Phụng Vụ - Mục Vụ
Ăn chay - Mùa chay
Lm. Thái Nguyên
07:19 08/03/2011
Hầu như mọi tôn giáo đều coi trọng việc ăn chay, coi đó như là điều không thể thiếu trong đời sống của các tín hữu. Ý nghĩa và mục đích của việc ăn chay có phần giống nhau, nhưng lại cũng khác nhau tùy theo lý tưởng tôn giáo và cùng đích của đời sống mà họ đang hướng tới. Khi nói về Ăn chay – Mùa chay, ta cũng cần tìm hiểu và rút tỉa “những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo” (NA 2), để làm phong phú hơn cho đời sống tâm linh của mình.
I. ĂN CHAY THEO QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO
1. Ăn chay
ĂN CHAY, do chữ Hán là Trai. Trai có nghĩa là thanh tịnh, sạch sẽ. Ăn chay là ăn các loại thực phẩm phát xuất từ thảo mộc hay được chế biến từ thảo mộc, như: rau cải, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu, tàu hủ, tương chao… Người ăn chay thường dùng nước chấm là nước tương, được làm bằng đậu nành hay xác đậu phọng. Do đó, người bình dân gọi ăn chay là ĂN TƯƠNG.
Ăn chay còn được gọi là ĂN LẠT. Ăn lạt không có nghĩa là ăn những món ăn lạt lẽo, mà nói như vậy để đối nghĩa với ĂN MẶN. Ăn mặn không có nghĩa là ăn những món ăn được nêm muối cho mặn, mà là ăn các loại thực phẩm xuất phát từ động vật hay được chế biến từ thịt động vật, như: cá, thịt, tôm, cua, sò, ốc, ba-tê, lạc xưởng,.... Vậy, ăn chay, ăn tương hay ăn lạt đều như nhau.
2. Mục đích và ích lợi của ăn chay (theo Phật giáo, Cao đài, Hòa Hảo)
- Ăn chay thì giữ được Ngũ Giới Cấm dễ dàng: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất gây nghiện (rượu, thuốc)
- Ăn chay để thanh lọc bản thể, làm tinh khiết chân thần: các loài động vật chỉ bổ dưỡng cho thể xác con người, vì thể xác con người cũng là huyết nhục. Còn các thức ăn chay có hai tác dụng bổ dưỡng:
. Bổ dưỡng xác thân nhờ những chất khoáng hấp thu trong đất và đạm khí trong không khí.
. Bổ dưỡng chân thần nhờ hấp thu ánh sáng và dưỡng khí.
Người ăn chay trường lâu năm thì tạo được vừng hào quang trong sáng nơi đỉnh đầu, chân thần cũng được trong sáng, tinh tấn, nên nhẹ nhàng hơn không khí. Ðến kỳ thoát xác, chân thần xuất ra khỏi thể xác một cách dễ dàng và bay khỏi bầu không khí, đến các cõi thiêng liêng.
- Ăn chay là luyện tập Bi, Trí, Dũng. Không giết hại thú vật để ăn thịt nên tâm từ bi. Không dùng thịt máu làm quấy động tâm can nên trí sáng. Không bị lôi kéo vào đam mê dục vọng nên chí dũng.
- Ăn chay để kiềm chế lục dục thất tình. Lục dục gồm: Sắc dục (nhãn – mắt), Thinh dục (nhĩ -tai), Hương dục (tỹ- mũi), Vị dục (thiệt-lưỡi), Xúc dục (thân- da thịt), Pháp dục (ý –tư tưởng). Thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn).
- Ăn chay để tránh quả báo luân hồi. Ăn chay giúp chúng ta không mắc nợ oan nghiệt, không vay nên không phải trả, không nhân tai nên không quả báo.
Có nhiều mức độ ăn chay: nhị trai, tứ trai, thập trai, nguyệt trai, trường trai. Các tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo đã quá quen với việc ăn chay, có nhiều người ăn chay suốt đời. Họ coi đó như một cách cơ bản để tu luyện bản thân. Về tâm sinh học, quả thực việc ăn chay đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho đời sống thể chất cũng như tinh thần, giúp người ta đi vào đời sống tôn giáo cách thanh tịnh và thuần khiết hơn.
II. ĂN CHAY THEO KITÔ GIÁO
Kitô giáo quan niệm rằng ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và nhất là tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa. Cần phân biệt giữa "giữ chay" và "kiêng thịt" (nhưng hai việc này lại thường đi đôi với nhau), thông thường được hiểu như sau:
• Giữ chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được tiếp nạp vào cơ thể. Cụ thể, giữ chay là không được ăn và uống những thứ gì ngoài bữa ăn chính trong ngày (như bánh, kẹo, nước ngọt, cà phê, trái cây...).
• Kiêng thịt (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu thường ngày, cụ thể, cấm ăn thịt nhưng lại cho phép ăn cá, các sinh vật biển hay động vật máu lạnh (tôm, cua, ếch...). Trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa (như bơ, pho mát, sữa chua...) không thuộc danh mục những thứ buộc phải kiêng. Tuy nhiên, xét cho cùng, chúng lại "vướng" vào quy định của "giữ chay".
• Luật chỉ buộc giữ chay kiêng - thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh, còn tất cả các ngày thứ sáu trong tuần khuyên các tín hữu phải giữ chay và kiêng thịt.
• Điều 1252: "Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng phải được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực."
• Điều 1253: "Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức."
Ăn chay bên ngoài nhắc nhở việc ăn chay trong lòng. Ăn chay trong lòng giúp ta tập làm chủ đời sống mình để luôn biết qui hướng về Chúa và mở lòng ra với tha nhân. Điều quan trọng hơn nữa là sống ý nghĩa Mùa Chay như Giáo Hội mong muốn, đó là sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô trong cuộc đời mình.
III. MÙA CHAY
1. Lịch sử Mùa Chay
Trong thế kỷ II các tân tòng ăn chay hai ngày trước khi được Rửa Tội trong Đêm Vọng Phục Sinh. Dần dần thời gian chuẩn bị và ăn chay kéo dài 2, 3 và 4 tuần. Trong thế kỷ V Giáo Hội thêm lễ Tro là một nghi thức dành cho tội nhân đang hoán cải và sẽ được hòa giải ngày thứ Năm Tuần Thánh.
- Ý nghĩa “Tro”
Từ thời Cựu Ước, “tro” đã mang hai ý nghĩa: tượng trưng cho “sự thống hối ăn năn” và “đời sống khiêm nhường.” Trong sách Sáng Thế 18, 27, chúng ta nghe Abraham tự thú nhận: “Này tôi quả đường đột thưa với Chúa tôi – tôi chỉ là tro bụi.”
Đến thế kỷ thứ 5, Giáo Hội mới bắt đầu dùng tro trong các nghi thức phụng vụ. Trong thời điểm này, những kẻ tội lỗi và hối nhân rắc tro trên thân mình. Họ bị trục xuất ra khỏi cộng đoàn trong một thời gian ngắn, để thống hối ăn năn vì những trọng tội họ đã phạm – như tội phản đạo, chối đạo, sát nhân và ngoại tình.
Đến thế kỷ thứ 7, nghi thức thống hối này đã biến dạng và được áp dụng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro. Kẻ có tội phải mặc áo nhặm và xức tro trên mình. Đồng thời, phải sống xa gia đình suốt cả Mùa Chay. Những người này không được bước vào Nhà Thờ và cũng không được nói chuyện với bất cứ một ai. Họ phải làm việc đền tội, cầu nguyện và ngủ dưới đất hoặc trên rơm và cũng không được tắm rửa hoặc cắt tóc cạo râu. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, những hối nhân này được ban ơn xá giải và trở về với gia đình. Truyền thống này bắt đầu phổ biến và được áp dụng cho toàn thể Giáo Hội vào thế kỷ thứ 11, dưới triều đại của Đức Thánh Cha Urbanô đệ II.
Ngày nay, vào mỗi Thứ Tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro gạch dấu Thánh Giá trên trán của bản thân mình và từng Giáo hữu. Tro này chính là tro của những chiếc lá vạn tuế của Lễ Lá năm trước đã được đốt đi. Tro nhắc nhở các giáo hữu về thân phận con người. Con người được dựng nên từ bụi tro. Tro được sức lên trán để khắc ghi vào tâm trí thực tại cát bụi của con người chúng ta. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, linh mục sẽ đọc: “Ta là thân cát bụi – sẽ trở về cát bụi” (St 3,19) hoặc “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng” (Mc 1,15).
- Ý nghĩa liên lệ giữa “Mùa Chay” và “Lễ Tro”
Lá vạn tuế năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ thích đáng cho ý nghĩa của Mùa Chay. Điều đó có ý mời gọi mỗi tín hữu phải nhìn lại cuộc sống của mình trong năm qua. Ta phải thiêu đốt tất cả những gì xấu xa tội lỗi của ta thành tro bụi, và quyết tâm lên đường theo Chúa Giêsu bước vào sa mạc để đối diện với lòng mình, với chính kẻ thù của mình là Satan. Satan hằng luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của. Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống khiêm nhu, kính sợ và tín thác vào Thiên Chúa. Chỉ lúc đó, Thiên Chúa mới “cất nhắc tôi lên từ đống phân tro.” (TV 113, 7)
Như vậy các tân tòng và tội nhân là nhân vật quan trọng hàng đầu trong Mùa Chay. Lời nguyện và bài đọc của Mùa Chay thường nhắc đến tân tòng đang chuẩn bị chịu phép Rửa Tội và tội nhân đang xin được hòa giải. Thực sự mọi Kitô hữu đã là ‘tân tòng’ cần đi lại và đào sâu con đường dẫn đến Rửa Tội; vẫn là ‘tội nhân’ được mời xức tro và tích cực tham gia vào Mùa Chay để ăn năn sám hối và chuẩn bị lập lại lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội.
Công Đồng Vat II muốn đem lại đặc tính đích thực cho Mùa Chay: “Hai đặc tính của mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu phép Rửa Tội, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh, bằng sự nhiệt thành nghe lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện hơn… Trong Mùa Chay, việc sám hối không những chỉ ở trong lòng và có tính cách cá nhân, mà còn phải tỏ lộ ra bên ngoài và có tính cách xã hội. Vậy hãy khuyến khích việc thực hành sám hối tùy theo khả năng của thời đại ta, của các miền khác nhau cũng như tùy hoàn cảnh các tín hữu.” (SC 109-110).
2. Chủ đích của Mùa Chay
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để đón nhận ân sủng của Chúa, giúp cho các tín hữu ý thức tình yêu và kế hoạch Thiên Chúa trên cuộc đời mình; là thời gian nhớ lại ngày được Rửa Tội, là biến cố được “dìm xuống” trong Đức Kitô để hoán cải và sống thực sự theo vết chân Ngài. Đó cũng là thời gian tìm lại gốc rễ của đời sống đích thực nơi mỗi người. Gốc rễ là Đức Kitô đã chết và sống lại để ban cho nhân loại sự sống mới. Gốc rễ là hành động của Thần Khí nối kết chúng ta với Thiên Chúa và với anh em trong tình yêu.
Mùa Chay là một hành trình tập luyện thiêng liêng dẫn đến Phục Sinh. Trước khi xức tro có lời nguyện: “Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay hãm mình, để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ, để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần”.
Như vậy, Mùa Chay là mùa phục hồi và bồi dưỡng tâm linh. Nói đúng hơn là chuẩn bị tín hữu tham dự trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, giúp cho tín hữu thực hiện sự phục sinh tâm linh của chính mình.
Mùa Chay không có ý nghĩa tự thân. Nó lệ thuộc vào Lễ Phục Sinh, được lập ra vì Lễ Phục Sinh. Không có Lễ Phục Sinh thì cũng sẽ không có Mùa Chay. Mùa Chay chỉ thực sự có ích nếu giúp ta hồi sinh từng bước, nâng cao phẩm chất đời sống tâm linh, để chính chúng ta cũng sống lại cùng với Chúa.
3. Phục hồi và bồi dưỡng tâm linh trong Mùa Chay
Không thể sống Mùa Chay mà lại thiếu nỗ lực phục hồi và bồi dưỡng tâm linh. Nỗ lực này là điều kiện thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Kinh nghiệm hiển nhiên cho thấy, trong mọi lãnh vực, thời gian và hoàn cảnh luôn làm tiêu hao và bào mòn mọi sự. Ngay cả tình yêu thắm thiết ban đầu rồi sẽ phai dần: Dầu rằng hẹn núi thề non, nhưng rồi có lúc héo mòn nhạt phai. Vì thế, trong bất cứ lãnh vực nào cũng có nhu cầu phục hồi, tân trang, nâng cấp…để ngăn chặn sự thoái hóa. Đời sống tâm linh cũng không thể khác được.
Trên đường đi theo Chúa rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu hao, xuống cấp. Hiện tượng này có khi còn trầm trọng hơn trong các lãnh vực khác. Cám dỗ ngày càng tăng; sức kháng cự ngày càng yếu; lòng sốt sắng ban đầu suy giảm dần; tội lỗi ngày càng tăng áp lực, nên đời sống tâm linh cạn kiệt và tê liệt dần, vì xa rời với nguồn suối linh thiêng.
Trong khi đó, Thiên Chúa lại chờ đợi chúng ta tăng trưởng, tiến tới, vươn lên. Chúa Giêsu luôn bảo các môn đệ của Ngài: “Hãy theo Ta”. Càng ngày càng phải theo Chúa sâu sát hơn trên con đường Chúa đi: con đường thập giá, từ bỏ, hy sinh, quên mình, để tiến đến sự phục sinh. Phải dám khước từ những con đường dễ dãi, hưởng thụ, lạc thú, phú quí, danh lợi… là những con đường đưa ta vào ảo mộng, nửa tỉnh nửa mê, dở sống dở chết. Bởi thế, thánh Phaolô đã phải đánh thức các tín hữu của ngài: “Hãy chỗi dậy những ai ngủ mê, hãy chỗi dậy từ cõi chết. Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi”.
Chúng ta hãy phác họa cho mình một chương trình và cách thức cụ thể để sống Mùa Chay: sống yếu tố Mầu Nhiệm của đời mình trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, để Chúa là tất cả trong tất cả cuộc đời chúng ta.
I. ĂN CHAY THEO QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO
1. Ăn chay
ĂN CHAY, do chữ Hán là Trai. Trai có nghĩa là thanh tịnh, sạch sẽ. Ăn chay là ăn các loại thực phẩm phát xuất từ thảo mộc hay được chế biến từ thảo mộc, như: rau cải, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu, tàu hủ, tương chao… Người ăn chay thường dùng nước chấm là nước tương, được làm bằng đậu nành hay xác đậu phọng. Do đó, người bình dân gọi ăn chay là ĂN TƯƠNG.
Ăn chay còn được gọi là ĂN LẠT. Ăn lạt không có nghĩa là ăn những món ăn lạt lẽo, mà nói như vậy để đối nghĩa với ĂN MẶN. Ăn mặn không có nghĩa là ăn những món ăn được nêm muối cho mặn, mà là ăn các loại thực phẩm xuất phát từ động vật hay được chế biến từ thịt động vật, như: cá, thịt, tôm, cua, sò, ốc, ba-tê, lạc xưởng,.... Vậy, ăn chay, ăn tương hay ăn lạt đều như nhau.
2. Mục đích và ích lợi của ăn chay (theo Phật giáo, Cao đài, Hòa Hảo)
- Ăn chay thì giữ được Ngũ Giới Cấm dễ dàng: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất gây nghiện (rượu, thuốc)
- Ăn chay để thanh lọc bản thể, làm tinh khiết chân thần: các loài động vật chỉ bổ dưỡng cho thể xác con người, vì thể xác con người cũng là huyết nhục. Còn các thức ăn chay có hai tác dụng bổ dưỡng:
. Bổ dưỡng xác thân nhờ những chất khoáng hấp thu trong đất và đạm khí trong không khí.
. Bổ dưỡng chân thần nhờ hấp thu ánh sáng và dưỡng khí.
Người ăn chay trường lâu năm thì tạo được vừng hào quang trong sáng nơi đỉnh đầu, chân thần cũng được trong sáng, tinh tấn, nên nhẹ nhàng hơn không khí. Ðến kỳ thoát xác, chân thần xuất ra khỏi thể xác một cách dễ dàng và bay khỏi bầu không khí, đến các cõi thiêng liêng.
- Ăn chay là luyện tập Bi, Trí, Dũng. Không giết hại thú vật để ăn thịt nên tâm từ bi. Không dùng thịt máu làm quấy động tâm can nên trí sáng. Không bị lôi kéo vào đam mê dục vọng nên chí dũng.
- Ăn chay để kiềm chế lục dục thất tình. Lục dục gồm: Sắc dục (nhãn – mắt), Thinh dục (nhĩ -tai), Hương dục (tỹ- mũi), Vị dục (thiệt-lưỡi), Xúc dục (thân- da thịt), Pháp dục (ý –tư tưởng). Thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn).
- Ăn chay để tránh quả báo luân hồi. Ăn chay giúp chúng ta không mắc nợ oan nghiệt, không vay nên không phải trả, không nhân tai nên không quả báo.
Có nhiều mức độ ăn chay: nhị trai, tứ trai, thập trai, nguyệt trai, trường trai. Các tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo đã quá quen với việc ăn chay, có nhiều người ăn chay suốt đời. Họ coi đó như một cách cơ bản để tu luyện bản thân. Về tâm sinh học, quả thực việc ăn chay đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho đời sống thể chất cũng như tinh thần, giúp người ta đi vào đời sống tôn giáo cách thanh tịnh và thuần khiết hơn.
II. ĂN CHAY THEO KITÔ GIÁO
Kitô giáo quan niệm rằng ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và nhất là tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa. Cần phân biệt giữa "giữ chay" và "kiêng thịt" (nhưng hai việc này lại thường đi đôi với nhau), thông thường được hiểu như sau:
• Giữ chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được tiếp nạp vào cơ thể. Cụ thể, giữ chay là không được ăn và uống những thứ gì ngoài bữa ăn chính trong ngày (như bánh, kẹo, nước ngọt, cà phê, trái cây...).
• Kiêng thịt (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu thường ngày, cụ thể, cấm ăn thịt nhưng lại cho phép ăn cá, các sinh vật biển hay động vật máu lạnh (tôm, cua, ếch...). Trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa (như bơ, pho mát, sữa chua...) không thuộc danh mục những thứ buộc phải kiêng. Tuy nhiên, xét cho cùng, chúng lại "vướng" vào quy định của "giữ chay".
• Luật chỉ buộc giữ chay kiêng - thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh, còn tất cả các ngày thứ sáu trong tuần khuyên các tín hữu phải giữ chay và kiêng thịt.
• Điều 1252: "Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng phải được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực."
• Điều 1253: "Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức."
Ăn chay bên ngoài nhắc nhở việc ăn chay trong lòng. Ăn chay trong lòng giúp ta tập làm chủ đời sống mình để luôn biết qui hướng về Chúa và mở lòng ra với tha nhân. Điều quan trọng hơn nữa là sống ý nghĩa Mùa Chay như Giáo Hội mong muốn, đó là sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô trong cuộc đời mình.
III. MÙA CHAY
1. Lịch sử Mùa Chay
Trong thế kỷ II các tân tòng ăn chay hai ngày trước khi được Rửa Tội trong Đêm Vọng Phục Sinh. Dần dần thời gian chuẩn bị và ăn chay kéo dài 2, 3 và 4 tuần. Trong thế kỷ V Giáo Hội thêm lễ Tro là một nghi thức dành cho tội nhân đang hoán cải và sẽ được hòa giải ngày thứ Năm Tuần Thánh.
- Ý nghĩa “Tro”
Từ thời Cựu Ước, “tro” đã mang hai ý nghĩa: tượng trưng cho “sự thống hối ăn năn” và “đời sống khiêm nhường.” Trong sách Sáng Thế 18, 27, chúng ta nghe Abraham tự thú nhận: “Này tôi quả đường đột thưa với Chúa tôi – tôi chỉ là tro bụi.”
Đến thế kỷ thứ 5, Giáo Hội mới bắt đầu dùng tro trong các nghi thức phụng vụ. Trong thời điểm này, những kẻ tội lỗi và hối nhân rắc tro trên thân mình. Họ bị trục xuất ra khỏi cộng đoàn trong một thời gian ngắn, để thống hối ăn năn vì những trọng tội họ đã phạm – như tội phản đạo, chối đạo, sát nhân và ngoại tình.
Đến thế kỷ thứ 7, nghi thức thống hối này đã biến dạng và được áp dụng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro. Kẻ có tội phải mặc áo nhặm và xức tro trên mình. Đồng thời, phải sống xa gia đình suốt cả Mùa Chay. Những người này không được bước vào Nhà Thờ và cũng không được nói chuyện với bất cứ một ai. Họ phải làm việc đền tội, cầu nguyện và ngủ dưới đất hoặc trên rơm và cũng không được tắm rửa hoặc cắt tóc cạo râu. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, những hối nhân này được ban ơn xá giải và trở về với gia đình. Truyền thống này bắt đầu phổ biến và được áp dụng cho toàn thể Giáo Hội vào thế kỷ thứ 11, dưới triều đại của Đức Thánh Cha Urbanô đệ II.
Ngày nay, vào mỗi Thứ Tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro gạch dấu Thánh Giá trên trán của bản thân mình và từng Giáo hữu. Tro này chính là tro của những chiếc lá vạn tuế của Lễ Lá năm trước đã được đốt đi. Tro nhắc nhở các giáo hữu về thân phận con người. Con người được dựng nên từ bụi tro. Tro được sức lên trán để khắc ghi vào tâm trí thực tại cát bụi của con người chúng ta. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, linh mục sẽ đọc: “Ta là thân cát bụi – sẽ trở về cát bụi” (St 3,19) hoặc “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng” (Mc 1,15).
- Ý nghĩa liên lệ giữa “Mùa Chay” và “Lễ Tro”
Lá vạn tuế năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ thích đáng cho ý nghĩa của Mùa Chay. Điều đó có ý mời gọi mỗi tín hữu phải nhìn lại cuộc sống của mình trong năm qua. Ta phải thiêu đốt tất cả những gì xấu xa tội lỗi của ta thành tro bụi, và quyết tâm lên đường theo Chúa Giêsu bước vào sa mạc để đối diện với lòng mình, với chính kẻ thù của mình là Satan. Satan hằng luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của. Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống khiêm nhu, kính sợ và tín thác vào Thiên Chúa. Chỉ lúc đó, Thiên Chúa mới “cất nhắc tôi lên từ đống phân tro.” (TV 113, 7)
Như vậy các tân tòng và tội nhân là nhân vật quan trọng hàng đầu trong Mùa Chay. Lời nguyện và bài đọc của Mùa Chay thường nhắc đến tân tòng đang chuẩn bị chịu phép Rửa Tội và tội nhân đang xin được hòa giải. Thực sự mọi Kitô hữu đã là ‘tân tòng’ cần đi lại và đào sâu con đường dẫn đến Rửa Tội; vẫn là ‘tội nhân’ được mời xức tro và tích cực tham gia vào Mùa Chay để ăn năn sám hối và chuẩn bị lập lại lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội.
Công Đồng Vat II muốn đem lại đặc tính đích thực cho Mùa Chay: “Hai đặc tính của mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu phép Rửa Tội, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh, bằng sự nhiệt thành nghe lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện hơn… Trong Mùa Chay, việc sám hối không những chỉ ở trong lòng và có tính cách cá nhân, mà còn phải tỏ lộ ra bên ngoài và có tính cách xã hội. Vậy hãy khuyến khích việc thực hành sám hối tùy theo khả năng của thời đại ta, của các miền khác nhau cũng như tùy hoàn cảnh các tín hữu.” (SC 109-110).
2. Chủ đích của Mùa Chay
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để đón nhận ân sủng của Chúa, giúp cho các tín hữu ý thức tình yêu và kế hoạch Thiên Chúa trên cuộc đời mình; là thời gian nhớ lại ngày được Rửa Tội, là biến cố được “dìm xuống” trong Đức Kitô để hoán cải và sống thực sự theo vết chân Ngài. Đó cũng là thời gian tìm lại gốc rễ của đời sống đích thực nơi mỗi người. Gốc rễ là Đức Kitô đã chết và sống lại để ban cho nhân loại sự sống mới. Gốc rễ là hành động của Thần Khí nối kết chúng ta với Thiên Chúa và với anh em trong tình yêu.
Mùa Chay là một hành trình tập luyện thiêng liêng dẫn đến Phục Sinh. Trước khi xức tro có lời nguyện: “Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay hãm mình, để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ, để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần”.
Như vậy, Mùa Chay là mùa phục hồi và bồi dưỡng tâm linh. Nói đúng hơn là chuẩn bị tín hữu tham dự trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, giúp cho tín hữu thực hiện sự phục sinh tâm linh của chính mình.
Mùa Chay không có ý nghĩa tự thân. Nó lệ thuộc vào Lễ Phục Sinh, được lập ra vì Lễ Phục Sinh. Không có Lễ Phục Sinh thì cũng sẽ không có Mùa Chay. Mùa Chay chỉ thực sự có ích nếu giúp ta hồi sinh từng bước, nâng cao phẩm chất đời sống tâm linh, để chính chúng ta cũng sống lại cùng với Chúa.
3. Phục hồi và bồi dưỡng tâm linh trong Mùa Chay
Không thể sống Mùa Chay mà lại thiếu nỗ lực phục hồi và bồi dưỡng tâm linh. Nỗ lực này là điều kiện thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Kinh nghiệm hiển nhiên cho thấy, trong mọi lãnh vực, thời gian và hoàn cảnh luôn làm tiêu hao và bào mòn mọi sự. Ngay cả tình yêu thắm thiết ban đầu rồi sẽ phai dần: Dầu rằng hẹn núi thề non, nhưng rồi có lúc héo mòn nhạt phai. Vì thế, trong bất cứ lãnh vực nào cũng có nhu cầu phục hồi, tân trang, nâng cấp…để ngăn chặn sự thoái hóa. Đời sống tâm linh cũng không thể khác được.
Trên đường đi theo Chúa rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu hao, xuống cấp. Hiện tượng này có khi còn trầm trọng hơn trong các lãnh vực khác. Cám dỗ ngày càng tăng; sức kháng cự ngày càng yếu; lòng sốt sắng ban đầu suy giảm dần; tội lỗi ngày càng tăng áp lực, nên đời sống tâm linh cạn kiệt và tê liệt dần, vì xa rời với nguồn suối linh thiêng.
Trong khi đó, Thiên Chúa lại chờ đợi chúng ta tăng trưởng, tiến tới, vươn lên. Chúa Giêsu luôn bảo các môn đệ của Ngài: “Hãy theo Ta”. Càng ngày càng phải theo Chúa sâu sát hơn trên con đường Chúa đi: con đường thập giá, từ bỏ, hy sinh, quên mình, để tiến đến sự phục sinh. Phải dám khước từ những con đường dễ dãi, hưởng thụ, lạc thú, phú quí, danh lợi… là những con đường đưa ta vào ảo mộng, nửa tỉnh nửa mê, dở sống dở chết. Bởi thế, thánh Phaolô đã phải đánh thức các tín hữu của ngài: “Hãy chỗi dậy những ai ngủ mê, hãy chỗi dậy từ cõi chết. Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi”.
Chúng ta hãy phác họa cho mình một chương trình và cách thức cụ thể để sống Mùa Chay: sống yếu tố Mầu Nhiệm của đời mình trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, để Chúa là tất cả trong tất cả cuộc đời chúng ta.
Từ bụi tro và trở về bụi tro
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
10:44 08/03/2011
Từ bụi tro và trở về bụi tro
Hằng năm theo tập tục nếp sống đạo đức đạo Công Giáo có lễ nghi xức tro ngày thứ tư lễ Tro, ngày này bắt đầu mùa chay 40 ngày ăn năn đền tội sửa soạn tâm hồn mừng lễ Chúa Giêsu sống lại.
Tập tục lễ nghi phụng vụ xức tro trên đỉnh đầu người tín hữu Công giáo, như dấu chỉ sự đền tội vào ngày thứ Tư lễ tro có từ thế kỷ thứ 10.
Lễ nghi phụng vụ này nhắc nhớ con người về nguồn gốc của mình được tạo thành từ bụi tro.
(St 3,19).
Nhưng đâu là ý nghĩa của tro bụi trong đời sống đức tin?
Mầu của bụi tro xám đen buồn thảm. Nó ngược hẳn với mầu trắng, mầu xanh, mầu đỏ, mầu vàng, mầun hồng…trong sáng của đời sống.
Mầu xám đen của tro bụi diễn tả vẻ nghiêm nghị khắc khổ kỷ luật, nhắc nhở đến suy nghĩ về điều chính yếu của đời sống, nhất là quay trở về với nguồn gốc qua việc từ bỏ những điều làm tâm trí đời sống ta bị chia xẻ tan loãng.
Khi xức tro, lời Kinh Thánh được đọc lên: „Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro“. Lời này chúng ta không chỉ nghe lúc còn đang sống trên trần gian, nhưng cả khi đã qua đời lúc cỗ áo quan người qua đời được chôn vùi sâu trong lòng đất, lời này cũng được đọc lên nữa. Như thế lời này gói trọn cả đời sống con người từ lúc được tạo thành, rồi trong suốt dọc đời sống và cho đến khi chấm dứt sự sống trên trần gian.
„"Với con người, Thiên Chúa phán: Vì ngươi đã không nghe lời mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó",nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi;ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi,mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra.
Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn,cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." ( Sách Sáng Thế 3, 17-19).
Lễ nghi xức Tro cũng muốn nói nhắc nhớ ta đến giới hạn đời sống của chúng ta theo hai chiều đàng sau và phía trước.
Theo chiều phía đàng sau có ý muốn nhắc nhở: con người được tạo thành từ hư vô, từ bụi đất, nhưng không phải do vô tình vô ý, mà do ý muốn của Thiên Chúa như vậy. Do đó sự chết là chiều hướng về phía trước. Con người chết không phải là chấm dứt, rơi vào khoảng không hư vô, nhưng là trở về với Thiên Chúa, Đấng là khời thủy của đời sống con người, như lời Thiên Chúa hứa: „ Con đừng sợ, Ta cứu chuộc con. Ta gọi tên con. Con là con Ta, con thuộc về Ta.“ ( Isaia 43,1).
Tro được xức trên trán hay đỉnh đầu theo hình Thánh Gía không chỉ diễn tả sự chân nhận giới hạn đời sống của mỗi người, nhưng còn là điều tuyên tín vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu chết trên Thánh gía cứu chuộc con người, và muốn sống theo chân người.
Thứ Tư lễ Tro 2011
Hằng năm theo tập tục nếp sống đạo đức đạo Công Giáo có lễ nghi xức tro ngày thứ tư lễ Tro, ngày này bắt đầu mùa chay 40 ngày ăn năn đền tội sửa soạn tâm hồn mừng lễ Chúa Giêsu sống lại.
Tập tục lễ nghi phụng vụ xức tro trên đỉnh đầu người tín hữu Công giáo, như dấu chỉ sự đền tội vào ngày thứ Tư lễ tro có từ thế kỷ thứ 10.
Lễ nghi phụng vụ này nhắc nhớ con người về nguồn gốc của mình được tạo thành từ bụi tro.
(St 3,19).
Nhưng đâu là ý nghĩa của tro bụi trong đời sống đức tin?
Mầu của bụi tro xám đen buồn thảm. Nó ngược hẳn với mầu trắng, mầu xanh, mầu đỏ, mầu vàng, mầun hồng…trong sáng của đời sống.
Mầu xám đen của tro bụi diễn tả vẻ nghiêm nghị khắc khổ kỷ luật, nhắc nhở đến suy nghĩ về điều chính yếu của đời sống, nhất là quay trở về với nguồn gốc qua việc từ bỏ những điều làm tâm trí đời sống ta bị chia xẻ tan loãng.
Khi xức tro, lời Kinh Thánh được đọc lên: „Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro“. Lời này chúng ta không chỉ nghe lúc còn đang sống trên trần gian, nhưng cả khi đã qua đời lúc cỗ áo quan người qua đời được chôn vùi sâu trong lòng đất, lời này cũng được đọc lên nữa. Như thế lời này gói trọn cả đời sống con người từ lúc được tạo thành, rồi trong suốt dọc đời sống và cho đến khi chấm dứt sự sống trên trần gian.
„"Với con người, Thiên Chúa phán: Vì ngươi đã không nghe lời mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó",nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi;ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi,mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra.
Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn,cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." ( Sách Sáng Thế 3, 17-19).
Lễ nghi xức Tro cũng muốn nói nhắc nhớ ta đến giới hạn đời sống của chúng ta theo hai chiều đàng sau và phía trước.
Theo chiều phía đàng sau có ý muốn nhắc nhở: con người được tạo thành từ hư vô, từ bụi đất, nhưng không phải do vô tình vô ý, mà do ý muốn của Thiên Chúa như vậy. Do đó sự chết là chiều hướng về phía trước. Con người chết không phải là chấm dứt, rơi vào khoảng không hư vô, nhưng là trở về với Thiên Chúa, Đấng là khời thủy của đời sống con người, như lời Thiên Chúa hứa: „ Con đừng sợ, Ta cứu chuộc con. Ta gọi tên con. Con là con Ta, con thuộc về Ta.“ ( Isaia 43,1).
Tro được xức trên trán hay đỉnh đầu theo hình Thánh Gía không chỉ diễn tả sự chân nhận giới hạn đời sống của mỗi người, nhưng còn là điều tuyên tín vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu chết trên Thánh gía cứu chuộc con người, và muốn sống theo chân người.
Thứ Tư lễ Tro 2011
Tin - theo
LM Joseph Việt, O.Carm.
12:04 08/03/2011
Chúa nhật 9A Thường niên
Nếu cần tóm tắt nội dung của tất cả Lời Chúa mà Hội Thánh mời ta suy niệm hôm nay trong một từ thôi, theo bạn đó có thể là từ gì?
Trong bài đọc 1, Môsê nói với dân chúng: “Anh em hãy vâng nghe lệnh truyền của Đức Chúa để được chúc phúc.” Thánh Phaolô nói trong bài đọc 2: “Tất cả những ai tin vào Đức Giêsu đều được nên công chính.” Cuối cùng, trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu bảo: “Anh em hãy xây nhà mình trên đá bằng việc thực hành những điều Thầy dạy.” Theo ý kiến của mình, ta có thể tóm tắt tất cả các ý tưởng trên bằng chữ TIN.
Tin là thế nào?
Điều đầu tiên ta cần nói ngay với nhau là: Tin không chỉ là “tin có”. Thỉnh thoảng ta vẫn nghe ai đó nói: “Tôi cóc tin có Thượng Đế !” Mình dám nói với bạn rằng 99,9% những người nói như thế không ý thức hết điều họ đang nói. Chứng minh rằng Thiên Chúa không hiện hữu là một điều vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể! Nó còn khó hơn việc phủ nhận sự tồn tại của tình yêu. Khi ta thấy có người nổi giận hay thờ ơ khi nghe đề cập đến Thượng Đế, thông thường lý do không phải vì họ không tin có Ngài, mà là vì một điều khác, ví dụ: họ bực bội, chán nản, nổi loạn vì không thấy điều mình mong ước xảy ra như ý muốn.
Vậy tin là thế nào?
Tin ở đây là tin – theo. Tin – theo là tin vào và làm theo. Tin vào Chúa nghĩa là chân nhận vị trí tối cao và vai trò không thể thiếu được của Chúa trong đời mình. Làm theo Chúa nghĩa là đem ra thực hành Lời của Người. Tin và làm là hai mặt không thể tách rời của cùng một thực tại duy nhất. Thánh Gia-cô-bê nói rất súc tích: “Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.” (Gc 2:26) Chúa Giêsu thì bảo: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa”’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào thôi….Chính anh em là ánh sáng cho trần gian… ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 7: 21; 5: 14,16)
Những công việc nào được coi là tốt đẹp theo ý Cha? Có phải đó là những việc vĩ đại, dễ gây chú ý như khả năng nói tiên tri, trừ ma đuổi quỷ, làm phép lạ không? Không, nếu thiếu một chất liệu nền tảng (Mt 7:22-23). Chính chất liệu này đã làm cho các môn đệ đầu tiên của Thầy Giêsu khiến những ai gặp họ phải thốt lên: “Những người mang danh Kitô hữu này là ai mà họ lại yêu thương nhiều đến thế?” Phaolô, người bắt bớ gay gắt các tín hữu đầu tiên, sau khi trở thành Kitô hữu đã quả quyết rằng: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng…giả như tôi được ơn nói tiên tri,…biết hết mọi điều bí nhiệm…có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có tình yêu thương, thì tôi cũng chẳng là gì.” (1Cr 13: 1-3) Chất liệu ấy là tình yêu theo gương mẫu tình yêu Thiên Chúa.
Mình biết một sinh viên năm thứ 4 đại học. Mặc dù rất thông minh vẫn bị các bạn kém thông minh hơn chê là “ngu”. Anh ấy thông minh bởi vì học đâu hiểu đấy, thậm chí còn dạy lại cho các bạn cùng lớp. Nhưng anh bị coi là “ngu” bởi vì anh chọn sống “ngược dòng”. Bạn biết đấy, chuyện quay cóp trong môi trường giáo dục bao năm nay là chuyện được coi là “bình thường”, “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”, nên anh bị xem là “gã khờ” dại dột dám sống sự trung thực của mình. Có người hỏi sao anh dại thế, anh trả lời: “Sự dại dột của Thiên Chúa còn gấp trăm ngàn lần sự khôn ngoan của thế gian.” (1Cr 1:25) Người ấy chỉ biết lắc đầu chào thua trong khi Chúa trên cao gật đầu mỉm cười.
Mình cũng biết một phụ nữ khả ái nọ. Chị tài giỏi trong nhiều lĩnh vực. Dẫu rằng chị sống bằng trái tim nhân hậu, xung quanh chị vẫn có những kẻ hay ganh ghét vu oan những điều xấu xa cho chị. Trong cái thế giới bon chen để sống còn này, người ta chê chị quá hiền lành; nhưng cũng trong cái xã hội ăn miếng trả miếng hôm nay, người ta lại thầm ngưỡng mộ ánh sáng trong tâm hồn chị. Khi mình hỏi làm sao chị có thể nhẫn nại và bao dung như vậy, chị nói: “Thiên Chúa là “Đấng thấu suốt mọi bí ẩn” hiểu lòng tôi. Còn chuyện bị người khác hiểu lầm, vu oan giáng họa, xin nhường lại quyền xét xử cho Người. Tôi chỉ xin Chúa giúp tôi biết sống tha thứ như Người vẫn hằng tha thứ cho tôi.”
Chắc hẳn còn nhiều người xung quanh ta đang tin-theo Thầy Giêsu như vậy, bạn nhỉ?! Hơn bao giờ hết, thế giới tụi mình đang sống cần những chứng nhân dám can trường sống các giá trị tốt đẹp của Tin Mừng. Trong cuộc đời còn nhiều bóng tối, mình cùng nhau thắp lên một ngọn lửa của bình an và hoà nhã, thứ tha cùng tôn trọng, bao dung và bác ái, nhẫn nại với khiêm nhường, can trường và trung trực, bạn nhé! Như thế, ta đang tỏ cho thế giới biết rằng mình tin – yêu Giêsu rất chân thành.
Nếu cần tóm tắt nội dung của tất cả Lời Chúa mà Hội Thánh mời ta suy niệm hôm nay trong một từ thôi, theo bạn đó có thể là từ gì?
Trong bài đọc 1, Môsê nói với dân chúng: “Anh em hãy vâng nghe lệnh truyền của Đức Chúa để được chúc phúc.” Thánh Phaolô nói trong bài đọc 2: “Tất cả những ai tin vào Đức Giêsu đều được nên công chính.” Cuối cùng, trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu bảo: “Anh em hãy xây nhà mình trên đá bằng việc thực hành những điều Thầy dạy.” Theo ý kiến của mình, ta có thể tóm tắt tất cả các ý tưởng trên bằng chữ TIN.
Tin là thế nào?
Điều đầu tiên ta cần nói ngay với nhau là: Tin không chỉ là “tin có”. Thỉnh thoảng ta vẫn nghe ai đó nói: “Tôi cóc tin có Thượng Đế !” Mình dám nói với bạn rằng 99,9% những người nói như thế không ý thức hết điều họ đang nói. Chứng minh rằng Thiên Chúa không hiện hữu là một điều vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể! Nó còn khó hơn việc phủ nhận sự tồn tại của tình yêu. Khi ta thấy có người nổi giận hay thờ ơ khi nghe đề cập đến Thượng Đế, thông thường lý do không phải vì họ không tin có Ngài, mà là vì một điều khác, ví dụ: họ bực bội, chán nản, nổi loạn vì không thấy điều mình mong ước xảy ra như ý muốn.
Vậy tin là thế nào?
Tin ở đây là tin – theo. Tin – theo là tin vào và làm theo. Tin vào Chúa nghĩa là chân nhận vị trí tối cao và vai trò không thể thiếu được của Chúa trong đời mình. Làm theo Chúa nghĩa là đem ra thực hành Lời của Người. Tin và làm là hai mặt không thể tách rời của cùng một thực tại duy nhất. Thánh Gia-cô-bê nói rất súc tích: “Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.” (Gc 2:26) Chúa Giêsu thì bảo: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa”’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào thôi….Chính anh em là ánh sáng cho trần gian… ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 7: 21; 5: 14,16)
Những công việc nào được coi là tốt đẹp theo ý Cha? Có phải đó là những việc vĩ đại, dễ gây chú ý như khả năng nói tiên tri, trừ ma đuổi quỷ, làm phép lạ không? Không, nếu thiếu một chất liệu nền tảng (Mt 7:22-23). Chính chất liệu này đã làm cho các môn đệ đầu tiên của Thầy Giêsu khiến những ai gặp họ phải thốt lên: “Những người mang danh Kitô hữu này là ai mà họ lại yêu thương nhiều đến thế?” Phaolô, người bắt bớ gay gắt các tín hữu đầu tiên, sau khi trở thành Kitô hữu đã quả quyết rằng: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng…giả như tôi được ơn nói tiên tri,…biết hết mọi điều bí nhiệm…có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có tình yêu thương, thì tôi cũng chẳng là gì.” (1Cr 13: 1-3) Chất liệu ấy là tình yêu theo gương mẫu tình yêu Thiên Chúa.
Mình biết một sinh viên năm thứ 4 đại học. Mặc dù rất thông minh vẫn bị các bạn kém thông minh hơn chê là “ngu”. Anh ấy thông minh bởi vì học đâu hiểu đấy, thậm chí còn dạy lại cho các bạn cùng lớp. Nhưng anh bị coi là “ngu” bởi vì anh chọn sống “ngược dòng”. Bạn biết đấy, chuyện quay cóp trong môi trường giáo dục bao năm nay là chuyện được coi là “bình thường”, “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”, nên anh bị xem là “gã khờ” dại dột dám sống sự trung thực của mình. Có người hỏi sao anh dại thế, anh trả lời: “Sự dại dột của Thiên Chúa còn gấp trăm ngàn lần sự khôn ngoan của thế gian.” (1Cr 1:25) Người ấy chỉ biết lắc đầu chào thua trong khi Chúa trên cao gật đầu mỉm cười.
Mình cũng biết một phụ nữ khả ái nọ. Chị tài giỏi trong nhiều lĩnh vực. Dẫu rằng chị sống bằng trái tim nhân hậu, xung quanh chị vẫn có những kẻ hay ganh ghét vu oan những điều xấu xa cho chị. Trong cái thế giới bon chen để sống còn này, người ta chê chị quá hiền lành; nhưng cũng trong cái xã hội ăn miếng trả miếng hôm nay, người ta lại thầm ngưỡng mộ ánh sáng trong tâm hồn chị. Khi mình hỏi làm sao chị có thể nhẫn nại và bao dung như vậy, chị nói: “Thiên Chúa là “Đấng thấu suốt mọi bí ẩn” hiểu lòng tôi. Còn chuyện bị người khác hiểu lầm, vu oan giáng họa, xin nhường lại quyền xét xử cho Người. Tôi chỉ xin Chúa giúp tôi biết sống tha thứ như Người vẫn hằng tha thứ cho tôi.”
Chắc hẳn còn nhiều người xung quanh ta đang tin-theo Thầy Giêsu như vậy, bạn nhỉ?! Hơn bao giờ hết, thế giới tụi mình đang sống cần những chứng nhân dám can trường sống các giá trị tốt đẹp của Tin Mừng. Trong cuộc đời còn nhiều bóng tối, mình cùng nhau thắp lên một ngọn lửa của bình an và hoà nhã, thứ tha cùng tôn trọng, bao dung và bác ái, nhẫn nại với khiêm nhường, can trường và trung trực, bạn nhé! Như thế, ta đang tỏ cho thế giới biết rằng mình tin – yêu Giêsu rất chân thành.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:55 08/03/2011
CHA CON KHÔNG NHƯỜNG NGƯỜI
Có một người tính tình rất là ngoan cố, bất luận là chuyện gì đều không muốn nhường người khác.
Một hôm, trong nhà có khách đến thăm, ông ta sai đứa con vào trong thành mua thịt, con trai mua thịt xong thì trở về nhà, khi ra khỏi cửa thành thì thấy phía trước có một người đi đến, cả hai người đều không ai muốn nhường ai, bèn mặt đối mặt đứng tại chỗ.
Ở nhà đợi thịt để đãi khách, nhưng đời hoài đợi mãi không thấy đứa con đem thịt về, ông bố mới ôm một bụng tức giận đi vào thành tìm con, ông ta vừa đi đến cổng thành thì thấy: con trai và một người khác đang đối mặt đứng đó, ông ta bèn hiểu chuyện, thế là đi đến phía trước nói với con trai:
- “Mày đem thịt về nhà trước để làm cơm đãi khách, bố thay mày cùng với hắn đứng đây coi ai nhường ai !”
Suy tư:
“Cha nào con nấy” quả không sai, cũng như Chúa Giê-su đã nói: xem quả thì biết cây.
Cuộc sống con người phong phú nhất là biết nhường nhịn nhau, khi nhường nhịn nhau một bước thì tâm hồn vui vẻ một ngày, mỗi ngày đều biết nhường nhịn nhau thì ngộ ra được tình người thật dễ thương đáng trân quý.
Trên những con đường trong thành phố, thỉnh thoảng người lái xe có thấy một tấm bảng bên đường: nhường một bước để an toàn; khi đi mua hàng không những người ta vui vẻ đứng sắp hàng, mà còn biết nhường cho những người già, thai phụ và trẻ em đứng trước…
Làm cha mẹ phải dạy con biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng người tàn tật và trẻ em, bởi vì khi dạy như thế thì cha mẹ đã gieo vào tâm hồn con cái mình đức ái Ki-tô giáo.
Nhường nhịn nhau là bày tỏ một tâm hồn bác ái biết tôn trọng người khác vậy.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người tính tình rất là ngoan cố, bất luận là chuyện gì đều không muốn nhường người khác.
Một hôm, trong nhà có khách đến thăm, ông ta sai đứa con vào trong thành mua thịt, con trai mua thịt xong thì trở về nhà, khi ra khỏi cửa thành thì thấy phía trước có một người đi đến, cả hai người đều không ai muốn nhường ai, bèn mặt đối mặt đứng tại chỗ.
Ở nhà đợi thịt để đãi khách, nhưng đời hoài đợi mãi không thấy đứa con đem thịt về, ông bố mới ôm một bụng tức giận đi vào thành tìm con, ông ta vừa đi đến cổng thành thì thấy: con trai và một người khác đang đối mặt đứng đó, ông ta bèn hiểu chuyện, thế là đi đến phía trước nói với con trai:
- “Mày đem thịt về nhà trước để làm cơm đãi khách, bố thay mày cùng với hắn đứng đây coi ai nhường ai !”
Suy tư:
“Cha nào con nấy” quả không sai, cũng như Chúa Giê-su đã nói: xem quả thì biết cây.
Cuộc sống con người phong phú nhất là biết nhường nhịn nhau, khi nhường nhịn nhau một bước thì tâm hồn vui vẻ một ngày, mỗi ngày đều biết nhường nhịn nhau thì ngộ ra được tình người thật dễ thương đáng trân quý.
Trên những con đường trong thành phố, thỉnh thoảng người lái xe có thấy một tấm bảng bên đường: nhường một bước để an toàn; khi đi mua hàng không những người ta vui vẻ đứng sắp hàng, mà còn biết nhường cho những người già, thai phụ và trẻ em đứng trước…
Làm cha mẹ phải dạy con biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng người tàn tật và trẻ em, bởi vì khi dạy như thế thì cha mẹ đã gieo vào tâm hồn con cái mình đức ái Ki-tô giáo.
Nhường nhịn nhau là bày tỏ một tâm hồn bác ái biết tôn trọng người khác vậy.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:57 08/03/2011
Chương 34:
“Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết”. (Rm 6, 23)
TỘI LỖI
“Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết”. (Rm 6, 23)
N2T |
1. Người phạm tội thì trong lòng không có Thiên Chúa, cái họ yêu chính là những tội lỗi lại trở thành Thiên Chúa của họ.
(Thánh Hieronimo)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kế Vị Tông Truyền
Bùi Hữu Thư
01:11 08/03/2011
Tâm sự của Francis J. Beckwith
Năm 2007, khi tôi suy niệm trong cầu nguyện về việc trở lại với Giáo Hội Công Giáo, có bốn vấn đề thần học giúp tôi lấy quyết định này: công chính hóa, đền tội, biến đổi bản thể, và sự kế vị tông truyền. Tôi đã bàn về ba vấn đề đầu tiên, Ở đây tôi xin trình bầy ngắn gọn về lý do tôi đoan chắc rằng Giáo Hội Công Giáo cũng đúng về việc kế vị tông truyền.
Đạo Công Giáo đòi hỏi là nếu một Giáo Hội tuyên xưng là Kitô giáo thì phải có thể chứng tỏ là các vị lãnh đạo – các giám mục và linh mục – đều là những người kế vị của các Tông Đồ. Chính vì vậy mà Giáo Hội Công Giáo đã chấp nhận các bí tích của Chính Thống giáo Đông Phương là hợp lệ, mặc dầu Chính Thống giáo không hoàn toàn hiệp thông với Rôma.
Điều làm tôi ngạc nhiên là trong Giáo Hội Sơ Khai việc kế vị các tông đồ không phải là một vấn đề phải tranh cãi, như sử gia Tin Lành J. N. D. Kelley đã trình bầy trong cuốn sách Các Học Thuyết Kitô giáo Tiên Khởi Early Christian Doctrines. Tôi tưởng phải tìm thấy các nhóm Kitô hữu, kể cả những vị tổ phụ được kính trọng trong Giáo Hội chống lại. Thực vậy, không có một ai cả. Một lý lẽ để tranh luận trong Giáo Hội Sơ Khởi chống lại việc lạc giáo là sự thiếu sót về dòng dõi kế nhiệm liên tục,và do đó có sự thiếu hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Trong luận án nổi tiếng của Thánh Iternaeus “Chống Lạc Giáo” Against Heresies (182-188), Thánh Irenaeus (140-202) cũng đã đề cập đến điểm này ở nhiều chỗ. Tertullian (160-220) cũng trình bày cùng một lý luận như vậy.
Dĩ nhiên, chính các Kitô hữu sơ khởi cũng không có một hệ thống và cơ cấu tổ chức chi tiết và Bộ Giáo Luật như Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Họ cũng không có một Tân Ước được chính thức công nhận, những tín lý được công đồng chấp nhận, một Giáo Hội hoàn vũ nối kết được toàn cầu, và những giải thích chi tiết và rõ ràng về Ba Ngôi, sự Nhập Thể, và công chính hóa. Một Giáo Hội sơ sinh cũng giống như một đứa bé. Trong những giai đoạn sơ khởi đã có những đặc tính đến khi trưởng thành trọn vẹn mới được biểu hiệu cách khác đi, tuy nhiên vẫn bắt nguồn từ bản thể hiện hữu của mình.
Do đó, cùng một con người nói, “Mẹ ơi! Con muốn…,” có thể một ngày kia thực hành việc chữa trị bệnh nội thương. Như thế, trong khi Giáo Hội phát triển và trưởng thành, các đặc tính tự bản chất cũng trưởng thành để đáp ứng với con số gia tăng các thành viên, cũng như đáp ứng các thách đố thần học, chính trị, điạ dư, và mục vụ không lường trước được khi còn sơ khai.
Chẳng hạn, thách đố của thuyết lạc giáo Arianism, Công Đồng Tiên Khởi Nicaea (năm 325) đã nhóm họp và đã soạn được một kinh Tin Kính và tất cả mọi thành phần của Giáo Hội phải chấp nhận. Những quyết định của công đồng đạt được như vậy chỉ có ý nghĩa khi những tổ chức này có thực quyền. Và, như tôi đã học biết, chức quyền độc nhất trong Giáo Hội Sơ Khởi được công nhận là có khả năng giải hòa các tranh cãi về học thuyết, chính là tông truyền, dù cho nguyên thủy hay được tiếp nhận.
Vào lúc các tổ phụ đầu tiên của Giáo Hội đang viết các thánh thư, một hạ tầng cơ sở của giáo hội đã sẵn sàng, và hoạt động không có sự mâu thuẫn nào cả, dù còn trong tình trạng sơ khai. Mặc dầu chúng ta có thể thấy những dấu chỉ đầu tiên của sự phát triển này trong Tân Ước, đề nghị một mẫu mực đặc biệt về lãnh đạo và quyền bính, chúng vẫn chỉ là các dấu chỉ khi bị cô lập hóa với cách thức các độc giả tiên khởi của Kinh Thánh thấu hiểu, kể cả những môn đệ của các Tông Đồ và những người kế vị họ.
Trước nhất, rõ ràng là Giáo Hội của Tân Ước là một giáo hội tông truyền. Thành phần lãnh đạo gốm có các tông đồ, được Chúa Giêsu ban cho quyền bính, kể cả quyền cầm buộc hay tháo cởi (Mt 16:9; Mt. 18:8), tha tội (Ga 20:21-23), rửa tội (Mt 28:18-20), và chọn môn đệ (Mt 28:18-20). Chúng ta thấy điều này được trình bầy trong suốt Tân Ước bằng nhiều cách, kể cả giáo huấn nói rằng Giáo Hội được xây dựng trên Chúa Kitô và các tông đồ (Eph 2:19-22), thảo luận và tuyên bố bên trong một cấu trúc giáo hội về một tranh cãi thần học (TĐCV 15:1-30), tuyên dương thế nào là một sự chấp nhận thích nghi một học thuyết chân chính (1 Cor 15:3-11), khiển trách và rút phép thông công (TĐCV 5:1-11;TĐCV 8:14-24; 1 Cor 5; 1 Tim 5:20; 2 Tim 4:2; Titus 1:10-11), phán quyết về tình trạng sám hối của một tín hữu (2 Cor 2:5-11; 1 Cor 11:27), việc phong chức và bổ nhiệm các thừa tác viên (TĐCV 14:23; I Tim 4:14), chọn lựa các thừa kế (TĐCV 1:20-26), và trao gởi truyền thống tông truyền cho thế hệ kế tiếp (2 Thes 2:15; I Tim 2:2). Tất cả đặc tính Công Giáo đã được thể hiện, dù chỉ là trong trạng thái phôi thai.
Thứ hai, ý nghĩa trọn vẹn của các “dấu chỉ” này được tìm thấy trong những thực hành của giáo hội sơ khai đã được giải thích rõ ràng bởi thế hệ thứ hai các Kitô hữu và những người thừa kế. Ngoài các chứng tá của Thánh Irenaeus và Tertullian, như đã ghi nhận trên đây, hãy còn nhiều vị khác, kể cả Thánh Clementê thành Rôma, Thánh Cyprianô thành Carthage, và Thánh Âutinh thành Hippo.
Giáo Hội Công Giáo cũng quý trọng quyền bính tối thượng của Giám Mục thành Rôma và học thuyết bất khả ngộ của giáo hoàng. Tôi không có đủ chỗ để đề cập đến sắc thái này của sự kế vị tông truyền. Nhưng một khi tôi đã thấy việc kế vị tông truyền là một học thuyết Kitô giáo chính đáng cả về phương diện lịch sử lẫn thánh kinh, quyền tối thượng của Phêrô tự động trở nên hợp lý. Tôi đã khám phá rằng trường hợp về quyền tối thượng của Phêrô rất vững mạnh (như Adrian Fortescue đã tranh luận và thuyết phục), và ngay cả Chính Thống giáo đã chối bỏ giáo triều hiện đại cũng vẫn công nhận là Rôma có một quyền tối thượng nào đó về giáo hội (như đã được trình bầy trong tài liệu của Olivier Clément. Một số người nói một cách giản dị hơn “một quyền tối thượng danh dự.”) Và vì tôi là một người cựu-Công Giáo, tôi ly khai với Rôma và không ly khai đối với Constantinople, Chính Thống giáo không phải là một chọn lựa đích thực đối với tôi.
Tôi đã thấy rõ là sự kế vị tông truyền đã có trong toàn thể lịch sử Kitô giáo và được chấp nhận bởi các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương cho đến khi có sự Cải Cách của Thế Kỷ 16. Do đó, tôi kết luận rằng điều này đã có một vị thế chính đáng bên trong khuôn khổ của tín lý Kitô giáo có thể chấp nhận. Trong trường hợp này, tôi không còn có thể tiếp tục ly khai với Giáo Hội đã rửa tội tôi trừ khi tôi có lý do chính đáng để làm như vậy. Và tôi không có lý do nào chính đáng.
Năm 2007, khi tôi suy niệm trong cầu nguyện về việc trở lại với Giáo Hội Công Giáo, có bốn vấn đề thần học giúp tôi lấy quyết định này: công chính hóa, đền tội, biến đổi bản thể, và sự kế vị tông truyền. Tôi đã bàn về ba vấn đề đầu tiên, Ở đây tôi xin trình bầy ngắn gọn về lý do tôi đoan chắc rằng Giáo Hội Công Giáo cũng đúng về việc kế vị tông truyền.
Đạo Công Giáo đòi hỏi là nếu một Giáo Hội tuyên xưng là Kitô giáo thì phải có thể chứng tỏ là các vị lãnh đạo – các giám mục và linh mục – đều là những người kế vị của các Tông Đồ. Chính vì vậy mà Giáo Hội Công Giáo đã chấp nhận các bí tích của Chính Thống giáo Đông Phương là hợp lệ, mặc dầu Chính Thống giáo không hoàn toàn hiệp thông với Rôma.
Điều làm tôi ngạc nhiên là trong Giáo Hội Sơ Khai việc kế vị các tông đồ không phải là một vấn đề phải tranh cãi, như sử gia Tin Lành J. N. D. Kelley đã trình bầy trong cuốn sách Các Học Thuyết Kitô giáo Tiên Khởi Early Christian Doctrines. Tôi tưởng phải tìm thấy các nhóm Kitô hữu, kể cả những vị tổ phụ được kính trọng trong Giáo Hội chống lại. Thực vậy, không có một ai cả. Một lý lẽ để tranh luận trong Giáo Hội Sơ Khởi chống lại việc lạc giáo là sự thiếu sót về dòng dõi kế nhiệm liên tục,và do đó có sự thiếu hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Trong luận án nổi tiếng của Thánh Iternaeus “Chống Lạc Giáo” Against Heresies (182-188), Thánh Irenaeus (140-202) cũng đã đề cập đến điểm này ở nhiều chỗ. Tertullian (160-220) cũng trình bày cùng một lý luận như vậy.
Dĩ nhiên, chính các Kitô hữu sơ khởi cũng không có một hệ thống và cơ cấu tổ chức chi tiết và Bộ Giáo Luật như Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Họ cũng không có một Tân Ước được chính thức công nhận, những tín lý được công đồng chấp nhận, một Giáo Hội hoàn vũ nối kết được toàn cầu, và những giải thích chi tiết và rõ ràng về Ba Ngôi, sự Nhập Thể, và công chính hóa. Một Giáo Hội sơ sinh cũng giống như một đứa bé. Trong những giai đoạn sơ khởi đã có những đặc tính đến khi trưởng thành trọn vẹn mới được biểu hiệu cách khác đi, tuy nhiên vẫn bắt nguồn từ bản thể hiện hữu của mình.
Do đó, cùng một con người nói, “Mẹ ơi! Con muốn…,” có thể một ngày kia thực hành việc chữa trị bệnh nội thương. Như thế, trong khi Giáo Hội phát triển và trưởng thành, các đặc tính tự bản chất cũng trưởng thành để đáp ứng với con số gia tăng các thành viên, cũng như đáp ứng các thách đố thần học, chính trị, điạ dư, và mục vụ không lường trước được khi còn sơ khai.
Chẳng hạn, thách đố của thuyết lạc giáo Arianism, Công Đồng Tiên Khởi Nicaea (năm 325) đã nhóm họp và đã soạn được một kinh Tin Kính và tất cả mọi thành phần của Giáo Hội phải chấp nhận. Những quyết định của công đồng đạt được như vậy chỉ có ý nghĩa khi những tổ chức này có thực quyền. Và, như tôi đã học biết, chức quyền độc nhất trong Giáo Hội Sơ Khởi được công nhận là có khả năng giải hòa các tranh cãi về học thuyết, chính là tông truyền, dù cho nguyên thủy hay được tiếp nhận.
Vào lúc các tổ phụ đầu tiên của Giáo Hội đang viết các thánh thư, một hạ tầng cơ sở của giáo hội đã sẵn sàng, và hoạt động không có sự mâu thuẫn nào cả, dù còn trong tình trạng sơ khai. Mặc dầu chúng ta có thể thấy những dấu chỉ đầu tiên của sự phát triển này trong Tân Ước, đề nghị một mẫu mực đặc biệt về lãnh đạo và quyền bính, chúng vẫn chỉ là các dấu chỉ khi bị cô lập hóa với cách thức các độc giả tiên khởi của Kinh Thánh thấu hiểu, kể cả những môn đệ của các Tông Đồ và những người kế vị họ.
Trước nhất, rõ ràng là Giáo Hội của Tân Ước là một giáo hội tông truyền. Thành phần lãnh đạo gốm có các tông đồ, được Chúa Giêsu ban cho quyền bính, kể cả quyền cầm buộc hay tháo cởi (Mt 16:9; Mt. 18:8), tha tội (Ga 20:21-23), rửa tội (Mt 28:18-20), và chọn môn đệ (Mt 28:18-20). Chúng ta thấy điều này được trình bầy trong suốt Tân Ước bằng nhiều cách, kể cả giáo huấn nói rằng Giáo Hội được xây dựng trên Chúa Kitô và các tông đồ (Eph 2:19-22), thảo luận và tuyên bố bên trong một cấu trúc giáo hội về một tranh cãi thần học (TĐCV 15:1-30), tuyên dương thế nào là một sự chấp nhận thích nghi một học thuyết chân chính (1 Cor 15:3-11), khiển trách và rút phép thông công (TĐCV 5:1-11;TĐCV 8:14-24; 1 Cor 5; 1 Tim 5:20; 2 Tim 4:2; Titus 1:10-11), phán quyết về tình trạng sám hối của một tín hữu (2 Cor 2:5-11; 1 Cor 11:27), việc phong chức và bổ nhiệm các thừa tác viên (TĐCV 14:23; I Tim 4:14), chọn lựa các thừa kế (TĐCV 1:20-26), và trao gởi truyền thống tông truyền cho thế hệ kế tiếp (2 Thes 2:15; I Tim 2:2). Tất cả đặc tính Công Giáo đã được thể hiện, dù chỉ là trong trạng thái phôi thai.
Thứ hai, ý nghĩa trọn vẹn của các “dấu chỉ” này được tìm thấy trong những thực hành của giáo hội sơ khai đã được giải thích rõ ràng bởi thế hệ thứ hai các Kitô hữu và những người thừa kế. Ngoài các chứng tá của Thánh Irenaeus và Tertullian, như đã ghi nhận trên đây, hãy còn nhiều vị khác, kể cả Thánh Clementê thành Rôma, Thánh Cyprianô thành Carthage, và Thánh Âutinh thành Hippo.
Giáo Hội Công Giáo cũng quý trọng quyền bính tối thượng của Giám Mục thành Rôma và học thuyết bất khả ngộ của giáo hoàng. Tôi không có đủ chỗ để đề cập đến sắc thái này của sự kế vị tông truyền. Nhưng một khi tôi đã thấy việc kế vị tông truyền là một học thuyết Kitô giáo chính đáng cả về phương diện lịch sử lẫn thánh kinh, quyền tối thượng của Phêrô tự động trở nên hợp lý. Tôi đã khám phá rằng trường hợp về quyền tối thượng của Phêrô rất vững mạnh (như Adrian Fortescue đã tranh luận và thuyết phục), và ngay cả Chính Thống giáo đã chối bỏ giáo triều hiện đại cũng vẫn công nhận là Rôma có một quyền tối thượng nào đó về giáo hội (như đã được trình bầy trong tài liệu của Olivier Clément. Một số người nói một cách giản dị hơn “một quyền tối thượng danh dự.”) Và vì tôi là một người cựu-Công Giáo, tôi ly khai với Rôma và không ly khai đối với Constantinople, Chính Thống giáo không phải là một chọn lựa đích thực đối với tôi.
Tôi đã thấy rõ là sự kế vị tông truyền đã có trong toàn thể lịch sử Kitô giáo và được chấp nhận bởi các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương cho đến khi có sự Cải Cách của Thế Kỷ 16. Do đó, tôi kết luận rằng điều này đã có một vị thế chính đáng bên trong khuôn khổ của tín lý Kitô giáo có thể chấp nhận. Trong trường hợp này, tôi không còn có thể tiếp tục ly khai với Giáo Hội đã rửa tội tôi trừ khi tôi có lý do chính đáng để làm như vậy. Và tôi không có lý do nào chính đáng.
Mexico muốn đăng cai Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2017
Tiền Hô
11:53 08/03/2011
Mexico, 05 Tháng Ba 2011 (Rome Reports) - Các vị lãnh đạo Giáo Hội tại Tổng Giáo Phận Mexico City đã gặp gỡ với các bạn trẻ Công giáo nhằm lập kế hoạch cho việc xin đăng cai Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2017 tại quốc gia này.
Đức Hồng Y Norberto Rivera - tổng giám mục của Mexico City cho biết, ngài đặt nhiều quan tâm đến các bạn trẻ người Mễ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid. Ngài sẽ hỗ trợ cho những người Công Giáo Mexico có kế hoạch hành hương đến Tây Ban Nha vào mùa hè này.
Các thủ lãnh giới trẻ Mexico đang thiết lập một chiến dịch để mang Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới về quốc gia của họ vào năm 2017. Để hỗ trợ cho nỗ lực của họ, bạn có thể truy cập vào website http://www.generacionjmj.org.mx
Đức Hồng Y Norberto Rivera - tổng giám mục của Mexico City cho biết, ngài đặt nhiều quan tâm đến các bạn trẻ người Mễ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid. Ngài sẽ hỗ trợ cho những người Công Giáo Mexico có kế hoạch hành hương đến Tây Ban Nha vào mùa hè này.
Các thủ lãnh giới trẻ Mexico đang thiết lập một chiến dịch để mang Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới về quốc gia của họ vào năm 2017. Để hỗ trợ cho nỗ lực của họ, bạn có thể truy cập vào website http://www.generacionjmj.org.mx
Top Stories
Vietnam: Un avocat dissident récemment libéré, a été détenu plusieurs années avec des prisonniers de conscience des Hauts plateaux du centre
Eglises d'Asie
07:23 08/03/2011
Eglises d'Asie, 8 mars 2011 - L’avocat dissident, Me Nguyên Van Dai, défenseur bien connu de la liberté religieuse et de la démocratie, vient d’être libéré le 5 mars 2011, après avoir achevé une peine de quatre ans de prison. Cette condamnation lui avait été infligée à l’issue d’un procès en appel, au mois de novembre 2007. L’avocat devra encore purger quatre ans de résidence surveillée.
Dans un entretien avec Radio Free Asia (émissions en vietnamien) (1), l’avocat a décrit les conditions très difficiles dans lesquelles il avait vécu sa première période de détention. Il a ensuite parlé de son séjour dans le camp de détention de Nam Ha où il avait ensuite été transféré. Ce récit constitue un témoignage très précieux sur le sort des militants montagnards arrêtés, la plupart pour des raisons religieuses, après les grandes manifestations de 2001 et 2004 sur les Hauts plateaux du Centre Vietnam.
«(…) Là, raconte-t-il, j’ai vécu avec mes frères montagnards des Hauts plateaux, condamnés pour les mêmes crimes que moi. Ils étaient tous animés par les mêmes idéaux et, chose importante, par la même foi en Dieu. Durant toute cette période où j’ai vécu avec eux, nous avons partagé la parole de Dieu ensemble. Ainsi pendant toutes ces années, j’ai vécu heureux et épanoui auprès de mes frères des Hauts plateaux (…) Appartenant aux peuples Bahnar, Ede, Jaraï et H’mong, ils avaient été arrêtés alors qu’ils participaient à des manifestations en faveur de la liberté religieuse, de la démocratie, ou encore de la restitution de terres spoliées. La plupart d’entre eux avaient été arrêtés en 2001 et 2004. D’autres arrestations avaient encore eu lieu de 2006 à 2008. Quelques-uns étaient catholiques mais la majorité était de confession protestante ».
Lorsque l’avocat est arrivé au centre d’internement de Nam Ha, il y avait environ 250 prisonniers montagnards. Ils n’étaient plus qu’une centaine lors de sa libération. «Ils avaient été arrêtés pour trois sortes de crimes. Le chef d’accusation le plus souvent retenu était le "sabotage de la politique d’union nationale". Une deuxième catégorie de crime était la "fuite à l’étranger dans l’intention de s’opposer aux autorités". Le troisième crime portait le nom de "sabotage de la Sécurité". Certains détenus avaient été accusés des trois crimes à la fois, d’autres avaient été jugés coupables d'en avoir commis deux ou seulement l'un d'entre eux».
L’avocat, âgé aujourd’hui de 42 ans, est issu d’une famille de fonctionnaires de la province de Hung Yên au nord du Vietnam. Après ses études secondaires, il fit un séjour en Allemagne où il assista à la chute du mur de Berlin. De retour au pays, après des études de droit à Hanoi, il est employé dans divers cabinets juridiques. En 1997 il se fait connaître en se présentant à la députation comme candidat indépendant. Dans les années qui suivent, il fonde une entreprise de services et de conseil et ouvre un cabinet d’avocats « Thiên Ân ».
A partir de 1999, il s’engage plus activement dans la défense de la liberté religieuse et plaide dans plusieurs procès où sont mis en cause des pasteurs et des fidèles protestants. Il rédige et diffuse un certain nombre d’écrits traitant des rapports des droits de l’homme avec le droit vietnamien, commentant certains points de la législation et de la constitution du Vietnam, encourageant le pluralisme, le pluripartisme et la démocratie. Il est l’un des fondateurs en 2006 du groupe 8406 (2), militant pour l’avènement de la démocratie. Au moment de son arrestation, il est membre de plusieurs comités de défense des droits de l’homme et rédacteur pour des revues telles que Liberté d’expression.
Le 3 mars 2007, les agents de la sécurité publique font irruption dans le bureau de l’avocat. Ils y trouvent sa collaboratrice, Me Lê Thi Công Nhân, en train d’initier des étudiants à la connaissance des droits de l’homme. Le 6 mars, Me Nguyên Van Dai et sa collaboratrice sont arrêtés.
Lors de son procès en première instance, au mois de mai 2007, l’avocat avait été condamné à cinq ans de prison, une peine qui fut réduite à quatre ans par le procès en appel qui eut lieu au mois de novembre de cette même année.
(1) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/After-4-years-in-prison-attorney-at-law-nguyen-van-dai-was-released-answer-the-interview-by-rfa-vhung-03062011095826.html
(2) Le « Bloc 8406 » regroupe un ensemble de personne partageant les mêmes idéaux de liberté et de démocratie et tire son nom du 8 avril 2006 (8406), date de la parution du « Manifeste pour la liberté et la démocratie au Vietnam » signé au départ par 188 dissidents.
(Source: Eglises d'Asie, 8 mars 2011)
Dans un entretien avec Radio Free Asia (émissions en vietnamien) (1), l’avocat a décrit les conditions très difficiles dans lesquelles il avait vécu sa première période de détention. Il a ensuite parlé de son séjour dans le camp de détention de Nam Ha où il avait ensuite été transféré. Ce récit constitue un témoignage très précieux sur le sort des militants montagnards arrêtés, la plupart pour des raisons religieuses, après les grandes manifestations de 2001 et 2004 sur les Hauts plateaux du Centre Vietnam.
«(…) Là, raconte-t-il, j’ai vécu avec mes frères montagnards des Hauts plateaux, condamnés pour les mêmes crimes que moi. Ils étaient tous animés par les mêmes idéaux et, chose importante, par la même foi en Dieu. Durant toute cette période où j’ai vécu avec eux, nous avons partagé la parole de Dieu ensemble. Ainsi pendant toutes ces années, j’ai vécu heureux et épanoui auprès de mes frères des Hauts plateaux (…) Appartenant aux peuples Bahnar, Ede, Jaraï et H’mong, ils avaient été arrêtés alors qu’ils participaient à des manifestations en faveur de la liberté religieuse, de la démocratie, ou encore de la restitution de terres spoliées. La plupart d’entre eux avaient été arrêtés en 2001 et 2004. D’autres arrestations avaient encore eu lieu de 2006 à 2008. Quelques-uns étaient catholiques mais la majorité était de confession protestante ».
Lorsque l’avocat est arrivé au centre d’internement de Nam Ha, il y avait environ 250 prisonniers montagnards. Ils n’étaient plus qu’une centaine lors de sa libération. «Ils avaient été arrêtés pour trois sortes de crimes. Le chef d’accusation le plus souvent retenu était le "sabotage de la politique d’union nationale". Une deuxième catégorie de crime était la "fuite à l’étranger dans l’intention de s’opposer aux autorités". Le troisième crime portait le nom de "sabotage de la Sécurité". Certains détenus avaient été accusés des trois crimes à la fois, d’autres avaient été jugés coupables d'en avoir commis deux ou seulement l'un d'entre eux».
L’avocat, âgé aujourd’hui de 42 ans, est issu d’une famille de fonctionnaires de la province de Hung Yên au nord du Vietnam. Après ses études secondaires, il fit un séjour en Allemagne où il assista à la chute du mur de Berlin. De retour au pays, après des études de droit à Hanoi, il est employé dans divers cabinets juridiques. En 1997 il se fait connaître en se présentant à la députation comme candidat indépendant. Dans les années qui suivent, il fonde une entreprise de services et de conseil et ouvre un cabinet d’avocats « Thiên Ân ».
A partir de 1999, il s’engage plus activement dans la défense de la liberté religieuse et plaide dans plusieurs procès où sont mis en cause des pasteurs et des fidèles protestants. Il rédige et diffuse un certain nombre d’écrits traitant des rapports des droits de l’homme avec le droit vietnamien, commentant certains points de la législation et de la constitution du Vietnam, encourageant le pluralisme, le pluripartisme et la démocratie. Il est l’un des fondateurs en 2006 du groupe 8406 (2), militant pour l’avènement de la démocratie. Au moment de son arrestation, il est membre de plusieurs comités de défense des droits de l’homme et rédacteur pour des revues telles que Liberté d’expression.
Le 3 mars 2007, les agents de la sécurité publique font irruption dans le bureau de l’avocat. Ils y trouvent sa collaboratrice, Me Lê Thi Công Nhân, en train d’initier des étudiants à la connaissance des droits de l’homme. Le 6 mars, Me Nguyên Van Dai et sa collaboratrice sont arrêtés.
Lors de son procès en première instance, au mois de mai 2007, l’avocat avait été condamné à cinq ans de prison, une peine qui fut réduite à quatre ans par le procès en appel qui eut lieu au mois de novembre de cette même année.
(1) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/After-4-years-in-prison-attorney-at-law-nguyen-van-dai-was-released-answer-the-interview-by-rfa-vhung-03062011095826.html
(2) Le « Bloc 8406 » regroupe un ensemble de personne partageant les mêmes idéaux de liberté et de démocratie et tire son nom du 8 avril 2006 (8406), date de la parution du « Manifeste pour la liberté et la démocratie au Vietnam » signé au départ par 188 dissidents.
(Source: Eglises d'Asie, 8 mars 2011)
Japon: Dans un entretien exclusif pour Eglises d'Asie, Mgr Takami, archevêque de Nagasaki, explique les défis de la nouvelle évangélisation dans son diocèse
Eglises d'Asie
11:46 08/03/2011
Nagasaki, 8 mars 2011, Eglises d’Asie – Mgr Takami Mitsuaki, archevêque de Nagasaki, explique le sens de la démarche synodale qu'il vient de lancer dans son diocèse et la nécessité d'un renouveau missionnaire au sein d’une communauté catholique qui s’étiole.
« Je suis archevêque depuis huit ans, a déclaré à Eglises d’Asie le 7 mars dernier, Mgr Takami Mitsuaki, j'ai proposé des choses mais il y a toujours des personnes pour critiquer. Avec le synode, je souhaite donner la parole aux catholiques de Nagasaki et écouter ce qu’ils ont à dire. »
Au sein de l’Eglise du Japon, l’archidiocèse de Nagasaki, dans le Kyushu, présente un caractère relativement atypique. Là où, dans les quinze autres diocèses que compte l’Eglise au Japon, les catholiques représentent en moyenne 0,3 % de la population, à Nagasaki ce chiffre monte à 4,5 %. L’Eglise y est donc relativement plus visible qu’ailleurs dans le pays mais, selon Mgr Takami, cette visibilité n’est pas nécessairement gage d’un plus grand dynamisme.
Si les communautés chrétiennes y sont en effet héritières de la riche histoire de l’Eglise au Japon, marquée par la prédication de saint François-Xavier, les terribles persécutions qui ont suivi à partir du XVIIème siècle, puis la rencontre en 1865 entre les « chrétiens cachés » et le P. Petitjean, des Missions Etrangères de Paris (1), elles restent en général « assez fermées sur elles-mêmes », constate Mgr Takami, qui ajoute: « Durant des générations, les chrétiens ont transmis la foi à leurs descendants au sein du cercle familial. Cela donne des chrétiens à la foi solide, certes, mais rigide parfois et ils se referment sur eux-mêmes sans penser à évangéliser autour d’eux. »
C’est le 150ème anniversaire de la « découverte » des chrétiens cachés par le P. Petitjean qui a fourni le prétexte de la démarche synodale voulue par Mgr Takami. Cet anniversaire sera célébré en 2015 et d’ici là, l’archevêque souhaite « discuter avec les chrétiens ». Dès le mois d’avril prochain, une première étape sera lancé avec « le synode des paroisses »; un an plus tard, ce sera le tour du « synode des doyennés », et encore un an plus tard, du « synode du diocèse », pour aboutir à un travail de synthèse en 2014 avec une mise en œuvre en 2015.
Pour la première phase, qui démarrera dès avril 2011, Mgr Takami ne souhaite pas donner d’objectifs précis. « Je n’ose pas proposer telle ou telle vision car j’attends des fidèles qu’ils se prononcent, explique-t-il, en précisant que l’enjeu consiste à passer « d’une mentalité encore fermée », fruit d’un passé marqué par le martyre, à « une mentalité plus ouverte pour nous évangéliser nous-mêmes et évangéliser les autres », gage de survie pour l’Eglise à Nagasaki.
Mgr Takami ne cache pas qu'à vue humaine, les réalités présentes ne sont pas encourageantes. Avec un peu plus de 62 000 fidèles, l’archidiocèse demeure certes le second plus important diocèse du Japon, après celui de Tokyo, mais il y a quarante ans on comptait 80 000 catholiques à Nagasaki. Du fait de la faiblesse de la natalité (les familles catholiques ne comptent pas plus d’enfants en moyenne que les familles non catholiques) et du départ des jeunes pour les grandes métropoles du Honshu, le diocèse perd chaque année des fidèles. L’an dernier, 180 baptêmes d’adultes ont été recensés à Nagasaki, soit un chiffre nettement moindre qu’à Nagoya, par exemple, un diocèse numériquement deux fois plus petit que celui de Nagasaki. Au plan des vocations sacerdotales et religieuses, là aussi les statistiques ne sont pas bonnes.
« En soi, les chiffres ne sont pas si importants que cela, commente Mgr Takami, mais ils sont un reflet de notre travail. » La démarche synodale vise à obtenir « la participation de chacun selon ses capacités » à la mission de l’Eglise. Si cela se réalise, « alors la communion fraternelle grandira et nos communautés seront accueillantes aux non-catholiques », espère Mgr Takami, pour qui l’Evangile a toute sa pertinence pour la société japonaise d’aujourd’hui, marquée par une aggravation des inégalités et un affaiblissement des liens sociaux, autrefois si forts.
L’archevêque conclut en affirmant sa volonté de « ne pas être pessimiste ». « Au Japon, nous avons éduqué les chrétiens à observer les commandements, mais aller à la messe le dimanche, s’investir dans les œuvres d’Eglise ne suffit pas à résumer la foi chrétienne. Il nous faut ancrer les préceptes chrétiens dans l’amour, faire en sorte que chacun comprenne et vive le lien entre les préceptes et l’amour. »
Curé de la paroisse de Nakamachi, dans la ville de Nagasaki, le P. Noshita Chitoshi, 74 ans, estime, pour sa part, que « l’effondrement d’une certaine Eglise, très structurée autour de la personne du curé, très hiérarchisée, est une bonne chose ». D’ici quelques années, l’Eglise risque bien de se retrouver sans prêtres ou presque. « Nous serons alors dans la même situation qu’au temps des persécutions. Et si l’Histoire doit nous enseigner quelque chose, c’est bien que l’Eglise n’a pas disparu malgré les persécutions, mais que, affaiblie, transformée, elle a su repartir sur des bases nouvelles », analyse le prêtre, qui ajoute: « Ce qui se passe actuellement est un signe des temps que Dieu nous adresse. Saint Paul a fondé des communautés chrétiennes qui ont disparu, mais le christianisme s'est répandu dans le monde. »
(1) Nagasaki est considérée comme le berceau du christianisme au Japon et cette ville du sud-ouest du Japon reste encore aujourd’hui le symbole de l’Eglise qui a survécu aux persécutions. Dès les premiers temps de l’évangélisation du Japon au XVIe siècle, et malgré les persécutions particulièrement violentes qui s’abattirent à plusieurs reprises sur eux, faisant des dizaines de milliers de martyrs, les chrétiens de la région de Nagasaki ont réussi à survivre, vivant leur foi dans la clandestinité, reconstruisant inlassablement leur église d’Urakami, dès que la persécution se relâchait. Apres l'ouverture du pays et le début de l'ère Meiji (1868), les catholiques purent petit a petit de nouveau vivre leur foi au grand jour. De 1875 à 1914, la cathédrale Sainte-Marie d’Urakami fut construite. Le 9 aout 1945, cette église, à l'époque l’une des plus grandes d’Asie, sera totalement détruite par la bombe atomique, qui explosa quasiment au-dessus du quartier chrétien de la ville, rasant la cathédrale et tuant plus de la moitié des catholiques de la ville. Trente ans plus tard, en 1980, elle a été reconstruite au même endroit.
(Source: Eglises d'Asie, 8 mars 2011)
« Je suis archevêque depuis huit ans, a déclaré à Eglises d’Asie le 7 mars dernier, Mgr Takami Mitsuaki, j'ai proposé des choses mais il y a toujours des personnes pour critiquer. Avec le synode, je souhaite donner la parole aux catholiques de Nagasaki et écouter ce qu’ils ont à dire. »
Au sein de l’Eglise du Japon, l’archidiocèse de Nagasaki, dans le Kyushu, présente un caractère relativement atypique. Là où, dans les quinze autres diocèses que compte l’Eglise au Japon, les catholiques représentent en moyenne 0,3 % de la population, à Nagasaki ce chiffre monte à 4,5 %. L’Eglise y est donc relativement plus visible qu’ailleurs dans le pays mais, selon Mgr Takami, cette visibilité n’est pas nécessairement gage d’un plus grand dynamisme.
Si les communautés chrétiennes y sont en effet héritières de la riche histoire de l’Eglise au Japon, marquée par la prédication de saint François-Xavier, les terribles persécutions qui ont suivi à partir du XVIIème siècle, puis la rencontre en 1865 entre les « chrétiens cachés » et le P. Petitjean, des Missions Etrangères de Paris (1), elles restent en général « assez fermées sur elles-mêmes », constate Mgr Takami, qui ajoute: « Durant des générations, les chrétiens ont transmis la foi à leurs descendants au sein du cercle familial. Cela donne des chrétiens à la foi solide, certes, mais rigide parfois et ils se referment sur eux-mêmes sans penser à évangéliser autour d’eux. »
C’est le 150ème anniversaire de la « découverte » des chrétiens cachés par le P. Petitjean qui a fourni le prétexte de la démarche synodale voulue par Mgr Takami. Cet anniversaire sera célébré en 2015 et d’ici là, l’archevêque souhaite « discuter avec les chrétiens ». Dès le mois d’avril prochain, une première étape sera lancé avec « le synode des paroisses »; un an plus tard, ce sera le tour du « synode des doyennés », et encore un an plus tard, du « synode du diocèse », pour aboutir à un travail de synthèse en 2014 avec une mise en œuvre en 2015.
Pour la première phase, qui démarrera dès avril 2011, Mgr Takami ne souhaite pas donner d’objectifs précis. « Je n’ose pas proposer telle ou telle vision car j’attends des fidèles qu’ils se prononcent, explique-t-il, en précisant que l’enjeu consiste à passer « d’une mentalité encore fermée », fruit d’un passé marqué par le martyre, à « une mentalité plus ouverte pour nous évangéliser nous-mêmes et évangéliser les autres », gage de survie pour l’Eglise à Nagasaki.
Mgr Takami ne cache pas qu'à vue humaine, les réalités présentes ne sont pas encourageantes. Avec un peu plus de 62 000 fidèles, l’archidiocèse demeure certes le second plus important diocèse du Japon, après celui de Tokyo, mais il y a quarante ans on comptait 80 000 catholiques à Nagasaki. Du fait de la faiblesse de la natalité (les familles catholiques ne comptent pas plus d’enfants en moyenne que les familles non catholiques) et du départ des jeunes pour les grandes métropoles du Honshu, le diocèse perd chaque année des fidèles. L’an dernier, 180 baptêmes d’adultes ont été recensés à Nagasaki, soit un chiffre nettement moindre qu’à Nagoya, par exemple, un diocèse numériquement deux fois plus petit que celui de Nagasaki. Au plan des vocations sacerdotales et religieuses, là aussi les statistiques ne sont pas bonnes.
« En soi, les chiffres ne sont pas si importants que cela, commente Mgr Takami, mais ils sont un reflet de notre travail. » La démarche synodale vise à obtenir « la participation de chacun selon ses capacités » à la mission de l’Eglise. Si cela se réalise, « alors la communion fraternelle grandira et nos communautés seront accueillantes aux non-catholiques », espère Mgr Takami, pour qui l’Evangile a toute sa pertinence pour la société japonaise d’aujourd’hui, marquée par une aggravation des inégalités et un affaiblissement des liens sociaux, autrefois si forts.
L’archevêque conclut en affirmant sa volonté de « ne pas être pessimiste ». « Au Japon, nous avons éduqué les chrétiens à observer les commandements, mais aller à la messe le dimanche, s’investir dans les œuvres d’Eglise ne suffit pas à résumer la foi chrétienne. Il nous faut ancrer les préceptes chrétiens dans l’amour, faire en sorte que chacun comprenne et vive le lien entre les préceptes et l’amour. »
Curé de la paroisse de Nakamachi, dans la ville de Nagasaki, le P. Noshita Chitoshi, 74 ans, estime, pour sa part, que « l’effondrement d’une certaine Eglise, très structurée autour de la personne du curé, très hiérarchisée, est une bonne chose ». D’ici quelques années, l’Eglise risque bien de se retrouver sans prêtres ou presque. « Nous serons alors dans la même situation qu’au temps des persécutions. Et si l’Histoire doit nous enseigner quelque chose, c’est bien que l’Eglise n’a pas disparu malgré les persécutions, mais que, affaiblie, transformée, elle a su repartir sur des bases nouvelles », analyse le prêtre, qui ajoute: « Ce qui se passe actuellement est un signe des temps que Dieu nous adresse. Saint Paul a fondé des communautés chrétiennes qui ont disparu, mais le christianisme s'est répandu dans le monde. »
(1) Nagasaki est considérée comme le berceau du christianisme au Japon et cette ville du sud-ouest du Japon reste encore aujourd’hui le symbole de l’Eglise qui a survécu aux persécutions. Dès les premiers temps de l’évangélisation du Japon au XVIe siècle, et malgré les persécutions particulièrement violentes qui s’abattirent à plusieurs reprises sur eux, faisant des dizaines de milliers de martyrs, les chrétiens de la région de Nagasaki ont réussi à survivre, vivant leur foi dans la clandestinité, reconstruisant inlassablement leur église d’Urakami, dès que la persécution se relâchait. Apres l'ouverture du pays et le début de l'ère Meiji (1868), les catholiques purent petit a petit de nouveau vivre leur foi au grand jour. De 1875 à 1914, la cathédrale Sainte-Marie d’Urakami fut construite. Le 9 aout 1945, cette église, à l'époque l’une des plus grandes d’Asie, sera totalement détruite par la bombe atomique, qui explosa quasiment au-dessus du quartier chrétien de la ville, rasant la cathédrale et tuant plus de la moitié des catholiques de la ville. Trente ans plus tard, en 1980, elle a été reconstruite au même endroit.
(Source: Eglises d'Asie, 8 mars 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tản mạn chuyến đi Đami
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:27 08/03/2011
PHAN THIẾT - Tĩnh tâm tháng 3 năm 2011, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo Phận cùng với 18 anh em Linh Mục, 3 Thầy Phó Tế trong Giáo Hạt Phan thiết làm một chuyến đi thăm 5 giáo điểm truyền giáo thuộc địa bàn Giáo Hạt trên núi ngàn Đami là Đaguri, Đatro, Ladày, Đakim I, Đakim II.
Xem hình ảnh
Xe đón các cha tại Chính tòa và Ma lâm. Theo tỉnh lộ Phan thiết – Di linh, chúng tôi đi lên vùng núi chập chùng uốn lượn quanh co. Đường ghồ ghề sỏi đá chông chênh xuyên qua núi rừng trùng điệp. Bụi mịt mù suốt đoạn đường dài gần 100 cây số. Chúng tôi đến Đami, làng kinh tế mới của Huyện Hàm Thuận Bắc. Dân cư thưa thớt, chỉ thấy núi thẳm rừng xanh. Xã Đami có hơn 6.000 dân sống rãi rác khắp mọi ngóc ngách của đại ngàn. Dân di cư từ các miền xa xôi phía Bắc như Thanh Hoá, Nam Định đến những miền sông nước phía Tây như Bến Tre, Vĩnh Long cũng tề tựu về đây khai khẩn đất mới. Dân chúng sống với nương rẫy, ở với rừng núi. Khí hậu nơi đây tuyệt vời như Đà lạt. Mây mù phủ kín đồi núi chập chùng, tiết trời se lạnh. Đất đai màu mỡ, vườn cây xanh ngát. Lâu lâu mới thấy thấp thoáng vài căn nhà. Đường đi khó khăn hiểm trở, mới có điện và chẳng có sóng điện thoại. Không có chợ búa, chỉ có trường học cấp 1&2 nhỏ bé sơ sài. Đami hoang sơ hấp hẫn những ai thích khám phá. Từ đỉnh Đami đi Malâm 70km, xuôi về Thành phố Phan thiết 90km và lên Thị xã Bảo Lộc 50km.
Thời nào cũng thế, dân đi trước mở đường đem theo đức tin, Giáo hội đến sau quy tụ lại, thăng tiến đức tin, thiết lập giáo xứ. Có hơn 3.000 tín hữu Công Giáo từ khắp mọi miền về đây tìm kế sinh nhai. Đức Giám Mục Phan Thiết đã đưa các linh mục và tu sĩ đến miền đất mới và thành lập các cộng đoàn truyền giáo.
Lm Phanxicô Assidi Nguyễn Đức Quang tiếp nối công việc các vị tiền nhiệm. Sau 4 năm miệt mài khai phá, ngài đã thiết lập được 5 giáo họ: Đaguri, Ladày, Đatro, Đakim I, Đakim II. Nhờ tai điếc nên chính quyền không làm gì được với ngài. Cứ vậy mà ngài xây nhà thờ này đến nhà thờ khác. Mỗi nhà thờ chỉ xây vài tháng là xong. Những ngôi nhà thờ nhỏ bé xinh xắn giữa núi rừng hùng vĩ như hình ảnh Giáo hội giữa lòng trần thế.
Cha Quang một thời là giáo sư triết học Đại chủng viện thánh Giuse, Sài gòn. Từ khi tình nguyện lên miền sơn cước, ngài không dạy học nữa mà chuyển sang sứ vụ mở mang các cộng đoàn. Sống giữa đàn chiên tản mác. Hoà nhịp cùng người nghèo, cùng làm việc, cùng chia sẽ những khó khăn vất vả của họ. Cử hành Thánh Lễ, ban các bí tích giúp cho Giáo dân giữ đạo, sống đức tin. Để đến với bà con, phải đi bộ vì đường xá chưa thành hình, nhiều lúc phải cuốc bộ vào tận các Buôn làng người Cùi 7km, xa hơn là làng người Tày hơn 10km. Người Dân tộc trên miền sơn cước vẫn còn man khai lắm. Các vị trong hội đồng giáo xứ kể chuyện đám tang, người ta quấn chiếu đem chôn, chân người chết lòi ra trên đất. Cha xứ cho quan tài, người sống ngồi trên quan tài uống rượu bên người chết vui vẻ hàn huyên. Khi có người chết, gia đình làm heo gà, cả xóm đến uống rượu nên khi đem chôn chỉ sơ sài, một cơn mưa xác người lại lộ thiên. Bà con nghèo mặc toàn áo quần siđa do cha xứ đi xin các nơi đem về. Cha Quang say sưa kể chuyện truyền giáo và những dự phóng tương lai mua đất, mở thêm nhà nguyện để bà con khỏi phải đi lễ xa xôi vất vả. Nơi nào có hơn 30 gia đình có đạo là chuẩn bị để thiết lập giáo họ…
Tinh thần nhà giáo của ngài vẫn đập rộn rã. Thương các em học sinh không có điều kiện để đi học vì quá xa xôi cách trở. Cha Quang xây lưu xá gần trường học, rồi mời các Nữ tu Dòng Ánh sáng Phúc âm đến chăm sóc dạy dỗ. Hơn 100 em học sinh nam nữ nội trú. Cha mẹ các em chỉ đóng góp chút ít, phần lớn Cha Quang ngược xuôi đi xin các ân nhân để nuôi các em ăn học. Vài tháng, ba mẹ mới đến đón con về nhà chơi. Họ đi hàng chục cây số, cắt rừng băng suối, dù vậy cha mẹ rất vui sướng vì con cái đựơc đi học.
Đức Giám Mục thương cha xứ quá vất vả nên gởi thêm cha Antôn Nguyễn Bá Thiện đến cùng chia sẽ công việc. Hiện nay cha Quang phụ trách Đaguri, Đatro. Cha Thiện phụ trách Ladày, Đakim I, Đakim II. Ngài cũng kêu gọi các hội dòng dấn thân truyền giáo. Các cộng đoàn Nữ tu Mến Thánh Giá Phan Thiết, Phúc Âm Sự Sống, Tu đoàn Bác Ái Xã Hội đựơc thiết lập để sống với dân, ở giữa dân, đem Tin mừng yêu thương, gieo trồng niềm hy vọng. Phục vụ miền núi cao là chấp nhận thiếu thốn trăm bề. Các linh mục tu sĩ còn chăm lo mục vụ cho anh chị em tín hữu thuộc Giáo xứ Đại Lộc, Đà lạt. Những người nghèo đi khai phá mở đất, họ tìm đến nơi “đèo heo hút gió”, ‘khỉ ho cò gáy” phá rừng làm nương rẫy. Di dân từ các vùng Bảo lộc, Di linh đến đây lập nghiệp, họ đựơc chăm lo mục vụ tận tình chu đáo.
Tâm sự với chúng tôi, cha Quang bộc bạch những dự định sắp tới, sẽ mua thêm đất để làm nhà nguyện cho anh em Dân Tộc K’Ho vùng Đông Giang, nhà nguyện cho anh em người Kinh miền La Ngâu, gởi các em học sinh về Phan thiết học trung học, hàng tháng tổ chức cho bà con giáo dân xuôi về Tàpao 30km hành hương kính Đức Mẹ, mời thêm các nhà dòng đến mở trung tâm linh thao…bao ưu tư làm trăn trở trái tim mục tử.
Bữa cơm trưa thật ngon miệng vì đi nhiều nơi và đường quá xấu. Món cá tầm đặc sản có nguồn gốc từ Nga chỉ nuôi được trên nước lạnh đập Đami và thịt heo rừng làm tăng thêm hương vị núi rừng. Mỗi người còn được cha xứ tặng một chai mật ong rừng làm quà.
Rời Đami chúng tôi mang theo bao thao thức truyền giáo.
Một chuyến đi thăm những xứ đạo xa xôi, kết hợp tĩnh tâm tháng, một sáng kiến hay. Một năm có vài chuyến đi như vậy thật đáng quý. Thăm các linh mục đang vất vả nơi các giáo điểm, thêm trợ lực tinh thần cho nhau. Anh em linh mục trong giáo hạt có dịp đi chung với nhau, sống tình huynh đệ, chia sẽ mục vụ, trao đổi thao thức, trò chuyện vui đùa, làm tăng thêm tình bằng hữu linh mục, nâng đỡ nhau trên hành trình phục vụ.
Xem hình ảnh
Xe đón các cha tại Chính tòa và Ma lâm. Theo tỉnh lộ Phan thiết – Di linh, chúng tôi đi lên vùng núi chập chùng uốn lượn quanh co. Đường ghồ ghề sỏi đá chông chênh xuyên qua núi rừng trùng điệp. Bụi mịt mù suốt đoạn đường dài gần 100 cây số. Chúng tôi đến Đami, làng kinh tế mới của Huyện Hàm Thuận Bắc. Dân cư thưa thớt, chỉ thấy núi thẳm rừng xanh. Xã Đami có hơn 6.000 dân sống rãi rác khắp mọi ngóc ngách của đại ngàn. Dân di cư từ các miền xa xôi phía Bắc như Thanh Hoá, Nam Định đến những miền sông nước phía Tây như Bến Tre, Vĩnh Long cũng tề tựu về đây khai khẩn đất mới. Dân chúng sống với nương rẫy, ở với rừng núi. Khí hậu nơi đây tuyệt vời như Đà lạt. Mây mù phủ kín đồi núi chập chùng, tiết trời se lạnh. Đất đai màu mỡ, vườn cây xanh ngát. Lâu lâu mới thấy thấp thoáng vài căn nhà. Đường đi khó khăn hiểm trở, mới có điện và chẳng có sóng điện thoại. Không có chợ búa, chỉ có trường học cấp 1&2 nhỏ bé sơ sài. Đami hoang sơ hấp hẫn những ai thích khám phá. Từ đỉnh Đami đi Malâm 70km, xuôi về Thành phố Phan thiết 90km và lên Thị xã Bảo Lộc 50km.
Thời nào cũng thế, dân đi trước mở đường đem theo đức tin, Giáo hội đến sau quy tụ lại, thăng tiến đức tin, thiết lập giáo xứ. Có hơn 3.000 tín hữu Công Giáo từ khắp mọi miền về đây tìm kế sinh nhai. Đức Giám Mục Phan Thiết đã đưa các linh mục và tu sĩ đến miền đất mới và thành lập các cộng đoàn truyền giáo.
Lm Phanxicô Assidi Nguyễn Đức Quang tiếp nối công việc các vị tiền nhiệm. Sau 4 năm miệt mài khai phá, ngài đã thiết lập được 5 giáo họ: Đaguri, Ladày, Đatro, Đakim I, Đakim II. Nhờ tai điếc nên chính quyền không làm gì được với ngài. Cứ vậy mà ngài xây nhà thờ này đến nhà thờ khác. Mỗi nhà thờ chỉ xây vài tháng là xong. Những ngôi nhà thờ nhỏ bé xinh xắn giữa núi rừng hùng vĩ như hình ảnh Giáo hội giữa lòng trần thế.
Cha Quang một thời là giáo sư triết học Đại chủng viện thánh Giuse, Sài gòn. Từ khi tình nguyện lên miền sơn cước, ngài không dạy học nữa mà chuyển sang sứ vụ mở mang các cộng đoàn. Sống giữa đàn chiên tản mác. Hoà nhịp cùng người nghèo, cùng làm việc, cùng chia sẽ những khó khăn vất vả của họ. Cử hành Thánh Lễ, ban các bí tích giúp cho Giáo dân giữ đạo, sống đức tin. Để đến với bà con, phải đi bộ vì đường xá chưa thành hình, nhiều lúc phải cuốc bộ vào tận các Buôn làng người Cùi 7km, xa hơn là làng người Tày hơn 10km. Người Dân tộc trên miền sơn cước vẫn còn man khai lắm. Các vị trong hội đồng giáo xứ kể chuyện đám tang, người ta quấn chiếu đem chôn, chân người chết lòi ra trên đất. Cha xứ cho quan tài, người sống ngồi trên quan tài uống rượu bên người chết vui vẻ hàn huyên. Khi có người chết, gia đình làm heo gà, cả xóm đến uống rượu nên khi đem chôn chỉ sơ sài, một cơn mưa xác người lại lộ thiên. Bà con nghèo mặc toàn áo quần siđa do cha xứ đi xin các nơi đem về. Cha Quang say sưa kể chuyện truyền giáo và những dự phóng tương lai mua đất, mở thêm nhà nguyện để bà con khỏi phải đi lễ xa xôi vất vả. Nơi nào có hơn 30 gia đình có đạo là chuẩn bị để thiết lập giáo họ…
Tinh thần nhà giáo của ngài vẫn đập rộn rã. Thương các em học sinh không có điều kiện để đi học vì quá xa xôi cách trở. Cha Quang xây lưu xá gần trường học, rồi mời các Nữ tu Dòng Ánh sáng Phúc âm đến chăm sóc dạy dỗ. Hơn 100 em học sinh nam nữ nội trú. Cha mẹ các em chỉ đóng góp chút ít, phần lớn Cha Quang ngược xuôi đi xin các ân nhân để nuôi các em ăn học. Vài tháng, ba mẹ mới đến đón con về nhà chơi. Họ đi hàng chục cây số, cắt rừng băng suối, dù vậy cha mẹ rất vui sướng vì con cái đựơc đi học.
Đức Giám Mục thương cha xứ quá vất vả nên gởi thêm cha Antôn Nguyễn Bá Thiện đến cùng chia sẽ công việc. Hiện nay cha Quang phụ trách Đaguri, Đatro. Cha Thiện phụ trách Ladày, Đakim I, Đakim II. Ngài cũng kêu gọi các hội dòng dấn thân truyền giáo. Các cộng đoàn Nữ tu Mến Thánh Giá Phan Thiết, Phúc Âm Sự Sống, Tu đoàn Bác Ái Xã Hội đựơc thiết lập để sống với dân, ở giữa dân, đem Tin mừng yêu thương, gieo trồng niềm hy vọng. Phục vụ miền núi cao là chấp nhận thiếu thốn trăm bề. Các linh mục tu sĩ còn chăm lo mục vụ cho anh chị em tín hữu thuộc Giáo xứ Đại Lộc, Đà lạt. Những người nghèo đi khai phá mở đất, họ tìm đến nơi “đèo heo hút gió”, ‘khỉ ho cò gáy” phá rừng làm nương rẫy. Di dân từ các vùng Bảo lộc, Di linh đến đây lập nghiệp, họ đựơc chăm lo mục vụ tận tình chu đáo.
Tâm sự với chúng tôi, cha Quang bộc bạch những dự định sắp tới, sẽ mua thêm đất để làm nhà nguyện cho anh em Dân Tộc K’Ho vùng Đông Giang, nhà nguyện cho anh em người Kinh miền La Ngâu, gởi các em học sinh về Phan thiết học trung học, hàng tháng tổ chức cho bà con giáo dân xuôi về Tàpao 30km hành hương kính Đức Mẹ, mời thêm các nhà dòng đến mở trung tâm linh thao…bao ưu tư làm trăn trở trái tim mục tử.
Bữa cơm trưa thật ngon miệng vì đi nhiều nơi và đường quá xấu. Món cá tầm đặc sản có nguồn gốc từ Nga chỉ nuôi được trên nước lạnh đập Đami và thịt heo rừng làm tăng thêm hương vị núi rừng. Mỗi người còn được cha xứ tặng một chai mật ong rừng làm quà.
Rời Đami chúng tôi mang theo bao thao thức truyền giáo.
Một chuyến đi thăm những xứ đạo xa xôi, kết hợp tĩnh tâm tháng, một sáng kiến hay. Một năm có vài chuyến đi như vậy thật đáng quý. Thăm các linh mục đang vất vả nơi các giáo điểm, thêm trợ lực tinh thần cho nhau. Anh em linh mục trong giáo hạt có dịp đi chung với nhau, sống tình huynh đệ, chia sẽ mục vụ, trao đổi thao thức, trò chuyện vui đùa, làm tăng thêm tình bằng hữu linh mục, nâng đỡ nhau trên hành trình phục vụ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đặc ngữ Công Giáo: Tìm hiểu từ “Dòng” của người Công Giáo Việt Nam.
Nguyễn Long Thao
10:27 08/03/2011
Đặc ngữ Công Giáo: Tìm hiểu từ “Dòng” của người Công Giáo Việt Nam.
Khi nói tới từ “Dòng”, người Công Giáo Việt Nam nào cũng hiểu dòng là một tu hội như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phan Xi Cô. Nhưng các bộ tự điển quan trọng của Việt Nam, như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931, hay Đại Từ Điển Tiếng Viết của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam xuất bản năm 1999 lại không giải thích dòng là một tu hội? Vậy phải chăng dòng là một đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam và đâu là nguyên nhân các vị thừa sai dùng từ này để chỉ một tu hội? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
Dòng là từ Nôm lấy dạng của bộ thủy 氵và dụng 用 trong tiếng Hán để ghép lại. Các từ điển thông thường của Việt Nam giải nghiã từ Dòng là sự gì diễn ra liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Hai tự điển tiêu biểu mà chúng tôi đã dẫn chứng giải thích từ Dòng như sau:
(1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra.
(2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn.
(3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ.
(4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia.
Như vậy hai tự điển trên không giải thích từ dòng là một tu hội theo cách hiểu của người Công Giáo.
Từ Dòng Là Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ của người Công Giáo Việt Nam. Vào năm 1670 khi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu”, thì thấy ngài dùng từ Dòng để đặt tên cho tu hội đầu tiên của các phụ nữ Việt Nam. Ngài viết như sau:
“Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Từ đó, người Công Giáo Việt Nam bắt đầu dùng từ Dòng để chỉ tu hội. Cụ thể là tự điển của Đức Cha Taberd xuất bản năm 1838, ngoài nghĩa thông thường như đã nói ở trên, mục từ Dòng còn được ngài định nghiã là Ordo Religiosus tức Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng theo nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: Thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức từ năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam in trong phần dẫn nhập của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo Việt Nam.
Giống như Công Giáo, Phật Giáo cũng có những tu viện, nhưng không ai gọi tu viện Phật Giáo là Tu Hội hay Nhà Dòng và cũng không ai gọi những vị tu hành trong tu viện Phật Giáo là “Thầy Dòng hay Bà Dòng” mà gọi là những Tăng Ni, Tăng Đoàn.
Như vậy chúng ta có thể kết luận từ Dòng là đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam.
Lý Do Chọn Từ Dòng Để Chỉ Tu Hội
Đến đây chúng ta đặt câu hỏi tại sao các vị thừa sai ban đầu đã chọn từ Dòng để chỉ tu hội? Không có tài liệu nào giúp ta trả lời câu hỏi này. Chúng ta thử đưa ra một suy luận. Trước hết, xin ghi chú là từ Tu Hội mới chỉ có gần đây và từ Tu Hội 修 會 mà người Công Giáo Việt Nam dùng hiện nay là tiếng của người Công Giáo Trung Hoa để dịch từ Ordo Religiosus. Người Trung Hoa phát âm là [xiùhuì] âm Hán Việt đọc là Tu Hội.
Đức Giám Mục Lambert De La Motte biết rất rõ tổ chức đầu tiên của các chị em Mến Thánh Giá Việt Nam là một Ordo Religiosus, hay Ordre Religieuse tức tu hội.
Khi chưa có tiếng Tu Hội, Đức Cha phải đi tìm một danh xưng thích hợp nào đó để đặt tên cho tổ chức này. Muốn làm việc đó, trước hết Ngài phải xác định đâu là những đặc tính của tổ chức các chị em Mến Thánh Giá. Ngài thấy tổ chức của các chị là một tập thể, tuy không cùng huyết thống, nhưng sống chung với nhau, có cùng một lý tưởng mà từ chuyên môn ngày nay gọi là linh đạo, có cơ cấu tổ chức giống như gia đình, gia tộc là sống có trên, có dưới, theo phẩm trật và được kế tục từ đời này sang đời kia, tạo thành một cơ cấu giống như cơ cấu mà ta gọi là dòng tộc.
Từ nhận định trên, các nhà thừa sai ban đầu đã chọn từ Dòng để đặt tên cho một tu hội. Sự chọn lựa ấy hoàn toàn phù hợp với ý nghiã của từ Dòng trong cụm từ Dòng Tộc. Như vậy, ta có thêm bằng chứng để kết luận rằng các nhà thừa sai đã sớm chú ý đến vấn đề hội nhập văn hóa Việt. Các ngài đã không phiên âm từ Ordo (tức tu hội hay dòng) trong tiếng Latin như kiểu phiên âm Đức Thánh Pha Pha do tiếng Papa để chỉ Đức Giáo Hoàng, cũng không dùng từ Tu Hội của người Công Giáo Tầu mà chọn từ Dòng, một tự hoàn toàn Việt Nam, trong cụm từ Dòng Tộc để đặt tên cho tổ chức Dòng Mến Thánh Giá Câu Rút Chúa Giêsu.
Khi nói tới từ “Dòng”, người Công Giáo Việt Nam nào cũng hiểu dòng là một tu hội như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phan Xi Cô. Nhưng các bộ tự điển quan trọng của Việt Nam, như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931, hay Đại Từ Điển Tiếng Viết của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam xuất bản năm 1999 lại không giải thích dòng là một tu hội? Vậy phải chăng dòng là một đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam và đâu là nguyên nhân các vị thừa sai dùng từ này để chỉ một tu hội? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
Dòng là từ Nôm lấy dạng của bộ thủy 氵và dụng 用 trong tiếng Hán để ghép lại. Các từ điển thông thường của Việt Nam giải nghiã từ Dòng là sự gì diễn ra liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Hai tự điển tiêu biểu mà chúng tôi đã dẫn chứng giải thích từ Dòng như sau:
(1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra.
(2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn.
(3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ.
(4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia.
Như vậy hai tự điển trên không giải thích từ dòng là một tu hội theo cách hiểu của người Công Giáo.
Từ Dòng Là Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ của người Công Giáo Việt Nam. Vào năm 1670 khi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu”, thì thấy ngài dùng từ Dòng để đặt tên cho tu hội đầu tiên của các phụ nữ Việt Nam. Ngài viết như sau:
“Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Từ đó, người Công Giáo Việt Nam bắt đầu dùng từ Dòng để chỉ tu hội. Cụ thể là tự điển của Đức Cha Taberd xuất bản năm 1838, ngoài nghĩa thông thường như đã nói ở trên, mục từ Dòng còn được ngài định nghiã là Ordo Religiosus tức Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng theo nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: Thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức từ năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam in trong phần dẫn nhập của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo Việt Nam.
Giống như Công Giáo, Phật Giáo cũng có những tu viện, nhưng không ai gọi tu viện Phật Giáo là Tu Hội hay Nhà Dòng và cũng không ai gọi những vị tu hành trong tu viện Phật Giáo là “Thầy Dòng hay Bà Dòng” mà gọi là những Tăng Ni, Tăng Đoàn.
Như vậy chúng ta có thể kết luận từ Dòng là đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam.
Lý Do Chọn Từ Dòng Để Chỉ Tu Hội
Đến đây chúng ta đặt câu hỏi tại sao các vị thừa sai ban đầu đã chọn từ Dòng để chỉ tu hội? Không có tài liệu nào giúp ta trả lời câu hỏi này. Chúng ta thử đưa ra một suy luận. Trước hết, xin ghi chú là từ Tu Hội mới chỉ có gần đây và từ Tu Hội 修 會 mà người Công Giáo Việt Nam dùng hiện nay là tiếng của người Công Giáo Trung Hoa để dịch từ Ordo Religiosus. Người Trung Hoa phát âm là [xiùhuì] âm Hán Việt đọc là Tu Hội.
Đức Giám Mục Lambert De La Motte biết rất rõ tổ chức đầu tiên của các chị em Mến Thánh Giá Việt Nam là một Ordo Religiosus, hay Ordre Religieuse tức tu hội.
Khi chưa có tiếng Tu Hội, Đức Cha phải đi tìm một danh xưng thích hợp nào đó để đặt tên cho tổ chức này. Muốn làm việc đó, trước hết Ngài phải xác định đâu là những đặc tính của tổ chức các chị em Mến Thánh Giá. Ngài thấy tổ chức của các chị là một tập thể, tuy không cùng huyết thống, nhưng sống chung với nhau, có cùng một lý tưởng mà từ chuyên môn ngày nay gọi là linh đạo, có cơ cấu tổ chức giống như gia đình, gia tộc là sống có trên, có dưới, theo phẩm trật và được kế tục từ đời này sang đời kia, tạo thành một cơ cấu giống như cơ cấu mà ta gọi là dòng tộc.
Từ nhận định trên, các nhà thừa sai ban đầu đã chọn từ Dòng để đặt tên cho một tu hội. Sự chọn lựa ấy hoàn toàn phù hợp với ý nghiã của từ Dòng trong cụm từ Dòng Tộc. Như vậy, ta có thêm bằng chứng để kết luận rằng các nhà thừa sai đã sớm chú ý đến vấn đề hội nhập văn hóa Việt. Các ngài đã không phiên âm từ Ordo (tức tu hội hay dòng) trong tiếng Latin như kiểu phiên âm Đức Thánh Pha Pha do tiếng Papa để chỉ Đức Giáo Hoàng, cũng không dùng từ Tu Hội của người Công Giáo Tầu mà chọn từ Dòng, một tự hoàn toàn Việt Nam, trong cụm từ Dòng Tộc để đặt tên cho tổ chức Dòng Mến Thánh Giá Câu Rút Chúa Giêsu.
Văn Hóa
Thánh Giuse Chúa tuyển
Tuyết Mai
00:45 08/03/2011
Ca Ngợi Thánh Cả Giuse 03-07-11
Triệu người nam Chúa Tuyển một
Thánh Cả Giu-se chỉ một, trội nhất
Thánh thiện, hiền lành bậc nhất
Đã được Chúa chọn rõ thật không sai!
Trên đời đã có mấy ai?
Hiến dâng cho Chúa tương lai trọn đời
Sống khiết trinh vì Chúa Trời
Sống yêu thương, luôn giúp người cùng khốn
Có phải cuộc sống ngài luôn?
Hiền lành đức độ và luôn trung thành
Quyết sống cuộc đời trọn lành
Ngài đã thật sống Thánh Nhân giữa đời
Chúng con cảm tạ Chúa Trời!
Tuyển người thật xứng Cha đời Giu-se
Cả đời ngài biết lắng nghe
Kinh dâng kính Chúa không hề lãng sao
Ngài thật quả cảm chẳng nao!
Nhận ngay Đức Mẹ hứa bao bọc nàng
Thánh Linh báo mộng rõ ràng
Hài nhi trong bụng ràng ràng Chúa Con
Từ đó đời ngài khổ luôn
Rày đây mai đó vợ, con, tháng ngày
E rằng cuộc sống cứ vầy!
Trách nhiệm, bổn phận, tương lai khó mà!?
Nhưng Chúa bảo vệ cả ba
Hầu tạo thành quả của Cha trên trời
Chương Trình Cứu Độ con người
Bao nhiêu chướng ngại phải dời phải qua
Chứng tỏ tình Chúa bao la
Các ngài thấu hiểu nhận ra Công Trình
Chúa Con phải được tạo hình
Ngài thành Con Trẻ nên hình phàm nhân
Con Trẻ lớn nhờ Thánh Nhân
Giu-se dưỡng phụ rất thân thương Ngài
Cùng Mẹ là Ma-ri-a
Cả ba là Thánh là nhà Thánh Gia
Gương mẫu chói ngời cả ba
Nhân Đức trọn hảo, xướng ca đất trời
Giu-se nhân đức tuyệt vời
Chồng, Cha, tuyệt đối, một trời thương yêu
Ngài chịu đựng vì Tình Yêu
Ngài yêu thương vợ, ngài yêu Con Trời
Ngài chẳng bao giờ có lời
Chẳng lời bẳn gắt, chẳng lời đắng cay
Ngài luôn phó thác trông cậy
Tất cả giao Chúa tình nầy hiến trao
Chẳng khi nào ngài làm cao
Cậy làm chồng, cha, ra vào lớn tiếng
Để làm buồn vợ, Con phiền
Với Đức Mẹ, Ngài nhân hiền dịu dàng
Luôn chìu chuộng, luôn nhẹ nhàng
Biến gia đình thành Thiên Đàng trần thế
Gia đình Thánh Gia là thế!
Con người nhận loại trần thế theo gương
Hỡi tất cả những gia trưởng!
Bắt chước ngài sống cao thượng yêu thương
Thánh Cả, cha đời, là trường
Là trường nhân nghĩa, là trường quý ông
Nên bắt chước để thành công
Gia đình êm thắm từ trong ra ngoài
Cả khi các ông ra ngoài
Được đời nể trọng là hoài vọng của
Tất cả người vợ muôn thuở
Là giấc chiêm bao, giấc mơ muôn đời!?
Hỡi gia trưởng sống trên đời!
Sống như Thánh Cả thì đời lên hương
Gia đình êm thắm yêu thương
Mọi nhà vui vẻ ngát hương ngập lòng
Tháng ba về, mọi tấm lòng
Dâng Huệ trinh khiết tỏ lòng biết ơn
Giu-se cha đời ban ơn
Mọi người chồng tốt sống trong an bình
Dâng ngài cả tấm chân tình
Nhờ ngài thay đổi gia đình ấm êm
Nhờ ngài tình thắm duyên thêm
Nhờ ngài chàng đã trở nên giống ngài
Triệu người nam Chúa Tuyển một
Thánh Cả Giu-se chỉ một, trội nhất
Thánh thiện, hiền lành bậc nhất
Đã được Chúa chọn rõ thật không sai!
Trên đời đã có mấy ai?
Hiến dâng cho Chúa tương lai trọn đời
Sống khiết trinh vì Chúa Trời
Sống yêu thương, luôn giúp người cùng khốn
Có phải cuộc sống ngài luôn?
Hiền lành đức độ và luôn trung thành
Quyết sống cuộc đời trọn lành
Ngài đã thật sống Thánh Nhân giữa đời
Chúng con cảm tạ Chúa Trời!
Tuyển người thật xứng Cha đời Giu-se
Cả đời ngài biết lắng nghe
Kinh dâng kính Chúa không hề lãng sao
Ngài thật quả cảm chẳng nao!
Nhận ngay Đức Mẹ hứa bao bọc nàng
Thánh Linh báo mộng rõ ràng
Hài nhi trong bụng ràng ràng Chúa Con
Từ đó đời ngài khổ luôn
Rày đây mai đó vợ, con, tháng ngày
E rằng cuộc sống cứ vầy!
Trách nhiệm, bổn phận, tương lai khó mà!?
Nhưng Chúa bảo vệ cả ba
Hầu tạo thành quả của Cha trên trời
Chương Trình Cứu Độ con người
Bao nhiêu chướng ngại phải dời phải qua
Chứng tỏ tình Chúa bao la
Các ngài thấu hiểu nhận ra Công Trình
Chúa Con phải được tạo hình
Ngài thành Con Trẻ nên hình phàm nhân
Con Trẻ lớn nhờ Thánh Nhân
Giu-se dưỡng phụ rất thân thương Ngài
Cùng Mẹ là Ma-ri-a
Cả ba là Thánh là nhà Thánh Gia
Gương mẫu chói ngời cả ba
Nhân Đức trọn hảo, xướng ca đất trời
Giu-se nhân đức tuyệt vời
Chồng, Cha, tuyệt đối, một trời thương yêu
Ngài chịu đựng vì Tình Yêu
Ngài yêu thương vợ, ngài yêu Con Trời
Ngài chẳng bao giờ có lời
Chẳng lời bẳn gắt, chẳng lời đắng cay
Ngài luôn phó thác trông cậy
Tất cả giao Chúa tình nầy hiến trao
Chẳng khi nào ngài làm cao
Cậy làm chồng, cha, ra vào lớn tiếng
Để làm buồn vợ, Con phiền
Với Đức Mẹ, Ngài nhân hiền dịu dàng
Luôn chìu chuộng, luôn nhẹ nhàng
Biến gia đình thành Thiên Đàng trần thế
Gia đình Thánh Gia là thế!
Con người nhận loại trần thế theo gương
Hỡi tất cả những gia trưởng!
Bắt chước ngài sống cao thượng yêu thương
Thánh Cả, cha đời, là trường
Là trường nhân nghĩa, là trường quý ông
Nên bắt chước để thành công
Gia đình êm thắm từ trong ra ngoài
Cả khi các ông ra ngoài
Được đời nể trọng là hoài vọng của
Tất cả người vợ muôn thuở
Là giấc chiêm bao, giấc mơ muôn đời!?
Hỡi gia trưởng sống trên đời!
Sống như Thánh Cả thì đời lên hương
Gia đình êm thắm yêu thương
Mọi nhà vui vẻ ngát hương ngập lòng
Tháng ba về, mọi tấm lòng
Dâng Huệ trinh khiết tỏ lòng biết ơn
Giu-se cha đời ban ơn
Mọi người chồng tốt sống trong an bình
Dâng ngài cả tấm chân tình
Nhờ ngài thay đổi gia đình ấm êm
Nhờ ngài tình thắm duyên thêm
Nhờ ngài chàng đã trở nên giống ngài
Con đường mùa chay
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
11:49 08/03/2011
Con đường Mùa chay Chúa đi qua
Con đường đón nhận quỉ ma dỗ lừa !
Trước, dỗ Chúa làm phép lạ
Biến đá hóa bánh, đói qua tức thì.
Nghiêm khắc Ngài phán một khi:
Người ta không chỉ sống vì bánh cơm.
Lần sau, đưa Chúa lên cao
Ngắm nhìn lợi lộc, sang giầu, quang vinh
Dỗ Chúa bái lạy, đinh ninh
Thế gian sang trọng thật tình cho ngay.
Ngài dẫn Kinh Thánh, lời này:
Ngươi phải bái lạy Chúa Trời
Và chỉ thờ lạy mình Ngài mà thôi.
Đưa lên tận nóc đền, rồi
Dụ gieo mình xuống có Thần đỡ rơi
Thiên sứ bảo vệ Ngôi Lời
Để chân Ngài khỏi vấp nơi đá hòn.
Ngài đáp lại, đuổi thẳng luôn:
Ngươi chớ thử thách Chúa Trời, Chúa ngươi.
Chúa chịu cám dỗ cứu đời
Dạy con sám hối, gắn lời nguyện xin
Chay lòng, chay xác đừng quên
Việc lành phúc đức thường xuyên giúp người.
XIN MẸ GIÚP GIỮ CHAY
Một năm đôi lần, Hội thánh dạy
Ăn chay, kiêng thịt rất tỏ tường
Chuẩn bị tâm hồn và thể xác
Kỷ niệm Con Chúa chịu đau thương.
Giữ chay không để mọi tật vương
Thâm nhập chi phối thành tai ương
Con biết mà sao khó giữ được
Miếng cơm, manh áo…cứ dẫn đường !
Thân phận mong manh dễ xấu xa
Nhớ trước, quên sau vậy đấy mà
Ham muốn, quyết tâm tràn lẫn lộn
Loanh quanh, lẩn quẩn chuyện trong nhà !
Mọi nơi cũng vậy muốn hay không
Thanh niên nam nữ, bà và ông …
Một thoáng quên Chúa, mùa chay héo
Tín hữu thờ ơ chẳng biết chừng !
Con sợ lỗi phạm mùa chay thôi
Nói hay làm dở đã có rồi
Xác hồn yếu đuối, mong manh quá
Xin Mẹ giúp con giữ chay tươi !
Mùa chay 1/ 2011
Con đường đón nhận quỉ ma dỗ lừa !
Trước, dỗ Chúa làm phép lạ
Biến đá hóa bánh, đói qua tức thì.
Nghiêm khắc Ngài phán một khi:
Người ta không chỉ sống vì bánh cơm.
Lần sau, đưa Chúa lên cao
Ngắm nhìn lợi lộc, sang giầu, quang vinh
Dỗ Chúa bái lạy, đinh ninh
Thế gian sang trọng thật tình cho ngay.
Ngài dẫn Kinh Thánh, lời này:
Ngươi phải bái lạy Chúa Trời
Và chỉ thờ lạy mình Ngài mà thôi.
Đưa lên tận nóc đền, rồi
Dụ gieo mình xuống có Thần đỡ rơi
Thiên sứ bảo vệ Ngôi Lời
Để chân Ngài khỏi vấp nơi đá hòn.
Ngài đáp lại, đuổi thẳng luôn:
Ngươi chớ thử thách Chúa Trời, Chúa ngươi.
Chúa chịu cám dỗ cứu đời
Dạy con sám hối, gắn lời nguyện xin
Chay lòng, chay xác đừng quên
Việc lành phúc đức thường xuyên giúp người.
XIN MẸ GIÚP GIỮ CHAY
Một năm đôi lần, Hội thánh dạy
Ăn chay, kiêng thịt rất tỏ tường
Chuẩn bị tâm hồn và thể xác
Kỷ niệm Con Chúa chịu đau thương.
Giữ chay không để mọi tật vương
Thâm nhập chi phối thành tai ương
Con biết mà sao khó giữ được
Miếng cơm, manh áo…cứ dẫn đường !
Thân phận mong manh dễ xấu xa
Nhớ trước, quên sau vậy đấy mà
Ham muốn, quyết tâm tràn lẫn lộn
Loanh quanh, lẩn quẩn chuyện trong nhà !
Mọi nơi cũng vậy muốn hay không
Thanh niên nam nữ, bà và ông …
Một thoáng quên Chúa, mùa chay héo
Tín hữu thờ ơ chẳng biết chừng !
Con sợ lỗi phạm mùa chay thôi
Nói hay làm dở đã có rồi
Xác hồn yếu đuối, mong manh quá
Xin Mẹ giúp con giữ chay tươi !
Mùa chay 1/ 2011
Người Mẹ: trước hố thẳm ly thân và ly dị của con mình
Đaminh Phan văn Phước
12:13 08/03/2011
Lời Dẫn Nhập: Thể theo lời đề nghị của một Cô Giáo ngoài bảy mươi đang hướng dẫn sinh viên Công Giáo vào đời tại Hà Nội, nhắm góp phần nhỏ bé của mình cho ngày Quốc Tế của Phụ Nữ, 08.3, tôi mạo muội viết bài với tựa đề đã nêu. Thiết nghĩ nội dung có thể hữu ích tùy hoàn cảnh cho nhiều bà mẹ Việt Nam nói chung và cách riêng cho Kitô hữu. Vậy, tôi kính gởi đến quý vị Độc Giả bài viết làm món quà tinh thần trong ngày vừa nêu.(Đaminh Phan văn Phước)
Ngày nay, khoa học càng tiến bộ, con người càng tìm cách chối bỏ Thiên Chúa. Cuộc sống vật chất của gia đình càng nâng cao thì thảm trạng ly thân, ly dị càng phổ biến, đảo lộn trật tự xã hội, luân lý, đạo đức và văn hóa con người.
Trước đây, nước Pháp là quốc gia gương mẫu cho toàn thế giới: Đất nước quý phái, hùng mạnh, nguy nga phồn thịnh, là miền đất hứa có nhiều hiền triết, nhà bác học, vĩ nhân và văn thi sĩ, và cũng là nơi mà đức tin Công Giáo đã bám rễ rất sâu nên nước này đã được gọi là ''Trưởng Nữ của Giáo Hội Công Giáo''. Nhưng, bây giờ, theo lời thú nhận của Monique Santucci, nước Pháp đã băng hoại, sa đọa, thuần phong mỹ tục và văn hóa đang bị lung lay, chìm dần vào bóng tối để trở thành ''vương quốc của tội lỗi và sự dữ.'' Còn tại Đức, sinh nhật thứ 18 là ngày giải phóng các cô cậu thoát ra khỏi ''địa ngục gia đình''! Cha mẹ không được quyền can thiệp vào sinh hoạt tính dục và việc lập gia đình của con mình. Rất nhiều cặp lấy nhau, năm hay mười năm sau, vẫn chưa làm hôn thú để, sau này, có lỡ bỏ nhau, cũng khỏi mất công ra tòa, tốn tiền ly dị.
Ngày trước, các cụ bảo: ''Nhân bất học, bất tri lý.'' Còn ngày nay, càng học nhiều như Jean Paul Sartre, mà lại càng trở thành u minh vì ông ta bảo: ''Thượng Đế đã chết rồi!'' Còn các cường quốc và siêu cường quốc khác là những ổ tội ác. Các nhà khoa học thì chạy đua sản xuất vũ khí giết người, thuốc ngừa thai, phá thai, trợ tử. .. Kỹ nghệ phim ảnh thì càng ngày càng tạo ra nhiều cảnh máu chảy lai láng, súng nổ, khủng bố... Sòng bạc, tiệm nhảy về đêm mọc lên ở khắp nơi. Phim ''đồi trụy'' trên mạng càng phổ biến. Cho nên cảnh sát, tòa án, nhà lao. .. cũng bận rộn hơn trước nhiều.
Trước thảm họa đổ nát của gia đình, các bậc phụ huynh nghĩ gì? Đặc biệt là các bà mẹ có bổn phận và trách nhiệm thế nào trong việc đề phòng, ngăn chặn và giải quyết vấn đề ly thân và ly dị vốn là tiền đề của những thảm họa khác?
Blaise Pascal bảo rằng phá hủy một nguyên tử thì dễ hơn dẹp bỏ một định kiến. Cho nên việc chữa trị căn bệnh ly thân và ly dị đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, nhận định nhắm đưa ra những biện pháp hữu hiệu vì sức công phá của căn bệnh ấy vô cùng khốc liệt. Thế giới đang bị đầu độc bởi trào lưu vô luân, vô thần và hiện sinh. Gia đình là nền tảng của xã hội, lại bị xem là hỏa ngục như Jean Paul Sartre quan niệm: ''Địa ngục là người khác!'' Nếu vậy thì ông ta cũng là địa ngục của đấng sinh thành, thầy cô, người yêu, vợ con, anh em, họ hàng, bạn hữu của ông ta! Còn người đã nên vợ, nên chồng, không còn là uyên ương nữa thì bảo gia đình là lao tù, gọi những ''kẻ'' rục rịch bước lên xe hoa là đồ khùng điên vì, đang sống an nhàn, thanh thản, bỗng dưng tự ký cho mình bản án khổ sai chung thân! Trong tác phẩm ''Les quinze joies de mariage'' (Mười lăm niềm vui hôn nhân) là tựa đề châm biếm, khôi hài, người sắp lập gia đình được ví như con cá đang hưởng tự do giữa trời, nước mênh mông, chợt thấy cái nơm có nhiều con cá khác đã bị quyến rũ bởi mồi giả thơm ngon, vậy mà vẫn chui đầu vào trong đó! Nhưng than ôi, làm sao thoát ra khỏi nơi ấy được nữa? Đâu ngờ bên trong chỉ toàn là đau khổ, buồn sầu!
Ông Théophraste, bạn chí thân của triết gia Aristote, đã từng khuyên đàn ông chớ dại dột lấy vợ mà hóa thành nô lệ. Ông Juvénal thì gởi thư trách bạn: ''Sao? Cậu tính lấy vợ để nó đè đầu, cỡi cổ cậu à? Nếu cậu muốn chết thì tớ có mấy sợ dây cho cậu thắt cổ, có cửa sổ mở sẵn cho cậu gieo mình xuống vực thẳm! Và còn chiếc cầu rất gần đằng kia kìa!''
Hóa ra, gia đình là cái vòng luẩn quẩn cho những ai còn thấy mình bị trói buộc vì một lý do nào đó. Đến lúc tức nước, vỡ bờ thì phải ly thân, ly dị! Thậm chí có những người tự vận hay trở thành sát nhân. Nhưng, xét cho cùng, nạn nhân của việc ly dị, ly thân và tự vận là người khao khát yêu, được yêu và được sống như ý! Phải chăng câu nói của Thánh Phaolô: ''Tôi không làm điều tôi muốn. Ngược lại, tôi làm điều tôi ghét.'' là lời ngài vừa thú tội, vừa cảm thông những người không ưa tội mà vẫn phạm tội?
Như vậy, trước thảm trạng ly thân, ly dị, vai trò của người mẹ là phải giúp đỡ chồng con làm điều tốt mà họ muốn và tránh làm điều xấu mà họ đâu có ưa. Trước hết, các bà phải nghiên cứu thật kỹ các đối tượng (chồng, con trai, con gái). Sau khi đã nắm được cái tẩy của họ, mình mới có thể ngăn ngừa hoặc giúp giải quyết vấn đề. Đồng thời các bà phải tự kiểm thảo, tra vấn lương tâm. Ấy là hành động phản tỉnh vì ''biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng.'' Hơn nữa, có soi gương mới thấy mặt mình trong gương. Chuyện các ông phê bình các bà thì nhiều vô kể. Nhưng, trong khuôn khổ bài này, thiết tưởng cần nêu lên ''khát vọng'' của đàn ông, hay nói cách khác, phải nêu rõ điều tối quan trọng mà các ''phu quân'' đang trông chờ từ các ''phu nhân'' của họ. Đó là ''vợ ngoan làm quan cho chồng; sống nhờ bạn, sang nhờ vợ.''
Thật vậy, đức khôn ngoan là bửu bối, vừa là thành lũy kiên cố bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hầu hết các bà mẹ Việt Nam là những tấm gương chung thủy sáng ngời. Đó là đức tính nổi bật của nền văn hóa Việt Nam mà các bà đã tiếp thu để rồi gìn giữ, trau dồi, phát huy và lưu truyền cho tới ngày nay và mai sau.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ
Không những chung thủy, các bà mẹ Việt Nam lại còn trung hậu, đảm đang, vị tha, tận tụy, chân tình, yêu thương chồng con nồng nàn. Các bà thường dạy con: ''Cái nết đánh chết cái đẹp. Học ăn, học nói, học nói, học mở.'' Nhiều bà biết chàng rể của mình mang tính dèo bòng, sợ có ngày vợ chồng chúng nó sẽ đưa nhau ra tòa ly dị. Các bà cũng đau lòng theo con gái, nhưng tính sao bây giờ? Chỉ có cách duy nhất là khuyên con mình ráng chấp nhận tình đời bạc bẽo và sống nêu gương là người vợ chung tình, đại lượng. Có như thế thì hy vọng rằng ''thằng rể'' sẽ có lúc hồi tâm, tỉnh ngộ. Thà vậy còn hơn là ly dị. Các bà không muốn thêm dầu vào lửa vì ''một sự nhịn là chín sự lành; nhẹ nhàng thì chàng lắng nghe. Chim mỏi cánh bay, quay về tổ ấm.''
Đó cũng là trường hợp ''cải tà, quy chánh'' của ông Juvénal là người đã từng có thành kiến với các bà. Chính ông ta đã ân hận, thú lỗi như sau: ''Dẫu sao đi nữa, họ vẫn chung thủy và trong trắng hơn đàn ông!'' Các bà không muốn to chuyện thành rầy rà, xích mích, làm cả nhà buồn lây, lại thêm xấu hổ với hàng xóm. Cho nên các bà chủ trương ''vỗ nhẹ hơn là tát tai; dây mềm buộc chặt; lấy nhu thắng cương'' để tránh cái cảnh ''cơm không lành, canh không ngọt.'' Các bà chỉ mong cho con cái sung sướng nhìn mái ấm gia đình mà bắt chước, mà ''thuận hòa vi quý'' với nhau.
Bên cạnh những tấm gương cao quý của các bà mẹ Việt Nam, chúng ta còn được Chúa ban cho những người mẹ Công Giáo tuyệt vời. Họ là những người nữ nhân đức thành Giêrusalem biết noi gương đức tin-cậy-mến của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana: ''Con ơi, nhà này hết rượu!'', tức là gia đình cần có ơn Chúa! Các bà quan niệm gia đình là một Hội Thánh nhỏ nên thường giải thích cho con cái hiểu rằng Hội Thánh không chỉ là Thánh, mà còn bao gồm tất cả những người tội lỗi trong lòng Hội Thánh bởi vì họ cũng là đối tượng của Sứ Mạng Cứu Rỗi. Phải thánh hóa ''Người Nhà'' trước thì mới mong thánh hóa được ''Người Ngoài''! Nếu trần gian ô trọc này sạch bóng tội lỗi thì chương trình cứu chuộc đã … khóa sổ lâu rồi!
Yêu thương cũng còn có nghĩa là tha thứ không chỉ bảy lần, mà tới bảy mươi lần bảy như Lời Chúa dạy. Mười Điều Răn của Thiên Chúa chỉ quy thành một điểm: Tình thương! Hãy thánh hóa gia đình bằng Tình Yêu Thương vì gia đình là huyền nhiệm của Thiên Chúa: Sáng Tạo, Nhập Thể, Nhập Thế, Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh với Ngài. Nếu không xác tín được điều này thì việc xây dựng gia đình chẳng khác gì việc làm nhà trên cát! Nếu tất cả các gia đình Công Giáo không có nền móng vững chắc là Tình Yêu và Tha Thứ thì Giáo Hội sẽ bị lung lay!
Những cử chỉ trìu mến, săn sóc nhau, tuy nhỏ, nhưng vẫn chứng tỏ được tình yêu: Một ly nước lạnh cho chồng, kèm theo nụ cười dễ thương; Người vợ nhờ chồng ngắm nghía chiếc áo mà mình đang mặc để đi dự tiệc cưới tối nay. Với ông chồng đam mê sách vở, chuyện viết lách hay nhiệt tình giúp đỡ người khác mà lại ít quan tâm đến sở thích của vợ mình thì bà vợ có thể nói câu gì đó thật dễ thương nhắm tạo cơ hội cho chồng để ý cưng mình hơn. Chẳng hạn: ''Để làm gương cho con về tình nghĩa vợ chồng mình, cha mẹ, anh nên nói với con ngày mai là sinh nhật của em dù con đã biết rồi.'' Nghe vợ khôn ngoan, thật lòng, không ''giữ kẻ'' như thế thì người chồng nào mà lại không chịu làm một cái gì đó để cho vợ và con hài lòng chẳng những trong ngày ấy, mà có thể mỗi ngày nhiều việc khác để vun xới tình lứa đôi và tình phụ-mẫu tử. Ông Vincent de Beauvais cũng quan niệm thật dễ thương về hôn nhân thế này: ''Vợ chồng không phải là chủ, tớ, chẳng phải là nô tỳ, nhưng là bạn đời.'' Thật vậy, Lời Chúa trong Kinh Thánh gọi vợ chồng là một thân xác. Người Việt thì dùng các chữ ''mình ơi, nhà tôi''.
Buổi tối đọc kinh trong gia đình cũng là cách thánh hóa vợ chồng, con cái. Đó là giây phút lắng đọng, tin yêu và gần gũi. Các bà cố gắng giúp chồng con bỏ thói đọc kinh rề rề như đọc điếu văn, hay có lúc lại ào ào như tràng súng liên thanh, nhưng hời hợt như nước đổ đầu vịt, làm chồng và nhất là con cái cảm thấy như bị tra tấn, căng thẳng vì ngồi đó mà không hiệp thông, chẳng hiệp nhất được với nhau trong lời kinh nguyện. Thế rồi, họ tìm cách trốn lánh đọc kinh, cầu nguyện chung vốn là thời gian giao hòa cần thiết cho mỗi một gia đình Công Giáo.
Vì sợ cảnh: ''Giả vờ cam kết trên môi! Sau khi được vợ, anh thôi nhà thờ!'', các bà mẹ cho con cái đi học khóa dự bị hôn nhân, học nghề, học chữ, và khuyến khích con cái tham gia hội đoàn, công tác tông đồ, làm giáo lý viên, nhất là thăm viếng các gia đình đang gặp thử thách, sóng gió. Đó là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp con cái trở thành chứng nhân của Tin Mừng cho mọi người.
Nếu con cái đòi ly thân, ly dị thì các bà đóng vai luật sư hòa giải: Ngoài Giới Răn của Chúa là yêu thương, không được phân ly, các bà nên hướng dẫn con mình hành động đúng với Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô và cho chúng biết rằng Chúa đã không khắt khe với người đàn bà phạm tội ngoại tình. Chúa biết ''bút sa thì gà chết'' nên Ngài chỉ viết gì đó trên đất, rồi bảo: ''Ta không kết tội con. Con hãy về nhà và đừng phạm tội nữa.'' Người đàn bà đã run sợ, biết hối lỗi thì Chúa nỡ lòng nào mà nặng lời với bà ta! Chúa cũng dạy bài học tha thứ: ''Con người đến, không phải để kết tội trần gian, nhưng để thế gian nhờ Ngài mà được cứu rỗi.'', hoặc: ''Ai thấy mình sạch tội thì cứ ném đá người đàn bà ấy trước đi.''
Sau khi thuyết phục con cái như trên, các bà mẹ nhẹ nhàng kết luận: ''Nếu con của má thấy mình chưa hề phạm tội thì cứ việc vác chiếu ra tòa mà xin ly dị, ly thân.'' Còn đối với những cặp vợ chồng muốn ly dị, ly thân vì những khó khăn vật chất dẫn đến sự đổ vỡ của tình yêu, các bà còn kiêm luôn vai trò của nhà tâm lý giáo dục: ''Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai!'' Mẹ Maria đã đồng công với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Còn Thánh Giuse thì ngày ngày đổ mồ hôi để nuôi sống Thánh Gia Thất. Ngài đã từng lê chân mệt mỏi đi tìm chỗ trọ qua đêm cho Mẹ Maria trong lúc sắp sinh Chúa Cứu Thế. Cùng đường, Ngài phải đưa Mẹ chui vào chuồng lừa, mong được chút hơi ấm của loài vật giữa đêm khuya. Rồi các Ngài xấc bấc xang bang bế Chúa chạy trốn vua Herôdê. Khi Chúa lên mười hai, các Ngài phải quên ăn, bỏ ngủ mà chạy kiếm Chúa để rồi gặp Ngài đang giảng giải Kinh Thánh cho các luật sĩ trong Đền Thờ.
''Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng không vinh quang.'' Đừng quá lãng mạng hay thêu hoa dệt gấm và thi vị hóa cuộc đời và tình yêu theo ước mơ riêng tư để rồi rơi tõm vào ảo tưởng như ''Bà Bovary'', tác phẩm hiện thưc của Flaubert! Yêu là chọn lựa, dấn thân và chấp nhận như người Pháp nói: ''Tình yêu là tất cả những gì xảy ra giữa hai người yêu nhau.'' Nói như thế xong, người mẹ kết luận: ''Đau khổ là những đóa hoa tươi làm lễ vật hiến tế mình.'' như Chúa Giêsu đã tự hiến tế trên đồi tử nạn vì ''Ai muốn theo Ta thì vác Thập Giá mà theo Ta.''
Con cái biết vâng lời, người mẹ cảm thấy nhẹ nhõm, như vừa trút được gánh nặng đè lên cõi lòng. Từ nay, bà không phải thẹn với lương tâm vì bà đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc và hàn gắn hạnh phúc cho con cái mình trước viễn cảnh tối tăm của rạn nứt, đổ vỡ.
Không ai dám vỗ ngực khoe rằng mình có thể dàn xếp thảm cảnh ly thân, ly dị. Những chồng sách cao ngất ''Học Làm Người'', những bức thư tình hay nhất thế giới cũng không bằng tấm lòng của người mẹ khuyên dạy con làm gương cho thế hệ mai sau. Người Pháp nói: ''Kỳ quan / kỳ công lớn nhất của Ông Trời vẫn là trái tim của người mẹ.'' Người mẹ ''không chồng'' hay ''có chồng'' đều mong cho con mình đừng đau khổ trong cuộc sống lứa đôi.
Xin các bà Mẹ Việt Nam noi gương thủy chung trong Việt Đạo qua tiền nhân. Chúa Thánh Linh luôn hành động trong các bà mẹ Công Giáo bởi vì các bà đã nhận lãnh nhiều Bí Tích. Chỉ còn vấn đề là các bà có SỐNG ĐẠO bằng Ơn Khôn ngoan của Thánh Linh hay không! Cúi xin Ngài giúp các bà chung thủy như Mẹ Maria đã thủy chung với Ngài vì Mẹ đã nói với Sứ Thần: ''Xin thành sự nơi tôi theo lời Sứ Thần.'' Cúi xin Ngài cũng thương đến tất cả các bà mẹ khác bởi vì họ là cô giáo đầu tiên của con mình khi chúng còn là thai nhi trong bụng mẹ.
Ngày nay, khoa học càng tiến bộ, con người càng tìm cách chối bỏ Thiên Chúa. Cuộc sống vật chất của gia đình càng nâng cao thì thảm trạng ly thân, ly dị càng phổ biến, đảo lộn trật tự xã hội, luân lý, đạo đức và văn hóa con người.
Trước đây, nước Pháp là quốc gia gương mẫu cho toàn thế giới: Đất nước quý phái, hùng mạnh, nguy nga phồn thịnh, là miền đất hứa có nhiều hiền triết, nhà bác học, vĩ nhân và văn thi sĩ, và cũng là nơi mà đức tin Công Giáo đã bám rễ rất sâu nên nước này đã được gọi là ''Trưởng Nữ của Giáo Hội Công Giáo''. Nhưng, bây giờ, theo lời thú nhận của Monique Santucci, nước Pháp đã băng hoại, sa đọa, thuần phong mỹ tục và văn hóa đang bị lung lay, chìm dần vào bóng tối để trở thành ''vương quốc của tội lỗi và sự dữ.'' Còn tại Đức, sinh nhật thứ 18 là ngày giải phóng các cô cậu thoát ra khỏi ''địa ngục gia đình''! Cha mẹ không được quyền can thiệp vào sinh hoạt tính dục và việc lập gia đình của con mình. Rất nhiều cặp lấy nhau, năm hay mười năm sau, vẫn chưa làm hôn thú để, sau này, có lỡ bỏ nhau, cũng khỏi mất công ra tòa, tốn tiền ly dị.
Ngày trước, các cụ bảo: ''Nhân bất học, bất tri lý.'' Còn ngày nay, càng học nhiều như Jean Paul Sartre, mà lại càng trở thành u minh vì ông ta bảo: ''Thượng Đế đã chết rồi!'' Còn các cường quốc và siêu cường quốc khác là những ổ tội ác. Các nhà khoa học thì chạy đua sản xuất vũ khí giết người, thuốc ngừa thai, phá thai, trợ tử. .. Kỹ nghệ phim ảnh thì càng ngày càng tạo ra nhiều cảnh máu chảy lai láng, súng nổ, khủng bố... Sòng bạc, tiệm nhảy về đêm mọc lên ở khắp nơi. Phim ''đồi trụy'' trên mạng càng phổ biến. Cho nên cảnh sát, tòa án, nhà lao. .. cũng bận rộn hơn trước nhiều.
Trước thảm họa đổ nát của gia đình, các bậc phụ huynh nghĩ gì? Đặc biệt là các bà mẹ có bổn phận và trách nhiệm thế nào trong việc đề phòng, ngăn chặn và giải quyết vấn đề ly thân và ly dị vốn là tiền đề của những thảm họa khác?
Blaise Pascal bảo rằng phá hủy một nguyên tử thì dễ hơn dẹp bỏ một định kiến. Cho nên việc chữa trị căn bệnh ly thân và ly dị đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, nhận định nhắm đưa ra những biện pháp hữu hiệu vì sức công phá của căn bệnh ấy vô cùng khốc liệt. Thế giới đang bị đầu độc bởi trào lưu vô luân, vô thần và hiện sinh. Gia đình là nền tảng của xã hội, lại bị xem là hỏa ngục như Jean Paul Sartre quan niệm: ''Địa ngục là người khác!'' Nếu vậy thì ông ta cũng là địa ngục của đấng sinh thành, thầy cô, người yêu, vợ con, anh em, họ hàng, bạn hữu của ông ta! Còn người đã nên vợ, nên chồng, không còn là uyên ương nữa thì bảo gia đình là lao tù, gọi những ''kẻ'' rục rịch bước lên xe hoa là đồ khùng điên vì, đang sống an nhàn, thanh thản, bỗng dưng tự ký cho mình bản án khổ sai chung thân! Trong tác phẩm ''Les quinze joies de mariage'' (Mười lăm niềm vui hôn nhân) là tựa đề châm biếm, khôi hài, người sắp lập gia đình được ví như con cá đang hưởng tự do giữa trời, nước mênh mông, chợt thấy cái nơm có nhiều con cá khác đã bị quyến rũ bởi mồi giả thơm ngon, vậy mà vẫn chui đầu vào trong đó! Nhưng than ôi, làm sao thoát ra khỏi nơi ấy được nữa? Đâu ngờ bên trong chỉ toàn là đau khổ, buồn sầu!
Ông Théophraste, bạn chí thân của triết gia Aristote, đã từng khuyên đàn ông chớ dại dột lấy vợ mà hóa thành nô lệ. Ông Juvénal thì gởi thư trách bạn: ''Sao? Cậu tính lấy vợ để nó đè đầu, cỡi cổ cậu à? Nếu cậu muốn chết thì tớ có mấy sợ dây cho cậu thắt cổ, có cửa sổ mở sẵn cho cậu gieo mình xuống vực thẳm! Và còn chiếc cầu rất gần đằng kia kìa!''
Hóa ra, gia đình là cái vòng luẩn quẩn cho những ai còn thấy mình bị trói buộc vì một lý do nào đó. Đến lúc tức nước, vỡ bờ thì phải ly thân, ly dị! Thậm chí có những người tự vận hay trở thành sát nhân. Nhưng, xét cho cùng, nạn nhân của việc ly dị, ly thân và tự vận là người khao khát yêu, được yêu và được sống như ý! Phải chăng câu nói của Thánh Phaolô: ''Tôi không làm điều tôi muốn. Ngược lại, tôi làm điều tôi ghét.'' là lời ngài vừa thú tội, vừa cảm thông những người không ưa tội mà vẫn phạm tội?
Như vậy, trước thảm trạng ly thân, ly dị, vai trò của người mẹ là phải giúp đỡ chồng con làm điều tốt mà họ muốn và tránh làm điều xấu mà họ đâu có ưa. Trước hết, các bà phải nghiên cứu thật kỹ các đối tượng (chồng, con trai, con gái). Sau khi đã nắm được cái tẩy của họ, mình mới có thể ngăn ngừa hoặc giúp giải quyết vấn đề. Đồng thời các bà phải tự kiểm thảo, tra vấn lương tâm. Ấy là hành động phản tỉnh vì ''biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng.'' Hơn nữa, có soi gương mới thấy mặt mình trong gương. Chuyện các ông phê bình các bà thì nhiều vô kể. Nhưng, trong khuôn khổ bài này, thiết tưởng cần nêu lên ''khát vọng'' của đàn ông, hay nói cách khác, phải nêu rõ điều tối quan trọng mà các ''phu quân'' đang trông chờ từ các ''phu nhân'' của họ. Đó là ''vợ ngoan làm quan cho chồng; sống nhờ bạn, sang nhờ vợ.''
Thật vậy, đức khôn ngoan là bửu bối, vừa là thành lũy kiên cố bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hầu hết các bà mẹ Việt Nam là những tấm gương chung thủy sáng ngời. Đó là đức tính nổi bật của nền văn hóa Việt Nam mà các bà đã tiếp thu để rồi gìn giữ, trau dồi, phát huy và lưu truyền cho tới ngày nay và mai sau.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ
Không những chung thủy, các bà mẹ Việt Nam lại còn trung hậu, đảm đang, vị tha, tận tụy, chân tình, yêu thương chồng con nồng nàn. Các bà thường dạy con: ''Cái nết đánh chết cái đẹp. Học ăn, học nói, học nói, học mở.'' Nhiều bà biết chàng rể của mình mang tính dèo bòng, sợ có ngày vợ chồng chúng nó sẽ đưa nhau ra tòa ly dị. Các bà cũng đau lòng theo con gái, nhưng tính sao bây giờ? Chỉ có cách duy nhất là khuyên con mình ráng chấp nhận tình đời bạc bẽo và sống nêu gương là người vợ chung tình, đại lượng. Có như thế thì hy vọng rằng ''thằng rể'' sẽ có lúc hồi tâm, tỉnh ngộ. Thà vậy còn hơn là ly dị. Các bà không muốn thêm dầu vào lửa vì ''một sự nhịn là chín sự lành; nhẹ nhàng thì chàng lắng nghe. Chim mỏi cánh bay, quay về tổ ấm.''
Đó cũng là trường hợp ''cải tà, quy chánh'' của ông Juvénal là người đã từng có thành kiến với các bà. Chính ông ta đã ân hận, thú lỗi như sau: ''Dẫu sao đi nữa, họ vẫn chung thủy và trong trắng hơn đàn ông!'' Các bà không muốn to chuyện thành rầy rà, xích mích, làm cả nhà buồn lây, lại thêm xấu hổ với hàng xóm. Cho nên các bà chủ trương ''vỗ nhẹ hơn là tát tai; dây mềm buộc chặt; lấy nhu thắng cương'' để tránh cái cảnh ''cơm không lành, canh không ngọt.'' Các bà chỉ mong cho con cái sung sướng nhìn mái ấm gia đình mà bắt chước, mà ''thuận hòa vi quý'' với nhau.
Bên cạnh những tấm gương cao quý của các bà mẹ Việt Nam, chúng ta còn được Chúa ban cho những người mẹ Công Giáo tuyệt vời. Họ là những người nữ nhân đức thành Giêrusalem biết noi gương đức tin-cậy-mến của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana: ''Con ơi, nhà này hết rượu!'', tức là gia đình cần có ơn Chúa! Các bà quan niệm gia đình là một Hội Thánh nhỏ nên thường giải thích cho con cái hiểu rằng Hội Thánh không chỉ là Thánh, mà còn bao gồm tất cả những người tội lỗi trong lòng Hội Thánh bởi vì họ cũng là đối tượng của Sứ Mạng Cứu Rỗi. Phải thánh hóa ''Người Nhà'' trước thì mới mong thánh hóa được ''Người Ngoài''! Nếu trần gian ô trọc này sạch bóng tội lỗi thì chương trình cứu chuộc đã … khóa sổ lâu rồi!
Yêu thương cũng còn có nghĩa là tha thứ không chỉ bảy lần, mà tới bảy mươi lần bảy như Lời Chúa dạy. Mười Điều Răn của Thiên Chúa chỉ quy thành một điểm: Tình thương! Hãy thánh hóa gia đình bằng Tình Yêu Thương vì gia đình là huyền nhiệm của Thiên Chúa: Sáng Tạo, Nhập Thể, Nhập Thế, Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh với Ngài. Nếu không xác tín được điều này thì việc xây dựng gia đình chẳng khác gì việc làm nhà trên cát! Nếu tất cả các gia đình Công Giáo không có nền móng vững chắc là Tình Yêu và Tha Thứ thì Giáo Hội sẽ bị lung lay!
Những cử chỉ trìu mến, săn sóc nhau, tuy nhỏ, nhưng vẫn chứng tỏ được tình yêu: Một ly nước lạnh cho chồng, kèm theo nụ cười dễ thương; Người vợ nhờ chồng ngắm nghía chiếc áo mà mình đang mặc để đi dự tiệc cưới tối nay. Với ông chồng đam mê sách vở, chuyện viết lách hay nhiệt tình giúp đỡ người khác mà lại ít quan tâm đến sở thích của vợ mình thì bà vợ có thể nói câu gì đó thật dễ thương nhắm tạo cơ hội cho chồng để ý cưng mình hơn. Chẳng hạn: ''Để làm gương cho con về tình nghĩa vợ chồng mình, cha mẹ, anh nên nói với con ngày mai là sinh nhật của em dù con đã biết rồi.'' Nghe vợ khôn ngoan, thật lòng, không ''giữ kẻ'' như thế thì người chồng nào mà lại không chịu làm một cái gì đó để cho vợ và con hài lòng chẳng những trong ngày ấy, mà có thể mỗi ngày nhiều việc khác để vun xới tình lứa đôi và tình phụ-mẫu tử. Ông Vincent de Beauvais cũng quan niệm thật dễ thương về hôn nhân thế này: ''Vợ chồng không phải là chủ, tớ, chẳng phải là nô tỳ, nhưng là bạn đời.'' Thật vậy, Lời Chúa trong Kinh Thánh gọi vợ chồng là một thân xác. Người Việt thì dùng các chữ ''mình ơi, nhà tôi''.
Buổi tối đọc kinh trong gia đình cũng là cách thánh hóa vợ chồng, con cái. Đó là giây phút lắng đọng, tin yêu và gần gũi. Các bà cố gắng giúp chồng con bỏ thói đọc kinh rề rề như đọc điếu văn, hay có lúc lại ào ào như tràng súng liên thanh, nhưng hời hợt như nước đổ đầu vịt, làm chồng và nhất là con cái cảm thấy như bị tra tấn, căng thẳng vì ngồi đó mà không hiệp thông, chẳng hiệp nhất được với nhau trong lời kinh nguyện. Thế rồi, họ tìm cách trốn lánh đọc kinh, cầu nguyện chung vốn là thời gian giao hòa cần thiết cho mỗi một gia đình Công Giáo.
Vì sợ cảnh: ''Giả vờ cam kết trên môi! Sau khi được vợ, anh thôi nhà thờ!'', các bà mẹ cho con cái đi học khóa dự bị hôn nhân, học nghề, học chữ, và khuyến khích con cái tham gia hội đoàn, công tác tông đồ, làm giáo lý viên, nhất là thăm viếng các gia đình đang gặp thử thách, sóng gió. Đó là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp con cái trở thành chứng nhân của Tin Mừng cho mọi người.
Nếu con cái đòi ly thân, ly dị thì các bà đóng vai luật sư hòa giải: Ngoài Giới Răn của Chúa là yêu thương, không được phân ly, các bà nên hướng dẫn con mình hành động đúng với Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô và cho chúng biết rằng Chúa đã không khắt khe với người đàn bà phạm tội ngoại tình. Chúa biết ''bút sa thì gà chết'' nên Ngài chỉ viết gì đó trên đất, rồi bảo: ''Ta không kết tội con. Con hãy về nhà và đừng phạm tội nữa.'' Người đàn bà đã run sợ, biết hối lỗi thì Chúa nỡ lòng nào mà nặng lời với bà ta! Chúa cũng dạy bài học tha thứ: ''Con người đến, không phải để kết tội trần gian, nhưng để thế gian nhờ Ngài mà được cứu rỗi.'', hoặc: ''Ai thấy mình sạch tội thì cứ ném đá người đàn bà ấy trước đi.''
Sau khi thuyết phục con cái như trên, các bà mẹ nhẹ nhàng kết luận: ''Nếu con của má thấy mình chưa hề phạm tội thì cứ việc vác chiếu ra tòa mà xin ly dị, ly thân.'' Còn đối với những cặp vợ chồng muốn ly dị, ly thân vì những khó khăn vật chất dẫn đến sự đổ vỡ của tình yêu, các bà còn kiêm luôn vai trò của nhà tâm lý giáo dục: ''Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai!'' Mẹ Maria đã đồng công với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Còn Thánh Giuse thì ngày ngày đổ mồ hôi để nuôi sống Thánh Gia Thất. Ngài đã từng lê chân mệt mỏi đi tìm chỗ trọ qua đêm cho Mẹ Maria trong lúc sắp sinh Chúa Cứu Thế. Cùng đường, Ngài phải đưa Mẹ chui vào chuồng lừa, mong được chút hơi ấm của loài vật giữa đêm khuya. Rồi các Ngài xấc bấc xang bang bế Chúa chạy trốn vua Herôdê. Khi Chúa lên mười hai, các Ngài phải quên ăn, bỏ ngủ mà chạy kiếm Chúa để rồi gặp Ngài đang giảng giải Kinh Thánh cho các luật sĩ trong Đền Thờ.
''Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng không vinh quang.'' Đừng quá lãng mạng hay thêu hoa dệt gấm và thi vị hóa cuộc đời và tình yêu theo ước mơ riêng tư để rồi rơi tõm vào ảo tưởng như ''Bà Bovary'', tác phẩm hiện thưc của Flaubert! Yêu là chọn lựa, dấn thân và chấp nhận như người Pháp nói: ''Tình yêu là tất cả những gì xảy ra giữa hai người yêu nhau.'' Nói như thế xong, người mẹ kết luận: ''Đau khổ là những đóa hoa tươi làm lễ vật hiến tế mình.'' như Chúa Giêsu đã tự hiến tế trên đồi tử nạn vì ''Ai muốn theo Ta thì vác Thập Giá mà theo Ta.''
Con cái biết vâng lời, người mẹ cảm thấy nhẹ nhõm, như vừa trút được gánh nặng đè lên cõi lòng. Từ nay, bà không phải thẹn với lương tâm vì bà đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc và hàn gắn hạnh phúc cho con cái mình trước viễn cảnh tối tăm của rạn nứt, đổ vỡ.
Không ai dám vỗ ngực khoe rằng mình có thể dàn xếp thảm cảnh ly thân, ly dị. Những chồng sách cao ngất ''Học Làm Người'', những bức thư tình hay nhất thế giới cũng không bằng tấm lòng của người mẹ khuyên dạy con làm gương cho thế hệ mai sau. Người Pháp nói: ''Kỳ quan / kỳ công lớn nhất của Ông Trời vẫn là trái tim của người mẹ.'' Người mẹ ''không chồng'' hay ''có chồng'' đều mong cho con mình đừng đau khổ trong cuộc sống lứa đôi.
Xin các bà Mẹ Việt Nam noi gương thủy chung trong Việt Đạo qua tiền nhân. Chúa Thánh Linh luôn hành động trong các bà mẹ Công Giáo bởi vì các bà đã nhận lãnh nhiều Bí Tích. Chỉ còn vấn đề là các bà có SỐNG ĐẠO bằng Ơn Khôn ngoan của Thánh Linh hay không! Cúi xin Ngài giúp các bà chung thủy như Mẹ Maria đã thủy chung với Ngài vì Mẹ đã nói với Sứ Thần: ''Xin thành sự nơi tôi theo lời Sứ Thần.'' Cúi xin Ngài cũng thương đến tất cả các bà mẹ khác bởi vì họ là cô giáo đầu tiên của con mình khi chúng còn là thai nhi trong bụng mẹ.
Hoán cải
Nguyễn thanh Trúc
20:16 08/03/2011
Mùa chay Thánh nhắc linh hồn sám hối
Trở về cùng Thiên Chúa nguồn yêu thương
Giã từ luôn muôn lỗi tội trong đời
Hồn say đắm hương cao vời thánh đức
Con quì gối lòng tin yêu tha thiết
Hứa từ nay không mãi miết du hoang
Giữ lời Cha không tính toán e dè
Xa dĩ vãng không ê chề thác loạn
Tim khẩn khoản van xin cùng Thiên Chúa
Hãy thương con đang héo úa đêm ngày
Muôn sầu đau hồn chất ngất tang thương
Đời gian dối trong khôn lường cuộc sống
Vạn lạy Chúa nay con xin từ bỏ
Những lạc loài quyến rũ áng thương yêu
Những màu đêm quên mất cả thiên đường
Xin về với suối cội nguồn thánh thiện
Hồn quyến luyến ân tình Ngài êm ái
Ấm lòng con dù mê mãi tương lai
Tình yêu con xin dâng trọn cho Ngài
Luôn hoán cải dù đường trần xa tắp.
Trở về cùng Thiên Chúa nguồn yêu thương
Giã từ luôn muôn lỗi tội trong đời
Hồn say đắm hương cao vời thánh đức
Con quì gối lòng tin yêu tha thiết
Hứa từ nay không mãi miết du hoang
Giữ lời Cha không tính toán e dè
Xa dĩ vãng không ê chề thác loạn
Tim khẩn khoản van xin cùng Thiên Chúa
Hãy thương con đang héo úa đêm ngày
Muôn sầu đau hồn chất ngất tang thương
Đời gian dối trong khôn lường cuộc sống
Vạn lạy Chúa nay con xin từ bỏ
Những lạc loài quyến rũ áng thương yêu
Những màu đêm quên mất cả thiên đường
Xin về với suối cội nguồn thánh thiện
Hồn quyến luyến ân tình Ngài êm ái
Ấm lòng con dù mê mãi tương lai
Tình yêu con xin dâng trọn cho Ngài
Luôn hoán cải dù đường trần xa tắp.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Trời Chớm Xuân
Thérésa Nguyễn
22:14 08/03/2011
BÊN TRỜI CHỚM XUÂN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Rồi một buổi giữa chiều Đông rét mướt
Bao nhiêu cây bỗng nhú lộc, đâm chồi
Em cất tiếng! Và lòng ta phơi phới
Dù một lần chưa chạm tới bờ môi..
(Trích thơ của Đuyên Hồng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Rồi một buổi giữa chiều Đông rét mướt
Bao nhiêu cây bỗng nhú lộc, đâm chồi
Em cất tiếng! Và lòng ta phơi phới
Dù một lần chưa chạm tới bờ môi..
(Trích thơ của Đuyên Hồng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền