Phụng Vụ - Mục Vụ
Trở nên mạch nước cứu độ cho tha nhân
Lm Đan Vinh
00:57 11/03/2020
Chúa Nhật 3 Mùa Chay A
Xh 17,3-7; Rm 5,1-2.5-8; Ga 4,5-42
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 4,5-42
(5) Vậy Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. (6) Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa. (7) Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống !”. (8) Quả thế, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. (9) Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. (10) Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”. (11) Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống? (12) Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Gia-cóp chúng tôi, là người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy”. (13) Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. (14) Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”. (15) Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”. (16) Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”. (17) Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng”. Đức Giê-su bảo: “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, (18) vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”. (19) Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một Ngôn sứ… (20) Cha ông chúng tôi đã phờ phượng Thiên Chúa trên núi này. Còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. (21) Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. (22) Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. (23) Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. (24) Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. (25) Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến. Khi Người đến, người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. (26) Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. (27) Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy?”.(28) Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: (29) “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?” (30) Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. (31) Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: “Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa”. (32) Người nói với các ông: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”. (33) Các môn đệ hỏi nhau: “Đã có ai mang thức ăn cho Thầy rồi chăng?”. (34) Đức Giê-su nói với các ông: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”. (35) Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem: đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !”.(36) Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời. Và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. (37) Thật vậy, câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng ! (38) Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả. Còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ”. (39) Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: "Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm". (40) Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (41) Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. (42) Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc đối thoại của Đức Giê-su với một phụ nữ Sa-ma-ri. Người đã từng bước đưa chị ta đón nhận mặc khải quan trọng: Người chính là Đấng Thiên Sai, ban Nước Hằng Sống cho những ai tin vào Người và họ cũng sẽ biến thành mạch nước giúp người khác đón nhận sự sống đời đời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 5-9: + Đến một thành xứ Sa-ma-ri: Từ Giê-ru-sa-lem về Ga-li-lê ngang qua xứ Sa-ma-ri, Đức Giê-su đã tới giếng Gia-cóp gần thành Sy-kha (hay Si-khem) tại đất Ca-na-an (x. St 33,18; 48,22). Đây là đất mà tổ phụ Gia-cóp đã cho Giu-se và con cháu làm gia nghiệp (x. Gs 24,32). + Khoảng giờ thứ sáu: Tức khoảng mười hai giờ trưa. Người Do thái tính thời gian như sau: ban ngày có 12 giờ và ban đêm có 4 canh giờ. Ngày bắt đầu từ giờ Thứ Nhất (6g sáng) lúc mặt trời mọc, và kết thúc vào giờ Thứ Mười Hai (18g00) lúc mặt trời lặn. + “Chị cho tôi xin chút nước uống !”: Đức Giê-su chủ động xin nước uống để có cơ hội bắt chuyện, giúp người phụ nữ dần dần nhận ra Người là Đấng ban Nước Hằng Sống, đem lại ơn cứu độ cho loài người. + “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?”: Từ sau khi đi lưu đày trở về, dân Do thái xây dựng lại Đền Thờ mà không cho người Sa-ma-ri cộng tác, nên họ đã xúi vua Ba-tư cản trở công cuộc tái thiết này (x. Er 4,1-16). Từ đó hai dòng giống Do thái và Sa-ma-ri tuy cùng một tổ tiên, sống sát bên nhau, nhưng lại có ác cảm và không giao tiếp với nhau. Ở đây, người phụ nữ này nhận ra Đức Giê-su là người Do thái qua giọng nói và cách ăn mặc nên đã tỏ ra ngạc nhiên và từ chối như vậy.
- C 10-15: + “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”…: Nhân dịp này, Đức Giê-su cho người phụ nữ kia biết Người là Đấng ban Nước Hằng Sống. + “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống?...: Người phụ nữ này chỉ hiểu lời nói của Đức Giê-su theo nghĩa thông thường là nước giếng tự nhiên, đang khi Đức Giê-su lại có ý nói đến Nước Hằng Sống là Ơn Cứu Độ. + “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”: Đức Giê-su so sánh nước giếng tự nhiên chỉ làm đã khát nhất thời, với Nước Hằng Sống mang lại sự sống đời đời mà Người sẽ ban, để khơi dậy sự khao khát nơi người này. + “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”: Đức Giê-su dẫn dắt người phụ nữ từ thái độ thù nghịch đến chỗ thân thiện. Từ vai một người xin nước đến chỗ là Đấng ban Nước Hằng Sống và chị ta đã xin Người ban thứ Nước ấy.
- C 16-22: + “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”: Đức Giê-su tỏ ra là người lịch sự khi muốn nói chuyện với người phụ nữ trước mặt chồng chị ta, đồng thời Người cũng muốn chị ta ý thức về thân phận tội nhân của mình. + “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”: Đức Giê-su cho người phụ nữ ý thức tình trạng hôn nhân bất hợp pháp của mình. Một số nhà chú giải còn nhìn thấy 5 đời chồng là hình ảnh tượng trưng dân Sa-ma-ri vừa kính sợ Đức Chúa, lại vừa phụng thờ 5 vị thần khác (x. 2V 17,29-34.41). + Thưa ông, tôi thấy ông thật là một Ngôn Sứ: Người phụ nữ sửng sốt khi thấy Đức Giê-su thấu suốt đời tư của mình, và tôn xưng Người là một Ngôn sứ. Đồng thời, chị ta xin Đức Giê-su chỉ dẫn phải tôn thờ Thiên Chúa trên núi Ga-ra-dim như người Sa-ma-ri, hay thờ Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem như người Do Thái? + Đã đến giờ: Đức Giê-su dạy chị phụ nữ với tư cách vị Ngôn sứ: Đã đền giờ Người xuất hiện để thực hiện chương trình cứu độ. Người cho biết: việc thờ phượng tại núi này hay tại Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng và đã qua rồi. Bây giờ là thời Thiên Sai, phải chầm dứt việc thờ phượng cũ để bắt đầu cách thờ phượng mới nơi bản thân Người. + Thờ Đấng mà các người không biết: Người Sa-ma-ri chỉ công nhận bộ sách Ngũ Kinh và không biết đến các sách khác, nhất là các Ngôn Sứ mặc khải về Thiên Chúa. + Còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết: Người Do thái tuân giữ toàn bộ các sách Thánh Kinh. Sau này, Tông đồ Phao-lô cũng nhấn mạnh về đặc ân đó của người Do thái (x. Rm 9,4).
- C 23-29: + Thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí: là tôn thờ Thiên Chúa dưới sự soi sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. + Trong Sự Thật: Thờ Thiên Chúa trong Đức Giê-su, Đấng là “đường, sự thật và sự sống” (Ga 14,6). Tóm lại, từ nay Đức Giê-su trở nên Đền Thờ mới sẽ thay Đền Thờ cũ trên núi Ga-ra-dim hay tại Giê-ru-sa-lem. + Thiên Chúa là Thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”: Đức Giê-su đã nêu ra một điều được cả người Do thái và người Sa-ma-ri chấp nhận là lời quả quyết: “Thiên Chúa là Thần Khí, và người ta phải thờ Người ở khắp mọi nơi, thờ chính Thiên Chúa chứ không phải thờ hình bóng của Người. Thiên Chúa là Đấng vô hình, nên Người đòi người ta phải thờ phượng Người trong tâm hồn. Một số người dựa vào câu này để từ chối thờ Chúa bằng những hình thức lễ nghi bên ngoài. Thực ra Đức Giê-su vẫn thường xuyên lên Đền thờ (x. Ga 2,13; 7,14; 11,55) và đến hội đường Do thái (x. Mt 1,21; Mt 13,54) để tham dự các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa. Người chỉ chống lại những nghi lễ vụ hình thức mà thôi (x. Mt 15,7-9; 21,12-13). + Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến: Dù chưa hiểu được ý nghĩa về lời giải thích trên đây, người đàn bà này cũng quan tâm đến tôn giáo. Bà hy vọng Đấng Ki-tô sẽ đến loan báo mọi sự. + Đấng ấy chính là tôi: Bình thường, Đức Giê-su không muốn tỏ ra là Đấng Thiên Sai vì sợ dân Do thái hiểu vai trò Thiên Sai theo nghĩa chính trị. Còn ở đây nói với người phụ nữ Sa-ma-ri, Người không sợ bị hiểu lầm nên đã tỏ mình chính là Đấng Thiên Sai. + Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ: Phong tục Do thái không cho phép đàn ông nói chuyện với phụ nữ nơi công cộng. Làm như vậy, Đức Giê-su đã bãi bỏ tục lệ này vì sứ mệnh rao giảng Tin Mừng quan trọng hơn thói tục của người đời. Người đến với tha nhân, bất kể họ là ai hay thuộc phái tính, dân tộc nào, để đem Tin Mừng cứu rỗi cho họ. + Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm: Thực ra Đức Giê-su mới chỉ nói về những người chồng của người phụ nữ này chứ chưa nói về tất cả những gì chị đã làm. Nhưng khi nói với dân chúng, chị ta đã phóng đại lên để cho người ta dễ tin theo mà thôi.
- C 30-38: + “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”: Đức Giê-su muốn dựa vào của ăn phần xác mà các môn đệ mời Người để nói về của ăn thiêng liêng mà các ông chưa biết. + Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy: Đức Giê-su coi việc làm theo thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !: Đức Giê-su dựa vào câu tục ngữ người nông dân hay nói: “Bốn tháng có qua, mùa gặt có tới”. Qua đó Người nói đến mùa gặt thiêng thiêng là cánh đồng truyền giáo đã chín vàng, vì dân Sa-ma-ri sắp kéo tới để gặp Người. Đây là hoa trái đầu mùa của mùa gặt Thiên Sai. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái! : Trong Cựu Ước, mùa gặt tượng trưng sự phán xét của Thiên Chúa, hoặc niềm vui ơn cứu độ (x. Is 9,2; Am 9,13, Tv 126,5). Trong Tân Ước, mùa gặt tượng trưng cho hoa quả của việc truyền giáo (x. Mt 9,37). Đức Giê-su gợi lên niềm vui và phần thưởng của thợ gặt là các tông đồ, khi các ông giúp nhiều người tin để được hưởng hạnh phúc Nước Trời. + Câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng !: Câu tục ngữ này được hiểu như sau: Người gieo chính là Đức Giê-su và hạt giống là Tin Mừng (x. Lc 8,11); Thợ gặt là các môn đệ. Mặc dù các ông chưa được sai đi, nhưng Đức Giê-su đã thấy trước viễn ảnh tốt đẹp là hoa quả do việc truyền giáo mang lại. Việc Người sắp chịu chết trên thập giá giống như hạt giống, phải chết đi mới sinh ra nhiều hoa trái (x. Ga 12,24). Công việc truyền giáo là một việc tập thể mỗi người một nhiệm vụ: “Người gieo kẻ gặt”. Do đó khi việc tông đồ mang lại nhiều kết quả thì đừng nghĩ rằng đó là thành quả do công sức của riêng mình.
- C 39-42: + Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm: Lời chứng của người phụ nữ được coi là dấu chỉ, là giai đoạn đầu dẫn dân thành đến niềm tin vào Đức Giê-su. + Dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa: Đức tin sẽ được tiếp tục triển nở nhờ lời giảng dạy của Đức Giê-su. + “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”: Qua lời của dân thành Sa-ma-ri, chúng ta thấy đức tin trưởng thành không những dựa vào người khác như cha mẹ, vợ chồng, người thân hay theo số đông, mà do sự lắng nghe và thực hành lời Chúa.
3. CÂU HỎI:
1) Cách tính giờ của người Do thái thế nào?
2) Đức Giê-su chủ động xin nước uống với người phụ nữ Sa-ma-ri nhằm mục đích gì?
3) Nước Hằng Sống mà Đức Giê-su hứa ban là thứ nước gì?
4) Lời Đức Giê-su dạy thờ Thiên Chúa vô hình trong Thần Khí và Sự Thật phải chăng là Người bãi bỏ tất cả các lễ nghi thờ phương bề ngoài? 5) Câu chuyện người phụ nữ Sa-ma-ri hôm nay dạy ta bài học gì về sứ mệnh loan báo Tin Mừng?
6) Câu nói của dân làng cho thấy hiệu quả của Lời Chúa tác động thế nào nơi những người tin?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa” (Ga 4,13-14a).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC GIÊ-SU - “NƯỚC HẰNG SỐNG” MANG LẠI HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI:
Cách đây ít lâu, một số chị em người Bỉ khi suy niệm đoạn Tin mừng này, đã cùng nhau lập một tu hội tên là “Ô Vi” (Eau Vive) dịch là “Nước Hằng Sống”. Ngoài việc cầu nguyện trước Chúa Thánh Thần mỗi ngày, chị em còn mở quán ăn phục vụ khách. Trong quán, các chiêu đãi viên chính là các nữ tu. Châm ngôn của tu hội là “Phục vụ Chúa trong các thực khách”. Mỗi buổi tối vào giờ đóng cửa, chị em biến quán ăn trở thành nhà nguyện. Các thực khách được mời ở lại tham dự giờ chia sẻ Lời Chúa. Mọi người sẽ được nghe Lời Mặc Khải là Nước Hằng Sống như Đức Giê-su đã ban cho người phụ nữ Sa-ma-ri xưa.
2) SỨC MẠNH LÔI CUỐN CỦA LÒNG BÁC ÁI ĐÍCH THỰC:
Có một người đàn ông nọ mới xin theo đạo. Một hôm có người muốn thử đức tin của ông ta liền lên tiếng hỏi: “Ông theo đạo Công Giáo, nhưng ông có biết Đức Giê-su là ai không?” Người tân tòng trả lời: “Dĩ nhiên là tôi biết chứ”. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su sinh ra tại đâu?” Người tân tòng im lặng không trả lời được. Người kia hỏi tiếp: “Đức Giê-su chết năm bao nhiêu tuổi?” Một lần nữa, người tân tòng lại không thể trả lời. Người kia liền kết luận: “Ông chẳng hiểu biết gì về đạo. Vậy tại sao ông lại theo đạo?” Bấy giờ người tân tòng mới nói: “Thú thật với ông: tôi biết rất ít về giáo lý. Nhưng điều tôi biết rất rõ là: Cách đây hai năm, do nợ ngân hàng không thanh toán được đúng hạn, nên gia đình tôi bị đuổi ra khỏi nhà phải lang thang nay đây mai đó. Trong thời gian ấy, tôi trở nên nghiện rượu và hay la mắng vợ con. Vợ tôi lúc nào cũng buồn sầu khóc lóc. Các con tôi thì luôn sợ phải gặp thấy bộ mặt ba của chúng. Nhưng sau đó một năm, tôi may mắn đã gặp được một linh mục tốt bụng. Ông đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi vượt qua khó khăn: Ông giúp tôi có được việc làm ổn định, và giúp gia đình tôi trở nên con cái Chúa, còn giúp tôi sống tiết độ hơn. Hiện nay tôi đã lấy lại được căn nhà cũ. Vợ chồng tôi sống rất hòa hợp hạnh phúc. Các con tôi đều khỏe mạnh, học hành tiến bộ và ngoan ngoãn hiếu thảo. Tôi xác tín rằng: Chính Đức Giê-su đã biến đổi gia đình tôi từ khi tôi gặp được Người qua con người của một vị linh mục !”
Quả thật, đúng như lời Đức Giê-su đã phán trong Tin Mừng hôm nay: “Ai uống nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).
3) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI THỂ HIỆN QUA SỰ YÊU NGƯỜI:
Vào một đêm trăng sáng, khi nhìn qua cửa sổ, vị tu sĩ già nhìn thấy một thiên thần đang ngồi trên một tảng đá trong khu vườn phía sau tu viện. Thiên thần cầm bút viết vào quyển sổ vàng để trước mặt. Lòng tràn ngập niềm vui, vị tu sĩ tiến lại gần thiên thần và lên tiếng hỏi: “Ngài đang viết gì vào sổ vàng thế?” Thiên thần trả lời: “Ta đang ghi tên những tín hữu đủ điều kiện để được lên thiên đàng”. Vừa hồi hộp và lo lắng, vị tu sĩ liền hỏi thiên thần xem trong sổ vàng có tên của mình không? Thiên thần liền lần giở từng trang sách ra dò, nhưng tìm mãi mà vẫn không thấy tên của vị tu sĩ. Thiên thần cho biết sở dĩ ông chưa được ghi tên vào sổ vàng, vì ông còn thiếu lòng mến Chúa. Bấy giờ vị tu sĩ lên tiếng hỏi thiên thần: “Tuy tôi chưa mến Chúa đủ, nhưng nếu tôi có tình thương tha nhân thì tôi có được ghi tên trong sổ vàng không?”. Nghe vậy, thiên thần đã đồng ý. Thế là từ hôm đó, vị tu sĩ đã nhiệt tình thực hành bác ái bằng việc hăng say phục vụ những người bệnh tật, đui mù và nghèo khổ bất hạnh.
Sau khi vị tu sĩ qua đời, anh em trong dòng đã tìm thấy cuốn nhật ký của vị tu sĩ. Tronh đó, ông đã viết ở trang đầu tiên như sau: ”Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy” (1 Ga 4,20). Tiếp theo là lời tâm tình của vị tu sĩ: ”Lúc đầu tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng tôi chẳng thể gặp được vì Ngài là Đấng thiêng liêng; tiếp đến, tôi đi tìm linh hồn tôi, nhưng tôi không tìm được, vì linh hồn có đặc tính vô hình; Rồi sau cùng, khi tôi quyết tâm tìm kiếm tha nhân và yêu thương họ, bằng việc chia sẻ và âm thầm phục vụ họ như phục vụ Chúa, thì tôi đã gặp cả Thiên Chúa và linh hồn mình” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”).
4) LÒNG THAM SẼ DẪN NGƯỜI TA LẠC XA CHÚA LÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC:
Có một anh thợ đào vàng mới chết và đến cổng Thiên Đàng xin thánh Phê-rô mở cửa cho vào. Thánh nhân hỏi: “Ở trần gian anh làm nghề gì?” Anh thưa: “Con làm thợ đào vàng”.
Thánh Phê-rô liền nói: “Trên thiên đàng hiện đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi”. Nhưng anh ta vẫn nài nỉ: “Xin ngài cứ cho con vô, để con sẽ cầm đầu bọn nó, không để chúng do lòng tham mà tranh giành nhau làm mất an toàn trật tự trên thiên đàng”.
Sau đó anh chàng đã được thánh Phê-rô cho vào thiên đàng. Trước tiên anh ta đi tham quan một vòng quanh thiên đàng và đã gặp nhiều bạn bè đào vàng trước kia. Bấy giờ anh liền rỉ tai một người bạn và nói như sau: “Tớ nghe đồn là dưới hoả ngục có một mỏ vàng cực lớn. Chú mày hãy mau đi rủ bạn bè xuống dưới đó mà đào”. Thế là chỉ sau một thời gian ngắn, các tay thợ đào vàng liền bỏ thiên đàng, mang theo cuốc xẻng nhảy xuống hoả ngục đi tìm vàng.
Còn lại một mình, anh thợ đào vàng đứng ngồi không yên. Anh liền xin thánh Phêrô cho xuống hoả ngục để xem tình hình ra sao. Biết đâu ở đó đã thực sự có mỏ vàng thì sao? Vì anh thấy bọn bạn cũ của anh đã đi lâu rồi mà vẫn không thấy quay lại” Thánh Phê-rô liền khuyên anh: “Con đừng ảo tưởng! Dưới hỏa ngục làm sao có mỏ vàng được, trái lại, chỉ có đau khổ nước mắt và thói ganh ghét xấu xa mà thôi. Nhưng anh chàng kia không nghe lời khuyên, cứ quyết định leo rào ra ngoài để tìm đường đi xuống hỏa ngục.
Than ôi! Thế là chính vì lòng tham không đáy mà cả bọn thợ đào vàng đều bị mất hạnh phúc thiên đàng. Ngày nay trên trần gian, do lòng tham không đáy, mà nhiều người cũng hứa sẽ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng mình để chạy theo lòng tham vàng bạc vật chất, nhắm mắt phạm các tội ác nghiêm trọng như: cướp của, giết người… để rồi phải vào tù chịu hình phạt đau khổ đời này và còn chịu bất hạnh hỏa ngục đời sau.
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ “NƯỚC HẰNG SỐNG” CỦA NHÂN LOẠI:
Tin Mừng CN hôm nay tường thuật cuộc đối thoại tại bờ giếng Gia-cóp, giữa Đức Giê-su với người phụ nữ Sa-ma-ri đại diện cho dân ngoại. Qua đó, Người đã từng bước mặc khải cho chị ta về ơn cứu độ. Đức Giê-su đã chủ động xin chị ta nước uống vật chất, để sau đó hứa ban cho chị “Nước Hằng Sống”. Tiến trình đức tin nơi chị phụ nữ Sa-ma-ri trong Tin Mừng như sau:
- Đầu tiên Đức Giê-su đi bước trước mở lời: “Cho tôi chút nước uống” (c. 7). Xin nước không phải cần nước uống, nhưng nhằm bắc một nhịp cầu vượt qua hố ngăn cách giữa hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri. Tuy cùng là con cháu của tổ phụ Gia-cóp, nhưng do hoàn cảnh lịch sử đã phân thành hai dân tộc nghi kỵ nhau và không giao tiếp với nhau, như lời chị phụ nữ Sa-ma-ri nói với Đức Giê-su: “Ông là người Do thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri cho ông nước uống hay sao?” (c. 9). Sau đó, từ nước giếng vật chất, Đức Giê-su đã từng bước mặc khải cho chị ta về “Nước Hằng Sống” (c. 10).
- Chính do hiểu lầm hiềm khích mà hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri đã chia rẽ nhau về đức tin: Người Do thái chỉ thờ Đức Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, đang khi người Sa-ma-ri lại muốn phải thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim! Còn theo Đức Giê-su: Người ta không được giới hạn Thiên Chúa tại đền thờ vật chất tại Giê-ru-sa-lem hay trên núi Ga-ri-dim. Thiên Chúa là Đấng vô hình như “Gió” và “Thần Khí”, sự thờ phượng đúng đắn nhất là phải thờ Thiên Chúa trong “Thần Khí” và “Sự Thật” (c. 20-24).
2) PHẢI THỜ CHÚA TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT:
Đức Giê-su dạy phải thờ phượng Thiên Chúa như sau: “Nhưng giờ đã đến, và chính lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).
- Phải thờ Thiên Chúa trong Thần Khí:
Ðức Giê-su nói: “Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. Ngày nay nhiều người cũng đồng quan điểm khi chủ trương: “Đạo tại tâm”. Thánh Phao-lô cũng nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao” (1 Cr 3,17). Mỗi người tín hữu chúng ta hôm nay cũng cần xin ơn Chúa Thánh Thần giúp ta thực thi đức tin bằng đức cậy tức là cầu nguyện dâng lễ; và bằng đức mến là phục vụ tha nhân.
- Phải thờ Thiên Chúa trong Sự Thật:
Sự thật là chính Đức Giê-su như Người đã tuyên bố: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ma quỷ là cha của sự dối trá và các môn đệ của Đức Giê-su phải tránh dối trá như các đầu mục dân Do thái đã bị Đức Giê-su quở trách: “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44). Còn Thiên Chúa của chúng ta thờ là Thiên Chúa của sự thật, vì thế, những kẻ gian dối, sẽ không thể gặp được Ngài là Sự Thật. Do đó mỗi người chúng ta cần có một lương tâm ngay thẳng: “có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5,36), không quanh co, lươn lẹo, gian dối, nói một đàng làm một nẻo… thì mới có thể gặp gỡ Ngài.
3) SỨ MẠNG TRỞ THÀNH MẠCH “NƯỚC HẰNG SỐNG” CHO THA NHÂN:
Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su nói về sứ vụ của người tín hữu như sau: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”? (Ga 4,13-14). Cũng như ông Phi-lip-phê sau khi đã gặp và tin Đức Giê-su, liền đi tìm bạn mình là Na-tha-na-en để chia sẻ niềm tin (x. Ga 1,45); Ma-ri-a Mađalêna sau khi gặp Chúa Phục Sinh cũng vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo Tin vui đã gặp Chúa Phục Sinh (x. Ga 20,18); Người phụ nữ Samaria trong Tin Mừng hôm nay sau khi gặp gỡ và tin Đức Giê-su, cũng đã chạy vội về làng loan báo cho mọi người: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?” (Ga 4,29). Mọi người nghe lời chị kéo nhau đến gặp Đức Giê-su và mời Người vào ở trọ trong làng của họ. Sau khi nghe giảng và tin Người là Đấng Thiên Sai, họ đã khẳng định niềm tin qua câu nói: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (Ga 4,42).
4) LÀM GÌ ĐỂ SỐNG VÀ TRUYỀN BÁ ĐỨC TIN TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY?:
- Trong những ngày Mùa Chay này, chúng ta cần dành nhiều thời gian để đến gặp gỡ Chúa Giê-su trong thánh lễ, qua các buổi tĩnh tâm Mùa Chay, các giờ kinh tối gia đình… Nhờ đó chúng ta sẽ có một nguồn suối làm thỏa mãn cơn khát nội tâm, và làm cho lòng chúng ta trở thành một mạch nước mới dẫn đến ơn cứu độ.
- Cần hãm mình ăn chay để có điều kiện làm nhiều việc bác ái yêu thương như phương thế truyền giáo hữu hiệu trong hoàn cảnh xã hội hôm nay: Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã khẳng định: “Trong thế giới hôm nay người ta cần những chứng nhân hơn là thầy dạy và nếu họ có nghe thầy dạy thì thầy dạy đó cũng là chứng nhân”. Câu chuyện sau đây chứng minh điều này:
“Có một người đàn ông nọ mới theo đạo. Một hôm có người muốn thử đức tin của ông liền hỏi: “Anh theo đạo nhưng có biết Đức Giê-su là ai không?” Người tân tòng trả lời: “Dĩ nhiên là biết chứ”. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su sinh ra tại đâu?” Người tân tòng im lặng không trả lời được. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su chết khi được bao nhiêu tuổi?” Một lần nữa, người tân tòng lại không biết. Người kia liền nói: “Anh chẳng biết gì về đạo. Vậy tại sao anh lại theo đạo?” Bấy giờ người tân tòng mới nói: “Thú thật với anh: tôi biết rất ít về giáo lý. Nhưng điều tôi biết rất rõ là: Cách đây hai năm, do nợ ngân hàng mất khả năng chi trả, nên gia đình tôi lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bị đuổi ra khỏi nhà để sống lang thang nay đây mai đó. Trong thời gian ấy, tôi buồn chán đi uống rượu và trở thành một kẻ luôn say xỉn và khi về đến nhà là lại la mắng vợ con. Vợ tôi lúc nào cũng buồn rầu khóc lóc. Các con tôi thì luôn sợ phải nhìn thấy mặt ba của chúng. Nhưng sau đó. tôi rất may đã gặp được một linh mục tốt bụng. Ông đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi vượt qua cơn khó khăn: Ông giúp tôi có được một công việc thu nhập ổn định, và giúp gia đình tôi trở thành con Thiên Chúa. Ông còn giúp bản thân tôi trở thành một con người sống tiết độ và có trách nhiệm hơn đối với gia đình của mình. Hiện nay tôi đã đòi lại được căn nhà cũ trước kia. Vợ chồng tôi sống với nhau rất hòa hợp hạnh phúc. Các con tôi đều khỏe mạnh, học hành tiến bộ và luôn ngoan ngoãn hiếu thảo. Tôi xác tín rằng: “Chính Đức Giê-su đã biến đổi gia đình tôi từ khi tôi gặp được Người qua trung gian một vị linh mục !” Quả thật đúng như lời Đức Giê-su đã phán trong Tin Mừng hôm nay: “Ai uống nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14b).
4. THẢO LUẬN: Bạn sẽ làm gì để đức tin vào Đức Giê-su trở thành nguồn Nước Hằng Sống cho bạn bè và người thân?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy biến đổi chúng con trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con gặp được Chúa trong thánh lễ, những buổi tĩnh tâm và qua những người nghèo khó … Xin cho chúng con được uống Nước Hằng Sống là Lời Chúa. Nhờ đó, cuộc đời của chúng con sẽ vui tươi hạnh phúc hơn. Xin cho chúng con quảng đại tha thứ, quên mình phục vụ và luôn đi bước trước đến với tha nhân, như Chúa đã đi bước trước bắt chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri trong Tin Mừng hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Suy niệm Chúa Nhật tuần 3A Mùa Chay
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:08 11/03/2020
(Ga 4:5-42)
NƯỚC TRƯỜNG SINH.
Nước chính là nguồn sống. Tất cả mọi thụ tạo cần nước để sinh sống và phát triển. Từ những thực vật nhỏ li ti đến những loài động vật to lớn đều cần có nguồn nước để tiếp tục sinh xôi nẩy nở. Vì nước là một trong những nguyên tố chính để nuôi sống vạn vật. Đối với dân du mục ngày xưa, họ thường quây quần bên suối nước hoặc nơi có giếng nước. Đây cũng là nơi mọi người trong xóm làng tụ họp, gặp gỡ và truyện trò thông tin.
Câu truyện dài của người phụ nữ Samaritanô gặp gỡ Chúa Giêsu nơi giếng nước giúp chúng ta hiểu được sự quan trọng của nguồn nước. Chúa Giêsu có cơ hội trò truyện với người phụ nữ bên giếng nước. Chúa rất tế nhị trong đối thoại. Chúa gợi truyện xin cô ta cho nước uống và từ đó Chúa tìm cách dẫn cô ta ra khỏi con đường lầm lạc. Chúa cho cô ta nguồn nước trường sinh. Uống vào sẽ không bao giờ khát. Đó là nhận biết lòng nhân hậu của Chúa và sống trong ngồn chân lý đích thực.
Cuộc sống có biết bao khát khao. Người thì khao khát chân lý, kẻ thì khao khát tự do, công bình, người thì khao khát yêu thương và hạnh phúc. Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu. Khao khát về chân, thiện và mỹ.
Từ khát nước bên bờ giếng, Chúa đã dẫn dắt người phụ nữ khát khao chân lý. Chúa giúp cô ta nhìn được con người thật của mình. Những khoái lạc trong cuộc sống bon chen càng làm cô khát. Khát khao một cuộc sống chân thật và an bình. Cô đã tìm thấy đường về để tôn thờ một Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Chúa đã khơi dạy tâm hồn cô ta như khơi dạy một mảnh đất khô cằn. Có xới, có đau và có xót xa, nhưng nguồn nước mới có thể thấm nhuần và trổ sinh bông trái tươi tốt.
Mùa chay tiếp tục kêu gọi chúng ta tìm về nguồn. Nguồn của lòng từ bi thương xót. Nguồn của sự bình an. Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ: “Nếu cô nhận biết ân huệ của Thiên Chúa... Chúa sẽ ban cho cô nước hằng sống”. Cô đã nhận biết ân huệ và cô đã đáp trả ân huệ. Cô bắt đầu ra đi loan tin vui cho mọi người. Chúng ta đã lãnh nhận biết bao ân huệ Chúa ban, chúng ta hãy tiếp tục ra đi loan tin vui ơn cứu độ cho mọi người.
THỨ HAI
Luca 4: 24-30
Chúa Giêsu trở về quê Nazarét, Ngài vào hội đường giảng dạy dân chúng. Ngài nói rằng: Không có một tiên tri nào được đón nhận nơi quê hương mình. Chúa Giêsu buồn lòng vì dân làng thiếu lòng tin nơi Chúa. Tâm hồn của họ bị khép kín và họ đã không nhận ra Đấng Cứu Thế đang hiện diện giữa họ. Dân chúng chỉ dựa vào những quan sát thường ngày và suy nghĩ thiển cận để chứng tỏ sự hiểu biết của họ.
Dân làng cũng học biết Kinh Thánh và mong chờ Đấng Cứu Thế. Họ nghĩ rằng Đấng Cứu Thế phải là người hùng mạnh và có uy quyền đến từ cung điện nhà vua. Coi thường người cùng quê, dân chúng đã không tiếp nhận Chúa Giêsu là tiên tri của họ. Dù rằng Chúa đã làm nhiều phép lạ nhưng họ không nhận ra dấu chỉ của Đấng được Xức Dầu.
Chúa Giêsu cảm thấy bức xúc vì sự cứng đầu của họ. Chúa đã kể lại những sự kiện xảy ra trong thời Cựu Ước về tiên tri Êlia và Êlisêo. Thời tiên tri Êlisêo, cũng có rất nhiều người phong cùi trong Israel, nhưng chẳng có ai được chữa lành mà chỉ có Naaman, người Syria. Họ nghe Chúa Giêsu nói thế, họ càng phẫn nộ.
Chúa Giêsu đến giữa họ mà họ không biết. Biết rằng Chúa ban ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho người Do Thái nhưng cho hết mọi người.
THỨ BA
Mt. 18: 21-35
Chúa Giêsu nói rằng: Thầy không bảo con tha bảy lần nhưng đến bảy mươi lần bảy. Tha thứ là một an huệ. Tha thứ và được tha là liều thuốc tâm linh chữa lành nhiều bệnh trong tâm hồn. Tha thứ thì không dễ. Người ta thường nói: Quá tam ba bận. Tha thứ ba lần thôi là quá lắm rồi. Thánh Phêrô nghĩ rằng tha thứ cho anh em đến bảy lần là hết cỡ rồi. Chúa Giêsu vượt qua tỉ số tha thứ là bảy mươi lần bảy. Như vậy, Chúa sẽ tha và tha thứ tất cả nếu con người biết hối lỗi quay về.
Đúng thế, Chúa tha thứ cho chúng ta nhiều lắm. Bao nhiêu lần chúng ta phạm nhiều thứ tội, chúng ta chạy đến với tòa hòa giải, chúng ta đều được Chúa thương tha thứ. Cho dù tội lỗi của chúng ta có ngập tràn, Chúa vẫn tha. Mỗi khi chúng ta cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha, chúng ta xin Chúa tha tội cho chúng ta và chúng ta cũng hứa sẽ tha thứ cho anh em.
Kinh nghiệm trong cuộc sống chúng ta thấy tha thứ thật khó. Không phải vì chúng ta không muốn tha. Chúng ta muốn tha cho anh em nhiều lắm nhưng chúng ta đòi điều kiện là phải xin lỗi, phải đền bù và phải đính chính. Đôi khi chúng ta tha nhưng chúng ta chẳng thể nào quên đi được.
Không thể tha thứ là chúng ta tự làm khổ chính mình. Chúng ta cứ đeo đẳng những sự khổ đau mà không buông xuống được.Tha thứ giúp chúng ta cho tâm hồn thanh thản và yêu mến. Xin Chúa thương tha thứ tội lỗi cho chúng ta.
THỨ TƯ
Mt. 5: 17-19
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Thầy không đến để bãi bỏ lề luật nhưng để kiện toàn. Chúa Giêsu đã làm thay đổi các thế giữ các luật lệ. Chúa đưa tinh thần vào luật. Luật lệ không phải là những điều bó buộc phải làm nhưng là luật giúp con người sống trong tình Chúa và tình người. Luật lệ không có tình yêu là luật què quặt.
Các nhà luật sĩ và biệt phái chấn vấn Chúa Giêsu về luật giữ ngày Sabát, luật ăn chay, luật yêu thương, luật tha thứ, luật công bằng và nhiều điều khoản liên quan đến cầu nguyện và bác ái. Chúa Giêsu đã đưa tinh thần yêu thương vào luật. Luật lệ được lập ra vì loài người chứ không phải loài người vì luật. Luật lệ như hàng rào giữ con người khỏi xa lạc.
Chúa Giêsu gạt bỏ những hình thức của luật. Nhiều người giữ luật vì luật buộc. Họ không có thiếu đi tinh thần của luật. Chúa đã kiện toàn tất cả các giới luật và thi hành cách tích cực. Giữ luật và yêu mến luật. Đối với Chúa Giêsu, giữ ngày Sabát, không có nghĩa là cấm không được làm điều này điều nọ mà hãy thực hiện các điều lành và việc bác ái. Giới luật yêu thương tỏa khắp, yêu cả kẻ thù. Luật tha thứ, tha đến tận cùng, không có giới hạn.
Chúa đã kiện toàn các khoản luật và cống hiến cho luật một tinh thần mới đầy ắp yêu thương và bao dung.
THỨ NĂM
Luca 11: 14-23
Đám đông thấy Chúa trừ qủy câm thì kinh ngạc, nhưng lại cho rằng Chúa dựa vào quyền qủy vương mà trừ, vì họ không tin vào Chúa. Tại sao họ không nhận ra bàn tay Thiên Chúa đã đang thực hiện những việc lạ lùng giữa họ? Có phải họ ganh tị hay thù ghét Chúa vì Chúa đã làm những dấu lạ.
Chúa Giêsu luôn có những nhóm đối nghịch đi theo để rỉ tai và gây rối trong dân. Họ không muốn lắng nghe sự thật về ơn Cứu Độ. Các phe nhóm vào hùa với nhau để chất vấn, bắt bẻ và tìm cách hạ bệ Chúa. Vì họ thấy có nhiều người đi theo, lắng nghe và tin vào Chúa. Họ bị mất dần ảnh hưởng. Chúa đã thách thức cách giữ đạo và sống đạo của họ. Họ hiểu rõ Kinh Thánh và các luật đạo từ các tiên tri nhưng họ không thực hành. Chúa dùng miệng tiên tri mà phán: Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng nhưng lòng chúng thì xa Ta.
Chữa lành các bệnh tật và trừ qủy là dấu hiệu xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Các nhóm đối nghịch họ biết chứ nhưng họ không muốn chấp nhận con người của Chúa Giêsu. Những người kiêu căng thì chẳng chịu thua ai bao giờ. Họ nghĩ rằng chính họ mới là những người hiểu biết Kinh Thánh.
Lạy Chúa, Chúa chấp nhận mọi sự thách thức, dị nghị và dèm pha chỉ vì Chúa muốn đem yêu thương vào nơi oán thù và đem ơn chữa lành vào nơi khổ đau bệnh hoạn. Xin Chúa xua đuổi bóng tối qủy ma ra khỏi tâm hồn chúng con.
THỨ SÁU
Mc. 12: 28-34
Dân Do Thái có cả một Bộ Nhị Luật. Ngoài Mười Điều Răn, Thiên Chúa đã truyển cho Môisen trên núi Sinai, họ còn vô số các luật lệ. Có một luật sĩ đến hỏi Chúa Giêsu rằng: Trong mọi điều răn, điều nào trọng nhất? Luật sĩ có thể hỏi để chất vấn Chúa hoặc có thể ông cũng không rõ. Luật sĩ mà không biết luật nào là trọng nhất thì thật là lạ.
Chúa Giêsu trả lời một cách rõ ràng: Yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu anh em như chính mình. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó. Yêu Thiên Chúa và thờ kính Ngài đó là bổn phận của mọi loài thụ tạo. Muôn loài thờ kính Thiên Chúa qua chính những khả năng Chúa ban. Chim chóc trên trời ca hát tôn vinh Thiên Chúa. Thú vật đồng hoang có những bản hòa ca nơi núi rừng ngợi khen Thiên Chúa. Hoa cỏ đồng nội vươn mình khoe sắc tạ ơn Thiên Chúa. Mây mưa và gió tuyết ngợi ca tình Chúa.
Con người có hai bổn phận mến Chúa yêu người. Hai điều răn liên kết chặt chẽ không thể tách rời. Vì Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa phú ban cho con người có hồn thiêng và trí khôn để nhận biết và yêu mến Ngài và yêu thương anh em.
Yêu Chúa và yêu người, hai giới răn trọng nhất là cốt lõi của đạo, Đạo của tình thương. Thiên Chúa đã yêu thương đến nỗi đã ban chính Con Một của mình để cứu độ nhân loại.
THỨ BẢY
Luca 18: 9-14
Câu truyện hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Theo cái nhìn chung của các nhà lãnh đạo và dân chúng thời Chúa Giêsu, họ phân biệt: Biệt phái là những người tốt lành và thánh thiện và người thu thuế là những người làm tay sai cho ngoại bang và là người tội lỗi.
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để đưa ra vấn đề liên quan đến tư cách cầu nguyện. Khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta đến với Thiên Chúa trong tâm tình con thảo và cần giúp. Cầu nguyện không phải là khoe khoang, so sánh hay kết tội người khác. Cầu nguyện phải khiêm tốn, nhận thân phận hèn yếu, tội lỗi và bất toàn của mình, rồi xin ơn trợ giúp.
Hoàn cảnh hai người biệt phái và luật sĩ rất khác nhau. Ông biệt phái mon men đến gần cung thánh, đứng thẳng thân thưa với Chúa tất cả những việc lành ông đã thực hiện. Ông còn tự so sánh mình với người khác và công chính hóa chính mình trước mặt Chúa. Còn người thu thuế đứng xa xa khúm núm biết lỗi mình, ông ta không dám ngửa mặt lên cầu khấn. Ông đấm ngực thưa rằng: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội. Trước nhan Thiên Chúa, ông biết mình là ai và ông biết ông cần sự gì nơi lòng nhân hậu của Chúa.
Người thu thuế ra về được tha tội và ông trở nên công chính. Ông biệt phái tự nghĩ mình công chính trước mặt Chúa, ông ra về lòng nặng trĩu những vấn vương cuộc đời.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 11/03/2020
19. Đưa tay ra ăn mày xin giúp đỡ là những người nghèo, nhưng nhận được bố thí là chính Thiên Chúa.
(Thánh Peter Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:48 11/03/2020
66. NGỰA BÉO LỢN BỆNH
Có năm nọ vào thời nhà Minh, cứ ba năm thì có một năm tổ chức thi cử, các ứng sinh của các châu phủ huyện tấp nập đổ về tỉnh thành, quan chấm thi thì do triều đình phái đến, người thi đỗ thì được làm cử nhân.
Có một hoạn quan đầy quyền thế nói với các thí sinh:
- “Hôm nay thi thì khỏi viết luận văn, chỉ cần viết một câu đối, đáp đúng thì nhất định được chọn.”
Nói xong thì xuất một câu đối:
- “Tử Lộ ngồi ngựa béo”. (1)
Các thí sinh nghe xong thì cười thầm, có một thí sinh cố ý đùa giỡn nên đối lại:
- “Nghiêu Thuấn cưỡi lợn bệnh.” (2)
Hoạn quan không biết xuất xứ của nó, càng không biết là bị cười nhạo, nên liên tục tán thành câu đối có nắn nót tuyệt diệu ấy !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 66:
Hoạn quan là người chỉ có phục vụ vua và hoàng hậu, chứ không thể ra đề thi và chấm bài thi cho các tử sĩ, vì như thế là không hợp cách dù cho hoạn quan có thông minh. Khi hoạn quan làm quan khảo hạch thì có nghĩa là triều đình không có người tài giỏi hoặc là lạm quyền nhà vua để hống hách với các thí sinh...
Câu đối của hoạn quan và câu đối lại của thí sinh thật ăn khớp, nhưng lại không có trong sách thánh hiền vì hoạn quan đã ra đề tầm bậy nên có câu đáp tầm bậy của thí sinh.
Lời của Thiên Chúa thì trước sau như một và rất phù hợp cho mọi hoàn cảnh, nó không như những bài luận văn, những câu đối, những bài viết có tính cách thời sự. Lời của Thiên Chúa không phải là lời của con người nên không thể đem cái kiêu ngạo của con người ra ma suy luận, nhưng đem cái khiêm tốn của mình ra để nhận thấy ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình qua Lời Chúa trong thánh kinh.
Có những “hoạn quan” là tiên tri giả xuất hiện, họ nói lời của Thiên Chúa nhưng lại thực hành theo lời của ma quỷ, họ dạy người khác lời của Đấng Hằng Sống nhưng mình lại làm theo điều dạy của satan, những hoạn quan tiên tri giả này thời nào cũng có, nhất là vào thời điểm con người coi sự hưởng thụ là mục đích của họ...
(1) Câu này trong sách “luận ngữ”: Khổng tử muốn các học trò nói về chí hướng, Tử Lộ nói: “Nguyện xe mã, y khinh cầu, dữ bằng hữu cộng, tệ chi nhi vô hám”, nhưng câu này bị tên hoạn quan bỏ mất.
(2) Câu này đồng âm với câu: “Nghiêu Thuấn kỳ bệnh lợn” trong sách “luận ngữ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có năm nọ vào thời nhà Minh, cứ ba năm thì có một năm tổ chức thi cử, các ứng sinh của các châu phủ huyện tấp nập đổ về tỉnh thành, quan chấm thi thì do triều đình phái đến, người thi đỗ thì được làm cử nhân.
Có một hoạn quan đầy quyền thế nói với các thí sinh:
- “Hôm nay thi thì khỏi viết luận văn, chỉ cần viết một câu đối, đáp đúng thì nhất định được chọn.”
Nói xong thì xuất một câu đối:
- “Tử Lộ ngồi ngựa béo”. (1)
Các thí sinh nghe xong thì cười thầm, có một thí sinh cố ý đùa giỡn nên đối lại:
- “Nghiêu Thuấn cưỡi lợn bệnh.” (2)
Hoạn quan không biết xuất xứ của nó, càng không biết là bị cười nhạo, nên liên tục tán thành câu đối có nắn nót tuyệt diệu ấy !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 66:
Hoạn quan là người chỉ có phục vụ vua và hoàng hậu, chứ không thể ra đề thi và chấm bài thi cho các tử sĩ, vì như thế là không hợp cách dù cho hoạn quan có thông minh. Khi hoạn quan làm quan khảo hạch thì có nghĩa là triều đình không có người tài giỏi hoặc là lạm quyền nhà vua để hống hách với các thí sinh...
Câu đối của hoạn quan và câu đối lại của thí sinh thật ăn khớp, nhưng lại không có trong sách thánh hiền vì hoạn quan đã ra đề tầm bậy nên có câu đáp tầm bậy của thí sinh.
Lời của Thiên Chúa thì trước sau như một và rất phù hợp cho mọi hoàn cảnh, nó không như những bài luận văn, những câu đối, những bài viết có tính cách thời sự. Lời của Thiên Chúa không phải là lời của con người nên không thể đem cái kiêu ngạo của con người ra ma suy luận, nhưng đem cái khiêm tốn của mình ra để nhận thấy ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình qua Lời Chúa trong thánh kinh.
Có những “hoạn quan” là tiên tri giả xuất hiện, họ nói lời của Thiên Chúa nhưng lại thực hành theo lời của ma quỷ, họ dạy người khác lời của Đấng Hằng Sống nhưng mình lại làm theo điều dạy của satan, những hoạn quan tiên tri giả này thời nào cũng có, nhất là vào thời điểm con người coi sự hưởng thụ là mục đích của họ...
(1) Câu này trong sách “luận ngữ”: Khổng tử muốn các học trò nói về chí hướng, Tử Lộ nói: “Nguyện xe mã, y khinh cầu, dữ bằng hữu cộng, tệ chi nhi vô hám”, nhưng câu này bị tên hoạn quan bỏ mất.
(2) Câu này đồng âm với câu: “Nghiêu Thuấn kỳ bệnh lợn” trong sách “luận ngữ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh quyết định đóng cửa Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
02:20 11/03/2020
Một vấn đề nan giải đối với chính phủ Ý là mức độ lây lan đến mức kinh hoàng của coronavirus tại quốc gia này.
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý là 14, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 11 tháng Ba, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 10,149 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã lên đến 631 người. Chỉ trong một ngày thứ Ba 10 tháng Ba, tại Ý đã có thêm 168 người chết vì coronavirus.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Kể từ hôm thứ Ba, quầy di động của Bưu điện Vatican tại quảng trường Thánh Phêrô, đã ngừng hoạt động. Hai quầy bán hàng của Nhà xuất bản Vatican cũng đóng lại. Tuy nhiên, dịch vụ phim ảnh của tờ Quan Sát Viên Rôma, vẫn còn hoạt động trực tuyến.
Nhà ăn của Vatican đã đóng cửa không phục vụ các nhân viên làm việc tại Tòa Thánh vào hôm thứ Tư, nhưng được chuyển hướng thành dịch vụ giao thức ăn đến các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican.
Khách và nhân viên vẫn có thể truy cập vào hiệu thuốc và siêu thị của Vatican, mặc dù lối vào sẽ bị hạn chế để tránh có đông người bên trong.
Các biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 3 tháng Tư năm 2020 để tránh lây lan coronavirus.
Source:Vatican NewsCovid-19: Vatican closes St. Peter’s Basilica to tourists
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý là 14, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 11 tháng Ba, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 10,149 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã lên đến 631 người. Chỉ trong một ngày thứ Ba 10 tháng Ba, tại Ý đã có thêm 168 người chết vì coronavirus.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Kể từ hôm thứ Ba, quầy di động của Bưu điện Vatican tại quảng trường Thánh Phêrô, đã ngừng hoạt động. Hai quầy bán hàng của Nhà xuất bản Vatican cũng đóng lại. Tuy nhiên, dịch vụ phim ảnh của tờ Quan Sát Viên Rôma, vẫn còn hoạt động trực tuyến.
Nhà ăn của Vatican đã đóng cửa không phục vụ các nhân viên làm việc tại Tòa Thánh vào hôm thứ Tư, nhưng được chuyển hướng thành dịch vụ giao thức ăn đến các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican.
Khách và nhân viên vẫn có thể truy cập vào hiệu thuốc và siêu thị của Vatican, mặc dù lối vào sẽ bị hạn chế để tránh có đông người bên trong.
Các biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 3 tháng Tư năm 2020 để tránh lây lan coronavirus.
Source:Vatican News
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu cho những người bị giam, sau khi 12 tù nhân Italia chết trong các vụ nổi loạn
Đặng Tự Do
03:44 11/03/2020
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, thời điểm được coi là bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này tại Ý, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus chỉ có 14 người, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 11 tháng Ba, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 10,149 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã lên đến 631 người. Chỉ trong một ngày thứ Ba 10 tháng Ba, tại Ý đã có thêm 168 người chết vì coronavirus.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Như chúng tôi đã đưa tin, đối diện với tin tức gia đình không thể thăm viếng do sắc lệnh cô lập của thủ tướng Giuseppe Conte, và trước nguy cơ chết vì lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đông đúc của các nhà giam, các tù nhân tại ít nhất 27 nhà tù trên khắp nước Ý đã nổi loạn.
Tính đến sáng ngày thứ Tư, trật tự đã được lặp lại. Riêng tại nhà tù Trapani trên đảo Sicily, cảnh sát vẫn chưa khống chế được tình hình.
Cho đến nay, cảnh sát xác nhận đã có 12 tù nhân bị thiệt mạng. Cảnh sát giải thích là vì họ dùng quá liều chất methadone cướp được trong các bệnh xá.
Trước các tin tức đáng buồn này, sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đặc biệt cho những người bị cầm tù, xin Chúa an ủi họ trong thời khắc khó khăn này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói: “Trong thánh lễ hôm nay, tôi muốn cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong cảnh tù đầy, tôi muốn cầu nguyện cho các anh chị em của chúng ta. Họ đang đau khổ và hoang mang nên chúng tôi phải gần gũi họ trong lời cầu nguyện của chúng ta xin Chúa an ủi họ.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến Bài Đọc Thứ Nhất và bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Ðọc I: Gr 18, 18-20
“Hãy đến, và chúng ta hành hạ nó”.
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Thiên hạ nói rằng: “Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy”.
Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ.
Bài Phúc Âm: Mt 20, 17-28
“Họ đã lên án tử cho Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: “Bà muốn gì”. Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được”. Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.
Giêrêmia một tiên tri của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu bài giảng của ngài với lời giải thích về cách thức ma quỷ cám dỗ chúng ta từ chối kế hoạch của Thiên Chúa. Giống như đã làm với Giêrêmia, đầu tiên ma quỷ đặt ra các chướng ngại vật trên con đường của chúng ta. Sau đó, nó bắt đầu càng lúc càng độc địa. Kinh nghiệm của Giêrêmia cũng là một lời tiên báo về cuộc thương khó của Chúa.
Chiêu thức đầu tiên của ma quỷ
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng ma quỷ có hai chiêu thức khi nó làm khổ các Kitô hữu. Đầu tiên, nó cố gắng quyến rũ họ bằng tinh thần thế gian, bằng cách làm cho họ thay đổi kế hoạch cứu chuộc. Đây là thứ tinh thần thế gian, được thể hiện trên môi bà mẹ các con ông Giêbêđê Đó là phù hoa, mê say vật chất, sự nghiệp, thành công. Đó là những cách mà quỷ dữ đề nghị với chúng ta để tránh xa khỏi thập giá của Chúa Kitô.
Chiêu thức thứ hai của ma quỷ
Khi chiêu thức này không hoạt động, nó quay sang cố gắng tiêu diệt người đó. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng, niềm tự hào của ma quỷ rất lớn đến nỗi nó làm mọi cách để tiêu diệt những ai nó không khuất phục được, và thích tiêu diệt bằng các phương thế độc hại nhất.
Đức Thánh Cha nói ngài nghĩ đến những cuộc bách hại mà nhiều vị thánh và các Kitô hữu phải gánh chịu. Các ngài không bị giết ngay lập tức. Các ngài như được sinh ra để chịu đựng. Các ngài chịu mọi hình thức sỉ nhục, thậm chí là chết.
Đó là những gì Chúa Giêsu đã phải trải qua. Hai người kẻ trộm bị đóng đinh với Chúa Giêsu không bị hành hạ như Ngài. Họ được để cho chết trong an bình. Không ai xúc phạm họ. Không ai để ý đến họ.
Sự phân định giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ
Phân định xem ma quỷ đang tác động trên chúng ta như thế nào là cách để vượt qua những trở ngại mà ma quỷ đặt ra trên con đường theo Chúa của chúng ta. Khi một người bị bách hại, họ phải đối mặt với sự trả thù của quỷ vì điều đó có nghĩa là họ đã chinh phục được Satan. Điều này rất hiển nhiên trong cuộc sống của nhiều Kitô hữu ngày nay, những người đã và đang bị khủng bố tàn nhẫn.
Đức Thánh Cha cũng trình bày những suy tư của ngài về những đau khổ mà Asia Bibi phải chịu đựng trong suốt 9 năm tù giam. “Đây là sự độc ác của ma quỷ,” Đức Thánh Cha nói.
Lời cầu nguyện của Giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện cho sự phân định này:
Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết cách nhận ra sự hiện diện của ác thần khi nó muốn tiêu diệt chúng ta, và sự hiện diện của cùng một ác thần đó khi nó muốn dụ dỗ chúng ta qua vẻ bề ngoài của thế gian, qua sự phù phiếm.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để phân định đâu là con đường của Chúa, đó chính là thập tự giá; và đâu là con đường của thế gian với những phù hoa và dáng vẻ bề ngoài.
Source:Vatican NewsPope offers Mass for the imprisoned
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Như chúng tôi đã đưa tin, đối diện với tin tức gia đình không thể thăm viếng do sắc lệnh cô lập của thủ tướng Giuseppe Conte, và trước nguy cơ chết vì lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đông đúc của các nhà giam, các tù nhân tại ít nhất 27 nhà tù trên khắp nước Ý đã nổi loạn.
Tính đến sáng ngày thứ Tư, trật tự đã được lặp lại. Riêng tại nhà tù Trapani trên đảo Sicily, cảnh sát vẫn chưa khống chế được tình hình.
Cho đến nay, cảnh sát xác nhận đã có 12 tù nhân bị thiệt mạng. Cảnh sát giải thích là vì họ dùng quá liều chất methadone cướp được trong các bệnh xá.
Trước các tin tức đáng buồn này, sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đặc biệt cho những người bị cầm tù, xin Chúa an ủi họ trong thời khắc khó khăn này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói: “Trong thánh lễ hôm nay, tôi muốn cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong cảnh tù đầy, tôi muốn cầu nguyện cho các anh chị em của chúng ta. Họ đang đau khổ và hoang mang nên chúng tôi phải gần gũi họ trong lời cầu nguyện của chúng ta xin Chúa an ủi họ.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến Bài Đọc Thứ Nhất và bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Ðọc I: Gr 18, 18-20
“Hãy đến, và chúng ta hành hạ nó”.
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Thiên hạ nói rằng: “Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy”.
Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ.
Bài Phúc Âm: Mt 20, 17-28
“Họ đã lên án tử cho Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: “Bà muốn gì”. Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được”. Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.
Giêrêmia một tiên tri của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu bài giảng của ngài với lời giải thích về cách thức ma quỷ cám dỗ chúng ta từ chối kế hoạch của Thiên Chúa. Giống như đã làm với Giêrêmia, đầu tiên ma quỷ đặt ra các chướng ngại vật trên con đường của chúng ta. Sau đó, nó bắt đầu càng lúc càng độc địa. Kinh nghiệm của Giêrêmia cũng là một lời tiên báo về cuộc thương khó của Chúa.
Chiêu thức đầu tiên của ma quỷ
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng ma quỷ có hai chiêu thức khi nó làm khổ các Kitô hữu. Đầu tiên, nó cố gắng quyến rũ họ bằng tinh thần thế gian, bằng cách làm cho họ thay đổi kế hoạch cứu chuộc. Đây là thứ tinh thần thế gian, được thể hiện trên môi bà mẹ các con ông Giêbêđê Đó là phù hoa, mê say vật chất, sự nghiệp, thành công. Đó là những cách mà quỷ dữ đề nghị với chúng ta để tránh xa khỏi thập giá của Chúa Kitô.
Chiêu thức thứ hai của ma quỷ
Khi chiêu thức này không hoạt động, nó quay sang cố gắng tiêu diệt người đó. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng, niềm tự hào của ma quỷ rất lớn đến nỗi nó làm mọi cách để tiêu diệt những ai nó không khuất phục được, và thích tiêu diệt bằng các phương thế độc hại nhất.
Đức Thánh Cha nói ngài nghĩ đến những cuộc bách hại mà nhiều vị thánh và các Kitô hữu phải gánh chịu. Các ngài không bị giết ngay lập tức. Các ngài như được sinh ra để chịu đựng. Các ngài chịu mọi hình thức sỉ nhục, thậm chí là chết.
Đó là những gì Chúa Giêsu đã phải trải qua. Hai người kẻ trộm bị đóng đinh với Chúa Giêsu không bị hành hạ như Ngài. Họ được để cho chết trong an bình. Không ai xúc phạm họ. Không ai để ý đến họ.
Sự phân định giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ
Phân định xem ma quỷ đang tác động trên chúng ta như thế nào là cách để vượt qua những trở ngại mà ma quỷ đặt ra trên con đường theo Chúa của chúng ta. Khi một người bị bách hại, họ phải đối mặt với sự trả thù của quỷ vì điều đó có nghĩa là họ đã chinh phục được Satan. Điều này rất hiển nhiên trong cuộc sống của nhiều Kitô hữu ngày nay, những người đã và đang bị khủng bố tàn nhẫn.
Đức Thánh Cha cũng trình bày những suy tư của ngài về những đau khổ mà Asia Bibi phải chịu đựng trong suốt 9 năm tù giam. “Đây là sự độc ác của ma quỷ,” Đức Thánh Cha nói.
Lời cầu nguyện của Giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện cho sự phân định này:
Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết cách nhận ra sự hiện diện của ác thần khi nó muốn tiêu diệt chúng ta, và sự hiện diện của cùng một ác thần đó khi nó muốn dụ dỗ chúng ta qua vẻ bề ngoài của thế gian, qua sự phù phiếm.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để phân định đâu là con đường của Chúa, đó chính là thập tự giá; và đâu là con đường của thế gian với những phù hoa và dáng vẻ bề ngoài.
Source:Vatican News
Bề trên Tổng quyền tu hội Salediêng Don Bosco
Fx Trần Đức Thịnh, SDB.
09:04 11/03/2020
BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN TU HỘI SALÊDIÊNG DON BOSCO
Sáng nay Thứ Tư 11/03/2020 các Thành Viên Tổng Tu Nghị 28 đang nhóm họp tại Valdocco Torino - Italia trong vòng bỏ Phiếu đầu tiên đã bầu Cha Angel Fernandez Artime, SDB làm Bề Trên Tổng Quyền - tái nhiệm kỳ II (2020 - 2026).
Cha Bề Trên Tổng Quyền Angel Fernandez Artime, SDB người Tây Ban Nha, năm nay 60 tuổi, ngài sinh tại Gozon - Luanco Asturie Tây Ban Nha ngày 21/08/1960. Khấn Lần Đầu ngày 03/09/1978, Khấn Trọn Đời ngày 17/06/1984 và Thụ Phong Linh Mục ngày 04/07/1987 tại Leon.
Ngày 25/03/2014 tại Tổng Tu Nghị 27 của Tu Hội ngài được bầu làm Tân Bề Trên Tổng Quyền của Tu Hội. Hôm nay 11/03/2020 các Thành Viên Tổng Tu Nghị thứ 28 lại Bầu ngài làm Bề Trên Tổng Quyền Nhiệm Kỳ II (2020 - 2026).
Hân Hoan Chúc Mừng Tu Hội Saledieng đã có Bề Trên Tổng Quyền và Chúc Mừng Cha Angel Fernandez Artime, SDB.
Sáng nay Thứ Tư 11/03/2020 các Thành Viên Tổng Tu Nghị 28 đang nhóm họp tại Valdocco Torino - Italia trong vòng bỏ Phiếu đầu tiên đã bầu Cha Angel Fernandez Artime, SDB làm Bề Trên Tổng Quyền - tái nhiệm kỳ II (2020 - 2026).
Cha Bề Trên Tổng Quyền Angel Fernandez Artime, SDB người Tây Ban Nha, năm nay 60 tuổi, ngài sinh tại Gozon - Luanco Asturie Tây Ban Nha ngày 21/08/1960. Khấn Lần Đầu ngày 03/09/1978, Khấn Trọn Đời ngày 17/06/1984 và Thụ Phong Linh Mục ngày 04/07/1987 tại Leon.
Ngày 25/03/2014 tại Tổng Tu Nghị 27 của Tu Hội ngài được bầu làm Tân Bề Trên Tổng Quyền của Tu Hội. Hôm nay 11/03/2020 các Thành Viên Tổng Tu Nghị thứ 28 lại Bầu ngài làm Bề Trên Tổng Quyền Nhiệm Kỳ II (2020 - 2026).
Hân Hoan Chúc Mừng Tu Hội Saledieng đã có Bề Trên Tổng Quyền và Chúc Mừng Cha Angel Fernandez Artime, SDB.
Thông tấn xã Công Giáo CNA tường thuật phiên xử đầu tiên của toàn bộ Tối Cao Pháp Viện Úc về đơn kháng án của Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
18:02 11/03/2020
Hôm qua, chúng tôi đã dựa vảo bản tin của các tờ báo thế tục tức The Guardian và The Sydney Morning Herald để đưa tin về phiên xử đơn kháng án của Đức Hồng Y Pell. Nay xin dựa vào Hãng tin Công Giáo CNA để tường trình cùng một sự việc.
Bản tin ngày 11 tháng 3 của CNA bắt đầu bằng cách loan tin: Trong khi các luật sư lập luận bên trong, hơn 100 người Công Giáo Việt Nam đã xếp hàng dọc theo lối vào Tối Cao Pháp Viện, cầu nguyện và hát thánh ca, nhằm bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Đức Hồng Y Pell.
Sau đó, hãng này cho hay: Nhóm pháp lý của Đức Hồng Y George Pell đã đưa ra lý lẽ của họ để kháng cáo trước Tòa án Tối cao Úc vào hôm Thứ tư.
Đức Hồng Y Pell vẫn ở trong phòng giam của mình, không được phép tham dự phiên xử, trong khi các luật sư của ngài trình bày các lập luận trước bảy thẩm phán của tòa án ở Canberra ngày 11 tháng 3.
Đức Hồng Y Pell đang tìm cách kháng cáo quyết định chia rẽ 2-1 của Tòa phúc thẩm Victoria, một quyết định đã duy trì bản án năm 2018 của ngài về năm tội lạm dụng tình dục trẻ em trong hai trường hợp riêng biệt.
Bret Walker, luật sư trưởng của Đức Hồng Y Pell, người đã phải đương đầu với các câu hỏi từ các thẩm phán suốt năm giờ khi ông trình bày các lập luận bênh vực Đức Hồng Y Pell. Walker đã phác thảo lý lẽ kháng cáo dựa trên các phát hiện của Chánh án Mark Weinberg, người có ý kiến bất đồng vào tháng 8; ý kiến của vị Chánh án này cho thấy Đức Hồng Y đã bị kết án dựa trên bằng chứng của một người được coi là nạn nhân duy nhất, bất chấp lời khai bào chữa của 20 nhân chứng, và bồi thẩm đoàn không thể tìm thấy ngài có tội mà lại không có sự nghi ngờ hợp lý.
Trong khi các luật sư tranh luận bên trong, hơn 100 người Công Giáo Việt Nam dàn hàng ở lối vào Tòa án tối cao, cầu nguyện và hát thánh ca, và nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Đức Hồng Y Pell. Những người biểu tình cho biết họ đã đi bằng xe buýt từ Sydney, khởi hành lúc bình minh từ nhà của họ.
Nhiều thành viên của cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc vẫn ủng hộ Đức Hồng Y Pell trong suốt phiên tòa xửa ngài và kháng cáo, trích dẫn gương sáng của Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, người bị chính quyền Cộng sản ở Việt Nam giam cầm trong 13 năm, 9 năm trong số này bị biệt giam. Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Thuận là bạn thân cho đến khi Đức Hồng Y Thuận qua đời năm 2002. Đức Hồng Y Pell từng tiếp đón Đức Hồng Y Thuận lúc làm tổng giám mục Sydney và Melbourne.
Walker đã phác thảo bốn dòng lập luận khác nhau, bắt đầu bằng lập luận hậu cần về việc Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc tấn công tình dục năm 1996 đối với hai ca viên thiếu niên ở Nhà thờ Chính tòa Melbourne. Đức Hồng Y Pell bị kết án vì đã thực hiện các hành vi tấn công tình dục cùng một lúc hai cậu trai ca viên trong năm đến sáu phút trong phòng áo nhà thờ chính tòa, trong khi ngài vẫn còn mặc đầy đủ phẩm phục sau Thánh lễ. Walker cho rằng điều đó thực tế là không thể xẩy ra.
Sau đó, luật sư nhấn mạnh lời khai từ nhiều nhân chứng nhằm cung cấp bằng chứng ngoại phạm cho Đức Hồng Y Pell trong thời gian vụ tấn công được cho là đã xảy ra, và lưu ý rằng phòng áo là “một tổ ong đang hoạt động” tại thời điểm tấn công.
Cuối cùng, Walker đã chỉ ra các thay đổi và bất nhất trong tường thuật của nhân chứng kiêm tố cáo viên duy nhất trong việc đưa ra bằng chứng chống lại Hồng Y Pell. Người được coi la nạn nhân thứ hai đã chết vào năm 2014, trước khi phiên xử bắt đầu; trước khi chết, anh nói với mẹ mình rằng anh không phải là nạn nhân bị lạm dụng tình dục.
Lý lẽ kháng cáo của Hồng Y Pell là: khi xem xét tính không đáng tin cậy của nhân chứng duy nhất chống lại ngài, kết hợp với lời khai của rất nhiều nhân chứng bênh vực Đức Hồng Y Pell và mức độ cao của tính bất cái nhiên qua đó Pell có thể đã thực hiện các vụ tấn công như mô tả, bồi thẩm đoàn ban đầu không thể bị thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của Đức Hồng Y.
Walker lập luận hôm thứ Tư rằng Tòa án phúc thẩm ở Victoria đáng lẽ nên thấy rằng sự nghi ngờ hợp lý không thể, và thực sự không, bị bồi thẩm đoàn loại trừ trong quyết định kết án của họ.
Walker bị Thẩm phán Virginia Bell thẩm vấn về sự liên quan của tính đáng tin cậy nơi người tố cáo ở giai đoạn kháng cáo; bà lưu ý rằng Tòa án tối cao không có nhiệm vụ xác định liệu bồi thẩm đoàn có nên tin anh ta hay không. Walker trả lời rằng điều cho là tính đáng tin cậy của người tố cáo không phải là vấn đề, mà là người tố cáo và nhân chứng ủng hộ bên bào chữa trình bày các trình thuật mâu thuẫn nhau, điều này tạo ra sự nghi ngờ hợp lý.
Bằng chứng của Đức Ông Charles Portelli đã được nhấn mạnh với các thẩm phán. Walker nói rằng vị linh mục này làm chứng rằng Đức Hồng Y Pell thường có thói quen đứng bên ngoài cửa nhà thờ để chào đón người Công Giáo sau Thánh lễ, và điều này đã không bị thách thức tại phiên tòa, tạo ra ít nhất khả thể hợp lý này là Đức Hồng Y Pell không có mặt tại hiện trường của vụ cho là tấn công.
Đức Hồng Y Pell đã ở tù hơn một năm nay vì bản án sáu năm của ngài. Ngài phải thi hành ít nhất ba năm và tám tháng trước khi đủ điều kiện để nộp đơn xin tạm tha (parole).
Đức Hồng Y 78 tuổi đã duy trì sự vô tội của mình trong suốt quá trình xét xử và kháng cáo. Luật sư bào chữa của ngài đã lấy làm tâm điểm lập luận rằng các điều được cho là tội phạm, trong những hoàn cảnh này, “đơn thuần là điều bất khả”.
Tòa án tối cao ở Canberra là đường kháng cáo cuối cùng của Đức Hồng Y Pell.
Sau giờ nghỉ trưa, Walker tiếp tục bài thuyết trình của mình, với các thẩm phán đặt câu hỏi về bản chất của các lễ phục mà Hồng Y Pell đang mặc vào thời điểm vụ tấn công, bao gồm cả chiếc dây lưng thắt nút, dây khăn quàng cổ, áo alba và chiếc micro mà Đức Hồng Y Pell mặc dưới chiếc áo lễ (chasuble), những phẩm phục mà Đức Hồng Y phải loay hoay điều động cùng lúc với việc tấn công hai thiếu niên.
Luật sư cũng phác thảo những khác biệt về ngày giờ mà nạn nhân trình bày trong diễn trình truy tố.
Các công tố viên ban đầu buộc tội rằng vụ tấn công có thể đã xảy ra vào khoảng thời gian giữa biến cố Đức Hồng Y Pell được đặt làm tổng giám mục vào tháng 8 năm 1996 và cuối tháng 12 cùng năm, nhưng trong các bằng chứng tại phiên xử chỉ để lại hai ngày để bồi thẩm đoàn xem xét: ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, hai lần đầu tiên khi Đức Hồng Y Pell cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ chính tòa.
Walker đã lập luận rằng trong phiên kháng án trước Tòa phúc thẩm ở Victoria, ngày đưa ra cho vụ coi là tấn công lần thứ hai thậm chí không được hỗ trợ bởi lời khai của nạn nhân và đã được chọn đơn thuần như “lần sau khi công tố viện có thể cho rằng tổng giám mục có mặt trong thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ chính tòa”.
Trước phiên xử của Tòa án tối cao vào thứ Tư, Walker nhấn mạnh việc cảnh sát đã không phỏng vấn các nhân chứng quan trọng, bao gồm vị linh mục đã đồng tế với Đức Hồng Y Pell tại thời điểm của vụ cho là tấn công lần thứ hai, trong đó nạn nhân được cho là bị đẩy vào tường nhà thờ và bị Đức Hồng Y Pell mò mẫm.
Walker nói “Chỉ có điều có rất nhiều nét trong trình thuật của người khiếu nại có thể bị loại bỏ, mà không có vị quan sát phúc thẩm nào coi nó là cần thiết... mà bồi thẩm đoàn hẳn phải có sự nghi ngờ hợp lý".
Tòa án tối cao sẽ tiếp tục nghe các lập luận vào hôm thứ Năm, trước khi quyết định ủng hộ hoặc chống lại đơn xin của Hồng Y Pell để kháng cáo. Các thẩm phán có thể đưa ra quyết định của họ vào ngày mai, hoặc lưu phán quyết cho đến một ngày sau đó.
Xuyên suốt phiên tòa xét xử và kháng cáo của Đức Hồng Y Pell, Tòa Thánh đã đưa ra nhiều tuyên bố bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống tư pháp Úc và nêu bật quyền của Đức Hồng Y Pell được thực hiện mọi cơ hội để kháng cáo.
Sau việc bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y Pell tại Victoria vào tháng 8 năm 2019, Matteo Bruni, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố chính thức nói rằng “vì vụ kiện tiếp tục khai triển, Tòa Thánh nhắc lại rằng Đức Hồng Y luôn duy trì sự vô tội của ngài trong suốt diễn trình xét xử và ngài có quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao”.
Đức Hồng Y Pell dự kiến sẽ đương đầu với một diễn trình giáo luật ở Rôma sau khi vụ án của ngài hoàn tất giai đoạn cuối cùng tại Úc. Nếu bị tòa án giáo luật kết án tội lạm dụng tình dục trẻ em, thì Đức Hồng Y gần như chắc chắn sẽ bị hoàn tục.
Đức Hồng Y Pell hiện bị giam trong Nhà tù Barwon, một nhà tù an ninh tối đa phía tây nam Melbourne.
Bản tin ngày 11 tháng 3 của CNA bắt đầu bằng cách loan tin: Trong khi các luật sư lập luận bên trong, hơn 100 người Công Giáo Việt Nam đã xếp hàng dọc theo lối vào Tối Cao Pháp Viện, cầu nguyện và hát thánh ca, nhằm bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Đức Hồng Y Pell.
Sau đó, hãng này cho hay: Nhóm pháp lý của Đức Hồng Y George Pell đã đưa ra lý lẽ của họ để kháng cáo trước Tòa án Tối cao Úc vào hôm Thứ tư.
Đức Hồng Y Pell vẫn ở trong phòng giam của mình, không được phép tham dự phiên xử, trong khi các luật sư của ngài trình bày các lập luận trước bảy thẩm phán của tòa án ở Canberra ngày 11 tháng 3.
Đức Hồng Y Pell đang tìm cách kháng cáo quyết định chia rẽ 2-1 của Tòa phúc thẩm Victoria, một quyết định đã duy trì bản án năm 2018 của ngài về năm tội lạm dụng tình dục trẻ em trong hai trường hợp riêng biệt.
Bret Walker, luật sư trưởng của Đức Hồng Y Pell, người đã phải đương đầu với các câu hỏi từ các thẩm phán suốt năm giờ khi ông trình bày các lập luận bênh vực Đức Hồng Y Pell. Walker đã phác thảo lý lẽ kháng cáo dựa trên các phát hiện của Chánh án Mark Weinberg, người có ý kiến bất đồng vào tháng 8; ý kiến của vị Chánh án này cho thấy Đức Hồng Y đã bị kết án dựa trên bằng chứng của một người được coi là nạn nhân duy nhất, bất chấp lời khai bào chữa của 20 nhân chứng, và bồi thẩm đoàn không thể tìm thấy ngài có tội mà lại không có sự nghi ngờ hợp lý.
Trong khi các luật sư tranh luận bên trong, hơn 100 người Công Giáo Việt Nam dàn hàng ở lối vào Tòa án tối cao, cầu nguyện và hát thánh ca, và nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Đức Hồng Y Pell. Những người biểu tình cho biết họ đã đi bằng xe buýt từ Sydney, khởi hành lúc bình minh từ nhà của họ.
Nhiều thành viên của cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc vẫn ủng hộ Đức Hồng Y Pell trong suốt phiên tòa xửa ngài và kháng cáo, trích dẫn gương sáng của Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, người bị chính quyền Cộng sản ở Việt Nam giam cầm trong 13 năm, 9 năm trong số này bị biệt giam. Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Thuận là bạn thân cho đến khi Đức Hồng Y Thuận qua đời năm 2002. Đức Hồng Y Pell từng tiếp đón Đức Hồng Y Thuận lúc làm tổng giám mục Sydney và Melbourne.
Walker đã phác thảo bốn dòng lập luận khác nhau, bắt đầu bằng lập luận hậu cần về việc Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc tấn công tình dục năm 1996 đối với hai ca viên thiếu niên ở Nhà thờ Chính tòa Melbourne. Đức Hồng Y Pell bị kết án vì đã thực hiện các hành vi tấn công tình dục cùng một lúc hai cậu trai ca viên trong năm đến sáu phút trong phòng áo nhà thờ chính tòa, trong khi ngài vẫn còn mặc đầy đủ phẩm phục sau Thánh lễ. Walker cho rằng điều đó thực tế là không thể xẩy ra.
Sau đó, luật sư nhấn mạnh lời khai từ nhiều nhân chứng nhằm cung cấp bằng chứng ngoại phạm cho Đức Hồng Y Pell trong thời gian vụ tấn công được cho là đã xảy ra, và lưu ý rằng phòng áo là “một tổ ong đang hoạt động” tại thời điểm tấn công.
Cuối cùng, Walker đã chỉ ra các thay đổi và bất nhất trong tường thuật của nhân chứng kiêm tố cáo viên duy nhất trong việc đưa ra bằng chứng chống lại Hồng Y Pell. Người được coi la nạn nhân thứ hai đã chết vào năm 2014, trước khi phiên xử bắt đầu; trước khi chết, anh nói với mẹ mình rằng anh không phải là nạn nhân bị lạm dụng tình dục.
Lý lẽ kháng cáo của Hồng Y Pell là: khi xem xét tính không đáng tin cậy của nhân chứng duy nhất chống lại ngài, kết hợp với lời khai của rất nhiều nhân chứng bênh vực Đức Hồng Y Pell và mức độ cao của tính bất cái nhiên qua đó Pell có thể đã thực hiện các vụ tấn công như mô tả, bồi thẩm đoàn ban đầu không thể bị thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của Đức Hồng Y.
Walker lập luận hôm thứ Tư rằng Tòa án phúc thẩm ở Victoria đáng lẽ nên thấy rằng sự nghi ngờ hợp lý không thể, và thực sự không, bị bồi thẩm đoàn loại trừ trong quyết định kết án của họ.
Walker bị Thẩm phán Virginia Bell thẩm vấn về sự liên quan của tính đáng tin cậy nơi người tố cáo ở giai đoạn kháng cáo; bà lưu ý rằng Tòa án tối cao không có nhiệm vụ xác định liệu bồi thẩm đoàn có nên tin anh ta hay không. Walker trả lời rằng điều cho là tính đáng tin cậy của người tố cáo không phải là vấn đề, mà là người tố cáo và nhân chứng ủng hộ bên bào chữa trình bày các trình thuật mâu thuẫn nhau, điều này tạo ra sự nghi ngờ hợp lý.
Bằng chứng của Đức Ông Charles Portelli đã được nhấn mạnh với các thẩm phán. Walker nói rằng vị linh mục này làm chứng rằng Đức Hồng Y Pell thường có thói quen đứng bên ngoài cửa nhà thờ để chào đón người Công Giáo sau Thánh lễ, và điều này đã không bị thách thức tại phiên tòa, tạo ra ít nhất khả thể hợp lý này là Đức Hồng Y Pell không có mặt tại hiện trường của vụ cho là tấn công.
Đức Hồng Y Pell đã ở tù hơn một năm nay vì bản án sáu năm của ngài. Ngài phải thi hành ít nhất ba năm và tám tháng trước khi đủ điều kiện để nộp đơn xin tạm tha (parole).
Đức Hồng Y 78 tuổi đã duy trì sự vô tội của mình trong suốt quá trình xét xử và kháng cáo. Luật sư bào chữa của ngài đã lấy làm tâm điểm lập luận rằng các điều được cho là tội phạm, trong những hoàn cảnh này, “đơn thuần là điều bất khả”.
Tòa án tối cao ở Canberra là đường kháng cáo cuối cùng của Đức Hồng Y Pell.
Sau giờ nghỉ trưa, Walker tiếp tục bài thuyết trình của mình, với các thẩm phán đặt câu hỏi về bản chất của các lễ phục mà Hồng Y Pell đang mặc vào thời điểm vụ tấn công, bao gồm cả chiếc dây lưng thắt nút, dây khăn quàng cổ, áo alba và chiếc micro mà Đức Hồng Y Pell mặc dưới chiếc áo lễ (chasuble), những phẩm phục mà Đức Hồng Y phải loay hoay điều động cùng lúc với việc tấn công hai thiếu niên.
Luật sư cũng phác thảo những khác biệt về ngày giờ mà nạn nhân trình bày trong diễn trình truy tố.
Các công tố viên ban đầu buộc tội rằng vụ tấn công có thể đã xảy ra vào khoảng thời gian giữa biến cố Đức Hồng Y Pell được đặt làm tổng giám mục vào tháng 8 năm 1996 và cuối tháng 12 cùng năm, nhưng trong các bằng chứng tại phiên xử chỉ để lại hai ngày để bồi thẩm đoàn xem xét: ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, hai lần đầu tiên khi Đức Hồng Y Pell cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ chính tòa.
Walker đã lập luận rằng trong phiên kháng án trước Tòa phúc thẩm ở Victoria, ngày đưa ra cho vụ coi là tấn công lần thứ hai thậm chí không được hỗ trợ bởi lời khai của nạn nhân và đã được chọn đơn thuần như “lần sau khi công tố viện có thể cho rằng tổng giám mục có mặt trong thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ chính tòa”.
Trước phiên xử của Tòa án tối cao vào thứ Tư, Walker nhấn mạnh việc cảnh sát đã không phỏng vấn các nhân chứng quan trọng, bao gồm vị linh mục đã đồng tế với Đức Hồng Y Pell tại thời điểm của vụ cho là tấn công lần thứ hai, trong đó nạn nhân được cho là bị đẩy vào tường nhà thờ và bị Đức Hồng Y Pell mò mẫm.
Walker nói “Chỉ có điều có rất nhiều nét trong trình thuật của người khiếu nại có thể bị loại bỏ, mà không có vị quan sát phúc thẩm nào coi nó là cần thiết... mà bồi thẩm đoàn hẳn phải có sự nghi ngờ hợp lý".
Tòa án tối cao sẽ tiếp tục nghe các lập luận vào hôm thứ Năm, trước khi quyết định ủng hộ hoặc chống lại đơn xin của Hồng Y Pell để kháng cáo. Các thẩm phán có thể đưa ra quyết định của họ vào ngày mai, hoặc lưu phán quyết cho đến một ngày sau đó.
Xuyên suốt phiên tòa xét xử và kháng cáo của Đức Hồng Y Pell, Tòa Thánh đã đưa ra nhiều tuyên bố bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống tư pháp Úc và nêu bật quyền của Đức Hồng Y Pell được thực hiện mọi cơ hội để kháng cáo.
Sau việc bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y Pell tại Victoria vào tháng 8 năm 2019, Matteo Bruni, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố chính thức nói rằng “vì vụ kiện tiếp tục khai triển, Tòa Thánh nhắc lại rằng Đức Hồng Y luôn duy trì sự vô tội của ngài trong suốt diễn trình xét xử và ngài có quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao”.
Đức Hồng Y Pell dự kiến sẽ đương đầu với một diễn trình giáo luật ở Rôma sau khi vụ án của ngài hoàn tất giai đoạn cuối cùng tại Úc. Nếu bị tòa án giáo luật kết án tội lạm dụng tình dục trẻ em, thì Đức Hồng Y gần như chắc chắn sẽ bị hoàn tục.
Đức Hồng Y Pell hiện bị giam trong Nhà tù Barwon, một nhà tù an ninh tối đa phía tây nam Melbourne.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Dân Công Giáo VN Hỗ Trợ Phiên Tòa Cuối Cùng Của Đức Hồng Y George Pell Tại Thủ Đô Canberra Australia.
Nguyễn Vy Túy / Diệp Hải Dung
09:35 11/03/2020
Gần 200 người mà đại đa số là các Giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Úc châu đã có mặt trước tiền đình Tòa án Tối cao tại Canberra vào sáng ngày hôm nay, Thứ Tư 11/03/2020 với mục đích Cầu nguyện và Hỗ trợ tinh thần cho Đức Hồng Y George Pell - người đang bị giam giữ tại một nhà lao ở tiểu bang Victoria, với bản án 6 năm tù về tội “xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên”.
Xem Hình
Đây là cơ hội cuối cùng mà ĐHY George Pell đòi hỏi công lý cho mình, dưới sự xem xét lại tiến trình xử án mà tòa trước đã đưa ra - và được đặt dưới sự quyết định của 7 thẩm phán danh tiếng nhất nước Úc, bao gồm 3 nữ và 4 nam.
Nếu nhóm Trạng sư của ngài không thành công trong lần kháng án cuối cùng này, thì bản án trước đó vẫn phải thi hành, với thời hạn 6 năm tù (trong đó Ngài phải thụ án ít nhất 3 năm, 8 tháng). Với tuổi già sức yếu, nhiều người tin rằng ĐHY sẽ không chịu nổi những áp lực về mặt tinh thần của bản án, cũng như khó có thể sống sót đến thời hạn được xin giảm án.
Chính vì tin vào sự vô tội của Ngài, khi những bằng chứng đưa ra để buộc tội Ngài không mấy thuyết phục. Một nhóm Giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Úc, muốn làm một hành động cụ thể, trong tầm tay, để nhớ đến công ơn của một vị chủ chăn đang vướng vào vòng lao lý.
Bởi vì những nhóm chống đối Ngài, mệnh danh dưới nhiều chiêu bài và mục đích đã thường xuyên xuất hiện trước Tòa để gây áp lực lên vụ xử án. Vậy tại sao những người tin tưởng vào sự vô tội của Ngài lại không làm một việc tương tự?
Với gần 200 người giương cao tượng Chúa Chịu Nạn, hát Thánh Ca và Cầu Nguyện trước Tòa án, đã gây một sự ngạc nghiên lớn cho giới truyền thông Úc. Bởi từ trước đến nay, chưa bao giờ có một nhóm người nào ủng hộ ĐHY George Pell mạnh mẽ đến như thế, xuất hiện tại tòa án.
Đặc biệt đoàn biểu tình còn có sự tham dự của Thượng tọa Thích Phước Long, mặc áo cà sa vàng nổi bật giữa đoàn người. Trong phần phát biểu của mình nhà sư này nói rằng, ông tin vào sự vô tội của Đức Hồng Y George Pell, và sẵn sàng vào tù thế nếu được tòa chấp thuận.
Thượng tọa Thích Phước Long cũng gây sự chú ý với giới truyền thông Úc, khi cởi áo phản đối một người la lối chửi bới trước đoàn biểu tình, và ông nói rằng: “Nước Úc đã bị bôi bẩn bởi những phần tử nhạo báng Tôn giáo”.
Để quấy phá hình ảnh đẹp của đoàn, nhóm đồng tính luyến ái và chống đối Giáo Hội đã đưa những người mang hình ảnh và loa đến khiêu khích trước đoàn biểu tình, bằng những lời lẽ lăng mạ Đức Hồng Y. Nhưng với tinh thần ôn hòa và bất bạo động, đoàn giáo dân Việt đã dùng tiếng hát và lời cầu kinh để át giọng những người chống phá có mục đích này.
Thấy không thể phát đi những lời chống báng Giáo hội và ĐHY George Pell một cách hữu hiệu, nhóm này đã quay trở lại với loa đeo trên người để khiêu khích đoàn biểu tình thêm một lần nữa, khiến cảnh sát phải can thiệp và yêu cầu người này không được tiến gần đến đoàn biểu tình.
Đặc Một bản Thông cáo Báo chí của “Nhóm Giáo Hữu Công Lý và Hòa Bình tại NSW” được phát ra cho giới truyền thông Úc có đoạn:
“Chúng tôi, các tín hữu thuộc nhiều Tôn Giáo khác nhau tại Úc châu có mặt tại tiền đình Tối Cao Pháp viện tại Canberra ngày Thứ Tư 11.3.2020 nhằm mục đích:
Muốn thấy Công Lý và Sự Thật được thể hiện một cách sáng tỏ và công bình qua phiên xử cuối cùng.
-Cầu nguyện cho những người liên quan đến vụ xử án được sự vững tin và chính trực để ra những phán quyết chính đáng.
-Gửi một thông điệp bình an đến Đức Hồng Y George Pell, để Ngài biết lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho Ngài, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
-và cuối cùng, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng và thương yêu của Thiên Chúa”.
Được biết, nhóm Giáo dân kể trên đáng lẽ còn có sự tham dự của mấy trăm người khác, nhưng vì dịch cúm Corona đe dọa, và là ngày làm việc, nên nhiều người đã chọn việc ở nhà để cầu nguyện. Tuy nhiên sự có mặt của gần 200 người cũng đã là một thành quả lớn lao, khi tất cả các hãng thông tấn và đài truyền hình của Úc đều loan tin về cuộc biểu tình Cầu Nguyện và đòi Công Lý được thực thi này. Đã có ít nhất 2 nhật báo lớn của Úc đã loan tải tin này lên trang nhất, và 5 đài ti-vi đã trực tiếp truyền đi các hình ảnh đẹp này trong bản tin chiều cùng ngày.
Trong khi đoàn biểu tình phát biểu, cầu nguyện, và hát Thánh Ca bên ngoài tòa án, Bác sĩ Vũ Văn Hào, nhà báo Nguyễn Vy Túy và ký giả Thành Quang đã vào bên trong tòa để nghe cuộc tranh luận giữa Trạng sư Bret Walker và 7 vị Thẩm phán.Phía biện hộ cho ĐHY George Pell nói rằng: Các thẩm phán của các phiên tòa trước đã đưa ra những “tuyến đường sai lầm khủng khiếp”, khi chỉ bắt ĐHY phải chứng minh mình không lạm dụng tình dục 2 thiếu niên ca viên, và không màng đến những yếu tố khác, dẫn đến việc tuyên án thiếu căn cứ.
Ông Walker nói hình ảnh Đức TGM George Pell vào năm 1996, đứng trên các bậc thang của nhà thờ St Patrick sau Thánh Lễ Chúa Nhật để chào hỏi giáo dân (và luôn có người đi kèm để phụ giúp) là một tập quán khiến việc lạm dụng ấy không thể nào xảy ra (ngay trong phòng thay áo).
-Các Thẩm Phán đã được trao tài liệu để xem những bằng chứng này có đủ mạnh, để đánh đổ lập luận của một người duy nhất đứng ra (ẩn mặt) để tố cáo ĐHY George Pell, trong khi người thứ nhì trước khi qua đời đã phủ nhận việc mình ĐHY bị lạm dụng tình dục. Cho đến nay phiên tòa kháng án cuối cùng này đang đặt trọng tâm vào những lời khai qua video của “nạn nhân” duy nhất, để đánh giá lại một lần nữa về sự khả tín. Tuy nhiên một Trạng Sư ngồi xử đã tỏ ý lo ngại về “uy tín của người này” sẽ bị lung lay, và yêu cầu xem xét lại toàn bộ các bằng chứng cho công bằng hơn.
Sau nhiều giờ tranh luận giữa đôi bên. Tòa đã đồng ý tiếp tục cuộc xử án chung kết vào ngày mai Thứ Năm 12.3.2020.
Theo giới Luật gia tại Úc, những kết quả sau đây có thể xảy ra:
-Tòa án Tối cao sẽ bác bỏ việc kháng cáo (y án).
-Tòa cho ĐHY George Pell ra tòa điều trần phiên cuối cùng
-hoặc 7 thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ bỏ phiếu để quyết định ĐHY George Pell vô tội và tha bổng.
*Tin Nguyễn Vy Túy
(hình Diệp Hải Dung
Xem Hình
Đây là cơ hội cuối cùng mà ĐHY George Pell đòi hỏi công lý cho mình, dưới sự xem xét lại tiến trình xử án mà tòa trước đã đưa ra - và được đặt dưới sự quyết định của 7 thẩm phán danh tiếng nhất nước Úc, bao gồm 3 nữ và 4 nam.
Chính vì tin vào sự vô tội của Ngài, khi những bằng chứng đưa ra để buộc tội Ngài không mấy thuyết phục. Một nhóm Giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Úc, muốn làm một hành động cụ thể, trong tầm tay, để nhớ đến công ơn của một vị chủ chăn đang vướng vào vòng lao lý.
Bởi vì những nhóm chống đối Ngài, mệnh danh dưới nhiều chiêu bài và mục đích đã thường xuyên xuất hiện trước Tòa để gây áp lực lên vụ xử án. Vậy tại sao những người tin tưởng vào sự vô tội của Ngài lại không làm một việc tương tự?
Với gần 200 người giương cao tượng Chúa Chịu Nạn, hát Thánh Ca và Cầu Nguyện trước Tòa án, đã gây một sự ngạc nghiên lớn cho giới truyền thông Úc. Bởi từ trước đến nay, chưa bao giờ có một nhóm người nào ủng hộ ĐHY George Pell mạnh mẽ đến như thế, xuất hiện tại tòa án.
Đặc biệt đoàn biểu tình còn có sự tham dự của Thượng tọa Thích Phước Long, mặc áo cà sa vàng nổi bật giữa đoàn người. Trong phần phát biểu của mình nhà sư này nói rằng, ông tin vào sự vô tội của Đức Hồng Y George Pell, và sẵn sàng vào tù thế nếu được tòa chấp thuận.
Thượng tọa Thích Phước Long cũng gây sự chú ý với giới truyền thông Úc, khi cởi áo phản đối một người la lối chửi bới trước đoàn biểu tình, và ông nói rằng: “Nước Úc đã bị bôi bẩn bởi những phần tử nhạo báng Tôn giáo”.
Để quấy phá hình ảnh đẹp của đoàn, nhóm đồng tính luyến ái và chống đối Giáo Hội đã đưa những người mang hình ảnh và loa đến khiêu khích trước đoàn biểu tình, bằng những lời lẽ lăng mạ Đức Hồng Y. Nhưng với tinh thần ôn hòa và bất bạo động, đoàn giáo dân Việt đã dùng tiếng hát và lời cầu kinh để át giọng những người chống phá có mục đích này.
Thấy không thể phát đi những lời chống báng Giáo hội và ĐHY George Pell một cách hữu hiệu, nhóm này đã quay trở lại với loa đeo trên người để khiêu khích đoàn biểu tình thêm một lần nữa, khiến cảnh sát phải can thiệp và yêu cầu người này không được tiến gần đến đoàn biểu tình.
“Chúng tôi, các tín hữu thuộc nhiều Tôn Giáo khác nhau tại Úc châu có mặt tại tiền đình Tối Cao Pháp viện tại Canberra ngày Thứ Tư 11.3.2020 nhằm mục đích:
Muốn thấy Công Lý và Sự Thật được thể hiện một cách sáng tỏ và công bình qua phiên xử cuối cùng.
-Cầu nguyện cho những người liên quan đến vụ xử án được sự vững tin và chính trực để ra những phán quyết chính đáng.
-Gửi một thông điệp bình an đến Đức Hồng Y George Pell, để Ngài biết lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho Ngài, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
-và cuối cùng, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng và thương yêu của Thiên Chúa”.
Được biết, nhóm Giáo dân kể trên đáng lẽ còn có sự tham dự của mấy trăm người khác, nhưng vì dịch cúm Corona đe dọa, và là ngày làm việc, nên nhiều người đã chọn việc ở nhà để cầu nguyện. Tuy nhiên sự có mặt của gần 200 người cũng đã là một thành quả lớn lao, khi tất cả các hãng thông tấn và đài truyền hình của Úc đều loan tin về cuộc biểu tình Cầu Nguyện và đòi Công Lý được thực thi này. Đã có ít nhất 2 nhật báo lớn của Úc đã loan tải tin này lên trang nhất, và 5 đài ti-vi đã trực tiếp truyền đi các hình ảnh đẹp này trong bản tin chiều cùng ngày.
Trong khi đoàn biểu tình phát biểu, cầu nguyện, và hát Thánh Ca bên ngoài tòa án, Bác sĩ Vũ Văn Hào, nhà báo Nguyễn Vy Túy và ký giả Thành Quang đã vào bên trong tòa để nghe cuộc tranh luận giữa Trạng sư Bret Walker và 7 vị Thẩm phán.Phía biện hộ cho ĐHY George Pell nói rằng: Các thẩm phán của các phiên tòa trước đã đưa ra những “tuyến đường sai lầm khủng khiếp”, khi chỉ bắt ĐHY phải chứng minh mình không lạm dụng tình dục 2 thiếu niên ca viên, và không màng đến những yếu tố khác, dẫn đến việc tuyên án thiếu căn cứ.
Ông Walker nói hình ảnh Đức TGM George Pell vào năm 1996, đứng trên các bậc thang của nhà thờ St Patrick sau Thánh Lễ Chúa Nhật để chào hỏi giáo dân (và luôn có người đi kèm để phụ giúp) là một tập quán khiến việc lạm dụng ấy không thể nào xảy ra (ngay trong phòng thay áo).
Sau nhiều giờ tranh luận giữa đôi bên. Tòa đã đồng ý tiếp tục cuộc xử án chung kết vào ngày mai Thứ Năm 12.3.2020.
Theo giới Luật gia tại Úc, những kết quả sau đây có thể xảy ra:
-Tòa án Tối cao sẽ bác bỏ việc kháng cáo (y án).
-Tòa cho ĐHY George Pell ra tòa điều trần phiên cuối cùng
-hoặc 7 thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ bỏ phiếu để quyết định ĐHY George Pell vô tội và tha bổng.
*Tin Nguyễn Vy Túy
(hình Diệp Hải Dung
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trung Quốc đã viết lại lịch sử về con virus Vũ Hán
Thuy Mi / RFI
12:54 11/03/2020
La Croix ghi nhận từ hơn một tuần qua, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc. Hai tháng sau khi dịch bệnh virus corona chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng : ca đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20/01/2020. Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán
Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.
Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau : « Tuy con virus corona đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu ».
Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc « chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch ». La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.
Phao tin virus corona Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật
Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ…Mỹ !
Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với « virus corona Nhật Bản ». Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.
Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.
Libération cũng nhắc lại sự kiện hôm 5/3 đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về « virus Nhật », và có cùng nhận định : đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong « cuộc chiến tranh nhân dân chống virus ». Hôm 27/2, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố « virus corona có thể không phải từ Trung Quốc ».
Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài « nhập khẩu » vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.
« Thế giới phải cám ơn Trung Quốc »
Cuối cùng, nhiều thông điệp chính thức kêu gọi « thế giới phải cám ơn Trung Quốc » vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến. Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : « Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước ».
Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con virus corona lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.
The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa « Chỉ hươu, bảo ngựa » và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng.
Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận : « Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên ». Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử
La Croix nhận xét, cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là « nhờ có đảng Cộng Sản Trung Quốc » mà dịch bệnh virus corona đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh « các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc », nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.
Về từ ngữ « chiến tranh nhân dân chống virus » mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng : « Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ ». Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng : làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật, đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích : « Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Nhưng « sự thật » theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc ».
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng : ca đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20/01/2020. Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán
Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.
Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau : « Tuy con virus corona đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu ».
Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc « chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch ». La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.
Phao tin virus corona Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật
Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ…Mỹ !
Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với « virus corona Nhật Bản ». Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.
Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.
Libération cũng nhắc lại sự kiện hôm 5/3 đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về « virus Nhật », và có cùng nhận định : đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong « cuộc chiến tranh nhân dân chống virus ». Hôm 27/2, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố « virus corona có thể không phải từ Trung Quốc ».
Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài « nhập khẩu » vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.
« Thế giới phải cám ơn Trung Quốc »
Cuối cùng, nhiều thông điệp chính thức kêu gọi « thế giới phải cám ơn Trung Quốc » vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến. Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : « Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước ».
Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con virus corona lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.
The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa « Chỉ hươu, bảo ngựa » và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng.
Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận : « Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên ». Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử
La Croix nhận xét, cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là « nhờ có đảng Cộng Sản Trung Quốc » mà dịch bệnh virus corona đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh « các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc », nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.
Về từ ngữ « chiến tranh nhân dân chống virus » mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng : « Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ ». Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng : làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật, đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích : « Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Nhưng « sự thật » theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc ».
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh nữ Corona thời mùa bệnh dịch Covid 19
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:21 11/03/2020
Thánh nữ Corona thời mùa bệnh dịch Covid 19
Từ ba tháng nay trong nếp sống trên toàn cầu các tin tức đề cập hằng ngày rất nhiều về bệnh dịch do vi trùng corona gây ra những hậu qủa tiêu cực nghiêm trọng cho sức khoẻ sự sống con người.
Bệnh dịch Corona, được gọi là Covid 19, truyền nhiễm lây lan nhanh chóng. Nó bùng phát bắt đầu từ Trung quốc bên Á châu, bây giờ lan sang hầu hết các quốc gia đất nước khắp năm châu lục.
Các nhà khoa học ngành y khoa ngày đêm nghiên cứu tìm tòi chế biến thuốc trị bệnh cùng thuốc tiêm chủng ngăn ngừa. Theo tin tức tới nay chưa có kết qủa cuối cùng chắc chắn. Nhưng có dấu hiệu tiến triển tốt đẹp
Chính phủ các quốc gia hằng nhanh chóng đưa ra những biện pháp khẩn cấp, những lời cảnh báo, những quy tắc lời khuyên cho người dân cần phải làm gìn giữ bản thân mỗi người và cho xã hội. Những điều đó nhằm chặn đứng ngăn ngừa sự lây lan của loại vi trùng gây bệnh nguy hiểm này, để đem lại an toàn an sức khoẻ cho người dân, cùng cứu vãn nền hòa bình kinh tế cho đời sống xã hội
Các bác sĩ, y tá nơi các nhà thương bệnh viện ngày đêm dấn thân không mệt mỏi chữa trị những người bị nhiễm bệnh. Đã có những vị Bác sĩ, Y Tá khi thi hành nhiệm vụ chữa trị săn sóc cứu người bệnh đã bị nhiễm bệnh và đã qua đời như ở bên Trung quốc.
Số người nhiễm bệnh trên thế giới ngày càng gia tăng lên hơn một trăm ngàn, và số người qua đời vì bệnh dịch này cũng đã lên hàng ngàn.
Ngọn đuốc chiếu sáng niềm hy vọng hơn khi nào hết luôn cần phải được gìn giữ khơi lên những tia sáng cho con người trong bóng đêm tối do cơn bệnh dịch hoành hành đe dọa bao phủ đời sống.
Ngoài những phương pháp tự nhiên cần thiết phải thi hành phải tuân thủ về an ninh trật tự, về y khoa, về gìn giữ vệ sinh sức khoẻ, con người còn cần đến đời sống tâm linh tinh thần nữa. Đời sống này góp phần giúp họ có bình an sức khoẻ trong tâm hồn cùng cả thể xác nữa.
Người Công Giáo cầu nguyện xin Chúa nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, của các Thánh, xin ra tay cứu giúp chúc phúc lành gìn giữ cho mau thoát khỏi cơn bệnh dịch nguy hiểm Covid 19.
Thánh Rô-cô là vị thánh ngày xưa vào thế kỷ 13. đã xông pha dấn thân ra tay cứu giúp những người bị bệnh dịch. Và nhờ công trạng bác ái cứu người trong lúc khốn khó bơ vơ, thánh nhân trở thành vị thánh quan thầy phù hộ cho những người bị bệnh dịch trong Giáo hội Chúa ở trần gian.
Ngoài vị Thánh Rocô, quan thầy phù giúp trong cơn bệnh dịch, còn có Thánh nữ Corona - còn được viết là Korona - một vị thánh nữ ít được biết đến trong Giáo hội.
Thánh Corona còn có tên nữa là Stephania. Thánh nữ sinh trưởng hoặc ở bên Aicập hoặc ở bên Syria vào khoảng năm 160 và qua đời khoảng năm 177, là một vị thánh nữ tử đạo sớm trong Giáo hội.
Thánh nữ Corona chết tử vì đạo sớm lúc mới 16 tuổi trong thời kỳ cấm đạo cùng với cha của mình là thánh Victor thành Damascus, một quân nhân Kitô giáo thời hòang đế Roma Mark Aurel. Victor thành Damascus cũng là vị thánh tử đạo cùng với Thánh nữ Corona.
Thánh nữ Corona rất được tôn kính ở bên nước Áo, vùng Bayern miền nam nước Đức và vùng Boehmen. Những nơi đó có thánh đường trung tâm hành hương kính thánh nữ.
Hoàng đế Carolô cả là người có lòng sùng kính Thánh nữ Corona rất đặc biệt. Vì thế ông đã cho mang di tích xương thánh của Thánh nữ Corona về Aachen, và tôn vinh Thánh nữ Corona cùng là vị thánh quan thầy của nhà thờ Aachen.
Thánh nữ Corona được tôn vinh là vị thánh quan thầy của những người đi tìm kiếm kho tàng và phù hộ chống các dịch tễ, cùng cho được thời tiết thuận hòa chống lại thời tiết xấu bão tố.
Thánh nữ Corona được kính ngày 14. tháng Năm trong Giáo Hội.
Trong thời lúc hiện tại bệnh dịch Covid 19 lan tràn đe dọa sức khoẻ đời sống con người, thiết tưởng lời cầu xin khẩn khứa Thánh nữ Corona cầu bầu cùng Chúa cho mau thoát khỏi bệnh dịch Covid 19 rất cần thiết, cùng nói lên lòng tin niềm hy vọng nơi Thiên Chúa tình yêu.
Lạy Thánh Corona, xin cầu bầu cùng Chúa cứu giúp chữa lành cho chúng con trong cơn nguy khốn vì bệnh dịch Covid 19!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ ba tháng nay trong nếp sống trên toàn cầu các tin tức đề cập hằng ngày rất nhiều về bệnh dịch do vi trùng corona gây ra những hậu qủa tiêu cực nghiêm trọng cho sức khoẻ sự sống con người.
Bệnh dịch Corona, được gọi là Covid 19, truyền nhiễm lây lan nhanh chóng. Nó bùng phát bắt đầu từ Trung quốc bên Á châu, bây giờ lan sang hầu hết các quốc gia đất nước khắp năm châu lục.
Các nhà khoa học ngành y khoa ngày đêm nghiên cứu tìm tòi chế biến thuốc trị bệnh cùng thuốc tiêm chủng ngăn ngừa. Theo tin tức tới nay chưa có kết qủa cuối cùng chắc chắn. Nhưng có dấu hiệu tiến triển tốt đẹp
Chính phủ các quốc gia hằng nhanh chóng đưa ra những biện pháp khẩn cấp, những lời cảnh báo, những quy tắc lời khuyên cho người dân cần phải làm gìn giữ bản thân mỗi người và cho xã hội. Những điều đó nhằm chặn đứng ngăn ngừa sự lây lan của loại vi trùng gây bệnh nguy hiểm này, để đem lại an toàn an sức khoẻ cho người dân, cùng cứu vãn nền hòa bình kinh tế cho đời sống xã hội
Các bác sĩ, y tá nơi các nhà thương bệnh viện ngày đêm dấn thân không mệt mỏi chữa trị những người bị nhiễm bệnh. Đã có những vị Bác sĩ, Y Tá khi thi hành nhiệm vụ chữa trị săn sóc cứu người bệnh đã bị nhiễm bệnh và đã qua đời như ở bên Trung quốc.
Số người nhiễm bệnh trên thế giới ngày càng gia tăng lên hơn một trăm ngàn, và số người qua đời vì bệnh dịch này cũng đã lên hàng ngàn.
Ngọn đuốc chiếu sáng niềm hy vọng hơn khi nào hết luôn cần phải được gìn giữ khơi lên những tia sáng cho con người trong bóng đêm tối do cơn bệnh dịch hoành hành đe dọa bao phủ đời sống.
Ngoài những phương pháp tự nhiên cần thiết phải thi hành phải tuân thủ về an ninh trật tự, về y khoa, về gìn giữ vệ sinh sức khoẻ, con người còn cần đến đời sống tâm linh tinh thần nữa. Đời sống này góp phần giúp họ có bình an sức khoẻ trong tâm hồn cùng cả thể xác nữa.
Người Công Giáo cầu nguyện xin Chúa nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, của các Thánh, xin ra tay cứu giúp chúc phúc lành gìn giữ cho mau thoát khỏi cơn bệnh dịch nguy hiểm Covid 19.
Thánh Rô-cô là vị thánh ngày xưa vào thế kỷ 13. đã xông pha dấn thân ra tay cứu giúp những người bị bệnh dịch. Và nhờ công trạng bác ái cứu người trong lúc khốn khó bơ vơ, thánh nhân trở thành vị thánh quan thầy phù hộ cho những người bị bệnh dịch trong Giáo hội Chúa ở trần gian.
Ngoài vị Thánh Rocô, quan thầy phù giúp trong cơn bệnh dịch, còn có Thánh nữ Corona - còn được viết là Korona - một vị thánh nữ ít được biết đến trong Giáo hội.
Thánh Corona còn có tên nữa là Stephania. Thánh nữ sinh trưởng hoặc ở bên Aicập hoặc ở bên Syria vào khoảng năm 160 và qua đời khoảng năm 177, là một vị thánh nữ tử đạo sớm trong Giáo hội.
Thánh nữ Corona chết tử vì đạo sớm lúc mới 16 tuổi trong thời kỳ cấm đạo cùng với cha của mình là thánh Victor thành Damascus, một quân nhân Kitô giáo thời hòang đế Roma Mark Aurel. Victor thành Damascus cũng là vị thánh tử đạo cùng với Thánh nữ Corona.
Thánh nữ Corona rất được tôn kính ở bên nước Áo, vùng Bayern miền nam nước Đức và vùng Boehmen. Những nơi đó có thánh đường trung tâm hành hương kính thánh nữ.
Hoàng đế Carolô cả là người có lòng sùng kính Thánh nữ Corona rất đặc biệt. Vì thế ông đã cho mang di tích xương thánh của Thánh nữ Corona về Aachen, và tôn vinh Thánh nữ Corona cùng là vị thánh quan thầy của nhà thờ Aachen.
Thánh nữ Corona được tôn vinh là vị thánh quan thầy của những người đi tìm kiếm kho tàng và phù hộ chống các dịch tễ, cùng cho được thời tiết thuận hòa chống lại thời tiết xấu bão tố.
Thánh nữ Corona được kính ngày 14. tháng Năm trong Giáo Hội.
Trong thời lúc hiện tại bệnh dịch Covid 19 lan tràn đe dọa sức khoẻ đời sống con người, thiết tưởng lời cầu xin khẩn khứa Thánh nữ Corona cầu bầu cùng Chúa cho mau thoát khỏi bệnh dịch Covid 19 rất cần thiết, cùng nói lên lòng tin niềm hy vọng nơi Thiên Chúa tình yêu.
Lạy Thánh Corona, xin cầu bầu cùng Chúa cứu giúp chữa lành cho chúng con trong cơn nguy khốn vì bệnh dịch Covid 19!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bán Chuối Bên Hè
Tấn Đạt
08:40 11/03/2020
BÁN CHUỐI BÊN HÈ
Ảnh của Tấn Đạt
Người ta có tiệm có hàng
Tôi vài nải chuối vườn nhà kiếm ăn
Ngày ngày vất vả khó khăn
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Người ta có tiệm có hàng
Tôi vài nải chuối vườn nhà kiếm ăn
Ngày ngày vất vả khó khăn
(bt)
VietCatholic TV
Đức Giáo Hoàng gởi thư cho người dân Ý giữa cảnh tang thương kinh hoàng do coronavirus gây ra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:23 11/03/2020
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một bức thư ngỏ, được đăng trên nhật báo Il Mattino của thành phố Padua, bày tỏ lời cầu nguyện và sự gần gũi của ngài với tất cả những người đau khổ do coronavirus gây ra.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bức thư bằng một lời xin lỗi vì những gì ngài gọi là “tính chất không chính thức của cử chỉ này.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng, thông qua tờ nhật báo này của thành phố Padua, ý định của ngài là tiếp cận với toàn thể dân chúng thành phố, tất cả các cộng đồng Kitô giáo, các linh mục và Giám mục. Khi viết thư cho họ, Đức Giáo Hoàng nói rằng, một cách biểu tượng, ngài đang viết cho những người khác nữa.
Chúa nói với chúng ta trong những lúc đau khổ
“Sự đau khổ và cái chết mà anh chị em đang trải qua, tại đây cũng như ở các vùng khác của Ý, vì coronavirus, đối với tôi là một lý do cho lời cầu nguyện và sự gần gũi của con người,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết.
“Đây cũng là lý do cho niềm hy vọng Kitô Giáo, bởi vì ngay cả trong những lúc này, Chúa vẫn đang nói với chúng ta.”
Thiện chí, trách nhiệm và hợp tác
Đức Giáo Hoàng mô tả “tình huống nguy hiểm này”, như “một cơ hội để thấy những người nam nữ thiện chí có khả năng làm được những gì”. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đang nghĩ đến “những người, trong những ngày này, đang làm nhiều hơn những gì họ thường phải làm: trước hết và trên hết là các nhân viên y tế.”
“Thiện chí, kết hợp với ý thức trách nhiệm và sự hợp tác mạnh mẽ với các cơ quan hữu quan, trở thành một giá trị vượt trội mà thế giới vô cùng cần đến,” Đức Thánh Cha viết.
Padua, thủ đô của các tình nguyện viên Âu châu năm 2020
Năm nay, thành phố Padua phía bắc nước Ý được đặt tên là “thủ đô của các tình nguyện viên Âu châu”. Trong thư, Đức Thánh Cha gọi đây là cơ hội tuyệt vời để thành phố của anh chị em nói với thế giới về DNA của mình, bao gồm việc sử dụng thời gian và sự chia sẻ quảng đại các tài năng.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời người dân Ýtrong vùng Veneto tự hào về lịch sử của mình và gánh vác trách nhiệm “về tất cả những điều tốt đẹp đã được gieo bởi những người đi trước anh chị em.”
“Khâu Italia lại với nhau”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến phương châm Padua đã chọn làm để làm chủ đề hướng dẫn cho năm các tình nguyện viên: đó là “Khâu Italia lại với nhau”. Động từ “khâu”, nhắc nhớ chúng ta công việc may vá và sửa chữa: đó là “các hoạt động cần thiết nhất sau một vết rách, hay một vết thương.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo rằng: “Hôm nay chúng ta bị cám dỗ vứt bỏ thay vì sửa chữa. Đó là định mệnh mà chúng ta không chỉ dành cho các đồ vật, mà còn dành cả cho mọi người, đặc biệt là những người bất lực nhất. Xin đừng ai từ chối trao ra một ánh mắt yêu thương của sự chú ý và một cử chỉ của lòng nhân hậu.”
Một cái vuốt ve tượng trưng
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận lá thư bằng cách giải thích tại sao ngài chọn công bố lá thư của mình trên nhật báo Il Mattino của Padua. Đó là vì ngài muốn lá thư này trở thành một sự vuốt ve đối với những người đang đau khổ vào thời điểm này. Ngài muốn mở rộng sự âu yếm mang tính biểu tượng này đến “tất cả các thành phố khác đang phải chia sẻ cùng cảnh ngộ này vào thời điểm hiện nay, nhưng đồng thời, cũng đang đưa ra trước thế giới chứng tá về thiện chí.”
Lời cuối cùng và lời chúc bình an của ngài được gởi đến tất cả ai bị mất người thân, người già, người bệnh và những người đang bị giam cầm: bất cứ ai, vì tình huống khẩn cấp do coronavirus gây ra, không thể nhận được sự thoải mái dù chỉ đơn giản là một chuyến viếng thăm.
Source:Vatican News
Tác hại của virus Tập Cận Bình: Bethlehem, nơi Chúa giáng sinh, bị cô lập như Vũ Hán, Trung Quốc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:19 11/03/2020
Trong một diễn biến đáng buồn, thành phố Bethlehem ở Tây Ngạn đã bị cô lập khi các trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên tại Palestine được phát hiện ở đó và chính quyền đã công bố tình trạng khẩn cấp.
Bộ trưởng Y tế Palestine Mai al-Kaila cho biết tính đến nay, tổng cộng đã có 16 trường hợp nhiễm coronavirus được phát hiện ở Tây Ngạn, bao gồm 9 trường hợp ở Bethlehem. Wafa, hãng thông tấn chính thức của Palestine cho biết như trên.
Bộ Quốc phòng Israel cho biết họ đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với Bethlehem, và mọi người bị cấm không được ra vào thành phố này. Họ nói thêm rằng việc cô lập này đã được áp đặt với sự phối hợp với Chính quyền Palestine, gọi tắt là PA.
Israel kiểm soát tất cả các lối vào Tây Ngạn nhưng PA có trụ sở tại Ramallah vẫn còn những quyền tự chủ ở các thành phố, mặc dù có những hạn chế nhất định.
Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh cho biết tình trạng cô lập sẽ kéo dài trong 30 ngày, và nói rằng các biện pháp là rất cần thiết để ngăn chặn căn bệnh này.
“Tất cả các việc đi lại giữa các miền trong lãnh thổ Palestine bị cấm, trừ ra trong các trường hợp tối cần. Đồng thời, tất cả các trường học và các cơ sở giáo dục sẽ phải đóng cửa,” ông nói.
Shtayyeh cho biết thêm, các công viên công cộng và các địa điểm du lịch sẽ đóng cửa trong khi các sự kiện thể thao lớn, hội nghị và các cuộc tụ họp lớn khác đã bị hủy bỏ.
Với lệnh cấm kéo dài đến giữa Tuần Thánh như thế này, các tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa âu lo rằng sẽ không có bao nhiêu khách hành hương đến được Thánh Địa trong Mùa Chay và dịp lễ Phục sinh năm nay.
Các đường phố Bethlehem và Ramallah gần như trống rỗng trong những ngày này với hầu hết các cửa hàng phải đóng cửa.
Mặc dù các quan chức bảo dân chúng giữ bình tĩnh, một số người đã có các biểu hiện hoảng loạn. Họ dự trữ thức ăn, nước uống và làm sạch đồ đạc vì sợ rằng việc cô lập sẽ diễn ra trong một thời gian dài.
Các nhân chứng cho biết một số khách du lịch đang ở thăm Bethlehem thực sự rơi vào tình trạng hoảng loạn. Họ đang cố gắng vượt qua các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái để đến Giêrusalem ngõ hầu có thể trở về quê hương.
Bộ Y tế Palestine cho biết các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại một khách sạn ở khu vực Bethlehem.
Người đứng đầu ban giám đốc y tế địa phương, Imad Shahadeh, nói với AFP rằng một nhóm khách du lịch Hy Lạp đã đến khách sạn vào cuối tháng Hai, và hai người sau đó được chẩn đoán nhiễm virus.
Một số trường hợp nghi ngờ trong số các công nhân khách sạn cũng đã được xác định là nhiễm coronavirus.
Nhà thờ Chúa giáng sinh, được xây dựng trên địa điểm mà theo truyền thống là nơi sinh của Chúa Giêsu, đã bị đóng cửa vào ngày thứ Năm 5 tháng Ba. Các địa điểm khác, bao gồm cả nhà thờ Thánh Mộ cách Bethlehem 25km về phía Bắc, có nhiều khả năng cũng sẽ bị đóng cửa trong vòng một tháng.
Asbed Balian, giáo sĩ của Giáo Hội Armenia Tông truyền tại Nhà thờ Giáng sinh, cho biết “những vị khách nhiễm bệnh đã vào thăm nhà thờ này”.
Issa Thaljieh, một linh mục khác của Chính Thống Giáo Hy lạp tại Nhà thờ Chúa giáng sinh, cho biết nhà thờ đã được khử trùng.
COGAT, cơ quan của Israel chịu trách nhiệm về các hoạt động dân sự trên lãnh thổ Palestine, cho biết họ đã hợp tác chặt chẽ với Chính quyền Palestine để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tất cả các xe buýt du lịch đến và đi từ Bethlehem đều bị cấm cho đến khi có thông báo mới, phát ngôn viên cảnh sát Israel nói.
Theo hãng tin AFP, khoảng 20 xe buýt đã bị mắc kẹt tại một trạm kiểm soát của Israel tại lối vào Bethlehem, cách Giêrusalem khoảng 10km về phía nam.
Source:Al JeeraBethlehem under lockdown after coronavirus cases confirmed
Bộ trưởng Y tế Palestine Mai al-Kaila cho biết tính đến nay, tổng cộng đã có 16 trường hợp nhiễm coronavirus được phát hiện ở Tây Ngạn, bao gồm 9 trường hợp ở Bethlehem. Wafa, hãng thông tấn chính thức của Palestine cho biết như trên.
Bộ Quốc phòng Israel cho biết họ đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với Bethlehem, và mọi người bị cấm không được ra vào thành phố này. Họ nói thêm rằng việc cô lập này đã được áp đặt với sự phối hợp với Chính quyền Palestine, gọi tắt là PA.
Israel kiểm soát tất cả các lối vào Tây Ngạn nhưng PA có trụ sở tại Ramallah vẫn còn những quyền tự chủ ở các thành phố, mặc dù có những hạn chế nhất định.
Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh cho biết tình trạng cô lập sẽ kéo dài trong 30 ngày, và nói rằng các biện pháp là rất cần thiết để ngăn chặn căn bệnh này.
“Tất cả các việc đi lại giữa các miền trong lãnh thổ Palestine bị cấm, trừ ra trong các trường hợp tối cần. Đồng thời, tất cả các trường học và các cơ sở giáo dục sẽ phải đóng cửa,” ông nói.
Shtayyeh cho biết thêm, các công viên công cộng và các địa điểm du lịch sẽ đóng cửa trong khi các sự kiện thể thao lớn, hội nghị và các cuộc tụ họp lớn khác đã bị hủy bỏ.
Với lệnh cấm kéo dài đến giữa Tuần Thánh như thế này, các tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa âu lo rằng sẽ không có bao nhiêu khách hành hương đến được Thánh Địa trong Mùa Chay và dịp lễ Phục sinh năm nay.
Các đường phố Bethlehem và Ramallah gần như trống rỗng trong những ngày này với hầu hết các cửa hàng phải đóng cửa.
Mặc dù các quan chức bảo dân chúng giữ bình tĩnh, một số người đã có các biểu hiện hoảng loạn. Họ dự trữ thức ăn, nước uống và làm sạch đồ đạc vì sợ rằng việc cô lập sẽ diễn ra trong một thời gian dài.
Các nhân chứng cho biết một số khách du lịch đang ở thăm Bethlehem thực sự rơi vào tình trạng hoảng loạn. Họ đang cố gắng vượt qua các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái để đến Giêrusalem ngõ hầu có thể trở về quê hương.
Bộ Y tế Palestine cho biết các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại một khách sạn ở khu vực Bethlehem.
Người đứng đầu ban giám đốc y tế địa phương, Imad Shahadeh, nói với AFP rằng một nhóm khách du lịch Hy Lạp đã đến khách sạn vào cuối tháng Hai, và hai người sau đó được chẩn đoán nhiễm virus.
Một số trường hợp nghi ngờ trong số các công nhân khách sạn cũng đã được xác định là nhiễm coronavirus.
Nhà thờ Chúa giáng sinh, được xây dựng trên địa điểm mà theo truyền thống là nơi sinh của Chúa Giêsu, đã bị đóng cửa vào ngày thứ Năm 5 tháng Ba. Các địa điểm khác, bao gồm cả nhà thờ Thánh Mộ cách Bethlehem 25km về phía Bắc, có nhiều khả năng cũng sẽ bị đóng cửa trong vòng một tháng.
Asbed Balian, giáo sĩ của Giáo Hội Armenia Tông truyền tại Nhà thờ Giáng sinh, cho biết “những vị khách nhiễm bệnh đã vào thăm nhà thờ này”.
Issa Thaljieh, một linh mục khác của Chính Thống Giáo Hy lạp tại Nhà thờ Chúa giáng sinh, cho biết nhà thờ đã được khử trùng.
COGAT, cơ quan của Israel chịu trách nhiệm về các hoạt động dân sự trên lãnh thổ Palestine, cho biết họ đã hợp tác chặt chẽ với Chính quyền Palestine để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tất cả các xe buýt du lịch đến và đi từ Bethlehem đều bị cấm cho đến khi có thông báo mới, phát ngôn viên cảnh sát Israel nói.
Theo hãng tin AFP, khoảng 20 xe buýt đã bị mắc kẹt tại một trạm kiểm soát của Israel tại lối vào Bethlehem, cách Giêrusalem khoảng 10km về phía nam.
Source:Al Jeera
12 tù nhân Ý chết trong các vụ nổi loạn. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho ai đang bị giam cầm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:03 11/03/2020
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, thời điểm được coi là bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này tại Ý, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus chỉ có 14 người, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 11 tháng Ba, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 10,149 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã lên đến 631 người. Chỉ trong một ngày thứ Ba 10 tháng Ba, tại Ý đã có thêm 168 người chết vì coronavirus.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Như chúng tôi đã đưa tin, đối diện với tin tức gia đình không thể thăm viếng do sắc lệnh cô lập của thủ tướng Giuseppe Conte, và trước nguy cơ chết vì lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đông đúc của các nhà giam, các tù nhân tại ít nhất 27 nhà tù trên khắp nước Ý đã nổi loạn.
Tính đến sáng ngày thứ Tư, trật tự đã được lặp lại. Riêng tại nhà tù Trapani trên đảo Sicily, cảnh sát vẫn chưa khống chế được tình hình.
Cho đến nay, cảnh sát xác nhận đã có 12 tù nhân bị thiệt mạng. Cảnh sát giải thích là vì họ dùng quá liều chất methadone cướp được trong các bệnh xá.
Trước các tin tức đáng buồn này, sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đặc biệt cho những người bị cầm tù, xin Chúa an ủi họ trong thời khắc khó khăn này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói: “Trong thánh lễ hôm nay, tôi muốn cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong cảnh tù đầy, tôi muốn cầu nguyện cho các anh chị em của chúng ta. Họ đang đau khổ và hoang mang nên chúng tôi phải gần gũi họ trong lời cầu nguyện của chúng ta xin Chúa an ủi họ.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến Bài Đọc Thứ Nhất và bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Ðọc I: Gr 18, 18-20
“Hãy đến, và chúng ta hành hạ nó”.
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Thiên hạ nói rằng: “Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy”.
Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ.
Bài Phúc Âm: Mt 20, 17-28
“Họ đã lên án tử cho Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: “Bà muốn gì”. Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được”. Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.
Giêrêmia một tiên tri của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu bài giảng của ngài với lời giải thích về cách thức ma quỷ cám dỗ chúng ta từ chối kế hoạch của Thiên Chúa. Giống như đã làm với Giêrêmia, đầu tiên ma quỷ đặt ra các chướng ngại vật trên con đường của chúng ta. Sau đó, nó bắt đầu càng lúc càng độc địa. Kinh nghiệm của Giêrêmia cũng là một lời tiên báo về cuộc thương khó của Chúa.
Chiêu thức đầu tiên của ma quỷ
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng ma quỷ có hai chiêu thức khi nó làm khổ các Kitô hữu. Đầu tiên, nó cố gắng quyến rũ họ bằng tinh thần thế gian, bằng cách làm cho họ thay đổi kế hoạch cứu chuộc. Đây là thứ tinh thần thế gian, được thể hiện trên môi bà mẹ các con ông Giêbêđê Đó là phù hoa, mê say vật chất, sự nghiệp, thành công. Đó là những cách mà quỷ dữ đề nghị với chúng ta để tránh xa khỏi thập giá của Chúa Kitô.
Chiêu thức thứ hai của ma quỷ
Khi chiêu thức này không hoạt động, nó quay sang cố gắng tiêu diệt người đó. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng, niềm tự hào của ma quỷ rất lớn đến nỗi nó làm mọi cách để tiêu diệt những ai nó không khuất phục được, và thích tiêu diệt bằng các phương thế độc hại nhất.
Đức Thánh Cha nói ngài nghĩ đến những cuộc bách hại mà nhiều vị thánh và các Kitô hữu phải gánh chịu. Các ngài không bị giết ngay lập tức. Các ngài như được sinh ra để chịu đựng. Các ngài chịu mọi hình thức sỉ nhục, thậm chí là chết.
Đó là những gì Chúa Giêsu đã phải trải qua. Hai người kẻ trộm bị đóng đinh với Chúa Giêsu không bị hành hạ như Ngài. Họ được để cho chết trong an bình. Không ai xúc phạm họ. Không ai để ý đến họ.
Sự phân định giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ
Phân định xem ma quỷ đang tác động trên chúng ta như thế nào là cách để vượt qua những trở ngại mà ma quỷ đặt ra trên con đường theo Chúa của chúng ta. Khi một người bị bách hại, họ phải đối mặt với sự trả thù của quỷ vì điều đó có nghĩa là họ đã chinh phục được Satan. Điều này rất hiển nhiên trong cuộc sống của nhiều Kitô hữu ngày nay, những người đã và đang bị khủng bố tàn nhẫn.
Đức Thánh Cha cũng trình bày những suy tư của ngài về những đau khổ mà Asia Bibi phải chịu đựng trong suốt 9 năm tù giam. “Đây là sự độc ác của ma quỷ,” Đức Thánh Cha nói.
Lời cầu nguyện của Giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện cho sự phân định này:
Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết cách nhận ra sự hiện diện của ác thần khi nó muốn tiêu diệt chúng ta, và sự hiện diện của cùng một ác thần đó khi nó muốn dụ dỗ chúng ta qua vẻ bề ngoài của thế gian, qua sự phù phiếm.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để phân định đâu là con đường của Chúa, đó chính là thập tự giá; và đâu là con đường của thế gian với những phù hoa và dáng vẻ bề ngoài.
Source:Vatican NewsPope offers Mass for the imprisoned
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Như chúng tôi đã đưa tin, đối diện với tin tức gia đình không thể thăm viếng do sắc lệnh cô lập của thủ tướng Giuseppe Conte, và trước nguy cơ chết vì lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đông đúc của các nhà giam, các tù nhân tại ít nhất 27 nhà tù trên khắp nước Ý đã nổi loạn.
Tính đến sáng ngày thứ Tư, trật tự đã được lặp lại. Riêng tại nhà tù Trapani trên đảo Sicily, cảnh sát vẫn chưa khống chế được tình hình.
Cho đến nay, cảnh sát xác nhận đã có 12 tù nhân bị thiệt mạng. Cảnh sát giải thích là vì họ dùng quá liều chất methadone cướp được trong các bệnh xá.
Trước các tin tức đáng buồn này, sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đặc biệt cho những người bị cầm tù, xin Chúa an ủi họ trong thời khắc khó khăn này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói: “Trong thánh lễ hôm nay, tôi muốn cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong cảnh tù đầy, tôi muốn cầu nguyện cho các anh chị em của chúng ta. Họ đang đau khổ và hoang mang nên chúng tôi phải gần gũi họ trong lời cầu nguyện của chúng ta xin Chúa an ủi họ.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến Bài Đọc Thứ Nhất và bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Ðọc I: Gr 18, 18-20
“Hãy đến, và chúng ta hành hạ nó”.
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Thiên hạ nói rằng: “Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy”.
Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ.
Bài Phúc Âm: Mt 20, 17-28
“Họ đã lên án tử cho Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: “Bà muốn gì”. Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được”. Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.
Giêrêmia một tiên tri của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu bài giảng của ngài với lời giải thích về cách thức ma quỷ cám dỗ chúng ta từ chối kế hoạch của Thiên Chúa. Giống như đã làm với Giêrêmia, đầu tiên ma quỷ đặt ra các chướng ngại vật trên con đường của chúng ta. Sau đó, nó bắt đầu càng lúc càng độc địa. Kinh nghiệm của Giêrêmia cũng là một lời tiên báo về cuộc thương khó của Chúa.
Chiêu thức đầu tiên của ma quỷ
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng ma quỷ có hai chiêu thức khi nó làm khổ các Kitô hữu. Đầu tiên, nó cố gắng quyến rũ họ bằng tinh thần thế gian, bằng cách làm cho họ thay đổi kế hoạch cứu chuộc. Đây là thứ tinh thần thế gian, được thể hiện trên môi bà mẹ các con ông Giêbêđê Đó là phù hoa, mê say vật chất, sự nghiệp, thành công. Đó là những cách mà quỷ dữ đề nghị với chúng ta để tránh xa khỏi thập giá của Chúa Kitô.
Chiêu thức thứ hai của ma quỷ
Khi chiêu thức này không hoạt động, nó quay sang cố gắng tiêu diệt người đó. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng, niềm tự hào của ma quỷ rất lớn đến nỗi nó làm mọi cách để tiêu diệt những ai nó không khuất phục được, và thích tiêu diệt bằng các phương thế độc hại nhất.
Đức Thánh Cha nói ngài nghĩ đến những cuộc bách hại mà nhiều vị thánh và các Kitô hữu phải gánh chịu. Các ngài không bị giết ngay lập tức. Các ngài như được sinh ra để chịu đựng. Các ngài chịu mọi hình thức sỉ nhục, thậm chí là chết.
Đó là những gì Chúa Giêsu đã phải trải qua. Hai người kẻ trộm bị đóng đinh với Chúa Giêsu không bị hành hạ như Ngài. Họ được để cho chết trong an bình. Không ai xúc phạm họ. Không ai để ý đến họ.
Sự phân định giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ
Phân định xem ma quỷ đang tác động trên chúng ta như thế nào là cách để vượt qua những trở ngại mà ma quỷ đặt ra trên con đường theo Chúa của chúng ta. Khi một người bị bách hại, họ phải đối mặt với sự trả thù của quỷ vì điều đó có nghĩa là họ đã chinh phục được Satan. Điều này rất hiển nhiên trong cuộc sống của nhiều Kitô hữu ngày nay, những người đã và đang bị khủng bố tàn nhẫn.
Đức Thánh Cha cũng trình bày những suy tư của ngài về những đau khổ mà Asia Bibi phải chịu đựng trong suốt 9 năm tù giam. “Đây là sự độc ác của ma quỷ,” Đức Thánh Cha nói.
Lời cầu nguyện của Giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện cho sự phân định này:
Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết cách nhận ra sự hiện diện của ác thần khi nó muốn tiêu diệt chúng ta, và sự hiện diện của cùng một ác thần đó khi nó muốn dụ dỗ chúng ta qua vẻ bề ngoài của thế gian, qua sự phù phiếm.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để phân định đâu là con đường của Chúa, đó chính là thập tự giá; và đâu là con đường của thế gian với những phù hoa và dáng vẻ bề ngoài.
Source:Vatican News
Coronavirus: Giám Mục Ý thoát chết xác tín nhờ Lòng Thương Xót Chúa. Tòa Thánh phải đóng cửa đền thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:00 11/03/2020
1. Coronavirus: Giám Mục Ý vượt qua thời kỳ nguy hiểm, xác tín vào Lòng Thương Xót Chúa
Cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Ý, Servizio Informazione Religiosa, gọi tắt SIR, trong bản tin đánh đi chiều mùng 9 tháng Ba cho biết Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục giáo phận Cremona, đã vượt qua được thời kỳ nguy hiểm và sức khoẻ ngài đang bình phục nhanh chóng.
Đức Cha Antonio Napolioni, năm nay 63 tuổi, được bổ nhiệm Giám Mục Cremona ngày 16 tháng 11, 2015. Ngài được kể là Giám Mục Italia đầu tiên có các triệu chứng nhiễm coronavirus.
Ngài đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Maggiore ở Cremona hôm thứ Sáu 6 tháng Ba.
Tình trạng dịch bệnh tại thành phố Cremona được kể là nghiêm trọng và có các dấu hiệu cho thấy hệ thống y tế ở đây khó đáp ứng nổi trước sự bùng phát coronavirus. Như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, bệnh viện Maggiore phải dựng một cái lều lớn bên ngoài tòa nhà chính của mình. Trưởng Khoa Viêm phổi Cấp tính của Bệnh viện Maggiore giải thích:
“Cái lều lớn này được dùng trước khi bước vào bệnh viện. Trong đó, chúng tôi phỏng vấn và đánh giá sơ bộ từng công dân không phải trong các trường hợp cấp cứu nhưng có các vấn đề về đường hô hấp hay có các triệu chứng giống như cúm.”
Chỉ những người nào thực sự bị nghi ngờ nhiễm coronavirus mới được nhập viện.
Bên cạnh đó, các trực thăng của không quân Italia cũng được trưng dụng để di chuyển các bệnh nhân đến bệnh viện.
Bản tin của SIR cho biết: “Tình trạng sức khỏe của Đức Cha Antonio Napolioni đã ổn định,” theo như thông báo của các nhân viên y tế thuộc Khoa Viêm phổi Cấp tính của Bệnh viện Maggiore, nơi vị giám mục đã phải nhập viện kể từ chiều ngày 6 tháng 3 với các triệu chứng về đường hô hấp do coronavirus, hay Covid-19, gây ra.
Thông báo của bệnh viện cho biết tiếp là “Cơ thể Đức Cha Napolioni phản ứng rất tốt trước các phương pháp trị liệu theo các giao thức chống coronavirus do Tiến sĩ Giancarlo Bosio lãnh đạo, đặc biệt trong việc sử dụng dưỡng khí và các thuốc chống virus”.
Trưởng Khoa Viêm phổi Cấp tính của Bệnh viện Maggiore nói:
“Chúng tôi rất có ấn tượng trước thái độ bình tĩnh, tâm trạng tích cực của Đức Cha Napolioni và tinh thần hợp tác của ngài. Những điều này góp phần tạo ra lòng can đảm cho tất cả các nhân viên y tế đang cố gắng trong tình huống khó khăn này”.
Với tinh thần tích cực này, từ bệnh viện Đức Cha Napolioni, đã kêu gọi anh chị em giáo dân tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đặc biệt phó dâng trong vòng tay yêu thương của Chúa Kitô linh hồn của Đức Ông Mario Cavalleri vừa qua đời ở tuổi 104 tại nhà nghỉ La Pace Foundation, và xin Đức Ông cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội đang trong thời thử thách.
Đức Ông Mario Cavalleri sinh 1915 trong một gia đình Công Giáo Bảo Gia Lợi. Ngài di cư sang Ý và được thụ phong linh mục vào năm 1940. Ngài là một nhà thơ và một nhạc sĩ nổi tiếng với các sáng kiến truyền giáo.
Đức Cha Napolioni viết trong email chia buồn rằng:
“Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi và lời cầu nguyện cho linh hồn truyền giáo và không ngừng truyền giáo thật đẹp đẽ của Don Cavalleri. Xin Đức Ông cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, cho Giáo Hội và các dân tộc mà ngài hằng yêu mến trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.”
2. Tòa Thánh quyết định đóng cửa Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô
Một vấn đề nan giải đối với chính phủ Ý là mức độ lây lan đến mức kinh hoàng của coronavirus tại quốc gia này.
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý là 14, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 11 tháng Ba, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 10,149 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã lên đến 631 người. Chỉ trong một ngày thứ Ba 10 tháng Ba, tại Ý đã có thêm 168 người chết vì coronavirus.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Kể từ hôm thứ Ba, quầy di động của Bưu điện Vatican tại quảng trường Thánh Phêrô, đã ngừng hoạt động. Hai quầy bán hàng của Nhà xuất bản Vatican. Tuy nhiên, dịch vụ phim ảnh của tờ Quan Sát Viên Rôma, vẫn còn hoạt động trực tuyến.
Nhà ăn của Vatican đã đóng cửa không phục vụ các nhân viên làm việc tại Tòa Thánh vào hôm thứ Tư, nhưng được chuyển hướng thành dịch vụ giao thức ăn đến các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican.
Khách và nhân viên vẫn có thể truy cập vào hiệu thuốc và siêu thị của Vatican, mặc dù lối vào sẽ bị hạn chế để tránh có đông người bên trong.
Các biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 3 tháng Tư năm 2020 để tránh lây lan coronavirus.
3. Sứ thần Tòa Thánh tái kêu gọi Hội đồng Giám mục Ðức tập trung vào sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ðức Tổng giám mục Nikola Eterovic, Sứ thần Tòa Thánh tại Ðức, tái nhắc nhở cho các giám mục Ðức về việc loan báo Tin Mừng như sứ vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Giáo hội, theo tinh thần thư Ðức Thánh cha Phanxicô gửi dân Chúa tại Ðức.
Ðức Tổng giám mục Eteroric, người Croatia, bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn chiều ngày 02 tháng Ba năm 2020, nhân dịp khai mạc đại hội mùa xuân của Hội đồng Giám mục Ðức, tại thành phố Mainz. Ðức Sứ thần nhắc lại rằng trong thư gửi dân Chúa tại Ðức hồi tháng 6 năm ngoái, nhân dịp Giáo hội tại nước này chuẩn bị Con đường công nghị, Ðức Thánh cha kêu gọi hãy mạnh mẽ công bố Sứ điệp Kitô chân chính trong xã hội ngày nay, thay vì quá chú tâm vào những vấn đề cơ cấu tổ chức Giáo hội.
Ðức Tổng giám mục Eterovic cũng nhấn mạnh rằng truyền thống đích thực của Giáo hội không phải là một kho tàng tĩnh hoặc là một đồ vật giữ trong viện bảo tang, nhưng là một căn cội của một cây đang tăng trưởng... Truyền thống ngàn đời của Giáo hội chứng tỏ hoạt động của Thiên Chúa nơi dân của Ngài và chúng ta có nghĩa vụ duy trì ngọn lửa sinh động thay vì chỉ ủ các tro tàn”.
Ðức Sứ thần Tòa Thánh nhắc đến hai lần Tông thư của Ðức Thánh cha về miền Amazzonia, trong đó người khẳng định rằng việc loan báo Tin Mừng sinh động là một ưu tiên không thể thiếu được, và theo Ðức Sứ thần, điều này cũng có giá trị đối với Giáo hội tại Ðức.
4. Giáo hội Australia hướng dẫn phòng ngừa coronavirus.
Dù số trường hợp nhiễm virus tại Australia vẫn còn ít, các giám mục Australia đã đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc cử hành phụng vụ trong thời gian coronavirus đang lây nhiễm.
Trong hướng dẫn được Văn phòng quốc gia về phụng vụ và sức khỏe đăng trên trang web của Hội đồng giám mục, các giám mục Australia nhắc rằng “ưu tiên của Giáo hội là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất”, do đó các ngài yêu cầu mỗi người đánh giá với lương tâm tình trạng sức khỏe của mình trước khi tham gia một buổi cử hành có đông người.
Cách cụ thể, trong các đề nghị có việc tạm thời không để nước thánh trong các bình nước thánh nhưng ngược lại, cung cấp nước thánh cho các tín hữu mang về nhà; để thuốc khử trùng có cồn ở cửa vào để các tín hữu rửa tay trước khi xưng tội và giữ khoảng cách giữa tín hữu và cha giải tội. Việc chúc bình an có thể thay thế bằng việc cúi đầu hoặc mỉm cười hoặc gật đầu.
Về việc rước lễ, các thừa tác viên nên rửa tay kỹ trước và sau, ngừng việc rước Máu Thánh và chỉ trao Mình Thánh trên tay, tuy nhiên cố gắng tránh mọi tiếp xúc đụng chạm vào tay.
Cuối cùng, những người bị nhiễm bệnh hoặc bị bệnh, và những người đặc biệt dễ bị tổn thương, được phép “giữ ngày Chúa Nhật” bằng việc cầu nguyện tại nhà, đọc Kinh Thánh và tham dự Thánh lễ trên tivi hay trên mạng internet. Trong trường hợp bệnh nặng, việc chăm sóc mục vụ đầy đủ và ban các bí tích sẽ được bảo đảm.
5. Ðức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng Tòa Thánh nhận định rằng: Từ Văn khố người ta thấy sự cao cả của Ðức Piô XII.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh, nhận định rằng từ Văn khố Tòa Thánh triều đại Ðức Piô XII được mở cho các sử gia và học gia nghiên cứu từ ngày 02 tháng Ba năm 2020, người ta sẽ thấy sự cao cả của Ðức Piô XII.
Trong cuộc phỏng vấn, Ðức Tổng giám mục Gallagher cho biết ngày 2 tháng Ba năm 2020, 1 triệu 300 ngàn văn kiện ở dạng kỹ thuật số (digitali), giao diện cùng với bản mục lục sẽ được đặt cho các học giả nghiên cứu. Tất cả các tài liệu 10 năm đầu tiên của triều đại Ðức Piô XII đã được chuyển sang dạng kỹ thuật số, phần còn lại, tức là sau năm 1948 thì đang được chuyển dần dần. Việc biến sang dạng kỹ thuật số có nhiều lợi điểm như việc bảo trì, tránh được sự hao mòn tài liệu do việc di chuyển và tham khảo trên giấy, tiếp đến là việc tham khảo dễ dàng: khả năng chứa của Phòng tham khảo là 20 cộng 2 người. Tại mỗi chỗ, học giả có thể tham khảo toàn bộ và đồng thời các tài liệu dưới dạng kỹ thuật số, tiết kiệm được thời gian chờ đợi. Ngoài ra, phòng tham khảo Piô XII tại tháp Borgia, cũng có các thiết bị để xem.
Sau cùng, Ðức Tổng giám mục ngoại trưởng xác quyết rằng qua việc mở văn khố này, người ta sẽ thấy rõ Ðức Piô XII người một vị bảo vệ nhân loại và là một mục tử hoàn vũ đích thực. Ðức Pacelli là một nhà ngoại giao can đảm. Khi làm giáo hoàng, ngài đã chứng tỏ một lòng bác ái vô biên, tuy không luôn luôn được hiểu và đồng ý, kể cả trong nội thành Vatican. Các tài liệu cho thấy những nỗ lực của Ðức Piô XII tìm cách đáp ứng những lời xin giúp đỡ của những người bị bách hại và những người túng thiếu đang bị nguy hiểm tới tính mạng. Chắc chắn rằng qua các tài liệu đó người ta cũng thấy rõ sự oán ghét của chế độ Ðức quốc xã đối với Giáo Hội Công Giáo và chính Ðức Giáo Hoàng Piô XII.
6. Ðức Tổng giám mục Công Giáo Hy Lạp nhận định về làn sóng tị nạn.
Hôm 02 tháng Ba năm 2020, Hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia phê bình Thổ Nhĩ Kỳ dùng làn sóng tị nạn để tạo sức ép trên Liên Hiệp Âu Châu.
Hiện nay có hàng chục ngàn người tị nạn ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, muốn tràn vào Hy Lạp để tìm được vào Liên hiệp Âu Châu, nhưng bị các lực lượng Hy lạp ngăn chặn bằng lựu đạn cay và bom làm chóa mắt.
Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hiệp định với Liên Hiệp Quốc nhận 6 tỷ Euro trợ giúp phát triển, để giữ lại trên lãnh thổ của mình những người xin tị nạn muốn vào Liên hiệp Âu Châu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir, Ðức Tổng giám mục Sevastinas Rossolatos, Tổng giám mục giáo phận Athès, thủ đô Hy Lạp, cho biết, một đàng những người xin tị nạn bị quân Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy họ vào Âu Châu và đã mở cửa biên giới cho họ, thậm chí Thổ còn dùng xe lửa, xe bus và taxi để chở người tị nạn miễn phí đến vùng biên giới. Ðàng khác, chính phủ Hy Lạp tăng cường các biện pháp bảo vệ biên giới. Dân chúng sống trong tình trạng tuyệt vọng, họ ngủ ngoài trời và không ai giúp đỡ họ.
Ðức Tổng giám mục Rossolatos cũng nói rằng có những người muốn tràn qua biên giới Hy Lạp là những người tị nạn đã ở trên lãnh thổ của Thổ nhĩ kỳ, phần lớn ở vùng Istanbul. Trong số họ, theo báo chí cũng có những tù nhân được Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do, họ không phải là những người tị nạn chiến tranh từ vùng Idlib đang có giao tranh.
Ðức Tổng giám mục Công Giáo Hy Lạp cũng nói rằng để những người tị nạn có thể vào Hy Lạp dễ dàng, lính biên phòng của Thổ đã cắt các hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới Hy Lạp. Hành động này nhắm tạo sức ép trên Liên hiệp Âu Châu.
Linh mục Antonio Voutsinos, Giám đốc Caritas Hy Lạp, cho biết làn sóng di dân từ Thổ Nhĩ Kỳ muốn vào Hy Lạp rất đông đảo, đối với chúng tôi, thật không thể nào đối phó với tình trạng này, chúng tôi không có khả năng”.
Cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Ý, Servizio Informazione Religiosa, gọi tắt SIR, trong bản tin đánh đi chiều mùng 9 tháng Ba cho biết Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục giáo phận Cremona, đã vượt qua được thời kỳ nguy hiểm và sức khoẻ ngài đang bình phục nhanh chóng.
Đức Cha Antonio Napolioni, năm nay 63 tuổi, được bổ nhiệm Giám Mục Cremona ngày 16 tháng 11, 2015. Ngài được kể là Giám Mục Italia đầu tiên có các triệu chứng nhiễm coronavirus.
Ngài đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Maggiore ở Cremona hôm thứ Sáu 6 tháng Ba.
Tình trạng dịch bệnh tại thành phố Cremona được kể là nghiêm trọng và có các dấu hiệu cho thấy hệ thống y tế ở đây khó đáp ứng nổi trước sự bùng phát coronavirus. Như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, bệnh viện Maggiore phải dựng một cái lều lớn bên ngoài tòa nhà chính của mình. Trưởng Khoa Viêm phổi Cấp tính của Bệnh viện Maggiore giải thích:
“Cái lều lớn này được dùng trước khi bước vào bệnh viện. Trong đó, chúng tôi phỏng vấn và đánh giá sơ bộ từng công dân không phải trong các trường hợp cấp cứu nhưng có các vấn đề về đường hô hấp hay có các triệu chứng giống như cúm.”
Chỉ những người nào thực sự bị nghi ngờ nhiễm coronavirus mới được nhập viện.
Bên cạnh đó, các trực thăng của không quân Italia cũng được trưng dụng để di chuyển các bệnh nhân đến bệnh viện.
Bản tin của SIR cho biết: “Tình trạng sức khỏe của Đức Cha Antonio Napolioni đã ổn định,” theo như thông báo của các nhân viên y tế thuộc Khoa Viêm phổi Cấp tính của Bệnh viện Maggiore, nơi vị giám mục đã phải nhập viện kể từ chiều ngày 6 tháng 3 với các triệu chứng về đường hô hấp do coronavirus, hay Covid-19, gây ra.
Thông báo của bệnh viện cho biết tiếp là “Cơ thể Đức Cha Napolioni phản ứng rất tốt trước các phương pháp trị liệu theo các giao thức chống coronavirus do Tiến sĩ Giancarlo Bosio lãnh đạo, đặc biệt trong việc sử dụng dưỡng khí và các thuốc chống virus”.
Trưởng Khoa Viêm phổi Cấp tính của Bệnh viện Maggiore nói:
“Chúng tôi rất có ấn tượng trước thái độ bình tĩnh, tâm trạng tích cực của Đức Cha Napolioni và tinh thần hợp tác của ngài. Những điều này góp phần tạo ra lòng can đảm cho tất cả các nhân viên y tế đang cố gắng trong tình huống khó khăn này”.
Với tinh thần tích cực này, từ bệnh viện Đức Cha Napolioni, đã kêu gọi anh chị em giáo dân tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đặc biệt phó dâng trong vòng tay yêu thương của Chúa Kitô linh hồn của Đức Ông Mario Cavalleri vừa qua đời ở tuổi 104 tại nhà nghỉ La Pace Foundation, và xin Đức Ông cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội đang trong thời thử thách.
Đức Ông Mario Cavalleri sinh 1915 trong một gia đình Công Giáo Bảo Gia Lợi. Ngài di cư sang Ý và được thụ phong linh mục vào năm 1940. Ngài là một nhà thơ và một nhạc sĩ nổi tiếng với các sáng kiến truyền giáo.
Đức Cha Napolioni viết trong email chia buồn rằng:
“Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi và lời cầu nguyện cho linh hồn truyền giáo và không ngừng truyền giáo thật đẹp đẽ của Don Cavalleri. Xin Đức Ông cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, cho Giáo Hội và các dân tộc mà ngài hằng yêu mến trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.”
2. Tòa Thánh quyết định đóng cửa Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô
Một vấn đề nan giải đối với chính phủ Ý là mức độ lây lan đến mức kinh hoàng của coronavirus tại quốc gia này.
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý là 14, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 11 tháng Ba, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 10,149 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã lên đến 631 người. Chỉ trong một ngày thứ Ba 10 tháng Ba, tại Ý đã có thêm 168 người chết vì coronavirus.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, chiều thứ Ba mùng 10 tháng Ba, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đền Thờ và quảng trường Thánh Phêrô sẽ đóng cửa cho đến hết ngày thứ Sáu trước Lễ Lá, tức là 3 tháng Tư.
Kể từ hôm thứ Ba, quầy di động của Bưu điện Vatican tại quảng trường Thánh Phêrô, đã ngừng hoạt động. Hai quầy bán hàng của Nhà xuất bản Vatican. Tuy nhiên, dịch vụ phim ảnh của tờ Quan Sát Viên Rôma, vẫn còn hoạt động trực tuyến.
Nhà ăn của Vatican đã đóng cửa không phục vụ các nhân viên làm việc tại Tòa Thánh vào hôm thứ Tư, nhưng được chuyển hướng thành dịch vụ giao thức ăn đến các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican.
Khách và nhân viên vẫn có thể truy cập vào hiệu thuốc và siêu thị của Vatican, mặc dù lối vào sẽ bị hạn chế để tránh có đông người bên trong.
Các biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 3 tháng Tư năm 2020 để tránh lây lan coronavirus.
3. Sứ thần Tòa Thánh tái kêu gọi Hội đồng Giám mục Ðức tập trung vào sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ðức Tổng giám mục Nikola Eterovic, Sứ thần Tòa Thánh tại Ðức, tái nhắc nhở cho các giám mục Ðức về việc loan báo Tin Mừng như sứ vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Giáo hội, theo tinh thần thư Ðức Thánh cha Phanxicô gửi dân Chúa tại Ðức.
Ðức Tổng giám mục Eteroric, người Croatia, bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn chiều ngày 02 tháng Ba năm 2020, nhân dịp khai mạc đại hội mùa xuân của Hội đồng Giám mục Ðức, tại thành phố Mainz. Ðức Sứ thần nhắc lại rằng trong thư gửi dân Chúa tại Ðức hồi tháng 6 năm ngoái, nhân dịp Giáo hội tại nước này chuẩn bị Con đường công nghị, Ðức Thánh cha kêu gọi hãy mạnh mẽ công bố Sứ điệp Kitô chân chính trong xã hội ngày nay, thay vì quá chú tâm vào những vấn đề cơ cấu tổ chức Giáo hội.
Ðức Tổng giám mục Eterovic cũng nhấn mạnh rằng truyền thống đích thực của Giáo hội không phải là một kho tàng tĩnh hoặc là một đồ vật giữ trong viện bảo tang, nhưng là một căn cội của một cây đang tăng trưởng... Truyền thống ngàn đời của Giáo hội chứng tỏ hoạt động của Thiên Chúa nơi dân của Ngài và chúng ta có nghĩa vụ duy trì ngọn lửa sinh động thay vì chỉ ủ các tro tàn”.
Ðức Sứ thần Tòa Thánh nhắc đến hai lần Tông thư của Ðức Thánh cha về miền Amazzonia, trong đó người khẳng định rằng việc loan báo Tin Mừng sinh động là một ưu tiên không thể thiếu được, và theo Ðức Sứ thần, điều này cũng có giá trị đối với Giáo hội tại Ðức.
4. Giáo hội Australia hướng dẫn phòng ngừa coronavirus.
Dù số trường hợp nhiễm virus tại Australia vẫn còn ít, các giám mục Australia đã đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc cử hành phụng vụ trong thời gian coronavirus đang lây nhiễm.
Trong hướng dẫn được Văn phòng quốc gia về phụng vụ và sức khỏe đăng trên trang web của Hội đồng giám mục, các giám mục Australia nhắc rằng “ưu tiên của Giáo hội là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất”, do đó các ngài yêu cầu mỗi người đánh giá với lương tâm tình trạng sức khỏe của mình trước khi tham gia một buổi cử hành có đông người.
Cách cụ thể, trong các đề nghị có việc tạm thời không để nước thánh trong các bình nước thánh nhưng ngược lại, cung cấp nước thánh cho các tín hữu mang về nhà; để thuốc khử trùng có cồn ở cửa vào để các tín hữu rửa tay trước khi xưng tội và giữ khoảng cách giữa tín hữu và cha giải tội. Việc chúc bình an có thể thay thế bằng việc cúi đầu hoặc mỉm cười hoặc gật đầu.
Về việc rước lễ, các thừa tác viên nên rửa tay kỹ trước và sau, ngừng việc rước Máu Thánh và chỉ trao Mình Thánh trên tay, tuy nhiên cố gắng tránh mọi tiếp xúc đụng chạm vào tay.
Cuối cùng, những người bị nhiễm bệnh hoặc bị bệnh, và những người đặc biệt dễ bị tổn thương, được phép “giữ ngày Chúa Nhật” bằng việc cầu nguyện tại nhà, đọc Kinh Thánh và tham dự Thánh lễ trên tivi hay trên mạng internet. Trong trường hợp bệnh nặng, việc chăm sóc mục vụ đầy đủ và ban các bí tích sẽ được bảo đảm.
5. Ðức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng Tòa Thánh nhận định rằng: Từ Văn khố người ta thấy sự cao cả của Ðức Piô XII.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh, nhận định rằng từ Văn khố Tòa Thánh triều đại Ðức Piô XII được mở cho các sử gia và học gia nghiên cứu từ ngày 02 tháng Ba năm 2020, người ta sẽ thấy sự cao cả của Ðức Piô XII.
Trong cuộc phỏng vấn, Ðức Tổng giám mục Gallagher cho biết ngày 2 tháng Ba năm 2020, 1 triệu 300 ngàn văn kiện ở dạng kỹ thuật số (digitali), giao diện cùng với bản mục lục sẽ được đặt cho các học giả nghiên cứu. Tất cả các tài liệu 10 năm đầu tiên của triều đại Ðức Piô XII đã được chuyển sang dạng kỹ thuật số, phần còn lại, tức là sau năm 1948 thì đang được chuyển dần dần. Việc biến sang dạng kỹ thuật số có nhiều lợi điểm như việc bảo trì, tránh được sự hao mòn tài liệu do việc di chuyển và tham khảo trên giấy, tiếp đến là việc tham khảo dễ dàng: khả năng chứa của Phòng tham khảo là 20 cộng 2 người. Tại mỗi chỗ, học giả có thể tham khảo toàn bộ và đồng thời các tài liệu dưới dạng kỹ thuật số, tiết kiệm được thời gian chờ đợi. Ngoài ra, phòng tham khảo Piô XII tại tháp Borgia, cũng có các thiết bị để xem.
Sau cùng, Ðức Tổng giám mục ngoại trưởng xác quyết rằng qua việc mở văn khố này, người ta sẽ thấy rõ Ðức Piô XII người một vị bảo vệ nhân loại và là một mục tử hoàn vũ đích thực. Ðức Pacelli là một nhà ngoại giao can đảm. Khi làm giáo hoàng, ngài đã chứng tỏ một lòng bác ái vô biên, tuy không luôn luôn được hiểu và đồng ý, kể cả trong nội thành Vatican. Các tài liệu cho thấy những nỗ lực của Ðức Piô XII tìm cách đáp ứng những lời xin giúp đỡ của những người bị bách hại và những người túng thiếu đang bị nguy hiểm tới tính mạng. Chắc chắn rằng qua các tài liệu đó người ta cũng thấy rõ sự oán ghét của chế độ Ðức quốc xã đối với Giáo Hội Công Giáo và chính Ðức Giáo Hoàng Piô XII.
6. Ðức Tổng giám mục Công Giáo Hy Lạp nhận định về làn sóng tị nạn.
Hôm 02 tháng Ba năm 2020, Hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia phê bình Thổ Nhĩ Kỳ dùng làn sóng tị nạn để tạo sức ép trên Liên Hiệp Âu Châu.
Hiện nay có hàng chục ngàn người tị nạn ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, muốn tràn vào Hy Lạp để tìm được vào Liên hiệp Âu Châu, nhưng bị các lực lượng Hy lạp ngăn chặn bằng lựu đạn cay và bom làm chóa mắt.
Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hiệp định với Liên Hiệp Quốc nhận 6 tỷ Euro trợ giúp phát triển, để giữ lại trên lãnh thổ của mình những người xin tị nạn muốn vào Liên hiệp Âu Châu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir, Ðức Tổng giám mục Sevastinas Rossolatos, Tổng giám mục giáo phận Athès, thủ đô Hy Lạp, cho biết, một đàng những người xin tị nạn bị quân Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy họ vào Âu Châu và đã mở cửa biên giới cho họ, thậm chí Thổ còn dùng xe lửa, xe bus và taxi để chở người tị nạn miễn phí đến vùng biên giới. Ðàng khác, chính phủ Hy Lạp tăng cường các biện pháp bảo vệ biên giới. Dân chúng sống trong tình trạng tuyệt vọng, họ ngủ ngoài trời và không ai giúp đỡ họ.
Ðức Tổng giám mục Rossolatos cũng nói rằng có những người muốn tràn qua biên giới Hy Lạp là những người tị nạn đã ở trên lãnh thổ của Thổ nhĩ kỳ, phần lớn ở vùng Istanbul. Trong số họ, theo báo chí cũng có những tù nhân được Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do, họ không phải là những người tị nạn chiến tranh từ vùng Idlib đang có giao tranh.
Ðức Tổng giám mục Công Giáo Hy Lạp cũng nói rằng để những người tị nạn có thể vào Hy Lạp dễ dàng, lính biên phòng của Thổ đã cắt các hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới Hy Lạp. Hành động này nhắm tạo sức ép trên Liên hiệp Âu Châu.
Linh mục Antonio Voutsinos, Giám đốc Caritas Hy Lạp, cho biết làn sóng di dân từ Thổ Nhĩ Kỳ muốn vào Hy Lạp rất đông đảo, đối với chúng tôi, thật không thể nào đối phó với tình trạng này, chúng tôi không có khả năng”.
Bất ngờ: Nhờ coronavirus khủng bố IS hồi sinh. Nhiều người Hồi tin Chúa đang phạt những kẻ vô đạo
Giáo Hội Năm Châu
22:56 11/03/2020
Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của tổng giáo phận Erbil, trong vùng tự trị của người Kurd, kêu gọi các tín hữu Công Giáo tại Iraq và trên thế giới cầu nguyện cho quốc gia này vì họ vừa phải chiến đấu chống lại sự lây lan kinh hoàng của coronavirus, vừa phải chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, đang dần dần hồi sinh trong những ngày này, trong bối cảnh các biến động chính trị liên tục tại đây.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một cuộc hành quân của quân đội Iraq nhằm tảo thanh các lực lượng IS đang khủng bố cuộc sống của các Kitô hữu trong vùng đồng bằng Ninivê.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ hôm 10 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Warda cho biết, đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Tính chung trong tổng số 40 triệu dân Iraq hiện nay, 69% dân số theo Hồi Giáo Shiite. Chỉ có khoảng 30% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình tại Mosul. Tuyệt đại dân chúng trong thành phố này theo Hồi Giáo Sunni. Chính vì thế, sau khi giải phóng được Mosul, lực lượng PMF của Hồi Giáo Shiite không bị giải giới nhưng vẫn hoạt động mạnh trong vùng với ý đồ thanh lọc tôn giáo tại Mosul và khu vực chung quanh. Cả các tín hữu Kitô lẫn người Hồi Giáo Sunni đều trong tầm ngắm của họ. Tuy nhiên, các tín hữu Kitô có lẽ là mục tiêu dễ nuốt hơn.
Trước thềm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003, Kitô hữu có khoảng 1.5 triệu người. Ngày nay, chỉ còn lại 1/6 con số này.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng coronavirus đang làm hồi sinh bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Theo Đức Tổng Giám Mục, IS là một bọn khủng bố, nhưng nó lôi kéo được nhiều người Hồi Giáo dựa vào một luận điểm rất phổ biến và rất được ưa chuộng trong thế giới Hồi Giáo. Khác với thần học Công Giáo, trong đó mô tả Thiên Chúa là tình yêu, nhiều học giả Hồi Giáo thường mô tả Thiên Chúa là Đấng dễ nổi giận và sẵn sàng tung ra các hình thức trừng phạt kinh hoàng trên cả kẻ dữ lẫn người lành.
Trong các bài thuyết pháp, Abu Bakr al-Baghdadi, tên trùm khủng bố IS, đã bị giết chết, thường nhắc đến một câu trong Kinh Thánh.
“Nhưng Thiên Chúa tung ra một cơn gió to trên biển và liền có một trận bão lớn ngoài khơi, khiến tàu tưởng chừng như sắp vỡ tan” (Gn 1: 4).
Ông ta giải thích rằng tiên tri Giôna đã nổi loạn chống lại Chúa, giống như thế giới của chúng ta ngày nay. Tiên tri Giôna đã đi sai hướng mà Chúa truyền lệnh cho ông phải đi, giống như thế giới của chúng ta đang làm. Y chỉ trích thế giới phương Tây đang cổ vũ cho niềm tin rằng họ được an toàn trong một xã hội vô thần, vô đạo đức - không có bất kỳ liên hệ nào đối với Thiên Chúa.
Y nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà những vụ động đất, núi lửa, hạn hán, lụt lội đang diễn ra cùng với sự suy đồi đạo đức và vô luật pháp đang gia tăng trong thế giới của chúng ta.
Để tránh bị “Chúa phạt”, al-Baghdadi cổ vũ cho các hình thái cực đoan tôn giáo, và nhiều người Hồi Giáo tin như thế và đồng ý với mục tiêu của hắn ta là Hồi Giáo hóa toàn thế giới này bằng mọi giá, kể cả qua các hình thức bạo lực khủng bố. Họ coi các biện pháp này là cần thiết để cứu thế giới khỏi bị diệt vong.
Đức Tổng Giám Mục quan sát rằng: “Thực tế, cho đến hôm nay, có rất ít trường hợp nhiễm coronavirus trong các quốc gia Hồi Giáo Sunni. Vì thế, dịch coronavirus củng cố luận điểm ‘Chúa phạt’ này của IS.”
Điều đó cũng có thể giải thích tại sao Iran, quốc gia có đông người Hồi Giáo Shiite, đang cố gắng dấu diếm con số thương vong thực sự vì coronavirus.
“Điều đáng nói là tình cảnh của các nạn nhân nhiễm bệnh hay trầm trọng hơn là chết vì coronavirus. Những người ‘chết dịch’ thường được người dân trong vùng xem là những người tội lỗi, cho nên mới ra nông nỗi như thế,” ngài cảnh báo.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một cuộc hành quân của quân đội Iraq nhằm tảo thanh các lực lượng IS đang khủng bố cuộc sống của các Kitô hữu trong vùng đồng bằng Ninivê.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ hôm 10 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Warda cho biết, đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Tính chung trong tổng số 40 triệu dân Iraq hiện nay, 69% dân số theo Hồi Giáo Shiite. Chỉ có khoảng 30% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình tại Mosul. Tuyệt đại dân chúng trong thành phố này theo Hồi Giáo Sunni. Chính vì thế, sau khi giải phóng được Mosul, lực lượng PMF của Hồi Giáo Shiite không bị giải giới nhưng vẫn hoạt động mạnh trong vùng với ý đồ thanh lọc tôn giáo tại Mosul và khu vực chung quanh. Cả các tín hữu Kitô lẫn người Hồi Giáo Sunni đều trong tầm ngắm của họ. Tuy nhiên, các tín hữu Kitô có lẽ là mục tiêu dễ nuốt hơn.
Trước thềm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003, Kitô hữu có khoảng 1.5 triệu người. Ngày nay, chỉ còn lại 1/6 con số này.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng coronavirus đang làm hồi sinh bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Theo Đức Tổng Giám Mục, IS là một bọn khủng bố, nhưng nó lôi kéo được nhiều người Hồi Giáo dựa vào một luận điểm rất phổ biến và rất được ưa chuộng trong thế giới Hồi Giáo. Khác với thần học Công Giáo, trong đó mô tả Thiên Chúa là tình yêu, nhiều học giả Hồi Giáo thường mô tả Thiên Chúa là Đấng dễ nổi giận và sẵn sàng tung ra các hình thức trừng phạt kinh hoàng trên cả kẻ dữ lẫn người lành.
Trong các bài thuyết pháp, Abu Bakr al-Baghdadi, tên trùm khủng bố IS, đã bị giết chết, thường nhắc đến một câu trong Kinh Thánh.
“Nhưng Thiên Chúa tung ra một cơn gió to trên biển và liền có một trận bão lớn ngoài khơi, khiến tàu tưởng chừng như sắp vỡ tan” (Gn 1: 4).
Ông ta giải thích rằng tiên tri Giôna đã nổi loạn chống lại Chúa, giống như thế giới của chúng ta ngày nay. Tiên tri Giôna đã đi sai hướng mà Chúa truyền lệnh cho ông phải đi, giống như thế giới của chúng ta đang làm. Y chỉ trích thế giới phương Tây đang cổ vũ cho niềm tin rằng họ được an toàn trong một xã hội vô thần, vô đạo đức - không có bất kỳ liên hệ nào đối với Thiên Chúa.
Y nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà những vụ động đất, núi lửa, hạn hán, lụt lội đang diễn ra cùng với sự suy đồi đạo đức và vô luật pháp đang gia tăng trong thế giới của chúng ta.
Để tránh bị “Chúa phạt”, al-Baghdadi cổ vũ cho các hình thái cực đoan tôn giáo, và nhiều người Hồi Giáo tin như thế và đồng ý với mục tiêu của hắn ta là Hồi Giáo hóa toàn thế giới này bằng mọi giá, kể cả qua các hình thức bạo lực khủng bố. Họ coi các biện pháp này là cần thiết để cứu thế giới khỏi bị diệt vong.
Đức Tổng Giám Mục quan sát rằng: “Thực tế, cho đến hôm nay, có rất ít trường hợp nhiễm coronavirus trong các quốc gia Hồi Giáo Sunni. Vì thế, dịch coronavirus củng cố luận điểm ‘Chúa phạt’ này của IS.”
Điều đó cũng có thể giải thích tại sao Iran, quốc gia có đông người Hồi Giáo Shiite, đang cố gắng dấu diếm con số thương vong thực sự vì coronavirus.
“Điều đáng nói là tình cảnh của các nạn nhân nhiễm bệnh hay trầm trọng hơn là chết vì coronavirus. Những người ‘chết dịch’ thường được người dân trong vùng xem là những người tội lỗi, cho nên mới ra nông nỗi như thế,” ngài cảnh báo.