Phụng Vụ - Mục Vụ
Tĩnh tâm Mùa Chay 3 ngày: Tình yêu của Chúa dành cho ta (1)
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
07:38 09/03/2010
Ngày thứ nhất: TÌNH YÊU CỦA CHÚA DÀNH CHO TA
Mùa chay người ta vẫn thường nói là mùa ăn năn hối cải và trở về. Nhưng trở về đâu khi chúng ta đã tự khước từ mọi tương quan với Thiên Chúa để dấn thân vào con đường tội lỗi? Ăn năn có ích lợi gì khi mà Chúa không thứ tha cho chúng ta? Liệu có lối đi nào cho con người trở về khi cửa thiên đàng đã khép lại?
1. Thiên Chúa vẫn trung thành
Lần giở lại những trang đầu của Kinh Thánh khi Adam – Eva phạm tội. Tội lỗi đã ngăn lối con người đến với Thiên Chúa. Cửa địa đàng đã bị đóng lại. Thiên thần đã đóng cửa vườn địa đàng khiến con người xa rời Thiên Chúa ngàn trùng. Từ nay con người sẽ không còn thấy Thiên Chúa diện đối diện. Con người đã đánh mất mọi ân huệ của vườn địa đàng là hạnh phúc và muôn đời trường sinh. Con người muốn trở về với tình trạng ban đầu nhưng đã không còn cơ hội. Con người không tự mình mở lối đi về. Nhưng tính thương của Thiên Chúa dành cho con người muôn ngàn đời mãi tín trung. Ngài có giận thì giận trong giây lát, nhưng yêu thương thì yêu thương đến muôn đời. Chính Ngài đã mở lối đưa đường để con người có cơ hộ trở về với Thiên Chúa. Khi Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần thì cửa trời đã rộng mở để chờ đón con người trở về. Thiên Chúa như người cha nhân lành vẫn giang rộng đôi tay đón nhận từng đứa con trở về với tình thương bao la hải hà.
Thế nên, mùa chay không đơn thuần là hành vi ăn năn hối cải và trở về, mà trước tiên là nhận ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn dành cho chúng ta. Cho dù chúng ta có bỏ Chúa, nhưng tình yêu của Chúa vẫn ngàn đời tín trung. Vì bản chất của Ngài là tinh yêu. Một tình yêu cho đi nhưng không mong đền đáp. Một tình yêu hiến trao chính thân mình làm giá cứu chuộc nhân trần. Vì, một tình yêu đích thực luôn đòi hỏi sự chia sẻ, sự trao ban. Tình yêu luôn đòi hỏi sự ra khỏi chính mình để đến với tha nhân. Thiên Chúa là tình yêu. Ngài không giữ hạnh phúc cho riêng mình, Ngài đã trao ban cho con người hạnh phúc của chính Ngài là tình yêu. Tình yêu đá sáng tạo con người giống hình ảnh Ngài. Tình yêu đã thôi thúc Ngài tìm trăm phương ngàn cách để đưa con người trở về sống trong tình Cha. Đỉnh cao của trao ban là đến và ở lại luôn mãi với con người. Qua Đức Kytô, từ nay Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta. Ngài nói với chúng ta bằng tiếng nói của con người. Ngài đến với chúng ta bằng bước chân con người, và chia sẻ với chúng ta nơi bàn ăn thắm đượm tình người. Vì tên của Ngài còn được gọi là Emanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài đã hóa thân mang kiếp phàm nhân để thánh hóa con người làm con Thiên Chúa. Từ nay Thiên Chúa ở giữa con người để cùng chia sẻ buồn vui trong kiếp người. Từ nay Thiên Chúa cùng đồng hành với con người để dìu con người bước qua những thăng trầm của giòng đời.
2. Thiên Chúa luôn viếng thăm dân người
Trong quan hệ bình thường giữa người với người, hành vi đến với nhau luôn mang chiều kích mở rộng tình người, nới rộng yêu thương. Đến với nhau là biểu lộ một tình yêu liên đới, một sự đồng cảm, sự cảm thông và chia sẻ. Sự hiện diện nơi đám cưới làm tăng thêm niềm vui cho gia chủ. Sự hiện diện với nhau trong đám tang làm vơi đi những muộn phiền. Hai người bạn hiện diện bên nhau sẽ giúp cho tình bạn thêm ấm áp và bình an. Chính sự tiếp xúc, gặp gỡ nhau thường xuyên sẽ giúp cho con người cảm thấy gần gũi nhau hơn, khoảng cách kỳ thị chủng tộc, phân biệt giai cấp hay địa vị sẽ dần dần được cải thiện và thay vào đó là sự hoà hợp, tôn trọng nhau trong yêu thương. Ngược lại, không đi đến với nhau, con người tự nhốt mình trong ích kỷ và cô đơn. Không đi đến với nhau, con người sẽ không thể có sự cảm thông, nâng đỡ, chỉ còn lại sự xa cách vô bờ, đôi khi dẫn đến những dị nghị hay bất đồng ý kiến với nhau.
Vì vậy, xuyên suốt dọc dài lịch sử của ơn cưú độ. Thiên Chúa luôn đi đến với con người bằng muôn nghìn cách. Sự viếng thăm của Ngài luôn là một sự khích lệ, sự cảm thông, nâng đỡ và trao ban tình yêu. Ngài đã đến thăm Adam – Eva trong vườn địa đàng với một tình yêu của người cha luôn gần gũi con cái. Ngài luôn thăm nom tất cả công trình Ngài đã tạo nên với tình yêu quan phòng của Đấng Tạo Hoá. Ngài đến với Abraham và Sara trong tuổi già cô quạnh để an ủi và chúc phúc cho hai ông bà có con nối dõi tông đường. Ngài đến để giải thoát dân riêng đã được tuyển chọn đang sống cơ cực lầm than trong kiếp nô lệ Ai cập. Ngài đã ở cùng dân riêng qua Hòm Bia Giao ước như dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài với dân thánh đã được Ngài tuyển chọn làm dân riêng. Cuối cùng, Ngài đi vào trần gian trong thân phận con người “giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi”. Ngài đã sống một đời người để yêu thương, để phục vụ, để đem lại hạnh phúc cho những con người bất hạnh, đói khổ, già yếu, bệnh tật. Ngài đã mang lấy bản tính con người để hiểu và cảm thông với những thao thức, lắng lo của kiếp người truân chuyên. Ngài chấp nhận mặc lấy thân phận con người để đền tội thay cho lỗi lầm của Adam và đưa con người trở về trong tư cách làm con cái Thiên Chúa. Ngài đã đi đến tận cùng của yêu thương là lãnh lấy khổ hình thập giá để đền tội thay cho tội lỗi nhân gian.
3. Hãy nên giống như Đức Ky-tô trong tình yêu
Nhận ra tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy dùng tình yêu đó mà đối xử với nhau. Mỗi người tín hữu phải là một ky-tô khác để có thể hiểu và cảm thông với tha nhân. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta sống thiếu vắng tình yêu trong lời nói và việc làm của chúng ta. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta sống dửng dưng với những anh em nghèo đói, với những mảnh đời bất hạnh lây lất bên đường. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta sống trong bùn nhơ của tội lỗi, của sự thiếu trong sạch, thiếu công bình và bác ái với tha nhân. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta hà khắc, kết án anh em một cách đoạn tuyệt và thiếu lòng bao dung. Chúng ta hãy nên giống Chúa Ky-tô khi chúng ta hiện diện với ai là chúng ta đem đến cho họ niềm vui và hạnh phúc. Chúng ta hãy nên giống Chúa Ky-tô để chúng ta có thể gieo vãi yêu thương, hạnh phúc vào cho nhân thế qua việc phục vụ và dấn thân quảng đại của chúng ta. Chúng ta hãy nên đồng hình đồng dạng với Đức Ky-tô để có thể tha cho kẻ làm hại chúng ta, để có thể quên đi lỗi lầm của anh em và dám hy sinh quên mình mà vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa.
Đó phải là con đường của mỗi tín hữu ky-tô. Hãy ra khỏi chính mình để đến với anh em. Hãy tìm đến những con người khổ đau, nghèo đói đang cần tình thương. Hãy hội nhập với đời để đem đạo vào đời, để sống phúc âm giữa lòng dân tộc. Hãy mạnh dạn mang tin mừng của Chúa thẩm thấu vào trong thế gian còn đó những khuyến khuyết của tình người, của tính lương thiện, của nhân cách và phẩm giá. Chúa đã đi vào đời để gieo chân lý, niềm tin và hy vọng. Là người mang danh Đức Ky-tô cũng phải vượt qua mọi trở ngại của tính ích kỷ chỉ sống cho riêng mình, để dấn thân vào mọi môi trường chúng ta đang sống. Hãy mang dấu chân của yêu thương để đến với mọi ngõ ngách của giòng đời. Dấu chân của người môn đệ đi đến đâu, phải để lại cho đời một màu xanh của yêu thương và hạnh phúc bình an.
4. Sám hối vì đã thiếu yêu thương
Trong ngày khai mạc năm thánh Việt Nam, Giáo hội Việt Nam đã chân thành xin lỗi vì một quá khứ còn đó những lầm lỗi đã gây nên biết bao nỗi đau khổ cho đồng bào của mình. Giáo hội vẫn còn đó những điều thiếu hòa hợp với lương dân. Giáo hội vẫn còn đó những khuyến khuyết khi đồng hành với dân tộc. Nhìn nhận sự thiếu sót của mình để định hướng đi lên, để canh tân sửa đổi cho thích nghi với hoàn cảnh cuộc sống. Giáo hội phải mặc lấy Đức Ky-tô để có thể xóa bỏ mọi ngăn cách, mọi hiểu lầm để hòa mình trong giòng chảy của dân tộc. Giáo hội không chỉ không được phép cầm gươm giáo mà còn không được phép khơi gợi chiến tranh hay hận thù. Một lời nói, một việc làm trong lòng Giáo hội phải luôn mặc lấy tâm tình từ bi, bao dung của Đức Ky-tô mới có thể mang lại vẻ đẹp thánh thiện của Giáo hội. Giáo hội phải sống tinh thần hòa hợp, đối thoại trong yêu thương và tôn trọng. Giáo hội phải mang lấy Đức Ky-tô để nâng đỡ những con người thấp cổ bé miệng, những con người đang bị bỏ rơi, những con người bất hạnh không tìm được nơi nương tựa trong khả năng và hoàn cảnh của mình. Giáo hội phải là hiện thân của Đức Ky-tô khi mang yêu thương vào trong lòng dân tộc đang còn khuyến khuyết bởi tình người băng giá, bởi thói ích kỷ, độc tôn, độc quyền đang làm mất đi vẻ đẹp cao cả của tình làng nghĩa xóm, của tình thương liên đới hiệp thông và chia sẻ.
Giáo hội có thể làm được điều đó khi mỗi người tín hữu dám sống theo tin mừng của Chúa. Một tin mừng như muốn men thẩm thấu vào trần gian chứ không phải là đối chọi với trần gian. Một tin mừng mang lại lẽ sống và bình an và cùng nhau xây dựng tình hiệp nhất yêu thương chứ không gieo vãi sự chia rẽ, hận thù. Ước mong Năm thánh của Giáo Hội Việt Nam sẽ là nhịp cầu giúp cho bước chân của người môn đệ Thầy Chí Thánh Giêsu can đảm vượt qua những trở ngại từ bản thân, từ môi trường để dấn thân cho Tin mừng của Chúa được đến với muôn người. Ước mong năm thánh chúng ta biết kín múc nguồn suối ân thánh của Chúa để sống thánh giữa cuộc đời còn đó những bùn nhơ của tội lỗi.
Với ước muốn cùng với Chúa Giê-su đi xây dựng tình người, tình hiệp nhất yêu thương, chúng ta cùng nhau hát vang lời kinh Hòa bình của thánh Phan-xi-cô thành Assisi.
Lạy Chúa từ nhân xin cho con
Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.
Mùa chay người ta vẫn thường nói là mùa ăn năn hối cải và trở về. Nhưng trở về đâu khi chúng ta đã tự khước từ mọi tương quan với Thiên Chúa để dấn thân vào con đường tội lỗi? Ăn năn có ích lợi gì khi mà Chúa không thứ tha cho chúng ta? Liệu có lối đi nào cho con người trở về khi cửa thiên đàng đã khép lại?
1. Thiên Chúa vẫn trung thành
Lần giở lại những trang đầu của Kinh Thánh khi Adam – Eva phạm tội. Tội lỗi đã ngăn lối con người đến với Thiên Chúa. Cửa địa đàng đã bị đóng lại. Thiên thần đã đóng cửa vườn địa đàng khiến con người xa rời Thiên Chúa ngàn trùng. Từ nay con người sẽ không còn thấy Thiên Chúa diện đối diện. Con người đã đánh mất mọi ân huệ của vườn địa đàng là hạnh phúc và muôn đời trường sinh. Con người muốn trở về với tình trạng ban đầu nhưng đã không còn cơ hội. Con người không tự mình mở lối đi về. Nhưng tính thương của Thiên Chúa dành cho con người muôn ngàn đời mãi tín trung. Ngài có giận thì giận trong giây lát, nhưng yêu thương thì yêu thương đến muôn đời. Chính Ngài đã mở lối đưa đường để con người có cơ hộ trở về với Thiên Chúa. Khi Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần thì cửa trời đã rộng mở để chờ đón con người trở về. Thiên Chúa như người cha nhân lành vẫn giang rộng đôi tay đón nhận từng đứa con trở về với tình thương bao la hải hà.
Thế nên, mùa chay không đơn thuần là hành vi ăn năn hối cải và trở về, mà trước tiên là nhận ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn dành cho chúng ta. Cho dù chúng ta có bỏ Chúa, nhưng tình yêu của Chúa vẫn ngàn đời tín trung. Vì bản chất của Ngài là tinh yêu. Một tình yêu cho đi nhưng không mong đền đáp. Một tình yêu hiến trao chính thân mình làm giá cứu chuộc nhân trần. Vì, một tình yêu đích thực luôn đòi hỏi sự chia sẻ, sự trao ban. Tình yêu luôn đòi hỏi sự ra khỏi chính mình để đến với tha nhân. Thiên Chúa là tình yêu. Ngài không giữ hạnh phúc cho riêng mình, Ngài đã trao ban cho con người hạnh phúc của chính Ngài là tình yêu. Tình yêu đá sáng tạo con người giống hình ảnh Ngài. Tình yêu đã thôi thúc Ngài tìm trăm phương ngàn cách để đưa con người trở về sống trong tình Cha. Đỉnh cao của trao ban là đến và ở lại luôn mãi với con người. Qua Đức Kytô, từ nay Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta. Ngài nói với chúng ta bằng tiếng nói của con người. Ngài đến với chúng ta bằng bước chân con người, và chia sẻ với chúng ta nơi bàn ăn thắm đượm tình người. Vì tên của Ngài còn được gọi là Emanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài đã hóa thân mang kiếp phàm nhân để thánh hóa con người làm con Thiên Chúa. Từ nay Thiên Chúa ở giữa con người để cùng chia sẻ buồn vui trong kiếp người. Từ nay Thiên Chúa cùng đồng hành với con người để dìu con người bước qua những thăng trầm của giòng đời.
2. Thiên Chúa luôn viếng thăm dân người
Trong quan hệ bình thường giữa người với người, hành vi đến với nhau luôn mang chiều kích mở rộng tình người, nới rộng yêu thương. Đến với nhau là biểu lộ một tình yêu liên đới, một sự đồng cảm, sự cảm thông và chia sẻ. Sự hiện diện nơi đám cưới làm tăng thêm niềm vui cho gia chủ. Sự hiện diện với nhau trong đám tang làm vơi đi những muộn phiền. Hai người bạn hiện diện bên nhau sẽ giúp cho tình bạn thêm ấm áp và bình an. Chính sự tiếp xúc, gặp gỡ nhau thường xuyên sẽ giúp cho con người cảm thấy gần gũi nhau hơn, khoảng cách kỳ thị chủng tộc, phân biệt giai cấp hay địa vị sẽ dần dần được cải thiện và thay vào đó là sự hoà hợp, tôn trọng nhau trong yêu thương. Ngược lại, không đi đến với nhau, con người tự nhốt mình trong ích kỷ và cô đơn. Không đi đến với nhau, con người sẽ không thể có sự cảm thông, nâng đỡ, chỉ còn lại sự xa cách vô bờ, đôi khi dẫn đến những dị nghị hay bất đồng ý kiến với nhau.
Vì vậy, xuyên suốt dọc dài lịch sử của ơn cưú độ. Thiên Chúa luôn đi đến với con người bằng muôn nghìn cách. Sự viếng thăm của Ngài luôn là một sự khích lệ, sự cảm thông, nâng đỡ và trao ban tình yêu. Ngài đã đến thăm Adam – Eva trong vườn địa đàng với một tình yêu của người cha luôn gần gũi con cái. Ngài luôn thăm nom tất cả công trình Ngài đã tạo nên với tình yêu quan phòng của Đấng Tạo Hoá. Ngài đến với Abraham và Sara trong tuổi già cô quạnh để an ủi và chúc phúc cho hai ông bà có con nối dõi tông đường. Ngài đến để giải thoát dân riêng đã được tuyển chọn đang sống cơ cực lầm than trong kiếp nô lệ Ai cập. Ngài đã ở cùng dân riêng qua Hòm Bia Giao ước như dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài với dân thánh đã được Ngài tuyển chọn làm dân riêng. Cuối cùng, Ngài đi vào trần gian trong thân phận con người “giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi”. Ngài đã sống một đời người để yêu thương, để phục vụ, để đem lại hạnh phúc cho những con người bất hạnh, đói khổ, già yếu, bệnh tật. Ngài đã mang lấy bản tính con người để hiểu và cảm thông với những thao thức, lắng lo của kiếp người truân chuyên. Ngài chấp nhận mặc lấy thân phận con người để đền tội thay cho lỗi lầm của Adam và đưa con người trở về trong tư cách làm con cái Thiên Chúa. Ngài đã đi đến tận cùng của yêu thương là lãnh lấy khổ hình thập giá để đền tội thay cho tội lỗi nhân gian.
3. Hãy nên giống như Đức Ky-tô trong tình yêu
Nhận ra tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy dùng tình yêu đó mà đối xử với nhau. Mỗi người tín hữu phải là một ky-tô khác để có thể hiểu và cảm thông với tha nhân. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta sống thiếu vắng tình yêu trong lời nói và việc làm của chúng ta. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta sống dửng dưng với những anh em nghèo đói, với những mảnh đời bất hạnh lây lất bên đường. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta sống trong bùn nhơ của tội lỗi, của sự thiếu trong sạch, thiếu công bình và bác ái với tha nhân. Chúng ta đừng khác với Đức Ky-tô khi chúng ta hà khắc, kết án anh em một cách đoạn tuyệt và thiếu lòng bao dung. Chúng ta hãy nên giống Chúa Ky-tô khi chúng ta hiện diện với ai là chúng ta đem đến cho họ niềm vui và hạnh phúc. Chúng ta hãy nên giống Chúa Ky-tô để chúng ta có thể gieo vãi yêu thương, hạnh phúc vào cho nhân thế qua việc phục vụ và dấn thân quảng đại của chúng ta. Chúng ta hãy nên đồng hình đồng dạng với Đức Ky-tô để có thể tha cho kẻ làm hại chúng ta, để có thể quên đi lỗi lầm của anh em và dám hy sinh quên mình mà vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa.
Đó phải là con đường của mỗi tín hữu ky-tô. Hãy ra khỏi chính mình để đến với anh em. Hãy tìm đến những con người khổ đau, nghèo đói đang cần tình thương. Hãy hội nhập với đời để đem đạo vào đời, để sống phúc âm giữa lòng dân tộc. Hãy mạnh dạn mang tin mừng của Chúa thẩm thấu vào trong thế gian còn đó những khuyến khuyết của tình người, của tính lương thiện, của nhân cách và phẩm giá. Chúa đã đi vào đời để gieo chân lý, niềm tin và hy vọng. Là người mang danh Đức Ky-tô cũng phải vượt qua mọi trở ngại của tính ích kỷ chỉ sống cho riêng mình, để dấn thân vào mọi môi trường chúng ta đang sống. Hãy mang dấu chân của yêu thương để đến với mọi ngõ ngách của giòng đời. Dấu chân của người môn đệ đi đến đâu, phải để lại cho đời một màu xanh của yêu thương và hạnh phúc bình an.
4. Sám hối vì đã thiếu yêu thương
Trong ngày khai mạc năm thánh Việt Nam, Giáo hội Việt Nam đã chân thành xin lỗi vì một quá khứ còn đó những lầm lỗi đã gây nên biết bao nỗi đau khổ cho đồng bào của mình. Giáo hội vẫn còn đó những điều thiếu hòa hợp với lương dân. Giáo hội vẫn còn đó những khuyến khuyết khi đồng hành với dân tộc. Nhìn nhận sự thiếu sót của mình để định hướng đi lên, để canh tân sửa đổi cho thích nghi với hoàn cảnh cuộc sống. Giáo hội phải mặc lấy Đức Ky-tô để có thể xóa bỏ mọi ngăn cách, mọi hiểu lầm để hòa mình trong giòng chảy của dân tộc. Giáo hội không chỉ không được phép cầm gươm giáo mà còn không được phép khơi gợi chiến tranh hay hận thù. Một lời nói, một việc làm trong lòng Giáo hội phải luôn mặc lấy tâm tình từ bi, bao dung của Đức Ky-tô mới có thể mang lại vẻ đẹp thánh thiện của Giáo hội. Giáo hội phải sống tinh thần hòa hợp, đối thoại trong yêu thương và tôn trọng. Giáo hội phải mang lấy Đức Ky-tô để nâng đỡ những con người thấp cổ bé miệng, những con người đang bị bỏ rơi, những con người bất hạnh không tìm được nơi nương tựa trong khả năng và hoàn cảnh của mình. Giáo hội phải là hiện thân của Đức Ky-tô khi mang yêu thương vào trong lòng dân tộc đang còn khuyến khuyết bởi tình người băng giá, bởi thói ích kỷ, độc tôn, độc quyền đang làm mất đi vẻ đẹp cao cả của tình làng nghĩa xóm, của tình thương liên đới hiệp thông và chia sẻ.
Giáo hội có thể làm được điều đó khi mỗi người tín hữu dám sống theo tin mừng của Chúa. Một tin mừng như muốn men thẩm thấu vào trần gian chứ không phải là đối chọi với trần gian. Một tin mừng mang lại lẽ sống và bình an và cùng nhau xây dựng tình hiệp nhất yêu thương chứ không gieo vãi sự chia rẽ, hận thù. Ước mong Năm thánh của Giáo Hội Việt Nam sẽ là nhịp cầu giúp cho bước chân của người môn đệ Thầy Chí Thánh Giêsu can đảm vượt qua những trở ngại từ bản thân, từ môi trường để dấn thân cho Tin mừng của Chúa được đến với muôn người. Ước mong năm thánh chúng ta biết kín múc nguồn suối ân thánh của Chúa để sống thánh giữa cuộc đời còn đó những bùn nhơ của tội lỗi.
Với ước muốn cùng với Chúa Giê-su đi xây dựng tình người, tình hiệp nhất yêu thương, chúng ta cùng nhau hát vang lời kinh Hòa bình của thánh Phan-xi-cô thành Assisi.
Lạy Chúa từ nhân xin cho con
Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.
Tĩnh tâm Mùa Chay 3 ngày: Tình yêu của ta dành cho Chúa (2)
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
07:40 09/03/2010
Ngày thứ nhất: TÌNH YÊU CỦA CHÚA DÀNH CHO TA
Ngày thứ hai: TÌNH YÊU CỦA TA DÀNH CHO CHÚA
Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta. Đó là một chân lý. Đó là một câu nói trên môi miệng mỗi người chúng ta. Nhưng còn chúng ta có yêu Chúa hay không? Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa có thực sự là trên hết mọi sự hay vẫn còn đó sự “bắt cá hai tay”? Tình yêu của Chúa thì vô bờ còn tình yêu của chúng ta dành cho Chúa vẫn còn đó những toan tính thiệt hơn?
1. Những khuyến khuyết trong việc sống đạo
Chúng ta thử quan sát thái độ sống đạo của các tín hữu chung quanh chúng ta ra sao?
- Có những người theo đạo nhưng chỉ dừng lại ở việc xem lễ ngày Chúa nhật đầy đủ là yên tâm vì đã chu toàn bổn phận với Chúa. Nhưng đa phần là họ chỉ xem chứ không dự. Họ chỉ mang xác đến nhà thờ còn tâm hồn của họ vẫn còn để ở bên bàn tiệc đang dở dang, bên cuộc hẹn đang chờ. Có những người đi lễ còn cố tình đi muộn để đứng ở ngoài, để tìm chỗ khuất mà chuyện trò tâm sự.
- Có những người đi nhà thờ, tham gia các đoàn thể xem ra rất tốt nhưng ở đời họ vẫn còn đó sự gian tham lừa đảo. Họ sống thiếu công bình bác ái. Họ vẫn chồng nọ vợ kia, vẫn ngoại tình, vẫn cờ bạc, vẫn rượu chè bê tha.
- Có những người cho rằng sống đạo là phải rước kiệu linh đình, phải tổ chức lễ lạc hoành tráng nhưng điều đáng buồn là họ không bao giờ cầu nguyện, thậm chí cầu nguyện với Chúa bằng cách nào cũng không biết.
- Có những người cho rằng theo đạo là đạo tại tâm nên chẳng chịu đi lễ, chẳng chịu xưng tội rước lễ, còn lẻo miệng bảo rằng: đi lễ làm gì nhiều, giữ luật làm gì nhiều không chừng lên thiên đàng cả giường lẫn chiếu. Thực ra đạo tại tâm không phải là chỉ để ở trong lòng. Vậy theo đạo mà không sống đạo, không làm chứng về đạo thì được ích gì? Đạo tại tâm phải hiểu là những hình thức thờ phượng bên ngoài như dự lễ, đọc kinh phải phát xuất từ tâm hồn mến yêu được biểu lộ ra bên ngoài. Tâm đó phải được tỏa sáng ra bên ngoài qua đời sống thánh thiện, công bình và bác ái.
- Điều tệ hại nhất là có những người lạm dụng lòng thương xót của Chúa để phạm tội. Họ cho rằng: thôi thì cứ phạm tội rồi đến tòa cáo giải là xong. Thậm chí có người còn cho rằng phá thai xưng tội là xong! Phải chăng vì Chúa quá dễ dãi nên chi cứ phạm tội rồi Chúa cũng tha, vì Ngài là Đấng lòng lành vô cùng? Không đúng đâu! Cain năm xưa đã giết em mình là Abel. Ông đã bỏ chạy tưởng sẽ chạy chốn được trời. Nhưng Chúa đã bảo với Cain: “Máu của Abel đã kêu thấu tới trời. Từ nay vạn vật sẽ đứng lên chống lại con người”. Lời nguyền đó dường như vẫn còn hiệu lực cho tới ngày hôm nay, khi mà khắp nơi trên hoàn cầu đầy dãy những thảm họa của thiên tai, của động đất và lũ lụt. Phải chăng vạn vật vẫn tiếp tục đứng lên chống lại tội ác con người gây ra?
2. Hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự
Tất cả những hình thức sống đạo như thế đều khuyến khuyết. Có lẽ Chúa sẽ không bằng lòng với những lối sống đạo mà chúng ta vừa liệt kê. Vì điều quan yếu của đạo là phải yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chình mình. Sự yêu mến Chúa trên hết mọi sự sẽ giúp chúng ta siêng năng tìm hiểu lời Chúa và mang ra thực hành. Vì chưng, Chúa Giê-su đã từng nói không phải những ai kêu “lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Thiên đàng đâu! Mà là những ai thực hành lời Chúa mới được vào thiên đàng”.
Tựa như hai người yêu nhau thì luôn lắng nghe nhau, lắng nghe nhu cầu của nhau và luôn làm điều gì đó cho người mình yêu hài lòng. Nếu chúng ta yêu mến Chúa thực sự thì chúng ta cũng phải lắng nghe lời Chúa và sống điều Chúa truyền để làm vui lòng Chúa. Điều mà chúng ta có thể làm vui lòng Chúa là sự trung thành với Chúa và sống thương mến nhau. Sự trung thành với Chúa đòi hỏi chúng ta phải để cho Chúa vị trí số 1 trong trái tim chúng ta. Sự trung thành đó được thể hiện qua việc chúng ta luôn chọn Chúa hơn là những danh lợi thú trần gian. Có một lần có một người gọi điện thoại hỏi tôi: “Cha ơi ngày mai lễ trọng kiêng việc xác, chúng con có được đi làm không?. Tôi hỏi: “chị đi làm vì tiền hay vì công việc?” Chị bảo rằng: “vì cả hai”. Tôi trả lời: “nếu vì tiền mà mình bỏ luật Chúa là không được, nhưng nếu vì công việc đang dở dang không thể ngưng được thì có thể tiếp tục công việc nhưng phải dùng số tiền kiếm được dành một chút cho người nghèo”.
3. Hãy yêu tha nhân như chính mình
Đồng thời, yêu mến Chúa cũng đòi phải yêu mến tha nhân là hình ảnh của Chúa. Thánh Gioan nói rằng: ai nói mình yêu mến Chúa mà không yêu mến anh em là kẻ dối gian. Sở dĩ chúng ta phải yêu mến tha nhân vì chúng ta đều là con một Cha trên trời, là anh em với nhau, và chính Chúa Giê-su đã từng đồng hóa mình với những mảnh đời bất hạnh để những ai giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa. Đây còn là giời răn quan trọng mà Chúa đã để lại cho các môn đệ như một chúc thư phải thi hành. Đó là:
- Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau.
Ngài cũng xác định cho chúng ta một dấu hiệu riêng biệt, một bộ đồng phục của người môn đệ. Dấu hiệu ấy không phải chỉ là đi nhà thờ, làm dấu thánh giá, tham dự thánh lễ… Bộ đồng phục ấy không phải là chiếc áo dài màu xanh hay màu trắng của các hội đoàn, và cũng không phải là cái khăn quàng trên vai các em thiếu nhi, nhưng là tình thương.
Phải, dấu hiệu và bộ đồng phục của người Kitô hữu phải là tình bác ái yêu thương:
- Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con hãy thương yêu nhau.
Thế nhưng, có những người không muốn chấp nhận sự thật này. Họ trang nghiêm sốt sắng trong những giờ kinh nguyện. Quả thực, ở nhà thờ họ là những con chiên ngoan, nhưng khi bước xuống cuộc đời, họ lại vội vã hóa kiếp thành một loài lang sói, vì họ cũng gian tham, cũng độc ác.
Có lẽ vào ngày phán xét, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên:
Có những người chúng ta tưởng họ là môn đệ Chúa dựa vào một nếp sống đạo đức giả tạo bên ngoài, nhưng thực sự không phải là như thế, chỉ vì họ không thực thi giới luật yêu thương.
Trái lại, có những kẻ chúng ta tưởng họ là vô thần, là chống đối Thiên Chúa, nhưng thực sự họ là môn đệ của Chúa, chỉ vì họ đã sống tình bác ái. Hay như một ý tưởng của Đức Cha Bùi Tuần trong cuốn “Giới luật yêu thương” có đoạn rằng:
“Người vô thần không tin Chúa, chúng ta bảo họ là kẻ vô đạo. Còn chúng ta, mặc dù đã tin Chúa, nhưng nếu không thương yêu anh em, thì chúng ta cũng chỉ là một loại vô đạo mà thôi”.
Có một chàng thanh niên, đến gõ cửa một nhà dòng để xin vào tu trong đó, cha bề trên nhìn chàng, khẽ mỉm cười và hỏi:
- Thế thì con đã yêu ai chưa.
Chàng thanh niên đỏ mặt, ấp úng trả lời:
- Dạ thưa cha, chưa ạ.
Cha bề trên lại mỉm cười và bảo:
- Thế thì con hãy trở về, học yêu thương trước, rồi mới tới học tu sau.
Câu chuyện này chỉ muốn nói lên rằng: chúng ta phải học cả những cái tầm thường nhất như tục ngữ đã bảo: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, huống nữa là học yêu thương. Học điều này điều nọ thì có thời gian, như học yêu thương thì vô bờ. Vì học yêu thương thì dài bằng cả cuộc đời. Bao lâu còn sống, chúng ta vẫn phải tập luyện yêu thương, để tình yêu của chúng ta mỗi ngày một thêm tinh khiết, ven tuyền.
4. Tình yêu vị kỷ và vị tha
Nhìn chung, tình yêu thuở ban đầu thường nhiễm màu vị kỷ, chúng ta phải tập luyện để thoát ra khỏi tình trạng ấu trí ấy, để tiến đến một tình yêu vị tha, một tình yêu trưởng thành. Vậy thế nào là một tình yêu ấu trí, một tình yêu vị kỷ ? Và thế nào là tình yêu trưởng thành, một tình yêu vị tha ?
Tình yêu vị kỷ là một tình yêu vì mình. Chúng ta luôn đòi người mà chúng ta bảo là yêu phải phục vụ, phải đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Có những đòi hỏi vô đạo đức nhưng chúng ta vẫn bắt họ thực thi theo yêu cầu của chúng ta. Khuynh hướng vị kỷ sẽ làm cho tình yêu chết dần chết mòn, và nếu có tồn lại, thì cũng chỉ là một tình yêu èo uột và nhơ nhớp, như hình ảnh Tagore đã dùng để so sánh:
- Tình yêu giống như một con suối, nếu ta đắp đập chặn nước thì dòng suối sẽ khô. Tình yêu giống như một bông hồng, nếu ta ngắt đi và ép vào ngực, thì chẳng bao lâu bông hồng sẽ héo.
Trái lại, tình yêu vị tha là một tình yêu vì người. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, để làm vui lòng người mình yêu. Chúng ta không đòi người yêu đáp ứng nhu cầu của chúng ta mà là chính chúng ta luôn sẵn lòng đáp ứng nhu cầu người mình yêu. Tình yêu vị tha còn là tình yêu hiến dâng, bất chấp mọi trở ngại, cho dù “Tam tứ núi cũng trèo – Thất bát sông cũng lội – Thập cửu đèo cũng qua”.
Đó chính là tình yêu cao qúy mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Ngài đã thi thố tình thương của mình ngay cả khi chúng ta còn là tội nhân. Ngài đã quan phòng gìn giữ cuộc đời chúng ta bằng biết bao ơn lành hồn xác. Ngài sẵn lòng chết để cứu độ chúng ta.
Vì thế, chúng ta cũng phải có một tình yêu vị tha để chúng ta đến với Chúa không cầu mưu lợi cho bản thân mà mong cho danh Cha cả sáng. Chúng ta yêu mến Chúa hết lòng hết sức không phải vì Chúa ban cho chúng ta lợi lộc này, lợi lộc nọ mà vì Chúa là lẽ sống, là hơi thở của chúng ta. Yêu mến Chúa cũng mời gọi chúng ta có lòng vị tha với tha nhân để chúng ta loại trừ những hình thức lợi dụng, nhưng toan tính tầm thường mà sống cao thượng hơn với anh em.
Nguyện xin Chúa Giê-su là Đấng đã dám chết cho người mình yêu, giúp chúng ta quên đi bản thân của mình để sống có ích cho tha nhân. Amen
Ngày thứ hai: TÌNH YÊU CỦA TA DÀNH CHO CHÚA
Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta. Đó là một chân lý. Đó là một câu nói trên môi miệng mỗi người chúng ta. Nhưng còn chúng ta có yêu Chúa hay không? Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa có thực sự là trên hết mọi sự hay vẫn còn đó sự “bắt cá hai tay”? Tình yêu của Chúa thì vô bờ còn tình yêu của chúng ta dành cho Chúa vẫn còn đó những toan tính thiệt hơn?
1. Những khuyến khuyết trong việc sống đạo
Chúng ta thử quan sát thái độ sống đạo của các tín hữu chung quanh chúng ta ra sao?
- Có những người theo đạo nhưng chỉ dừng lại ở việc xem lễ ngày Chúa nhật đầy đủ là yên tâm vì đã chu toàn bổn phận với Chúa. Nhưng đa phần là họ chỉ xem chứ không dự. Họ chỉ mang xác đến nhà thờ còn tâm hồn của họ vẫn còn để ở bên bàn tiệc đang dở dang, bên cuộc hẹn đang chờ. Có những người đi lễ còn cố tình đi muộn để đứng ở ngoài, để tìm chỗ khuất mà chuyện trò tâm sự.
- Có những người đi nhà thờ, tham gia các đoàn thể xem ra rất tốt nhưng ở đời họ vẫn còn đó sự gian tham lừa đảo. Họ sống thiếu công bình bác ái. Họ vẫn chồng nọ vợ kia, vẫn ngoại tình, vẫn cờ bạc, vẫn rượu chè bê tha.
- Có những người cho rằng sống đạo là phải rước kiệu linh đình, phải tổ chức lễ lạc hoành tráng nhưng điều đáng buồn là họ không bao giờ cầu nguyện, thậm chí cầu nguyện với Chúa bằng cách nào cũng không biết.
- Có những người cho rằng theo đạo là đạo tại tâm nên chẳng chịu đi lễ, chẳng chịu xưng tội rước lễ, còn lẻo miệng bảo rằng: đi lễ làm gì nhiều, giữ luật làm gì nhiều không chừng lên thiên đàng cả giường lẫn chiếu. Thực ra đạo tại tâm không phải là chỉ để ở trong lòng. Vậy theo đạo mà không sống đạo, không làm chứng về đạo thì được ích gì? Đạo tại tâm phải hiểu là những hình thức thờ phượng bên ngoài như dự lễ, đọc kinh phải phát xuất từ tâm hồn mến yêu được biểu lộ ra bên ngoài. Tâm đó phải được tỏa sáng ra bên ngoài qua đời sống thánh thiện, công bình và bác ái.
- Điều tệ hại nhất là có những người lạm dụng lòng thương xót của Chúa để phạm tội. Họ cho rằng: thôi thì cứ phạm tội rồi đến tòa cáo giải là xong. Thậm chí có người còn cho rằng phá thai xưng tội là xong! Phải chăng vì Chúa quá dễ dãi nên chi cứ phạm tội rồi Chúa cũng tha, vì Ngài là Đấng lòng lành vô cùng? Không đúng đâu! Cain năm xưa đã giết em mình là Abel. Ông đã bỏ chạy tưởng sẽ chạy chốn được trời. Nhưng Chúa đã bảo với Cain: “Máu của Abel đã kêu thấu tới trời. Từ nay vạn vật sẽ đứng lên chống lại con người”. Lời nguyền đó dường như vẫn còn hiệu lực cho tới ngày hôm nay, khi mà khắp nơi trên hoàn cầu đầy dãy những thảm họa của thiên tai, của động đất và lũ lụt. Phải chăng vạn vật vẫn tiếp tục đứng lên chống lại tội ác con người gây ra?
2. Hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự
Tất cả những hình thức sống đạo như thế đều khuyến khuyết. Có lẽ Chúa sẽ không bằng lòng với những lối sống đạo mà chúng ta vừa liệt kê. Vì điều quan yếu của đạo là phải yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chình mình. Sự yêu mến Chúa trên hết mọi sự sẽ giúp chúng ta siêng năng tìm hiểu lời Chúa và mang ra thực hành. Vì chưng, Chúa Giê-su đã từng nói không phải những ai kêu “lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Thiên đàng đâu! Mà là những ai thực hành lời Chúa mới được vào thiên đàng”.
Tựa như hai người yêu nhau thì luôn lắng nghe nhau, lắng nghe nhu cầu của nhau và luôn làm điều gì đó cho người mình yêu hài lòng. Nếu chúng ta yêu mến Chúa thực sự thì chúng ta cũng phải lắng nghe lời Chúa và sống điều Chúa truyền để làm vui lòng Chúa. Điều mà chúng ta có thể làm vui lòng Chúa là sự trung thành với Chúa và sống thương mến nhau. Sự trung thành với Chúa đòi hỏi chúng ta phải để cho Chúa vị trí số 1 trong trái tim chúng ta. Sự trung thành đó được thể hiện qua việc chúng ta luôn chọn Chúa hơn là những danh lợi thú trần gian. Có một lần có một người gọi điện thoại hỏi tôi: “Cha ơi ngày mai lễ trọng kiêng việc xác, chúng con có được đi làm không?. Tôi hỏi: “chị đi làm vì tiền hay vì công việc?” Chị bảo rằng: “vì cả hai”. Tôi trả lời: “nếu vì tiền mà mình bỏ luật Chúa là không được, nhưng nếu vì công việc đang dở dang không thể ngưng được thì có thể tiếp tục công việc nhưng phải dùng số tiền kiếm được dành một chút cho người nghèo”.
3. Hãy yêu tha nhân như chính mình
Đồng thời, yêu mến Chúa cũng đòi phải yêu mến tha nhân là hình ảnh của Chúa. Thánh Gioan nói rằng: ai nói mình yêu mến Chúa mà không yêu mến anh em là kẻ dối gian. Sở dĩ chúng ta phải yêu mến tha nhân vì chúng ta đều là con một Cha trên trời, là anh em với nhau, và chính Chúa Giê-su đã từng đồng hóa mình với những mảnh đời bất hạnh để những ai giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa. Đây còn là giời răn quan trọng mà Chúa đã để lại cho các môn đệ như một chúc thư phải thi hành. Đó là:
- Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau.
Ngài cũng xác định cho chúng ta một dấu hiệu riêng biệt, một bộ đồng phục của người môn đệ. Dấu hiệu ấy không phải chỉ là đi nhà thờ, làm dấu thánh giá, tham dự thánh lễ… Bộ đồng phục ấy không phải là chiếc áo dài màu xanh hay màu trắng của các hội đoàn, và cũng không phải là cái khăn quàng trên vai các em thiếu nhi, nhưng là tình thương.
Phải, dấu hiệu và bộ đồng phục của người Kitô hữu phải là tình bác ái yêu thương:
- Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con hãy thương yêu nhau.
Thế nhưng, có những người không muốn chấp nhận sự thật này. Họ trang nghiêm sốt sắng trong những giờ kinh nguyện. Quả thực, ở nhà thờ họ là những con chiên ngoan, nhưng khi bước xuống cuộc đời, họ lại vội vã hóa kiếp thành một loài lang sói, vì họ cũng gian tham, cũng độc ác.
Có lẽ vào ngày phán xét, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên:
Có những người chúng ta tưởng họ là môn đệ Chúa dựa vào một nếp sống đạo đức giả tạo bên ngoài, nhưng thực sự không phải là như thế, chỉ vì họ không thực thi giới luật yêu thương.
Trái lại, có những kẻ chúng ta tưởng họ là vô thần, là chống đối Thiên Chúa, nhưng thực sự họ là môn đệ của Chúa, chỉ vì họ đã sống tình bác ái. Hay như một ý tưởng của Đức Cha Bùi Tuần trong cuốn “Giới luật yêu thương” có đoạn rằng:
“Người vô thần không tin Chúa, chúng ta bảo họ là kẻ vô đạo. Còn chúng ta, mặc dù đã tin Chúa, nhưng nếu không thương yêu anh em, thì chúng ta cũng chỉ là một loại vô đạo mà thôi”.
Có một chàng thanh niên, đến gõ cửa một nhà dòng để xin vào tu trong đó, cha bề trên nhìn chàng, khẽ mỉm cười và hỏi:
- Thế thì con đã yêu ai chưa.
Chàng thanh niên đỏ mặt, ấp úng trả lời:
- Dạ thưa cha, chưa ạ.
Cha bề trên lại mỉm cười và bảo:
- Thế thì con hãy trở về, học yêu thương trước, rồi mới tới học tu sau.
Câu chuyện này chỉ muốn nói lên rằng: chúng ta phải học cả những cái tầm thường nhất như tục ngữ đã bảo: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, huống nữa là học yêu thương. Học điều này điều nọ thì có thời gian, như học yêu thương thì vô bờ. Vì học yêu thương thì dài bằng cả cuộc đời. Bao lâu còn sống, chúng ta vẫn phải tập luyện yêu thương, để tình yêu của chúng ta mỗi ngày một thêm tinh khiết, ven tuyền.
4. Tình yêu vị kỷ và vị tha
Nhìn chung, tình yêu thuở ban đầu thường nhiễm màu vị kỷ, chúng ta phải tập luyện để thoát ra khỏi tình trạng ấu trí ấy, để tiến đến một tình yêu vị tha, một tình yêu trưởng thành. Vậy thế nào là một tình yêu ấu trí, một tình yêu vị kỷ ? Và thế nào là tình yêu trưởng thành, một tình yêu vị tha ?
Tình yêu vị kỷ là một tình yêu vì mình. Chúng ta luôn đòi người mà chúng ta bảo là yêu phải phục vụ, phải đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Có những đòi hỏi vô đạo đức nhưng chúng ta vẫn bắt họ thực thi theo yêu cầu của chúng ta. Khuynh hướng vị kỷ sẽ làm cho tình yêu chết dần chết mòn, và nếu có tồn lại, thì cũng chỉ là một tình yêu èo uột và nhơ nhớp, như hình ảnh Tagore đã dùng để so sánh:
- Tình yêu giống như một con suối, nếu ta đắp đập chặn nước thì dòng suối sẽ khô. Tình yêu giống như một bông hồng, nếu ta ngắt đi và ép vào ngực, thì chẳng bao lâu bông hồng sẽ héo.
Trái lại, tình yêu vị tha là một tình yêu vì người. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, để làm vui lòng người mình yêu. Chúng ta không đòi người yêu đáp ứng nhu cầu của chúng ta mà là chính chúng ta luôn sẵn lòng đáp ứng nhu cầu người mình yêu. Tình yêu vị tha còn là tình yêu hiến dâng, bất chấp mọi trở ngại, cho dù “Tam tứ núi cũng trèo – Thất bát sông cũng lội – Thập cửu đèo cũng qua”.
Đó chính là tình yêu cao qúy mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Ngài đã thi thố tình thương của mình ngay cả khi chúng ta còn là tội nhân. Ngài đã quan phòng gìn giữ cuộc đời chúng ta bằng biết bao ơn lành hồn xác. Ngài sẵn lòng chết để cứu độ chúng ta.
Vì thế, chúng ta cũng phải có một tình yêu vị tha để chúng ta đến với Chúa không cầu mưu lợi cho bản thân mà mong cho danh Cha cả sáng. Chúng ta yêu mến Chúa hết lòng hết sức không phải vì Chúa ban cho chúng ta lợi lộc này, lợi lộc nọ mà vì Chúa là lẽ sống, là hơi thở của chúng ta. Yêu mến Chúa cũng mời gọi chúng ta có lòng vị tha với tha nhân để chúng ta loại trừ những hình thức lợi dụng, nhưng toan tính tầm thường mà sống cao thượng hơn với anh em.
Nguyện xin Chúa Giê-su là Đấng đã dám chết cho người mình yêu, giúp chúng ta quên đi bản thân của mình để sống có ích cho tha nhân. Amen
Tĩnh tâm Mùa Chay 3 ngày: Giáo dục con người toàn diện (3)
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
07:42 09/03/2010
Ngày thứ ba: GIÁO DỤC CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
1. Những vấn đề của thời đại
Trong chương trình Đối thoại trẻ, chủ đề "Vì sao giới trẻ phạm tội" do VTV6 thực hiện ngày 25/6.
Khởi đầu chương trình, một số vị phụ huynh cho rằng, gia đình không phải là nguyên nhân tác động trực tiếp khiến giới trẻ phạm tội. Giảng viên tâm lý Bích Ngọc đến từ Học viện Cảnh sát nhân dân đã phản bác quan điểm này. Bà cho rằng, một số gia đình có những cách xử thô bạo với con trẻ khiến chúng có nhận thức lệch lạc về nhân cách... dẫn đến phạm pháp.
Tuy không có mặt ở trường quay nhưng vẫn theo dõi truyền hình và tham dự trực tiếp qua điện thoại, diễn viên Hiệp "Gà" từng đi tù vì buôn bán ma túy cũng tỏ ý tán đồng. "Theo tôi, gia đình là nền tảng cốt lõi để hình thành nhân cách con người", anh nói.
Theo bà Ngô Thị Minh (cán bộ Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội) không chỉ những gia đình thiếu thời gian hoặc kinh tế, nhiều cặp vợ chồng có điều kiện nhưng do xã hội cũng như khoa học phát triển nhanh họ không có những kỹ năng cần thiết để giáo dục con cái. "Có đứa trẻ ngồi trên máy một tiếng chơi game nhưng bố mẹ không biết con mình chơi cái gì", vị cán bộ này dẫn chứng.
Mới đây, Phạm Đình Cử (học lớp 8) vì muốn có tiền để chơi gam đã bắt cóc em họ để tống tiền cô ruột. "Con tin" 5 tuổi sau đó đã bị anh họ cho vào bao tải, hại chết. Về vụ án này, một điều tra viên giàu kinh nghiệm của Công an Hà Nội đã thốt lên "Chúng giết người lạnh lùng như chơi games vậy".
Mới đây TAND Hà Nội cũng đã xét xử Nguyễn Văn Tú (14 tuổi) về tội giết người. Tại phiên tòa, bị cáo lí nhí thừa nhận do ham mê điện tử. Để lấy mấy chiếc xoong, thủ phạm đã dùng rìu bố thường hay bổ củi chém chết người hàng xóm.
Trước hàng loạt những vụ phạm pháp do giới trẻ gây ra, nhiều người cho rằng nguyên nhân không thể đổ lỗi hết cho gia đình và xã hội, nhà trường cũng cần nhìn nhận những bất cập hiện nay. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, ngoài dạy văn hóa nhà trường cần phải giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh.
Nữ cán bộ đến từ Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội cũng thẳng thắn, qua nhiều lần khảo sát, môn Giáo dục công dân hiện nay ở nhiều trường học diễn ra nhạt nhẽo. Những tình huống có thật ở ngoài đời không được đưa vào bài giảng khiến học sinh không có hứng học...
Trước khi máy quay đóng, giảng viên Bích Ngọc cho rằng, để hạn chế giới trẻ phạm tội, ngoài gia đình, nhà trường và xã hội cùng nhau phối hợp, tự thân các bạn trẻ cần phải vượt qua những cám dỗ. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn, các bạn phải nghĩ đến trách nhiệm với với bản thân và xã hội.
Qua những trao đổi chúng ta thấy giới trẻ phạm tội có thể từ nhiều nguyên nhân. Có thể do xã hội và hoàn cảnh, nhưng nguyên nhân căn bản vẫn là từ gia đình. Vì theo tâm lý học, nhân cách của con người được hình thành ngay từ lúc lên ba. Nghĩa là nhân cách của một người hoàn toàn được gầy dựng theo khuôn mẫu từ gia đình.
Vì thế, hôm nay chúng ta cùng nói chuyện về bổn phận giáo dục con cái theo tinh thần của Giáo hội.
2. Giáo dục là một bổn phận
Nhiều người vẫn lạc quan cho rằng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, nhưng rồi khi việc giáo dục con cái thất bại lại đổ lỗi cho trời vì: “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Xem ra ông trời là nguyên nhân mọi sự, tốt cũng như xấu.
Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã từng mong muốn cho người sinh sản cho đầy mặt đất, nhưng chắc chắn Ngài không muốn loài người sinh ra những đứa con kém chất lượng và không có phẩm chất. Ngài càng không bằng lòng khi mà loài người sinh sản bừa bãi và thiếu trách nhiệm. Ngay cả bản thân chúng ta cũng không muốn dùng hàng kém chất lượng. Vì hàng kém chất lượng không chỉ vô ích mà còn gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Vì vậy, Thiên Chúa cũng không muốn để con cái loài người sinh ra và lớn lên như cây, như cỏ mà không cần quan tâm đến chất lượng. Chính Chúa Giê-su đã nhắc đến bổn phận giáo dục của người tín hữu chúng ta: «Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em» (Mt 28,19-20). Ca dạo Việt nam cũng cùng quan điểm đó và còn nhấn mạnh: “Sinh con chẳng dạy, chẳng răn – Thà răng nuôi lợn lấy lòng mà ăn”. Bổn phận dạy dỗ con cái trở thành môn đệ của Chúa phải là bổn phận trước tiên của cha mẹ. Vì cha mẹ là nhà giáo đầu tiên và gia đình là trường học đầu tiên mà con trẻ được học sống làm người.
Nếu các bậc cha mẹ quan tâm giáo dục con cái biết giữ luật Chúa, biết sống theo lẽ phải, biết ăn ở theo đúng với luân thường đạo lý thì có lẽ xã hội bớt đi những tội nhân. Nếu cha mẹ biết dạy con những điều hay lẽ phải ngay từ trong lôi thì có lẽ xã hội bớt đi những chuyện bất nhân, bất nghĩa đang tràn lan.
Thực vậy, bổn phận này xem ra còn quá thiếu sót! Chất lượng những đứa trẻ tự lập, biết phải trái, biết sống cao thượng còn quá ít. Phẩm chất của những người có nhân, nghĩa, lý, trí, tín và công dung ngôn hành ngày càng thiếu trong xã hội hôm nay. Nhưng những đứa con thiếu chất lượng lại quá ê hề, bởi đường phố còn đầy rẫy những đứa trẻ ăn nói tục tĩu, sống vô độ, lười biếng, ích ỷ, gian tham,. . . Đặc biệt là các cậu ấm, cô chiêu, con nhà quyền thế và giầu có thì đua đòi, chơi bời, sống thác loạn nhiều hơn là sống đoan trang đức hạnh. Những đứa trẻ thích bạo lực, dễ nổi nóng, thích hành hạ người khác phải chăng nó đã học được những bài học từ gia đình khi mà bố mẹ thiếu tôn trọng nhau, nhiều khi còn đánh đấm nhau? Những đứa trẻ thiếu lòng nhân ái, lòng bao dung phải chăng vì nó đã học được lối sống ich kỷ từ trong gia đình? Những đứa trẻ sống thiếu đoan trang, mực thước và lăng loàn phải chăng nó đã không được học những kỹ năng sống tự chủ từ những ngày còn ở trong lôi?
Nhiều khi chúng ta than phiền về xã hội, về đất nước, về những người đang điều hành xã hội này đã làm cho việc giáo dục xuống cấp. Nhưng ít khi chúng ta ý thức rằng: Gia đình của chúng ta là một «xã hội nhỏ». Hai xã hội - lớn và nhỏ - ảnh hưởng và phản ảnh lẫn nhau. Xã hội này thay đổi thì xã hội kia cũng sẽ thay đổi. Là cha mẹ, chúng ta đang làm chủ, đang điều hành cái xã hội nhỏ bé là gia đình của chúng ta. Nếu chúng ta không làm cho cái xã hội nhỏ bé mà chúng ta đang làm chủ ấy trở nên tốt đẹp hơn, nếu trong cái xã hội nhỏ bé của chúng ta vẫn còn có những điều không tốt đẹp, những điều xấu, thì liệu sẽ có cái đẹp trong xã hội rộng lớn hay không? Nếu trong xã hội nhỏ bé mà chúng ta còn chia rẽ chồng một phe, vợ một phe, con cái cũng chia phe thì liệu rằng những thành phần xã hội này có biết đi xây dựng tình hiệp nhất đại đồng, hay chúng chỉ gây thêm hận thù, hiềm khích ở bất cứ nơi đâu họ hiện diện?
3. Gia đình là một giáo hội thu nhỏ
Bên cạnh đó, là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ có bổn phận xây dựng xã hội theo tinh thần phúc âm, mà còn có bổn phận đưa Chúa Giê-su vào trong thế gian, và để Ngài thống trị mọi tâm hồn. Điều này phải được bắt đầu từ chính gia đình của chúng ta. Vì gia đình chính là một «giáo hội nhỏ» mà chúng ta có bổn phận phải biến thành một «Nước Trời nhỏ», trong đó, có tình yêu ngự trị, và mọi sự đều tốt đẹp. Chúng ta phải Phúc Âm hóa gia đình của chúng ta, làm sao để mọi người trong gia đình chúng ta sống tốt đẹp, yên vui, hạnh phúc. Gia đình có những con người biết sống theo tin mừng của Chúa sẽ đóng góp cho xã hội những con người biết sống yêu thương và phục vụ mọi người.
Thực vậy, lệnh truyền của Chúa «Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” phải được áp dụng trước tiên trong gia đình. Trước khi Phúc Âm hóa xã hội, thế giới, ta hãy Phúc Âm hóa chính mình và gia đình mình đã. Hãy biến con cái của chúng ta thành những Kitô hữu tốt. Hãy làm cho hoa trái của sự thánh thiện, yêu thương được đơn bông kết trái trong đời sống gia đình của chúng ta.
Vì thế, các bậc cha mẹ phải làm sao giúp cho con cái có một tương quan mật thiết với Chúa, có đời sống cầu nguyện, biết hy sinh bản thân cho Chúa và tha nhân. Hãy tập cho con cái ngay từ hồi còn nhỏ có thói quen đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ hằng ngày, và bày tỏ với Chúa những tư tưởng, tâm tình có trong đầu. Tất cả những việc đó là thức ăn cần thiết cho đời sống tâm linh của chúng. Tất cả những việc đạo đức đó chính là những việc tốt được lập đi lập lại thành thói quen tốt của một đời người. Con cái có một đời sống tâm linh tốt, chắc chắn sẽ bớt đi những tật xấu và hoàn thiện mình tốt hơn.
Muốn thế, cha mẹ phải làm gương cho con cái về đời sống đức tin, về đời sống công bình và bác ái mới có thể từ khuôn mẫu tốt của cha mẹ mà hình thành những con người tốt cho xã hội. Vì cái xã hội thu nhỏ này tốt hay xấu, có biến thành thiên đàng tại thế hay không, đều tùy thuộc vào cha mẹ là những người điều khiển gia đình và nuôi dạy con cái nên người. Nếu mỗi gia đình biết xây dựng giáo hội nhỏ của mình thành một cộng đoàn yêu thương, biết phục vụ lẫn nhau, chăm sóc cho nhau thì chúng ta đã phúc âm hóa xã hội như muối men thẩm thấu vào trần gian.
Ước mong mỗi gia đình hãy sống hòa thuận yêu thương nhau để con cái học được bài học yêu thương và nhân ái từ trong gia đình. Ước mong các bậc cha mẹ biết nhịn nhục lẫn nhau, biết sống theo lẽ phải để con cái có khả năng biết phân biệt phải trái và sống tự chủ bản thân thay cho những gay cấn bạo lực. Nguyện xin Chúa Giê-su, Đấng đã đến ở với gia đình Nagiaret, xin cũng hiện diện nâng đỡ và chúc phúc cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta. Amen
1. Những vấn đề của thời đại
Trong chương trình Đối thoại trẻ, chủ đề "Vì sao giới trẻ phạm tội" do VTV6 thực hiện ngày 25/6.
Khởi đầu chương trình, một số vị phụ huynh cho rằng, gia đình không phải là nguyên nhân tác động trực tiếp khiến giới trẻ phạm tội. Giảng viên tâm lý Bích Ngọc đến từ Học viện Cảnh sát nhân dân đã phản bác quan điểm này. Bà cho rằng, một số gia đình có những cách xử thô bạo với con trẻ khiến chúng có nhận thức lệch lạc về nhân cách... dẫn đến phạm pháp.
Tuy không có mặt ở trường quay nhưng vẫn theo dõi truyền hình và tham dự trực tiếp qua điện thoại, diễn viên Hiệp "Gà" từng đi tù vì buôn bán ma túy cũng tỏ ý tán đồng. "Theo tôi, gia đình là nền tảng cốt lõi để hình thành nhân cách con người", anh nói.
Theo bà Ngô Thị Minh (cán bộ Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội) không chỉ những gia đình thiếu thời gian hoặc kinh tế, nhiều cặp vợ chồng có điều kiện nhưng do xã hội cũng như khoa học phát triển nhanh họ không có những kỹ năng cần thiết để giáo dục con cái. "Có đứa trẻ ngồi trên máy một tiếng chơi game nhưng bố mẹ không biết con mình chơi cái gì", vị cán bộ này dẫn chứng.
Mới đây, Phạm Đình Cử (học lớp 8) vì muốn có tiền để chơi gam đã bắt cóc em họ để tống tiền cô ruột. "Con tin" 5 tuổi sau đó đã bị anh họ cho vào bao tải, hại chết. Về vụ án này, một điều tra viên giàu kinh nghiệm của Công an Hà Nội đã thốt lên "Chúng giết người lạnh lùng như chơi games vậy".
Mới đây TAND Hà Nội cũng đã xét xử Nguyễn Văn Tú (14 tuổi) về tội giết người. Tại phiên tòa, bị cáo lí nhí thừa nhận do ham mê điện tử. Để lấy mấy chiếc xoong, thủ phạm đã dùng rìu bố thường hay bổ củi chém chết người hàng xóm.
Trước hàng loạt những vụ phạm pháp do giới trẻ gây ra, nhiều người cho rằng nguyên nhân không thể đổ lỗi hết cho gia đình và xã hội, nhà trường cũng cần nhìn nhận những bất cập hiện nay. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, ngoài dạy văn hóa nhà trường cần phải giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh.
Nữ cán bộ đến từ Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội cũng thẳng thắn, qua nhiều lần khảo sát, môn Giáo dục công dân hiện nay ở nhiều trường học diễn ra nhạt nhẽo. Những tình huống có thật ở ngoài đời không được đưa vào bài giảng khiến học sinh không có hứng học...
Trước khi máy quay đóng, giảng viên Bích Ngọc cho rằng, để hạn chế giới trẻ phạm tội, ngoài gia đình, nhà trường và xã hội cùng nhau phối hợp, tự thân các bạn trẻ cần phải vượt qua những cám dỗ. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn, các bạn phải nghĩ đến trách nhiệm với với bản thân và xã hội.
Qua những trao đổi chúng ta thấy giới trẻ phạm tội có thể từ nhiều nguyên nhân. Có thể do xã hội và hoàn cảnh, nhưng nguyên nhân căn bản vẫn là từ gia đình. Vì theo tâm lý học, nhân cách của con người được hình thành ngay từ lúc lên ba. Nghĩa là nhân cách của một người hoàn toàn được gầy dựng theo khuôn mẫu từ gia đình.
Vì thế, hôm nay chúng ta cùng nói chuyện về bổn phận giáo dục con cái theo tinh thần của Giáo hội.
2. Giáo dục là một bổn phận
Nhiều người vẫn lạc quan cho rằng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, nhưng rồi khi việc giáo dục con cái thất bại lại đổ lỗi cho trời vì: “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Xem ra ông trời là nguyên nhân mọi sự, tốt cũng như xấu.
Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã từng mong muốn cho người sinh sản cho đầy mặt đất, nhưng chắc chắn Ngài không muốn loài người sinh ra những đứa con kém chất lượng và không có phẩm chất. Ngài càng không bằng lòng khi mà loài người sinh sản bừa bãi và thiếu trách nhiệm. Ngay cả bản thân chúng ta cũng không muốn dùng hàng kém chất lượng. Vì hàng kém chất lượng không chỉ vô ích mà còn gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Vì vậy, Thiên Chúa cũng không muốn để con cái loài người sinh ra và lớn lên như cây, như cỏ mà không cần quan tâm đến chất lượng. Chính Chúa Giê-su đã nhắc đến bổn phận giáo dục của người tín hữu chúng ta: «Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em» (Mt 28,19-20). Ca dạo Việt nam cũng cùng quan điểm đó và còn nhấn mạnh: “Sinh con chẳng dạy, chẳng răn – Thà răng nuôi lợn lấy lòng mà ăn”. Bổn phận dạy dỗ con cái trở thành môn đệ của Chúa phải là bổn phận trước tiên của cha mẹ. Vì cha mẹ là nhà giáo đầu tiên và gia đình là trường học đầu tiên mà con trẻ được học sống làm người.
Nếu các bậc cha mẹ quan tâm giáo dục con cái biết giữ luật Chúa, biết sống theo lẽ phải, biết ăn ở theo đúng với luân thường đạo lý thì có lẽ xã hội bớt đi những tội nhân. Nếu cha mẹ biết dạy con những điều hay lẽ phải ngay từ trong lôi thì có lẽ xã hội bớt đi những chuyện bất nhân, bất nghĩa đang tràn lan.
Thực vậy, bổn phận này xem ra còn quá thiếu sót! Chất lượng những đứa trẻ tự lập, biết phải trái, biết sống cao thượng còn quá ít. Phẩm chất của những người có nhân, nghĩa, lý, trí, tín và công dung ngôn hành ngày càng thiếu trong xã hội hôm nay. Nhưng những đứa con thiếu chất lượng lại quá ê hề, bởi đường phố còn đầy rẫy những đứa trẻ ăn nói tục tĩu, sống vô độ, lười biếng, ích ỷ, gian tham,. . . Đặc biệt là các cậu ấm, cô chiêu, con nhà quyền thế và giầu có thì đua đòi, chơi bời, sống thác loạn nhiều hơn là sống đoan trang đức hạnh. Những đứa trẻ thích bạo lực, dễ nổi nóng, thích hành hạ người khác phải chăng nó đã học được những bài học từ gia đình khi mà bố mẹ thiếu tôn trọng nhau, nhiều khi còn đánh đấm nhau? Những đứa trẻ thiếu lòng nhân ái, lòng bao dung phải chăng vì nó đã học được lối sống ich kỷ từ trong gia đình? Những đứa trẻ sống thiếu đoan trang, mực thước và lăng loàn phải chăng nó đã không được học những kỹ năng sống tự chủ từ những ngày còn ở trong lôi?
Nhiều khi chúng ta than phiền về xã hội, về đất nước, về những người đang điều hành xã hội này đã làm cho việc giáo dục xuống cấp. Nhưng ít khi chúng ta ý thức rằng: Gia đình của chúng ta là một «xã hội nhỏ». Hai xã hội - lớn và nhỏ - ảnh hưởng và phản ảnh lẫn nhau. Xã hội này thay đổi thì xã hội kia cũng sẽ thay đổi. Là cha mẹ, chúng ta đang làm chủ, đang điều hành cái xã hội nhỏ bé là gia đình của chúng ta. Nếu chúng ta không làm cho cái xã hội nhỏ bé mà chúng ta đang làm chủ ấy trở nên tốt đẹp hơn, nếu trong cái xã hội nhỏ bé của chúng ta vẫn còn có những điều không tốt đẹp, những điều xấu, thì liệu sẽ có cái đẹp trong xã hội rộng lớn hay không? Nếu trong xã hội nhỏ bé mà chúng ta còn chia rẽ chồng một phe, vợ một phe, con cái cũng chia phe thì liệu rằng những thành phần xã hội này có biết đi xây dựng tình hiệp nhất đại đồng, hay chúng chỉ gây thêm hận thù, hiềm khích ở bất cứ nơi đâu họ hiện diện?
3. Gia đình là một giáo hội thu nhỏ
Bên cạnh đó, là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ có bổn phận xây dựng xã hội theo tinh thần phúc âm, mà còn có bổn phận đưa Chúa Giê-su vào trong thế gian, và để Ngài thống trị mọi tâm hồn. Điều này phải được bắt đầu từ chính gia đình của chúng ta. Vì gia đình chính là một «giáo hội nhỏ» mà chúng ta có bổn phận phải biến thành một «Nước Trời nhỏ», trong đó, có tình yêu ngự trị, và mọi sự đều tốt đẹp. Chúng ta phải Phúc Âm hóa gia đình của chúng ta, làm sao để mọi người trong gia đình chúng ta sống tốt đẹp, yên vui, hạnh phúc. Gia đình có những con người biết sống theo tin mừng của Chúa sẽ đóng góp cho xã hội những con người biết sống yêu thương và phục vụ mọi người.
Thực vậy, lệnh truyền của Chúa «Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” phải được áp dụng trước tiên trong gia đình. Trước khi Phúc Âm hóa xã hội, thế giới, ta hãy Phúc Âm hóa chính mình và gia đình mình đã. Hãy biến con cái của chúng ta thành những Kitô hữu tốt. Hãy làm cho hoa trái của sự thánh thiện, yêu thương được đơn bông kết trái trong đời sống gia đình của chúng ta.
Vì thế, các bậc cha mẹ phải làm sao giúp cho con cái có một tương quan mật thiết với Chúa, có đời sống cầu nguyện, biết hy sinh bản thân cho Chúa và tha nhân. Hãy tập cho con cái ngay từ hồi còn nhỏ có thói quen đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ hằng ngày, và bày tỏ với Chúa những tư tưởng, tâm tình có trong đầu. Tất cả những việc đó là thức ăn cần thiết cho đời sống tâm linh của chúng. Tất cả những việc đạo đức đó chính là những việc tốt được lập đi lập lại thành thói quen tốt của một đời người. Con cái có một đời sống tâm linh tốt, chắc chắn sẽ bớt đi những tật xấu và hoàn thiện mình tốt hơn.
Muốn thế, cha mẹ phải làm gương cho con cái về đời sống đức tin, về đời sống công bình và bác ái mới có thể từ khuôn mẫu tốt của cha mẹ mà hình thành những con người tốt cho xã hội. Vì cái xã hội thu nhỏ này tốt hay xấu, có biến thành thiên đàng tại thế hay không, đều tùy thuộc vào cha mẹ là những người điều khiển gia đình và nuôi dạy con cái nên người. Nếu mỗi gia đình biết xây dựng giáo hội nhỏ của mình thành một cộng đoàn yêu thương, biết phục vụ lẫn nhau, chăm sóc cho nhau thì chúng ta đã phúc âm hóa xã hội như muối men thẩm thấu vào trần gian.
Ước mong mỗi gia đình hãy sống hòa thuận yêu thương nhau để con cái học được bài học yêu thương và nhân ái từ trong gia đình. Ước mong các bậc cha mẹ biết nhịn nhục lẫn nhau, biết sống theo lẽ phải để con cái có khả năng biết phân biệt phải trái và sống tự chủ bản thân thay cho những gay cấn bạo lực. Nguyện xin Chúa Giê-su, Đấng đã đến ở với gia đình Nagiaret, xin cũng hiện diện nâng đỡ và chúc phúc cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta. Amen
Thơ mùa chay: Mầu tím
Trầm Thiên Thu
07:55 09/03/2010
Mùa Chay thay đổi cuộc đời
Giao hòa với Đức Chúa Trời thành tâm
Bao năm trót dại lỡ lầm
Giờ đây sám hối ăn năn trở về
Mùa Chay thay đồi lòng ta
Đừng giống tắc kè thay đổi màu thôi
Mùa Chay sắc tím tuyệt vời
Nửa buồn vì tội, nửa vui vì tình
Chúa là Cha rất chí minh
Nhưng Ngài cũng rất chí tình, từ tâm
Dù ta hoen ố bùn lầm
Thành tâm sám hối, Chúa liền thứ tha
Chúa ơi, tình Chúa bao la
Trọn đời cảm tạ Tình Cha nhiệm mầu.
Giao hòa với Đức Chúa Trời thành tâm
Bao năm trót dại lỡ lầm
Giờ đây sám hối ăn năn trở về
Mùa Chay thay đồi lòng ta
Đừng giống tắc kè thay đổi màu thôi
Mùa Chay sắc tím tuyệt vời
Nửa buồn vì tội, nửa vui vì tình
Chúa là Cha rất chí minh
Nhưng Ngài cũng rất chí tình, từ tâm
Dù ta hoen ố bùn lầm
Thành tâm sám hối, Chúa liền thứ tha
Chúa ơi, tình Chúa bao la
Trọn đời cảm tạ Tình Cha nhiệm mầu.
Nguồn Nước ban sự Sống đời đời
Tuyết Mai
08:00 09/03/2010
Người đàn bà thưa: "Tôi biết Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự". Chúa Giêsu bảo: "Đấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây". (Ga 4, 5-42).
Trên thế giới hiện nay không biết con số đàn bà, đàn ông, thanh niên và thiếu nữ, nghe biết đến Đấng Messia như người đàn bà lương giáo này là bao nhiêu? Tôi nghĩ cũng còn rất hiếm thưa anh chị em. Đã đến lúc Chúa đến với người lương giáo và ban cho họ được hưởng đồng đều Nguồn Nước của sự sống đời đời, vì có phải tất cả nhân loại trên khắp cùng thế giới đều được Thiên Chúa Cha tác tạo và dựng nên giống nhau theo hình ảnh của Ngài? Trước ngày Thiên Chúa quang lâm thì toàn thể địa cầu ai ai cũng đều phải biết Danh Thánh Ngài mà phủ phục thờ lậy Đấng đã làm Chủ của mọi tạo vật và mọi loài trên khắp cùng hoàn vũ. Và việc này Thiên Chúa đã có trong chương trình Cứu Độ của Ngài. Và có phải đó là công việc mà Chúa Giêsu đã làm, đang làm, và sẽ làm qua tất cả các Tông Đồ của Ngài đã, đang, và sẽ tuyển chọn hay không? Và ngay cả chúng ta giáo dân nữa!
Còn ai trong chúng ta đang là người kitô, dám vỗ ngực, tuyên xưng đức tin, và sự trung thành tuyệt đối của mình trước mặt Thiên Chúa? Ai trong chúng ta hằng ngày sống Phúc Âm của Chúa? Đem Tin Mừng của Chúa đến cùng tất cả anh chị em qua cách sống của mình? Không tỏ ra kiêu ngạo, không lợi dụng Danh Chúa để làm thương mại và cho được nhiều người biết đến mà nể trọng? Không sống bề ngoài cốt ý để chưng diện cho chính mình? Không khoe khoang như phường đạo đức giả khi làm việc từ thiện? Không quảng cáo chính mình? Không là những pharisêu, nhà thông luật, nhà biệt phái, của thời nay? Tất cả không qua được Mắt của Thiên Chúa.
Nếu ai biết về Thiên Chúa và tình yêu vô bờ bến của Ngài thì là lẽ đương nhiên hay tuyệt đối phải biết kính sợ Ngài, giữ 10 Điều Răn, và có nghĩa là sống trong giới luật của Chúa, là biết Thờ Phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Thấy nghe thì dễ nhưng thực hành thì quả không dễ đâu thưa anh chị em! Thưa vì sao lại khó?
Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta giữ ngày Chủ Nhật có nghĩa là chịu khó đến Nhà Thờ dự Thánh Lễ một giờ đồng hồ, thế mà cũng còn quá khó để giữ đối với rất nhiều anh chị em? Hà huống gì đòi hỏi anh chị em làm những điều tốt lành khác nữa! Nhất là đòi hỏi nơi anh chị em sự siêng năng hơn nữa! Bỏ thời giờ công sức vào những công việc giúp có lợi cho giáo xứ của anh chị em nào là quyên góp để giúp đỡ cho những gia đình nghèo. Nào là giúp đỡ cho giáo xứ thêm người dậy dỗ giáo lý cho các em hay những người lương giáo muốn theo đạo. Nào là đem cuộc sống tốt lành của mình làm đèn soi, làm gương, và làm mẫu mực cho những lớp trẻ chúng noi theo. Một ngày Chúa ban cho chúng ta 24 giờ để sống. Sống sao không phí thời giờ của Ngài. Không là con mối con mọt đục khoét, là người vô dụng, là gánh nặng cho gia đình, cho giáo xứ, và cho tổ quốc của anh chị em. Có phải thời nay có rất nhiều người dư thời giờ nhưng lại chẳng muốn làm chi cả!? Chằng những thế lại còn bôi bát lên án cho những con người đang có cố gắng và có tinh thần làm việc, muốn cho một giáo xứ được tiến mạnh trên con đường sống Đức Tin vững vàng và không bỏ Chúa.
Có phải thời nay con người càng chạy theo đà tiến triển của khoa học hiện đại? Chạy theo với sáng kiến mới? Mới ra thứ gì là phải có ngay? Dù khả năng chúng ta không với tới được? Trước kia có nhiều thứ chúng ta không cần lắm! Nhưng nay lại cảm thấy là cần!? Thà là chúng ta sống trong cái mức giới hạn của chúng ta hay trong mức Chúa ban cho, thì lại đèo bòng, theo chị theo em, nên phải làm thêm giờ phụ trội để mua sắm những thứ không cần thiết ấy! Để muốn những thứ vô bổ ấy, thì những anh chị em này phải hy sinh, vắng mặt trong gia đình, thiếu bổn phận lo cho con cái, dần dần gia đình trở thành một gánh nặng, và rồi chuyện gì xảy đến sẽ phải đến, nếu như chúng ta biết kềm chế sự thèm muốn vô bổ của mình. Biết kềm hãm lối sống ích kỷ thì gia đình không đến đỗi phải đi đến chỗ chia tay, biến thành hỏa ngục, con cái mỗi đứa một nơi??
Trong mùa chay, xin tất cả mọi người cùng bớt thời giờ, để nhìn lại chính mình và gia đình của mình, xem rằng chúng ta đã làm tròn bổn phận với chức vị của mình hay chưa? Nếu chưa thì xin Thiên Chúa giúp sức cho chúng ta được bỏ bớt những gì chúng ta đam mê mà làm cho gia đình bớt đi sự hòa thuận và yêu thương. Chúng ta có để ý rằng nếu trong gia đình của chúng ta đang cải vả nhau nhiều, hay lớn tiếng với nhau, hay khích nhau, và thường đổ chén bể bát, thì cho chúng ta dấu hiệu gì hay không???
Nguyện xin Thiên Chúa luôn là Nguồn Nước ban sự sống đời đời cho chúng ta. Có Ngài và tình yêu của Ngài thì cuộc đời của chúng ta và gia đình luôn như những cây cối sống gần bên bờ nước, không bao giờ cây bị khô, và trái thì luôn luôn đầy và nặng trĩu, ngon ngọt và tốt tươi biết bao!?? Mong rằng tất cả chúng ta là những trái cây ngon ngọt ấy để dâng lên Ngài là Ba Ngôi Thiên Chúa trong suốt thời gian mùa chay này, để xứng đáng làm con cái của Chúa, và xứng đáng để được Ngài Cứu Độ. Amen.
Trên thế giới hiện nay không biết con số đàn bà, đàn ông, thanh niên và thiếu nữ, nghe biết đến Đấng Messia như người đàn bà lương giáo này là bao nhiêu? Tôi nghĩ cũng còn rất hiếm thưa anh chị em. Đã đến lúc Chúa đến với người lương giáo và ban cho họ được hưởng đồng đều Nguồn Nước của sự sống đời đời, vì có phải tất cả nhân loại trên khắp cùng thế giới đều được Thiên Chúa Cha tác tạo và dựng nên giống nhau theo hình ảnh của Ngài? Trước ngày Thiên Chúa quang lâm thì toàn thể địa cầu ai ai cũng đều phải biết Danh Thánh Ngài mà phủ phục thờ lậy Đấng đã làm Chủ của mọi tạo vật và mọi loài trên khắp cùng hoàn vũ. Và việc này Thiên Chúa đã có trong chương trình Cứu Độ của Ngài. Và có phải đó là công việc mà Chúa Giêsu đã làm, đang làm, và sẽ làm qua tất cả các Tông Đồ của Ngài đã, đang, và sẽ tuyển chọn hay không? Và ngay cả chúng ta giáo dân nữa!
Còn ai trong chúng ta đang là người kitô, dám vỗ ngực, tuyên xưng đức tin, và sự trung thành tuyệt đối của mình trước mặt Thiên Chúa? Ai trong chúng ta hằng ngày sống Phúc Âm của Chúa? Đem Tin Mừng của Chúa đến cùng tất cả anh chị em qua cách sống của mình? Không tỏ ra kiêu ngạo, không lợi dụng Danh Chúa để làm thương mại và cho được nhiều người biết đến mà nể trọng? Không sống bề ngoài cốt ý để chưng diện cho chính mình? Không khoe khoang như phường đạo đức giả khi làm việc từ thiện? Không quảng cáo chính mình? Không là những pharisêu, nhà thông luật, nhà biệt phái, của thời nay? Tất cả không qua được Mắt của Thiên Chúa.
Nếu ai biết về Thiên Chúa và tình yêu vô bờ bến của Ngài thì là lẽ đương nhiên hay tuyệt đối phải biết kính sợ Ngài, giữ 10 Điều Răn, và có nghĩa là sống trong giới luật của Chúa, là biết Thờ Phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Thấy nghe thì dễ nhưng thực hành thì quả không dễ đâu thưa anh chị em! Thưa vì sao lại khó?
Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta giữ ngày Chủ Nhật có nghĩa là chịu khó đến Nhà Thờ dự Thánh Lễ một giờ đồng hồ, thế mà cũng còn quá khó để giữ đối với rất nhiều anh chị em? Hà huống gì đòi hỏi anh chị em làm những điều tốt lành khác nữa! Nhất là đòi hỏi nơi anh chị em sự siêng năng hơn nữa! Bỏ thời giờ công sức vào những công việc giúp có lợi cho giáo xứ của anh chị em nào là quyên góp để giúp đỡ cho những gia đình nghèo. Nào là giúp đỡ cho giáo xứ thêm người dậy dỗ giáo lý cho các em hay những người lương giáo muốn theo đạo. Nào là đem cuộc sống tốt lành của mình làm đèn soi, làm gương, và làm mẫu mực cho những lớp trẻ chúng noi theo. Một ngày Chúa ban cho chúng ta 24 giờ để sống. Sống sao không phí thời giờ của Ngài. Không là con mối con mọt đục khoét, là người vô dụng, là gánh nặng cho gia đình, cho giáo xứ, và cho tổ quốc của anh chị em. Có phải thời nay có rất nhiều người dư thời giờ nhưng lại chẳng muốn làm chi cả!? Chằng những thế lại còn bôi bát lên án cho những con người đang có cố gắng và có tinh thần làm việc, muốn cho một giáo xứ được tiến mạnh trên con đường sống Đức Tin vững vàng và không bỏ Chúa.
Có phải thời nay con người càng chạy theo đà tiến triển của khoa học hiện đại? Chạy theo với sáng kiến mới? Mới ra thứ gì là phải có ngay? Dù khả năng chúng ta không với tới được? Trước kia có nhiều thứ chúng ta không cần lắm! Nhưng nay lại cảm thấy là cần!? Thà là chúng ta sống trong cái mức giới hạn của chúng ta hay trong mức Chúa ban cho, thì lại đèo bòng, theo chị theo em, nên phải làm thêm giờ phụ trội để mua sắm những thứ không cần thiết ấy! Để muốn những thứ vô bổ ấy, thì những anh chị em này phải hy sinh, vắng mặt trong gia đình, thiếu bổn phận lo cho con cái, dần dần gia đình trở thành một gánh nặng, và rồi chuyện gì xảy đến sẽ phải đến, nếu như chúng ta biết kềm chế sự thèm muốn vô bổ của mình. Biết kềm hãm lối sống ích kỷ thì gia đình không đến đỗi phải đi đến chỗ chia tay, biến thành hỏa ngục, con cái mỗi đứa một nơi??
Trong mùa chay, xin tất cả mọi người cùng bớt thời giờ, để nhìn lại chính mình và gia đình của mình, xem rằng chúng ta đã làm tròn bổn phận với chức vị của mình hay chưa? Nếu chưa thì xin Thiên Chúa giúp sức cho chúng ta được bỏ bớt những gì chúng ta đam mê mà làm cho gia đình bớt đi sự hòa thuận và yêu thương. Chúng ta có để ý rằng nếu trong gia đình của chúng ta đang cải vả nhau nhiều, hay lớn tiếng với nhau, hay khích nhau, và thường đổ chén bể bát, thì cho chúng ta dấu hiệu gì hay không???
Nguyện xin Thiên Chúa luôn là Nguồn Nước ban sự sống đời đời cho chúng ta. Có Ngài và tình yêu của Ngài thì cuộc đời của chúng ta và gia đình luôn như những cây cối sống gần bên bờ nước, không bao giờ cây bị khô, và trái thì luôn luôn đầy và nặng trĩu, ngon ngọt và tốt tươi biết bao!?? Mong rằng tất cả chúng ta là những trái cây ngon ngọt ấy để dâng lên Ngài là Ba Ngôi Thiên Chúa trong suốt thời gian mùa chay này, để xứng đáng làm con cái của Chúa, và xứng đáng để được Ngài Cứu Độ. Amen.
Câu chuyện Người Con Hoang Đàng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:03 09/03/2010
Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm C
Đọc trang Tin Mừng hôm nay, tôi thấy man mác một màu tím buồn với người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình. Rời khỏi ngôi nhà, nơi nó sinh ra, nơi nó được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩy đi miền xa, người trai trẻ mang nỗi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà.
Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo. Nó quyết sống riêng tách khỏi gia đình và cộng đoàn. Nó ra đi không phải để học hành, chẳng phải tìm việc làm mà là ăn chơi đàng điếm. Nó phung phí hết tài sản và sức khoẻ, bất kể đó là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời trác táng nên mau chóng suy sụp. Nó trở nên hèn hạ khi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trở về nó chẳng còn gì cả. Tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị tiêu xài hoang phí. Nó chỉ còn lại một điều duy nhất là ”đứa con nhỏ của cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Luca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi, đứng lên, tôi sẽ về cùng Cha tôi”. Như thế động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn. Nó dự tính nói với Cha là nó “trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công”. Phải chăng đó là một cuộc trở về trọn vẹn? Đó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi.
Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin. Nó không đủ liều mạng để đi trộm cướp. Nó không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc.
Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Giuđa đã phản bội Chúa, Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phêrô khi ở giữa sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha - con với những giòng nước mắt thống hối. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống.
Đọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ chẳng phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tế cuộc sống, khi ngồi giải tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát… đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ nhiều người như thế, tôi cảm thông với người con thứ.
Cần phải trở về trong vòng tay của Thiên Chúa là Cha. Cho dù con tội nặng thế nào cũng được Cha tha thứ. Vì Thiên Chúa đã sáng tạo nên con người, muốn cho con người được sống hạnh phúc. Thiên Chúa không thể ngồi yên để cho con người rơi xuống vực thẳm.
Nhiều người không chấp nhận lối hành xử nhân lành của Thiên Chúa theo dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”. Kiểu cách suy tư và thái độ của người anh cả là một biểu trưng. Người anh cả tưởng rằng, Thiên Chúa chỉ có nhiệm vụ thưởng người có công, phạt kẻ có tội. Người anh cả không hiểu rằng, Thiên Chúa không thể đứng yên nhìn cảnh con người bị hư mất, chịu thất bại trong ơn gọi làm người do chính Ngài tạo dựng nên; Ngài gìn giữ, yêu thương quí mến, nâng niu trong bàn tay nhân hiền của Ngài hay sao? Ðể cứu rỗi loài người khỏi hư mất, khỏi thất bại trong ơn gọi cao cả ấy, Thiên Chúa đã nhập thể làm người, làm anh, làm cha, làm mẹ để đem người con trở về trong vòng tay yêu thương của Ngài.
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Đoàn Giêrusalem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giêsu như người con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm “Người Cha Nhân Hậu” của Henri J. M. Nouwen, trong đó có một đoạn anh Pierre Marie đã viết:
“Đức Giêsu được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã để mọi sự dưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài…
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miền đất rất xa... nơi mà Ngài đã trở thành như con người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giường đầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống như một cây đâm rễ nơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bị khinh bỉ là hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sự lưu đày, sự chống đối, sự cô độc... sau khi đã cho đi mọi thứ trong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sự thật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn đời.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Israel, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Samaria, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Đứng thẳng, Ngài kêu lên: ”Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con”. Và Ngài đã trở lại Thiên Đàng...
Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: ”Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Đàng của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về...”
Và tất cả bọn họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên...”
Đọc trang Tin Mừng hôm nay, tôi thấy man mác một màu tím buồn với người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình. Rời khỏi ngôi nhà, nơi nó sinh ra, nơi nó được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩy đi miền xa, người trai trẻ mang nỗi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà.
Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo. Nó quyết sống riêng tách khỏi gia đình và cộng đoàn. Nó ra đi không phải để học hành, chẳng phải tìm việc làm mà là ăn chơi đàng điếm. Nó phung phí hết tài sản và sức khoẻ, bất kể đó là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời trác táng nên mau chóng suy sụp. Nó trở nên hèn hạ khi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trở về nó chẳng còn gì cả. Tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị tiêu xài hoang phí. Nó chỉ còn lại một điều duy nhất là ”đứa con nhỏ của cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Luca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi, đứng lên, tôi sẽ về cùng Cha tôi”. Như thế động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn. Nó dự tính nói với Cha là nó “trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công”. Phải chăng đó là một cuộc trở về trọn vẹn? Đó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi.
Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin. Nó không đủ liều mạng để đi trộm cướp. Nó không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc.
Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Giuđa đã phản bội Chúa, Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phêrô khi ở giữa sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha - con với những giòng nước mắt thống hối. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống.
Đọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ chẳng phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tế cuộc sống, khi ngồi giải tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát… đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ nhiều người như thế, tôi cảm thông với người con thứ.
Cần phải trở về trong vòng tay của Thiên Chúa là Cha. Cho dù con tội nặng thế nào cũng được Cha tha thứ. Vì Thiên Chúa đã sáng tạo nên con người, muốn cho con người được sống hạnh phúc. Thiên Chúa không thể ngồi yên để cho con người rơi xuống vực thẳm.
Nhiều người không chấp nhận lối hành xử nhân lành của Thiên Chúa theo dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”. Kiểu cách suy tư và thái độ của người anh cả là một biểu trưng. Người anh cả tưởng rằng, Thiên Chúa chỉ có nhiệm vụ thưởng người có công, phạt kẻ có tội. Người anh cả không hiểu rằng, Thiên Chúa không thể đứng yên nhìn cảnh con người bị hư mất, chịu thất bại trong ơn gọi làm người do chính Ngài tạo dựng nên; Ngài gìn giữ, yêu thương quí mến, nâng niu trong bàn tay nhân hiền của Ngài hay sao? Ðể cứu rỗi loài người khỏi hư mất, khỏi thất bại trong ơn gọi cao cả ấy, Thiên Chúa đã nhập thể làm người, làm anh, làm cha, làm mẹ để đem người con trở về trong vòng tay yêu thương của Ngài.
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Đoàn Giêrusalem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giêsu như người con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm “Người Cha Nhân Hậu” của Henri J. M. Nouwen, trong đó có một đoạn anh Pierre Marie đã viết:
“Đức Giêsu được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã để mọi sự dưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài…
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miền đất rất xa... nơi mà Ngài đã trở thành như con người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giường đầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống như một cây đâm rễ nơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bị khinh bỉ là hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sự lưu đày, sự chống đối, sự cô độc... sau khi đã cho đi mọi thứ trong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sự thật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn đời.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Israel, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Samaria, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Đứng thẳng, Ngài kêu lên: ”Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con”. Và Ngài đã trở lại Thiên Đàng...
Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: ”Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Đàng của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về...”
Và tất cả bọn họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên...”
Thánh Giuse: mẫu gương của đời sống thánh hiến
Quang Huyền, OFM
10:37 09/03/2010
THÁNH GIUSE: MẪU GƯƠNG CỦA ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
Hằng năm Giáo hội dành riêng tháng 3 để tôn kính Thánh Giuse và mời gọi các Kitô hữu chiêm ngưỡng và học hỏi gương thánh nhân. Chúng ta đang sống trong tâm tình của Năm Thánh Linh Mục, việc tôn kính này lại mang nhiều ý nghĩa hơn, hầu giúp cho mọi người noi gương thánh nhân để sống sứ mạng làm con cái Chúa và anh chị em với nhau và với thụ tạo ngày một hoàn thiện hơn.
Các trang sách Tin Mừng ít ỏi đề cập đến thánh Giuse không hề thuật lại cho chúng ta một lời nào của thánh nhân. Cuộc đời của thánh Giuse là một tình yêu thầm lặng. Nhưng những gì ngài đã sống, đã thực hiện trong vai trò một “người tôi trung” của Thiên Chúa, một người cha, một người chồng trong Gia đình Nazarét, cũng đủ toát lên một mẫu gương thánh thiện và công chính nơi ngài. Trong bài suy niệm này, ch1ung ta cùng chiêm ngưỡng thánh Giuse như là “mẫu gương của đời sống thánh hiến”.
Theo quan điểm thần học hiện đại, thì đời sống tu trì hay thánh hiến là bước theo dấu chân của Đức Kitô sát hơn, hầu sống Giao Ước tình yêu với Thiên Chúa. Việc dấn thân quyết liệt của người tu sĩ được diễn tả trong lời tuyên khấn quen thuộc: “Tôi tuyên khấn cùng Thiên Chúa, giữ đức Vâng phục, Khó nghèo và Khiết tịnh”. Nghóa laø yeâu meán Thieân Chuùa vaø con ngöôøi: heát loøng “Khieát tònh”, heát linh hoàn “Vaâng phuïc”, heát söùc mình “Ngheøo khoù”. (x. J.C. Garcia Paredes, Đời tu, các lời khuyên Phúc Âm, Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ, 2007, tr 53). Đây cũng chính là những gì mà thánh Giuse đã sống một cách sung mãn trước khi đời sống thánh hiến xuất hiện trong Giáo hội.
Thánh Giuse sống vâng phục
Trong Tin Mừng Matthêu 1,19-20, thánh Giuse được trình bày như một người “công chính”. Theo ý hướng của Tin Mừng thứ nhất thì từ “công chính” ở đây được hiểu là lòng đạo đức được xây trên việc hoàn toàn trung thành với Lề luật. Thực vậy, khi đọc lại các trình thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy thánh Giuse là người luôn luôn lắng nghe và luôn luôn đáp trả thánh ý Thiên Chúa, dù cho đó là những điều mà Ngài không mong đợi. Chẳng hạn trong việc thánh nhân, đang thắc mắc về sự mang thai của Maria, và ngài đã định tâm lìa bỏ Maria cách kín đáo. Nhưng ngay sau đó, thánh Giuse đã nghe lời sứ thần báo tin và mau mắn đón Maria về nhà mình. Rồi trong việc đem Chúa Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập và trở về Nazarét, ngài cũng cùng một sự vâng phục mau mắn như thế. Có lẽ hơn 30 năm trong mái nhà Nazarét ngài cũng luôn lắng nghe thánh ý Chúa và đáp trả một cách trung thành qua việc gìn giữ và bảo vệ Đức Maria và Chúa Giêsu, nhất là trong việc nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu.
Sự vâng phục của thánh Giuse trước thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa cũng như lời thưa “fiát” của Đức Maria đã phần nào thấm nhập vào đời sống kinh nguyện và lời rao giảng của Đức Giêsu sau này. Chúa Giêsu đã từng có một quyết định thể hiện sự vâng phục triệt để thánh ý Chúa Cha trong lúc Ngài đau khổ, cảm thấy bị xao xuyến, bị bỏ rơi trong Vườn dầu: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."(Mt 26,40). Thư Do thái cũng đã diễn tả rất hay sự vâng phục của Chúa Giêsu: “Dẫu là Con Thiên Chúa, Ngài cũng đã phải trải qua nhiều đau khổ, mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 6,8).
Tinh thần vâng phục của thánh Giuse, đươc thể hiện trong lời khấn vâng phục của người tu sĩ hôm nay. Điều này Công đồng Vaticanô II tái khẳng định: “Nhờ khấn giữ đức vâng lời, các tu sĩ tận hiến ý muốn của mình như của lễ bản thân dâng lên Thiên Chúa, nhờ đó họ được kết hợp với ý muốn cứu rỗi của Ngài cách kiên trì và chắc chắn hơn” (Perfectae Caritatis, số 14).
Tóm lại, Đời sống vâng phục của Thánh Giuse là sống cho Thiên Chúa, và hiến dâng cuộc đời cho tình yêu và đức ái trọn hảo mà không so đo hơn thiệt. Ngài đã chấp nhận kế hoạch của Thiên Chúa và đặt niềm tin nơi một mình Thiên Chúa. Chính nhờ sự tuân phục này mà kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện và hậu quả của nó hẳn sẽ làm cho đời sống của thánh Giuse thêm phong phú và hoàn thiện hơn, đồng thời nó cũng mở ra với những chiều kích khác của cuộc sống tròn đầy.
Thánh Giuse sống khó nghèo
Nhìn vào cuộc sống của gia đình Nazarét, chúng ta thấy thánh Giuse đã sống một cuộc sống khó nghèo về vật chất và tinh thần cùng với Mẹ Maria và Chúa Giêsu.
Thực vậy, Chúa Giêsu không chọn cho mình một người cha giàu có, nhưng Ngài đã chọn thánh Giuse một người thợ mộc nghèo, dân dã. Cảnh nghèo này được thánh Luca mô tả qua trình thuật Giáng Sinh. Ở Bêlem thánh Giuse không có đủ tiền để thuê phòng trọ cho Đức Maria, khi Mẹ đến giờ mãn nguyệt khai hoa. Vì thế, Chúa Giêsu đã phải sinh ra ở một nơi nào đó, bên vệ đường, nơi máng cỏ, trong gió sương vào mùa đông năm ấy. Và có lẽ những năm tháng nơi ngôi làng Nazarét, gia đình Thánh gia đã sống một cuộc sống thanh bần và lam lũ như bao người dân bình dân khác. Ơ đó, thánh Giuse đã phải hy sinh lao nhọc để đủ lương thực cho mẹ Maria và Chúa Giêsu. Là một người công chính, chắc ngài cùng với Mẹ Maria cũng đã chia sẻ một cách quãng đại cho những người nghèo khổ hơn mình. Điều mà sau này Chúa Giêsu nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận”. Một cuộc sống thành bần “đói cho sạch, rách cho thơn” này đã ăn sâu vào trong lối sống của Đức Giêsu: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng con người không có chỗ gối đầu” (Lc 9, 58).
Nhưng điều đáng bàn hơn vẫn là cuộc sống khó nghèo tinh thần của thánh Giuse. Ngài đã chấp nhận từ bỏ tất cả những kế hoạch riêng tư của cuộc đời, để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa, hiến thân phục vụ chương trình cứu độ của Ngài. Giá trị của khó nghèo nơi cuộc đời thánh Giuse là vâng Ý Chúa, sẵn sàng quên mình vì Chúa và người khác qua sự sẻ chia cuộc sốngi, những ưu tư, những vui buồn với Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Nhờ thế, Ngài trở nên người giàu có về niềm vui, niềm hạnh phúc. Đời sống khó nghèo của thánh Giuse thể hiện một đời sống khó nghèo triệt để của Tin Mừng mà Chúa Giêsu sẽ rao giảng: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ” (Mt 5,3).
Sư khó nghèo tuyệt thánh mà thánh Giuse đã sống được thể hiện nơi lối sống của Đức Kitô từ hơn hai nghìn năm trước, nay lại được đông đảo Kitô hữu bắt chước và noi theo. Điều đó thể hiện rõ trong giáo huấn của Công đồng Vaticanô II: “Nghèo khó tuyên xưng rằng Thiên Chúa là tài sản duy nhất và chân thật của con người. Được sống theo gương Đức Kitô, Đấng vốn “giàu sang phú quý đã tự trở nên nghèo khó” (2Cr 8,9), lời khấn thánh bần trở thành biểu tượng của sự trao ban bản thân trọn vẹn mà Ba Ngôi đã trao ban cho nhau” ((Perfectae Caritatis, số 13). Thánh Phanxicô Assisi thời Trung cổ là người chọn sống khó nghèo triệt để theo tin Mừng, ngõ hầu trả lời cho thách đố rao giảng Đức Kitô khó nghèo trong một Giáo hội giàu sang và trần tục. Ngài là hiện thân của khó nghèo vui tươi và đã biến khó nghèo thành trung tâm của linh đạo. Tài liệu Chung kết của Tổng Tu nghị Dòng Phanxicô, năm 2009 cũng mời gọi các tu sĩ Phan sinh trở về nguồn để sống tinh thần khó nghèo triệt để này: “Chúng ta đừng quên rằng sự hèn mọn của chúng ta, lấy sự hèn mọm của Đức Kitô làm gương mẫu […], phải được diễn ra thành những chọn lựa can đảm: những chọn lựa đó đưa chúng ta đến chỗ “từ bỏ những địa vị trong xã hội và Giáo hội, để với sự quyết tâm hơn, chúng ta chọn sống chiều kích bờ biên của đời sống tu trì, và trãi nghiệm tình trạng bên lề xã hội như cốt lõi của căn tính Phan sinh chúng ta” (Những người mang quà tặng Tin Mừng, số 23).
Đời sống khó nghèo của thánh Giuse được thể hiện qua Giáo huấn và cuộc đời của Chúa Giêsu và đến lượt những giá trị này trở thành gương mẫu cho người tu sĩ hôm nay. Đó là tiêu chuẩn giúp chúng ta có được đời sống nghèo khó thanh thoát và vui tươi, thoát ra khỏi những bịn rịn về tiền bạc vật chất, nhưng biết quãng đại sẻ chia cho người nghèo khổ. Hơn nữa, sống nghèo trong xã hội hôm nay là biết sống trung thực với những giá trị Tin Mừng và can đảm đi ngược dòng với những tiêu chuẩn, những mức thang giá trị của xã hội tiêu thụ (x. Nguyễn Thái Hợp, Bước theo Đức Kitô, tr 181).
Thánh Giuse sống khiết tịnh
Nhìn vào các tượng thánh Giuse, chúng ta thấy ngài được phác hoạ như cụ già, râu tóc bạc phơ, một tay bế Chúa Giêsu, tay kia cầm một nhành huệ trắng. Có lẽ người ta muốn diễm tả sự đồng trinh của thánh Giuse như một bông huệ trắng trong, thuần khiết. Hơn nữa, qua đó người ta cũng muốn bênh vực cho sự đồng trinh của Đức Maria. Đây là một truyền thống đạo đức tốt đẹp, chúng ta không muốn phủ nhận nó. Nhưng trong thực tế chúng ta có thể tưởng tượng thánh Giuse là một thanh niên đẹp trai, đạo đức và khoẻ mạnh. Một người như thế mới có thể chăm lo cho đời sống của gia đình Nazarét, nhất là trong việc bảo vệ và giáo dục Chúa Giêsu. Vậy, chúng ta lý giải thế nào về đời sống khiết tịnh của thánh Giuse trong khi ngài vẫn sống trong môi trường gia đình với vợ hiền và con ngoan như thế?
Thánh Inhatiô thành Antiôkia cho rằng: “Ma quỷ không hề biết về sự trinh khiết, sự sinh con của của Đức Maria, cũng như về sự chết của Chúa, ba mầu nhiệm này hoàn toàn nằm trong bí mật của Thiên Chúa”. Cũng thể, ta có thể thêm một điều “Ma quỷ không hề biết về sự đồng trinh của thánh Giuse. Đây cũng là bí mật của Thiên Chúa”. Nhưng theo niềm tin truyền thống chúng ta biết được thánh Giuse có đời sống trinh khiết.
Thánh Tôma Aqiunô đã lập luận rằng: Thánh Giuse được khỏi tội tổ tông từ lòng mẹ. Còn thánh Têrêxa tiến sĩ thì nối:"Thánh Giuse trong trắng tựa Thiên Thần, nên thiên Thần năng hiện đến cùng ông". Trong kinh cầu thánh Giuse, giáo hội vẫn tuyên xưng ngài là “Quan thầy của các kẻ đồng trinh”.
Thực tế, Giáo hội cũng chưa bao giờ định tín về sự đồng trinh của thánh Giuse, nhưng nếu chúng ta xét xem một vị tiền hô của Chúa là Gioan Tẩy giả với vinh dự giới thiệu Chúa Giêsu mà còn được Thiên Chúa chuẩn bị từ lâu trong chương trình của Ngài, để cho thánh thân không vướng vấn tội lỗi, phương chi thánh Giuse là Cha nuôi Chúa Giêsu, người sẽ được bồng bế, che chở, nuôi dưỡng Chúa Cứu Thế và Mẹ thánh của Ngài? Chắc rằng Thiên Chúa đã chọn lựa cho con của mình một người cha tốt lành thánh thiện và trinh sạch.
Theo quan niệm của một số tác giả ngày nay thì: Qua các biến cố Giáng sinh của Chúa Giêsu, các thiên thần ca hát, các Đạo sĩ đến thờ lạy, rồi khi dâng Chúa trong đền thờ, các ngôn sứ đã nói tiên tri về Ngài…hẳn Đức Maria và thánh Giuse đã hiểu ra rằng trong Chúa Giêsu sự phong phú của tình yêu hôn ước của các ngài đã tròn đầy vượt quá mọi niềm mơ ước nhân loại.
Hơn nữa, chúng ta cũng phải cúi đầu trước quyền năng của Thiên Chúa, vì ngài đã thực hiện một cách kỳ diệu nơi tình yêu của thánh Giuse và Đức Maria. Để hôm nay, chúng ta luôn tin tưởng rằng “Đức Maria là Đấng trọn đời đồng trinh”, và chúng ta cũng có thể nói và tin như thế với trường hợp thánh Giuse, Cha nuôi Con Thiên Chúa. (x. Lucien Deiss, Giuse Maria Giêsu, tr 54-55).
Với những ý kiến này, chúngg ta có thể nói tình yêu của thánh Giuse dành cho Đức Maria là một tình yêu trinh sạch, vẹn toàn và vượt lên trên mọi ham muốn của trần gian.. Và như thế nó trở nên lời tiên tri về tình yêu vĩnh cửu tồn tại trong vương quốc Phục Sinh. Một tình yêu không bao giờ biết đến nhục dục, nhưng chỉ biết đến những nụ hôn của ân sủng. Một tình yêu không bao giờ chiếm hữu người yêu cho riêng mình, nhưng chỉ là một sự hiến thân thuần tuý. Một tình yêu canh giữ mọi phong phú của khác biệt giới tính và biến đổi chúng thành những tặng ân của ân sủng.
Thực vậy, đời sống khiết tịnh của thánh Giuse là mẫu mực của tình yêu cho đời sống thánh hiến hôm nay. Điều mà Chúa Giêsu đã nói “Ai hiểu được thì hiểu”. Một tình yêu hiến thân cho Thiên Chúa “bằng một con tim không chia sẻ”, để làm chứng cho Nước trời ở trần gian.
Tóm lại, thánh Giuse mãi là gương mẫu của đời sống thánh hiến, ngài đã sống và tiên báo trước một lối sống theo các giá trị Tin Mừng, điều mà về sau Chúa Giêsu đã sống, đã rao giảng và mời gọi các môn đệ bước theo Ngài, để đạt đến sự trọn lành Phúc Âm.
Chúng ta cũng là những môn đệ của Đức Kitô, chúng ta tin rằng Ngài cũng đã yêu thương và chọn gọi chúng ta làm môn đệ của Ngài. Và như thế, chúng ta cũng đang mang trên cuộc đời chúng ta sứ mạng trở thành dấu chỉ Nước Trời, dấu chỉ về niềm hy vọng Kitô giáo cho một thế giới trần tục hóa và con người đang chìm trong sự vô vọng và bế tắc.
Nhờ lời chuyển cầu của thánh Giuse, xin Chúa ban ơn, giúp sức cho mỗi người trong chúng ta biết không ngừng noi gương thánh Giuse và sống trung thành với những gì chúng ta đã cam kết trong bí tích Thánh tẩy và trong lời khấn hứa với Thiên Chúa, hầu làm cho đời sống của chúng ta luôn trổ sinh những bông hoa thánh thiện và lừng ngát hương thơn cho Chúa và anh chị em xung quang chúng ta.
Hằng năm Giáo hội dành riêng tháng 3 để tôn kính Thánh Giuse và mời gọi các Kitô hữu chiêm ngưỡng và học hỏi gương thánh nhân. Chúng ta đang sống trong tâm tình của Năm Thánh Linh Mục, việc tôn kính này lại mang nhiều ý nghĩa hơn, hầu giúp cho mọi người noi gương thánh nhân để sống sứ mạng làm con cái Chúa và anh chị em với nhau và với thụ tạo ngày một hoàn thiện hơn.
Các trang sách Tin Mừng ít ỏi đề cập đến thánh Giuse không hề thuật lại cho chúng ta một lời nào của thánh nhân. Cuộc đời của thánh Giuse là một tình yêu thầm lặng. Nhưng những gì ngài đã sống, đã thực hiện trong vai trò một “người tôi trung” của Thiên Chúa, một người cha, một người chồng trong Gia đình Nazarét, cũng đủ toát lên một mẫu gương thánh thiện và công chính nơi ngài. Trong bài suy niệm này, ch1ung ta cùng chiêm ngưỡng thánh Giuse như là “mẫu gương của đời sống thánh hiến”.
Theo quan điểm thần học hiện đại, thì đời sống tu trì hay thánh hiến là bước theo dấu chân của Đức Kitô sát hơn, hầu sống Giao Ước tình yêu với Thiên Chúa. Việc dấn thân quyết liệt của người tu sĩ được diễn tả trong lời tuyên khấn quen thuộc: “Tôi tuyên khấn cùng Thiên Chúa, giữ đức Vâng phục, Khó nghèo và Khiết tịnh”. Nghóa laø yeâu meán Thieân Chuùa vaø con ngöôøi: heát loøng “Khieát tònh”, heát linh hoàn “Vaâng phuïc”, heát söùc mình “Ngheøo khoù”. (x. J.C. Garcia Paredes, Đời tu, các lời khuyên Phúc Âm, Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ, 2007, tr 53). Đây cũng chính là những gì mà thánh Giuse đã sống một cách sung mãn trước khi đời sống thánh hiến xuất hiện trong Giáo hội.
Thánh Giuse sống vâng phục
Trong Tin Mừng Matthêu 1,19-20, thánh Giuse được trình bày như một người “công chính”. Theo ý hướng của Tin Mừng thứ nhất thì từ “công chính” ở đây được hiểu là lòng đạo đức được xây trên việc hoàn toàn trung thành với Lề luật. Thực vậy, khi đọc lại các trình thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy thánh Giuse là người luôn luôn lắng nghe và luôn luôn đáp trả thánh ý Thiên Chúa, dù cho đó là những điều mà Ngài không mong đợi. Chẳng hạn trong việc thánh nhân, đang thắc mắc về sự mang thai của Maria, và ngài đã định tâm lìa bỏ Maria cách kín đáo. Nhưng ngay sau đó, thánh Giuse đã nghe lời sứ thần báo tin và mau mắn đón Maria về nhà mình. Rồi trong việc đem Chúa Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập và trở về Nazarét, ngài cũng cùng một sự vâng phục mau mắn như thế. Có lẽ hơn 30 năm trong mái nhà Nazarét ngài cũng luôn lắng nghe thánh ý Chúa và đáp trả một cách trung thành qua việc gìn giữ và bảo vệ Đức Maria và Chúa Giêsu, nhất là trong việc nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu.
Sự vâng phục của thánh Giuse trước thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa cũng như lời thưa “fiát” của Đức Maria đã phần nào thấm nhập vào đời sống kinh nguyện và lời rao giảng của Đức Giêsu sau này. Chúa Giêsu đã từng có một quyết định thể hiện sự vâng phục triệt để thánh ý Chúa Cha trong lúc Ngài đau khổ, cảm thấy bị xao xuyến, bị bỏ rơi trong Vườn dầu: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."(Mt 26,40). Thư Do thái cũng đã diễn tả rất hay sự vâng phục của Chúa Giêsu: “Dẫu là Con Thiên Chúa, Ngài cũng đã phải trải qua nhiều đau khổ, mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 6,8).
Tinh thần vâng phục của thánh Giuse, đươc thể hiện trong lời khấn vâng phục của người tu sĩ hôm nay. Điều này Công đồng Vaticanô II tái khẳng định: “Nhờ khấn giữ đức vâng lời, các tu sĩ tận hiến ý muốn của mình như của lễ bản thân dâng lên Thiên Chúa, nhờ đó họ được kết hợp với ý muốn cứu rỗi của Ngài cách kiên trì và chắc chắn hơn” (Perfectae Caritatis, số 14).
Tóm lại, Đời sống vâng phục của Thánh Giuse là sống cho Thiên Chúa, và hiến dâng cuộc đời cho tình yêu và đức ái trọn hảo mà không so đo hơn thiệt. Ngài đã chấp nhận kế hoạch của Thiên Chúa và đặt niềm tin nơi một mình Thiên Chúa. Chính nhờ sự tuân phục này mà kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện và hậu quả của nó hẳn sẽ làm cho đời sống của thánh Giuse thêm phong phú và hoàn thiện hơn, đồng thời nó cũng mở ra với những chiều kích khác của cuộc sống tròn đầy.
Thánh Giuse sống khó nghèo
Nhìn vào cuộc sống của gia đình Nazarét, chúng ta thấy thánh Giuse đã sống một cuộc sống khó nghèo về vật chất và tinh thần cùng với Mẹ Maria và Chúa Giêsu.
Thực vậy, Chúa Giêsu không chọn cho mình một người cha giàu có, nhưng Ngài đã chọn thánh Giuse một người thợ mộc nghèo, dân dã. Cảnh nghèo này được thánh Luca mô tả qua trình thuật Giáng Sinh. Ở Bêlem thánh Giuse không có đủ tiền để thuê phòng trọ cho Đức Maria, khi Mẹ đến giờ mãn nguyệt khai hoa. Vì thế, Chúa Giêsu đã phải sinh ra ở một nơi nào đó, bên vệ đường, nơi máng cỏ, trong gió sương vào mùa đông năm ấy. Và có lẽ những năm tháng nơi ngôi làng Nazarét, gia đình Thánh gia đã sống một cuộc sống thanh bần và lam lũ như bao người dân bình dân khác. Ơ đó, thánh Giuse đã phải hy sinh lao nhọc để đủ lương thực cho mẹ Maria và Chúa Giêsu. Là một người công chính, chắc ngài cùng với Mẹ Maria cũng đã chia sẻ một cách quãng đại cho những người nghèo khổ hơn mình. Điều mà sau này Chúa Giêsu nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận”. Một cuộc sống thành bần “đói cho sạch, rách cho thơn” này đã ăn sâu vào trong lối sống của Đức Giêsu: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng con người không có chỗ gối đầu” (Lc 9, 58).
Nhưng điều đáng bàn hơn vẫn là cuộc sống khó nghèo tinh thần của thánh Giuse. Ngài đã chấp nhận từ bỏ tất cả những kế hoạch riêng tư của cuộc đời, để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa, hiến thân phục vụ chương trình cứu độ của Ngài. Giá trị của khó nghèo nơi cuộc đời thánh Giuse là vâng Ý Chúa, sẵn sàng quên mình vì Chúa và người khác qua sự sẻ chia cuộc sốngi, những ưu tư, những vui buồn với Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Nhờ thế, Ngài trở nên người giàu có về niềm vui, niềm hạnh phúc. Đời sống khó nghèo của thánh Giuse thể hiện một đời sống khó nghèo triệt để của Tin Mừng mà Chúa Giêsu sẽ rao giảng: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ” (Mt 5,3).
Sư khó nghèo tuyệt thánh mà thánh Giuse đã sống được thể hiện nơi lối sống của Đức Kitô từ hơn hai nghìn năm trước, nay lại được đông đảo Kitô hữu bắt chước và noi theo. Điều đó thể hiện rõ trong giáo huấn của Công đồng Vaticanô II: “Nghèo khó tuyên xưng rằng Thiên Chúa là tài sản duy nhất và chân thật của con người. Được sống theo gương Đức Kitô, Đấng vốn “giàu sang phú quý đã tự trở nên nghèo khó” (2Cr 8,9), lời khấn thánh bần trở thành biểu tượng của sự trao ban bản thân trọn vẹn mà Ba Ngôi đã trao ban cho nhau” ((Perfectae Caritatis, số 13). Thánh Phanxicô Assisi thời Trung cổ là người chọn sống khó nghèo triệt để theo tin Mừng, ngõ hầu trả lời cho thách đố rao giảng Đức Kitô khó nghèo trong một Giáo hội giàu sang và trần tục. Ngài là hiện thân của khó nghèo vui tươi và đã biến khó nghèo thành trung tâm của linh đạo. Tài liệu Chung kết của Tổng Tu nghị Dòng Phanxicô, năm 2009 cũng mời gọi các tu sĩ Phan sinh trở về nguồn để sống tinh thần khó nghèo triệt để này: “Chúng ta đừng quên rằng sự hèn mọn của chúng ta, lấy sự hèn mọm của Đức Kitô làm gương mẫu […], phải được diễn ra thành những chọn lựa can đảm: những chọn lựa đó đưa chúng ta đến chỗ “từ bỏ những địa vị trong xã hội và Giáo hội, để với sự quyết tâm hơn, chúng ta chọn sống chiều kích bờ biên của đời sống tu trì, và trãi nghiệm tình trạng bên lề xã hội như cốt lõi của căn tính Phan sinh chúng ta” (Những người mang quà tặng Tin Mừng, số 23).
Đời sống khó nghèo của thánh Giuse được thể hiện qua Giáo huấn và cuộc đời của Chúa Giêsu và đến lượt những giá trị này trở thành gương mẫu cho người tu sĩ hôm nay. Đó là tiêu chuẩn giúp chúng ta có được đời sống nghèo khó thanh thoát và vui tươi, thoát ra khỏi những bịn rịn về tiền bạc vật chất, nhưng biết quãng đại sẻ chia cho người nghèo khổ. Hơn nữa, sống nghèo trong xã hội hôm nay là biết sống trung thực với những giá trị Tin Mừng và can đảm đi ngược dòng với những tiêu chuẩn, những mức thang giá trị của xã hội tiêu thụ (x. Nguyễn Thái Hợp, Bước theo Đức Kitô, tr 181).
Thánh Giuse sống khiết tịnh
Nhìn vào các tượng thánh Giuse, chúng ta thấy ngài được phác hoạ như cụ già, râu tóc bạc phơ, một tay bế Chúa Giêsu, tay kia cầm một nhành huệ trắng. Có lẽ người ta muốn diễm tả sự đồng trinh của thánh Giuse như một bông huệ trắng trong, thuần khiết. Hơn nữa, qua đó người ta cũng muốn bênh vực cho sự đồng trinh của Đức Maria. Đây là một truyền thống đạo đức tốt đẹp, chúng ta không muốn phủ nhận nó. Nhưng trong thực tế chúng ta có thể tưởng tượng thánh Giuse là một thanh niên đẹp trai, đạo đức và khoẻ mạnh. Một người như thế mới có thể chăm lo cho đời sống của gia đình Nazarét, nhất là trong việc bảo vệ và giáo dục Chúa Giêsu. Vậy, chúng ta lý giải thế nào về đời sống khiết tịnh của thánh Giuse trong khi ngài vẫn sống trong môi trường gia đình với vợ hiền và con ngoan như thế?
Thánh Inhatiô thành Antiôkia cho rằng: “Ma quỷ không hề biết về sự trinh khiết, sự sinh con của của Đức Maria, cũng như về sự chết của Chúa, ba mầu nhiệm này hoàn toàn nằm trong bí mật của Thiên Chúa”. Cũng thể, ta có thể thêm một điều “Ma quỷ không hề biết về sự đồng trinh của thánh Giuse. Đây cũng là bí mật của Thiên Chúa”. Nhưng theo niềm tin truyền thống chúng ta biết được thánh Giuse có đời sống trinh khiết.
Thánh Tôma Aqiunô đã lập luận rằng: Thánh Giuse được khỏi tội tổ tông từ lòng mẹ. Còn thánh Têrêxa tiến sĩ thì nối:"Thánh Giuse trong trắng tựa Thiên Thần, nên thiên Thần năng hiện đến cùng ông". Trong kinh cầu thánh Giuse, giáo hội vẫn tuyên xưng ngài là “Quan thầy của các kẻ đồng trinh”.
Thực tế, Giáo hội cũng chưa bao giờ định tín về sự đồng trinh của thánh Giuse, nhưng nếu chúng ta xét xem một vị tiền hô của Chúa là Gioan Tẩy giả với vinh dự giới thiệu Chúa Giêsu mà còn được Thiên Chúa chuẩn bị từ lâu trong chương trình của Ngài, để cho thánh thân không vướng vấn tội lỗi, phương chi thánh Giuse là Cha nuôi Chúa Giêsu, người sẽ được bồng bế, che chở, nuôi dưỡng Chúa Cứu Thế và Mẹ thánh của Ngài? Chắc rằng Thiên Chúa đã chọn lựa cho con của mình một người cha tốt lành thánh thiện và trinh sạch.
Theo quan niệm của một số tác giả ngày nay thì: Qua các biến cố Giáng sinh của Chúa Giêsu, các thiên thần ca hát, các Đạo sĩ đến thờ lạy, rồi khi dâng Chúa trong đền thờ, các ngôn sứ đã nói tiên tri về Ngài…hẳn Đức Maria và thánh Giuse đã hiểu ra rằng trong Chúa Giêsu sự phong phú của tình yêu hôn ước của các ngài đã tròn đầy vượt quá mọi niềm mơ ước nhân loại.
Hơn nữa, chúng ta cũng phải cúi đầu trước quyền năng của Thiên Chúa, vì ngài đã thực hiện một cách kỳ diệu nơi tình yêu của thánh Giuse và Đức Maria. Để hôm nay, chúng ta luôn tin tưởng rằng “Đức Maria là Đấng trọn đời đồng trinh”, và chúng ta cũng có thể nói và tin như thế với trường hợp thánh Giuse, Cha nuôi Con Thiên Chúa. (x. Lucien Deiss, Giuse Maria Giêsu, tr 54-55).
Với những ý kiến này, chúngg ta có thể nói tình yêu của thánh Giuse dành cho Đức Maria là một tình yêu trinh sạch, vẹn toàn và vượt lên trên mọi ham muốn của trần gian.. Và như thế nó trở nên lời tiên tri về tình yêu vĩnh cửu tồn tại trong vương quốc Phục Sinh. Một tình yêu không bao giờ biết đến nhục dục, nhưng chỉ biết đến những nụ hôn của ân sủng. Một tình yêu không bao giờ chiếm hữu người yêu cho riêng mình, nhưng chỉ là một sự hiến thân thuần tuý. Một tình yêu canh giữ mọi phong phú của khác biệt giới tính và biến đổi chúng thành những tặng ân của ân sủng.
Thực vậy, đời sống khiết tịnh của thánh Giuse là mẫu mực của tình yêu cho đời sống thánh hiến hôm nay. Điều mà Chúa Giêsu đã nói “Ai hiểu được thì hiểu”. Một tình yêu hiến thân cho Thiên Chúa “bằng một con tim không chia sẻ”, để làm chứng cho Nước trời ở trần gian.
Tóm lại, thánh Giuse mãi là gương mẫu của đời sống thánh hiến, ngài đã sống và tiên báo trước một lối sống theo các giá trị Tin Mừng, điều mà về sau Chúa Giêsu đã sống, đã rao giảng và mời gọi các môn đệ bước theo Ngài, để đạt đến sự trọn lành Phúc Âm.
Chúng ta cũng là những môn đệ của Đức Kitô, chúng ta tin rằng Ngài cũng đã yêu thương và chọn gọi chúng ta làm môn đệ của Ngài. Và như thế, chúng ta cũng đang mang trên cuộc đời chúng ta sứ mạng trở thành dấu chỉ Nước Trời, dấu chỉ về niềm hy vọng Kitô giáo cho một thế giới trần tục hóa và con người đang chìm trong sự vô vọng và bế tắc.
Nhờ lời chuyển cầu của thánh Giuse, xin Chúa ban ơn, giúp sức cho mỗi người trong chúng ta biết không ngừng noi gương thánh Giuse và sống trung thành với những gì chúng ta đã cam kết trong bí tích Thánh tẩy và trong lời khấn hứa với Thiên Chúa, hầu làm cho đời sống của chúng ta luôn trổ sinh những bông hoa thánh thiện và lừng ngát hương thơn cho Chúa và anh chị em xung quang chúng ta.
Lòng Tham Vô Đáy
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:23 09/03/2010
Song Tinh Thuc # 52
LÒNG THAM LAM VÔ ĐÁY
* Chuyện kể: Một mùa hè tại sông Missisippi, một chiếc tầu chạy hơi nước rất đông hành khách, bỗng nhiên bị đụng phải đá ngầm. Chẳng bao lâu con tầu bị nứt ra và chìm xuống sông.
Những chiếc phao và tầu cứu hộ đã được phân phát ra; nhưng không đủ cho số khách rất đông trên tàu. Những người khác tư lo cởi bớt quần áo cồng kềnh và bơi vào bờ. Sau khi mọi người đã xuống hết và lên bờ, thì rất ngạc nhiên khi nhìn thấy trên boong tầu còn một người đàn ông đeo đồ cồng kềnh. Ông chụp vội lấy miếng gỗ trên boong tầu rồi nhẩy vội xuống nước để bơi vào bờ; nhưng ông chẳng bơi được bao xa thì chìm xuống nước.! Khi vớt được xác của ông lên, người ta biết được rằng trong khi những hành khách khác đang bận rộn tìm cách thoát vào bờ, thì ông chạy lung tung khắp tầu để gom góp tiền bạc của những người khác nhét vào đầy túi của ông. !!
Chỉ trong vòng 15 phút mà ông tìm được nhiều vàng bạc của cải, hơn số của cải mà người khác có làm cả đời cũng không có bằng. Chính bởi những vàng bạc này đã kéo ông xuống tận đáy sông !!!
* Một phút hồi tâm: Hiện nay cũng có nhiều người tham lam tiền bạc của người khác, của công cộng hay của chính phủ để vào tù ra khám, đi đến tù tội, tử hình hay tự vẫn cuộc đời vì không đền nổi.
Vì tham tiền bạc mà Giuđa đã bán Thầy của mình vào tay những kẻ giết Ngài, để rồi gánh lấy hậu quả kinh khiếp. (x. Mt 26, 14-16). Cũng vì tham lam mà hai vợ chồng Kha-na-ni-a và Xa-phi-a bàn mưu dối trá lừa gạt các Tông đồ, và kết cục là cả hai cùng chết thảm trong vòng một ngày. (x. Cv 5, 1-11).
* Lời Chúa còn cảnh báo về tham lam: “Qủa vậy, chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc thì hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, mắc vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại. Đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng tham muốn tiền bạc,… nên nhiều người đã xa lạc đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.” (1 Tm 6, 7-10)
* Danh ngôn: Vì tham nên khổ - không tham không khổ.
LÒNG THAM LAM VÔ ĐÁY
* Chuyện kể: Một mùa hè tại sông Missisippi, một chiếc tầu chạy hơi nước rất đông hành khách, bỗng nhiên bị đụng phải đá ngầm. Chẳng bao lâu con tầu bị nứt ra và chìm xuống sông.
Những chiếc phao và tầu cứu hộ đã được phân phát ra; nhưng không đủ cho số khách rất đông trên tàu. Những người khác tư lo cởi bớt quần áo cồng kềnh và bơi vào bờ. Sau khi mọi người đã xuống hết và lên bờ, thì rất ngạc nhiên khi nhìn thấy trên boong tầu còn một người đàn ông đeo đồ cồng kềnh. Ông chụp vội lấy miếng gỗ trên boong tầu rồi nhẩy vội xuống nước để bơi vào bờ; nhưng ông chẳng bơi được bao xa thì chìm xuống nước.! Khi vớt được xác của ông lên, người ta biết được rằng trong khi những hành khách khác đang bận rộn tìm cách thoát vào bờ, thì ông chạy lung tung khắp tầu để gom góp tiền bạc của những người khác nhét vào đầy túi của ông. !!
Chỉ trong vòng 15 phút mà ông tìm được nhiều vàng bạc của cải, hơn số của cải mà người khác có làm cả đời cũng không có bằng. Chính bởi những vàng bạc này đã kéo ông xuống tận đáy sông !!!
* Một phút hồi tâm: Hiện nay cũng có nhiều người tham lam tiền bạc của người khác, của công cộng hay của chính phủ để vào tù ra khám, đi đến tù tội, tử hình hay tự vẫn cuộc đời vì không đền nổi.
Vì tham tiền bạc mà Giuđa đã bán Thầy của mình vào tay những kẻ giết Ngài, để rồi gánh lấy hậu quả kinh khiếp. (x. Mt 26, 14-16). Cũng vì tham lam mà hai vợ chồng Kha-na-ni-a và Xa-phi-a bàn mưu dối trá lừa gạt các Tông đồ, và kết cục là cả hai cùng chết thảm trong vòng một ngày. (x. Cv 5, 1-11).
* Lời Chúa còn cảnh báo về tham lam: “Qủa vậy, chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc thì hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, mắc vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại. Đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng tham muốn tiền bạc,… nên nhiều người đã xa lạc đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.” (1 Tm 6, 7-10)
* Danh ngôn: Vì tham nên khổ - không tham không khổ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 09/03/2010
SÙNG BÁI
Một gia đình bị nạn có ấn tượng rất đẹp về nước Mỹ, nhất là cô bé sáu tuổi, đối với nó chỉ cần là “của Mỹ” thì không những là tốt, mà còn dứt khoát là tuyệt vời.
Một hôm, người phụ nữ hàng xóm bên cạnh nói cho cô bé biết là bà ta sẽ sinh một em bé trong ngày gần đây, cô bé về nhà làm ầm ỉ nói mình cũng muốn sinh một em bé, mẹ của nó bèn nắm lấy cơ hội này nói cho con mình một vài chuyện về vấn đề giáo dục tâm sinh lý, nói với nó là phải mất thời gian chín tháng mới có thể sinh được một em bé.
- “Chín tháng à,” cô bé sáu tuổi không cho là như thế nên cãi lại: “Má, chẳng lẽ má quên rồi sao, chúng ta đang ở tại nước Mỹ mà.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Yêu chuộng văn minh tiến bộ là điều đúng, nhưng không thể tôn sùng đến độ cái gì của Mỹ cũng là số một, bởi vì khi đã lên cao thì nhất định phải tụt xuống nhường chỗ cho người khác lên, đó chỉ là thời gian mà thôi.
Con người ta dù văn minh khoa học tiến bộ đến đâu thì cũng không thể một sớm một chiều mà sinh được một em bé, nhưng phải theo trật tự mà Thiên Chúa đã an bài cho mỗi công trình tạo dựng của Ngài, từ con người cho đến các động vật bốn chân hay hai chân, hoặc loài chim loài cá, thực vật.v.v...khi thụ thai, thụ phấn thì đều có sự an bài theo chu kỳ của Thiên Chúa, trái với luật tự nhiên ấy thì sẽ không được vẹn toàn.
Không có con cái thì người chồng người vợ sẽ không có được thiên chức làm cha làm mẹ, dù nước Mỹ khoa học tiến bộ nhưng cũng không thể đem thiên chức làm mẹ ban cho người chưa hề sinh đẻ, bởi vì phải mang nặng đẻ đau mới xứng đáng được thiên chức cao quý ấy.
Không tuân theo quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã an bài, thì con người chỉ đem lại khổ đau cho mình mà thôi.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một gia đình bị nạn có ấn tượng rất đẹp về nước Mỹ, nhất là cô bé sáu tuổi, đối với nó chỉ cần là “của Mỹ” thì không những là tốt, mà còn dứt khoát là tuyệt vời.
Một hôm, người phụ nữ hàng xóm bên cạnh nói cho cô bé biết là bà ta sẽ sinh một em bé trong ngày gần đây, cô bé về nhà làm ầm ỉ nói mình cũng muốn sinh một em bé, mẹ của nó bèn nắm lấy cơ hội này nói cho con mình một vài chuyện về vấn đề giáo dục tâm sinh lý, nói với nó là phải mất thời gian chín tháng mới có thể sinh được một em bé.
- “Chín tháng à,” cô bé sáu tuổi không cho là như thế nên cãi lại: “Má, chẳng lẽ má quên rồi sao, chúng ta đang ở tại nước Mỹ mà.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Yêu chuộng văn minh tiến bộ là điều đúng, nhưng không thể tôn sùng đến độ cái gì của Mỹ cũng là số một, bởi vì khi đã lên cao thì nhất định phải tụt xuống nhường chỗ cho người khác lên, đó chỉ là thời gian mà thôi.
Con người ta dù văn minh khoa học tiến bộ đến đâu thì cũng không thể một sớm một chiều mà sinh được một em bé, nhưng phải theo trật tự mà Thiên Chúa đã an bài cho mỗi công trình tạo dựng của Ngài, từ con người cho đến các động vật bốn chân hay hai chân, hoặc loài chim loài cá, thực vật.v.v...khi thụ thai, thụ phấn thì đều có sự an bài theo chu kỳ của Thiên Chúa, trái với luật tự nhiên ấy thì sẽ không được vẹn toàn.
Không có con cái thì người chồng người vợ sẽ không có được thiên chức làm cha làm mẹ, dù nước Mỹ khoa học tiến bộ nhưng cũng không thể đem thiên chức làm mẹ ban cho người chưa hề sinh đẻ, bởi vì phải mang nặng đẻ đau mới xứng đáng được thiên chức cao quý ấy.
Không tuân theo quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã an bài, thì con người chỉ đem lại khổ đau cho mình mà thôi.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 09/03/2010
N2T |
13. Trong lòng chúng ta nếu không ôm một sự vui vẻ chân thật, thì không thể làm việc thiện.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 09/03/2010
N2T |
385. Khi xuất hiện những ngăn trở thì nhất định phải có mục đích của nó.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Theo Đức Thánh Cha, Thiên Chúa chỉ cho phép xẩy ra nỗi đau khổ để có những gì tốt đẹp hơn
Bùi Hữu Thư
09:51 09/03/2010
Kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 7 tháng 3
ROME, Chúa Nhật 7 tháng 3, 2010 (Le monde vu de Rome) – Trong khi một số người coi những sự xấu và đau khổ là hình phạt của Chúa, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy xem lại các biến cố dưới bối cảnh của đức tin: Thiên Chúa chỉ muốn có “những gì tốt lành cho con cái của Người” và nếu đôi khi Người cho phép xẩy ra sự đau khổ chỉ là để có “một cái gì tốt lành hơn.”
Trong khi đọc kinh truyền tin sáng Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về bài đọc Phúc Âm để nhắc rằng “những đau khổ” không được “gợi đến cho chúng ta một sự tò mò hay tìm kiếm những lỗi lầm giả dụ, nhưng phải trình bầy những cơ hội để suy tư, để vượt thắng ảo tưởng là chúng ta có thể sống không có Chúa, để tăng cường, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, sự cam kết thay đổi lối sống của chúng ta.”
“Trước kết luận dễ dàng của những người coi đau khổ là một hình phạt thiêng liêng, Chúa Giêsu ban cho chúng ta hình ảnh đích thực của Thiên Chúa là Đấng tốt lành và không muốn có sự đau khổ xẩy ra cho chúng ta.”
Mời gọi các tín hữu tự đặt mình trong bối cảnh của sự “trở về” và “đức tin”, Đức Thánh Cha đã nhắc rằng trước “sự hiện diện của đau khổ và chết chóc, đức khôn ngoan đích thực là được tự mình nhắc nhớ về sự mỏng dòn của đời sống và xem lịch sử nhân loại bằng con mắt của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn chỉ muốn những gì tốt lành cho con cái của Người, và vì một mục đích không ước đoán được tình yêu Người, đã đôi khi cho phép con người cảm nghiệm sự đau khổ để dẫn đưa chúng ta đến một sự tốt lành hơn.”
Đức Thánh Cha tiếp: Thiên Chúa hành xử “cách khác nhau trong đời sống mỗi người chúng ta. Nhưng muốn biết sự hiện diện của Người, chúng ta cần đến gần Người, và ý thức được nỗi đau khổ của chúng ta với một sự tôn trọng sâu xa. Nếu không, chúng ta tự ý ngăn không cho mình gặp gỡ Chúa và hiệp thông với Người.”
Cuối cùng, trích dẫn Thánh Phaolô, ngài đã nhắc rằng “Thiên Chúa không tỏ hiện cho những ai có tâm hồn hoàn toàn bị chế ngự bởi những ý tửng tự hào và hời hợt, nhưng chỉ đến với những ai nghèo khó và khiêm nhường trước mặt Người.”
ROME, Chúa Nhật 7 tháng 3, 2010 (Le monde vu de Rome) – Trong khi một số người coi những sự xấu và đau khổ là hình phạt của Chúa, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy xem lại các biến cố dưới bối cảnh của đức tin: Thiên Chúa chỉ muốn có “những gì tốt lành cho con cái của Người” và nếu đôi khi Người cho phép xẩy ra sự đau khổ chỉ là để có “một cái gì tốt lành hơn.”
Trong khi đọc kinh truyền tin sáng Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về bài đọc Phúc Âm để nhắc rằng “những đau khổ” không được “gợi đến cho chúng ta một sự tò mò hay tìm kiếm những lỗi lầm giả dụ, nhưng phải trình bầy những cơ hội để suy tư, để vượt thắng ảo tưởng là chúng ta có thể sống không có Chúa, để tăng cường, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, sự cam kết thay đổi lối sống của chúng ta.”
“Trước kết luận dễ dàng của những người coi đau khổ là một hình phạt thiêng liêng, Chúa Giêsu ban cho chúng ta hình ảnh đích thực của Thiên Chúa là Đấng tốt lành và không muốn có sự đau khổ xẩy ra cho chúng ta.”
Mời gọi các tín hữu tự đặt mình trong bối cảnh của sự “trở về” và “đức tin”, Đức Thánh Cha đã nhắc rằng trước “sự hiện diện của đau khổ và chết chóc, đức khôn ngoan đích thực là được tự mình nhắc nhớ về sự mỏng dòn của đời sống và xem lịch sử nhân loại bằng con mắt của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn chỉ muốn những gì tốt lành cho con cái của Người, và vì một mục đích không ước đoán được tình yêu Người, đã đôi khi cho phép con người cảm nghiệm sự đau khổ để dẫn đưa chúng ta đến một sự tốt lành hơn.”
Đức Thánh Cha tiếp: Thiên Chúa hành xử “cách khác nhau trong đời sống mỗi người chúng ta. Nhưng muốn biết sự hiện diện của Người, chúng ta cần đến gần Người, và ý thức được nỗi đau khổ của chúng ta với một sự tôn trọng sâu xa. Nếu không, chúng ta tự ý ngăn không cho mình gặp gỡ Chúa và hiệp thông với Người.”
Cuối cùng, trích dẫn Thánh Phaolô, ngài đã nhắc rằng “Thiên Chúa không tỏ hiện cho những ai có tâm hồn hoàn toàn bị chế ngự bởi những ý tửng tự hào và hời hợt, nhưng chỉ đến với những ai nghèo khó và khiêm nhường trước mặt Người.”
Hội Đồng Giám Mục Nam Phi khai trương website với ''Nhà Nguyện Ảo'' phục vụ World Cup 2010
Peter Nguyễn Minh Trung
11:04 09/03/2010
DURBAN, NAM PHI, 07-03-2010 (CNA) -- Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là tới World Cup 2010 (Cúp Bóng Đá Thế Giới) diễn ra tại Nam Phi. Các Giám mục của quốc gia chủ nhà World Cup đã khai trương một website cung cấp các thông tin Công giáo liên quan đến sự kiện trên. Dự kiến trên trang web sẽ có một “nhà nguyện ảo”, nơi người hâm mộ bóng đá có thể viết lại lời ý chỉ cầu nguyện cho đội bóng yêu thích của họ.
Website do Hội Đồng Giám Mục Nam Phi (SABC) chủ trương thực hiện, sẽ thường xuyên đăng tải tin tức và cung cấp thông tin về các nhà thờ cũng như các cộng đồng Công giáo gần các sân vận động nơi diễn ra những cuộc tranh tài. Trang web cũng diễn giải các hoạt động của Giáo hội Công giáo và tầm quan trọng của thể thao trong nền văn hóa Châu Phi.
Trang thông tin điện tử này vừa mới khai trương tại địa chỉ: www.ChurchOnTheBall.com. Khi truy cập, người ta sẽ thấy một menu đồ họa bên dưới banner có đồng hồ đếm thời gian ngược, bên cạnh là sân vận động bóng đá đang diễn ra trận đấu. Xa xa trên khán đài, các fan hâm mộ giăng biểu ngữ lớn với dòng chữ: “Người hâm mộ Giêsu”.
Một lá thư của Đức Hồng Y Wilifrid Napier, Tổng Giám Mục Durban, được đăng trên trang chủ. Trong lá thư, ngài cho biết World Cup mang đến một “cơ hội độc nhất” cho quốc gia này vì đây là lần đầu tiên nó được tổ chức ở Nam Phi.
Đức Hồng Y Napier nói: “Đây là cơ hội để nêu bật vai trò quan trọng của môn thể thao này trong các nền văn hóa Phi Châu của chúng ta. Thể thao đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền chí và lòng tôn trọng…tất cả những giá trị mà xã hội chúng ta, đặc biệt là Châu Phi, rất cần. Và những giá trị đó là điều mà Giáo hội không ngừng cổ võ: Lòng bác ái, đối thoại với các tôn giáo và nền văn hóa, yêu thương đồng loại…”
“Chúng ta hãy nắm lấy cơ hội này để chứng tỏ cho thế giới thấy mô hình của một Giáo hội và nền thể thao sống động. Đừng sợ phải tiến lên phía trước, như Đức Gioan Phaolô II thường nhắc nhở. Chúng ta cũng đừng sợ đánh mất căn tính của mình, nhưng hãy mạnh dạn tiến bước trong niềm tin và lòng can đảm như những vận động viên điền kinh!”, lá thư viết tiếp.
Ngoài những thông tin về mặt thiêng liêng, tôn giáo, website còn cung cấp những bài suy niệm về thể thao và Giáo hội, nạn buôn người, HIV/AIDS, v.v.
“Nhà nguyện ảo” của trang web cũng cung cấp những cây nến ảo để người ta có thể mua và thắp lên với giá 10 Rand (khoảng 1,34 USD). Số tiền thu được từ những đóng góp bằng việc mua nến sẽ được sử dụng cho các dự án bác ái tại Giáo hội Nam Phi.
Website do Hội Đồng Giám Mục Nam Phi (SABC) chủ trương thực hiện, sẽ thường xuyên đăng tải tin tức và cung cấp thông tin về các nhà thờ cũng như các cộng đồng Công giáo gần các sân vận động nơi diễn ra những cuộc tranh tài. Trang web cũng diễn giải các hoạt động của Giáo hội Công giáo và tầm quan trọng của thể thao trong nền văn hóa Châu Phi.
Trang thông tin điện tử này vừa mới khai trương tại địa chỉ: www.ChurchOnTheBall.com. Khi truy cập, người ta sẽ thấy một menu đồ họa bên dưới banner có đồng hồ đếm thời gian ngược, bên cạnh là sân vận động bóng đá đang diễn ra trận đấu. Xa xa trên khán đài, các fan hâm mộ giăng biểu ngữ lớn với dòng chữ: “Người hâm mộ Giêsu”.
Một lá thư của Đức Hồng Y Wilifrid Napier, Tổng Giám Mục Durban, được đăng trên trang chủ. Trong lá thư, ngài cho biết World Cup mang đến một “cơ hội độc nhất” cho quốc gia này vì đây là lần đầu tiên nó được tổ chức ở Nam Phi.
Đức Hồng Y Napier nói: “Đây là cơ hội để nêu bật vai trò quan trọng của môn thể thao này trong các nền văn hóa Phi Châu của chúng ta. Thể thao đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền chí và lòng tôn trọng…tất cả những giá trị mà xã hội chúng ta, đặc biệt là Châu Phi, rất cần. Và những giá trị đó là điều mà Giáo hội không ngừng cổ võ: Lòng bác ái, đối thoại với các tôn giáo và nền văn hóa, yêu thương đồng loại…”
“Chúng ta hãy nắm lấy cơ hội này để chứng tỏ cho thế giới thấy mô hình của một Giáo hội và nền thể thao sống động. Đừng sợ phải tiến lên phía trước, như Đức Gioan Phaolô II thường nhắc nhở. Chúng ta cũng đừng sợ đánh mất căn tính của mình, nhưng hãy mạnh dạn tiến bước trong niềm tin và lòng can đảm như những vận động viên điền kinh!”, lá thư viết tiếp.
Ngoài những thông tin về mặt thiêng liêng, tôn giáo, website còn cung cấp những bài suy niệm về thể thao và Giáo hội, nạn buôn người, HIV/AIDS, v.v.
“Nhà nguyện ảo” của trang web cũng cung cấp những cây nến ảo để người ta có thể mua và thắp lên với giá 10 Rand (khoảng 1,34 USD). Số tiền thu được từ những đóng góp bằng việc mua nến sẽ được sử dụng cho các dự án bác ái tại Giáo hội Nam Phi.
Tại sao có chuyến tông du bất ngờ của Đức Giáo Hoàng tới Tây Ban Nha
Peter Nguyễn Minh Trung
17:53 09/03/2010
VATICAN CITY, 08-03-2010 (ZENIT) -- Phát ngôn viên Tòa Thánh nói việc Đức Thánh Cha Benedict XVI bất ngờ chấp nhận lời mời thăm Barcelona và Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha vào năm nay đã hé lộ điều gì đó cho chúng ta thấy về mục đích của ngài.
Như tin VietCatholic đã đưa ở loạt bài trước về việc đại diện của chính quyền Tây Ban Nha và Hội Đồng Giám Mục nước này đến Vatican hồi đầu tháng 03-2010 để yết kiến, đồng thời đặt lời mời Đức Giáo Hoàng thăm Tây Ban Nha nhân dịp Năm Thánh Giacôbê.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Phát ngôn viên Tòa Thánh, đồng thời cũng là Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã phát biểu hôm Chúa nhật 07-03-2010 trên kênh truyền hình Octava Dies rằng Vatican gần đây đã thêm vào lịch trình của Đức Giáo Hoàng những điều không được tính trước, có thể xem là sự thay đổi “vào phút chót”.
Dấu son
Cha Lombardi lưu ý rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Tây Ban Nha sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay. Và năm tới, vào tháng 08-2011, ngài sẽ lại đến Tây Ban Nha để cử hành Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid. Đây là một điều lạ vì rất hiếm khi một vị Giáo hoàng viếng thăm một quốc gia trong hai năm liền kề nhau. Điều đó vạch ra cho ta thấy hai mục đích rõ ràng mà Đức Giáo Hoàng đã quyết định làm nổi bật, đó là: cuộc đối thoại xa hơn giữa nghệ thuật và đức tin; cũng như việc nhấn mạnh căn tính Kitô giáo của Âu Châu.
Đó là dấu son quan trọng trong triều đại Giáo hoàng này, theo cha Lombardi.
Linh mục Lombardi giải thích: “Chúng ta cứ nghĩ lịch trình các chuyến tông du quốc tế năm 2010 của Đức Benedict XVI đã được xác định rõ ràng từ đầu với 4 chuyến viếng thăm ngoại quốc, nhưng thật bất ngờ vì ngài đã làm một quyết định gây ngạc nhiên khi chấp nhận lời mời khác đến Tây Ban Nha.”
“Ban đầu, con số các chuyến tông du năm nay của Đức Giáo Hoàng bao gồm Đảo quốc Malta, Bồ Đào Nha, Quốc đảo Síp và Anh Quốc. Giờ đây sẽ tăng lên 5 nước do nghị trình đã thêm Tây Ban Nha vào. Những quốc gia này trải từ vùng Địa Trung Hải tới cận Trung Đông, từ bán đảo Iberia tới Bắc Âu”, phát ngôn viên Tòa Thánh nói tiếp.
“Những nước này không phải ở quá xa nhau về địa lý, nhưng chúng là những môi trường rất khác nhau. Nhờ đó chúng ta sẽ có cơ hội để lắng nghe, để hòa nhập và học hỏi nhiều hơn.”
Hành hương
Khi nói về chuyến tông du sắp tới của vị Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo tới Barcelona để cung hiến Nhà thờ Sagrada Familia vào 07-11-2010, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh xác nhận rằng công trình này là sự tổng hợp nguyên bản từ nghệ thuật và đức tin sinh ra nhờ cảm hứng Gaudi (một kiến trúc sư Tây Ban Nha, người xứ Catalan. Ông là một kiến trúc sư theo phong cách tân nghệ thuật của trong dòng kiến trúc hậu hiện đại). Điều đó sẽ mang lại cho Đức Thánh Cha một cơ hội quý báu để ngài tiếp tục cuộc đối thoại với nghệ thuật do chính ngài khởi xướng cách sâu rộng trong lần gặp gỡ các nghệ sĩ trên toàn thế giới tại Nhà Nguyện Sistine.
Đức Hồng Y Lluís Martínez Sistach, Tổng Giám Mục của thành phố nơi Đức Giáo Hoàng sẽ đến, nói Giáo hội là (nhà) “của nghệ thuật, Kinh Thánh, thần học, linh đạo, thiêng liêng, giáo lý và độc nhất trên thế giới.”
“Santiago de Compostela từ hàng thế kỷ qua luôn là nơi thu hút đông đảo khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, những người với những chí hướng khác nhau. Đây còn là nơi để chứng minh rằng căn tính Kitô giáo của Châu Âu không phải là một học thuyết trừu tượng”, theo cha Lombardi.
Hơn thế nữa, đây là một địa điểm mà Đức Thánh Cha dự kiến sẽ thăm vào ngày 06-11-2010. Santiago de Compostela biểu lộ cho chúng ta thấy “sự trải nghiệm cụ thể của nó về mọi sắc dân mang những căn tính đa dạng nhưng đồng quy tại một linh đạo chung duy nhất”, linh mục Federico Lombardi, S.J giải thích.
Phát ngôn viên Tòa Thánh kết luận rằng hai cuộc viếng thăm Barcelona và Santiago de Compostela trong chuyến tông du Giáo hoàng tới Tây Ban Nha: “Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tiếp tục cuộc hành hương thiêng liêng của mình hầu công bố về Thiên Chúa cho mọi dân, muôn nước trong thời đại chúng ta, để họ sẵn sàng lắng nghe và tìm kiếm dung mạo thực sự của Thiên Chúa.”
Peter Nguyễn Minh Trung
(Nguồn: http://zenit.org/article-28570?l=english)
Như tin VietCatholic đã đưa ở loạt bài trước về việc đại diện của chính quyền Tây Ban Nha và Hội Đồng Giám Mục nước này đến Vatican hồi đầu tháng 03-2010 để yết kiến, đồng thời đặt lời mời Đức Giáo Hoàng thăm Tây Ban Nha nhân dịp Năm Thánh Giacôbê.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Phát ngôn viên Tòa Thánh, đồng thời cũng là Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã phát biểu hôm Chúa nhật 07-03-2010 trên kênh truyền hình Octava Dies rằng Vatican gần đây đã thêm vào lịch trình của Đức Giáo Hoàng những điều không được tính trước, có thể xem là sự thay đổi “vào phút chót”.
Dấu son
Cha Lombardi lưu ý rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Tây Ban Nha sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay. Và năm tới, vào tháng 08-2011, ngài sẽ lại đến Tây Ban Nha để cử hành Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid. Đây là một điều lạ vì rất hiếm khi một vị Giáo hoàng viếng thăm một quốc gia trong hai năm liền kề nhau. Điều đó vạch ra cho ta thấy hai mục đích rõ ràng mà Đức Giáo Hoàng đã quyết định làm nổi bật, đó là: cuộc đối thoại xa hơn giữa nghệ thuật và đức tin; cũng như việc nhấn mạnh căn tính Kitô giáo của Âu Châu.
Đó là dấu son quan trọng trong triều đại Giáo hoàng này, theo cha Lombardi.
Linh mục Lombardi giải thích: “Chúng ta cứ nghĩ lịch trình các chuyến tông du quốc tế năm 2010 của Đức Benedict XVI đã được xác định rõ ràng từ đầu với 4 chuyến viếng thăm ngoại quốc, nhưng thật bất ngờ vì ngài đã làm một quyết định gây ngạc nhiên khi chấp nhận lời mời khác đến Tây Ban Nha.”
“Ban đầu, con số các chuyến tông du năm nay của Đức Giáo Hoàng bao gồm Đảo quốc Malta, Bồ Đào Nha, Quốc đảo Síp và Anh Quốc. Giờ đây sẽ tăng lên 5 nước do nghị trình đã thêm Tây Ban Nha vào. Những quốc gia này trải từ vùng Địa Trung Hải tới cận Trung Đông, từ bán đảo Iberia tới Bắc Âu”, phát ngôn viên Tòa Thánh nói tiếp.
“Những nước này không phải ở quá xa nhau về địa lý, nhưng chúng là những môi trường rất khác nhau. Nhờ đó chúng ta sẽ có cơ hội để lắng nghe, để hòa nhập và học hỏi nhiều hơn.”
Hành hương
Khi nói về chuyến tông du sắp tới của vị Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo tới Barcelona để cung hiến Nhà thờ Sagrada Familia vào 07-11-2010, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh xác nhận rằng công trình này là sự tổng hợp nguyên bản từ nghệ thuật và đức tin sinh ra nhờ cảm hứng Gaudi (một kiến trúc sư Tây Ban Nha, người xứ Catalan. Ông là một kiến trúc sư theo phong cách tân nghệ thuật của trong dòng kiến trúc hậu hiện đại). Điều đó sẽ mang lại cho Đức Thánh Cha một cơ hội quý báu để ngài tiếp tục cuộc đối thoại với nghệ thuật do chính ngài khởi xướng cách sâu rộng trong lần gặp gỡ các nghệ sĩ trên toàn thế giới tại Nhà Nguyện Sistine.
Đức Hồng Y Lluís Martínez Sistach, Tổng Giám Mục của thành phố nơi Đức Giáo Hoàng sẽ đến, nói Giáo hội là (nhà) “của nghệ thuật, Kinh Thánh, thần học, linh đạo, thiêng liêng, giáo lý và độc nhất trên thế giới.”
“Santiago de Compostela từ hàng thế kỷ qua luôn là nơi thu hút đông đảo khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, những người với những chí hướng khác nhau. Đây còn là nơi để chứng minh rằng căn tính Kitô giáo của Châu Âu không phải là một học thuyết trừu tượng”, theo cha Lombardi.
Hơn thế nữa, đây là một địa điểm mà Đức Thánh Cha dự kiến sẽ thăm vào ngày 06-11-2010. Santiago de Compostela biểu lộ cho chúng ta thấy “sự trải nghiệm cụ thể của nó về mọi sắc dân mang những căn tính đa dạng nhưng đồng quy tại một linh đạo chung duy nhất”, linh mục Federico Lombardi, S.J giải thích.
Phát ngôn viên Tòa Thánh kết luận rằng hai cuộc viếng thăm Barcelona và Santiago de Compostela trong chuyến tông du Giáo hoàng tới Tây Ban Nha: “Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tiếp tục cuộc hành hương thiêng liêng của mình hầu công bố về Thiên Chúa cho mọi dân, muôn nước trong thời đại chúng ta, để họ sẵn sàng lắng nghe và tìm kiếm dung mạo thực sự của Thiên Chúa.”
Peter Nguyễn Minh Trung
(Nguồn: http://zenit.org/article-28570?l=english)
Tổng thống Nga thăm Nhà thờ Đức Bà Paris
Peter Nguyễn Minh Trung
17:56 09/03/2010
PARIS, PHÁP (ZENIT) -- Chiều thứ ba ngày 02-03-2010, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev cùng phu nhân đã viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), theo thông cáo của Nhà thờ Chánh tòa Paris.
Nhận lời mời của Linh mục chánh xứ Nhà thờ Đức Bà Paris, cha Patrick Jacquin, tổng thống Nga và phu nhân đã thăm Vương Cung Thánh Đường tại thủ đô nước Pháp và tôn kính ảnh Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
Cùng đi với tổng thống Nga có Tổng Giám Mục Chính thống giáo Hilarion của Volokolamsk, ngoại trưởng của Tòa Thượng Phụ Mátcơva, và Giám mục Innocent de Cheronèse, đại diện Tòa Thượng Phụ Mátcơva tại Tây Âu.
Thay mặt Đức Hồng Y André Vingt-Trois (Tổng Giám Mục Paris) có việc bận, Đức cha Jérôme Beau (Giám mục Phụ tá TGP Paris) và Linh mục Jean Quris (Phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Pháp) đã hiện diện trong nghi lễ đón tiếp tổng thống Nga.
Tổng thống Dmitri Medvedev và phu nhân đã tham dự nghi thức tôn kính Mão Gai Thánh và các thánh tích của cuộc thương khó (Des Reliques de la Passion) trước sự hiện diện của các Kinh sĩ Nhà thờ Đức Bà Paris. Ca đoàn hát trong buổi lễ là các chủng sinh Chính thống giáo.
Sau nghi thức tôn kính, Tổng thống Nga và đoàn tùy tùng đã đến viếng bức tượng Đức Mẹ đặt ở mạn bắc nhà thờ được cố Thượng phụ Giáo chủ Chính thống Mátcơva và toàn nước Nga Alexis II tặng cho Đức Hồng Y André Vingt-Trois ngày 03-10-2007 nhân dịp ông viếng thăm Paris.
Nhận lời mời của Linh mục chánh xứ Nhà thờ Đức Bà Paris, cha Patrick Jacquin, tổng thống Nga và phu nhân đã thăm Vương Cung Thánh Đường tại thủ đô nước Pháp và tôn kính ảnh Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
Cùng đi với tổng thống Nga có Tổng Giám Mục Chính thống giáo Hilarion của Volokolamsk, ngoại trưởng của Tòa Thượng Phụ Mátcơva, và Giám mục Innocent de Cheronèse, đại diện Tòa Thượng Phụ Mátcơva tại Tây Âu.
Thay mặt Đức Hồng Y André Vingt-Trois (Tổng Giám Mục Paris) có việc bận, Đức cha Jérôme Beau (Giám mục Phụ tá TGP Paris) và Linh mục Jean Quris (Phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Pháp) đã hiện diện trong nghi lễ đón tiếp tổng thống Nga.
Tổng thống Dmitri Medvedev và phu nhân đã tham dự nghi thức tôn kính Mão Gai Thánh và các thánh tích của cuộc thương khó (Des Reliques de la Passion) trước sự hiện diện của các Kinh sĩ Nhà thờ Đức Bà Paris. Ca đoàn hát trong buổi lễ là các chủng sinh Chính thống giáo.
Sau nghi thức tôn kính, Tổng thống Nga và đoàn tùy tùng đã đến viếng bức tượng Đức Mẹ đặt ở mạn bắc nhà thờ được cố Thượng phụ Giáo chủ Chính thống Mátcơva và toàn nước Nga Alexis II tặng cho Đức Hồng Y André Vingt-Trois ngày 03-10-2007 nhân dịp ông viếng thăm Paris.
Sức mạnh của phong trào thắp nến cầu nguyện
Linh Tiến Khải
19:24 09/03/2010
Phỏng vấn mục sư Christian Fuehrer, nhân kỷ niệm 20 năm phong trào thắp nến cầu nguyện do mục sư phát động tại Leibzig dẫn đến biến cố bức tường Berlin sụp đổ tháng 10 năm 1989
Hồi tháng 10 năm 2009 hàng triệu người tại Đức đã tham dự các lễ nghi kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ khai mào cho sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô. Tuy nhiên ít người nhớ tới một sự kiện quan trọng: đó là phong trào đốt nến cầu nguyện của cuộc cách mạng ôn hòa dẫn đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức đã bắt đầu bên trong một nhà thờ của thành phố Leibzig bên Đông Đức. Và một trong những người phát động và lãnh đạo phong trào đốt nến cầu nguyện ấy là mục sư Christian Fuehrer, cha sở nhà thờ thánh Nicola của Giáo Hội Luther trong tỉnh Leibzig.
Mục sư Fuehrer sinh năm 1943 và đã là cha sở nhà thờ thánh Nicola từ năm 1980 tới 2008. Trong suốt cuộc đời mình mục sư Fuehrer đã đấu tranh cho ba mục tiêu chính là công lý, hòa bình, và bảo vệ thụ tạo, như mục sư kể lại trong cuốn sách tựa đề ”Leibzig 1989”. Cuốn sách này cũng mới được xuất bản bằng tiếng Ý và hồi đầu tháng Giêng vừa qua mục sư Fuehrer đã được ”Hiệp hội công giáo dân chủ văn hóa” tỉnh Brescia bắc Italia mời diễn thuyết về đề tài này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn mục sư về diễn tiến phong trào thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ thánh Nicola nói trên.
Hỏi: Thưa mục sư Christian Fuehrer, sự cáo chung và sụp đổ của Bức Tường Berlin đã khởi đầu như thế nào?
Đáp: Chúng ta phải quay trở lại đàng sau nhiều năm nữa, tức vào năm 1981. Hồi đó Giáo Hội Tin Lành Đông Đức và Tây Đức đã họp nhau để xem phải làm gì hầu ngăn chận việc đặt các hỏa tiễn nguyên tử tầm trung tại Âu châu. Chúng tôi đã in truyền đơn và bắt đầu phát động chiến dịch ”Mười ngày cầu nguyện cho hòa bình”, bắt đầu từ mùng 8 tháng 11. Mỗi ngày chúng tôi khai triển một đề tài khác nhau, và sau cùng là buổi cử hành phụng vụ có rất đông người trẻ tham dự, kể cả người trẻ không có niềm tin tôn giáo. Tất cả xảy ra chung quanh một cây Thánh Giá bằng gỗ trong nhà thờ thánh Nicola. Mỗi tham dự viên cầm một ngọn nến sáng và tiến lên đặt bên cạnh Thánh Giá. Chúng tôi muốn suy niệm sự kiện tại sao người ta lại đóng đanh một người trên thập giá. Ai có đức tin thì đọc lên một lời cầu nguyện, ai không có đức tin thì có thể nói lên tư tưởng của mình. Các người trẻ, đặc biệt những người lần đầu tiên bước chân vào một nhà thờ cảm nhận được ngay rằng đây là khoảng trống của quyền tự do diễn tả.
Hỏi: Sau đó thì chuyện gì đã xảy ra thưa mục sư?
Đáp: Đó là các năm dậy men đòi tự do dân chủ rất lớn. Bên Tiệp Khắc thì có nhóm ”Hiến Chương 77”; bên Ba Lan năm 1982 có công đoàn Solidanocs được thành lập. Giới trẻ trong thành phố Leibzig thấy rằng phong trào đốt nến cầu nguyện cho công lý, hòa bình và bảo vệ thụ tạo mười ngày trong năm là qúa ít, không đủ. Họ đặt vấn đề với Hội đồng mục vụ giáo xứ. Và thế là chúng tôi đã quyết định tổ chức đốt nến cầu nguyện mỗi tuần một lần vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai. Tín hữu và dân chúng thành phố Leibzig không phải là những người duy nhất đốt nến cầu nguyện cho công lý, hòa bình và bảo vệ thụ tạo. Nhưng chúng tôi là những người đã liên tục duy trì thói quen này từ ngày đó cho đến nay. Cả bây giờ nữa, 20 năm sau ngày Bức Tường Berlin và chế độ cộng sản Đông Đức sụp đổ, chúng tôi vẫn tiếp tục đốt nến cầu nguyện.
Ngày mùng 8 tháng 10 năm 1989 tại Leibzig đã có hơn 70.000 người tham dự buổi đốt nến cầu nguyện cho công lý, hòa bình và đó đã là khúc rẽ lớn. Chúng tôi đã ra khỏi mọi nhà thờ và đường phố tràn đầy một dòng thác người tay cầm nến sáng trên tay. Trước đám đông người cầu nguyện đó các lực lượng an ninh của Nhà Nước cộng sản Đông Đức không biết phải phản ứng ra sao, mặc dù trước đó họ đã báo trước là sẽ có một cuộc đàn áp đẫm máu như tại Thiên An Môn bên Trung Quốc. Sau này một sĩ quan quân đội đã thú nhận rằng họ đã được chuẩn bị để đối phó với mọi sự, nhưng không được chuẩn bị để đối phó với lời cầu nguyện và ánh nến sáng. Sau buổi đốt nến cầu nguyện đông đảo lần đầu tiên mà không xảy ra bạo lực đàn áp từ phía công an cảnh sát Nhà Nước đó, trong các thành phố khác của Đông Đức, các sáng kiến thắp nền cầu nguyện cũng gia tăng và cứ thế trào dâng cho tới khi được phép chính thức, thì trong buổi đốt nến cầu nguyện tại Berlin đã có nửa triệu người tham dự. Chính phong trào đốt nến cầu nguyện ấy đã làm thành cột sống cho cuộc cách mạng ôn hòa khiến cho Bức Tường Berlin sụp đổ kéo theo sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Đông Đức, sau đó tại các nước Đông Âu khác và trong toàn Liên Bang Xô Viết.
Hỏi: Thưa mục sư, mục sư đã từng sống dưới chệ độ đức quốc xã, rồi dưới chế độ cộng sản và chế độ tư bản. Mục sư thấy cái gì nguy hiểm nhất cho đức tin của tín hữu?
Đáp: Dưới thời đức quốc xã, tôi đã chỉ là một chú bé và đã không có nhiều kỷ niệm, cả khi tôi nghĩ rằng nó đã là nguy hiểm tồi tệ nhất đối với nước Đức. Chủ nghĩa xã hội thực thụ, từ góc cạnh lý thuyết là một hệ thống gần gũi với Kitô giáo nhất, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi, vì trong thực tế nó đã phạm các sai lầm rất nghiêm trọng. Chỉ xin đơn cử hai sai lầm trong tất cả các sai lầm khác: đó là những người theo xã hội chủ nghĩa đã nuốn hủy bỏ Thiên Chúa và họ đã hoàn toàn quên đi tội lỗi trong chiều kích con người. Họ đã nghĩ rằng chỉ cần nhồi sọ lý thuyết cho đủ là con người sẽ tự động trở nên tốt lành. Khi thấy không thể thay đổi con người với lý thuyết của họ, họ bắt đầu ngày càng trở thành sắt máu và tàn bạo hơn nhằm bắt buộc con người đi theo con đường họ muốn. Đã có sự leo thang bạo lực: xây tường chia đôi thành phố Berlin, đàn áp, lực lượng mật vụ Stasi tung hoành. .. tất cả đều diễn tả bạo lực của một chế độ coi các công dân của mình là những người không có khả năng hiểu biết và ước muốn. Vì thế chỉ có Nhà Nước là có ý chí quyết định thay cho tất cả mọi người. Nhưng chủ thuyết duy vật và chủ thuyết vô thần đó đã không hấp dẫn được dân chúng. Sau cùng cuộc cách mạng từ bên dưới, từ người dân đã khiến cho chế độ cộng sản sụp đổ.
Ngày nay chúng tôi đang ở trong một tình trạng, trong đó người ta không nói là phải hủy bỏ Thiên Chúa nữa, mà là mua Thiên Chúa. Chủ thuyết duy vật của thế giới tư bản có sức thu hút rất lớn. Hình thức nhà nước tuyệt diệu là chế độ dân chủ đáng có được một hệ thống kinh tế tốt đẹp hơn là hệ thống tư bản. Hiện nay cuộc khủng hoàng kinh tế tài chánh đã chứng minh cho thấy hệ thống tư bản không có tương lai. Tội nguyên tổ của chế độ tư bản là tiếp tục thúc đẩy con người tới chỗ không thỏa mãn, vì nó thúc đẩy con người ngày càng có nhiều tiền hơn.
Hỏi: Như vậy thì có thể làm gì bây giờ, thưa mục sư?
Đáp: Làm cho mọi người biết sứ điệp Tin Mừng, củng cố một nền kinh tế liên đới và có trách nhiệm, phát triển một tâm thức dựa trên sự chia sẻ với nhau và cho nhau. Nhất là chúng ta phải làm cho các người và các dân tộc khác được chia sẻ điều kiện sống sung túc của chúng ta. Một xã hội được xây dựng trên đức mến, đức tin, và đức cậy sẽ tự động trở thành một xã hội liên đới, trong đó chúng ta cảm thấy có trách nhiệm đối với các anh chị em khác. Một cách mâu thuẫn, tôi thấy nhiệm vụ này ngày nay khó thực hiện hơn là khi chúng tôi còn sống đưới chế độ xã hội chủ nghĩa: sự sung túc khiến cho việc thông truyền các giá trị này trở thành khó khăn hơn.
Hỏi: Giới trẻ ngày nay chưa sinh ra khi Bức Tường Berlin sụp đổ. Tương quan của họ với đức tin ra sao thưa mục sư?
Đáp: Chúng tôi biết hai hình thức của chế độ vô thần: một hình thức đến từ qúa khứ có dấu vết của xã hội chủ nghĩa, và một hình thức đến từ xã hội sung túc. Chúng tôi đã thầy rằng khi kể lại cho người trẻ nghe những gì chúng tôi đã làm và kiểu chúng tôi chống lại tư tưởng một chiều do chế độ áp đặt, người trẻ đã rất là say mê. Ý thức của họ được thức tỉnh. Đối với chúng tôi điều quan trọng đã là luôn luôn kết hiệp lời cầu nguyện với hành động, và đây là kiểu tốt đẹp nhất cả đối với việc thông truyền đức tin cho các thế hệ mới nữa.
Hỏi: Đâu đã là tương quan mà mục sư và các tín hữu Luther đã có đối với vị Giáo Hoàng người Ba Lan là Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị và vị Giáo Hoàng người Đức là Đức Đương Kim Giáo Hoàng?
Đáp: Đối với chúng tôi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là người rất quan trọng. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã bắt đầu các chuyến viếng thăm định kỳ tại Ba Lan và đã trợ giúp mọi tín hữu kitô sống bên kia bức màn sắt. Sau cùng người cộng sản đã phải đầu hàng và chấp nhận thực tại của một Giáo Hội quy tụ chung quanh Đức Giáo Hoàng, và điều này cũng đã giúp kitô hữu Đông Đức chúng tôi.
Ngày nay các sự việc đã khác và có vài hiểu lầm. Tất cả đều biết rằng Đức Thánh Cha Biển Đức Thứ XVI đã có một qúa khứ bảo thủ. Các lời của ngài đã gây thương tích cho chúng tôi, khi ngài khẳng định rằng các Giáo Hội tin lành không phải là các Giáo Hội tận gốc rễ. Thế rồi Ngài đã tìm cách làm dịu bớt bằng cách sửa lại kiểu nói này. Việc chọn nữ Giám Mục Margot Kaesermann làm Chủ Tịch các Giáo Hội Tin Lành Đức đã tái đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết. Sau khi được bầu, bà Margot đã tái xác nhận cần đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Công Giáo, vì những gì hiệp nhất hai Giáo Hội thì nhiều hơn là những gì chia rẽ. Đối với chúng tôi điều quan trọng là đừng dừng lại, cả khi từ Roma có các dấu chỉ ít khích lệ đi nữa.
Hỏi: Cuộc đối thoại đại hết hiện tiến triển như thế nào thưa mục sư?
Đáp: Chúng tôi thường hoạch định các sinh hoạt chung với các Giáo Hội Kitô khác. Ngoài ra nhà thờ thánh Nicola của chúng tôi là nhà thờ của thành phố; mọi chiều Chúa Nhật đều có lễ nghi phụng vụ công giáo. Tôi còn nhớ có một lần chúng tôi tụ họp nhau tại nhà thờ chính thống, với sự tham dự của đại diện các Giáo Hội Kitô. Mỗi người đem theo vật thân thương và ý nghĩa nhất của truyền thống riêng. Đại diện chính thống đem theo một bức icone hình vẽ trên gỗ, các anh em công giáo đem theo bình hương, các anh em Luther đem sách Kinh Thánh. Mọi người chờ vị đại diện Giáo Hội Calvin. Vị này đến tay không và nói ”Tôi đem theo đức tin”. Nhưng sau khi buổi cử hành kết thúc mọi người đều xác tín là đã cử hành Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.
(Jesus Gennnaio 2010, trang 51-53)
Hồi tháng 10 năm 2009 hàng triệu người tại Đức đã tham dự các lễ nghi kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ khai mào cho sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô. Tuy nhiên ít người nhớ tới một sự kiện quan trọng: đó là phong trào đốt nến cầu nguyện của cuộc cách mạng ôn hòa dẫn đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức đã bắt đầu bên trong một nhà thờ của thành phố Leibzig bên Đông Đức. Và một trong những người phát động và lãnh đạo phong trào đốt nến cầu nguyện ấy là mục sư Christian Fuehrer, cha sở nhà thờ thánh Nicola của Giáo Hội Luther trong tỉnh Leibzig.
Mục sư Fuehrer sinh năm 1943 và đã là cha sở nhà thờ thánh Nicola từ năm 1980 tới 2008. Trong suốt cuộc đời mình mục sư Fuehrer đã đấu tranh cho ba mục tiêu chính là công lý, hòa bình, và bảo vệ thụ tạo, như mục sư kể lại trong cuốn sách tựa đề ”Leibzig 1989”. Cuốn sách này cũng mới được xuất bản bằng tiếng Ý và hồi đầu tháng Giêng vừa qua mục sư Fuehrer đã được ”Hiệp hội công giáo dân chủ văn hóa” tỉnh Brescia bắc Italia mời diễn thuyết về đề tài này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn mục sư về diễn tiến phong trào thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ thánh Nicola nói trên.
Hỏi: Thưa mục sư Christian Fuehrer, sự cáo chung và sụp đổ của Bức Tường Berlin đã khởi đầu như thế nào?
Đáp: Chúng ta phải quay trở lại đàng sau nhiều năm nữa, tức vào năm 1981. Hồi đó Giáo Hội Tin Lành Đông Đức và Tây Đức đã họp nhau để xem phải làm gì hầu ngăn chận việc đặt các hỏa tiễn nguyên tử tầm trung tại Âu châu. Chúng tôi đã in truyền đơn và bắt đầu phát động chiến dịch ”Mười ngày cầu nguyện cho hòa bình”, bắt đầu từ mùng 8 tháng 11. Mỗi ngày chúng tôi khai triển một đề tài khác nhau, và sau cùng là buổi cử hành phụng vụ có rất đông người trẻ tham dự, kể cả người trẻ không có niềm tin tôn giáo. Tất cả xảy ra chung quanh một cây Thánh Giá bằng gỗ trong nhà thờ thánh Nicola. Mỗi tham dự viên cầm một ngọn nến sáng và tiến lên đặt bên cạnh Thánh Giá. Chúng tôi muốn suy niệm sự kiện tại sao người ta lại đóng đanh một người trên thập giá. Ai có đức tin thì đọc lên một lời cầu nguyện, ai không có đức tin thì có thể nói lên tư tưởng của mình. Các người trẻ, đặc biệt những người lần đầu tiên bước chân vào một nhà thờ cảm nhận được ngay rằng đây là khoảng trống của quyền tự do diễn tả.
Hỏi: Sau đó thì chuyện gì đã xảy ra thưa mục sư?
Đáp: Đó là các năm dậy men đòi tự do dân chủ rất lớn. Bên Tiệp Khắc thì có nhóm ”Hiến Chương 77”; bên Ba Lan năm 1982 có công đoàn Solidanocs được thành lập. Giới trẻ trong thành phố Leibzig thấy rằng phong trào đốt nến cầu nguyện cho công lý, hòa bình và bảo vệ thụ tạo mười ngày trong năm là qúa ít, không đủ. Họ đặt vấn đề với Hội đồng mục vụ giáo xứ. Và thế là chúng tôi đã quyết định tổ chức đốt nến cầu nguyện mỗi tuần một lần vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai. Tín hữu và dân chúng thành phố Leibzig không phải là những người duy nhất đốt nến cầu nguyện cho công lý, hòa bình và bảo vệ thụ tạo. Nhưng chúng tôi là những người đã liên tục duy trì thói quen này từ ngày đó cho đến nay. Cả bây giờ nữa, 20 năm sau ngày Bức Tường Berlin và chế độ cộng sản Đông Đức sụp đổ, chúng tôi vẫn tiếp tục đốt nến cầu nguyện.
Ngày mùng 8 tháng 10 năm 1989 tại Leibzig đã có hơn 70.000 người tham dự buổi đốt nến cầu nguyện cho công lý, hòa bình và đó đã là khúc rẽ lớn. Chúng tôi đã ra khỏi mọi nhà thờ và đường phố tràn đầy một dòng thác người tay cầm nến sáng trên tay. Trước đám đông người cầu nguyện đó các lực lượng an ninh của Nhà Nước cộng sản Đông Đức không biết phải phản ứng ra sao, mặc dù trước đó họ đã báo trước là sẽ có một cuộc đàn áp đẫm máu như tại Thiên An Môn bên Trung Quốc. Sau này một sĩ quan quân đội đã thú nhận rằng họ đã được chuẩn bị để đối phó với mọi sự, nhưng không được chuẩn bị để đối phó với lời cầu nguyện và ánh nến sáng. Sau buổi đốt nến cầu nguyện đông đảo lần đầu tiên mà không xảy ra bạo lực đàn áp từ phía công an cảnh sát Nhà Nước đó, trong các thành phố khác của Đông Đức, các sáng kiến thắp nền cầu nguyện cũng gia tăng và cứ thế trào dâng cho tới khi được phép chính thức, thì trong buổi đốt nến cầu nguyện tại Berlin đã có nửa triệu người tham dự. Chính phong trào đốt nến cầu nguyện ấy đã làm thành cột sống cho cuộc cách mạng ôn hòa khiến cho Bức Tường Berlin sụp đổ kéo theo sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Đông Đức, sau đó tại các nước Đông Âu khác và trong toàn Liên Bang Xô Viết.
Hỏi: Thưa mục sư, mục sư đã từng sống dưới chệ độ đức quốc xã, rồi dưới chế độ cộng sản và chế độ tư bản. Mục sư thấy cái gì nguy hiểm nhất cho đức tin của tín hữu?
Đáp: Dưới thời đức quốc xã, tôi đã chỉ là một chú bé và đã không có nhiều kỷ niệm, cả khi tôi nghĩ rằng nó đã là nguy hiểm tồi tệ nhất đối với nước Đức. Chủ nghĩa xã hội thực thụ, từ góc cạnh lý thuyết là một hệ thống gần gũi với Kitô giáo nhất, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi, vì trong thực tế nó đã phạm các sai lầm rất nghiêm trọng. Chỉ xin đơn cử hai sai lầm trong tất cả các sai lầm khác: đó là những người theo xã hội chủ nghĩa đã nuốn hủy bỏ Thiên Chúa và họ đã hoàn toàn quên đi tội lỗi trong chiều kích con người. Họ đã nghĩ rằng chỉ cần nhồi sọ lý thuyết cho đủ là con người sẽ tự động trở nên tốt lành. Khi thấy không thể thay đổi con người với lý thuyết của họ, họ bắt đầu ngày càng trở thành sắt máu và tàn bạo hơn nhằm bắt buộc con người đi theo con đường họ muốn. Đã có sự leo thang bạo lực: xây tường chia đôi thành phố Berlin, đàn áp, lực lượng mật vụ Stasi tung hoành. .. tất cả đều diễn tả bạo lực của một chế độ coi các công dân của mình là những người không có khả năng hiểu biết và ước muốn. Vì thế chỉ có Nhà Nước là có ý chí quyết định thay cho tất cả mọi người. Nhưng chủ thuyết duy vật và chủ thuyết vô thần đó đã không hấp dẫn được dân chúng. Sau cùng cuộc cách mạng từ bên dưới, từ người dân đã khiến cho chế độ cộng sản sụp đổ.
Ngày nay chúng tôi đang ở trong một tình trạng, trong đó người ta không nói là phải hủy bỏ Thiên Chúa nữa, mà là mua Thiên Chúa. Chủ thuyết duy vật của thế giới tư bản có sức thu hút rất lớn. Hình thức nhà nước tuyệt diệu là chế độ dân chủ đáng có được một hệ thống kinh tế tốt đẹp hơn là hệ thống tư bản. Hiện nay cuộc khủng hoàng kinh tế tài chánh đã chứng minh cho thấy hệ thống tư bản không có tương lai. Tội nguyên tổ của chế độ tư bản là tiếp tục thúc đẩy con người tới chỗ không thỏa mãn, vì nó thúc đẩy con người ngày càng có nhiều tiền hơn.
Hỏi: Như vậy thì có thể làm gì bây giờ, thưa mục sư?
Đáp: Làm cho mọi người biết sứ điệp Tin Mừng, củng cố một nền kinh tế liên đới và có trách nhiệm, phát triển một tâm thức dựa trên sự chia sẻ với nhau và cho nhau. Nhất là chúng ta phải làm cho các người và các dân tộc khác được chia sẻ điều kiện sống sung túc của chúng ta. Một xã hội được xây dựng trên đức mến, đức tin, và đức cậy sẽ tự động trở thành một xã hội liên đới, trong đó chúng ta cảm thấy có trách nhiệm đối với các anh chị em khác. Một cách mâu thuẫn, tôi thấy nhiệm vụ này ngày nay khó thực hiện hơn là khi chúng tôi còn sống đưới chế độ xã hội chủ nghĩa: sự sung túc khiến cho việc thông truyền các giá trị này trở thành khó khăn hơn.
Hỏi: Giới trẻ ngày nay chưa sinh ra khi Bức Tường Berlin sụp đổ. Tương quan của họ với đức tin ra sao thưa mục sư?
Đáp: Chúng tôi biết hai hình thức của chế độ vô thần: một hình thức đến từ qúa khứ có dấu vết của xã hội chủ nghĩa, và một hình thức đến từ xã hội sung túc. Chúng tôi đã thầy rằng khi kể lại cho người trẻ nghe những gì chúng tôi đã làm và kiểu chúng tôi chống lại tư tưởng một chiều do chế độ áp đặt, người trẻ đã rất là say mê. Ý thức của họ được thức tỉnh. Đối với chúng tôi điều quan trọng đã là luôn luôn kết hiệp lời cầu nguyện với hành động, và đây là kiểu tốt đẹp nhất cả đối với việc thông truyền đức tin cho các thế hệ mới nữa.
Hỏi: Đâu đã là tương quan mà mục sư và các tín hữu Luther đã có đối với vị Giáo Hoàng người Ba Lan là Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị và vị Giáo Hoàng người Đức là Đức Đương Kim Giáo Hoàng?
Đáp: Đối với chúng tôi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là người rất quan trọng. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã bắt đầu các chuyến viếng thăm định kỳ tại Ba Lan và đã trợ giúp mọi tín hữu kitô sống bên kia bức màn sắt. Sau cùng người cộng sản đã phải đầu hàng và chấp nhận thực tại của một Giáo Hội quy tụ chung quanh Đức Giáo Hoàng, và điều này cũng đã giúp kitô hữu Đông Đức chúng tôi.
Ngày nay các sự việc đã khác và có vài hiểu lầm. Tất cả đều biết rằng Đức Thánh Cha Biển Đức Thứ XVI đã có một qúa khứ bảo thủ. Các lời của ngài đã gây thương tích cho chúng tôi, khi ngài khẳng định rằng các Giáo Hội tin lành không phải là các Giáo Hội tận gốc rễ. Thế rồi Ngài đã tìm cách làm dịu bớt bằng cách sửa lại kiểu nói này. Việc chọn nữ Giám Mục Margot Kaesermann làm Chủ Tịch các Giáo Hội Tin Lành Đức đã tái đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết. Sau khi được bầu, bà Margot đã tái xác nhận cần đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Công Giáo, vì những gì hiệp nhất hai Giáo Hội thì nhiều hơn là những gì chia rẽ. Đối với chúng tôi điều quan trọng là đừng dừng lại, cả khi từ Roma có các dấu chỉ ít khích lệ đi nữa.
Hỏi: Cuộc đối thoại đại hết hiện tiến triển như thế nào thưa mục sư?
Đáp: Chúng tôi thường hoạch định các sinh hoạt chung với các Giáo Hội Kitô khác. Ngoài ra nhà thờ thánh Nicola của chúng tôi là nhà thờ của thành phố; mọi chiều Chúa Nhật đều có lễ nghi phụng vụ công giáo. Tôi còn nhớ có một lần chúng tôi tụ họp nhau tại nhà thờ chính thống, với sự tham dự của đại diện các Giáo Hội Kitô. Mỗi người đem theo vật thân thương và ý nghĩa nhất của truyền thống riêng. Đại diện chính thống đem theo một bức icone hình vẽ trên gỗ, các anh em công giáo đem theo bình hương, các anh em Luther đem sách Kinh Thánh. Mọi người chờ vị đại diện Giáo Hội Calvin. Vị này đến tay không và nói ”Tôi đem theo đức tin”. Nhưng sau khi buổi cử hành kết thúc mọi người đều xác tín là đã cử hành Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.
(Jesus Gennnaio 2010, trang 51-53)
Lòng Sùng Kính Đức Mẹ trước Công Đồng Êphêsô
Vũ Văn An
19:40 09/03/2010
Người ta vốn nghĩ rằng Công đồng Êphêsô (năm 431) là điểm bật sáng chói ngời khai sinh ra lòng sùng kính chính thức trong Giáo Hội tiên khởi đối với Mẹ Chúa Giêsu. Tiếp theo lời Công Đồng công bố Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Thetokos), tại các đô thị lớn trong thế giới cổ thời chắc chắn đã có cả một phong trào say sưa dâng kính các thánh đường cho Đức Mẹ dưới danh hiệu Đấng Cưu Mang Thiên Chúa (God-Bearer). Các ngày lễ kính Đức Mẹ bắt đầu phát triển nhiều hơn và các bài giảng được tô điểm bằng nhiều hình ảnh lấy từ Cựu Ước, tạo ra cả một thể loại văn chương ngợi khen Maria là Mẹ Thiên Chúa (Bên Đông gọi là Theotokos, bên Tây gọi là Mater Dei) (1).
Mục đích của chúng tôi ở đây là muốn khảo sát vai trò của lòng sùng kính Đức Mẹ trước thời Công đồng Êphêsô; để gọi là thăm dò xem ký ức về Đức Maria đã được gìn giữ ra sao trong nền văn hóa Kitô Giáo đang triển khai lúc đó; cái ký ức ấy đã lớn mạnh như thế nào để trở thành cả một làn sóng nhồi trồi lên tại Êphêsô; và quan trọng hơn cả, lòng sùng kính đức Maria của người Kitô hữu đã luôn luôn phát sinh ra sao từ cảm thức sâu xa của niềm tin (sensus fidelium) vào học thuyết nhập thể theo đó “Ngôi Lời đã thành huyết nhục và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Kinh Thánh
Dù cho lòng sùng kính đức Maria khởi đầu có được kích thích bởi một truyền khẩu rõ rệt hay, như một số người đoán định, bởi việc Kitô hóa những tục thờ cúng đối với các nữ thần mẹ thuở xưa (2), việc nhìn nhận từ sớm vai trò của đức Maria trong lịch sử cứu chuộc chỉ có thể phát sinh từ Sách Thánh mà thôi. Sự hiện diện của đức Maria trong Kinh Thánh thuộc ý niệm rộng rãi về tính bí tích qua đó, Thiên Chúa xử dụng các ngôi vị nhân bản và chứng tá của họ để chuyển thông sức mạnh và ơn thánh cứu độ của Ngài (3). Từ đầu, Mẹ Chúa Giêsu, dù không có tính cách chủ đề, đã được tiếp nhận vào ý thức sùng kính theo cùng một cách thế như cách thế một vật được biểu hiệu đã sẵn được chứa đựng ngay trong chính biểu hiệu (4).
Như chúng ta đã biết, Tân Ước hầu như không tỏ lộ điều gì về người mẹ lịch sử của Chúa Giêsu. Trong tư cách là những văn bản nói về đức Kitô và Giáo Hội được trước tác sau biến cố phục sinh, quan tâm hàng đầu của các sách này là khích lệ lòng tin vào Chúa Giêsu như là Đức Kitô. Lý do hiện hữu (raison d’être) của chúng là làm chứng cho nhiệm cục của Thiên Chúa (economia divina) từng được diễn tả trong các giao ước của Giavê Thiên Chúa với Israel và được thực hiện đầy đủ như đã hứa trong mầu nhiệm nhập thể, nghĩa là bao gồm sứ mệnh của Chúa Giêsu, cơn khổ nạn và cái chết của Ngài, sự phục sinh và tôn vinh ‘bên hữu Thiên Chúa’ từ đó Thánh Linh đã được ‘thả ra’ và Giáo Hội được khai sinh.
Điều Tân ước thực sự làm và đã làm song song với ‘thửa đất mẹ’ mầu mỡ của mạc khải Cựu ứơc (5) là tiệm tiến chứng tỏ, qua truyền thống nhất lãm và truyền thống Gioan, rằng đức Maria đã can dự một cách hết sức gắn bó vào toàn bộ mầu nhiệm Nhập Thể và vào việc khai sinh ra Giáo Hội.
Những đoạn Tân Ước liên hệ tự nhiên xuất hiện trong đầu ta chính là các đoạn Matthêu nói về gia phả đức Giêsu (Mt 1:1-17), nói về việc dựng thai trinh khiết của Ngài (Mt 1: 18- 25) và đoạn nói về Mẹ và Hài Nhi-Kitô khi Ba Vua đến viếng thăm (Mt 2:11).
Truyền thống Luca khích lệ người ta suy niệm thêm về ý nghĩa của đức Maria đối với mầu nhiệm Nhập Thể. Ở đây ta thấy người mẹ-môn đệ mà tiếng xin vâng đã cho phép việc dựng thai trinh khiết của đức Giêsu diễn tiến được (Lc 1:26- 38); mà việc đi thăm Êlizabet đã tạo nên khúc ca hân hoan và ca tụng vô tiền khoáng hậu nhân danh vô vàn những ‘con người bé nhỏ’, là những người luôn được Thiên Chúa đổ đầy muôn vàn ơn phúc cứu độ (Lc 1:39-45); người đã sinh đức Giêsu vào lịch sử nhân loại (Lc 2: 1-7); người đã đón tiếp các mục đồng đến thờ lạy (Lc 2:8- 20) và dâng Ngài vào Đền Thờ theo nghi lễ Do Thái (Lc 2: 21- 40); người đã cảm nghiệm Ngài lớn lên trong tuổi thiếu niên (Lc 2: 41-52); người đã đi theo Ngài như một môn đệ sáng chói nhất trong suốt hành trình mục vụ công khai của Ngài (Lc 8: 19- 21); và người, sau cùng, đã có mặt trong Lễ Hiện Xuống, là lễ trong đó tháp Babel được đảo ngược đến muôn đời (Cv 1: 12-14).
Phúc âm Gioan còn đưa ta vào sâu hơn ý nghĩa yêu thương và tin kính nơi Mẹ Chúa Giêsu. Chỉ có hai trích đoạn (pericopes) thôi - một tại Cana (Ga 2:1-12) trong đó Người Đàn Bà trở thành dụng cụ tác động ra việc khởi đầu Giờ Của Chúa Giêsu và một tại Đồi Calvary (Ga 19: 25-28a) nơi cũng Người Đàn Bà ấy đã cùng đứng với Người Môn Đệ Yêu Qúi cạnh Thập Giá - nhưng cũng đủ để làm nổi rõ vai trò biểu tượng của Mẹ Chúa Giêsu. Phúc âm này đã nhận ra hướng đi bắt đầu từ những lớp sơ khởi nhất của truyền thống tức việc đức Maria phải được tìm thấy ngay giữa lòng gia đình cánh chung của Chúa Giêsu, là Giáo Hội. Sự hiểu biết này, như chúng tôi đã nhắc đến, cũng nằm gần ngay giữa lòng sùng kính tiên khởi đối với đức Maria.
Từ Truyền Thống Kinh Thánh Đến Các Phát Biểu Lòng Tôn Kính Đức Maria
Từ đầu, việc Kitô hữu tôn kính đức Maria đã được phát biểu hoàn toàn trong bối cảnh Kitô học được truyền thống Thánh Kinh linh ứng. Hai luồng tôn kính đức Maria đã xuất hiện trong Giáo Hội sơ khai. Trước nhất, những lời cầu nguyện và các tranh ảnh hồi xưa phần lớn là những lời ca ngợi Đức Mẹ vì đã cộng tác vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô. Từ những kinh cầu ca ngợi ấy, dần dần mới phát triển ra các lời cầu khẩn xin ơn (invocations).
Ca Ngợi Đức Maria
Tư cách là mẹ mà vẫn trinh khiết của Đức Maria mau chóng trở thành chú điểm của suy tư thần học trong Giáo Hội hậu tông đồ. Các nhà thần học có ảnh hưởng đã có thể lên ‘tiếng’ và ra lệnh cho những hình thức sùng kính Đức Maria đang thịnh hành lúc đó trong cộng đoàn của họ; đổi lại, tư tưởng thần học liên quan đến Đức Maria đã giúp các tín hữu cơ hội để diễn tả lòng ca ngợi của họ đối với Đấng đã được Chúa chọn để sinh hạ ra Đức Kitô.
Thánh Inhaxiô thành An-ti-ô-ki-a khẳng quyết về sự đồng trinh của Đức Maria và minh nhiên nhìn nhận vị trí của Ngài trong mầu nhiệm cứu chuộc: "Vì Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô đã được Đức Maria mang thai theo đúng chương trình Thiên Chúa: bởi giòng giống Đavit đã đành, mà cũng bởi Chúa Thánh Thần nữa...Sự đồng trinh của Đức Maria, việc Ngài sinh con cũng như sự chết của Chúa, tất cả đều được dấu kín đối với thủ lãnh thế gian, ba mầu nhiệm được lớn tiếng công bố nhưng đã được thực hiện trong sự im lặng của Chúa" (6).
Thánh Jus-ti-nô (qua đời khoảng năm 165), Thánh I-rê-nê (qua đời khoảng năm 193), và Ter-tu-li-a-nô (qua đời khoảng năm 220) cả ba đều góp phần vào việc khai triển sự so sánh song hành của thánh Phaolô về Ađam Cũ/Ađam Mới (Rm 15: 12-21). Và trong khi khai triển như thế, họ cũng đã thúc đẩy sự so sánh tương tự giữa Evà và Evà Mới. Sự lưu ý của thần học về vai trò của Đức Maria trong lịch sử cứu chuộc tự nhiên dẫn đến việc Ngài được ca ngợi chính thức cũng như không chính thức trong Giáo Hội. Cái vinh dự mà Ngài được ban tặng nhờ việc nhập thể được liên tục nhắc lại trong Kinh Tin Kính lúc chịu phép rửa hồi xưa trong đó Giáo Hội công khai tin nhận Chúa Giêsu ‘sinh bởi bà Maria Đồng Trinh’.
Các trước tác ngoại kinh như Ca Khúc Solomon, Sấm Ký Sybylline và Phúc Âm Đầu Hết Của Giacôbê bắt đầu được lưu truyền từ cuối thế kỷ thứ nhất qua giữa thế kỷ thứ hai. Theo cách riêng, các văn bản này đưa ra những lời ca tụng rất bình dân đối với Đức Maria trong chiều hướng xây dựng của chúng và khi ‘thỏa mãn’ óc tò mò đạo đức, chúng cũng đã thoả mãn một số nhu cầu thần học nhờ đã trám đầy một số chi tiết về đức Maria mà các Phúc Âm đã không nói đến. Chắc chắn các trước tác này đã nới rộng cái hào quang mầu nhiệm bao quanh việc Nhập Thể trong khi đồng thời cũng đưa ra được một số tìm hiểu đứng đắn (tuy hơi khuếch đại...) đối với ý nghĩa của khía cạnh ‘vì chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi’ trong nhân tính của Chúa Giêsu, nhân tính vốn từ Đức Maria mà ra.
Một lời kinh được khám phá trên các mảnh gốm tại một di tích lịch sử thuộc một tu viện Coptic thế kỷ thứ ba cho thấy rõ sự ca tụng thời xưa đối với đức Maria đã được linh ứng ra sao bởi trình thuật Truyền Tin của Luca:
Kính mừng Maria,
Đầy ơn phúc;
Chúa ở cùng Bà,
Cả Chúa Thánh Thần nữa. Thầy cả của Bà mặc đồ công chính
Những kẻ tôn kính Bà sẽ vui mừng hớn hở.
Lạy Chúa, vì Đavit tôi tớ Chúa, xin Chúa hãy cứu vớt dân Người;
Hãy chúc phúc phần dân Chúa chọn.
Kính mừng đấng Đồng Trinh vinh hiển,
Maria đầy phúc.
Chúa ở cùng Bà.
Bà có phúc hơn mọi người nữ;
Và phúc thay hoa quả lòng Bà;
Vì Đấng Bà thụ thai chính là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc linh hồn chúng con (7).
Ở đây việc nhắc đến các thầy cả (linh mục) là điều quan trọng về phương diện lịch sử vì được nhắc đến trong một bản văn thánh vịnh, hẳn nó ám chỉ đây là lời kinh phụng vụ đã có trước cả Kinh Kính Mừng đến vài trăm năm.
Niên biểu chính xác của các lời ca tụng trong phụng vụ thời sơ khai đối với tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa là điều khó ấn định. Tuy nhiên, ca khúc phụng vụ của Thánh Ephraem người Syria (sinh năm 306) chắc chắn không thua sút bất cứ ca khúc nào khác về vẻ đẹp và sự tinh tế trong lời ca tụng đấng đã cho Đấng Cứu Thế mặc xác phàm. Nếu chú ý lắng nghe, ta sẽ thấy nhiều âm hưởng Kinh Thánh trong trích đoạn dưới đây:
Hãy đến, hỡi tất cả những ai sáng suốt, hãy chiêm ngắm
Người Mẹ đồng trinh, dòng vua Đavit.
Người đẹp mỹ miều, đã sinh hạ Đấng Tuyệt Diệu;
Người là giòng suối tạo nên Giếng Khơi,
Người là con tầu mang niềm vui Chúa Cha,
Chở tin mừng trong lòng trinh khiết;
Người mang theo và hộ tống
Vị Thuyền Trưởng vĩ đại sáng thế
Đấng mà qua Ngài hòa bình sẽ
Thống trị trên mặt đất và trên trời....
Người mang chim bồ câu non
Chim Ưng, Kỳ Lão muôn Đời
Luôn ca ngợi vì người mang Ngài
Bằng những lời ca yêu dấu:
‘Ôi Con yêu, con giầu có, Con đã chọn
Lớn lên trong chiếc tổ tí hon; là cây đàn muôn điệu,
Con lặng thinh như đứa bé thơ, hãy để mẹ ru Con
bằng cây đàn rung động cả vệ thần Thiên Chúa... (8).
Ca khúc Ephraem dùng trong khi cử hành Ngày Sinh của Đức Kitô cũng đồng thời cử hành (như đoạn sau đây chứng tõ) sự vui mừng của Giáo Hội trước sự tham dự của đức Maria vào mầu nhiệm ấy:
Hôm nay đức Maria đã nên cho chúng con
Tầng trời mang Thiên Chúa;
Vì trong ngài, Thiên Chúa vinh quang
Đã xuống lòng cư ngụ;
Trong ngài, Người đã ra bé nhỏ,
Để chúng con nên lớn
Nhưng bản tính Người không suy giảm;
Trong ngài, Người đã dệt cho chúng con
chiếc áo cứu chuộc... (9).
Sự tuyệt vời trong tư tưởng của Thánh Ephraem khi liên kết Chúa Thánh Linh, Giáo Hội, đức Maria và sự hiện diện của đức Kitô trong Thánh Thể với nhau đã được diễn tả một cách tuyệt diệu trong Ca Khúc Niềm Tin thứ mười của ngài:
Lửa và Thần Khí trong lòng Maria;
Lửa và Thần Khí trong giòng sông Rửa Tội,
Lửa và Thần khí trong Phép Rửa ta,
Lửa và Thần Khí trong bánh, trong rượu (10).
Đến ngay cả việc nhắc đến phương cách theo đó lòng tôn sùng Đức Mẹ đã được lồng vào phụng vụ thánh thể ngày xưa chúng ta cũng không đủ khả năng. Ghi chép đầu tiên cho thấy Đức Mẹ có mặt trong cách lặp đi lặp lại như trên (anaphora) đã được tìm thấy trong bản văn Truyền Thống Tông Đồ (Apostolic Tradition) của Thánh Hip-pô-li-tô viết vào khoảng năm 215 CN - mặc dù bản văn này có thể đã phản ảnh một lời cầu nguyện đã được khai triển tại Rôma vào khoảng năm 180 CN:
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa, nhờ Con yêu dấu Chúa là Đức Giêsu Kitô... Đấng Chúa đã từ trời sai xuống lòng người Trinh Nữ và Đấng được tượng thai trong Bà đã trở nên xác thân và đã được minh chứng là Con Chúa sinh bởi Chúa Thánh Thần và Trinh Nữ... (11).
Vì đã xem xét lòng sùng kính đức Maria thời tiền Êphêsô dưới dạng tụng ca, nên cần phải nhắc sơ qua đến giáo huấn của thánh A-na-tha-si-ô thành Alexandria và thánh Au-gus-ti-nô thành Hippo. Một lần nữa ta lại phải nhắc đến tác động qua lại giữa cách phát biểu bình dân và cách phát biểu có tính cách chải chuốt của thần học về lòng sùng kính đức Maria (12). Ở đây, Pelikan nhận thật rằng thánh A-na-tha-si-ô ‘đã làm vang lại ngôn ngữ tôn sùng bình dân’ trong khi đưa ra lý chứng thần học của mình.
Thánh A-na-tha-si-ô (sinh khoảng năm 295) quan trọng đối với sự xem xét của ta vì cách ngài bênh vực đức tin chống lại nhóm tân-Ariô là nhóm chối bỏ nhân tính hoàn toàn của Chúa Giêsu. Thánh nhân nhấn mạnh rằng Ngôi Lời Thiên Chúa được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) - một tước hiệu vốn đã được xử dụng trong các kinh nguyện công cộng của Kitô hữu chính thống vùng Alexandria. Thánh A-na-tha-si-ô biện luận rằng tư cách làm mẹ của đức Maria bảo đảm nhân tính của Chúa Giêsu và, do đó, là chuẩn thức cho sự cứu rỗi của con người. Ngài nhấn mạnh rằng việc mừng kính lễ Maria Làm Mẹ được ấn định (rất có lẽ) vào Chúa nhật trước Lễ Giáng Sinh (13), là điều quan trọng đối với việc giáo hội không ngừng làm chứng cho công việc cứu rỗi. Trong Thư Gửi Epictetus của thánh A-na-tha-si-ô, ta đọc thấy rằng: ‘Nếu Ngôi Lời cùng một yếu tính với thân xác, thì việc mừng kính và chức vị của đức Maria chỉ là hời hợt’ (14). Nói cách khác, sẽ vô nghĩa khi đi mừng kính một lễ phụng vụ Mẹ Thiên Chúa đã trở thành phổ thông nếu đức Maria không tham dự như một phần yếu tính vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô, mà lễ sinh nhật được cử hành còn long trọng hơn vào tuần kế tiếp.
Thánh Au-gus-ti-nô (sinh khỏang năm 354) đã đóng góp một cách đặc biệt bằng cách chú trọng đến đức tin của Đức Mẹ. Các bài giảng của thánh nhân (như ta đã biết, được sưu tập từ những ghi chép của các ‘thư ký’ riêng khác nhau) về lễ Giáng Sinh đã nhấn mạnh rằng chính nhờ đức tin vâng phục của đức Maria mà Chúa Giêsu đã được dựng thai về phương diện thể lý. Đức Mẹ được ca ngợi vì đã biết lắng nghe và thực hiện Lời Chúa:
”Khi thần sứ loan báo sự giáng sinh của Đức Kitô, thì đức Maria mang thai Người. Tin vào sứ điệp giáng sinh, đức Maria đã chịu thai Người bằng đức tin. Sự xuất hiện đức tin trong trái tim đức Maria được tiếp nối bằng hoa trái trong dạ mẹ” (15).
Đối với thánh Au-gus-ti-nô, phúc lộc của đức Maria là một mầu nhiệm vừa có tính giáo hội vừa có tính Kitô học sâu sắc; hai mầu nhiệm ấy không tách biệt nhau. Người được ca ngợi như một thành viên trổi vượt nhất của giáo hội, như người đã được hưởng hoa trái cứu chuộc rồi. Dựa vào trích đoạn trong Luca 11:27, trong đó, một phụ nữ vô danh lớn tiếng ca tụng mẹ Chúa Giêsu, thánh Au-gus-ti-nô dạy rằng:... Maria có phúc. Thế nhưng Giáo Hội còn có phúc hơn nữa. Lý do nào khiến tôi nói như vậy? (Lý do vì) đức Maria là thành phần của Giáo Hội; ngài là chi thể thánh thiện; ngài là chi thể trên hết mọi chi thể... Hỡi giáo dân của tôi, hãy lắng nghe cho kỹ điều này: anh em là chi thể của thân thể Đức Kitô, anh em là thân thể của Người. Và anh em là như thế xiết bao khi Người nói: ’Đó chính là mẹ tôi và là anh em tôi...’ (16).
Các Hình Ảnh Diễn Tả Việc Ca Ngợi Đức Maria
Nghệ thuật toại đạo từ đầu thế kỷ thứ ba cho thấy rõ ký ức về đức Maria đã được gìn giữ và mừng kính như thế nào trong biến cố về Đức Kitô. Hang toại đạo Priscilla có ba bức bích họa nổi tiếng. Bức sớm nhất, vốn là một phần của bức bích hoạ lớn hơn về Đức Kitô dưới danh hiệu Chúa Chiên Lành, vẽ đức Maria ẵm Chúa Hài Nhi. Như thể nghe thấy một giọng nói, nên Hài Nhi đã quay đầu về phía một tiên tri tay trái đang cầm một sách cuộn (scroll) trong khi tay phải chỉ lên ngôi sao trên đầu Hài Nhi. Mọi người đều nhất trí rằng vị tiên tri ấy chính là Balaam mà lời tiên đóan đã ứng nghiệm hoàn toàn: ‘Một ngôi sao sẽ mọc lên từ nhà Giacóp và một vương trượng sẽ xuất hiện từ Israel’ (Ds 24:17) (17).
Bức thứ hai diễn tả cảnh Ba Vua đến thờ lạy đã vẽ đức Maria đang trình diện đức Kitô cho Dân Ngoại (18). Bức thứ ba cho thấy một người đàn bà vùng Orans được mang đến trước ngai Mẹ và Hài Nhi; người nữ đồng trinh vừa được thánh hiến, đứng giữa giám mục Velatio và người phụ tá của ngài, đang được ‘giới thiệu’ cho những đấng mẫu mực trong lối sống mới bà đã chọn lựa (19).
Các hang toại đạo thánh Phêrô và thánh Marcellinô có tranh vẽ đức Maria mặc y phục như một mệnh phụ phu nhân La-Mã đang ngự giữa các Nhà Chiêm Tinh (20). Còn tại hang toại đạo Maiô, người ta tìm thấy di tích hình bán thân đức Maria với hai bàn tay ở tư thế bán nguyệt (21).
Nghệ thuật tống táng cũng thường thấy mô thức (motif) Đức Mẹ trình diện Chúa Hài Nhi cho các Nhà Chiêm Tinh. Người ta thấy một thí dụ điển hình được lưu giữ nguyên vẹn trên quan tài bằng đá của Clipêô (khoảng năm 315). Thí dụ này đặc biệt đáng lưu ý ở chỗ nó thoát ra ngoài khuôn mẫu thường thấy trong thế giới cổ đại. Theo khuôn mẫu này, quan tài các hoàng đế thường miêu tả hoàng đế đang tiếp nhận vòng hoa tang bằng vàng từ các dân mọi rợ như dấu hiệu tùng phục sau khi họ bại trận. Thay vào đó, người ta lại miêu tả đức Maria đang ngự trên ngai cùng với Hai Nhi Giêsu thay chỗ hoàng đế; và chính Hài Nhi đang tiếp nhận cống phẩm từ tay các Dân Ngoại (22).
Việc ca ngợi đức Maria bằng tranh ảnh cũng được tìm thấy qua các công trình khảo cổ tại Nazareth bên Đất Thánh. Toán làm việc dưới sự điều khiển của các cha Bagatti và Testa trong các năm 1955-1960, đã tìm thấy dưới chân cột nhiều chữ viết nghuệch ngoạc khoảng cuối thế kỷ thứ hai đầu thế kỷ thứ ba. Trong số ấy mấy chữ XE PAPIA (kaire Maria) trích từ lời sứ thần chào đức Maria (Lc 1:26) còn đọc được rõ nét. Trước tất cả các thí dụ tôn kính đức Maria trong tư cách là Mẹ Thiên Chúa trên đây, ta thấy có bức tranh cho đến nay vẫn còn được tôn kính tại thánh đường Syriac thuộc thế kỷ thứ nhất (tương truyền là nơi tọa lạc căn nhà của Gio-an Mac-cô xưa) trong Cổ Thành Giêrusalem. Kỹ thuật định niên kỷ theo lối dùng than (carbon-dating) cũng đã xác nhận bức tranh này có từ thời thế kỷ thứ nhất. Lòng sùng kính bình dân vẫn cho rằng bức tranh ấy do Thánh Luca minh hoạ.
Việc Khẩn Cầu Đức Maria
Có đủ bằng chứng cho thấy trước thời Công Đồng Êphêsô, Kitô hữu đã từng cầu nguyện cùng Mẹ Chúa Giêsu dưới tước hiệu Bầu Chữa (Advocate). Lời cầu nguyện cầu bầu, vì được khai triển từ lời cầu nguyện ca ngợi, nên cũng hàm nghĩa rằng phúc đức của đức Maria được người ta chạy đến vì ơn cứu rỗi trong đức Kitô. ‘Sức mạnh mệnh phụ’ (matronal force) vốn rất hiển nhiên trong đế quốc Rô-ma giúp ta hiểu rõ hơn cái chiều kích Kitô học trong lối cầu nguyện cầu bầu này. Mẹ của hoàng đế là nhân vật có thế lực mạnh nhất giúp người ta dễ dàng gặp mặt được chính hoàng đế và nhờ thế làm hoàng đế lưu tâm đến những vấn đề họ kêu nài.
Thí dụ lâu đời nhất còn tồn tại đến nay (một bản viết thế kỷ thứ ba) về việc kêu cầu Mẹ Thiên Chúa hiện được lưu giữ tại Thư Viện John Rylands ở Manchester. Bản dịch bản viết này có đoạn như sau: "Hỡi Mẹ thánh Thiên Chúa, nép dưới lòng từ bi mẹ, chúng con xin ẩn mình; xin mẹ đừng để những ai cầu xin mẹ phải sa chước cám dỗ, nhưng xin mẹ hãy cứu chúng con khỏi hiểm nguy, chỉ có mẹ là thanh sạch và có phúc" (23).
Những cuộc khai quật tại Nazareth của các cha Bagatti và Testa đã khám phá ra một ngôi nhà thờ trước đây là hội đường ngay bên dưới Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin hiện nay. Một bản khắc, dù chỉ còn một phần, nhưng đã được tái tạo như sau:
Quỳ dưới đền thánh Maria con xin ghi (tên...)
Con đã làm tròn mọi bổn phận đối với ngài (hoặc: con đã trang trí ảnh thánh ngài với hết khả năng con) (24).
Nghĩa thực sự của bản khắc này khá mơ hồ. Cha Testa suy đoán rằng nó đã được một nữ khách hành hương viết vào khoảng thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba; một người nào đó đến đền thánh tại Nazareth để đặt trọn gia đình mình cho sự che chở của đức Maria. Bản văn Hy Lạp có thể hàm nghĩa rằng hành vi tôn sùng này có ý nói về một lời cầu nguyện mà cũng có thể nói về việc tô điểm một ảnh thánh. Đối với các khách hành hương trong thế giới cổ thời, thói quen khắc tên những người hiện diện để xin phép lành tại các đền thánh là thói quen rất thịnh hành. Vần M đầu tiên của tên vị thánh nữ được khẩn cầu ngay trong một địa điểm có liên hệ mạnh mẽ với biến cố Truyền Tin gợi cho người ta thấy rằng vị thánh nữ ấy chính là đức Maria.
Cuốn ‘Sách An Nghỉ’ (book of rest) của người Ethiopia (thế kỷ thứ ba) có chứa đựng điều xem ra như là tiêu bản tiên khởi của ngoại thư về việc Mông Triệu của Mẹ Thiên Chúa. Sách này ghi lại một bài kinh cầu bầu từ miệng những người tương truyền đã phá bĩnh đám đưa tang đức Maria và bị phạt đứt tay vì đã cả gan định xúc phạm đến thân xác Ngài: "Hỡi Maria, chúng con nài xin bà, hỡi Maria, ánh sáng và mẹ của mọi ánh sáng, hỡi Maria, sự sống và mẹ các tông đồ, hỡi Maria, ánh sáng vàng tươi, đấng mang ngọn đèn chân thật, hỡi Maria, bà chúa và là Mẹ Chúa chúng con, hỡi Maria, Nữ vương chúng con, xin hãy khẩn cầu cùng Chúa cho chúng con được an nghỉ thảnh thơi" (25).
Trong một bài giảng của thánh Au-gus-ti-nô về Lễ Giáng Sinh, người ta thấy có lời khẩn cầu ngắn ngủi mà tinh tế sau đây: "Hỡi Mẹ, xin nuôi dưỡng chúng con bằng của nuôi dưỡng chúng con. Xin nuôi dưỡng chúng con bằng bánh đã xuống bởi Trời, nằm trong máng cỏ, như phần thù lao bé nhỏ dành cho các con vật còn được nhớ đến..." (26).
Một thí dụ cuối cùng về lòng sùng kính đức Maria dưới tước hiệu người cầu bầu cùng Con của ngài cho chúng ta là bức bích họa tìm thấy tại một cung thánh ngầm dưới đất ở Alexandria (27). Được kể đã có từ thế kỷ thứ ba, bức bích họa này diễn tả tiệc cưới tại Cana (Ga 2:1-11). Mẹ Chúa Giêsu được nhận dạng là Hagia Maria đang nói với các gia nhân. Phải chăng người nghệ sĩ cổ thời đã hiểu được sự linh nghiệm của lời cầu bầu của đức Maria nhân danh cô dâu và chú rể lúc đó đang bối rối và, khi thi hành công trình này, đã biểu lộ chính các nhu cầu của mình? Và phải chăng lúc đó người ta đã trực giác thấy ra ý nghĩa về Giờ của Chúa Giêsu?
Công Đồng Êphêsô
Dù những ‘thăm dò’ trên đây khá hạn chế lựa lọc, nhưng cũng cho thấy khá rõ rằng danh dự mà Công Đồng Êphêso đã dâng tặng đức Maria không hẳn tự nhiên mà có; người ta cũng không thể nghĩ rằng trước thời Công Đồng, lòng tôn kính đức Maria chỉ là sơ sài không đáng kể. Thực thế, Êphêso chỉ là kết quả của cảm thức lòng tin vốn có tính Kitô học thời xưa mà thôi. Các học giả ngày nay vẫn còn tranh luận về tác giả một ca khúc dùng trong việc cử hành chính thức lễ nhìn nhận đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ca khúc này, như đoạn trích sau đây chứng tỏ, cho ta thấy rằng tác giả của nó đã thu nhận tất cả những gì vốn đang được trân quí gìn giữ trong một truyền thống trong đó việc ca ngợi đức Maria trong bối cảnh kế hoạch cứu rỗi đã sản sinh ra lòng sùng kính sốt sắng:
Kính mừng Ba Ngôi, thánh thiện và nhiệm mầu, chính để đáp lại tiếng Người kêu gọi mà chúng con tụ tập nơi đây trong ngôi thánh đường dâng kính đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, này.
Kính mừng Maria, Mẹ Thiên Chúa
Kho tàng quí giá của hoàn cầu, khiến cả hoàn cầu tôn kính,
Đèn không bao giờ tắt,
Vinh quang chói lọi bậc đồng trinh,
Rường cột đức tin chính thống,
Đền thờ không ai phá đổ,
Nơi chứa Đấng không nơi nào chứa được,
Làm mẹ mà vẫn còn đồng trinh.
Cảm tạ Chúa, Đấng nhân danh Chúa mà đến và được gọi là Đấng đầy phúc trong Phúc âm...
Cảm tạ Chúa, Ba Ngôi được vinh danh và Thánh giá được xưng là vô giá và được tôn kính khắp thế gian...
Cảm tạ Chúa, các ngôn sứ nói tiên tri và các tông đồ rao giảng ơn cứu độ cho Dân Ngoại...
Được ca ngợi nhiều nơi đức Maria, nhưng miệng lưỡi nào nói hết được phẩm giá của ngài: ngài là mẹ mà vẫn còn đồng trinh. Sự kỳ diệu ấy làm chúng con sửng sốt lạ lùng... Vì thế cả duơng trần thẩy đều hân hoan...(28).
Kết Luận
Sau Công đồng Vaticanô 2, thần học về Mẹ Thiên Chúa đã chuyển từ cái nhìn ‘trên cao’ của Êphêsô xuống cái nhìn ‘từ dưới’ trong việc giải thích ý nghĩa vừa là mẹ vừa là đồng trinh của người trong bối cảnh Kitô học. Các trường phái Kitô học có tính Thánh Linh hiện đại đều quan tâm đến việc khẳng định rằng mọi tín điều về đức Maria phải làm nổi bật chân lý chính yếu về nhập thể; tư cách vừa là mẹ vừa là đồng trinh phải được hiểu trong bối cảnh những gì Thiên Chúa đã làm nơi người (29). Như thế, tín điều Mẹ Thiên Chúa khiến ta phải chú ý đến nhân tính đích thực của Đức Kitô qua biến cố theo đó Ngôi Lời, tức Ngôi Thứ Hai của Ba Ngôi Chí Thánh đã đi vào lịch sử con người chúng ta. Những khía cạnh liên hệ khiến ta phải quan tâm về phương diện thần học như việc giải thích xem điều gì sẽ xẩy đến cho chính đức Maria, một khía cạnh còn đang được thần học nghiên cứu, chỉ quan trọng nếu chúng có liên quan đến mầu nhiệm cứu chuộc mà thôi. Chẳng may, những lo lắng không thích đáng về các vấn đề sinh học hơn là thiêng liêng thần học trong qúa khứ (như bản chất việc thụ thai Đức Giêsu qua quyền lực Chúa Thánh Thần mà vẫn còn đồng trinh chẳng hạn) đã làm các Kitô hữu sao lãng phần nào trọng điểm đức tin của họ. Theo yếu tính, mọi việc tôn kính đức Maria, dù cổ xưa hay hiện đại, cũng phải vì đức tin vào Đức Kitô, Đấng sau cùng sẽ làm ‘mọi sự nên mới’ khi Nước Thiên Chúa được hoàn thành.
Viết Theo Nữ Tu Marie T. Farrell RMS, Ancient Marian Piety, Testimony to The Doctrine of The Incarnation, The Australasian Catholic Record, October 1999
Chú thích
(1)Xem Hilda Graef, Mary: A History of Doctrine and Devotion (Lịch Sử Các Học Thuyết Và Lòng Tôn Sùng), London, Sheed & Ward, 1990
(2) Xem Alix Pirani, The Absent Mother: Restoring the Goddess to Judaism and Christianity (Người Mẹ Khuyết Diện: Tái Lập Thần Nữ Trong Do Thái Và Kitô Giáo), London, Mandala, 1991, Chương 3
(3)Xem On The Way to Fuller Koinonia: Official Report of the Fifth World Conference on Faith & Order (Trên Đường Tiến Đến Hiệp Thông Đầy Đủ Hơn: Báo Cáo Chính Thức Của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Năm Về Đức Tin & Trật Tự), Geneva WCC, 1994, tr.246.
(4) P. Edward D. O’Connor, “The Function of Signs in the Biblical Doctrine on Mary” (Chức Năng Dấu Chỉ Trong Học Thuyết Thánh Kinh Về Đức Maria), Acta Cogressus Mariologici-Mariani Lisbon-Fatima (Văn Kiện Hội Nghị Về Đức Maria Và Thánh Mẫu Học Tại Lisbon Bồ Đào Nha) MCMLXVII, Tập 2, Rome, 1970, tr.70
(5) Bertrand Buby, Mary of Galilee (Maria Miền Galilê): tập 1, Mary in the New Testament (Maria Trong Tân Ước), New York, Alba House, 1994, xiii
(6) Eph. 18:2; 19:1 trích trong William A. Jungens, The Faith of the Early Fathers (Đức Tin Của Các Giáo Phụ Tiên Khởi), Collegville, Liturgical Press, 1970, tr.18)
(7) Adalbert Hamman, Early Christian Prayers (Những Bài Kinh Kitô Giáo Tiên Khởi),London, Longmans, Green, 1961, tr,76
(8) Sebastian Brock, The Harp of the Spirit (Cây Đàn Của Chúa Thánh Linh), California, The Borgo Press, 1984, tr.58
(9) Sách vừa dẫn, tr.65
(10) Trích trong Yves Congar, I Believe in the Holy Spirit (Tôi Tin Kính Đức Chúa Thánh Thần), Tập 3, London, Geoffrey Chapman, 1983, tr.262
(11) Xem Gregory Dix, The Treatise on The Apostolic Tradition of St. Hippolytus of Rome (Khảo Luận Về Truyền Thống Tông Đồ Của Thánh Hippolytus Thành Rome), London, SPCK, 1968, tr.7
(12) Jaroslav Pelikan, Mary Through The Centuries (Maria Qua Các Thế Kỷ. New Haven, Yale University Press, 1996, tr.59. Xin xem bản dịch Việt Ngữ Đức Maria Qua Các Thời Đại của Vũ Văn An, trong Tủ Sách Dũng Lạc http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=489).
(13) Xem Hilda Graef, Mary (Đức Maria), tr.133
(14) Jaroslav Pelikan, Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena (Sự Phát Triển Học Thuyết Về Đức Kitô: Một Số Lời Phi Lộ Có Tính Lịch Sử), New Haven, Yale University Press, 1969, tr,101
(15) Bài Giảng 293, PL 38, 1327-28
(16) Bài Giảng Denis 25:7 trong Miscellania Augustianiana (Tạp Lục Về Thánh Augustinô) 1, 162
(17) Hans-Ruedi Weber, Immanuel, Geneva, WCC Publications, 1984, tr.11
(18) Pierre du Bourguet, Early Christian Art (Nghệ Thuật Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1972. tr.46
(19) Pierre du Bourguet, Early Christian Painting (Hội Họa Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1965. tr.69
(20) Sách vừa dẫn, tr.88
(21) du Bourguet, Early Christian Art (Nghệ Thuật Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1972. tr. 149
(22) Weber, Immanuel tr.69
(23) du Bourguet, Early Christian Art (Nghệ Thuật Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1972. tr. 46
(24) Jean Briand, The Judaeo-Christian Church of Nazareth (Giáo Hội Kitô Giáo Của Người Do Thái Tại Nazareth), Jerusalem, Franciscan Printing Press, 1982, tr.27
(25) Xem Michael O’Carroll, Theotokos (Mẹ Thiên Chúa), Collegeville, Liturgical Press, 1982, tr.186
(26) Trích trong Adalbert Hamman, Ancient Prayers to Mary (Những Bài Kinh Cổ Ngỏ Với Đức Maria), Chicago, Franciscan Herald Press, 1973 tr.86
(27) Xem Henri Daniels-Rops, The Book of Mary (Sách Đức Maria), New York, Hawthorn Books, 1960, tr.91
(28) Xem Hamman, Early Christian Prayers (Những Bài Kinh Kitô Giáo Tiên Khởi), tr.175-176
(29) Xem Ralph Del Colle, Christ and the Spirit: Spirit-Christology in Trinitarian Perspective (Đức Kitô và Thánh Linh: Kitô học có tính Thánh Linh trong viễn ảnh Ba Ngôi), New York, Oxford University Press, 1994; và David Coffey, Deus Trinitas: The Doctrine of the Triune God (Thiên Chúa Ba Ngôi: Học Thuyết Một Chúa Ba Ngôi), New York, Oxford University Press, 1999
Mục đích của chúng tôi ở đây là muốn khảo sát vai trò của lòng sùng kính Đức Mẹ trước thời Công đồng Êphêsô; để gọi là thăm dò xem ký ức về Đức Maria đã được gìn giữ ra sao trong nền văn hóa Kitô Giáo đang triển khai lúc đó; cái ký ức ấy đã lớn mạnh như thế nào để trở thành cả một làn sóng nhồi trồi lên tại Êphêsô; và quan trọng hơn cả, lòng sùng kính đức Maria của người Kitô hữu đã luôn luôn phát sinh ra sao từ cảm thức sâu xa của niềm tin (sensus fidelium) vào học thuyết nhập thể theo đó “Ngôi Lời đã thành huyết nhục và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Kinh Thánh
Dù cho lòng sùng kính đức Maria khởi đầu có được kích thích bởi một truyền khẩu rõ rệt hay, như một số người đoán định, bởi việc Kitô hóa những tục thờ cúng đối với các nữ thần mẹ thuở xưa (2), việc nhìn nhận từ sớm vai trò của đức Maria trong lịch sử cứu chuộc chỉ có thể phát sinh từ Sách Thánh mà thôi. Sự hiện diện của đức Maria trong Kinh Thánh thuộc ý niệm rộng rãi về tính bí tích qua đó, Thiên Chúa xử dụng các ngôi vị nhân bản và chứng tá của họ để chuyển thông sức mạnh và ơn thánh cứu độ của Ngài (3). Từ đầu, Mẹ Chúa Giêsu, dù không có tính cách chủ đề, đã được tiếp nhận vào ý thức sùng kính theo cùng một cách thế như cách thế một vật được biểu hiệu đã sẵn được chứa đựng ngay trong chính biểu hiệu (4).
Như chúng ta đã biết, Tân Ước hầu như không tỏ lộ điều gì về người mẹ lịch sử của Chúa Giêsu. Trong tư cách là những văn bản nói về đức Kitô và Giáo Hội được trước tác sau biến cố phục sinh, quan tâm hàng đầu của các sách này là khích lệ lòng tin vào Chúa Giêsu như là Đức Kitô. Lý do hiện hữu (raison d’être) của chúng là làm chứng cho nhiệm cục của Thiên Chúa (economia divina) từng được diễn tả trong các giao ước của Giavê Thiên Chúa với Israel và được thực hiện đầy đủ như đã hứa trong mầu nhiệm nhập thể, nghĩa là bao gồm sứ mệnh của Chúa Giêsu, cơn khổ nạn và cái chết của Ngài, sự phục sinh và tôn vinh ‘bên hữu Thiên Chúa’ từ đó Thánh Linh đã được ‘thả ra’ và Giáo Hội được khai sinh.
Điều Tân ước thực sự làm và đã làm song song với ‘thửa đất mẹ’ mầu mỡ của mạc khải Cựu ứơc (5) là tiệm tiến chứng tỏ, qua truyền thống nhất lãm và truyền thống Gioan, rằng đức Maria đã can dự một cách hết sức gắn bó vào toàn bộ mầu nhiệm Nhập Thể và vào việc khai sinh ra Giáo Hội.
Những đoạn Tân Ước liên hệ tự nhiên xuất hiện trong đầu ta chính là các đoạn Matthêu nói về gia phả đức Giêsu (Mt 1:1-17), nói về việc dựng thai trinh khiết của Ngài (Mt 1: 18- 25) và đoạn nói về Mẹ và Hài Nhi-Kitô khi Ba Vua đến viếng thăm (Mt 2:11).
Truyền thống Luca khích lệ người ta suy niệm thêm về ý nghĩa của đức Maria đối với mầu nhiệm Nhập Thể. Ở đây ta thấy người mẹ-môn đệ mà tiếng xin vâng đã cho phép việc dựng thai trinh khiết của đức Giêsu diễn tiến được (Lc 1:26- 38); mà việc đi thăm Êlizabet đã tạo nên khúc ca hân hoan và ca tụng vô tiền khoáng hậu nhân danh vô vàn những ‘con người bé nhỏ’, là những người luôn được Thiên Chúa đổ đầy muôn vàn ơn phúc cứu độ (Lc 1:39-45); người đã sinh đức Giêsu vào lịch sử nhân loại (Lc 2: 1-7); người đã đón tiếp các mục đồng đến thờ lạy (Lc 2:8- 20) và dâng Ngài vào Đền Thờ theo nghi lễ Do Thái (Lc 2: 21- 40); người đã cảm nghiệm Ngài lớn lên trong tuổi thiếu niên (Lc 2: 41-52); người đã đi theo Ngài như một môn đệ sáng chói nhất trong suốt hành trình mục vụ công khai của Ngài (Lc 8: 19- 21); và người, sau cùng, đã có mặt trong Lễ Hiện Xuống, là lễ trong đó tháp Babel được đảo ngược đến muôn đời (Cv 1: 12-14).
Phúc âm Gioan còn đưa ta vào sâu hơn ý nghĩa yêu thương và tin kính nơi Mẹ Chúa Giêsu. Chỉ có hai trích đoạn (pericopes) thôi - một tại Cana (Ga 2:1-12) trong đó Người Đàn Bà trở thành dụng cụ tác động ra việc khởi đầu Giờ Của Chúa Giêsu và một tại Đồi Calvary (Ga 19: 25-28a) nơi cũng Người Đàn Bà ấy đã cùng đứng với Người Môn Đệ Yêu Qúi cạnh Thập Giá - nhưng cũng đủ để làm nổi rõ vai trò biểu tượng của Mẹ Chúa Giêsu. Phúc âm này đã nhận ra hướng đi bắt đầu từ những lớp sơ khởi nhất của truyền thống tức việc đức Maria phải được tìm thấy ngay giữa lòng gia đình cánh chung của Chúa Giêsu, là Giáo Hội. Sự hiểu biết này, như chúng tôi đã nhắc đến, cũng nằm gần ngay giữa lòng sùng kính tiên khởi đối với đức Maria.
Từ Truyền Thống Kinh Thánh Đến Các Phát Biểu Lòng Tôn Kính Đức Maria
Từ đầu, việc Kitô hữu tôn kính đức Maria đã được phát biểu hoàn toàn trong bối cảnh Kitô học được truyền thống Thánh Kinh linh ứng. Hai luồng tôn kính đức Maria đã xuất hiện trong Giáo Hội sơ khai. Trước nhất, những lời cầu nguyện và các tranh ảnh hồi xưa phần lớn là những lời ca ngợi Đức Mẹ vì đã cộng tác vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô. Từ những kinh cầu ca ngợi ấy, dần dần mới phát triển ra các lời cầu khẩn xin ơn (invocations).
Ca Ngợi Đức Maria
Tư cách là mẹ mà vẫn trinh khiết của Đức Maria mau chóng trở thành chú điểm của suy tư thần học trong Giáo Hội hậu tông đồ. Các nhà thần học có ảnh hưởng đã có thể lên ‘tiếng’ và ra lệnh cho những hình thức sùng kính Đức Maria đang thịnh hành lúc đó trong cộng đoàn của họ; đổi lại, tư tưởng thần học liên quan đến Đức Maria đã giúp các tín hữu cơ hội để diễn tả lòng ca ngợi của họ đối với Đấng đã được Chúa chọn để sinh hạ ra Đức Kitô.
Thánh Inhaxiô thành An-ti-ô-ki-a khẳng quyết về sự đồng trinh của Đức Maria và minh nhiên nhìn nhận vị trí của Ngài trong mầu nhiệm cứu chuộc: "Vì Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô đã được Đức Maria mang thai theo đúng chương trình Thiên Chúa: bởi giòng giống Đavit đã đành, mà cũng bởi Chúa Thánh Thần nữa...Sự đồng trinh của Đức Maria, việc Ngài sinh con cũng như sự chết của Chúa, tất cả đều được dấu kín đối với thủ lãnh thế gian, ba mầu nhiệm được lớn tiếng công bố nhưng đã được thực hiện trong sự im lặng của Chúa" (6).
Thánh Jus-ti-nô (qua đời khoảng năm 165), Thánh I-rê-nê (qua đời khoảng năm 193), và Ter-tu-li-a-nô (qua đời khoảng năm 220) cả ba đều góp phần vào việc khai triển sự so sánh song hành của thánh Phaolô về Ađam Cũ/Ađam Mới (Rm 15: 12-21). Và trong khi khai triển như thế, họ cũng đã thúc đẩy sự so sánh tương tự giữa Evà và Evà Mới. Sự lưu ý của thần học về vai trò của Đức Maria trong lịch sử cứu chuộc tự nhiên dẫn đến việc Ngài được ca ngợi chính thức cũng như không chính thức trong Giáo Hội. Cái vinh dự mà Ngài được ban tặng nhờ việc nhập thể được liên tục nhắc lại trong Kinh Tin Kính lúc chịu phép rửa hồi xưa trong đó Giáo Hội công khai tin nhận Chúa Giêsu ‘sinh bởi bà Maria Đồng Trinh’.
Các trước tác ngoại kinh như Ca Khúc Solomon, Sấm Ký Sybylline và Phúc Âm Đầu Hết Của Giacôbê bắt đầu được lưu truyền từ cuối thế kỷ thứ nhất qua giữa thế kỷ thứ hai. Theo cách riêng, các văn bản này đưa ra những lời ca tụng rất bình dân đối với Đức Maria trong chiều hướng xây dựng của chúng và khi ‘thỏa mãn’ óc tò mò đạo đức, chúng cũng đã thoả mãn một số nhu cầu thần học nhờ đã trám đầy một số chi tiết về đức Maria mà các Phúc Âm đã không nói đến. Chắc chắn các trước tác này đã nới rộng cái hào quang mầu nhiệm bao quanh việc Nhập Thể trong khi đồng thời cũng đưa ra được một số tìm hiểu đứng đắn (tuy hơi khuếch đại...) đối với ý nghĩa của khía cạnh ‘vì chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi’ trong nhân tính của Chúa Giêsu, nhân tính vốn từ Đức Maria mà ra.
Một lời kinh được khám phá trên các mảnh gốm tại một di tích lịch sử thuộc một tu viện Coptic thế kỷ thứ ba cho thấy rõ sự ca tụng thời xưa đối với đức Maria đã được linh ứng ra sao bởi trình thuật Truyền Tin của Luca:
Kính mừng Maria,
Đầy ơn phúc;
Chúa ở cùng Bà,
Cả Chúa Thánh Thần nữa. Thầy cả của Bà mặc đồ công chính
Những kẻ tôn kính Bà sẽ vui mừng hớn hở.
Lạy Chúa, vì Đavit tôi tớ Chúa, xin Chúa hãy cứu vớt dân Người;
Hãy chúc phúc phần dân Chúa chọn.
Kính mừng đấng Đồng Trinh vinh hiển,
Maria đầy phúc.
Chúa ở cùng Bà.
Bà có phúc hơn mọi người nữ;
Và phúc thay hoa quả lòng Bà;
Vì Đấng Bà thụ thai chính là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc linh hồn chúng con (7).
Ở đây việc nhắc đến các thầy cả (linh mục) là điều quan trọng về phương diện lịch sử vì được nhắc đến trong một bản văn thánh vịnh, hẳn nó ám chỉ đây là lời kinh phụng vụ đã có trước cả Kinh Kính Mừng đến vài trăm năm.
Niên biểu chính xác của các lời ca tụng trong phụng vụ thời sơ khai đối với tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa là điều khó ấn định. Tuy nhiên, ca khúc phụng vụ của Thánh Ephraem người Syria (sinh năm 306) chắc chắn không thua sút bất cứ ca khúc nào khác về vẻ đẹp và sự tinh tế trong lời ca tụng đấng đã cho Đấng Cứu Thế mặc xác phàm. Nếu chú ý lắng nghe, ta sẽ thấy nhiều âm hưởng Kinh Thánh trong trích đoạn dưới đây:
Hãy đến, hỡi tất cả những ai sáng suốt, hãy chiêm ngắm
Người Mẹ đồng trinh, dòng vua Đavit.
Người đẹp mỹ miều, đã sinh hạ Đấng Tuyệt Diệu;
Người là giòng suối tạo nên Giếng Khơi,
Người là con tầu mang niềm vui Chúa Cha,
Chở tin mừng trong lòng trinh khiết;
Người mang theo và hộ tống
Vị Thuyền Trưởng vĩ đại sáng thế
Đấng mà qua Ngài hòa bình sẽ
Thống trị trên mặt đất và trên trời....
Người mang chim bồ câu non
Chim Ưng, Kỳ Lão muôn Đời
Luôn ca ngợi vì người mang Ngài
Bằng những lời ca yêu dấu:
‘Ôi Con yêu, con giầu có, Con đã chọn
Lớn lên trong chiếc tổ tí hon; là cây đàn muôn điệu,
Con lặng thinh như đứa bé thơ, hãy để mẹ ru Con
bằng cây đàn rung động cả vệ thần Thiên Chúa... (8).
Ca khúc Ephraem dùng trong khi cử hành Ngày Sinh của Đức Kitô cũng đồng thời cử hành (như đoạn sau đây chứng tõ) sự vui mừng của Giáo Hội trước sự tham dự của đức Maria vào mầu nhiệm ấy:
Hôm nay đức Maria đã nên cho chúng con
Tầng trời mang Thiên Chúa;
Vì trong ngài, Thiên Chúa vinh quang
Đã xuống lòng cư ngụ;
Trong ngài, Người đã ra bé nhỏ,
Để chúng con nên lớn
Nhưng bản tính Người không suy giảm;
Trong ngài, Người đã dệt cho chúng con
chiếc áo cứu chuộc... (9).
Sự tuyệt vời trong tư tưởng của Thánh Ephraem khi liên kết Chúa Thánh Linh, Giáo Hội, đức Maria và sự hiện diện của đức Kitô trong Thánh Thể với nhau đã được diễn tả một cách tuyệt diệu trong Ca Khúc Niềm Tin thứ mười của ngài:
Lửa và Thần Khí trong lòng Maria;
Lửa và Thần Khí trong giòng sông Rửa Tội,
Lửa và Thần khí trong Phép Rửa ta,
Lửa và Thần Khí trong bánh, trong rượu (10).
Đến ngay cả việc nhắc đến phương cách theo đó lòng tôn sùng Đức Mẹ đã được lồng vào phụng vụ thánh thể ngày xưa chúng ta cũng không đủ khả năng. Ghi chép đầu tiên cho thấy Đức Mẹ có mặt trong cách lặp đi lặp lại như trên (anaphora) đã được tìm thấy trong bản văn Truyền Thống Tông Đồ (Apostolic Tradition) của Thánh Hip-pô-li-tô viết vào khoảng năm 215 CN - mặc dù bản văn này có thể đã phản ảnh một lời cầu nguyện đã được khai triển tại Rôma vào khoảng năm 180 CN:
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa, nhờ Con yêu dấu Chúa là Đức Giêsu Kitô... Đấng Chúa đã từ trời sai xuống lòng người Trinh Nữ và Đấng được tượng thai trong Bà đã trở nên xác thân và đã được minh chứng là Con Chúa sinh bởi Chúa Thánh Thần và Trinh Nữ... (11).
Vì đã xem xét lòng sùng kính đức Maria thời tiền Êphêsô dưới dạng tụng ca, nên cần phải nhắc sơ qua đến giáo huấn của thánh A-na-tha-si-ô thành Alexandria và thánh Au-gus-ti-nô thành Hippo. Một lần nữa ta lại phải nhắc đến tác động qua lại giữa cách phát biểu bình dân và cách phát biểu có tính cách chải chuốt của thần học về lòng sùng kính đức Maria (12). Ở đây, Pelikan nhận thật rằng thánh A-na-tha-si-ô ‘đã làm vang lại ngôn ngữ tôn sùng bình dân’ trong khi đưa ra lý chứng thần học của mình.
Thánh A-na-tha-si-ô (sinh khoảng năm 295) quan trọng đối với sự xem xét của ta vì cách ngài bênh vực đức tin chống lại nhóm tân-Ariô là nhóm chối bỏ nhân tính hoàn toàn của Chúa Giêsu. Thánh nhân nhấn mạnh rằng Ngôi Lời Thiên Chúa được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) - một tước hiệu vốn đã được xử dụng trong các kinh nguyện công cộng của Kitô hữu chính thống vùng Alexandria. Thánh A-na-tha-si-ô biện luận rằng tư cách làm mẹ của đức Maria bảo đảm nhân tính của Chúa Giêsu và, do đó, là chuẩn thức cho sự cứu rỗi của con người. Ngài nhấn mạnh rằng việc mừng kính lễ Maria Làm Mẹ được ấn định (rất có lẽ) vào Chúa nhật trước Lễ Giáng Sinh (13), là điều quan trọng đối với việc giáo hội không ngừng làm chứng cho công việc cứu rỗi. Trong Thư Gửi Epictetus của thánh A-na-tha-si-ô, ta đọc thấy rằng: ‘Nếu Ngôi Lời cùng một yếu tính với thân xác, thì việc mừng kính và chức vị của đức Maria chỉ là hời hợt’ (14). Nói cách khác, sẽ vô nghĩa khi đi mừng kính một lễ phụng vụ Mẹ Thiên Chúa đã trở thành phổ thông nếu đức Maria không tham dự như một phần yếu tính vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô, mà lễ sinh nhật được cử hành còn long trọng hơn vào tuần kế tiếp.
Thánh Au-gus-ti-nô (sinh khỏang năm 354) đã đóng góp một cách đặc biệt bằng cách chú trọng đến đức tin của Đức Mẹ. Các bài giảng của thánh nhân (như ta đã biết, được sưu tập từ những ghi chép của các ‘thư ký’ riêng khác nhau) về lễ Giáng Sinh đã nhấn mạnh rằng chính nhờ đức tin vâng phục của đức Maria mà Chúa Giêsu đã được dựng thai về phương diện thể lý. Đức Mẹ được ca ngợi vì đã biết lắng nghe và thực hiện Lời Chúa:
”Khi thần sứ loan báo sự giáng sinh của Đức Kitô, thì đức Maria mang thai Người. Tin vào sứ điệp giáng sinh, đức Maria đã chịu thai Người bằng đức tin. Sự xuất hiện đức tin trong trái tim đức Maria được tiếp nối bằng hoa trái trong dạ mẹ” (15).
Đối với thánh Au-gus-ti-nô, phúc lộc của đức Maria là một mầu nhiệm vừa có tính giáo hội vừa có tính Kitô học sâu sắc; hai mầu nhiệm ấy không tách biệt nhau. Người được ca ngợi như một thành viên trổi vượt nhất của giáo hội, như người đã được hưởng hoa trái cứu chuộc rồi. Dựa vào trích đoạn trong Luca 11:27, trong đó, một phụ nữ vô danh lớn tiếng ca tụng mẹ Chúa Giêsu, thánh Au-gus-ti-nô dạy rằng:... Maria có phúc. Thế nhưng Giáo Hội còn có phúc hơn nữa. Lý do nào khiến tôi nói như vậy? (Lý do vì) đức Maria là thành phần của Giáo Hội; ngài là chi thể thánh thiện; ngài là chi thể trên hết mọi chi thể... Hỡi giáo dân của tôi, hãy lắng nghe cho kỹ điều này: anh em là chi thể của thân thể Đức Kitô, anh em là thân thể của Người. Và anh em là như thế xiết bao khi Người nói: ’Đó chính là mẹ tôi và là anh em tôi...’ (16).
Các Hình Ảnh Diễn Tả Việc Ca Ngợi Đức Maria
Nghệ thuật toại đạo từ đầu thế kỷ thứ ba cho thấy rõ ký ức về đức Maria đã được gìn giữ và mừng kính như thế nào trong biến cố về Đức Kitô. Hang toại đạo Priscilla có ba bức bích họa nổi tiếng. Bức sớm nhất, vốn là một phần của bức bích hoạ lớn hơn về Đức Kitô dưới danh hiệu Chúa Chiên Lành, vẽ đức Maria ẵm Chúa Hài Nhi. Như thể nghe thấy một giọng nói, nên Hài Nhi đã quay đầu về phía một tiên tri tay trái đang cầm một sách cuộn (scroll) trong khi tay phải chỉ lên ngôi sao trên đầu Hài Nhi. Mọi người đều nhất trí rằng vị tiên tri ấy chính là Balaam mà lời tiên đóan đã ứng nghiệm hoàn toàn: ‘Một ngôi sao sẽ mọc lên từ nhà Giacóp và một vương trượng sẽ xuất hiện từ Israel’ (Ds 24:17) (17).
Bức thứ hai diễn tả cảnh Ba Vua đến thờ lạy đã vẽ đức Maria đang trình diện đức Kitô cho Dân Ngoại (18). Bức thứ ba cho thấy một người đàn bà vùng Orans được mang đến trước ngai Mẹ và Hài Nhi; người nữ đồng trinh vừa được thánh hiến, đứng giữa giám mục Velatio và người phụ tá của ngài, đang được ‘giới thiệu’ cho những đấng mẫu mực trong lối sống mới bà đã chọn lựa (19).
Các hang toại đạo thánh Phêrô và thánh Marcellinô có tranh vẽ đức Maria mặc y phục như một mệnh phụ phu nhân La-Mã đang ngự giữa các Nhà Chiêm Tinh (20). Còn tại hang toại đạo Maiô, người ta tìm thấy di tích hình bán thân đức Maria với hai bàn tay ở tư thế bán nguyệt (21).
Nghệ thuật tống táng cũng thường thấy mô thức (motif) Đức Mẹ trình diện Chúa Hài Nhi cho các Nhà Chiêm Tinh. Người ta thấy một thí dụ điển hình được lưu giữ nguyên vẹn trên quan tài bằng đá của Clipêô (khoảng năm 315). Thí dụ này đặc biệt đáng lưu ý ở chỗ nó thoát ra ngoài khuôn mẫu thường thấy trong thế giới cổ đại. Theo khuôn mẫu này, quan tài các hoàng đế thường miêu tả hoàng đế đang tiếp nhận vòng hoa tang bằng vàng từ các dân mọi rợ như dấu hiệu tùng phục sau khi họ bại trận. Thay vào đó, người ta lại miêu tả đức Maria đang ngự trên ngai cùng với Hai Nhi Giêsu thay chỗ hoàng đế; và chính Hài Nhi đang tiếp nhận cống phẩm từ tay các Dân Ngoại (22).
Việc ca ngợi đức Maria bằng tranh ảnh cũng được tìm thấy qua các công trình khảo cổ tại Nazareth bên Đất Thánh. Toán làm việc dưới sự điều khiển của các cha Bagatti và Testa trong các năm 1955-1960, đã tìm thấy dưới chân cột nhiều chữ viết nghuệch ngoạc khoảng cuối thế kỷ thứ hai đầu thế kỷ thứ ba. Trong số ấy mấy chữ XE PAPIA (kaire Maria) trích từ lời sứ thần chào đức Maria (Lc 1:26) còn đọc được rõ nét. Trước tất cả các thí dụ tôn kính đức Maria trong tư cách là Mẹ Thiên Chúa trên đây, ta thấy có bức tranh cho đến nay vẫn còn được tôn kính tại thánh đường Syriac thuộc thế kỷ thứ nhất (tương truyền là nơi tọa lạc căn nhà của Gio-an Mac-cô xưa) trong Cổ Thành Giêrusalem. Kỹ thuật định niên kỷ theo lối dùng than (carbon-dating) cũng đã xác nhận bức tranh này có từ thời thế kỷ thứ nhất. Lòng sùng kính bình dân vẫn cho rằng bức tranh ấy do Thánh Luca minh hoạ.
Việc Khẩn Cầu Đức Maria
Có đủ bằng chứng cho thấy trước thời Công Đồng Êphêsô, Kitô hữu đã từng cầu nguyện cùng Mẹ Chúa Giêsu dưới tước hiệu Bầu Chữa (Advocate). Lời cầu nguyện cầu bầu, vì được khai triển từ lời cầu nguyện ca ngợi, nên cũng hàm nghĩa rằng phúc đức của đức Maria được người ta chạy đến vì ơn cứu rỗi trong đức Kitô. ‘Sức mạnh mệnh phụ’ (matronal force) vốn rất hiển nhiên trong đế quốc Rô-ma giúp ta hiểu rõ hơn cái chiều kích Kitô học trong lối cầu nguyện cầu bầu này. Mẹ của hoàng đế là nhân vật có thế lực mạnh nhất giúp người ta dễ dàng gặp mặt được chính hoàng đế và nhờ thế làm hoàng đế lưu tâm đến những vấn đề họ kêu nài.
Thí dụ lâu đời nhất còn tồn tại đến nay (một bản viết thế kỷ thứ ba) về việc kêu cầu Mẹ Thiên Chúa hiện được lưu giữ tại Thư Viện John Rylands ở Manchester. Bản dịch bản viết này có đoạn như sau: "Hỡi Mẹ thánh Thiên Chúa, nép dưới lòng từ bi mẹ, chúng con xin ẩn mình; xin mẹ đừng để những ai cầu xin mẹ phải sa chước cám dỗ, nhưng xin mẹ hãy cứu chúng con khỏi hiểm nguy, chỉ có mẹ là thanh sạch và có phúc" (23).
Những cuộc khai quật tại Nazareth của các cha Bagatti và Testa đã khám phá ra một ngôi nhà thờ trước đây là hội đường ngay bên dưới Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin hiện nay. Một bản khắc, dù chỉ còn một phần, nhưng đã được tái tạo như sau:
Quỳ dưới đền thánh Maria con xin ghi (tên...)
Con đã làm tròn mọi bổn phận đối với ngài (hoặc: con đã trang trí ảnh thánh ngài với hết khả năng con) (24).
Nghĩa thực sự của bản khắc này khá mơ hồ. Cha Testa suy đoán rằng nó đã được một nữ khách hành hương viết vào khoảng thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba; một người nào đó đến đền thánh tại Nazareth để đặt trọn gia đình mình cho sự che chở của đức Maria. Bản văn Hy Lạp có thể hàm nghĩa rằng hành vi tôn sùng này có ý nói về một lời cầu nguyện mà cũng có thể nói về việc tô điểm một ảnh thánh. Đối với các khách hành hương trong thế giới cổ thời, thói quen khắc tên những người hiện diện để xin phép lành tại các đền thánh là thói quen rất thịnh hành. Vần M đầu tiên của tên vị thánh nữ được khẩn cầu ngay trong một địa điểm có liên hệ mạnh mẽ với biến cố Truyền Tin gợi cho người ta thấy rằng vị thánh nữ ấy chính là đức Maria.
Cuốn ‘Sách An Nghỉ’ (book of rest) của người Ethiopia (thế kỷ thứ ba) có chứa đựng điều xem ra như là tiêu bản tiên khởi của ngoại thư về việc Mông Triệu của Mẹ Thiên Chúa. Sách này ghi lại một bài kinh cầu bầu từ miệng những người tương truyền đã phá bĩnh đám đưa tang đức Maria và bị phạt đứt tay vì đã cả gan định xúc phạm đến thân xác Ngài: "Hỡi Maria, chúng con nài xin bà, hỡi Maria, ánh sáng và mẹ của mọi ánh sáng, hỡi Maria, sự sống và mẹ các tông đồ, hỡi Maria, ánh sáng vàng tươi, đấng mang ngọn đèn chân thật, hỡi Maria, bà chúa và là Mẹ Chúa chúng con, hỡi Maria, Nữ vương chúng con, xin hãy khẩn cầu cùng Chúa cho chúng con được an nghỉ thảnh thơi" (25).
Trong một bài giảng của thánh Au-gus-ti-nô về Lễ Giáng Sinh, người ta thấy có lời khẩn cầu ngắn ngủi mà tinh tế sau đây: "Hỡi Mẹ, xin nuôi dưỡng chúng con bằng của nuôi dưỡng chúng con. Xin nuôi dưỡng chúng con bằng bánh đã xuống bởi Trời, nằm trong máng cỏ, như phần thù lao bé nhỏ dành cho các con vật còn được nhớ đến..." (26).
Một thí dụ cuối cùng về lòng sùng kính đức Maria dưới tước hiệu người cầu bầu cùng Con của ngài cho chúng ta là bức bích họa tìm thấy tại một cung thánh ngầm dưới đất ở Alexandria (27). Được kể đã có từ thế kỷ thứ ba, bức bích họa này diễn tả tiệc cưới tại Cana (Ga 2:1-11). Mẹ Chúa Giêsu được nhận dạng là Hagia Maria đang nói với các gia nhân. Phải chăng người nghệ sĩ cổ thời đã hiểu được sự linh nghiệm của lời cầu bầu của đức Maria nhân danh cô dâu và chú rể lúc đó đang bối rối và, khi thi hành công trình này, đã biểu lộ chính các nhu cầu của mình? Và phải chăng lúc đó người ta đã trực giác thấy ra ý nghĩa về Giờ của Chúa Giêsu?
Công Đồng Êphêsô
Dù những ‘thăm dò’ trên đây khá hạn chế lựa lọc, nhưng cũng cho thấy khá rõ rằng danh dự mà Công Đồng Êphêso đã dâng tặng đức Maria không hẳn tự nhiên mà có; người ta cũng không thể nghĩ rằng trước thời Công Đồng, lòng tôn kính đức Maria chỉ là sơ sài không đáng kể. Thực thế, Êphêso chỉ là kết quả của cảm thức lòng tin vốn có tính Kitô học thời xưa mà thôi. Các học giả ngày nay vẫn còn tranh luận về tác giả một ca khúc dùng trong việc cử hành chính thức lễ nhìn nhận đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ca khúc này, như đoạn trích sau đây chứng tỏ, cho ta thấy rằng tác giả của nó đã thu nhận tất cả những gì vốn đang được trân quí gìn giữ trong một truyền thống trong đó việc ca ngợi đức Maria trong bối cảnh kế hoạch cứu rỗi đã sản sinh ra lòng sùng kính sốt sắng:
Kính mừng Ba Ngôi, thánh thiện và nhiệm mầu, chính để đáp lại tiếng Người kêu gọi mà chúng con tụ tập nơi đây trong ngôi thánh đường dâng kính đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, này.
Kính mừng Maria, Mẹ Thiên Chúa
Kho tàng quí giá của hoàn cầu, khiến cả hoàn cầu tôn kính,
Đèn không bao giờ tắt,
Vinh quang chói lọi bậc đồng trinh,
Rường cột đức tin chính thống,
Đền thờ không ai phá đổ,
Nơi chứa Đấng không nơi nào chứa được,
Làm mẹ mà vẫn còn đồng trinh.
Cảm tạ Chúa, Đấng nhân danh Chúa mà đến và được gọi là Đấng đầy phúc trong Phúc âm...
Cảm tạ Chúa, Ba Ngôi được vinh danh và Thánh giá được xưng là vô giá và được tôn kính khắp thế gian...
Cảm tạ Chúa, các ngôn sứ nói tiên tri và các tông đồ rao giảng ơn cứu độ cho Dân Ngoại...
Được ca ngợi nhiều nơi đức Maria, nhưng miệng lưỡi nào nói hết được phẩm giá của ngài: ngài là mẹ mà vẫn còn đồng trinh. Sự kỳ diệu ấy làm chúng con sửng sốt lạ lùng... Vì thế cả duơng trần thẩy đều hân hoan...(28).
Kết Luận
Sau Công đồng Vaticanô 2, thần học về Mẹ Thiên Chúa đã chuyển từ cái nhìn ‘trên cao’ của Êphêsô xuống cái nhìn ‘từ dưới’ trong việc giải thích ý nghĩa vừa là mẹ vừa là đồng trinh của người trong bối cảnh Kitô học. Các trường phái Kitô học có tính Thánh Linh hiện đại đều quan tâm đến việc khẳng định rằng mọi tín điều về đức Maria phải làm nổi bật chân lý chính yếu về nhập thể; tư cách vừa là mẹ vừa là đồng trinh phải được hiểu trong bối cảnh những gì Thiên Chúa đã làm nơi người (29). Như thế, tín điều Mẹ Thiên Chúa khiến ta phải chú ý đến nhân tính đích thực của Đức Kitô qua biến cố theo đó Ngôi Lời, tức Ngôi Thứ Hai của Ba Ngôi Chí Thánh đã đi vào lịch sử con người chúng ta. Những khía cạnh liên hệ khiến ta phải quan tâm về phương diện thần học như việc giải thích xem điều gì sẽ xẩy đến cho chính đức Maria, một khía cạnh còn đang được thần học nghiên cứu, chỉ quan trọng nếu chúng có liên quan đến mầu nhiệm cứu chuộc mà thôi. Chẳng may, những lo lắng không thích đáng về các vấn đề sinh học hơn là thiêng liêng thần học trong qúa khứ (như bản chất việc thụ thai Đức Giêsu qua quyền lực Chúa Thánh Thần mà vẫn còn đồng trinh chẳng hạn) đã làm các Kitô hữu sao lãng phần nào trọng điểm đức tin của họ. Theo yếu tính, mọi việc tôn kính đức Maria, dù cổ xưa hay hiện đại, cũng phải vì đức tin vào Đức Kitô, Đấng sau cùng sẽ làm ‘mọi sự nên mới’ khi Nước Thiên Chúa được hoàn thành.
Viết Theo Nữ Tu Marie T. Farrell RMS, Ancient Marian Piety, Testimony to The Doctrine of The Incarnation, The Australasian Catholic Record, October 1999
Chú thích
(1)Xem Hilda Graef, Mary: A History of Doctrine and Devotion (Lịch Sử Các Học Thuyết Và Lòng Tôn Sùng), London, Sheed & Ward, 1990
(2) Xem Alix Pirani, The Absent Mother: Restoring the Goddess to Judaism and Christianity (Người Mẹ Khuyết Diện: Tái Lập Thần Nữ Trong Do Thái Và Kitô Giáo), London, Mandala, 1991, Chương 3
(3)Xem On The Way to Fuller Koinonia: Official Report of the Fifth World Conference on Faith & Order (Trên Đường Tiến Đến Hiệp Thông Đầy Đủ Hơn: Báo Cáo Chính Thức Của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Năm Về Đức Tin & Trật Tự), Geneva WCC, 1994, tr.246.
(4) P. Edward D. O’Connor, “The Function of Signs in the Biblical Doctrine on Mary” (Chức Năng Dấu Chỉ Trong Học Thuyết Thánh Kinh Về Đức Maria), Acta Cogressus Mariologici-Mariani Lisbon-Fatima (Văn Kiện Hội Nghị Về Đức Maria Và Thánh Mẫu Học Tại Lisbon Bồ Đào Nha) MCMLXVII, Tập 2, Rome, 1970, tr.70
(5) Bertrand Buby, Mary of Galilee (Maria Miền Galilê): tập 1, Mary in the New Testament (Maria Trong Tân Ước), New York, Alba House, 1994, xiii
(6) Eph. 18:2; 19:1 trích trong William A. Jungens, The Faith of the Early Fathers (Đức Tin Của Các Giáo Phụ Tiên Khởi), Collegville, Liturgical Press, 1970, tr.18)
(7) Adalbert Hamman, Early Christian Prayers (Những Bài Kinh Kitô Giáo Tiên Khởi),London, Longmans, Green, 1961, tr,76
(8) Sebastian Brock, The Harp of the Spirit (Cây Đàn Của Chúa Thánh Linh), California, The Borgo Press, 1984, tr.58
(9) Sách vừa dẫn, tr.65
(10) Trích trong Yves Congar, I Believe in the Holy Spirit (Tôi Tin Kính Đức Chúa Thánh Thần), Tập 3, London, Geoffrey Chapman, 1983, tr.262
(11) Xem Gregory Dix, The Treatise on The Apostolic Tradition of St. Hippolytus of Rome (Khảo Luận Về Truyền Thống Tông Đồ Của Thánh Hippolytus Thành Rome), London, SPCK, 1968, tr.7
(12) Jaroslav Pelikan, Mary Through The Centuries (Maria Qua Các Thế Kỷ. New Haven, Yale University Press, 1996, tr.59. Xin xem bản dịch Việt Ngữ Đức Maria Qua Các Thời Đại của Vũ Văn An, trong Tủ Sách Dũng Lạc http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=489).
(13) Xem Hilda Graef, Mary (Đức Maria), tr.133
(14) Jaroslav Pelikan, Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena (Sự Phát Triển Học Thuyết Về Đức Kitô: Một Số Lời Phi Lộ Có Tính Lịch Sử), New Haven, Yale University Press, 1969, tr,101
(15) Bài Giảng 293, PL 38, 1327-28
(16) Bài Giảng Denis 25:7 trong Miscellania Augustianiana (Tạp Lục Về Thánh Augustinô) 1, 162
(17) Hans-Ruedi Weber, Immanuel, Geneva, WCC Publications, 1984, tr.11
(18) Pierre du Bourguet, Early Christian Art (Nghệ Thuật Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1972. tr.46
(19) Pierre du Bourguet, Early Christian Painting (Hội Họa Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1965. tr.69
(20) Sách vừa dẫn, tr.88
(21) du Bourguet, Early Christian Art (Nghệ Thuật Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1972. tr. 149
(22) Weber, Immanuel tr.69
(23) du Bourguet, Early Christian Art (Nghệ Thuật Kitô Giáo Tiên Khởi), London, Weidenfeld & Nicolson, 1972. tr. 46
(24) Jean Briand, The Judaeo-Christian Church of Nazareth (Giáo Hội Kitô Giáo Của Người Do Thái Tại Nazareth), Jerusalem, Franciscan Printing Press, 1982, tr.27
(25) Xem Michael O’Carroll, Theotokos (Mẹ Thiên Chúa), Collegeville, Liturgical Press, 1982, tr.186
(26) Trích trong Adalbert Hamman, Ancient Prayers to Mary (Những Bài Kinh Cổ Ngỏ Với Đức Maria), Chicago, Franciscan Herald Press, 1973 tr.86
(27) Xem Henri Daniels-Rops, The Book of Mary (Sách Đức Maria), New York, Hawthorn Books, 1960, tr.91
(28) Xem Hamman, Early Christian Prayers (Những Bài Kinh Kitô Giáo Tiên Khởi), tr.175-176
(29) Xem Ralph Del Colle, Christ and the Spirit: Spirit-Christology in Trinitarian Perspective (Đức Kitô và Thánh Linh: Kitô học có tính Thánh Linh trong viễn ảnh Ba Ngôi), New York, Oxford University Press, 1994; và David Coffey, Deus Trinitas: The Doctrine of the Triune God (Thiên Chúa Ba Ngôi: Học Thuyết Một Chúa Ba Ngôi), New York, Oxford University Press, 1999
Top Stories
Arcybiskup Hanoi w Rzymie (Ba lan: TGM Hanoi ở Roma)
Emily Nugyen / Kotolik
05:49 09/03/2010
Wiadomość o wyjeździe Arcybiskupa spowodowała sprzeczne reakcje i spekulacje, że został on usunięty ze swej pozycji arcybiskupiej jako wyraz ustępstwa wobec rządowych żądań. Arcybiskup jednak niezwłocznie i zdecydowanie odrzucił te przypuszczenia, przekonując wszystkich swoją ufnością...
Arcybiskup Joseph Ngo Quang Kiet, ordynariusz Hanoi przybył w dniu 5 marca 2010 do Rzymu na zaproszenie Kongregacji Ewangelizacji Ludów i Papieskiej Rady „Cor Unum” w związku z problemami zdrowotnymi.
Przed wyjazdem rozwiał wątpliwości tych, co się obawiają watykańskiego ustępstwa wobec żądań wietnamskich władz, które kilkakrotnie wzywały do jego usunięcia ze stolicy.
Hierarcha od początku stycznia br. przebywał w klasztorze w Chau Son, prowincji Ninh Binh na leczeniu. Obecnie przybył do Rzymu w towarzystwie ks. Alfonsa Pham Hung z Kurii Archidiecezjalnej, aby poddać się dalszemu leczeniu chronicznej bezsenności i stresów. Dolegliwości te są spowodowane przez napięcia związane z pełnieniem duszpasterskich obowiązków w Archidiecezji Hanoi w bardzo skomplikowanych warunkach represji wobec Kościoła. Lekarze w Wietnamie wykorzystali wszystkie swoje środki i możliwości.
Arcybiskup Joseph Kiet był wzruszony faktem, że do rezydencji arcybiskupiej przybyło wielu biskupów, duchowieństwo diecezjalne i zakonne, siostry zakonne, parafianie i przyjaciele ze wszystkich zakątków Północnego Wietnamu, aby wyrazić swoją miłość i wsparcie dla niego. Uczucie przywiązania do Arcybiskupa budziło się od dawna, od czasu kiedy był biskupem w diecezji Lang Son, którą odbudował z ruin i stworzył samodzielną zaangażowaną wspólnotę wierzących katolików. Jego niezmordowany wysiłek zapisał się na trwałe w pamięci wiernych w Lang Son. Przybyli oni do Hanoi wraz ze swoim obecnym biskupem, aby zapewnić Arcybiskupa, jak wiele dla nich znaczy jego osoba.
Te same uczucia przeważają wśród wiernych Archidiecezji Hanoi, którzy doznali jego troski o ich potrzeby duchowe, którzy widzieli, jak odważnie we wszystkich okolicznościach stawał w obronie ich religijnych praw, pomimo słabego zdrowia. Wydaje się, że każdy, kto padł ofiarą niszczycielskiej powodzi w Hanoi dwa lata temu, pamięta widok Arcybiskupa z nogawkami spodni powyżej kolan, brodzącego z bambusową laską razem z nimi wśród ich domostw, aby ich pocieszyć i rozdać potrzebującym najpotrzebniejszą pomoc materialną.
Wiadomość o wyjeździe Arcybiskupa spowodowała sprzeczne reakcje i spekulacje, że został on usunięty ze swej pozycji arcybiskupiej jako wyraz ustępstwa wobec rządowych żądań. Arcybiskup jednak niezwłocznie i zdecydowanie odrzucił te przypuszczenia, przekonując wszystkich swoją ufnością. W kilku słowach przynaglił zebranych, by się nie martwili, ale żeby złożyli swą ufność w Bożych rękach. Jeśli taka wola Boża, to On pobłogosławi mnie dobrym zdrowiem, abym mógł powrócić i służyć wam wszystkim. Co do tego, jak długo będzie trwało leczenie, pozostawcie to w rękach kliniki i lekarzy – powiedział dostojnik zgromadzonym wiernym.
Biskupi z Północy Wietnamu przybyli, aby zamanifestować swoje wsparcie dla Metropolity
Zachęta do ufnego zawierzenia życia w ręce Boga była jego przesłaniem dla każdego. Nieustannie przypominał tym, którzy okazywali troskę o jego niepewną przyszłość jako pasterza diecezji: Jesteśmy kapłanami. Nie boimy się nikogo oprócz Boga. Toteż, jeśli to jest wola Boża, będziemy służyć z wiarą, a nie ze strachu – powiedział Arcybiskup członkom delegacji z diecezji Vinh, którzy przybyli, aby pożegnać go przed podróżą.
Zachęcił też zgromadzonych, aby byli wierni prawdzie i solidarności, aby żyli we wspólnocie z Kościołem i w ten sposób pomagali mu trwać w mocy i trwałości. Cokolwiek czynicie, zawierzcie wszystko z wiarą Bogu i polegajcie na Jego błogosławieństwie i jego pomocy, aby osiągnąć trwały pokój. Wasze modlitwy i solidarność są bronią naszego Kościoła.
Arcybiskup Joseph Kiet przybył do Rzymu 5 marca we wczesnych godzinach porannych i został powitany przez grupę wietnamskich księży, zakonników i zakonnic, którzy pracują lub studiują w Rzymie. W godzinach popołudniowych poddał się wstępnym badaniom medycznym i obecnie oczekuje na przyjęcie na izbę chorych.
Kardynałowie z różnych Papieskich Kongregacji powitali go i złożyli życzenia. Wszyscy wyrazili nadzieję szybkiego powrotu do zdrowia oraz do powrotu do Wietnamu, gdzie jego diecezjanie liczą każdy dzień rozłąki z umiłowanym Pasterzem.
(Source: http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=1837)
Arcybiskup Joseph Ngo Quang Kiet, ordynariusz Hanoi przybył w dniu 5 marca 2010 do Rzymu na zaproszenie Kongregacji Ewangelizacji Ludów i Papieskiej Rady „Cor Unum” w związku z problemami zdrowotnymi.
Przed wyjazdem rozwiał wątpliwości tych, co się obawiają watykańskiego ustępstwa wobec żądań wietnamskich władz, które kilkakrotnie wzywały do jego usunięcia ze stolicy.
Hierarcha od początku stycznia br. przebywał w klasztorze w Chau Son, prowincji Ninh Binh na leczeniu. Obecnie przybył do Rzymu w towarzystwie ks. Alfonsa Pham Hung z Kurii Archidiecezjalnej, aby poddać się dalszemu leczeniu chronicznej bezsenności i stresów. Dolegliwości te są spowodowane przez napięcia związane z pełnieniem duszpasterskich obowiązków w Archidiecezji Hanoi w bardzo skomplikowanych warunkach represji wobec Kościoła. Lekarze w Wietnamie wykorzystali wszystkie swoje środki i możliwości.
Arcybiskup Joseph Kiet był wzruszony faktem, że do rezydencji arcybiskupiej przybyło wielu biskupów, duchowieństwo diecezjalne i zakonne, siostry zakonne, parafianie i przyjaciele ze wszystkich zakątków Północnego Wietnamu, aby wyrazić swoją miłość i wsparcie dla niego. Uczucie przywiązania do Arcybiskupa budziło się od dawna, od czasu kiedy był biskupem w diecezji Lang Son, którą odbudował z ruin i stworzył samodzielną zaangażowaną wspólnotę wierzących katolików. Jego niezmordowany wysiłek zapisał się na trwałe w pamięci wiernych w Lang Son. Przybyli oni do Hanoi wraz ze swoim obecnym biskupem, aby zapewnić Arcybiskupa, jak wiele dla nich znaczy jego osoba.
Te same uczucia przeważają wśród wiernych Archidiecezji Hanoi, którzy doznali jego troski o ich potrzeby duchowe, którzy widzieli, jak odważnie we wszystkich okolicznościach stawał w obronie ich religijnych praw, pomimo słabego zdrowia. Wydaje się, że każdy, kto padł ofiarą niszczycielskiej powodzi w Hanoi dwa lata temu, pamięta widok Arcybiskupa z nogawkami spodni powyżej kolan, brodzącego z bambusową laską razem z nimi wśród ich domostw, aby ich pocieszyć i rozdać potrzebującym najpotrzebniejszą pomoc materialną.
Wiadomość o wyjeździe Arcybiskupa spowodowała sprzeczne reakcje i spekulacje, że został on usunięty ze swej pozycji arcybiskupiej jako wyraz ustępstwa wobec rządowych żądań. Arcybiskup jednak niezwłocznie i zdecydowanie odrzucił te przypuszczenia, przekonując wszystkich swoją ufnością. W kilku słowach przynaglił zebranych, by się nie martwili, ale żeby złożyli swą ufność w Bożych rękach. Jeśli taka wola Boża, to On pobłogosławi mnie dobrym zdrowiem, abym mógł powrócić i służyć wam wszystkim. Co do tego, jak długo będzie trwało leczenie, pozostawcie to w rękach kliniki i lekarzy – powiedział dostojnik zgromadzonym wiernym.
Biskupi z Północy Wietnamu przybyli, aby zamanifestować swoje wsparcie dla Metropolity
Zachęta do ufnego zawierzenia życia w ręce Boga była jego przesłaniem dla każdego. Nieustannie przypominał tym, którzy okazywali troskę o jego niepewną przyszłość jako pasterza diecezji: Jesteśmy kapłanami. Nie boimy się nikogo oprócz Boga. Toteż, jeśli to jest wola Boża, będziemy służyć z wiarą, a nie ze strachu – powiedział Arcybiskup członkom delegacji z diecezji Vinh, którzy przybyli, aby pożegnać go przed podróżą.
Zachęcił też zgromadzonych, aby byli wierni prawdzie i solidarności, aby żyli we wspólnocie z Kościołem i w ten sposób pomagali mu trwać w mocy i trwałości. Cokolwiek czynicie, zawierzcie wszystko z wiarą Bogu i polegajcie na Jego błogosławieństwie i jego pomocy, aby osiągnąć trwały pokój. Wasze modlitwy i solidarność są bronią naszego Kościoła.
Arcybiskup Joseph Kiet przybył do Rzymu 5 marca we wczesnych godzinach porannych i został powitany przez grupę wietnamskich księży, zakonników i zakonnic, którzy pracują lub studiują w Rzymie. W godzinach popołudniowych poddał się wstępnym badaniom medycznym i obecnie oczekuje na przyjęcie na izbę chorych.
Kardynałowie z różnych Papieskich Kongregacji powitali go i złożyli życzenia. Wszyscy wyrazili nadzieję szybkiego powrotu do zdrowia oraz do powrotu do Wietnamu, gdzie jego diecezjanie liczą każdy dzień rozłąki z umiłowanym Pasterzem.
(Source: http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=1837)
Wietnam: arcybiskup Hanoi przybył na leczenie do Rzymu (Ba lan: TGM Hà nội chữa bệnh tại Roma)
Katolicka Agencja Informacyjna
05:52 09/03/2010
Ostatnia aktualizacja 2010-03-09 -- Arcybiskup Hanoi, Joseph Ngč Quang Ki?t od 5 marca przebywa na leczeniu w Rzymie. Do Wiecznego Miasta przybył na zaproszenie Kongregacji ds. Ewangelizacji Narodów oraz Papieskiej Rady, ,Cor Unum" - podała agencja Asianews.
Liczący 57 lat hierarcha cierpi na chroniczną bezsenność i stres, związany z napięciami jakie przeżywa kierując stołeczną diecezją oraz trudnymi relacjami z władzami państwowymi - twierdzi Asianews. Informacja o wyjeździe abp. Ngč Quang Ki?ta do Rzymu rozbudziła na nowo pogłoski o możliwości usunięcia hierarchy niewygodnego dla komunistycznych władz ze stolicy biskupiej w Hanoi. Reżim w tej sprawie wielokrotnie wywierał presje na Kościół. Przed udaniem się do Rzymu abp Ngč Quang Ki?t zapewnił, że pragnie posłusznie wypełniać wolę Bożą.
Władze Wietnamu wielokrotnie wyrażały niezadowolenie z powodu trwających w Hanoi manifestacji katolików, domagających się zwrotu kościelnej własności, zabranej przez państwo ponad pół wieku temu. Zarząd miejski Hanoi oskarżał Kościół o wykorzystywanie wolności religijnej do wzniecania protestów przeciw władzom. Abp. Ngč Quang Ki?t nie ugiął się pod presją władz i rozpętaną przez komunistyczne media kłamliwą propagandą.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7641081,Wietnam__arcybiskup_Hanoi_przybyl_na_leczenie_do_Rzymu.html)
Liczący 57 lat hierarcha cierpi na chroniczną bezsenność i stres, związany z napięciami jakie przeżywa kierując stołeczną diecezją oraz trudnymi relacjami z władzami państwowymi - twierdzi Asianews. Informacja o wyjeździe abp. Ngč Quang Ki?ta do Rzymu rozbudziła na nowo pogłoski o możliwości usunięcia hierarchy niewygodnego dla komunistycznych władz ze stolicy biskupiej w Hanoi. Reżim w tej sprawie wielokrotnie wywierał presje na Kościół. Przed udaniem się do Rzymu abp Ngč Quang Ki?t zapewnił, że pragnie posłusznie wypełniać wolę Bożą.
Władze Wietnamu wielokrotnie wyrażały niezadowolenie z powodu trwających w Hanoi manifestacji katolików, domagających się zwrotu kościelnej własności, zabranej przez państwo ponad pół wieku temu. Zarząd miejski Hanoi oskarżał Kościół o wykorzystywanie wolności religijnej do wzniecania protestów przeciw władzom. Abp. Ngč Quang Ki?t nie ugiął się pod presją władz i rozpętaną przez komunistyczne media kłamliwą propagandą.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7641081,Wietnam__arcybiskup_Hanoi_przybyl_na_leczenie_do_Rzymu.html)
Chine: Des anniversaires célébrés dans la discrétion, des nominations préparées dans le secret
Eglises d'Asie
10:34 09/03/2010
Eglises d’Asie, 9 mars 2010 – Tandis que la perspective de la réunion de l’Assemblée nationale des représentants politiques est repoussée à la seconde moitié de l’année 2010, des anniversaires sont célébrés dans la discrétion à Shanghai et des nominations préparées dans le secret par Pékin.
Selon Anthony Liu Bainian, vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois et homme fort de la politique religieuse du gouvernement chinois visà-vis de l’Eglise catholique, l’Assemblée nationale des représentants catholiques ne devrait pas être convoquée avant la seconde moitié de l’année 2010. Repoussée à plusieurs reprises, cette assemblée aurait normalement dû se tenir l’an dernier mais les autorités chinoises avaient sans doute estimé que les conditions n’étaient pas réunies pour la convoquer. Une des tâches principales de l’Assemblée, qui réunit les évêques « officiels » de la Conférence épiscopale de Chine et les dirigeants de l’Association patriotique des catholiques chinois, sera d’élire les présidents de ces deux entités – ou plus exactement d’entériner le choix fait par Pékin pour ces postes.
En attendant, plusieurs anniversaires ont été célébrés avec la plus grande discrétion à Shanghai. Ce diocèse présente la particularité de compter deux évêques, l’un « officiel » et l’autre « clandestin », qui sont tous deux âgés et reconnus par Rome. En juin 2005, un nouvel évêque auxiliaire, Mgr Joseph Xing Wenzhi, a été ordonné pour ce diocèse, étant entendu qu’il serait seul appelé à prendre, le temps venu, la succession des deux évêques en question, Mgr Aloysius Jin Luxian et Mgr Josep Fan Zhongliang (1).
Le 27 février dernier, Mgr Fan Zhongliang a fêté le 25ème anniversaire de son ordination épiscopale. Aujourd’hui âgé de 91 ans, Mgr Fan, jésuite, est l’évêque « clandestin » de Shanghai, qualité que refuse de lui reconnaître le gouvernement chinois. Atteint par la maladie d’Alzheimer, Mgr Fan a célébré son jubilé alité. Soigné par un médecin catholique à la retraite, il n’accepte plus les visites à son chevet. A la communauté catholique « clandestine » de Shanghai, il a été demandé de prier pour l’évêque, sans organiser de grandes messes de jubilé (2).
Un mois plus tôt, c’était Mgr Jin Luxian qui célébrait le 25ème anniversaire de son ordination épiscopale. Aujourd’hui âgé de 93 ans, Mgr Jin appartient lui aussi à la Compagnie de Jésus. Ordonné évêque auxiliaire de Shanghai sans mandat pontifical le 27 janvier 1985, Mgr Jin a longtemps personnifié, notamment à l’étranger, le choix d’une partie du clergé chinois d’exercer le ministère pastoral au sein des structures mises en place par les autorités gouvernementales. Plus tard, lors des contacts avec Rome qui ont précédé l’ordination de son successeur, Mgr Joseph Xing Wenzhi, Mgr Jin Luxian a demandé et obtenu de Rome que son ordination épiscopale soit reconnue par le Saint-Père. Là encore, le jubilé de Mgr Jin a été célébré dans la plus grande discrétion.
C’est finalement aux Etats-Unis que ces anniversaires ont été le plus marqués, par le truchement de la messe célébrée pour le dixième anniversaire de la mort de Mgr Kung Pinmei. Le 6 mars dernier, à Stamford (Connecticut), la Fondation du cardinal Kung, animée par Joseph Kung, neveu du prélat, a organisé une messe célébrée par l’évêque de Bridgeport, Mgr William Lori. La fondation, qui entretient la mémoire de Mgr Kung et qui dénonce les atteintes à la liberté religieuse en Chine, notamment celles dont sont victimes les catholiques « clandestins », a invité à « prier pour la liberté religieuse dans le monde, tout particulièrement pour l’Eglise catholique en Chine » (3).
Le diocèse de Shanghai compte quelque 150 000 fidèles, au service desquels sont 91 prêtres « officiels » et 50 prêtres « clandestins ».
Dans ce contexte d’attente – pour l’Assemblée nationale des représentants catholiques – et d’anniversaires célébrés mezza voce pour des prélats très âgés, les contacts entre le Saint-Siège et Pékin continuent. Des délégations du Vatican se sont ainsi rendues en Chine populaire à l’invitation du gouvernement central en décembre 2008, puis en février 2009 et à nouveau en juin 2009. Aucune information n’a filtré quant aux résultats éventuels de ces contacts. Comme l’indique un article paru en mai 2009 dans le Wen Wei Po, quotidien pro-Pékin de Hongkong, les dirigeants chinois réfléchiraient à une redéfinition de leur politique religieuse, qui n’abandonnerait en rien les principes d’autonomie et d’indépendance des religions en Chine mais qui donnerait une « explication raisonnable » à ces principes constitutionnels, dans un sens acceptable par le Saint-Siège (4). Le principe d’indépendance ne s’appliquerait plus aux aspects religieux de la vie de l’Eglise catholique en Chine et ne garderait plus qu’une seule portée politique.
Loin de ces spéculations, une source catholique citée par l’agence Ucanews (5) indique que la raison du report répété de la convocation de l’Assemblée nationale des catholiques chinois réside dans le fait que les autorités chinoises tiennent à voir nommés et ordonnés prochainement un certain nombre d’évêques « officiels ». Ceux-ci prendraient la tête des nombreux sièges épiscopaux actuellement vacants et viendraient renforcer les rangs de l’Assemblée. Pour le poste sensible de président de l’Association patriotique, organe dénué de toute légitimité aux yeux de Rome, les autorités poussent la candidature de Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque de Kunming et actuellement vice-président de l’Association. Un tel choix ne pourrait que compliquer les relations entre Pékin et le Saint-Siège, l’évêque de Kunming ayant été ordonné sans mandat pontifical.
(1) Voir EDA 422, 423
(2) Né en 1918, baptisé à l’âge de 14 ans, Mgr Fan est entré en 1938 dans la Compagnie de Jésus, pour laquelle il a été ordonné prêtre en 1951. Témoin de premier plan de la mise en place de la politique religieuse des communistes, il est arrêté en 1955 en même temps que de nombreux autres prêtres et de son évêque, Mgr Ignatius Kung (Gong) Pinmei. Condamné en 1958 pour activités contre-révolutionnaires, il passera les vingt années suivantes en prison puis en camps de rééducation par le travail, notamment dans le Qinghai (nord-ouest du pays). Libéré en 1978, il doit rester sur place et enseigne dans un lycée du Qinghai, avant que l’évêque du Qinghai l’ordonne en secret évêque coadjuteur de Shanghai, le 27 février 1985, son évêque, Mgr Kung, étant toujours retenu en détention.
(3) Né en 1901, ordonné prêtre en 1930, consacré évêque de Soochow (Suzhou) le 7 octobre 1949, six jours après la prise du pouvoir par les communistes, le cardinal Kung incarne la résistance des catholiques à la politique religieuse des communistes. Nommé évêque de Shanghai et administrateur apostolique de Nankin (Nanjing) en 1950, le cardinal a été arrêté en 1955 pour passer les trente années suivantes à l’isolement. Libéré en 1985, il fut autorisé à partir se soigner aux Etats-Unis en 1988, où il mourut, douze années plus tard, le 12 mars 2000 à Stamford, à l’âge de 98 ans. En 1979, alors qu’il était toujours en prison, Jean Paul II l’avait nommé cardinal in pectore, ne révélant cette information qu’en 1991.
(4) Voir EDA 514, 519, 523
(5) Ucanews, 4 mars 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 9 mars 2010)
Selon Anthony Liu Bainian, vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois et homme fort de la politique religieuse du gouvernement chinois visà-vis de l’Eglise catholique, l’Assemblée nationale des représentants catholiques ne devrait pas être convoquée avant la seconde moitié de l’année 2010. Repoussée à plusieurs reprises, cette assemblée aurait normalement dû se tenir l’an dernier mais les autorités chinoises avaient sans doute estimé que les conditions n’étaient pas réunies pour la convoquer. Une des tâches principales de l’Assemblée, qui réunit les évêques « officiels » de la Conférence épiscopale de Chine et les dirigeants de l’Association patriotique des catholiques chinois, sera d’élire les présidents de ces deux entités – ou plus exactement d’entériner le choix fait par Pékin pour ces postes.
En attendant, plusieurs anniversaires ont été célébrés avec la plus grande discrétion à Shanghai. Ce diocèse présente la particularité de compter deux évêques, l’un « officiel » et l’autre « clandestin », qui sont tous deux âgés et reconnus par Rome. En juin 2005, un nouvel évêque auxiliaire, Mgr Joseph Xing Wenzhi, a été ordonné pour ce diocèse, étant entendu qu’il serait seul appelé à prendre, le temps venu, la succession des deux évêques en question, Mgr Aloysius Jin Luxian et Mgr Josep Fan Zhongliang (1).
Le 27 février dernier, Mgr Fan Zhongliang a fêté le 25ème anniversaire de son ordination épiscopale. Aujourd’hui âgé de 91 ans, Mgr Fan, jésuite, est l’évêque « clandestin » de Shanghai, qualité que refuse de lui reconnaître le gouvernement chinois. Atteint par la maladie d’Alzheimer, Mgr Fan a célébré son jubilé alité. Soigné par un médecin catholique à la retraite, il n’accepte plus les visites à son chevet. A la communauté catholique « clandestine » de Shanghai, il a été demandé de prier pour l’évêque, sans organiser de grandes messes de jubilé (2).
Un mois plus tôt, c’était Mgr Jin Luxian qui célébrait le 25ème anniversaire de son ordination épiscopale. Aujourd’hui âgé de 93 ans, Mgr Jin appartient lui aussi à la Compagnie de Jésus. Ordonné évêque auxiliaire de Shanghai sans mandat pontifical le 27 janvier 1985, Mgr Jin a longtemps personnifié, notamment à l’étranger, le choix d’une partie du clergé chinois d’exercer le ministère pastoral au sein des structures mises en place par les autorités gouvernementales. Plus tard, lors des contacts avec Rome qui ont précédé l’ordination de son successeur, Mgr Joseph Xing Wenzhi, Mgr Jin Luxian a demandé et obtenu de Rome que son ordination épiscopale soit reconnue par le Saint-Père. Là encore, le jubilé de Mgr Jin a été célébré dans la plus grande discrétion.
C’est finalement aux Etats-Unis que ces anniversaires ont été le plus marqués, par le truchement de la messe célébrée pour le dixième anniversaire de la mort de Mgr Kung Pinmei. Le 6 mars dernier, à Stamford (Connecticut), la Fondation du cardinal Kung, animée par Joseph Kung, neveu du prélat, a organisé une messe célébrée par l’évêque de Bridgeport, Mgr William Lori. La fondation, qui entretient la mémoire de Mgr Kung et qui dénonce les atteintes à la liberté religieuse en Chine, notamment celles dont sont victimes les catholiques « clandestins », a invité à « prier pour la liberté religieuse dans le monde, tout particulièrement pour l’Eglise catholique en Chine » (3).
Le diocèse de Shanghai compte quelque 150 000 fidèles, au service desquels sont 91 prêtres « officiels » et 50 prêtres « clandestins ».
Dans ce contexte d’attente – pour l’Assemblée nationale des représentants catholiques – et d’anniversaires célébrés mezza voce pour des prélats très âgés, les contacts entre le Saint-Siège et Pékin continuent. Des délégations du Vatican se sont ainsi rendues en Chine populaire à l’invitation du gouvernement central en décembre 2008, puis en février 2009 et à nouveau en juin 2009. Aucune information n’a filtré quant aux résultats éventuels de ces contacts. Comme l’indique un article paru en mai 2009 dans le Wen Wei Po, quotidien pro-Pékin de Hongkong, les dirigeants chinois réfléchiraient à une redéfinition de leur politique religieuse, qui n’abandonnerait en rien les principes d’autonomie et d’indépendance des religions en Chine mais qui donnerait une « explication raisonnable » à ces principes constitutionnels, dans un sens acceptable par le Saint-Siège (4). Le principe d’indépendance ne s’appliquerait plus aux aspects religieux de la vie de l’Eglise catholique en Chine et ne garderait plus qu’une seule portée politique.
Loin de ces spéculations, une source catholique citée par l’agence Ucanews (5) indique que la raison du report répété de la convocation de l’Assemblée nationale des catholiques chinois réside dans le fait que les autorités chinoises tiennent à voir nommés et ordonnés prochainement un certain nombre d’évêques « officiels ». Ceux-ci prendraient la tête des nombreux sièges épiscopaux actuellement vacants et viendraient renforcer les rangs de l’Assemblée. Pour le poste sensible de président de l’Association patriotique, organe dénué de toute légitimité aux yeux de Rome, les autorités poussent la candidature de Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque de Kunming et actuellement vice-président de l’Association. Un tel choix ne pourrait que compliquer les relations entre Pékin et le Saint-Siège, l’évêque de Kunming ayant été ordonné sans mandat pontifical.
(1) Voir EDA 422, 423
(2) Né en 1918, baptisé à l’âge de 14 ans, Mgr Fan est entré en 1938 dans la Compagnie de Jésus, pour laquelle il a été ordonné prêtre en 1951. Témoin de premier plan de la mise en place de la politique religieuse des communistes, il est arrêté en 1955 en même temps que de nombreux autres prêtres et de son évêque, Mgr Ignatius Kung (Gong) Pinmei. Condamné en 1958 pour activités contre-révolutionnaires, il passera les vingt années suivantes en prison puis en camps de rééducation par le travail, notamment dans le Qinghai (nord-ouest du pays). Libéré en 1978, il doit rester sur place et enseigne dans un lycée du Qinghai, avant que l’évêque du Qinghai l’ordonne en secret évêque coadjuteur de Shanghai, le 27 février 1985, son évêque, Mgr Kung, étant toujours retenu en détention.
(3) Né en 1901, ordonné prêtre en 1930, consacré évêque de Soochow (Suzhou) le 7 octobre 1949, six jours après la prise du pouvoir par les communistes, le cardinal Kung incarne la résistance des catholiques à la politique religieuse des communistes. Nommé évêque de Shanghai et administrateur apostolique de Nankin (Nanjing) en 1950, le cardinal a été arrêté en 1955 pour passer les trente années suivantes à l’isolement. Libéré en 1985, il fut autorisé à partir se soigner aux Etats-Unis en 1988, où il mourut, douze années plus tard, le 12 mars 2000 à Stamford, à l’âge de 98 ans. En 1979, alors qu’il était toujours en prison, Jean Paul II l’avait nommé cardinal in pectore, ne révélant cette information qu’en 1991.
(4) Voir EDA 514, 519, 523
(5) Ucanews, 4 mars 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 9 mars 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mùa Sám Hối: Tuần chầu lượt giáo xứ Phú Xuân
Peter Trần
07:52 09/03/2010
THUẬN NGHĨA - Vào lúc 7h30 sáng ngày 07/03/2010 tại Thánh đường giáo xứ Phú Xuân đã diễn ra Thánh Lễ cao điểm của tuần chầu luợt. LM Phêrô Trần Phúc Chính quản hạt Thuận nghĩa - chủ tế trong Thánh Lễ, cùng đồng tế với Ngài có 5 Linh Mục trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa với hơn 4000 giáo dân trong và ngoài giáo xứ đến tham dự. Thánh Lễ đã diễn ra long trọng và sốt sáng trong sự trang nghiêm.
Xem hình ảnh
Được diễn ra từ ngày 04/03 đến ngày 07/03/2010, tuần chầu luợt của giáo xứ xuyên suốt với chủ đề sám hối. Trong suốt những ngày của tuần chầu, các Linh Mục đã làm cho cộng đoàn giáo xứ thấy rõ được tầm quan trọng của tâm tình sám hối. Lời mời gọi sám hối không chỉ là lời mời gọi của Giáo Hội mà còn xuất phát từ chính Thiên Chúa:“Thời giờ đã mãn, hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Lời mời gọi đó không biết được lặp lại biết bao nhiêu lần trong suốt quá trình lịch sử của Giáo Hội. Muốn sám hối trước tiên phải nhận biết mình. Biết mình đang ở đâu và tâm hồn mình đang trong tình trạng nào? Sám hối là sửa mình và đổi mới con người. Sống theo lời mời gọi của Tin mừng. Có ơn Chúa phù trì, mỗi người có thể từng bước đổi thay cách sống và cuộc sống thành những con người mới trong Chúa Kitô. Được trở về và ngụp lặn trong tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Nếu không có tâm tình sám hối thì tuần chầu lượt chỉ là một tuần vui chơi kéo dài. Và những trang trí bên ngoài chỉ là những việc làm của hình thức bên ngoài mà thôi.
Mặc dù không hoành tráng và rầm rộ nhưng tuần chầu của giáo xứ Phú Xuân diễn ra trong thời điểm đặc biệt. cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước qua được hơn nửa chẳng đường trong năm Thánh Linh Mục, cùng với giáo hội Việt Nam bước vào mùa ân sủng năm Thánh 2010 của giáo hội công giáo Việt Nam và đang nằm trong mùa chay Thánh..
Giáo xứ Phú Xuân nằm trên địa bàn của xã Quỳnh Tam huyện Quỳnh Lưu. Được thành lập vào năm 1918 tách từ giáo xứ mẹ Thuận nghĩa và thuộc giáo hạt Thuận nghĩa. Con số tín hữu của giáo xứ hiện tại là 2365 nhân danh và đang được Linh Mục GB Nguyễn Huy Hoàng coi sóc
Xem hình ảnh
Được diễn ra từ ngày 04/03 đến ngày 07/03/2010, tuần chầu luợt của giáo xứ xuyên suốt với chủ đề sám hối. Trong suốt những ngày của tuần chầu, các Linh Mục đã làm cho cộng đoàn giáo xứ thấy rõ được tầm quan trọng của tâm tình sám hối. Lời mời gọi sám hối không chỉ là lời mời gọi của Giáo Hội mà còn xuất phát từ chính Thiên Chúa:“Thời giờ đã mãn, hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Lời mời gọi đó không biết được lặp lại biết bao nhiêu lần trong suốt quá trình lịch sử của Giáo Hội. Muốn sám hối trước tiên phải nhận biết mình. Biết mình đang ở đâu và tâm hồn mình đang trong tình trạng nào? Sám hối là sửa mình và đổi mới con người. Sống theo lời mời gọi của Tin mừng. Có ơn Chúa phù trì, mỗi người có thể từng bước đổi thay cách sống và cuộc sống thành những con người mới trong Chúa Kitô. Được trở về và ngụp lặn trong tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Nếu không có tâm tình sám hối thì tuần chầu lượt chỉ là một tuần vui chơi kéo dài. Và những trang trí bên ngoài chỉ là những việc làm của hình thức bên ngoài mà thôi.
Mặc dù không hoành tráng và rầm rộ nhưng tuần chầu của giáo xứ Phú Xuân diễn ra trong thời điểm đặc biệt. cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước qua được hơn nửa chẳng đường trong năm Thánh Linh Mục, cùng với giáo hội Việt Nam bước vào mùa ân sủng năm Thánh 2010 của giáo hội công giáo Việt Nam và đang nằm trong mùa chay Thánh..
Giáo xứ Phú Xuân nằm trên địa bàn của xã Quỳnh Tam huyện Quỳnh Lưu. Được thành lập vào năm 1918 tách từ giáo xứ mẹ Thuận nghĩa và thuộc giáo hạt Thuận nghĩa. Con số tín hữu của giáo xứ hiện tại là 2365 nhân danh và đang được Linh Mục GB Nguyễn Huy Hoàng coi sóc
Hội ngộ La Vang: Có Mẹ đồng hành
LM Anrê Lê Văn Hải
19:49 09/03/2010
1956
Con chào đời nơi quê nhà Quảng Trị,
Lớn bên Mẹ, vui đùa chốn La vang,
Nhớ cơm nắm muối mè lên thánh địa,
Kiệu minh niên vào mỗi dịp xuân sang.
1968.
Con bước vào chủng viện nhờ ơn Mẹ,
Bởi nội con dẫn dắt đến xin ơn.
Thời tu học an lành như gió nhẹ,
Mẹ tinh tế dắt con đến tuổi khôn.
1972
“Hè đỏ lửa”Quảng Trị lắm đau thương,
La Vang tan nát bao đoạn trường,
Từ ấy con chợt hiểu tình nghĩa Mẹ,
Lắm trằn trọc thâu đêm nhớ cố hương.
1975
Biến cố “Bảy lăm” con phải lên đường,
Yêu quê hương Mẹ ở lại La vang.
Tìm đất sống, tránh đạn bom phi nghĩa,
Con vào nam định cư chốn Phan Rang.
1993
Mười tám năm “tu chui” bao nỗi trôi Đời dâng hiến đan chen giữa muôn lối,
Chí khí con lắm lúc cạn kiệt rồi,
Mẹ lại dẫn dắt con vào chủng viện.
1995
Hai mươi năm bám trụ đời dâng hiến,
Con được trao ban hồng ân Linh mục.
Về bên Mẹ con tiếp tục Xin Vâng,
Bền tâm chí trong cõi đời vinh nhục.
1998
Đường xa không ngăn được nỗi biệt ly,
Đôi ba năm con lại về Quảng Trị,
Thoáng viếng Mẹ một chút rồi ra đi,
Chờ con “Hai trăm năm” Mẹ kiên trì.
2002
Tuổi linh mục đến lúc phải ra riêng,
Con lại về kể lể với Mẹ hiền,
Miền sơn cước Mẹ đã từng trải nghiệm.
Vùng sâu con chung phận với đàn chiên.
2010
Ngày Hội Ngộ con lại về bên Mẹ,
Mười Lăm Năm Linh Mục tựa thoi đưa.
Cùng anh em no thỏa bao kỷ niệm,
Thấm tình Mẹ làm sao nói cho vừa!?
(LM Hải gốc Trí Bưu nay thuộc giáo phận Nha Trang)
Con chào đời nơi quê nhà Quảng Trị,
Lớn bên Mẹ, vui đùa chốn La vang,
Nhớ cơm nắm muối mè lên thánh địa,
Kiệu minh niên vào mỗi dịp xuân sang.
1968.
Con bước vào chủng viện nhờ ơn Mẹ,
Bởi nội con dẫn dắt đến xin ơn.
Thời tu học an lành như gió nhẹ,
Mẹ tinh tế dắt con đến tuổi khôn.
1972
“Hè đỏ lửa”Quảng Trị lắm đau thương,
La Vang tan nát bao đoạn trường,
Từ ấy con chợt hiểu tình nghĩa Mẹ,
Lắm trằn trọc thâu đêm nhớ cố hương.
1975
Biến cố “Bảy lăm” con phải lên đường,
Yêu quê hương Mẹ ở lại La vang.
Tìm đất sống, tránh đạn bom phi nghĩa,
Con vào nam định cư chốn Phan Rang.
1993
Mười tám năm “tu chui” bao nỗi trôi Đời dâng hiến đan chen giữa muôn lối,
Chí khí con lắm lúc cạn kiệt rồi,
Mẹ lại dẫn dắt con vào chủng viện.
1995
Hai mươi năm bám trụ đời dâng hiến,
Con được trao ban hồng ân Linh mục.
Về bên Mẹ con tiếp tục Xin Vâng,
Bền tâm chí trong cõi đời vinh nhục.
1998
Đường xa không ngăn được nỗi biệt ly,
Đôi ba năm con lại về Quảng Trị,
Thoáng viếng Mẹ một chút rồi ra đi,
Chờ con “Hai trăm năm” Mẹ kiên trì.
2002
Tuổi linh mục đến lúc phải ra riêng,
Con lại về kể lể với Mẹ hiền,
Miền sơn cước Mẹ đã từng trải nghiệm.
Vùng sâu con chung phận với đàn chiên.
2010
Ngày Hội Ngộ con lại về bên Mẹ,
Mười Lăm Năm Linh Mục tựa thoi đưa.
Cùng anh em no thỏa bao kỷ niệm,
Thấm tình Mẹ làm sao nói cho vừa!?
(LM Hải gốc Trí Bưu nay thuộc giáo phận Nha Trang)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công an Hà Nội lại bắt giữ luật sư Lê Thị Công Nhân
Kim Châm
08:06 09/03/2010
Tin Nhanh từ Radio Chân Trời Mới vừa cho biết tin như sau:
HÀ NỘI - Vào trưa hôm nay, thứ ba ngày 9/3/2010, khoảng 7 công an mặc sắc phục và nhiều công an chìm bất ngờ xông tới bắt giữ luật sư Lê Thị Công Nhân khi cô và người chị gái đang đi ngoài phố gần nhà để mua một vài vật dụng cá nhân và quần áo. Nhóm công an này không cho biết lý do bắt giữ mà chỉ hung bạo ép cô phải đi.
Hiện gia đình luật sư Lê Thị Công Nhân không biết cô bị giam giữ ở đâu và lo lắng vì cô không kịp mang theo thuốc men trong tình trạng sức khỏe hiện tại.
Như vậy luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt lại chưa đầy 72 giờ sau khi ra khỏi tù tại Thanh Hóa. Vào ngày 6/3/2010 vừa qua, mẹ cô phải đi từ Hà Nội ra Thanh Hóa từ 2 giờ đêm để đến trại giam đón con lúc 6 giờ sáng. Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, quản trại cho biết công an đã đưa cô Lê Thị Công Nhân về nhà rồi. Mẹ cô đành ra về tay không. Nhưng khi về đến nhà lúc 2 giờ chiều bà mới biết đã bị lừa vì không thấy con mình đâu cả. Mãi đến 5 giờ chiều, công an mới áp giải luật sư Lê Thị Công Nhân vào nhà.
Khi được biết tin này, hầu hết các nhà dân chủ đều phẫn nộ và nhận định rằng cách hành xử này chỉ phản ánh một lần nữa thái độ Hèn Với Giặc – Ác Với Dân và vô luật lệ của chế độ cầm quyền hiện nay.
Chúng tôi sẽ theo dõi và tiếp tục tường trình tại blog: radiochantroimoi.wordpress.com
(Phóng viên RadioCTM tại Hà Nội)
HÀ NỘI - Vào trưa hôm nay, thứ ba ngày 9/3/2010, khoảng 7 công an mặc sắc phục và nhiều công an chìm bất ngờ xông tới bắt giữ luật sư Lê Thị Công Nhân khi cô và người chị gái đang đi ngoài phố gần nhà để mua một vài vật dụng cá nhân và quần áo. Nhóm công an này không cho biết lý do bắt giữ mà chỉ hung bạo ép cô phải đi.
Hiện gia đình luật sư Lê Thị Công Nhân không biết cô bị giam giữ ở đâu và lo lắng vì cô không kịp mang theo thuốc men trong tình trạng sức khỏe hiện tại.
Như vậy luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt lại chưa đầy 72 giờ sau khi ra khỏi tù tại Thanh Hóa. Vào ngày 6/3/2010 vừa qua, mẹ cô phải đi từ Hà Nội ra Thanh Hóa từ 2 giờ đêm để đến trại giam đón con lúc 6 giờ sáng. Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, quản trại cho biết công an đã đưa cô Lê Thị Công Nhân về nhà rồi. Mẹ cô đành ra về tay không. Nhưng khi về đến nhà lúc 2 giờ chiều bà mới biết đã bị lừa vì không thấy con mình đâu cả. Mãi đến 5 giờ chiều, công an mới áp giải luật sư Lê Thị Công Nhân vào nhà.
Khi được biết tin này, hầu hết các nhà dân chủ đều phẫn nộ và nhận định rằng cách hành xử này chỉ phản ánh một lần nữa thái độ Hèn Với Giặc – Ác Với Dân và vô luật lệ của chế độ cầm quyền hiện nay.
Chúng tôi sẽ theo dõi và tiếp tục tường trình tại blog: radiochantroimoi.wordpress.com
(Phóng viên RadioCTM tại Hà Nội)
Ls Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ vì CSVN muốn ngăn chăn cuộc tiếp xúc của cô hãng AFP, nhưng sau 4 giờ đã được thả
Hồ Thị Bích Khương
10:31 09/03/2010
HÀ NỘI - Bản tin sau đây được trích từ bài phóng sự của cô Hồ Thị Bích Khương, tường trình từ tư gia của mục sư Nguyễn Trung Tôn, thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nơi một số các tin hữu đang họp nhau cầu nguyện cho Cô Lê thị Công Nhân:
... Tôi bàng hoàng trong giây lát và tôi cảm thấy khó hiểu trong vụ bắt bớ mờ ám này đối với cô. Trong đầu tôi hiện lên bao câu hỏi, liệu có phải do khí phách bất khuất của Công Nhân qua những cuộc trả lời phỏng vấn trên hệ thống truyền thông hải ngoại,quốc tế chứa đầy tinh thần đối kháng và chống cộng quyết liệt khá mạnh mẽ làm chấn động dư luận quổc tế trong mấy ngày qua hay không ?
Hay lại do công an CSVN muốn ra tay quấy nhiễu các sinh hoạt của gia đình và riêng cá nhân cô nhưng lấy lý do vi phạm quản chế thời hạn 3 năm như bản án của toà CSVN đã tuyên mà cô đã phải thực hiện là thụ xong án tù giam bất công đó?
Vì thế nên tôi rất lo lắng cho em nhiều và ngay lập tức tôi đã gọi điện cho chị Bảo Khánh của đài VN Sydney Radio bên Úc để nhờ chị thông tin rộng rãi cùng giới truyền thông trên toàn thế giới để cùng lên tiếng bênh vực cho em và tố cáo tập đoàn đảng trị CSVN đã tiếp tục ra tay đàn áp em khốc liệt chỉ sau 72 giờ tạm thời được trở về nhà.
Khoảng khắc bàng hoàng trôi qua, rồi chúng tôi vào nhóm để cầu nguyện cho em giữ vững tinh thần và ý chí kiên cường vốn có của mình mà trong thời gian bị giam cầm trong tù ngục và trước công an cộng sản em vẫn kiên định. Chúng tôi đã tiến hành cầu nguyện cho em được bình an trở về trong chiến thắng. Khi kết thúc buổi cầu nguyện chúng tôi trở về nhà Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Xương, huyện Quảng Yên, tỉnh Thanh Hoá và chờ đợi mọi tin tức về em từ ngoài Hà Nội.
Tối nay vào lúc 19 h khi gọi điện cho cô Lệ để hỏi thăm tình hình thì được biết em Lê Thị Công Nhân đã về nhà sau gần 4 giờ bị công an câu lưu, sách nhiễu, hạch sách rất tệ hại.
Theo cô Lệ cho biết thì Công Nhân bị bắt khi đi qua khỏi địa bàn phường của gia đình mình cư trú để mua đồ dùng, mặc dù cửa tiệm mà 2 chị em Công Nhân mua sắm đồ không xa với nơi gia đình Công Nhân đang sinh sống.
Toán công an thô bạo này sau khi đưa em về đồn đã thay nhau mạt sát mắng nhiếc cô thậm tệ và chúng tỏ ra rất tức tối với thái độ cùng tinh thần bất khuất chống cộng của cô khi phát biểu với các đài RFA, BBC, VOA, SBTN,VNSR...từ 3 hôm nay.
Cô Lệ còn cho biết là cuộc bắt giữ và phải "làm việc" với công an CS chiều nay khá căng thẳng và nặng nề.
Nhờ Tạ ơn Chúa cô rất vững vàng, cứng rắn và cô không hề đặt bút viết tường trình các hoạt động của mình từ khi ra tù hôm mùng 6/3/2010 đến nay theo bắt buộc của chúng.
Vẫn theo cô Lệ cho biết thì sức khỏe Công Nhân không được tốt do mới ra tù nhưng tinh thần, chí khí đấu tranh của cô vẫn khảng khái, mạnh mẽ, quyết liệt, thẳng thắn là không hề thay đổi.
Tôi có định nói chuyện với riêng với Công Nhân nhưng qua cô Lệ nói tôi biết Công Nhân không được khỏe lắm và đang nằm nghỉ nên tôi tạm biệt cô.
Khi viết gần xong bản tin này tôi lại gọi điện ra Hà Nội nói chuyện với anh Nguyễn Khắc Toàn lúc 20 giờ 15 phút thì được biết thêm nguyên nhân vụ công an CSVN ra tay bắt giữ Công Nhân chiều nay: Đó là do họ muốn ngăn chặn cuộc gặp phỏng vấn trực tiếp của cô với phóng viên hãng thông tấn xã của Pháp - AFP có văn phòng tại số 76 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sở dĩ tôi được anh Nguyễn Khắc Toàn cho biết thông tin này là do chị Bảo Khánh của đài phát thanh VNSR- Úc Châu lúc gần 18 giờ chiều này đã gọi điện về Việt Nam thì đã liên lạc được với Công Nhân khi cô vừa được công an thả về nhà.
Ngay lúc đó Công Nhân đã trả lời phỏng vấn đài VNSR của chị và nói rõ, nguyên nhân là do công an CS “nghe trộm” được các cuộc điện thoại của cô hoặc có nội gián từ bên trong báo tin ra nên bộ máy an ninh CS đã biết rõ cô sẽ có cuộc hẹn với đại diện của AFP tại một tiệm cafe hoặc tại một địa điểm gần nhà mà cũng trong địa bàn phường hồi 15 giờ chiều nay ngày 09/3/2010.
Chính bởi do nhận thấy được tầm quan trọng và sự quá nguy hiểm cho an ninh của chế độ độc tài đảng trị của cộng sản VN như vậy, nên công an Hà Nội đã ra tay ngăn cản, phá hoại cuộc gặp trực tiếp của cô với giới truyền thông quốc tế đầu tiên như vậy kể từ khi được tạm ra khỏi nhà tù nhỏ.
Tôi viết bản tin ngắn này để quý độc giả và những người đang quan tâm tới Lê Thị Công Nhân được biết và nếu có thể xin hãy cùng chúng tôi cầu nguyện cho em để có thêm sức mạnh vượt qua những thử thách tiếp theo mà vững vàng trên con đường tranh đấu.
Tối nay toàn thể gia đình Mục sư Tôn và tôi tiếp tục cầu nguyện cho Công Nhân ở tại gia đình muc sư Nguyễn Trung Tôn.
Hồ Thị Bích Khương, ĐT: 0984-980-597
... Tôi bàng hoàng trong giây lát và tôi cảm thấy khó hiểu trong vụ bắt bớ mờ ám này đối với cô. Trong đầu tôi hiện lên bao câu hỏi, liệu có phải do khí phách bất khuất của Công Nhân qua những cuộc trả lời phỏng vấn trên hệ thống truyền thông hải ngoại,quốc tế chứa đầy tinh thần đối kháng và chống cộng quyết liệt khá mạnh mẽ làm chấn động dư luận quổc tế trong mấy ngày qua hay không ?
Hay lại do công an CSVN muốn ra tay quấy nhiễu các sinh hoạt của gia đình và riêng cá nhân cô nhưng lấy lý do vi phạm quản chế thời hạn 3 năm như bản án của toà CSVN đã tuyên mà cô đã phải thực hiện là thụ xong án tù giam bất công đó?
Vì thế nên tôi rất lo lắng cho em nhiều và ngay lập tức tôi đã gọi điện cho chị Bảo Khánh của đài VN Sydney Radio bên Úc để nhờ chị thông tin rộng rãi cùng giới truyền thông trên toàn thế giới để cùng lên tiếng bênh vực cho em và tố cáo tập đoàn đảng trị CSVN đã tiếp tục ra tay đàn áp em khốc liệt chỉ sau 72 giờ tạm thời được trở về nhà.
Khoảng khắc bàng hoàng trôi qua, rồi chúng tôi vào nhóm để cầu nguyện cho em giữ vững tinh thần và ý chí kiên cường vốn có của mình mà trong thời gian bị giam cầm trong tù ngục và trước công an cộng sản em vẫn kiên định. Chúng tôi đã tiến hành cầu nguyện cho em được bình an trở về trong chiến thắng. Khi kết thúc buổi cầu nguyện chúng tôi trở về nhà Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Xương, huyện Quảng Yên, tỉnh Thanh Hoá và chờ đợi mọi tin tức về em từ ngoài Hà Nội.
Tối nay vào lúc 19 h khi gọi điện cho cô Lệ để hỏi thăm tình hình thì được biết em Lê Thị Công Nhân đã về nhà sau gần 4 giờ bị công an câu lưu, sách nhiễu, hạch sách rất tệ hại.
Theo cô Lệ cho biết thì Công Nhân bị bắt khi đi qua khỏi địa bàn phường của gia đình mình cư trú để mua đồ dùng, mặc dù cửa tiệm mà 2 chị em Công Nhân mua sắm đồ không xa với nơi gia đình Công Nhân đang sinh sống.
Toán công an thô bạo này sau khi đưa em về đồn đã thay nhau mạt sát mắng nhiếc cô thậm tệ và chúng tỏ ra rất tức tối với thái độ cùng tinh thần bất khuất chống cộng của cô khi phát biểu với các đài RFA, BBC, VOA, SBTN,VNSR...từ 3 hôm nay.
Cô Lệ còn cho biết là cuộc bắt giữ và phải "làm việc" với công an CS chiều nay khá căng thẳng và nặng nề.
Nhờ Tạ ơn Chúa cô rất vững vàng, cứng rắn và cô không hề đặt bút viết tường trình các hoạt động của mình từ khi ra tù hôm mùng 6/3/2010 đến nay theo bắt buộc của chúng.
Vẫn theo cô Lệ cho biết thì sức khỏe Công Nhân không được tốt do mới ra tù nhưng tinh thần, chí khí đấu tranh của cô vẫn khảng khái, mạnh mẽ, quyết liệt, thẳng thắn là không hề thay đổi.
Tôi có định nói chuyện với riêng với Công Nhân nhưng qua cô Lệ nói tôi biết Công Nhân không được khỏe lắm và đang nằm nghỉ nên tôi tạm biệt cô.
Khi viết gần xong bản tin này tôi lại gọi điện ra Hà Nội nói chuyện với anh Nguyễn Khắc Toàn lúc 20 giờ 15 phút thì được biết thêm nguyên nhân vụ công an CSVN ra tay bắt giữ Công Nhân chiều nay: Đó là do họ muốn ngăn chặn cuộc gặp phỏng vấn trực tiếp của cô với phóng viên hãng thông tấn xã của Pháp - AFP có văn phòng tại số 76 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sở dĩ tôi được anh Nguyễn Khắc Toàn cho biết thông tin này là do chị Bảo Khánh của đài phát thanh VNSR- Úc Châu lúc gần 18 giờ chiều này đã gọi điện về Việt Nam thì đã liên lạc được với Công Nhân khi cô vừa được công an thả về nhà.
Ngay lúc đó Công Nhân đã trả lời phỏng vấn đài VNSR của chị và nói rõ, nguyên nhân là do công an CS “nghe trộm” được các cuộc điện thoại của cô hoặc có nội gián từ bên trong báo tin ra nên bộ máy an ninh CS đã biết rõ cô sẽ có cuộc hẹn với đại diện của AFP tại một tiệm cafe hoặc tại một địa điểm gần nhà mà cũng trong địa bàn phường hồi 15 giờ chiều nay ngày 09/3/2010.
Chính bởi do nhận thấy được tầm quan trọng và sự quá nguy hiểm cho an ninh của chế độ độc tài đảng trị của cộng sản VN như vậy, nên công an Hà Nội đã ra tay ngăn cản, phá hoại cuộc gặp trực tiếp của cô với giới truyền thông quốc tế đầu tiên như vậy kể từ khi được tạm ra khỏi nhà tù nhỏ.
Tôi viết bản tin ngắn này để quý độc giả và những người đang quan tâm tới Lê Thị Công Nhân được biết và nếu có thể xin hãy cùng chúng tôi cầu nguyện cho em để có thêm sức mạnh vượt qua những thử thách tiếp theo mà vững vàng trên con đường tranh đấu.
Tối nay toàn thể gia đình Mục sư Tôn và tôi tiếp tục cầu nguyện cho Công Nhân ở tại gia đình muc sư Nguyễn Trung Tôn.
Hồ Thị Bích Khương, ĐT: 0984-980-597
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Châu đã qua đời tại Feldkirch, Áo Quốc
Cựu Liên Tu Sĩ Roma
10:14 09/03/2010
Chúng tôi nhận được tin muộn nhưng xin loan báo để anh em linh mục và những người tân quyến cầu nguyện cho
Linh mục Pherô Nguyễn Văn Châu
qua đời ngày 13.1.2010 tại Feldkirch, Áo Quốc.
Lễ an táng đã được cử hành tại Áo quốc và có người em gái tham dự tang lễ.
Cha Phêrô Nguyễn văn Châu đã phục vụ trong giáo phận Feldkirch, Áo quốc trong 20 năm qua.
Cha Phêrô trước đây thuộc giáo phận Saigòn và được gửi sang du học tại Roma vào dầu thập niên 1970.
Sau khi thụ phong Linh mục tại Roma vì thời cuộc không trở lại Việt Nam được
nên đã đi phục vụ tại Âu châu và Áo quốc.
Xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn linh mục Phêrô được hưởng nhan thánh Chúa.
Anh em linh mục và cựu sinh viên Trường Truyền Giáo Roma xin thành tâm chia buồn cùng gia quyến Cha Châu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Và Tuổi Xuân
Nguyễn Đăng Khoa
23:15 09/03/2010
HOA VÀ TUỔI XUÂN
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trờị
Sao buổi đầu xuân êm ái thế !
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.
(Trích thơ của Xuân Diệu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền