Phụng Vụ - Mục Vụ
Giầu và Nghèo
Trung Nguyên
07:52 06/03/2010
Một đứa cháu của tôi năm 2005 sang Mỹ định cư được bà con tặng cho 1 cái xe Toyota đời 2000 còn rất tốt. Năm 2008 cháu đã tự mua cho mình một cái xe Honda mới tinh. Và năm nay 2010 nhất định đổi 1 cái xe mới khác. Năm ngoái tôi cũng tự sắm cho mình 1 xe Toyota đời 1996. Nhiều khi cũng thấy hơi tủi vì xe mình không được tiện nghi và hào nhoáng như nhiều người chung quanh. Nhưng dần dà tôi đã gặp nhiều tấm gương sáng về tiết kiệm nhưng không bủn xỉn, mà chính là để phục vụ. Bà manager của tôi trong sở làm từ 25 năm nay vẫn xử dụng chiếc xe Toyota đời 1986. Ông bác sỹ trưởng khoa của một bệnh viện lớn mà tôi đến chữa bệnh cũng chỉ đi một cái xe cũ Toyota Corona từ 11 năm nay. Ông tâm sự khi về hưu sẽ tình nguyện sang Phi Châu chữa bệnh cho người nghèo.
Ngày 05-03-1020 toàn nước Mỹ xúc động về bà Grace Groner, người mới qua đời vào tháng 1-2010 ở tuổi 100, suốt đời chưa hề có 1 cái xe nào để đi, suốt đời sống nghèo, không chồng không con, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 12 tuổi, ở trong 1 căn nhà tồi tàn, chỉ đi mua quần áo mặc tại những nơi bán đồ cũ.
Bà Grace sống tại Lake Forest, một trong những khu phố giầu có nhất Hoa Kỳ có vô số các dinh thự nguy nga và tràn ngập các loại xe hơi sang trọng nhưng đó đâu phải là mục tiêu theo đuổi của bà. Bà chỉ ở trong một căn hộ chung cư cho tới khi có người bạn cho bà một căn nhà bé xíu mà lúc trước chỉ dành cho những người giúp việc ở. Nhà này chỉ có 1 phòng trong đó chỉ kê được 1 cái giường đơn và 1 cái bàn trang điểm. Phòng khách của bà còn nhỏ hơn nhiều tủ quần áo của nhiều nhà tại Lake Forest. Bà sống nghèo như thế để khi nhắm mắt xuôi tay có thể dành trọn bộ tài sản trị giá 7 triệu dollars cho trường đại học Lake Forest Collge để lập nên 1 quỹ học bổng trị giá 300 ngàn dollars trong 1 năm dành cho sinh viên đi nghiên cứu ở nước ngoài. Ngoài ra bà cũng tặng luôn căn nhà cũ nát của mình làm nơi cư ngụ cho các sinh viên và, quan trọng hơn, nó sẽ trở thành 1 biểu tượng lâu dài của việc những gì tiền bạc có thể mua được còn cao quý nhiều lần hơn các dinh thự nguy nga. Từ nay nó mang 1 danh xưng đơn giản Grace’s Cottage (Cái chòi của bà Grace). Đây là chuyện tại Hoa Kỳ, đất nước giầu có nhất thế giới.
Trong khi đó tại VN, đất nước nghèo nhất thế giới, bản tin của phóng viên H. Sơn báo Thanh Niên hôm 29-11-2006 ghi rằng:
Ngày 28.11, chiếc xe hơi Maybach 62 đời 2006 đã có mặt tại showroom Hoàng Trọng. Chiếc xe chào bán tại Mỹ giá 385.250 USD này đã về đến Việt Nam một đêm trước đó. Theo ước tính, nếu cộng các loại thuế (thuế nhập khẩu 90%, thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 50%) thì chiếc Maybach 62 nói trên đã ngoài 1 triệu USD, tức hơn 16 tỉ đồng. Công ty Hoàng Trọng còn nhập về trong đợt này hàng chục chiếc xe đắt tiền khác như: 8 chiếc Mercedes đời S và R (trị giá mỗi chiếc chưa thuế khoảng 100.000 USD), 3 chiếc BMW series 6 (khoảng 75.000 USD/chiếc), Cadillac Escalade 2007, Audi Q7 (khoảng 50.000 USD/chiếc).
(Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=O8o-e-iLsUM, http://www.chicagotribune.com/news/local/northnorthwest/ct-met-lake-forest-donation-0304-20100304,0,2078355,full.story Amazing Grace: Lake Forest secret millionaire donates fortune to college, Woman who lived frugally donates $7 million to alma mater. Lake Forest College alum Grace Groner donated $7 million -- and this modest house that she called home -- to the school upon her death in January at age 100. Before her death, she had also funded a scholarship program at the college. (Tribune photo by Chris Walker / March 2, 2010)
Ngày 05-03-1020 toàn nước Mỹ xúc động về bà Grace Groner, người mới qua đời vào tháng 1-2010 ở tuổi 100, suốt đời chưa hề có 1 cái xe nào để đi, suốt đời sống nghèo, không chồng không con, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 12 tuổi, ở trong 1 căn nhà tồi tàn, chỉ đi mua quần áo mặc tại những nơi bán đồ cũ.
Bà Grace sống tại Lake Forest, một trong những khu phố giầu có nhất Hoa Kỳ có vô số các dinh thự nguy nga và tràn ngập các loại xe hơi sang trọng nhưng đó đâu phải là mục tiêu theo đuổi của bà. Bà chỉ ở trong một căn hộ chung cư cho tới khi có người bạn cho bà một căn nhà bé xíu mà lúc trước chỉ dành cho những người giúp việc ở. Nhà này chỉ có 1 phòng trong đó chỉ kê được 1 cái giường đơn và 1 cái bàn trang điểm. Phòng khách của bà còn nhỏ hơn nhiều tủ quần áo của nhiều nhà tại Lake Forest. Bà sống nghèo như thế để khi nhắm mắt xuôi tay có thể dành trọn bộ tài sản trị giá 7 triệu dollars cho trường đại học Lake Forest Collge để lập nên 1 quỹ học bổng trị giá 300 ngàn dollars trong 1 năm dành cho sinh viên đi nghiên cứu ở nước ngoài. Ngoài ra bà cũng tặng luôn căn nhà cũ nát của mình làm nơi cư ngụ cho các sinh viên và, quan trọng hơn, nó sẽ trở thành 1 biểu tượng lâu dài của việc những gì tiền bạc có thể mua được còn cao quý nhiều lần hơn các dinh thự nguy nga. Từ nay nó mang 1 danh xưng đơn giản Grace’s Cottage (Cái chòi của bà Grace). Đây là chuyện tại Hoa Kỳ, đất nước giầu có nhất thế giới.
Trong khi đó tại VN, đất nước nghèo nhất thế giới, bản tin của phóng viên H. Sơn báo Thanh Niên hôm 29-11-2006 ghi rằng:
Ngày 28.11, chiếc xe hơi Maybach 62 đời 2006 đã có mặt tại showroom Hoàng Trọng. Chiếc xe chào bán tại Mỹ giá 385.250 USD này đã về đến Việt Nam một đêm trước đó. Theo ước tính, nếu cộng các loại thuế (thuế nhập khẩu 90%, thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 50%) thì chiếc Maybach 62 nói trên đã ngoài 1 triệu USD, tức hơn 16 tỉ đồng. Công ty Hoàng Trọng còn nhập về trong đợt này hàng chục chiếc xe đắt tiền khác như: 8 chiếc Mercedes đời S và R (trị giá mỗi chiếc chưa thuế khoảng 100.000 USD), 3 chiếc BMW series 6 (khoảng 75.000 USD/chiếc), Cadillac Escalade 2007, Audi Q7 (khoảng 50.000 USD/chiếc).
(Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=O8o-e-iLsUM, http://www.chicagotribune.com/news/local/northnorthwest/ct-met-lake-forest-donation-0304-20100304,0,2078355,full.story Amazing Grace: Lake Forest secret millionaire donates fortune to college, Woman who lived frugally donates $7 million to alma mater. Lake Forest College alum Grace Groner donated $7 million -- and this modest house that she called home -- to the school upon her death in January at age 100. Before her death, she had also funded a scholarship program at the college. (Tribune photo by Chris Walker / March 2, 2010)
Xin Chúa ban Bình An
Tuyết Mai
07:53 06/03/2010
Cuộc đời thường ngày của chúng ta cứ y như hình ảnh của một xa lộ không bao giờ vắng xe!? Và chúng ta tất cả phải đều nằm trên những tuyến xa lộ đó! Có phải khi chúng ta lên xa lộ thì thích hơn là đi đường trong, bởi đường trong thì lắm đèn và lâu tới đích!? Khi khởi đầu chúng ta chưa biết lái trên xa lộ thì sợ lắm!? Như tôi chẳng hạn không dám lái xe trên xa lộ một thời gian rất lâu, nhưng rồi cần phải đi đây đi kia không thể nào tôi có thể đi đường trong được vì không có lối đi. Nhưng nếu có thể đi được cả hai dù là đi xa lộ hay đường trong, tôi vẫn thích được chọn đi đường trong hơn.
Cuộc đời của chúng ta có phải cũng là sự chọn lựa chứ không ai bắt buộc chúng ta phải đi làm cho thật xa, vừa tốn tiền xăng, vừa hao xe, vừa xa nhà nên ngày nào về nhà trời cũng chập tối, sáng dậy thật sớm để chuẩn bị đi làm, không có thời giờ cho gia đình, không có thời giờ để thở và sống cho riêng mình một giây phút nào, riết rồi chúng ta sống cũng như những người máy chỉ khác là chúng ta có bộ óc siêu việt Thiên Chúa ban cho nhưng không. Chọn một công việc nào đó tuy có ít tiền hơn đôi chút nhưng sau khi so đo tới lui để đánh đổi được tất cả những điều trên, để được hơn cả là hạnh phúc gia đình, gần gũi với vợ, hay chồng, và con cái, để tình yêu gia đình được ngày càng thăng hoa càng gắn bó, càng thêm nghĩa tình, và càng thêm đậm đà.
Không gì bằng hạnh phúc gia đình, phải không thưa anh chị em!? Trước khi lập gia đình anh hay chị đều cảm thấy hạnh phúc khi chưa có gì cả, mà đã thề non hẹn biển, yêu nhau trọn đời. Còn sau khi cưới điều gì đã làm cho anh chị em vội chán nhau? Vì đòi hỏi nhau nhiều quá ư!? Nào là muốn có nhà liền mà không chịu ở mướn nơi chung cư? Nào là cần thật nhiều tiền cho cái xe có tên một chút, mới một chút cho khỏi mất mặt với anh chị em? Nào là anh xài hà tiện quá!? Nào là em đi sắm sửa nhiều quá anh chóng quay cả mặt mày!? Nào là anh hiền như cục bột đi đâu cũng chẳng nói một câu, hay là anh nổ quá làm em xấu hổ!? Nào là em sao dữ quá hồi trước đâu có thấy vậy, v.v.v......!???
Đấy là chưa kể anh chị đối xử với hai bên gia đình như thế nào!? Một đằng thì thường là bà vợ luôn dẫn con cái về nhà mẹ của mình hằng tuần hay chưa kể là ghé hằng ngày để nhờ gửi con cái mà đi làm, còn một đằng là người chồng khao khát được chở vợ con đến thăm mẹ mình nhưng bị thoái thác và kiếm cớ là không rảnh!? Rồi thì bao nhiêu chuyện xung khắc khác nhau nữa mà trước khi lấy nhau hai bên anh chị đã bị tình yêu mà cả hai đã bì mù lòa trước những vấn đề trước mặt!? Và không thể nào từ chối được việc hai anh chị muốn cưới nhau cho được!!!!!
Còn nếu như ai còn độc thân thì xin cứ từ từ dùm cho nhé! Đây là điều tôi thường khuyên các con tôi bởi việc lấy chồng lấy vợ chẳng phải là chuyện đùa chơi mà hệ trọng cả một cuộc đời, vì lấy người thì phải ở với người ta cả một đời cho đến khi một trong hai người được Chúa gọi về, và vì đó là Luật của Chúa. Lấy nhau rồi thì tuy hai mà là một, tuy một mà là hai, là vậy!? Chứ không có để ý và thèm muốn ai nữa cả! Vì nếu có đó là lỗi phạm điều răn của Chúa. Chuyện lứa đôi xin cứ để cho Chúa sắp xếp vì không ai sắp xếp tài tình và tuyệt vời như Thiên Chúa se duyên kết hợp cho. Đồng ý rằng tôi thường nghe anh chị than van và cầu khẩn cho có bạn đời chứ đã lớn tuổi rồi nhìn chung quanh ai cũng nên chồng nên vợ mà than thân trách phận, nhưng anh chị chẳng hiểu cho rằng những cặp tự đi tìm bạn cho mình thì thường đứt gánh giữa đường, và hậu quả gánh chịu đau khổ rất trăm ngàn lần các bạn sống độc thân. Nào là trái tim rướm máu, tạo thương hận cho nhau, con cái phải phân chia hai ngả hai nơi, tội nhất là các trẻ con chúng chẳng làm gì nên tội!?
Xin hãy từ từ. ... Xin hãy chầm chậm lại. ... Xin hãy sống từng ngày cho thật xứng đáng của một ngày Chúa ban. ... Xin hãy đừng so sánh cuộc đời của mình với những anh chị em khác, bởi mỗi người là một hình ảnh là một tuyệt tác Chúa tác tạo riêng cho chúng ta, cái khổ nhất là vì chúng ta hay so sánh, mà không nhìn ra cái tốt cái đẹp riêng của mình. Xin hãy sống mang lợi ích cho chính mình và anh chị em chung quanh. Và đừng nghĩ rằng ta sống mãi sống hoài trên cái cõi đời tạm dung này!
Mỗi một buổi sáng khi chúng ta thức dậy, thì liền cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi đã ban cho chúng ta một đêm ngủ thật bình an cả hồn lẫn xác. Xin Chúa ban cho chúng ta một ngày mới tràn đầy hồng ân của Ngài để chúng ta sống thật đầy ý nghĩa của cuộc sống hôm nay, ngày mai, và mãi mãi, vì cùng đích là Quê Trời là Nơi chúng ta phải tìm về, phải không thưa anh chị em!???
Mong sao khi chúng ta lái xe trên xa lộ, chúng ta ý thức được bao nhanh và tự chủ được chính mình, để cuộc đời của chúng ta còn có giá trị chẳng những cho riêng mình mà còn liên hệ với những người thân yêu của chúng ta. Nếu có thể, tại sao mình không lách vào đường trong, tuy chạy chậm một chút nhưng cũng hưởng được phong cảnh thiên nhiên mà Thiên Chúa tác tạo cho chúng ta hưởng dùng?? Mây xanh lơ lửng dưới cái ánh nắng nhẹ nhàng của buổi sáng, xuyên qua những hàng cây. À có nhiều nhà trồng hoa đủ loại, đẹp lạ đẹp lùng, bên ngoài là hàng rào sơn trắng thật dễ thương, thật đẹp mắt. Mùa này nhiều nhà cây đào còn nở rộ thật đẹp, nào là hồng và trắng, nằm dọc theo hàng rào thật xinh xắn thật khéo tay. Thỉnh thoảng quẹo qua vài con đường nhìn trên cao ánh nắng của mặt trời xuyên qua cụm mây lớn tạo thành những tia nắng tuyệt vời, ước ao xuống đường chụp được vài tấm hình để vào album thì. ... tuyệt vời.
Cuộc đời của chúng ta có đẹp hay không là do chúng ta tất cả, là sự lựa chọn của mọi thứ, mọi việc chúng ta làm. Xin đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa muốn cho chúng ta nên vậy! Trong sự tối tăm Chúa ban cho chúng ta ánh sáng của Chúa. Trong sự thiếu thốn của vật chất Chúa ban cho chúng ta sự an bình và chịu đựng. Trong sự bất công thì Chúa ban cho chúng ta có sức mạnh để trở thành chứng nhân cho Chúa. Trong sự bạo lực thì Chúa ban cho chúng ta biết kết hiệp với nhau trong Cầu Nguyện để cùng nhau hướng về điều tốt lành, và để bàn tay quyền uy của Chúa chống đỡ và giúp sức cho chúng ta.
Một ngày Chúa ban cho chúng ta 24 tiếng để sống, để yêu để hàn gắn, và để giúp đời và giúp người. Xin đừng giận ai quá 5 phút. Để được sống xứng đáng làm con cái của Chúa ngay từ bây giờ và mãi mãi. Amen.
Cuộc đời của chúng ta có phải cũng là sự chọn lựa chứ không ai bắt buộc chúng ta phải đi làm cho thật xa, vừa tốn tiền xăng, vừa hao xe, vừa xa nhà nên ngày nào về nhà trời cũng chập tối, sáng dậy thật sớm để chuẩn bị đi làm, không có thời giờ cho gia đình, không có thời giờ để thở và sống cho riêng mình một giây phút nào, riết rồi chúng ta sống cũng như những người máy chỉ khác là chúng ta có bộ óc siêu việt Thiên Chúa ban cho nhưng không. Chọn một công việc nào đó tuy có ít tiền hơn đôi chút nhưng sau khi so đo tới lui để đánh đổi được tất cả những điều trên, để được hơn cả là hạnh phúc gia đình, gần gũi với vợ, hay chồng, và con cái, để tình yêu gia đình được ngày càng thăng hoa càng gắn bó, càng thêm nghĩa tình, và càng thêm đậm đà.
Không gì bằng hạnh phúc gia đình, phải không thưa anh chị em!? Trước khi lập gia đình anh hay chị đều cảm thấy hạnh phúc khi chưa có gì cả, mà đã thề non hẹn biển, yêu nhau trọn đời. Còn sau khi cưới điều gì đã làm cho anh chị em vội chán nhau? Vì đòi hỏi nhau nhiều quá ư!? Nào là muốn có nhà liền mà không chịu ở mướn nơi chung cư? Nào là cần thật nhiều tiền cho cái xe có tên một chút, mới một chút cho khỏi mất mặt với anh chị em? Nào là anh xài hà tiện quá!? Nào là em đi sắm sửa nhiều quá anh chóng quay cả mặt mày!? Nào là anh hiền như cục bột đi đâu cũng chẳng nói một câu, hay là anh nổ quá làm em xấu hổ!? Nào là em sao dữ quá hồi trước đâu có thấy vậy, v.v.v......!???
Đấy là chưa kể anh chị đối xử với hai bên gia đình như thế nào!? Một đằng thì thường là bà vợ luôn dẫn con cái về nhà mẹ của mình hằng tuần hay chưa kể là ghé hằng ngày để nhờ gửi con cái mà đi làm, còn một đằng là người chồng khao khát được chở vợ con đến thăm mẹ mình nhưng bị thoái thác và kiếm cớ là không rảnh!? Rồi thì bao nhiêu chuyện xung khắc khác nhau nữa mà trước khi lấy nhau hai bên anh chị đã bị tình yêu mà cả hai đã bì mù lòa trước những vấn đề trước mặt!? Và không thể nào từ chối được việc hai anh chị muốn cưới nhau cho được!!!!!
Còn nếu như ai còn độc thân thì xin cứ từ từ dùm cho nhé! Đây là điều tôi thường khuyên các con tôi bởi việc lấy chồng lấy vợ chẳng phải là chuyện đùa chơi mà hệ trọng cả một cuộc đời, vì lấy người thì phải ở với người ta cả một đời cho đến khi một trong hai người được Chúa gọi về, và vì đó là Luật của Chúa. Lấy nhau rồi thì tuy hai mà là một, tuy một mà là hai, là vậy!? Chứ không có để ý và thèm muốn ai nữa cả! Vì nếu có đó là lỗi phạm điều răn của Chúa. Chuyện lứa đôi xin cứ để cho Chúa sắp xếp vì không ai sắp xếp tài tình và tuyệt vời như Thiên Chúa se duyên kết hợp cho. Đồng ý rằng tôi thường nghe anh chị than van và cầu khẩn cho có bạn đời chứ đã lớn tuổi rồi nhìn chung quanh ai cũng nên chồng nên vợ mà than thân trách phận, nhưng anh chị chẳng hiểu cho rằng những cặp tự đi tìm bạn cho mình thì thường đứt gánh giữa đường, và hậu quả gánh chịu đau khổ rất trăm ngàn lần các bạn sống độc thân. Nào là trái tim rướm máu, tạo thương hận cho nhau, con cái phải phân chia hai ngả hai nơi, tội nhất là các trẻ con chúng chẳng làm gì nên tội!?
Xin hãy từ từ. ... Xin hãy chầm chậm lại. ... Xin hãy sống từng ngày cho thật xứng đáng của một ngày Chúa ban. ... Xin hãy đừng so sánh cuộc đời của mình với những anh chị em khác, bởi mỗi người là một hình ảnh là một tuyệt tác Chúa tác tạo riêng cho chúng ta, cái khổ nhất là vì chúng ta hay so sánh, mà không nhìn ra cái tốt cái đẹp riêng của mình. Xin hãy sống mang lợi ích cho chính mình và anh chị em chung quanh. Và đừng nghĩ rằng ta sống mãi sống hoài trên cái cõi đời tạm dung này!
Mỗi một buổi sáng khi chúng ta thức dậy, thì liền cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi đã ban cho chúng ta một đêm ngủ thật bình an cả hồn lẫn xác. Xin Chúa ban cho chúng ta một ngày mới tràn đầy hồng ân của Ngài để chúng ta sống thật đầy ý nghĩa của cuộc sống hôm nay, ngày mai, và mãi mãi, vì cùng đích là Quê Trời là Nơi chúng ta phải tìm về, phải không thưa anh chị em!???
Mong sao khi chúng ta lái xe trên xa lộ, chúng ta ý thức được bao nhanh và tự chủ được chính mình, để cuộc đời của chúng ta còn có giá trị chẳng những cho riêng mình mà còn liên hệ với những người thân yêu của chúng ta. Nếu có thể, tại sao mình không lách vào đường trong, tuy chạy chậm một chút nhưng cũng hưởng được phong cảnh thiên nhiên mà Thiên Chúa tác tạo cho chúng ta hưởng dùng?? Mây xanh lơ lửng dưới cái ánh nắng nhẹ nhàng của buổi sáng, xuyên qua những hàng cây. À có nhiều nhà trồng hoa đủ loại, đẹp lạ đẹp lùng, bên ngoài là hàng rào sơn trắng thật dễ thương, thật đẹp mắt. Mùa này nhiều nhà cây đào còn nở rộ thật đẹp, nào là hồng và trắng, nằm dọc theo hàng rào thật xinh xắn thật khéo tay. Thỉnh thoảng quẹo qua vài con đường nhìn trên cao ánh nắng của mặt trời xuyên qua cụm mây lớn tạo thành những tia nắng tuyệt vời, ước ao xuống đường chụp được vài tấm hình để vào album thì. ... tuyệt vời.
Cuộc đời của chúng ta có đẹp hay không là do chúng ta tất cả, là sự lựa chọn của mọi thứ, mọi việc chúng ta làm. Xin đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa muốn cho chúng ta nên vậy! Trong sự tối tăm Chúa ban cho chúng ta ánh sáng của Chúa. Trong sự thiếu thốn của vật chất Chúa ban cho chúng ta sự an bình và chịu đựng. Trong sự bất công thì Chúa ban cho chúng ta có sức mạnh để trở thành chứng nhân cho Chúa. Trong sự bạo lực thì Chúa ban cho chúng ta biết kết hiệp với nhau trong Cầu Nguyện để cùng nhau hướng về điều tốt lành, và để bàn tay quyền uy của Chúa chống đỡ và giúp sức cho chúng ta.
Một ngày Chúa ban cho chúng ta 24 tiếng để sống, để yêu để hàn gắn, và để giúp đời và giúp người. Xin đừng giận ai quá 5 phút. Để được sống xứng đáng làm con cái của Chúa ngay từ bây giờ và mãi mãi. Amen.
Nhận biết lỗi lầm và trở về
Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM
07:55 06/03/2010
Không gì trong đời khó khăn hơn cho bằng việc nhìn nhận lầm lỗi khiếm khuyết. Có nhiều câu chuyện khuyến cáo về việc lỗi mình nhìn thấy khó còn lỗi người lại dễ. Bàn đến lỗi lầm người khác, cũng là gián tiếp cho mình không tội. Công bằng mà nói, trên đời có nhiều chuyện không như ta tưởng, một phán đoán lành mạnh sẽ cho ta phân biệt tốt dở, đẹp xấu, nhưng biện phân để ý thức mà sống tốt hơn chứ không phải phân biệt để rồi phê phán, kết án.
Mọi ngày trong đời, có biết bao câu chuyện đáng buồn xảy ra trên thế giới, những câu chuyện ấy cho nhân loại những cái nhìn khác nhau. Tựu trung, không phải phê phán con người không biết nhận định, thế nhưng, sự thật bao giờ cũng là sự thật, trúng thì phải công nhận trúng, sai phải thừa nhận sai. Oái ăm ở chỗ con người không chịu nhìn nhận sự thật về mình. Thường tình người ta dễ tha thứ cho khuyết điểm của mình và gay gắt, khắt khe trước lỗi lầm của người. Đức Kytô muốn cho nhân loại một lối thoát, không phải không thể phủ nhận điều tốt xấu nhưng quan trọng hơn, là có cái nhìn cao thượng và đúng đắn về bản thân cũng như về người để mà cảm thông, tha thứ.
Con người không ai hoàn hảo, đó là sự thật đầu tiên mà bất cứ ai muốn làm người đúng nghĩa đều phải chân nhận. Nhìn nhận sự thật của mình để có thái độ đúng khi nhìn nhận người khác. Phải biết đánh giá thật hư để mà nhận định đúng sai. Ai cho mình toàn hảo, một cách nào đó gián tiếp nói rằng mình vô tội, nghĩa là tốt hơn người. Đứng trước mọi tai nạn, biến trắc trong cuộc sống người ta thường cho người làm điều ác ắt phải gặp tai ương, hoạn nạn, vì họ đáng chịu vậy xứng với tội họ đã phạm. Sự thật, không phải thế, Thiên Chúa tốt lành, Ngài chẳng bao giờ tạo nên sự dữ, thế nhưng Ngài có thể rút ra từ sự dữ ấy những điều tốt lành. Tai ương, hay hoạn nạn phần lớn là do tự do chọn lựa của con người, con người đã lạm dụng tự do chọn lựa điều xấu để tự huỷ hoại mình. Đứng trước rủi ro bất trắc của đồng loại, Thiên Chúa kêu mời nhân loại hãy nhìn vào mình để mà tha thứ cho người. Đừng kết án ai khi họ làm điều sai lỗi, đó chính là một tâm hồn cao thượng. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể biến đổi con người, chúng ta cũng nghèo nàn, yếu đuối như bất cứ ai, thì làm sao có thể kết án người khác được. Nhìn nhận yếu đuối của người cũng là kinh nghiệm để cho ta đừng va vấp đi vào lối mòn lầm lỗi. Cần phải có thái độ dứt khoát với tội, nhưng cần phải có lòng khoan dung và trưởng thành với người có lỗi, nghiêm túc với tội người khác nhưng không có nghĩa là lên án họ, càng không phải là nhân nhượng để họ sai phạm nhưng hơn hết là phải cho họ một lối thoát để vươn lên chứ không phải đẩy họ xuống vực thẳm. Nay người mai ta, khoan dung tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho mình. Hơn hết, ai trong chúng ta cũng có giới hạn, cũng là người khiếm khuyết, cũng là người cần được tha thứ, tại sao chúng ta lại không tha thứ cho người hoặc tại sao chúng ta không có cái nhìn tích cực về người. Yếu đuối của người cũng chính là kinh nghiệm của ta. Con người ai cũng lỗi lầm, thông cảm, hiểu và tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho mình và còn là khiến cho tâm hồn mình nên cao thượng. Tha thứ không đồng nghĩa với nhân nhượng, càng không cùng nghiã với đồng loã nhưng là trưởng thành và bình an.
Trong đời thường, người ta hay kết án, nguyền rủa người có tội, như thể xem họ như đồ đáng bị bỏ đi, cần phải tránh xa, sự thật không vậy, con người ai cũng có phẩm giá và nhân cách, cho dù họ có thể để cho thế lực vật chất làm tha hoá nhân cách ấy, nhưng không phải vì vậy mà họ bị tước đoạt nhân phẩm. Cho dù lỗi lầm có lớn thế nào đi nữa, thì người duy nhất có đầy đủ tư cách làm biến đổi họ, tha thứ cho họ và đón nhận họ, đó là Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Đấng vô tội. Con người chúng ta, đều là những người có tội thì làm sao chúng ta có thể tha thứ cho người khác nói gì đến việc kết án. Hơn nữa, ta cần phải tha thứ vì chính chúng ta là những người được tha thứ.
Đừng vội vàng nhìn thấy lầm lỗi khiếm khuyết của người khác mà vỗ tay reo mừng, như còn hả hê nguyền rủa cho đáng đời, bõ ghét, đó thật không phải là nhân cách của một con người trưởng thành nhân bản cũng như tâm linh. Người có tâm linh trưởng thành phải là người vui với người vui và biết buồn với kẻ buồn. Chẳng lẽ chúng ta đang tâm nhìn người khác khốn đốn mà có thể vui mừng được hay sao, chúng ta nói rằng chúng ta có trái tim con người, trái tim nhân hậu biết yêu thương mà lại có thể đùa cợt, bửu bôi trước khiếm khuyết của người?
Điều kiện tiên quyết để được ơn cứu độ chính là sự sám hối, nhìn nhận sự thật về thân phận yếu đuối mỏng dòn dễ sa ngã hay phạm tội của mình chứ không phải đứng nhìn lỗi lầm của người khác để kết án hay mỉa mai chê cười. Vũ khí lớn nhất có thể khuất phục kẻ thù chính là cầu nguyện, hãy để Thiên Chúa biến đổi họ, còn chính mình hãy cộng tác bằng cầu nguyện, bằng sự thay đổi chính mình. Không phải cứ nhìn thấy người mắc nạn, gặp rủi ro, nguy hiểm là ta đắc thắng vỗ tay. Cười vui trên đau khổ của người khác đâu phải là quân tử, đâu phải là người cao thượng.
Đừng luôn nghĩ rằng mình tốt hơn bất cứ ai, để rồi không sám hối, quá tự tin ỷ nại vào bản thân mà đánh mất chính mình khi nào không biết. Nếu cứ mãi lo nhìn lỗi người để không canh tân lỗi mình, không chóng thì chày đến lượt mình cũng sa vào vũng lầy ấy. Đức Giêsu đã cảnh báo nhân loại để mọi người không rơi vào con đường mòn ấy nữa, con đường xét đoán, kết án, ngông cuồng, kiêu ngạo. Nếu cứ ở mãi trong tự mãn và lầm tưởng, ngộ nhận về mình, không khéo bạn lại trở nên đáng sợ. Hãy nhận biết mình, đó là điều kiện tiên quyết của một con người trưởng thành, người ta thường hay nói khờ khạo đáng tiếc nhất của một người đó là không biết mình. Ngu dốt mà lầm tưởng thông minh, sai lầm mà lại cho rằng vô tội, cái đáng sợ là ở chỗ đó, và cũng chính vì đó, mà bao nhiêu đáng tiếc xảy ra. Người ta chém giết nhau, loại trừ lẫn nhau cũng chỉ vì ai cũng cho mình công chính, vô tội. Làm gì có ai vô tội cơ chứ, nếu không phải chỉ mình Thiên Chúa. Cũng vậy, một khi không nhìn nhận sự thật về mình thì làm sao có thể biết sai mà thay đổi. Do vậy, phải biết sám hối để được thay đổi, để được cứu độ.
Thiên Chúa tạo dựng con người, Ngài tạo dựng nên thụ tạo Ngài yêu thương, trân trọng. Chính vì quá yêu thương con người, Ngài trao tặng cho họ tự do tuyệt đối của Ngài, lạm dụng tự do, con người đã phản nghịch, quay lưng lại với Thiên Chúa. Thế nhưng, không bỏ mặc con người, Ngài luôn yêu thương và chờ đợi họ quay trở về để được tha thứ. Thiên Chúa luôn luôn tha thứ không ngừng, yêu thương không ngừng và chờ đợi không ngừng. Con người thì hay ghi dấu chấm hết cho nhau, nhưng Thiên Chúa, Ngài không bao giờ ghi dấu chấm hết bất cứ ai. Kiên nhẫn chờ đợi và tha thứ là bản tính của Ngài. Sự chờ đợi và tha thứ của Thiên Chúa là không ngừng và không có giới hạn bởi Ngài là Đấng vô hạn. Người chủ vườn trong dụ ngôn cây vả, phần nào lột tả sự chờ đợi và tha thứ vô biên của Thiên Chúa, thay vì loại bỏ, Ngài đã luôn kiên trung đợi chờ và tha thứ là vậy.
Lạy Chúa, con rất nghiêm khắc với tội, nhưng lại dễ tha thứ cho mình. Khó chịu với lỗi lầm của người, nhất là với ích kỉ, bất công, tham lam, bạo tàn con trở nên cứng cỏi với cuộc sống. Trải qua nhiều thăng trầm sóng gió, con bất chợt nhận ra con mới đích thực cần phải thay đổi, sám hối chứ không phải người. Con mải mê chờ đợi người đổi thay nhưng không biết chính mình mới cần thay đổi. Con cứ mãi ủ ê than trách đời tàn nhẫn, người có tội nhởn nhơ sống ngoài vòng luật pháp, mặc nhiên hành động bạo tàn, thay vì phải hy sinh hãm mình nguyện cầu cho họ. Đứng trước bao vấn nạn tế nhị của thời đại, con cần phải biết yêu mến và cầu nguyện nhiều hơn. Ngược lại đứng trước lời kêu gọi cảnh báo khẩn thiết của Thiên Chúa, qua Lời của Ngài, qua giáo huấn Giáo Hội, qua dấu chỉ thời đại mà con lại giả điếc làm ngơ, không biết đến bao giờ con mới trở lại. Không biết con tính đợi cho đến bao giờ mới trở lại, đến bao giờ con mới trở về với Thiên Chúa để được cứu độ. Con có biết Thiên Chúa, Ngài đã đợi con, Ngài đã chờ đợi con từ khi nào và khẩn thiết đến mức nào, sao con có thể cứ mãi cắm đầu mải miết chạy theo tiếng gọi dục vọng hư vô đê hèn mà quên không trở lại?
Mọi ngày trong đời, có biết bao câu chuyện đáng buồn xảy ra trên thế giới, những câu chuyện ấy cho nhân loại những cái nhìn khác nhau. Tựu trung, không phải phê phán con người không biết nhận định, thế nhưng, sự thật bao giờ cũng là sự thật, trúng thì phải công nhận trúng, sai phải thừa nhận sai. Oái ăm ở chỗ con người không chịu nhìn nhận sự thật về mình. Thường tình người ta dễ tha thứ cho khuyết điểm của mình và gay gắt, khắt khe trước lỗi lầm của người. Đức Kytô muốn cho nhân loại một lối thoát, không phải không thể phủ nhận điều tốt xấu nhưng quan trọng hơn, là có cái nhìn cao thượng và đúng đắn về bản thân cũng như về người để mà cảm thông, tha thứ.
Con người không ai hoàn hảo, đó là sự thật đầu tiên mà bất cứ ai muốn làm người đúng nghĩa đều phải chân nhận. Nhìn nhận sự thật của mình để có thái độ đúng khi nhìn nhận người khác. Phải biết đánh giá thật hư để mà nhận định đúng sai. Ai cho mình toàn hảo, một cách nào đó gián tiếp nói rằng mình vô tội, nghĩa là tốt hơn người. Đứng trước mọi tai nạn, biến trắc trong cuộc sống người ta thường cho người làm điều ác ắt phải gặp tai ương, hoạn nạn, vì họ đáng chịu vậy xứng với tội họ đã phạm. Sự thật, không phải thế, Thiên Chúa tốt lành, Ngài chẳng bao giờ tạo nên sự dữ, thế nhưng Ngài có thể rút ra từ sự dữ ấy những điều tốt lành. Tai ương, hay hoạn nạn phần lớn là do tự do chọn lựa của con người, con người đã lạm dụng tự do chọn lựa điều xấu để tự huỷ hoại mình. Đứng trước rủi ro bất trắc của đồng loại, Thiên Chúa kêu mời nhân loại hãy nhìn vào mình để mà tha thứ cho người. Đừng kết án ai khi họ làm điều sai lỗi, đó chính là một tâm hồn cao thượng. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể biến đổi con người, chúng ta cũng nghèo nàn, yếu đuối như bất cứ ai, thì làm sao có thể kết án người khác được. Nhìn nhận yếu đuối của người cũng là kinh nghiệm để cho ta đừng va vấp đi vào lối mòn lầm lỗi. Cần phải có thái độ dứt khoát với tội, nhưng cần phải có lòng khoan dung và trưởng thành với người có lỗi, nghiêm túc với tội người khác nhưng không có nghĩa là lên án họ, càng không phải là nhân nhượng để họ sai phạm nhưng hơn hết là phải cho họ một lối thoát để vươn lên chứ không phải đẩy họ xuống vực thẳm. Nay người mai ta, khoan dung tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho mình. Hơn hết, ai trong chúng ta cũng có giới hạn, cũng là người khiếm khuyết, cũng là người cần được tha thứ, tại sao chúng ta lại không tha thứ cho người hoặc tại sao chúng ta không có cái nhìn tích cực về người. Yếu đuối của người cũng chính là kinh nghiệm của ta. Con người ai cũng lỗi lầm, thông cảm, hiểu và tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho mình và còn là khiến cho tâm hồn mình nên cao thượng. Tha thứ không đồng nghĩa với nhân nhượng, càng không cùng nghiã với đồng loã nhưng là trưởng thành và bình an.
Trong đời thường, người ta hay kết án, nguyền rủa người có tội, như thể xem họ như đồ đáng bị bỏ đi, cần phải tránh xa, sự thật không vậy, con người ai cũng có phẩm giá và nhân cách, cho dù họ có thể để cho thế lực vật chất làm tha hoá nhân cách ấy, nhưng không phải vì vậy mà họ bị tước đoạt nhân phẩm. Cho dù lỗi lầm có lớn thế nào đi nữa, thì người duy nhất có đầy đủ tư cách làm biến đổi họ, tha thứ cho họ và đón nhận họ, đó là Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Đấng vô tội. Con người chúng ta, đều là những người có tội thì làm sao chúng ta có thể tha thứ cho người khác nói gì đến việc kết án. Hơn nữa, ta cần phải tha thứ vì chính chúng ta là những người được tha thứ.
Đừng vội vàng nhìn thấy lầm lỗi khiếm khuyết của người khác mà vỗ tay reo mừng, như còn hả hê nguyền rủa cho đáng đời, bõ ghét, đó thật không phải là nhân cách của một con người trưởng thành nhân bản cũng như tâm linh. Người có tâm linh trưởng thành phải là người vui với người vui và biết buồn với kẻ buồn. Chẳng lẽ chúng ta đang tâm nhìn người khác khốn đốn mà có thể vui mừng được hay sao, chúng ta nói rằng chúng ta có trái tim con người, trái tim nhân hậu biết yêu thương mà lại có thể đùa cợt, bửu bôi trước khiếm khuyết của người?
Điều kiện tiên quyết để được ơn cứu độ chính là sự sám hối, nhìn nhận sự thật về thân phận yếu đuối mỏng dòn dễ sa ngã hay phạm tội của mình chứ không phải đứng nhìn lỗi lầm của người khác để kết án hay mỉa mai chê cười. Vũ khí lớn nhất có thể khuất phục kẻ thù chính là cầu nguyện, hãy để Thiên Chúa biến đổi họ, còn chính mình hãy cộng tác bằng cầu nguyện, bằng sự thay đổi chính mình. Không phải cứ nhìn thấy người mắc nạn, gặp rủi ro, nguy hiểm là ta đắc thắng vỗ tay. Cười vui trên đau khổ của người khác đâu phải là quân tử, đâu phải là người cao thượng.
Đừng luôn nghĩ rằng mình tốt hơn bất cứ ai, để rồi không sám hối, quá tự tin ỷ nại vào bản thân mà đánh mất chính mình khi nào không biết. Nếu cứ mãi lo nhìn lỗi người để không canh tân lỗi mình, không chóng thì chày đến lượt mình cũng sa vào vũng lầy ấy. Đức Giêsu đã cảnh báo nhân loại để mọi người không rơi vào con đường mòn ấy nữa, con đường xét đoán, kết án, ngông cuồng, kiêu ngạo. Nếu cứ ở mãi trong tự mãn và lầm tưởng, ngộ nhận về mình, không khéo bạn lại trở nên đáng sợ. Hãy nhận biết mình, đó là điều kiện tiên quyết của một con người trưởng thành, người ta thường hay nói khờ khạo đáng tiếc nhất của một người đó là không biết mình. Ngu dốt mà lầm tưởng thông minh, sai lầm mà lại cho rằng vô tội, cái đáng sợ là ở chỗ đó, và cũng chính vì đó, mà bao nhiêu đáng tiếc xảy ra. Người ta chém giết nhau, loại trừ lẫn nhau cũng chỉ vì ai cũng cho mình công chính, vô tội. Làm gì có ai vô tội cơ chứ, nếu không phải chỉ mình Thiên Chúa. Cũng vậy, một khi không nhìn nhận sự thật về mình thì làm sao có thể biết sai mà thay đổi. Do vậy, phải biết sám hối để được thay đổi, để được cứu độ.
Thiên Chúa tạo dựng con người, Ngài tạo dựng nên thụ tạo Ngài yêu thương, trân trọng. Chính vì quá yêu thương con người, Ngài trao tặng cho họ tự do tuyệt đối của Ngài, lạm dụng tự do, con người đã phản nghịch, quay lưng lại với Thiên Chúa. Thế nhưng, không bỏ mặc con người, Ngài luôn yêu thương và chờ đợi họ quay trở về để được tha thứ. Thiên Chúa luôn luôn tha thứ không ngừng, yêu thương không ngừng và chờ đợi không ngừng. Con người thì hay ghi dấu chấm hết cho nhau, nhưng Thiên Chúa, Ngài không bao giờ ghi dấu chấm hết bất cứ ai. Kiên nhẫn chờ đợi và tha thứ là bản tính của Ngài. Sự chờ đợi và tha thứ của Thiên Chúa là không ngừng và không có giới hạn bởi Ngài là Đấng vô hạn. Người chủ vườn trong dụ ngôn cây vả, phần nào lột tả sự chờ đợi và tha thứ vô biên của Thiên Chúa, thay vì loại bỏ, Ngài đã luôn kiên trung đợi chờ và tha thứ là vậy.
Lạy Chúa, con rất nghiêm khắc với tội, nhưng lại dễ tha thứ cho mình. Khó chịu với lỗi lầm của người, nhất là với ích kỉ, bất công, tham lam, bạo tàn con trở nên cứng cỏi với cuộc sống. Trải qua nhiều thăng trầm sóng gió, con bất chợt nhận ra con mới đích thực cần phải thay đổi, sám hối chứ không phải người. Con mải mê chờ đợi người đổi thay nhưng không biết chính mình mới cần thay đổi. Con cứ mãi ủ ê than trách đời tàn nhẫn, người có tội nhởn nhơ sống ngoài vòng luật pháp, mặc nhiên hành động bạo tàn, thay vì phải hy sinh hãm mình nguyện cầu cho họ. Đứng trước bao vấn nạn tế nhị của thời đại, con cần phải biết yêu mến và cầu nguyện nhiều hơn. Ngược lại đứng trước lời kêu gọi cảnh báo khẩn thiết của Thiên Chúa, qua Lời của Ngài, qua giáo huấn Giáo Hội, qua dấu chỉ thời đại mà con lại giả điếc làm ngơ, không biết đến bao giờ con mới trở lại. Không biết con tính đợi cho đến bao giờ mới trở lại, đến bao giờ con mới trở về với Thiên Chúa để được cứu độ. Con có biết Thiên Chúa, Ngài đã đợi con, Ngài đã chờ đợi con từ khi nào và khẩn thiết đến mức nào, sao con có thể cứ mãi cắm đầu mải miết chạy theo tiếng gọi dục vọng hư vô đê hèn mà quên không trở lại?
May quá, mình thoát nạn! hay mình xứng đáng?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:57 06/03/2010
Chúa Nhật III Mùa Chay C
Có thể nói một trong những đặc tính của thời đại hôm nay đó là tính thời sự. Nhờ phương tiện thông tin ngày càng hiện đại nên tin tức đó đây tức thời được cập nhật qua các phương tiện nghe nhìn. Chỉ ngồi trước màn ảnh truyền hình một lát thì ta có thể biết khá tường tận nhiều sự việc vừa xảy ra trên thế giới. Chịu khó thống kê một chút, thì chúng ta có thể kết luận rằng nhóm “hung tin” hình như đang chiếm thế thượng phong về tần suất được tường thuật, chẳng hạn như: chiến tranh, dịch bệnh, động đất, sống thần, lũ lụt, khủng bố, hỏa hoạn, bão tuyết…
Trước những tai ương hoạn nạn thì có những phản ứng khác nhau. Có người thì điềm nhiên như sự xảy ra là ở đâu đâu, không liên hệ gì đến mình. Cũng có thể thoặt đầu vẫn có cảm xúc ít nhiều nhưng rồi dần dà nghe thấy quá nhiều tai ương hoạn nạn, nên hóa thành vô cảm. Vô cảm trước hoạn nạn mà tha nhân đang gánh chịu là một thái độ đáng lên án. Thái độ này dễ nhận biết cách nào đó và chẳng ai muốn bị kết án là hạng người vô cảm, vì chính bản thân người vô cảm cũng ít nhiều nhận thấy cái sai trái của mình. Tuy nhiên có một phản ứng thoạt xem ra không đáng trách nhưng thật tai hại. Có thể gọi phản ứng này với câu nói ngoài miệng hay lời thầm trong lòng những người thuộc hạng này: “Hú hồn, may quá, mình vẫn bình yên, mình may mắn hơn! Hay mình đang xứng đáng?”.
“Mình may mắn hơn”. Một câu nói, đúng hơn là một phản ứng rất có thể có nơi nhiều người không bị tai ương hoạn nạn. Trước các biến cố cuộc đời, người vốn quen kết luận theo quy luật nhân quả “ở hiền thì gặp lành; làm ác thì chuốc dữ”. Chính vì thế khi một tai ương hay hoạn nạn xảy đến cho người này, người kia, thì người ta dễ quy kết nguyên nhân là do tội, do lỗi của các nạn nhân hay của mẹ cha, ông bà họ trước đây. Chính các tông đồ cũng đã từng hỏi Chúa Giêsu về nguyên nhân khiến cho một người bị mù từ lúc mới sinh mà tin mừng Gioan tường thuật: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến cho người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?”(Ga 9,2).
Cũng vì thói quen nhìn các sự kiện theo mối liên hệ nhân quả nên khi những tai ương hoạn nạn không ảnh hưởng gì đến chúng ta thì chúng ta rất có thể không chỉ nghĩ rằng may quá, mình không vương nạn mà còn có thể tự hào rằng mình đang còn tốt lành, còn đang xứng đáng. Đây quả là một thái độ ít nhiều vừa tắc trách lại vừa đáng trách.
Một tai ương, hoạn nạn xảy ra, có thể là do sự vận động của giới tự nhiên theo quy luật của nó như chuyện hết mưa thì trời lại nắng.., cũng có thể là do tác động của con người như chuyện biến đổi khí hậu bất thường do hiệu ứng nhà kính…, cũng có thể là do lỗi hay tội của người này, tập thể kia gây ra cho chính bản thân họ hay cho tha nhân, chẳng hạn như chiến tranh hoặc nhiều tai nạn giao thông…Là Kitô hữu, chúng ta vốn tin nhận rằng mọi người đều là anh chị em với nhau, có cùng một Cha trên trời thì không thể nào có thái độ vừa tắc trách vừa đáng trách trước các hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đáng gánh chịu đó đây. Trái lại, chúng ta cần phải tích cực liên đới với họ và đồng thời phải biết cảnh tỉnh bản thân để hoán cải, đổi thay ngay hôm nay.
Sống tình liên đới: Thiên Chúa chúng ta tôn thờ không phải là một ông chủ vô tình hay một vị thần bàng quan với con dân. Khi mạc khải cho Môsê biết mình là “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp”, thì Người muốn khẳng định rằng Người mãi đồng hành thiết thân với dân Người tuyển chọn và Người không bao giờ bỏ rơi dân Người. “Đức Chúa phán: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập…”(Xh 3,). Sự liên đới của Thiên Chúa đã nên phổ quát và trọn hảo khi trao ban chính Người Con Một vì nhân loại chúng ta. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời…” (Ga 3, 16-17).
Sống tình liên đới với tha nhân, đặc biệt trong những hoàn cảnh hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đang gánh chịu, thì trước hết cần ý thức rằng có thể do sự thiếu sót hay do tội lỗi của chính chúng ta đã làm cho tha nhân phải gánh chịu các cảnh bỉ cực ấy. Thứ đến, nếu giả như chúng ta “vô can” trong các hoạn nạn, tai ương ấy thì chuyện “máu chảy, ruột mềm” hay chuyện “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” là chuyện tự nhiên, đương nhiên phải có trong nghĩa tình anh em một nhà, cùng một Cha trên trời. Hơn nữa, trong niềm tin, chính tội lỗi mới là tai ương, hoạn nạn đáng sợ nhất. Noi gương Chúa Kitô, vâng lênh Chúa Kitô, chúng ta “phải làm việc này mà nhớ đến Người”: đó là dùng chính con người của mình, xác thân mình, máu huyết, sự sống của mình để gánh tội của nhau, để làm cho nhau nên thanh sạch, được sống và sống dồi dào (x.1Cr 11,23-25).
Biết cảnh giác và tỉnh thức để hoán cải: Thánh Tông đồ dân ngoại lưu ý: “Ai tưởng mình đứng vững, thì hãy coi chừng, kéo ngã” (1Cr 10,12). Trước chuyện một số người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu họ đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng hoặc chuyện mười tám người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết, Chúa Giêsu đã cảnh báo người đương thời rằng chớ vội quy kết rằng họ có tội hoặc cho rằng mình vô tội hay đang xứng đáng, nhưng phải biết tỉnh thức mà sám hối ăn năn.
“Chưa tận thế đâu”. Một câu nói rất có thể có ích khi nhắc nhớ chúng ta chớ hấp tấp, nóng vội mà quên đi quy luật của thời gian. Tuy nhiên câu nói trên cũng có thể tố cáo sự thiếu cảnh giác và tỉnh thức của chúng ta. Nhiều tổ chức, nhiều chương trình, kế hoạch hay công việc đòi hỏi có thời gian tính. “Dục tốc bất đạt” vốn là kinh nghiệm có từ ngàn xưa. Thế nhưng, trong chuyện sửa sai, nhiều khi không thể để đến ngày mai, vì sẽ không còn có cơ hội hoặc vì hậu quả xấu đã ra trầm trọng, thành tình trạng di căn, khó có thể khắc phục. Đặc biệt trong việc hoán cải tâm hồn thì luôn cần phải làm ngay trong hôm nay, giờ phút này. Xin đừng quên rằng không phải một ngày, không phải một giờ, nhưng có thể chỉ một phút, một giây sẽ quyết định số phận, quyết định hạnh phúc đời đời của bạn, của chính tôi.
Một trong những thái độ sống cần thay đổi đó là sự bàng quang, vô cảm, an phận trước cảnh bỉ cực của tha nhân hoặc tự nhủ: may quá, mình không vương nạn, mình đang xứng đáng.
Có thể nói một trong những đặc tính của thời đại hôm nay đó là tính thời sự. Nhờ phương tiện thông tin ngày càng hiện đại nên tin tức đó đây tức thời được cập nhật qua các phương tiện nghe nhìn. Chỉ ngồi trước màn ảnh truyền hình một lát thì ta có thể biết khá tường tận nhiều sự việc vừa xảy ra trên thế giới. Chịu khó thống kê một chút, thì chúng ta có thể kết luận rằng nhóm “hung tin” hình như đang chiếm thế thượng phong về tần suất được tường thuật, chẳng hạn như: chiến tranh, dịch bệnh, động đất, sống thần, lũ lụt, khủng bố, hỏa hoạn, bão tuyết…
Trước những tai ương hoạn nạn thì có những phản ứng khác nhau. Có người thì điềm nhiên như sự xảy ra là ở đâu đâu, không liên hệ gì đến mình. Cũng có thể thoặt đầu vẫn có cảm xúc ít nhiều nhưng rồi dần dà nghe thấy quá nhiều tai ương hoạn nạn, nên hóa thành vô cảm. Vô cảm trước hoạn nạn mà tha nhân đang gánh chịu là một thái độ đáng lên án. Thái độ này dễ nhận biết cách nào đó và chẳng ai muốn bị kết án là hạng người vô cảm, vì chính bản thân người vô cảm cũng ít nhiều nhận thấy cái sai trái của mình. Tuy nhiên có một phản ứng thoạt xem ra không đáng trách nhưng thật tai hại. Có thể gọi phản ứng này với câu nói ngoài miệng hay lời thầm trong lòng những người thuộc hạng này: “Hú hồn, may quá, mình vẫn bình yên, mình may mắn hơn! Hay mình đang xứng đáng?”.
“Mình may mắn hơn”. Một câu nói, đúng hơn là một phản ứng rất có thể có nơi nhiều người không bị tai ương hoạn nạn. Trước các biến cố cuộc đời, người vốn quen kết luận theo quy luật nhân quả “ở hiền thì gặp lành; làm ác thì chuốc dữ”. Chính vì thế khi một tai ương hay hoạn nạn xảy đến cho người này, người kia, thì người ta dễ quy kết nguyên nhân là do tội, do lỗi của các nạn nhân hay của mẹ cha, ông bà họ trước đây. Chính các tông đồ cũng đã từng hỏi Chúa Giêsu về nguyên nhân khiến cho một người bị mù từ lúc mới sinh mà tin mừng Gioan tường thuật: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến cho người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?”(Ga 9,2).
Cũng vì thói quen nhìn các sự kiện theo mối liên hệ nhân quả nên khi những tai ương hoạn nạn không ảnh hưởng gì đến chúng ta thì chúng ta rất có thể không chỉ nghĩ rằng may quá, mình không vương nạn mà còn có thể tự hào rằng mình đang còn tốt lành, còn đang xứng đáng. Đây quả là một thái độ ít nhiều vừa tắc trách lại vừa đáng trách.
Một tai ương, hoạn nạn xảy ra, có thể là do sự vận động của giới tự nhiên theo quy luật của nó như chuyện hết mưa thì trời lại nắng.., cũng có thể là do tác động của con người như chuyện biến đổi khí hậu bất thường do hiệu ứng nhà kính…, cũng có thể là do lỗi hay tội của người này, tập thể kia gây ra cho chính bản thân họ hay cho tha nhân, chẳng hạn như chiến tranh hoặc nhiều tai nạn giao thông…Là Kitô hữu, chúng ta vốn tin nhận rằng mọi người đều là anh chị em với nhau, có cùng một Cha trên trời thì không thể nào có thái độ vừa tắc trách vừa đáng trách trước các hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đáng gánh chịu đó đây. Trái lại, chúng ta cần phải tích cực liên đới với họ và đồng thời phải biết cảnh tỉnh bản thân để hoán cải, đổi thay ngay hôm nay.
Sống tình liên đới: Thiên Chúa chúng ta tôn thờ không phải là một ông chủ vô tình hay một vị thần bàng quan với con dân. Khi mạc khải cho Môsê biết mình là “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp”, thì Người muốn khẳng định rằng Người mãi đồng hành thiết thân với dân Người tuyển chọn và Người không bao giờ bỏ rơi dân Người. “Đức Chúa phán: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập…”(Xh 3,). Sự liên đới của Thiên Chúa đã nên phổ quát và trọn hảo khi trao ban chính Người Con Một vì nhân loại chúng ta. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời…” (Ga 3, 16-17).
Sống tình liên đới với tha nhân, đặc biệt trong những hoàn cảnh hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đang gánh chịu, thì trước hết cần ý thức rằng có thể do sự thiếu sót hay do tội lỗi của chính chúng ta đã làm cho tha nhân phải gánh chịu các cảnh bỉ cực ấy. Thứ đến, nếu giả như chúng ta “vô can” trong các hoạn nạn, tai ương ấy thì chuyện “máu chảy, ruột mềm” hay chuyện “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” là chuyện tự nhiên, đương nhiên phải có trong nghĩa tình anh em một nhà, cùng một Cha trên trời. Hơn nữa, trong niềm tin, chính tội lỗi mới là tai ương, hoạn nạn đáng sợ nhất. Noi gương Chúa Kitô, vâng lênh Chúa Kitô, chúng ta “phải làm việc này mà nhớ đến Người”: đó là dùng chính con người của mình, xác thân mình, máu huyết, sự sống của mình để gánh tội của nhau, để làm cho nhau nên thanh sạch, được sống và sống dồi dào (x.1Cr 11,23-25).
Biết cảnh giác và tỉnh thức để hoán cải: Thánh Tông đồ dân ngoại lưu ý: “Ai tưởng mình đứng vững, thì hãy coi chừng, kéo ngã” (1Cr 10,12). Trước chuyện một số người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu họ đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng hoặc chuyện mười tám người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết, Chúa Giêsu đã cảnh báo người đương thời rằng chớ vội quy kết rằng họ có tội hoặc cho rằng mình vô tội hay đang xứng đáng, nhưng phải biết tỉnh thức mà sám hối ăn năn.
“Chưa tận thế đâu”. Một câu nói rất có thể có ích khi nhắc nhớ chúng ta chớ hấp tấp, nóng vội mà quên đi quy luật của thời gian. Tuy nhiên câu nói trên cũng có thể tố cáo sự thiếu cảnh giác và tỉnh thức của chúng ta. Nhiều tổ chức, nhiều chương trình, kế hoạch hay công việc đòi hỏi có thời gian tính. “Dục tốc bất đạt” vốn là kinh nghiệm có từ ngàn xưa. Thế nhưng, trong chuyện sửa sai, nhiều khi không thể để đến ngày mai, vì sẽ không còn có cơ hội hoặc vì hậu quả xấu đã ra trầm trọng, thành tình trạng di căn, khó có thể khắc phục. Đặc biệt trong việc hoán cải tâm hồn thì luôn cần phải làm ngay trong hôm nay, giờ phút này. Xin đừng quên rằng không phải một ngày, không phải một giờ, nhưng có thể chỉ một phút, một giây sẽ quyết định số phận, quyết định hạnh phúc đời đời của bạn, của chính tôi.
Một trong những thái độ sống cần thay đổi đó là sự bàng quang, vô cảm, an phận trước cảnh bỉ cực của tha nhân hoặc tự nhủ: may quá, mình không vương nạn, mình đang xứng đáng.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 06/03/2010
LẠC ĐƯỜNG
Một người đi trong sa mạc bị lạc đường, sau việc đó thì kể cho đồng bạn nghe thử thách đáng sợ của mình, anh ta nói trong lúc cực kỳ tuyệt vọng thì quỳ xuống cầu cứu Thiên Chúa giải thoát mình khỏi khốn khó, người bạn hỏi:
- “Thiên Chúa có đáp ứng yêu cầu của anh không ?”
- “Không, nhưng trước khi Ngài ra tay, thì lúc ấy gặp một nhà thám hiểm đi đến chỉ đường cho tôi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thiên Chúa không hiện ra để chỉ đường cho người đi lạc đường, nhưng Ngài dùng nhà thám hiểm để chỉ đường cho họ; Thiên Chúa không hiện ra để đem tiền phân phát cho người nghèo khó, nhưng Ngài nhờ những người có tâm hồn bác ái, yêu mến tha nhân như yêu mến bản thân mình để giúp đỡ cho họ; Thiên Chúa cũng không hiện ra để hòa giải những bất hòa giữa người này với người nọ, nhưng Ngài đánh động lương tâm của những người ngay lành, của những người yêu chuộng hòa bình, công lý và yêu thương để hòa giải những bất đồng giữa mọi người với nhau...
Cầu nguyện không phải là bắt Thiên Chúa phải theo ý mình, nhưng là để con người mình sẵn sàng vâng phục thánh ý của Thiên Chúa.
Lạc đường trong sa mạc thì làm cho con người ta chết khát và chết đói, cũng vậy khi người Ki-tô hữu lạc mất đường chính trực thì linh hồn của họ cũng chết khát và chết đói như thế, mà còn thảm thương và khốn nạn hơn nhiều, vì phải sa xuống hỏa ngục...
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một người đi trong sa mạc bị lạc đường, sau việc đó thì kể cho đồng bạn nghe thử thách đáng sợ của mình, anh ta nói trong lúc cực kỳ tuyệt vọng thì quỳ xuống cầu cứu Thiên Chúa giải thoát mình khỏi khốn khó, người bạn hỏi:
- “Thiên Chúa có đáp ứng yêu cầu của anh không ?”
- “Không, nhưng trước khi Ngài ra tay, thì lúc ấy gặp một nhà thám hiểm đi đến chỉ đường cho tôi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thiên Chúa không hiện ra để chỉ đường cho người đi lạc đường, nhưng Ngài dùng nhà thám hiểm để chỉ đường cho họ; Thiên Chúa không hiện ra để đem tiền phân phát cho người nghèo khó, nhưng Ngài nhờ những người có tâm hồn bác ái, yêu mến tha nhân như yêu mến bản thân mình để giúp đỡ cho họ; Thiên Chúa cũng không hiện ra để hòa giải những bất hòa giữa người này với người nọ, nhưng Ngài đánh động lương tâm của những người ngay lành, của những người yêu chuộng hòa bình, công lý và yêu thương để hòa giải những bất đồng giữa mọi người với nhau...
Cầu nguyện không phải là bắt Thiên Chúa phải theo ý mình, nhưng là để con người mình sẵn sàng vâng phục thánh ý của Thiên Chúa.
Lạc đường trong sa mạc thì làm cho con người ta chết khát và chết đói, cũng vậy khi người Ki-tô hữu lạc mất đường chính trực thì linh hồn của họ cũng chết khát và chết đói như thế, mà còn thảm thương và khốn nạn hơn nhiều, vì phải sa xuống hỏa ngục...
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 06/03/2010
N2T |
10. Tinh thần vui vẻ là tinh thần của con đường tu đức thiêng liêng, vui vẻ thì mở lòng ra, còn bi thương thì đóng nó lại; nên làm cho sự tu đức thiêng liêng càng có đủ lực hấp dẫn, không những nên giữ gìn mức độ tu đức thiêng liêng của con, làm cho nó luôn thông minh, thành thực, kiên cường, bất khuất, mà còn là sự vui vẻ của con đường tu đức thiêng liêng.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 06/03/2010
N2T |
382. Xin người khác cứu giúp hoàn toàn không làm thương tổn đến phong nhã, con người ta vẫn cứ muốn giúp người khác hơn là anh tưởng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo phận Vermont bán trụ sở và trại hè để trả nợ các vụ kiện về bạo hành
Bùi Hữu Thư
04:47 06/03/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Giáo phận Burlington thuộc tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ, đang chuẩn bị bán trụ sở và một trại hè đã đóng cửa để có ngân khoản phụ trả nợ các vụ kiện và án phạt do các linh mục bạo hành gây nên.
Theo linh mục Dan White, Giám Đốc Truyền Thông và Phụ Tá Chưởng Ấn cho hay: Giáo phận đang lựa chọn một nhà địa ốc để định giá các cơ sở này và đăng quảng cáo cho những người muốn mua. Lệnh cầm cố đã được ban hành cho hai cơ sở này sau khi một người đàn ông hiện cư ngụ tại Colorado, một cựu lễ sinh tại Burlington trong thập niên 70 đã kiện giáo phận sau khi tranh cãi là anh ta bị một linh mục tên Edward Paquette lợi dụng tính dục, anh đã thắng kiện và được bồi thường 8 triệu 750 ngàn Mỹ Kim.
Người đàn ông này mới đây đã dàn xếp riêng với giáo phận trong khi giáo phận chống án lên Tối Cao Pháp Viện Vermont, để giúp cho việc bán hai cơ sở này có thể được thực hiện. Cha White, trong một cuộc phỏng vấn ngày 2 tháng 3 dành cho Catholic News Service đã nói: không có ai trong giáo phận biết trị giá của hai cơ sở này,vì giáo phận được hưởng quy chế miễn thuế bất động sản và không phải đóng thuế.
Trụ sở của giáo phận nguyên là một Viện Mồ Côi nằm trên một thửa đất rộng 30 mẫu. 70 phần trăm bỏ trống, theo cha White. "
Ngài nói: “Chúng tôi phải là những quản thủ viên tốt lành cho những qùa tặng Chúa ban cho chúng tôi là một giáo hội. Nếu một tòa nhà bỏ trống không sử dụng tới 70 phần trăm, thì không có khó khăn gì khi phải giải thích lý do phải chọn con đường này.
Theo linh mục Dan White, Giám Đốc Truyền Thông và Phụ Tá Chưởng Ấn cho hay: Giáo phận đang lựa chọn một nhà địa ốc để định giá các cơ sở này và đăng quảng cáo cho những người muốn mua. Lệnh cầm cố đã được ban hành cho hai cơ sở này sau khi một người đàn ông hiện cư ngụ tại Colorado, một cựu lễ sinh tại Burlington trong thập niên 70 đã kiện giáo phận sau khi tranh cãi là anh ta bị một linh mục tên Edward Paquette lợi dụng tính dục, anh đã thắng kiện và được bồi thường 8 triệu 750 ngàn Mỹ Kim.
Người đàn ông này mới đây đã dàn xếp riêng với giáo phận trong khi giáo phận chống án lên Tối Cao Pháp Viện Vermont, để giúp cho việc bán hai cơ sở này có thể được thực hiện. Cha White, trong một cuộc phỏng vấn ngày 2 tháng 3 dành cho Catholic News Service đã nói: không có ai trong giáo phận biết trị giá của hai cơ sở này,vì giáo phận được hưởng quy chế miễn thuế bất động sản và không phải đóng thuế.
Trụ sở của giáo phận nguyên là một Viện Mồ Côi nằm trên một thửa đất rộng 30 mẫu. 70 phần trăm bỏ trống, theo cha White. "
Ngài nói: “Chúng tôi phải là những quản thủ viên tốt lành cho những qùa tặng Chúa ban cho chúng tôi là một giáo hội. Nếu một tòa nhà bỏ trống không sử dụng tới 70 phần trăm, thì không có khó khăn gì khi phải giải thích lý do phải chọn con đường này.
Người Nữ tuyệt vời
Hai Tê Miệt Vườn
08:04 06/03/2010
Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ
08-03-2010
“Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới,
từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1, 48 )
Mẹ là người Nữ tuyệt vời,
Bởi vì Mẹ được Chúa Trời yêu riêng.
Xác hồn đầy dẫy ơn thiêng,
Trở thành đền thán: Hoàng Thiên ngự vào.
Thế nhưng Mẹ chẳng tự cao,
Chỉ luôn khiêm tốn khác nào tôi trung.
Tình yêu của Mẹ thủy chung,
Sống lời cam kết tín trung trọn tình.
Suốt đời chỉ biết quên mình,
Để lo thực hiện chương trình của Cha.
Gương lành của Mẹ dạy ta,
Sống như Mẹ sống mới là hiếu ngoan.
08-03-2010
“Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới,
từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1, 48 )
Mẹ là người Nữ tuyệt vời,
Bởi vì Mẹ được Chúa Trời yêu riêng.
Xác hồn đầy dẫy ơn thiêng,
Trở thành đền thán: Hoàng Thiên ngự vào.
Thế nhưng Mẹ chẳng tự cao,
Chỉ luôn khiêm tốn khác nào tôi trung.
Tình yêu của Mẹ thủy chung,
Sống lời cam kết tín trung trọn tình.
Suốt đời chỉ biết quên mình,
Để lo thực hiện chương trình của Cha.
Gương lành của Mẹ dạy ta,
Sống như Mẹ sống mới là hiếu ngoan.
Các Giám mục HK sẽ hỗ trợ tìm phiếu cho cải tổ Y Tế nếu các điểm phò sự sống được đáp ứng
Trần Mạnh Trác
16:45 06/03/2010
Washington DC, 5 Tháng Ba 2010 (CNA). - Một viên chức của Hội Đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ 'đã nói rằng các giám mục sẽ làm việc để bảo đảm một số phiếu "chìa khóa" cho sự tiến bộ của dự luật cải cách Y tế tại Thượng viện nếu thỏa thuận về các hạn chế kinh phí phá thai đạt được thỏa thuận tại Hạ Viện.
Ông Richard Doerflinger, phó giám đốc của ủy ban các Họat Động Phò Sự Sống tại Hội Đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ '(USCCB), đã nói với Politico rằng USCCB sẽ mạnh mẽ đôn đốc đảng viên Dân chủ và Cộng hòa bỏ phiếu chống việc ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện.
"Có thể được 60 phiếu không thì tôi không thể dự đoán. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ thử, " Doerflinger nhận xét.
USCCB hỗ trợ Tu Chánh Án Bart Stupak (D-Mich.) đã thêm các hạn chế mạnh mẽ về nguồn tài trợ phá thai, theo tinh thần của Tu chính án Hyde.
Tuy nhiên, điều khoản này đã không được đưa vào phiên bản dự luật hiện tại của Thượng viện.
Bất kỳ sửa đổi nào tại Thượng viện sẽ cần 60 phiếu. Mà Đảng Cộng hòa đang có 41 phiếu được xác định là sẽ ngăn chặn dự luật. Theo Politico, các giám mục đã họat động "tích cực" để chống nỗ lực của đảng Cộng hòa làm trật đường rầy Tu chính án Stupak khi nó được thông qua tại Hạ viện.
Ông Doerflinger cho biết USCCB sẽ đóng vai trò tương tự trong sự hỗ trợ một sửa đổi phò sự sống tại Thượng viện.
"Nếu Tu chánh án Stupak hoặc một tu chánh tương đương được kèm theo thể thức Reconciliation lên Thượng viện và nếu Thượng Viện cần có 60 phiếu để vượt qua các rào cản," Doerflinger nói với Politico, "chúng tôi đặc biệt sẽ thúc giục tất cả mọi người, Dân chủ và Cộng hòa, bỏ phiếu vượt qua các rào cản. "
Dân biểu Dale Kildee (D-Mich.), nói với Politico rằng đề xuất này là một cái gì đó đáng được khám phá.
"Nó là một cái gì mà các giám mục có thể thực hiện các mục tiêu của họ", ông giải thích.
"Đó có thể là phiếu chủ chốt," Kildee tiếp tục. "Vì chỉ cần các giám mục nói, 'Bạn thực sự với chúng tôi", thì đó đã là một phiếu chủ chốt. "
Ông Richard Doerflinger, phó giám đốc của ủy ban các Họat Động Phò Sự Sống tại Hội Đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ '(USCCB), đã nói với Politico rằng USCCB sẽ mạnh mẽ đôn đốc đảng viên Dân chủ và Cộng hòa bỏ phiếu chống việc ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện.
"Có thể được 60 phiếu không thì tôi không thể dự đoán. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ thử, " Doerflinger nhận xét.
USCCB hỗ trợ Tu Chánh Án Bart Stupak (D-Mich.) đã thêm các hạn chế mạnh mẽ về nguồn tài trợ phá thai, theo tinh thần của Tu chính án Hyde.
Tuy nhiên, điều khoản này đã không được đưa vào phiên bản dự luật hiện tại của Thượng viện.
Bất kỳ sửa đổi nào tại Thượng viện sẽ cần 60 phiếu. Mà Đảng Cộng hòa đang có 41 phiếu được xác định là sẽ ngăn chặn dự luật. Theo Politico, các giám mục đã họat động "tích cực" để chống nỗ lực của đảng Cộng hòa làm trật đường rầy Tu chính án Stupak khi nó được thông qua tại Hạ viện.
Ông Doerflinger cho biết USCCB sẽ đóng vai trò tương tự trong sự hỗ trợ một sửa đổi phò sự sống tại Thượng viện.
"Nếu Tu chánh án Stupak hoặc một tu chánh tương đương được kèm theo thể thức Reconciliation lên Thượng viện và nếu Thượng Viện cần có 60 phiếu để vượt qua các rào cản," Doerflinger nói với Politico, "chúng tôi đặc biệt sẽ thúc giục tất cả mọi người, Dân chủ và Cộng hòa, bỏ phiếu vượt qua các rào cản. "
Dân biểu Dale Kildee (D-Mich.), nói với Politico rằng đề xuất này là một cái gì đó đáng được khám phá.
"Nó là một cái gì mà các giám mục có thể thực hiện các mục tiêu của họ", ông giải thích.
"Đó có thể là phiếu chủ chốt," Kildee tiếp tục. "Vì chỉ cần các giám mục nói, 'Bạn thực sự với chúng tôi", thì đó đã là một phiếu chủ chốt. "
Đức Thánh Cha tiếp kiến 26 Giám Mục Uganda
LM. Trần Đức Anh OP
17:42 06/03/2010
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 5-3-2010, dành cho 26 GM Uganda bên Phi châu, ĐTC Biển Đức 16 cổ võ tình liên đới và chia sẻ giữa các giáo phận giàu với các giáo phận thiếu phương tiện.
26 GM Uganda thuộc 19 giáo phận, vừa kết thúc tuần lễ hành hương viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh. Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói: ”Trong tư cách là những người đầu tiên rao giảng Tin Mừng, các GM được kêu gọi làm chứng tá rõ ràng về tình liên đới thực tiễn phát sinh từ sự hiệp thông trong Chúa Kitô. Trong tinh thần bác ái Kitô, các Giáo phận có nhiều tài nguyên, vật chất cũng như tinh thần, phải giúp đỡ các giáo phận thiếu thốn. Đồng thời tất cả các cộng đoàn đều có nghĩa vụ cố gắng tự túc. Điều quan trọng là dân chúng của anh em phát huy ý thức trách nhiệm đối với bản thân, cộng đoàn và Giáo Hội của mình, đồng thời được thẫm nhiễm nhiều hơn tinh thần nhạy cảm đối với các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ”.
ĐTC cũng nhắc đến năm Linh Mục và khuyến khích các GM hãy cổ võ các linh mục thuộc quyền cầu nguyện và cảnh giác chống lại thái độ quá quan tâm đến bản thân, những tham vọng trần tục và chính trị hoặc quá gắn bó với gia đình hay bộ tộc của mình.. Các LM phải là người của Chúa, có khả năng hướng dẫn người khác, qua lời khuyên khôn ngoan và gương sáng, theo đường lối của Chúa”.
Ngoài ra, ĐTC cũng kêu gọi các GM Uganda nâng đỡ các tu sĩ nam nữ bằng lời cầu nguyện và khuyên bảo, giúp đỡ họ đạt tới mục điêu đức ái trọn lành và làm chứng cho Nước Trời. ”Các LM và tu sĩ luôn cần được nâng đỡ trong đời sống độc thân và khiết tịnh thánh hiến”.
Dân số Uganda hiện nay được ước lượng vào khoảng 32 triệu người thuộc 50 nhóm chủng tộc khác nhau, trong đó đông nhất là bộ tộc Baganda, Bakiga và Banyankore. Cùng vì nhiều sắc tộc như thế, nên ngôn ngữ chính thức tại Uganda là tiếng Anh, ngôn ngữ bán chính thức là Kishwahili, trong khi tiếng Lugana chỉ được dùng trong việc giao dịch buôn bán.
Uganda có đa số dân theo Kitô giáo, trong số này đông nhất 44,6% theo Công Giáo, tức là gần 12 triệu 700 ngàn tín hữu, tiếp đến là 40% theo Anh giáo, phần còn lại là các giáo phái khác, đặc biệt là các nhóm Pentecostal, 5% theo đạo cổ truyền của Phi châu và sau cùng là 12% theo Hồi giáo. (CNS 5-3-2010)
26 GM Uganda thuộc 19 giáo phận, vừa kết thúc tuần lễ hành hương viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh. Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói: ”Trong tư cách là những người đầu tiên rao giảng Tin Mừng, các GM được kêu gọi làm chứng tá rõ ràng về tình liên đới thực tiễn phát sinh từ sự hiệp thông trong Chúa Kitô. Trong tinh thần bác ái Kitô, các Giáo phận có nhiều tài nguyên, vật chất cũng như tinh thần, phải giúp đỡ các giáo phận thiếu thốn. Đồng thời tất cả các cộng đoàn đều có nghĩa vụ cố gắng tự túc. Điều quan trọng là dân chúng của anh em phát huy ý thức trách nhiệm đối với bản thân, cộng đoàn và Giáo Hội của mình, đồng thời được thẫm nhiễm nhiều hơn tinh thần nhạy cảm đối với các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ”.
ĐTC cũng nhắc đến năm Linh Mục và khuyến khích các GM hãy cổ võ các linh mục thuộc quyền cầu nguyện và cảnh giác chống lại thái độ quá quan tâm đến bản thân, những tham vọng trần tục và chính trị hoặc quá gắn bó với gia đình hay bộ tộc của mình.. Các LM phải là người của Chúa, có khả năng hướng dẫn người khác, qua lời khuyên khôn ngoan và gương sáng, theo đường lối của Chúa”.
Ngoài ra, ĐTC cũng kêu gọi các GM Uganda nâng đỡ các tu sĩ nam nữ bằng lời cầu nguyện và khuyên bảo, giúp đỡ họ đạt tới mục điêu đức ái trọn lành và làm chứng cho Nước Trời. ”Các LM và tu sĩ luôn cần được nâng đỡ trong đời sống độc thân và khiết tịnh thánh hiến”.
Dân số Uganda hiện nay được ước lượng vào khoảng 32 triệu người thuộc 50 nhóm chủng tộc khác nhau, trong đó đông nhất là bộ tộc Baganda, Bakiga và Banyankore. Cùng vì nhiều sắc tộc như thế, nên ngôn ngữ chính thức tại Uganda là tiếng Anh, ngôn ngữ bán chính thức là Kishwahili, trong khi tiếng Lugana chỉ được dùng trong việc giao dịch buôn bán.
Uganda có đa số dân theo Kitô giáo, trong số này đông nhất 44,6% theo Công Giáo, tức là gần 12 triệu 700 ngàn tín hữu, tiếp đến là 40% theo Anh giáo, phần còn lại là các giáo phái khác, đặc biệt là các nhóm Pentecostal, 5% theo đạo cổ truyền của Phi châu và sau cùng là 12% theo Hồi giáo. (CNS 5-3-2010)
Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn người thiện nguyện bảo vệ dân sự
LM. Trần Đức Anh OP
17:43 06/03/2010
VATICAN - Trưa ngày 6-3-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến và nhiệt liệt ca ngợi vai trò của những người thiện nguyện bảo vệ dân sự tại Italia.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolô 6 có 7 ngàn người, đại diện cho 1 triệu 300 ngàn người thiện nguyện bảo vệ dân sự, thuộc hơn 3 ngàn tổ chức tại Italia. Họ là những người dấn thân giúp đỡ các nạn nhân thiên tai, hoặc trong những người hợp khẩn cấp.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC không quên cám ơn những người thiện mguyện bảo vệ dân sự đã giúp đỡ các bạn trẻ quốc tế trong dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Roma hồi năm Thánh 2000 hoặc dịp qua đời của Đức Gioan Phaolô 2. Chính ĐTC cũng đã đích thân chứng kiến lòng tận tụy phục vụ của các nhân viên này, giúp đỡ các nạn nhân động đất ở miền Abruzzo, trong cuộc viếng thăm của ngài tại thành phố L'Aquila hồi tháng 4 năm ngoái.
ĐTC nhận xét rằng: ”Sứ mạng của những người thiện nguyện bảo vệ dân sự không phải chỉ là hành động và điều hành trong trường hợp khẩn cấp, nhưng còn là đóng góp tức thời và đầy công trạng vào việc thực thi công ích. Ích chung vẫn luôn là chân trời cuộc sống chung của con người, và nhất là trong những lúc bị thử thách cam go... Hình ảnh người Samaritano nhân lành trong Phúc âm dạy chúng ta rằng đi xa hơn giai đoạn cấp thiết và giúp trở lại tình trạng bình thường. Người Samaritano băng bó vết thương người bị ngã quị trên đất, nhưng sau đó ủy thác cho chủ nhà trọ, để được phục hồi sau khi vượt qua giai đoạn khẩn cấp”.
ĐTC đặc biệt đề cao lòng bác ái của các nhân viên thiện nguyện và nói rằng: ”Những người thiện nguyện không phải là những người ”lấp đầy chỗ trống” trong hệ thống xã hội, nhưng là những người thực sự góp phần họa lại khuôn mặt nhân bản và Kitô của xã hội. Nếu không có những người thiện nguyện, thì công ích và xã hội không thể kéo dài, vì sự tiến bộ và phẩm giá của xã hội phần lớn tùy thuộc những người chu toàn nghĩa vụ trong xã hội”.
ĐTC nhắn nhủ rằng: “Ngoài việc bảo tồn lãnh thổ, anh chị em hãy luôn luôn trở thành những hình ảnh sống động của người Samaritano nhân lành, quan tâm đến tha nhân, nhắc nhớ về phẩm giá con người và khơi lên niềm hy vọng. Khi một người không chỉ giới hạn vào việc chu toàn nghĩa vụ trong đời sống nghề nghiệp và gia đình, nhưng còn dấn thân cho tha nhân, thì con tim của họ mở rộng. Ai yêu mến và phục vụ người khác như tha nhân một cách nhưng không, thì họ sống và hành động theo Tin Mừng và tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội. Giáo hội vẫn luôn nhìn con người toàn diện và muốn làm cho họ cảm thấy tình thương của Thiên Chúa”. (SD 6-3-2010)
Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolô 6 có 7 ngàn người, đại diện cho 1 triệu 300 ngàn người thiện nguyện bảo vệ dân sự, thuộc hơn 3 ngàn tổ chức tại Italia. Họ là những người dấn thân giúp đỡ các nạn nhân thiên tai, hoặc trong những người hợp khẩn cấp.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC không quên cám ơn những người thiện mguyện bảo vệ dân sự đã giúp đỡ các bạn trẻ quốc tế trong dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Roma hồi năm Thánh 2000 hoặc dịp qua đời của Đức Gioan Phaolô 2. Chính ĐTC cũng đã đích thân chứng kiến lòng tận tụy phục vụ của các nhân viên này, giúp đỡ các nạn nhân động đất ở miền Abruzzo, trong cuộc viếng thăm của ngài tại thành phố L'Aquila hồi tháng 4 năm ngoái.
ĐTC nhận xét rằng: ”Sứ mạng của những người thiện nguyện bảo vệ dân sự không phải chỉ là hành động và điều hành trong trường hợp khẩn cấp, nhưng còn là đóng góp tức thời và đầy công trạng vào việc thực thi công ích. Ích chung vẫn luôn là chân trời cuộc sống chung của con người, và nhất là trong những lúc bị thử thách cam go... Hình ảnh người Samaritano nhân lành trong Phúc âm dạy chúng ta rằng đi xa hơn giai đoạn cấp thiết và giúp trở lại tình trạng bình thường. Người Samaritano băng bó vết thương người bị ngã quị trên đất, nhưng sau đó ủy thác cho chủ nhà trọ, để được phục hồi sau khi vượt qua giai đoạn khẩn cấp”.
ĐTC đặc biệt đề cao lòng bác ái của các nhân viên thiện nguyện và nói rằng: ”Những người thiện nguyện không phải là những người ”lấp đầy chỗ trống” trong hệ thống xã hội, nhưng là những người thực sự góp phần họa lại khuôn mặt nhân bản và Kitô của xã hội. Nếu không có những người thiện nguyện, thì công ích và xã hội không thể kéo dài, vì sự tiến bộ và phẩm giá của xã hội phần lớn tùy thuộc những người chu toàn nghĩa vụ trong xã hội”.
ĐTC nhắn nhủ rằng: “Ngoài việc bảo tồn lãnh thổ, anh chị em hãy luôn luôn trở thành những hình ảnh sống động của người Samaritano nhân lành, quan tâm đến tha nhân, nhắc nhớ về phẩm giá con người và khơi lên niềm hy vọng. Khi một người không chỉ giới hạn vào việc chu toàn nghĩa vụ trong đời sống nghề nghiệp và gia đình, nhưng còn dấn thân cho tha nhân, thì con tim của họ mở rộng. Ai yêu mến và phục vụ người khác như tha nhân một cách nhưng không, thì họ sống và hành động theo Tin Mừng và tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội. Giáo hội vẫn luôn nhìn con người toàn diện và muốn làm cho họ cảm thấy tình thương của Thiên Chúa”. (SD 6-3-2010)
Top Stories
Vietnam needs to improve rights: US envoy
AFP
04:32 06/03/2010
WASHINGTON (AFP) — Vietnam needs to improve its human rights record if it wants to build a close relationship with the United States, a senior US envoy said Wednesday ahead of a visit to the region.
Kurt Campbell, the assistant secretary of state for Asia, told a hearing of the House Foreign Affairs Committee that he will travel next week to Vietnam and Laos for talks on a range of issues.
"We have, I would say, a bit of a dichotomy with Vietnam -- very real concerns about backsliding on issues of human rights and religious (freedom) issues in recent years," he told lawmakers.
"But at the same time, this is a government that sees that it wants a closer relationship with the United States for strategic reasons," Campbell said.
"It's going to be very hard to have that kind of relationship unless they take specific steps to improve the situation at home," he said.
Vietnam and the United States this year mark the 15th anniversary of diplomatic relations and have been gradually developing military ties despite the legacy of their long and bloody war.
But the United States has been concerned about Vietnam's imprisonment of a series of dissidents, its media restrictions and what activists describe as organized harassment of followers of revered Buddhist monk Thich Nhat Hanh.
Vietnam has also historically had friction with China. The two nations have had an increasingly acrimonious dispute over two potentially resource-rich sets of islands in the South China Sea.
Campbell said he also sensed a "desire in Laos -- a careful one -- to have a better relationship with the United States" but said the communist nation was "at the very earliest stages" of any progress on democracy and human rights.
He said he would also speak in Laos about how to clean up some of the millions of US bombs left over from the secret US air campaign in Laos aimed at disrupting North Vietnam's supply routes into the South during the war.
"This is not only a critical issue strategically, but it's also a critical moral issue," Campbell said.
Campbell was responding to questions by US Representative Eni Faleomavaega, who said the United States has given a total of 176,000 dollars to clear around 80 million bombs that failed to detonate in Laos.
"This is absolutely outrageous, and it's not the America that I would think of," said Faleomavaega, who heads the House Foreign Affairs subcommittee on Asia and recently visited Laos.
"They never declared war against us. We're the ones that just simply went over there and bombed the heck out of them," Faleomavaega said.
AFP
(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hYkCQLoGLbku4UgFkn6brJe6yDkw)
Kurt Campbell, the assistant secretary of state for Asia, told a hearing of the House Foreign Affairs Committee that he will travel next week to Vietnam and Laos for talks on a range of issues.
"We have, I would say, a bit of a dichotomy with Vietnam -- very real concerns about backsliding on issues of human rights and religious (freedom) issues in recent years," he told lawmakers.
"But at the same time, this is a government that sees that it wants a closer relationship with the United States for strategic reasons," Campbell said.
"It's going to be very hard to have that kind of relationship unless they take specific steps to improve the situation at home," he said.
Vietnam and the United States this year mark the 15th anniversary of diplomatic relations and have been gradually developing military ties despite the legacy of their long and bloody war.
But the United States has been concerned about Vietnam's imprisonment of a series of dissidents, its media restrictions and what activists describe as organized harassment of followers of revered Buddhist monk Thich Nhat Hanh.
Vietnam has also historically had friction with China. The two nations have had an increasingly acrimonious dispute over two potentially resource-rich sets of islands in the South China Sea.
Campbell said he also sensed a "desire in Laos -- a careful one -- to have a better relationship with the United States" but said the communist nation was "at the very earliest stages" of any progress on democracy and human rights.
He said he would also speak in Laos about how to clean up some of the millions of US bombs left over from the secret US air campaign in Laos aimed at disrupting North Vietnam's supply routes into the South during the war.
"This is not only a critical issue strategically, but it's also a critical moral issue," Campbell said.
Campbell was responding to questions by US Representative Eni Faleomavaega, who said the United States has given a total of 176,000 dollars to clear around 80 million bombs that failed to detonate in Laos.
"This is absolutely outrageous, and it's not the America that I would think of," said Faleomavaega, who heads the House Foreign Affairs subcommittee on Asia and recently visited Laos.
"They never declared war against us. We're the ones that just simply went over there and bombed the heck out of them," Faleomavaega said.
AFP
(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hYkCQLoGLbku4UgFkn6brJe6yDkw)
Vietnam's religious living in fear
Johnny Blades / Guardian Weekly
04:38 06/03/2010
Johnny Blades looks at religious tensions in a city where the penalties for hosting religious gatherings without government permission can be severe, including lengthy stints in prison and “re-education centres"
Wednesday March 3rd 2010 - It’s a quiet Sunday on a dusty backstreet in Vietnam’s largest city and Hong Nguyen is scared. As an organiser in one of scores of underground Christian groups operating in Ho Chi Minh City, she has reason to be.
The penalties for hosting religious gatherings without government permission can be severe, including lengthy stints in prison and “re-education centres”.
For many of Vietnam’s 8 million Christians, Sundays – once simply a time of celebration and reflection – are now mixed with caution and fear, worshipping in secret.
First came the email, then a text message notifying of the rendezvous. Then members of the congregation slipped into a small warehouse for their clandestine meeting.
“Our parish used to be very happy, praying and singing together,” says Hong. “Now, we hide and are quiet.”
The service must proceed quickly, she says. The tone is hushed and it’s hard not to notice Hong’s eyes darting constantly towards the door.
It was only after Hong had ushered the last member out of the room that she could begin to relax.
The proliferation of underground services in Vietnam follows several years in which government-shaped legislation has purported to increase religious freedoms but – between the fine print – spelled out a warning that no dissent will be tolerated.
Human Rights Watch’s Asia director of advocacy, Sophie Richardson, says Vietnam’s official stance towards religion is problematic.
“Religious freedom is seen as a privilege to be requested from and granted by the government, rather than a fundamental human right,” Richardson says. “The government views many religious groups, particularly popular ones that it fears it can’t control, as a challenge to the Communist party’s authority.”
Attaining a licence to register officially as a church is difficult in the mainly Buddhist country. There are around 1,000 ethnic minority Christian congregations in northern Vietnam, but also dozens of non-aligned Buddhist groups that have lodged unsuccessful applications. The determining factor is often whether an organisation is perceived to be a threat to the ruling party or representing “hostile foreign forces”.
Richardson says the government in Hanoi uses “restrictive regulations to harass or eradicate certain independent religious groups who practice their faith outside of state-sanctioned institutions”.
The harassment has been linked to the A41 police, a unit within the ministry of public security known as “religious police”. It monitors groups the government considers as religious “extremists”.
Hundreds of people are in prison in Vietnam for their religious beliefs, according to human right’s groups and press reports.
They include over 300 Montagnard Christians, members of the Cao Dai faith, at least five Hoa Hao Buddhists, a Mennonite pastor, and dozens of Catholic parishioners arrested last year for peacefully protesting.
Hanoi recently signed an agreement on religious cooperation with Burma. References were made to working together to “thwart external influences from using religion to destabilise society”, according to an official release, which was run in full by the state-run Vietnam News Agency.
“The agreement is [a] worry for all Buddhist people, a bad sign,” says one follower in Ho Chi Minh City of Hoa Hao Buddhism, who asked not to be identified. Hoa Hao Buddhism is a recognised sect, but one he says is under pressure to affiliate with the government-appointed committees that oversee their religious affairs.
“We must be free to practise without denunciation,” said the follower, who was one of only a few prepared to talk openly about the matter.
Despite such moves, efforts are under way to normalise ties with Rome. Vietnam’s president, Nguyen Minh Triet, met Pope Benedict XVI at the Vatican before Christmas, the first such visit since 1954, when the communists swept to power in the north.
Both sides are cautiously moving towards reconciliation. Pope Benedict is believed to have asked the Vietnamese government for more opportunities for the country’s Catholic church to become involved in humanitarian, healthcare and educational activities.
Nevertheless, Richardson says, “While there has been some improvement in religious freedom for many Vietnamese citizens who are willing to worship in government-registered institutions, significant abuses remain.”
It was fitting for Hong Nguyen that the Sunday we met was the day of Saint Anthony the Abbott. She sees special significance in the teachings of a man who was the first known ascetic.
“He spoke of the importance of persevering in our faith,” Hong says wearily, “so that’s what we will continue to do.”
(Source: http://www.guardianweekly.co.uk/?page=editorial&id=1488&catID=17)
Wednesday March 3rd 2010 - It’s a quiet Sunday on a dusty backstreet in Vietnam’s largest city and Hong Nguyen is scared. As an organiser in one of scores of underground Christian groups operating in Ho Chi Minh City, she has reason to be.
The penalties for hosting religious gatherings without government permission can be severe, including lengthy stints in prison and “re-education centres”.
For many of Vietnam’s 8 million Christians, Sundays – once simply a time of celebration and reflection – are now mixed with caution and fear, worshipping in secret.
First came the email, then a text message notifying of the rendezvous. Then members of the congregation slipped into a small warehouse for their clandestine meeting.
“Our parish used to be very happy, praying and singing together,” says Hong. “Now, we hide and are quiet.”
The service must proceed quickly, she says. The tone is hushed and it’s hard not to notice Hong’s eyes darting constantly towards the door.
It was only after Hong had ushered the last member out of the room that she could begin to relax.
The proliferation of underground services in Vietnam follows several years in which government-shaped legislation has purported to increase religious freedoms but – between the fine print – spelled out a warning that no dissent will be tolerated.
Human Rights Watch’s Asia director of advocacy, Sophie Richardson, says Vietnam’s official stance towards religion is problematic.
“Religious freedom is seen as a privilege to be requested from and granted by the government, rather than a fundamental human right,” Richardson says. “The government views many religious groups, particularly popular ones that it fears it can’t control, as a challenge to the Communist party’s authority.”
Attaining a licence to register officially as a church is difficult in the mainly Buddhist country. There are around 1,000 ethnic minority Christian congregations in northern Vietnam, but also dozens of non-aligned Buddhist groups that have lodged unsuccessful applications. The determining factor is often whether an organisation is perceived to be a threat to the ruling party or representing “hostile foreign forces”.
Richardson says the government in Hanoi uses “restrictive regulations to harass or eradicate certain independent religious groups who practice their faith outside of state-sanctioned institutions”.
The harassment has been linked to the A41 police, a unit within the ministry of public security known as “religious police”. It monitors groups the government considers as religious “extremists”.
Hundreds of people are in prison in Vietnam for their religious beliefs, according to human right’s groups and press reports.
They include over 300 Montagnard Christians, members of the Cao Dai faith, at least five Hoa Hao Buddhists, a Mennonite pastor, and dozens of Catholic parishioners arrested last year for peacefully protesting.
Hanoi recently signed an agreement on religious cooperation with Burma. References were made to working together to “thwart external influences from using religion to destabilise society”, according to an official release, which was run in full by the state-run Vietnam News Agency.
“The agreement is [a] worry for all Buddhist people, a bad sign,” says one follower in Ho Chi Minh City of Hoa Hao Buddhism, who asked not to be identified. Hoa Hao Buddhism is a recognised sect, but one he says is under pressure to affiliate with the government-appointed committees that oversee their religious affairs.
“We must be free to practise without denunciation,” said the follower, who was one of only a few prepared to talk openly about the matter.
Despite such moves, efforts are under way to normalise ties with Rome. Vietnam’s president, Nguyen Minh Triet, met Pope Benedict XVI at the Vatican before Christmas, the first such visit since 1954, when the communists swept to power in the north.
Both sides are cautiously moving towards reconciliation. Pope Benedict is believed to have asked the Vietnamese government for more opportunities for the country’s Catholic church to become involved in humanitarian, healthcare and educational activities.
Nevertheless, Richardson says, “While there has been some improvement in religious freedom for many Vietnamese citizens who are willing to worship in government-registered institutions, significant abuses remain.”
It was fitting for Hong Nguyen that the Sunday we met was the day of Saint Anthony the Abbott. She sees special significance in the teachings of a man who was the first known ascetic.
“He spoke of the importance of persevering in our faith,” Hong says wearily, “so that’s what we will continue to do.”
(Source: http://www.guardianweekly.co.uk/?page=editorial&id=1488&catID=17)
Hanoi Archbishop left for medical treatment in Rome
Emily Nguyễn
17:02 06/03/2010
ROME - Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi has arrived in Rome on Mar 5 at the invitation of the Congregation for the Evangelization of People and the Pontifical Council of Cor Unum for medical treatment in Rome.
The prelate who has been on medical leave at a monastery in Chau Son, Ninh Binh province since the beginning of January was accompanied by Rev. Alfonse Pham Hung from the Office of Archdiocese on his trip to Rome seeking further treatment for his chronic conditions of insomnia and stress, a condition attributed to pressure of his pastoral duty in Hanoi, one of the largest archdioceses in Vietnam to which his Vietnamese medical doctors had exhausted all their options.
Archbishop Joseph Kiet was overwhelmed with scores of bishops, clergy, religious men and women, parishioners well wishers from all over North Vietnam who showed up at his door to express their love and support for him. The emotional attachment to him has been flourishing since the early days of his serving in Lang Son diocese in last decade, where he had transformed Lang Son from ruins to a viable, engaging Christian community. His endless effort has left a long lasting impression on the minds of Lang Son faithful, and they came to Hanoi along with their new bishop just to tell him how much he means to them. The same emotion exists in Hanoi faithful, whose spiritual and emotional needs has been well provided, their religious rights has been protected by the courageous prelate in any circumstances despite his fragile medical condition. It seems anyone who were victims of the devastating flood in Hanoi 2 years ago remember the sight of the Archbishop with his pants above his knee, walking with a cane to where the flood victims live to console and deliver emergency supplies to those in need.
The news of his departure had stirred up a controversy and speculation of him being removed from his position as Hanoi Archbishop as compromise to the Viet nam government's demand. But the Archbishop had quickly dismissed the theory, and all were convinced by his confidence and assurance in which he urged them not to worry and put their trust in God's hands "If God's willing, he will bless me with good health so I can return to serve you all. As for how long will the treatment be, let leave it to the clinic and the doctors to decide", said the prelate to the congregation.
Trust your life in God's hand has always been his message to everybody. He constantly reminded those who are concerned about his uncertain future as their shepherd: "We are priests. We have no one else to fear but God. So if that is what God wants, we will serve in faith, not in fear" he told the Vinh Diocesan delegation when they came to say goodbye to him.
He also told the congregation to "keep speaking in truth and solidarity, living in communion with others among our Church in order for it to stay strong and stable. Anything you do, entrust your faith in God, relying on his blessing and his power to obtain lasting peace. Your prayers and solidarity a e the weapons of our Church"
Archbishop Joseph Kiet had reportedly arrived in Rome early morning on Mar 5 and was greeted by a group of Vietnamese clergy, religious men and women who are living and working in Rome. He had gone through a preliminary physical exam by Vatican doctors later in the day and is now awaiting admission to the clinic.
Cardinals from various Pontifical Congregations have congratulated him and wish him well. All expressed their hope for his quick recovery so he can return home to his flock who are counting each day the beloved Shepherd has been separated from them.
The prelate who has been on medical leave at a monastery in Chau Son, Ninh Binh province since the beginning of January was accompanied by Rev. Alfonse Pham Hung from the Office of Archdiocese on his trip to Rome seeking further treatment for his chronic conditions of insomnia and stress, a condition attributed to pressure of his pastoral duty in Hanoi, one of the largest archdioceses in Vietnam to which his Vietnamese medical doctors had exhausted all their options.
Archbishop Joseph Kiet was overwhelmed with scores of bishops, clergy, religious men and women, parishioners well wishers from all over North Vietnam who showed up at his door to express their love and support for him. The emotional attachment to him has been flourishing since the early days of his serving in Lang Son diocese in last decade, where he had transformed Lang Son from ruins to a viable, engaging Christian community. His endless effort has left a long lasting impression on the minds of Lang Son faithful, and they came to Hanoi along with their new bishop just to tell him how much he means to them. The same emotion exists in Hanoi faithful, whose spiritual and emotional needs has been well provided, their religious rights has been protected by the courageous prelate in any circumstances despite his fragile medical condition. It seems anyone who were victims of the devastating flood in Hanoi 2 years ago remember the sight of the Archbishop with his pants above his knee, walking with a cane to where the flood victims live to console and deliver emergency supplies to those in need.
The news of his departure had stirred up a controversy and speculation of him being removed from his position as Hanoi Archbishop as compromise to the Viet nam government's demand. But the Archbishop had quickly dismissed the theory, and all were convinced by his confidence and assurance in which he urged them not to worry and put their trust in God's hands "If God's willing, he will bless me with good health so I can return to serve you all. As for how long will the treatment be, let leave it to the clinic and the doctors to decide", said the prelate to the congregation.
Bishops from North Vietnam came to show their support |
He also told the congregation to "keep speaking in truth and solidarity, living in communion with others among our Church in order for it to stay strong and stable. Anything you do, entrust your faith in God, relying on his blessing and his power to obtain lasting peace. Your prayers and solidarity a e the weapons of our Church"
Archbishop Joseph Kiet had reportedly arrived in Rome early morning on Mar 5 and was greeted by a group of Vietnamese clergy, religious men and women who are living and working in Rome. He had gone through a preliminary physical exam by Vatican doctors later in the day and is now awaiting admission to the clinic.
Cardinals from various Pontifical Congregations have congratulated him and wish him well. All expressed their hope for his quick recovery so he can return home to his flock who are counting each day the beloved Shepherd has been separated from them.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận về cuộc Hội Ngộ linh thiêng của 450 linh mục tại La Vang
LM F.X. Trần An
08:37 06/03/2010
HỘI NGỘ LINH THIÊNG
Lời đầu tiên con muốn bày tỏ là tâm tình rất biết ơn của riêng con đối với Đức Tổng Giám Mục Stêphanô cùng Ban Tổ Chức đã có sáng kiến tổ chức cuộc Hội Ngộ đầy cảm xúc và ý nghĩa này. Đối với con cuộc Hội Ngộ lần thứ nhất này (con tạm đặt như thế, vì con rất ước mong có những cuộc Hội Ngộ lần 2, Hội Ngộ lần 3…nữa) đã để lại trong tâm hồn con rất nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều suy tư, và nhất là, rất nhiều dấu ấn thiêng liêng khó quên.
Trước hết, cuộc Hội Ngộ này là một cơ hội không thể tốt hơn để hâm nóng thiên chức Linh Mục cao quí mà Chúa và Giáo Hội đã thương dành cho con, một đứa con hèn yếu, tội lỗi và bất xứng, mà nhiều khi con không ý thức để rồi đã sống một cách bất xứng với hồng ân. Con thú nhận rằng rất nhiều lần trong cuộc Hội Ngộ này đôi khoé mắt con cảm thấy cay nồng bởi trào dâng tâm tình cảm xúc khi con được đồng hành, được sánh bước, được tham dự những thánh lễ đồng tế, những giờ chầu, những giờ kinh, những giờ nguyện ngắm, sám hối và lần hạt chung đầy sốt sắng linh thiêng, những cuộc trò chuyện, giao lưu, trao đổi cũng như những bữa ăn đầy tình huynh đệ, dạt dào thương mến. Ôi, hạnh phúc! Rồi con tự hỏi: mình là gì mà lại được “đồng bàn” với các Đấng Bậc trong Giáo Hội như thế này? Con chỉ biết âm thầm cúi đầu cung kính cám tạ tình thương vô bờ và vô điều kiện của Thiên Chúa đã thương gọi con là Linh Mục của Chúa và Giáo Hội, đồng thời quyết hứa với lòng mình là phải cố gắng sống xứng đáng hơn.
Thứ đến, đối với con, cuộc Hội Ngộ đã củng cố cho đức tin vốn rất yếu kém của con vào Thiên Chúa và Giáo Hội của Người. Sáu Giáo Phận, gần chục Giám Mục và khoảng 450 Linh Mục, toàn là những bậc "vị vọng" uy nghi và khác biệt biết bao của phận con người, ấy vậy nhưng, giờ đây trước đông đảo các đấng bậc, ai nấy như trở nên những giáo dân nhỏ bé, khiêm cung, không ai dám coi mình là “thủ lãnh” lúc này, tất cả tan hoà nên một: một tâm tình khiêm hạ, một tấm lòng khả ái, một đức tin, một tình yêu, một trăn trở suy tư; và cả những hình thức bên ngoài cũng chỉ có một: một màu áo thường phục và lễ phục, một bản văn kinh nguyện, một cử điệu giống nhau trong cử hành các nghi thức phụng vụ. Đó là đặc tính duy nhất và tông truyền của Giáo Hội.
Nhưng điều củng cố và nâng đỡ cho đức tin của con hơn cả, chính là đức tin và lòng khiêm tốn của các Giám Mục, Linh Mục: Đức tin cộng đồng nâng đỡ đức tin cá nhân. Khi Đức Giám Mục chủ sự nghi thức sám hối buổi tối hôm đó, mời gọi các anh em linh mục hãy dành 20 phút để xưng tội hoà giải cùng nhau, con đang băn khoăn không biết xưng tội bằng hình thức nào, vì các linh mục ngồi sát bên nhau, không có toà giải tội, thì đã thấy ngài trong phẩm phục giám mục bước xuống từ thư đài chủ toạ, một cách đầy khiêm cung, quì gối xuống nền đá, dưới chân Đức Tổng để xưng thú tội lỗi, trước hàng ngàn con mắt của các linh mục và đông đảo khách hành hương cùng tham dự. Tiếp đến, cũng cử chỉ đó, nhưng là của Đức Giám Mục nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tuổi già, gầy yếu, run rẩy, nghiêng mình khiêm cung quì gối dưới chân vị Giám Mục trẻ từng là “phó” của mình, được chính mình tấn phong, để bày tỏ đức tin và lòng sám hối ăn năn với ý thức thân phận tro bụi của bản thân. Ôi khiêm nhường! Ôi dịu dàng! Nhìn sang bên phải thấy một vị Linh Mục đang ghé tai Đức Viện Phụ để “tâm sự” tội lỗi yếu đuối của mình, nhìn quanh cũng thấy nhiều cảnh tương tự…Đang quan sát và suy tư, thì bỗng một vị Linh Mục cao niên quì gối xuống bên người con và ghé tai con “trao trút” những u uẩn nội tâm của mình, con giải tội cho ngài với một sự cảm thông sâu sắc và xúc động mạnh. Ban đầu con không có ý định xưng tội trong lúc này, nhưng rồi một sự thúc đẩy mãnh liệt con liền vội quì gối xin một Linh Mục khác giải tội cho mình trong nước mắt sám hối vì sự kiêu căng của bản thân.
Một khách hành hương chứng kiến cảnh tượng đó đã chia sẻ với con rằng, bà chưa bao giờ được nhìn thấy Linh Mục chưa nói là Giám Mục xưng tội, bà nghĩ rằng các đấng có lẽ trong trắng như thiên thần và các thánh. Cho nên bà không cầm được nước mắt khi chứng kiến tận mắt những “thần tượng” của mình cũng yếu đuối như họ. Ôi, linh thiêng!
Con chợt suy tư, trên đời này có biết bao cuộc hội ngộ hay hội họp, nhưng chắc chắn nơi đó, người ta luôn tìm cách để “tốt khoe xấu che”, không ai muốn và dám bộc lộ khuyết điểm của bản thân để tự hạ giá mình như thế. Chết ngay! Hành động sám hối và xin tha thứ dù trong hoàn cảnh to nhỏ nào cũng luôn đánh động lòng con người. Con chợt nhớ đến hành động sám hối xin phép rửa của Chúa Giêsu ở sông Gio-đan, dù Người vô tội. Con cũng nhớ đến hành vi sám hối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, thay mặt Giáo Hội xin lỗi toàn thế giới trong dịp Năm Thánh 2000. Và tất nhiên, chúng ta có lẽ không ai quên được buổi tối đêm canh thức khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam ở Sở Kiện, 24/11/2009. Giáo phận Thanh Hoá thay mặt cho Giáo Hội Việt Nam công khai nói lời xin lỗi, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi thành phần trong xã hội: giám mục xin lỗi linh mục, linh mục xin lỗi giám mục, linh mục xin lỗi giáo dân, giáo dân xin lỗi linh mục, vợ chồng xin lỗi nhau, con cái xin lỗi cha mẹ, cha mẹ xin lỗi con cái; Giáo Hội xin lỗi các tôn giáo và chính đảng, xin lỗi người nghèo, xin lỗi bà con lương dân…vì những sai lỗi gây phản chứng Tin Mừng yêu thương của Đức Giêsu. Những lời sám hối đến nao lòng! Ôi, linh thiêng!
Có lẽ có người đã thoả chí khi thấy Giáo Hội Công Giáo vẫn hay sám hối và xin tha thứ, vì nghĩ rằng chứng tỏ Giáo Hội vẫn sai lầm và không thánh thiện. Hiển nhiên. Nhưng chắc hẳn, khi Đức Thánh Cha hay các vị Giám Mục, Linh Mục, hay giáo dân siêng năng sám hối và thú nhận mình đã sai lỗi, thì đó không phải là một điều gì đáng xấu hổ, nhưng kỳ thực, đó là một hành động cao thượng, can đảm và chứng tỏ luôn khao khát nên thánh thiện, luôn muốn hoán cải canh tân bản thân và Giáo Hội. Phải chăng đó cũng là đặc tính thánh thiện của Giáo Hội? Chỉ đáng sợ khi con người ta ngập chìm trong tội lỗi và sai lầm nhưng vẫn không biết hoặc cố tình không muốn biết mình sai lầm.
Một hình ảnh đánh động khác trong đêm Hội Ngộ linh thiêng nữa, đó là hình ảnh tất cả các Giám Mục, sau khi đã đồng ban phép lành ơn toàn xá cho các Linh Mục, các ngài cùng quì gối một cách khiêm hạ để xin các anh em Linh Mục của mình ban phép lành cho chính các ngài. Có lẽ chỉ có những vị lãnh đạo trong Giáo Hội Công Giáo nhờ đức tin mới có được sự khiêm nhường thẳm sâu và rất tự nhiên như thế! Ôi, linh thiêng!
Ước mong sao cuộc Hội Ngộ không chỉ dừng lại ở đây, nhưng được kéo dài trong suốt hành trình cuộc đời Linh Mục của chúng ta. Ước mong sao các Linh Mục luôn sống tâm tình khiêm nhường và sám hối như trong đêm Hội Ngộ sám hối này, biết mình yếu đuối để cảm thông với yếu đuối của anh chị em mình, nhất là những “con chiên lạc”. Ước mong sao các Linh Mục luôn yêu thương, chan hoà với Giám Mục của mình, với anh em linh mục cũng như với giáo dân của mình. Ước mong sao các ngài luôn sống thân tình với Chúa trong kinh lễ và nguyện cầu sốt sắng như trong những ngày Hội Ngộ này. Và quan trọng nhất, ước mong các ngài luôn sống hạnh phúc, an vui, đầy tình huynh đệ như trong những ngày Hội Ngộ bên mẹ La Vang, bởi như có lần Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: Giáo Hội không cần nhiều linh mục đau khổ, nhưng cần nhiều linh mục hạnh phúc. Amen.
Đan sĩ linh mục Thiên An Huế
Lời đầu tiên con muốn bày tỏ là tâm tình rất biết ơn của riêng con đối với Đức Tổng Giám Mục Stêphanô cùng Ban Tổ Chức đã có sáng kiến tổ chức cuộc Hội Ngộ đầy cảm xúc và ý nghĩa này. Đối với con cuộc Hội Ngộ lần thứ nhất này (con tạm đặt như thế, vì con rất ước mong có những cuộc Hội Ngộ lần 2, Hội Ngộ lần 3…nữa) đã để lại trong tâm hồn con rất nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều suy tư, và nhất là, rất nhiều dấu ấn thiêng liêng khó quên.
Trước hết, cuộc Hội Ngộ này là một cơ hội không thể tốt hơn để hâm nóng thiên chức Linh Mục cao quí mà Chúa và Giáo Hội đã thương dành cho con, một đứa con hèn yếu, tội lỗi và bất xứng, mà nhiều khi con không ý thức để rồi đã sống một cách bất xứng với hồng ân. Con thú nhận rằng rất nhiều lần trong cuộc Hội Ngộ này đôi khoé mắt con cảm thấy cay nồng bởi trào dâng tâm tình cảm xúc khi con được đồng hành, được sánh bước, được tham dự những thánh lễ đồng tế, những giờ chầu, những giờ kinh, những giờ nguyện ngắm, sám hối và lần hạt chung đầy sốt sắng linh thiêng, những cuộc trò chuyện, giao lưu, trao đổi cũng như những bữa ăn đầy tình huynh đệ, dạt dào thương mến. Ôi, hạnh phúc! Rồi con tự hỏi: mình là gì mà lại được “đồng bàn” với các Đấng Bậc trong Giáo Hội như thế này? Con chỉ biết âm thầm cúi đầu cung kính cám tạ tình thương vô bờ và vô điều kiện của Thiên Chúa đã thương gọi con là Linh Mục của Chúa và Giáo Hội, đồng thời quyết hứa với lòng mình là phải cố gắng sống xứng đáng hơn.
Thứ đến, đối với con, cuộc Hội Ngộ đã củng cố cho đức tin vốn rất yếu kém của con vào Thiên Chúa và Giáo Hội của Người. Sáu Giáo Phận, gần chục Giám Mục và khoảng 450 Linh Mục, toàn là những bậc "vị vọng" uy nghi và khác biệt biết bao của phận con người, ấy vậy nhưng, giờ đây trước đông đảo các đấng bậc, ai nấy như trở nên những giáo dân nhỏ bé, khiêm cung, không ai dám coi mình là “thủ lãnh” lúc này, tất cả tan hoà nên một: một tâm tình khiêm hạ, một tấm lòng khả ái, một đức tin, một tình yêu, một trăn trở suy tư; và cả những hình thức bên ngoài cũng chỉ có một: một màu áo thường phục và lễ phục, một bản văn kinh nguyện, một cử điệu giống nhau trong cử hành các nghi thức phụng vụ. Đó là đặc tính duy nhất và tông truyền của Giáo Hội.
Nhưng điều củng cố và nâng đỡ cho đức tin của con hơn cả, chính là đức tin và lòng khiêm tốn của các Giám Mục, Linh Mục: Đức tin cộng đồng nâng đỡ đức tin cá nhân. Khi Đức Giám Mục chủ sự nghi thức sám hối buổi tối hôm đó, mời gọi các anh em linh mục hãy dành 20 phút để xưng tội hoà giải cùng nhau, con đang băn khoăn không biết xưng tội bằng hình thức nào, vì các linh mục ngồi sát bên nhau, không có toà giải tội, thì đã thấy ngài trong phẩm phục giám mục bước xuống từ thư đài chủ toạ, một cách đầy khiêm cung, quì gối xuống nền đá, dưới chân Đức Tổng để xưng thú tội lỗi, trước hàng ngàn con mắt của các linh mục và đông đảo khách hành hương cùng tham dự. Tiếp đến, cũng cử chỉ đó, nhưng là của Đức Giám Mục nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tuổi già, gầy yếu, run rẩy, nghiêng mình khiêm cung quì gối dưới chân vị Giám Mục trẻ từng là “phó” của mình, được chính mình tấn phong, để bày tỏ đức tin và lòng sám hối ăn năn với ý thức thân phận tro bụi của bản thân. Ôi khiêm nhường! Ôi dịu dàng! Nhìn sang bên phải thấy một vị Linh Mục đang ghé tai Đức Viện Phụ để “tâm sự” tội lỗi yếu đuối của mình, nhìn quanh cũng thấy nhiều cảnh tương tự…Đang quan sát và suy tư, thì bỗng một vị Linh Mục cao niên quì gối xuống bên người con và ghé tai con “trao trút” những u uẩn nội tâm của mình, con giải tội cho ngài với một sự cảm thông sâu sắc và xúc động mạnh. Ban đầu con không có ý định xưng tội trong lúc này, nhưng rồi một sự thúc đẩy mãnh liệt con liền vội quì gối xin một Linh Mục khác giải tội cho mình trong nước mắt sám hối vì sự kiêu căng của bản thân.
Một khách hành hương chứng kiến cảnh tượng đó đã chia sẻ với con rằng, bà chưa bao giờ được nhìn thấy Linh Mục chưa nói là Giám Mục xưng tội, bà nghĩ rằng các đấng có lẽ trong trắng như thiên thần và các thánh. Cho nên bà không cầm được nước mắt khi chứng kiến tận mắt những “thần tượng” của mình cũng yếu đuối như họ. Ôi, linh thiêng!
Con chợt suy tư, trên đời này có biết bao cuộc hội ngộ hay hội họp, nhưng chắc chắn nơi đó, người ta luôn tìm cách để “tốt khoe xấu che”, không ai muốn và dám bộc lộ khuyết điểm của bản thân để tự hạ giá mình như thế. Chết ngay! Hành động sám hối và xin tha thứ dù trong hoàn cảnh to nhỏ nào cũng luôn đánh động lòng con người. Con chợt nhớ đến hành động sám hối xin phép rửa của Chúa Giêsu ở sông Gio-đan, dù Người vô tội. Con cũng nhớ đến hành vi sám hối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, thay mặt Giáo Hội xin lỗi toàn thế giới trong dịp Năm Thánh 2000. Và tất nhiên, chúng ta có lẽ không ai quên được buổi tối đêm canh thức khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam ở Sở Kiện, 24/11/2009. Giáo phận Thanh Hoá thay mặt cho Giáo Hội Việt Nam công khai nói lời xin lỗi, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi thành phần trong xã hội: giám mục xin lỗi linh mục, linh mục xin lỗi giám mục, linh mục xin lỗi giáo dân, giáo dân xin lỗi linh mục, vợ chồng xin lỗi nhau, con cái xin lỗi cha mẹ, cha mẹ xin lỗi con cái; Giáo Hội xin lỗi các tôn giáo và chính đảng, xin lỗi người nghèo, xin lỗi bà con lương dân…vì những sai lỗi gây phản chứng Tin Mừng yêu thương của Đức Giêsu. Những lời sám hối đến nao lòng! Ôi, linh thiêng!
Có lẽ có người đã thoả chí khi thấy Giáo Hội Công Giáo vẫn hay sám hối và xin tha thứ, vì nghĩ rằng chứng tỏ Giáo Hội vẫn sai lầm và không thánh thiện. Hiển nhiên. Nhưng chắc hẳn, khi Đức Thánh Cha hay các vị Giám Mục, Linh Mục, hay giáo dân siêng năng sám hối và thú nhận mình đã sai lỗi, thì đó không phải là một điều gì đáng xấu hổ, nhưng kỳ thực, đó là một hành động cao thượng, can đảm và chứng tỏ luôn khao khát nên thánh thiện, luôn muốn hoán cải canh tân bản thân và Giáo Hội. Phải chăng đó cũng là đặc tính thánh thiện của Giáo Hội? Chỉ đáng sợ khi con người ta ngập chìm trong tội lỗi và sai lầm nhưng vẫn không biết hoặc cố tình không muốn biết mình sai lầm.
Một hình ảnh đánh động khác trong đêm Hội Ngộ linh thiêng nữa, đó là hình ảnh tất cả các Giám Mục, sau khi đã đồng ban phép lành ơn toàn xá cho các Linh Mục, các ngài cùng quì gối một cách khiêm hạ để xin các anh em Linh Mục của mình ban phép lành cho chính các ngài. Có lẽ chỉ có những vị lãnh đạo trong Giáo Hội Công Giáo nhờ đức tin mới có được sự khiêm nhường thẳm sâu và rất tự nhiên như thế! Ôi, linh thiêng!
Ước mong sao cuộc Hội Ngộ không chỉ dừng lại ở đây, nhưng được kéo dài trong suốt hành trình cuộc đời Linh Mục của chúng ta. Ước mong sao các Linh Mục luôn sống tâm tình khiêm nhường và sám hối như trong đêm Hội Ngộ sám hối này, biết mình yếu đuối để cảm thông với yếu đuối của anh chị em mình, nhất là những “con chiên lạc”. Ước mong sao các Linh Mục luôn yêu thương, chan hoà với Giám Mục của mình, với anh em linh mục cũng như với giáo dân của mình. Ước mong sao các ngài luôn sống thân tình với Chúa trong kinh lễ và nguyện cầu sốt sắng như trong những ngày Hội Ngộ này. Và quan trọng nhất, ước mong các ngài luôn sống hạnh phúc, an vui, đầy tình huynh đệ như trong những ngày Hội Ngộ bên mẹ La Vang, bởi như có lần Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: Giáo Hội không cần nhiều linh mục đau khổ, nhưng cần nhiều linh mục hạnh phúc. Amen.
Đan sĩ linh mục Thiên An Huế
Giáo Tỉnh Hà Nội tiễn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đi Rôma
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
09:58 06/03/2010
Hà Nội - Ngày 4/3/2010, đông đảo các thành phần dân Chúa trong giáo tỉnh Hà Nội đã đến chào Đức TGM trước giờ ngài lên đường đi Rôma chữa bệnh.
Không kể quý giáo dân, tu sĩ, linh mục trong TGP Hà Nội và giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, hiện diện trong ngày tiễn đưa Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đi Rôma còn có:
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, PCT HĐGM
Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UB BAXH
Đức cha An tôn Vũ Huy Chương, GM Hưng Hóa
Đức cha Giuse Nguyễn Năng, GM Phát Diệm
Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, GM Bắc Ninh
Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, GM Thái Bình
Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên GM Hải Phòng
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM Lạng Sơn
Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh, GM Phụ tá TGP Hà Nội
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã đại diện quý Đức Giám Mục hiện diện và đại diện HĐGMVN, kính chúc Đức TGM lên đường bình an, sớm bình phục trở về với TGP.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã cám ơn quý đức cha trong giáo tỉnh đã luôn hiệp nhất và chia sẻ với ngài trong mọi biến cố của TGP.
Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh đã đại diện hàng giáo sĩ, giáo dân của TGP mừng lễ quan thầy Đức Tổng Giám Mục đồng thời kính chúc ngài một chuyến đi Rôma đạt kết quả tốt đẹp đồng thời sớm trở về Tổng Giáo Phận.
Khoảng 12h, Tòa TGM đã có một bữa tiệc hết sức thân thiện, ấm cúng và vui tươi để mọi người cùng chung vui trong dịp Đức Tổng Giám Mục đi Rôma.
Quý Đức Giám Mục trong Giáo Tỉnh đã xếp đặt chương trình để đưa tiễn Đức Tổng Giám Mục ra sân bay Nội Bài vào chiều tối 4/3/2010
Tuy nhiên, hai lần Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xin quý Đức cha ở lại TGM nghỉ ngơi, hoặc sớm trở về Giáo phận mình (chứ đừng đi tiễn).
Theo Đức Tổng Giám Mục Hà Nội việc quý Đức cha trong giáo tỉnh Hà Nội hiện diện, chia sẻ và cầu nguyện cho ngài, trong ngày ngài đi Rôma đã là niềm vui lớn cho ngài.
Khoảng 16h đông đảo các thành phần dân Chúa, gồm giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, linh mục, giám mục đã tụ họp ở sân Tòa Giám Mục để cùng ngài ra sân bay Nội Bài.
Mọi người cùng cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục vào tại nhà nguyện. Kết thúc, Đức Đức Tổng Giám Mục ngỏ lời cám ơn và mời gọi mọi người cầu nguyện cho ngài đi bình an, gặp thầy gặp thuốc. Lời sau cùng ngài nói:
“Tôi vui mừng vì được về bên Tòa Thánh, bên Giáo Hội là Mẹ nhân lành chăm sóc cho con cái. Ở bên Tòa Thánh thì vui tươi, hạnh phúc. Anh chị em hãy tin tưởng vì không có chỗ nào tốt đẹp cho bằng về bên Tòa Thánh, bên Giáo Hội là Mẹ chúng ta, không có gì tốt đẹp hơn việc mình phó thác trong tay Thánh Giuse. Anh chị em hãy cùng chúng tôi tin tưởng đây là một chuyến đi tốt đẹp và không chỗ nào tốt đẹp hơn”.
Khoảng 17h có khoảng 60 người đại diện các thành phần dân Chúa đưa tiễn Đức Tổng Giám Mục ra sân bay Nội Bài, trong số đó có Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh và Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân.
Khoảng 18h45 Đức Tổng Giám Mục chào mọi người và đi vào phòng cách ly ở sân bay, cùng cha Alfonso Phạm Hùng, Chánh Văn phòng Tòa TGM, người tháp tùng ngài trong chuyến đi này.
Những ngày qua mọi người đến tiễn chân Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đi Rôma trong bầu khí vui tươi, lạc quan và tràn đầy niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng.
Không kể quý giáo dân, tu sĩ, linh mục trong TGP Hà Nội và giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, hiện diện trong ngày tiễn đưa Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đi Rôma còn có:
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, PCT HĐGM
Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UB BAXH
Đức cha An tôn Vũ Huy Chương, GM Hưng Hóa
Đức cha Giuse Nguyễn Năng, GM Phát Diệm
Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, GM Bắc Ninh
Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, GM Thái Bình
Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên GM Hải Phòng
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM Lạng Sơn
Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh, GM Phụ tá TGP Hà Nội
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã đại diện quý Đức Giám Mục hiện diện và đại diện HĐGMVN, kính chúc Đức TGM lên đường bình an, sớm bình phục trở về với TGP.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã cám ơn quý đức cha trong giáo tỉnh đã luôn hiệp nhất và chia sẻ với ngài trong mọi biến cố của TGP.
Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh đã đại diện hàng giáo sĩ, giáo dân của TGP mừng lễ quan thầy Đức Tổng Giám Mục đồng thời kính chúc ngài một chuyến đi Rôma đạt kết quả tốt đẹp đồng thời sớm trở về Tổng Giáo Phận.
Khoảng 12h, Tòa TGM đã có một bữa tiệc hết sức thân thiện, ấm cúng và vui tươi để mọi người cùng chung vui trong dịp Đức Tổng Giám Mục đi Rôma.
Quý Đức Giám Mục trong Giáo Tỉnh đã xếp đặt chương trình để đưa tiễn Đức Tổng Giám Mục ra sân bay Nội Bài vào chiều tối 4/3/2010
Tuy nhiên, hai lần Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xin quý Đức cha ở lại TGM nghỉ ngơi, hoặc sớm trở về Giáo phận mình (chứ đừng đi tiễn).
Theo Đức Tổng Giám Mục Hà Nội việc quý Đức cha trong giáo tỉnh Hà Nội hiện diện, chia sẻ và cầu nguyện cho ngài, trong ngày ngài đi Rôma đã là niềm vui lớn cho ngài.
Khoảng 16h đông đảo các thành phần dân Chúa, gồm giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, linh mục, giám mục đã tụ họp ở sân Tòa Giám Mục để cùng ngài ra sân bay Nội Bài.
Mọi người cùng cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục vào tại nhà nguyện. Kết thúc, Đức Đức Tổng Giám Mục ngỏ lời cám ơn và mời gọi mọi người cầu nguyện cho ngài đi bình an, gặp thầy gặp thuốc. Lời sau cùng ngài nói:
“Tôi vui mừng vì được về bên Tòa Thánh, bên Giáo Hội là Mẹ nhân lành chăm sóc cho con cái. Ở bên Tòa Thánh thì vui tươi, hạnh phúc. Anh chị em hãy tin tưởng vì không có chỗ nào tốt đẹp cho bằng về bên Tòa Thánh, bên Giáo Hội là Mẹ chúng ta, không có gì tốt đẹp hơn việc mình phó thác trong tay Thánh Giuse. Anh chị em hãy cùng chúng tôi tin tưởng đây là một chuyến đi tốt đẹp và không chỗ nào tốt đẹp hơn”.
Khoảng 17h có khoảng 60 người đại diện các thành phần dân Chúa đưa tiễn Đức Tổng Giám Mục ra sân bay Nội Bài, trong số đó có Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh và Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân.
Khoảng 18h45 Đức Tổng Giám Mục chào mọi người và đi vào phòng cách ly ở sân bay, cùng cha Alfonso Phạm Hùng, Chánh Văn phòng Tòa TGM, người tháp tùng ngài trong chuyến đi này.
Những ngày qua mọi người đến tiễn chân Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đi Rôma trong bầu khí vui tươi, lạc quan và tràn đầy niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính quyền Đà Nẵng đã trở lại Cồn Dầu để tiếp tục bắt dân phải ký giấy chấp thuận giải tỏa
Song Ngọc
09:00 06/03/2010
ĐÀ NẴNG - Vào lúc 6 giờ tối (giờ VN) thứ Năm ngày 4 tháng 3, ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cùng với cả trăm công an và cán bộ, đã về Cồn Dầu, tập trung tại nhà ông cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ, Đặng Văn Liễu (người đã ký giấy cho kiểm định đất của mình trước đây). Tổ dân phố 20 của thôn Cồn Dầu được thông báo kêu gọi đến họp tại nhà ông Đặng Văn Liễu, nhưng không một ai đến họp.
Họ ở lại đêm và bàn kế hoạch chuẩn bị để sáng ngày hôm sau bắt đầu một cuộc trấn áp mới hầu bắt mọi người dân Cồn Dầu và các thôn lân cận phải ký giấy chấp thuận cho kiểm định và giải tỏa. Sáng thứ sáu cán bộ kiểm định đi đến từng nhà ở tổ 20, bắt đầu từ hộ ông Trần Ân, nhưng hầu hết nhà các hộ dân tổ 20 đều đóng cửa, khoá cổng và chủ nhà tránh đi chổ khác. Công an mặc thường phục rải rác khắp nơi, dân tụ tập vài ba người ở đâu là bị giải tán ngay. Tất cả các mạng thông tin internet đều bị cắt đứt và đường điện thoại đều bị cài đặt nghe lén.
Sáng thứ bảy, ngay từ lúc 5 giờ sáng, hàng trăm công an được tăng cường thêm, chia làm ba nhóm, tiếp tục càn quét tổ dân phố 20 thuộc thôn Cồn Dầu. Cho đến giờ này vẫn chưa có thêm một hộ dân nào chịu ký cả. Dù lực lượng công an đông đảo, kèm theo với những hù dọa và dụ dỗ, người dân Cồn Dầu vẫn không nao núng và quyết tâm không bán đứng mảnh đất của cha ông mình,
Được biết, hai ngày trước, thứ ba, mồng 2 tháng 3, ông Nguyễn Bá Thanh và một số cán bộ đã đến thăm tết và tặng quà ông đương kim chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Cồn Dầu, Thái Văn Liên, tại tư gia. Ai cũng biết đây là màn dụ dỗ và bà con Cồn Dầu đã ngồi chờ từ ngoài cổng cho đến trong nhà ông Thái Văn Liên. Ông Liên đã khẳng định với ông Thanh ngay từ đầu là không nói chuyện giải tỏa trong cuộc thăm viếng này, vì ông chỉ lo việc phục vụ giáo dân trong nhà thờ, ngoài ra không có quyền đại diện cho ai trong vấn đề đời sống vật chất của họ. Ông Thanh nói rằng các nhà đầu tư đang đòi phải giao mặt bằng và ông không có sự chọn lựa nào ngoài việc phải giải tỏa trắng để giao đất cho họ vì hợp đồng đã ký rồi.
Tưởng cũng nên nhắc lại là cách đây hơn một tháng, vào ngày 24 tháng giêng, hàng trăm công an và cán bộ đã về Cồn Dầu trong một tuần lễ để trấn áp và ép buột dân ở đây phải ký giấy thỏa thuận để họ kiểm định và giải tỏa, nhưng chỉ có 10 hộ trong số hơn 400 hộ dân ở Cồn Dầu ký giấy cho kiểm định. Lần này, kết quả còn tệ hại hơn vì cho đến hôm nay, họ đã không thuyết phục được thêm một ai.
Sự kiện xảy ra nguyên do là chính quyền muốn giải tỏa trắng 438 hecta đất thuộc phường Hoà Xuân để bán cho các công ty đầu tư nuớc ngoài làm khu du lịch. Khu đất này cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 4 km, nằm bên kia bờ sông Hàn về hướng nam của thành phố. Dự án này ảnh hưởng đến gần 10 ngàn dân thuộc phường Hòa Xuân, trong số đó có 2000 người thuộc thôn Cồn Dầu, một xứ đạo công giáo gần như toàn tong, đa số sống bằng nghề nông. Với số tiền đền bồi rẻ mạt (50 ngàn đồng cho một mét đất ruộng, 250 ngàn đồng cho một mét đất vườn) người dân Cồn Dầu không biết sẽ sống được bao lâu. Cho đến bây giờ, chưa ai biết là sẽ được tái định cư ở đâu và sẽ làm gì để sinh sống. Nguyện vọng của họ là được tái định cư tại chổ để góp phần vào việc phát rriển thành phố trên vùng đất cha ông họ đã dày công tạo dựng nên từ một vùng đồng chua nước mặn. Họ cũng muốn sống quây quần bên bà con, họ hàng, gần gũi nhà thờ nhà thánh để có thể chăm lo đời sống tâm linh. Nguyện vọng của họ đã không được chính quyền đoái hoài tới, mà còn bị đe dọa, trù dập, hòng đuổi họ ra khỏi vùng đất này.
Giáo dân Cồn Dầu tới nhà thờ |
Sáng thứ bảy, ngay từ lúc 5 giờ sáng, hàng trăm công an được tăng cường thêm, chia làm ba nhóm, tiếp tục càn quét tổ dân phố 20 thuộc thôn Cồn Dầu. Cho đến giờ này vẫn chưa có thêm một hộ dân nào chịu ký cả. Dù lực lượng công an đông đảo, kèm theo với những hù dọa và dụ dỗ, người dân Cồn Dầu vẫn không nao núng và quyết tâm không bán đứng mảnh đất của cha ông mình,
Giáo dân Cồn Dầu tham dự thánh lễ tại Nghĩa trang |
Tưởng cũng nên nhắc lại là cách đây hơn một tháng, vào ngày 24 tháng giêng, hàng trăm công an và cán bộ đã về Cồn Dầu trong một tuần lễ để trấn áp và ép buột dân ở đây phải ký giấy thỏa thuận để họ kiểm định và giải tỏa, nhưng chỉ có 10 hộ trong số hơn 400 hộ dân ở Cồn Dầu ký giấy cho kiểm định. Lần này, kết quả còn tệ hại hơn vì cho đến hôm nay, họ đã không thuyết phục được thêm một ai.
Sự kiện xảy ra nguyên do là chính quyền muốn giải tỏa trắng 438 hecta đất thuộc phường Hoà Xuân để bán cho các công ty đầu tư nuớc ngoài làm khu du lịch. Khu đất này cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 4 km, nằm bên kia bờ sông Hàn về hướng nam của thành phố. Dự án này ảnh hưởng đến gần 10 ngàn dân thuộc phường Hòa Xuân, trong số đó có 2000 người thuộc thôn Cồn Dầu, một xứ đạo công giáo gần như toàn tong, đa số sống bằng nghề nông. Với số tiền đền bồi rẻ mạt (50 ngàn đồng cho một mét đất ruộng, 250 ngàn đồng cho một mét đất vườn) người dân Cồn Dầu không biết sẽ sống được bao lâu. Cho đến bây giờ, chưa ai biết là sẽ được tái định cư ở đâu và sẽ làm gì để sinh sống. Nguyện vọng của họ là được tái định cư tại chổ để góp phần vào việc phát rriển thành phố trên vùng đất cha ông họ đã dày công tạo dựng nên từ một vùng đồng chua nước mặn. Họ cũng muốn sống quây quần bên bà con, họ hàng, gần gũi nhà thờ nhà thánh để có thể chăm lo đời sống tâm linh. Nguyện vọng của họ đã không được chính quyền đoái hoài tới, mà còn bị đe dọa, trù dập, hòng đuổi họ ra khỏi vùng đất này.
Thư gửi em, một tín hữu Kitô mới ra khỏi nhà tù nhỏ
Song Hà
10:22 06/03/2010
Thư gửi em, một tín hữu Kitô mới ra khỏi nhà tù nhỏ
Lê Thị Công Nhân thân mến,
Hẳn là giờ này, em đang náo nức trên đường trở về ngôi nhà thân yêu của em, chắc chỉ còn vài giờ nữa, em sẽ được gặp lại những cảnh vật và con người quen thuộc sau cả ngàn ngày xa cách, bị giam cầm và trấn bức trong “nhà tù nhỏ” của chế độ cộng sản “của dân, do dân, vì dân”.
Tôi cứ suy nghĩ không biết giờ này trong lòng em đang buồn hay vui?
Chắc hẳn em sẽ vui, vì được trở lại nơi em đã sống, có mẹ, có người thân, có ngôi nhà ấm cúng của mình sau những tháng ngày đày đọa trong nhà tù cộng sản.
Nhưng, chắc hẳn em sẽ buồn, vì ngày em ra đi cách đây đã 3 năm và ngày em trở lại hôm nay, vẫn một không khí ngột ngạt, bụi bặm và ngày càng ngột ngạt hơn thế.
Chắc hẳn em sẽ buồn hơn, vì khi em đi, những cái gọi là “dự án” là “kế hoạch” khai thác, bán đổ bán tháo tài nguyên, đất đai của ông cha ta chưa bị “lộ sáng” để em đau lòng. Ngày em trở về, mọi thứ đã phơi bày ra trước mắt. Bọn bành trướng Đại Hán đã đưa người vào tận mái nhà Tây Nguyên dưới nhiều hình thức. Ngoài biển Hoàng Sa đã mất từ lâu, Trường Sa cũng đang nằm trong tay bọn bành trướng, nhiều ngư dân đánh cá trêm vùng biển nước mình bị cấm ngang nhiên, bị bắt giữ, bị đánh đập tàn nhẫn.
Có thể em ngạc nhiên chăng và hỏi “vậy vai trò của nhà nước để đâu”? cũng xin nhắc lại với em rằng nhà nước “của chúng ta” cũng đã phản ứng, phản ứng bằng cái băng cassete cũ do người phát ngôn Bộ ngoại giao tua lại “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng...” vậy là xong. Giờ đây, nhà nước ta luôn kêu rất to rằng “đất đai thuộc nhà nước quản lý” rất hùng hồn, rất đanh thép, rất kiên quyết. Nhưng những lời đanh thép đó chỉ dùng khi nhà nước muốn cướp đất của nông dân, của tôn giáo, của nhà thờ... còn khi bọn bành trướng đại Hán ngang nhiên xâm lược lãnh thổ, thì nhà nước “của chúng ta” nhũn như con chi chi, họ không dám lên tiếng, họ không dám mạmh mồm, họ chỉ dám “giao thiệp”... hầu như “nhà nước ta” đã không còn “quản lý” những nơi đó.
Lê Thị Công Nhân thân mến,
Những điều đó, anh tin sẽ làm em đau lòng hơn dù em đã được ra khỏi cái nhà tù nhỏ.
Những ngày em đi tù, muôn vạn ánh mắt dõi theo em từng tin tức nhỏ, từng diễn biến xảy ra với em trong nhà tù. Một nữ nhi mỏng manh, chân yếu tay mềm làm sao đối đầu được với muôn vàn mưu gian quỷ kế của nhà nước và nhà tù cộng sản. Đã có người từng nói “nếu nhà tù thực dân Pháp ngày xưa cũng như nhà tù cộng sản thời nay, thì làm gì còn có cái nòi cộng sản nảy sinh ra trên đất nước này” và người ta thấy tiếc, người ta tiếc rằng tại sao những nhà tù kia vẫn để còn sót lại loài cộng sản để gây hậu họa cho đất nước đến nay.
Nhưng, ra khỏi nhà tù nhỏ, em lại được chứng kiến những màn bi hài kịch của một nhà tù lớn. Ở đó em sẽ thấy “đảng quang vinh” của chúng ta đã làm gì để xứng đáng là “đội quân tiên phong”. Trên trang ngôn luận, tiếng nói chính thức của đảng đã công nhận rằng Biển đông là của Trung Quốc, trang web thương mại Việt Trung mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước hể hả bấm nút cũng ghi rõ ràng như vậy. Rừng đầu nguồn đang bị bán hàng trăm ngàn hecta, Tây Nguyên vẫn cứ rước giặc Tàu vào ngồi chễm chệ, hàng Tàu độc hại vẫn tràn ngập đầu độc nhân dân ta.
Báo chí nhà nước, truyền thông nhà nước rặt một giọng hùa theo chính sách bán nước và phụ họa lũ cướp nước. Những tiếng nói cất lên vì lòng yêu nước, vì sự trung thành, vì sự thật... nhanh chóng được mời vào ngồi chơi và nghỉ ngơi trong các nhà tù nhỏ...
Người dân ngày càng lầm than, giá cả tăng chóng mặt, lạm phát ngày càng cao, đội ngũ thất nghiệp ngày càng lớn, cuộc sống người dân ngày càng bị đe dọa đủ mặt... và đảng ngày càng giầu, quan chức của đảng ngày càng béo.
“Đảng quang vinh” của chúng ta, ngày càng thể hiện đúng bản chất của mình, “hèn với giặc, hung hãn với dân”. Những vụ việc liên quan đến đất đai của nhân dân, hẳn em không được chứng kiến lực lượng hùng hậu, hung hãn vô cùng của ngàn trùng điệp điệp cảnh sát, chó và công an với đủ thứ vũ khí được tậu từ tiền của nhân dân đóng góp để trấn áp và để cướp bằng được. Những vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã, Đồng Chiêm... là những minh chứng hùng hồn và cụ thể.
Ngày em trở về, cũng là ngày em chứng kiến Thánh giá, biểu tượng niềm tin của người Kito hữu chúng ta đã bị đập nát và nhục mạ bằng cả ngàn cảnh sát, chó và cán bộ trong đêm tối. Em sẽ chứng kiến những cảnh đập phá mồ mả nhân dân, kể cả liệt sỹ, đuổi sư, đánh tu sĩ, đập linh mục và đập nát Thánh giá, đó là những nấc thang cuối cùng của sự suy đồi của một nhà nước độc tài.
Em cũng sẽ thấy được những ngón đòn hèn hạ bẩn thỉu mà đảng ta đã sáng tác ra để quần chúng nhân dân tự tiêu diệt nhau với kế sách “dùng nhân dân đánh nhân dân” bằng một lực lượng mới, đó là “quần chúng tự phát”. Những ngón võ bẩn đó chỉ duy nhất là giữ bằng được cái ghế quyền lực trên đầu trên cổ nhân dân để mà kiếm, để mà cướp, để vinh thân phì gia, kệ vận mệnh đất nước đến đâu thì đến, mất còn không cần biết.
Em thân mến,
Những điều trên đây lẽ ra không nên nói với em giờ này, để dù sao cũng nên mang đến cho em những niềm vui nho nhỏ sau cả ngàn ngày xa cách. Nhưng sự đời nhiều khi là vậy, muốn cũng chẳng đặng dừng, thích cũng không thể nào im. Vì vậy những điều đó có thể làm em buồn nhưng là thực tế.
Nhưng cũng đã có những điều khác hơn ngày em ra đi, như những tín hiệu của cánh én báo mùa xuân.
Sự đời là con giun xéo lắm cũng quằn, nhân dân chịu đựng chỉ đến một lúc nào đó mà thôi, lòng dân như sóng cồn, như bão lửa, nhận thức người dân không chỉ dừng lại ở “ơn Đảng, ơn Chính phủ” hoặc “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Nhân dân đã dần dần thấy được sự đạo đức của “đảng ta”, dân càng thấy được sự anh hùng của “đảng ta” trước ngoại bang như thế nào... và lòng dân đã nổi giận.
Ngày em đi, chưa có cảnh hàng chục ngàn giáo dân với cành thiên tuế trên tay hiên ngang vững bước đi bộ hàng chục km đến phiên tòa xử án hô vang “vô tội, vô tội, trả đất nhà thờ”. Ngày em đi, chưa có những trí thức đất nước dám hiên ngang ra trận bằng những phản biện hùng hồn làm chùn tay những kẻ rắp tâm bán nước, rước voi về giày mả tổ.
Ngày em đi, hàng ngũ trí thức của đất nước đang chấp nhận chữ "HÈN" để nín thinh trước bạo lực, nhưng giờ đây, họ đã lên tiếng. Những ngón đòn bẩn thỉu dành cho cá nhân, những hành động lén lút phá hoại trái pháp luật các trang web, những hành động dung túng cho những quan chức CS âm mưu bán nước cho Tàu vì "thân nhân tốt" ngược lại thì trấn áp người dân và bịt miệng họ đã bị vạch mặt.
Cũng ngày em đi, chưa có những cảnh hàng ngàn nông dân đi bộ mấy chục km để về Hà Nội kêu cứu, khiếu kiện và đã bị đánh tập te tua, nhưng họ đã tập dượt cho chính mình.
Ngày em đi, người dân chưa hiểu được mình có quyền gì một cách đầy đủ, nhưng giờ đây họ đã khác, họ đã dám kiêu hãnh đứng lên xác nhận quyền của mình mà bấy lâu đã bị nhà nước âm thầm cướp đi coi đó là quy luật.
Đó là những điều khác so với trước đây 3 năm khi em ra đi.
Em Lê Thị Công Nhân thân mến,
Ngày em trở về, mừng vui và âu lo vẫn còn đó, xin chúc em lại sống một mùa xuân, mùa xuân ra trận với dũng khí của tuổi trẻ đã được luyện rèn và của những truyền thống nữ anh hùng dân tộc được đúc kết trong em.
Hà Nội, Ngày Xuân 6/3/2010
Lê Thị Công Nhân thân mến,
Hẳn là giờ này, em đang náo nức trên đường trở về ngôi nhà thân yêu của em, chắc chỉ còn vài giờ nữa, em sẽ được gặp lại những cảnh vật và con người quen thuộc sau cả ngàn ngày xa cách, bị giam cầm và trấn bức trong “nhà tù nhỏ” của chế độ cộng sản “của dân, do dân, vì dân”.
Tôi cứ suy nghĩ không biết giờ này trong lòng em đang buồn hay vui?
Chắc hẳn em sẽ vui, vì được trở lại nơi em đã sống, có mẹ, có người thân, có ngôi nhà ấm cúng của mình sau những tháng ngày đày đọa trong nhà tù cộng sản.
Nhưng, chắc hẳn em sẽ buồn, vì ngày em ra đi cách đây đã 3 năm và ngày em trở lại hôm nay, vẫn một không khí ngột ngạt, bụi bặm và ngày càng ngột ngạt hơn thế.
Chắc hẳn em sẽ buồn hơn, vì khi em đi, những cái gọi là “dự án” là “kế hoạch” khai thác, bán đổ bán tháo tài nguyên, đất đai của ông cha ta chưa bị “lộ sáng” để em đau lòng. Ngày em trở về, mọi thứ đã phơi bày ra trước mắt. Bọn bành trướng Đại Hán đã đưa người vào tận mái nhà Tây Nguyên dưới nhiều hình thức. Ngoài biển Hoàng Sa đã mất từ lâu, Trường Sa cũng đang nằm trong tay bọn bành trướng, nhiều ngư dân đánh cá trêm vùng biển nước mình bị cấm ngang nhiên, bị bắt giữ, bị đánh đập tàn nhẫn.
Có thể em ngạc nhiên chăng và hỏi “vậy vai trò của nhà nước để đâu”? cũng xin nhắc lại với em rằng nhà nước “của chúng ta” cũng đã phản ứng, phản ứng bằng cái băng cassete cũ do người phát ngôn Bộ ngoại giao tua lại “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng...” vậy là xong. Giờ đây, nhà nước ta luôn kêu rất to rằng “đất đai thuộc nhà nước quản lý” rất hùng hồn, rất đanh thép, rất kiên quyết. Nhưng những lời đanh thép đó chỉ dùng khi nhà nước muốn cướp đất của nông dân, của tôn giáo, của nhà thờ... còn khi bọn bành trướng đại Hán ngang nhiên xâm lược lãnh thổ, thì nhà nước “của chúng ta” nhũn như con chi chi, họ không dám lên tiếng, họ không dám mạmh mồm, họ chỉ dám “giao thiệp”... hầu như “nhà nước ta” đã không còn “quản lý” những nơi đó.
Lê Thị Công Nhân thân mến,
Những điều đó, anh tin sẽ làm em đau lòng hơn dù em đã được ra khỏi cái nhà tù nhỏ.
Những ngày em đi tù, muôn vạn ánh mắt dõi theo em từng tin tức nhỏ, từng diễn biến xảy ra với em trong nhà tù. Một nữ nhi mỏng manh, chân yếu tay mềm làm sao đối đầu được với muôn vàn mưu gian quỷ kế của nhà nước và nhà tù cộng sản. Đã có người từng nói “nếu nhà tù thực dân Pháp ngày xưa cũng như nhà tù cộng sản thời nay, thì làm gì còn có cái nòi cộng sản nảy sinh ra trên đất nước này” và người ta thấy tiếc, người ta tiếc rằng tại sao những nhà tù kia vẫn để còn sót lại loài cộng sản để gây hậu họa cho đất nước đến nay.
Nhưng, ra khỏi nhà tù nhỏ, em lại được chứng kiến những màn bi hài kịch của một nhà tù lớn. Ở đó em sẽ thấy “đảng quang vinh” của chúng ta đã làm gì để xứng đáng là “đội quân tiên phong”. Trên trang ngôn luận, tiếng nói chính thức của đảng đã công nhận rằng Biển đông là của Trung Quốc, trang web thương mại Việt Trung mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước hể hả bấm nút cũng ghi rõ ràng như vậy. Rừng đầu nguồn đang bị bán hàng trăm ngàn hecta, Tây Nguyên vẫn cứ rước giặc Tàu vào ngồi chễm chệ, hàng Tàu độc hại vẫn tràn ngập đầu độc nhân dân ta.
Báo chí nhà nước, truyền thông nhà nước rặt một giọng hùa theo chính sách bán nước và phụ họa lũ cướp nước. Những tiếng nói cất lên vì lòng yêu nước, vì sự trung thành, vì sự thật... nhanh chóng được mời vào ngồi chơi và nghỉ ngơi trong các nhà tù nhỏ...
Người dân ngày càng lầm than, giá cả tăng chóng mặt, lạm phát ngày càng cao, đội ngũ thất nghiệp ngày càng lớn, cuộc sống người dân ngày càng bị đe dọa đủ mặt... và đảng ngày càng giầu, quan chức của đảng ngày càng béo.
“Đảng quang vinh” của chúng ta, ngày càng thể hiện đúng bản chất của mình, “hèn với giặc, hung hãn với dân”. Những vụ việc liên quan đến đất đai của nhân dân, hẳn em không được chứng kiến lực lượng hùng hậu, hung hãn vô cùng của ngàn trùng điệp điệp cảnh sát, chó và công an với đủ thứ vũ khí được tậu từ tiền của nhân dân đóng góp để trấn áp và để cướp bằng được. Những vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã, Đồng Chiêm... là những minh chứng hùng hồn và cụ thể.
Ngày em trở về, cũng là ngày em chứng kiến Thánh giá, biểu tượng niềm tin của người Kito hữu chúng ta đã bị đập nát và nhục mạ bằng cả ngàn cảnh sát, chó và cán bộ trong đêm tối. Em sẽ chứng kiến những cảnh đập phá mồ mả nhân dân, kể cả liệt sỹ, đuổi sư, đánh tu sĩ, đập linh mục và đập nát Thánh giá, đó là những nấc thang cuối cùng của sự suy đồi của một nhà nước độc tài.
Em cũng sẽ thấy được những ngón đòn hèn hạ bẩn thỉu mà đảng ta đã sáng tác ra để quần chúng nhân dân tự tiêu diệt nhau với kế sách “dùng nhân dân đánh nhân dân” bằng một lực lượng mới, đó là “quần chúng tự phát”. Những ngón võ bẩn đó chỉ duy nhất là giữ bằng được cái ghế quyền lực trên đầu trên cổ nhân dân để mà kiếm, để mà cướp, để vinh thân phì gia, kệ vận mệnh đất nước đến đâu thì đến, mất còn không cần biết.
Em thân mến,
Những điều trên đây lẽ ra không nên nói với em giờ này, để dù sao cũng nên mang đến cho em những niềm vui nho nhỏ sau cả ngàn ngày xa cách. Nhưng sự đời nhiều khi là vậy, muốn cũng chẳng đặng dừng, thích cũng không thể nào im. Vì vậy những điều đó có thể làm em buồn nhưng là thực tế.
Nhưng cũng đã có những điều khác hơn ngày em ra đi, như những tín hiệu của cánh én báo mùa xuân.
Sự đời là con giun xéo lắm cũng quằn, nhân dân chịu đựng chỉ đến một lúc nào đó mà thôi, lòng dân như sóng cồn, như bão lửa, nhận thức người dân không chỉ dừng lại ở “ơn Đảng, ơn Chính phủ” hoặc “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Nhân dân đã dần dần thấy được sự đạo đức của “đảng ta”, dân càng thấy được sự anh hùng của “đảng ta” trước ngoại bang như thế nào... và lòng dân đã nổi giận.
Ngày em đi, chưa có cảnh hàng chục ngàn giáo dân với cành thiên tuế trên tay hiên ngang vững bước đi bộ hàng chục km đến phiên tòa xử án hô vang “vô tội, vô tội, trả đất nhà thờ”. Ngày em đi, chưa có những trí thức đất nước dám hiên ngang ra trận bằng những phản biện hùng hồn làm chùn tay những kẻ rắp tâm bán nước, rước voi về giày mả tổ.
Ngày em đi, hàng ngũ trí thức của đất nước đang chấp nhận chữ "HÈN" để nín thinh trước bạo lực, nhưng giờ đây, họ đã lên tiếng. Những ngón đòn bẩn thỉu dành cho cá nhân, những hành động lén lút phá hoại trái pháp luật các trang web, những hành động dung túng cho những quan chức CS âm mưu bán nước cho Tàu vì "thân nhân tốt" ngược lại thì trấn áp người dân và bịt miệng họ đã bị vạch mặt.
Cũng ngày em đi, chưa có những cảnh hàng ngàn nông dân đi bộ mấy chục km để về Hà Nội kêu cứu, khiếu kiện và đã bị đánh tập te tua, nhưng họ đã tập dượt cho chính mình.
Ngày em đi, người dân chưa hiểu được mình có quyền gì một cách đầy đủ, nhưng giờ đây họ đã khác, họ đã dám kiêu hãnh đứng lên xác nhận quyền của mình mà bấy lâu đã bị nhà nước âm thầm cướp đi coi đó là quy luật.
Đó là những điều khác so với trước đây 3 năm khi em ra đi.
Em Lê Thị Công Nhân thân mến,
Ngày em trở về, mừng vui và âu lo vẫn còn đó, xin chúc em lại sống một mùa xuân, mùa xuân ra trận với dũng khí của tuổi trẻ đã được luyện rèn và của những truyền thống nữ anh hùng dân tộc được đúc kết trong em.
Hà Nội, Ngày Xuân 6/3/2010
Văn Hóa
Lạc Bước.
Vọng Sinh
09:32 06/03/2010
- Ta lầm lũi bước đi
- Một ngày rồi có gì
- Một đời rồi có chi
- Kiếp người về đâu nhỉ ?
- Ta lầm lũi bước đi
- Giữa sương sớm mịt mù
- Đến đêm tối âm u
- Lẫn vào trong giấc ngủ
- Ta lầm lũi bước đi
- Giữa toan tính chi chi
- Giữa miệt mài không nghỉ
- Giữa điên loạn cuồng si.
- Ta lầm lũi bước đi
- Giữa bon chen hiềm tị
- Giữa ghen ghét địch thù
- Thú nhỏ nhoi…moi móc…
- Ta lầm lũi bước đi
- Lỡ giết chết xuân thì
- Vùi đầu cuộc vui thú
- Cứ say sẩm …Biết gì ?
- Và ta cứ bước đi
- Lạc giữa “tham sân si”
- Giữa lồng son gỉa trá
- Mà ngỡ trời bao la !
- Thôi…Ta dừng bước đi!
- “…Đường trần đâu có gì…” *
- Tóc xanh chợt điểm muối
- Lá vàng…gío cuốn đi !
- Một đời rồi cũ kỹ
- Một linh hồn mê si
- Xin lời kinh tha thứ
- Gội sạch hết “sân si”.
- Cho một đời vụng dại, Về lại Chúa yêu thương.
- *Phôi pha. Trịnh Công Sơn
Một cái nhìn lịch sử: Bài diễn văn của JF Kennedy bàn về đức tin tuy chân thành và hấp dẫn nhưng sai
Trần Mạnh Trác
15:58 06/03/2010
Houston, Texas, ngày 2 tháng 3 2010 (CNA / EWTN News). - Trong một buổi nói chuyện tại trường Đại học Baptist Houston, Tổng giám mục Charles Chaput của Denver chỉ trích bài diễn văn lịch sử của cố Tổng thống John F. Kennedy khi ông ta bình luận về vấn đề đức tin tác động đến vai trò tổng thống là "chân thành, hấp dẫn, nhưng rõ ràng là sai." Vị tổng giám mục kêu gọi khán giả đưa ơn gọi "Kitô hữu" vào các dịch vụ công cộng, tại một thời điểm khi mà tôn giáo đang bị bỏ quên trong lĩnh vực chính trị.
Bài nói chuyện mang tựa đề là "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống Mỹ," diễn ra vào tối ngày 01 tháng 3 tại trung tâm Morris Houston Baptist của Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật. Bài nói chuyện là một phần của diễn đàn do trường Đại học St Thomas đề xướng với chủ đề “Tư Tưởng của ĐGH John Paul II về Giáo Hội trong thế giới hiện đại”.
Sau khi rào đón về những giới hạn của bài nói chuyện, tổng giám mục Chaput nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải hiệp thông và đối thoại dựa trên sự thật chứ không chỉ là những lịch sự bề ngoài. Ngài đưa ra nhận xét, "Tất cả chúng ta đều mắc nợ nhau một cách khẩn trương về một sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trước một nền văn hóa mà càng ngày người ta càng thích chế riễu đức tin tôn giáo nói chung và đức tin Kitô giáo nói riêng."
Tổng giám mục lưu ý rằng "Hiện nay số người Công giáo phục vụ trong những chức vụ công cộng của quốc gia là nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử Hoa Kỳ.”
"Tuy nhiên," ngài tiếp tục, "Tôi tự hỏi đã có bao giờ mà ít người như thế trong số họ có thể giải thích rỏ ràng về việc đức tin có thể hướng dẫn công việc của họ như thế nào, hoặc thậm chí có bao nhiêu người còn cảm thấy cần phải có một cố gắng nào đó để sống đức tin. Thật là khác với trước đây khi đất nước này 100 năm trước không có nhiều 'Công Giáo' hoặc 'Kitô giáo' như bây giờ. "
Một trong những lý do tại sao lại có vấn đề này, ngài giải thích, đó là vì có quá nhiều cá nhân Kitô giáo, Tin lành hay Công giáo, sống đức tin của mình như thể nó là "một cách diễn tả riêng tư " (“private idiosyncrasy”) và họ cố gắng che dấu để khỏi trở thành một phiền toái "công cộng."
"Và có quá nhiều người thực sự không đủ niềm tin," ngài thêm.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử đã dẫn đến tình trạng hiện nay, tổng giám mục Chaput đề cập đến một bài phát biểu của John F. Kennedy trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1960 đã ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ hiện đại giữa tôn giáo và chính trị tại Mỹ. Trong bài phát biểu của ông ta gần năm mươi năm trước, Kennedy đã cố gắng thuyết phục 300 mục sư Tin lành còn nhiều băn khoăn tại Houston rằng đức tin Công giáo của ông sẽ không cản trở khả năng của ông để lãnh đạo đất nước. Thành công trong nỗ lực này, "Kennedy không những chỉ thuyết phục được các mục sư, mà còn cả quốc gia, và đã được bầu".
"Và bài phát biểu của Kennedy đã để lại một dấu ấn lâu dài trên chính trường Mỹ,"
"Đó là những ý tưởng chân thành, hấp dẫn, nhưng rõ ràng là sai. Không sai về lòng yêu nước của người Công giáo, nhưng sai về lịch sử nước Mỹ và rất sai về vai trò đức tin tôn giáo trong đời sống của dân tộc. "
"Và không chỉ đơn thuần là 'sai,'" vị tổng giám mục tiếp tục. "bài phát biểu Houston của Kennedy xoi mòn vị trí của tôn giáo trong đời sống công cộng và trên diễn đàn chính trị Mỹ. Hôm nay, nửa thế kỷ sau đó, chúng ta đang trả giá cho những thiệt hại đó. "
"Xét một cách công bình", ĐTGM ghi nhận, "Kennedy cho rằng, nếu trong nhiệm vụ tổng thống của ông mà ‘có khi nào đòi hỏi tôi phải vi phạm lương tâm hoặc vi phạm lợi ích quốc gia, thì tôi sẽ từ chức’." Ông cũng cảnh báo rằng ông sẽ không 'chối bỏ niềm tin cá nhân hoặc của giáo hội để giành chiến thắng cuộc bầu cử này.' "
"Nhưng hiệu ứng của bài phát biểu Houston lại trở nên đúng như những điều ông cảnh báo. Nó bắt đầu vì nó lọai bỏ tôn giáo ra khỏi quá trình cai trị theo một cách mới và rất cương quyết. Nó cũng chia cách niềm tin của một người ra khỏi công việc của mình. Và nó đặt 'lợi ích quốc gia' lên trên và chống lại 'áp lực tôn giáo từ bên ngoài.' "
Tổng giám mục Chaput sau đó giải thích rằng mặc dù "John Kennedy đã không tạo ra các xu hướng mà tôi đã miêu tả," bài phát biểu của ông ta "rõ ràng là mồi nuôi dưỡng những xu hướng này."
Trong bối cảnh tôn giáo ly cách ra khỏi lĩnh vực công cộng, "Thì môt tín hữu sẽ tiếp cận chính trị như thế nào" vị tổng giám mục đặt câu hỏi?.
Dựa trên St Augustine và một vài nhà thần học khác, tổng giám mục Chaput trả lời, "Kitô giáo không phải chủ yếu - hoặc đáng kể - là chính trị. Nhưng là sống và chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Và tham gia chính trị không bao giờ là nhiệm vụ của hàng giáo sĩ. "
"Đó là công việc của người tín hữu đang phải sống vất vả với thế giới".
"Đức tin Kitô giáo không phải là một tập hợp các điều đạo đức hay giáo lý. Nó không phải là một nhóm các lý thuyết về công bằng xã hội và kinh tế. Tất cả những việc này có chỗ đứng của chúng.Tất cả đều có thể là quan trọng. Tuy nhiên, một cuộc sống Kitô giáo bắt đầu trong mối quan hệ với Chúa Giêsu Kitô; và nhờ mối quan hệ này nẩy sinh ra hoa trái công lý, lòng thương xót và tình yêu mà chúng ta dành cho người khác “. Sau đó mối quan hệ cơ bản này chỉ cho chúng ta biết phải làm gì trong đời sống công cộng, ngài giải thích.
"Trong khi tôi chuẩn bị bài nói chuyện đêm nay," ngài nói thêm, "Tôi liệt kê tất cả các vấn đề cấp bách mà các tín hữu cần phải chú ý như: phá thai; nhập cư; nghĩa vụ với người nghèo, người già và người tàn tật; câu hỏi chiến tranh và hòa bình; sự nhầm lẫn của quốc gia về tình dục và về bản chất của con người, và các cuộc tấn công vào cuộc sống hôn nhân và gia đình xảy ra từ sự nhầm lẫn này; việc tách rời khoa học ra khỏi đạo đức; sự xói mòn của quyền tự do lương tâm trong cuộc tranh luận y tế quốc gia; nội dung và chất lượng của trường học, nơi đào tạo con em chúng ta. "
Bởi vì tính cách bao la của vấn đề, vị tổng giám mục Denver nhấn mạnh rằng các Kitô hữu cần phải đoàn kết trong sự tham gia xã hội của họ. "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống công cộng Mỹ không phân biệt một Baptist hoặc Công giáo hoặc Chính Thống Hy Lạp hoặc là một thương hiệu nào khác. Công việc của chúng ta là yêu Thiên Chúa, rao giảng Chúa Giêsu Kitô, phục vụ và bảo vệ người dân của Chúa, và thánh hóa thế giới trong cương vị chứng tá. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải nên một. Không phải 'một' trong lời nói ngòai môi miệng hay chỉ với hảo ý mà thôi, nhưng thực sự là một, một cách hoàn hảo, trong tâm trí và trái tim và hành động, như Chúa Kitô dự định, "ngài nói.
Tổng giám mục Chaput kết luận bài phát biểu "Chúng ta đang sống trong một quốc gia mà đã có lần - mặc dù có nhiều tội lỗi và sai sót – được hình thành cách sâu sắc bởi đức tin Kitô giáo. Nó có thể trở lại như vậy. Nhưng chúng ta phải làm điều đó chung với nhau, hoặc chúng ta sẽ không thể làm gì cả. "
"Chúng ta cần phải ghi nhớ những lời của Thánh Hilary: sunt Unum, qui invicem sunt. 'Xin cho chúng nên một, là những người sống hoàn toàn cho nhau. " Xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ tình yêu cho nhau, hỗ trợ nhau và sống hoàn toàn cho nhau trong Chúa Giêsu Kitô - để chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong việc đổi mới đất nước này, nơi đã thăng tiến cách tốt đẹp quyền tự do của con người. "
Bài nói chuyện mang tựa đề là "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống Mỹ," diễn ra vào tối ngày 01 tháng 3 tại trung tâm Morris Houston Baptist của Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật. Bài nói chuyện là một phần của diễn đàn do trường Đại học St Thomas đề xướng với chủ đề “Tư Tưởng của ĐGH John Paul II về Giáo Hội trong thế giới hiện đại”.
Sau khi rào đón về những giới hạn của bài nói chuyện, tổng giám mục Chaput nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải hiệp thông và đối thoại dựa trên sự thật chứ không chỉ là những lịch sự bề ngoài. Ngài đưa ra nhận xét, "Tất cả chúng ta đều mắc nợ nhau một cách khẩn trương về một sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trước một nền văn hóa mà càng ngày người ta càng thích chế riễu đức tin tôn giáo nói chung và đức tin Kitô giáo nói riêng."
Tổng giám mục lưu ý rằng "Hiện nay số người Công giáo phục vụ trong những chức vụ công cộng của quốc gia là nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử Hoa Kỳ.”
"Tuy nhiên," ngài tiếp tục, "Tôi tự hỏi đã có bao giờ mà ít người như thế trong số họ có thể giải thích rỏ ràng về việc đức tin có thể hướng dẫn công việc của họ như thế nào, hoặc thậm chí có bao nhiêu người còn cảm thấy cần phải có một cố gắng nào đó để sống đức tin. Thật là khác với trước đây khi đất nước này 100 năm trước không có nhiều 'Công Giáo' hoặc 'Kitô giáo' như bây giờ. "
Một trong những lý do tại sao lại có vấn đề này, ngài giải thích, đó là vì có quá nhiều cá nhân Kitô giáo, Tin lành hay Công giáo, sống đức tin của mình như thể nó là "một cách diễn tả riêng tư " (“private idiosyncrasy”) và họ cố gắng che dấu để khỏi trở thành một phiền toái "công cộng."
"Và có quá nhiều người thực sự không đủ niềm tin," ngài thêm.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử đã dẫn đến tình trạng hiện nay, tổng giám mục Chaput đề cập đến một bài phát biểu của John F. Kennedy trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1960 đã ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ hiện đại giữa tôn giáo và chính trị tại Mỹ. Trong bài phát biểu của ông ta gần năm mươi năm trước, Kennedy đã cố gắng thuyết phục 300 mục sư Tin lành còn nhiều băn khoăn tại Houston rằng đức tin Công giáo của ông sẽ không cản trở khả năng của ông để lãnh đạo đất nước. Thành công trong nỗ lực này, "Kennedy không những chỉ thuyết phục được các mục sư, mà còn cả quốc gia, và đã được bầu".
"Và bài phát biểu của Kennedy đã để lại một dấu ấn lâu dài trên chính trường Mỹ,"
"Đó là những ý tưởng chân thành, hấp dẫn, nhưng rõ ràng là sai. Không sai về lòng yêu nước của người Công giáo, nhưng sai về lịch sử nước Mỹ và rất sai về vai trò đức tin tôn giáo trong đời sống của dân tộc. "
"Và không chỉ đơn thuần là 'sai,'" vị tổng giám mục tiếp tục. "bài phát biểu Houston của Kennedy xoi mòn vị trí của tôn giáo trong đời sống công cộng và trên diễn đàn chính trị Mỹ. Hôm nay, nửa thế kỷ sau đó, chúng ta đang trả giá cho những thiệt hại đó. "
"Xét một cách công bình", ĐTGM ghi nhận, "Kennedy cho rằng, nếu trong nhiệm vụ tổng thống của ông mà ‘có khi nào đòi hỏi tôi phải vi phạm lương tâm hoặc vi phạm lợi ích quốc gia, thì tôi sẽ từ chức’." Ông cũng cảnh báo rằng ông sẽ không 'chối bỏ niềm tin cá nhân hoặc của giáo hội để giành chiến thắng cuộc bầu cử này.' "
"Nhưng hiệu ứng của bài phát biểu Houston lại trở nên đúng như những điều ông cảnh báo. Nó bắt đầu vì nó lọai bỏ tôn giáo ra khỏi quá trình cai trị theo một cách mới và rất cương quyết. Nó cũng chia cách niềm tin của một người ra khỏi công việc của mình. Và nó đặt 'lợi ích quốc gia' lên trên và chống lại 'áp lực tôn giáo từ bên ngoài.' "
Tổng giám mục Chaput sau đó giải thích rằng mặc dù "John Kennedy đã không tạo ra các xu hướng mà tôi đã miêu tả," bài phát biểu của ông ta "rõ ràng là mồi nuôi dưỡng những xu hướng này."
Trong bối cảnh tôn giáo ly cách ra khỏi lĩnh vực công cộng, "Thì môt tín hữu sẽ tiếp cận chính trị như thế nào" vị tổng giám mục đặt câu hỏi?.
Dựa trên St Augustine và một vài nhà thần học khác, tổng giám mục Chaput trả lời, "Kitô giáo không phải chủ yếu - hoặc đáng kể - là chính trị. Nhưng là sống và chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Và tham gia chính trị không bao giờ là nhiệm vụ của hàng giáo sĩ. "
"Đó là công việc của người tín hữu đang phải sống vất vả với thế giới".
"Đức tin Kitô giáo không phải là một tập hợp các điều đạo đức hay giáo lý. Nó không phải là một nhóm các lý thuyết về công bằng xã hội và kinh tế. Tất cả những việc này có chỗ đứng của chúng.Tất cả đều có thể là quan trọng. Tuy nhiên, một cuộc sống Kitô giáo bắt đầu trong mối quan hệ với Chúa Giêsu Kitô; và nhờ mối quan hệ này nẩy sinh ra hoa trái công lý, lòng thương xót và tình yêu mà chúng ta dành cho người khác “. Sau đó mối quan hệ cơ bản này chỉ cho chúng ta biết phải làm gì trong đời sống công cộng, ngài giải thích.
"Trong khi tôi chuẩn bị bài nói chuyện đêm nay," ngài nói thêm, "Tôi liệt kê tất cả các vấn đề cấp bách mà các tín hữu cần phải chú ý như: phá thai; nhập cư; nghĩa vụ với người nghèo, người già và người tàn tật; câu hỏi chiến tranh và hòa bình; sự nhầm lẫn của quốc gia về tình dục và về bản chất của con người, và các cuộc tấn công vào cuộc sống hôn nhân và gia đình xảy ra từ sự nhầm lẫn này; việc tách rời khoa học ra khỏi đạo đức; sự xói mòn của quyền tự do lương tâm trong cuộc tranh luận y tế quốc gia; nội dung và chất lượng của trường học, nơi đào tạo con em chúng ta. "
Bởi vì tính cách bao la của vấn đề, vị tổng giám mục Denver nhấn mạnh rằng các Kitô hữu cần phải đoàn kết trong sự tham gia xã hội của họ. "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống công cộng Mỹ không phân biệt một Baptist hoặc Công giáo hoặc Chính Thống Hy Lạp hoặc là một thương hiệu nào khác. Công việc của chúng ta là yêu Thiên Chúa, rao giảng Chúa Giêsu Kitô, phục vụ và bảo vệ người dân của Chúa, và thánh hóa thế giới trong cương vị chứng tá. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải nên một. Không phải 'một' trong lời nói ngòai môi miệng hay chỉ với hảo ý mà thôi, nhưng thực sự là một, một cách hoàn hảo, trong tâm trí và trái tim và hành động, như Chúa Kitô dự định, "ngài nói.
Tổng giám mục Chaput kết luận bài phát biểu "Chúng ta đang sống trong một quốc gia mà đã có lần - mặc dù có nhiều tội lỗi và sai sót – được hình thành cách sâu sắc bởi đức tin Kitô giáo. Nó có thể trở lại như vậy. Nhưng chúng ta phải làm điều đó chung với nhau, hoặc chúng ta sẽ không thể làm gì cả. "
"Chúng ta cần phải ghi nhớ những lời của Thánh Hilary: sunt Unum, qui invicem sunt. 'Xin cho chúng nên một, là những người sống hoàn toàn cho nhau. " Xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ tình yêu cho nhau, hỗ trợ nhau và sống hoàn toàn cho nhau trong Chúa Giêsu Kitô - để chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong việc đổi mới đất nước này, nơi đã thăng tiến cách tốt đẹp quyền tự do của con người. "