Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Tro lo cõi lòng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
01:32 04/03/2022
LỄ TRO LO CÕI LÒNG
Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro nói nhiều về Lòng: Lòng Chúa lòng con.
1. Hết lòng trở về. Bài Đọc 1 mời gọi chúng ta hết lòng trở về cùng Chúa bằng câu nói giàu hình ảnh “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.” Sám hối là hết lòng trở về cùng Chúa.
2. Lòng Chúa thương xót. Bài Đọc 1 diễn tả lòng Chúa “từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương.” Bài Đáp Ca làm nổi bật hình ảnh một Thiên Chúa luôn tỏ lòng nhân hậu thương xót bằng việc rộng lòng tha thứ xóa sạch mọi tội lỗi cho dân Người.
3. Lòng con thay đổi. Câu Tung hô Tin Mừng kêu gọi “anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa.” Hãy thay đổi cứng lòng thành mềm lòng và mở lòng, để Chúa biến đổi chúng ta từ lòng chai dạ đá thành lòng ngay dạ thẳng, lòng tội lỗi thành lòng trong trắng, lòng bất trung thành lòng chung thủy, lòng xác thịt thành lòng đầy Thần Khí.
4. Chúa thấu lòng thành. Bài Tin Mừng nhấn mạnh Thiên Chúa là Cha thấu suốt những gì kín đáo trong lòng. Vì vậy, khi làm phúc, cầu nguyện, ăn chay, thì hãy làm thật lòng, làm với tất cả lòng thành chứ không phô trương hình thức bề ngoài.
Tin yêu Chúa, tin yêu nhau thực sự thì rất cần một tấm lòng thành để sống hết lòng và thật lòng. Thế nên, Lễ Tro là dịp để lo cõi lòng mình. Amen.
Ngày 05/03: Vị Lương Y tốt lành - Suy Niệm: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:29 04/03/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su trông thấy một người thu thuế, tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người.
Ông Lê-vi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài. Những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Đức Giê-su đáp lại họ rằng: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”
Đó là lời Chúa
Bền gan chiến đấu đến cùng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
03:52 04/03/2022
Vô vàn cám dỗ phát xuất từ tiền tài, danh vọng, địa vị chức quyền, lạc thú… vây bọc quanh ta và liên tục tấn công từ mọi phía.
Cám dỗ rất mạnh mẽ
Cám dỗ có thể từ bên ngoài thâm nhập vào con người qua các giác quan.
Cám dỗ cũng ẩn sâu trong cõi lòng và tác động từ bên trong như tham lam, kiêu căng, giận hờn, ghen ghét…
Cám dỗ xô đẩy con người xuống vực sâu tội lỗi bằng hai lực: lực kéo và lực đẩy, vừa lôi kéo từ bên ngoài vừa thúc đẩy từ bên trong; vì thế, con người khó lòng chống cự nổi.
Thế là con người phải luôn luôn đương đầu với vô vàn cám dỗ mạnh mẽ có sức hủy diệt nhân cách và phẩm chất của mình.
Cám dỗ rất đáng sợ
Cám dỗ có thể xui khiến con cái giết cha mẹ để chiếm đoạt tiền bạc, có thể khiến anh em một nhà chia rẽ xích mích vì tranh chấp đất đai tài sản, biến những công chức thanh liêm trở thành quan tham, thậm chí có thể biến những nhà tu hành thành người bất chính…
Cám dỗ có thể biến đổi người lương thiện trở thành những tên đạo tặc, cướp của giết người;
Cám dỗ có thể khiến nhiều tuổi thơ trong trắng sớm trở thành người hư hỏng sa đọa, biến người hiền lành trở nên độc ác…
Khủng khiếp nhất là cám dỗ có thể biến các lãnh tụ độc tài tham lam trở thành những tên xâm lược, sẵn sàng thí bỏ hàng triệu sinh mạng con người để củng cố quyền lực và xâm chiếm tài nguyên.
Cám dỗ không buông tha bất cứ ai
Cám dỗ không chừa bất cứ ai. Các môn đệ Chúa Giê-su ngày xưa cũng bị cám dỗ ngồi bên tả, bên hữu chiếc ngai vàng mà họ tưởng là Thầy Giê-su sắp chiếm lấy (Mc 10,37).
Ngay cả Chúa Giê-su cũng không thoát khỏi những cơn cám dỗ trong cuộc đời. Mặc dầu Ngài thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Ngài cũng hoàn toàn là con người như chúng ta, nên "cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Do-thái 4,15).
Bài Tin mừng hôm nay đề cập đến ba cơn cám dỗ Chúa Giê-su phải chịu trong hoang địa.
Cám dỗ thứ nhất là sử dụng quyền lực thần linh để biến đá thành cơm bánh (Lc 4,3).
Cám dỗ thứ hai là làm vua toàn thế giới, “toàn quyền cai trị các nước thiên hạ cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này” (Lc 4, 5-7). Cám dỗ nầy còn được lặp lại khi dân chúng muốn tôn Chúa Giê-su làm vua (Gioan 6,15).
Cám dỗ thứ ba là dùng quyền phép để thu phục nhân tâm, chẳng hạn như đứng trên “nóc Đền thờ Giê-ru-sa-lem rồi gieo mình xuống” an toàn, khiến cho mọi người khâm phục và tin theo (Lc 4, 9-11).
Dù bị cám dỗ về mọi mặt y như chúng ta, nhưng Chúa Giê-su không bao giờ thua trận. Ngài chiến thắng tất cả mọi thứ cám dỗ cách vẻ vang.
Tỉnh thức và cầu nguyện cho khỏi cơn cám dỗ
Vì cám dỗ có thể đến từ mọi phía nên chúng ta phải luôn tỉnh táo để không bị chúng bất thần xông tới hủy diệt chúng ta.
Vì cám dỗ có tính cách trường kỳ, chỉ chấm dứt khi con người tắt thở nên chúng ta phải thường xuyên rèn luyện để có thể bền gan chiến đấu đến cùng.
Vì cám dỗ có thể hủy diệt những phẩm chất cao đẹp của con người và biến người ta thành nô lệ cho dục vọng đen tối, cho bản năng hư hèn… nên chúng ta phải luôn cầu nguyện xin Chúa giúp sức, không để cho mình ngã gục.
Lạy Chúa Giê-su,
Khi bị cám dỗ trong hoang địa, Chúa đã vận dụng lời Kinh thánh như một vũ khí lợi hại để chiến đấu và chiến thắng. Xin cho chúng con noi gương Chúa, siêng năng suy niệm Lời Chúa hằng ngày, để Lời Chúa trở nên vũ khí bảo vệ và che chở chúng con khi phải đối mặt với bao cám dỗ trong cuộc đời. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Sa Mạc Nội Tâm
Lm Vũđình Tường
05:31 04/03/2022
Không ai tránh khỏi cám dỗ. Cám dỗ xảy ra hàng ngày và dưới nhiều dạng thức khác nhau. Khi thì cám dỗ núp bóng hào quang, danh vọng trần thế. Lúc khác, cám dỗ núp dưới hình thức, bề ngoài xem ra có vẻ tốt lành, thánh thiện. Thực chất bên trong là hành động kiêu căng, tự phụ, kiêu ngạo. Cám dỗ là cuộc chiến nội tâm giữa hai í muốn. Một là chiều theo dục vọng thân xác, hai là quyết tâm theo đường tâm linh. Chiều theo dục vọng, tham muốn thân xác là con đường ma quỉ dụ dỗ con người theo chúng. Quyết tâm, phấn đấu đi theo con đường tâm linh chính là đi theo đường lối Chúa. Ma quỉ cám dỗ Đức Kitô ba lần. Cả ba lần chúng đều bắt đầu và Đức Kitô đáp trả lại chúng.
Nhận đầy ơn Thánh Thần, và Thánh Thần hướng dẫn Đức Kitô vào samạc chay tịnh bốn mươi đêm ngày. Suốt thời gian đó Ngài không ăn gì. Ma quỉ đến cám dỗ Đức Kitô. Bởi Đức Kitô và Thánh Thần cùng chung bản tính nên í nghĩ của Đức Kitô cũng là í nghĩa của Thánh Thần; và í nghĩ của Thánh Thần cũng là í nghĩ của chính Đức Kitô. Theo tinh thần đó, Thánh Thần hướng dẫn Đức Kitô vào samạc cũng chính là do Đức Kitô tự chọn sống trong hoang địa. Trong thời gian này Đức Kitô trải qua hai kinh nghiệm lớn. Kinh nghiệm thứ nhất, Ngài chay tịnh bốn mươi đêm ngày không ăn gì thẩm định mức chịu đựng giẻo dai, bền bỉ của thân xác. Điều này minh chứng một lần nữa khi Đức Kitô vác thập giá lên đồi Can vê. Kinh nghiệm thứ hai bao gồm ba lần ma quỉ cám dỗ. Mỗi một cám dỗ ma quỉ chú trọng tấn công một trong Ba Ngôi Thiên Chúa.
Cám dỗ thứ nhất ma quỉ nhắm đến Ngôi Cha, chúng mong tạo nên sự ngờ vực về tình yêu không gì làm sứt mẻ tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa con. Cám dỗ thứ hai ma quỉ tấn công chính Đức Kitô khi chúng kêu gọi Ngài hãy chọn cuộc sống tự lập, độc lập, không để bị lệ thuộc vào Chúa Cha. Cám dỗ thứ ba ma quỉ chú tâm tấn công Thánh Thần Thiên Chúa. Chúng đặt vấn đề liệu Thánh Thần Chúa còn năng động như từng loan báo.
Đáp lại cám dỗ thứ nhất về mối liên hệ bất khả phân li giữa Chúa Cha, Chúa Con. Ma quỷ nêu nghi vấn nếu Chúa Cha yêu thương Chúa Con sao Ngài có thể 'bỏ rơi' Chúa Con một mình trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi hoang địa suốt thời gian dài bốn mươi đêm ngày, không hề thăm nuôi. Đức Kitô đáp lại, ma quỉ không có lòng mến, không biết tình yêu Thiên Chúa nên ma quỉ rất mù mờ về tình yêu Thiên Chúa. Đức Kitô nói rõ cho ma quỉ biết. Ma quỉ chỉ biết lo cho cái bụng phệ, cái bao tử. Có phải bao tử no đầy, dạ ắp thực phẩm mang lại hạnh phúc chăng? Nhiều người no dạ, nhưng giấc ngủ chập chờn. Nghe tiếng động cũng lo, nghe tim mình đập loạn xạ vì tâm bất an, tinh thần hoảng loạn, lương tâm cấu xé. Thực tế, về phương diện vật chất, thân xác Đức Kitô đói rét. Về phương diện tâm linh Đức Kitô hoàn toàn no thoả. Kinh Thánh ghi: 'Đức Kitô được đầy Thánh Thần' Lc 4:1. Được đầy Thánh Thần cùng nghĩa no thoả, không thiếu thốn chi, và cũng không lo lắng gì, dù có sống một mình trong hoang địa cũng an tâm. Chính Đức Kitô xác nhận khi Ngài đáp lại ma quỉ 'Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra' Mt 4:4
Đức Kitô sống bằng Lời Chúa là Lời ban sức sống siêu nhiên. Sức sống siêu nhiên ban cho con tim bình an, tâm hồn thanh thản, tâm trí an vui, cõi lòng yêu mến thiết tha. Đức Kitô mặc khải sức sống siêu nhiên tốt hơn ngàn lần cơm bánh trần gian.
Ma quỉ không hề biết xấu hổ, mắc cở. Chúng tiếp tục mặt trơ, mày đá cám dỗ tiếp. Lần này chúng mời gọi Đức Kitô sống tinh thần độc lập. Nói rõ hơn là tính chia rẽ tình Cha Con. Ma qủi đưa lời mời gọi Đức Kitô sống tự lập, làm vua một vương quốc riêng biệt, tách rời khỏi Chúa Cha. Ma quỉ hứa chúng sẽ giúp Đức Kitô thực hiện được í định đó. Ma quỉ hứa cho Đức Kitô vinh quang và vương quyền trần thế làm gia nghiệp nếu Ngài quì thần phục chúng. Khi hứa điều này ma quỉ đã vô tình vạch trần, để lộ chân tướng gian xảo, bản tính quỉ quyệt dối trá của chúng. Ma quỉ là sư phụ của mọi giảo hoạt, gian trá, lừa dối. Thứ nhất chúng nói mọi vinh quang trần thế và vương quyền trần gian ban cho chúng. Ai ban, chúng nói trống không. Chúng không thể nêu rõ danh tính ai ban cho chúng. Thứ hai, trái đất và mọi sự tốt lành đều do Chúa tạo thành. Ma quỉ không hề có khả năng làm điều đó. Chúng không có quyền hứa cho những gì không thuộc về chúng. Như thế những lời hứa kia đều là trống rỗng, vô căn cứ bởi chúng không thể cho những gì chúng không có. Có lần Philatô kiêu căng nói với Đức Kitô:
'Ông không biết tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao? Đức Kitô đáp: 'Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu trời chẳng ban cho Ngài'. Gn 19:10-11.
Điều trên xác định một sự thật mọi sự ta có dù vật chất hay quyền hành đều do trời ban. Sống phụ lòng trời ban sẽ không tránh khỏi trách nhiệm trời ban.
Sau ba lần cám dỗ
'ma quỉ thất bại bỏ đi, và hứa sẽ trở lại ở thời điểm khác, chờ đợi thời cơ Lk 4:13.
Có lẽ thời cơ chính là lúc Đức Kitô đáp lại Philatô khi ông chất vấn Đức Kitô. Một lần nữa Đức Kitô khẳng khái đáp của cải, danh vọng trần gian Ngài đều không muốn.
'Nước tôi không thuộc về thế gian này' Gn 18:36
Cám dỗ thứ ba, ma quỉ thách Đức Kitô nhảy xuống từ đỉnh nóc đền thờ xem Thánh Thần có đến cứu Ngài không. Làm thế nào để chứng minh điều gì đó đang hoạt động. Đức Kitô nhận đầy ơn Thánh Thần sau khi Ngài nhận Phép Rửa từ Gioan tại sông Giođan. Đức Kitô được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa. Thánh Thần luôn hoạt động trong Ngài. Cũng không cần phải minh chứng Thiên Tính của Đức Kitô. Ngài là Con Thiên Chúa, Ngôi Hai Thiên Chúa. Sự thật trên không phải để minh chứng, làm sáng tỏ mà để tin và nhận sự sống Ngài ban. Hai lần Chúa Cha loan báo niềm tin đó. Lần thứ nhất sau khi nhận phép rửa, Đức Kitô lên khỏi bờ liền có tiếng từ trời cao loan báo:
'Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con' Lc 3:22.
Lần thứ hai xảy ra trên núi thánh trong ngày Đức Kitô biến hình:
'Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người'. Lc 9:35
Ma quỉ thích trình diễn. Chúng lấy lời Kinh Thánh thách Đức Kitô. Thực ra chúng biết rất ít về Kinh Thánh. Ba lần cám dỗ, Đức Kitô dùng Kinh Thánh đáp lại chúng. Ma quỉ dùng Kinh Thánh có một lần duy nhất, lần cám dỗ thứ ba, chúng dùng Kinh Thánh để tỏ ra chúng cũng biết Kinh Thánh. Dùng một đoạn Kinh Thánh để tranh biện, lí luận mong thắng khi cãi lí cho biết không có lòng kính trọng và tin lời Kinh Thánh. Đức Kitô hoàn toàn đặt tin tưởng vào sức mạnh Lời Chúa. Ngài thực sự, thành tâm yêu mến và tin Lời Chúa.
Đức Kitô dậy Kitô hữu đừng ỉ vào sức mình, tài trí mình, nhưng hãy dùng sức mạnh lời Chúa chống lại các cám dỗ. Mùa chay giúp Kitô hữu nhìn vào con tim mình nhận ra sai trái cần hoán cải, sửa đổi. Chuẩn bị con tim trong sạch, xứng đáng nơi ơn Chúa ngự trị
TiengChuong.org
Wilderness From Within
No one can escape temptation. It happens to everyone and happens daily and indifferent forms. Temptation often disguises itself in the form of power and material gain. Other times, it is hidden in something that appears to be good and holy. Temptation is a spiritual battle of two wills: one is the will of the flesh and the other is the will of the Holy Spirit. The Devil represents the way of the flesh, and the Spirit represents God's way. When we choose to follow the way of the flesh, we follow the way of the Devil. When we choose to follow the way of the Spirit, we follow God's way. The Devil initiated and Jesus replied to all three temptations.
Filled with the Spirit, Jesus was led by the Spirit through the wilderness where He was fasting for forty days and was temped. Because Jesus and the Spirit shared the same substance, what Jesus thought was also of the Spirit, and what the Spirit thought was also of Jesus. In that sense, Jesus allowed Himself to be tested. He took two important exercises in the wilderness. The first exercise, Jesus ate nothing for forty days for His physical strength and resilience. The second exercise, Jesus showed that He was whole- heartedly devoted in love to God, the Father.
At the second exercise, the Devil tempted Jesus three times; the Devil aimed each temptation to attack one person of the Holy Trinity. The first temptation the Devil casted some doubt on the unbreakable relationship the Father and the Son. The second temptation the Devil focused on Jesus Himself, self-reliance, and the third temptation the Devil tested the role of the Spirit.
At the first temptation, the Devil raised doubt about God's love for Jesus. What kind of love was such that the Father would leave His only Son in a hostile wilderness environment for forty days without food? Jesus' response was something like: you had no love for God and knew not of God's love. Jesus had no food for the body, but had an abundance of God's love. God's Spirit was with Him all the time. The text said 'Filled with the Holy Spirit....was led by the Spirit' Lk 4:1. Jesus told the Devil that God fed Him with God's Word and that was far more superior to the food the world offers.
'One does not live by food alone, but by every word that comes from the mouth of God' Mt 4:4
The Devil knew no shame. He insisted even more by proposing the idea of Jesus living independently from the Father- Be on your own; have your own kingdom yourself. He promised to give Jesus all worldly glory and the kingdoms of the earth if Jesus worshipped him. This temptation revealed the true identity of the Devil, that he was the master of all lies. First, the Devil didn't create the world. God created the world and all good things in it. The Devil could not take what belonged to God and give it to Jesus. That was an empty promise. Second, the Devil claimed the kingdoms of the world were given to him. But by whom, he couldn't name the donor. After three failed attempts, 'the Devil left Jesus to return at the appointed time' Lk 4:13. May be the appointed time happened at the trial of Jesus when Jesus replied to Pilate that 'My kingdom does not belong to this world. Jn 18:36. Again Jesus said no to the world's glory and power.
The third temptation, the Devil challenged Jesus to jump off from the peak of the Temple to see whether the Spirit was at work. How can one prove a thing that was already at work? The Spirit was already given to Jesus at His baptism. The Spirit led Jesus to enter the wilderness. The Spirit was already with Jesus. Further, there was no need for Jesus to prove His true identity. He is truly God's only Son and that is for everyone, not to test or seek clarification, but to believe. Twice the Father confirmed Jesus' identity. 'This is my Son the Beloved, my favour rest on Him Lk 3:22'. This happened after John baptised Jesus at the Jordan River. The second time happened up on the mountain at the Transfigured of Jesus. 'This is my Son, whom I have chosen, listen to Him' Lk 9:35.
The Devil loved to show off by quoting the Scripture. They knew very little of the Scripture. Jesus quoted the Scripture in responding to every single temptation, while the Devil quoted the Scripture only once, the third temptation. His fragmented method of quoting the Scripture to score points to show that he did not believe and had no love for the Scripture. Jesus loved the Scripture and also believed in the Scripture.
Jesus showed us to how resist temptation by not relying on our own strength, but that we are better when dependent on God's power. Lent is the time for us look deep into our heart and see what needs to be removed and make room for God's love.
Nhận đầy ơn Thánh Thần, và Thánh Thần hướng dẫn Đức Kitô vào samạc chay tịnh bốn mươi đêm ngày. Suốt thời gian đó Ngài không ăn gì. Ma quỉ đến cám dỗ Đức Kitô. Bởi Đức Kitô và Thánh Thần cùng chung bản tính nên í nghĩ của Đức Kitô cũng là í nghĩa của Thánh Thần; và í nghĩ của Thánh Thần cũng là í nghĩ của chính Đức Kitô. Theo tinh thần đó, Thánh Thần hướng dẫn Đức Kitô vào samạc cũng chính là do Đức Kitô tự chọn sống trong hoang địa. Trong thời gian này Đức Kitô trải qua hai kinh nghiệm lớn. Kinh nghiệm thứ nhất, Ngài chay tịnh bốn mươi đêm ngày không ăn gì thẩm định mức chịu đựng giẻo dai, bền bỉ của thân xác. Điều này minh chứng một lần nữa khi Đức Kitô vác thập giá lên đồi Can vê. Kinh nghiệm thứ hai bao gồm ba lần ma quỉ cám dỗ. Mỗi một cám dỗ ma quỉ chú trọng tấn công một trong Ba Ngôi Thiên Chúa.
Cám dỗ thứ nhất ma quỉ nhắm đến Ngôi Cha, chúng mong tạo nên sự ngờ vực về tình yêu không gì làm sứt mẻ tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa con. Cám dỗ thứ hai ma quỉ tấn công chính Đức Kitô khi chúng kêu gọi Ngài hãy chọn cuộc sống tự lập, độc lập, không để bị lệ thuộc vào Chúa Cha. Cám dỗ thứ ba ma quỉ chú tâm tấn công Thánh Thần Thiên Chúa. Chúng đặt vấn đề liệu Thánh Thần Chúa còn năng động như từng loan báo.
Đáp lại cám dỗ thứ nhất về mối liên hệ bất khả phân li giữa Chúa Cha, Chúa Con. Ma quỷ nêu nghi vấn nếu Chúa Cha yêu thương Chúa Con sao Ngài có thể 'bỏ rơi' Chúa Con một mình trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi hoang địa suốt thời gian dài bốn mươi đêm ngày, không hề thăm nuôi. Đức Kitô đáp lại, ma quỉ không có lòng mến, không biết tình yêu Thiên Chúa nên ma quỉ rất mù mờ về tình yêu Thiên Chúa. Đức Kitô nói rõ cho ma quỉ biết. Ma quỉ chỉ biết lo cho cái bụng phệ, cái bao tử. Có phải bao tử no đầy, dạ ắp thực phẩm mang lại hạnh phúc chăng? Nhiều người no dạ, nhưng giấc ngủ chập chờn. Nghe tiếng động cũng lo, nghe tim mình đập loạn xạ vì tâm bất an, tinh thần hoảng loạn, lương tâm cấu xé. Thực tế, về phương diện vật chất, thân xác Đức Kitô đói rét. Về phương diện tâm linh Đức Kitô hoàn toàn no thoả. Kinh Thánh ghi: 'Đức Kitô được đầy Thánh Thần' Lc 4:1. Được đầy Thánh Thần cùng nghĩa no thoả, không thiếu thốn chi, và cũng không lo lắng gì, dù có sống một mình trong hoang địa cũng an tâm. Chính Đức Kitô xác nhận khi Ngài đáp lại ma quỉ 'Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra' Mt 4:4
Đức Kitô sống bằng Lời Chúa là Lời ban sức sống siêu nhiên. Sức sống siêu nhiên ban cho con tim bình an, tâm hồn thanh thản, tâm trí an vui, cõi lòng yêu mến thiết tha. Đức Kitô mặc khải sức sống siêu nhiên tốt hơn ngàn lần cơm bánh trần gian.
Ma quỉ không hề biết xấu hổ, mắc cở. Chúng tiếp tục mặt trơ, mày đá cám dỗ tiếp. Lần này chúng mời gọi Đức Kitô sống tinh thần độc lập. Nói rõ hơn là tính chia rẽ tình Cha Con. Ma qủi đưa lời mời gọi Đức Kitô sống tự lập, làm vua một vương quốc riêng biệt, tách rời khỏi Chúa Cha. Ma quỉ hứa chúng sẽ giúp Đức Kitô thực hiện được í định đó. Ma quỉ hứa cho Đức Kitô vinh quang và vương quyền trần thế làm gia nghiệp nếu Ngài quì thần phục chúng. Khi hứa điều này ma quỉ đã vô tình vạch trần, để lộ chân tướng gian xảo, bản tính quỉ quyệt dối trá của chúng. Ma quỉ là sư phụ của mọi giảo hoạt, gian trá, lừa dối. Thứ nhất chúng nói mọi vinh quang trần thế và vương quyền trần gian ban cho chúng. Ai ban, chúng nói trống không. Chúng không thể nêu rõ danh tính ai ban cho chúng. Thứ hai, trái đất và mọi sự tốt lành đều do Chúa tạo thành. Ma quỉ không hề có khả năng làm điều đó. Chúng không có quyền hứa cho những gì không thuộc về chúng. Như thế những lời hứa kia đều là trống rỗng, vô căn cứ bởi chúng không thể cho những gì chúng không có. Có lần Philatô kiêu căng nói với Đức Kitô:
'Ông không biết tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao? Đức Kitô đáp: 'Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu trời chẳng ban cho Ngài'. Gn 19:10-11.
Điều trên xác định một sự thật mọi sự ta có dù vật chất hay quyền hành đều do trời ban. Sống phụ lòng trời ban sẽ không tránh khỏi trách nhiệm trời ban.
Sau ba lần cám dỗ
'ma quỉ thất bại bỏ đi, và hứa sẽ trở lại ở thời điểm khác, chờ đợi thời cơ Lk 4:13.
Có lẽ thời cơ chính là lúc Đức Kitô đáp lại Philatô khi ông chất vấn Đức Kitô. Một lần nữa Đức Kitô khẳng khái đáp của cải, danh vọng trần gian Ngài đều không muốn.
'Nước tôi không thuộc về thế gian này' Gn 18:36
Cám dỗ thứ ba, ma quỉ thách Đức Kitô nhảy xuống từ đỉnh nóc đền thờ xem Thánh Thần có đến cứu Ngài không. Làm thế nào để chứng minh điều gì đó đang hoạt động. Đức Kitô nhận đầy ơn Thánh Thần sau khi Ngài nhận Phép Rửa từ Gioan tại sông Giođan. Đức Kitô được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa. Thánh Thần luôn hoạt động trong Ngài. Cũng không cần phải minh chứng Thiên Tính của Đức Kitô. Ngài là Con Thiên Chúa, Ngôi Hai Thiên Chúa. Sự thật trên không phải để minh chứng, làm sáng tỏ mà để tin và nhận sự sống Ngài ban. Hai lần Chúa Cha loan báo niềm tin đó. Lần thứ nhất sau khi nhận phép rửa, Đức Kitô lên khỏi bờ liền có tiếng từ trời cao loan báo:
'Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con' Lc 3:22.
Lần thứ hai xảy ra trên núi thánh trong ngày Đức Kitô biến hình:
'Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người'. Lc 9:35
Ma quỉ thích trình diễn. Chúng lấy lời Kinh Thánh thách Đức Kitô. Thực ra chúng biết rất ít về Kinh Thánh. Ba lần cám dỗ, Đức Kitô dùng Kinh Thánh đáp lại chúng. Ma quỉ dùng Kinh Thánh có một lần duy nhất, lần cám dỗ thứ ba, chúng dùng Kinh Thánh để tỏ ra chúng cũng biết Kinh Thánh. Dùng một đoạn Kinh Thánh để tranh biện, lí luận mong thắng khi cãi lí cho biết không có lòng kính trọng và tin lời Kinh Thánh. Đức Kitô hoàn toàn đặt tin tưởng vào sức mạnh Lời Chúa. Ngài thực sự, thành tâm yêu mến và tin Lời Chúa.
Đức Kitô dậy Kitô hữu đừng ỉ vào sức mình, tài trí mình, nhưng hãy dùng sức mạnh lời Chúa chống lại các cám dỗ. Mùa chay giúp Kitô hữu nhìn vào con tim mình nhận ra sai trái cần hoán cải, sửa đổi. Chuẩn bị con tim trong sạch, xứng đáng nơi ơn Chúa ngự trị
TiengChuong.org
Wilderness From Within
No one can escape temptation. It happens to everyone and happens daily and indifferent forms. Temptation often disguises itself in the form of power and material gain. Other times, it is hidden in something that appears to be good and holy. Temptation is a spiritual battle of two wills: one is the will of the flesh and the other is the will of the Holy Spirit. The Devil represents the way of the flesh, and the Spirit represents God's way. When we choose to follow the way of the flesh, we follow the way of the Devil. When we choose to follow the way of the Spirit, we follow God's way. The Devil initiated and Jesus replied to all three temptations.
Filled with the Spirit, Jesus was led by the Spirit through the wilderness where He was fasting for forty days and was temped. Because Jesus and the Spirit shared the same substance, what Jesus thought was also of the Spirit, and what the Spirit thought was also of Jesus. In that sense, Jesus allowed Himself to be tested. He took two important exercises in the wilderness. The first exercise, Jesus ate nothing for forty days for His physical strength and resilience. The second exercise, Jesus showed that He was whole- heartedly devoted in love to God, the Father.
At the second exercise, the Devil tempted Jesus three times; the Devil aimed each temptation to attack one person of the Holy Trinity. The first temptation the Devil casted some doubt on the unbreakable relationship the Father and the Son. The second temptation the Devil focused on Jesus Himself, self-reliance, and the third temptation the Devil tested the role of the Spirit.
At the first temptation, the Devil raised doubt about God's love for Jesus. What kind of love was such that the Father would leave His only Son in a hostile wilderness environment for forty days without food? Jesus' response was something like: you had no love for God and knew not of God's love. Jesus had no food for the body, but had an abundance of God's love. God's Spirit was with Him all the time. The text said 'Filled with the Holy Spirit....was led by the Spirit' Lk 4:1. Jesus told the Devil that God fed Him with God's Word and that was far more superior to the food the world offers.
'One does not live by food alone, but by every word that comes from the mouth of God' Mt 4:4
The Devil knew no shame. He insisted even more by proposing the idea of Jesus living independently from the Father- Be on your own; have your own kingdom yourself. He promised to give Jesus all worldly glory and the kingdoms of the earth if Jesus worshipped him. This temptation revealed the true identity of the Devil, that he was the master of all lies. First, the Devil didn't create the world. God created the world and all good things in it. The Devil could not take what belonged to God and give it to Jesus. That was an empty promise. Second, the Devil claimed the kingdoms of the world were given to him. But by whom, he couldn't name the donor. After three failed attempts, 'the Devil left Jesus to return at the appointed time' Lk 4:13. May be the appointed time happened at the trial of Jesus when Jesus replied to Pilate that 'My kingdom does not belong to this world. Jn 18:36. Again Jesus said no to the world's glory and power.
The third temptation, the Devil challenged Jesus to jump off from the peak of the Temple to see whether the Spirit was at work. How can one prove a thing that was already at work? The Spirit was already given to Jesus at His baptism. The Spirit led Jesus to enter the wilderness. The Spirit was already with Jesus. Further, there was no need for Jesus to prove His true identity. He is truly God's only Son and that is for everyone, not to test or seek clarification, but to believe. Twice the Father confirmed Jesus' identity. 'This is my Son the Beloved, my favour rest on Him Lk 3:22'. This happened after John baptised Jesus at the Jordan River. The second time happened up on the mountain at the Transfigured of Jesus. 'This is my Son, whom I have chosen, listen to Him' Lk 9:35.
The Devil loved to show off by quoting the Scripture. They knew very little of the Scripture. Jesus quoted the Scripture in responding to every single temptation, while the Devil quoted the Scripture only once, the third temptation. His fragmented method of quoting the Scripture to score points to show that he did not believe and had no love for the Scripture. Jesus loved the Scripture and also believed in the Scripture.
Jesus showed us to how resist temptation by not relying on our own strength, but that we are better when dependent on God's power. Lent is the time for us look deep into our heart and see what needs to be removed and make room for God's love.
Ma quỷ cũng dễ thương
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:56 04/03/2022
MA QUỶ CŨNG DỄ THƯƠNG?
CN I MÙA CHAY NĂM C
"Ma quỷ xứng đáng với tên gọi "cha đẻ của sự gian dối". Trong phần kết bài giảng ngày 13.10.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thốt lên như thế.
Nó gian dối trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi góc cạnh, mọi vấn đề, mọi thái độ, mọi cách hành xử của cả đời người và của từng con người.
Có lần thánh Marcô ghi nhận: Đang lúc Chúa Giêsu giảng dạy, thì "trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: Hỡi ông Giêsu Nagiarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1, 23-24).
- Như nhà thờ của các Kitô hữu, hội đường là nơi thánh thiêng của người Do thái. Nhưng ma quỷ không bỏ qua. Nó xuất hiện trong hội đường.
- Nó cũng không bỏ qua hoàn cảnh xem ra đang rất thánh thiện, bầu khí đang rất sốt sắng: Chúa đang giảng. Nó xuất hiện ngay cả nơi Chúa hiện diện và ban Lời sự sống.
Còn hôm nay, khởi đầu cho sứ vụ rao giảng, không những Chúa Giêsu là chính Thiên Chúa Ngôi Hai, mà còn đang tham dự hoàn cảnh thánh thiện không còn gì thánh thiện bằng. Chúa đang trong bầu khí tĩnh tâm, chay tịnh, cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hợp cùng Thiên Chúa.
Vậy mà ma quỷ vẫn không tha. Cám dỗ nó dành cho Chúa là cám dỗ có tính toán, có kế hoạch, có thứ tự. Cám dỗ ấy dẫn tới cả một chân trời hồng. Người được "mời tham dự" cơn cám dỗ cũng được nó gieo sự tự tin, lòng can đảm để có thể từng bước đạt những viễn ảnh tốt đẹp mà nó đang vẽ ra.
Chúng ta lướt qua từng cơn cám dỗ, sẽ nhận ra điều ấy:
1. Đối với cơn cám dỗ thứ nhất, bởi ăn chay thì phải đói. Vì thế cần lương thực, cần bánh ăn. Thế là xuất hiện lời dụ dỗ ngọt ngào: "Hãy biến đá này thành bánh mà ăn đi".
Một cơn cám dỗ đầy tính thực dụng: Cứ đói, cho bánh; Nghèo, phải làm mọi cách để thoát nghèo, bất chấp là lương thiện hay không. Thiếu vắng hạnh phúc, phải mau chóng đòi cho bằng được hạnh phúc cá nhân…
Một cơn cám dỗ thực tiễn đến nỗi thực dụng. Nó dễ đánh ngã dù người đó được xem là mạnh mẽ, vì nó đụng trực tiếp vào chính sự sống.
2. Cơn cám dỗ thứ hai tập trung vào quyền lực. Bởi con người dễ ham muốn quyền lực, muốn mình hơn người khác, cho nên cơn cám dỗ quyền lực xoáy đúng chỗ yếu của con người: "Tôi sẽ cho ông quyền thống trị cả thế giới này, nếu ông quỳ xuống mà lạy tôi".
Hấp dẫn quá. Chỉ cần một cái lạy, một thái độ khuất phục, chịu lụy, không mất một công sức nào, không mất một xu lẻ, trong nháy mắt, mọi quyền hành nằm trong tay mình.
Nhưng bạn và tôi không bao giờ được quyền quên một sự thật: khi lụy phục ai, kẻ nắm quyền chính là người đã được lụy phục.
Bởi thế, ta có được chút quyền hành nào không, không biết. Nhưng chắc chắn, nghe theo sự dữ, ta thuộc về sự dữ, sự dữ thống trị lòng ta.
Tổ tông ham muốn quyền hành đến nỗi dù ảo tưởng vẫn ham muốn: đòi bằng Đấng Tạo Hóa. Tổ tông chìu theo sự dữ, vì thế tổ tông đã phải cúi đầu nô lệ sự dữ.
Đó là chưa kể kẻ có quyền, dễ lạm quyền, dễ hành xử theo quyền hành. Bởi lạm quyền, kẻ có quyền mới có thể khẳng định cái uy, cái mạnh của mình. Vì thế, quyền lực dễ làm người ta đánh mất tính người, quên hết tình người. Càng có quyền bao nhiêu, càng sử dụng quyền để thống trị người khác bấy nhiêu.
3. Cơn cám dỗ thứ ba mà Chúa Giêsu phải chịu là cơn cám dỗ danh vọng.
Cũng như quyền lực, địa vị, ai cũng thích danh vọng, trọng vọng. Nhiều khi danh đó chỉ là danh ảo, vẫn ham hố. Vì dù ảo, vẫn tìm được sự nổi nang, tiếng tăm, ảnh hưởng và thế giá nào đó. Dù ảo, bản thân vẫn có thể được nhiều người biết đến, vẫn nhận được sự tôn vinh nào đó, dẫu chỉ là tôn vinh hình thức.
Nếu Chúa Giêsu chiều theo lời cám dỗ đầy ham hố danh vọng: "Ông hãy nhảy từ trên núi cao xuống, vì Thiên Chúa sẽ truyền cho các thiên thần gìn giữ ông", thì sau đó Chúa nhận được gì?
Ta cứ tưởng tượng, nếu Chúa sa chước cám dỗ, nhảy từ trên núi xuống thật, nhờ các thiên thần gìn giữ được bình yên vô sự, chắc chắn ngay lập tức, Chúa nổi như cồn. Chắc chắn, Chúa không cần bôn ba rao giảng chi cho cực lòng. Thiên hạ sẽ ào ạt kéo theo vị thầy thuộc hàng siêu nhân của họ.
Như thế, thành công cuối cùng chẳng thuộc về Chúa, lại thuộc về ma quỷ, vì thực chất, ta theo Chúa, nhưng đàng sau đó, thực quyền lại chính là ma quỷ. Chỉ tưởng tượng, ta đã rùng mình. Vì trên danh nghĩa là theo Chúa, nhưng đúng hơn, ta cùng với Chúa nô lệ ma quỷ.
Nhưng đó chỉ là tưởng tượng. Qua cơn cám dỗ của mình, Chúa Kitô để lại cho ta tấm gương tuyên chiến với ma quỷ, quyết liệt chống trả cám dỗ. Chúa còn để lại bài học luôn sống Lời Chúa, biết đặt niềm tin vào Lời Chúa, lấy Lời Chúa làm nghị lực, làm sức mạnh vượt lên trên mọi cám dỗ, dẫu đó là những cám dỗ căn bản nhất của cuộc đời con người.
Rõ ràng, ma quỷ cám dỗ có chiến thuật. Nó không ồn ào, không làm giật mình, không gây "sốc". Nó nhẹ nhàng, từng tí, từng tí một đi vào và thống trị dần từ sinh hoạt, cách hành xử, tương quan, đến suy nghĩ, não trạng, lối sống, nếp sống của con người.
Có thể nói, đường lối của nó đi từ... "dễ thương" này đến... "dễ thương" khác, khiến con người vừa không cảnh giác, vừa dễ hướng chiều theo nó.
Chính Đức Thánh Cha cũng từng chỉ ra sự "dễ thương" quỹ quyệt này của ma quỷ. Ngài nói: Ma quỷ rất ngọt ngào và quyến rũ. Nó xâm nhập vào linh hồn con người rất nhẹ nhàng: "gõ cửa, xin phép, bấm chuông, rất lịch sự"...
"Nó bước vào trong thinh lặng, bắt đầu trở thành một phần của đời sống. Với ý tưởng và những thúc đẩy của nó, nó giúp con người sống tốt hơn, và từ đó, bước vào đời sống, tận bên trong, bắt đầu thay đổi họ, nhưng âm thầm không gây ra tiếng ồn.
Ma quỷ từ từ thay đổi những tiêu chuẩn của chúng ta, đưa chúng ta đến tình trạng thế tục. Nó ngụy trang theo cách hành động của chúng ta và hầu như chúng ta không thể nhận ra điều đó" (bài giảng ngày 13.10.2016).
Để đối đầu cùng ma quỷ, người tín hữu cần quay về với nền tảng đạo đức của Hội Thánh.
- Như Chúa Kitô, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, áp dụng Lời Chúa vào đời sống để sống với Lời Chúa luôn luôn.
- Siêng năng xét mình, xưng tội, quyết tâm chừa tội. Có đời sống nghiêm túc, biết tránh cám dỗ và lánh xa tội lỗi cũng như những con đường dẫn đến phạm tội.
- Luôn kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa sẽ là sức mạnh thần linh của đời sống chúng ta.
- Luôn tìm cách nghĩ tốt, nói tốt, phản ứng tích cực trước mọi người, mọi hoàn cảnh.
- Siêng năng tham dự thánh lễ, cầu nguyện, chầu Mình Thánh, lần chuỗi, nguyện tắt, thực thi bác ái, thực thi các việc lành thánh...
Rất nhiều phương thế thiêng liêng để ta áp dụng mà sống trong ân nghĩa của Chúa. Chỉ xin nêu vài nguyên tắc truyền thống của Hội Thánh, mong tất cả chúng ta có thể tránh xa và không bao giờ mắc bẫy sự "dễ thương" quỹ quyệt của ma quỷ.
Hy vọng chúng ta trở thành dễ thương thật trước mặt Chúa và trước mặt nhau...
CN I MÙA CHAY NĂM C
"Ma quỷ xứng đáng với tên gọi "cha đẻ của sự gian dối". Trong phần kết bài giảng ngày 13.10.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thốt lên như thế.
Nó gian dối trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi góc cạnh, mọi vấn đề, mọi thái độ, mọi cách hành xử của cả đời người và của từng con người.
Có lần thánh Marcô ghi nhận: Đang lúc Chúa Giêsu giảng dạy, thì "trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: Hỡi ông Giêsu Nagiarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1, 23-24).
- Như nhà thờ của các Kitô hữu, hội đường là nơi thánh thiêng của người Do thái. Nhưng ma quỷ không bỏ qua. Nó xuất hiện trong hội đường.
- Nó cũng không bỏ qua hoàn cảnh xem ra đang rất thánh thiện, bầu khí đang rất sốt sắng: Chúa đang giảng. Nó xuất hiện ngay cả nơi Chúa hiện diện và ban Lời sự sống.
Còn hôm nay, khởi đầu cho sứ vụ rao giảng, không những Chúa Giêsu là chính Thiên Chúa Ngôi Hai, mà còn đang tham dự hoàn cảnh thánh thiện không còn gì thánh thiện bằng. Chúa đang trong bầu khí tĩnh tâm, chay tịnh, cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hợp cùng Thiên Chúa.
Vậy mà ma quỷ vẫn không tha. Cám dỗ nó dành cho Chúa là cám dỗ có tính toán, có kế hoạch, có thứ tự. Cám dỗ ấy dẫn tới cả một chân trời hồng. Người được "mời tham dự" cơn cám dỗ cũng được nó gieo sự tự tin, lòng can đảm để có thể từng bước đạt những viễn ảnh tốt đẹp mà nó đang vẽ ra.
Chúng ta lướt qua từng cơn cám dỗ, sẽ nhận ra điều ấy:
1. Đối với cơn cám dỗ thứ nhất, bởi ăn chay thì phải đói. Vì thế cần lương thực, cần bánh ăn. Thế là xuất hiện lời dụ dỗ ngọt ngào: "Hãy biến đá này thành bánh mà ăn đi".
Một cơn cám dỗ đầy tính thực dụng: Cứ đói, cho bánh; Nghèo, phải làm mọi cách để thoát nghèo, bất chấp là lương thiện hay không. Thiếu vắng hạnh phúc, phải mau chóng đòi cho bằng được hạnh phúc cá nhân…
Một cơn cám dỗ thực tiễn đến nỗi thực dụng. Nó dễ đánh ngã dù người đó được xem là mạnh mẽ, vì nó đụng trực tiếp vào chính sự sống.
2. Cơn cám dỗ thứ hai tập trung vào quyền lực. Bởi con người dễ ham muốn quyền lực, muốn mình hơn người khác, cho nên cơn cám dỗ quyền lực xoáy đúng chỗ yếu của con người: "Tôi sẽ cho ông quyền thống trị cả thế giới này, nếu ông quỳ xuống mà lạy tôi".
Hấp dẫn quá. Chỉ cần một cái lạy, một thái độ khuất phục, chịu lụy, không mất một công sức nào, không mất một xu lẻ, trong nháy mắt, mọi quyền hành nằm trong tay mình.
Nhưng bạn và tôi không bao giờ được quyền quên một sự thật: khi lụy phục ai, kẻ nắm quyền chính là người đã được lụy phục.
Bởi thế, ta có được chút quyền hành nào không, không biết. Nhưng chắc chắn, nghe theo sự dữ, ta thuộc về sự dữ, sự dữ thống trị lòng ta.
Tổ tông ham muốn quyền hành đến nỗi dù ảo tưởng vẫn ham muốn: đòi bằng Đấng Tạo Hóa. Tổ tông chìu theo sự dữ, vì thế tổ tông đã phải cúi đầu nô lệ sự dữ.
Đó là chưa kể kẻ có quyền, dễ lạm quyền, dễ hành xử theo quyền hành. Bởi lạm quyền, kẻ có quyền mới có thể khẳng định cái uy, cái mạnh của mình. Vì thế, quyền lực dễ làm người ta đánh mất tính người, quên hết tình người. Càng có quyền bao nhiêu, càng sử dụng quyền để thống trị người khác bấy nhiêu.
3. Cơn cám dỗ thứ ba mà Chúa Giêsu phải chịu là cơn cám dỗ danh vọng.
Cũng như quyền lực, địa vị, ai cũng thích danh vọng, trọng vọng. Nhiều khi danh đó chỉ là danh ảo, vẫn ham hố. Vì dù ảo, vẫn tìm được sự nổi nang, tiếng tăm, ảnh hưởng và thế giá nào đó. Dù ảo, bản thân vẫn có thể được nhiều người biết đến, vẫn nhận được sự tôn vinh nào đó, dẫu chỉ là tôn vinh hình thức.
Nếu Chúa Giêsu chiều theo lời cám dỗ đầy ham hố danh vọng: "Ông hãy nhảy từ trên núi cao xuống, vì Thiên Chúa sẽ truyền cho các thiên thần gìn giữ ông", thì sau đó Chúa nhận được gì?
Ta cứ tưởng tượng, nếu Chúa sa chước cám dỗ, nhảy từ trên núi xuống thật, nhờ các thiên thần gìn giữ được bình yên vô sự, chắc chắn ngay lập tức, Chúa nổi như cồn. Chắc chắn, Chúa không cần bôn ba rao giảng chi cho cực lòng. Thiên hạ sẽ ào ạt kéo theo vị thầy thuộc hàng siêu nhân của họ.
Như thế, thành công cuối cùng chẳng thuộc về Chúa, lại thuộc về ma quỷ, vì thực chất, ta theo Chúa, nhưng đàng sau đó, thực quyền lại chính là ma quỷ. Chỉ tưởng tượng, ta đã rùng mình. Vì trên danh nghĩa là theo Chúa, nhưng đúng hơn, ta cùng với Chúa nô lệ ma quỷ.
Nhưng đó chỉ là tưởng tượng. Qua cơn cám dỗ của mình, Chúa Kitô để lại cho ta tấm gương tuyên chiến với ma quỷ, quyết liệt chống trả cám dỗ. Chúa còn để lại bài học luôn sống Lời Chúa, biết đặt niềm tin vào Lời Chúa, lấy Lời Chúa làm nghị lực, làm sức mạnh vượt lên trên mọi cám dỗ, dẫu đó là những cám dỗ căn bản nhất của cuộc đời con người.
Rõ ràng, ma quỷ cám dỗ có chiến thuật. Nó không ồn ào, không làm giật mình, không gây "sốc". Nó nhẹ nhàng, từng tí, từng tí một đi vào và thống trị dần từ sinh hoạt, cách hành xử, tương quan, đến suy nghĩ, não trạng, lối sống, nếp sống của con người.
Có thể nói, đường lối của nó đi từ... "dễ thương" này đến... "dễ thương" khác, khiến con người vừa không cảnh giác, vừa dễ hướng chiều theo nó.
Chính Đức Thánh Cha cũng từng chỉ ra sự "dễ thương" quỹ quyệt này của ma quỷ. Ngài nói: Ma quỷ rất ngọt ngào và quyến rũ. Nó xâm nhập vào linh hồn con người rất nhẹ nhàng: "gõ cửa, xin phép, bấm chuông, rất lịch sự"...
"Nó bước vào trong thinh lặng, bắt đầu trở thành một phần của đời sống. Với ý tưởng và những thúc đẩy của nó, nó giúp con người sống tốt hơn, và từ đó, bước vào đời sống, tận bên trong, bắt đầu thay đổi họ, nhưng âm thầm không gây ra tiếng ồn.
Ma quỷ từ từ thay đổi những tiêu chuẩn của chúng ta, đưa chúng ta đến tình trạng thế tục. Nó ngụy trang theo cách hành động của chúng ta và hầu như chúng ta không thể nhận ra điều đó" (bài giảng ngày 13.10.2016).
Để đối đầu cùng ma quỷ, người tín hữu cần quay về với nền tảng đạo đức của Hội Thánh.
- Như Chúa Kitô, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, áp dụng Lời Chúa vào đời sống để sống với Lời Chúa luôn luôn.
- Siêng năng xét mình, xưng tội, quyết tâm chừa tội. Có đời sống nghiêm túc, biết tránh cám dỗ và lánh xa tội lỗi cũng như những con đường dẫn đến phạm tội.
- Luôn kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa sẽ là sức mạnh thần linh của đời sống chúng ta.
- Luôn tìm cách nghĩ tốt, nói tốt, phản ứng tích cực trước mọi người, mọi hoàn cảnh.
- Siêng năng tham dự thánh lễ, cầu nguyện, chầu Mình Thánh, lần chuỗi, nguyện tắt, thực thi bác ái, thực thi các việc lành thánh...
Rất nhiều phương thế thiêng liêng để ta áp dụng mà sống trong ân nghĩa của Chúa. Chỉ xin nêu vài nguyên tắc truyền thống của Hội Thánh, mong tất cả chúng ta có thể tránh xa và không bao giờ mắc bẫy sự "dễ thương" quỹ quyệt của ma quỷ.
Hy vọng chúng ta trở thành dễ thương thật trước mặt Chúa và trước mặt nhau...
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:22 04/03/2022
6. Người khác khen tôi là đẩy tôi ngã xuống; người khác làm tổn thương tôi là đẩy tôi lên trời.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:26 04/03/2022
12. CHỮ “CHI” KHÔNG RỜI MIỆNG
Diêm La vương đối với các thầy giáo ở trần gian thì phần nhiều không biết và rất bất mãn, cho rằng họ một chữ cũng không biết đọc, làm thiệt hại con cháu.
Một hôm, ông ta ăn mặc làm người thấp hèn và đi thăm nhân gian, nghe thấy có một thầy giáo dạy “lời nói đầu của sách đại học” đang đọc: “Đại học chi, thơ cổ chi, đại học sở dĩ giáo nhân chi”, bèn kêu tiểu quỷ bắt ông ta đến, nghiêm khắc chất vấn:
- “Tại sao mầy quá thích chữ “chi”, ta phạt mày kiếp sau làm con heo”.
Thầy giáo ấy nói:
- “Đại vương bắt con làm con heo thì con không dám không làm, chỉ mong ngài để con đầu thai đến phương nam”.
Diêm la vương hỏi ông ta lý do, ông ta trả lời:
- “Nam phương chi, thắng bắc phương chi”.
(Quách Đàm Trợ)
Suy tư 12:
Con người ta ai cũng có một thói quen.
Có người có thói quen đi lễ buổi sáng, có người có thói quen đi lễ buổi chiều, có người có thói quen chửi thề khi nói chuyện, có người có thói quen ăn cơm là phải có rượu, và có người có thói quen nhậu nhẹt xong là phải có “sắc”...
Có thói quen tốt và có thói quen xấu, nhưng thói quen xấu thì thường làm hại bản thân mình.
Chỉ vì lập đi lập lại chữ “chi” mà thầy giáo bị phạt làm con heo, huống gì lập đi lập lại thói quen xấu.
Biết mình có thói quen xấu mà coi thường không chịu sửa đổi, thì coi chừng, sẽ có ngày thói quen xấu ấy đày đọa chúng ta đời đời trong hỏa ngục, lúc đó thì muốn làm con heo cũng không được, chứ đừng nói là làm thánh nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Diêm La vương đối với các thầy giáo ở trần gian thì phần nhiều không biết và rất bất mãn, cho rằng họ một chữ cũng không biết đọc, làm thiệt hại con cháu.
Một hôm, ông ta ăn mặc làm người thấp hèn và đi thăm nhân gian, nghe thấy có một thầy giáo dạy “lời nói đầu của sách đại học” đang đọc: “Đại học chi, thơ cổ chi, đại học sở dĩ giáo nhân chi”, bèn kêu tiểu quỷ bắt ông ta đến, nghiêm khắc chất vấn:
- “Tại sao mầy quá thích chữ “chi”, ta phạt mày kiếp sau làm con heo”.
Thầy giáo ấy nói:
- “Đại vương bắt con làm con heo thì con không dám không làm, chỉ mong ngài để con đầu thai đến phương nam”.
Diêm la vương hỏi ông ta lý do, ông ta trả lời:
- “Nam phương chi, thắng bắc phương chi”.
(Quách Đàm Trợ)
Suy tư 12:
Con người ta ai cũng có một thói quen.
Có người có thói quen đi lễ buổi sáng, có người có thói quen đi lễ buổi chiều, có người có thói quen chửi thề khi nói chuyện, có người có thói quen ăn cơm là phải có rượu, và có người có thói quen nhậu nhẹt xong là phải có “sắc”...
Có thói quen tốt và có thói quen xấu, nhưng thói quen xấu thì thường làm hại bản thân mình.
Chỉ vì lập đi lập lại chữ “chi” mà thầy giáo bị phạt làm con heo, huống gì lập đi lập lại thói quen xấu.
Biết mình có thói quen xấu mà coi thường không chịu sửa đổi, thì coi chừng, sẽ có ngày thói quen xấu ấy đày đọa chúng ta đời đời trong hỏa ngục, lúc đó thì muốn làm con heo cũng không được, chứ đừng nói là làm thánh nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Niềm vui tròn đầy
Lm. Minh Anh
23:11 04/03/2022
NIỀM VUI TRÒN ĐẦY
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Để có ‘một niềm vui tròn đầy’, Thiên Chúa còn muốn cả những bất lực của chúng ta nữa!”. Cùng với câu nói của Keller, Tin Mừng hôm nay cho thấy một quan điểm mới về ơn cứu độ khi Chúa Giêsu tự nhận là một thầy thuốc đến tìm bệnh nhân. Một thầy thuốc sẽ làm gì nếu không có bệnh nhân? Ông sẽ phá sản! Vì thế, ở một khía cạnh nào đó, thầy thuốc cần đến bệnh nhân để hoàn thành vai trò của mình, đó là ‘một niềm vui tròn đầy’ cho thầy thuốc lẫn người bệnh.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Chúa Giêsu. Ngài là Cứu Chúa của thế giới, nhưng nếu thế giới không có tội nhân thì sao? Cái chết của Con Thiên Chúa sẽ lãng phí một cách không cần thiết và lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô tích sự! Như vậy, theo một nghĩa nào đó, với tư cách Đấng Cứu Độ của thế giới, Chúa Giêsu cần đến những tội nhân. Ngài cần những người quay lưng với Thiên Chúa, vi phạm lề luật Ngài, vi phạm phẩm giá họ, vi phạm phẩm giá người khác; họ ích kỷ, họ phạm tội. Tắt một lời, Chúa Giêsu cần những tội nhân! Thật sao? Bởi Ngài là Đấng Cứu Rỗi, một Đấng Cứu Rỗi cần phải cứu, một Đấng cần những ai ‘cần được cứu’ để cứu! Được như thế, Thiên Chúa sẽ có ‘một niềm vui tròn đầy’, niềm vui thiên đàng.
Thật quan trọng để chúng ta hiểu được sự thật này; từ đó, chúng ta sẽ bất chợt nhận ra rằng, việc tội nhân đến với Chúa Giêsu đem theo bao ô uế của tội lỗi nơi họ sẽ là cơ hội cho Trái Tim Rất Thánh của Ngài thi thố lòng thương xót. Nó mang cho Ngài ‘một niềm vui tròn đầy’, vì qua đó, Ngài hoàn thành sứ mệnh Chúa Cha trao, với tư cách là Đấng Cứu Rỗi duy nhất.
Đồng bàn với tội nhân, Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài bị phê phán; Ngài phản ứng, “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”. Tuyệt vời! Đó là một tuyên bố dành cho tất cả nhân loại đang cần cứu chuộc, một nhân loại tổn thương mà Ngài đang cần đến để Thiên Chúa có thể cứu nó. Rõ ràng, Thiên Chúa không loại trừ ai, Ngài cần mọi người; Ngài cần mọi tội nhân! Ngài mở rộng lời kêu gọi ăn năn và được biến đổi cho mọi người; Ngài muốn tiếp cận mọi người, tha thứ cho mọi người. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa!”, một đường lối ‘tìm kiếm để tha thứ!’.
Đường lối của Thiên Chúa là thế, một đường lối hoàn toàn khác với đường lối của con người, vốn hay phân biệt đối xử và ủ ấp thù hiềm; bài đọc Isaia hôm nay nói, đó là những con người “đầy cử chỉ đe doạ và lời nói hại người”. Với Thiên Chúa, khi ai đó phạm tội nhiều hơn, Ngài cần người đó nhiều hơn! Ngài nỗ lực đặc biệt để tiếp cận họ, để ban cho họ ân sủng và tha thứ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta kiên nhẫn, yêu thương, và nhất là, biết tìm cho mình ‘một niềm vui tròn đầy’ khi xây dựng những nhịp cầu, bất cứ khi nào có cơ hội.
Anh Chị em,
Thiên Chúa cần chúng ta! Không ai trong chúng ta không là một tội nhân; cũng không ai không cần đến Thiên Chúa; càng không ai không cần phải sám hối! Thiên Chúa cần chúng ta! Phải, Ngài mong chúng ta biết rằng, Ngài đang chờ đợi từng người. Chúng ta là niềm vui của Chúa Giêsu, là đối tượng sứ vụ của Ngài. Hãy đến với Ngài trong tình trạng bị tổn thương và tội lỗi, vốn chỉ đáng bị nguyền rủa đời đời; hãy đến với Ngài theo cách này, và cho phép Ngài biểu lộ lòng thương xót của trái tim Ngài. Chúa Giêsu “cần” chúng ta, hãy cho Ngài một ‘niềm vui tròn đầy’, đó là quà tặng mang đến cho Ngài. Hãy để Ngài là Đấng Cứu Rỗi nhân từ của mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con biết, con cần Chúa; nhưng con không biết, Chúa “cần” con! Những ngày Mùa Chay, chớ gì con biết đến trao cho Chúa ‘một niềm vui tròn đầy’ khi con thật lòng trở về”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”.
Một thiếu nữ được bác sĩ cho biết, “Cô không bao giờ có thể thoát khỏi ngục tù đau đớn và yếu đuối của mình!”. “Ồ, không!”, cô nhanh chóng trả lời, “Còn rất nhiều cách sống trong giới hạn, nếu bạn không mệt mỏi khi chiến đấu với chúng!”. Thiếu nữ đó là Helen Keller, nhà văn vừa mù, vừa điếc, người đã nói, “Hãy đối mặt với những khiếm khuyết và thừa nhận chúng, nhưng đừng để chúng làm chủ bạn! Để có ‘một niềm vui tròn đầy’, Thiên Chúa không chỉ muốn các khả năng chúng ta dâng hiến; Ngài còn muốn cả những bất lực của chúng ta nữa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Để có ‘một niềm vui tròn đầy’, Thiên Chúa còn muốn cả những bất lực của chúng ta nữa!”. Cùng với câu nói của Keller, Tin Mừng hôm nay cho thấy một quan điểm mới về ơn cứu độ khi Chúa Giêsu tự nhận là một thầy thuốc đến tìm bệnh nhân. Một thầy thuốc sẽ làm gì nếu không có bệnh nhân? Ông sẽ phá sản! Vì thế, ở một khía cạnh nào đó, thầy thuốc cần đến bệnh nhân để hoàn thành vai trò của mình, đó là ‘một niềm vui tròn đầy’ cho thầy thuốc lẫn người bệnh.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Chúa Giêsu. Ngài là Cứu Chúa của thế giới, nhưng nếu thế giới không có tội nhân thì sao? Cái chết của Con Thiên Chúa sẽ lãng phí một cách không cần thiết và lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô tích sự! Như vậy, theo một nghĩa nào đó, với tư cách Đấng Cứu Độ của thế giới, Chúa Giêsu cần đến những tội nhân. Ngài cần những người quay lưng với Thiên Chúa, vi phạm lề luật Ngài, vi phạm phẩm giá họ, vi phạm phẩm giá người khác; họ ích kỷ, họ phạm tội. Tắt một lời, Chúa Giêsu cần những tội nhân! Thật sao? Bởi Ngài là Đấng Cứu Rỗi, một Đấng Cứu Rỗi cần phải cứu, một Đấng cần những ai ‘cần được cứu’ để cứu! Được như thế, Thiên Chúa sẽ có ‘một niềm vui tròn đầy’, niềm vui thiên đàng.
Thật quan trọng để chúng ta hiểu được sự thật này; từ đó, chúng ta sẽ bất chợt nhận ra rằng, việc tội nhân đến với Chúa Giêsu đem theo bao ô uế của tội lỗi nơi họ sẽ là cơ hội cho Trái Tim Rất Thánh của Ngài thi thố lòng thương xót. Nó mang cho Ngài ‘một niềm vui tròn đầy’, vì qua đó, Ngài hoàn thành sứ mệnh Chúa Cha trao, với tư cách là Đấng Cứu Rỗi duy nhất.
Đồng bàn với tội nhân, Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài bị phê phán; Ngài phản ứng, “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”. Tuyệt vời! Đó là một tuyên bố dành cho tất cả nhân loại đang cần cứu chuộc, một nhân loại tổn thương mà Ngài đang cần đến để Thiên Chúa có thể cứu nó. Rõ ràng, Thiên Chúa không loại trừ ai, Ngài cần mọi người; Ngài cần mọi tội nhân! Ngài mở rộng lời kêu gọi ăn năn và được biến đổi cho mọi người; Ngài muốn tiếp cận mọi người, tha thứ cho mọi người. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa!”, một đường lối ‘tìm kiếm để tha thứ!’.
Đường lối của Thiên Chúa là thế, một đường lối hoàn toàn khác với đường lối của con người, vốn hay phân biệt đối xử và ủ ấp thù hiềm; bài đọc Isaia hôm nay nói, đó là những con người “đầy cử chỉ đe doạ và lời nói hại người”. Với Thiên Chúa, khi ai đó phạm tội nhiều hơn, Ngài cần người đó nhiều hơn! Ngài nỗ lực đặc biệt để tiếp cận họ, để ban cho họ ân sủng và tha thứ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta kiên nhẫn, yêu thương, và nhất là, biết tìm cho mình ‘một niềm vui tròn đầy’ khi xây dựng những nhịp cầu, bất cứ khi nào có cơ hội.
Anh Chị em,
Thiên Chúa cần chúng ta! Không ai trong chúng ta không là một tội nhân; cũng không ai không cần đến Thiên Chúa; càng không ai không cần phải sám hối! Thiên Chúa cần chúng ta! Phải, Ngài mong chúng ta biết rằng, Ngài đang chờ đợi từng người. Chúng ta là niềm vui của Chúa Giêsu, là đối tượng sứ vụ của Ngài. Hãy đến với Ngài trong tình trạng bị tổn thương và tội lỗi, vốn chỉ đáng bị nguyền rủa đời đời; hãy đến với Ngài theo cách này, và cho phép Ngài biểu lộ lòng thương xót của trái tim Ngài. Chúa Giêsu “cần” chúng ta, hãy cho Ngài một ‘niềm vui tròn đầy’, đó là quà tặng mang đến cho Ngài. Hãy để Ngài là Đấng Cứu Rỗi nhân từ của mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con biết, con cần Chúa; nhưng con không biết, Chúa “cần” con! Những ngày Mùa Chay, chớ gì con biết đến trao cho Chúa ‘một niềm vui tròn đầy’ khi con thật lòng trở về”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
13 thượng nghị sĩ Công Giáo đã bỏ phiếu cho dự luật chống phá thai nhục nhã là ai?
Đặng Tự Do
05:48 04/03/2022
Hôm thứ Hai 13 nhà lập pháp Công Giáo tại Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ nỗ lực không thành công trong việc thông qua một đạo luật phá thai mới có tính chất đe dọa sẽ thay thế luật phò sinh của các tiểu bang và loại bỏ các hạn chế đối với việc phá thai cho đến khi sinh, trong một số trường hợp.
Sự ủng hộ của họ đối với dự luật bị đánh bại, được gọi là Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, hay vắn tắt là HR 3755, khiến họ đối nghịch hoàn toàn với giáo huấn rõ ràng về đức tin Công Giáo, vốn nghiêm cấm việc phá thai và lên án những nỗ lực quảng bá nó. Các nhà lãnh đạo Giáo hội và những người phò sinh Công Giáo đã nhanh chóng chỉ trích lá phiếu của các thượng nghị sĩ sau khi dự luật này bị đánh bại vào ngày 28 tháng 2.
Joshua Mercer, giám đốc truyền thông cho CatholicVote, cho biết hôm thứ Hai.
“Một trong những ví dụ nổi bật tối nay là Thượng nghị sĩ Bob Casey, một người tự xưng là Công Giáo, người đã nhiều lần tự giới thiệu mình với các cử tri Công Giáo là người ủng hộ cuộc sống nhưng cuối cùng ông ta lại bỏ phiếu cho đạo luật này”.
Giám mục Thomas Tobin của Providence, Rhode Island, đã lên Twitter để tố cáo rằng hai thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ của tiểu bang - Jack Reed, một người Công Giáo và Sheldon Whitehouse - vì ủng hộ đạo luật mà Đức Cha Tobin gọi là “dự luật chống phá thai rất cực đoan”.
“Thật đáng xấu hổ. Sự phán xét sẽ là của Chúa,” ngài đã tweet, trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng phá thai là giết người.
Các thượng nghị sĩ Công Giáo sau đây đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật: Maria Cantwell của đảng Dân Chủ đơn vị Washington, Bob Casey của đảng Dân Chủ đơn vị Pennsylvania; Catherine Cortez Masto của đảng Dân Chủ đơn vị Nevada; Dick Durbin của đảng Dân Chủ đơn vị Illinois; Kirsten Gillibrand, của đảng Dân Chủ đơn vị New York; Tim Kaine, của đảng Dân Chủ đơn vị Virgina; Mark Kelly, của đảng Dân Chủ đơn vị Arizona; Patrick Leahy của đảng Dân Chủ đơn vị Vermont; Ed Markey của đảng Dân Chủ đơn vị Massachusett; Bob Menendez của đảng Dân Chủ đơn vị New Jersey; Patty Murray của đảng Dân Chủ đơn vị Washington; Alex Padilla của đảng Dân Chủ đơn vị California; và Jack Reed của đảng Dân Chủ Rhode Island.
Ben Ray Luján của đảng Dân Chủ đơn vị New Mexico, vắng mặt, nhưng ông ta đã đồng tài trợ cho dự luật.
Một người Công Giáo khác, Tổng thống Joe Biden, ủng hộ mạnh mẽ biện pháp này và sẽ ký thành luật nếu nó được thông qua.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một tuyên bố ngày 1 tháng Ba: “Vào thời điểm mà quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đang bị tấn công gia tăng ở các tiểu bang trên toàn quốc, thật đáng thất vọng khi các Đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã chặn việc thông qua Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, đạo luật này sẽ tăng cường khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và hệ thống hóa các quyền hiến định được khẳng định một nửa thế kỷ trước bởi Roe kiện Wade và trong tiền lệ Tòa án Tối cao sau đó. Đây là thời điểm để chúng tôi nhắc lại việc tăng cường khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bảo vệ quyền hiến định được Roe khẳng định và bảo vệ quyền tự do xây dựng tương lai của tất cả mọi người.”
Các đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ phá thai đã tìm cách thông qua dự luật để bảo vệ và thậm chí mở rộng khuôn khổ phá thai được hợp pháp hóa từ 49 năm trước bởi quyết định mang tính bước ngoặt trong phán quyết Roe kiện Wade.
Việc khẩn cấp thông qua dự luật xuất phát từ lo ngại rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thể lật nhào phán quyết Roe chống Wade vào cuối năm nay trong vụ kiện phá thai ở Mississippi Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Tuy nhiên, cuối cùng, dự luật đã không thu hút được 60 phiếu bầu cần thiết để vượt qua sự phản đối của Đảng Cộng hòa. Cuộc bỏ phiếu cuối cùng - 46 ủng hộ và 48 chống - hầu hết đều bỏ phiếu theo đường lối của đảng, chỉ có một đảng viên Dân chủ, Thượng nghị sĩ Joe Manchin của Tây Virginia, bỏ phiếu chống lại nó.
Trong một thông cáo báo chí ngày 28 tháng 2, Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về các hoạt động phò sinh và Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo, đã chỉ trích HR 3755.
Các ngài nói:
“Sự thất bại trong việc thông qua đạo luật khắc nghiệt này ngày hôm nay là một sự nhẹ nhõm to lớn. Nếu HR 3755 được thông qua, nó sẽ dẫn đến mất mát hàng triệu sinh mạng chưa chào đời và khiến vô số phụ nữ phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần khi phá thai.”
“Thay vì cung cấp hỗ trợ toàn diện về vật chất và xã hội cho một thai kỳ đầy thử thách, HR 3755 không đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ và các cô gái trẻ khi cung cấp dịch vụ phá thai miễn phí như là 'giải pháp' cho khó khăn của họ. Phụ nữ xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp hơn thế này. Chúng tôi khẩn cầu Quốc hội thúc đẩy các chính sách công nhận giá trị và phẩm giá con người của cả mẹ và con”.
Giáo Hội Công Giáo lên án việc phá thai bằng những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, tóm tắt giáo huấn của Giáo hội, công nhận phẩm giá và giá trị vốn có của con người chưa được sinh ra và coi việc phá thai là một “tội ác chống lại sự sống con người”.
Sách giáo lý viết: “Sự sống của con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối ngay từ khi được thụ thai. Ngay từ giây phút đầu tiên tồn tại, một con người phải được công nhận là có các quyền của con người - trong đó có quyền bất khả xâm phạm đối với sự sống của mọi sinh vật vô tội”.
Trong thông điệp Evangelium Vitae của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề phá thai dưới góc độ chính trị.
“Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng luật vi phạm quyền sống tự nhiên của một người vô tội là không công bằng và như vậy, không có giá trị như luật. Vì lý do này, tôi khẩn thiết kêu gọi một lần nữa tất cả các nhà lãnh đạo chính trị không thông qua các đạo luật coi thường phẩm giá của con người, phá hoại kết cấu của xã hội”.
Source:Catholic News Agency
ĐHY chủ tịch HĐGM Ý than thở về cuộc chiến điên cuồng ở Ukraine, gọi đó là sự thất bại của chính trị và nhân loại
Đặng Tự Do
05:49 04/03/2022
Trong một buổi sáng lạnh giá ở Florence, hàng trăm người hành hương đã tham dự Thánh lễ bế mạc Hội nghị chuyên đề từ ngày 23 đến 27 tháng 2 về Địa Trung Hải. Theo dự kiến Ban đầu, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ này, nhưng ngài đã phải hủy bỏ theo đề nghị của bác sĩ vì đầu gối bị đau.
“Chúng tôi đến đây vì đó là Thánh lễ, và bạn không chọn các linh mục, mầu nhiệm của Thánh lễ là giống nhau, bất kể ai cử hành,” Maria, một trong những người tham dự, đang co mình dưới một lớp áo khoác thật dày nói. Với nụ cười trên môi, cô ấy nói thêm: “Tôi sẽ không phủ nhận, mỗi khi có gió thổi, tôi lại tự hỏi mình tại sao tôi đến tham dự Thánh lễ này, mà không phải đến một trong những nhà thờ ấm áp hơn nhiều trong thành phố!”
Khi được hỏi tại sao cô ấy ở đây, cô ấy đã có một câu trả lời đơn giản.
“Tôi ở đây vì Ukraine,” cô nói, tất cả các dấu hiệu của niềm vui đột nhiên vụt tắt. “Cha tôi kể cho tôi nghe những câu chuyện về chiến tranh. Mẹ tôi dạy tôi cầu nguyện cho hòa bình. Tôi không thể làm gì nhiều để chiến tranh kết thúc. Nhưng chúng tôi tin rằng không có gì mạnh mẽ hơn lời cầu nguyện, phải không? “
Daniella, ở độ tuổi 70, được quấn trong Lá cờ Hòa bình. Cô ấy bất chấp thời tiết bởi vì, “Tôi tin vào hòa bình. Và tôi tin tưởng vào sứ mệnh của các giám mục và các vị thị trưởng, những người đã tập trung những ngày này tại thành phố của tôi. Hòa bình được xây dựng bởi những người thiện chí. Vì vậy, bạn có thể nói với độc giả của bạn rằng tôi ở đây là một dấu hiệu của hòa bình”.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của Perugia, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, được giao nhiệm vụ thay thế Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự thánh lễ. Thông thường, khi Đức Thánh Cha không cử hành thánh lễ, ngài sẽ gởi bài giảng của mình cho vị chủ tế đọc trong thánh lễ. Lần này đã không xảy ra như thế.
Đức Giáo Hoàng đã không gửi những nhận xét mà ngài đã chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, và các nguồn tin nói với Crux rằng sự vắng mặt của ngài, cùng với các quan chức Vatican khác, không chỉ liên quan đến cơn đau đầu gối của ngài mà còn liên quan đến sự hiện diện của cựu Bộ trưởng Ý Marco Minniti, Chủ tịch của Med-Or Leonardo, một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.
Bassetti bắt đầu bài giảng của mình với tình huống không thể tránh khỏi ở Ukraine: “Chúa Nhật này, thật không may được đánh dấu bởi tin tức khủng khiếp đến từ Ukraine, Lời Chúa soi sáng cuộc sống của chúng ta. Lời Chúa không làm chúng ta xa rời thực tế, mà ngược lại, yêu cầu chúng ta đi vào trọng tâm của các vấn đề và từ đó đặt nền móng cho một thế giới tốt đẹp hơn”.
Đức Hồng Y trích dẫn thông điệp hòa bình thường được lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Mỗi cuộc chiến tranh đều khiến thế giới của chúng ta trở nên tồi tệ hơn những gì trước khi nó xảy ra. Chiến tranh là một thất bại về chính trị và nhân văn, là một sự đầu hàng đáng xấu hổ, một thất bại khi đối mặt với các thế lực của cái ác”.
“Trong khi một cuộc chiến tranh điên cuồng nổ ra ở Ukraine mang đến chết chóc và tàn phá, đồng hồ lịch sử không muốn dừng lại ở Florence, thay vào đó nó muốn giờ hòa bình và đối thoại liên tục vang lên,” Đức Hồng Y Bassetti đưa ra lập trường trên khi phát biểu trước những người tham gia hội nghị - là 58 giám mục và 65 thị trưởng của vùng Địa Trung Hải.
Đề cập đến Hội nghị chuyên đề về Địa Trung Hải, vị Hồng Y cho biết có một “sự khôn ngoan toàn Địa Trung Hải” mà các dân tộc trong khu vực nên học hỏi một lần nữa, đó là “sự gặp gỡ liên tục”.
Đức Hồng Y Bassetti nói: “Đức tin Kitô giáo cũng không phải là một tập hợp các tín điều hay những xác tín mà là lắng nghe những người đã đi trước chúng ta và so sánh mình với những người bạn đồng hành khác. “Chúng ta cần tiếp tục so sánh mình với Chúa và với những người khác: Khi đóng kín trong sự cô độc của chúng ta, với tư cách cá nhân, Giáo Hội hay dân tộc, chúng ta có nguy cơ tìm ra các giải pháp không phù hợp, nếu không muốn nói là phá hoại.”
Giải quyết một trong những vấn đề cốt lõi của cuộc họp – là vấn đề di cư - Đức Hồng Y Bassetti nói rằng không ai có thể “thờ ơ” với dòng người di cư lớn đã đặc trưng cho Địa Trung Hải trong vài năm nay.
“Thực tế, Địa Trung Hải, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, đã trở thành nghĩa trang lớn nhất ở Âu Châu. Trong những năm gần đây, hàng ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bỏ mạng khi lao qua vùng biển này để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc chạy trốn khỏi một cuộc chiến tranh. Tình huống khẩn cấp bi thảm này thách thức sâu sắc chúng ta với tư cách là các Kitô hữu và với tư cách là con người”.
Đức Hồng Y cho biết những người di cư phải được giúp đỡ, nhưng cũng cần phải “lật ngược mô hình và câu chuyện về di cư: Họ không chỉ được coi là một vấn đề mà còn là một cơ hội tuyệt vời, một cơ hội để biến các thành phố của chúng ta thành những nơi chào đón và hiếu khách.”
Source:Crux
Pháp cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến trong cuộc xung đột Ukraine
Đặng Tự Do
16:04 04/03/2022
Sau cuộc hội đàm giữa Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Pháp đã đưa ra một cảnh báo lạnh lùng rằng “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” đối với Ukraine,
Sau cuộc điện đàm kéo dài 90 phút vào thứ Năm giữa ông Putin và ông Macron, một nguồn tin của Elysee nói với các phóng viên rằng Putin đã nói rằng hắn có ý định tiếp tục hoạt động quân sự của mình.
Nguồn tin của phủ tổng thống Pháp cho biết: “Không cần phải dự đoán, chúng ta cũng biết điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Tổng thống hôm qua đã nói như trên. Không có điều gì Putin nói hôm nay có thể khiến chúng tôi yên tâm”.
Pháp đang kêu gọi Belarus ra lệnh cho quân đội Nga rút ra khỏi nước này và cáo buộc Belarus đã cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân.
Putin nói với tổng thống Macron rằng hắn sẵn sàng đàm phán nhưng nhấn mạnh rằng cuộc thảo luận phải diễn ra trên cơ sở vô hiệu hóa và giải trừ quân bị Ukraine.
Tổng thống Pháp cho biết ông sẽ tiếp tục đối thoại để ngăn chặn “thảm kịch nhân loại bi thảm hơn”.
“Chúng ta phải ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra”.
Tổng thống Macron nói: “Đối thoại phải tiếp tục để bảo vệ người dân, đưa ra những cử chỉ thiện chí để chấm dứt cuộc chiến này “.
Putin cũng nói rằng nếu Kiev muốn đối thoại, nước này phải hành động ngay bây giờ - và nếu người Ukraine không chấp nhận những điều kiện này, ông ta sẽ đạt được kết quả tương tự bằng con đường quân sự. Nguồn tin của phủ tổng thống cho biết, Putin đã phủ nhận việc bắn phá Kiev và cảnh báo rằng tình hình sẽ xấu đi, nhưng đó là lỗi của Ukraine.
Pháp ước tính rằng tham vọng quân sự của Nga là chiếm toàn bộ Ukraine.
Putin cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đang “diễn ra theo đúng kế hoạch”, và cư dân của thành phố trọng điểm Mariupol đang phải đối mặt với tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi, khi thành phố này tiếp tục bị bao vây bởi các lực lượng Nga quyết tâm siết chặt vòng vây của họ ở phía nam Ukraine.
“Cuộc hành quân đặc biệt ở Ukraine đang diễn ra theo đúng kế hoạch, theo đúng lịch trình”, Putin nói trong phiên họp của Hội đồng an ninh được phát sóng trên truyền hình nhà nước. “Cuộc hành quân đặc biệt ở Ukraine” là cách nói mà Điện Cẩm Linh sử dụng để mô tả cuộc xâm lược Ukraine. “Tất cả các nhiệm vụ đang được thực hiện thành công.”
Nhận xét của Putin được đưa ra trong bối cảnh thường dân ở Mariupol bị mắc kẹt mà không có điện, máy sưởi hay nước.
Chính quyền Mariupol đã cảnh báo về tình trạng “nguy cấp” đối với cư dân trong bối cảnh bị pháo kích dữ dội. Không rõ có bao nhiêu trong số khoảng 400,000 cư dân của Mariupol đã có thể di tản khỏi thành phố cảng có tầm quan trọng chiến lược hoặc bao nhiêu người đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Source:Nine News
Phản ứng của Úc Đại Lợi về vụ Nga bắn phá bừa bãi vào nhà máy hạt nhân Ukraine
Đặng Tự Do
16:05 04/03/2022
Cuộc tấn công của Nga vào nhà máy hạt nhân Ukraine cho thấy 'sự liều lĩnh và nguy hiểm trong cuộc chiến của Putin', Bộ Ngoại Giao Úc Đại Lợi nói
Ngoại trưởng Marise Payne nói: 'Thế giới lên án hành vi đó và Úc Đại Lợi mạnh mẽ lên án'
Ngoại trưởng Úc Đại Lợi đã lên án vụ pháo kích vào một nhà máy điện hạt nhân lớn ở Ukraine, nói rằng điều đó cho thấy “sự liều lĩnh và nguy hiểm” trong cuộc chiến của Vladimir Putin.
Chính phủ Ukraine đã báo cáo trước đó vào hôm thứ Sáu rằng quân đội Nga đã “nã đạn từ mọi phía” vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu - và một đám cháy đã bùng phát.
Ngoại trưởng Úc, Marise Payne, cho biết: “Thế giới lên án hành vi đó và Úc cũng mạnh mẽ lên án như vậy”.
Tổng thống Zelenskiy nói 'Âu Châu phải thức giấc' khi pháo của Nga bắn vào nhà máy điện hạt nhân Ukraine
Các nhà chức trách tại nhà máy cho biết cơ sở đã được đảm bảo an toàn và các quy trình “an toàn hạt nhân hiện đã được bảo đảm” nhưng biến cố này đã thu hút sự quan tâm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Cơ quan này cho biết đám cháy không ảnh hưởng đến các thiết bị “thiết yếu”.
Ngoại trưởng Payne nói với ABC: “Điều đó đối với tôi xem ra hoàn toàn củng cố sự vi phạm triệt để mọi khía cạnh của luật pháp quốc tế và tất cả các khía cạnh của công ước quốc tế, áp dụng ở đây, hiến chương Liên hợp quốc, và cho thấy rõ hành vi trái pháp luật mà Tổng thống Putin đang tham gia vào.”
Ngoại trưởng Úc cũng lập luận rằng các lệnh trừng phạt của Úc đang bắt đầu có hiệu lực, với 45 triệu đô la thuộc về một thực thể Nga được chỉ định hiện đang bị “đóng băng trong một tổ chức tài chính của Úc”, mặc dù bà không đi vào chi tiết.
Payne cho biết sự phối hợp của các biện pháp trừng phạt giữa Úc Đại Lợi, Âu Châu, Anh, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là “một chỉ số rất quan trọng cho thấy sức mạnh đoàn kết toàn cầu nhằm chống lại các hành động kinh khủng của Nga”.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông không tin rằng các hành động trừng phạt của thế giới có thể làm Putin “chùn bước trước những hành động giết người của mình” ở Ukraine, nhưng điều đó không thể ngăn phần còn lại của thế giới “thắt chặt thêm các hành động trừng phạt” đối với nhà lãnh đạo Nga.
Thủ tướng Morrison đã nêu ra “những lo ngại sâu sắc” về sự liên kết chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga. Ông nói với đài phát thanh 6PR rằng điều quan trọng là phải gửi một “thông điệp rất rõ ràng đến bất kỳ ai khác, bất kỳ chế độ chuyên quyền nào khác, và chúng ta biết rõ một số người trong số đó ngay trong khu vực của chúng ta… để họ không rút ra bài học sai lầm từ hành động này”.
Thủ tướng Morrison đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Ukraine và Đài Loan - là hòn đảo dân chủ gồm 24 triệu dân mà Bắc Kinh tuyên bố là tỉnh ly khai. Nói cách khác, ông lo ngại rằng Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tấn công Đài Loan vì luôn cho rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn của mình.
Vì thế, ông kêu gọi chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn tiềm tàng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau khi tham gia một cuộc họp ảo được triệu tập khẩn cấp với những người đồng cấp từ Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ - được gọi là Bộ tứ - vào sáng sớm thứ Sáu.
Cuộc họp của Bộ tứ đã thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và “đánh giá những tác động rộng lớn hơn của nó” - nhưng tuyên bố chung do bốn nhà lãnh đạo đưa ra không bao gồm bất kỳ lời chỉ trích trực tiếp nào đối với Nga để tránh khó xử cho Ấn Độ; và cho biết các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương phải được bảo đảm “không bị ảnh hưởng bởi quân sự, kinh tế, và cưỡng chế chính trị”.
Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến việc giữ Bộ tứ tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cho đến nay nước này vẫn bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Thủ tướng Morrison đã hạ thấp sự thiếu thống nhất với Ấn Độ về phản ứng với Ukraine, và nói rằng ông “sẽ không xếp họ vào cùng loại với Trung Quốc, thậm chí dù là xa xôi”.
Thủ tướng lưu ý rằng Ấn Độ đang kêu gọi chấm dứt bạo lực và nói rằng Úc Đại Lợi cần “làm việc kiên nhẫn với các đối tác của mình”.
Tờ New York Times đưa tin trong tuần này rằng các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã nói với tổng thống Nga vào đầu tháng 2 rằng không nên xâm lược Ukraine trước khi Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh kết thúc. Tờ báo dẫn lời các quan chức chính quyền Biden và một quan chức Âu Châu đã trích dẫn một báo cáo tình báo của phương Tây.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kịch liệt phủ nhận báo cáo, tố cáo đây là “tin tức giả” được thiết kế để “chuyển hướng sự chú ý và đổ lỗi, một điều hoàn toàn đáng khinh bỉ”. Bộ Ngoại giao cũng đổ lỗi cho việc bành trướng về phía đông của Nato và thái độ của chính quyền Mỹ đối với tư cách thành viên Nato của Ukraine khiến quan hệ với Nga xấu đi.
Payne nói với đài 4BC rằng “cuối cùng là Trung Quốc” đã trả lời các báo cáo, nhưng nói thêm: “Bất kỳ sự hợp tác nào về cuộc xâm lược bất hợp pháp, phi lý và vô cớ này của Nga đều sẽ được quan tâm sâu sắc.”
Lãnh đạo phe đối lập Úc Đại Lợi, Anthony Albanese, cho biết Trung Quốc có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc sử dụng mối quan hệ thân thiết với Nga để thúc đẩy hành động gây hấn này phải chấm dứt.
Trong khi chính phủ Úc Đại Lợi đã nhanh chóng mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chính trị và doanh nghiệp của Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine vào tuần trước, họ cũng đã âm thầm cập nhật các quy định cho phép họ nhắm mục tiêu vào chính quyền quân sự của Miến Điện.
Những thay đổi có hiệu lực vào thứ Bảy, hơn một năm sau cuộc đảo chính ở Miến Điện, và nhằm mở rộng “bộ công cụ” có sẵn cho chính phủ.
Các tiêu chí mở rộng sẽ cho phép chính phủ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên hiện tại hoặc trước đây của một loạt các cơ quan liên quan đến quân đội, bao gồm Hội đồng Hành pháp trung ương Miến Điện do Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing làm Chủ tịch.
Các quy định mới là một bước chuẩn bị giúp dễ dàng đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật trong quân đội, nhưng nó vẫn sẽ yêu cầu bộ trưởng Payne đưa ra các quyết định tiếp theo về việc nêu danh tính các cá nhân.
Elaine Pearson, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc Đại Lợi, hoan nghênh việc tạo ra “một con đường rõ ràng để trừng phạt các cá nhân và thực thể có liên quan đến chính quyền” và kêu gọi chính phủ Úc Đại Lợi hành động “không chậm trễ”.
“ Có rất nhiều điều cần làm với các chính phủ cùng chí hướng sau cuộc đảo chính một năm trước.”
Chính phủ Úc Đại Lợi chưa bao giờ loại trừ việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật quân sự của Miến Điện, nhưng họ đã tìm cách duy trì sự phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean).
Các nhà lãnh đạo trong khu vực ngày càng tỏ ra thất vọng về việc thiếu tiến bộ trong việc thực hiện “đồng thuận 5 điểm” của ASEAN để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Miến Điện.
Source:The Guardian
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô: Cả thế giới đang chống lại Nga
Đặng Tự Do
16:08 04/03/2022
“Cả thế giới đang chống lại Nga”. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đưa ra lập trường trên trong số những phát biểu khác - trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga, với mạng truyền hình CNN của Thổ Nhĩ Kỳ,
Phát biểu với CNN Turk, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô bày tỏ sự tiếc nuối khi cuộc chiến tiếp tục diễn ra.
Đức Thượng Phụ nhận định:
“Cả thế giới đang chống lại Nga. Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới của Chiến tranh Lạnh. Khoảng cách giữa Nga và thế giới phương Tây ngày càng rộng hơn.”
Đức Thượng Phụ đã nhấn mạnh “người có đầu óc suy nghĩ và hành động theo lý trí, không muốn tình trạng này, thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới này”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đề cập đến mối quan hệ của ngài với Tổng thống Ukraine Zelensky, nhấn mạnh rằng “chúng tôi có quan hệ rất tốt với Tổng thống Zelensky. Ông ấy đã hai lần đến Tòa Thượng phụ, và mời tôi đến Ukraine, tại lễ kỷ niệm diễn ra vào tháng 8 năm ngoái cho 30 năm độc lập của Ukraine. Tôi đã nhận lời mời của ông ấy và đến đó, rất vui”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết cho biết trong chuyến thăm Ukraine vào mùa hè, ngài đã thấy “một quốc gia vô cùng hài lòng và tự hào về nền độc lập của mình. Việc họ có thể ly khai khỏi Liên bang Xô Viết và thành lập đất nước độc lập cho riêng mình là một vinh dự đối với họ. Chúng tôi đã cho một quốc gia độc lập một Giáo hội độc lập”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói tiếp rằng “trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta thấy rằng Tòa Thượng Phụ của chúng tôi đã hành động từ rất sớm và chúng tôi đã làm một công việc rất tốt. Chúng tôi đã khiến những người anh em Nga của chúng tôi khó chịu, nhưng điều đó phải xảy ra. Ukraine xứng đáng với điều đó”.
Trong cuộc phỏng vấn của mình, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng tuyên bố rằng trái với các tuyên bố của Thượng Phụ Kirill, Thượng phụ Đại kết Constantinope có quyền ban cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, và đã làm như vậy cho Ukraine.
“Bây giờ chúng tôi thấy rằng một số giáo sĩ Ukraine không muốn nhắc đến Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa. Họ coi ông là người lãnh đạo tôn giáo của đất nước kẻ thù. Họ đang dần rời bỏ Giáo hội này và gia nhập Giáo hội Tự trị mới”.
“Chúng tôi không hài lòng lắm về điều này, vì nó là hậu quả của chiến tranh. Chúng tôi muốn Giáo hội Nga không thể hiện thái độ thù địch như vậy đối với tôi và chấp nhận quyết định giáo luật của chúng tôi”.
“Tuy nhiên, thật không may, họ đã không chấp nhận nó,” Đức Thượng Phụ Đại Kết nhấn mạnh và tuyên bố rằng “Tòa Thượng Phụ Đại Kết và cá nhân tôi đã trở thành mục tiêu của họ”.
Cuối cùng, Thượng phụ Đại kết kết luận rằng với tư cách là một Giáo Hội, Tòa Thượng Phụ Đại kết luôn ủng hộ hòa bình và thống nhất, và tiếp tục làm như vậy.
Source:Orthodox Times
Bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại Quảng trường Độc lập ở Kiev
Đặng Tự Do
16:14 04/03/2022
Sự tôn sùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hình thành nên người dân Kiev trong nhiều thế kỷ, thể hiện qua một bức tượng nổi bật được đặt ở Quảng trường Độc lập, đầy uy quyền, đang trông coi thành phố Kiev.
Quan thầy của Kiev
Bức tượng bằng đồng và vàng được đặt trên đỉnh tượng đài Lach Gates vào năm 2002, thể hiện lòng sùng kính đối với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae mà người dân Kiev đã có trong nhiều thế kỷ.
Một trong những công trình kiến trúc ở Kiev được nhiều tổ chức trên thế giới công nhận là Tu viện “Mái Vòm Vàng”, được xây dựng vào năm 1108 để kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Người ta nói rằng vị Tổng Lãnh Thiên Thần, Đấng bảo trợ cho binh lính, được chọn vào thời điểm đó để tôn vinh những chiến thắng quân sự trong thế kỷ 12.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, tu viện và nhà thờ đã bị phá hủy, và phải đến những năm 1990, công việc mới bắt đầu để khôi phục lại Tu viện Thánh Micae và tạo ra những Mái Vòm Vàng mới có thể nhìn thấy ngày nay. Oleksandr Kozlovskyi giải thích trong một bài báo cho Cơ quan Thông tin Tôn giáo Ukraine như sau:
Sự hồi sinh này của Tu viện Thánh Micae là một phép lạ của Chúa, vì khi tu viện bị phá hủy, không ai tin rằng tu viện có thể trỗi dậy từ đống đổ nát. Điều này là minh chứng cho thấy rằng Chúa có thể hồi sinh ngôi đền của mình từ đống tro tàn, cho dù ngôi đền ấy là một tu viện hay là chính chúng ta.
Hơn nữa, Thánh Micae đã được in nổi bật trên con dấu của các Quốc vương Kiev và sau đó là trên quốc huy của thành phố Kiev kể từ thế kỷ 17. Khi thành phố bỏ phiếu về quốc huy mới vào năm 1995, họ đã khôi phục lại thiết kế ban đầu có Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Gần đây hơn, nhà lãnh đạo Chính thống giáo Ukraine đã nhắc lại vào ngày 19 tháng 9 năm 2020 lòng sùng kính lâu dài đối với Thánh Micael mà người dân Kiev đã có trong nhiều năm.
Ngài nói: “Điều mang tính biểu tượng là các ngôi đền cổ của chúng ta được tiền nhân chúng ta xạy dựng để tôn kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae: như ngôi thánh đường kính Thánh Sophia thành Kiev, Tu viện Tổng Lãnh Thiên Thần Micae Mái Vòm Vàng, Kiev-Pechersk Lavra và Tu viện Vydubychi, những nơi chứng minh rằng chúng ta có lịch sử hàng nghìn năm và rằng nhà nước Ukraine của chúng ta và Giáo hội Ukraine của chúng tôi có nguồn gốc lịch sử như vậy”.
Thánh Michael vẫn là một người bảo vệ mạnh mẽ, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, đối với người dân Kiev.
Xin Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ Kiev.
Source:Aleteia
ĐHY Dolan thăm nhà thờ Công Giáo Ukraine ở New York để biểu thị tình đoàn kết
Đặng Tự Do
16:15 04/03/2022
Ngay trước khi Hồng Y Timothy Dolan của New York rời nhà thờ Công Giáo St. George của Công Giáo Ukraine ở hạ Manhattan vào ngày 27 tháng 2, ngài đã choàng tay qua Đức Cha Paul Chomnycky của giáo phận Công Giáo Ukraine Stamford, và nói, “hãy cho tôi biết chúng tôi có thể giúp bạn như thế nào.”
Khoảnh khắc giữa hai giám mục gói gọn lại một Thánh lễ 8 giờ sáng đầy xúc động tại St. George. Đức Cha Chomnycky chủ sự thánh lễ. Đức Hồng Y Dolan có mặt ở đó như một dấu chỉ của tình đoàn kết và sự quan tâm đối với người Ukraine ở New York và nước ngoài.
Trong lời phát biểu khi bắt đầu Thánh lễ, Đức Hồng Y Dolan khuyến khích anh chị em giáo dân kiên trì cầu nguyện.
“Anh chị em là một quốc gia độc lập, mạnh mẽ. Anh chị em được lấp đầy bởi những người có đức tin và danh dự. Gia đình của anh chị em, bạn bè của anh chị em, ở nhà đang đau khổ và anh chị em đau khổ với họ. Các nhà lãnh đạo thế gian có thể làm chúng ta thất vọng, nhưng Chúa sẽ không bao giờ làm ta nản lòng. Và khi anh chị em cũng như tôi không biết phải đi đâu, phải làm gì khác thì chúng ta hãy cầu nguyện.”
Hơn 100 người đã đến tham dự Thánh lễ, đây là Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên tại St. George kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine. Đức Hồng Y Dolan bước vào nhà thờ khoảng 7:45 sáng. Ngài chào hỏi giáo dân khi tiến đến bàn thờ - ôm và nói với một số người rất xúc động trên đường đi”.
Đức Cha Chomnycky nói với Crux sau thánh lễ rằng sự hiện diện của Đức Hồng Y Dolan là khích lệ rất lớn đối với cộng đồng Ukraine. Thành phố New York có dân số Ukraine lớn nhất ở Mỹ, vào khoảng 150,000 người.
“Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y rất có ý nghĩa vì điều đó cho thấy rằng chúng tôi không đơn độc, rằng chúng tôi có những người bạn tốt, những người bạn sẽ ủng hộ chúng tôi và sát cánh cùng chúng tôi và đặc biệt là vào thời điểm như thế này, điều quan trọng là phải biết rằng có những người tốt trên trái đất này, những người hiểu sự thật, công lý và muốn giúp Ukraine,” Đức Cha Chomnycky nói.
Trong nhận xét của ngài, Đức Hồng Y Dolan, nói với các giáo dân rằng tổng giáo phận đang “dành cho anh chị em tình yêu và sự hỗ trợ của chúng tôi.”
Sau đó, khi Đức Hồng Y Dolan được hỏi rằng ngài có thông điệp gì cho người Ukraine không, vị Hồng Y nói rằng thật ra người Ukraine đã gửi cho ngài những thông điệp. Ngài gọi họ là những người dũng cảm, danh dự, mạnh mẽ, độc lập, yêu đất nước, Thiên Chúa, đức tin và sự độc lập của họ, điều này đã truyền cảm hứng cho ngài”.
“Có một phụ nữ lớn tuổi trong đó vừa nói với tôi, 'Họ đang chiến đấu với sự mù quáng. Chúng con đang chiến đấu tràn ngập sự sống và ánh sáng, 'và như thế chị ấy đã đưa ra cho tôi một thông điệp,' Dolan nói. “Đó là lý do tại sao tôi yêu mến họ và kính trọng họ. Chúa đang nói với họ 'Thầy đứng về phía anh chị em, và anh chị em đứng về phía Thầy.'“
Đức Cha Chomnycky nói về thách thức đối với người Ukraine ở Mỹ, đặc biệt là New York, khi họ cảm thấy “vô vọng” từ quan điểm rằng họ không biết làm thế nào để giúp đỡ gia đình và bạn bè của họ ở quê nhà. Ngài nói rằng mọi người có thể giúp đỡ bằng cách nói ra sự thật về những gì đang xảy ra ở Ukraine và tham gia vào các hoạt động quyên góp để gửi viện trợ về nước. Tuy nhiên, cũng như Đức Hồng Y Dolan, Đức Cha Chomnycky cho biết điều tốt nhất mọi người có thể làm là tiếp tục cầu nguyện.
“Đó là những gì chúng ta phải làm,” Đức Cha nói. “Lời cầu nguyện có thể uốn cong thép và đó là hy vọng của chúng ta.”
Đức Cha Chomnycky nói rằng ngài ngạc nhiên vì điều này có thể xảy ra trong thế kỷ 21, gọi Tổng thống Nga Vladamir Putin là một “người loạn trí” và đưa ra lập luận rằng nếu không có Tổng thống Nga thì điều này sẽ không xảy ra bởi vì ngài cảm thấy “Phần lớn người dân Nga không đồng ý với điều này.”
Đức Cha cũng nhắm vào Giáo Hội Chính thống Nga vì sự đồng lõa của Thượng Phụ Kirill.
Đức Cha Chomnycky nói: “Họ phải là những tiên tri nhưng họ không hành động như thế. Họ đang là công cụ của nhà cầm quyền trong khi vai trò của Giáo Hội là trở thành những nhà tiên tri trong xã hội của chúng ta để chỉ ra sự thật và ánh sáng; và nếu bạn quỳ lạy những quyền lực thì bạn không còn là một tiếng nói tiên tri, và tôi e rằng họ đã đánh mất ân sủng tiên tri đó.”
Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia đã đưa ra nhận xét tương tự với Crux về Giáo Hội Chính thống Nga. Đức Cha Gudziak than thở rằng nhà lãnh đạo của Chính Thống Giáo Nga, là Thượng phụ Kirill, đã ca ngợi và chào đón Putin và quân đội Nga vào tuần trước cùng thời điểm họ xâm lược Ukraine. Đức Cha Gudziak cũng lưu ý rằng nhiều người sẽ chết vì cuộc xâm lược oái oăm thay lại là các thành viên của Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc Mạc Tư Khoa sống ở miền Đông Ukraine.
Đức Cha Gudziak chua chát nói: “Họ là những người nói tiếng Nga, con chiên của Tòa Thượng Phụ Nga đang bị giết; và Đức Thượng Phụ của họ ca ngợi những kẻ giết người. Thật là tai tiếng.”
Đức Hồng Y Dolan kết thúc lời nhận xét của mình với các tín hữu hồi tưởng về chuyến đi của ngài đến Ukraine để khánh thành một nhà thờ ở Kiev, và lưu ý rằng chính ngôi thánh đường đó đã được đặt tên là “nhà thờ phục sinh”.
Đức Hồng Y nói: “Người dân Ukraine đã từng trải qua các cuộc thương khó, chịu đóng đinh và đang trải qua thảm cảnh ấy một lần nữa, nhưng anh chị em luôn truyền cảm hứng cho chúng tôi vì niềm tin của anh chị em vào sức mạnh của mầu nhiệm phục sinh”.
Source:Crux
Russkiy Mir – ‘Thế giới Nga’ đụng độ chính trị Ukraine và ngoại giao Vatican
Vũ Văn An
20:59 04/03/2022
Tạp chí The Pillar vừa có một cộng tác viên người Ukraine, Anatolii Babynskii, hiện là chuyên viên nghiên cứu tại Viện Giáo Sử của Đại Học Công Giáo Ukraine. Bài đầu tiên của ông trên The Pillar nói đến khái niệm Russkiy-mir - thế giới Nga của Vladimir Putin được thảo luận nhiều nhưng ít được hiểu rõ - và nền ngoại giao của Vatican đã đóng vai trò như thế nào đối với thế giới quan tôn giáo và chính trị của Moscow. Nguyên văn xin đọc tại địa chỉ https://www.pillarcatholic.com/p/russkiy-mir-the-russian-world-meets?s=w
Trong một bài phát biểu năm 2014 nhằm biện minh cho việc sáp nhập Crimea, Vladimir Putin không dừng lại ở các luận điểm chính trị - thực vậy, ông đã đi xa hơn nhiều. Ông đưa ra một khuôn khổ cho một thế giới quan sẽ định nghĩa các năm tháng của ông trong chức vụ tổng thống Nga và điều này sẽ được thường xuyên lặp lại bởi cả các đồng minh chính trị của Putin lẫn các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính thống Nga.
Hiểu được thế giới quan đó là chìa khóa để hiểu được cuộc xâm lược của Nga vào tháng trước ở Ukraine. Nhưng điều quan trọng nữa là hiểu được tác động của nó đối với các cuộc đối thoại đại kết giữa Vatican với Giáo Hội Chính thống giáo Nga, một điều xem ra chắc chắn sẽ thay đổi sau khi Nga xâm lược có vũ trang vào quốc gia láng giềng của mình.
Năm 2014, khi nhắc đến Thánh Vladimir, Hoàng tử của Kyiv và là tên thánh của Putin, Tổng thống Nga đã lập luận rằng việc trở lại năm 988 của Hoàng tử này sang Chính thống giáo phương Đông “đã xác định trước cơ sở toàn diện của nền văn hóa, văn minh và các giá trị nhân bản vốn thống nhất các dân tộc Nga, Ukraine, và Belarus”.
Cùng lúc đó, trong “bài phát biểu về Crimea” nổi tiếng của Putin, quan niệm Russkiy Mir – ý thức hệ “thế giới Nga”, rất phổ biến trong nền chính trị và Giáo hội Nga - đã được phản ảnh một cách rộng dài và khéo léo. Nó cũng lên khuôn khu vực địa lý được Putin chú ý đặc biệt.
Cho đến năm 2000, Russkiy Mir chủ yếu là vấn đề của giới trí thức. Nhưng vào đầu thế kỷ 21, nó đã trở thành một chiến lược bán chính thức của cả các chính trị gia Nga lẫn các nhà lãnh đạo của Tòa Thượng phụ Moscow liên quan đến các quốc gia láng giềng của Nga.
Theo quan điểm của họ, “thế giới Nga” bao gồm gần như toàn bộ Đông Âu - tất cả các lãnh thổ mà ở các thời điểm khác nhau đều là bộ phận của Đế quốc Nga và Liên bang Xô viết, bao gồm cả cộng đồng cư dân của các quốc gia này ở các khu vực khác trên thế giới.
Khi mô hình "thế giới Nga" bắt đầu nắm bắt được trí tưởng tượng chính trị của Putin, giới lãnh đạo Nga bắt đầu thúc đẩy các quốc gia láng giềng của mình tiến tới sự hội nhập kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa gần nhất có thể.
Đến lượt mình, Giáo Hội Chính thống Nga đóng một vai trò quyền lực mềm, vì mạng lưới các giáo xứ của họ, vốn tồn tại sau sự sụp đổ của Liên Xô, vẫn là một trong những công cụ gây ảnh hưởng hữu hiệu nhất ở các nước khác.
Elena Volkova, một nhà trí thức và cựu giáo sư tại Đại học quốc gia ở Moscow, gần đây đã nói ở Ukraine rằng ý thức hệ “thế giới Nga” có thể được rút gọn thành một kết luận ngắn gọn:
“Nga phải giành lại lãnh thổ của đế quốc. Quyền lực độc quyền đối với các linh hồn phải thuộc về Giáo Hội Chính Thống Nga. Bất cứ cuộc nói chuyện nào về sự độc lập của nhà nước hoặc giáo hội đều bị coi là công việc của kẻ thù, kẻ ngay lập tức bị coi là người theo chủ nghĩa Satan và người theo chủ nghĩa ly giáo, kẻ thù của Giáo hội”.
Ở Belarus, ít có vấn đề trong việc thực hiện chiến lược này, nhưng ở Ukraine, chương trình nghị sự chính trị “thế giới Nga” gặp phải những trở ngại nghiêm trọng đối với việc du nhập chiến lược này.
Đối với nhiều nhà phân tích, dường như giới lãnh đạo chính trị Nga chưa bao giờ thực sự nghĩ tới sự khác biệt về lịch sử văn hóa và chính trị của Nga và Ukraine. Và đối với Giáo Hội Chính thống Nga, tình hình thậm chí còn khó khăn hơn, một phần do sự đa dạng tôn giáo của Ukraine.
Taras Antoshevskyi, Giám đốc Dịch vụ Thông tin Tôn giáo Ukraine, nói với The Pillar, “Bảng màu tôn giáo Ukraine khá đa dạng”.
Ở Ukraine, “có những cơ cấu phát triển tốt của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp và Công Giáo La Mã, mặc dù họ là thiểu số - chỉ 10% người Ukraine là Công Giáo – nhưng họ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các diễn trình tôn giáo xã hội trong nước”.
Antoshevski nói thêm, “Ngược lại, Chính thống giáo Ukraine bị chia rẽ kể từ năm 1989: một bộ phận tiếp tục hợp nhất với Tòa Thượng phụ Moscow, trong khi một nhóm khác đòi độc lập và vào năm 2019 đã nhận được tư cách tự trị từ Tòa thượng phụ Constantinople”.
“Và sau đó có nhiều cộng đồng Tin lành rất tích cực về mặt xã hội.”
Ý thức hệ “thế giới Nga” phần nào phổ biến với Tòa Thượng phụ Moscow và thế hệ cũ, vốn muốn khôi phục Liên Xô, nhưng nó đã bị các thành viên của các Giáo Hội khác và xã hội Ukraine rộng lớn hơn tri nhận một cách tiêu cực.
Sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine ở Ukraine có lẽ đã trở thành vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Giáo Hội Chính Thống Nga.
Trong một chuyến thăm Ukraine năm 2009, Thượng phụ Kirill của Moscow, trong một bài giảng, đã mô tả Người Công Giáo Hy Lạp Ukraine là những người cố gắng “thay đổi cuộc sống của mọi người bằng vũ lực, thay đổi văn hóa, đức tin, bản sắc dân tộc của họ”.
Quan điểm của Kirill rất rõ ràng: bản sắc và văn hóa Ukraine thuộc về “thế giới Nga” và những người Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã pha mình vào điều đó.
Không muốn trực tiếp giải quyết những bất đồng lịch sử chung với người Công Giáo Hy Lạp Ukraine, Tòa Thượng phụ Moscow đã tìm cách giải quyết vấn đề của mình bằng bàn tay của Vatican.
Kể từ những năm 1990, hầu hết mọi nỗ lực của Giáo Hội Chính Thống Nga trong cuộc đối thoại Công Giáo-Chính thống đều tập trung vào giải pháp cho “vấn đề qui hiệp” (uniate problem)- tức là các vấn đề giáo hội học và văn hóa đặt ra cho Giáo Hội Chính Thống Nga do sự hiện hữu của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine.
Lợi dụng mong ước của Vatican muốn tiếp tục đối thoại với Giáo hội Nga, ban lãnh đạo của Tòa Thượng phụ Moscow nhằm thúc đẩy Vatican quay trở lại tình trạng trước năm 1989, khi Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine chính thức bị cấm ở Liên Xô và sau năm 1946 chỉ hiện hữu một cách hầm trú và ở hải ngoại.
Sau khi sáp nhập Crimea, và trước chuyến thăm của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin tại Moscow vào năm 2017, Tổng Giám Mục Hilarion Alfeev, người trên thực tế là Bộ trưởng Ngoại giao của Tòa Thượng phụ Moscow, một lần nữa nhắc lại rằng “Vấn đề nhức nhối nhất trong tương quan giữa các Giáo hội của chúng ta là Nghị quyết Qui Hiệp (*), vốn đã và đang gây tổn hại nghiêm trọng cho các mối tương quan Chính thống-Công Giáo nói chung trong nhiều thế kỷ”.
Quan điểm của Hilarion không hoàn toàn xa lạ với một số người ủng hộ chính sách Ostpolitik ở Vatican, họ sẵn sàng đối thoại với Moscow ngay cả khi những người Công Giáo Đông phương Ukraine phải trả giá.
Và thực thế, sự xuất hiện của các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Hy Lạp ở Ukraine và Lỗmani vào những năm 1980 từ tình huống hầm trú đã ảnh hưởng đến tiến trình đại kết. Nhưng tình hình đó cho thấy mức độ cuộc đối thoại Công Giáo-Chính thống phụ thuộc vào tình hình ở châu Âu thời hậu chiến.
Cha Andrii Mykhaleiko, một nhà Giáo sử học tại Đại học Công Giáo Eichstätt-Ingolstadt ở Đức, nói với The Pillar rằng “tình hình sau năm 1989 xác nhận rằng cuộc đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính thống phụ thuộc vào hiện trạng địa chính trị và đại kết của những năm 1970 và Những năm 1980, cả Chính thống giáo và Công Giáo đều không thể thấy trước những thay đổi của năm 1989 ”.
Kể từ năm 1989, tình hình chính trị ở Đông Âu đã thay đổi đáng kể, nhưng cuộc đối thoại đại kết, ít nhất là ở khu vực này của thế giới, dường như vẫn khiến nhiều người Ukraine trở thành con tin cho những nỗ lực của Nga nhằm xây dựng lại đế chế dưới chiêu bài “Thế giới Nga".
Nhưng hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine đã làm dấy lên câu hỏi về việc duyệt lại chính sách Ostpolitik của Vatican, vì cả hai vấn đề của chính sách đối ngoại và đối thoại đại kết.
Và đối với nhiều người Ukraine theo dõi cách tiếp cận của Vatican trong cuộc đối thoại với Moscow, vài tuần qua đã làm rõ điều mà người Công Giáo ở Đông Âu đã tranh cãi trong nhiều thập niên: rằng mục tiêu duy trì quan hệ giữa Tòa thánh và các chế độ độc tài bằng mọi giá sẽ chỉ gây hại cho Giáo Hội Công Giáo và sứ mệnh của nó trên thế giới.
Nếu không có gì khác, cuộc chiến dường như chắc chắn sẽ thay đổi đường nét của các cuộc đối thoại đại kết của Vatican và thay đổi một cách nhanh chóng.
Tiến sĩ Oleh Turii, phó viện trưởng Đại học Công Giáo Ukraine, nói với The Pillar tuần này rằng:
“Chúng tôi thấy hiện nay người ta đang đoàn kết như thế nào xung quanh các nguyên tắc nền tảng và các giá trị tốt đẹp cho tương lai của nhân loại. Điều này cho chúng ta hy vọng rằng nó cũng sẽ sớm chữa lành cuộc đối thoại đại kết”.
“Các mối liên hệ chân thành giữa các Kitô hữu không thể được xây dựng trên các tối hậu thư, dối trá, hay ý thức hệ. Chúng chỉ có thể phát triển trên nền tảng mong muốn chân thành của cả hai bên là khôi phục sự thống nhất của Giáo hội”.
_______________________________________________________
Ghi chú
(*) Có ý nói tới Union of Brest, tức nghị quyết năm 1596 đã tạo ra Giáo Hội Công Giáo Ukraine.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đông đảo giáo dân Little Saigon thắp nến cầu hòa bình cho Ukraine
Thiện Lê/Người Việt
09:52 04/03/2022
GARDEN GROVE, California (NV) – Đông đảo giáo dân vùng Little Saigon có mặt tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, tối Thứ Năm, 3 Tháng Ba, để thắp nến cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.
Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga bắt đầu từ Thứ Năm, 24 Tháng Hai, đến nay gây ra nhiều đau thương cho người dân. Nhiều người phải tìm chỗ lánh nạn, và nhiều người phải tìm cách di tản ra khỏi nước nhà để tránh chiến tranh.
Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Tư, 2 Tháng Ba, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết chỉ có gần 500 binh sĩ thiệt mạng, và gần 1,600 người khác bị thương, nhưng phía Ukraine cho biết tổn thất của Nga cao hơn rất nhiều.
Nga còn cho biết có hơn 2,870 lính Ukraine thiệt mạng, và khoảng 3,700 người khác bị thương.
Không ai biết được cuộc chiến này sẽ kéo dài đến bao giờ, nhưng ai cũng biết sẽ có rất nhiều người mất mạng hay gặp nguy hiểm.
Mấy hôm trước, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, gửi một thông báo kêu gọi giáo dân gốc Việt ở Orange County đến nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô để thắp nến trước Linh Đài Đức Mẹ La Vang.
Lễ thắp nến bắt đầu lúc 6 giờ 15 phút tối, nhưng trước nhà thờ tổ chức một Thánh Lễ trước đó để cầu nguyện cho người dân Ukraine sau khi bị Nga xâm lăng.
Nhiều giáo dân mặc quần áo màu vàng và màu xanh, dương tượng trưng cho quốc kỳ Ukraine, như lời kêu gọi của Linh Mục Phạm Ngọc Hùng.
Trước Thánh Lễ, một số giáo dân chia sẻ cảm nghĩ với phóng viên Người Việt về tình hình ở Ukraine và lễ thắp nến.
Ông Hà Thanh Tuấn, cư dân Garden Grove, cho biết: “Tình hình ở Ukraine mỗi lúc mỗi căng thẳng hơn. Tôi nghĩ Tổng Thống Vladimir Putin của Nga là một người quá lạnh lùng, và không hiểu tại sao ông lại tấn công Ukraine như vậy. Tại sao ông không chịu đàm phán để hai nước có một hiệp ước hay thỏa thuận hỏa bình, mà lại đi tấn công thẳng thừng như vậy?”
“Ai cũng là con của Chúa, và Người dạy chúng ta phải biết yêu hòa bình, nên tôi muốn thắp cho Ukraine một ngọn nến. Tuy nhỏ nhoi, nhưng tôi hy vọng Chúa sẽ bảo vệ người dân của quốc gia đó, và giúp họ vượt qua được nguy hiểm là lửa đạn của Nga,” ông Tuấn nói thêm.
Một số giáo dân khác cho rằng quyết định tấn công Ukraine của Tổng Thống Vladimir Putin là thiếu nhân đạo và quá nhẫn tâm. Điều đó khiến họ và gia đình đến nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô để cầu nguyện cho hòa bình.
“Tôi hy vọng Ukraine sẽ an bình, và không có thế chiến xảy ra. Nếu có một cuộc chiến tranh lớn, chắc không ai trên thế giới này sống sót cả,” một giáo dân nói.
Trong Thánh Lễ, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng cho biết ai cũng muốn chung sống trong hòa bình, nhưng lòng tham và sự ích kỷ của nhiều người gây ra nhiều đau thương cho nhân loại.
Ông nói mục đích của Thánh Lễ và Lễ Thắp Nến là để cầu nguyện cho người dân Ukraine, nhất là những người sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người khác như trẻ em và phụ nữ.
Sau Thánh Lễ, giáo dân kéo đến Linh Đài Đức Mẹ La Vang, mỗi người cầm một cây nến trên tay để đặt lên bản đồ Ukraine trước linh đài.
Trên bản đồ là dòng chữ “Cầu nguyện cho Ukraine” (Pray For Ukraine), và giáo dân nào cũng thành tâm đặt nến lên bản đồ để cầu nguyện cho hòa bình.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, cư dân Santa Ana, cho biết: “Thấy bà con đến đông như vậy, tôi rất cảm động. Người Việt Nam mình rất hiểu cảnh quê hương bị chiến tranh tàn phá, nên tôi cầu Chúa và Đức Mẹ La Vang bảo vệ người dân Ukraine qua khỏi cuộc chiến như đã từng bảo vệ người Việt Nam chúng ta.”
Sau khi thắp nến, giáo dân tiếp tục đọc kinh và hát Thánh Ca để cầu nguyện cho Ukraine.
Sau lễ, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng bày tỏ sự cảm kích với cộng đồng giáo dân vì có mặt đông đảo để cầu nguyện cho hòa bình.
Linh mục nói: “Tôi hy vọng mọi người không chỉ cầu nguyện hôm nay thôi, mà xin cầu nguyện liên tục cho Ukraine. Quý vị nên cầu xin Thiên Chúa, và những người thuộc các giáo phái khác nên cầu xin ơn trên bảo vệ Ukraine.”
VietCatholic TV
Uy hiếp Âu Châu, Nga pháo liều lĩnh vào nhà máy điện hạt nhân. Từ danh hài thành tổng thống anh hùng
VietCatholic Media
03:43 04/03/2022
1. Quân đội Nga 'nã đạn từ mọi phía' vào nhà máy điện hạt nhân
Trong một diễn biến quá sức nguy hiểm cho toàn bộ Âu Châu, quân đội Nga đang “nã đạn từ mọi phía vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu”, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã viết trên Twitter.
“ Người Nga phải NGAY LẬP TỨC ngừng bắn, cho phép lính cứu hỏa làm việc, thiết lập một khu vực an ninh!” Ông Kuleba nói.
Thị trưởng thị trấn Energodar trước đó cho biết lực lượng cứu hỏa không thể tiếp cận đám cháy đang diễn ra.
Lửa bùng phát tại nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine
Theo Dmytro Orlov, thị trưởng thị trấn Energodar gần đó, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine đang bốc cháy.
“Một mối đe dọa đối với an ninh thế giới !!! Là kết quả của các cuộc pháo kích không ngừng của kẻ thù vào các tòa nhà và dãy nhà của nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã bốc cháy !!!” Orlov đăng lên Facebook.
Lực lượng Nga pháo kích nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu
Quân đội Nga đang pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu ở Ukraine.
“Chúng tôi yêu cầu họ ngừng bắn vũ khí hạng nặng,” Andriy Tuz, phát ngôn viên của nhà máy ở Enerhodar, cho biết trong một video đăng trên Telegram.
“Có một mối đe dọa thực sự về nguy cơ hạt nhân trong nhà máy năng lượng nguyên tử lớn nhất ở Âu Châu.”
Nhà máy này chiếm khoảng 1/4 sản lượng điện của Ukraine.
Cuộc giao tranh tại Enerhodar, thành phố trên sông Dnepr, sản xuất 1/4 sản lượng điện của cả nước, diễn ra khi một vòng đàm phán khác giữa hai bên chỉ đạt được thỏa thuận dự kiến thiết lập các hành lang an toàn bên trong Ukraine để di tản công dân và hỗ trợ nhân đạo.
Thị trưởng thành phố Enerhodar cho biết các lực lượng Ukraine đang chiến đấu với quân Nga ở ngoại ô thành phố. Video cho thấy ngọn lửa và khói đen bốc lên phía trên thành phố hơn 50,000 người, với dòng người lướt qua những chiếc xe bị cháy, chỉ một ngày sau khi cơ quan giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại rằng cuộc giao tranh có thể gây ra thiệt hại không lường trước được cho 15 lò phản ứng hạt nhân của Ukraine.
Hôm thứ Tư, hàng trăm công nhân và người dân địa phương đã chặn một con đường dẫn vào nhà máy điện hạt nhân, khi lực lượng Nga tiến vào khu vực.
Video được đăng tải lên trang Facebook của chính quyền địa phương cho thấy một đám đông mang cờ Ukraine chặn đường quân Nga.
2. Từ danh hài trở thành tổng thống anh hùng
Volodymyr Zelenskyy của Ukraine đã đi từ một diễn viên đóng vai tổng thống trên TV để trở thành nhà lãnh đạo anh hùng trong thời chiến.
Danh hài Volodymyr Zelenskyy tiến đến bục giảng dưới ánh đèn rực rỡ, chuẩn bị đưa ra thông điệp tới người dân Ukraine.
“Hôm nay tôi sẽ bắt đầu với những từ đã mong đợi từ lâu, mà tôi muốn thông báo với niềm tự hào,” anh nói.
“Cuối cùng, Ukraine đã hiệp nhất. Đây là chiến thắng của chúng ta.”
Bài phát biểu chỉ là hư cấu. Đó là cảnh kết thúc của một chương trình truyền hình châm biếm có tên là “Nô bộc Nhân Dân”, trong đó kể lại câu chuyện một giáo viên trung học may mắn, do danh hài Zelenskyy thủ vai. Theo vở kịch, người giáo viên này người được đưa lên làm tổng thống Ukraine sau khi lời chê bai của anh ta về tham nhũng được lan truyền.
Vở kịch này không chỉ đưa Zelenskyy trở thành một danh hài sáng chói. Cuối cùng nó đã trở thành bàn đạp cho chiến dịch tranh cử tổng thống ngoài đời thực sự của anh ta.
Vào tháng 4 năm 2019, trong vòng một tháng sau đêm cuối cùng của chương trình truyền hình châm biếm này, diễn viên hài này đã được bầu làm tổng thống Ukraine.
Ông Zelenskyy một lần nữa thấy mình trước bục giảng, nhưng bức ảnh mà ông phác họa trong những khoảnh khắc cuối cùng của chương trình truyền hình chưa bao giờ được cảm nhận hiện thực hơn sau khi lực lượng Nga xâm lược Ukraine.
Các vụ nổ làm bừng sáng bầu trời khi Điện Cẩm Linh nhắm mục tiêu vào các thành phố bằng các cuộc tấn công hỏa tiễn trước bình minh, buộc mọi người phải vào nơi trú ẩn để tránh các cuộc không kích.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngay sau cuộc tấn công, ông Zelenskyy lại một lần nữa chứng tỏ mình là một người đàn ông có tính cách, lần này ông đóng vai David trước tên khổng lồ Goliath là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong chiếc áo sơ mi màu xanh lá cây đậm với quầng thâm dưới mắt, Tổng thống Ukraine đã thể hiện một giọng điệu thách thức và ca ngợi các lực lượng vũ trang của đất nước đã “bảo vệ quê hương một cách xuất sắc”.
“Bây giờ là một thời điểm quan trọng,” ông Zelenskyy nói.
“Số phận của đất nước chúng ta đang được quyết định.”
Ông Zelenskyy cũng đã hoạt động tích cực trên mạng xã hội, sử dụng tài khoản Twitter của mình để đăng thông tin cập nhật và trấn an người dân Ukraine rằng ông vẫn ở lại đất nước để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Trong một video được đăng vào sáng thứ Bảy có tiêu đề “đừng tin những tin giả”, ông Zelenskyy tiết lộ rằng ông vẫn đang ở Kiev.
“Tôi ở đây. Chúng ta không bỏ vũ khí. Chúng ta sẽ bảo vệ đất nước của mình, bởi vì vũ khí của chúng ta là sự thật, và sự thật của chúng ta là mảnh đất này là của chúng ta, đất nước của chúng ta, con cái của chúng ta, và chúng ta sẽ bảo vệ tất cả những điều này.”
“Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với bạn. Vinh quang cho Ukraine.”
Ông Zelenskyy cũng đã từ chối đề nghị của Mỹ về việc giúp ông di tản khỏi Kiev, Đại sứ quán Ukraine tại Anh cho biết hôm thứ Bảy trên Twitter.
“Cuộc chiến là ở đây. Tôi cần đạn dược, không cần di tản,” ông Zelenskyy nói với đại sứ quán Mỹ.
“Người Ukraine tự hào về Tổng thống của họ”
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã bắt đầu vào đầu ngày thứ Năm tuần trước. Các lực lượng của Pautin đã tấn công bằng đường bộ, đường biển và đường không, gây ra hàng loạt sự lên án và trừng phạt của quốc tế - và đặt câu hỏi về tham vọng rộng lớn hơn của Putin đối với Ukraine và thế giới.
Ông Putin coi “cuộc hành quân đặc biệt” là một hành động cần thiết sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh của họ vượt qua “ranh giới đỏ” của Nga bằng cách mở rộng NATO về phía đông. Nhưng đó là một lời nói dối.
Ông Zelenskyy một lần nữa kêu gọi Putin tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp.
“Đang có giao tranh khắp Ukraine. Hãy ngồi xuống bàn đàm phán để ngăn chặn cái chết của người dân.”
Vladimir Putin đã kêu gọi các lực lượng vũ trang của Ukraine lật đổ chính phủ của họ trong bài phát biểu của hắn ta trước hội đồng an ninh quốc gia,.
Chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine vẫn còn nguyên vẹn, nhưng Putin đã nói rõ trong tuần này rằng ông ta chưa từng coi Ukraine là một quốc gia có chủ quyền hợp pháp.
Putin và chính phủ của ông đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố vô căn cứ và không chính xác rằng chính phủ Ukraine được bầu một cách dân chủ là một chế độ “phát xít” hoặc “Quốc xã”.
Ông Zelenskyy là người Do Thái và có các thành viên trong gia đình chết trong Holocaust. Bình luận của ông Putin không có khả năng thúc đẩy bất kỳ cuộc nổi dậy nào của Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ned Price, cho biết ông Zelenskyy vẫn là “mục tiêu chính cho sự xâm lược của Nga”, trong khi bản thân ông Zelenskyy nói rằng Nga đã đánh dấu ông là “mục tiêu số một của họ”.
Ông nói: “Họ muốn hủy diệt Ukraine về mặt chính trị bằng cách tiêu diệt nguyên thủ quốc gia.
Từ xác chết của các binh lính Nga tử trận tại Ukraine, người ta tìm thấy những bộ bài trong đó có in hình các nhân vật mà Putin muốn bắt. Ông Zelenskyy là một trong các nhân vật ấy. Bên cạnh đó còn có ông Petro Poroshenko, cựu tổng thống Ukraine, là người tiền nhiệm của ông Zelenskyy; Đức Tổng Giám Mục Sviatislov Shevchuk của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương; và Đức Tổng Giám Mục Epiphaniy, giáo chủ Chính Thống Giáo Ukraine độc lập.
Trong những ngày này, người ta thấy cựu tổng thống Petro Poroshenko đang trong các chiến hào ở Kiev với các binh sĩ và dân quân tình nguyện. Tổng thống Petro Poroshenko bị Thượng Phụ Kirill kết tội đã gây ra ly giáo tại Ukraine khi yêu cầu Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cấp Tomos, tức là quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine độc lập trong cố gắng tách khỏi ảnh hưởng của Chính Thống Giáo Nga.
Source:Nine News
3. Quan chức Ngũ Giác Đài ca ngợi lực lượng Ukraine
Tùy viên Báo chí Ngũ Giác Đài John Kirby đã khen ngợi nỗ lực mà lực lượng Ukraine đang thực hiện khi cuộc xâm lược của Nga tiếp tục.
“Họ đang chiến đấu dũng cảm trên đường phố và bên ngoài thành phố của họ, và họ chiến đấu rất sáng tạo,” Kirby nói trong một cuộc họp báo.
Đối với đoàn xe của Nga dường như đã bị đình trệ bên ngoài Kiev, Kirby cho biết ông cảm thấy rằng Nga vẫn tập trung vào việc hình thành một cuộc bao vây thành phố thủ đô.
Ông nói: “Chúng tôi vẫn đánh giá rằng mũi tiến công của lực lượng Nga vẫn còn cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, nhưng họ đang cố gắng áp sát. Họ vẫn ở bên ngoài thành phố, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng mục đích của họ là cố gắng bao vây Kiev, và cuối cùng là chiếm đóng nó.”
Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng cuộc xâm lược là “diễn ra theo kế hoạch”, Kirby đưa ra một đánh giá khác.
“Người Nga đã bối rối, họ đã thất vọng, họ đã lùi lại, họ đã bị chậm lại bởi một sự kháng cự cứng rắn và kiên quyết của người Ukraine. Chúng tôi cũng tin rằng chính họ đã ngạc nhiên”
“Họ đang gặp vấn đề về hậu cần và khả năng chịu đựng. Họ sắp hết nhiên liệu, họ sắp hết thức ăn cho một số binh lính của họ. Họ đã rất ngạc nhiên về cách thức và hiệu quả mà người Ukraine đã bảo vệ các thành phố và người dân của họ”.
4. Kêu gọi vùng cấm bay đối với các nhà máy hạt nhân Ukraine
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã cùng Tổng thống Ukraine kêu gọi phương Tây đóng cửa bầu trời đối với các nhà máy hạt nhân của Ukraine khi giao tranh gia tăng xung quanh thành phố Enerhodar.
Enerhodar là một trung tâm năng lượng chính ở tả ngạn sông Dnepr và Hồ chứa Khakhovka. Đây là nơi có nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, lớn nhất Âu Châu, và cung ứng khoảng 1/4 sản lượng điện của cả nước.
Thị trưởng của Enerhodar, Dmytro Orlov, cho biết một hàng dài xe quân sự của Nga đang tiến về phía nhà máy hạt nhân và những tiếng súng lớn đã được nghe thấy trong thành phố.
Shmyhal cho biết ông đã khiếu nại lên NATO và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cơ quan giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc.
“Đóng bầu trời Ukraine! Đó là một vấn đề về an ninh của toàn thế giới!” Shmyhal cho biết trong một tuyên bố.
Mỹ và các đồng minh NATO đã loại trừ việc tạo ra một vùng cấm bay vì động thái này sẽ trực tiếp gây hấn với quân đội Nga và phương Tây.
Hôm thứ Tư, hàng trăm công nhân và người dân địa phương đã chặn một con đường dẫn vào nhà máy điện hạt nhân, khi lực lượng Nga tiến vào khu vực.
Video được đăng tải lên trang Facebook của chính quyền địa phương cho thấy một đám đông mang cờ Ukraine chặn đường.
Lạ lùng: Có một nơi Đức Giáo Hoàng cho phép xơi thịt ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh
VietCatholic Media
05:46 04/03/2022
1. Có một nơi giáo dân không buộc ăn chay kiêng thịt trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Cư dân trên đảo Bantayan, thuộc tổng giáo phận Cebu, Phi Luật Tân, sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Đất đai chủ yếu là đất cát không trồng trọt được. Trong Tuần Thánh, người Phi gọi là “Semana Santa”, đặc biệt Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, họ giữ một truyền thống không ra khơi đánh cá. Cho nên, nếu kiêng thịt thì họ rất là khó khăn.
Theo thỉnh cầu của các nhà truyền giáo Tây Ban Nha, vào năm 1840, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 ra sắc chỉ ân chuẩn cho họ không phải kiêng thịt ngày thứ Sáu Tuần Thánh và thứ Tư Lễ Tro. Sắc chỉ này mang lại nhiều thuận lợi cho việc truyền giáo. Vì thế, cho đến nay, ân chuẩn này vẫn còn tác dụng vì không có vị Giáo Hoàng nào thu hồi lại.
Các nơi khác trong tổng giáo phận Cebu, luật buộc ăn chay kiêng thịt trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vẫn được áp dụng như các nơi khác trong thế giới Công Giáo.
Tổng giáo phận Cebu rộng 5,088 cây số vuông. Theo niên giám của Tòa Thánh vào năm 2016, trong tổng số 4,874,900 dân, người Công Giáo chiếm 4,299,800 người, tức là 88.2% dân số. Đây không chỉ là giáo phận lớn nhất Phi Luật Tân mà còn là giáo phận lớn nhất Á Châu với 165 giáo xứ, được 612 linh mục coi sóc (339 linh mục triều, 273 linh mục dòng), cùng với 1095 sư huynh và 977 nữ tu.
Tổng giáo phận Cebu là một trong 4 địa điểm nổi tiếng xảy ra hàng trăm các vụ đóng đinh vào thập giá trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Từ sau trận bão Hải Yến tàn phá nặng nề Cebu, giết chết 6340 người vào đầu tháng 11 năm 2013, phong trào đóng đinh vào thánh giá tại đây xem ra còn rầm rộ hơn trước nữa.
Trong các thư Mục Vụ Mùa Chay, Đức Tổng Giám Mục Jose Serofia Palma thường năn nỉ anh chị em tín hữu hãy suy nghĩ lại về những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân thái quá trong Mùa Chay, đặc biệt là trong Tuần Thánh.
Ngài cũng khích lệ các linh mục tổ chức các hoạt động trong suốt ngày thứ Sáu Tuần Thánh để lôi cuốn anh chị em giáo dân vào các sinh hoạt có tính chất truyền thống hơn như đi đàng thánh giá, xưng tội và hành hương.
Các địa điểm hành hương bao gồm Tiểu Vương Cung Thánh Đường Chúa Hài Đồng Giêsu. Đây chính là nơi Kitô Giáo được truyền vào Phi Luật Tân. Thật vậy, nhà thám hiểm Magellan đã dựng cây thánh giá đầu tiên trên đảo quốc này vào ngày 16 tháng Ba năm 1521.
Bên cạnh đó còn có khu vườn Banawa nơi có 14 chặng đàng thánh giá đặt trên một diện tích 12 hécta với những tượng to như người thật.
Source:Rppler
2. 13 thượng nghị sĩ Công Giáo đã bỏ phiếu cho dự luật chống phá thai 'nhục nhã' là ai?
Hôm thứ Hai 13 nhà lập pháp Công Giáo tại Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ nỗ lực không thành công trong việc thông qua một đạo luật phá thai mới có tính chất đe dọa sẽ thay thế luật phò sinh của các tiểu bang và loại bỏ các hạn chế đối với việc phá thai cho đến khi sinh, trong một số trường hợp.
Sự ủng hộ của họ đối với dự luật bị đánh bại, được gọi là Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, hay vắn tắt là HR 3755, khiến họ đối nghịch hoàn toàn với giáo huấn rõ ràng về đức tin Công Giáo, vốn nghiêm cấm việc phá thai và lên án những nỗ lực quảng bá nó. Các nhà lãnh đạo Giáo hội và những người phò sinh Công Giáo đã nhanh chóng chỉ trích lá phiếu của các thượng nghị sĩ sau khi dự luật này bị đánh bại vào ngày 28 tháng 2.
Joshua Mercer, giám đốc truyền thông cho CatholicVote, cho biết hôm thứ Hai.
“Một trong những ví dụ nổi bật tối nay là Thượng nghị sĩ Bob Casey, một người tự xưng là Công Giáo, người đã nhiều lần tự giới thiệu mình với các cử tri Công Giáo là người ủng hộ cuộc sống nhưng cuối cùng ông ta lại bỏ phiếu cho đạo luật này”.
Giám mục Thomas Tobin của Providence, Rhode Island, đã lên Twitter để tố cáo rằng hai thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ của tiểu bang - Jack Reed, một người Công Giáo và Sheldon Whitehouse - vì ủng hộ đạo luật mà Đức Cha Tobin gọi là “dự luật chống phá thai rất cực đoan”.
“Thật đáng xấu hổ. Sự phán xét sẽ là của Chúa,” ngài đã tweet, trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng phá thai là giết người.
Các thượng nghị sĩ Công Giáo sau đây đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật: Maria Cantwell của đảng Dân Chủ đơn vị Washington, Bob Casey của đảng Dân Chủ đơn vị Pennsylvania; Catherine Cortez Masto của đảng Dân Chủ đơn vị Nevada; Dick Durbin của đảng Dân Chủ đơn vị Illinois; Kirsten Gillibrand, của đảng Dân Chủ đơn vị New York; Tim Kaine, của đảng Dân Chủ đơn vị Virgina; Mark Kelly, của đảng Dân Chủ đơn vị Arizona; Patrick Leahy của đảng Dân Chủ đơn vị Vermont; Ed Markey của đảng Dân Chủ đơn vị Massachusett; Bob Menendez của đảng Dân Chủ đơn vị New Jersey; Patty Murray của đảng Dân Chủ đơn vị Washington; Alex Padilla của đảng Dân Chủ đơn vị California; và Jack Reed của đảng Dân Chủ Rhode Island.
Ben Ray Luján của đảng Dân Chủ đơn vị New Mexico, vắng mặt, nhưng ông ta đã đồng tài trợ cho dự luật.
Một người Công Giáo khác, Tổng thống Joe Biden, ủng hộ mạnh mẽ biện pháp này và sẽ ký thành luật nếu nó được thông qua.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một tuyên bố ngày 1 tháng Ba: “Vào thời điểm mà quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đang bị tấn công gia tăng ở các tiểu bang trên toàn quốc, thật đáng thất vọng khi các Đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã chặn việc thông qua Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, đạo luật này sẽ tăng cường khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và hệ thống hóa các quyền hiến định được khẳng định một nửa thế kỷ trước bởi Roe kiện Wade và trong tiền lệ Tòa án Tối cao sau đó. Đây là thời điểm để chúng tôi nhắc lại việc tăng cường khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bảo vệ quyền hiến định được Roe khẳng định và bảo vệ quyền tự do xây dựng tương lai của tất cả mọi người.”
Các đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ phá thai đã tìm cách thông qua dự luật để bảo vệ và thậm chí mở rộng khuôn khổ phá thai được hợp pháp hóa từ 49 năm trước bởi quyết định mang tính bước ngoặt trong phán quyết Roe kiện Wade.
Việc khẩn cấp thông qua dự luật xuất phát từ lo ngại rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thể lật nhào phán quyết Roe chống Wade vào cuối năm nay trong vụ kiện phá thai ở Mississippi Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Tuy nhiên, cuối cùng, dự luật đã không thu hút được 60 phiếu bầu cần thiết để vượt qua sự phản đối của Đảng Cộng hòa. Cuộc bỏ phiếu cuối cùng - 46 ủng hộ và 48 chống - hầu hết đều bỏ phiếu theo đường lối của đảng, chỉ có một đảng viên Dân chủ, Thượng nghị sĩ Joe Manchin của Tây Virginia, bỏ phiếu chống lại nó.
Trong một thông cáo báo chí ngày 28 tháng 2, Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về các hoạt động phò sinh và Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo, đã chỉ trích HR 3755.
Các ngài nói:
“Sự thất bại trong việc thông qua đạo luật khắc nghiệt này ngày hôm nay là một sự nhẹ nhõm to lớn. Nếu HR 3755 được thông qua, nó sẽ dẫn đến mất mát hàng triệu sinh mạng chưa chào đời và khiến vô số phụ nữ phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần khi phá thai.”
“Thay vì cung cấp hỗ trợ toàn diện về vật chất và xã hội cho một thai kỳ đầy thử thách, HR 3755 không đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ và các cô gái trẻ khi cung cấp dịch vụ phá thai miễn phí như là 'giải pháp' cho khó khăn của họ. Phụ nữ xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp hơn thế này. Chúng tôi khẩn cầu Quốc hội thúc đẩy các chính sách công nhận giá trị và phẩm giá con người của cả mẹ và con”.
Giáo Hội Công Giáo lên án việc phá thai bằng những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, tóm tắt giáo huấn của Giáo hội, công nhận phẩm giá và giá trị vốn có của con người chưa được sinh ra và coi việc phá thai là một “tội ác chống lại sự sống con người”.
Sách giáo lý viết: “Sự sống của con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối ngay từ khi được thụ thai. Ngay từ giây phút đầu tiên tồn tại, một con người phải được công nhận là có các quyền của con người - trong đó có quyền bất khả xâm phạm đối với sự sống của mọi sinh vật vô tội”.
Trong thông điệp Evangelium Vitae của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề phá thai dưới góc độ chính trị.
“Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng luật vi phạm quyền sống tự nhiên của một người vô tội là không công bằng và như vậy, không có giá trị như luật. Vì lý do này, tôi khẩn thiết kêu gọi một lần nữa tất cả các nhà lãnh đạo chính trị không thông qua các đạo luật coi thường phẩm giá của con người, phá hoại kết cấu của xã hội”.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý than thở về 'cuộc chiến điên cuồng' ở Ukraine, gọi đó là 'sự thất bại của chính trị và nhân loại'
Trong một buổi sáng lạnh giá ở Florence, hàng trăm người hành hương đã tham dự Thánh lễ bế mạc Hội nghị chuyên đề từ ngày 23 đến 27 tháng 2 về Địa Trung Hải. Theo dự kiến Ban đầu, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ này, nhưng ngài đã phải hủy bỏ theo đề nghị của bác sĩ vì đầu gối bị đau.
“Chúng tôi đến đây vì đó là Thánh lễ, và bạn không chọn các linh mục, mầu nhiệm của Thánh lễ là giống nhau, bất kể ai cử hành,” Maria, một trong những người tham dự, đang co mình dưới một lớp áo khoác thật dày nói. Với nụ cười trên môi, cô ấy nói thêm: “Tôi sẽ không phủ nhận, mỗi khi có gió thổi, tôi lại tự hỏi mình tại sao tôi đến tham dự Thánh lễ này, mà không phải đến một trong những nhà thờ ấm áp hơn nhiều trong thành phố!”
Khi được hỏi tại sao cô ấy ở đây, cô ấy đã có một câu trả lời đơn giản.
“Tôi ở đây vì Ukraine,” cô nói, tất cả các dấu hiệu của niềm vui đột nhiên vụt tắt. “Cha tôi kể cho tôi nghe những câu chuyện về chiến tranh. Mẹ tôi dạy tôi cầu nguyện cho hòa bình. Tôi không thể làm gì nhiều để chiến tranh kết thúc. Nhưng chúng tôi tin rằng không có gì mạnh mẽ hơn lời cầu nguyện, phải không? “
Daniella, ở độ tuổi 70, được quấn trong Lá cờ Hòa bình. Cô ấy bất chấp thời tiết bởi vì, “Tôi tin vào hòa bình. Và tôi tin tưởng vào sứ mệnh của các giám mục và các vị thị trưởng, những người đã tập trung những ngày này tại thành phố của tôi. Hòa bình được xây dựng bởi những người thiện chí. Vì vậy, bạn có thể nói với độc giả của bạn rằng tôi ở đây là một dấu hiệu của hòa bình”.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của Perugia, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, được giao nhiệm vụ thay thế Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự thánh lễ. Thông thường, khi Đức Thánh Cha không cử hành thánh lễ, ngài sẽ gởi bài giảng của mình cho vị chủ tế đọc trong thánh lễ. Lần này đã không xảy ra như thế.
Đức Giáo Hoàng đã không gửi những nhận xét mà ngài đã chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, và các nguồn tin nói với Crux rằng sự vắng mặt của ngài, cùng với các quan chức Vatican khác, không chỉ liên quan đến cơn đau đầu gối của ngài mà còn liên quan đến sự hiện diện của cựu Bộ trưởng Ý Marco Minniti, Chủ tịch của Med-Or Leonardo, một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.
Bassetti bắt đầu bài giảng của mình với tình huống không thể tránh khỏi ở Ukraine: “Chúa Nhật này, thật không may được đánh dấu bởi tin tức khủng khiếp đến từ Ukraine, Lời Chúa soi sáng cuộc sống của chúng ta. Lời Chúa không làm chúng ta xa rời thực tế, mà ngược lại, yêu cầu chúng ta đi vào trọng tâm của các vấn đề và từ đó đặt nền móng cho một thế giới tốt đẹp hơn”.
Đức Hồng Y trích dẫn thông điệp hòa bình thường được lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Mỗi cuộc chiến tranh đều khiến thế giới của chúng ta trở nên tồi tệ hơn những gì trước khi nó xảy ra. Chiến tranh là một thất bại về chính trị và nhân văn, là một sự đầu hàng đáng xấu hổ, một thất bại khi đối mặt với các thế lực của cái ác”.
“Trong khi một cuộc chiến tranh điên cuồng nổ ra ở Ukraine mang đến chết chóc và tàn phá, đồng hồ lịch sử không muốn dừng lại ở Florence, thay vào đó nó muốn giờ hòa bình và đối thoại liên tục vang lên,” Đức Hồng Y Bassetti đưa ra lập trường trên khi phát biểu trước những người tham gia hội nghị - là 58 giám mục và 65 thị trưởng của vùng Địa Trung Hải.
Đề cập đến Hội nghị chuyên đề về Địa Trung Hải, vị Hồng Y cho biết có một “sự khôn ngoan toàn Địa Trung Hải” mà các dân tộc trong khu vực nên học hỏi một lần nữa, đó là “sự gặp gỡ liên tục”.
Đức Hồng Y Bassetti nói: “Đức tin Kitô giáo cũng không phải là một tập hợp các tín điều hay những xác tín mà là lắng nghe những người đã đi trước chúng ta và so sánh mình với những người bạn đồng hành khác. “Chúng ta cần tiếp tục so sánh mình với Chúa và với những người khác: Khi đóng kín trong sự cô độc của chúng ta, với tư cách cá nhân, Giáo Hội hay dân tộc, chúng ta có nguy cơ tìm ra các giải pháp không phù hợp, nếu không muốn nói là phá hoại.”
Giải quyết một trong những vấn đề cốt lõi của cuộc họp – là vấn đề di cư - Đức Hồng Y Bassetti nói rằng không ai có thể “thờ ơ” với dòng người di cư lớn đã đặc trưng cho Địa Trung Hải trong vài năm nay.
“Thực tế, Địa Trung Hải, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, đã trở thành nghĩa trang lớn nhất ở Âu Châu. Trong những năm gần đây, hàng ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bỏ mạng khi lao qua vùng biển này để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc chạy trốn khỏi một cuộc chiến tranh. Tình huống khẩn cấp bi thảm này thách thức sâu sắc chúng ta với tư cách là các Kitô hữu và với tư cách là con người”.
Đức Hồng Y cho biết những người di cư phải được giúp đỡ, nhưng cũng cần phải “lật ngược mô hình và câu chuyện về di cư: Họ không chỉ được coi là một vấn đề mà còn là một cơ hội tuyệt vời, một cơ hội để biến các thành phố của chúng ta thành những nơi chào đón và hiếu khách.”
Source:Crux
Thế giới bàng hoàng: Putin quá ngông cuồng và nguy hiểm. Pháp cảnh báo Putin sắp tung chiêu độc
VietCatholic Media
16:02 04/03/2022
1. Pháp cảnh báo 'điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến' trong cuộc xung đột Ukraine
Sau cuộc hội đàm giữa Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Pháp đã đưa ra một cảnh báo lạnh lùng rằng “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” đối với Ukraine,
Sau cuộc điện đàm kéo dài 90 phút vào thứ Năm giữa ông Putin và ông Macron, một nguồn tin của Elysee nói với các phóng viên rằng Putin đã nói rằng hắn có ý định tiếp tục hoạt động quân sự của mình.
Nguồn tin của phủ tổng thống Pháp cho biết: “Không cần phải dự đoán, chúng ta cũng biết điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Tổng thống hôm qua đã nói như trên. Không có điều gì Putin nói hôm nay có thể khiến chúng tôi yên tâm”.
Pháp đang kêu gọi Belarus ra lệnh cho quân đội Nga rút ra khỏi nước này và cáo buộc Belarus đã cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân.
Putin nói với tổng thống Macron rằng hắn sẵn sàng đàm phán nhưng nhấn mạnh rằng cuộc thảo luận phải diễn ra trên cơ sở vô hiệu hóa và giải trừ quân bị Ukraine.
Tổng thống Pháp cho biết ông sẽ tiếp tục đối thoại để ngăn chặn “thảm kịch nhân loại bi thảm hơn”.
“Chúng ta phải ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra”.
Tổng thống Macron nói: “Đối thoại phải tiếp tục để bảo vệ người dân, đưa ra những cử chỉ thiện chí để chấm dứt cuộc chiến này “.
Putin cũng nói rằng nếu Kiev muốn đối thoại, nước này phải hành động ngay bây giờ - và nếu người Ukraine không chấp nhận những điều kiện này, ông ta sẽ đạt được kết quả tương tự bằng con đường quân sự. Nguồn tin của phủ tổng thống cho biết, Putin đã phủ nhận việc bắn phá Kiev và cảnh báo rằng tình hình sẽ xấu đi, nhưng đó là lỗi của Ukraine.
Pháp ước tính rằng tham vọng quân sự của Nga là chiếm toàn bộ Ukraine.
Putin cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đang “diễn ra theo đúng kế hoạch”, và cư dân của thành phố trọng điểm Mariupol đang phải đối mặt với tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi, khi thành phố này tiếp tục bị bao vây bởi các lực lượng Nga quyết tâm siết chặt vòng vây của họ ở phía nam Ukraine.
“Cuộc hành quân đặc biệt ở Ukraine đang diễn ra theo đúng kế hoạch, theo đúng lịch trình”, Putin nói trong phiên họp của Hội đồng an ninh được phát sóng trên truyền hình nhà nước. “Cuộc hành quân đặc biệt ở Ukraine” là cách nói mà Điện Cẩm Linh sử dụng để mô tả cuộc xâm lược Ukraine. “Tất cả các nhiệm vụ đang được thực hiện thành công.”
Nhận xét của Putin được đưa ra trong bối cảnh thường dân ở Mariupol bị mắc kẹt mà không có điện, máy sưởi hay nước.
Chính quyền Mariupol đã cảnh báo về tình trạng “nguy cấp” đối với cư dân trong bối cảnh bị pháo kích dữ dội. Không rõ có bao nhiêu trong số khoảng 400,000 cư dân của Mariupol đã có thể di tản khỏi thành phố cảng có tầm quan trọng chiến lược hoặc bao nhiêu người đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Source:Nine News
2. Phản ứng của Úc Đại Lợi về vụ Nga bắn phá bừa bãi vào nhà máy hạt nhân Ukraine
Cuộc tấn công của Nga vào nhà máy hạt nhân Ukraine cho thấy 'sự liều lĩnh và nguy hiểm trong cuộc chiến của Putin', Bộ Ngoại Giao Úc Đại Lợi nói
Ngoại trưởng Marise Payne nói: 'Thế giới lên án hành vi đó và Úc Đại Lợi mạnh mẽ lên án'
Ngoại trưởng Úc Đại Lợi đã lên án vụ pháo kích vào một nhà máy điện hạt nhân lớn ở Ukraine, nói rằng điều đó cho thấy “sự liều lĩnh và nguy hiểm” trong cuộc chiến của Vladimir Putin.
Chính phủ Ukraine đã báo cáo trước đó vào hôm thứ Sáu rằng quân đội Nga đã “nã đạn từ mọi phía” vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu - và một đám cháy đã bùng phát.
Ngoại trưởng Úc, Marise Payne, cho biết: “Thế giới lên án hành vi đó và Úc cũng mạnh mẽ lên án như vậy”.
Tổng thống Zelenskiy nói 'Âu Châu phải thức giấc' khi pháo của Nga bắn vào nhà máy điện hạt nhân Ukraine
Các nhà chức trách tại nhà máy cho biết cơ sở đã được đảm bảo an toàn và các quy trình “an toàn hạt nhân hiện đã được bảo đảm” nhưng biến cố này đã thu hút sự quan tâm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Cơ quan này cho biết đám cháy không ảnh hưởng đến các thiết bị “thiết yếu”.
Ngoại trưởng Payne nói với ABC: “Điều đó đối với tôi xem ra hoàn toàn củng cố sự vi phạm triệt để mọi khía cạnh của luật pháp quốc tế và tất cả các khía cạnh của công ước quốc tế, áp dụng ở đây, hiến chương Liên hợp quốc, và cho thấy rõ hành vi trái pháp luật mà Tổng thống Putin đang tham gia vào.”
Ngoại trưởng Úc cũng lập luận rằng các lệnh trừng phạt của Úc đang bắt đầu có hiệu lực, với 45 triệu đô la thuộc về một thực thể Nga được chỉ định hiện đang bị “đóng băng trong một tổ chức tài chính của Úc”, mặc dù bà không đi vào chi tiết.
Payne cho biết sự phối hợp của các biện pháp trừng phạt giữa Úc Đại Lợi, Âu Châu, Anh, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là “một chỉ số rất quan trọng cho thấy sức mạnh đoàn kết toàn cầu nhằm chống lại các hành động kinh khủng của Nga”.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông không tin rằng các hành động trừng phạt của thế giới có thể làm Putin “chùn bước trước những hành động giết người của mình” ở Ukraine, nhưng điều đó không thể ngăn phần còn lại của thế giới “thắt chặt thêm các hành động trừng phạt” đối với nhà lãnh đạo Nga.
Thủ tướng Morrison đã nêu ra “những lo ngại sâu sắc” về sự liên kết chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga. Ông nói với đài phát thanh 6PR rằng điều quan trọng là phải gửi một “thông điệp rất rõ ràng đến bất kỳ ai khác, bất kỳ chế độ chuyên quyền nào khác, và chúng ta biết rõ một số người trong số đó ngay trong khu vực của chúng ta… để họ không rút ra bài học sai lầm từ hành động này”.
Thủ tướng Morrison đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Ukraine và Đài Loan - là hòn đảo dân chủ gồm 24 triệu dân mà Bắc Kinh tuyên bố là tỉnh ly khai. Nói cách khác, ông lo ngại rằng Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tấn công Đài Loan vì luôn cho rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn của mình.
Vì thế, ông kêu gọi chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn tiềm tàng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau khi tham gia một cuộc họp ảo được triệu tập khẩn cấp với những người đồng cấp từ Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ - được gọi là Bộ tứ - vào sáng sớm thứ Sáu.
Cuộc họp của Bộ tứ đã thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và “đánh giá những tác động rộng lớn hơn của nó” - nhưng tuyên bố chung do bốn nhà lãnh đạo đưa ra không bao gồm bất kỳ lời chỉ trích trực tiếp nào đối với Nga để tránh khó xử cho Ấn Độ; và cho biết các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương phải được bảo đảm “không bị ảnh hưởng bởi quân sự, kinh tế, và cưỡng chế chính trị”.
Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến việc giữ Bộ tứ tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cho đến nay nước này vẫn bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Thủ tướng Morrison đã hạ thấp sự thiếu thống nhất với Ấn Độ về phản ứng với Ukraine, và nói rằng ông “sẽ không xếp họ vào cùng loại với Trung Quốc, thậm chí dù là xa xôi”.
Thủ tướng lưu ý rằng Ấn Độ đang kêu gọi chấm dứt bạo lực và nói rằng Úc Đại Lợi cần “làm việc kiên nhẫn với các đối tác của mình”.
Tờ New York Times đưa tin trong tuần này rằng các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã nói với tổng thống Nga vào đầu tháng 2 rằng không nên xâm lược Ukraine trước khi Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh kết thúc. Tờ báo dẫn lời các quan chức chính quyền Biden và một quan chức Âu Châu đã trích dẫn một báo cáo tình báo của phương Tây.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kịch liệt phủ nhận báo cáo, tố cáo đây là “tin tức giả” được thiết kế để “chuyển hướng sự chú ý và đổ lỗi, một điều hoàn toàn đáng khinh bỉ”. Bộ Ngoại giao cũng đổ lỗi cho việc bành trướng về phía đông của Nato và thái độ của chính quyền Mỹ đối với tư cách thành viên Nato của Ukraine khiến quan hệ với Nga xấu đi.
Payne nói với đài 4BC rằng “cuối cùng là Trung Quốc” đã trả lời các báo cáo, nhưng nói thêm: “Bất kỳ sự hợp tác nào về cuộc xâm lược bất hợp pháp, phi lý và vô cớ này của Nga đều sẽ được quan tâm sâu sắc.”
Lãnh đạo phe đối lập Úc Đại Lợi, Anthony Albanese, cho biết Trung Quốc có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc sử dụng mối quan hệ thân thiết với Nga để thúc đẩy hành động gây hấn này phải chấm dứt.
Trong khi chính phủ Úc Đại Lợi đã nhanh chóng mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chính trị và doanh nghiệp của Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine vào tuần trước, họ cũng đã âm thầm cập nhật các quy định cho phép họ nhắm mục tiêu vào chính quyền quân sự của Miến Điện.
Những thay đổi có hiệu lực vào thứ Bảy, hơn một năm sau cuộc đảo chính ở Miến Điện, và nhằm mở rộng “bộ công cụ” có sẵn cho chính phủ.
Các tiêu chí mở rộng sẽ cho phép chính phủ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên hiện tại hoặc trước đây của một loạt các cơ quan liên quan đến quân đội, bao gồm Hội đồng Hành pháp trung ương Miến Điện do Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing làm Chủ tịch.
Các quy định mới là một bước chuẩn bị giúp dễ dàng đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật trong quân đội, nhưng nó vẫn sẽ yêu cầu bộ trưởng Payne đưa ra các quyết định tiếp theo về việc nêu danh tính các cá nhân.
Elaine Pearson, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc Đại Lợi, hoan nghênh việc tạo ra “một con đường rõ ràng để trừng phạt các cá nhân và thực thể có liên quan đến chính quyền” và kêu gọi chính phủ Úc Đại Lợi hành động “không chậm trễ”.
“ Có rất nhiều điều cần làm với các chính phủ cùng chí hướng sau cuộc đảo chính một năm trước.”
Chính phủ Úc Đại Lợi chưa bao giờ loại trừ việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật quân sự của Miến Điện, nhưng họ đã tìm cách duy trì sự phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean).
Các nhà lãnh đạo trong khu vực ngày càng tỏ ra thất vọng về việc thiếu tiến bộ trong việc thực hiện “đồng thuận 5 điểm” của ASEAN để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Miến Điện.
Source:The Guardian
3. Tổng thống Ukraine kêu gọi Âu Châu 'thức tỉnh'
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã công bố video tuyên bố về vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân ở Enerhodar.
“Âu Châu cần thức tỉnh,” ông nói trong video đăng trên Twitter.
“Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu hiện đang cháy.”
Ông Zelenskyy cho biết thêm có 6 lò phản ứng hạt nhân tại Enerhodar và 15 trên khắp Ukraine, đồng thời cho biết vụ tấn công của Nga là lần đầu tiên trong lịch sử một quốc gia tấn công một nhà máy hạt nhân.
Ông nói: “Chỉ có hành động ngay lập tức mới có thể ngăn chặn được quân đội Nga”.
4. Hoa Kỳ kích hoạt Đội Ứng Phó Tai Nạn Hạt Nhân
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng đã kích hoạt Đội Ứng Phó Tai Nạn Hạt Nhân để đáp trả cuộc tấn công vào nhà máy điện Zaphorizhizia.
Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm đã tweet vào chiều nay, bộ phận của bà đang theo dõi tình hình với sự tham vấn của Bộ Quốc phòng và Ủy ban Giám sát Hạt nhân.
Bà kêu gọi Nga ngừng các cuộc tấn công và cho biết các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy đang được đóng cửa. “Tôi vừa nói chuyện với Bộ trưởng Năng lượng Ukraine về tình hình tại nhà máy hạt nhân Zaphorizhizia”, bà Granholm nói.
“Các hoạt động quân sự của Nga gần nhà máy là liều lĩnh và phải dừng lại”.
“Các lò phản ứng của nhà máy được bảo vệ bởi các cấu trúc ngăn chặn vững chắc và các lò phản ứng đang được đóng cửa an toàn”.
5. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đặt trung tâm khẩn cấp vào chế độ phản ứng 24 trên 24
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, đã thông báo Trung Tâm Tai Nạn Và Khẩn Cấp của họ đã chuyển sang “chế độ phản ứng 24/24”, sau cuộc tấn công của Nga vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Trong một tweet được đăng khoảng nửa giờ trước, IAEA mô tả tình hình là “nghiêm trọng”.
Trong một tweet trước đó, cơ quan này cho biết họ đã được Ukraine thông báo rằng không có thiết bị thiết yếu nào bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công và các công nhân tại nhà máy điện đang thực hiện “hành động giảm nhẹ” nguy cơ.
6. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế kêu gọi giao tranh phải dừng lại ở nhà máy hạt nhân
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết trên Twitter rằng cơ quan quản lý hạt nhân của Ukraine đã thông báo rằng “không có sự thay đổi nào được báo cáo về mức phóng xạ” tại một nhà máy điện hạt nhân do quân đội Nga bắn phá.
Cơ quan này cho biết Tổng giám đốc của họ, Mariano Grossi, đã liên lạc với Thủ tướng Ukraine, Denys Schmygal, và cơ quan quản lý và điều hành Ukraine về tình hình tại nhà máy Zaporizhzhia.
Ông Grossi “kêu gọi ngừng sử dụng vũ lực và cảnh báo nguy hiểm nghiêm trọng nếu các lò phản ứng bị tấn công”, IAEA cho biết trong một tweet khác.
Một quan chức trong văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, không được phép phát biểu công khai và giấu tên, cho biết các lò phản ứng vẫn chưa bị hư hại và mức độ phóng xạ vẫn bình thường.
7. Pháp bắt giữ siêu du thuyền thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt
Bộ Tài chính Pháp cho biết trong một thông báo, Pháp đã thu giữ một du thuyền thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Nga Igor Sechin.
Sechin là Giám đốc điều hành của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga.
Liên minh Âu Châu đã trừng phạt Sechin vào đầu tuần này, mô tả ông là một trong những “cố vấn đáng tin cậy nhất và thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như là người bạn thân của hắn.”
Du thuyền, có tên “Amore Vero” – tiếng Ý nghĩa là “Tình yêu đích thực” - đã cập cảng La Ciotat, Địa Trung Hải của Pháp vào tháng Giêng.
Theo dự kiến nó sẽ rời cảng vào ngày 1 tháng 4, nhưng nó đã bị Pháp tịch thu.
“Cảm ơn các nhân viên hải quan Pháp đang thực thi các lệnh trừng phạt của Liên minh Âu Châu đối với những người thân cận với chính phủ Nga,” Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết trong một tweet.
Sechin là Phó thủ tướng Nga từ năm 2008 đến năm 2012.
Liên minh Âu Châu cho biết mối quan hệ của Sechin với Putin là “lâu dài và sâu sắc”, và hai người đàn ông này duy trì liên lạc hàng ngày.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Le Maire thông báo rằng Pháp đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để hoàn thành một cuộc điều tra tài sản tài chính và hàng hóa xa xỉ thuộc sở hữu của những người Nga nằm trong danh sácch trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Đại công ty xăng dầu BP cho biết Chúa Nhật rằng họ sẽ rút 19.75% cổ phần của mình trong Rosneft và từ bỏ hai ghế trong hội đồng quản trị của công ty này.
Source:Nine News
8. Thượng phụ đại kết: Cả thế giới chống lại Nga
“Cả thế giới đang chống lại Nga”. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đưa ra lập trường trên trong số những phát biểu khác - trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga, với mạng truyền hình CNN của Thổ Nhĩ Kỳ,
Phát biểu với CNN Turk, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô bày tỏ sự tiếc nuối khi cuộc chiến tiếp tục diễn ra.
Đức Thượng Phụ nhận định:
“Cả thế giới đang chống lại Nga. Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới của Chiến tranh Lạnh. Khoảng cách giữa Nga và thế giới phương Tây ngày càng rộng hơn.”
Đức Thượng Phụ đã nhấn mạnh “người có đầu óc suy nghĩ và hành động theo lý trí, không muốn tình trạng này, thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới này”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đề cập đến mối quan hệ của ngài với Tổng thống Ukraine Zelensky, nhấn mạnh rằng “chúng tôi có quan hệ rất tốt với Tổng thống Zelensky. Ông ấy đã hai lần đến Tòa Thượng phụ, và mời tôi đến Ukraine, tại lễ kỷ niệm diễn ra vào tháng 8 năm ngoái cho 30 năm độc lập của Ukraine. Tôi đã nhận lời mời của ông ấy và đến đó, rất vui”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết cho biết trong chuyến thăm Ukraine vào mùa hè, ngài đã thấy “một quốc gia vô cùng hài lòng và tự hào về nền độc lập của mình. Việc họ có thể ly khai khỏi Liên bang Xô Viết và thành lập đất nước độc lập cho riêng mình là một vinh dự đối với họ. Chúng tôi đã cho một quốc gia độc lập một Giáo hội độc lập”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói tiếp rằng “trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta thấy rằng Tòa Thượng Phụ của chúng tôi đã hành động từ rất sớm và chúng tôi đã làm một công việc rất tốt. Chúng tôi đã khiến những người anh em Nga của chúng tôi khó chịu, nhưng điều đó phải xảy ra. Ukraine xứng đáng với điều đó”.
Trong cuộc phỏng vấn của mình, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng tuyên bố rằng trái với các tuyên bố của Thượng Phụ Kirill, Thượng phụ Đại kết Constantinope có quyền ban cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, và đã làm như vậy cho Ukraine.
“Bây giờ chúng tôi thấy rằng một số giáo sĩ Ukraine không muốn nhắc đến Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa. Họ coi ông là người lãnh đạo tôn giáo của đất nước kẻ thù. Họ đang dần rời bỏ Giáo hội này và gia nhập Giáo hội Tự trị mới”.
“Chúng tôi không hài lòng lắm về điều này, vì nó là hậu quả của chiến tranh. Chúng tôi muốn Giáo hội Nga không thể hiện thái độ thù địch như vậy đối với tôi và chấp nhận quyết định giáo luật của chúng tôi”.
“Tuy nhiên, thật không may, họ đã không chấp nhận nó,” Đức Thượng Phụ Đại Kết nhấn mạnh và tuyên bố rằng “Tòa Thượng Phụ Đại Kết và cá nhân tôi đã trở thành mục tiêu của họ”.
Cuối cùng, Thượng phụ Đại kết kết luận rằng với tư cách là một Giáo Hội, Tòa Thượng Phụ Đại kết luôn ủng hộ hòa bình và thống nhất, và tiếp tục làm như vậy.
Source:Orthodox Times
Tại sao người Ukraine dựng một bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Quảng trường Độc lập ở Kiev?
VietCatholic Media
16:12 04/03/2022
1. Tại sao người Ukraine dựng một bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Quảng trường Độc lập ở Kiev?
Sự tôn sùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hình thành nên người dân Kiev trong nhiều thế kỷ, thể hiện qua một bức tượng nổi bật được đặt ở Quảng trường Độc lập, đầy uy quyền, đang trông coi thành phố Kiev.
Quan thầy của Kiev
Bức tượng bằng đồng và vàng được đặt trên đỉnh tượng đài Lach Gates vào năm 2002, thể hiện lòng sùng kính đối với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae mà người dân Kiev đã có trong nhiều thế kỷ.
Một trong những công trình kiến trúc ở Kiev được nhiều tổ chức trên thế giới công nhận là Tu viện “Mái Vòm Vàng”, được xây dựng vào năm 1108 để kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Người ta nói rằng vị Tổng Lãnh Thiên Thần, Đấng bảo trợ cho binh lính, được chọn vào thời điểm đó để tôn vinh những chiến thắng quân sự trong thế kỷ 12.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, tu viện và nhà thờ đã bị phá hủy, và phải đến những năm 1990, công việc mới bắt đầu để khôi phục lại Tu viện Thánh Micae và tạo ra những Mái Vòm Vàng mới có thể nhìn thấy ngày nay. Oleksandr Kozlovskyi giải thích trong một bài báo cho Cơ quan Thông tin Tôn giáo Ukraine như sau:
Sự hồi sinh này của Tu viện Thánh Micae là một phép lạ của Chúa, vì khi tu viện bị phá hủy, không ai tin rằng tu viện có thể trỗi dậy từ đống đổ nát. Điều này là minh chứng cho thấy rằng Chúa có thể hồi sinh ngôi đền của mình từ đống tro tàn, cho dù ngôi đền ấy là một tu viện hay là chính chúng ta.
Hơn nữa, Thánh Micae đã được in nổi bật trên con dấu của các Quốc vương Kiev và sau đó là trên quốc huy của thành phố Kiev kể từ thế kỷ 17. Khi thành phố bỏ phiếu về quốc huy mới vào năm 1995, họ đã khôi phục lại thiết kế ban đầu có Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Gần đây hơn, nhà lãnh đạo Chính thống giáo Ukraine đã nhắc lại vào ngày 19 tháng 9 năm 2020 lòng sùng kính lâu dài đối với Thánh Micael mà người dân Kiev đã có trong nhiều năm.
Ngài nói: “Điều mang tính biểu tượng là các ngôi đền cổ của chúng ta được tiền nhân chúng ta xạy dựng để tôn kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae: như ngôi thánh đường kính Thánh Sophia thành Kiev, Tu viện Tổng Lãnh Thiên Thần Micae Mái Vòm Vàng, Kiev-Pechersk Lavra và Tu viện Vydubychi, những nơi chứng minh rằng chúng ta có lịch sử hàng nghìn năm và rằng nhà nước Ukraine của chúng ta và Giáo hội Ukraine của chúng tôi có nguồn gốc lịch sử như vậy”.
Thánh Michael vẫn là một người bảo vệ mạnh mẽ, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, đối với người dân Kiev.
Xin Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ Kiev.
Source:Aleteia
2. Người Công Giáo không được phép làm gì trong Mùa Chay?
Người Công Giáo tại Hoa Kỳ không được phép ăn thịt vào các ngày thứ Sáu và phải giữ chay trong ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.
Hàng năm, nhiều người Công Giáo sẽ hỏi họ không được phép làm gì trong Mùa Chay, cố gắng bảo đảm rằng họ không vi phạm các quy tắc chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
Trên thực tế, người Công Giáo được phép làm nhiều việc trong Mùa Chay, vì việc cử hành mùa sám hối hiện đại dễ dàng hơn so với trước đây.
Chẳng hạn, trước đây Giáo hội hướng dẫn các tín hữu kiêng thịt trong tất cả các ngày của Mùa Chay chứ không chỉ thứ Sáu. Điều này đã chính thức được nới lỏng sau Công đồng Vatican II, trong khi vẫn coi các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay là những ngày kiêng thịt. Tại một số quốc gia, Hội Đồng Giám Mục có thể miễn việc kiêng thịt các ngày thứ Sáu trong Mùa Chay.
Bộ Giáo luật hiện hành liệt kê những yêu cầu tối thiểu đối với người Công Giáo Rôma, hướng dẫn họ những điều họ không được phép làm trong Mùa Chay.
Điều 1250 cho biết: Những ngày và mùa sám hối trong Giáo Hội toàn cầu là các ngày thứ sáu trong năm và mùa Chay.
Điều 1251 nói thêm: Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng một thức ăn nào khác, theo quy dịnh của Hội Đồng Giám Mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh kính nhớ cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Nói một cách chính xác, đó là những “quy tắc” bổ sung duy nhất mà Giáo Hội Công Giáo đưa ra cho người Công Giáo về những gì họ được phép làm trong Mùa Chay.
Việc giữ chay là bắt buộc đối với những người Công Giáo trong độ tuổi từ 14 đến 59, và theo truyền thống bao gồm những điều sau đây, như đã được Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ làm rõ.
Đối với các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Latinh, các tiêu chuẩn về việc ăn chay là bắt buộc từ 14 tuổi đến 59 tuổi. Khi ăn chay, một người được phép ăn một bữa đầy đủ, cũng như hai bữa ăn nhỏ cộng lại không bằng một bữa ăn đầy đủ. Các quy tắc liên quan đến việc kiêng thịt là ràng buộc đối với các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Latinh từ 14 tuổi trở đi.
Đây là quy tắc chung, nhưng có thể được điều chỉnh bởi các Hội Đồng Giám Mục địa phương.
Bên cạnh hai quy tắc cơ bản đó, người Công Giáo được phép lựa chọn những kỷ luật sám hối cho riêng mình trong Mùa Chay.
Luật Chúa ràng buộc tất cả các tín hữu Kitô phải đền tội mỗi người theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, để tất cả mọi người được hiệp nhất với nhau bằng một số việc tuân thủ thông thường liên quan đến việc đền tội, những ngày đền tội được quy định trong đó các tín hữu Kitô giáo dành thời gian đặc biệt cho việc cầu nguyện, thực hiện các công việc của lòng đạo đức và bác ái.
Source:Aleteia
3. Đức Hồng Y Y Dolan thăm nhà thờ Công Giáo Ukraine ở New York để biểu thị tình đoàn kết
Ngay trước khi Hồng Y Timothy Dolan của New York rời nhà thờ Công Giáo St. George của Công Giáo Ukraine ở hạ Manhattan vào ngày 27 tháng 2, ngài đã choàng tay qua Đức Cha Paul Chomnycky của giáo phận Công Giáo Ukraine Stamford, và nói, “hãy cho tôi biết chúng tôi có thể giúp bạn như thế nào.”
Khoảnh khắc giữa hai giám mục gói gọn lại một Thánh lễ 8 giờ sáng đầy xúc động tại St. George. Đức Cha Chomnycky chủ sự thánh lễ. Đức Hồng Y Dolan có mặt ở đó như một dấu chỉ của tình đoàn kết và sự quan tâm đối với người Ukraine ở New York và nước ngoài.
Trong lời phát biểu khi bắt đầu Thánh lễ, Đức Hồng Y Dolan khuyến khích anh chị em giáo dân kiên trì cầu nguyện.
“Anh chị em là một quốc gia độc lập, mạnh mẽ. Anh chị em được lấp đầy bởi những người có đức tin và danh dự. Gia đình của anh chị em, bạn bè của anh chị em, ở nhà đang đau khổ và anh chị em đau khổ với họ. Các nhà lãnh đạo thế gian có thể làm chúng ta thất vọng, nhưng Chúa sẽ không bao giờ làm ta nản lòng. Và khi anh chị em cũng như tôi không biết phải đi đâu, phải làm gì khác thì chúng ta hãy cầu nguyện.”
Hơn 100 người đã đến tham dự Thánh lễ, đây là Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên tại St. George kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine. Đức Hồng Y Dolan bước vào nhà thờ khoảng 7:45 sáng. Ngài chào hỏi giáo dân khi tiến đến bàn thờ - ôm và nói với một số người rất xúc động trên đường đi”.
Đức Cha Chomnycky nói với Crux sau thánh lễ rằng sự hiện diện của Đức Hồng Y Dolan là khích lệ rất lớn đối với cộng đồng Ukraine. Thành phố New York có dân số Ukraine lớn nhất ở Mỹ, vào khoảng 150,000 người.
“Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y rất có ý nghĩa vì điều đó cho thấy rằng chúng tôi không đơn độc, rằng chúng tôi có những người bạn tốt, những người bạn sẽ ủng hộ chúng tôi và sát cánh cùng chúng tôi và đặc biệt là vào thời điểm như thế này, điều quan trọng là phải biết rằng có những người tốt trên trái đất này, những người hiểu sự thật, công lý và muốn giúp Ukraine,” Đức Cha Chomnycky nói.
Trong nhận xét của ngài, Đức Hồng Y Dolan, nói với các giáo dân rằng tổng giáo phận đang “dành cho anh chị em tình yêu và sự hỗ trợ của chúng tôi.”
Sau đó, khi Đức Hồng Y Dolan được hỏi rằng ngài có thông điệp gì cho người Ukraine không, vị Hồng Y nói rằng thật ra người Ukraine đã gửi cho ngài những thông điệp. Ngài gọi họ là những người dũng cảm, danh dự, mạnh mẽ, độc lập, yêu đất nước, Thiên Chúa, đức tin và sự độc lập của họ, điều này đã truyền cảm hứng cho ngài”.
“Có một phụ nữ lớn tuổi trong đó vừa nói với tôi, 'Họ đang chiến đấu với sự mù quáng. Chúng con đang chiến đấu tràn ngập sự sống và ánh sáng, 'và như thế chị ấy đã đưa ra cho tôi một thông điệp,' Dolan nói. “Đó là lý do tại sao tôi yêu mến họ và kính trọng họ. Chúa đang nói với họ 'Thầy đứng về phía anh chị em, và anh chị em đứng về phía Thầy.'“
Đức Cha Chomnycky nói về thách thức đối với người Ukraine ở Mỹ, đặc biệt là New York, khi họ cảm thấy “vô vọng” từ quan điểm rằng họ không biết làm thế nào để giúp đỡ gia đình và bạn bè của họ ở quê nhà. Ngài nói rằng mọi người có thể giúp đỡ bằng cách nói ra sự thật về những gì đang xảy ra ở Ukraine và tham gia vào các hoạt động quyên góp để gửi viện trợ về nước. Tuy nhiên, cũng như Đức Hồng Y Dolan, Đức Cha Chomnycky cho biết điều tốt nhất mọi người có thể làm là tiếp tục cầu nguyện.
“Đó là những gì chúng ta phải làm,” Đức Cha nói. “Lời cầu nguyện có thể uốn cong thép và đó là hy vọng của chúng ta.”
Đức Cha Chomnycky nói rằng ngài ngạc nhiên vì điều này có thể xảy ra trong thế kỷ 21, gọi Tổng thống Nga Vladamir Putin là một “người loạn trí” và đưa ra lập luận rằng nếu không có Tổng thống Nga thì điều này sẽ không xảy ra bởi vì ngài cảm thấy “Phần lớn người dân Nga không đồng ý với điều này.”
Đức Cha cũng nhắm vào Giáo Hội Chính thống Nga vì sự đồng lõa của Thượng Phụ Kirill.
Đức Cha Chomnycky nói: “Họ phải là những tiên tri nhưng họ không hành động như thế. Họ đang là công cụ của nhà cầm quyền trong khi vai trò của Giáo Hội là trở thành những nhà tiên tri trong xã hội của chúng ta để chỉ ra sự thật và ánh sáng; và nếu bạn quỳ lạy những quyền lực thì bạn không còn là một tiếng nói tiên tri, và tôi e rằng họ đã đánh mất ân sủng tiên tri đó.”
Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia đã đưa ra nhận xét tương tự với Crux về Giáo Hội Chính thống Nga. Đức Cha Gudziak than thở rằng nhà lãnh đạo của Chính Thống Giáo Nga, là Thượng phụ Kirill, đã ca ngợi và chào đón Putin và quân đội Nga vào tuần trước cùng thời điểm họ xâm lược Ukraine. Đức Cha Gudziak cũng lưu ý rằng nhiều người sẽ chết vì cuộc xâm lược oái oăm thay lại là các thành viên của Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc Mạc Tư Khoa sống ở miền Đông Ukraine.
Đức Cha Gudziak chua chát nói: “Họ là những người nói tiếng Nga, con chiên của Tòa Thượng Phụ Nga đang bị giết; và Đức Thượng Phụ của họ ca ngợi những kẻ giết người. Thật là tai tiếng.”
Đức Hồng Y Dolan kết thúc lời nhận xét của mình với các tín hữu hồi tưởng về chuyến đi của ngài đến Ukraine để khánh thành một nhà thờ ở Kiev, và lưu ý rằng chính ngôi thánh đường đó đã được đặt tên là “nhà thờ phục sinh”.
Đức Hồng Y nói: “Người dân Ukraine đã từng trải qua các cuộc thương khó, chịu đóng đinh và đang trải qua thảm cảnh ấy một lần nữa, nhưng anh chị em luôn truyền cảm hứng cho chúng tôi vì niềm tin của anh chị em vào sức mạnh của mầu nhiệm phục sinh”.
Source:Crux
Thánh Ca
Giọt Lệ Thống Hối – Sáng tác: Linh mục Văn Chi – Trình bày: Khánh Ly
Khanh Lai
05:58 04/03/2022