Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:26 08/03/2019
53. MƠ THẤY RƯỢU NGON
Có một người nghiện rượu nằm mơ thấy một bình rượu ngon, bèn nghĩ rằng nên đem nó hâm nóng lên rồi uống, nhưng lúc chạy vào nhà bếp để hâm rượu thì tỉnh lại.
Anh ta rất là buồn bực, tự nói một mình:
- “Tiếc thật, tiếc thật, sao mình không uống sớm khi nó còn lạnh !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 53:
Có nhiều người phiền muộn vì những chuyện không ăn thua gì tới mình, có nhiều người cứ tìm phiền muộn để phiền muộn mà không tìm niềm vui để hân hoan.
Nằm mơ thấy rượu ngon hay nằm mơ được tiền được bạc hay được vợ được chồng thì chỉ là nằm mơ không có thật, thì có gì mà phải vui phải buồn chứ ?
Cái nên buồn là khi chúng ta bừng tỉnh mà thấy mình sống bê tha đã quá nửa đời người mà không trở lại đường ngay; cái nên buồn là khi chúng ta ăn nên làm ra rồi nhậu nhẹt tối ngày mà không rộng tay giúp ích cho ai cả; cái nên buồn là khi chúng ta tỉnh lại mà thấy mình nằm trong hỏa ngục, chung quanh đầy những đầu trâu mặt ngựa của quỷ cái quỷ con, đến lúc này thì không buồn cũng phải buồn vậy...
Mê và tỉnh là hai trạng thái của đời người, mê là tối mà tỉnh là sáng, đi trong tối mà thấy ánh sáng thì nên mừng, nhưng tỉnh mà không nhìn thấy gì cả (bóng đêm) thì phải xét lại cuộc sống mình xem sao ???
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người nghiện rượu nằm mơ thấy một bình rượu ngon, bèn nghĩ rằng nên đem nó hâm nóng lên rồi uống, nhưng lúc chạy vào nhà bếp để hâm rượu thì tỉnh lại.
Anh ta rất là buồn bực, tự nói một mình:
- “Tiếc thật, tiếc thật, sao mình không uống sớm khi nó còn lạnh !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 53:
Có nhiều người phiền muộn vì những chuyện không ăn thua gì tới mình, có nhiều người cứ tìm phiền muộn để phiền muộn mà không tìm niềm vui để hân hoan.
Nằm mơ thấy rượu ngon hay nằm mơ được tiền được bạc hay được vợ được chồng thì chỉ là nằm mơ không có thật, thì có gì mà phải vui phải buồn chứ ?
Cái nên buồn là khi chúng ta bừng tỉnh mà thấy mình sống bê tha đã quá nửa đời người mà không trở lại đường ngay; cái nên buồn là khi chúng ta ăn nên làm ra rồi nhậu nhẹt tối ngày mà không rộng tay giúp ích cho ai cả; cái nên buồn là khi chúng ta tỉnh lại mà thấy mình nằm trong hỏa ngục, chung quanh đầy những đầu trâu mặt ngựa của quỷ cái quỷ con, đến lúc này thì không buồn cũng phải buồn vậy...
Mê và tỉnh là hai trạng thái của đời người, mê là tối mà tỉnh là sáng, đi trong tối mà thấy ánh sáng thì nên mừng, nhưng tỉnh mà không nhìn thấy gì cả (bóng đêm) thì phải xét lại cuộc sống mình xem sao ???
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:28 08/03/2019
101. Nếu nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ tiếp nhận một người bạn thích thảnh thơi, thì đó là một sai lầm lớn.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mãi đến tháng Sáu, tòa mới xét đơn kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell
Anthony Nguyễn
01:11 08/03/2019
Một tòa án ở Melbourne cho biết đến ngày 5 tháng Sáu tòa mới xét đơn kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell. Như thế, Đức Hồng Y có thể phải bị giam giữ tại Melbourne Assessment Prison cho đến đầu tháng Sáu.
Một nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y cho biết trong những ngày này ngài thanh thản, bình an, cầu nguyện nhiều. “Đi tĩnh tâm thôi,” ngài nhắn với những người quen biết.
Luật sư Bret Walker sẽ là trưởng nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell với sự cộng tác của các luật sư Robert Richter, Paul Galbally và Ruth Shann.
Luật sư Robert Richter cho biết đơn kháng án được xây dựng trên ba điểm: sự phụ thuộc của bồi thẩm đoàn chỉ dựa vào những cáo buộc không bằng chứng của một người, sự bất quy tắc của tòa án không cho Đức Hồng Y có cuộc gặp gỡ với bồi thẩm đoàn để biện hộ về sự vô tội của mình, và các luật sư bào chữa không được trình chiếu với bồi thẩm đoàn các bằng chứng cho thấy sự vô tội của thân chủ mình.
Theo các chuyên gia về pháp lý, tại tòa kháng án, Đức Hồng Y có nhiều cơ hội lật lại được vụ án vì bản án này không hợp lý, không có các chứng cứ thuyết phục, có đến 20 nhân chứng khai trước tòa là các cáo buộc không thể xảy ra, và bồi thẩm đoàn không thể nào đưa ra một phán đoán khách quan khi chỉ dựa vào lời nói của nguyên cáo mà thôi.
Vào tháng 12, 2018, một thẩm phán cũng đã lật lại bản án ngày 22 tháng 5 của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson với cáo buộc cho rằng ngài không báo cáo cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.
Thẩm phán, Roy Ellis, nói rằng việc chấp nhận người tố cáo “là một nhân chứng trung thực không tự động có nghĩa là tôi sẽ phải tin một cách mù quáng vượt ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng nguyên cáo đã từng phàn nàn với cha Philip Wilson vào năm 1976 rằng cha James Fletcher đã sờ mó anh ta một cách không đứng đắn.”
Source:Catholic News Agency Cardinal Pell's appeal process to begin in June
Một nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y cho biết trong những ngày này ngài thanh thản, bình an, cầu nguyện nhiều. “Đi tĩnh tâm thôi,” ngài nhắn với những người quen biết.
Luật sư Bret Walker sẽ là trưởng nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell với sự cộng tác của các luật sư Robert Richter, Paul Galbally và Ruth Shann.
Luật sư Robert Richter cho biết đơn kháng án được xây dựng trên ba điểm: sự phụ thuộc của bồi thẩm đoàn chỉ dựa vào những cáo buộc không bằng chứng của một người, sự bất quy tắc của tòa án không cho Đức Hồng Y có cuộc gặp gỡ với bồi thẩm đoàn để biện hộ về sự vô tội của mình, và các luật sư bào chữa không được trình chiếu với bồi thẩm đoàn các bằng chứng cho thấy sự vô tội của thân chủ mình.
Theo các chuyên gia về pháp lý, tại tòa kháng án, Đức Hồng Y có nhiều cơ hội lật lại được vụ án vì bản án này không hợp lý, không có các chứng cứ thuyết phục, có đến 20 nhân chứng khai trước tòa là các cáo buộc không thể xảy ra, và bồi thẩm đoàn không thể nào đưa ra một phán đoán khách quan khi chỉ dựa vào lời nói của nguyên cáo mà thôi.
Vào tháng 12, 2018, một thẩm phán cũng đã lật lại bản án ngày 22 tháng 5 của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson với cáo buộc cho rằng ngài không báo cáo cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.
Thẩm phán, Roy Ellis, nói rằng việc chấp nhận người tố cáo “là một nhân chứng trung thực không tự động có nghĩa là tôi sẽ phải tin một cách mù quáng vượt ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng nguyên cáo đã từng phàn nàn với cha Philip Wilson vào năm 1976 rằng cha James Fletcher đã sờ mó anh ta một cách không đứng đắn.”
Source:Catholic News Agency
Thánh lễ tại Santa Marta 08/03/2019: Mùa Chay là một cơ hội để sống đơn giản và chân thực
Lệ Hằng, F.M.A.
16:15 08/03/2019
Các Kitô hữu cần phải sống chân thực và xa lánh các hình thức phô trương bề ngoài. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 08 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Lấy ý từ bài trích sách tiên tri Isaia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án mọi hình thức đạo đức giả và giải thích sự khác biệt giữa hiện thực khách quan và hình thức bề ngoài.
Hình thức bề ngoài, theo Đức Thánh Cha, là một biểu hiện của “hiện thực khách quan”, nhưng hai cái phải đi đôi với nhau, nếu không cuối cùng chúng ta sống một cuộc đời “bề ngoài”, “một cuộc sống không có sự thật”.
Thể hiện niềm vui trong khi đền tội
Sự đơn giản của vẻ bề ngoài, nên được tái khám phá, đặc biệt là trong thời kỳ Mùa Chay này, khi chúng ta thực hành ăn chay, bố thí và cầu nguyện.
Kitô hữu nên thể hiện niềm vui trong khi thực hành việc đền tội. Họ nên hào phóng với những ai túng quẫn một cách lặng lẽ tay phải không biết việc tay trái làm chứ đừng đánh trống khua chiêng, thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Kitô hữu nên thân thưa với Cha Trên Trời một cách thân mật, mà không tìm kiếm sự ngưỡng mộ của người khác.
Trong thời của Chúa Giêsu, điều này thể hiện rõ qua hành vi của người Pharisêu và người biệt phái; ngày nay cũng có những người Công Giáo cảm thấy họ “công chính” vì họ thuộc về một “hiệp hội” như thế, hoặc vì họ đi lễ mỗi Chúa Nhật nên họ cảm thấy họ tốt lành hơn những người khác.
“Những người chạy theo vẻ bề ngoài không bao giờ nhận mình là tội nhân, và nếu bạn nói với họ: ‘bạn cũng là một tội nhân! Tất cả chúng ta đều là tội nhân’, họ thấy mình trở nên công chính hơn là nhận ra nhu cầu hoán cải và cầu xin sự tha thứ, và cố gắng thể hiện mình như một bức tranh nhỏ hoàn hảo, tất cả chỉ là bề ngoài.”
Khi có sự khác biệt này giữa thực tế và vẻ bề ngoài, “Chúa sử dụng tính từ: đạo đức giả”.
Sự giả hình của cuộc sống hàng ngày
Mọi cá nhân đều bị cám dỗ bởi sự giả hình, và giai đoạn dẫn chúng ta đến lễ Phục sinh có thể là cơ hội để nhận ra sự thiếu nhất quán của chúng ta, để xác định các lớp trang điểm mà chúng ta đắp lên để “che giấu thực tế”.
“Những người trẻ tuổi, không có ấn tượng chút nào trước những ai chỉ có vẻ bề ngoài và không cư xử phù hợp,” đặc biệt khi sự giả hình này được khoác lên bởi những người mà Đức Thánh Cha mô tả là “các chuyên gia tôn giáo”. Chúa yêu cầu nơi chúng ta sự mạch lạc, nhất quán.
Đức Thánh Cha than thở rằng “Ngày nay có nhiều Kitô hữu, ngay cả người Công Giáo, những người tự gọi mình là người Công Giáo thực hành đạo, lại đi khai thác con người!”.
Quá thường họ làm nhục và khai thác công nhân của họ. Đầu mùa hè thì bảo người ta về nhà đi vì không có việc. Rồi tuyển dụng lại vào cuối mùa hè. Họ làm như thế để công nhân không được hưởng lương hưu.
“Nhiều người trong số họ xưng mình là người Công Giáo, họ đi lễ vào Chúa Nhật ... nhưng đây là những gì họ làm. Thứ hành vi này là một tội trọng!”
Một tâm hồn đơn giản
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tái khám phá vẻ đẹp của sự đơn giản, của sự nhất quán giữa hiện thực khách quan và hình thức bên ngoài.
“Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban sức mạnh và tiến lên với sự khiêm nhường, làm những gì anh chị em có thể. Nhưng đừng đắp lên linh hồn mình những lớp phấn son trang điểm, vì Chúa sẽ không nhận ra anh chị em. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn nhất quán, không phù hoa, không ước muốn vẻ bề ngoài của mình cao trọng hơn thực chất của chúng ta. Chúng ta hãy xin ân sủng này, trong Mùa Chay: đó là sự mạch lạc và nhất quán giữa hình thức và thực tế, giữa thực chất chúng ta là ai và bề ngoài mà chúng ta mong muốn.”
Source:Catholic Herald Pope at Mass: Lent is an opportunity to be simple and true
Lấy ý từ bài trích sách tiên tri Isaia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án mọi hình thức đạo đức giả và giải thích sự khác biệt giữa hiện thực khách quan và hình thức bề ngoài.
Hình thức bề ngoài, theo Đức Thánh Cha, là một biểu hiện của “hiện thực khách quan”, nhưng hai cái phải đi đôi với nhau, nếu không cuối cùng chúng ta sống một cuộc đời “bề ngoài”, “một cuộc sống không có sự thật”.
Thể hiện niềm vui trong khi đền tội
Sự đơn giản của vẻ bề ngoài, nên được tái khám phá, đặc biệt là trong thời kỳ Mùa Chay này, khi chúng ta thực hành ăn chay, bố thí và cầu nguyện.
Kitô hữu nên thể hiện niềm vui trong khi thực hành việc đền tội. Họ nên hào phóng với những ai túng quẫn một cách lặng lẽ tay phải không biết việc tay trái làm chứ đừng đánh trống khua chiêng, thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Kitô hữu nên thân thưa với Cha Trên Trời một cách thân mật, mà không tìm kiếm sự ngưỡng mộ của người khác.
Trong thời của Chúa Giêsu, điều này thể hiện rõ qua hành vi của người Pharisêu và người biệt phái; ngày nay cũng có những người Công Giáo cảm thấy họ “công chính” vì họ thuộc về một “hiệp hội” như thế, hoặc vì họ đi lễ mỗi Chúa Nhật nên họ cảm thấy họ tốt lành hơn những người khác.
“Những người chạy theo vẻ bề ngoài không bao giờ nhận mình là tội nhân, và nếu bạn nói với họ: ‘bạn cũng là một tội nhân! Tất cả chúng ta đều là tội nhân’, họ thấy mình trở nên công chính hơn là nhận ra nhu cầu hoán cải và cầu xin sự tha thứ, và cố gắng thể hiện mình như một bức tranh nhỏ hoàn hảo, tất cả chỉ là bề ngoài.”
Khi có sự khác biệt này giữa thực tế và vẻ bề ngoài, “Chúa sử dụng tính từ: đạo đức giả”.
Sự giả hình của cuộc sống hàng ngày
Mọi cá nhân đều bị cám dỗ bởi sự giả hình, và giai đoạn dẫn chúng ta đến lễ Phục sinh có thể là cơ hội để nhận ra sự thiếu nhất quán của chúng ta, để xác định các lớp trang điểm mà chúng ta đắp lên để “che giấu thực tế”.
“Những người trẻ tuổi, không có ấn tượng chút nào trước những ai chỉ có vẻ bề ngoài và không cư xử phù hợp,” đặc biệt khi sự giả hình này được khoác lên bởi những người mà Đức Thánh Cha mô tả là “các chuyên gia tôn giáo”. Chúa yêu cầu nơi chúng ta sự mạch lạc, nhất quán.
Đức Thánh Cha than thở rằng “Ngày nay có nhiều Kitô hữu, ngay cả người Công Giáo, những người tự gọi mình là người Công Giáo thực hành đạo, lại đi khai thác con người!”.
Quá thường họ làm nhục và khai thác công nhân của họ. Đầu mùa hè thì bảo người ta về nhà đi vì không có việc. Rồi tuyển dụng lại vào cuối mùa hè. Họ làm như thế để công nhân không được hưởng lương hưu.
“Nhiều người trong số họ xưng mình là người Công Giáo, họ đi lễ vào Chúa Nhật ... nhưng đây là những gì họ làm. Thứ hành vi này là một tội trọng!”
Một tâm hồn đơn giản
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tái khám phá vẻ đẹp của sự đơn giản, của sự nhất quán giữa hiện thực khách quan và hình thức bên ngoài.
“Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban sức mạnh và tiến lên với sự khiêm nhường, làm những gì anh chị em có thể. Nhưng đừng đắp lên linh hồn mình những lớp phấn son trang điểm, vì Chúa sẽ không nhận ra anh chị em. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn nhất quán, không phù hoa, không ước muốn vẻ bề ngoài của mình cao trọng hơn thực chất của chúng ta. Chúng ta hãy xin ân sủng này, trong Mùa Chay: đó là sự mạch lạc và nhất quán giữa hình thức và thực tế, giữa thực chất chúng ta là ai và bề ngoài mà chúng ta mong muốn.”
Source:Catholic Herald
Đức Thánh Cha chia sẻ nỗi buồn của ngài với các linh mục Rôma
Đặng Tự Do
17:17 08/03/2019
Theo một truyền thống khi bắt đầu Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Rôma hôm thứ Năm 7 tháng Ba. Trong dịp này ngài trình bày những suy tư về cách thế tội lỗi làm biến dạng Giáo hội, và khích lệ các linh mục nhìn về tương lai với lòng tự tin nơi ơn quan phòng của Chúa.
Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô với hàng giáo sĩ của giáo phận Rôma trong những ngày đầu tiên của Mùa Chay, như thường lệ, đã diễn ra tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Sau khi cử hành nghi thức sám hối, cùng với Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu cuộc gặp gỡ với việc giải tội cho một số linh mục, và lắng nghe một bài suy niệm Mùa Chay do chính Đức Hồng Y De Donatis thuyết giảng.
Khác với những năm trước, Đức Thánh Cha đã bỏ qua phần hỏi đáp với các linh mục Rôma. Nhưng Đức Thánh Cha đã có một bài phát biểu dài trong đó ngài xen kẻ giữa bản văn được soạn sẵn với những phát biểu ứng khẩu của mình. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến những đau đớn gây ra bởi những tai tiếng lạm dụng tính dục đang làm rung chuyển Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã chia sẻ nỗi buồn của chính ngài với hàng giáo sĩ Rôma như “những nỗi đau và sự trừng phạt không thể chịu đựng nổi mà làn sóng những tai tiếng đầy rẫy trên báo chí toàn thế giới, đang gây ra trong toàn bộ cơ thể giáo hội”.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng đã có những lời hy vọng và khích lệ cho các giáo sĩ khi ngài nói rằng “Chúng ta đừng nản lòng, Chúa đang thanh tẩy Hiền Thê của Người. Chúa đang hoán cải tất cả chúng ta để quay về với Người. Ngài đang đưa chúng ta vào thử thách để chúng ta hiểu rằng không có Người chúng ta chỉ là tro bụi. Ngài đang ra tay cứu chúng ta khỏi thói giả hình, khỏi thứ tâm linh bề ngoài. Ngài đang thổi Thần Khí của Ngài ‘để khôi phục lại vẻ đẹp cho Hiền Thê của mình’”.
Ma quỷ đứng sau các tai tiếng lạm dụng tính dục
Đức Thánh Cha nói ngài tin rằng “ý nghĩa thực sự của những gì đang xảy ra có thể tìm thấy nơi tinh thần của quỷ dữ, nơi kẻ thù đang hành động như thể nó là chủ nhân của thế giới này.”
Ngài than thở rằng tội lỗi làm biến dạng Giáo Hội khiến chúng ta phải sống “với nỗi buồn và kinh nghiệm nhục nhã khi chúng ta hoặc một trong những linh mục hoặc giám mục anh em của chúng ta rơi vào vực thẳm không đáy của tội lỗi, băng hoại, hoặc còn tệ hơn nữa là tội ác phá hủy cuộc sống của người khác.”
Hãy đặt Chúa trở lại trung tâm
Vào đầu Mùa Chay, “là thời gian của ân sủng, chúng ta hãy đặt Thiên Chúa trở lại vị trí trung tâm. Không có Chúa, chúng ta không thể làm gì. Ngài phải là trung tâm,” Đức Thánh Cha nói.
Ngài đã kêu gọi các linh mục hướng về Chúa “mặt đối mặt” vì “Chúa biết sự trần truồng đáng xấu hổ của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói thêm với các linh mục rằng Chúa biết sự trần truồng đáng xấu hổ của chúng ta, nhưng Ngài không bao giờ mệt mỏi sử dụng chúng ta để trao ban cho mọi người ơn hòa giải. “Chúng ta là những tội nhân rất bi đát, nhưng Chúa dùng chúng ta để cầu thay nguyện giúp cho anh chị em của chúng ta là những người chúng ta có nhiều điều phải cầu xin họ tha thứ.”
Đức Thánh Cha cũng đã yêu cầu các linh mục duy trì “một cuộc đối thoại trưởng thành với Chúa” và lo lắng cho dân được trao phó cho chính các ngài và tránh khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa là khuynh hướng nói rằng “đây là dân của tôi”. Vâng, đó là dân của anh em nhưng “chỉ là được ủy nhiệm thôi”, Đức Thánh Cha giải thích. “Dân không phải là dân của chúng ta, họ thuộc về Chúa”.
Năm thánh 2025
Vào cuối cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Rôma, Đức Thánh Cha đã đề cập đến năm thánh 2025, được đánh dấu bằng những suy tư trích từ Sách Xuất hành, như là “một mô hình để chuyển từ dân tứ tán thành một dân tộc”.
Đức Thánh Cha cũng đã ca ngợi một sáng kiến của giáo phận Caritas địa phương mang tên “Thiên đường thế nào, đường phố cũng nên như thế”, đó là một tuần dành riêng cho việc bác ái cho người nghèo và người vô gia cư bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 và kéo dài đến ngày 6 tháng 4.
Source:Vatican News Pope to Rome clergy: 'put God back at the center'
Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô với hàng giáo sĩ của giáo phận Rôma trong những ngày đầu tiên của Mùa Chay, như thường lệ, đã diễn ra tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Sau khi cử hành nghi thức sám hối, cùng với Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu cuộc gặp gỡ với việc giải tội cho một số linh mục, và lắng nghe một bài suy niệm Mùa Chay do chính Đức Hồng Y De Donatis thuyết giảng.
Khác với những năm trước, Đức Thánh Cha đã bỏ qua phần hỏi đáp với các linh mục Rôma. Nhưng Đức Thánh Cha đã có một bài phát biểu dài trong đó ngài xen kẻ giữa bản văn được soạn sẵn với những phát biểu ứng khẩu của mình. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến những đau đớn gây ra bởi những tai tiếng lạm dụng tính dục đang làm rung chuyển Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã chia sẻ nỗi buồn của chính ngài với hàng giáo sĩ Rôma như “những nỗi đau và sự trừng phạt không thể chịu đựng nổi mà làn sóng những tai tiếng đầy rẫy trên báo chí toàn thế giới, đang gây ra trong toàn bộ cơ thể giáo hội”.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng đã có những lời hy vọng và khích lệ cho các giáo sĩ khi ngài nói rằng “Chúng ta đừng nản lòng, Chúa đang thanh tẩy Hiền Thê của Người. Chúa đang hoán cải tất cả chúng ta để quay về với Người. Ngài đang đưa chúng ta vào thử thách để chúng ta hiểu rằng không có Người chúng ta chỉ là tro bụi. Ngài đang ra tay cứu chúng ta khỏi thói giả hình, khỏi thứ tâm linh bề ngoài. Ngài đang thổi Thần Khí của Ngài ‘để khôi phục lại vẻ đẹp cho Hiền Thê của mình’”.
Ma quỷ đứng sau các tai tiếng lạm dụng tính dục
Đức Thánh Cha nói ngài tin rằng “ý nghĩa thực sự của những gì đang xảy ra có thể tìm thấy nơi tinh thần của quỷ dữ, nơi kẻ thù đang hành động như thể nó là chủ nhân của thế giới này.”
Ngài than thở rằng tội lỗi làm biến dạng Giáo Hội khiến chúng ta phải sống “với nỗi buồn và kinh nghiệm nhục nhã khi chúng ta hoặc một trong những linh mục hoặc giám mục anh em của chúng ta rơi vào vực thẳm không đáy của tội lỗi, băng hoại, hoặc còn tệ hơn nữa là tội ác phá hủy cuộc sống của người khác.”
Hãy đặt Chúa trở lại trung tâm
Vào đầu Mùa Chay, “là thời gian của ân sủng, chúng ta hãy đặt Thiên Chúa trở lại vị trí trung tâm. Không có Chúa, chúng ta không thể làm gì. Ngài phải là trung tâm,” Đức Thánh Cha nói.
Ngài đã kêu gọi các linh mục hướng về Chúa “mặt đối mặt” vì “Chúa biết sự trần truồng đáng xấu hổ của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói thêm với các linh mục rằng Chúa biết sự trần truồng đáng xấu hổ của chúng ta, nhưng Ngài không bao giờ mệt mỏi sử dụng chúng ta để trao ban cho mọi người ơn hòa giải. “Chúng ta là những tội nhân rất bi đát, nhưng Chúa dùng chúng ta để cầu thay nguyện giúp cho anh chị em của chúng ta là những người chúng ta có nhiều điều phải cầu xin họ tha thứ.”
Đức Thánh Cha cũng đã yêu cầu các linh mục duy trì “một cuộc đối thoại trưởng thành với Chúa” và lo lắng cho dân được trao phó cho chính các ngài và tránh khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa là khuynh hướng nói rằng “đây là dân của tôi”. Vâng, đó là dân của anh em nhưng “chỉ là được ủy nhiệm thôi”, Đức Thánh Cha giải thích. “Dân không phải là dân của chúng ta, họ thuộc về Chúa”.
Năm thánh 2025
Vào cuối cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Rôma, Đức Thánh Cha đã đề cập đến năm thánh 2025, được đánh dấu bằng những suy tư trích từ Sách Xuất hành, như là “một mô hình để chuyển từ dân tứ tán thành một dân tộc”.
Đức Thánh Cha cũng đã ca ngợi một sáng kiến của giáo phận Caritas địa phương mang tên “Thiên đường thế nào, đường phố cũng nên như thế”, đó là một tuần dành riêng cho việc bác ái cho người nghèo và người vô gia cư bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 và kéo dài đến ngày 6 tháng 4.
Source:Vatican News
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tấm khăn mùa chay 2019
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:02 08/03/2019
Năm nay 2019 Hội Misereor đưa ra tấm khăn mùa chay do họa sĩ Uwe Appold vẽ sáng tác. Tấm khăn có chủ đề „ Mensch, wo bist du? - Hỡi con người, bạn đang ở đâu?“
Câu hỏi này Thiên Chúa đã hỏi đi tìm Ông Bà Adam Eva ngày xưa trong vườn địa đàng, sau khi Ông Bà lỗi luật Chúa ăn trái Chúa cấm đi tìm chỗ lẩn trốn. ( St 3,10).
Câu hỏi này cũng là câu thách thức đòi buộc mà Thiên Chúa đặt ra cho con người ngày nay: Này Bạn, Bạn đứng ở chỗ nào? Bạn đứng ở đó cho sự gì? Bạn là ai? Đó có thể là một quyết định về nơi chốn, một hướng đích mới hướng tới.Và đó là câu hỏi nền tảng căn bản hướng về bổn phận trách nhiệm của mỗi người.
Họa sĩ Uwe Appold vẽ bức tranh với đất lấy từ vườn Gethsemane thành Jerusalem bên nước Do Thái. Những mảng đất này được nặn kết thành một vòng tròn mầu vàng đồng và một căn nhà chung với cửa mở rộng ra: Nơi trung tâm có lời đoan hứa của Thiên Chúa nói đến tình yêu của Người đặc biệt thu tập những người bị loại bỏ ra bên ngoài vào bên trong chính giữa.
Khi đề cập đến bản phác họa của bức tranh, Họa sĩ Appold cho biết: Bản thảo phác họa thành hình khi tôi đọc thông điệp Laudato Si của Đức Giáo Hoàng Phanxico.
Trong đó ngài viết về „ ngôi nhà chung“ đang dần bị phá hủy hao mòn chảy rời ra. Đó là số phận đời sống cộng đồng con người sinh sống trong đó: sự biến đổi khí hậu, hậu qủa do thiên nhiên bị phá hủy, nạn nghèo đói, chiến tranh - tất cả ập đến cho đời sống con người. Chúng ta sinh sống trên địa cầu dưới một mái nhà. Không có chính sách bế môn tỏa cảng nào giúp được gì cả.
Ông Appold cho biết tiếp, khi đọc Thông điệp Laudato Si, ông cảm nhận ra sự nghiêm trọng thánh thiêng từ những lời của Đức Giáo Hoàng về sự đoan hứa kêu gọi bảo vệ gìn giữ công trình tạo dựng thiên nhiên của vũ trụ. Những chữ nghĩa „ quê cha - đất mẹ“ diễn tả mối thâm sâu sự gắn bó tương quan liên đới. Đất đồng nghĩa với quê hương.
Mảng Đất từ vùng đất thành Jerusalem bên nước Do Thái, nơi căn rễ nguồn gốc của Kitô giáo phát xuất, rất gần gũi với công việc hình thành vẽ tạo nên tấm khăn mùa chay này. Từ trong vườn Gethsemany bắt đầu biến cố phục sinh, điều này diễn ra phù hợp trong mùa chay với tấm khăn mùa chay.
Tôi đã tìm thấy những hạt cây Olive trộn trong đất từ Gethsemane mang về. Và qủa thật tôi đã khám phá ra được 12 cục đá lớn hơn. 12 viên đá là hình ảnh 12 Tông đồ nằm ngủ trong vườn Gethsemane, trong đêm Chúa Giêsu qùi gối cầu nguyện trải qua cơn hấp hối trước khi bị bắt chịu đóng đinh vào thập gía.
Tôi vẽ đặt những viên đá mầu đỏ chung quanh muốn diễn tả ý nghĩa chứa đựng trong thông điệp Laudato Si nói đến chiến tranh, bạo lực và phá hủy môi trường thiên nhiên, như lời trong Kinh Thánh: „Ai là người vô tội, hãy ném viên đá trước đi.“. Chúng ta tất cả là những người vướng mắc vào tội lỗi từ lâu lâu rồi. Mầu đỏ viên đá nói bàn tay tội lỗi dính máu.
Còn mầu xanh tất nhiên nói đến mầu nước biển đại dương. Nhưng mầu xanh nước biển cũng là mầu diễn tả về đức tin. Nơi chương 12 trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến vị nữ hoàng của trời đất mặc áo choàng dài mầu xanh . Vị nữ hoàng này đóng vai trò là người trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Dưới góc độ đó „ đất mẹ“ mang ý nghĩa hoàn toàn trên bình diện khác.
Họa sĩ Appold trình bày tiếp: Niềm hy vọng đã nối kết tôi với sứ điệp tin mừng Kitô giáo. Hằng ngày chúng ta đều nghe nói về những khủng hoảng mới. Tất cả xảy ra như thụt kùi đi xuống. Cung cách sống căn bản Kitô giáo về niềm hy vọng thay đổi tất cả.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng trong thông điệp Laudato Si nói về xây dựng ngôi nhà chung, mà tôi lấy hứng từ đó cho bản vẽ tấm khăn mùa chay này, chỉ mới là bước khởi đầu, chưa có gì là hoàn thành. Chúng ta phải thay đổi cung cách về chính sách khí hậu, về môi trường trên bình diện công bằng xã hội. Điều này đòi buộc mọi người, kể cả tôi là một nhà nghệ thuật. Điều này tôi đã cảm nhận ra ngay dưới bàn chân tôi, khi tôi bước đến chạm vào mặt đất trong khu vườn Gethsemane và các nơi khác ở đất thánh trong chuyến đi sang bên đó.
Tấm khăn mùa chay 2019 có chủ đề được vẽ với chủ đề „ Mensch, wo bist du? - Hỡi con người, bạn đang ở đâu?“ bằng những mầu sắc và hình ảnh khác nhau diễn tả về thiên nhiên trên nền tảng niềm hy vọng Kitô giáo, như nhà danh họa Uwe Appold đã cắt nghĩa.
Mầu xanh
Mầu xanh làm nền cho Tấm khăn diễn tả về nước và bầu trời. Nước cần cho sự sống và bầu trời bao la không cùng tận. Trong ngôn ngữ hình ảnh của Kitô giáo mầu xanh diễn tả về đức tin, về sự trung thành. Đức Mẹ Maria là người trung gian và là nữ vương trời đất thường được vẽ khắc trình bày với áo choàng mầu xang: Mầu xanh nối liền giữa trời và đất lại với nhau.
Mầu đỏ
Mầu đỏ là hình ảnh biểu tượng cho tình yêu và sự thống khổ đau đớn. Đồng thời mầu đỏ cũng là mầu diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần.
Đất
Đất lấy từ khu vườn Gethsemane bên thành Jerusalem nơi Chúa Giêsu bị bắt. Đất vừa diễn tả qúa khứ và đồng thời cũng nói về sự phát sinh sự gì mới. Đất nhắc nhở đến hành tinh này là quê hương của mọi loài thụ tạo và được tin tưởng trao phó cho con người làm không gian ngôi nhà sinh sống.
Những viên đá
Những viên đá được lấy từ đất bên Jerusalem. 12 viên đá là dấu hiệu chỉ về 12 Thánh Tông Đồ, 12 chi tộc Israel thủy tổ của nước Do Tháí.
Được xếp vẽ thành hình ảnh 12 tháng trong bức tranh nói lên „ những viên đá chắn ngang “ mà con người vấp phải và nhờ thế giúp cho trưởng thành chín mùi để có những quyết định.
Vòng tròn
Vòng tròn là hình ảnh chỉ về bầu trời và sự bao la vô tận không cùng. Nó cũng diễn tả hình ảnh sự đoan hứa về tình yêu của Thiên Chúa không có điều kiện gì cho tất cả mọi người, nhất là cho những người bị bỏ rơi loại bỏ ra bên lề. Mầu vàng là chất liệu qúi gía châu báu nhất và diễn tả sự vinh quang của Thiên Chúa.
Ngôi nhà
„Ngôi nhà chung“ của chúng ta ở trung tâm diễn tả được gìn giữ bao bọc trong tình yêu Thiên Chúa. Hình ảnh Ngôi nhà được vẽ trình bày chưa hoàn thành muốn nói lên chúng ta tất cả phải cùng nhau xây dựng, phải tìm kiếm giải đáp cho những khủng hoảng. Ngôi nhà trong tranh tấm khăn mùa chay này được hoàn thành nặn vẽ bằng đất lấy từ vườn Gethsemane thành Jerusalem.
Chữ viết
Nhà họa sĩ đã đặt chữ viết theo hình tượng chất chứa ý nghĩ bằng mầu xanh . Những chữ hình tượng này được lồng khung với thập tự mầu đỏ và những mẫu tự khởi đầu Hylạp chỉ về Chúa Giesu Kitô: IX . Đó là những hình tượng dấu chỉ không cùng tận chia làm 8 : Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta là con người phải nhận lãnh trách nhiệm.
Hình tượng
Hình tượng , đàn ông hay phụ nữ, được vẽ với y phục mầu đỏ và xanh, họ không còn trần truồng không có quần áo như thuở xưa kia trong khu vườn địa đàng. Họ có mối tương giao liên lạc với đất, và mở rộng đôi cánh tay hướng lên trời cao vượt qua những giới hạn của hình vẽ.
Xà ngang bằng sắt thép với dấu hiệu Chúa Giêsu Kito có hình dạng một chiếc đĩa mở ra diễn tả: Con người tiếp nhận lời Chúa và chuyển giao đi tiếp. Trong sự đoan hứa của tình yêu Thiên Chúa những bóp rợp che khuất của con người được sáng tỏ ra.
(Lấy cảm hứng từ Website Misereor, Hungertuch 2019.)
Mùa Chay 2019
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bí Quyết Để Sống Trọn Vẹn Tinh Thần Mùa Chay
Lm. Phạm Trọng Quang, SVD
16:38 08/03/2019
Bí Quyết Để Sống Trọn Vẹn Tinh Thần Mùa Chay
Hằng năm, cứ vào Mùa Chay là mọi người nhắc nhớ nhau ăn chay kiêng thịt, siêng năng cầu nguyện và thực thi bác ái. Đặc biệt những năm gần đây, khi internet phổ biến, người Công Giáo đã tích cực chia sẻ nhiều hình ảnh và thông tin về Mùa Chay để lý giải ý nghĩa của Mùa Chay cho người mọi người hiểu và thực hành tinh thần của Mùa Chay. Vào ngày thứ Tư lễ Tro bên Mỹ, khi đến trường, tôi thấy chính giáo viên và mấy người bạn học trong lớp còn để vết tro hình thánh giá trên trán khi đến lớp. Dĩ nhiên, trước khi vào học, mọi người cũng chia sẻ sơ qua về cảm nghiệm của mình khi tham dự thánh lễ thứ Tư Lễ Tro. Như thế chúng ta đã chính thức bước vào Mùa Chay, mùa của chay tịnh, mùa của cầu nguyện và mùa của chia sẻ yêu thương. Trong tâm tình này, người viết xin được chia sẻ thêm một vài cảm tưởng của mình về ba hành động quan trọng nói trên trong Mùa Chay của Giáo Hội.
Ăn Chay
Đối với việc ăn chay, có vẻ không khó khăn lắm đối với nhiều người trong xã hội ngày hôm nay, vì ngày nay cơ thể ai cũng đủ cường tráng và khỏe mạnh. Xin nói vui một chút, ngày nay đa số ai cũng “dư mỡ thừa cân”, bởi thế Mùa Chay nếu giảm ăn có thể giúp giảm cân và có lợi cho sức khỏe. Còn kiêng thịt, cũng là một việc rất dễ thực hiện cho nhiều người trong thời đại ngày nay, vì thịt ngày nay còn rẻ hơn rau quả, với lại nếu ăn thịt nhiều càng dễ gây dư mỡ thừa cân, cho nên, có vẻ ăn chay kiêng thịt thực sự là một việc hữu ích thực thụ cho cơ thể và cho túi tiền. Tuy nhiên, để giữ trọn chay tịnh hình như vẫn là việc rất khó đối với nhiều người Công Giáo chúng ta. Vì vậy, rất nên suy nghĩ thêm về tinh thần ăn chay để làm sao việc ăn chay của chúng ta trở nên có ý nghĩa và dễ dàng hơn?
Tôi còn nhớ, mấy năm trước khi còn dạy học ở trường học Công Giáo FuJen ở Đài Loan, có một nhóm người tín hữu Tin Lành vào gặp tôi và trình bày một chương trình gọi là “Ji-e 12”(飢餓二十), tạm dịch là “12 Giờ Nhịn Đói”. Mục đích của họ là mời gọi học sinh tham gia một chương trình nhịn đói suốt 12 giờ đồng hồ. Suốt một ngày không ăn uống gì là để dành tiền ăn ngày hôm đó giúp cho các em học sinh nghèo ở Châu Phi. Ý tưởng này ban đầu tưởng chừng như không thành. Nhiều người nghĩ, không thể mời gọi các em học sinh nhịn ăn suốt một thời gian dài như vậy. Thứ nhất, các em học sinh rất thích ăn vặt, họ sẽ không đủ kiên nhẫn để giữ trọn một việc làm có nhiều thử thách đến thế. Thứ nhì, việc nhịn đói sẽ ảnh hưởng đến việc học của các em học sinh. Thế nhưng khi chúng tôi trình bày ý tưởng này thì có rất nhiều học sinh hưởng ứng, thậm chí chúng tôi phải giới hạn con số tham gia. Điều đáng ngạc nhiên nữa là các em đã nhịn đói suốt ngày hôm đó mà không ai có hiện tượng bất thường nào. Mặc dù ban tổ chức đã chuẩn bị một ít sữa và bánh để kịp thời tiếp ứng nếu học sinh có biểu hiện đuối sức, nhưng suốt ngày hôm đó các em vẫn học tập và sinh hoạt rất bình thường. Thậm chí sau này có nhiều em còn thành công trong việc tham gia chương trình nhịn ăn suốt 30 giờ vì người nghèo.
Như vậy, việc nhịn ăn một ngày hoặc một bữa ăn của một người bình thường là một việc làm rất dễ dàng nếu chúng ta có động lực và hiểu được ý nghĩa của nó. Còn không, ngày mà chúng ta ăn chay, lại là lúc chúng ta cảm thấy đói và “thèm ăn” đến lạ lùng. Có thể đây là một vấn đề tâm lý hay một lý do có tính siêu nhiên. Có ý kiến cho rằng, lúc chúng ta ăn chay thì chúng ta luôn nghĩ trong đầu rằng “hôm nay tôi ăn chay”, nên chúng ta luôn cảm thấy mình đang “rất đói” và mong cho thời gian qua nhanh để “giải quyết” cái đói tâm lý của mình. Vậy thì, làm thế nào để chúng ta vượt qua được cái đói đó? Đó là cầu nguyện.
Cầu nguyện
Về phương diện siêu nhiên, khi chúng ta đang ăn chay thì cũng là lúc chúng ta đang gặp nhiều chước cám dỗ. Ma quỷ luôn nói với chúng ta rằng: “tội nghiệp quá, ở đây có món ngon nè, ăn đi”; có lúc chúng nói: “buổi sáng nhịn đói, buổi trưa ăn cơm ít, lại không ăn thịt, giờ đói bụng rồi thì ăn miếng bánh đi”; hay chúng lại nói: “ăn chút trái cây, uống ly sữa thôi mà, không có sao đâu”. Ma quỷ luôn tìm cách cám đỗ chúng ta như ngày xưa chúng cám dỗ Chúa Giêsu khi Ngài đang ăn chay và cầu nguyện trong hoang địa vậy. Khi Chúa đói, chúng còn bảo Chúa biến đá thành bánh để ăn. Và Chúa Giêsu cũng đã dùng chính việc cầu nguyện để vượt qua những thử thách đó của ma quỷ. Ngài trả lời với ma quỷ: “Con người sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi lời Thiên Chúa.” (xem Luca 4:3-4)
Mặt khác, cầu nguyện sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn ý nghĩa của việc ăn chay. Cầu nguyện ở đây không chỉ có đọc kinh, hay tham dự các nghi thức phụng vụ, mà là nhờ ơn Chúa soi sáng, chúng ta suy niệm về ý nghĩa của cuộc đời của mình. Trong đời sống của chúng ta, luôn được đón nhận nhiều ân huệ của Thiên Chúa. Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta mà đã ban cho chúng ta có đầy đủ sức khỏe, tài năng và kiến thức, và nhiều điều tốt đẹp khác nữa để chúng ta sống và làm việc. Chúa yêu chúng ta nhiều như vậy thì trong cầu nguyện, chúng ta cũng hiểu được cần biết cảm ơn Ngài và yêu thương mọi người, vì họ là anh chị em của chúng ta. Chính nhờ giờ suy gẫm và cầu nguyện mà chúng ta cũng thấy được xung quanh chúng ta có biết bao anh chị em đang gặp bao đau khổ, đói khát và bệnh tật, cần sự quan tâm và giúp đỡ của chúng ta.
Đó là mấu chốt mà các bạn học sinh trường Fujen đã hiểu và có động lực để vượt qua thử thách của chương trình “12 Giờ Nhịn Đói”. Các nhà tổ chức đã dùng những câu chuyện trong Kinh Thánh để giải thích cho học sinh về việc nhịn đó của họ. Cũng cũng giúp các học sinh phản tỉnh về cuộc sống của từng người, họ hiểu biết được ý nghĩa cuộc đời của họ. Họ biết mình là những người may mắn, được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ, được thầy cô hướng dẫn và bạn bè yêu thương đồng hành. Còn trong xã hội này có quá nhiều bạn trẻ kém may mắn, không có đủ cơm ăn áo mặc, không có điều điện để đến trường, các bạn cần phải làm chút gì đó để giúp đỡ người khác. Bởi thể họ có động lực để vượt qua những thách thức về vật chất, và việc nhịn đói 12 tiếng đã trở nên dễ dàng hơn đối với họ. Họ mong chương trình này sẽ mang được nhiều niềm vui đến cho những ngưới mà họ muốn giúp đỡ. Như vậy, mục đích của việc ăn chay và hoa quả của sự cầu nguyện làm phước bố thí.
Bố thí
Vâng, nếu chúng ta chỉ ăn chay vì để giữ luật thì việc ăn chay của chúng ta sẽ trở nên rất nhạt nhẽo và vô nghĩa, việc ăn chay của chúng ta sẽ trở nên rất khó khăn và thậm chí có lúc không giữ trọn luật chay tịnh. Tuy nhiên đối với các học sinh của trường FuJen, việc nhịn đói 12 giờ đồng hồ là một việc làm có tính nhân văn. Họ nhịn đói trong suốt ngày hôm đó là để giành tiền ăn đóng góp vào quỹ khuyến học cho các em học sinh châu Phi. Các em biết rằng số tiền 200 đài tệ, khoảng 160,000 đồng tiền Việt Nam tuy rất nhỏ nhưng có thể họ sẽ giúp chung với nhiều người để có một số tiền lớn giúp Ban tổ chức hoàn thành một sứ vụ rất có ý nghĩa.
Vâng, Mùa Chay được bắt đầu bằng thứ Tư Lễ Tro và kéo dài cho đến Tuần Tam Nhật Phục Sinh. Chúng ta đã vượt qua được một ngày chay tịnh, chúng ta cũng đã cầu nguyện rất nhiều trong thánh lễ và các giờ kinh nguyện khác, nhưng đừng quên kết hợp với sự bố thí, giúp đỡ người nghèo. Bao giờ chúng ta sẵn sàng bố thí bây giờ việc cầu nguyện của chúng ta mới có ý nghĩa, bao giờ việc cầu nguyện của chúng có ý nghĩa thì việc ăn chay của chúng ta mới trở nên dễ dàng. Mùa Chay chỉ có 40 ngày và nó sẽ qua đi rất nhanh, nhưng thời gian để ăn chay, lý do để cầu nguyện và cơ hội để làm việc bố thí của chúng ta lúc nào cũng có. Đây là những bí quyết quan trọng để giúp ta sống tinh thần Mùa Chay có ý nghĩa hơn. Hãy tiếp tục nhắc nhớ nhau, động viên nhau và giúp nhau giữ trọn những việc lành trong Mùa Chay thánh này, là ăn chay, cầu nguyện và thực thi công việc bác ái.
Lm. Phạm Trọng Quang, SVD
Washington DC, Mùa chay 2019
Hằng năm, cứ vào Mùa Chay là mọi người nhắc nhớ nhau ăn chay kiêng thịt, siêng năng cầu nguyện và thực thi bác ái. Đặc biệt những năm gần đây, khi internet phổ biến, người Công Giáo đã tích cực chia sẻ nhiều hình ảnh và thông tin về Mùa Chay để lý giải ý nghĩa của Mùa Chay cho người mọi người hiểu và thực hành tinh thần của Mùa Chay. Vào ngày thứ Tư lễ Tro bên Mỹ, khi đến trường, tôi thấy chính giáo viên và mấy người bạn học trong lớp còn để vết tro hình thánh giá trên trán khi đến lớp. Dĩ nhiên, trước khi vào học, mọi người cũng chia sẻ sơ qua về cảm nghiệm của mình khi tham dự thánh lễ thứ Tư Lễ Tro. Như thế chúng ta đã chính thức bước vào Mùa Chay, mùa của chay tịnh, mùa của cầu nguyện và mùa của chia sẻ yêu thương. Trong tâm tình này, người viết xin được chia sẻ thêm một vài cảm tưởng của mình về ba hành động quan trọng nói trên trong Mùa Chay của Giáo Hội.
Ăn Chay
Đối với việc ăn chay, có vẻ không khó khăn lắm đối với nhiều người trong xã hội ngày hôm nay, vì ngày nay cơ thể ai cũng đủ cường tráng và khỏe mạnh. Xin nói vui một chút, ngày nay đa số ai cũng “dư mỡ thừa cân”, bởi thế Mùa Chay nếu giảm ăn có thể giúp giảm cân và có lợi cho sức khỏe. Còn kiêng thịt, cũng là một việc rất dễ thực hiện cho nhiều người trong thời đại ngày nay, vì thịt ngày nay còn rẻ hơn rau quả, với lại nếu ăn thịt nhiều càng dễ gây dư mỡ thừa cân, cho nên, có vẻ ăn chay kiêng thịt thực sự là một việc hữu ích thực thụ cho cơ thể và cho túi tiền. Tuy nhiên, để giữ trọn chay tịnh hình như vẫn là việc rất khó đối với nhiều người Công Giáo chúng ta. Vì vậy, rất nên suy nghĩ thêm về tinh thần ăn chay để làm sao việc ăn chay của chúng ta trở nên có ý nghĩa và dễ dàng hơn?
Tôi còn nhớ, mấy năm trước khi còn dạy học ở trường học Công Giáo FuJen ở Đài Loan, có một nhóm người tín hữu Tin Lành vào gặp tôi và trình bày một chương trình gọi là “Ji-e 12”(飢餓二十), tạm dịch là “12 Giờ Nhịn Đói”. Mục đích của họ là mời gọi học sinh tham gia một chương trình nhịn đói suốt 12 giờ đồng hồ. Suốt một ngày không ăn uống gì là để dành tiền ăn ngày hôm đó giúp cho các em học sinh nghèo ở Châu Phi. Ý tưởng này ban đầu tưởng chừng như không thành. Nhiều người nghĩ, không thể mời gọi các em học sinh nhịn ăn suốt một thời gian dài như vậy. Thứ nhất, các em học sinh rất thích ăn vặt, họ sẽ không đủ kiên nhẫn để giữ trọn một việc làm có nhiều thử thách đến thế. Thứ nhì, việc nhịn đói sẽ ảnh hưởng đến việc học của các em học sinh. Thế nhưng khi chúng tôi trình bày ý tưởng này thì có rất nhiều học sinh hưởng ứng, thậm chí chúng tôi phải giới hạn con số tham gia. Điều đáng ngạc nhiên nữa là các em đã nhịn đói suốt ngày hôm đó mà không ai có hiện tượng bất thường nào. Mặc dù ban tổ chức đã chuẩn bị một ít sữa và bánh để kịp thời tiếp ứng nếu học sinh có biểu hiện đuối sức, nhưng suốt ngày hôm đó các em vẫn học tập và sinh hoạt rất bình thường. Thậm chí sau này có nhiều em còn thành công trong việc tham gia chương trình nhịn ăn suốt 30 giờ vì người nghèo.
Như vậy, việc nhịn ăn một ngày hoặc một bữa ăn của một người bình thường là một việc làm rất dễ dàng nếu chúng ta có động lực và hiểu được ý nghĩa của nó. Còn không, ngày mà chúng ta ăn chay, lại là lúc chúng ta cảm thấy đói và “thèm ăn” đến lạ lùng. Có thể đây là một vấn đề tâm lý hay một lý do có tính siêu nhiên. Có ý kiến cho rằng, lúc chúng ta ăn chay thì chúng ta luôn nghĩ trong đầu rằng “hôm nay tôi ăn chay”, nên chúng ta luôn cảm thấy mình đang “rất đói” và mong cho thời gian qua nhanh để “giải quyết” cái đói tâm lý của mình. Vậy thì, làm thế nào để chúng ta vượt qua được cái đói đó? Đó là cầu nguyện.
Cầu nguyện
Về phương diện siêu nhiên, khi chúng ta đang ăn chay thì cũng là lúc chúng ta đang gặp nhiều chước cám dỗ. Ma quỷ luôn nói với chúng ta rằng: “tội nghiệp quá, ở đây có món ngon nè, ăn đi”; có lúc chúng nói: “buổi sáng nhịn đói, buổi trưa ăn cơm ít, lại không ăn thịt, giờ đói bụng rồi thì ăn miếng bánh đi”; hay chúng lại nói: “ăn chút trái cây, uống ly sữa thôi mà, không có sao đâu”. Ma quỷ luôn tìm cách cám đỗ chúng ta như ngày xưa chúng cám dỗ Chúa Giêsu khi Ngài đang ăn chay và cầu nguyện trong hoang địa vậy. Khi Chúa đói, chúng còn bảo Chúa biến đá thành bánh để ăn. Và Chúa Giêsu cũng đã dùng chính việc cầu nguyện để vượt qua những thử thách đó của ma quỷ. Ngài trả lời với ma quỷ: “Con người sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi lời Thiên Chúa.” (xem Luca 4:3-4)
Mặt khác, cầu nguyện sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn ý nghĩa của việc ăn chay. Cầu nguyện ở đây không chỉ có đọc kinh, hay tham dự các nghi thức phụng vụ, mà là nhờ ơn Chúa soi sáng, chúng ta suy niệm về ý nghĩa của cuộc đời của mình. Trong đời sống của chúng ta, luôn được đón nhận nhiều ân huệ của Thiên Chúa. Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta mà đã ban cho chúng ta có đầy đủ sức khỏe, tài năng và kiến thức, và nhiều điều tốt đẹp khác nữa để chúng ta sống và làm việc. Chúa yêu chúng ta nhiều như vậy thì trong cầu nguyện, chúng ta cũng hiểu được cần biết cảm ơn Ngài và yêu thương mọi người, vì họ là anh chị em của chúng ta. Chính nhờ giờ suy gẫm và cầu nguyện mà chúng ta cũng thấy được xung quanh chúng ta có biết bao anh chị em đang gặp bao đau khổ, đói khát và bệnh tật, cần sự quan tâm và giúp đỡ của chúng ta.
Đó là mấu chốt mà các bạn học sinh trường Fujen đã hiểu và có động lực để vượt qua thử thách của chương trình “12 Giờ Nhịn Đói”. Các nhà tổ chức đã dùng những câu chuyện trong Kinh Thánh để giải thích cho học sinh về việc nhịn đó của họ. Cũng cũng giúp các học sinh phản tỉnh về cuộc sống của từng người, họ hiểu biết được ý nghĩa cuộc đời của họ. Họ biết mình là những người may mắn, được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ, được thầy cô hướng dẫn và bạn bè yêu thương đồng hành. Còn trong xã hội này có quá nhiều bạn trẻ kém may mắn, không có đủ cơm ăn áo mặc, không có điều điện để đến trường, các bạn cần phải làm chút gì đó để giúp đỡ người khác. Bởi thể họ có động lực để vượt qua những thách thức về vật chất, và việc nhịn đói 12 tiếng đã trở nên dễ dàng hơn đối với họ. Họ mong chương trình này sẽ mang được nhiều niềm vui đến cho những ngưới mà họ muốn giúp đỡ. Như vậy, mục đích của việc ăn chay và hoa quả của sự cầu nguyện làm phước bố thí.
Bố thí
Vâng, nếu chúng ta chỉ ăn chay vì để giữ luật thì việc ăn chay của chúng ta sẽ trở nên rất nhạt nhẽo và vô nghĩa, việc ăn chay của chúng ta sẽ trở nên rất khó khăn và thậm chí có lúc không giữ trọn luật chay tịnh. Tuy nhiên đối với các học sinh của trường FuJen, việc nhịn đói 12 giờ đồng hồ là một việc làm có tính nhân văn. Họ nhịn đói trong suốt ngày hôm đó là để giành tiền ăn đóng góp vào quỹ khuyến học cho các em học sinh châu Phi. Các em biết rằng số tiền 200 đài tệ, khoảng 160,000 đồng tiền Việt Nam tuy rất nhỏ nhưng có thể họ sẽ giúp chung với nhiều người để có một số tiền lớn giúp Ban tổ chức hoàn thành một sứ vụ rất có ý nghĩa.
Vâng, Mùa Chay được bắt đầu bằng thứ Tư Lễ Tro và kéo dài cho đến Tuần Tam Nhật Phục Sinh. Chúng ta đã vượt qua được một ngày chay tịnh, chúng ta cũng đã cầu nguyện rất nhiều trong thánh lễ và các giờ kinh nguyện khác, nhưng đừng quên kết hợp với sự bố thí, giúp đỡ người nghèo. Bao giờ chúng ta sẵn sàng bố thí bây giờ việc cầu nguyện của chúng ta mới có ý nghĩa, bao giờ việc cầu nguyện của chúng có ý nghĩa thì việc ăn chay của chúng ta mới trở nên dễ dàng. Mùa Chay chỉ có 40 ngày và nó sẽ qua đi rất nhanh, nhưng thời gian để ăn chay, lý do để cầu nguyện và cơ hội để làm việc bố thí của chúng ta lúc nào cũng có. Đây là những bí quyết quan trọng để giúp ta sống tinh thần Mùa Chay có ý nghĩa hơn. Hãy tiếp tục nhắc nhớ nhau, động viên nhau và giúp nhau giữ trọn những việc lành trong Mùa Chay thánh này, là ăn chay, cầu nguyện và thực thi công việc bác ái.
Lm. Phạm Trọng Quang, SVD
Washington DC, Mùa chay 2019
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Müller: Cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell xuất phát từ lòng thù hận đức tin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:24 08/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo Đức Hồng Y Müller, vụ khởi tố Đức Hồng Y Pell là sản phẩm của “một nền công lý băng hoại” bị lèo lái bởi các thế lực thù ghét Giáo Hội Công Giáo.
Kết luận của tòa án ở Melbourne “hoàn toàn đi ngược lại tất cả lý trí và công lý”. Cái công lý của đám đông đang hò hét hiện nay, theo Đức Hồng Y, giống như hiểu biết về công lý vào thời vua Henry VIII.
“Giống như mọi người khác, tôi không thể nhìn thấy khả năng phạm tội trong hoàn cảnh như vậy.”, Đức Hồng Y Müller nói với National Catholic Register trong cuộc phỏng vấn hôm 4 tháng 3.
Đức Hồng Y Pell, là người đã phản đối mạnh mẽ các cáo buộc và khẳng định sự vô tội của ngài và đang kháng cáo bản án. Ngài hiện đang bị giam giữ cho đến khi tuyên án vào ngày 13 tháng Ba.
Là tổng trưởng của Bộ Kinh tế Tòa Thánh từ 2014 đến 2019 Đức Hồng Y Pell là nhân vật cao cấp thứ ba tại Vatican.
Các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã phản bác trước phiên tòa thứ nhất rằng cảnh sát đã cố tình buộc tội Đức Hồng Y ngay cả khi không có bằng chứng nào. Thật vậy, vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.
Trong phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, bồi thẩm đoàn đã có cuộc gặp gỡ và nghe trực tiếp người tố cáo đến nay chỉ được biết với bí danh là “AA”. 10 người trong số họ đã cho rằng Đức Hồng Y vô tội, nhưng họ không thuyết phục được 2 người còn lại trong bồi thẩm đoàn là những người cứ khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y. Vì không đạt được sự nhất trí nên mới có phiên tòa hồi tháng 12.
Trong phiên tòa thứ hai, cảnh sát không cho bồi thẩm đoàn gặp gỡ “AA” nhưng chỉ cho họ nghe băng thu âm những gì anh ta nói. Các luật sư bào chữa nhận định rằng bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.
Luật sư Robert Richter nói với thông tấn xã Australian Associated Press có trụ sở ở Melbourne: “Tôi rất tức giận về bản án này, bởi vì nó là một bản án biến thái.”
“Tôi tin chắc rằng ngài là một người vô tội đã bị kết án oan uổng. Đó không phải là một kinh nghiệm tôi thường thấy trong đời.”
Trong phiên xét xử trước khi tuyên án, bất chấp chẳng có bằng chứng xác thực nào, thẩm phán Peter Kidd trong cố gắng lung lạc bồi thẩm đoàn nói: “Pell đã làm điều đó” và thật là “trơ trẽn, xúc phạm nhẫn tâm”, “gây sốc đối với hai cậu bé”.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trước tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.
Đức Hồng Y người Đức nhận xét rằng người ta cáo buộc về một tội ác “xảy ra trong nhà thờ công cộng ngay sau thánh lễ chứ không phải trong một ngôi nhà riêng” và “không ai chứng kiến điều đó”. Đó là “điều không thể tin được”.
Báo chí Úc đang hô hào một bản án lên đến 50 năm tù cho Đức Hồng Y Pell. Nhận xét về điều này, Đức Hồng Y Müller nói:
“Nếu không có bằng chứng, bạn không thể kết án giam giữ một người tới 50 năm. Đó là một bản án man rợ, cho thấy sự băng hoại của hệ thống luật pháp dưới áp lực của các phương tiện truyền thông.”
Thánh Ca
Thánh Ca: Chênh Vênh – Trình bày: Đình Trinh
VietCatholic Network
18:04 08/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây