Phụng Vụ - Mục Vụ
Trên nền đá
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:52 02/03/2011
Chúa Nhật 9 thường niên
"Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan đã xây nhà mình trên đá” (Mt. 7,24)
Thật hạnh phúc khi chúng ta được sinh ra làm con người. Chúng ta được tham dự vào lịch sử chương trình cứu độ của Chúa. Ngay từ thơ ấu, chúng ta đã được trau dồi các kiến thức đức tin và sống theo những điều răn và giới luật mà Thiên Chúa đã mặc khải. Thánh Kinh là nguồn mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Khi học hỏi về ý nghĩa và nguồn gốc của Kinh Thánh, chúng ta thấy có một sợi chỉ xuyên suốt trong lịch sử cứu độ. Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước gồm 72 cuốn là nguồn mặc khải vô tận mà Thiên Chúa đã tỏ bày sự thương yêu đối với loài người suốt dọc lịch sử cứu độ. Lời Thánh Kinh là những hướng dẫn khôn ngoan giúp chúng ta sống trong đường lối của Thiên Chúa.
Thiên Chúa tạo dựng muôn loài trong trật tự phát triển và truyền sinh giống nòi. Thiên Chúa quan phòng và chúc phúc cho mọi loài thụ tạo. Ngay từ những giây phút đầu tiên, tổ tiên của loài người đã bất tuân và tự chọn cho mình một hướng đi khác. Thiên Chúa đã không bỏ mặc con người sống trong vòng lao khổ và hướng chiều về đàng dữ. Thiên Chúa đã có chương trình sửa đổi và cứu độ loài người. Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ và chuẩn bị riêng một dân tộc để đón chờ Đấng Cứu Thế. Khi Đấng Cứu Thế xuất hiện đã có một số người chấp nhận và tin theo, nhưng phần đông loài người còn thờ ơ và chối từ Tin Mừng. Cho tới hôm nay, hơn 2000 ngàn năm sau, thế giới còn rất nhiều người vẫn chưa được lắng nghe tin mừng và sống ơn cứu độ.
Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan đã xây nhà mình trên đá” (Mt. 7,24). Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, có người sống trong bậc gia đình, người độc thân và kẻ tu trì, đều được mời gọi sống chu toàn bổn phận của mình. Chúng ta thử dành đôi phút để hồi tâm lại xem chúng ta có giống như người khôn ngoan xây nhà mình trên nền đá vững chắc không? Chìa khóa của sự khôn ngoan chính là nghe và đem lời Chúa ra thực hành. Chúng ta đã được nghe và học hỏi rất nhiều lời Chúa, nhưng đem áp dụng trong cuộc sống thì không được bao nhiêu. Trong cuộc sống đạo, nhiều khi chúng ta chỉ muốn áp dụng những lời nào có lợi ích và phù hợp với cách sống riêng của chúng ta. Chúng ta tránh hoặc không muốn lắng nghe những lời khuyên dạy xem ra khó áp dụng.
Khi Chúa Giêsu công khai ra giảng dạy, Chúa đã kêu gọi mọi người hãy sám hối và tin vào tin mừng (Mt.3,2), chúng con nghe nhiều lần lắm rồi nhưng chẳng quan tâm vì nghĩ rằng chỉ những tội nhân mới cần sám hối. Chúa Giêsu lại kêu gọi: Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng (Mt. 11,29), chúng ta lại thích tự cao tự đại và muốn cai trị hơn là phục vụ. Ai không vác thánh giá mà theo Chúa, không xứng đáng là môn đệ của Chúa (Lk 14,27), chúng con muốn mang danh Kitô hữu nhưng chúng con lại muốn thong dong và không muốn vác thánh giá nặng nề đi theo Chúa.
Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, nhưng chúng ta thường hay bê trễ và ươn lười. Chúa dạy chúng ta hãy vào nơi kín đáo, đóng cửa phòng cầu nguyện (Mt. 6,6), chúng ta lại thích cầu nguyện công khai và muốn mọi người nhìn thấy. Chúa dạy chúng ta rằng khi cầu nguyện không cần nhiều lời vì Cha của chúng ta trên trời thấu tỏ mọi sự (Mt. 6,7), trong khi chúng ta đọc hết kinh này đến kinh khác và cầu xin nhiều điều mà lòng chúng ta lại xa Chúa. Chúa muốn chúng ta phải kiên tâm cầu nguyện, chúng ta lại chóng chán nản khi xin hoài không được. Chúa dạy rằng hãy cầu nguyện luôn kẻo xa chước cám dỗ (Mt. 26,41), chúng ta chỉ cầu khi chúng ta cần ơn gì thôi còn chước cám dỗ chúng ta chẳng màng. Đôi khi chúng ta còn tạo cơ hội cho những cơn cám dỗ đi vào đời ta.
Chúa dạy chúng ta yêu thương anh em và cả kẻ thù (Mt. 5,44), chúng ta mới giữ được có một nửa là chỉ yêu anh em mình. Chúa dạy chúng ta rằng có nói có, không nói không (Mt. 5,37), chúng ta lại xào xáo, lật lọng đổi thay, tự lừa dối mình và dối người. Chúa nói với chúng ta đừng đoán xét để khỏi bị xét đoán (Lk. 6,37), chúng ta không những xét đoán mà còn kết án vội vàng khi chưa tìm hiểu sự thật. Chúa dậy chúng ta đừng thề chi cả (Mt. 5,34), chúng ta nói dối như cuội mà còn thề thốt đủ điều. Chúa dậy chúng ta làm hòa và tha thứ cho anh em (Mt. 6,14), chúng ta thường bắt lỗi và ghét bỏ anh em mình. Chúa khuyên dạy chúng ta hãy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng Trọn Lành (Mt. 5,48), chúng ta chỉ muốn được người ta khen là tốt lành và thánh thiện thôi.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sống thật với lòng mình. Chúa thấu tỏ mọi sự kín nhiệm trong lòng chúng ta. Chúng ta đang xây nhà của mình trên đá hay trên nền cát dễ bị trôi cuốn. Mỗi người chúng ta tự trả lời về mình trước mặt Chúa. Có lẽ chúng ta phải tự nhận ra rằng mình chỉ tin đạo, giữ đạo, sống đạo nhưng lại hành đạo rất hời hợt. Chúng ta còn câu nệ hình thức như là chu toàn bổn phận đọc kinh, dự lễ, lãnh nhận các bí tích cho yên trí, nhưng không có đời sống nội tâm thật sự. Có lần Chúa đã nhắc nhở: Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta (Mt.15,8). Chúng ta đừng cậy dựa vào sự đánh giá của người khác và cũng đừng tự phong cho mình là người đạo đức. Chúa Giêsu đã dùng những lời trách nặng với những người chỉ chuộng hình thức bề ngoài. Chúa ví họ như những mồ mả tô vôi bên ngoài, còn bên trong đầy xương xẩu hôi thối (Mt. 23,27). Vượt qua những hình thức biểu lộ bên ngoài, chúng ta phải phấn đấu nội tâm mỗi ngày để nên trọn lành trước mặt Chúa.
Cuốn sách nhỏ “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá” của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một kim chỉ nam vô cùng quý giá. Đức Cố Hồng Y đã từng bước cảm nhận đường lối của Chúa trong khi bị tù đầy. Ngài đã chọn Chúa thay vì công việc của Chúa. Ngài đã sống những giây phút hiện tại trong sự gắn bó với Chúa và yêu thương tha nhân và đặc biệt yêu thương cả những người thù ghét ngài trong trại giam. Mười ba năm tù tội của ngài đã mở ra một Con Đường Hy Vọng cho chính ngài và cho nhiều người. Ngài sống bằng lời Chúa mỗi giây phút và ngài tìm gặp gỡ Chúa trong mọi hoàn cảnh dù tù tội, khổ đau, bệnh họan và kiệt lực cả hồn lẫn xác. Mọi việc ngài thực hiện, ngài thực hiện trong Chúa. Chính ngài đã xây nhà mình trên tảng đá vững chắc. Gian khổ đã tôi luyện ngài thành chứng nhân của niềm hy vọng. Ngài đã bước lên cao trong con đường trọn lành.
Chúa mời gọi chúng ta hãy nên trọn lành toàn diện. Chân nhận rằng mỗi người đều có những nhân đức nổi bật, nhưng không tránh khỏi những thói quen đạo đức còn yếu kém. Cây tốt thì sinh trái tốt (Mt.12,33). Người tốt thì sẽ sinh ra được nhiều điều tốt lành. Xét chung thì mỗi người có rất nhiều điểm tốt và đáng khen ngợi. Nhưng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, chúng ta còn có nhiều yếu đuối lắm. Về của cải vật chất, đôi khi chúng ta ham mối lợi trước mắt mà quên đi giới răn Chúa dạy về sự công bằng và chân thật. Chúng ta tự nhủ mình rằng thôi cứ làm đại đi, cứ phạm đi và cứ khai gian đi, rồi đi xưng tội sau.. Đã có biết bao nhiêu trường hợp, chúng ta biết đó là sai và dối trá mà chúng ta cứ làm. Chúng ta biết rằng mình đang sống trong tội lỗi, lầm lạc nhưng đã quá quen rồi, chúng ta chẳng muốn thay đổi và không muốn dứt bỏ thói hư tật xấu. Bỏ đi thì tiếc lắm. Thường thì chúng ta đợi chờ và khất lần cho qua ngày. Hỏi rằng chúng ta đang xây nhà trên đá hay trên nền đất?
Chúng ta, những người Kitô hữu, được hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người khác. Nhiều người không có cơ hội để lắng nghe lời mặc khải của Thiên Chúa. Những người chưa biết Chúa, họ phải vất vả đi tìm tòi, suy nghĩ và lần mò trong đêm tối để đi tìm ánh sáng hướng dẫn cuộc đời. Đã có biết bao những Đạo Giáo, những nhà hiền triết và những khám phá tìm về nguồn vũ trụ. Với trí khôn giới hạn của loài người, vũ trụ mênh mông bao la và sự sống muôn loài vẫn còn là mầu nhiệm không bao giờ hiểu thấu. Nhiều người vẫn chưa hiểu biết được ý nghĩa của cuộc sống và cùng đích của cuộc đời.
Là Kitô hữu, chúng ta được thừa hưởng qùa tặng nhưng không. Chúng ta được học biết về Thiên Chúa yêu thương, về ơn cứu độ và cánh chung của đời người. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban chính Ngôi Lời là Con Một của Ngài. Ngôi Lời đã sinh ra làm người và cư ngụ giữa chúng ta để mạc khải về Mầu Nhiệm Thiên Chúa và Nước Trời. Chính Chúa sẽ ban cho chúng ta ơn cứu độ và chia sẻ sự sống vĩnh cửu đời sau.
"Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan đã xây nhà mình trên đá” (Mt. 7,24)
Thật hạnh phúc khi chúng ta được sinh ra làm con người. Chúng ta được tham dự vào lịch sử chương trình cứu độ của Chúa. Ngay từ thơ ấu, chúng ta đã được trau dồi các kiến thức đức tin và sống theo những điều răn và giới luật mà Thiên Chúa đã mặc khải. Thánh Kinh là nguồn mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Khi học hỏi về ý nghĩa và nguồn gốc của Kinh Thánh, chúng ta thấy có một sợi chỉ xuyên suốt trong lịch sử cứu độ. Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước gồm 72 cuốn là nguồn mặc khải vô tận mà Thiên Chúa đã tỏ bày sự thương yêu đối với loài người suốt dọc lịch sử cứu độ. Lời Thánh Kinh là những hướng dẫn khôn ngoan giúp chúng ta sống trong đường lối của Thiên Chúa.
Thiên Chúa tạo dựng muôn loài trong trật tự phát triển và truyền sinh giống nòi. Thiên Chúa quan phòng và chúc phúc cho mọi loài thụ tạo. Ngay từ những giây phút đầu tiên, tổ tiên của loài người đã bất tuân và tự chọn cho mình một hướng đi khác. Thiên Chúa đã không bỏ mặc con người sống trong vòng lao khổ và hướng chiều về đàng dữ. Thiên Chúa đã có chương trình sửa đổi và cứu độ loài người. Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ và chuẩn bị riêng một dân tộc để đón chờ Đấng Cứu Thế. Khi Đấng Cứu Thế xuất hiện đã có một số người chấp nhận và tin theo, nhưng phần đông loài người còn thờ ơ và chối từ Tin Mừng. Cho tới hôm nay, hơn 2000 ngàn năm sau, thế giới còn rất nhiều người vẫn chưa được lắng nghe tin mừng và sống ơn cứu độ.
Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan đã xây nhà mình trên đá” (Mt. 7,24). Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, có người sống trong bậc gia đình, người độc thân và kẻ tu trì, đều được mời gọi sống chu toàn bổn phận của mình. Chúng ta thử dành đôi phút để hồi tâm lại xem chúng ta có giống như người khôn ngoan xây nhà mình trên nền đá vững chắc không? Chìa khóa của sự khôn ngoan chính là nghe và đem lời Chúa ra thực hành. Chúng ta đã được nghe và học hỏi rất nhiều lời Chúa, nhưng đem áp dụng trong cuộc sống thì không được bao nhiêu. Trong cuộc sống đạo, nhiều khi chúng ta chỉ muốn áp dụng những lời nào có lợi ích và phù hợp với cách sống riêng của chúng ta. Chúng ta tránh hoặc không muốn lắng nghe những lời khuyên dạy xem ra khó áp dụng.
Khi Chúa Giêsu công khai ra giảng dạy, Chúa đã kêu gọi mọi người hãy sám hối và tin vào tin mừng (Mt.3,2), chúng con nghe nhiều lần lắm rồi nhưng chẳng quan tâm vì nghĩ rằng chỉ những tội nhân mới cần sám hối. Chúa Giêsu lại kêu gọi: Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng (Mt. 11,29), chúng ta lại thích tự cao tự đại và muốn cai trị hơn là phục vụ. Ai không vác thánh giá mà theo Chúa, không xứng đáng là môn đệ của Chúa (Lk 14,27), chúng con muốn mang danh Kitô hữu nhưng chúng con lại muốn thong dong và không muốn vác thánh giá nặng nề đi theo Chúa.
Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, nhưng chúng ta thường hay bê trễ và ươn lười. Chúa dạy chúng ta hãy vào nơi kín đáo, đóng cửa phòng cầu nguyện (Mt. 6,6), chúng ta lại thích cầu nguyện công khai và muốn mọi người nhìn thấy. Chúa dạy chúng ta rằng khi cầu nguyện không cần nhiều lời vì Cha của chúng ta trên trời thấu tỏ mọi sự (Mt. 6,7), trong khi chúng ta đọc hết kinh này đến kinh khác và cầu xin nhiều điều mà lòng chúng ta lại xa Chúa. Chúa muốn chúng ta phải kiên tâm cầu nguyện, chúng ta lại chóng chán nản khi xin hoài không được. Chúa dạy rằng hãy cầu nguyện luôn kẻo xa chước cám dỗ (Mt. 26,41), chúng ta chỉ cầu khi chúng ta cần ơn gì thôi còn chước cám dỗ chúng ta chẳng màng. Đôi khi chúng ta còn tạo cơ hội cho những cơn cám dỗ đi vào đời ta.
Chúa dạy chúng ta yêu thương anh em và cả kẻ thù (Mt. 5,44), chúng ta mới giữ được có một nửa là chỉ yêu anh em mình. Chúa dạy chúng ta rằng có nói có, không nói không (Mt. 5,37), chúng ta lại xào xáo, lật lọng đổi thay, tự lừa dối mình và dối người. Chúa nói với chúng ta đừng đoán xét để khỏi bị xét đoán (Lk. 6,37), chúng ta không những xét đoán mà còn kết án vội vàng khi chưa tìm hiểu sự thật. Chúa dậy chúng ta đừng thề chi cả (Mt. 5,34), chúng ta nói dối như cuội mà còn thề thốt đủ điều. Chúa dậy chúng ta làm hòa và tha thứ cho anh em (Mt. 6,14), chúng ta thường bắt lỗi và ghét bỏ anh em mình. Chúa khuyên dạy chúng ta hãy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng Trọn Lành (Mt. 5,48), chúng ta chỉ muốn được người ta khen là tốt lành và thánh thiện thôi.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sống thật với lòng mình. Chúa thấu tỏ mọi sự kín nhiệm trong lòng chúng ta. Chúng ta đang xây nhà của mình trên đá hay trên nền cát dễ bị trôi cuốn. Mỗi người chúng ta tự trả lời về mình trước mặt Chúa. Có lẽ chúng ta phải tự nhận ra rằng mình chỉ tin đạo, giữ đạo, sống đạo nhưng lại hành đạo rất hời hợt. Chúng ta còn câu nệ hình thức như là chu toàn bổn phận đọc kinh, dự lễ, lãnh nhận các bí tích cho yên trí, nhưng không có đời sống nội tâm thật sự. Có lần Chúa đã nhắc nhở: Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta (Mt.15,8). Chúng ta đừng cậy dựa vào sự đánh giá của người khác và cũng đừng tự phong cho mình là người đạo đức. Chúa Giêsu đã dùng những lời trách nặng với những người chỉ chuộng hình thức bề ngoài. Chúa ví họ như những mồ mả tô vôi bên ngoài, còn bên trong đầy xương xẩu hôi thối (Mt. 23,27). Vượt qua những hình thức biểu lộ bên ngoài, chúng ta phải phấn đấu nội tâm mỗi ngày để nên trọn lành trước mặt Chúa.
Cuốn sách nhỏ “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá” của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một kim chỉ nam vô cùng quý giá. Đức Cố Hồng Y đã từng bước cảm nhận đường lối của Chúa trong khi bị tù đầy. Ngài đã chọn Chúa thay vì công việc của Chúa. Ngài đã sống những giây phút hiện tại trong sự gắn bó với Chúa và yêu thương tha nhân và đặc biệt yêu thương cả những người thù ghét ngài trong trại giam. Mười ba năm tù tội của ngài đã mở ra một Con Đường Hy Vọng cho chính ngài và cho nhiều người. Ngài sống bằng lời Chúa mỗi giây phút và ngài tìm gặp gỡ Chúa trong mọi hoàn cảnh dù tù tội, khổ đau, bệnh họan và kiệt lực cả hồn lẫn xác. Mọi việc ngài thực hiện, ngài thực hiện trong Chúa. Chính ngài đã xây nhà mình trên tảng đá vững chắc. Gian khổ đã tôi luyện ngài thành chứng nhân của niềm hy vọng. Ngài đã bước lên cao trong con đường trọn lành.
Chúa mời gọi chúng ta hãy nên trọn lành toàn diện. Chân nhận rằng mỗi người đều có những nhân đức nổi bật, nhưng không tránh khỏi những thói quen đạo đức còn yếu kém. Cây tốt thì sinh trái tốt (Mt.12,33). Người tốt thì sẽ sinh ra được nhiều điều tốt lành. Xét chung thì mỗi người có rất nhiều điểm tốt và đáng khen ngợi. Nhưng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, chúng ta còn có nhiều yếu đuối lắm. Về của cải vật chất, đôi khi chúng ta ham mối lợi trước mắt mà quên đi giới răn Chúa dạy về sự công bằng và chân thật. Chúng ta tự nhủ mình rằng thôi cứ làm đại đi, cứ phạm đi và cứ khai gian đi, rồi đi xưng tội sau.. Đã có biết bao nhiêu trường hợp, chúng ta biết đó là sai và dối trá mà chúng ta cứ làm. Chúng ta biết rằng mình đang sống trong tội lỗi, lầm lạc nhưng đã quá quen rồi, chúng ta chẳng muốn thay đổi và không muốn dứt bỏ thói hư tật xấu. Bỏ đi thì tiếc lắm. Thường thì chúng ta đợi chờ và khất lần cho qua ngày. Hỏi rằng chúng ta đang xây nhà trên đá hay trên nền đất?
Chúng ta, những người Kitô hữu, được hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người khác. Nhiều người không có cơ hội để lắng nghe lời mặc khải của Thiên Chúa. Những người chưa biết Chúa, họ phải vất vả đi tìm tòi, suy nghĩ và lần mò trong đêm tối để đi tìm ánh sáng hướng dẫn cuộc đời. Đã có biết bao những Đạo Giáo, những nhà hiền triết và những khám phá tìm về nguồn vũ trụ. Với trí khôn giới hạn của loài người, vũ trụ mênh mông bao la và sự sống muôn loài vẫn còn là mầu nhiệm không bao giờ hiểu thấu. Nhiều người vẫn chưa hiểu biết được ý nghĩa của cuộc sống và cùng đích của cuộc đời.
Là Kitô hữu, chúng ta được thừa hưởng qùa tặng nhưng không. Chúng ta được học biết về Thiên Chúa yêu thương, về ơn cứu độ và cánh chung của đời người. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban chính Ngôi Lời là Con Một của Ngài. Ngôi Lời đã sinh ra làm người và cư ngụ giữa chúng ta để mạc khải về Mầu Nhiệm Thiên Chúa và Nước Trời. Chính Chúa sẽ ban cho chúng ta ơn cứu độ và chia sẻ sự sống vĩnh cửu đời sau.
Noi gương nhân đức thánh Giuse
PM. Cao Huy Hoàng
12:51 02/03/2011
Tháng 3 về, chúng ta cùng tạ ơn Thánh Giuse là Đấng bảo trợ mỗi gia trưởng chúng ta trong thời gian qua, và còn sẽ bảo trợ chúng ta trong suốt cuộc đời làm chồng, làm cha, làm ông nội, ông ngoại.
Tỏ lòng tri ân ấy, Chúa không muốn chúng ta chỉ nói lên bằng lời, mà còn phải nói lên bằng cuộc sống gia trưởng theo mẫu gương gia trưởng nhân đức của Ngài. Vì thế, suy niệm về những ngày đời thánh thiện của Thánh Giuse, làm bài học quí giá cho mỗi gia trưởng là thật cần thiết.
Đón nhận nhau trong đức tin
Thiên Chúa đã chọn Thánh Giuse cộng tác vào chương trình cứu chuộc, chương trình mạc khải tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại, nên có thể nói, người được Thiên Chúa chọn hẳn phải là một người đủ phẩm cách đẹp lòng Thiên Chúa. Và điều đẹp lòng Chúa nhất là Tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa.
Quả thật, nếu đức tin của Mẹ Maria được thể hiện bằng sự khiêm tốn và vâng phục để Thiên Chúa thực hiện mầu nhiệm nhập thể: “Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như Lời sứ thần truyền. Xin hãy thành sự trong tôi, như Lời Ngài đã phán”, thì Thánh Giuse âm thầm không nói gì, không trả lời gì, mà Ngài chỉ làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà: ‘Đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần’. Điều Thánh Giuse đã làm là một câu trả lời “vâng phục” bằng “đức tin” hùng hồn nhất (x. Rm 1,5; 16,26; 2Cr 10,5-6).
Thế thì, Lời chúc của Elizabet dành cho Mẹ Maria “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45) cũng chính là lời mà mọi miệng lưỡi phải chúc tụng Thánh Giuse như vậy.
Thánh Giuse và Mẹ Maria đã đón nhận và thực hiện thánh ý của Thiên Chúa là đón nhận nhau, và cả hai cùng đón nhận Phôi Thai Đấng Cứu Thế bằng một đức tin. Từ đó, làm thành một cộng đoàn mới của Thiên Chúa, trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Việc thánh Giuse đón Đức Maria về làm vợ trong lúc Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, quả là một gương đức tin hùng hồn vào Thiên Chúa quyền năng: Thiên Chúa chọn cho Giuse một người vợ. Thiên Chúa chọn cho Maria một người chồng. Thiên Chúa chọn cho Đấng Cứu Thế những người làm Cha Mẹ. Vì quả thực, nếu để tự Giuse chọn, có lẽ Giuse không chọn Maria, vì ngại những tiếng đời dị nghị. Nhưng việc ấy không xảy ra theo ý của Giuse, mà đã xảy ra ngược lại theo ý của Thiên Chúa.
Còn chúng ta, có tin rằng Thiên Chúa đã tham gia vào việc chọn lựa của mình không? Có nhiều người đã sống với nhau bao nhiêu năm rồi, mới ngộ ra là có bàn tay Thiên Chúa định liệu cho việc của Chúa nơi gia đình mình. Có nhiều người cho là chuyện ông trời xe định, nồi nào vung nấy. Nhưng thiết tưởng đức tin công giáo đòi hỏi chúng ta phải xác tín ngay từ buổi đầu của cuộc hôn nhân rằng Thiên Chúa tham dự vào việc tuyển chọn cho mình một người bạn đời theo ý Chúa. Và từ ấy, cuộc sống của vợ chồng trải ra trong sự quan phòng của Thiên Chúa, để tiếp tục công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa và tiếp tục thực hiện chương trình cứu rỗi của Ngài. Chỉ trong đức tin, cuộc sống của hôn nhân mới có đủ nghị lực để vượt qua những thử thách và bền vững cho đến cùng.
Như vậy, việc đón nhận nhau trong đức tin là bài học trước tiên của đời sống gia đình công giáo. Đón nhận một người bạn đời về chung sống với nhau nên nghĩa vợ chồng, đón nhận con cái Chúa ban trong ánh sáng đức tin, có thể nói là đón nhận tình yêu Thiên Chúa, hồng ân của Thiên Chúa nhằm đến việc thực hiện chương trình mạc khải của Thiên Chúa nơi gia đình là: Tình yêu và cứu độ.
Nhìn lại đời sống gia đình chúng ta, mỗi người có thể suy xét lại và trả lời trước mặt Chúa, rằng ngày ấy con yêu nàng, con cưới nàng làm vợ, có phải vì Đức Tin là để có một gia đình nhằm thực hiện chương trình của Chúa, hay có một gia đình thực hiện chương trình của chúng ta. Chúng ta đã đón nhận nhau vì Chúa hay vì ta? để sống cho Thiên Chúa hay cho chúng ta?
Thánh thiện trong đức cậy
Mẹ Maria đã tin tưởng và ký thác toàn thân mình cho Thiên Chúa để Ngài thực hiện ơn cứu độ, thì thánh Giuse cũng cậy trông hoàn toàn vào sức mạnh của Thiên Chúa để vượt thắng những nguy cơ làm mất đi vẻ đẹp tinh tuyền thánh thiện của gia đình Con Thiên Chúa. Việc giữ đức khiết tịnh cho mình và cho người bạn đời, thiết tưởng phải việc ưu tiên hơn cả. Bởi vì thánh ý của Thiên Chúa đã khởi đầu bằng việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng một trinh nữ. Và trinh nữ ấy đã khấn nguyện giữ mình đồng trinh đến trọn đời. Như thế, đời sống gia đình của Thánh Giuse, Mẹ Maria và Con Thiên Chúa phải là một đời sống tinh tuyền tuyệt đối nơi cả ba con người.
Với loài người, thì không thể, nhưng với Thiên Chúa thì việc gì cũng có thể. Và chúng ta tin rằng, đức cậy trông nơi Thánh Giuse phải là tuyệt hảo. Chính vì đức trông cậy và nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa, mà Thánh Giuse vượt thắng những yếu hèn của đời người, gìn giữ được đức công chính, vẻ đẹp nguyên tuyền của mình trong trắng thanh cao như nhành huệ, đồng thời bảo bọc được sự đồng trinh trọn đời của người bạn đời chí thiết.
Hình ảnh người con mà đức tin cho biết là “Con Thiên Chúa” trong gia đình, có thể nói là yếu tố quan trọng vào bậc nhất trong việc hình thành đức cậy trông nơi Thánh Giuse. Người “con làm việc của Cha trên trời” và “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan” là hoa trái của đức cậy trông mà Thánh Giuse đã miệt mài ký thác.
Gia đình chúng ta hôm nay quên nhắm đến hạnh phúc do sự công chính, thánh thiện mang lại, mà chỉ nhắm đến hạnh phúc do những giá trị trần thế ban phát cho. Thật đáng trách cho mỗi gia trưởng chúng ta, khi không hướng gia đình đến đời sống thánh thiện thuần khiết, lại còn vướng vào những trào lưu tục hóa làm mất đi vẻ thánh thiện nguyên tuyền của hôn nhân công giáo. Thêm vào đó, lại không hướng niềm cậy trông vào Chúa mà lại đặt hy vọng nơi những thực tại hão huyền.
Chu toàn trách nhiệm trong đức mến
Hoa trái của Đức tin là đức mến. Đức Mến thôi thúc thánh Giuse chu toàn vai trò làm chồng làm cha trong gia đình. Từ việc đưa vợ về làm sổ bộ, lo cho vợ sinh nở, đưa vợ con trốn sang Ai cập, hồi cư, cắt bì và đặt tên cho con, dâng con vào đền thờ, tìm con khi lạc mất, cùng vợ con kiếm có cái ăn cái mặc… tất cả đều được thể hiện với tình yêu mến.
Chúa Giêsu lớn lên và trưởng thành mặt nhân tính trong cung lòng Mẹ Maria, thực ra trong trái tim yêu thương của Mẹ Maria và trong tấm lòng từ ái của Cha Thánh Giuse. Cả hai đầy tình yêu thương và tính trách nhiệm.
Tình thương đích thực bắt nguồn từ Thiên Chúa, và cụ thể nơi vợ chồng Maria, Giuse: Tình thương đó là hy sinh cho người mình yêu được hạnh phúc. Sự hy sinh ấy bao gồm cả tự do, ý chí, sự sống, thời gian và tất cả những gì tưởng như mình phải được, cũng bằng lòng mất đi. Sự hy sinh ấy được thể hiện với lòng khiêm cung, lịch sự, khoan dung, nhẫn nại. Và sự hy sinh ấy chính là nét họa bản tính của Thiên Chúa trong tâm hồn mỗi con người có lòng yêu mến Ngài.
Cả Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria đều đã thắm đẫm tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu nhau bằng tình yêu của Thiên Chúa, nên việc chu toàn trách nhiệm với đứa con được sinh ra cũng chính là chu toàn trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó trong nhiệm cuộc của Ngài.
Tình mến không vị kỷ. Tình mến không huênh hoang. Tình mến không nóng nảy…. là tình mến của Thánh Giuse. Tình mến chứa chan sự công chính thánh thiện, tràn đầy niềm hân hoan, vẻ dịu dàng, nét khiêm tốn là tình mến của Thánh Giuse. Tình mến ấy phải là tình mến chuẩn mực cho các gia trưởng hôm nay.
Nghĩ về mình, có thể có đôi người trong chúng ta đang được niềm vui mừng vì đã theo gương nhân đức của Thánh Giuse trong đời sống gia đình, nhưng thiết tưởng, đa số trong chúng ta chưa chọn lấy tình mến chuẩn mực của Ngài làm tiêu chí sống đời vợ chồng gia đình. Thật đáng tiếc.
Tháng 3 lại về, tháng kính Thánh Giuse, cho chúng ta một cơ hội nhìn vào gương sống của thánh quan thầy các gia trưởng mà suy nghĩ về:
-mầu nhiệm gia đình, trước tiên, phải xác tín gia đình là một mầu nhiệm trong nhiệm cuộc sáng tạo và cứu rỗi nhân loại.
-đức tin của chúng ta, Đức tin vào Thiên Chúa yêu thương và quan phòng, đã chọn lựa và chỉ định cho chúng ta người bạn đời, để sống với nhau mà thực hiện thánh ý Chúa.
-đức trông cậy của chúng ta, đức trông cậy duy nhất nơi sức mạnh của Thiên Chúa mới giúp chúng ta sống công chính thánh thiện và bình an hạnh phúc.
- đức mến của chúng ta, đức mến phải được mặc lấy lòng khoan dung từ bi nhân hậu của Thiên Chúa mà chu toàn bổn phận Chúa giao phó trong sứ mệnh sáng tạo và cứu rỗi ngay trong chính gia đình mình.
Nguyện xin Thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho mỗi gia trưởng chúng con biết noi gương nhân đức Ngài, mà thăng hoa cuộc lữ hành trần thế của chúng con trên đường công chính.
Tỏ lòng tri ân ấy, Chúa không muốn chúng ta chỉ nói lên bằng lời, mà còn phải nói lên bằng cuộc sống gia trưởng theo mẫu gương gia trưởng nhân đức của Ngài. Vì thế, suy niệm về những ngày đời thánh thiện của Thánh Giuse, làm bài học quí giá cho mỗi gia trưởng là thật cần thiết.
Đón nhận nhau trong đức tin
Thiên Chúa đã chọn Thánh Giuse cộng tác vào chương trình cứu chuộc, chương trình mạc khải tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại, nên có thể nói, người được Thiên Chúa chọn hẳn phải là một người đủ phẩm cách đẹp lòng Thiên Chúa. Và điều đẹp lòng Chúa nhất là Tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa.
Quả thật, nếu đức tin của Mẹ Maria được thể hiện bằng sự khiêm tốn và vâng phục để Thiên Chúa thực hiện mầu nhiệm nhập thể: “Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như Lời sứ thần truyền. Xin hãy thành sự trong tôi, như Lời Ngài đã phán”, thì Thánh Giuse âm thầm không nói gì, không trả lời gì, mà Ngài chỉ làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà: ‘Đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần’. Điều Thánh Giuse đã làm là một câu trả lời “vâng phục” bằng “đức tin” hùng hồn nhất (x. Rm 1,5; 16,26; 2Cr 10,5-6).
Thế thì, Lời chúc của Elizabet dành cho Mẹ Maria “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45) cũng chính là lời mà mọi miệng lưỡi phải chúc tụng Thánh Giuse như vậy.
Thánh Giuse và Mẹ Maria đã đón nhận và thực hiện thánh ý của Thiên Chúa là đón nhận nhau, và cả hai cùng đón nhận Phôi Thai Đấng Cứu Thế bằng một đức tin. Từ đó, làm thành một cộng đoàn mới của Thiên Chúa, trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Việc thánh Giuse đón Đức Maria về làm vợ trong lúc Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, quả là một gương đức tin hùng hồn vào Thiên Chúa quyền năng: Thiên Chúa chọn cho Giuse một người vợ. Thiên Chúa chọn cho Maria một người chồng. Thiên Chúa chọn cho Đấng Cứu Thế những người làm Cha Mẹ. Vì quả thực, nếu để tự Giuse chọn, có lẽ Giuse không chọn Maria, vì ngại những tiếng đời dị nghị. Nhưng việc ấy không xảy ra theo ý của Giuse, mà đã xảy ra ngược lại theo ý của Thiên Chúa.
Còn chúng ta, có tin rằng Thiên Chúa đã tham gia vào việc chọn lựa của mình không? Có nhiều người đã sống với nhau bao nhiêu năm rồi, mới ngộ ra là có bàn tay Thiên Chúa định liệu cho việc của Chúa nơi gia đình mình. Có nhiều người cho là chuyện ông trời xe định, nồi nào vung nấy. Nhưng thiết tưởng đức tin công giáo đòi hỏi chúng ta phải xác tín ngay từ buổi đầu của cuộc hôn nhân rằng Thiên Chúa tham dự vào việc tuyển chọn cho mình một người bạn đời theo ý Chúa. Và từ ấy, cuộc sống của vợ chồng trải ra trong sự quan phòng của Thiên Chúa, để tiếp tục công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa và tiếp tục thực hiện chương trình cứu rỗi của Ngài. Chỉ trong đức tin, cuộc sống của hôn nhân mới có đủ nghị lực để vượt qua những thử thách và bền vững cho đến cùng.
Như vậy, việc đón nhận nhau trong đức tin là bài học trước tiên của đời sống gia đình công giáo. Đón nhận một người bạn đời về chung sống với nhau nên nghĩa vợ chồng, đón nhận con cái Chúa ban trong ánh sáng đức tin, có thể nói là đón nhận tình yêu Thiên Chúa, hồng ân của Thiên Chúa nhằm đến việc thực hiện chương trình mạc khải của Thiên Chúa nơi gia đình là: Tình yêu và cứu độ.
Nhìn lại đời sống gia đình chúng ta, mỗi người có thể suy xét lại và trả lời trước mặt Chúa, rằng ngày ấy con yêu nàng, con cưới nàng làm vợ, có phải vì Đức Tin là để có một gia đình nhằm thực hiện chương trình của Chúa, hay có một gia đình thực hiện chương trình của chúng ta. Chúng ta đã đón nhận nhau vì Chúa hay vì ta? để sống cho Thiên Chúa hay cho chúng ta?
Thánh thiện trong đức cậy
Mẹ Maria đã tin tưởng và ký thác toàn thân mình cho Thiên Chúa để Ngài thực hiện ơn cứu độ, thì thánh Giuse cũng cậy trông hoàn toàn vào sức mạnh của Thiên Chúa để vượt thắng những nguy cơ làm mất đi vẻ đẹp tinh tuyền thánh thiện của gia đình Con Thiên Chúa. Việc giữ đức khiết tịnh cho mình và cho người bạn đời, thiết tưởng phải việc ưu tiên hơn cả. Bởi vì thánh ý của Thiên Chúa đã khởi đầu bằng việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng một trinh nữ. Và trinh nữ ấy đã khấn nguyện giữ mình đồng trinh đến trọn đời. Như thế, đời sống gia đình của Thánh Giuse, Mẹ Maria và Con Thiên Chúa phải là một đời sống tinh tuyền tuyệt đối nơi cả ba con người.
Với loài người, thì không thể, nhưng với Thiên Chúa thì việc gì cũng có thể. Và chúng ta tin rằng, đức cậy trông nơi Thánh Giuse phải là tuyệt hảo. Chính vì đức trông cậy và nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa, mà Thánh Giuse vượt thắng những yếu hèn của đời người, gìn giữ được đức công chính, vẻ đẹp nguyên tuyền của mình trong trắng thanh cao như nhành huệ, đồng thời bảo bọc được sự đồng trinh trọn đời của người bạn đời chí thiết.
Hình ảnh người con mà đức tin cho biết là “Con Thiên Chúa” trong gia đình, có thể nói là yếu tố quan trọng vào bậc nhất trong việc hình thành đức cậy trông nơi Thánh Giuse. Người “con làm việc của Cha trên trời” và “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan” là hoa trái của đức cậy trông mà Thánh Giuse đã miệt mài ký thác.
Gia đình chúng ta hôm nay quên nhắm đến hạnh phúc do sự công chính, thánh thiện mang lại, mà chỉ nhắm đến hạnh phúc do những giá trị trần thế ban phát cho. Thật đáng trách cho mỗi gia trưởng chúng ta, khi không hướng gia đình đến đời sống thánh thiện thuần khiết, lại còn vướng vào những trào lưu tục hóa làm mất đi vẻ thánh thiện nguyên tuyền của hôn nhân công giáo. Thêm vào đó, lại không hướng niềm cậy trông vào Chúa mà lại đặt hy vọng nơi những thực tại hão huyền.
Chu toàn trách nhiệm trong đức mến
Hoa trái của Đức tin là đức mến. Đức Mến thôi thúc thánh Giuse chu toàn vai trò làm chồng làm cha trong gia đình. Từ việc đưa vợ về làm sổ bộ, lo cho vợ sinh nở, đưa vợ con trốn sang Ai cập, hồi cư, cắt bì và đặt tên cho con, dâng con vào đền thờ, tìm con khi lạc mất, cùng vợ con kiếm có cái ăn cái mặc… tất cả đều được thể hiện với tình yêu mến.
Chúa Giêsu lớn lên và trưởng thành mặt nhân tính trong cung lòng Mẹ Maria, thực ra trong trái tim yêu thương của Mẹ Maria và trong tấm lòng từ ái của Cha Thánh Giuse. Cả hai đầy tình yêu thương và tính trách nhiệm.
Tình thương đích thực bắt nguồn từ Thiên Chúa, và cụ thể nơi vợ chồng Maria, Giuse: Tình thương đó là hy sinh cho người mình yêu được hạnh phúc. Sự hy sinh ấy bao gồm cả tự do, ý chí, sự sống, thời gian và tất cả những gì tưởng như mình phải được, cũng bằng lòng mất đi. Sự hy sinh ấy được thể hiện với lòng khiêm cung, lịch sự, khoan dung, nhẫn nại. Và sự hy sinh ấy chính là nét họa bản tính của Thiên Chúa trong tâm hồn mỗi con người có lòng yêu mến Ngài.
Cả Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria đều đã thắm đẫm tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu nhau bằng tình yêu của Thiên Chúa, nên việc chu toàn trách nhiệm với đứa con được sinh ra cũng chính là chu toàn trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó trong nhiệm cuộc của Ngài.
Tình mến không vị kỷ. Tình mến không huênh hoang. Tình mến không nóng nảy…. là tình mến của Thánh Giuse. Tình mến chứa chan sự công chính thánh thiện, tràn đầy niềm hân hoan, vẻ dịu dàng, nét khiêm tốn là tình mến của Thánh Giuse. Tình mến ấy phải là tình mến chuẩn mực cho các gia trưởng hôm nay.
Nghĩ về mình, có thể có đôi người trong chúng ta đang được niềm vui mừng vì đã theo gương nhân đức của Thánh Giuse trong đời sống gia đình, nhưng thiết tưởng, đa số trong chúng ta chưa chọn lấy tình mến chuẩn mực của Ngài làm tiêu chí sống đời vợ chồng gia đình. Thật đáng tiếc.
Tháng 3 lại về, tháng kính Thánh Giuse, cho chúng ta một cơ hội nhìn vào gương sống của thánh quan thầy các gia trưởng mà suy nghĩ về:
-mầu nhiệm gia đình, trước tiên, phải xác tín gia đình là một mầu nhiệm trong nhiệm cuộc sáng tạo và cứu rỗi nhân loại.
-đức tin của chúng ta, Đức tin vào Thiên Chúa yêu thương và quan phòng, đã chọn lựa và chỉ định cho chúng ta người bạn đời, để sống với nhau mà thực hiện thánh ý Chúa.
-đức trông cậy của chúng ta, đức trông cậy duy nhất nơi sức mạnh của Thiên Chúa mới giúp chúng ta sống công chính thánh thiện và bình an hạnh phúc.
- đức mến của chúng ta, đức mến phải được mặc lấy lòng khoan dung từ bi nhân hậu của Thiên Chúa mà chu toàn bổn phận Chúa giao phó trong sứ mệnh sáng tạo và cứu rỗi ngay trong chính gia đình mình.
Nguyện xin Thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho mỗi gia trưởng chúng con biết noi gương nhân đức Ngài, mà thăng hoa cuộc lữ hành trần thế của chúng con trên đường công chính.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:45 02/03/2011
TƯỢNG THẦN
Ở ngã tư đường trong thôn có một cái miếu, thần để thờ cúng là một bức tượng gỗ.
Có một người muốn qua khe nước, bèn đem tượng thần quăng vào trong khe nước làm điểm tựa để lót chân bước qua, người phía sau bước tới nhìn thấy như thế thì chịu không được, bèn ôm bức tượng thần đứng dậy đem bỏ vào trên bệ như trước, vị thần này đối với ông ta mà nói nếu không đốt nhang niệm kinh, thì bệnh đau đầu lập tức giáng xuống trên người ông ta.
Tiểu quỷ phán quan bẩm cáo với thần: “Người đạp trên thần bước qua khe suối thì không bị gì cả, còn người ôm ngài thì phải giáng tai họa cho nó, tại sao lại có chuyện như thế ?”
Vị thần trả lời: “Chuyện này thì các ngươi không biết đâu, có lý do của nó: “người tốt thường bị bắt nạt” đó mà”.
Suy tư:
Có một thực tế như thế này: người hiền lành thường bị kẻ khác ăn hiếp bởi vì họ không thích đôi co không thích cãi cọ với người khác; người tích cực làm việc thì thường bị cấp trên chửi, bởi vì cấp trên không dám nạt nộ to tiếng với người hung dữ, mà chỉ muốn nạt nộ chửi mắng các cộng sự viên hiền lành mà thôi…
Có một vài cộng đoàn mà cấp trên chỉ biết “đì” và sai khiến những thành viên hiền lành không tranh cãi, không tranh giành ảnh hưởng, không chia bè chia nhóm. Còn những thành viên ăn nói như những bọn côn đồ, chửi mắng cấp trên như những kẻ không học hành, chia bè chia nhóm, thì họ lại không dám đá động đến.
Khi người ta ăn hiếp bắt nạt những kẻ hiền lành thì Thiên Chúa luôn bênh vực và đứng về phía họ, bởi vì Ngài là Đấng công bằng, công minh và công chính, cho nên Ngài mới dạy chúng ta: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp…” (Mt 5, 4)
Ai thường ăn hiếp bắt nạt kẻ hiền lành thì hãy coi chừng, Thiên Chúa luôn luôn đứng về phía họ, sẽ vì họ mà đòi lại sự công bằng.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ở ngã tư đường trong thôn có một cái miếu, thần để thờ cúng là một bức tượng gỗ.
Có một người muốn qua khe nước, bèn đem tượng thần quăng vào trong khe nước làm điểm tựa để lót chân bước qua, người phía sau bước tới nhìn thấy như thế thì chịu không được, bèn ôm bức tượng thần đứng dậy đem bỏ vào trên bệ như trước, vị thần này đối với ông ta mà nói nếu không đốt nhang niệm kinh, thì bệnh đau đầu lập tức giáng xuống trên người ông ta.
Tiểu quỷ phán quan bẩm cáo với thần: “Người đạp trên thần bước qua khe suối thì không bị gì cả, còn người ôm ngài thì phải giáng tai họa cho nó, tại sao lại có chuyện như thế ?”
Vị thần trả lời: “Chuyện này thì các ngươi không biết đâu, có lý do của nó: “người tốt thường bị bắt nạt” đó mà”.
Suy tư:
Có một thực tế như thế này: người hiền lành thường bị kẻ khác ăn hiếp bởi vì họ không thích đôi co không thích cãi cọ với người khác; người tích cực làm việc thì thường bị cấp trên chửi, bởi vì cấp trên không dám nạt nộ to tiếng với người hung dữ, mà chỉ muốn nạt nộ chửi mắng các cộng sự viên hiền lành mà thôi…
Có một vài cộng đoàn mà cấp trên chỉ biết “đì” và sai khiến những thành viên hiền lành không tranh cãi, không tranh giành ảnh hưởng, không chia bè chia nhóm. Còn những thành viên ăn nói như những bọn côn đồ, chửi mắng cấp trên như những kẻ không học hành, chia bè chia nhóm, thì họ lại không dám đá động đến.
Khi người ta ăn hiếp bắt nạt những kẻ hiền lành thì Thiên Chúa luôn bênh vực và đứng về phía họ, bởi vì Ngài là Đấng công bằng, công minh và công chính, cho nên Ngài mới dạy chúng ta: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp…” (Mt 5, 4)
Ai thường ăn hiếp bắt nạt kẻ hiền lành thì hãy coi chừng, Thiên Chúa luôn luôn đứng về phía họ, sẽ vì họ mà đòi lại sự công bằng.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:48 02/03/2011
N2T |
8. Tôi không cầu xin để được người khác tha thứ, nhưng chỉ cầu xin cho tôi biết tha thứ cho người khác.
(Thánh Francis of Assisi)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican chỉ có 32 nữ công dân
Tiền Hô
09:55 02/03/2011
VATICAN - 2 Tháng Ba 2011 (UCANews) Theo một thống kê vừa được công bố, toàn Thành Vatican chỉ có 32 công dân là nữ giới so với 540 nam giới.
Tờ báo Herald-Sun cho biết, trong số 572 công dân có hộ chiếu Vatican, có 306 nhà ngoại giao, 86 lính gác Thụy Sĩ, 73 vị hồng y, 31 giáo dân và một nữ tu. Nhưng chỉ có 223 người trong số họ thực sự định cư tại Vatican. Thành phố cũng có 221 dân lưu trú, phần lớn trong số đó là giáo sĩ, tu huynh hoặc nữ tu.
Tuy nhiên, dân lưu trú sẽ không còn được tự động cấp quyền công dân (quốc tịch) theo một điều luật vừa được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chấp thuận hôm Thứ Ba. Thay vào đó, từ nay, các giáo sĩ, viên chức nhà nước và gia đình của họ sẽ phải nộp đơn xin nhập tịch.
Từ giờ trở đi, Thành Quốc Vatican sẽ hạn chế những người không định cư hoặc không phải là công dân, trừ khi họ có một lí do đặc biệt.
Tờ báo Herald-Sun cho biết, trong số 572 công dân có hộ chiếu Vatican, có 306 nhà ngoại giao, 86 lính gác Thụy Sĩ, 73 vị hồng y, 31 giáo dân và một nữ tu. Nhưng chỉ có 223 người trong số họ thực sự định cư tại Vatican. Thành phố cũng có 221 dân lưu trú, phần lớn trong số đó là giáo sĩ, tu huynh hoặc nữ tu.
Tuy nhiên, dân lưu trú sẽ không còn được tự động cấp quyền công dân (quốc tịch) theo một điều luật vừa được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chấp thuận hôm Thứ Ba. Thay vào đó, từ nay, các giáo sĩ, viên chức nhà nước và gia đình của họ sẽ phải nộp đơn xin nhập tịch.
Từ giờ trở đi, Thành Quốc Vatican sẽ hạn chế những người không định cư hoặc không phải là công dân, trừ khi họ có một lí do đặc biệt.
Nước Czech tổ chức Năm Thánh cho vị thánh làm sụp đổ chế độ cộng sản
Tiền Hô
09:56 02/03/2011
Praha, Cộng hòa Czech, 1 Tháng Ba 2011 (Zenit.org) - Thánh nữ Agnes thành Bohemia được phong thánh chỉ năm ngày trước khi bắt đầu cuộc Cách Mạng Nhung, là sự kiện mang lại sự sụp đổ của chế đệ cộng sản ở Tiệp Khắc.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho người vào hôm Chúa Nhật, 12 Tháng Mười Một năm 1989. Xuất phát từ ngày Thứ Sáu, cảnh sát chống bạo động đã đàn áp một cuộc biểu tình của sinh viên ở thủ đô Prague, dẫn tới một loạt các cuộc biểu tình tiếp theo. Ngày 28 Tháng Mười Một, Đảng cộng sản Tiệp Khắc thông báo từ bỏ quyền lực. Thánh Agnes thành Bohemia là như vậy, người là vị thánh đã báo trước và trợ giúp trong việc loại trừ chế độ cộng sản khỏi đất nước này.
Đức Tổng Giám Mục Dominik Duka của Prague sẽ mở một Năm Thánh về Thánh nữ Agnes vào ngày Thứ Tư, nhân kỷ niệm 800 năm ngày sinh của thánh nhân.
Agnes (1211-1282) là con gái của vua nước Czech Přemysl Otakar Đệ Nhất và Hoàng hậu Constance nước Bohemia. "Cô nữ tu công chúa" được tôn kính tại Cộng hòa Czech không chỉ vì có tầm quan trọng lịch sử (cả trong cuộc đời và cái chết), mà còn là một mô hình cho những hoạt động ngày nay.
Năm Thánh được khai mạc bởi Đức Tổng Giám mục Duka, bao gồm các sự kiện như hội thảo, hòa nhạc và các cuộc thi.
Năm Thánh Agnes thành Bohemia sẽ bế mạc bằng một triển lãm độc đáo mang tên "Thánh Agnes thành Bohemia: Công chúa và Nữ tu", được tổ chức trên cơ sở của tu viện Thánh Agnes ở thủ đô Prague vào ngày 25 Tháng Mười Một năm 2011.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho người vào hôm Chúa Nhật, 12 Tháng Mười Một năm 1989. Xuất phát từ ngày Thứ Sáu, cảnh sát chống bạo động đã đàn áp một cuộc biểu tình của sinh viên ở thủ đô Prague, dẫn tới một loạt các cuộc biểu tình tiếp theo. Ngày 28 Tháng Mười Một, Đảng cộng sản Tiệp Khắc thông báo từ bỏ quyền lực. Thánh Agnes thành Bohemia là như vậy, người là vị thánh đã báo trước và trợ giúp trong việc loại trừ chế độ cộng sản khỏi đất nước này.
Đức Tổng Giám Mục Dominik Duka của Prague sẽ mở một Năm Thánh về Thánh nữ Agnes vào ngày Thứ Tư, nhân kỷ niệm 800 năm ngày sinh của thánh nhân.
Agnes (1211-1282) là con gái của vua nước Czech Přemysl Otakar Đệ Nhất và Hoàng hậu Constance nước Bohemia. "Cô nữ tu công chúa" được tôn kính tại Cộng hòa Czech không chỉ vì có tầm quan trọng lịch sử (cả trong cuộc đời và cái chết), mà còn là một mô hình cho những hoạt động ngày nay.
Năm Thánh được khai mạc bởi Đức Tổng Giám mục Duka, bao gồm các sự kiện như hội thảo, hòa nhạc và các cuộc thi.
Năm Thánh Agnes thành Bohemia sẽ bế mạc bằng một triển lãm độc đáo mang tên "Thánh Agnes thành Bohemia: Công chúa và Nữ tu", được tổ chức trên cơ sở của tu viện Thánh Agnes ở thủ đô Prague vào ngày 25 Tháng Mười Một năm 2011.
Vị bộ trưởng người Công Giáo duy nhất của Pakistan bị sát hại
Lã Thụ Nhân
10:34 02/03/2011
Vị bộ trưởng người Công Giáo duy nhất của Pakistan bị sát hại
Islamabad (AsiaNews) – Sáng ngày 02/03, ông Shahbaz Bhatti, Bộ Trưởng về Người Thiểu Số của Pakistan đã bị một nhóm vũ trang sát hại. Cuộc tấn công do một nhóm người đeo mặt nạ phục kích vị bộ trưởng trên đường phố ở khu vực lân cận I-8/3. Chúng kéo ông ra khỏi xe và bắn thẳng vào người trước khi chạy trốn bằng một chiếc xe.
Khi cuộc tấn công diễn ra, ngoài ông Shabhaz Bhatti, còn có người cháu nội đi cùng. Những kẻ khủng bố vẫn tiếp tục bắn trong khoảng 2 phút. Trong khi đó, không có lực lượng an ninh đi cùng để bảo vệ ông khi cuộc tấn công diễn ra. Ngay lập tức, vị bộ trưởng được đưa đến bệnh viện Shifa, tuy nhiên, các bác sĩ đã không kịp cứu ông. Những kẻ giết người để lại một bức thư ngắn tại hiện trường tội ác: "Tehrik-e-Taliban Pakistan (TTP) nhận trách nhiệm về vụ ám sát Bhatti do ông lên tiếng chống lại luật phỉ báng". Tehrik-e-Taliban Pakistan là một tổ chức che chở cho các nhóm chiến binh Hồi giáo khác nhau.
Ông Shahbaz Bhatti là một người Công giáo, mới đây ông được phê chuẩn vào cương vị Bộ Trưởng về Người Thiểu Số trong một cuộc cải tổ chính phủ (http://vietcatholic.org/News/Html/87750.htm). Ông đã mạnh dạn bảo vệ Asia Bibi, một Kitô hữu bị kết án tử hình vì phỉ báng dựa trên các cáo buộc sai trái. Ông là người thuộc đảng PPP, đảng cấp tiến trong chính phủ. Sau khi sát hại Salman Taseer, Thống đốc bang Punjab, người bị những người Hồi giáo quá khích đổ lỗi cho việc bảo vệ Aisa Bibi, ông Bhatti đã trở thành "mục tiêu hàng đầu" của những kẻ cực đoan.
Ông Farahnaz Ispahani, trợ lý của Tổng thống Asif Ali Zardari bình luận: “Đây là một chiến dịch có mưu tính nhằm ngăn chặn tất cả những tiếng nói tiến bộ, tự do và nhân đạo ở Pakistan. Đây là thời điểm để chính phủ dân tộc và chính phủ liên bang lên tiếng và kiên quyết chống lại những kẻ giết người để cứu lấy bản chất của Pakistan".
Robinson Asghar, một người bạn của Bhatti cho hay vị bộ trưởng bị sát hại đã nhận được những lời đe dọa sau vụ ám sát Thống đốc bang Punjab, Salman Taseer. Asghar cho biết ông đã khuyên ông Bhatti rời khỏi Pakistan một thời gian do bị đe dọa, nhưng ông Bhatti đã từ chối.
Bộ trưởng Thông tin, Firdous Ashiq Awan cho rằng ông Bhatti đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, và là một nguồn lực lớn. "Chúng tôi rất buồn vì cái chết bi thảm của ông", vị bộ trưởng nói thêm rằng chính phủ sẽ điều tra lý do tại sao ông đã không có người hộ tống vũ trang.
Khi hay tin, Tòa Thánh Vatican đã gửi lời chia buồn. Cha Federico Lombardi, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh cho hay việc sát hại Bộ Trưởng về Người Thiểu Số của Pakistan, ông Shabbaz Bhatti, là một "hành động mới của bạo lực trầm trọng khủng khiếp". Nó cho thấy tính đúng đắn của lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng chống lại bạo lực chống Kitô giáo và đe dọa đến quyền tự do tôn giáo.
Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa thánh Vatican nói thêm "Đối với lời cầu nguyện của chúng tôi dành cho các nạn nhân, lên án về các hành vi bạo lực không kể xiết, sự gần gũi của chúng tôi đối với các Kitô hữu Pakistan bị ghét bỏ, chúng tôi thêm lời kêu gọi liên quan đến việc bảo vệ cấp bách cho tự do tôn giáo và các Kitô hữu đang bị bạo lực và bách hại".
Islamabad (AsiaNews) – Sáng ngày 02/03, ông Shahbaz Bhatti, Bộ Trưởng về Người Thiểu Số của Pakistan đã bị một nhóm vũ trang sát hại. Cuộc tấn công do một nhóm người đeo mặt nạ phục kích vị bộ trưởng trên đường phố ở khu vực lân cận I-8/3. Chúng kéo ông ra khỏi xe và bắn thẳng vào người trước khi chạy trốn bằng một chiếc xe.
Khi cuộc tấn công diễn ra, ngoài ông Shabhaz Bhatti, còn có người cháu nội đi cùng. Những kẻ khủng bố vẫn tiếp tục bắn trong khoảng 2 phút. Trong khi đó, không có lực lượng an ninh đi cùng để bảo vệ ông khi cuộc tấn công diễn ra. Ngay lập tức, vị bộ trưởng được đưa đến bệnh viện Shifa, tuy nhiên, các bác sĩ đã không kịp cứu ông. Những kẻ giết người để lại một bức thư ngắn tại hiện trường tội ác: "Tehrik-e-Taliban Pakistan (TTP) nhận trách nhiệm về vụ ám sát Bhatti do ông lên tiếng chống lại luật phỉ báng". Tehrik-e-Taliban Pakistan là một tổ chức che chở cho các nhóm chiến binh Hồi giáo khác nhau.
Ông Shahbaz Bhatti là một người Công giáo, mới đây ông được phê chuẩn vào cương vị Bộ Trưởng về Người Thiểu Số trong một cuộc cải tổ chính phủ (http://vietcatholic.org/News/Html/87750.htm). Ông đã mạnh dạn bảo vệ Asia Bibi, một Kitô hữu bị kết án tử hình vì phỉ báng dựa trên các cáo buộc sai trái. Ông là người thuộc đảng PPP, đảng cấp tiến trong chính phủ. Sau khi sát hại Salman Taseer, Thống đốc bang Punjab, người bị những người Hồi giáo quá khích đổ lỗi cho việc bảo vệ Aisa Bibi, ông Bhatti đã trở thành "mục tiêu hàng đầu" của những kẻ cực đoan.
Ông Farahnaz Ispahani, trợ lý của Tổng thống Asif Ali Zardari bình luận: “Đây là một chiến dịch có mưu tính nhằm ngăn chặn tất cả những tiếng nói tiến bộ, tự do và nhân đạo ở Pakistan. Đây là thời điểm để chính phủ dân tộc và chính phủ liên bang lên tiếng và kiên quyết chống lại những kẻ giết người để cứu lấy bản chất của Pakistan".
Robinson Asghar, một người bạn của Bhatti cho hay vị bộ trưởng bị sát hại đã nhận được những lời đe dọa sau vụ ám sát Thống đốc bang Punjab, Salman Taseer. Asghar cho biết ông đã khuyên ông Bhatti rời khỏi Pakistan một thời gian do bị đe dọa, nhưng ông Bhatti đã từ chối.
Bộ trưởng Thông tin, Firdous Ashiq Awan cho rằng ông Bhatti đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, và là một nguồn lực lớn. "Chúng tôi rất buồn vì cái chết bi thảm của ông", vị bộ trưởng nói thêm rằng chính phủ sẽ điều tra lý do tại sao ông đã không có người hộ tống vũ trang.
Khi hay tin, Tòa Thánh Vatican đã gửi lời chia buồn. Cha Federico Lombardi, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh cho hay việc sát hại Bộ Trưởng về Người Thiểu Số của Pakistan, ông Shabbaz Bhatti, là một "hành động mới của bạo lực trầm trọng khủng khiếp". Nó cho thấy tính đúng đắn của lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng chống lại bạo lực chống Kitô giáo và đe dọa đến quyền tự do tôn giáo.
Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa thánh Vatican nói thêm "Đối với lời cầu nguyện của chúng tôi dành cho các nạn nhân, lên án về các hành vi bạo lực không kể xiết, sự gần gũi của chúng tôi đối với các Kitô hữu Pakistan bị ghét bỏ, chúng tôi thêm lời kêu gọi liên quan đến việc bảo vệ cấp bách cho tự do tôn giáo và các Kitô hữu đang bị bạo lực và bách hại".
Tinh thần tự do đích thực loại trừ bạo lực, âu lo và bối rối
Linh Tiến Khải
15:58 02/03/2011
Tinh thần tự do đích thực loại trừ bạo lực, âu lo và bối rối, chứ không loại bỏ sự vâng lời. Lý tưởng tự do mà loài người khát khao chỉ được thực hiện với sự tràn đầy trong Thiên Chúa, chứ không qua bạo lực và sợ hãi.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên với gần 8.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 2-3-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh Phanxicô De Sales, Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội. Ngài nói về tiểu sử thánh nhân như sau:
Sinh năm 1567 trong một vùng biên giới nước Pháp, người là con ông chúa vùng Boisy, một gia đình thượng lưu quyền qúy nhà Savoia. Sống giữa hai thế kỷ XVI-XVII, thánh nhân quy tụ nơi mình cái tinh túy của các giáo huấn và các chinh phục văn hóa thời đó, bằng cách hòa giải gia tài của thuyết nhân bản với sự thúc đẩy hướng tới cái tuyệt đối của các trào lưu thần bí.
Tại Paris người học cao học và triết học, tại đại học Padova bên Italia người theo học luật như thân phụ muốn, và lấy bằng tiến sĩ lưỡng luật: giáo luật và dân luật. Trong thời thanh xuân, khi suy tư về tư tưởng của thánh Agostino và thánh Toma thành Aquino, Phanxicô gặp khủng hoảng nặng liên quan tới ơn cứu rỗi và sự tiền định của mình, nghi ngờ đến mất ăn mất ngủ trong mấy tuần liền và sống các vấn đề thần học thời đó như là thảm cảnh tinh thần. Sau cuộc thử thách, Phanxicô đến nhà thờ các cha dòng Đaminh ở Paris, rộng mở con tim cho Chúa và cầu nguyện như sau: ”Lậy Chúa là Đấng nắm giữ mọi sự trong tay, và các con đường của Ngài là công lý và sự thật, bất cứ sự gì xảy ra, bất cứ gì Chúa đã thiết định cho con.. Chúa luôn luôn là thẩm phán công bằng và là Cha thương xót, con sẽ yêu Chúa, lạy Chúa... Con sẽ yêu Chúa ở đây và sẽ luôn luôn hy vọng nơi lòng thương xót Chúa và sẽ luôn luôn lập lại lời ca ngợi Chúa.. Ôi lậy Chúa Giêsu, Chúa sẽ luôn mãi là niềm hy vọng và ơn cứu độ của con trên cõi đất của các kẻ sống” (I Proc. Canon., Vol I, art 4).
Từ đó Phanxicô tìm được sự bình an trong thực tại triệt để và giải thoát của tình yêu Chúa: yêu Chúa mà không thắc mắc đòi hỏi gì và hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa và thánh ý Ngài. Đây sẽ là bí quyết cuộc sống của thánh nhân sẽ được trình bầy trong ”Khảo luận về tình yêu Thiên Chúa”.
Thắng vượt mọi chống đối của thân phụ, ngày 18 tháng 12 năm 1593 Phanxicô de Sales được thụ phong linh mục. Năm 1602 người trở thành Giám Mục Genève trong thời gian thành phố này đã trở thành pháo đài của Tin Lành Calvin, đến độ tòa giám mục của Đức Cha phải đặt tại Annecy. Là chủ chăn của một giáo phận miền núi nghèo và gặp nhiều khó khăn, nhưng thánh nhân đã biết nếm hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và núi rừng và coi tất cả đều là lời ca ngợi Thiên Chúa.
Tuy gặp các khó khăn nhưng cuộc sống và giáo huấn của thánh nhân xem ra có ảnh hưởng mênh mông đối với Âu châu thời đó và các thế kỷ theo sau. Người là tông đồ, vị giảng thuyết, nhà văn, người hoạt động và cầu nguyện, dấn thân thực hiện các lý tưởng của Công Đồng Chung Trento; bị liên lụy trong cuộc tranh luận và đối thoại với các anh em tin lành, và sống kinh nghiệm sự hữu hiệu của tương quan cá nhân và bác ái. Thánh nhân cũng đảm trách các sứ mệnh ngoại giao trên bình diện âu châu và các nhiệm vụ làm trung hòa giải, nhưng nhất là người hướng dẫn các linh hồn.
Từ cuộc gặp gỡ với một phụ nữ trẻ là bà chúa vùng Charmoisy, người có chất liệu để viết các sách thiêng liêng được nhiều người đọc nhất trong kỷ nguyên tân tiến. Từ sự hiệp thông tinh thần xâu xa với thánh nữ Giovanna Francesca di Chantal sẽ nảy sinh dòng các nữ tu Thăm Viếng, có đặc tính là sống sự thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa trong đơn sơ và khiêm tốn, chu toàn các việc tầm thường hằng ngày một cách phi thường.
Cuộc sống của thánh Phanxicô de Sales tương đối ngắn ngủi. Người qua đời năm 1622 khi mới 55 tuổi, nhưng gương mặt của người dã tỏa ra một sự tràn đầy, thanh thản và phong phú với các giáo huấn có ảnh hưởng lớn trên lương tâm kitô.
Thánh nhân có nhiều quan niệm về từ ”nhân bản” và khiến cho nó có nghĩa là văn hóa và lịch thiệp, tự do và dịu dàng, cao qúy và liên đới.
Trong cuốn ”Dẫn nhập vào cuộc sống đạo đức” viết cho bà Filotea năm 1607, thánh nhân mời gọi tín hữu hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, sống tràn đầy hiện tại trong thế giới này và chu toàn các bổn phận của mình. Lời mời gọi tín hữu giáo dân săn sóc việc thánh hiến các thực tại trần thế và thánh hóa cuộc sống thường ngày sẽ được Công Đồng Chung Vaticăng II đề cao và cũng là tinh thần tu đức của chúng ta ngày nay.
Trong ”Khảo luận về tình yêu Thiên Chúa” viết cho Teotimo năm 1616, thánh Phanxicô đưa ra một quan điểm chính xác về con người, một nền nhân chủng học, trong đó lý trí hay ”linh hồn lý luận” được coi như một kiến trúc hài hòa, một đền thờ, có nhiều chỗ chung quanh một trung tâm gọi là ”đỉnh” ”chóp” của tinh thần, hay ”đáy” của linh hồn. Đó là nơi, sau khi đã qua hết các mức độ của nó, lý trí ”khép mắt” và sự hiểu biết trở thành tất cả là một với tình yêu (x. libro I, cap.XII). Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Rằng tình yêu, trong chiều kích đối thần, thiên linh của nó, là lý do hiện hữu của tất cả mọi sự, trong một chiếc thang đi lên, xem ra không có đổ gẫy và vực thẳm, thì thánh Phanxicô de Sales đã tóm tắt trong câu nổi tiếng này: ”Con người là sự toàn thiện của vũ trụ; tinh thần là sự toàn thiện của con người; tình yêu là sự toàn thiện của tinh thần; và bác ái là sự toàn thiện của tình yêu” (ibid. libro X, cap.I).
Trong thời văn chương thần bí nở hoa, Khảo luận nói trên của thánh nhân là một tổng luận đích thật, đồng thời cũng là một tác phẩm văn chương hấp dẫn. Lộ trình dẫn tới Thiên Chúa bắt đầu với sự hướng chiều tự nhiên, được khắc ghi trong trái tim con người dù là tội lỗi, để nó yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Theo mô thức của Thánh Kinh thánh Phanxicô nói tới sự kết hiệp giữa Thiên Chúa và con người bằng cách khai triển một loạt các hình ảnh tương quan liên bản vị. Thiên Chúa của thánh nhân là cha và chúa, là phu quân và bạn, có các đặc tính như người mẹ và vú nuôi, là mặt trời mà đêm đen cũng là sự mạc khải bí nhiệm. Vì Thiên Chúa ấy lôi kéo con người bằng các mối dây tình yêu, nghĩa là sự tự do thật: ”bởi vì tình yêu không có các kẻ bị cưỡng bách và nô lệ, mà biến mọi sự ở dưới sự vâng phục mình với một sức mạnh ngọt ngào đến nỗi không có gì mạnh hơn tình yêu, không có gì dễ thương như sức mạnh của nó” (ibid libro I, cap.VI).
Tuyệt đỉnh sự kết hiệp với Thiên Chúa, ngoài các cuộc xuất thần khi chiêm niệm, là sự tràn đầy tình bác ái cụ thể, chú ý tới tất cả mọi nhu cầu của tha nhân mà thánh nhân gọi là ”xuất thần của sự sống và các công việc”... Thánh Phanxicô de Sales viết cho thánh nữ Chantal như sau: ”Đây là luật sự vâng lời của chúng ta mà cha viết bằng chữ hoa: LÀM TẤT CẢ VÌ TÌNH YÊU - KHÔNG CÓ GÌ LÀ CƯỠNG BÁCH - YÊU MẾN VÂNG LỜI HƠN LÀ SỢ HÃI VIỆC BẤT TÙNG PHỤC. Cha để lại cho các con tinh thần tự do, không phải tinh thần loại bỏ sự vâng lời là tinh thần của thế gian; nhưng là tinh thần loại trừ bạo lực, âu lo và bối rối” (Lettera del 14 ottobre 1604). Không phải vô tình mà nhiều con đường sư phạm và tu đức thời đại chúng ta tìm thấy nguồn gốc của chúng trong các tác phẩm và tư tưởng của thánh Phanxicô de Sales... Thánh Phanxicô de Sales là một chứng nhân gương mẫu của thuyết nhân bản kitô. Với giọng văn thân tình, với các lời đôi khi có cú đập cánh của thơ phú, người nhắc cho biết rằng con người mang trong trong mình nỗi nhớ nhung Thiên Chúa được khắc ghi trong nó và chỉ nơi Thiên Chúa con người mới tìm ra niềm vui đích thật và sự hiện thực tràn đầy.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tscheques, Slovac, Croat, và Ý. Chào người trẻ ngài khích lệ họ chuẩn bị đương đầu với các chặng quan trọng của cuộc sống với dấn thân tinh thần và xây dựng mọi dự án trên các nền tảng vững chắc của lòng trung thành với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha xin các anh chị em bệnh nhân dâng mọi khổ đau cho Thiên Chúa Cha, kết hiệp với các khổ đau của Chúa Kitô để góp phần xây dựng Nước Chúa. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống gia đình trên việc lắng nghe Lời Chúa, chung thủy với nhau trong tình yêu và tiếp đón những người cần trợ giúp nhất.
Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tào thành cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên với gần 8.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 2-3-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh Phanxicô De Sales, Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội. Ngài nói về tiểu sử thánh nhân như sau:
Sinh năm 1567 trong một vùng biên giới nước Pháp, người là con ông chúa vùng Boisy, một gia đình thượng lưu quyền qúy nhà Savoia. Sống giữa hai thế kỷ XVI-XVII, thánh nhân quy tụ nơi mình cái tinh túy của các giáo huấn và các chinh phục văn hóa thời đó, bằng cách hòa giải gia tài của thuyết nhân bản với sự thúc đẩy hướng tới cái tuyệt đối của các trào lưu thần bí.
Tại Paris người học cao học và triết học, tại đại học Padova bên Italia người theo học luật như thân phụ muốn, và lấy bằng tiến sĩ lưỡng luật: giáo luật và dân luật. Trong thời thanh xuân, khi suy tư về tư tưởng của thánh Agostino và thánh Toma thành Aquino, Phanxicô gặp khủng hoảng nặng liên quan tới ơn cứu rỗi và sự tiền định của mình, nghi ngờ đến mất ăn mất ngủ trong mấy tuần liền và sống các vấn đề thần học thời đó như là thảm cảnh tinh thần. Sau cuộc thử thách, Phanxicô đến nhà thờ các cha dòng Đaminh ở Paris, rộng mở con tim cho Chúa và cầu nguyện như sau: ”Lậy Chúa là Đấng nắm giữ mọi sự trong tay, và các con đường của Ngài là công lý và sự thật, bất cứ sự gì xảy ra, bất cứ gì Chúa đã thiết định cho con.. Chúa luôn luôn là thẩm phán công bằng và là Cha thương xót, con sẽ yêu Chúa, lạy Chúa... Con sẽ yêu Chúa ở đây và sẽ luôn luôn hy vọng nơi lòng thương xót Chúa và sẽ luôn luôn lập lại lời ca ngợi Chúa.. Ôi lậy Chúa Giêsu, Chúa sẽ luôn mãi là niềm hy vọng và ơn cứu độ của con trên cõi đất của các kẻ sống” (I Proc. Canon., Vol I, art 4).
Từ đó Phanxicô tìm được sự bình an trong thực tại triệt để và giải thoát của tình yêu Chúa: yêu Chúa mà không thắc mắc đòi hỏi gì và hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa và thánh ý Ngài. Đây sẽ là bí quyết cuộc sống của thánh nhân sẽ được trình bầy trong ”Khảo luận về tình yêu Thiên Chúa”.
Thắng vượt mọi chống đối của thân phụ, ngày 18 tháng 12 năm 1593 Phanxicô de Sales được thụ phong linh mục. Năm 1602 người trở thành Giám Mục Genève trong thời gian thành phố này đã trở thành pháo đài của Tin Lành Calvin, đến độ tòa giám mục của Đức Cha phải đặt tại Annecy. Là chủ chăn của một giáo phận miền núi nghèo và gặp nhiều khó khăn, nhưng thánh nhân đã biết nếm hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và núi rừng và coi tất cả đều là lời ca ngợi Thiên Chúa.
Tuy gặp các khó khăn nhưng cuộc sống và giáo huấn của thánh nhân xem ra có ảnh hưởng mênh mông đối với Âu châu thời đó và các thế kỷ theo sau. Người là tông đồ, vị giảng thuyết, nhà văn, người hoạt động và cầu nguyện, dấn thân thực hiện các lý tưởng của Công Đồng Chung Trento; bị liên lụy trong cuộc tranh luận và đối thoại với các anh em tin lành, và sống kinh nghiệm sự hữu hiệu của tương quan cá nhân và bác ái. Thánh nhân cũng đảm trách các sứ mệnh ngoại giao trên bình diện âu châu và các nhiệm vụ làm trung hòa giải, nhưng nhất là người hướng dẫn các linh hồn.
Từ cuộc gặp gỡ với một phụ nữ trẻ là bà chúa vùng Charmoisy, người có chất liệu để viết các sách thiêng liêng được nhiều người đọc nhất trong kỷ nguyên tân tiến. Từ sự hiệp thông tinh thần xâu xa với thánh nữ Giovanna Francesca di Chantal sẽ nảy sinh dòng các nữ tu Thăm Viếng, có đặc tính là sống sự thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa trong đơn sơ và khiêm tốn, chu toàn các việc tầm thường hằng ngày một cách phi thường.
Cuộc sống của thánh Phanxicô de Sales tương đối ngắn ngủi. Người qua đời năm 1622 khi mới 55 tuổi, nhưng gương mặt của người dã tỏa ra một sự tràn đầy, thanh thản và phong phú với các giáo huấn có ảnh hưởng lớn trên lương tâm kitô.
Thánh nhân có nhiều quan niệm về từ ”nhân bản” và khiến cho nó có nghĩa là văn hóa và lịch thiệp, tự do và dịu dàng, cao qúy và liên đới.
Trong cuốn ”Dẫn nhập vào cuộc sống đạo đức” viết cho bà Filotea năm 1607, thánh nhân mời gọi tín hữu hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, sống tràn đầy hiện tại trong thế giới này và chu toàn các bổn phận của mình. Lời mời gọi tín hữu giáo dân săn sóc việc thánh hiến các thực tại trần thế và thánh hóa cuộc sống thường ngày sẽ được Công Đồng Chung Vaticăng II đề cao và cũng là tinh thần tu đức của chúng ta ngày nay.
Trong ”Khảo luận về tình yêu Thiên Chúa” viết cho Teotimo năm 1616, thánh Phanxicô đưa ra một quan điểm chính xác về con người, một nền nhân chủng học, trong đó lý trí hay ”linh hồn lý luận” được coi như một kiến trúc hài hòa, một đền thờ, có nhiều chỗ chung quanh một trung tâm gọi là ”đỉnh” ”chóp” của tinh thần, hay ”đáy” của linh hồn. Đó là nơi, sau khi đã qua hết các mức độ của nó, lý trí ”khép mắt” và sự hiểu biết trở thành tất cả là một với tình yêu (x. libro I, cap.XII). Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Rằng tình yêu, trong chiều kích đối thần, thiên linh của nó, là lý do hiện hữu của tất cả mọi sự, trong một chiếc thang đi lên, xem ra không có đổ gẫy và vực thẳm, thì thánh Phanxicô de Sales đã tóm tắt trong câu nổi tiếng này: ”Con người là sự toàn thiện của vũ trụ; tinh thần là sự toàn thiện của con người; tình yêu là sự toàn thiện của tinh thần; và bác ái là sự toàn thiện của tình yêu” (ibid. libro X, cap.I).
Trong thời văn chương thần bí nở hoa, Khảo luận nói trên của thánh nhân là một tổng luận đích thật, đồng thời cũng là một tác phẩm văn chương hấp dẫn. Lộ trình dẫn tới Thiên Chúa bắt đầu với sự hướng chiều tự nhiên, được khắc ghi trong trái tim con người dù là tội lỗi, để nó yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Theo mô thức của Thánh Kinh thánh Phanxicô nói tới sự kết hiệp giữa Thiên Chúa và con người bằng cách khai triển một loạt các hình ảnh tương quan liên bản vị. Thiên Chúa của thánh nhân là cha và chúa, là phu quân và bạn, có các đặc tính như người mẹ và vú nuôi, là mặt trời mà đêm đen cũng là sự mạc khải bí nhiệm. Vì Thiên Chúa ấy lôi kéo con người bằng các mối dây tình yêu, nghĩa là sự tự do thật: ”bởi vì tình yêu không có các kẻ bị cưỡng bách và nô lệ, mà biến mọi sự ở dưới sự vâng phục mình với một sức mạnh ngọt ngào đến nỗi không có gì mạnh hơn tình yêu, không có gì dễ thương như sức mạnh của nó” (ibid libro I, cap.VI).
Tuyệt đỉnh sự kết hiệp với Thiên Chúa, ngoài các cuộc xuất thần khi chiêm niệm, là sự tràn đầy tình bác ái cụ thể, chú ý tới tất cả mọi nhu cầu của tha nhân mà thánh nhân gọi là ”xuất thần của sự sống và các công việc”... Thánh Phanxicô de Sales viết cho thánh nữ Chantal như sau: ”Đây là luật sự vâng lời của chúng ta mà cha viết bằng chữ hoa: LÀM TẤT CẢ VÌ TÌNH YÊU - KHÔNG CÓ GÌ LÀ CƯỠNG BÁCH - YÊU MẾN VÂNG LỜI HƠN LÀ SỢ HÃI VIỆC BẤT TÙNG PHỤC. Cha để lại cho các con tinh thần tự do, không phải tinh thần loại bỏ sự vâng lời là tinh thần của thế gian; nhưng là tinh thần loại trừ bạo lực, âu lo và bối rối” (Lettera del 14 ottobre 1604). Không phải vô tình mà nhiều con đường sư phạm và tu đức thời đại chúng ta tìm thấy nguồn gốc của chúng trong các tác phẩm và tư tưởng của thánh Phanxicô de Sales... Thánh Phanxicô de Sales là một chứng nhân gương mẫu của thuyết nhân bản kitô. Với giọng văn thân tình, với các lời đôi khi có cú đập cánh của thơ phú, người nhắc cho biết rằng con người mang trong trong mình nỗi nhớ nhung Thiên Chúa được khắc ghi trong nó và chỉ nơi Thiên Chúa con người mới tìm ra niềm vui đích thật và sự hiện thực tràn đầy.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tscheques, Slovac, Croat, và Ý. Chào người trẻ ngài khích lệ họ chuẩn bị đương đầu với các chặng quan trọng của cuộc sống với dấn thân tinh thần và xây dựng mọi dự án trên các nền tảng vững chắc của lòng trung thành với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha xin các anh chị em bệnh nhân dâng mọi khổ đau cho Thiên Chúa Cha, kết hiệp với các khổ đau của Chúa Kitô để góp phần xây dựng Nước Chúa. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống gia đình trên việc lắng nghe Lời Chúa, chung thủy với nhau trong tình yêu và tiếp đón những người cần trợ giúp nhất.
Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tào thành cho mọi người.
Top Stories
UN: Pope concerned by Libya unrest
EarthTimes
10:35 02/03/2011
Vatican City - Pope Benedict XVI on Wednesday in a meeting with the head of a United Nations relief agency expressed concern over the plight of refugees attempting to flee the violence in Libya..
In a private audience at the Vatican, Benedict received World Food Programme Executive Director Josette Sheeran who earlier this week visited refugee camps along Tunisia's border with Libya.
"I was so moved that His Holiness asked for this briefing and expressed his concern for the innocent people trapped in this terrible tragedy," Sheeran said after the meeting.
In what the WFP described in a statement as being part of an "emerging humanitarian crisis," Sheeran witnessed an influx of "more than 2,000 people an hour" pouring into Tunisia from Libya.
Sheeran thanked the pontiff for the support given to the Rome-based WFP by Catholic relief institutions that often work together with the UN agency in distributing food during emergencies.
"The world must act - and must act quickly - to prevent a major humanitarian disaster," Sheeran said referring to the exodus of refugees from Libya.
On Monday a WFP flight left Italy for Tunisia, carrying a plane load of high energy biscuits to be distributed to the refugees.
(Source: http://www.earthtimes.org/articles/news/369885,pope-concerned-libya-unrest.html)
In a private audience at the Vatican, Benedict received World Food Programme Executive Director Josette Sheeran who earlier this week visited refugee camps along Tunisia's border with Libya.
"I was so moved that His Holiness asked for this briefing and expressed his concern for the innocent people trapped in this terrible tragedy," Sheeran said after the meeting.
In what the WFP described in a statement as being part of an "emerging humanitarian crisis," Sheeran witnessed an influx of "more than 2,000 people an hour" pouring into Tunisia from Libya.
Sheeran thanked the pontiff for the support given to the Rome-based WFP by Catholic relief institutions that often work together with the UN agency in distributing food during emergencies.
"The world must act - and must act quickly - to prevent a major humanitarian disaster," Sheeran said referring to the exodus of refugees from Libya.
On Monday a WFP flight left Italy for Tunisia, carrying a plane load of high energy biscuits to be distributed to the refugees.
(Source: http://www.earthtimes.org/articles/news/369885,pope-concerned-libya-unrest.html)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh tế Việt Nam: Lạm phát tăng mạnh
Hà minh Thảo
09:51 02/03/2011
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2010
CHƯƠNG 3: LẠM PHÁT TĂNG MẠNH.
Tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam khai mạc sáng ngày 07.12.2010 kéo dài trong hai hôm, hai vấn đề ‘lạm phát gia tăng’ và ‘sự mất giá của tiền đồng’ đã được các diễn giả lo ngại vì có thể làm ảnh hưởng lòng tin của họ tới sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê ngày 24.12.2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12.2010 tăng 1,98% so với tháng 11.2010, mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, và tăng 11,75% so với tháng 12.2009; trong đó, tăng cao nhất là nhóm giáo dục (19,38%), kế tiếp là các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 16,18%). Trung bình năm 2010, tăng 9,19% so với trung bình năm 2009.
Trong tháng 12.2010, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31% trong đó nhóm lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28% so với tháng 11. Chỉ ngành bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước.
Chúng ta cùng xem:
I.- LẠM PHÁT.
1.- Định nghĩa.
Đó là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền, đồng nghĩa với ‘vật giá leo thang’, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng. Do đó, với cùng một số tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Thí dụ: Ngày 05.12.2009, giá gạo tẻ chỉ bán 8.000 đồng/kg. Đến ngày 25.11.2010 thì phải trả 8.800 đồng để mua được một kg gạo tẻ, tức tăng 800 đồng hay 10%. Mãi lực của số tiền 8.000 đồng, lúc tháng 12.2009, mua được một kg gạo tẻ; và đến tháng 11.2010, chỉ mua được 0,91 kg gạo tẻ.
Lạm phát, theo một khái niệm khác, là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3,25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ.
Nhiều người quan niệm việc chính phủ in thêm tiền trong giới hạn cho phép của nền kinh tế là một hình thức thu ‘thuế lạm phát’. Chính phủ sử dụng khoản phụ trội này để quân bình ngân sách với hy vọng sang năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ được nộp ngân sách nhiều hơn.
2. Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Việt-Nam khởi sự tính toán và sử dụng CPI (Consumer Price Index, tiếng Anh và Indice des prix à la consommation, tiếng Pháp) để đo mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1995.
Để tính CPI, cần có hai yếu tố:
a.- Rổ hàng hóa và dịch vụ gồm những giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân của các mặt hàng đại diện và được cập nhật và mở rộng từng thời kỳ, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (với 296 mặt hàng hóa và dịch vụ), 2000 (390), 2005 (494) và 2010 (572, tăng 78 mặt hàng so với ‘rổ’ hàng hoá kỳ trước)… Các mặt hàng hóa và dịch vụ đại diện này được phân chia thành 10 nhóm sẽ kể duới đây.
Giá bán lẻ được điều tra định kỳ từng mặt hàng hóa và dịch vụ để so sánh phải trong cùng một chợ hay cửa hàng, cùng một hiệu và phẩm chất được chọn đại diện theo các địa bàn ở các địa phương thuộc tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước, trong ít nhất hai thời điểm khác nhau.
b.- Quyền số là số bách phân hay tỷ trọng mức tiêu dùng tương ứng của chúng trong tổng mức chi tiêu dùng cho đời sống hàng ngày của người dân. Quyền số dùng để tính CPI cho thời kỳ 2010-2015 được xây dựng từ kết quả của cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2008.
Do đó, ‘Rổ hàng hóa và dịch vụ’ (572 mặt hàng đại diện) hiện dùng để tính chỉ số giá tiêu được chia thành 10 nhóm với quyền số như sau:
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực (8,18%),
thực phẩm (24,35%) và ăn uống ngoài gia đình (7,40%): 39,93%
2. Đồ uống và thuốc lá: 4,03%
3. May mặc, mũ nón, giày dép: 7,28%
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả điện, nước, chất đốt): 10,01%
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình: 8,65%
6. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế): 5,61%
7. Giao thông: 8,87%
8. Bưu chính viễn thông: 2,73%
9. Giáo dục: 5,72%
10. Văn hóa, thể thao, giải trí (cả du lịch): 3,83%
11. Hàng hóa dịch vụ khác: 3,34%
Nhận xét. Theo cách tính CPI hiện hành với rổ hàng hóa mới sẽ thay đổi. Điểm quan trọng nhất là bách phân (hay tỉ quyền số của lương thực thực phẩm giảm xuống còn 39,93% thay vì là 42,85% như cách tính từ năm 2005, sau khi giảm 60,86% (1995) còn 47,90% (2000). Giá lương thực ở Việt Nam có độ dao động cao, với quyền số lớn của thực phẩm thì tổng chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn. Còn nhớ năm 2008 CPI đã tăng chóng mặt do giá thực phẩm tăng nhanh. Với việc giảm quyền số của thực phẩm trong rổ hàng hóa, chỉ số lạm phát của Việt Nam 2010 giảm nhẹ bớt đi.
Đáng chú ý hơn. Trong cuộc họp báo cuối năm tại Văn phòng Chính phủ ngày 31.12.2010, Phó Thủ tướng thường trực, ủy viên Bộ Chính trị Cộng đảng Việt Nam, Nguyễn sinh Hùng cho rằng con số 11,75% là do cách tính của cơ quan thống kê. Oâng nói rằng ‘phương pháp tính tăng giá của các nước không tính giá dầu, giá lương thực và nếu ta thực hiện theo cách này, chỉ số giá tiêu dùng của cả năm chỉ tăng 7,5%, không phải tăng 11,75% như cách tính hiện nay’. Tuy nhiên, ông không đưa ra tên một quốc gia nào để làm thí dụ.
Ông còn khằng định trong năm 2010, Việt Nam đã đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm vừa qua là 6,78%, đứng thứ hai trong khu vực, sau Trung quốc. Điều đó không đúng vì Singapore có mức tăng trưởng kinh tế là 14,7% và Malaysia, một quốc gia ASEAN khác, đã tăng với mức 7% so với 2009. Chưa hết, báo cáo kinh tế giữa kỳ của Bộ Tài chính ở New Delhi dự báo kinh tế Ấn độ có thể tăng trưởng 9% trong tài khóa 2010-2011, bắt đầu từ ngày 01.04.2010. Bách phân lạm phát các quốc gia này thấp hơn nhiều so với Việt Nam.
3.- Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam năm 2010 đã lên cao tới 11,75%. Trong đó, mức tăng mạnh nhứt là về giáo dục đến 19,38%. Sự gia tăng giá này đã đẩy các trẻ em nghèo sớm phải bỏ việc học hành. Sau đó là hàng ăn 16,18%, thực phẩm đã lên đến 40%. Việc Việt Nam chỉ nhắm vào các con số tăng trưởng kinh tế, do đó, gây thâm hụt mậu dịch cao và cơ cấu quản lý yếu kém chính là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng vọt trong năm những năm gần đây.
A.- Chạy theo chỉ thị Đảng Cộng sản.
Trong ‘nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, các thành viên Bộ chính trị, vốn ‘sùng bái số lượng’, đặt trọng tâm nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm. Họ mơ tưởng, với tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, nên cần phải có sự phát triển kinh tế bằng mọi cách. Qua chỉ thị của Đảng, trọng tâm của nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm.
a.- Để tiến tới mục tiêu đã định, chính phủ đã khuyến khích các nhà đầu tư ngoại quốc mang vốn vào trực tiếp kinh doanh và các doanh nghiệp quốc doanh được tạo điều kiện mượn nợ ngân hàng dễ dàng cho các dự án đầu tư.
Do đó, tín dụng cấp cho hầu hết nhóm kinh tài quốc doanh tăng 28% so với năm 2009. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, các doanh nghiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực thiếu chuyên môn, đặc biệt vào các lĩnh vực bất động sản hoặc có nhiều rủi ro như cổ phiếu, v.v… Vì thiếu trình độ chuyên môn nên các khoảng đầu tư này thường thua lỗ, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể hoặc không có khả năng trả được nợ ngân hàng.
b. Lãi suất tín dụng tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam, trong thời gian qua, tăng trưởng nhờ đầu tư, chứ không vì tiêu thụ, nên khi tổng số tiền tiết kiệm trong nước không đủ cung ứng thì phải vay nơi các nhà đầu tư ngoại quốc (tương đương 40% tổng sản lượng quốc gia). Vì mức tín nhiệm hoàn trái của Việt Nam thấp và hệ thống tài chánh mang nhiều rủi ro, nên họ đòi hỏi lãi xuất cao, lên đến 20%/năm trong năm 2010 (số bách phân này đã tăng thêm sau khi Vinashin không thanh toán được khoản vay gốc 600 triệu mỹ kim nơi Ngân hàng Credit Suisse đáo hạn ngày 20.12.2010). Do đó, lạm phát từ lãi xuất tăng cao và doanh nghiệp phải trả tiền lãi cao làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ. Hơn nữa, Việt Nam vay vốn ngoại quốc thúc đẩy nhu cầu ngoại tệ cao hơn nội tệ đến áp lực giảm giá trị tiền đồng Việt Nam.
c. Bây giờ, tiền đã có và việc kinh doanh bắt đầu. Công việc đầu tiên là phải tìm đất đai để xây cất văn phòng và cơ xưởng. Tại Việt Nam, đất đai thuộc về toàn dân (một danh từ mơ hồ: là ai ?), nhưng do Nhà nước (đảng viên cộng sản có mặt ở mọi cấp) quản lý. Nếu địa phương không sẳn đất thì Nhà nước can thiệp mà điển hình là các trường hợp Tòa Khâm sứ Hà nội hay nhà giáo dân Cồn dầu (nơi có ‘mục vụ đất đai’, cướp quan tài và Kitô–hữu bị đánh chết) hoặc của bao nhiêu ‘dân oan’ khác trên Quê hương rất hữu hiệu để giúp các nhà đầu tư ngoại quốc có nơi làm ăn. Dĩ nhiên, dịch vụ nào cũng phải có cái giá (trắng hay đen) phải trả !! và được tính vào giá thành.
Ngoài ra, cơ xưởng cần phải thiết bị máy móc mà các máy tốt thì Việt Nam không làm được, phải nhập cảng và trả bằng mỹ kim. Sau đó, xí nghiệp còn phải nhập cảng nguyên, nhiên liệu để sản xuất. Do đó, hai vấn đề được đặt ra:
- khiếm hụt các cân thương mãi khi tổng trị giá hàng hóa và dịch vụ nhập cảng cao hơn tổng trị giá hàng hóa và dịch vụ xuất cảng. Số khiếm hụt này trong năm 2010 là 12,4 tỷ mỹ kim. Trong số đó, bao gồm cả trị giá những hàng hóa xa hoa, không cần thiết như máy bay, xe hơi đắt tiền v.v… Ngoài ra, sự yêu chuộng hàng ngoại hoá của dân chúng xuất phát từ ý thức vọng ngoại, không tin tưởng vào hàng nội địa.
[chúng ta ghi nhận: trong năm 2010, Việt Nam nhập cảng từ Trung quốc số lượng hàng hóa lên đến 20,01 tỷ mỹ kim và chỉ xuất bán sang Trung quốc chỉ được 6,5 tỷ mỹ kim đưa đến số nhập siêu là: 20,01 – 6,5 = 13,51 tỷ mỹ kim]
- tỷ giá đồng bạc Việt Nam so với đồng mỹ kim không ngừng phải điều chỉnh hạ giá trên thị trường chính thức cũng như thị trường tự do hay đen. Ngày 11.02.2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá đồng Việt Nam 9,3% so với mỹ kim, tức cần phải có 20.693 đồng, thay vì 18.932 trước đó, để đổi lấy một mỹ kim. Đây là lần phá giá thứ tư trong 15 tháng qua, với khoảng giảm 20% tỷ giá trước đó.
d.- Thâm hụt ngân sách quốc gia. Nhà nước Việt Nam dùng tiền thuế người dân đóng, bán dầu thô, viện trợ và vay nước ngoài để đầu tư vào các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả nên bị thua lỗ. Do đó, sự tăng trưởng kinh tế cao theo chỉ thị của Cộng đảng đã phải trả một giá rất đắc đỏ, được đo lường bởi ‘hiệu quả đầu tư của một quốc gia’, tức hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) mà các chuyên gia thường dùng để tính bằng: tổng số vốn đầu tư chia cho tổng số tăng trưởng Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ). Theo phương pháp tính này, tăng trưởng TSLNĐ càng cao thì hệ số ICOR càng nhỏ. Năm 2007, Việt Nam có hệ số ICOR là 5,2; năm 2008 là 6,66 và năm 2009 là 8. Những con số vừa nêu là minh chứng hiệu quả đầu tư tại Việt Nam càng ngày càng xấu đi: năm 2007, Việt Nam cần 5,2 đồng vốn đầu tư để đạt được 1 đồng TSLNĐ và năm 2009, phải cần đến 8 đồng để đạt được 1 đồng TSLNĐ…
Hậu quả của sự thâm hụt này là:
- Nhà nước buộc phải vay thêm nợ. Nếu vay được nợ của người dân thì vấn đề tương đối không nghiêm trọng, vì tiền lưu chuyển trong nội địa nền kinh tế, nhưng tiền lãi nợ được trả bằng tiền thuế thu từ nhân dân trong nước.
- Trường hợp nghiêm trọng hơn là khi Nhà nước cho in tiền để chi xài. Sự thâm hụt Ngân sách Nhà nước năm 2010 được Quốc hội quyết định là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% TSLNĐ, trên cơ sở đánh giá thu, chi nêu trên, số bội chi Ngân sách dự kiến còn là 5,8% TSLNĐ, tức giảm 0,4% TSLNĐ so với mức Quốc hội đã định.
(Còn tiếp)
CHƯƠNG 3: LẠM PHÁT TĂNG MẠNH.
Tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam khai mạc sáng ngày 07.12.2010 kéo dài trong hai hôm, hai vấn đề ‘lạm phát gia tăng’ và ‘sự mất giá của tiền đồng’ đã được các diễn giả lo ngại vì có thể làm ảnh hưởng lòng tin của họ tới sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê ngày 24.12.2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12.2010 tăng 1,98% so với tháng 11.2010, mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, và tăng 11,75% so với tháng 12.2009; trong đó, tăng cao nhất là nhóm giáo dục (19,38%), kế tiếp là các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 16,18%). Trung bình năm 2010, tăng 9,19% so với trung bình năm 2009.
Trong tháng 12.2010, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31% trong đó nhóm lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28% so với tháng 11. Chỉ ngành bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước.
Chúng ta cùng xem:
I.- LẠM PHÁT.
1.- Định nghĩa.
Đó là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền, đồng nghĩa với ‘vật giá leo thang’, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng. Do đó, với cùng một số tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Thí dụ: Ngày 05.12.2009, giá gạo tẻ chỉ bán 8.000 đồng/kg. Đến ngày 25.11.2010 thì phải trả 8.800 đồng để mua được một kg gạo tẻ, tức tăng 800 đồng hay 10%. Mãi lực của số tiền 8.000 đồng, lúc tháng 12.2009, mua được một kg gạo tẻ; và đến tháng 11.2010, chỉ mua được 0,91 kg gạo tẻ.
Lạm phát, theo một khái niệm khác, là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3,25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ.
Nhiều người quan niệm việc chính phủ in thêm tiền trong giới hạn cho phép của nền kinh tế là một hình thức thu ‘thuế lạm phát’. Chính phủ sử dụng khoản phụ trội này để quân bình ngân sách với hy vọng sang năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ được nộp ngân sách nhiều hơn.
2. Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Việt-Nam khởi sự tính toán và sử dụng CPI (Consumer Price Index, tiếng Anh và Indice des prix à la consommation, tiếng Pháp) để đo mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1995.
Để tính CPI, cần có hai yếu tố:
a.- Rổ hàng hóa và dịch vụ gồm những giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân của các mặt hàng đại diện và được cập nhật và mở rộng từng thời kỳ, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (với 296 mặt hàng hóa và dịch vụ), 2000 (390), 2005 (494) và 2010 (572, tăng 78 mặt hàng so với ‘rổ’ hàng hoá kỳ trước)… Các mặt hàng hóa và dịch vụ đại diện này được phân chia thành 10 nhóm sẽ kể duới đây.
Giá bán lẻ được điều tra định kỳ từng mặt hàng hóa và dịch vụ để so sánh phải trong cùng một chợ hay cửa hàng, cùng một hiệu và phẩm chất được chọn đại diện theo các địa bàn ở các địa phương thuộc tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước, trong ít nhất hai thời điểm khác nhau.
b.- Quyền số là số bách phân hay tỷ trọng mức tiêu dùng tương ứng của chúng trong tổng mức chi tiêu dùng cho đời sống hàng ngày của người dân. Quyền số dùng để tính CPI cho thời kỳ 2010-2015 được xây dựng từ kết quả của cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2008.
Do đó, ‘Rổ hàng hóa và dịch vụ’ (572 mặt hàng đại diện) hiện dùng để tính chỉ số giá tiêu được chia thành 10 nhóm với quyền số như sau:
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực (8,18%),
thực phẩm (24,35%) và ăn uống ngoài gia đình (7,40%): 39,93%
2. Đồ uống và thuốc lá: 4,03%
3. May mặc, mũ nón, giày dép: 7,28%
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả điện, nước, chất đốt): 10,01%
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình: 8,65%
6. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế): 5,61%
7. Giao thông: 8,87%
8. Bưu chính viễn thông: 2,73%
9. Giáo dục: 5,72%
10. Văn hóa, thể thao, giải trí (cả du lịch): 3,83%
11. Hàng hóa dịch vụ khác: 3,34%
Nhận xét. Theo cách tính CPI hiện hành với rổ hàng hóa mới sẽ thay đổi. Điểm quan trọng nhất là bách phân (hay tỉ quyền số của lương thực thực phẩm giảm xuống còn 39,93% thay vì là 42,85% như cách tính từ năm 2005, sau khi giảm 60,86% (1995) còn 47,90% (2000). Giá lương thực ở Việt Nam có độ dao động cao, với quyền số lớn của thực phẩm thì tổng chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn. Còn nhớ năm 2008 CPI đã tăng chóng mặt do giá thực phẩm tăng nhanh. Với việc giảm quyền số của thực phẩm trong rổ hàng hóa, chỉ số lạm phát của Việt Nam 2010 giảm nhẹ bớt đi.
Đáng chú ý hơn. Trong cuộc họp báo cuối năm tại Văn phòng Chính phủ ngày 31.12.2010, Phó Thủ tướng thường trực, ủy viên Bộ Chính trị Cộng đảng Việt Nam, Nguyễn sinh Hùng cho rằng con số 11,75% là do cách tính của cơ quan thống kê. Oâng nói rằng ‘phương pháp tính tăng giá của các nước không tính giá dầu, giá lương thực và nếu ta thực hiện theo cách này, chỉ số giá tiêu dùng của cả năm chỉ tăng 7,5%, không phải tăng 11,75% như cách tính hiện nay’. Tuy nhiên, ông không đưa ra tên một quốc gia nào để làm thí dụ.
Ông còn khằng định trong năm 2010, Việt Nam đã đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm vừa qua là 6,78%, đứng thứ hai trong khu vực, sau Trung quốc. Điều đó không đúng vì Singapore có mức tăng trưởng kinh tế là 14,7% và Malaysia, một quốc gia ASEAN khác, đã tăng với mức 7% so với 2009. Chưa hết, báo cáo kinh tế giữa kỳ của Bộ Tài chính ở New Delhi dự báo kinh tế Ấn độ có thể tăng trưởng 9% trong tài khóa 2010-2011, bắt đầu từ ngày 01.04.2010. Bách phân lạm phát các quốc gia này thấp hơn nhiều so với Việt Nam.
3.- Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam năm 2010 đã lên cao tới 11,75%. Trong đó, mức tăng mạnh nhứt là về giáo dục đến 19,38%. Sự gia tăng giá này đã đẩy các trẻ em nghèo sớm phải bỏ việc học hành. Sau đó là hàng ăn 16,18%, thực phẩm đã lên đến 40%. Việc Việt Nam chỉ nhắm vào các con số tăng trưởng kinh tế, do đó, gây thâm hụt mậu dịch cao và cơ cấu quản lý yếu kém chính là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng vọt trong năm những năm gần đây.
A.- Chạy theo chỉ thị Đảng Cộng sản.
Trong ‘nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, các thành viên Bộ chính trị, vốn ‘sùng bái số lượng’, đặt trọng tâm nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm. Họ mơ tưởng, với tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, nên cần phải có sự phát triển kinh tế bằng mọi cách. Qua chỉ thị của Đảng, trọng tâm của nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm.
a.- Để tiến tới mục tiêu đã định, chính phủ đã khuyến khích các nhà đầu tư ngoại quốc mang vốn vào trực tiếp kinh doanh và các doanh nghiệp quốc doanh được tạo điều kiện mượn nợ ngân hàng dễ dàng cho các dự án đầu tư.
Do đó, tín dụng cấp cho hầu hết nhóm kinh tài quốc doanh tăng 28% so với năm 2009. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, các doanh nghiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực thiếu chuyên môn, đặc biệt vào các lĩnh vực bất động sản hoặc có nhiều rủi ro như cổ phiếu, v.v… Vì thiếu trình độ chuyên môn nên các khoảng đầu tư này thường thua lỗ, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể hoặc không có khả năng trả được nợ ngân hàng.
b. Lãi suất tín dụng tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam, trong thời gian qua, tăng trưởng nhờ đầu tư, chứ không vì tiêu thụ, nên khi tổng số tiền tiết kiệm trong nước không đủ cung ứng thì phải vay nơi các nhà đầu tư ngoại quốc (tương đương 40% tổng sản lượng quốc gia). Vì mức tín nhiệm hoàn trái của Việt Nam thấp và hệ thống tài chánh mang nhiều rủi ro, nên họ đòi hỏi lãi xuất cao, lên đến 20%/năm trong năm 2010 (số bách phân này đã tăng thêm sau khi Vinashin không thanh toán được khoản vay gốc 600 triệu mỹ kim nơi Ngân hàng Credit Suisse đáo hạn ngày 20.12.2010). Do đó, lạm phát từ lãi xuất tăng cao và doanh nghiệp phải trả tiền lãi cao làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ. Hơn nữa, Việt Nam vay vốn ngoại quốc thúc đẩy nhu cầu ngoại tệ cao hơn nội tệ đến áp lực giảm giá trị tiền đồng Việt Nam.
c. Bây giờ, tiền đã có và việc kinh doanh bắt đầu. Công việc đầu tiên là phải tìm đất đai để xây cất văn phòng và cơ xưởng. Tại Việt Nam, đất đai thuộc về toàn dân (một danh từ mơ hồ: là ai ?), nhưng do Nhà nước (đảng viên cộng sản có mặt ở mọi cấp) quản lý. Nếu địa phương không sẳn đất thì Nhà nước can thiệp mà điển hình là các trường hợp Tòa Khâm sứ Hà nội hay nhà giáo dân Cồn dầu (nơi có ‘mục vụ đất đai’, cướp quan tài và Kitô–hữu bị đánh chết) hoặc của bao nhiêu ‘dân oan’ khác trên Quê hương rất hữu hiệu để giúp các nhà đầu tư ngoại quốc có nơi làm ăn. Dĩ nhiên, dịch vụ nào cũng phải có cái giá (trắng hay đen) phải trả !! và được tính vào giá thành.
Ngoài ra, cơ xưởng cần phải thiết bị máy móc mà các máy tốt thì Việt Nam không làm được, phải nhập cảng và trả bằng mỹ kim. Sau đó, xí nghiệp còn phải nhập cảng nguyên, nhiên liệu để sản xuất. Do đó, hai vấn đề được đặt ra:
- khiếm hụt các cân thương mãi khi tổng trị giá hàng hóa và dịch vụ nhập cảng cao hơn tổng trị giá hàng hóa và dịch vụ xuất cảng. Số khiếm hụt này trong năm 2010 là 12,4 tỷ mỹ kim. Trong số đó, bao gồm cả trị giá những hàng hóa xa hoa, không cần thiết như máy bay, xe hơi đắt tiền v.v… Ngoài ra, sự yêu chuộng hàng ngoại hoá của dân chúng xuất phát từ ý thức vọng ngoại, không tin tưởng vào hàng nội địa.
[chúng ta ghi nhận: trong năm 2010, Việt Nam nhập cảng từ Trung quốc số lượng hàng hóa lên đến 20,01 tỷ mỹ kim và chỉ xuất bán sang Trung quốc chỉ được 6,5 tỷ mỹ kim đưa đến số nhập siêu là: 20,01 – 6,5 = 13,51 tỷ mỹ kim]
- tỷ giá đồng bạc Việt Nam so với đồng mỹ kim không ngừng phải điều chỉnh hạ giá trên thị trường chính thức cũng như thị trường tự do hay đen. Ngày 11.02.2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá đồng Việt Nam 9,3% so với mỹ kim, tức cần phải có 20.693 đồng, thay vì 18.932 trước đó, để đổi lấy một mỹ kim. Đây là lần phá giá thứ tư trong 15 tháng qua, với khoảng giảm 20% tỷ giá trước đó.
d.- Thâm hụt ngân sách quốc gia. Nhà nước Việt Nam dùng tiền thuế người dân đóng, bán dầu thô, viện trợ và vay nước ngoài để đầu tư vào các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả nên bị thua lỗ. Do đó, sự tăng trưởng kinh tế cao theo chỉ thị của Cộng đảng đã phải trả một giá rất đắc đỏ, được đo lường bởi ‘hiệu quả đầu tư của một quốc gia’, tức hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) mà các chuyên gia thường dùng để tính bằng: tổng số vốn đầu tư chia cho tổng số tăng trưởng Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ). Theo phương pháp tính này, tăng trưởng TSLNĐ càng cao thì hệ số ICOR càng nhỏ. Năm 2007, Việt Nam có hệ số ICOR là 5,2; năm 2008 là 6,66 và năm 2009 là 8. Những con số vừa nêu là minh chứng hiệu quả đầu tư tại Việt Nam càng ngày càng xấu đi: năm 2007, Việt Nam cần 5,2 đồng vốn đầu tư để đạt được 1 đồng TSLNĐ và năm 2009, phải cần đến 8 đồng để đạt được 1 đồng TSLNĐ…
Hậu quả của sự thâm hụt này là:
- Nhà nước buộc phải vay thêm nợ. Nếu vay được nợ của người dân thì vấn đề tương đối không nghiêm trọng, vì tiền lưu chuyển trong nội địa nền kinh tế, nhưng tiền lãi nợ được trả bằng tiền thuế thu từ nhân dân trong nước.
- Trường hợp nghiêm trọng hơn là khi Nhà nước cho in tiền để chi xài. Sự thâm hụt Ngân sách Nhà nước năm 2010 được Quốc hội quyết định là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% TSLNĐ, trên cơ sở đánh giá thu, chi nêu trên, số bội chi Ngân sách dự kiến còn là 5,8% TSLNĐ, tức giảm 0,4% TSLNĐ so với mức Quốc hội đã định.
(Còn tiếp)
Con người thật của đức Gioan Phaolô II
Trần Mạnh Trác
22:57 02/03/2011
Đức ông Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolô 2, cho biết con người công cộng của ĐGH cũng chính là con người thật của ngài.
Sau khi duyệt qua hàng ngàn tài liệu, thư từ cá nhân, công văn ngoại giao, chứng từ từ những người thân cận và từ những giám mục và tín hữu, Đức Ông Order cho biết ĐGH Gioan Phaolô 2 đã có hai cuộc sống cá nhân và linh mục hòan tòan minh bạch và nhất quán. Nói một cách khác Ngài đã sống thật trong cuộc sống tư cũng như công, và hai cuộc sống đó là đồng nhất.
Trong buổi nói chuyện trước viện Đại học Legionaries of Christ's Pontifical Regina Apostolorum University tại Roma, Đức Ông Order đã kể lại những khám phá về con người riêng của ĐGH Gioan Phaolô 2 qua các tài liệu và nhân chứng. ĐÔ cho biết con người công cộng mà thế giới từng biết qua những chuyến công du và triếu kiến thì cũng chính là con người thật của đức Gioan Phaolô.
"Những đức tính như thân thiện, lòng yêu mến sự cầu nguyện, những cử chỉ tự phát, khả năng tương giao với mọi người" không phải là những phát minh của phương tiện truyền thông, mà chính là "bản chất cốt lõi của cá tính riêng của Ngài," đức ông cho biết.
Cuộc sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô giống như một bức khảm sa cừ với nhiều mảnh ghép lại, mà một mảnh cơ bản là "một người cầu nguyện." Ngài xem sự cầu nguyện giống như một "cuộc hành hương hằng ngày" và cũng là một "mùa xuân của cuộc sống" và đã kéo dài từ thời ngài còn là một cậu bé cho đến lúc cuối đời.
Thói quen cầu nguyện của ĐGH là từ 5 đến 6 giờ sáng, ngài đọc kinh trong nguyện đường với các nhân viên, sau đó ngài suy niệm từ 6 đến 7 giờ, rồi dâng Thánh Lễ lúc 7 giờ sáng. Đức Thánh Cha đặc biệt tôn sùng các thánh, sau mỗi buổi ăn sáng, ngài tôn kính một di tích của một thánh mà ngài lưu giữ. Mỗi đêm ngài đều có đọc về hạnh các thánh.
Cái mảnh cơ bản thứ hai trong bức khảm là "một sự tự do phi thường trong nội tâm," Đức Ông Order gọi ĐGH là một "người khó nghèo", "hoàn toàn tách rời ra khỏi tiền bạc và sự vật. .. một người không tìm kiếm sự thành đạt cá nhân."
Sự tự do cá nhân này cho phép ngài chấp nhận lời khuyên và sự chỉ trích từ các trợ tá, trong khi vẫn tự chủ khi ra quyết định hoặc phải giữ một lập trường khó khăn. Đức Ông Order cho biết Đức Giáo Hoàng cảm thấy nhiệm vụ của ngài là "không tìm việc được yêu mến với bất cứ giá nào, nhưng là để công bố sự thật."
Khả năng cảm nhận những nỗi đau và niềm vui của các tín hữu là những gì làm cho Ngài được yêu mến. Nhiều người đã nhìn lên Giáo Hoàng Gioan Phaolô như một người cha, một người bác hoặc một người ông. Với khả năng hòa nhập tòan diện vào cuộc đối thoại với giới trẻ, hình ảnh người cha của Ngài đã gây ấn tượng với hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ tham dự những Ngày Giới trẻ Thế giới.
Vị Thỉnh Nguyện Viên cũng đề cập đến ý nghĩa của thập giá đối với ĐGH, nhất là trong những năm sau cùng của cuộc đời khi sự đau đớn trở nên rõ rệt. "Ngài đã chịu đựng cơn bệnh với lòng thanh thản, và thực thi nhiệm vụ mà không trở thành một gánh nặng cho ai."
Mặc dù những khó khăn phải chịu khi cơn bệnh đã tới giai đọan trầm trọng, Đức Giáo Hoàng vẫn muốn mừng lễ Phục sinh cuối cùng vào tháng Tư năm 2005. Đức Ông Order cho biết "Qua màn ảnh truyền hình chiếu sau lưng của Ngài trong nhà nguyện riêng, hàng triệu người trên khắp thế giới đã ghi nhớ hình ảnh của vị Giáo Hoàng nắm chặt lấy thánh giá trong buổi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh."
Sau khi duyệt qua hàng ngàn tài liệu, thư từ cá nhân, công văn ngoại giao, chứng từ từ những người thân cận và từ những giám mục và tín hữu, Đức Ông Order cho biết ĐGH Gioan Phaolô 2 đã có hai cuộc sống cá nhân và linh mục hòan tòan minh bạch và nhất quán. Nói một cách khác Ngài đã sống thật trong cuộc sống tư cũng như công, và hai cuộc sống đó là đồng nhất.
Trong buổi nói chuyện trước viện Đại học Legionaries of Christ's Pontifical Regina Apostolorum University tại Roma, Đức Ông Order đã kể lại những khám phá về con người riêng của ĐGH Gioan Phaolô 2 qua các tài liệu và nhân chứng. ĐÔ cho biết con người công cộng mà thế giới từng biết qua những chuyến công du và triếu kiến thì cũng chính là con người thật của đức Gioan Phaolô.
"Những đức tính như thân thiện, lòng yêu mến sự cầu nguyện, những cử chỉ tự phát, khả năng tương giao với mọi người" không phải là những phát minh của phương tiện truyền thông, mà chính là "bản chất cốt lõi của cá tính riêng của Ngài," đức ông cho biết.
Cuộc sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô giống như một bức khảm sa cừ với nhiều mảnh ghép lại, mà một mảnh cơ bản là "một người cầu nguyện." Ngài xem sự cầu nguyện giống như một "cuộc hành hương hằng ngày" và cũng là một "mùa xuân của cuộc sống" và đã kéo dài từ thời ngài còn là một cậu bé cho đến lúc cuối đời.
Thói quen cầu nguyện của ĐGH là từ 5 đến 6 giờ sáng, ngài đọc kinh trong nguyện đường với các nhân viên, sau đó ngài suy niệm từ 6 đến 7 giờ, rồi dâng Thánh Lễ lúc 7 giờ sáng. Đức Thánh Cha đặc biệt tôn sùng các thánh, sau mỗi buổi ăn sáng, ngài tôn kính một di tích của một thánh mà ngài lưu giữ. Mỗi đêm ngài đều có đọc về hạnh các thánh.
Cái mảnh cơ bản thứ hai trong bức khảm là "một sự tự do phi thường trong nội tâm," Đức Ông Order gọi ĐGH là một "người khó nghèo", "hoàn toàn tách rời ra khỏi tiền bạc và sự vật. .. một người không tìm kiếm sự thành đạt cá nhân."
Sự tự do cá nhân này cho phép ngài chấp nhận lời khuyên và sự chỉ trích từ các trợ tá, trong khi vẫn tự chủ khi ra quyết định hoặc phải giữ một lập trường khó khăn. Đức Ông Order cho biết Đức Giáo Hoàng cảm thấy nhiệm vụ của ngài là "không tìm việc được yêu mến với bất cứ giá nào, nhưng là để công bố sự thật."
Khả năng cảm nhận những nỗi đau và niềm vui của các tín hữu là những gì làm cho Ngài được yêu mến. Nhiều người đã nhìn lên Giáo Hoàng Gioan Phaolô như một người cha, một người bác hoặc một người ông. Với khả năng hòa nhập tòan diện vào cuộc đối thoại với giới trẻ, hình ảnh người cha của Ngài đã gây ấn tượng với hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ tham dự những Ngày Giới trẻ Thế giới.
Vị Thỉnh Nguyện Viên cũng đề cập đến ý nghĩa của thập giá đối với ĐGH, nhất là trong những năm sau cùng của cuộc đời khi sự đau đớn trở nên rõ rệt. "Ngài đã chịu đựng cơn bệnh với lòng thanh thản, và thực thi nhiệm vụ mà không trở thành một gánh nặng cho ai."
Mặc dù những khó khăn phải chịu khi cơn bệnh đã tới giai đọan trầm trọng, Đức Giáo Hoàng vẫn muốn mừng lễ Phục sinh cuối cùng vào tháng Tư năm 2005. Đức Ông Order cho biết "Qua màn ảnh truyền hình chiếu sau lưng của Ngài trong nhà nguyện riêng, hàng triệu người trên khắp thế giới đã ghi nhớ hình ảnh của vị Giáo Hoàng nắm chặt lấy thánh giá trong buổi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh."
Thông Báo
Mời tham dự lễ 100 ngày tưởng nhớ LM Anrê Dũng Lạc Trần Cao Tường tại New Orleans
Mạng Lưới Dũng Lạc
15:54 02/03/2011
Văn Hóa
Huệ về tươi nở ngát thơm một trời
Tuyết Mai
09:48 02/03/2011
Cảm tạ Chúa cho chúng con!
Người cha trần gian muôn lòng thành kính
Một Giu-se từ bỏ mình
Đã Xin Vâng, nhận Ma-ri-a bạn
Cả đời Ngài thề hiến dâng
Tâm hồn thể xác trọn dâng Chúa Trời
Ngài thề rằng cả một đời
Trọn đời theo Chúa trọn đời khiết trinh
Nhưng ngài gặp Chúa Thánh Linh
Am tường ngài hiểu quyền bính Chúa Trời
Làm dưỡng phụ Con Chúa Trời
Cùng Ma-ri-a muôn đời bạn nhau
Thế gian có Chúa nhiệm mầu
Thánh Gia tình sử toàn cầu biết ơn
Thánh Cả người cha thi ơn
Làm gương hết thảy người chồng thế gian
Gương sáng của ngài phải chăng?
Hiền lành đức độ chẳng màng lợi danh
Bổn phận trách nhiệm đã đành
Làm nhiều, nói ít, tốt lành vợ con
Chẳng điều gì mà ngài “không”
Hết lòng tin tưởng hết lòng yêu vợ
Nuôi gia đình bằng nghề thợ
Cái nghề thợ mộc bao giờ giầu đâu!?
Có giờ rảnh ngài nguyện cầu
Cầu cùng Thiên Chúa nhiệm mầu Chúa ban
Hằng ngày dùng đủ chớ tham
Có dư ngài giúp hằng trăm kẻ nghèo
Ngài là cột trụ tuy nghèo
Nhưng thật hạnh phúc tình nghèo mà vui
Tình phụ tử thật là vui
Gia đình đằm thắm an vui tháng ngày
Thánh Gia quả chẳng thiếu ngày!
Trên dưới hòa thuận thật đầy tình thương
Hết thảy sống vì tình thương
Tình thương Thiên Chúa tình thương loài người
Thánh Gia hẳn luôn rạng ngời
Làm gương cho mọi người đời noi theo
Sống trong tinh thần khó nghèo
Luôn biết chia sẻ kẻ nghèo chung quanh
Trước kính Chúa sau nhìn quanh
Yêu thương tất cả lòng thành như ta
Để được Thiên Chúa là Cha
Yêu thương bang trợ giúp ta hằng ngày
Cảm tạ Thánh Cả tháng ngày!
Ngài nên gương tốt tình này không quên
Cầu ngài giúp thành thói quen
Làm nhiều, nói ít, ấm êm cửa nhà!
Gia đình khắp nơi thuận hòa
Nhờ gương Thánh Cả Huệ Hoa ngát trời
Tháng ba huệ thơm khắp trời
Nhớ về Thánh Cả, đất trời tạ ơn.
(Kính Thánh Cả Giuse 03-01-11)
Người cha trần gian muôn lòng thành kính
Một Giu-se từ bỏ mình
Đã Xin Vâng, nhận Ma-ri-a bạn
Cả đời Ngài thề hiến dâng
Tâm hồn thể xác trọn dâng Chúa Trời
Ngài thề rằng cả một đời
Trọn đời theo Chúa trọn đời khiết trinh
Nhưng ngài gặp Chúa Thánh Linh
Am tường ngài hiểu quyền bính Chúa Trời
Làm dưỡng phụ Con Chúa Trời
Cùng Ma-ri-a muôn đời bạn nhau
Thế gian có Chúa nhiệm mầu
Thánh Gia tình sử toàn cầu biết ơn
Thánh Cả người cha thi ơn
Làm gương hết thảy người chồng thế gian
Gương sáng của ngài phải chăng?
Hiền lành đức độ chẳng màng lợi danh
Bổn phận trách nhiệm đã đành
Làm nhiều, nói ít, tốt lành vợ con
Chẳng điều gì mà ngài “không”
Hết lòng tin tưởng hết lòng yêu vợ
Nuôi gia đình bằng nghề thợ
Cái nghề thợ mộc bao giờ giầu đâu!?
Có giờ rảnh ngài nguyện cầu
Cầu cùng Thiên Chúa nhiệm mầu Chúa ban
Hằng ngày dùng đủ chớ tham
Có dư ngài giúp hằng trăm kẻ nghèo
Ngài là cột trụ tuy nghèo
Nhưng thật hạnh phúc tình nghèo mà vui
Tình phụ tử thật là vui
Gia đình đằm thắm an vui tháng ngày
Thánh Gia quả chẳng thiếu ngày!
Trên dưới hòa thuận thật đầy tình thương
Hết thảy sống vì tình thương
Tình thương Thiên Chúa tình thương loài người
Thánh Gia hẳn luôn rạng ngời
Làm gương cho mọi người đời noi theo
Sống trong tinh thần khó nghèo
Luôn biết chia sẻ kẻ nghèo chung quanh
Trước kính Chúa sau nhìn quanh
Yêu thương tất cả lòng thành như ta
Để được Thiên Chúa là Cha
Yêu thương bang trợ giúp ta hằng ngày
Cảm tạ Thánh Cả tháng ngày!
Ngài nên gương tốt tình này không quên
Cầu ngài giúp thành thói quen
Làm nhiều, nói ít, ấm êm cửa nhà!
Gia đình khắp nơi thuận hòa
Nhờ gương Thánh Cả Huệ Hoa ngát trời
Tháng ba huệ thơm khắp trời
Nhớ về Thánh Cả, đất trời tạ ơn.
(Kính Thánh Cả Giuse 03-01-11)