Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/03: Từ Nô Lệ đến Tự Do – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến
Giáo Hội Năm Châu
02:03 11/03/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Nhân một dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt. Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
Hôm đó lại là ngày sa-bát. Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: ‘Anh hãy vác chõng mà đi!’” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘Vác chõng mà đi”?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:15 11/03/2024
19. Yêu mến rước lễ thì có thể cứu người từ trong tội, củng cố thiện chí của con người.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:19 11/03/2024
101. HIẾU TỬ QUÁCH THUẦN
Quách Thuần là một người con có hiếu, sau khi cha mẹ chết, thì mỗi lần khóc thương ai oán đều có một bầy chim tụ tập đến, trưởng quan địa phương sau khi nghe báo thì điều tra và xác thực là có chuyện ấy, bèn lập cổng chào trước cửa nhà để tăng thêm sự biểu dương, tên của người con có hiếu vang đi rất xa.
Về sau, có người hỏi thăm và biết được rằng, mỗi khi hiếu tử khóc thì lấy bánh vãi ra trên mặt đất, bầy chim đến tranh nhau ăn.
Chuyện như thế xảy ra nhiều lần, nên bầy chim vừa nghe hiếu tử khóc thì sao lại không đến để ăn bánh chứ !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 101:
Thương khóc cha mẹ qua đời là chuyện tự nhiên của con cái, nhưng mỗi lần khóc mà có bầy chim bay đến thì cần phải xét lại, bởi vì bầy chim là loài bay trên không và không ở chỗ nhất định, cho nên không thể đồng cảm với lời khóc thương cha mẹ của người con có hiếu, ngoại trừ phép lạ...
Có những người con làm bộ khóc lóc thảm thiết khi cha mẹ qua đời để cho mọi người thấy mình là người con có hiếu, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không hề đoái hoài thăm hỏi; có những đứa con rất giàu có, khi cha mẹ chết thì tổ chức rầm rộ kèn trống, để tỏ cho mọi người thấy mình lo chu đáo cho cha mẹ, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không lo lắng quan tâm săn sóc...
Người Ki-tô hữu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ không phải là tổ chức rầm rộ khi các ngài qua đời, nhưng lo phụng dưỡng chăm sóc khi các ngài còn sống, và cầu nguyện cho cha mẹ sau khi các ngài qua đời, đó chính là lòng hiếu thảo cha mẹ của người Ki-tô hữu vậy.
Bầy chim tụ tập đến khi người con có hiếu là Quách Thuần khóc thì không có thật, nhưng lời cầu nguyện chân thành cho cha mẹ của người con có hiếu, sẽ được vô số thiên thần dâng lên trước ngai tòa Thiên Chúa để xin Ngài sớm tha các hình phạt do tội của cha mẹ thì có thật trăm phần trăm...
Hạnh phúc thay những người con như thế...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quách Thuần là một người con có hiếu, sau khi cha mẹ chết, thì mỗi lần khóc thương ai oán đều có một bầy chim tụ tập đến, trưởng quan địa phương sau khi nghe báo thì điều tra và xác thực là có chuyện ấy, bèn lập cổng chào trước cửa nhà để tăng thêm sự biểu dương, tên của người con có hiếu vang đi rất xa.
Về sau, có người hỏi thăm và biết được rằng, mỗi khi hiếu tử khóc thì lấy bánh vãi ra trên mặt đất, bầy chim đến tranh nhau ăn.
Chuyện như thế xảy ra nhiều lần, nên bầy chim vừa nghe hiếu tử khóc thì sao lại không đến để ăn bánh chứ !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 101:
Thương khóc cha mẹ qua đời là chuyện tự nhiên của con cái, nhưng mỗi lần khóc mà có bầy chim bay đến thì cần phải xét lại, bởi vì bầy chim là loài bay trên không và không ở chỗ nhất định, cho nên không thể đồng cảm với lời khóc thương cha mẹ của người con có hiếu, ngoại trừ phép lạ...
Có những người con làm bộ khóc lóc thảm thiết khi cha mẹ qua đời để cho mọi người thấy mình là người con có hiếu, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không hề đoái hoài thăm hỏi; có những đứa con rất giàu có, khi cha mẹ chết thì tổ chức rầm rộ kèn trống, để tỏ cho mọi người thấy mình lo chu đáo cho cha mẹ, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không lo lắng quan tâm săn sóc...
Người Ki-tô hữu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ không phải là tổ chức rầm rộ khi các ngài qua đời, nhưng lo phụng dưỡng chăm sóc khi các ngài còn sống, và cầu nguyện cho cha mẹ sau khi các ngài qua đời, đó chính là lòng hiếu thảo cha mẹ của người Ki-tô hữu vậy.
Bầy chim tụ tập đến khi người con có hiếu là Quách Thuần khóc thì không có thật, nhưng lời cầu nguyện chân thành cho cha mẹ của người con có hiếu, sẽ được vô số thiên thần dâng lên trước ngai tòa Thiên Chúa để xin Ngài sớm tha các hình phạt do tội của cha mẹ thì có thật trăm phần trăm...
Hạnh phúc thay những người con như thế...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thuở lang thang
Lm. Minh Anh
14:47 11/03/2024
THUỞ LANG THANG
“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”.
“Để tôi kể cho bạn một câu chuyện bi thảm nhưng có thật. Một phụ nữ nọ cùng đứa con đi dạo dọc bờ sông. Đột nhiên đứa trẻ trượt xuống sông. Cô hét lên kinh hãi. Cô không biết bơi; hơn nữa, cô đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Cuối cùng, có người nghe tiếng và lao xuống bờ sông. Bi kịch tột cùng là, khi họ bước xuống dòng nước đục ngầu để vớt đứa trẻ đã chết lên, họ phát hiện nước chỉ sâu đến thắt lưng! Người mẹ đó lẽ ra có thể dễ dàng cứu con mình nhưng cô đã không làm được vì thiếu hiểu biết” - Ray Comfort.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay không nói đến ‘một dòng sông cạn’ giết chết một đứa bé, nhưng nói đến ‘một dòng sông sâu’ cứu sống muôn người! Nước từ đền thờ thời Êzêkiel báo trước dòng nước ân sủng thời Giêsu! Một người bại liệt lây lất bên hồ những 38 năm, tương đương với ‘thuở lang thang’ gần 40 năm của Israel trong sa mạc. Và xem ra anh này cũng đã ‘lang thang’ trong sa mạc đời anh gần 40 năm.
‘Lang thang!’, một hành động mang tính biểu tượng cho sự ‘tê liệt’ của một con người. Đó là hình ảnh hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống. Khi phạm tội, chúng ta ‘tê liệt’ và ‘lang thang’ trong sa mạc đời mình. Tội lỗi có những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống khiến chúng ta không thể đứng dậy và bước đi đúng hướng. Đặc biệt, tội trọng, nó khiến chúng ta bất lực trong việc yêu thương và sống trong tự do; cùng lúc, không thể quan tâm đến đời sống tinh thần của mình hoặc của người khác.
Chúa Giêsu tự nguyện đi đến với người bại liệt này; Ngài bước vào sự cô lập của anh dù không được mời! Ngài thấy anh, biết hoàn cảnh của anh, Ngài đến và trực tiếp nói với anh, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Không trả lời Ngài, anh chỉ phàn nàn, “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ”. Anh mắc bệnh bi quan, phát ốm vì buồn; anh mắc bệnh lười! “Đúng, tôi muốn lành, nhưng...”, và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là chính cuộc gặp gỡ của anh với Chúa Giêsu; dẫu xem ra, anh “thiếu hiểu biết”, anh không cần Ngài. Và nhường như anh vẫn tiếc nuối ‘thuở lang thang?’.
Thật tuyệt vời! Ngài đã chữa lành anh mà không cần dìm anh xuống hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, hoặc “Ngôi nhà của ân sủng” theo tiếng Do Thái. Đúng thế, người này đang cần lòng thương xót và ân sủng cả khi không ý thức. Và Chúa Giêsu không phải là ‘dòng nước cạn giết chết’ nhưng là ‘dòng sông sâu’ cứu sống! Augustinô viết, “Vết thương của chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại như Ngài!”.
Anh Chị em,
“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”. Giêsu là dòng sông sâu cứu sống! Ngài là đền thờ mới mà Êzêkiel đã thấy trước dòng nước tuôn ra từ cửa đông của nó. Đỉnh của đền thờ là Canvê, nơi nước ngọt ngào của phép Rửa chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Và ngày nay, dòng nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục chảy, tiếp tục nuôi sống, rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. Nước Giêsu đem lại hạnh phúc viên mãn ngay trong sa mạc trần gian khô khốc này, Ngài nói với bạn và tôi, “Thôi! Đừng thiếu hiểu biết!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tiếc nuối ‘thuở lang thang’. Xin giải thoát con, dìm con vào Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”.
“Để tôi kể cho bạn một câu chuyện bi thảm nhưng có thật. Một phụ nữ nọ cùng đứa con đi dạo dọc bờ sông. Đột nhiên đứa trẻ trượt xuống sông. Cô hét lên kinh hãi. Cô không biết bơi; hơn nữa, cô đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Cuối cùng, có người nghe tiếng và lao xuống bờ sông. Bi kịch tột cùng là, khi họ bước xuống dòng nước đục ngầu để vớt đứa trẻ đã chết lên, họ phát hiện nước chỉ sâu đến thắt lưng! Người mẹ đó lẽ ra có thể dễ dàng cứu con mình nhưng cô đã không làm được vì thiếu hiểu biết” - Ray Comfort.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay không nói đến ‘một dòng sông cạn’ giết chết một đứa bé, nhưng nói đến ‘một dòng sông sâu’ cứu sống muôn người! Nước từ đền thờ thời Êzêkiel báo trước dòng nước ân sủng thời Giêsu! Một người bại liệt lây lất bên hồ những 38 năm, tương đương với ‘thuở lang thang’ gần 40 năm của Israel trong sa mạc. Và xem ra anh này cũng đã ‘lang thang’ trong sa mạc đời anh gần 40 năm.
‘Lang thang!’, một hành động mang tính biểu tượng cho sự ‘tê liệt’ của một con người. Đó là hình ảnh hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống. Khi phạm tội, chúng ta ‘tê liệt’ và ‘lang thang’ trong sa mạc đời mình. Tội lỗi có những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống khiến chúng ta không thể đứng dậy và bước đi đúng hướng. Đặc biệt, tội trọng, nó khiến chúng ta bất lực trong việc yêu thương và sống trong tự do; cùng lúc, không thể quan tâm đến đời sống tinh thần của mình hoặc của người khác.
Chúa Giêsu tự nguyện đi đến với người bại liệt này; Ngài bước vào sự cô lập của anh dù không được mời! Ngài thấy anh, biết hoàn cảnh của anh, Ngài đến và trực tiếp nói với anh, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Không trả lời Ngài, anh chỉ phàn nàn, “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ”. Anh mắc bệnh bi quan, phát ốm vì buồn; anh mắc bệnh lười! “Đúng, tôi muốn lành, nhưng...”, và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là chính cuộc gặp gỡ của anh với Chúa Giêsu; dẫu xem ra, anh “thiếu hiểu biết”, anh không cần Ngài. Và nhường như anh vẫn tiếc nuối ‘thuở lang thang?’.
Thật tuyệt vời! Ngài đã chữa lành anh mà không cần dìm anh xuống hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, hoặc “Ngôi nhà của ân sủng” theo tiếng Do Thái. Đúng thế, người này đang cần lòng thương xót và ân sủng cả khi không ý thức. Và Chúa Giêsu không phải là ‘dòng nước cạn giết chết’ nhưng là ‘dòng sông sâu’ cứu sống! Augustinô viết, “Vết thương của chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại như Ngài!”.
Anh Chị em,
“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”. Giêsu là dòng sông sâu cứu sống! Ngài là đền thờ mới mà Êzêkiel đã thấy trước dòng nước tuôn ra từ cửa đông của nó. Đỉnh của đền thờ là Canvê, nơi nước ngọt ngào của phép Rửa chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Và ngày nay, dòng nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục chảy, tiếp tục nuôi sống, rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. Nước Giêsu đem lại hạnh phúc viên mãn ngay trong sa mạc trần gian khô khốc này, Ngài nói với bạn và tôi, “Thôi! Đừng thiếu hiểu biết!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tiếc nuối ‘thuở lang thang’. Xin giải thoát con, dìm con vào Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nếu hạt lúa không chết đi
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
21:12 11/03/2024
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY NĂM B :
Ga 12,20-33
Khi ấy, trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng : “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su”. Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. Đức Giê-su trả lời : “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy.
“Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống : “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa !” Dân chúng đứng đó nghe vậy liền nói : “Đó là tiếng sấm !” Người khác lại bảo : “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !” Đức Giê-su đáp : “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
“ NẾU HẠT LÚA KHÔNG CHẾT ĐI”
Bài Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay nằm trong chương bản lề nối hai chủ đề lớn của Tin Mừng Gio-an : chủ đề “Các dấu chỉ” (từ phép lạ Ca-na đến phép lạ La-da-rô) và chủ đề “Giờ của Chúa” (tức là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người).
Đức Giê-su đã long trọng tiến vào Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Vượt qua (Do-thái giáo) lần cuối cùng, thiết lập lễ Vượt qua (Ki-tô giáo) lần đầu tiên, đồng thời từ giã thế gian để về cùng Cha, hay nói cho đúng, để đến với thế gian cách chân thật, thâm sâu và trọn vẹn hơn cả, qua cuộc khổ nạn phục sinh của mình.
Lúc ấy, trong khuôn viên Đền Thờ, “có mấy người Hy-lạp” muốn tìm gặp Người. Việc họ tìm đến với Người mang giá trị biểu tượng : là dấu chỉ tiên báo việc muôn dân lên đường đến với Đức Ki-tô, và cho thấy giờ ban tặng ơn cứu độ cho mọi người đã điểm.
1. Hạt giống Giê-su chôn vùi trong lòng đất
Đức Giê-su như không đáp ứng trực tiếp ước muốn của đám khách hành hương Hy-lạp. Thực sự, Người đưa ra một câu trả lời rất sâu xa : để nhân loài có thể được gặp Đức Giê-su, được cứu độ, Con Người phải được tôn vinh, nghĩa là đi qua cuộc Thương khó, trải qua cái chết để vào hưởng vinh quang Người đã có trong Chúa Cha.
Người mở đầu bằng một lời tuyên phán : “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” và giải thích nó bằng một dụ ngôn nho nhỏ : “Nếu hạt lúa không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình” (12,24). Câu này đã gặp cái rủi là trở thành một thứ luật chung chung, chẳng liên hệ cụ thể đến ai, của sự phong phú tinh thần : có chết mới mang lại hoa quả. Nhưng trong Tin Mừng, thì chẳng chung chung tí nào hết ! Nó nói đến ý tưởng vừa vĩ đại vừa gây khắc khoải Đức Giê-su có về cái chết của mình.
Người quả quyết với chúng ta : “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đây là viễn ảnh bao la vĩ đại. Hết thảy nhân loại đều được Đức Giê-su cứu bằng cái chết và sự phục sinh của Người. Nhưng ngược lại, nỗi khắc khoải cũng rung lên không kém : “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”. Rồi trở lại cái viễn ảnh về công trình cứu rỗi kỳ vĩ : “Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha”.
Nếu đã chẳng chết cách bi thảm như thế, thì Đức Giê-su sẽ là một con người ngoại hạng trong lịch sử, thậm chí là con người có một không hai, nhưng rốt cục vẫn chỉ một mình. Khi chấp nhận cái chết khiến mình khắc khoải như thế, Người sẽ sinh ra hoa trái vĩ đại : trở thành Cứu tinh của tất cả, thành thỏi nam châm thu hút mọi sự.
Đó là điều chúng ta được nghe dạy. Nhưng có thể biết tại sao cái chết của một người như thế lại cứu tất cả chúng ta không? Khó đấy ! Vì Đức Giê-su là một con người được dệt nên bởi nhân tính và thần tính, nên hết thảy những gì liên hệ tới Người đều ghi dấu thần linh là cái mà chúng ta không thể nắm bắt nổi.
Chúng ta chỉ thoáng thấy hai chuyện. Cái chết của Người “quy tụ tất cả”. Nơi Đức Giê-su, hạt lúa thần-nhân, bao gồm cách mầu nhiệm mọi người thuộc mọi thời. Cái chết của Người có thể ảnh hưởng lên họ tất cả, sự sống lại của Người cũng vậy. Cái chết này phong phú là vì thế : “Nếu tôi chết, tôi mới sinh được nhiều hoa quả”.
2. Đem lại hoa quả : chiến thắng của tình yêu
Nhưng ơn cứu rỗi nào sẽ đi từ Hạt giống độc nhất đến mùa gặt bao la vậy? Tại sao cái chết ấy có sức mạnh “cứu rỗi”? Chúng ta có vẻ đối diện với một chiến thắng kỳ diệu, mà kể ra không thể đánh giá trước ngày tận thế. Một chiến thắng của tình yêu trên hận thù và ích kỷ.
Chúng ta đã được tạo dựng để yêu thương, thế nhưng chúng ta chẳng bao giờ đạt tới đó. Nhân vật độc nhất này, Con Người, sắp làm một hành vi khiến Người trở nên sự giải tỏa, sự Vượt qua cho chúng ta. Sau cái chết và cuộc phục sinh của Người, khả năng yêu mến, khả năng chiến thắng tội lỗi là sự không yêu mến, sẽ được cống hiến cho chúng ta hết thảy.
Đức Giê-su không chết để tuân theo một thứ sắc lệnh của Chúa Cha vốn ở bên ngoài hữu thể sâu xa của Người. Đức Giê-su không chết do bị nghiền nát bởi một liên minh các tà lực. Kinh Tạ ơn 2 đã tóm tắt điều đó qua câu nói : “Khi bị nộp và tự hiến chịu khổ hình…” Đúng là Đức Giê-su đã bị Chúa Cha phó nộp, nhưng phó nộp cho một sứ mạng tự do, sứ mạng yêu mến, với tất cả mọi rủi ro mà sứ mạng đó bao hàm trong ngôi nhà tù thù hận vĩ đại là thế gian, ngôi nhà tù mà Con Người sẽ phải mở cửa. Người sắp mở nó ra bằng hành vi đầy tràn nhất, phong phú nhất, cứu độ nhất mà không một ai khác đã hoàn tất nổi. Hạt lúa độc nhất bị nghiền nát sắp lớn lên thành một mùa gặt vĩ đại.
Nhờ kết hợp với Người và theo gương Người, chúng ta cũng có thể trở thành hạt lúa sinh được nhiều hoa quả như thế, trước hết là cho chính bản thân chúng ta : “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống vĩnh cửu”. Tại sao vậy? “Cuộc sống có thể được coi như là “của tôi”, và tôi có thể dập tắt hay giữ nó lại như thể sự tồn tại hay tàn lụi của nó là tùy ở tôi, cái báu vật duy nhất cần bảo vệ bằng mọi giá ấy, cái tài sản chỉ tùy thuộc vào chính tôi ấy. Nếu thế thì cuộc sống, vốn như giòng nước chảy xiết, sẽ vuột khỏi tay tôi, khi tôi cố giữ nó lại. Ngược lại, nếu tôi không cố bám víu vào cuộc sống này, nếu tôi chấp nhận mở ra với Ai đó, cũng là chết đi cho những gì khiến tôi co cụm, thì này đây sự “chết” ấy không có gì khác hơn là một sự “xuất thần”, và một khi cuộc sống tôi mở ra như thế “thì sẽ giữ lại được, như lời Chúa nói, cho sự sống vĩnh cửu”. Mà như ta biết, theo thánh Gio-an, sự sống vĩnh cửu là hiệp thông với chính Thiên Chúa” (Xavier Léon-Dufour).
Thành ra ý nghĩa cuộc sống trần thế của chúng ta là nằm ở chỗ : chính bằng cách mở lòng đón nhận lời Đức Giê-su với những đòi hỏi quyết liệt của Người, vượt thắng khuynh hướng muốn hoàn toàn tự lập (thường được ngụy trang dưới mỹ từ “làm chủ bản thân và định mệnh”), mà người ta tiến đến “sự sống”. Sự sống này là yêu thương, hiệp thông, chia sẻ, phục vụ cùng với Đức Ki-tô và theo gương Đức Ki-tô. “Luôn luôn, hy sinh là phục vụ ! Nhất là hy sinh tính mạng ! Đó là một gương sáng ! Hy sinh lưu tồn mãi, như để lại một huyền thoại trên trái đất, như trồng một cây xanh trên đại lộ : mãi mãi cho tương lai” (De la Varende). “Tất cả mọi hành động, mọi công trình, mọi nếp sống thực tốt đẹp, thực chính hiệu Ki-tô giáo, bao giờ cũng mang hai dấu chỉ : tình yêu và hy sinh” (ĐHY Garonne).
Người ta kể chuyện triết gia Auguste Comte (1798-1857), cha đẻ thuyết duy nghiệm, có ý định lập một tôn giáo mới mang tính khoa học, thay thế cho Ki-tô giáo mà ông bảo là lỗi thời. Ông tìm đến sử gia kiêm nhà phê bình lỗi lạc người Anh là Thomas Carlyle (1795-1881, có khuynh hướng chống lại thuyết duy vật và duy lý), để hỏi ý kiến xem mình phải khởi sự thế nào. Thomas Carlyle đoan chắc với Auguste Comte rằng điều đó thật giản dị. Trước hết ông phải viết ra những huấn giới cho tôn giáo mà ông đề xướng, đoạn phân phát cho môn đệ của ông. “Rồi tôi phải làm gì nữa?” Auguste Comte hỏi. Thomas Carlyle nói : “Sau đó ông phải tự mình chịu đóng đinh trên cây thập giá, chịu chết, kế đó để người ta chôn trong mồ mả và đến ngày thứ ba, ông phải sống lại và hiện ra ít nhất cho 500 người” - “Làm sao tôi sống lại được?” - “Nếu không sống lại được, thì tôn giáo ông lập ra chỉ là một tôn giáo chết, như vậy nó còn có thể cứu rỗi được ai !”
Ga 12,20-33
Khi ấy, trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng : “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su”. Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. Đức Giê-su trả lời : “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy.
“Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống : “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa !” Dân chúng đứng đó nghe vậy liền nói : “Đó là tiếng sấm !” Người khác lại bảo : “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !” Đức Giê-su đáp : “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
“ NẾU HẠT LÚA KHÔNG CHẾT ĐI”
Bài Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay nằm trong chương bản lề nối hai chủ đề lớn của Tin Mừng Gio-an : chủ đề “Các dấu chỉ” (từ phép lạ Ca-na đến phép lạ La-da-rô) và chủ đề “Giờ của Chúa” (tức là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người).
Đức Giê-su đã long trọng tiến vào Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Vượt qua (Do-thái giáo) lần cuối cùng, thiết lập lễ Vượt qua (Ki-tô giáo) lần đầu tiên, đồng thời từ giã thế gian để về cùng Cha, hay nói cho đúng, để đến với thế gian cách chân thật, thâm sâu và trọn vẹn hơn cả, qua cuộc khổ nạn phục sinh của mình.
Lúc ấy, trong khuôn viên Đền Thờ, “có mấy người Hy-lạp” muốn tìm gặp Người. Việc họ tìm đến với Người mang giá trị biểu tượng : là dấu chỉ tiên báo việc muôn dân lên đường đến với Đức Ki-tô, và cho thấy giờ ban tặng ơn cứu độ cho mọi người đã điểm.
1. Hạt giống Giê-su chôn vùi trong lòng đất
Đức Giê-su như không đáp ứng trực tiếp ước muốn của đám khách hành hương Hy-lạp. Thực sự, Người đưa ra một câu trả lời rất sâu xa : để nhân loài có thể được gặp Đức Giê-su, được cứu độ, Con Người phải được tôn vinh, nghĩa là đi qua cuộc Thương khó, trải qua cái chết để vào hưởng vinh quang Người đã có trong Chúa Cha.
Người mở đầu bằng một lời tuyên phán : “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” và giải thích nó bằng một dụ ngôn nho nhỏ : “Nếu hạt lúa không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình” (12,24). Câu này đã gặp cái rủi là trở thành một thứ luật chung chung, chẳng liên hệ cụ thể đến ai, của sự phong phú tinh thần : có chết mới mang lại hoa quả. Nhưng trong Tin Mừng, thì chẳng chung chung tí nào hết ! Nó nói đến ý tưởng vừa vĩ đại vừa gây khắc khoải Đức Giê-su có về cái chết của mình.
Người quả quyết với chúng ta : “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đây là viễn ảnh bao la vĩ đại. Hết thảy nhân loại đều được Đức Giê-su cứu bằng cái chết và sự phục sinh của Người. Nhưng ngược lại, nỗi khắc khoải cũng rung lên không kém : “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”. Rồi trở lại cái viễn ảnh về công trình cứu rỗi kỳ vĩ : “Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha”.
Nếu đã chẳng chết cách bi thảm như thế, thì Đức Giê-su sẽ là một con người ngoại hạng trong lịch sử, thậm chí là con người có một không hai, nhưng rốt cục vẫn chỉ một mình. Khi chấp nhận cái chết khiến mình khắc khoải như thế, Người sẽ sinh ra hoa trái vĩ đại : trở thành Cứu tinh của tất cả, thành thỏi nam châm thu hút mọi sự.
Đó là điều chúng ta được nghe dạy. Nhưng có thể biết tại sao cái chết của một người như thế lại cứu tất cả chúng ta không? Khó đấy ! Vì Đức Giê-su là một con người được dệt nên bởi nhân tính và thần tính, nên hết thảy những gì liên hệ tới Người đều ghi dấu thần linh là cái mà chúng ta không thể nắm bắt nổi.
Chúng ta chỉ thoáng thấy hai chuyện. Cái chết của Người “quy tụ tất cả”. Nơi Đức Giê-su, hạt lúa thần-nhân, bao gồm cách mầu nhiệm mọi người thuộc mọi thời. Cái chết của Người có thể ảnh hưởng lên họ tất cả, sự sống lại của Người cũng vậy. Cái chết này phong phú là vì thế : “Nếu tôi chết, tôi mới sinh được nhiều hoa quả”.
2. Đem lại hoa quả : chiến thắng của tình yêu
Nhưng ơn cứu rỗi nào sẽ đi từ Hạt giống độc nhất đến mùa gặt bao la vậy? Tại sao cái chết ấy có sức mạnh “cứu rỗi”? Chúng ta có vẻ đối diện với một chiến thắng kỳ diệu, mà kể ra không thể đánh giá trước ngày tận thế. Một chiến thắng của tình yêu trên hận thù và ích kỷ.
Chúng ta đã được tạo dựng để yêu thương, thế nhưng chúng ta chẳng bao giờ đạt tới đó. Nhân vật độc nhất này, Con Người, sắp làm một hành vi khiến Người trở nên sự giải tỏa, sự Vượt qua cho chúng ta. Sau cái chết và cuộc phục sinh của Người, khả năng yêu mến, khả năng chiến thắng tội lỗi là sự không yêu mến, sẽ được cống hiến cho chúng ta hết thảy.
Đức Giê-su không chết để tuân theo một thứ sắc lệnh của Chúa Cha vốn ở bên ngoài hữu thể sâu xa của Người. Đức Giê-su không chết do bị nghiền nát bởi một liên minh các tà lực. Kinh Tạ ơn 2 đã tóm tắt điều đó qua câu nói : “Khi bị nộp và tự hiến chịu khổ hình…” Đúng là Đức Giê-su đã bị Chúa Cha phó nộp, nhưng phó nộp cho một sứ mạng tự do, sứ mạng yêu mến, với tất cả mọi rủi ro mà sứ mạng đó bao hàm trong ngôi nhà tù thù hận vĩ đại là thế gian, ngôi nhà tù mà Con Người sẽ phải mở cửa. Người sắp mở nó ra bằng hành vi đầy tràn nhất, phong phú nhất, cứu độ nhất mà không một ai khác đã hoàn tất nổi. Hạt lúa độc nhất bị nghiền nát sắp lớn lên thành một mùa gặt vĩ đại.
Nhờ kết hợp với Người và theo gương Người, chúng ta cũng có thể trở thành hạt lúa sinh được nhiều hoa quả như thế, trước hết là cho chính bản thân chúng ta : “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống vĩnh cửu”. Tại sao vậy? “Cuộc sống có thể được coi như là “của tôi”, và tôi có thể dập tắt hay giữ nó lại như thể sự tồn tại hay tàn lụi của nó là tùy ở tôi, cái báu vật duy nhất cần bảo vệ bằng mọi giá ấy, cái tài sản chỉ tùy thuộc vào chính tôi ấy. Nếu thế thì cuộc sống, vốn như giòng nước chảy xiết, sẽ vuột khỏi tay tôi, khi tôi cố giữ nó lại. Ngược lại, nếu tôi không cố bám víu vào cuộc sống này, nếu tôi chấp nhận mở ra với Ai đó, cũng là chết đi cho những gì khiến tôi co cụm, thì này đây sự “chết” ấy không có gì khác hơn là một sự “xuất thần”, và một khi cuộc sống tôi mở ra như thế “thì sẽ giữ lại được, như lời Chúa nói, cho sự sống vĩnh cửu”. Mà như ta biết, theo thánh Gio-an, sự sống vĩnh cửu là hiệp thông với chính Thiên Chúa” (Xavier Léon-Dufour).
Thành ra ý nghĩa cuộc sống trần thế của chúng ta là nằm ở chỗ : chính bằng cách mở lòng đón nhận lời Đức Giê-su với những đòi hỏi quyết liệt của Người, vượt thắng khuynh hướng muốn hoàn toàn tự lập (thường được ngụy trang dưới mỹ từ “làm chủ bản thân và định mệnh”), mà người ta tiến đến “sự sống”. Sự sống này là yêu thương, hiệp thông, chia sẻ, phục vụ cùng với Đức Ki-tô và theo gương Đức Ki-tô. “Luôn luôn, hy sinh là phục vụ ! Nhất là hy sinh tính mạng ! Đó là một gương sáng ! Hy sinh lưu tồn mãi, như để lại một huyền thoại trên trái đất, như trồng một cây xanh trên đại lộ : mãi mãi cho tương lai” (De la Varende). “Tất cả mọi hành động, mọi công trình, mọi nếp sống thực tốt đẹp, thực chính hiệu Ki-tô giáo, bao giờ cũng mang hai dấu chỉ : tình yêu và hy sinh” (ĐHY Garonne).
Người ta kể chuyện triết gia Auguste Comte (1798-1857), cha đẻ thuyết duy nghiệm, có ý định lập một tôn giáo mới mang tính khoa học, thay thế cho Ki-tô giáo mà ông bảo là lỗi thời. Ông tìm đến sử gia kiêm nhà phê bình lỗi lạc người Anh là Thomas Carlyle (1795-1881, có khuynh hướng chống lại thuyết duy vật và duy lý), để hỏi ý kiến xem mình phải khởi sự thế nào. Thomas Carlyle đoan chắc với Auguste Comte rằng điều đó thật giản dị. Trước hết ông phải viết ra những huấn giới cho tôn giáo mà ông đề xướng, đoạn phân phát cho môn đệ của ông. “Rồi tôi phải làm gì nữa?” Auguste Comte hỏi. Thomas Carlyle nói : “Sau đó ông phải tự mình chịu đóng đinh trên cây thập giá, chịu chết, kế đó để người ta chôn trong mồ mả và đến ngày thứ ba, ông phải sống lại và hiện ra ít nhất cho 500 người” - “Làm sao tôi sống lại được?” - “Nếu không sống lại được, thì tôn giáo ông lập ra chỉ là một tôn giáo chết, như vậy nó còn có thể cứu rỗi được ai !”
Những nghịch lý Tin Mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:19 11/03/2024
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Gr 31,31-34; Hr 5,7-9; Ga 12,20-33
NHỮNG NGHỊCH LÝ TIN MỪNG
Trong Tin Mừng Chúa Nhật này, Chúa Giêsu nói đến những nghịch lý Tin Mừng như là những quy luật tất yếu để đạt tới hạnh phúc đích thực. Đó là nghịch lý thập giá, chết sẽ sống và cho sẽ nhận lại. Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng giáo huấn.
1. Nghịch lý I: Giờ thập giá, giờ vinh quang
Đối với cái nhìn thế gian, thập giá được coi là một nhục hình tồi tệ nhất. Những ai bị treo trên thập giá là đáng bị nguyền rủa, bị chúc dữ, cả Thiên Chúa cũng ruồng bỏ họ. Trong thời đế quốc Rôma, thập giá là một hình phạt dành cho các phạm nhân, cho lớp bần đinh, nô lệ, những tên đạo tặc hay phiến loạn. Tội nhân thường bị đánh đòn, sau đó phải vác thanh ngang tới pháp trường. Tử tội bị lột hết áo quần và bị đóng đinh vào khổ giá cho đến chết mà không được an táng, nhưng phải phơi thây làm mồi cho dã thú. Vì tính cách nhục nhã như vậy nên không ai muốn làm anh hùng bằng cái chết trên thập giá.
Tuy nhiên, Tin Mừng thánh Gioan nói rằng giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang. Bởi thế, Gioan trình bày Tin Mừng của mình thành hai phần: phần các dấu chỉ và phần vinh quang. Phần các dấu chỉ gồm các phép lạ và hành vi Chúa làm. Phần vinh quang thuật lại cuộc thương khó và phục sinh của Người.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!” Quả thế, giờ mà toàn bộ sứ mạng Chúa Giêsu hướng tới là giờ thập giá, là kairos, giờ quyết định cho vận mạng thế giới. Giờ tử nạn trên thập giá là giờ mà Người phải đi qua để tới vinh quang với Chúa Cha. Đây một nghịch lý khó hiểu nhưng lại là chân lý nền tảng nhất của Kitô giáo. Bởi thế, Chúa Giêsu quả quyết:
“Phần tôi, khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.”
Thật vậy, theo thần học của thánh Gioan, thập giá trở thành nơi bộc lộ vinh quang Thiên Chúa: Người tỏ vinh quang của tình yêu khi ban Con Một mình cho nhân loại; nơi Đức Giêsu, thập giá không còn phải là một nhục hình nhưng là ngai tòa mà Người thực thi vương quyền, không phải vương quyền trần thế nhưng là vương quyền của tình yêu. Thập giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho loài người.
Khi nói về nghịch lý của thập giá, thánh Phaolô tuyên bố:
“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ… Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1,22.25).
2. Nghịch lý II: chết để sống
Thứ đến, nghịch lý thứ hai là dụ ngôn về hạt lúa mì:
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24).
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với người đương thời bằng nhiều hình ảnh từ đồng ruộng vốn rất gần gũi họ. Chẳng hạn như dụ ngôn người gieo giống, mùa gặt, hay vườn nho, cây nho, v.v… Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại một cách tự nhiên ở phạm vi nông nghiệp. Cũng như những hình ảnh và dụ ngôn khác, hình ảnh hạt lúa mì được Chúa dùng để chuyển tải cho chúng ta một giáo huấn mà xem ra rất nghịch lý nhưng rất ý nghĩa và hiện sinh liên quan đến chính Người và các môn đệ Người, bao gồm cả chúng ta.
Quả thật, hạt lúa mì ở đây trước hết là chính Người, Đức Giêsu Kitô. Như một hạt lúa mì gieo vào lòng đất, Ngôi Lời được Thiên Chúa Cha gieo vào thế gian. Người đã trút bỏ vinh quang (kenosis), trở nên người phàm hèn như chúng ta. Người đã chịu khổ nạn trên thập giá và nhờ quyền năng của Thánh Thần, Thiên Chúa đã làm cho Người phục sinh (x. Pl 2,1-6). Cái chết và sự phục sinh của Người mang lại muôn vàn hoa trái cho nhân loại giống như hạt lúa mì chấp nhận chết đi, nó sinh nhiều bông hạt khác. Nhờ đó, sự dữ và thế lực sự chết bị hủy diệt, con người được sống và được ơn cứu độ, Giáo Hội được sinh ra từ cạnh sườn Người.
Hình ảnh hạt lúa mì chết đi cũng được áp dụng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta. Cũng như hạt lúa mì không được gieo vào lòng đất, điều gì sẽ xảy ra? Hoặc chim trời đến ăn mất, hoặc nó bị khô héo, hư hoại, hoặc bị bán đi làm lương thực và sự sống của nó kết thúc. Nhưng nếu nó được gieo vào ruộng đất, nó thối đi, rồi mọc lên, sẽ sinh nhiều bông hạt. Một cách tương tự, nếu con người không được biến đổi nhờ đức tin và phép rửa, hay không chấp nhận hy sinh và rèn luyện, mà chỉ sống ở bình diện tự nhiên, chỉ sống ích kỷ cá nhân, họ sẽ kết thúc với sự nghèo nàn và hủy diệt. Ngược lại nếu con người tin vào Thiên Chúa và chấp nhận hy sinh và hiệp thông với Chúa Kitô, bấy giờ, họ sẽ trổ sinh nhiều hạt giống mới, họ sẽ được phong phú nơi bản thân mình.
Như thế, với hình ảnh hạt lúa mì, Đức Giêsu đưa ra cho chúng ta một quy luật để sống: phải qua đau khổ để tới vinh quang. Nếu không chết đi, thì sẽ không có sự sống. Không vất vả, không có kết quả.
3. Nghịch lý III: “Giữ sẽ mất, cho sẽ được”
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu còn thêm một nghịch lý thứ ba nữa:
“Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25; x. Mt 16,25).
Nghịch lý này rất khác với lý luận con người. Chúng ta thường nghĩ rằng “cho là mất, cất là còn.” Nên người ta tìm mọi cách chiếm hữu, tích lũy, hưởng thụ tối đa cho mình. Trong khi đó Chúa Giêsu nói “cho sẽ tìm lại.” Đây chính là chân lý và quy luật để chúng ta tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.
Quả thế, sự sống trong chúng ta không dừng lại trong mình. Nó có sức mạnh lan tỏa, kết hợp, sáng tạo. Nếu chúng ta cố giữ nó lại, nó sẽ chết và làm cho chúng ta chết. Không một ai trong chúng ta có thể sống trọn vẹn, viên mãn mà không cố gắng trao ban sự sống mà mình đã lãnh nhận, đã hội nhập, đã phát triển. Chúng ta chỉ có thể làm triển nở sự sống ấy khi biết trao ban và phục vụ tha nhân. Phần thưởng mà Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta như Lời Chúa hứa:
“Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Ga 12,26b).
Như thánh Phanxicô Assisi nói:
“Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời."
Khi nói đến nghịch lý hiến dâng, nhà thần học Michael Quoist quả quyết:
“Cuộc sống được hiến dâng sẽ không bị mất gì cả… Cuộc sống này còn được trao lại cho bạn gấp trăm lần. Khi Đức Giêsu ở trên thập giá, đã nói với Cha Người: ‘Con xin phó dâng cuộc đời con trong tay Cha’ (x. Lc 23,46). Người đã dâng cho Chúa Cha cuộc sống của Người, cùng với cuộc sống của bạn và cuộc sống của toàn thế giới. Chúa Cha đã chấp nhận tất cả, và ba ngày sau, Người đã trao lại cho Chúa Giêsu tất cả đã được hiển dung, phục sinh.” ( Michael Quoist, Xây dựng con người nhân bản, Nxb. Tôn Giáo, Tp. HCM 200, 141.)
Câu chuyện thần thoại của người Hy Lạp về chàng Narcissus cũng minh chứng cho nghịch lý này: Anh ta chỉ yêu mình, say đắm mình và ngắm mình trên mặt hồ và để chiếm hữu mình nên nhảy xuống nước. Rốt cuộc anh ta chết!
Xin Chúa Giêsu ban ơn nâng đỡ để chúng ta có đủ can đảm đi vào đường lối và logic mà Người đã mở ra. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Gr 31,31-34; Hr 5,7-9; Ga 12,20-33
NHỮNG NGHỊCH LÝ TIN MỪNG
Trong Tin Mừng Chúa Nhật này, Chúa Giêsu nói đến những nghịch lý Tin Mừng như là những quy luật tất yếu để đạt tới hạnh phúc đích thực. Đó là nghịch lý thập giá, chết sẽ sống và cho sẽ nhận lại. Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng giáo huấn.
1. Nghịch lý I: Giờ thập giá, giờ vinh quang
Đối với cái nhìn thế gian, thập giá được coi là một nhục hình tồi tệ nhất. Những ai bị treo trên thập giá là đáng bị nguyền rủa, bị chúc dữ, cả Thiên Chúa cũng ruồng bỏ họ. Trong thời đế quốc Rôma, thập giá là một hình phạt dành cho các phạm nhân, cho lớp bần đinh, nô lệ, những tên đạo tặc hay phiến loạn. Tội nhân thường bị đánh đòn, sau đó phải vác thanh ngang tới pháp trường. Tử tội bị lột hết áo quần và bị đóng đinh vào khổ giá cho đến chết mà không được an táng, nhưng phải phơi thây làm mồi cho dã thú. Vì tính cách nhục nhã như vậy nên không ai muốn làm anh hùng bằng cái chết trên thập giá.
Tuy nhiên, Tin Mừng thánh Gioan nói rằng giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang. Bởi thế, Gioan trình bày Tin Mừng của mình thành hai phần: phần các dấu chỉ và phần vinh quang. Phần các dấu chỉ gồm các phép lạ và hành vi Chúa làm. Phần vinh quang thuật lại cuộc thương khó và phục sinh của Người.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!” Quả thế, giờ mà toàn bộ sứ mạng Chúa Giêsu hướng tới là giờ thập giá, là kairos, giờ quyết định cho vận mạng thế giới. Giờ tử nạn trên thập giá là giờ mà Người phải đi qua để tới vinh quang với Chúa Cha. Đây một nghịch lý khó hiểu nhưng lại là chân lý nền tảng nhất của Kitô giáo. Bởi thế, Chúa Giêsu quả quyết:
“Phần tôi, khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.”
Thật vậy, theo thần học của thánh Gioan, thập giá trở thành nơi bộc lộ vinh quang Thiên Chúa: Người tỏ vinh quang của tình yêu khi ban Con Một mình cho nhân loại; nơi Đức Giêsu, thập giá không còn phải là một nhục hình nhưng là ngai tòa mà Người thực thi vương quyền, không phải vương quyền trần thế nhưng là vương quyền của tình yêu. Thập giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho loài người.
Khi nói về nghịch lý của thập giá, thánh Phaolô tuyên bố:
“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ… Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1,22.25).
2. Nghịch lý II: chết để sống
Thứ đến, nghịch lý thứ hai là dụ ngôn về hạt lúa mì:
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24).
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với người đương thời bằng nhiều hình ảnh từ đồng ruộng vốn rất gần gũi họ. Chẳng hạn như dụ ngôn người gieo giống, mùa gặt, hay vườn nho, cây nho, v.v… Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại một cách tự nhiên ở phạm vi nông nghiệp. Cũng như những hình ảnh và dụ ngôn khác, hình ảnh hạt lúa mì được Chúa dùng để chuyển tải cho chúng ta một giáo huấn mà xem ra rất nghịch lý nhưng rất ý nghĩa và hiện sinh liên quan đến chính Người và các môn đệ Người, bao gồm cả chúng ta.
Quả thật, hạt lúa mì ở đây trước hết là chính Người, Đức Giêsu Kitô. Như một hạt lúa mì gieo vào lòng đất, Ngôi Lời được Thiên Chúa Cha gieo vào thế gian. Người đã trút bỏ vinh quang (kenosis), trở nên người phàm hèn như chúng ta. Người đã chịu khổ nạn trên thập giá và nhờ quyền năng của Thánh Thần, Thiên Chúa đã làm cho Người phục sinh (x. Pl 2,1-6). Cái chết và sự phục sinh của Người mang lại muôn vàn hoa trái cho nhân loại giống như hạt lúa mì chấp nhận chết đi, nó sinh nhiều bông hạt khác. Nhờ đó, sự dữ và thế lực sự chết bị hủy diệt, con người được sống và được ơn cứu độ, Giáo Hội được sinh ra từ cạnh sườn Người.
Hình ảnh hạt lúa mì chết đi cũng được áp dụng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta. Cũng như hạt lúa mì không được gieo vào lòng đất, điều gì sẽ xảy ra? Hoặc chim trời đến ăn mất, hoặc nó bị khô héo, hư hoại, hoặc bị bán đi làm lương thực và sự sống của nó kết thúc. Nhưng nếu nó được gieo vào ruộng đất, nó thối đi, rồi mọc lên, sẽ sinh nhiều bông hạt. Một cách tương tự, nếu con người không được biến đổi nhờ đức tin và phép rửa, hay không chấp nhận hy sinh và rèn luyện, mà chỉ sống ở bình diện tự nhiên, chỉ sống ích kỷ cá nhân, họ sẽ kết thúc với sự nghèo nàn và hủy diệt. Ngược lại nếu con người tin vào Thiên Chúa và chấp nhận hy sinh và hiệp thông với Chúa Kitô, bấy giờ, họ sẽ trổ sinh nhiều hạt giống mới, họ sẽ được phong phú nơi bản thân mình.
Như thế, với hình ảnh hạt lúa mì, Đức Giêsu đưa ra cho chúng ta một quy luật để sống: phải qua đau khổ để tới vinh quang. Nếu không chết đi, thì sẽ không có sự sống. Không vất vả, không có kết quả.
3. Nghịch lý III: “Giữ sẽ mất, cho sẽ được”
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu còn thêm một nghịch lý thứ ba nữa:
“Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25; x. Mt 16,25).
Nghịch lý này rất khác với lý luận con người. Chúng ta thường nghĩ rằng “cho là mất, cất là còn.” Nên người ta tìm mọi cách chiếm hữu, tích lũy, hưởng thụ tối đa cho mình. Trong khi đó Chúa Giêsu nói “cho sẽ tìm lại.” Đây chính là chân lý và quy luật để chúng ta tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.
Quả thế, sự sống trong chúng ta không dừng lại trong mình. Nó có sức mạnh lan tỏa, kết hợp, sáng tạo. Nếu chúng ta cố giữ nó lại, nó sẽ chết và làm cho chúng ta chết. Không một ai trong chúng ta có thể sống trọn vẹn, viên mãn mà không cố gắng trao ban sự sống mà mình đã lãnh nhận, đã hội nhập, đã phát triển. Chúng ta chỉ có thể làm triển nở sự sống ấy khi biết trao ban và phục vụ tha nhân. Phần thưởng mà Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta như Lời Chúa hứa:
“Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Ga 12,26b).
Như thánh Phanxicô Assisi nói:
“Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời."
Khi nói đến nghịch lý hiến dâng, nhà thần học Michael Quoist quả quyết:
“Cuộc sống được hiến dâng sẽ không bị mất gì cả… Cuộc sống này còn được trao lại cho bạn gấp trăm lần. Khi Đức Giêsu ở trên thập giá, đã nói với Cha Người: ‘Con xin phó dâng cuộc đời con trong tay Cha’ (x. Lc 23,46). Người đã dâng cho Chúa Cha cuộc sống của Người, cùng với cuộc sống của bạn và cuộc sống của toàn thế giới. Chúa Cha đã chấp nhận tất cả, và ba ngày sau, Người đã trao lại cho Chúa Giêsu tất cả đã được hiển dung, phục sinh.” ( Michael Quoist, Xây dựng con người nhân bản, Nxb. Tôn Giáo, Tp. HCM 200, 141.)
Câu chuyện thần thoại của người Hy Lạp về chàng Narcissus cũng minh chứng cho nghịch lý này: Anh ta chỉ yêu mình, say đắm mình và ngắm mình trên mặt hồ và để chiếm hữu mình nên nhảy xuống nước. Rốt cuộc anh ta chết!
Xin Chúa Giêsu ban ơn nâng đỡ để chúng ta có đủ can đảm đi vào đường lối và logic mà Người đã mở ra. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Siêu Thứ Ba đặt người Công Giáo vào tình thế thậm chí còn khó khăn hơn: Bạn có thể bỏ phiếu trong lương tâm tốt cho một trong hai ứng cử viên tổng thống không?</b>
Vũ Văn An
14:47 11/03/2024
Kenneth Craycraft (*), trên tờ Catholic Herald ngày 7 tháng 3, cho rằng vào điều gọi là Siêu Thứ Ba, chiến dịch tranh cử tổng thống sơ bộ của Mỹ trên thực tế đã kết thúc. Diễn trình sơ bộ, trong đó hai đảng chọn ứng cử viên của họ cho cuộc tổng tuyển cử, đã đưa ra Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump làm ứng cử viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tương ứng.
Trong các chu kỳ bầu cử trước đây, Siêu Thứ Ba - ngày trong quá trình tranh cử tổng thống trong đó có nhiều tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ nhất (lần này là 16 tiểu bang và một lãnh thổ của Hoa Kỳ) - gần như đã xác nhận ứng cử viên nào sẽ chắc chắn sẽ thắng trong việc đề cử chức tổng thống của đảng họ. Lần này điều đó thậm chí còn được bảo đảm hơn (ứng cử viên Đảng Cộng hòa quan trọng duy nhất là Nikki Haley đã bị loại khỏi cuộc đua do kết quả Siêu Thứ Ba).
Và “sự bảo đảm” đó đã mang lại cho người Công Giáo một sự lựa chọn hầu như không thể thực hiện được.
Giờ đây, lớp bụi thứ nhất đã lắng xuống, những người Công Giáo Mỹ chúng ta phải tự hỏi mình những câu hỏi rất hóc búa về cách thức - hoặc liệu - có nên bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống vào tháng 11 hay không (phóng viên Công Giáo của bạn sẽ bỏ phiếu “Không có người nào ở trên”).
Joe Biden là một người Công Giáo đã được rửa tội, nhưng không những phủ nhận hầu như tất cả thần học luân lý Công Giáo có thực chất mà còn tích cực chống lại nó. Chính phủ của ông là chính phủ ủng hộ việc phá thai mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông hoặc đại biểu của ông đã ủng hộ việc phá thai theo yêu cầu, vì bất cứ lý do gì hoặc không có lý do gì, cho đến ngày sinh con mà không cần chứng minh gì cả.
Trong khi trên khắp châu Âu, các quốc gia đang quay lưng lại với các cuộc phẫu thuật cắt xẻo cơ thể và tiêm hormone cho thanh thiếu niên và thanh thiếu niên đang bối rối, thì Biden lại đang tham gia vào một dự án tích cực nhằm triệt sản thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên dưới danh nghĩa điều gọi là “khẳng định giới tính”. Biden đã làm việc không ngừng nghỉ để loại bỏ các biện pháp bảo vệ lương tâm theo quy định đối với các bác sĩ Công Giáo và các nhân viên chăm sóc sức khỏe khác, buộc họ phải thực hiện các thủ tục và tán thành các liệu pháp mà họ cho là vô đạo đức.
Và tất nhiên, ở tuổi 81, Biden liên tục có dấu hiệu mất trí nhớ ngày càng gia tăng. Ông nhầm lẫn những cái tên, nhầm lẫn trong những câu nói lộn xộn và thường mất phương hướng và bối rối ở nơi công cộng. Những “người xử lý” của ông không để ông nhận những câu hỏi tự phát từ báo chí vì họ không biết điều gì sẽ thốt ra từ miệng ông. Tác giả không nghĩ nhiều người Mỹ, kể cả những đảng viên Đảng Dân chủ kiên định, tin rằng ông sẽ đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình thêm 4 năm nữa nếu tái đắc cử vào tháng 11.
Trong cuộc tranh cử năm 2020 giữa các ứng cử viên tương tự, nhiều người Công Giáo đã biện minh cho việc bỏ phiếu cho Donald Trump vì ông chủ trương lật ngược quyết định khét tiếng của Tòa án Tối cao Roe v. Wade, đồng thời lên tiếng ủng hộ các chính sách ủng hộ sự sống. Và quả thực, do những người được đề cử vào Tòa án Tối cao, Roe đã bị bác bỏ. Vì Trump đã kêu gọi các cử tri về một vấn đề duy nhất, và vấn đề duy nhất đó không còn là vấn đề liên bang nữa, liệu còn lý do nào để một người Công Giáo bỏ phiếu cho Trump không?
Trump vẫn tiếp tục tuyên bố rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp khỏi tay ông, bất chấp nhiều kết luận rằng những tuyên bố đó là vô căn cứ. Trong quá trình này, ông đã theo đuổi các thuyết âm mưu kỳ dị, vướng vào những rìa đen tối nhất của nền chính trị cực hữu của Mỹ. Trump là một người theo chủ nghĩa bản địa [nativist] rõ ràng, có chính sách nhập cư thù địch với các học thuyết Công Giáo về phẩm giá và tình liên đới. Ông không ủng hộ quan điểm của Công Giáo về một loạt các vấn đề khác, bao gồm an tử, tránh thai, thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ, án tử hình và hôn nhân đồng tính.
Thật vậy, quan điểm của Trump không thể phân biệt được với quan điểm của Biden về bất cứ vấn đề đạo đức quan trọng nào cũng như các chính sách công mà họ đề xuất.
Ngoài ra, Trump còn là bị đơn trong một số vụ án, phải đối diện với cả trách nhiệm dân sự lẫn hình sự. Ông đã bị phạt tổng cộng khoảng 500 triệu USD vì nhiều hành vi vi phạm dân sự khác nhau. Các vụ án trọng tội đáng tin cậy về can thiệp bầu cử, thanh toán tiền bưng bít và đánh cắp tài liệu mật đang chờ xử lý tại bốn tòa án hình sự liên bang và tiểu bang riêng biệt.
Ngay cả ngoài sự bối rối chung của người Mỹ rằng những ứng cử viên này đang tranh giành chức vụ chính trị được cho là quyền lực nhất thế giới, người Công Giáo không thể bỏ qua những thiếu sót rõ ràng này ở cả hai ứng cử viên.
Phân tích “ cái ít ác hơn trong hai cái ác” không phải là lý luận đạo đức chính đáng. Ngay cả nếu đúng như vậy thì cũng không rõ liệu một trong hai ứng cử viên này có tạo ra kết quả ít tệ hại hơn nếu được bầu vào tháng 11 hay không. Nó sẽ yêu cầu một trong các ứng cử viên thực hiện những thay đổi đáng kể trong các chương trình chính sách của họ (và nền tảng của các đảng tương ứng của ông ta), để thay đổi tình trạng đáng buồn này.
Ví dụ, nếu ít nhất Biden ủng hộ những ngoại lệ theo lương tâm mạnh mẽ đối với các nhà giáo dục và nhân viên y tế phản đối việc phá thai, hôn nhân đồng tính và hệ tư tưởng chuyển giới, thì điều đó có thể khiến kim chỉ nam chuyển đổi phần nào. Hoặc nếu Trump từ chối những người theo chủ nghĩa bản địa ở bên lề và những người theo thuyết âm mưu làm cốt lõi cho sự ủng hộ của ông, có thể ông sẽ khó có cơ hội hơn.
Mặc dù không phải là không thể nhưng cả hai sự thay đổi này đều không thể xảy ra.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng người Công Giáo có một nghĩa vụ đạo đức tham gia vào đời sống công cộng. Nhưng đôi khi - và tác giả nghĩ đây là một trong số đó - sự tham gia có trách nhiệm là từ chối bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên không phù hợp một cách khách quan này.
Ngoại trừ một trong những thay đổi quan trọng khó có thể xảy ra được đề cập ở trên, tác giả tin rằng việc bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên sẽ là vô trách nhiệm về mặt đạo đức.
(*) Kenneth Craycraft là nhà báo của tờ Catholic Herald có trụ sở tại Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn sách 'Citizens Yet Strangers: Living Authentically Catholic in a Divided America' (Our Sunday Visitor, 2024), một cuốn sách 'đặt lại khuôn khổ về cách chúng ta tham gia vào chính trị như người Công Giáo
Trí khôn nhân tạo sẽ nâng cao con người hay khiến tất cả chúng ta trở nên bị vứt bỏ?
Vũ Văn An
14:57 11/03/2024
Caitlin Bootsma trên Aleteia, ngày 25/02/24, tường trình rằng một cuộc hội thảo và triển lãm tại New York Encounter năm nay đã tiết lộ sự mơ hồ và không chắc chắn sâu xa xung quanh kỹ thuật trí khôn nhân tạo, ngay trong số những người sáng tạo ra nó.
Trí khôn nhân tạo ở trên môi của mọi người. “Bạn đã sử dụng nó chưa?” "Làm thế nào nó hoạt động?" “Việc sử dụng nó trong công việc của tôi có hợp đạo đức không?” Hay thậm chí là “Điều gì sẽ xảy ra nếu Trí khôn nhân tạo thay thế chúng ta?”
Mặc dù việc lo ngại trí khôn nhân tạo sẽ tiếp quản có vẻ bị thổi phồng quá mức, nhưng rõ ràng Trí khôn nhân tạo hiện là một phần dường như không thể thay đổi được trong cơ cấu cách chúng ta giao tiếp, phát minh và xây dựng trong xã hội ngày nay. Đó là điều đã tạo nên một cuộc triển lãm mang tên “Trí khôn nhân tạo và tôi” tại Cuộc Gặp Gỡ New York năm nay – một lễ hội văn hóa cuối tuần quy tụ những người Công Giáo và những người tìm kiếm cơ hội “giáo dục, đối thoại và tình bạn” – thật hấp dẫn.
Ngoài ra còn có một hội thảo được phát trực tiếp nhằm đặt nền tảng cho cuộc thảo luận bằng cách đưa ra lời giải thích chung về chức năng của trí khôn nhân tạo. Tham luận viên Jon Stokes, đồng sáng lập và giám đốc sản phẩm tại Trí khôn nhân tạo Có tính Biểu tượng, giải thích rằng ở một khía cạnh nào đó, Trí khôn nhân tạo giống như một công cụ tìm kiếm, nhưng thay vì chỉ đơn giản là tìm kết quả mà người dùng đang tìm kiếm, nó kết hợp các yếu tố lại với nhau.
Ông cũng chỉ ra rằng ngay cả những người tạo ra Trí khôn nhân tạo cũng không thực sự hiểu cách thức hoạt động của kỹ thuật này.
Tác động ngày càng tăng nhanh chóng của Trí khôn nhân tạo
Tác động của Trí khôn nhân tạo đã được cảm nhận rõ ràng. Từ việc tạo ra hình ảnh cho đến toàn bộ bài viết và thậm chí cả phim ngắn, Trí khôn nhân tạo dường như đột nhiên có mặt ở mọi nơi. Nhưng các tham luận viên nhấn mạnh rằng Trí khôn nhân tạo chủ yếu được sử dụng như một công cụ tạo năng suất - giúp con người thực hiện các nhiệm vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Trí khôn nhân tạo có thể hữu ích nhất trong lĩnh vực “trợ tá”, không thay thế óc sáng tạo của con người mà gia tăng nó.
Stokes và tham luận viên Jennifer Strong, một nhà báo âm thanh đằng sau podcast Shift, giải thích rằng Trí khôn nhân tạo có khả năng cho phép mọi người tiến xa hơn trong chuỗi sáng tạo. Ví dụ, Trí khôn nhân tạo có thể hoàn thành các dịch vụ cơ bản như tạo dòng mã máy tính và viết đề cương, nhưng sau đó vẫn cần có con người chỉ đạo, chỉnh sửa và giám sát sản phẩm cuối cùng.
Trí khôn nhân tạo hướng chúng ta trở lại với con người
Trên thực tế, những giới hạn của trí khôn nhân tạo có thể thực sự giúp chúng ta xác định được điều gì là duy nhất và không thể thay thế trong bản chất con người. Stokes nói, nhân loại cuối cùng là “về mối quan hệ”. Trí khôn nhân tạo có thể tạo ra đủ loại đồ vật, nhưng những đồ vật đó sẽ không bao giờ có ý nghĩa như thứ do người này tạo ra cụ thể cho người khác.
Trí khôn nhân tạo cũng không thể hiểu hoặc tái tạo (ít nhất là chưa) đời sống nội tâm phức tạp của con người. Sau buổi nói chuyện, Aleteia đã đến thăm triển lãm đi kèm và nói chuyện với người điều hành David Bolchini, phó khoa trưởng điều hành tại Trường Tin học Luddy của Đại học Indiana. Ông đưa ra ví dụ về một người đang trải qua đau buồn. Nếu cảm giác đau buồn hoặc cảm xúc cá nhân mãnh liệt khác không thể diễn đạt thành lời chính xác thì Trí khôn nhân tạo sẽ không có cách nào tái tạo được nó.
Nói cách khác, Trí khôn nhân tạo chỉ có thể tạo ra các đối tượng, cuộc trò chuyện và văn bản dựa trên những thứ mà con người đã trải nghiệm và thể hiện lần đầu tiên. Và tất nhiên, bản thân Trí khôn nhân tạo cũng do con người phát minh ra. Một cách để nhìn nhận Trí khôn nhân tạo là nó thể hiện đầy đủ khả năng sáng tạo của con người.
Ảo giác và tin giả
Tuy nhiên, việc lo ngại về Trí khôn nhân tạo là điều hợp lý. Strong đưa ra câu hỏi về đạo đức của trí khôn nhân tạo. Trí khôn nhân tạo thường “gây ảo giác” hoặc tạo ra tin tức giả dựa trên những gì nó ghép lại với nhau, sau đó tự tin trình bày những điều sai trái đó thành sự thật. Bolchini sau đó nhận xét rằng một khi Trí khôn nhân tạo hiểu được điều gì đó về bạn - đúng hay sai - thì nó vẫn tồn tại trên web vĩnh viễn. Hiện chưa có cách hiểu chung về cách loại bỏ thông tin không chính xác. Như Strong khẳng định, nếu “sự thật quan trọng”, làm sao chúng ta có thể phân biệt được điều gì là đúng hay không đúng?
Strong cũng nói rằng lo ngại việc Trí khôn nhân tạo sẽ khiến mọi người mất việc là có cơ sở. “Đây là vấn đề cắt giảm việc làm ngay bây giờ,” cô nói thế. Các công ty đang tìm cách tiết kiệm tiền nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy tiền đang được tái đầu tư vào các dự án mới. Cô nói, “Vì vậy, nếu mọi người cảm thấy lo lắng thì điều đó cũng có lý”.
Ngoài ra, có nguy cơ một số cá nhân sẽ chọn cách cô lập bản thân hơn nữa với xã hội và đắm mình hoàn toàn vào các mô phỏng do Trí khôn nhân tạo tạo ra. Stokes nói rằng một số người sẽ chỉ theo đuổi sự thèm thuồng của mình một cách không kiểm soát mà không liên quan đến thực tại và không có mối quan hệ thực sự nào.
Vì tất cả những lý do này, việc biến Trí khôn nhân tạo thành mục đích cuối cùng sẽ là một sai lầm.
Các lý do lạc quan
Tại triển lãm, khi được hỏi liệu cuối cùng ông lo lắng hay lạc quan hơn về tương lai của Trí khôn nhân tạo, Bolchini nói với Aleteia:
Nó thay đổi từng ngày. Hôm nay tôi lạc quan hơn hôm qua. Bởi vì tôi đã thấy khi tôi giải thích cách Trí khôn nhân tạo thường hoạt động với khách…Tôi thấy mắt người ta sáng lên và có phản ứng, hiểu rằng bên dưới mui xe, đây là những cỗ máy vốn không có tính phép thuật mà là các công cụ xác suất hiểu cấu trúc của ngôn ngữ có thể hoàn thành câu chữ của chúng ta… Càng thấy mọi người chấp nhận điều đó như một sự kiện, tôi càng thấy những lo lắng của họ giảm bớt và sự lạc quan của họ ngày càng tăng.
Dù lo lắng hay lạc quan về tương lai, ban thảo luận va cuộc trưng bày đi kèm đều là những dấu hiệu đầy hy vọng chỉ ra bản chất độc đáo của nhân loại. Chừng nào chúng ta còn suy nghĩ, đặt câu hỏi và thảo luận về những kỹ thuật mới này thì rõ ràng là khả năng sáng tạo của con người vẫn còn là “sân khấu trung tâm” theo cách nói của Stokes.
Đức Hồng Y Chow cho hay: Tam Đạo và Kitô giáo có thể chung tay xây dựng một xã hội hài hòa
Thanh Quảng sdb
17:38 11/03/2024
Đức Hồng Y Chow cho hay: Tam Đạo (Khổng Lão Tào) và Kitô giáo có thể chung tay xây dựng một xã hội hài hòa.
Một hội nghị về Kitô giáo và Tam Đạo đang diễn ra ở Hồng Kông, Đức Hồng Y Stephen Chow và Đức Ông Indunil Kodithuwakku đã thảo luận về tầm quan trọng của cuộc đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo cổ xưa này.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch và Devin Watkins)
“Xây dựng một xã hội hài hòa thông qua việc đối thoại liên tôn”.
Đó là chủ đề của một hội nghị đang diễn ra ở Hồng Kông, quy tụ các Kitô hữu và Tam giáo trong ba ngày để học hỏi và thảo luận.
Hội nghị – cùng được tổ chức bởi Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn Vatican và Hiệp hội Tam giáo và Giáo phận Công Giáo Hồng Kông – đã quy tụ các học giả và chuyên gia từ khắp châu Á, cũng như một số nước châu Âu.
Ngày đầu tiên của hội nghị sắp kết thúc, Đức Hồng Y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông và Đức ông Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage, Thư ký Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn, đã nói chuyện với ký giả Devin Watkins về những điểm liên hệ giữa Kitô giáo và Tam giáo.
Tinh thần phục vụ chung
Mục đích của hội nghị, Đức Hồng Y Chow cho biết, là để “chứng minh cách thức các tôn giáo có thể chung tay xây dựng một xã hội của chúng ta”.
Đức Hồng Y lưu ý: “Tầm nhìn của Tam giáo là thúc đẩy một phong trào của thế giới hướng tới hòa bình và thống nhất, nơi mà nhân loại và Con đường – chúng ta gọi là Thượng Đế ‘Logos’ – được kết nối với nhau”.
ĐHY nói thêm, ngài hy vọng sự công nhận tinh thần phục vụ chung này sẽ giúp làm tăng góp “giá trị và ý nghĩa của tôn giáo được đánh giá cao hơn ở Trung Quốc”.
Hãy nghe cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đức Hồng Y Chow
Mô hình đối thoại của linh mục Matteo Ricci
Đức Giám Mục Hồng Kông cho biết Kitô giáo và Tam giáo “chia sẻ các giá trị của lòng thương xót, sự giản đơn và không háo chiến để đạt được những thành tựu trần tục”.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cởi mở đối với các nền văn hóa và tôn giáo khác, đồng thời chỉ ra rằng “Giáo Hội Công Giáo của chúng ta chấp nhận rằng các tôn giáo khác cũng được chúc phúc – mặc dù ở những mức độ khác nhau – với sự mặc khải thiêng liêng để hiểu biết về cuộc sống và tinh thần sống”.
Đức Hồng Y Chow đã đưa ra mô hình cho tư duy trên là linh mục Matteo Ricci, một nhà truyền giáo Dòng Tên ở thế kỷ 16, một người nổi tiếng vì thông suốt về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
ĐHY nói: Cha Ricci là “hình mẫu cho việc đối thoại giữa tôn giáo và văn hóa, tích hợp tâm linh của Nho giáo, Phật giáo và Tam giáo với đức tin và tâm linh Công Giáo của chúng ta”.
Đức Hồng Y Chow lưu ý: “Điều này đã giành được nhiều lời khen ngợi và tôn trọng từ người dân chúng Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc”.
Sức mạnh tinh thần đối thoại
Trong khi đó, Đức ông Kodithuwakku nhấn mạnh những khoảnh khắc quan trọng của cuộc đối thoại trong thế giới đầy chia rẽ ngày nay.
Ngài nói: “Chúng ta đều biết, chúng ta đang sống trong một thời kỳ rất khó khăn: Thiếu vắng hy vọng và đầy thất vọng.”
“Do đó, những cuộc gặp gỡ như thế này sẽ truyền tải một thông điệp mang tính biểu tượng đến thế giới, rằng đối thoại có thể thực hiện được và chúng ta có thể ngồi lại cùng nhau trao đổi, cùng nhau làm việc và cùng nhau tiến bước.”
Vì lý do này, Đức ông. Kodithuwakku nhấn mạnh, hội nghị giữa Công Giáo và Tam Đạo hiện đang diễn ra có tiềm năng “đóng góp không chỉ cho Hồng Kông mà còn cho toàn thể thế giới rộng lớn hơn”.
Vị linh mục người Sri Lanka cũng nhấn mạnh đến giá trị tinh thần của hình thức trao đổi này.
Ngài nói: “Trong đối thoại, chúng ta bước vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Lắng nghe người khác có thể giúp chúng ta hiểu được Thiên Chúa cũng đã mạc khải chính Ngài cho họ như thế nào… chúng ta bắt gặp được mầu nhiệm thiêng liêng nơi người khác.”
Một hội nghị về Kitô giáo và Tam Đạo đang diễn ra ở Hồng Kông, Đức Hồng Y Stephen Chow và Đức Ông Indunil Kodithuwakku đã thảo luận về tầm quan trọng của cuộc đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo cổ xưa này.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch và Devin Watkins)
“Xây dựng một xã hội hài hòa thông qua việc đối thoại liên tôn”.
Đó là chủ đề của một hội nghị đang diễn ra ở Hồng Kông, quy tụ các Kitô hữu và Tam giáo trong ba ngày để học hỏi và thảo luận.
Hội nghị – cùng được tổ chức bởi Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn Vatican và Hiệp hội Tam giáo và Giáo phận Công Giáo Hồng Kông – đã quy tụ các học giả và chuyên gia từ khắp châu Á, cũng như một số nước châu Âu.
Ngày đầu tiên của hội nghị sắp kết thúc, Đức Hồng Y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông và Đức ông Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage, Thư ký Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn, đã nói chuyện với ký giả Devin Watkins về những điểm liên hệ giữa Kitô giáo và Tam giáo.
Tinh thần phục vụ chung
Mục đích của hội nghị, Đức Hồng Y Chow cho biết, là để “chứng minh cách thức các tôn giáo có thể chung tay xây dựng một xã hội của chúng ta”.
Đức Hồng Y lưu ý: “Tầm nhìn của Tam giáo là thúc đẩy một phong trào của thế giới hướng tới hòa bình và thống nhất, nơi mà nhân loại và Con đường – chúng ta gọi là Thượng Đế ‘Logos’ – được kết nối với nhau”.
ĐHY nói thêm, ngài hy vọng sự công nhận tinh thần phục vụ chung này sẽ giúp làm tăng góp “giá trị và ý nghĩa của tôn giáo được đánh giá cao hơn ở Trung Quốc”.
Hãy nghe cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đức Hồng Y Chow
Mô hình đối thoại của linh mục Matteo Ricci
Đức Giám Mục Hồng Kông cho biết Kitô giáo và Tam giáo “chia sẻ các giá trị của lòng thương xót, sự giản đơn và không háo chiến để đạt được những thành tựu trần tục”.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cởi mở đối với các nền văn hóa và tôn giáo khác, đồng thời chỉ ra rằng “Giáo Hội Công Giáo của chúng ta chấp nhận rằng các tôn giáo khác cũng được chúc phúc – mặc dù ở những mức độ khác nhau – với sự mặc khải thiêng liêng để hiểu biết về cuộc sống và tinh thần sống”.
Đức Hồng Y Chow đã đưa ra mô hình cho tư duy trên là linh mục Matteo Ricci, một nhà truyền giáo Dòng Tên ở thế kỷ 16, một người nổi tiếng vì thông suốt về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
ĐHY nói: Cha Ricci là “hình mẫu cho việc đối thoại giữa tôn giáo và văn hóa, tích hợp tâm linh của Nho giáo, Phật giáo và Tam giáo với đức tin và tâm linh Công Giáo của chúng ta”.
Đức Hồng Y Chow lưu ý: “Điều này đã giành được nhiều lời khen ngợi và tôn trọng từ người dân chúng Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc”.
Sức mạnh tinh thần đối thoại
Trong khi đó, Đức ông Kodithuwakku nhấn mạnh những khoảnh khắc quan trọng của cuộc đối thoại trong thế giới đầy chia rẽ ngày nay.
Ngài nói: “Chúng ta đều biết, chúng ta đang sống trong một thời kỳ rất khó khăn: Thiếu vắng hy vọng và đầy thất vọng.”
“Do đó, những cuộc gặp gỡ như thế này sẽ truyền tải một thông điệp mang tính biểu tượng đến thế giới, rằng đối thoại có thể thực hiện được và chúng ta có thể ngồi lại cùng nhau trao đổi, cùng nhau làm việc và cùng nhau tiến bước.”
Vì lý do này, Đức ông. Kodithuwakku nhấn mạnh, hội nghị giữa Công Giáo và Tam Đạo hiện đang diễn ra có tiềm năng “đóng góp không chỉ cho Hồng Kông mà còn cho toàn thể thế giới rộng lớn hơn”.
Vị linh mục người Sri Lanka cũng nhấn mạnh đến giá trị tinh thần của hình thức trao đổi này.
Ngài nói: “Trong đối thoại, chúng ta bước vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Lắng nghe người khác có thể giúp chúng ta hiểu được Thiên Chúa cũng đã mạc khải chính Ngài cho họ như thế nào… chúng ta bắt gặp được mầu nhiệm thiêng liêng nơi người khác.”
Tĩnh tâm Mùa Chay 2024 cùng Giáo triều Rôma. Bài thứ Ba: Ta là mục tử nhân lành
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
22:36 11/03/2024
Hàng năm, vào Mùa Vọng và Mùa Chay, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng có bài giảng tĩnh tâm trước Giáo triều Rôma.
Bài giảng thứ Ba của Đức Hồng Y có tựa đề: Ta là mục tử nhân lành
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chúng ta tiếp tục suy tư về những câu nói “Ta Là” tuyệt vời của Chúa Kitô trong Tin Mừng Gioan. Lần này Chúa Giêsu không trình bày Người với chúng ta bằng những biểu tượng của những thực tại vật lý vô tri vô giác – bánh, ánh sáng –, nhưng với tính cách con người, cụ thể là người mục tử: Người nói, “Ta là mục tử nhân lành!” Chúng ta hãy lắng nghe lời công bố của Chúa Kitô:
Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (Ga 10:11-15).
Hình ảnh Chúa Kitô “Mục tử nhân lành” có một vị trí đặc biệt trong nghệ thuật và chữ khắc của Kitô giáo thời tiên khởi. Mở đầu, Người Mục Tử Nhân Lành được trình bày, theo hình thức cổ điển, trong vẻ huy hoàng của tuổi trẻ. Anh ta vác trên vai một con chiên mà anh ta giữ chặt chân của nó. Hình ảnh người mục tử nhân lành của Thánh Sử Gioan được kết hợp với hình ảnh nhất lãm về người mục tử đi tìm con chiên lạc (Lc 15:4-7).
Bối cảnh của đoạn văn về người mục tử nhân lành cũng giống như hai chương trước, đó là cuộc thảo luận với “người Do Thái” diễn ra tại Giêrusalem nhân dịp Lễ Lều. Nhưng chúng ta biết rằng, ở Gioan, bối cảnh ít quan trọng hơn, bởi vì, không giống như các Phúc Âm Nhất Lãm, Thánh Gioan không quan tâm đến việc cung cấp cho chúng ta một trình thuật lịch sử và mạch lạc về cuộc đời của Chúa Giêsu (là điều mà ngài dường như coi là đương nhiên), mà là một tập hợp các câu chuyện về “dấu chỉ” và lời dạy của Thầy. Tuy nhiên, những điều này không bao giờ xuất hiện bên ngoài thời gian và không gian, như xảy ra trong các sách thần học, nhưng chúng cũng được đặt ở những địa điểm và thời gian chính xác (đôi khi chính xác hơn cả các Phúc Âm Nhất Lãm), mang lại cho chúng giá trị “lịch sử” theo nghĩa sâu sắc nhất của thuật ngữ đó.
* * *
Chúng ta hãy đối mặt với sự thật rằng, hình ảnh người mục tử nhân lành và những hình ảnh liên quan đến đàn cừu và đàn chiên ngày nay không thực sự là mô thức thịnh hành. Chúa Giêsu không sợ làm tổn thương sự nhạy cảm của chúng ta và xúc phạm phẩm giá con người tự do của chúng ta khi gọi chúng ta là chiên của Ngài sao? Con người ngày nay khinh thường vai trò của đàn chiên và ý niệm về bầy đàn. Tuy nhiên, họ không nhận ra mình đã trải qua bao nhiêu thực tế trong tình huống mà họ lên án về mặt lý thuyết. Một trong những hiện tượng rõ ràng nhất của xã hội chúng ta là sự đại chúng hóa. Báo chí, truyền hình, internet được gọi là “các phương tiện thông tin đại chúng” không chỉ vì chúng cung cấp thông tin cho đại chúng mà còn vì chúng hình thành nên họ.
Chúng ta để mình bị hướng dẫn một cách uể oải bởi đủ loại thao túng và thuyết phục huyền bí. Những người khác tạo ra các mô hình về hạnh phúc và hành vi, lý tưởng và mục tiêu tiến bộ và mọi người áp dụng chúng; chúng ta đi theo, sợ bị lạc nhịp, bị quy định và rập khuôn bởi quảng cáo. Chúng ta ăn những gì họ bảo, ăn mặc theo yêu cầu của thời trang và nói những gì chúng ta nghe được. Chúng ta bật cười khi xem một bộ phim chạy với tốc độ nhanh, với những người di chuyển từng cơn và bắt đầu, giống như những con rối; nhưng đó chính xác là hình ảnh mà chúng ta sẽ có về bản thân nếu chúng ta nhìn bản thân bằng con mắt phê phán hơn.
Để hiểu Chúa Giêsu tự xưng mình là mục tử nhân lành và gọi chúng ta là chiên của Ngài theo nghĩa nào, chúng ta phải quay lại lịch sử Kinh Thánh. Ban đầu, Israel là một dân tộc chăn chiên du mục. Người Bedouin trên sa mạc ngày nay cho chúng ta ý tưởng về cuộc sống trước đây của các bộ lạc Israel. Trong xã hội này, mối quan hệ giữa người chăn cừu và đàn chiên không chỉ mang tính kinh tế, tức là dựa trên lợi ích. Một mối quan hệ gần như cá nhân phát triển giữa người mục tử và đàn chiên. Ngày qua ngày ở cùng nhau ở những nơi vắng vẻ, không có người sống xung quanh, cuối cùng người chăn chiên biết mọi điều về từng con chiên. Đàn chiên nhận ra tiếng của người chăn cừu, người thường nói to với đàn cừu như thể chúng là người. Điều này giải thích tại sao, để diễn tả mối quan hệ của mình với nhân loại, Thiên Chúa đã sử dụng hình ảnh này, hình ảnh mà ngày nay đã trở nên mơ hồ. Tác giả Thánh Vịnh cầu nguyện: “Lạy Mục Tử nhà Israel, Ngài là Đấng chăn giữ nhà Giuse như chăn giữ chiên cừu” (Tv 80:2).
Với sự thay đổi từ một bộ lạc du mục thành một dân định cư, danh hiệu mục tử được mở rộng thêm cho những người đóng vai trò đại diện cho Thiên Chúa trên trái đất: các vị vua, các linh mục, các nhà lãnh đạo nói chung. Nhưng trong trường hợp này, ý nghĩa biến đổi; nó không còn gợi lên những hình ảnh che chở và an ninh mà còn gợi lên cả sự bóc lột và áp bức. Bên cạnh hình ảnh người mục tử tốt lành, hình ảnh mục tử xấu cũng xuất hiện. Nơi tiên tri Êdekien, chúng ta tìm thấy một bản cáo trạng khủng khiếp chống lại những mục tử xấu xa chỉ nuôi sống mình. Họ ăn sữa và mặc quần áo len, nhưng họ không quan tâm chút nào đến những con chiên mà họ thực sự đối xử “một cách tàn nhẫn và bạo lực” (Ez 34:1ff). Bản cáo trạng chống lại những mục tử xấu này được theo sau bởi một lời hứa: Một ngày nào đó, chính Thiên Chúa sẽ chăm sóc đàn chiên của mình một cách yêu thương:
Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật (Ed 34:16).
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng đề cập đến chủ đề về người mục tử tốt lành và mục tử xấu, nhưng với một điều gì đó mới mẻ: “Ta là mục tử tốt lành!” Ngài nói. Lời hứa của Chúa đã trở thành hiện thực, vượt quá mọi sự mong đợi.
* * *
Ở điểm này, chúng ta phải nhớ lại mục đích ban đầu của chúng ta đằng sau những suy niệm này: một mục đích cá nhân hơn là “mục vụ”, là làm cho Tin Mừng thấm nhập vào đời sống chúng ta, để có thể loan báo Tin Mừng cho thế giới một cách đáng tin cậy hơn.
Bài diễn văn của Chúa Giêsu có hai nhân tố: người mục tử và đàn chiên, nghĩa là từng con chiên (ở số ít). Chúng ta sẽ xác định với nhân tố nào trong hai nhân tố ấy? Nhân kỷ niệm ngày thụ phong giám mục, Thánh Augustinô đã nói với mọi người: “Đối với anh chị em, tôi là giám mục, với anh chị em, tôi là một Kitô hữu!” “Vobis sum episcopus, vobiscum sum christianus.” Và vào một dịp khác: “Đối với anh chị em, chúng tôi giống như những người chăn chiên, nhưng đối với Đấng Chăn Chiên, chúng tôi là chiên như anh chị em”. Do đó, chúng ta hãy gác lại vai trò của mình – một số trong các bạn là những mục tử và tôi là một nhà thuyết giáo, và chúng ta hãy cảm nhận một lần và là những con chiên duy nhất trong đàn. Chúng ta hãy nhớ câu hỏi quan trọng hơn đối với Chúa Giêsu tại Caesarea: “Đối với anh em, Thầy là ai?” như thể Người đã nói: “Hãy quên đi Ta là ai theo ý kiến của mọi người, và tập trung vào chính con”.
Nhà tâm lý học vĩ đại Carl Gustav Jung đã định nghĩa bác sĩ tâm thần là “Người chữa lành vết thương”. Ý nghĩa lý thuyết của ông là bạn cần biết vết thương tâm lý của chính mình để chữa lành vết thương của người khác và việc biết vết thương của người khác sẽ giúp chữa lành vết thương của chính bạn. Trực giác của nhà phân tâm học cũng áp dụng được cho những vết thương tinh thần. Mục tử của Giáo hội cũng là một “người chữa lành vết thương”, một người bệnh phải giúp đỡ người khác được chữa lành.
Chúng ta hãy cố gắng hiểu căn bệnh chính mà chúng ta cần phải điều trị để chữa khỏi bệnh cho người khác là gì. Một điều mà từ đầu này đến đầu kia của Kinh thánh được dạy cho chiên về Thiên Chúa Mục Tử là gì? Nó không phải là sợ hãi! Vào thời điểm này, những lời này chen chúc trong ký ức, bắt đầu từ những lời của Chúa Giêsu: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ” (Lc 12:32); “Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin? “ Người nói với các tông đồ sau khi đã làm dịu cơn bão (Mt 8:26). Chúng ta cũng hãy nhớ lại một số lời quen thuộc trong các thánh vịnh, không phải chỉ là những câu trích dẫn trong Kinh thánh, mà bằng cách biến chúng thành của riêng chúng ta khi chúng ta nghe chúng:
CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm (Tv 23:1.4).
CHÚA là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
CHÚA là thành luỹ bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa? (Tv 27:1).
Vì vậy, chúng ta hãy nói về “cái ác đen tối” của nỗi sợ hãi, nó có sức mạnh rất lớn để cướp đi niềm vui sống của con người. Sợ hãi là điều kiện tồn tại của chúng ta; nó đi cùng chúng ta từ thuở thơ ấu cho đến khi chết. Đứa trẻ sợ nhiều thứ; chúng ta gọi những nỗi sợ ấy là nỗi kinh hoàng trẻ thơ. Thanh thiếu niên đôi khi sợ hãi người khác giới và rơi vào mặc cảm nhút nhát, tự ti. Chúa Giêsu đã nêu đích danh nỗi sợ hãi chính của chúng ta khi trưởng thành: đó là nỗi sợ ngày mai – “chúng ta sẽ ăn gì?” (Mt 6:31); sợ hãi thế gian và những kẻ quyền thế – “những kẻ chỉ giết thân xác chúng ta” (Mt 10:28). Với mỗi nỗi sợ hãi này, Người đều tuyên bố: Nolite timere! “Đừng sợ!” Đây không phải là một lời nói trống rỗng và bất lực, nhưng là một lời hiệu nghiệm và gần như có tính bí tích. Giống như tất cả những lời của Chúa Giêsu, nó thực hiện những gì nó nói; nó không giống như câu nói đơn giản “Hãy can đảm lên!” mà con người chúng ta có thể nói với nhau.
* * *
Nhưng sợ hãi là gì? Chúng ta hãy gác lại nỗi thống khổ hiện sinh mà các triết gia đã thảo luận suốt một thế kỷ rưỡi nay. Hãy nói về những nỗi sợ hãi phổ biến và quen thuộc. Chúng ta có thể nói rằng sợ hãi là phản ứng trước một mối đe dọa đối với con người chúng ta, phản ứng trước một mối nguy hiểm thực sự hoặc một mối nguy hiểm mà chúng ta cảm nhận, từ mối nguy hiểm lớn nhất là cái chết, đến những mối nguy hiểm cụ thể đe dọa sự yên bình, an toàn thể chất hoặc sự an toàn trong thế giới cảm xúc của chúng ta. Sợ hãi là biểu hiện của bản năng tự bảo vệ cơ bản của chúng ta. Tùy thuộc vào việc chúng ta đang đối mặt với những mối nguy hiểm khách quan và thực tế hay những mối nguy hiểm tưởng tượng, chúng ta nói về những nỗi sợ hãi chính đáng và không chính đáng, hoặc thậm chí là chứng loạn thần kinh: chứng sợ bị vây kín, chứng sợ khoảng trống, những căn bệnh tưởng tượng, v.v.
Tâm lý học và phân tâm học cố gắng chữa lành nỗi sợ hãi và rối loạn thần kinh của con người bằng cách phân tích chúng và đưa chúng từ vô thức đến ý thức. Tin Mừng không làm xao lãng những phương tiện này của con người, thực ra Tin Mừng khuyến khích chúng, nhưng bổ sung thêm một điều mà khoa học không thể cung cấp được. Thánh Phaolô viết:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?... Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8:35-37).
Ở đây, sự giải thoát không nằm ở ý tưởng hay kỹ thuật mà ở một con người! “Lời giải đáp” cho mọi nỗi sợ hãi là Chúa Kitô, Đấng đã nói với các môn đệ của Người: “Đừng sợ, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33). Khi đó, từ phạm vi cá nhân, Thánh Tông Đồ mở rộng cái nhìn của mình đến viễn cảnh vĩ đại về không gian và thời gian, từ những nỗi sợ hãi nhỏ bé của cá nhân đến những nỗi sợ hãi lớn lao và phổ quát. Ngài viết:
“Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.”(Rm 8,38-39).
“Dầu là sự chết hay sự sống!” Chúa Kitô đã chiến thắng điều khiến chúng ta sợ hãi nhất trên thế giới, đó là cái chết. Thư gửi tín hữu Do Thái nói về Ngài rằng Chúa Giêsu đã chết để “nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ”(Dt 2:14-15).
“Dầu là trời cao hay vực thẳm!”, nghĩa là: không phải cái lớn vô cùng là vũ trụ với tỷ lệ ngày càng mở rộng của nó, cũng không phải cái nhỏ vô cùng – nguyên tử – mà chúng ta đã tự mình khám phá ra sức mạnh khủng khiếp của nó. Ngày nay chúng ta tiếp xúc nhiều hơn bao giờ hết với loại nỗi sợ hãi vũ trụ này. Con người hiện đại cảm nhận sâu sắc sự tổn thương của mình trong một thế giới bạo lực và điên loạn. Tương lai của hành tinh chúng ta sẽ ra sao nếu, bất chấp những lời cảnh báo từ Đức Giáo Hoàng và những người có trách nhiệm nhất trong xã hội, chúng ta vẫn tiếp tục tiêu thụ và gây ô nhiễm một cách triệt để?
Khi kết thúc những suy tư triết học của mình về mối nguy hiểm của công nghệ đối với con người hiện đại, Martin Heidegger, gần như bỏ cuộc, đã thốt lên: “Chỉ có một vị thần mới có thể cứu chúng ta!” “Một vị thần” (chữ thường!) là cách thần thoại thông thường để nói về điều gì đó ở trên chúng ta. Chúng ta xóa mạo từ không xác định và nói “Chỉ có Chúa (và chúng tôi biết là Chúa nào!) mới có thể cứu chúng ta!”
Đó không phải là chuyển trách nhiệm của chúng ta lên Thiên Chúa, nhưng tin rằng, cuối cùng, “mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa” [và những người được Thiên Chúa yêu thương!] (Rm 8:28). Khi đề cập đến Thiên Chúa, thước đo là sự vĩnh cửu. Bạn có thể thất vọng về thời gian, nhưng không phải là vĩnh viễn. Chúng ta, những Kitô Hữu, có lý do mạnh mẽ hơn nhiều so với tác giả Thánh Vịnh để lặp lại, trước những biến động về thể chất và đạo đức của thế giới:
Thiên Chúa là nơi ta ẩn náu, là sức mạnh của ta.
Người luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ta phải ngặt nghèo.
Nên dầu cho địa cầu chuyển động,
núi đồi có sập xuống biển sâu
(Tv 46:2-3).
* * *
Nhưng chúng ta vẫn chưa tính đến điều an ủi nhất mà Tin Mừng nói với chúng ta về nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta! Sau khi khuyên nhủ các môn đệ bằng cả ngàn cách đừng sợ hãi, Ngài lại làm một việc khác. Kinh Thánh chưa bao giờ nói rằng mục tử nhân lành hy sinh mạng sống vì đàn chiên của mình. Rằng Người biết chúng, hướng dẫn chúng, chăm sóc chúng, bảo vệ chúng: điều này là có; nhưng không phải là anh ta hy sinh mạng sống của mình cho chúng. Chúa Giêsu đã hứa làm điều đó và Ngài đã làm!
Anh ta đã gánh chịu nỗi sợ hãi của chúng tôi. Tác giả Thư gửi tín hữu Do Thái nói: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết.” (Dt 5:7). Tác giả ám chỉ những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu trong đêm ở Vườn Giệtsimani. Thánh sử Máccô kể rằng tại Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu “bắt đầu bối rối và đau khổ. Rồi Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Hãy ở lại đây mà canh thức” (Mc 14:33-34). Chúa Giêsu cảm thấy cô đơn, bị cắt đứt khỏi xã hội loài người; Ngài yêu cầu các tông đồ hãy ở gần Ngài, ở lại với Ngài.
Thư gửi tín hữu Do Thái cũng nêu bật sứ điệp an ủi chứa đựng cho chúng ta trong trang Tin Mừng huyền nhiệm này:
“Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.”(Dt 4:15-16).
Bằng cách tự mình gánh lấy chúng, Chúa Giêsu cũng đã cứu chuộc những nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta. Kinh thánh nói về ngài: “Nhờ vết thương của Người, chúng ta được chữa lành” (Is 53:5-6; 1 Pr 2:24). Chúa Giêsu thực sự là “người chữa lành vết thương” mà nhà tâm lý học đã nói đến, người bị thương chữa lành vết thương của nhiều người. Ngài đã biến nỗi sợ hãi và đau khổ thành cơ hội để phát triển nhân bản và lòng từ bi.
Nhưng ngay cả điều này cũng không làm cạn kiệt những gì Tin Mừng nói với chúng ta về nỗi sợ hãi của chúng ta. Nếu mọi chuyện kết thúc ở đây thì niềm an ủi của chúng ta vẫn chưa trọn vẹn. Chúng ta sẽ có trước mắt một tấm gương anh hùng và cảm động để noi theo, nhưng không có một bàn tay nào nâng đỡ chúng ta. Nhưng đây là tin vui trọng đại thứ hai của Tin Mừng: người chữa lành vết thương đã sống lại từ cõi chết và nói: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Ngài không chỉ cho chúng ta ví dụ về cách vượt qua nỗi thống khổ; Người đã cho chúng ta phương tiện để vượt qua nó: đó là sự hiện diện và ân sủng của Người. Đối với Thánh Phaolô, người đang phàn nàn về “cái dằm đâm vào xác thịt” của mình, Đấng Phục Sinh trả lời: “Ân sủng của Ta đã đủ cho con rồi!” (2 Côrinhtô 12:9).
Các vị tử đạo đã biến nó - và vẫn còn biến nó thành một trải nghiệm hữu hình. Trong Công vụ các vị tử đạo ở Carthage, bị giết dưới thời Hoàng đế Septimius Severus vào những năm đầu của thế kỷ thứ 3 (một trong những Công vụ đáng tin cậy nhất về mặt lịch sử trong số tất cả các Công vụ về các vị tử đạo!), chúng ta đọc được rằng một trong số họ, tên là Felicitas, đang mang thai vào tháng thứ tám khi cô bị bắt. Trong tù, cô rên rỉ vì đau đớn khi sinh con. Một trong những cai ngục nói với cô: “Nếu bây giờ cô phàn nàn, cô sẽ làm gì khi bị ném cho thú dữ trong đấu trường?” Và cô ấy trả lời: “Bây giờ, tôi là người đau khổ; lúc đó sẽ có người khác chịu khổ thay tôi!”
Chúng tôi có một ví dụ gần gũi hơn với chúng ta. Trong tù và trước ngày bị treo cổ, sau cuộc đảo chính thất bại chống lại Hitler, Mục sư Dietrich Bonhoeffer đã viết những câu thơ này thường được dùng làm thánh ca phụng vụ:
Bởi sức mạnh tử tế được bảo vệ một cách tuyệt vời
chúng tôi chờ đợi với sự tự tin, những gì có thể xảy ra.
Chúng ta ở với Chúa vào ban đêm và buổi sáng
và chắc chắn là vào mỗi ngày mới.
* * *
Trong những bài suy niệm này, chúng ta buộc mình không nói về những gì chúng ta phải làm cho người khác, mà chỉ nói về những gì Chúa Giêsu là và làm cho chúng ta: đồng cảm với đàn chiên, không phải với mục tử. Nhưng chúng ta phải tạo ra một ngoại lệ nhỏ trong dịp này. Bất chấp mọi lời khuyến khích của Tin Mừng, chúng ta không phải lúc nào cũng có khả năng giải thoát mình khỏi sợ hãi và thống khổ; nhưng chúng ta có thể có khả năng giải phóng người khác hoặc giúp họ giải phóng chính họ.
Pascal viết trong cuốn Hồi Ức: “Chúa Giêsu chịu thống khổ cho đến tận thế; chúng ta không được ngủ trong suốt thời gian này. Người tiếp tục đau đớn vì trong chiều hướng vĩnh cửu mà Người đã bước vào, không còn quá khứ nữa, nhưng mọi thứ đều hiện diện một cách bí ẩn, ngay cả đêm của Ngài ở Vườn Giệtsimani. Nhưng Người cũng đang đau đớn theo một cách khác, ít bí ẩn hơn. Người cũng đau đớn trong thân xác huyền nhiệm của mình: nơi những người bị áp bức bởi đau khổ và sợ hãi vì cô đơn, bệnh tật, bách hại, lưu đày và chiến tranh. Bây giờ chúng ta là mắt, miệng và tay của Chúa Kitô. Chúng ta hãy cố gắng mang lại sự an ủi cho một số người trong số họ và chúng ta sẽ nghe Chúa Giêsu phục sinh nói trong lòng mình: “Các con đã làm điều đó cho Ta!” (Mt 25:40). Cả chúng ta nữa, dù là mục tử hay tín hữu đơn sơ, cũng phải là những người chữa lành vết thương, những người bệnh tật đáng thương, tuy nhiên, có thể chữa lành cho người khác.
Tôi kết thúc bằng một giai thoại mà tôi nghĩ là nhiều người biết, nhưng nó giúp chúng ta in sâu vào tâm trí chúng ta hình ảnh Chúa Giêsu, Đấng vác chúng ta trên vai trong những giây phút khó khăn của cuộc đời. Nó kể về một người đàn ông nhìn thấy cả cuộc đời mình trong một giấc mơ. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn của câu chuyện:
Tôi bước đi trên bãi cát ven biển, để lại phía sau không phải là một đôi dấu chân mà là hai đôi. Tôi hiểu rằng đôi thứ hai là bước chân của Chúa Giêsu đang đi bên cạnh tôi và tôi rất vui. Nhưng rồi đến một thời điểm nào đó, đôi thứ hai đó biến mất và chỉ còn thấy dấu chân của hai bàn chân trên cát. Tôi hiểu điều này xảy ra chính xác trong những thời điểm đen tối và khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi than thở và nói: “Lạy Chúa, Chúa đã bỏ con một mình ngay lúc con cần Chúa nhất!” Chúa Giêsu trả lời: “Con ơi, những dấu chân con nhìn thấy là của chính Ta. Con đã ở trên vai Ta! 1.Augustine, Sermo340, 1 (PL 38,1483).
2.Augustine, Expos. in Psalmos, 126, 3.
3.Martin Heidegger, Antwort. Martin Heidegger im Gespräch, Gesamtausgabe, vol. 16,Frankfurt 1975.
4.PassioSanctarumPerpetuae et Felicitatis, XV (Ed. C.J. von Beek, Bonn 1938).
5.Trans. John Brownjohn.
6.B. Pascal, Pensées, 553, ed. Br.
Source:Cantalamessa
Phản ứng của Ukraine giận dữ trước lời kêu gọi của ĐTC hãy đàm phán với Nga bằng có can đảm giương cờ trắng lên sau hai năm bị xâm lược! Ukraine thề không bao giờ đầu hàng!
Thanh Quảng sdb
00:54 11/03/2024
Phản ứng của Ukraine giận dữ trước lời kêu gọi của ĐTC hãy đàm phán với Nga bằng "có can đảm giương cờ trắng lên" sau hai năm bị xâm lược! Ukraine thề "không bao giờ" đầu hàng!
Cuộc tranh cãi trước cuộc bình luận của ĐTC đã làm các quan chức ở Ukraine giận dữ và cho biết cuộc pháo kích của Nga ở phía đông đã khiến 3 người thiệt mạng vào ngày 10 tháng 3! Kyiv cho biết, một cuộc tấn công vào một tòa nhà dân cư ở thị trấn phía đông Myrnograd đã làm bị thương thêm hàng chục người.
Ukraine cũng cho biết Moscow đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào khu vực đông bắc Kharkiv và bắn máy bay không người lái tấn công khắp miền trung và miền nam của đất nước.
Trong khi đó, Nga cho biết một phụ nữ đã thiệt mạng trong vụ pháo kích của Ukraine vào một ngôi làng biên giới.
Những lời bình luận của ĐTC vào cuối tuần này đã làm dấy lên sự giận dữ ở Kyiv vào cuối tuần này sau khi ĐTC nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Ukraine nên đàm phán với Nga, quốc gia đã chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trong cuộc xâm lược.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Lá cờ của chúng tôi có màu vàng và xanh. Đây là lá cờ mà chúng tôi sống chết và tung bay trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ treo hay dùng bất kỳ lá cờ nào khác”.
Ông trả lời cuộc phỏng vấn của Thánh Cha với đài truyền hình RTS của Thụy Sĩ, trong đó ĐTC nêu ra khả năng đầu hàng – hai năm sau khi Kyiv chiến đấu với lực lượng Nga trên lãnh thổ của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào đầu tháng 2 và phát sóng vào ngày 9 tháng 3 rằng: “Tôi tin rằng những người dũng cảm nhất là những người nhìn nhận tình hình, nghĩ đến người dân và có can đảm giương cờ trắng và đàm phán”.
So sánh với Thế chiến thứ hai
Các quan chức Ukraine đã so sánh lời tuyên bố này với một số Giáo Hội Công Giáo đã hợp tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Ông ngoại trưởng Kuleba nói thêm: “Đồng thời, khi nói đến cờ trắng, chúng ta biết chiến lược này của Vatican từ nửa đầu thế kỷ 20!” Ông đã kêu gọi Tòa thánh nên “tránh lặp lại những sai lầm như trong quá khứ”.
Đại sứ Ukraine tại Vatican, ông Andrii Yurash, còn đi xa hơn, so sánh đề xuất đàm phán của ĐTC với việc đàm phán với Adolf Hitler:
“Bài học chỉ có một – nếu chúng ta muốn kết thúc chiến tranh, chúng ta phải làm mọi cách để giết con Rồng!” ông nói trên mạng xã hội.
Sau khi cuộc phỏng vấn được phát sóng, Đức Phanxicô đã đưa ra những lời cầu nguyện mới cho “những người Ukraine tử đạo!” Các quan chức Vatican cho biết lời kêu gọi của ĐTC chỉ nhằm mục đích chấm dứt giao tranh tàn khốc hiện nay.
Nhưng trong bài phát biểu tối ngày 10/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã nhắc lại những lời chỉ trích của Ukraine.
Ông nói: Người Ukraine thuộc mọi tín ngưỡng đã đứng lên bảo vệ đất nước khi bị Nga xâm lược. "Những người theo đạo Thiên chúa, người Hồi giáo, người Do Thái - tất cả mọi người... Họ ủng hộ chúng tôi bằng lời cầu nguyện, khích lệ và hành động."
"Giáo hội là như thế - với mọi người. Và không phải cách xa hai nghìn cây số! ở một nơi nào đó muốn hòa giải giữa người ước muốn sống và người muốn tiêu diệt bạn."
Kiev hy vọng ĐTC Phanxicô sẽ đến thăm
Một số nhà ngoại giao phương Tây cũng chỉ trích ĐTC!
Bernhard Kotsch, đặc phái viên của Đức tại Vatican cho biết: “Nga là kẻ xâm lược và vi phạm luật pháp quốc tế! Vì vậy, Đức yêu cầu Moscow phải ngừng chiến chứ không phải Kyiv”.
Kuleba cho biết Kyiv hy vọng Đức Phanxicô sẽ đến thăm đất nước bị chiến tranh tàn phá của mình sau hơn hai năm chiến đấu với người hàng xóm mạnh hơn.
Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông sẽ đến thăm Ukraine "trong những tuần tới" sau cuộc điện đàm với Zelensky để "thúc đẩy" các nỗ lực viện trợ và cung cấp đạn dược cho Kyiv.
Ông Macron đã gây nên nhiều chú ý vào cuối tháng trước khi từ chối loại trừ việc triển khai quân đội phương Tây ở Ukraine, một đề xuất bị các đồng minh Mỹ và châu Âu lên án rộng rãi.
Tại Ukraine, các quan chức đã báo cáo những trường hợp tử vong mới nhất.
Người đứng đầu khu vực xung đột, Vadym Filashkin, cho biết trên mạng xã hội: “Ba người chết do vụ pháo kích ngày hôm nay ở khu vực Donetsk”.
Ông cũng cho biết lực lượng cứu hộ đã kéo được hai thi thể "từ dưới đống đổ nát của một ngôi nhà" ở thị trấn Dobropillya, nơi mà ông cho biết Nga đã tấn công bằng máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất vào ban đêm.
Filashkin cho biết một người đàn ông 66 tuổi cũng thiệt mạng tại thị trấn tiền tuyến Chasiv Yar.
Xa hơn về phía nam, một cuộc tấn công vào ban đêm của Nga vào thị trấn Myrnograd phía đông Ukraine đã làm hàng chục người bị thương, Kyiv cho biết. Myrnograd nằm ở khu vực Donetsk, cách tiền tuyến với lực lượng Nga khoảng 40 km.
Kyiv cũng cho biết họ đã bắn hạ hơn hai chục máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất do Nga bắn vào các khu vực miền Trung và miền Nam, bao gồm cả khu vực Kyiv.
Nga hôm 10/3 cho biết, cuộc pháo kích của Ukraine đã giết chết một phụ nữ ở làng biên giới Kulbaki, cách Ukraine 10 km ở vùng Kursk.
Cuộc tranh cãi trước cuộc bình luận của ĐTC đã làm các quan chức ở Ukraine giận dữ và cho biết cuộc pháo kích của Nga ở phía đông đã khiến 3 người thiệt mạng vào ngày 10 tháng 3! Kyiv cho biết, một cuộc tấn công vào một tòa nhà dân cư ở thị trấn phía đông Myrnograd đã làm bị thương thêm hàng chục người.
Ukraine cũng cho biết Moscow đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào khu vực đông bắc Kharkiv và bắn máy bay không người lái tấn công khắp miền trung và miền nam của đất nước.
Trong khi đó, Nga cho biết một phụ nữ đã thiệt mạng trong vụ pháo kích của Ukraine vào một ngôi làng biên giới.
Những lời bình luận của ĐTC vào cuối tuần này đã làm dấy lên sự giận dữ ở Kyiv vào cuối tuần này sau khi ĐTC nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Ukraine nên đàm phán với Nga, quốc gia đã chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trong cuộc xâm lược.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Lá cờ của chúng tôi có màu vàng và xanh. Đây là lá cờ mà chúng tôi sống chết và tung bay trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ treo hay dùng bất kỳ lá cờ nào khác”.
Ông trả lời cuộc phỏng vấn của Thánh Cha với đài truyền hình RTS của Thụy Sĩ, trong đó ĐTC nêu ra khả năng đầu hàng – hai năm sau khi Kyiv chiến đấu với lực lượng Nga trên lãnh thổ của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào đầu tháng 2 và phát sóng vào ngày 9 tháng 3 rằng: “Tôi tin rằng những người dũng cảm nhất là những người nhìn nhận tình hình, nghĩ đến người dân và có can đảm giương cờ trắng và đàm phán”.
So sánh với Thế chiến thứ hai
Các quan chức Ukraine đã so sánh lời tuyên bố này với một số Giáo Hội Công Giáo đã hợp tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Ông ngoại trưởng Kuleba nói thêm: “Đồng thời, khi nói đến cờ trắng, chúng ta biết chiến lược này của Vatican từ nửa đầu thế kỷ 20!” Ông đã kêu gọi Tòa thánh nên “tránh lặp lại những sai lầm như trong quá khứ”.
Đại sứ Ukraine tại Vatican, ông Andrii Yurash, còn đi xa hơn, so sánh đề xuất đàm phán của ĐTC với việc đàm phán với Adolf Hitler:
“Bài học chỉ có một – nếu chúng ta muốn kết thúc chiến tranh, chúng ta phải làm mọi cách để giết con Rồng!” ông nói trên mạng xã hội.
Sau khi cuộc phỏng vấn được phát sóng, Đức Phanxicô đã đưa ra những lời cầu nguyện mới cho “những người Ukraine tử đạo!” Các quan chức Vatican cho biết lời kêu gọi của ĐTC chỉ nhằm mục đích chấm dứt giao tranh tàn khốc hiện nay.
Nhưng trong bài phát biểu tối ngày 10/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã nhắc lại những lời chỉ trích của Ukraine.
Ông nói: Người Ukraine thuộc mọi tín ngưỡng đã đứng lên bảo vệ đất nước khi bị Nga xâm lược. "Những người theo đạo Thiên chúa, người Hồi giáo, người Do Thái - tất cả mọi người... Họ ủng hộ chúng tôi bằng lời cầu nguyện, khích lệ và hành động."
"Giáo hội là như thế - với mọi người. Và không phải cách xa hai nghìn cây số! ở một nơi nào đó muốn hòa giải giữa người ước muốn sống và người muốn tiêu diệt bạn."
Kiev hy vọng ĐTC Phanxicô sẽ đến thăm
Một số nhà ngoại giao phương Tây cũng chỉ trích ĐTC!
Bernhard Kotsch, đặc phái viên của Đức tại Vatican cho biết: “Nga là kẻ xâm lược và vi phạm luật pháp quốc tế! Vì vậy, Đức yêu cầu Moscow phải ngừng chiến chứ không phải Kyiv”.
Kuleba cho biết Kyiv hy vọng Đức Phanxicô sẽ đến thăm đất nước bị chiến tranh tàn phá của mình sau hơn hai năm chiến đấu với người hàng xóm mạnh hơn.
Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông sẽ đến thăm Ukraine "trong những tuần tới" sau cuộc điện đàm với Zelensky để "thúc đẩy" các nỗ lực viện trợ và cung cấp đạn dược cho Kyiv.
Ông Macron đã gây nên nhiều chú ý vào cuối tháng trước khi từ chối loại trừ việc triển khai quân đội phương Tây ở Ukraine, một đề xuất bị các đồng minh Mỹ và châu Âu lên án rộng rãi.
Tại Ukraine, các quan chức đã báo cáo những trường hợp tử vong mới nhất.
Người đứng đầu khu vực xung đột, Vadym Filashkin, cho biết trên mạng xã hội: “Ba người chết do vụ pháo kích ngày hôm nay ở khu vực Donetsk”.
Ông cũng cho biết lực lượng cứu hộ đã kéo được hai thi thể "từ dưới đống đổ nát của một ngôi nhà" ở thị trấn Dobropillya, nơi mà ông cho biết Nga đã tấn công bằng máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất vào ban đêm.
Filashkin cho biết một người đàn ông 66 tuổi cũng thiệt mạng tại thị trấn tiền tuyến Chasiv Yar.
Xa hơn về phía nam, một cuộc tấn công vào ban đêm của Nga vào thị trấn Myrnograd phía đông Ukraine đã làm hàng chục người bị thương, Kyiv cho biết. Myrnograd nằm ở khu vực Donetsk, cách tiền tuyến với lực lượng Nga khoảng 40 km.
Kyiv cũng cho biết họ đã bắn hạ hơn hai chục máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất do Nga bắn vào các khu vực miền Trung và miền Nam, bao gồm cả khu vực Kyiv.
Nga hôm 10/3 cho biết, cuộc pháo kích của Ukraine đã giết chết một phụ nữ ở làng biên giới Kulbaki, cách Ukraine 10 km ở vùng Kursk.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Giuse - Những bước chân không mỏi
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
00:06 11/03/2024
THÁNH GIUSE - NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI
Tháng 3 hàng năm được Giáo Hội dành trọn để tôn kính Thánh Giuse. Một vị thánh được tôn vinh là Thánh Cả nhưng ta lại được biết rất ít về cuộc đời của Ngài. Là vị cha nuôi của Chúa Cứu Thế, các sách Tin Mừng nhắc đến Ngài qua gia phả của Đức Giêsu rồi sau đó là những bước chân ra đi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa.
Những bước chân đầu tiên được nhắc đến là việc đi đón Đức Maria về làm vợ mình. Khi nghe Thiên Thần báo mộng “đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về” (Mt 1,20). Thánh Giuse đã nhận ra thánh ý Thiên Chúa và đã “làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1,24). Theo lối giải thích xưa thì thánh Giuse khi nghe tin Đức Maria có thai đã định trốn đi vì không muốn tố giác (x. Mt 1,19) Đức Maria. Nhưng theo các nhà chú giải Kinh Thánh hiện nay thì thánh Giuse định bỏ trốn vì thấy mình không xứng đáng với danh hiệu làm cha nuôi Đấng Cứu Thế. Chức vị làm cha Đấng Cứu Thế là một chức vị quá cao trọng, thánh Giuse thấy mình không xứng đáng nên Ngài mới tính “tẩu vi thượng sách”.
Qua các ảnh tượng thường thấy về Thánh Giuse, người ta thường mô tả Ngài như một ông già - “cha già, con mọn”. nhưng thật ra với nghề nghiệp thợ mộc và phương tiện di chuyển ngày xưa đa phần là phải đi bộ thì Thánh Giuse ắt hẳn phải là một chàng thanh niên khỏe mạnh. Những cung đường từ Nazareth qua Bê-lem, từ Bê-lem đi Ai-cập, từ Ai-cập về Israel tiêu tốn khá nhiều sức lực của khách bộ hành. Nhưng Chúa bảo đi là Ngài đi, bảo về là Ngài về. Bảo Ngài làm thế nào là Ngài làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm không quản ngại đường xa, không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự. Tất cả mọi lần Ngài đều thưa như Đức Maria “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Khi đưa Đức Maria đang mang thai về quê hương Bê-lem để khai sổ kiểm tra dân số cho đến khi định cư tại Nazareth, Thánh Giuse luôn bảo vệ gìn giữ Thánh gia. Về quê quán, vượt muôn dặm đường xá xa xôi cách trở. Khi đến nơi “bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa” nên Thánh Giuse đã phải lo lắng đi tìm chỗ cho Hài Nhi chào đời. Và vì “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7) nên Đức Maria đã phải sinh con “nơi hang đá bò lừa”. Sau khi sinh con, Mẹ Maria lấy tã quấn Hài Nhi cho ấm, nhẹ nhàng đặt nằm trong máng cỏ để Hài Nhi có được một chỗ nằm ấm áp. Nhưng Hài Nhi nằm chưa ấm chỗ, đôi chân Thánh Giuse chưa kịp ngơi nghỉ thì Ngài lại phải đưa con trẻ trốn sang Ai-cập.
Nhận được lệnh "đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2,13). Vâng theo ý Chúa, “Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập” (Mt 2,14). Không còn bầu trời đầy sao sáng huy hoàng rực rỡ với tiếng hát véo von của lớp lớp thiên thần trong đêm Giáng Sinh, đêm nay bầu trời đen thẫm. Một vài tia chớp loé lên ở cuối chân trời vừa soi đường cho Thánh gia, vừa báo hiệu cơn giông bão sắp tới. Đức Maria bồng Hài Nhi Giêsu ngồi trên lưng lừa do Thánh Giuse dắt. Cả người cả lừa cùng lẩn vào màn đêm mù mịt.
Thánh Giuse đã đi trong đêm tối thử thách, những thử thách Ngài phải đương đầu rất cam go. Mình giữ mình chưa xong, lại phải che chở cho một hài nhi sơ sinh và một sản phụ yếu ớt. Những thử thách, khốn khó về thể lý dù cam go thế nào Ngài cũng chịu được. Nhưng thử thách về đức tin mới thật là khủng khiếp. Đức Maria có thật sự là Mẹ Thiên Chúa không? Hài nhi Giêsu còn đỏ hỏn trên tay Đức Maria là Con Thiên Chúa ư? Thật khó mà chấp nhận được. Sao vậy, sao Vua Trời vinh hiển lại phải trốn chạy một ông vua trần thế? …. Những câu hỏi lởn vởn, lẩn quẩn trong đầu Thánh Giuse như làm cho đêm tối càng tối hơn, càng dầy hơn, càng sâu thẳm hơn!
Tuy đêm có đen, tuy chân có mỏi, tuy lòng có xao xuyến nhưng Thánh Giuse vẫn bước đi. Đi trong đêm tối đen, tương lai mù mịt chưa biết ra sao nhưng Ngài cứ yêu mến Chúa, cứ gắn bó với Chúa, và cứ bước đi với Chúa. Trong đêm tối im lặng, Ngài đã đốt lên trong tâm hồn ngọn lửa đức mến. Ngọn lửa thao thức, lắng nghe, đón chờ đã soi sáng từng bước đi rã rời, mệt mỏi. Niềm thao thức khiến tâm hồn Ngài nhạy cảm như những thanh âm chuông gió. Lời Chúa chỉ như làn gió nhẹ thoáng qua, tiếng chuông đã rung lên rộn rã. Ý Chúa chỉ mờ mờ ảo ảo trong giấc mơ nhưng Ngài đã đọc được và mau mắn thi hành.
Định cư tại Ai-cập cho đến khi nhận được lệnh thiên sứ “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi”, Thánh Giuse “liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét” (Mt 2,21-23). Thánh Giuse lại ra đi trong im lặng, Ngài đi trong sự im lặng của Đức Maria, người bạn đời yêu quý. Trước những mầu nhiệm cao cả, Đức Maria đã lặng thinh không nói. Ngài đi trong sự im lặng của Đức Giêsu.
Thiên Chúa làm người vẫn là một mầu nhiệm ẩn dấu và Đức Giêsu không hề hé lộ thân phận. Ngài đi trong sự im lặng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ trực tiếp nói với Ngài. Chỉ có vài lần, mà chỉ là những tiếng vọng mơ hồ giữa đêm khuya trong giấc ngủ. Ngài đi trong im lặng của chính mình. Trong cả bốn Phúc Âm, không thấy ghi lại lời nói nào của Thánh Giuse. Ngài bước đi trong âm thầm lặng lẽ.
Khi dâng con trẻ vào đền thờ, vì trung tín với nhiệm vụ mà Thánh Giuse vẫn kiên trì tìm kiếm Đức Giêsu đi lạc trong Đền thờ suốt 3 ngày trời. Sau đó thì những bước chân của Ngài dần đi vào đêm tối quên lãng. Ngài bị lãng quên trong làng quê nhỏ bé, trong thân phận nghèo hèn của bác thợ mộc. Người ta không bao giờ nhắc đến Ngài. Nếu có nhắc đến, cũng chỉ để chê bai, dè bỉu, để hạ thấp thân phận của Đức Giêsu: “Giêsu con của bác Giuse thợ mộc tầm thường!”. Ngài bị lãng quên vì luôn luôn ở phía sau, luôn luôn chìm trong bóng tối.
Nhưng trong đêm tối lãng quên, Ngài lại có thêm ngọn đèn khiêm nhường dẫn lối. Khiêm nhường chìm vào quên lãng. Khiêm nhường phục vụ, khiêm nhường sâu thẳm. Ngài có cùng tâm tình như Thánh Gioan Tẩy Giả: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi”. Phúc Âm kể về Đức Maria, sách Tông Đồ Công Vụ kể về Đức Maria. Nhưng từ khi Đức Giêsu khôn lớn không ai nói gì về Thánh Giuse nữa. Ngài luôn luôn đóng vai phụ, Ngài lại bước đi với những bước chân chìm vào đêm tối của quên lãng….
Trong dịp hành hương tại Nazareth quê hương của Thánh Gia, khi thăm viếng nhà thờ Thánh Giuse. Chúng tôi đã đến chiêm ngắm và cầu nguyện trước tượng Thánh Giuse đang ngồi nghỉ trong khuôn viên nhà thờ. Có lẽ Ngài đang mệt lắm thì phải: cặp mắt trĩu xuống, 2 tay chống lên chiếc gậy dùng để đi đường và đôi chân trần cùng đôi tay nổi hằn lên những vết gân. Bức tượng được đặt ở ngoài trời lâu lắm rồi nên chất liệu đồng đã bị oxyt hóa ngả sang mầu xanh đen, duy chỉ có 2 đầu gối vẫn rực lên ánh vàng đồng bóng loáng. Anh hướng dẫn viên giải thích là do khách hành hương đến cầu xin và xoa đầu gối cho Ngài đỡ mỏi để rổi sau đó cũng xoa vào đầu gối của mình với mong ước Thánh nhân phù hộ cho mình được “mạnh gân, khỏe cốt”. Chúng tôi cũng đã làm như thế cùng với những lời nguyện thầm.
Lạy Thánh Giuse, chúng con cũng đang bước đi trong đêm tối cuộc đời. Xin hãy cho những đôi chân mệt mỏi của chúng con trong tuổi xế chiều vẫn tiếp tục bước đi truyền rao Tin Mừng của Thánh Tâm Chúa. Xin hãy thắp lên trong con những ngọn đèn của Thánh Cả, soi đường cho chúng con vượt qua cuộc lữ hành trần thế đến nơi bình an. Amen.
Kính dâng Thánh Giuse quan thầy 19/03/2024
Tháng 3 hàng năm được Giáo Hội dành trọn để tôn kính Thánh Giuse. Một vị thánh được tôn vinh là Thánh Cả nhưng ta lại được biết rất ít về cuộc đời của Ngài. Là vị cha nuôi của Chúa Cứu Thế, các sách Tin Mừng nhắc đến Ngài qua gia phả của Đức Giêsu rồi sau đó là những bước chân ra đi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa.
Những bước chân đầu tiên được nhắc đến là việc đi đón Đức Maria về làm vợ mình. Khi nghe Thiên Thần báo mộng “đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về” (Mt 1,20). Thánh Giuse đã nhận ra thánh ý Thiên Chúa và đã “làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1,24). Theo lối giải thích xưa thì thánh Giuse khi nghe tin Đức Maria có thai đã định trốn đi vì không muốn tố giác (x. Mt 1,19) Đức Maria. Nhưng theo các nhà chú giải Kinh Thánh hiện nay thì thánh Giuse định bỏ trốn vì thấy mình không xứng đáng với danh hiệu làm cha nuôi Đấng Cứu Thế. Chức vị làm cha Đấng Cứu Thế là một chức vị quá cao trọng, thánh Giuse thấy mình không xứng đáng nên Ngài mới tính “tẩu vi thượng sách”.
Qua các ảnh tượng thường thấy về Thánh Giuse, người ta thường mô tả Ngài như một ông già - “cha già, con mọn”. nhưng thật ra với nghề nghiệp thợ mộc và phương tiện di chuyển ngày xưa đa phần là phải đi bộ thì Thánh Giuse ắt hẳn phải là một chàng thanh niên khỏe mạnh. Những cung đường từ Nazareth qua Bê-lem, từ Bê-lem đi Ai-cập, từ Ai-cập về Israel tiêu tốn khá nhiều sức lực của khách bộ hành. Nhưng Chúa bảo đi là Ngài đi, bảo về là Ngài về. Bảo Ngài làm thế nào là Ngài làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm không quản ngại đường xa, không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự. Tất cả mọi lần Ngài đều thưa như Đức Maria “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Khi đưa Đức Maria đang mang thai về quê hương Bê-lem để khai sổ kiểm tra dân số cho đến khi định cư tại Nazareth, Thánh Giuse luôn bảo vệ gìn giữ Thánh gia. Về quê quán, vượt muôn dặm đường xá xa xôi cách trở. Khi đến nơi “bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa” nên Thánh Giuse đã phải lo lắng đi tìm chỗ cho Hài Nhi chào đời. Và vì “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7) nên Đức Maria đã phải sinh con “nơi hang đá bò lừa”. Sau khi sinh con, Mẹ Maria lấy tã quấn Hài Nhi cho ấm, nhẹ nhàng đặt nằm trong máng cỏ để Hài Nhi có được một chỗ nằm ấm áp. Nhưng Hài Nhi nằm chưa ấm chỗ, đôi chân Thánh Giuse chưa kịp ngơi nghỉ thì Ngài lại phải đưa con trẻ trốn sang Ai-cập.
Nhận được lệnh "đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2,13). Vâng theo ý Chúa, “Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập” (Mt 2,14). Không còn bầu trời đầy sao sáng huy hoàng rực rỡ với tiếng hát véo von của lớp lớp thiên thần trong đêm Giáng Sinh, đêm nay bầu trời đen thẫm. Một vài tia chớp loé lên ở cuối chân trời vừa soi đường cho Thánh gia, vừa báo hiệu cơn giông bão sắp tới. Đức Maria bồng Hài Nhi Giêsu ngồi trên lưng lừa do Thánh Giuse dắt. Cả người cả lừa cùng lẩn vào màn đêm mù mịt.
Thánh Giuse đã đi trong đêm tối thử thách, những thử thách Ngài phải đương đầu rất cam go. Mình giữ mình chưa xong, lại phải che chở cho một hài nhi sơ sinh và một sản phụ yếu ớt. Những thử thách, khốn khó về thể lý dù cam go thế nào Ngài cũng chịu được. Nhưng thử thách về đức tin mới thật là khủng khiếp. Đức Maria có thật sự là Mẹ Thiên Chúa không? Hài nhi Giêsu còn đỏ hỏn trên tay Đức Maria là Con Thiên Chúa ư? Thật khó mà chấp nhận được. Sao vậy, sao Vua Trời vinh hiển lại phải trốn chạy một ông vua trần thế? …. Những câu hỏi lởn vởn, lẩn quẩn trong đầu Thánh Giuse như làm cho đêm tối càng tối hơn, càng dầy hơn, càng sâu thẳm hơn!
Tuy đêm có đen, tuy chân có mỏi, tuy lòng có xao xuyến nhưng Thánh Giuse vẫn bước đi. Đi trong đêm tối đen, tương lai mù mịt chưa biết ra sao nhưng Ngài cứ yêu mến Chúa, cứ gắn bó với Chúa, và cứ bước đi với Chúa. Trong đêm tối im lặng, Ngài đã đốt lên trong tâm hồn ngọn lửa đức mến. Ngọn lửa thao thức, lắng nghe, đón chờ đã soi sáng từng bước đi rã rời, mệt mỏi. Niềm thao thức khiến tâm hồn Ngài nhạy cảm như những thanh âm chuông gió. Lời Chúa chỉ như làn gió nhẹ thoáng qua, tiếng chuông đã rung lên rộn rã. Ý Chúa chỉ mờ mờ ảo ảo trong giấc mơ nhưng Ngài đã đọc được và mau mắn thi hành.
Định cư tại Ai-cập cho đến khi nhận được lệnh thiên sứ “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi”, Thánh Giuse “liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét” (Mt 2,21-23). Thánh Giuse lại ra đi trong im lặng, Ngài đi trong sự im lặng của Đức Maria, người bạn đời yêu quý. Trước những mầu nhiệm cao cả, Đức Maria đã lặng thinh không nói. Ngài đi trong sự im lặng của Đức Giêsu.
Thiên Chúa làm người vẫn là một mầu nhiệm ẩn dấu và Đức Giêsu không hề hé lộ thân phận. Ngài đi trong sự im lặng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ trực tiếp nói với Ngài. Chỉ có vài lần, mà chỉ là những tiếng vọng mơ hồ giữa đêm khuya trong giấc ngủ. Ngài đi trong im lặng của chính mình. Trong cả bốn Phúc Âm, không thấy ghi lại lời nói nào của Thánh Giuse. Ngài bước đi trong âm thầm lặng lẽ.
Khi dâng con trẻ vào đền thờ, vì trung tín với nhiệm vụ mà Thánh Giuse vẫn kiên trì tìm kiếm Đức Giêsu đi lạc trong Đền thờ suốt 3 ngày trời. Sau đó thì những bước chân của Ngài dần đi vào đêm tối quên lãng. Ngài bị lãng quên trong làng quê nhỏ bé, trong thân phận nghèo hèn của bác thợ mộc. Người ta không bao giờ nhắc đến Ngài. Nếu có nhắc đến, cũng chỉ để chê bai, dè bỉu, để hạ thấp thân phận của Đức Giêsu: “Giêsu con của bác Giuse thợ mộc tầm thường!”. Ngài bị lãng quên vì luôn luôn ở phía sau, luôn luôn chìm trong bóng tối.
Nhưng trong đêm tối lãng quên, Ngài lại có thêm ngọn đèn khiêm nhường dẫn lối. Khiêm nhường chìm vào quên lãng. Khiêm nhường phục vụ, khiêm nhường sâu thẳm. Ngài có cùng tâm tình như Thánh Gioan Tẩy Giả: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi”. Phúc Âm kể về Đức Maria, sách Tông Đồ Công Vụ kể về Đức Maria. Nhưng từ khi Đức Giêsu khôn lớn không ai nói gì về Thánh Giuse nữa. Ngài luôn luôn đóng vai phụ, Ngài lại bước đi với những bước chân chìm vào đêm tối của quên lãng….
Trong dịp hành hương tại Nazareth quê hương của Thánh Gia, khi thăm viếng nhà thờ Thánh Giuse. Chúng tôi đã đến chiêm ngắm và cầu nguyện trước tượng Thánh Giuse đang ngồi nghỉ trong khuôn viên nhà thờ. Có lẽ Ngài đang mệt lắm thì phải: cặp mắt trĩu xuống, 2 tay chống lên chiếc gậy dùng để đi đường và đôi chân trần cùng đôi tay nổi hằn lên những vết gân. Bức tượng được đặt ở ngoài trời lâu lắm rồi nên chất liệu đồng đã bị oxyt hóa ngả sang mầu xanh đen, duy chỉ có 2 đầu gối vẫn rực lên ánh vàng đồng bóng loáng. Anh hướng dẫn viên giải thích là do khách hành hương đến cầu xin và xoa đầu gối cho Ngài đỡ mỏi để rổi sau đó cũng xoa vào đầu gối của mình với mong ước Thánh nhân phù hộ cho mình được “mạnh gân, khỏe cốt”. Chúng tôi cũng đã làm như thế cùng với những lời nguyện thầm.
Lạy Thánh Giuse, chúng con cũng đang bước đi trong đêm tối cuộc đời. Xin hãy cho những đôi chân mệt mỏi của chúng con trong tuổi xế chiều vẫn tiếp tục bước đi truyền rao Tin Mừng của Thánh Tâm Chúa. Xin hãy thắp lên trong con những ngọn đèn của Thánh Cả, soi đường cho chúng con vượt qua cuộc lữ hành trần thế đến nơi bình an. Amen.
Kính dâng Thánh Giuse quan thầy 19/03/2024
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần I, Chương 1
Vũ Văn An
14:34 11/03/2024
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi
Nguyên tác: A Deeper Vision, The Catholic Intellectual Tradition in the Twentieth Century
của Robert Royal
Phần một
Đức tin và Lý trí
Chương 1: Sự phục hưng của Trường phái Tôma và Tư tưởng Công Giáo tiền công đồng
Vào mùa hè năm 1901, trước ngưỡng cửa của thế kỷ hai mươi, Jacques Maritain và Raïssa Oumansov, vợ tương lai của ông, đang đi dạo qua Vườn thực vật ở Paris. Đó không phải là cảnh tượng của những người yêu nhau thông thường. Cả hai đều đang nghiên cứu khoa học tại Sorbonne và vô cùng tuyệt vọng trước bức tranh ảm đạm về cuộc sống do chủ nghĩa duy vật khoa học gây ra. Họ đã thề với nhau về một hiệp ước tự sát: nếu không tìm được điều gì xứng đáng hơn để sống, họ thà chết cùng nhau. Nhưng sự vật diễn ra nhanh chóng từ đó. Charles Péguy đã đưa họ đến các khóa giảng của Henri Bergson tại Collège de France, nơi họ và nhiều người khác nghe nói rằng có thể có những chiều kích khác, những chiều kích nhân bản hơn và có thể bảo vệ được về mặt triết học, đối với thực tại. Họ đọc Maurice Maeterlinck, một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Bỉ, kể về một người đàn ông thánh thiện - cũng là một loại tiểu thuyết gia - tên là Léon Bloy, sống ở Paris gần nhà thờ Sacré Coeur. Họ đến thăm nhân vật tội nghiệp và rất lập dị này. Vào tháng 6 năm 1906, Bloy là cha đỡ đầu của họ khi họ được nhận vào Giáo Hội Công Giáo, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng thậm chí sẵn sàng từ bỏ cuộc sống trí óc, nếu cần, để có một sự hiện hữu đích thực và trọn vẹn hơn.
Câu chuyện kỳ lạ này, liên quan đến triết gia Công Giáo có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, phản ảnh điều có thể gọi là cuộc đấu tranh đặc trưng để duy trì cả đời sống đức tin lẫn đời sống lý trí trong thế kỷ vừa qua. Câu cuối cùng trong tiểu thuyết La femme pauvre [Người Đàn bà Nghèo] của Bloy sẽ được trích dẫn bởi nhiều người Công Giáo—đôi khi là những người phiêu lưu trí thức nhất—trong những thập niên sau: “Nỗi buồn duy nhất là không được nên thánh” (“Il n'y a qu'une tristesse, c 'est de n'être pas des Saints”). Một số người cho rằng điều này có nghĩa là sự thánh thiện không liên quan gì đến cái đầu, tất cả chỉ là vấn đề tranh luận nổi tiếng của Pascal rằng trái tim có lý lẽ riêng của nó và chính trái tim đáp ứng lại Thiên Chúa. Trước những phản bác hữu lý đối với ý tưởng đơn thuần về thần linh, đó là một phản ứng dễ hiểu. Nhưng đó không phải là một phản ứng hoàn toàn Công Giáo, theo nghĩa Công Giáo, hơn bất cứ hình thức Kitô giáo nào khác, luôn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa đầu và tim để đáp ứng lại Thiên Chúa.
Vào cuối thế kỷ 20, vào tháng 9 năm 1998, chỉ hai năm trước khi bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành văn kiện Fides et Ratio, một trong những thông điệp có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất dưới triều giáo hoàng có ảnh hưởng hoàn cầu của ngài. Như cái tên (“Về Đức tin và Lý trí”) ngụ ý, bản văn này - thành quả của những nỗ lực cả đời của ngài trong tư cách một triết gia được đào tạo bài bản và một mục tử biết quan tâm - tất nhiên nhằm mục đích bênh vực niềm tin. Nhưng nó cũng khẳng định những tuyên bố mạnh mẽ, trong thời đại hậu hiện đại đầy hoài nghi, về sức mạnh của lý trí. (Người kế nhiệm ngài, Đức Bênêđictô XVI, cũng đưa ra lập luận tương tự—chỉ ra tầm quan trọng của việc tin vào một Thiên Chúa có lý trí để tránh chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và bạo lực—trong một bài phát biểu gây tranh cãi năm 2006 (1) tại Đại học Regensburg, nơi ngài từng giảng dạy, trong tư cách một giáo sư trẻ.) Không giống như một số truyền thống tôn giáo khác, Công Giáo từ lâu vốn nhận ra tầm quan trọng của triết học đối với thần học. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, Voltaire hoặc các trí thức khác đã ngạc nhiên kể từ thời Phong trào Ánh sáng rằng Giáo Hội Công Giáo và các giáo hoàng của Rôma, vào cuối hai nghìn năm của Kitô giáo, sẽ bảo vệ lý trí theo một nghĩa mạnh mẽ vào chính thời điểm khi hầu hết các nhà tư tưởng thế tục tin rằng nó có phạm vi khá hạn chế.
Tuy nhiên, Fides et Ratio cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển phức tạp bên trong Giáo Hội Công Giáo trong suốt thế kỷ 20, trong đó triết học Công Giáo chuyển từ sự nhấn mạnh lớn lao đối với tư tưởng của Thánh Tôma Aquinô - nơi Maritain đã tạo nên những tác phẩm vĩ đại nhất của mình, được Đức Giáo Hoàng trích dẫn (Fides et Ratio 74)—sang một sự pha trộn chiết trung của nhiều trào lưu triết học cổ đại và hiện đại. Một số trào lưu đó, thay vì khuyến khích theo đuổi những câu hỏi triết học lâu đời—Tôi là ai? Tôi từ đâu đến và tôi sẽ đi về đâu? Tại sao lại có cái ác? Có gì sau cuộc sống này? như Đức Gioan Phaolô II đã tóm tắt chúng— lại tự giới hạn vào các vấn đề kỹ thuật của ngôn ngữ thông thường hoặc tính nhất quán hợp luận lý và tuyên bố những cách sử dụng lý trí nhiều tham vọng nhưng bất hợp pháp. Đức Gioan Phaolô II kêu gọi triết học—và các triết gia, trong và ngoài Giáo hội—hãy trở nên mạo hiểm và tham vọng hơn và phục hồi niềm tin vào sức mạnh của lý trí trong việc nắm bắt mọi sự vật, nhân bản và thần linh. Đối với ngài, đây không chỉ là một vấn đề trí thức trừu tượng. Ngài từng chịu đựng cả Chủ nghĩa Quốc xã lẫn Chủ nghĩa Cộng sản ở quê hương Ba Lan và là người có công trong việc hạ bệ khối Xô Viết vào năm 1989. Những quan niệm sai lầm về sự thật hoặc những phản ứng lý trí yếu ớt đối với các ý thức hệ nguy hiểm đã dẫn đến khoảng một trăm triệu cái chết trong thế kỷ XX.
Ngay trước thế kỷ 20, một thông điệp giáo hoàng khác, Aeterni Patris [Cha Muôn Thuở] (1879) của Đức Lêô XIII, đã giải quyết một cuộc khủng hoảng tương tự bằng cách khuyến khích nghiên cứu về nhà tư tưởng vĩ đại thời trung cổ Thánh Tôma Aquinô. Trái ngược với những ấn tượng phổ biến, chủ nghĩa Tôma đã không đặc biệt nổi bật trong diễn trình huấn luyện triết học Công Giáo trước những nỗ lực của Đức Lêô. Vào thế kỷ 19, các triết gia Công Giáo thường dựa vào Descartes, Christian Wolff, Immanuel Kant, hoặc những nhân vật hiện đại khác trong những nỗ lực hơi rời rạc và không có hệ thống để giải thích niềm tin Công Giáo. Thông điệp của Đức Lêô đã tạo ra một “cuộc phục hưng chủ nghĩa Tôma” nhằm cung cấp cho các triết gia Công Giáo những công cụ trí thức mạnh mẽ quá thời điểm giữa thế kỷ XX. Các loại chủ nghĩa Tôma xuất hiện khác nhau từ mềm dẻo và sáng tạo đến cứng ngắc và nặng nề, từ những kiểu “tuân thủ nghiêm ngặt” đến những lai ghép ngoại lai và đổi mới liên quan đến tư tưởng hiện đại. (2) Nhưng Đức Lêô cũng tin rằng cần phải đổi mới triết học để đáp ứng những vấn đề hiện đại của công chúng và được dự ứng các kết quả đẫm máu sẽ xảy ra nếu sự đổi mới như vậy không được nhanh chóng thực hiện, trong văn kiện Rerum Novarum [Tân Sự], thông điệp năm 1891 khởi đầu truyền thống tư tưởng xã hội Công Giáo hiện đại.
Các nghiên cứu của Karol Wojtyła (sau này là Đức Gioan Phaolô II) về triết học tại chủng viện và nhiều năm sau đó, khi ngài chuẩn bị cho việc giảng dạy học thuật đã phản ảnh phần chính trong toàn bộ triết học Công Giáo thế kỷ XX. Năm 1949, ngài viết luận án tiến sĩ tại Rôma dưới sự hướng dẫn của Réginald Garrigou-Lagrange, một người theo chủ nghĩa Tôma nổi tiếng nghiêm ngặt và trước đó cũng là nhà dìu dắt của Maritain. (3) Trong luận án này, mà các nhà bình luận sau này chính xác coi như một biểu thức nói lên khía cạnh mục vụ và chiêm nghiệm của vị Giáo Hoàng tương lai, Wojtyła đã chọn sử dụng Aquinô để giải thích nhà huyền nhiệm Tây Ban Nha, Thánh Gioan Thánh Giá. (4) Nhưng bản thân Garrigou-Lagrange là một nhà bình luận tài năng về đời sống tâm linh, (5) điều này cho thấy chủ nghĩa Tôma nghiêm ngặt không phải lúc nào cũng dẫn đến sự khô khan về mặt công thức hoặc chủ nghĩa duy lý. Tuy nhiên, học vị tiến sĩ thứ hai (Habilitationsschrift) của Wojtyła, học vị mà hầu hết các quốc gia châu Âu đòi hỏi để được bổ nhiệm làm giáo sư chính thức, đã dấn thân vào nền triết học hiện đại nổi bật gọi là hiện tượng học: Lượng giá về Khả thể Xây dựng Nền Đạo đức Kitô giáo dựa trên Hệ thống của Max Scheler. (6)
Wojtyła đã nghiên cứu hệ thống của Scheler khá cẩn thận và đi đến kết luận rằng nó không thỏa đáng. Chiều kích cảm xúc mà Scheler nhấn mạnh - điều cần phải được tính đến trong bất cứ cách nhìn toàn diện nào về đời sống con người - không hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ hiện đại, ít nhất là nếu thiếu một số chân lý chắc chắn hơn của chủ nghĩa Tôma như một phần bổ sung, một lập trường đôi khi được nhắc đến như là chủ nghĩa Tôma hiện tượng luận hay chủ nghĩa Tôma Lublin bởi vì Đại học Lublin ở Ba Lan, nơi Wojtyła giảng dạy, là một trung tâm cho những cách tiếp cận thuộc loại này. (7) Dù không tính đến công trạng phân tích của vị Giáo Hoàng tương lai, điều thực sự đáng lưu ý là một trong những nhà lãnh đạo Công Giáo vĩ đại nhất trong lịch sử gần đây đã chọn khám phá những loại thách thức triết học hiện đại này một cách linh hoạt nhưng kiên quyết. Nó cũng nói nhiều về cuộc đối thoại Công Giáo rộng lớn hơn giữa đức tin và lý trí mà Đức Lêô XIII đã khởi xướng.
Để phù hợp với tinh thần rộng rãi của cả Thán Tôma Aquinô lẫn phương pháp hiện tượng học, Fides et Ratio của Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra một sự mở cửa thẳng thắn dành cho các loại triết học khác:
“Giáo hội không có triết lý của riêng mình và cũng không phong thánh cho bất cứ một nền triết lý đặc thù nào có ưu tiên hơn những triết lý khác. Lý do nằm dưới sự miễn cưỡng này là, ngay cả khi nó dấn thân vào thần học, triết học vẫn phải trung thành với các nguyên tắc và phương pháp của chính nó. Nếu không thì sẽ không có gì bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục hướng tới sự thật và nó đang hướng tới sự thật bằng một diễn trình do lý trí chi phối. Một nền triết lý không tiến hành dưới ánh sáng của lý trí theo các nguyên tắc và phương pháp riêng của nó sẽ không phục vụ được mục đích gì. Ở bình diện sâu xa nhất, quyền tự chủ mà triết học được hưởng bắt nguồn từ sự kiện này là lý trí tự bản chất hướng tới chân lý và hơn nữa được trang bị những phương tiện cần thiết để đi đến chân lý. Một nền triết lý ý thức được điều này như “tình trạng cấu thành” của nó không thể không tôn trọng những đòi hỏi và dữ kiện của chân lý mặc khải”. (FR 49)
Ít nhất phải nói rằng tuyên bố cuối cùng không hiển nhiên chút nào đối với nhiều triết gia hiện đại. Đức Gioan Phaolô II ý thức rằng một số trào lưu triết học đương thời, ngay cả triết học Công Giáo đương thời, coi lý trí là yếu ớt, không chắc chắn, tự mâu thuẫn, thậm chí tự hủy hoại. Nhưng toàn bộ mục đích khi trước tác của ngài thể hiện trong câu mở đầu của ngài: “Đức tin và lý trí giống như hai đôi cánh mà tinh thần con người dựa vào đó để chiêm ngưỡng chân lý; và Thiên Chúa đã đặt vào lòng con người ước muốn biết sự thật - nói tóm lại là biết chính Người - để nhờ biết và yêu mến Thiên Chúa, con người cũng có thể đạt đến sự thật trọn vẹn về chính họ”.
Nhân tiện, ngài đề cập đến tầm quan trọng của Thánh Tôma,
“Mặc dù ngài đề cao đặc tính siêu nhiên của đức tin, nhưng Tiến sĩ Thiên thần không bỏ qua tầm quan trọng của tính hợp lý của nó; thực sự ngài đã có thể tìm hiểu sâu và giải thích ý nghĩa của sự hợp lý này. Đức tin theo một nghĩa nào đó là một “thao tác suy nghĩ"; và lý trí của con người không bị hủy bỏ hay hạ thấp giá trị khi thuận ý với nội dung của đức tin, mà trong bất cứ trường hợp nào cũng đạt được bằng sự lựa chọn tự do và có hiểu biết. Đây là lý do tại sao Giáo hội đã được biện minh khi liên tục đề nghị Thánh Tôma làm bậc thầy về tư tưởng và một kiểu mẫu về cách thức đúng đắn để làm thần học”. (FR 43)
Rõ ràng là trong các tác phẩm của họ, Thánh Tôma và những người đương thời vĩ đại của ngài đã hoan nghênh và cố gắng kết hợp các chân lý từ mọi nguồn có sẵn cho họ trong thời Trung cổ: Hy Lạp và Latinh, Do Thái và Hồi giáo. Phần nào, đây là ý nghĩa của việc trở thành Công Giáo, nghĩa là “phổ quát”. Đức Lêô XIII và Đức Gioan Phaolô II, mỗi vị theo cách riêng của mình, đã khuyến khích chính kiểu cởi mở này—một sự cởi mở với chính sự thật, trái ngược với lối “tìm kiếm sự thật” bỏ ngỏ của thời hiện đại—điều này đã dẫn đến những phát triển đáng chú ý trong tư tưởng Công Giáo trong thế kỷ XX.
Thế kỷ suy nghĩ
Nhìn từ viễn ảnh của chúng ta vào đầu thế kỷ XX, toàn bộ hiện tượng đôi khi trông giống như một dự án thất bại đã thoái hoá thành một sự bất nhất. Việc giải phóng tư tưởng như Đức Lêô XIII đã làm đã dẫn đến một diễn trình vượt quá khả năng dự đoán hay kiểm soát của bất cứ ai. Nếu thuyết Tôma thống trị triết học Công Giáo trong khoảng hai phần ba đầu thế kỷ 20, thì nó đã sớm phân chia thành các trường phái và phe phái cạnh tranh thậm chí không phải lúc nào cũng nói chuyện với nhau được (có những nhân vật chính không bao giờ đọc lẫn nhau). Chủ nghĩa Tôma nghiêm ngặt của một số tổ chức Công Giáo chính thức đã cố gắng duy trì sự gần gũi một cách cứng ngắc với chính bậc thầy nhưng lại thấy mình có nhiều cách giải thích hoa lá cành và khác nhau về điều triết lý ban đầu thực sự là. Nhiều người chống lại chủ nghĩa Tôma nghiêm ngặt (hầu hết ở các chủng viện châu Âu) coi nó như nhằm trả lời các vấn đề về kiến thức của chúng ta đối với thế giới và sự hiện hữu của Thiên Chúa được các nhân vật như Descartes và Kant nêu ra — nói cách khác, các vấn đề triết học hiện đại chính, những câu hỏi mà Thánh Tôma chưa bao giờ giải quyết theo cách tranh luận hiện đại. Các nhà phê bình cho rằng cách tiếp cận này là sai lầm vì nó trả lời cho chủ nghĩa duy lý hiện đại bằng một chủ nghĩa duy lý khác, một chủ nghĩa duy lý rút tỉa từ sự phong phú của Thánh Tôma, nhưng thực sự xa lạ với nó. Những người khác đã thực hiện một chiến thuật khác và tìm cách tích hợp một số nhà tư tưởng hiện đại vào thuyết Tôma, tạo ra những lai tạo như thuyết Tôma siêu việt (về cơ bản là Tôma + Kant) và thuyết Tôma hiện sinh (Tôma + nhận thức đương thời về mầu nhiệm hữu thể). Trong một bài phát biểu năm 1974 tại Đại học Chicago, Dom Hélder Câmara, Tổng Giám mục Olinda và Recife ở Ba Tây, đã đi xa đến mức viện dẫn Thánh Tôma trong bối cảnh thần học giải phóng: “Chúng ta phải lấy những phạm trù của thời đại chúng ta và làm với Marx điều Thánh Tôma đã làm với Aristốt.” (8) Chủ nghĩa Mác và thần học giải phóng đã thoái trào cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng những thí nghiệm lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Tôma vẫn tiếp tục—và tiếp tục gây tranh cãi.
Trong nửa sau của thế kỷ 20, triết học Công Giáo cũng vượt ra ngoài những biến thể này của chủ nghĩa Tôma để chuyển sang các hình thức triết học khác. Ngày nay, các khoa triết học tại các trường đại học Công Giáo khá phổ biến với các nhà triết học phân tích, những người theo chủ nghĩa hiện sinh, những người theo chủ nghĩa hậu cấu trúc và hậu hiện đại, những người theo chủ nghĩa Heidegger, Whitehead, Teilhard, Wittgenstein, Derrida, Foucault, Rawls, và những người khác – nằm ở nhiều góc độ khác nhau đối với Công Giáo. Theo một cách nào đó, hiện tượng này chứng tỏ một sức sống văn hóa nhất định: các nhà tư tưởng Công Giáo trong thế kỷ 20 không hề lưỡng lự sử dụng các công cụ khác nhau của nền văn hóa phi Công Giáo để giải thích các nguyên lý đức tin cổ xưa. Tuy nhiên, theo một cách khác, sự phong phú bề ngoài này có thể được coi là sự phân tán. Các công cụ vay mượn từ nền văn hóa thế tục dường như đã tạo ra sự bất hòa về tiếng nói khiến cho bất cứ sự hiểu biết triết học đơn giản nào về mặc khải—dù sao cũng luôn là một nhiệm vụ khó khăn—tất cả đều gần như bất khả. Ngoài ra, tất cả sự vay mượn này dường như làm lu mờ sự khác biệt giữa thánh thiêng và thế tục, làm nảy sinh thêm nhiều nhầm lẫn.
Thật đáng xem xét kỹ hơn những sự phát triển này như một cách để hiểu cả những lợi ích và mất mát trí thức bên trong một trong những tôn giáo lớn và những ảnh hưởng đôi khi đáng kể, dù ít được biết đến của chúng đối với thế giới đương thời. Hiện tượng này quá đa dạng và rộng lớn để có thể giải quyết thấu đáo, nhưng các hướng phát triển chính tương đối rõ ràng, cũng như các câu hỏi mà cuộc đối thoại Công Giáo giữa đức tin và lý trí tìm cách trả lời.
Sự hồi sinh của học thuyết Tôma
Kể từ Công đồng Vatican II (1962–1965), một công đồng dù đúng hay sai, vẫn được coi là một phong trào giải phóng trong Giáo Hội Công Giáo, việc hồi sinh của học thuyết Tôma, vốn ít khi được chú ý, thường bị coi là một phong trào hẹp hòi và hạn chế được những phần tử phản động và cứng ngắc nhất trong Giáo hội xác định. Huyền thoại này chứa đựng một phần cốt lõi của sự thật, đặc biệt về cách thức giảng dạy học thuyết Tôma trong các chủng viện châu Âu nửa đầu thế kỷ XX, theo đánh giá của một số người đã sống qua kinh nghiệm này. Một lời phàn nàn thường xuyên là các “sách giáo khoa” bằng tiếng Latinh rất ngây ngô và kém hấp dẫn về triết học của học thuyết Tôma đã được gieo vào đầu các chủng sinh trẻ, những người ít có khái niệm gì về việc những tài liệu khô khan và khó hiểu như vậy có liên quan gì đến Đạo Công Giáo hoặc các nhiệm vụ mục vụ trong tương lai của họ hay không. Hầu như không có liên hệ nào với các bản văn xuất sắc của chính Thánh Tôma. Nhưng niềm tin cho rằng đây là tất cả những gì học thuyết Tôma hiện đại có không thể tồn tại đối với người dù chỉ biết chút ít những gì đã thực sự đạt được bởi nhiều nhà tư tưởng đa dạng, những người thuộc về một trào lưu tư tưởng Công Giáo mạnh mẽ và sáng tạo đã tiếp tục diễn ra tốt đẹp trong thế kỷ 21. (9)
Những nhân vật nổi tiếng nhất, chẳng hạn như Jacques Maritain và Étienne Gilson, vào thời của họ có ảnh hưởng và được kính trọng cao ngay cả trong giới trí thức có uy tín ngoài Công Giáo. Cả hai đã giảng dạy rộng rãi tại các học viện như Harvard, Princeton, Đại học Chicago, Đại học Virginia và các trung tâm học tập thế tục khác ngoài các trường đại học Công Giáo. Và với lý do chính đáng: tác phẩm của họ—thường cảm động, sâu sắc và hùng hồn—bao trùm một cách táo bạo về các chủ đề đa dạng như siêu hình học, lịch sử, triết học chính trị, các vấn đề xã hội, tâm linh, giáo dục và mỹ học. Chẳng hạn, việc Jacques Maritain cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng trong triết học chính trị do hai cuộc chiến tranh thế giới và những đường đứt gẫy trí thức gây ra – chủ yếu là những quan niệm sai lầm về con người và xã hội – vốn tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các phong trào toàn trị như Chủ nghĩa phát xít, Chủ nghĩa quốc xã và Chủ nghĩa cộng sản. Trong quá trình này, ông hầu như đã phát minh ra hình thức trưởng thành của triết lý xã hội nằm đằng sau tất cả các đảng dân chủ Kitô giáo hiện đại, chính những đảng này đã tái thiết châu Âu sau chiến tranh thế giới. Maritain cũng là người soạn thảo chính của Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc. Ông và triết học mà ông phát triển, theo cách này và nhiều cách khác, đã có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ trật tự thế giới hiện đại.(10)
Và có những trào lưu lớn khác trong học thuyết Tôma đã tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều kiện hiện đại. Đương nhiên, không phải tất cả những điều này đều chứng tỏ hữu hiệu như nhau, nhưng có lẽ đó là bằng chứng cho sự phong phú được tri nhận của tư tưởng Tôma mà những nhân vật sáng tạo như Maurice Blondel, Henri Bergson, Pierre Rousselot, Joseph Maréchal, Karl Rahner, Bernard Lonergan, và nhiều người khác đã rút tỉa từ Thánh Tôma. Thích ứng học thuyết Tôma cho phù hợp với những mục đích sử dụng đương thời rõ ràng có nghĩa là vượt quá và ra ngoài những vấn đề mà chính Thánh Tôma đã đề cập, và điều này dẫn đến không ít cuộc đấu tranh nội bộ giữa các trường phái khác nhau. Theo một số cách nào đó, điều này sẽ không gây ngạc nhiên. Đức Lêô XIII không chỉ tìm cách quay trở lại quá khứ khi ngài đề nghị nghiên cứu về Thánh Tôma trong Aeterni Patris. Từ lâu, ngài đã tham gia vào các vấn đề công cộng hiện đại từ thời còn là giám mục của Perugia, và ngài đã đề xuất Thánh Tôma vì ngài nghĩ rằng Tiến sĩ Thiên thần là một nguồn phong phú về chính loại nhìn sâu sắc và suy nghĩ cẩn thận mà Giáo hội và thế giới cần khi tiếp cận thế kỷ XX. Aeterni Patris đôi khi được đọc theo lối nhìn lại chủ yếu là một nỗ lực nhằm khôi phục các lý thuyết về tri thức và siêu hình học của Aristốt-Tôma, trái ngược với những con đường hoài nghi hơn của tư tưởng hậu Kant. Nhưng Đức Lêô dường như đã coi những nghiên cứu như vậy là bước khởi đầu cho một cuộc đổi mới xã hội lớn hơn nhiều. Như một học giả đã lưu ý: “Trong chính công trình của Đức Lêô — khoảng 110 thông điệp và các bức thư giáo huấn khác—Thánh Tôma hiếm khi được thảo luận hoặc nhắc đến ngoài các vấn đề chính trị-xã hội.” (11)
Trong Aeterni Patris, Đức Lêô trích dẫn Hồng Y Cajetan (1469–1534), một nhà tư tưởng đáng nể phục trong tư cách riêng của ngài, khi nói rằng Thánh Tôma đã tiếp nhận, sắp xếp và tích hợp sự khôn ngoan của Kitô giáo trước đây theo cách “dường như ngài đã thừa hưởng trí hiểu của mọi người” (AP 17). Theo tinh thần của Thánh Tôma, Đức Lêô kết luận rằng “ta cho rằng mọi lời nói khôn ngoan, mọi điều hữu ích do bất cứ ai khám phá hoặc lên kế hoạch, đều phải được đón nhận với tâm thức sẵn sàng và biết ơn.” Và Đức Giáo Hoàng khuyến nghị nên khai triển một học thuyết Tôma đầy đủ và cân đối “vì việc bảo vệ và vẻ đẹp của đức tin Công Giáo, vì thiện ích của xã hội và vì tiến bộ của tất cả các ngành khoa học” (AP 31). Ngôn ngữ của Đức Lêô có thể hơi hoa mỹ, theo phong cách thời đại của ngài, nhưng rõ ràng ngài hy vọng rằng, giống như Thánh Tôma đã hòa hợp tiếng Hy Lạp mới được khám phá lại và các hình thức học tập khác với tư tưởng Kitô giáo vào thời của ngài, các nhà nghiên cứu hiện đại của ngài có thể làm được điều gì đó tương tự cho thời của họ.
Thông điệp của Đức Lêô cũng có các mục tiêu định chế. Một năm sau khi nó được công bố, ngài đã bổ nhiệm ba Hồng Y vào một ủy ban đặc biệt có trụ sở tại Grottaferrata bên ngoài Rôma với những mệnh lệnh đơn giản là xuất bản các ấn bản học thuật mới của Thánh Tôma. Vào thời điểm đó, có lẽ người ta đã nghĩ rằng công việc này sẽ hoàn thành chỉ trong vài năm. Năm 2003, Ủy ban Lêô [Leonine Commission], được gọi như vậy vì vai trò của Đức Lêô trong việc thành lập nó, vẫn hoạt động mạnh mẽ và chuyển đến Paris, nơi nó đang xuất bản các ấn bản và bình luận thận trọng, đồng thời hưởng lợi từ một thư viện bao gồm hơn nửa triệu bản chép tay đã được kỹ thuật số hóa. Ban lãnh đạo của ủy ban đã phát triển qua nhiều năm để đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới. Chỉ nguyên sự kiện hiện hữu của nó cũng đã mang lại cho các học giả một nơi để gửi các bản thảo mới được phát hiện và cung cấp cho nhiều nhà nghiên cứu khác cơ hội áp dụng những khám phá mới vào những vấn đề cũ về niên đại, mục đích sáng tác và khán giả dự kiến cho sản phẩm khổng lồ của Thánh Tôma. (12)
Một sự phát triển thể chế quan trọng khác bắt nguồn từ Aeterni Patris là Viện Triết học Cao cấp ở Louvain, Bỉ. Gioacchino Pecci, tức Đức Lêô XIII tương lai, đã từng là sứ thần của giáo hoàng ở Bỉ. Khi Aeterni Patris xuất hiện, Désiré Mercier, một giáo sư chủng viện, đề xuất rằng Đại học Công Giáo Louvain thành lập một ghế dạy triết học Tôma. Năm 1882, chỉ ba năm sau, các giám mục Bỉ bổ nhiệm Mercier vào chiếc ghế đó. Mercier đã thành lập Viện Triết học Cao đẳng vào năm 1889. Ngài nghiêm túc đối với sự dấn thân năng động với thế giới và theo đuổi chân lý mạnh mẽ dưới sự che chở của Thánh Tôma, và phân khoa của ngài không chỉ là những người theo đường lối phe đảng. Mặc dù khó tin, lúc này chúng ta đã có rất nhiều kiến thức về chủ đề này, nhưng lúc ấy, người ta biết rất ít về thời Trung cổ, chưa nói đến các trào lưu triết học đa dạng thời trung cổ. Mercier đã thuê những nhà sử học hạng nhất như Maurice De Wulf và những giáo sư có năng lực khác đã từng nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học lớn ở châu Âu. Ngài cũng khuyến khích việc tiếp xúc với triết học và khoa học hiện đại. Ngoài ra, các khóa học được giảng dạy bằng tiếng bản địa, không phải tiếng Latinh - điều mà Rôma cho phép một cách miễn cưỡng - và Viện đã xuất bản La Revue néo-scolastique [Tập san Tân Kinh viện] bằng tiếng Pháp. Bất cứ người ta có thể nói gì về các trung tâm nghiên cứu Công Giáo khác, Viện đã thực hiện được một công trình rất sáng tạo.
Cảnh tượng ở Rôma
Đôi khi xẩy ra việc các chính sách thiết lập ở thủ đô được theo đuổi mạnh mẽ hơn ở các tỉnh. Các học viện ở Rôma đã phản ứng một cách lẫn lộn hơn đối với sáng kiến của Đức Lêô, có lẽ bởi vì đã có những quan tâm mạnh mẽ và mâu thuẫn nhau trong các định chế giáo dục Công Giáo của nó. Ngay từ những năm 1820, Luigi Taparelli d'Azeglio, một tu sĩ Dòng Tên năng động người Naples, lúc bấy giờ là viện trưởng của viện Đại học Gregoriana, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi ngài cố gắng biến tác phẩm của Thánh Tôma thành triết lý chính cho chương trình thần học. Dòng Tên có một lịch sử sử dụng Thánh Tôma không đồng đều và tình cờ vào thời điểm đó có sự chia rẽ giữa những người đam mê học thuyết này và những nhân vật quan trọng như Salvatore Tongiorgi và Domenico Palmieri, những người nghĩ rằng những khái niệm nền tảng mà Thánh Tôma đã vay mượn của Aristốt chẳng hạn như chất thể và mô thức bản thể đã bị khoa học hiện đại cho nổ tung tan tác, mặc dù các yếu tố khác nơi Thánh Tôma vẫn hữu ích.
Taparelli trở thành giám tỉnh Dòng Tên ở Naples vài năm sau đó và thực sự bị cách chức vì ngài chống lại các nỗ lực trong việc cổ vũ Thánh Tôma. Một số phản kháng bắt nguồn từ các phe phái thuộc các trào lưu khác nhau trong một tập thể vô hình dạng gồm các triết lý cổ đại và hiện đại từ lâu đang tồn tại trong các tổ chức Công Giáo. Ở Pháp, Lamennais, de Maistre và de Bonald, phản ứng chống lại chủ nghĩa cấp tiến của Cách mạng Pháp, theo đuổi một loại chủ nghĩa truyền thống nhấn mạnh đức tin hơn lý trí. Nước Đức, với những hình thức hiện đại mạnh mẽ của chủ nghĩa duy tâm, trông chờ vào những nhân vật vĩ đại trong truyền thống đó hơn là học thuyết Tôma để soi sáng triết học. Một phong trào hoàn cầu đầy mạo hiểm được gọi là hữu thể luận [ontologism] —một triết lý về một loại trực giác trực tiếp được thể thần linh rút tỉa từ Platông và Thánh Augustinô—được thúc đẩy bởi các nhà tư tưởng như Casimir Ubaghs (Bỉ), Louis Branchereau và Flavien Hugonin (Pháp), Carlo Vercellone và Vincenzo Gioberti (Ý), và một phần trong tác phẩm của Antonio Rosmini vĩ đại (người có một số tác phẩm của mình được đưa vào Danh mục Sách Cấm năm 1849 nhưng đã được Đức Bênêđictô XVI phong chân phước năm 2007). Hữu thể luận xung đột với Tân kinh viện, và Pecci, lúc ấy còn là Giám mục, đã vận động để nó bị kết án tại Vatican I. Ở nước Mỹ xa xôi, nhà lãnh đạo trí thức và trở lại Công Giáo nổi tiếng Orestes Brownson bị cáo buộc đã hấp thụ chất độc. Và sau đó, có những nhân vật khá lỗi lạc khác, chẳng hạn như Hồng Y Newman ở Anh, người đánh giá cao Thánh Tôma nhưng cảnh giác về những gì dường như quá phụ thuộc vào một nhánh trong triết học Kitô giáo, đó là Chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ.
Tuy nhiên, Đức Lêô vẫn đã có những người ủng hộ ở Rôma. Với tư cách là giám mục của Perugia, ngài vốn đã tấn phong Tommaso Zigliara, một người Corse trẻ, và bổ nhiệm vị này làm giáo sư tại chủng viện giáo phận, một trung tâm nghiên cứu về học thuyết Tôma. Zigliara thuộc Dòng Đaminh và là người giải thích mạnh mẽ khía cạnh Aristốt của Thánh Tôma. Năm 1870, ngài trở thành giáo sư, sau đó là nhiếp chính tại Đại học Đa Minh ở Rôma, vào thời điểm thuận lợi để công bố Aeterni Patris. Đức Lêô cũng có sẵn ở Rôma một tu sĩ Đa Minh mạnh mẽ khác, Alberto Lepidi, người đã kết hợp quan điểm Tôma vững chắc với sự đánh giá cao khía cạnh Augustinô-Platông của Thánh Tôma, một khía cạnh ít được công nhận hơn so với ngày nay sau những nỗ lực của Ủy ban Lêô. Và Đức Lêô cũng có sự giúp đỡ từ Dòng Tên. Sau cuộc chạy trốn ô nhục khỏi Rôma vào năm 1848 trong một trong những giai đoạn cách mạng tái diễn ở châu Âu thế kỷ 19, Đức Piô IX đã yêu cầu các tu sĩ Dòng Tên thành lập và biên chế một ấn phẩm mới, La Civiltà Cattolica, cho đến ngày nay vẫn là một loại cơ quan ngôn luận không chính thức của Tòa thánh, đặc biệt là về các vấn đề công cộng. Taparelli trở lại với tư cách là một trong những người sáng lập (anh trai của ngài, Massimo d'Azeglio, là một chính trị gia và tiểu thuyết gia nổi tiếng người Ý). Ngài được sự cộng tác của Joseph Kleutgen, một chuyên gia về Đức, Carlo Maria Curci, và Matteo Liberatore, một nhà văn người Ý lỗi lạc. Tất cả những nhân vật này đều là những người theo học thuyết Tôma vững chắc - mặc dù Liberatore và Kleutgen là những người theo học thuyết Suarez, ủng hộ cách giải thích về Thánh Tôma bắt nguồn từ Francisco Suarez, Dòng Tên (1548—1617). Quan điểm này phổ biến giữa các tu sĩ Dòng Tên nhưng không thừa nhận một số điểm khác biệt của Thánh Tôma với Aristốt, đặc biệt là việc ngài giới thiệu “hiện hữu” [existence] chứ không phải “mô thức” [form] là hành vi nguyên thủy và một số yếu tố quan trọng khác đã giúp làm cho triết học của Aristốt tương thích hơn với các giáo huấn Kitô giáo đa dạng.
Các tạp chí học thuật như Archiv für Literatur- und Kirchengeschichte [Văn khố Lịch sử Văn chương và Giáo hội] được thành lập ở Rôma và Beiträge zur Geschichte der Philosophie des Mittelalters [Đóng góp vào Lịch sử Triết học Thời Trung cổ] danh tiếng ở Đức. Năm 1893, Dòng Đa Minh Pháp phát động Revue thomiste [Tập san Học thuyết Tôma] ở Toulouse. Sự phát triển bằng tiếng Anh chậm hơn: Blackfriars [Các Tu sĩ Đa Minh] bắt đầu xuất hiện ở Anh vào năm 1920, và The Thomist [Người theo học thuyết Tôma] ở Mỹ vào năm 1939. Ủy ban Lêô vẫn đang làm việc gần Rôma. Nhưng vì nhiều lý do, Đại học Gregoriana đã không tham gia nhiều vào quá trình phát triển rầm rộ mới này. Các giáo sư mới hơn của nó có xu hướng là những người theo học thuyết Tôma nghiêm khắc, nhưng ít giàu trí tưởng tượng và độc đáo hơn so với những người khác tại thời điểm đó. Họ đã viết sách hướng dẫn về triết học Kinh viện được sử dụng rộng rãi trong các định chế Công Giáo trên khắp thế giới, nhưng những sách này bằng tiếng Latinh và hiếm khi được người Công Giáo đọc, chứ chưa nói đến các học giả nói chung, bên ngoài các chủng viện. Hơn nữa, những nhà Tân kinh viện này bị chia rẽ giữa những người theo học thuyết Tôma, những người theo học thuyết Suárez và người theo học thuyết Scotus nghiêm ngặt. Những sự chia rẽ này không được hiểu rõ ràng vào thời điểm đó, nhưng chúng sẽ phát triển theo thời gian và như nghiên cứu lịch sử cũng tiết lộ những khác biệt sâu sắc vốn đã hiện hữu giữa các triết gia trong Thời Trung cổ. Các giáo sư Rôma là những nhà tư tưởng giỏi và thận trọng, nhưng họ không tham gia vào thế giới hiện đại theo cách mà Đức Lêô đã hy vọng. Do đó, họ không phải là một lực lượng đáng kể trong việc thúc đẩy tầm nhìn bao quát của Đức Lêô.
Tham vọng của Đức Lêô có thể được đánh giá cao nhất dưới ánh sáng của người tiền nhiệm và người kế vị trực tiếp của ngài. Về mặt xã hội, ngài dường như xác nhận nhận xét của Ngài Acton rằng Thánh Tôma Aquinô là “Đảng viên Whig [tiền thân của đảng Tự do ở Anh] đầu tiên”. Đức Piô IX, người đã trị vì trong tư cách giáo hoàng trước ngài, giờ đây được nhớ đến như một người cực bảo thủ và đôi khi chữ “ninth” [thứ chín] được nhắc đến theo cách chơi chữ của người Ý như là “Piô không-không”. Thực ra, ngài bắt đầu như một kiểu người theo chủ nghĩa tự do chính trị. Nhưng khi bộ trưởng nội vụ của ngài ở các Quốc gia Giáo hoàng, một người Thệ phản tên là Pellegrino Rossi, bị ám sát giống như Xêda, bởi một đám đông Rôma, ngài đã chuyển sang hướng phản động hơn. Danh sách Các Sai lạc nổi tiếng của ngài, ban hành vào Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội năm 1864, tuyên bố trong số những điều khác rằng thật điên rồ (deliramenta) khi nghĩ rằng “Giám mục Rôma có thể, và phải, tự hòa giải và chấp nhận sự tiến bộ, chủ nghĩa cấp tiến và nền văn minh hiện đại.” Ngài cũng chỉ trích sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Ngược lại, Đức Lêô, mặc dù đã trở thành giáo hoàng sau khi các Quốc gia Giáo hoàng bị mất vào tay nước Ý thống nhất vào năm 1870, nhưng đã ủng hộ Tập hợp những người Công Giáo tham gia nền Cộng hòa Pháp và trong thông điệp vĩ đại năm 1891 Rerum Novarum của ngài, đã đặt ra một chương trình xã hội bắt nguồn từ các nguyên tắc xã hội của học thuyết Tôma với một số khuôn khổ tiến bộ và hiện đại đã định hình giáo huấn xã hội Công Giáo kể từ đó. Về mặt tín lý chặt chẽ hơn, Đức Lêô cũng chiếm một vị thế biết nhìn về phía trước. Người kế vị của ngài, Đức Piô X, vào năm 1907 đã ban hành thông điệp Pascendi Domenici Gregis, áp đặt những lời thề trung thành và tìm cách loại bỏ “chủ nghĩa duy hiện đại” khỏi Giáo hội theo những cách gây ra sự phản kháng ngay cả từ những người Công Giáo trung thành và có thiện chí.
Dù sao, vào đầu thế kỷ 20, các sáng kiến của Đức Lêô đã dẫn đến một mạng lưới các định chế được tổ chức tốt để giảng dạy và truyền bá học thuyết Tôma: Học viện Công Giáo (Institut Catholique) ở Paris; Viện Nghiên cứu Dòng Tên tại Maria Laach ở Đức; Đại học Công Giáo Áo; Đại học Fribourg ở Thụy Sĩ, được hưởng lợi từ sự hiện diện của một trong những nhà sử học vĩ đại nhất về triết học thời trung cổ, Pierre Mandonnet; Alberto Lepidi, trước khi chuyển đến Rôma, là Giám đốc Nghiên cứu tại Nhà Đa Minh ở Flavigny, nơi đã trở nên nổi tiếng, được coi là Le Saulchoir ở Bỉ, nơi nó chuyển đến do bị chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Pháp đàn áp. Ambroise Gardeil, người đã giúp thành lập Le Saulchoir, đã học với một học trò của Albert Lepidi và tiếp tục nhấn mạnh khía cạnh Platông của Thánh Tôma. Mandonnet, A. G. Sertillanges, và M.-D. Roland-Gosselin đã giảng dạy ở đó, và hai trong số những danh nhân vĩ đại nhất sau này, Marie-Dominique Chenu và Yves Congar, những người đã học với họ ngắn hơn. Chính Gardeil đã dạy Réginald Garrigou-Lagrange, sau này là thầy của Jacques Maritain. (13)
Gardeil và Le Saulchoir cảm thấy cần phải đáp ứng một số trào lưu trong đời sống tôn giáo của Pháp. Chủ nghĩa Kant, theo một góc độ nào đó, là một loại đỉnh cao của dự án Descartes, với những giới hạn nghiêm ngặt đối với những gì con người có thể biết được, đã trở thành một thách thức lớn vào đầu thế kỷ XX ở Pháp. Để phù hợp với bản chất chiết trung của triết học Công Giáo trước thời kỳ phục hưng Tân kinh viện, thậm chí còn có những nhân vật như Maurice Blondel, một giáo dân Công Giáo chân thành, người tin rằng việc hướng tới nội dung của tâm trí, theo cách thức cổ điển của Kant, có thể khá hữu ích trong việc củng cố niềm tin Công Giáo. Đối với nhiều người theo học thuyết Tôma, việc bắt đầu suy tư triết học trên cơ sở nội dung của tâm trí khiến họ không thể đạt được điều được Kant gọi là noumena, “các sự vật trong chính chúng”. Đó chắc chắn là quan điểm riêng của Kant. Nhưng Blondel đã thực hiện một động thái đáng lưu ý - một động thái sẽ tìm thấy tiếng vang trong các trào lưu hiện sinh và hiện tượng học sau này trong triết học Công Giáo và trong học thuyết Tôma siêu việt. Việc thừa nhận những giới hạn của kiến thức thuận lý của chúng ta cho thấy sự cần thiết của những con đường chân lý khác, không chỉ mở cửa cho mặc khải mà còn cho cả sự mặc khải lịch sử cụ thể của Kinh thánh. Trong hai tác phẩm, L’Action [Hành động] và đặc biệt là Lettre sur les exigences de la pensée contemporaine en matière d’apologétique (Thư về Các Đòi hỏi của Tư tưởng Hiện thời về Vấn đề Hộ giáo], (14) Blondel đã đưa ra lập luận rằng điều mà ông gọi là “khoa hộ giáo nội tại” của việc xem xét những động lực bên trong của chúng ta cho thấy rằng con người không thể hài lòng với bất cứ điều gì kém hơn chính Thiên Chúa. Chính động lực của tâm trí vượt quá chính chúng hướng tới một điều gì đó mà sau đó có thể được coi một cách chính đáng như một câu trả lời chính xác cho nhu cầu của con người, do đó khiến cho “khoa hộ giáo ngoại tại” của truyền thống có thể được lắng nghe một cách công bằng.
Một vấn đề lớn khác, rõ ràng hiện diện trong tâm trí của Đức Lêô trong Aeterni Patris, là cách tư duy khoa học hiện đại đã tạo ra ấn tượng này là mọi sự đều có thể được chia thành các phần có thể phân tích được. Đức Lêô và các cố vấn của ngài không phủ nhận rằng phương pháp khoa học có công dụng của nó. Thật vậy, như đã được đề cập ở trên, họ muốn nắm lấy những tiến bộ hợp pháp đó hướng tới lợi ích không thể phủ nhận của con người, giống như những nhà tư tưởng Công Giáo giá trị nhất trong nhiều thế kỷ. Nhưng, nói một cách thẳng thắn, khoa học mới, ít nhất là khi ngày càng có nhiều nhà khoa học và những người khác nghĩ về nó, không dành chỗ nào cho cuộc sống như cách hiểu truyền thống, chứ đừng nói đến những điều đặc trưng của con người từng chiếm lĩnh các nhà triết học kể từ khi triết học mới bắt đầu. Thực vật và động vật được coi là những cỗ máy phức tạp; vào thế kỷ 18, Julien Offray de La Mettrie đã công bố cuốn sách nhan đề L’Homme machine (Người máy) trong đó ông định nghĩa con người là một cỗ máy “đi thẳng đứng”. Vài năm sau, khi Napoléon hỏi Pierre Laplace rằng Thiên Chúa đã đến chỗ nào trong hệ thống của ông, ông đã trả lời một cách nổi tiếng: “Thưa ngài, tôi không cần giả thuyết đó.” Cách nhìn thế giới đó rõ ràng là không có chỗ cho tâm trí, tự do, ý chí, tinh thần, tội lỗi, đức hạnh, thiên đường, địa ngục và nhiều thứ khác không chỉ là đặc trưng của tư tưởng Kitô giáo mà còn của tư duy thế tục tốt nhất nữa. Ở Pháp, Auguste Comte đã nâng một loại chủ nghĩa duy nghiệm [posotivism] lấy cảm hứng từ khoa học lên mức độ của một tôn giáo mới.
Một trong những nhân vật vĩ đại và có ảnh hưởng đã hưởng ứng toàn bộ bầu không khí tư tưởng triết học này trong nửa đầu thế kỷ XX là Henri Bergson, một người bạn và người thầy của cả Charles Péguy lẫn Jacques Maritain. Mặc dù các khái niệm của Bergson về sinh đà [Élan vital] và “trực giác sáng tạo” đã không còn phù hợp, nhưng ít nhất tư tưởng của ông có công chỉ ra một vấn đề rành rành theo đó sự trừu tượng hóa, như được thực hành sau đó, đã tách rời tư tưởng hiện đại khỏi thực tại, và cuộc sống. Thay vào đó, Bergson đề xuất một sự gắn kết hùng hồn, nhân văn với thực tại trong tính cụ thể và trọn vẹn của nó, chứ không chỉ với những ý tưởng. Triết lý của ông dường như mở ra những cánh cửa sổ trong căn phòng triết học đã trở nên mốc meo vì bị đóng kín và để không khí trong lành tràn vào. Nhiều người—từ phụ nữ trong xã hội cho đến sinh viên chưa tốt nghiệp, ở Paris và những nơi khác ở Châu Âu và Châu Mỹ—những người cảm thấy nghẹt thở trước các giả định khoa học và triết học thống trị đã hưởng ứng rất nhiệt tình với lập luận hấp dẫn này về những sự vật nhân bản. Mặc dù cuốn sách đầu tiên của Jacques Maritain, (15) xuất hiện sau đó, sẽ là một cuộc tấn công vào học thuyết Bergson trong tư cách một triết học, nhưng tác phẩm tiếp theo của ông vẫn đã thừa nhận Bergson đích danh như một trong những nhân vật đã tìm cách bảo tồn toàn bộ các thực tại cần được bảo vệ nếu bản thân cuộc sống con người không thể bị thu gọn thành một trò chơi đơn thuần của các nguyên tử và lực lượng. Đối với Bergson, không thể nắm bắt được những thực tại cụ thể, sống động và năng động của đời sống con người bằng những khái niệm trừu tượng, những khái niệm mà bản chất của chúng vừa xa rời những thực tại đó vừa cố định. Bergson nói, ít nhất để có được sự hiểu biết đầu tiên về các loại thực tại vốn không thể bỏ qua bất kỳ giải thích chân thực nào về ý nghĩa của việc trở thành một hữu thể nhân bản, chúng ta cần một điều gì đó giống như một trực giác tri thức hữu cơ hơn là một phân tích thuận lý.
Hai quan điểm chính của triết học hiện đại—sự hướng nội và chủ nghĩa giản lược khoa học—là những vấn đề triết học hiện đại phổ biến mà tất cả những người theo chủ nghĩa Tân Tôma phải đối đầu (cũng như các nhà triết học Công Giáo đã chuyển sang các truyền thống tư tưởng khác trong thế kỷ XX). Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một mặt, hoàn toàn khác với cách tiếp cận của Thánh Tôma đối với các vấn đề triết học, nhận thức luận và các điều kiện để chúng ta hiểu biết các điều đặc trưng nhân bản, và mặt khác, một động thái nhằm tái quan niệm về hữu thể đã trở thành quan trọng trong các bài viết và giảng dạy của họ. Thật vậy, sẽ không quá lời khi nói rằng vào những năm 1920, chủ nghĩa Tân kinh viện đã được đặt trên hai con đường đặc biệt hiện đại: một học thuyết Tôma siêu việt chấp nhận một phần nhu cầu hướng nội và một học thuyết Tôma hiện sinh bác bỏ hướng đó trong khi nhấn mạnh một quan niệm khác về hữu thể. Joseph Maréchal ở Bỉ và Karl Rahner ở Đức (với Bernard Lonergan ở Canada, ở một mức độ nào đó) là những thành viên lỗi lạc của nhóm thứ nhất; Jacques Maritain và Étienne Gilson ở Pháp nằm trong số những người dẫn đầu trong nhóm thứ hai.
VietCatholic TV
Bình luận cờ trắng của ĐTC gieo đau buồn cho người Ukraine, và gây ra phản ứng dữ dội trên thế giới
VietCatholic Media
02:27 11/03/2024
1. Bình luận về Ukraine của Đức Thánh Cha Phanxicô gây ra phản ứng dữ dội
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Pope Francis' Ukraine Comments Spark Furious Backlash”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Những nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô dường như đề nghị Ukraine nên có “sự can đảm cầm cờ trắng” trong cuộc chiến chống lại Nga đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích, khiến Vatican phải nhanh chóng làm rõ những bình luận từ lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
“Tôi nghĩ rằng người mạnh mẽ nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có lòng dũng cảm cầm cờ trắng và đàm phán,” Đức Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình vào tháng 2 với RSI, một đài truyền hình Thụy Sĩ. Một phần của cuộc phỏng vấn đã được công bố hôm thứ Bảy, và người phỏng vấn đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng” trong câu hỏi dành cho nhà lãnh đạo Công Giáo.
Kyiv đã nhiều lần tuyên bố sẽ không đàm phán với Mạc Tư Khoa và sẽ không chấp nhận Nga nắm giữ bất kỳ lãnh thổ nào được cộng đồng quốc tế công nhận là của Ukraine. Cuối tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara “sẵn sàng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình mà Nga cũng sẽ tham dự”, sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Theo các phương tiện truyền thông, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông “không thấy có chỗ cho Nga” trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Bình luận của Đức Phanxicô được đưa ra trong bối cảnh viện trợ từ Hoa Kỳ, nước ủng hộ lớn nhất của Kyiv, vẫn còn chao đảo, và Ukraine đang theo dõi chặt các bước tiến của Nga tại một số điểm dọc chiến tuyến.
Julia Davis, một nhà báo thường xuyên đưa tin về Nga và cuộc chiến ở Ukraine, viết: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sao ngài không kêu gọi: 'Putin nên có can đảm để rút quân xâm lược khỏi Ukraine và từ bỏ các mục tiêu diệt chủng đế quốc của mình'“.
“Có vẻ kỳ lạ là Giáo hoàng không kêu gọi bảo vệ Ukraine, không lên án Nga là kẻ xâm lược đã giết chết hàng chục ngàn người, không thúc giục Putin dừng lại mà thay vào đó kêu gọi Ukraine giương cờ trắng. Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết.
“Thế còn việc Đức Giáo Hoàng sử dụng ảnh hưởng của mình để kêu gọi Putin rút lực lượng khỏi Ukraine thì sao?” một nhóm thành viên Quốc Hội của đảng Cộng hòa viết.
“Khi bạn thấy rằng mình bị đánh bại, rằng mọi việc không diễn ra tốt đẹp, thì cần phải có can đảm để đàm phán,” Đức Giáo Hoàng nói trong nhận xét từ cuộc phỏng vấn, được cơ quan thông tấn chính thức của Tòa Thánh dịch lại.
“Đàm phán không bao giờ là đầu hàng,” ngài nói sau đó trong cuộc phỏng vấn, không đề cập trực tiếp đến Ukraine. “Đó là sự can đảm để không đẩy một đất nước đến chỗ tự sát.”
Nhà lãnh đạo Vatican cho biết các cuộc đàm phán hòa bình cần được sự giúp đỡ của “các cường quốc quốc tế”.
Matteo Bruni, phát ngôn nhân của Vatican, cho biết hôm thứ Bảy rằng Đức Thánh Cha đang đề cập đến “ngưng bắn và đàm phán” khi ngài áp dụng thuật ngữ “cờ trắng” do người phỏng vấn đưa ra. Đức Phanxicô đã sử dụng hình ảnh lá cờ trắng “để biểu thị sự chấm dứt thù địch, một thỏa thuận ngừng bắn đạt được với lòng dũng cảm đàm phán,” Bruni nói.
Đức Thánh Cha đã liên tục thỉnh cầu hòa bình ở Ukraine và tự đề cử mình như một nhà hòa giải tiềm năng. Nhưng nhà lãnh đạo Công Giáo đã phải hứng chịu những lời chỉ trích từ những tiếng nói của Ukraine ở một số điểm kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm đất nước này vào tháng 2 năm 2022.
2. Tin chấn động của Reuters, Đức Thánh Cha nói Ukraine nên có ‘can đảm treo cờ trắng’ trong đàm phán
Philip Pullella, của Reuters, ngày 10 tháng 3 năm 2024, đưa tin gây chấn động: Đức Thánh Cha nói Ukraine nên có ‘can đảm treo cờ trắng’ trong đàm phán.
Quả thế, trong một cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đã nói rằng Ukraine nên có điều mà ngài gọi là lòng can đảm của “cờ trắng” và đàm phán chấm dứt chiến tranh với Nga sau cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa hai năm trước gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người.
Đức Phanxicô đã đưa ra nhận xét của mình trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình vào tháng trước với đài truyền hình Thụy Sĩ RSI, ngay trước lời đề nghị mới nhất hôm thứ Sáu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt chiến tranh.
Erdogan đưa ra lời đề nghị mới sau cuộc gặp ở Istanbul với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Zelenskiy đã nói rằng dù muốn hòa bình nhưng ông sẽ không từ bỏ bất cứ lãnh thổ nào.
Kế hoạch hòa bình của chính nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi quân đội Nga rút khỏi toàn bộ Ukraine và khôi phục biên giới quốc gia. Điện Cẩm Linh đã bác bỏ việc tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình theo các điều khoản do Kyiv đặt ra.
Phát ngôn nhân của Zelenskiy đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về nhận xét của Đức Giáo Hoàng.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đã được hỏi về quan điểm của mình trong cuộc tranh luận giữa những người cho rằng Ukraine nên từ bỏ vì nước này không thể đẩy lùi các lực lượng Nga, và những người cho rằng làm như vậy sẽ hợp pháp hóa hành động của bên mạnh nhất. Người phỏng vấn đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng” trong câu hỏi.
“Đó là một cách giải thích, đó là sự thật,” Đức Phanxicô nói, theo bản ghi trước của cuộc phỏng vấn và một phần video được cung cấp cho Reuters hôm thứ Bảy. Nó sẽ được phát sóng vào ngày 20 tháng 3 như một phần của chương trình văn hóa mới.
“Nhưng tôi nghĩ rằng người mạnh nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có lòng dũng cảm cầm cờ trắng và đàm phán”, Đức Phanxicô nói và cho biết thêm rằng các cuộc đàm phán nên diễn ra với sự giúp đỡ của các cường quốc quốc tế.
“Chữ thương lượng là một chữ can đảm. Khi bạn thấy mình bị đánh bại, mọi việc không diễn ra tốt đẹp, bạn phải có can đảm để thương lượng”, Đức Phanxicô nói.
Người ta tin rằng đây là lần đầu tiên Đức Phanxicô sử dụng những thuật ngữ như “cờ trắng” hay “kẻ bại trận” khi thảo luận về cuộc chiến Ukraine, mặc dù trước đây ngài đã từng nói về sự cần thiết phải đàm phán.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết Đức Giáo Hoàng đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng” mà người phỏng vấn nói và sử dụng nó “để biểu thị sự chấm dứt thù địch và một thỏa thuận ngừng bắn đạt được nhờ sự can đảm của các cuộc đàm phán”.
Năm ngoái, vị giáo hoàng 87 tuổi đã cử một đặc phái viên hòa bình, Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi, đến Kyiv /ki-díp/, Mạc Tư Khoa và Washington để thăm dò các nhà lãnh đạo ở các quốc gia đó.
Đức Phanxicô nói về việc đàm phán: “Người ta có thể cảm thấy xấu hổ, nhưng cuộc chiến sẽ kết thúc với bao nhiêu người chết? Người ta nên đàm phán kịp thời, tìm một quốc gia có thể làm trung gian hòa giải”, Đức Phanxicô nói, đề cập đến Thổ Nhĩ Kỳ trong số các quốc gia đã cung cấp.
Đức Phanxicô, người đã đưa ra hàng trăm lời kêu gọi cho điều mà ngài gọi là “Ukraine tử đạo”, nói: “Đừng xấu hổ khi đàm phán, trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn”. Khi được hỏi liệu ngài có sẵn sàng đứng trung gian hay không, Đức Phanxicô nói “Tôi có đây”.
Trong một phần khác của cuộc phỏng vấn, khi nói về cuộc chiến giữa Israel và Hamas, Đức Phanxicô nói: “Thương lượng không bao giờ là đầu hàng”.
Tháng trước Zelenskiy nói rằng 31,000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022 và hàng chục ngàn thường dân đã thiệt mạng tại các khu vực bị tạm chiếm của đất nước.
Hãng tin CNA, ngày 9 tháng 3 năm 2024, loan tin Tòa Thánh vừa lên tiếng minh xác lời phát biểu của Đức Phanxicô về việc Ukraine nên có can đảm treo ‘cờ trắng’ trong đàm phán chấm dứt cuộc chiến với Nga. Ngài có ý kêu gọi việc đàm phán, chứ không phải việc Ukraine đầu hàng.
3. Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Ukraine sau tuyên bố gây tranh cãi của Đức Giáo Hoàng
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã bình luận về nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng Ukraine nên có “can đảm treo cờ trắng” và sẵn sàng đàm phán với Nga. Ông cảnh báo không nên lặp lại những sai lầm trong quá khứ và kêu gọi hỗ trợ Ukraine và người dân Ukraine trong cuộc đấu tranh sinh tồn hiện nay.
“Người mạnh nhất là người, trong cuộc chiến giữa thiện và ác, đứng về phía thiện hơn là cố gắng đặt họ ngang hàng và gọi đó là “đàm phán”. Đồng thời, nhắc đến cờ trắng, chúng ta biết chiến lược này của Vatican từ nửa đầu thế kỷ 20. Tôi mong muốn các quốc gia tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ và ủng hộ Ukraine cũng như người dân nước này trong cuộc đấu tranh chính đáng cho cuộc sống của họ”, ông Kuleba nói.
Theo ông, Ukraine sẽ không treo cờ khác.
“Lá cờ của chúng tôi có màu vàng và xanh. Đây là lá cờ mà chúng ta sống, chết và chiến thắng. Chúng tôi sẽ không bao giờ giương cao bất kỳ lá cờ nào khác”, Kuleba nói.
Ông bày tỏ hy vọng rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có thể tìm được cơ hội đến thăm Ukraine.
“Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì đã liên tục cầu nguyện cho hòa bình, và chúng tôi tiếp tục hy vọng rằng sau hai năm chiến tranh tàn khốc ở trung tâm Âu Châu, Đức Giáo Hoàng sẽ tìm được cơ hội thực hiện chuyến tông du tới Ukraine để hỗ trợ hơn một triệu người Công Giáo Latinh Ukraine, hơn năm triệu người Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, tất cả các Kitô hữu và tất cả người Ukraine”, ông Kuleba nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Sĩ RSI đã kêu gọi đàm phán về cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Theo ông, “người mạnh mẽ nhất là người nhìn sự việc, nghĩ đến người dân và có dũng khí cầm cờ trắng mà đàm phán”.
Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican, bình luận về nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc tìm kiếm hòa bình cho Ukraine, cho rằng các cuộc đàm phán không có nghĩa là Ukraine đầu hàng. Theo ông, Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả các bên “tạo điều kiện cho một giải pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm một nền hòa bình công bằng và lâu dài”.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cũng phản ứng với lời nói của Đức Giáo Hoàng và cho rằng để cân bằng, cũng nên khuyến khích Putin can đảm rút quân khỏi Ukraine, để hòa bình sẽ diễn ra ngay lập tức mà không cần đàm phán.
4. Tòa Thánh lên tiếng về việc Ukraine và Cờ trắng
Theo CNA, Vatican hôm thứ Bảy cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý gợi ý rằng Ukraine nên đầu hàng Nga khi ngài đề cập đến “sự can đảm của lá cờ trắng” trong một cuộc phỏng vấn truyền hình mới được công bố.
Phát ngôn nhân Vatican Matteo Bruni minh xác rằng thay vào đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi ngừng bắn và đàm phán. Tờ New York Times đưa tin: Bruni giải thích rằng Đức Giáo Hoàng lặp lại việc người phỏng vấn sử dụng thuật ngữ “cờ trắng”, một biểu tượng quốc tế của sự đầu hàng, đồng thời nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng vẫn hy vọng rằng có thể đạt được một giải pháp ngoại giao cho một “nền hòa bình công bằng và lâu dài”.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình vào tháng trước với đài truyền hình Thụy Sĩ RSI. Các phần của cuộc phỏng vấn đã được phát hành vào thứ bảy. Reuters cho biết cuộc phỏng vấn sẽ được phát sóng vào ngày 20/3.
“Tôi nghĩ rằng người mạnh mẽ nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có lòng can đảm treo cờ trắng và đàm phán,” Đức Phanxicô nói, theo bản dịch tiếng Anh những nhận xét của Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Ý.
Ngài nói tiếp, “Chẳng hạn như ngày nay, trong cuộc chiến ở Ukraine, có rất nhiều người muốn trở thành người đứng trung gian, phải không? Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn. Đừng xấu hổ khi đàm phán trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.”
Ngày 8/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Ukraine và Nga để chấm dứt chiến tranh.
Đức Phanxicô nói trong cuộc phỏng vấn với RSI rằng “chữ ‘thương lượng’ là một chữ can đảm.”
Ngài nói: “Khi bạn thấy mình bị đánh bại, mọi việc không diễn ra tốt đẹp, bạn phải có can đảm để đàm phán. Đàm phán không bao giờ là đầu hàng.”
Đức Giáo Hoàng cũng lặp lại lời đề nghị đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước.
Trong những tháng gần đây, Nga đã giành được ưu thế trên thực địa khi Ukraine cạn kiệt đạn dược và nhân lực và nỗ lực giành thêm viện trợ quân sự từ Mỹ đã bị đình trệ tại Quốc hội.
5. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật 10 Tháng Ba, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Vào Chúa nhật thứ tư Mùa Chay này, Tin Mừng trình bày cho chúng ta hình ảnh Nicôđêmô (x. Ga 3,14-21), một người Pharisêu, “một người cai trị dân Do Thái” (Ga 3,1). Ông đã nhìn thấy những dấu lạ Chúa Giêsu thực hiện, ông nhận ra nơi Ngài là Đấng Mêsia được Thiên Chúa sai đến, và ông đến gặp Ngài vào ban đêm, để không bị nhìn thấy. Chúa chào đón ông, trò chuyện với ông và mạc khải cho ông rằng Người đến không phải để kết án nhưng để cứu thế gian (x. câu 17). Chúng ta hãy dừng lại để suy ngẫm về điều này: Chúa Giêsu đến không phải để kết án nhưng để cứu độ. Điều này thật đẹp!
Trong Tin Mừng, chúng ta thường thấy Chúa Kitô tiết lộ ý định của những người Ngài gặp, đôi khi vạch trần những thái độ sai trái của họ, chẳng hạn như với những người Pharisêu (x. Mt 23:27-32), hoặc khiến họ suy ngẫm về tình trạng vô trật tự trong cuộc sống của họ, như trường hợp người phụ nữ Samaritanô (x. Ga 4,5-42). Không có bí mật nào trước mặt Ngài: Ngài đọc trong trái tim họ. Khả năng này có thể đáng lo ngại vì nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho con người, khiến họ phải chịu những phán xét tàn nhẫn. Thật vậy, không ai là hoàn hảo: tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi, tất cả chúng ta đều phạm sai lầm, và nếu Chúa dùng sự hiểu biết của Ngài về những nhược điểm của chúng ta để lên án chúng ta thì không ai có thể được cứu.
Nhưng điều đó không đúng. Thật vậy, Ngài không cần tận dụng những nhược điểm của chúng ta để chỉ tay vào chúng ta, nhưng để ôm lấy cuộc sống của chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cứu chúng ta. Chúa Giêsu không quan tâm đến việc xét xử hay phán xét chúng ta; Ngài muốn không ai trong chúng ta ra hư mất. Cái nhìn của Chúa đối với mỗi người chúng ta không phải là một ngọn hải đăng chói sáng làm chúng ta choáng váng và khiến chúng ta gặp khó khăn, mà là ánh sáng dịu dàng của ngọn đèn thân thiện, giúp chúng ta nhìn thấy điều tốt trong mình và nhận thức được điều ác để chúng ta có thể hoán cải và được chữa lành nhờ sự hỗ trợ của ân sủng Ngài.
Chúa Giêsu đến không phải để kết án nhưng để cứu thế gian. Hãy nghĩ đến chúng ta, những người thường xuyên lên án người khác; nhiều khi chúng ta thích nói xấu, thích vạch lá tìm sâu nơi người khác. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ánh mắt thương xót này để nhìn người khác như Chúa nhìn chúng ta.
Xin Mẹ Maria giúp chúng ta cầu chúc điều tốt lành cho nhau.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hai ngày trước, Ngày Quốc tế Phụ nữ đã được tổ chức. Tôi muốn bày tỏ một suy nghĩ và bày tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả phụ nữ, đặc biệt những người mà phẩm giá không được tôn trọng. Vẫn còn rất nhiều việc mà mỗi người chúng ta phải làm để phẩm giá bình đẳng của phụ nữ được công nhận một cách thực sự. Các tổ chức, xã hội và chính trị, có nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ và phát huy phẩm giá của mỗi con người, mang lại cho phụ nữ, những người mang sự sống, những điều kiện cần thiết để có thể đón nhận món quà sự sống và bảo đảm cho con cái họ một cuộc sống xứng đáng.
Tôi quan tâm và đau buồn theo dõi cuộc khủng hoảng trầm trọng đang xảy ra ở Haiti và những tình tiết bạo lực xảy ra trong những ngày gần đây. Tôi gần gũi với Giáo hội và người dân Haiti thân yêu, những người đã phải chịu nhiều đau khổ trong nhiều năm. Tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, để mọi hình thức bạo lực có thể chấm dứt, và để mọi người có thể cống hiến sự đóng góp của mình cho sự phát triển hòa bình và hòa giải trong nước, với sự hỗ trợ mới mẻ của cộng đồng quốc tế.
Tối nay, anh chị em Hồi giáo của chúng ta sẽ bắt đầu tháng Ramadan: Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả họ.
Tôi chào tất cả anh chị em đến từ Rôma, từ Ý và từ nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, tôi chào các sinh viên của trường Irabia-Izaga College ở Pamplona, và những người hành hương đến từ Madrid, Murcia, Malaga và Saint Mary's Plainfield, New Jersey.
Tôi chào các bạn trẻ chuẩn bị Rước lễ lần đầu và Thêm sức từ giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe và Thánh Philip Tử Đạo ở Rôma, các tín hữu ở Reggio Calabria, Quartu Sant'Elena và Castellamonte.
Tôi trìu mến chào đón cộng đồng Công Giáo Cộng hòa Dân chủ Congo tại Rôma. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở đất nước này, cũng như ở Ukraine đang bị đau khổ và ở Thánh Địa. Cầu mong những sự thù địch gây ra đau khổ to lớn cho dân thường sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Rượt theo quân Ukraine, Nga sập bẫy, tháo chạy bỏ lại 84 xe tăng. Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải mất chức
VietCatholic Media
03:06 11/03/2024
1. Trung đoàn Nga đụng độ tuyến phòng thủ được xây dựng lại của Ukraine và mất 80 xe trong một ngày
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Regiments Collide With Ukraine’s Rebuilt Defensive Line—And Lose 80 Vehicles In One Day”, và khẳng định rằng đà tiến của quân Nga sau khi chiếm được thị trấn Avdiivka đã bị khựng lại. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mỗi ngày, nhà phân tích nguồn mở Andrew Perpetua ngồi xuống và dành hàng giờ lùng sục trên mạng xã hội, hình ảnh vệ tinh và các nguồn khác để tìm bằng chứng về các phương tiện bị hư hỏng, phá hủy và bị bỏ rơi—của Nga và Ukraine—dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm trong hai năm xâm lược của Nga ở Ukraine.
Trung bình mỗi ngày, anh ta xác định được vài chục xe Nga mới bị phá hủy và một số ít xe Ukraine lâm vào hoàn cảnh tình trạng tương tự. Điều đó phù hợp với con số tổng thể của Oryx về tổn thất thiết bị của Nga và Ukraine trong 700 ngày đầu tiên của cuộc chiến rộng lớn hơn: lần lượt là 14.000 và 5.000.
Vậy điều gì đã xảy ra vào hoặc khoảng ngày 1 tháng 3 khiến ngày 2 tháng 3 trở thành một trong những ngày bận rộn nhất của Perpetua? Chỉ bớt bận rộn hơn một chút so với ngày 3 tháng 2, khi Perpetua đếm những tổn thất mà đối với anh, là kỷ lục trong một ngày: 103 phương tiện bị hư hỏng, phá hủy và bị bỏ rơi. Bảy mươi chiếc là của người Nga; 33 chiếc là của người Ukraine.
Vào ngày 2 tháng 3, Perpetua ghi nhận 97 tổn thất—84 trong số đó là của Nga. Gấp bốn lần mức trung bình hàng ngày của người Nga.
Có thể hiểu được sự tàn phá. Kỷ lục tháng Hai được đưa ra khi chiến dịch kéo dài 4 tháng của quân đội Nga nhằm chiếm Avdiivka, một thành trì cũ của Ukraine ở phía tây bắc Donetsk ở miền đông Ukraine, lên đến đỉnh điểm là chiến thắng cay đắng của Nga tại thị trấn Avdiivka.
Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 2 và 41 của Nga cuối cùng đã chiếm được thị trấn Avdiivka từ lực lượng đồn trú Ukraine thiếu đạn dược, nhưng với giá phải trả là 17.000 người thiệt mạng, hàng chục ngàn người bị thương, cộng với khoảng 700 phương tiện vĩnh viễn nằm lại ở tàn tích Avdiivka.
Lữ đoàn 110 Ukraine rút lui khỏi Avdiivka vào giữa tháng 2. Thay vì củng cố trong đống đổ nát của thành phố, quân Nga tiếp tục tấn công – đuổi theo quân Ukraine khi họ đi về phía tây qua khu định cư đầu tiên, cách Avdiivka vài dặm về phía tây. Quân đội Nga, dù đẫm máu, đã nhanh chóng chiếm được Stepove, Lastochkyne và Sjeverne.
Tại các làng tiếp theo—Berdychi, Orlivka và Tonen'ke—nơi các Lữ đoàn 47, 3 và 57 Ukraine chuyển từ vừa chiến đấu vừa rút lui sang phòng thủ chủ động, quay lại và đánh trả bằng xe tăng, pháo binh, súng cối và máy bay không người lái.
Được hỗ trợ bởi sự gia tăng cung cấp đạn dược từ các đồng minh Âu Châu của Ukraine - mặc dù không phải từ Hoa Kỳ, quốc gia đã không cung cấp viện trợ kể từ ngay sau khi Quốc hội Hoa Kỳ chặn nguồn tài trợ vào tháng 10 - các lữ đoàn Ukraine đã ngăn chặn bước tiến của Nga.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC đã dự đoán trước diễn biến này vào ngày 18 tháng 2. “Các lực lượng Nga, vốn đã chịu tổn thất lớn về nhân lực và trang thiết bị khi chiếm giữ Avdiivka, có thể sẽ lên đến đỉnh điểm khi họ chạm trán với các đơn vị Ukraine tương đối mới đang có lực lượng phòng thủ được chuẩn bị sẵn sàng ở các vị trí phòng thủ vững chắc,” ISW tuyên bố vào thời điểm đó.
Bằng chứng về đỉnh điểm này nằm rải rác khắp các cánh đồng, con đường và hàng cây phía tây Avdiivka: hàng trăm phương tiện Nga bị phá hủy và một số rất ít các phương tiện Ukraine bị phá hủy. 84 tổn thất của Nga mà Perpetua thống kê vào ngày 2 tháng 3 có thể chỉ ra bước tiến lớn cuối cùng của Nga về phía tây Avdiivka.
Quân Putin đã bị khựng lại. Ít nhất cho tới hiện tại.
2. Tại Berdychi, xe tăng M-1 Abrams của Ukraine đã hình thành tuyến phòng thủ cuối cùng và ngăn chặn bước tiến của Nga
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “In Berdychi, Ukraine’s M-1 Abrams Tanks Made Their Last Stand—And Halted The Russian Advance”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Sau khi khiến Lữ đoàn cơ giới 110 thiếu đạn dược của quân đội Ukraine phải rút ra khỏi đống đổ nát ở Avdiivka ở miền đông Ukraine ba tuần trước, quân đội Nga đã có động lực.
Khi Sư đoàn 110 và các đơn vị lân cận—bao gồm, ở phía bắc Avdiivka, Lữ đoàn cơ giới 47—rút lui về địa hình dễ phòng thủ hơn ở phía tây, quân Nga đã tiến lên… hàng dặm.
Những dặm đó đại diện cho lợi ích lớn nhất của quân đội Nga trong một năm.
Nhưng bất kỳ viễn cảnh nào về việc người Nga chọc thủng tuyến phòng thủ mới của quân Ukraine và tiến vào hậu phương không được phòng thủ của họ – và hướng tới các trung tâm dân cư lớn – đã kết thúc vào tháng này, khi Lữ đoàn 47 và các đơn vị khác của Ukraine quay lại, đánh trả và thậm chí phản công ở một số khu vực..
Đó là một bước ngoặt đắt giá đối với người Ukraine. Lữ đoàn 47—đơn vị điều hành chính các loại xe thiết giáp hạng nặng do Mỹ sản xuất của Ukraine bao gồm xe tăng M-1 Abrams, xe chiến đấu M-2 Bradley và xe công binh phá mìn—đã mất gần 10% số thiết giáp của mình, bao gồm: ba trong số những chiếc M-1 nặng 69 tấn, dành cho bốn người; ít nhất bốn chiếc M-2 nặng 34 tấn, chở được 10 người; và hai trong số những chiếc xe công binh phá mìn nặng 65 tấn dành cho hai người.
Nhưng khi đứng vững ở thị trấn Berdychi, cách Avdiivka 5 dặm về phía tây bắc, Lữ đoàn 47 đã gây ra nhiều tổn thất hơn mức họ phải gánh chịu. Những con đường tới Berdychi rải rác những khối xe tăng Nga, xe chiến đấu bánh xích và đặc biệt là xe thiết giáp chở quân BTR-80. Chưa kể khả năng hàng ngàn bộ binh Nga thiệt mạng.
Quan trọng hơn, Lữ đoàn 47 — và các lữ đoàn lân cận ở phía nam — đã chặn đứng các Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 2 và 41 của Nga.
Trong hai tuần bùng nổ sau khi Avdiivka thất thủ, quân Nga đã tràn qua, từ bắc xuống nam, các khu định cư Stepove, Lastochkyne và Sjeverne. Nhưng chỉ vì người Ukraine đang rút lui đã chọn không bảo vệ những khu định cư đó khi họ tiến đến các khu định cư xa hơn về phía tây: Berdychi, Orlivka và Tonen'ke.
Những khu định cư đó ngập nước, khiến chúng khó bị tấn công hơn và do đó dễ phòng thủ hơn.
Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine đã tóm tắt những gì đã xảy ra dọc tuyến Berdychi-Tonen'ke trong tuần này. “Trên hướng Avdiivka, Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 47 đã bảo vệ thành công Berdychi, đẩy lùi các cuộc tấn công từ Lữ đoàn súng trường cơ giới riêng biệt số 15 và 30 của đối phương.”
Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân đã đẩy lùi một cuộc tấn công của đối phương trong khu vực Orlivka, nơi Lữ đoàn dù biệt lập số 25 đảm nhận vị trí phòng thủ. Đối phương tiến dọc theo các hồ ở phía nam Orlivka và xâm nhập vào phía tây nam hồ Zoryansky, phía nam thị trấn.
Lữ đoàn cơ giới hóa độc lập số 53 đang giữ vững vị trí ở Tonen'ke, cải thiện vị thế chiến thuật bằng cách đẩy lùi cuộc tấn công từ Lữ đoàn súng trường cơ giới hóa độc lập số 114 của Quân đoàn 1 của Nga, được hỗ trợ bởi Lữ đoàn súng trường cơ giới hóa độc lập số 55 của Quân đoàn 41.
Nếu có điều gì mà người Nga có thể tự hào, khi chiến dịch Avdiivka sắp kết thúc, thì đó là việc họ đã xâm nhập và đào sâu qua góc đông nam của Tonen'ke—mặc dù chỉ sau khi bắn phá tàn bạo khu định cư từ trên không và mất một số chiến đấu cơ trong quá trình này.
CDS chỉ ra: “Lữ đoàn súng trường cơ giới hóa độc lập số 1 của Quân đoàn 1 Nga và Lữ đoàn súng trường cơ giới hóa độc lập số 35 của Quân đoàn 41 Nga đã tấn công Tonen'ke từ phía nam, nhưng chúng đã không đạt được thành công”.
Và như vậy, năm tháng sau khi bắt đầu, Trận Avdiivka cuối cùng cũng kết thúc.
Đó là một chiến thắng cay đắng của người Nga. Phải, họ đã chiếm được đống đổ nát của Avdiivka. Nhưng điều đó khiến họ thiệt mạng ít nhất 17.000 người, có thể là hàng chục ngàn người bị thương và gần 800 xe thiết giáp. Tổng thiệt hại của Ukraine dường như là vài ngàn người thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương và ít hơn 100 xe thiết giáp.
Những chiếc M-1, M-2 và xe công binh phá mìn mà Lữ đoàn 47 bị mất trong trận giao tranh tầm gần trên đường phố ở Berdychi có thể là một trong những tổn thất cuối cùng của chiến dịch. Chúng chiếm tới 10% số xe tăng, 5% phương tiện chiến đấu của lữ đoàn và có thể là 1/3 số phương tiện kỹ thuật của lữ đoàn.
Chỉ có một lý do khiến Lữ đoàn 47 không thể nhanh chóng thay thế các phương tiện mà họ đã loại bỏ trong cuộc rút lui chiến đấu ở phía tây Avdiivka. Đó cũng chính là lý do khiến quân Ukraine sắp hết đạn phải rút lui khỏi Avdiivka ngay từ đầu: Quốc hội Hoa Kỳ đã ngăn chặn viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine bắt đầu từ tháng 10.
Ngay cả khi bị cắt khỏi sự hỗ trợ của Mỹ, Lữ đoàn 47 vẫn còn nhiều sức mạnh chiến đấu. Có lẽ là quá đủ để giữ Berdychi. Điều mà họ và phần còn lại của quân đội Ukraine không có là lượng người, phương tiện và đạn dược dư thừa mà họ cần để tiến hành một cuộc phản công lớn về phía đông.
3. Vương Quốc Anh cho biết Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải của Nga bị sa thải vì tổn thất ngày càng gia tăng
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Fleet Commander Dismissed over Mounting Losses: UK”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một đánh giá mới, Nga có thể đã sa thải tân tư lệnh Hạm đội Hắc Hải vì tổn thất nặng nề trong những tuần gần đây, ngay sau khi Ukraine tấn công dữ dội vào một trong những tàu tuần tra của Mạc Tư Khoa gần lãnh thổ Nga.
“Có thể do tổn thất của Hạm đội Hắc Hải, vào ngày 15 tháng 2 năm 2024, Tân Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải, Phó Đô Đốc Sergei Mikhailovich Pinchu thay thế Đô đốc Viktor Sokolov, đã bị cách chức,” Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Tư.
Các nguồn tin liên quan đến nhà nước Nga đưa tin vào giữa tháng 2 rằng Sokolov đã bị cách chức Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải sau khi Ukraine phá hủy Caesar Kunikov, một tàu đổ bộ lớp Ropucha, bằng thuyền không người lái của hải quân.
Đầu ngày thứ Ba, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, được gọi là GUR, đã công bố đoạn phim cho thấy các máy bay không người lái trên mặt nước Magura V5 nội địa lao vào tàu Sergei Kotov, một trong bốn tàu tuần tra Dự án 22160 của Nga. Kyiv cho biết con tàu đang ở gần eo biển Kerch và các nguồn tin địa phương cho biết cầu Kerch đã đóng cửa trong đêm.
Con tàu “bị hư hại ở phần đuôi tàu, bên phải và bên trái”, GUR cho biết thêm trong một tuyên bố.
Kyiv cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Tư rằng bảy thủy thủ Nga đã thiệt mạng và 27 thành viên thủy thủ đoàn bị thương.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Ba: “Không có bến cảng an toàn cho những kẻ khủng bố Nga ở Hắc Hải và sẽ không bao giờ có”.
“Đây là tàu thứ ba của Hạm đội Hắc Hải của Nga bị đánh chìm trong 5 tuần qua”, chính phủ Anh nói về tàu Sergei Kotov hôm thứ Tư.
Nga đã chịu tổn thất nặng nề đối với Hạm đội Hắc Hải, đóng trên bán đảo Crimea, dưới tay Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, bất chấp lực lượng hải quân nhỏ của Kyiv. Mặc dù các lực lượng Nga đã nhích về phía Tây qua đất liền Ukraine trong những tuần gần đây, Ukraine vẫn duy trì thành công trong việc tấn công các tài sản có giá trị của Nga ở Hắc Hải.
Thuyền không người lái của hải quân Ukraine đã phá hủy tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn Ivanovets của Nga vào tháng 2 và đã tấn công thành công một số tàu đổ bộ của Nga, bao gồm cả tàu Caesar Kunikov. Các cuộc tấn công dai dẳng của Ukraine đã đẩy Nga về phía đông Hắc Hải, di chuyển tài sản tới căn cứ Novorossiysk. Các báo cáo cũng cho thấy Điện Cẩm Linh đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới tại cảng Ochamchire ở Abkhazia, một khu vực ly khai của Georgia. Điều này sẽ đẩy các tài sản ở Hắc Hải của Nga ra xa bờ biển Ukraine hơn nữa.
Hôm thứ Ba, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có trụ sở tại Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Sokolov và Sergei Kobylash, chỉ huy lực lượng hàng không tầm xa của Nga thuộc lực lượng không quân nước này, vì cáo buộc tội ác chiến tranh được thực hiện từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
Tòa án quốc tế, vốn không được Mạc Tư Khoa công nhận, cho biết các chỉ huy bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về các tội ác bao gồm “chỉ đạo tấn công vào các vật thể dân sự”.
ICC cho biết: “Có cơ sở hợp lý để tin rằng hai nghi phạm phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công hỏa tiễn do lực lượng dưới quyền chỉ huy của họ thực hiện nhằm vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine từ ít nhất là ngày 10 tháng 10 năm 2022 cho đến ít nhất là ngày 9 tháng 3 năm 2023”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Tư: “Chúng tôi không công nhận điều này”.
4. Kyiv cho biết tổn thất vũ khí phòng không của Nga tăng đột biến
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Russia Suffers Spike in Anti-Aircraft Weapon Losses: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các lực lượng Nga tiếp tục tiêu hao thiết bị trong cuộc xâm lược Ukraine, với những số liệu mới nhất của Kyiv chỉ ra tổn thất về vũ khí phòng không của Mạc Tư Khoa tăng đột biến trong những tuần gần đây.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm thứ Bảy cho biết Nga đã mất 3 vũ khí phòng không trong ngày hôm trước. Tổng thiệt hại của loại thiết bị đó kể từ khi bắt đầu chiến tranh là 707.
Số lượng thương vong chính xác và tổn thất thiết bị nổi tiếng là khó xác định.
Có những tổn thất lớn về vũ khí phòng không được ghi nhận trong vài tháng đầu của cuộc chiến, nhưng những con số này tăng dần trong năm qua với số liệu thống kê hàng tuần thường chỉ có một hệ thống. Cũng có ngày không có.
Tuy nhiên, trong tháng này, số lượng tổn thất của các hệ thống đã gia tăng, với số liệu thống kê của Kyiv hôm thứ Sáu ghi nhận 13 tổn thất như vậy trong 7 ngày trước đó, bao gồm 5 hệ thống phòng không vào ngày 2 tháng 3. Bảy ngày từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 8 tháng 3 chứng kiến mức tổn thất cao nhất của các hệ thống phòng không của năm tính đến thời điểm hiện tại.
Một thống kê trên trang web Oryx, nơi xác minh tổn thất thiết bị của Nga bằng cách sử dụng video hoặc hình ảnh tĩnh, nêu chi tiết tại sao kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Mạc Tư Khoa đã mất 48 hệ thống phòng không, 29 trong số đó đã bị phá hủy, một bị hư hại và 18 bị quân Ukraine bắt giữ. Chúng bao gồm 20 khẩu pháo tự động hai nòng ZU-23-2 phòng không và 18 xe Ural-4320, là nền tảng cho bệ phóng hỏa tiễn BM-21 “Grad”.
Số liệu mới nhất của Oryx cũng cho biết Nga đã mất 25 pháo tự hành, trong đó bao gồm 13 pháo phòng không tự hành 2K22 Tunguskas và 8 pháo phòng không tự hành bọc thép hạng nhẹ ZSU-23-4 “Shilka” được dẫn đường bằng radar.
Oryx cho biết tổn thất thiết bị thực tế của Nga có thể còn cao hơn nhiều và thống kê của họ cũng cho thấy Mạc Tư Khoa đã mất 212 hệ thống hỏa tiễn đất đối không, trong đó có 42 hệ thống 9K35 Strela-10.
Trong khi đó, tổn thất của quân Nga đã lên tới 423.160 binh sĩ bị loại khỏi vòng chiến, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết hôm thứ Bảy, bao gồm 850 so với ngày hôm trước.
Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy cho biết Nga đã bắn hạ 47 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm, đồng thời cho biết thêm rằng Kyiv đã tiến hành các cuộc tấn công kéo dài hơn một giờ trên các vùng Belgorod, Kursk, Volgograd và Rostov.
Các kênh Telegram đưa tin người dân địa phương ở Taganrog thuộc vùng Rostov đã nghe thấy 5 vụ nổ chỉ trong một đêm, được Thống đốc tỉnh Vasily Golubev mô tả là “rất lớn”.
Chính quyền Nga tiếp tục báo cáo số lượng các cuộc tấn công ngày càng tăng nhằm vào các khu vực này, trong khi lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng của Ukraine trong những tháng gần đây.
5. Theo Kyiv, Nga đang đau đầu trong việc sản xuất hỏa tiễn
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Russia Suffering Missile Production Headache, According to Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chương trình sản xuất hỏa tiễn của Nga gặp phải vấn đề kỹ thuật và chậm tiến độ nhiều tháng so với kế hoạch.
Trung tâm Kháng chiến Ukraine, gọi tắt là NRC, được thành lập ngay sau cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin và hoạt động dưới sự chỉ huy của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của nước này, cho biết các nhà hoạt động mạng của họ đã tìm thấy tài liệu chi tiết về các vấn đề mà Mạc Tư Khoa phải đối mặt trong việc sản xuất hỏa tiễn.
Tài liệu xác định các công ty là trung gian mua phụ tùng để sản xuất vũ khí. NRC cho biết “mọi công ty có sản phẩm mà đối phương sử dụng để sản xuất vũ khí sẽ được công chúng biết đến”. Nhóm cho biết thêm sau một hoạt động mạng kéo dài hơn một năm, “các cơ quan liên quan có dữ liệu để chặn các công ty ủy quyền và mở rộng các biện pháp trừng phạt”.
Trong số đó có Trung tâm Công nghệ Đặc biệt ở St. Petersburg và nhà máy sản xuất Dubna, ở khu vực Mạc Tư Khoa, “nơi 'những người Nga bình thường' sản xuất vũ khí để giết người Ukraine.”
NRC đã công bố các hồ sơ mà họ cho rằng có sơ đồ và phân tích chi tiết về hỏa tiễn Kinzhal Kh-32 của Nga cũng như mô tả các sửa đổi của nó. Ukraine thường xuyên đưa tin rằng Nga đã bắn Kinzhals trong suốt cuộc chiến, mặc dù đôi khi lực lượng phòng không của Kyiv đã bắn hạ được hỏa tiễn siêu thanh.
NRC cho biết những tiết lộ của họ cho thấy Nga “không thể tự sản xuất hỏa tiễn hiện đại do lạc hậu về công nghệ” và tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga đang tìm kiếm các tuyến cung cấp mới.
NRC cho biết đơn đặt hàng của Nga đối với chương trình hỏa tiễn đã bị trì hoãn từ 4 đến 6 tháng, lần đầu tiên kể từ năm 2022. “Nhờ hoạt động của các nhà hoạt động mạng, kế hoạch phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị gián đoạn và nhiều sinh mạng người Ukraine đã được cứu”.
Vào Tháng Giêng, NRC báo cáo rằng họ đã thu được bằng chứng cho thấy Nga đang có kế hoạch trang bị đạn chùm cho hỏa tiễn hành trình Kh-32.
Như Newsweek đã đưa tin trước đó, việc Nga sử dụng Kinzhals “không có bất kỳ tác động lớn nào, chứ chưa nói đến tác động mang tính quyết định, đối với cuộc chiến cho đến nay”, James Black, trợ lý giám đốc quốc phòng và an ninh tại chi nhánh Âu Châu của tổ chức nghiên cứu RAND, cho biết.
Chính quyền Ukraine hôm thứ Bảy cho biết hai người đã thiệt mạng và 26 người bị thương trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố Sumy hai ngày trước đó. Vụ tấn công đã làm hư hại một trường học, một bệnh viện trung tâm, một trung tâm y tế cấp cứu khu vực và một cơ sở cung cấp nước.
Sumy giáp Nga và thường xuyên là mục tiêu tấn công hàng ngày của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết có người “chết và bị thương” mà không nêu rõ con số thương vong.
6. Cảnh báo hiếm hoi của Hoa Kỳ về cuộc tấn công 'cực đoan' sắp xảy ra gây ra phản ứng dữ dội ở Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Rare US Warning of Imminent 'Extremist' Attack Sparks Backlash in Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Cảnh báo từ đại sứ quán Mỹ ở Nga rằng “những kẻ cực đoan” đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công sắp xảy ra nhằm vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa đã gây ra phản ứng dữ dội ở nước này.
“Công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo nên tránh tụ tập đông người trong 48 giờ tới”, cảnh báo trên trang web của đại sứ quán cho biết hôm thứ Năm, đồng thời kêu gọi người Mỹ tránh đám đông, bao gồm cả các buổi hòa nhạc, theo dõi cập nhật của truyền thông địa phương và chú ý đến môi trường xung quanh.
Đại sứ quán thường xuyên khuyến khích tất cả công dân Mỹ rời khỏi Nga trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Putin đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng vào tháng 2 năm 2022.
Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển của Vương quốc Anh cũng cập nhật trang về lời khuyên du lịch nước ngoài tới Nga để đưa vào cảnh báo từ đại sứ quán Mỹ tại Nga hôm thứ Năm. “FCDO khuyên không nên đi du lịch tới Nga”.
Mặc dù Điện Cẩm Linh chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về cảnh báo, nhưng những người khác, bao gồm Margarita Simonyan, tổng biên tập của tổ chức truyền thông RT do nhà nước Nga kiểm soát, đã lên mạng xã hội để truyền bá thuyết âm mưu về cảnh báo.
“Đại sứ quán Mỹ và Anh cảnh báo về mối đe dọa tấn công khủng bố vào ngày 8/3 tại Mạc Tư Khoa. Theo cách phối hợp,” Simonyan cho biết, theo kênh Telegram của dự án báo chí độc lập Nga ASTRA.
“Công dân Hoa Kỳ được yêu cầu tránh tụ tập đông người trong 48 giờ...Nếu bạn có thông tin cụ thể, nó phải được chuyển qua các cơ quan tình báo. Tôi hy vọng bạn đã làm. Còn nếu không thì đây là sự đồng lõa”, Simonyan, một đồng minh của Putin và là nhà tuyên truyền hàng đầu của Điện Cẩm Linh, nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Các kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh và các blogger quân sự cũng phản ứng tiêu cực với cảnh báo này, ám chỉ bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nga đều là lỗi của Mỹ hoặc Anh.
Kênh Telegram RIA Katyusha viết: “Mỹ và Anh thậm chí đã ngừng che giấu rằng họ đứng sau các vụ tấn công khủng bố ở Nga”.
“Đại sứ quán Hoa Kỳ tuyên bố rằng các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra ở Mạc Tư Khoa trong hai ngày tới; một cảnh báo tương tự cũng được Bộ Ngoại giao Anh đưa ra”, phóng viên Nga và nhà báo VGTRK Andrey Rudenko cho biết của mình.
“Chúng tôi hiểu rất rõ ai có thể là kẻ chủ mưu các vụ tấn công khủng bố. Và từ những thứ khốn kiếp này, một lời cảnh báo về việc này trông giống như một sự tống tiền hoặc một lời đe dọa tầm thường.”
Kênh ủng hộ Điện Cẩm Linh Politjoystic ám chỉ Ngày Quốc tế Phụ nữ rằng: “Thay vì chúc mừng những người phụ nữ của họ, nếu họ vẫn còn ở Mạc Tư Khoa, Đại sứ quán Mỹ đã cảnh báo về các cuộc tấn công khủng bố ở thủ đô Nga.
“Ồ, được rồi. Tôi không hỏi thông tin đó đến từ đâu. Và như vậy là rõ ràng—bất cứ ai tổ chức đều biết,” kênh này nói thêm.
7. Ngoại trưởng Armenia đang cân nhắc đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu
“Những cơ hội mới ngày nay phần lớn đang được thảo luận ở Armenia,” Ararat Mirzoyan nói. “Điều đó bao gồm cả tư cách thành viên trong Liên minh Âu Châu.”
Ngoại trưởng nước này Ararat Mirzoyan cho biết hôm thứ Sáu rằng Armenia đang xem xét việc nộp đơn xin gia nhập Liên minh Âu Châu.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với kênh TRT của Thổ Nhĩ Kỳ bên lề cuộc họp ngoại giao ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Mirzoyan cho biết Armenia đang tìm cách xích lại gần hơn với phương Tây trong bối cảnh quan hệ với Nga ngày càng xấu đi.
“Ngày nay, những cơ hội mới phần lớn đang được thảo luận ở Armenia. “Điều đó bao gồm cả tư cách thành viên trong Liên minh Âu Châu.”
Nhận xét của ông sau khi báo chí Armenia đưa tin rằng Thủ tướng Nikol Pashinyan có kế hoạch bắt đầu quy trình ghi danh vào Liên Hiệp Âu Châu vào cuối năm 2024.
Pashinyan giữ chức thủ tướng đất nước kể từ năm 2018 và đã dẫn đầu các nỗ lực xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với phương Tây, đặc biệt là sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022 và sự ủng hộ ngày càng tăng của Điện Cẩm Linh đối với đối thủ khu vực của Armenia là Azerbaijan.
Cú thứ hai: Biệt kích Ukraine tấn công phi trường St Petersburg. Chi tiết vụ tấn công xưởng A-50
VietCatholic Media
14:40 11/03/2024
1. Nhà chứa máy bay bốc cháy gần phi trường St Petersburg ở Nga
Ở phía tây bắc thành phố St. Petersburg của Nga, một tòa nhà công nghiệp đang bốc cháy cạnh phi trường Pulkovo.
Điều này đã được kênh Astra Telegram đưa tin.
Tòa nhà là một phần của khu công nghiệp Goryelovo ở số 4, Volkhonskoye Shosse.
Kênh Ostrozhno, Novosti Telegram đưa tin ngọn lửa đã nhấn chìm một nhà chứa máy bay bên ngoài phi trường. Khoảng 1.000 mét vuông đã bị ảnh hưởng do cột khói có thể được nhìn thấy từ nhiều khu vực khác nhau của St. Petersburg.
Được biết, vụ việc đã khiến 2 người bị thương.
Ngoài ra, các chuyến bay tạm thời bị hủy tại phi trường Pulkovo. Thống đốc vùng Leningrad, Aleksandr Drozdenko, cho biết không phận trên thành phố đã bị đóng cửa do một máy bay không người lái bị bắn hạ gần làng Fornosovo ở quận Tosno.
Trước đó, người dân Tosno đã báo cáo về các vụ nổ và phát hiện nhiều chiến đấu cơ của Nga đang lao vun vút lên bầu trời khu định cư.
Như Ukrinform đã đưa tin trước đó, vào ngày 7 tháng 3, một vụ nổ đã làm rung chuyển khu vực nhà máy luyện kim Cherepovets, nơi được cho là đã phải hứng chịu một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
2. Boris Johnson bay tới Venezuela để hội đàm bí mật với Maduro
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Boris Johnson flew to Venezuela to hold secret talks with Maduro”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cựu Thủ tướng Anh cố thuyết phục lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ không hỗ trợ quân sự cho Nga.
Cựu Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã bay tới Venezuela vào tháng trước để gặp tổng thống nước này, Nicolás Maduro, trong các cuộc đàm phán không chính thức.
Tờ Sunday Times đưa tin đầu tiên cho biết trong cuộc gặp, Johnson đã cố gắng thuyết phục nhà lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ có nhiều dầu mỏ đừng hỗ trợ quân sự cho đồng minh Nga. Họ cũng thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ giữa Anh và Venezuela.
Báo Anh viết rằng cựu Thủ tướng đã ở Venezuela chưa đầy 24 giờ sau khi bay về nước bằng máy bay riêng từ một nhà nghỉ ở Cộng hòa Dominica gần đó.
Theo phát ngôn nhân của Johnson, người không còn nắm quyền trong chính phủ hoặc thành viên quốc hội, chuyến đi được thực hiện “với sự hỗ trợ tích cực từ Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển, gọi tắt là FCDO, và sự hiểu biết của ngoại trưởng”. Phát ngôn nhân cho biết, trong cuộc gặp, ông Johnson nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc bầu cử công bằng cũng như tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng.
Venezuela gần đây đã đe dọa tấn công nước láng giềng Guyana, là quốc gia đang trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ.
Johnson đã thẳng thắn ủng hộ Ukraine trong việc bảo vệ nước này trước cuộc xâm lược của Nga. Tuy nhiên, việc một cựu chính trị gia không còn nắm quyền trong chính phủ lại tham gia vào các cuộc đàm phán cao cấp nhạy cảm với chính phủ nước ngoài là điều bất thường.
Trong khi đó, ông Maduro của Venezuela phần lớn bị cô lập với các quốc gia phương Tây và là mục tiêu trừng phạt của Mỹ. Ông bị cáo buộc tiến hành các cuộc bầu cử không tự do cũng như đẩy đất nước vào tình trạng nghèo đói bất chấp nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào. Maduro đã ra tín hiệu ủng hộ Nga và đổ lỗi cho Mỹ về việc xâm lược Ukraine.
3. Kyiv cho biết máy bay do thám A-50 tiên tiến của Nga bị trúng đạn trong vụ tấn công cơ xưởng máy bay
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Russian Advanced A-50 Spy Plane Hit in Strike on Aircraft Factory: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 11 Tháng Ba, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết biệt kích Ukraine đã “phá hủy hoặc ít nhất là làm hư hại nặng” một trong những máy bay do thám A-50 quý giá nhưng khan hiếm của Nga, sau khi Kyiv tấn công một cơ xưởng máy bay ở miền nam nước Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy cho biết lực lượng phòng không của nước này đã chặn 47 máy bay không người lái của Ukraine trên lãnh thổ Nga trong đêm, trong đó có 41 chiếc ở khu vực phía tây nam Rostov.
Vasily Golubev, thống đốc vùng Rostov, cho biết Kyiv đã phát động một “cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn” vào thành phố Taganrog, phía đông thành phố Mariupol bị chiếm giữ của Ukraine và phía tây Rostov-on-Don.
Các blogger quân sự Nga đưa tin rằng máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một cơ xưởng máy bay trong thành phố nơi sửa chữa máy bay do thám A-50, cũng như một phi trường gần đó. Kênh có ảnh hưởng Fighterbomber đã viết vào hôm Chúa Nhật rằng cuộc tấn công diễn ra theo “nhiều đợt”.
A-50 là máy bay cảnh báo và kiểm soát trên không, gọi tắt là AWACS, được trang bị radar mạnh mẽ và mỗi chiếc có giá 350 triệu Mỹ Kim. Còn được NATO gọi với biệt danh Mainstay, A-50 giúp Nga tìm kiếm lực lượng phòng không Ukraine và điều phối các cuộc tấn công do các máy bay khác thực hiện, chẳng hạn như máy bay phản lực thế hệ thứ tư.
Serhiy Bratchuk, một quan chức Ukraine ở miền nam nước này, cho biết máy bay không người lái đã tấn công cơ xưởng máy bay và gây ra hỏa hoạn, nhưng không rõ liệu máy bay A-50 ở gần đó có bị bắn trúng hay không. Nay thì Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine khẳng định chiếc A-50 bị “phá hủy hoặc ít nhất là bị hư hại nặng”.
Bratchuk nói: “Đây là một hoạt động cực kỳ thành công khi sử dụng máy bay không người lái kamikaze ở hậu phương Liên bang Nga”.
Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko nói với Newsweek hôm Chúa Nhật rằng nhà máy Taganrog “bị hư hại nặng nề” và máy bay A-50 gần cơ sở này đã bị phá hủy hoặc bị hư hại rất đáng kể.
Ông nói, A-50 là “bộ não và đôi mắt” của lực lượng không quân Nga, đồng thời cho biết thêm đây là tài sản “quan trọng” của Nga, đặc biệt khi Ukraine sẽ nhận được chiến đấu cơ F-16 do phương Tây tài trợ vào cuối năm nay.
Vào cuối Tháng Giêng, các nhà phân tích gợi ý với Newsweek rằng Nga đã áp dụng các chiến thuật mạo hiểm hơn với máy bay A-50 của mình trước các phi công Ukraine sử dụng F-16 chống lại máy bay phản lực của Mạc Tư Khoa.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Kyiv cho biết họ đã loại bỏ hai máy bay A-50 của Nga kể từ đầu năm mới. Vào cuối tháng 2, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết Mạc Tư Khoa vẫn còn 6 chiếc A-50.
“Đó là hai ca trọn vẹn. Một chiếc A-50 khác sẽ 'rơi' và nhiệm vụ suốt ngày đêm sẽ phải dừng lại”, nhà lãnh đạo GUR nói thêm.
Đầu tháng này, chính phủ Anh cho rằng Nga có thể đã cho phi đội A-50 của họ ngừng hoạt động quanh Ukraine. Bộ Quốc phòng Anh cho biết Mạc Tư Khoa có thể cố gắng hồi sinh những chiếc A-50 đã bị đình trệ.
Quân đội Ukraine cuối tháng trước cho biết Mạc Tư Khoa đang “cố gắng thay thế” máy bay A-50 bằng máy bay không người lái trinh sát.
Samuel Bendett, của Cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ, Trung tâm Phân tích Hải quân, nói với Newsweek vào thời điểm đó.
4. Ukraine phủ nhận Nga bắn rơi chiến đấu cơ MiG-29 của họ
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng phòng không Nga đã bắn rơi một chiến binh MiG-29 của Ukraine trên khu vực Donetsk của Ukraine.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Trung Tâm báo chí Kyiv, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết không có bất kỳ tổn thất chiến đấu cơ nào trong những ngày gần đây.
5. Cuộc không kích dữ dội của Nga ở Myrnograd
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 11 Tháng Ba, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết pháo kích của Nga đã giết chết 3 người ở miền đông Ukraine và làm bị thương hàng chục người trong cuộc không kích ở Myrnograd
Cô cũng cho biết Mạc Tư Khoa đã tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào khu vực phía đông bắc Kharkiv và gửi máy bay không người lái tấn công khắp miền trung và phía nam đất nước
Trong khi đó, Thống đốc khu vực Kursk Roman Starovoyt cho biết một cuộc pháo kích của Ukraine vào hôm Chúa Nhật đã giết chết một phụ nữ ở làng biên giới Kulbaki, cách Ukraine 10 km ở khu vực Kursk.
“Do bị trúng đạn trực tiếp, một tòa nhà dân cư bốc cháy và một phụ nữ địa phương thiệt mạng. Chồng cô ấy bị bỏng nặng và hiện đang được chăm sóc y tế chuyên nghiệp”,
Tại Donetsk bị Nga tạm chiếm, quan chức do Nga bổ nhiệm Denis Pushilin cho biết Kyiv đã pháo kích vào một lò bánh mì vào ban đêm ở thành phố Gorlovka, khiến 4 công nhân bị thương.
6. Giao thông đã tạm thời bị đình chỉ qua Cầu Crimea
Giao thông đã tạm thời bị đình chỉ qua Cầu Crimea vào hôm thứ Bảy trong suốt 8 giờ đồng hồ. Hiện tượng này được lặp lại vào hôm Chúa Nhật. Chính quyền Nga cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Đó là một động thái thường được thực hiện vì các cuộc tấn công dự kiến hoặc thực tế đang xảy ra. Cây cầu nối đất liền Nga với Crimea, nơi Mạc Tư Khoa sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, nhưng Kyiv vẫn coi đây là lãnh thổ của mình.
7. Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng vọt khi Âu Châu tự trang bị vũ khí
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “US Weapons Exports Surge as Europe Arms Itself”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo một cơ quan giám sát buôn bán vũ khí toàn cầu, Mỹ đang “củng cố vị thế là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất thế giới”, khi xung đột lớn quay trở lại Âu Châu và tình hình an ninh ở Trung Đông ngày càng xấu đi.
Bộ dữ liệu thường niên mới nhất do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, gọi tắt là SIPRI, công bố hôm Chúa Nhật cho thấy sự gia tăng xuất khẩu vũ khí của Mỹ khi các đồng minh Âu Châu của nước này bắt tay vào nỗ lực tái vũ trang.
SIPRI cho biết, xuất khẩu tập thể của các nhà sản xuất Hoa Kỳ trong năm 2019-2023 cao hơn 17% so với giai đoạn 2014-2018. Thị phần của nước này trong tổng xuất khẩu vũ khí toàn cầu đã tăng từ 34% lên 42%, duy trì vị thế của nước này là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Điều này trùng hợp với mức tăng 94% trong nhập khẩu vũ khí chính của các cường quốc Âu Châu trong cùng khoảng thời gian. Nhập khẩu từ Ukraine chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số này, khiến nước này trở thành quốc gia nhập khẩu số một của Âu Châu.
Pieter D. Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình chuyển giao vũ khí SIPRI, nói với Newsweek: “Sự tăng trưởng về nhu cầu ở Âu Châu tất nhiên là một điều rất quan trọng”.
“Nhu cầu về thiết bị của Mỹ cũng sẽ lớn hơn, mặc dù tất nhiên ở Âu Châu đang có những nỗ lực nhằm tái tập trung việc mua sắm của các quốc gia Âu Châu theo hướng tương đương của Âu Châu”.
Cuộc chiến của Nga với Ukraine là một lợi ích cho tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ. Vũ khí của Mỹ - ngay cả những loại được coi là lỗi thời trong kho vũ khí của Mỹ - đã nhiều lần vượt trội hơn những loại do Nga cung cấp, khiến Kyiv đang kêu gọi nhiều hơn nữa. HIMARS, pháo ống, xe chiến đấu bộ binh, v.v. đều đã chứng tỏ được khí phách của mình.
Cuộc chiến cũng đóng vai trò là nơi thử nghiệm có giá trị để thúc đẩy công nghệ của Mỹ, như máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử.
Người Âu Châu – đang tìm cách tái thiết lập quân đội của mình và buộc Mỹ gần gũi hơn với hệ thống phòng thủ của lục địa – đang tìm kiếm các giải pháp qua Đại Tây Dương cho mối đe dọa từ Nga.
Wezeman cho biết, mối quan hệ của Âu Châu với Mỹ “được xác định ít nhất một phần bởi thực tế là các quốc gia Âu Châu mua thiết bị quân sự từ Mỹ; điều đó củng cố mối quan hệ của họ với ngành công nghiệp vũ khí Hoa Kỳ, với cơ sở quân sự Hoa Kỳ, và tất nhiên, với tất cả những điều đó, với cả các chính trị gia Hoa Kỳ.”
Mỹ chắc chắn dường như đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ nhận thức an ninh mới của Âu Châu. Hàng hóa của Mỹ chiếm 55% lượng vũ khí nhập khẩu của Âu Châu trong giai đoạn 2019-2023, tăng từ 35% trong giai đoạn 2014-18. Con số này vượt xa số vũ khí mà Đức và Pháp cung cấp cho các nước Âu Châu, lần lượt là 6,4% và 4,6%.
SIPRI dự đoán sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng, một phần là do có quá nhiều mối quan hệ lớn - chẳng hạn như đối với các chiến binh như chiến binh tàng hình F-35 và máy bay trực thăng như Apache - tại chỗ. Các quốc gia Âu Châu đã đồng ý mua gần 800 máy bay Mỹ.
Wezeman cho biết, các thỏa thuận cung cấp các hệ thống phòng không mới như Patriot cũng có khả năng trở nên phổ biến hơn để đáp trả chiến dịch hỏa tiễn của Nga nhằm vào Ukraine.
Wezeman cho biết: “Đây là những dự án rất dài hạn, đồng thời cho thấy quỹ đạo khó có thể thay đổi nếu không có “sự thay đổi hoàn toàn trong mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Âu Châu”.
Quả thực, với sự mở rộng của NATO và không có dấu hiệu tan băng với Nga, các công ty Mỹ thậm chí còn có nhiều cơ hội hơn. Wezeman nói: “Ở Thụy Điển, ngành công nghiệp vũ khí rất tích cực về việc Thụy Điển trở thành một phần của NATO vì khi đó bạn sẽ trở thành một phần của mạng lưới mua sắm của NATO”.
“Các bạn thậm chí còn trở nên gần gũi hơn và thậm chí còn tăng thêm cơ hội được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng đối với Âu Châu và các nơi khác trên thế giới.”
Wezeman nói thêm: “Chúng ta không nên quên rằng có một dòng công nghệ quân sự rất đáng kể từ Mỹ sang Âu Châu, nhưng cũng có một chiều ngược lại”.
Các đồng minh Âu Châu của Mỹ đang lo lắng trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Cựu Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng ông vẫn tiếp tục hoài nghi về Ukraine, NATO và Liên minh Âu Châu.
Tuy nhiên, Wezeman cho biết, ngay cả nhiệm kỳ thứ hai của Trump cũng có thể không làm ảnh hưởng đến các hợp đồng béo bở ở Âu Châu của Mỹ.
“Đừng quên, vài năm trước, ông ấy đã nhấn mạnh rằng ông ấy đã rất thành công trong việc bán vũ khí cho Ả Rập Saudi. Vậy tại sao ông ấy không muốn đưa ra quan điểm tương tự về Âu Châu?”
8. Theo Kyiv, Nga hứng chịu tổn thất lớn trong tuần này
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Russia Suffers Huge Losses This Week, According to Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo quân đội Ukraine, Nga đã mất hơn 7.200 binh sĩ, 278 hệ thống pháo binh và hơn 200 xe thiết giáp chuyển quân trong tuần qua khi lực lượng của Mạc Tư Khoa cố tiến về phía tây trên chiến tuyến phía đông bắc ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Các nỗ lực của Nga đã bị khựng lại khi vấp phải sức chống trả quyết liệt của quân Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 424.060 binh sĩ trong cuộc chiến và trong 24 giờ qua đã có 900 người thương vong, quân đội Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật.
Nick Reynolds, nhà nghiên cứu về chiến tranh trên bộ tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở tại Luân Đôn, cho biết nếu con số thống kê của Ukraine bao gồm tổng số thương vong, cũng như các chiến binh của Nga mất tích hoặc chết trong các tình huống không chiến đấu, thì đó là một con số “hoàn toàn hợp lý”.
Đầu tháng 3, chính phủ Anh cho biết số thương vong hàng tháng của Nga trong suốt tháng 2 đã đạt mức cao nhất kể từ khi lực lượng Mạc Tư Khoa tiến vào Ukraine để tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Nga có thể đã phải hứng chịu hơn 335.000 thương vong trong thời gian này, Luân Đôn cho biết.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo rằng điều này “gần như chắc chắn phản ánh cam kết của Nga đối với chiến tranh quy mô lớn và tiêu hao”.
Theo số liệu của Kyiv, Nga cũng đã mất 38 hệ thống pháo trong ngày qua và tổng cộng 10.466 hệ thống trong hơn hai năm chiến tranh toàn diện. Ukraine cho biết, trong tuần qua, Mạc Tư Khoa cũng mất 211 xe thiết giáp chuyển quân và 91 xe tăng.
Nga không thường xuyên cung cấp con số thiệt hại được cho là của Ukraine nhưng hôm Chúa Nhật cho biết Kyiv đã mất 895 binh sĩ và 2 xe tăng trong ngày qua. Ukraine đã mất tổng cộng 15.420 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác kể từ tháng 2/2022.
Mặc dù rất khó xác định chính xác con số thương vong và tổn thất thiết bị, nhưng những con số này cho thấy dấu hiệu về chi phí tiếp tục phải trả cho nỗ lực chiến tranh của cả hai bên.
Duy trì số lượng hệ thống pháo và đạn dược cho chúng cũng như đội xe thiết giáp và xe tăng hạng nặng là một trong nhiều ưu tiên của quân đội cả hai nước.
Đầu tuần này, Kyiv cho biết lực lượng của họ đã tấn công vào tàu tuần tra Sergey Kotov thuộc Hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa, trong một cuộc tấn công qua đêm gần eo biển Kerch ở phía đông Crimea.
Theo Ukraine, tính đến Chúa Nhật, điều này đã nâng tổng số tàu hải quân Nga thiệt hại trong cuộc chiến lên con số 26.
Chính phủ Anh cho biết hôm 3/3 rằng mặc dù số thương vong của Nga trong suốt tháng 2 năm 2024 là rất nghiêm trọng, nhưng “hiệu ứng kéo theo đã làm tăng áp lực lên các vị trí của Ukraine dọc chiến tuyến”.
Hôm thứ Bảy, viện nghiên cứu Mỹ, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã cố tiến về phía tây thành phố Kreminna do Nga kiểm soát, dọc theo tiền tuyến phía đông, nhưng bị đẩy lui.
9. Sinh viên Nga bị 10 ngày tù vì ủng hộ Ukraine
Một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã kết án một sinh viên 10 ngày tù sau khi anh ta đổi tên mạng wifi của mình với khẩu hiệu ủng hộ Kyiv trong cuộc tấn công quân sự ở Ukraine, hãng tin Ria-Novosti đưa tin hôm thứ Bảy. Sinh viên tại Đại học quốc gia Mạc Tư Khoa đã thay tên mạng từ bộ định tuyến wifi của mình bằng Slava Ukraini, có nghĩa là 'Vinh quang cho Ukraine', là lời kêu gọi tập hợp của các lực lượng Ukraine. Tòa án tuyên bố anh ta phạm tội “biểu tình công khai các biểu tượng của Đức Quốc xã… hoặc biểu tượng của các tổ chức cực đoan,” Ria-Novosti nói.
10. Dự đoán đáng ngại của đồng minh Putin về 'sự leo thang chưa từng có' với NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Putin Ally's Ominous Prediction of 'Unprecedented Escalation' With NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Olga Skabeeva, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga đồng minh với Putin, đã đưa ra dự đoán đáng lo ngại trong buổi phát sóng gần đây về xung đột leo thang với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO.
Bị thúc đẩy bởi hành động gây hấn liên tục của Nga đối với Ukraine, Thụy Điển hôm thứ Năm đã trở thành quốc gia mới nhất chính thức gia nhập liên minh quân sự NATO, gần hai năm kể từ khi cuộc xâm lược của Nga lần đầu tiên bắt đầu. Tháng 4 năm ngoái, Phần Lan cũng được kết nạp làm thành viên, nâng tầm vị thế của liên minh mà Putin từ lâu coi là mối đe dọa.
Với hiệp ước giữa các thành viên NATO nhằm cung cấp hỗ trợ quân sự cho các thành viên khác bị tấn công, liên minh này được nhiều người coi là biện pháp ngăn chặn chính nhằm chống lại sự xâm lược của Nga đối với các quốc gia Âu Châu, vì một cuộc xung đột với một quốc gia sẽ leo thang thành cuộc chiến chống lại toàn bộ liên minh, bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh.
Trong một chương trình phát sóng gần đây trên một trong những chương trình truyền hình nhà nước của Nga, Skabeeva bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về khả năng xảy ra một cuộc tấn công sắp xảy ra nhằm vào Nga từ các lực lượng NATO. Đoạn clip bình luận của cô ta đã được chia sẻ lên X,, vào thứ Bảy bởi Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Media Monitor của Nga, người đã phỏng đoán rằng những luận điệu của Skabeeva là một “tuyên truyền đa dạng” để thu hút người dân Nga ủng hộ ý tưởng về một cuộc “tấn công phủ đầu.”
“Hãy gọi mọi thứ bằng tên của chúng,” Skabeeva nói, được Russian Media Monitor dịch. “Hôm nay mọi người đều phát ốm, việc NATO có thể tấn công chúng ta và có thể tiêu diệt chúng ta như thế nào.
Điều này xảy ra sau khi Skabeeva đề cập đến tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore, Hoàng Vĩnh Hoằng, rằng các chiến đấu cơ F-35 mới của Mỹ đã được triển khai cho một số hoạt động nhất định ở Ukraine, mà bà mô tả là một dấu hiệu tiềm tàng về một “sự leo thang chưa từng có” có thể xảy ra giữa Nga và NATO. Bất chấp những lo lắng của cô ta, như Davis đã lưu ý trong bài đăng của mình, các tham luận viên khác trong chương trình đã cố gắng giải thích tại sao những điều đó lại ít xảy ra hơn những gì cô ta nghĩ.
NATO hiện công nhận một số quốc gia là thành viên đầy tham vọng, trong đó đáng chú ý nhất là Ukraine, nước đã bày tỏ mong muốn gia nhập. Tuy nhiên, rất khó có khả năng Ukraine sẽ được gia nhập trong khi cuộc chiến với Nga vẫn tiếp diễn, vì nó sẽ gây ra nguy cơ không thể tránh khỏi là gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn vẫn đang xảy ra. Sau khi Thụy Điển gia nhập liên minh gần đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ca ngợi sự phát triển này là đại diện cho một biện pháp bảo vệ ngày càng tăng chống lại “cái ác của Nga”.
Ông nói: “Điều quan trọng cần lưu ý là thêm một quốc gia ở Âu Châu đã nhận được sự bảo vệ tốt hơn trước cái ác của Nga”. “Khi an ninh của một quốc gia được bảo đảm và khi quốc gia đó có thể thực sự tăng cường an ninh chung thì mọi người đều thắng. Quy tắc này đã có hiệu quả nhất quán trong suốt quá trình tồn tại của NATO.
“Và tôi tin rằng nó sẽ có tác dụng trong tương lai. Ukraine luôn ủng hộ Thụy Điển trong việc theo đuổi tư cách thành viên NATO và tôi cảm ơn Thụy Điển vì đã ủng hộ đất nước chúng tôi - sẽ có một ngày Thụy Điển có thể chúc mừng Ukraine đã gia nhập Liên minh. Cùng nhau, chúng ta luôn mạnh mẽ hơn.”
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc Ukraine “gần như chắc chắn” đã đẩy nhanh việc xây dựng các vị trí phòng thủ trên một số khu vực của tiền tuyến.
Điều này bao gồm răng và mương rồng chống tăng, chiến hào bộ binh, bãi mìn và các vị trí phòng thủ kiên cố. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Ukraine gần như chắc chắn đã đẩy nhanh việc xây dựng các vị trí phòng thủ trên một số khu vực của tiền tuyến. Điều này bao gồm răng và mương rồng chống tăng, chiến hào bộ binh, bãi mìn và các vị trí phòng thủ kiên cố.
Rất có thể việc mở rộng các tuyến phòng thủ sẽ làm giảm khả năng tiến lên hoặc khai thác các lợi ích chiến thuật của Nga trong các hoạt động tấn công đang diễn ra. Việc thiết lập các vị trí phòng thủ chính là dấu hiệu cho thấy tính chất tiêu hao của cuộc xung đột và có nghĩa là bất kỳ nỗ lực nào nhằm tiến hành các hoạt động xâm phạm sẽ rất có thể đi kèm với tổn thất cao.
ĐTGM Công Giáo Ukraine trình bày với Quốc Hội Hoa Kỳ chuyện gì sẽ xảy ra nếu Putin thắng
VietCatholic Media
15:34 11/03/2024
1. Linh mục đấu tranh với cáo buộc 'tội ác căm thù' vì chỉ trích đạo Hồi
Một linh mục người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù ba năm vì tội “tội căm thù” vì những lời lẽ gay gắt về Hồi giáo.
Tháng trước, Cha Custodio Ballester và hai người khác đã nhận được giấy triệu tập từ tòa án cấp tỉnh ở Tây Ban Nha để trả lời cáo buộc về một “tội ác căm thù” vì chỉ trích chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Nếu bị kết án, Cha Ballester có thể bị buộc phải nộp phạt hơn 1.600 Mỹ Kim và phải ngồi tù tới ba năm. Các cáo buộc bắt đầu từ năm 2020, khi Văn phòng Công tố Tòa án ở Catalonia cáo buộc Cha Ballester về “tội ác căm thù” dựa trên những gì ngài viết trong một bài báo năm 2016 có tựa đề “Đối thoại bất khả thi với Hồi giáo”.
Bốn năm sau, Cha Ballester vẫn đang chờ xét xử về tội hình sự vì chỉ trích đức tin mà ngài cho là nhằm “tiêu diệt” tất cả những ai từ chối công nhận Mohammed là “nhà tiên tri cuối cùng và tối cao của Chúa”.
Cha nói với CNA: “Tôi biết những người Hồi giáo không bị xúc phạm và hiểu rất rõ rằng tôi không đề cập đến họ mà đề cập đến những người sống Hồi giáo một cách bạo lực và cực đoan”.
Cha Ballester, 59 tuổi, phục vụ một giáo xứ ở Barcelona trong tổng giáo phận do Đức Hồng Y Juan José Omella lãnh đạo. Ngài từ lâu đã nổi tiếng với hoạt động ủng hộ sự sống.
Cha Ballester nói với CNA: “Ở Tây Ban Nha, 'tội ác căm thù' đã được phát minh ra và nhắm vào bất kỳ bài phát biểu nào trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sự phân biệt đối xử, khuyến khích thù địch hoặc xúi giục bạo lực”. Trước đây, bộ luật hình sự chỉ hướng tới việc liệu ai đó có thực sự làm điều gì đó hay không.
Khi được hỏi liệu ngài có sẵn sàng ngồi tù ba năm nếu bị kết án về tội ác căm thù hay không, Cha Ballester nói: “Có vẻ như không đúng khi bị kết án vì những điều tôi đã nói, nhưng ở Tây Ban Nha thì điều gì cũng có thể xảy ra. Nhưng nếu tôi bị kết án, đây sẽ không còn là Tây Ban Nha nữa mà là Pakistan, nơi bạn có thể bị giết vì tội báng bổ kinh Koran hoặc Mohammed.”
Cha Ballester nói: “Không còn quyền tự do ngôn luận thực sự nào ở Tây Ban Nha nữa.
Cha Ballester chưa bao giờ ngần ngại lên tiếng, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc thách thức quan điểm của chính vị giám mục của mình. Bài luận khiến ngài bị buộc tội tội căm thù ban đầu là phản hồi cho một thông điệp mục vụ của Đức Hồng Y Omella có tựa đề “Đối thoại cần thiết với Hồi giáo”.
Trong câu trả lời gây tranh cãi của mình, Cha Ballester viết: “Việc tái kích hoạt cuộc đối thoại Kitô giáo-Hồi giáo mới này, bị tê liệt bởi những ‘sự thiếu thận trọng’ còn rất xa mới trở thành hiện thực. Hồi giáo không cho phép đối thoại. Đối với đạo Hồi, hoặc bạn tin tưởng, hoặc bạn là một kẻ ngoại đạo và phải bị khuất phục bằng cách này hay cách khác.”
Source:Catholic News Agency
2. Đức Tổng Giám Mục Trưởng Công Giáo Ukraine viếng thăm nước Mỹ
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đang thực hiện chuyến thăm đầu tiên tại Mỹ từ hai năm nay, khi bắt đầu chiến tranh tại Ukraine. Cuộc viếng thăm này trùng hợp với khóa họp thứ 78 của Hội đồng thường trực của Giáo hội này.
Ngoài việc thảo luận về những vấn đề nội bộ của Giáo hội ở các nơi, các giám mục thuộc Hội đồng thường trực cũng cầu nguyện với các giáo sĩ và tín hữu đồng đạo tại các thành phố Philadelphia, thủ đô Washington, và New York.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Shevchuk nói: “Chúng tôi đến Hoa Kỳ trong một thời điểm quan trọng đối với Ukraine. Tôi xin mỗi người hãy cầu nguyện cho sự thành công của Hội đồng thường trực của Giáo hội trên đất Mỹ, để chúng tôi có thể phục vụ Giáo hội và dân tộc chúng ta một cách tốt đẹp nhất trong thời buổi khó khăn như hiện nay của lịch sử chung ta”.
Chúa nhật ngày 03 tháng Ba, tại nhà thờ chính tòa Thánh Gia ở thủ đô Washington, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk và các giám mục Ukraine đã đồng tế thánh lễ với Đức Hồng Y Wilton Gregory, Tổng giám mục sở tại, cũng như với Đức Hồng Y Timothy Broglio, Tổng giám mục New York, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ và Đức Hồng Y Donald Wuerl, nguyên Tổng giám mục thủ đô.
Ngày 09 tháng Ba này, các giám mục sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine tại nhà thờ chính tòa thánh Jura ở New York. Hôm sau, có thánh lễ tại nhà thờ chính tòa thánh Patrick của Công Giáo Latinh ở New York, và Đức Tổng Giám Mục Shevchuk sẽ giảng lễ.
Hội đồng thường vụ là một trong những cơ quan cao nhất của Giáo hội Ukraine, gồm có Đức Tổng Giám Mục Trưởng, bốn giám mục được bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm.
Với khoảng năm triệu tín hữu trong và ngoài nước, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương là cộng đoàn lớn nhất trong số 22 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Giáo hội này tách rời khỏi Chính thống từ thế kỷ XVI và trở về hiệp nhất với Tòa Thánh.
3. Lạc quyên Thứ Sáu Tuần thánh giúp Thánh địa
Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ đặc biệt kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc lạc quyên truyền thống vào Thứ Sáu Tuần thánh năm nay để trợ giúp cộng đoàn Kitô tại Thánh địa, đang ở trong tình trạng tang thương vì chiến tranh.
Hôm mùng 01 tháng Ba vừa qua, tổ chức Sức Khỏe Thế Giới (OMS), thông báo một phần mười các trẻ em chết ở Gaza là vì đói, và theo Liên Hiệp Quốc, 2,2 triệu người ở Gaza cũng bị nạn đói đe dọa vì các cuộc dội bom của Israel.
Kitô giáo đã hiện diện tại Gaza từ đầu, nơi đây có những di tích Kitô cổ kính nhất thế giới. Ngày nay, các địa điểm này bị đe dọa tàn phá hoàn toàn. Nhà thờ thánh Porphyre, tên vị thánh giám mục từ thế kỷ thứ V, là một trong những nơi thờ phượng lâu đời nhất trong vùng và là một trong những thánh đường cổ kính nhất thế giới.
Cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé thuộc giáo xứ Thánh Gia ở miền bắc Gaza cũng bị thương tổn: gần 600 người sống trong khuôn viên giáo xứ Công Giáo Latinh và có 300 người khác tại nhu vực giáo xứ Chính thống Đông Phương. Một đợt cứu trợ từ Giordani, ngày 25 tháng Mười Hai năm ngoái đã giúp cộng đoàn sống sót, nhưng từ ngày 23 tháng Giêng sau đó trở đi, không có xe tải nào đi tới miền bắc Gaza, theo báo cáo của báo Công Giáo Pháp La Croix.
Việc ra khỏi khu vực giáo xứ là điều khó khăn, vì bị pháo kích hoặc dội bom, và có thể bị lính Israel bắn tỉa, như trường hợp mẹ con bà Nihida Khalil Anton và Samar Kamal Anton bị bắn chết trong khuôn viên nhà xứ Thánh Gia.
Nữ tu Nabila, Giám đốc trường của Dòng Mân Côi, và đang tị nạn trong khu vực nhà xứ, kể với báo La Croix rằng: “Chúng tôi thiếu thốn mọi sự, chợ búa trống rỗng, không có viện trợ nhân đạo được chở tới miền bắc Gaza. Nếu còn lại cái gì thì tất cả đều đắt đỏ. Ví dụ, một kýlô cà chua giá 1 Euro trước chiến tranh, nay giá gần 10 Euro”.
Ông Andreas Baumeister, Chủ tịch Hiệp hội Thụy Sĩ về Thánh địa, viết rằng: “Cuộc lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh hằng năm, do Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương phát động trong toàn Giáo hội, như dấu chỉ liên đới với nhân dân trong vùng. Năm nay, hơn bao giờ hết các tín hữu Kitô tại các nước Arập ở Trung Đông cần sự nâng đỡ này hơn bao giờ hết, để có thể tiếp tục ở lại nơi quê hương, chính tại đó có cội rễ của họ và căn cội của chúng ta trong đức tin.”
Các giám mục Thụy Sĩ viết rằng: “Cuộc xung đột giữa Palestine và Israel dường như không được giải quyết và oán ghét càng gia tăng với những biến cố từ đầu tháng Mười năm ngoái. Hiệp hội Thụy sĩ này và Dòng Phanxicô tại Thánh địa mời gọi các tín hữu, một lần nữa, hỗ trợ các anh chị em Kitô tại Trung Đông bằng lời cầu nguyện và những đóng góp”.
Thánh Ca
Xin Chúa xót thương
Lm. Thái Nguyên
00:07 11/03/2024
TV 50
Lm. Thái Nguyên
00:08 11/03/2024
Hạt Lúa vùi chôn
Lm. Thái Nguyên
00:09 11/03/2024