Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/03: Tinh thần lạc quan của Mùa Chay - Suy Niệm: Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:01 03/03/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:11 03/03/2022
5. Anh đi trên đường gặp tử thi hôi thối thì nhất định bịt mũi mà đi qua, bằng không thì là người ngu ngốc; lời khoa trương vào tai và nhập vào lòng thì làm tổn thương nhân đức, nếu không xa tránh thì càng là người ngu si.
(Thánh Christopher)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:17 03/03/2022
11. THẦY GIÁO UỐNG NƯỚC
Có một thầy giáo dạy lớp vỡ lòng đưa ra một chủ đề gọi là “uống nước” và kêu học sinh làm văn.
Một học sinh viết:
- “Buổi sáng uống nước, buổi tối uống nước, không có lúc nào là không uống nước”;
Một học sinh khác viết:
“Hôm nay uống nước, ngày mai uống nước, không có ngày nào là không uống nước”.
Thầy giáo phê:
- “Thế thì trôi chết mẹ cả thánh nhân, đánh mày một trăm roi”.
(Quảng Đàm Trợ)
Suy tư 11:
Lớp vỡ lòng thì đương nhiên “văn chương” của học trò cũng vỡ lòng, cho nên không nên trách học trò không biết làm văn, nhưng nên trách mình (thầy giáo) ra đề văn không hợp với trình độ...vỡ lòng.
Có một vài nhà thờ, khi đọc kinh trong nhà thờ thì các ông trùm ông câu ông biện đi lui đi tới, xách tai em này ngủ gục, la mắng em kia nói chuyện; ngoài nhà thờ thì cha sở cầm cái roi giấu sau lưng, đi quanh nhà thờ, hể thấy trẻ em chưa vào nhà thờ là đuổi theo đánh, nạt nộ...
Trình độ giáo lý và nhận thức về tôn giáo của các em còn kém, đừng bắt chúng làm những “đề” mà ngay cả người lớn cũng chưa làm được, bởi vì Đưc Chúa Giê-su chưa hề tát tai và đuổi các trẻ em ra khỏi nhà thờ...
Cách dạy trẻ em hay nhất là người lớn làm gương trước, nhất là trong đời sống đạo hạnh, thì lo gì các em không vào nhà thờ tham dự thánh lễ chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thầy giáo dạy lớp vỡ lòng đưa ra một chủ đề gọi là “uống nước” và kêu học sinh làm văn.
Một học sinh viết:
- “Buổi sáng uống nước, buổi tối uống nước, không có lúc nào là không uống nước”;
Một học sinh khác viết:
“Hôm nay uống nước, ngày mai uống nước, không có ngày nào là không uống nước”.
Thầy giáo phê:
- “Thế thì trôi chết mẹ cả thánh nhân, đánh mày một trăm roi”.
(Quảng Đàm Trợ)
Suy tư 11:
Lớp vỡ lòng thì đương nhiên “văn chương” của học trò cũng vỡ lòng, cho nên không nên trách học trò không biết làm văn, nhưng nên trách mình (thầy giáo) ra đề văn không hợp với trình độ...vỡ lòng.
Có một vài nhà thờ, khi đọc kinh trong nhà thờ thì các ông trùm ông câu ông biện đi lui đi tới, xách tai em này ngủ gục, la mắng em kia nói chuyện; ngoài nhà thờ thì cha sở cầm cái roi giấu sau lưng, đi quanh nhà thờ, hể thấy trẻ em chưa vào nhà thờ là đuổi theo đánh, nạt nộ...
Trình độ giáo lý và nhận thức về tôn giáo của các em còn kém, đừng bắt chúng làm những “đề” mà ngay cả người lớn cũng chưa làm được, bởi vì Đưc Chúa Giê-su chưa hề tát tai và đuổi các trẻ em ra khỏi nhà thờ...
Cách dạy trẻ em hay nhất là người lớn làm gương trước, nhất là trong đời sống đạo hạnh, thì lo gì các em không vào nhà thờ tham dự thánh lễ chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy
Lm. Minh Anh
18:37 03/03/2022
NƠI TÔN GIÁO ĐÍCH THỰC ĐƯỢC TÌM THẤY
“Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn không?”.
Thật hóm hỉnh, câu nói của Richard Foster, “‘Fasting is Feasting’, ‘Ăn chay là Ăn tiệc’. Cách bạn nhịn ăn tuỳ thuộc vào người bạn muốn gây ấn tượng. Nếu việc nhịn ăn là vì lợi ích thiêng liêng của bạn và vì vinh hiển của Thiên Chúa, thì không cần ai khác phải tán thưởng sự cam kết của bạn. Sự chay tịnh của bạn tự nó đã là một ‘tiệc mừng’, ‘nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Ăn chay là Ăn tiệc’. Tin Mừng hôm nay xác thực nhận định của Richard Foster! Chúa Giêsu nói đến một chay tịnh thực, “Sẽ có ngày chàng rể ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay”. Nơi Ngài, một Thiên Chúa là tân lang đích thực đang hạ cố để cưới lấy nhân loại tổn thương; chay tịnh là sự thanh tẩy cần thiết của tình yêu hầu mỗi người xứng đáng tham dự tiệc cưới ‘Chúa & người’ này. Một chay tịnh như thế, tự nó đã là một ‘tiệc mừng’, ‘nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy’.
Thật thú vị, thông điệp của Isaia trong bài đọc hôm nay, vốn được viết cách đây hàng ngàn năm, vẫn phù hợp cho thời đại chúng ta, “Ngày ăn chay, các ngươi lo dàn xếp công việc làm ăn, các ngươi hối thúc mọi người làm công. Phải, các ngươi ăn chay trong sự cãi vã, ẩu đả và đánh nhau hung tợn. Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn không?”. Khuyến cáo của Isaia sẽ được Chúa Giêsu lặp lại trong các sách Tin Mừng; giáo huấn và hành động của Ngài đồng tình hoàn toàn với Isaia, “Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức; chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp rước kẻ phiêu bạt không nhà”. Chính khi thực hiện những điều này, chúng ta đã thực sự sống tinh thần Mùa Chay, cũng là tinh thần của Bài Giảng Trên Núi, ‘nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy’ mà Chúa Giêsu đã công bố; nó còn công nghiệp hơn việc giữ chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, hơn cả việc kiêng khem các thức ăn, thức uống khác.
Với Isaia, với Chúa Giêsu, và với Giáo Hội, điều quan trọng thực sự của việc sống Mùa Chay là làm sao mỗi người trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa; từ đó, trải nghiệm việc xót thương tha nhân, cả những người ở ‘vùng ngoại biên’, tiếp cận họ với một tình yêu Thiên Chúa đã dành cho mình; đối xử với mọi người cách tôn trọng, bằng cách trân quý phẩm giá của họ. Như vậy, chính sự vươn xa trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đồng loại mới là cốt lõi của chay tịnh. Không có điều đó, ăn chay không có giá trị! Isaia nói tiếp, “Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông, vết thương của ngươi sẽ chóng lành”. Sự sáng nào? Sự sáng của niềm tin, ‘nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy’. Vết thương nào? Vết thương của tội lỗi, của việc thiếu tình thương và trách nhiệm đối với tha nhân nơi chúng ta; vết thương của thói đạo đức giả và tôn giáo sai lầm!
Anh Chị em,
Vậy đâu là ‘nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy?’. Đó chính là trái tim con người cùng với ước muốn của nó là được hoà nhập trong trái tim của Thiên Chúa. Một khi biết mình được Chúa xót thương; cùng lúc, thực thi thương xót đối với tha nhân thì đó là lúc chúng ta đang chay tịnh tâm hồn, đang uốn con tim mình nên giống con tim của Chúa. Vì thế, “Ngày chàng rể ra đi”, chính là lúc này! Chúa Giêsu đã trở lại trong vinh quang Chúa Cha; vì thế, như Phaolô, chúng ta có trách nhiệm tiếp tục “Mang lấy vào thân cho đủ mức, những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, vì lợi ích cho thân thể Ngài là Hội Thánh”. Cùng với sự trợ giúp của Thánh Thần, chúng ta xả thân hy sinh cho công cuộc của Chúa Giêsu, mang lại ân sủng cho chính mình và cho người khác. Như vậy, ở bất cứ thời nào, ai ‘ăn chay’ như thế, thì niềm vui sẽ ùa về; và cách hiển nhiên, tiệc mừng đã được dọn ngay chính trong lòng họ. ‘Ăn chay là Ăn tiệc’, tất cả chỉ có thế! Niềm tin cộng hưởng niềm vui bác ái; rõ ràng, đó là ‘nơi tôn giáo đích thực được tìm thấy!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dạy con vui tươi đi vào Mùa Chay như đi dự tiệc; cho con đừng sợ bỏ mình, vì con đang vươn tới Chúa với những phần thưởng tự chọn cho mình, ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cựu tổng thống El Salvador bị buộc tội về vụ thảm sát sáu linh mục Dòng Tên năm 1989
Đặng Tự Do
06:12 03/03/2022
Alfredo Cristiani và các cựu sĩ quan quân đội phải đối mặt với phiên tòa trong một quá trình dài để đưa những kẻ chủ mưu vụ giết người ra trước công lý
Các công tố viên ở El Salvador đã buộc tội cựu tổng thống Alfredo Cristiani về vụ thảm sát năm 1989 giết chét sáu linh mục Dòng Tên, và đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế.
Các công tố viên cũng đã công bố cáo buộc chống lại hàng chục người khác, bao gồm cả các cựu sĩ quan quân đội, về vụ thảm sát. Danh sách các cáo buộc xem ra sẽ bao gồm những kẻ giết người, khủng bố và âm mưu.
Bộ trưởng Tư pháp, Rodolfo Delgado, đã viết trên tài khoản Twitter của mình rằng văn phòng của ông “quyết tâm truy đuổi những người bị buộc tội đã ra lệnh cho sự kiện đáng tiếc và bi thảm này”.
Cựu tổng thống, người đã phục vụ từ năm 1989 đến năm 1994, đã phủ nhận bất kỳ dính líu hoặc biết về kế hoạch giết các linh mục.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 1989, một đơn vị biệt kích tinh nhuệ đã giết chết sáu linh mục - năm người Tây Ban Nha và một người Salvador - cùng với quản gia của họ và con gái của người quản gia trong cư xá của các linh mục. Những kẻ giết người cố gắng làm cho vụ thảm sát có vẻ như được thực hiện bởi những người du kích cánh tả.
Những nỗ lực ở El Salvador để điều tra và truy tố những kẻ chủ mưu của các vụ giết người trong cuộc nội chiến của đất nước đã bị khựng lại sau khi lệnh ân xá năm 1993 được ban bố sau chiến tranh. Tuy nhiên, các hoạt động pháp lý lại rộ lên sau khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố lệnh ân xá này là vi hiến vào năm 2016.
Cuộc điều tra đã bị đình chỉ khi các sĩ quan quân đội kháng cáo vụ việc lên tòa án tối cao vào năm 2019. Nhưng vào tháng Giêng, tòa án đã ra lệnh mở lại cuộc điều tra.
Chín thành viên của quân đội ban đầu bị đưa ra xét xử, nhưng một tòa án đã miễn tội cho bảy người trong số họ. Hai sĩ quan đã thụ án ngắn hạn nhưng được trả tự do vào năm 1993 theo lệnh ân xá.
Sau khi tòa án tối cao phát hiện lệnh ân xá vi hiến, một thẩm phán đã ra lệnh cho một trong những sĩ quan đó, Đại tá Guillermo Benavides, trở lại nhà tù nơi anh ta vẫn đang ở đó.
Trong khi vụ án bị đình trệ tại quê nhà, một tòa án Tây Ban Nha vào năm 2020 đã kết án cựu Đại tá Salvador Col Inocente Orlando Montano 133 năm tù vì tội giết các linh mục.
Tòa án gọi vụ thảm sát là “khủng bố nhà nước” được thực hiện bởi các nhóm lợi ích quyền lực, bao gồm cả Cristiani, nhằm “giữ các vị trí đặc quyền của họ trong các cơ cấu quyền lực”.
Source:The Guardian
Xung đột Ukraine: Người Công Giáo ở Rome cầu nguyện cho hòa bình
Đặng Tự Do
06:13 03/03/2022
Những người Công Giáo sống ở Rôma đã họp nhau vào hôm thứ Sáu để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.
Ngôi thánh đường nhỏ kính hai thánh Sergius và Bacchus đã chật kín đến mức tràn ngập ra bên ngoài trong buổi kinh chiềuvào tối ngày 25 tháng 2, một ngày sau khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Một số người tham dự buổi lễ là những người qua đường đã chú ý đến ngôi thánh đường Ukraine và dừng lại để cầu nguyện chung với cộng đoàn mà quê hương họ đang chịu nhiều thử thách.
Nhà thờ là giáo xứ ở Rôma của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương kể từ năm 1970. Nhà thờ có một bản sao của một bức tượng linh thiêng của Ukraine, Đức Mẹ Zyrowice.
Có ba giáo xứ Công Giáo Ukraine ở Rôma, cũng như các nhà thờ khác có các Lễ nghi phụng vụ ngày Chúa nhật bằng tiếng Ukraine.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, đại diện cho Giáo phận Rôma, đã khai mạc buổi cầu nguyện bằng một bài diễn văn ngắn.
“Chúng ta ở đây để cầu xin Chúa, với tất cả sức mạnh của Người, ban cho chúng ta sự bình an”
Vào cuối giờ Kinh Chiều, Đức Cha Dionisio Paulo Lachovicz, thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Ý, đã phát biểu trước cộng đoàn.
Đức Ông Pierpaolo Felicolo, từ văn phòng nhập cư giáo phận Rôma, cho biết cộng đồng người Ukraine “là một cộng đồng chăm chỉ, tích cực đồng hành cùng người già, trong công việc gia đình và mọi người đều ở đây với triển vọng có thể giúp đỡ những người thân đang ở lại Ukraine”.
“Mối quan tâm có thể nhìn thấy và sờ thấy, bởi vì mọi người đều có thành viên gia đình và bạn bè đang chiến đấu hoặc tị nạn trong các ga tàu điện ngầm,” Cha Felicolo nói.
Theo Giáo phận Rôma, Cha Taras Ostafiiv, cha sở của nhà thờ hai thánh Sergius và Bacchus, cho biết nhà thờ “mở cửa từ 6:30 sáng cho đến tối muộn và nhiều người đến ngay cả khi nghỉ làm để dâng lên một lời cầu nguyện. Mọi người đều liên lạc chặt chẽ với gia đình của họ, những người đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh khủng khiếp này”.
Olga, một người mẹ có một đứa con nhỏ, và đang mang thai đứa con khác, nói: “Chúng tôi đang cầu nguyện, bởi vì chúng tôi có thể làm gì khác?”
Olga muốn trở lại Ukraine trong năm nay để gần gũi với gia đình hơn. “Nhưng bây giờ…” cô hạ giọng nói nhỏ và thở dài.
Cô cho biết đã không ngủ suốt đêm và nhận được nhiều tin nhắn từ gia đình và bạn bè đang cố gắng trốn khỏi Ukraine.
Một số người thân trong gia đình của cô ở gần biên giới phía tây với Ba Lan. Các thành viên khác trong gia đình ở trung tâm đất nước đang cố gắng chạy về miền tây Ukraine, nơi được cho là an toàn hơn.
Source:Catholic News Agency
Những điều cần biết về Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine
Đặng Tự Do
06:14 03/03/2022
Mặc dù phần lớn dân số Ukraine theo Chính thống giáo phương Đông, nhưng người Công Giáo là một trong số những người đang phải chịu đựng những đau khổ trong bối cảnh Nga xâm lược đất nước. Quân đội Nga đã tiến vào Ukraine tại một số điểm hôm thứ Năm, và các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu quân sự và các thành phố cũng đã được báo cáo.
Dưới đây là những điều cần biết về dân số Công Giáo của Ukraine:
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương
Khoảng 9 phần trăm người Ukraine là Công Giáo Đông phương, có nghĩa là họ là những người Công Giáo thuộc các Giáo Hội theo nghi thức Byzantine. Phần lớn trong số này là một phần của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, được lãnh đạo bởi Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuck của Tòa Giám Mục Kiev-Halych.
Nghi thức Byzantine cử hành phụng vụ theo hình thức được sử dụng bởi các Giáo hội Chính thống Đông phương, thường là dùng Phụng vụ Thánh của Thánh Gioan Kim Khẩu
Người Công Giáo Đông phương Ukraine tập trung ở các vùng phía tây của đất nước giáp với Ba Lan, đặc biệt là Lviv. Tuy nhiên, có 16 giáo phận hoặc miền giám quản tông tòa của Giáo hội trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Crimea, Luhansk và Donetsk.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine bắt nguồn từ thời kỳ Ki-tô hóa Kievan Rus vào thế kỷ thứ 10. Cả ba quốc gia Ukraine, Nga và Belarus đều tuyên bố Kievan Rus là căn cội của mình. Sự kiện đó cũng hình thành cội nguồn của Giáo Hội Chính thống Nga, Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và Giáo Hội Chính thống Ukraine.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine cũng có cộng đồng người hải ngoại, với sự hiện diện khá lớn ở Hoa Kỳ, Canada, Ba Lan và Brazil, và các cộng đồng nhỏ hơn ở những nơi khác ở Âu Châu, Á Căn Đình và Úc.
Người Công Giáo theo nghi thức Latinh
Cũng có một hệ thống phẩm trật theo nghi thức Latinh, hoặc Rôma, ở Ukraine, với khoảng 1 phần trăm dân số. Họ cũng tập trung ở phía tây của đất nước, với sáu giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Lviv, và có quan hệ văn hóa với Ba Lan và Hung Gia Lợi.
Các Giáo Hội khác
Ukraine cũng là quê hương của Công Giáo Ruthenia trong giáo phận Mukachevo, và Công Giáo Armenia trong tổng giáo phận Lviv.
Giáo Hội Công Giáo Ruthenia cũng sử dụng nghi thức Byzantine, và nằm ở trung tâm của một vùng giáp với bốn nước láng giềng phía tây của Ukraine. Có gần 320,000 người Công Giáo trong giáo phận Mukachevo, là những người được chăm sóc bởi khoảng 300 linh mục.
Có một tổng giáo phận Công Giáo Armenia ở Lviv, mặc dù tổng giáo phận đã bị trống tòa kể từ Thế chiến II. Người Công Giáo Armenia ở Ukraine có số lượng rất ít, và thường được giao cho các linh mục của các Giáo Hội Công Giáo khác chăm sóc mục vụ.
Bách hại
Các Giáo Hội Công Giáo đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Ukraine khi đất nước này còn là một phần của Liên bang Xô viết, và sự xung đột được lặp lại giữa Nga và Ukraine trong thập niên 2010 kéo theo lo ngại về xung đột giáo phái và bách hại.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine bị đặt ngoài vòng pháp luật dưới sự cai trị của Liên Xô, từ năm 1946 đến năm 1989, và Giáo Hội Công Giáo Ruthenia bị đàn áp vào năm 1949.
Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea và các cuộc xung đột vũ trang ở các khu vực biên giới khác giữa lực lượng quân đội Ukraine, các nhóm phiến quân thân Nga và binh lính Nga, Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine lúc đó đã cảnh báo về sự quay trở lại của cuộc bách hại vì sự bành trướng của Nga sang lãnh thổ Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Thomas Gullickson cho biết: “Nguy cơ bách hại Giáo Hội Công Giáo Đông phương xảy ra ở mọi khu vực của Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Gullickson là Sứ thần tại Ukraine từ năm 2011 đến năm 2015, và ngài nghỉ hưu vào năm 2020, ở tuổi 70.
Ngài cho biết vào tháng 9 năm 2014 với các giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ “Mọi tuyên bố phát ra từ Điện Cẩm Linh gần đây đều để lộ rõ sự thù địch và bất khoan dung của Chính thống giáo Nga đối với người Công Giáo Đông phương gốc Ukraine”.
Ngài tuyên bố: “Không có lý do gì để loại trừ khả năng xảy ra một cuộc đàn áp toàn diện mới đối với Giáo Hội Công Giáo Đông phương-Ukraine như đã xảy ra vào năm 1946 với sự đồng lõa của các anh em Chính thống giáo và sự chúc lành của Mạc Tư Khoa”.
Nhiều giáo sĩ Công Giáo Rôma và Công Giáo Đông phương đã bị buộc phải rời khỏi Crimea sau khi vùng này bị sáp nhập. Cả Công Giáo Rôma và Đông phương đều gặp khó khăn trong việc đăng ký quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của Giáo Hội và bảo đảm quyền cư trú hợp pháp cho các giáo sĩ của họ.
Dưới thời Liên Xô, 128 linh mục, giám mục và nữ tu của Giáo Hội Công Giáo Ruthenia đã bị đưa vào nhà tù hoặc bị đưa đi đày ở Siberia. Giáo phận Mukachevo có 36 linh mục tử vì đạo trong cuộc bách hại.
Chân phước Theodore Romzha đã là Giám mục Công Giáo Ruthenia của giáo phận Mukachevo trong ba năm trước khi ngài bị ám sát vào năm 1947 bởi NKVD theo lệnh của Nikita Khrushchev, người lúc đó là bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine.
Chân phước Romzha nằm trong nhóm hơn 20 vị tử đạo người Ukraine của thế kỷ 20 đã được Thánh Gioan Phaolô II phong chân phước trong chuyến viếng thăm Ukraine năm 2001.
Source:Catholic News Agency
Linh đạo Thánh Thể và Thánh Mẫu của Đấng Đáng Kính François-Xavier Nguyễn Văn Thuận: Con mang Chúa theo cả ngày lẫn đêm
Vũ Văn An
16:44 03/03/2022
Cha François-Marie Léthel, Dòng Cát Minh không đi giầy (ocd), vốn là thư ký của Giáo hoàng Hàn lâm viện Thần học và là giáo sư tại Khoa Thần học Giáo hoàng “Teresianum”, người đã giảng tĩnh tâm Mùa Chay tại Vatican năm 2011, về chủ đề: “Ánh sáng của Chúa Kitô trong lòng Giáo hội - Gioan Phaolô II và thần học của các thánh”. Kể từ năm 2004, ngài cũng là cố vấn cho Bộ Phong Thánh. Ngài hay đọc và suy niệm các trước tác của Đấng Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trên trang mạng của Zenit, ấn bản tiếng Pháp, ngài hay viết về vị Đáng Kính người Việt Nam này. Chúng tôi xin chuyển một bài viết của ngài trên Zenit sang tiếng Việt (https://fr.zenit.org/2020/03/29/je-porter-vous-avec-moi-jour-et-nuit-la-spiritualite-eucharistique-et-mariale-du-card-van-thuan).
Đấng Đáng kính François-Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) cung cấp cho toàn thể Giáo hội một linh đạo Thánh Thể và Thánh Mẫu tuyệt vời, hoa trái của kinh nghiệm huyền nhiệm sâu xa của ngài khi sống trong tù. Bị bắt ngày 15 tháng 8 năm 1975, ngài phải ở tù hơn 13 năm, trong đó có 9 năm biệt giam, cho đến khi được trả tự do vào ngày 21 tháng 11 năm 1988. Đối với ngài, hai lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Dâng Con vào Đền Thờ có ý nghĩa rất lớn trong việc làm sáng tỏ giai đoạn bi đát này của cuộc đời ngài. Thật vậy, với Đức Maria, Văn Thuận sống một kinh nghiệm huyền nhiệm sâu xa, lấy Bí tích Thánh Thể làm trung tâm, trong mọi chiều kích của hy lễ, hiện diện thực sự, hiệp thông và thờ lạy.
Một lời cầu nguyện viết trong tù
Sau một năm đầu vô cùng khốn khổ trong tù, ngày 7 tháng 10 năm 1976, Đức Cha Thuận đã viết lời cầu nguyện tuyệt đẹp sau đây tóm tắt tất cả linh đạo Thánh Thể của ngài:
Lạy Chúa Giêsu yêu dấu, tối nay, tận cuối phòng giam của con, không ánh sáng, không cửa sổ, rất nóng, với một niềm tiếc nuối mãnh liệt con nghĩ tới cuộc đời mục tử của con.
Giám mục trong 8 năm tại cư sở đó, cách phòng giam của con hai cây số, trên cùng một con đường, cùng một bãi biển… Con nghe thấy tiếng sóng biển Thái Bình Dương và tiếng chuông của nhà thờ chính tòa!
Lúc đó, con cử hành với đĩa và chén thánh mạ vàng,
bây giờ với máu của Chúa trong lòng bàn tay con.
Lúc đó, con đến viếng Chúa ở nhà tạm,
bây giờ con mang Chúa theo con, ngày và đêm, trong túi của con.
Lúc đó, con cử hành Thánh lễ trước hàng ngàn tín hữu;
bây giờ trong bóng tối của đêm khuya, phân phối hiệp lễ dưới những chiếc màn chống muỗi.
Lúc đó, con giảng Linh Thao cho các linh mục, tu sĩ, giáo dân...
bây giờ chính một linh mục, cũng là một tù nhân, giảng Linh thao của Thánh Inhaxiô cho con qua những vết nứt trên vách ngăn.
Lúc đó, con ban phép lành trọng thể với Mình Thánh Chúa trong nhà thờ chính tòa,
bây giờ con chầu Thánh Thể mỗi tối lúc 9 giờ tối, trong im lặng, hát với giọng trầm thấp bài Tantum Ergo và Salve Regina, kết thúc bằng lời cầu nguyện ngắn gọn này:
Bây giờ, lạy Chúa, con vui mừng nhận mọi sự từ tay Chúa: mọi buồn phiền, đau khổ, thống khổ, cho đến cái chết của chính con. Amen [1]».
Nhiều linh mục thánh thiện đã cử hành thánh lễ trong những điều kiện tương tự, trong các trại tập trung của Đức Quốc xã hoặc cộng sản. Đức cha Thuận coi Bí tích Thánh Thể là bí tích của kénose, tức là việc tự làm mình ra không của Chúa Kitô trong hoàn cảnh nghèo khổ và bé nhỏ cùng cực nhất, từ Bêlem đến Thập giá. Khía cạnh độc đáo nhất và là đỉnh cao của linh đạo Thánh Thể của ngài là việc luôn mang theo bên mình Mình Thánh Chúa. Chính trong lời cầu nguyện này, chúng ta tìm thấy biểu thức đặc trưng nhất của linh đạo ngài: Ngày đêm con mang theo Chúa!
Luôn mang theo Chúa Giêsu Thánh Thể bên mình
Văn Thuận sống điều này như một linh mục và giám mục, nhưng trong cùng một thời kỳ cộng sản đàn áp, các giáo dân dấn thân nhất cũng đã sống cùng một kinh nghiệm. Thật vậy, các Giám mục Việt Nam đã cho phép các tín hữu nam nữ này được phép mang Thánh Thể bên mình, để rước lễ ở những nơi mà các linh mục không thể đến được. Vào thời Cách mạng Pháp cũng vậy.
Sự kiện mang Mình Thánh đã được truyền phép này cũng đã đánh động Đức Tổng Giám Mục Huế, người đã viết trong báo cáo của mình với Rôma năm 1978: “Ngài có thói quen giữ một Mình Thánh nhỏ sau Thánh lễ”. Sau đó, ngài đã trải qua những giây phút đau khổ tột cùng với Chúa Giêsu tại vười Diệtsimani. Theo lời khai của em gái ngài, “khi nhìn thấy sự đau khổ của các tù nhân khác và nỗi đau khổ của chính mình, anh nhận ra rằng chỉ có sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể mới có thể mang lại ý nghĩa và sức mạnh cho hoàn cảnh sống của họ».
Văn Thuận không sợ chia sẻ linh đạo Thánh Thể này với người khác, như lời chứng của một linh mục viện trưởng Đại Chủng viện Giáo phận, người từng là tù nhân với ngài và đã giảng Linh thao của Thánh Inhaxiô cho ngài trong tù (linh mục Nguyễn Quang Thạnh?):
“Như một dấu hiệu của hy vọng, ngài đã tặng tôi một món quà khác mà tôi thấy rất quý giá. Với lon thiếc, ngài đã làm một chiếc nhẫn và đưa cho tôi, hỏi tôi đó là cái gì. Tôi trả lời rằng đó là một món đồ chơi, nhưng ngài bảo tôi rằng đó là một chiếc nhẫn, trong đó ngài giấu một mảnh nhỏ của Mình Thánh đã truyền phép, để tôi luôn mang theo Chúa Giêsu Thánh Thể bên mình. Tôi thấy điều đó thật phi thường và thậm chí bây giờ tôi còn cảm động trước những gì ngài đã làm cho tôi".
“Món quà vô cùng quý giá” đó mà Đức cha dành tặng cho người anh em linh mục của mình là một “nhà tạm tí hon” để đeo liên tục bên mình. Do đó, ngài đã chia sẻ khía cạnh mạnh mẽ nhất và táo bạo nhất của linh đạo Thánh Thể của ngài.
Sau này, sau khi được thả, Văn Thuận thường làm chứng về kinh nghiệm Thánh Thể đã mang ra sống trong tù này. Ngài đưa ra một trong những bản tóm tắt hay nhất trong cuốn sách Năm Chiếc bánh và hai con cá (xuất bản bằng tiếng Ý năm 1997). Chương IV có tựa đề: Bánh thứ tư: Sức mạnh duy nhất của tôi, Bí tích Thánh Thể.
“Sức mạnh duy nhất của tôi: Bí tích Thánh Thể”
Giám mục Thuận thường kể lại rằng, từ khi bắt đầu bị giam giữ, ngài đã lấy được một ít rượu trong một chai “thuốc chữa đau dạ dày”, có giấu những chiếc bánh nhỏ. Do đó, ngài có thể cử hành Thánh lễ mỗi ngày với ba giọt rượu trong lòng bàn tay và một mảnh bánh thánh trong tay kia. Ngài đã cử hành hoàn toàn một mình trong suốt thời gian bị cô lập. Vào những lần khác, ngài cử hành cho các anh em tù nhân, ngay trong những điều kiện tồi tệ nhất của sự khốn cùng và bẩn thỉu, chẳng hạn như trên chiếc thuyền chở ngài từ nam ra bắc cùng với hàng ngàn tù nhân khác, và sau đó vào trại cải tạo. Thánh lễ đã được cử hành như thế trong cảnh nghèo đói cùng cực nhất, trong tình huống kénose ấy, và cũng như vậy đối với việc lưu giữ Mình Thánh Chúa, trong các bình đựng và nhà tạm khiêm tốn nhất, do ngài trao cho các tù nhân Công Giáo, trong khi ngài luôn mang trên mình bánh thánh đã truyền phép:
Chúng tôi làm những túi nhỏ bằng giấy của bao thuốc lá, để giữ Mình Thánh Chúa. Chúa Giêsu Thánh Thể luôn ở với tôi trong túi áo của tôi. (…)
Mỗi tuần có một buổi nhồi sọ lý thuyết mà cả trại phải tham gia. Trong giờ nghỉ giải lao, với các đồng bạn Công Giáo của tôi, chúng tôi có cơ hội chuyển một gói nhỏ cho từng người trong bốn nhóm tù nhân khác: Mọi người đều biết rằng Chúa Giêsu đang ở giữa họ, và chính Người là Đấng chăm sóc mọi đau khổ thể chất và tinh thần.
Ban đêm, các tù nhân thay phiên nhau thờ lạy; Chúa Giêsu Thánh Thể giúp đỡ một cách tuyệt vời bằng sự hiện diện âm thầm của Người. Nhiều Kitô hữu trở lại với đức tin nhiệt thành trong những ngày này; ngay cả những người theo đạo Phật và những người ngoại đạo khác cũng trở lại. Sức mạnh của tình yêu của Chúa Giêsu không tài nào cưỡng lại được. Bóng tối của nhà tù trở thành ánh sáng, hạt giống đã nảy mầm dưới lòng đất trong cơn bão tố.
Tôi dâng Thánh lễ với Chúa: khi cho rước lễ, tôi dâng chính mình tôi cho Chúa để làm lương thực cho mọi người. Điều này có nghĩa là tôi luôn hoàn toàn phục vụ người khác. Mỗi lần dâng Thánh lễ, tôi có khả năng giang tay ra đóng đinh tôi vào Thập giá với Chúa Giêsu, uống chén đắng với Người. Mỗi ngày, bằng cách đọc thuộc lòng hoặc lắng nghe những lời truyền phép, tôi hết lòng và hết linh hồn xác nhận một giao ước mới, một giao ước vĩnh cửu giữa tôi và Chúa Giêsu, nhờ Máu Người trộn với máu tôi (1Cr 11, 23 - 25).
Chúa Giêsu trên thập giá đã bắt đầu một cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng của bạn phải bắt đầu từ bàn tiệc Thánh Thể và phát triển từ đó. Như vậy, bạn sẽ có thể đổi mới nhân loại.
Trong bản văn rất hay trên gửi đến các linh mục, chúng ta thấy tất cả các chiều kích của Mầu nhiệm Thánh Thể như là Hy tế của Giao ước mới, được cử hành bởi linh mục in Persona Christi (trong con người của Chúa Kitô), đồng nhất với Người một cách mầu nhiệm, với một sự nhấn mạnh mạnh mẽ về Sự hiện diện thực sự và vĩnh viễn của Chúa Giêsu trong bánh thánh được truyền phép. Tại đây, Thuận nói về Thánh Lễ được cử hành cho các tù nhân khác mà ngài cho rước lễ và ngài để lại cho họ thờ kính Sự Hiện Diện của Mình Thánh Chúa.
Sau đó, ngài kể lại việc ngài đã sống Bí tích Thánh Thể hàng ngày khi hoàn toàn ở một mình, một lần nữa nhắc lại sự kiện luôn mang theo Mình Thánh Chúa:
Tôi đã bị biệt giam 9 năm. Trong thời gian này, tôi cử hành thánh lễ mỗi ngày vào khoảng 3 giờ chiều: giờ Chúa Giêsu chết trên thập giá. Tôi ở một mình, tôi có thể hát thánh lễ như tôi muốn, bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, bằng tiếng Việt. Tôi luôn mang theo bên mình chiếc túi nhỏ đựng Mình Thánh Chúa: 'Chúa ở trong con và con ở trong Chúa'. Đây là những thánh lễ đẹp nhất trong đời tôi!
Vào buổi tối, từ 9 đến 10 giờ tối, tôi làm một giờ chầu, tôi hát Lauda Sion, Pange lingua, Adoro Te, Te Deum và các bài thánh ca bằng tiếng Việt, bất chấp tiếng ồn của loa phát thanh kéo dài từ 5 giờ đồng hồ ban sáng đến 11giờ 30 chiều. Tôi cảm thấy vô cùng bình an trong tinh thần và tâm hồn, niềm vui và sự thanh thản trong sự đồng hành của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Tôi hát Salve Regina, Salve Mater, Alma Redemptoris Mater, Regina Caeli… trong sự hợp nhất với Giáo hội hoàn vũ. Bất chấp những lời buộc tội, những vu khống chống lại Giáo Hội, tôi hát Tu es Petrus, Oremus for Pontifice nostro, Christus vincit…
Khi Chúa Giêsu làm no nê đám đông theo Người trong sa mạc, thì trong Bí tích Thánh Thể, chính Người tiếp tục là thức ăn của sự sống vĩnh cửu. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta loan báo sự chết của Chúa Giêsu và chúng ta tuyên xưng sự phục sinh của Người.
Có những lúc buồn vô hạn, thì lúc ấy tôi có thể làm gì? Nhìn ngắm Chúa Giêsu bị đóng đinh và bị bỏ rơi trên thập giá. Trong mắt con người, cuộc đời của Chúa Giêsu là một sự thất bại, vô ích, lãng phí! Nhưng dưới con mắt của Thiên Chúa, chính trên thập giá, Chúa Giêsu đã hoàn thành hành động quan trọng nhất của đời Người, vì Người đã đổ máu mình để cứu thế giới. Chúa Giêsu hoàn toàn kết hợp với Thiên Chúa khi, trên thập giá, ngài không còn có thể rao giảng, chăm sóc người bệnh, thăm viếng mọi người, làm phép lạ, nhưng ngài vẫn bất động tuyệt đối!”
Tất cả những điều trên mang ý nghĩa thần học sâu sắc và rất quan trọng để nhắc lại giá trị của Thánh lễ do Linh mục cử hành trong cô tịch, khi không thể có sự hiện diện của người khác. Trong cùng thời kỳ, Đức Phaolô VI nhấn mạnh vào chân lý này, rất thường bị thách thức trong những năm khủng hoảng đức tin sâu xa vào Bí tích Thánh Thể, từ đó có cuộc khủng hoảng chức linh mục khiến hàng ngàn linh mục bỏ đi. Trong hoàn cảnh bị cô lập, linh mục bị giam giữ hoàn thành công việc lớn nhất và hiệu quả nhất khi cử hành Thánh lễ. Ngài được kết hợp với Chúa Giêsu bị đóng đinh và là Đấng Cứu Chuộc, và ngài hiệp thông với toàn thể Giáo hội trên Thiên đàng và dưới Trái đất.
Chúa Giêsu Thánh Thể chiếu tỏa Tình yêu của Người đối với mọi người, bạn bè và thù địch
Theo kinh nghiệm của Đức Cha Thuận, chính Chúa Giêsu Thánh Thể luôn chiếu tỏa tình yêu của Người cho mọi người, bạn bè và kẻ thù, tù nhân Công Giáo và cảnh sát cộng sản. Chúng ta nhận thấy biểu thức đáng kinh ngạc này: Chất độc tình yêu của Chúa Giêsu! Người ta nên nhớ chữ pharmakon trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là phương thuốc và chất độc!
Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu tuyệt hảo của Chúa Giêsu, là bí tích liên kết chúng ta với Người và với mọi người anh em, là bí tích hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô. Chứng từ của Văn Thuận ở đây rất mạnh mẽ. Việc liên tục tiếp xúc với Chúa Giêsu Thánh Thể, mà ngài luôn mang theo bên mình, làm cho ngài có một tình yêu phi thường đối với kẻ thù, đến nỗi nhiều người trở thành bạn của ngài! Về phần ngài, đó là một sự lựa chọn tự do và triệt để: “Tôi đã quyết định yêu thương họ”.
Thuận muốn trở thành một "khí cụ của tình yêu Chúa Giêsu", bằng cách sống trong chiều sâu nhất của linh đạo hiệp nhất này mà Tôi tớ Chúa Chiara Lubich đã chia sẻ bằng công trình Maria (Phong trào Focolare). Ngài vốn biết và thẩm thấu linh đạo này khi học ở Rôma và ngài đã đem nó trồng vào giáo phận của ngài, đặc biệt phát triển chiều kích Thánh Thể và Thánh Mẫu. Giữa ngài và Chiara có một mối giao cảm tinh thần lớn lao. Chiara sẽ đến thăm ngài trong bệnh viện một vài phút trước khi ngài qua đời.
Trong cơn bệnh cuối cùng
Trong cơn bạo bệnh cuối cùng và rất đau đớn, Bí tích Thánh Thể hàng ngày vẫn là trung tâm của cuộc đời ngài, theo lời chứng tuyệt vời này: "Anh ấy nói với tôi rằng vào ban đêm, không thể ngủ được, anh ấy không thấy gì tốt hơn là đi cầu nguyện trong nhà nguyện riêng của mình, và anh bắt đầu cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho các linh mục gặp khó khăn”. Đó là Thánh lễ được cử hành trong thanh vắng, như trong thời kỳ biệt giam trong tù.
Khi nằm trong bệnh viện, ngài cử hành thánh lễ mỗi ngày, như lời chứng của một bác sĩ đã điều trị cho ngài ở Milan:
“Ngay khi có điều kiện, Người Tôi Tớ Chúa lập tức bắt đầu thi hành các chức năng của chức tư tế của mình, và trên hết, ngài lập tức cử hành Thánh Lễ trong phòng của mình. Đôi khi tôi cũng có mặt và tham gia. Tôi nhận thấy rằng thái độ cầu nguyện của ngài rất mãnh liệt, và đặc biệt trong việc cử hành Thánh Thể, ngài hoàn toàn bị cuốn hút và chú tâm vào những gì ngài đang làm vào lúc đó, không dịp nào để phân tâm hay bất cứ điều gì khác, mặc dù về mặt khách quan, ngài đang sống trong tình trạng sức khỏe rất bấp bênh”.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời ngài ở Rome, chúng ta có lời chứng sau đây từ một nữ tu điều dưỡng:
“Tôi nhớ rằng mỗi ngày, một số linh mục bằng hữu, hầu hết là người Việt Nam, đến thăm ngài và đồng tế Thánh lễ với ngài, Đức Hồng Y, trong phòng bệnh của ngài. Đó là những nghi lễ được hát rất hay, được tham dự đầy đủ, và cách diễn tả trang nghiêm. Tôi có thể thấy Đức Hồng Y rất vui vì điều đó, bởi vì đối với ngài, được cử hành Thánh Lễ là giây phút thoải mái hàng ngày”.
"Verum Corpus natum de Maria Virgine"
Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ Maria luôn hiện diện rất nhiều trong suốt cuộc đời của Văn Thuận, từ lúc thơ ấu cho đến lúc chết. Ngài đã làm chứng tuyệt vời cho điều này vào năm 1999 tại Cologne, nói chuyện trước một hội đồng các linh mục, giải thích Đức Maria nằm ở trung tâm Bí tích Thánh Thể và linh đạo linh mục của ngài ra sao, luôn nhắc lại kinh nghiệm của ngài ở trong tù:
Là con của Mẹ Maria, đặc biệt trong Thánh Lễ, khi tôi đọc những lời truyền phép, tôi đồng nhất mình với Chúa Giêsu, trong con người của Chúa Kitô. Khi tôi tự hỏi mình Đức Maria có ý nghĩa gì trong việc tôi triệt để lựa chọn Chúa Giêsu, câu trả lời rất rõ ràng: trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói với Gioan: “Đây là mẹ con”! (Ga 19, 27). Sau việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa không thể để lại cho chúng ta điều gì cao cả hơn là Mẹ của Người. Đối với tôi, Mẹ Maria là Tin Mừng sống động, ở dạng bỏ túi, với sự phân bố rộng rãi nhất, gần gũi với tôi hơn là cuộc đời của tất cả các vị thánh khác. Đức Maria là Má của tôi: người mà Chúa Giêsu đã ban cho tôi. Phản ứng đầu tiên của đứa con khi bị đau hoặc sợ hãi là kêu “Má ơi!". Chữ này, đối với một đứa con, là tất cả. Mẹ Maria đã sống hoàn toàn và một cách độc chiếm cho Chúa Giêsu.
Trong khoảng thời gian bị biệt giam khắc nghiệt nhất, ngài đã viết lời cầu nguyện dâng mình này, dâng mình hoàn toàn cho Chúa Giêsu qua Mẹ Maria:
Lạy Mẹ, con dâng mình con cho Mẹ, tất cả cho Mẹ, bây giờ và mãi mãi. Bằng cách sống trong tinh thần của Mẹ và trong tinh thần của Thánh Giuse, con sẽ sống trong Thần Khí của Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu, Thánh Giuse, các thiên thần, các thánh và tất cả các linh hồn. Con yêu Mẹ, ôi Mẹ của chúng con, và con sẽ chia sẻ sự mệt mỏi, lo lắng và cuộc chiến của Mẹ cho vương quốc của Chúa Giêsu. Amen
Đó cũng là sự dâng mình của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort mà Đức Gioan Phaolô II đã sống và được tóm tắt trong khẩu hiệu “Totus Tuus” (tất cả là của Mẹ) của ngài. Do đó, chuyên luận về Lòng Sùng kính Đích thực đối với Đức Trinh Nữ Maria của Thánh Louis-Marie, vốn có ảnh hưởng tương tự trong cuộc đời của Karol Wojtyla và Văn Thuận, đã kết thúc bằng một kết thúc Thánh Thể: Sống trọn vẹn việc Rước Lễ thánh thiện với Mẹ Maria và trong Mẹ Maria (VD 266-273).
Một cách tuyệt vời, Đức Hồng Y Văn Thuận mời gọi chúng ta khám phá lại vị trí trung tâm của Bí tích Thánh Thể trong đời sống Giáo hội đang Lữ Hành, Sự hiện diện của Chúa Giêsu Chết và Phục sinh, Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, cho đến tận cùng thế giới.
Ghi Chú
[1] Nhiều bản văn của Văn Thuận đã được xuất bản, những bản văn bản khác được tìm thấy, với những lời chứng, trong Tiểu sử [Positio] tuyệt vời soạn cho việc phong chân phước cho ngài.
Đức Thánh Cha sẽ tông du nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan
Thanh Quảng sdb
16:46 03/03/2022
Đức Thánh Cha sẽ tông du nước Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Nam Sudan
Theo một thông cáo của Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du hai nước Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Nam Sudan vào tháng Bảy tới, sau khi chấp nhận lời mời của các Nguyên thủ Quốc gia và Hội đồng Giám mục.
(Tin Vatican)
Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm các thành phố Kinshasa và Goma của Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 7, trước khi tới thành phố Juba, ở Nam Sudan, từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 7 năm 2022
Nước Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC)
Đức Thánh Cha Phanxicô thường bày tỏ mối quan tâm của mình tới người dân Congo (DRC), họ là những nạn nhân của bạo lực, không được chăm xóc sức khỏe và thường đối diện với những bất ổn chính trị. Gần đây nhất, Đức Thánh Cha đã lên án cuộc tấn công vào một Trung tâm những người khuyết tật (IDP) ở phía đông đất nước do một lực lượng dân quân có vũ trang tấn công.
Nước Congo (DRC) đã phải đối diện với 5,6 triệu người phải di rời, phần lớn là dân cư ở miền đông đất nước, thuộc các tỉnh phía Bắc và Nam Kivu, Ituri và Tanganyika.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông Félix Antoine Tshilombo Tshisekedi, Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Congo, vào tháng 1 năm 2020. Trong cuộc tiếp kiến đó, cả hai đã thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định giữa Tòa thánh và nước Cộng hòa Dân chủ Congo, và được ký kết tại Vatican vào ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Quốc gia Nam Sudan
Nam Sudan là một quốc gia mới của thế giới, giành được độc lập vào năm 2011. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, quốc gia này đã hứng chịu các cuộc chiến và những tàn phá do các bên tham chiến, tranh giành quyền lực. Tổng thống Salva Kiir và cựu thủ lĩnh phiến quân Riek Machar, là phó Tổng thống của Salva, đã dẫn đầu một cuộc đấu tranh, giành quyền lực đưa đến một cuộc nội chiến khốc liệt khiến cả 400.000 người đã thiệt mạng.
Năm 2018, hai bên đã ký kết một hiệp định hòa bình, nhằm vãn hồi hòa bình, kết thúc cuộc nội chiến... Tuy nhiên, kể từ đó, hòa bình vẫn chưa được thể hiện ở Nam Sudan, vì các phe phái đã không tôn trọng và thực thi các hiệp định và hiệp ước.
Đức Thánh Cha đã không ngừng thúc đẩy việc xây dựng hòa bình ở quốc gia mới nhất này của thế giới. Vào tháng 4 năm 2019, ĐTC đã mời các nhà lãnh đạo của Nam Sudan đến Vatican để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhân dịp Lễ Phục sinh, ĐTC đã khiêm hạ van xin và quỳ xuống hôn chân họ hãy xây dựng hòa bình...
Với chuyến tông du này, Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo hoàng đầu tiên tông du đến Quốc gia Nam Sudan.
Theo một thông cáo của Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du hai nước Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Nam Sudan vào tháng Bảy tới, sau khi chấp nhận lời mời của các Nguyên thủ Quốc gia và Hội đồng Giám mục.
(Tin Vatican)
Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm các thành phố Kinshasa và Goma của Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 7, trước khi tới thành phố Juba, ở Nam Sudan, từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 7 năm 2022
Nước Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC)
Đức Thánh Cha Phanxicô thường bày tỏ mối quan tâm của mình tới người dân Congo (DRC), họ là những nạn nhân của bạo lực, không được chăm xóc sức khỏe và thường đối diện với những bất ổn chính trị. Gần đây nhất, Đức Thánh Cha đã lên án cuộc tấn công vào một Trung tâm những người khuyết tật (IDP) ở phía đông đất nước do một lực lượng dân quân có vũ trang tấn công.
Nước Congo (DRC) đã phải đối diện với 5,6 triệu người phải di rời, phần lớn là dân cư ở miền đông đất nước, thuộc các tỉnh phía Bắc và Nam Kivu, Ituri và Tanganyika.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông Félix Antoine Tshilombo Tshisekedi, Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Congo, vào tháng 1 năm 2020. Trong cuộc tiếp kiến đó, cả hai đã thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định giữa Tòa thánh và nước Cộng hòa Dân chủ Congo, và được ký kết tại Vatican vào ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Quốc gia Nam Sudan
Nam Sudan là một quốc gia mới của thế giới, giành được độc lập vào năm 2011. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, quốc gia này đã hứng chịu các cuộc chiến và những tàn phá do các bên tham chiến, tranh giành quyền lực. Tổng thống Salva Kiir và cựu thủ lĩnh phiến quân Riek Machar, là phó Tổng thống của Salva, đã dẫn đầu một cuộc đấu tranh, giành quyền lực đưa đến một cuộc nội chiến khốc liệt khiến cả 400.000 người đã thiệt mạng.
Năm 2018, hai bên đã ký kết một hiệp định hòa bình, nhằm vãn hồi hòa bình, kết thúc cuộc nội chiến... Tuy nhiên, kể từ đó, hòa bình vẫn chưa được thể hiện ở Nam Sudan, vì các phe phái đã không tôn trọng và thực thi các hiệp định và hiệp ước.
Đức Thánh Cha đã không ngừng thúc đẩy việc xây dựng hòa bình ở quốc gia mới nhất này của thế giới. Vào tháng 4 năm 2019, ĐTC đã mời các nhà lãnh đạo của Nam Sudan đến Vatican để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhân dịp Lễ Phục sinh, ĐTC đã khiêm hạ van xin và quỳ xuống hôn chân họ hãy xây dựng hòa bình...
Với chuyến tông du này, Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo hoàng đầu tiên tông du đến Quốc gia Nam Sudan.
Cái giá phải trả của chiến tranh đối với Mạc Tư Khoa. Đồng Rúp rơi tự do
Đặng Tự Do
17:00 03/03/2022
Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang được tranh luận sôi nổi, do sự không chắc chắn và ấn tượng rằng Điện Cẩm Linh đã được chuẩn bị cho một thời gian để sống với sự trả đũa của phương Tây. Việc loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng Swift và việc đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bởi Liên minh Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada là những biện pháp triệt để nhất: người Nga giờ đây sẽ không còn có thể sử dụng dự trữ ngoại tệ của họ để hỗ trợ tỷ giá đồng rúp.
Nhà kinh tế Nga Sergei Guriev, được phỏng vấn bởi Meduza, coi quyết định này “là rất nghiêm trọng và bất ngờ, người ta chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Dự trữ là một trong những nền tảng cơ bản của sự ổn định kinh tế vĩ mô, và hiện rất khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ”. Đồng rúp có thể bị đình chỉ giao dịch, sự hoảng loạn có thể lan rộng, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nga.
Việc xem xét trữ lượng quốc gia cũng rất quan trọng. Theo suy nghĩ rộng rãi, Nga đã tích lũy được lượng vàng dự trữ lớn, và một số lớn nhân dân tệ, đơn vị tiền tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng các ngân hàng Trung Quốc sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Ngân hàng Trung ương Nga, vì họ cũng có thể phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng.
“Đó không chỉ là lý thuyết, nó đã xảy ra, chẳng hạn với ngân hàng Pháp Bnp Paribas, khi nó vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, nó bị buộc phải trả nhiều tỷ đô la hình phạt... Tôi không thể tưởng tượng được Người Trung Quốc sẵn sàng mất những khoản tiền như vậy để giúp đỡ người Nga”.
Mạc Tư Khoa sẽ phải tìm người mua vàng của họ, những người sẵn sàng đi ngược lại các thể chế chính của hệ thống ngân hàng; Washington có thể cấm người Trung Quốc đổi nhân dân tệ sang đô la. Người Nga dù sao cũng cần đô la và euro, vì dù sao thì hầu hết hàng hóa nhập khẩu của nền kinh tế của họ đều đến từ Âu Châu: thuốc men, công nghệ, thực phẩm, tất cả những thứ này không thể mua được bằng nhân dân tệ.
Đúng là Nga đã đối phó với các lệnh trừng phạt từ năm 2014, nhưng việc tiếp cận các nguồn dự trữ quốc tế không bị chặn lại. Giá dầu cao dường như có lợi cho Putin, nhưng không biết nó sẽ được bán như thế nào: ngay cả khi nó được trả bằng đô la, những thứ này không thể được Nga chuyển đổi và sử dụng, mà còn bị đóng băng. So sánh duy nhất của loại trừng phạt này là Iran và Triều Tiên, những quốc gia rất khác so với Nga về các thông số kinh tế.
Nga đã sẵn sàng bị loại khỏi lĩnh vực công nghệ, và phải cam chịu trước tình trạng trì trệ kinh tế nói chung, nhưng nước này đã không làm và vẫn không tin rằng mình sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Có thể chính quyền Mạc Tư Khoa sẽ quyết định tịch thu kho dự trữ đô la của các công dân tư nhân, cấm họ rút tiền từ tài khoản vãng lai và buộc họ phải đổi ra đồng rúp theo tỷ lệ đã quyết định từ trên. Nhập khẩu sẽ giảm đáng kể, và nếu không có ngoại tệ mạnh thì việc mua các mặt hàng thiết yếu sẽ trở nên khó khăn.
Kịch bản này đưa ra cho chúng ta ý tưởng về mục đích của các lệnh trừng phạt này: đó là buộc Putin ngồi vào bàn đàm phán và rút các lực lượng xâm lược khỏi Ukraine, tạo ra sự bất bình của người dân Nga, ngay cả nơi những người hiện nay có thể đang ủng hộ hành động quân sự, họ sẽ không biết ơn tổng thống vì đã đóng băng tài khoản và phá giá tiền.
Ngay cả trước cuộc xâm lược này, nền kinh tế Nga vẫn đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn. Ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải suy nghĩ rất lâu trước khi tin tưởng Nga trở lại với hoạt động kinh doanh của họ. Đó là một nguy cơ rất lớn mà chế độ phải đau đầu.
Và phương Tây vẫn luôn có sẵn vũ khí trừng phạt “hạt nhân”: đó là ngăn chặn việc nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga, điều này cũng sẽ dẫn đến những hy sinh nghiêm trọng đối với công dân Âu Châu. Nhưng nếu Liên Hiệp Âu Châu thành công trong việc bù đắp tổn thất này bằng các nguồn cung cấp khác, ví dụ như từ Mỹ, một lần nữa Nga sẽ chỉ còn lại việc bán hết hàng cho Trung Quốc mà không có bất kỳ bảo đảm nào về khả năng vượt qua khủng hoảng, vì người Trung Quốc mà không nhận dịp này để ép giá thì đó là chuyện con heo biết bay.
Source:Asia News
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell về Cuộc xâm lược Ukraine
Đặng Tự Do
17:01 03/03/2022
Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell của tổng giáo phận Dublin vừa đưa ra một tuyên bố liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi muốn bày tỏ sự bàng hoàng và mất tinh thần của mình trước những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở Ukraine. Những nỗ lực ngoại giao đáng kể đã trở nên vô ích trước một cuộc xâm lược tàn bạo, vô lý và rất bạo lực vào Ukraine trong những ngày gần đây. Trái tim tôi đang ở với những người có cuộc sống và đất đai đang bị chia cắt. Những hình ảnh trên màn hình của chúng ta trong tuần một lần nữa gợi lại nỗi kinh hoàng và bất công của chiến tranh, đồng thời gợi lên lòng trắc ẩn và tình đoàn kết với người dân Ukraine, cũng như với nhiều người Ukraine đã biến Ireland trở thành quê hương của họ.
Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với hành động xâm lược phi lý, mất nhân tính và vô đạo đức như vậy? Thứ nhất, sự hung hăng và bạo lực này không thể được chấp nhận: cần phải có một sự lên án hoàn toàn và triệt để cách thức hiện diện và khẳng định mình như vậy trên thế giới. Như chúng ta biết từ lịch sử của chính chúng ta trên hòn đảo này, cách thức hòa bình phải là đối thoại, phẩm giá và sự tôn trọng. Không có gì khác đứng trước thử thách của thời gian; không có gì khác trường tồn (xem 1Cor 13: 7).
Thứ hai: chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận rằng cuộc xung đột này không chỉ là một cuộc chiến khủng khiếp ở một quốc gia xa xôi, mà còn liên quan đến chúng ta về nhiều mặt, vì nó thay đổi cách chúng ta nhận thức và quan hệ với các nước khác ở Âu Châu, hạn chế các khả năng giao thương và thương mại, và — quan trọng nhất— chúng ta hãy công nhận tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này là những anh chị em của chúng ta. Đấng Cứu Rỗi của chúng ta kêu gọi chúng ta trở nên giống như Cha của chúng ta ở trên trời — nghĩa là phải có lòng từ bi như Cha Trên Trời của chúng ta là Đấng đầy lòng thương xót. Đây chắc chắn là giờ của lòng trắc ẩn.
Thứ ba: chúng ta hãy bước theo Chúa của chúng ta trên con đường hòa bình và tự do thực sự, chúng ta từ chối bất kỳ phản ứng nào buộc chúng ta phải gây hấn: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6:31) vẫn là con đường để sống— không chỉ cho những người theo Chúa Giêsu, nhưng cho tất cả mọi người. Nhà nước pháp quyền và nhu cầu về một hệ thống quốc tế ổn định phải được sự ủng hộ của tất cả những người có tư duy đúng đắn. Thay đổi và biến đổi “không thể xảy ra bằng cách tạo ra sự bất mãn… hoặc ép buộc mọi người vào một lối sống mới” (Eric Hoffer). Chúng là món quà của những ai biết cách thắp lên và hâm mộ niềm hy vọng quảng đại được hình thành trên việc biến ngôi nhà chung của chúng ta thành hiện thực.
Chính trong tinh thần này và trong sự hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, tôi mời gọi mọi người “hãy biến Thứ Tư Lễ Tro trở thành Ngày Ăn chay vì Hòa bình. Tôi khuyến khích các tín hữu cách đặc biệt để dâng mình cầu nguyện và ăn chay một cách mãnh liệt vào ngày đó.”
Source:dublindintic.ie
Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican đề nghị hòa giải để chấm dứt cuộc chiến do Nga mở ra chống lại Ukraine
Đặng Tự Do
17:02 03/03/2022
Nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Hai xác nhận điều mà nhiều người nghi ngờ: Vatican sẵn sàng “tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại” giữa Nga và Ukraine để “tránh bất kỳ sự leo thang nào, ngăn chặn các cuộc đụng độ và đàm phán” trong bối cảnh mà ngài gọi là “một cuộc tấn công quân sự”.
“Trên hết, cuộc tấn công quân sự phải dừng lại ngay lập tức. Tất cả chúng ta đều là nhân chứng cho những hậu quả bi thảm của nó”, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói với một số tờ báo Ý. Ngài nói rằng Vatican tin rằng “bất chấp cuộc chiến do Nga nổ ra chống lại Ukraine”, vẫn “luôn có chỗ cho các cuộc đàm phán.”
Đức Hồng Y Parolin cũng nói rằng khả năng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ lan sang các nước Âu Châu khác sẽ là một “thảm họa lớn”, và là viễn cảnh khiến người ta “rùng mình” và một kết cục “thật không may” như thế không thể “hoàn toàn bị loại trừ”.
Một số nước phương Tây đã cam kết gửi vũ khí đến Ukraine, và phần lớn không phận Âu Châu đã đóng cửa đối với máy bay Nga. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga đang khiến đồng rúp sụp đổ. Cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông đang đặt các lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng “báo động cao”.
Đức Hồng Y kêu gọi tránh bất kỳ leo thang quân sự nào, chấm dứt bạo lực và mở các cuộc đàm phán hòa bình. Ngài nhấn mạnh “không bao giờ là quá muộn” cho việc đàm phán. Ngài cho biết Tòa Thánh “sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.”
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng cách duy nhất để tránh cuộc chiến này lan sang các nước Âu Châu khác là đàm phán, theo cách cũng giúp tránh “khả năng trở lại 'một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai khối đối nghịch.'“
Ngài nói “một kịch bản đáng lo ngại như vậy”, “đi ngược lại văn hóa của tình huynh đệ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất như là cách duy nhất để xây dựng một thế giới công bằng, dựa trên đoàn kết và hòa bình.”
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng: “Mặc dù cuộc chiến do Nga mở ra chống lại Ukraine là điều chúng tôi đã lo sợ và hy vọng sẽ không xảy ra, cuối cùng đã xảy ra, nhưng tôi tin rằng luôn có khả năng đàm phán. Nó không bao giờ là quá muộn! Bởi vì cách hợp lý và mang tính xây dựng duy nhất để giải quyết những khác biệt là thông qua đối thoại, như Đức Thánh Cha Phanxicô không bao giờ mệt mỏi khi lặp đi lặp lại”.
Ngài nói: “Tòa Thánh, trong những năm gần đây, đã theo dõi các sự kiện ở Ukraine liên tục, kín đáo và hết sức quan tâm, sẵn sàng tạo điều kiện cho đối thoại với Nga, trong những năm gần đây, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bên để nối lại con đường đó”.
Trong những ngày gần đây, một loạt các hành động của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thể hiện thiện chí hòa giải và cả sự thất vọng của ngài đối với Vladimir Putin, là người đã phát động một cuộc tấn công chống lại Ukraine. Hôm thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng đã đích thân đến đại sứ quán Nga tại Tòa Thánh, một cử chỉ đặc biệt nói lên sự cấp bách của Đức Giáo Hoàng trong việc giải quyết vấn đề, mà không để mọi thứ chậm lại.
Đức Hồng Y Parolin nói: “Tôi tận dụng dịp này, để tiếp tục lời mời cấp bách mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong chuyến thăm của ngài tới Đại sứ quán Nga tại Tòa Thánh, hãy ngừng giao tranh và quay trở lại đàm phán.”
Ngài nói: “Đầu tiên và quan trọng nhất, cuộc tấn công quân sự, hậu quả thảm khốc mà chúng ta đã chứng kiến, phải được dừng lại ngay lập tức.” Trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng Pius XII, đã nói vào ngày 24 tháng 8 năm 1939 - vài ngày trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ: “Xin cho con người trở lại hiểu biết. Xin cho họ tiếp tục đàm phán. Bằng cách đàm phán với thiện chí và tôn trọng quyền lợi của nhau, họ sẽ thấy rằng thành công danh dự không bao giờ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán chân thành và tích cực”.
Hôm Chúa Nhật, Đức Phanxicô một lần nữa lên án chiến tranh và những người “đặt niềm tin vào logic ma quỷ của vũ khí”.
Source:Crux
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nga Xâm Lược Ucraina?
Nguyễn Văn Nghệ
10:16 03/03/2022
Nga Xâm Lược Ucraina?
Ngày 24/2/2022 quân đội Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quy mô lớn vào quốc gia có chủ quyền là Ucraina. Phía Nga gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, còn phương Tây gọi là “Nga xâm lược Ucraina”.
Thế nào là xâm lược, xâm lăng? Xâm trong chữ Hán thuộc bộ Nhân, có nghĩa là hiếp, xâm phạm, xâm nhập, tấn công. Ví dụ: Cường bất xâm nhược =Mạnh không hiếp yếu; Lược thuộc bộ Điền, có nghĩa là xâm chiếm, cướp. Ví dụ: Lược địa= Chiếm đất; Lăng thuộc bộ Băng, có nghĩa là hiếp đáp. Ví dụ: Thịnh khí lăng nhân= Cậy thế hiếp người. Xâm lăng và Xâm lược nghĩa như nhau. Xâm lược quốc= nước xâm lược; Xâm lược biệt quốc= Đi xâm lược nước khác.
Ucraina là một quốc gia có chủ quyền, nhân dân Ucraina có quyền tự quyết vận mệnh dân tộc của mình khi xin gia nhập Khối này hay Khối nọ. Nước nào kéo quân vào đánh chiếm Ucraina chính là kẻ xâm lược. Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước của mình, bởi vì vũ khí của chúng tôi là sự thật và sự thật của chúng tôi đó là: đây là đất của chúng tôi, nước của chúng tôi, con cái của chúng tôi và chúng tôi sẽ bảo vệ tất cả những điều này”[1].
Việc quân đội Nga xâm lược Ucraina chẳng có chút gì là chính nghĩa cả. Trước tiên nước Nga là một trong năm thành viên Thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với nhiệm vụ là “Bảo An” (gìn giữ hòa bình), nhưng ngược lại nước Nga đã đem quân xâm lược Ucraina gây tang thương chết chóc cho dân tộc Ucraina. Với hành động như vậy, nước Nga chẳng xứng đáng ngồi vị trí ghế Thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nữa!
Nước Nga là một cường quốc về quân sự đem quân xâm lược Ucraina chẳng khác nào ỷ mạnh hiếp yếu. Giả sử quân đội Nga dưới sự lãnh đạo của Putin có thắng Ucraina cũng chẳng có chút gì là vinh dự. Theo thiên “Mưu công” sách binh pháp Tôn tử viết: “Phàm dụng binh chi pháp, toàn quốc vi thượng, phá quốc thứ chi; toàn quân vi thượng, phá quân thứ chi…Cố bách chiến bách thắng, phi thiện chi, thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Cố thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ hạ công thành” (Phàm là phép dùng binh, bảo toàn nước địch [bắt chúng phải khuất phục] là trên hết, phá tan nước địch là thứ chi; bảo toàn quân đội địch [buộc chúng phải chịu thua] là trên hết, đánh tan quân đội địch là thứ chi…Cho nên trăm trận trăm thắng chưa phải là tướng giỏi trong hàng tướng giỏi. Không đánh mà khuất phục được quân đội đối phương mới là tướng giỏi nhất trong hàng tướng giỏi. Cho nên cao nhất trong việc binh là đánh bằng mưu, thứ đến là đánh bằng ngoại giao, bét nhất là đem binh đánh thành).
Những người có lương tri và yêu chuộng công lý- hòa bình đều ủng hộ Ucraina và lên án Nga. Ngày 28/8/1963 trước đài tưởng niệm Abraham Lincoln ở Washington, Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn lịch sử “Tôi có một giấc mơ” (I have dream) có đoạn: “Bi kịch lớn nhất không phải sự áp bức và tàn ác của kẻ xấu, mà chính là sự im lặng của người tốt” (The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people, but the silence over that by good people). Hiện nay có một số quốc gia im lặng không dám gọi Nga là kẻ xâm lược. Bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời của Ucraina tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt: “Bởi vì nếu bây giờ các quốc gia sợ gọi tên kẻ xâm lược trong hoàn cảnh nguy cấp này, thì họ sẽ dung túng cho bất kỳ loại hành vi nào của Nga”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu nhận định về sự im lặng: “Kẻ yếu sợ kẻ mạnh mà “khôn khéo” im lặng để kẻ mạnh ức hiếp người yếu, thì khi ngồi ghế quan tòa sẽ bẻ cong công lý mà xử lợi cho người thân, xử lợi cho người phải chịu ơn, xử lợi cho kẻ có quyền, có tiền”.
Thông cảm cho Việt Nam, bà Nataliya Zhinkina đã có lời nhắn nhủ: “Tôi hiểu được Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ucraina. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có lời nhắn nhủ: “Kẻ yếu viện cớ trung lập để yên thân, đến mức thấy kẻ mạnh xâm lược không dám lên án, thấy kẻ mạnh cướp bóc không dám hô hoán, thì đến lúc mình rơi vào hoàn cảnh tương tự sẽ không ai cứu giúp”, “Trung lập không có nghĩa là im lặng cho cái ác lộng hành. Khôn khéo không có nghĩa là ủng hộ phi nghĩa. Trung lập có giới hạn, khôn khéo có biên giới”[2]
Đầu tháng 3/2022 Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình hình Ucraina: “Chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế”[3]
Nói thì nói vậy nhưng khi biểu quyết thông qua Nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ucraina thì Việt Nam là 1 trong 35 nước bỏ phiếu trắng. Vậy Việt Nam tiếp tục giữ “trung lập”!!! (Campuchia thì lại bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết!!!). Sau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng, bà Nataliya Zhynkina viết trên facebook của mình: “Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào đã bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng”
Bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán ghi: “Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ cũng không nói ghét thành yêu”.
Độc giả Đỗ Xuân Đại đã viết bình luận trên facebook VOA Tiếng Việt: “ Tôi không bài Nga. Những tâm tình tốt đẹp dành cho Liên Xô và nước Nga vẫn nguyên vẹn như ngày nào. Nhưng với tôi tập đoàn Putin và đội quân xâm lược không đại diện cho các giá trị Nga và văn hóa Nga. Làm ơn đừng bắt cóc tôi phải tin ủng hộ nước Nga là phải ủng hộ Putin độc tài khát máu và xâm lược…Như thế là vô đạo đức, bán rẻ linh hồn”.
Chiến tranh gây ra tang thương. Abraham Lincoln nói: “Khi một viên đạn xuyên vào một người lính, dù bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim người Mẹ”.
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
[1]- nghiencuuquocte.org/2022/03/01/volodymyr-zelensky-tu-dien-vien-hai-thanh-tong-thong-thoi-chien/#more-44046
[2]- Bài viết Trung lập và khôn khéo? của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu đăng trên trang web bauxite Vietnam
[3]- nghiencuuquocte.org/2022/03/03/toan-van-phat-bieu-cua-dai-su-viet-nam-tai-lhq-ve-tinh-hinh-ukraine/#more-44104
Ngày 24/2/2022 quân đội Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quy mô lớn vào quốc gia có chủ quyền là Ucraina. Phía Nga gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, còn phương Tây gọi là “Nga xâm lược Ucraina”.
Thế nào là xâm lược, xâm lăng? Xâm trong chữ Hán thuộc bộ Nhân, có nghĩa là hiếp, xâm phạm, xâm nhập, tấn công. Ví dụ: Cường bất xâm nhược =Mạnh không hiếp yếu; Lược thuộc bộ Điền, có nghĩa là xâm chiếm, cướp. Ví dụ: Lược địa= Chiếm đất; Lăng thuộc bộ Băng, có nghĩa là hiếp đáp. Ví dụ: Thịnh khí lăng nhân= Cậy thế hiếp người. Xâm lăng và Xâm lược nghĩa như nhau. Xâm lược quốc= nước xâm lược; Xâm lược biệt quốc= Đi xâm lược nước khác.
Ucraina là một quốc gia có chủ quyền, nhân dân Ucraina có quyền tự quyết vận mệnh dân tộc của mình khi xin gia nhập Khối này hay Khối nọ. Nước nào kéo quân vào đánh chiếm Ucraina chính là kẻ xâm lược. Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước của mình, bởi vì vũ khí của chúng tôi là sự thật và sự thật của chúng tôi đó là: đây là đất của chúng tôi, nước của chúng tôi, con cái của chúng tôi và chúng tôi sẽ bảo vệ tất cả những điều này”[1].
Việc quân đội Nga xâm lược Ucraina chẳng có chút gì là chính nghĩa cả. Trước tiên nước Nga là một trong năm thành viên Thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với nhiệm vụ là “Bảo An” (gìn giữ hòa bình), nhưng ngược lại nước Nga đã đem quân xâm lược Ucraina gây tang thương chết chóc cho dân tộc Ucraina. Với hành động như vậy, nước Nga chẳng xứng đáng ngồi vị trí ghế Thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nữa!
Nước Nga là một cường quốc về quân sự đem quân xâm lược Ucraina chẳng khác nào ỷ mạnh hiếp yếu. Giả sử quân đội Nga dưới sự lãnh đạo của Putin có thắng Ucraina cũng chẳng có chút gì là vinh dự. Theo thiên “Mưu công” sách binh pháp Tôn tử viết: “Phàm dụng binh chi pháp, toàn quốc vi thượng, phá quốc thứ chi; toàn quân vi thượng, phá quân thứ chi…Cố bách chiến bách thắng, phi thiện chi, thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Cố thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ hạ công thành” (Phàm là phép dùng binh, bảo toàn nước địch [bắt chúng phải khuất phục] là trên hết, phá tan nước địch là thứ chi; bảo toàn quân đội địch [buộc chúng phải chịu thua] là trên hết, đánh tan quân đội địch là thứ chi…Cho nên trăm trận trăm thắng chưa phải là tướng giỏi trong hàng tướng giỏi. Không đánh mà khuất phục được quân đội đối phương mới là tướng giỏi nhất trong hàng tướng giỏi. Cho nên cao nhất trong việc binh là đánh bằng mưu, thứ đến là đánh bằng ngoại giao, bét nhất là đem binh đánh thành).
Những người có lương tri và yêu chuộng công lý- hòa bình đều ủng hộ Ucraina và lên án Nga. Ngày 28/8/1963 trước đài tưởng niệm Abraham Lincoln ở Washington, Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn lịch sử “Tôi có một giấc mơ” (I have dream) có đoạn: “Bi kịch lớn nhất không phải sự áp bức và tàn ác của kẻ xấu, mà chính là sự im lặng của người tốt” (The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people, but the silence over that by good people). Hiện nay có một số quốc gia im lặng không dám gọi Nga là kẻ xâm lược. Bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời của Ucraina tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt: “Bởi vì nếu bây giờ các quốc gia sợ gọi tên kẻ xâm lược trong hoàn cảnh nguy cấp này, thì họ sẽ dung túng cho bất kỳ loại hành vi nào của Nga”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu nhận định về sự im lặng: “Kẻ yếu sợ kẻ mạnh mà “khôn khéo” im lặng để kẻ mạnh ức hiếp người yếu, thì khi ngồi ghế quan tòa sẽ bẻ cong công lý mà xử lợi cho người thân, xử lợi cho người phải chịu ơn, xử lợi cho kẻ có quyền, có tiền”.
Thông cảm cho Việt Nam, bà Nataliya Zhinkina đã có lời nhắn nhủ: “Tôi hiểu được Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ucraina. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có lời nhắn nhủ: “Kẻ yếu viện cớ trung lập để yên thân, đến mức thấy kẻ mạnh xâm lược không dám lên án, thấy kẻ mạnh cướp bóc không dám hô hoán, thì đến lúc mình rơi vào hoàn cảnh tương tự sẽ không ai cứu giúp”, “Trung lập không có nghĩa là im lặng cho cái ác lộng hành. Khôn khéo không có nghĩa là ủng hộ phi nghĩa. Trung lập có giới hạn, khôn khéo có biên giới”[2]
Đầu tháng 3/2022 Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình hình Ucraina: “Chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế”[3]
Nói thì nói vậy nhưng khi biểu quyết thông qua Nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ucraina thì Việt Nam là 1 trong 35 nước bỏ phiếu trắng. Vậy Việt Nam tiếp tục giữ “trung lập”!!! (Campuchia thì lại bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết!!!). Sau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng, bà Nataliya Zhynkina viết trên facebook của mình: “Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào đã bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng”
Bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán ghi: “Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ cũng không nói ghét thành yêu”.
Độc giả Đỗ Xuân Đại đã viết bình luận trên facebook VOA Tiếng Việt: “ Tôi không bài Nga. Những tâm tình tốt đẹp dành cho Liên Xô và nước Nga vẫn nguyên vẹn như ngày nào. Nhưng với tôi tập đoàn Putin và đội quân xâm lược không đại diện cho các giá trị Nga và văn hóa Nga. Làm ơn đừng bắt cóc tôi phải tin ủng hộ nước Nga là phải ủng hộ Putin độc tài khát máu và xâm lược…Như thế là vô đạo đức, bán rẻ linh hồn”.
Chiến tranh gây ra tang thương. Abraham Lincoln nói: “Khi một viên đạn xuyên vào một người lính, dù bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim người Mẹ”.
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
[1]- nghiencuuquocte.org/2022/03/01/volodymyr-zelensky-tu-dien-vien-hai-thanh-tong-thong-thoi-chien/#more-44046
[2]- Bài viết Trung lập và khôn khéo? của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu đăng trên trang web bauxite Vietnam
[3]- nghiencuuquocte.org/2022/03/03/toan-van-phat-bieu-cua-dai-su-viet-nam-tai-lhq-ve-tinh-hinh-ukraine/#more-44104
Nga : Tham vọng không thành*
Đinh Văn Tiến Hùng
12:52 03/03/2022
- Đế quốc xâm lăng đã quen rồi,
Bao năm thủ đoạn vẫn thế thôi,
Từ độ Stalin khi còn sống,
Đến lớp đàn em cố tô bồi.
- Tổng thống Reagan rất kiên cường,
Giáo Hoàng Gioan II đầy tình thương,
Dã tâm bành trướng phải dẹp bỏ,
Liên bang Sô viết đổ tan tành.
- Một tên tình báo KGB,
Lên làm tổng thống nhiều nhiệm kỳ,
Tham vọng đầy mình nuôi như cũ,
Là tổng thống Nga tên Putin.
- Mang quân áp đảo Ukraine,
Lực lượng hùng hổ tấn công liền,
Nhưng không ngờ tinh thần đối thủ,
Quyết đồng lòng chống địch ngày đêm.
- Tổng thống Ukraine yêu nước thương dân,
Từ chối tị nạn đã nhiều lần,
Xin yểm trợ tinh thần vũ khí,
Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.
- Nhiều quốc gia trên khắp địa cầu,
Đáp ứng lời kêu gọi thật mau,
Đem quân đội vũ khí đến giúp,
Dẹp tan tham vọng Nga bấy lâu.
- Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Kêu gọi cầu nguyện nơi tín đồ,
Xin Thiên Chúa giơ tay từ ái,
Ngưng chiến cuộc thảm khốc vô bờ !
Đinh văn Tiến Hùng
*Đáp ứng lời kêu gọi các quốc gia sau đã khẩn cấp hỗ trợ Ukraine :
Vương quốc Anh đã cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
Hoa Kỳ đã gửi thiết bị quân sự và tài chính đến Ukraine.
Ba Lan đang tiếp nhận các người dân tị nạn, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
Thụy Điển đã gửi thiết bị quân sự đến giúp Ukraine
Phần Lan đã gửi 50 triệu đô la để viện trợ Ukraine, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
Ý đã ngắt kết nối Nga khỏi SWIFT
Đức đang gửi thiết bị quân sự đến viện trợ Ukraine, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
Pháp đã gửi Vũ khí và Trang thiết bị để giúp Ukraine.
Nhật Bản đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga
Hà Lan đã gửi thiết bị quân sự đến viện trợ Ukraine
Liên minh châu Âu đã viện trợ 1,2 tỷ € cho Ukraine, hạn chế Nga tiếp cận hệ thống SWIFT
Bulgaria đang tiếp nhận các công dân Ukraine chạy trốn khỏi Ukraine, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
Romania đang tiếp nhận các công dân Ukraine chạy trốn khỏi Ukraine, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
Úc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga
Canada công bố các biện pháp bổ sung để hỗ trợ Ukraine
Slovakia sẽ gửi quân đến biên giới Ukraine để giúp đỡ những người tị nạn
Hungary đang thu nhận thường dân Ukraine chạy trốn khỏi Ukraine
Hy Lạp sẽ gửi vật tư y tế cho Ukraine
Azerbaijan đã cung cấp cho Ukraine vật tư y tế
Estonia đã đóng cửa Không phận với Nga, gửi vũ khí đến Ukraine và tiếp nhận người tị nạn.
Cộng hòa Séc đang gửi thiết bị quân sự và tiếp nhận người Ukraine, cấm máy bay Nga bay ngang không phận.
New Zealand đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga
Lithuania đã đóng cửa không phận của mình đối với Nga và cũng tiếp nhận người Ukraine.
Latvia đã gửi thực phẩm, thuốc men và các nguồn cung cấp thiết yếu khác cho Ukraine
Đan Mạch đã gửi thiết bị quân sự đến giúp Ukraine
Đài Loan đã ban hành lệnh trừng phạt đối với Nga
Bỉ đã gửi thiết bị quân sự đến viện trợ Ukraine
Ireland sẽ nhận công dân Ukraine với passport Ukraine
Scotland đang xem xét cung cấp người tị nạn cho công dân Ukraine
Iceland đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga
( sưu tầm )
VietCatholic TV
Bất nhân: Nhà thờ chính tòa Kharkiv đầy trẻ em bị pháo kích. LHQ bỏ phiếu áp đảo lên án Nga
VietCatholic Media
04:03 03/03/2022
1. Nhà thờ chính tòa Kharkiv bị pháo kích
Các bức ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây cho thấy thiệt hại đối với nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Kharkiv, sau khi bị quân Nga pháo kích vào chiều thứ Tư Lễ Tro.
Đây là hành động vừa phạm thánh vừa bất nhân vì quân Nga thừa biết trẻ em và phụ nữ đang trú ẩn trong nhà thờ. Chưa rõ các thiệt hại nhân mạng và vật chất.
Đã có sự nhầm lẫn giữa Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Đồng Trinh của Công Giáo Latinh và Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời của Chính Thống Giáo.
Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Đồng Trinh khác với Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là nhà thờ chính tòa của Công Giáo nghi lễ La tinh nằm giữa trung tâm thành phố Kharkiv ở phía đông của Ukraine. Ngôi thánh đường này được xây dựng theo phong cách tân Gothic từ năm 1887 đến năm 1892 trên con phố Gogol, trung tâm thành phố.
Vào những năm ba mươi của thế kỷ 20, trong thời kỳ Liên bang Xô Viết, nhà thờ bị đóng cửa và biến thành nhà ở cho cán bộ địa phương, rồi được biến thành rạp chiếu phim và sau cùng là cơ sở của Đảng Cộng sản. Năm 1992 đền thờ được trả lại cho các tín hữu Công Giáo. Từ năm 2002, ngôi thánh đường là nhà thờ chính tòa của giáo phận mới Kharkiv - Zaporizhzhia được tạo ra bởi sắc lệnh “Ad plenius prospiciendum”, nghĩa là “Để cung cấp thêm”, của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
2. Ngân hàng Thế giới tạm dừng tất cả các chương trình ở Nga, Belarus có hiệu lực ngay lập tức
Ngân hàng Thế giới cho biết họ đã dừng tất cả các chương trình ở Nga và Belarus có hiệu lực ngay lập tức, sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và “các hành động thù địch chống lại người dân Ukraine”.
Trong một tuyên bố, ngân hàng phát triển đa phương cho biết họ đã không phê duyệt bất kỳ khoản vay hoặc đầu tư mới nào vào Nga kể từ năm 2014, là năm Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine.
Ngân hàng cũng cho biết họ đã không phê duyệt bất kỳ khoản cho vay mới nào đối với Belarus kể từ giữa năm 2020, khi Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này trong một cuộc bầu cử tổng thống đang có tranh chấp.
3. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu áp đảo để lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất”
Với tiêu đề “Hành vi xâm lấn chống lại Ukraine”, nghị quyết yêu cầu ngừng ngay lập tức cuộc tấn công và rút toàn bộ quân đội Nga.
Nghị quyết được 141 trong số 193 thành viên của Quốc hội ủng hộ, với 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng.
Nghị quyết đã làm bùng lên sự hoan nghênh nhiệt liệt của các đại biểu ủng hộ nghị quyết, với việc Chủ tịch Quốc hội Abdulla Shahid phải vất vả để đọc kết quả trong một tràng pháo tay dài, vang dội khắp khán phòng ở New York.
Những quốc gia nào đã bỏ phiếu chống lại nó?
Belarus, Eritrea, Triều Tiên, Nga, Syria
Khi yêu cầu các đại biểu bỏ phiếu chống lại nghị quyết, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya cho biết các nước phương Tây đang gây “áp lực chưa từng có” để các nước khác thông qua nghị quyết.
Ông nói: “Tài liệu này sẽ không cho phép chúng tôi chấm dứt các hoạt động quân sự”.
“Ngược lại, nó có thể khuyến khích những người cấp tiến Kiev và những người theo chủ nghĩa dân tộc tiếp tục xác định chính sách của đất nước họ bằng bất cứ giá nào, bắt giữ những thường dân ôn hòa làm con tin, nhưng không phải theo nghĩa bóng của thuật ngữ này, mà theo nghĩa đen của nó.”
Vasily Nebenzya giơ loa lên gần tai với vẻ mặt tức giận và đe dọa các quốc gia nào dám bỏ phiếu tán thành nghị quyết.
Những quốc gia nào đã bỏ phiếu trắng?
Algeria, Angola, Armenia, Bangladesh, Bolivia, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Congo, Cuba, El Salvador, Equatorial Guinea, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Madagascar, Mali, Mông Cổ, Mozambique, Namibia, Nicaragua, Pakistan, Senegal, Nam Phi, Nam Sudan, Sri Lanka, Sudan, Tajikistan, Uganda, Cộng hòa thống nhất Tanzania, Việt Nam, Zimbabwe
Có gì đặc biệt về nghị quyết này?
Nghị quyết đã được thông qua sau khi một phiên họp đặc biệt khẩn cấp hiếm hoi của Đại hội đồng được triệu tập vào hôm thứ Hai, với thủ tục bắt đầu vào hôm thứ Ba và tiếp tục vào thứ Tư.
Nghị quyết thực sự có giá trị gì?
Không giống như nghị quyết của Hội đồng Bảo an, nghị quyết của Đại hội đồng không có khả năng trở nên ràng buộc về mặt pháp lý.
Như Liên Hợp Quốc đã nói, chúng “được coi là các khuyến nghị”.
Nhưng nó có giá trị biểu tượng mạnh mẽ và phản ánh quan điểm quốc tế.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết nghị quyết đã gửi một thông điệp “to và rõ ràng” tới Nga.
“Hãy chấm dứt các hành động thù địch ở Ukraine ngay bây giờ. Ông nói.
“Hãy mở cửa cho đối thoại và ngoại giao ngay từ bây giờ.
“Toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine phải được tôn trọng phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
“Chúng tôi không có một giây phút nào để mất.”
4. Gia đình chạy trốn khỏi trung tâm Kiev giữa các cuộc bắn phá của Nga
Ivan Karachun rời căn hộ của mình ở thủ đô Ukraine cùng vợ và hai con nhỏ để thoát khỏi cuộc ném bom không ngừng của Nga nhằm vào Kiev.
Ông Karachun nói với ABC rằng ông đã lựa chọn di tản ra ngoài thành phố sau khi nghe tin một tên lửa đã bắn trúng một tòa nhà dân cư và lo sợ về các vụ đánh bom tiếp tục.
“Không có sự sống ngay bây giờ, chỉ là sự sống còn,” anh nói.
Một tòa nhà chung cư ở phía tây nam của Kiev đã bị trúng tên lửa vào hôm thứ Bảy khiến hai người thiệt mạng và các lực lượng Nga đã tăng cường pháo kích vào các khu vực đô thị đông đúc của đất nước, bao gồm cả ở thành phố Kharkiv phía đông.
Ông Karachun cho biết trong khi gia đình ông cảm thấy an toàn hơn khi sống bên ngoài trung tâm thành phố, “bạn không thể an toàn ở bất kỳ khu vực nào của Ukraine ngay bây giờ”.
Hai đứa con của ông, cả hai đều dưới ba tuổi, không biết gì về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, điều đã khiến ông cảm thấy thoải mái.
Anh ấy nói rằng anh ấy quyết tâm bảo vệ gia đình và tương lai của mình và đã được trang bị vũ khí.
“Tôi sẵn sàng chiến đấu, tôi sẵn sàng bảo vệ gia đình mình, sẵn sàng bảo vệ mảnh đất của mình,” anh nói.
“Tôi đang cầu nguyện rằng chúng tôi sẽ không sử dụng vũ khí của mình nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng.”
Nga tuyên bố quyền kiểm soát Kherson, thành phố lớn đầu tiên của Ukraine bị thất thủ, với các cuộc đàm phán hòa bình được tái tục.
5. Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha ngày Thứ Tư Lễ Tro
Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Liên minh giữa các thế hệ là điều không thể thiếu!
Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư, ngày 02 tháng Ba năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng hơn 1,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican.
Như thường lệ, sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, mọi người đã nghe đọc đoạn sách thánh, trích từ chương thứ 5 (5,1-5) của sách Sáng thế:
“Đây là sách dòng dõi Adam. Trong ngày Thiên Chúa dựng nên con người, Người dựng nên con người theo hình ảnh giống Thiên Chúa; Người tạo dựng họ có nam có nữ [...]. Adam 130 tuổi khi sinh con theo hình ảnh của ông, giống ông và đặt tên là Set. Sau khi sinh ra Set, Adam còn sống 800 năm nữa và sinh các con trai con gái. Trọn cuộc sống của Adam là 930 năm.”
Trong bài huấn đức tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già. Bài thứ hai này có tựa đề là: “Sống thọ: biểu tượng và cơ may”.
Tổng thống lại hóa ra là người đã ra tay đối với các cha Dòng Tên. Giáo Hội Công Giáo đau khổ ở Ukraine
VietCatholic Media
06:11 03/03/2022
1. Cựu tổng thống El Salvador bị buộc tội về vụ thảm sát sáu linh mục Dòng Tên năm 1989
Alfredo Cristiani và các cựu sĩ quan quân đội phải đối mặt với phiên tòa trong một quá trình dài để đưa những kẻ chủ mưu vụ giết người ra trước công lý
Các công tố viên ở El Salvador đã buộc tội cựu tổng thống Alfredo Cristiani về vụ thảm sát năm 1989 giết chét sáu linh mục Dòng Tên, và đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế.
Các công tố viên cũng đã công bố cáo buộc chống lại hàng chục người khác, bao gồm cả các cựu sĩ quan quân đội, về vụ thảm sát. Danh sách các cáo buộc xem ra sẽ bao gồm những kẻ giết người, khủng bố và âm mưu.
Bộ trưởng Tư pháp, Rodolfo Delgado, đã viết trên tài khoản Twitter của mình rằng văn phòng của ông “quyết tâm truy đuổi những người bị buộc tội đã ra lệnh cho sự kiện đáng tiếc và bi thảm này”.
Cựu tổng thống, người đã phục vụ từ năm 1989 đến năm 1994, đã phủ nhận bất kỳ dính líu hoặc biết về kế hoạch giết các linh mục.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 1989, một đơn vị biệt kích tinh nhuệ đã giết chết sáu linh mục - năm người Tây Ban Nha và một người Salvador - cùng với quản gia của họ và con gái của người quản gia trong cư xá của các linh mục. Những kẻ giết người cố gắng làm cho vụ thảm sát có vẻ như được thực hiện bởi những người du kích cánh tả.
Những nỗ lực ở El Salvador để điều tra và truy tố những kẻ chủ mưu của các vụ giết người trong cuộc nội chiến của đất nước đã bị khựng lại sau khi lệnh ân xá năm 1993 được ban bố sau chiến tranh. Tuy nhiên, các hoạt động pháp lý lại rộ lên sau khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố lệnh ân xá này là vi hiến vào năm 2016.
Cuộc điều tra đã bị đình chỉ khi các sĩ quan quân đội kháng cáo vụ việc lên tòa án tối cao vào năm 2019. Nhưng vào tháng Giêng, tòa án đã ra lệnh mở lại cuộc điều tra.
Chín thành viên của quân đội ban đầu bị đưa ra xét xử, nhưng một tòa án đã miễn tội cho bảy người trong số họ. Hai sĩ quan đã thụ án ngắn hạn nhưng được trả tự do vào năm 1993 theo lệnh ân xá.
Sau khi tòa án tối cao phát hiện lệnh ân xá vi hiến, một thẩm phán đã ra lệnh cho một trong những sĩ quan đó, Đại tá Guillermo Benavides, trở lại nhà tù nơi anh ta vẫn đang ở đó.
Trong khi vụ án bị đình trệ tại quê nhà, một tòa án Tây Ban Nha vào năm 2020 đã kết án cựu Đại tá Salvador Col Inocente Orlando Montano 133 năm tù vì tội giết các linh mục.
Tòa án gọi vụ thảm sát là “khủng bố nhà nước” được thực hiện bởi các nhóm lợi ích quyền lực, bao gồm cả Cristiani, nhằm “giữ các vị trí đặc quyền của họ trong các cơ cấu quyền lực”.
Source:The Guardian
2. Xung đột Ukraine: Người Công Giáo ở Rome cầu nguyện cho hòa bình
Những người Công Giáo sống ở Rôma đã họp nhau vào hôm thứ Sáu để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.
Ngôi thánh đường nhỏ kính hai thánh Sergius và Bacchus đã chật kín đến mức tràn ngập ra bên ngoài trong buổi kinh chiềuvào tối ngày 25 tháng 2, một ngày sau khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Một số người tham dự buổi lễ là những người qua đường đã chú ý đến ngôi thánh đường Ukraine và dừng lại để cầu nguyện chung với cộng đoàn mà quê hương họ đang chịu nhiều thử thách.
Nhà thờ là giáo xứ ở Rôma của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương kể từ năm 1970. Nhà thờ có một bản sao của một bức tượng linh thiêng của Ukraine, Đức Mẹ Zyrowice.
Có ba giáo xứ Công Giáo Ukraine ở Rôma, cũng như các nhà thờ khác có các Lễ nghi phụng vụ ngày Chúa nhật bằng tiếng Ukraine.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, đại diện cho Giáo phận Rôma, đã khai mạc buổi cầu nguyện bằng một bài diễn văn ngắn.
“Chúng ta ở đây để cầu xin Chúa, với tất cả sức mạnh của Người, ban cho chúng ta sự bình an”
Vào cuối giờ Kinh Chiều, Đức Cha Dionisio Paulo Lachovicz, thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Ý, đã phát biểu trước cộng đoàn.
Đức Ông Pierpaolo Felicolo, từ văn phòng nhập cư giáo phận Rôma, cho biết cộng đồng người Ukraine “là một cộng đồng chăm chỉ, tích cực đồng hành cùng người già, trong công việc gia đình và mọi người đều ở đây với triển vọng có thể giúp đỡ những người thân đang ở lại Ukraine”.
“Mối quan tâm có thể nhìn thấy và sờ thấy, bởi vì mọi người đều có thành viên gia đình và bạn bè đang chiến đấu hoặc tị nạn trong các ga tàu điện ngầm,” Cha Felicolo nói.
Theo Giáo phận Rôma, Cha Taras Ostafiiv, cha sở của nhà thờ hai thánh Sergius và Bacchus, cho biết nhà thờ “mở cửa từ 6:30 sáng cho đến tối muộn và nhiều người đến ngay cả khi nghỉ làm để dâng lên một lời cầu nguyện. Mọi người đều liên lạc chặt chẽ với gia đình của họ, những người đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh khủng khiếp này”.
Olga, một người mẹ có một đứa con nhỏ, và đang mang thai đứa con khác, nói: “Chúng tôi đang cầu nguyện, bởi vì chúng tôi có thể làm gì khác?”
Olga muốn trở lại Ukraine trong năm nay để gần gũi với gia đình hơn. “Nhưng bây giờ…” cô hạ giọng nói nhỏ và thở dài.
Cô cho biết đã không ngủ suốt đêm và nhận được nhiều tin nhắn từ gia đình và bạn bè đang cố gắng trốn khỏi Ukraine.
Một số người thân trong gia đình của cô ở gần biên giới phía tây với Ba Lan. Các thành viên khác trong gia đình ở trung tâm đất nước đang cố gắng chạy về miền tây Ukraine, nơi được cho là an toàn hơn.
Source:Catholic News Agency
3. Những điều cần biết về Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine
Mặc dù phần lớn dân số Ukraine theo Chính thống giáo phương Đông, nhưng người Công Giáo là một trong số những người đang phải chịu đựng những đau khổ trong bối cảnh Nga xâm lược đất nước. Quân đội Nga đã tiến vào Ukraine tại một số điểm hôm thứ Năm, và các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu quân sự và các thành phố cũng đã được báo cáo.
Dưới đây là những điều cần biết về dân số Công Giáo của Ukraine:
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương
Khoảng 9 phần trăm người Ukraine là Công Giáo Đông phương, có nghĩa là họ là những người Công Giáo thuộc các Giáo Hội theo nghi thức Byzantine. Phần lớn trong số này là một phần của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, được lãnh đạo bởi Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuck của Tòa Giám Mục Kiev-Halych.
Nghi thức Byzantine cử hành phụng vụ theo hình thức được sử dụng bởi các Giáo hội Chính thống Đông phương, thường là dùng Phụng vụ Thánh của Thánh Gioan Kim Khẩu
Người Công Giáo Đông phương Ukraine tập trung ở các vùng phía tây của đất nước giáp với Ba Lan, đặc biệt là Lviv. Tuy nhiên, có 16 giáo phận hoặc miền giám quản tông tòa của Giáo hội trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Crimea, Luhansk và Donetsk.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine bắt nguồn từ thời kỳ Ki-tô hóa Kievan Rus vào thế kỷ thứ 10. Cả ba quốc gia Ukraine, Nga và Belarus đều tuyên bố Kievan Rus là căn cội của mình. Sự kiện đó cũng hình thành cội nguồn của Giáo Hội Chính thống Nga, Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và Giáo Hội Chính thống Ukraine.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine cũng có cộng đồng người hải ngoại, với sự hiện diện khá lớn ở Hoa Kỳ, Canada, Ba Lan và Brazil, và các cộng đồng nhỏ hơn ở những nơi khác ở Âu Châu, Á Căn Đình và Úc.
Người Công Giáo theo nghi thức Latinh
Cũng có một hệ thống phẩm trật theo nghi thức Latinh, hoặc Rôma, ở Ukraine, với khoảng 1 phần trăm dân số. Họ cũng tập trung ở phía tây của đất nước, với sáu giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Lviv, và có quan hệ văn hóa với Ba Lan và Hung Gia Lợi.
Các Giáo Hội khác
Ukraine cũng là quê hương của Công Giáo Ruthenia trong giáo phận Mukachevo, và Công Giáo Armenia trong tổng giáo phận Lviv.
Giáo Hội Công Giáo Ruthenia cũng sử dụng nghi thức Byzantine, và nằm ở trung tâm của một vùng giáp với bốn nước láng giềng phía tây của Ukraine. Có gần 320,000 người Công Giáo trong giáo phận Mukachevo, là những người được chăm sóc bởi khoảng 300 linh mục.
Có một tổng giáo phận Công Giáo Armenia ở Lviv, mặc dù tổng giáo phận đã bị trống tòa kể từ Thế chiến II. Người Công Giáo Armenia ở Ukraine có số lượng rất ít, và thường được giao cho các linh mục của các Giáo Hội Công Giáo khác chăm sóc mục vụ.
Bách hại
Các Giáo Hội Công Giáo đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Ukraine khi đất nước này còn là một phần của Liên bang Xô viết, và sự xung đột được lặp lại giữa Nga và Ukraine trong thập niên 2010 kéo theo lo ngại về xung đột giáo phái và bách hại.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine bị đặt ngoài vòng pháp luật dưới sự cai trị của Liên Xô, từ năm 1946 đến năm 1989, và Giáo Hội Công Giáo Ruthenia bị đàn áp vào năm 1949.
Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea và các cuộc xung đột vũ trang ở các khu vực biên giới khác giữa lực lượng quân đội Ukraine, các nhóm phiến quân thân Nga và binh lính Nga, Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine lúc đó đã cảnh báo về sự quay trở lại của cuộc bách hại vì sự bành trướng của Nga sang lãnh thổ Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Thomas Gullickson cho biết: “Nguy cơ bách hại Giáo Hội Công Giáo Đông phương xảy ra ở mọi khu vực của Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Gullickson là Sứ thần tại Ukraine từ năm 2011 đến năm 2015, và ngài nghỉ hưu vào năm 2020, ở tuổi 70.
Ngài cho biết vào tháng 9 năm 2014 với các giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ “Mọi tuyên bố phát ra từ Điện Cẩm Linh gần đây đều để lộ rõ sự thù địch và bất khoan dung của Chính thống giáo Nga đối với người Công Giáo Đông phương gốc Ukraine”.
Ngài tuyên bố: “Không có lý do gì để loại trừ khả năng xảy ra một cuộc đàn áp toàn diện mới đối với Giáo Hội Công Giáo Đông phương-Ukraine như đã xảy ra vào năm 1946 với sự đồng lõa của các anh em Chính thống giáo và sự chúc lành của Mạc Tư Khoa”.
Nhiều giáo sĩ Công Giáo Rôma và Công Giáo Đông phương đã bị buộc phải rời khỏi Crimea sau khi vùng này bị sáp nhập. Cả Công Giáo Rôma và Đông phương đều gặp khó khăn trong việc đăng ký quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của Giáo Hội và bảo đảm quyền cư trú hợp pháp cho các giáo sĩ của họ.
Dưới thời Liên Xô, 128 linh mục, giám mục và nữ tu của Giáo Hội Công Giáo Ruthenia đã bị đưa vào nhà tù hoặc bị đưa đi đày ở Siberia. Giáo phận Mukachevo có 36 linh mục tử vì đạo trong cuộc bách hại.
Chân phước Theodore Romzha đã là Giám mục Công Giáo Ruthenia của giáo phận Mukachevo trong ba năm trước khi ngài bị ám sát vào năm 1947 bởi NKVD theo lệnh của Nikita Khrushchev, người lúc đó là bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine.
Chân phước Romzha nằm trong nhóm hơn 20 vị tử đạo người Ukraine của thế kỷ 20 đã được Thánh Gioan Phaolô II phong chân phước trong chuyến viếng thăm Ukraine năm 2001.
Source:Catholic News Agency
Diễn biến dồn dập tại Ukraine. Thành phố đầu tiên thất thủ. Ngày Thứ Tư Lễ Tro kinh hoàng
VietCatholic Media
16:53 03/03/2022
1. Thủ đô của Ukraine 'trong tầm kiểm soát'
Cơ quan tị nạn LHQ cho biết 1 triệu người đã chạy trốn khỏi Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga
Liên hợp quốc cho biết 1 triệu người đã chạy khỏi Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga cách đây chưa đầy một tuần, một cuộc di cư chưa từng có trong thế kỷ này vì tốc độ của nó.
Trong bài phát biểu được ghi hình sẵn với cung giọng thách thức mới nhất của mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi người dân Ukraine tiếp tục kháng chiến.
Ông thề rằng những kẻ xâm lược sẽ không có "một giây phút yên tĩnh" và mô tả những người lính Nga là "những đứa trẻ hoang mang bị lợi dụng".
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Năm, Ông Zelenskyy cho biết Ukraine và Nga có thể tìm ra cách thoát khỏi chiến tranh nếu Điện Cẩm Linh đối xử bình đẳng với Ukraine và tiến tới đàm phán với ý chí thương lượng một cách thiện chí,
Ông nói: “Có những thứ phải tìm ra một số thỏa hiệp để mọi người không chết, nhưng cũng có những thứ không có thỏa hiệp”.
Ông cũng cho biết sẵn sàng trò chuyện cởi mở với ông Putin.
Tại thủ đô Kiev, hàng nghìn cư dân đã tiếp tục trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm, tránh xa các cuộc tấn công bằng hoả tiễn của Nga.
Thị trưởng của Kiev, Vitali Klitschko, cho biết tình hình ở thủ đô Ukraine là "khó khăn nhưng trong tầm kiểm soát".
Ông nói rằng không có thương vong trong đêm và các vụ nổ vào ban đêm là do hệ thống phòng không của Ukraine tấn công các tên lửa Nga đang bay tới.
Hơn 1 triệu người đã chạy trốn khỏi cuộc giao tranh, LHQ cho biết hôm thứ Năm, con số này lên tới hơn 2% dân số Ukraine bị buộc phải rời khỏi đất nước trong bảy ngày.
2. Các báo cáo cho rằng Kherson đã lọt vào tay Nga
Các lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào các khu vực đô thị trong những ngày gần đây, với các cuộc pháo kích dữ dội vào thành phố lớn thứ hai của đất nước, Kharkiv, và hai cảng biển chiến lược.
Phương Tây tin rằng cuộc tiến công của Nga vào Ukraine đã bị đình trệ do các vấn đề hậu cần, trong đó lực lượng tấn công chính của họ bị kẹt nhiều ngày trên đường cao tốc phía bắc Kiev và các bước tiến khác bị dừng lại ở ngoại ô các thành phố mà nước này đang ném bom.
Bất chấp kế hoạch tác chiến ban đầu mà các nước phương Tây cho là nhằm nhanh chóng lật đổ chính phủ Kiev, có vẻ như cho đến nay Nga mới chỉ chiếm được một thành phố của Ukraine – là thành phố cảng Kherson ở phía nam sông Dnipro, nơi xe tăng của họ đã tiến vào hôm thứ Tư.
Thống đốc khu vực Kherson, Hennadiy Laguta cho biết các lực lượng Nga đã chiếm đóng tòa nhà chính quyền khu vực ở thành phố miền nam Ukraine.
Thị trưởng Igor Kolykhayev cho biết ông đã yêu cầu những người Nga bước vào tòa thị chính thành phố "không được bắn người".
Nếu Kherson rơi vào tay quân đội Nga, nó sẽ trở thành thành phố lớn đầu tiên của Ukraine bị thất thủ, mặc dù một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ hôm thứ Năm cho biết họ không tin rằng các lực lượng Nga đã tiếp quản được thành phố.
Quan chức này cho biết đây có thể là một phần của chiến lược có khả năng nhắm đến Mykolaiv và sau đó tới Odessa.
Điều này được đưa ra khi các báo cáo từ Kherson cho biết quân đội Nga dường như đang đổ bộ về phía Mykolaiv, một trung tâm đóng tàu và cảng lớn khác ở Biển Đen về phía tây.
Thống đốc khu vực, Vitaliy Kim, nói rằng các đoàn xe lớn của quân đội Nga đang tiến vào thành phố.
Giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra ở vùng ngoại ô của một cảng chiến lược khác, Mariupol, trên Biển Azov, nhận chìm thành phố bóng tối, cô lập và sợ hãi.
Điện và dịch vụ điện thoại phần lớn đã bị giảm, các ngôi nhà và cửa hàng phải đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn và nước uống.
Việc cắt quyền tiếp cận của Ukraine với Biển Đen và bờ biển Azov sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của đất nước và cho phép Nga xây dựng một hành lang trên bộ kéo dài từ biên giới của họ, qua Crimea, nơi đã bị Nga chiếm đóng từ năm 2014, và tất cả các con đường về phía tây tới Rumani.
Thống đốc vùng Chernihiv của Ukraine hôm thứ Năm cho biết ít nhất 9 người đã thiệt mạng và 4 người bị thương sau cuộc không kích của Nga nhằm vào hai trường học và nhà dân.
“Công việc cấp cứu đang được tiếp tục. Theo các dịch vụ khẩn cấp của tiểu bang, hiện đã có chín người thiệt mạng và bốn người bị thương, ”ông nói.
Số người chết ở Chernihiv sau đó đã được điều chỉnh lên 22 người, khi lực lượng cấp cứu đang tìm trong đống xà bần để tìm thêm thương vong.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Ukraine cho biết quân đội Nga đã tiến vào thành phố Enerhodar ở miền nam nước này, một trung tâm năng lượng chính trên sông Dnepr, chiếm khoảng 1/4 sản lượng điện của cả nước. Đây là địa điểm của nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy lớn nhất ở châu Âu.
Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Herashchenko cho biết trong một bài đăng trực tuyến, quân đội Nga đang cố gắng vượt qua một rào cản để đến nhà máy. Rào cản này do cư dân địa phương và lực lượng phòng thủ lãnh thổ dựng lên.
Một cố vấn khác, Vadym Denysenko, cho biết tình hình đáng báo động, với việc người Nga vào thị trấn Enerhodar nơi công nhân của nhà máy sinh sống.
Nga đã chiếm được nhà máy Chernobyl không còn hoạt động, cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 100 km về phía bắc.
3. Con số thương vong tăng cao khi chiến tranh tiếp tục
Ít nhất 249 dân thường Ukraine đã thiệt mạng và 553 người khác bị thương trong cuộc xâm lược quân sự của Nga bắt đầu cách đây một tuần, theo số liệu mới nhất từ văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Văn phòng LHQ cho biết, hầu hết các thương vong đều do sử dụng vũ khí nổ có phạm vi tác động rộng, bao gồm pháo kích từ pháo hạng nặng và hệ thống tên lửa phóng nhiều lần, và các cuộc không kích.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết 498 binh sĩ Nga đã chết và 1.597 người khác bị thương kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, đây là lần đầu tiên Mạc Tư Khoa đưa ra con số về thương vong.
Ukraine cho biết gần 9,000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng cho đến nay nhưng không báo cáo thiệt hại về quân sự của họ, nhưng cho biết 2,000 thường dân Ukraine đã thiệt mạng cho đến nay.
4. Các nhà lãnh đạo nhóm bốn quốc gia tổ chức các cuộc hội đàm về xung đột Ukraine, cảnh báo chống lại các trò sử dụng vũ lực tương tự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Thủ tướng Nhật Bản cho biết, các nhà lãnh đạo của Bộ tứ gồm các quốc gia - Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản - đã đồng ý rằng những gì đang xảy ra với Ukraine không được phép xảy ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Một cuộc họp ảo của nhóm bốn nước được tổ chức vào thời điểm gia tăng lo ngại về Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đã tăng cường mức độ cảnh giác, đề phòng Trung Quốc lợi dụng phương Tây mất tập trung để chống lại họ..
“Chúng tôi đã đồng ý rằng những thay đổi đơn phương hiện trạng bằng vũ lực như thế này không được phép xảy ra ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Thủ tướng Fumio Kishida nói, khi đề cập đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Ông Kishida cho biết như trên với các phóng viên sau cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Kurt Campbell, điều phối viên của Tòa Bạch Ốc về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hôm thứ Hai cho biết Hoa Kỳ sẽ chú tâm vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bất chấp cuộc khủng hoảng Ukraine, mặc dù điều này sẽ khó khăn và tốn kém.
Ông cho biết Washington đã tham gia sâu vào hai bi kịch đồng thời trước đây, bao gồm cả trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh lạnh.
Ấn Độ không giống ai
Hoa Kỳ coi Bộ tứ và các mối quan hệ ngày càng tăng với Ấn Độ là điều cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi Trung Quốc ở Thái Bình Dương, nhưng họ đang trong một thế cân bằng tế nhị với New Delhi, vì mối quan hệ lâu dài của nước này với Nga.
Trong số 4 nước thuộc Bộ tứ, chỉ có Ấn Độ là không lên án việc Nga xâm lược Ukraine.
Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho quân đội Ấn Độ và Ấn Độ đối mặt với khả năng bị Mỹ trừng phạt vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Các nhà phân tích cho rằng bất kỳ động thái nào của Nga trong chính quyền Biden nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ vì làm việc với Mạc Tư Khoa có thể phản tác dụng và cản trở sự hợp tác trong Bộ tứ.
Ông Campbell cho biết hôm thứ Hai rằng Washington vẫn “lạc quan” về mối quan hệ với Ấn Độ.
Ông nói với một nhóm tư vấn của Washington: “Chúng tôi đang đối thoại sâu sắc với họ về các vấn đề đang được tiến hành.
“Chúng tôi hiểu… mối quan hệ lịch sử, lâu đời của Ấn Độ với Nga, nhưng đồng thời, cuối cùng, chúng tôi tin rằng Ấn Độ sẽ đi theo hướng của chúng tôi”.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trước cuộc họp hôm thứ Năm rằng họ sẽ tiếp tục với một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 của các nhà lãnh đạo Bộ tứ ở Washington và họ sẽ “trao đổi quan điểm và đánh giá về những phát triển quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”
Ngay lập tức, người ta chưa rõ cuộc họp đã được ai triệu tập. Không có quốc gia nào trong Bộ tứ đã đưa ra một dấu chỉ nào trước đó.
Bốn bộ trưởng ngoại giao đã gặp nhau tại Úc Đại Lợi vào đầu tháng trước và cam kết tăng cường hợp tác để bảo đảm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không bị “o ép”, đó là một tham chiếu kín đáo về các hoạt động kinh tế và quân sự của Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo của Bộ tứ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản vào tháng 5.
Trung Quốc đã lên án Bộ tứ là một cấu trúc Chiến tranh Lạnh và một phe phái “nhắm vào các nước khác”.
Source:ABC News
Đồng Rúp của Nga rơi tự do. Tài sản tài phiệt Nga bị tịch thu có thể dẫn đến đảo chánh.
VietCatholic Media
16:58 03/03/2022
1. Cái giá phải trả của chiến tranh đối với Mạc Tư Khoa. Đồng Rúp rơi tự do
Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang được tranh luận sôi nổi, do sự không chắc chắn và ấn tượng rằng Điện Cẩm Linh đã được chuẩn bị cho một thời gian để sống với sự trả đũa của phương Tây. Việc loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng Swift và việc đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bởi Liên minh Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada là những biện pháp triệt để nhất: người Nga giờ đây sẽ không còn có thể sử dụng dự trữ ngoại tệ của họ để hỗ trợ tỷ giá đồng rúp.
Nhà kinh tế Nga Sergei Guriev, được phỏng vấn bởi Meduza, coi quyết định này “là rất nghiêm trọng và bất ngờ, người ta chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Dự trữ là một trong những nền tảng cơ bản của sự ổn định kinh tế vĩ mô, và hiện rất khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ”. Đồng rúp có thể bị đình chỉ giao dịch, sự hoảng loạn có thể lan rộng, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nga.
Việc xem xét trữ lượng quốc gia cũng rất quan trọng. Theo suy nghĩ rộng rãi, Nga đã tích lũy được lượng vàng dự trữ lớn, và một số lớn nhân dân tệ, đơn vị tiền tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng các ngân hàng Trung Quốc sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Ngân hàng Trung ương Nga, vì họ cũng có thể phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng.
“Đó không chỉ là lý thuyết, nó đã xảy ra, chẳng hạn với ngân hàng Pháp Bnp Paribas, khi nó vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, nó bị buộc phải trả nhiều tỷ đô la hình phạt... Tôi không thể tưởng tượng được Người Trung Quốc sẵn sàng mất những khoản tiền như vậy để giúp đỡ người Nga”.
Mạc Tư Khoa sẽ phải tìm người mua vàng của họ, những người sẵn sàng đi ngược lại các thể chế chính của hệ thống ngân hàng; Washington có thể cấm người Trung Quốc đổi nhân dân tệ sang đô la. Người Nga dù sao cũng cần đô la và euro, vì dù sao thì hầu hết hàng hóa nhập khẩu của nền kinh tế của họ đều đến từ Âu Châu: thuốc men, công nghệ, thực phẩm, tất cả những thứ này không thể mua được bằng nhân dân tệ.
Đúng là Nga đã đối phó với các lệnh trừng phạt từ năm 2014, nhưng việc tiếp cận các nguồn dự trữ quốc tế không bị chặn lại. Giá dầu cao dường như có lợi cho Putin, nhưng không biết nó sẽ được bán như thế nào: ngay cả khi nó được trả bằng đô la, những thứ này không thể được Nga chuyển đổi và sử dụng, mà còn bị đóng băng. So sánh duy nhất của loại trừng phạt này là Iran và Triều Tiên, những quốc gia rất khác so với Nga về các thông số kinh tế.
Nga đã sẵn sàng bị loại khỏi lĩnh vực công nghệ, và phải cam chịu trước tình trạng trì trệ kinh tế nói chung, nhưng nước này đã không làm và vẫn không tin rằng mình sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Có thể chính quyền Mạc Tư Khoa sẽ quyết định tịch thu kho dự trữ đô la của các công dân tư nhân, cấm họ rút tiền từ tài khoản vãng lai và buộc họ phải đổi ra đồng rúp theo tỷ lệ đã quyết định từ trên. Nhập khẩu sẽ giảm đáng kể, và nếu không có ngoại tệ mạnh thì việc mua các mặt hàng thiết yếu sẽ trở nên khó khăn.
Kịch bản này đưa ra cho chúng ta ý tưởng về mục đích của các lệnh trừng phạt này: đó là buộc Putin ngồi vào bàn đàm phán và rút các lực lượng xâm lược khỏi Ukraine, tạo ra sự bất bình của người dân Nga, ngay cả nơi những người hiện nay có thể đang ủng hộ hành động quân sự, họ sẽ không biết ơn tổng thống vì đã đóng băng tài khoản và phá giá tiền.
Ngay cả trước cuộc xâm lược này, nền kinh tế Nga vẫn đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn. Ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải suy nghĩ rất lâu trước khi tin tưởng Nga trở lại với hoạt động kinh doanh của họ. Đó là một nguy cơ rất lớn mà chế độ phải đau đầu.
Và phương Tây vẫn luôn có sẵn vũ khí trừng phạt “hạt nhân”: đó là ngăn chặn việc nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga, điều này cũng sẽ dẫn đến những hy sinh nghiêm trọng đối với công dân Âu Châu. Nhưng nếu Liên Hiệp Âu Châu thành công trong việc bù đắp tổn thất này bằng các nguồn cung cấp khác, ví dụ như từ Mỹ, một lần nữa Nga sẽ chỉ còn lại việc bán hết hàng cho Trung Quốc mà không có bất kỳ bảo đảm nào về khả năng vượt qua khủng hoảng, vì người Trung Quốc mà không nhận dịp này để ép giá thì đó là chuyện con heo biết bay.
Source:Asia News
2. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell về Cuộc xâm lược Ukraine
Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell của tổng giáo phận Dublin vừa đưa ra một tuyên bố liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi muốn bày tỏ sự bàng hoàng và mất tinh thần của mình trước những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở Ukraine. Những nỗ lực ngoại giao đáng kể đã trở nên vô ích trước một cuộc xâm lược tàn bạo, vô lý và rất bạo lực vào Ukraine trong những ngày gần đây. Trái tim tôi đang ở với những người có cuộc sống và đất đai đang bị chia cắt. Những hình ảnh trên màn hình của chúng ta trong tuần một lần nữa gợi lại nỗi kinh hoàng và bất công của chiến tranh, đồng thời gợi lên lòng trắc ẩn và tình đoàn kết với người dân Ukraine, cũng như với nhiều người Ukraine đã biến Ireland trở thành quê hương của họ.
Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với hành động xâm lược phi lý, mất nhân tính và vô đạo đức như vậy? Thứ nhất, sự hung hăng và bạo lực này không thể được chấp nhận: cần phải có một sự lên án hoàn toàn và triệt để cách thức hiện diện và khẳng định mình như vậy trên thế giới. Như chúng ta biết từ lịch sử của chính chúng ta trên hòn đảo này, cách thức hòa bình phải là đối thoại, phẩm giá và sự tôn trọng. Không có gì khác đứng trước thử thách của thời gian; không có gì khác trường tồn (xem 1Cor 13: 7).
Thứ hai: chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận rằng cuộc xung đột này không chỉ là một cuộc chiến khủng khiếp ở một quốc gia xa xôi, mà còn liên quan đến chúng ta về nhiều mặt, vì nó thay đổi cách chúng ta nhận thức và quan hệ với các nước khác ở Âu Châu, hạn chế các khả năng giao thương và thương mại, và — quan trọng nhất— chúng ta hãy công nhận tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này là những anh chị em của chúng ta. Đấng Cứu Rỗi của chúng ta kêu gọi chúng ta trở nên giống như Cha của chúng ta ở trên trời — nghĩa là phải có lòng từ bi như Cha Trên Trời của chúng ta là Đấng đầy lòng thương xót. Đây chắc chắn là giờ của lòng trắc ẩn.
Thứ ba: chúng ta hãy bước theo Chúa của chúng ta trên con đường hòa bình và tự do thực sự, chúng ta từ chối bất kỳ phản ứng nào buộc chúng ta phải gây hấn: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6:31) vẫn là con đường để sống— không chỉ cho những người theo Chúa Giêsu, nhưng cho tất cả mọi người. Nhà nước pháp quyền và nhu cầu về một hệ thống quốc tế ổn định phải được sự ủng hộ của tất cả những người có tư duy đúng đắn. Thay đổi và biến đổi “không thể xảy ra bằng cách tạo ra sự bất mãn… hoặc ép buộc mọi người vào một lối sống mới” (Eric Hoffer). Chúng là món quà của những ai biết cách thắp lên và hâm mộ niềm hy vọng quảng đại được hình thành trên việc biến ngôi nhà chung của chúng ta thành hiện thực.
Chính trong tinh thần này và trong sự hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, tôi mời gọi mọi người “hãy biến Thứ Tư Lễ Tro trở thành Ngày Ăn chay vì Hòa bình. Tôi khuyến khích các tín hữu cách đặc biệt để dâng mình cầu nguyện và ăn chay một cách mãnh liệt vào ngày đó.”
Source:dublindintic.ie
3. Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican đề nghị hòa giải để chấm dứt 'cuộc chiến do Nga mở ra chống lại Ukraine'
Nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Hai xác nhận điều mà nhiều người nghi ngờ: Vatican sẵn sàng “tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại” giữa Nga và Ukraine để “tránh bất kỳ sự leo thang nào, ngăn chặn các cuộc đụng độ và đàm phán” trong bối cảnh mà ngài gọi là “một cuộc tấn công quân sự”.
“Trên hết, cuộc tấn công quân sự phải dừng lại ngay lập tức. Tất cả chúng ta đều là nhân chứng cho những hậu quả bi thảm của nó”, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói với một số tờ báo Ý. Ngài nói rằng Vatican tin rằng “bất chấp cuộc chiến do Nga nổ ra chống lại Ukraine”, vẫn “luôn có chỗ cho các cuộc đàm phán.”
Đức Hồng Y Parolin cũng nói rằng khả năng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ lan sang các nước Âu Châu khác sẽ là một “thảm họa lớn”, và là viễn cảnh khiến người ta “rùng mình” và một kết cục “thật không may” như thế không thể “hoàn toàn bị loại trừ”.
Một số nước phương Tây đã cam kết gửi vũ khí đến Ukraine, và phần lớn không phận Âu Châu đã đóng cửa đối với máy bay Nga. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga đang khiến đồng rúp sụp đổ. Cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông đang đặt các lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng “báo động cao”.
Đức Hồng Y kêu gọi tránh bất kỳ leo thang quân sự nào, chấm dứt bạo lực và mở các cuộc đàm phán hòa bình. Ngài nhấn mạnh “không bao giờ là quá muộn” cho việc đàm phán. Ngài cho biết Tòa Thánh “sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.”
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng cách duy nhất để tránh cuộc chiến này lan sang các nước Âu Châu khác là đàm phán, theo cách cũng giúp tránh “khả năng trở lại 'một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai khối đối nghịch.'“
Ngài nói “một kịch bản đáng lo ngại như vậy”, “đi ngược lại văn hóa của tình huynh đệ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất như là cách duy nhất để xây dựng một thế giới công bằng, dựa trên đoàn kết và hòa bình.”
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng: “Mặc dù cuộc chiến do Nga mở ra chống lại Ukraine là điều chúng tôi đã lo sợ và hy vọng sẽ không xảy ra, cuối cùng đã xảy ra, nhưng tôi tin rằng luôn có khả năng đàm phán. Nó không bao giờ là quá muộn! Bởi vì cách hợp lý và mang tính xây dựng duy nhất để giải quyết những khác biệt là thông qua đối thoại, như Đức Thánh Cha Phanxicô không bao giờ mệt mỏi khi lặp đi lặp lại”.
Ngài nói: “Tòa Thánh, trong những năm gần đây, đã theo dõi các sự kiện ở Ukraine liên tục, kín đáo và hết sức quan tâm, sẵn sàng tạo điều kiện cho đối thoại với Nga, trong những năm gần đây, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bên để nối lại con đường đó”.
Trong những ngày gần đây, một loạt các hành động của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thể hiện thiện chí hòa giải và cả sự thất vọng của ngài đối với Vladimir Putin, là người đã phát động một cuộc tấn công chống lại Ukraine. Hôm thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng đã đích thân đến đại sứ quán Nga tại Tòa Thánh, một cử chỉ đặc biệt nói lên sự cấp bách của Đức Giáo Hoàng trong việc giải quyết vấn đề, mà không để mọi thứ chậm lại.
Đức Hồng Y Parolin nói: “Tôi tận dụng dịp này, để tiếp tục lời mời cấp bách mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong chuyến thăm của ngài tới Đại sứ quán Nga tại Tòa Thánh, hãy ngừng giao tranh và quay trở lại đàm phán.”
Ngài nói: “Đầu tiên và quan trọng nhất, cuộc tấn công quân sự, hậu quả thảm khốc mà chúng ta đã chứng kiến, phải được dừng lại ngay lập tức.” Trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng Pius XII, đã nói vào ngày 24 tháng 8 năm 1939 - vài ngày trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ: “Xin cho con người trở lại hiểu biết. Xin cho họ tiếp tục đàm phán. Bằng cách đàm phán với thiện chí và tôn trọng quyền lợi của nhau, họ sẽ thấy rằng thành công danh dự không bao giờ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán chân thành và tích cực”.
Hôm Chúa Nhật, Đức Phanxicô một lần nữa lên án chiến tranh và những người “đặt niềm tin vào logic ma quỷ của vũ khí”.
Source:Crux