Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 05/03/2009
THIỂN CẬN
Có một tác giả xin đại sư một câu nói bày tỏ diện mạo của thế giới hiện đại.
Đại sư hoàn toàn không chút chậm trể, nói: “Tri thức của con người đối với vũ trụ càng ngày càng phong phú, nhưng hiểu biết bản thân mình thì càng ngày càng nông cạn.”
Có một nhà thiên văn, ông ta quả quyết là thiên văn thời nay đã phát hiện kỳ quan làm chấn động người say mê. Đại sư lập tức nói: “Trong vũ trụ đầy dẫy ức vạn các vật kỳ diệu, hằng tinh cũng tốt, sóng điện khối cầu cũng tốt, hay là lỗ hổng đen cũng tốt, cái thần kỳ nhất chính là không qua được mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người ta có thể có tài dời non lấp biển, nhưng không thay đổi được bản tính mình; con người ta có thể nói ra những lời an ủi làm người khác dịu vợi nổi buồn, nhưng không biết làm cho nổi buồn của mình vơi đi; con người ta có thể hiểu được và tính toán được đường bay lên vũ trụ mặt trăng sao hỏa, nhưng lại không hiểu và không biết tính toán tương lai của mình,; con người ta có thể giải thích được những hiện tượng xảy ra trong vũ trụ, nhưng không giải thích được những nỗi buồn vô cớ của bản thân mình...
Vì hiểu biết nông cạn với chính mình nên có người tác oai tác quái với anh chị em khi mình có chút vai vế trong cộng đoàn; vì thiển cận với những suy nghĩ hẹp hòi của mình, nên có những người hành xử với tha nhân và với anh chị em mình như kẻ thù truyền kiếp...
Tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su là thấy mình tội lỗi xấu xa trước khi thấy khuyết điểm của anh chị em, thấy nhu cầu của người người khác trước khi thấy những nhu cầu của mình.
N2T |
Có một tác giả xin đại sư một câu nói bày tỏ diện mạo của thế giới hiện đại.
Đại sư hoàn toàn không chút chậm trể, nói: “Tri thức của con người đối với vũ trụ càng ngày càng phong phú, nhưng hiểu biết bản thân mình thì càng ngày càng nông cạn.”
Có một nhà thiên văn, ông ta quả quyết là thiên văn thời nay đã phát hiện kỳ quan làm chấn động người say mê. Đại sư lập tức nói: “Trong vũ trụ đầy dẫy ức vạn các vật kỳ diệu, hằng tinh cũng tốt, sóng điện khối cầu cũng tốt, hay là lỗ hổng đen cũng tốt, cái thần kỳ nhất chính là không qua được mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người ta có thể có tài dời non lấp biển, nhưng không thay đổi được bản tính mình; con người ta có thể nói ra những lời an ủi làm người khác dịu vợi nổi buồn, nhưng không biết làm cho nổi buồn của mình vơi đi; con người ta có thể hiểu được và tính toán được đường bay lên vũ trụ mặt trăng sao hỏa, nhưng lại không hiểu và không biết tính toán tương lai của mình,; con người ta có thể giải thích được những hiện tượng xảy ra trong vũ trụ, nhưng không giải thích được những nỗi buồn vô cớ của bản thân mình...
Vì hiểu biết nông cạn với chính mình nên có người tác oai tác quái với anh chị em khi mình có chút vai vế trong cộng đoàn; vì thiển cận với những suy nghĩ hẹp hòi của mình, nên có những người hành xử với tha nhân và với anh chị em mình như kẻ thù truyền kiếp...
Tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su là thấy mình tội lỗi xấu xa trước khi thấy khuyết điểm của anh chị em, thấy nhu cầu của người người khác trước khi thấy những nhu cầu của mình.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:28 05/03/2009
N2T |
99. Con người ta vì thánh danh Thiên Chúa mà khẳng định đi con đường hẹp, từ bỏ suy nghĩ của thế tục, thì linh hồn của họ tất được sự tự do rất lớn.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:29 05/03/2009
N2T |
43. Nếu không cách gì để khống chế tình cảm bực dọc của mình, thì không thể khống chế tình cảnh chung quanh.
Tìm vinh quang Thiên Chúa nơi đâu
Lm Trần Xuân Lãm
03:58 05/03/2009
Chúa nhật 2 Mùa Chay năm B
Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa xuống trần gian mang hình hài thể xác con người như ta, nhưng hôm nay Ngài tạm thời từ bỏ hình dạng bình thường của con người, để mặc lấy một hình dạng khác rất siêu phàm: “Y phục Ngài rực rỡ, trắng tinh, không thợ giặt nào ở trần gian giặt trắng như vậy”. Sự sáng láng chiếu tỏa vinh quang của thiên giới.
Đức Ki-tô chính là Đấng Messiah ẩn mình, người tôi trung đau khổ của Thiên Chúa, hôm nay được tỏ bày trước kỳ hạn vinh quang, qua việc các đại diện của lề luật và ngôn sứ là Mô-sê và Ê-li-a, hiện ra và đàm đạo với Ngài. Đây là lần thứ hai có tiếng phán từ trời về Chúa Giê-su: “Này là Con Ta chí ái” (Mc 9:7)
Trong lúc còn thử thách ở cuộc đời trần gian, chúng ta được mời gọi tin phục hoàn toàn vào Thiên Chúa qua mọi biến cố trong cuộc đời. Thiên Chúa ẩn náu mình đi không muốn tỏ vinh quang và quyền phép uy nghi của Ngài ra, để ép buộc chúng ta nghe lời Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta tự do và Ngài tôn trọng tự do đó. Hơn nữa, có tự do mới có công phúc.
Tuy nhiên những ai đọc và suy niệm lời Chúa, những ai có con mắt đức Tin trong sáng thì đã thấy và đã biết Thiên Chúa uy quyền và vinh quang ở đâu: ở trong Bí tích Thánh thể, trong các Bí tích, trong Phúc âm, trong mọi biến cố, hoàn cảnh cuộc đời. Chúa hiện ra ở đó còn uy quyền sáng láng hơn cả khi biến hình trên núi cao hôm nay.
Bài Phúc âm còn ngụ ý dạy chúng ta, nếu muốn được nhìn thấy Thiên Chúa vinh quang và uy nghi thì phải lên núi cao, vượt trên mọi thấp hèn của xác thịt. Bên cạnh đó, chúng ta cần sẵn sàng bước theo con đường thập giá của Đức Ki-tô, vì con đường ấy dẫn chúng ta đến vinh quang và phúc trường sinh muôn đời.
Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa xuống trần gian mang hình hài thể xác con người như ta, nhưng hôm nay Ngài tạm thời từ bỏ hình dạng bình thường của con người, để mặc lấy một hình dạng khác rất siêu phàm: “Y phục Ngài rực rỡ, trắng tinh, không thợ giặt nào ở trần gian giặt trắng như vậy”. Sự sáng láng chiếu tỏa vinh quang của thiên giới.
Đức Ki-tô chính là Đấng Messiah ẩn mình, người tôi trung đau khổ của Thiên Chúa, hôm nay được tỏ bày trước kỳ hạn vinh quang, qua việc các đại diện của lề luật và ngôn sứ là Mô-sê và Ê-li-a, hiện ra và đàm đạo với Ngài. Đây là lần thứ hai có tiếng phán từ trời về Chúa Giê-su: “Này là Con Ta chí ái” (Mc 9:7)
Trong lúc còn thử thách ở cuộc đời trần gian, chúng ta được mời gọi tin phục hoàn toàn vào Thiên Chúa qua mọi biến cố trong cuộc đời. Thiên Chúa ẩn náu mình đi không muốn tỏ vinh quang và quyền phép uy nghi của Ngài ra, để ép buộc chúng ta nghe lời Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta tự do và Ngài tôn trọng tự do đó. Hơn nữa, có tự do mới có công phúc.
Tuy nhiên những ai đọc và suy niệm lời Chúa, những ai có con mắt đức Tin trong sáng thì đã thấy và đã biết Thiên Chúa uy quyền và vinh quang ở đâu: ở trong Bí tích Thánh thể, trong các Bí tích, trong Phúc âm, trong mọi biến cố, hoàn cảnh cuộc đời. Chúa hiện ra ở đó còn uy quyền sáng láng hơn cả khi biến hình trên núi cao hôm nay.
Bài Phúc âm còn ngụ ý dạy chúng ta, nếu muốn được nhìn thấy Thiên Chúa vinh quang và uy nghi thì phải lên núi cao, vượt trên mọi thấp hèn của xác thịt. Bên cạnh đó, chúng ta cần sẵn sàng bước theo con đường thập giá của Đức Ki-tô, vì con đường ấy dẫn chúng ta đến vinh quang và phúc trường sinh muôn đời.
Mẫu Mực Của Niềm Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:19 05/03/2009
Mẫu Mực Của Niềm Tin
CN 2 CHAY B
Bài đọc 1 Chúa nhật hôm nay kể về ngọn núi Moria, núi của niềm tin. Trên núi cao, Tổ phụ Abraham sẵn sàng hiến tế con trai duy nhất cho Thiên Chúa. Thử thách dữ dội. Đức tin chiến thắng.
Đọc (St 12,1– 25,18) để hiểu cuộc đời, ơn gọi và đức tin tuyệt đối của Tổ phụ Abraham.
A. Cuộc đời và ơn gọi.
Abraham là con người của lòng tin thể hiện qua sự vâng phục Thiên Chúa. Nhờ đó, ông được Thiên Chúa ân thưởng ban cho miêu duệ đông như sao trên trời và được Đất Hứa làm sản nghiệp. Abraham trở thành Tổ phụ của Đấng Messia và của mọi kẻ tin thờ Thiên Chúa. Là con cháu của Tera tại thành Ua, Abraham được Chúa kêu gọi đưa gia quyến đến đất Canaan (12,1), khoảng năm 1800tcn. Theo sử liệu khảo cổ thì khoảng năm 2000tcn, đã có nhiều đợt di dân lớn đến lập cư tại những miền đất trù phú. Có thể nói Abraham đã ra đi giữa dòng người di cư, nhưng tiếng Chúa gọi vẫn là động cơ thúc đẩy chính. Đức tin đã khiến Abraham từ giã tất cả để lên đường. Qua biết bao thử thách, vất vả ngược xuôi, Abraham mới tới được Khéprôn trong đất Canaan (23,17-20). Lời Chúa hứa bắt đầu được thành tựu. Khi gọi Abraham, Chúa nhắm xa hơn cá nhân ông để qua ông cả nhân loại được chúc phúc. Ông là cha mọi kẻ tin thờ Chúa (Rm 4,16), chứ không phải chỉ những ai thuộc huyết thống. Đức Giêsu đã từng chỉ trích người Do Thái: “Thiên Chúa có thể lấy các viên đá này mà gầy nên con cái Abraham” (Mt 3,9).
Thiên Chúa gọi Abraham (12,1-4)
Thiên Chúa gọi Abraham là khởi điểm cho một giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ. Lời Thiên Chúa nói cho ông biết gồm một lệnh truyền và một lời hứa.
Lệnh truyền là rời bỏ quê hương mà đi đến một nơi Chúa sẽ xác định. Đối với người du mục, đó là một cắt đứt lớn lao và liều lĩnh.
Lời hứa bao gồm việc Chúa sẽ cho ông một dòng dõi đông đúc, một con trai mặc dầu vợ ông đã già, và được một đất nước cho con cháu. Phúc lành đó không phải riêng cho ông và dòng dõi ông, nhưng nhờ ông mà tràn ra tất cả các dân. Abraham đã vâng lệnh Chúa ra đi với tất cả sự tin tưởng vào Lời Thiên Chúa.
Thiên Chúa lập giao ước với Abraham (St 15)
Chúa lặp lại lời hứa ban dòng dõi (ch 1-6). Abraham tin vào Thiên Chúa. Động từ “tin” trong tiếng Hipri có nghĩa là dựa vào một cái gì vững chắc. Tin Chúa nghĩa là gắn chặt vào Chúa, tín nhiệm và chấp nhận ý của Người. Thái độ tin của Abraham được Thiên Chúa kể là sự công chính.
a. Thiên Chúa lặp lại lời hứa ban đất (ch. 7-8)
b. Thiên Chúa lập giao ước (ch. 9-12. 17-18).
Để bảo đảm cho lời Chúa hứa, Chúa bảo Abraham xẻ đôi một số vật, để hai bên (theo tập tục Trung Đông, x.Gr 34,18-19). Hai bên giao ước đi qua giữa, ngụ ý ai không giữ thì sẽ chết như con vật đó. Abraham đi vào cơn hôn mê, chỉ trạng thái bỏ ngỏ sẵn sàng để Thiên Chúa hành động.
Việc thần hiện được mô tả bằng hình ảnh cụ thể theo quan niệm Israel: Lửa và khói là dấu chỉ tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa. Chúa đi qua vì một mình Người cam kết. Hành động đó nói lên Thiên Chúa tự nối kết với con người bằng tình thương giao ước.
3. Lòng tin của Abraham được thể hiện cụ thể qua:
a. Ra đi theo tiếng Chúa gọi (12,1-4)
b. Tin vào lời Chúa hứa.
c. Cao điểm của lòng tin: hiến tế Isaac (ch 22).
4. Tầm quan trọng của Abraham
Cựu ước nhắc đến Abraham dưới các tước hiệu:
a. Tôi Tớ Giavê: là người được Chúa giao cho sứ mệnh đối với dân Thiên Chúa và đã trung thành phục vụ.
b. Bạn của Thiên Chúa: Đây là danh hiệu đặc biệt nói lên mối thân tình của Chúa đối với người được chọn. Sự thân tình bằng hữu được diễn tả ở đây qua cuộc gặp gỡ tại cây sồi Mamrê (ch.18), trong đó Thiên Chúa thân thiện ngồi ăn với ông và tiết lộ cho ông ý định của Người về Sôđôma (ch.17).
c. Abraham bày tỏ lòng hiếu khách, nhất là sự tín nhiệm vào Chúa đến nỗi ông dám nài nỉ mặc cả để xin Chúa tha cho Sôđôma.
d. Cuối cùng Abraham được gọi là Tổ phụ Israel và dân hãnh diện, tự hào vì là dòng dõi ông. Họ nại đến ông khi cầu xin Thiên Chúa.
Tân ước đề cao đức tin của Abraham (Rm 4; Gl 3,6-9), một đức tin sống động sinh hoa kết quả là các việc phúc đức (Gc 2,20-24). Thư Dt 11,8-12 nêu cao gương đức tin của Abraham. Nếu Israel tự hào là con cháu theo huyết thống và được cứu độ, thì Tân ước bảo con cháu theo huyết thống chưa đủ, mà còn phải là con cháu theo tinh thần vâng phục và trung thành (Mt 3,9; Rm 9,7). Dòng dõi đích thực độc nhất của Abraham là Đức Kitô (Mt 1,1; Gal 3,6). Chính Ngài thừa hưởng và thực hiện các lời Chúa hứa xưa cho Tổ phụ rằng muôn dân sẽ được chúc phúc nhờ ông. Do đó, tất cả những ai tin vào Đức Kitô đều thuộc về Ngài và trở thành một với Ngài, thì cũng thuộc dòng dõi Abraham và được thừa hưởng phúc lành của ông (Gal 3,7-9). Vì thế, Abraham thực sự là cha của những kẻ tin.
B. Niềm tin mãnh liệt
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ắm con trẻ, ông thấy một tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già. Hai ông bà yên tâm an hưởng những ngày còn lại trên trần thế.
Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan. Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống của Isaac được dành lại. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường, đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin của ông quả là vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23) và Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.
C. Mẫu mực niềm tin.
Đức tin và lòng vâng phục của Abraham trở nên gương mẫu cho tất cả chúng ta noi theo. Ông luôn đón nhận lời Chúa và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, ngay cả những khi đức tin của ông bị thử thách vượt qua mọi giới hạn.
Như Abraham, chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi lên đường trong hành trình đức tin. Có những hoàn cảnh làm đức tin chao đảo. Có những thử thách mà không thể hiểu và không thể lý giải được. Có những khủng hoảng, như gia đình đổ vỡ, làm ăn thất bại, con cái khó dạy, bệnh tật, cuộc đời u ám, chán nản thất vọng… cần tín thác và vững tin như Tổ phụ Abraham.
Người theo đạo Công giáo là “ Tín hữu” có nghĩa là người tin, còn những người không theo đạo là “ Vô tín”. Điều đó đúng theo nghĩa hẹp, theo nghĩa rộng thì không đúng. Bởi vì ai cũng phải có niềm tin để sống. Có lần tôi đã nói với một người cộng sản: “ Anh và tôi chúng ta đều có học, chúng ta đều có suy nghĩ, lý luận. Đến một mức nào đó mỗi chúng ta là một bước nhảy. Anh nhảy vào hư vô. Tôi nhảy vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhưng cả hai chúng ta đều sống bằng niềm tin. Chỉ có điều niềm tin của tôi gọi là niềm tin hữu thần, niềm tin của anh là niềm tin vô thần. Vấn đề then chốt ở đây là anh tin vào ai ? Tin cái gì ? Lúc ấy ta thấy xuất hiện câu trả lời của người Kitô Giáo: “ Tôi tin vào Thiên Chúa. Tôi tin vì Ngài, với lời Ngài hứa. Ngài là chỗ dựa vững chắc cho tôi nên tôi tin vào Ngài.” Khi tôi tin vào ai thì phải kèm theo hành động và cuộc sống phù hợp với người đó.(Trích suy niệm CN 2 Chay, ĐGM Nguyễn Khảm).
Nét độc đáo nhất của Kitô Giáo là khi tôi tin vào Thiên Chúa thì tôi tin vào lời của Người. Lời của Thiên Chúa không là lời nói hiểu như ngôn từ ở trên môi miệng, nhưng Lời đó đã thành máu thịt, đã mang lấy xác thịt con Người với tên gọi cụ thể là Giêsu Nazarét. Cho nên, nếu tôi tin vào Thiên Chúa thì tôi phải tin vào Đức Giêsu Kitô. Tin vào lời Đức Giêsu Kitô. Đó là trung tâm điểm rất độc đáo của Kitô Giáo. Nếu chúng ta không khám phá ra được thì chưa phải là Kitô hữu. Khi đó chúng ta sẽ hiểu được câu chuyện biến hình của Chúa Giêsu có mục đích. Thiên Chúa muốn nâng đỡ niềm tin của các môn đệ trước khổ nạn. Thiên Chúa nâng đỡ để các môn đệ hiểu rằng chính Chúa Giêsu là người con chí ái của Thiên Chúa. Con đường thương khó bên ngoài là con đường dẫn đến sự chết, nhưng bên trong thực sự là con đường dẫn đến sự sống. Thiên Chúa muốn nâng đỡ chúng ta trước những thử thách của cuộc sống mà đã có những lần chúng ta nao núng, mất niềm tin.
Cùng niềm tin mẫu mực của Tổ phụ Abraham, chúng ta xác tín rằng, trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thiên Chúa luôn yêu thương, hướng dẫn, nâng đỡ.
Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội hôm nay phải chăng là khủng hoảng về niềm tin và ý nghĩa của cuộc sống? Con người sinh ra trên cõi đời này để làm gì và để đi về đâu? Đó là những câu hỏi lớn mà ngàn đời con người không ngừng đặt ra cho mình khi đứng trước những mâu thuẫn bất trắc của cuộc sống. Nghĩ cho cùng, mỗi người chỉ tìm thấy giải đáp cho câu hỏi ấy nhờ ánh sáng sức mạnh niềm tin Thiên Chúa. Anh sáng niềm tin ấy hướng dẫn chúng ta đến yêu thương và phục vụ tha nhân. Khi con người biết sống cho người khác thì con người sẽ tìm thấy chính mình, thấy lý tưởng, thấy ý nghĩa cuộc sống.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
CN 2 CHAY B
Bài đọc 1 Chúa nhật hôm nay kể về ngọn núi Moria, núi của niềm tin. Trên núi cao, Tổ phụ Abraham sẵn sàng hiến tế con trai duy nhất cho Thiên Chúa. Thử thách dữ dội. Đức tin chiến thắng.
Đọc (St 12,1– 25,18) để hiểu cuộc đời, ơn gọi và đức tin tuyệt đối của Tổ phụ Abraham.
A. Cuộc đời và ơn gọi.
Abraham là con người của lòng tin thể hiện qua sự vâng phục Thiên Chúa. Nhờ đó, ông được Thiên Chúa ân thưởng ban cho miêu duệ đông như sao trên trời và được Đất Hứa làm sản nghiệp. Abraham trở thành Tổ phụ của Đấng Messia và của mọi kẻ tin thờ Thiên Chúa. Là con cháu của Tera tại thành Ua, Abraham được Chúa kêu gọi đưa gia quyến đến đất Canaan (12,1), khoảng năm 1800tcn. Theo sử liệu khảo cổ thì khoảng năm 2000tcn, đã có nhiều đợt di dân lớn đến lập cư tại những miền đất trù phú. Có thể nói Abraham đã ra đi giữa dòng người di cư, nhưng tiếng Chúa gọi vẫn là động cơ thúc đẩy chính. Đức tin đã khiến Abraham từ giã tất cả để lên đường. Qua biết bao thử thách, vất vả ngược xuôi, Abraham mới tới được Khéprôn trong đất Canaan (23,17-20). Lời Chúa hứa bắt đầu được thành tựu. Khi gọi Abraham, Chúa nhắm xa hơn cá nhân ông để qua ông cả nhân loại được chúc phúc. Ông là cha mọi kẻ tin thờ Chúa (Rm 4,16), chứ không phải chỉ những ai thuộc huyết thống. Đức Giêsu đã từng chỉ trích người Do Thái: “Thiên Chúa có thể lấy các viên đá này mà gầy nên con cái Abraham” (Mt 3,9).
Thiên Chúa gọi Abraham (12,1-4)
Thiên Chúa gọi Abraham là khởi điểm cho một giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ. Lời Thiên Chúa nói cho ông biết gồm một lệnh truyền và một lời hứa.
Lệnh truyền là rời bỏ quê hương mà đi đến một nơi Chúa sẽ xác định. Đối với người du mục, đó là một cắt đứt lớn lao và liều lĩnh.
Lời hứa bao gồm việc Chúa sẽ cho ông một dòng dõi đông đúc, một con trai mặc dầu vợ ông đã già, và được một đất nước cho con cháu. Phúc lành đó không phải riêng cho ông và dòng dõi ông, nhưng nhờ ông mà tràn ra tất cả các dân. Abraham đã vâng lệnh Chúa ra đi với tất cả sự tin tưởng vào Lời Thiên Chúa.
Thiên Chúa lập giao ước với Abraham (St 15)
Chúa lặp lại lời hứa ban dòng dõi (ch 1-6). Abraham tin vào Thiên Chúa. Động từ “tin” trong tiếng Hipri có nghĩa là dựa vào một cái gì vững chắc. Tin Chúa nghĩa là gắn chặt vào Chúa, tín nhiệm và chấp nhận ý của Người. Thái độ tin của Abraham được Thiên Chúa kể là sự công chính.
a. Thiên Chúa lặp lại lời hứa ban đất (ch. 7-8)
b. Thiên Chúa lập giao ước (ch. 9-12. 17-18).
Để bảo đảm cho lời Chúa hứa, Chúa bảo Abraham xẻ đôi một số vật, để hai bên (theo tập tục Trung Đông, x.Gr 34,18-19). Hai bên giao ước đi qua giữa, ngụ ý ai không giữ thì sẽ chết như con vật đó. Abraham đi vào cơn hôn mê, chỉ trạng thái bỏ ngỏ sẵn sàng để Thiên Chúa hành động.
Việc thần hiện được mô tả bằng hình ảnh cụ thể theo quan niệm Israel: Lửa và khói là dấu chỉ tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa. Chúa đi qua vì một mình Người cam kết. Hành động đó nói lên Thiên Chúa tự nối kết với con người bằng tình thương giao ước.
3. Lòng tin của Abraham được thể hiện cụ thể qua:
a. Ra đi theo tiếng Chúa gọi (12,1-4)
b. Tin vào lời Chúa hứa.
c. Cao điểm của lòng tin: hiến tế Isaac (ch 22).
4. Tầm quan trọng của Abraham
Cựu ước nhắc đến Abraham dưới các tước hiệu:
a. Tôi Tớ Giavê: là người được Chúa giao cho sứ mệnh đối với dân Thiên Chúa và đã trung thành phục vụ.
b. Bạn của Thiên Chúa: Đây là danh hiệu đặc biệt nói lên mối thân tình của Chúa đối với người được chọn. Sự thân tình bằng hữu được diễn tả ở đây qua cuộc gặp gỡ tại cây sồi Mamrê (ch.18), trong đó Thiên Chúa thân thiện ngồi ăn với ông và tiết lộ cho ông ý định của Người về Sôđôma (ch.17).
c. Abraham bày tỏ lòng hiếu khách, nhất là sự tín nhiệm vào Chúa đến nỗi ông dám nài nỉ mặc cả để xin Chúa tha cho Sôđôma.
d. Cuối cùng Abraham được gọi là Tổ phụ Israel và dân hãnh diện, tự hào vì là dòng dõi ông. Họ nại đến ông khi cầu xin Thiên Chúa.
Tân ước đề cao đức tin của Abraham (Rm 4; Gl 3,6-9), một đức tin sống động sinh hoa kết quả là các việc phúc đức (Gc 2,20-24). Thư Dt 11,8-12 nêu cao gương đức tin của Abraham. Nếu Israel tự hào là con cháu theo huyết thống và được cứu độ, thì Tân ước bảo con cháu theo huyết thống chưa đủ, mà còn phải là con cháu theo tinh thần vâng phục và trung thành (Mt 3,9; Rm 9,7). Dòng dõi đích thực độc nhất của Abraham là Đức Kitô (Mt 1,1; Gal 3,6). Chính Ngài thừa hưởng và thực hiện các lời Chúa hứa xưa cho Tổ phụ rằng muôn dân sẽ được chúc phúc nhờ ông. Do đó, tất cả những ai tin vào Đức Kitô đều thuộc về Ngài và trở thành một với Ngài, thì cũng thuộc dòng dõi Abraham và được thừa hưởng phúc lành của ông (Gal 3,7-9). Vì thế, Abraham thực sự là cha của những kẻ tin.
B. Niềm tin mãnh liệt
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ắm con trẻ, ông thấy một tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già. Hai ông bà yên tâm an hưởng những ngày còn lại trên trần thế.
Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan. Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống của Isaac được dành lại. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường, đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin của ông quả là vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23) và Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.
C. Mẫu mực niềm tin.
Đức tin và lòng vâng phục của Abraham trở nên gương mẫu cho tất cả chúng ta noi theo. Ông luôn đón nhận lời Chúa và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, ngay cả những khi đức tin của ông bị thử thách vượt qua mọi giới hạn.
Như Abraham, chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi lên đường trong hành trình đức tin. Có những hoàn cảnh làm đức tin chao đảo. Có những thử thách mà không thể hiểu và không thể lý giải được. Có những khủng hoảng, như gia đình đổ vỡ, làm ăn thất bại, con cái khó dạy, bệnh tật, cuộc đời u ám, chán nản thất vọng… cần tín thác và vững tin như Tổ phụ Abraham.
Người theo đạo Công giáo là “ Tín hữu” có nghĩa là người tin, còn những người không theo đạo là “ Vô tín”. Điều đó đúng theo nghĩa hẹp, theo nghĩa rộng thì không đúng. Bởi vì ai cũng phải có niềm tin để sống. Có lần tôi đã nói với một người cộng sản: “ Anh và tôi chúng ta đều có học, chúng ta đều có suy nghĩ, lý luận. Đến một mức nào đó mỗi chúng ta là một bước nhảy. Anh nhảy vào hư vô. Tôi nhảy vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhưng cả hai chúng ta đều sống bằng niềm tin. Chỉ có điều niềm tin của tôi gọi là niềm tin hữu thần, niềm tin của anh là niềm tin vô thần. Vấn đề then chốt ở đây là anh tin vào ai ? Tin cái gì ? Lúc ấy ta thấy xuất hiện câu trả lời của người Kitô Giáo: “ Tôi tin vào Thiên Chúa. Tôi tin vì Ngài, với lời Ngài hứa. Ngài là chỗ dựa vững chắc cho tôi nên tôi tin vào Ngài.” Khi tôi tin vào ai thì phải kèm theo hành động và cuộc sống phù hợp với người đó.(Trích suy niệm CN 2 Chay, ĐGM Nguyễn Khảm).
Nét độc đáo nhất của Kitô Giáo là khi tôi tin vào Thiên Chúa thì tôi tin vào lời của Người. Lời của Thiên Chúa không là lời nói hiểu như ngôn từ ở trên môi miệng, nhưng Lời đó đã thành máu thịt, đã mang lấy xác thịt con Người với tên gọi cụ thể là Giêsu Nazarét. Cho nên, nếu tôi tin vào Thiên Chúa thì tôi phải tin vào Đức Giêsu Kitô. Tin vào lời Đức Giêsu Kitô. Đó là trung tâm điểm rất độc đáo của Kitô Giáo. Nếu chúng ta không khám phá ra được thì chưa phải là Kitô hữu. Khi đó chúng ta sẽ hiểu được câu chuyện biến hình của Chúa Giêsu có mục đích. Thiên Chúa muốn nâng đỡ niềm tin của các môn đệ trước khổ nạn. Thiên Chúa nâng đỡ để các môn đệ hiểu rằng chính Chúa Giêsu là người con chí ái của Thiên Chúa. Con đường thương khó bên ngoài là con đường dẫn đến sự chết, nhưng bên trong thực sự là con đường dẫn đến sự sống. Thiên Chúa muốn nâng đỡ chúng ta trước những thử thách của cuộc sống mà đã có những lần chúng ta nao núng, mất niềm tin.
Cùng niềm tin mẫu mực của Tổ phụ Abraham, chúng ta xác tín rằng, trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thiên Chúa luôn yêu thương, hướng dẫn, nâng đỡ.
Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội hôm nay phải chăng là khủng hoảng về niềm tin và ý nghĩa của cuộc sống? Con người sinh ra trên cõi đời này để làm gì và để đi về đâu? Đó là những câu hỏi lớn mà ngàn đời con người không ngừng đặt ra cho mình khi đứng trước những mâu thuẫn bất trắc của cuộc sống. Nghĩ cho cùng, mỗi người chỉ tìm thấy giải đáp cho câu hỏi ấy nhờ ánh sáng sức mạnh niềm tin Thiên Chúa. Anh sáng niềm tin ấy hướng dẫn chúng ta đến yêu thương và phục vụ tha nhân. Khi con người biết sống cho người khác thì con người sẽ tìm thấy chính mình, thấy lý tưởng, thấy ý nghĩa cuộc sống.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Thưa Thầy, ở lại đây thật tuyệt vời!
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:04 05/03/2009
Chúa Nhật II Mùa Chay/B
(St 22,1-2.9a. 10-13. 15-18; Mc 9,2-10)
Những lời nói nghe khác thường của thánh Phêrô đã trao vào tay chúng ta chiếc chìa khóa để mở ra được kho tàng ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay. Nghĩa là Phêrô muốn hiện thực trong cuộc sống trần thế những điều ông đã trông thấy khi Ðức Giêsu biến hình và trở nên sáng láng. Ðức Giêsu đứng giữa hai vị đại diện thần thế của Cựu Ước, giữa tổ phụ Môsê và tiên tri Elija. Cả hai vị đều là biểu tượng cho niềm xác tín vào Thiên Chúa Gia-vê cho đến giờ phút các ông hiện đến đàm đạo với Ðức Giêsu. Một vị là hiện thân cho lề luật, tức là về phương diện trật tự của đời sống đạo thực tiễn; Còn một vị lại hiện thân cho những điều tiên đoán lạ lùng, cho những điều mầu nhiệm khôn lường.
Cả ba vị đều trở nên quá sáng láng đến nỗi áo quần các Ngài trở thành chói lọi. Ðiều đó có nghĩa là Ðức Kitô đem chiếu tỏa vào giữa thế giới nhân loại vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Nơi con người Ðức Kitô mọi điều Lề Luật và các Tiên Tri đã tiên báo và sửa soạn từ bao thế kỷ qua được hoàn tất. Và bỗng chốc chỉ trong một giây lát tất cả những điều đó đã trở nên hiển nhiên.
Ðó chính là điều mà Phêrô muốn biểu dương. Cần phải có ngay ba căn lều mà trong mỗi căn ai cũng đều có thể chứng kiến cách cụ thể được những điều ông cùng hai người bạn đồng hành, hai vị Tông đồ cột trụ, đã chứng kiến. Như thế người ta mới có thể cảm nhận được sự huy hoàng của Thiên Chúa thật gần gũi và ở giữa loài người.
Tuy nhiên, Ðức Giêsu đã không đồng quan điểm như thế. Người đã trở lại bình thường giản dị trong cuộc sống cụ thể và đang đứng trước mặt các ông, như thể đã không có gì bất bình thường xảy ra. Chẳng những thế, Người còn nghiêm cấm các ông không được kể lại cho ai nghe điều các ông đã chứng kiến. Nếu không, những người khác có thể cho rằng Nước Trời xuất phát từ một khuôn mẫu đã có sẵn. Vâng, thay vì xác định lại sự huy hoàng vinh quang của Thiên Chúa mà Người đã tỏ ra cho ba người môn đệ thân tín, Ðức Giêsu nhắc lại điều Người đã loan báo trước đó không lâu: Ðó là Con Người sẽ phải chịu đau khổ! Thật ra, chưa có thể loại bỏ được sự đau khổ. Thế giới vẫn tiếp tục tồn tại như hiện nay. Thế nhưng, ngay giữa lòng trần thế, khi con người cùng đồng hành với Ðức Giêsu đi lên núi cao, thì có thể nhìn thấy bừng sáng lên điều đã trở thành thực tại nơi Ðức Giêsu: Ðó là Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân.
Thật vậy, tác dụng của sự cứu rỗi không nhắm loại bỏ hết mọi nặng nhọc lao khổ của cuộc sống và thiết lập một thế giới hạnh phục phồn vinh, nhưng là qua những nặng nhọc lao khổ vẫn tiếp tục xảy đến trong cuộc sống, Nước Thiên Chúa bắt đầu khởi sự và chớm nở. Vì thế đức tin vẫn phải đối mặt với mọi thách đố như khi mới bắt đầu vậy. Nghĩa là luôn phải phấn đấu, phải can trường bền vững trong cuộc chiến giằng co và đầy thử thách của cuộc sống. Chính Áp-ra-ham, Tổ phụ của những kẻ tin, đã bắt đầu đức tin với một mạo hiểm can trường. Ông đã rời bỏ quê hương êm ấm an bình ở thành Ur. Ông đã rời bỏ một vùng đất có một nền văn minh thịnh vượng vào lúc bấy giờ, để đi định cư ở một miền đất xa lạ, còn hoang sơ, bán khai. Ông không hề biết trước được những gì đang đón chờ ông ở đó. Tuy nhiên ông vẫn tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng phó thác hoàn toàn vào lời Chúa phán cùng ông, một người son sẻ không có con và tuổi tác đã cao, là: Ngươi sẽ trở nên tổ phụ một dân tộc đông đúc như sao trên trời và cát dưới biển. Con cháu ngươi sẽ thừa hưởng miền đất hứa (x. St 12,2). Và mặc dầu mọi sự vẫn nhỏ nhoi, vẫn tầm thường quen thuộc, chứ không hề có dấu hiệu gì phi thường xảy ra cả, và mặc dầu ông không hề hiểu được là rồi đây lời hứa đó sẽ trở nên hiện thực như thế nào, ông vẫn một lòng tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng là điều không thể sẽ trở thành có thể. Bởi vì những gì Thiên Chúa đã phán hứa, Người sẽ thực hiện đúng như vậy. Vì thế, nếu Thiên Chúa đã hứa với chúng ta là chúng ta sẽ được cứu rỗi, thì Người sẽ cứu rỗi chúng ta.
Nhưng rồi Áp-ra-ham lại phải đối mặt với một thách đố khác. Chính Thiên Chúa giờ đây lại thử thách ông một cách quyết liệt, lại đặt ông vào một sự lựa chọn có liên quan đến sự sinh tồn của tương lai ông. Người muốn ông phải sát tế đứa con duy nhất của ông, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa! Phải chăng làm như thế Thiên Chúa lại không tự mâu thuẫn với chính mình sao? Phải chăng Thiên Chúa đã không làm tổn thương đến tất cả những gì Người đã vừa khởi đầu với nhân loại? Phải chăng cùng với sự sát tế mầm mống hậu duệ duy nhất này, tương lai của niềm tin vào Thiên Chúa lại không bị tiêu tan theo sao?
Tuy nhiên, Áp-ra-ham vẫn tin tưởng phó thác! Và Thiên Chúa cũng đã biết trước được sự việc sẽ xảy ra thế nào! Thiên Chúa biết rõ điều Người đòi hỏi nơi Áp-ra-ham. Tiếp đến, Áp-ra-ham cũng cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa luôn nhìn thấu suốt mọi sự và khắp mọi nơi. Người biết rõ điều Người muốn. Người muốn cho chúng ta điều thiện hảo nhất, Người muốn chúng ta có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc thực sự.
Vì thế, sứ điệp của ngày Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay là: Chúng ta chắc chắn sẽ được cứu rỗi, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi đau khổ đời này, trái lại trải qua đau khổ và nhờ đau khổ, chúng ta sẽ đạt tới ơn cứu độ muôn đời. Và chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi sự chết, không có nghĩa là chúng ta sẽ không phải chết, nhưng là qua sự chết, chúng ta sẽ đạt tới sự phục sinh khải hoàn và sự sống vĩnh cửu! Ðây là niềm tin mà chúng ta không thể tự định chỗ cho nó được, chúng ta không thể xây nhà cho nó được, hầu có thể làm cho sự vinh quang của Thiên Chúa trở nên cụ thể. Tuy nhiên, những ai biết tin tưởng vào Thiên Chúa, thì sẽ cảm nghiệm được rằng mình đang sống trong sự che chở hoàn toàn bảo đảm chắc chắn. Nhưng những người đó cũng cần phải ý thức được rằng cũng như Áp-ra-ham xưa, họ không hề có chỗ vĩnh cư ở trên cuộc đời này. Họ phải luôn can đảm sẵn sàng lên đường theo sự hướng dẫn của Trời Cao.
Vâng, trong niềm tin, cuộc đời của con người chúng ta là một cuộc hành trình không ngừng tiến về đất hứa nơi Thiên Chúa ngự.
Thưa Thầy, ở lại đây thật tuyệt vời!
(St 22,1-2.9a. 10-13. 15-18; Mc 9,2-10)
Những lời nói nghe khác thường của thánh Phêrô đã trao vào tay chúng ta chiếc chìa khóa để mở ra được kho tàng ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay. Nghĩa là Phêrô muốn hiện thực trong cuộc sống trần thế những điều ông đã trông thấy khi Ðức Giêsu biến hình và trở nên sáng láng. Ðức Giêsu đứng giữa hai vị đại diện thần thế của Cựu Ước, giữa tổ phụ Môsê và tiên tri Elija. Cả hai vị đều là biểu tượng cho niềm xác tín vào Thiên Chúa Gia-vê cho đến giờ phút các ông hiện đến đàm đạo với Ðức Giêsu. Một vị là hiện thân cho lề luật, tức là về phương diện trật tự của đời sống đạo thực tiễn; Còn một vị lại hiện thân cho những điều tiên đoán lạ lùng, cho những điều mầu nhiệm khôn lường.
Cả ba vị đều trở nên quá sáng láng đến nỗi áo quần các Ngài trở thành chói lọi. Ðiều đó có nghĩa là Ðức Kitô đem chiếu tỏa vào giữa thế giới nhân loại vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Nơi con người Ðức Kitô mọi điều Lề Luật và các Tiên Tri đã tiên báo và sửa soạn từ bao thế kỷ qua được hoàn tất. Và bỗng chốc chỉ trong một giây lát tất cả những điều đó đã trở nên hiển nhiên.
Ðó chính là điều mà Phêrô muốn biểu dương. Cần phải có ngay ba căn lều mà trong mỗi căn ai cũng đều có thể chứng kiến cách cụ thể được những điều ông cùng hai người bạn đồng hành, hai vị Tông đồ cột trụ, đã chứng kiến. Như thế người ta mới có thể cảm nhận được sự huy hoàng của Thiên Chúa thật gần gũi và ở giữa loài người.
Tuy nhiên, Ðức Giêsu đã không đồng quan điểm như thế. Người đã trở lại bình thường giản dị trong cuộc sống cụ thể và đang đứng trước mặt các ông, như thể đã không có gì bất bình thường xảy ra. Chẳng những thế, Người còn nghiêm cấm các ông không được kể lại cho ai nghe điều các ông đã chứng kiến. Nếu không, những người khác có thể cho rằng Nước Trời xuất phát từ một khuôn mẫu đã có sẵn. Vâng, thay vì xác định lại sự huy hoàng vinh quang của Thiên Chúa mà Người đã tỏ ra cho ba người môn đệ thân tín, Ðức Giêsu nhắc lại điều Người đã loan báo trước đó không lâu: Ðó là Con Người sẽ phải chịu đau khổ! Thật ra, chưa có thể loại bỏ được sự đau khổ. Thế giới vẫn tiếp tục tồn tại như hiện nay. Thế nhưng, ngay giữa lòng trần thế, khi con người cùng đồng hành với Ðức Giêsu đi lên núi cao, thì có thể nhìn thấy bừng sáng lên điều đã trở thành thực tại nơi Ðức Giêsu: Ðó là Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân.
Thật vậy, tác dụng của sự cứu rỗi không nhắm loại bỏ hết mọi nặng nhọc lao khổ của cuộc sống và thiết lập một thế giới hạnh phục phồn vinh, nhưng là qua những nặng nhọc lao khổ vẫn tiếp tục xảy đến trong cuộc sống, Nước Thiên Chúa bắt đầu khởi sự và chớm nở. Vì thế đức tin vẫn phải đối mặt với mọi thách đố như khi mới bắt đầu vậy. Nghĩa là luôn phải phấn đấu, phải can trường bền vững trong cuộc chiến giằng co và đầy thử thách của cuộc sống. Chính Áp-ra-ham, Tổ phụ của những kẻ tin, đã bắt đầu đức tin với một mạo hiểm can trường. Ông đã rời bỏ quê hương êm ấm an bình ở thành Ur. Ông đã rời bỏ một vùng đất có một nền văn minh thịnh vượng vào lúc bấy giờ, để đi định cư ở một miền đất xa lạ, còn hoang sơ, bán khai. Ông không hề biết trước được những gì đang đón chờ ông ở đó. Tuy nhiên ông vẫn tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng phó thác hoàn toàn vào lời Chúa phán cùng ông, một người son sẻ không có con và tuổi tác đã cao, là: Ngươi sẽ trở nên tổ phụ một dân tộc đông đúc như sao trên trời và cát dưới biển. Con cháu ngươi sẽ thừa hưởng miền đất hứa (x. St 12,2). Và mặc dầu mọi sự vẫn nhỏ nhoi, vẫn tầm thường quen thuộc, chứ không hề có dấu hiệu gì phi thường xảy ra cả, và mặc dầu ông không hề hiểu được là rồi đây lời hứa đó sẽ trở nên hiện thực như thế nào, ông vẫn một lòng tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng là điều không thể sẽ trở thành có thể. Bởi vì những gì Thiên Chúa đã phán hứa, Người sẽ thực hiện đúng như vậy. Vì thế, nếu Thiên Chúa đã hứa với chúng ta là chúng ta sẽ được cứu rỗi, thì Người sẽ cứu rỗi chúng ta.
Nhưng rồi Áp-ra-ham lại phải đối mặt với một thách đố khác. Chính Thiên Chúa giờ đây lại thử thách ông một cách quyết liệt, lại đặt ông vào một sự lựa chọn có liên quan đến sự sinh tồn của tương lai ông. Người muốn ông phải sát tế đứa con duy nhất của ông, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa! Phải chăng làm như thế Thiên Chúa lại không tự mâu thuẫn với chính mình sao? Phải chăng Thiên Chúa đã không làm tổn thương đến tất cả những gì Người đã vừa khởi đầu với nhân loại? Phải chăng cùng với sự sát tế mầm mống hậu duệ duy nhất này, tương lai của niềm tin vào Thiên Chúa lại không bị tiêu tan theo sao?
Tuy nhiên, Áp-ra-ham vẫn tin tưởng phó thác! Và Thiên Chúa cũng đã biết trước được sự việc sẽ xảy ra thế nào! Thiên Chúa biết rõ điều Người đòi hỏi nơi Áp-ra-ham. Tiếp đến, Áp-ra-ham cũng cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa luôn nhìn thấu suốt mọi sự và khắp mọi nơi. Người biết rõ điều Người muốn. Người muốn cho chúng ta điều thiện hảo nhất, Người muốn chúng ta có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc thực sự.
Vì thế, sứ điệp của ngày Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay là: Chúng ta chắc chắn sẽ được cứu rỗi, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi đau khổ đời này, trái lại trải qua đau khổ và nhờ đau khổ, chúng ta sẽ đạt tới ơn cứu độ muôn đời. Và chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi sự chết, không có nghĩa là chúng ta sẽ không phải chết, nhưng là qua sự chết, chúng ta sẽ đạt tới sự phục sinh khải hoàn và sự sống vĩnh cửu! Ðây là niềm tin mà chúng ta không thể tự định chỗ cho nó được, chúng ta không thể xây nhà cho nó được, hầu có thể làm cho sự vinh quang của Thiên Chúa trở nên cụ thể. Tuy nhiên, những ai biết tin tưởng vào Thiên Chúa, thì sẽ cảm nghiệm được rằng mình đang sống trong sự che chở hoàn toàn bảo đảm chắc chắn. Nhưng những người đó cũng cần phải ý thức được rằng cũng như Áp-ra-ham xưa, họ không hề có chỗ vĩnh cư ở trên cuộc đời này. Họ phải luôn can đảm sẵn sàng lên đường theo sự hướng dẫn của Trời Cao.
Vâng, trong niềm tin, cuộc đời của con người chúng ta là một cuộc hành trình không ngừng tiến về đất hứa nơi Thiên Chúa ngự.
Hạ sơn hành hiệp
Pm Cao Huy Hoàng
16:20 05/03/2009
HẠ SƠN HÀNH HIỆP
CN II Mùa Chay B 2009
LÊN NÚI
Abraham và Sara lúc tuổi đời đương tận, Chúa đã ban cho ông bà một đứa con hồng phúc là Isaac. Isaac rạng ngời tuổi xuân xanh, lớn nhanh, xinh đẹp, khôn ngoan và thành tín. Đôi má thiếu niên như quả hồng ửng chín. Tiếng suối reo vui, thua kém nụ cười. Hạnh phúc tuổi già thêm thắm thêm tươi, nhờ giọng đùa vui êm đềm như khúc hát. Nhưng Thiên Chúa thử lòng tín thác:
“Ngươi hãy đem đứa con hồng phúc, đến đất Meriyah
Mà tế lễ thượng hiến cho Ta
Trên một quả núi Ta sẽ chỉ” (St 22,2)
Lòng Abraham quặn đau như cắt, khi phải tế lễ đứa con yêu. Nhưng vì niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, ông thưa: “Lạy Thiên Chúa, vâng Lời Ngài phán dạy.Tôi sẽ lên đường đi về nơi ấy, và bằng lòng tế lễ đứa con yêu.”
Hôm sau, trời sáng nhẹ, gió hiu hiu
Ông đưa con lên núi…
Khi ông vung gươm sát tế con mình, thiên thần Chúa xuất hiện:“Hãy nghe đây, đừng hại con trẻ nữa. Thiên Chúa đã biết ngươi, luôn tín thác nơi Người. Ngươi kính sợ Chúa, và vâng lời Thiên Chúa, bằng lòng tế lễ chính con một của mình”. Ông nói với con: “Con yêu của Cha, Hãy tạ ơn Thiên Chúa quyền linh. Kìa con cừu mắc sừng vào bụi rậm-thánh ý nhiệm mầu từ trời cao thẳm-sẽ thay con làm lễ tế Thiên Chúa chí cao”.
Chuyện xảy ra trên núi…Thiên Chúa đã ký Giao Ước với Abraham. Uy quyền của Thiên Chúa trở thành tình thương tuyệt đối dành cho người có lòng tin tuyệt đối.
Từ trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã hò hẹn với con người trên núi, để tỏ cho con người biết uy quyền, ý định, và tình thương của Ngài, như đã hò hẹn với Mô-sê ở núi Si-nai, với Elia ở Horeb, với Abraham trong câu chuyện St 22,1-2.9a.10-13.15-18.
Hình ảnh “con cừu mắc sừng vào bụi rậm” làm lễ tế thay cho Isaac là hình ảnh tiên báo cho “Con Chiên Thiên Chúa”, Đức Giêsu, chịu sát tế đền thay tội lỗi nhân loại.
Hôm nay, đã sắp đến giờ trọng đại ấy. Biết các tông đồ trong tình trạng khiếp sợ trước các thế lực chống đối, trước con đường thương khó sắp đến, trước giờ chịu sát tế, Chúa Giêsu đưa ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor, để các ông chứng kiến tận mắt thiên tính và sứ vụ của con người Giêsu mà các ông đang cộng sự.
Không có con đường lên núi nào dễ dàng cả; không ngoằn ngoèo, khúc khuỷu thì cũng sỏi đá, gai góc um tùm. Và tư thế đi lên bao giờ cũng bị sức hút của trái đất kéo xuống, làm bước chân thêm nặng.
Núi không chỉ mang duy nhất một nghĩa vật lý, mà còn là biểu trưng của một sự hướng thượng, hướng tâm lên cùng Thiên Chúa. Cũng vậy, không có sự hướng thượng nào mà không khỏi những kéo lôi của chiều hướng hạ.
Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta cùng Ngài lên núi, bằng cách tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa uy quyền và đầy tình thương như lòng tin của Abraham, bằng một cuộc vươn lên khỏi những sức cuốn hút nặng nề của những điều xoàng thường hư hèn trong cuộc sống. Vì, cuộc chiến đấu trong mùa Chay, trong đời người, không dừng lại, không ngủ quên trên chiến thắng những cơn thử thách những cám dỗ trong hoang địa cuộc đời, mà còn phải cùng Đức Giêsu đi lên với Thiên Chúa, đi vào mầu nhiệm vinh hiển của Thiên Chúa, kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa.
BIẾN HÌNH
Trên núi Tabor, Chúa Giêsu đã gặp gỡ Thiên Chúa, đã đàm đạo với Mô-sê và Elia. Không có một phóng viên nào, một hãng thông tấn nào có thể nắm được nội dung cuộc hội kín ấy. Chỉ có thể tường thuật điều đã trông thấy là thân xác sáng láng vinh hiển của Chúa Giêsu. Một sự thật huy hoàng vượt quá trí khôn trí hiểu của loài người, làm Phêrô choáng ngợp đến bộc phát cái cảm tính rất người của mình: "Thưa Thầy, chúng con ở đây thì sướng lắm. Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông E-li-a." ( Mc 9, 5)
Chúa Giêsu muốn cho các tông đồ hiểu rằng đang có một sự kết hợp toàn vẹn – toàn tâm toàn ý- giữa Cha và Con trong hào quang của Thánh Thần. Và, vinh quang của Thiên Chúa tỏ hiện ra nơi Đức Giêsu, người Con chí ái. Thân xác sáng láng tinh tuyền ấy, không phải là sự biến đổi, bién hình, nhưng là sự mạc khải, sự tỏ bày thiên tính hằng có của Ngôi Con Thiên Chúa trong Đức Giêsu.
Không nhất thiết vì câu nói đơn sơ của Phêrô, nhưng vì ý định mạc khải của Thiên Chúa, một tiếng vọng thần linh đã xé toang cả chín tầng mây dội xuống cho con người thấu hiểu mạc khải cách trọn vẹn: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9, 7)
Vào mùa chay, với lời nhắc nhớ thân phận con người, mỏng manh hư hèn như một hạt bụi nhỏ nhoi trong trời đất. Nhưng quí hóa thay, Thần linh đã thổi vào hạt bụi vô danh ấy sự sống Thiên Chúa, làm cho con người được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa qua Đức Giêsu.
Và hôm nay, Đức Giêsu cho chúng ta niềm xác tín vững chắc rằng chúng ta cũng sé có “một thân xác sáng láng tinh tuyền” khi “vâng nghe lời Chúa Giêsu” để cùng Ngài đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Chúa Giêsu không biến hình, nhưng Ngài làm cho mỗi chúng ta biến hình từ tình trạng hư hèn đến bền vững, từ tăm tối nên sáng láng, từ ngu muội xấu xa thành khôn ngoan tuyệt mỹ… với điều kiện, chúng ta có lòng tin tuyệt đối và chấp nhận lên núi với Ngài-ngọn núi sát tế trong chương trình cứu thế. Như thế, ngọn núi Tabor không chỉ là nơi mạc khải thần tính Thiên Chúa nơi Đức Giêsu mà còn mạc khải công trình phục sinh vinh hiển của Ngài bắt đầu từ cuộc thương khó mà các tông đồ sẽ tham dự. “Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lạiCác ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì”. (Mc 9,9-10)
XUỐNG NÚI
Không ở lại trên núi với vinh quang mạc khải, nhưng để được vinh quang ấy, Đức Giêsu phải trải qua một đoạn đường đầy đắng cay tủi nhục. Thầy trò xuống núi. Và bắt đầu vào cuộc thương khó kinh khủng nhất của đời Người Cứu Thế: Chết để sống lại.
Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta, những ai muốn sáng láng vinh hiển với người, hãy bắt đầu ngay cuộc “hạ sơn hành hiệp” đầy đau khổ và có thể tử nạn ấy.
Xác tín chịu đau khổ với Đức Giêsu, cùng chết với Chúa Giêsu, đồng nghĩa với niềm hy vọng vinh quang cùng Ngài, đã có biết bao con người dấn thân vào cuộc đời tăm tối.
Cùng Chúa Giêsu đến với những người đau khổ. Có những người chấp nhận làm những người điên đến chia sẻ với người đầu đường xó chợ, những người khuyết tật, những người tâm thần, những người phung cùi trong cái túi của số phận suốt đời thua kém, những người chui rúc trong khu ổ chuột hôi thối, hay dưới các gầm cầu. Có những chuyến về Việt Nam đầy ý nghĩa của một số anh chị em hải ngoại: không phải về Việt Nam thăm quê hương, mà là thăm tất cả những con người cùng khốn trong đất nước! Thiết nghĩ họ không đi một mình, họ đi với Chúa Giêsu, với tấm lòng của Chúa Giêsu. Những con người ấy, cùng Chúa Giêsu đã làm cho đau khổ biến hình thành niềm vui cho đời.
Cùng Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót những người sống trong mặc cảm xấu xa vì tội lỗi. Có những người mở rộng trái tim tha thứ và đón nhận bao con người lầm lỡ mà xã hội đòi ném đá, kết tội, loại trừ. Có những người hy sinh cả thời gian tiền bạc để xây dựng nơi ăn chốn ở cho những người lầm lỡ, tạo mọi điều kiện cho họ có công ăn việc làm chân chính và phục hồi nhân phẩm quí giá cho họ. Mặc cảm tội lỗi được biến hình thành niềm ủi an, hy vọng.
Có những em bé, những gia đình, những giáo xứ đã bắt đầu chương trình “hủ pig Tabor” ngay từ đầu mùa Chay, để những đồng tiền hy sinh bớt phần ăn sáng, phần quà, phần chi tiêu cà phê thuốc lá, rượu chè, phần sắm sửa, thẩm mỹ… sẽ biến hình thành những căn nhà tình thương, thành cơm gạo, thành chiếu chăn mùng màn cho người nghèo trong giáo xứ trong ngày Chúa Phục Sinh. Thật đáng trân trọng.
Cùng Chúa Giêsu thu hồi lại những công trình của Thiên Chúa mà con người cố tình hủy diệt. Có những người ngày đêm dày vò trăn trở, anh dũng lên tiếng bảo vệ sự sống trước tình trạng triệu triệu thai nhi không được sinh ra làm người, mà phải chết tức tưởi từ trong đạo luật, từ trong ý hướng khoái lạc vô trách nhiệm của con người, rồi ra đến bọc ny lon, ra đến thùng rác. Cũng có những người âm thầm lượm mót từng xác thai nhi, an táng rồi thắp nén hương xin chính vong hồn thơ bé ấy thứ tha cho người đã hóa ngợm từ lâu. Những nấm mồ thai nhi được biến hình thành lời cảnh tĩnh tội ác của con người.
Cùng Chúa Giêsu đấu tranh cho sự thật cho công bằng “trả cho Cesar những gì của Cesar, trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”. Biết bao người đã hy sinh cả phẩm hàm chức vị, danh dự, chịu bao lời mai mĩa, kết án của cuộc đời, chịu dùi cui, chịu hơi cay, chịu đánh chịu đập đổ máu đầu máu mũi, chịu đứng trước vành móng ngựa nhận những oan sai, chịu ngồi tù, chịu lưu vong, chịu chết vì công lý. Biết bao người mạnh dạn đòi lại những quyền cơ bản của con người, không chỉ có ăn no mặc ấm, mà còn được tôn vinh Thiên Chúa, Đấng đã tác thành và dưỡng nuôi. Những mồ hôi máu lệ khổ đau ấy đã biến hình thành Tin Mừng của Thiên Chúa.
Cùng Chúa Giêsu Cứu Thế, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời, đi vào mọi tâm hồn đau thương, kể cả phải anh dũng đi vào những tâm hồn chai đá chống đối Thiên Chúa, để đem họ trở về với Thiên Chúa.
Những người đang hạ sơn hành hiệp, là những người có lòng tin tuyệt đối như Abraham, là những người sống trước mầu nhiệm phục sinh nhờ tin chắc Chúa Giêsu sẽ biến hình cho mình, là những người muốn sống trong mầu nhiệm Thiên Chúa, là những người xác tín mạnh mẻ như Thánh Phaolô: “Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?” (Rm 8,31b-34)
Có biết bao người cùng Chúa Giêsu hạ sơn hành hiệp. Nhưng trong số đó, có thể, chưa có bạn, chưa có tôi!
Tham dự tiệc Lời Chúa chúa nhật II mùa chay, chúng ta có cơ hội hỏi lại lòng mình có thực sự muốn phục sinh vinh hiển với Chúa không; nếu có, chắc chắn chúng ta không thể làm người vô tình trước những công việc của Chúa Giêsu, mà ngược lại, khẩn trương hạ sơn hành hiệp cùng Ngài cho công cuộc cứu thế và cứu rỗi chính mình, nhất là mùa chay nầy: cơ hội thuận tiện.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con lên núi với Ngài, để đức tin chúng con được củng cố, và đức tin ấy thể hiện nơi những hy sinh của chúng con cho cuộc đời. A men.
Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta không bao giờ ngăn cách
Jos. Tú Nạc
16:58 05/03/2009
TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ NGĂN CÁCH
Jos. Tú Nạc
(Genesis 22: 1-2, 9-13, 15-18; Psalm 116; Romans 8: 31-35, 37; Mark 9: 2-10)
Hầu hết khi người ta đối diện với cái chết, họ nuối tiếc níu kéo tất cả những gì mà họ quí trọng, thân yêu. Họ sống trong bàng hoàng, lo sợ mất của cải, người thương yêu, những quan hệ và những thành đạt bản thân. Đó là mãnh lực đằng sau chất đầy sợ hãi và thái độ ích kỷ của chúng ta.
Chúng ta sẽ hoảng sợ nếu người ta yêu cầu chúng ta đưa lại hết những gì mà chúng ta hằng yêu thương, ấp ủ - nhưng điều đó thật ra đã xảy đến với Abraham. Sự hy sinh của Issac đã hình thành trên căn bản của sự giải thích Ki-tô giáo ngày xưa về cái chết của Chúa Jesus, “Thiên Chúa” yêu cầu Abraham hiến sinh đứa con trai bao lâu yêu quý của mình. Để đáp lời đề nghị thậm chí rất đau đớn, xót xa, đứa con trai này cũng là sự đại diện hậu thế và danh tiếng của Abraham thông qua hậu duệ của ông. Nhưng không một lời phản đối, Abraham đã sắp xếp thực hiện ngay như lời yêu cầu của “Thiên Chúa” không do dự, đắn đo.
Câu chuyện này có những vấn đề nan giải – Thiên Chúa gì mà lại yêu cầu một sự hy sinh ghê gớm như vậy và bậc cha mẹ nào mà lại vâng lời như thế? Có nhiều tấn bi kịch mà cha mẹ thiệt thòi hoặc giết con mình vì tin rằng đó là đề nghị bởi “Thiên Chúa” hoặc tiếng nói từ trời cao. Có lẽ kinh nghiệm và nhận thức của Abraham về Thiên Chúa là như vậy, ông biết rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ cho phép những điều không tưởng xảy ra.
Nhưng câu chuyện này tạo ra nhiều ý nghĩa khi chúng ta nhớ rằng nhiều dân tộc trong thế giới cổ đại có một lúc áp dụng vài hình thức hiến tế con người hoặc cũng có một thời con trai đầu lòng luôn là của hiến tế như thế. Điều này có thể được hiểu rằng nhận thức của Abraham đối với Thiên Chúa và sự hiểu biết về trách nhiệm của mình là sắc màu bởi thời đại và văn hóa của ông
Tuy nhiên, chúng ta không nên giấu giếm câu chuyện này vì nó còn hàm ẩn giá trị như một mô thức đối với thời đại riêng của chúng ta. Nó đáng để chúng ta nhận thức được sự tin tưởng tuyệt đối và sự tự nguyện của ông về hành động dâng đứa con trai thương yêu vô bờ của mình cho Thiên Chúa. Thực hiện không một chút do dự bất cứ điều gì – ngay cả chình sự sống – vượt qua khỏi quyền sở hữu hoặc sợ hãi. Lòng độ lượng của Thiên Chúa biết rằng không giới hạn, nhưng Thiên Chúa không thể rót đầy trên đôi tay của chúng ta những món quà nếu chúng ta đã tràn đầy và nắm lại.
Ngôn lời của Paul là ca khúc khải hoàn, Thiên Chúa không phải là đối thủ của chúng ta, và cũng không phải Thiên Chúa đợi chờ để ngược đãi chúng ta bằng việc xét xử và trừng phạt. Trong thực tế, tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là như vậy. Người sẵn sàng chịu đau khổ và mất mát vì lợi ích của chúng ta bằng cách hy sinh Con một của Người.
Bất kể những gì chúng ta trải qua trong đau đớn và vật lộn trên con đường của cuộc sống, chúng ta không bao giờ bị chia cắt khỏi tình yêu của Chúa Ki-tô. Chúng ta thực sự đã hành động giống như chúng ta không bị lên án hoặc rằng chúng ta được yêu thương vô vàn và vô điều kiện không? Nếu người Ki-tô giáo thực sự tin thế trong sâu lắng của những con tim, có lẽ tín ngưỡng của chúng ta sẽ hân hoan và kinh nghiệm cởi mở hơn. Là một “người chinh phục” thông qua Chúa Ki-tô không có nghĩa là sự thống trị, nhưng không bao giờ từ bỏ. Chúng ta được phép bởi những ai giành được chiến thắng này nhân danh cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần theo sau dấu chân Người và sống trong đức tin.
Đỉnh núi là nơi Kinh Thánh bộc lộ và gặp gỡ bất ngờ với những mục tử. Vì Chúa Jesus đã dẫn dân Người lên trên một ngọn nói cao, họ nhận thấy sửng sốt trước cuộc sống của họ. Chúa Jesus đã biến đi trước họ và tỏa chiếu một làn ánh sáng trắng chói mắt.
Không chỉ thế, chúa Jesus nói với Moses – nhà làm luật và Elijah – người làm việc phi thường và là nhà tiên tri vì họ có thể đưa ra lời an ủi và động viên trước thử thách này.
Chúa Jesus giữ vai trò liên hiệp với tất cả những ai đã đi trước Người vì Người có rất nhiều tiên tri Do Thái và Messiah. Thiên chúa luôn làm việc thay đổi vị trí và sẽ không bao giờ bị khoanh vùng hoặc bị quản lý như một Peter nhút nhát đưa ra lời khẩn khoản về việc xây dựng những công trình kiến trúc đây đó để họ gặp gỡ cùng Thiên Chúa. Tiếng nói từ trên mây được loan báo tới tất cả những ai đòi theo Chúa Jesus – lắng nghe Người. Và điều này đã đến trong Tin Mừng của Mark mà Chúa Jesus bắt đầu nói về sự đau khổ và sự chết sắp xảy ra ở Jerusalem cùng những lời dặn dò môn đệ - chấp nhận nỗi thống khổ của con người. Những môn đệ bên cạnh Chúa Jesus không hiểu Người đang nói về điều gì, họ cũng không có một manh mối gì về sự Phục Sinh.
Họ đã nghiệm được bài nói chuyện vế nỗi thống khổ đau buồn và khiếp sợ. Và 20 thế kỷ sau, chúng ta vẫn không hiểu một cách đầy đủ chúa Jesus đang yêu cầu gì ở chúng ta: tin cậy vào Thiên Chúa và sẵn sàng để đặt tất cả mọi thứ trên con đường dẫn đến mục đích của tình yêu, công lý và cái thiện của loài người
Jos. Tú Nạc
(Genesis 22: 1-2, 9-13, 15-18; Psalm 116; Romans 8: 31-35, 37; Mark 9: 2-10)
Hầu hết khi người ta đối diện với cái chết, họ nuối tiếc níu kéo tất cả những gì mà họ quí trọng, thân yêu. Họ sống trong bàng hoàng, lo sợ mất của cải, người thương yêu, những quan hệ và những thành đạt bản thân. Đó là mãnh lực đằng sau chất đầy sợ hãi và thái độ ích kỷ của chúng ta.
Chúng ta sẽ hoảng sợ nếu người ta yêu cầu chúng ta đưa lại hết những gì mà chúng ta hằng yêu thương, ấp ủ - nhưng điều đó thật ra đã xảy đến với Abraham. Sự hy sinh của Issac đã hình thành trên căn bản của sự giải thích Ki-tô giáo ngày xưa về cái chết của Chúa Jesus, “Thiên Chúa” yêu cầu Abraham hiến sinh đứa con trai bao lâu yêu quý của mình. Để đáp lời đề nghị thậm chí rất đau đớn, xót xa, đứa con trai này cũng là sự đại diện hậu thế và danh tiếng của Abraham thông qua hậu duệ của ông. Nhưng không một lời phản đối, Abraham đã sắp xếp thực hiện ngay như lời yêu cầu của “Thiên Chúa” không do dự, đắn đo.
Câu chuyện này có những vấn đề nan giải – Thiên Chúa gì mà lại yêu cầu một sự hy sinh ghê gớm như vậy và bậc cha mẹ nào mà lại vâng lời như thế? Có nhiều tấn bi kịch mà cha mẹ thiệt thòi hoặc giết con mình vì tin rằng đó là đề nghị bởi “Thiên Chúa” hoặc tiếng nói từ trời cao. Có lẽ kinh nghiệm và nhận thức của Abraham về Thiên Chúa là như vậy, ông biết rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ cho phép những điều không tưởng xảy ra.
Nhưng câu chuyện này tạo ra nhiều ý nghĩa khi chúng ta nhớ rằng nhiều dân tộc trong thế giới cổ đại có một lúc áp dụng vài hình thức hiến tế con người hoặc cũng có một thời con trai đầu lòng luôn là của hiến tế như thế. Điều này có thể được hiểu rằng nhận thức của Abraham đối với Thiên Chúa và sự hiểu biết về trách nhiệm của mình là sắc màu bởi thời đại và văn hóa của ông
Tuy nhiên, chúng ta không nên giấu giếm câu chuyện này vì nó còn hàm ẩn giá trị như một mô thức đối với thời đại riêng của chúng ta. Nó đáng để chúng ta nhận thức được sự tin tưởng tuyệt đối và sự tự nguyện của ông về hành động dâng đứa con trai thương yêu vô bờ của mình cho Thiên Chúa. Thực hiện không một chút do dự bất cứ điều gì – ngay cả chình sự sống – vượt qua khỏi quyền sở hữu hoặc sợ hãi. Lòng độ lượng của Thiên Chúa biết rằng không giới hạn, nhưng Thiên Chúa không thể rót đầy trên đôi tay của chúng ta những món quà nếu chúng ta đã tràn đầy và nắm lại.
Ngôn lời của Paul là ca khúc khải hoàn, Thiên Chúa không phải là đối thủ của chúng ta, và cũng không phải Thiên Chúa đợi chờ để ngược đãi chúng ta bằng việc xét xử và trừng phạt. Trong thực tế, tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là như vậy. Người sẵn sàng chịu đau khổ và mất mát vì lợi ích của chúng ta bằng cách hy sinh Con một của Người.
Bất kể những gì chúng ta trải qua trong đau đớn và vật lộn trên con đường của cuộc sống, chúng ta không bao giờ bị chia cắt khỏi tình yêu của Chúa Ki-tô. Chúng ta thực sự đã hành động giống như chúng ta không bị lên án hoặc rằng chúng ta được yêu thương vô vàn và vô điều kiện không? Nếu người Ki-tô giáo thực sự tin thế trong sâu lắng của những con tim, có lẽ tín ngưỡng của chúng ta sẽ hân hoan và kinh nghiệm cởi mở hơn. Là một “người chinh phục” thông qua Chúa Ki-tô không có nghĩa là sự thống trị, nhưng không bao giờ từ bỏ. Chúng ta được phép bởi những ai giành được chiến thắng này nhân danh cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần theo sau dấu chân Người và sống trong đức tin.
Đỉnh núi là nơi Kinh Thánh bộc lộ và gặp gỡ bất ngờ với những mục tử. Vì Chúa Jesus đã dẫn dân Người lên trên một ngọn nói cao, họ nhận thấy sửng sốt trước cuộc sống của họ. Chúa Jesus đã biến đi trước họ và tỏa chiếu một làn ánh sáng trắng chói mắt.
Không chỉ thế, chúa Jesus nói với Moses – nhà làm luật và Elijah – người làm việc phi thường và là nhà tiên tri vì họ có thể đưa ra lời an ủi và động viên trước thử thách này.
Chúa Jesus giữ vai trò liên hiệp với tất cả những ai đã đi trước Người vì Người có rất nhiều tiên tri Do Thái và Messiah. Thiên chúa luôn làm việc thay đổi vị trí và sẽ không bao giờ bị khoanh vùng hoặc bị quản lý như một Peter nhút nhát đưa ra lời khẩn khoản về việc xây dựng những công trình kiến trúc đây đó để họ gặp gỡ cùng Thiên Chúa. Tiếng nói từ trên mây được loan báo tới tất cả những ai đòi theo Chúa Jesus – lắng nghe Người. Và điều này đã đến trong Tin Mừng của Mark mà Chúa Jesus bắt đầu nói về sự đau khổ và sự chết sắp xảy ra ở Jerusalem cùng những lời dặn dò môn đệ - chấp nhận nỗi thống khổ của con người. Những môn đệ bên cạnh Chúa Jesus không hiểu Người đang nói về điều gì, họ cũng không có một manh mối gì về sự Phục Sinh.
Họ đã nghiệm được bài nói chuyện vế nỗi thống khổ đau buồn và khiếp sợ. Và 20 thế kỷ sau, chúng ta vẫn không hiểu một cách đầy đủ chúa Jesus đang yêu cầu gì ở chúng ta: tin cậy vào Thiên Chúa và sẵn sàng để đặt tất cả mọi thứ trên con đường dẫn đến mục đích của tình yêu, công lý và cái thiện của loài người
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mùa Chay Nói Truyện Liên Mạng
Vũ Văn An
05:06 05/03/2009
Mùa Chay Nói Truyện Liên Mạng
Truyền thông theo lối kỹ thuật số mỗi ngày một phổ thông hơn, thu hút hàng triệu người, nhất là người trẻ. Hiện tượng ấy đã buộc những người gieo vãi Tin Mừng phải sắn tay áo, không ngần ngại bước thẳng vào lãnh vực mới mẻ này với một thái độ hết sức tích cực. Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, phương thức truyền thông này không hẳn không có ‘lưỡi’ tiêu cực, cũng giống như phong trào đòi hỏi nữ quyền mà ta thường gọi là chủ nghĩa duy nữ (feminism).
Mở cửa cho chủ nghĩa kỳ thị phái tính
Ngày nay, theo tờ MxNews (số ngày 26 tháng Hai), một nhật báo phát không cho hàng ngũ công nhân cổ trắng của Sydney, một đấng mày râu hào hoa phong nhã khó mà biết được liệu việc mình mở cửa cho một nữ lưu nào đó có phải là một cử chỉ lịch thiệp hay ngược lại bị ‘nàng’ cho là một nhục mạ đúng nghĩa.
Nhà xuất bản Debrett’s, chuyên ấn hành các sách nói về phép lịch sự ở trên đời, mới đây cho hay: tính chính xác về chính trị đã và đang bóp chết tinh thần phong nhã (chivalry). Thực vậy, cái cử chỉ mở cửa như trên, trước đây, vốn được coi là tác phong phong nhã, nhưng nay với chủ nghĩa kỳ thị phái tính, nó đã trở thành mù mờ. Nên nhiều đấng mày râu tỏ ra lo âu khi thấy mình tỏ ra quá lịch sự với phụ nữ.
Jo Bryant, chủ biên cuốn A-Z Of Modern Manners, nói rằng: “tôi nghĩ người ta sợ không dám phong nhã nữa là vì họ không muốn bị coi là kỳ thị phái tính. Xã hội đã thay đổi trong 10 năm qua, và người ta thực sự không còn biết chắc điều gì thích đáng điều gì không thích đáng nữa. Lẽ dĩ nhiên, phụ nữ ngày nay không cần quí ông mở cửa. Nhưng đồng thời, phong nhã một chút vẫn là điều tốt đẹp và người ta cần được giúp đỡ để biết chắc làm thế nào giữ được quân bình, vì quả các biên giới đã trở nên hết sức mù mờ. Trong quá khứ, ta nghiêm nhặt hơn về điều đúng điều sai trong việc cư xử. Lớn lên, ai cũng biết tác phong lúc ngồi vào bàn ăn, cách thưa gửi đứng đắn với mọi người và cách đúng đắn thưa truyện với người khác phái”.
Liên mạng còn làm cho tình thế ngày nay trở nên tệ hại hơn. Vì không tiếp xúc diện đối diện, nên người dùng liên mạng riết rồi quên luôn cả phong thái giao tiếp. Theo Bryant, “Điều ấy đang tạo ra cả một bình diện mới khiến ta không chắc chắn chút nào về phương diện xã hội”.
Vốn được thành lập từ năm 1769, Debrett's tin rằng: trong thế giới kỹ thuật cao hiện đại, vẫn có một ít chỗ dành cho phép lịch sự kiểu xưa. Họ khuyên: muốn duy trì mối liên hệ, điều cần dĩ nhiên là gặp mặt người mình yêu. Điện thư và nhắn tin quả là một kiểu thức tàn bạo nhằm hành khổ mối liên hệ.
Mắc kẹt vào liên mạng
Cũng theo tờ MxNews (số ngày 3 tháng Ba), hình như thanh niên Đức không nghe theo lời khuyên trên. Một nghiên cứu kỹ nghệ gần đây cho hay: các thanh niên thuộc thế hệ tuổi 20 (twenty-somethings) sẵn sàng chọn liên mạng, điện thoại di động hơn là vợ hay xe hơi, nếu bắt buộc phải chọn lựa. Theo cuộc nghiên cứu tại Đức này của Bitkom, một cơ sở “dải rộng” (broadband), khoảng 84% những người trả lời tuổi từ 19 tới 29 nói rằng họ chẳng thà bỏ rơi người bạn gái/trai hay chiếc xe hơi hiện có hơn là mất không còn được nối với liên mạng nữa. Sống mà không có chiếc điện thoại di động là điều không thể tưởng tượng được đối với 97% những người được phỏng vấn trong hạn tuổi trên.
Nhận định về tin trên, phóng viên tờ báo là Henry Budd cho rằng: người Đức không nổi tiếng bao nhiêu về hài hước, nên ý kiến của 84% các thanh niên Đức trên đây chắc chắn không phải là truyện đùa. Còn 16% kia chắc là có người ‘bạn đời’ đứng bên cạnh lúc họ trả lời phỏng vấn! Budd cũng đùa mà nhận xét thêm rằng: một phần có lẽ cũng vì người Đức không nổi tiếng bao nhiêu về dục năng (sexual prowness), nên họ bằng lòng chọn giao mạng hơn là giao hợp (chơi chữ: internet over intercourse). Phóng viên này còn đùa bỡn liệt kê ra mười lý do khiến nhiều người thích giao mạng hơn giao hợp: như không có bố mẹ vợ/chồng, muốn bỏ nó lúc nào cũng được để nối kết với cái khác, không bị ai hạch sách lúc đi khuya về trễ, tránh được đau đầu, khi hỏng được trợ giúp kỹ thuật chứ trong giao hợp mà trục trặc chỉ còn biết trợ giúp con (chơi chữ: technical support & child support), trong giao mạng khi hư hỏng (breakdown) hiếm khi có nước mắt, chứ một tan vỡ trong giao hợp bao giờ cũng kéo theo nước mắt dài nước mắt ngắn…
Tuy nhiên, theo phóng viên này, có được người ‘bạn đời’ vẫn hay hơn nhiều. Bởi tương lai nhân loại tùy thuộc việc ấy. Cho nên anh ta khuyên: “Hãy tắt máy và mở hôn” (log off and snog on).
Gửi Lời Nhắn Đừng Gửi Lời Nhắn
Một số vị giám mục Công Giáo tại Ý đã căn cứ vào lý do khác để khuyên mọi người tắt máy, ít nhất vào mỗi ngày thứ Sáu Mùa Chay này. Theo tin của hãng AFP, đức giám mục giáo phận Modena thuộc vùng Bắc Ý khuyên các thanh thiếu niên hy sinh thói quen rất phổ thông hiện nay: đừng gửi lời nhắn (text messaging) trên máy điện thoại di động của họ vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay. Việc này sẽ giúp các thanh thiếu niên được “giải độc khỏi thế giới ảo mà quay về giao tiếp với chính bản thân mình”. Đó là nhận định của Đức Cha Benito Cocchi nói với tờ La Republica hôm thứ Ba vừa qua. Tờ báo này cho hay: Ý đứng hàng thứ hai trong số các nước có số lời nhắn cao nhất tại Âu Châu, chỉ thua có Anh.
Các vị giám mục khác đã phỏng theo hành động của Đức Cha Cocchi mà khuyên nhủ thanh thiếu niên của giáo phận Bari ở miền Nam và Pesaro ở miền Trung nước Ý ngưng không gửi lời nhắn vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay.
Đối với các Kitô hữu, Mùa Chay là mùa thống hối và suy niệm thiêng liêng mà đỉnh cao là Tuần Thánh dẫn tới Lễ Phục Sinh, là Lễ tưởng niệm cuộc sống lại vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô, năm nay rơi vào ngày 12 tháng Tư.
Các lời khuyên nhằm chống lại khuynh hướng tiêu thụ thái quá trong Mùa Chay đã được giáo phận Trentino ở vùng đông bắc Ý đưa ra nhằm khuyên tín hữu Công Giáo không lái xe vào các ngày Chúa Nhật. Giáo phận Venice thì khuyên tin hữu uống nước vòi thay vì nước chai để bảo vệ môi sinh.
Tỏ lòng kính trọng
Andrew Brown, trên trang mạng cá nhân ngày 4 tháng Ba, trích lại một lời nhắn trên hệ thống kết giao xã hội trên mạng nhân cơ hội thông báo cái chết của một nhà kinh doanh liên mạng cho người bạn ông ta: “Xin dành một phút im lặng. Đừng gửi lời nhắn trong vòng một giờ kế tiếp” để nói rằng: ngày nay, không gửi lời nhắn đã trở thành một dấu chỉ của lòng kính trọng, giống như người ta đặt vòng hoa tại địa điểm tử thương ở bên vệ đường.
Bởi thế, theo ông, gợi ý của một số vị giám mục Công Giáo Ý về việc ngưng không gửi lời nhắn vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay không có chi là nực cười hết. Đó là một cách yêu cầu họ hãy tập chú vào cái thế giới cận kề quanh họ, tạm rút lui khỏi xã hội và chú tâm vào những chuyện vĩnh cửu. Đó là ưu tư thường hằng của tôn giáo. Ông cũng cho rằng: gợi ý trên không hề có nghĩa Giáo Hội có vấn đề với phương thức truyền thông hiện đại. Trái lại, các vị giám mục trên hiểu rất rõ: kết liên xã hội trên mạng là một hình thức truyền thông, chứ không phải chỉ là một trò chơi, cho nên từ bỏ nó trong chốc lát quả là một hy sinh thực sự.
Khoáng chất coltan
Điểm tinh tế nhất được Brown nêu ra là việc kỹ nghệ sản xuất điện thoại di động tùy thuộc vào chất coltan, một khoáng chất rất hiếm phần lớn chỉ có ở vùng chiến tranh phía đông Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Bất cứ ai mua một điện thoại di động đều đã vô tình đóng góp cho việc tài trợ những ông chúa gây chiến tranh tồi bại nhất trên mặt đất.
Tờ MxNews, khi loan tin về sứ điệp của các giám mục Ý, cũng nhấn mạnh đến yếu tố luân lý trong sứ điệp ấy vì phần lớn các dụng cụ liên mạng như điện thoại di động, máy vi tính xách tay và máy ảnh đều chứa khoáng chất coltan. Chất này phần lớn tìm thấy tại Congo, một xứ sở từng bị tan nát vì chiến tranh. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tin rằng khoáng chất này vốn bị các binh lính từ Rwanda, Burindi và Uganda khai thác bất hợp pháp.
Francesco Panigadi thuộc Trung Tâm Truyền Giáo của giáo phận Modena cho hay: “Trong 10 năm qua, xứ này là vũ trường của một cuộc chiến tranh tàn bạo từng hủy diệt hơn 4 triệu sinh mạng. Chúng tôi muốn người ta dừng lại để suy niệm trong Mùa Chay và nghĩ đến điều đó trước khi gừi lời nhắn”.
Brown cũng nhận định như thế khi cho rằng sáng kiến trên không làm người ta ngưng không mua điện thoại di động hay các dụng cụ điện tử khác, nhưng chắc chắn làm họ suy nghĩ.
Giao tiếp nhiều hơn với ngưòi thân và bạn bè
Alana Semuels trên tờ Los Angeles Times ngày 4 tháng Ba, thì trích lại lời linh mục James Heft, giáo sư tôn giáo tại USC và là chủ tịch Viện Cao Học Cao Đẳng Công Giáo (Advanced Catholic Studies) mà cho rằng: đối với một số người, Mùa Chay là hy sinh một điều gì đó mà họ gần như ghiền; nhưng đối với nhiều người khác, cũng có thể là việc giao tiếp nhiều hơn với người thân và bằng hữu; và cũng có những người hy sinh những điều làm mình chia trí như tán gẫu trên mạng. Theo Cha, các điều ấy có thể chỉ là phương tiện, nhưng cũng có thể là những chất gây nghiện, gây ghiền, có thể góp phần vào việc làm ta hết còn khả năng đem lại yên tĩnh cho bản thân mình.
Theo ngài đây chỉ là vấn đề thời gian hay thời thế. Như thập niên 1950, gia đình ngài thường hy sinh không coi truyền hình hay ăn bắp rang vào Mùa Chay. Bây giờ, có nhiều nhóm “Facebook” hy sinh không vào các trang mạng kết liên xã hội trong Mùa Chay. Một số người Công Giáo khác thì hy sinh kẹo bánh, côca côla…Bạn có thể cho rằng hy sinh như thế khó quá, nhưng sao ta không tự hỏi: Chúa Giêsu thì sao, Người sẽ làm gì?
Truyền thông theo lối kỹ thuật số mỗi ngày một phổ thông hơn, thu hút hàng triệu người, nhất là người trẻ. Hiện tượng ấy đã buộc những người gieo vãi Tin Mừng phải sắn tay áo, không ngần ngại bước thẳng vào lãnh vực mới mẻ này với một thái độ hết sức tích cực. Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, phương thức truyền thông này không hẳn không có ‘lưỡi’ tiêu cực, cũng giống như phong trào đòi hỏi nữ quyền mà ta thường gọi là chủ nghĩa duy nữ (feminism).
Mở cửa cho chủ nghĩa kỳ thị phái tính
Ngày nay, theo tờ MxNews (số ngày 26 tháng Hai), một nhật báo phát không cho hàng ngũ công nhân cổ trắng của Sydney, một đấng mày râu hào hoa phong nhã khó mà biết được liệu việc mình mở cửa cho một nữ lưu nào đó có phải là một cử chỉ lịch thiệp hay ngược lại bị ‘nàng’ cho là một nhục mạ đúng nghĩa.
Nhà xuất bản Debrett’s, chuyên ấn hành các sách nói về phép lịch sự ở trên đời, mới đây cho hay: tính chính xác về chính trị đã và đang bóp chết tinh thần phong nhã (chivalry). Thực vậy, cái cử chỉ mở cửa như trên, trước đây, vốn được coi là tác phong phong nhã, nhưng nay với chủ nghĩa kỳ thị phái tính, nó đã trở thành mù mờ. Nên nhiều đấng mày râu tỏ ra lo âu khi thấy mình tỏ ra quá lịch sự với phụ nữ.
Jo Bryant, chủ biên cuốn A-Z Of Modern Manners, nói rằng: “tôi nghĩ người ta sợ không dám phong nhã nữa là vì họ không muốn bị coi là kỳ thị phái tính. Xã hội đã thay đổi trong 10 năm qua, và người ta thực sự không còn biết chắc điều gì thích đáng điều gì không thích đáng nữa. Lẽ dĩ nhiên, phụ nữ ngày nay không cần quí ông mở cửa. Nhưng đồng thời, phong nhã một chút vẫn là điều tốt đẹp và người ta cần được giúp đỡ để biết chắc làm thế nào giữ được quân bình, vì quả các biên giới đã trở nên hết sức mù mờ. Trong quá khứ, ta nghiêm nhặt hơn về điều đúng điều sai trong việc cư xử. Lớn lên, ai cũng biết tác phong lúc ngồi vào bàn ăn, cách thưa gửi đứng đắn với mọi người và cách đúng đắn thưa truyện với người khác phái”.
Liên mạng còn làm cho tình thế ngày nay trở nên tệ hại hơn. Vì không tiếp xúc diện đối diện, nên người dùng liên mạng riết rồi quên luôn cả phong thái giao tiếp. Theo Bryant, “Điều ấy đang tạo ra cả một bình diện mới khiến ta không chắc chắn chút nào về phương diện xã hội”.
Vốn được thành lập từ năm 1769, Debrett's tin rằng: trong thế giới kỹ thuật cao hiện đại, vẫn có một ít chỗ dành cho phép lịch sự kiểu xưa. Họ khuyên: muốn duy trì mối liên hệ, điều cần dĩ nhiên là gặp mặt người mình yêu. Điện thư và nhắn tin quả là một kiểu thức tàn bạo nhằm hành khổ mối liên hệ.
Mắc kẹt vào liên mạng
Cũng theo tờ MxNews (số ngày 3 tháng Ba), hình như thanh niên Đức không nghe theo lời khuyên trên. Một nghiên cứu kỹ nghệ gần đây cho hay: các thanh niên thuộc thế hệ tuổi 20 (twenty-somethings) sẵn sàng chọn liên mạng, điện thoại di động hơn là vợ hay xe hơi, nếu bắt buộc phải chọn lựa. Theo cuộc nghiên cứu tại Đức này của Bitkom, một cơ sở “dải rộng” (broadband), khoảng 84% những người trả lời tuổi từ 19 tới 29 nói rằng họ chẳng thà bỏ rơi người bạn gái/trai hay chiếc xe hơi hiện có hơn là mất không còn được nối với liên mạng nữa. Sống mà không có chiếc điện thoại di động là điều không thể tưởng tượng được đối với 97% những người được phỏng vấn trong hạn tuổi trên.
Nhận định về tin trên, phóng viên tờ báo là Henry Budd cho rằng: người Đức không nổi tiếng bao nhiêu về hài hước, nên ý kiến của 84% các thanh niên Đức trên đây chắc chắn không phải là truyện đùa. Còn 16% kia chắc là có người ‘bạn đời’ đứng bên cạnh lúc họ trả lời phỏng vấn! Budd cũng đùa mà nhận xét thêm rằng: một phần có lẽ cũng vì người Đức không nổi tiếng bao nhiêu về dục năng (sexual prowness), nên họ bằng lòng chọn giao mạng hơn là giao hợp (chơi chữ: internet over intercourse). Phóng viên này còn đùa bỡn liệt kê ra mười lý do khiến nhiều người thích giao mạng hơn giao hợp: như không có bố mẹ vợ/chồng, muốn bỏ nó lúc nào cũng được để nối kết với cái khác, không bị ai hạch sách lúc đi khuya về trễ, tránh được đau đầu, khi hỏng được trợ giúp kỹ thuật chứ trong giao hợp mà trục trặc chỉ còn biết trợ giúp con (chơi chữ: technical support & child support), trong giao mạng khi hư hỏng (breakdown) hiếm khi có nước mắt, chứ một tan vỡ trong giao hợp bao giờ cũng kéo theo nước mắt dài nước mắt ngắn…
Tuy nhiên, theo phóng viên này, có được người ‘bạn đời’ vẫn hay hơn nhiều. Bởi tương lai nhân loại tùy thuộc việc ấy. Cho nên anh ta khuyên: “Hãy tắt máy và mở hôn” (log off and snog on).
Gửi Lời Nhắn Đừng Gửi Lời Nhắn
Một số vị giám mục Công Giáo tại Ý đã căn cứ vào lý do khác để khuyên mọi người tắt máy, ít nhất vào mỗi ngày thứ Sáu Mùa Chay này. Theo tin của hãng AFP, đức giám mục giáo phận Modena thuộc vùng Bắc Ý khuyên các thanh thiếu niên hy sinh thói quen rất phổ thông hiện nay: đừng gửi lời nhắn (text messaging) trên máy điện thoại di động của họ vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay. Việc này sẽ giúp các thanh thiếu niên được “giải độc khỏi thế giới ảo mà quay về giao tiếp với chính bản thân mình”. Đó là nhận định của Đức Cha Benito Cocchi nói với tờ La Republica hôm thứ Ba vừa qua. Tờ báo này cho hay: Ý đứng hàng thứ hai trong số các nước có số lời nhắn cao nhất tại Âu Châu, chỉ thua có Anh.
Các vị giám mục khác đã phỏng theo hành động của Đức Cha Cocchi mà khuyên nhủ thanh thiếu niên của giáo phận Bari ở miền Nam và Pesaro ở miền Trung nước Ý ngưng không gửi lời nhắn vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay.
Đối với các Kitô hữu, Mùa Chay là mùa thống hối và suy niệm thiêng liêng mà đỉnh cao là Tuần Thánh dẫn tới Lễ Phục Sinh, là Lễ tưởng niệm cuộc sống lại vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô, năm nay rơi vào ngày 12 tháng Tư.
Các lời khuyên nhằm chống lại khuynh hướng tiêu thụ thái quá trong Mùa Chay đã được giáo phận Trentino ở vùng đông bắc Ý đưa ra nhằm khuyên tín hữu Công Giáo không lái xe vào các ngày Chúa Nhật. Giáo phận Venice thì khuyên tin hữu uống nước vòi thay vì nước chai để bảo vệ môi sinh.
Tỏ lòng kính trọng
Andrew Brown, trên trang mạng cá nhân ngày 4 tháng Ba, trích lại một lời nhắn trên hệ thống kết giao xã hội trên mạng nhân cơ hội thông báo cái chết của một nhà kinh doanh liên mạng cho người bạn ông ta: “Xin dành một phút im lặng. Đừng gửi lời nhắn trong vòng một giờ kế tiếp” để nói rằng: ngày nay, không gửi lời nhắn đã trở thành một dấu chỉ của lòng kính trọng, giống như người ta đặt vòng hoa tại địa điểm tử thương ở bên vệ đường.
Bởi thế, theo ông, gợi ý của một số vị giám mục Công Giáo Ý về việc ngưng không gửi lời nhắn vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay không có chi là nực cười hết. Đó là một cách yêu cầu họ hãy tập chú vào cái thế giới cận kề quanh họ, tạm rút lui khỏi xã hội và chú tâm vào những chuyện vĩnh cửu. Đó là ưu tư thường hằng của tôn giáo. Ông cũng cho rằng: gợi ý trên không hề có nghĩa Giáo Hội có vấn đề với phương thức truyền thông hiện đại. Trái lại, các vị giám mục trên hiểu rất rõ: kết liên xã hội trên mạng là một hình thức truyền thông, chứ không phải chỉ là một trò chơi, cho nên từ bỏ nó trong chốc lát quả là một hy sinh thực sự.
Khoáng chất coltan
Điểm tinh tế nhất được Brown nêu ra là việc kỹ nghệ sản xuất điện thoại di động tùy thuộc vào chất coltan, một khoáng chất rất hiếm phần lớn chỉ có ở vùng chiến tranh phía đông Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Bất cứ ai mua một điện thoại di động đều đã vô tình đóng góp cho việc tài trợ những ông chúa gây chiến tranh tồi bại nhất trên mặt đất.
Tờ MxNews, khi loan tin về sứ điệp của các giám mục Ý, cũng nhấn mạnh đến yếu tố luân lý trong sứ điệp ấy vì phần lớn các dụng cụ liên mạng như điện thoại di động, máy vi tính xách tay và máy ảnh đều chứa khoáng chất coltan. Chất này phần lớn tìm thấy tại Congo, một xứ sở từng bị tan nát vì chiến tranh. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tin rằng khoáng chất này vốn bị các binh lính từ Rwanda, Burindi và Uganda khai thác bất hợp pháp.
Francesco Panigadi thuộc Trung Tâm Truyền Giáo của giáo phận Modena cho hay: “Trong 10 năm qua, xứ này là vũ trường của một cuộc chiến tranh tàn bạo từng hủy diệt hơn 4 triệu sinh mạng. Chúng tôi muốn người ta dừng lại để suy niệm trong Mùa Chay và nghĩ đến điều đó trước khi gừi lời nhắn”.
Brown cũng nhận định như thế khi cho rằng sáng kiến trên không làm người ta ngưng không mua điện thoại di động hay các dụng cụ điện tử khác, nhưng chắc chắn làm họ suy nghĩ.
Giao tiếp nhiều hơn với ngưòi thân và bạn bè
Alana Semuels trên tờ Los Angeles Times ngày 4 tháng Ba, thì trích lại lời linh mục James Heft, giáo sư tôn giáo tại USC và là chủ tịch Viện Cao Học Cao Đẳng Công Giáo (Advanced Catholic Studies) mà cho rằng: đối với một số người, Mùa Chay là hy sinh một điều gì đó mà họ gần như ghiền; nhưng đối với nhiều người khác, cũng có thể là việc giao tiếp nhiều hơn với người thân và bằng hữu; và cũng có những người hy sinh những điều làm mình chia trí như tán gẫu trên mạng. Theo Cha, các điều ấy có thể chỉ là phương tiện, nhưng cũng có thể là những chất gây nghiện, gây ghiền, có thể góp phần vào việc làm ta hết còn khả năng đem lại yên tĩnh cho bản thân mình.
Theo ngài đây chỉ là vấn đề thời gian hay thời thế. Như thập niên 1950, gia đình ngài thường hy sinh không coi truyền hình hay ăn bắp rang vào Mùa Chay. Bây giờ, có nhiều nhóm “Facebook” hy sinh không vào các trang mạng kết liên xã hội trong Mùa Chay. Một số người Công Giáo khác thì hy sinh kẹo bánh, côca côla…Bạn có thể cho rằng hy sinh như thế khó quá, nhưng sao ta không tự hỏi: Chúa Giêsu thì sao, Người sẽ làm gì?
Sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 24: ''Chúng ta đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống''
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:13 05/03/2009
Vatican (VIS) - "Chúng ta đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống" (Tm 4,10) là chủ đề của Sứ Điệp mà Đức Thánh Cha gửi cho giới trẻ nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 24, sẽ được tổ chức vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá 5 tháng Tư sắp tới ở cấp giáo phận. Sứ điệp đã được ông bố hôm 4/3 bằng bốn ngôn ngữ: Ý, Tây Ban Nha, Anh và Pháp. Dưới đây là những đoạn trích được lấy ra từ bản văn Anh Ngữ:
"1. Thời trẻ, thời điểm của hy vọng"
"Chúng ta nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của hy vọng, không chỉ là bất kỳ hình thức nào của hy vọng, nhưng là một niềm hy vọng vững chắc và đáng tin cậy... Thời trẻ là thời gian đặc biệt của hy vọng bởi vì nó hướng đến tương lai với hàng loạt những kỳ vọng. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta ấp ủ những lý tưởng, ước mơ và dự định. Thời trẻ chính là thời gian quyết định những lựa chọn liên quan đến phần còn lại của cuộc đời chúng ta để đi đến chỗ khai hoa kết trái. Có lẽ đây là lý do tại sao đó là thời điểm mà các vấn đề cơ bản của cuộc đời được chính họ khẳng định một cách mạnh mẽ... Đây là những vấn đề không thể khước từ khi mà chúng ta phải đối mặt với những trở ngại mà đôi khi có vẻ không thể vượt qua được... Kế đến, chúng ta cần phải tự vấn: nơi đâu tôi có thể đạt được và làm sao tôi có thể duy trì ngọn lửa hy vọng rực cháy trong tim tôi? "
"2. Tìm kiếm niềm hy vọng lớn lao"
"Kinh nghiệm cho thấy các phẩm chất cá nhân và của cải vật chất không đủ để đảm bảo hy vọng mà tâm hồn con người không ngừng tìm kiếm... Chính trị, khoa học, công nghệ, kinh tế và tất cả các nguồn lực vật chất khác bản thân nó không đủ mang đến niềm hy vọng cao cả mà chúng ta đều khao khát. Niềm hy vọng này 'chỉ có thể được Thiên Chúa, Đấng bao trùm mọi thực tại và Đấng có thể ban xuống cho chúng ta những gì chúng ta không thể đạt được bằng chính sức mình'. Đây là lý do tại sao một trong những hậu quả của việc lãng quên Thiên Chúa thì hiển nhiên mất phương hướng, vốn ghi dấu đậm nét trong xã hội chúng ta, hậu quả là sự cô độc và bạo lực, bất mãn và mất đi lòng tin cậy, và thường có thể dẫn đến tuyệt vọng".
"Cuộc khủng hoảng niềm hy vọng nhiều khả năng ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ hơn. Trong các môi trường văn hóa - xã hội có ít tính xác thực, ít các giá trị hoặc các điểm tham chiếu vững chắc, họ thấy bản thân mình phải chống chọi với những khó khăn dường như vượt quá sức mình... Đối với một số (rất tiếc là số đáng kể) lại dính líu đến sự tha hóa gần như không có lối thoát vào hành vi bạo lực và nguy hiểm, phụ thuộc vào ma túy và rượu chè, và nhiều cạm bẫy khác đại loại như thế vì sự cẩu thả... Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nói về niềm hy vọng này cho những người trẻ đó?. .. Công việc chính đối với tất cả chúng ta là công cuộc Tân Phúc Âm Hóa nhằm mục đích giúp đỡ các thế hệ trẻ hơn tái khám phá khuôn đích thật của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Đối với các con, những người trẻ đang tìm kiếm một hy vọng vững chắc, cha gởi lời nhắn nhủ ngay rằng Thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu bị bách hại tại Rôma thời đó: 'Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng' (Rm 15,13)".
"3. Thánh Phaolô, chứng nhân của hy vọng"
"Khi Thánh Phaolô dìm mình trong những khó khăn và các loại thử thách khác nhau, ngài đã viết cho người tín hữu môn đệ Timôthê của ngài: 'Chúng ta đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống' (Tm 4,10)'. Làm thế nào niềm hy vọng này bén rễ trong ngài? Để trả lời câu hỏi, chúng ta phải quay trở về cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu Phục Sinh trên đường đi Đamát. Vào lúc đó, Saulô đã là một người trẻ như các con, ở độ tuổi những năm đầu hai mươi, là một người theo Luật Môsê và kiên quyết đấu tranh,. .. và thậm chí giết những người mà ngài xem là kẻ thù của Thiên Chúa... Sau lần gặp gỡ đó, đời sống của Thánh Phalô đã thay đổi một cách triệt để... ngài đã được hoán cải nội tâm bằng Tình yêu Thiên Chúa mà ngài đã gặp nơi con người Chúa Giêsu Kitô... Từ một người bách hại, ngài đã trở thành một chứng nhân và một nhà truyền giáo. Ngài đã thành lập các cộng đoàn Kitô giáo ở Tiểu Á và Hy Lạp, và đi hàng ngàn dặm giữa mọi hiểm nguy, đi đến tột đỉnh là tử vì đạo ở Rôma. Tất cả điều này vì tình yêu của Chúa Kitô".
"4. Niềm hy vọng lớn lao nơi Đức Kitô"
"Đối với Thánh Pholô, niềm hy vọng không đơn giản là chỉ một lý tưởng hay tình cảm, nhưng là một nhân vật sống động: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.. .. Nếu chúng ta không ở một mình, nếu Ngài ở giữa chúng ta, thậm chí hơn thế nữa, nếu Ngài là hiện tại và tương lai của chúng ta, tại sao lại sợ? "
"5. Con đường hướng đến hy vọng lớn lao"
"Chính một lần Ngài gặp gỡ người trẻ Phaolô, Chúa Giêsu cũng muốn gặp gỡ mỗi một người trong các con, những người trẻ thân yêu của cha... Nhưng có lẽ một số các con có thể hỏi cha: Làm thế nào con có thể gặp Ngài hôm nay? Hoặc là, Ngài đến gần con theo cách thức nào? Giáo Hội dạy cho chúng ta rằng ước vọng gặp gỡ Chúa là hoa quả của ơn Chúa"
"Nhẫn nại cầu nguyện để mở lòng đón nhận Ngài... Hãy dành chỗ cho cầu nguyện trong đời sống các con! Cầu nguyện một mình là tốt, mặc dù vậy sẽ tốt đẹp hơn và và sinh nhiều hoa quả hơn khi cùng nhau cầu nguyện, vì Chúa đảm bảo với chúng ta Ngài sẽ hiện diện bất kỳ nơi đâu có hai ba người họp lại nhân danh Ngài".
"Hãy tham gia vào phụng vụ nơi giáo xứ các con và hãy được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa cũng như hãy thông phần tích cực vào các Bí Tích. Như các con đã biết, tột đỉnh và trung tâm của đời sống và sứ mạng của mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn Kitô giáo chính là Thánh Thể".
"6. Hành động phù hợp với niềm hy vọng Kitô giáo"
"Nếu các con tìm thấy sự nuôi dưỡng trong Chúa Kitô, các bạn trẻ yêu dấu của cha, và nếu các con sống một cách sâu sắc trong Ngài như Thánh Tông Đồ Phaolô đã sống, các con sẽ không thể kìm nén để nói về Ngài và làm cho Ngài được biết đến và được yêu mến bởi những bạn bè và người đồng trang lứa của các con".
"Giáo Hội tin tưởng trao phó cho các con sứ mạng cấp bách này. Đừng thoái chí vì những khó khăn và thử thách mà các con gặp phải. Hãy kiên nhẫn và bền chí để vượt qua những xu hướng tự nhiên của giới trẻ là xông lên phía trước và muốn tất cả mọi thứ ngay lập tức".
"Nếu Chúa Giêsu đã trở thành niềm hy vọng của các con, hãy thông truyền điều này cho những người khác bằng niềm vui của các con và bằng sự dấn thân tinh thần, tông đồ và xã hội của các con... Hãy lựa chọn để chứng tỏ đức tin của các con. Hãy cho thấy rằng các con hiểu được những rủi ro của sùng bái tiền bạc, của cải vật chất, sự nghiệp và thành công, và đừng cho phép bản thân các con bị lôi cuốn bởi những ảo tưởng sai lầm. Đừng đầu hàng lý luận về những quyền lợi ích kỷ. Hãy tu dưỡng tình yêu đồng loại và cố đặt bản thân mình và tài năng của mình, khả năng chuyên môn của mình vào phục vụ thiện ích chung, phục vụ sự thật, luôn luôn sẵn sàng để 'trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em' (1Pr 3,15). Kitô hữu đích thực sẽ không bao giờ buồn chán, ngay cả nếu họ đối mặt với mọi thách thức, bởi vì sự hiện diện của Chúa Giêsu là bí quyết của niềm vui và bình an của họ.
"7. Mẹ Maria, mẹ của niềm hy vọng"
"Đức Đồng Trinh Maria, Mẹ của Hy Vọng... người đã tái sinh niềm hy vọng của Israel, người đã mang đến cho thế gian Đấng Cứu Thế, và người đã theo bước chân Thập Giá với niềm hy vọng vững vàng, là mẫu gương của chúng ta và là nơi nương tựa của chúng ta. Trên hết tất cả, Đức Maria cầu bàu cho chúng ta và dẫn đưa chúng ta vược qua đêm tối những thử thách để đến với bình minh rạng rỡ của sự gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh".
"Lạy Mẹ Maria, là Sao Biển (Star of the Sea), chúng con kêu cầu Mẹ hướng dẫn giới trẻ trên khắp trần thế gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Xin Mẹ là người che chở từ trời cao cho lòng trung thành của họ đối với Tin Mừng và đối với niềm hy vọng của họ".
"1. Thời trẻ, thời điểm của hy vọng"
"Chúng ta nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của hy vọng, không chỉ là bất kỳ hình thức nào của hy vọng, nhưng là một niềm hy vọng vững chắc và đáng tin cậy... Thời trẻ là thời gian đặc biệt của hy vọng bởi vì nó hướng đến tương lai với hàng loạt những kỳ vọng. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta ấp ủ những lý tưởng, ước mơ và dự định. Thời trẻ chính là thời gian quyết định những lựa chọn liên quan đến phần còn lại của cuộc đời chúng ta để đi đến chỗ khai hoa kết trái. Có lẽ đây là lý do tại sao đó là thời điểm mà các vấn đề cơ bản của cuộc đời được chính họ khẳng định một cách mạnh mẽ... Đây là những vấn đề không thể khước từ khi mà chúng ta phải đối mặt với những trở ngại mà đôi khi có vẻ không thể vượt qua được... Kế đến, chúng ta cần phải tự vấn: nơi đâu tôi có thể đạt được và làm sao tôi có thể duy trì ngọn lửa hy vọng rực cháy trong tim tôi? "
"2. Tìm kiếm niềm hy vọng lớn lao"
"Kinh nghiệm cho thấy các phẩm chất cá nhân và của cải vật chất không đủ để đảm bảo hy vọng mà tâm hồn con người không ngừng tìm kiếm... Chính trị, khoa học, công nghệ, kinh tế và tất cả các nguồn lực vật chất khác bản thân nó không đủ mang đến niềm hy vọng cao cả mà chúng ta đều khao khát. Niềm hy vọng này 'chỉ có thể được Thiên Chúa, Đấng bao trùm mọi thực tại và Đấng có thể ban xuống cho chúng ta những gì chúng ta không thể đạt được bằng chính sức mình'. Đây là lý do tại sao một trong những hậu quả của việc lãng quên Thiên Chúa thì hiển nhiên mất phương hướng, vốn ghi dấu đậm nét trong xã hội chúng ta, hậu quả là sự cô độc và bạo lực, bất mãn và mất đi lòng tin cậy, và thường có thể dẫn đến tuyệt vọng".
"Cuộc khủng hoảng niềm hy vọng nhiều khả năng ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ hơn. Trong các môi trường văn hóa - xã hội có ít tính xác thực, ít các giá trị hoặc các điểm tham chiếu vững chắc, họ thấy bản thân mình phải chống chọi với những khó khăn dường như vượt quá sức mình... Đối với một số (rất tiếc là số đáng kể) lại dính líu đến sự tha hóa gần như không có lối thoát vào hành vi bạo lực và nguy hiểm, phụ thuộc vào ma túy và rượu chè, và nhiều cạm bẫy khác đại loại như thế vì sự cẩu thả... Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nói về niềm hy vọng này cho những người trẻ đó?. .. Công việc chính đối với tất cả chúng ta là công cuộc Tân Phúc Âm Hóa nhằm mục đích giúp đỡ các thế hệ trẻ hơn tái khám phá khuôn đích thật của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Đối với các con, những người trẻ đang tìm kiếm một hy vọng vững chắc, cha gởi lời nhắn nhủ ngay rằng Thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu bị bách hại tại Rôma thời đó: 'Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng' (Rm 15,13)".
"3. Thánh Phaolô, chứng nhân của hy vọng"
"Khi Thánh Phaolô dìm mình trong những khó khăn và các loại thử thách khác nhau, ngài đã viết cho người tín hữu môn đệ Timôthê của ngài: 'Chúng ta đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống' (Tm 4,10)'. Làm thế nào niềm hy vọng này bén rễ trong ngài? Để trả lời câu hỏi, chúng ta phải quay trở về cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu Phục Sinh trên đường đi Đamát. Vào lúc đó, Saulô đã là một người trẻ như các con, ở độ tuổi những năm đầu hai mươi, là một người theo Luật Môsê và kiên quyết đấu tranh,. .. và thậm chí giết những người mà ngài xem là kẻ thù của Thiên Chúa... Sau lần gặp gỡ đó, đời sống của Thánh Phalô đã thay đổi một cách triệt để... ngài đã được hoán cải nội tâm bằng Tình yêu Thiên Chúa mà ngài đã gặp nơi con người Chúa Giêsu Kitô... Từ một người bách hại, ngài đã trở thành một chứng nhân và một nhà truyền giáo. Ngài đã thành lập các cộng đoàn Kitô giáo ở Tiểu Á và Hy Lạp, và đi hàng ngàn dặm giữa mọi hiểm nguy, đi đến tột đỉnh là tử vì đạo ở Rôma. Tất cả điều này vì tình yêu của Chúa Kitô".
"4. Niềm hy vọng lớn lao nơi Đức Kitô"
"Đối với Thánh Pholô, niềm hy vọng không đơn giản là chỉ một lý tưởng hay tình cảm, nhưng là một nhân vật sống động: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.. .. Nếu chúng ta không ở một mình, nếu Ngài ở giữa chúng ta, thậm chí hơn thế nữa, nếu Ngài là hiện tại và tương lai của chúng ta, tại sao lại sợ? "
"5. Con đường hướng đến hy vọng lớn lao"
"Chính một lần Ngài gặp gỡ người trẻ Phaolô, Chúa Giêsu cũng muốn gặp gỡ mỗi một người trong các con, những người trẻ thân yêu của cha... Nhưng có lẽ một số các con có thể hỏi cha: Làm thế nào con có thể gặp Ngài hôm nay? Hoặc là, Ngài đến gần con theo cách thức nào? Giáo Hội dạy cho chúng ta rằng ước vọng gặp gỡ Chúa là hoa quả của ơn Chúa"
"Nhẫn nại cầu nguyện để mở lòng đón nhận Ngài... Hãy dành chỗ cho cầu nguyện trong đời sống các con! Cầu nguyện một mình là tốt, mặc dù vậy sẽ tốt đẹp hơn và và sinh nhiều hoa quả hơn khi cùng nhau cầu nguyện, vì Chúa đảm bảo với chúng ta Ngài sẽ hiện diện bất kỳ nơi đâu có hai ba người họp lại nhân danh Ngài".
"Hãy tham gia vào phụng vụ nơi giáo xứ các con và hãy được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa cũng như hãy thông phần tích cực vào các Bí Tích. Như các con đã biết, tột đỉnh và trung tâm của đời sống và sứ mạng của mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn Kitô giáo chính là Thánh Thể".
"6. Hành động phù hợp với niềm hy vọng Kitô giáo"
"Nếu các con tìm thấy sự nuôi dưỡng trong Chúa Kitô, các bạn trẻ yêu dấu của cha, và nếu các con sống một cách sâu sắc trong Ngài như Thánh Tông Đồ Phaolô đã sống, các con sẽ không thể kìm nén để nói về Ngài và làm cho Ngài được biết đến và được yêu mến bởi những bạn bè và người đồng trang lứa của các con".
"Giáo Hội tin tưởng trao phó cho các con sứ mạng cấp bách này. Đừng thoái chí vì những khó khăn và thử thách mà các con gặp phải. Hãy kiên nhẫn và bền chí để vượt qua những xu hướng tự nhiên của giới trẻ là xông lên phía trước và muốn tất cả mọi thứ ngay lập tức".
"Nếu Chúa Giêsu đã trở thành niềm hy vọng của các con, hãy thông truyền điều này cho những người khác bằng niềm vui của các con và bằng sự dấn thân tinh thần, tông đồ và xã hội của các con... Hãy lựa chọn để chứng tỏ đức tin của các con. Hãy cho thấy rằng các con hiểu được những rủi ro của sùng bái tiền bạc, của cải vật chất, sự nghiệp và thành công, và đừng cho phép bản thân các con bị lôi cuốn bởi những ảo tưởng sai lầm. Đừng đầu hàng lý luận về những quyền lợi ích kỷ. Hãy tu dưỡng tình yêu đồng loại và cố đặt bản thân mình và tài năng của mình, khả năng chuyên môn của mình vào phục vụ thiện ích chung, phục vụ sự thật, luôn luôn sẵn sàng để 'trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em' (1Pr 3,15). Kitô hữu đích thực sẽ không bao giờ buồn chán, ngay cả nếu họ đối mặt với mọi thách thức, bởi vì sự hiện diện của Chúa Giêsu là bí quyết của niềm vui và bình an của họ.
"7. Mẹ Maria, mẹ của niềm hy vọng"
"Đức Đồng Trinh Maria, Mẹ của Hy Vọng... người đã tái sinh niềm hy vọng của Israel, người đã mang đến cho thế gian Đấng Cứu Thế, và người đã theo bước chân Thập Giá với niềm hy vọng vững vàng, là mẫu gương của chúng ta và là nơi nương tựa của chúng ta. Trên hết tất cả, Đức Maria cầu bàu cho chúng ta và dẫn đưa chúng ta vược qua đêm tối những thử thách để đến với bình minh rạng rỡ của sự gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh".
"Lạy Mẹ Maria, là Sao Biển (Star of the Sea), chúng con kêu cầu Mẹ hướng dẫn giới trẻ trên khắp trần thế gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Xin Mẹ là người che chở từ trời cao cho lòng trung thành của họ đối với Tin Mừng và đối với niềm hy vọng của họ".
Top Stories
VIETNAM: Le journal de la capitale rejette la demande de rectification d’informations erronées déposée par deux fidèles de Thai Ha condamnés le 8 décembre dernier
Eglises d'Asie
16:55 05/03/2009
VIETNAM: Le journal de la capitale rejette la demande de rectification d’informations erronées déposée par deux fidèles de Thai Ha condamnés le 8 décembre dernier
Après une longue période de tergiversations, après avoir convoqué à plusieurs reprises, ensemble et séparément, les deux plaignantes, le journal Ha Noi Moi, dans un article daté du 28 février dernier, a, publiquement et avec une certaine hauteur, refusé de rectifier une information publiée au lendemain du procès de huit fidèles de la paroisse de Thai Ha pour destruction de biens et troubles de l’ordre public. Le journal, ainsi que la chaîne de télévision de Hanoi, avait affirmé que les coupables avaient reconnu leur faute en baissant la tête devant le jury – ce que les fidèles condamnés avaient vivement contesté. Une demande de rectification de l’information avait été envoyée aux deux médias officiels tandis qu’une plainte en justice était déposée par deux des fidèles condamnés avec sursis, Mmes Nguyên Thi Viêt et Ngô Thi Dung.
La veille de la publication de l’article, le journal avait envoyé une réponse personnelle aux deux signataires de la demande de rectification, les informant de son refus de reconnaître une quelconque déformation des faits. L’article, intitulé: « Elles ne sont point encore revenues sur leur erreur », passe rapidement sur l’accusation précise portée contre le journal et s’acharne à montrer que la condamnation prononcée par le tribunal est totalement justifiée, voire indulgente, et que les délits commis par les accusés du procès du 8 décembre 2008, à savoir « destructions de biens et troubles de l’ordre public » ont été rapportés avec fidélité par le journal. Les auteurs de l’article, signé « un groupe de journalistes », s’étonnent de voir les plaignantes, fraîchement condamnées et encore en période de probation, persister dans leur refus de reconnaître leur faute.
L’article du journal de la capitale a donné lieu à une vigoureuse réaction de la communauté catholique de Thai Ha, qui s’est exprimée à ce propos, le 4 février 2009, sur son site Internet. Le texte retourne contre le journal l’accusation contenue dans le titre de l’article et vilipende son personnel pour sa complète soumission aux consignes du tout-puissant Bureau de propagande et d’éducation, chargé de fournir à l’ensemble de la presse les orientations à suivre pour traiter les faits qualifiés de « sensibles ».
C’est en effet ce bureau qui a décidé de l’attitude du journal dans cette affaire, selon les déclarations mêmes du personnel du journal aux plaignantes. Ce n’est qu’après avoir reçu son avis que le journal a convoqué celles-ci à tour de rôle, le 19 et le 24 février 2009. Les responsables du journal, entourés d’un certain nombre de policiers, leur ont déclaré que l’information contestée disait la vérité sur le procès et qu’ils ne feraient aucune rectification. Après avoir refusé, lors des rendez-vous, de confirmer par écrit cette réponse orale, le journal leur a cependant fait parvenir, le 27 février, une lettre déclarant rejeter la demande de rectification des deux plaignantes.
C’est en vue de déposer une plainte contre ce refus et de continuer les démarches auprès de la chaîne de télévision que l’avocat des huit fidèles, Me Lê Trân Luât, qui habite Hô Chi Minh-Ville, devait prendre l’avion pour Hanoi dans la matinée du 3 mars dernier. Il en fut empêché par la police (1) qui le transporta et le garda dans ses locaux de l’arrondissement de Go Vâp, toute la journée, sans lui en donner les raisons, sinon qu’il s’agissait d’un ordre venu des autorités supérieures. Selon l’avocat, cet internement provisoire n’avait rien à voir avec la perquisition effectuée dans son cabinet de Saigon (2), une affaire, lui a-t-on dit, qui serait déjà réglée. Il s’agirait, en réalité, de l’empêcher d’exercer sa profession auprès de ses clients de Hanoi, les catholiques de Thai Ha.
Par ailleurs, l’avocat a déclaré à un journaliste de Radio Free Asia que, la semaine précédente (3), le tribunal de Hanoi lui avait à nouveau refusé de consulter le dossier du futur procès en appel de ses clients de la paroisse de Thai Ha.
(1) Voir dépêche ci-dessus.
(2) Se reporter à la même dépêche.
(3) Radio Free Asia, émission en vietnamien du 4 mars 2009.
Après une longue période de tergiversations, après avoir convoqué à plusieurs reprises, ensemble et séparément, les deux plaignantes, le journal Ha Noi Moi, dans un article daté du 28 février dernier, a, publiquement et avec une certaine hauteur, refusé de rectifier une information publiée au lendemain du procès de huit fidèles de la paroisse de Thai Ha pour destruction de biens et troubles de l’ordre public. Le journal, ainsi que la chaîne de télévision de Hanoi, avait affirmé que les coupables avaient reconnu leur faute en baissant la tête devant le jury – ce que les fidèles condamnés avaient vivement contesté. Une demande de rectification de l’information avait été envoyée aux deux médias officiels tandis qu’une plainte en justice était déposée par deux des fidèles condamnés avec sursis, Mmes Nguyên Thi Viêt et Ngô Thi Dung.
La veille de la publication de l’article, le journal avait envoyé une réponse personnelle aux deux signataires de la demande de rectification, les informant de son refus de reconnaître une quelconque déformation des faits. L’article, intitulé: « Elles ne sont point encore revenues sur leur erreur », passe rapidement sur l’accusation précise portée contre le journal et s’acharne à montrer que la condamnation prononcée par le tribunal est totalement justifiée, voire indulgente, et que les délits commis par les accusés du procès du 8 décembre 2008, à savoir « destructions de biens et troubles de l’ordre public » ont été rapportés avec fidélité par le journal. Les auteurs de l’article, signé « un groupe de journalistes », s’étonnent de voir les plaignantes, fraîchement condamnées et encore en période de probation, persister dans leur refus de reconnaître leur faute.
L’article du journal de la capitale a donné lieu à une vigoureuse réaction de la communauté catholique de Thai Ha, qui s’est exprimée à ce propos, le 4 février 2009, sur son site Internet. Le texte retourne contre le journal l’accusation contenue dans le titre de l’article et vilipende son personnel pour sa complète soumission aux consignes du tout-puissant Bureau de propagande et d’éducation, chargé de fournir à l’ensemble de la presse les orientations à suivre pour traiter les faits qualifiés de « sensibles ».
C’est en effet ce bureau qui a décidé de l’attitude du journal dans cette affaire, selon les déclarations mêmes du personnel du journal aux plaignantes. Ce n’est qu’après avoir reçu son avis que le journal a convoqué celles-ci à tour de rôle, le 19 et le 24 février 2009. Les responsables du journal, entourés d’un certain nombre de policiers, leur ont déclaré que l’information contestée disait la vérité sur le procès et qu’ils ne feraient aucune rectification. Après avoir refusé, lors des rendez-vous, de confirmer par écrit cette réponse orale, le journal leur a cependant fait parvenir, le 27 février, une lettre déclarant rejeter la demande de rectification des deux plaignantes.
C’est en vue de déposer une plainte contre ce refus et de continuer les démarches auprès de la chaîne de télévision que l’avocat des huit fidèles, Me Lê Trân Luât, qui habite Hô Chi Minh-Ville, devait prendre l’avion pour Hanoi dans la matinée du 3 mars dernier. Il en fut empêché par la police (1) qui le transporta et le garda dans ses locaux de l’arrondissement de Go Vâp, toute la journée, sans lui en donner les raisons, sinon qu’il s’agissait d’un ordre venu des autorités supérieures. Selon l’avocat, cet internement provisoire n’avait rien à voir avec la perquisition effectuée dans son cabinet de Saigon (2), une affaire, lui a-t-on dit, qui serait déjà réglée. Il s’agirait, en réalité, de l’empêcher d’exercer sa profession auprès de ses clients de Hanoi, les catholiques de Thai Ha.
Par ailleurs, l’avocat a déclaré à un journaliste de Radio Free Asia que, la semaine précédente (3), le tribunal de Hanoi lui avait à nouveau refusé de consulter le dossier du futur procès en appel de ses clients de la paroisse de Thai Ha.
(1) Voir dépêche ci-dessus.
(2) Se reporter à la même dépêche.
(3) Radio Free Asia, émission en vietnamien du 4 mars 2009.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng Sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh Tĩnh Tâm Năm
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
04:08 05/03/2009
Chủng Sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh Tĩnh Tâm Năm
Theo dấu chân Thầy Chí Thánh xưa đã “vào hoang địa” (Mt 4, 1) sống những ngày chay tịnh, chủng sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh đã cùng tham dự tuần tĩnh tâm năm (từ ngày 1 đến sáng ngày 5 – 3 – 2009) trong bầu khí trang nghiêm và sốt mến của những ngày đầu Mùa Chay Thánh.
Giờ Chầu khai mạc tối Chúa Nhật I Mùa Chay là thời khắc linh thiêng đặc biệt, giúp anh em hướng lòng lên Thánh Thể Chúa để chiêm ngắm Đấng “đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15, 13)… Đây là điểm chính yếu, làm nền tảng cho mọi suy tư, cảm nghiệm xuyên suốt tuần tĩnh tâm.
Khởi đi từ giá trị và ý nghĩa của việc chay tịnh, Cha giảng phòng Gioan TC Nguyễn Phước, đặc trách linh hướng ĐCV Vinh Thanh, đã giúp anh em suy tư, đào sâu “Sứ Điệp Mùa Chay 2009 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI”. Các giá trị và ý nghĩa của việc chay tịnh được Đức Thánh Cha nêu trong sứ điệp, đó là: chay tịnh giúp tránh tội lỗi và tất cả những gì đưa đến tội lỗi; ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8, 21); là phương thế để chúng ta nối lại tình bạn với Thiên Chúa; việc chay tịnh đích thực hệ tại là theo thánh ý Cha trên trời (Ga 4, 34); bằng việc chay tịnh, ta cảm nghiệm tự sâu thẳm tâm hồn: sự đói khát Thiên Chúa… Những điểm nhấn này của việc chay tịnh được Cha giảng phòng nối kết với lý tưởng và đời sống thực tại của anh em chủng sinh. Để đón nhận thánh ý Chúa và thực thi sứ vụ mà Ngài đã trao phó, mỗi ứng sinh linh mục phải sẵn sàng cho cuộc sám hối trường kỳ trong tinh thần chay tịnh. Người chủng sinh cần biết trau dồi “một con tim chay tịnh” trong ý nghĩ, lời nói, việc làm; không để cho hận thù, chia rẽ và mọi hình thái khác của ích kỷ xâm chiếm, làm bội thực hay giết chết tâm hồn. Theo gương Thầy Chí Thánh, người chủng sinh biết tự nguyện sống “nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo khó của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8, 9).
Sau bài giảng về vấn đề chay tịnh và ý nghĩa của nó trong việc chia sẻ của Đức ái, Cha Giảng phòng Nguyễn Phước đã giúp anh em suy tư về chủ đề có tính cốt lõi cho hành trang của những ứng sinh linh mục: Đức Ái Mục Tử. Đây cũng là chủ đề sống của ĐCV Vinh Thanh trong niên khoá 2008 – 2009. Vấn đề “Đức ái mục tử” được Cha giảng phòng triển khai từ định nghĩa “Đức ái mục tử là nhân đức nhờ đó chúng ta noi gương Đức Kitô trong sự trao hiến của Ngài và trong việc phục vụ của Ngài. Không phải chỉ những việc chúng ta làm, nhưng là việc chúng ta trao hiến chính mình mới biểu lộ tình yêu của Đức Kitô dành cho đoàn chiên của Ngài..” (JP II, Bài giảng dịp tôn thờ Thánh Thể tại Seoul, PDV 23). Các phẩm tính của Đức ái mục tử hội tụ sống động, đầy đủ, cao cả nhất nơi Vị Mục Tử Tối Cao Nhân Lành là Đức Kitô, như Tin Mừng đã diễn tả: “… Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên…” (Ga 10, 11); “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28)… Những chủng sinh hôm nay cũng đang được đào tạo để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô “qua đời sống thánh thiện, hiến thân quảng đại cho Giáo Hội được giao phó cho mình, đồng thời hết lòng quan tâm đến mọi Giáo hội trải dài khắp mặt đất” (2Cr 11, 28) (Sứ điệp THĐGM 2001). Đức ái mục tử được khởi đi từ việc những ứng sinh linh mục luôn sẵn sàng, tự nguyện đến với anh em, đến với hết thảy những người mà Chúa trao phó: “Hãy đi gặp anh em của Thầy” (Ga 20, 17b). Điều này đòi hỏi một khả năng, một ý chí cùng với một tiến trình biến đổi thâm sâu, biến đổi kiên trì nơi những chủng sinh trong thời gian đào tạo tại Đại chủng viện - Biến đổi nên giống Đức Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm.
Trong tuần tĩnh tâm, Cha giáo Phaolô Bùi Đình Cao cũng đã gợi ý và giúp anh em suy tư về “Lời Chúa với chủng sinh linh mục”. Mục tiêu đào luyện Đức ái mục tử trong chủng viện luôn gắn liền với việc suy tư, học hỏi và thực thi Lời Chúa, dùng Lời Chúa như chất liệu tuyệt hảo kiến tạo phẩm cách của người linh mục Chúa Kitô. Trên cơ sở các định hướng mà Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa (10 – 2008) đã đề ra, Cha giáo Cao đã đề xuất và mong muốn anh em chủng sinh hãy là những chứng nhân tiên phong cho Lời Chúa, hãy dành nhiều thời giờ cho việc đọc – suy niệm và sống Lời Chúa, phát huy các hình thức cầu nguyện bằng Lời Chúa…; điều quan trọng nhất là phải làm sao cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa, phải cố gắng lấp đầy sự đói khát Lời Chúa nơi bản thân và nơi người khác.
Giống với tuần tĩnh tâm niên khoá vừa qua, thời biểu tuần tĩnh tâm lần này đã dành nhiều thời gian để anh em gặp gỡ riêng với Chúa, để lắng nghe và tiếp xúc thân mật với Ngài, để lượng định các dấu chỉ ơn gọi nơi bản thân và tự trả lời các vấn nạn liên quan đến Đức ái mục tử, đến các vấn đề khác mà anh em đang phải đối diện trên con đường dấn thân cho ơn gọi phục vụ. Các giờ kinh nguyện chung và cùng nhau “Suy niệm về Thập Giá” là những thời khắc linh thiêng sốt mến, giúp mỗi người sống mối tương giao mật thiết với anh em trong cùng lý tưởng - chọn Thập Giá Đức Kitô làm gia nghiệp bền vững nhất, để cùng đồng thanh cất lên lời ca đầy xác tín: “… Chúa là gia nghiệp đời con, xin Ngài bảo toàn thân con, vì ngoài Chúa ra con tìm đâu thấy hạnh phúc, và chỉ nơi Chúa con tìm thấy được nguồn vui…” (Chúa là gia nghiệp, Mi Trầm).
Trong thánh lễ kết thúc tuần tĩnh tâm sáng Thứ Năm (5 – 3), hiệp ý với quý Cha đồng tế, anh em chủng sinh đã dâng lên Chúa tâm tình tri ân vì Ngài đã thương cho anh em được sống tuần tĩnh tâm đầy sốt mến và thu tích nhiều lợi ích thiêng liêng; “cầu xin cho Giáo hội ngày càng có thêm nhiều tay thợ gặt lành nghề dám dấn thân trên cánh đồng truyền giáo”.
Sau khi “xuống núi”, anh em ước mong được như Mô – sê xưa “…khi xuống núi…mặt ông sáng chói” (Xh 34, 29), để sống tin yêu và hy vọng trong công việc học tập tu dưỡng thường ngày, để nhiệt tâm phấn đấu cho lý tưởng truyền rao Tin Mừng Phục Sinh và sống yêu thương phục vụ anh em theo tinh thần Đức Ái Mục Tử trong niềm tín thác nơi Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh - Thanh).
Theo dấu chân Thầy Chí Thánh xưa đã “vào hoang địa” (Mt 4, 1) sống những ngày chay tịnh, chủng sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh đã cùng tham dự tuần tĩnh tâm năm (từ ngày 1 đến sáng ngày 5 – 3 – 2009) trong bầu khí trang nghiêm và sốt mến của những ngày đầu Mùa Chay Thánh.
Giờ Chầu khai mạc tối Chúa Nhật I Mùa Chay là thời khắc linh thiêng đặc biệt, giúp anh em hướng lòng lên Thánh Thể Chúa để chiêm ngắm Đấng “đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15, 13)… Đây là điểm chính yếu, làm nền tảng cho mọi suy tư, cảm nghiệm xuyên suốt tuần tĩnh tâm.
Khởi đi từ giá trị và ý nghĩa của việc chay tịnh, Cha giảng phòng Gioan TC Nguyễn Phước, đặc trách linh hướng ĐCV Vinh Thanh, đã giúp anh em suy tư, đào sâu “Sứ Điệp Mùa Chay 2009 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI”. Các giá trị và ý nghĩa của việc chay tịnh được Đức Thánh Cha nêu trong sứ điệp, đó là: chay tịnh giúp tránh tội lỗi và tất cả những gì đưa đến tội lỗi; ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8, 21); là phương thế để chúng ta nối lại tình bạn với Thiên Chúa; việc chay tịnh đích thực hệ tại là theo thánh ý Cha trên trời (Ga 4, 34); bằng việc chay tịnh, ta cảm nghiệm tự sâu thẳm tâm hồn: sự đói khát Thiên Chúa… Những điểm nhấn này của việc chay tịnh được Cha giảng phòng nối kết với lý tưởng và đời sống thực tại của anh em chủng sinh. Để đón nhận thánh ý Chúa và thực thi sứ vụ mà Ngài đã trao phó, mỗi ứng sinh linh mục phải sẵn sàng cho cuộc sám hối trường kỳ trong tinh thần chay tịnh. Người chủng sinh cần biết trau dồi “một con tim chay tịnh” trong ý nghĩ, lời nói, việc làm; không để cho hận thù, chia rẽ và mọi hình thái khác của ích kỷ xâm chiếm, làm bội thực hay giết chết tâm hồn. Theo gương Thầy Chí Thánh, người chủng sinh biết tự nguyện sống “nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo khó của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8, 9).
Sau bài giảng về vấn đề chay tịnh và ý nghĩa của nó trong việc chia sẻ của Đức ái, Cha Giảng phòng Nguyễn Phước đã giúp anh em suy tư về chủ đề có tính cốt lõi cho hành trang của những ứng sinh linh mục: Đức Ái Mục Tử. Đây cũng là chủ đề sống của ĐCV Vinh Thanh trong niên khoá 2008 – 2009. Vấn đề “Đức ái mục tử” được Cha giảng phòng triển khai từ định nghĩa “Đức ái mục tử là nhân đức nhờ đó chúng ta noi gương Đức Kitô trong sự trao hiến của Ngài và trong việc phục vụ của Ngài. Không phải chỉ những việc chúng ta làm, nhưng là việc chúng ta trao hiến chính mình mới biểu lộ tình yêu của Đức Kitô dành cho đoàn chiên của Ngài..” (JP II, Bài giảng dịp tôn thờ Thánh Thể tại Seoul, PDV 23). Các phẩm tính của Đức ái mục tử hội tụ sống động, đầy đủ, cao cả nhất nơi Vị Mục Tử Tối Cao Nhân Lành là Đức Kitô, như Tin Mừng đã diễn tả: “… Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên…” (Ga 10, 11); “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28)… Những chủng sinh hôm nay cũng đang được đào tạo để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô “qua đời sống thánh thiện, hiến thân quảng đại cho Giáo Hội được giao phó cho mình, đồng thời hết lòng quan tâm đến mọi Giáo hội trải dài khắp mặt đất” (2Cr 11, 28) (Sứ điệp THĐGM 2001). Đức ái mục tử được khởi đi từ việc những ứng sinh linh mục luôn sẵn sàng, tự nguyện đến với anh em, đến với hết thảy những người mà Chúa trao phó: “Hãy đi gặp anh em của Thầy” (Ga 20, 17b). Điều này đòi hỏi một khả năng, một ý chí cùng với một tiến trình biến đổi thâm sâu, biến đổi kiên trì nơi những chủng sinh trong thời gian đào tạo tại Đại chủng viện - Biến đổi nên giống Đức Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm.
Trong tuần tĩnh tâm, Cha giáo Phaolô Bùi Đình Cao cũng đã gợi ý và giúp anh em suy tư về “Lời Chúa với chủng sinh linh mục”. Mục tiêu đào luyện Đức ái mục tử trong chủng viện luôn gắn liền với việc suy tư, học hỏi và thực thi Lời Chúa, dùng Lời Chúa như chất liệu tuyệt hảo kiến tạo phẩm cách của người linh mục Chúa Kitô. Trên cơ sở các định hướng mà Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa (10 – 2008) đã đề ra, Cha giáo Cao đã đề xuất và mong muốn anh em chủng sinh hãy là những chứng nhân tiên phong cho Lời Chúa, hãy dành nhiều thời giờ cho việc đọc – suy niệm và sống Lời Chúa, phát huy các hình thức cầu nguyện bằng Lời Chúa…; điều quan trọng nhất là phải làm sao cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa, phải cố gắng lấp đầy sự đói khát Lời Chúa nơi bản thân và nơi người khác.
Giống với tuần tĩnh tâm niên khoá vừa qua, thời biểu tuần tĩnh tâm lần này đã dành nhiều thời gian để anh em gặp gỡ riêng với Chúa, để lắng nghe và tiếp xúc thân mật với Ngài, để lượng định các dấu chỉ ơn gọi nơi bản thân và tự trả lời các vấn nạn liên quan đến Đức ái mục tử, đến các vấn đề khác mà anh em đang phải đối diện trên con đường dấn thân cho ơn gọi phục vụ. Các giờ kinh nguyện chung và cùng nhau “Suy niệm về Thập Giá” là những thời khắc linh thiêng sốt mến, giúp mỗi người sống mối tương giao mật thiết với anh em trong cùng lý tưởng - chọn Thập Giá Đức Kitô làm gia nghiệp bền vững nhất, để cùng đồng thanh cất lên lời ca đầy xác tín: “… Chúa là gia nghiệp đời con, xin Ngài bảo toàn thân con, vì ngoài Chúa ra con tìm đâu thấy hạnh phúc, và chỉ nơi Chúa con tìm thấy được nguồn vui…” (Chúa là gia nghiệp, Mi Trầm).
Trong thánh lễ kết thúc tuần tĩnh tâm sáng Thứ Năm (5 – 3), hiệp ý với quý Cha đồng tế, anh em chủng sinh đã dâng lên Chúa tâm tình tri ân vì Ngài đã thương cho anh em được sống tuần tĩnh tâm đầy sốt mến và thu tích nhiều lợi ích thiêng liêng; “cầu xin cho Giáo hội ngày càng có thêm nhiều tay thợ gặt lành nghề dám dấn thân trên cánh đồng truyền giáo”.
Sau khi “xuống núi”, anh em ước mong được như Mô – sê xưa “…khi xuống núi…mặt ông sáng chói” (Xh 34, 29), để sống tin yêu và hy vọng trong công việc học tập tu dưỡng thường ngày, để nhiệt tâm phấn đấu cho lý tưởng truyền rao Tin Mừng Phục Sinh và sống yêu thương phục vụ anh em theo tinh thần Đức Ái Mục Tử trong niềm tín thác nơi Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh - Thanh).
Cả họ Quèn Giành chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5
Trần Ngọc Huấn
16:33 05/03/2009
Cả họ Quèn Giành chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1...
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Một điều không ngờ nữa, Quèn Gianh sống gần như cách biệt với những biến động thế giới bên ngoài trong một hẻm núi đá vôi với 105 nhân khẩu.
Hỏi về chuyện học hành của các em, về lý do sao các em ít tới lớp học, ông trùm giáo họ ngậm ngùi chia sẻ “Mấy năm nay là còn có trẻ đi học, chứ từ năm 2000 trở về trước, chúng tôi không ai được đi học, hầu hết cả làng đều không biết chữ.” Với sự nhạc nhiên quá đỗi, chúng tôi chưa kịp hỏi gì thêm, ông trùm giãi bày tiếp “Trước năm 2000, giáo họ Quèn Gianh sống trong hẻm núi đá vôi chông chênh giữa mênh mông là ruộng nước, tất cả việc đi lại từ thôn ra bên ngoài là nhờ đôi ba cây tre vắt ngang sông. Người lớn đi còn sợ trượt chân ngã xuống sông, huống chi trẻ con. Mà cứ hễ mưa tháng 7, tháng 8 là ngập hết, cầu tre trôi đi đằng cầu tre, và cả làng hoàn toàn bị cô lập. Vả lại, nếu muốn học, phải sang tận xã Thanh Lương (tỉnh Hoà Bình) – cách nhà 5 km để học cùng các bạn dân tộc thiểu số. Vậy nên chẳng có em nào đi học hết. Tới năm 2000, được các Cha từ Dòng Chúa cứu thề Hà Nội về dạy chữ và xây cho cây cầu xi măng thay cầu tre nên việc học của các em mới được tiếp tục. Số lượng đi học ít cũng một phần là vì một số em quá lớn tuổi, tới lớp bị trêu trọc nên xấu hổ, do đó các em bỏ học nhiều.”
Lại nói về con số 2000. Có thể nói, năm 2000 là năm gắn với rất nhiều dấu mốc quan traọng với giáo họ Quèn Gianh.
Năm 2000, giáo họ Quèn Gianh đã sửa sang và xây xong nhà nguyện với sự giúp đỡ của cha Phong và cha Thật (Dòng Chúa cứu thế). Cũng năm 2000, cây cầu xi măng nối từ thôn ra với bên ngoài được đưa vào sử dụng do cha Phong tự thiết kế và thi công. Cũng chính năm 2000, thôn Quèn Gianh bắt đầu có …điện thắp sáng!
Và giờ đây, điều băn khoăn, trăn trở nhất của bà con dân họ Quèn Gianh vẫn là đường đi. Chẳng là, đoạn đường từ nhà nguyện tới đường cái của xã phải qua một con sông. Năm 2000 đã xây được cầu bắc ngang sông, và bây giờ chính là đoạn đường 1 km từ nhà nguyện ra chỗ cái cầu.
Đoạn đường 1 km này gồ ghề, lắm đá nhiều sỏi và khá là trũng. Chính cái đoạn đường này đã gây ra rất nhiều “tội lỗi”. Vì đường đi nhỏ hẹp, gồ ghề mà mỗi khi có công việc phải mua nguyên vật liệu, chẳng ai muốn chở tới cho bà con vì đường quá xấu. Nếu muốn họ nhận lời thì bà con phải nhắm mắt cắn răng để họ nâng lên mức giá “gấp đôi giá ban đầu”. Hay cả cái việc mà nhà có con lợn béo mang bán, gọi thợ gãy cả lưỡi họ mới vào mua cho, và tức nhiên lại vì đường …quá xấu nên bà con Quèn Gianh lại bị “trượt” đi vài giá. Và hiển nhiên, kinh tế của thôn chủ yếu là tự cung tự cấp nên mãi không “ngóc” lên được, nghèo vẫn hoàn nghèo. Đúng là “cái khó nó bó cái khôn”.
Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh.
Đoạn đường 1 km ấy như huyết mạch dẫn máu về tim cho bà con thôn Quèn Gianh. Nếu tim không đủ máu, chắc sẽ là một quả tim yếu, quả tim thoi thóp.
Thật may mắn, vào 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt có về thăm Quèn Gianh. Nhờ ơn Chúa sáng soi, Ngài đã biết, hiểu về nơi đây và Ngài đã đồng ý giúp bà con Quèn Gianh về mặt chi phí để xây dựng lại con đường 1 km đó.
Về phần thi công, Đức Tổng đã mời gọi các bạn sinh viên hãy đóng góp một chút công sức cho công trình này.
Và để cho công trình được diễn ra tốt đẹp, ngày 7 tháng 2 vừa qua, các anh chị trong Ban đại diện Tổng hội sinh viên đã về khảo sát con đường và lên chương trình với Cha xứ, Ban hành giáo để các bạn sinh viên trong thời gian tới về thi công.
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1...
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Một điều không ngờ nữa, Quèn Gianh sống gần như cách biệt với những biến động thế giới bên ngoài trong một hẻm núi đá vôi với 105 nhân khẩu.
Hỏi về chuyện học hành của các em, về lý do sao các em ít tới lớp học, ông trùm giáo họ ngậm ngùi chia sẻ “Mấy năm nay là còn có trẻ đi học, chứ từ năm 2000 trở về trước, chúng tôi không ai được đi học, hầu hết cả làng đều không biết chữ.” Với sự nhạc nhiên quá đỗi, chúng tôi chưa kịp hỏi gì thêm, ông trùm giãi bày tiếp “Trước năm 2000, giáo họ Quèn Gianh sống trong hẻm núi đá vôi chông chênh giữa mênh mông là ruộng nước, tất cả việc đi lại từ thôn ra bên ngoài là nhờ đôi ba cây tre vắt ngang sông. Người lớn đi còn sợ trượt chân ngã xuống sông, huống chi trẻ con. Mà cứ hễ mưa tháng 7, tháng 8 là ngập hết, cầu tre trôi đi đằng cầu tre, và cả làng hoàn toàn bị cô lập. Vả lại, nếu muốn học, phải sang tận xã Thanh Lương (tỉnh Hoà Bình) – cách nhà 5 km để học cùng các bạn dân tộc thiểu số. Vậy nên chẳng có em nào đi học hết. Tới năm 2000, được các Cha từ Dòng Chúa cứu thề Hà Nội về dạy chữ và xây cho cây cầu xi măng thay cầu tre nên việc học của các em mới được tiếp tục. Số lượng đi học ít cũng một phần là vì một số em quá lớn tuổi, tới lớp bị trêu trọc nên xấu hổ, do đó các em bỏ học nhiều.”
Lại nói về con số 2000. Có thể nói, năm 2000 là năm gắn với rất nhiều dấu mốc quan traọng với giáo họ Quèn Gianh.
Năm 2000, giáo họ Quèn Gianh đã sửa sang và xây xong nhà nguyện với sự giúp đỡ của cha Phong và cha Thật (Dòng Chúa cứu thế). Cũng năm 2000, cây cầu xi măng nối từ thôn ra với bên ngoài được đưa vào sử dụng do cha Phong tự thiết kế và thi công. Cũng chính năm 2000, thôn Quèn Gianh bắt đầu có …điện thắp sáng!
Và giờ đây, điều băn khoăn, trăn trở nhất của bà con dân họ Quèn Gianh vẫn là đường đi. Chẳng là, đoạn đường từ nhà nguyện tới đường cái của xã phải qua một con sông. Năm 2000 đã xây được cầu bắc ngang sông, và bây giờ chính là đoạn đường 1 km từ nhà nguyện ra chỗ cái cầu.
Đoạn đường 1 km này gồ ghề, lắm đá nhiều sỏi và khá là trũng. Chính cái đoạn đường này đã gây ra rất nhiều “tội lỗi”. Vì đường đi nhỏ hẹp, gồ ghề mà mỗi khi có công việc phải mua nguyên vật liệu, chẳng ai muốn chở tới cho bà con vì đường quá xấu. Nếu muốn họ nhận lời thì bà con phải nhắm mắt cắn răng để họ nâng lên mức giá “gấp đôi giá ban đầu”. Hay cả cái việc mà nhà có con lợn béo mang bán, gọi thợ gãy cả lưỡi họ mới vào mua cho, và tức nhiên lại vì đường …quá xấu nên bà con Quèn Gianh lại bị “trượt” đi vài giá. Và hiển nhiên, kinh tế của thôn chủ yếu là tự cung tự cấp nên mãi không “ngóc” lên được, nghèo vẫn hoàn nghèo. Đúng là “cái khó nó bó cái khôn”.
Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh.
Đoạn đường 1 km ấy như huyết mạch dẫn máu về tim cho bà con thôn Quèn Gianh. Nếu tim không đủ máu, chắc sẽ là một quả tim yếu, quả tim thoi thóp.
Thật may mắn, vào 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt có về thăm Quèn Gianh. Nhờ ơn Chúa sáng soi, Ngài đã biết, hiểu về nơi đây và Ngài đã đồng ý giúp bà con Quèn Gianh về mặt chi phí để xây dựng lại con đường 1 km đó.
Về phần thi công, Đức Tổng đã mời gọi các bạn sinh viên hãy đóng góp một chút công sức cho công trình này.
Và để cho công trình được diễn ra tốt đẹp, ngày 7 tháng 2 vừa qua, các anh chị trong Ban đại diện Tổng hội sinh viên đã về khảo sát con đường và lên chương trình với Cha xứ, Ban hành giáo để các bạn sinh viên trong thời gian tới về thi công.
Giáo xứ Hà Đông, giáo hạt Xóm Mới, Sài Gòn thực hiện món quà mùa chay cho trẻ em bất hạnh
Maria Vũ Loan
16:36 05/03/2009
Thứ năm, ngày 05/3/2009, giáo xứ Hà Đông, giáo hạt Xóm Mới, Sài Gòn bắt đầu thực hiện món quà mùa chay của giáo xứ dành cho trẻ em bất hạnh, khiếm thị.
Đó là việc động thổ để xây dựng một mái ấm tình thương mang tên Hà Đông với kinh phí dự trù trên nửa tỷ đồngViệt Nam. Mái ấm được xây trên một nền đất 80 mét vuông, gồm một trệt một lầu, địa điểm khá lý tưởng, nằm trong khu vực có nhiều biệt thự, mặt trước là đường nhựa, còn bên hông gần sông Vàm Thuật - một nhánh của sông Sài Gòn, phía sau còn là một khu đất trống.
Mái ấm này sẽ là một công trình do giáo dân chung tay đóng góp. Nguồn gốc sự việc như sau: năm 1976, trước khi qua đời, thầy giảng Phêrô Đinh Thành Tiên đã dâng tặng cho nhà thờ một căn nhà rộng 80 mét vuông. Chính quyền địa phương mượn căn nhà đó để làm phòng y tế. Sau đó, từ năm 1994, có một sự qui định là tất cả những căn nhà nào đang được sử dụng để làm việc xã hội thì cứ sử dụng vào công việc phục vụ đó.
Mới đây, cha chính xứ Phaolô Nguyễn Thực đã đồng ý nhận mảnh đất 80 mét vuông này do chính quyền địa phương đền bù lại cho giáo xứ và từ những việc lành phúc đức mà giáo dân trong giáo xứ thường thực hiện cho người nghèo đã làm bật lên một ý tưởng: giúp trẻ em bất hạnh, khiếm thị có một chỗ ở tốt. Thế là mọi việc được chuẩn bị cho đến hôm nay mới chính thức khởi công.
Cha chánh xứ nói: “Ở thời điểm này, chúng tôi tận dụng khả năng vốn có để thực thi bác ái, người Việt Nam yêu thương người Việt Nam.”
Xây dựng một căn nhà thì dễ, nhưng để duy trì công việc bác ái nơi căn nhà đó mới là khó. Hy vọng với cộng đoàn 5.400 giáo dân, được qui tụ và sinh hoạt qua các đoàn thể sẽ là sức mạnh nội lực để giáo xứ hoàn thành và duy trì công trình bác ái này.
Một món quà mùa chay thật ý nghĩa của giáo xứ Hà Đông sẽ minh họa thêm đời sống chứng nhân của từng người giáo dân ở vùng Gò Vấp này..
Đó là việc động thổ để xây dựng một mái ấm tình thương mang tên Hà Đông với kinh phí dự trù trên nửa tỷ đồngViệt Nam. Mái ấm được xây trên một nền đất 80 mét vuông, gồm một trệt một lầu, địa điểm khá lý tưởng, nằm trong khu vực có nhiều biệt thự, mặt trước là đường nhựa, còn bên hông gần sông Vàm Thuật - một nhánh của sông Sài Gòn, phía sau còn là một khu đất trống.
Mái ấm này sẽ là một công trình do giáo dân chung tay đóng góp. Nguồn gốc sự việc như sau: năm 1976, trước khi qua đời, thầy giảng Phêrô Đinh Thành Tiên đã dâng tặng cho nhà thờ một căn nhà rộng 80 mét vuông. Chính quyền địa phương mượn căn nhà đó để làm phòng y tế. Sau đó, từ năm 1994, có một sự qui định là tất cả những căn nhà nào đang được sử dụng để làm việc xã hội thì cứ sử dụng vào công việc phục vụ đó.
Mới đây, cha chính xứ Phaolô Nguyễn Thực đã đồng ý nhận mảnh đất 80 mét vuông này do chính quyền địa phương đền bù lại cho giáo xứ và từ những việc lành phúc đức mà giáo dân trong giáo xứ thường thực hiện cho người nghèo đã làm bật lên một ý tưởng: giúp trẻ em bất hạnh, khiếm thị có một chỗ ở tốt. Thế là mọi việc được chuẩn bị cho đến hôm nay mới chính thức khởi công.
Cha chánh xứ nói: “Ở thời điểm này, chúng tôi tận dụng khả năng vốn có để thực thi bác ái, người Việt Nam yêu thương người Việt Nam.”
Xây dựng một căn nhà thì dễ, nhưng để duy trì công việc bác ái nơi căn nhà đó mới là khó. Hy vọng với cộng đoàn 5.400 giáo dân, được qui tụ và sinh hoạt qua các đoàn thể sẽ là sức mạnh nội lực để giáo xứ hoàn thành và duy trì công trình bác ái này.
Một món quà mùa chay thật ý nghĩa của giáo xứ Hà Đông sẽ minh họa thêm đời sống chứng nhân của từng người giáo dân ở vùng Gò Vấp này..
Bênh vực công lý và Giáo Hội
“Ông chủ” có còn gặp rắc rối hay không là do “đầy tớ”
Alfonso Hoàng Gia Bảo
16:53 05/03/2009
“Ông chủ” có còn gặp rắc rối hay không là do “đầy tớ”
Nghe bản tin “LS Lê Trần Luật bị Công An áp giải tại phi trường Tân Sơn Nhất” do chính luật sư thuật lại trên đài Á Châu Tự Do hôm 03/3 hẳn nhiều độc giả không khỏi ngỡ ngàng và thất vọng vì cách hành xử quá sức vô lối của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Xâu chuỗi lại loạt hành động gây khó đối với Ls.Luật, từ ‘đánh phá’ văn phòng làm việc, ngăn chận quyền tự do đi lại vô cớ, lệnh triệu tập của tỉnh Ninh Thuận yêu cầu LS phải về trình diện để “giải trình” (cứ như họ là những ông chủ đang trả lương cho Ls.Luật không bằng) cho đến những cú điện thoại hăm dọa v.v… không khó lắm để nhận ra đây là cả một hệ thống chông gai được nhà cầm quyền dựng lên hòng ngăn chận bước đường khiếu kiện của tám giáo dân giáo xứ Thái Hà cùng với vị luật sư bào chữa của họ.
Đảng ta “vô can”!
Bi kịch xã hội VN ngày nay là ở chỗ mỗi khi đụng đến chính trị, ai nấy đều phải vòng vo ‘đấu trí’ với nhau “ông nói gà bà bảo vịt” rõ khổ!
Trong chuyện rắc rối của Ls.Luật, rõ ràng một bên ngăn chận không muốn anh đi Hà Nội để giúp giáo dân thưa kiện, còn luật sư làm sao anh không hiểu rõ ý nghĩa của những việc mình đang đeo đuổi, nhưng cả hai đều phải né tránh không ai dám nói thẳng với nhau về ra cái mục đích tối hậu hoàn toàn đối nghịch nhau của mình. Đó là một bên làm vì bảo vệ đảng Csvn trong lúc phiá bên kia lại muốn chống sự cai trị độc tài của đảng này.
Ở VN dường như không có chỗ cho cả cái ‘đúng’ lẫn cái ‘sai’ khi nói đến những chuyện chính trị, tất cả trao đổi chính thức giữa người dân vớichính quyền chỉ là những nhập nhằng ‘nửa sáng sáng tối’.
Nhưng nếu việc Ls.Luật chỉ mới dám ‘mấp mé’ nói với BBC đó là công việc “nhạy cảm” là chuyện hoàn toàn dễ hiểu và được mọi người thông cảm, thì hành động công khai ngăn chận quyền tự do đi lại của anh, bởi chính những con người có nhiệm vụ phải bảo vệ việc thi hành luật pháp, là điều khó có thể chấp nhận.
Có thấy những vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy, chúng ta mới thấm thiá câu “được làm vua thua làm giặc” có ý nói bản chất lươn lẹo của những kẻ có máu tham quyền cố vị là rất khó lường.
‘Làm giặc’ theo giải thích của tự điển tiếng Việt nó có nghĩa “những kẻ được tổ chức thành lực lượng vũ trang chuyên đi cướp phá, gây tai hoạ cho cả một vùng hoặc một nước”. Những hành vi trái khuấy đối với Ls.Luật cùng các cộng sự của anh tại VPLS Pháp Quyền (cũng như bao nạn nhân khác trước đó), không còn nghi ngờ gì nữa nhà cầm quyền VN nay chỉ còn là ‘lũ giặc’ đang lộng hành đối với dân lành khắp nơi.
Chỉ quen đi lối ngoằn ngèo…
Sai lầm trong chính sách mọi chính phủ trên thế giới đều có thể mắc phải chứ không riêng gì CSVN. Nhưng điều quan trọng là khả năng mắc sai lầm nhiều ít, phát hiện ra sai lầm ấy sớm hay muộn (hay chỉ đến khi bị báo chí lên án quá mới chịu nhận sai) và cuối cùng là trách nhiệm giải quyết những hệ lụy từ lỗi lầm ấy ra sao.
Trong các xã hội dân chủ, những lời xin lỗi và việc từ chức được các chính phủ và chính khách thực hiện một cách hết sức tự nhiên và nhẹ nhàng bao nhiêu thì dưới các chế độ độc tài như VN lại gian truân trắc trở bấy nhiêu.
Đã có một thời CSVN dám mạnh dạn nhân danh lý tưởng này chủ nghĩa nọ để chiếm đoạt nhà cửa, ruộng vườn và tài sản của dân chúng và các tổ chức tôn giáo. Rồi lại đến một thời họ lớn giọng ‘qui hoạch’ mượn danh nghĩa ‘lợi ích quốc gia’ để bắt chẹt dân chúng giao đất để họ đem bán cho tư bản đổi lấy hàng tỷ đôla. Nhưng nay khi phải đối mặt với những hậu quả do sai lầm của chính mình gây ra, chính quyền ấy lại mặt mày tái mét chẳng còn dám đem cái ‘hào khí cách mạng’ năm xưa ra để việc giải quyết mà lại đi mượn những lý do dối trá cùng nhiều loại thủ đoạn để giải quyết nó.
Kinh nghiệm sống dạy cho chúng ta thấy, nếu một người ‘quyền’ và ‘tiền’ còn đầy đủ nhưng gặp khó khăn lại tỏ ra lúng túng ‘lừng khừng’ chẳng bao giờ dám đưa ra nổi một quyết định nhanh chóng và đúng đắn, đó là dấu hiệu của sự mất tự tin, thì ở tầm vóc đại sự quốc gia, chính quyền một khi đã thẳng thừng chối bỏ trách nhiệm lịch sử trước dân, như CSVN từng làm với Nghị quyết 23/QH/2003 trước vấn nạn đất đai, thậm chí ngay cả đối với một việc rất nhỏ ngăn chận giáo dân kiện truyền thông nhà nước nói sai sự thật, lại là dấu hiệu thời suy tàn của chế độ ấy đang đến gần.
Trước nay chưa từng nghe nói bất cứ chính phủ nào chủ trương dập tắt hay ‘khoanh’ các nguyên nhân sâu xa gây ra bất ổn cho xã hội lại bằng các thủ đoạn mà đất nước ấy lại có thể ‘phát triển bền vững’.
Để quốc gia phát triển giàu mạnh, ‘con người’ vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Với trường hợp VN, những người có năng lực thực sự, kiến thức trong đầu họ thừa khả năng nhận ra đường lối ‘ba rọi’ nửa XHCN nửa tư bản của chính quyền hiện nay đã ‘lạc loài’ với trào lưu thế giới ra sao.
Trên VietnamNet gần đây có bài viết ‘Tản mạn về những “cái chết” không nhìn thấy’ cảnh báo Tp.Hà Nội đang tự cắt bớt lá phổi của mình khi lấy đất công viên Thống Nhất Hà Nội xây khách sạn Novotel.
Những thủ đoạn mà chính quyền đang dùng với Ls.Luật, cũng có thể xem là một kiểu hành vi dẫn đến những ‘cái chết không nhìn thấy’ khác. Bởi phải chăng chính vì những hành vi như vậy mà việc Csvn ‘rát cổ’ kêu gọi nhân tài Việt kiều đang sống ở các nước về VN xây dựng quê hương chẳng được mấy người đáp ứng? (còn những kẻ cơ hội giống cộng sản xin miễn bàn!)
Bởi làm sao những con người giỏi giang và lương thiện kia dám ‘mò’ về VN làm việc khi họ thừa biết đằng sau tấm bảng hiệu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” của chế độ csvn lại là những chiếc chông nhọn được dùng làm đang chực chờ đối phó những ai muốn vượt qua nó để biết thực hư ra sao. Những sự thật phũ phàng mà rất có thể có ngày họ phải đối mặt như Ls.Luật đang phải dương đầu.
Chỉ vì một phút nông nỗi ‘chỉ dại’ (thay vì chỉ đạo) của ‘thành quỷ’ Hà Nội (thay vì thành ủy) trong vụ Thái Hà, mà cả một hệ thống công quyền từ Bắc chí Nam phải lúng ta lúng túng đối phó với mấy ‘con kiến’ nhỏ Thái Hà, cùng vị luật sư không tấc sắt trong tay suốt tháng qua.
Rõ ràng là chính quyền đang ‘hành xác’ thuộc hạ của họ và làm khổ lụy đến cả đến dân tộc.
Sàigòn, 5/3/2009
Alfonso Hoàng Gia Bảo
Nợ như ''Chúa Chổm''
Phong Thương
17:11 05/03/2009
NỢ NHƯ "CHÚA CHỔM"
Trong những ngày khó khăn của giáo dân Thái Hà hồi năm ngoái. Các vấn đề liên đới chỉ giải quyết ở cấp quận hay cấp thành phố. Hầu như trên trung ương không thấy có ý kiến. Những người hữu quan nói rằng sự việc Thái Hà do cấp thành phố Hà Nội giải quyết.
Ngay cả sự xuất hiện của ông Trọng phó thủ tướng tại Thái Hà cũng không thấy ý kiến gì của trung ương sau đó. Cấp cao nhất mà giáo dân và tu sĩ Thái Hà được gặp gỡ là ông Vũ Hồng Khanh thuộc ủy ban nhân dân TP Hà Nội.
Nhà nước muốn giữ việc giáo dân Thái Hà đòi đất nằm trong phạm vị thành phố. Họ cho rằng đây không phải là việc đáng để trung ương can thiệp. Cũng có nghĩa họ muốn dư luận coi đây là việc không lớn lắm. Sở dĩ họ làm vậy là để bóp nghẹt cho sự việc nhỏ đi.
Có thật là trung ương không tham gia ?
Nhưng những ngày vừa qua, liến tiếp các vụ bắt bớ trái phép và vô lý của công an TP HCM đối với những người ở văn phòng luật sư Pháp Quyền của ông Lê Trần Luật đã nói lên điều gì. ?
Câu trả lời đơn giản. Tại vì ông Lê Trần Luật với tư cách luật sư, đại diện hợp pháp cho các thân chủ mình là giáo dân Thái Hà. Đi khởi kiện báo Hà Nội Mới, đài truyền hình Việt Nam 43- Nguyễn Chí Thanh –Hà Nội. Nội dung rất đơn giản là đề nghị các cơ quan trên đính chính lại hình ảnh của họ tại phiên tòa không đúng như các cơ quan truyền thông trên đã đưa.
Hình dung liên quan từ Thái Hà đến vụ bắt bớ, cản trở văn phòng ông Luật là việc đơn giản. Nhưng nếu nói Thái Hà là việc của Hà Nội, thì sao người liên quan với Thái Hà tận trong Nam lại bị sách nhiễu nặng nề đến vậy ?
Để cái vòi vươn xa đến như vậy, phải có một cái đầu của con Bạch Tuộc chỉ đạo.
Mọi việc phối hợp rất nhịp nhàng, từ thoái thác trả lời của các cơ quan đài, báo. Đến lúc cầm chắc bên trong Nam cơ quan công an đã vô hiệu hóa tự do đi lại của Lê Trần Luật. Đài, báo đồng loạt trả lời họ không đính chính gì cả. Trong cái sáng hôm Lê Trần Luật bị an ninh giữ ở sân bay phía Nam thì bà Việt cũng bị giữ tại công an phường để tường trình lại sự việc mà tòa đã xử. Tất cả những diễn biến ấy chứng minh rằng đã có một sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương, xuyên suốt từ Bắc chí Nam. Nhằm làm tan rã ý chí đòi công lý- sự thật mà nhà nước đã vay của nhân dân. Một món nợ quá lớn mà nhà nước Việt Nam từ khi hình thành đã lấy đi của nhân dân đến tận bây giờ vẫn lấy. Nay không đủ can đảm để chi trả, đành phải dùng những trò bài bây để trốn tránh chủ nợ.
Thực ra giáo dân Thái Hà chỉ là một trong muôn vàn chủ nợ, cả dân tộc Việt Nam này đều là chủ nợ của nhà nước hiện hành. Trả nợ cho một chủ nợ sẽ khiến nhiều chủ nợ khác đến đòi. Chính vậy nhà nước bằng mọi giá phải áp đảo chủ nợ nào dám đứng lên đòi thanh toán, hoặc nhà nước dùng thủ đoạn làm họ mất kiên trì quên đi món nợ đó. Nhất là khi có quyền lực và các phương tiện nắm trong tay thì việc xù nợ bằng mọi cách là điều kẻ tiểu nhân hay làm.
Chúng ta những giáo dân Thái Hà với niềm tin vào công lý, những cộng sự và luật sư anh dũng, những tri thức quan tâm đến vận mệnh dân tộc. Cần phải nỗ lực sát cánh trong việc đòi món nợ công lý- sự thật này. Chúng ta đòi hoàn toàn không phải mục tiêu người ta hoàn nợ cho chúng ta, bởi chúng ta biết người ta đã hoàn toàn mất khả năng chi trả và không hề muốn trả. Chúng ta đòi vì một ý nghĩ sâu xa hơn, tốt đẹp hơn cho đất nước, dân tộc này là – không cho phép họ đừng lấy thêm gì của nhân dân nữa.
Những văn bản trả lời của các cơ quan nhà nước như Tòa Án, Báo, Đài khiến chúng ta hình dung tới một vị lãnh đạo trong lịch sử là Chúa Chổm. Sau khi mắc nợ nhiều quá không trả được nhân dân bèn dùng đến quyền lực để đánh bài cùn. Ra lệnh Cấm Chỉ. Tức là những người đòi nợ Chúa buộc phải dừng lại ở chỗ đó. Phố Cấm Chỉ ngay nay vẫn còn trên bản đồ Hà Nội, là bài học đắt giá cho hậu thế về việc cho giai cấp thống trị vay mượn.
Trong những ngày khó khăn của giáo dân Thái Hà hồi năm ngoái. Các vấn đề liên đới chỉ giải quyết ở cấp quận hay cấp thành phố. Hầu như trên trung ương không thấy có ý kiến. Những người hữu quan nói rằng sự việc Thái Hà do cấp thành phố Hà Nội giải quyết.
Ngay cả sự xuất hiện của ông Trọng phó thủ tướng tại Thái Hà cũng không thấy ý kiến gì của trung ương sau đó. Cấp cao nhất mà giáo dân và tu sĩ Thái Hà được gặp gỡ là ông Vũ Hồng Khanh thuộc ủy ban nhân dân TP Hà Nội.
Nhà nước muốn giữ việc giáo dân Thái Hà đòi đất nằm trong phạm vị thành phố. Họ cho rằng đây không phải là việc đáng để trung ương can thiệp. Cũng có nghĩa họ muốn dư luận coi đây là việc không lớn lắm. Sở dĩ họ làm vậy là để bóp nghẹt cho sự việc nhỏ đi.
Có thật là trung ương không tham gia ?
Nhưng những ngày vừa qua, liến tiếp các vụ bắt bớ trái phép và vô lý của công an TP HCM đối với những người ở văn phòng luật sư Pháp Quyền của ông Lê Trần Luật đã nói lên điều gì. ?
Câu trả lời đơn giản. Tại vì ông Lê Trần Luật với tư cách luật sư, đại diện hợp pháp cho các thân chủ mình là giáo dân Thái Hà. Đi khởi kiện báo Hà Nội Mới, đài truyền hình Việt Nam 43- Nguyễn Chí Thanh –Hà Nội. Nội dung rất đơn giản là đề nghị các cơ quan trên đính chính lại hình ảnh của họ tại phiên tòa không đúng như các cơ quan truyền thông trên đã đưa.
Hình dung liên quan từ Thái Hà đến vụ bắt bớ, cản trở văn phòng ông Luật là việc đơn giản. Nhưng nếu nói Thái Hà là việc của Hà Nội, thì sao người liên quan với Thái Hà tận trong Nam lại bị sách nhiễu nặng nề đến vậy ?
Để cái vòi vươn xa đến như vậy, phải có một cái đầu của con Bạch Tuộc chỉ đạo.
Mọi việc phối hợp rất nhịp nhàng, từ thoái thác trả lời của các cơ quan đài, báo. Đến lúc cầm chắc bên trong Nam cơ quan công an đã vô hiệu hóa tự do đi lại của Lê Trần Luật. Đài, báo đồng loạt trả lời họ không đính chính gì cả. Trong cái sáng hôm Lê Trần Luật bị an ninh giữ ở sân bay phía Nam thì bà Việt cũng bị giữ tại công an phường để tường trình lại sự việc mà tòa đã xử. Tất cả những diễn biến ấy chứng minh rằng đã có một sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương, xuyên suốt từ Bắc chí Nam. Nhằm làm tan rã ý chí đòi công lý- sự thật mà nhà nước đã vay của nhân dân. Một món nợ quá lớn mà nhà nước Việt Nam từ khi hình thành đã lấy đi của nhân dân đến tận bây giờ vẫn lấy. Nay không đủ can đảm để chi trả, đành phải dùng những trò bài bây để trốn tránh chủ nợ.
Thực ra giáo dân Thái Hà chỉ là một trong muôn vàn chủ nợ, cả dân tộc Việt Nam này đều là chủ nợ của nhà nước hiện hành. Trả nợ cho một chủ nợ sẽ khiến nhiều chủ nợ khác đến đòi. Chính vậy nhà nước bằng mọi giá phải áp đảo chủ nợ nào dám đứng lên đòi thanh toán, hoặc nhà nước dùng thủ đoạn làm họ mất kiên trì quên đi món nợ đó. Nhất là khi có quyền lực và các phương tiện nắm trong tay thì việc xù nợ bằng mọi cách là điều kẻ tiểu nhân hay làm.
Chúng ta những giáo dân Thái Hà với niềm tin vào công lý, những cộng sự và luật sư anh dũng, những tri thức quan tâm đến vận mệnh dân tộc. Cần phải nỗ lực sát cánh trong việc đòi món nợ công lý- sự thật này. Chúng ta đòi hoàn toàn không phải mục tiêu người ta hoàn nợ cho chúng ta, bởi chúng ta biết người ta đã hoàn toàn mất khả năng chi trả và không hề muốn trả. Chúng ta đòi vì một ý nghĩ sâu xa hơn, tốt đẹp hơn cho đất nước, dân tộc này là – không cho phép họ đừng lấy thêm gì của nhân dân nữa.
Những văn bản trả lời của các cơ quan nhà nước như Tòa Án, Báo, Đài khiến chúng ta hình dung tới một vị lãnh đạo trong lịch sử là Chúa Chổm. Sau khi mắc nợ nhiều quá không trả được nhân dân bèn dùng đến quyền lực để đánh bài cùn. Ra lệnh Cấm Chỉ. Tức là những người đòi nợ Chúa buộc phải dừng lại ở chỗ đó. Phố Cấm Chỉ ngay nay vẫn còn trên bản đồ Hà Nội, là bài học đắt giá cho hậu thế về việc cho giai cấp thống trị vay mượn.
Văn Hóa
Kính dâng hương hồn đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng: Tình Cha
Phạm Bắc Hải
02:35 05/03/2009
Kính dâng Hương Hồn Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
TÌNH CHA
“ Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa “
Thánh Phaolô cùng Thánh Cả Giuse,
Gương sống động Đức Tin nơi Thượng Đế,
Tính khiêm nhường, phó thác vào Cha chung.
Huy hiệu trên ý nghĩa trọn muôn phần,
Theo Cha suốt đường đời nơi dương thế,
Lòng trung tín bởi Đức Tin như thép,
Ý kiêm nhường, phó thác tự lòng yêu.
Chọn bước đường làm mục tử chăn chiên,
Cha yêu Chúa thương mọi Người Cha gặp,
Giúp tha nhân, đào tạo lớp trẻ luôn,
Nên men muối trong cuộc đời lữ thứ.
Bao năm sống miệt mài làm nhân chứng,
Giữa phong ba tù ngục khắp non sông,
Cha dương cao lửa Mến Chúa Tin Mừng,
Truyền trao lại thế hệ sau nối tiếp.
Đời sống Cha đẹp như đóa sen trinh,
Đem tô điểm cho đời Người thêm phước,
Là bảo chứng bởi Tình Yêu Thiên Chúa,
Chúa rước về Quê Phúc Thật trường sinh.
Hưởng đời Hạnh Phúc bên lòng Chúa
Cha nhớ cầu bầu Chúa dũ thương
Ban ơn Thánh Hóa muôn Người
Sống đời tìm kiếm Tình Yêu Chúa Trời.
TÌNH CHA
“ Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa “
Thánh Phaolô cùng Thánh Cả Giuse,
Gương sống động Đức Tin nơi Thượng Đế,
Tính khiêm nhường, phó thác vào Cha chung.
Huy hiệu trên ý nghĩa trọn muôn phần,
Theo Cha suốt đường đời nơi dương thế,
Lòng trung tín bởi Đức Tin như thép,
Ý kiêm nhường, phó thác tự lòng yêu.
Chọn bước đường làm mục tử chăn chiên,
Cha yêu Chúa thương mọi Người Cha gặp,
Giúp tha nhân, đào tạo lớp trẻ luôn,
Nên men muối trong cuộc đời lữ thứ.
Bao năm sống miệt mài làm nhân chứng,
Giữa phong ba tù ngục khắp non sông,
Cha dương cao lửa Mến Chúa Tin Mừng,
Truyền trao lại thế hệ sau nối tiếp.
Đời sống Cha đẹp như đóa sen trinh,
Đem tô điểm cho đời Người thêm phước,
Là bảo chứng bởi Tình Yêu Thiên Chúa,
Chúa rước về Quê Phúc Thật trường sinh.
Hưởng đời Hạnh Phúc bên lòng Chúa
Cha nhớ cầu bầu Chúa dũ thương
Ban ơn Thánh Hóa muôn Người
Sống đời tìm kiếm Tình Yêu Chúa Trời.
Lời nguyện dâng Nữ Vương Công Lý
Hiền Thạch
16:23 05/03/2009
LỜI NGUYỆN DÂNG NỮ VƯƠNG CÔNG LÝ
Kính tặng Đồng Bào Việt Nam-Mùa chay 2009
Quỳ lạy Mẹ! Mẹ: NỮ-VƯƠNG-CÔNG-LÝ
Dân Việt Nam đang nguy khốn trăm bề
Nầy sự thật công bình và nhân vị...
Băm bốn năm càng. .. chập choạng hoang mê !!
Từ Thái Hà thắp nến cầu công lý
Và chúng con như đom đóm đêm hè
Mẹ đã đến! soi sáng nhiều kỳ bí
Đem niềm tin san lấp nỗi nhiêu khê
Mẹ! Mẹ ơi! có những điều không thể
Đã biến thành điều hiện-thực-siêu-linh
Chính là Mẹ thông công ơn cứu thế
Cho chúng con nhiều ân phúc tràn trề
Khắp muôn phương chúng con tìm về Mẹ
Mẹ-Công-Lý: Mẹ linh địa Thái Hà
Mẹ-là-của mọi giai tầng, già trẻ
Thân nhọc nhằn hồn khắc khoải, thiết tha
Mẹ-Công-Lý ! Mẹ chiến thắng tất cả
Dẫu hôm nay chúng giáng đòn quỷ ma
Xử chúng con như trứng chọi vào đá
Vẫn kiên trung, vẫn tín thác nguyện ca
Quỳ lạy Mẹ ! giữa xã-hội-hoang-địa
Nay chúng con như CON MẸ ngày xưa
Từ phủ dụ đến khiêu khích, hù dọa...
Chúng bủa vây, khũng bố. .. chẳng buông tha!!
Hướng về Mẹ ! Mẹ: NỮ-VƯƠNG-CÔNG-LÝ
Toàn Giáo Hội tâm tịnh bước vào chay
Trông cậy Mẹ là cội nguồn nhiệm ý
Cứu chúng con trước tà lực đọa đầy. Amen
Kính tặng Đồng Bào Việt Nam-Mùa chay 2009
Quỳ lạy Mẹ! Mẹ: NỮ-VƯƠNG-CÔNG-LÝ
Dân Việt Nam đang nguy khốn trăm bề
Nầy sự thật công bình và nhân vị...
Băm bốn năm càng. .. chập choạng hoang mê !!
Từ Thái Hà thắp nến cầu công lý
Và chúng con như đom đóm đêm hè
Mẹ đã đến! soi sáng nhiều kỳ bí
Đem niềm tin san lấp nỗi nhiêu khê
Mẹ! Mẹ ơi! có những điều không thể
Đã biến thành điều hiện-thực-siêu-linh
Chính là Mẹ thông công ơn cứu thế
Cho chúng con nhiều ân phúc tràn trề
Khắp muôn phương chúng con tìm về Mẹ
Mẹ-Công-Lý: Mẹ linh địa Thái Hà
Mẹ-là-của mọi giai tầng, già trẻ
Thân nhọc nhằn hồn khắc khoải, thiết tha
Mẹ-Công-Lý ! Mẹ chiến thắng tất cả
Dẫu hôm nay chúng giáng đòn quỷ ma
Xử chúng con như trứng chọi vào đá
Vẫn kiên trung, vẫn tín thác nguyện ca
Quỳ lạy Mẹ ! giữa xã-hội-hoang-địa
Nay chúng con như CON MẸ ngày xưa
Từ phủ dụ đến khiêu khích, hù dọa...
Chúng bủa vây, khũng bố. .. chẳng buông tha!!
Hướng về Mẹ ! Mẹ: NỮ-VƯƠNG-CÔNG-LÝ
Toàn Giáo Hội tâm tịnh bước vào chay
Trông cậy Mẹ là cội nguồn nhiệm ý
Cứu chúng con trước tà lực đọa đầy. Amen
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Mơ Trẻ Thơ
Thanh Phong
17:28 05/03/2009
GIẤC MƠ TRẺ THƠ
Ảnh của Thanh Phong
Con mơ thấy con về bên Mẹ
Bỏ hết sau lưng những chuỗi ngày
Gian truân, buồn bã trên đất khách
Tìm lại ấm êm của thuở nào.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cơ Thể Tôi Rạng Rỡ Lên
Lm. Trần Cao Tường
17:31 05/03/2009
Cơ Thể Tôi Rạng Rỡ Lên
Ảnh của Cao Tường (trong sa mạc Arizona)
"Tất cả chúng ta, mặt không màn che, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương;
như vậy, chúng ta được biến hình đổi dạng nên giống cũng một hình ảnh đó,
ngày càng trở nên rạng rỡ hơn theo tác động của Thần Khí Chúa."
(2Cor 3:18)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền