Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:07 06/03/2009
TRƯỞNG THÀNH
Có một người thường trách mình năng lực không đủ, đại sư nói: “Năng lực của con thì có hạn, nhưng con có phát hiện là hôm nay con có thể làm những việc mà mười lăm năm trước con cho rằng không thể làm được không ? Xét cho cùng thì cái gì thay đổi hở ?”
- “Tài năng của con thay đổi ạ ?”
- “Không phải, đó là con thay đổi.”
- “Đó không phải cùng một việc sao ?”
- “Không giống, nếu con nhận định đã làm như thế, thì con đã làm như thế. Khi suy nghĩ của con thay đổi thì con cũng thay đổi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những đôi vợ chống trẻ đang sống vui vẻ hạnh phúc với nhau, thì “đùng” một cái, chồng đâm đơn xin ly dị, đó là suy nghĩ trong tình vợ chồng của ông chồng đang thay đổi; có những đôi tình nhân rất gắn bó với nhau, dính nhau như sam, vậy mà “đùng” một cái, anh chàng trẻ uống rượu lu bù, hỏi ra mới biết là bị bồ đá, đó là suy nghĩ trong tình yêu của cô ta đã thay đổi...
Khi suy nghĩ của chúng ta thay đổi thì bản thân mình cũng thay đổi, ngay cả với những người đã dâng mình làm tôi Chúa cũng vậy, khi suy nghĩ của các vị ấy thay đổi, thì cách sống với Chúa cũng thay đổi.
Trưởng thành không có nghĩa là cái xác càng to cao là tốt, bởi vì có người lưng dài vai rộng mà không trưởng thành trong giao tiếp; cũng không phải là người có đầu óc thông minh, bởi vì có những người thông minh nhưng lại sống như người không biết gì; nhưng người trưởng thành là người biết suy, biết phán đoán và biết sống cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại...
Khi suy nghĩ của mình thay đổi, thì cuộc sống cũng thay đổi, sự thay đổi này nếu tốt thì gọi là trưởng thành, nhưng nếu xấu thì có rất nhiều cách gọi như gian dối, quỷ quyệt, lừa lọc, lừa tình, phản bội, gian ngoa.v.v...
Muốn sống trưởng thành thì đầu óc phải suy nghĩ thêm chút nữa, đọc sách thêm chút nữa, giao tiếp thêm chút nữa và nhất là phải cầu nguyện nhiều thêm chút nữa...
N2T |
Có một người thường trách mình năng lực không đủ, đại sư nói: “Năng lực của con thì có hạn, nhưng con có phát hiện là hôm nay con có thể làm những việc mà mười lăm năm trước con cho rằng không thể làm được không ? Xét cho cùng thì cái gì thay đổi hở ?”
- “Tài năng của con thay đổi ạ ?”
- “Không phải, đó là con thay đổi.”
- “Đó không phải cùng một việc sao ?”
- “Không giống, nếu con nhận định đã làm như thế, thì con đã làm như thế. Khi suy nghĩ của con thay đổi thì con cũng thay đổi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những đôi vợ chống trẻ đang sống vui vẻ hạnh phúc với nhau, thì “đùng” một cái, chồng đâm đơn xin ly dị, đó là suy nghĩ trong tình vợ chồng của ông chồng đang thay đổi; có những đôi tình nhân rất gắn bó với nhau, dính nhau như sam, vậy mà “đùng” một cái, anh chàng trẻ uống rượu lu bù, hỏi ra mới biết là bị bồ đá, đó là suy nghĩ trong tình yêu của cô ta đã thay đổi...
Khi suy nghĩ của chúng ta thay đổi thì bản thân mình cũng thay đổi, ngay cả với những người đã dâng mình làm tôi Chúa cũng vậy, khi suy nghĩ của các vị ấy thay đổi, thì cách sống với Chúa cũng thay đổi.
Trưởng thành không có nghĩa là cái xác càng to cao là tốt, bởi vì có người lưng dài vai rộng mà không trưởng thành trong giao tiếp; cũng không phải là người có đầu óc thông minh, bởi vì có những người thông minh nhưng lại sống như người không biết gì; nhưng người trưởng thành là người biết suy, biết phán đoán và biết sống cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại...
Khi suy nghĩ của mình thay đổi, thì cuộc sống cũng thay đổi, sự thay đổi này nếu tốt thì gọi là trưởng thành, nhưng nếu xấu thì có rất nhiều cách gọi như gian dối, quỷ quyệt, lừa lọc, lừa tình, phản bội, gian ngoa.v.v...
Muốn sống trưởng thành thì đầu óc phải suy nghĩ thêm chút nữa, đọc sách thêm chút nữa, giao tiếp thêm chút nữa và nhất là phải cầu nguyện nhiều thêm chút nữa...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:09 06/03/2009
N2T |
100. Thiên Chúa không hề giữ lại gì cả, đem chính mình giao cho chúng ta.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 06/03/2009
N2T |
44. Quan hệ giữa nghĩ ngơi và công việc, thì giống như sự quan hệ giữa mí mắt và con mắt.
Biến đổi lòng tin - Biến đổi cuộc đời
An Mai
01:41 06/03/2009
CHÚA NHẬT 2 MUA CHAY B
BIẾN ĐỔI LÒNG TIN - BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI !
St 22, 1-2a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9, 2-10
Ông bà ta vẫn thường nói “Ở trong chăn mới biết chăn có rận !” hay là “Đèn nhà ai nấy rạng”. Những câu nói ấy như muốn nói rằng khi và chỉ khi ở trong hoàn cảnh thì mới hiểu được chứ còn ở ngoài không thể nào hiểu được. Người ta cũng thường nói “có đau bệnh mới thương người ốm !”. Cũng như ý ở trên, ông bà ta muốn nói rằng khi mình đối diện với thực tại, đối diện với hoàn cảnh bi đát của cuộc đời người ta mới biết chứ còn chưa đối diện thì không thể nào biết được.
Nhớ lại thầy già trong nhà Dòng. Những ngày cuối đời, Thầy phải đối diện với những cơn đau đớn vật vã do chứng bệnh ung thư mang lại. Khi đến thăm Thầy, thầy thỏ thẻ với tôi: “Bây giờ có ai đến an ủi đi chăng nữa thì cũng không thể nào hiểu được cơn đau của tôi !”. Và cứ như vậy, Thầy cố gắng chịu đựng, dâng những cơn đau của thể xác lên cho Chúa như của lễ cuối đời của Thầy vậy. Câu nói của Thầy già làm tôi nhớ mãi. Chỉ có ai đau bệnh mới biết nỗi đau là gì chứ còn chỉ đến thăm, chỉ đến an ủi thì cũng chẳng thể nào hiểu được cơn đau đang hành hạ bệnh nhân.
Và rồi, một linh mục đàn anh cũng ra đi với căn bệnh ung thư quái ác. Những ngày cuối đời, cũng vào thăm anh nhưng tôi chỉ lặng lẽ nhìn anh chứ không dám nói gì vì có nói gì thì nói cũng chẳng thể nào xoa dịu được nỗi đau của anh. Đôi khi lời an ủi, lời nói nó trở thành phản cảm khi người bệnh vì lẽ chúng ta không hiểu, không mang tâm trạng đau đớn là gì. Phải có sự hy sinh và đặc biệt là có lòng tin con người mới có thể chịu đựng, vượt qua những cơn đau đớn mà thể xác bị hành do đau bệnh.
Mới đây, chiều mùng 1 Tết. Nhận được cuộc điện thoại của một Sơ báo tin một Sơ thân quen vừa được Chúa gọi về sáng mùng 1. Kể lại hành trình chuyển Sơ kia từ thành phố về Buôn Ma Thuột, Sơ bên kia điện thoại nhấn đi nhấn lại chuyện phải đấu tranh với ma quỷ trong những giờ phút cuối đời của bệnh nhân. Những cơn đau đớn hoành hành, những cơn vật vã do chứng bệnh ung thư đôi khi làm nhụt chí bệnh nhân, làm cho bệnh nhân nản lòng trông cậy. Sơ nói với tôi rằng, lúc ấy phải đọc kinh, cầu nguyện để giành giật lại với sức lôi kéo của ma quỷ.
Nhớ đến giờ khắc cuối cùng của Mẹ tôi cũng thế ! Bà bị bệnh ung thư ! Trước khi mời cha đến xức dầu, Mẹ cứ quay mặt vô tường không thèm nhìn ai, nói chuyện với ai dù lúc đó Mẹ rất tỉnh táo. Kể từ lúc lãnh bí tích xức dầu và được người đọc kin phó linh hồn, bỗng dưng bà quay ra nhìn mọi người lần cuối và vẻ mặt thanh thản hơn trước đó ! Thế đấy ! Giờ phút cuối, giờ phút chuẩn bị ra đi của con người, giờ phút phải đối diện với cái chết thật là căng thẳng. Chính giờ phút ấy con người phải đối diện với lòng tin vào Đấng Cứu Độ mà bao nhiêu lâu nay họ theo. Chính giờ phút ấy là giờ phút quyết định ơn cứu độ của con người và con người phải dứt khoát trước giờ phút ấy.
Câu chuyện về Abraham sát tế cục cưng của mình là Isaac chúng ta đã nghe quá nhiều lần. Nhiều đến độ chỉ cần nghe “Lời Chúa trong sách sáng thế …” rồi “Người gọi ông: "Áp-ra-ham! " Ông thưa: "Dạ, con đây ! ". Cứ nghe như vậy là chúng ta biết về trình thuật về việc Thiên Chúa thử lòng tin của ông. Phải nói là Thiên Chúa quá cay nghiệt khi bắt Abraham đáp trả lòng tin bằng việc sát tế đứa con yêu của mình. Thử hỏi mỗi người chúng ta khi phải từ bỏ vật chất, từ bỏ một chút lợi lộc nào đó chúng ta chưa dám bỏ chứ huống hồ gì là đứa con độc nhất vô nhị của mình. Nghe nhiều, đọc nhiều thấy chẳng có gì cả vì chúng ta biết trước kết cục của câu chuyện là Abraham đã sẵn sàng sát tế con mình nhưng Thiên Chúa đã ra tay ngừng lại như đoạn sách mà chúng ta vừa nghe.
Biết câu chuyện, biết trình thuật, biết kết quả có lẽ không hay lắm khi ta phải đối diện với thử thách to lớn như Abraham. Nói thì ai nói cũng được và nói thì dễ nhưng làm thì quả là quá khó khăn, quá xa vời. Thử đặt mình vào hoàn cảnh thật của Abraham chúng ta sẽ thấy căng thẳng đến chừng nào khi đáp trả lời mời gọi của Chúa. Lòng tin lúc đó được thử thách một cách hết sức căng thẳng. Thử hỏi chúng ta có một đứa con duy nhất chúng ta có dám sát tế để dâng cho Chúa không ? Trường hợp Abraham còn bi đát hơn khi ông và bà Sara vợ ông đã quá thời sinh nở. Có đứa con cầu con tự vậy mà Chúa lại bảo phải hiến dâng ! Thật là cay nghiệt, thật là bi đát.
Sau khi thử thách lòng tin, Thiên Chúa đã ban cho ông ân huệ đúng như lời Thiên Chúa hứa là cho ông trở thành cha của nhiều dân tộc, là cha của dòng dõi những kẻ tin. Abraham đã được Thiên Chúa đổi tên và từ đó, cuộc đời của ông được ơn nghĩa với Thiên Chúa và ơn của Chúa ở với ông cho đến suốt đời.
Cũng như những người bệnh, chúng ta khi đối diện chúng ta mới biết được căng thẳng là dường nào. Chúng ta có đáp trả lại lòng tin trong thử thách đau đớn phút cuối đời để sau đó chúng ta được hưởng phúc vinh quang với Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta không ?
Chúng ta chúc tụng, hoan hô, ca ngợi Abraham thì cũng bằng thừa vì lẽ chuyện đã xảy ra rồi. Phải nói là Abraham liều mạng, Abraham đã bỏ ngõ cuộc đời mình, bỏ ngõ tương lai của mình vào phán quyết của Thiên Chúa. Đứng vào vị thế của Abraham chúng ta sẽ trả lời với Chúa như thế nào ? Câu trả lời ấy tuỳ thuộc vào mỗi người chúng ta, vào lòng tin của mỗi người chúng ta.
Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh Maccô thuật lại cho chúng ta thấy việc Chúa Giêsu tỏ mình cho các môn đệ thân tín. Trong giây phút huy hoàng của cuộc đời, các ông nói với Thầy rằng: “chúng con ở đây thật là hay !”. Thế nhưng sau cái giây phút vinh quang ấy, trở về với đời thường, lòng tin của các ông cũng rất chênh vênh, cũng rất cheo leo. Đơn giản nhất mà chúng ta thấy đó là vào giây phút nghiệt ngã nhất của cuộc đời Chúa Giêsu, giây phút mà Chúa Giêsu lên Giêrusalem để chịu đau khổ ấy thì chúng ta thấy còn được mấy môn đệ theo Chúa ? Lúc bấy giờ còn ai dám nói với Thầy Giêsu rằng “chúng con ở đây thật là hay” nữa. Chỉ còn mình Mẹ Maria và môn đệ yêu dấu là Gioan mà thôi.
Thật ra, chúng ta thấy các môn đệ được Chúa Giêsu tỏ mình và rồi các môn đệ đã một lần nữa xác tín cuộc đời của mình vào Thầy Chí Thánh. Dẫu cuộc đời có những lúc chênh vênh, có những lúc chuệch choạc như Phêrô chối Thầy nhưng cuối cùng Phêrô vẫn tin vào Thầy và được làm Đá Tảng của Hội Thánh.
Vâng ! Chắc có lẽ cuộc đời của ta cũng giống như các môn đệ xưa thôi ! Chúng ta vẫn đi theo Chúa, chúng ta vẫn được Chúa tỏ mình nhiều lần nhiều cách trong cuộc đời nhưng chúng ta không nhận ra chúng ta không tin để chúng ta biến đổi cuộc đời như các môn đệ xưa.
Chúng ta dừng lại đôi chút để nhìn lại cuộc đời mình. Chúa ban cho chúng ta quá nhiều ơn, Chúa đã tỏ mình cho chúng ta quá nhiều lần nhưng lòng chúng ta cứ chai lại, cứ cứng thêm.
Qua các ngôn sứ, qua sách Thánh chúng ta biết rõ rằng Đức Giêsu Kitô – Chúa chúng ta – đã đón nhận cái chết và chết nhục nhã trên thập giá để cứu độ chúng ta nhưng lòng chúng ta cứ hững hờ làm sao đó.
Một con người phải nói là cứng tin, quay lưng lại với Chúa nhưng rồi sau những biến cố của cuộc đời đã thay đổi cuộc đời, đã biến đổi lòng tin của mình. Người ấy chính là tác giả thư gửi tín hữu Rôma mà chúng ta vừa nghe đấy. Cuộc đời của Ngài có quá nhiều thử thách. Ngài sinh ra thuộc dòng dõi Bengiamin, là người Pharisêu chính hiệu, Ngài được học hành tử tế và giữ luật Do Thái một cách không ai trách khứ được như Ngài đã từng tâm sự. Ban đầu bắt Chúa đấy nhưng cuối cùng đã quay về với Chúa và quy phục trước Chúa. Trong đoạn thư ngắn hôm nay Ngài quả quyết với chúng ta: “Vậy còn phải nói gì thêm nữa ? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn ? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? Ai sẽ kết án họ ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta ?” (Rm 8,31b-34).
Để có lòng tin vào Chúa thánh Phaolô đã trải qua biết bao nhiêu thử thách về lòng tin, về sự từ bỏ những vinh quang lợi lộc trần gian. Qua những thử thách, qua những khó khăn Thánh Phaolô đã khẳng định, đã xác quyết với mỗi người chúng ta về Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa sau những trải nghiệm của đời Ngài. Ngài đã minh định lòng tin cho chúng ta để rồi lòng tin của chúng ta có nền tảng. Không chỉ mình Thánh Phaolô mà còn nhiều vị thánh Tông đồ và các thánh khác đã tuyên xưng lòng tin của mình trước bao nghịch cảnh của cuộc đời. Sau khi được biến đổi lòng tin, cuộc đời của các Ngài đã được biến đổi và được hưởng Nhan Thánh Chúa muôn đời.
Con đường của lòng tin, con đường của sự tín thác vào Thiên Chúa không đơn giản như một số người nghĩ. Lòng tin luôn bị thử thách và luôn luôn cần được đáp trả. Như Abraham xưa, chúng ta vẫn được Thiên Chúa mời gọi lời đáp trả về lòng tin.
Thiên Chúa ngày hôm nay có thử thách chúng ta thì Ngài không thử thách khắc nghiệt như thử thách Abraham hay Phaolô. Thiên Chúa không còn đòi buộc chúng ta phải sát tế đứa con thừa tự duy nhất của chúng ta như Abraham hay là Thiên Chúa không đòi buộc chúng ta phải từ bỏ tất cả những vinh hoa phú quý của cuộc đời như Phaolô. Thiên Chúa thử thách chúng ta qua những biến cố nho nhỏ trong cuộc đời: Chúa mời gọi chúng ta từ bỏ một chút đố kỵ trong lòng chúng ta, Chúa mời gọi chúng ta bỏ một chút lòng tự cao tự đại trong ta, Chúa mời gọi chúng ta bỏ một chút tính điêu ngoa chua chát trong lòng chúng ta …. Phần đáp trả chính là phần của chúng ta. Thiên Chúa luôn luôn ở lại với mỗi người chúng ta như Chúa đã từng ở với Abraham, với Phaolô.
Nguyện xin Chúa đến và ở lại với mỗi người chúng ta để chúng ta xác tín hơn lòng tin của chúng ta vào Chúa. Xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta có thể đứng vững trước bao nhiêu sóng gió của cuộc đời.
Xin Chúa biến đổi lòng tin của chúng ta, xin Chúa biến đổi cuộc đời của chúng ta như xưa Chúa biến đổi cuộc đời Abraham, cuộc đời Thánh Phaolô và các thánh nam nữ của Thiên Chúa.
BIẾN ĐỔI LÒNG TIN - BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI !
St 22, 1-2a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9, 2-10
Ông bà ta vẫn thường nói “Ở trong chăn mới biết chăn có rận !” hay là “Đèn nhà ai nấy rạng”. Những câu nói ấy như muốn nói rằng khi và chỉ khi ở trong hoàn cảnh thì mới hiểu được chứ còn ở ngoài không thể nào hiểu được. Người ta cũng thường nói “có đau bệnh mới thương người ốm !”. Cũng như ý ở trên, ông bà ta muốn nói rằng khi mình đối diện với thực tại, đối diện với hoàn cảnh bi đát của cuộc đời người ta mới biết chứ còn chưa đối diện thì không thể nào biết được.
Nhớ lại thầy già trong nhà Dòng. Những ngày cuối đời, Thầy phải đối diện với những cơn đau đớn vật vã do chứng bệnh ung thư mang lại. Khi đến thăm Thầy, thầy thỏ thẻ với tôi: “Bây giờ có ai đến an ủi đi chăng nữa thì cũng không thể nào hiểu được cơn đau của tôi !”. Và cứ như vậy, Thầy cố gắng chịu đựng, dâng những cơn đau của thể xác lên cho Chúa như của lễ cuối đời của Thầy vậy. Câu nói của Thầy già làm tôi nhớ mãi. Chỉ có ai đau bệnh mới biết nỗi đau là gì chứ còn chỉ đến thăm, chỉ đến an ủi thì cũng chẳng thể nào hiểu được cơn đau đang hành hạ bệnh nhân.
Và rồi, một linh mục đàn anh cũng ra đi với căn bệnh ung thư quái ác. Những ngày cuối đời, cũng vào thăm anh nhưng tôi chỉ lặng lẽ nhìn anh chứ không dám nói gì vì có nói gì thì nói cũng chẳng thể nào xoa dịu được nỗi đau của anh. Đôi khi lời an ủi, lời nói nó trở thành phản cảm khi người bệnh vì lẽ chúng ta không hiểu, không mang tâm trạng đau đớn là gì. Phải có sự hy sinh và đặc biệt là có lòng tin con người mới có thể chịu đựng, vượt qua những cơn đau đớn mà thể xác bị hành do đau bệnh.
Mới đây, chiều mùng 1 Tết. Nhận được cuộc điện thoại của một Sơ báo tin một Sơ thân quen vừa được Chúa gọi về sáng mùng 1. Kể lại hành trình chuyển Sơ kia từ thành phố về Buôn Ma Thuột, Sơ bên kia điện thoại nhấn đi nhấn lại chuyện phải đấu tranh với ma quỷ trong những giờ phút cuối đời của bệnh nhân. Những cơn đau đớn hoành hành, những cơn vật vã do chứng bệnh ung thư đôi khi làm nhụt chí bệnh nhân, làm cho bệnh nhân nản lòng trông cậy. Sơ nói với tôi rằng, lúc ấy phải đọc kinh, cầu nguyện để giành giật lại với sức lôi kéo của ma quỷ.
Nhớ đến giờ khắc cuối cùng của Mẹ tôi cũng thế ! Bà bị bệnh ung thư ! Trước khi mời cha đến xức dầu, Mẹ cứ quay mặt vô tường không thèm nhìn ai, nói chuyện với ai dù lúc đó Mẹ rất tỉnh táo. Kể từ lúc lãnh bí tích xức dầu và được người đọc kin phó linh hồn, bỗng dưng bà quay ra nhìn mọi người lần cuối và vẻ mặt thanh thản hơn trước đó ! Thế đấy ! Giờ phút cuối, giờ phút chuẩn bị ra đi của con người, giờ phút phải đối diện với cái chết thật là căng thẳng. Chính giờ phút ấy con người phải đối diện với lòng tin vào Đấng Cứu Độ mà bao nhiêu lâu nay họ theo. Chính giờ phút ấy là giờ phút quyết định ơn cứu độ của con người và con người phải dứt khoát trước giờ phút ấy.
Câu chuyện về Abraham sát tế cục cưng của mình là Isaac chúng ta đã nghe quá nhiều lần. Nhiều đến độ chỉ cần nghe “Lời Chúa trong sách sáng thế …” rồi “Người gọi ông: "Áp-ra-ham! " Ông thưa: "Dạ, con đây ! ". Cứ nghe như vậy là chúng ta biết về trình thuật về việc Thiên Chúa thử lòng tin của ông. Phải nói là Thiên Chúa quá cay nghiệt khi bắt Abraham đáp trả lòng tin bằng việc sát tế đứa con yêu của mình. Thử hỏi mỗi người chúng ta khi phải từ bỏ vật chất, từ bỏ một chút lợi lộc nào đó chúng ta chưa dám bỏ chứ huống hồ gì là đứa con độc nhất vô nhị của mình. Nghe nhiều, đọc nhiều thấy chẳng có gì cả vì chúng ta biết trước kết cục của câu chuyện là Abraham đã sẵn sàng sát tế con mình nhưng Thiên Chúa đã ra tay ngừng lại như đoạn sách mà chúng ta vừa nghe.
Biết câu chuyện, biết trình thuật, biết kết quả có lẽ không hay lắm khi ta phải đối diện với thử thách to lớn như Abraham. Nói thì ai nói cũng được và nói thì dễ nhưng làm thì quả là quá khó khăn, quá xa vời. Thử đặt mình vào hoàn cảnh thật của Abraham chúng ta sẽ thấy căng thẳng đến chừng nào khi đáp trả lời mời gọi của Chúa. Lòng tin lúc đó được thử thách một cách hết sức căng thẳng. Thử hỏi chúng ta có một đứa con duy nhất chúng ta có dám sát tế để dâng cho Chúa không ? Trường hợp Abraham còn bi đát hơn khi ông và bà Sara vợ ông đã quá thời sinh nở. Có đứa con cầu con tự vậy mà Chúa lại bảo phải hiến dâng ! Thật là cay nghiệt, thật là bi đát.
Sau khi thử thách lòng tin, Thiên Chúa đã ban cho ông ân huệ đúng như lời Thiên Chúa hứa là cho ông trở thành cha của nhiều dân tộc, là cha của dòng dõi những kẻ tin. Abraham đã được Thiên Chúa đổi tên và từ đó, cuộc đời của ông được ơn nghĩa với Thiên Chúa và ơn của Chúa ở với ông cho đến suốt đời.
Cũng như những người bệnh, chúng ta khi đối diện chúng ta mới biết được căng thẳng là dường nào. Chúng ta có đáp trả lại lòng tin trong thử thách đau đớn phút cuối đời để sau đó chúng ta được hưởng phúc vinh quang với Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta không ?
Chúng ta chúc tụng, hoan hô, ca ngợi Abraham thì cũng bằng thừa vì lẽ chuyện đã xảy ra rồi. Phải nói là Abraham liều mạng, Abraham đã bỏ ngõ cuộc đời mình, bỏ ngõ tương lai của mình vào phán quyết của Thiên Chúa. Đứng vào vị thế của Abraham chúng ta sẽ trả lời với Chúa như thế nào ? Câu trả lời ấy tuỳ thuộc vào mỗi người chúng ta, vào lòng tin của mỗi người chúng ta.
Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh Maccô thuật lại cho chúng ta thấy việc Chúa Giêsu tỏ mình cho các môn đệ thân tín. Trong giây phút huy hoàng của cuộc đời, các ông nói với Thầy rằng: “chúng con ở đây thật là hay !”. Thế nhưng sau cái giây phút vinh quang ấy, trở về với đời thường, lòng tin của các ông cũng rất chênh vênh, cũng rất cheo leo. Đơn giản nhất mà chúng ta thấy đó là vào giây phút nghiệt ngã nhất của cuộc đời Chúa Giêsu, giây phút mà Chúa Giêsu lên Giêrusalem để chịu đau khổ ấy thì chúng ta thấy còn được mấy môn đệ theo Chúa ? Lúc bấy giờ còn ai dám nói với Thầy Giêsu rằng “chúng con ở đây thật là hay” nữa. Chỉ còn mình Mẹ Maria và môn đệ yêu dấu là Gioan mà thôi.
Thật ra, chúng ta thấy các môn đệ được Chúa Giêsu tỏ mình và rồi các môn đệ đã một lần nữa xác tín cuộc đời của mình vào Thầy Chí Thánh. Dẫu cuộc đời có những lúc chênh vênh, có những lúc chuệch choạc như Phêrô chối Thầy nhưng cuối cùng Phêrô vẫn tin vào Thầy và được làm Đá Tảng của Hội Thánh.
Vâng ! Chắc có lẽ cuộc đời của ta cũng giống như các môn đệ xưa thôi ! Chúng ta vẫn đi theo Chúa, chúng ta vẫn được Chúa tỏ mình nhiều lần nhiều cách trong cuộc đời nhưng chúng ta không nhận ra chúng ta không tin để chúng ta biến đổi cuộc đời như các môn đệ xưa.
Chúng ta dừng lại đôi chút để nhìn lại cuộc đời mình. Chúa ban cho chúng ta quá nhiều ơn, Chúa đã tỏ mình cho chúng ta quá nhiều lần nhưng lòng chúng ta cứ chai lại, cứ cứng thêm.
Qua các ngôn sứ, qua sách Thánh chúng ta biết rõ rằng Đức Giêsu Kitô – Chúa chúng ta – đã đón nhận cái chết và chết nhục nhã trên thập giá để cứu độ chúng ta nhưng lòng chúng ta cứ hững hờ làm sao đó.
Một con người phải nói là cứng tin, quay lưng lại với Chúa nhưng rồi sau những biến cố của cuộc đời đã thay đổi cuộc đời, đã biến đổi lòng tin của mình. Người ấy chính là tác giả thư gửi tín hữu Rôma mà chúng ta vừa nghe đấy. Cuộc đời của Ngài có quá nhiều thử thách. Ngài sinh ra thuộc dòng dõi Bengiamin, là người Pharisêu chính hiệu, Ngài được học hành tử tế và giữ luật Do Thái một cách không ai trách khứ được như Ngài đã từng tâm sự. Ban đầu bắt Chúa đấy nhưng cuối cùng đã quay về với Chúa và quy phục trước Chúa. Trong đoạn thư ngắn hôm nay Ngài quả quyết với chúng ta: “Vậy còn phải nói gì thêm nữa ? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn ? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? Ai sẽ kết án họ ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta ?” (Rm 8,31b-34).
Để có lòng tin vào Chúa thánh Phaolô đã trải qua biết bao nhiêu thử thách về lòng tin, về sự từ bỏ những vinh quang lợi lộc trần gian. Qua những thử thách, qua những khó khăn Thánh Phaolô đã khẳng định, đã xác quyết với mỗi người chúng ta về Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa sau những trải nghiệm của đời Ngài. Ngài đã minh định lòng tin cho chúng ta để rồi lòng tin của chúng ta có nền tảng. Không chỉ mình Thánh Phaolô mà còn nhiều vị thánh Tông đồ và các thánh khác đã tuyên xưng lòng tin của mình trước bao nghịch cảnh của cuộc đời. Sau khi được biến đổi lòng tin, cuộc đời của các Ngài đã được biến đổi và được hưởng Nhan Thánh Chúa muôn đời.
Con đường của lòng tin, con đường của sự tín thác vào Thiên Chúa không đơn giản như một số người nghĩ. Lòng tin luôn bị thử thách và luôn luôn cần được đáp trả. Như Abraham xưa, chúng ta vẫn được Thiên Chúa mời gọi lời đáp trả về lòng tin.
Thiên Chúa ngày hôm nay có thử thách chúng ta thì Ngài không thử thách khắc nghiệt như thử thách Abraham hay Phaolô. Thiên Chúa không còn đòi buộc chúng ta phải sát tế đứa con thừa tự duy nhất của chúng ta như Abraham hay là Thiên Chúa không đòi buộc chúng ta phải từ bỏ tất cả những vinh hoa phú quý của cuộc đời như Phaolô. Thiên Chúa thử thách chúng ta qua những biến cố nho nhỏ trong cuộc đời: Chúa mời gọi chúng ta từ bỏ một chút đố kỵ trong lòng chúng ta, Chúa mời gọi chúng ta bỏ một chút lòng tự cao tự đại trong ta, Chúa mời gọi chúng ta bỏ một chút tính điêu ngoa chua chát trong lòng chúng ta …. Phần đáp trả chính là phần của chúng ta. Thiên Chúa luôn luôn ở lại với mỗi người chúng ta như Chúa đã từng ở với Abraham, với Phaolô.
Nguyện xin Chúa đến và ở lại với mỗi người chúng ta để chúng ta xác tín hơn lòng tin của chúng ta vào Chúa. Xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta có thể đứng vững trước bao nhiêu sóng gió của cuộc đời.
Xin Chúa biến đổi lòng tin của chúng ta, xin Chúa biến đổi cuộc đời của chúng ta như xưa Chúa biến đổi cuộc đời Abraham, cuộc đời Thánh Phaolô và các thánh nam nữ của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, này con đây
Lm. Jude Siciliano, OP
02:00 06/03/2009
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY B
St. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 116; Rom. 8: 31b-34; Mc 9: 2-10
Anh chị em thân mến,
Trong đời sống của mình, đôi khi chúng ta cảm thấy như đang dứng trên một ngọn núi cao, và chúng ta có thể mượn lời thánh Phêrô để nói: "Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay". Đây là những lúc rất đặc biệt, tương tự như đám cưới của mình hay của người trong gia tộc, hoặc khi nhận được một việc làm vừa ý, hay khi đậu vào đại học mình muốn, hay khi được hưu trí sau những năm làm việc cực nhọc.
Và cũng có lúc trong những kinh nghiệm thường ngày, chúng ta thưa với Chúa: "Chúa ơi ở đây thật là hay". Khi chúng ta thấy đứa con đầu lòng của mình đi những bước đầu tiên, khi chúng ta được ngồi vào bàn ăn cùng với đông đủ gia đình vào một ngày đại lễ, khi uống cà phê với bạn bè than thiết, khi tìm được chỗ ngồi tốt để xem đá bóng, xem đứa cháu nội thao diễn tại một lớp mẫu giáo, hay được nhận vào đội bóng đá trường trung học. Đây là những dịp mà chúng ta cảm thấy như đang đứng trên đỉnh núi cao. Rồi chúng ta có thể thốt ra như thánh Phêrô "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay". Rồi chúng ta cảm tạ Chúa về những dịp này.
Tuy nhiên, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái như thánh Phêrô nói. Chúng ta đã gặp những hoàn cảnh mà không thể nói được như lời thánh Phêrô. Trong thực tế, có lần chúng ta không hề muốn có mặt ở chỗ "đó", hay ở chỗ nào khác: ví như chúng ta không muốn đau ốm, không muốn thất nghiệp, không muốn gia đình gặp việc phiền phức, không muốn thi rớt, không muốn ly dị, không muốn đi hóa trị vì bệnh ung thư, hay không muốn làm một việc mà chúng ta không thích. Chúa Nhật vừa qua, sau lễ, một phụ nữ xin tôi cầu nguyện cho người chị bị ung thư não. Bà ta nói: "thật là một ác mộng!" (Mong anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện cho người chị bà ấy). Đây là những lúc chúng ta cảm thấy mình không phải đang đứng trên đỉnh núi cao. Và không cảm thấy ở chỗ đó là hay mà là chính chỗ “chúng ta muốn trốn đi”.
Đối với các dân tộc cổ xưa, và thậm chí một số nơi trong thời nay, núi là nơi gặp gỡ đặc biệt với Thượng đế. "Đi lên núi" là một thuật ngữ được sử dụng cho những người tìm kiếm một mối quan hệ đặc biệt với Thượng đế. Đó là những gì xảy ra với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, khi các ông lên núi với Chúa Giêsu. Lúc đó, các ông được nhìn thấy Chúa Giêsu một cách khác thường. Và các ông nghe tiếng từ trên mây muốn các ông không những nghe lời Chúa Giêsu trên núi mà còn phải nghe lời Ngài suốt cả đời. Hãy lắng nghe Ngài nói về tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta, hãy nghe Ngài nói là Ngài đã tha tội cho chúng ta; hãy nghe lời Ngài dạy chúng ta phải thương yêu nhau như thế nào, thương yêu cả những kẻ nghịch với chúng ta; hãy nghe lời Ngài trong việc chăm sóc cho người nghèo và quan tâm đến người sống ngoài cộng đoàn chúng ta.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu dạy về những gì? Đang vào mùa chay, có những người trong chúng ta muốn hãm mình đôi chút bằng cách nhịn ăn kẹo bánh, nhịn xem phim, nhịn uống rượu v.v...Những việc đó giúp chúng ta nhớ đến Chúa và đặt Chúa trên hết mọi sự. Tiếng nói từ trên mây "hãy vâng nghe lời Người", khiến chúng ta không những chỉ hãm mình đôi chút trong mùa chay này, mà còn có thể đóng góp số tiền mà chúng ta tiết kiệm được thêm vào cho những chương trình giúp người vô gia cư, người thiếu ăn, giúp những tổ chức lo cho người thất nghiệp v.v..Đây cũng là cách vâng nghe tiếng Chúa Giêsu.
Có người nói rằng thời giờ là tiền bạc. Vậy chúng ta hãy dùng thời giờ quý báu đó để đi thăm người bệnh, thăm người đơn chiếc, người đau khổ, nghèo đói v.v... Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để hỏi thăm người khác trong những thì giờ đó. Những việc làm như vậy hy vọng có thể kéo dài qua khỏi mùa chay. Đây là cách nghe lời Chúa Giêsu mọi lúc, không chỉ trong mùa chay mà thôi. Nhưng, trong đời sống hiện tại, chúng ta thường nghe nhiều âm thanh náo nhiệt của cuộc sống vật chất, làm chúng ta không nghe được tiếng Chúa Giêsu dạy phải làm gì.
Mỗi ngày, chúng ta, như những người môn đệ, chúng ta có thể lập một thời gian biểu riêng để đưa tâm hồn “leo núi”. Đó là dành riêng một ít thời gian trong mùa chay này như một sự tập luyện trong thinh lặng để đọc sách thánh và suy ngắm lời Chúa trong Kinh Thánh. Hay chúng ta có thể dự lớp học Kinh Thánh được tổ chức trong giáo xứ. Đó là cách chúng ta không cần leo lên trên đỉnh núi cao mà vẫn nghe được tiếng Chúa Giêsu.
Bài đọc thứ nhất nói về chuyện Abraham và I-xa-ác. "Chúa muốn thử Abraham". Trong sách Sáng Thế, Chúa thử thách Abraham và bà Sara cả thảy 10 lần. Nhưng lần này là độc đáo nhất. Thiên Chúa bảo Abraham đem I-xa-ác làm của lễ toàn thiêu. Trong Do Thái giáo, câu chuyện này được biết đến như là lễ "Akedah" lễ hiến tế, và được coi là nghi thức chính yếu trong truyền thống thần học, linh đạo và phụng vụ của đạo Do Thái.
Thiên Chúa gọi Abraham, và ông thưa "Này tôi đây". Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều lần Chúa gọi tên một người nào đó để giao cho một việc gì. Người đó trả lời "Này tôi đây" rồi chờ nghe Chúa phán. Cách trả lời của người đó chứng tỏ là họ đã sẵn sàng, lắng nghe, và tuân lệnh. Vậy khi Chúa gọi ông Abraham, Chúa muốn giao cho ông việc gì? Cũng như khi một người bạn gọi tên mình để nhờ việc gì, chúng ta có bao giờ nghĩ người bạn đó sẽ nhờ một việc độc đáo như việc Chúa giao cho ông Abraham không?
Câu chuyện này còn nghiêm trọng hơn là khi Chúa gọi Abraham, Ngài nhấn mạnh vào mối liên hệ thân thiết giữa ông và I-xa-ác: " Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi,.." Nghe lời ấy thật nghiêm trọng. Thử hỏi chúng ta nghĩ gì nếu nghe lời đó trong tình hình tội phạm đối với trẻ em trong Giáo hội và xã hội chúng ta hiện nay?
Chúng ta còn nhớ Abraham kêu van cầu khẩn xin Chúa đừng phạt dân Xơ-đôm, kẻ lành với người dữ (St18:22-33). Chúng ta thử hỏi tại sao Abraham lại không kêu van về điều Chúa bảo ông ta đem con một lên núi "Mô-ri-gia". Núi đó Abraham không biết, nên Chúa chỉ đường cho ông đi. Sau này chúng ta mới biết trên ngọn núi cao "Mô-ri-gia" đó, sau này sẽ xây đền thờ Jerusalem. Thiên Chúa sẽ được thờ phượng trên đó và của hiến tế sẽ được dâng ở đền thờ Jerusalem. Và chính người Con vô tội, người Con yêu dấu, Chúa Kitô, sẽ hiến tế trên thập giá ở núi Jêrusalem.
Abraham và Sara đặt nhiều hy vọng trên người con yêu dấu của mình. Vì đó là lời hứa của Thiên Chúa, người con đó là dòng dõi của ông bà. Dòng dõi nhiều như sao trên trời, như cát biển. Những người trong tộc họ Abraham chắc cũng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe câu chuyện lạ lùng ấy, và làm sao họ nghĩ được Thiên Chúa của ông Abraham lại lạ lùng như vậy?
Thật là một vị Thiên Chúa lạ kỳ? Một Thiên Chúa mời gọi chúng ta đáp lời Ngài với trọn vẹn lòng tin về điều Ngài muốn chúng ta làm. Thật khó cho chúng ta khi trong cuộc sống có những câu hỏi muốn biết Thiên Chúa như là chính Ngài. Vì thế Thiên Chúa của Abraham là một vị Thiên Chúa không dễ gì cảm nhận được Ngài. Câu chuyện trong sách Sáng thế hôm nay, Thiên Chúa có vẻ cố chấp. Ở đây chúng ta thấy Abraham không chút nghi ngờ, không đặt câu hỏi, chỉ làm y như lời Chúa bảo. Ông không hỏi Chúa sẽ làm giao ước như thế nào trong khi ông đem người con duy nhất là dấu chỉ của giao ước đó. Vậy câu hỏi của chúng ta đặt ra về câu chuyện này là: Thử hỏi có nên tín nhiệm Thiên Chúa khi không có một dấu chỉ cụ thể nào để chứng tỏ điều Chúa muốn có thật hay không?
Chúng ta phải khâm phục khi thấy câu chuyện như thế lại được đưa vào trong sách đầu tiên của Kinh thánh. Thật là một sự lạ lùng. Thử hỏi những người thời bấy giờ có muốn thờ một Thiên Chúa huyền bí như vậy chăng? Một Thiên Chúa không như những tượng thần họ làm ra đặt trước mặt họ! Trước đó, Abraham đã có lòng không tin vào Chúa. Nhưng Chúa không quên ông. Nhưng bây giờ, Abraham lại không bị lay động. Vậy ông còn tin tưởng vào Thiên Chúa hay không khi việc Ngài muốn ông làm có thể làm sụp đổ tất cả chương trình giao ước mà Ngài đã hứa?
Trong Kinh Thánh, từ ngày Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, loài người cứ từ từ xa Ngài. Rồi trong câu chuyện ông Abraham và I-xa-ác, thì Thiên Chúa lại quên lời giao ước mới lập với loài người, mà đại diện cho loài người lúc đó là ông Abraham. Trong những chuyện khác của Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng đầy tình thương, và Ngài luôn nương tay tha cho loài người, dù con người cứ tiếp tục phản bội. Thế nên, con người vẫn sẽ bị thử thách luôn mãi trong tương lai.
Những nhà giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện của Abraham và I-xa-ác. Họ cho đó là một cách để bãi bỏ thủ tục giết người để tế thần linh của người Ca-na-an. Thiên Chúa của người Israël không đòi hỏi cách tế lễ như vậy. Lời giải thích đó được chứng tỏ trong việc hiến tế I-xa-ác. Câu chuyện này cũng nhắc đến cảnh bắt bớ Dân Chúa đã phải chịu trong lịch sử. Dân Chúa cũng đặt hết niềm tin tưởng vào Chúa như ông Abraham cho dù họ phải trãi qua bao gian nan thử thách.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
St. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 116; Rom. 8: 31b-34; Mc 9: 2-10
Anh chị em thân mến,
Trong đời sống của mình, đôi khi chúng ta cảm thấy như đang dứng trên một ngọn núi cao, và chúng ta có thể mượn lời thánh Phêrô để nói: "Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay". Đây là những lúc rất đặc biệt, tương tự như đám cưới của mình hay của người trong gia tộc, hoặc khi nhận được một việc làm vừa ý, hay khi đậu vào đại học mình muốn, hay khi được hưu trí sau những năm làm việc cực nhọc.
Và cũng có lúc trong những kinh nghiệm thường ngày, chúng ta thưa với Chúa: "Chúa ơi ở đây thật là hay". Khi chúng ta thấy đứa con đầu lòng của mình đi những bước đầu tiên, khi chúng ta được ngồi vào bàn ăn cùng với đông đủ gia đình vào một ngày đại lễ, khi uống cà phê với bạn bè than thiết, khi tìm được chỗ ngồi tốt để xem đá bóng, xem đứa cháu nội thao diễn tại một lớp mẫu giáo, hay được nhận vào đội bóng đá trường trung học. Đây là những dịp mà chúng ta cảm thấy như đang đứng trên đỉnh núi cao. Rồi chúng ta có thể thốt ra như thánh Phêrô "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay". Rồi chúng ta cảm tạ Chúa về những dịp này.
Tuy nhiên, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái như thánh Phêrô nói. Chúng ta đã gặp những hoàn cảnh mà không thể nói được như lời thánh Phêrô. Trong thực tế, có lần chúng ta không hề muốn có mặt ở chỗ "đó", hay ở chỗ nào khác: ví như chúng ta không muốn đau ốm, không muốn thất nghiệp, không muốn gia đình gặp việc phiền phức, không muốn thi rớt, không muốn ly dị, không muốn đi hóa trị vì bệnh ung thư, hay không muốn làm một việc mà chúng ta không thích. Chúa Nhật vừa qua, sau lễ, một phụ nữ xin tôi cầu nguyện cho người chị bị ung thư não. Bà ta nói: "thật là một ác mộng!" (Mong anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện cho người chị bà ấy). Đây là những lúc chúng ta cảm thấy mình không phải đang đứng trên đỉnh núi cao. Và không cảm thấy ở chỗ đó là hay mà là chính chỗ “chúng ta muốn trốn đi”.
Đối với các dân tộc cổ xưa, và thậm chí một số nơi trong thời nay, núi là nơi gặp gỡ đặc biệt với Thượng đế. "Đi lên núi" là một thuật ngữ được sử dụng cho những người tìm kiếm một mối quan hệ đặc biệt với Thượng đế. Đó là những gì xảy ra với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, khi các ông lên núi với Chúa Giêsu. Lúc đó, các ông được nhìn thấy Chúa Giêsu một cách khác thường. Và các ông nghe tiếng từ trên mây muốn các ông không những nghe lời Chúa Giêsu trên núi mà còn phải nghe lời Ngài suốt cả đời. Hãy lắng nghe Ngài nói về tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta, hãy nghe Ngài nói là Ngài đã tha tội cho chúng ta; hãy nghe lời Ngài dạy chúng ta phải thương yêu nhau như thế nào, thương yêu cả những kẻ nghịch với chúng ta; hãy nghe lời Ngài trong việc chăm sóc cho người nghèo và quan tâm đến người sống ngoài cộng đoàn chúng ta.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu dạy về những gì? Đang vào mùa chay, có những người trong chúng ta muốn hãm mình đôi chút bằng cách nhịn ăn kẹo bánh, nhịn xem phim, nhịn uống rượu v.v...Những việc đó giúp chúng ta nhớ đến Chúa và đặt Chúa trên hết mọi sự. Tiếng nói từ trên mây "hãy vâng nghe lời Người", khiến chúng ta không những chỉ hãm mình đôi chút trong mùa chay này, mà còn có thể đóng góp số tiền mà chúng ta tiết kiệm được thêm vào cho những chương trình giúp người vô gia cư, người thiếu ăn, giúp những tổ chức lo cho người thất nghiệp v.v..Đây cũng là cách vâng nghe tiếng Chúa Giêsu.
Có người nói rằng thời giờ là tiền bạc. Vậy chúng ta hãy dùng thời giờ quý báu đó để đi thăm người bệnh, thăm người đơn chiếc, người đau khổ, nghèo đói v.v... Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để hỏi thăm người khác trong những thì giờ đó. Những việc làm như vậy hy vọng có thể kéo dài qua khỏi mùa chay. Đây là cách nghe lời Chúa Giêsu mọi lúc, không chỉ trong mùa chay mà thôi. Nhưng, trong đời sống hiện tại, chúng ta thường nghe nhiều âm thanh náo nhiệt của cuộc sống vật chất, làm chúng ta không nghe được tiếng Chúa Giêsu dạy phải làm gì.
Mỗi ngày, chúng ta, như những người môn đệ, chúng ta có thể lập một thời gian biểu riêng để đưa tâm hồn “leo núi”. Đó là dành riêng một ít thời gian trong mùa chay này như một sự tập luyện trong thinh lặng để đọc sách thánh và suy ngắm lời Chúa trong Kinh Thánh. Hay chúng ta có thể dự lớp học Kinh Thánh được tổ chức trong giáo xứ. Đó là cách chúng ta không cần leo lên trên đỉnh núi cao mà vẫn nghe được tiếng Chúa Giêsu.
Bài đọc thứ nhất nói về chuyện Abraham và I-xa-ác. "Chúa muốn thử Abraham". Trong sách Sáng Thế, Chúa thử thách Abraham và bà Sara cả thảy 10 lần. Nhưng lần này là độc đáo nhất. Thiên Chúa bảo Abraham đem I-xa-ác làm của lễ toàn thiêu. Trong Do Thái giáo, câu chuyện này được biết đến như là lễ "Akedah" lễ hiến tế, và được coi là nghi thức chính yếu trong truyền thống thần học, linh đạo và phụng vụ của đạo Do Thái.
Thiên Chúa gọi Abraham, và ông thưa "Này tôi đây". Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều lần Chúa gọi tên một người nào đó để giao cho một việc gì. Người đó trả lời "Này tôi đây" rồi chờ nghe Chúa phán. Cách trả lời của người đó chứng tỏ là họ đã sẵn sàng, lắng nghe, và tuân lệnh. Vậy khi Chúa gọi ông Abraham, Chúa muốn giao cho ông việc gì? Cũng như khi một người bạn gọi tên mình để nhờ việc gì, chúng ta có bao giờ nghĩ người bạn đó sẽ nhờ một việc độc đáo như việc Chúa giao cho ông Abraham không?
Câu chuyện này còn nghiêm trọng hơn là khi Chúa gọi Abraham, Ngài nhấn mạnh vào mối liên hệ thân thiết giữa ông và I-xa-ác: " Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi,.." Nghe lời ấy thật nghiêm trọng. Thử hỏi chúng ta nghĩ gì nếu nghe lời đó trong tình hình tội phạm đối với trẻ em trong Giáo hội và xã hội chúng ta hiện nay?
Chúng ta còn nhớ Abraham kêu van cầu khẩn xin Chúa đừng phạt dân Xơ-đôm, kẻ lành với người dữ (St18:22-33). Chúng ta thử hỏi tại sao Abraham lại không kêu van về điều Chúa bảo ông ta đem con một lên núi "Mô-ri-gia". Núi đó Abraham không biết, nên Chúa chỉ đường cho ông đi. Sau này chúng ta mới biết trên ngọn núi cao "Mô-ri-gia" đó, sau này sẽ xây đền thờ Jerusalem. Thiên Chúa sẽ được thờ phượng trên đó và của hiến tế sẽ được dâng ở đền thờ Jerusalem. Và chính người Con vô tội, người Con yêu dấu, Chúa Kitô, sẽ hiến tế trên thập giá ở núi Jêrusalem.
Abraham và Sara đặt nhiều hy vọng trên người con yêu dấu của mình. Vì đó là lời hứa của Thiên Chúa, người con đó là dòng dõi của ông bà. Dòng dõi nhiều như sao trên trời, như cát biển. Những người trong tộc họ Abraham chắc cũng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe câu chuyện lạ lùng ấy, và làm sao họ nghĩ được Thiên Chúa của ông Abraham lại lạ lùng như vậy?
Thật là một vị Thiên Chúa lạ kỳ? Một Thiên Chúa mời gọi chúng ta đáp lời Ngài với trọn vẹn lòng tin về điều Ngài muốn chúng ta làm. Thật khó cho chúng ta khi trong cuộc sống có những câu hỏi muốn biết Thiên Chúa như là chính Ngài. Vì thế Thiên Chúa của Abraham là một vị Thiên Chúa không dễ gì cảm nhận được Ngài. Câu chuyện trong sách Sáng thế hôm nay, Thiên Chúa có vẻ cố chấp. Ở đây chúng ta thấy Abraham không chút nghi ngờ, không đặt câu hỏi, chỉ làm y như lời Chúa bảo. Ông không hỏi Chúa sẽ làm giao ước như thế nào trong khi ông đem người con duy nhất là dấu chỉ của giao ước đó. Vậy câu hỏi của chúng ta đặt ra về câu chuyện này là: Thử hỏi có nên tín nhiệm Thiên Chúa khi không có một dấu chỉ cụ thể nào để chứng tỏ điều Chúa muốn có thật hay không?
Chúng ta phải khâm phục khi thấy câu chuyện như thế lại được đưa vào trong sách đầu tiên của Kinh thánh. Thật là một sự lạ lùng. Thử hỏi những người thời bấy giờ có muốn thờ một Thiên Chúa huyền bí như vậy chăng? Một Thiên Chúa không như những tượng thần họ làm ra đặt trước mặt họ! Trước đó, Abraham đã có lòng không tin vào Chúa. Nhưng Chúa không quên ông. Nhưng bây giờ, Abraham lại không bị lay động. Vậy ông còn tin tưởng vào Thiên Chúa hay không khi việc Ngài muốn ông làm có thể làm sụp đổ tất cả chương trình giao ước mà Ngài đã hứa?
Trong Kinh Thánh, từ ngày Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, loài người cứ từ từ xa Ngài. Rồi trong câu chuyện ông Abraham và I-xa-ác, thì Thiên Chúa lại quên lời giao ước mới lập với loài người, mà đại diện cho loài người lúc đó là ông Abraham. Trong những chuyện khác của Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng đầy tình thương, và Ngài luôn nương tay tha cho loài người, dù con người cứ tiếp tục phản bội. Thế nên, con người vẫn sẽ bị thử thách luôn mãi trong tương lai.
Những nhà giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện của Abraham và I-xa-ác. Họ cho đó là một cách để bãi bỏ thủ tục giết người để tế thần linh của người Ca-na-an. Thiên Chúa của người Israël không đòi hỏi cách tế lễ như vậy. Lời giải thích đó được chứng tỏ trong việc hiến tế I-xa-ác. Câu chuyện này cũng nhắc đến cảnh bắt bớ Dân Chúa đã phải chịu trong lịch sử. Dân Chúa cũng đặt hết niềm tin tưởng vào Chúa như ông Abraham cho dù họ phải trãi qua bao gian nan thử thách.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Đổi Dạng
Lm Vũđình Tường
12:55 06/03/2009
Cuộc sống con người là những chuỗi ngày biến đổi. Sinh ra là một em bé. Em bé đó lớn dần tới tuổi thiếu niên, thanh niên rồi người lớn. Biến đổi âm thầm xảy ra từng phút giây nhưng ta không nhận ra. Ta chỉ nhận ra từng giai đoạn. Ngày nào là em bé bồng trên tay, mấy năm sau thành một thiếu niên. Bỗng đi một thời gian, người thiếu niên đó trở thành chàng thanh niên chững chạc, cô thôn nữ yêu kiều. Rồi thời gian sau gặp lại họ thành cha, thành mẹ, nắm giữ những vai trò lớn nhỏ trong xã hội.
Dĩ vãng
Thời nhỏ chỉ biết sống, biết nghịch. Ở tuổi khôn, may mắn có buổi hội ngộ giúp nhau gợi nhớ lại, hồi tưởng dĩ vãng vàng son. Những lần bạn bè thân thiết xưa gặp nhau. Ngồi lại bên chén chà, li rượu, thay nhau kể lại kỉ niệm vui buồn, khôn dại, thời xa xưa. Có những nuối tiếc thời thơ ấu, tuổi niên thiếu, ước ao muốn sống lại những ngày tháng êm đềm, xa xưa ấy. Nuối tiếc để nuối tiếc, không tài nào được sống lại lần thứ hai vì giai đoạn đó đã qua rồi. Dĩ vãng trong tiềm thức, nhớ nhung thời xa xưa thành kỉ niệm trong đời. Lịch sử đời người đã sang trang. Có thể lật từng trang coi lại nhưng không thể tái tạo lịch sử.
Dấu chỉ
Thời gian qua đi, con người biến hình, đổi dạng. Tâm tính cũng đổi thay. Qua cách sống, xử thế, giao tiếp ta cảm nghiệm được phần nào đổi thay, đoán biết tâm tính người đó. Kẻ đóng kịch giỏi làm ta nhận xét sai lầm.
Đức tin thay đổi: trưởng thành, ngủ yên, tin lơ lửng, dậm chân tại chỗ; đức tin còi, thui chột, sống đạo nửa vời, khi nóng, khi lạnh, khi ngả chiều này, xiêu chiều kia. Nói đạo đức chưa đủ mà cần hành động bác ái, yêu thương biểu lộ tình trạng đức tin mỗi người.
Kiềng ba chân
Lối sống đạo của đức tin thể hiện qua ăn chay, cầu nguyện và thực thi bác ái. Bộ ba này luôn sánh vai bên nhau. Để trở thành việc bác ái, việc đó phải làm với tinh thần cầu nguyện. Làm việc tốt mà thiếu cầu nguyện việc đó trở thành công tác từ thiện xã hội. Ăn chay mà thiếu cầu nguyện việc ăn chay trở thành kiêng ăn cho chính mình, có lợi cho sức khoẻ, nhan sắc, không có lợi cho đời sống tâm linh vì thiếu cầu nguyện, nối kết giữa chay tịnh và bác ái. Để đạt hiệu quả tối đa, cầu nguyện, chay tịnh và bác ái cần đi chung với nhau.
Đức tin càng sâu đậm, lòng mến Chúa và tha nhân càng nhiều và bản tính càng khiêm nhu. Kẻ giầu tình yêu Chúa không coi trọng vật chất, của cải vì thế họ rộng rãi ban phát, bố thí. Coi trọng vật chất là dấu chỉ đức tin nông cạn, còi đẹt, co cụm lại vì lòng họ nghèo đức ái. Thiên Chúa là tình yêu, tâm hồn nghèo tình người sao gọi là mến Chúa được. Như thế đức tin và bác ái luôn đi song hành, không thể tách rời.
Phiêu lưu
Một trong những biến đổi ở lứa tuổi thanh niên là sức mạnh, sức khoẻ dồi dào, sung mãn. Thanh niên thường mang những hoài bão, giấc mơ thay đổi thế giới và xã hội. Họ hiếu động, náo nhiệt với óc mạo hiểm, phiêu lưu. Với kiến thức, chức vụ trong tay họ muốn đổi mới xã hội. Sau thời gian thử lửa cảm xúc mãnh liệt này giảm dần, nhạt nhoà khi đụng chạm thực tế xã hội. Nhận biết mình nhỏ bé, yếu đuối và bất lực hơn những gì giấc mơ cống hiến. Cá nhân học khôn biết tự mình không làm được mà cần sức mạnh của đại chúng.
Đức tin bám rễ
Tương tự như cành cây. Cuộc sống đức tin cũng biến đổi một cách âm thầm như thân cây. Bao lâu thân cây chưa bám rễ, cây không có cành vươn dài, tươi mát. Cho đến khi cây bám trụ vào đất, đủ sức nuôi cành lúc đó cành mới mọc, vươn dài, trải rộng. Đức tin cũng vậy, biết hướng ra, thôi thúc hồn ta cho đi, nghĩ đến người khác là dấu chỉ đức tin đang lớn, đang trưởng thành. Chỉ có trưởng thành, lớn mạnh, tự tin mới dám vươn ra để hiến dâng. Nhờ bám rễ sâu vào Lời Chúa nên việc hiến dâng cũng qui về Chúa, về Đức Kitô. Đời tận hiến bao gồm đời sống gia đình, độc thân, tu trì, truyền giáo, việc bác ái và phục vụ cộng đoàn. Thực hiện những ước mơ không vụ lợi là dấu hiệu một đức tin bám trụ, bám rễ vững chắc, đủ sức xoa dịu đau khổ cuộc đời. Người phục vụ thường gặp đau khổ, chống đối vì như thế mới thực sự chia sẻ nỗi khổ, niềm đau của người họ phục vụ. Tương tự người leo núi. Đạt đỉnh núi mới hưởng được không khí trong lành, cảnh trời bao la, hùng vĩ. Bản chất của phục vụ là cho đi. Cho đi là mất mát. Mất mát nên tiếc thương, đau xót. Vượt qua được thương tiếc này sẽ đạt bến bình an. Muốn đạt được cần ơn Chúa. Nhận ơn Chúa qua cầu nguyện và chay tịnh. Lại trở về lối sống đạo kiềng ba chân.
Các tông đồ
Trên núi thánh các tông đồ sau kinh nghiệm chứng kiến Chúa biến hình và đàm đạo với các tổ phụ. Các ngài đột nhiên thấy tâm hồn sốt sắng, hăng say như tâm tính chàng chai trẻ, đầy nhựa sống. Lửa tâm hồn cháy bừng, thôi thúc tông đồ thực thi đức ái. Các ông nghĩ ngay tới Thầy và các tổ phụ liền xin xây ba lều. Thầy bảo các ông khoan đã. Xuống núi rồi quyết định vẫn chưa muộn. Các ông xuống núi chạm thực tế. Dưới chân núi các ông bỏ ý định xây lều trên đỉnh núi. Cùng nhau suy gẫm lời Thầy nói:
Không được kể cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại Mc 9,9.
Bác ái cao trọng nhất là cho cả mạng sống mình. Cho hết nên đau khổ tột cùng. Cho cuộc sống tạm thời; Chúa ban sự sống đời đời.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Dĩ vãng
Thời nhỏ chỉ biết sống, biết nghịch. Ở tuổi khôn, may mắn có buổi hội ngộ giúp nhau gợi nhớ lại, hồi tưởng dĩ vãng vàng son. Những lần bạn bè thân thiết xưa gặp nhau. Ngồi lại bên chén chà, li rượu, thay nhau kể lại kỉ niệm vui buồn, khôn dại, thời xa xưa. Có những nuối tiếc thời thơ ấu, tuổi niên thiếu, ước ao muốn sống lại những ngày tháng êm đềm, xa xưa ấy. Nuối tiếc để nuối tiếc, không tài nào được sống lại lần thứ hai vì giai đoạn đó đã qua rồi. Dĩ vãng trong tiềm thức, nhớ nhung thời xa xưa thành kỉ niệm trong đời. Lịch sử đời người đã sang trang. Có thể lật từng trang coi lại nhưng không thể tái tạo lịch sử.
Dấu chỉ
Thời gian qua đi, con người biến hình, đổi dạng. Tâm tính cũng đổi thay. Qua cách sống, xử thế, giao tiếp ta cảm nghiệm được phần nào đổi thay, đoán biết tâm tính người đó. Kẻ đóng kịch giỏi làm ta nhận xét sai lầm.
Đức tin thay đổi: trưởng thành, ngủ yên, tin lơ lửng, dậm chân tại chỗ; đức tin còi, thui chột, sống đạo nửa vời, khi nóng, khi lạnh, khi ngả chiều này, xiêu chiều kia. Nói đạo đức chưa đủ mà cần hành động bác ái, yêu thương biểu lộ tình trạng đức tin mỗi người.
Kiềng ba chân
Lối sống đạo của đức tin thể hiện qua ăn chay, cầu nguyện và thực thi bác ái. Bộ ba này luôn sánh vai bên nhau. Để trở thành việc bác ái, việc đó phải làm với tinh thần cầu nguyện. Làm việc tốt mà thiếu cầu nguyện việc đó trở thành công tác từ thiện xã hội. Ăn chay mà thiếu cầu nguyện việc ăn chay trở thành kiêng ăn cho chính mình, có lợi cho sức khoẻ, nhan sắc, không có lợi cho đời sống tâm linh vì thiếu cầu nguyện, nối kết giữa chay tịnh và bác ái. Để đạt hiệu quả tối đa, cầu nguyện, chay tịnh và bác ái cần đi chung với nhau.
Đức tin càng sâu đậm, lòng mến Chúa và tha nhân càng nhiều và bản tính càng khiêm nhu. Kẻ giầu tình yêu Chúa không coi trọng vật chất, của cải vì thế họ rộng rãi ban phát, bố thí. Coi trọng vật chất là dấu chỉ đức tin nông cạn, còi đẹt, co cụm lại vì lòng họ nghèo đức ái. Thiên Chúa là tình yêu, tâm hồn nghèo tình người sao gọi là mến Chúa được. Như thế đức tin và bác ái luôn đi song hành, không thể tách rời.
Phiêu lưu
Một trong những biến đổi ở lứa tuổi thanh niên là sức mạnh, sức khoẻ dồi dào, sung mãn. Thanh niên thường mang những hoài bão, giấc mơ thay đổi thế giới và xã hội. Họ hiếu động, náo nhiệt với óc mạo hiểm, phiêu lưu. Với kiến thức, chức vụ trong tay họ muốn đổi mới xã hội. Sau thời gian thử lửa cảm xúc mãnh liệt này giảm dần, nhạt nhoà khi đụng chạm thực tế xã hội. Nhận biết mình nhỏ bé, yếu đuối và bất lực hơn những gì giấc mơ cống hiến. Cá nhân học khôn biết tự mình không làm được mà cần sức mạnh của đại chúng.
Đức tin bám rễ
Tương tự như cành cây. Cuộc sống đức tin cũng biến đổi một cách âm thầm như thân cây. Bao lâu thân cây chưa bám rễ, cây không có cành vươn dài, tươi mát. Cho đến khi cây bám trụ vào đất, đủ sức nuôi cành lúc đó cành mới mọc, vươn dài, trải rộng. Đức tin cũng vậy, biết hướng ra, thôi thúc hồn ta cho đi, nghĩ đến người khác là dấu chỉ đức tin đang lớn, đang trưởng thành. Chỉ có trưởng thành, lớn mạnh, tự tin mới dám vươn ra để hiến dâng. Nhờ bám rễ sâu vào Lời Chúa nên việc hiến dâng cũng qui về Chúa, về Đức Kitô. Đời tận hiến bao gồm đời sống gia đình, độc thân, tu trì, truyền giáo, việc bác ái và phục vụ cộng đoàn. Thực hiện những ước mơ không vụ lợi là dấu hiệu một đức tin bám trụ, bám rễ vững chắc, đủ sức xoa dịu đau khổ cuộc đời. Người phục vụ thường gặp đau khổ, chống đối vì như thế mới thực sự chia sẻ nỗi khổ, niềm đau của người họ phục vụ. Tương tự người leo núi. Đạt đỉnh núi mới hưởng được không khí trong lành, cảnh trời bao la, hùng vĩ. Bản chất của phục vụ là cho đi. Cho đi là mất mát. Mất mát nên tiếc thương, đau xót. Vượt qua được thương tiếc này sẽ đạt bến bình an. Muốn đạt được cần ơn Chúa. Nhận ơn Chúa qua cầu nguyện và chay tịnh. Lại trở về lối sống đạo kiềng ba chân.
Các tông đồ
Trên núi thánh các tông đồ sau kinh nghiệm chứng kiến Chúa biến hình và đàm đạo với các tổ phụ. Các ngài đột nhiên thấy tâm hồn sốt sắng, hăng say như tâm tính chàng chai trẻ, đầy nhựa sống. Lửa tâm hồn cháy bừng, thôi thúc tông đồ thực thi đức ái. Các ông nghĩ ngay tới Thầy và các tổ phụ liền xin xây ba lều. Thầy bảo các ông khoan đã. Xuống núi rồi quyết định vẫn chưa muộn. Các ông xuống núi chạm thực tế. Dưới chân núi các ông bỏ ý định xây lều trên đỉnh núi. Cùng nhau suy gẫm lời Thầy nói:
Không được kể cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại Mc 9,9.
Bác ái cao trọng nhất là cho cả mạng sống mình. Cho hết nên đau khổ tột cùng. Cho cuộc sống tạm thời; Chúa ban sự sống đời đời.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 9 – Lời Chúa trong Gia Đình
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:22 06/03/2009
Vì gia đình là một Hội Thánh thu nhỏ, một Hội Thánh tại gia (x. Lumen Gentium,11), một tế bào sống động của Giáo Xứ và của Hội Thánh hoàn vũ (x. Apostolicam Actuositatem, 11), nên việc sống Lời Chúa trong gia đình cũng quan trọng như sống Lời Chúa trong Hội Thánh và của cá nhân. “Gia đình cũng giống như Hội Thánh, phải là nơi mà Tin Mừng được truyền thụ, và được tỏa ra từ đó …. Trong gia đình, cha mẹ không những có nhiệm vụ truyền thông Tin Mừng cho con cái, mà chính họ còn nhận được từ con cái cùng một Tin Mừng, là Tin Mừng được họ sống một cách sâu xa…. Một gia đình như thế trở nên gia đình truyền giáo cho nhiều gia đình khác và hàng xóm mà họ đang chung sống” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 71).
Trong bài này chúng tôi xin trình bày một số đề nghị để đưa Lời Chúa vào gia đình và biến Lời Chúa thành của ăn nuôi dưỡng đời sống thường nhật của gia đình.
I. Nhiệm vụ của phụ huynh trong việc nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của gia đình.
Hầu hết mọi người đều phải làm việc ngày đêm để lo cho gia đình và tương lai của con cái. Ngoài ra chúng ta còn quan tâm đến sức khỏe của gia đình bằng cách chọn những thức ăn đầy dinh dưỡng và ít độc tố, khuyến khích con cái tập thể dục và tập những thói quen tốt để thân xác được khỏe mạnh. Nhưng chúng ta có quan tâm đến việc nuôi dưỡng đời sống tâm linh của gia đình mình như quan tâm đến đời sống thể lý không? Phần lớn các gia đình chỉ đọc kinh sáng tối, mà quên đọc và chia sẻ Lời Chúa, một món ăn khẩn thiết cho đời sống tâm linh trong gia đình. Chúng ta nghe Lời Chúa ở nhà thờ, nhưng ít khi đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày!
Có nhiều người cho rằng mình không có thì giờ để đọc Lời Chúa. Thực ra việc đem Lời Chúa vào đời sống gia đình không mất nhiều thì giờ như chúng ta tưởng. Tôi đã không có thì giờ để học và sống Lời Chúa vì tôi không cho đó là quan trọng. Để thấm nhuần lời Chúa, tôi chỉ cần bỏ ra chừng 15 phút mỗi ngày. Nhờ quyết tâm dành cho Lời Chúa mỗi ngày 15 phút, tôi sẽ tập cho tôi và con cái thói quen đọc và suy niệm Thánh kinh hằng ngày. Thói quen đó sẽ giúp gia đình tôi yêu mến Chúa và thêm thương yêu nhau.
II. Những đề nghị để biến Lời Chúa thành một phần của đời sống gia đình.
1. Chú ý đến chính đời sống tâm linh của mình
Cha mẹ không thể truyền lại cho con cái điều mình không có. Vì thế ưu tiên đầu tiên của cha mẹ là biến Lời Chúa thành một phần của chính đời sống mình, để rồi có thể truyền lại cho con cái một cách hiệu quả hơn. Trong bài 5, chúng ta đã bàn đến hai phương pháp chính để Lời Chúa có thể “cư ngụ cách dồi dào” trong đời sống của mình, là phương pháp Lectio Divina và phương pháp tưởng tượng. Trong phương pháp Lectio Divina chúng tôi đã đề cập cách vắn tắt về phương pháp tâm niệm trong khi suy niệm. Đây là phương pháp mà bất cứ gia trưởng nào cũng có thể sử dụng, dù bận rộn đến đâu đi nữa. Bỏ ra vài phút mỗi buổi sáng đọc hay nghe đi nghe lại một bài đọc của Chúa Nhật tuần tới, hoặc một đoạn Thánh Kinh khác. Trong khi đọc lắng nghe Lời Chúa và ngừng lại ở một câu mà Chúa Thánh Thần đánh động lòng mình. Thí dụ như câu “hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Lập đi lập lại câu này nhiều lần trong ngày, như trong lúc tắm rửa, thay quần áo, lái xe đến sở, trong giờ giải lao, và lái xe về nhà. Vừa lập đi lập lại vừa xét xem mình đã sống ra sao so với câu tâm niệm trên, và cầu nguyện xin Chúa giúp mình sửa đổi trong khi cố gắng sống theo Lời Chúa hằng ngày. Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình khuyên các gia trưởng đọc Thánh Kinh theo phương pháp tâm niệm này để thay đổi chính mình, để biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, và xin lỗi. Trong giờ đọc và chia sẻ Lời Chúa tại gia đình, chính chúng ta sẽ chia sẻ với gia đình cảm nghiệm mà mình đã suy niệm nguyên ngày, cùng thành thật xin lỗi những người mà mình đã xúc phạm trong gia đình, kể cả con cái. Rồi khuyến khích con cái làm theo mình. Khi các gia trưởng biết áp dụng phương pháp này vào đời sống mình và khuyến khích các phần tử trong gia đình cùng thực hành, thì gia đình sẽ trở thành gia đình truyền giáo như ĐTC Phaolô VI đã nói ở trên.
2. Gia đình cùng đọc và chia sẻ Thánh Kinh mỗi ngày
Điều tốt nhất là cả gia đình cùng đọc các bài đọc của Chúa Nhật tuần tới. Thời gian lý tưởng mỗi ngày để đọc Thánh Kinh là vào giờ Kinh Tối. Thay vì đọc 50 kinh Mân Côi, chúng ta chỉ đọc 10 kinh, rồi dành thì giờ còn lại để chia sẻ Lời Chúa theo phương pháp Lectio Divina mà chúng tôi đã trình bày trong bài 5 và bài 6 hay phương pháp tâm niệm ở trên. Ngoài ra, để cho Thánh Kinh thấm nhuần đời sống gia đình, chúng ta có thể cùng nhau đọc một câu Thánh Kinh ngắn trước bữa ăn, trong giờ kinh tối trước khi đi ngủ, trước khi đi học hay đi làm….
Chia sẻ Thánh Kinh khác với giải thích Thánh Kinh. Chia sẻ Thánh Kinh là nói cho người khác biết những cảm nghiệm của mình về đoạn Thánh Kinh vừa đọc, chứ không phải là cắt nghĩa đoạn Thánh Kinh ấy. Khi chia sẻ Thánh Kinh trong gia đình, tránh cắt nghĩa Thánh Kinh, trừ khi con em đưa ra thắc mắc. Đôi khi có những câu Thánh Kinh khó hiểu mà bạn không giải thích được thì đừng giải thích theo ý mình, mà nên viết xuống để các em hỏi các Giáo Lý viên vào giờ Giáo Lý cuối tuần, hoặc gửi những câu hỏi này đến Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ giaoly@giaoly.org, chúng tôi sẽ có những chuyên viên để giải thích cho bạn. Điều quan trọng trong khi đọc Thánh Kinh ở gia đình là mỗi người phải suy niệm để lắng nghe xem Chúa muốn nói gì với mình trong đoạn Thánh Kinh mình vừa đọc, từ đó chia sẻ tâm tình với người trong gia đình và đưa đến việc kết hợp với Chúa trong cầu nguyện, cùng để Chúa biến đổi đời sống của từng người trong gia đình.
3. Khuyến khích con em chơi các trò chơi hay coi phim Thánh Kinh
Có rất nhiều trò chơi và phim ảnh về Thánh Kinh trên Internet và trên CD. Các website của nhà xuất bản các sách giáo khoa về Giáo Lý cũng có rất nhiều trò chơi và những câu hỏi về Thánh Kinh cho gia đình. Gần đây, Thirthy Day Games vừa phát hành trò chơi theo năm Phụng Vụ gọi là Gospel Champion. Hãng này dựa vào bài Tin Mừng trong Thánh Lễ để soạn ra những trò chơi hào hứng. Mỗi tháng các em sẽ được chơi một trò chơi theo Sách Bài Đọc. Trò chơi có nhiều trình độ. Giá là $125 cho một giáo xứ. Muốn biết thêm chi tiết, xin coi website: http://www.thirddaygames.com/gospelChampions/. Các phim ảnh hay trò chơi Thánh Kinh giúp các em vừa học hỏi vừa giải trí lành mạnh.
4. Tôn Kính Thánh Kinh trong Gia Đình.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói, “Mỗi gia đình phải có Thánh Kinh riêng cùng giữ gìn sách ấy một cách rõ ràng và tôn kính, để đọc và cầu nguyện với nó....” Ngoài những sách Thánh Kinh để đọc và cầu nguyện, mỗi gia đình nên đặt một cuốn Thánh Kinh trên bàn thờ hay một bàn thờ nhỏ. Tập cho các em tôn kính Thánh Kinh như tôn kính chính Đức Kitô. Bởi vì theo Công Đồng Vaticanô II thì Ngôi Hai nhập thể làm người thế nào thi Lời Thiên Chúa cũng nhập với lời của loài người trong Thánh Kinh như thế (x. Dei Verbum, số 13).
Lời Chúa càng đâm rễ sâu trong gia đình thì các phần tử của gia đình càng nhận ra Con Người Đức Kitô trong Lời Người, cùng lớn lên trong tình yêu của Người, và toàn thể gia đình càng ngày càng thêm gắn bó với Đức Kitô và với nhau. Để được như thế, chúng ta phải đọc, chia sẽ, cầu nguyện và sống Lời Chúa trong gia đình hằng ngày.
Trong bài này chúng tôi xin trình bày một số đề nghị để đưa Lời Chúa vào gia đình và biến Lời Chúa thành của ăn nuôi dưỡng đời sống thường nhật của gia đình.
I. Nhiệm vụ của phụ huynh trong việc nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của gia đình.
Hầu hết mọi người đều phải làm việc ngày đêm để lo cho gia đình và tương lai của con cái. Ngoài ra chúng ta còn quan tâm đến sức khỏe của gia đình bằng cách chọn những thức ăn đầy dinh dưỡng và ít độc tố, khuyến khích con cái tập thể dục và tập những thói quen tốt để thân xác được khỏe mạnh. Nhưng chúng ta có quan tâm đến việc nuôi dưỡng đời sống tâm linh của gia đình mình như quan tâm đến đời sống thể lý không? Phần lớn các gia đình chỉ đọc kinh sáng tối, mà quên đọc và chia sẻ Lời Chúa, một món ăn khẩn thiết cho đời sống tâm linh trong gia đình. Chúng ta nghe Lời Chúa ở nhà thờ, nhưng ít khi đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày!
Có nhiều người cho rằng mình không có thì giờ để đọc Lời Chúa. Thực ra việc đem Lời Chúa vào đời sống gia đình không mất nhiều thì giờ như chúng ta tưởng. Tôi đã không có thì giờ để học và sống Lời Chúa vì tôi không cho đó là quan trọng. Để thấm nhuần lời Chúa, tôi chỉ cần bỏ ra chừng 15 phút mỗi ngày. Nhờ quyết tâm dành cho Lời Chúa mỗi ngày 15 phút, tôi sẽ tập cho tôi và con cái thói quen đọc và suy niệm Thánh kinh hằng ngày. Thói quen đó sẽ giúp gia đình tôi yêu mến Chúa và thêm thương yêu nhau.
II. Những đề nghị để biến Lời Chúa thành một phần của đời sống gia đình.
1. Chú ý đến chính đời sống tâm linh của mình
Cha mẹ không thể truyền lại cho con cái điều mình không có. Vì thế ưu tiên đầu tiên của cha mẹ là biến Lời Chúa thành một phần của chính đời sống mình, để rồi có thể truyền lại cho con cái một cách hiệu quả hơn. Trong bài 5, chúng ta đã bàn đến hai phương pháp chính để Lời Chúa có thể “cư ngụ cách dồi dào” trong đời sống của mình, là phương pháp Lectio Divina và phương pháp tưởng tượng. Trong phương pháp Lectio Divina chúng tôi đã đề cập cách vắn tắt về phương pháp tâm niệm trong khi suy niệm. Đây là phương pháp mà bất cứ gia trưởng nào cũng có thể sử dụng, dù bận rộn đến đâu đi nữa. Bỏ ra vài phút mỗi buổi sáng đọc hay nghe đi nghe lại một bài đọc của Chúa Nhật tuần tới, hoặc một đoạn Thánh Kinh khác. Trong khi đọc lắng nghe Lời Chúa và ngừng lại ở một câu mà Chúa Thánh Thần đánh động lòng mình. Thí dụ như câu “hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Lập đi lập lại câu này nhiều lần trong ngày, như trong lúc tắm rửa, thay quần áo, lái xe đến sở, trong giờ giải lao, và lái xe về nhà. Vừa lập đi lập lại vừa xét xem mình đã sống ra sao so với câu tâm niệm trên, và cầu nguyện xin Chúa giúp mình sửa đổi trong khi cố gắng sống theo Lời Chúa hằng ngày. Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình khuyên các gia trưởng đọc Thánh Kinh theo phương pháp tâm niệm này để thay đổi chính mình, để biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, và xin lỗi. Trong giờ đọc và chia sẻ Lời Chúa tại gia đình, chính chúng ta sẽ chia sẻ với gia đình cảm nghiệm mà mình đã suy niệm nguyên ngày, cùng thành thật xin lỗi những người mà mình đã xúc phạm trong gia đình, kể cả con cái. Rồi khuyến khích con cái làm theo mình. Khi các gia trưởng biết áp dụng phương pháp này vào đời sống mình và khuyến khích các phần tử trong gia đình cùng thực hành, thì gia đình sẽ trở thành gia đình truyền giáo như ĐTC Phaolô VI đã nói ở trên.
2. Gia đình cùng đọc và chia sẻ Thánh Kinh mỗi ngày
Điều tốt nhất là cả gia đình cùng đọc các bài đọc của Chúa Nhật tuần tới. Thời gian lý tưởng mỗi ngày để đọc Thánh Kinh là vào giờ Kinh Tối. Thay vì đọc 50 kinh Mân Côi, chúng ta chỉ đọc 10 kinh, rồi dành thì giờ còn lại để chia sẻ Lời Chúa theo phương pháp Lectio Divina mà chúng tôi đã trình bày trong bài 5 và bài 6 hay phương pháp tâm niệm ở trên. Ngoài ra, để cho Thánh Kinh thấm nhuần đời sống gia đình, chúng ta có thể cùng nhau đọc một câu Thánh Kinh ngắn trước bữa ăn, trong giờ kinh tối trước khi đi ngủ, trước khi đi học hay đi làm….
Chia sẻ Thánh Kinh khác với giải thích Thánh Kinh. Chia sẻ Thánh Kinh là nói cho người khác biết những cảm nghiệm của mình về đoạn Thánh Kinh vừa đọc, chứ không phải là cắt nghĩa đoạn Thánh Kinh ấy. Khi chia sẻ Thánh Kinh trong gia đình, tránh cắt nghĩa Thánh Kinh, trừ khi con em đưa ra thắc mắc. Đôi khi có những câu Thánh Kinh khó hiểu mà bạn không giải thích được thì đừng giải thích theo ý mình, mà nên viết xuống để các em hỏi các Giáo Lý viên vào giờ Giáo Lý cuối tuần, hoặc gửi những câu hỏi này đến Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ giaoly@giaoly.org, chúng tôi sẽ có những chuyên viên để giải thích cho bạn. Điều quan trọng trong khi đọc Thánh Kinh ở gia đình là mỗi người phải suy niệm để lắng nghe xem Chúa muốn nói gì với mình trong đoạn Thánh Kinh mình vừa đọc, từ đó chia sẻ tâm tình với người trong gia đình và đưa đến việc kết hợp với Chúa trong cầu nguyện, cùng để Chúa biến đổi đời sống của từng người trong gia đình.
3. Khuyến khích con em chơi các trò chơi hay coi phim Thánh Kinh
Có rất nhiều trò chơi và phim ảnh về Thánh Kinh trên Internet và trên CD. Các website của nhà xuất bản các sách giáo khoa về Giáo Lý cũng có rất nhiều trò chơi và những câu hỏi về Thánh Kinh cho gia đình. Gần đây, Thirthy Day Games vừa phát hành trò chơi theo năm Phụng Vụ gọi là Gospel Champion. Hãng này dựa vào bài Tin Mừng trong Thánh Lễ để soạn ra những trò chơi hào hứng. Mỗi tháng các em sẽ được chơi một trò chơi theo Sách Bài Đọc. Trò chơi có nhiều trình độ. Giá là $125 cho một giáo xứ. Muốn biết thêm chi tiết, xin coi website: http://www.thirddaygames.com/gospelChampions/. Các phim ảnh hay trò chơi Thánh Kinh giúp các em vừa học hỏi vừa giải trí lành mạnh.
4. Tôn Kính Thánh Kinh trong Gia Đình.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói, “Mỗi gia đình phải có Thánh Kinh riêng cùng giữ gìn sách ấy một cách rõ ràng và tôn kính, để đọc và cầu nguyện với nó....” Ngoài những sách Thánh Kinh để đọc và cầu nguyện, mỗi gia đình nên đặt một cuốn Thánh Kinh trên bàn thờ hay một bàn thờ nhỏ. Tập cho các em tôn kính Thánh Kinh như tôn kính chính Đức Kitô. Bởi vì theo Công Đồng Vaticanô II thì Ngôi Hai nhập thể làm người thế nào thi Lời Thiên Chúa cũng nhập với lời của loài người trong Thánh Kinh như thế (x. Dei Verbum, số 13).
Lời Chúa càng đâm rễ sâu trong gia đình thì các phần tử của gia đình càng nhận ra Con Người Đức Kitô trong Lời Người, cùng lớn lên trong tình yêu của Người, và toàn thể gia đình càng ngày càng thêm gắn bó với Đức Kitô và với nhau. Để được như thế, chúng ta phải đọc, chia sẽ, cầu nguyện và sống Lời Chúa trong gia đình hằng ngày.
Sống thân mật với Chúa
+TGM. Ngô Quang Kiệt
16:01 06/03/2009
Chúa Nhật II mùa Chay
SỐNG THÂN MẬT VỚI CHÚA
(Mc 9, 1 – 9)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
2 Hôm ấy, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4 Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu. 5 Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một cái". 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7 Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta Yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người". 8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Chúa Giêsu với các ông mà thôi.
9 Ở trên núi xuống, Chúa Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại. 10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Thiên chúa là tình yêu. Tình yêu ấy là một tình yêu sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ. Thiên chúa vẫn từng phút từng giây đổ tràn tình yêu của Người vào đời sống ta. Tình yêu ấy là một tình yêu tha thứ. Thiên chúa là người Cha nhân hậu sẵn sàng tha thứ và đón nhận những đứa con hoang đàng trở về. Tình yêu ấy là một tình yêu mong đợi. Thiên chúa mong đợi ta hiểu biết tình yêu của Người, đền đáp tình yêu của Người, đến sống thân mật với Người.
Niềm khao khát sống thân mật được tỏ bày qua việc Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên ngọn núi cao. Chỉ chọn riêng ba người vì sự thân mật không thể có giữa đám đông. Sự thân mật chỉ có trong một nhóm nhỏ, vì sự thân mật là mối tương giao giữa tâm hồn với tâm hồn. Chúa muốn gặp gỡ riêng ta với Người, muốn có cuộc trò chuyện riêng tư với từng người. Chúa Giêsu đưa họ lên núi cao. Núi cao là nơi yên tĩnh. Tình thân mật không thích những chỗ ồn ào. Tình thân mật được phát triển ngoài thiên nhiên, trong thanh vắng. Lên núi cao là bỏ lại sau lưng những phiền toái trần tục, để dành hết tâm tư, thời giờ cho cuộc gặp gỡ với Thiên chúa. Trong Cựu ước, núi cao là nơi Chúa ngự. Lên núi cao có nghĩa là đến gặp Chúa. Trong gặp gỡ thân mật, Chúa sẽ mặc khải cho ta biết nhiều điều về Chúa và về bản thân ta.
Trước hết Chúa cho ta hiểu biết về Người. Chúa đưa ta vào đời sống thâm sâu của Người. Đó là sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Sự sống của Ba Ngôi là tình yêu, một tình yêu không ngừng trao tặng và không ngừng nhận lãnh. Tình yêu đó là nguồn mạch sự sống và là nguồn mạch hạnh phúc. Sự sống và hạnh phúc ấy đổ tràn vào tâm hồn những ai đến sống thân mật với Chúa. Ai đã một lần nếm cảm hạnh phúc ấy rồi, vĩnh viễn không thể tách rời Thiên chúa được nữa. Chính vì thế, sau khi nhìn ngắm dung nhan Chúa Giêsu và sau khi nghe lời Chúa Cha nói: “Đây là Con Ta yêu dấu”, thánh Phêrô cảm nhận được niềm hạnh phúc ngập tràn đến độ muốn ở lại mãi mãi trên núi, không muốn trở xuống nữa. Chúng ta nhớ lại hai môn đệ Gio an và An rê, sau một buổi chiều sống với Đức Giê su đã quyết định theo làm môn đệ của Người. Thánh Phaolô sau khi được đưa lên tầng trời thứ ba đã mạnh dạn nói: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?.. Không, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giê su, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).
Sau khi cho ta hiểu biết Người, Chúa cho ta hiểu biết chương trình của Người. Chương trình của Chúa là chương trình của tình yêu. Tình yêu được minh chứng qua sự hi sinh quên mình. Chúa Cha, vì yêu thương ta, đã đành hi sinh Con Một yêu quí của Người. Tình yêu ấy được diễn tả qua hành động của Abraham mà ta nghe trong bài đọc thứ nhất. Chúa Con, vì yêu thương ta, đã chấp nhận liều mạng sống như lời Người nói: “ Không có tình yêu nào lớn lao bằng tình yêu của người dám hi sinh mạng sống mình cho bạn hữu”. Chương trình tình yêu của Chúa để cứu chuộc ta được thực hiện qua sự đau khổ và cái chết trên thập giá của Đức Giê su.
Sau cùng, trong thân mật với Chúa, Chúa cho ta hiểu biết về bản thân mình. Gần bên Chúa quyền năng, ta thấy mình chỉ là cát bụi. Sống trong trái tim dịu dàng của Chúa, ta thấy mình quá độc ác dữ tợn. Hưởng nếm tình yêu của Chúa rồi, ta thấy mình chỉ là phường bội nghĩa vong ân. Uống vào suối nguồn sự sống của Chúa, ta khám phá ra những mầm mống chết chóc mà ta ấp ủ trong mình. Tiếp cận với nguồn ánh sáng tinh tuyền của Chúa, ta thấy mình chỉ là bóng tối nhơ uế.
Hiểu biết những sự thực về Chúa và về bản thân, ta sẽ có một cái nhìn khác về con người và thế giới. Ta sẽ nhìn mọi người bằng ánh mắt của Thiên chúa. Ta sẽ nhìn thế giới như thể nó đã được biến hình trong Chúa Giêsu. Ta sẽ nhìn thấy tình yêu Chúa dành cho mỗi người. Mỗi người đều là kết quả của tình yêu cứu độ của Chúa. Ta cũng sẽ nhìn thấy con đường mình phải đi là con đường thánh giá. Chính những đau khổ sẽ thanh luyện, giúp ta nên tinh tuyền để càng ngày càng gần gũi thân mật với Chúa hơn.
Lạy Chúa, xin thanh tẩy tâm hồn con. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn đã có kinh nghiệm về sống thân mật với Chúa chưa ?
2- Sống thân mật với Chúa ta sẽ được hiểu biết gì ?
3- Trong mùa Chay này, bạn có dành thời giờ để sống thân mật với Chúa không ?
SỐNG THÂN MẬT VỚI CHÚA
(Mc 9, 1 – 9)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
2 Hôm ấy, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4 Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu. 5 Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một cái". 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7 Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta Yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người". 8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Chúa Giêsu với các ông mà thôi.
9 Ở trên núi xuống, Chúa Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại. 10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Thiên chúa là tình yêu. Tình yêu ấy là một tình yêu sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ. Thiên chúa vẫn từng phút từng giây đổ tràn tình yêu của Người vào đời sống ta. Tình yêu ấy là một tình yêu tha thứ. Thiên chúa là người Cha nhân hậu sẵn sàng tha thứ và đón nhận những đứa con hoang đàng trở về. Tình yêu ấy là một tình yêu mong đợi. Thiên chúa mong đợi ta hiểu biết tình yêu của Người, đền đáp tình yêu của Người, đến sống thân mật với Người.
Niềm khao khát sống thân mật được tỏ bày qua việc Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên ngọn núi cao. Chỉ chọn riêng ba người vì sự thân mật không thể có giữa đám đông. Sự thân mật chỉ có trong một nhóm nhỏ, vì sự thân mật là mối tương giao giữa tâm hồn với tâm hồn. Chúa muốn gặp gỡ riêng ta với Người, muốn có cuộc trò chuyện riêng tư với từng người. Chúa Giêsu đưa họ lên núi cao. Núi cao là nơi yên tĩnh. Tình thân mật không thích những chỗ ồn ào. Tình thân mật được phát triển ngoài thiên nhiên, trong thanh vắng. Lên núi cao là bỏ lại sau lưng những phiền toái trần tục, để dành hết tâm tư, thời giờ cho cuộc gặp gỡ với Thiên chúa. Trong Cựu ước, núi cao là nơi Chúa ngự. Lên núi cao có nghĩa là đến gặp Chúa. Trong gặp gỡ thân mật, Chúa sẽ mặc khải cho ta biết nhiều điều về Chúa và về bản thân ta.
Trước hết Chúa cho ta hiểu biết về Người. Chúa đưa ta vào đời sống thâm sâu của Người. Đó là sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Sự sống của Ba Ngôi là tình yêu, một tình yêu không ngừng trao tặng và không ngừng nhận lãnh. Tình yêu đó là nguồn mạch sự sống và là nguồn mạch hạnh phúc. Sự sống và hạnh phúc ấy đổ tràn vào tâm hồn những ai đến sống thân mật với Chúa. Ai đã một lần nếm cảm hạnh phúc ấy rồi, vĩnh viễn không thể tách rời Thiên chúa được nữa. Chính vì thế, sau khi nhìn ngắm dung nhan Chúa Giêsu và sau khi nghe lời Chúa Cha nói: “Đây là Con Ta yêu dấu”, thánh Phêrô cảm nhận được niềm hạnh phúc ngập tràn đến độ muốn ở lại mãi mãi trên núi, không muốn trở xuống nữa. Chúng ta nhớ lại hai môn đệ Gio an và An rê, sau một buổi chiều sống với Đức Giê su đã quyết định theo làm môn đệ của Người. Thánh Phaolô sau khi được đưa lên tầng trời thứ ba đã mạnh dạn nói: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?.. Không, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giê su, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).
Sau khi cho ta hiểu biết Người, Chúa cho ta hiểu biết chương trình của Người. Chương trình của Chúa là chương trình của tình yêu. Tình yêu được minh chứng qua sự hi sinh quên mình. Chúa Cha, vì yêu thương ta, đã đành hi sinh Con Một yêu quí của Người. Tình yêu ấy được diễn tả qua hành động của Abraham mà ta nghe trong bài đọc thứ nhất. Chúa Con, vì yêu thương ta, đã chấp nhận liều mạng sống như lời Người nói: “ Không có tình yêu nào lớn lao bằng tình yêu của người dám hi sinh mạng sống mình cho bạn hữu”. Chương trình tình yêu của Chúa để cứu chuộc ta được thực hiện qua sự đau khổ và cái chết trên thập giá của Đức Giê su.
Sau cùng, trong thân mật với Chúa, Chúa cho ta hiểu biết về bản thân mình. Gần bên Chúa quyền năng, ta thấy mình chỉ là cát bụi. Sống trong trái tim dịu dàng của Chúa, ta thấy mình quá độc ác dữ tợn. Hưởng nếm tình yêu của Chúa rồi, ta thấy mình chỉ là phường bội nghĩa vong ân. Uống vào suối nguồn sự sống của Chúa, ta khám phá ra những mầm mống chết chóc mà ta ấp ủ trong mình. Tiếp cận với nguồn ánh sáng tinh tuyền của Chúa, ta thấy mình chỉ là bóng tối nhơ uế.
Hiểu biết những sự thực về Chúa và về bản thân, ta sẽ có một cái nhìn khác về con người và thế giới. Ta sẽ nhìn mọi người bằng ánh mắt của Thiên chúa. Ta sẽ nhìn thế giới như thể nó đã được biến hình trong Chúa Giêsu. Ta sẽ nhìn thấy tình yêu Chúa dành cho mỗi người. Mỗi người đều là kết quả của tình yêu cứu độ của Chúa. Ta cũng sẽ nhìn thấy con đường mình phải đi là con đường thánh giá. Chính những đau khổ sẽ thanh luyện, giúp ta nên tinh tuyền để càng ngày càng gần gũi thân mật với Chúa hơn.
Lạy Chúa, xin thanh tẩy tâm hồn con. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn đã có kinh nghiệm về sống thân mật với Chúa chưa ?
2- Sống thân mật với Chúa ta sẽ được hiểu biết gì ?
3- Trong mùa Chay này, bạn có dành thời giờ để sống thân mật với Chúa không ?
Niềm tin và hy vọng
Phanxicô Xaviê
16:41 06/03/2009
Tin ai là nghe lời một người và làm theo lời người ấy, đó là tin thực sự. Thiên Chúa hứa ban dòng giống cho tổ phụ Apraham. Và sau hết, ông đã có một đứa con là Ixaac. Nhưng lạ thay, Thiên Chúa lại đòi ông dâng người con duy nhất ấy làm lễ tế toàn thiêu. Tuy nhiên, ông vẫn tuân theo, và đồng thời lại tin rằng mình sẽ có dòng giống đông như cát dưới biển, như sao trên trời. Một lần nữa, ông minh chứng niềm tin của mình. Và ông đã có lý: Thiên Chúa đã chặn đường gươm của ông và trả lại cho ông người con duy nhất.
Nữ sĩ người Thụy Điển được giải Nobel văn chương là bà Selina Lagertoeff có kể một câu chuyện như sau: Có một kỵ sĩ nọ, sau khi đã tham dự một trận thánh chiến thành công tại Thánh Địa, đã lập một lời thề. Anh muốn đốt lên một ngọn nến từ trên mộ của Chúa Giêsu và mang ánh sáng ấy về quê hương của anh là thành phố Fireheze bên Italia.
Quyết định ấy của anh đã biến anh thành một con người mới hoàn toàn. Từ một quân nhân hung hãn chuyên cầm gươm giết người, nay người kỵ sĩ đã trở thành một con người hiền hòa, sẵn sàng chấp nhận mọi thứ thiệt thòi.
Trên đường trở về quê hương, cầm ngọn nến cháy sáng trên tay, người kỵ sĩ gặp không biết bao nhiêu kẻ cướp bóc, nhưng anh không hề đưa tay động đến chiếc gươm đang mang bên người. Anh hứa trao cho họ bất cứ điều gì họ muốn, miễn là để cho anh được phép giữ lại ngọn nến đang cháy sáng trong tay. Quân cướp lột hết tất cả những gì anh có, kể cả chiến bào và con ngựa quí của anh. Họ trao cho anh một con ngựa già để đi từng bước cầm chừng. Sau khi đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách, giờ này, người kỵ sĩ cảm thấy thảnh thơi hơn bao giờ hết. Anh cảm thấy thơ thới vì đã trút bỏ được những của cải không cần thiết, nhưng anh vui mừng hơn cả vì vẫn tiếp tục giữ được ngọn nến sáng đã được thắp lên từ trên mồ của Chúa.
Trong bài Tin Mừng Mc 9, 2-10, cho thấy Đức Giêsu rất thấu hiểu tâm trạng của các môn đệ, sau khi nghe Người loan báo cuộc thương khó sắp đến. Chúa đã đưa ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi lên một ngọn núi cao, nơi chốn cô quạnh và biệt lập, xa cuộc sống hằng ngày xô bồ náo nhiệt để các ông có thể gần gũi Thiên Chúa hơn. Người đã biền đổi hình dạng trước mặt các ông, bên cạnh đó còn xuất hiện Êlia và Môsê, hai gương mặt vổi bật trong lịch sử Itraen. Sự kiện này nhằm cung cầp cho ba môn đệ một bằng chứng để có thể nhận biết Đức Giêsu là ai: Người thuộc về Thiên Chúa, nhưng Người cũng thuộc về lịch sử của dân Itraen được Thiên Chúa hướng dẫn. Người đưa sứ mạng của Môsê và Êlia đến chỗ hoàn tất. Tiếng nói từ trời với các môn đệ xác nhận điều này. Người là Con Thiên Chúa, các ông phải vâng nghe lời Người. Nơi Đức Giêsu, các môn đệ được nghe lời của Con Thiên Chúa. Lời nói trong ánh sáng này là dấu chỉ mà từ bao đời, dân tộc Do thái và toàn thể nhân loại vẫn mong chờ, để đạt được cùng đích vận mệnh của mình.
Biến cố này không chỉ nhằm củng cố niềm tin cho các môn đệ và cung cấp cho các ông một điểm tựa để các ông khỏi chao đảo khi chứng kiến cuộc khổ nạn của Người, mà còn dành cho tất cả mọi người Kitô hữu chúng ta.
Cuộc đời người Kitô hữu vẫn thường được định nghĩa như một cuộc hành trình, trong đó mỗi người chúng ta cầm ngọn nến cháy sáng đức tin. Bao lâu ngọn nến còn cháy sáng, chúng ta còn tiến bước. Sóng gió, tăm tối trong cuộc hành trình là điều không thể tránh được. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục giữ cho ngọn nến mãi cháy sáng, chúng ta vẫn có thể tiến bước trong hân hoan và tràn trề hy vọng như hai môn đệ trên đường Emmaus thuở nào. Những lúc tưởng như chấm hết mọi giấc mơ, mọi hy vọng. Trở về làng cũ là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ. Chúa Giêsu của thành Emmaus cũng đang nói với bạn: đùng thất vọng, Ngài đang dồng hành với bạn, và với Ngài bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lạy Chúa Giêsu, xin tiếp tục củng cố niềm tin cho chúng con, để khi gặp gian nan thử thách, chúng con không ngã lòng thất vọng, nhưng sẵn sàng đón nhận và can đảm dấn thân theo Chúa đến cùng.
Nữ sĩ người Thụy Điển được giải Nobel văn chương là bà Selina Lagertoeff có kể một câu chuyện như sau: Có một kỵ sĩ nọ, sau khi đã tham dự một trận thánh chiến thành công tại Thánh Địa, đã lập một lời thề. Anh muốn đốt lên một ngọn nến từ trên mộ của Chúa Giêsu và mang ánh sáng ấy về quê hương của anh là thành phố Fireheze bên Italia.
Quyết định ấy của anh đã biến anh thành một con người mới hoàn toàn. Từ một quân nhân hung hãn chuyên cầm gươm giết người, nay người kỵ sĩ đã trở thành một con người hiền hòa, sẵn sàng chấp nhận mọi thứ thiệt thòi.
Trên đường trở về quê hương, cầm ngọn nến cháy sáng trên tay, người kỵ sĩ gặp không biết bao nhiêu kẻ cướp bóc, nhưng anh không hề đưa tay động đến chiếc gươm đang mang bên người. Anh hứa trao cho họ bất cứ điều gì họ muốn, miễn là để cho anh được phép giữ lại ngọn nến đang cháy sáng trong tay. Quân cướp lột hết tất cả những gì anh có, kể cả chiến bào và con ngựa quí của anh. Họ trao cho anh một con ngựa già để đi từng bước cầm chừng. Sau khi đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách, giờ này, người kỵ sĩ cảm thấy thảnh thơi hơn bao giờ hết. Anh cảm thấy thơ thới vì đã trút bỏ được những của cải không cần thiết, nhưng anh vui mừng hơn cả vì vẫn tiếp tục giữ được ngọn nến sáng đã được thắp lên từ trên mồ của Chúa.
Trong bài Tin Mừng Mc 9, 2-10, cho thấy Đức Giêsu rất thấu hiểu tâm trạng của các môn đệ, sau khi nghe Người loan báo cuộc thương khó sắp đến. Chúa đã đưa ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi lên một ngọn núi cao, nơi chốn cô quạnh và biệt lập, xa cuộc sống hằng ngày xô bồ náo nhiệt để các ông có thể gần gũi Thiên Chúa hơn. Người đã biền đổi hình dạng trước mặt các ông, bên cạnh đó còn xuất hiện Êlia và Môsê, hai gương mặt vổi bật trong lịch sử Itraen. Sự kiện này nhằm cung cầp cho ba môn đệ một bằng chứng để có thể nhận biết Đức Giêsu là ai: Người thuộc về Thiên Chúa, nhưng Người cũng thuộc về lịch sử của dân Itraen được Thiên Chúa hướng dẫn. Người đưa sứ mạng của Môsê và Êlia đến chỗ hoàn tất. Tiếng nói từ trời với các môn đệ xác nhận điều này. Người là Con Thiên Chúa, các ông phải vâng nghe lời Người. Nơi Đức Giêsu, các môn đệ được nghe lời của Con Thiên Chúa. Lời nói trong ánh sáng này là dấu chỉ mà từ bao đời, dân tộc Do thái và toàn thể nhân loại vẫn mong chờ, để đạt được cùng đích vận mệnh của mình.
Biến cố này không chỉ nhằm củng cố niềm tin cho các môn đệ và cung cấp cho các ông một điểm tựa để các ông khỏi chao đảo khi chứng kiến cuộc khổ nạn của Người, mà còn dành cho tất cả mọi người Kitô hữu chúng ta.
Cuộc đời người Kitô hữu vẫn thường được định nghĩa như một cuộc hành trình, trong đó mỗi người chúng ta cầm ngọn nến cháy sáng đức tin. Bao lâu ngọn nến còn cháy sáng, chúng ta còn tiến bước. Sóng gió, tăm tối trong cuộc hành trình là điều không thể tránh được. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục giữ cho ngọn nến mãi cháy sáng, chúng ta vẫn có thể tiến bước trong hân hoan và tràn trề hy vọng như hai môn đệ trên đường Emmaus thuở nào. Những lúc tưởng như chấm hết mọi giấc mơ, mọi hy vọng. Trở về làng cũ là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ. Chúa Giêsu của thành Emmaus cũng đang nói với bạn: đùng thất vọng, Ngài đang dồng hành với bạn, và với Ngài bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lạy Chúa Giêsu, xin tiếp tục củng cố niềm tin cho chúng con, để khi gặp gian nan thử thách, chúng con không ngã lòng thất vọng, nhưng sẵn sàng đón nhận và can đảm dấn thân theo Chúa đến cùng.
Tự do và chay tịnh
Sr. Têrêxa Ngọc Lễ.
16:45 06/03/2009
TỰ DO VÀ CHAY TỊNH.
Đời người là một cuộc hành trình. Có biết bao người là có bấy nhiêu cuộc hành trình hiện thực trong vũ trụ. Có biết bao hành trình là có vô số những gam màu khác nhau, đậm nhạt và dài ngắn của hành trình tuỳ thuộc vào cái mà mỗi người mong muốn. Những hành trình ấy đều có âm hưởng của cuộc kiếm tìm, của khao khát đi đến hạnh phúc, để đi về đến bến bờ của hạnh phúc và hân hoan, chứ không muốn “đi đâu loanh quanh, cho đời mỏi mệt” như triết lý của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vì thế, bất luận già hay trẻ, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo… tất cả và tất cả đang trong hành trình của tìm kiếm hạnh phúc và đi về nguồn cội. Tìm kiếm hạnh phúc để được sống trọn vẹn một đời làm người trong một đời Kitô hữu. Tìm đến nguồn cội để cảm nhận và sống với căn tính của mình. Vì thế, mỗi người tự lên kế hoạch để sống hành trình đời mình với những con đường khác nhau để đạt mục đích. Trong hành trình đó, con người phải đi qua biết bao con đường mới mà họ chưa một lần đặt chân đến, chưa một lần trải nghiệm để sống với những thăng trầm giăng trải đó đây.
Con người tự do chọn lựa cho mình mục đích để làm nên chuyến đi, tự chọn lấy phương tiện để mang theo trong hành trình. Tự do là sự độc đáo mà con người sử dụng để hoàn thành chuyến kiếm tìm. Do đó, tự do gắn với hành trình, gắn với con người trong nguyên nghĩa sâu xa nhất.
Sống với tự do, để trở thành chính mình trong cái mình LÀ, để không bị ràng buộc bởi bất cứ một lập trình nào, cho dẫu ngay cả những hoạch định tâm linh được nhào nắn, được viết thành phần mềm để sử dụng đại trà trong thời công nghệ kỹ thuật số, từ một lập trường hay linh đạo của bất kỳ ai. Mỗi người có một phiên bản và một password riêng của đời mình, chẳng bắt chước hoặc làm bản photocopy của người khác. Dùng tự do, và ân sủng riêng biệt để lập trình cho mình một linh đạo độc đáo trong Thánh Thần. Đó mới là tròn đầy để sống với tự do, để sống phong phú với hành trình chính mình.
Sống tự do để vượt lên trên những định kiến, những cú ngã ngựa không cần thiết, để không bị giật dây từ những cái đến từ bên ngoài, để không bị hỉ nộ ái ố xâm chiếm trong những chuyện dở khóc dở cười của cuộc đời. Một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy mặt trời như chưa tỉnh giấc khi chợt nghe những giai điệu buồn từ tha nhân mang đến. Buồn dâng trong ánh mắt, buồn len vào trong tim khi đôi mắt chưa có cái nhìn của kẻ tự do, còn bị rang buộc bởi lời khen chê của con người giới hạn. Cười thật đấy, nhưng chưa phải là nụ cười của kẻ được giải phóng, nhưng là để lấp liếm cái giới hạn tột cùng của đời mình, để che đậy tâm nô lệ của một kẻ chưa tỉnh thức.
Ngày nay, các món chay đang dần được lên ngôi, mon men xếp hàng đầu bảng trong cái văn hoá ẩm thực của con người thời đại. Nhiều người đã tìm đến lối ăn chay vì nhiều mục đích khác nhau. Sự khôn ngoan lựa chọn đã cho con người biết tận dụng hết hiệu năng của món chay mà vẫn làm giàu cho cơ thể với các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng vẫn chỉ là cái xác, còn hồn thì chẳng biết đã đến được cõi tự do của một sự thanh thoát chưa nữa! Tấp nập trong quán chay, nhưng thử hỏi đã được bao người đã sống được một cách tự do thoát ra khỏi những rang buộc của hỉ nộ ái ố, để chay mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút đời mình.
Những kiểu khua chiêng đánh trống cho thiên hạ xem thấy những việc tốt lành bàn tay đang làm…có lẽ dễ làm cho người khác dị ứng bởi sự tung hứng bởi biện luận đơn thuần “ không phải để cho tôi mà là…”. Đôi khi, cầm lấy chiếc khiên của tự do, của chay tịnh, nhưng lòng lại bị vướng bận, bị nô lệ cho những cái mà ta tưởng là chủ nghĩa tự do đích thực. Sao không chay những lối khua mã hòng cho thiên hạ xem thấy ? Sao không chay những hiềm khích ghen tỵ để sống yêu thương và tha thứ? Con người thích những lời bóng bẩy, sao không mở miệng nói lời tế nhị, yêu thương để có thể ngồi cạnh nhau mãi mãi? Sao không chay những ý nghĩ chủ quan và thành kiến, để mở đường cho người anh em đi trong hành trình của họ.
Hôm qua và hôm nay, Chúa Giêsu vẫn vào hoang địa, vẫn chay tịnh và vẫn chiến đấu để thắng những cơn cám dỗ. Sẽ khổ lụy và đau thương biết bao khi ta tưởng mình tự do nhưng lại vẫn còn nằm chết dí trong chiếc kén của con sâu róm. Sẽ mệt mỏi biết bao khi mỗi ngày ta lại khóc, lại nằm bẹp dí trên chiếc giường vì lời nói, ánh mắt của người đồng loại… Chẳng thoát ra được những cái phù vân, tạm bợ và giả tạo… làm sao có thể gọi là tự do và chay tịnh?
Đời người là một cuộc hành trình. Có biết bao người là có bấy nhiêu cuộc hành trình hiện thực trong vũ trụ. Có biết bao hành trình là có vô số những gam màu khác nhau, đậm nhạt và dài ngắn của hành trình tuỳ thuộc vào cái mà mỗi người mong muốn. Những hành trình ấy đều có âm hưởng của cuộc kiếm tìm, của khao khát đi đến hạnh phúc, để đi về đến bến bờ của hạnh phúc và hân hoan, chứ không muốn “đi đâu loanh quanh, cho đời mỏi mệt” như triết lý của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vì thế, bất luận già hay trẻ, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo… tất cả và tất cả đang trong hành trình của tìm kiếm hạnh phúc và đi về nguồn cội. Tìm kiếm hạnh phúc để được sống trọn vẹn một đời làm người trong một đời Kitô hữu. Tìm đến nguồn cội để cảm nhận và sống với căn tính của mình. Vì thế, mỗi người tự lên kế hoạch để sống hành trình đời mình với những con đường khác nhau để đạt mục đích. Trong hành trình đó, con người phải đi qua biết bao con đường mới mà họ chưa một lần đặt chân đến, chưa một lần trải nghiệm để sống với những thăng trầm giăng trải đó đây.
Con người tự do chọn lựa cho mình mục đích để làm nên chuyến đi, tự chọn lấy phương tiện để mang theo trong hành trình. Tự do là sự độc đáo mà con người sử dụng để hoàn thành chuyến kiếm tìm. Do đó, tự do gắn với hành trình, gắn với con người trong nguyên nghĩa sâu xa nhất.
Sống với tự do, để trở thành chính mình trong cái mình LÀ, để không bị ràng buộc bởi bất cứ một lập trình nào, cho dẫu ngay cả những hoạch định tâm linh được nhào nắn, được viết thành phần mềm để sử dụng đại trà trong thời công nghệ kỹ thuật số, từ một lập trường hay linh đạo của bất kỳ ai. Mỗi người có một phiên bản và một password riêng của đời mình, chẳng bắt chước hoặc làm bản photocopy của người khác. Dùng tự do, và ân sủng riêng biệt để lập trình cho mình một linh đạo độc đáo trong Thánh Thần. Đó mới là tròn đầy để sống với tự do, để sống phong phú với hành trình chính mình.
Sống tự do để vượt lên trên những định kiến, những cú ngã ngựa không cần thiết, để không bị giật dây từ những cái đến từ bên ngoài, để không bị hỉ nộ ái ố xâm chiếm trong những chuyện dở khóc dở cười của cuộc đời. Một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy mặt trời như chưa tỉnh giấc khi chợt nghe những giai điệu buồn từ tha nhân mang đến. Buồn dâng trong ánh mắt, buồn len vào trong tim khi đôi mắt chưa có cái nhìn của kẻ tự do, còn bị rang buộc bởi lời khen chê của con người giới hạn. Cười thật đấy, nhưng chưa phải là nụ cười của kẻ được giải phóng, nhưng là để lấp liếm cái giới hạn tột cùng của đời mình, để che đậy tâm nô lệ của một kẻ chưa tỉnh thức.
Ngày nay, các món chay đang dần được lên ngôi, mon men xếp hàng đầu bảng trong cái văn hoá ẩm thực của con người thời đại. Nhiều người đã tìm đến lối ăn chay vì nhiều mục đích khác nhau. Sự khôn ngoan lựa chọn đã cho con người biết tận dụng hết hiệu năng của món chay mà vẫn làm giàu cho cơ thể với các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng vẫn chỉ là cái xác, còn hồn thì chẳng biết đã đến được cõi tự do của một sự thanh thoát chưa nữa! Tấp nập trong quán chay, nhưng thử hỏi đã được bao người đã sống được một cách tự do thoát ra khỏi những rang buộc của hỉ nộ ái ố, để chay mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút đời mình.
Những kiểu khua chiêng đánh trống cho thiên hạ xem thấy những việc tốt lành bàn tay đang làm…có lẽ dễ làm cho người khác dị ứng bởi sự tung hứng bởi biện luận đơn thuần “ không phải để cho tôi mà là…”. Đôi khi, cầm lấy chiếc khiên của tự do, của chay tịnh, nhưng lòng lại bị vướng bận, bị nô lệ cho những cái mà ta tưởng là chủ nghĩa tự do đích thực. Sao không chay những lối khua mã hòng cho thiên hạ xem thấy ? Sao không chay những hiềm khích ghen tỵ để sống yêu thương và tha thứ? Con người thích những lời bóng bẩy, sao không mở miệng nói lời tế nhị, yêu thương để có thể ngồi cạnh nhau mãi mãi? Sao không chay những ý nghĩ chủ quan và thành kiến, để mở đường cho người anh em đi trong hành trình của họ.
Hôm qua và hôm nay, Chúa Giêsu vẫn vào hoang địa, vẫn chay tịnh và vẫn chiến đấu để thắng những cơn cám dỗ. Sẽ khổ lụy và đau thương biết bao khi ta tưởng mình tự do nhưng lại vẫn còn nằm chết dí trong chiếc kén của con sâu róm. Sẽ mệt mỏi biết bao khi mỗi ngày ta lại khóc, lại nằm bẹp dí trên chiếc giường vì lời nói, ánh mắt của người đồng loại… Chẳng thoát ra được những cái phù vân, tạm bợ và giả tạo… làm sao có thể gọi là tự do và chay tịnh?
Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân ngày quốc tế giới trẻ lần thứ XXIV
LM Giuse Ngô Quang Trung (dịch)
16:50 06/03/2009
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI NHÂN NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ XXIV
(5 tháng Tư, 2009)
“Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10)
Các bạn trẻ thân mến,
Chúa Nhật Lễ Lá tới chúng ta sẽ cử hành ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ hai mươi bốn trong phạm vi giáo phận. Khi chúng ta chuẩn bị cho biến cố hằng năm này, cha hồi tưởng lại cuộc họp mặt diễn ra vào tháng Bảy năm ngoái tại Sydney với lòng cảm tạ Chúa sâu xa. Đó là một buổi gặp gỡ đáng nhớ, một biến cố Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống rất nhiều bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Niềm vui của buổi lễ cũng như niềm phấn khởi thiêng liêng mà mỗi người cảm nhận trong những ngày ngắn ngủi đó là một dấu chứng hùng hồn nói lên sự hiện diện của Thần Khí Chúa Kitô. Giờ đây chúng ta đang hướng về buổi họp mặt quốc tế diễn ra tại Madrid vào năm 2011, với chủ đề rút ra từ lời của Thánh Phaolô Tông Đồ: “Hãy dựa vào đức tin để cắm rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô” (x. Cl 2, 7). Khi hướng về ngày giới trẻ toàn cầu này, chúng ta hãy cùng nhau vạch ra một lộ trình chuẩn bị. Chúng ta chọn một câu của Thánh Phaolô cho năm 2009: “Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10), và vào năm 2010 chúng ta sẽ cùng nhau suy tư về câu hỏi mà một người trẻ giàu có đặt ra cho Chúa Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mc 10, 17)
Tuổi trẻ là một thời gian để hi vọng
Tại Sydney, chúng ta đã chú tâm vào những gì Chúa Thánh Thần đang nói với các tín hữu hôm nay, đặc biệt với các con, những người trẻ thân thương của cha. Trong Thánh Lễ bế mạc, cha đã thúc giục chúng con hãy để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn hầu có thể trở nên những sứ giả của lòng Chúa yêu thương, góp phần xây dựng một tương lai hi vọng cho toàn thể nhân loại. Hi vọng thật sự là một vấn đề hệ trọng đối với đời sống con người cũng như đối với sứ mệnh Kitô hữu của chúng ta, nhất là trong thời đại ngày nay. Tất cả chúng ta đều nhận thấy cần phải hi vọng, nhưng không phải bất cứ thứ hi vọng nào, mà là một niềm hi vọng vững vàng và xác thực, như cha đã nhấn mạnh trong Thông điệp Spe Salvi. Tuổi trẻ là một thời gian đặc biệt để hi vọng, tuổi trẻ hướng về tương lai với tất cả hoài bão. Khi còn trẻ chúng ta ấp ủ những lí tưởng, những ước mơ, những dự định. Tuổi trẻ là thời gian những chọn lựa quyết định của chúng ta sẽ chín mùi trong phần còn lại của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà đó là thời gian mà những vấn nạn nền tảng về cuộc sống hiện ra một cách quyết liệt nhất: Tại sao tôi hiện hữu trên trần gian này? Đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Cuộc đời của tôi sẽ như thế nào? Và còn nữa: Làm thế nào để đạt được hạnh phúc? Tại sao có đau khổ, bệnh tật và sự chết? Điều gì đứng đàng sau sự chết? Đây là những câu hỏi đã trở thành thiết thân khi chúng ta phải dối diện với bao nghịch cảnh dường như không thể thắng vượt: những gian nan trong việc học hành, thất nghiệp, lục đục trong gia đình, khủng hoảng trong tình bạn hoặc trong việc kết ước yêu thương, bệnh tật hoặc tàn tật, thiếu những nguồn lực thích đáng do hậu qủa của cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội lan rộng hiện nay. Và rồi chúng ta sẽ tự hỏi: tôi có thể kiếm tìm và duy trì ngọn lửa hi vọng cháy mãi trong tim như thế nào?
Đi tìm “niềm hi vọng lớn lao”
Kinh nghiệm cho thấy rằng những phẩm chất cá nhân cũng như điều kiện vật chất không đủ bảo đảm cho niềm hi vọng mà con người hằng tha thiết kiếm tìm. Như cha đã viết trong Thông điệp Spe Salvi, chính trị, khoa học, kĩ thuật, kinh tế và tất cả những nguồn lực vật chất khác tự nó không đủ để cung cấp niềm hi vọng lớn lao mà tất cả chúng ta khao khát. Niềm hi vọng này “chỉ có Thiên Chúa là Đấng ôm lấy toàn thể vũ trụ này, Ngài có thể ban cho chúng ta những gì mà chính chúng ta không thể đạt tới” (s. 31). Đây là lí do tại sao một trong những hậu qủa chính của thái độ phớt lờ Thiên Chúa là sự mất định hướng, lộ rõ trong các xã hội của chúng ta; nó tạo ra buồn chán và bạo lực, bất mãn và mất tự tin, và thường dẫn đến tuyệt vọng. Lời Chúa đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ và rất rõ ràng: “Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa. Người đó sẽ như bui cây trong hoang địa, chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ” (Gr 17, 5- 6).
Cuộc khủng hoảng về niềm hi vọng dường như tác động đến những thế hệ trẻ hơn. Trong những môi trường văn hoá xã hội thiếu kém sự chân xác, những giá trị hoặc những điểm quy chiếu vững vàng thì họ thấy mình phải đối diện với những khó khăn dường như vượt qúa khả năng của họ. Họ thường phải gánh chịu sự thiếu trưởng thành nhân cách gây ra bởi những hoàn cảnh gia đình không làm trọn chức năng, bởi những yếu tố khe khắt và lỏng lẻo trong sự giáo dục, và bởi những cảm nghiệm gian khổ và tổn thương. Đối với một số người- đáng buồn là con số đó thật đáng kể- con đường để thoát ra lại không tránh khỏi sa vào những lối ứng xử nguy hiểm và đầy bạo lực, sự lệ thuộc vào thuốc xái và rượu chè, và nhiều cạm bẫy tương tự khác cho những người bất cẩn. Tuy nhiên, cả đối với những người thấy mình lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, đang bị lạc đường bởi những mẫu gương tồi bại thì lòng ước muốn tình yêu và hạnh phúc đích thực vẫn không bị dập tắt. Nhưng chúng ta có thể nói thế nào về niềm hi vọng cho những người trẻ ấy? Chúng ta biết rằng chỉ trong Thiên Chúa con người mới tìm được sự hoàn thiện đích thực. Nhiệm vụ chính yếu đối với tất cả chúng ta là tái truyền giảng Tin Mừng nhằm giúp các thế hệ trẻ khám phá lại dung mạo đích thực của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Cha muốn ngỏ với các con, những bạn trẻ, những người đang đi tìm một niềm hi vọng vững chắc, bằng chính những lời Thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu tại Rôma đang bị bách hại vào thời của ngài: “Xin Thiên Chúa là nguồn hi vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hi vọng” (Rm 15, 13). Trong Năm Thánh kính nhớ Vị Tông Đồ Dân Ngoại nhân dịp kỉ niệm hai nghìn năm sinh nhật của ngài, chúng ta hãy học nơi ngài phương cách để trở nên những chứng nhân đáng tin của niềm hi vọng Kitô giáo.
Thánh Phaolô, chứng nhân của niềm hi vọng
Khi Phaolô bị chìm ngập trong muôn vàn gian nan và thử thách, ngài viết cho đồ đệ tín cẩn của mình là Timôthê: “Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10). Niềm hi vọng này cắm rễ trong cuộc đời ngài thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta phải trở lại cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Phục Sinh trên đường Đamas. Vào lúc đó, Saolô là một người trẻ như các con, mới vào độ tuổi hai mươi, một người tuân thủ Luật Môsê, cương quyết bằng mọi giá chống lại và cả phải giết chết những người mà ngài coi là thù nghịch với Thiên Chúa (x. Cv 9, 1). Đang trên đường đến Đamas để bắt bớ các môn đệ Chúa Kitô, ngài bị mù bởi một luồng ánh sáng kì diệu và ngài nghe thấy tiếng gọi đích danh mình: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại ta?” Ngài ngã xuống đất và hỏi lại: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Tiếng trả lời phát ra: “Ta là Giêsu mà người đang bắt bớ” (Cv 9, 3- 5). Sau cuộc gặp gỡ ấy, cuộc đời của Phaolô hoàn toàn biến đổi. Ngài đón nhận Phép Rửa và trở thành một vị Tông Đồ của Tin Mừng. Trên đường đến Đamas ngài đã được biến đổi sâu xa bởi Tình Yêu của Chúa ngài gặp thấy trong con người Chúa Giêsu. Sau đó ngài viết lại: “Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20). Từ một người bách hại, ngài đã trở thành một chứng nhân và một nhà truyền giáo. Ngài đã xây dựng các cộng đoàn Kitô giáo tại Tiểu Á và Hi Lạp, ngài đã vượt xa hằng ngàn dặm trong muôn trùng hiểm nguy, mà tột đỉnh là cuộc tử đạo tại Rôma. Tất cả vì lòng mến Chúa Kitô.
Niềm hi vọng lớn lao đặt nơi Chúa Kitô
Đối với Phaolô, hi vọng không đơn thuân là một lí tưởng hay tình cảm, mà là một con người sống động: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Thấm nhuần sâu xa xác tín này, ngài viết cho Timôthê: “Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10). “Thiên Chúa hằng sống” là Chúa Kitô Phục Sinh đang hiện diện trong thế giới chúng ta. Người là niềm hi vọng đích thực: Chúa Kitô đng sống với chúng ta và trong chúng ta, Người kêu gọi chúng ta chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Người. Nếu chúng ta không đơn độc, nếu Người ở với chúng ta, và hơn nữa, nếu Người là hiện tại và tương lai của chúng ta thì tại sao phải lo sợ. Vì thế, niềm hi vọng của một Kitô hữu là khao khát “Nước Trời và sự sống vĩnh cửu như là hạnh phúc đời mình, khi tin tưởng vào các lời hứa của Chúa Kitô, và phó thác vào ơn trợ lực của chúa Thánh Thần” (Gíao Lí Công Giáo, 1817).
Con đường hướng về niềm hi vọng lớn lao
Các bạn trẻ thân mến, cũng như Người đã một lần gặp gỡ Phaolô, Chúa Giêsu cũng muốn gặp gỡ mỗi người chúng con. Qủa thật, ngay cả trước khi chúng ta mong ước điều đó thì chính Chúa Giêsu đã tha thiết muốn cuộc gặp gỡ như thế. Nhưng có lẽ có người trong các con sẽ hỏi: Làm sao hôm nay tôi có thể gặp Người? Hay đúng hơn, bằng cách nào Người có thể đến gần tôi? Hội Thánh dạy chúng ta rằng ước ao gặp Chúa đã là hoa trái của ơn Người ban cho chúng ta rồi. Khi chúng ta diễn tả đức tin trong lời cầu nguyện, chúng ta sẽ tìm thấy Người cả trong những lúc đen tối bởi vì Người hiến mình cho chúng ta. Kiên trì cầu nguyện sẽ mở rộng tâm hồn để đón nhận Người như Thánh Augustinô giải thích: “Thiên Chúa chúng ta…muốn các ước muốn của chúng ta phải được thực hiện trong lời cầu nguyện, như thế Ngài giúp chúng ta hiểu những gì Ngài đang chuẩn bị trao ban” (Bức Thư 130: 8, 17). Cầu nguyện là hồng ân của Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trở thành những người của niềm hi vọng, còn lời cầu nguyện giúp cho thế giới hướng về Thiên Chúa (x. Spe Salvi, 34).
Hãy tạo không gian cầu nguyện trong đời sống của các con! Cầu nguyện một mình thì tốt, mặc dù cầu nguyện chung là lí tưởng và đạt kết qủa hơn, bởi vì Chúa đã bảo đảm với chúng ta Người sẽ hiện diện bất cứ nơi đâu hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Người (x. Mt 18, 20). Có nhiều cách thức để trở nên thân mật với Người. Có những kinh nghiệm, các nhóm và các phong trào, những buổi gặp gỡ và các khoá huấn luyện giúp học hỏi việc cầu nguyện để tăng triển cảm nghiệm đức tin. Hãy tham dự các buổi phụng vụ của giáo xứ các con để được nuôi dưỡng một cách phong phú bởi Lời Chúa và nhờ việc tham dự tích cực vào các Bí Tích. Như các con biết, tột đỉnh và trọng tâm đời sống và sứ mệnh của mỗi tín hữu cũng như của các cộng đồng Kitô hữu là Thánh Thể, bí tích cứu độ trong đó Chúa Kitô hiện diện và trao ban Mình và Máu Người làm lương thực thiêng liêng ban sự sống vĩnh cửu. Thật là một mầu nhiệm khôn tả! Chính từ Thánh Thể mà Hội Thánh được sinh ra và phát triển- đại gia đình Kitô hữu mà chúng ta gia nhập qua Bí tích Thánh Tẩy, rồi trong gia đình ấy chúng ta lại được thường xuyên đổi mới qua Bí tích Hoà Giải. Những người đã lãnh phép rửa, qua Bí tích Thêm Sức, được Chúa Thánh Thần kiện cường để sống như bạn hữu và chứng nhân của Chúa Kitô. Các Bí tích truyền Chức và Hôn Phối giúp họ chu toàn trách vụ tông đồ trong Hội Thánh và nơi trần thế. Cuối cùng, Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân giúp chúng ta cảm nghiệm sự an ủi thiêng liêng trong bệnh tật và đau khổ.
Hành động phù hợp với niềm hi vọng Kitô giáo
Các bạn trẻ thân mến, nếu các con tìm thấy sự nâng đỡ nơi Chúa Kitô, và nếu chúng con sống một cách phong phú trong Người như Thánh Phaolô Tông Đồ đã sống, các con không thể không nói về Người cũng như làm cho Người được nhiều bạn bè và đồng nghiệp của các con nhận biết và yêu mến. Hãy trở nên những môn đệ trung tín của Người, và nhờ thế chúng con có thể giúp hình thành những cộng đồng Kitô hữu tràn đầy tình thương mến, như được mô tả trong sách Công vụ Tông đồ. Hội Thánh cần nhờ các con trong sứ vụ thúc bách này. Đừng thất vọng trước các khó khăn và thử thách các con sẽ gặp. Hãy kiên tâm bền chí thắng vượt các khuynh hướng tự nhiên của tuổi trẻ là lao nhanh về phía trước và kì vọng mọi sự một cách tức thời.
Các bạn thân mến, hãy noi gương Phaolô và hãy trở nên nhân chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh! Hãy làm cho Chúa Kitô được nhận biết nơi các bạn đồng trang lứa của các con, cũng như xa hơn, cho những người đang đi tìm “niềm hi vọng lớn lao” đem lại ý nghĩa cho cuộc đời của họ. Nếu Chúa Giêsu đã trở thành niềm hi vọng của các con thì hãy thông truyền niềm hi vọng ấy cho những người khác với niềm vui, với sự dấn thân hăng hái và nhiệt thành tông đồ. Hãy để cho Chúa Kitô cư ngụ trong các con, và khi đã đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Người, các con hãy trải rộng niềm hi vọng này ra xung quanh. Hãy thực hiện những chọn lựa chứng tỏ đức tin của các con: hãy tỏ cho thấy rằng các con hiểu rõ những cạm bẫy của việc sùng bái tiền bạc, của cải vật chất, sự nghiệp và thành công, và đừng cho phép bản thân các con bị cuốn hút bởi những ảo tưởng sai lầm. Đừng nhượng bộ những toan tính về những quyền lợi ích kỷ, nhưng hãy nuôi dưỡng tình yêu thương tha nhân và hãy nỗ lực đặt bản thân và tài năng cũng như khả năng chuyên môn của mình vào việc phục vụ thiện ích chung, phục vụ chân lí, luôn luôn sẵn sàng để “trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hi vọng của anh em” (1 Pr 3, 15). Kitô hữu đích thực sẽ không bao giờ buồn chán, ngay cả nếu họ phải đối mặt với mọi thách thức, bởi vì sự hiện diện của Chúa Giêsu là bí quyết của niềm vui và bình an của họ.
Đức Maria, Mẹ của niềm hi vọng
Ước gì Thánh Phaolô trở thành gương sáng cho các con trong hành trình đời tông đồ. Thánh nhân đã nuôi dưỡng đời mình bằng lòng tin và niềm trông cậy vững vàng theo gương ông Abraham, đấng mà ngài viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn tin sẽ trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc” (Rm 4, 18). Nối gót dân của niềm hi vọng- được hình thành bởi các tiên tri và các thánh qua mọi thời đại- chúng ta tiếp tục hướng về việc xây dựng Nước Trời. Trên hành trình thiêng liêng này, chúng ta có Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của niềm Hi Vọng cùng đồng hành. Mẹ là hiện thân của niềm hi vọng Israel, Mẹ đã ban cho thế gian Đấng Cứu Chuộc, đã ở lại dưới chân Thánh Giá với niềm hi vọng kiên vững, Mẹ là gương mẫu và sự nương tựa của chúng ta. Trên hết, Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta và dẫn chúng ta vượt qua bóng đêm thử thách đến với bình minh rạng ngời của sự gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh. Các bạn trẻ thân mến, cha muốn kết thúc sứ điệp này bằng lời kinh tuyệt hảo và quen thuộc của Thánh Bênađô, được gợi hứng từ một trong các tước hiệu của Mẹ Maria, Stella Maris (Mẹ là Sao Biển): “Các con là những người đang ở giữa trần gian đầy biến động, các con thấy mình bị trôi giạt muôn hướng trong phong ba bão tố chứ không phải đang đứng trên mặt đất vững vàng. Nếu con không muốn bị nhận chìm dưới những đợt sóng dữ dội thì đừng rời mắt khỏi ánh sáng của Ngôi Sao này. Dù những trận cuồng phong của cám dỗ nổi lên, dù phải sa xuống những vực đá của nghịch cảnh, các con hãy hướng nhìn về Ngôi Sao, hãy gọi tên Maria…Trong gian nguy, trong thất vọng, trong băn khoăn, các con hãy nghĩ đến mẹ Maria, hãy gọi tên Maria…Bước theo ngài, các con chẳng bao giờ lạc lối; khi các con cầu khẩn Mẹ trợ giúp, các con không bao giờ phải thất vọng; nghĩ đến Mẹ, các con sẽ không sa vào lầm lạc; dưới sự bảo trợ của Mẹ, các con sẽ không lạc đường; dưới sự che chở của Mẹ, con con không phải sợ hãi; có Mẹ dẫn đường, các con sẽ không kiệt sức; có Mẹ trợ giúp các con sẽ đến bến bờ bình an” (Những bài giảng ca tụng Mẹ Trinh Nữ, 2, 17).
Lạy Mẹ Maria, là Sao Biển, chúng con kêu cầu Mẹ dẫn đưa giới trẻ trên khắp thế giới đến gặp Chúa Giêsu Con Mẹ. Xin Mẹ hãy là đấng bảo vệ thiêng liêng giúp họ sống trung thành với Tin Mừng và sống trọn niềm hi vọng.
Các bạn trẻ thân mến, cha hứa sẽ nhớ đến các con hằng ngày trong lời cầu nguyện. Cha ưu ái ban phép lành cho các con và cho tất cả thân nhân của các con.
Vatican ngày 22 tháng Hai, 2009
BENDICTUS PP. XVI
Người Mẹ và Người Thầy
Giuse Vũ Tiến Tặng
17:19 06/03/2009
Người Mẹ và Người Thầy
Ngày 8 tháng 3 hằng năm được dành riêng cho phụ nữ. Ngày đó hoàn toàn được công nhận là ngày của phái đẹp. Chẳng biết 364 ngày còn lại trong năm dùng để tôn vinh phái nào: phái không đẹp hay đẹp vừa và đẹp ít, không xấu hay xấu vừa và xấu ít hoặc cũng có thể là phái xấu hay ít xấu …
Nói đến tính từ đẹp, người ta liên tưởng ngay đến vẻ đẹp thể lý cũng như nét đẹp tâm hồn. Đó là những điều không thể thiếu để cho đời sống nhân loại thêm thi vị. Biết bao thi sĩ, nhạc sĩ hay họa sĩ đã để lại cho nhân gian những tác phẩm bất hủ nhờ nguồn cảm hứng dạt dào về đề tài này. Quả thật, nếu trên đời này vắng bóng nét đẹp, chúng ta khó có thể hình dung nổi cuộc sống sẽ buồn tẻ và thiếu ý nghĩa làm sao.
Ai trong chúng ta sinh ra trên đời này lại không cảm nghiệm được nét đẹp nơi người mẹ của mình qua việc sinh thành dưỡng dục. Người mẹ Việt Nam đã đi vào huyền thoại và được ca dao và thơ ca trong kho tàng văn học ghi lại mang đậm nét trữ tình. Mỗi chúng ta thuở thiếu thời đều gắn liền với quê hương cùng với những kỷ niệm khó phai và những lời nhắn nhủ dịu ngọt qua tiếng mẹ ru à ơi. Ở đó chúng ta có người mẹ hiền chăm chút từng li từng tý. Sự khôn lớn về thể xác cũng như sự trưởng thành về mọi mặt đều mang đậm dấu ấn chăm sóc của người mẹ hiền. Khoa học ngày nay đã chứng minh sự hình thành tính cách của một con người trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện và yếu tố người đó được thừa hưởng ngay trong thời thơ ấu.
Thật chẳng quá lời khi cho rằng một người mẹ hiền sẽ mang lại mối lợi cho xã hội cả một thế hệ. Chính vì thế để giúp cho các nước chậm phát triển thoát khỏi nghèo đói, người ta quan tâm đến sự thăng tiến cho người phụ nữ. Đây là một sự đầu tư mang tính chất dài hạn cho sự phát triển của đất nước và nhân loại. Trong môi trường gia đình, ngôi trường học đầu tiên của mỗi người, mỗi chúng ta được ấp ủ bởi tình mẫu tử để rồi mới biết yêu thương đồng loại, được chập chững trong những bước đi để rồi có bước tiến dài trên con đường sự nghiệp sau này, được bập bẹ với những tiếng nói đầu tiên để rồi cất lên những tiếng nói chia vui sẻ buồn với đồng loại. Không thầy đố mày làm nên. Người mẹ hiền là người thầy tài ba dạy cho chúng ta những bài học đầu tiên để làm người.
Trên phương diện đức tin, gia đình cũng là một Giáo Hội tại gia. Ở đó người mẹ còn dậy cho con trẻ những bài giáo lý đầu tiên của tuổi khai tâm như làm Dấu Thánh Giá, đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh và những lời cầu nguyện tự phát…Gương sáng và lời cầu nguyện liên lỷ của người mẹ tác động rất nhiều đến đường nhân đức của nhiều thánh nhân như thánh nữ Monica và việc sám hối trở lại của con trai là thánh giám mục Augustinô. Còn vô số ơn gọi không kể hết được phát sinh đơm bông kết trái bởi sự chăm sóc của người mẹ.
Nói về người mẹ, chúng ta không thể không nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria, người Mẹ của Đức Giêsu và cũng là người Mẹ của nhân loại và của Giáo Hội. Mẹ là người đã nói tiếng xin vâng, để cho công trình thi ân giáng phúc của Thiên Chúa được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Mẹ Đồng Công Cứu chuộc nhân loại cùng với Giêsu trên hành trình khởi từ Nazareth cho đến đỉnh đồi Calvê. Mẹ có mặt cùng với các Tông Đồ trong buổi bình minh của Giáo Hội. Mẹ cũng quan tâm đến nhu cầu của những người đang cần sự giúp đỡ: « Họ hết rượu rồi ». Mẹ được mệnh danh là Đấng đầy ơn phước, bởi vì Mẹ luôn luôn nhận mình là phận thấp hèn, luôn suy gẫm trong lòng và tin tưởng vào Lời Thiên Chúa và để cho Ngài thực hiện trong cuộc đời của Mẹ.
Qua Mẹ để đến Thánh Tâm là nguồn mạch bình an và kho tàng của sự khôn ngoan thông thái. Mỗi chúng ta hãy dâng mình, dâng gia đình, giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội cho Mẹ. Có Mẹ chúng ta sẽ chúng ta không thiếu thốn chi và không con lo sợ chi. Xin Mẹ luôn chúc lành cho các con cái của Mẹ.
Ngày 8 tháng 3 hằng năm được dành riêng cho phụ nữ. Ngày đó hoàn toàn được công nhận là ngày của phái đẹp. Chẳng biết 364 ngày còn lại trong năm dùng để tôn vinh phái nào: phái không đẹp hay đẹp vừa và đẹp ít, không xấu hay xấu vừa và xấu ít hoặc cũng có thể là phái xấu hay ít xấu …
Nói đến tính từ đẹp, người ta liên tưởng ngay đến vẻ đẹp thể lý cũng như nét đẹp tâm hồn. Đó là những điều không thể thiếu để cho đời sống nhân loại thêm thi vị. Biết bao thi sĩ, nhạc sĩ hay họa sĩ đã để lại cho nhân gian những tác phẩm bất hủ nhờ nguồn cảm hứng dạt dào về đề tài này. Quả thật, nếu trên đời này vắng bóng nét đẹp, chúng ta khó có thể hình dung nổi cuộc sống sẽ buồn tẻ và thiếu ý nghĩa làm sao.
Ai trong chúng ta sinh ra trên đời này lại không cảm nghiệm được nét đẹp nơi người mẹ của mình qua việc sinh thành dưỡng dục. Người mẹ Việt Nam đã đi vào huyền thoại và được ca dao và thơ ca trong kho tàng văn học ghi lại mang đậm nét trữ tình. Mỗi chúng ta thuở thiếu thời đều gắn liền với quê hương cùng với những kỷ niệm khó phai và những lời nhắn nhủ dịu ngọt qua tiếng mẹ ru à ơi. Ở đó chúng ta có người mẹ hiền chăm chút từng li từng tý. Sự khôn lớn về thể xác cũng như sự trưởng thành về mọi mặt đều mang đậm dấu ấn chăm sóc của người mẹ hiền. Khoa học ngày nay đã chứng minh sự hình thành tính cách của một con người trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện và yếu tố người đó được thừa hưởng ngay trong thời thơ ấu.
Thật chẳng quá lời khi cho rằng một người mẹ hiền sẽ mang lại mối lợi cho xã hội cả một thế hệ. Chính vì thế để giúp cho các nước chậm phát triển thoát khỏi nghèo đói, người ta quan tâm đến sự thăng tiến cho người phụ nữ. Đây là một sự đầu tư mang tính chất dài hạn cho sự phát triển của đất nước và nhân loại. Trong môi trường gia đình, ngôi trường học đầu tiên của mỗi người, mỗi chúng ta được ấp ủ bởi tình mẫu tử để rồi mới biết yêu thương đồng loại, được chập chững trong những bước đi để rồi có bước tiến dài trên con đường sự nghiệp sau này, được bập bẹ với những tiếng nói đầu tiên để rồi cất lên những tiếng nói chia vui sẻ buồn với đồng loại. Không thầy đố mày làm nên. Người mẹ hiền là người thầy tài ba dạy cho chúng ta những bài học đầu tiên để làm người.
Trên phương diện đức tin, gia đình cũng là một Giáo Hội tại gia. Ở đó người mẹ còn dậy cho con trẻ những bài giáo lý đầu tiên của tuổi khai tâm như làm Dấu Thánh Giá, đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh và những lời cầu nguyện tự phát…Gương sáng và lời cầu nguyện liên lỷ của người mẹ tác động rất nhiều đến đường nhân đức của nhiều thánh nhân như thánh nữ Monica và việc sám hối trở lại của con trai là thánh giám mục Augustinô. Còn vô số ơn gọi không kể hết được phát sinh đơm bông kết trái bởi sự chăm sóc của người mẹ.
Nói về người mẹ, chúng ta không thể không nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria, người Mẹ của Đức Giêsu và cũng là người Mẹ của nhân loại và của Giáo Hội. Mẹ là người đã nói tiếng xin vâng, để cho công trình thi ân giáng phúc của Thiên Chúa được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Mẹ Đồng Công Cứu chuộc nhân loại cùng với Giêsu trên hành trình khởi từ Nazareth cho đến đỉnh đồi Calvê. Mẹ có mặt cùng với các Tông Đồ trong buổi bình minh của Giáo Hội. Mẹ cũng quan tâm đến nhu cầu của những người đang cần sự giúp đỡ: « Họ hết rượu rồi ». Mẹ được mệnh danh là Đấng đầy ơn phước, bởi vì Mẹ luôn luôn nhận mình là phận thấp hèn, luôn suy gẫm trong lòng và tin tưởng vào Lời Thiên Chúa và để cho Ngài thực hiện trong cuộc đời của Mẹ.
Qua Mẹ để đến Thánh Tâm là nguồn mạch bình an và kho tàng của sự khôn ngoan thông thái. Mỗi chúng ta hãy dâng mình, dâng gia đình, giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội cho Mẹ. Có Mẹ chúng ta sẽ chúng ta không thiếu thốn chi và không con lo sợ chi. Xin Mẹ luôn chúc lành cho các con cái của Mẹ.
Ai hiểu được chữ tình?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:33 06/03/2009
Chúa Nhật II Mùa Chay B
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi ? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi mà còn vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi của bản thân, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình, hay nói cách khác là ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay B này.
Yêu mến ai thì không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để hiến dâng điều tốt nhất của mình cho người mình yêu.. “ Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho” ( St 22, 2 ). Được hiểu như là lệnh truyền của Thiên Chúa, nhưng đó chính là tấm lòng của Abraham dành cho Đấng đã kêu gọi ông ra khỏi nơi quê cha đất tổ mà tiến về hứa địa. Dù băn khoăn, đau xót, nhưng Abraham vẫn muốn hiến dâng điều tốt nhất của mình là chính sự sống nối dài của mình, qua người con một.
Tình yêu thật diệu kỳ. Chính khi trao dâng là lúc lãnh nhận và lãnh nhận gấp trăm, gấp nghìn lần. Abraham đã không mất người con một yêu quý, mà đã trở thành cha của một đoàn con đông đảo “như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Tình yêu thật diệu kỳ, vì Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1Ga 4,8 ). Là Đấng phải được mọi vật mọi loài tôn thờ và chúc tụng, là Đấng đáng được mọi người thần phục mến yêu và hiến dâng tất cả, thì Thiên Chúa lại trao ban tất cả cho chúng ta. Thánh Tông đồ dân ngoại đã luận lý rằng: Một khi Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho chúng ta thì lẽ nào Người lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? ( x. Rm 8,32 ).
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê. Có Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. Nội dung đàm đạo là về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu sắp chịu tại Giêrusalem. Và đó chính là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại. Vì không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu ( x. Ga 15,13 ). Đây không phải là một tình cảm nhất thời mang tính tự phát, nhưng là một ý đinh có từ ngàn đời qua một chương trình được chuẩn bị từ ngàn xưa, mà sự hiện diện của Môsê và Êlia, đại diện cho Lề luật và hàng Ngôn sứ là một minh chứng hiển nhiên.
Nếu nói rằng Thiên Chúa trao ban chính Con Một, vì nhân loại bội phản, bất trung, sa ngã, phạm tội thì quả không sai. Nhưng nếu nói rằng Thiên Chúa hiến ban Con Một của Người cho nhân loại để mạc khải chính Người là Tình Yêu thì đúng hơn nhiều. “Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới”.
Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Mùa chay, mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Đấng cứu độ. Các khổ hình Chúa Kitô đã chịu và cái chết tủi nhục của người trên thập giá như một lời tố cáo tội ác của nhân loại chúng ta. Thấy được sự xấu xa của bản thân mình, hẳn nhiên ít nhiều, chúng ta cũng được thúc đẩy chê ghét tội lỗi và hoán cải ăn năn. Tuy nhiên chính tình yêu của Chúa mới làm chúng ta vươn lên, đổi mới, nên hoàn thiện và nhất là biết sống yêu thương cách quên mình.
Được chiêm ngắm dung nhan sáng láng của Thầy chí thánh, đúng hơn là nhờ được thông phần một cách nào đó “bản thể của Đấng là Tình Yêu”, thì Phêrô đã lên tiếng: “ Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia.”( Mc 9,5 ) Sao chỉ có ba cái lều mà không là bốn, năm hay là sáu ? Dù đang kinh hoàng và không biết phải nói gì, nhưng Phêrô đã thay hai bạn đồng môn Gioan và Giacôbê nói lên tấm lòng của mình, một tấm lòng quên mình vì người khác.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” ( Mc 9,7 ). Ước gì chúng ta hằng luôn ghi khắc vào tâm khảm những lời từ miệng của Đấng Cứu Độ sau đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 14,24 ). “ Vậy, nếu Thầy là Thầy và là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13,12 ). “ Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” ( Mt 7,12 ).
Ai hiểu được chữ tình ? Có thể nói rằng đó là những ai biết ở lại trong tình yêu Đấng Cứu Độ, đồng thời, nhờ và với tình yêu của Người, đã biết yêu thương như Người yêu thương. Thấy tội ác của mình, người ta có cơ may hối hận, ăn năn. Nhưng nghiệm thấy được tình yêu cứu độ người ta sẽ biết đổi đời và vươn lên.
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi ? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi mà còn vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi của bản thân, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình, hay nói cách khác là ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay B này.
Yêu mến ai thì không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để hiến dâng điều tốt nhất của mình cho người mình yêu.. “ Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho” ( St 22, 2 ). Được hiểu như là lệnh truyền của Thiên Chúa, nhưng đó chính là tấm lòng của Abraham dành cho Đấng đã kêu gọi ông ra khỏi nơi quê cha đất tổ mà tiến về hứa địa. Dù băn khoăn, đau xót, nhưng Abraham vẫn muốn hiến dâng điều tốt nhất của mình là chính sự sống nối dài của mình, qua người con một.
Tình yêu thật diệu kỳ. Chính khi trao dâng là lúc lãnh nhận và lãnh nhận gấp trăm, gấp nghìn lần. Abraham đã không mất người con một yêu quý, mà đã trở thành cha của một đoàn con đông đảo “như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Tình yêu thật diệu kỳ, vì Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1Ga 4,8 ). Là Đấng phải được mọi vật mọi loài tôn thờ và chúc tụng, là Đấng đáng được mọi người thần phục mến yêu và hiến dâng tất cả, thì Thiên Chúa lại trao ban tất cả cho chúng ta. Thánh Tông đồ dân ngoại đã luận lý rằng: Một khi Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho chúng ta thì lẽ nào Người lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? ( x. Rm 8,32 ).
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê. Có Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. Nội dung đàm đạo là về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu sắp chịu tại Giêrusalem. Và đó chính là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại. Vì không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu ( x. Ga 15,13 ). Đây không phải là một tình cảm nhất thời mang tính tự phát, nhưng là một ý đinh có từ ngàn đời qua một chương trình được chuẩn bị từ ngàn xưa, mà sự hiện diện của Môsê và Êlia, đại diện cho Lề luật và hàng Ngôn sứ là một minh chứng hiển nhiên.
Nếu nói rằng Thiên Chúa trao ban chính Con Một, vì nhân loại bội phản, bất trung, sa ngã, phạm tội thì quả không sai. Nhưng nếu nói rằng Thiên Chúa hiến ban Con Một của Người cho nhân loại để mạc khải chính Người là Tình Yêu thì đúng hơn nhiều. “Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới”.
Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Mùa chay, mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Đấng cứu độ. Các khổ hình Chúa Kitô đã chịu và cái chết tủi nhục của người trên thập giá như một lời tố cáo tội ác của nhân loại chúng ta. Thấy được sự xấu xa của bản thân mình, hẳn nhiên ít nhiều, chúng ta cũng được thúc đẩy chê ghét tội lỗi và hoán cải ăn năn. Tuy nhiên chính tình yêu của Chúa mới làm chúng ta vươn lên, đổi mới, nên hoàn thiện và nhất là biết sống yêu thương cách quên mình.
Được chiêm ngắm dung nhan sáng láng của Thầy chí thánh, đúng hơn là nhờ được thông phần một cách nào đó “bản thể của Đấng là Tình Yêu”, thì Phêrô đã lên tiếng: “ Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia.”( Mc 9,5 ) Sao chỉ có ba cái lều mà không là bốn, năm hay là sáu ? Dù đang kinh hoàng và không biết phải nói gì, nhưng Phêrô đã thay hai bạn đồng môn Gioan và Giacôbê nói lên tấm lòng của mình, một tấm lòng quên mình vì người khác.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” ( Mc 9,7 ). Ước gì chúng ta hằng luôn ghi khắc vào tâm khảm những lời từ miệng của Đấng Cứu Độ sau đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 14,24 ). “ Vậy, nếu Thầy là Thầy và là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13,12 ). “ Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” ( Mt 7,12 ).
Ai hiểu được chữ tình ? Có thể nói rằng đó là những ai biết ở lại trong tình yêu Đấng Cứu Độ, đồng thời, nhờ và với tình yêu của Người, đã biết yêu thương như Người yêu thương. Thấy tội ác của mình, người ta có cơ may hối hận, ăn năn. Nhưng nghiệm thấy được tình yêu cứu độ người ta sẽ biết đổi đời và vươn lên.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:30 06/03/2009
TRỞ VỀ
- “Hành động tuyệt vời nhất của một người là gì ?”
- “Tĩnh tọa suy tư.”
- “Đó không phải dẫn tới vô vi sao ?”
- “Nó là vô vi.”
- “Vậy thì vô vi thắng hữu vi phải không ?”
- “Vô vì là động năng của hữu vi, rời bỏ ngọn nguồn thì tất cả hành vi đều phải chết.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Tĩnh tọa để suy tư là hành động tuyệt vời nhất của người tu thiền, bởi vì trong tĩnh tọa họ có thể thấy một sức mạnh từ nội tâm phát ra, và trong suy tư họ nhận ra được thánh ý từ trời cao.
Thiên Chúa là ngọn nguồn của vũ trụ vạn vật, nếu con người rời bỏ ngọn nguồn ấy thì sẽ trở về với hư không.
Tĩnh tọa của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, vào phòng đóng kín cửa lại mà cầu nguyện cùng với Cha của mình (Mt 6, 6), thì chắc chắn sẽ nhận ra rất rõ là tiếng của Cha trên trời đang nói với mình.
Hữu vi (hành động bên ngoài) là động năng của vô vi (sức sống bên trong), đó chính là lao động và cầu nguyện mà thánh Biển Đức đã dạy cho con cái của mình vậy. Đó chính là sự trở về với Thiên Chúa trong thân phận vừa là con người được tạo dựng từ bùn đất, vừa là con cái của Thiên Chúa vậy.
N2T |
- “Hành động tuyệt vời nhất của một người là gì ?”
- “Tĩnh tọa suy tư.”
- “Đó không phải dẫn tới vô vi sao ?”
- “Nó là vô vi.”
- “Vậy thì vô vi thắng hữu vi phải không ?”
- “Vô vì là động năng của hữu vi, rời bỏ ngọn nguồn thì tất cả hành vi đều phải chết.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Tĩnh tọa để suy tư là hành động tuyệt vời nhất của người tu thiền, bởi vì trong tĩnh tọa họ có thể thấy một sức mạnh từ nội tâm phát ra, và trong suy tư họ nhận ra được thánh ý từ trời cao.
Thiên Chúa là ngọn nguồn của vũ trụ vạn vật, nếu con người rời bỏ ngọn nguồn ấy thì sẽ trở về với hư không.
Tĩnh tọa của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, vào phòng đóng kín cửa lại mà cầu nguyện cùng với Cha của mình (Mt 6, 6), thì chắc chắn sẽ nhận ra rất rõ là tiếng của Cha trên trời đang nói với mình.
Hữu vi (hành động bên ngoài) là động năng của vô vi (sức sống bên trong), đó chính là lao động và cầu nguyện mà thánh Biển Đức đã dạy cho con cái của mình vậy. Đó chính là sự trở về với Thiên Chúa trong thân phận vừa là con người được tạo dựng từ bùn đất, vừa là con cái của Thiên Chúa vậy.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:31 06/03/2009
CHỦ NHẬT 2 MÙA CHAY
Tin mừng: Mc 9, 2-10.
“Đây là Con Ta yêu dấu.”
Bạn thân mến,
Để củng cố đức tin cho các môn đệ của mình, Chúa Giê-su đã biến mình sáng chói trước mặt các ông, không phải để khoe khoang, nhưng là để chứng minh cho các ông một sự thật được giấu từ tạo thiên lập địa, đó là: Ngài chính là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để chuộc tội cho thiên hạ. Với biến cố biến hình này, Chúa Giê-su đã hé mở cho chúng ta thấy vinh quang của Thiên Chúa và hạnh phúc Nước Trời.
Mục đích của bạn và tôi sống ở đời này là gì, nếu không phải là tìm hạnh phúc trên thiên đàng mai sau ? Hạnh phúc đó chính là điều mà hôm nay thánh Mác-cô đã tường thuật cho chúng ta nghe, qua tiếng Chúa Cha phán ra từ đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài.” Vâng, chỉ cần tin tưởng vâng nghe và thực hành lời của Chúa Giê-su là chúng ta sẽ được vinh quang và hạnh phúc Nước Trời, không những ngày sau mà còn ngay khi ở nơi trần gian này.
Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu ấy được bày tỏ rất rõ ràng của Con Một yêu dấu của Ngài là Chúa Giê-su, tình yêu đó đang hiện diện và hành động ở giữa thế gian, tình yêu ấy đang hằng ngày ở với chúng ta nơi bí tích Thánh Thể, và tình yêu ấy cùng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống của mỗi người.
Bạn thân mến,
Ngoài Chúa Giê-su ra, thì Chúa Cha chưa từng gọi ai là con yêu dấu của mình, nhưng vì yêu thương, vì Con yêu dấu của Ngài là Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, hy sinh mạng sống của mình, để giao hòa thế gian với Ngài, nên tất cả chúng ta đều được trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa, đó chính là hạnh phúc vô cùng của bạn và tôi và của những ai tin và nghe lời của Chúa Giê-su mà sống với thân phận làm con Thiên Chúa của mình.
Chúa Giê-su là trưởng tử của Chúa Cha là Anh Cả của bạn và tôi, do đó, bạn và tôi và tất cả mọi người đều là anh em với nhau trong Chúa Giê-su Ki-tô, và là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Giê-su và Hội Thánh công giáo. Cho nên, bạn và tôi không những có bổn phận nghe và thực hành lời của Chúa Giê-su, mà còn có bổn phận giới thiệu Chúa Giê-su cho mọi người nữa, bằng chính cuộc sống yêu thương, hiền lành, đơn sơ, phục vụ của chính bản thân mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 9, 2-10.
“Đây là Con Ta yêu dấu.”
Bạn thân mến,
Để củng cố đức tin cho các môn đệ của mình, Chúa Giê-su đã biến mình sáng chói trước mặt các ông, không phải để khoe khoang, nhưng là để chứng minh cho các ông một sự thật được giấu từ tạo thiên lập địa, đó là: Ngài chính là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để chuộc tội cho thiên hạ. Với biến cố biến hình này, Chúa Giê-su đã hé mở cho chúng ta thấy vinh quang của Thiên Chúa và hạnh phúc Nước Trời.
Mục đích của bạn và tôi sống ở đời này là gì, nếu không phải là tìm hạnh phúc trên thiên đàng mai sau ? Hạnh phúc đó chính là điều mà hôm nay thánh Mác-cô đã tường thuật cho chúng ta nghe, qua tiếng Chúa Cha phán ra từ đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài.” Vâng, chỉ cần tin tưởng vâng nghe và thực hành lời của Chúa Giê-su là chúng ta sẽ được vinh quang và hạnh phúc Nước Trời, không những ngày sau mà còn ngay khi ở nơi trần gian này.
Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu ấy được bày tỏ rất rõ ràng của Con Một yêu dấu của Ngài là Chúa Giê-su, tình yêu đó đang hiện diện và hành động ở giữa thế gian, tình yêu ấy đang hằng ngày ở với chúng ta nơi bí tích Thánh Thể, và tình yêu ấy cùng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống của mỗi người.
Bạn thân mến,
Ngoài Chúa Giê-su ra, thì Chúa Cha chưa từng gọi ai là con yêu dấu của mình, nhưng vì yêu thương, vì Con yêu dấu của Ngài là Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, hy sinh mạng sống của mình, để giao hòa thế gian với Ngài, nên tất cả chúng ta đều được trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa, đó chính là hạnh phúc vô cùng của bạn và tôi và của những ai tin và nghe lời của Chúa Giê-su mà sống với thân phận làm con Thiên Chúa của mình.
Chúa Giê-su là trưởng tử của Chúa Cha là Anh Cả của bạn và tôi, do đó, bạn và tôi và tất cả mọi người đều là anh em với nhau trong Chúa Giê-su Ki-tô, và là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Giê-su và Hội Thánh công giáo. Cho nên, bạn và tôi không những có bổn phận nghe và thực hành lời của Chúa Giê-su, mà còn có bổn phận giới thiệu Chúa Giê-su cho mọi người nữa, bằng chính cuộc sống yêu thương, hiền lành, đơn sơ, phục vụ của chính bản thân mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 06/03/2009
N2T |
101. Nếu nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ tiếp nhận một người bạn thích thảnh thơi, thì đó là một sai lầm lớn.
(Thánh Terese of Avila)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:33 06/03/2009
N2T |
45. Đời người như câu cá, cầm cần câu trong tay thì vô cùng hy vọng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh kêu gọi các chính sách giúp đỡ người di cư
Bùi Hữu Thư
00:02 06/03/2009
Tòa Thánh kêu gọi các chính sách giúp đỡ người di cư
Nói các cứu trợ nhân đạo không đủ
GENEVA, Thụy Sĩ, ngày 5 tháng 3, 2009 (Zenit.org).- Tòa Thánh kêu gọi sự hợp tác của thế giới nhiều hơn trước hoàn cảnh bi thảm bao nhiêu người di cư phải gánh chịu.
Theo thông cáo của đài phát thanh Vatican hôm nay, lời kêu gọi này được Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực tại văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva tuyên bố. Đức Giám Mục kêu gọi như vậy trong một diễn từ đọc trước Uỷ Ban Tối Cao của Liên Hiệp Quốc về Di Dân.
Vị đạị diện cho Tòa Thánh tố cáo cái chết của 1.500 người năm ngoái khi họ cố gắng du nhập vào Âu Châu.
Đài Phát Thanh Vatican thông cáo "Dựa vào dữ kiện này. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các chính sách quốc gia và quốc tế, cũng như các luật pháp, đặt căn bản trên nhân quyền, nơi quyền sống phải có ưu tiên số một."
Công nhận rằng mọi quốc gia có quyền ấn định chính sách di dân của họ, Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định rằng “các tiêu chuẩn quốc tế để bảo vệ người di cư phải được tôn trọng."
Đức Tổng Giám Mục tiếp rằng tình trạng đáng lo ngại không chỉ có riêng tại Âu Châu mà thôi, ngài đề cập đến “các khuynh hướng tương tư tại các quốc gia kém mở mang, hay đang mở mang, trên khắp thế giới."
Ngài tuyên bố, "Cộng đồng quốc tế không được từ bỏ sự cam kết tiếp nhận và bảo vệ những người bị đàn áp, phải chạy trốn vì họ phải lo sợ và mạng sống của họ bị đe dọa."
Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng đề cập đến con số ngày càng gia tăng các trẻ vị thành niên không thân nhân đang tìm nơi trú ngụ, ngài nói điều này nói lên “tình trạng tuyệt vọng” của nhiều gia đình.
Vị đại diện Tòa Thánh nói, “Vì thế tất cả mọi người đều có trách nhiệm đối phó với những nguyên nhân sâu xa của sự di tán bắt buộc này, vì “một giải pháp nhân đạo quảng đại phải được kèm theo bởi các chính sách cũng có những cam kết tương tự."
Viện Yad Vashem Nghiên Cứu Đức Piô XII
Vũ Văn An
02:11 06/03/2009
Viện Yad Vashem Nghiên Cứu Đức Piô XII
Bản tin Zenit ngày 5 tháng Ba cho hay: Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Nạn Diệt Chủng của cơ quan Yad Vashem sẽ cùng viện Studium Theologicum Salesianum của Dòng Salêdiêng lượng giá các tìm tòi xưa nay về Đức Giáo Hoàng Piô XII và Nạn Diệt Chủng (Holocaust hay Shoah). Hai cơ quan này sẽ gặp nhau trong hai ngày Chúa Nhật và Thứ Hai này.
Cha Francesco De Ruvo, thuộc Dòng này, cho hay “các sử gia sẽ gặp nhau để chia sẻ các kết quả tìm tòi của họ ngõ hầu có thể trả lời cho nhiều vấn nạn từng tác động lên cuộc tranh luận hiện nay”.
Tưởng cũng nên nhớ rằng cơ quan Yad Vashem của Do Thái từng gán cho Đức Piô XII nhiều nhãn hiệu, nhất là đã “im lặng và không đưa ra các chỉ dẫn” suốt thời Diệt Chủng, lời tố cáo mà nhiều sử gia, kể cả các sử gia Do Thái cho là sai lầm một cách trắng trợn.
Buổi làm việc chung này sẽ diễn ra trong lúc Đức Bênêđíctô XVI đang chuẩn bị lên đường vào Tháng Năm tới để đi Đất Thánh và thăm cả Yad Vashem. Theo Cha Ruvo, “Trong mấy năm gần đây, nhiều cuốn sách và bài báo đã được ấn hành, nhờ thế, các tư liệu mới đã được trình bày giúp đem ra ánh sáng nhiều khía cạnh mới mà ta cần xem sét và tổng hợp để xem xem liệu có gì mới mẻ và có gì cần phải duyệt lại hay không”.
Trong số các chủ đề được đem ra thảo luận, ta thấy có: thời kỳ trước khi Đức Piô XII lên ngôi giáo hoàng, các mối liên hệ với hàng giám mục Đức, Đức Piô XII và Nạn Diệt Chủng, tình hình Nước Ý thời Diệt Chủng, và thời kỳ tiếp theo Nạn Diệt Chủng.
Các tham dự viên sẽ gồm Sergio Minerbi, Paul O'Shea, Michael Phayer, Susan Zuccotti, Thomas Brechenmacher, Jean-Dominique Durand, Grazia Loparco, Matteo Luigi Napolitano và Andrea Tornielli.
Cha Ruvo cho biết: “Đối với một số người, Đức Piô XII là một người bàng quan đầy dửng dưng đối với Nạn Diệt Chủng, một người, do giữ im lặng, đã trở thành đồng lõa của một thảm kịch hãi hùng đang xẩy ra lúc đó. Nhưng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu và sử gia khác, trong thời gian qua, đã khẳng nhận một luận đề khác hẳn, một luận đề nhằm đánh giá tích cực việc làm của Đức Piô XII: Ngài từng cố gắng tìm cách hạn chế cho bằng được các hậu quả của Nạn Diệt Chủng và đôi khi đã mang lại các kết quả hữu hiệu”.
Vị linh mục Dòng Salêdiêng này nói tiếp rằng quan điểm sau “dựa trên các tài liệu lịch sử trong văn khố cũng như các chứng cớ nói và viết của nhiều nhà lãnh đạo chủ chốt. Các sử gia từng đề cao hành động của Đức Piô XII trong việc cứu người Do Thái đã đưa ra kết luận của họ bất kể họ thuộc khuynh hướng đạo đức hay tôn giáo nào. Trong số ấy, nhiều người là học giả Do Thái”.
Theo ngài, “một bầu không khí biết lắng nghe cách thân thiện và tôn trọng lẫn nhau vốn được duy trì cho đến nay giữa hai định chế có liên quan đến sáng kiến này, một sáng kiến, được nhiều người hy vọng, sẽ dẫn tới việc hiểu biết văn bản hiện nay tại Yad Vashem”
Bản tin Zenit ngày 5 tháng Ba cho hay: Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Nạn Diệt Chủng của cơ quan Yad Vashem sẽ cùng viện Studium Theologicum Salesianum của Dòng Salêdiêng lượng giá các tìm tòi xưa nay về Đức Giáo Hoàng Piô XII và Nạn Diệt Chủng (Holocaust hay Shoah). Hai cơ quan này sẽ gặp nhau trong hai ngày Chúa Nhật và Thứ Hai này.
Cha Francesco De Ruvo, thuộc Dòng này, cho hay “các sử gia sẽ gặp nhau để chia sẻ các kết quả tìm tòi của họ ngõ hầu có thể trả lời cho nhiều vấn nạn từng tác động lên cuộc tranh luận hiện nay”.
Tưởng cũng nên nhớ rằng cơ quan Yad Vashem của Do Thái từng gán cho Đức Piô XII nhiều nhãn hiệu, nhất là đã “im lặng và không đưa ra các chỉ dẫn” suốt thời Diệt Chủng, lời tố cáo mà nhiều sử gia, kể cả các sử gia Do Thái cho là sai lầm một cách trắng trợn.
Buổi làm việc chung này sẽ diễn ra trong lúc Đức Bênêđíctô XVI đang chuẩn bị lên đường vào Tháng Năm tới để đi Đất Thánh và thăm cả Yad Vashem. Theo Cha Ruvo, “Trong mấy năm gần đây, nhiều cuốn sách và bài báo đã được ấn hành, nhờ thế, các tư liệu mới đã được trình bày giúp đem ra ánh sáng nhiều khía cạnh mới mà ta cần xem sét và tổng hợp để xem xem liệu có gì mới mẻ và có gì cần phải duyệt lại hay không”.
Trong số các chủ đề được đem ra thảo luận, ta thấy có: thời kỳ trước khi Đức Piô XII lên ngôi giáo hoàng, các mối liên hệ với hàng giám mục Đức, Đức Piô XII và Nạn Diệt Chủng, tình hình Nước Ý thời Diệt Chủng, và thời kỳ tiếp theo Nạn Diệt Chủng.
Các tham dự viên sẽ gồm Sergio Minerbi, Paul O'Shea, Michael Phayer, Susan Zuccotti, Thomas Brechenmacher, Jean-Dominique Durand, Grazia Loparco, Matteo Luigi Napolitano và Andrea Tornielli.
Cha Ruvo cho biết: “Đối với một số người, Đức Piô XII là một người bàng quan đầy dửng dưng đối với Nạn Diệt Chủng, một người, do giữ im lặng, đã trở thành đồng lõa của một thảm kịch hãi hùng đang xẩy ra lúc đó. Nhưng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu và sử gia khác, trong thời gian qua, đã khẳng nhận một luận đề khác hẳn, một luận đề nhằm đánh giá tích cực việc làm của Đức Piô XII: Ngài từng cố gắng tìm cách hạn chế cho bằng được các hậu quả của Nạn Diệt Chủng và đôi khi đã mang lại các kết quả hữu hiệu”.
Vị linh mục Dòng Salêdiêng này nói tiếp rằng quan điểm sau “dựa trên các tài liệu lịch sử trong văn khố cũng như các chứng cớ nói và viết của nhiều nhà lãnh đạo chủ chốt. Các sử gia từng đề cao hành động của Đức Piô XII trong việc cứu người Do Thái đã đưa ra kết luận của họ bất kể họ thuộc khuynh hướng đạo đức hay tôn giáo nào. Trong số ấy, nhiều người là học giả Do Thái”.
Theo ngài, “một bầu không khí biết lắng nghe cách thân thiện và tôn trọng lẫn nhau vốn được duy trì cho đến nay giữa hai định chế có liên quan đến sáng kiến này, một sáng kiến, được nhiều người hy vọng, sẽ dẫn tới việc hiểu biết văn bản hiện nay tại Yad Vashem”
ĐGH thúc giục các linh mục chính xứ trở thành người thày dạy về văn hóa
Phụng Nghi
15:20 06/03/2009
VATICAN CITY (Zenit.org) - Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI khuyến khích các linh mục phải hiểu biết tường tận về văn hoá, duy trì đức tin làm điểm tham chiếu, hầu có thể giúp giáo dân tạo được cho mình những phẩm cách trưởng thành, ở cả hai mặt: là con người và là tín hữu.
Đức giáo hoàng khẳng định điều đó trong cuộc gặp gỡ tuần qua với các linh mục phụ trách những xứ đạo trong giáo phận Roma. Đây là một truyền thống thực hiện mỗi Mùa Chay, và trong buổi gặp gỡ đó ngài trả lời những câu vấn nạn và giải đáp những mối quan tâm của các vị chánh xứ.
Ngài quả quyết: “Một giáo xứ, nếu chỉ là nơi tổ chức những trò chơi và chia sẻ đồ ăn thức uống, thì là chỗ tuyệt đối không cần thiết.”
“Ý nghĩa của một giáo xứ phải là nơi huấn luyện về văn hóa, nhân bản và Kitô giáo cho mỗi cá nhân, giúp cho mỗi người đạt được trình độ trưởng thành.
ĐGH đề cập đến “sự nghèo nàn về văn hóa” nhận thấy nơi nhiều người; họ có kiến thức đấy nhưng thiếu “hiệp nhất nội tâm.”
Ngài giải thích: Nhiệm vụ của một giáo xứ là giúp mỗi giáo dân “tìm thấy được sự đào tạo con người tối cần để kiện toàn nhân cách của mình.”
Ngài nói tiếp: “Và dĩ nhiên vì lý do này, linh mục được coi như người thày, phải được huấn luyện kỹ càng và có lập trường thích hợp trong nền văn hóa đương đại, hiểu biết phong phú về văn hóa, cũng còn để giúp cho người trẻ đi vào một nền văn hóa linh hứng bởi đức tin.”
Điểm tham chiếu trong nền giáo dục này phải là Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa ở tâm điểm “khoa học cũng có thể trở thành nguy hiểm cho con người, bởi vì nếu không có những hướng dẫn chỉ đạo sâu xa về luân lý, khoa học có thể cho con người hoàn toàn tự do theo ý mình, và hậu quả là không có được sự định hướng cần thiết để trở thành một con người theo đúng nghĩa.”
Ngài khẳng định: Đức tin phải là tâm điểm của mọi công trình đào tạo về văn hóa, “để nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, thể hiện cho chúng ta qua Đức Giêsu, và do đó chúng ta có được điểm định hướng cho cả nền văn hóa, nếu không nó sẽ bị lạc hướng và sẽ chỉ sai đường.”
Ngài nói thêm: “Một văn hóa mà cá nhân không có sự hiểu biết về Thiên Chúa, và không nhận ra được khuôn mặt của Thiên Chúa trong Đức Kitô, là một thứ văn hóa có thể tai hại bởi vì nó không biết những chỉ đạo cần thiết về luân lý.
“Theo nghĩa này, tôi thiết nghĩ, chúng ta quả thực có một sứ vụ phải huấn luyện về văn hóa và nhân bản sâu xa; sự huấn luyện này mở cửa vào tất cả những vẻ phong phú của văn hóa trong thời đại chúng ta, mà còn đặt ra những tiêu chuẩn, sự phân biệt, để thử xem đâu là văn hóa đích thực và đâu có thể trở thành phản văn hóa.”
Toàn văn những câu hỏi đáp trong cuộc gặp gỡ của ĐGH có thể truy cập tại: www.zenit.org/article-25275?l=english
Đức giáo hoàng khẳng định điều đó trong cuộc gặp gỡ tuần qua với các linh mục phụ trách những xứ đạo trong giáo phận Roma. Đây là một truyền thống thực hiện mỗi Mùa Chay, và trong buổi gặp gỡ đó ngài trả lời những câu vấn nạn và giải đáp những mối quan tâm của các vị chánh xứ.
Ngài quả quyết: “Một giáo xứ, nếu chỉ là nơi tổ chức những trò chơi và chia sẻ đồ ăn thức uống, thì là chỗ tuyệt đối không cần thiết.”
“Ý nghĩa của một giáo xứ phải là nơi huấn luyện về văn hóa, nhân bản và Kitô giáo cho mỗi cá nhân, giúp cho mỗi người đạt được trình độ trưởng thành.
ĐGH đề cập đến “sự nghèo nàn về văn hóa” nhận thấy nơi nhiều người; họ có kiến thức đấy nhưng thiếu “hiệp nhất nội tâm.”
Ngài giải thích: Nhiệm vụ của một giáo xứ là giúp mỗi giáo dân “tìm thấy được sự đào tạo con người tối cần để kiện toàn nhân cách của mình.”
Ngài nói tiếp: “Và dĩ nhiên vì lý do này, linh mục được coi như người thày, phải được huấn luyện kỹ càng và có lập trường thích hợp trong nền văn hóa đương đại, hiểu biết phong phú về văn hóa, cũng còn để giúp cho người trẻ đi vào một nền văn hóa linh hứng bởi đức tin.”
Điểm tham chiếu trong nền giáo dục này phải là Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa ở tâm điểm “khoa học cũng có thể trở thành nguy hiểm cho con người, bởi vì nếu không có những hướng dẫn chỉ đạo sâu xa về luân lý, khoa học có thể cho con người hoàn toàn tự do theo ý mình, và hậu quả là không có được sự định hướng cần thiết để trở thành một con người theo đúng nghĩa.”
Ngài khẳng định: Đức tin phải là tâm điểm của mọi công trình đào tạo về văn hóa, “để nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, thể hiện cho chúng ta qua Đức Giêsu, và do đó chúng ta có được điểm định hướng cho cả nền văn hóa, nếu không nó sẽ bị lạc hướng và sẽ chỉ sai đường.”
Ngài nói thêm: “Một văn hóa mà cá nhân không có sự hiểu biết về Thiên Chúa, và không nhận ra được khuôn mặt của Thiên Chúa trong Đức Kitô, là một thứ văn hóa có thể tai hại bởi vì nó không biết những chỉ đạo cần thiết về luân lý.
“Theo nghĩa này, tôi thiết nghĩ, chúng ta quả thực có một sứ vụ phải huấn luyện về văn hóa và nhân bản sâu xa; sự huấn luyện này mở cửa vào tất cả những vẻ phong phú của văn hóa trong thời đại chúng ta, mà còn đặt ra những tiêu chuẩn, sự phân biệt, để thử xem đâu là văn hóa đích thực và đâu có thể trở thành phản văn hóa.”
Toàn văn những câu hỏi đáp trong cuộc gặp gỡ của ĐGH có thể truy cập tại: www.zenit.org/article-25275?l=english
Sứ Điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 24
+ ĐTC Bênêđictô XVI
19:10 06/03/2009
Dưới đây là bản dịch nguyên văn Sứ Điệp của ĐTC Bênêđictô XVI dành cho ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 24, được tổ chức ở cấp Giáo Phận trong ngày Lễ Lá, mùng 5 tháng 4 năm 2009.
Các bạn thân mến,
Chúa Nhật Lễ Lá sắp đến chúng ta sẽ mừng ngày Giới Trẻn Thế Giới lần thứ 24 ở cấp Giáo Phận. Để chuẩn bị cho biến cố thường niên này, Cha nhắc lại lòng biết ơn sâu xa với Chúa vì cuộc họp mặt tại Sydney vào Tháng Bảy năm ngoái. Đó là cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ nhất, trong đó Chúa Thánh Thần đã canh tân đời sống của vô số các bạn trẻ đã quy tụ lại từ khắp nơi trên thế giới. Niềm vui được cử hành và sự hăng hái về tinh thần được cảm nghiệm trong mấy ngày ấy là một dấu chỉ hùng hồn về sự hiện diện của Thần Khí Đức Kitô. Bây giờ chúng ta đang hành trình về phiá cuộc họp mặt quốc tế sẽ được tổ chức tại Madrid vào năm 2011, với đề tài là lời của Thánh Tông Đồ Phaolô: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng trong Đức Chúa Giêsu Kitô, và vững mạnh trong đức tin” (x. Col 2:7). Trong khi hân hoan mong chờ cuộc họp mặt giới trẻ hoàn vũ, chúng ta hãy cùng nhau ra tay chuẩn bị. Chúng ta dùng lời của Thánh Phaolô làm đề tài cho năm 2009: “Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa Hàng Sống” (1 Tim 4:10), còn năm 2010 chúng ta sẽ suy niệm về câu hỏi mà người thanh niên giàu có đã đặt ra cho Chúa Giêsu: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được thừa hưởng sự sống đời đời?” (Mc 10:17).
Tuổi Trẻ, thời gian của hy vọng
Ở Sydney, chúng ta đã chú tâm đến điều mà Chúa Thánh Thần nói với các tín hữu thời nay, và đặc biệt là với các bạn, những người trẻ thân yêu của cha. Trong Thánh Lễ bế mạc, cha đã thôi thúc các bạn để cho Ngài uốn nắn các bạn trờ thành sứ giả của tình yêu Thiên Chúa, có khả năng xây dựng một tương lai đầy hy vọng cho nhân loại. Câu hỏi về hy vọng thật sự là câu hỏi chính của đời sống chúng ta như những con người, và của sứ vụ chúng ta như những Kitô hữu, nhất là trong thời điểm này. Tất cả chúng ta đều ý thức về nhu cầu hy vọng, không phải chỉ là bất cứ loại hy vọng nào, nhưng một hy vọng chắc chắn và xác thực, như cha đã muốn nhấn trong thông điệp Spe Salvi. Tuổi trẻ là thời điểm đặc biệt của hy vọng bời vì tuổi trẻ nhìn vào tương lai với hàng loạt những hoài bão. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nuôi những lý tưởng, mơ ước, và dự tính. Tuổi trẻ là thời gian mà những chọn lựa liên quan đến phần còn lại của đời sống được hình thành. Có thể đó là lý do tại sao nó là thời điểm của đời sống khi mà những câu hỏi căn bản thôi thúc cách mãnh liệt: Tại sao tôi sống trên đời? Cuộc đời có ý nghĩa gì? Cuộc đời tôin sẽ ra sao? Và một lần nữa: Làm sao tôi có thể đạt được hạnh phúc? Tại sao có đau khổ, bệnh tật và cái chết? Có gì sau khi chết? Đó là những câu hỏi được lập đi lập lại khi chúng ta trực diện với những chướng ngại đôi khi xem ra không thể vượt qua được: những khó khăn trong việc học hành, thất nghiệp, bất hoà trong gia đình, khủng hoảng trong tình bạn hay trong việc xây dựng liên hệ yêu đương, đau ốm hay tàn tật, thiếu tài nguyên như là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội hiện đang lan tràn khắp nơi. Rồi chúng ta tự hỏi: Khi nào và làm sao tôi có thể nhận được và giữ cho ngọn lửa hy vọng mãi mãi cháy trong lòng tôi?
Đi tìm “niềm hy vọng lớn lao”
Kinh nghiệm cho thấy rằng những tài năng cá nhân và của cải vật chất không đủ để đảm bảo niềm hy vọng mà tinh thần con người luôn luôn tìm kiếm. Như cha đã viết trong Thông Điệp Spe Salvi, chính trị, khoa học, kỹ thuật, kinh tế và tất cả những tài nguyên vật chất tự chúng không đủ để đem lại niềm hy vọng lớn lao mà tất cả chúng ta mong ước. Niềm hy vọng này “chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và có thể ban cho chúng ta điều mà chính chúng ta không thể đạt được” (số 31). Đó là lý do tại sao hậu quả chính của việc bác bỏ Thiên Chúa là sự mất định hướng một cách rõ ràng đánh dấu xã hội của chúng ta, đưa đến cô đơn và bạo động, bất mãn và mất tự tin, thường đưa đến tuyệt vọng. Lời Chúa đưa ra một cảnh cáo lớn và rõ ràng: “Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời ĐỨC CHÚA! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa, chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ” (Gr 17:5-6).
Cuộc khủng hoảng hy vọng thường dễ ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ hơn. Trong các môi trường văn hóa xã hội có ít điều chắc chắn, có giá trị hay những điểm quy chiếu vững chắc, các em thấy mình phải đương đầu với những khó khăn xem ra vượt quá sức mình. Các bạn trẻ thân mến của cha, cha đang nghĩ đến quá nhiều bạn đồng thời với các bạn đã bị cuộc đời làm tổn thương. Họ thường đau khổ vì sự thiếu trưởng thành cá nhân, được gây ra bởi những hoàn cảnh gia đình mất bình thường, bởi những yếu tố dễ dãi và phóng khoáng trong việc giáo dục, và bởi kinh nghiệm khó khăn và đau thương. Đối với một số em - tiếc rằng một số khá đông - cách thoát ly không thể tránh được liên quan đến việc chạy trốn một mình vào hành vi nguy hiểm và hung bạo, sự lệ thuộc vào ma túy và rượu mạnh, cùng nhiều cạm bẫy như thế cho những em bất cẩn. Nhưng, ngay cả đối với những em đang thấy mình ở trong những hoàn cảnh khó khăn, lòng ao ước tình yêu chân thật và hạnh phúc chân chính vẫn không bị dập tắt, dù các em đang bị dẫn đi sai đường bởi những thần tượng xấu. Nhưng chúng ta phải nói về hy vọng này thế nào với những người trẻ ấy? Chúng ta biết rằng một người chỉ có thể tìm thấy sự thỏa mãn thật trong Thiên Chúa. Công tác chính đối với chúng ta là một công tác tân Phúc Âm hóa nhằm giúp những thế hệ trẻ khám phá ra dung nhan thật của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Đối với những người trẻ đang tìm một niềm hy vọng chắc chắn, Cha nói với họ bằng chính lời của Thánh Phaolô gửi các Kitô hữu khi ấy đang bị bách hại tại Rôma: “Xin Thiên Chúa của hy vọng đổ tràn niềm vui và bình an trên anh em trong đức tin, để anh em được tràn trề hy vọng nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần” (Rom 15:13). Trong Năm Thánh dành kính Thánh Tông Đồ Dân Ngoại nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của ngài, chúng ta hãy học cùng ngài làm sao để trở nên những nhân chứng đáng tin cậy của niềm hy vọng Kitô giáo.
Thánh Phaolô, chứng nhân của hy vọng
Khi Thánh Phaolô thấy mình lặn ngụp trong đủ thứ khó khăn và thử thách, ngài viết cho người môn đệ trung tín của ngài là Timôthê: “Chúng ta đã đặt niềm tin nơi Thiên Chúa hằng sống” (1 Tim 4:10). Hy vọng này đâm rễ trong ngài thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải trở lại cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu Phục Sinh trên đường đi Đamascô. Khi ấy, Saulô là một thanh niên như các bạn, khoảng trên 20 tuổi, một người theo Luật Môsê và quyết tâm chiến đấu bằng mọi phương tiện, kể cả giết những kẻ mà ngài coi là kẻ thù của Thiên Chúa (x. Cv 9:1). Trong khi trên đường đi Đamascô để lùng bắt những người theo Đức Kitô, ngài đã bị một ánh sáng bí nhiệm làm cho ra mù và nghe có tiếng gọi tên ngài: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bách hại ta?” Ngài đã ngã xuống đất và hỏi: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Có tiếng trả lời: “Ta là Giêsu, Người mà ngươi đang bách hại” (Cv 9:3-5). Sau cuộc gặp gỡ ấy, cuộc đời Thánh Phaolô thay đổi tận gốc. Ngài chịu Phép Rửa và trở thành Tông Đồ của Tin Mừng. Trên đường đi Đamascô, ngài đã được Tình Yêu của Thiên Chúa biến đổi tận đáy lòng, ngài đã gặp con người Đức Chúa Giêsu Kitô. Sau này ngài đã viết: “Giờ đây tôi sống trong thân xác, là tôi sống trong đức tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng đã yêu thương tôi và đã hiến mạng sống Mình vì tôi” (Gal 2:20). Từ một kẻ bách đạo, ngài đã trở nên một nhân chứng và một nhà truyên giáo. Ngài đã thành lập các cộng đoàn Kitô hữu ở Tiểu Á và Hy lạp, và đã hành trình ngàn dặm giữa đủ mọi loại hiểm nguy, tột cùng là việc tử vì đạo của ngài tại Rôma. Tất cả vì yêu mến Đức Kitô.
Niềm hy vọng lớn lao trong Đức Kitô
Đối với Thánh Phaolô, hy vọng không đơn thuần là một lý tưởng hay cảm tình, nhưng là một con người sống động: Đức Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Được thấm nhuần một cách sâu xa với niềm xác tín này, ngài có thể viết cho Timôthê: “Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa hằng sống” (1 Tim 4:10). “Thiên Chúa hằng sống” này là Đức Kitô Phục Sinh hiện diện trong thế giới của chúng ta. Người là niềm hy vọng thật: Đấng Kitô ngự với chúng ta và trong chúng ta, cùng mời gọi chúng ta chia sẻ sự sống đời đời của Người. Nếu chúng ta không sống một mình, nếu Người ở với chúng ta, hơn nữa, nếu Người là hiện tại và tương lai của chúng ta, thì tại sao chúng ta lại sợ hãi? Vì thế niềm hy vọng của một Kitô hữu là ao ước “Nước Trời và sự sống đời đời như hạnh phúc của mình, bằng cách đặt niềm tín thác vào các lời hứa của Đức Kitô và không trông cậy vào sức riêng của mình, nhưng vao sự trợ giúp của ân sủng Chúa Thánh Thần” (GLCG, 1817).
Con đường hướng về niềm hy vọng lớn lao
Như Chúa Giêsu đã có lần gặp người trẻ Phaolô, Người cũng muốn gặp mỗi người trong các bạn, các người trẻ thân yêu của cha. Thật vậy, ngay cả trước khi chúng ta ước ao gặp Người, thì chính Đức Chúa Giêsu Kitô đang thiết tha mong muốn một cuộc gặp gỡ như thế. Nhưng có lẽ một vài người trong các bạn muốn hỏi cha: Làm sao con có thể gặp Người hôm nay? Hay đúng hơn, Người đến gần con cách nào? Hội Thánh dạy chúng ta rằng ước muốn gặp gỡ Chúa đã là hoa quả của ân sủng của Người rồi. Khi chúng ta diễn đạt đức tin của mình trong cầu nguyện, chúng ta tìm thấy Người ngay cả trong những lúc đen tối, bởi vì Người hiến thân cho chúng ta. Cầu nguyện kiên trì mở tâm hồn đón nhận Người, như Thánh Augustinô giải thích: “Chúa và Thiên Chúa của chúng ta… muốn rằng ước ao của chúng ta được thực thi trong cầu nguyện, nhờ thế giúp chúng ta hiểu được điều mà Người đang sửa soạn để ban cho” (Thư 130:8, 17). Cầu nguyện là hồng ân của Chúa Thánh Thần biến chúng ta thành những người nam nữ của hy vọng, và lời cầu nguyện của chúng ta giữ cho thế giới mở ra cho Thiên Chúa (x. Spe Salvi, 34).
Hãy dành chỗ cho cầu nguyện trong đời các bạn! Cầu nguyện một mình thì tốt, tuy nhiên cầu nguyện chung thì tốt đẹp và có hiệu quả hơn, bởi vì Chúa đảm bảo với chúng ta rằng Người sẽ ở nơi nào có hai hay ba người hợp lại nhân danh Người (x. Mt 18:20). Có nhiều cách để làm quen với Người. Có những cảm nghiệm, những nhóm và phong trào, những cuộc gặp gỡ và những môn học mà trong đó chúng ta học cầu nguyện và như thế lớn lên trong kinh nghiệm đức tin. Hãy tham gia vào các buổi phụng vụ ở Giáo Xứ và hãy để Lời Chúa và việc tham gia cách sống động vào các Bí Tich nuôi dưỡng các bạn. Như các bạn biết, cao điểm và trọng tâm của đời sống và sứ vụ của mọi tín hữu và cộng đồng Kitô hữu là Thánh Thể, bí tích cứu độ mà trong đó Đức Kitô trở nên hiện diện và ban Mình cùng Máu Người như của ăn thiêng liêng cho đời sống vĩnh cửu. Một mầu nhiệm thật sự khôn tả! Chính chung quanh Bí Tích Thánh Thể mà Hội Thánh được sinh ra và tăng trưởng – gia đình vĩ đại ấy của các Kitô hữu mà chúng ta gia nhập vào qua Bí Tích Thánh Tẩy, và trong đó chúng ta được canh tân liên tục qua Bí Tích Hòa Giải. Những người đã được rửa tội, nhờ Bí Tích Thêm Sức, được làm cho mạnh mẽ trong Chúa Thánh Thần để nhờ đó sống đời sống như những bạn hữu chân chính và nhân chứng của Đức Kitô. Các Bí Tích Truyền Chức Thánh và Hôn Phối giúp họ chu toàn các nhiệm vụ tông đồ trong Hội Thánh và trong thế gian. Sau cùng, Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho chúng ta được cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa trong bệnh tật và đau khổ.
Hành động theo niềm hy vọng Kitô giáo
Các người trẻ thân yêu của cha. Nếu các bạn tìm được sự nuôi dưỡng trong Đức Kitô, và nếu các bạn sống sâu đậm trong Người như Thánh Tông Đồ Phaolô đã sống, thì các bạn sẽ không cưỡng lại được việc nói về Người và làm cho nhiều người trong các bạn hữu và đương thời của các bạn nhận biết và yêu mến Người. Các bạn hãy là những môn đệ trung tín của Người, và bằng cách đó, các bạn có thể giúp hình thành những cộng đồng Kitô hữu đầy tràn tình yêu, giống như những cộng đoàn được diễn tả trong Sách Tông Đồ Công Vụ. Hội Thánh tin tưởng vào các bạn trong sứ vụ cấp bách này. Đừng để những khó khăn và thử thách các bạn gặp phải làm các cho bạn nản lòng. Hãy kiên nhẫn và bền chí để thắng vượt khuynh hướng tự nhiên của tuổi trẻ là lao đầu về phía trước, và muốn có mọi sự ngay lập tức.
Các bạn thân mến của cha, hãy theo gương Thánh Phaolô và hãy trở nên nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh! Hãy làm cho Đức Kitô được mọi người biết đến giữa những người cùng lứa tuối và ngoài lứa tuổi của các bạn, cho những người đang tìm kiếm “niềm hy vọng lớn lao” làm cho đời sống họ có ý nghĩa. Nếu Chúa Giêsu đã trở nên niềm hy vọng của các bạn, hãy truyền thông điều ấy cho người khác với niềm vui và những ràng buộc tâm linh, tông đồ và xã hội của các bạn. Hãy để cho Đức Kitô ngự trong các bạn, và một khi đã đặt tất cả đức tin và lòng tín thác vào Người, hãy truyền bá niềm hy vọng này chung quanh các bạn. Hãy có những chọn lựa chứng tỏ đức tin của các bạn. Hãy cho người ta thấy rằng các bạn hiểu nguy cơ của việc thần tượng hóa tiền bạc, của cải vật chất, nghề nghiệp và thành công, và đừng để cho mình bị lôi cuốn bởi những ảo ảnh này. Đừng đầu hang những lý lẽ căn bản của những tư lợi ích kỷ. Hãy vun trồng tình yêu tha nhân và cố gắng đặt mình và những tài năng cùng khả năng nghề nghiệp của mình vào việc phục vụ công ích và chân lý, hãy luôn luôn sẵn sàng “trả lời cho bất cứ người nào hỏi các bạn về lý do của niềm hy vọng nơi các bạn” (1 Phr 3:15). Các Kitô hữu chân chính không bao giờ buồn, ngay cả khi phải đối diện với nhiều loại thử thách khác nhau, bởi vì sự hiện diện của Chúa Giêsu là bí quyết của niềm vui và sự bình an của họ.
Maria, Mẹ của hy vọng
Xin cho Thánh Phaolô trở nên gương mẫu của các bạn trên con đường này của đời tông đồ. Ngài đã nuôi dưỡng đời sống đức tin và hy vọng của ngài bằng cách nhìn vào ông Abraham, là vị mà ngài đã nói đến trong Thư gửi tín hữu Rôma: “vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc” (Rom 4:8). Đi theo bước chân của những người có hy vọng - gồm có các ngôn sứ và các thánh của mọi thời đại – chúng ta tiếp tục mạnh tiến về ngày hoàn thành của Nước Trời, và trên con đường thiêng liêng này, chúng ta có Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của hy vọng, đi cùng. Mẹ là Đấng làm cho niềm hy vọng của Israel được nhập thể, là Đấng ban cho thế gian Đấng Cứu Độ, và là Đấng đã đứng dưới chân Thánh Giá với một niềm hy vọng chắc chắn, là mẫu gương và Đấng nâng đỡ chúng ta. Trên hết, Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta và dẫn chúng ta qua đêm đen của những thử thách đến bình minh rạng ngời của một cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. Các bạn trẻ thân yêu của cha, cha muốn kết luận sứ điệp này bằng một lời cầu nguyện thời danh của Thánh Bernađô. Lời nguyện được gợi hứng bởi một trong những tước hiệu của Mẹ, Stella Maris, Sao Biển: “Bạn là người ở giữa những thăng trầm liên tục của cuộc đời này, thấy mình bị sóng gió dập vùi, hãy không ngừng nhìn lên Ngôi Sao sáng nhất, nếu bạn không muốn những làn sóng dữ chôn vùi bạn. Nếu những cơn gió cám dỗ nổi lên, nếu bạn rơi vào giữa những tảng đá khổ đau, hãy nhìn lên Ngôi Sao, hãy kêu cầu Đức Mẹ Maria … Trong những hiểm nguy, trong lúc khốn cùng, trong những cơn bối rối, hãy nghĩ đến Đức Maria, hãy kêu cầu Đức Maria … Trong lúc đi theo Mẹ, bạn sẽ không bao giờ lạc đường; khi bạn nài xin Mẹ giúp đỡ, bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng; bằng cách nghĩ về Mẹ, bạn sẽ không sai lầm; để Mẹ nâng đỡ bạn sẽ không bao giờ ngã; nếu Mẹ che chở bạn, bạn sẽ không sợ hãi; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn sẽ không còn biết mệt; với sự giúp đỡ của Mẹ, bạn sẽ đến bến bình an” (Những bài giảng ca tụng Mẹ Đồng Trinh, 2:17).
Lạy Mẹ Maria, Ngôi Sao Biển, chúng con xin Mẹ hướng dẫn những người trẻ trên toàn thế giới đến một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, Con Mẹ. Xin Mẹ là Đấng Bảo Vệ trên trời cho lòng trung thành của họ với Tin Mừng và cho niềm hy vọng của họ.
Các bạn trẻ thân mến, cha bảo đảm rằng cha nhớ đến tất cả các bạn mọi ngày trong lời cầu nguyện của cha. Cha ban phép lành chân tình cho các bạn và tất cả những người thân yêu của các bạn.
Từ Vaticanô, ngày 22 thánh 2, 2009
+ ĐTC Bênêđictô XVI
* * *
“Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa Hằng Sống” (1 Tim 4:10)
Các bạn thân mến,
Chúa Nhật Lễ Lá sắp đến chúng ta sẽ mừng ngày Giới Trẻn Thế Giới lần thứ 24 ở cấp Giáo Phận. Để chuẩn bị cho biến cố thường niên này, Cha nhắc lại lòng biết ơn sâu xa với Chúa vì cuộc họp mặt tại Sydney vào Tháng Bảy năm ngoái. Đó là cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ nhất, trong đó Chúa Thánh Thần đã canh tân đời sống của vô số các bạn trẻ đã quy tụ lại từ khắp nơi trên thế giới. Niềm vui được cử hành và sự hăng hái về tinh thần được cảm nghiệm trong mấy ngày ấy là một dấu chỉ hùng hồn về sự hiện diện của Thần Khí Đức Kitô. Bây giờ chúng ta đang hành trình về phiá cuộc họp mặt quốc tế sẽ được tổ chức tại Madrid vào năm 2011, với đề tài là lời của Thánh Tông Đồ Phaolô: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng trong Đức Chúa Giêsu Kitô, và vững mạnh trong đức tin” (x. Col 2:7). Trong khi hân hoan mong chờ cuộc họp mặt giới trẻ hoàn vũ, chúng ta hãy cùng nhau ra tay chuẩn bị. Chúng ta dùng lời của Thánh Phaolô làm đề tài cho năm 2009: “Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa Hàng Sống” (1 Tim 4:10), còn năm 2010 chúng ta sẽ suy niệm về câu hỏi mà người thanh niên giàu có đã đặt ra cho Chúa Giêsu: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được thừa hưởng sự sống đời đời?” (Mc 10:17).
Tuổi Trẻ, thời gian của hy vọng
Ở Sydney, chúng ta đã chú tâm đến điều mà Chúa Thánh Thần nói với các tín hữu thời nay, và đặc biệt là với các bạn, những người trẻ thân yêu của cha. Trong Thánh Lễ bế mạc, cha đã thôi thúc các bạn để cho Ngài uốn nắn các bạn trờ thành sứ giả của tình yêu Thiên Chúa, có khả năng xây dựng một tương lai đầy hy vọng cho nhân loại. Câu hỏi về hy vọng thật sự là câu hỏi chính của đời sống chúng ta như những con người, và của sứ vụ chúng ta như những Kitô hữu, nhất là trong thời điểm này. Tất cả chúng ta đều ý thức về nhu cầu hy vọng, không phải chỉ là bất cứ loại hy vọng nào, nhưng một hy vọng chắc chắn và xác thực, như cha đã muốn nhấn trong thông điệp Spe Salvi. Tuổi trẻ là thời điểm đặc biệt của hy vọng bời vì tuổi trẻ nhìn vào tương lai với hàng loạt những hoài bão. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nuôi những lý tưởng, mơ ước, và dự tính. Tuổi trẻ là thời gian mà những chọn lựa liên quan đến phần còn lại của đời sống được hình thành. Có thể đó là lý do tại sao nó là thời điểm của đời sống khi mà những câu hỏi căn bản thôi thúc cách mãnh liệt: Tại sao tôi sống trên đời? Cuộc đời có ý nghĩa gì? Cuộc đời tôin sẽ ra sao? Và một lần nữa: Làm sao tôi có thể đạt được hạnh phúc? Tại sao có đau khổ, bệnh tật và cái chết? Có gì sau khi chết? Đó là những câu hỏi được lập đi lập lại khi chúng ta trực diện với những chướng ngại đôi khi xem ra không thể vượt qua được: những khó khăn trong việc học hành, thất nghiệp, bất hoà trong gia đình, khủng hoảng trong tình bạn hay trong việc xây dựng liên hệ yêu đương, đau ốm hay tàn tật, thiếu tài nguyên như là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội hiện đang lan tràn khắp nơi. Rồi chúng ta tự hỏi: Khi nào và làm sao tôi có thể nhận được và giữ cho ngọn lửa hy vọng mãi mãi cháy trong lòng tôi?
Đi tìm “niềm hy vọng lớn lao”
Kinh nghiệm cho thấy rằng những tài năng cá nhân và của cải vật chất không đủ để đảm bảo niềm hy vọng mà tinh thần con người luôn luôn tìm kiếm. Như cha đã viết trong Thông Điệp Spe Salvi, chính trị, khoa học, kỹ thuật, kinh tế và tất cả những tài nguyên vật chất tự chúng không đủ để đem lại niềm hy vọng lớn lao mà tất cả chúng ta mong ước. Niềm hy vọng này “chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và có thể ban cho chúng ta điều mà chính chúng ta không thể đạt được” (số 31). Đó là lý do tại sao hậu quả chính của việc bác bỏ Thiên Chúa là sự mất định hướng một cách rõ ràng đánh dấu xã hội của chúng ta, đưa đến cô đơn và bạo động, bất mãn và mất tự tin, thường đưa đến tuyệt vọng. Lời Chúa đưa ra một cảnh cáo lớn và rõ ràng: “Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời ĐỨC CHÚA! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa, chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ” (Gr 17:5-6).
Cuộc khủng hoảng hy vọng thường dễ ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ hơn. Trong các môi trường văn hóa xã hội có ít điều chắc chắn, có giá trị hay những điểm quy chiếu vững chắc, các em thấy mình phải đương đầu với những khó khăn xem ra vượt quá sức mình. Các bạn trẻ thân mến của cha, cha đang nghĩ đến quá nhiều bạn đồng thời với các bạn đã bị cuộc đời làm tổn thương. Họ thường đau khổ vì sự thiếu trưởng thành cá nhân, được gây ra bởi những hoàn cảnh gia đình mất bình thường, bởi những yếu tố dễ dãi và phóng khoáng trong việc giáo dục, và bởi kinh nghiệm khó khăn và đau thương. Đối với một số em - tiếc rằng một số khá đông - cách thoát ly không thể tránh được liên quan đến việc chạy trốn một mình vào hành vi nguy hiểm và hung bạo, sự lệ thuộc vào ma túy và rượu mạnh, cùng nhiều cạm bẫy như thế cho những em bất cẩn. Nhưng, ngay cả đối với những em đang thấy mình ở trong những hoàn cảnh khó khăn, lòng ao ước tình yêu chân thật và hạnh phúc chân chính vẫn không bị dập tắt, dù các em đang bị dẫn đi sai đường bởi những thần tượng xấu. Nhưng chúng ta phải nói về hy vọng này thế nào với những người trẻ ấy? Chúng ta biết rằng một người chỉ có thể tìm thấy sự thỏa mãn thật trong Thiên Chúa. Công tác chính đối với chúng ta là một công tác tân Phúc Âm hóa nhằm giúp những thế hệ trẻ khám phá ra dung nhan thật của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Đối với những người trẻ đang tìm một niềm hy vọng chắc chắn, Cha nói với họ bằng chính lời của Thánh Phaolô gửi các Kitô hữu khi ấy đang bị bách hại tại Rôma: “Xin Thiên Chúa của hy vọng đổ tràn niềm vui và bình an trên anh em trong đức tin, để anh em được tràn trề hy vọng nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần” (Rom 15:13). Trong Năm Thánh dành kính Thánh Tông Đồ Dân Ngoại nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của ngài, chúng ta hãy học cùng ngài làm sao để trở nên những nhân chứng đáng tin cậy của niềm hy vọng Kitô giáo.
Thánh Phaolô, chứng nhân của hy vọng
Khi Thánh Phaolô thấy mình lặn ngụp trong đủ thứ khó khăn và thử thách, ngài viết cho người môn đệ trung tín của ngài là Timôthê: “Chúng ta đã đặt niềm tin nơi Thiên Chúa hằng sống” (1 Tim 4:10). Hy vọng này đâm rễ trong ngài thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải trở lại cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu Phục Sinh trên đường đi Đamascô. Khi ấy, Saulô là một thanh niên như các bạn, khoảng trên 20 tuổi, một người theo Luật Môsê và quyết tâm chiến đấu bằng mọi phương tiện, kể cả giết những kẻ mà ngài coi là kẻ thù của Thiên Chúa (x. Cv 9:1). Trong khi trên đường đi Đamascô để lùng bắt những người theo Đức Kitô, ngài đã bị một ánh sáng bí nhiệm làm cho ra mù và nghe có tiếng gọi tên ngài: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bách hại ta?” Ngài đã ngã xuống đất và hỏi: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Có tiếng trả lời: “Ta là Giêsu, Người mà ngươi đang bách hại” (Cv 9:3-5). Sau cuộc gặp gỡ ấy, cuộc đời Thánh Phaolô thay đổi tận gốc. Ngài chịu Phép Rửa và trở thành Tông Đồ của Tin Mừng. Trên đường đi Đamascô, ngài đã được Tình Yêu của Thiên Chúa biến đổi tận đáy lòng, ngài đã gặp con người Đức Chúa Giêsu Kitô. Sau này ngài đã viết: “Giờ đây tôi sống trong thân xác, là tôi sống trong đức tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng đã yêu thương tôi và đã hiến mạng sống Mình vì tôi” (Gal 2:20). Từ một kẻ bách đạo, ngài đã trở nên một nhân chứng và một nhà truyên giáo. Ngài đã thành lập các cộng đoàn Kitô hữu ở Tiểu Á và Hy lạp, và đã hành trình ngàn dặm giữa đủ mọi loại hiểm nguy, tột cùng là việc tử vì đạo của ngài tại Rôma. Tất cả vì yêu mến Đức Kitô.
Niềm hy vọng lớn lao trong Đức Kitô
Đối với Thánh Phaolô, hy vọng không đơn thuần là một lý tưởng hay cảm tình, nhưng là một con người sống động: Đức Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Được thấm nhuần một cách sâu xa với niềm xác tín này, ngài có thể viết cho Timôthê: “Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa hằng sống” (1 Tim 4:10). “Thiên Chúa hằng sống” này là Đức Kitô Phục Sinh hiện diện trong thế giới của chúng ta. Người là niềm hy vọng thật: Đấng Kitô ngự với chúng ta và trong chúng ta, cùng mời gọi chúng ta chia sẻ sự sống đời đời của Người. Nếu chúng ta không sống một mình, nếu Người ở với chúng ta, hơn nữa, nếu Người là hiện tại và tương lai của chúng ta, thì tại sao chúng ta lại sợ hãi? Vì thế niềm hy vọng của một Kitô hữu là ao ước “Nước Trời và sự sống đời đời như hạnh phúc của mình, bằng cách đặt niềm tín thác vào các lời hứa của Đức Kitô và không trông cậy vào sức riêng của mình, nhưng vao sự trợ giúp của ân sủng Chúa Thánh Thần” (GLCG, 1817).
Con đường hướng về niềm hy vọng lớn lao
Như Chúa Giêsu đã có lần gặp người trẻ Phaolô, Người cũng muốn gặp mỗi người trong các bạn, các người trẻ thân yêu của cha. Thật vậy, ngay cả trước khi chúng ta ước ao gặp Người, thì chính Đức Chúa Giêsu Kitô đang thiết tha mong muốn một cuộc gặp gỡ như thế. Nhưng có lẽ một vài người trong các bạn muốn hỏi cha: Làm sao con có thể gặp Người hôm nay? Hay đúng hơn, Người đến gần con cách nào? Hội Thánh dạy chúng ta rằng ước muốn gặp gỡ Chúa đã là hoa quả của ân sủng của Người rồi. Khi chúng ta diễn đạt đức tin của mình trong cầu nguyện, chúng ta tìm thấy Người ngay cả trong những lúc đen tối, bởi vì Người hiến thân cho chúng ta. Cầu nguyện kiên trì mở tâm hồn đón nhận Người, như Thánh Augustinô giải thích: “Chúa và Thiên Chúa của chúng ta… muốn rằng ước ao của chúng ta được thực thi trong cầu nguyện, nhờ thế giúp chúng ta hiểu được điều mà Người đang sửa soạn để ban cho” (Thư 130:8, 17). Cầu nguyện là hồng ân của Chúa Thánh Thần biến chúng ta thành những người nam nữ của hy vọng, và lời cầu nguyện của chúng ta giữ cho thế giới mở ra cho Thiên Chúa (x. Spe Salvi, 34).
Hãy dành chỗ cho cầu nguyện trong đời các bạn! Cầu nguyện một mình thì tốt, tuy nhiên cầu nguyện chung thì tốt đẹp và có hiệu quả hơn, bởi vì Chúa đảm bảo với chúng ta rằng Người sẽ ở nơi nào có hai hay ba người hợp lại nhân danh Người (x. Mt 18:20). Có nhiều cách để làm quen với Người. Có những cảm nghiệm, những nhóm và phong trào, những cuộc gặp gỡ và những môn học mà trong đó chúng ta học cầu nguyện và như thế lớn lên trong kinh nghiệm đức tin. Hãy tham gia vào các buổi phụng vụ ở Giáo Xứ và hãy để Lời Chúa và việc tham gia cách sống động vào các Bí Tich nuôi dưỡng các bạn. Như các bạn biết, cao điểm và trọng tâm của đời sống và sứ vụ của mọi tín hữu và cộng đồng Kitô hữu là Thánh Thể, bí tích cứu độ mà trong đó Đức Kitô trở nên hiện diện và ban Mình cùng Máu Người như của ăn thiêng liêng cho đời sống vĩnh cửu. Một mầu nhiệm thật sự khôn tả! Chính chung quanh Bí Tích Thánh Thể mà Hội Thánh được sinh ra và tăng trưởng – gia đình vĩ đại ấy của các Kitô hữu mà chúng ta gia nhập vào qua Bí Tích Thánh Tẩy, và trong đó chúng ta được canh tân liên tục qua Bí Tích Hòa Giải. Những người đã được rửa tội, nhờ Bí Tích Thêm Sức, được làm cho mạnh mẽ trong Chúa Thánh Thần để nhờ đó sống đời sống như những bạn hữu chân chính và nhân chứng của Đức Kitô. Các Bí Tích Truyền Chức Thánh và Hôn Phối giúp họ chu toàn các nhiệm vụ tông đồ trong Hội Thánh và trong thế gian. Sau cùng, Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho chúng ta được cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa trong bệnh tật và đau khổ.
Hành động theo niềm hy vọng Kitô giáo
Các người trẻ thân yêu của cha. Nếu các bạn tìm được sự nuôi dưỡng trong Đức Kitô, và nếu các bạn sống sâu đậm trong Người như Thánh Tông Đồ Phaolô đã sống, thì các bạn sẽ không cưỡng lại được việc nói về Người và làm cho nhiều người trong các bạn hữu và đương thời của các bạn nhận biết và yêu mến Người. Các bạn hãy là những môn đệ trung tín của Người, và bằng cách đó, các bạn có thể giúp hình thành những cộng đồng Kitô hữu đầy tràn tình yêu, giống như những cộng đoàn được diễn tả trong Sách Tông Đồ Công Vụ. Hội Thánh tin tưởng vào các bạn trong sứ vụ cấp bách này. Đừng để những khó khăn và thử thách các bạn gặp phải làm các cho bạn nản lòng. Hãy kiên nhẫn và bền chí để thắng vượt khuynh hướng tự nhiên của tuổi trẻ là lao đầu về phía trước, và muốn có mọi sự ngay lập tức.
Các bạn thân mến của cha, hãy theo gương Thánh Phaolô và hãy trở nên nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh! Hãy làm cho Đức Kitô được mọi người biết đến giữa những người cùng lứa tuối và ngoài lứa tuổi của các bạn, cho những người đang tìm kiếm “niềm hy vọng lớn lao” làm cho đời sống họ có ý nghĩa. Nếu Chúa Giêsu đã trở nên niềm hy vọng của các bạn, hãy truyền thông điều ấy cho người khác với niềm vui và những ràng buộc tâm linh, tông đồ và xã hội của các bạn. Hãy để cho Đức Kitô ngự trong các bạn, và một khi đã đặt tất cả đức tin và lòng tín thác vào Người, hãy truyền bá niềm hy vọng này chung quanh các bạn. Hãy có những chọn lựa chứng tỏ đức tin của các bạn. Hãy cho người ta thấy rằng các bạn hiểu nguy cơ của việc thần tượng hóa tiền bạc, của cải vật chất, nghề nghiệp và thành công, và đừng để cho mình bị lôi cuốn bởi những ảo ảnh này. Đừng đầu hang những lý lẽ căn bản của những tư lợi ích kỷ. Hãy vun trồng tình yêu tha nhân và cố gắng đặt mình và những tài năng cùng khả năng nghề nghiệp của mình vào việc phục vụ công ích và chân lý, hãy luôn luôn sẵn sàng “trả lời cho bất cứ người nào hỏi các bạn về lý do của niềm hy vọng nơi các bạn” (1 Phr 3:15). Các Kitô hữu chân chính không bao giờ buồn, ngay cả khi phải đối diện với nhiều loại thử thách khác nhau, bởi vì sự hiện diện của Chúa Giêsu là bí quyết của niềm vui và sự bình an của họ.
Maria, Mẹ của hy vọng
Xin cho Thánh Phaolô trở nên gương mẫu của các bạn trên con đường này của đời tông đồ. Ngài đã nuôi dưỡng đời sống đức tin và hy vọng của ngài bằng cách nhìn vào ông Abraham, là vị mà ngài đã nói đến trong Thư gửi tín hữu Rôma: “vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc” (Rom 4:8). Đi theo bước chân của những người có hy vọng - gồm có các ngôn sứ và các thánh của mọi thời đại – chúng ta tiếp tục mạnh tiến về ngày hoàn thành của Nước Trời, và trên con đường thiêng liêng này, chúng ta có Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của hy vọng, đi cùng. Mẹ là Đấng làm cho niềm hy vọng của Israel được nhập thể, là Đấng ban cho thế gian Đấng Cứu Độ, và là Đấng đã đứng dưới chân Thánh Giá với một niềm hy vọng chắc chắn, là mẫu gương và Đấng nâng đỡ chúng ta. Trên hết, Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta và dẫn chúng ta qua đêm đen của những thử thách đến bình minh rạng ngời của một cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. Các bạn trẻ thân yêu của cha, cha muốn kết luận sứ điệp này bằng một lời cầu nguyện thời danh của Thánh Bernađô. Lời nguyện được gợi hứng bởi một trong những tước hiệu của Mẹ, Stella Maris, Sao Biển: “Bạn là người ở giữa những thăng trầm liên tục của cuộc đời này, thấy mình bị sóng gió dập vùi, hãy không ngừng nhìn lên Ngôi Sao sáng nhất, nếu bạn không muốn những làn sóng dữ chôn vùi bạn. Nếu những cơn gió cám dỗ nổi lên, nếu bạn rơi vào giữa những tảng đá khổ đau, hãy nhìn lên Ngôi Sao, hãy kêu cầu Đức Mẹ Maria … Trong những hiểm nguy, trong lúc khốn cùng, trong những cơn bối rối, hãy nghĩ đến Đức Maria, hãy kêu cầu Đức Maria … Trong lúc đi theo Mẹ, bạn sẽ không bao giờ lạc đường; khi bạn nài xin Mẹ giúp đỡ, bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng; bằng cách nghĩ về Mẹ, bạn sẽ không sai lầm; để Mẹ nâng đỡ bạn sẽ không bao giờ ngã; nếu Mẹ che chở bạn, bạn sẽ không sợ hãi; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn sẽ không còn biết mệt; với sự giúp đỡ của Mẹ, bạn sẽ đến bến bình an” (Những bài giảng ca tụng Mẹ Đồng Trinh, 2:17).
Lạy Mẹ Maria, Ngôi Sao Biển, chúng con xin Mẹ hướng dẫn những người trẻ trên toàn thế giới đến một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, Con Mẹ. Xin Mẹ là Đấng Bảo Vệ trên trời cho lòng trung thành của họ với Tin Mừng và cho niềm hy vọng của họ.
Các bạn trẻ thân mến, cha bảo đảm rằng cha nhớ đến tất cả các bạn mọi ngày trong lời cầu nguyện của cha. Cha ban phép lành chân tình cho các bạn và tất cả những người thân yêu của các bạn.
Từ Vaticanô, ngày 22 thánh 2, 2009
+ ĐTC Bênêđictô XVI
Top Stories
CHINE: Féru d’art vocal, un prêtre catholique publie un disque d’hymnes religieux et le dédie à un évêque en résidence surveillée
Eglises d'Asie
17:06 06/03/2009
CHINE: Féru d’art vocal, un prêtre catholique publie un disque d’hymnes religieux et le dédie à un évêque en résidence surveillée
Un prêtre catholique qui produit et commercialise un disque d’hymnes religieux, la chose s’est déjà vue ailleurs qu’en Chine. Que cela se fasse en République populaire de Chine est déjà un peu plus étonnant. Que ce prêtre signe son geste en le dédiant à un évêque « clandestin » détenu en résidence surveillée, voilà qui est fort inhabituel.
Dans le diocèse de Zhouzhi, situé dans la province du Shaanxi, le P. Dominic Zan Yiqian est un jeune prêtre de 33 ans. Il a étudié au Conservatoire de Xi’an et il est bien connu de ses pairs et de ses paroissiens pour ses talents musicaux, notamment son art vocal. Selon lui, la musique liturgique dans l’Eglise de Chine souffre d’être trop peu développée et cet état de fait amène, de manière regrettable, certaines paroisses à faire chanter des musiques profanes durant les offices. Pour tenter de populariser les cantiques catholiques et leur mise en musique, il a donc décidé d’éditer un Video CD (VCD) comportant 12 chants religieux. « Pour promouvoir la musique liturgique, le VCD est un support bien adapté: à la maison, les fidèles peuvent l’utiliser en karaoké, en suivant la musique et les paroles sur un écran », explique-t-il, ajoutant qu’il a fait presser un millier de son VCD après l’avoir enregistré avec l’aide de ses anciens amis du Conservatoire.
Mis en vente en février dernier, le VCD a pour titre Zanzhu Song’en (‘Chantons gloire à Dieu pour ses bienfaits’). La première des pièces proposées est Zhujiao, nin hao (‘Bonjour, Monseigneur’). Le P. Zan ne fait pas mystère de sa volonté de dédicacer son travail à Mgr Joseph Wu Qinjing. Agé de 40 ans, ce dernier est l’évêque « clandestin » du diocèse de Zhouzhi: ordonné à l’épiscopat avec un mandat pontifical mais sans l’accord des autorités chinoises, Mgr Wu se trouve en résidence surveillée depuis novembre 2007; il est confiné dans une chambre d’un petit séminaire du diocèse de Xi’an, où le P. Zan peut l’apercevoir lorsqu’il s’y rend, chaque semaine, pour enseigner le chant aux séminaristes.
« Le voir ainsi privé de liberté et constater le désordre qui règne dans notre diocèse de Zhouzhi me désole. Avec ce disque, j’espère lui apporter quelque soutien et encouragement », explique candidement le P. Zan, en ajoutant que c’est là « la seule chose » qu’il peut faire pour son évêque. Bien que Zhujiao, nin hao ne mentionne pas le nom de Mgr Wu, le P. Zan précise que tous les catholiques à Zhouzhi et ceux qui connaissent la situation de son diocèse comprennent qu’il s’agit de lui.
Dans ce chant, on peut entendre le couplet suivant:
Les frustrations décuplent vos capacités
Les épines éprouvent votre force d’âme
Puissiez-vous faire face aux difficultés avec une volonté de fer
Pour mener les fidèles au banquet du Sauveur.
Un peu plus loin:
Les bourrasques et le froid mordant mettent à l’épreuve votre loyauté
La neige et la pluie défient vos mérites
Puissiez-vous poursuivre sans vous décourager
Pour accomplir votre ministère
Et aider vos prêtres à bâtir le Royaume sur terre.
Le P. Zan précise enfin que, dès son disque achevé, il a été le présenter à Mgr Wu. « Lorsqu’il a écouté la chanson, il s’est montré heureux. » Rapidement ensuite, des catholiques ont mémorisé ce chant et certains ont été émus aux larmes. « C’est dire à quel point ils aiment le diocèse et leur évêque ! », ajoute le jeune prêtre. Mentionnant les évêques qui vivent des choses difficiles par fidélité à leur foi, il conclut: « J’espère que cette chanson leur apportera un certain soutien spirituel. »
Un prêtre catholique qui produit et commercialise un disque d’hymnes religieux, la chose s’est déjà vue ailleurs qu’en Chine. Que cela se fasse en République populaire de Chine est déjà un peu plus étonnant. Que ce prêtre signe son geste en le dédiant à un évêque « clandestin » détenu en résidence surveillée, voilà qui est fort inhabituel.
Dans le diocèse de Zhouzhi, situé dans la province du Shaanxi, le P. Dominic Zan Yiqian est un jeune prêtre de 33 ans. Il a étudié au Conservatoire de Xi’an et il est bien connu de ses pairs et de ses paroissiens pour ses talents musicaux, notamment son art vocal. Selon lui, la musique liturgique dans l’Eglise de Chine souffre d’être trop peu développée et cet état de fait amène, de manière regrettable, certaines paroisses à faire chanter des musiques profanes durant les offices. Pour tenter de populariser les cantiques catholiques et leur mise en musique, il a donc décidé d’éditer un Video CD (VCD) comportant 12 chants religieux. « Pour promouvoir la musique liturgique, le VCD est un support bien adapté: à la maison, les fidèles peuvent l’utiliser en karaoké, en suivant la musique et les paroles sur un écran », explique-t-il, ajoutant qu’il a fait presser un millier de son VCD après l’avoir enregistré avec l’aide de ses anciens amis du Conservatoire.
Mis en vente en février dernier, le VCD a pour titre Zanzhu Song’en (‘Chantons gloire à Dieu pour ses bienfaits’). La première des pièces proposées est Zhujiao, nin hao (‘Bonjour, Monseigneur’). Le P. Zan ne fait pas mystère de sa volonté de dédicacer son travail à Mgr Joseph Wu Qinjing. Agé de 40 ans, ce dernier est l’évêque « clandestin » du diocèse de Zhouzhi: ordonné à l’épiscopat avec un mandat pontifical mais sans l’accord des autorités chinoises, Mgr Wu se trouve en résidence surveillée depuis novembre 2007; il est confiné dans une chambre d’un petit séminaire du diocèse de Xi’an, où le P. Zan peut l’apercevoir lorsqu’il s’y rend, chaque semaine, pour enseigner le chant aux séminaristes.
« Le voir ainsi privé de liberté et constater le désordre qui règne dans notre diocèse de Zhouzhi me désole. Avec ce disque, j’espère lui apporter quelque soutien et encouragement », explique candidement le P. Zan, en ajoutant que c’est là « la seule chose » qu’il peut faire pour son évêque. Bien que Zhujiao, nin hao ne mentionne pas le nom de Mgr Wu, le P. Zan précise que tous les catholiques à Zhouzhi et ceux qui connaissent la situation de son diocèse comprennent qu’il s’agit de lui.
Dans ce chant, on peut entendre le couplet suivant:
Les frustrations décuplent vos capacités
Les épines éprouvent votre force d’âme
Puissiez-vous faire face aux difficultés avec une volonté de fer
Pour mener les fidèles au banquet du Sauveur.
Un peu plus loin:
Les bourrasques et le froid mordant mettent à l’épreuve votre loyauté
La neige et la pluie défient vos mérites
Puissiez-vous poursuivre sans vous décourager
Pour accomplir votre ministère
Et aider vos prêtres à bâtir le Royaume sur terre.
Le P. Zan précise enfin que, dès son disque achevé, il a été le présenter à Mgr Wu. « Lorsqu’il a écouté la chanson, il s’est montré heureux. » Rapidement ensuite, des catholiques ont mémorisé ce chant et certains ont été émus aux larmes. « C’est dire à quel point ils aiment le diocèse et leur évêque ! », ajoute le jeune prêtre. Mentionnant les évêques qui vivent des choses difficiles par fidélité à leur foi, il conclut: « J’espère que cette chanson leur apportera un certain soutien spirituel. »
Church's Mission in Vietnam needs renovation
J.B. An Dang
19:07 06/03/2009
Seminars have been held in the Archdiocese of Saigon to address growing concerns on the ineffectiveness of the Church’s evangelization and to plan strategies for a new impulse to renew the Church’s missionary efforts.
For decades, the growth of the Church in Vietnam has been persistently much smaller than the population growth. That was the conclusion of seminars held recently in the Archdiocese of Saigon.
“The latest official statistical figures from the Church in Vietnam show that the Catholic population in 2007 was 6,087,700 among 85,154,900 people, or a rate at about 7.15% of national population,” said Fr. Anthony Nguyen Ngoc Son, a key speaker at the seminars. “This indicates a decline in number of registered Catholics comparing to 7.2 % in 1933 or 7.5% in 1939,” he warned.
It is even more alarming that while the rate of Catholic population in Vietnam has decreased within the last 50 years, other Christian denominations have enjoyed a surge in people joining their churches. In 1999, these denominations had 400,000 members. This number has quadrupled to 1,500,000 in 2008 according the latest report.
“These figures are a clear indication of the ineffectiveness of the Church’s mission in Vietnam during the last 50 years,” Fr. Anthony Nguyen lamented.
Also, seminar attendees raised a pressing concern on the alarming rate of adult converts who do not keep on practicing their faith after their baptism. Within the past 7 years, there have been approximately 35,000 adult conversions to Catholicism annually, 80-90% of these through marriage. Unfortunately, the number of converts through marriage who remain active in practicing their religion gone down dramatically due to complications many people have to face after converting to Catholicism such as losing privileges and promotions at certain jobs, or facing subtle discrimination from the atheist government.
While various factors can contribute to the problems the Church has faced in its missionary efforts, the indifferent attitude towards the missionary duty among the faithful has been noticeable. Many assume that the clergy is solely responsible for evangelization, not lay people. In addition, many Catholics have not been living their lives to bear witness to Christ and to make Him known to all those who have not yet received the Gospel message. Their personal and religious lives have not made any good impression on their non-Catholic neighbors and friends.
Furthermore, “the clergy has not assumed the much needed responsibility for the mission ad gentes in the country,” said Fr. Anthony Nguyen. "Missionary efforts seem to be a personal, sporadic crusade for volunteering individuals and religious orders, " he explained. In total agreement with him, Sr. Marie Nguyen from Saigon added: “Dioceses and the Church in Vietnam as whole lack zeal, a comprehensive missionary strategy and investments of means and tools for evangelical mission, especially in the rural or remote areas.”
The government persecution also plays a significant role in worsening the situation. In many remote areas of the Central Highlands and in northern mountainous provinces, pastoral activities are often hindered by governmental bureaucracy and harassment. In these areas, missionary activity has often been described as an “offense against national security”, and the local officials made no effort to hide their hostility toward the church's effort to perform pastoral duties at these location.
The persistent smearing policy against the Church at all levels of education also makes youth so confused and discourages them to show their Catholic identity in order to avoid being objects of ill repute. “Faith is often limited to something within a personal sphere that many Catholic youth try to make it as invisible as possible. They try to avoid religion-oriented debates, hence lose chances to bear witness to Gospel,” Sr. Marie Nguyen, a sociologist, added.
Facing pressing concerns on the expansion of the Church, attendees have discussed on various aspects of the Church’s mission.
The first question is in a country full of social, political, and economic bad news, how is the Christian message "Good News" for our people? In the midst of an all-pervading despair, where lies the hope and optimism which the Gospel can bring about?
Secondly, how the image of the Church as a family of God can be built? How Christian families become authentic domestic churches? What are the roles of cultures in evangelization? What are necessary efforts towards inculturation needed in order to facilitate the integration of the Gospel into Vietnamese culture? What need to be done to relay the Christian message to the socio-cultural, religious, political and economic reality of Vietnam?
Among all aspects, Christology is the one that has received most attention, since the decisive element of every Christian life lies in the response that must be given to the question Christ asked: "Who do you say that I am?" (Mt 16:15). Without a correct understanding of the person of Christ, of His nature, of His significance and of His message addressed to the human race, Christianity lacks authenticity.
For decades, the growth of the Church in Vietnam has been persistently much smaller than the population growth. That was the conclusion of seminars held recently in the Archdiocese of Saigon.
“The latest official statistical figures from the Church in Vietnam show that the Catholic population in 2007 was 6,087,700 among 85,154,900 people, or a rate at about 7.15% of national population,” said Fr. Anthony Nguyen Ngoc Son, a key speaker at the seminars. “This indicates a decline in number of registered Catholics comparing to 7.2 % in 1933 or 7.5% in 1939,” he warned.
It is even more alarming that while the rate of Catholic population in Vietnam has decreased within the last 50 years, other Christian denominations have enjoyed a surge in people joining their churches. In 1999, these denominations had 400,000 members. This number has quadrupled to 1,500,000 in 2008 according the latest report.
“These figures are a clear indication of the ineffectiveness of the Church’s mission in Vietnam during the last 50 years,” Fr. Anthony Nguyen lamented.
Also, seminar attendees raised a pressing concern on the alarming rate of adult converts who do not keep on practicing their faith after their baptism. Within the past 7 years, there have been approximately 35,000 adult conversions to Catholicism annually, 80-90% of these through marriage. Unfortunately, the number of converts through marriage who remain active in practicing their religion gone down dramatically due to complications many people have to face after converting to Catholicism such as losing privileges and promotions at certain jobs, or facing subtle discrimination from the atheist government.
While various factors can contribute to the problems the Church has faced in its missionary efforts, the indifferent attitude towards the missionary duty among the faithful has been noticeable. Many assume that the clergy is solely responsible for evangelization, not lay people. In addition, many Catholics have not been living their lives to bear witness to Christ and to make Him known to all those who have not yet received the Gospel message. Their personal and religious lives have not made any good impression on their non-Catholic neighbors and friends.
Furthermore, “the clergy has not assumed the much needed responsibility for the mission ad gentes in the country,” said Fr. Anthony Nguyen. "Missionary efforts seem to be a personal, sporadic crusade for volunteering individuals and religious orders, " he explained. In total agreement with him, Sr. Marie Nguyen from Saigon added: “Dioceses and the Church in Vietnam as whole lack zeal, a comprehensive missionary strategy and investments of means and tools for evangelical mission, especially in the rural or remote areas.”
A priest was barred from celebrating Christmas Mass in Son La |
The persistent smearing policy against the Church at all levels of education also makes youth so confused and discourages them to show their Catholic identity in order to avoid being objects of ill repute. “Faith is often limited to something within a personal sphere that many Catholic youth try to make it as invisible as possible. They try to avoid religion-oriented debates, hence lose chances to bear witness to Gospel,” Sr. Marie Nguyen, a sociologist, added.
Facing pressing concerns on the expansion of the Church, attendees have discussed on various aspects of the Church’s mission.
The first question is in a country full of social, political, and economic bad news, how is the Christian message "Good News" for our people? In the midst of an all-pervading despair, where lies the hope and optimism which the Gospel can bring about?
Secondly, how the image of the Church as a family of God can be built? How Christian families become authentic domestic churches? What are the roles of cultures in evangelization? What are necessary efforts towards inculturation needed in order to facilitate the integration of the Gospel into Vietnamese culture? What need to be done to relay the Christian message to the socio-cultural, religious, political and economic reality of Vietnam?
Among all aspects, Christology is the one that has received most attention, since the decisive element of every Christian life lies in the response that must be given to the question Christ asked: "Who do you say that I am?" (Mt 16:15). Without a correct understanding of the person of Christ, of His nature, of His significance and of His message addressed to the human race, Christianity lacks authenticity.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký Tĩnh tâm Linh Mục Tổng Giáo Phận Huế
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
15:50 06/03/2009
Nhật ký Tĩnh tâm Linh Mục Tổng Giáo Phận Huế
(từ ngày 02 đến 06/3/2009)
Chiều khai mạc
(ngày 02/3/2009)
Đúng 16giờ ngày thứ ba, 02-03-2009, 100 linh mục Huế tề tựu lại Nhà Nguyện của Trung Tâm Mục Vụ Huế để bắt đầu tuần Tĩnh Tâm Linh Mục năm 2009.
Đức Tổng Giám mục Huế và Đức Giám mục Phụ tá cũng tham dự với anh em linh mục.
Cha giảng phòng năm nay là Linh mục Giám tỉnh Dòng Phanxicô tại Việt Nam, Cha Phanxicô Xaviê Vũ Phan Long.
Trước khi khai mạc, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, có vài lời nhắn nhủ anh em linh mục Huế hãy tạ ơn Chúa vì được quy tụ đông đủ về đây hôm nay để dự cuộc tĩnh tâm năm, là thời gian đầy hồng ân của Thiên Chúa. Ngài mời gọi anh em linh mục, trong dịp quý báu nầy, hãy cầu nguyện nhiều cho nhau và cho các anh em linh mục vắng mặt.
Tiếp theo, linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, thay mặt Linh mục đoàn Huế, có những lời đầu tiên như sau:
Kính lạy Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế,
Kính lạy Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế,
Anh em linh mục đoàn Huế, cùng với các linh mục thuộc Đại Chủng Viện Huế, Dòng Thiên An, Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thánh Tâm, hết lòng sung sướng được hưởng sự ưu ái rất đặc biệt của Quý Đức Cha trong dịp quy tụ chúng con về Trung Tâm Mục Vụ Huế hôm nay để dự Tuần Tĩnh Tâm Hằng Năm vào dịp đầu Mùa Chay Thánh năm 2009 nầy.
Qua tình yêu thương huynh đệ và mục tử của Quý Đức Cha, anh em linh mục chúng con sẽ lãnh nhận được rất nhiều ơn quý báu trong dịp hồng phúc nầy. Chúng con xin luôn ghi nhớ ơn cao dày nầy. Chúng con luôn đặc biệt cầu nguyện sốt sắng cho hai Đức Cha, nhất là trong mỗi Thánh Lễ chúng con hằng ngày dâng tiến trên bàn thờ.
Kính thưa Cha Giám tỉnh Giảng Phòng Tuần Tĩnh Tâm Linh mục đoàn Huế năm nay.
Có lẽ một số anh em linh mục Huế chúng con, trong đó có con, hôm nay mới được thấy mặt Cha, nhưng chúng con đã biết và nghe nói về Cha nhiều: Cha hiện nay là Giám tỉnh Dòng Phanxicô, có trụ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Cha đã từng du học tại Rôma, có bằng cử nhân Thánh Kinh tại Học viện Giáo Hoàng Thánh Kinh Rôma.
Sau khi về lại Việt Nam, năm nào cha cũng qua lại Rôma để trau giồi thêm kiến thức về Thánh Kinh. Và chúng con được biết cha vừa về lại Việt Nam ngày mồng 2 Tết Quý Sửu vừa rồi.
Hiện giờ tại VN, cha phụ trách Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Kinh, làm việc với Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh, trưởng ban Thánh Kinh của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Cha cũng thường xuyên bay qua bầu trời Huế trong những chuyến đi thăm các cộng đoàn ở miền Bắc. Và hôm nay, cha đáp xuống Trung Tâm Mục Huế để giúp anh em linh mục Huế gặp Chúa trong kỳ tĩnh tâm nầy. (Linh mục đoàn Huế vỗ tay!)
Với sự thánh thiện rất đầy tình Chúa và tình người của thánh tổ phụ Phanxicô Assisi, với lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của cha, với kiến thức uyên bác về Thánh Kinh và bầu nhiệt huyết tông đồ, anh em linh mục Huế chúng con sẽ lãnh được rất nhiều ơn quý báu Chúa ban trong tuần tĩnh tâm hồng phúc nầy.
Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha Giám tỉnh trước. Chúng con hứa cầu nguyện nhiều cho Cha.
Sau lời chào mừng của linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, Cha giảng phòng đáp lại bằng những lời khiêm tốn và bắt đầu giảng tỉnh tâm.
Buổi tĩnh tâm khai mạc với kinh Cầu Đức Chúa Thánh Thần. Sau đó, Cha giảng phòng hướng dẫn bài khai mạc.
Trong bài khai mạc, Cha giảng phòng trình bày như sau:
MỖI NGƯỜI GIỮA AĐAM VÀ ĐỨC KITÔ: VÀ THÁNH THẦN UỐN NẮN CHÚNG TA VỚI TÌNH YÊU
Thánh Phaolô thường đưa mắt nhìn thân phận con người, cũng như mỗi sự việc, dưới ánh sáng của Đức Kitô. Toàn thể nhân loại sống một thực tại hai mặt: “Mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 3,23-24).
Do đó, “phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5,17). Sự mới mẻ đó phản ánh trên cách nhìn thế giới và những con người: không một ai còn bị nhìn theo cách loài người nữa, nhưng theo đức tin, và nhất là, theo tình yêu của Đức Kitô, Đấng sở hữu chúng ta (cc. 14-15). Cả cách hành động cũng thay đổi.
Đối với thánh Phaolô, có hai hạng người: Ađam và Đức Kitô.
Hạng người thứ nhất bị tội lỗi, tính nổi loạn và sự bất phục tùng chế ngự, cuối cùng nhận lương bổng là cái chết.
Ngược lại, Đức Kitô đã vâng phục, nghĩa là trung thành với Thiên Chúa: Người hoàn tất công trình công chính và đổ công trình đó trên tất cả chúng ta, làm cho chúng ta nên công chính. Ân huệ Người ban là sự sống đời đời.
Trong Đức Kitô, chúng ta trải nghiệm chiến thắng của ân sủng hoặc của tình yêu nhưng-không và dồi dào chan chứa của Thiên Chúa. Tình yêu ấy đi vào trong đời sống chúng ta và biến đổi nó (x.Rm 5,5).
Là những con người, chúng ta phải nhìn nhận rằng mỗi người chúng ta có thể là Ađam hoặc Đức Kitô, nổi loạn hoặc sống đức tin.
Về bề ngoài, thế giới tiếp tục như trước đây, sự mới mẻ vẫn còn ở trong tình trạng ẩn giấu. Nhưng ai ở dưới quyền thống trị của tình yêu Đức Kitô, thì đã mang trước các dấu chỉ của thế giới mới. Người ấy không còn sống theo lối suy tư của loài người (xác thịt), ích kỷ, hung bạo, chia rẽ nữa, nhưng được Thánh Thần hướng dẫn.
Bước vượt qua quan trọng hệ tại việc đi vào trong bán kính hoạt động của Đức Kitô: “ở trong Đức Kitô”.
Khoảnh khắc căn bản của cuộc vượt qua đó xảy ra với việc loan báo Tin Mừng, mà ta đón nhận nhờ đức tin và phép rửa tội liên kết chúng ta với Đức Kitô.
Điều này không xảy ra mà không có xung đột giữa tinh thần và xác thịt, giữa lối ứng xử của Ađam hoặc của Đức Kitô. Chính thánh Phaolô cũng đã công nhận là ngài cảm thấy trong mình có hai sức mạnh: ngài thấy điều tốt, mà lại bị cám dỗ đi theo điều xấu.
Nhưng nếu chúng ta đón tiếp Đức Kitô, Thánh Thần sẽ hành động trong chúng ta và uốn nắn tất cả hữu thể chúng ta bằng hoa trái của Người, là tình yêu cũng là niềm vui, sự bình an, nhân hậu, từ tâm, nhẫn nhục (x.Gl 5,22). Cả thân xác cũng bị lôi kéo vào, trở thành lễ vật dâng lên Thiên Chúa.
Đây là một đời sống mới, hôm nay còn đang bị ẩn giấu giữa tội lỗi, trong khi chờ đợi Chúa cho thấy rõ ràng điều gì đã xảy tới. Vì thế, thánh Phaolô khuyến khích chúng ta chờ đợi Chúa Giêsu, bằng cách gìn giữ không gì đáng trách “toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em” (1 Tx 5,23).
Trong những ngày tĩnh tâm này, chúng ta sẽ lướt qua những điểm như thế, để đi đến chỗ thống nhất đời sống chúng ta. Do đó, chủ đề của tuần tĩnh tâm là Đời sống người môn đệ Đức Kitô theo giáo huấn của thánh Phaolô.
(từ ngày 02 đến 06/3/2009)
Chiều khai mạc
(ngày 02/3/2009)
Đúng 16giờ ngày thứ ba, 02-03-2009, 100 linh mục Huế tề tựu lại Nhà Nguyện của Trung Tâm Mục Vụ Huế để bắt đầu tuần Tĩnh Tâm Linh Mục năm 2009.
Đức Tổng Giám mục Huế và Đức Giám mục Phụ tá cũng tham dự với anh em linh mục.
Linh mục Phanxicô Xaviê Vũ Phan Long, Giám Tỉnh dòng Phan Xi Cô |
Trước khi khai mạc, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, có vài lời nhắn nhủ anh em linh mục Huế hãy tạ ơn Chúa vì được quy tụ đông đủ về đây hôm nay để dự cuộc tĩnh tâm năm, là thời gian đầy hồng ân của Thiên Chúa. Ngài mời gọi anh em linh mục, trong dịp quý báu nầy, hãy cầu nguyện nhiều cho nhau và cho các anh em linh mục vắng mặt.
Tiếp theo, linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, thay mặt Linh mục đoàn Huế, có những lời đầu tiên như sau:
Kính lạy Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế,
Kính lạy Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế,
Anh em linh mục đoàn Huế, cùng với các linh mục thuộc Đại Chủng Viện Huế, Dòng Thiên An, Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thánh Tâm, hết lòng sung sướng được hưởng sự ưu ái rất đặc biệt của Quý Đức Cha trong dịp quy tụ chúng con về Trung Tâm Mục Vụ Huế hôm nay để dự Tuần Tĩnh Tâm Hằng Năm vào dịp đầu Mùa Chay Thánh năm 2009 nầy.
Qua tình yêu thương huynh đệ và mục tử của Quý Đức Cha, anh em linh mục chúng con sẽ lãnh nhận được rất nhiều ơn quý báu trong dịp hồng phúc nầy. Chúng con xin luôn ghi nhớ ơn cao dày nầy. Chúng con luôn đặc biệt cầu nguyện sốt sắng cho hai Đức Cha, nhất là trong mỗi Thánh Lễ chúng con hằng ngày dâng tiến trên bàn thờ.
Kính thưa Cha Giám tỉnh Giảng Phòng Tuần Tĩnh Tâm Linh mục đoàn Huế năm nay.
Có lẽ một số anh em linh mục Huế chúng con, trong đó có con, hôm nay mới được thấy mặt Cha, nhưng chúng con đã biết và nghe nói về Cha nhiều: Cha hiện nay là Giám tỉnh Dòng Phanxicô, có trụ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Cha đã từng du học tại Rôma, có bằng cử nhân Thánh Kinh tại Học viện Giáo Hoàng Thánh Kinh Rôma.
Sau khi về lại Việt Nam, năm nào cha cũng qua lại Rôma để trau giồi thêm kiến thức về Thánh Kinh. Và chúng con được biết cha vừa về lại Việt Nam ngày mồng 2 Tết Quý Sửu vừa rồi.
Hiện giờ tại VN, cha phụ trách Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Kinh, làm việc với Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh, trưởng ban Thánh Kinh của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Cha cũng thường xuyên bay qua bầu trời Huế trong những chuyến đi thăm các cộng đoàn ở miền Bắc. Và hôm nay, cha đáp xuống Trung Tâm Mục Huế để giúp anh em linh mục Huế gặp Chúa trong kỳ tĩnh tâm nầy. (Linh mục đoàn Huế vỗ tay!)
Với sự thánh thiện rất đầy tình Chúa và tình người của thánh tổ phụ Phanxicô Assisi, với lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của cha, với kiến thức uyên bác về Thánh Kinh và bầu nhiệt huyết tông đồ, anh em linh mục Huế chúng con sẽ lãnh được rất nhiều ơn quý báu Chúa ban trong tuần tĩnh tâm hồng phúc nầy.
Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha Giám tỉnh trước. Chúng con hứa cầu nguyện nhiều cho Cha.
Sau lời chào mừng của linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, Cha giảng phòng đáp lại bằng những lời khiêm tốn và bắt đầu giảng tỉnh tâm.
Buổi tĩnh tâm khai mạc với kinh Cầu Đức Chúa Thánh Thần. Sau đó, Cha giảng phòng hướng dẫn bài khai mạc.
Trong bài khai mạc, Cha giảng phòng trình bày như sau:
MỖI NGƯỜI GIỮA AĐAM VÀ ĐỨC KITÔ: VÀ THÁNH THẦN UỐN NẮN CHÚNG TA VỚI TÌNH YÊU
Thánh Phaolô thường đưa mắt nhìn thân phận con người, cũng như mỗi sự việc, dưới ánh sáng của Đức Kitô. Toàn thể nhân loại sống một thực tại hai mặt: “Mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 3,23-24).
Do đó, “phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5,17). Sự mới mẻ đó phản ánh trên cách nhìn thế giới và những con người: không một ai còn bị nhìn theo cách loài người nữa, nhưng theo đức tin, và nhất là, theo tình yêu của Đức Kitô, Đấng sở hữu chúng ta (cc. 14-15). Cả cách hành động cũng thay đổi.
Đối với thánh Phaolô, có hai hạng người: Ađam và Đức Kitô.
Hạng người thứ nhất bị tội lỗi, tính nổi loạn và sự bất phục tùng chế ngự, cuối cùng nhận lương bổng là cái chết.
Ngược lại, Đức Kitô đã vâng phục, nghĩa là trung thành với Thiên Chúa: Người hoàn tất công trình công chính và đổ công trình đó trên tất cả chúng ta, làm cho chúng ta nên công chính. Ân huệ Người ban là sự sống đời đời.
Trong Đức Kitô, chúng ta trải nghiệm chiến thắng của ân sủng hoặc của tình yêu nhưng-không và dồi dào chan chứa của Thiên Chúa. Tình yêu ấy đi vào trong đời sống chúng ta và biến đổi nó (x.Rm 5,5).
Là những con người, chúng ta phải nhìn nhận rằng mỗi người chúng ta có thể là Ađam hoặc Đức Kitô, nổi loạn hoặc sống đức tin.
Về bề ngoài, thế giới tiếp tục như trước đây, sự mới mẻ vẫn còn ở trong tình trạng ẩn giấu. Nhưng ai ở dưới quyền thống trị của tình yêu Đức Kitô, thì đã mang trước các dấu chỉ của thế giới mới. Người ấy không còn sống theo lối suy tư của loài người (xác thịt), ích kỷ, hung bạo, chia rẽ nữa, nhưng được Thánh Thần hướng dẫn.
Bước vượt qua quan trọng hệ tại việc đi vào trong bán kính hoạt động của Đức Kitô: “ở trong Đức Kitô”.
Khoảnh khắc căn bản của cuộc vượt qua đó xảy ra với việc loan báo Tin Mừng, mà ta đón nhận nhờ đức tin và phép rửa tội liên kết chúng ta với Đức Kitô.
Điều này không xảy ra mà không có xung đột giữa tinh thần và xác thịt, giữa lối ứng xử của Ađam hoặc của Đức Kitô. Chính thánh Phaolô cũng đã công nhận là ngài cảm thấy trong mình có hai sức mạnh: ngài thấy điều tốt, mà lại bị cám dỗ đi theo điều xấu.
Nhưng nếu chúng ta đón tiếp Đức Kitô, Thánh Thần sẽ hành động trong chúng ta và uốn nắn tất cả hữu thể chúng ta bằng hoa trái của Người, là tình yêu cũng là niềm vui, sự bình an, nhân hậu, từ tâm, nhẫn nhục (x.Gl 5,22). Cả thân xác cũng bị lôi kéo vào, trở thành lễ vật dâng lên Thiên Chúa.
Đây là một đời sống mới, hôm nay còn đang bị ẩn giấu giữa tội lỗi, trong khi chờ đợi Chúa cho thấy rõ ràng điều gì đã xảy tới. Vì thế, thánh Phaolô khuyến khích chúng ta chờ đợi Chúa Giêsu, bằng cách gìn giữ không gì đáng trách “toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em” (1 Tx 5,23).
Trong những ngày tĩnh tâm này, chúng ta sẽ lướt qua những điểm như thế, để đi đến chỗ thống nhất đời sống chúng ta. Do đó, chủ đề của tuần tĩnh tâm là Đời sống người môn đệ Đức Kitô theo giáo huấn của thánh Phaolô.
Thư cám ơn của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội sau tang lễ Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng
Trần Ngọc Huấn
15:57 06/03/2009
Thư cám ơn của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội sau tang lễ Đức cô Hồng Y Phạm Đình Tụng
Nhật ký tĩnh tâm Linh Mục Tổng Giáo Phận Huế trong ngày thứ I
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
16:56 06/03/2009
Nhật ký Tĩnh tâm Linh Mục Tổng Giáo Phận Huế
***
Ngày thứ nhất (02/3/2009)
Linh mục FX. Vũ Phan Long, ofm, Giám Tỉnh Dòng Phanxicô, lúc 08 giờ, hướng dẫn linh mục đoàn Huế tĩnh tâm với đề tài: “Đời sống thiêng liêng, công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi.”
1.- Chương trình của Chúa Cha
Đời sống thiêng liêng của chúng ta là một công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô nói với chúng ta như thế qua đoạn văn Gl 4,4-7:
- “4 Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, 5 để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. 6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: "Abba, Cha ơi!" 7 Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”.
Giờ đây chúng ta tìm hiểu từng điểm:
“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật” (c. 4).
Đây là một khúc quanh quyết liệt trong chương trình của Thiên Chúa: có một thời đại đang khép lại và một thời đại mới đang mở ra.
Đặc điểm của thời đại cũ được diễn tả bằng tình trạng nô lệ với các từ ngữ: thiếu niên – nô lệ – dưới quyền những người giám hộ và quản lý (4,1-2a; 4,3), còn thời đại mới có đặc điểm là sự tự do, diễn tả bằng các từ ngữ: (trưởng thành) – con – người thừa kế – cha (4,4-7). Cái “trước” biến thành một cái “sau” nhờ hoạt động giải phóng được Chúa Cha điều hành trong sự hài hòa với Con của Ngài và Thần Khí của Con Ngài, xuyên qua hai cuộc sai phái, sai phái Con và sai phái Thần Khí (4,3; 4,6).
Thánh Phaolô long trọng công bố một chọn lựa của Thiên Chúa: Khi tới đỉnh cao thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai phái Con của Ngài đến thế gian trong tình trạng hạ mình và trong các giới hạn: “sinh làm con một người đàn bà”, tức là Người đã trở thành người phải chết, giới hạn, như tất cả mọi người, như thế chia sẻ sự mỏng giòn của thân phận con người; “sống dưới Lề Luật”, nghĩa là sống một cuộc sống được Lề Luật và các truyền thống quốc gia Do-thái quy định (x. Rm 8,3). Đây là một nghịch lý vĩ đại: Thiên Chúa, là tự do tuyệt đối, đã sai Con mình vào trong một hoàn cảnh nô lệ cùng cực.
Thiên Chúa làm như thế để làm gì? Thánh Phaolô viết:
- “để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu [để] chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (c. 5).
“Để chuộc những ai sống dưới Lề Luật” là phương diện tiêu cực (x. 3,13); “để chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” là phương diện tích cực.
Như thế, Thiên Chúa đã chấp nhận nghịch lý của mầu nhiệm Nhập thể của Con mình, để thực hiện một công trình giải phóng.
Bằng cái chết trên thập giá và trong tư cách con người, Đức Kitô đã thi hành bản án trên tội lỗi, nghĩa là đã đẩy tội lỗi lâu nay vẫn thống trị trên xác thịt con người đến chỗ trở thành bất lực.
Nhờ Đức Kitô, Chúa Cha đã giải phóng hoàn toàn (x.Gl 4,5; Rm 8,2) loài người khỏi mọi thứ nô lệ mà tội Ađam đã bung ra trong thế gian (x.Rm 5,12).
Cuộc giải phóng này đã được thực hiện trọn vẹn trong ơn nghĩa tử (huiothesia) được ban cho những ai tin vào Người (x.Gl 4,5; Rm 8,1).
Theo thư Gl, ơn nghĩa tử là được thông dự vào tư cách con của Con Thiên Chúa, do Người đã nhận lấy thân phận loài người chúng ta. Con Thiên Chúa đã sinh làm con một người phụ nữ để các người con phụ nữ có thể trở thành những nghĩa tử.
Phương thức rõ ràng nhất của sự biến đổi lạ thường này hệ tại hành vi liên đới trong cái chết. Bởi vì Người đã chết và đã sống lại vì chúng ta, Đức Kitô đã đón tiếp tất cả chúng ta vào trong nhân tính mới của Người, trong thân xác đã được tôn vinh của Người; và trong Người là Con Thiên Chúa, chúng ta đã trở thành con Thiên Chúa (x. 3,26).
Ơn nghĩa tử đưa lại cho chúng ta một danh hiệu như Đức Kitô; chính vì thế, chúng ta cũng trở thành “người thừa kế” (Gl 4,7; “đồng thừa kế”: Rm 8,17).
2.- Vai trò của Chúa Thánh Thần
Ở đỉnh cao của chương trình cứu độ tuyệt vời của Thiên Chúa Cha, thánh Phaolô cho thấy Thánh Thần đang hoạt động:
- “Để chứng thực anh em là con cái [rằng anh em là con cái], Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi!” (c. 6).
Đi từ “chúng ta” của c. 5 (= Do-thái và Dân ngoại), thánh Phaolô nói trực tiếp với người Galát ở c. 6 (anh em). Nhưng ngay sau đó, ngài lại trở về với “(lòng) chúng ta”: ngài muốn khẳng định rằng mọi Kitô hữu (tôi = Phaolô, anh em = người Galát, họ = Kitô hữu gốc Do-thái) đều đã nhận Thánh Thần này như là bảo chứng về ơn làm nghĩa tử.
Điểm độc đáo của công thức mới này là Thiên Chúa gửi vào “trái tim chúng ta” một Đấng thường xuyên thuộc về Chúa Con.
Nếu thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa đã đặt “Thần Khí của Ngài” vào lòng chúng ta, thì tương ứng với sấm ngôn Êdêkien (x.Ed 11,19; 36,26s; 39,29).
Ngài cũng không nói là Con Thiên Chúa đã ban cho chúng ta “Thần Khí con cái”, vì điều này tuy mới nhưng cũng đơn giản.
Ngược lại, ngài nói rằng Thiên Chúa đã sai “Thần Khí của Con mình” vào lòng chúng ta, điều này thật sự phức tạp, bởi vì ngài diễn tả một sự can thiệp của Thiên Chúa, đồng thời cho thấy một tương quan của Thiên Chúa với Thần Khí và với Con, và ngài thiết lập một tương quan mật thiết giữa ba Đấng. Thánh Thần vẫn ở trong quan hệ với Thiên Chúa, Đấng sai phái Ngài, và với Chúa Con, mà Ngài thuộc về. Và chúng ta được đặt trong tương quan với Thánh Thần, với Chúa Con và với chính Thiên Chúa. Cách diễn tả này nhằm nêu bật quyền chúa tể của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ: chính Ngài sai phái Chúa Con và Thần Khí của Chúa Con. Tất cả chỉ nhắm làm cho chúng ta trở thành con cái.
Đây không phải là lần đầu tiên thánh Phaolô nói đến Thần Khí. Ngài đã nói đến Thần Khí ngay đầu chương 3 của thư Gl (x. 3,1-5), rồi nói đến một hành vi “tiêu cực” của Thần Khí: chiến đấu chống lại xác thịt, là sự yếu đuối của loài người. Sau đó, ngài cho thấy là có “Thần Khí của lời hứa” (3,14b), trực tiếp liên hệ đến “phúc lành ban cho Abraham” (c. 14a). Kế đó (3,15-29), xuất hiện ý tưởng “gia tài/thừa kế” (cc. 18a. 29 liên kết với ý tưởng “con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô” (c. 26).
Khi áp dụng cũng động từ “sai phái” cho Con Thiên Chúa và cho Thần Khí, tác giả muốn nói rằng Thần Khí cũng có những đặc tính như Con Thiên Chúa, ngoại trừ là Con, và có một tương quan giữa việc sai phái Thần Khí và Chúa Con. Tương quan hình thức là giữa hai hành vi giống nhau của Thiên Chúa; nhưng còn có một tương quan sâu xa hơn, đó là ân ban Thần Khí đã có được là nhờ sự vâng phục mang sức cứu chuộc của Đức Kitô (x. Gl 3,13-14).
Được Thiên Chúa gửi vào lòng chúng ta, Thần Khí của Con Thiên Chúa diễn tả quan hệ con cái bằng cách liên tục kêu lên: Abba ho patêr, “Abba, Cha ơi!”. Nghĩa là Thần Khí làm chứng và đảm bảo cho sự tự do của các con cái Thiên Chúa.
Thật ra, từ “Abba” không chỉ dành cho đứa bé gọi cha, nhưng cho cả người lớn; đàng khác, gọi Thiên Chúa là “Cha” cũng không phải là chuyện lạ: các tôn giáo bán khai hay văn minh, của người Hy-lạp, Rô-ma và Sê-mít, đều gọi như thế. Điều lạ, đó là đây là một cách gọi riêng tư thân mật.
Theo Mc 14,36, được hỗ trợ gián tiếp bởi Gl 4,6, Đức Giêsu là người đầu tiên thưa với Thiên Chúa bằng tên gọi thân mật Abba, và như thế, cho thấy Người có một quan hệ mới và duy nhất, vô song, với Thiên Chúa (x. Mt 11,27//Lc 10,22; Ga 10,30).
Cuộc sống của Đức Giêsu không có mục đích nào ngoài việc đưa loài người vào trong quan hệ con cái mà Ngài có với Thiên Chúa, bằng cách thông ban Thánh Thần trong tư cách là Thần Khí con cái.
Nhờ có Thần Khí của Con, nay người tín hữu có thể thông dự vào lời cầu nguyện của Chúa Con: Abba!, tức cũng là đi vào trong quan hệ riêng tư thâm sâu giữa Đức Kitô và Chúa Cha.
3.- Kết quả
Bây giờ chúng ta đến kết luận của toàn phân đoạn Gl 3,1–4,7:
- “Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (c. 7).
Bản văn viết theo kiểu tăng dần: “nô lệ–con; con–thừa kế”, và tất cả kết quả là một sự kiện hiện đại: ngay ngày hôm nay….
Nếu đọc toàn phân đoạn, ta ghi nhận rằng Phaolô đã nêu bật vai trò của Thiên Chúa Ba Ngôi trong dự phóng biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa; nhưng luôn luôn là Thiên Chúa Cha ở tại nguồn của công trình này (x.Gl 3,5; 4,6).
***
Đọc thêm Rm 8,23: Chúa Thánh Thần là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Tình yêu giữa hai con người là một điều quý giá – một tương quan mà chúng ta phải vun đắp và trung thành với.
Đối với Chúa Cha và Chúa Con, các Ngôi vị Thiên Chúa, tương quan của các Đấng không chỉ là một điều gì, mà là một Ngôi vị, là Chúa Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Vậy hoa quả đầu mùa của Thánh Thần, chính là nguyện vọng được thuộc về Ba Ngôi Một Chúa, nghĩa là được nhận làm dưỡng tử.
Tôi có một người bạn thuộc về một gia đình đông đúc. Mỗi lần đến thăm anh, tôi được tiếp đón như người nhà. Thế là đôi khi tôi ao ước được thuộc về gia đình đó, vì tôi cảm nhận được một nếp sống êm đềm thân ái. Tôi cũng có một người bạn, những khi gặp khó khăn, đã coi gia đình tôi như gia đình anh, và anh được tiếp đón như người nhà. Đối với anh, sự tiếp đón ân cần đó là “ơn cứu độ” cho anh.
Ơn cứu chuộc không phải là một sự hoàn thiện độc lập; cứu chuộc có nghĩa là “thuộc về”: giống như tôi ao ước được thuộc về gia đình người bạn, và người bạn ao ước thuộc về gia đình tôi, khi chúng tôi thấy được sự hợp nhất trong gia đình, chúng ta ao ước thuộc về Chúa Ba Ngôi, là gia đình của mọi gia đình.
Hoa trái của Thần Khí là tôi hết sức khao khát được trải nghiệm sự Hợp nhất của mọi sự hợp nhất này, sự “Thuộc về” của mọi sự “thuộc về” này.
Tôi mong ước được đến tận nguồn mạch của sự Hợp nhất, sự Thuộc về, và chờ đợi từng ngày được nhận vào trong gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi.
(Linh mục FX. Vũ Phan Long, ofm, Giám Tỉnh Dòng Phanxicô)
Buổi giảng kết thúc lúc 08 giờ 35.
Anh em linh mục thinh lặng cầu nguyện và dọn mình dâng Thánh lễ lúc 10 giờ 15.
Ý cầu nguyện của thánh lễ hôm nay là cầu cho Ơn Thánh Hoá Linh mục.
Trong thánh lễ nầy, linh mục Giuse Đặng Thanh Minh, quản xứ An Vân, chia sẻ Tin Mừng như sau:
Mùa Chay là thời cầu nguyện. Vì thế, ngay từ đầu Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta thực hành các việc đạo đức truyền thống là ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí.
Nhưng phải cầu nguyện như thế nào cho đúng với ý Chúa?
Các tông đồ ngày xưa cũng không biết cầu nguyện thế nào cho phải lẽ. Họ đã xin Chúa Giêsu chỉ dạy và Chúa đã dạy cho họ lời kinh mẫu mực cho kinh nguyện Kitô-giáo: đó là Kinh Lạy Cha.
Đây không phải là một công thức làm sẵn để khi đọc lên là có hiệu quả ngay, nhưng thiết yếu là một thái độ sống, bao gồm hai mối tương quan tách rời nhau giữa mỗi người chúng ta với Thiên Chúa và với anh em.
Đối với Thiên Chúa, tương quan giữa con người với Chúa là tương quan Con thảo - Cha hiền.
Một người cha luôn yêu thương tha thứ, một người cha biết rõ người con phải làm gì để cho đời sống của nó được thành toàn: đó là phải làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Như thế, cầu nguyện không chỉ là lôi kéo Thiên Chúa về phía mình để thỏa mãn các nhu cầu của mình, mà còn phải đặt mình trong chương trình của Thiên Chúa.
Sống với một vì Thiên Chúa là Cha như thế, thì thật là sung sướng hạnh phúc.
Đã là Cha thì biết rõ nhu cầu của Con và điều gì là tốt cho Con, cho nên Con không cần phải “lải nhải như Dân Ngoại”. Khi cầu nguyện, Con chỉ cần đặt mình trước mặt Cha với tất cả tình yêu phó thác. Con chỉ cần thể hiện ý Cha là đủ rồi.
Tương quan giữa con người với nhau là tương quan huynh đệ vì là Con cùng một Cha.
“Lạy Cha chúng con!” Lời kinh ôm trọn nhân loại vào trong một gia đình. Thái độ của anh em một nhà, con cùng một cha, thiết yếu là tha thứ. Tha thứ là học đòi bắt chước Thiên Chúa, Đấng dùng tha thứ để tự mặc khải mình.
Tha thứ có sức đổi mới, có sức tái tạo. Tương quan giữa con người với nhau có thể được cải thiện nhờ tha thứ, và tha thứ theo tinh thần của Chúa.
Hai mối tương quan nầy kết dệt đan xen với nhau, tạo thành bản sắc của người Con Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì lời kinh mà Chúa đã chỉ dạy cho chúng con.
Xin cho Lời Chúa như mưa tuyết thấm sâu vào mảnh đất tâm hồn chúng con và mang lại hoa trái thơm ngon cho cuộc sống chúng con. Amen.
***
Ban chiều, lúc 14 giờ 45, anh em linh mục được cha giảng phòng hướng dẫn đề tài: “Tôi đã được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt” (Pl 3,12)
Nói về ơn gọi tu trì, chúng ta có thể trưng ra những câu Tin Mừng liên quan tới ba lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời; chúng ta có thể trích dẫn Công Đồng Vatican II. Nhưng tất cả những công việc đó chỉ nằm ở bình diện tri thức (lý thuyết) mà thôi. Còn trên bình diện hiện sinh thì khác: cảm nghiệm về đời linh mục như thế nào? Những động lực nào đã đưa tôi đến chỗ vào trở thành linh mục?...
Để thêm chất liệu suy nghĩ, chúng ta cùng tìm về kinh nghiệm của thánh tông đồ Phaolô.
1.- Kinh nghiệm của thánh Phaolô: bị /được Chúa Kitô chiếm đoạt
Trên đường vào Đamát, đã xảy ra một biến cố làm chuyển hẳn hướng đời của một thầy Pharisêu trẻ tuổi tên là Saolô: “thấy (gặp) Đức Giêsu (1 Cr 9,1).
Đây là giờ phút nghiêm trọng và cốt yếu trong cuộc đời của thánh tông đồ: nếu không có biến cố này, thế giới chỉ có một Saolô đang miệt mài trong lầm lạc thôi.
Khi đã gặp Đức Kitô, một Saolô đang hung hãn đi tìm giết, làm giảm thiểu con số các kitô hữu, đã trở thành một Phaolô say sưa đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho dân ngoại, làm tăng số các Kitô hữu.
Nhưng đây không phải là một biến cố Chúa Kitô đã gây ra để áp đảo tinh thần đối phương. Chúa Kitô đã không quật ngã Phaolô trên đường để uy hiếp ngài, khiến ngài phải nhắm mắt cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của Người.
Sau này, thánh nhân đã nhiều lần phác họa lại cuộc đời ngài (x. Cv 22,3tt; Pl 3,5; ba lần kể lại biến cố Đamát: Cv 9,1-18; 22,5-16; 26,9-18), và đã rút ra được kết luận chính yếu: chính Đức Giêsu Kitô đã chọn ngài vì yêu thương ngài, và vì muốn dùng ngài thực hiện một công trình tình yêu. Ngài đã không ngừng làm chứng về điều đó:
- “Tôi sống kiếp sống con người của tôi trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng đã yêu thương tôi và thí mạng vì tôi” (Gl 2,20b).
Như thế, thánh tông đồ đã bắt gặp lại kinh nghiệm của các vị ngôn sứ tiền bối:
- Is 6,1-8: “Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi”.
- Gr 1,5: “Trước khi nắn ra ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi...”.
- Gr 31,3: “Ta đã yêu ngươi bằng một tình yêu muôn thuở...”.
- Is 49,5b: “Tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.”
Vì cớ gì Thiên Chúa làm như thế? - Không ai biết!
Có kẻ nổi loạn trước tính “không hợp lý” của việc chọn lựa của Ngài. Nhưng tình yêu loài người lại không có những dáng vẻ không thông thường như thế sao? Phương chi là Thiên Chúa! “Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương” (Rm 9,15), hoặc: “Ta là Thiên Chúa, không phải là loài người” (Hs 11,9).
Chỉ nhờ thờ phượng, ta mới khám phá ra được ý định bao la và chương trình của Thiên Chúa.
Được chọn vì yêu thương để thực hiện một công trình tình yêu. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, biến cố Đamát là một cuộc tình duyên, một cuộc hôn nhân. Sau này, thánh Phaolô đã dùng lại hình ảnh này:
- “Tôi đã đính hôn anh em với một người độc nhất là Đức Kitô, để anh em ra mắt Người như một trinh nữ thanh khiết” (1 Cr 11,1).
Đối với ngài, Đức Kitô không còn chỉ là một người Bạn, một vị Thầy, mà hơn nữa, còn là Người Yêu Dấu.
Đamát đã mở màn cho một cuộc tình duyên ngày càng đậm đà thắm thiết cho tới ngày vị tông đồ chịu tử đạo tại Rôma, như đỉnh cao chứng tỏ mối tình mãi mãi thắm màu.
Làm sao mà Phaolô, “người rao giảng Tin Mừng, vị tông đồ và thầy dạy” (2 Tm 1,11), có thể chịu đựng được mọi gian khổ của đời tông đồ, nếu ngài không biết rằng mình được yêu, được chính Thiên Chúa yêu thương (x. 2 Cr 11,24-29: ba lần bị đòn, một lần bị ném đá, một lần bị đắm tàu, rồi đi nhiều, gặp nguy hiểm trên sông, trên đất bằng, nơi thành thị, nơi hoang địa,... phải thức khuya, dậy sớm, đói khát, rét mướt...)?
Cả đời ngài đã chỉ là một cuộc tìm gặp và phục vụ Đức Kitô Giêsu với tất cả niềm mê say, âu yếm, nồng nàn, với khát vọng được kết hợp với Người (x. Pl 3,12-14).
Thánh Phaolô đã bị Đức Kitô chiếm đoạt “hoàn toàn” đến nỗi ngài đã thốt lên:
- “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).
Ngọn lửa tình yêu ấy cứ bốc lên mạnh mẽ!
Tình yêu đã đưa lại ý nghĩa cốt yếu cho cuộc đời của thánh nhân, một tình yêu tha thiết, nhưng nghiêm chỉnh đến độ ngài đã nói:
- “Nếu ai không yêu mến Chúa, thì người ấy phải bị nguyền rủa” (1 Cr 16, 22).
Theo ngài, tình yêu ấy là quy luật cho mọi ơn gọi và là lý do tuyệt đỉnh của mọi ơn gọi:
- “Tôi tạ ơn Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: đó là Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi” (1 Tm 1,12-15).
Phải đọc đoạn thư trên đây, mới thấy được tất cả sự cảm kích của vị tông đồ, vì khi đã được kéo ra khỏi “quyền lực tối tăm” (Cl 1,13) và đã được ở bên Đức Kitô, ngài đã đo lường được vực thẳm vừa thoát khỏi. Lúc đó, mới thấy Thiên Chúa không trừng phạt ai (thánh Gioan Kim Khẩu).
2.- Ơn gọi tu sĩ linh mục: một kinh nghiệm tương tự kinh nghiệm Phaolô
a) Chúng ta nhớ lại động lực nào thúc đẩy? Có thể khi ta còn bé, động lực đó rất tầm thường, vụ lợi; với thời gian, động lực ấy được thanh luyện dần, ta rõ tiếng Chúa mời gọi hơn. Khi đó, ta sẽ cảm nghiệm được thực tại sau đây:
Đi tu vì những động lực bên ngoài, tầm thường, vụ lợi, là chuyện nực cười! Chính Đức Kitô đã thu hút, lôi kéo chúng ta, tìm cách “chiếm đoạt” chúng ta, vì yêu thương chúng ta, và muốn tách riêng chúng ta ra để thực hiện một công trình tình yêu. Như thế, chúng ta đi vào nẻo đường của Phaolô.
Quả thật, nói là “đi tu” mà chưa thấy (gặp) Đức Kitô trên nẻo-đường-Đamát-của-đời-mình, thì vẫn chưa đến được giờ phút then chốt của đời ta.
Phải gặp được Đức Kitô thiết thân, phải cảm mến sâu xa tình yêu của Người đối với chúng ta, lúc đó chúng ta mới quyết tâm rập đời ta theo khuôn mẫu Giêsu Kitô. Sự cảm mến và quyết tâm ấy rất quan trọng vì sẽ đưa chúng ta tới chỗ lột bỏ được những hình ảnh viễn vông, mơ mộng, những ảo tưởng về đời sống dâng hiến của chúng ta.
“Là linh mục, chúng ta được thánh hiến trong Giáo Hội… được kêu gọi bằng nhiều cách khác nhau để góp phần đào tạo Dân Thiên Chúa ở bất cứ nơi nào Thiên Chúa quan phòng đặt để chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa giao phó cho chúng ta… Đó là con đường nên thánh của chúng ta…” (TB Giáo sĩ, Huấn thị Linh Mục Mục Tử và Lãnh đạo cộng đoàn giáo xứ, 2002, số 4).
b) Sống mầu nhiệm tự hủy của Chúa Kitô:
Đức Giêsu đã tự hủy, sau đó mới nhận được vinh quang. Phaolô cũng đã sống như thế (x. Pl 2,6tt).
Đời linh mục của chúng ta cũng sẽ trải qua những giai đoạn như thế. Không có giai đoạn tự hủy, sẽ không nhận được vinh quang và niềm hân hoan của kẻ có Chúa làm gia nghiệp.
Chúng ta có cảm tưởng những điều này rất đơn giản, khi đời sống vật chất còn thoải mái, khi đời sống thiêng liêng còn phẳng lặng, khi đời sống cộng đoàn giáo xứ còn trôi chảy. Nếu được như thế, phải tạ ơn Chúa.
Nhưng cũng phải tự nói với nhau: phải sẵn sàng đi vào mầu nhiệm tự hủy đau đớn của Chúa Giêsu. Chính Người, khi vào Vườn Ô-liu, đã đến sát thập giá, mới cảm thấy lo âu, phiền muộn, khiếp sợ đến nỗi phải kêu xin với Chúa Cha cất gánh nặng...
Vào những ngày đời chúng ta u ám (do “thiếu sót trong việc huấn luyện, thiếu tình huynh đệ trong hàng ngũ linh mục giáo phận, sống cô lập, hay thiếu sự nâng đỡ của giám mục và cộng đoàn, những vấn đề cá nhân, sức khỏe, đau khổ vì không thể tìm thấy câu trả lời hay giải pháp cho các vấn đề, lơ là trong đời sống khổ chế, bỏ bê đời sống thiêng liêng hay ngay cả thiếu đức tin”, xem Ht Linh Mục Mục Tử, số 11), lúc đó ta mới thấm thía những đòi hỏi của đời tu là đau đớn, khó khăn đến đâu. Khi ấy, chúng ta dựa vào đâu để trung thành, nếu không phải là chính Chúa? Nhưng nếu chúng ta không hề quen sống tình yêu với Chúa, thì làm sao có đủ nghị lực để đứng vững rồi tiến bước?
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã dạy trong Diễn từ gửi TB Giáo sĩ ngày 23-11-2001:
“Điều xác định chỗ đứng trung tâm đặc biệt và có tính giáo hội này của linh mục là mối tương quan nền tảng của ngài với Đức Kitô, Thủ Lãnh và Mục Tử, như một sự đại diện có tính bí tích. Trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, tôi lưu ý rằng mối tương quan giữa linh mục và Hội Thánh được ghi khắc trong mối tương quan mà linh mục có đối với Đức Kitô”.
Lúc đó đời sống chúng ta sẽ nhẹ nhàng, vui tươi, phấn khởi và toát ra được năng lực thần linh có khả năng sưởi ấm lòng người đang giá lạnh vì không còn niềm tin nữa.
(Linh mục FX. Vũ Phan Long, ofm, Giám Tỉnh Dòng Phanxicô)
Buổi giảng kết thúc lúc 15 giờ 10.
Anh em linh mục cầu nguyện và suy tư.
Từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30, anh em linh mục tôn vinh Thánh Thể trong giờ chầu Mình Thánh Chúa.
Ban tối, lúc 19 giờ, linh mục Lê Văn Cao hướng dẫn Giờ Sám Hối cho anh em linh mục.
Anh em linh mục chịu phép Giải Tội trong giờ sám hối nầy.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang tường thuật
***
Ngày thứ nhất (02/3/2009)
Linh mục FX. Vũ Phan Long, ofm, Giám Tỉnh Dòng Phanxicô, lúc 08 giờ, hướng dẫn linh mục đoàn Huế tĩnh tâm với đề tài: “Đời sống thiêng liêng, công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi.”
1.- Chương trình của Chúa Cha
Đời sống thiêng liêng của chúng ta là một công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô nói với chúng ta như thế qua đoạn văn Gl 4,4-7:
- “4 Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, 5 để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. 6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: "Abba, Cha ơi!" 7 Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”.
Giờ đây chúng ta tìm hiểu từng điểm:
“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật” (c. 4).
Đây là một khúc quanh quyết liệt trong chương trình của Thiên Chúa: có một thời đại đang khép lại và một thời đại mới đang mở ra.
Đặc điểm của thời đại cũ được diễn tả bằng tình trạng nô lệ với các từ ngữ: thiếu niên – nô lệ – dưới quyền những người giám hộ và quản lý (4,1-2a; 4,3), còn thời đại mới có đặc điểm là sự tự do, diễn tả bằng các từ ngữ: (trưởng thành) – con – người thừa kế – cha (4,4-7). Cái “trước” biến thành một cái “sau” nhờ hoạt động giải phóng được Chúa Cha điều hành trong sự hài hòa với Con của Ngài và Thần Khí của Con Ngài, xuyên qua hai cuộc sai phái, sai phái Con và sai phái Thần Khí (4,3; 4,6).
Thánh Phaolô long trọng công bố một chọn lựa của Thiên Chúa: Khi tới đỉnh cao thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai phái Con của Ngài đến thế gian trong tình trạng hạ mình và trong các giới hạn: “sinh làm con một người đàn bà”, tức là Người đã trở thành người phải chết, giới hạn, như tất cả mọi người, như thế chia sẻ sự mỏng giòn của thân phận con người; “sống dưới Lề Luật”, nghĩa là sống một cuộc sống được Lề Luật và các truyền thống quốc gia Do-thái quy định (x. Rm 8,3). Đây là một nghịch lý vĩ đại: Thiên Chúa, là tự do tuyệt đối, đã sai Con mình vào trong một hoàn cảnh nô lệ cùng cực.
Thiên Chúa làm như thế để làm gì? Thánh Phaolô viết:
- “để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu [để] chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (c. 5).
“Để chuộc những ai sống dưới Lề Luật” là phương diện tiêu cực (x. 3,13); “để chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” là phương diện tích cực.
Như thế, Thiên Chúa đã chấp nhận nghịch lý của mầu nhiệm Nhập thể của Con mình, để thực hiện một công trình giải phóng.
Bằng cái chết trên thập giá và trong tư cách con người, Đức Kitô đã thi hành bản án trên tội lỗi, nghĩa là đã đẩy tội lỗi lâu nay vẫn thống trị trên xác thịt con người đến chỗ trở thành bất lực.
Nhờ Đức Kitô, Chúa Cha đã giải phóng hoàn toàn (x.Gl 4,5; Rm 8,2) loài người khỏi mọi thứ nô lệ mà tội Ađam đã bung ra trong thế gian (x.Rm 5,12).
Cuộc giải phóng này đã được thực hiện trọn vẹn trong ơn nghĩa tử (huiothesia) được ban cho những ai tin vào Người (x.Gl 4,5; Rm 8,1).
Theo thư Gl, ơn nghĩa tử là được thông dự vào tư cách con của Con Thiên Chúa, do Người đã nhận lấy thân phận loài người chúng ta. Con Thiên Chúa đã sinh làm con một người phụ nữ để các người con phụ nữ có thể trở thành những nghĩa tử.
Phương thức rõ ràng nhất của sự biến đổi lạ thường này hệ tại hành vi liên đới trong cái chết. Bởi vì Người đã chết và đã sống lại vì chúng ta, Đức Kitô đã đón tiếp tất cả chúng ta vào trong nhân tính mới của Người, trong thân xác đã được tôn vinh của Người; và trong Người là Con Thiên Chúa, chúng ta đã trở thành con Thiên Chúa (x. 3,26).
Ơn nghĩa tử đưa lại cho chúng ta một danh hiệu như Đức Kitô; chính vì thế, chúng ta cũng trở thành “người thừa kế” (Gl 4,7; “đồng thừa kế”: Rm 8,17).
2.- Vai trò của Chúa Thánh Thần
Ở đỉnh cao của chương trình cứu độ tuyệt vời của Thiên Chúa Cha, thánh Phaolô cho thấy Thánh Thần đang hoạt động:
- “Để chứng thực anh em là con cái [rằng anh em là con cái], Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi!” (c. 6).
Đi từ “chúng ta” của c. 5 (= Do-thái và Dân ngoại), thánh Phaolô nói trực tiếp với người Galát ở c. 6 (anh em). Nhưng ngay sau đó, ngài lại trở về với “(lòng) chúng ta”: ngài muốn khẳng định rằng mọi Kitô hữu (tôi = Phaolô, anh em = người Galát, họ = Kitô hữu gốc Do-thái) đều đã nhận Thánh Thần này như là bảo chứng về ơn làm nghĩa tử.
Điểm độc đáo của công thức mới này là Thiên Chúa gửi vào “trái tim chúng ta” một Đấng thường xuyên thuộc về Chúa Con.
Nếu thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa đã đặt “Thần Khí của Ngài” vào lòng chúng ta, thì tương ứng với sấm ngôn Êdêkien (x.Ed 11,19; 36,26s; 39,29).
Ngài cũng không nói là Con Thiên Chúa đã ban cho chúng ta “Thần Khí con cái”, vì điều này tuy mới nhưng cũng đơn giản.
Ngược lại, ngài nói rằng Thiên Chúa đã sai “Thần Khí của Con mình” vào lòng chúng ta, điều này thật sự phức tạp, bởi vì ngài diễn tả một sự can thiệp của Thiên Chúa, đồng thời cho thấy một tương quan của Thiên Chúa với Thần Khí và với Con, và ngài thiết lập một tương quan mật thiết giữa ba Đấng. Thánh Thần vẫn ở trong quan hệ với Thiên Chúa, Đấng sai phái Ngài, và với Chúa Con, mà Ngài thuộc về. Và chúng ta được đặt trong tương quan với Thánh Thần, với Chúa Con và với chính Thiên Chúa. Cách diễn tả này nhằm nêu bật quyền chúa tể của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ: chính Ngài sai phái Chúa Con và Thần Khí của Chúa Con. Tất cả chỉ nhắm làm cho chúng ta trở thành con cái.
Đây không phải là lần đầu tiên thánh Phaolô nói đến Thần Khí. Ngài đã nói đến Thần Khí ngay đầu chương 3 của thư Gl (x. 3,1-5), rồi nói đến một hành vi “tiêu cực” của Thần Khí: chiến đấu chống lại xác thịt, là sự yếu đuối của loài người. Sau đó, ngài cho thấy là có “Thần Khí của lời hứa” (3,14b), trực tiếp liên hệ đến “phúc lành ban cho Abraham” (c. 14a). Kế đó (3,15-29), xuất hiện ý tưởng “gia tài/thừa kế” (cc. 18a. 29 liên kết với ý tưởng “con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô” (c. 26).
Khi áp dụng cũng động từ “sai phái” cho Con Thiên Chúa và cho Thần Khí, tác giả muốn nói rằng Thần Khí cũng có những đặc tính như Con Thiên Chúa, ngoại trừ là Con, và có một tương quan giữa việc sai phái Thần Khí và Chúa Con. Tương quan hình thức là giữa hai hành vi giống nhau của Thiên Chúa; nhưng còn có một tương quan sâu xa hơn, đó là ân ban Thần Khí đã có được là nhờ sự vâng phục mang sức cứu chuộc của Đức Kitô (x. Gl 3,13-14).
Được Thiên Chúa gửi vào lòng chúng ta, Thần Khí của Con Thiên Chúa diễn tả quan hệ con cái bằng cách liên tục kêu lên: Abba ho patêr, “Abba, Cha ơi!”. Nghĩa là Thần Khí làm chứng và đảm bảo cho sự tự do của các con cái Thiên Chúa.
Thật ra, từ “Abba” không chỉ dành cho đứa bé gọi cha, nhưng cho cả người lớn; đàng khác, gọi Thiên Chúa là “Cha” cũng không phải là chuyện lạ: các tôn giáo bán khai hay văn minh, của người Hy-lạp, Rô-ma và Sê-mít, đều gọi như thế. Điều lạ, đó là đây là một cách gọi riêng tư thân mật.
Theo Mc 14,36, được hỗ trợ gián tiếp bởi Gl 4,6, Đức Giêsu là người đầu tiên thưa với Thiên Chúa bằng tên gọi thân mật Abba, và như thế, cho thấy Người có một quan hệ mới và duy nhất, vô song, với Thiên Chúa (x. Mt 11,27//Lc 10,22; Ga 10,30).
Cuộc sống của Đức Giêsu không có mục đích nào ngoài việc đưa loài người vào trong quan hệ con cái mà Ngài có với Thiên Chúa, bằng cách thông ban Thánh Thần trong tư cách là Thần Khí con cái.
Nhờ có Thần Khí của Con, nay người tín hữu có thể thông dự vào lời cầu nguyện của Chúa Con: Abba!, tức cũng là đi vào trong quan hệ riêng tư thâm sâu giữa Đức Kitô và Chúa Cha.
3.- Kết quả
Bây giờ chúng ta đến kết luận của toàn phân đoạn Gl 3,1–4,7:
- “Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (c. 7).
Bản văn viết theo kiểu tăng dần: “nô lệ–con; con–thừa kế”, và tất cả kết quả là một sự kiện hiện đại: ngay ngày hôm nay….
Nếu đọc toàn phân đoạn, ta ghi nhận rằng Phaolô đã nêu bật vai trò của Thiên Chúa Ba Ngôi trong dự phóng biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa; nhưng luôn luôn là Thiên Chúa Cha ở tại nguồn của công trình này (x.Gl 3,5; 4,6).
***
Đọc thêm Rm 8,23: Chúa Thánh Thần là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Tình yêu giữa hai con người là một điều quý giá – một tương quan mà chúng ta phải vun đắp và trung thành với.
Đối với Chúa Cha và Chúa Con, các Ngôi vị Thiên Chúa, tương quan của các Đấng không chỉ là một điều gì, mà là một Ngôi vị, là Chúa Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Vậy hoa quả đầu mùa của Thánh Thần, chính là nguyện vọng được thuộc về Ba Ngôi Một Chúa, nghĩa là được nhận làm dưỡng tử.
Tôi có một người bạn thuộc về một gia đình đông đúc. Mỗi lần đến thăm anh, tôi được tiếp đón như người nhà. Thế là đôi khi tôi ao ước được thuộc về gia đình đó, vì tôi cảm nhận được một nếp sống êm đềm thân ái. Tôi cũng có một người bạn, những khi gặp khó khăn, đã coi gia đình tôi như gia đình anh, và anh được tiếp đón như người nhà. Đối với anh, sự tiếp đón ân cần đó là “ơn cứu độ” cho anh.
Ơn cứu chuộc không phải là một sự hoàn thiện độc lập; cứu chuộc có nghĩa là “thuộc về”: giống như tôi ao ước được thuộc về gia đình người bạn, và người bạn ao ước thuộc về gia đình tôi, khi chúng tôi thấy được sự hợp nhất trong gia đình, chúng ta ao ước thuộc về Chúa Ba Ngôi, là gia đình của mọi gia đình.
Hoa trái của Thần Khí là tôi hết sức khao khát được trải nghiệm sự Hợp nhất của mọi sự hợp nhất này, sự “Thuộc về” của mọi sự “thuộc về” này.
Tôi mong ước được đến tận nguồn mạch của sự Hợp nhất, sự Thuộc về, và chờ đợi từng ngày được nhận vào trong gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi.
(Linh mục FX. Vũ Phan Long, ofm, Giám Tỉnh Dòng Phanxicô)
Buổi giảng kết thúc lúc 08 giờ 35.
Anh em linh mục thinh lặng cầu nguyện và dọn mình dâng Thánh lễ lúc 10 giờ 15.
Ý cầu nguyện của thánh lễ hôm nay là cầu cho Ơn Thánh Hoá Linh mục.
Trong thánh lễ nầy, linh mục Giuse Đặng Thanh Minh, quản xứ An Vân, chia sẻ Tin Mừng như sau:
Mùa Chay là thời cầu nguyện. Vì thế, ngay từ đầu Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta thực hành các việc đạo đức truyền thống là ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí.
Nhưng phải cầu nguyện như thế nào cho đúng với ý Chúa?
Các tông đồ ngày xưa cũng không biết cầu nguyện thế nào cho phải lẽ. Họ đã xin Chúa Giêsu chỉ dạy và Chúa đã dạy cho họ lời kinh mẫu mực cho kinh nguyện Kitô-giáo: đó là Kinh Lạy Cha.
Đây không phải là một công thức làm sẵn để khi đọc lên là có hiệu quả ngay, nhưng thiết yếu là một thái độ sống, bao gồm hai mối tương quan tách rời nhau giữa mỗi người chúng ta với Thiên Chúa và với anh em.
Đối với Thiên Chúa, tương quan giữa con người với Chúa là tương quan Con thảo - Cha hiền.
Một người cha luôn yêu thương tha thứ, một người cha biết rõ người con phải làm gì để cho đời sống của nó được thành toàn: đó là phải làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Như thế, cầu nguyện không chỉ là lôi kéo Thiên Chúa về phía mình để thỏa mãn các nhu cầu của mình, mà còn phải đặt mình trong chương trình của Thiên Chúa.
Sống với một vì Thiên Chúa là Cha như thế, thì thật là sung sướng hạnh phúc.
Đã là Cha thì biết rõ nhu cầu của Con và điều gì là tốt cho Con, cho nên Con không cần phải “lải nhải như Dân Ngoại”. Khi cầu nguyện, Con chỉ cần đặt mình trước mặt Cha với tất cả tình yêu phó thác. Con chỉ cần thể hiện ý Cha là đủ rồi.
Tương quan giữa con người với nhau là tương quan huynh đệ vì là Con cùng một Cha.
“Lạy Cha chúng con!” Lời kinh ôm trọn nhân loại vào trong một gia đình. Thái độ của anh em một nhà, con cùng một cha, thiết yếu là tha thứ. Tha thứ là học đòi bắt chước Thiên Chúa, Đấng dùng tha thứ để tự mặc khải mình.
Tha thứ có sức đổi mới, có sức tái tạo. Tương quan giữa con người với nhau có thể được cải thiện nhờ tha thứ, và tha thứ theo tinh thần của Chúa.
Hai mối tương quan nầy kết dệt đan xen với nhau, tạo thành bản sắc của người Con Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì lời kinh mà Chúa đã chỉ dạy cho chúng con.
Xin cho Lời Chúa như mưa tuyết thấm sâu vào mảnh đất tâm hồn chúng con và mang lại hoa trái thơm ngon cho cuộc sống chúng con. Amen.
***
Ban chiều, lúc 14 giờ 45, anh em linh mục được cha giảng phòng hướng dẫn đề tài: “Tôi đã được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt” (Pl 3,12)
Nói về ơn gọi tu trì, chúng ta có thể trưng ra những câu Tin Mừng liên quan tới ba lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời; chúng ta có thể trích dẫn Công Đồng Vatican II. Nhưng tất cả những công việc đó chỉ nằm ở bình diện tri thức (lý thuyết) mà thôi. Còn trên bình diện hiện sinh thì khác: cảm nghiệm về đời linh mục như thế nào? Những động lực nào đã đưa tôi đến chỗ vào trở thành linh mục?...
Để thêm chất liệu suy nghĩ, chúng ta cùng tìm về kinh nghiệm của thánh tông đồ Phaolô.
1.- Kinh nghiệm của thánh Phaolô: bị /được Chúa Kitô chiếm đoạt
Trên đường vào Đamát, đã xảy ra một biến cố làm chuyển hẳn hướng đời của một thầy Pharisêu trẻ tuổi tên là Saolô: “thấy (gặp) Đức Giêsu (1 Cr 9,1).
Đây là giờ phút nghiêm trọng và cốt yếu trong cuộc đời của thánh tông đồ: nếu không có biến cố này, thế giới chỉ có một Saolô đang miệt mài trong lầm lạc thôi.
Khi đã gặp Đức Kitô, một Saolô đang hung hãn đi tìm giết, làm giảm thiểu con số các kitô hữu, đã trở thành một Phaolô say sưa đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho dân ngoại, làm tăng số các Kitô hữu.
Nhưng đây không phải là một biến cố Chúa Kitô đã gây ra để áp đảo tinh thần đối phương. Chúa Kitô đã không quật ngã Phaolô trên đường để uy hiếp ngài, khiến ngài phải nhắm mắt cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của Người.
Sau này, thánh nhân đã nhiều lần phác họa lại cuộc đời ngài (x. Cv 22,3tt; Pl 3,5; ba lần kể lại biến cố Đamát: Cv 9,1-18; 22,5-16; 26,9-18), và đã rút ra được kết luận chính yếu: chính Đức Giêsu Kitô đã chọn ngài vì yêu thương ngài, và vì muốn dùng ngài thực hiện một công trình tình yêu. Ngài đã không ngừng làm chứng về điều đó:
- “Tôi sống kiếp sống con người của tôi trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng đã yêu thương tôi và thí mạng vì tôi” (Gl 2,20b).
Như thế, thánh tông đồ đã bắt gặp lại kinh nghiệm của các vị ngôn sứ tiền bối:
- Is 6,1-8: “Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi”.
- Gr 1,5: “Trước khi nắn ra ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi...”.
- Gr 31,3: “Ta đã yêu ngươi bằng một tình yêu muôn thuở...”.
- Is 49,5b: “Tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.”
Vì cớ gì Thiên Chúa làm như thế? - Không ai biết!
Có kẻ nổi loạn trước tính “không hợp lý” của việc chọn lựa của Ngài. Nhưng tình yêu loài người lại không có những dáng vẻ không thông thường như thế sao? Phương chi là Thiên Chúa! “Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương” (Rm 9,15), hoặc: “Ta là Thiên Chúa, không phải là loài người” (Hs 11,9).
Chỉ nhờ thờ phượng, ta mới khám phá ra được ý định bao la và chương trình của Thiên Chúa.
Được chọn vì yêu thương để thực hiện một công trình tình yêu. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, biến cố Đamát là một cuộc tình duyên, một cuộc hôn nhân. Sau này, thánh Phaolô đã dùng lại hình ảnh này:
- “Tôi đã đính hôn anh em với một người độc nhất là Đức Kitô, để anh em ra mắt Người như một trinh nữ thanh khiết” (1 Cr 11,1).
Đối với ngài, Đức Kitô không còn chỉ là một người Bạn, một vị Thầy, mà hơn nữa, còn là Người Yêu Dấu.
Đamát đã mở màn cho một cuộc tình duyên ngày càng đậm đà thắm thiết cho tới ngày vị tông đồ chịu tử đạo tại Rôma, như đỉnh cao chứng tỏ mối tình mãi mãi thắm màu.
Làm sao mà Phaolô, “người rao giảng Tin Mừng, vị tông đồ và thầy dạy” (2 Tm 1,11), có thể chịu đựng được mọi gian khổ của đời tông đồ, nếu ngài không biết rằng mình được yêu, được chính Thiên Chúa yêu thương (x. 2 Cr 11,24-29: ba lần bị đòn, một lần bị ném đá, một lần bị đắm tàu, rồi đi nhiều, gặp nguy hiểm trên sông, trên đất bằng, nơi thành thị, nơi hoang địa,... phải thức khuya, dậy sớm, đói khát, rét mướt...)?
Cả đời ngài đã chỉ là một cuộc tìm gặp và phục vụ Đức Kitô Giêsu với tất cả niềm mê say, âu yếm, nồng nàn, với khát vọng được kết hợp với Người (x. Pl 3,12-14).
Thánh Phaolô đã bị Đức Kitô chiếm đoạt “hoàn toàn” đến nỗi ngài đã thốt lên:
- “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).
Ngọn lửa tình yêu ấy cứ bốc lên mạnh mẽ!
Tình yêu đã đưa lại ý nghĩa cốt yếu cho cuộc đời của thánh nhân, một tình yêu tha thiết, nhưng nghiêm chỉnh đến độ ngài đã nói:
- “Nếu ai không yêu mến Chúa, thì người ấy phải bị nguyền rủa” (1 Cr 16, 22).
Theo ngài, tình yêu ấy là quy luật cho mọi ơn gọi và là lý do tuyệt đỉnh của mọi ơn gọi:
- “Tôi tạ ơn Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: đó là Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi” (1 Tm 1,12-15).
Phải đọc đoạn thư trên đây, mới thấy được tất cả sự cảm kích của vị tông đồ, vì khi đã được kéo ra khỏi “quyền lực tối tăm” (Cl 1,13) và đã được ở bên Đức Kitô, ngài đã đo lường được vực thẳm vừa thoát khỏi. Lúc đó, mới thấy Thiên Chúa không trừng phạt ai (thánh Gioan Kim Khẩu).
2.- Ơn gọi tu sĩ linh mục: một kinh nghiệm tương tự kinh nghiệm Phaolô
a) Chúng ta nhớ lại động lực nào thúc đẩy? Có thể khi ta còn bé, động lực đó rất tầm thường, vụ lợi; với thời gian, động lực ấy được thanh luyện dần, ta rõ tiếng Chúa mời gọi hơn. Khi đó, ta sẽ cảm nghiệm được thực tại sau đây:
Đi tu vì những động lực bên ngoài, tầm thường, vụ lợi, là chuyện nực cười! Chính Đức Kitô đã thu hút, lôi kéo chúng ta, tìm cách “chiếm đoạt” chúng ta, vì yêu thương chúng ta, và muốn tách riêng chúng ta ra để thực hiện một công trình tình yêu. Như thế, chúng ta đi vào nẻo đường của Phaolô.
Quả thật, nói là “đi tu” mà chưa thấy (gặp) Đức Kitô trên nẻo-đường-Đamát-của-đời-mình, thì vẫn chưa đến được giờ phút then chốt của đời ta.
Phải gặp được Đức Kitô thiết thân, phải cảm mến sâu xa tình yêu của Người đối với chúng ta, lúc đó chúng ta mới quyết tâm rập đời ta theo khuôn mẫu Giêsu Kitô. Sự cảm mến và quyết tâm ấy rất quan trọng vì sẽ đưa chúng ta tới chỗ lột bỏ được những hình ảnh viễn vông, mơ mộng, những ảo tưởng về đời sống dâng hiến của chúng ta.
“Là linh mục, chúng ta được thánh hiến trong Giáo Hội… được kêu gọi bằng nhiều cách khác nhau để góp phần đào tạo Dân Thiên Chúa ở bất cứ nơi nào Thiên Chúa quan phòng đặt để chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa giao phó cho chúng ta… Đó là con đường nên thánh của chúng ta…” (TB Giáo sĩ, Huấn thị Linh Mục Mục Tử và Lãnh đạo cộng đoàn giáo xứ, 2002, số 4).
b) Sống mầu nhiệm tự hủy của Chúa Kitô:
Đức Giêsu đã tự hủy, sau đó mới nhận được vinh quang. Phaolô cũng đã sống như thế (x. Pl 2,6tt).
Đời linh mục của chúng ta cũng sẽ trải qua những giai đoạn như thế. Không có giai đoạn tự hủy, sẽ không nhận được vinh quang và niềm hân hoan của kẻ có Chúa làm gia nghiệp.
Chúng ta có cảm tưởng những điều này rất đơn giản, khi đời sống vật chất còn thoải mái, khi đời sống thiêng liêng còn phẳng lặng, khi đời sống cộng đoàn giáo xứ còn trôi chảy. Nếu được như thế, phải tạ ơn Chúa.
Nhưng cũng phải tự nói với nhau: phải sẵn sàng đi vào mầu nhiệm tự hủy đau đớn của Chúa Giêsu. Chính Người, khi vào Vườn Ô-liu, đã đến sát thập giá, mới cảm thấy lo âu, phiền muộn, khiếp sợ đến nỗi phải kêu xin với Chúa Cha cất gánh nặng...
Vào những ngày đời chúng ta u ám (do “thiếu sót trong việc huấn luyện, thiếu tình huynh đệ trong hàng ngũ linh mục giáo phận, sống cô lập, hay thiếu sự nâng đỡ của giám mục và cộng đoàn, những vấn đề cá nhân, sức khỏe, đau khổ vì không thể tìm thấy câu trả lời hay giải pháp cho các vấn đề, lơ là trong đời sống khổ chế, bỏ bê đời sống thiêng liêng hay ngay cả thiếu đức tin”, xem Ht Linh Mục Mục Tử, số 11), lúc đó ta mới thấm thía những đòi hỏi của đời tu là đau đớn, khó khăn đến đâu. Khi ấy, chúng ta dựa vào đâu để trung thành, nếu không phải là chính Chúa? Nhưng nếu chúng ta không hề quen sống tình yêu với Chúa, thì làm sao có đủ nghị lực để đứng vững rồi tiến bước?
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã dạy trong Diễn từ gửi TB Giáo sĩ ngày 23-11-2001:
“Điều xác định chỗ đứng trung tâm đặc biệt và có tính giáo hội này của linh mục là mối tương quan nền tảng của ngài với Đức Kitô, Thủ Lãnh và Mục Tử, như một sự đại diện có tính bí tích. Trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, tôi lưu ý rằng mối tương quan giữa linh mục và Hội Thánh được ghi khắc trong mối tương quan mà linh mục có đối với Đức Kitô”.
Lúc đó đời sống chúng ta sẽ nhẹ nhàng, vui tươi, phấn khởi và toát ra được năng lực thần linh có khả năng sưởi ấm lòng người đang giá lạnh vì không còn niềm tin nữa.
(Linh mục FX. Vũ Phan Long, ofm, Giám Tỉnh Dòng Phanxicô)
Buổi giảng kết thúc lúc 15 giờ 10.
Anh em linh mục cầu nguyện và suy tư.
Từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30, anh em linh mục tôn vinh Thánh Thể trong giờ chầu Mình Thánh Chúa.
Ban tối, lúc 19 giờ, linh mục Lê Văn Cao hướng dẫn Giờ Sám Hối cho anh em linh mục.
Anh em linh mục chịu phép Giải Tội trong giờ sám hối nầy.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang tường thuật
Linh Mục giáo phận Lạng Sơn tĩnh tâm mùa Chay
Dominic Vu
17:02 06/03/2009
GIÁO PHẬN LẠNG SƠN – CAO BẰNG TĨNH TÂM MÙA CHAY
Lạng Sơn - Cùng với Giáo Hội bước vào Mùa Chay Thánh khởi đi từ thứ tư Lễ Tro. Một giai đoạn thật đặc biệt trong năm phụng vụ. Sự đặc biệt không chỉ hệ tại ở những thay đổi và diễn tả bên ngoài: ăn chay, cầu nguyện, bố thí. Nhưng xa hơn, những diễn tả ấy lại đụng chạm đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, mời gọi con người dừng bước trước những ồn ào và hối hả của nhịp sống thế trần. Đáp lại lời mời gọi của vị Chủ Chăn, tất cả Linh mục đoàn cùng toàn thể tu sỹ nam nữ đang thi hành sứ mạng trên cánh đồng truyền giáo miền sơn cước đã chọn giáo xứ Thanh Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng là nơi dừng chân xét về không gian để tĩnh tâm, cầu nguyện từ chiều mùng 3 đến hết trưa ngày mùng 4 tháng 3. Ngang qua gợi hứng và những sẻ chia của vị giảng phòng, cũng chính là Đức cha Giuse, mọi người dừng bước trước lời mời gọi của Chúa ngang qua Hội Thánh: “Con là tro bụi và con sẽ trở về bụi tro”. Một điểm dừng thật quan trọng trên hành trình đức tin và đời sống tâm linh.
Núi, trong Tin Mừng vẫn là không gian thường được Chúa Giêsu chọn để gặp gỡ và đối thoại với Cha trong những buổi sớm hừng đông trước một ngày của sứ mạng và khi chiều tà sau những rã rời bởi lao tác. Nơi ấy Ngài đón nhận sáng kiến và sức mạnh và cũng nơi ấy Ngài sẻ chia ưu tư và học biết thế nào là phó thác vào tình Cha. Điểm dừng chân tại giáo xứ Thanh Sơn cũng là vùng núi; và hơn thế nữa ngôi Thánh Đường còn được xây dựng trên một ngọn đồi cao tách biệt khỏi những phồn hoa và ồn ào của nhịp sống phố thị. Như thế, địa điểm cầu nguyện đã hội đủ hai yếu tố quan trọng để nghỉ ngơi và gặp gỡ Đấng Chí Tôn: cao và thanh vắng.
Tro bụi, một biểu tượng sống động nói lên căn tính và đường đi của phận người dưới lăng kính thực tại vật chất, điều này đã được diễn tả qua ca từ của một nhạc sĩ nào đó: “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” Nhưng, dưới con mắt tâm linh thì hạt bụi không chỉ dừng lại ở đó vì nó được đón nhận lời mời gọi của Đấng Ban Sự Sống. Đức Cha giảng phòng gọi đó là tiếng gọi huyền nhiệm của tình yêu. Từ một hạt bụi vô tình ngang qua Tình Yêu hay với tình yêu nó được hiện hữu trong vị trí Con Thiên Chúa. Ta chỉ có thể hiểu và cảm được mầu nhiệm này khi đặt nó trong tương quan tình yêu và tình Phụ – Tử giữa Thiên Chúa và con người. Đức cha còn mời gọi con cái mình chiêm ngắm lại trình thuật tạo dựng hôm nay để khám phá ra những lao tác của Thiên Chúa nơi chính ơn gọi của mỗi người: Thiên Chúa tách biệt, Thiên Chúa phân rẽ, Thiên Chúa đặt để, Thiên Chúa nặn… và với con người Thiên Chúa còn gọi tên. Chiêm ngắm để biết ơn, để đáp lại tiếng gọi của Chúa ngang qua Hội Thánh: “con sẽ trở về”. Trở về với vị chí và với những giá trị ban đầu để lại được làm người và làm con. Trở về vì đã đi quá xa với căn tính, đã lạm dụng tình yêu và tự do để đổi lấy những giá trị ảo nơi cõi nhân sinh. Lời mời gọi hoán cải một lần nữa được vang vọng; lời mời gọi của một tình yêu đi bước trước của Cha Nhân Lành.
Sau Thánh Lễ đồng tế buổi tối, như thường lệ mọi người cùng vị cha chung lặng lẽ bên Thầy Chí Thánh để tâm sự, nguyện cầu và cũng có khi than trách cùng Thầy. Giờ chầu Thánh Thể cuối ngày được kết thúc khi toàn thể cộng đoàn hòa nhịp cất cao câu kinh: “Đêm tối xuống dần trên cõi thế, đoàn con chạy đến Chúa Càn Khôn. Ngàn muôn ơn Thánh xin đổ xuống, giữ gìn chúng con cả xác hồn.”
Khi đã có những giây phút gặp gỡ Chúa và tìm lại chính mình rồi, thì mọi người không thể không gặp gỡ nhau. Đức Giám Mục, linh mục đoàn cùng với toàn thể tu sỹ nam nữ và bà con giáo dân đã hiệp ý với nhau trong Thánh Lễ đầu ngày cầu nguyên cho Đức Cố Hồng Y Phaolô – Giuse, người có mối ân tình đặc biệt với giáo phận Lạng Sơn nói chung và với Đức Cha Giuse vị chủ chăn nói riêng. Khi gặp gỡ nhau, những kế hoạch và sáng kiến tông đồ được đưa ra, để rồi tất cả cùng nhận định và cân nhắc trong tinh thần hiệp thông huynh đệ, từ đó có được tiếng nói chung cho những bước đi cụ thể của giáo phận.
Ngày tĩnh tâm được khép lại để mở ra cho mọi người một tinh thần mới. Tinh thần phản tỉnh để hoán cải; tinh thần huynh đệ để cảm thông; tinh thần cậy trông để phó thác. Xin Thiên Chúa chúc lành cho giáo phận nhỏ bé Lạng Sơn – Cao Bằng, xin cùng nhịp bước với những thợ gặt Chúa đã gởi tới và xin Thánh hóa từng bước đi của giáo phận để Danh Chúa Được Tôn Vinh Hơn.
Lạng Sơn - Cùng với Giáo Hội bước vào Mùa Chay Thánh khởi đi từ thứ tư Lễ Tro. Một giai đoạn thật đặc biệt trong năm phụng vụ. Sự đặc biệt không chỉ hệ tại ở những thay đổi và diễn tả bên ngoài: ăn chay, cầu nguyện, bố thí. Nhưng xa hơn, những diễn tả ấy lại đụng chạm đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, mời gọi con người dừng bước trước những ồn ào và hối hả của nhịp sống thế trần. Đáp lại lời mời gọi của vị Chủ Chăn, tất cả Linh mục đoàn cùng toàn thể tu sỹ nam nữ đang thi hành sứ mạng trên cánh đồng truyền giáo miền sơn cước đã chọn giáo xứ Thanh Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng là nơi dừng chân xét về không gian để tĩnh tâm, cầu nguyện từ chiều mùng 3 đến hết trưa ngày mùng 4 tháng 3. Ngang qua gợi hứng và những sẻ chia của vị giảng phòng, cũng chính là Đức cha Giuse, mọi người dừng bước trước lời mời gọi của Chúa ngang qua Hội Thánh: “Con là tro bụi và con sẽ trở về bụi tro”. Một điểm dừng thật quan trọng trên hành trình đức tin và đời sống tâm linh.
Núi, trong Tin Mừng vẫn là không gian thường được Chúa Giêsu chọn để gặp gỡ và đối thoại với Cha trong những buổi sớm hừng đông trước một ngày của sứ mạng và khi chiều tà sau những rã rời bởi lao tác. Nơi ấy Ngài đón nhận sáng kiến và sức mạnh và cũng nơi ấy Ngài sẻ chia ưu tư và học biết thế nào là phó thác vào tình Cha. Điểm dừng chân tại giáo xứ Thanh Sơn cũng là vùng núi; và hơn thế nữa ngôi Thánh Đường còn được xây dựng trên một ngọn đồi cao tách biệt khỏi những phồn hoa và ồn ào của nhịp sống phố thị. Như thế, địa điểm cầu nguyện đã hội đủ hai yếu tố quan trọng để nghỉ ngơi và gặp gỡ Đấng Chí Tôn: cao và thanh vắng.
Tro bụi, một biểu tượng sống động nói lên căn tính và đường đi của phận người dưới lăng kính thực tại vật chất, điều này đã được diễn tả qua ca từ của một nhạc sĩ nào đó: “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” Nhưng, dưới con mắt tâm linh thì hạt bụi không chỉ dừng lại ở đó vì nó được đón nhận lời mời gọi của Đấng Ban Sự Sống. Đức Cha giảng phòng gọi đó là tiếng gọi huyền nhiệm của tình yêu. Từ một hạt bụi vô tình ngang qua Tình Yêu hay với tình yêu nó được hiện hữu trong vị trí Con Thiên Chúa. Ta chỉ có thể hiểu và cảm được mầu nhiệm này khi đặt nó trong tương quan tình yêu và tình Phụ – Tử giữa Thiên Chúa và con người. Đức cha còn mời gọi con cái mình chiêm ngắm lại trình thuật tạo dựng hôm nay để khám phá ra những lao tác của Thiên Chúa nơi chính ơn gọi của mỗi người: Thiên Chúa tách biệt, Thiên Chúa phân rẽ, Thiên Chúa đặt để, Thiên Chúa nặn… và với con người Thiên Chúa còn gọi tên. Chiêm ngắm để biết ơn, để đáp lại tiếng gọi của Chúa ngang qua Hội Thánh: “con sẽ trở về”. Trở về với vị chí và với những giá trị ban đầu để lại được làm người và làm con. Trở về vì đã đi quá xa với căn tính, đã lạm dụng tình yêu và tự do để đổi lấy những giá trị ảo nơi cõi nhân sinh. Lời mời gọi hoán cải một lần nữa được vang vọng; lời mời gọi của một tình yêu đi bước trước của Cha Nhân Lành.
Sau Thánh Lễ đồng tế buổi tối, như thường lệ mọi người cùng vị cha chung lặng lẽ bên Thầy Chí Thánh để tâm sự, nguyện cầu và cũng có khi than trách cùng Thầy. Giờ chầu Thánh Thể cuối ngày được kết thúc khi toàn thể cộng đoàn hòa nhịp cất cao câu kinh: “Đêm tối xuống dần trên cõi thế, đoàn con chạy đến Chúa Càn Khôn. Ngàn muôn ơn Thánh xin đổ xuống, giữ gìn chúng con cả xác hồn.”
Khi đã có những giây phút gặp gỡ Chúa và tìm lại chính mình rồi, thì mọi người không thể không gặp gỡ nhau. Đức Giám Mục, linh mục đoàn cùng với toàn thể tu sỹ nam nữ và bà con giáo dân đã hiệp ý với nhau trong Thánh Lễ đầu ngày cầu nguyên cho Đức Cố Hồng Y Phaolô – Giuse, người có mối ân tình đặc biệt với giáo phận Lạng Sơn nói chung và với Đức Cha Giuse vị chủ chăn nói riêng. Khi gặp gỡ nhau, những kế hoạch và sáng kiến tông đồ được đưa ra, để rồi tất cả cùng nhận định và cân nhắc trong tinh thần hiệp thông huynh đệ, từ đó có được tiếng nói chung cho những bước đi cụ thể của giáo phận.
Ngày tĩnh tâm được khép lại để mở ra cho mọi người một tinh thần mới. Tinh thần phản tỉnh để hoán cải; tinh thần huynh đệ để cảm thông; tinh thần cậy trông để phó thác. Xin Thiên Chúa chúc lành cho giáo phận nhỏ bé Lạng Sơn – Cao Bằng, xin cùng nhịp bước với những thợ gặt Chúa đã gởi tới và xin Thánh hóa từng bước đi của giáo phận để Danh Chúa Được Tôn Vinh Hơn.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cuộc tập kích đã ''thành công tốt đẹp''
Tạ Phong Tần
19:49 06/03/2009
Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 04/3/2009, tôi và Luật sư Đạt vừa từ một quán cơm gần Văn phòng trở về thì có 3 xe gắn máy chở 6 thanh niên lạ mặt chạy đến ép xe chúng tôi và ra lệnh "Xuống xe". Không biết chuyện gì xảy ra, tôi hỏi: "Chuyện gì?" thì một thanh niên quát Ls Đạt: "Không liên quan đến anh, anh đi chổ khác. Chị này lên xe tôi". Tôi hỏi: "Anh là ai? Bộ mấy anh muốn bắt cóc tôi sao?". Anh ta bảo: "Chúng tôi mời chị mà chị không đi". Tôi nói: "Các anh có giấy tờ gì mà mời?". Anh thanh niên này chưa kịp trả lời thì bỗng nhiên xuất hiện thêm 1 xe 4 bánh bên hông sơn 2 chữ Cảnh Sát màu xanh và 5-6 người khác, một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi tướng tá bặm trợn ra lệnh: "Không đi thì lôi lên xe", đồng thời ông ta cùng với 3-4 thanh niên khác túm lấy tôi quẳng lên xe chạy thẳng vào bên trong sân trụ sở Công an quận Gò Vấp. Hơn chục thanh niên, đàn ông to khỏe áp đảo duy nhất 1 phụ nữ là tôi. Vậy là cuộc "tập kích" của "quân ta" đã "thành công tốt đẹp" !
Xuống xe xong, tôi hỏi: "Ở đây ai làm việc với tôi?". Không ai trả lời. Một người đàn ông đứng tuổi khác đi tới, tôi hỏi ông ta: "Anh là cán bộ ở đây à?". Ông ta nói: "Phải". Tôi hỏi tiếp: "Thế anh tên gì?". Ông ta cũng không trả lời mà lãng đi nơi khác. Người đàn ông bắt tôi lúc quát tôi: "Đi lên lầu, có người làm việc với chị". "Tôi không đi, anh phải cho tôi biết anh là ai, muốn làm việc gì với tôi?". Ông ta không nói không rằng hung hăng xông tới chộp tay tôi bẻ quặt lôi tôi lên lầu 1 và tống vào 1 căn phòng. Trong phòng này có 1 bàn lớn hình chữ nhật và một bàn viết kê nối với nhau và hai hàng ghế gỗ. Trên cái bàn viết có tấm bảng mê ca xanh ghi họ tên chức vụ của một ông Đội phó nào đó. Người thanh niên trẻ khoảng 30 tuổi có nhiệm vụ canh giữ tôi vội vàng lấy tấm lịch để bàn đậy cái bảng tên mê ca lại. Tôi nhìn thấy thái độ của anh ta mà buồn cười. Tôi mới nói: "Anh đậy bảng tên lại làm cái gì? Tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu. Cái ông có tên trên bảng ấy đâu có ngồi đây, ông ta cũng đâu đụng chạm gì đến tôi, tôi để ý tên ông ta làm gì. Nếu biết việc mình làm là xấu thì đừng làm, anh che bảng tên ở đây nhưng không che được con mắt của nhiều người nhìn thấy các anh dùng vũ lực bắt tôi trái pháp luật. Hay là các anh lại dí súng vào đầu để bịt mồm bịt miệng người ta đừng nói chuyện này ra? Tôi không làm việc với những người vô danh đâu".
Tôi nói xong thì kéo mấy cái ghế kê lại thành hàng để trèo lên nằm ngủ. Định trèo lên cái bàn dài, nhưng thấy bàn hơi cao, leo lên đó nằm có phần bất lịch sự nên thôi.
Hơn 1 giờ chiều thì có hai người bước vào. Hóa ra là "người quen" tên Hải và Thắng, chính là hai vị đã từng cản trở không cho tôi đến dự phiên tòa xét xử sơ thẩm blogger Điếu Cày. Anh ta gọi tôi thức dậy để "làm việc". Tôi hỏi anh tên Hải: "Anh đến đây với tư cách gì? Nếu anh muốn nói chuyện như anh em thì nói ở chổ khác, không nói ở đây. Nếu anh muốn nhân danh cái gì đó làm việc với tôi thì anh về mặc quân phục vô, đeo bảng tên đàng hoàng rồi làm việc". Anh ta hỏi tôi "Bộ không biết tôi là ai sao mà còn đòi quân phục với bảng tên?". Tôi nói: "Tôi không biết. Các anh dùng vũ lực bắt tôi đến đây thì các anh phải có tên họ đàng hoàng, tôi không làm việc với người không có tên". Anh ta lại yêu cầu tôi phải bỏ điện thoại di động lên bàn, không được nghe điện thoại. Tôi nói: "Cho đến giờ phút này, tôi vẫn là người có đầy đủ quyền công dân, tôi có quyền giữ đồ vật tài sản trong người tôi, tại sao tôi phải bỏ ra. Nếu các anh muốn chiếm đoạt thì cứ việc dùng bạo lực mà chiếm đoạt". Một người nữ khoảng 30 tuổi mặc cái áo ngắn màu nâu nhàu nhĩ ngồi ghế kế bên láu táu chen vào, tôi bực mình quay sang trừng mắt nhìn cô ta: "Ai cho phép cô chen vào? Chuyện riêng của tôi không khiến cô xen vô. Cô là cái gì ở đây? Ăn mặc lôi thôi như thế, cô là ai? Nãy giờ tôi nói chuyện với anh này là tôi còn nể anh ta, chớ cô thì tôi không nói với cô". Cô nọ ngồi im.
Họ thấy tôi không đồng ý tắt điện thoại bỏ ra ngoài bèn gọi vào 4 mụ đàn bà mặc sắc phục an ninh, nhưng chỉ có 1 người đeo bảng tên Nguyễn Thị Nga, 3 người còn lại "vô danh" (không hiểu sao ở chổ này lắm kẻ "vô danh" đến thế?) xông vào nắm tay nắm chân tôi lại để móc túi quần lấy điện thoại di động và tiên trong túi quẳng lên bàn rồi ngăn cản không cho tôi lấy lại. Tôi chỉ thấy buồn cười về cái sự tự xưng là "chính" mà hành vi thì rất "tà", làm việc gì cũng dấm dúi, che giấu.
Suốt gần 30 phút, tôi và người tên Hải tranh cãi nhau nhì nhà nhì nhằng vụ anh ta cho rằng vì anh ta "mời" tôi không được nên "được phép dùng bạo lực". Còn tôi thì yêu cầu anh ta chỉ ra văn bản pháp luật nào quy định cái sự được "phép ấy" nhưng anh ta cứ loanh quanh mãi. Đại khái nó cũng giống như vụ tôi tố cáo Trưởng Công an phường Cầu Ông Lãnh bắt người trái pháp luật mà họ ậm à ậm ừ rồi nín thinh gần 2 năm nay.
Sau đó, "viện binh" tiếp theo là một ông ngoài 50 tuổi, không mặc sắc phục. Tôi hỏi ông này tên gì, cấp bậc chức vụ gì thì ông ta nói mình tên Trần Tiến Tùng, cán bộ Công an Gò Vấp. Tôi nói; "Anh nói thế thì tôi biết thế, thật sự anh có phải tên đó hay không tôi làm sao kiểm chứng được. Anh có giấy chứng nhận ngành cho tôi xem thì tôi mới tin". Ông ta hỏi tôi: "Có cần thiết như vậy không?". Tôi trả lời: "Cần thiết. Tôi cần biết tôi đang làm việc với ai". Ông ta bèn vặn lại tôi là "Chị đến đây có mang giấy chứng minh không?". "Ô hay! Các anh dùng vũ lực bắt tôi đến đây rồi anh hỏi tôi đến đây sao không có giấy chứng minh".
Túm lại là họ cứ viện lý do là gởi giấy mời nhiều lần mà tôi không đến, nhưng tôi yêu cầu họ có giấy tờ gì chứng minh cái sự "nhiều" ấy thì họ chỉ lòi ra được có 2 tờ, mà trong ấy có ghi ý kiến của tôi yêu cầu phải trao giấy mời trước 3 ngày mà tôi đã kể mấy hôm trước. Rồi họ mang ra một đống giấy bảo tôi phải ký tên xác nhận bài viết nào của tôi trong số đó. (Nói chung là tôi và cái nhà ông Tùng kia tranh luận nhiều chuyện rất là loanh quanh, buồn cười, đáng để viết thành một chuyện khôi hài, tôi sẽ kể lại cuộc tranh luận này vào một lúc khác). Tôi trả lời ông Tùng rằng: "Tôi phản đối việc các anh dùng vũ lực bắt tôi đến đây nên tôi không làm việc gì cả. Tôi sẽ làm việc với các anh vào một ngày khác. Các anh có giữ tôi ở đây thì cũng giống như giữ đống đất, đống đá mà thôi. Tôi không viết, không ký bất cứ cái gì hết". Ông ta có nói gì tôi cũng một mực im lặng ngồi gục đầu lên mặt bàn để ngủ, ông ta ngồi giở từng trang giấy đặt trên bàn ra đọc to lên rồi suy diễn ấm ớ theo kiểu khiêu khích cho tôi trả lời. Tôi bảo: "Anh đừng khiêu khích tôi, vô ích thôi. Tôi đã nói hôm nay tôi không làm việc với các anh là không làm việc".
Anh chàng trẻ tên Thắng thì hung hăng đập bàn quát tôi, nào là "ngoan cố", "Rượu mời không uống muốn uống rựu phạt", "không khoan hồng", v.v... và v.v.... Tôi nhìn anh ta cười nhếch mép: "Hung hăng quá vậy! Thích quát à? Thích quát thì tự quát tự nghe đi nhé. Tôi không nói chuyện với anh". Tôi tiếp tục im lặng.
Một lúc sau, ông Tùng ra ngoài rồi trở vô đề nghị tôi chọn một một ngày khác để làm việc. Anh chàng Thắng lại đứng lên hăng hái chen vào, tôi quay lại bảo anh ta: "Tôi đang nói chuyện với ông này, không nói chuyện với anh", thì anh ta mới hậm hực ngồi xuống.
Cuối cùng, tôi đồng ý nhận 1 Giấy Mời khác làm việc vào lúc 14 giờ ngày 05/3/2009 vì buổi sáng tôi phải đến Thi Hành Án Gò Vấp, còn ngày thứ 6 thì phải đến Tòa án quận 9 làm đại diện theo ủy quyền cho ông Luật kiện ông Nguyễn Minh Luân- Phó Công an quận 9.
Xuống xe xong, tôi hỏi: "Ở đây ai làm việc với tôi?". Không ai trả lời. Một người đàn ông đứng tuổi khác đi tới, tôi hỏi ông ta: "Anh là cán bộ ở đây à?". Ông ta nói: "Phải". Tôi hỏi tiếp: "Thế anh tên gì?". Ông ta cũng không trả lời mà lãng đi nơi khác. Người đàn ông bắt tôi lúc quát tôi: "Đi lên lầu, có người làm việc với chị". "Tôi không đi, anh phải cho tôi biết anh là ai, muốn làm việc gì với tôi?". Ông ta không nói không rằng hung hăng xông tới chộp tay tôi bẻ quặt lôi tôi lên lầu 1 và tống vào 1 căn phòng. Trong phòng này có 1 bàn lớn hình chữ nhật và một bàn viết kê nối với nhau và hai hàng ghế gỗ. Trên cái bàn viết có tấm bảng mê ca xanh ghi họ tên chức vụ của một ông Đội phó nào đó. Người thanh niên trẻ khoảng 30 tuổi có nhiệm vụ canh giữ tôi vội vàng lấy tấm lịch để bàn đậy cái bảng tên mê ca lại. Tôi nhìn thấy thái độ của anh ta mà buồn cười. Tôi mới nói: "Anh đậy bảng tên lại làm cái gì? Tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu. Cái ông có tên trên bảng ấy đâu có ngồi đây, ông ta cũng đâu đụng chạm gì đến tôi, tôi để ý tên ông ta làm gì. Nếu biết việc mình làm là xấu thì đừng làm, anh che bảng tên ở đây nhưng không che được con mắt của nhiều người nhìn thấy các anh dùng vũ lực bắt tôi trái pháp luật. Hay là các anh lại dí súng vào đầu để bịt mồm bịt miệng người ta đừng nói chuyện này ra? Tôi không làm việc với những người vô danh đâu".
Tôi nói xong thì kéo mấy cái ghế kê lại thành hàng để trèo lên nằm ngủ. Định trèo lên cái bàn dài, nhưng thấy bàn hơi cao, leo lên đó nằm có phần bất lịch sự nên thôi.
Hơn 1 giờ chiều thì có hai người bước vào. Hóa ra là "người quen" tên Hải và Thắng, chính là hai vị đã từng cản trở không cho tôi đến dự phiên tòa xét xử sơ thẩm blogger Điếu Cày. Anh ta gọi tôi thức dậy để "làm việc". Tôi hỏi anh tên Hải: "Anh đến đây với tư cách gì? Nếu anh muốn nói chuyện như anh em thì nói ở chổ khác, không nói ở đây. Nếu anh muốn nhân danh cái gì đó làm việc với tôi thì anh về mặc quân phục vô, đeo bảng tên đàng hoàng rồi làm việc". Anh ta hỏi tôi "Bộ không biết tôi là ai sao mà còn đòi quân phục với bảng tên?". Tôi nói: "Tôi không biết. Các anh dùng vũ lực bắt tôi đến đây thì các anh phải có tên họ đàng hoàng, tôi không làm việc với người không có tên". Anh ta lại yêu cầu tôi phải bỏ điện thoại di động lên bàn, không được nghe điện thoại. Tôi nói: "Cho đến giờ phút này, tôi vẫn là người có đầy đủ quyền công dân, tôi có quyền giữ đồ vật tài sản trong người tôi, tại sao tôi phải bỏ ra. Nếu các anh muốn chiếm đoạt thì cứ việc dùng bạo lực mà chiếm đoạt". Một người nữ khoảng 30 tuổi mặc cái áo ngắn màu nâu nhàu nhĩ ngồi ghế kế bên láu táu chen vào, tôi bực mình quay sang trừng mắt nhìn cô ta: "Ai cho phép cô chen vào? Chuyện riêng của tôi không khiến cô xen vô. Cô là cái gì ở đây? Ăn mặc lôi thôi như thế, cô là ai? Nãy giờ tôi nói chuyện với anh này là tôi còn nể anh ta, chớ cô thì tôi không nói với cô". Cô nọ ngồi im.
Họ thấy tôi không đồng ý tắt điện thoại bỏ ra ngoài bèn gọi vào 4 mụ đàn bà mặc sắc phục an ninh, nhưng chỉ có 1 người đeo bảng tên Nguyễn Thị Nga, 3 người còn lại "vô danh" (không hiểu sao ở chổ này lắm kẻ "vô danh" đến thế?) xông vào nắm tay nắm chân tôi lại để móc túi quần lấy điện thoại di động và tiên trong túi quẳng lên bàn rồi ngăn cản không cho tôi lấy lại. Tôi chỉ thấy buồn cười về cái sự tự xưng là "chính" mà hành vi thì rất "tà", làm việc gì cũng dấm dúi, che giấu.
Suốt gần 30 phút, tôi và người tên Hải tranh cãi nhau nhì nhà nhì nhằng vụ anh ta cho rằng vì anh ta "mời" tôi không được nên "được phép dùng bạo lực". Còn tôi thì yêu cầu anh ta chỉ ra văn bản pháp luật nào quy định cái sự được "phép ấy" nhưng anh ta cứ loanh quanh mãi. Đại khái nó cũng giống như vụ tôi tố cáo Trưởng Công an phường Cầu Ông Lãnh bắt người trái pháp luật mà họ ậm à ậm ừ rồi nín thinh gần 2 năm nay.
Sau đó, "viện binh" tiếp theo là một ông ngoài 50 tuổi, không mặc sắc phục. Tôi hỏi ông này tên gì, cấp bậc chức vụ gì thì ông ta nói mình tên Trần Tiến Tùng, cán bộ Công an Gò Vấp. Tôi nói; "Anh nói thế thì tôi biết thế, thật sự anh có phải tên đó hay không tôi làm sao kiểm chứng được. Anh có giấy chứng nhận ngành cho tôi xem thì tôi mới tin". Ông ta hỏi tôi: "Có cần thiết như vậy không?". Tôi trả lời: "Cần thiết. Tôi cần biết tôi đang làm việc với ai". Ông ta bèn vặn lại tôi là "Chị đến đây có mang giấy chứng minh không?". "Ô hay! Các anh dùng vũ lực bắt tôi đến đây rồi anh hỏi tôi đến đây sao không có giấy chứng minh".
Túm lại là họ cứ viện lý do là gởi giấy mời nhiều lần mà tôi không đến, nhưng tôi yêu cầu họ có giấy tờ gì chứng minh cái sự "nhiều" ấy thì họ chỉ lòi ra được có 2 tờ, mà trong ấy có ghi ý kiến của tôi yêu cầu phải trao giấy mời trước 3 ngày mà tôi đã kể mấy hôm trước. Rồi họ mang ra một đống giấy bảo tôi phải ký tên xác nhận bài viết nào của tôi trong số đó. (Nói chung là tôi và cái nhà ông Tùng kia tranh luận nhiều chuyện rất là loanh quanh, buồn cười, đáng để viết thành một chuyện khôi hài, tôi sẽ kể lại cuộc tranh luận này vào một lúc khác). Tôi trả lời ông Tùng rằng: "Tôi phản đối việc các anh dùng vũ lực bắt tôi đến đây nên tôi không làm việc gì cả. Tôi sẽ làm việc với các anh vào một ngày khác. Các anh có giữ tôi ở đây thì cũng giống như giữ đống đất, đống đá mà thôi. Tôi không viết, không ký bất cứ cái gì hết". Ông ta có nói gì tôi cũng một mực im lặng ngồi gục đầu lên mặt bàn để ngủ, ông ta ngồi giở từng trang giấy đặt trên bàn ra đọc to lên rồi suy diễn ấm ớ theo kiểu khiêu khích cho tôi trả lời. Tôi bảo: "Anh đừng khiêu khích tôi, vô ích thôi. Tôi đã nói hôm nay tôi không làm việc với các anh là không làm việc".
Anh chàng trẻ tên Thắng thì hung hăng đập bàn quát tôi, nào là "ngoan cố", "Rượu mời không uống muốn uống rựu phạt", "không khoan hồng", v.v... và v.v.... Tôi nhìn anh ta cười nhếch mép: "Hung hăng quá vậy! Thích quát à? Thích quát thì tự quát tự nghe đi nhé. Tôi không nói chuyện với anh". Tôi tiếp tục im lặng.
Một lúc sau, ông Tùng ra ngoài rồi trở vô đề nghị tôi chọn một một ngày khác để làm việc. Anh chàng Thắng lại đứng lên hăng hái chen vào, tôi quay lại bảo anh ta: "Tôi đang nói chuyện với ông này, không nói chuyện với anh", thì anh ta mới hậm hực ngồi xuống.
Cuối cùng, tôi đồng ý nhận 1 Giấy Mời khác làm việc vào lúc 14 giờ ngày 05/3/2009 vì buổi sáng tôi phải đến Thi Hành Án Gò Vấp, còn ngày thứ 6 thì phải đến Tòa án quận 9 làm đại diện theo ủy quyền cho ông Luật kiện ông Nguyễn Minh Luân- Phó Công an quận 9.
Đài Truyền Hình VN bác đơn cải chính của bà Dung và bà Việt
Thư Ký Luật Sư
19:53 06/03/2009
Chiều ngày 5/3, bà Nguyễn Thị Việt và bà Ngô Thị Dung, hai trong số tám bị can của giáo xứ Thái Hà, đã đến Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) theo lời mời (qua điện thoại, vào ngày 3/3) của một nhân viên Đài Truyền hình. Hai bà đã được tiếp riêng vào hai giờ khác nhau: 14h (bà Việt) và 16h (bà Dung).
Tiếp hai bà là hai cán bộ của VTV, trong đó có một người là Trưởng Ban Thời sự – người tiếp chính. Trưởng Ban Thời sự đã trả lời, rằng thông tin “các bị cáo đã nhận rõ hành vi vi phạm của mình” mà VTV đã đưa là chính xác, dựa theo bản cáo trạng, và dựa theo lời khai nhận “đã đập tường” của hai bà (trong phiên tòa sơ thẩm của tòa án nhân dân quận Đống Đa ngày 8/12/2008).
Theo giải thích của ông Trưởng ban, thừa nhận hành vi đập tường có nghĩa là thừa nhận hành vi vi phạm (!). Giải thích như vậy, theo hai bà, là không thỏa đáng, vì trong phiên tòa, hai bà không hề thừa nhận hành vi đập tường là hành vi vi phạm. Ông Trưởng ban nói sẽ phản ánh với lãnh đạo về ý kiến này của hai bà, và sẽ xin ý kiến lãnh đạo để có công văn trả lời hai bà sớm nhất.
Ngoài ra, ông Trưởng ban còn giải thích rằng hành vi “phạm tội” trong phát biểu cải chính của hai bà, và hành vi “vi phạm” trong bản tin của VTV, là khác hẳn nhau; do đó, phát biểu cải chính trong đơn yêu cầu của hai bà là sai, nên VTV trả lại đơn. Bà Việt đã yêu cầu ông Trưởng ban ghi xác nhận là VTV không nhận đơn, song ông Trưởng ban đã không thực hiện theo yêu cầu này. Đơn của hai bà vẫn được giữ lại ở VTV.
Mời bạn đọc nghe đoạn âm thanh VTV trả lời bà Nguyễn Thị Việt.
Tiếp hai bà là hai cán bộ của VTV, trong đó có một người là Trưởng Ban Thời sự – người tiếp chính. Trưởng Ban Thời sự đã trả lời, rằng thông tin “các bị cáo đã nhận rõ hành vi vi phạm của mình” mà VTV đã đưa là chính xác, dựa theo bản cáo trạng, và dựa theo lời khai nhận “đã đập tường” của hai bà (trong phiên tòa sơ thẩm của tòa án nhân dân quận Đống Đa ngày 8/12/2008).
Theo giải thích của ông Trưởng ban, thừa nhận hành vi đập tường có nghĩa là thừa nhận hành vi vi phạm (!). Giải thích như vậy, theo hai bà, là không thỏa đáng, vì trong phiên tòa, hai bà không hề thừa nhận hành vi đập tường là hành vi vi phạm. Ông Trưởng ban nói sẽ phản ánh với lãnh đạo về ý kiến này của hai bà, và sẽ xin ý kiến lãnh đạo để có công văn trả lời hai bà sớm nhất.
Ngoài ra, ông Trưởng ban còn giải thích rằng hành vi “phạm tội” trong phát biểu cải chính của hai bà, và hành vi “vi phạm” trong bản tin của VTV, là khác hẳn nhau; do đó, phát biểu cải chính trong đơn yêu cầu của hai bà là sai, nên VTV trả lại đơn. Bà Việt đã yêu cầu ông Trưởng ban ghi xác nhận là VTV không nhận đơn, song ông Trưởng ban đã không thực hiện theo yêu cầu này. Đơn của hai bà vẫn được giữ lại ở VTV.
Mời bạn đọc nghe đoạn âm thanh VTV trả lời bà Nguyễn Thị Việt.
Thông Báo
Thông cáo của TGM Thái Bình về Mùa Chay 2009
TGM Thái Bình
16:04 06/03/2009
THÔNG CÁO CỦA TOÀ GIÁM MỤC THÁI BÌNH
--- MÙA CHAY 2009 ---
Do một số biến cố quan trọng xảy ra gần đây, nên Toà Giám mục năm nay không có Thư Mục Vụ Mùa Chay gửi các thành phần Dân Chúa trong Giáo phận. Để bù lại, Toà Giám mục đưa ra một số lời khuyên bảo và thực hành sau đây:
Mùa Chay là mùa ăn chay, nhưng không còn ý nghĩa chỉ là ăn chay, vì luật buộc ăn chay ngày nay trong Giáo Hội nới lỏng rất nhiều. Vậy nên, phải hiểu Mùa Chay còn có những ý nghĩa khác, tốt lành hơn, như Mùa Cầu Nguyện, Mùa cảm thông cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Mùa bác ái yêu thương, Mùa mến Chúa yêu người, Mùa tha thứ - hoà giải với nhau, Mùa giúp đỡ những ai lâm cảnh túng cực cả tinh thần lẫn vật chất. Các Linh mục, nam nữ tu sĩ và mọi người nên sống Mùa Chay với tinh thần đó và giảng dạy, giúp đỡ mọi người trong cộng đoàn sống như vậy.
Để giúp mọi người sống Mùa Chay cho sốt sáng và thực tế hơn, Toà Giám mục Thái Bình đưa ra một số hướng dẫn sau đây:
Ăn chay là kiêng bớt, mục đích để sống khổ hạnh, làm yếu đi tính xác thịt, làm cho tinh thần nhẹ nhàng, mau mắn đi con đường lành thánh, và cũng là để giúp chúng ta thi hành Bác Ái. Nhịn bớt, kiêng khem để dành số tiền đó giúp đỡ người nghèo khổ. Vậy, xin đề nghị mỗi người, từ Giám mục, Linh mục, nam nữ Tu sĩ, giáo dân đủ mọi thành phần và lứa tuổi, xét xem mình ăn chay, kiêng bớt ra sao rồi quy ra tiền được bao nhiêu, dành để bỏ vào chiếc hộp Tiết Kiệm Bác Ái của riêng mỗi người. Hoạch định trường hợp định tiêu xài thứ gì không cần thiết, ví dụ: ăn vặt bánh kẹo, hút thuốc, một dịp lễ kỷ niệm nào đó, quà biếu…có thể tiết kiệm, hoặc nên bớt, cho vào thùng Tiết Kiệm Bác Ái. Đến Lễ Phục Sinh, tất cả nộp cho Cha xứ, hoặc Bề trên cộng đoàn để các ngài đưa lên tập trung tại Toà Giám mục (qua Cha tổng quản lý) xử dụng quỹ Từ Thiện Bác Ái. Cũng xin nhắc lại về tiền thu được trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh dành cho HĐGM Việt Nam.
Nếu có thể, để làm rõ ý nghĩa của Mùa Chay: là Tha thứ, Hoà giải. Nên đề vào tờ giấy kèm theo số tiền, nội dung viết mình đã tha thứ hoà giải mấy người, mấy lần trong Mùa Chay?
Toà Giám mục cũng xin các Cha hướng dẫn cho cộng đoàn thực hiện mấy điểm thực hành Phụng vụ sau đây:
Sau Truyền Phép trong Thánh Lễ, lời Tung hô “Đây Là Mầu Nhiệm Đức Tin” và lời đáp của cộng đoàn nên hát trong các Lễ Chúa Nhật và Lễ trọng.
Sau kinh nguyện Thánh Thể, lời tung hô “Amen” nên cho cộng đoàn hát và lặp đi lặp lại 3 lần.
Cả cộng đoàn nên hát “Kinh Lạy Cha” trong Thánh Lễ và giang tay như vị chủ tế. Các cung điệu nhạc, xin lấy tại Toà Giám mục (gặp Cha tổng đại diện). Nghiêm cấm, không được tự sáng tác, hoặc lấy cung điệu nào không được thẩm quyền cho phép.
Mong cộng đoàn Giáo phận tuân giữ các hướng dẫn kể trên, để Mùa Chay năm nay sẽ là mùa giúp chúng ta sống thánh thiện, đẹp lòng Chúa, tiến tới Lễ Phục Sinh rạng ngời nhân đức.
Thái Bình, ngày 07 tháng 03 năm 2009
Toà Giám Mục Thái Bình
--- MÙA CHAY 2009 ---
Do một số biến cố quan trọng xảy ra gần đây, nên Toà Giám mục năm nay không có Thư Mục Vụ Mùa Chay gửi các thành phần Dân Chúa trong Giáo phận. Để bù lại, Toà Giám mục đưa ra một số lời khuyên bảo và thực hành sau đây:
Mùa Chay là mùa ăn chay, nhưng không còn ý nghĩa chỉ là ăn chay, vì luật buộc ăn chay ngày nay trong Giáo Hội nới lỏng rất nhiều. Vậy nên, phải hiểu Mùa Chay còn có những ý nghĩa khác, tốt lành hơn, như Mùa Cầu Nguyện, Mùa cảm thông cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Mùa bác ái yêu thương, Mùa mến Chúa yêu người, Mùa tha thứ - hoà giải với nhau, Mùa giúp đỡ những ai lâm cảnh túng cực cả tinh thần lẫn vật chất. Các Linh mục, nam nữ tu sĩ và mọi người nên sống Mùa Chay với tinh thần đó và giảng dạy, giúp đỡ mọi người trong cộng đoàn sống như vậy.
Để giúp mọi người sống Mùa Chay cho sốt sáng và thực tế hơn, Toà Giám mục Thái Bình đưa ra một số hướng dẫn sau đây:
Ăn chay là kiêng bớt, mục đích để sống khổ hạnh, làm yếu đi tính xác thịt, làm cho tinh thần nhẹ nhàng, mau mắn đi con đường lành thánh, và cũng là để giúp chúng ta thi hành Bác Ái. Nhịn bớt, kiêng khem để dành số tiền đó giúp đỡ người nghèo khổ. Vậy, xin đề nghị mỗi người, từ Giám mục, Linh mục, nam nữ Tu sĩ, giáo dân đủ mọi thành phần và lứa tuổi, xét xem mình ăn chay, kiêng bớt ra sao rồi quy ra tiền được bao nhiêu, dành để bỏ vào chiếc hộp Tiết Kiệm Bác Ái của riêng mỗi người. Hoạch định trường hợp định tiêu xài thứ gì không cần thiết, ví dụ: ăn vặt bánh kẹo, hút thuốc, một dịp lễ kỷ niệm nào đó, quà biếu…có thể tiết kiệm, hoặc nên bớt, cho vào thùng Tiết Kiệm Bác Ái. Đến Lễ Phục Sinh, tất cả nộp cho Cha xứ, hoặc Bề trên cộng đoàn để các ngài đưa lên tập trung tại Toà Giám mục (qua Cha tổng quản lý) xử dụng quỹ Từ Thiện Bác Ái. Cũng xin nhắc lại về tiền thu được trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh dành cho HĐGM Việt Nam.
Nếu có thể, để làm rõ ý nghĩa của Mùa Chay: là Tha thứ, Hoà giải. Nên đề vào tờ giấy kèm theo số tiền, nội dung viết mình đã tha thứ hoà giải mấy người, mấy lần trong Mùa Chay?
Toà Giám mục cũng xin các Cha hướng dẫn cho cộng đoàn thực hiện mấy điểm thực hành Phụng vụ sau đây:
Sau Truyền Phép trong Thánh Lễ, lời Tung hô “Đây Là Mầu Nhiệm Đức Tin” và lời đáp của cộng đoàn nên hát trong các Lễ Chúa Nhật và Lễ trọng.
Sau kinh nguyện Thánh Thể, lời tung hô “Amen” nên cho cộng đoàn hát và lặp đi lặp lại 3 lần.
Cả cộng đoàn nên hát “Kinh Lạy Cha” trong Thánh Lễ và giang tay như vị chủ tế. Các cung điệu nhạc, xin lấy tại Toà Giám mục (gặp Cha tổng đại diện). Nghiêm cấm, không được tự sáng tác, hoặc lấy cung điệu nào không được thẩm quyền cho phép.
Mong cộng đoàn Giáo phận tuân giữ các hướng dẫn kể trên, để Mùa Chay năm nay sẽ là mùa giúp chúng ta sống thánh thiện, đẹp lòng Chúa, tiến tới Lễ Phục Sinh rạng ngời nhân đức.
Thái Bình, ngày 07 tháng 03 năm 2009
Toà Giám Mục Thái Bình
Cáo Phó: Lm Phaolô Đinh Trí Thức thuộc GP Thanh Hóa qua đời
LM Phêrô Vũ Tiến Phúc
16:15 06/03/2009
CÁO PHÓ
TRONG NIỀM TÍN THÁC VÀO ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
Giáo Phận Thanh Hoá Kính báo
Đã được Chúa gọi về lúc 9 giờ 05 ngày 06 tháng 03 năm 2009
HƯỞNG THỌ 80 TUỔI
* Thứ Sáu ngày 06 tháng 03 năm 2009. Tại Tòa Giám Mục
- 14g 00 – Nghi thức nhận quan
- 15g 00 – Lễ viếng
- 20g 00 – Thánh lễ đưa chân
* Thứ Bảy ngày 07 tháng 03 năm 2009. Tại giáo xứ Kẻ Rừa
- 07g 00 – Di quan về giáo xứ Kẻ Rừa
- 09g 00 – Giáo xứ Kẻ Rừa cử hành thánh lễ đưa chân
– Lễ viếng
- 14g 00 – Giáo phận cử hành thánh lễ an táng
- Mai táng tại đất thánh Kẻ Rừa
Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Cha Antôn
Trưởng ban lễ tang
Linh mục Phêrô Vũ Tiến Phúc
TRONG NIỀM TÍN THÁC VÀO ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
Giáo Phận Thanh Hoá Kính báo
Cha Phaolô Đinh Trí Thức
Đã được Chúa gọi về lúc 9 giờ 05 ngày 06 tháng 03 năm 2009
HƯỞNG THỌ 80 TUỔI
* Thứ Sáu ngày 06 tháng 03 năm 2009. Tại Tòa Giám Mục
- 14g 00 – Nghi thức nhận quan
- 15g 00 – Lễ viếng
- 20g 00 – Thánh lễ đưa chân
* Thứ Bảy ngày 07 tháng 03 năm 2009. Tại giáo xứ Kẻ Rừa
- 07g 00 – Di quan về giáo xứ Kẻ Rừa
- 09g 00 – Giáo xứ Kẻ Rừa cử hành thánh lễ đưa chân
– Lễ viếng
- 14g 00 – Giáo phận cử hành thánh lễ an táng
- Mai táng tại đất thánh Kẻ Rừa
Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Cha Antôn
Trưởng ban lễ tang
Linh mục Phêrô Vũ Tiến Phúc
Văn Hóa
Thương nhớ Mẹ Măng Đen
Nắng Sàigòn
01:27 06/03/2009
THƯƠNG NHỚ MẸ MĂNG ĐEN.
Con về xuôi, xuôi về, về với cuộc đời,
Giây phút bồi hồi, thương nhớ đầy vơi.
Con mộng mơ, mơ mộng, mộng ước tràn đầy,
Rừng núi đại ngàn, Tây Nguyên đắm say.
Mẹ Măng Đen ơi! Giữa rừng núi Kon Plong, (*)
Trời bát ngát mênh mông, Mẹ vẫn hằng trông ngóng.
Đàn con lênh đênh, những ngày tháng phong sương
Thuyền đời trôi muôn phương, Mẹ chỉ lối soi đường.
Dâng lời kinh, kinh cầu, cầu khấn Mẹ hiền,
Nâng đỡ phù trì, cuộc sống bình yên.
Con thành tâm, tâm nguyện, nguyện hứa quay về,
Từ giã bụi trần, u mê, tái tê.
Mẹ Măng Đen ơi! Giữa đồi núi cao nguyên,
Mây trời trắng bay bay, tâm tình con dâng hiến.
Nguyện dâng con tim, hiện tại với tương lai,
Dù đời bao chông gai, vui tình Chúa an bài.
Măng Đen! Mẹ yêu ơi !
Thương nhớ Mẹ khôn nguôi, tim hồng con vươn tới.
Măng Đen! Mẹ Từ Bi!
Dẫu đời nhiều gian nguy, có Mẹ con lo gì.
(*) Kon Plong là một huyện thuộc giáo phận Kontum.
- Măng Đen là tên một địa danh mà người Kinh gọi chệch từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn, nằm ven quốc lộ 24 – Đông Trường Sơn thuộc huyện Kon Plong
Con về xuôi, xuôi về, về với cuộc đời,
Giây phút bồi hồi, thương nhớ đầy vơi.
Con mộng mơ, mơ mộng, mộng ước tràn đầy,
Rừng núi đại ngàn, Tây Nguyên đắm say.
Mẹ Măng Đen ơi! Giữa rừng núi Kon Plong, (*)
Trời bát ngát mênh mông, Mẹ vẫn hằng trông ngóng.
Đàn con lênh đênh, những ngày tháng phong sương
Thuyền đời trôi muôn phương, Mẹ chỉ lối soi đường.
Dâng lời kinh, kinh cầu, cầu khấn Mẹ hiền,
Nâng đỡ phù trì, cuộc sống bình yên.
Con thành tâm, tâm nguyện, nguyện hứa quay về,
Từ giã bụi trần, u mê, tái tê.
Mẹ Măng Đen ơi! Giữa đồi núi cao nguyên,
Mây trời trắng bay bay, tâm tình con dâng hiến.
Nguyện dâng con tim, hiện tại với tương lai,
Dù đời bao chông gai, vui tình Chúa an bài.
Măng Đen! Mẹ yêu ơi !
Thương nhớ Mẹ khôn nguôi, tim hồng con vươn tới.
Măng Đen! Mẹ Từ Bi!
Dẫu đời nhiều gian nguy, có Mẹ con lo gì.
(*) Kon Plong là một huyện thuộc giáo phận Kontum.
- Măng Đen là tên một địa danh mà người Kinh gọi chệch từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn, nằm ven quốc lộ 24 – Đông Trường Sơn thuộc huyện Kon Plong
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoang Vu
Tâm Ngộ
06:08 06/03/2009
HOANG VU
Ảnh của Tâm Ngộ
Mùa Đông lạnh lẽo gió thổi qua.
Công viên vắng lặng im hơi tiếng người
(Tâm Ngộ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tâm Niệm
Lê Trị
06:11 06/03/2009
PHÚT TÂM NIỆM
Ảnh của Lê Trị
Chúng con hai mái đầu xanh,
chấp tay khấn nguyện trung thành với nhau.
Chúa ơi!
Thề rằng sóng gió biển dâu,
đã yêu trước cũng như sau giữ lời.
(Trích Thơ của Nhất Tuấn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền