ri-a, vì được Thiên Chúa ban cho "đầy ơn phúc" (Lc l, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Ðó là nội dung tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Ðức Pi-ô IX công bố năm l854. Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc Ma-ri-a, đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Ðức Giê-su Ki-tô Ðấng Cứu Ðộ loài người” (GLHTCG-491)
3- “…Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa”
-Câu này mang tính lịch sử, chắc sẽ có bài giáo lý chuyên về lịch sử rõ hơn, nay xin cộng đoàn chỉ nhớ vài năm liên quan đến số 9:
-08/12/1959: hành hương đầu tiên làm phép tượng
-1999: Hiện tượng lạ đưa đoàn con tìm về bên Mẹ sau 40 năm xa vắng
-2009: Năm Thánh 50 Năm Đức Mẹ Tàpao
-2019: Năm Thánh 60 Năm hôm nay
4- “…để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
Nắm vững giáo lý căn bản trên, cùng với Đức Mẹ, chúng ta thờ phượng Chúa, và qua Đức Mẹ, Chúa ban ơn cho chúng ta, mà ơn trọng đại nhất là chính Đức Giêsu Kitô, như mục đích cử hành Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, là: “qua Mẹ, đến với Chúa Giêsu Kitô”-Đấng cứu độ duy nhất, “hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Dt 13, 8).
Cả việc lần hạt Mân Côi, là việc đạo đức có truyền thống lâu đời để tôn kính Đức Mẹ, cũng liên kết mật thiết với Đức Kitô như thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy trong tông thư Kinh Mân Côi: “lời kinh này thật sự là một hình thức chiêm ngưỡng quy hướng về Chúa Kitô.” (số 12)… giúp chúng ta:
-“Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Ma-ri-a” (13);
-“Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Ma-ri-a” (14);
-“Được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (15);
-“Cầu nguyện với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (16);
-“Loan báo Đức Kitô cùng với Đức Ma-ri-a” (17)
nên ngài gọi “Kinh Mân Côi, một bản tóm tắt Tin mừng” (18)
Hai câu nói của Đức Mẹ tại tiệc cưới Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên, để giúp gia đình mới trong tiệc cưới gặp khó khăn đầu đời: “hết rượu”, là nền tảng cho chúng ta ghi nhớ điểm giáo lý này.
-“Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3)- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta: họ hết tình yêu rồi, tình nghĩa vợ chồng đã lạc như nước lã rồi… họ hết sức rồi, họ hết phương cứu chữa rồi…
-“Người bảo gì các con hãy làm theo”(Ga 2, 5)-Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa. Hãy lắng động tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa qua các bài giảng, suy niệm, qua cộng đoàn đức tin, qua bầu khí linh thiêng của phụng vụ… nghe Chúa bảo ta làm gì để có rượu mới của tình yêu…
Đến cùng Đức Mẹ Tàpao, không chỉ dừng lại là gặp gỡ nơi Mẹ Maria mà qua Mẹ đến với Chúa Giêsu, làm theo lời Người.
-Kitô hữu gặp Chúa Giêsu qua các bí tích, nhất là Thánh Thể
-chưa là Kitô hữu gặp Chúa Kitô qua Hội Thánh của Ngài, là nơi Chúa tiếp tục thực hiện ơn cứu độ cho muôn dân.
Kết:
Kinh Thánh là nguồn mạch của giáo lý. Hãy nhớ những câu Kinh Thánh này là nền tảng giáo lý về Đức Trinh Nữ Maria:
1“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” - cùng với Mẹ chúng ta tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
2-“Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh” (Lc 1, 49)-như Mẹ và nhờ Mẹ, ta đón nhận ơn Chúa.
3-“Họ hết rượu rồi”- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta.
4-“Người bảo gì các con hãy làm theo”- Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa.
Tiếp theo, Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ, đặc trách Gia trưởng Hạt Phan thiết chủ sự giờ chầu Thánh Thể.
Đến 8g30, kết thúc giờ thánh, cha Giuse ban phép lành Thánh Thể, mọi người lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.
Sáng ngày 13.3
Đại ngàn Tàpao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời trong vắt, không một chút gió nên nóng nực đến toát mồ hôi. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về Tàpao.
6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.
7g00, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài, hơn 5.000 Gia trưởng và hàng chục ngàn khách hành hương hòa với Ca đoàn Gia trưởng Giáo xứ Tân Tạo hát vang bài ca nhập lễ kính Thánh Giuse.
Đức Cha Tôma chủ sự thánh lễ.
Ngài ngỏ lời với cộng đoàn.
Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao hân hoan đón chào cộng đoàn đông đảo các khách hành hương từ các nơi đến trung tâm này, đặc biệt hôm nay cùng với giới Gia Trưởng của giáo phận Phan thiết hành hương về với Mẹ Tapao, cùng nhau mừng kính Thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria. Tôi và cha Tổng đại diện cùng linh mục đoàn giáo phận hiệp dâng thánh lễ này, dâng các Gia Trưởng lên Thiên Chúa nhờ lời cầu bàu của Mẹ Tapao và Thánh Giuse, ban cho các Gia Trưởng được đầy niềm vui, lòng trung tín và sự công chính để nên gương mẫu cho các gia đình, nên người cha hướng dẫn gia đình sống đạo, sống đức tin và sống tình yêu thương.
Đức cha Tôma giảng lễ, suy niệm về vai trò làm cha của Thánh Giuse và mời gọi Gia trưởng sống tinh thần trách nhiệm làm cha theo gương thánh Cả.
Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu, người bảo vệ Đức Maria, là gương mẫu của mọi gia đình. Thánh Giuse là người cha của gia đình Nazareth.
Gia đình là chiếc nôi của xã hội và của giáo hội. Gia đình gồm có chồng vợ, cha mẹ và con cái. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những bổn phận trách nhiệm riêng, và bổ túc cho nhau để tạo nên sự sống phong phú chung của gia đình.
Trong cấu trúc gia đình, sự hiện diện và đồng hành của người cha làm tăng trưởng cả thể lý lẫn tâm linh cho các thành viên. Đức Thánh Cha Phanxicô trong một lần gặp gỡ các tín hữu và khách hành hương tại đại thánh đường Phaolô VI, đã dạy: Sự vắng bóng gương mặt của người cha trong cuộc sống trẻ em và người trẻ, tạo ra các thiếu sót và vết thương có thể rất trầm trọng. Người cha vắng bóng trong gia đình với nhiều lý do và với nhiều hình thức: vì công ăn việc làm, vì bị tù đày, vì bị bệnh nặng và điều trị lâu dài, vì việc ly dị, ly thân và cả trong những hoàn cảnh của những người mẹ đơn thân.
Trong gia đình người cha là cột trụ, người điều hành mọi sinh hoạt của gia đình, người có trách nhiệm tạo dựng gia đình đạo đức và thánh thiện. Ngày nay, mối tương quan cha con này do bị ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa, thế tục và hưởng thụ đã phần nào trở nên hời hợt và thậm chí bị lu mờ trong các gia đình. Do đó lời dạy của Tin Mừng mời gọi cha mẹ luôn đồng hành với con cái theo gương Chúa Giêsu. Ngài là đường để chúng ta theo. Ngài là thầy để chúng ta lắng nghe. Ngài là niềm hy vọng để sống tình yêu. Người cha trong gia đình phải là người dẫn đường, phải là người dạy dỗ, phải là niềm hy vọng để con cái đặt niềm tin tưởng và lớn lên.
Ngày 19 tháng 3 năm 2014, lễ kính thánh Giuse, trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: xin chúc mừng tất cả những người cha và ngài nói về thánh Giuse như là nhà giáo dục gương mẫu cho thời đại hôm nay. Thánh Giuse là nhà giáo dục gương mẫu về đức tin, đức ái, về sự kiên trì trong đời sống gia đình.
Anh em Gia trưởng là những người cha trong gia đình. Hãy noi gương thánh Giuse; hãy trở nên người công chính, hãy trở nên người có trách nhiệm bổn phận trong gia đình, hãy trở nên người hướng dẫn con cái, hãy trở nên điểm tựa để gia đình được lớn lên được trưởng thành trong đạo đức thánh thiện và hạnh phúc.
Hôm nay tại linh địa Tapao này, anh em Gia trưởng cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho mình những đức tính cần thiết của người cha, hãy noi gương thánh Giuse để giữ vững gia đình của mình.
Cuối thánh lễ đại diện Giới gia trưởng dâng lời tri ân Đức cha, quý cha và cộng đoàn.
Đức cha làm phép ảnh tưởng, nước và ban phép lành với ơn toàn xá.
Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, mọi người ra về hân hoan. Muôn vàn ý nguyện cầu đã được tiến dâng lên Mẹ và thánh Cả. Dòng người ào ạt tỏa ra mọi lối. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chậm chạp rời khỏi Tàpao, trả lại sự yên bình cho núi rừng. Hẹn gặp lại, ngày hành hương tháng 4 sắp đến.
Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa - Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho bậc cha mẹ. Anh em hãy yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cháu. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cháu. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Người cha lãnh trách nhiệm che chắn cho mọi thành viên trong gia đình, với tư cách gia trưởng, anh em quyết định về tổ chức, sinh hoạt và kỷ cương trong gia đình. Do đó, anh em có vai trò thật quan trọng trong việc dưỡng dục con cái: thúc đẩy việc học hành và phát huy năng khiếu, chỗ dựa tinh thần, giúp con cái định hướng tương lai, cũng như tự tin hơn khi dấn thân vào đời.
Làm Gia trưởng, anh em là "cây cao bóng mát" cho con cái, không chỉ trong lãnh vực vật chất, tinh thần, mà còn trong lãnh vực tâm linh và nên thánh giữa đời. Chắc chắn con cái chịu ảnh hưởng nơi người cha, chúng giống cha từ tính tình, ngôn ngữ, đến quan điểm và lý tưởng sống. Vì thế, người gia trưởng phải là mẫu gương cho con cái noi theo.
Hãy truyền lại cho con cái tình yêu với gia đình, những kinh nghiệm cuộc sống, những giá trị nhân bản và đạo đức. Hãy dạy con biết mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Và vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”, đừng hành động ngược với giáo huấn của mình, đừng để xảy ra cảnh "nhà dột từ nóc". Noi gương thánh Giuse xưa đã cứu gia đình khỏi thảm họa vua Hêrôđê, hãy giúp con cái tránh xa các tệ nạn xã hội, cũng như những quyết định nông nổi nhất thời.
“Trong gia đình mồ côi, vắng bóng người cha”. Đó là ngôn ngữ Đức Phanxicô sử dụng trong huấn từ ngày 28.1.2015. Theo ngài, cần tránh hai thái cực về người cha. Đừng là người cha kiểu gia trưởng, độc đoán, mệnh lệnh và kiểm soát con cái như những đầy tớ; cũng đừng trốn trách nhiệm làm cha, để mặc con cái bị lôi cuốn theo hoàn cảnh. Ngài nói “Giới trẻ ngày nay mồ côi ngay trong gia đình, vì các người cha thường vắng nhà, hoặc khi ở nhà, lại không hành xử như là cha, không chu toàn nhiệm vụ giáo dục, không trao ban cho con cái các nguyên tắc, các giá trị, các luật sống mà chúng cần như cơm bánh, với gương sống đi kèm lời nói của mình... Gương mặt và sự hiện diện của người cha trong gia đình rất quan trọng đối với sự quân bình của con cái".
Mong rằng, anh em Gia trưởng, hãy dành thời gian cho con cái, tôn trọng sự trưởng thành của chúng; trợ giúp con cái bước đi với tinh thần tự do và trách nhiệm về tương lai của chính chúng và của xã hội.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn, sống theo Ý Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã làm nên một con đường tu đức hướng đến trọn lành. Thánh Giuse là bậc thầy dạy con người sống an vui và nên thánh trong địa vị của mình. Thánh Giuse là mẫu gương cho mọi người, đặc biệt là anh em gia trưởng nên thánh trong cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nguy To Không Nhỏ
Phạm Trần
20:43 13/03/2019
Ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền bảo vệ Đảng và Bộ Chính trị đã nhìn nhận Đảng nguy to trước “quốc nạn” “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhưng lại đội mũ “đồng lõa” với các thế lực thù địch lên đầu cán bộ, đảng viên hết còn muốn đảng.
Chuyện này xẩy ra vào lúc Ban Tổ chức Trung ương tập trung thực hiện công tác “quy hoạch cán bộ cấp chiến lược”, hay nói cách khác là “thanh lọc hàng ngũ” để chuẩn bị nhân sự cho đảng khóa XIII, bắt đầu từ Quý I năm 2021.
Nhưng liệu những bổ nhiệm hay cất nhắc cán bộ lãnh đạo mới của Bộ Chính trị có bảo đảm hết còn phe cánh, và tuyệt đối trung thành với đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề ra ?
Việc này thời gian sẽ trả lời, nhưng trong bài viết “Rèn luyện bản lĩnh chính trị để phòng, chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ngày 18/02/2019, Tạp chí Tuyên giáo đã báo động :” “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là hệ quả của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo chiều hướng ngày càng tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Điều đó khiến cho vai trò tiên phong, gương mẫu của họ ngày càng giảm, không đủ “sức miễn dịch”, thiếu “sức đề kháng” trước những tác động tiêu cực trong xã hội, đồng lõa với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với cách mạng Việt Nam.”
Nhưng tại sao, sau gần 10 năm “xây dựng, chỉnh đốn đảng”, bắt đầu từ khóa đảng XI năm 2011 của ông Nguyễn Phú Trọng mà vẫn còn hiện tượng cán bộ, đảng viên rơi vào “mơ hồ ảo tưởng, hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt mục tiêu lý tưởng cách mạng dẫn đến hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…”
Như vậy ắt phải có chuyện gì “không bình thường” đã xẩy ra trong nội bộ đảng cho nên Tác giả bài viết của Tuyên giáo, Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thế, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, mới nói thật:” Cụ thể hơn, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn biểu hiện ở những việc sẵn sàng tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu ly khai, chống đối, lý luận phản động; phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đòi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật…”
Như thế thì “ruỗng” to rồi còn gì ? Nếu không thì tại sao đảng lại thừa nhận đã có: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.”
Thêm vào đó là :”Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cao cấp, chậm được ngăn chặn, đẩy lùi.”
(Trích Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/05/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”)
RÈN QUÂN-CHỈNH CÁN
Vì những “xuống cấp” nêu trên, nên bài viết của Tuyên giáo đã yêu cầu các cấp cán bộ, đảng viên phải :“Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, lý luận …nhằm nâng cao khả năng “tự miễn dịch, tự đề kháng” trước những tác động tiêu cực, trái chiều.”
Tác giả cũng kêu gọi : “Phòng và chống chủ nghĩa cá nhân, nêu gương ãnh đạo…khắc phục tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm …kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, hành động thù địch để bảo vệ nền tảng, đường lối, quan điểm của Đảng.”
Quan trọng hơn, Tuyên giáo còn hô hào :” Chủ động triển khai các biện pháp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hóa những hoạt động phá hoại chính trị nội bộ.”
Như vậy, từ việc lên án hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã “đồng lõa với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động” cho đến yêu cầu chống “phá hoại chính trị nội bộ” , hiển nhiên đảng đã nhìn thấy nguy cơ tan đảng không nhỏ.
Bằng chứng rã đám còn được ghi trong Chỉ thị “28-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng” , do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ban hành ngày 21/01/2019.
Chỉ thị xác nhận:”Công tác kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đảng viên thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác kết nạp đảng viên có biểu hiện chạy theo số lượng, chưa coi trọng đúng mức chất lượng; việc kết nạp người chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, người có động cơ không đúng đắn vào Đảng còn diễn ra ở nhiều nơi; còn vi phạm quy định, nguyên tắc về kết nạp đảng viên. Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, đánh giá chất lượng đảng viên còn hình thức. Công tác rà soát, sàng lọc đảng viên chưa kịp thời, không quyết liệt, còn lúng túng, thiếu thống nhất giữa các tổ chức đảng.”
Nhưng chẳng phải đây là lần thứ nhất đã có tình trạng “loạn xà ngầu” thế này. Sở dĩ có “phong trào” thu nạp đảng viên mới vì các Bí thư, Huyện ủy đều có máu thi đua để được tuyên dương, khen thưởng và có dịp được “bôi trơn dưới gầm bàn”. Người vào đảng thì mong sao có thẻ để có công ăn việc làm, để làm cò mánh mung, chạy cờ kiếm bạc, ăn chia với Thủ trưởng, Bí thư.
Còn chuyện, như Chỉ thị 28 vạch ra : “Một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu bản lĩnh, bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; có việc làm, phát ngôn sai nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng; một số có biểu hiện dao động, hoài nghi về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ” cũng chẳng mới mà đã như thế từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư đảng từ năm 2011.
Vì vậy, Chỉ thị 28 đã kêu gọi các cấp “xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, khắc phục triệt để tình trạng chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng…Việc kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục theo quy định. Đảng viên mới được kết nạp phải là quần chúng thực sự ưu tú, có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng, được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có nhận thức đúng, đầy đủ về Đảng, động cơ vào Đảng đúng đắn.”
Ngoài ra Chỉ thị của Bộ Chính trị còn yêu cầu :”Chủ động khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, vụ lợi, cá nhân, trung bình chủ nghĩa…. Thực hiện nghiêm túc công tác rà soát, sàng lọc đảng viên; kiên quyết, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.”
RÁ SOÁT LẦN CHÓT ?
Đáng chú ý là Chỉ thị 28 đã có quyết tâm làm cuộc rà soát sát sao để không những đưa ra khỏi đảng những đảng viên “không còn đủ tư cách” mà còn thanh trừng những đảng viên không sinh hoạt đảng, hoặc không thèm khai báo khi chuyển đến nơi công tác mới hay đổi nơi cư trú.
Lệnh này viết:”Trước mắt, từ nay đến ngày 19-5-2019, các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành một đợt rà soát đội ngũ đảng viên, qua đó làm rõ những đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, những đảng viên không thực hiện đúng chế độ chuyển sinh hoạt hoặc đã chuyển sinh hoạt đảng, nhưng không nộp hồ sơ cho tổ chức đảng có thẩm quyền, những đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước, những đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín trong nhân dân thấp, qua đó chọn lọc, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách; khắc phục triệt để tình trạng dễ dãi, nể nang, né tránh trong công tác đánh giá, phân loại đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.”
Đây là lần đầu tiên sau hơn 30 năm Đổi mới đảng CSVN mới có kế hoạch thanh lọc hàng ngũ chi tiết và gay gắt như thế. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của đảng còn được lệnh phải :” Giám sát đảng viên, phát hiện cho tổ chức đảng những đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Như vậy, bên cạnh việc “càng xây càng vỡ” , công tác xây dựng đảng từ gần 10 năm qua còn phải đối phó với tình trạng “năm cha, bảy mẹ, năm bè, bảy mối” thì chuyện tự xa đảng hay tự ra đảng có khác nhau gì đâu. -/-
Phạm Trần
(03/019)
Chuyện này xẩy ra vào lúc Ban Tổ chức Trung ương tập trung thực hiện công tác “quy hoạch cán bộ cấp chiến lược”, hay nói cách khác là “thanh lọc hàng ngũ” để chuẩn bị nhân sự cho đảng khóa XIII, bắt đầu từ Quý I năm 2021.
Nhưng liệu những bổ nhiệm hay cất nhắc cán bộ lãnh đạo mới của Bộ Chính trị có bảo đảm hết còn phe cánh, và tuyệt đối trung thành với đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề ra ?
Việc này thời gian sẽ trả lời, nhưng trong bài viết “Rèn luyện bản lĩnh chính trị để phòng, chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ngày 18/02/2019, Tạp chí Tuyên giáo đã báo động :” “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là hệ quả của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo chiều hướng ngày càng tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Điều đó khiến cho vai trò tiên phong, gương mẫu của họ ngày càng giảm, không đủ “sức miễn dịch”, thiếu “sức đề kháng” trước những tác động tiêu cực trong xã hội, đồng lõa với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với cách mạng Việt Nam.”
Nhưng tại sao, sau gần 10 năm “xây dựng, chỉnh đốn đảng”, bắt đầu từ khóa đảng XI năm 2011 của ông Nguyễn Phú Trọng mà vẫn còn hiện tượng cán bộ, đảng viên rơi vào “mơ hồ ảo tưởng, hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt mục tiêu lý tưởng cách mạng dẫn đến hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…”
Như vậy ắt phải có chuyện gì “không bình thường” đã xẩy ra trong nội bộ đảng cho nên Tác giả bài viết của Tuyên giáo, Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thế, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, mới nói thật:” Cụ thể hơn, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn biểu hiện ở những việc sẵn sàng tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu ly khai, chống đối, lý luận phản động; phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đòi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật…”
Như thế thì “ruỗng” to rồi còn gì ? Nếu không thì tại sao đảng lại thừa nhận đã có: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.”
Thêm vào đó là :”Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cao cấp, chậm được ngăn chặn, đẩy lùi.”
(Trích Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/05/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”)
RÈN QUÂN-CHỈNH CÁN
Vì những “xuống cấp” nêu trên, nên bài viết của Tuyên giáo đã yêu cầu các cấp cán bộ, đảng viên phải :“Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, lý luận …nhằm nâng cao khả năng “tự miễn dịch, tự đề kháng” trước những tác động tiêu cực, trái chiều.”
Tác giả cũng kêu gọi : “Phòng và chống chủ nghĩa cá nhân, nêu gương ãnh đạo…khắc phục tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm …kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, hành động thù địch để bảo vệ nền tảng, đường lối, quan điểm của Đảng.”
Quan trọng hơn, Tuyên giáo còn hô hào :” Chủ động triển khai các biện pháp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hóa những hoạt động phá hoại chính trị nội bộ.”
Như vậy, từ việc lên án hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã “đồng lõa với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động” cho đến yêu cầu chống “phá hoại chính trị nội bộ” , hiển nhiên đảng đã nhìn thấy nguy cơ tan đảng không nhỏ.
Bằng chứng rã đám còn được ghi trong Chỉ thị “28-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng” , do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ban hành ngày 21/01/2019.
Chỉ thị xác nhận:”Công tác kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đảng viên thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác kết nạp đảng viên có biểu hiện chạy theo số lượng, chưa coi trọng đúng mức chất lượng; việc kết nạp người chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, người có động cơ không đúng đắn vào Đảng còn diễn ra ở nhiều nơi; còn vi phạm quy định, nguyên tắc về kết nạp đảng viên. Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, đánh giá chất lượng đảng viên còn hình thức. Công tác rà soát, sàng lọc đảng viên chưa kịp thời, không quyết liệt, còn lúng túng, thiếu thống nhất giữa các tổ chức đảng.”
Nhưng chẳng phải đây là lần thứ nhất đã có tình trạng “loạn xà ngầu” thế này. Sở dĩ có “phong trào” thu nạp đảng viên mới vì các Bí thư, Huyện ủy đều có máu thi đua để được tuyên dương, khen thưởng và có dịp được “bôi trơn dưới gầm bàn”. Người vào đảng thì mong sao có thẻ để có công ăn việc làm, để làm cò mánh mung, chạy cờ kiếm bạc, ăn chia với Thủ trưởng, Bí thư.
Còn chuyện, như Chỉ thị 28 vạch ra : “Một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu bản lĩnh, bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; có việc làm, phát ngôn sai nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng; một số có biểu hiện dao động, hoài nghi về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ” cũng chẳng mới mà đã như thế từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư đảng từ năm 2011.
Vì vậy, Chỉ thị 28 đã kêu gọi các cấp “xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, khắc phục triệt để tình trạng chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng…Việc kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục theo quy định. Đảng viên mới được kết nạp phải là quần chúng thực sự ưu tú, có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng, được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có nhận thức đúng, đầy đủ về Đảng, động cơ vào Đảng đúng đắn.”
Ngoài ra Chỉ thị của Bộ Chính trị còn yêu cầu :”Chủ động khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, vụ lợi, cá nhân, trung bình chủ nghĩa…. Thực hiện nghiêm túc công tác rà soát, sàng lọc đảng viên; kiên quyết, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.”
RÁ SOÁT LẦN CHÓT ?
Đáng chú ý là Chỉ thị 28 đã có quyết tâm làm cuộc rà soát sát sao để không những đưa ra khỏi đảng những đảng viên “không còn đủ tư cách” mà còn thanh trừng những đảng viên không sinh hoạt đảng, hoặc không thèm khai báo khi chuyển đến nơi công tác mới hay đổi nơi cư trú.
Lệnh này viết:”Trước mắt, từ nay đến ngày 19-5-2019, các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành một đợt rà soát đội ngũ đảng viên, qua đó làm rõ những đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, những đảng viên không thực hiện đúng chế độ chuyển sinh hoạt hoặc đã chuyển sinh hoạt đảng, nhưng không nộp hồ sơ cho tổ chức đảng có thẩm quyền, những đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước, những đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín trong nhân dân thấp, qua đó chọn lọc, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách; khắc phục triệt để tình trạng dễ dãi, nể nang, né tránh trong công tác đánh giá, phân loại đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.”
Đây là lần đầu tiên sau hơn 30 năm Đổi mới đảng CSVN mới có kế hoạch thanh lọc hàng ngũ chi tiết và gay gắt như thế. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của đảng còn được lệnh phải :” Giám sát đảng viên, phát hiện cho tổ chức đảng những đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Như vậy, bên cạnh việc “càng xây càng vỡ” , công tác xây dựng đảng từ gần 10 năm qua còn phải đối phó với tình trạng “năm cha, bảy mẹ, năm bè, bảy mối” thì chuyện tự xa đảng hay tự ra đảng có khác nhau gì đâu. -/-
Phạm Trần
(03/019)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngõ Nhỏ Bình Yên
Nguyễn Trung Tây Lm.
08:44 13/03/2019
NGÕ NHỎ BÌNH YÊN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Không cao ốc chẳng nhà lầu
Bình an ngõ nhỏ êm đềm tịnh yên
(bt)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Không cao ốc chẳng nhà lầu
Bình an ngõ nhỏ êm đềm tịnh yên
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14/03/2019: ĐHY Pell chịu nhục mạ và một bản án bất công hơn 6 năm tù
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:32 13/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong một quyết định thể hiện rõ lòng thù hận đối với Đức Hồng Y George Pell, tòa án tại Melbourne đã quyết định truyền hình trực tiếp buổi đọc phán quyết kết tội Đức Hồng Y vào ngày thứ Tư 13 tháng Ba, như một hình thức lăng mạ công khai ngài; và đã tuyên án ngài 6 năm tù giam.
Đúng 10 giờ sáng thứ Tư 13 tháng Ba, 2019, giờ địa phương Melboune, chánh án Peter Kidd đã bắt đầu phiên toà lên án Đức Hồng Y Pell với một bài thuyết trình trước khi lên án kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ nhằm biện hộ cho một bản án bất công và phi lý.
Đức Hồng Y bị kêu án “sáu năm tù vì lạm dụng 2 bé trai trong thập niên 1990”. Trong đó, hết 3 năm 8 tháng không được nạp đơn xin ân xá.
Và dù biết có thể ngài không sống đủ thời gian ngồi tù, Kidd vẫn kêu bản án trên. Thực vậy, ông ta bảo: “Tôi ý thức rõ thời gian ngồi tù mà tôi sắp sửa áp đặt lên ông mang theo nó một khả thể có thật, khác hẳn lý thuyết, đó là ông có thể không sống để được thả ra khỏi nhà tù”.
Cuộc trực tiếp truyền hình của Đài Số 7 chủ yếu chiếu chánh án Kidd đọc bài thuyết trình của ông ta, thỉnh thoảng lại chiếu bên cạnh một số hình ảnh “thời sự” liên quan đến Đức Hồng Y Pell, các người biểu tình ở bên ngoài, phần lớn là chống lại Đức Hồng Y. Chỉ có hai người đứng cầu nguyện nghiêm chỉnh, một người cầm tràng hạt. Không thấy chiếu quang cảnh bên trong tòa án, kể cả hình ảnh Đức Hồng Y Pell tại tòa. Rất đông các linh mục hiện diện trong phiên tòa này.
Đức Hồng Y Pell được tường thuật đứng với hai tay để sau lưng khi chánh án đọc to bản án và không phản ứng gì. Một trong những người ủng hộ ngài lấy tay ôm mặt khóc khi bản án được đọc to, trong khi một người đàn bà khác an ủi bà này. Phòng tòa án im lặng suốt buổi lên án, kể cả lúc chánh án Kidd đọc án tù, và hầu như mọi người trong phòng đều quay đầu nhìn Đức Hồng Y trước vành móng ngựa. Ngài dùng gậy rời khỏi phiên tòa dưới sự hộ tống của 4 nhân viên gác nhà tù. Không ai nói gì và ngài cũng không chào hỏi ai.
Chánh án Kidd bào chữa việc cho trực tiếp truyền hình phiên kêu án Đức Hồng Y Pell. Y bác bỏ lập luận của luật sư bênh vực rằng quyết định cho trực tiếp truyền hình các nhận định lúc kêu án tạo thành một hình phạt phụ trội nhằm lăng mạ công khai Đức Hồng Y Pell.
Chúng tôi xin lập lại ở đây nhận định của Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngài nói với tờ National Catholic Register rằng việc khởi tố Đức Hồng Y Pell và giam giữ ngài là “một sự chà đạp công lý nghiêm trọng”, xuất phát từ lòng thù hận đức tin, dựa trên những cáo buộc “vô bằng, vô cớ” và “hoàn toàn không thể nào tin được”. Đây là một bản án bất công, vô lý và cần được gọi đích danh là một sự bách hại tôn giáo.
2. Đức Thánh Cha sẽ không tiếp Tập Cận Bình
Giữa các đồn thổi trên các phương tiện truyền thông rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp “Đại Đế” Tập Cận Bình trong chuyến đi sắp tới của ông này tại Ý, hôm thứ Ba 12 tháng Ba, Bộ Ngoại giao Đài Loan, trích dẫn thông tin do Vatican công bố, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các phương tiện truyền thông tại Ý cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không có bất kỳ sự kiện chính thức nào được dự trù từ ngày 21 đến 23 tháng Ba. Điều này đã dẫn đến suy đoán rằng Đức Thánh Cha có thể sẽ tiếp Đại Đế Tập trong chuyến thăm Ý sắp tới kéo dài từ 21 đến 24 tháng 3.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican đã bác bỏ những suy đoán này, và nói rằng một cuộc gặp gỡ với Tập hiện không có trong lịch trình làm việc của Đức Giáo Hoàng.
Khi được yêu cầu bình luận, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đài Loan là ông Điều Lệ Li (李憲章) cho biết Tòa Thánh đã bác bỏ bất kỳ triển vọng có một cuộc gặp gỡ như vậy. Ông cũng nói thêm rằng Bộ Ngoại Giao Đài Loan sẽ theo dõi chặt chẽ chuyến đi của ông Tập tới Ý và vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với Vatican.
Vatican và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục vào tháng 9 năm 2018.
Một số người tin rằng hiệp ước này sẽ sớm đưa hai bên đến gần hơn về một vấn đề quan trọng, đó là Vatican có thể từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh.
Ông Điều Lệ Li đã nhắc lại rằng trước đó Tòa Thánh đã minh xác rằng thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám Mục “không có bản chất chính trị hoặc ngoại giao” và sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của giữa Vatican với Đài Bắc.
3. Mãi đến tháng Sáu, tòa mới xét đơn kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell
Một tòa án ở Melbourne cho biết đến ngày 5 tháng Sáu tòa mới xét đơn kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell. Như thế, Đức Hồng Y có thể phải bị giam giữ tại Melbourne Assessment Prison cho đến đầu tháng Sáu.
Một nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y cho biết trong những ngày này ngài thanh thản, bình an, cầu nguyện nhiều. “Đi tĩnh tâm thôi,” ngài nhắn với những người quen biết.
Luật sư Bret Walker sẽ là trưởng nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell với sự cộng tác của các luật sư Robert Richter, Paul Galbally và Ruth Shann.
Luật sư Robert Richter cho biết đơn kháng án được xây dựng trên ba điểm: sự phụ thuộc của bồi thẩm đoàn chỉ dựa vào những cáo buộc không bằng chứng của một người, sự bất quy tắc của tòa án không cho Đức Hồng Y có cuộc gặp gỡ với bồi thẩm đoàn để biện hộ về sự vô tội của mình, và các luật sư bào chữa không được trình chiếu với bồi thẩm đoàn các bằng chứng cho thấy sự vô tội của thân chủ mình.
Theo các chuyên gia về pháp lý, tại tòa kháng án, Đức Hồng Y có nhiều cơ hội lật lại được vụ án vì bản án này không hợp lý, không có các chứng cứ thuyết phục, có đến 20 nhân chứng khai trước tòa là các cáo buộc không thể xảy ra, và bồi thẩm đoàn không thể nào đưa ra một phán đoán khách quan khi chỉ dựa vào lời nói của nguyên cáo mà thôi.
Vào tháng 12, 2018, một thẩm phán cũng đã lật lại bản án ngày 22 tháng 5 của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson với cáo buộc cho rằng ngài không báo cáo cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.
Thẩm phán, Roy Ellis, nói rằng việc chấp nhận người tố cáo “là một nhân chứng trung thực không tự động có nghĩa là tôi sẽ phải tin một cách mù quáng vượt ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng nguyên cáo đã từng phàn nàn với cha Philip Wilson vào năm 1976 rằng cha James Fletcher đã sờ mó anh ta một cách không đứng đắn.”
4. Đức Hồng Y Barbarin bị kết án sáu tháng tù treo
Một tòa án Pháp hôm thứ Năm đã kết án một Hồng Y người Pháp vì đã không báo cáo với chính quyền tội lỗi lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên của một linh mục.
Tòa án Lyon đã phán quyết Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng giám mục Lyon, sáu tháng tù treo vì không báo cáo các trường hợp lạm dụng tính dục trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.
Đức Hồng Y 68 tuổi đã không phải hiện diện tại phiên tòa ở Lyon hôm thứ Năm để nghe lời kết tội ngài. Jean-Felix Luciani, luật sư của ngài, cho biết ông sẽ kháng cáo: “Những lý do của tòa án không thuyết phục được tôi. Chúng tôi muốn tranh luận về quyết định này”. Theo luật sư Luciani tòa án đã chịu áp lực do các bộ phim tài liệu và một bộ phim đầy tính hư cấu về vụ án.
Vào cuối phiên tòa vào tháng Giêng, công tố viên đã không tìm cách trừng phạt Đức Hồng Y và năm viên chức khác của Giáo Hội cùng bị cáo buộc chung với ngài.
5. Cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Philippe Barbarin
Có chín người nói rằng linh mục Bernard Preynat đã lạm dụng họ, và đã đâm đơn kiện Đức Hồng Y Barbarin ra tòa.
Nhóm chín người này cáo buộc Đức Tổng Giám Mục Lyon, và năm viên chức Giáo Hội khác đã bảo vệ cha Preynat trong nhiều năm. Tuy nhiên, năm viên chức này đều được tha bổng chỉ có mình Đức Hồng Y là gặp rắc rối.
François Devaux, đồng sáng lập hiệp hội các nạn nhân bị lạm dụng tính dục “La Parole libérée”, ca ngợi bản án là “một chiến thắng tuyệt vời cho việc bảo vệ trẻ em”.
Những người xưng là nạn nhân của cha Preynat đã buộc tội Đức Hồng Y và năm viên chức thuộc cấp của ngài đã không đưa cha Preynat ra trước công lý. Là một tuyên úy cho phong trào hướng đạo vào những năm 1970 và 1980 ở ngoại ô Lyon, cha Preynat bị cáo buộc đã lạm dụng hơn 70 người trẻ. Quy mô của vụ tai tiếng này đã làm rung chuyển tổng giáo phận Lyons và Giáo hội tại Pháp.
Những người này nói rằng các nhà lãnh đạo Giáo hội đã biết về hành động của cha Preynat từ năm 1991, nhưng vẫn để cho cha Preynat làm việc mục vụ cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2015.
Cha Preynat đã nhìn nhận tội lỗi lạm dụng tính dục các hướng đạo sinh vào thập niên 1970 và 1980 và sẽ phải ra tòa trong một phiên tòa khác vào năm tới nhưng chưa được xác định cụ thể.
Chỉ có 13 trường hợp trong tổng số 85 đơn kiện sẽ được xét xử, vì thời hiệu đã hết hạn với các trường hợp khác.
Trong lời biện hộ được đọc trước tòa hồi tháng Giêng, Đức Hồng Y Barbarin nói: “Tôi không bao giờ tìm cách che giấu, chứ đừng nói đến chuyện che đậy những hành vi khủng khiếp này”.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2015, Đức Hồng Y đã thu hồi các trách nhiệm mục vụ của cha Preynat, theo hướng dẫn của Tòa thánh. “Tôi đã thực hiện chính xác những yêu cầu Rôma muốn tôi phải làm”.
Ngài thừa nhận “thiếu thận trọng” khi vào năm 2011, ngài đã bổ nhiệm cha Preynat làm việc mục vụ ở một giáo xứ gần Roanne. “Lẽ ra, tôi nên nói với ông ta phải tiếp tục ở trong bóng tối”.
6. Đức Hồng Y Barbarin sẽ nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong một bài phát biểu ngắn với báo chí tại Tòa Giám Mục ở Lyon, Đức Hồng Y Barbarin tuyên bố ngài sẽ đến Rôma trong những ngày tới để trao đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ngay sau đó, Hội đồng Giám mục Pháp, gọi tắt là CEF đã đưa ra một tuyên bố nói rằng các ngài sẽ không đưa ra lời bình luận nào về Đức Hồng Y. CEF cho biết họ sẽ không bình luận về quyết định từ chức của Đức Hồng Y, nói rằng đó là vấn đề của cá nhân ngài và các Giám Mục tin tưởng Đức Thánh Cha sẽ có quyết định phù hợp.
Đức Hồng Y Barbarin là giám mục người Pháp thứ ba bị kết án trong một phiên tòa liên quan đến lạm dụng tình dục. Năm 2001, Đức Cha Pierre Pican của Bayeux-Lisieux đã bị tuyên án ba tháng tù treo. Gần đây hơn, vào ngày 22 tháng 11 năm 2018, Đức cha André Fort, cựu giám mục của Orleans, đã bị kết án tám tháng tù treo.
7. Lần đầu tiên Lễ Tro được tổ chức tại Quốc Hội Tô Cách Lan
Giữa các tin buồn liên quan đến những va chạm giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự, vẫn có một tin tốt lành diễn ra trong ngày Thứ Tư Lễ Tro tại Quốc Hội Tô Cách Lan.
Lần đầu tiên, từ thời Vua Henry VIII, thánh lễ ngày Thứ Tư Lễ Tro đã được tổ chức tại Quốc Hội Tô Cách Lan. Đức Tổng Giám Mục Leo Cushley của St. Andrew và Edinburgh đã chủ tọa thánh lễ.
Giảng trong thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Cushley đã nhắc nhở các thành viên Quốc Hội rằng cử chỉ nhận tro nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta là tro bụi”.
“Thánh lễ này cũng nhắc nhớ chúng ta về tình trạng tội lỗi của mình, rằng chúng ta cần nhận ra những thiếu sót và cầu xin ơn phù trợ của Chúa. Chúng ta mỏng giòn, chúng ta là phàm nhân, chúng ta đã bất trung và chúng ta phục hồi mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa Toàn Năng.”
Theo thông cáo báo chí từ tổng giáo phận St. Andrew và Edinburgh, thánh lễ đã diễn ra trong một căn phòng tại tòa nhà Queensbury.
Bà Elaine Smith, thành viên Quốc hội Tô Cách Lan, là người đã vận động cho việc tổ chức thánh lễ này nói trong một tuyên bố rằng “thật đáng yêu khi Đức Tổng Giám Mục đến và xức tro cho những người làm việc trong Quốc hội Tô Cách Lan.”
Anthony Horan, nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Tô Cách Lan, cho biết ông rất vui khi thấy biểu tưọng thánh giá trên trán các thành viên quốc hội và nhân viên.
“Tôi tin rằng Giáo hội có những điều tốt và tích cực để trao ban cho xã hội”, ông nói trong một tuyên bố của tổng giáo phận, và thêm rằng thật là một vinh dự cho ông khi được mời và được chào đón tại Quốc hội Tô Cách Lan một cách long trọng như vậy.”
Horan cho biết ông hy vọng sẽ có nhiều sự kiện Công Giáo được diễn ra tại Quốc Hội trong tương lai. Năm ngoái, một thánh lễ đã được cử hành lần đầu tiên tại Quốc hội Tô Cách Lan trong Tuần Thánh.
Bà Elaine Smith cũng đã ghi nhận những lời bình luận tích cực sau thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro, và nói rằng cô muốn “nếu có thể, tôi cầu mong thánh lễ ngày Thứ Tư Lễ Tro, cũng các Thánh lễ trong Tuần Thánh được lặp lại hàng năm”.
Trong thông cáo báo chí của tổng giáo phận St. Andrew và Edinburgh, Đức Tổng Giám Mục Cushley cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta và có ước muốn ăn năn và được quay lại với Thiên Chúa.
“Sự trưởng thành đích thực của con người chỉ có thể được thực hiện một cách chân thành nơi mong muốn cải thiện bản thân để nên xứng đáng là con cái Chúa.”
8. Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đi tĩnh tâm
Trưa Chúa Nhật 10 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền tin với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau đó, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh đã rời Vatican đi tĩnh tâm mùa chay cho đến sáng thứ Sáu, 15 tháng Ba.
Giống như các năm trước, các vị dùng xe bus để tới trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.
Vị giảng thuyết cho tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay là cha Bernardo Francesco Maria Giann, dòng Biển đức, viện phụ của đan viện San Miniato al Monte ở Florence. Chủ đề của các bài suy niệm là “Thành phố của những khát khao mãnh liệt. Để có những ánh nhìn và cử chỉ phục sinh trong đời sống của thế giới.”
Tuần tĩnh tâm bắt đầu lúc 16 giờ chiều Chúa Nhật với buổi Chầu Mình Thánh Chúa và kinh chiều. Những ngày sau đó có kinh sáng lúc 7 giờ rưỡi, tiếp đến là bài suy niệm thứ I lúc 9 giờ rưỡi, rồi thánh lễ đồng tế.
Ban chiều lúc 6 giờ có bài suy niệm thứ II, tiếp đến là Chầu Thánh Thể và kinh chiều.
Sáng thứ Sáu 15 tháng Ba, sẽ có thánh lễ lúc 7 giờ rưỡi và một bài kết thúc lúc 9 giờ rưỡi.
Tổng cộng có 10 bài suy niệm với các chủ đề lần lượt là: “Chúng ta ở đây là vì điều này”, “Giấc mơ của La Pira”, “Chúng ta ở đây để đốt cháy lại các hòn than bằng hơi thở của chúng ta”, “Sự hiện diện của tai tiếng, của máu, và của sự thờ ơ”, “Anh em có nhớ không?”, “Những khao khát mãnh liệt”, “Những lá cờ hòa bình và tình huynh đệ”, “Chúng ta hãy nắm tay nhau”, “Đêm đầy sao”, và cuối cùng là “Thành phố được đặt trên núi”.
Tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma đã được khởi xướng từ năm 1929 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI. Trong thời gian đầu giáo triều dự tĩnh tâm vào Mùa Vọng. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã đổi sang tĩnh tâm vào tuần thứ nhất Mùa Chay.
Trong tuần tĩnh tâm, Đức Thánh Cha sẽ ngưng tất cả các cuộc tiếp kiến, bao gồm cả buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 13 tháng Ba, là ngày kỷ niệm 6 năm ngài được bầu làm Giáo hoàng.
9. Thông điệp Mùa Chay của các Giám Mục Venezuela mô tả đất nước như đang bước qua sa mạc
Các Giám mục Venezuela đã đưa ra một thông điệp Mùa Chay, trong đó các ngài mô tả thời gian khó khăn mà quốc gia đang trải qua như thời gian dân tộc đang băng qua “một sa mạc” để chuyển hóa.
“Mùa Chay tiêu biểu cho chúng ta, người dân Venezuela, đang sống một thời kỳ khó khăn, một khoảnh khắc trong đó chúng ta băng qua sa mạc của cuộc đời mình”, thông điệp viết.
Thông điệp Mùa Chay của các Giám Mục Venezuela đã được ký bởi Đức Cha Jose Trinidad Fernandez, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Venezuela. Ngài mô tả dân tộc Venezuela như dân Do Thái xưa đang đi qua sa mạc khi họ trốn khỏi Ai Cập, để được Chúa giải phóng.
Sau khi đã nhắc lại các diễn biến thê thảm trong những năm gần đây, Đức Cha Fernandez bày tỏ hy vọng rằng dân tộc của ngài sẽ sớm có thể bỏ lại tình trạng nô lệ và đau khổ phía sau.
“Mùa Chay là thời thuận tiện để thoát ra khỏi tình trạng nô lệ, và những bất hạnh, để chúng ta gặp gỡ Chúa như một dân tộc trung tín của Người, một dân tộc có khả năng chia sẻ những ân sủng Chúa Kitô ban cho, vì khi sống trong công lý và hòa bình, chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
Trong một diễn biến mới nhất, tên độc tài Nicolás Maduro đã ra lệnh trục xuất Đại Sứ Daniel Kriener về nước vì tội “can thiệp vào chuyện nội bộ” của Venezuela.
Ông Juan Guaidó, người được đông đảo các quốc gia trên thế giới công nhận là tổng thống hợp pháp của Venezuela đã ra nước ngoài bất chấp lệnh cấm xuất cảnh của tên độc tài Maduro.
Ông đã về nước vào hôm thứ Hai và người ta lo ngại là ông sẽ bị bắt tại sân bay.
Nhưng khi đáp xuống sân bay Simón Bolivar ở Caracas, ông đã được nhập cảnh và được chào đón bởi một nhóm các nhà ngoại giao, bao gồm cả ông Kriener, là người đã hộ tống ông Juan Guaidó ra khỏi sân bay.
Ra đón ông Juan Guaidó còn có các nhà ngoại giao từ Á Căn Đình, Brazil, Canada, Chí Lợi, Ecuador, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ - nhưng đến nay chỉ có Đại Sứ Kriener của Đức là bị tên độc tài Maduro “chiếu cố”.
10. Nhà thờ cháy rụi nhưng Kinh Thánh và Thánh Giá còn nguyên
Ngôi nhà thờ ‘Freedom Ministries Church’ ở Grandview, West Virginia đã bị cháy gần hết hôm Chúa Nhật 3 tháng Ba vừa qua, nhưng bộ Kinh Thánh và những cây Thánh Giá hầu như không bị hề hấn gì.
Sở cứu hoả cuả thành phố Coal City đã đưa hình ảnh lên Facebook để chia sẻ sự khám phá này cho mọi người biết.
“Mặc dù rủi ro đã đập vào chúng tôi, nhưng không chạm đến Chúa” trang Facebook viết. “Hãy tưởng tượng mà xem, căn nhà nóng đến độ các nhân viên cứu hoả đã phải lùi bước. Vậy thì mọi sự phải tàn ruị hết, thành tro bụi hết, phải không? Nhưng mà, không hề có một cuốn Kinh Thánh nào bị cháy cả và không hề có một cây Thánh Giá nào bị hư hại cả!! Không hề có một nhân viên cứu hoả nào bị thương tích cả!”
Bài viết cuả sở cứu hoả đã được truyền bá thêm 36 ngàn lần với 33 ngàn ý kiến kinh ngạc, đã được nhiều người xem như là một thông điệp hy vọng trước một thảm cảnh.
CBS News cho biết nguyên do cuả vụ cháy vẫn còn trong vòng điều tra.
11. Thống kê về hiện tình Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới
Hôm 6 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về các con số thống kê nói lên hiện tình Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Niên giám Tòa Thánh 2019 và Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2017, do Văn phòng Thống kê Trung ương của Tòa Thánh biên soạn, do nhà xuất bản Vatican xuất bản, hiện đang được phân phối trong các nhà sách.
Từ dữ liệu được báo cáo trong Niên giám Tòa Thánh, chúng ta có thể rút ra những thông tin sau về cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới, bắt đầu từ năm 2018.
Trong thời kỳ này, bốn tòa giám mục mới đã được thiết lập, cùng với một giáo phận được nâng lên hàng tổng giáo phận, bốn miền Giám Quản Tông Tòa của Công Giáo Đông phương (apostolic exarchates) được nâng lên hàng giáo phận Công Giáo Đông phương (eparchy), và một miền Giám Quản Tông Tòa nghi lễ Latinh được nâng lên hàng giáo phận.
12. Niên giám Thống kê của Giáo Hội
Dữ liệu thống kê trong Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2017 cho phép chúng ta có một cái nhìn chi tiết hơn về Giáo Hội Công Giáo trong bối cảnh toàn cầu.
Trong tổng dân số thế giới là 7 tỷ 408 triệu người, có 1 tỷ 313 triệu người Công Giáo được rửa tội chiếm 17.7 phần trăm dân số thế giới. Phân chia theo từng châu lục, có 48.5% sống ở Mỹ Châu, 21.8% ở Âu Châu. Kế đó, 17.8% sống ở Phi Châu, 11.1% ở Á Châu và 0.8% ở Đại Dương Châu.
So sánh với năm trước đó, tức là so với năm 2016, số người Công Giáo trên thế giới đã tăng 1.1% trên toàn cầu. Trên bình diện lục địa, dân số Công Giáo đã tăng 2.5% ở Phi Châu và 1.5% ở Á Châu. Ở Mỹ Châu có sự gia tăng 0.96%, tức là dưới mức tăng trưởng trung bình của dân số Công Giáo. Âu Châu là lục địa duy nhất mà sự tăng trưởng gần như không có với chỉ 0.1%.
Về mặt tỷ lệ so với tổng dân số, tại Mỹ Châu người Công Giáo chiếm 63.8% dân số, con số này là 39.7% ở Âu Châu, 19.2% ở Phi Châu, và chỉ có 3.3% ở Á Châu. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ 63.8% trong tổng dân số ở Mỹ Châu, không phải là đồng đều ở các phần khác nhau tại lục địa này. Ở Bắc Mỹ, tỷ lệ người Công Giáo chỉ có 24.7%, ở Trung Mỹ và vùng Antilles là 84.6% và ở Nam Mỹ là 86.6%. Như thế, càng dần về phía Nam, người Công Giáo càng chiếm tỷ lệ cao hơn.
13. Thống kê về các linh mục và các nhân viên mục vụ khác
Vào cuối năm 2017, tổng số hiệp hội tông đồ [apostolate, nghĩa là các tổ chức dấn thân rao giảng Tin Mừng. Chữ apostolate là từ tiếng Hy Lạp apostello, có nghĩa là “sai đi”. Hiệp hội tông đồ có thể là một tổ chức giáo dân hay một dòng tu – chú thích của người dịch] đã lên đến 4,666,073 đơn vị, nghĩa là tăng 0.5% so với năm 2016. Tỷ lệ bách phân của hàng giáo sĩ trong tổng số các nhân viên mục vụ là 10.4% vào cuối năm 2017, và thay đổi theo từng lục địa. Thấp nhất là ở Phi Châu (6.4%) và Mỹ Châu (8.4%). Trong khi đó ở các miền khác tỷ lệ này cao hơn. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giáo sĩ và tổng số nhân viên mục vụ là 19.3% Âu Châu, 18.2% ở Đại Dương Châu. Ở Á Châu, tỷ lệ này gần với mức trung bình của thế giới là 10.4%. So sánh với các con số thống kê vào năm 2016, số linh mục đã giảm từ 414,969 vào năm 2016 xuống còn 414,582 vào năm 2017. Thay vào đó, số các giám mục, phó tế vĩnh viễn, các thừa sai giáo dân và giáo lý viên đã tăng lên.
Số lượng ứng viên cho chức linh mục trên toàn thế giới đã giảm từ 116,160 trong năm 2016 xuống còn 115,328 trong năm 2017, tức là giảm 0.7 phần trăm. Theo từng lục địa, tình hình là thuận lợi hơn tại Phi Châu và Á Châu, trong khi đáng lo ngại ở Âu Châu và Mỹ Châu. Sự phân phối của các đại chủng sinh theo lục địa vẫn ổn định trong hai năm qua. Âu Châu đóng góp 14.9% trên toàn thế giới, Mỹ Châu 27.3%, Á Châu 29.8% và Phi Châu 27.1%.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 13/3/2019: Kỷ niệm 6 năm Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô
VietCatholic Network
23:48 13/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kỷ niệm 6 năm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
2- Tổng thống Mỹ Donald Trump chúc mừng Đức Thánh Cha.
3- Đức Thánh Cha không có chương trình gặp Tập Cận Bình.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các vị lãnh đạo “Giáo hội Mormons".
5- Đức Thánh Cha chia buồn về tai nạn rớt máy bay ở Ethiopia.
6- Đức Thánh Cha cầu nguyện cho nạn nhân bão lốc ở Alabama, Hoa Kỳ.
7- Hai Giám mục của Baltimore, Hoa Kỳ bị đình chỉ thi hành mục vụ.
8- Lễ Tro tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
9- Mùa Chay và thông điệp hy vọng cho Venezuela.
10- Hành hương hòa giải của các Giáo Hội Kitô Ukraine tại Thánh Địa.
11- Phụ nữ chưa thực sự được giải phóng.
12- Cặp vợ chồng Pháp bị tòa án kết tội đã cáo gian một Linh mục.
13- Ăn trong mùa Chay như thế nào.
14- Giới thiệu Thánh Ca: Đường Thập Giá.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: