Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai lần xa cách
Lm. Minh Anh
04:46 04/03/2021
HAI LẦN XA CÁCH
“Họ nương tựa vào sức mạnh con người; tâm hồn họ thì sống xa Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một tâm hồn tìm nương tựa nơi phàm nhân sẽ sống xa Chúa và chắc chắn, họ cũng sống xa anh em. Lời Chúa hôm nay nói đến ‘hai lần xa cách’ đó. Giêrêmia gọi họ là những kẻ “ở nơi khô cháy, vùng đất mặn không người ở”; Chúa Giêsu thì coi họ như những người ‘ở bên kia vực thẳm’.
Giêrêmia nói, “Khốn thay kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa”. “Xa Chúa” là một lần xa cách; bởi lẽ, sức mạnh của họ không là Thiên Chúa nhưng là ‘tiền và quyền’. Người giàu thường bị cám dỗ sống cho mình hơn là cho người khác, họ xa lạ với tha nhân; như thế, vừa xa Thiên Chúa, vừa xa anh em, họ phải ‘hai lần xa cách’.
Cũng thế, Tin Mừng hôm nay đưa ra một con người ‘hai lần xa cách’, ông nhà giàu. Nếu ở gần Thiên Chúa, hẳn ông đã không vô tình với Lazarô trước cửa nhà mình. Ông không làm hại ai, không làm cho Lazarô nghèo đi, cũng như không lấy làm khó chịu khi Lazarô cứ quanh quẩn để nhặt thức ăn thừa; ông không miệt thị Lazarô biếng nhác, cũng như không xua đuổi Lazarô. Vậy thì tội của ông là gì? Thưa, ông không coi Lazarô ‘như một con người’; với ông, Lazarô đơn giản chỉ là ‘một phần của cảnh quan’. ‘Một phần của cảnh quan!’. Phải, bao nhiêu người chúng ta tiếp xúc, có lẽ nhiều lần, những con người không hơn không kém ngoài ‘một phần của cảnh quan!’.
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay thật ấn tượng khi chúng ta nghĩ đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Một trong những lý do khiến câu chuyện trở nên mạnh mẽ là vì những nét tương phản rõ rệt giữa hai con người; sự tương phản không chỉ được nhìn thấy qua mô tả nhưng còn được nhìn thấy ở kết cục của hai cuộc đời. Khi Lazarô qua đời, anh “Được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết, được đem chôn; trong hoả ngục, chịu cực hình”. Như thế, khi còn sống, bao lâu Lazarô còn bên ngoài nhà ông, người giàu vẫn có cơ hội được rỗi, chỉ cần ông mở cửa để giúp Lazarô. Bây giờ cả hai đều đã chết, tình hình trở nên không thể cứu vãn.
Thiên Chúa không bao giờ trực tiếp đi vào nhà ai, Người thường qua trung gian ‘một ai đó’ và rõ ràng, lòng thương xót Thiên Chúa dành cho chúng ta tỷ lệ thuận với lòng thương xót chúng ta dành cho người anh em; khi điều này thiếu đi, Thiên Chúa không thể vào. Nếu tôi không mở rộng cửa trái tim tôi cho người nghèo, cửa đó vẫn đóng lại, ngay cả với Thiên Chúa. Thật kinh khủng! Và rõ ràng, hoả ngục là nơi dành cho những con người có đến ‘hai lần xa cách’.
Trong tác phẩm “Making Friends”, tạm dịch, “Kết Bạn”, Em Griffin viết về ba loại bản đồ ở London: bản đồ đường phố chính, bản đồ mô tả các tuyến đường và bản đồ tàu điện ngầm. Ông viết, “Mỗi bản đồ đều chính xác và đúng đắn; nhưng mỗi bản đồ không đưa ra bức tranh hoàn chỉnh. Để xem toàn bộ, ba bản đồ phải được in chồng lên nhau. Tuy nhiên, điều đó thường gây nhầm lẫn, vì vậy, tôi sử dụng chỉ ‘một lớp’ mỗi lần. Điều này cũng giống như những từ ngữ được sử dụng để mô tả cái chết của Chúa Giêsu. Mỗi từ như ‘cứu chuộc’, ‘giao hoà’ hoặc ‘công chính hoá’ đều chính xác và đúng đắn; nhưng mỗi từ không đưa ra bức tranh hoàn chỉnh. Để xem toàn bộ, cần đặt ‘lớp này’ lên ‘lớp kia’, nhưng điều đó đôi khi gây nhầm lẫn. Chúng ta không thể nhìn thấy toàn bộ ý nghĩa của mầu nhiệm thập giá! Vì thế, chúng ta tách ra từng ý niệm tuyệt vời một và khám phá ra rằng, ‘toàn thể công trình cứu độ’ sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là tổng các phần ý niệm rời rạc của nó”.
Anh Chị em,
Ý niệm về bản đồ của Em Griffin đưa chúng ta đến ý niệm của một Đức Kitô toàn thể; đó là một Đức Kitô yêu Chúa Cha cách trọn vẹn, cũng là một Đức Kitô yêu con người đến cùng. Nói cách khác, một Đức Kitô say mê Thiên Chúa, cùng lúc, say mê con người. Cũng thế, với một Kitô hữu, không chỉ yêu mến Thiên Chúa, giữ luật Chúa, họ còn phải xót thương anh em như Thiên Chúa xót thương. Và như thế, Thiên Chúa và tha nhân sẽ là hai thực thể được gắn kết nơi chính bản thân người Kitô hữu. Một khi người Kitô hữu say mê Thiên Chúa và làm cho người khác cũng say mê Người qua cách sống đầy lòng thương xót của họ, thì quả thật, người ấy đang sống trong thiên đàng; họ đang ngồi trong lòng Abraham ngay trên trần gian này.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi ngày con đến với Chúa trong nhà chầu; nhưng mỗi ngày, Chúa cũng đến với con qua các ‘nhà tạm di động’, đó là những anh chị em con. Xin cho con biết thờ lạy và yêu mến Chúa trong các ‘nhà tạm di động’ mà con gặp gỡ”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Họ nương tựa vào sức mạnh con người; tâm hồn họ thì sống xa Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một tâm hồn tìm nương tựa nơi phàm nhân sẽ sống xa Chúa và chắc chắn, họ cũng sống xa anh em. Lời Chúa hôm nay nói đến ‘hai lần xa cách’ đó. Giêrêmia gọi họ là những kẻ “ở nơi khô cháy, vùng đất mặn không người ở”; Chúa Giêsu thì coi họ như những người ‘ở bên kia vực thẳm’.
Giêrêmia nói, “Khốn thay kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa”. “Xa Chúa” là một lần xa cách; bởi lẽ, sức mạnh của họ không là Thiên Chúa nhưng là ‘tiền và quyền’. Người giàu thường bị cám dỗ sống cho mình hơn là cho người khác, họ xa lạ với tha nhân; như thế, vừa xa Thiên Chúa, vừa xa anh em, họ phải ‘hai lần xa cách’.
Cũng thế, Tin Mừng hôm nay đưa ra một con người ‘hai lần xa cách’, ông nhà giàu. Nếu ở gần Thiên Chúa, hẳn ông đã không vô tình với Lazarô trước cửa nhà mình. Ông không làm hại ai, không làm cho Lazarô nghèo đi, cũng như không lấy làm khó chịu khi Lazarô cứ quanh quẩn để nhặt thức ăn thừa; ông không miệt thị Lazarô biếng nhác, cũng như không xua đuổi Lazarô. Vậy thì tội của ông là gì? Thưa, ông không coi Lazarô ‘như một con người’; với ông, Lazarô đơn giản chỉ là ‘một phần của cảnh quan’. ‘Một phần của cảnh quan!’. Phải, bao nhiêu người chúng ta tiếp xúc, có lẽ nhiều lần, những con người không hơn không kém ngoài ‘một phần của cảnh quan!’.
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay thật ấn tượng khi chúng ta nghĩ đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Một trong những lý do khiến câu chuyện trở nên mạnh mẽ là vì những nét tương phản rõ rệt giữa hai con người; sự tương phản không chỉ được nhìn thấy qua mô tả nhưng còn được nhìn thấy ở kết cục của hai cuộc đời. Khi Lazarô qua đời, anh “Được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết, được đem chôn; trong hoả ngục, chịu cực hình”. Như thế, khi còn sống, bao lâu Lazarô còn bên ngoài nhà ông, người giàu vẫn có cơ hội được rỗi, chỉ cần ông mở cửa để giúp Lazarô. Bây giờ cả hai đều đã chết, tình hình trở nên không thể cứu vãn.
Thiên Chúa không bao giờ trực tiếp đi vào nhà ai, Người thường qua trung gian ‘một ai đó’ và rõ ràng, lòng thương xót Thiên Chúa dành cho chúng ta tỷ lệ thuận với lòng thương xót chúng ta dành cho người anh em; khi điều này thiếu đi, Thiên Chúa không thể vào. Nếu tôi không mở rộng cửa trái tim tôi cho người nghèo, cửa đó vẫn đóng lại, ngay cả với Thiên Chúa. Thật kinh khủng! Và rõ ràng, hoả ngục là nơi dành cho những con người có đến ‘hai lần xa cách’.
Anh Chị em,
Ý niệm về bản đồ của Em Griffin đưa chúng ta đến ý niệm của một Đức Kitô toàn thể; đó là một Đức Kitô yêu Chúa Cha cách trọn vẹn, cũng là một Đức Kitô yêu con người đến cùng. Nói cách khác, một Đức Kitô say mê Thiên Chúa, cùng lúc, say mê con người. Cũng thế, với một Kitô hữu, không chỉ yêu mến Thiên Chúa, giữ luật Chúa, họ còn phải xót thương anh em như Thiên Chúa xót thương. Và như thế, Thiên Chúa và tha nhân sẽ là hai thực thể được gắn kết nơi chính bản thân người Kitô hữu. Một khi người Kitô hữu say mê Thiên Chúa và làm cho người khác cũng say mê Người qua cách sống đầy lòng thương xót của họ, thì quả thật, người ấy đang sống trong thiên đàng; họ đang ngồi trong lòng Abraham ngay trên trần gian này.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi ngày con đến với Chúa trong nhà chầu; nhưng mỗi ngày, Chúa cũng đến với con qua các ‘nhà tạm di động’, đó là những anh chị em con. Xin cho con biết thờ lạy và yêu mến Chúa trong các ‘nhà tạm di động’ mà con gặp gỡ”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa Nhật III Mùa Chay B
Lm. Jude Siciliano, OP
04:56 04/03/2021
CHÚA NHẬT III MC (B)
Xuất hành 20: 1-17; T.vịnh 18; I Côrinto. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25
Hôm nay bài phúc âm nói về việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ. Chúng ta không nên chỉ trích các tổ chức tôn giáo lúc đó, trong ánh sáng của kinh nghiệm của chúng ta. Thí dụ như tiền sảnh của nhà thờ giáo xứ thời thơ ấu của tôi, các người chào đón giáo dân có thể bán vé đậu xe chổ tốt cho một xe hơi mới. Họ có thể gây quỷ cho việc điều hành của giáo xứ. Đây là một điều rất lạ: Ngay chỗ bạn bước vào nhà thờ, khi bạn vào trong nhà thờ, trước khi bạn đi đến chỗ ngồi, các người lớn phải bỏ một xu trên cái bàn nhỏ để bên cạnh có người giám sát - để trả phí cho chỗ quỳ. Các thủ tục như thế không chỉ là điều đặc biệt cho giáo xứ của tôi. Mà ở khắp thế giới, tại các nhà thờ và đền thờ của tất cả các tôn giáo, ngoài ra còn có những người bán các đồ lưu niệm. Vì thế chúng ta không nên quá khắc khe chỉ trích những người buôn bán, hay đổi tiền ở Đền Thờ vào lúc Chúa Giêsu đến. Khi Ngài phẩn nộ và đuổi họ ra ngoài. Hình như không có tôn giáo nào có có thể cấm người dân bán hàng rong trong đền thờ để kiếm thêm thu nhập.
Tất cả những việc buôn bán nơi Đền Thờ là những việc gì? Tiền dùng trong việc buôn bán là đồng Denarius của người La mã và đồng Drachma của người Hy lạp. Tiền đó có hình hoàng đế hay hình thần ngoại giáo không thể dùng để nộp thuế cho Đền Thờ. Do đó, phải có những người đổi tiền, là sự cần thiết, để chuyển đổi tiền đúc phổ biến chi trả trong xã hội sang tiền xu Do Thái để có thể được chấp nhận như là của lễ được dâng cúng trong Đền thờ. Những người buôn bán súc vật cũng phải hoạt động ở đó. Vì những người từ xa đến cần mua súc vật để dâng lễ hiến tế trong Đền Thờ.
Trích phúc âm theo lời tường thuật của thánh Gioan có nhiều chuyện khác hơn là việc thanh tẩy Đền Thờ. Thánh Gioan, lúc bắt đầu phúc âm, đã đặt câu loan báo là Chúa Giêsu đang thực hiện việc dân Israel hy vọng Đấng Mêsia sẽ đến qua ngôn sứ Malakhi (3: 1-4) nói lúc đầu khi Thiên Chúa thực hiện việc cứu rỗi của Ngài. Một Đấng Mêsia sẽ đến để tẩy uế và thanh tẩy Đền Thờ. Ngôn sứ Dacaria cũng có những mong đợi như thế. "Ngày hôm đó sẽ không còn các người buôn bán trong nhà của Thiên Chúa (14:21). Sứ vụ của Chúa Giêsu vừa mới bắt đầu và thánh Gioan loan báo "ngày đó" đã đến, như các ngôn sứ đã tiên đoán và dân chúng mong đợi được thấy ngày đó. Việc thanh tẩy Đền Thờ loan báo sự xuất hiện thời đại Đấng Mêsia mới. Như đã được loan báo trước, Chúa Giêsu đã đến với Đền thờ của Ngài để thay đổi các nghi thức phụng vụ củ bằng chính bản thể Ngài và tổ chức một Đền Thờ mới và sống động trong Chúa Giêsu, là Đền Thờ của Thiên Chúa, mà chúng ta được mời vào liên kết mật thiết với Chúa Giêsu cùng với Chúa Cha ở trong Ngài.
Một số người cùng thời với Chúa Giêsu cũng có thể không thích quang cảnh bát nháo trong việc buôn bán họp chợ bên ngoài Đền Thờ. Nếu họ chấp nhận, họ có thể giải thích việc Chúa Giêsu đã làm là hành vi của một ngôn sứ. Hãy nhớ lời ngôn sứ Giêrêmia nói về một số người đến thờ phượng trong Đền Thờ "Phải chăng các ngươi coi nhà này, coi nơi danh Ta được kêu khấn là hang trộm cướp sao?” (Gr 7:11). Nói thay cho Thiên Chúa, ngôn sứ Giêrêmia chỉ trích những người thờ phượng bằng miệng lưỡi và cử chỉ, nhưng vẫn không ngừng áp bức người nghèo, còn giết người, trộm cắp và thờ phượng các thần ngoại. Nhưng điều Ta truyền cho chúng là: “Hãy lắng nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo đường hướng của Ta truyền dạy để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7:23) Giống như ngôn sứ Giêrêmia, bằng lời nói và việc làm, Chúa Giêsu đến để đổi mới phong cách thờ phượng và đem tất cả mọi dân tộc về với Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu là Đền Thờ của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi đến để liên kết mật thiết với Ngài nơi đó Chúa Giêsu là một với Chúa Cha.
Mọi người không cần phải lên Đền Thờ để dâng của lễ nữa, vì chính thân xác Chúa Giêsu là nơi chúng ta gặp được Thiên Chúa của chúng ta. Chúa Giêsu, là Đền Thờ mới, nhờ sự chết của Ngài trên cây thập giá, đã thanh tẩy loài người và giải thoát chúng ta ra khỏi ách tội lỗi. Ngài nói với những người chỉ trích rằng "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ dựng lại". Một chủ đề được lập đi lập lại trong phúc âm thánh Gioan vì việc dân chúng không hiểu Chúa Giêsu. Họ không nhìn ra được ý nghĩa sâu xa về lời Chúa Giêsu nói. Việc Ngài nói đến "3 ngày" chỉ trước việc phục sinh của Ngài: Thân thể Chúa Giêsu là Đền Thờ mới, và nhờ sự tự hiền tế Ngài, chúng ta được mời gọi chấp nhận vào sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đây là quang cảnh mà những người ở gần bàn thờ nhìn thấy trong lúc dâng của lễ trong thánh lễ. Những người đại diện cộng đoàn mang bánh và rượu dâng lên bàn thờ. Các linh mục và thừa tác viên nhận của lễ và đặt trên bàn thờ. Nhưng, đó không chỉ là bánh và rượu phải không? Chúng được tượng trưng cho món quà của chúng ta dâng cho Thiên Chúa, trong ý niệm bao gồm những thiếu sót và sai lầm của con người chúng ta. Sau khi của lễ được đặt trên bàn thờ, cùng với chủ tế, chúng ta cầu nguyện xin Thánh Linh Chúa biến đổi bánh và rượu trở nên mình và máu Chúa Kitô. Để trong đời sống của chúng ta sẽ luôn diển tả được lời nói và việc làm của Chúa Kitô và nhờ đó chúng ta cũng sẽ trở thành mình và máu Chúa Kitô để Ngài luôn hiện diện trong thế gian.
Trong câu chuyện Chúa Giêsu tẩy uế, Chúa Giêsu chắc không phù hợp với các bức tranh và các bức tượng mà tôi thấy trong nhà thờ giáo xứ của tôi. Hình như Chúa Giêsu làm việc tẩy uế một cách mạnh bạo hơn như diễn tả trong phúc âm hôm nay. Ngài lật đổ các bàn đổi tiền, xua đuổi dân buôn và các súc vật ra khỏi nơi đó. Đối với những người ở đó, lý do Ngài làm như thế không đủ biện minh cho những lộn xộn mà Ngài đã làm để phá rối cuộc sống của những người buôn bán "Hãy mang những thứ này ra khỏi đây. Đừng biến nhà của Cha tôi thành nơi buôn bán".
Chúa Giêsu đây là ai vậy, Ngài tạo ra sự khác biệt gì trong đời sống của chúng ta? Thánh Gioan đã trình bày Chúa Giêsu có một quyền năng do Thiên Chúa ban cho Ngài. Trước câu chuyện này xãy ra, Chúa Giêsu vừa làm phép lạ biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, và bây giờ bằng những hành vi đầy quyền năng của Ngài trong Đền Thờ, Ngài loan báo sự hoàn tất việc thực hiện sự mong đợi của dân Israel về Đấng Mesia. Chúa Giêsu là Đền Thờ lý tưởng mà nơi Ngài; Thiên Chúa luôn hiện hữu cho tất cả mọi người.
Trong Mùa Chay chúng ta được mời gọi hãy ăn chay, cầu nguyện và bố thí cho người nghèo. Chúng ta không làm những việc này để Thiên Chúa được vui mừng, hay để Thiên Chúa luôn hiện hữu. Chúng ta đã nhận được những điều đó qua đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự phục sinh của Ngài. Nơi Chúa Giêsu, Đền Thờ đã được thanh tẩy và sẵn sàng đón nhận chúng ta. Vậy thì tại sao lại có những việc được khuyến khích làm trong Mùa Chay? Thật ra đó không phải là những việc làm thuộc Mùa Chay. Đó là những việc làm phải thực hiện suốt trọn năm để giúp chúng ta mở lòng cho những ai: Không ăn chay, nhưng phải nhịn vì không có đồ ăn, không thể cầu nguyện vì bị truy đuổi trong nguy hiểm; không bố thí được vi họ không có tiền để cho. Mùa Chay là thời điểm để chúng ta suy ngẫm sâu sắc về những gì chúng ta nên làm suốt năm: Đón tiếp vào cộng đoàn chúng ta, và dự những buổi cầu nguyện,ăn chay và bố thí cho người nghèo, để nhắc chúng ta ý thức việc sống đạo.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY OF LENT (B)
Exodus 20: 1-17; Psalm 19; I Cor. 1: 22-25; John 2: 13-25
For today’s gospel story, about Jesus cleansing the temple, we may have to moderate our criticism against the religious establishment of his day in the light of our own experiences. For example, in the vestibule of my boyhood parish church the ushers would sell chances on a new car, a fund raiser for parish expenses. Here is a really a strange one: as you entered the church, before you went up the aisle to your pew, adults had to put a dime on a coin table staffed by an usher – a pew fee. Customs like that weren’t unique just to my parish church. Throughout the world, at churches and shrines of all religions, there are people selling paraphernalia and souvenirs. So, we shouldn’t be too hard on those merchants and moneychangers at the Temple the day Jesus arrived, when he got indignant and threw them out. It seems no religion is exempt from people hawking their goods for profit.
What was all that merchandising activity in the Temple area about? The currency used in daily commercial dealings was the Roman denarius and the Greek drachma. But the coins bore pagan and imperial images and so were not allowed for paying the Temple tax. Hence, money changers were a necessary presence to convert the common coinage to coins that would be acceptable for Temple offerings. Animal merchants were also necessary because people coming from a long distance would want to buy animals to offer in Temple sacrifice.
There is more than Temple cleansing in John’s account. He places the episode at the beginning of his gospel to announce that Jesus is fulfilling Israel’s messianic hopes. The prophet Malachi (3:1-4) said that at the beginning of God’s saving work the Messiah would come to cleanse and purify the Temple. Zechariah had similar expectations, “On that day there shall no longer be any merchant in the house of the Lord of hosts” (14:21). Jesus’ mission is just beginning and John is announcing “that day” has arrived, as the prophets foretold and the people had yearned to see. The Temple cleansing announced the arrival of the new messianic age. As was foretold, the Lord had come to his temple to replace former rituals and systems of worship with himself, the new and living Temple. In Jesus, God’s holy temple, we are invited into the intimate relationship Jesus had with his Father.
Some of Jesus’ contemporaries might also have taken exception to the market atmosphere outside the Temple. If they did, they would have interpreted what Jesus did as a symbolic prophetic action. Recall the prophet Jeremiah’s words about some people’s Temple pieties, “Has this house which bears my name become in your eyes a den of thieves?” (Jeremiah 7:11) Speaking for God Jeremiah criticized those who worshiped in words and gestures, but did not cease oppressing the poor, committing murder, theft and worshiping pagan gods. “This rather is what I command them: Listen to my voice; then I shall be your God and you shall be my people. Walk in all the ways I command you, so that you may prosper” (7:23). Jesus, like the prophet Jeremiah, in words and actions, came to renew worship and bring all people to God. In Jesus, God’s holy temple, we are invited into the intimate relationship Jesus had with his Father.
People would not have to go to the Temple to offer sacrifice any longer, for Jesus’ body is where we meet our God. Jesus the new Temple, by his death on the cross, has cleansed humanity and freed us from sin’s domination. He tells his critics, “Destroy this temple and in three days I will raise it up.” A recurring theme in John is peoples misunderstanding of Jesus’ words, failing to see beyond the material level to the deeper meaning of what he said. Jesus’ reference to “three days” points ahead to his resurrection: His body is the new Temple, and because of Jesus’ sacrifice we are welcomed and accepted into God’s holy presence.
Here is a view those at the altar see at the offertory of Mass. From the back of the congregation representatives of the community bring offerings of bread and wine to the altar. The priests and ministers receive them and place them on the altar. But they are not just bread and wine, are they? They represent the gift of ourselves to God, in all our human limitations and misdirections. Once placed on the altar we pray, with the presider, that the Spirit will change the bread and wine into the body and blood of Christ – and that our lives, represented by the gifts, will also be transformed into Christ’s body and blood – so that through our words and actions Christ will be truly present to the world.
In the cleansing story Jesus certainly does not fit with the pious paintings and statues I grew up with in that parish church. He seems wildly out of control in today’s gospel. He turns tables over, scatters people and animals. For those who were there his reason for doing what he did would hardly justify the mess he made and the disruption in their lives. “Take these out of here and stop making my Father’s house a marketplace.”
Who is this Jesus and what difference does he make in our lives? John has presented Jesus having a power given him by God. Previous to today’s account he had just transformed water into wine and now By his authoritative actions in the Temple, he is announcing the fulfillment of Israel’s long wait for a Messiah. He is the ideal Temple and in him God is available to all people.
During Lent we are invited to fasting, prayer and almsgiving. We don’t perform these works to earn God’s pleasure, or admittance into God’s presence. We already have that through Jesus’ life, death and resurrection. In Jesus the Temple area is cleansed and ready to admit us. Then, why the recommended Lenten practices? Actually, they are not just for Lent, they are year-round disciplines that should open our hearts to those who: can’t fast, because they have no food; can’t pray because they are pursued, or in danger; can’t give alms because they have no money to give. Lent is a time for intensive reflection on what we should be doing all year round: welcoming into our community and attending to those that our prayer, fasting and almsgiving bring to our consciousness.
Xuất hành 20: 1-17; T.vịnh 18; I Côrinto. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25
Hôm nay bài phúc âm nói về việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ. Chúng ta không nên chỉ trích các tổ chức tôn giáo lúc đó, trong ánh sáng của kinh nghiệm của chúng ta. Thí dụ như tiền sảnh của nhà thờ giáo xứ thời thơ ấu của tôi, các người chào đón giáo dân có thể bán vé đậu xe chổ tốt cho một xe hơi mới. Họ có thể gây quỷ cho việc điều hành của giáo xứ. Đây là một điều rất lạ: Ngay chỗ bạn bước vào nhà thờ, khi bạn vào trong nhà thờ, trước khi bạn đi đến chỗ ngồi, các người lớn phải bỏ một xu trên cái bàn nhỏ để bên cạnh có người giám sát - để trả phí cho chỗ quỳ. Các thủ tục như thế không chỉ là điều đặc biệt cho giáo xứ của tôi. Mà ở khắp thế giới, tại các nhà thờ và đền thờ của tất cả các tôn giáo, ngoài ra còn có những người bán các đồ lưu niệm. Vì thế chúng ta không nên quá khắc khe chỉ trích những người buôn bán, hay đổi tiền ở Đền Thờ vào lúc Chúa Giêsu đến. Khi Ngài phẩn nộ và đuổi họ ra ngoài. Hình như không có tôn giáo nào có có thể cấm người dân bán hàng rong trong đền thờ để kiếm thêm thu nhập.
Tất cả những việc buôn bán nơi Đền Thờ là những việc gì? Tiền dùng trong việc buôn bán là đồng Denarius của người La mã và đồng Drachma của người Hy lạp. Tiền đó có hình hoàng đế hay hình thần ngoại giáo không thể dùng để nộp thuế cho Đền Thờ. Do đó, phải có những người đổi tiền, là sự cần thiết, để chuyển đổi tiền đúc phổ biến chi trả trong xã hội sang tiền xu Do Thái để có thể được chấp nhận như là của lễ được dâng cúng trong Đền thờ. Những người buôn bán súc vật cũng phải hoạt động ở đó. Vì những người từ xa đến cần mua súc vật để dâng lễ hiến tế trong Đền Thờ.
Trích phúc âm theo lời tường thuật của thánh Gioan có nhiều chuyện khác hơn là việc thanh tẩy Đền Thờ. Thánh Gioan, lúc bắt đầu phúc âm, đã đặt câu loan báo là Chúa Giêsu đang thực hiện việc dân Israel hy vọng Đấng Mêsia sẽ đến qua ngôn sứ Malakhi (3: 1-4) nói lúc đầu khi Thiên Chúa thực hiện việc cứu rỗi của Ngài. Một Đấng Mêsia sẽ đến để tẩy uế và thanh tẩy Đền Thờ. Ngôn sứ Dacaria cũng có những mong đợi như thế. "Ngày hôm đó sẽ không còn các người buôn bán trong nhà của Thiên Chúa (14:21). Sứ vụ của Chúa Giêsu vừa mới bắt đầu và thánh Gioan loan báo "ngày đó" đã đến, như các ngôn sứ đã tiên đoán và dân chúng mong đợi được thấy ngày đó. Việc thanh tẩy Đền Thờ loan báo sự xuất hiện thời đại Đấng Mêsia mới. Như đã được loan báo trước, Chúa Giêsu đã đến với Đền thờ của Ngài để thay đổi các nghi thức phụng vụ củ bằng chính bản thể Ngài và tổ chức một Đền Thờ mới và sống động trong Chúa Giêsu, là Đền Thờ của Thiên Chúa, mà chúng ta được mời vào liên kết mật thiết với Chúa Giêsu cùng với Chúa Cha ở trong Ngài.
Một số người cùng thời với Chúa Giêsu cũng có thể không thích quang cảnh bát nháo trong việc buôn bán họp chợ bên ngoài Đền Thờ. Nếu họ chấp nhận, họ có thể giải thích việc Chúa Giêsu đã làm là hành vi của một ngôn sứ. Hãy nhớ lời ngôn sứ Giêrêmia nói về một số người đến thờ phượng trong Đền Thờ "Phải chăng các ngươi coi nhà này, coi nơi danh Ta được kêu khấn là hang trộm cướp sao?” (Gr 7:11). Nói thay cho Thiên Chúa, ngôn sứ Giêrêmia chỉ trích những người thờ phượng bằng miệng lưỡi và cử chỉ, nhưng vẫn không ngừng áp bức người nghèo, còn giết người, trộm cắp và thờ phượng các thần ngoại. Nhưng điều Ta truyền cho chúng là: “Hãy lắng nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo đường hướng của Ta truyền dạy để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7:23) Giống như ngôn sứ Giêrêmia, bằng lời nói và việc làm, Chúa Giêsu đến để đổi mới phong cách thờ phượng và đem tất cả mọi dân tộc về với Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu là Đền Thờ của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi đến để liên kết mật thiết với Ngài nơi đó Chúa Giêsu là một với Chúa Cha.
Mọi người không cần phải lên Đền Thờ để dâng của lễ nữa, vì chính thân xác Chúa Giêsu là nơi chúng ta gặp được Thiên Chúa của chúng ta. Chúa Giêsu, là Đền Thờ mới, nhờ sự chết của Ngài trên cây thập giá, đã thanh tẩy loài người và giải thoát chúng ta ra khỏi ách tội lỗi. Ngài nói với những người chỉ trích rằng "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ dựng lại". Một chủ đề được lập đi lập lại trong phúc âm thánh Gioan vì việc dân chúng không hiểu Chúa Giêsu. Họ không nhìn ra được ý nghĩa sâu xa về lời Chúa Giêsu nói. Việc Ngài nói đến "3 ngày" chỉ trước việc phục sinh của Ngài: Thân thể Chúa Giêsu là Đền Thờ mới, và nhờ sự tự hiền tế Ngài, chúng ta được mời gọi chấp nhận vào sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đây là quang cảnh mà những người ở gần bàn thờ nhìn thấy trong lúc dâng của lễ trong thánh lễ. Những người đại diện cộng đoàn mang bánh và rượu dâng lên bàn thờ. Các linh mục và thừa tác viên nhận của lễ và đặt trên bàn thờ. Nhưng, đó không chỉ là bánh và rượu phải không? Chúng được tượng trưng cho món quà của chúng ta dâng cho Thiên Chúa, trong ý niệm bao gồm những thiếu sót và sai lầm của con người chúng ta. Sau khi của lễ được đặt trên bàn thờ, cùng với chủ tế, chúng ta cầu nguyện xin Thánh Linh Chúa biến đổi bánh và rượu trở nên mình và máu Chúa Kitô. Để trong đời sống của chúng ta sẽ luôn diển tả được lời nói và việc làm của Chúa Kitô và nhờ đó chúng ta cũng sẽ trở thành mình và máu Chúa Kitô để Ngài luôn hiện diện trong thế gian.
Trong câu chuyện Chúa Giêsu tẩy uế, Chúa Giêsu chắc không phù hợp với các bức tranh và các bức tượng mà tôi thấy trong nhà thờ giáo xứ của tôi. Hình như Chúa Giêsu làm việc tẩy uế một cách mạnh bạo hơn như diễn tả trong phúc âm hôm nay. Ngài lật đổ các bàn đổi tiền, xua đuổi dân buôn và các súc vật ra khỏi nơi đó. Đối với những người ở đó, lý do Ngài làm như thế không đủ biện minh cho những lộn xộn mà Ngài đã làm để phá rối cuộc sống của những người buôn bán "Hãy mang những thứ này ra khỏi đây. Đừng biến nhà của Cha tôi thành nơi buôn bán".
Chúa Giêsu đây là ai vậy, Ngài tạo ra sự khác biệt gì trong đời sống của chúng ta? Thánh Gioan đã trình bày Chúa Giêsu có một quyền năng do Thiên Chúa ban cho Ngài. Trước câu chuyện này xãy ra, Chúa Giêsu vừa làm phép lạ biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, và bây giờ bằng những hành vi đầy quyền năng của Ngài trong Đền Thờ, Ngài loan báo sự hoàn tất việc thực hiện sự mong đợi của dân Israel về Đấng Mesia. Chúa Giêsu là Đền Thờ lý tưởng mà nơi Ngài; Thiên Chúa luôn hiện hữu cho tất cả mọi người.
Trong Mùa Chay chúng ta được mời gọi hãy ăn chay, cầu nguyện và bố thí cho người nghèo. Chúng ta không làm những việc này để Thiên Chúa được vui mừng, hay để Thiên Chúa luôn hiện hữu. Chúng ta đã nhận được những điều đó qua đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự phục sinh của Ngài. Nơi Chúa Giêsu, Đền Thờ đã được thanh tẩy và sẵn sàng đón nhận chúng ta. Vậy thì tại sao lại có những việc được khuyến khích làm trong Mùa Chay? Thật ra đó không phải là những việc làm thuộc Mùa Chay. Đó là những việc làm phải thực hiện suốt trọn năm để giúp chúng ta mở lòng cho những ai: Không ăn chay, nhưng phải nhịn vì không có đồ ăn, không thể cầu nguyện vì bị truy đuổi trong nguy hiểm; không bố thí được vi họ không có tiền để cho. Mùa Chay là thời điểm để chúng ta suy ngẫm sâu sắc về những gì chúng ta nên làm suốt năm: Đón tiếp vào cộng đoàn chúng ta, và dự những buổi cầu nguyện,ăn chay và bố thí cho người nghèo, để nhắc chúng ta ý thức việc sống đạo.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY OF LENT (B)
Exodus 20: 1-17; Psalm 19; I Cor. 1: 22-25; John 2: 13-25
For today’s gospel story, about Jesus cleansing the temple, we may have to moderate our criticism against the religious establishment of his day in the light of our own experiences. For example, in the vestibule of my boyhood parish church the ushers would sell chances on a new car, a fund raiser for parish expenses. Here is a really a strange one: as you entered the church, before you went up the aisle to your pew, adults had to put a dime on a coin table staffed by an usher – a pew fee. Customs like that weren’t unique just to my parish church. Throughout the world, at churches and shrines of all religions, there are people selling paraphernalia and souvenirs. So, we shouldn’t be too hard on those merchants and moneychangers at the Temple the day Jesus arrived, when he got indignant and threw them out. It seems no religion is exempt from people hawking their goods for profit.
What was all that merchandising activity in the Temple area about? The currency used in daily commercial dealings was the Roman denarius and the Greek drachma. But the coins bore pagan and imperial images and so were not allowed for paying the Temple tax. Hence, money changers were a necessary presence to convert the common coinage to coins that would be acceptable for Temple offerings. Animal merchants were also necessary because people coming from a long distance would want to buy animals to offer in Temple sacrifice.
There is more than Temple cleansing in John’s account. He places the episode at the beginning of his gospel to announce that Jesus is fulfilling Israel’s messianic hopes. The prophet Malachi (3:1-4) said that at the beginning of God’s saving work the Messiah would come to cleanse and purify the Temple. Zechariah had similar expectations, “On that day there shall no longer be any merchant in the house of the Lord of hosts” (14:21). Jesus’ mission is just beginning and John is announcing “that day” has arrived, as the prophets foretold and the people had yearned to see. The Temple cleansing announced the arrival of the new messianic age. As was foretold, the Lord had come to his temple to replace former rituals and systems of worship with himself, the new and living Temple. In Jesus, God’s holy temple, we are invited into the intimate relationship Jesus had with his Father.
Some of Jesus’ contemporaries might also have taken exception to the market atmosphere outside the Temple. If they did, they would have interpreted what Jesus did as a symbolic prophetic action. Recall the prophet Jeremiah’s words about some people’s Temple pieties, “Has this house which bears my name become in your eyes a den of thieves?” (Jeremiah 7:11) Speaking for God Jeremiah criticized those who worshiped in words and gestures, but did not cease oppressing the poor, committing murder, theft and worshiping pagan gods. “This rather is what I command them: Listen to my voice; then I shall be your God and you shall be my people. Walk in all the ways I command you, so that you may prosper” (7:23). Jesus, like the prophet Jeremiah, in words and actions, came to renew worship and bring all people to God. In Jesus, God’s holy temple, we are invited into the intimate relationship Jesus had with his Father.
People would not have to go to the Temple to offer sacrifice any longer, for Jesus’ body is where we meet our God. Jesus the new Temple, by his death on the cross, has cleansed humanity and freed us from sin’s domination. He tells his critics, “Destroy this temple and in three days I will raise it up.” A recurring theme in John is peoples misunderstanding of Jesus’ words, failing to see beyond the material level to the deeper meaning of what he said. Jesus’ reference to “three days” points ahead to his resurrection: His body is the new Temple, and because of Jesus’ sacrifice we are welcomed and accepted into God’s holy presence.
Here is a view those at the altar see at the offertory of Mass. From the back of the congregation representatives of the community bring offerings of bread and wine to the altar. The priests and ministers receive them and place them on the altar. But they are not just bread and wine, are they? They represent the gift of ourselves to God, in all our human limitations and misdirections. Once placed on the altar we pray, with the presider, that the Spirit will change the bread and wine into the body and blood of Christ – and that our lives, represented by the gifts, will also be transformed into Christ’s body and blood – so that through our words and actions Christ will be truly present to the world.
In the cleansing story Jesus certainly does not fit with the pious paintings and statues I grew up with in that parish church. He seems wildly out of control in today’s gospel. He turns tables over, scatters people and animals. For those who were there his reason for doing what he did would hardly justify the mess he made and the disruption in their lives. “Take these out of here and stop making my Father’s house a marketplace.”
Who is this Jesus and what difference does he make in our lives? John has presented Jesus having a power given him by God. Previous to today’s account he had just transformed water into wine and now By his authoritative actions in the Temple, he is announcing the fulfillment of Israel’s long wait for a Messiah. He is the ideal Temple and in him God is available to all people.
During Lent we are invited to fasting, prayer and almsgiving. We don’t perform these works to earn God’s pleasure, or admittance into God’s presence. We already have that through Jesus’ life, death and resurrection. In Jesus the Temple area is cleansed and ready to admit us. Then, why the recommended Lenten practices? Actually, they are not just for Lent, they are year-round disciplines that should open our hearts to those who: can’t fast, because they have no food; can’t pray because they are pursued, or in danger; can’t give alms because they have no money to give. Lent is a time for intensive reflection on what we should be doing all year round: welcoming into our community and attending to those that our prayer, fasting and almsgiving bring to our consciousness.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ III Mùa Chay. Năm B.7.3.2021
Lm Francis Lý văn Ca
12:18 04/03/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tuần thứ III của Mùa Chay Thánh, Mùa chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón nhận Mầu Nhiệm Phục Sinh. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu ý nghĩa thế nào về sự chuẩn bị ấy. Đời sống của người tín hữu không chỉ căn cứ vào việc tuân giữ các giới răn của Chúa truyền dạy qua Môisen, cũng như các điều luật trong Tân Ước, nhưng đời sống đó còn phải rập theo gương mẫu của Đấng đã chết treo trên thập tự. Các bài đọc hôm nay sẽ gợi lại cho chúng ta một gương mẫu sống thực cho mỗi Kitô hữu trước những đòi hỏi phải chu toàn hay thực hiện trong đời sống hằng ngày.
Qua chủ đề của các bài đọc và bài chia sẻ của linh mục hôm nay, chúng ta sẽ có nhiều điều cần phải kiểm điểm và nhiều thái độ cần phải sửa chữa. Vì Chúa là Cha đầy lòng nhân từ, luôn sẵn sàng tha thứ những lầm lỗi thiếu sót, nếu chúng ta thành tâm thống hối.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa truyền 10 giới răn qua Môisen. Đây là những điều luật căn bản cho cuộc sống của thế hệ đã qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta luôn thi hành những điều Chúa truyền dạy.
TRƯỚC BÀI II:
Đôi lúc người đời chê bai, dèm pha và mỉa mai chúng ta là những kẻ mê tín. Nhưng thánh Phaolô nhắc nhở: dưới mắt người đời chúng ta là kẻ ngu dại, nhưng trước mắt Đấng Tối Cao, chúng ta là những người khôn ngoan.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa nổi giận trong Đền Thờ khi thấy cảnh trang nghiêm nơi nhà Cha không được người ta kính nể... Thái độ của chúng ta ngày nay ra sao? Khi đến nhà thờ, hay Trung Tâm dâng lễ có tham dự trọn lễ nghi hay không? Nghiêm trang trong cách ăn mặc và có những cử chỉ tôn kính nhà của Chúa không?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách thức cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của cộng đòan-xứ đạo và thế giới chúng ta đang sống:
1. Xin cho sứ điệp Mùa Chay mà Giáo Hội kêu mời, dựa trên Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng, sẽ đem lại cho mỗi người sự ăn năn hối cải, đi đôi với quả tim rộng mở, hướng đến tha nhân trong tâm tình rộng lượng và chia sẻ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng, đang chuẩn bị để gia nhập vào Giáo Hội, trong Mùa Phục Sinh năm nay. Xin cho họ tìm được niềm cậy trông và phó thác vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Với chủ đề thăng tiến bản thân, trở về với Chúa trong Mùa Chay và Phục Sinh năm nay, xin Chúa giúp chúng ta sống hoàn thiện hơn và đem những anh chị em khác trở về với mái ấm cộng đoàn-xứ đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Nhà Chúa là nơi gặp gỡ Thiên Chúa trong phụng thờ; gặp gỡ Anh Chị Em trong tình Cộng Đoàn-xứ đạo… Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết kính trọng Nhà Chúa trong tư cách và niềm nở với Anh Chị Em mỗi khi gặp gỡ trong Nhà Cha của chúng ta.
Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến họ luôn trong lời nguyện cầu, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 (20). Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là Đấng hay thương xót, xin nghe lời chúng con cầu xin. Xin đổ tràn tâm hồn chúng con lòng yêu thương của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sống trung thành với Chúa và đồng hành với Giáo Hội đến hơi thở cuối cùng. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tuần thứ III của Mùa Chay Thánh, Mùa chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón nhận Mầu Nhiệm Phục Sinh. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu ý nghĩa thế nào về sự chuẩn bị ấy. Đời sống của người tín hữu không chỉ căn cứ vào việc tuân giữ các giới răn của Chúa truyền dạy qua Môisen, cũng như các điều luật trong Tân Ước, nhưng đời sống đó còn phải rập theo gương mẫu của Đấng đã chết treo trên thập tự. Các bài đọc hôm nay sẽ gợi lại cho chúng ta một gương mẫu sống thực cho mỗi Kitô hữu trước những đòi hỏi phải chu toàn hay thực hiện trong đời sống hằng ngày.
Qua chủ đề của các bài đọc và bài chia sẻ của linh mục hôm nay, chúng ta sẽ có nhiều điều cần phải kiểm điểm và nhiều thái độ cần phải sửa chữa. Vì Chúa là Cha đầy lòng nhân từ, luôn sẵn sàng tha thứ những lầm lỗi thiếu sót, nếu chúng ta thành tâm thống hối.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa truyền 10 giới răn qua Môisen. Đây là những điều luật căn bản cho cuộc sống của thế hệ đã qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta luôn thi hành những điều Chúa truyền dạy.
TRƯỚC BÀI II:
Đôi lúc người đời chê bai, dèm pha và mỉa mai chúng ta là những kẻ mê tín. Nhưng thánh Phaolô nhắc nhở: dưới mắt người đời chúng ta là kẻ ngu dại, nhưng trước mắt Đấng Tối Cao, chúng ta là những người khôn ngoan.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa nổi giận trong Đền Thờ khi thấy cảnh trang nghiêm nơi nhà Cha không được người ta kính nể... Thái độ của chúng ta ngày nay ra sao? Khi đến nhà thờ, hay Trung Tâm dâng lễ có tham dự trọn lễ nghi hay không? Nghiêm trang trong cách ăn mặc và có những cử chỉ tôn kính nhà của Chúa không?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách thức cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của cộng đòan-xứ đạo và thế giới chúng ta đang sống:
1. Xin cho sứ điệp Mùa Chay mà Giáo Hội kêu mời, dựa trên Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng, sẽ đem lại cho mỗi người sự ăn năn hối cải, đi đôi với quả tim rộng mở, hướng đến tha nhân trong tâm tình rộng lượng và chia sẻ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng, đang chuẩn bị để gia nhập vào Giáo Hội, trong Mùa Phục Sinh năm nay. Xin cho họ tìm được niềm cậy trông và phó thác vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Với chủ đề thăng tiến bản thân, trở về với Chúa trong Mùa Chay và Phục Sinh năm nay, xin Chúa giúp chúng ta sống hoàn thiện hơn và đem những anh chị em khác trở về với mái ấm cộng đoàn-xứ đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Nhà Chúa là nơi gặp gỡ Thiên Chúa trong phụng thờ; gặp gỡ Anh Chị Em trong tình Cộng Đoàn-xứ đạo… Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết kính trọng Nhà Chúa trong tư cách và niềm nở với Anh Chị Em mỗi khi gặp gỡ trong Nhà Cha của chúng ta.
Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến họ luôn trong lời nguyện cầu, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 (20). Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là Đấng hay thương xót, xin nghe lời chúng con cầu xin. Xin đổ tràn tâm hồn chúng con lòng yêu thương của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sống trung thành với Chúa và đồng hành với Giáo Hội đến hơi thở cuối cùng. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 04/03/2021
22. Con không nên kiểm soát công việc của Thiên Chúa, mà chỉ nên cẩn thận trong những sai sót của con coi con có phạm bao nhiêu tội ác, chậm trễ làm việc thiện bao nhiêu lần.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 04/03/2021
79. BỊ ĐÁNH CÒN CÁM ƠN
Có người phạm tội, theo luật thì phải bị đánh nơi mông, nhưng ông ta bỏ tiền ra để thuê người thế mình.
Người bị thuê cũng sợ đau nên đem tiền cho sai dịch, năn nỉ:
- “Xin làm ơn đánh nhẹ cho”.
Sai dịch lấy tiền, nhưng vẫn cứ đánh anh ta một trận rất mạnh tay.
Anh ta đi ra cổng, và nói lời cám ơn chủ thuê mình:
- “May mà có tiền của ngài, bằng không thì tôi nhất định bị trận đòn nhừ tử !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 79:
Thời nay người ta bỏ tiền ra thuê người ở tù giùm cho mình là chuyện thường, người bị thuê ở trong tù cũng bỏ tiền ra để được cai tù hậu đãi cũng là chuyện thường, cái khác thường là người ta coi pháp luật không có kí lô gam nào cả !
Thời nay có những người Ki-tô hữu bỏ ra hàng trăm ngàn đồng xin cha sở một lễ cầu nguyện giùm cho cha mẹ là chuyện thường, nhưng chuyện khác thường là cha sở không thấy họ bén mảng tới nhà thờ để tham dự thánh lễ; thời nay cũng có nhiều người khoe mình là người Ki-tô hữu, đây cũng là chuyện thường, nhưng chuyện khác thường là họ cứ chê bai giám mục này, nói xấu linh mục kia mà không sợ mắc tội làm thương tổn con ngươi của Thiên Chúa...
Chuyện bị đánh mà còn cám ơn người thuê mình bị đánh giùm chỉ là chuyện nhỏ, nhưng chuyện mất linh hồn mà vẫn không biết, đó mới là chuyện lớn, lớn hơn cả vũ trụ bao la...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người phạm tội, theo luật thì phải bị đánh nơi mông, nhưng ông ta bỏ tiền ra để thuê người thế mình.
Người bị thuê cũng sợ đau nên đem tiền cho sai dịch, năn nỉ:
- “Xin làm ơn đánh nhẹ cho”.
Sai dịch lấy tiền, nhưng vẫn cứ đánh anh ta một trận rất mạnh tay.
Anh ta đi ra cổng, và nói lời cám ơn chủ thuê mình:
- “May mà có tiền của ngài, bằng không thì tôi nhất định bị trận đòn nhừ tử !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 79:
Thời nay người ta bỏ tiền ra thuê người ở tù giùm cho mình là chuyện thường, người bị thuê ở trong tù cũng bỏ tiền ra để được cai tù hậu đãi cũng là chuyện thường, cái khác thường là người ta coi pháp luật không có kí lô gam nào cả !
Thời nay có những người Ki-tô hữu bỏ ra hàng trăm ngàn đồng xin cha sở một lễ cầu nguyện giùm cho cha mẹ là chuyện thường, nhưng chuyện khác thường là cha sở không thấy họ bén mảng tới nhà thờ để tham dự thánh lễ; thời nay cũng có nhiều người khoe mình là người Ki-tô hữu, đây cũng là chuyện thường, nhưng chuyện khác thường là họ cứ chê bai giám mục này, nói xấu linh mục kia mà không sợ mắc tội làm thương tổn con ngươi của Thiên Chúa...
Chuyện bị đánh mà còn cám ơn người thuê mình bị đánh giùm chỉ là chuyện nhỏ, nhưng chuyện mất linh hồn mà vẫn không biết, đó mới là chuyện lớn, lớn hơn cả vũ trụ bao la...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thanh Tẩy Đền Thờ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:52 04/03/2021
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY
Xh 20,1-17; 1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25
THANH TẨY ĐỀN THỜ
Với Chúa Nhật I Mùa Chay, Lời Chúa dẫn chúng ta đi vào sa mạc cùng với Chúa Giêsu để chiến thắng các chước cám dỗ. Với Chúa Nhật II Mùa Chay, chúng ta lên núi cao để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu biến hình. Với Chúa Nhật III này, Lời Chúa dẫn chúng ta đến đền thờ Giêrusalem để chứng kiến việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ.
1. Đền thờ Giêrusalem bị tục hóa
Đối với người Do Thái, đền thờ Giêrusalem là trung tâm điểm của toàn bộ đời sống con người. Bởi lẽ, đền thờ là nơi thánh thiêng, nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Người, là nơi con người cầu nguyện và tôn thờ Thiên Chúa; đền thờ cũng là nơi con người gặp gỡ và nối kết với nhau.
Tuy nhiên, Tin Mừng thánh Gioan (Ga 2,13-25) cho biết: khi Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua của người Do Thái, Người chứng kiến cảnh tượng đền thờ đã bị “tục hóa.” Người ta biến đền thờ vốn là nơi thánh thiêng trở thành nơi buôn bán chiên bò, bồ câu, đổi chác tiền bạc… thành sào huyệt của bọn cướp (x. Lc 19,46). Trước sự phạm thánh này, Đức Giêsu đã bừng bừng nổi giận. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò và những người buôn bán ra khỏi đền thờ. Người nói: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,17).
Sự kiện này đã gây một sự chấn động lớn trong thành Giêrusalem. Đối với Chúa Giêsu, có lẽ đây là lần duy nhất trong cuộc đời, Người đã không thể chấp nhận và im lặng trước sự nhố nhăng làm tục hóa đền thờ. Quả đó là một “cơn giận thánh” của một ngôn sứ vì lòng nhiệt tâm Nhà Chúa. Nhưng hành động này cũng đã khiến cho những người lãnh đạo tôn giáo và những ai liên hệ vốn đã có thái độ thù địch với Chúa lại càng thù ghét Người hơn. Đó là lý do tại sao họ tìm cách giết Chúa Giêsu.
2. Đức Giêsu là đền thờ mới
Hành vi lật đổ bàn ghế của Chúa Giêsu là biểu tượng của việc Người lật đổ những quan niệm về đền thờ và cách thực hành tôn giáo trong Do Thái giáo. Người mang đến cho con người mạc khải mới mẻ về đền thờ. Khi người Do Thái thắc mắc: “Ông lấy quyền nào làm như thế?” Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi: nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” (x. Ga 2, 18-19). Người Do Thái hiểu đó là đền thờ Giêrusalem, nhưng Chúa Giêsu muốn ám chỉ thân thể Người.
Quả thế, với mầu nhiệm nhập thể, nhân tính trở thành đền thờ để thần tính Con Thiên Chúa cư ngụ. Ngôi Lời trở thành xác phàm và cư ngụ ở giữa chúng ta. Đức Giêsu Kitô là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Từ nay, việc tôn thờ Thiên Chúa không hệ tại ở nơi chốn, đền thờ, hay hy lễ, nhưng nơi một Con Người, là Đức Giêsu Kitô: “Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).
Ai thấy Người là thấy Chúa Cha. Ai ở trong Người là ở trong Thiên Chúa (x. Ga 14,9).
Đặc biệt, với biến cố tử nạn và phục sinh, điều Chúa Giêsu nói đã ứng nghiệm. Quả thế, thập giá là nỗi ô nhục không thể chấp nhận đối với người Do Thái và là sự điên rồ đối với dân ngoại, giờ đây trở thành sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (x. 1 Cr 1,22-25). Ngôi đền thờ là thân thể Chúa bị phá hủy và sau ba ngày, Người xây dựng lại. Vì Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết, sống lại nhờ Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,24). Như thế, thân thể huyền nhiệm của Đấng Phục Sinh là Đền Thờ mới để thờ phượng Thiên Chúa.
3. Anh em là đền thờ của Thánh Thần
Các Kitô hữu sơ khai đã trải qua nhiều thế kỷ không có đền thờ, không có thánh đường, không có nhà thờ. Nhưng họ ý thức rằng cộng đoàn Giáo Hội (trong tiếng Hy Lạp ekklesia) chính là đền thờ đích thực của Thiên Chúa, là sự nối dài của thân thể Chúa Kitô và là đền thờ của giao ước mới.
Với giao ước này, những ai tin vào Chúa Giêsu và được rửa tội trong Thánh Thần đều trở thành đền thờ của Thiên Chúa. Thánh Phaolô vốn là người đã sống ở Giêrusalem, đã từng gắn bó với đền thờ Giêrusalem. Người hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của đền thờ vật chất. Nhưng khi trở lại và được tiếp nhận mạc khải mới mẻ của Đấng Phục Sinh, thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côrintô rằng: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16).
Nơi khác, Người nói rõ hơn: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa” (1 Cr 6,19).
Hơn thế, thánh Phaolô cảnh cáo: “Vậy ai phá huỷ đền thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em” (1 Cr 3,17).
Trong thư gửi tín hữu Rôma, Người khuyên chúng ta: “Tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người (Rm 12,1).
Như thế, đền thờ Thiên Chúa không chỉ là những đền thờ vật chất bằng gỗ đá, nhưng là chính tâm hồn mỗi Kitô hữu. Tâm hồn chúng ta là cung thánh của Thiên Chúa. Toàn bộ con người và đời sống chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa cư ngụ. Vì thế, chúng ta được mời gọi phải biết gìn giữ cho tâm hồn chúng ta thành nơi thánh thiêng, trong sáng, sạch sẽ, để xứng đáng là nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ.
Nếu Chúa Giêsu đã “nổi giận” vì đền thờ Giêrusalem bị tục hóa. Chắc chắn Chúa cũng “khóc” và “nổi giận” khi đền thờ là tâm hồn chúng ta bị ô uế bởi tội lỗi. Vì thế, chúng ta hãy tuân giữ Mười Giới Răn mà Lời Chúa hôm nay mời gọi: “Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbát. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người; chớ phạm tội ngoại tình; chớ trộm cắp; chớ làm chứng dối hại anh em mình; chớ tham lam nhà của kẻ khác; chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu” (x. Xh 20,1-3.7-8.12-17).
Ước gì mỗi người chúng ta luôn ý thức gìn giữ nhà thờ và những nơi thánh thiêng được sạch sẽ, tôn nghiêm và thánh thiện, đồng thời chúng ta biết ý thức bảo vệ và gìn giữ tâm hồn mình thành ngôi đền thờ thiêng liêng luôn xứng đáng Thiên Chúa cư ngụ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Xh 20,1-17; 1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25
THANH TẨY ĐỀN THỜ
Với Chúa Nhật I Mùa Chay, Lời Chúa dẫn chúng ta đi vào sa mạc cùng với Chúa Giêsu để chiến thắng các chước cám dỗ. Với Chúa Nhật II Mùa Chay, chúng ta lên núi cao để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu biến hình. Với Chúa Nhật III này, Lời Chúa dẫn chúng ta đến đền thờ Giêrusalem để chứng kiến việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ.
1. Đền thờ Giêrusalem bị tục hóa
Đối với người Do Thái, đền thờ Giêrusalem là trung tâm điểm của toàn bộ đời sống con người. Bởi lẽ, đền thờ là nơi thánh thiêng, nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Người, là nơi con người cầu nguyện và tôn thờ Thiên Chúa; đền thờ cũng là nơi con người gặp gỡ và nối kết với nhau.
Tuy nhiên, Tin Mừng thánh Gioan (Ga 2,13-25) cho biết: khi Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua của người Do Thái, Người chứng kiến cảnh tượng đền thờ đã bị “tục hóa.” Người ta biến đền thờ vốn là nơi thánh thiêng trở thành nơi buôn bán chiên bò, bồ câu, đổi chác tiền bạc… thành sào huyệt của bọn cướp (x. Lc 19,46). Trước sự phạm thánh này, Đức Giêsu đã bừng bừng nổi giận. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò và những người buôn bán ra khỏi đền thờ. Người nói: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,17).
Sự kiện này đã gây một sự chấn động lớn trong thành Giêrusalem. Đối với Chúa Giêsu, có lẽ đây là lần duy nhất trong cuộc đời, Người đã không thể chấp nhận và im lặng trước sự nhố nhăng làm tục hóa đền thờ. Quả đó là một “cơn giận thánh” của một ngôn sứ vì lòng nhiệt tâm Nhà Chúa. Nhưng hành động này cũng đã khiến cho những người lãnh đạo tôn giáo và những ai liên hệ vốn đã có thái độ thù địch với Chúa lại càng thù ghét Người hơn. Đó là lý do tại sao họ tìm cách giết Chúa Giêsu.
2. Đức Giêsu là đền thờ mới
Hành vi lật đổ bàn ghế của Chúa Giêsu là biểu tượng của việc Người lật đổ những quan niệm về đền thờ và cách thực hành tôn giáo trong Do Thái giáo. Người mang đến cho con người mạc khải mới mẻ về đền thờ. Khi người Do Thái thắc mắc: “Ông lấy quyền nào làm như thế?” Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi: nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” (x. Ga 2, 18-19). Người Do Thái hiểu đó là đền thờ Giêrusalem, nhưng Chúa Giêsu muốn ám chỉ thân thể Người.
Quả thế, với mầu nhiệm nhập thể, nhân tính trở thành đền thờ để thần tính Con Thiên Chúa cư ngụ. Ngôi Lời trở thành xác phàm và cư ngụ ở giữa chúng ta. Đức Giêsu Kitô là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Từ nay, việc tôn thờ Thiên Chúa không hệ tại ở nơi chốn, đền thờ, hay hy lễ, nhưng nơi một Con Người, là Đức Giêsu Kitô: “Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).
Ai thấy Người là thấy Chúa Cha. Ai ở trong Người là ở trong Thiên Chúa (x. Ga 14,9).
Đặc biệt, với biến cố tử nạn và phục sinh, điều Chúa Giêsu nói đã ứng nghiệm. Quả thế, thập giá là nỗi ô nhục không thể chấp nhận đối với người Do Thái và là sự điên rồ đối với dân ngoại, giờ đây trở thành sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (x. 1 Cr 1,22-25). Ngôi đền thờ là thân thể Chúa bị phá hủy và sau ba ngày, Người xây dựng lại. Vì Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết, sống lại nhờ Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,24). Như thế, thân thể huyền nhiệm của Đấng Phục Sinh là Đền Thờ mới để thờ phượng Thiên Chúa.
3. Anh em là đền thờ của Thánh Thần
Các Kitô hữu sơ khai đã trải qua nhiều thế kỷ không có đền thờ, không có thánh đường, không có nhà thờ. Nhưng họ ý thức rằng cộng đoàn Giáo Hội (trong tiếng Hy Lạp ekklesia) chính là đền thờ đích thực của Thiên Chúa, là sự nối dài của thân thể Chúa Kitô và là đền thờ của giao ước mới.
Với giao ước này, những ai tin vào Chúa Giêsu và được rửa tội trong Thánh Thần đều trở thành đền thờ của Thiên Chúa. Thánh Phaolô vốn là người đã sống ở Giêrusalem, đã từng gắn bó với đền thờ Giêrusalem. Người hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của đền thờ vật chất. Nhưng khi trở lại và được tiếp nhận mạc khải mới mẻ của Đấng Phục Sinh, thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côrintô rằng: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16).
Nơi khác, Người nói rõ hơn: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa” (1 Cr 6,19).
Hơn thế, thánh Phaolô cảnh cáo: “Vậy ai phá huỷ đền thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em” (1 Cr 3,17).
Trong thư gửi tín hữu Rôma, Người khuyên chúng ta: “Tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người (Rm 12,1).
Như thế, đền thờ Thiên Chúa không chỉ là những đền thờ vật chất bằng gỗ đá, nhưng là chính tâm hồn mỗi Kitô hữu. Tâm hồn chúng ta là cung thánh của Thiên Chúa. Toàn bộ con người và đời sống chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa cư ngụ. Vì thế, chúng ta được mời gọi phải biết gìn giữ cho tâm hồn chúng ta thành nơi thánh thiêng, trong sáng, sạch sẽ, để xứng đáng là nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ.
Nếu Chúa Giêsu đã “nổi giận” vì đền thờ Giêrusalem bị tục hóa. Chắc chắn Chúa cũng “khóc” và “nổi giận” khi đền thờ là tâm hồn chúng ta bị ô uế bởi tội lỗi. Vì thế, chúng ta hãy tuân giữ Mười Giới Răn mà Lời Chúa hôm nay mời gọi: “Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbát. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người; chớ phạm tội ngoại tình; chớ trộm cắp; chớ làm chứng dối hại anh em mình; chớ tham lam nhà của kẻ khác; chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu” (x. Xh 20,1-3.7-8.12-17).
Ước gì mỗi người chúng ta luôn ý thức gìn giữ nhà thờ và những nơi thánh thiêng được sạch sẽ, tôn nghiêm và thánh thiện, đồng thời chúng ta biết ý thức bảo vệ và gìn giữ tâm hồn mình thành ngôi đền thờ thiêng liêng luôn xứng đáng Thiên Chúa cư ngụ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hiến trao sự sống
Lm. Minh Anh
21:57 04/03/2021
HIẾN TRAO SỰ SỐNG
“Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất bất ngờ khi hình ảnh ‘Giuse bị bán sang Ai Cập’ và ‘đứa con thừa tự bị tá điền giết chết’ của phụng vụ Lời Chúa hôm nay mang một ý nghĩa lạ lùng, đó là ‘hiến trao sự sống’. Đó là những hình ảnh tiền trưng cho một người con khác, cũng bị bán và bị giết là Giêsu, Con Một Thiên Chúa; đây thật sự là một ‘hiến trao sự sống’ mà cả nhân loại đang cần, nhờ đó, con người được sống, “Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta”.
Bài đọc Sáng Thế chỉ tường thuật việc các con ông Giacóp bán cậu út Giuse sang Ai Cập, và chúng ta chỉ được nghe ngần ấy trong Mùa Chay; thế nhưng, đó là một câu chuyện dài, một trong những câu chuyện kỳ thú nhất của Cựu Ước mà nếu đọc đến hồi kết, chúng ta không khỏi ngạc nhiên với lời khẳng định của Giuse khi ông đối diện với các anh đang run rẩy vì lỗi lầm quá khứ ‘đã bán em’, “Bây giờ, các anh đừng buồn phiền, đừng hối hận vì đã bán tôi sang đây; chính để duy trì sự sống của dân Người mà Thiên Chúa đã gửi tôi đi trước”; “Người gửi tôi đi trước!”; “Không phải các anh đã gửi tôi đến đây, nhưng là Thiên Chúa!”. Đó không phải là lời của kẻ chiến thắng bố thí cho những người đang cầu cạnh mình, nhưng là lời của một người hoàn toàn tín thác vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng ‘hiến trao sự sống’ cho dân Người.
Với người chủ vườn của Tin Mừng hôm nay, chúng ta gặp lại một Thiên Chúa ‘hiến trao sự sống’. Thật may cho chủ vườn khi tậu được một tài sản đã sinh lợi; trái lại, việc mua một tài sản đã bỏ đi là một việc hoàn toàn khác. Một khi đã tu bổ, cái sau đáng giá hơn nhiều; nó trở nên thành quả từ mồ hôi, nước mắt và máu của chủ. Nó không chỉ là tài sản; nhưng còn là một phần của người ấy, ‘sự sống’ của người ấy. Tin Mừng cho biết, chủ vườn đã mua đất và tự tay canh tác vườn nho trước khi giao cho tá điền; giao nó cho họ, không chỉ đơn thuần là ông tìm lợi nhuận, nhưng còn để ‘ai đó’ quản lý vườn nho của ông. Ông đánh giá cao nó, cao đến nỗi dám mạo hiểm với mạng sống con trai mình. Thiên Chúa là ông Chủ, đã thiết lập vườn nho của Người là Giáo Hội, đặt nó vào tay chúng ta. Người trả công ‘ngay khi giao phó’ cho chúng ta công việc của Người. Thiên Chúa không chỉ giao một công việc, nhưng còn đặt vào tay chúng ta sự cứu rỗi đời đời của vô vàn linh hồn khác một cách bí ẩn; bởi lẽ, Người còn muốn ‘hiến trao sự sống’ cho các linh hồn ấy nữa.
Dẫu trải nghiệm những bất trung của tá điền, chủ vườn vẫn không thất vọng, ông vẫn tín nhiệm họ; ông không ở lại để giám sát chặt chẽ họ, thậm chí không đặt các quy tắc hoặc chỉ định cách chăm nom; ông để tá điền làm công việc của họ khi họ thấy phù hợp. Vào thời điểm thu hoạch, ông gửi sứ giả này đến sứ giả khác; ông không tỏ ra giận dữ hay lên án việc các tá điền ngược đãi những kẻ được sai. Cũng thế, Thiên Chúa kiên nhẫn với những thất bại, thất tín, thất trung của chúng ta; Người không phải điều khiển cách độc tài; Người biết, làm việc trong vườn nho Giáo Hội là một công việc khó khăn; Người đã gửi những kẻ được sai đến, gửi đến chính Con Một; Người làm mọi thứ có thể để chịu đựng tính ích kỷ của chúng ta và không ngừng thương xót chúng ta. Thiên Chúa làm hết sức, miễn sao chúng ta được sống và cả nhân loại được sống.
Nói đến Charles McCarry, người ta có thể khẳng định, ông là người có một sự nghiệp đa dạng. Là một nhà văn tên tuổi, cũng là trợ lý trong nội các tổng thống Eisenhower và hai nhiệm vụ trong CIA, nhưng Charles McCarry ‘gần như không được sinh ra’. McCarry nói, “Mẹ tôi mang thai tôi ở tuổi 39; bà ấy suýt chết khi sinh người anh duy nhất của tôi. Bác sĩ của bà tin rằng, lần mang thai thứ hai sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng; ông khuyên bà phá thai. Lời khuyên có lý, nhưng mẹ tôi nhất mực từ chối. Ngay trước khi bà qua đời, ở tuổi 97, tôi đã hỏi, “Tại sao mẹ không phá thai; tại sao mẹ không sợ chết?”. Bà trả lời, “Mẹ không chỉ muốn ‘hiến trao sự sống’ cho con, nhưng còn muốn xem con sẽ trở thành ai”.
Anh Chị em,
Còn hơn bà mẹ của Charles McCarry, Thiên Chúa không chỉ ‘hiến trao sự sống’, hoặc muốn xem chúng ta là ai, nhưng Người còn kỳ vọng mỗi chúng ta ‘kéo dài sự sống Thiên Chúa’ của Người và tiếp tục ‘hiến trao sự sống’ thần linh đó cho thế giới; không phải sự sống của một đời người ‘ba vạn sáu ngàn ngày’, nhưng là một sự sống đời đời miên viễn trong Đức Giêsu Kitô, Con Một của Người. Sự sống vĩnh cửu ấy, không chỉ đến sau khi chúng ta khuất núi, nhưng ngay bây giờ, từng giây phút, Ngài không ngừng hiến mình trên các bàn thờ để chúng ta “được sống và sống dồi dào”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho con Đức Giêsu, Ngài đã ‘hiến trao sự sống’ để con được sống. Xin cho con biết không ngừng đến với Chúa trong Bàn Tiệc Thánh Thể mỗi ngày để múc lấy nguồn sống, ngõ hầu con đủ sức để tiếp tục truyền ban sự sống ấy cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất bất ngờ khi hình ảnh ‘Giuse bị bán sang Ai Cập’ và ‘đứa con thừa tự bị tá điền giết chết’ của phụng vụ Lời Chúa hôm nay mang một ý nghĩa lạ lùng, đó là ‘hiến trao sự sống’. Đó là những hình ảnh tiền trưng cho một người con khác, cũng bị bán và bị giết là Giêsu, Con Một Thiên Chúa; đây thật sự là một ‘hiến trao sự sống’ mà cả nhân loại đang cần, nhờ đó, con người được sống, “Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta”.
Bài đọc Sáng Thế chỉ tường thuật việc các con ông Giacóp bán cậu út Giuse sang Ai Cập, và chúng ta chỉ được nghe ngần ấy trong Mùa Chay; thế nhưng, đó là một câu chuyện dài, một trong những câu chuyện kỳ thú nhất của Cựu Ước mà nếu đọc đến hồi kết, chúng ta không khỏi ngạc nhiên với lời khẳng định của Giuse khi ông đối diện với các anh đang run rẩy vì lỗi lầm quá khứ ‘đã bán em’, “Bây giờ, các anh đừng buồn phiền, đừng hối hận vì đã bán tôi sang đây; chính để duy trì sự sống của dân Người mà Thiên Chúa đã gửi tôi đi trước”; “Người gửi tôi đi trước!”; “Không phải các anh đã gửi tôi đến đây, nhưng là Thiên Chúa!”. Đó không phải là lời của kẻ chiến thắng bố thí cho những người đang cầu cạnh mình, nhưng là lời của một người hoàn toàn tín thác vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng ‘hiến trao sự sống’ cho dân Người.
Với người chủ vườn của Tin Mừng hôm nay, chúng ta gặp lại một Thiên Chúa ‘hiến trao sự sống’. Thật may cho chủ vườn khi tậu được một tài sản đã sinh lợi; trái lại, việc mua một tài sản đã bỏ đi là một việc hoàn toàn khác. Một khi đã tu bổ, cái sau đáng giá hơn nhiều; nó trở nên thành quả từ mồ hôi, nước mắt và máu của chủ. Nó không chỉ là tài sản; nhưng còn là một phần của người ấy, ‘sự sống’ của người ấy. Tin Mừng cho biết, chủ vườn đã mua đất và tự tay canh tác vườn nho trước khi giao cho tá điền; giao nó cho họ, không chỉ đơn thuần là ông tìm lợi nhuận, nhưng còn để ‘ai đó’ quản lý vườn nho của ông. Ông đánh giá cao nó, cao đến nỗi dám mạo hiểm với mạng sống con trai mình. Thiên Chúa là ông Chủ, đã thiết lập vườn nho của Người là Giáo Hội, đặt nó vào tay chúng ta. Người trả công ‘ngay khi giao phó’ cho chúng ta công việc của Người. Thiên Chúa không chỉ giao một công việc, nhưng còn đặt vào tay chúng ta sự cứu rỗi đời đời của vô vàn linh hồn khác một cách bí ẩn; bởi lẽ, Người còn muốn ‘hiến trao sự sống’ cho các linh hồn ấy nữa.
Dẫu trải nghiệm những bất trung của tá điền, chủ vườn vẫn không thất vọng, ông vẫn tín nhiệm họ; ông không ở lại để giám sát chặt chẽ họ, thậm chí không đặt các quy tắc hoặc chỉ định cách chăm nom; ông để tá điền làm công việc của họ khi họ thấy phù hợp. Vào thời điểm thu hoạch, ông gửi sứ giả này đến sứ giả khác; ông không tỏ ra giận dữ hay lên án việc các tá điền ngược đãi những kẻ được sai. Cũng thế, Thiên Chúa kiên nhẫn với những thất bại, thất tín, thất trung của chúng ta; Người không phải điều khiển cách độc tài; Người biết, làm việc trong vườn nho Giáo Hội là một công việc khó khăn; Người đã gửi những kẻ được sai đến, gửi đến chính Con Một; Người làm mọi thứ có thể để chịu đựng tính ích kỷ của chúng ta và không ngừng thương xót chúng ta. Thiên Chúa làm hết sức, miễn sao chúng ta được sống và cả nhân loại được sống.
Anh Chị em,
Còn hơn bà mẹ của Charles McCarry, Thiên Chúa không chỉ ‘hiến trao sự sống’, hoặc muốn xem chúng ta là ai, nhưng Người còn kỳ vọng mỗi chúng ta ‘kéo dài sự sống Thiên Chúa’ của Người và tiếp tục ‘hiến trao sự sống’ thần linh đó cho thế giới; không phải sự sống của một đời người ‘ba vạn sáu ngàn ngày’, nhưng là một sự sống đời đời miên viễn trong Đức Giêsu Kitô, Con Một của Người. Sự sống vĩnh cửu ấy, không chỉ đến sau khi chúng ta khuất núi, nhưng ngay bây giờ, từng giây phút, Ngài không ngừng hiến mình trên các bàn thờ để chúng ta “được sống và sống dồi dào”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho con Đức Giêsu, Ngài đã ‘hiến trao sự sống’ để con được sống. Xin cho con biết không ngừng đến với Chúa trong Bàn Tiệc Thánh Thể mỗi ngày để múc lấy nguồn sống, ngõ hầu con đủ sức để tiếp tục truyền ban sự sống ấy cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Bẩy 6/3: Đứa con hoang đàng và người Cha nhân từ. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
23:22 04/03/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 05-March-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đã chết nay sống lại”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: “Người kia có hai con trai. Ðứa em đến thưa cha rằng: “Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con”. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả tiền của mình trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ, phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: “Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha”. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa”. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình. “Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: “Ðó là em cậu đã trở về và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ”. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào, nhưng anh trả lời: “Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn; còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó”. Nhưng người cha bảo: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của Johnson & Johnson
Đặng Tự Do
02:48 04/03/2021
Hôm 2 tháng 3, Đức Cha Kevin C. Rhoades Giám Mục của Fort Wayne-South Bend, chủ tịch Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Kansas City ở Kansas, chủ tịch Ủy ban các Hoạt động Phò Sinh của USCCB, đã đưa ra tuyên bố sau về vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson gần đây đã được chấp thuận sử dụng tại Hoa Kỳ.
Việc phê duyệt vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson để sử dụng ở Hoa Kỳ một lần nữa đặt ra vấn đề liên quan đến sự cho phép về mặt đạo đức việc sử dụng vắc-xin được phát triển, thử nghiệm hay được sản xuất với sự trợ giúp của các dòng tế bào có nguồn gốc từ hoạt động phá thai.Các loại vắc xin của Pfizer và Moderna đã làm dấy lên lo ngại vì một dòng tế bào có nguồn gốc từ hoạt động phá thai đã được sử dụng để thử nghiệm chúng. Nhưng những tế bào đó không được dùng trong quá trình sản xuất. Trái lại, vắc-xin Johnson & Johnson đã được phát triển, thử nghiệm và được sản xuất với các dòng tế bào có nguồn gốc từ hoạt động phá thai làm dấy lên những lo ngại về đạo đức. Bộ Giáo lý Đức tin đã đánh giá rằng ‘trong trường hợp bất khả kháng khi không có sẵn vắc-xin Covid-19 được sản xuất phù hợp về mặt luân lý thì việc nhận vắc-xin Covid-19 sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá bỏ trong quá trình nghiên cứu và sản xuất là điều có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Tuy nhiên, nếu ta có thể chọn trong số các loại vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả như nhau, thì nên chọn loại vắc-xin có ít kết nối nhất với các dòng tế bào có nguồn gốc từ hoạt động phá thai”. Do đó, nếu có khả năng lựa chọn vắc xin, nên chọn vắc xin Pfizer hoặc Moderna thay vì vắc xin Johnson & Johnson.
Trong khi chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng các công ty dược phẩm phải ngừng sử dụng các dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai, trước những đau khổ trên toàn thế giới mà đại dịch này đang gây ra, chúng tôi khẳng định một lần nữa rằng việc tiêm chủng có thể là một hành động bác ái phục vụ thiện ích chung.
Source:USCCB
Đức Thánh Cha tông du Iraq: Tôi đến như một người hành hương của hòa bình, tìm kiếm tình huynh đệ và hòa giải
Thanh Quảng sdb
05:41 04/03/2021
Đức Thánh Cha tông du Iraq: 'Tôi đến như một người hành hương của hòa bình, tìm kiếm tình huynh đệ và hòa giải'
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video tới cho người dân Iraq, chia sẻ thông điệp về hòa bình, tình huynh đệ thân thương, trước khi ngài chuẩn bị lên đường vào thứ Sáu ngày 5/3/2021.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Khi chuẩn bị mọi sự cho cuộc tông du đến Iraq, Đức Thánh Cha đã ban hành một thông điệp video hôm nay, thứ Năm 4/3/2021 để gửi trước cho người Iraq, bày tỏ niềm vui và chờ đợi cuối cùng được hiện diện giữa họ.
"Anh chị em Iraq thân mến, hòa bình sẽ đến với các bạn!" Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Trong một thời gian ngắn nữa, tôi sẽ hiện diện ở giữa các bạn. Tôi khao khát được gặp các bạn, được đối diện với các bạn và được đến thăm vùng đất của các bạn, cái nôi cổ xưa và phi thường của nền văn minh cổ đại”.
Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới quốc gia Trung Đông diễn ra để thể hiện giấc mơ của người tiền nhiệm, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã lên kế hoạch thăm Iraq vào cuối năm 1999 nhưng không thể thực hiện được. Hành trình kéo dài 4 ngày của Đức Thánh Cha sẽ thăm một số thành phố, cũng như các cuộc gặp gỡ với các cộng đồng Kitô giáo và các nhà lãnh đạo các tôn giáo.
Cuộc Hành hương xám hối cầu hòa bình và hòa giải
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay “Ngài đến như một người hành hương, như một người hành hương xám hối để cầu sự tha thứ và hòa giải với Đấng tối cao, sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố, để khẩn xin sự an ủi cho tâm hồn và chữa lành các vết thương…”
Những thập kỷ gần đây được đánh dấu bằng chiến tranh, mất an ninh và đàn áp đã làm xút giảm con số các Kitô hữu rất năng động ở Iraq, từ con số 1 đến 1,4 triệu vào năm 2003 mà ngày nay chỉ còn lại khoảng 300.000 đến 400.000 mà thôi!
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Và tôi đến giữa các bạn như một người hành hương của hòa bình, để lặp lại: ‘tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau!”
“Đúng vậy, tôi đến với tư cách là một người hành hương hòa bình, để nối kết tình huynh đệ, và mong muốn được cùng cầu nguyện và tiến bước với anh chị em theo các truyền thống tôn giáo khác nhau, dưới trướng của Tổ phụ Abraham, người đã hợp nhất người Hồi giáo và Do Thái và các giáo phái Kitô lại với nhau như một gia đình. "
An ủi Giáo Hội trong những giây phút thử thách
Đức Thánh Cha Phanxicô hướng suy tư của mình đến các Kitô hữu, những người đã làm chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu giữa những thử thách khó khăn, bày tỏ lòng biết ơn đối với mẫu gương can cường của họ và chia sẻ sự an ủi như tâm tình của một người cha.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi rất mong muốn được gặp anh chị em, tôi rất vinh dự được tiếp xúc với một Giáo hội tử vì đạo. Cảm ơn các chứng tá hào hùng của các bạn”.
Đức Thánh Cha tiếp tục thừa nhận “hình ảnh của những ngôi nhà bị phá và những ngôi nhà thờ tan hoang” mà nhiều cộng đồng Kitô giáo ở Iraq vẫn còn thương tiếc... ĐTC khẩn cầu các vị tử đạo của đất nước “giúp chúng ta kiên trung trong sức mạnh khiêm hạ của một lòng mến” và ĐTC giãi bày cùng họ “một tình cảm âu yếm yêu thương của toàn thể Giáo hội, tới họ và cho toàn vùng Trung Đông đang bị bách hại” ĐTC khích lệ họ hãy tiến lên nhìn về phía trước.
“Chúng ta đừng để những đau khổ khiếp sợ anh chị em đã trải qua vùi dập anh chị em. Những đau thương của anh chị em khiến tôi rất đau buồn!”, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục: "Chúng ta đừng bỏ cuộc khi đối diện với những cái ác."
Đức Thánh Cha nhắc nhở cho người Iraq về tấm gương hào hùng của tổ phụ Áp-ra-ham, người dù mất hết mọi sự, vẫn không bao giờ ngừng hy vọng, trái ngược ông luôn xác tín dòng dõi ông sẽ đông con nhiều cháu như sao trên trời như cát dưới biển.
Hy vọng bất chấp đau khổ
Đức Thánh Cha tiếp tục bày tỏ sự gần gũi và hy vọng của ngài dành cho nhiều người khác, những người đã và đang phải chịu đựng trong nhiều năm qua mà không bị gục ngã. Đức Thánh Cha nhắn gửi các tâm tình trên cho các tín hữu và cả cho những người Hồi giáo, đặc biệt những người Yazidis “đã phải gánh chịu muôn vàn khổ đau!”.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi đến một vùng đất đã ắp đầy ơn phúc nhưng cũng đã bị dầm bập như một người hành hương ươm đầy hy vọng. “Từ đây, ở Ni-ni-ve, đã vang lên lời tiên tri Giô-na, người đã ngăn chặn sự hủy diệt và nhóm lên một niềm hy vọng mới, niềm hy vọng mà Thiên Chúa hứa ban.”
Kết thúc sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha nhắc nhở anh chị em của mọi truyền thống tôn giáo rằng chúng ta phải tiếp tục cuộc hành trình mà Ápraham đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước: cùng nhau bước đi, trong một tinh thần, trên một con đường hòa bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình bằng khẩn cầu Chúa ban cho tất cả mọi người nhiều ơn lành, và xin mọi người cùng đồng hành với ĐTC trong tâm tình cầu nguyện: “Chúng ta hãy bắt chước Áp-ra-ham, bước đi trong hy vọng và không ngừng nhìn lên các vì sao."
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video tới cho người dân Iraq, chia sẻ thông điệp về hòa bình, tình huynh đệ thân thương, trước khi ngài chuẩn bị lên đường vào thứ Sáu ngày 5/3/2021.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Khi chuẩn bị mọi sự cho cuộc tông du đến Iraq, Đức Thánh Cha đã ban hành một thông điệp video hôm nay, thứ Năm 4/3/2021 để gửi trước cho người Iraq, bày tỏ niềm vui và chờ đợi cuối cùng được hiện diện giữa họ.
"Anh chị em Iraq thân mến, hòa bình sẽ đến với các bạn!" Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Trong một thời gian ngắn nữa, tôi sẽ hiện diện ở giữa các bạn. Tôi khao khát được gặp các bạn, được đối diện với các bạn và được đến thăm vùng đất của các bạn, cái nôi cổ xưa và phi thường của nền văn minh cổ đại”.
Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới quốc gia Trung Đông diễn ra để thể hiện giấc mơ của người tiền nhiệm, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã lên kế hoạch thăm Iraq vào cuối năm 1999 nhưng không thể thực hiện được. Hành trình kéo dài 4 ngày của Đức Thánh Cha sẽ thăm một số thành phố, cũng như các cuộc gặp gỡ với các cộng đồng Kitô giáo và các nhà lãnh đạo các tôn giáo.
Cuộc Hành hương xám hối cầu hòa bình và hòa giải
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay “Ngài đến như một người hành hương, như một người hành hương xám hối để cầu sự tha thứ và hòa giải với Đấng tối cao, sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố, để khẩn xin sự an ủi cho tâm hồn và chữa lành các vết thương…”
Những thập kỷ gần đây được đánh dấu bằng chiến tranh, mất an ninh và đàn áp đã làm xút giảm con số các Kitô hữu rất năng động ở Iraq, từ con số 1 đến 1,4 triệu vào năm 2003 mà ngày nay chỉ còn lại khoảng 300.000 đến 400.000 mà thôi!
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Và tôi đến giữa các bạn như một người hành hương của hòa bình, để lặp lại: ‘tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau!”
“Đúng vậy, tôi đến với tư cách là một người hành hương hòa bình, để nối kết tình huynh đệ, và mong muốn được cùng cầu nguyện và tiến bước với anh chị em theo các truyền thống tôn giáo khác nhau, dưới trướng của Tổ phụ Abraham, người đã hợp nhất người Hồi giáo và Do Thái và các giáo phái Kitô lại với nhau như một gia đình. "
An ủi Giáo Hội trong những giây phút thử thách
Đức Thánh Cha Phanxicô hướng suy tư của mình đến các Kitô hữu, những người đã làm chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu giữa những thử thách khó khăn, bày tỏ lòng biết ơn đối với mẫu gương can cường của họ và chia sẻ sự an ủi như tâm tình của một người cha.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi rất mong muốn được gặp anh chị em, tôi rất vinh dự được tiếp xúc với một Giáo hội tử vì đạo. Cảm ơn các chứng tá hào hùng của các bạn”.
Đức Thánh Cha tiếp tục thừa nhận “hình ảnh của những ngôi nhà bị phá và những ngôi nhà thờ tan hoang” mà nhiều cộng đồng Kitô giáo ở Iraq vẫn còn thương tiếc... ĐTC khẩn cầu các vị tử đạo của đất nước “giúp chúng ta kiên trung trong sức mạnh khiêm hạ của một lòng mến” và ĐTC giãi bày cùng họ “một tình cảm âu yếm yêu thương của toàn thể Giáo hội, tới họ và cho toàn vùng Trung Đông đang bị bách hại” ĐTC khích lệ họ hãy tiến lên nhìn về phía trước.
“Chúng ta đừng để những đau khổ khiếp sợ anh chị em đã trải qua vùi dập anh chị em. Những đau thương của anh chị em khiến tôi rất đau buồn!”, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục: "Chúng ta đừng bỏ cuộc khi đối diện với những cái ác."
Đức Thánh Cha nhắc nhở cho người Iraq về tấm gương hào hùng của tổ phụ Áp-ra-ham, người dù mất hết mọi sự, vẫn không bao giờ ngừng hy vọng, trái ngược ông luôn xác tín dòng dõi ông sẽ đông con nhiều cháu như sao trên trời như cát dưới biển.
Hy vọng bất chấp đau khổ
Đức Thánh Cha tiếp tục bày tỏ sự gần gũi và hy vọng của ngài dành cho nhiều người khác, những người đã và đang phải chịu đựng trong nhiều năm qua mà không bị gục ngã. Đức Thánh Cha nhắn gửi các tâm tình trên cho các tín hữu và cả cho những người Hồi giáo, đặc biệt những người Yazidis “đã phải gánh chịu muôn vàn khổ đau!”.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi đến một vùng đất đã ắp đầy ơn phúc nhưng cũng đã bị dầm bập như một người hành hương ươm đầy hy vọng. “Từ đây, ở Ni-ni-ve, đã vang lên lời tiên tri Giô-na, người đã ngăn chặn sự hủy diệt và nhóm lên một niềm hy vọng mới, niềm hy vọng mà Thiên Chúa hứa ban.”
Kết thúc sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha nhắc nhở anh chị em của mọi truyền thống tôn giáo rằng chúng ta phải tiếp tục cuộc hành trình mà Ápraham đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước: cùng nhau bước đi, trong một tinh thần, trên một con đường hòa bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình bằng khẩn cầu Chúa ban cho tất cả mọi người nhiều ơn lành, và xin mọi người cùng đồng hành với ĐTC trong tâm tình cầu nguyện: “Chúng ta hãy bắt chước Áp-ra-ham, bước đi trong hy vọng và không ngừng nhìn lên các vì sao."
Đức Thánh Cha Phanxicô phó thác chuyến tông du Iraq cho Đức Mẹ
Thanh Quảng sdb
14:53 04/03/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô phó thác chuyến tông du Iraq cho Đức Mẹ
Đức Thánh Cha Phanxicô đến cầu nguyện trước bàn thờ Đức Maria Salus Populi Romani để phó thác chuyến tông du Iraq dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Theo truyền thống lâu đời của mình vào đêm trước các chuyến tông du nước ngoài, vào chiều thứ Năm 4/3/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Vương cung thánh đường Đức Bà cả để cầu nguyện.
ĐTC cầu nguyện trước bàn thờ Đức Maria giải cứu dân thành Roma (Maria Salus Populi Romani) để phó dâng chuyến tông du, xin Mẹ bảo vệ giữ gìn.
ĐTC sẽ khởi hành từ Rôma vào sáng thứ Sáu (5/3/2021) để bắt đầu chuyến tông du lần thứ 33, đến Iraq từ ngày 5-8 tháng Ba.
Tôn sùng biểu tượng Đức Mẹ La Mã cổ đại
ĐTC Phanxicô đã đặt một bó hoa trên bàn thờ dưới bức ảnh cổ xưa của “Sự cứu rỗi của dân thành La Mã”, trong nhà nguyện Borghese.
Theo truyền thống di ảnh này được đưa về Rome vào năm 590 sau Công nguyên, dưới thời Giáo hoàng Gregory Đại đế.
Di ảnh Mẹ Maria Salus Populi Romani đã hai lần được đăng quang.
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI đã đăng quang di ảnh Đức Mẹ vào năm 1838, và Đức Giáo Hoàng Piô XII đã lặp lại cử chỉ tôn sùng này trong lễ kính Đức Mẹ 1954.
Bảo tàng Vatican đã trùng tu di ảnh này vào năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô đến cầu nguyện trước bàn thờ Đức Maria Salus Populi Romani để phó thác chuyến tông du Iraq dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Theo truyền thống lâu đời của mình vào đêm trước các chuyến tông du nước ngoài, vào chiều thứ Năm 4/3/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Vương cung thánh đường Đức Bà cả để cầu nguyện.
ĐTC cầu nguyện trước bàn thờ Đức Maria giải cứu dân thành Roma (Maria Salus Populi Romani) để phó dâng chuyến tông du, xin Mẹ bảo vệ giữ gìn.
ĐTC sẽ khởi hành từ Rôma vào sáng thứ Sáu (5/3/2021) để bắt đầu chuyến tông du lần thứ 33, đến Iraq từ ngày 5-8 tháng Ba.
Tôn sùng biểu tượng Đức Mẹ La Mã cổ đại
ĐTC Phanxicô đã đặt một bó hoa trên bàn thờ dưới bức ảnh cổ xưa của “Sự cứu rỗi của dân thành La Mã”, trong nhà nguyện Borghese.
Theo truyền thống di ảnh này được đưa về Rome vào năm 590 sau Công nguyên, dưới thời Giáo hoàng Gregory Đại đế.
Di ảnh Mẹ Maria Salus Populi Romani đã hai lần được đăng quang.
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI đã đăng quang di ảnh Đức Mẹ vào năm 1838, và Đức Giáo Hoàng Piô XII đã lặp lại cử chỉ tôn sùng này trong lễ kính Đức Mẹ 1954.
Bảo tàng Vatican đã trùng tu di ảnh này vào năm 2018.
Hồng Y Đoàn hiện nay và triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2021
Đặng Tự Do
16:15 04/03/2021
Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako vừa tròn 80 tuổi vào ngày 27 tháng 2, do đó, các Hồng Y đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị đã giảm xuống còn 127, như thế vẫn còn nhiều hơn bảy vị so với giới hạn 120 vị do Đức Phaolô Đệ Lục đặt ra và đã được Đức Gioan Phaolô II xác nhận.
Tuy nhiên, vào năm 2021, năm vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 80, và do đó hết tuổi bỏ phiếu trong mật nghị: Đó là các Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, George Pell, Maurice Piat, Beniamino Stella và Angelo Scola.
Điều này có nghĩa là vào cuối năm nay, các Hồng Y đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị sẽ giảm xuống chỉ còn 122 vị. Đặc biệt là trong năm sau đó, có đến 11 vị Hồng Y sẽ lần lượt quá tuổi làm Hồng Y cử tri.
Đến ngày 7 tháng Giêng, 2022, Đức Hồng Y Ricardo Ezzati Andrello của Chí Lợi sẽ đến tuổi 80. Tiếp đó, là 10 vị Hồng Y nữa là các Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Ricardo Blázquez Pérez, Norberto Rivera Carrera, Jorge Urosa Savino, Gregorio Rosa Chávez, Rubén Salazar Gómez, Giuseppe Bertello, Gianfranco Ravasi, André Vingt-Trois, Óscar Rodríguez Maradiaga
Thành ra, hầu chắc là Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ bổ nhiệm thêm một số Hồng Y mới trong năm nay, đặc biệt khi chúng ta nhớ lại rằng trong bảy năm qua, năm nào ngài cũng triệu tập công nghị tấn phong Hồng Y, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus.
Trong bảy năm qua, ngài đã tấn phong Hồng Y cho 101 vị, 79 vị vẫn đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị và 22 vị đã trên 80 tuổi. Để so sánh, Thánh Gioan Phaolô II đã triệu tập 9 công nghị tấn phong Hồng Y trong 27 năm triều giáo hoàng của ngài, trung bình cứ ba năm một lần.
Nếu mật nghị bầu Giáo Hoàng diễn ra vào thời điểm hiện nay, sẽ có 73 Hồng Y do Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong, 39 Hồng Y do Đức Bênêđíctô XVI tấn phong và 16 Hồng Y do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.
Nhiều nhà quan sát tại Giáo triều Rôma tin rằng, khi cân nhắc đến các phương thức hoạt động của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự thay đổi các thế hệ đang diễn ra trong Giáo triều, có khả năng là Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định mở rộng Hồng Y Đoàn lên 130 trong năm nay, và tấn phong Hồng Y cho các nhà lãnh đạo mới của các cơ quan trung ương Tòa Thánh Vatican.
Vào ngày 21 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah. Người thay thế ngài có thể sẽ là một vị không phải là Hồng Y, và cần được đội mũ đỏ.
Đức Hồng Y Beniamino Stella, 79 tuổi, có lẽ sẽ sớm rời Bộ Giáo sĩ. Ngài tròn 80 tuổi vào tháng 8 tới.
Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi, Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công Giáo, đã 77 tuổi và sẽ sớm nghỉ hưu. Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục, 76 tuổi. Đức Hồng Y Luis Ladaria, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cũng 76 tuổi, trong khi Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, 77 tuổi.
Thống đốc quốc gia thành Vatican, Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, đã bước sang tuổi 78 vào tháng 10 năm ngoái.
Điều này có nghĩa là Đức Giáo Hoàng có thể có đến sáu tân tổng trưởng phải bổ nhiệm trong Giáo triều Rôma. Tất cả các vị trí này theo truyền thống đều do các Hồng Y phụ trách.
Điều này, cộng với việc cải cách và tái cấu trúc Giáo triều đang diễn ra, sẽ mang lại cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô cơ hội mở rộng Hồng Y đoàn, do đó có ảnh hưởng lớn hơn đến việc người kế vị ngài sẽ là ai.
Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã qua tuổi 80 vào ngày 1 tháng Tư, 2018. Từ đó đến nay Việt Nam không có Hồng Y cử tri. Cho nên, chúng ta có lý do để hy vọng rằng trong năm nay có thể có một tân Hồng Y Việt Nam.
Cố nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô có cách hành động hơi khó đoán. Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, ngài tấn phong Hồng Y cho Đức Cha Cornelius Sim của Brunei, một quốc gia chỉ có 16,803 người Công Giáo sinh hoạt trong 3 giáo xứ và chỉ có 3 linh mục. Tuy nhiên, việc tấn phong này đã tạo ra một phản ứng ngược từ chính quyền Hồi Giáo Brunei. Họ tỏ ra kinh ngạc và khó hiểu đối với diễn biến này và coi đây là một “âm mưu của Vatican”. Vì chuyện này, và lấy lý do đại dịch coronavirus, Giáng Sinh 2020 tại Brunei đã trở nên khó khăn hơn bao giờ.
Source:Catholic News Agency
Các chuyên gia y tế lo ngại về chuyến tông du Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:16 04/03/2021
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đang bày tỏ lo ngại về chuyến tông du Iraq sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, do tình trạng nhiễm coronavirus ở đó đang gia tăng mạnh, hệ thống chăm sóc sức khỏe mỏng manh và khả năng người dân Iraq sẽ kéo đến gặp ngài là điều khó tránh khỏi.
Không ai muốn nói với Đức Phanxicô rằng hãy từ bỏ chuyến tông du này, và chính phủ Iraq có mọi lợi ích trong việc thể hiện sự ổn định tương đối của mình bằng cách chào đón vị giáo hoàng đầu tiên đến nơi sinh của Tổ Phụ Abraham. Chuyến đi từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 dự kiến sẽ cung cấp một động lực tinh thần rất cần thiết cho các Kitô hữu bị bách hại ở Iraq trong khi thúc đẩy hơn nữa nỗ lực xây dựng cầu nối của Vatican với thế giới Hồi giáo.
Nhưng từ quan điểm dịch tễ học thuần túy, chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Iraq trong bối cảnh đại dịch toàn cầu là điều không nên, các chuyên gia y tế nói.
Madani sinh ra tại Iran, đồng tác giả của một bài báo trên tờ The Lancet năm ngoái về phản ứng không đồng đều của khu vực đối với COVID-19, lưu ý rằng Iraq, Syria và Yemen không đủ khả năng đối phó, do họ vẫn đang phải vật lộn với các cuộc nổi dậy cực đoan và có 40 triệu người những người cần viện trợ nhân đạo.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Madani cho biết những người Trung Đông được biết đến với lòng hiếu khách và cảnh báo rằng sự nhiệt tình của người dân Iraq trong việc chào đón một người kiến tạo hòa bình như Đức Phanxicô đến một vùng bị chiến tranh tàn phá có thể dẫn đến việc vô tình vi phạm các biện pháp kiểm soát virus.
“Điều này có thể dẫn đến rủi ro không an toàn hoặc nguy cơ dịch bệnh lan rộng nhanh chóng”, cô nói.
Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, đã tỏ ra ngoại giao hơn khi được hỏi về an toàn trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tới Iraq. Họ nói rằng các nước nên đánh giá rủi ro của sự kiện này đối với tình trạng lây nhiễm, và sau đó quyết định xem có nên hoãn lại hay không.
Maria Van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết. “Vấn đề là xem xét tình hình dịch tễ trong nước và sau đó bảo đảm rằng nếu sự kiện đó diễn ra, nó có thể diễn ra một cách an toàn nhất có thể”.
Source:AP
Bất chấp các chỉ thị của Tòa Thánh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức cho biết sẽ tiếp tục cho người Tin lành rước lễ.
Đặng Tự Do
16:17 04/03/2021
Giám mục Georg Bätzing nói với các nhà báo trong một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 2 rằng cần phải tôn trọng “quyết định cá nhân của lương tâm” của những người muốn rước lễ.
CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo rằng Giám Mục Bätzing đã trả lời câu hỏi về đề xuất gây tranh cãi về “mối hiệp thông Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Đề xuất này được đưa ra bởi Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, được biết đến với tên viết tắt tiếng Đức là ÖAK, trong một tài liệu năm 2019 có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”.
ÖAK đã thông qua văn bản dưới sự đồng chủ tịch của Giám Mục Bätzing và Giám mục Tin lành Lutheran đã nghỉ hưu Martin Hein.
Khi được hỏi ngài sẽ trả lời như thế nào nếu một người theo đạo Tin lành đến tìm ngài để rước lễ, ngài nói với các phóng viên: “Tôi không có vấn đề gì với điều đó và tôi thấy mình phù hợp với các tài liệu của Giáo hoàng”.
Vị giám mục 59 tuổi nói thêm rằng đây đã là một “thông lệ” ở Đức “vào mỗi Chúa Nhật” và các linh mục trong Giáo phận Limburg của ngài phải làm như thế nếu không muốn đối mặt với những hậu quả tiêu cực khi một trường hợp từ chối Mình Thánh Chúa được báo cáo với ngài.
Giám mục Georg Bätzing nhấn mạnh rằng không nên “mời đại trà tất cả mọi người”. Nhưng điều quan trọng là phải thể hiện “sự tôn trọng đối với quyết định cá nhân của lương tâm của cá nhân” khi lên rước lễ.
“Tôi không từ chối Thánh Thể đối với một người theo đạo Tin lành nếu anh ta yêu cầu”, ngài nói.
ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Tổ chức này độc lập với cả Hội đồng Giám mục Công Giáo Đức lẫn Hiệp hội Tin lành ở Đức, gọi tắt là EKD, một tổ chức đại diện cho 20 nhóm Tin lành. Nhưng ÖAK thông báo cho cả hai cơ quan về những cuộc tranh luận của nó.
Trong một tài liệu được công bố vào năm 2019 do ÖAK soạn thảo có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”, tổ chức này cho rằng các nghiên cứu của họ cho thấy “thực hành cùng nhau tham dự vào các buổi cử hành Rước Lễ hay Thánh Thể, trong khi tôn trọng các truyền thống phụng vụ của nhau, là có cơ sở về mặt thần học”, và dự kiến một “chia sẻ Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Hội Đồng Giám Mục Đức dự kiến sẽ bỏ phiếu về đánh giá của nhóm ÖAK vào cuối tháng 9, 2020 nhưng cuộc bỏ phiếu đã bị hoãn lại do sự can thiệp của Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF.
Trong một lá thư gửi cho Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, CDF nói rằng đề xuất này không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.
Đáp lại, ÖAK đã công bố tuyên bố dài 26 trang vào ngày 24 tháng Giêng để đáp lại đánh giá quan trọng của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, gọi tắt là CDF, về đề xuất của nhóm liên quan đến “lòng hiếu khách có đi có lại trong bí tích Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo, đã can thiệp vào vấn đề này. Ngài đã bày tỏ sự “kinh ngạc” trước tuyên bố của ÖAK.
Đức Hồng Y Kurt Koch nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài đã ngạc nhiên tột cùng trước giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ trong tuyên bố, cũng như nội dung và thời điểm của nó.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha là vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành thánh lễ bằng nghi thức Chanđê
Đặng Tự Do
16:18 04/03/2021
Khu vực mà ngày nay là Iraq đóng một vai trò quan trọng trong Kinh thánh: Truyền thống của các Giáo Hội Đông phương tin rằng Chúa lấy bùn từ sông Tigris để tạo ra người đàn ông; cũng chính tại nơi này người ta tìm thấy những tàn tích nơi sinh của Tổ Phụ Áp-ra-ham, là thành Ur; và Đồng bằng Ninivê là địa điểm được đề cập đến trong Sách Giô-na.
Đối với Đức Phanxicô, chuyến đi là một sứ mệnh gồm ba phần: thứ nhất là khuyến khích cộng đồng Kitô hữu địa phương, vốn là nạn nhân triền miên của bách hại và chủ nghĩa cực đoan; thứ hai là theo đuổi đối thoại với Hồi giáo Shiite; và thứ ba là gặp gỡ với toàn thể quốc gia Iraq.
Chuyến tông du của Đức Phanxicô tới Iraq từ 5 đến 8 tháng Ba sẽ là chuyến đi đầu tiên của một vị Giáo hoàng tới Iraq, đất nước mà cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều đã cố gắng đến thăm nhưng không được. Đây cũng sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên của một vị Giáo hoàng với một Grand Ayatollah của nhánh Hồi giáo Shiite – là Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani, tại thành phố Najaf.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên một Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ theo nghi thức Chanđê, của Giáo Hội Công Giáo chiếm đa số tại Iraq.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin trình bày với quý vị và anh chị em một vài nét về từ ngữ Chanđê.
Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Thánh Tông đồ đã rao giảng cho những người thuộc đế quốc Parthian. Miền này bao gồm Iran, kéo dài về phương Bắc đến tận phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về phía Đông kéo dài đến tận Afghanistan, về phía Tây lấn qua một phần của Iraq ngày nay.
Các Thánh Tôma và Bácthôlômêo Tông đồ được xem là những vị đã sáng lập ra các Giáo Hội trong miền này thường được biết đến với danh xưng là Giáo Hội Babylon. Trong các nghi thức Phụng Vụ họ dùng ngôn ngữ Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng khi xuống thế làm người. Tuy nhiên, họ pha trộn ngôn ngữ này với tiếng địa phương, tạo thành tiếng Syriac, cũng được gọi là Syriac Aramaic hay Syro Aramaic hay Syrian Aramaic.
Vào năm 224 sau Chúa Giáng Sinh, đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Parthian. Giáo Hội Babylon tiếp tục được phát triển nhưng các hoàng đế Ba Tư muốn quốc gia hóa Giáo Hội này.
Năm 431, khi xảy ra Công Đồng Êphêsô để chống lại lạc giáo Nestôriô, các hoàng đế Ba Tư đã dung nạp những người theo lạc giáo này. Giáo Hội Babylon tách dần khỏi Rôma.
Vào năm 1552, bên trong Giáo Hội Babylon lại xảy ra ly giáo. Giám Mục Yohannan Sulaqa tuyên bố trở thành Thượng Phụ và hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Giáo Hội mới này được gọi là Giáo Hội Công Giáo của những người Chanđê, tiếng Latinh là Ecclesia Chaldaeorum Catholica. Cụm từ “người Chanđê” để chỉ những người trước đây trong Giáo Hội Giáo Hội Babylon nay trở thành người Công Giáo.
Tuy nhiên, vào năm 1672, vị Thượng Phụ đứng đầu Giáo Hội đó là Dinkha lại từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh. Những người từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh dùng danh xưng “Giáo Hội Assyriô Đông phương”.
Như vậy, từ một Giáo Hội Babylon ban đầu, ngày nay có 3 Giáo Hội là Chính Thống Giáo nghi lễ Syria, Giáo Hội Công Giáo Chanđê, và Giáo Hội Assyriô Đông phương. Phụng Vụ của cả 3 Giáo Hội đều dùng tiếng Syriac hay nói chính xác hơn là Syriac Aramaic.
Source:Wiki
Công Giáo nghi lễ Chanđê và Công Giáo nghi lễ Syriac
Đặng Tự Do
18:34 04/03/2021
1. Các Công đồng trong thời kỳ sơ khai của Giáo Hội
Các tác giả Tân Ước trình bày Đức Giêsu là ai trong tương quan với chúng ta, và với Thiên Chúa. Các ngài dùng Cựu Ước như nền tảng để giải thích Đức Giêsu là ai trong lịch sử cứu độ. Tân Ước trình bày rõ ràng sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Đức Giêsu, là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa.
Tuy nhiên, khi Hội Thánh phát triển ra ngoài biên giới của Israel, bối cảnh và văn hóa Do Thái giáo phai nhạt dần. Các tín hữu nói tiếng Hy Lạp, với não trạng ưa chuộng Triết Học, cố gắng giải thích Đức Giêsu là ai, theo các mô tả mang tính triết học hơn là những mô tả trong Kinh Thánh. Họ cố gắng giải thích Đức Giêsu là ai trong chính yếu tính và hữu thể của Ngài. Câu hỏi quan trọng nhất đối với họ: “Đức Giêsu Kitô có phải là Thiên Chúa không?”
Một trong những giáo sĩ tiên khởi của Hội Thánh là Ariô dạy rằng Đức Giêsu Kitô không hoàn toàn là Thiên Chúa. Ông lý luận rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nên Đức Giêsu bắt buộc phải thuộc về trật tự sáng tạo. Theo Ariô, Đức Giêsu Kitô là Người Con được sáng tạo bởi Thiên Chúa, và vượt trội trên hết các công trình sáng tạo, nhưng Ngài không phải là Thiên Chúa mà chỉ là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người.
Công đồng Nicea, được triệu tập vào năm 325, đã bác bỏ lời dạy này của Ariô. Công đồng tuyên tín rằng Đức Giêsu là một trong cùng bản thể với Chúa Cha. Ngài không được tạo thành nhưng được “sinh ra” bởi Chúa Cha. Con Thiên Chúa không thuộc trật tự sáng tạo nhưng hiện hữu ngay trong chính bản thể của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa như chúng ta tuyên xưng qua Kinh Tin Kính Nicea trong các thánh lễ. [1]
Công đồng Nicea đặt một dấu chấm hết cho những tranh cãi liên quan đến thần tính của Đức Giêsu với tư cách là Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng còn một vấn đề nữa là vấn đề nhân tính của Ngài. Nestoriô, là Giám mục thành Constantinople, chủ trương rằng không nên gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mà chỉ nên gọi Đức Mẹ là Mẹ của Đức Giêsu. Nói cách khác, ông cho rằng nơi Chúa Giêsu Kitô có hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại, tách biệt nhau. Do đó, Công đồng Chalcedon được triệu tập vào năm 451 để khẳng định rằng Đức Giêsu Kitô hoàn hảo trong thần tính và cũng hoàn hảo trong nhân tính, là Thiên Chúa thật và cũng là con người thật kết hợp bởi linh hồn và thân xác có lý trí, đồng nhất với Chúa Cha trong cách thức hiện hữu của thiên tính và đồng nhất với chúng ta trong cách thức hiện hữu của nhân tính, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Các nghị phụ nói: “Chúng tôi tuyên xưng rằng Đấng ấy, cùng một Chúa Giêsu Kitô, Người Con duy nhất được sinh ra, phải được công nhận có hai bản tính, không lẫn lộn hay hoán đổi, không phân chia hay tách rời nhau… mọi đặc tính riêng liên quan đến mỗi bản tính đều được bảo toàn và chúng cùng tồn tại trong một con người và một ngôi vị duy nhất”. [2]
Các Công đồng như thế giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đức tin. Tuy nhiên, có một điều không thể tránh khỏi là sau mỗi Công đồng như thế, Giáo Hội lại bị chia ra: những người ủng hộ phán quyết của Công đồng và những người chống lại.
Tình trạng đa dạng của các Giáo Hội tại Iraq tiêu biểu cho diễn trình lịch sử này. Tổng cộng tại Iraq có 17 giáo phận và tổng giáo phận, trong đó có một tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad, 10 giáo phận và tổng giáo phận theo nghi lễ Chanđê, bốn giáo phận theo nghi lễ Syriac, một giáo phận nghi lễ Armenia, và một giáo phận theo nghi lễ Melkite.[3]
Trong phần sau, chúng tôi xin đề cập đến hai Giáo Hội lớn nhất tại Iraq là Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac.
2. Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê - Chaldean Catholic Church
Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Thánh Tông đồ đã rao giảng cho những người thuộc đế quốc Parthian. Miền này bao gồm Iran, kéo dài về phương Bắc đến tận phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về phía Đông kéo dài đến tận Afghanistan, về phía Tây lấn qua một phần của Iraq ngày nay.
Các Thánh Tôma và Bácthôlômêo Tông đồ được xem là những vị đã sáng lập ra các Giáo Hội trong miền này thường được biết đến với danh xưng là Giáo Hội Babylon. Trong các nghi thức Phụng Vụ họ dùng ngôn ngữ Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng khi xuống thế làm người. Tuy nhiên, họ pha trộn ngôn ngữ này với tiếng địa phương, tạo thành tiếng Syriac, cũng được gọi là Syriac Aramaic hay Syro Aramaic hay Syrian Aramaic.[4]
Vào năm 224 sau Chúa Giáng Sinh, đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Parthian. Giáo Hội Babylon tiếp tục được phát triển nhưng các hoàng đế Ba Tư muốn quốc gia hóa Giáo Hội này.
Năm 431, khi xảy ra Công Đồng Êphêsô để chống lại lạc giáo Nestôriô, các hoàng đế Ba Tư đã dung nạp những người theo lạc giáo này. Giáo Hội Babylon tách dần khỏi Rôma.
Vào năm 1552, bên trong Giáo Hội Babylon lại xảy ra ly giáo. Giám Mục Yohannan Sulaqa tuyên bố trở thành Thượng Phụ và hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Giáo Hội mới này được gọi là Giáo Hội Công Giáo của những người Chanđê, tiếng Latinh là Ecclesia Chaldaeorum Catholica. Cụm từ “người Chanđê” để chỉ những người trước đây trong Giáo Hội Giáo Hội Babylon nay trở thành người Công Giáo.
Tuy nhiên, vào năm 1672, vị Thượng Phụ đứng đầu Giáo Hội đó là Dinkha lại từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh. Những người từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh dùng danh xưng “Giáo Hội Assyriô Đông phương”.
Như vậy, từ một Giáo Hội Babylon ban đầu, ngày nay có 3 Giáo Hội là Chính Thống Giáo nghi lễ Syria, Giáo Hội Công Giáo Chanđê, và Giáo Hội Assyriô Đông phương. Phụng Vụ của cả 3 Giáo Hội đều dùng tiếng Syriac hay nói chính xác hơn là Syriac Aramaic, và được gọi là nghi thức Đông Syriac (East Syriac Rite) để phân biệt với nghi thức Tây Syriac (West Syriac Rite) hay nghi thức Antiôkia (Antiochene Rite) được dùng ở khu vực Syria và Li Băng.
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê hiện nay là Đức Thượng Phụ Louis Raphaël I Sako. Ngài được bầu làm Thượng Phụ vào ngày 31 tháng Giêng, 2013, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 6, 2018.[5]
3. Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac - Syriac Catholic Church
Giáo Hội Công Giáo Syriac tuyên bố nguồn gốc của mình xuất phát từ Thánh Phêrô. Ngài đã rao giảng tại Antiôkia trước khi khởi hành đến Rôma. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta được biết rằng chính tại Antiôkia, những người theo Chúa Giêsu lần đầu tiên được gọi là “Kitô hữu” (Cv 11:26). [6]
Vào thời các Công đồng đầu tiên, Thượng phụ Antiôkia nắm quyền tài phán đối với Giáo phận Đông Phương, từ Biển Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Rao giảng bằng cả hai ngôn ngữ: tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac, giáo phận này đã cung cấp cho thế giới và Giáo hội Hoàn vũ những vị thánh, học giả, ẩn sĩ, tử đạo và mục tử lỗi lạc. Trong số những người vĩ đại này có Thánh Ephrem, Tiến sĩ Hội Thánh, và Thánh Jacob thành Sarug.
Sau cuộc đại ly giáo (1054), Giáo Hội tại đây được gọi là Giáo Hội Chính Thống Syriac. Trong thời Thập tự chinh, có rất nhiều ví dụ về mối quan hệ nồng ấm giữa Chính thống giáo Syriac và Rôma. Một số giám mục ủng hộ việc hợp nhất với Rôma, nhưng không có sự thúc đẩy nào để thống nhất cho đến khi một sắc lệnh hợp nhất giữa Chính thống giáo Syriac và Rôma được ký tại Công đồng Florence ngày 30 tháng 9 năm 1444. Nhưng tác động của sắc lệnh này nhanh chóng bị một số Giám Mục Chính Thống chống đối và hủy bỏ.
Các nhà truyền giáo Dòng Tên và Capuchin truyền giáo ở Aleppo đã khiến một số tín đồ Chính thống giáo Syriac ở địa phương thành lập một phong trào ủng hộ hiệp nhất với Công Giáo trong Giáo Hội Chính thống Syriac. Năm 1667, Giám Mục Andrew Akijan, một người ủng hộ sự hợp nhất với Rôma, được bầu làm Thượng phụ của Giáo Hội Chính thống Syriac. Điều này gây ra sự chia rẽ trong cộng đồng, và sau cái chết của Đức Thượng Phụ Akijan vào năm 1677, hai Thượng Phụ đối lập nhau đã được bầu lên. Chú của Đức Thượng Phụ Andrew Akijan được chọn làm Thượng Phụ của nhóm ủng hộ sự hiệp nhất với Rôma. Tuy nhiên, khi ngài qua đời vào năm 1702, chính phủ Ottoman đã ủng hộ Chính thống giáo Syriac chống lại những người Công Giáo Syriac, và trong suốt thế kỷ 18, những người Công Giáo Syriac đã phải trải qua nhiều đau khổ và đàn áp. Do đó, đã có một thời gian dài không có giám mục Công Giáo Syriac nào có thể công khai hoạt động, vì vậy không thể bầu lên một Thượng phụ Công Giáo, và cộng đồng buộc phải hoạt động như một Giáo Hội hầm trú. Tuy nhiên, vào năm 1782, Thượng Hội đồng Chính thống giáo Syriac đã bầu Đức Tổng Giám Mục Michael Jarweh của Aleppo làm Thượng phụ. Ngay sau khi lên ngôi, ngài tuyên bố mình là người Công Giáo và hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Rôma. Sau tuyên bố này, Đức Thượng Phụ Jarweh phải chịu nhiều tấn kích và cuối cùng đã tị nạn ở Li Băng và xây dựng tu viện Đức Mẹ vẫn còn tồn tại ở Sharfeh, và qua hành động đó, ngài trở thành Thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Syriac. Kể từ thời Đức Thượng Phụ Jarweh, đã có sự kế tục không gián đoạn các Thượng phụ Công Giáo Syriac.
Năm 1829, chính phủ Ottoman công nhận quyền tồn tại hợp pháp cho Giáo Hội Công Giáo Armenia, và vào năm 1845, Giáo Hội Công Giáo Syriac cũng được quy chế tương tự. Tòa Thượng phụ được chuyển đến Aleppo vào năm 1831. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát ở Aleppo năm 1850, Tòa Thượng phụ được chuyển đến Mardin vào năm 1854.
Sau khi được Chính phủ Ottoman chính thức công nhận vào năm 1845, Giáo Hội Công Giáo Syriac đã mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc mở rộng đã bị kết thúc bởi các cuộc đàn áp và thảm sát diễn ra trong cuộc diệt chủng của người Assyriô trong Thế chiến thứ nhất. Sau đó, Tòa Thượng phụ Công Giáo Syriac đã được chuyển đến Beirut.
Đức Thượng Phụ Công Giáo Syriac hiện nay là Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Yonan Đệ Tam, được bầu vào ngày 20 tháng Giêng, 2009 và chính thức cai quản Giáo Hội từ ngày 15 tháng Hai, 2009.[7]
[1] First Council of Nicaea
[2] Council of Chalcedon
[3] ChaIraq
[4] Chaldean Catholic Church
[5] Louis Raphaël I Sako
[6] Syriac Catholic Church
[7] Ignatius Joseph III Yonan
Các tác giả Tân Ước trình bày Đức Giêsu là ai trong tương quan với chúng ta, và với Thiên Chúa. Các ngài dùng Cựu Ước như nền tảng để giải thích Đức Giêsu là ai trong lịch sử cứu độ. Tân Ước trình bày rõ ràng sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Đức Giêsu, là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa.
Tuy nhiên, khi Hội Thánh phát triển ra ngoài biên giới của Israel, bối cảnh và văn hóa Do Thái giáo phai nhạt dần. Các tín hữu nói tiếng Hy Lạp, với não trạng ưa chuộng Triết Học, cố gắng giải thích Đức Giêsu là ai, theo các mô tả mang tính triết học hơn là những mô tả trong Kinh Thánh. Họ cố gắng giải thích Đức Giêsu là ai trong chính yếu tính và hữu thể của Ngài. Câu hỏi quan trọng nhất đối với họ: “Đức Giêsu Kitô có phải là Thiên Chúa không?”
Một trong những giáo sĩ tiên khởi của Hội Thánh là Ariô dạy rằng Đức Giêsu Kitô không hoàn toàn là Thiên Chúa. Ông lý luận rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nên Đức Giêsu bắt buộc phải thuộc về trật tự sáng tạo. Theo Ariô, Đức Giêsu Kitô là Người Con được sáng tạo bởi Thiên Chúa, và vượt trội trên hết các công trình sáng tạo, nhưng Ngài không phải là Thiên Chúa mà chỉ là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người.
Công đồng Nicea, được triệu tập vào năm 325, đã bác bỏ lời dạy này của Ariô. Công đồng tuyên tín rằng Đức Giêsu là một trong cùng bản thể với Chúa Cha. Ngài không được tạo thành nhưng được “sinh ra” bởi Chúa Cha. Con Thiên Chúa không thuộc trật tự sáng tạo nhưng hiện hữu ngay trong chính bản thể của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa như chúng ta tuyên xưng qua Kinh Tin Kính Nicea trong các thánh lễ. [1]
Công đồng Nicea đặt một dấu chấm hết cho những tranh cãi liên quan đến thần tính của Đức Giêsu với tư cách là Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng còn một vấn đề nữa là vấn đề nhân tính của Ngài. Nestoriô, là Giám mục thành Constantinople, chủ trương rằng không nên gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mà chỉ nên gọi Đức Mẹ là Mẹ của Đức Giêsu. Nói cách khác, ông cho rằng nơi Chúa Giêsu Kitô có hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại, tách biệt nhau. Do đó, Công đồng Chalcedon được triệu tập vào năm 451 để khẳng định rằng Đức Giêsu Kitô hoàn hảo trong thần tính và cũng hoàn hảo trong nhân tính, là Thiên Chúa thật và cũng là con người thật kết hợp bởi linh hồn và thân xác có lý trí, đồng nhất với Chúa Cha trong cách thức hiện hữu của thiên tính và đồng nhất với chúng ta trong cách thức hiện hữu của nhân tính, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Các nghị phụ nói: “Chúng tôi tuyên xưng rằng Đấng ấy, cùng một Chúa Giêsu Kitô, Người Con duy nhất được sinh ra, phải được công nhận có hai bản tính, không lẫn lộn hay hoán đổi, không phân chia hay tách rời nhau… mọi đặc tính riêng liên quan đến mỗi bản tính đều được bảo toàn và chúng cùng tồn tại trong một con người và một ngôi vị duy nhất”. [2]
Các Công đồng như thế giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đức tin. Tuy nhiên, có một điều không thể tránh khỏi là sau mỗi Công đồng như thế, Giáo Hội lại bị chia ra: những người ủng hộ phán quyết của Công đồng và những người chống lại.
Tình trạng đa dạng của các Giáo Hội tại Iraq tiêu biểu cho diễn trình lịch sử này. Tổng cộng tại Iraq có 17 giáo phận và tổng giáo phận, trong đó có một tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad, 10 giáo phận và tổng giáo phận theo nghi lễ Chanđê, bốn giáo phận theo nghi lễ Syriac, một giáo phận nghi lễ Armenia, và một giáo phận theo nghi lễ Melkite.[3]
Trong phần sau, chúng tôi xin đề cập đến hai Giáo Hội lớn nhất tại Iraq là Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac.
2. Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê - Chaldean Catholic Church
Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Thánh Tông đồ đã rao giảng cho những người thuộc đế quốc Parthian. Miền này bao gồm Iran, kéo dài về phương Bắc đến tận phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về phía Đông kéo dài đến tận Afghanistan, về phía Tây lấn qua một phần của Iraq ngày nay.
Các Thánh Tôma và Bácthôlômêo Tông đồ được xem là những vị đã sáng lập ra các Giáo Hội trong miền này thường được biết đến với danh xưng là Giáo Hội Babylon. Trong các nghi thức Phụng Vụ họ dùng ngôn ngữ Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng khi xuống thế làm người. Tuy nhiên, họ pha trộn ngôn ngữ này với tiếng địa phương, tạo thành tiếng Syriac, cũng được gọi là Syriac Aramaic hay Syro Aramaic hay Syrian Aramaic.[4]
Vào năm 224 sau Chúa Giáng Sinh, đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Parthian. Giáo Hội Babylon tiếp tục được phát triển nhưng các hoàng đế Ba Tư muốn quốc gia hóa Giáo Hội này.
Năm 431, khi xảy ra Công Đồng Êphêsô để chống lại lạc giáo Nestôriô, các hoàng đế Ba Tư đã dung nạp những người theo lạc giáo này. Giáo Hội Babylon tách dần khỏi Rôma.
Vào năm 1552, bên trong Giáo Hội Babylon lại xảy ra ly giáo. Giám Mục Yohannan Sulaqa tuyên bố trở thành Thượng Phụ và hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Giáo Hội mới này được gọi là Giáo Hội Công Giáo của những người Chanđê, tiếng Latinh là Ecclesia Chaldaeorum Catholica. Cụm từ “người Chanđê” để chỉ những người trước đây trong Giáo Hội Giáo Hội Babylon nay trở thành người Công Giáo.
Tuy nhiên, vào năm 1672, vị Thượng Phụ đứng đầu Giáo Hội đó là Dinkha lại từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh. Những người từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh dùng danh xưng “Giáo Hội Assyriô Đông phương”.
Như vậy, từ một Giáo Hội Babylon ban đầu, ngày nay có 3 Giáo Hội là Chính Thống Giáo nghi lễ Syria, Giáo Hội Công Giáo Chanđê, và Giáo Hội Assyriô Đông phương. Phụng Vụ của cả 3 Giáo Hội đều dùng tiếng Syriac hay nói chính xác hơn là Syriac Aramaic, và được gọi là nghi thức Đông Syriac (East Syriac Rite) để phân biệt với nghi thức Tây Syriac (West Syriac Rite) hay nghi thức Antiôkia (Antiochene Rite) được dùng ở khu vực Syria và Li Băng.
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê hiện nay là Đức Thượng Phụ Louis Raphaël I Sako. Ngài được bầu làm Thượng Phụ vào ngày 31 tháng Giêng, 2013, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 6, 2018.[5]
3. Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac - Syriac Catholic Church
Giáo Hội Công Giáo Syriac tuyên bố nguồn gốc của mình xuất phát từ Thánh Phêrô. Ngài đã rao giảng tại Antiôkia trước khi khởi hành đến Rôma. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta được biết rằng chính tại Antiôkia, những người theo Chúa Giêsu lần đầu tiên được gọi là “Kitô hữu” (Cv 11:26). [6]
Vào thời các Công đồng đầu tiên, Thượng phụ Antiôkia nắm quyền tài phán đối với Giáo phận Đông Phương, từ Biển Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Rao giảng bằng cả hai ngôn ngữ: tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac, giáo phận này đã cung cấp cho thế giới và Giáo hội Hoàn vũ những vị thánh, học giả, ẩn sĩ, tử đạo và mục tử lỗi lạc. Trong số những người vĩ đại này có Thánh Ephrem, Tiến sĩ Hội Thánh, và Thánh Jacob thành Sarug.
Sau cuộc đại ly giáo (1054), Giáo Hội tại đây được gọi là Giáo Hội Chính Thống Syriac. Trong thời Thập tự chinh, có rất nhiều ví dụ về mối quan hệ nồng ấm giữa Chính thống giáo Syriac và Rôma. Một số giám mục ủng hộ việc hợp nhất với Rôma, nhưng không có sự thúc đẩy nào để thống nhất cho đến khi một sắc lệnh hợp nhất giữa Chính thống giáo Syriac và Rôma được ký tại Công đồng Florence ngày 30 tháng 9 năm 1444. Nhưng tác động của sắc lệnh này nhanh chóng bị một số Giám Mục Chính Thống chống đối và hủy bỏ.
Các nhà truyền giáo Dòng Tên và Capuchin truyền giáo ở Aleppo đã khiến một số tín đồ Chính thống giáo Syriac ở địa phương thành lập một phong trào ủng hộ hiệp nhất với Công Giáo trong Giáo Hội Chính thống Syriac. Năm 1667, Giám Mục Andrew Akijan, một người ủng hộ sự hợp nhất với Rôma, được bầu làm Thượng phụ của Giáo Hội Chính thống Syriac. Điều này gây ra sự chia rẽ trong cộng đồng, và sau cái chết của Đức Thượng Phụ Akijan vào năm 1677, hai Thượng Phụ đối lập nhau đã được bầu lên. Chú của Đức Thượng Phụ Andrew Akijan được chọn làm Thượng Phụ của nhóm ủng hộ sự hiệp nhất với Rôma. Tuy nhiên, khi ngài qua đời vào năm 1702, chính phủ Ottoman đã ủng hộ Chính thống giáo Syriac chống lại những người Công Giáo Syriac, và trong suốt thế kỷ 18, những người Công Giáo Syriac đã phải trải qua nhiều đau khổ và đàn áp. Do đó, đã có một thời gian dài không có giám mục Công Giáo Syriac nào có thể công khai hoạt động, vì vậy không thể bầu lên một Thượng phụ Công Giáo, và cộng đồng buộc phải hoạt động như một Giáo Hội hầm trú. Tuy nhiên, vào năm 1782, Thượng Hội đồng Chính thống giáo Syriac đã bầu Đức Tổng Giám Mục Michael Jarweh của Aleppo làm Thượng phụ. Ngay sau khi lên ngôi, ngài tuyên bố mình là người Công Giáo và hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Rôma. Sau tuyên bố này, Đức Thượng Phụ Jarweh phải chịu nhiều tấn kích và cuối cùng đã tị nạn ở Li Băng và xây dựng tu viện Đức Mẹ vẫn còn tồn tại ở Sharfeh, và qua hành động đó, ngài trở thành Thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Syriac. Kể từ thời Đức Thượng Phụ Jarweh, đã có sự kế tục không gián đoạn các Thượng phụ Công Giáo Syriac.
Năm 1829, chính phủ Ottoman công nhận quyền tồn tại hợp pháp cho Giáo Hội Công Giáo Armenia, và vào năm 1845, Giáo Hội Công Giáo Syriac cũng được quy chế tương tự. Tòa Thượng phụ được chuyển đến Aleppo vào năm 1831. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát ở Aleppo năm 1850, Tòa Thượng phụ được chuyển đến Mardin vào năm 1854.
Sau khi được Chính phủ Ottoman chính thức công nhận vào năm 1845, Giáo Hội Công Giáo Syriac đã mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc mở rộng đã bị kết thúc bởi các cuộc đàn áp và thảm sát diễn ra trong cuộc diệt chủng của người Assyriô trong Thế chiến thứ nhất. Sau đó, Tòa Thượng phụ Công Giáo Syriac đã được chuyển đến Beirut.
Đức Thượng Phụ Công Giáo Syriac hiện nay là Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Yonan Đệ Tam, được bầu vào ngày 20 tháng Giêng, 2009 và chính thức cai quản Giáo Hội từ ngày 15 tháng Hai, 2009.[7]
[1] First Council of Nicaea
[2] Council of Chalcedon
[3] ChaIraq
[4] Chaldean Catholic Church
[5] Louis Raphaël I Sako
[6] Syriac Catholic Church
[7] Ignatius Joseph III Yonan
Ở Iraq, Đức Phanxicô sẽ tìm được những đối tác Hồi Giáo rất tự nhiên của Giáo Hội Công Giáo
Vũ Văn An
19:22 04/03/2021
Ít nhất thì đó cũng là nhận định của Ký Giả John Allen của tạp chí CruxNow, nhân chuyến tông du Iraq vào ngày mai của Đức Giáo Hoàng.
Ngày 5 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên đường đến Iraq, và trong hầu hết thế giới Kitô giáo, đây sẽ được coi là một chuyến đi để tưởng nhớ một cộng đồng Kitô hữu tử đạo đã phải chịu đựng những nỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng được dưới sự chiếm đóng của ISIS ở vùng Cao Nguyên Ninivê của đất nước này giữa các năm 2014 và 2017.
Tuy nhiên, đối với những người theo đạo Hồi, nó được coi nhiều hơn như một cử chỉ nối vòng tay lớn với phái Shi'a của đạo Hồi, đặc biệt là vào hôm thứ Bảy khi Đức Giáo Hoàng dự kiến đi đến Najaf để gặp Đại Giáo Chủ Ali al-Sistani, được nhiều người coi là nhà lãnh đạo có thẩm quyền nhất của người Hồi giáo thuộc phái Shi'ite. Người Shi’ite đại diện cho khoảng 10 đến 15 phần trăm thế giới Hồi giáo, khoảng 200 triệu tín đồ, tập trung ở khu vực Vịnh Ba Tư của Trung Đông.
Quan trọng nhất, người Shi’ite thống trị Iran, một quốc gia có vai trò quyết định tuyệt đối đối với an ninh toàn cầu và tương lai của Trung Đông, và họ chiếm đa số ở Iraq, quốc gia mà Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vào ngày mai.
Qua nhiều thế kỷ, những người Hồi giáo phái Sunni đã buộc tội rằng Shi’a là dị giáo vì nhiều lý do: họ nhấn mạnh vào Ali, con rể của Muhammad, biến ông thành một vị Thiên Chúa, phủ nhận tính duy nhất của Allah; học thuyết Shi’a về tính vô ngộ của Mười hai Imams biến họ thành đối thủ của Muhammad; người Shi’ite đã “thêm thắt vào Kinh Qur’an,” tạo ra hadith để biện minh cho học thuyết của họ; những ngày thánh và những cuộc hành hương của người Shi’ite làm hỏng sự tinh tuyền của đức tin; thực hành “che giấu” của người Shiite, nghĩa là che giấu đức tin của họ một cách chiến lược để thoát khỏi sự bách hại, và do đó không thể được tin tưởng (một cáo buộc được một số nhà sử học các tôn giáo cho là không khác gì với các cuộc luận chiến trong nhiều năm chống các tu sĩ Dòng Tên); và người Shi’ite bị nghi ngờ về mặt đạo đức vì họ cho phép các vụ kết hôn tạm thời.
Hồi giáo Shi’a cũng thường bị phương Tây nhìn với nhiều cảnh giác, phần lớn do những ký ức về Cách mạng Iran cùng với chủ nghĩa bài Do Thái và chống phương Tây của cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Tuy nhiên, phổ hệ Shi’a cũng bao gồm các nhân vật như Đại Giáo Chủ Ali al-Sistani của Iraq, được các Kitô hữu Iraq, năm 2005, đề cử cho Giải Nobel Hòa bình.
Các bản tin cho thấy al-Sistani không có dự định ký Văn kiện của Đức Giáo Hoàng về Tình Huynh đệ Nhân loại, mà ngài đã công bố cùng với Đại Giáo Chủ của al-Azhar, định chế có thẩm quyền nhất trong thế giới Hồi giáo Sunni, trong chuyến tông du Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tháng 2 năm 2019. Tuy nhiên, bất cứ điều gì xảy ra trên mặt trận đó, người ta vẫn có thể đưa ra một lập luận rất thuyết phục này là người Hồi giáo phái Shi'a là đối tác trò chuyện tự nhiên nhất của người Công Giáo trong thế giới Hồi giáo, và Vatican ở vị trí độc nhất có thể bắt tay với các quốc gia đa số theo phái Shi'a.
Trong những năm qua, liên hệ Công Giáo-Hồi giáo có xu hướng tập chú vào người Sunni. Tuy nhiên, về một số phương diện nào đó, thì đây là một gắp ghép kỳ lạ; với các mô hình theo mẫu giáo phái giáo đoàn (congregationalist) về đời sống cộng đồng và phương thức sola scriptura (chỉ duy kinh thánh) đối với kinh Qur’an, người Sunni thường giống những người theo phái Calvin hơn là người Công Giáo.
Mặt khác, tác giả người Iran Vali Nasr trong cuốn sách The Shia Revival năm 2006 đã chỉ ra một chuỗi tương đồng đầy ấn tượng giữa Shi’a và Công Giáo.
• Một sự nhấn mạnh nhiều đến thẩm quyền giáo sĩ.
• Một cách tiếp cận Qur’an làm nổi bật cả kinh thánh lẫn truyền thống.
• Một nét huyền bí sâu sắc.
• Lòng sùng kính đối với một gia đình thánh thiện (trong trường hợp của người Shi’ites, đó là họ hàng máu huyết của Muhammad).
• Sự tôn sùng các vị thánh (Mười hai Imams).
• Nền thần học về sự hy sinh và chuộc tội thông qua cái chết của Hussein, con trai của Ali, anh họ Muhammad, người đã tử vì đạo ở Karbala, Iraq, vào năm 680.
• Niềm tin vào ý chí tự do (trái ngược với học thuyết tiền định của người Sunni).
• Các ngày lễ.
• Các đền thờ chữa bệnh.
• Lời cầu nguyện chuyển cầu.
• Các hình thức sùng kính bình dân gây xúc động mạnh, đặc biệt là lễ hội Ashoura tưởng nhớ ngày qua đời của Hussein.
Nasr so sánh một người hành hương Shi’ite ở Karbala với một người Công Giáo tại đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico. Ông cũng viết rằng đền thờ Hồi giáo Jamkaran ở ngoại ô thánh địa Qom ở Iran, nơi người Shi’ites tin rằng Imam huyền thoại thứ mười hai từng hiện ra, đóng một vai trò tương tự như Fatima trong đạo Công Giáo.
Một tác giả người Iran khác, Reza Aslan, nói rằng cách giải thích hợp lý về lề luật Hồi giáo của các giáo sĩ Shi’ite có tiềm năng tạo ra sự mềm dẻo mà đôi khi thiếu trong Hồi giáo Sunni, vốn bị cột chặt vào cách đọc kinh Qur’an theo nghĩa đen hơn. Aslan tin rằng các xã hội chịu ảnh hưởng của Shi’a có thể dễ uốn nắn hơn đối với việc thử nghiệm dân chủ, nhân quyền và đa nguyên, miễn là chúng đặt cơ sở trên lý luận tôn giáo - như trong lý thuyết xã hội Công Giáo chẳng hạn.
Tháng 10 năm 2005, Cha Mark Serna dòng Bênêđíctô, một vị kỳ cựu trong trao đổi Công Giáo / Shi’ite, đã viết: “Khác biệt với người Hồi giáo theo truyền thống Sunni, người Hồi giáo phái Shi’ite là những đối tác đối thoại rất tự nhiên với người Công Giáo Rôma và các vị đơn tu. Có nhiều lĩnh vực hỗ tương: một truyền thống chiêm niệm sâu sắc và huyền bí; lòng tôn kính các thánh, nhất là Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu; các quan niệm về tính vô ngộ và thẩm quyền; nhấn mạnh nhiều đến tìm hiểu hữu lý về các vấn đề đức tin; niềm tin và thực hành; và nghiên cứu triết học và thần học”.
Tất cả những điều ấy tạo nên mảnh đất màu mỡ cho cuộc trao đổi Công Giáo-Shi’a. Công Giáo cũng có mặt trong các xã hội Shi’a trước sự xuất hiện của Hồi giáo hoặc phương Tây; chẳng hạn, Người Công Giáo Maronite ở Lebanon, người Công Giáo Chaldean ở Iraq, cũng như người Công Giáo Armenia và Chaldean ở Iran. Những người Công Giáo này nói các ngôn ngữ và biết các nền văn hóa [như người Shi’a].
Tất nhiên, không có điều gì được bất cứ giáo hoàng nào làm hoặc không làm sẽ là sức mạnh căn bản có tính quyết định hướng đi trong tương lai của đạo Hồi, đây là quyết định mà người Hồi giáo - người Sunni và người Shiite - phải tự quyết định.
Tuy nhiên, lịch sử dường như đã tạo ra một cơ hội đặc biệt để Công Giáo tạo ra các mối liên hệ với truyền thống Shi’a, và cuối tuần này mang đến cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cơ hội vô song trong lịch sử để khai thác những khả thể đó.
Tờ Crux: Người dân Iraq sẽ nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
23:28 04/03/2021
Trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha nữ ký giả Inés San Martín của tờ Crux, là người sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha trên chuyến bay sang Baghdad có bài nhận định sau.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân đến Iraq vào chiều thứ Sáu, khi ngài hạ cánh xuống Baghdad sau chuyến bay kéo dài bốn giờ từ Rôma.Giữa nguy cơ khủng bố và đại dịch COVID-19 toàn cầu, nhiều người đã tự hỏi tại sao Đức Giáo Hoàng không hoãn chuyến đi.
“Tôi không giấu giếm các bạn sự thật rằng tôi lo ngại cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng”, blogger lịch sử đã trở thành phóng viên chiến trường lừng danh trong thời gian bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được Mosul, Omar Mohammed cho biết như trên. Anh là người đã viết các tường trình hàng ngày từ Mosul trong khi thành phố của anh bị ISIS chiếm đóng. Anh không tin các nhóm phiến quân thân Iran sẽ gây tổn hại cho Đức Giáo Hoàng bất kể là các nhóm phiến quân này vừa bắn hàng chục quả hoả tiễn vào căn cứ không quân Al Asad của liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo, ở tỉnh Anbar miền Tây Iraq, cách thủ đô Baghdad 243km.
“Tôi lo ngại rằng các lực lượng dân quân thân Iran sẽ sử dụng chuyến thăm, cũng như cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng với Ayatollah Ali al-Sistani như một cái cớ để biện minh cho tội ác của họ ở Iraq”, anh nói.
Người đàn ông đứng sau Mosul Eye, một blog mà anh ta vẫn đang điều hành, đã liều mạng hàng ngày để cho cả thế giới biết chuyện gì đang xảy ra, cho biết anh ta sẽ tiếp tục tố cáo các tội ác chống nhân loại dù là do hệ phái Hồi Giáo nào gây ra.
“Tôi tin rằng tôi đã không liều mạng đủ, ngay cả khi tôi vẫn gặp rủi ro”, anh nói với tờ Crux từ một địa điểm Âu Châu không được tiết lộ. “Nhưng có hơn 18 triệu người dưới 25 tuổi ở Iraq, và họ xứng đáng với mọi sự hy sinh. Chúa Giêsu chết khi còn rất trẻ vì Ngài tin vào sự hy sinh bản thân để nhân loại được tồn tại. Tôi đồng ý với điều này”.
Trong tổng số 39 triệu 650,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite /si-ai/; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite /si-ai/ là những người đại diện cho mình. Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chính vì thế, trong cuộc tổng tấn công giải phóng Mosul vào đầu năm 2017, 16,000 quân tình nguyện của người Hồi giáo Shiite /si-ai/ được Iran ủng hộ đã bị cấm không được vào thành Mosul vì lo ngại họ sẽ tắm máu người Hồi Giáo Sunni. Sau chiến thắng Mosul, các lực lượng dân quân thân Iran vẫn tồn tại và gây ra nhiều tội ác chống lại các tín hữu Kitô và đặc biệt là người Hồi Giáo Sunni.
Mohammed không phải là một Kitô hữu, nhưng anh thừa nhận “Tôi yêu mến Đức Giáo Hoàng, tôi theo dõi ngài mỗi ngày, và khi tôi nói với các bạn về ngài, tôi rưng rưng nước mắt. Ngài đang đi đến thành phố của tôi, một thành phố mà tôi không thể quay trở lại. Và những lời của ngài là sự xoa dịu trái tim tôi: Tình yêu, tự bản chất của nó, là sáng tạo. Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn, mà trái tim và tâm hồn bị tổn thương sâu sắc của chúng tôi đang rất cần”.
Theo Sangar Kahleel, một người Kurd gốc Erbil sinh ra ở Mosul, người làm công việc sửa chữa cho các hãng thông tấn quốc tế, đúng là có rất nhiều rủi ro trước chuyến thăm.
“Nhưng chúng tôi với tư cách là những người Iraq thực sự đánh giá cao chuyến thăm lịch sử này của Đức Giáo Hoàng”, anh nói với tờ Crux. “Tôi nghĩ ngài đang đến để gieo mầm hòa bình trên đất nước này, một điều thực sự xứng đáng. Chúng tôi cũng hy vọng rằng các Kitô hữu sẽ tìm thấy sức mạnh và sự ổn định sau chuyến thăm, vì số lượng Kitô hữu sống ở đây giảm xuống mỗi tháng”.
Kahleel cho biết người dân Iraq đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của Đức Giáo Hoàng.
“Chúng tôi hy vọng rằng với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, hòa bình sẽ được xây dựng giữa tất cả mọi người ở Iraq, vì vậy chúng tôi có thể quay trở lại với những ngày tuyệt vời khi tất cả chúng tôi sống chung hài hòa với nhau, yêu thương lẫn nhau và không có sự khác biệt giữa các sắc tộc”, anh nói.
Alberto Miguel Fernandez, một cựu quan chức ngoại giao người Mỹ gốc Cuba, hiện là phó chủ tịch của Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, cho biết Iraq là một quốc gia đang ở trong một “cuộc khủng hoảng cực độ sâu sắc, theo mọi nghĩa của từ này: khủng hoảng cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhưng điều này đã xảy ra trong nhiều năm. Tôi tin rằng việc Đức Thánh Cha ra đi trong thời điểm này là hợp lý và vô cùng tốt. Đó là một chuyến đi cần rất nhiều dũng khí và tinh thần đoàn kết”.
Về mối đe dọa COVID, ông lưu ý rằng gần đây nhất là vào đầu tháng Hai, Iraq đã chào đón người đứng đầu ngành tư pháp của Iran, một giáo sĩ, và là người đã tổ chức một số cuộc họp tôn giáo lớn với “sự tham dự đông đảo”.
Coronavirus là một thực tế ở Iraq, “một thảm họa lớn, nhưng tôi đọc được tiếng Ả Rập và nhận ra được sự quan tâm lớn, không chỉ từ các tín hữu Kitô, mà còn từ những người Hồi giáo, trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Tôi thấy thật kỳ lạ khi người nước ngoài phàn nàn về nguy cơ lan truyền COVID ở Iraq trong khi người dân địa phương quá phấn khích trước chuyến tông du này”.
Giống như Mohammed và Kahleel, nhà ngoại giao có nhiều lý do để bảo vệ thời gian cho chuyến đi, bao gồm cả tương lai của Kitô hữu ở Iraq.
“Thực tế là các cộng đoàn Kitô hữu ở Iraq đang trong một cuộc khủng hoảng ngay bây giờ”, Fernandez nói. “Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng ngày hôm nay để hỗ trợ cộng đồng vốn bị vùi dập rất nhều này vì nhiều lý do khác nhau, không chỉ vì những trò khủng bố của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, mà còn có những trò phá phách của các lực lượng dân quân, những mafias này, hay các đảng phái tôn giáo có liên hệ với Iran thực sự ảnh hưởng đến sự tồn vong của Kitô hữu, chuyến tông du này thực sự đáng khích lệ”.
“Tôi tin rằng đây là một thời điểm rất thích hợp cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha”, ông nói. “ Về mặt chính trị, ngày nay cấp bách và kịp thời hơn so với sáu tháng hoặc một năm kể từ bây giờ. Bởi vì sau đó câu hỏi trở thành, liệu cộng đồng Kitô Giáo có thể tồn tại lâu như vậy không nếu không có sự khuyến khích của Đức Thánh Cha?”
Vấn đề mà các Kitô hữu phải đối mặt ở Iraq có liên quan đến hai điều: Tình hình an ninh và sự tồn tại kinh tế của các cộng đồng này. Ngày nay, họ không có bất kỳ an ninh nào: Khi đến Qaraqosh, Đức Phanxicô sẽ đến thăm nhà thờ lớn nhất ở Iraq trong một vùng đồng bằng Ninivê, với lịch sử gắn liền với Kitô Giáo. Tuy nhiên, ngày nay, có những dân quân Shiite /si-ai/ thân Iran tấn công vùng đồng bằng này mỗi ngày.
“Những gì mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã làm trước đây là những gì các lực lượng dân quân đang làm ngày hôm nay”, Fernandez nói với tờ Crux. “Họ là những biệt đội tử thần, và không chỉ chống lại Kitô hữu, mà còn chống lại cả người Hồi giáo Sunni”.
Đức Phanxicô cũng sẽ đến thăm Ur, gần Nasiriyah, một thành phố ở phía nam đất nước, nơi các dân quân và các lực lượng an ninh đang ám sát những người Hồi giáo Shiite /si-ai/ trẻ tuổi dám phản đối chính phủ.
Các cuộc biểu tình này cũng đã được nhân rộng ở Baghdad, thủ đô của đất nước và các bức ảnh cho thấy hàng nghìn người tụ tập vào cuối tuần bất chấp lệnh giới nghiêm vì COVID-19 để biểu tình chống lại sự tham nhũng của chính phủ và sự trì trệ kinh tế.
Fernandez nhận định rằng ngoài việc mang lại hy vọng cho cộng đồng Kitô hữu, Đức Giáo Hoàng cũng có thể mang lại hy vọng cho phần lớn những người Hồi giáo ủng hộ việc sống chung với những người theo các tín ngưỡng khác.
“Bạn sẽ thấy một công chúng rất quan tâm đến thông điệp nói rằng vâng, tôi ở đây vì các tín hữu Kitô ở Iraq, nhưng tôi cũng ở đây để bày tỏ tình đoàn kết của mình với tất cả người dân Iraq, tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo, những người đang đau khổ vì bị bần cùng hóa, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị áp bức”, ông nói.
Linh mục Đaminh Olivier Poquillon lưu ý “có một số bất ổn và một số điểm yếu trong hệ thống, nhưng tình hình an ninh không tệ hơn trước đây”.
Ngài nói với tờ Crux rằng ở Trung Đông, khi một người ngưỡng mộ một người khác, họ không mời người ấy đến thăm, giống như tổng thống Hoa Kỳ đã làm khi ông ấy mời ai đó đến Tòa Bạch Ốc. Ở Trung Đông chúng tôi, ngưỡng mộ ai thì mình đi thăm người đó.
“Và nếu một thành viên trong gia đình bạn đang đau khổ, thì bổn phận xã hội là phải đến thăm người đó”, vị linh mục dòng Đa Minh giải thích. “Và khi đến thăm Iraq, một thành viên đau khổ của gia đình nhân loại, Đức Giáo Hoàng đang làm chứng về lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại”.
Source:Crux
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đào Vườn Nhà
Lê Trị
13:27 04/03/2021
HOA ĐÀO VƯỜN NHÀ
Ảnh của Lê Trị
Dù cho đại dịch hoành hành
Nhưng Đào vẫn nở, trên cành nhà tôi
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Dù cho đại dịch hoành hành
Nhưng Đào vẫn nở, trên cành nhà tôi
(bt)
VietCatholic TV
Tông du Iraq quá nguy hiểm, trong bài huấn đức, ĐTC kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:43 04/03/2021
Trong buổi yết kiến chung dưới hình thức ảo từ Thư viện Tông tòa, ngày 3 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về việc cầu nguyện, một loạt bài giáo lý ngài đã phát động từ tháng 5 năm 2020 và tái tục hồi tháng 10, sau 9 bài giáo lý về việc chữa lành thế giới sau đại dịch Covid-19.
Ngài dành bài giáo lý ngày 3 tháng 2, tức bài 25 trong loạt bài này, để nói về việc cầu nguyện và Thiên Chúa Ba Ngôi. Sau đây là nguyên văn Bài Giáo Lý dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Giáo lý về cầu nguyện – Bài 25. Cầu nguyện và Thiên Chúa Ba Ngôi
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong hành trình giáo lý về cầu nguyện của chúng ta, hôm nay và tuần sau, nhờ Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ thấy lời cầu nguyện mở cửa cho chúng ta đến với Chúa Ba Ngôi - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - đến đại dương bao la của Thiên Chúa, Đấng vốn là Tình Yêu. Chính Chúa Giêsu đã mở rộng cửa Thiên đàng cho chúng ta và phóng chiếu chúng ta vào mối liên hệ với Thiên Chúa. Chính Người đã làm điều này: Người đã mở ra cho chúng ta mối liên hệ này với Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là điều mà Thánh Tông đồ Gioan đã khẳng định ở phần kết lời mở đầu Tin Mừng của ngài: “Chưa ai từng thấy Thiên Chúa bao giờ: Con Một, ngự trong lòng Chúa Cha, đã làm cho Người được biết đến” (Ga 1:18). Chúa Giêsu đã mạc khải danh tính này cho chúng ta, tức danh tính Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúng ta thực sự không biết phải cầu nguyện như thế nào: lời nào, cảm xúc nào và ngôn ngữ nào thích hợp với Thiên Chúa. Trong lời thỉnh cầu đó được các môn đệ thưa với Thầy, điều mà chúng ta vẫn thường nhắc lại trong các bài giáo lý này, có mọi dọ dẫm, cố gắng lặp đi lặp lại của nhân loại, thường không thành công, trong việc ngỏ lời với Đấng Tạo Hóa: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11: 1).
Không phải mọi lời cầu nguyện đều ngang nhau, và không phải mọi lời cầu nguyện đều thuận lợi: chính Kinh thánh cũng chứng thực kết quả tiêu cực của nhiều lời cầu nguyện bị bác bỏ. Có lẽ đôi khi, Thiên Chúa không bằng lòng với những lời cầu nguyện của chúng ta và chúng ta thậm chí không nhận thức được điều đó. Thiên Chúa nhìn vào bàn tay của những người cầu nguyện: để làm cho chúng nên sạch sẽ, không cần phải rửa chúng; họa chăng, đó là việc người ta phải kiềm chế các hành vi xấu xa. Thánh Phanxicô đã cầu nguyện như sau: «Nullu homo ène dignu te mentovare», nghĩa là, “không người nào xứng đáng để kêu danh Ngài” (Ca khúc Mặt trời).
Nhưng có lẽ sự thừa nhận cảm động nhất về sự nghèo nàn trong lời cầu nguyện của chúng ta xuất phát từ môi miệng của viên bách quản Rôma, người một hôm kia van xin Chúa Giêsu chữa lành cho người đầy tớ bị bệnh của ông (x. Mt 8: 5-13). Ông cảm thấy hoàn toàn bất cập: ông không phải là một người Do Thái, ông là một sĩ quan trong đội quân chiếm đóng đáng ghét. Nhưng mối quan tâm của ông đối với đầy tớ của mình càng khiến ông trở nên bạo dạn, và ông thưa: “Lạy Ngài, tôi không xứng đáng để Ngài đến dưới mái nhà của tôi; nhưng chỉ xin Ngài nói một lời, tôi tớ tôi sẽ được chữa lành ”(c. 8). Đó là câu chúng ta cũng thường lặp lại trong mọi phụng vụ Thánh Thể. Đối thoại với Thiên Chúa là một ơn thánh: chúng ta không xứng đáng với nó, chúng ta không có quyền đòi hỏi, chúng ta “khập khiễng” với mọi lời nói và mọi ý nghĩ… Nhưng Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra cho chúng ta cuộc đối thoại này với Thiên Chúa.
Tại sao loài người phải được Chúa yêu thương? Không có lý do hiển nhiên nào, không có tỷ lệ nào cả… Đến nỗi hầu hết các thần thoại không nghĩ đến khả thể có một vị thần biết quan tâm đến các vụ việc của con người; ngược lại, chúng bị coi là phiền phức và nhàm chán, hoàn toàn không đáng kể. Hãy nhớ lại câu Thiên Chúa nói với dân Người, được lặp lại trong Đệ nhị luật: “Vì dân tộc vĩ đại nào có được một vị thần gần gũi với họ như Chúa, là Thiên Chúa của chúng ta, đối với chúng ta?” Sự gần gũi này của Thiên Chúa chính là sự mạc khải! Một số triết gia nói rằng Thiên Chúa chỉ có thể nghĩ đến chính mình. Họa chăng, chính con người chúng ta đang cố gắng thuyết phục thần minh và làm hài lòng Ngài. Từ đó, có bổn phận “tôn giáo”, với việc tiến hành các hy lễ và lòng sùng kính được dâng tới dâng lui để chúng ta được lòng một vị Thiên Chúa câm, một vị Thiên Chúa dửng dưng. Không hề có đối thoại. Chỉ có Chúa Giêsu, chỉ có sự mặc khải của Thiên Chúa với Môsê trước Chúa Giêsu, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra; chỉ có Kinh thánh mới mở ra cho chúng ta cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Hãy nhớ: “Có quốc gia vĩ đại nào mà lại có một vị thần rất gần gũi với nó như Thiên Chúa của chúng ta?”. Chính sự gần gũi của Thiên Chúa này giúp chúng ta mở ra cuộc đối thoại với Người.
Một Thiên Chúa yêu thương nhân loại: chúng ta sẽ không bao giờ có đủ can đảm để tin vào Người, nếu chúng ta không biết Chúa Giêsu. Sự hiểu biết về Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta hiểu điều này, nó để điều này được mạc khải cho chúng ta. Qủa là một tai tiếng - đó quả là một một tai tiếng! - điều mà chúng ta thấy được ghi khắc trong dụ ngôn về người cha nhân hậu, hay về người mục tử đi tìm con chiên lạc (x. Lc 15). Chúng ta sẽ không thể quan niệm hoặc thậm chí hiểu được những câu chuyện như vậy nếu chúng ta không gặp Chúa Giêsu. Loại Thiên Chúa nào đã sẵn sàng chịu chết cho con người? Loại nào? Loại Thiên Chúa nào luôn luôn và kiên nhẫn yêu thương, không đòi hỏi được yêu thương đáp trả? Loại Thiên Chúa nào chấp nhận việc thiếu lòng biết ơn quá tệ của đứa con trai đòi trước quyền thừa kế và bỏ nhà ra đi, phung phí mọi thứ? (x. Lc 15:12-13).
Chính Chúa Giêsu, Đấng đã mạc khải tấm lòng của Thiên Chúa. Do đó, bằng cuộc đời của Người, Chúa Giêsu cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha đến mức nào. Tam Pater nemo: Không ai là Cha như Người cả. Tình cha là sự gần gũi, lòng cảm thương và sự dịu dàng. Đừng quên ba hạn từ đó, đó là phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Đó là cách Người phát biểu tương quan cha con của Người đối với chúng ta. Từ xa, chúng ta khó có thể hình dung được tình yêu đầy tràn Thiên Chúa Ba Ngôi, và chiều sâu của lòng nhân từ hỗ tương hiện hữu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Các ảnh tượng phương Đông cung cấp cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về mầu nhiệm này, vốn là nguồn gốc và niềm vui của toàn thể vũ trụ.
Trên hết, chúng ta khó mà tin rằng tình yêu thần thiêng này sẽ mở rộng, đổ bộ lên cả bờ bến con người của chúng ta: chúng ta là những người tiếp nhận một tình yêu không có tương đương trên trái đất. Sách Giáo lý giải thích: “Vì thế, nhân tính thánh thiêng của Chúa Giêsu là phương thế Chúa Thánh Thần dùng dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha chúng ta” (số 2664). Và đó là ơn đức tin của chúng ta. Chúng ta thực sự không thể hy vọng một ơn gọi nào cao cả hơn: nhân tính của Chúa Giêsu - Thiên Chúa đến gần chúng ta trong Chúa Giêsu - đã dọn sẵn cho chúng ta chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, và mở rộng cánh cửa mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha đã đưa ra 2 lời kêu gọi sau:
Đức Thánh Cha nói:
Tin buồn vẫn đến từ Miến Điện về những cuộc đụng độ đẫm máu, làm nhiều người thiệt mạng. Tôi muốn thu hút sự chú ý của các nhà chức trách liên quan để cuộc đối thoại chiếm ưu thế hơn là sự đàn áp; và sự hòa hợp được đề cao hơn là bất hòa. Tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm sao cho nguyện vọng của người dân Miến Điện không bị bóp nghẹt bởi bạo lực. Những người trẻ của vùng đất thân yêu đó có thể được ban cho hy vọng về một tương lai, nơi mà hận thù và bất công nhường chỗ cho sự gặp gỡ và hòa giải. Cuối cùng, tôi nhắc lại hy vọng được bày tỏ cách đây một tháng: rằng con đường hướng tới dân chủ, được thực hiện trong những năm gần đây của Miến Điện, có thể tiếp tục thông qua một cử chỉ cụ thể là thả các nhà lãnh đạo chính trị đang bị bỏ tù (x. Bài phát biểu trước Ngoại giao đoàn, ngày 8 tháng 2 Năm 2021).
Hướng đến chuyến tông du Iraq đầy hiểm nguy, Đức Thánh Cha nói:
Trong các diễn biến đáng âu lo, Đức Tổng Giám Mục Slovenia Mitja Leskovar, Sứ Thần Tòa Thánh tại Iraq, người được tường trình là sẽ tháp tùng Đức Phanxicô trong suốt chuyến tông du từ ngày 5 đến 8 tháng 3, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào hôm thứ Bảy 27 tháng Hai và hiện đang bị cách ly.
Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Baghdad, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ cư trú trong ba ngày ở Iraq, đã cho biết như trên.
Trong một diễn biến cũng rất đáng âu lo, hôm thứ Tư 3 tháng Ba, Liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq cho biết một cuộc tấn công bằng hoả tiễn đã đánh vào một căn cứ quân sự của liên quân trên đất Iraq. Người phát ngôn Liên quân là Đại tá Wayne Marotto cho biết vào lúc 7:20 sáng thứ Tư 3 tháng Ba giờ địa phương đã có ít nhất 10 quả hỏa tiễn được bắn vào căn cứ không quân Al Asad ở tỉnh Anbar miền Tây Iraq cách thủ đô Iraq 243km. Không có báo cáo ngay lập tức về bất kỳ thương vong nào ngoại trừ trường hợp qua đời của một nhà thầu người Hoa Kỳ chết vì nhồi máu cơ tim khi tìm chỗ ẩn nấp.
Cuộc tấn công diễn ra chỉ hai tuần sau khi hỏa tiễn tấn công một căn cứ ở miền bắc Iraq, giết chết một nhà thầu dân sự và làm bị thương một thành viên dịch vụ Hoa Kỳ.
Mùa Chay: thời gian đổi mới niềm tin, hy vọng và tình yêu
Giáo Hội Năm Châu
04:45 04/03/2021
Thổ Nhĩ Kỳ - Bắt giữ một kẻ gian cố gắng bán Vương cung thánh đường Thánh Antôn
Istanbul (Thông tấn xã Fides 24/2/2021) cho hay một vương cung thánh đường mang tên Thánh Antôn thành Padua, nằm ngay ở trung tâm Istiklal Caddesi, một trong những vùng nổi tiếng nhất ở Thủ đô Istanbul, chấm dứt cái nguy cơ mua bán tư nhân một bất động sản xa xỉ!
Trong những ngày gần đây, tên Sebahattin Gök đã bị bắt và bị đưa ra tòa, năm ngoái, nhờ vào mạng lưới truy quyét tội phạm, hắn đã bị lộ tảy một loạt các hoạt động lừa đảo, nhằm chiếm hữu bất hợp pháp Vương cung thánh đường Chính thống Công Giáo lớn nhất ở Istanbul nhằm bán lại nó với một giá cắt cổ.
Các cuộc điều tra về vụ việc đã xác nhận rằng "băng nhóm" của ông Gök và các cộng sự của hắn chuyên lừa đảo bất động sản, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng tôn giáo và Giáo hội cũng như những chủ sở hữu là người nước ngoài hoặc những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng trong khu vực Vương cung thánh đường này được dựng vào năm 1725 do cộng đồng người Ý ở Istanbul. Trọn vẹn khu vực Vương cung thánh đường này được các tu sĩ Dòng Phanxicô phục vụ, được xây dựng lại theo lối kiến trúc tân Gothic của thành phố Venice cổ vào thập từ năm 1906 đến năm 1912. Theo phong tục thời đó, tài sản của nhà thờ thuộc sở hữu của các thành viên của Hoàng gia Ý. Nhưng vào tháng 1 năm 1971, những người thừa kế của gia đình hoàng gia từ bỏ các quyền này đối với các tài sản như thế này, và vì lợi ích chung cho cộng đoàn thánh Antuan Kilisesi (nghĩa là Giáo xứ Thánh Antôn), một cộng đồng Công Giáo Chính Thống địa phương.
Trong những năm gần đây, tên Sebahattin Gök đã thực hiện nhiều chuyến đi Ý, Pháp và Hoa Kỳ, thu thập các giấy tờ ủy quyền và ký kết của các phái đoàn những người mà sau này ông tự cho là những người thừa kế hợp pháp của Vương cung thánh đường.
Thông qua những bức thư này, và sau khi lấy được tờ giấy chứng nhận thừa kế Vương cung thánh đường này từ một Ủy ban công lý hòa bình, tên doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ này đã trình lên cơ quan đăng ký đất đai để đòi quyền sở hữu nơi thờ phượng này. Năm ngoái, các tu sĩ dòng Phanxicô chịu trách nhiệm về nhà thờ đã khiếu nại đến Bộ công lý Thổ Nhĩ Kỳ, xin bảo vệ nhằm bảo tồn nơi thờ phượng này cùng các cơ sở của Vương cung thánh đường.
Trong quá trình điều tra, Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra một mạng lưới đồng phạm, liên quan tới Gök đã thực hiện một nỗ lực tương tự nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp các nơi thờ phượng ở Galata thuộc nước Bulgaria và các nơi thờ tự và các tòa nhà được xây dựng trong quá khứ của người Armenia, Pháp và Cộng đồng người Ý và Do Thái, tất cả lên đến 34 vụ mà hắn đã chiếm đoạt!
Mùa Chay: thời gian đổi mới niềm tin, hy vọng và tình yêu.
Trong giai đoạn chuẩn bị Lễ Phục sinh, bắt đầu từ những chủ đề gắn liền với hành trình Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tiến trình cần có trong mùa Chay này.
Để trải nghiệm Mùa Chay trong hy vọng, Đức Thánh Cha viết trong Thông điệp Mùa Chay 2021, “đón nhận niềm hy vọng của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng trên Thập giá”.
(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)
“Mùa Chay là thời gian của niềm tin, để chào đón Thiên Chúa đi vào cuộc đời chúng ta và để Ngài 'ngự' giữa chúng ta", đó là tư tưởng chính yếu mà Đức Thánh Cha diễn tả trong sứ điệp Mùa Chay năm 2021. "Trong hành trình Mùa Chay hướng tới Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng đã 'hạ mình và vâng phục cho đến chết, chết trên thập giá”.
Những lời này trong thông điệp của Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến chiều kích tưởng niệm của một sự tưởng nhớ, mà còn mời gọi chúng ta sống, ngay cả ngày hôm nay, một thời điểm thuận lợi để đổi mới đức tin, hy vọng và tình bác ái. Tất cả đều được kêu gọi để lớn lên "trong nhận thức rằng, trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là nhân chứng cho thời đại mới, trong đó Thiên Chúa 'làm cho mọi sự trở nên mới mẻ".
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường diễn tả nó như một cuộc hành trình dẫn đến Lễ Phục sinh.
"Trong Mùa Chay", trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 21 tháng 2 năm 2021, ĐTC nói: "Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta hãy vào sa mạc giống như Chúa Giêsu. Sa mạc đây không phải là... một nơi hữu hình vật chất, mà là một chốn thiêng liêng mà chúng ta đang sống, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa ”.
Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Mùa Chay là một cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa.'
Cốt lõi của hành trình Mùa Chay
Đức Thánh Cha giải thích trong bài giảng Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ngày 17 tháng Hai vừa qua: “Mùa Chay là cuộc hành trình liên quan đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta, tới toàn diện con người chúng ta.
Đây là thời gian để xét lại con đường mà chúng ta đang đi, để khám phá ra con đường dẫn chúng ta về nhà Cha và tái khám phá lại mối quan hệ sâu sắc của chúng ta với Chúa, Đấng mà mọi sự đều phải qui hướng về. Mùa Chay không chỉ để thể hiện những hy sinh to nhỏ mà chúng ta có thể làm, mà nó còn nhấn mạnh đến khá cạnh suy tư xem trái tim mình đang hướng về đâu. Đây mới là cốt lõi của Mùa Chay.”
“Hãy soi bóng cuộc đời trong Tin Mừng”
Trong một buổi triều yết, ĐTC nói: ‘trong Mùa Chay chúng con hãy tắt TV đi, hãy tạm cất điện thoại di động đi và hãy mở và đọc Phúc âm…’
Trong buổi triều yết chung vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, "Mùa Chay là thời gian thuận lợi để đọc và suy gẫm Lời Chúa. Đây là lúc tắt TV đi mà mở Kinh thánh ra mà đọc. Đây là lúc tạm cất điện thoại di động đi mà suy niệm Tin Mừng Phúc âm”. ĐTC nói “lúc tôi còn nhỏ nhà không có TV và tôi cũng chẳng ham muốn Radio...
Mùa chay là một sa mạc
Đây là thời gian từ bỏ một cái gì đó, hãy tạm bỏ điện thoại di động qua một bên mà đọc và suy gẫm Tin Mừng. Đây là lúc tạm dẹp qua những câu chuyện vô bổ, những lời đàm tiếu và vu khống, để nói chuyện và thân thưa với Chúa. Đây là thời gian để cho bản thân có những cảm quan trong lành, đổi mới và thanh luyện con tim chúng ta."
Trong Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro, ĐTC đã 'chia sẻ những điểm thiết yếu’ như sau:
Sống như Chúa Giêsu kêu mời chúng ta: Trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường nữ thánh Sabina ngày 6 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Chúng ta cần phải giải phóng chính mình khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa tiêu thụ và cạm bẫy ích kỷ, chỉ muốn nhiều hơn, không bao giờ được no thỏa, và khỏi một trái tim khép kín trước những nhu cầu của người nghèo.
Chúa Giêsu trên thập tự vì yêu thương chúng ta đã kêu mời chúng ta hãy đến với một tình yêu trao hiến của Ngài, một tình yêu không bao giờ bị hủy diệt; hãy tìm đến một cuộc sống nhiệt tâm bác ái. Thật là khó để sống như Chúa kêu mời, nhưng chính con đường ấy dẫn chúng ta đến cứu cánh của đời mình. Mùa Chay đang nhắc nhớ cho chúng ta thấy rõ điều này”.
Hãy tạm dừng lại để nhìn ngắm và chiêm niệm!”
“Hãy dừng lại, để nhìn và chiêm ngưỡng”, Đức Thánh Cha nói trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro ở Vương cung thánh đường thánh nữ Sabina vào ngày 14 tháng 2 năm 2018: “Hãy nhìn và chiêm ngưỡng khuôn mặt thật của Chúa Kitô bị đóng đinh vì tình yêu đối với mọi người, không trừ ai… Hãy hoán cải mà trở về, không lo sợ, để cảm nghiệm sự chữa lành trìu mến và hòa giải của Chúa."
ĐTC Phanxicô: 'Tỏa lan Lòng thương xót Chúa Giêsu'
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta được kêu gọi để truyền bá “ngọn lửa của lòng thương xót của Chúa Giêsu”, trong một lá thư đánh dấu kỷ niệm 90 năm lần đầu tiên Chúa hiện ra cùng thánh nữ Maria Faustina Kowalska hiện ra ở Płock, Ba Lan.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một tâm thư cho Đức Cha và Giáo phận Płock, Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Chúa Giêsu nhân ái hiện ra lần đầu với thánh nữ Maria Faustina Kowalska, một nữ tu Ba Lan. Những lần hiện ra với thánh Faustina đã hình thành nền tảng cho lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót.
Trong lá thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại những lời được Chúa nói với nữ thánh Faustina vào ngày 22 tháng 2 năm 1931: “Hãy vẽ một bức tranh theo mẫu mà con thấy, với lời chú thích: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”. Cha mong muốn hình ảnh này được tôn kính trước là trong nhà nguyện của con và sau đó là trên khắp thế giới.” Hình ảnh của Lòng Chúa Thương Xót sau đó được lan tỏa ra khắp thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Cha chia sẻ niềm vui với Giáo phận Płock, ước mong sự kiện đặc biệt này đã được cả thế giới biết đến và vẫn còn sống động trong trái tim của các tín hữu trong giáo phận”.
Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu “hãy nài xin Chúa Kitô ban cho chúng ta món quà lòng thương xót,” để lòng thương xót của Chúa Kitô “bao trùm chúng ta và thấm nhập vào chúng ta,” để chúng ta có “can đảm trở về với Chúa Giêsu, cảm nghiệm tình yêu và lòng thương xót của Ngài trong các Bí tích" và để "cảm nhận sự gần gũi và dịu dàng của Ngài," để chúng ta "có thể có thêm khả năng thương xót, nhẫn nại, tha thứ và yêu thương."
ĐTC lưu ý như vị tiền nhiệm của ngài, Thánh Gioan Phaolô II, "Tông đồ của Lòng Thương Xót", đã "gửi thông điệp về lòng thương xót của Chúa đến với mọi người trên thế giới."
Năm 2002, trong chuyến viếng thăm Đền Lòng Thương Xót Chúa ở Krakow, thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã nói: “Ngọn lửa của lòng thương xót này cần được truyền lại cho thế giới. Trong lòng nhân ái của Thiên Chúa, thế giới sẽ tìm thấy hòa bình và nhân loại sẽ tìm được hạnh phúc!”
Đến lượt mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, “Đây là một thách đố đặc biệt đối với Giáo hội ở Płock, được đánh dấu bởi sự mặc khải này”; cho cộng đoàn của Nữ tu Faustina, cho nhà dòng các Nữ tu Đức Mẹ Thương xót; cho thành phố Płock, "và cho mỗi người chúng ta."
ĐTC Phanxicô kết luận: “Hãy truyền bá ngọn lửa tình yêu thương xót của Chúa Giêsu.“ Hãy cho mọi người thấy dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa giữa họ.
Ta hãy cầu xin cho ĐGH: Chỉ 2 ngày trước tông du, căn cứ Mỹ ở Iraq trúng 10 quả hoả tiễn tầm xa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:02 04/03/2021
1. Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng: Căn cứ Mỹ tại Iraq vừa trúng 10 quả hoả tiễn
Hôm thứ Tư 3 tháng Ba, Liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq cho biết một cuộc tấn công bằng hoả tiễn đã rớt vào một căn cứ quân sự của liên quân trên đất Iraq.
Người phát ngôn Liên quân là Đại tá Wayne Marotto cho biết vào lúc 7:20 sáng thứ Tư 3 tháng Ba giờ địa phương đã có ít nhất 10 quả hỏa tiễn được bắn vào căn cứ không quân Al Asad ở tỉnh Anbar miền Tây Iraq cách thủ đô Iraq 243km.
Không có báo cáo ngay lập tức về bất kỳ thương vong nào ngoại trừ trường hợp qua đời của một nhà thầu người Hoa Kỳ chết vì nhồi máu cơ tim khi tìm chỗ ẩn nấp.
Hôm thứ Tư, trong bài huấn đức trực tuyến, Đức Thánh Cha nói:
Ngày mốt, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến Iraq để hành hương ba ngày. Từ lâu, tôi đã muốn gặp những người đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ; gặp gỡ Giáo Hội tử đạo đó trong miền đất của Áp-ra-ham. Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, chúng ta cũng sẽ tiến thêm một bước nữa trong tình anh em giữa các tín hữu. Tôi xin anh chị em đồng hành với chuyến tông du này bằng những lời cầu nguyện của mình, để nó có thể diễn ra theo cách tốt nhất có thể và sinh hoa kết quả như kỳ vọng. Người dân Iraq đang chờ đợi chúng ta; họ đã chờ đợi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng người không được phép đến đó. Người ta không thể làm một dân tộc thất vọng lần thứ hai. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng cuộc hành trình này sẽ là một chuyến đi tốt đẹp.
Cuộc tấn công diễn ra chỉ hai tuần sau khi hỏa tiễn tấn công một căn cứ ở miền bắc Iraq, giết chết một nhà thầu dân sự và làm bị thương một thành viên dịch vụ Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công ngày 16 tháng 2 đã khiến Hoa Kỳ thực hiện các cuộc không kích nhằm vào một mục tiêu ở Syria mà Ngũ Giác Đài cho rằng đã được sử dụng bởi nhiều lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.
Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho các nhóm này về các cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào các vị trí của Hoa Kỳ ở Iraq trong những năm gần đây và các quan chức cho biết các cuộc không kích của Hoa Kỳ được đề ra nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.
Năm ngoái, Iran đã nhắm mục tiêu vào căn cứ Al Asad trong một cuộc tấn công trả đũa việc Mỹ giết chết chỉ huy hàng đầu của Iran là tướng Qassem Soleimani.
Source:VOARocket Attack Targets Iraqi Military Base
Người phát ngôn Liên quân là Đại tá Wayne Marotto cho biết vào lúc 7:20 sáng thứ Tư 3 tháng Ba giờ địa phương đã có ít nhất 10 quả hỏa tiễn được bắn vào căn cứ không quân Al Asad ở tỉnh Anbar miền Tây Iraq cách thủ đô Iraq 243km.
Không có báo cáo ngay lập tức về bất kỳ thương vong nào ngoại trừ trường hợp qua đời của một nhà thầu người Hoa Kỳ chết vì nhồi máu cơ tim khi tìm chỗ ẩn nấp.
Hôm thứ Tư, trong bài huấn đức trực tuyến, Đức Thánh Cha nói:
Ngày mốt, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến Iraq để hành hương ba ngày. Từ lâu, tôi đã muốn gặp những người đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ; gặp gỡ Giáo Hội tử đạo đó trong miền đất của Áp-ra-ham. Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, chúng ta cũng sẽ tiến thêm một bước nữa trong tình anh em giữa các tín hữu. Tôi xin anh chị em đồng hành với chuyến tông du này bằng những lời cầu nguyện của mình, để nó có thể diễn ra theo cách tốt nhất có thể và sinh hoa kết quả như kỳ vọng. Người dân Iraq đang chờ đợi chúng ta; họ đã chờ đợi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng người không được phép đến đó. Người ta không thể làm một dân tộc thất vọng lần thứ hai. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng cuộc hành trình này sẽ là một chuyến đi tốt đẹp.
Cuộc tấn công diễn ra chỉ hai tuần sau khi hỏa tiễn tấn công một căn cứ ở miền bắc Iraq, giết chết một nhà thầu dân sự và làm bị thương một thành viên dịch vụ Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công ngày 16 tháng 2 đã khiến Hoa Kỳ thực hiện các cuộc không kích nhằm vào một mục tiêu ở Syria mà Ngũ Giác Đài cho rằng đã được sử dụng bởi nhiều lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.
Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho các nhóm này về các cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào các vị trí của Hoa Kỳ ở Iraq trong những năm gần đây và các quan chức cho biết các cuộc không kích của Hoa Kỳ được đề ra nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.
Năm ngoái, Iran đã nhắm mục tiêu vào căn cứ Al Asad trong một cuộc tấn công trả đũa việc Mỹ giết chết chỉ huy hàng đầu của Iran là tướng Qassem Soleimani.
Source:VOA
2. Tình hình Iraq trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Như chúng tôi đã loan tin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq. Chuyến đi bốn ngày của ngài đến đất nước này từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 sẽ bao gồm các điểm dừng ở Baghdad, Mosul và Bakhdida, hay còn gọi là Qaraqosh.
Ngôi nhà thờ, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm ở Bakhdida, phục vụ một cộng đồng Kitô Giáo đang lớn mạnh, cho đến khi quân khủng bố Hồi Giáo IS biến nhà thờ thành một trường tập bắn trong nhà từ năm 2014 đến năm 2016.
Sau khi thị trấn được giải phóng khỏi quân khủng bố Hồi Giáo IS vào năm 2016, các thánh lễ lại tiếp tục trong nhà thờ bị hư hại khi các tín hữu Kitô quay trở lại tái xây dựng cộng đồng của họ. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã khôi phục hoàn toàn nội thất bị hư hại do hỏa hoạn vào cuối năm 2019.
“Hãy trở về nhà trước khi những người khác chiếm lấy đất đai, nhà cửa của anh chị em,” các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã liên tục nói như trên trong lời kêu gọi các Kitô hữu tị nạn Iraq, sau khi Mosul được hoàn toàn giải phóng.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi có những báo cáo từ thành phố Erbil cho thấy không có bao nhiêu những gia đình Iraq đang tị nạn tại thành phố này có ý hướng muốn quay về Mosul.
Đức Hồng Y Louis Raphel Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê nhận xét rằng: “Đây là lúc để lấy lại đất đai của bố mẹ chúng ta và tổ tiên của chúng ta, bản sắc, lịch sử và di sản của chúng ta. Tôi xin anh chị em đừng lãng phí thời gian chờ đợi, hãy nhanh chóng lấy lại quyền sở hữu đất đai của chúng ta trước khi những người khác chiếm mất.”
Trong tổng số 38,100,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình.
Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Một số lớn vẫn chưa bị bắt. Do đó, các tín hữu Kitô vẫn lo ngại chưa dám quay về cố hương.
Sự khác biệt giữa Hồi Giáo Shiite và Sunni
Tất cả người Hồi giáo tin rằng không có Chúa nào khác ngoài Allah, và rằng Mohammed là vị tiên tri cuối cùng của Ngài. Họ tin rằng kinh Koran là Lời Chúa mạc khải cho Mohammed. Bên cạnh niềm tin chung đó, họ cũng rất tương đồng trong cách thức thờ phượng. Tuy nhiên, người Hồi Giáo Sunni (chiếm khoảng 80 phần trăm người Hồi giáo) và người Shiite (từ 15-20 phần trăm) thường tiến hành những cuộc chiến tranh tôn giáo kinh hoàng chống lại nhau. Trận đánh gần đây nhất đang diễn ra tại Iraq.
Sự khác biệt quan trọng giữa hai hệ phái Hồi Giáo này là một điều thuộc về tín lý: Người Shiite tin rằng sau khi Mohammed qua đời vào năm 632, quyền lãnh đạo tôn giáo do ông thành lập phải được truyền cho con cháu của ông bắt đầu với Ali, là con rể của ông ta. Họ cũng tin rằng hàng lãnh đạo tôn giáo, tức là các imams, phải được thần thánh lựa chọn. Trong khi đó, người Hồi Giáo Sunni tin rằng quyền lãnh đạo tôn giáo phải được trao cho những đồng chí thân cận nhất của tiên tri Mohammed. Khi thế hệ các đồng chí này qua đi, thì người ta bình bầu lên các vị Caliph, là những người được cho là ưu tú, và có đạo đức nổi bật, được người ta tôn lên làm các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, trực hệ hay không với tiên tri Mohammed không phải là vấn đề.
Sự khác biệt về tín lý này gây ra những hậu quả bi thảm. Mỗi nhánh Hồi Giáo nhìn nhánh khác như là những kẻ đi theo các nhà lãnh đạo giả mạo, và do đó, họ là những người bội giáo - những kẻ phản bội Hồi giáo. Những người cực đoan ở cả hai phía tin rằng những người Hồi Giáo phía bên kia phải bị tận diệt để “thanh tẩy đức tin”. Vì người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số, nên số người Sunni cực đoan đông hơn và họ đã không ngừng phát động những chiến dịch tàn sát như thế để chống lại những người Hồi Giáo Shiite.
Những hậu quả bi thảm.
Ngay những từ đầu sau khi Mohammed qua đời, những imams Shiite đều bị hàng lãnh đạo Sunni tìm mọi cách tiêu diệt, và tất cả 11 nhà lãnh đạo đầu tiên của Hồi Giáo Shiite đều đã chết một cách thê thảm, thường là do bị ám sát. Ngày nay, hầu hết những người Hồi Giáo Shiite tin rằng vào năm 874, Imam thứ 12 của họ, tên Mahdi, lúc đó mới 5 tuổi, đã bỏ trốn, và đến nay vẫn còn sống nhưng đã lánh vào vòng vô hình. Imam vô hình này sẽ trở lại một ngày nào đó để làm sạch thế giới Hồi Giáo. Qua nhiều thế kỷ bị khủng bố, lịch sử của những người Hồi Giáo Shiite đã xoay quanh những bi kịch xảy ra cho họ và các nhà lãnh đạo của họ. Những người Hồi Giáo Sunni thường ít có lòng thương xót đối với người Hồi Giáo Shiite; họ xem việc người Hồi Giáo Shiite viếng thăm các đền thờ và tôn kính các vị thánh như là hành động phạm thánh nghiêm trọng đến mức có thể biện minh cho các đau khổ mà những người này phải gánh chịu.
Hàng ngàn người hành hương Shiite cầu nguyện gần đền thánh Imam Hussein, để kỷ niệm ngày sinh của Imam Al-Mehdi al-Muntadhar, ở Karbala. (ảnh AP)
Tại sao Iraq là quan trọng đối với người Hồi Giáo?
Tại các quốc gia khác trong vùng Trung Đông, hoặc là người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số tuyệt đối (đến 90% như tại Ai Cập, Jordan, và Arab Saudi), hoặc là người Hồi Giáo Shiite chiếm tuyệt đại đa số (như Iran và Bahrain). Tại Iraq tỷ lệ này khá ngang ngửa, thường là Shiite 60%, Sunni 40%. Tỷ lệ khít khao này là một mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa cực đoan.
Trong lịch sử, chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite đã bị đại bại trong những trận đánh lớn diễn ra trong các thế kỷ thứ 7, thứ 8 và thứ 9, và do đó, mà cũng chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite có các đền thờ lớn nhất – để vinh danh các nhà lãnh đạo bị thảm sát của họ. Vì lý do đó, Iraq là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của những người theo chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo Sunni.
Ali, con rể của tiên tri và cũng là Imam đầu tiên của người Hồi Giáo Shiite, đã bị tấn công và giết chết trong lúc đang cầu nguyện; và sau đó được chôn cất ở Najaf. Con trai của ông Hussein, vị Imam thứ ba, cũng đã bị giết trong trận Karbala và được chôn cất ở đó.
Cho đến ngày nay, nhiều người Shiite vẫn mang theo bên cạnh họ một viên gạch nhỏ làm bằng đất sét lấy từ đất ở Karbala, nơi máu của Hussein rơi ra. Họ đặt viên gạch xuống đất bất cứ nơi nào họ cầu nguyện và nhấn trán của mình lên đó.
Samarra là địa điểm của một đền thờ lớn khác của người Hồi Giáo Shiite, đó là đền thờ al-Askari, nơi có hai imam của Hồi Giáo Shiite được chôn cất. Trớ trêu thay, dân chúng xung quanh đền thờ al-Askari ngày nay lại chủ yếu là người Sunni, cho nên Samarra đã trở thành một bãi chiến trường tranh chấp kinh hoàng trong cuộc xung đột hiện nay.
Hàng lãnh đạo Iraq.
Trong khi người Hồi Giáo Shiite luôn chiếm đa số tại quốc gia này, các nhà cai trị đất nước lại hầu hết đều là người Sunni. Đế quốc Hồi Giáo Abbasid của người Hồi Giáo Sunni kéo dài 500 năm, được coi là thời kỳ vàng son của Hồi giáo, đã đặt thủ đô ở Baghdad, với sự bảo trợ của Đế chế Ottoman, có trụ sở tại Istanbul. Ngay cả người Anh, khi cai trị Iraq trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng đã dựng nên một vị vua Sunni và bộ máy chính quyền chủ yếu là người Sunni.
Và Saddam Hussein, mặc dù là một nhà độc tài hoàn toàn thế tục, đã được sinh ra trong một gia đình Hồi Giáo Sunni, và đã đối xử rất tàn bạo với người Shiite.
Chỉ sau khi ông này bị hạ bệ, với cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên người Shiite mới được lên nắm quyền ở đất nước này. Các nhà lãnh đạo hiện nay chủ yếu theo Hồi Giáo Shiite và thường thẳng thừng bác bỏ bất cứ sự chia sẻ quyền lực nào với người Hồi Giáo Sunni.
Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2021. Vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành nghi lễ Chanđê
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 04/03/2021
1. Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2021
Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako vừa tròn 80 tuổi vào ngày 27 tháng 2, do đó, các Hồng Y đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị đã giảm xuống còn 127, như thế vẫn còn nhiều hơn bảy vị so với giới hạn 120 vị do Đức Phaolô Đệ Lục đặt ra và đã được Đức Gioan Phaolô II xác nhận.
Tuy nhiên, vào năm 2021, năm vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 80, và do đó hết tuổi bỏ phiếu trong mật nghị: Đó là các Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, George Pell, Maurice Piat, Beniamino Stella và Angelo Scola.
Điều này có nghĩa là vào cuối năm nay, các Hồng Y đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị sẽ giảm xuống chỉ còn 122 vị. Đặc biệt là trong năm sau đó, có đến 11 vị Hồng Y sẽ lần lượt quá tuổi làm Hồng Y cử tri.
Đến ngày 7 tháng Giêng, 2022, Đức Hồng Y Ricardo Ezzati Andrello của Chí Lợi sẽ đến tuổi 80. Tiếp đó, là 10 vị Hồng Y nữa là các Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Ricardo Blázquez Pérez, Norberto Rivera Carrera, Jorge Urosa Savino, Gregorio Rosa Chávez, Rubén Salazar Gómez, Giuseppe Bertello, Gianfranco Ravasi, André Vingt-Trois, Óscar Rodríguez Maradiaga
Thành ra, hầu chắc là Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ bổ nhiệm thêm một số Hồng Y mới trong năm nay, đặc biệt khi chúng ta nhớ lại rằng trong bảy năm qua, năm nào ngài cũng triệu tập công nghị tấn phong Hồng Y, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus.
Trong bảy năm qua, ngài đã tấn phong Hồng Y cho 101 vị, 79 vị vẫn đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị và 22 vị đã trên 80 tuổi. Để so sánh, Thánh Gioan Phaolô II đã triệu tập 9 công nghị tấn phong Hồng Y trong 27 năm triều giáo hoàng của ngài, trung bình cứ ba năm một lần.
Nếu mật nghị bầu Giáo Hoàng diễn ra vào thời điểm hiện nay, sẽ có 73 Hồng Y do Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong, 39 Hồng Y do Đức Bênêđíctô XVI tấn phong và 16 Hồng Y do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.
Nhiều nhà quan sát tại Giáo triều Rôma tin rằng, khi cân nhắc đến các phương thức hoạt động của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự thay đổi các thế hệ đang diễn ra trong Giáo triều, có khả năng là Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định mở rộng Hồng Y Đoàn lên 130 trong năm nay, và tấn phong Hồng Y cho các nhà lãnh đạo mới của các cơ quan trung ương Tòa Thánh Vatican.
Vào ngày 21 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah. Người thay thế ngài có thể sẽ là một vị không phải là Hồng Y, và cần được đội mũ đỏ.
Đức Hồng Y Beniamino Stella, 79 tuổi, có lẽ sẽ sớm rời Bộ Giáo sĩ. Ngài tròn 80 tuổi vào tháng 8 tới.
Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi, Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công Giáo, đã 77 tuổi và sẽ sớm nghỉ hưu. Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục, 76 tuổi. Đức Hồng Y Luis Ladaria, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cũng 76 tuổi, trong khi Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, 77 tuổi.
Thống đốc quốc gia thành Vatican, Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, đã bước sang tuổi 78 vào tháng 10 năm ngoái.
Điều này có nghĩa là Đức Giáo Hoàng có thể có đến sáu tân tổng trưởng phải bổ nhiệm trong Giáo triều Rôma. Tất cả các vị trí này theo truyền thống đều do các Hồng Y phụ trách.
Điều này, cộng với việc cải cách và tái cấu trúc Giáo triều đang diễn ra, sẽ mang lại cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô cơ hội mở rộng Hồng Y đoàn, do đó có ảnh hưởng lớn hơn đến việc người kế vị ngài sẽ là ai.
Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã qua tuổi 80 vào ngày 1 tháng Tư, 2018. Từ đó đến nay Việt Nam không có Hồng Y cử tri. Cho nên, chúng ta có lý do để hy vọng rằng trong năm nay có thể có một tân Hồng Y Việt Nam.
Cố nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô có cách hành động hơi khó đoán. Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, ngài tấn phong Hồng Y cho Đức Cha Cornelius Sim của Brunei, một quốc gia chỉ có 16,803 người Công Giáo sinh hoạt trong 3 giáo xứ và chỉ có 3 linh mục. Tuy nhiên, việc tấn phong này đã tạo ra một phản ứng ngược từ chính quyền Hồi Giáo Brunei. Họ tỏ ra kinh ngạc và khó hiểu đối với diễn biến này và coi đây là một “âm mưu của Vatican”. Vì chuyện này, và lấy lý do đại dịch coronavirus, Giáng Sinh 2020 tại Brunei đã trở nên khó khăn hơn bao giờ.
Source:Catholic News Agency
2. Các chuyên gia y tế lo ngại về chuyến tông du Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đang bày tỏ lo ngại về chuyến tông du Iraq sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, do tình trạng nhiễm coronavirus ở đó đang gia tăng mạnh, hệ thống chăm sóc sức khỏe mỏng manh và khả năng người dân Iraq sẽ kéo đến gặp ngài là điều khó tránh khỏi.
Không ai muốn nói với Đức Phanxicô rằng hãy từ bỏ chuyến tông du này, và chính phủ Iraq có mọi lợi ích trong việc thể hiện sự ổn định tương đối của mình bằng cách chào đón vị giáo hoàng đầu tiên đến nơi sinh của Tổ Phụ Abraham. Chuyến đi từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 dự kiến sẽ cung cấp một động lực tinh thần rất cần thiết cho các Kitô hữu bị bách hại ở Iraq trong khi thúc đẩy hơn nữa nỗ lực xây dựng cầu nối của Vatican với thế giới Hồi giáo.
Nhưng từ quan điểm dịch tễ học thuần túy, chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Iraq trong bối cảnh đại dịch toàn cầu là điều không nên, các chuyên gia y tế nói.
Madani sinh ra tại Iran, đồng tác giả của một bài báo trên tờ The Lancet năm ngoái về phản ứng không đồng đều của khu vực đối với COVID-19, lưu ý rằng Iraq, Syria và Yemen không đủ khả năng đối phó, do họ vẫn đang phải vật lộn với các cuộc nổi dậy cực đoan và có 40 triệu người những người cần viện trợ nhân đạo.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Madani cho biết những người Trung Đông được biết đến với lòng hiếu khách và cảnh báo rằng sự nhiệt tình của người dân Iraq trong việc chào đón một người kiến tạo hòa bình như Đức Phanxicô đến một vùng bị chiến tranh tàn phá có thể dẫn đến việc vô tình vi phạm các biện pháp kiểm soát virus.
“Điều này có thể dẫn đến rủi ro không an toàn hoặc nguy cơ dịch bệnh lan rộng nhanh chóng”, cô nói.
Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, đã tỏ ra ngoại giao hơn khi được hỏi về an toàn trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tới Iraq. Họ nói rằng các nước nên đánh giá rủi ro của sự kiện này đối với tình trạng lây nhiễm, và sau đó quyết định xem có nên hoãn lại hay không.
Maria Van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết. “Vấn đề là xem xét tình hình dịch tễ trong nước và sau đó bảo đảm rằng nếu sự kiện đó diễn ra, nó có thể diễn ra một cách an toàn nhất có thể”.
Source:AP
3. Bất chấp các chỉ thị của Tòa Thánh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức cho biết sẽ tiếp tục cho người Tin lành rước lễ.
Giám mục Georg Bätzing nói với các nhà báo trong một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 2 rằng cần phải tôn trọng “quyết định cá nhân của lương tâm” của những người muốn rước lễ.
CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo rằng Giám Mục Bätzing đã trả lời câu hỏi về đề xuất gây tranh cãi về “mối hiệp thông Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Đề xuất này được đưa ra bởi Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, được biết đến với tên viết tắt tiếng Đức là ÖAK, trong một tài liệu năm 2019 có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”.
ÖAK đã thông qua văn bản dưới sự đồng chủ tịch của Giám Mục Bätzing và Giám mục Tin lành Lutheran đã nghỉ hưu Martin Hein.
Khi được hỏi ngài sẽ trả lời như thế nào nếu một người theo đạo Tin lành đến tìm ngài để rước lễ, ngài nói với các phóng viên: “Tôi không có vấn đề gì với điều đó và tôi thấy mình phù hợp với các tài liệu của Giáo hoàng”.
Vị giám mục 59 tuổi nói thêm rằng đây đã là một “thông lệ” ở Đức “vào mỗi Chúa Nhật” và các linh mục trong Giáo phận Limburg của ngài phải làm như thế nếu không muốn đối mặt với những hậu quả tiêu cực khi một trường hợp từ chối Mình Thánh Chúa được báo cáo với ngài.
Giám mục Georg Bätzing nhấn mạnh rằng không nên “mời đại trà tất cả mọi người”. Nhưng điều quan trọng là phải thể hiện “sự tôn trọng đối với quyết định cá nhân của lương tâm của cá nhân” khi lên rước lễ.
“Tôi không từ chối Thánh Thể đối với một người theo đạo Tin lành nếu anh ta yêu cầu”, ngài nói.
ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Tổ chức này độc lập với cả Hội đồng Giám mục Công Giáo Đức lẫn Hiệp hội Tin lành ở Đức, gọi tắt là EKD, một tổ chức đại diện cho 20 nhóm Tin lành. Nhưng ÖAK thông báo cho cả hai cơ quan về những cuộc tranh luận của nó.
Trong một tài liệu được công bố vào năm 2019 do ÖAK soạn thảo có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”, tổ chức này cho rằng các nghiên cứu của họ cho thấy “thực hành cùng nhau tham dự vào các buổi cử hành Rước Lễ hay Thánh Thể, trong khi tôn trọng các truyền thống phụng vụ của nhau, là có cơ sở về mặt thần học”, và dự kiến một “chia sẻ Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Hội Đồng Giám Mục Đức dự kiến sẽ bỏ phiếu về đánh giá của nhóm ÖAK vào cuối tháng 9, 2020 nhưng cuộc bỏ phiếu đã bị hoãn lại do sự can thiệp của Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF.
Trong một lá thư gửi cho Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, CDF nói rằng đề xuất này không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.
Đáp lại, ÖAK đã công bố tuyên bố dài 26 trang vào ngày 24 tháng Giêng để đáp lại đánh giá quan trọng của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, gọi tắt là CDF, về đề xuất của nhóm liên quan đến “lòng hiếu khách có đi có lại trong bí tích Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo, đã can thiệp vào vấn đề này. Ngài đã bày tỏ sự “kinh ngạc” trước tuyên bố của ÖAK.
Đức Hồng Y Kurt Koch nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài đã ngạc nhiên tột cùng trước giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ trong tuyên bố, cũng như nội dung và thời điểm của nó.
Source:Catholic News Agency
4. Tuyên bố của Tổng giáo phận New Orleans về thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của Johnson & Johnson
Tổng giáo phận New Orleans đã ra một tuyên bố liên quan đến thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của tập đoàn Johnson & Johnson. Toàn văn như sau:
Đã có nhiều cuộc thảo luận về vắc-xin COVID-19 mới nhất được cung cấp cho công chúng như một phương tiện để kiểm soát đại dịch. Đối với người Công Giáo nói riêng, đã có nhiều cuộc thảo luận và tranh luận về các vấn đề luân lý và đạo đức xung quanh việc phát triển vắc-xin liên quan đến việc sử dụng các dòng tế bào có vấn đề về mặt đạo đức được tạo ra từ hai vụ phá thai, một vụ xảy ra vào những năm 1970 và một vụ khác xảy ra vào những năm 1980.
Tổng giáo phận New Orleans, dưới sự hướng dẫn của Vatican, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia khẳng định rằng mặc dù đã có một số thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trong đó sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai, nhưng hai loại vắc-xin hiện có sẵn từ Pfizer và Moderna không dựa vào các dòng tế bào từ việc phá thai trong quá trình sản xuất và do đó có thể được chấp nhận về mặt đạo đức đối với người Công Giáo vì mối liên hệ với phá thai là vô cùng xa vời.
Với cùng một trách vụ hướng dẫn như thế, tổng giáo phận phải cảnh giác người Công Giáo rằng loại vắc xin mới nhất từ công ty Janssen của tập đoàn Johnson & Johnson là có vấn đề về mặt đạo đức vì nó sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai trong quá trình phát triển và sản xuất vắc xin như trong thời gian thử nghiệm.
Chúng tôi khẳng định rằng quyết định nhận vắc-xin COVID-19 vẫn là quyết định của cá nhân sau khi tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người đó. Chúng tôi cũng khẳng định rằng lập trường của Giáo hội là không có cách nào giảm bớt hành vi sai trái của những người đã quyết định sử dụng các dòng tế bào từ việc phá thai để làm vắc xin. Khi làm như vậy, chúng tôi khuyên rằng nếu có sẵn vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, người Công Giáo nên chọn nhận một trong hai loại vắc-xin đó hơn là nhận vắc-xin mới của Johnson & Johnson vì nó được sử dụng rộng rãi trên các dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai.
Source:Catholic News Agency
5. Các con số thống kê về Giáo Hội Iraq
Tại Iraq, chúng ta có các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh, Chanđê, Armenia, Syria, và Melkite. Các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê, Armenia, Syria, và Melkite đều hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
Tổng cộng tại Iraq có 17 giáo phận và tổng giáo phận, trong đó có một tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad, 10 giáo phận và tổng giáo phận theo nghi lễ Chanđê, bốn giáo phận theo nghi lễ Syria, một giáo phận nghi lễ Armenia, và một giáo phận theo nghi lễ Melkite.
Tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad do Đức Tổng Giám Mục Jean Benjamin Sleiman, 74 tuổi cai quản bao gồm 3 giáo xứ, với 11 linh mục dòng, 11 linh mục triều, 171 nữ tu và 13 nam tu sĩ không có chức linh mục. Tổng cộng có khoảng 2,500 người Công Giáo.
Theo niên giám 2019 trong đó tính chung tất cả các nghi lễ, tổng cộng có 145 linh mục, 345 nữ tu, 124 giáo xứ. Giáo Hội điều hành 8 bệnh viện Công Giáo.
Source:Catholic World News
6. Đức Thánh Cha là vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành thánh lễ bằng nghi thức Chanđê
Khu vực mà ngày nay là Iraq đóng một vai trò quan trọng trong Kinh thánh: Truyền thống của các Giáo Hội Đông phương tin rằng Chúa lấy bùn từ sông Tigris để tạo ra người đàn ông; cũng chính tại nơi này người ta tìm thấy những tàn tích nơi sinh của Tổ Phụ Áp-ra-ham, là thành Ur; và Đồng bằng Ninivê là địa điểm được đề cập đến trong Sách Giô-na.
Đối với Đức Phanxicô, chuyến đi là một sứ mệnh gồm ba phần: thứ nhất là khuyến khích cộng đồng Kitô hữu địa phương, vốn là nạn nhân triền miên của bách hại và chủ nghĩa cực đoan; thứ hai là theo đuổi đối thoại với Hồi giáo Shiite; và thứ ba là gặp gỡ với toàn thể quốc gia Iraq.
Chuyến tông du của Đức Phanxicô tới Iraq từ 5 đến 8 tháng Ba sẽ là chuyến đi đầu tiên của một vị Giáo hoàng tới Iraq, đất nước mà cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều đã cố gắng đến thăm nhưng không được. Đây cũng sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên của một vị Giáo hoàng với một Grand Ayatollah của nhánh Hồi giáo Shiite – là Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani, tại thành phố Najaf.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên một Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ theo nghi thức Chanđê, của Giáo Hội Công Giáo chiếm đa số tại Iraq.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin trình bày với quý vị và anh chị em một vài nét về từ ngữ Chanđê.
Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Thánh Tông đồ đã rao giảng cho những người thuộc đế quốc Parthian. Miền này bao gồm Iran, kéo dài về phương Bắc đến tận phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về phía Đông kéo dài đến tận Afghanistan, về phía Tây lấn qua một phần của Iraq ngày nay.
Các Thánh Tôma và Bácthôlômêo Tông đồ được xem là những vị đã sáng lập ra các Giáo Hội trong miền này thường được biết đến với danh xưng là Giáo Hội Babylon. Trong các nghi thức Phụng Vụ họ dùng ngôn ngữ Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng khi xuống thế làm người. Tuy nhiên, họ pha trộn ngôn ngữ này với tiếng địa phương, tạo thành tiếng Syriac, cũng được gọi là Syriac Aramaic hay Syro Aramaic hay Syrian Aramaic.
Vào năm 224 sau Chúa Giáng Sinh, đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Parthian. Giáo Hội Babylon tiếp tục được phát triển nhưng các hoàng đế Ba Tư muốn quốc gia hóa Giáo Hội này.
Năm 431, khi xảy ra Công Đồng Êphêsô để chống lại lạc giáo Nestôriô, các hoàng đế Ba Tư đã dung nạp những người theo lạc giáo này. Giáo Hội Babylon tách dần khỏi Rôma.
Vào năm 1552, bên trong Giáo Hội Babylon lại xảy ra ly giáo. Giám Mục Yohannan Sulaqa tuyên bố trở thành Thượng Phụ và hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Giáo Hội mới này được gọi là Giáo Hội Công Giáo của những người Chanđê, tiếng Latinh là Ecclesia Chaldaeorum Catholica. Cụm từ “người Chanđê” để chỉ những người trước đây trong Giáo Hội Giáo Hội Babylon nay trở thành người Công Giáo.
Tuy nhiên, vào năm 1672, vị Thượng Phụ đứng đầu Giáo Hội đó là Dinkha lại từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh. Những người từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh dùng danh xưng “Giáo Hội Assyriô Đông phương”.
Như vậy, từ một Giáo Hội Babylon ban đầu, ngày nay có 3 Giáo Hội là Chính Thống Giáo nghi lễ Syria, Giáo Hội Công Giáo Chanđê, và Giáo Hội Assyriô Đông phương. Phụng Vụ của cả 3 Giáo Hội đều dùng tiếng Syriac hay nói chính xác hơn là Syriac Aramaic.
Source:Wiki