Phụng Vụ - Mục Vụ
Cái Khát Của Con Người
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:21 12/03/2020
Chúa Nhật III Mùa Chay A
Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh.
Nói đến nước là nói đến một trong những nhu cầu căn bản của con người xét như loài có sự sống. Thiếu nước là như sự chết đang cận kề. Người ta có thể vượt qua những thiếu thốn của cải, tiện nghi… và người ta cũng có thể chịu đựng cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới một tháng, thế nhưng không một ai có thể cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính vì thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước trở thành một việc cấp thiết mang tính sống còn. Vượt trên các loài sinh vật bậc thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự nhiên là khát nước thì còn có nhiều nổi khát xuất phát từ nhu cầu của sự phản tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện hữu của mình.
A. Những cái khát của kiếp nhân sinh:
1. Khát mong được nhìn nhận: Tôi là một con người. Đây là một chân lý hiển nhiên. Thế mà vẫn đã từng có, trong quá khứ và ngay cả hôm nay, rất nhiều người chưa được nhìn nhận như là một con người. Đó là trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều, người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Các Ngôn sứ đã không ngừng lên tiếng về đề tài này. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ. Dù đã năm đời chồng và hiện đang sống với người thứ sáu, thế mà có thể chị chưa được nhìn nhận như là một người vợ? Phải chăng chị vẫn còn bị xem như một thứ “sở hữu” của người chồng?
Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta gặp gỡ rất nhiều người bất hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ đã từng tâm sự rằng họ mãn nguyện vì cho dẫu chưa được sống như một con người thì họ cũng đã được chết như một con người. Chúa Kitô mạnh mẽ tuyên bố rằng không cần đã giết người thì mới bị đoán phạt, nhưng nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và lối ứng xử của ta tức là không nhìn nhận tha nhân như là một con người thì ta cũng đã đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).
Người ta không chỉ khát khao được nhìn nhận như một con người mà con mong được nhìn nhận như là một người khác. Điều này nói lên sự độc lập, khác biệt của tha nhân đối với ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ lực làm cho “mình với ta, tuy hai mà một” nhưng họ vẫn phải luôn ý thức để tôn trọng sự thật “ta với mình, tuy một mà vẫn là hai”. Quả thật người ta sẽ chẳng còn là chính mình một khi bị đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi một thế lực nào đó.
2. Khát mong được chấp nhận và được đón nhận: Được nhìn nhận như là một con người, như là một người khác vẫn chưa đủ nếu ta không được kẻ khác chấp nhận và đón nhận. Từ đáy sâu thẳm của từng người, luôn có đó khát mong được tha nhân chấp nhận và đón nhận mình như mình đang là, đang có. Một trong những lẽ sống của con người là khi thấy mình còn có giá trị, đang còn hữu ích cho ai đó. Và điều này được chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón nhận ta. Khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nhiều người, kể cả giới trẻ tìm đến cái chết bằng sự tự vẩn thì người ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó là vì họ mang mặc cảm bị người chung quanh khước từ hay loại bỏ.
Con người chúng ta thường bị cám dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác“với điều kiện”. Người ta phải thế này, phải thế kia thì tôi mới nhận, mới tiếp. Có những điều kiện mang tính khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều kiện mang tính chủ quan hoặc duy ý chí. Điều này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ nhận nhau khi hội đủ điều kiện theo ý mình và nếu vì lý do gì đó mà không đủ điều kiện thì sẽ bị loại trừ.
B. Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại.
“Chị cho tôi xin chút nước uống”. Khi mở miệng xin người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nhìn nhận sự hiện hữu của chị và cả sự cần thiết của chị. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt, Người đang cần nước uống và Người không có gầu. Như thế việc Người xin chị phụ nữ cho chút nước là một việc tự nhiên, rất thật của đời thường. “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”. Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược mà thực chất là lời khẳng định của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, thì tôi cũng là một con người như ông và ông đang cần tôi. Chị Samaria đã được giải khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân sinh là được nhìn nhận.
“Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Lời giới thiệu của chị phụ nữ với dân làng đã nói lên sự thỏa khát vô bờ của chị. Chị đã được Chúa Giêsu đón nhận như chị đang là, dù chị đã trãi đời với năm người đàn ông và đang chung sống bất chính với người thứ sáu. Mà chắc gì người thứ sáu này sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ đàn ông mà ngược lại.
Các Ngôn sứ thường lên án tội lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các hình phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ của Chúa. “Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!...Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,7-8). Mọi người và mỗi người đều có chỗ đứng trong Trái Tim Cực thánh của Đấng Cứu Độ. Không một ai là đồ bỏ đi. Bất cứ ai cũng đều được Thiên Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố tình khước từ. Vì đó là tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32).
“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước trường sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước gì chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nhìn nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay trong hiện trạng của nhau.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh.
Nói đến nước là nói đến một trong những nhu cầu căn bản của con người xét như loài có sự sống. Thiếu nước là như sự chết đang cận kề. Người ta có thể vượt qua những thiếu thốn của cải, tiện nghi… và người ta cũng có thể chịu đựng cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới một tháng, thế nhưng không một ai có thể cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính vì thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước trở thành một việc cấp thiết mang tính sống còn. Vượt trên các loài sinh vật bậc thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự nhiên là khát nước thì còn có nhiều nổi khát xuất phát từ nhu cầu của sự phản tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện hữu của mình.
A. Những cái khát của kiếp nhân sinh:
1. Khát mong được nhìn nhận: Tôi là một con người. Đây là một chân lý hiển nhiên. Thế mà vẫn đã từng có, trong quá khứ và ngay cả hôm nay, rất nhiều người chưa được nhìn nhận như là một con người. Đó là trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều, người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Các Ngôn sứ đã không ngừng lên tiếng về đề tài này. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ. Dù đã năm đời chồng và hiện đang sống với người thứ sáu, thế mà có thể chị chưa được nhìn nhận như là một người vợ? Phải chăng chị vẫn còn bị xem như một thứ “sở hữu” của người chồng?
Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta gặp gỡ rất nhiều người bất hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ đã từng tâm sự rằng họ mãn nguyện vì cho dẫu chưa được sống như một con người thì họ cũng đã được chết như một con người. Chúa Kitô mạnh mẽ tuyên bố rằng không cần đã giết người thì mới bị đoán phạt, nhưng nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và lối ứng xử của ta tức là không nhìn nhận tha nhân như là một con người thì ta cũng đã đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).
Người ta không chỉ khát khao được nhìn nhận như một con người mà con mong được nhìn nhận như là một người khác. Điều này nói lên sự độc lập, khác biệt của tha nhân đối với ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ lực làm cho “mình với ta, tuy hai mà một” nhưng họ vẫn phải luôn ý thức để tôn trọng sự thật “ta với mình, tuy một mà vẫn là hai”. Quả thật người ta sẽ chẳng còn là chính mình một khi bị đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi một thế lực nào đó.
2. Khát mong được chấp nhận và được đón nhận: Được nhìn nhận như là một con người, như là một người khác vẫn chưa đủ nếu ta không được kẻ khác chấp nhận và đón nhận. Từ đáy sâu thẳm của từng người, luôn có đó khát mong được tha nhân chấp nhận và đón nhận mình như mình đang là, đang có. Một trong những lẽ sống của con người là khi thấy mình còn có giá trị, đang còn hữu ích cho ai đó. Và điều này được chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón nhận ta. Khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nhiều người, kể cả giới trẻ tìm đến cái chết bằng sự tự vẩn thì người ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó là vì họ mang mặc cảm bị người chung quanh khước từ hay loại bỏ.
Con người chúng ta thường bị cám dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác“với điều kiện”. Người ta phải thế này, phải thế kia thì tôi mới nhận, mới tiếp. Có những điều kiện mang tính khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều kiện mang tính chủ quan hoặc duy ý chí. Điều này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ nhận nhau khi hội đủ điều kiện theo ý mình và nếu vì lý do gì đó mà không đủ điều kiện thì sẽ bị loại trừ.
B. Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại.
“Chị cho tôi xin chút nước uống”. Khi mở miệng xin người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nhìn nhận sự hiện hữu của chị và cả sự cần thiết của chị. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt, Người đang cần nước uống và Người không có gầu. Như thế việc Người xin chị phụ nữ cho chút nước là một việc tự nhiên, rất thật của đời thường. “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”. Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược mà thực chất là lời khẳng định của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, thì tôi cũng là một con người như ông và ông đang cần tôi. Chị Samaria đã được giải khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân sinh là được nhìn nhận.
“Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Lời giới thiệu của chị phụ nữ với dân làng đã nói lên sự thỏa khát vô bờ của chị. Chị đã được Chúa Giêsu đón nhận như chị đang là, dù chị đã trãi đời với năm người đàn ông và đang chung sống bất chính với người thứ sáu. Mà chắc gì người thứ sáu này sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ đàn ông mà ngược lại.
Các Ngôn sứ thường lên án tội lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các hình phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ của Chúa. “Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!...Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,7-8). Mọi người và mỗi người đều có chỗ đứng trong Trái Tim Cực thánh của Đấng Cứu Độ. Không một ai là đồ bỏ đi. Bất cứ ai cũng đều được Thiên Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố tình khước từ. Vì đó là tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32).
“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước trường sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước gì chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nhìn nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay trong hiện trạng của nhau.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật III Mùa Chay A
Lm Jude Siciliano OP
14:12 12/03/2020
Xuất hành 17: 3-7; T.vịnh 94; Rôma 5: 1-2,5-8; Gioan 4: 5-42
Hằng ngày chúng ta thường có nhiều lúc nói chuyện. Một số là những câu chuyện thông thường để tán gẫu như: Chúng ta nói với người ngồi bên cạnh trên máy bay, để chia sẻ những điểm nổi bật trong tin tức cuối tuần; hoặc khi đứng xung quanh bình nước lạnh nơi sở làm; Chúng ta nói với người đứng trước chúng ta nơi quày thanh toán tiền.
Một số câu chuyện trao đổi đó thường xoay quanh những câu chuyện thường ngày như "ai sẽ đi mua sắm?” “chúng ta có cần mua sữa hay không?" “Mấy giờ thì trận khúc côn cầu kết thúc?" "Chúa Nhật chúng ta sẽ đi lễ mấy giờ?" "Thưa mẹ, hôm nay mẹ ra sao?"
Có những câu chuyện có tính quan trọng và cần thiết cho cuộc sống. Như lời xác nhận về một người cam kết làm việc gì cho người khác; câu chuyện khởi đầu tình bạn; hay câu chuyện giúp hàn gắn tình bạn cũ; hay đi chữa bệnh. Đây là những lúc nói chuyện giúp tăng thêm giá trị cho đời sống. Chúng ta cần những mẫu chuyện đó vì nhờ đó giúp chúng ta sửa đổi cuộc sống. Chúng ta có thể gọi đó là những "lúc nói chuyện có ý nghĩa", hay "những lúc nói chuyện đáng giá". Và chúng ta cần có chúng nếu muốn cuộc sống chúng ta đậm đà hơn và có ý nghĩa hơn. Đó là cái chúng ta cần khi muốn đời sống có ý nghĩa hơn là chỉ sống một cách hời hợt.
Đó là câu chuyện của Chúa Giêsu khi nói với người phụ nữ Samaritanô ở giếng - Một cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Câu chuyện khởi đầu rất tình cờ ngẫu nhiên. Vậy người phụ nữ đó là ai – Cô ta khát khao điều gì và đang muốn tìm hiểu điều gì khác hơn trong đời sống cô ấy. Và vì cô ta nói với Chúa Giêsu nên câu chuyện được đi ngay vào trọng tâm vấn đề.
Câu chuyện đưa đến những vấn đề quan trọng như: "tôi là ai?" "tôi đang đi về đâu?" "tôi sẽ làm gì?" "tôi cần phải thay đổi điều gì trong đời sống của tôi?" "tôi có hạnh phúc với những sự việc như bây giờ không?"
Những câu hỏi được đặt ra như thế sẽ đưa đến những vấn đề quan trọng. Có lẻ đây là những đề tài không nói đến hằng ngày - Nhưng, chúng ta cần phải thường xuyên lập lại theo định kỳ những vấn đề này trong sự bận rộn vì cuộc sống của chúng ta. Như ngồi bên giếng nước trong lành, như chị phụ nữ Samaritanô đã làm, nghỉ một chút, và suy nghĩ đến những câu nỏi quan trọng cần để ý lưu tâm.
Mới đây, tôi đã mỡ một bức thơ của một người bạn, một doanh nhân đi du lịch rất nhiều. Anh ta gởi cho tôi một bài của tập san "Chăm sóc sức khỏe". Tựa bài đó là "Làm sao đối phó với sự căng thẳng". Tôi chắc rằng bài này không giúp gì cho những người đang ngồi trong nhà thờ hôm nay! Nhưng đối với những ai đang gặp căng thẳng, thì đây là những lời khuyến cáo.
Một lời khuyên là "hãy tìm điều gì làm cho bạn hứng khởi" Như nghe nhạc, đọc sách, ngoạn cảnh thiên nhiên. tập thể dục, và mặc dù đây không phải là bài báo tôn giáo, nhưng vẫn có lời gợi ý sau: "hãy dành thì giờ cho việc thường xuyên tìm kiếm sự sống thiêng liêng". Bài báo còn nói đến cả sự suy ngẫm và cầu nguyện.
Bài Phúc âm đã nói về đới sống của một người đang bị mệt mỏi và căng thẳng. Rồi người đó dừng lại để thực hiện một điều thú vị làm cho mình có hứng thú. Chị phụ nữ Samaritanô sẵn sàng nghe những điều Chúa Giêsu nói với chị. Chị ta sẵng sàng thay đổi. Chúng ta có lúc nào đó có thể nghĩ ra và làm điều gì như chị phụ nữ trong câu chuyện đã làm. Chị ta là một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta ở giữa Mùa Chay. Chị ta sẵn sàng thay đổi khuôn mẫu của những thói quen hằng ngày của mình, và điều chỉnh lại đời sống của mình cho xứng hợp.
Có thể chúng ta nghĩ tôn giáo chúng ta đã làm cho chúng ta quá quen thuộc với những mùa phụng vụ thường xuyên hằng năm. Hay chúng ta sống đạo một cách quá hời hợt, không tâm tình, thiếu hăng hái. Hay có lẽ chúng ta cần phải có một thay đổi lớn trong đời sống chúng ta. Hoặc, theo tinh thần bài phúc âm hôm nay, đức tin chúng ta có thể giống như nước ao tù hơn là nước mà Chúa Giêsu hứa cho chị phụ nữ nơi giếng là nước hằng sống.
Nếu lấy người phụ nữ trong câu chuyện Phúc âm làm mẫu, thì chúng ta cảm thấy chúng ta khô cằn về phần thiêng liêng, thì chúng ta chắc hẳn là người đang cần được hưởng những ân sủng mà Thiên Chúa ban cho trong Mùa Chay này. Câu chuyện trong Phúc âm mặc khải điều gì Thiên Chúa ban cho chúng ta nhiều những gì mà chúng ta đang trãi nghiệm - Và nhiều hơn những gì mà chúng ta đang mong đợi hay tưởng tượng bởi Thiên Chúa.
Mùa Chay là thời điểm mà chúng ta tham gia "cuộc trò chuyện có ý nghĩa", ("câu chuyện đáng kể") với Thiên Chúa như chị phụ nữ Samaritanô làm ở nơi giếng được không? Hay đúng hơn là chúng ta hãy để Thiên Chúa mời gọi chúng ta, như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài bắt đầu nói chuyện với chị phụ nữ đó? Chúng ta sẽ tham dự vào cuộc nói chuyện có ý nghĩa trong Mùa Chay nầy hay không? Tính toán xem sẽ nói với Chúa câu chuyện gì?
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY OF LENT (A)
Exodus 17: 3-7; Psalm 95; Romans 5: 1-2,5-8; John 4: 5-42
We have lots of conversations each day. Some are trivial: we chat with the person sitting next to us on a plane; we share highlights from the weekend news around the water cooler at work; we talk to the person in front of us at the checkout counter.
Some of these conversations exchange information: "Who will do the shopping?" "Do we need milk?" "What time is the hockey game over?" "What Mass are you going to on Sunday?" "Hi mom, how are you feeling today?"
There are other conversations that are an important and necessary part of life; ones in which we make a commitment to another; which start a new friendship; which help cement an old one; which heal hurts. These are conversations which add quality to our life, we need to have them and they are life-shaping. We can call these "conversations of significance" (or, "conversations that count") and we need to have them if our life is to have any deeper meaning: if we are to live more than a superficial life.
That’s the kind of conversation the Samaritan woman had with Jesus by the well – a conversation of significance. It started casually, but because of who she was – thirsty, and probably looking for much more in her life, and because she’s talking to Jesus, their conversation goes quickly to the heart of the matter.
It addresses issues of importance like: "Who am I?" "Where am I going?" "What am I doing?" "What change do I need to make in my life?" "Am I happy with things as they are?"
Questions like these are about significant issues, not the stuff of everyday conversations perhaps – but we need to have them periodically. We need to stop the rush of our lives, sit by some "well of refreshment," as the woman did; take a breath and pause to reflect on questions of importance, questions that count.
I opened a letter from a friend recently, a businessman who travels a lot. He sent me an article from one of those "wellness magazines." The title of the article was, "How to Manage Stress." I’m sure this doesn’t apply to anyone in church today (!), but for the one or two who are experiencing stress, here are the recommendations.
One suggestion was: "Find things that make your spirit soar." For example: music, reading, nature, exercise, and, although this was not a religious article, there was this suggestion, "Take time for spiritual pursuits on a regular basis." And it even went on to suggest meditation and prayer.
The gospel is about someone whose life was stressful; who paused to do what would, "make her spirit soar." She was thirsty for more than water – are we too? She is willing to engage Christ in a "conversation that counts," willing to listen to what he has to say to her. She is willing to change. We might take the hint and do what the woman in the gospel story did. She sets a wonderful example for us in the midst of Lent. She is willing to break the pattern of her routine and make adjustments in her life.
Perhaps we feel that our religion has settled into years of routine. Or, that we have lukewarm religious fervor, which lacks enthusiasm. Or, maybe we need to make a significant change in our lives. In terms of today’s gospel story our faith may be more like stagnant/still water, than like the water Jesus promises the woman – living water.
If, like the Samaritan woman, we find ourselves spiritually parched and dry of spirit, then we are potential, perfect recipients of what God has to offer us this Lent. The gospel story reveals that God is offering us much more than we now experience – much more than we could expect or imagine from God.
Lent is a time to enter into a "conversation of significance" ("conversation that counts"). Shall we engage God, as the woman did by the well? Or rather, shall we let God engage us, as Jesus did, when he began the conversation with her? Shall we enter into a conversation of significance this Lent? – A conversation that counts.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ IV Mùa Chay A. 15.3.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:31 12/03/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta cùng theo chân Đức Kitô trên đường rao giảng Tin Mừng và cùng với Ngài dừng chân bên bờ giếng Giacób. Bên bờ giếng nầy, Chúa Giêsu đã gặp người thiếu phụ Samaritana đến múc nước. Từ việc Chúa Giêsu xin người thiếu phụ nước uống để đỡ khát, Chúa đã hướng người thiếu phụ nầy đến một thứ NƯỚC HẰNG SỐNG.
Đời sống của người tín hữu chúng ta phải luôn khao khát thứ nước mà Chúa đã hứa cho người thiếu phụ, nước hằng sống, nếu chúng ta biết cần đến Chúa, chạy đến Ngài để gặp gỡ Ngài trong sự cầu nguyện và năng lãnh nhận các phép bí tích.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I hôm nay thuật lại cho chúng ta câu chuyện Môisen dẫn dân Dothái về Đất Hứa. Họ đang ở giữa sa mạc và đang khát. Môisen đã cầu xin Chúa ban cho họ nước. Chúa đã làm phép lạ cho nước chảy ra từ tảng đá Aqua, để cứu họ và đoàn súc vật.
TRƯỚC BÀI II:
Niềm hy vọng được Thiên Chúa cứu chuộc và thứ tha phải là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu, qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài đọc thứ I đã chuẩn bị phần nào cho bài Tin Mừng chúng ta sắp nghe hôm nay. Chúa dùng câu chuyện xin nước bên bờ giếng Giacób để hướng lòng chúng ta đến nguồn nước hằng sống chảy ra từ nguồn của 7 phép bí tích Chúa đã thiết lập trong Giáo Hội.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tư tưởng của các bài đọc hôm nay, phần nào hướng chúng ta về phép rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa, qua việc được tái sinh làm con cái Chúa, chúng ta sẽ làm chứng nhân cho Chúa qua ơn được làm con cái Chúa.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và tất cả những ai đã được tuyển chọn vào chức vụ thánh, luôn được tràn đầy ơn Chúa, để hướng dẫn dân Chúa mạnh dạn tiến về Đất Hứa trong ơn Thánh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Dân Riêng Dothái của Chúa - vì qua dân tộc của họ - ơn cứu chuộc đã đến với nhân loại. Xin Thánh Linh Thiên Chúa mở lòng trí họ, để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa Giavê thể hiện nơi Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua tinh thần của bài Tin Mừng, câu chuyện bên bờ giếng Gacób, chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em vì hoàn cảnh nào đó phải sống ly thân hoặc ly dị, với ơn Chúa trợ lực, sẽ mang lại cho họ niềm cậy trông. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em tân tòng, đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội trong mùa Phục Sinh. Với sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý, họ sẽ xứng đáng lãnh nhận những bí tích khai tâm Kitô giáo. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa trả công bội hậu, cho những giảng viên giáo lý trong cộng đoàn xứ đạo, đã hy sinh thời gian, để chuẩn bị cho những ai muốn gặp gỡ Chúa, qua bí tích rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con dâng kên Chúa những ý nguyện cầu của cộng đoàn dân Chúa đang họp nhau trước tôn nhan Chúa. Xin cho đời sông của con cái Chúa nơi trần gian luôn sống gắn bó, mật thiết với Chúa, qua sự cầu nguyện, lãnh nhận các phép bí tích. Đặc biệt là bí tích giải tội và thánh thể. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay, chúng ta cùng theo chân Đức Kitô trên đường rao giảng Tin Mừng và cùng với Ngài dừng chân bên bờ giếng Giacób. Bên bờ giếng nầy, Chúa Giêsu đã gặp người thiếu phụ Samaritana đến múc nước. Từ việc Chúa Giêsu xin người thiếu phụ nước uống để đỡ khát, Chúa đã hướng người thiếu phụ nầy đến một thứ NƯỚC HẰNG SỐNG.
Đời sống của người tín hữu chúng ta phải luôn khao khát thứ nước mà Chúa đã hứa cho người thiếu phụ, nước hằng sống, nếu chúng ta biết cần đến Chúa, chạy đến Ngài để gặp gỡ Ngài trong sự cầu nguyện và năng lãnh nhận các phép bí tích.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I hôm nay thuật lại cho chúng ta câu chuyện Môisen dẫn dân Dothái về Đất Hứa. Họ đang ở giữa sa mạc và đang khát. Môisen đã cầu xin Chúa ban cho họ nước. Chúa đã làm phép lạ cho nước chảy ra từ tảng đá Aqua, để cứu họ và đoàn súc vật.
TRƯỚC BÀI II:
Niềm hy vọng được Thiên Chúa cứu chuộc và thứ tha phải là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu, qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài đọc thứ I đã chuẩn bị phần nào cho bài Tin Mừng chúng ta sắp nghe hôm nay. Chúa dùng câu chuyện xin nước bên bờ giếng Giacób để hướng lòng chúng ta đến nguồn nước hằng sống chảy ra từ nguồn của 7 phép bí tích Chúa đã thiết lập trong Giáo Hội.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tư tưởng của các bài đọc hôm nay, phần nào hướng chúng ta về phép rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa, qua việc được tái sinh làm con cái Chúa, chúng ta sẽ làm chứng nhân cho Chúa qua ơn được làm con cái Chúa.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và tất cả những ai đã được tuyển chọn vào chức vụ thánh, luôn được tràn đầy ơn Chúa, để hướng dẫn dân Chúa mạnh dạn tiến về Đất Hứa trong ơn Thánh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Dân Riêng Dothái của Chúa - vì qua dân tộc của họ - ơn cứu chuộc đã đến với nhân loại. Xin Thánh Linh Thiên Chúa mở lòng trí họ, để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa Giavê thể hiện nơi Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua tinh thần của bài Tin Mừng, câu chuyện bên bờ giếng Gacób, chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em vì hoàn cảnh nào đó phải sống ly thân hoặc ly dị, với ơn Chúa trợ lực, sẽ mang lại cho họ niềm cậy trông. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em tân tòng, đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội trong mùa Phục Sinh. Với sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý, họ sẽ xứng đáng lãnh nhận những bí tích khai tâm Kitô giáo. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa trả công bội hậu, cho những giảng viên giáo lý trong cộng đoàn xứ đạo, đã hy sinh thời gian, để chuẩn bị cho những ai muốn gặp gỡ Chúa, qua bí tích rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con dâng kên Chúa những ý nguyện cầu của cộng đoàn dân Chúa đang họp nhau trước tôn nhan Chúa. Xin cho đời sông của con cái Chúa nơi trần gian luôn sống gắn bó, mật thiết với Chúa, qua sự cầu nguyện, lãnh nhận các phép bí tích. Đặc biệt là bí tích giải tội và thánh thể. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Đấng Xin Nước Là Nguồn Nước Hằng Sống
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:23 12/03/2020
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm A
(Ga 4, 5 - 42)
Hành trình phụng vụ Mùa Chay năm A dẫn đưa chúng ta sống con đường của các anh chị em dự tòng đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích Rửa Tội, làm sống lại trong chúng ta ơn Thánh Tẩy.
Giáo Hội luôn kết hợp lễ Vọng Phục Sinh với việc cử hành Bí tích Rửa tội trong đó hiện thực mầu nhiệm cao cả của đời sống người tính hữu là: chết đi cho tội lỗi, tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô phục sinh và nhận lấy Chúa Thánh Thần, Ðấng đã cho Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại (x. Rm 8,11).
Xem video và nghe bài giảng
Thế nên, Chúa Nhật thứ nhất gọi là Chúa Nhật cám dỗ, vì giới thiệu các cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu trong sa mạc, và mời gọi chúng ta đứng về phía Chúa Giêsu để chống lại các cám dỗ. Chúa Nhật này sau khi nghe chứng tá của các cha mẹ đỡ đầu, Giáo Hội cử hành việc tuyển chọn những người sẽ được nhận lãnh Bí tích Rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh.
Chúa Nhật thứ hai gọi là Chúa Nhật của tổ phụ Abraham và Chúa Nhật Hiển Dung. Bí Tích Rửa tội là bí tích của đức tin và thiên chức làm con Thiên Chúa: theo Abraham tin tưởng vào Chúa và ra đi để trở nên con cái Chúa.
Bước vào Chúa Nhật thứ ba, chúng ta nghe lại cuộc đối thoại nổi tiếng của Ðức Giêsu với người thiếu phụ Samaria, được Thánh sử Gioan tường thuật. Người thiếu phụ hằng ngày đi lấy nước từ một giếng nước cổ xưa, có từ thời tổ phụ Giacóp. Hôm ấy, chị gặp Ðức Giêsu đang ngồi trên bờ giếng, mệt mỏi sau một hành trình dài (x. Ga 4,5-42). Chúa Giêsu chính là Nước Hằng Sống, Người làm cho con người đỡ khát, nước Chúa Thánh Thần. Chúa Nhật này Giáo Hội cử hành việc bỏ phiếu các tân tòng lần thứ nhất và trong tuần trao cho họ Kinh Tin Kính.
Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống
Vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo, Các Giáo phụ đã sớm nhận ra nơi «nước hằng sống» biểu tưởng của phép Rửa tội, mà Đức Kitô là chính Nguồn Nước ấy. Chúa Giêsu xin người đàn bà xứ Samaria nước uống, không phải lý do khát về thể lý cho bằng khát đức tin, khát sự sống đời đời, khát một linh hồn khô héo. Đấng Cứu Thế giả vờ khát nước đến xin người đàn bà nước để trao ban thứ nước ân sủng khỏi khát đời đời. Đó chính là nguồn nước mà Tin Mừng nói tới khi Người xin nước của người đàn bà xứ Samaria… Thực ra, nguồn nước ấy không bao giờ cạn, Đấng là nước hằng sống không thể uống nước bị ô nhiễm ở vùng đất này. Câu hỏi được đặt ra:
Phải chăng Đức Kitô khát nước?
Vâng, Người khát, nhưng Người không khát nước trên mặt đất này, hay khát thức uống của con người, mà khát các linh hồn, khát sự cứu chuộc nhân loại. Thánh Ephrem viết: “Khi khát nước, Chúa chúng ta đã ngó đầu vào miệng giếng; Người xin người đàn bà nước uống. Từ giếng nước, Người đã câu được một tâm hồn. Nhưng tâm hồn ấy đã lại câu tiếp được cả dân trong thành” (Thánh Thi Giáng sinh số 4, 43-44).
Tại sao Chúa Giêsu lại xin người đàn bà xứ Samaria nước uống khi bà đến kín đầy vò nước, không những thế, Người còn khẳng định rằng, Người có thể trao ban mạch nước dồi dào hơn từ giếng thiêng liêng nếu ai đến xin Ngài?
Câu trả lời là vì dân Samaria thờ ngẫu tượng, tâm trí họ hướng về địa giới, nên Người khát đức tin không chỉ của người đàn này mà cả và nhân loại. Chúa Giêsu nói: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: ‘xin cho tôi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống (...) Tất cả những ai uống nước này sẽ còn khát : nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa; vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời” (Ga 4, 10-14). Đúng như lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ hôm nay diễn tả: “Lạy Chúa là Cha chí thánh... Khi người phụ nữ xứ Sa-ma-ri cho nước uống, Người đã ban cho bà đức tin. Vì Người tha thiết ước mong bà tin vững mạnh, nên đã đốt lên trong lòng bà ngọn lửa yêu mến Chúa…”
Hình ảnh người tân tòng
Người đàn bà xứ Samaria là hình ảnh của người tân tòng, còn đang chịu sự ràng buộc của ma quỷ, năm đời chồng bà đã từ bỏ, người đàn ông thứ sáu đang sống với bà là tượng trưng. Giếng nước Giacóp thể hiện tiệc cưới của tâm hồn bà cử hành với Thiên Chúa đã được thanh tẩy bằng nước Rửa tội. Theo M. Dulaey thì: “Giữa thế kỷ thứ III, Origène giải thích rằng, giếng nước này là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người và hiệp nhất tâm hồn với Thiên Chúa”. Từ nay, bà tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người và đi loan báo Đức Kitô cho dân làng bà, kết quả là : “Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng : Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm” (Ga 4, 39). Theo Origène: “Vị Hôn Phu đích thực là Chúa Kitô (Ga 13, 181). Một khi người đàn bà này tìm thấy Ngài, bà liền chạy về loan báo cho dân làng biết; người đàn bà này là hình ảnh của người kitô hữu tuyên xưng đức tin của mình”.
Nguồn suối cứu độ là chính Đức Kitô
Đức Kitô, Đấng ngồi nghỉ trên miệng giếng chính là nguồn nước, từ cạnh sườn bên phải Người, tuôn trào dòng nước xót thương; một phụ nữ có sáu đời chồng đã được tẩy sạch bằng dòng nước hằng sống ấy. Thật ngưỡng mộ biết bao: một người phụ nữ nhẹ nhàng đến giếng Samaria kín nước, bà lấy nước từ dòng nước Giêsu! Tìm được nước, bà ra đi với sự tiết hạnh. Ngay lập tức bà xưng thú các lỗi mà Chúa Giêsu ám chỉ, bà nhận ra Đức Kitô và loan báo Đấng Cứu Thế. Bà để vò nước xuống, mang ơn sủng vào thành; vai nhẹ bớt, bà trở về tràn đầy sự thánh thiện… Đúng là ai đến trong tội lỗi sẽ trở về với sứ mạng tiên tri.
Nước hằng sống này đối với chúng ta là nguồn suối dâng trào sự sống đời đời, nước này không phải là nước hòa với Máu Chúa Kitô, đã chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên cây Thánh giá đó sao? Đây không phải là các bí tích của Giáo hội mà Phép rửa trình bầy mầu nhiệm của nước ấy, để ám chỉ rằng nước đó phát sinh từ cái chết cứu độ của Đấng Cứu Thế đó hay sao? Trong mọi trường hợp, các Giáo phụ thấy nước tuôn chảy từ tảng đá do Môisen đập ra (Xh 17, 3-7) là hình ảnh tiên trưng của nước chảy ra từ cạnh sườn Đấng Cứu Thế bị đóng đinh.
Mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy chính mình nơi hình ảnh của người thiếu phụ Samari: Ðức Giêsu chờ đợi chúng ta, nhất là trong thời điểm của Mùa Chay này, để đối thoại với chúng ta, nói với con tim của chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại trong một khoảnh khắc thinh lặng, để lắng nghe lời Ngài nói với chúng ta: “Nếu bạn nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban...”
Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, xin đừng để chúng con đánh mất cơ hội gặp gỡ này, là nơi chúng con có thể kín múc nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 4, 5 - 42)
Hành trình phụng vụ Mùa Chay năm A dẫn đưa chúng ta sống con đường của các anh chị em dự tòng đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích Rửa Tội, làm sống lại trong chúng ta ơn Thánh Tẩy.
Giáo Hội luôn kết hợp lễ Vọng Phục Sinh với việc cử hành Bí tích Rửa tội trong đó hiện thực mầu nhiệm cao cả của đời sống người tính hữu là: chết đi cho tội lỗi, tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô phục sinh và nhận lấy Chúa Thánh Thần, Ðấng đã cho Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại (x. Rm 8,11).
Xem video và nghe bài giảng
Thế nên, Chúa Nhật thứ nhất gọi là Chúa Nhật cám dỗ, vì giới thiệu các cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu trong sa mạc, và mời gọi chúng ta đứng về phía Chúa Giêsu để chống lại các cám dỗ. Chúa Nhật này sau khi nghe chứng tá của các cha mẹ đỡ đầu, Giáo Hội cử hành việc tuyển chọn những người sẽ được nhận lãnh Bí tích Rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh.
Chúa Nhật thứ hai gọi là Chúa Nhật của tổ phụ Abraham và Chúa Nhật Hiển Dung. Bí Tích Rửa tội là bí tích của đức tin và thiên chức làm con Thiên Chúa: theo Abraham tin tưởng vào Chúa và ra đi để trở nên con cái Chúa.
Bước vào Chúa Nhật thứ ba, chúng ta nghe lại cuộc đối thoại nổi tiếng của Ðức Giêsu với người thiếu phụ Samaria, được Thánh sử Gioan tường thuật. Người thiếu phụ hằng ngày đi lấy nước từ một giếng nước cổ xưa, có từ thời tổ phụ Giacóp. Hôm ấy, chị gặp Ðức Giêsu đang ngồi trên bờ giếng, mệt mỏi sau một hành trình dài (x. Ga 4,5-42). Chúa Giêsu chính là Nước Hằng Sống, Người làm cho con người đỡ khát, nước Chúa Thánh Thần. Chúa Nhật này Giáo Hội cử hành việc bỏ phiếu các tân tòng lần thứ nhất và trong tuần trao cho họ Kinh Tin Kính.
Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống
Vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo, Các Giáo phụ đã sớm nhận ra nơi «nước hằng sống» biểu tưởng của phép Rửa tội, mà Đức Kitô là chính Nguồn Nước ấy. Chúa Giêsu xin người đàn bà xứ Samaria nước uống, không phải lý do khát về thể lý cho bằng khát đức tin, khát sự sống đời đời, khát một linh hồn khô héo. Đấng Cứu Thế giả vờ khát nước đến xin người đàn bà nước để trao ban thứ nước ân sủng khỏi khát đời đời. Đó chính là nguồn nước mà Tin Mừng nói tới khi Người xin nước của người đàn bà xứ Samaria… Thực ra, nguồn nước ấy không bao giờ cạn, Đấng là nước hằng sống không thể uống nước bị ô nhiễm ở vùng đất này. Câu hỏi được đặt ra:
Phải chăng Đức Kitô khát nước?
Vâng, Người khát, nhưng Người không khát nước trên mặt đất này, hay khát thức uống của con người, mà khát các linh hồn, khát sự cứu chuộc nhân loại. Thánh Ephrem viết: “Khi khát nước, Chúa chúng ta đã ngó đầu vào miệng giếng; Người xin người đàn bà nước uống. Từ giếng nước, Người đã câu được một tâm hồn. Nhưng tâm hồn ấy đã lại câu tiếp được cả dân trong thành” (Thánh Thi Giáng sinh số 4, 43-44).
Tại sao Chúa Giêsu lại xin người đàn bà xứ Samaria nước uống khi bà đến kín đầy vò nước, không những thế, Người còn khẳng định rằng, Người có thể trao ban mạch nước dồi dào hơn từ giếng thiêng liêng nếu ai đến xin Ngài?
Câu trả lời là vì dân Samaria thờ ngẫu tượng, tâm trí họ hướng về địa giới, nên Người khát đức tin không chỉ của người đàn này mà cả và nhân loại. Chúa Giêsu nói: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: ‘xin cho tôi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống (...) Tất cả những ai uống nước này sẽ còn khát : nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa; vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời” (Ga 4, 10-14). Đúng như lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ hôm nay diễn tả: “Lạy Chúa là Cha chí thánh... Khi người phụ nữ xứ Sa-ma-ri cho nước uống, Người đã ban cho bà đức tin. Vì Người tha thiết ước mong bà tin vững mạnh, nên đã đốt lên trong lòng bà ngọn lửa yêu mến Chúa…”
Hình ảnh người tân tòng
Người đàn bà xứ Samaria là hình ảnh của người tân tòng, còn đang chịu sự ràng buộc của ma quỷ, năm đời chồng bà đã từ bỏ, người đàn ông thứ sáu đang sống với bà là tượng trưng. Giếng nước Giacóp thể hiện tiệc cưới của tâm hồn bà cử hành với Thiên Chúa đã được thanh tẩy bằng nước Rửa tội. Theo M. Dulaey thì: “Giữa thế kỷ thứ III, Origène giải thích rằng, giếng nước này là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người và hiệp nhất tâm hồn với Thiên Chúa”. Từ nay, bà tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người và đi loan báo Đức Kitô cho dân làng bà, kết quả là : “Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng : Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm” (Ga 4, 39). Theo Origène: “Vị Hôn Phu đích thực là Chúa Kitô (Ga 13, 181). Một khi người đàn bà này tìm thấy Ngài, bà liền chạy về loan báo cho dân làng biết; người đàn bà này là hình ảnh của người kitô hữu tuyên xưng đức tin của mình”.
Nguồn suối cứu độ là chính Đức Kitô
Đức Kitô, Đấng ngồi nghỉ trên miệng giếng chính là nguồn nước, từ cạnh sườn bên phải Người, tuôn trào dòng nước xót thương; một phụ nữ có sáu đời chồng đã được tẩy sạch bằng dòng nước hằng sống ấy. Thật ngưỡng mộ biết bao: một người phụ nữ nhẹ nhàng đến giếng Samaria kín nước, bà lấy nước từ dòng nước Giêsu! Tìm được nước, bà ra đi với sự tiết hạnh. Ngay lập tức bà xưng thú các lỗi mà Chúa Giêsu ám chỉ, bà nhận ra Đức Kitô và loan báo Đấng Cứu Thế. Bà để vò nước xuống, mang ơn sủng vào thành; vai nhẹ bớt, bà trở về tràn đầy sự thánh thiện… Đúng là ai đến trong tội lỗi sẽ trở về với sứ mạng tiên tri.
Nước hằng sống này đối với chúng ta là nguồn suối dâng trào sự sống đời đời, nước này không phải là nước hòa với Máu Chúa Kitô, đã chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên cây Thánh giá đó sao? Đây không phải là các bí tích của Giáo hội mà Phép rửa trình bầy mầu nhiệm của nước ấy, để ám chỉ rằng nước đó phát sinh từ cái chết cứu độ của Đấng Cứu Thế đó hay sao? Trong mọi trường hợp, các Giáo phụ thấy nước tuôn chảy từ tảng đá do Môisen đập ra (Xh 17, 3-7) là hình ảnh tiên trưng của nước chảy ra từ cạnh sườn Đấng Cứu Thế bị đóng đinh.
Mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy chính mình nơi hình ảnh của người thiếu phụ Samari: Ðức Giêsu chờ đợi chúng ta, nhất là trong thời điểm của Mùa Chay này, để đối thoại với chúng ta, nói với con tim của chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại trong một khoảnh khắc thinh lặng, để lắng nghe lời Ngài nói với chúng ta: “Nếu bạn nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban...”
Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, xin đừng để chúng con đánh mất cơ hội gặp gỡ này, là nơi chúng con có thể kín múc nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các dân nước đang phải ứng phó với tai họa coronavirus.
Đặng Tự Do
06:45 12/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này. Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nhà lãnh đạo các dân nước đang phải ứng phó với tai họa coronavirus.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các dân nước, những người phải đưa ra các quyết định liên quan đến các biện pháp cần phải được thực hiện để ngăn chặn coronavirus. Cầu xin cho họ có thể cảm thấy được đồng hành bởi lời cầu nguyện của người dân. Nhiều lần họ đưa ra các quyết định mà mọi người không thích nhưng đó là vì thiện ích của chúng ta”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến bài Tin Mừng trong ngày. Ngài nói:
Người đàn ông giàu có trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu là một người hài lòng, hạnh phúc, không có bất kỳ mối quan tâm nào. Quần áo của ông ta có lẽ được làm bởi các nhà thiết kế thời trang tốt nhất vào thời đó. Ông ta có thể phải dùng thuốc điều trị cao cholesterol vì các bữa tiệc mà ông ta hưởng dùng mỗi ngày. Cuộc sống của ông ta đã diễn ra khá tốt.
Bi kịch
Người đàn ông giàu sang biết rằng có một người đàn ông nghèo đang sống ở bậc cửa nhà mình. Ông ta thậm chí còn biết tên người ấy là Ladarô. Vấn đề là Ladarô “chẳng là gì” đối với ông ta. Ông ta nghĩ đó là chuyện bình thường và Ladarô sẽ tự chăm sóc bản thân mình. Rồi thì cả hai người đàn ông đã chết.
Tin Mừng nói rằng Ladarô đã được đưa lên thiên đàng và được ngồi vào lòng Abraham. Người đàn ông giàu có cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, ông ta phải chịu cực hình.
Vực thẳm vĩ đại
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có ấn tượng sâu sắc bởi vực thẳm vĩ đại giữa hai người.
Tin Mừng cho biết giữa người phú hộ và Ladarô “đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”. Đó là cùng một vực thẳm đã tồn tại giữa người đàn ông giàu có và Ladarô khi họ còn sống.
Bi kịch của sự thờ ơ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả bi kịch của người đàn ông giàu có là một điều đã được thông báo rất nhiều lần. Nhưng những thông ấy không bao giờ xâm nhập được vào trái tim ông ta. Ông ta đã không mảy may xúc động trước bi kịch mà những người khác đang phải sống. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: “Đây cũng thường là bi kịch của chúng ta.”
Chúng ta đều biết vì chúng ta đã nghe trên tivi hoặc chúng ta đã đọc trên báo: Có bao nhiêu trẻ em bị đói ngày nay trên thế giới, bao nhiêu trẻ em không có thuốc men cần thiết, bao nhiêu trẻ em không thể cắp sách đến trường. Chúng ta nói, “ồ tội nghiệp quá”, rồi thôi. Chúng ta biết những điều này tồn tại, nhưng nó không xâm nhập vào trái tim của chúng ta.
Sự thờ ơ
Bi kịch là chúng ta có nhiều thông tin nhưng chúng ta không cảm nhận được thực tế mà người khác sống. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, “có một vực thẳm, đó là vực thẳm của sự thờ ơ”. Sự thờ ơ này đã cướp đi của chúng ta ngay cả danh tánh của mình, như trong trường hợp của người đàn ông giàu có, mà tên ông ta là gì chúng ta không hề biết. Chính chủ nghĩa vị kỷ làm cho chúng ta mất đi bản sắc thực sự của chúng ta, và danh tính của chúng ta. Điều này dẫn đến “một nền văn hóa của các tính từ trong đó giá trị của bạn phụ thuộc vào những gì bạn có”.
Sự thờ ơ đưa chúng ta đến chỗ mất đi danh tính của mình. Chúng ta là cái này hay cái kia Chúng ta là các tính từ, chứ không còn là danh từ nữa.
Lời cầu nguyện Đức Thánh Cha
Để kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra lời nguyện sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng đừng rơi vào sự thờ ơ. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tất cả thông tin chúng ta có về sự đau khổ của con người có thể xâm nhập vào trái tim của chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm điều gì đó cho người khác.
Source:Vatican NewsPope offers Mass for civil authorities
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các dân nước, những người phải đưa ra các quyết định liên quan đến các biện pháp cần phải được thực hiện để ngăn chặn coronavirus. Cầu xin cho họ có thể cảm thấy được đồng hành bởi lời cầu nguyện của người dân. Nhiều lần họ đưa ra các quyết định mà mọi người không thích nhưng đó là vì thiện ích của chúng ta”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến bài Tin Mừng trong ngày. Ngài nói:
Người đàn ông giàu có trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu là một người hài lòng, hạnh phúc, không có bất kỳ mối quan tâm nào. Quần áo của ông ta có lẽ được làm bởi các nhà thiết kế thời trang tốt nhất vào thời đó. Ông ta có thể phải dùng thuốc điều trị cao cholesterol vì các bữa tiệc mà ông ta hưởng dùng mỗi ngày. Cuộc sống của ông ta đã diễn ra khá tốt.
Bi kịch
Người đàn ông giàu sang biết rằng có một người đàn ông nghèo đang sống ở bậc cửa nhà mình. Ông ta thậm chí còn biết tên người ấy là Ladarô. Vấn đề là Ladarô “chẳng là gì” đối với ông ta. Ông ta nghĩ đó là chuyện bình thường và Ladarô sẽ tự chăm sóc bản thân mình. Rồi thì cả hai người đàn ông đã chết.
Tin Mừng nói rằng Ladarô đã được đưa lên thiên đàng và được ngồi vào lòng Abraham. Người đàn ông giàu có cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, ông ta phải chịu cực hình.
Vực thẳm vĩ đại
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có ấn tượng sâu sắc bởi vực thẳm vĩ đại giữa hai người.
Tin Mừng cho biết giữa người phú hộ và Ladarô “đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”. Đó là cùng một vực thẳm đã tồn tại giữa người đàn ông giàu có và Ladarô khi họ còn sống.
Bi kịch của sự thờ ơ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả bi kịch của người đàn ông giàu có là một điều đã được thông báo rất nhiều lần. Nhưng những thông ấy không bao giờ xâm nhập được vào trái tim ông ta. Ông ta đã không mảy may xúc động trước bi kịch mà những người khác đang phải sống. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: “Đây cũng thường là bi kịch của chúng ta.”
Chúng ta đều biết vì chúng ta đã nghe trên tivi hoặc chúng ta đã đọc trên báo: Có bao nhiêu trẻ em bị đói ngày nay trên thế giới, bao nhiêu trẻ em không có thuốc men cần thiết, bao nhiêu trẻ em không thể cắp sách đến trường. Chúng ta nói, “ồ tội nghiệp quá”, rồi thôi. Chúng ta biết những điều này tồn tại, nhưng nó không xâm nhập vào trái tim của chúng ta.
Sự thờ ơ
Bi kịch là chúng ta có nhiều thông tin nhưng chúng ta không cảm nhận được thực tế mà người khác sống. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, “có một vực thẳm, đó là vực thẳm của sự thờ ơ”. Sự thờ ơ này đã cướp đi của chúng ta ngay cả danh tánh của mình, như trong trường hợp của người đàn ông giàu có, mà tên ông ta là gì chúng ta không hề biết. Chính chủ nghĩa vị kỷ làm cho chúng ta mất đi bản sắc thực sự của chúng ta, và danh tính của chúng ta. Điều này dẫn đến “một nền văn hóa của các tính từ trong đó giá trị của bạn phụ thuộc vào những gì bạn có”.
Sự thờ ơ đưa chúng ta đến chỗ mất đi danh tính của mình. Chúng ta là cái này hay cái kia Chúng ta là các tính từ, chứ không còn là danh từ nữa.
Lời cầu nguyện Đức Thánh Cha
Để kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra lời nguyện sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng đừng rơi vào sự thờ ơ. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tất cả thông tin chúng ta có về sự đau khổ của con người có thể xâm nhập vào trái tim của chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm điều gì đó cho người khác.
Source:Vatican News
Đức Thánh Cha dâng lời nguyện lên Đức Mẹ xin che chở trước đại dịch coronavirus
Đặng Tự Do
07:41 12/03/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã soạn một lời cầu nguyện dâng lên Đức Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân, để cầu xin sự bảo vệ của Mẹ trong đại dịch coronavirus.
Ngày Thứ Tư 11 tháng Ba đã được chọn là ngày ăn chay và cầu nguyện của giáo phận Rôma trước đại dịch coronavirus. Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, đã cử hành tại đền thánh Madonna del Divino Amore - Đức Mẹ Tình yêu Chúa một thánh lễ đặc biệt cầu bình an cho giáo phận.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết trong sứ điệp video, được phát trước lúc bắt đầu Thánh lễ này, Đức Thánh Cha đã phó thác “thành phố Rôma, nước Ý và toàn thể thế giới cho sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, Đấng là dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng” trong tình thế nghiêm trọng đang tiếp diễn của dịch bệnh coronavirus.
Kiên vững trong đức tin
Trong lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi Đức Maria là Sức khỏe của các bệnh nhân, và nói thêm rằng Mẹ giữ vững đức tin khi đứng dưới chân Thánh giá trong cuộc thương khó.
“Lạy Mẹ, là phần rỗi của người dân Rôma, Mẹ biết những gì chúng con đang cần đến, và chúng con tin rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con những nhu cầu đó - như tại [Tiệc Cưới] Cana thành Galilê xưa – để niềm vui và lễ hội có thể trở lại sau thời điểm thử thách này.”
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi chúng ta tìm nương náu dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ, vì biết rằng Mẹ sẽ giúp chúng ta tuân theo ý muốn của Chúa Cha.
Những tiền lệ trong lịch sử
Việc chọn cử hành thánh lễ tại đền thánh Madonna del Divino Amore có một ý nghĩa lịch sử. Thật thế, chính tại đền thánh này, tháng 6 năm 1944, Đức Thánh Cha Pio XII và dân thành Rôma đã cầu xin Đức Mẹ cứu Rôma trong khi quân Đức Quốc xã đang trên đường tháo chạy.
Trước đó, tại Ukraine, Estonia, Latvia, Luthiania, và Ba Lan, khi rút lui, Đức Quốc xã đã đốt phá nhằm cản đường tiến của quân Nga và quân Đồng Minh.
Hơn 75 năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Đức Mẹ gìn giữ thế giới trước cuộc khủng hoảng hiện nay.
Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.
Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.
Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.
Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.
Source:Vatican NewsCovid-19: Pope offers prayer to Virgin Mary for protection
Ngày Thứ Tư 11 tháng Ba đã được chọn là ngày ăn chay và cầu nguyện của giáo phận Rôma trước đại dịch coronavirus. Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, đã cử hành tại đền thánh Madonna del Divino Amore - Đức Mẹ Tình yêu Chúa một thánh lễ đặc biệt cầu bình an cho giáo phận.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết trong sứ điệp video, được phát trước lúc bắt đầu Thánh lễ này, Đức Thánh Cha đã phó thác “thành phố Rôma, nước Ý và toàn thể thế giới cho sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, Đấng là dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng” trong tình thế nghiêm trọng đang tiếp diễn của dịch bệnh coronavirus.
Kiên vững trong đức tin
Trong lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi Đức Maria là Sức khỏe của các bệnh nhân, và nói thêm rằng Mẹ giữ vững đức tin khi đứng dưới chân Thánh giá trong cuộc thương khó.
“Lạy Mẹ, là phần rỗi của người dân Rôma, Mẹ biết những gì chúng con đang cần đến, và chúng con tin rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con những nhu cầu đó - như tại [Tiệc Cưới] Cana thành Galilê xưa – để niềm vui và lễ hội có thể trở lại sau thời điểm thử thách này.”
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi chúng ta tìm nương náu dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ, vì biết rằng Mẹ sẽ giúp chúng ta tuân theo ý muốn của Chúa Cha.
Những tiền lệ trong lịch sử
Việc chọn cử hành thánh lễ tại đền thánh Madonna del Divino Amore có một ý nghĩa lịch sử. Thật thế, chính tại đền thánh này, tháng 6 năm 1944, Đức Thánh Cha Pio XII và dân thành Rôma đã cầu xin Đức Mẹ cứu Rôma trong khi quân Đức Quốc xã đang trên đường tháo chạy.
Trước đó, tại Ukraine, Estonia, Latvia, Luthiania, và Ba Lan, khi rút lui, Đức Quốc xã đã đốt phá nhằm cản đường tiến của quân Nga và quân Đồng Minh.
Hơn 75 năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Đức Mẹ gìn giữ thế giới trước cuộc khủng hoảng hiện nay.
Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.
Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.
Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.
Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.
Source:Vatican News
Giáo Hội thời dịch bệnh: Ba Lan sẽ không đình chỉ thánh lễ vì coronavirus nhưng làm nhiều lễ hơn
Đặng Tự Do
14:42 12/03/2020
Tính cho đến chiều thứ Năm 12 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới đã tăng vọt lên đến 4,716 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 127,799 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 418 người thiệt mạng vì coronavirus.
Hoa Lục dẫn đầu con số thương vong với 3,169 người chết, và 80,796 trường hợp nhiễm bệnh.
Kế đến là tại Ý với 827 người chết, và 12,462 trường hợp nhiễm bệnh. Như thế, chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Tư, tại Ý, đã có thêm 196 người chết vì coronavirus, và 2,313 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tiếp theo là Iran với 429 người chết, và 10,075 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Hoa Kỳ, hôm thứ Tư, thống đốc tiểu bang Kentucky là ông Andy Beshear để yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz đình chỉ các thánh lễ. Cho đến nay, tiểu bang Kentucky có 8 trường hợp nhiễm coronavirus và tình trạng của tất cả 8 người này đều tiến triển khả quan.
Đức Cha Joseph Kurtz, Tổng Giám Mục Louisville đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này. Ngài viết trong một lá thư được công bố hôm thứ Năm gởi cho các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân: “Với những thông tin tôi có trong tay vào lúc này, tôi sẽ không đình chỉ các thánh lễ hàng ngày hoặc cuối tuần.”
Một phản ứng tương tự cũng được thấy tại Ba Lan.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gadecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan viết cho các Giám Mục và linh mục như sau:
“Trong tình hình hiện tại, tôi muốn nhắc nhở anh em rằng cũng giống như các bệnh viện điều trị các bệnh về cơ thể, Giáo hội phục vụ việc điều trị các bệnh tật tâm hồn bên cạnh nhiều điều khác nữa; đó là lý do tại sao không thể tưởng tượng được rằng chúng ta sẽ chấm dứt không cầu nguyện trong các nhà thờ nữa.”
Ngài đề nghị các linh mục dâng nhiều thánh lễ hơn thường lệ, và như vậy cộng đoàn trong các buổi lễ sẽ không đông như bình thường.
Vatican News minh xác rằng Đền Thờ Thánh Phêrô, mặc dù đóng cửa đối với khách du lịch, vẫn mở cửa, và các cử hành phụng vụ vẫn đang được tổ chức. Theo gương Đức Thánh Cha trong việc phát trực tiếp thánh lễ hàng ngày, vào buổi trưa mỗi ngày, Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô sẽ đọc kinh Mân côi và kinh Truyền Tin từ Đền Thờ Thánh Phêrô với kinh sĩ đoàn và các nhân viên làm việc tại Tòa Thánh.
Lúc 7 sáng thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này. Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nhà lãnh đạo các dân nước đang phải ứng phó với tai họa coronavirus.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các dân nước, những người phải đưa ra các quyết định liên quan đến các biện pháp cần phải được thực hiện để ngăn chặn coronavirus. Cầu xin cho họ có thể cảm thấy được đồng hành bởi lời cầu nguyện của người dân. Nhiều lần họ đưa ra các quyết định mà mọi người không thích nhưng đó là vì thiện ích của chúng ta”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến bài Tin Mừng trong ngày. Toàn văn bài Tin Mừng trong ngày như sau:
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:
“Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”.
Người đó lại nói: “Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Người đàn ông giàu có trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu là một người hài lòng, hạnh phúc, không có bất kỳ mối quan tâm nào. Quần áo của ông ta có lẽ được làm bởi các nhà thiết kế thời trang tốt nhất vào thời đó. Ông ta có thể phải dùng thuốc điều trị cao cholesterol vì các bữa tiệc mà ông ta hưởng dùng mỗi ngày. Cuộc sống của ông ta đã diễn ra khá tốt.
Người đàn ông giàu sang biết rằng có một người đàn ông nghèo đang sống ở bậc cửa nhà mình. Ông ta thậm chí còn biết tên người ấy là Ladarô. Vấn đề là Ladarô “chẳng là gì” đối với ông ta. Ông ta nghĩ đó là chuyện bình thường và Ladarô sẽ tự chăm sóc bản thân mình. Rồi thì cả hai người đàn ông đã chết.
Tin Mừng nói rằng Ladarô đã được đưa lên thiên đàng và được ngồi vào lòng Abraham. Người đàn ông giàu có cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, ông ta phải chịu cực hình.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có ấn tượng sâu sắc bởi vực thẳm vĩ đại giữa hai người.
Tin Mừng cho biết giữa người phú hộ và Ladarô “đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”. Đó là cùng một vực thẳm đã tồn tại giữa người đàn ông giàu có và Ladarô khi họ còn sống.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả bi kịch của người đàn ông giàu có là một điều đã được thông báo rất nhiều lần. Nhưng những thông ấy không bao giờ xâm nhập được vào trái tim ông ta. Ông ta đã không mảy may xúc động trước bi kịch mà những người khác đang phải sống. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: “Đây cũng thường là bi kịch của chúng ta.”
Chúng ta đều biết vì chúng ta đã nghe trên tivi hoặc chúng ta đã đọc trên báo: Có bao nhiêu trẻ em bị đói ngày nay trên thế giới, bao nhiêu trẻ em không có thuốc men cần thiết, bao nhiêu trẻ em không thể cắp sách đến trường. Chúng ta nói, “ồ tội nghiệp quá”, rồi thôi. Chúng ta biết những điều này tồn tại, nhưng nó không xâm nhập vào trái tim của chúng ta.
Bi kịch là chúng ta có nhiều thông tin nhưng chúng ta không cảm nhận được thực tế mà người khác sống. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, “có một vực thẳm, đó là vực thẳm của sự thờ ơ”. Sự thờ ơ này đã cướp đi của chúng ta ngay cả danh tánh của mình, như trong trường hợp của người đàn ông giàu có, mà tên ông ta là gì chúng ta không hề biết. Chính chủ nghĩa vị kỷ làm cho chúng ta mất đi bản sắc thực sự của chúng ta, và danh tính của chúng ta. Điều này dẫn đến “một nền văn hóa của các tính từ trong đó giá trị của bạn phụ thuộc vào những gì bạn có”.
Sự thờ ơ đưa chúng ta đến chỗ mất đi danh tính của mình. Chúng ta là cái này hay cái kia Chúng ta là các tính từ, chứ không còn là danh từ nữa.
Để kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra lời nguyện sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng đừng rơi vào sự thờ ơ. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tất cả thông tin chúng ta có về sự đau khổ của con người có thể xâm nhập vào trái tim của chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm điều gì đó cho người khác.
Source:SIRCoronavirus Covid-19: mgr. Gadecki (Episcopal Conference of Poland), “celebrating more Masses to avoid overcrowding the churches”. Prayers at Jasna Gora
Hoa Lục dẫn đầu con số thương vong với 3,169 người chết, và 80,796 trường hợp nhiễm bệnh.
Kế đến là tại Ý với 827 người chết, và 12,462 trường hợp nhiễm bệnh. Như thế, chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Tư, tại Ý, đã có thêm 196 người chết vì coronavirus, và 2,313 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tiếp theo là Iran với 429 người chết, và 10,075 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Hoa Kỳ, hôm thứ Tư, thống đốc tiểu bang Kentucky là ông Andy Beshear để yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz đình chỉ các thánh lễ. Cho đến nay, tiểu bang Kentucky có 8 trường hợp nhiễm coronavirus và tình trạng của tất cả 8 người này đều tiến triển khả quan.
Đức Cha Joseph Kurtz, Tổng Giám Mục Louisville đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này. Ngài viết trong một lá thư được công bố hôm thứ Năm gởi cho các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân: “Với những thông tin tôi có trong tay vào lúc này, tôi sẽ không đình chỉ các thánh lễ hàng ngày hoặc cuối tuần.”
Một phản ứng tương tự cũng được thấy tại Ba Lan.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gadecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan viết cho các Giám Mục và linh mục như sau:
“Trong tình hình hiện tại, tôi muốn nhắc nhở anh em rằng cũng giống như các bệnh viện điều trị các bệnh về cơ thể, Giáo hội phục vụ việc điều trị các bệnh tật tâm hồn bên cạnh nhiều điều khác nữa; đó là lý do tại sao không thể tưởng tượng được rằng chúng ta sẽ chấm dứt không cầu nguyện trong các nhà thờ nữa.”
Ngài đề nghị các linh mục dâng nhiều thánh lễ hơn thường lệ, và như vậy cộng đoàn trong các buổi lễ sẽ không đông như bình thường.
Vatican News minh xác rằng Đền Thờ Thánh Phêrô, mặc dù đóng cửa đối với khách du lịch, vẫn mở cửa, và các cử hành phụng vụ vẫn đang được tổ chức. Theo gương Đức Thánh Cha trong việc phát trực tiếp thánh lễ hàng ngày, vào buổi trưa mỗi ngày, Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô sẽ đọc kinh Mân côi và kinh Truyền Tin từ Đền Thờ Thánh Phêrô với kinh sĩ đoàn và các nhân viên làm việc tại Tòa Thánh.
Lúc 7 sáng thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này. Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nhà lãnh đạo các dân nước đang phải ứng phó với tai họa coronavirus.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các dân nước, những người phải đưa ra các quyết định liên quan đến các biện pháp cần phải được thực hiện để ngăn chặn coronavirus. Cầu xin cho họ có thể cảm thấy được đồng hành bởi lời cầu nguyện của người dân. Nhiều lần họ đưa ra các quyết định mà mọi người không thích nhưng đó là vì thiện ích của chúng ta”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến bài Tin Mừng trong ngày. Toàn văn bài Tin Mừng trong ngày như sau:
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:
“Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”.
Người đó lại nói: “Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Người đàn ông giàu có trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu là một người hài lòng, hạnh phúc, không có bất kỳ mối quan tâm nào. Quần áo của ông ta có lẽ được làm bởi các nhà thiết kế thời trang tốt nhất vào thời đó. Ông ta có thể phải dùng thuốc điều trị cao cholesterol vì các bữa tiệc mà ông ta hưởng dùng mỗi ngày. Cuộc sống của ông ta đã diễn ra khá tốt.
Người đàn ông giàu sang biết rằng có một người đàn ông nghèo đang sống ở bậc cửa nhà mình. Ông ta thậm chí còn biết tên người ấy là Ladarô. Vấn đề là Ladarô “chẳng là gì” đối với ông ta. Ông ta nghĩ đó là chuyện bình thường và Ladarô sẽ tự chăm sóc bản thân mình. Rồi thì cả hai người đàn ông đã chết.
Tin Mừng nói rằng Ladarô đã được đưa lên thiên đàng và được ngồi vào lòng Abraham. Người đàn ông giàu có cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, ông ta phải chịu cực hình.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có ấn tượng sâu sắc bởi vực thẳm vĩ đại giữa hai người.
Tin Mừng cho biết giữa người phú hộ và Ladarô “đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”. Đó là cùng một vực thẳm đã tồn tại giữa người đàn ông giàu có và Ladarô khi họ còn sống.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả bi kịch của người đàn ông giàu có là một điều đã được thông báo rất nhiều lần. Nhưng những thông ấy không bao giờ xâm nhập được vào trái tim ông ta. Ông ta đã không mảy may xúc động trước bi kịch mà những người khác đang phải sống. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: “Đây cũng thường là bi kịch của chúng ta.”
Chúng ta đều biết vì chúng ta đã nghe trên tivi hoặc chúng ta đã đọc trên báo: Có bao nhiêu trẻ em bị đói ngày nay trên thế giới, bao nhiêu trẻ em không có thuốc men cần thiết, bao nhiêu trẻ em không thể cắp sách đến trường. Chúng ta nói, “ồ tội nghiệp quá”, rồi thôi. Chúng ta biết những điều này tồn tại, nhưng nó không xâm nhập vào trái tim của chúng ta.
Bi kịch là chúng ta có nhiều thông tin nhưng chúng ta không cảm nhận được thực tế mà người khác sống. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, “có một vực thẳm, đó là vực thẳm của sự thờ ơ”. Sự thờ ơ này đã cướp đi của chúng ta ngay cả danh tánh của mình, như trong trường hợp của người đàn ông giàu có, mà tên ông ta là gì chúng ta không hề biết. Chính chủ nghĩa vị kỷ làm cho chúng ta mất đi bản sắc thực sự của chúng ta, và danh tính của chúng ta. Điều này dẫn đến “một nền văn hóa của các tính từ trong đó giá trị của bạn phụ thuộc vào những gì bạn có”.
Sự thờ ơ đưa chúng ta đến chỗ mất đi danh tính của mình. Chúng ta là cái này hay cái kia Chúng ta là các tính từ, chứ không còn là danh từ nữa.
Để kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra lời nguyện sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng đừng rơi vào sự thờ ơ. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tất cả thông tin chúng ta có về sự đau khổ của con người có thể xâm nhập vào trái tim của chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm điều gì đó cho người khác.
Source:SIR
Bài Giáo lý 5 của ĐTC Phanxicô: Phúc thay những ai đói khát sự công chính vì họ sẽ được no thỏa
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
15:00 12/03/2020
BÀI GIÁO LÝ 5 CỦA ĐTC PHANXICÔ: Phúc thay những ai đói khát sự công chính vì họ sẽ được no thỏa (Mt 5:6)
Kể từ Thứ Tư 29 tháng 1, năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về Bát Phúc hay Tám Mối Phúc Thật. Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ năm của Đức Thánh Cha được truyền hình từ Thư Viện Toà Thánh hôm Thứ Tư vừa qua, ngày 11 tháng 3 năm 2020. Trong bài này chúng tôi dịch Bài Tóm Tắt bằng Tiếng Anh ngắn để tiện cho các giáo xứ đăng trên các bản tin và bài Giáo Lý chính và dài từ bản tiếng Ý được đăng trong website của Toà Thánh (http://www.vatican.va).
Bài Tóm Tắt bằng Anh Ngữ
Anh chị em thân mến: Tiếp tục loạt bài giáo lý về Bát Phúc, giờ đây chúng ta chuyển sang Mối Phúc thứ tư: "Phúc thay những ai đói khát sự công chính vì họ sẽ được no thỏa" (Mt 5:6). Chúa Giêsu không chỉ nói về sự đói khát công lý cá nhân và xã hội, mà còn chỉ đến một lòng khao khát sự công chính sâu thẳm hơn trong mắt Thiên Chúa. Thánh Vịnh 63 diễn tả khát khao này như sau: Lạy Thiên Chúa là Thiên Chúa của con, con khao khát Chúa; tâm hồn con khao khát Chúa (c. 1). Thánh Augustinô cũng nói tương tự như thế: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho chính Chúa, và tâm hồn chúng con không tìm thấy sự bình an cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” (Tự Thú, I, 1). Sự mong ước này nằm trong tâm hồn của mỗi con người và tìm thấy no thoả trong Đức Kitô, Đấng qua mầu nhiệm vượt qua đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha và mời gọi chúng ta chia sẻ với mọi người Tin Mừng về ơn công chính hoá của mình. Bát Phúc hứa với chúng ta rằng bằng cách cổ võ công lý theo nghĩa cao trọng nhất này, chúng ta sẽ được thoả mãn thực sự, vì lòng khao khát sự công chính của chúng ta sẽ được no thoả bởi tình yêu mà Thiên Chúa tuôn đổ trên con cái Ngài.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong buổi triều yết hôm nay, chúng ta tiếp tục suy niệm về con đường hạnh phúc rạng ngời mà Chúa đã ban cho chúng ta trong Bát Phúc, và chúng ta đến Mối Phúc thứ tư: "Phúc thay những ai đói khát sự công chính vì họ sẽ được no thỏa" (Mt 5:6).
Chúng ta đã bàn đến sự nghèo đói về tinh thần và khóc lóc; bây giờ chúng ta đối diện với một loại yếu đuối khác, liên quan đến đói và khát. Đói và khát là những nhu cầu chính, chúng liên hệ với sự sống còn. Điều này phải được nhấn mạnh: ở đây không phải là vấn đề mong ước chung chung, mà là một nhu cầu sống còn và hàng ngày, như lương thực.
Nhưng đói khát sự công chính nghĩa là gì? Chúng ta chắc chắn không nói về những người muốn trả thù, ngược lại, trong mối phúc trước, chúng ta đã nói về sự hiền lành. Chắc chắn bất công làm tổn thương nhân loại; xã hội loài người rất cần sự công bằng, sự thật và công bằng xã hội; chúng ta hãy nhớ rằng sự dữ mà các người nam nữ trên thế gian phải gánh chịu bốc lên đến tận quả của Thiên Chúa Cha. Có người cha nào mà không cảm thấy đau khổ vì nỗi đau của con mình?
Thánh Kinh nói về nỗi đau của những người nghèo khổ và bị áp bức mà Thiên Chúa biết và chia sẻ. Vì đã lắng nghe tiếng khóc than về sự áp bức mà con cái Israel kêu lên - như sách Xuất Hành kể lại (xem 3: 7-10) - Thiên Chúa đã xuống để giải thoát dân Ngài. Nhưng sự đói khát công lý mà Chúa nói với chúng ta thậm chí còn sâu xa hơn nhu cầu chính đáng về công lý của con người mà mọi người đều mang trong lòng.
Trong cùng một "Bài Giảng Trên Núi", đi xa hơn một chút, Chúa Giêsu nói về một công lý to lớn hơn quyền lợi của con người hay sự hoàn hảo cá nhân (mà tiếng Việt dịch là công chính thay vì công lý), rằng: "Nếu sự công chính của các con không hơn sự công chính các luật sĩ và Biệt Phái, thì các con sẽ chẳng vào được Nước Trời đâu" (Mt 5: 20). Và đây là sự công chính xuất phát từ Thiên Chúa (x. 1Cr 1: 30).
Trong Thánh Kinh, chúng ta tìm thấy một khát khao sâu thẳm hơn sự đói khát về thể lý, đó là một khao khát nằm ở tận gốc của con người. Một Thánh Vịnh nói: "Lạy Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa của con, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước" (Tv 63: 2). Các Giáo Phụ của Hội Thánh nói về sự bồn chồn thao thức này trong tâm hồn con người. Thánh Augustinô nói: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho chính Chúa, và tâm hồn chúng con không tìm thấy sự bình an cho đến khi được an nghỉ trong Chúa". [1] Có một khát khao nội tâm, một cơn đói nội tâm, một sự thao thức bồn chồn...
Trong mọi tâm hồn, thậm chí trong những tâm hồn đồi bại và xa cách điều tốt lành nhất, vẫn có một khát khao ánh sáng, ngay cả khi nó bị đè bẹp dưới một đống đổ nát của lừa dối và sai lầm, nhưng luôn luôn khao khát sự thật và điều tốt lành, đó là lòng khát khao Thiên Chúa. Chính Chúa Thánh Thần khơi dậy cơn khát này: Ngài là nước hằng sống đã hình thành chúng ta từ bụi đất, Ngài là hơi thở sáng tạo đã mang lại cho nó sự sống.
Vì lý do này mà Hội Thánh được sai đi để loan báo Lời Chúa cho mọi người, được tràn đầy Thánh Thần. Bởi vì Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô là sự công chính lớn nhất có thể được ban cho tâm hồn của nhân loại, đang có nhu cầu sống còn đối với sự công chính này, ngay cả khi nó không nhận ra điều ấy. [2]
Chẳng hạn như khi hai người nam nữ kết hôn, họ dự định sẽ làm một điều gì đó tuyệt vời và tốt đẹp, và nếu họ giữ được sự khao khát này, họ sẽ luôn tìm cách tiến bước, giữa những vấn đề, với sự giúp đỡ của ân sủng. Ngay cả những người trẻ đang đói, và họ không được đánh mất nó! Chúng ta phải bảo vệ và nuôi dưỡng trong quả tim của những đứa trẻ sự khao khát tình yêu, sự dịu dàng, sự chào đón được bày tỏ trong những thôi thúc chân thành và quang minh của chúng.
Mỗi người được mời gọi để tái khám phá ra điều gì thực sự quan trọng, điều gì thực sự cần thiết, điều gì làm cho cuộc sống tốt đẹp, đồng thời, điều gì là thứ yếu và điều gì không có cũng chẳng sao.
Chúa Giêsu công bố trong Mối Phúc này - đói khát sự công chính - rằng có một khát khao sẽ không bị thất vọng; một khát khao, nếu được thỏa mãn, sẽ được no thỏa và sẽ luôn thành tựu, vì nó tương ứng với chính quả tim của Thiên Chúa, với Chúa Thánh Thần của Ngài, Đấng là tình yêu, và cũng với hạt giống mà Chúa Thánh Thần đã gieo vào lòng chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này: có lòng khao khát sự công chính này, đó chính là ao ước tìm thấy Ngài, được thấy Thiên Chúa và làm điều tốt lành cho tha nhân.
-------------------
[1] Tự Thú, 1, 1.5
[2] Xem Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, câu 2017: “Ân sủng của Chúa Thánh Thần đem lại cho chúng ta sự công chính của Thiên Chúa. Khi kết hợp chúng ta, nhờ đức tin và Phép Rửa, vào cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đức Kitô, Thần Khí làm cho chúng ta được tham dự vào sự sống của Người”.
Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200311_udienza-generale.html
Kể từ Thứ Tư 29 tháng 1, năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về Bát Phúc hay Tám Mối Phúc Thật. Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ năm của Đức Thánh Cha được truyền hình từ Thư Viện Toà Thánh hôm Thứ Tư vừa qua, ngày 11 tháng 3 năm 2020. Trong bài này chúng tôi dịch Bài Tóm Tắt bằng Tiếng Anh ngắn để tiện cho các giáo xứ đăng trên các bản tin và bài Giáo Lý chính và dài từ bản tiếng Ý được đăng trong website của Toà Thánh (http://www.vatican.va).
Bài Tóm Tắt bằng Anh Ngữ
Anh chị em thân mến: Tiếp tục loạt bài giáo lý về Bát Phúc, giờ đây chúng ta chuyển sang Mối Phúc thứ tư: "Phúc thay những ai đói khát sự công chính vì họ sẽ được no thỏa" (Mt 5:6). Chúa Giêsu không chỉ nói về sự đói khát công lý cá nhân và xã hội, mà còn chỉ đến một lòng khao khát sự công chính sâu thẳm hơn trong mắt Thiên Chúa. Thánh Vịnh 63 diễn tả khát khao này như sau: Lạy Thiên Chúa là Thiên Chúa của con, con khao khát Chúa; tâm hồn con khao khát Chúa (c. 1). Thánh Augustinô cũng nói tương tự như thế: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho chính Chúa, và tâm hồn chúng con không tìm thấy sự bình an cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” (Tự Thú, I, 1). Sự mong ước này nằm trong tâm hồn của mỗi con người và tìm thấy no thoả trong Đức Kitô, Đấng qua mầu nhiệm vượt qua đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha và mời gọi chúng ta chia sẻ với mọi người Tin Mừng về ơn công chính hoá của mình. Bát Phúc hứa với chúng ta rằng bằng cách cổ võ công lý theo nghĩa cao trọng nhất này, chúng ta sẽ được thoả mãn thực sự, vì lòng khao khát sự công chính của chúng ta sẽ được no thoả bởi tình yêu mà Thiên Chúa tuôn đổ trên con cái Ngài.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong buổi triều yết hôm nay, chúng ta tiếp tục suy niệm về con đường hạnh phúc rạng ngời mà Chúa đã ban cho chúng ta trong Bát Phúc, và chúng ta đến Mối Phúc thứ tư: "Phúc thay những ai đói khát sự công chính vì họ sẽ được no thỏa" (Mt 5:6).
Chúng ta đã bàn đến sự nghèo đói về tinh thần và khóc lóc; bây giờ chúng ta đối diện với một loại yếu đuối khác, liên quan đến đói và khát. Đói và khát là những nhu cầu chính, chúng liên hệ với sự sống còn. Điều này phải được nhấn mạnh: ở đây không phải là vấn đề mong ước chung chung, mà là một nhu cầu sống còn và hàng ngày, như lương thực.
Nhưng đói khát sự công chính nghĩa là gì? Chúng ta chắc chắn không nói về những người muốn trả thù, ngược lại, trong mối phúc trước, chúng ta đã nói về sự hiền lành. Chắc chắn bất công làm tổn thương nhân loại; xã hội loài người rất cần sự công bằng, sự thật và công bằng xã hội; chúng ta hãy nhớ rằng sự dữ mà các người nam nữ trên thế gian phải gánh chịu bốc lên đến tận quả của Thiên Chúa Cha. Có người cha nào mà không cảm thấy đau khổ vì nỗi đau của con mình?
Thánh Kinh nói về nỗi đau của những người nghèo khổ và bị áp bức mà Thiên Chúa biết và chia sẻ. Vì đã lắng nghe tiếng khóc than về sự áp bức mà con cái Israel kêu lên - như sách Xuất Hành kể lại (xem 3: 7-10) - Thiên Chúa đã xuống để giải thoát dân Ngài. Nhưng sự đói khát công lý mà Chúa nói với chúng ta thậm chí còn sâu xa hơn nhu cầu chính đáng về công lý của con người mà mọi người đều mang trong lòng.
Trong cùng một "Bài Giảng Trên Núi", đi xa hơn một chút, Chúa Giêsu nói về một công lý to lớn hơn quyền lợi của con người hay sự hoàn hảo cá nhân (mà tiếng Việt dịch là công chính thay vì công lý), rằng: "Nếu sự công chính của các con không hơn sự công chính các luật sĩ và Biệt Phái, thì các con sẽ chẳng vào được Nước Trời đâu" (Mt 5: 20). Và đây là sự công chính xuất phát từ Thiên Chúa (x. 1Cr 1: 30).
Trong Thánh Kinh, chúng ta tìm thấy một khát khao sâu thẳm hơn sự đói khát về thể lý, đó là một khao khát nằm ở tận gốc của con người. Một Thánh Vịnh nói: "Lạy Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa của con, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước" (Tv 63: 2). Các Giáo Phụ của Hội Thánh nói về sự bồn chồn thao thức này trong tâm hồn con người. Thánh Augustinô nói: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho chính Chúa, và tâm hồn chúng con không tìm thấy sự bình an cho đến khi được an nghỉ trong Chúa". [1] Có một khát khao nội tâm, một cơn đói nội tâm, một sự thao thức bồn chồn...
Trong mọi tâm hồn, thậm chí trong những tâm hồn đồi bại và xa cách điều tốt lành nhất, vẫn có một khát khao ánh sáng, ngay cả khi nó bị đè bẹp dưới một đống đổ nát của lừa dối và sai lầm, nhưng luôn luôn khao khát sự thật và điều tốt lành, đó là lòng khát khao Thiên Chúa. Chính Chúa Thánh Thần khơi dậy cơn khát này: Ngài là nước hằng sống đã hình thành chúng ta từ bụi đất, Ngài là hơi thở sáng tạo đã mang lại cho nó sự sống.
Vì lý do này mà Hội Thánh được sai đi để loan báo Lời Chúa cho mọi người, được tràn đầy Thánh Thần. Bởi vì Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô là sự công chính lớn nhất có thể được ban cho tâm hồn của nhân loại, đang có nhu cầu sống còn đối với sự công chính này, ngay cả khi nó không nhận ra điều ấy. [2]
Chẳng hạn như khi hai người nam nữ kết hôn, họ dự định sẽ làm một điều gì đó tuyệt vời và tốt đẹp, và nếu họ giữ được sự khao khát này, họ sẽ luôn tìm cách tiến bước, giữa những vấn đề, với sự giúp đỡ của ân sủng. Ngay cả những người trẻ đang đói, và họ không được đánh mất nó! Chúng ta phải bảo vệ và nuôi dưỡng trong quả tim của những đứa trẻ sự khao khát tình yêu, sự dịu dàng, sự chào đón được bày tỏ trong những thôi thúc chân thành và quang minh của chúng.
Mỗi người được mời gọi để tái khám phá ra điều gì thực sự quan trọng, điều gì thực sự cần thiết, điều gì làm cho cuộc sống tốt đẹp, đồng thời, điều gì là thứ yếu và điều gì không có cũng chẳng sao.
Chúa Giêsu công bố trong Mối Phúc này - đói khát sự công chính - rằng có một khát khao sẽ không bị thất vọng; một khát khao, nếu được thỏa mãn, sẽ được no thỏa và sẽ luôn thành tựu, vì nó tương ứng với chính quả tim của Thiên Chúa, với Chúa Thánh Thần của Ngài, Đấng là tình yêu, và cũng với hạt giống mà Chúa Thánh Thần đã gieo vào lòng chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này: có lòng khao khát sự công chính này, đó chính là ao ước tìm thấy Ngài, được thấy Thiên Chúa và làm điều tốt lành cho tha nhân.
-------------------
[1] Tự Thú, 1, 1.5
[2] Xem Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, câu 2017: “Ân sủng của Chúa Thánh Thần đem lại cho chúng ta sự công chính của Thiên Chúa. Khi kết hợp chúng ta, nhờ đức tin và Phép Rửa, vào cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đức Kitô, Thần Khí làm cho chúng ta được tham dự vào sự sống của Người”.
Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200311_udienza-generale.html
Niềm hy vọng ĐHY George Pell sẽ được trắng án nơi Tòa án tối cao
Thanh Quảng sdb
18:03 12/03/2020
Niềm hy vọng ĐHY George Pell sẽ được trắng án nơi Tòa án tối cao
Sau hai ngày tranh cãi giữa luật sư đoàn biện hộ cho ĐHY và nhóm chánh án tòa án Melbourne, Tòa án Tối cao Liên bang đã tập trung vào điểm then chốt là “khoảng thời gian ĐHY George Pell dừng lại trước thềm của Nhà thờ thánh Patrick bao lâu như một mấu chốt chính nhằm giải quyết bản án ĐHY”.
(Bài viết của ký giả Shannon Deery trong tờ Herald Sun của Melbourne số ra vào 13/3/2020).
Câu hỏi then chốt là ĐHY George Pell đã ở lại bao trước Nhà thờ Chính tòa thánh Patrick để chào hỏi dân chúng sau thánh lễ?
Câu hỏi chưa được trả lời, nhưng nó được coi như là mấu chốt của cuộc tranh tụng đưa tới việc Đức Hồng Y sẽ tiếp tục bị kết án hay được tha bổng và tự do.
Phần lớn Tòa tối cao Liên bang hôm nay (12/3/20) tập trung vào vấn đề mà luật sư Bret Walker SC, biện hộ cho ĐHY cho rằng ngài thường xuyên dành ít là 10 phút trở lên sau thánh lễ để chào hỏi giáo dân…
Luật sư Walker nói với tòa án nếu truyền thống này được nhìn nhận, thì những điều tố giác ĐHY lạm dụng tính dục là điều không thể xảy ra!
Trong hơn bốn tiếng rưỡi, luật sư Walker đã nêu ra các lập luận kháng cáo cho ĐHY Pell, các tranh luận về bằng chứng và các điểm lý luận về vụ án trước một đoàn 7 chánh án của tòa tối cao Liên bang.
Và tòa án vẫn tiếp tục xoay quanh tập tục của ĐHY Pell, hầu xem xét xem ngài có đủ thời gian để thực hiện các hành vi phạm tội mà bồi thẩm đoàn của tòa án Melbourne đã dùng mà kết án ngài!
ĐHY Pell bị kết tội tấn công tình dục hai cậu bé trong ca đoàn của nhà thờ chính tòa, trong thời điểm ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Melbourne, vào những thập niên 1990.
Trong lần kháng cáo đầu tiên tại Tòa án phúc thẩm Victoria, tòa đã quyết định y án, trước những nỗ lực chứng minh ĐHY vô tội.
Hầu hết các thẩm phán của tòa thượng thẩm tiểu bang, thẩm phán tòa án tối cao Anne Ferguson và chủ tịch của Tòa phúc thẩm Chris Maxwell, tái xác quyết lại lời kết án của bồi thẩm đoàn mà y án ĐHY.
Nhưng luật sư Walker đã kiên quyết lập luận rằng bồi thẩm đoàn và chánh án đã sai lầm khi nhìn nhận lời khai của một cá nhân tố giác ĐHY mà luận tội ĐHY; trong lúc đó đã không nhìn tới các nhân chứng khác (gồm 20 nhân chứng) chứng minh là ĐHY không thể lạm dụng trong một hoàn cảnh như cáo nhân đã tố cáo!
Theo các nguồn tin thân cận với ĐHY từ tòa án tối cao Liên bang thì khả năn lật ngược lại bản án là điều khả thể.
Giáo sư luật của Đại học Melbourne, tiến sĩ Jeremy Gans cho biết ông đã tham dự các phiên tòa và ông không ngừng thách thức rằng bản án của Tòa phúc thẩm Victoria có nhiều sai xót...
Phán quyết cuối cùng của Tòa án Liên bang có thể đưa ra bất cứ lúc nào, nhưng cũng có thể phải chờ trong vài tháng…
Sau hai ngày tranh cãi giữa luật sư đoàn biện hộ cho ĐHY và nhóm chánh án tòa án Melbourne, Tòa án Tối cao Liên bang đã tập trung vào điểm then chốt là “khoảng thời gian ĐHY George Pell dừng lại trước thềm của Nhà thờ thánh Patrick bao lâu như một mấu chốt chính nhằm giải quyết bản án ĐHY”.
(Bài viết của ký giả Shannon Deery trong tờ Herald Sun của Melbourne số ra vào 13/3/2020).
Câu hỏi then chốt là ĐHY George Pell đã ở lại bao trước Nhà thờ Chính tòa thánh Patrick để chào hỏi dân chúng sau thánh lễ?
Câu hỏi chưa được trả lời, nhưng nó được coi như là mấu chốt của cuộc tranh tụng đưa tới việc Đức Hồng Y sẽ tiếp tục bị kết án hay được tha bổng và tự do.
Phần lớn Tòa tối cao Liên bang hôm nay (12/3/20) tập trung vào vấn đề mà luật sư Bret Walker SC, biện hộ cho ĐHY cho rằng ngài thường xuyên dành ít là 10 phút trở lên sau thánh lễ để chào hỏi giáo dân…
Luật sư Walker nói với tòa án nếu truyền thống này được nhìn nhận, thì những điều tố giác ĐHY lạm dụng tính dục là điều không thể xảy ra!
Trong hơn bốn tiếng rưỡi, luật sư Walker đã nêu ra các lập luận kháng cáo cho ĐHY Pell, các tranh luận về bằng chứng và các điểm lý luận về vụ án trước một đoàn 7 chánh án của tòa tối cao Liên bang.
Và tòa án vẫn tiếp tục xoay quanh tập tục của ĐHY Pell, hầu xem xét xem ngài có đủ thời gian để thực hiện các hành vi phạm tội mà bồi thẩm đoàn của tòa án Melbourne đã dùng mà kết án ngài!
ĐHY Pell bị kết tội tấn công tình dục hai cậu bé trong ca đoàn của nhà thờ chính tòa, trong thời điểm ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Melbourne, vào những thập niên 1990.
Trong lần kháng cáo đầu tiên tại Tòa án phúc thẩm Victoria, tòa đã quyết định y án, trước những nỗ lực chứng minh ĐHY vô tội.
Hầu hết các thẩm phán của tòa thượng thẩm tiểu bang, thẩm phán tòa án tối cao Anne Ferguson và chủ tịch của Tòa phúc thẩm Chris Maxwell, tái xác quyết lại lời kết án của bồi thẩm đoàn mà y án ĐHY.
Nhưng luật sư Walker đã kiên quyết lập luận rằng bồi thẩm đoàn và chánh án đã sai lầm khi nhìn nhận lời khai của một cá nhân tố giác ĐHY mà luận tội ĐHY; trong lúc đó đã không nhìn tới các nhân chứng khác (gồm 20 nhân chứng) chứng minh là ĐHY không thể lạm dụng trong một hoàn cảnh như cáo nhân đã tố cáo!
Theo các nguồn tin thân cận với ĐHY từ tòa án tối cao Liên bang thì khả năn lật ngược lại bản án là điều khả thể.
Giáo sư luật của Đại học Melbourne, tiến sĩ Jeremy Gans cho biết ông đã tham dự các phiên tòa và ông không ngừng thách thức rằng bản án của Tòa phúc thẩm Victoria có nhiều sai xót...
Phán quyết cuối cùng của Tòa án Liên bang có thể đưa ra bất cứ lúc nào, nhưng cũng có thể phải chờ trong vài tháng…
Đức Hồng Y Tagle: Bảy năm với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
Vũ Văn An
18:52 12/03/2020
Vatican News hôm nay đăng tải bài phỏng vấn Đức Hồng Y Tagle của Alessandro Gisotti nhân dịp kỷ niệm lần thứ bảy cuộc bầu cử Đức Hồng Y Jorge Bergoglio làm Người kế vị thứ 265 của Thánh Phêrô với danh hiệu Phanxicô.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Bộ trưởng Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc, nói rằng mỗi vị Giáo hoàng mới là một gói quà của Thiên Chúa, một gói quà “được mở” từ từ qua các năm tháng của thừa tác vụ Giáo Hoàng của ngài.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn:
Alessandro Gisotti: Thưa Đức Hồng Y Tagle, bảy năm đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y có kỷ niệm gì về ngày 13 tháng 3 năm 2013 không?
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle: Tôi là một trong sáu giám mục được bổ nhiệm làm Hồng Y trong công nghị cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI vào ngày 24 tháng 11 năm 2012. Ba tháng sau, tôi là thành phần của công nghị bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Toàn bộ sự kiện tạo nên một trải nghiệm duy nhất nhưng nhiều mặt.
Trong số nhiều kỷ niệm của ngày 13 tháng 3 năm 2013, tôi muốn chia sẻ hai kỷ niệm.
Đầu tiên, khi Đức Hồng Y Bergoglio nhận được số phiếu cần thiết cho một vị được bầu làm Giáo hoàng, các Hồng Y đã hết sức vui mừng, vỗ tay và ca ngợi Thiên Chúa, Đấng đã bảo đảm với chúng ta rằng Người sẽ không bỏ rơi Giáo hội của Người. Nhưng khi tôi nhìn vào Đức Hồng Y Bergoglio, tôi thấy ngài đang ngồi, đầu cúi xuống. Sự phấn khởi của tôi đột nhiên chuyển sang bi ai. Trong tư thế cúi đầu của vị tân Giáo hoàng, tôi cảm thấy sức nặng của đức vâng lời hay cúi đầu trước thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Tôi cũng cảm thấy cần phải cúi đầu cầu nguyện, một hành vi tín thác vào Thiên Chúa, Đấng vốn là Mục tử đích thực của Giáo hội.
Thứ hai, khi chúng tôi tham gia cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô để chào đón đám đông tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, tôi nhận ra rằng mỗi vị tân Giáo Hoàng đều là một gói quà của Thiên Chúa, một gói quà “được mở” từ từ qua các năm tháng của thừa tác vụ Giáo Hoàng của ngài, hoặc một lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ hoàn thành trước dân của Người. Khi tôi cảm ơn Thiên Chúa vì gói quà Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, tôi rất phấn khích được thấy gói quà và lời hứa mà Thiên Chúa sẽ bắt đầu chia sẻ với Giáo hội và thế giới trong những năm tới.
Gisotti: Triều Giáo hoàng đã mang đến điều gì cho Đức Hồng Y về phương diện bản thân và trong tư cách mục tử của một giáo phận lớn như Manila?
Đức Hồng Y Tagle: Ngoài sự phong phú trong giáo huấn và các cử chỉ mà chúng ta đã và đang nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bảy năm qua, tôi vui mừng về những bài học mà tấm gương của ngài đã dành cho tôi, đặc biệt trong tư cách mục tử ở Manila: chú ý đến từng cá nhân giữa những đám đông lớn, duy trì tiếp xúc bản thân giữa một tổ chức giáo hội hoặc “bộ máy bàn giấy” lớn, chấp nhận các giới hạn của mình và việc cần đến các cộng tác viên giữa những kỳ vọng “siêu nhân”, biết rằng mình là một người đầy tớ, không phải Đấng Cứu tinh.
Gisotti: Đức Hồng Y đã có cơ hội gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Điều gì làm Đức Hồng Y có ấn tượng nhất về con người và chứng tá của ngài?
Đức Hồng Y Tagle: Đức Hồng Y Bergoglio và tôi đã làm việc với nhau trong tư cách thành viên của Hội đồng Thường trực của văn phòng Thượng Hội đồng Giám mục từ năm 2005 đến năm 2008. Tôi rất ấn tượng là ngài đã mang đến cho ngôi Giáo hoàng một con người đơn giản, hài hước và biết quan sát mà tôi luôn biết ngài là. Trong gần như mọi cuộc gặp gỡ của tôi với ngài trong tư cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô, câu hỏi đầu tiên ngài đặt ra không phải là về công việc trong ngày mà là “cha mẹ Đức Hồng Y ra sao?”
Trong khi nhiều người coi ngài rất đúng như một trong những người vận động và lên khuôn có ảnh hưởng nhất diễn trình của lịch sử và của nhân loại đương thời, thì tôi thấy nơi ngài và những cuộc trò chuyện của chúng tôi một dụ ngôn đơn giản về sự gần gũi và lòng cảm thương của Thiên Chúa. Và nhờ việc trở nên một “dụ ngôn” như thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể vận động và lên khuôn lịch sử.
Gisotti: Đối với Đức Giáo Hoàng, những người bị vứt bỏ là những người đầu hết: người bệnh, người nghèo, người di cư. Chỉ cần nghĩ tới những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Tuy nhiên, một số người thấy khó khăn chấp nhận “việc ưu tiên chọn” những người bé nhỏ nhất này. Tại sao như thế theo ý kiến Đức Hồng Y?
Đức Hồng Y Tagle: Tôi không muốn phán xét bất cứ ai, đặc biệt những người ông mô tả là “thấy khó khăn chấp nhận ‘việc ưu tiên chọn’" những người bị vứt bỏ, kể cả sáng thế. Tôi chỉ đơn thuần muốn nhắc nhở mọi người, kể cả bản thân mình, rằng tình yêu đặc biệt mà các Kitô hữu phải có đối với những người nhỏ bé nhất trong xã hội không phải là một phát minh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Kinh thánh, thực hành của Giáo hội từ khi ra đời, Giáo huấn xã hội của Giáo hội, chứng tá của các vị tử đạo và các vị thánh, và sứ mệnh không ngừng của Giáo hội đối với người nghèo và người bị lãng quên suốt nhiều thế kỷ tạo thành một điệp khúc và một bản giao hưởng mà chúng ta được mời nghe và tham gia bằng giọng hát của chúng ta và các “nhạc cụ” mà chúng ta hiện có, tức con người, thời gian, tài năng, kho báu của chúng ta.
Tôi đề nghị rằng chúng ta nên đích thân tiếp xúc và gặp gỡ nhiều hơn với những người nghèo, không ai giúp đỡ. Nhưng chúng ta nên để những cuộc gặp gỡ như vậy đánh động trái tim chúng ta và dẫn chúng ta đến việc cầu nguyện để chúng ta có thể nghe Chúa Giêsu nói với chúng ta nơi những người nghèo khó.
Gisotti: Đối với Đức Giáo Hoàng, việc công bố truyền giáo là điều căn bản. Làm thế nào “Giáo hội đi ra ngoài” có thể trở nên cụ thể hơn và điều này truyền cảm hứng ra sao cho Đức Hồng Y trong vai trò mới là Bộ trưởng Bộ truyền bá Tin Mừng?
Đức Hồng Y Tagle: Đúng là “Giáo hội đi ra ngoài” theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một Giáo hội đi tới những người nam nữ và các tình huống cụ thể của thế giới để mang đến Tin Mừng bằng lời nói và hành động. Truyền giáo hay truyền giảng Tin Mừng là lý do để Giáo hội hiện hữu.
Nhưng chúng ta không nên quên rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh đến sự kiện cốt yếu này là sứ mạng phải bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ sâu sắc với Chúa Giêsu, từ kinh nghiệm đức tin và niềm xác tín rằng Chúa Giêsu yêu thương và cứu rỗi chúng ta, từ một trái tim tràn ngập niềm vui mà chỉ có Tin Mừng mới có thể mang lại, từ một trái tim được Chúa Thánh Thần đánh động để chia sẻ với người khác, để niềm vui của chúng ta và của họ có thể trọn vẹn (xin xem 1 Ga 1: 4). Không có Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần, việc truyền giáo không phải là một việc ra đi phát xuất từ Chúa Cha. Nó trở thành một dự án của con người, một chương trình xã hội hoặc dân chính, có thể tự nó là một điều tốt, nhưng có thể không phải là sứ mệnh của Kitô giáo hay của giáo hội theo đúng nghĩa của từ `Mission’ (sai đi). Sứ mệnh Kitô giáo đích thực đòi hỏi các chứng tá đích thực. Chúng ta cần những người truyền giáo đích thực, không chỉ các công nhân. Chúng ta hy vọng rằng chúng ta có thể duy trì và phát huy định hướng này trong Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
Gisotti: Cuối cùng, Đức Hồng Y có lời cầu chúc nào cho Đức Thánh Cha trong ngày kỷ niệm triều giáo hoàng của ngài?
Đức Hồng Y Tagle: Tôi cầu chúc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục khám phá và biểu lộ gói quà và lời hứa của Thiên Chúa đối với Giáo hội và nhân loại khi ngài được mời gọi bước vào thừa tác vụ Phêrô bảy năm trước đây. Xin cho ngài được an ủi bởi lời cầu nguyện và tình yêu của nhiều người. Và tôi muốn nói rằng, “Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha hãy sống khỏe mạnh và vui tươi!”
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Bộ trưởng Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc, nói rằng mỗi vị Giáo hoàng mới là một gói quà của Thiên Chúa, một gói quà “được mở” từ từ qua các năm tháng của thừa tác vụ Giáo Hoàng của ngài.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn:
Alessandro Gisotti: Thưa Đức Hồng Y Tagle, bảy năm đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y có kỷ niệm gì về ngày 13 tháng 3 năm 2013 không?
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle: Tôi là một trong sáu giám mục được bổ nhiệm làm Hồng Y trong công nghị cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI vào ngày 24 tháng 11 năm 2012. Ba tháng sau, tôi là thành phần của công nghị bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Toàn bộ sự kiện tạo nên một trải nghiệm duy nhất nhưng nhiều mặt.
Trong số nhiều kỷ niệm của ngày 13 tháng 3 năm 2013, tôi muốn chia sẻ hai kỷ niệm.
Đầu tiên, khi Đức Hồng Y Bergoglio nhận được số phiếu cần thiết cho một vị được bầu làm Giáo hoàng, các Hồng Y đã hết sức vui mừng, vỗ tay và ca ngợi Thiên Chúa, Đấng đã bảo đảm với chúng ta rằng Người sẽ không bỏ rơi Giáo hội của Người. Nhưng khi tôi nhìn vào Đức Hồng Y Bergoglio, tôi thấy ngài đang ngồi, đầu cúi xuống. Sự phấn khởi của tôi đột nhiên chuyển sang bi ai. Trong tư thế cúi đầu của vị tân Giáo hoàng, tôi cảm thấy sức nặng của đức vâng lời hay cúi đầu trước thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Tôi cũng cảm thấy cần phải cúi đầu cầu nguyện, một hành vi tín thác vào Thiên Chúa, Đấng vốn là Mục tử đích thực của Giáo hội.
Thứ hai, khi chúng tôi tham gia cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô để chào đón đám đông tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, tôi nhận ra rằng mỗi vị tân Giáo Hoàng đều là một gói quà của Thiên Chúa, một gói quà “được mở” từ từ qua các năm tháng của thừa tác vụ Giáo Hoàng của ngài, hoặc một lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ hoàn thành trước dân của Người. Khi tôi cảm ơn Thiên Chúa vì gói quà Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, tôi rất phấn khích được thấy gói quà và lời hứa mà Thiên Chúa sẽ bắt đầu chia sẻ với Giáo hội và thế giới trong những năm tới.
Gisotti: Triều Giáo hoàng đã mang đến điều gì cho Đức Hồng Y về phương diện bản thân và trong tư cách mục tử của một giáo phận lớn như Manila?
Đức Hồng Y Tagle: Ngoài sự phong phú trong giáo huấn và các cử chỉ mà chúng ta đã và đang nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bảy năm qua, tôi vui mừng về những bài học mà tấm gương của ngài đã dành cho tôi, đặc biệt trong tư cách mục tử ở Manila: chú ý đến từng cá nhân giữa những đám đông lớn, duy trì tiếp xúc bản thân giữa một tổ chức giáo hội hoặc “bộ máy bàn giấy” lớn, chấp nhận các giới hạn của mình và việc cần đến các cộng tác viên giữa những kỳ vọng “siêu nhân”, biết rằng mình là một người đầy tớ, không phải Đấng Cứu tinh.
Gisotti: Đức Hồng Y đã có cơ hội gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Điều gì làm Đức Hồng Y có ấn tượng nhất về con người và chứng tá của ngài?
Đức Hồng Y Tagle: Đức Hồng Y Bergoglio và tôi đã làm việc với nhau trong tư cách thành viên của Hội đồng Thường trực của văn phòng Thượng Hội đồng Giám mục từ năm 2005 đến năm 2008. Tôi rất ấn tượng là ngài đã mang đến cho ngôi Giáo hoàng một con người đơn giản, hài hước và biết quan sát mà tôi luôn biết ngài là. Trong gần như mọi cuộc gặp gỡ của tôi với ngài trong tư cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô, câu hỏi đầu tiên ngài đặt ra không phải là về công việc trong ngày mà là “cha mẹ Đức Hồng Y ra sao?”
Trong khi nhiều người coi ngài rất đúng như một trong những người vận động và lên khuôn có ảnh hưởng nhất diễn trình của lịch sử và của nhân loại đương thời, thì tôi thấy nơi ngài và những cuộc trò chuyện của chúng tôi một dụ ngôn đơn giản về sự gần gũi và lòng cảm thương của Thiên Chúa. Và nhờ việc trở nên một “dụ ngôn” như thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể vận động và lên khuôn lịch sử.
Gisotti: Đối với Đức Giáo Hoàng, những người bị vứt bỏ là những người đầu hết: người bệnh, người nghèo, người di cư. Chỉ cần nghĩ tới những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Tuy nhiên, một số người thấy khó khăn chấp nhận “việc ưu tiên chọn” những người bé nhỏ nhất này. Tại sao như thế theo ý kiến Đức Hồng Y?
Đức Hồng Y Tagle: Tôi không muốn phán xét bất cứ ai, đặc biệt những người ông mô tả là “thấy khó khăn chấp nhận ‘việc ưu tiên chọn’" những người bị vứt bỏ, kể cả sáng thế. Tôi chỉ đơn thuần muốn nhắc nhở mọi người, kể cả bản thân mình, rằng tình yêu đặc biệt mà các Kitô hữu phải có đối với những người nhỏ bé nhất trong xã hội không phải là một phát minh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Kinh thánh, thực hành của Giáo hội từ khi ra đời, Giáo huấn xã hội của Giáo hội, chứng tá của các vị tử đạo và các vị thánh, và sứ mệnh không ngừng của Giáo hội đối với người nghèo và người bị lãng quên suốt nhiều thế kỷ tạo thành một điệp khúc và một bản giao hưởng mà chúng ta được mời nghe và tham gia bằng giọng hát của chúng ta và các “nhạc cụ” mà chúng ta hiện có, tức con người, thời gian, tài năng, kho báu của chúng ta.
Tôi đề nghị rằng chúng ta nên đích thân tiếp xúc và gặp gỡ nhiều hơn với những người nghèo, không ai giúp đỡ. Nhưng chúng ta nên để những cuộc gặp gỡ như vậy đánh động trái tim chúng ta và dẫn chúng ta đến việc cầu nguyện để chúng ta có thể nghe Chúa Giêsu nói với chúng ta nơi những người nghèo khó.
Gisotti: Đối với Đức Giáo Hoàng, việc công bố truyền giáo là điều căn bản. Làm thế nào “Giáo hội đi ra ngoài” có thể trở nên cụ thể hơn và điều này truyền cảm hứng ra sao cho Đức Hồng Y trong vai trò mới là Bộ trưởng Bộ truyền bá Tin Mừng?
Đức Hồng Y Tagle: Đúng là “Giáo hội đi ra ngoài” theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một Giáo hội đi tới những người nam nữ và các tình huống cụ thể của thế giới để mang đến Tin Mừng bằng lời nói và hành động. Truyền giáo hay truyền giảng Tin Mừng là lý do để Giáo hội hiện hữu.
Nhưng chúng ta không nên quên rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh đến sự kiện cốt yếu này là sứ mạng phải bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ sâu sắc với Chúa Giêsu, từ kinh nghiệm đức tin và niềm xác tín rằng Chúa Giêsu yêu thương và cứu rỗi chúng ta, từ một trái tim tràn ngập niềm vui mà chỉ có Tin Mừng mới có thể mang lại, từ một trái tim được Chúa Thánh Thần đánh động để chia sẻ với người khác, để niềm vui của chúng ta và của họ có thể trọn vẹn (xin xem 1 Ga 1: 4). Không có Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần, việc truyền giáo không phải là một việc ra đi phát xuất từ Chúa Cha. Nó trở thành một dự án của con người, một chương trình xã hội hoặc dân chính, có thể tự nó là một điều tốt, nhưng có thể không phải là sứ mệnh của Kitô giáo hay của giáo hội theo đúng nghĩa của từ `Mission’ (sai đi). Sứ mệnh Kitô giáo đích thực đòi hỏi các chứng tá đích thực. Chúng ta cần những người truyền giáo đích thực, không chỉ các công nhân. Chúng ta hy vọng rằng chúng ta có thể duy trì và phát huy định hướng này trong Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
Gisotti: Cuối cùng, Đức Hồng Y có lời cầu chúc nào cho Đức Thánh Cha trong ngày kỷ niệm triều giáo hoàng của ngài?
Đức Hồng Y Tagle: Tôi cầu chúc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục khám phá và biểu lộ gói quà và lời hứa của Thiên Chúa đối với Giáo hội và nhân loại khi ngài được mời gọi bước vào thừa tác vụ Phêrô bảy năm trước đây. Xin cho ngài được an ủi bởi lời cầu nguyện và tình yêu của nhiều người. Và tôi muốn nói rằng, “Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha hãy sống khỏe mạnh và vui tươi!”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng Tối Mặt - Nghệ Sỹ Đổi Mầu
Phạm Trần
09:25 12/03/2020
Chẳng phải vô tình khi Ban Tuyên Giáo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cảnh giác phải tỉnh táo trước âm mưu “diễn biến hòa bình” lôi kéo cán bộ, đảng viên bỏ đảng nhưng không biết giữ họ lại bằng cách nào.
Chuyện này đã xẩy ra khi chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng, thi hành từ Khóa đảng XI năm 2011, không đem lại thành công như trông đợi. Lãnh đạo đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã đổ tội cho “diễn biền hòa bình” là thủ phạm đã gây ta tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị để dẫn đến “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Nhưng thực tế là đã có một số không nhỏ đảng viên nghỉ hưu, cả dân và quân, vào khoảng 45% theo lời Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, đã “âm thầm bỏ sinh hoạt đảng”, tự ý trốn họp, không khai báo khi đến chỗ lở mới, hay tìm mọi lý do không liên hệ với đảng nữa. Tích cực hơn, nhiều người đã chính thức viêt thư quyết định ra khỏi đảng, hoặc công khai bài bác Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin. Những người này nói thẳng: Thế giới Cộng sản đã tan rã, nhân dân Nga đã khai tử chủ nghĩa Mác-Lênin thì không có lý do gì Việt Nam lại duy trì thứ chủ nghĩa giáo điều lạc hậu này.
Tình trạng chán đảng, nhạt đoàn, bỏ những cuộc họp vô tích sự, mất thời giờ không còn là chuyện năm thì mười họa mới xẩy ra mà đang diễn ra thường xuyên và khắp nơi khắp chốn từ Trung ương xuống cơ sở.
Đối với cán bộ, đảng viên đang tại chức hay còn có chân trong đảng để giữ việc làm thì cũng không hăng hái thật lòng mà chỉ vì miếng cơm manh áo.
Bằng chứng đã diễn ra trong việc thi hành chỉ thị của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng chỉ được tổ chức cho có hình thức là nhiều.
Hãy đọc :”Tính hình thức, chưa tự giác, chưa tạo ra bước chuyển ở một số nơi... là hạn chế được chỉ ra trong học tập Bác ở Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.”
Ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những hạn chế nhất định. (theo VOV—Đài tiếng nói Việt Nam--, 17/05/2019)
Theo ôngg An:” Việc “lười” học tập nghị quyết vẫn tồn tại với nhiều biểu hiện “sáng đông, chiều vắng, đến không ghi chép, quán triệt không sâu…”. Công tác tuyên truyền chưa sáng tạo, làm cho các điển hình chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết tác dụng.”
Đặc biệt, theo tường thuật của VOV, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cũng nêu rõ:” Ở một số đơn vị, tính dân chủ, công khai, minh bạch chưa được coi trọng và khơi thông nên chưa tạo được sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị. Một số tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền có biểu hiện làm việc cầm chừng, nghe ngóng, sợ sai phạm, sợ trách nhiệm nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Việc xử lý sai phạm trong một số cơ quan, đơn vị còn hình thức, có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm…”
TRÒ HỀ HỌC NGHỊ QUYẾT
Trung ương mà còn như thế thì ở địa phương có khá hơn không?
Thắc mắc này, phần nào đã được trả lời trong bài viết ”Khắc phục bệnh hình thức, đối phó trong học tập nghị quyết của Đảng hiện nay”, của Tác giả Trần Phú Dũng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên Tạp chí xây dựng Đảng, ngày 31/10/2019.
Ông Dũng nói thẳng:”Có lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng nhau đối phó “đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy”, hoặc “khi nào điểm danh nháy máy nhé”, hoặc “nhớ giơ tay hộ nhé”, hoặc “nhớ ghi tên hộ nhé”,… Tất cả những biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.
Bản thân tôi cũng đã có lần đứng trên bục với vai trò thuyết trình, dẫn dắt một vài chuyên đề sinh hoạt đảng, có đứng ở trên nhìn xuống dưới mới thấy rõ những biểu hiện về ý thức học tập nghị quyết của nhiều đảng viên.”
Ông Trần Phú Dũng kể tiếp:”Dãy bàn ở trên thông thường được bố trí cho những vị đại biểu, những người giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, nhưng ngay cả dãy bàn này nhiều khi trước mặt đại biểu là những tập tài liệu được coi là phải giải quyết ngay, hoặc là bàn luận công chuyện với lãnh đạo đồng cấp khác, hoặc là gọi điện điều hành công việc ở cơ quan mà ít chú ý, lắng nghe đến báo cáo viên đang truyền đạt nghị quyết. Lãnh đạo đã vậy, thì cấp dưới sẽ ra sao?”
Câu chuyện học hành kiểu này được vui vẻ kể tiếp:”Những dãy bàn kế tiếp sẽ thuộc về đối tượng lãnh đạo cấp thấp hơn. Ở phân khúc này thì thường xuyên biểu hiện qua những câu chuyện thì thầm, hàn huyên với nhau, ít có biểu hiện lắng nghe nghị quyết. Những câu chuyện về chủ đề về ship hàng, về giúp việc, về làm đẹp, về du lịch, giảm cân theo phương pháp luyện tập yoga - fitness, về ứng xử mẹ chồng, nàng dâu, hoặc uống bia ở đâu ngon mà không bị đau đầu,… trở nên hấp dẫn trong những buổi học nghị quyết.”
Tác giả Phú Dũng không ngại nói toạc móng heo ra cho cả nước biết rằng:”Một trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể nhưng dám chắc rằng đến 50 % số người khi tham gia học nghị quyết đều có tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.
Và cũng thứ tự theo đúng thứ bậc rõ ràng, xa xa những hàng ghế cuối cùng là những người hay ngủ, hoặc có ý định ra về sớm, làm việc riêng,… đều lựa chọn những vị trí phù hợp này để thực hiện các mục đích cá nhân của mình một cách thuận tiện và lặng lẽ.
Ngoài ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện điện thoại,… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng.”
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, cũng đã có những nhận xét về căn bệnh ngại học, lười học, học chiếu lệ về lý luận của cán bộ, đảng viên.
Lên tiếng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh diễn ra vào sáng 06/01/2020 tại Hà Nội. ông Chính đã yêu cầu cần:”Khắc phục bằng được căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học chiếu lệ về lý luận và chủ nghĩa Mác-Lê nin."
Nhưng chuyện “chán Mác, chê Lênin, ngại cả Bác Hồ” đã diễn ra trong nội bộ đảng từ khuya lắm rồi. Vì vậy, điều kiện hàng đầu để được chọn vào hàng ngũ “cán bộ chủ chốt” hay “cán bộ cấp chiến lược” khóa đảng XIII sắp diễn ra là phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí minh, và trung thành với đảng CSVN.
Vì vậy, ông Phạm Minh Chính, trong tư cách Trưởng ban Tổ Chức Trung ương và là người đứng đầu việc chọn mặt gửi vàng cho khóa đảng XIII, đã yêu cầu :”Cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như: bám sát cương lĩnh, điều lệ, các chủ trương, nghị quyết của Đảng; chú trọng việc rèn luyện lập trường, tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định về nêu gương; bám sát vào hai trọng tâm năm đột phá của Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ các cấp.” (báo điện tử Đảng CSVN)
Ông Chính nói như vậy cũng chỉ lập lại những điều ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong 2 năm qua, nhưng không ai biết có bao nhiêu trong số hơn 250 người đã được Bộ Chính trị quy hoạch, hội đủ những điều kiện vừa nêu.
THẬT HAY GIẢ?
Bên cạnh chuyện chính trị thì cũng đang rân ran trong dư luận câu chuyện đảng đang xoắn vó lên trước làn sóng văn nghệ chống đảng đang lan rộng ở trong và ngoài nước.
Đó là lý do có bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 09/10/2019 của ông của ông Đinh Xuân Dũng, GS, TS, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
Ông Dũng mở đấu:”Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Vậy đặc điểm, những biểu hiện của âm mưu này ra sao? Cần có giải pháp ứng phó như thế nào? Đó là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp hiện nay.”
Nhìn vào tình hình, ông Dũng nói rằng:”Hiện nay, trong dư luận xã hội và trong giới trí thức, văn nghệ sĩ đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ nước ta. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ, “báo động” về tác hại trực tiếp và thực trạng rất phức tạp của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực có nhiều đặc thù này. Cũng có ý kiến cho rằng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, tổ chức, nhân sự, ngoại giao..., còn nói “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì chỉ là sự cường điệu, thậm chí là “báo động giả”. Vậy cần bình tĩnh, tỉnh táo khi nhận diện những biểu hiện của “diễn biến hòa bình”, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.”
Sau khi tự diễn như thế, ông Dũng qủa quyết:”Hiện nay, nhiều thông tin toàn diện, trong đó có nhiều minh chứng cụ thể đã cho chúng ta thấy rõ hơn các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các blogger đã tấn công cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, chiến lược chung là nhằm tạo ra sự mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt động này đã và đang được thực hiện một cách ráo riết cùng với việc lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức núp dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” và không ít người đã nhận được “hỗ trợ”, “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa, thậm chí trực tiếp từ chính phủ một số nước phương Tây. Về văn hóa, toàn bộ vũ khí văn hóa chống lại “nền tảng tư tưởng” đã được thiết kế, “sản xuất” ở phương Tây, sau đó được “cấy ghép” vào các nước ở Trung và Nam Mỹ, khu vực Nam Phi, vào Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam.”
Ông Dũng không đưa ra bằng chứng, nhưng đã qủa quyết:”Như vậy, dù vẫn còn những người nghi ngờ, lảng tránh, “bỏ qua”, thậm chí cho là “báo động giả”, nhưng thực tế cho thấy, âm mưu của các thế lực thù địch hòng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam là có thật, thậm chí “sản phẩm” này còn được đề ra, được xác định thực hiện trong một thời gian dài, có lộ trình cụ thể và đã được đưa lên thành chiến lược trong thời kỳ mới từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Trong chiến lược đó, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ luôn là “cửa mở”, “cửa đột phá để tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương”, từ đó nhằm đánh gục đối phương từ bên trong, từ bên trên, từ gốc “nền tảng tư tưởng”.
Sau cảnh báo như vậy, ông Đinh Xuân Dũng cũng khoe:”Những năm qua, cuộc “đọ sức” giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với lực lượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn...) diễn ra tưởng như thầm lặng nhưng thực ra rất quyết liệt, phức tạp, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.
ĐỈA PHẢI VÔI
Nhưng thực tế đảng đã rất đau đầu với những Tác phẩm của các Tác giả lưu vong cũng như ở trong nước như : Vũ Thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Bùi Tín (tiêu biểu với Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật) Trần Đĩnh (Đèn Cù), Tống Văn Công (Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng.) Ông Công từng giữa các chức vụ Biên tập quan trọng của các báo của đảng như Lao động Mới, Người Lao động và Lao động.
Vì vậy, bài viết của ông Đinh Xuân Dũng đã chĩa mũi dùi vào hai ông Vũ Thư Hiên, Bùi Tín (đã qua đời ngày 11/08/2018 tại Paris, Pháp), gọi họ là nhóm “mở miệng” trong những năm cuối thế kỷ XX. Cùng bị lên án chống đảng là một số cây bút trẻ có những truyện ngắn đã làm cho đảng nhức nhối không ít.
Vì vậy, ông Dũng chỉ trích tiếp:” Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại “tác phẩm” như vậy, coi đó là “trung thực”, là “sức mạnh” của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để “giải” (hóa giải) trung tâm, là sự “sáng tạo” và “phát hiện” độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại.”
Cuối cùng, Đinh Xuân Dũng nói:” Đã từ lâu, ở phương Tây và ở Mỹ lan truyền một thông tin rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do bị “giật dây” hoặc đó là một cuộc “nội chiến”. Những năm gần đây, luận điệu đó được “sản xuất” bởi một số chính trị gia phương Tây và đã nhanh chóng được “nhập khẩu” vào Việt Nam, tác động đến suy nghĩ, nhận định của một số trí thức, văn nghệ sĩ. Luận điệu đó đã đi vào một vài “sản phẩm” nghiên cứu, một số sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Ở một vài tác phẩm, các tác giả đã cố tình cài cắm luận điệu “nhập khẩu” đó như là một sự “phát hiện mới” của mình. Có lẽ, do phần lớn trong số họ đều là những người đứng ngoài cuộc chiến đấu nên không hiểu được khát vọng sâu thẳm của hàng triệu người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hoặc có người chạy theo “mốt thời thượng” về chính trị mà không am hiểu, thậm chí “không muốn hiểu” sự thật lịch sử đã được thừa nhận từ lâu. Thực tế đã chứng minh luận điệu của ai đó cho rằng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là “chiến tranh ủy nhiệm” hoàn toàn là sự “ngây thơ” hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử.”
Trong lĩnh vực âm nhạc, ông Dũng chỉ trích đích danh Nhạc sỹ Ngọc Đại, người đã có những Tác phẩm phản ảnh rất trung thực tình trạng đi xuống và xáo trộn của xã hội Việt Nam.
Ông Dũng viết:”Những năm gần đây, rải rác xuất hiện một số sáng tác tập trung miêu tả, khắc họa những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng trống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật trong các tác phẩm đó thường là thanh niên hay những người ở độ tuổi mới lớn. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội hiện nay có một bộ phận nhỏ rơi vào tâm trạng đó. Song cường điệu điều đó để đi tới sự phủ định những điều tốt đẹp của cuộc sống, tạo ra bức tranh thê thảm của xã hội, reo giắc trong thế hệ trẻ sự bế tắc là trái với bản chất nhân văn của văn học, nghệ thuật.”
“Ví dụ như lời một số ca khúc trong đĩa “Cái nường 8X” của nhạc sĩ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết lời lẽ đều toát lên một tâm trạng uất ức, tức tối, căm giận với những ca từ, như “Thôi chào nhé. Chào vĩnh biệt những mùa xuân thật là thê thảm. Những mùa xuân thật là dã man. Những mùa xuân tối tăm, bệnh hoạn. Những mùa xuân đã chết rồi trong trái tim của anh và em và cũng có thể của cả một dân tộc. Chết dần, chết mòn, chết thật rồi....”(bài Vĩnh biệt). “ Mùa xuân thật là ngu ngốc, chán ngắt, buồn nôn”, “phí hoài, chán ngắt, bước chân mộng du...” (bài Thông điệp hoa hồng)... Đây là những bài hát đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Có thể thấy, đó là quan niệm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ, vậy “diễn biến hòa bình” ở đâu? Phải chăng đó chính là việc truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ. Tác động tai hại, thâm độc của âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chính là như vậy.”
Phụ họa với ông Đinh Xuân Dũng, báo Quân đội Nhân Dân cũng đã viết bài lên án các Nhạc sỹ và Nghệ sỹ không còn muốn đứng trong hàng ngũ đảng. Báo này viết:”Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các thế lực thù địch sử dụng mọi chiêu trò chống phá Việt Nam trên nhiều phương diện với các thủ đoạn hết sức thâm độc, tinh vi; trong đó lợi dụng các hoạt động âm nhạc để tác động tiêu cực về tinh thần, tư tưởng đang được chúng coi là một trọng điểm.
Do vậy, việc nhận diện và đấu tranh với những chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động này để chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.
Mục tiêu chống phá trên lĩnh vực âm nhạc của các thế lực thù địch nằm trong mục tiêu chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đó là: Xuyên tạc, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nền văn hóa, văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà. Thông qua âm nhạc để tuyên truyền, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, hoài nghi lịch sử, “phi chính trị hóa” giới nghệ sĩ, tạo ra nhiều xu thế ly khai, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; khuyến khích những xu hướng âm nhạc xa lạ làm nhiễu loạn lối sống, đạo đức, văn hóa Việt Nam.”
Báo QĐND viết tiếp:”Về thủ đoạn, các đối tượng sử dụng mạng lưới thông tin tuyên truyền, chủ yếu là mạng xã hội và một số diễn đàn, chương trình nghệ thuật để truyền bá, xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực nghệ thuật. Vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam bóp nghẹt tự do, dân chủ, áp đặt máy móc quan điểm trong nghệ thuật, trấn áp những nghệ sĩ đấu tranh cho tự do tư tưởng, tự do sáng tạo; bôi nhọ, đả kích các nhân vật, nhà phê bình nghệ thuật có quan điểm chính thống, đúng đắn; phê phán, làm trầm trọng hóa một vài sai sót của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép lưu hành, hoặc cấm lưu hành các tác phẩm nghệ thuật nhạy cảm. Đặc biệt, chúng triệt để khai thác những sáng tác nghệ thuật lệch lạc, tiêu cực, bị phê phán mạnh mẽ trong nước để phổ biến, tán phát rộng rãi; thậm chí còn tổ chức trao giải thưởng, trả nhuận bút cao, khích lệ tính hám danh của một số nghệ sĩ, lôi kéo họ vào hoạt động chống đối chính trị, đưa ra những phát ngôn, sáng tác bất lợi cho đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).”
Đối với trong nước, bài báo cho biết:”Ở trong nước, thời gian gần đây, môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm với các album nhạc chế tiêu cực đưa lên trang mạng, blog, YouTube của một bộ phận giới trẻ, hay hiện tượng một số nhạc sĩ, ca sĩ trẻ thành danh sáng tác, phát hành một số ca khúc với ca từ vô nghĩa, dung tục, thô thiển, phản văn hóa, suy đồi đạo đức, mang mặc trang phục biểu diễn hở hang, dị biệt; cả việc một số chương trình lạm dụng, khai thác quá đà dòng nhạc dư luận cho là “sến sẩm”… đã không nhận được sự đồng tình, thậm chí là rất bức xúc của đông đảo công chúng yêu nhạc.
Nghiêm trọng hơn, một số văn nghệ sĩ có biểu hiện cực đoan hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo nên đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước; bộc lộ thái độ hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, có những phát ngôn sai trái, lệch lạc; có trường hợp lợi dụng danh nghĩa giáo viên dạy nhạc, thường xuyên tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước… Những vụ việc, hiện tượng nêu trên đang làm vẩn đục dòng chủ lưu âm nhạc Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá nghệ thuật cách mạng, chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam.” (Quân đội Nhân dân, ngày 09/03/2020)
Như vậy thì đảng đã tối mặt chưa, hay còn sáng mắt mà nhìn chưa ra đâu là ánh sáng ở cuối đường hầm Xã hội Chũ nghĩa? -/-
Phạm Trần
(03/020)
Chuyện này đã xẩy ra khi chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng, thi hành từ Khóa đảng XI năm 2011, không đem lại thành công như trông đợi. Lãnh đạo đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã đổ tội cho “diễn biền hòa bình” là thủ phạm đã gây ta tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị để dẫn đến “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Nhưng thực tế là đã có một số không nhỏ đảng viên nghỉ hưu, cả dân và quân, vào khoảng 45% theo lời Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, đã “âm thầm bỏ sinh hoạt đảng”, tự ý trốn họp, không khai báo khi đến chỗ lở mới, hay tìm mọi lý do không liên hệ với đảng nữa. Tích cực hơn, nhiều người đã chính thức viêt thư quyết định ra khỏi đảng, hoặc công khai bài bác Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin. Những người này nói thẳng: Thế giới Cộng sản đã tan rã, nhân dân Nga đã khai tử chủ nghĩa Mác-Lênin thì không có lý do gì Việt Nam lại duy trì thứ chủ nghĩa giáo điều lạc hậu này.
Tình trạng chán đảng, nhạt đoàn, bỏ những cuộc họp vô tích sự, mất thời giờ không còn là chuyện năm thì mười họa mới xẩy ra mà đang diễn ra thường xuyên và khắp nơi khắp chốn từ Trung ương xuống cơ sở.
Đối với cán bộ, đảng viên đang tại chức hay còn có chân trong đảng để giữ việc làm thì cũng không hăng hái thật lòng mà chỉ vì miếng cơm manh áo.
Bằng chứng đã diễn ra trong việc thi hành chỉ thị của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng chỉ được tổ chức cho có hình thức là nhiều.
Hãy đọc :”Tính hình thức, chưa tự giác, chưa tạo ra bước chuyển ở một số nơi... là hạn chế được chỉ ra trong học tập Bác ở Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.”
Ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những hạn chế nhất định. (theo VOV—Đài tiếng nói Việt Nam--, 17/05/2019)
Theo ôngg An:” Việc “lười” học tập nghị quyết vẫn tồn tại với nhiều biểu hiện “sáng đông, chiều vắng, đến không ghi chép, quán triệt không sâu…”. Công tác tuyên truyền chưa sáng tạo, làm cho các điển hình chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết tác dụng.”
Đặc biệt, theo tường thuật của VOV, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cũng nêu rõ:” Ở một số đơn vị, tính dân chủ, công khai, minh bạch chưa được coi trọng và khơi thông nên chưa tạo được sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị. Một số tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền có biểu hiện làm việc cầm chừng, nghe ngóng, sợ sai phạm, sợ trách nhiệm nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Việc xử lý sai phạm trong một số cơ quan, đơn vị còn hình thức, có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm…”
TRÒ HỀ HỌC NGHỊ QUYẾT
Trung ương mà còn như thế thì ở địa phương có khá hơn không?
Thắc mắc này, phần nào đã được trả lời trong bài viết ”Khắc phục bệnh hình thức, đối phó trong học tập nghị quyết của Đảng hiện nay”, của Tác giả Trần Phú Dũng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên Tạp chí xây dựng Đảng, ngày 31/10/2019.
Ông Dũng nói thẳng:”Có lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng nhau đối phó “đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy”, hoặc “khi nào điểm danh nháy máy nhé”, hoặc “nhớ giơ tay hộ nhé”, hoặc “nhớ ghi tên hộ nhé”,… Tất cả những biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.
Bản thân tôi cũng đã có lần đứng trên bục với vai trò thuyết trình, dẫn dắt một vài chuyên đề sinh hoạt đảng, có đứng ở trên nhìn xuống dưới mới thấy rõ những biểu hiện về ý thức học tập nghị quyết của nhiều đảng viên.”
Ông Trần Phú Dũng kể tiếp:”Dãy bàn ở trên thông thường được bố trí cho những vị đại biểu, những người giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, nhưng ngay cả dãy bàn này nhiều khi trước mặt đại biểu là những tập tài liệu được coi là phải giải quyết ngay, hoặc là bàn luận công chuyện với lãnh đạo đồng cấp khác, hoặc là gọi điện điều hành công việc ở cơ quan mà ít chú ý, lắng nghe đến báo cáo viên đang truyền đạt nghị quyết. Lãnh đạo đã vậy, thì cấp dưới sẽ ra sao?”
Câu chuyện học hành kiểu này được vui vẻ kể tiếp:”Những dãy bàn kế tiếp sẽ thuộc về đối tượng lãnh đạo cấp thấp hơn. Ở phân khúc này thì thường xuyên biểu hiện qua những câu chuyện thì thầm, hàn huyên với nhau, ít có biểu hiện lắng nghe nghị quyết. Những câu chuyện về chủ đề về ship hàng, về giúp việc, về làm đẹp, về du lịch, giảm cân theo phương pháp luyện tập yoga - fitness, về ứng xử mẹ chồng, nàng dâu, hoặc uống bia ở đâu ngon mà không bị đau đầu,… trở nên hấp dẫn trong những buổi học nghị quyết.”
Tác giả Phú Dũng không ngại nói toạc móng heo ra cho cả nước biết rằng:”Một trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể nhưng dám chắc rằng đến 50 % số người khi tham gia học nghị quyết đều có tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.
Và cũng thứ tự theo đúng thứ bậc rõ ràng, xa xa những hàng ghế cuối cùng là những người hay ngủ, hoặc có ý định ra về sớm, làm việc riêng,… đều lựa chọn những vị trí phù hợp này để thực hiện các mục đích cá nhân của mình một cách thuận tiện và lặng lẽ.
Ngoài ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện điện thoại,… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng.”
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, cũng đã có những nhận xét về căn bệnh ngại học, lười học, học chiếu lệ về lý luận của cán bộ, đảng viên.
Lên tiếng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh diễn ra vào sáng 06/01/2020 tại Hà Nội. ông Chính đã yêu cầu cần:”Khắc phục bằng được căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học chiếu lệ về lý luận và chủ nghĩa Mác-Lê nin."
Nhưng chuyện “chán Mác, chê Lênin, ngại cả Bác Hồ” đã diễn ra trong nội bộ đảng từ khuya lắm rồi. Vì vậy, điều kiện hàng đầu để được chọn vào hàng ngũ “cán bộ chủ chốt” hay “cán bộ cấp chiến lược” khóa đảng XIII sắp diễn ra là phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí minh, và trung thành với đảng CSVN.
Vì vậy, ông Phạm Minh Chính, trong tư cách Trưởng ban Tổ Chức Trung ương và là người đứng đầu việc chọn mặt gửi vàng cho khóa đảng XIII, đã yêu cầu :”Cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như: bám sát cương lĩnh, điều lệ, các chủ trương, nghị quyết của Đảng; chú trọng việc rèn luyện lập trường, tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định về nêu gương; bám sát vào hai trọng tâm năm đột phá của Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ các cấp.” (báo điện tử Đảng CSVN)
Ông Chính nói như vậy cũng chỉ lập lại những điều ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong 2 năm qua, nhưng không ai biết có bao nhiêu trong số hơn 250 người đã được Bộ Chính trị quy hoạch, hội đủ những điều kiện vừa nêu.
THẬT HAY GIẢ?
Bên cạnh chuyện chính trị thì cũng đang rân ran trong dư luận câu chuyện đảng đang xoắn vó lên trước làn sóng văn nghệ chống đảng đang lan rộng ở trong và ngoài nước.
Đó là lý do có bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 09/10/2019 của ông của ông Đinh Xuân Dũng, GS, TS, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
Ông Dũng mở đấu:”Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Vậy đặc điểm, những biểu hiện của âm mưu này ra sao? Cần có giải pháp ứng phó như thế nào? Đó là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp hiện nay.”
Nhìn vào tình hình, ông Dũng nói rằng:”Hiện nay, trong dư luận xã hội và trong giới trí thức, văn nghệ sĩ đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ nước ta. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ, “báo động” về tác hại trực tiếp và thực trạng rất phức tạp của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực có nhiều đặc thù này. Cũng có ý kiến cho rằng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, tổ chức, nhân sự, ngoại giao..., còn nói “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì chỉ là sự cường điệu, thậm chí là “báo động giả”. Vậy cần bình tĩnh, tỉnh táo khi nhận diện những biểu hiện của “diễn biến hòa bình”, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.”
Sau khi tự diễn như thế, ông Dũng qủa quyết:”Hiện nay, nhiều thông tin toàn diện, trong đó có nhiều minh chứng cụ thể đã cho chúng ta thấy rõ hơn các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các blogger đã tấn công cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, chiến lược chung là nhằm tạo ra sự mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt động này đã và đang được thực hiện một cách ráo riết cùng với việc lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức núp dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” và không ít người đã nhận được “hỗ trợ”, “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa, thậm chí trực tiếp từ chính phủ một số nước phương Tây. Về văn hóa, toàn bộ vũ khí văn hóa chống lại “nền tảng tư tưởng” đã được thiết kế, “sản xuất” ở phương Tây, sau đó được “cấy ghép” vào các nước ở Trung và Nam Mỹ, khu vực Nam Phi, vào Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam.”
Ông Dũng không đưa ra bằng chứng, nhưng đã qủa quyết:”Như vậy, dù vẫn còn những người nghi ngờ, lảng tránh, “bỏ qua”, thậm chí cho là “báo động giả”, nhưng thực tế cho thấy, âm mưu của các thế lực thù địch hòng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam là có thật, thậm chí “sản phẩm” này còn được đề ra, được xác định thực hiện trong một thời gian dài, có lộ trình cụ thể và đã được đưa lên thành chiến lược trong thời kỳ mới từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Trong chiến lược đó, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ luôn là “cửa mở”, “cửa đột phá để tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương”, từ đó nhằm đánh gục đối phương từ bên trong, từ bên trên, từ gốc “nền tảng tư tưởng”.
Sau cảnh báo như vậy, ông Đinh Xuân Dũng cũng khoe:”Những năm qua, cuộc “đọ sức” giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với lực lượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn...) diễn ra tưởng như thầm lặng nhưng thực ra rất quyết liệt, phức tạp, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.
ĐỈA PHẢI VÔI
Nhưng thực tế đảng đã rất đau đầu với những Tác phẩm của các Tác giả lưu vong cũng như ở trong nước như : Vũ Thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Bùi Tín (tiêu biểu với Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật) Trần Đĩnh (Đèn Cù), Tống Văn Công (Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng.) Ông Công từng giữa các chức vụ Biên tập quan trọng của các báo của đảng như Lao động Mới, Người Lao động và Lao động.
Vì vậy, bài viết của ông Đinh Xuân Dũng đã chĩa mũi dùi vào hai ông Vũ Thư Hiên, Bùi Tín (đã qua đời ngày 11/08/2018 tại Paris, Pháp), gọi họ là nhóm “mở miệng” trong những năm cuối thế kỷ XX. Cùng bị lên án chống đảng là một số cây bút trẻ có những truyện ngắn đã làm cho đảng nhức nhối không ít.
Vì vậy, ông Dũng chỉ trích tiếp:” Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại “tác phẩm” như vậy, coi đó là “trung thực”, là “sức mạnh” của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để “giải” (hóa giải) trung tâm, là sự “sáng tạo” và “phát hiện” độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại.”
Cuối cùng, Đinh Xuân Dũng nói:” Đã từ lâu, ở phương Tây và ở Mỹ lan truyền một thông tin rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do bị “giật dây” hoặc đó là một cuộc “nội chiến”. Những năm gần đây, luận điệu đó được “sản xuất” bởi một số chính trị gia phương Tây và đã nhanh chóng được “nhập khẩu” vào Việt Nam, tác động đến suy nghĩ, nhận định của một số trí thức, văn nghệ sĩ. Luận điệu đó đã đi vào một vài “sản phẩm” nghiên cứu, một số sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Ở một vài tác phẩm, các tác giả đã cố tình cài cắm luận điệu “nhập khẩu” đó như là một sự “phát hiện mới” của mình. Có lẽ, do phần lớn trong số họ đều là những người đứng ngoài cuộc chiến đấu nên không hiểu được khát vọng sâu thẳm của hàng triệu người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hoặc có người chạy theo “mốt thời thượng” về chính trị mà không am hiểu, thậm chí “không muốn hiểu” sự thật lịch sử đã được thừa nhận từ lâu. Thực tế đã chứng minh luận điệu của ai đó cho rằng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là “chiến tranh ủy nhiệm” hoàn toàn là sự “ngây thơ” hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử.”
Trong lĩnh vực âm nhạc, ông Dũng chỉ trích đích danh Nhạc sỹ Ngọc Đại, người đã có những Tác phẩm phản ảnh rất trung thực tình trạng đi xuống và xáo trộn của xã hội Việt Nam.
Ông Dũng viết:”Những năm gần đây, rải rác xuất hiện một số sáng tác tập trung miêu tả, khắc họa những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng trống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật trong các tác phẩm đó thường là thanh niên hay những người ở độ tuổi mới lớn. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội hiện nay có một bộ phận nhỏ rơi vào tâm trạng đó. Song cường điệu điều đó để đi tới sự phủ định những điều tốt đẹp của cuộc sống, tạo ra bức tranh thê thảm của xã hội, reo giắc trong thế hệ trẻ sự bế tắc là trái với bản chất nhân văn của văn học, nghệ thuật.”
“Ví dụ như lời một số ca khúc trong đĩa “Cái nường 8X” của nhạc sĩ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết lời lẽ đều toát lên một tâm trạng uất ức, tức tối, căm giận với những ca từ, như “Thôi chào nhé. Chào vĩnh biệt những mùa xuân thật là thê thảm. Những mùa xuân thật là dã man. Những mùa xuân tối tăm, bệnh hoạn. Những mùa xuân đã chết rồi trong trái tim của anh và em và cũng có thể của cả một dân tộc. Chết dần, chết mòn, chết thật rồi....”(bài Vĩnh biệt). “ Mùa xuân thật là ngu ngốc, chán ngắt, buồn nôn”, “phí hoài, chán ngắt, bước chân mộng du...” (bài Thông điệp hoa hồng)... Đây là những bài hát đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Có thể thấy, đó là quan niệm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ, vậy “diễn biến hòa bình” ở đâu? Phải chăng đó chính là việc truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ. Tác động tai hại, thâm độc của âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chính là như vậy.”
Phụ họa với ông Đinh Xuân Dũng, báo Quân đội Nhân Dân cũng đã viết bài lên án các Nhạc sỹ và Nghệ sỹ không còn muốn đứng trong hàng ngũ đảng. Báo này viết:”Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các thế lực thù địch sử dụng mọi chiêu trò chống phá Việt Nam trên nhiều phương diện với các thủ đoạn hết sức thâm độc, tinh vi; trong đó lợi dụng các hoạt động âm nhạc để tác động tiêu cực về tinh thần, tư tưởng đang được chúng coi là một trọng điểm.
Do vậy, việc nhận diện và đấu tranh với những chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động này để chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.
Mục tiêu chống phá trên lĩnh vực âm nhạc của các thế lực thù địch nằm trong mục tiêu chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đó là: Xuyên tạc, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nền văn hóa, văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà. Thông qua âm nhạc để tuyên truyền, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, hoài nghi lịch sử, “phi chính trị hóa” giới nghệ sĩ, tạo ra nhiều xu thế ly khai, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; khuyến khích những xu hướng âm nhạc xa lạ làm nhiễu loạn lối sống, đạo đức, văn hóa Việt Nam.”
Báo QĐND viết tiếp:”Về thủ đoạn, các đối tượng sử dụng mạng lưới thông tin tuyên truyền, chủ yếu là mạng xã hội và một số diễn đàn, chương trình nghệ thuật để truyền bá, xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực nghệ thuật. Vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam bóp nghẹt tự do, dân chủ, áp đặt máy móc quan điểm trong nghệ thuật, trấn áp những nghệ sĩ đấu tranh cho tự do tư tưởng, tự do sáng tạo; bôi nhọ, đả kích các nhân vật, nhà phê bình nghệ thuật có quan điểm chính thống, đúng đắn; phê phán, làm trầm trọng hóa một vài sai sót của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép lưu hành, hoặc cấm lưu hành các tác phẩm nghệ thuật nhạy cảm. Đặc biệt, chúng triệt để khai thác những sáng tác nghệ thuật lệch lạc, tiêu cực, bị phê phán mạnh mẽ trong nước để phổ biến, tán phát rộng rãi; thậm chí còn tổ chức trao giải thưởng, trả nhuận bút cao, khích lệ tính hám danh của một số nghệ sĩ, lôi kéo họ vào hoạt động chống đối chính trị, đưa ra những phát ngôn, sáng tác bất lợi cho đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).”
Đối với trong nước, bài báo cho biết:”Ở trong nước, thời gian gần đây, môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm với các album nhạc chế tiêu cực đưa lên trang mạng, blog, YouTube của một bộ phận giới trẻ, hay hiện tượng một số nhạc sĩ, ca sĩ trẻ thành danh sáng tác, phát hành một số ca khúc với ca từ vô nghĩa, dung tục, thô thiển, phản văn hóa, suy đồi đạo đức, mang mặc trang phục biểu diễn hở hang, dị biệt; cả việc một số chương trình lạm dụng, khai thác quá đà dòng nhạc dư luận cho là “sến sẩm”… đã không nhận được sự đồng tình, thậm chí là rất bức xúc của đông đảo công chúng yêu nhạc.
Nghiêm trọng hơn, một số văn nghệ sĩ có biểu hiện cực đoan hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo nên đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước; bộc lộ thái độ hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, có những phát ngôn sai trái, lệch lạc; có trường hợp lợi dụng danh nghĩa giáo viên dạy nhạc, thường xuyên tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước… Những vụ việc, hiện tượng nêu trên đang làm vẩn đục dòng chủ lưu âm nhạc Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá nghệ thuật cách mạng, chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam.” (Quân đội Nhân dân, ngày 09/03/2020)
Như vậy thì đảng đã tối mặt chưa, hay còn sáng mắt mà nhìn chưa ra đâu là ánh sáng ở cuối đường hầm Xã hội Chũ nghĩa? -/-
Phạm Trần
(03/020)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Chúa Thánh Linh
Sr. Huyền Trân
21:47 12/03/2020
ĐÓN CHÚA THÁNH LINH
Ảnh của Sr. Huyền Trân (SSpS)
"Xin Ngài ngự xuống,
Đổi mới địa cầu!
Sưởi hồn nguội lạnh!
Chữa lành vết thương!"
(NTT)
Ảnh của Sr. Huyền Trân (SSpS)
"Xin Ngài ngự xuống,
Đổi mới địa cầu!
Sưởi hồn nguội lạnh!
Chữa lành vết thương!"
(NTT)
VietCatholic TV
Người Công Giáo và Hồi Giáo Li Băng tin là đất trên mộ thánh Charbel có thể chữa được coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:13 12/03/2020
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết hàng dài các Kitô hữu và cả người Hồi giáo đang nườm nượp kéo nhau tới xếp hàng để viếng mộ thánh Charbel, là vị thánh quan thầy của nước Li Băng, mục đích là múc lấy một muỗng đất để mang về làm thuốc chữa và phòng coronavirus.
Cha Louis Matar, thủ quỹ của Tu viện Saint-Maron ở thành phố Annaya, và cũng là người trông coi ngôi mộ thánh Charbel ở ngay cổng tu viện than thở: “Cứ đà này thì trước ngày 22 tháng này, ngôi mộ sẽ không còn đất nữa!”
Ngày 22 mỗi tháng là ngày có một cuộc rước lớn thường có đến ngàn người tham dự để vinh danh vị thánh của Li Băng.
Đài truyền hình OTV của Li Băng cho biết câu chuyện đã bắt đầu từ tuần trước sau khi một phụ nữ 25 tuổi có lòng sùng kính thánh Charbel cho biết cô được vị thánh báo mộng là hãy lấy đất ở ngôi mộ bỏ vào nước, đun sôi lên, lọc cho sạch và đem đến cho các bác sĩ chữa bệnh coronavirus.
Cô đã làm y như vậy nhưng ban đầu Bệnh viện Đại học Rafic Hariri không cho cô vào khu cách ly. Họ yêu cầu cô để lại cái chai nhưng cô đã từ chối vì sợ người ta vất đi.
Một số bệnh nhân đã nghe được câu chuyện và lập tức cả khu cách ly đã biểu tình yêu cầu các bác sĩ phải “cho thiên đàng một cơ hội”.
Bệnh viện Đại học Rafic Hariri đã phải dành riêng một tầng với khoảng 100 giường để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất. Vào thời điểm xảy câu chuyện, bệnh viện có 41 bệnh nhân đang được cách ly.
Trước yêu cầu của các bệnh nhân, hôm thứ Hai 9 tháng Ba, bác sĩ giám đốc bệnh viện Firas el-Abiad đã đồng ý mời cô đến bệnh viện. Đi cùng với phóng viên của đài OTV, người phụ nữ trẻ đã gặp bác sĩ Firas và bác sĩ Mahmoud Hassoun, trưởng khoa dịch tễ học, là người đang phụ trách phân khoa coronavirus của bệnh viện.
Đến nay, người phụ nữ trẻ vẫn từ chối không cho đài truyền hình nêu tên, và buộc đài truyền hình phải làm mờ mặt cô đi vì cô nói mình chỉ làm theo lời thánh Charbel, không cốt ý muốn nổi tiếng. Khi trao bình thuốc đặc biệt này cho bác sĩ Hassoun, một người Hồi Giáo, cô nói cô yên tâm là vị bác sĩ này sẽ không cho chuyện này là nhảm nhí và đổ đi.
Câu chuyện đã diễn ra như thế. Bác sĩ Hassoun cùng với bác sĩ Pierre Abi Hanna đã phân tích chất dung dịch do người phụ nữ trẻ mang đến và quyết định cho các bệnh nhân uống, nếu họ muốn.
Sau khi tin này được công bố trên đài OTV, người ta ùn ùn kéo tới thi nhau đào bới trước cổng tu viện.
Tưởng cũng nên biết thêm là thánh Charbel qua đời vào năm 1898 và xác của ngài được chôn ở ngay lối vào của Tu viện. Ngay sau đó, nhiều người thấy có những luồng ánh sáng không giải thích được xuất hiện ròng rã bốn tháng sau khi ngài qua đời. Vì thế, người ta khai quật ngôi mộ lên, và khám phá ra rằng thi thể của ngài vẫn còn nguyên, không bị thối rữa theo định luật tự nhiên. Vị Tu viện trưởng đã quyết định di quan vào bên trong tu viện.
Ngày nay ngôi mộ nguyên thủy ở cửa tu viện chỉ là một gò đất và chiếc tường bên cạnh có treo một bức chân dung lớn của thánh Charbel.
Cha Matar cho biết “vẫn có người nhìn thấy ánh sáng lạ xuất hiện trên ngôi mộ cũ”, và nhiều người đã được chữa lành một cách kỳ diệu nhờ sự can thiệp của vị thánh.
Với một đám đông càng ngày càng lớn hơn tụ tập ở cổng tu viện, trong đó không chỉ có người Công Giáo mà còn rất nhiều người Hồi Giáo và các giáo phái khác, một câu hỏi được đặt ra là tu viện sẽ làm gì với chiếc mộ bây giờ đang trở thành một cái hầm, cha Matar cho biết “Chúng tôi sẽ mang đất mới đến và phủ cỏ lên.”
Cha Fadi Bassil, từng phụ trách một giáo xứ ở vùng này, bây giờ đang phục vụ tại ngôi đền Miraculous Medal ở rue du Bac, Paris, cho biết ngài rất mừng khi thấy “Thánh Charbel đang mang các Kitô hữu và Hồi giáo đến với nhau, và người Hồi giáo đã coi Ngài là một 'wali', tức là một vị thánh có sự khôn ngoan và sức mạnh chữa lành.
“Đức tin là điều mà Chúa tỏ ra trên đôi môi của những người chất phát”, Cha Bassil nói. Điều này “không mâu thuẫn với khoa học, nhưng đôi khi đặt ra những câu hỏi khó”. Chẳng hạn, trong Kinh thánh, người ta có thể đọc câu chuyện về một vị tướng quân mắc bệnh phong, đã đến với tiên tri Elisha để chữa bệnh. Và vị tiên tri chỉ khuyên ông ta tắm bảy lần trong nước sông Giođan rời bỏ đi. Tướng quân cảm thấy bị xúc phạm, muốn bỏ về nhà. Nhưng một người hầu đã can gián: “Nếu nhà tiên tri này đòi hỏi ông một điều gì khó khăn hơn, thì ông chắc sẽ làm chứ? Vậy thì có gì dễ dàng hơn là đi tắm.” Vị tướng nghe lời và làn da của ông đã trở nên sạch sẽ như của một đứa trẻ.
Cho dù người phụ nữ trẻ này có được mặc khải thực sự hay không, cuối cùng thì ở đây vấn đề niềm tin mới là quan trọng, đó là niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa hiện diện trong ngụm nước lọc mà chúng ta nhận được. Một số người sẽ cười trước chuyện này; những người khác sẽ thách thức Thiên Chúa và nói, “hãy chờ xem”; và một ít người sẽ đón nhận câu chuyện này trong đức tin và được chữa lành. Họ là những người chiến thắng.
Source:Asia NewsSaint Charbel earth to defeat the coronavirus
Cha Louis Matar, thủ quỹ của Tu viện Saint-Maron ở thành phố Annaya, và cũng là người trông coi ngôi mộ thánh Charbel ở ngay cổng tu viện than thở: “Cứ đà này thì trước ngày 22 tháng này, ngôi mộ sẽ không còn đất nữa!”
Ngày 22 mỗi tháng là ngày có một cuộc rước lớn thường có đến ngàn người tham dự để vinh danh vị thánh của Li Băng.
Đài truyền hình OTV của Li Băng cho biết câu chuyện đã bắt đầu từ tuần trước sau khi một phụ nữ 25 tuổi có lòng sùng kính thánh Charbel cho biết cô được vị thánh báo mộng là hãy lấy đất ở ngôi mộ bỏ vào nước, đun sôi lên, lọc cho sạch và đem đến cho các bác sĩ chữa bệnh coronavirus.
Cô đã làm y như vậy nhưng ban đầu Bệnh viện Đại học Rafic Hariri không cho cô vào khu cách ly. Họ yêu cầu cô để lại cái chai nhưng cô đã từ chối vì sợ người ta vất đi.
Một số bệnh nhân đã nghe được câu chuyện và lập tức cả khu cách ly đã biểu tình yêu cầu các bác sĩ phải “cho thiên đàng một cơ hội”.
Bệnh viện Đại học Rafic Hariri đã phải dành riêng một tầng với khoảng 100 giường để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất. Vào thời điểm xảy câu chuyện, bệnh viện có 41 bệnh nhân đang được cách ly.
Trước yêu cầu của các bệnh nhân, hôm thứ Hai 9 tháng Ba, bác sĩ giám đốc bệnh viện Firas el-Abiad đã đồng ý mời cô đến bệnh viện. Đi cùng với phóng viên của đài OTV, người phụ nữ trẻ đã gặp bác sĩ Firas và bác sĩ Mahmoud Hassoun, trưởng khoa dịch tễ học, là người đang phụ trách phân khoa coronavirus của bệnh viện.
Đến nay, người phụ nữ trẻ vẫn từ chối không cho đài truyền hình nêu tên, và buộc đài truyền hình phải làm mờ mặt cô đi vì cô nói mình chỉ làm theo lời thánh Charbel, không cốt ý muốn nổi tiếng. Khi trao bình thuốc đặc biệt này cho bác sĩ Hassoun, một người Hồi Giáo, cô nói cô yên tâm là vị bác sĩ này sẽ không cho chuyện này là nhảm nhí và đổ đi.
Câu chuyện đã diễn ra như thế. Bác sĩ Hassoun cùng với bác sĩ Pierre Abi Hanna đã phân tích chất dung dịch do người phụ nữ trẻ mang đến và quyết định cho các bệnh nhân uống, nếu họ muốn.
Sau khi tin này được công bố trên đài OTV, người ta ùn ùn kéo tới thi nhau đào bới trước cổng tu viện.
Tưởng cũng nên biết thêm là thánh Charbel qua đời vào năm 1898 và xác của ngài được chôn ở ngay lối vào của Tu viện. Ngay sau đó, nhiều người thấy có những luồng ánh sáng không giải thích được xuất hiện ròng rã bốn tháng sau khi ngài qua đời. Vì thế, người ta khai quật ngôi mộ lên, và khám phá ra rằng thi thể của ngài vẫn còn nguyên, không bị thối rữa theo định luật tự nhiên. Vị Tu viện trưởng đã quyết định di quan vào bên trong tu viện.
Ngày nay ngôi mộ nguyên thủy ở cửa tu viện chỉ là một gò đất và chiếc tường bên cạnh có treo một bức chân dung lớn của thánh Charbel.
Cha Matar cho biết “vẫn có người nhìn thấy ánh sáng lạ xuất hiện trên ngôi mộ cũ”, và nhiều người đã được chữa lành một cách kỳ diệu nhờ sự can thiệp của vị thánh.
Với một đám đông càng ngày càng lớn hơn tụ tập ở cổng tu viện, trong đó không chỉ có người Công Giáo mà còn rất nhiều người Hồi Giáo và các giáo phái khác, một câu hỏi được đặt ra là tu viện sẽ làm gì với chiếc mộ bây giờ đang trở thành một cái hầm, cha Matar cho biết “Chúng tôi sẽ mang đất mới đến và phủ cỏ lên.”
Cha Fadi Bassil, từng phụ trách một giáo xứ ở vùng này, bây giờ đang phục vụ tại ngôi đền Miraculous Medal ở rue du Bac, Paris, cho biết ngài rất mừng khi thấy “Thánh Charbel đang mang các Kitô hữu và Hồi giáo đến với nhau, và người Hồi giáo đã coi Ngài là một 'wali', tức là một vị thánh có sự khôn ngoan và sức mạnh chữa lành.
“Đức tin là điều mà Chúa tỏ ra trên đôi môi của những người chất phát”, Cha Bassil nói. Điều này “không mâu thuẫn với khoa học, nhưng đôi khi đặt ra những câu hỏi khó”. Chẳng hạn, trong Kinh thánh, người ta có thể đọc câu chuyện về một vị tướng quân mắc bệnh phong, đã đến với tiên tri Elisha để chữa bệnh. Và vị tiên tri chỉ khuyên ông ta tắm bảy lần trong nước sông Giođan rời bỏ đi. Tướng quân cảm thấy bị xúc phạm, muốn bỏ về nhà. Nhưng một người hầu đã can gián: “Nếu nhà tiên tri này đòi hỏi ông một điều gì khó khăn hơn, thì ông chắc sẽ làm chứ? Vậy thì có gì dễ dàng hơn là đi tắm.” Vị tướng nghe lời và làn da của ông đã trở nên sạch sẽ như của một đứa trẻ.
Cho dù người phụ nữ trẻ này có được mặc khải thực sự hay không, cuối cùng thì ở đây vấn đề niềm tin mới là quan trọng, đó là niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa hiện diện trong ngụm nước lọc mà chúng ta nhận được. Một số người sẽ cười trước chuyện này; những người khác sẽ thách thức Thiên Chúa và nói, “hãy chờ xem”; và một ít người sẽ đón nhận câu chuyện này trong đức tin và được chữa lành. Họ là những người chiến thắng.
Source:Asia News
Tờ La Croix: Trung Quốc mưu toan viết lại lịch sử coronavirus để thế giới phải biết ơn Tập Cận Bình
Giáo Hội Năm Châu
16:35 12/03/2020
Hôm thứ Ba 10 tháng Ba, Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán lần đầu tiên sau khi dịch bệnh bùng nổ tại đây từ tháng 11 năm ngoái.
Tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, của Công Giáo Pháp ghi nhận rằng để chuẩn bị cho biến cố này từ hơn một tuần trước đó, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc.
Tờ báo lưu ý độc giả rằng bốn tháng sau khi dịch bệnh coronavirus chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng: ca đầu tiên xuất hiện từ tháng 11 tháng Hai019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20 tháng Giêng 2020. Vì thế, con virus mới có cơ hội lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán
Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con coronavirus chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.
Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau: “Tuy con coronavirus đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu”.
Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc “chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch”. La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.
Phao tin coronavirus Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật
Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ…Mỹ!
Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với “coronavirus Nhật Bản”. Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.
Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.
Tờ Libération của Pháp cũng nhắc lại sự kiện hôm 5 tháng Ba đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về “virus Nhật”, và có cùng nhận định: đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong “cuộc chiến tranh nhân dân chống virus”. Hôm 27 tháng Hai, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố “coronavirus có thể không phải từ Trung Quốc”.
Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài “nhập khẩu” vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.
“Thế giới phải cám ơn Trung Quốc”
Một ngày trước khi Tập Cận Bình viếng thăm Vũ Hán, người ta ngạc nhiên khi thấy Bác Sĩ Maria Van Kerkove, trưởng ban kỹ thuật của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, nói tại Genevè rằng “thế giới phải cám ơn Trung Quốc”. Thật là ngỡ ngàng.
Bà Maria Van Kerkove là một trong nhiều tiếng nói chính thức kêu gọi “thế giới phải cám ơn Trung Quốc” vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến.
Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước”.
Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con coronavirus lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.
The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa “Chỉ hươu, bảo ngựa” và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng.
Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận: “Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên”. Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử
Tờ La Croix nhận xét cay đắng rằng cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là “nhờ có đảng Cộng Sản Trung Quốc” mà dịch bệnh coronavirus đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh “các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc”, nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.
Về từ ngữ “chiến tranh nhân dân chống virus” mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng: “Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ”. Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng: làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật, đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích: “Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Nhưng “sự thật” theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
Tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, của Công Giáo Pháp ghi nhận rằng để chuẩn bị cho biến cố này từ hơn một tuần trước đó, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc.
Tờ báo lưu ý độc giả rằng bốn tháng sau khi dịch bệnh coronavirus chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng: ca đầu tiên xuất hiện từ tháng 11 tháng Hai019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20 tháng Giêng 2020. Vì thế, con virus mới có cơ hội lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán
Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con coronavirus chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.
Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau: “Tuy con coronavirus đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu”.
Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc “chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch”. La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.
Phao tin coronavirus Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật
Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ…Mỹ!
Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với “coronavirus Nhật Bản”. Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.
Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.
Tờ Libération của Pháp cũng nhắc lại sự kiện hôm 5 tháng Ba đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về “virus Nhật”, và có cùng nhận định: đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong “cuộc chiến tranh nhân dân chống virus”. Hôm 27 tháng Hai, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố “coronavirus có thể không phải từ Trung Quốc”.
Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài “nhập khẩu” vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.
“Thế giới phải cám ơn Trung Quốc”
Một ngày trước khi Tập Cận Bình viếng thăm Vũ Hán, người ta ngạc nhiên khi thấy Bác Sĩ Maria Van Kerkove, trưởng ban kỹ thuật của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, nói tại Genevè rằng “thế giới phải cám ơn Trung Quốc”. Thật là ngỡ ngàng.
Bà Maria Van Kerkove là một trong nhiều tiếng nói chính thức kêu gọi “thế giới phải cám ơn Trung Quốc” vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến.
Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước”.
Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con coronavirus lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.
The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa “Chỉ hươu, bảo ngựa” và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng.
Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận: “Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên”. Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử
Tờ La Croix nhận xét cay đắng rằng cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là “nhờ có đảng Cộng Sản Trung Quốc” mà dịch bệnh coronavirus đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh “các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc”, nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.
Về từ ngữ “chiến tranh nhân dân chống virus” mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng: “Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ”. Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng: làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật, đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích: “Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Nhưng “sự thật” theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
Giữa thời khắc kinh hoàng coronavirus, Đức Thánh Cha mời cùng đọc lời nguyện sau dâng lên Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:57 12/03/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã soạn một lời cầu nguyện dâng lên Đức Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân, để cầu xin sự bảo vệ của Mẹ trong đại dịch coronavirus.
Ngày Thứ Tư 11 tháng Ba đã được chọn là ngày ăn chay và cầu nguyện của giáo phận Rôma trước đại dịch coronavirus. Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, đã cử hành tại đền thánh Madonna del Divino Amore - Đức Mẹ Tình yêu Chúa một thánh lễ đặc biệt cầu bình an cho giáo phận.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết trong sứ điệp video, được phát trước lúc bắt đầu Thánh lễ này, Đức Thánh Cha đã phó thác “thành phố Rôma, nước Ý và toàn thể thế giới cho sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, Đấng là dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng” trong tình thế nghiêm trọng đang tiếp diễn của dịch bệnh coronavirus.
Kiên vững trong đức tin
Trong lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi Đức Maria là Sức khỏe của các bệnh nhân, và nói thêm rằng Mẹ giữ vững đức tin khi đứng dưới chân Thánh giá trong cuộc thương khó.
“Lạy Mẹ, là phần rỗi của người dân Rôma, Mẹ biết những gì chúng con đang cần đến, và chúng con tin rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con những nhu cầu đó - như tại [Tiệc Cưới] Cana thành Galilê xưa – để niềm vui và lễ hội có thể trở lại sau thời điểm thử thách này.”
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi chúng ta tìm nương náu dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ, vì biết rằng Mẹ sẽ giúp chúng ta tuân theo ý muốn của Chúa Cha.
Những tiền lệ trong lịch sử
Việc chọn cử hành thánh lễ tại đền thánh Madonna del Divino Amore có một ý nghĩa lịch sử. Thật thế, chính tại đền thánh này, tháng 6 năm 1944, Đức Thánh Cha Pio XII và dân thành Rôma đã cầu xin Đức Mẹ cứu Rôma trong khi quân Đức Quốc xã đang trên đường tháo chạy.
Trước đó, tại Ukraine, Estonia, Latvia, Luthiania, và Ba Lan, khi rút lui, Đức Quốc xã đã đốt phá nhằm cản đường tiến của quân Nga và quân Đồng Minh.
Hơn 75 năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Đức Mẹ gìn giữ thế giới trước cuộc khủng hoảng hiện nay.
Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.
Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.
Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.
Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.
Source:Vatican NewsCovid-19: Pope offers prayer to Virgin Mary for protection
Ngày Thứ Tư 11 tháng Ba đã được chọn là ngày ăn chay và cầu nguyện của giáo phận Rôma trước đại dịch coronavirus. Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, đã cử hành tại đền thánh Madonna del Divino Amore - Đức Mẹ Tình yêu Chúa một thánh lễ đặc biệt cầu bình an cho giáo phận.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết trong sứ điệp video, được phát trước lúc bắt đầu Thánh lễ này, Đức Thánh Cha đã phó thác “thành phố Rôma, nước Ý và toàn thể thế giới cho sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, Đấng là dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng” trong tình thế nghiêm trọng đang tiếp diễn của dịch bệnh coronavirus.
Kiên vững trong đức tin
Trong lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi Đức Maria là Sức khỏe của các bệnh nhân, và nói thêm rằng Mẹ giữ vững đức tin khi đứng dưới chân Thánh giá trong cuộc thương khó.
“Lạy Mẹ, là phần rỗi của người dân Rôma, Mẹ biết những gì chúng con đang cần đến, và chúng con tin rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con những nhu cầu đó - như tại [Tiệc Cưới] Cana thành Galilê xưa – để niềm vui và lễ hội có thể trở lại sau thời điểm thử thách này.”
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi chúng ta tìm nương náu dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ, vì biết rằng Mẹ sẽ giúp chúng ta tuân theo ý muốn của Chúa Cha.
Những tiền lệ trong lịch sử
Việc chọn cử hành thánh lễ tại đền thánh Madonna del Divino Amore có một ý nghĩa lịch sử. Thật thế, chính tại đền thánh này, tháng 6 năm 1944, Đức Thánh Cha Pio XII và dân thành Rôma đã cầu xin Đức Mẹ cứu Rôma trong khi quân Đức Quốc xã đang trên đường tháo chạy.
Trước đó, tại Ukraine, Estonia, Latvia, Luthiania, và Ba Lan, khi rút lui, Đức Quốc xã đã đốt phá nhằm cản đường tiến của quân Nga và quân Đồng Minh.
Hơn 75 năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Đức Mẹ gìn giữ thế giới trước cuộc khủng hoảng hiện nay.
Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.
Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.
Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.
Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.
Source:Vatican News