Phụng Vụ - Mục Vụ
Tro nhắc ta ý thức thân phận mình
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:00 01/03/2022
TRO NHẮC TA Ý THỨC THÂN PHẬN MÌNH
Thứ Tư Lễ Tro
Năm nào cũng thế, Hội Thánh dành cả mùa Chay dài để mời gọi đoàn con ý thức thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, vốn dễ bị tội lỗi thống trị.
Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc mùa chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhất nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy. Để khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay thừa tác viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận này chỉ là bụi tro, Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối nhiều ý nghĩa.
Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quí giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro. Chỉ cần một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến.
Đồng thời mùa chay còn giúp ta có đủ thời gian chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm Phục Sinh, đón mừng vị thủ lãnh của ta vượt qua sự chết, sự đau khổ đưa ta vào nguồn sống thật.
Dẫu chỉ là tro bụi, nhưng nhờ Chúa Kitô, thân phận bụi tro không mất đi, không tan biến đời đời, nhưng lại được mặc lấy sự sống vĩnh cửu, sự sống phục sinh huy hoàng của chính Chúa Kitô.
Với việc ý thức thân phận của bản thân và chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm Phục sinh như thế, Hội Thánh mời gọi ta ăn năn sám hối, mời gọi ta trở về với Chúa bằng nỗ lực nên thánh của mình. Bài học của sự trở về và nên thánh của các thánh sẽ là bài học cụ thể cho ta noi gương bắt chước. Tôi muốn nhắc lại cuộc trở về của thánh Phaolô tông đồ.
Sách Công vụ tông đồ cho biết, thánh Phaolô là thanh niên Dothái nhiệt thành và rất sùng đạo. Phaolô không thể chấp nhận giáo thuyết quá mới mẽ của Ông Giêsu, một thứ giáo thuyết dường như đi ngược mọi lề luật, mọi truyền thống cha ông. Chính bản thân Ông Giêsu đã bị các lãnh đạo trong đạo Dothái và chính quyền đế quốc giết chết nhục nhã, thảm hại trên thập giá.
Cuộc đời Ông Giêsu chấm hết từ đó, vậy mà những người xưng là môn đệ của Ông lại rao giảng ở khắp nơi rằng Ông đã sống lại, không những vẫn sống cho đến nay, mà sẽ sống đời đời.
Đám môn đệ khờ dại ngu ngốc còn cho rằng: Ông Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu thế trần gian này chỉ có một. Mỉa mai thay! Làm sao một người đạo đức như Phaolô, rất mực tôn thờ Chúa như Phaolô lại có thể chấp nhận những điều ấy. Phạm thượng đến thế là cùng!
Chưa hết, đám môn đệ đáng thương còn hăng say gieo rắc cái lý thuyết đầy tội lỗi ấy khắp nơi. Bây giờ lũ người mê muội ấy càng lúc càng đông. Phải chặng đứng. Phải tiêu diệt. Phải bảo vệ tôn giáo và truyền thống cha ông.
Và cuộc tử đạo đầu tiên bắt đầu. Một thanh niên ngoan đạo không kém gì Phaolô: Stêphanô. Khác một điều, Stêpanô lại trung thành với Giêsu quá mức, sẵn sàng chết để tuyên xưng niềm tin vào Giêsu. Tội của Stêphanô đáng chết.
Ngày tử hình Stêphanô, Phaolô làm chứng nhân cho cuộc hành quyết này. Từ đó chàng trai Phaolô càng hăng say bảo vệ Dothái giáo. Anh lên Giêrusalem, xin các bậc lãnh đạo chứng minh thư để đi Damas bắt hết bọn người ngu ngốc tin tưởng vào Giêsu, đem về Giêrusalem mà xử tội.
Phaolô lầm to. Các môn đệ của Chúa Giêsu không hề ngu ngốc, chỉ có Phaolô là không hiểu biết gì. Phaolô không hề là đối tượng thù ghét của Chúa. Chỉ có Phaolô là thù ghét Chúa và bắt bớ môn đệ của Ngài mà thôi.
Phaolô đâu ngờ rằng, chính khi ra sức bảo vệ đạo giáo, bảo vệ truyền thống cha ông, Phaolô đã kịch liệt chống đối Thiên Chúa, phạm thượng đến mức quá sức tưởng tượng và tàn nhẫn vô song khi đổ máu các môn đệ.
Chúa Giêsu chẳng những không thù ghét mà còn muốn Phaolô trở lại làm môn đệ cho Ngài. Buổi trưa hôm ấy, tiếng của Chúa uy hùng trong ánh sáng huyền diệu siêu phàm: "Saolô, Saolô sao người bắt bớ Ta?", đã xô Phaolô ngã trong cơn khiếp sợ kinh hoàng.
Từ đó Phaolô đổi đời. Chàng trai Saolô ngày nào hăng say chống phá đạo mới của Thủ Lãnh Giêsu bao nhiêu, giờ đây trở nên thánh Phaolô hăng say gìn giữ, bảo vệ giáo huấn của Ngài bấy nhiêu.
Chúa Giêsu đã không lầm khi chọn một kẻ thù nghịch với mình làm môn đệ. Bởi kẻ thù nghịch ấy bây giờ trở thành một trong những môn đệ hàng đầu trong số các môn đệ. Phaolô nguyện suốt đời tôn thờ Chúa Giêsu, suốt đời trung thành với giáo huấn của Chúa.
Thánh Phaolô đã nên giống Thầy Giêsu cho đến mức, cuối đời, sau những năm tháng dài vất vả bôn ba khắp nơi rao giảng giáo huấn của Thầy, đã hiến dâng dòng máu, hiến dâng mạng sống của mình làm chứng tá cho giáo huấn đó.
Thánh Phaolô là tấm gương cho sự quyết tâm trở về và trung thành với Chúa của Chúng ta. Cuộc trở về của ngài là bài học của sự dứt khoát từ bỏ quá khứ mà ta cần học lấy cho chính mình, để dù tội lỗi đến đâu, bất xứng cách mấy, ta nhìn vào đó mà đứng lên, làm một cuộc đổi đời.
Không chỉ là tấm gương tuyệt hảo cho ta, bài đọc hai của lễ Tro, trích thư gửi giáo dân thành Côrintô, thánh Phaolô còn mời gọi: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa".
"Tôi năn nỉ anh em"! Lời mời gọi sao mà tha thiết, sao mà đáng yêu. Từ một con người quá xa lạ với đạo Chúa, xa lạ đến mức như là tội ác, vậy mà giờ đây lại có những lời chân thành thấm thía đến thế.
Con người đó rất đáng để bạn và tôi khâm phục, rất đáng để bạn và tôi bước theo, rất đáng để bạn và tôi học đòi bắt chước mà sống ơn gọi sám hối trong suốt mùa Chay.
Cả con người và lời "năn nỉ" đó, nếu bạn và tôi mang theo và ghi nhớ vào lòng mình, thì không chỉ trong mùa Chay, nhưng còn là cả cuộc đời, chúng ta sẽ nên tốt lành thánh thiện như chính bản thân thánh nhân.
Có ai ngờ một kẻ chống đạo lại trở thành thánh nhân. Thánh Phaolô, một bầu trời hy vọng cho ta. Ngay cả một lần chối Chúa cũng chưa từng, và sẽ không bao giờ dám có một ý nghĩ nào manh nha như thế, đừng nói chi đến chống đối Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng điều mà thánh Phaolô đã đạt được hôm nay, nhờ tình yêu của Chúa, chúng ta cũng sẽ đạt được trọn vẹn như thế.
Mùa chay, rắc một chút tro tàng lên đầu để mỗi ngày ý thức thân phận bé nhỏ của mình mà cảm nhận lòng thương xót của Chúa, mà nỗ lực cộng tác với ơn Chúa. Nhờ đó ta dám hy vọng chính bản thân ta có thể bước ra từ thân phận tội nhân để trở thành thánh nhân.
Động lực thực
Lm. Minh Anh
01:07 01/03/2022
ĐỘNG LỰC THỰC
“Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?”.
Calvin Miller nói, “Tình yêu vươn tới những tổn thương và có những bước đi táo bạo không vụ lợi. Nó có thể đạt được những điều không tưởng; chỉ vì những gì được gọi là “tư lợi”, đối với nó, quá vô nghĩa! Tình yêu là ‘động lực thực!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tình yêu là ‘động lực thực!’”, một lần nữa, Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó! Marcô ghi lại một câu hỏi không thể trần trụi hơn của Phêrô, “Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?”; nghĩa là, ‘Đi theo Thầy, chúng con sẽ được gì?’. Tuy nhiên, một câu hỏi khác còn quan trọng hơn, đâu là ‘động lực thực’ để Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta từ bỏ mọi sự để theo Chúa?
Bối cảnh câu hỏi của Phêrô là sau khi người thanh niên giàu có bỏ đi, vì xem ra, với anh, ‘giá cả’ kho tàng Chúa Giêsu chào, dường như quá ngất ngưỡng! Rồi Ngài cho biết, người giàu có thật khó vào Nước Thiên Chúa. Trước hoả mù đó, Phêrô không biết phải nói gì ngoài trăn trở, ‘Đúng vậy, anh ấy đi rồi, còn chúng con thì sao?’. Qua đó, nơi Phêrô, chủ nghĩa thực dụng hiện nguyên hình; câu nói của ông phần nào nhuốm mùi ‘duy vật’. Với Phêrô, Chúa Giêsu và Vương Quốc của Ngài xem ra không đủ, và điều này vô tình tiết lộ động lực dâng hiến của ông! Nhưng dẫu sao, câu trả lời của Chúa Giêsu cũng rất rõ ràng, ‘Thầy nói cùng các con, chẳng ai bỏ mọi sự mà chẳng nhận được mọi sự!’. Nói cách khác, không có điểm trung gian, không có một khoảng trống nào giữa “Chúng con đã bỏ mọi sự” và ‘Chúng con sẽ nhận mọi sự’. Tuy nhiên, thật thú vị, ở đó còn có một “cấp độ dư tràn” mới, mà với nó, Thiên Chúa đổ đầy ân huệ của Ngài, “Chúng con sẽ nhận được gấp trăm ở đời này” về nhà cửa, đất đai, người thân ‘vì lợi ích của Thầy và của Phúc Âm’, ‘cùng sự bắt bớ’ và ‘đời sau được sự sống đời đời’. “Mọi sự” là thế!
Như vậy, phần thưởng Chúa hứa không chỉ được trao cho những ai đơn giản từ bỏ mọi sự, nhưng còn cho những ai từ bỏ mọi sự ‘vì Chúa Kitô và vì tình yêu đối với Tin Mừng’. Hy sinh để hy sinh hoặc hy sinh vì một lý do ích kỷ… chẳng có giá trị gì trong mắt Thiên Chúa. Hy sinh chỉ có giá trị khi được thực hiện ‘vì lợi ích của Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài’; nghĩa là ‘vì tình yêu’. Ý định của chúng ta khi từ bỏ mọi sự, ngay cả bản thân, phải là để tôn vinh Thiên Chúa và làm chứng cho Tin Mừng. Đây phải là một ‘động lực thực!’; “Tình yêu là ‘động lực thực!’”.
Phần thưởng cho sự từ bỏ của chúng ta bắt đầu trong cuộc sống này và lên đến đỉnh điểm trong cuộc sống mai ngày! Sự khác biệt giữa người này và người kia là những cuộc ‘bách hại’ theo nghĩa rộng; như vậy, trong cuộc sống, chúng ta được hưởng cả tình yêu của Chúa Kitô và chịu cả những ‘bắt bớ’ cách này, cách khác vì Ngài. Cuộc sống này là cuộc sống thanh tẩy tình yêu, thanh tẩy những dự định. Bằng cách chứng minh tình yêu của mình ngay bây giờ, chúng ta sẽ hưởng cuộc sống thiên quốc với Chúa Kitô trong vĩnh cửu. Và đó là ‘động lực thực’ để chúng ta từ bỏ mọi sự! Có lẽ đã trải nghiệm phần nào việc đi theo Chúa Giêsu, Phêrô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay rằng, “Lòng trí anh em hãy tỉnh thức, sống tiết độ, và hoàn toàn hy vọng vào ân sủng sẽ ban cho anh em”. Ân sủng sẽ ban là ơn cứu độ của Chúa Kitô ngay hôm nay và mai ngày, đúng với tâm tình Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa đã biểu dương ơn Ngài cứu độ!”.
Anh Chị em,
“Tình yêu là ‘động lực thực!’”. Chúa Giêsu biết rõ động lực của mỗi người chúng ta hơn chúng ta biết nó! Ngài đã cứu chúng ta bởi động lực của một tình yêu nhưng không và trọn vẹn, một tình yêu không cần ngã giá; Ngài mong chúng ta từ bỏ mọi sự, đi theo Ngài cũng bằng chính động lực ấy mà không cần ngã giá; bởi lẽ, Ngài là Thiên Chúa, là Cha nhân lành, sẽ chăm bẵm mọi sự trong ngoài nơi chúng ta! Hãy tận dụng những ngày Chay Thánh sắp tới để gột rửa những nguyên động của mình, giũ bỏ bản thân để có một tình yêu tinh tuyền đối với Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài. Không có tình yêu dành cho Ngài, chúng ta sẽ không có ‘động lực thực’ để từ bỏ; có chăng, cũng chỉ là những động lực nhuốm mùi thế tục.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, vì con muốn nên giống Chúa mỗi ngày, xin giúp con can đảm từ bỏ chính mình. Chớ gì, ‘động lực thực’ của con là tình yêu đối với Chúa và đối với các linh hồn”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:45 01/03/2022
3. Người thổi tro thì nhất định sẽ tổn thương mắt mình, người vu cáo thì nhất định mắt tâm hồn của mình sẽ bị mờ.
(Thánh Gregory pope)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:50 01/03/2022
9. KHÔNG DÁM KIÊNG
Giữa năm Nghĩa Hòa, Từ Báo (Thân) rất chú trọng vấn đề kiêng kỵ, muốn người khác phải tránh nói tên của mình ra.
Khi ông ta làm tri phủ Thường Châu, có một huyện quan báo cáo công vụ với ông ta rằng:
- “Có một việc đã ba lần báo cáo với kiểm sát, nhưng không nghe hồi âm”.
Từ Báo (Thân) nổi giận, trách mắng:
- “Mày là huyện quan, lẽ nào không biết danh tánh của ta, thế mà lại cố ý không kiêng”.
Nào ngờ, huyện quan ấy không phải là người nịnh hót, lớn tiếng nói dứt khoát:
- “Nếu việc này xin phép mà phủ không giải quyết, thì tôi sẽ báo cáo cho bộ hộ ở trung ương, báo cáo đến bàn của thượng thư, báo cáo thượng thư tỉnh, báo cáo cho đến khi chết mới nghỉ”. Nói xong, chắp tay nghênh ngang đi ra.
Từ Báo (Thân) mặc dù trong lòng rất giận dữ, nhưng cũng không mở miệng kết tội ông ta.
(Quảng Đàm Trợ)
Suy tư 9:
Con người ta chỉ kiêng kêu tên thượng phụ của mình là Thiên Chúa, thứ đến là kiêng kêu tên trung phụ của mình là vua, cuối cùng là khiêng không kêu tên hạ phụ của mình là cha mẹ mà thôi, còn ngoài ra thì kêu tuốt tuồn tuột.
Nhưng thời nay có nhiều người kêu tên Thiên Chúa ra mà chửi, khi họ gặp khốn khó trong cuộc sống; có nhiều người kêu tên tổng thống ra mà chửi, vì chính phủ của ông toàn là ăn hối lộ và các cấp thì coi thường bá tánh; có nhiều người kêu tên cha mẹ người khác ra mà chửi, vì thù hận hoặc bất bình với nhau trong quan hệ hàng xóm...
Ai cũng có một cái tên “cúng cơm” để khẳng định mình đang tồn tại trên thế gian, đang sống giữa anh em chị em. Cho nên, đừng gay gắt lấy tên người khác ra mà chửi mắng, bởi vì tên là người.
Thiên Chúa cũng không muốn ai lấy tên của Ngài ra để mưu lợi ích cho cá nhân mà làm hại tha nhân, nên điều răn thứ hai trong mười điều răn của Chúa dạy rằng: “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giữa năm Nghĩa Hòa, Từ Báo (Thân) rất chú trọng vấn đề kiêng kỵ, muốn người khác phải tránh nói tên của mình ra.
Khi ông ta làm tri phủ Thường Châu, có một huyện quan báo cáo công vụ với ông ta rằng:
- “Có một việc đã ba lần báo cáo với kiểm sát, nhưng không nghe hồi âm”.
Từ Báo (Thân) nổi giận, trách mắng:
- “Mày là huyện quan, lẽ nào không biết danh tánh của ta, thế mà lại cố ý không kiêng”.
Nào ngờ, huyện quan ấy không phải là người nịnh hót, lớn tiếng nói dứt khoát:
- “Nếu việc này xin phép mà phủ không giải quyết, thì tôi sẽ báo cáo cho bộ hộ ở trung ương, báo cáo đến bàn của thượng thư, báo cáo thượng thư tỉnh, báo cáo cho đến khi chết mới nghỉ”. Nói xong, chắp tay nghênh ngang đi ra.
Từ Báo (Thân) mặc dù trong lòng rất giận dữ, nhưng cũng không mở miệng kết tội ông ta.
(Quảng Đàm Trợ)
Suy tư 9:
Con người ta chỉ kiêng kêu tên thượng phụ của mình là Thiên Chúa, thứ đến là kiêng kêu tên trung phụ của mình là vua, cuối cùng là khiêng không kêu tên hạ phụ của mình là cha mẹ mà thôi, còn ngoài ra thì kêu tuốt tuồn tuột.
Nhưng thời nay có nhiều người kêu tên Thiên Chúa ra mà chửi, khi họ gặp khốn khó trong cuộc sống; có nhiều người kêu tên tổng thống ra mà chửi, vì chính phủ của ông toàn là ăn hối lộ và các cấp thì coi thường bá tánh; có nhiều người kêu tên cha mẹ người khác ra mà chửi, vì thù hận hoặc bất bình với nhau trong quan hệ hàng xóm...
Ai cũng có một cái tên “cúng cơm” để khẳng định mình đang tồn tại trên thế gian, đang sống giữa anh em chị em. Cho nên, đừng gay gắt lấy tên người khác ra mà chửi mắng, bởi vì tên là người.
Thiên Chúa cũng không muốn ai lấy tên của Ngài ra để mưu lợi ích cho cá nhân mà làm hại tha nhân, nên điều răn thứ hai trong mười điều răn của Chúa dạy rằng: “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Tư Lễ Tro (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:52 01/03/2022
THỨ TƯ LỄ TRO
( Năm C )
Tin Mừng: Mt 6, 1-6. 16-18
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Bạn thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, hôm nay Thứ Tư Lễ Tro ngày khai mạc mùa chay thánh của toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới, ngày mà trong thánh lễ mỗi người đều được rắc tro trên đầu để nói lên ý nghĩa: con người là tro bụi và một ngày kia sẽ trở về với bụi tro.
Mùa chay là cơ hội lớn để mỗi người trong chúng ta làm hòa với Thiên Chúa và với tha nhân, là mùa mà có thể nói, ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ dạt dào trên thế gian, như lời thánh Phao-lô tông đồ nói: ở đâu tội lỗi đầy tràn thì ở đó hồng ân càng chan chứa, nhưng hồng ân sẽ chan chứa cho những ai thành tâm thiện chí cải thiện đổi mới con người cũ của mình để quay về với Thiên Chúa tình yêu mà thôi. Do đó mà Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng hôm nay với chủ đề cầu nguyện và chay tịnh hết sức rõ nét: “Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả... Khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả...”.
Có nhiều lúc bạn và tôi cầu nguyện thật lâu trong nhà thờ sau khi thánh lễ xong, mà không biết rằng ông từ đang sốt ruột đợi chúng ta ra về để đóng cửa nhà thờ, chúng ta chỉ biết mình mà không biết người, đó là lỗi đức bác ái; có những lúc chúng ta đến nhờ cha sở chỉ dạy cho cách cầu nguyện, nhưng đợi lúc cha sở chuẩn bị dâng lễ rồi mới đến nhờ, làm cha sở phải tấn thối lưỡng nan: chỉ bảo cho thì không còn thời giờ vì sắp dâng lễ, không chỉ bảo thì lương tâm áy náy và có khi còn bị chúng ta hiểu lầm, thế là chúng ta lỗi đức bác ái.
Thiên Chúa không muốn chúng ta phải cầu nguyện lâu giờ như thế, và Ngài cũng không muốn chúng ta “học giáo lí” trong những giây phút ấy nơi cha sở...
Mùa chay là thời cơ thuận tiện để chúng ta sửa đổi con người cũ của mình, con người cũ ngày hôm qua của chúng ta là kiêu ngạo với anh chị em, ngày hôm nay nhờ ơn Chúa giúp chúng ta sẽ sống khiêm tốn hơn; con người cũ ngày hôm qua của chúng ta là thích nổi giận nếu người khác không chiều theo ý của mình, ngày hôm nay chúng ta sẽ vui vẻ nói lời hòa nhã với tha nhân nếu họ không làm theo ý của chúng ta...
Bạn thân mến,
Cầu nguyện và hối cải phải đi đôi với nhau trong mùa chay và trong suốt cuộc sống của người Ki-tô hữu, cầu nguyện mà không hối cải thì giống như người làm công đòi ông chủ trả tiền công thật nhiều mà làm biếng làm việc, cũng vậy muốn hối cải con người cũ của mình mà không chịu cầu nguyện thì không thể hối cải được, bởi vì chỉ có cầu nguyện chúng ta mới biết ý Chúa muốn chúng ta hối cải như thế nào, bằng không thì hôm nay hối cải nhưng ngày mai càng sa đà hơn trong thói hư tật xấu của mình.
Xin Thiên Chúa là Cha của chúng ta, là Đấng biết tất cả mọi sự kín nhiệm trong tâm hồn của mỗi người, chúc lành và ban ơn cho chúng ta trong mùa chay thánh này, để chúng ta biết luôn ý thức mình là con người tội lỗi để sống đẹp lòng Chúa và anh chị em hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
( Năm C )
Tin Mừng: Mt 6, 1-6. 16-18
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Bạn thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, hôm nay Thứ Tư Lễ Tro ngày khai mạc mùa chay thánh của toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới, ngày mà trong thánh lễ mỗi người đều được rắc tro trên đầu để nói lên ý nghĩa: con người là tro bụi và một ngày kia sẽ trở về với bụi tro.
Mùa chay là cơ hội lớn để mỗi người trong chúng ta làm hòa với Thiên Chúa và với tha nhân, là mùa mà có thể nói, ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ dạt dào trên thế gian, như lời thánh Phao-lô tông đồ nói: ở đâu tội lỗi đầy tràn thì ở đó hồng ân càng chan chứa, nhưng hồng ân sẽ chan chứa cho những ai thành tâm thiện chí cải thiện đổi mới con người cũ của mình để quay về với Thiên Chúa tình yêu mà thôi. Do đó mà Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng hôm nay với chủ đề cầu nguyện và chay tịnh hết sức rõ nét: “Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả... Khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả...”.
Có nhiều lúc bạn và tôi cầu nguyện thật lâu trong nhà thờ sau khi thánh lễ xong, mà không biết rằng ông từ đang sốt ruột đợi chúng ta ra về để đóng cửa nhà thờ, chúng ta chỉ biết mình mà không biết người, đó là lỗi đức bác ái; có những lúc chúng ta đến nhờ cha sở chỉ dạy cho cách cầu nguyện, nhưng đợi lúc cha sở chuẩn bị dâng lễ rồi mới đến nhờ, làm cha sở phải tấn thối lưỡng nan: chỉ bảo cho thì không còn thời giờ vì sắp dâng lễ, không chỉ bảo thì lương tâm áy náy và có khi còn bị chúng ta hiểu lầm, thế là chúng ta lỗi đức bác ái.
Thiên Chúa không muốn chúng ta phải cầu nguyện lâu giờ như thế, và Ngài cũng không muốn chúng ta “học giáo lí” trong những giây phút ấy nơi cha sở...
Mùa chay là thời cơ thuận tiện để chúng ta sửa đổi con người cũ của mình, con người cũ ngày hôm qua của chúng ta là kiêu ngạo với anh chị em, ngày hôm nay nhờ ơn Chúa giúp chúng ta sẽ sống khiêm tốn hơn; con người cũ ngày hôm qua của chúng ta là thích nổi giận nếu người khác không chiều theo ý của mình, ngày hôm nay chúng ta sẽ vui vẻ nói lời hòa nhã với tha nhân nếu họ không làm theo ý của chúng ta...
Bạn thân mến,
Cầu nguyện và hối cải phải đi đôi với nhau trong mùa chay và trong suốt cuộc sống của người Ki-tô hữu, cầu nguyện mà không hối cải thì giống như người làm công đòi ông chủ trả tiền công thật nhiều mà làm biếng làm việc, cũng vậy muốn hối cải con người cũ của mình mà không chịu cầu nguyện thì không thể hối cải được, bởi vì chỉ có cầu nguyện chúng ta mới biết ý Chúa muốn chúng ta hối cải như thế nào, bằng không thì hôm nay hối cải nhưng ngày mai càng sa đà hơn trong thói hư tật xấu của mình.
Xin Thiên Chúa là Cha của chúng ta, là Đấng biết tất cả mọi sự kín nhiệm trong tâm hồn của mỗi người, chúc lành và ban ơn cho chúng ta trong mùa chay thánh này, để chúng ta biết luôn ý thức mình là con người tội lỗi để sống đẹp lòng Chúa và anh chị em hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Tư Lễ Tro 2/3/2022 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
15:08 01/03/2022
BÀI ĐỌC 1 Ge 2:12-18
Bài trích sách ngôn sứ Giô-en.
Đây là sấm ngôn của Đức Chúa:
“Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.”
Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ.
Biết đâu Người chẳng nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu anh em có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em.
Hãy rúc tù và tại Xi-on, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú.
Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê! Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự Đức Chúa hãy than khóc và nói rằng:
“Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài! Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Chẳng lẽ các dân lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi?” Đức Chúa đã nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đã tỏ lòng khoan dung đối với dân Người.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 2Cr 5:20-6:2
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy.
Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.
Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu.
Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Tv 94:7b,8a
Ngày hôm nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa.
TIN MỪNG Mt 6:1-6,16-18
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng:
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.
Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Đó là Lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Công Giáo kêu gọi người dân Phi Luật Tân đừng bỏ phiếu cho những người bóp méo sự thật về những năm thiết quân luật
Đặng Tự Do
05:41 01/03/2022
Vào dịp kỷ niệm cuộc cách mạng hòa bình dẫn đến sự sụp đổ của Marcos năm 1986, Đức Cha David, chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã công bố một bức thư mục vụ trước cuộc bầu cử ngày 9 tháng 5, trong đó con trai của nhà cựu độc tài sẽ tranh cử tổng thống. Bức thư nhấn mạnh rằng “Không thể có công lý nếu không có sự thật”.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi Luật Tân, gọi tắt là CBCP, đã ban hành một lá thư mục vụ có tiêu đề “Sự thật sẽ giải thoát chúng ta” (Ga 8:32), do Chủ tịch CBCP là Đức Cha Pablo Virgilio David của giáo phận Kalookan ký.
Trong thư đó, các giám mục cảnh báo rằng “những nhóm lừa lọc gieo mầm bệnh dối trá” đang chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử tổng thống hiện tại, và nhấn mạnh rằng “Không thể có công lý nếu không có sự thật”.
Bức thư được công bố hôm 25 tháng 2, không phải là ngẫu nhiên. Vào ngày này năm 1986, cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân EDSA [*] bất bạo động đã diễn ra, lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos.
Con trai của cựu độc tài, Ferdinando Marcos Jr., và người đồng hành của ông, Sara Duterte, con gái của tổng thống sắp mãn nhiệm, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng 5 nhờ một quảng cáo rầm rộ hạ thấp những vết sẹo gây ra khi Phi Luật Tân nằm dưới quả đấm sắt của thiết quân luật.
Trong khi “nhận thức được sự phức tạp của mọi thứ”, các giám mục nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc tái khám phá công ích.
“Chúng tôi không có tham vọng chiếm đoạt cho mình vai trò đặc thù của người giáo dân trong trật tự công bằng xã hội, chúng tôi cũng không có ý định chiếm đoạt vai trò của chính phủ. Chúng tôi ở đây để cung cấp sự hướng dẫn về mặt đạo đức và tâm linh, phù hợp với sứ mệnh công bố sự thật từ đức tin của chúng tôi”.
“Nhưng chúng tôi kinh hoàng trước sự xuyên tạc, thao túng, che đậy, đàn áp và lạm dụng sự thật một cách trắng trợn và tinh vi, như: chủ nghĩa xét lại lịch sử - sự xuyên tạc hoặc phủ nhận lịch sử; sự gia tăng của các tin tức giả và những câu chuyện sai sự thật; thông tin sai lệch - gieo rắc thông tin và tường thuật sai sự thật nhằm tác động đến ý kiến của người dân, che giấu sự thật, ác ý và mua chuộc mọi người”.
Trích dẫn “vi-rút của sự dối trá” làm tê liệt khả năng “nhận ra Chúa và tôn trọng sự thật cũng như lòng tốt” của người Phi Luật Tân, các giám mục lưu ý rằng “những xuyên tạc căn bản trong lịch sử của Thiết quân luật và Cách mạng Quyền lực Nhân dân EDSA” là trọng tâm của vấn đề.
“Chúng tôi đã ban hành 'Tuyên bố sau bầu cử', ngày 13 tháng 2 năm 1986, liên quan đến việc tước đoạt một cách có hệ thống quyền của cử tri, mua phiếu bầu rộng rãi và ồ ạt, cố ý giả mạo kết quả bầu cử, đe dọa, sách nhiễu, khủng bố và giết người.”
“Trong cùng một Tuyên bố, chúng tôi đã nói: 'một chính phủ đảm nhận hoặc duy trì quyền lực thông qua các phương tiện gian lận là không có cơ sở đạo đức.' Vì vậy, chúng tôi yêu cầu anh chị em nhìn nhận, đánh giá và hành động, rõ ràng không phải bằng bạo lực, mà bằng các biện pháp hòa bình. Và đó là những gì đã xảy ra”.
“Cách mạng hòa bình không phải là phát minh của một người, một đảng. Đó là một chiến thắng của toàn thể Nhân dân Phi Luật Tân”.
“Nhiều người trong chúng tôi, các Giám mục, là nhân chứng của sự bất công và tàn ác của Thiết quân luật. Và cho đến nay, những vi phạm nhân quyền, những nạn nhân, tham nhũng, nợ nần chồng chất và sự suy thoái kinh tế của đất nước do chế độ độc tài đều được ghi chép đầy đủ”.
Quên điều này “là nguy hiểm, vì nó đầu độc ý thức tập thể của chúng ta và phá hủy nền tảng đạo đức của các thể chế của chúng ta.” Thật vậy, “Liệu chúng ta có đủ khả năng để biến những lời nói dối trở thành cơ sở của luật pháp của chúng ta và việc thực thi chúng không? Điều gì xảy ra với một gia đình hoặc một xã hội không được xây dựng trên sự thật? “
Cuối cùng, “Không thể có công lý nếu không có sự thật. Ngay cả lòng bác ái, nếu không có chân lý, chỉ là chủ nghĩa cảm tính. Một cuộc bầu cử hay bất kỳ quá trình nào không dựa trên sự thật thì đó chỉ là sự lừa dối và không thể tin cậy được”.
Vì lý do này, các giám mục kêu gọi người Phi Luật Tân, “đặc biệt là giới trẻ, hãy xem xét cẩn thận những gì đang xảy ra trong hành trình tìm kiếm một xã hội chân chính và công bằng của chúng ta. Tham gia vào đối thoại và phân định. Hãy lắng nghe lương tâm của anh chị em. Hãy là những người quyết định “.
Cuối cùng, “Chúng tôi tin tưởng vào khả năng phân định đâu là thật và đâu là tốt của anh chị em. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm lợi ích chung. Và, dưới ánh sáng của Phúc Âm của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đi theo con đường của chân, thiện, mỹ và hòa bình - chứ không phải con đường bạo lực, báo thù hay xấu xa".
Source:Asia News
Cuộc xâm lược Ukraine: Bắc Kinh giúp đỡ Mạc Tư Khoa chống loạt trừng phạt đầu tiên của thế giới. Nguy cơ hình thành trục Nga - Tầu
Đặng Tự Do
05:42 01/03/2022
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, tố cáo Trung Quốc sẵn sàng mua lúa mì của Nga mà không có các hạn chế về kiểm dịch thực vật. Họ đang tiếp tục giúp Nga nhiều hơn nữa để giảm thiểu tác động của các biện pháp hạn chế tài chính mang tính trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc tiếp tục tránh mô tả hành động gây hấn của Nga là một “cuộc xâm lược”. Đối với Úc Đại Lợi, lập trường của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”.
Trung Quốc đang ra tay giải cứu Vladimir Putin với những động thái đầu tiên nhằm giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga về cuộc xâm lược Ukraine.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm sau khi Nga bắt đầu cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tuyên bố mở cửa thị trường nội địa cho hoạt động bán lúa mì không hạn chế của Nga.
Do lo ngại về kiểm dịch thực vật, cho đến nay, Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Nga. Các hạn chế này đã được dỡ bỏ ngay lập tức sau khi Nga xâm lược Ukraine. Tưởng cũng nên nói thêm, trước đó Putin đã tới Bắc Kinh dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông.
Những thỏa thuận như vậy phản ánh việc tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược” giữa Trung Quốc và Nga để đối phó với các áp lực địa chính trị của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Bằng cách cho phép việc nhập khẩu lúa mì Nga không hạn chế, Trung Quốc muốn tăng cường an ninh lương thực của họ, trong khi đối với người Nga, xuất khẩu lương thực nhiều hơn là một cách để đa dạng hóa thương mại của họ với Trung Quốc, khi việc xuất khẩu nguyên liệu thô đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, Trung Quốc sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp Điện Cẩm Linh chống lại các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây, bao gồm việc ngăn chặn Nga tiếp cận thị trường vốn Âu Châu và Mỹ, đồng thời ngăn chặn việc sử dụng đồng đô la, đồng euro và đồng yên.
Trước khi Nga gây hấn với Ukraine, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Hanhui, 张汉晖) đã kêu gọi hai nước sử dụng nhiều hơn đồng tiền của nhau trong thương mại, đặc biệt là năng lượng, cho đến nay phần lớn được mệnh giá bằng đô la và euro.
Trong khi đó, khi xe tăng Nga tiến đến ngoại ô Kiev, Trung Quốc tiếp tục bày tỏ sự phản đối các biện pháp trừng phạt “đơn phương” của phương Tây, thúc giục “đối thoại” và tránh các hành vi “cực đoan” để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Một lần nữa, tại cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối sử dụng từ “xâm lược” để mô tả các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Về phần mình, Thủ tướng Úc Đại Lợi Scott Morrison đã chỉ trích quyết định của Trung Quốc nhằm giảm bớt tác động của các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Về thỏa thuận lúa mì của Nga, Thủ tướng Morrison gọi đây là một động thái “không thể chấp nhận được” của Trung Quốc.
Canberra cũng công bố các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga với sự phối hợp của Hoa Kỳ và các nước châu Âu.
Tương tự như vậy, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng Nhật Bản sẽ chặn xuất khẩu chất bán dẫn cho kẻ xâm lược Nga. Đài Loan đang cân nhắc việc ngừng bán chip cho Nga.
Source:Asia News
Cuộc xâm lược của Nga có thể sẽ dẫn đến các trường hợp tử đạo, nhà lãnh đạo người Công Giáo Ukraine ở Mỹ cảnh báo
Đặng Tự Do
05:43 01/03/2022
Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Hoa Kỳ nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine “có thể sẽ dẫn đến các trường hợp tử đạo”.
Phản ứng với tốc độ nhanh chóng của diễn biến trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công của Nga, Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, nói với CNA vào ngày 24 tháng 2 rằng điều “không thể tưởng tượng được đã xảy ra” đối với Giáo Hội ở Ukraine. Ngài gọi là Tổng thống Vladimir Putin là một “kẻ chống xã hội điên cuồng”, là người đang “dẫn đất nước của mình và các nước láng giềng vào vực thẳm.”
Sinh ra ở New York trong gia đình những người nhập cư Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Gudziak đã lãnh đạo một số tổ chức Giáo Hội ở Ukraine trước khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở Mỹ vào năm 2019. Ngài cũng là hiệu trưởng của Đại học Công Giáo Ukraine ở Lviv, Ukraine, và phục vụ với tư cách là thành viên của Thượng hội đồng thường trực của Giáo Hội Công Giáo Ukraine và là người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Giáo hội.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa luôn giữ một thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, trước khi xảy ra vụ Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao Tomos cho Giáo Hội Chính Thống Giáo tân lập Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã thường xuyên lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Source:Catholic News Agency
Thượng phụ Kirill biện minh xâm lăng, người Chính Thống Giáo Ukraine Tha thứ ‘Kẻ có nợ chúng con’
Vũ Văn An
16:45 01/03/2022
Tiến sĩ JD của The Pillar hôm nay tường thuật thái độ của người Công Giáo Ukraine đối với những kẻ xâm lăng đất mẹ của họ (https://www.pillarcatholic.com/p/moscow-patriarch-prays-for-unity?utm_source=url).
Trước khi Mùa Chay bắt đầu, nhiều Kitô hữu Chính thống giáo và Công Giáo phương Đông cử hành “Chúa nhật Tha thứ” - một ngày lễ để các tín hữu tìm kiếm lòng thương xót của Thiên Chúa và nhằm mục đích tha thứ cho những người đã làm sai đối với họ.
Đối với các giáo xứ Công Giáo theo nghi lễ Hy Lạp của Ukraine, “Chúa nhật Tha thứ” đến vào thời điểm khó khăn hơn - diễn ra ở nhiều giáo xứ vào ngày 27 tháng 2, ba ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Tha thứ cho một cuộc xâm lược quốc gia không dễ dàng xảy ra. Và tại Giáo xứ Công Giáo Ukraine ở Nhà thờ Hiển Dung tại Denver, Cha Valeriy Kandyuk nói rằng sự tha thứ không phải là điều dễ dàng để rao giảng ngay lúc này.
Nhưng với một tiếng thở dài não nề, Cha Kandyuk nói với The Pillar rằng “chúng ta phải tha thứ cho tất cả mọi người, cũng như Chúa đã tha thứ cho tất cả tội lỗi của chúng ta”.
Gần hai thập niên trước đây, sau khi được thụ phong ở Ukraine, Cha Kandyuk đã đến để phục vụ như một nhà truyền giáo ở Chicago, lãnh đạo các giáo xứ ở California, Detroit và Colorado. Nhưng ngài vẫn cảm thấy thoải mái nhất khi nói chuyện thông qua người phiên dịch và những ngày này, suy nghĩ và trái tim của ngài đều hướng về Ukraine.
Khi các lực lượng Ukraine đẩy lùi quân đội Nga chiếm Kyiv vào Chúa nhật, Cha Kandyuk nói với The Pillar rằng “chúng tôi cảm thấy sự bảo vệ từ Chúa và từ Mẹ Maria. Chúng tôi có rất nhiều nơi [ở Ukraine] là nơi Mẹ Maria đã hiện ra. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy rằng Chúa đang giúp đỡ và bảo vệ chúng tôi”.
Tuy nhiên, “những gì đang xảy ra ở Ukraine thật khủng khiếp,” ngài nói với The Pillar. "Thực sự là khủng khiếp".
Vị linh mục giải thích, các bạn của ngài, các linh mục ở miền tây Ukraine, “đang giữ cho nhà thờ của họ mở cửa. Người dân được phép đến”. Và ở các vùng phía đông của Ukraine, các mục tử đang giữ cho các nhà thờ mở cửa ngay cả khi các ngôi làng bị tan hoang trong các trận chiến với binh lính Nga. Tại các thành phố, một số linh mục đang cung cấp các Phụng vụ Thánh trong các hầm tránh bom và tàu điện ngầm.
ha Kandyuk cho biết, khi một cuộc xâm lược diễn ra, lời kêu gọi tha thứ có tính bản thân - không phải là tha thứ cho kẻ thù trừu tượng, mà là sự tha thứ cho những kẻ hiện đang gây hại cho những người yêu thương của mình.
Cha Alexander Laschuk, một linh mục Công Giáo người Ukraine đang làm mục vụ tại Toronto, nói với The Pillar rằng vào Chúa nhật Tha thứ - ngày mà gia đình ngài, theo lịch Julian, sẽ cử hành vào tuần tới - ngài sẽ nói chuyện với giáo dân và với các con của mình, về việc yêu kẻ thù của họ.
Cha Laschuk nói với The Pillar, “Tôi có thể nói rằng yêu kẻ thù của mình là điều khó nhất mà chúng ta được kêu gọi với tư cách Kitô hữu. Hoàn toàn là khó khăn hơn cả”.
“Và tôi nói với mọi người rằng yêu kẻ thù của bạn có nghĩa là nếu bạn lên thiên đường và nhìn thấy Putin đang ngồi ở đó, bạn sẽ nghĩ rằng ‘Chà, Chúa thật vĩ đại!’ Chứ không phải ‘Chúa đang làm cái quái gì ở đây vậy?’”
Cha Laschuk nói tiếp, “Tha thứ không có nghĩa là thúc đẩy. Nó có nghĩa là yêu [kẻ thù] và mong muốn sự cứu rỗi của họ và thấy họ cũng được tạo ra theo hình ảnh của Chúa”.
“Và trong trường hợp cụ thể của ông Putin - đây là điều mà rất nhiều người rõ ràng phải đấu tranh, ngay cả trước động thái gần đây nhất này. Nhưng ông ta bảo ông ta là một Kitô hữu. Tôi tin rằng ông ấy nghĩ về đức tin của mình. Và đối với tôi, đó là điều mà Chúa Thánh Thần có thể làm việc. Tôi nói với mọi người hãy cầu nguyện cho ông ấy”.
Vị linh mục nói thêm. “Chúa Thánh Thần có thể làm những điều đáng kinh ngạc và có thể, chỉ có thể thôi nhá, Người có thể nói với trái tim của [Putin] và mang lại sự hoán cải mà chúng ta đang tìm kiếm - để thấy được phẩm giá của con người”.
Một linh mục Công Giáo Ukraine khác, Cha Oleh Katchour, thuộc Giáo xứ Công Giáo St. Nicholas ở Toronto, nói với The Pillar rằng “sự tha thứ là bãi chiến trường trong trái tim con người sẽ luôn tạo lợi thế cho điều tốt hơn điều xấu”.
Ngài nói: “Sự tha thứ có thể là ánh sáng bên cạnh bạn, sẽ không bao giờ bị bóng tối tiêu diệt”.
Ở Denver, gần 100 người thờ phượng đã đến tham dự buổi phụng vụ Chúa nhật bằng tiếng Ukraine của Giáo xứ Hiển Dung vào ngày 27 tháng 2 - một đám đông đông hơn nhiều so với thường lệ. Nhiều người trong số họ đến trong trang phục truyền thống thêu thùa rực rỡ của Ukraine.
Khi kết thúc phụng vụ Chúa nhật, Cha Kandyuk dẫn đầu các giáo dân trong một nghi thức tha thứ.
Giáo xứ cầu nguyện, “Từ tận đáy lòng con, con thực sự và chân thành tha thứ cho những người ghét con, những người đã xúc phạm hoặc làm tổn thương con, và chống lại những người mà con có ác cảm”.
Sau phần phụng vụ, giáo dân cho biết những lời cầu nguyện như thế đến vào một thời điểm bất thường.
Daria McKay ở Westminster, Colorado, có tổ tiên là người Ukraine - tên thời con gái của cô là Maksimowich, cô nói với The Pillar, rằng theo dõi cuộc chiến đang diễn ra là một trải nghiệm về “sự tàn phá hoàn toàn. Thật khó để nghĩ về ông bà của tôi, những người đã chiến đấu cho tự do của chúng tôi… chứng kiến điều này xảy ra trong thế kỷ 21 thật là kinh ngạc”.
McKay cho biết cô muốn tha thứ cho quân đội Nga đã xâm lược Ukraine. “Tôi nghĩ về người Nga, và quân đội… và tôi thậm chí không biết điều gì thuyết phục họ tấn công. Và vì vậy, việc tha thứ cho những người lính [Nga], những người thực sự đang lầm đường lạc lối… thật không dễ dàng chút nào ”.
Cô ấy nói rằng cô cũng nhìn việc tha thứ trong một lăng kính rộng lớn hơn. Cô nói, “Tôi đã suy nghĩ [trong suốt nghi lễ] về việc các nước khác đang hỗ trợ Ukraine nhiều như thế nào. Và điều đó nói lên sự tha thứ xiết bao”.
McKay nói với The Pillar rằng trong Chiến tranh Ba Lan-Ukraine năm 1918 và 1919, chị gái của ông nội cô đã bị giết bởi những người theo đảng phái Ba Lan.
Cô cho rằng, hôm nay, việc Ba Lan hỗ trợ người dân Ukraine nói lên một kiểu hàn gắn văn hóa, - sự tha thứ và hòa giải, sau những vết thương lịch sử.
Michael Wynar ở Denver, là một người Mỹ thế hệ thứ nhất. Vợ và bố mẹ ông phát xuất từ Ukraine, ông nói tiếng Ukraine với các con của mình.
Ông nói với The Pillar, các con rể của ông, sống ở Ukraine, hiện đang “ẩn náu trong núi, vì Putin nói ông ta có thể sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Wynar nói hôm Chúa nhật, khi đang xem các con trai của mình chơi bên ngoài Giáo xứ Hiển Dung, “Chúng tôi có truyền thống lâu đời là tin tưởng vào Đức Mẹ để bảo vệ Ukraine. Tôi nghĩ rằng mọi người hy vọng rằng Mẹ Maria và Chúa Giêsu sẽ can thiệp. Mặc dù chúng tôi có một đội quân nhỏ như vậy, nhưng nó giống như David và Goliath".
Ông nói thêm, “Và đây là cuộc chiến của mọi người. Bởi vì nếu Ukraine sụp đổ, thì châu Âu là nạn nhân tiếp theo. Hoặc nếu nó tràn sang Estonia hoặc Latvia, thì đột nhiên Mỹ cũng liên hệ. Vì vậy, đây là cuộc chiến của tất cả mọi người. Và lời cầu nguyện là điều quan trọng nhất lúc này”.
Wynar nói với The Pillar, tha thứ, "thật khó". “Chúng tôi thực sự đang cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho cả những người lính Nga vì đã tấn công. Thật khó để trở thành Kitô hữu trong thời kỳ chiến tranh. Và nghe có vẻ kỳ, nhưng đây không phải là lỗi của những người lính, họ đang tuân theo mệnh lệnh - lỗi là những người ra lệnh"
Ông nói, “Chúng tôi nói trong Giáo hội rằng không có kẻ thù nào ngoại trừ Kẻ thù – là Satan, là ma quỷ. Mỗi người đều có thể trở lại với Chúa và được tha thứ. Và trong thời kỳ chiến tranh, nó thực sự là đen và trắng”.
“Đây chỉ là một khoảng thời gian thực sự khó khăn, nhưng đây là Chúa nhật Tha thứ. Và - và chúng tôi đang cầu nguyện cho cả hai bên ngay bây giờ, bởi vì chúng tôi thực sự muốn hòa bình. "
Olga Odom di cư từ miền đông Ukraine vào năm 2009; quê hương của cô, nơi gia đình cô vẫn sống, cách biên giới Nga hai giờ. Và tất cả họ đều vô cùng kinh hãi ”.
Odom nhấn mạnh rằng người dân trong khu vực của cô, nhiều người trong số họ nói tiếng Nga, là những người Ukraine trung thành - bất chấp tuyên bố của Moscow rằng hầu hết người dân miền Đông Ukraine đồng nhất mạnh mẽ với Nga hơn là với Kyiv.
Tuyên bố đó “hoàn toàn dối trá” Odom nói. “Chúng tôi là một quốc gia, và chúng tôi tin tưởng vào nền dân chủ. Đó là một dối trá, chỉ là một cái cớ khác để tấn công".
Cô nhấn mạnh niềm tự hào về các lực lượng phòng vệ Ukraine.
Odom nói, “Chúng tôi rất tự hào về các chàng trai của mình. Họ là những người hùng của đất nước chúng tôi”.
Vào Chúa nhật Tha thứ, Odom nói rằng cô ấy "cầu nguyện cho Ukraine, cho gia đình và bạn bè của chúng tôi, và cho sự an toàn của tất cả người dân Ukraine".
Odom nói rằng Chúa nhật Tha thứ đến vào một thời điểm đầy thử thách.
“Nhưng, ý tôi là, chúng ta phải mạnh mẽ để tha thứ, đúng không? Và chúng tôi là một dân tộc mạnh mẽ”.
Thượng phụ Kirill biện minh xâm lăng
Trong khi ấy, Thượng phụ Kirill của Chính thống Nga cầu nguyện cho sự thống nhất của 'không gian duy nhất' Nga và Ukraine.
Thực vậy, vị thượng phụ này, hôm Chúa Nhật, đã dâng lời cầu nguyện cho cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, gợi lên khái niệm về một "tổ quốc" của Nga bao gồm Ukraine, đồng thời nhấn mạnh vào quyền lực giáo hội Mạc tư khoa đối với các nhà lãnh đạo Giáo hội của Kyiv.
Nhận xét của vị thượng vụ đã được nhiều người coi là một phần của lời biện minh thần học liên tục của Chính thống giáo Nga đối với cuộc xâm lược quân sự của Nga vào Ukraine.
“Chúng ta không được để các thế lực thù địch và đen tối bên ngoài chê cười, chúng ta phải làm mọi cách để duy trì hòa bình giữa các dân tộc và đồng thời bảo vệ Tổ quốc lịch sử chung của chúng ta khỏi mọi hành động bên ngoài có thể phá hủy sự đoàn kết này,” Thượng phụ Kirill nói như thế trong một bài diễn văn, sau một buổi phụng vụ thánh vào ngày 27 tháng 2 tại Nhà thờ Chính thống giáo của Chúa Kitô Đấng Cứu thế.
Các lực lượng Nga xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2, mở các cuộc tấn công vào một số thành phố, bao gồm cả thủ đô của Kyiv. Giao tranh đã tiếp diễn liên tục trong 5 ngày qua, khi các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Ukraine và trên thế giới bày tỏ tình đoàn kết với người dân Ukraine, đồng thời các chính phủ cam kết viện trợ cho Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Ukraine là nơi có ba Giáo hội Kitô giáo lớn. Ngoài Giáo Hội Công Giáo Ukraine, các Kitô hữu Chính thống giáo của đất nước còn bị chia rẽ giữa các thành viên của Giáo hội Chính thống giáo tự quản của Ukraine, được Giáo chủ Constantinople công nhận vào năm 2018 và Giáo hội Chính thống Ukraine thuộc thẩm quyền của Thượng phụ Kirill của Mạc tư khoa.
Sự công nhận năm 2018 của Constantinople đối với Giáo hội Chính thống Ukraine độc lập đã gây ra cuộc chia rẽ trong cộng đồng Chính thống giáo trên toàn thế giới, với việc Mạc tư khoa phá vỡ sự hiệp thông với Constantinople vì vụ công nhận này. Tòa thượng phụ Mạc tư khoa tuyên bố Ukraine là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình và khẳng định rằng đây là một tỉnh giáo hội phụ thuộc của Giáo hội Nga.
Giáo hội chính thống Mạc tư khoa vốn hiểu ý niệm “tất cả người Nga” bao gồm Ukraine, cũng như người dân của các quốc gia khác mà trong lịch sử đã nằm dưới ảnh hưởng của Nga.
Trong bài phát biểu của mình vào hôm Chúa nhật, Thượng phụ Kirill khẳng định có một sự thống nhất yếu tính giữa Nga và Ukraine, cũng như các Kitô hữu Chính thống giáo ở các quốc gia đó.
Thượng phụ Kirill nói, “Xin Thiên Chúa cấm, đừng để tình hình chính trị hiện tại ở Ukraine huynh đệ, gần gũi với chúng ta, nhằm mục đích bảo đảm để các thế lực tà ác luôn chiến đấu chống lại sự thống nhất của Nga và Giáo hội Nga, phỗng tay trên”.
“Xin Thiên Chúa cấm, đừng để giữa Nga và Ukraine có một lằn ranh khủng khiếp, nhuốm máu anh em. Chúng ta phải cầu nguyện cho việc khôi phục hòa bình, cho việc khôi phục mối quan hệ huynh đệ tốt đẹp giữa các dân tộc của chúng ta”.
Thượng phụ tiếp tục bày tỏ tình đoàn kết với các Kitô hữu của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng liên đới có nghĩa là chấp nhận thẩm quyền của Mạc tư khoa đối với Giáo hội Ukraine:
Thượng phụ Kirill nói, “Lời cam kết đối với tình anh em [Kitô giáo] này là Giáo hội Chính thống thống nhất của chúng ta, mà ở Ukraine được đại diện bởi Giáo hội Chính thống Ukraine [trung thành với Mạc tư khoa], do Đức Onufry đứng đầu. Chúng ta đã cầu nguyện cho họ ngày hôm nay”.
Thượng phụ Mạc tư khoa tiếp tục cầu nguyện xin ơn bảo vệ cho "dân tộc vốn là một phần của không gian duy nhất của Giáo hội Chính thống Nga khỏi chiến tranh tương tàn".
Vị Thượng phụ nói thêm, “Chúng ta không được để các thế lực thù địch đen tối chế nhạo chúng ta, chúng ta phải làm mọi cách để duy trì hòa bình giữa các dân tộc, đồng thời bảo vệ Tổ quốc lịch sử chung của chúng ta khỏi mọi hành động bên ngoài có thể phá hủy sự đoàn kết này”.
Thượng phụ Kirill cầu nguyện, “Cầu xin Chúa bảo vệ đất Nga. Khi tôi nói 'nước Nga', tôi sử dụng một cách diễn đạt cổ xưa từ 'Câu chuyện những năm đã qua' - 'Lãnh thổ Nga đến từ đâu?' Lãnh thổ nay bao gồm Nga, và Ukraine cùng Belarus, và các bộ lạc cùng dân tộc khác. Để Chúa gìn giữ đất Nga khỏi những kẻ thù bên ngoài, khỏi những mối bất hòa bên trong, để sự hiệp nhất của Giáo hội chúng ta được củng cố”.
Phát biểu của Thượng phụ Kirill có thể sẽ được nhiều Kitô hữu Ukraine và những người theo dõi Giáo hội giải thích như sự ủng hộ ngầm, biện minh cho việc Putin xâm lược Ukraine.
Ngay trước khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tuần trước, Putin đã có một số bài phát biểu, trong đó ông tuyên bố Ukraine và các quốc gia khác giáp biên giới với Nga là “vùng đất lịch sử của chúng tôi”. Tổng thống Nga tuyên bố rằng “Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra” và lãnh thổ và con người Ukraine không thể tách rời khái niệm Rus - con người và văn hóa lịch sử của Nga.
Ông Putin nói rằng sự tồn tại của một nước Ukraine độc lập là một "dự án chống Nga", do các lực lượng phương Tây bên ngoài ủng hộ.
Đại diện của Ukraine và Nga đã gặp nhau hôm thứ Hai để đàm phán ngừng bắn ngắn hạn ở biên giới Ukraine với Belarus, quốc gia-khách hàng của Nga đã cam kết gửi các lực lượng vũ trang của riêng mình tới Ukraine để hỗ trợ cuộc xâm lược của Nga.
Tòa thánh đã đề nghị giúp tạo điều kiện hơn nữa cho các cuộc đàm phán hòa bình. Trong khi Vatican luôn giữ thái độ trung lập công khai trong các cuộc xung đột quốc tế và kêu gọi hòa bình từ cả hai bên, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành Thứ Tư Lễ Tro trong tuần này làm ngày cầu nguyện và ăn chay cho người dân Ukraine.
Đức Giáo Hoàng cũng đã đến thăm đại sứ quán Nga tại Tòa thánh, để nài nỉ cho hòa bình. Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện trực tiếp với tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai, Đại Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, đã đưa ra lời cầu nguyện của riêng mình để “đối thoại và ngoại giao [sẽ] chiến thắng chiến tranh,” đồng thời lên án cuộc chiến tranh “quanh co, vô nhân đạo và tàn ác” của Nga.
Đức Đại Tổng Giám Mục Shevchuk ca ngợi "lòng dũng cảm" của người dân và quân đội Ukraine, đồng thời tuyên bố rằng các lực lượng Nga hiện đang sử dụng phụ nữ và trẻ em làm lá chắn bằng người để che chở cho những bước tiến của họ trên đất nước.
Ngài nói: “Tôi biết ơn vì Đức Thánh Cha ủng hộ chúng tôi, cầu nguyện cho chúng tôi và mong muốn làm mọi thứ để ngăn chặn cuộc chiến này”.
Tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
18:12 01/03/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã buộc phải hủy chuyến đi đến Florence vào Chúa Nhật tuần này và các cử hành Phụng Vụ vào Thứ Tư Lễ Tro vì cơn đau cấp tính ở đầu gối. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã cho biết như trên hôm thứ Sáu.
Đức Giáo Hoàng năm nay 85 tuổi mắc chứng đau thần kinh tọa, một chứng bệnh thần kinh khiến chân ngài bị đau. Gần đây ngài đã phải ngồi để đọc một vài bài phát biểu, với lý do bị đau ở đầu gối.
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết bác sĩ của Giáo hoàng đã yêu cầu “một thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn”, mà không nói rõ thêm.
Tại Florence, theo dự trù Đức Phanxicô sẽ cử hành một thánh lễ để kết thúc cuộc họp của các giám mục và thị trưởng từ khu vực Địa Trung Hải. Thánh lễ này sẽ buộc ngài phải đứng trong vài giờ.
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, theo dự trù ngài sẽ dẫn đầu một cuộc rước giữa hai nhà thờ ở Rôma vào ngày đầu tiên của Mùa Chay của Kitô giáo. Thông thường, vào lúc 16:30 ngày thứ Tư lễ Tro, Đức Thánh Cha chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến Vương cung Thánh Đường Thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Rôma. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối. Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ 5, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với nghi thức xức tro, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta. Các cử hành này đòi hỏi phải đi và đứng trong nhiều giờ, ngài không thể thực hiện được trong tình trạng sức khoẻ hiện nay.
Tối thứ Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã tham gia một cuộc trò chuyện trực tuyến với các sinh viên đại học từ khắp nơi trên thế giới. Ngài ngồi sau chiếc bàn trong dinh Tông Tòa không hề tỏ ra đau đớn, vừa trò chuyện vừa đùa giỡn với các sinh viên.
Sáng thứ Sáu, ngài đã đến Đại sứ quán Nga cạnh Tòa thánh gần Vatican mà không báo trước để phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải nhập viện trong 11 ngày vào tháng 7 để phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết của mình. Sau một thời gian nghỉ ngơi, ngài đã thực hiện một chuyến đi với thời gian biểu căng thẳng tới Hung Gia Lợi và Slovakia vào tháng Chín.
Nhìn chung sức khỏe của ngài rất tốt nhưng thỉnh thoảng bị đau ở chân và đầu gối.
Source:Reuters
Chủ ngân hàng, giầu sang tột bậc, bỏ đi tu trở thành nữ tu sĩ kỹ thuật số được yêu chuộng trên mạng xã hội
Đặng Tự Do
18:14 01/03/2022
Thông điệp từ khắp nơi trên thế giới đã tràn ngập Twitter khi sơ Catherine Wybourne có biệt danh là “Digitalnun”, tức là “Nữ tu sĩ kỹ thuật số” qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 24 tháng 2, ở tuổi 68.
Sơ Wybourne sinh ra ở Catham, bên Anh năm 1954. Wybourne theo học lịch sử tại Đại học Cambridge và sau đó trở thành chủ ngân hàng. Năm 1981, ở tuổi 27, Wybourne quyết định rời bỏ thế giới tài chính để gia nhập tu viện Stanbrook của Dòng Biển Đức.
Vị Nữ tu Dòng Biển Đức đã quan tâm đến công nghệ khi điều hành xưởng in tại Stanbrook. Năm 2004, sơ thành lập Tu viện Holy Trinity, nay là Tu viện Howton Grove, ở Herefordshire. Đó là lúc sơ muốn bảo đảm tu viện có sự hiện diện trực tuyến. Các nữ tu đã xây dựng trang web của riêng họ, tạo podcast, video và bao gồm các yếu tố tương tác như diễn đàn và các cuộc họp trực tuyến.
Sơ Wybourne lên Twitter vào năm 2009 và được biết đến với cái tên “Digitalnun”, nghĩa là nữ tu kỹ thuật số. Với hơn 28,000 người theo dõi, sơ đã tweet về cuộc sống như một nữ tu và những diễn biến của thế giới. Các tweet hàng ngày của sơ yêu cầu được biết ý định cầu nguyện của những người theo dõi sơ và những lời cầu nguyện của sơ cho thế giới là không ngừng. Sơ cũng điều hành một blog.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015 với The Telegraph, sơ nói, “Nắm bắt được thông tin không có nghĩa là bạn phải có một tâm hồn khép kín, hoặc một cách tiếp cận khép kín đối với mọi thứ. Chúng tôi mô tả Internet là bức tường thứ tư trong hành lang của chúng tôi và nó mở cửa cho tất cả mọi người”.
Vị Nữ tu vẫn tweet cho đến vài giờ trước khi qua đời. Trong những giây phút cuối cùng, sơ đã bày tỏ sự đau buồn trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Ngay cả khi phải đến bệnh viện thăm khám và đau khổ, sơ vẫn đón nhận cái chết của mình với niềm vui và sự hài hước. Vào tháng 12 năm 2021, sơ Wybourne nhận được tin từ các bác sĩ rằng họ không thể làm bất cứ điều gì cho sơ về mặt y tế và sơ đã cận kề cái chết. Trong một trong những bài đăng trên blog cuối cùng của mình, sau khi nhận được tin này, sơ đã viết, “Công Giáo có thể là một tôn giáo khó sống nhưng là một tôn giáo đẹp để chết.”
Cô tiếp tục cảm ơn Chúa, và viết, “Thiên Chúa mà tôi tin tưởng vĩ đại hơn rất nhiều và vui vẻ hơn rất nhiều so với những gì chúng ta thường nghĩ. Tôi cảm ơn Người vì đã cho tôi trở thành một nữ tu Dòng Biển Đức, đó là niềm vui lớn nhất của cuộc đời tôi, vì những tình bạn mà Ngài đã truyền cảm hứng và những ân sủng mà Ngài đã dành cho tôi bất chấp sự bướng bỉnh và thiếu hợp tác của tôi”.
“Tôi cũng nên cảm ơn Người vì cả những khó khăn.”
Source:Catholic News Agency
Những kẻ phá hoại đánh sập các bức tượng bên ngoài nhà thờ Công Giáo Milledgeville do một linh mục Việt cai quản
Đặng Tự Do
18:15 01/03/2022
Cảnh sát ở Milledgeville đang điều tra trường hợp của hai tượng thiên thần bị lật nhào. Kẻ nào đó đã xô đổ các bức tượng và làm hỏng các bức tượng bên ngoài Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm vào ngày 17 tháng 2.
Nhân viên nhà thờ tìm thấy các bức tượng nằm úp mặt với các mảnh vỡ nằm rải rác trên vỉa hè.
Cha sở Young Nguyễn cho biết, ngài có nghe thấy tiếng động bên ngoài, nhưng khi ngài ra đến nơi thì cả hai đã bị hư hại và không có tăm hơi kẻ nào đã gây ra biến cố này.
Cha Nguyễn cho biết ngài và đàn chiên của mình rất đau buồn, nhưng họ không có lòng căm thù với những kẻ phá hoại.
“Với tư cách là những người ở đây tại cộng đoàn Thánh Tâm này chúng tôi tha thứ cho bạn. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho họ và nếu họ cần bất kỳ sự giúp đỡ nào, chúng tôi sẽ làm hết sức mình.”
Các bức tượng được định giá hơn 2,500 đô la. Cảnh sát Milledgeville đang điều tra vụ phá hoại và yêu cầu ai có thông tin xin liên lạc số 1.877.68CRIME.
Source:13wmaz.com
Tiến Sĩ George Weigel bàn về Ukraine và tham vọng của Putin
J.B. Đặng Minh An dịch
18:17 01/03/2022
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau khi Putin xua quân xâm lược Ukraine, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “On Ukraine”, nghĩa là “Bàn về Ukraine”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Từ nhiều tháng nay, báo chí thế giới đã mô tả các đợt triển khai quân của Nga dọc theo biên giới Ukraine là mũi nhọn của một cuộc xâm lược có thể xảy ra. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã xâm lược Ukraine cách đây 7 năm, khi Nga sáp nhập Crimea và “những người đàn ông áo xanh nhỏ bé” của Nga đã châm ngòi cho cuộc chiến ở miền đông Ukraine cướp đi sinh mạng của hơn 14,000 người và hơn một triệu người phải di tản. Dù diễn biến quân sự hiện tại như thế nào, thì một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vẫn chưa phải là “sắp xảy ra”; cuộc xâm lược đó đang diễn ra.
Sự thật đó đã bị che lấp bởi một chiến dịch tuyên truyền và thông tin sai lệch quy mô lớn của Nga. Vì vậy, có một số sự thật bắt buộc phải được nêu lên.
Sự thật đầu tiên: Đây là cuộc khủng hoảng của Nga, không phải là “cuộc khủng hoảng ở Ukraine”. Cái thường được gọi là “cuộc khủng hoảng Ukraine” hoàn toàn là do nhà độc tài Nga Vladimir Putin đưa ra. Ukraine đã không tạo ra cuộc khủng hoảng này. Hoa Kỳ đã không tạo ra nó, và cả NATO cũng vậy. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đã, đang và sẽ luôn là một liên minh phòng thủ, không còn là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Nga cũng như NATO không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Botswana. Tuyên bố rằng NATO đe dọa Nga là một lời nói dối lớn làm xáo trộn thực tế an ninh ở Trung và Đông Âu: các nước chư hầu cũ của Liên Xô trước đây là Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Slovakia, Hung Gia Lợi, Rumani, Bảo Gia Lợi, và các nước vùng Baltic là Lithuania, Latvia, Estonia, đã gia nhập NATO vì họ sợ Nga, chứ không phải vì họ có ý định xâm lược Nga. Cơ sở lý luận tương tự giải thích cho việc xin gia nhập NATO của Ukraine.
Sự thật thứ hai: Cuộc khủng hoảng được tạo ra một cách giả tạo này, nhằm mục đích gây bất ổn và khuất phục Ukraine, là một trong những biểu hiện cho thấy quyết tâm của Putin trong việc đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh. Putin đã khá rõ ràng về điều này trong hai mươi năm, và chỉ những kẻ ngu ngốc hoặc những kẻ nhìn qua lăng kính ý thức hệ của “chủ nghĩa bảo thủ quốc gia” mới không hiểu được điều gì đang xảy ra ở đây. Putin, bộ máy cũ của KGB, đang muốn lật ngược chiến thắng của các nền dân chủ non trẻ trước các chế độ chuyên chế lão luyện trong cuộc Cách mạng năm 1989 và sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Mục tiêu chiến lược lớn đó là trọng tâm của liên minh được công bố gần đây giữa Chế độ độc tài tham nhũng của Putin ở Nga và chế độ diệt chủng của Tập Cận Bình ở Trung Quốc - một thông báo mà hai kẻ độc ác này đưa ra ngay trước Thế vận hội Mùa đông. Putin và Tập không muốn gì khác hơn là một sự sắp xếp lại cơ bản các vấn đề thế giới, trong đó các chế độ áp bức của chúng gọi là điều hòa. Trong nỗ lực giành quyền bá chủ toàn cầu của các tên bạo chúa, Ukraine và Đài Loan có vai trò như Áo và Tiệp Khắc vào cuối những năm 1930: Nếu họ rơi vào tay các chế độ bạo chúa, những nước khác sẽ lần lượt theo sau.
Sự thật thứ ba: Sự xâm lược đang diễn ra ở Ukraine của Nga được tạo ra bởi một sự trình bày sai lầm về lịch sử, bao gồm cả lịch sử Kitô giáo. Tuyên bố của Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự được củng cố bởi một Lời nói dối lớn khác: rằng Nga là người thừa kế duy nhất của lễ rửa tội của người Slav ở phía đông vào năm 988, và do đó, là người bảo vệ hợp pháp duy nhất cho những gì các nhà tư tưởng và các nhà biện hộ của Putin gọi là Russkiy mir, hay “Thế giới Nga.” Tuy nhiên, Ukraine, các cộng đồng Chính thống giáo và Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ít nhất cũng có các tuyên bố mạnh mẽ về quyền gia sản lịch sử đó như Nga và Nhà thờ Chính thống Nga. Sự hồi sinh của chủ nghĩa đế quốc Nga ngày nay có lẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên; thói quen cũ khó thay đổi. Nhưng vai trò của Giáo Hội Chính thống Nga, gọi tắt là ROC, trong việc hỗ trợ mưu toan làm sai lệch lịch sử của Putin và các thiết kế đế chế mới của hắn đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sự nghiệp của Chúa Kitô ở một đất nước đang phục hồi sau sự tàn phá của chủ nghĩa vô thần do nhà nước bảo trợ. Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy ban đại kết của ROC, gần đây đã nhận được từ Tổng thống Putin “Huân chương của Thánh Alexander Nevsky” vì những “đóng góp to lớn trong việc phát triển các mối quan hệ quốc tế và giữa các hệ phái Kitô”. Lý do của giải thưởng có thể được đọc một cách trung thực hơn là thế này: “vì những dịch vụ cho nhà nước Nga và chế độ Điện Cẩm Linh hiện tại”.
Sự thật thứ tư: Sự gây hấn của Nga ở Ukraine nhằm vào tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Cuộc chiến hỗn hợp của Nga chống lại nền dân chủ Ukraine đã bao gồm khoảng 1,000 lời đe dọa đánh bom giả đã làm các trường học trên khắp Ukraine phải đóng cửa kể từ đầu năm - cao gấp 10 lần so với tỷ lệ đe dọa đánh bom giả vào năm 2020 và 2021. Loại người nào lại cố tình khiến hàng trăm nghìn trẻ em và cha mẹ của chúng khiếp sợ trong nỗ lực gây bất ổn cho một người hàng xóm hiền hòa không đe dọa? Kẻ đã sát hại Boris Nemtsov và đầu độc Alexei Novotny, kẻ can thiệp vào cuộc bầu cử của các quốc gia khác, và kẻ nói dối nơi công cộng với sự trơ trẽn có thể khiến Joachim von Ribbentrop phải đỏ mặt.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã làm việc rất hiệu quả để xây dựng lại xã hội dân sự ở Ukraine ngày nay, đã yêu cầu đồng bào Công Giáo ủng hộ bằng lời cầu nguyện. Giáo Hội can đảm đó rất xứng đáng và không chỉ người Ukraine đang mắc nợ Giáo Hội ấy.
Source:First Things
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lên án cuộc xâm lược Ukraine
Đặng Tự Do
18:19 01/03/2022
Sáng 25 tháng Hai, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đã có một cuộc nói chuyện dài với Đức Thượng Phụ Epiphanius, là Thượng Phụ của Kiev và Toàn Ukraine, Giáo chủ của Giáo Hội Chính thống Ukraine, là người đã được Tòa Thượng Phụ Constantinople ban cho Tomos vào ngày 6 tháng Giêng năm 2019 theo các quy tắc của Chính thống giáo, nhưng bị Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa phản đối kịch liệt.
Trong cuộc trò chuyện, Đức Thượng Phụ Đại Kết cho biết ông rất kinh hoàng trước cuộc xâm lược Ukraine của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Trong một tuyên bố do Tòa Thượng Phụ Đại Kết đưa ra vào tối hôm 24 tháng Hai, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế này, cũng như sự ủng hộ của ngài đối với người dân Ukraine, những người đang đấu tranh cho sự toàn vẹn của quê hương họ.
Tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Constantinople đã lên án hành động tấn công vô căn cứ này của Nga nhằm vào Ukraine, một quốc gia độc lập và có chủ quyền ở Âu Châu, cũng như sự vi phạm nhân quyền và bạo lực tàn bạo đối với nhân loại, đặc biệt là đối với dân thường.
Đức Thượng Phụ cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện để Chúa của chúng ta, Thiên Chúa của tình yêu và hòa bình, soi sáng cho các nhà lãnh đạo của Liên bang Nga nhận ra hậu quả bi thảm từ những quyết định và hành động của họ, thậm chí có thể gây ra một cuộc chiến tranh thế giới.
Trong lời kêu gọi các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác, cũng như các thể chế Âu Châu và các tổ chức quốc tế, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tình huống nguy cấp này, thông qua đối thoại trung thực. Theo quan điểm của ngài, đây là cách duy nhất để giải quyết mọi vấn đề hoặc tranh chấp.
Cuối cùng, Đức Thượng Phụ đại kết đã gửi lời kêu gọi huynh đệ đối với các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, cũng như tất cả các Kitô hữu và mọi người thiện chí, hãy tham gia cầu nguyện liên tục thay mặt cho người dân Ukraine và cho việc tái lập hòa bình và công lý ở Ukraine.
Source:Asia News
Văn Hóa
Triết học của Maurice Blondel
Vũ Văn An
04:52 01/03/2022
Chúng ta sẽ tóm tắt cuốn L’Action trước, sau đó là công trình bộ bốn, để cuối cùng rút ra một cái nhìn tổng quan về nền triết học của Maurice Blondel.
I. - “Hành động” (1893), “Lá thư” (1896), “Lịch sử và tín điều "(1904)
Có thể đọc L’Action hai lần. Trước hết, người ta có thể khám phá ở đó nhiều phân tích tâm lý và đạo đức đáng ngưỡng mộ, mỗi phân tích đều có giá trị riêng và chúng cùng nhau tạo thành một tuyển tập phi thường, đủ để xếp Blondel vào hàng những “nhà đạo đức học” vĩ đại nhất của Pháp. Cho dù đó là tâm lý học của một người tài tử (dilettante), người biết cách kết hợp tất cả những nét quyến rũ của cuộc sống uyên bác, nghệ thuật, khiêu gợi và tôn giáo với sự an toàn thanh thản của cái chết hay là tâm lý học của chủ nghĩa bi quan yếm thế chuyên hát bài thánh ca siêu hình về hư vô và tìm cách tự phát sinh bằng cách cố ý tự hủy diệt và phủ nhận bản thân, bằng hàng nghìn nguồn gốc hoặc hình thức mù quáng và xung đột nội tâm, bằng ảnh hưởng và tác động lẫn nhau của các linh hồn, bằng ác tâm tai tiếng và tội lỗi, hay là tâm lý học về ý nghĩa đau khổ và trên hết là khổ hạnh (mortification) vốn là "thử nghiệm siêu hình" đích thực, từ ý nghĩa sâu sắc của cuốn L’Action, vốn bao gồm niềm tin vào vũ trụ, vào tình yêu và tình bạn, thứ tình vốn là cơ sở của đời sống xã hội, gia đình, quê hương hoặc nhân loại, người ta đều tìm thấy ở đó, như chúng ta đã nói, những trang sách đầy các quan sát phong phú và tinh tế đến mức chúng có thể trở thành một cuốn sách nguyện (bréviaire) được các linh hồn từng tự nuôi sống bằng các tâm tư của Pascal liên tục đọc.
Tuy nhiên, người ta có thể và cũng phải đọc L'Action không phải trong tư cách một nhà tâm lý học hay một nhà đạo đức học, mà là một nhà triết học. Nó có phụ đề: "Tiểu luận phê bình cuộc sống và khoa học thực hành", đủ cho thấy rõ ý nghĩa và phương pháp của nó. Blondel vừa là một triết gia vừa là một Kitô hữu. Là một triết gia, ông nghĩ rằng triết học không thể bỏ qua vấn đề vận mệnh cuối cùng của con người, nếu không sẽ không đáng một giờ bận tâm. Là một Kitô hữu, ông tin rằng mục đích cuối cùng vượt ra ngoài mọi tự nhiên, là “siêu nhiên” đúng nghĩa.
Chắc chắn, cùng đích siêu nhiên ấy vượt khỏi sự nắm bắt trực tiếp của lý trí, nếu không, nó sẽ không còn mang tính tôn giáo, được mạc khải, mà hoàn toàn là lý lẽ. Tuy nhiên, nếu điều đó đúng, thì nó phải tự biểu lộ cách nào đó trong thực tế cụ thể hiện sinh con người. Do đó, vấn đề là phải dùng các phương tiện triết học mà thôi để chứng minh rằng con người khao khát hướng tới một mục đích khác ngoài mục đích tự nhiên, điều siêu nhiên tự tỏ hiện với họ như một giả thuyết mà triết học không thể chứng minh được, nhưng đáp ứng những nhu cầu sống, mà một mình lý trí không thể thỏa mãn được. Để nghiên cứu vấn đề này, một đối tượng ưu tuyển tự trình diện với phân tích triết học: đó là Hành động. Phải hiểu hạn từ này chỉ bất cứ hoạt động chuyên biệt có tính nhân bản nào, dù là siêu hình, luân lý, thẩm mỹ, khoa học hay thuần túy thực tiễn. Do đó, chính vì muốn biết con người hoàn toàn dấn thân, như chúng ta sẽ nói hôm nay, mà Blondel đã khởi hành từ trải nghiệm tâm linh toàn diện này mà ông gọi là Hành động. Trên thực tế, theo nghĩa Blondel, đây chính là hoạt động của tinh thần trong nguồn gốc và trong toàn bộ diễn trình triển khai của nó.
Đặc điểm cốt yếu của tư tưởng này là tự đặt mình, ở bên kia trí hiểu và ý chí, vào tận nguồn gốc chung của cả hai, trong năng động tính khởi nguyên của hữu thể tinh thần, từ đó chúng rút ra sức mạnh của chúng để hành động. Đối tượng này của việc làm buộc ta phải dùng phương pháp thích hợp. Thực vậy, nó không thể chỉ là vấn đề mô tả tâm lý đơn giản, một mô tả không chứng minh được điều gì. Càng không phải là vấn đề áp đặt từ bên ngoài vào triết học một mục đích hoàn toàn ngoại tại mà nó không thể thừa nhận vào bên trong bản thân nó nếu không tự hủy hoặc hủy hoại chính mục đích này. Vấn đề của Blondel là vấn đề tự trị và dị trị (hétéronomie). Để giải quyết nó, phương pháp duy nhất có giá trị là phát hiện nhu cầu siêu nhiên trong bất cứ ý muốn nào, dù có ý thức hay không. Nó là một phương pháp hàm ý: nó hệ ở việc chứng minh rằng một đòi hỏi nhất thiết được ngụ hàm trong mọi ý muốn của con người.
Đó là điều Blondel gọi là phân tích tính tất định (determinisme) của Hành động, nghiên cứu nó không phải trong những gì ngẫu nhiên (contingent), mà là trong những gì tất yếu (nécessaire). Nói tóm lại, khi kết hợp đối tượng và phương pháp, luận án này đề cập đến tính biện chứng của hành động. “Cuộc sống của con người có hay không một ý nghĩa? và con người có một số phận hay không? Tôi hành động, nhưng thậm chí không biết hành động là gì, không muốn sống, không biết chính xác tôi là ai hoặc thậm chí tôi có hiện hữu hay không. Việc dường như hiện hữu này khuấy động trong tôi, những Hành động nhẹ nhàng và thoáng qua của một bóng đen, tôi nghe nó nói rằng chúng mang trong mình một trách nhiệm đời đời nặng nề, và dù có trả giá máu, tôi cũng không thể mua hư vô vì đối với tôi nó không hiện hữu: do đó tôi bị kết án phải sống, bị kết án phải chết, bị kết án sống đời đời! Tại sao thế và do quyền nào vậy, nếu tôi không muốn điều đó?... Vấn đề là không thể tránh khỏi; con người chắc chắn phải giải quyết nó và giải pháp này, đúng hay sai, nhưng nó có tính tự nguyện đồng thời nhất thiết, mọi người mang nó trong các Hành động của họ. Đó là lý do tại sao cần phải nghiên cứu Hành động; chính ý nghĩa của từ ngữ và sự phong phú trong nội dung của nó sẽ được hé mở từng chút một ”(L’Action, Dẫn nhập).
Do đó, có một biện chứng tất yếu, nội tại trong cuộc sống con người, chính vì nó là siêu hình học trong hành động. Người ta có thể gọi Blondel là một “Hegel theo Kitô giáo”. Điều đó đúng ở chỗ đối với cả hai, ý thức về mình bao hàm ý thức về vũ trụ: người ta không thể nghĩ đến bất cứ điều gì mà không nghĩ đến toàn bộ, người ta không thể ước muốn bất cứ điều gì mà không ước muốn điều vô hạn. Triết lý về trực giác là triết lý về dữ kiện tức khắc, ngay cả khi những dữ kiện này đòi một cuộc hoán cải và là những gì chưa được biết đến ngay lập tức. Triết học biện chứng là triết học trung gian. Tuy nhiên, không ai hơn Blondel đã tố cáo đặc quyền cổ điển của ý thức: tính tức khắc (phi trung gian), tính thỏa đáng tự cho là thích đáng đối với việc biết mình. Ngoài ra, việc thiếu thoả đáng của những gì chúng ta biết về bản thân mình và về những gì chúng ta là không phải là một sự kiện phụ thuộc và tạm thời, mà là một quy luật thiết yếu của tư tưởng chúng ta và là chân lý đầu tiên của triết học. Không phải lý tưởng là tính thống nhất hoàn hảo, tính hỗ tương toàn diện, nói tóm lại là trực giác. Nhưng lý tưởng này con người không với tới được, và trung gian liên tục là sự thay thế của một phi trung gian bất khả. Chúng ta cũng không bao giờ sở hữu được toàn vẹn hữu thể của chúng ta mà không có sự trung gian: yếu tính của tư tưởng là thống trị có dự án sự bất bình đẳng bên trong của chúng ta. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, toàn bộ phương pháp của Blondel dựa trên sự phân biệt giữa việc đã sống (vécu) và suy nghĩ, giữa điều không suy nghĩ và điều được suy nghĩ. Hành động không thể bị giản lược vào ý niệm hành động, thực hành không thể bị giản lược vào khoa học thực hành. Có một suy nghĩ và hoạt động tự phát, không suy nghĩ. Triết học không thay thế chúng, nó không miễn chước chúng. Nó không thể gạt bỏ chúng nếu không tự phá hủy mình. Nó chỉ là sự phản tỉnh về hành động thực sự đã sống qua, một việc “lên chủ đề có suy nghĩ cho điều không được suy nghĩ ( thématisation réfléchie de l’irréfléchi)” (Duméry). Nhưng nếu nhận thức không thể thay thế cho thực hành hoặc bổ sung cho thực hành, thì nó vẫn không kém phần quan trọng, vì theo luật, không gì có thể thoát khỏi nó, bởi vì, dù không bao giờ đạt tới đó, nó vẫn cố gắng hiểu mọi thứ - ngay cả hành động của con người, ngay cả tôn giáo.
Vì vậy, cũng giống như Kant đã áp dụng phương pháp phản tỉnh dưới dạng phân tích hồi quy (analyse régressive) vào một dữ kiện ổn định, tức khoa học đã được cấu thành hoặc quy luật đạo đức, dạng phổ quát, Blondel áp dụng nó vào hành động của con người được coi như tính năng động đang mở rộng, vào tác nhân đang hành động. Có những hệ luận của việc hành động, nhưng những hệ luận này chỉ triển khai trong và thông qua hành động đang triển khai. Blondel tìm cách đưa chúng ra ánh sáng, mà không đánh giá hành động nhân danh một giá trị đã thiết lập sẵn. Ngược lại, ông để nó tự lên tiếng, bộc lộ tính tất định của chính nó bằng cách chỉ buộc nó bộc lộ những đòi hỏi bên trong của nó. Và đây là điều ba năm sau, trong Lá thư, ông gọi là phương pháp nội tại. Ngay trong ngày bảo vệ (luận án), ông đã vạch ra kế hoạch của mình một cách rõ ràng hoàn toàn. "Tôi không hề có tham vọng định hướng cuộc sống con người theo các quan điểm cá nhân của tôi, giải thích nó theo các sở thích của tôi, áp đặt lên nó một hệ thống ý niệm được xây dựng một cách biện chứng: không điều gì chống lại kế sách của tôi cho bằng cách đốn từ bên ngoài một lý tưởng được tạo ra cách giả tạo. Thay vì có ý định, trước tiên, như người ta từng làm gần như phổ quát, đặt để vào hành động điều không hề có ở đấy, tôi đã rất thận trọng cố gắng biện phân tất cả những gì vốn có ở đó, cho dù người ta có biết hay không, cho dù người ta có muốn nó hay không một cách minh nhiên. Có thể nói, tôi đã tự đặt mình vào bên trong hành động của con người, không phải để mang vào đó một đặc điểm mới, nhưng để nhận ra đâu là những đòi hỏi của nó, để đo lường trọn sự mở rộng không thể cưỡng lại của nó. Đối với tôi, dường như sức mạnh thực sự của triết học là dựa vào cái động lực bên trong này, một động lực tuy chậm mà chắc, sẽ sản sinh ra các hậu quả không thể tránh được” (Etudes blondeliennes, t. I, p. 81). Như thế, ném một máy dò phi thường vào hành động, Blondel mang lại một khám phá có độ phong phú vẫn còn bất tận và soi sáng trọn công trình của ông: hành động được tác động bởi một quy luật nội tại và sáng tạo, một kế sách nhằm thông tri cho nó và nó có khả năng biện phân được ý nghĩa. Có một dụng ý [intentionalité] nội tại, một loại ý đồ (visée) hoạt động bên trong hành động của con người. “Bản thể con người là hành động; họ là những gì họ tự làm”. Công thức này, trước khi là của Sartre, đã là của Blondel. Nhưng đối với ông, con người không tự làm bất cứ điều gì cả. Nếu hành động có thể là một đối tượng của khoa học, thì chính là vì nó có một luận lý mà triết học cho đến tận bây giờ đã sai lầm bỏ qua. Blondel cũng có thể rất đúng khi cho rằng ông không đề xuất bất cứ nền triết học duy phi lý nào, mà đúng hơn là một loại phiếm luận thuyết (panlogisme), loại luận lý tổng quát mà loại luận lý của Aristotle, của Bacon hoặc của Hegel sẽ chỉ là những trường hợp đặc thù. Và loại luận lý tổng quát này trước hết và trong nền tảng là luận lý của hành động.
Bây giờ chúng ta có thể rút ra một cách rõ ràng ý tưởng chính của luận án: nghiên cứu về hành động cho thấy con người luôn hành động chỉ để bằng mình và chắc chắn họ không thể đạt được điều này do một mình mình. Tôi quá lớn so với tôi! Từ bản thân tôi đến bản thân tôi có một khoảng cách vô tận mà hành động không ngừng nỗ lực lấp đầy, nhưng không bao giờ hoàn toàn thành công. Hành động của con người không thể tiếp cận với điều kiện không thể thiếu cho sự thành tựu của nó. Con người “không thể ngang bằng với các đòi hỏi của chính mình. Bằng sức mạnh của riêng mình, họ không thể thành công trong việc đặt vào Hành động được ước muốn (action voulue)của mình tất cả những gì ở đầu nguồn nguyên lý của hoạt động tự ý của họ (L’Action, tr. 338). Bây giờ chúng ta hãy sử dụng ngôn ngữ của Blondel và gọi ý chí ước muốn (volonté voulante) là điều nằm ở nguyên lý của hoạt động tự ý và ý chí được ước muốn (volonté voulue) là đối tượng của một ước muốn rõ ràng và được xác định. Tính tất định nhất thiết của ý chí là bằng các ý chí được ước muốn một cách hữu hiệu cố gắng cân bằng ý chí ước muốn sâu sắc nhất của nó. Mục tiêu của biện chứng pháp hành động là bộc lộ hàng loạt các mục đích mà ý chí không thể ngăn cản mình mong muốn. Các ý chí được ước muốn của ta chính là các mong muốn có ý thức và hữu hiệu phù hợp hay chống đối ý chí ước muốn và nhất thiết bằng các hành vi tự do. Tất cả việc triển khai hành động nhằm mục đích cân bằng chúng với nguyên lý của hoạt động tự ý, nhưng không hoàn toàn đạt được điều này. Như thế, bằng cách phát hiện trong các hành vi của chúng ta một sự không hoàn tất không những trong sự kiện, mà còn trong nguyên tắc, nghĩa là tính không thể hoàn tất trong bản chất và không thể sửa chữa, Blondel tiết lộ trong chúng ta một "nơi đã dọn sẵn", một "vết nứt rộng mở". Triết học dẫn chúng ta đến một lựa chọn mà nó biểu lộ nhưng không thể giải quyết được: lựa chọn tối cao, tức lựa chọn hệ ở việc hoặc yêu cái hữu hạn một cách vô hạn hoặc yêu cái vô hạn một cách vô hạn, chỉ có thể là sự kiện của chính con người. Nghịch lý thay, biện chứng pháp của hành động quả quyết rằng người ta không thể tự cân bằng chính mình mà không ra khỏi chính mình: phương pháp nội tại đạt tới một đòi hỏi tất yếu phải có sự siêu việt. Hay đúng hơn mọi nỗ lực phải hướng tới việc chứng minh rằng ngay từ đầu đã có tính nội tại của thể siêu việt trong chúng ta. Triển khai tính tất định của hành động là đào ra một khoảng trống để thể siêu nhiên đến lấp đầy. Nhưng thể siêu nhiên này, hiện diện với chúng ta như một dấu chỉ trống rỗng, chỉ có thể thực sự đạt tới và chiếm hữu trong hai hành vi, về cơ bản giống hệt nhau, nhờ đó chúng ta hiến mình cho Người và Người tự hiến mình cho chúng ta: đó không còn là triết học nữa, mà là một Hành động đại lượng mở cửa để chúng ta tiến tới Người, Đấng chỉ có Người mới cho phép chúng ta tham dự vào đó. Chắc chắn, người ta có thể từ chối sự "hoán cải" thực sự này lấy cớ để trung thành với chính mình. Nhưng đó chỉ là một chiếc mặt nạ và vẻ bề ngoài, vì sự khẳng định thực sự đòi một phủ định rõ ràng, vì để thể hiện bản thân một cách đầy đủ, người ta phải thiết lập ở trong mình một ý chí khác với ý chí của mình. Chính theo nghĩa này, sự khổ chế (mortification) xuất hiện như một thí nghiệm siêu hình học thực sự. “Chỉ có khổ chế mới nhận ra sự mâu thuẫn của phi hiện hữu (non-être) và, nhờ một loại thí nghiệm siêu hình học, mới tạo ra hiện hữu của chúng ta trong hiện hữu” (Premiers Écrits, p. 145-146). Theo nghĩa này, và chỉ theo nghĩa này, Gabriel Séailles đã không lầm khi nói rằng hành động là sự phục hồi từ ngữ và sự dị trị, nếu sự dị trị, một cách nghịch lý, trong quá trình biện chứng, đã tự xuất hiện như là điều kiện nhất thiết của sự tự chủ và từ ngữ như tinh thần trong hành động. Dù sao, ý chí ước muốn vừa là tính tự phát nguyên ủy vừa là chuẩn tắc nhất thiết. Nó không phục tùng các quy tắc bên ngoài, nhưng chắc chắn nó nêu chúng ra, ngay cả khi nó không thừa nhận chúng. Giống như trật tự, bất trật tự tự nó có quy luật của nó. Tự do không bao giờ là vô tổ chức: nó có một ý nghĩa, nhưng ý nghĩa này nội tại ngay trong nó. Và tính tất định của hành động không là gì khác hơn là luận lý học của ý chí ước muốn. Blondel nói rằng, trốn tránh số phận không phải là tránh khỏi đó. Người ta không thoát khỏi ơn gọi của mình, ngay cả khi họ thiếu sót đối với nó.
Còn tiếp
Ngày Chay Thánh Vĩ Đại
Sơn Ca Linh
21:35 01/03/2022
Thứ Tư Lễ Tro 2.3.2020 – Ngày thế giới cầu nguyện cho Ukraina
Không chỉ bằng một chút tro trên trán,
Không chỉ với một Thánh lễ, một lời kinh,
Ukraina ơi,
Các bạn đã có một ngày Chay Thánh vĩ đại huyền linh,
Mà Tro Thánh được thiêu bằng xác thân tim óc !
Mùa Chay của các bạn đã khơi dòng nước mắt,
Từ nỗi đau của mẹ xa con, của vợ xa chồng;
Của những em thơ, người lính chiến mới tử vong,
Sau những loạt đạn vô tình
Mang tên chiến tranh, hận thù, bạo lực !
Mùa Chay của các bạn là những lõm mắt sâu chong thức,
Để đợi chờ,
Không phải niềm vui sự sống mà chết chóc thương đau.
Không phải những bàn tay ấm êm nối lại nhịp cầu,
Mà là họng súng đen ngòm, xe tăng, hỏa pháo…
Các bạn không cần phải xức tro trên đầu,
Khi ôm cả xác người thân vừa tan thành tro bụi,
Các bạn không cần hát “Thánh Vịnh 50”,
Khi mắt đã tuôn tràn những dòng lệ khóc than…
Và nếu có ngước mắt nhìn lên,
Hãy tin rằng,
Thượng Đế đã nghe rồi những lời van xin khẩn nguyện !
Ukraina ơi,
Các bạn đã có một ngày Lễ Tro não nề đau điếng,
Và sẽ là một “Mùa Chay” ngập tro tàn, chết chóc, đau thương !
Là “Giờ” của bao nhiêu hy lễ trên bàn thờ của đất nước quê hương,
Là kinh nguyện chưa bao giờ thiết tha hơn,
Để thế giới hòa bình và hoa hướng dương bừng nở !
Mùa Chay Ukraina,
Mùa để thế giới thêm một lần nhận ra mình bé nhỏ,
Mùa để cả loài người cùng đấm ngực ăn năn.
Mùa để chiến tranh, bạo lực, hận thù, cách ngăn…
Chỉ là một “cây đổ” sẽ tan đi,
Để nhường cho sự sống, hòa bình, tình yêu…
Vâng, cả “một cánh rừng đang mọc” !
Sơn Ca Linh (Thứ Tư Lễ Tro 2020)
VietCatholic TV
Ác quá: GH Ukraine tố cáo quân Nga bắn một linh mục, không cho giáo dân an táng. Cập nhật tình hình
Giáo Hội Năm Châu
04:37 01/03/2022
1. Tin thật đau lòng: Lính Nga giết chết một linh mục Ukraine ở vùng Kiev /ki-ép/
Lính Nga đã giết một linh mục Chính thống giáo khi ngài cố gắng rời khỏi một ngôi làng ở vùng Kiev. Họ không cho phép mang thi thể của linh mục đi chôn cất.
Báo cáo của RISU, thông tấn xã của Kitô Giáo Ukraine cho biết vào ngày 27 tháng 2, tại khu vực Kiev, quân xâm lược Nga đã bắn chết một tuyên úy của Giáo Hội Chính thống Ukraine, là Cha Maksym Kozakyn.
Nhà thần học Andriy Smirnov đã chia sẻ những điều sau trên Facebook:
Linh mục Chính thống giáo bị sát hại Maksym Anatolyovych Kozachyn sinh năm 1979 tại Novomoskovsk, vùng Dnipropetrovsk. Năm 1996, ngài tốt nghiệp trung học và vào chủng viện Kiev của Giáo hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Kiev, không được Chính thống Nga công nhận. Ngài đã được thụ phong linh mục năm 2000.
Kể từ khi được thụ phong vào năm 2000, Cha Kozachyn giữ chức vụ quản xứ của Nhà thờ Chúa Giáng Sinh, và nhà thờ Đức Trinh nữ Maria ở Rozvazhiv, nằm trong quận Ivano-Frankivsk thuộc vùng Kiev của Ukraine. Vị linh mục Chính thống giáo đã bị giết bởi những người lính Nga đang tiến quân khi ngài đang rời thị trấn bằng xe hơi. Lính Nga không cho phép người dân địa phương chuyển xác ngài.
Source:Aleteia
2. Đức sẽ tiếp nhận tất cả những người tị nạn Ukraine.
Đức đã tuyên bố sẽ tiếp nhận tất cả những người tị nạn Ukraine chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga vào đất nước của họ.
“Chúng tôi sẽ tiếp nhận tất cả những người Ukraine đang bỏ trốn,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Slovenia Anze Logar hôm thứ Hai. “Chúng tôi đang giúp đỡ những người chạy trốn khỏi Ukraine. Chúng tôi đang đứng ở biên giới để giúp đỡ người dân và đưa mọi người đến tất cả các nước châu Âu. “
Baerbock cũng hứa sẽ giúp đỡ nhân đạo nhiều hơn cho Ukraine. Trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York trong tuần này, Baerbock đã yêu cầu tất cả các quốc gia “tin tưởng vào Charta của Liên Hợp Quốc” cô lập giới lãnh đạo Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.
“Hôm nay đã là ngày thứ năm trong cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine và những người dân vô tội ở Ukraine. Anh ấy đã mang lại những đau khổ đáng kinh ngạc cho Ukraine. Hàng trăm nghìn người đang chạy trốn, hàng triệu người lo sợ cho cuộc sống và tương lai của họ. Những bức ảnh này thật tàn bạo, chúng khiến chúng ta trở nên quyết đoán hơn! Ukraine không đứng một mình, Âu Châu, Liên minh phương Tây kiên quyết đứng về phía những người Ukraine dũng cảm”,
Trong một sự thay đổi chính sách lớn, Đức đã hứa cung cấp vũ khí cho Ukraine vào thứ Bảy. “Cuộc chiến của Putin đã ném chúng ta vào một kỷ nguyên khác. Chúng tôi sẽ đánh giá lại những điều chắc chắn trước đây và do đó chúng tôi sẽ giúp người Ukraine có vũ khí và các thiết bị khác.”
Source:ABC News
3. Cuộc đàm phán Ukraine-Nga bắt đầu.
Một phái đoàn Ukraine đã đến gần biên giới với Belarus để hội đàm với các quan chức Nga.
Các lực lượng vũ trang của Ukraine tiếp tục ngăn chặn quân đội Nga, bảo vệ và giữ quyền kiểm soát các thành phố quan trọng, đồng thời làm chậm bước tiến của Nga vào Kyiv.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương Nga đã tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản vào thứ Hai, do đồng rúp giảm mạnh sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề đối với Moscow.
Ukraine cho biết vấn đề quan trọng của cuộc đàm phán là ngừng bắn ngay lập tức và rút quân của Nga. Nga đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn thảo luận về việc Ukraine áp dụng “quy chế trung lập.”
Cuộc hội đàm là lần đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược vào thứ Năm, nhưng tổng thống Zelenskyy, trong một bài phát biểu trên truyền hình, nói rằng ông có rất ít hy vọng về một bước đột phá.
Source:ABC News
4. Người Ukraine ồ ạt trở về từ nước ngoài để chống lại sự xâm lược của Nga.
Trong khi hàng trăm nghìn người Ukraine chạy trốn khỏi đất nước Ukraine, một số người Ukraine đang trở về nhà từ khắp Âu Châu để giúp bảo vệ quê hương của họ trước sự xâm lược của Nga.
Lực lượng Biên phòng Ba Lan hôm Chúa Nhật cho biết khoảng 22,000 người đã sang Ukraine kể từ thứ Năm, khi Nga xâm lược đất nước.
Tại trạm kiểm soát ở Medyka, phía đông nam Ba Lan, nhiều người đã đứng xếp hàng vào sáng sớm Chúa Nhật để sang Ukraine.
“Chúng tôi phải bảo vệ quê hương của mình. Còn ai khác nếu không phải chúng tôi?” cho biết một người đàn ông mặc quân phục đi trước một nhóm khoảng 20 tài xế xe tải Ukraine đang đi bộ đến trạm kiểm soát để vào Ukraine. Họ từ khắp Âu Châu để trở về Ukraine.
Một người đàn ông khác trong nhóm nói: “Người Nga nên sợ hãi. Chúng tôi không sợ hãi “. Các thành viên của nhóm từ chối cho biết tên của họ, hoặc chỉ cho biết tên của họ, với lý do bảo mật cho họ và gia đình.
Source:ABC News
5. Chỉ huy Ukraine ở Kharkiv cho biết hàng chục quân lính Nga đã đầu hàng.
Chỉ huy các lực lượng Ukraine ở Kharkiv, Oleg Synegubov, tuyên bố rằng hàng chục binh sĩ Nga đã đầu hàng trong bối cảnh chiến sự tiếp tục diễn ra tại thành phố, cách biên giới Nga khoảng 20 km.
Ông cũng tuyên bố rằng những người lính bị bắt đã phàn nàn về sự mất tinh thần và không hiểu nhiệm vụ, cũng như thiếu nhiên liệu. Ông Synegubov đã đăng các bức ảnh của một số binh sĩ Nga được cho là bị bắt trên tài khoản Facebook của mình.
Ông cảnh báo thường dân ở trong nhà và nói rằng “Một số chiến binh Nga đào ngũ đang cố gắng ẩn nấp trong đám dân thường, yêu cầu mọi người cho quần áo và thức ăn.”
Các video trên mạng xã hội hôm Chúa Nhật cho thấy một số xe tải quân sự của Nga bị bỏ rơi và đang bị các binh sĩ Ukraine bao vây ở Kharkiv, khi giao tranh được cho là vẫn tiếp tục sau một cuộc bắn phá thâu đêm của pháo binh Nga.
Ông Vadym Denysenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, nói rằng các lực lượng Nga đã cố gắng “đột nhập vào các thành phố của chúng tôi. Nhưng thành phố Kyiv, thành phố Chernihiv, thành phố Mariupol, thành phố Kharkiv, hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine. Mặc dù thực tế là người Nga đang gửi các nhóm phá hoại của họ và chúng bao vây cơ sở hạ tầng quan trọng, chúng tôi đã bảo vệ tất cả các thành phố của mình”.
Source:ABC News
Nguy cơ hình thành trục Nga – Tầu thống trị thế giới. HĐGM Phi cảnh giác người dân chớ bị lừa cú nữa
VietCatholic Media
05:39 01/03/2022
1. Các giám mục Công Giáo kêu gọi người dân Phi Luật Tân đừng bỏ phiếu cho những người bóp méo sự thật về những năm thiết quân luật
Vào dịp kỷ niệm cuộc cách mạng hòa bình dẫn đến sự sụp đổ của Marcos năm 1986, Đức Cha David, chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã công bố một bức thư mục vụ trước cuộc bầu cử ngày 9 tháng 5, trong đó con trai của nhà cựu độc tài sẽ tranh cử tổng thống. Bức thư nhấn mạnh rằng “Không thể có công lý nếu không có sự thật”.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi Luật Tân, gọi tắt là CBCP, đã ban hành một lá thư mục vụ có tiêu đề “Sự thật sẽ giải thoát chúng ta” (Ga 8:32), do Chủ tịch CBCP là Đức Cha Pablo Virgilio David của giáo phận Kalookan ký.
Trong thư đó, các giám mục cảnh báo rằng “những nhóm lừa lọc gieo mầm bệnh dối trá” đang chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử tổng thống hiện tại, và nhấn mạnh rằng “Không thể có công lý nếu không có sự thật”.
Bức thư được công bố hôm 25 tháng 2, không phải là ngẫu nhiên. Vào ngày này năm 1986, cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân EDSA [*] bất bạo động đã diễn ra, lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos.
Con trai của cựu độc tài, Ferdinando Marcos Jr., và người đồng hành của ông, Sara Duterte, con gái của tổng thống sắp mãn nhiệm, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng 5 nhờ một quảng cáo rầm rộ hạ thấp những vết sẹo gây ra khi Phi Luật Tân nằm dưới quả đấm sắt của thiết quân luật.
Trong khi “nhận thức được sự phức tạp của mọi thứ”, các giám mục nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc tái khám phá công ích.
“Chúng tôi không có tham vọng chiếm đoạt cho mình vai trò đặc thù của người giáo dân trong trật tự công bằng xã hội, chúng tôi cũng không có ý định chiếm đoạt vai trò của chính phủ. Chúng tôi ở đây để cung cấp sự hướng dẫn về mặt đạo đức và tâm linh, phù hợp với sứ mệnh công bố sự thật từ đức tin của chúng tôi”.
“Nhưng chúng tôi kinh hoàng trước sự xuyên tạc, thao túng, che đậy, đàn áp và lạm dụng sự thật một cách trắng trợn và tinh vi, như: chủ nghĩa xét lại lịch sử - sự xuyên tạc hoặc phủ nhận lịch sử; sự gia tăng của các tin tức giả và những câu chuyện sai sự thật; thông tin sai lệch - gieo rắc thông tin và tường thuật sai sự thật nhằm tác động đến ý kiến của người dân, che giấu sự thật, ác ý và mua chuộc mọi người”.
Trích dẫn “vi-rút của sự dối trá” làm tê liệt khả năng “nhận ra Chúa và tôn trọng sự thật cũng như lòng tốt” của người Phi Luật Tân, các giám mục lưu ý rằng “những xuyên tạc căn bản trong lịch sử của Thiết quân luật và Cách mạng Quyền lực Nhân dân EDSA” là trọng tâm của vấn đề.
“Chúng tôi đã ban hành 'Tuyên bố sau bầu cử', ngày 13 tháng 2 năm 1986, liên quan đến việc tước đoạt một cách có hệ thống quyền của cử tri, mua phiếu bầu rộng rãi và ồ ạt, cố ý giả mạo kết quả bầu cử, đe dọa, sách nhiễu, khủng bố và giết người.”
“Trong cùng một Tuyên bố, chúng tôi đã nói: 'một chính phủ đảm nhận hoặc duy trì quyền lực thông qua các phương tiện gian lận là không có cơ sở đạo đức.' Vì vậy, chúng tôi yêu cầu anh chị em nhìn nhận, đánh giá và hành động, rõ ràng không phải bằng bạo lực, mà bằng các biện pháp hòa bình. Và đó là những gì đã xảy ra”.
“Cách mạng hòa bình không phải là phát minh của một người, một đảng. Đó là một chiến thắng của toàn thể Nhân dân Phi Luật Tân”.
“Nhiều người trong chúng tôi, các Giám mục, là nhân chứng của sự bất công và tàn ác của Thiết quân luật. Và cho đến nay, những vi phạm nhân quyền, những nạn nhân, tham nhũng, nợ nần chồng chất và sự suy thoái kinh tế của đất nước do chế độ độc tài đều được ghi chép đầy đủ”.
Quên điều này “là nguy hiểm, vì nó đầu độc ý thức tập thể của chúng ta và phá hủy nền tảng đạo đức của các thể chế của chúng ta.” Thật vậy, “Liệu chúng ta có đủ khả năng để biến những lời nói dối trở thành cơ sở của luật pháp của chúng ta và việc thực thi chúng không? Điều gì xảy ra với một gia đình hoặc một xã hội không được xây dựng trên sự thật? “
Cuối cùng, “Không thể có công lý nếu không có sự thật. Ngay cả lòng bác ái, nếu không có chân lý, chỉ là chủ nghĩa cảm tính. Một cuộc bầu cử hay bất kỳ quá trình nào không dựa trên sự thật thì đó chỉ là sự lừa dối và không thể tin cậy được”.
Vì lý do này, các giám mục kêu gọi người Phi Luật Tân, “đặc biệt là giới trẻ, hãy xem xét cẩn thận những gì đang xảy ra trong hành trình tìm kiếm một xã hội chân chính và công bằng của chúng ta. Tham gia vào đối thoại và phân định. Hãy lắng nghe lương tâm của anh chị em. Hãy là những người quyết định “.
Cuối cùng, “Chúng tôi tin tưởng vào khả năng phân định đâu là thật và đâu là tốt của anh chị em. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm lợi ích chung. Và, dưới ánh sáng của Phúc Âm của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đi theo con đường của chân, thiện, mỹ và hòa bình - chứ không phải con đường bạo lực, báo thù hay xấu xa".
Source:Asia News
2. Cuộc xâm lược Ukraine: Bắc Kinh giúp đỡ Mạc Tư Khoa chống loạt trừng phạt đầu tiên của thế giới. Nguy cơ hình thành trục Nam Bắc
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, tố cáo Trung Quốc sẵn sàng mua lúa mì của Nga mà không có các hạn chế về kiểm dịch thực vật. Họ đang tiếp tục giúp Nga nhiều hơn nữa để giảm thiểu tác động của các biện pháp hạn chế tài chính mang tính trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc tiếp tục tránh mô tả hành động gây hấn của Nga là một “cuộc xâm lược”. Đối với Úc Đại Lợi, lập trường của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”.
Trung Quốc đang ra tay giải cứu Vladimir Putin với những động thái đầu tiên nhằm giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga về cuộc xâm lược Ukraine.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm sau khi Nga bắt đầu cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tuyên bố mở cửa thị trường nội địa cho hoạt động bán lúa mì không hạn chế của Nga.
Do lo ngại về kiểm dịch thực vật, cho đến nay, Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Nga. Các hạn chế này đã được dỡ bỏ ngay lập tức sau khi Nga xâm lược Ukraine. Tưởng cũng nên nói thêm, trước đó Putin đã tới Bắc Kinh dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông.
Những thỏa thuận như vậy phản ánh việc tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược” giữa Trung Quốc và Nga để đối phó với các áp lực địa chính trị của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Bằng cách cho phép việc nhập khẩu lúa mì Nga không hạn chế, Trung Quốc muốn tăng cường an ninh lương thực của họ, trong khi đối với người Nga, xuất khẩu lương thực nhiều hơn là một cách để đa dạng hóa thương mại của họ với Trung Quốc, khi việc xuất khẩu nguyên liệu thô đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, Trung Quốc sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp Điện Cẩm Linh chống lại các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây, bao gồm việc ngăn chặn Nga tiếp cận thị trường vốn Âu Châu và Mỹ, đồng thời ngăn chặn việc sử dụng đồng đô la, đồng euro và đồng yên.
Trước khi Nga gây hấn với Ukraine, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Hanhui, 张汉晖) đã kêu gọi hai nước sử dụng nhiều hơn đồng tiền của nhau trong thương mại, đặc biệt là năng lượng, cho đến nay phần lớn được mệnh giá bằng đô la và euro.
Trong khi đó, khi xe tăng Nga tiến đến ngoại ô Kiev, Trung Quốc tiếp tục bày tỏ sự phản đối các biện pháp trừng phạt “đơn phương” của phương Tây, thúc giục “đối thoại” và tránh các hành vi “cực đoan” để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Một lần nữa, tại cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối sử dụng từ “xâm lược” để mô tả các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Về phần mình, Thủ tướng Úc Đại Lợi Scott Morrison đã chỉ trích quyết định của Trung Quốc nhằm giảm bớt tác động của các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Về thỏa thuận lúa mì của Nga, Thủ tướng Morrison gọi đây là một động thái “không thể chấp nhận được” của Trung Quốc.
Canberra cũng công bố các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga với sự phối hợp của Hoa Kỳ và các nước châu Âu.
Tương tự như vậy, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng Nhật Bản sẽ chặn xuất khẩu chất bán dẫn cho kẻ xâm lược Nga. Đài Loan đang cân nhắc việc ngừng bán chip cho Nga.
Source:Asia News
3. Cuộc xâm lược của Nga 'có thể sẽ dẫn đến các trường hợp tử đạo', nhà lãnh đạo người Công Giáo Ukraine ở Mỹ cảnh báo
Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Hoa Kỳ nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine “có thể sẽ dẫn đến các trường hợp tử đạo”.
Phản ứng với tốc độ nhanh chóng của diễn biến trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công của Nga, Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, nói với CNA vào ngày 24 tháng 2 rằng điều “không thể tưởng tượng được đã xảy ra” đối với Giáo Hội ở Ukraine. Ngài gọi là Tổng thống Vladimir Putin là một “kẻ chống xã hội điên cuồng”, là người đang “dẫn đất nước của mình và các nước láng giềng vào vực thẳm.”
Sinh ra ở New York trong gia đình những người nhập cư Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Gudziak đã lãnh đạo một số tổ chức Giáo Hội ở Ukraine trước khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở Mỹ vào năm 2019. Ngài cũng là hiệu trưởng của Đại học Công Giáo Ukraine ở Lviv, Ukraine, và phục vụ với tư cách là thành viên của Thượng hội đồng thường trực của Giáo Hội Công Giáo Ukraine và là người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Giáo hội.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa luôn giữ một thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, trước khi xảy ra vụ Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao Tomos cho Giáo Hội Chính Thống Giáo tân lập Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã thường xuyên lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Source:Catholic News Agency
Mất nhân tính: Putin phạm tội ác chiến tranh, dùng bom độc với cả trẻ em, pháo bừa bãi vào Kharkiv
VietCatholic Media
15:14 01/03/2022
1. Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ nói Nga đã dùng bom chân không vào hôm thứ Hai
Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ kêu gọi các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ hỗ trợ nhiều hơn khi đất nước của bà chống lại “cuộc chiến tàn khốc” từ Nga, và nói rằng Nga đã sử dụng một quả bom chân không vào hôm thứ Hai trong cuộc xâm lược Ukraine.
Bom chân không sử dụng oxy từ không khí xung quanh để tạo ra một vụ nổ ở nhiệt độ cao, thường tạo ra một làn sóng xung động có thời gian dài hơn đáng kể so với một vụ nổ thông thường.
Đại sứ Oksana Markarova cho biết: “Ngày hôm nay họ đã sử dụng bom chân không, thứ thực sự bị cấm bởi công ước Geneva,” Đại sứ Oksana Markarova cho biết sau cuộc họp với các nhà lập pháp. “Sự tàn phá mà Nga đang cố gắng gây ra cho Ukraine là rất lớn.”
Bà cho biết Ukraine đang làm việc tích cực với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Quốc hội để có thêm vũ khí và các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn.
“Họ phải trả giá, họ phải trả một giá đắt,” bà nói với các phóng viên sau khi rời cuộc họp.
Báo cáo của Reuters cho biết Dân biểu Dân chủ Brad Sherman, người tham dự cuộc họp, tiết lộ rằng Ukraine đã yêu cầu một khu vực cấm bay do Mỹ thiết lập trên bầu trời Ukraine nhưng ông cảm thấy điều đó quá nguy hiểm vì nó có thể kích động xung đột với Nga.
2. Putin bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong bối cảnh có các tuyên bố cho rằng bom chùm được sử dụng
Tờ Financial Review có bài tường trình nhan đề “Putin accused of war crimes amid claims cluster bombs used”, nghĩa là “Putin bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong bối cảnh có các tuyên bố cho rằng bom chùm được sử dụng”. Xin kính mời quý vị và anh
Hôm thứ Hai, Vladimir Putin đã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh sau vụ pháo kích bừa bãi vào các thành phố của Ukraine, giết chết hàng chục thường dân, trong đó có 3 trẻ em bị “thiêu sống”.
Một bác sĩ đã cố gắng trong tuyệt vọng để cứu sống một bé gái sáu tuổi, thiệt mạng khi ngôi nhà của gia đình cô bị đánh bom, đã dùng máy quay phim ghi lại cảnh tượng sau khi cô bé chết và tuyên bố: “Hãy cho Putin xem. Đôi mắt của đứa trẻ này, và các bác sĩ đang khóc”.
Các quan chức Ukraine cho biết 16 trẻ em đã thiệt mạng trong 4 ngày giao tranh đầu tiên. Con số đó có thể sẽ tăng lên đáng kể sau các cuộc tấn công đẫm máu nhất nhằm vào dân thường kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược. Trong số những người thiệt mạng có một nữ sinh tên Polina, khoảng 10 tuổi và được vẽ với một vệt màu hồng trên tóc. Theo các quan chức, cô bé đã bị giết bởi những kẻ phá hoại người Nga ở Kiev cùng với cha mẹ và anh trai của cô ấy.
Vào ngày thứ năm của cuộc chiến, Điện Cẩm Linh đã ra lệnh bắn phá Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, và có những tuyên bố rằng họ đã triển khai bom, đạn chùm ở các khu vực đô thị dày đặc, làm tăng thương vong tối đa cho dân thường. Nga trước đây đã bị cáo buộc sử dụng bom chùm ở Syria.
Karim Khan, công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế, cho biết ông sẽ sớm bắt đầu cuộc điều tra tội ác chiến tranh đối với cuộc xâm lược của Nga.
Bộ Nội vụ Ukraine hôm qua cho biết: “Kharkiv vừa bị tấn công ồ ạt bởi Grads, tức là các hỏa tiễn. Hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương”.
Ihor Terekhov, thị trưởng thành phố, nói rằng những người thiệt mạng bao gồm một gia đình 5 người, trong đó có 3 trẻ em, bị “thiêu sống” khi một quả hỏa tiễn của Nga bắn trúng xe của họ. “Đó không chỉ là một cuộc chiến, mà còn là vụ giết người,” anh nói. Một trường học trong thành phố cũng bị phá hủy.
Oleg Sinegubov, thống đốc Kharkiv, cho biết: “Kẻ thù Nga đang ném bom vào các khu dân cư của Kharkiv, nơi không có cơ sở hạ tầng trọng yếu, nơi không có các vị trí của lực lượng vũ trang”.
Ở thành phố Chernihiv, tên lửa đã được bắn vào một trung tâm mua sắm trong cảnh được một giáo viên địa phương mô tả là “giống như trong một bộ phim kinh dị nào đó”.
Bé gái sáu tuổi đã bị giết trong một vụ tấn công khác ở thành phố cảng Mariupol, sau khi khu căn hộ của cô bé bị bắn trúng đạn. Theo Bộ Nội vụ Ukraine, hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích. Các quan chức địa phương đưa ra con số thiệt hại là 11 người, nhưng nói rằng nó chắc chắn sẽ tăng lên.
Vào một ngày mà các cuộc đàm phán hòa bình được tổ chức mà không có đột phá nào ở nước láng giềng Belarus, Nga tiếp tục tấn công dữ dội. Một đoàn xe quân sự dài 17 dặm đã đến ngoại ô Kiev hôm qua với báo cáo về các vụ nổ gần thủ đô.
Hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Liz Truss nói trong một bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc rằng Tổng thống Nga có “máu trên tay”, đồng thời nói thêm: “Putin đang vi phạm luật pháp quốc tế... Hắn ta đang vi phạm nhân quyền trên một quy mô công nghiệp và thế giới sẽ không ủng hộ điều đó”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Vương quốc Anh sẽ “tiếp tục gây áp lực tối đa” đối với Nga và cam kết rằng ông Putin sẽ “cảm nhận được hậu quả” khi xâm lược Ukraine.
Putin phải thất bại
Trước chuyến công du hôm nay tới Ba Lan và Estonia để gặp gỡ các đồng minh và quân đội Anh, Thủ tướng nói rằng Tổng thống Nga “chắc chắn phải thất bại”.
Ông nói với nội các của mình: “Mỗi ngày một rõ ràng hơn rằng Putin đã mắc một sai lầm to lớn khi tin rằng những khẩu súng xe tăng của hắn ta sẽ được kết bằng hoa hồng vì thay vào đó người dân Ukraine kháng chiến quyết liệt để bảo vệ tổ quốc của họ”.
Quân đội đêm qua đã đưa ra cảnh báo binh lính Anh không được tới Ukraine riêng lẻ để chiến đấu.
Nga không phải là một bên ký kết công ước về bom, đạn chùm trong đó cấm sử dụng vũ khí này bừa bãi, nhưng Công ước Geneva đã cấm sử dụng đối với dân thường.
Tiếp tục thể hiện sự thách thức khi đối mặt với sự tấn công dữ dội, tổng thống Volodymyr Zelensky, của Ukraine, nói: “Mỗi tội ác mà những người chiếm đóng gây ra đều khiến chúng ta xích lại gần nhau hơn. Nga chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ phải đối mặt với sự đoàn kết như vậy”.
Các cuộc đàm phán được tổ chức tại Belarus chỉ kết thúc với một thỏa thuận cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Điện Kremlin bác bỏ thông tin cho rằng quân đội Nga đang nhắm vào các khu vực đông dân cư. Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Nga, thậm chí còn tuyên bố rằng những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đang sử dụng dân thường làm lá chắn con người và đưa thiết bị quân sự vào các khu vực đông dân cư.
Cũng có thông tin cho rằng Vladimir Medinsky, trưởng đoàn đàm phán của Điện Cẩm Linh và là cố vấn cực kỳ bảo thủ của Putin, cách đây chưa đầy một tuần đã mô tả Ukraine như một “bóng ma lịch sử”, phủ nhận một cách hiệu quả sự tồn tại của nó.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Putin đã xác nhận với ông trong một cuộc điện đàm rằng ông ta sẽ “ngừng mọi cuộc không kích và tấn công vào dân thường và các khu dân cư”.
Theo hãng thông tấn Interfax, các lực lượng Nga đã chiếm giữ hai thành phố nhỏ ở đông nam Ukraine và khu vực xung quanh một nhà máy điện hạt nhân.
Ngân hàng trung ương Nga đã tăng gấp đôi lãi suất lên 20% để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế hôm thứ Hai sau khi đồng rúp giảm 30% xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây, trong khi thị trường chứng khoán Mạc Tư Khoa không mở cửa để ngăn chặn một thị trường suy thoái. Các công dân Nga đã tự mình chạy trốn khỏi đất nước ngày hôm qua, lo sợ sự đàn áp mới và số tiền tiết kiệm của họ bị xóa sổ.
https://www.afr.com/politics/federal/west-aims-to-cripple-russian-economy-with-sweeping-sanctions-20220301-p5a0hi
3. Tòa Bạch Ốc phản đối việc tham gia vào vùng cấm bay đối với Nga ở Ukraine
Tòa Bạch Ốc đã phản ứng lạnh lùng trước đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskyy về khu vực cấm bay đối với các chuyến bay của Nga qua Ukraine, cho rằng sự tham gia của Mỹ vào động thái như vậy sẽ tương đương với một cuộc xung đột trực tiếp với Mạc Tư Khoa, là điều mà Washington không muốn.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói với các phóng viên rằng việc thực hiện vùng cấm bay sẽ là một bước tiến nhằm đưa quân đội Mỹ đến chiến đấu với Nga.
“Một khu vực cấm bay sẽ cần được triển khai,” và nói thêm rằng nó sẽ yêu cầu “triển khai quân đội Mỹ để thực thi, điều này sẽ... có khả năng xảy ra xung đột trực tiếp và có khả năng xảy ra chiến tranh với Nga, đó là điều mà chúng tôi không có kế hoạch dự phần.”
Khi được hỏi riêng về khu vực cấm bay đối với các chuyến bay của Nga qua Hoa Kỳ, bà Psaki cho biết không có gì đáng bàn, nhưng bà lưu ý rằng nhiều hãng hàng không Hoa Kỳ bay qua Nga để đến Á Châu và các khu vực khác trên thế giới, có thể là một lý do khác cho sự miễn cưỡng của Hoa Kỳ.
“Không có lựa chọn nào là miễn bàn cãi. Chúng tôi tính đến một loạt các yếu tố.”
Theo Reuters, trong một diễn văn video, tổng thống Zelenskyy không nêu rõ vùng cấm bay sẽ được thực thi như thế nào và bởi ai.
4. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn bị cô lập Nga vì cuộc xâm lược Ukraine
Đại hội đồng Liên hợp quốc gồm 193 thành viên đã bắt đầu nhóm họp về cuộc khủng hoảng ở Ukraine vào hôm thứ Hai trước cuộc bỏ phiếu trong tuần này nhằm cô lập Nga vì đã thể hiện “sự gây hấn chống lại Ukraine” và yêu cầu quân đội Nga ngừng chiến và rút quân.
Đại hội đồng sẽ bỏ phiếu trong tuần này về một dự thảo nghị quyết tương tự như một văn bản đã bị Nga phủ quyết trong Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên vào hôm thứ Sáu. Không quốc gia nào có quyền phủ quyết trong Đại hội đồng và các nhà ngoại giao phương Tây mong đợi nghị quyết được thông qua. Nghị quyết này cần 2/3 các quốc gia ủng hộ để được thông qua.
Mặc dù các nghị quyết của Đại hội đồng không có giá trị ràng buộc, nhưng chúng mang trọng lượng chính trị. Mỹ và các đồng minh coi hành động tại Liên Hợp Quốc là cơ hội cho thấy Nga đang bị cô lập vì xâm lược nước láng giềng Ukraine.
Các nhà ngoại giao cho biết hôm thứ Hai rằng dự thảo nghị quyết đã có ít nhất 80 nhà đồng bảo trợ. Hơn 100 quốc gia sẽ phát biểu trước khi Đại hội đồng biểu quyết.
“Không ai ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ phiếu trắng không phải là một lựa chọn,” Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Nicolas de Riviere nói.
Các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa các quan chức Nga và Ukraine đã không đạt được bước đột phá nào vào hôm thứ Hai. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông hy vọng các cuộc đàm phán sẽ “không chỉ giúp đình chiến ngay lập tức mà còn là một con đường hướng tới một giải pháp ngoại giao”.
Ông mô tả quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chúa Nhật đặt các lực lượng răn đe hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động cao là một “diễn biến đáng sợ”, và nói với Đại hội đồng rằng xung đột hạt nhân là “không thể tưởng tượng được.”
Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy Kyslytsya mô tả lệnh của Putin đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động là “sự điên rồ”.
“Nếu anh ta muốn tự sát, anh ta không cần phải sử dụng kho vũ khí hạt nhân, anh ta phải làm những gì mà gã ở Berlin đã làm trong một boongke vào năm 1945,” ông Kyslytsya nói trước Đại hội đồng, ám chỉ vụ tự sát của Adolf Hitler.
Ông Guterres cũng cảnh báo về tác động của cuộc xung đột đối với dân thường và cho rằng nó có thể trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo và làn sóng tị nạn tồi tệ nhất Âu Châu trong nhiều thập kỷ.
Ông nói: “Mặc dù các cuộc tấn công của Nga được cho là chủ yếu nhắm vào các cơ sở quân sự của Ukraine, nhưng chúng tôi có các tường trình đáng tin cậy về các tòa nhà dân cư, cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng và các mục tiêu phi quân sự khác đang chịu thiệt hại nặng nề”.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia cho biết các hành động của Nga ở Ukraine đang bị “bóp méo”. Ông nói với Đại hội đồng: “Quân đội Nga không gây ra mối đe dọa nào cho dân thường của Ukraine, không pháo kích vào các khu vực dân sự.”
Báo cáo của Reuters tường trình Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một “cuộc hành quân đặc biệt” mà họ nói không phải nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà nhằm phá hủy khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và bắt những người mà nước này coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.
Các tòa nhà dân cư bị pháo kích ở thành phố lớn thứ hai của Ukraine, trong bối cảnh lo ngại người Nga có kế hoạch bao vây thủ đô
Một tên lửa Grad chưa phát nổ được đặt dưới đất tại một sân chơi mẫu giáo ở Kharkiv vào Chúa Nhật. (Reuters)
Pháo binh Nga đã bắn phá các khu dân cư của thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv, khi các lực lượng xâm lược của Mạc Tư Khoa gặp phải sự kháng cự quyết liệt trong ngày thứ năm của cuộc xung đột.
Các cuộc tấn công diễn ra vào thứ Hai theo giờ địa phương trong khi các quan chức Nga và Ukraine gặp nhau ở biên giới Belarus.
Kharkiv, ở đông bắc Ukraine, đã trở thành một chiến trường lớn.
Video trên mạng xã hội cho thấy các khu dân cư bị pháo kích, với các tòa nhà chung cư bị rung chuyển bởi những vụ nổ dữ dội liên tiếp nhau.
5. Hãng thông tấn Nga tại Berlin đối diện với làn sóng bỏ việc của nhân viên vì cuộc xâm lược Ukraine
Ruptly, một hãng thông tấn nhà nước của Nga có trụ sở tại Berlin, đang phải đối mặt với tình trạng nhân viên ra đi sau cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin. Đây là một phần trong sự co cụm rộng lớn hơn của đế chế tin tức toàn cầu của Nga.
Theo bản ghi âm cuộc họp toàn nhân viên được nghe bởi Reuters, trong số những phản đối khác của các biên tập viên, có các phàn nàn rằng họ đã bị ngăn cản không được mô tả cuộc xâm lược như nó là.
Nga cho biết việc triển khai quân sự của họ ở Ukraine là một “cuộc hành quân đặc biệt” và đã bắt các phương tiện truyền thông địa phương phải sử dụng thuật ngữ đó.
Giám đốc Nội dung Ekaterina Mavrenkova kêu gọi nhân viên đừng quá bận tâm về các từ ngữ chính xác.
“Tất cả những từ chúng ta đang sử dụng, dù sao cũng không làm sai lệch thực tế,” cô nói trong đoạn ghi âm mà Reuters nghe được. “Với tất cả sự tinh tế về ngôn ngữ này, có nhiều cách để trình bày bức tranh một cách khách quan mà không bị nghiêng về phía nào”.
Một e-mail yêu cầu bình luận đến các địa chỉ liên hệ báo chí được liệt kê trên trang web chỉ nhận được một trả lời tự động.
“Kể từ ngày 25 tháng 2 năm 2022, tôi không còn làm Giám đốc Tiếp thị tại Ruptly nữa,” câu trả lời tự động của Sean Lynn cho biết.
Được thành lập vào năm 2013 để cung cấp tin tức cho đài truyền hình quốc tế RT thuộc sở hữu nhà nước của Nga và các khách hàng khác, Ruptly cung cấp video và nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ khắp nơi trên thế giới.
Cơ quan này, cạnh tranh với các dịch vụ do Reuters cung cấp, là một phần của đế chế tin tức của Margarita Simonyan, đồng minh của Putin, được cho là đã làm trầm trọng thêm căng thẳng xã hội ở các nước phương Tây do tập trung vào những cảnh bất hòa ở đó.
Cô ấy và các mạng của cô ấy nói rằng chúng cung cấp sự đa dạng rất cần thiết để tương phản với những gì cô ta mô tả là tính đồng nhất của phương tiện truyền thông phương Tây.
Russia-Ukraine war live updates: UN set to isolate Russia as White House resists no-fly zone request that could draw US into conflict
https://www.abc.net.au/news/2022-03-01/ukraine-russia-invasion-war-kyiv-kharkiv/100870192
Hi hữu: Nữ chủ ngân hàng giầu sang, trẻ đẹp bỏ hết đi tu. Tiến Sĩ Weigel: Tham vọng của Putin và Tập
VietCatholic Media
18:09 01/03/2022
1. Tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô đã buộc phải hủy chuyến đi đến Florence vào Chúa Nhật tuần này và các cử hành Phụng Vụ vào Thứ Tư Lễ Tro vì cơn đau cấp tính ở đầu gối. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã cho biết như trên hôm thứ Sáu.
Đức Giáo Hoàng năm nay 85 tuổi mắc chứng đau thần kinh tọa, một chứng bệnh thần kinh khiến chân ngài bị đau. Gần đây ngài đã phải ngồi để đọc một vài bài phát biểu, với lý do bị đau ở đầu gối.
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết bác sĩ của Giáo hoàng đã yêu cầu “một thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn”, mà không nói rõ thêm.
Tại Florence, theo dự trù Đức Phanxicô sẽ cử hành một thánh lễ để kết thúc cuộc họp của các giám mục và thị trưởng từ khu vực Địa Trung Hải. Thánh lễ này sẽ buộc ngài phải đứng trong vài giờ.
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, theo dự trù ngài sẽ dẫn đầu một cuộc rước giữa hai nhà thờ ở Rôma vào ngày đầu tiên của Mùa Chay của Kitô giáo. Thông thường, vào lúc 16:30 ngày thứ Tư lễ Tro, Đức Thánh Cha chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến Vương cung Thánh Đường Thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Rôma. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối. Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ 5, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với nghi thức xức tro, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta. Các cử hành này đòi hỏi phải đi và đứng trong nhiều giờ, ngài không thể thực hiện được trong tình trạng sức khoẻ hiện nay.
Tối thứ Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã tham gia một cuộc trò chuyện trực tuyến với các sinh viên đại học từ khắp nơi trên thế giới. Ngài ngồi sau chiếc bàn trong dinh Tông Tòa không hề tỏ ra đau đớn, vừa trò chuyện vừa đùa giỡn với các sinh viên.
Sáng thứ Sáu, ngài đã đến Đại sứ quán Nga cạnh Tòa thánh gần Vatican mà không báo trước để phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải nhập viện trong 11 ngày vào tháng 7 để phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết của mình. Sau một thời gian nghỉ ngơi, ngài đã thực hiện một chuyến đi với thời gian biểu căng thẳng tới Hung Gia Lợi và Slovakia vào tháng Chín.
Nhìn chung sức khỏe của ngài rất tốt nhưng thỉnh thoảng bị đau ở chân và đầu gối.
Source:Reuters
2. Chủ ngân hàng, giầu sang tột bậc, bỏ đi tu trở thành nữ tu sĩ kỹ thuật số được yêu chuộng trên mạng xã hội
Thông điệp từ khắp nơi trên thế giới đã tràn ngập Twitter khi sơ Catherine Wybourne có biệt danh là “Digitalnun”, tức là “Nữ tu sĩ kỹ thuật số” qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 24 tháng 2, ở tuổi 68.
Sơ Wybourne sinh ra ở Catham, bên Anh năm 1954. Wybourne theo học lịch sử tại Đại học Cambridge và sau đó trở thành chủ ngân hàng. Năm 1981, ở tuổi 27, Wybourne quyết định rời bỏ thế giới tài chính để gia nhập tu viện Stanbrook của Dòng Biển Đức.
Vị Nữ tu Dòng Biển Đức đã quan tâm đến công nghệ khi điều hành xưởng in tại Stanbrook. Năm 2004, sơ thành lập Tu viện Holy Trinity, nay là Tu viện Howton Grove, ở Herefordshire. Đó là lúc sơ muốn bảo đảm tu viện có sự hiện diện trực tuyến. Các nữ tu đã xây dựng trang web của riêng họ, tạo podcast, video và bao gồm các yếu tố tương tác như diễn đàn và các cuộc họp trực tuyến.
Sơ Wybourne lên Twitter vào năm 2009 và được biết đến với cái tên “Digitalnun”, nghĩa là nữ tu kỹ thuật số. Với hơn 28,000 người theo dõi, sơ đã tweet về cuộc sống như một nữ tu và những diễn biến của thế giới. Các tweet hàng ngày của sơ yêu cầu được biết ý định cầu nguyện của những người theo dõi sơ và những lời cầu nguyện của sơ cho thế giới là không ngừng. Sơ cũng điều hành một blog.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015 với The Telegraph, sơ nói, “Nắm bắt được thông tin không có nghĩa là bạn phải có một tâm hồn khép kín, hoặc một cách tiếp cận khép kín đối với mọi thứ. Chúng tôi mô tả Internet là bức tường thứ tư trong hành lang của chúng tôi và nó mở cửa cho tất cả mọi người”.
Vị Nữ tu vẫn tweet cho đến vài giờ trước khi qua đời. Trong những giây phút cuối cùng, sơ đã bày tỏ sự đau buồn trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Ngay cả khi phải đến bệnh viện thăm khám và đau khổ, sơ vẫn đón nhận cái chết của mình với niềm vui và sự hài hước. Vào tháng 12 năm 2021, sơ Wybourne nhận được tin từ các bác sĩ rằng họ không thể làm bất cứ điều gì cho sơ về mặt y tế và sơ đã cận kề cái chết. Trong một trong những bài đăng trên blog cuối cùng của mình, sau khi nhận được tin này, sơ đã viết, “Công Giáo có thể là một tôn giáo khó sống nhưng là một tôn giáo đẹp để chết.”
Cô tiếp tục cảm ơn Chúa, và viết, “Thiên Chúa mà tôi tin tưởng vĩ đại hơn rất nhiều và vui vẻ hơn rất nhiều so với những gì chúng ta thường nghĩ. Tôi cảm ơn Người vì đã cho tôi trở thành một nữ tu Dòng Biển Đức, đó là niềm vui lớn nhất của cuộc đời tôi, vì những tình bạn mà Ngài đã truyền cảm hứng và những ân sủng mà Ngài đã dành cho tôi bất chấp sự bướng bỉnh và thiếu hợp tác của tôi”.
“Tôi cũng nên cảm ơn Người vì cả những khó khăn.”
Source:Catholic News Agency
3. Những kẻ phá hoại đánh sập các bức tượng bên ngoài nhà thờ Công Giáo Milledgeville do một linh mục Việt cai quản
Cảnh sát ở Milledgeville đang điều tra trường hợp của hai tượng thiên thần bị lật nhào. Kẻ nào đó đã xô đổ các bức tượng và làm hỏng các bức tượng bên ngoài Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm vào ngày 17 tháng 2.
Nhân viên nhà thờ tìm thấy các bức tượng nằm úp mặt với các mảnh vỡ nằm rải rác trên vỉa hè.
Cha sở Young Nguyễn cho biết, ngài có nghe thấy tiếng động bên ngoài, nhưng khi ngài ra đến nơi thì cả hai đã bị hư hại và không có tăm hơi kẻ nào đã gây ra biến cố này.
Cha Nguyễn cho biết ngài và đàn chiên của mình rất đau buồn, nhưng họ không có lòng căm thù với những kẻ phá hoại.
“Với tư cách là những người ở đây tại cộng đoàn Thánh Tâm này chúng tôi tha thứ cho bạn. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho họ và nếu họ cần bất kỳ sự giúp đỡ nào, chúng tôi sẽ làm hết sức mình.”
Các bức tượng được định giá hơn 2,500 đô la. Cảnh sát Milledgeville đang điều tra vụ phá hoại và yêu cầu ai có thông tin xin liên lạc số 1.877.68CRIME.
Source:13wmaz.com
4. Bàn về Ukraine
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau khi Putin xua quân xâm lược Ukraine, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “On Ukraine”, nghĩa là “Bàn về Ukraine”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Từ nhiều tháng nay, báo chí thế giới đã mô tả các đợt triển khai quân của Nga dọc theo biên giới Ukraine là mũi nhọn của một cuộc xâm lược có thể xảy ra. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã xâm lược Ukraine cách đây 7 năm, khi Nga sáp nhập Crimea và “những người đàn ông áo xanh nhỏ bé” của Nga đã châm ngòi cho cuộc chiến ở miền đông Ukraine cướp đi sinh mạng của hơn 14,000 người và hơn một triệu người phải di tản. Dù diễn biến quân sự hiện tại như thế nào, thì một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vẫn chưa phải là “sắp xảy ra”; cuộc xâm lược đó đang diễn ra.
Sự thật đó đã bị che lấp bởi một chiến dịch tuyên truyền và thông tin sai lệch quy mô lớn của Nga. Vì vậy, có một số sự thật bắt buộc phải được nêu lên.
Sự thật đầu tiên: Đây là cuộc khủng hoảng của Nga, không phải là “cuộc khủng hoảng ở Ukraine”. Cái thường được gọi là “cuộc khủng hoảng Ukraine” hoàn toàn là do nhà độc tài Nga Vladimir Putin đưa ra. Ukraine đã không tạo ra cuộc khủng hoảng này. Hoa Kỳ đã không tạo ra nó, và cả NATO cũng vậy. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đã, đang và sẽ luôn là một liên minh phòng thủ, không còn là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Nga cũng như NATO không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Botswana. Tuyên bố rằng NATO đe dọa Nga là một lời nói dối lớn làm xáo trộn thực tế an ninh ở Trung và Đông Âu: các nước chư hầu cũ của Liên Xô trước đây là Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Slovakia, Hung Gia Lợi, Rumani, Bảo Gia Lợi, và các nước vùng Baltic là Lithuania, Latvia, Estonia, đã gia nhập NATO vì họ sợ Nga, chứ không phải vì họ có ý định xâm lược Nga. Cơ sở lý luận tương tự giải thích cho việc xin gia nhập NATO của Ukraine.
Sự thật thứ hai: Cuộc khủng hoảng được tạo ra một cách giả tạo này, nhằm mục đích gây bất ổn và khuất phục Ukraine, là một trong những biểu hiện cho thấy quyết tâm của Putin trong việc đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh. Putin đã khá rõ ràng về điều này trong hai mươi năm, và chỉ những kẻ ngu ngốc hoặc những kẻ nhìn qua lăng kính ý thức hệ của “chủ nghĩa bảo thủ quốc gia” mới không hiểu được điều gì đang xảy ra ở đây. Putin, bộ máy cũ của KGB, đang muốn lật ngược chiến thắng của các nền dân chủ non trẻ trước các chế độ chuyên chế lão luyện trong cuộc Cách mạng năm 1989 và sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Mục tiêu chiến lược lớn đó là trọng tâm của liên minh được công bố gần đây giữa Chế độ độc tài tham nhũng của Putin ở Nga và chế độ diệt chủng của Tập Cận Bình ở Trung Quốc - một thông báo mà hai kẻ độc ác này đưa ra ngay trước Thế vận hội Mùa đông. Putin và Tập không muốn gì khác hơn là một sự sắp xếp lại cơ bản các vấn đề thế giới, trong đó các chế độ áp bức của chúng gọi là điều hòa. Trong nỗ lực giành quyền bá chủ toàn cầu của các tên bạo chúa, Ukraine và Đài Loan có vai trò như Áo và Tiệp Khắc vào cuối những năm 1930: Nếu họ rơi vào tay các chế độ bạo chúa, những nước khác sẽ lần lượt theo sau.
Sự thật thứ ba: Sự xâm lược đang diễn ra ở Ukraine của Nga được tạo ra bởi một sự trình bày sai lầm về lịch sử, bao gồm cả lịch sử Kitô giáo. Tuyên bố của Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự được củng cố bởi một Lời nói dối lớn khác: rằng Nga là người thừa kế duy nhất của lễ rửa tội của người Slav ở phía đông vào năm 988, và do đó, là người bảo vệ hợp pháp duy nhất cho những gì các nhà tư tưởng và các nhà biện hộ của Putin gọi là Russkiy mir, hay “Thế giới Nga.” Tuy nhiên, Ukraine, các cộng đồng Chính thống giáo và Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ít nhất cũng có các tuyên bố mạnh mẽ về quyền gia sản lịch sử đó như Nga và Nhà thờ Chính thống Nga. Sự hồi sinh của chủ nghĩa đế quốc Nga ngày nay có lẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên; thói quen cũ khó thay đổi. Nhưng vai trò của Giáo Hội Chính thống Nga, gọi tắt là ROC, trong việc hỗ trợ mưu toan làm sai lệch lịch sử của Putin và các thiết kế đế chế mới của hắn đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sự nghiệp của Chúa Kitô ở một đất nước đang phục hồi sau sự tàn phá của chủ nghĩa vô thần do nhà nước bảo trợ. Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy ban đại kết của ROC, gần đây đã nhận được từ Tổng thống Putin “Huân chương của Thánh Alexander Nevsky” vì những “đóng góp to lớn trong việc phát triển các mối quan hệ quốc tế và giữa các hệ phái Kitô”. Lý do của giải thưởng có thể được đọc một cách trung thực hơn là thế này: “vì những dịch vụ cho nhà nước Nga và chế độ Điện Cẩm Linh hiện tại”.
Sự thật thứ tư: Sự gây hấn của Nga ở Ukraine nhằm vào tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Cuộc chiến hỗn hợp của Nga chống lại nền dân chủ Ukraine đã bao gồm khoảng 1,000 lời đe dọa đánh bom giả đã làm các trường học trên khắp Ukraine phải đóng cửa kể từ đầu năm - cao gấp 10 lần so với tỷ lệ đe dọa đánh bom giả vào năm 2020 và 2021. Loại người nào lại cố tình khiến hàng trăm nghìn trẻ em và cha mẹ của chúng khiếp sợ trong nỗ lực gây bất ổn cho một người hàng xóm hiền hòa không đe dọa? Kẻ đã sát hại Boris Nemtsov và đầu độc Alexei Novotny, kẻ can thiệp vào cuộc bầu cử của các quốc gia khác, và kẻ nói dối nơi công cộng với sự trơ trẽn có thể khiến Joachim von Ribbentrop phải đỏ mặt.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã làm việc rất hiệu quả để xây dựng lại xã hội dân sự ở Ukraine ngày nay, đã yêu cầu đồng bào Công Giáo ủng hộ bằng lời cầu nguyện. Giáo Hội can đảm đó rất xứng đáng và không chỉ người Ukraine đang mắc nợ Giáo Hội ấy.
Source:First Things
5. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lên án cuộc xâm lược Ukraine
Sáng 25 tháng Hai, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đã có một cuộc nói chuyện dài với Đức Thượng Phụ Epiphanius, là Thượng Phụ của Kiev và Toàn Ukraine, Giáo chủ của Giáo Hội Chính thống Ukraine, là người đã được Tòa Thượng Phụ Constantinople ban cho Tomos vào ngày 6 tháng Giêng năm 2019 theo các quy tắc của Chính thống giáo, nhưng bị Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa phản đối kịch liệt.
Trong cuộc trò chuyện, Đức Thượng Phụ Đại Kết cho biết ông rất kinh hoàng trước cuộc xâm lược Ukraine của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Trong một tuyên bố do Tòa Thượng Phụ Đại Kết đưa ra vào tối hôm 24 tháng Hai, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế này, cũng như sự ủng hộ của ngài đối với người dân Ukraine, những người đang đấu tranh cho sự toàn vẹn của quê hương họ.
Tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Constantinople đã lên án hành động tấn công vô căn cứ này của Nga nhằm vào Ukraine, một quốc gia độc lập và có chủ quyền ở Âu Châu, cũng như sự vi phạm nhân quyền và bạo lực tàn bạo đối với nhân loại, đặc biệt là đối với dân thường.
Đức Thượng Phụ cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện để Chúa của chúng ta, Thiên Chúa của tình yêu và hòa bình, soi sáng cho các nhà lãnh đạo của Liên bang Nga nhận ra hậu quả bi thảm từ những quyết định và hành động của họ, thậm chí có thể gây ra một cuộc chiến tranh thế giới.
Trong lời kêu gọi các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác, cũng như các thể chế Âu Châu và các tổ chức quốc tế, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tình huống nguy cấp này, thông qua đối thoại trung thực. Theo quan điểm của ngài, đây là cách duy nhất để giải quyết mọi vấn đề hoặc tranh chấp.
Cuối cùng, Đức Thượng Phụ đại kết đã gửi lời kêu gọi huynh đệ đối với các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, cũng như tất cả các Kitô hữu và mọi người thiện chí, hãy tham gia cầu nguyện liên tục thay mặt cho người dân Ukraine và cho việc tái lập hòa bình và công lý ở Ukraine.
Source:Asia News