Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Myanmar ngày 27/2/2017, Đức Hồng Y Bo kêu gọi: ''Hãy ăn năn để cứu hành tinh chúng ta đang sống; Hãy khẩn cấp bảo vệ môi trường sinh thái''
Thanh Quảng sdb
14:07 01/03/2017
Myanmar ngày 27/2/2017, Đức Hồng Y Bo kêu gọi: "Hãy ăn năn để cứu hành tinh chúng ta đang sống; Hãy khẩn cấp bảo vệ môi trường sinh thái"
Yangon (Agenzia Fides) Đức Hồng Y Bo nói: "Hôm nay chúng ta đang phải đối diện với một cuộc hủy hoại môi trường, một thời điểm rất tinh tế mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chống lại thảm họa sắp xảy ra này khi Ngài nói về tội thời đại, 'tội hủy hoại môi sinh' của cá nhân và tập thể của con người, phá hủy Đất Mẹ là Trái đất chúng ta đanh sinh sống". ĐHY Charles Bo, Tổng Giám mục của Yangon, trong một bài phát biểu tại hội nghị các nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương, hiện đang được tổ chức trong những ngày ở Yangon.
Đức Hồng Y nhận xét:... "Cái điều tệ hại đã làm dấy lên một khủng khoảng sinh thái đối với Mẹ Trái đất trước sự biến đổi khí hậu là có thật và hành tinh Trái đất quá nóng, gây ra hàng ngàn 'tai nạn môi trường". Biến đổi khí hậu là một quả bom nguyên tử đang chờ bục phá! Chúng ta đang ở trên ngưỡng cửa của ngày cùng tận về sinh thái. Viễn kiến khủng hoảng về sinh thái này là kết quả của một chuỗi tội làm hủy hoại môi sinh đi ngược lại với công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa ".
Đại hội này đã hình thành một kháng thư do những người nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương soạn: "Đây là điều cấp bách được hỗ trợ cho viễn ảnh tiên tri, biến họ thành những nhà truyền giáo của lòng thương xót hầu thúc đẩy tất cả làm việc bảo vệ cho môi sinh". Hai tài liệu của Đức Giáo Hoàng về thông điệp Laudato si 'và Misericordiae vultus là tài liệu cho việc tham chiếu, ĐHY Bo cho biết: "Chúng tôi có thể nói về sự chuyển đổi sinh thái toàn cầu", khi nhắc lại cụm từ đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phalô II giới thiệu và nhấn mạnh trước nạn bất công kinh tế và không bình đẳng.
Chỉ có 1% những người giàu có, ĐHY Bo nói, trên thực tế họ sở hữu 50% của cải trên thế giới: "Từ đây đem lại sự bất công về môi trường và bất công về sinh thái trước sự kiện nhà kính làm tăng vọt độ ấm toàn cầu do các quốc gia giàu mạnh. Chẳng hạn Hoa Kỳ, với một dân số khoảng 6% của thế giới, mà sản lượng khí thải nhà kính lên đến 40%. Ai sẽ lãnh nhận những hậu quả khôn lường này? Người nghèo và các nước nghèo bị tổn thương nhiều nhất trước sự tăng vọt độ nóng của toàn cầu! Gây ra các cơn lốc xoáy, động đất, lũ lụt, gây ra cảnh màn trời chiếu đất cho hàng ngàn nạn nhân trước các thảm họa tự nhiên.
Đây là một chủ nghĩa khủng bố môi trường sinh thái. Sức mạnh của thế giới này quyết định ai sẽ sống hay chết. Khủng bố kinh tế và môi trường sinh thái được tung ra chống người nghèo ". Đức Hồng Y nhắc lại nhu cầu "một cách tiếp cận tích cực trong cuộc chiến chống nghèo đói là bảo vệ thiên nhiên" và Ngài tuyên bố: "khủng hoảng môi trường sinh thái là một cuộc khủng hoảng về đạo đức, nó là một cuộc khủng hoảng hiện sinh: bản chất của nó là cắt xén do lòng tham lam kinh tế ".
"Nhân loại đã phá vỡ hiệp ước với thiên nhiên", Ngài tiếp tục, "và đây là lý do tại sao đây là một vấn nạn luân lý sâu xa: tội hủy hoại môi trường sinh thái, chúng ta cần chuyển đổi sang làn sóng bảo vệ môi trường sinh thái và loan báo Tin Mừng môi sinh lành mạnh".
Trước ngưỡng cửa Mùa Chay, Đức Hồng Y kêu gọi: "Hãy ăn năn, sự sáng tạo của Thiên Chúa đang gặp nguy cơ, chúng ta hãy thay đổi cuộc sống mình để cứu lấy hành tinh trái đất chúng ta đang sinh sống". (PA) (Agenzia Fides 27/02/2017)
ĐHY Charles Bo và ĐTC Phanxicô |
ĐHY Charles Bo và các Nữ tu trong Đại hội |
Yangon (Agenzia Fides) Đức Hồng Y Bo nói: "Hôm nay chúng ta đang phải đối diện với một cuộc hủy hoại môi trường, một thời điểm rất tinh tế mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chống lại thảm họa sắp xảy ra này khi Ngài nói về tội thời đại, 'tội hủy hoại môi sinh' của cá nhân và tập thể của con người, phá hủy Đất Mẹ là Trái đất chúng ta đanh sinh sống". ĐHY Charles Bo, Tổng Giám mục của Yangon, trong một bài phát biểu tại hội nghị các nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương, hiện đang được tổ chức trong những ngày ở Yangon.
Đức Hồng Y nhận xét:... "Cái điều tệ hại đã làm dấy lên một khủng khoảng sinh thái đối với Mẹ Trái đất trước sự biến đổi khí hậu là có thật và hành tinh Trái đất quá nóng, gây ra hàng ngàn 'tai nạn môi trường". Biến đổi khí hậu là một quả bom nguyên tử đang chờ bục phá! Chúng ta đang ở trên ngưỡng cửa của ngày cùng tận về sinh thái. Viễn kiến khủng hoảng về sinh thái này là kết quả của một chuỗi tội làm hủy hoại môi sinh đi ngược lại với công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa ".
Đại hội này đã hình thành một kháng thư do những người nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương soạn: "Đây là điều cấp bách được hỗ trợ cho viễn ảnh tiên tri, biến họ thành những nhà truyền giáo của lòng thương xót hầu thúc đẩy tất cả làm việc bảo vệ cho môi sinh". Hai tài liệu của Đức Giáo Hoàng về thông điệp Laudato si 'và Misericordiae vultus là tài liệu cho việc tham chiếu, ĐHY Bo cho biết: "Chúng tôi có thể nói về sự chuyển đổi sinh thái toàn cầu", khi nhắc lại cụm từ đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phalô II giới thiệu và nhấn mạnh trước nạn bất công kinh tế và không bình đẳng.
Chỉ có 1% những người giàu có, ĐHY Bo nói, trên thực tế họ sở hữu 50% của cải trên thế giới: "Từ đây đem lại sự bất công về môi trường và bất công về sinh thái trước sự kiện nhà kính làm tăng vọt độ ấm toàn cầu do các quốc gia giàu mạnh. Chẳng hạn Hoa Kỳ, với một dân số khoảng 6% của thế giới, mà sản lượng khí thải nhà kính lên đến 40%. Ai sẽ lãnh nhận những hậu quả khôn lường này? Người nghèo và các nước nghèo bị tổn thương nhiều nhất trước sự tăng vọt độ nóng của toàn cầu! Gây ra các cơn lốc xoáy, động đất, lũ lụt, gây ra cảnh màn trời chiếu đất cho hàng ngàn nạn nhân trước các thảm họa tự nhiên.
Đây là một chủ nghĩa khủng bố môi trường sinh thái. Sức mạnh của thế giới này quyết định ai sẽ sống hay chết. Khủng bố kinh tế và môi trường sinh thái được tung ra chống người nghèo ". Đức Hồng Y nhắc lại nhu cầu "một cách tiếp cận tích cực trong cuộc chiến chống nghèo đói là bảo vệ thiên nhiên" và Ngài tuyên bố: "khủng hoảng môi trường sinh thái là một cuộc khủng hoảng về đạo đức, nó là một cuộc khủng hoảng hiện sinh: bản chất của nó là cắt xén do lòng tham lam kinh tế ".
"Nhân loại đã phá vỡ hiệp ước với thiên nhiên", Ngài tiếp tục, "và đây là lý do tại sao đây là một vấn nạn luân lý sâu xa: tội hủy hoại môi trường sinh thái, chúng ta cần chuyển đổi sang làn sóng bảo vệ môi trường sinh thái và loan báo Tin Mừng môi sinh lành mạnh".
Trước ngưỡng cửa Mùa Chay, Đức Hồng Y kêu gọi: "Hãy ăn năn, sự sáng tạo của Thiên Chúa đang gặp nguy cơ, chúng ta hãy thay đổi cuộc sống mình để cứu lấy hành tinh trái đất chúng ta đang sinh sống". (PA) (Agenzia Fides 27/02/2017)
Bài giảng ngày Thứ Tư Lễ Tro của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina
J.B. Đặng Minh An dịch
18:43 01/03/2017
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta .. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Giôen 02:12, 13). Nhân danh Chúa, tiên tri Giôen đã đưa ra lời kêu gọi này. Không có ai cảm thấy bị loại trừ: “Hãy triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi, cũng như trẻ thơ còn đang bú, tân lang .. và tân nương” (c. 16) Tất cả các tín hữu được triệu tập đến và thờ phượng Thiên Chúa của họ “vì Ngài nhân từ và hay thương xót, chậm bất bình và giàu tình yêu kiên vững” (c. 13).
Chúng ta cũng muốn đón nhận lời mời gọi này; chúng ta muốn trở lại với trái tim nhân hậu của Chúa Cha. Mùa Chay là một con đường dẫn chúng ta đến chiến thắng của lòng thương xót trên tất cả những gì đè bẹp chúng ta và hạ giá chúng ta thành những gì không phù hợp với phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Mùa Chay là con đường đi từ tình trạng nô lệ đến tự do, từ đau khổ đến vui mừng, từ sự chết đến sự sống. Cử chỉ xức tro qua đó chúng ta bắt đầu hành trình này, nhắc nhớ chúng ta về thân phận nguyên thủy của mình: chúng ta đã được rút ra từ bụi đất, chúng ta đã được hình thành từ cát bụi. Đúng vậy, nhưng chúng ta là cát bụi trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, Đấng thổi thần khí sự sống của Ngài trên mỗi người chúng ta và vẫn muốn tiếp tục làm như thế. Chúa muốn tiếp tục ban cho chúng ta hơi thở sự sống, cứu chúng ta khỏi những thứ hơi thở khác là sự nghẹt thở vì lòng ích kỷ của chúng ta, nghẹt thở vì những tham vọng nhỏ nhoi cũng như thái độ âm thầm dửng dưng lãnh đạm; sự nghẹt thở bóp nghẹt tinh thần, thu hẹp chân trời và làm cho nhịp đập con tim chúng ta bị gây mê. Hơi thở sự sống của Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi sự ngột ngạt làm suy giảm niềm tin của chúng ta, làm nguội lạnh lòng bác ái của chúng ta và bóp nghẹt mọi hy vọng. Trải nghiệm Mùa Chay là khao khát hơi thở của sự sống mà Cha chúng ta không ngừng ban cho chúng ta giữa những vũng lầy của lịch sử.
Hơi thở sự sống của Thiên Chúa giải phóng chúng ta khỏi những ngột ngạt thường khi chúng ta không để ý, hoặc đã trở nên quá quen với điều đó đến mức có vẻ như bình thường, ngay cả khi những hiệu ứng của nó có thể cảm nhận được. Chúng ta nghĩ rằng đó là bình thường bởi vì chúng ta đã quá quen với việc hít thở thứ không khí trong đó hy vọng đã tiêu tan, không khí của bất hạnh và cam chịu, không khí ngột ngạt của hoảng loạn và thù địch.
Mùa Chay là thời gian để nói không. Nói không với những ngột ngạt tinh thần phát sinh từ sự ô nhiễm gây ra bởi sự thờ ơ, bởi suy nghĩ cho rằng cuộc sống của người khác không phải là mối quan tâm của tôi, và bởi tất cả những nỗ lực tầm thường hoá cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của những người mà thân xác đang bị đè nặng bởi quá nhiều sự hời hợt. Mùa Chay nghĩa là nói không với tình trạng ô nhiễm độc hại của những lời nói trống rỗng và vô nghĩa, những lời chỉ trích gay gắt và vội vã, những phân tích giản đơn không nắm bắt được sự phức tạp của vấn đề, đặc biệt là những vấn đề của những người đau khổ nhất. Mùa Chay là thời gian để nói không với những ngột ngạt của một lời cầu nguyện làm dịu lương tâm của chúng ta, với những hành vi bố thí chỉ làm hài lòng chính chúng ta, với một thứ chay tịnh đơn thuần chỉ làm chúng ta cảm thấy an tâm. Mùa Chay là thời gian để nói không với những ngột ngạt sinh ra từ các mối quan hệ loại trừ lẫn nhau, trong đó cố tìm kiếm Thiên Chúa trong khi lại tránh né những thương tích của Chúa Kitô hiện diện nơi những vết thương của anh chị em mình: nói vằn tắt, đó là tất cả những hình thức linh đạo giản lược đức tin thành một thứ văn hóa đóng kín, một thứ văn hóa loại trừ.
Mùa Chay là thời gian để nhớ lại, là thời kỳ suy nghĩ và tự hỏi: Giả sử Thiên Chúa khép cửa đối với chúng ta thì lúc đó chúng ta sẽ ra sao? Giả sử Thiên Chúa không thương xót chúng ta, mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta, không luôn cho chúng ta cơ hội để bắt đầu lại thì chúng ta sẽ ra sao? Mùa Chay là thời gian để tự hỏi chúng ta sẽ lạc vào cõi nào nếu không có sự giúp đỡ của rất nhiều người mà trong hàng ngàn những cách thế lặng lẽ đã giơ tay ra với chúng ta và bằng những cách thế rất cụ thể đã mang đến cho chúng ta hy vọng và cho phép chúng ta có thể làm lại một khởi đầu mới?
Mùa Chay là mùa tái hô hấp, là mùa mở rộng con tim cho hơi thở của Đấng Duy nhất có khả năng biến đổi chúng ta từ bụi đất thành con người. Đây không phải là mùa xé áo trước sự ác quanh chúng ta, nhưng đúng hơn là mùa dành không gian trong cuộc sống chúng ta cho tất cả những điều thiện mà chúng ta có thể thực hiện được. Đó là một thời gian để gạt sang một bên tất cả mọi thứ cô lập chúng ta, bao quanh chúng ta và làm tê liệt chúng ta. Mùa Chay là thời gian của lòng từ bi, là khi, cùng với vịnh gia, chúng ta có thể nói: “Xin phục hồi trong con niềm vui ơn cứu độ của Chúa, dưỡng nuôi con với thần khí sẵn sàng”, để qua cuộc sống của chúng con, chúng con có thể tán dương ngợi khen Chúa (xem Tv 51 : 12,15), và qua tấm thân cát bụi của chúng con - và sức mạnh hơi thở sự sống Ngài - chúng con có thể trở thành một “hạt bụi của tình yêu”.
Trong nghi thức xức tro sau bài giảng, Đức Hồng Y Jozef Tomko, 93 tuổi người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu Đức Thánh Cha, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 linh mục Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23-01/03/2017: Ngày đầu mùa Chay tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:12 01/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 4:30 chiều thứ Tư 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay Đức Thánh Cha giải thích rằng:
“Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đào sâu đời sống tinh thần của chúng ta qua các phương tiện thánh hóa mà Giáo Hội mang đến cho chúng ta như ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Cơ sở của tất cả những điều này là Lời Chúa, mà trong suốt mùa này, chúng ta được mời gọi lắng nghe và suy ngẫm sâu sắc hơn.”
2. Kitô hữu di tản khỏi bán đảo Sinai
Trong một diễn biến hết sức bi đát hàng ngàn Kitô hữu trong bán đảo Sinai đã phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS giết chết 3 tín hữu Kitô trong vòng 2 ngày. Tính chung từ đầu tháng Hai đến nay đã có 6 Kitô hữu Coptic trong vùng bị khủng bố Hồi Giáo giết chết.
Các tay súng xông vào nhà của anh Kamel Youssef tại thị trấn El Arish và bắn chết anh ta trước mặt vợ con. Một nhóm Hồi giáo trong vùng tự xưng là phân bộ tại địa phương của bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã thề sẽ giết hết các Kitô hữu trong khu vực.
Trong khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang trong tình trạng lâm nguy tại Mosul và Raqqa, nhiều vụ khủng bố tại Pakistan, Ai Cập, và thủ đô Baghdad của Iraq đã được thực hiện trong thời gian qua.
3. Các Giám Mục Úc đưa ra các quan điểm khác nhau về ấn tín bí tích giải tội
Đối diện với những chất vấn của ủy ban hoàng gia điều tra lạm dụng tình dục, các Giám Mục Úc đã đưa ra các quan điểm khác nhau về ấn tín bí tích giải tội.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney nói rằng ngài sẽ không báo cáo với cảnh sát nếu ai đó thú nhận lạm dụng một đứa trẻ, và sẽ ban phép xá giải cho người phạm tội sau khi ngài đã “sử dụng tất cả khả năng để thuyết phục hối nhân” báo cáo sự việc với cảnh sát. Ngài nhấn mạnh rằng ngài sẽ không bao giờ vi phạm ấn tín bí tích giải tội.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne nói rằng ngài sẽ giữ lại không ban phép xá giải nếu hối nhân không chịu báo cáo với cảnh sát.
Khi được hỏi về việc ngài sẽ phản ứng ra sao nếu chính đứa trẻ bị lạm dụng tiết lộ sự việc trong tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ấn tín bí tích giải tội là bất khả xâm phạm. Ngài sẽ không báo cảnh sát nhưng ngài “sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để thuyết phục đứa trẻ” cùng đi với ngài ra gặp cảnh sát. Nhưng nếu đứa trẻ từ chối không đi thì ngài đành bất lực.
Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide không đồng ý về điểm này. Ngài nói rằng ấn tín bí tích giải tội chỉ được áp dụng cho những tội lỗi được thú nhận trong tòa giải tội, và “khi một đứa trẻ nói với chúng ta về điều đã xảy ra, đứa trẻ ấy không phải là đang xưng tội”, cho nên ấn tín bí tích giải tội không được áp dụng trong trường hợp này.
4. Đức Thánh Cha cổ võ thái độ khiêm tốn và cùng thực thi các công tác từ bi thương xót như con đường tìm về hiệp nhất giữa Công Giáo và Anh giáo.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài giảng chiều Chúa Nhật 26 tháng 2 khi viếng thăm giáo xứ “Các Thánh” (All Saints) của Anh giáo tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập giáo xứ này, và đây cũng là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng viếng thăm một nhà thờ Anh giáo ở Roma.
Trong số những người hiện diện ở Thánh Đường, có Đức Giám Mục Anh giáo Robert Innes đặc trách vùng Âu Châu, Mục Sư Jonathan Boardman, chánh sở Giáo xứ Anh giáo “Các Thánh”, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Hồng Y Kasper nguyên chủ tịch Hội đồng này, và Đức Hồng Y Georg Pell người Úc, Bộ trưởng kinh tế của Tòa Thánh.
Mở đầu cuộc viếng thăm, sau lời chào mừng, Đức Thánh Cha đã làm phép dầu thánh và xông hương bức ảnh Chúa Kitô Cứu Thế và cùng các Giám Mục hiện diện thắp nến trước bức ảnh. Tiếp đến là nghi thức lập lại lời hứa khi chịu phép rửa tội.
Trong bài giảng sau đoạn thư thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Corinto, Đức Thánh Cha nhắc đến những chia rẽ trong cộng đoàn này và những khó khăn thánh Phaolô gặp đối với cộng đoàn tại đây và ngài nói rằng:
“Khi chúng ta là cộng đoàn các tín hữu Kitô đã chịu phép rửa, đứng trước những bất hòa, chúng ta hãy đặt mình trước tôn nhan thương xót của Chúa Kitô để vượt thắng những bất hòa ấy, chúng ta cũng hãy làm như thánh Phaolô đã làm tại một trong những cộng đoàn Kitô tiên khởi..
“Nếu chúng ta nhìn nhận sự yếu đuối của chúng ta và xin lỗi, thì lòng thương xót chữa lành của Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa rạng ngời trong chúng ta và cũng trở nên hữu hình ở bên ngoài; có thể nói qua chúng ta người khác cũng thấy được vẻ đẹp dịu hiền của tôn nhan Chúa Kitô”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Một tình hiệp thông chân thực và vững chắc sẽ tăng trưởng và vững mạnh khi ta cùng nhau hoạt động cho những người túng thiếu. Qua chứng tá hòa hợp về đức bác ái, tôn nhan thương xót của Chúa Giêsu sẽ trở nên hữu hình trong thành thị của chúng ta”.
Và ngài kết luận rằng: “Hỡi các tín hữu Công Giáo và Anh giáo, chúng ta hãy khiêm tốn cảm tạ Chúa vì sau 2 thế kỷ nghi kỵ nhau, giờ đây chúng ta có thể nhìn nhận rằng ơn thánh phong phú của Chúa Kitô cũng đang hoạt động nơi những người khác. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì giữa các tín hữu Kitô có sự gia tăng ước muốn xích lại gần nhau hơn, ước muốn này được biểu lộ qua việc cầu nguyện chung và cùng làm chứng tá Tin Mừng, nhất là qua những hình thức phục vụ khác nhau.. Chúng ta hãy khích lệ nhau trở thành những môn đệ ngày càng trung thành với Chúa Giêsu, ngày càng tự do đối với những thành kiến quá khứ, và ngày càng mong muốn cầu nguyện cho nhau và với nhau”.
Trong cuộc viếng thăm, Đức Thánh Cha đã chúc lành cho sáng kiến giáo xứ “Các Thánh” của Anh giáo kết nghĩa với Giáo Xứ Công Giáo cùng tên ở Roma. Ngài cũng trả lời câu hỏi do một số tín hữu Anh giáo nêu lên.
Trong một câu trả lời, Đức Thánh Cha cho biết ngài cùng với các cộng sự viên đang nghiên cứu dự án viếng thăm nước Nam Sudan cùng với Đức Giáo Chủ Anh giáo, theo mời đề nghị của một số Giám Mục Công Giáo, Tin Lành Trưởng lão và Anh giáo.
5. Quân Iraq chiếm được phi trường Mosul và tiến vào trung tâm thành phố
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Sáu 24 tháng Hai, chính phủ Iraq cho biết sân bay quốc tế Mosul và doanh trại quân đội Ghazlani ở lân cận, và cả vùng ngoại ô phía tây nam Mosul đã được hoàn toàn giải phóng.
Ngay từ khi chiếm được sân bay Mosul, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã ra sức phá hoại để sân bay này không còn dùng được nữa. Tuy nhiên, theo nhận định sơ khởi của các chuyên viên, công binh Iraq có thể phục hồi nhanh chóng các đường băng cho các máy bay vận tải quân sự đáp xuống.
Mờ sáng Chúa Nhật 19 tháng Hai, quân Iraq đã mở cuộc tấn công dữ dội nhằm giải phóng phần còn lại của thành phố Mosul.
Chính phủ Iraq đã phát động cuộc tấn công để chiếm lại Mosul vào ngày 17 tháng 10, năm ngoái 2016, và đã tuyên bố phần phía đông Mosul được “hoàn toàn giải phóng” vào ngày 24 tháng Giêng năm nay.
Sau gần một tháng tạm dừng, các lực lượng giải phóng Iraq đã bắt đầu phần khó khăn nhất của chiến dịch là giải phóng phần phía Tây sông Tigris nơi nhà cửa, đường phố chật hẹp trong khu phố cổ của Mosul.
Cuộc chiến trong gần một tuần qua đã diễn ra rất khốc liệt.
Các tin tức mới nhất cho biết, sau khi chiếm được phi trường Mosul vào hôm thứ Năm 23 tháng Hai, lực lượng Iraq đã chiếm được quận Al Maamun và đang tấn công khu vực trọng điểm của tây Mosul bao gồm tòa nhà chính phủ, ty cảnh sát thành phố, tòa án, bệnh viện quân đội, lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ và viện bảo tàng Mosul.
Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng đây có thể là “giai đoạn hết sức nguy hiểm” đối với thường dân. 750,000 người được tin là còn kẹt trong vùng giao tranh.
Phía đông và phía tây được chia cắt bởi bởi sông Tigris, và các cuộc không kích của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã làm hư hỏng tất cả năm cây cầu nối liền hai bên trong một nỗ lực nhằm hạn chế quân khủng bố Hồi Giáo IS trong khu vực phía tây Mosul.
6. Các giám mục Nam Sudan than thở về tội ác chiến tranh: Nạn đói này là do con người tạo ra
Trong khi nạn đói đang lan rộng ở Nam Sudan, các giám mục của quốc gia này đã đưa ra một thư mục vụ, trong đó các ngài đã một lần nữa kêu gọi chấm dứt cuộc nội chiến và chỉ trích tội ác chiến tranh của cả hai bên.
“Việc giết hại, tra tấn và hãm hiếp thường dân là một tội ác chiến tranh,” các giám mục nói trong thư đề ngày 23 tháng 2. “Người dân đã bị lùa vào các ngôi nhà của họ sau đó họ bị thiêu sống.”
Các giám mục nói rằng “nạn đói kém này là do con người tạo ra” và than phiền chính sách tiêu thổ của các lực lượng vũ trang của cả hai bên. Hai phe đã thi nhau đốt phá tất cả các thứ có thể còn dùng được không để lọt vào tay đối phương. Chính sách này đã dẫn đến nạn đói. Các ngài cũng chỉ trích việc gia tăng các cuộc tấn công vào các nhà thờ.
7. Đức Thánh Cha kêu gọi giúp các nạn nhân bị đói tại Nam Sudan
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô sáng 22-2, Đức Thánh Cha nói:
“Những tin tức đau thương từ Nam Sudan vốn chịu đau khổ đang gây kinh hoàng đặc biệt: tại đây ngoài cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, còn có thêm cuộc khủng hoảng trầm trọng về lương thực, lên án tử cho hàng triệu người vì đói, trong đó có nhiều trẻ em.
“Trong lúc này, hơn bao giờ hết cần có sự quyết tâm của tất cả mọi người, không dừng lại ở những lời tuyên bố mà thôi, nhưng còn cụ thể hóa bằng những trợ giúp lương thực và để cho các đồ cứu trợ ấy được đưa tới cho dân chúng đang chịu đau khổ. Xin Chúa nâng đỡ các anh chị em chúng ta và những người đang hoạt động để giúp đỡ họ”.
Chính phủ Nam Sudan và các cơ quan Liên Hiệp Quốc tuyên bố có hơn 100 ngàn người đang chịu đói. Họ cũng cho biết 1 triệu người khác đang bị nạn đói đe dọa. Các tổ chức quốc tế cũng tố giác chính phủ Nam Sudan ngăn chặn hoặc hạn chế việc chuyên chở đồ cứu trợ cho dân bị đói, mặc dù Nhà Nước tại đây nhiều lần hứa sẽ cho các tổ chức nhân đạo tự do đưa các đồ cứu trợ đến giúp các nạn nhân.
Cho đến nay hằng chục ngàn người đã bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến bùng nổ hồi tháng 12 năm 2013 và dân tiếp tục chết mặc dù có hiệp đình hòa bình giữa chính phủ và phiến quân hồi năm 2015. Hơn 1 triệu 500 ngàn người đã tị nạn khỏi Nam Sudan
8. Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Do thái giáo
Trong buổi tiếp kiến một phái đoàn Do thái vào sáng 23 tháng 2, Đức Thánh Cha đề cao cuộc đối thoại huynh đệ giữa các tín hữu Công Giáo và Do thái.
Phái đoàn gồm 89 người gồm các nhà xuất bản do Rabbi Abraham Skorka, người Á Căn Đình, hướng dẫn, đến trao tặng Đức Thánh Cha ấn bản đặc biệt sách Torah. Rabbi cũng là người bạn của ngài từ lâu ở Á Căn Đình.
Sách này gồm 5 cuốn đầu tiên của Bộ Kinh Thánh (Ngũ Thư), nhưng cũng có nghĩa rộng lớn hơn. Vì thế, lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô 2 định nghĩa sách Torah là “Giáo huấn sinh động của Thiên Chúa hằng sống”, biểu lộ tình hiền phụ và thành tâm của Thiên Chúa, một tình yêu được làm bằng những lời nói và cử chỉ cụ thể, một tình yêu trở thành giao ước”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Cuộc đối thoại huynh đệ và có cơ chế giữa các tín hữu Kitô và Do thái ngày nay đã vững chắc và hữu hiệu, qua một cuộc đối chiếu liên tục và cộng tác với nhau. Món quà anh chị em tặng hôm nay được tháp nhập trọn vẹn trong cuộc đối thoại ấy, một cuộc đối thoại không những được diễn tả qua lời nói, nhưng còn qua các cử chỉ nữa. Phần dẫn nhập rộng rãi vào ấn bản Torah này và chú thích của Nhà Xuất Bản nhấn mạnh thái độ đối thoại ấy, biểu lộ một quan điểm văn hóa cởi mở, trong sự tôn trọng nhau, trong an bình, hòa hợp với sứ điệp tinh thần của Torah”
9. Cuốn phim mới của Steven Spielberg có thể gây chia rẽ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo
Một cuốn phim mới của đạo diễn Steven Spielberg khiến nhiều người lo ngại sẽ gây ra những chia rẽ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo. Đó là một câu chuyện cảm động đã từng chia rẽ người Công Giáo và người Do Thái tại Ý và gây ra một tai tiếng hơn 150 năm trước đây.
Edgardo Mortara, là một cậu bé Do Thái sống tại Bologna, đã được một người giúp việc bí mật rửa tội khi cậu ngã bệnh và sau đó đã bị bắt cóc vào năm 1858 khi mới lên 6 tuổi và được nuôi dưỡng trong một gia đình Công Giáo.
Bây giờ, đạo diễn từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg đang chuẩn bị cho ra mắt một bộ phim về cuộc chiến giành lại con của cha mẹ Mortara. Cậu bé Mortara cuối cùng đã trở thành một linh mục. Cha Mortara không trở về với gia đình của mình nhưng sống ẩn dật và qua đời trong một tu viện ở Bỉ vào năm 1940.
Nhiều người suy đoán bộ phim sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Vatican và cộng đồng Do Thái vào một thời điểm khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang có mối quan hệ tốt đẹp với Do Thái Giáo.
10. Căng thẳng trong Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac sau khi Thượng Phụ Ignatius Ephem II bị cáo buộc “phản bội đức tin”
Các Giám Mục của Giáo Hội Chính Thống Giáo nghi lễ Syriac đang cân nhắc việc triệu tập một phiên họp ngoại thường của Thánh Công Đồng nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội bộ gây ra sau những cáo buộc cho rằng Đức Thượng Phụ Ignatius Ephem II đã “phản bội đức tin”.
Căng thẳng đã nổ ra bên trong Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac sau khi Thượng Phụ Ignatius Ephem II kính cẩn giơ cao một bản sao của kinh Qu'ran, trong một cử chỉ tôn kính, tại một cuộc họp liên tôn ở Beirut vào đầu tháng Hai vừa qua.
Ngày 8 tháng Hai, sáu vị Tổng Giám Mục của Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac đã lên án cử chỉ này là một “sự phản bội đức tin”, và tuyên bố rằng Đức Thượng Phụ đã đánh mất danh hiệu của mình như một người bảo vệ đức tin chính thống.
Những lời chỉ trích công khai của sáu vị Tổng Giám Mục này đã bị 30 tổng giám mục khác chế riễu là “nổi loạn chống lại Giáo Hội.”
Mặc dù sáu vị tổng giám mục bất đồng chính kiến sau đó đã gửi một lá thư xin lỗi, đa số các giám mục đòi phải triệu tập Thánh Công Đồng nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội bộ và có những biện pháp thích hợp.
11. Cử hành sáng kiến 24 giờ dành cho Chúa tại Hoa Kỳ và Vatican
Trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus, nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”, nhằm thiết định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha viết:
“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”
Hưởng ứng sáng kiến “24 giờ cho Chúa”, nhiều giáo phận tại Hoa Kỳ tiếp tục cử hành sáng kiến này cả sau khi Năm Thánh Lòng Thương Xót đã kết thúc. Các buổi cử hành sẽ bao gồm việc suy niệm Lời Chúa, cử hành và tôn thờ Thánh Thể, chặng đàng Thánh giá, và đặc biệt nhất là lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.
Đa số các giáo phận tại Hoa Kỳ sẽ cử hành sáng kiến “24 giờ cho Chúa” vào ngày thứ Sáu 10 tháng Ba.
Trong khi đó, sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ sẽ được cử hành tại Rôma vào chiều ngày thứ Sáu 17 tháng Ba. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5h chiều.
12. Boko Haram sắp bị đánh bại tại Nigeria nhưng nạn đói lại ló dạng
Sau 7 năm hoành hành tại Nigeria, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gần như đã bị đánh bại tại quốc gia này. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc cảnh báo một nạn đói đe dọa 3 triệu người đang ló dạng tại quốc gia này.
Bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã tàn phá nặng nề miền Đông Bắ Nigeria.
Muhammad Settima nói: “Khu vực này trước đây là một khu chợ sầm uất nhưng nay hoang tàn như thế này. Boko Haram đã giết hơn 3000 người trong làng chúng tôi và đốt phá cả ngàn căn nhà.”
Tuy nhiên hậu quả của Boko Haram còn hơn thế nữa. 7 năm hoành hành tại Nigeria của chúng đã ngăn cản việc sản xuất nông nghiệp, đất đai bị bỏ hoang khiến giờ đây gần 3 triệu người lâm vào nạn đói và nửa triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng.”
Shetta nói: “Tôi và các con tôi rất cần thực phẩm. Vấn nạn lớn nhất của chúng tôi là nạn đói.”
Chính quyền cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã gần như bị đánh bại. Tuy nhiên, trong thực tế nhóm khủng bố này vẫn có khả năng thực hiện các vụ đánh bom tự sát và các cuộc tấn công tiếp tục gây khó khăn cho việc tái thiết đất nước.
Trong một hội nghị quốc tế, 700 triệu Mỹ Kim đã được cam kết hỗ trợ cho quốc gia này trong 3 năm tới nhưng đa số người Nigeria nghĩ rằng họ không thể chờ đợi lâu như vậy.
13. Hải quân Guatemala bắt giữ một con thuyền Hà Lan cung cấp các dịch vụ phá thai
Hôm 24 tháng Hai, Hải quân Guatemala đã bắt giữ một con thuyền của nhóm phò phá thai quá khích có tên là “Women on Wave” của Hà Lan. Nhóm này chuyên cung cấp các viên thuốc phá thai và các dịch vụ phá thai.
Luật Guatemala không cho phép phá thai. Hải quân Guatemala đã bắt giữ chiếc thuyền này vì các hoạt động của họ vi phạm hiến pháp Guatemala.
Con thuyền của nhóm “Women on Wave” cung cấp các dịch vụ phá thai khi thai nhi chưa quá 10 tuần. Nhóm này đón các phụ nữ Guatemala muốn phá thai và đưa ra hải phận quốc tế nơi luật địa phương không có tác dụng để thực hiện các phẫu thuật phá thai ngay trên thuyền.
Marleni Arias, một phụ nữ phò sinh nói: “Đó là một tội lỗi. Sao mấy người không đến Hà Lan và giết trẻ con ở đó? Tới Hà Lan đi, tới Guatemala làm gì? Chúng tôi có đủ các thứ chế tiệt ở Guatemala này rồi, không cần thêm đâu.”
Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Tin Lành vẫn còn những ảnh hưởng rất mạnh tại Guatemala và theo luật của Guatemala, việc phá thai chỉ được thực hiện khi tính mạng của người mẹ bị nguy hiểm.
14. Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh tăng cường việc chống lạm dụng hình ảnh của Đức Thánh Cha
Hôm thứ Tư 22 tháng 02 năm 2017, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã ra thông cáo về việc bảo vệ hình ảnh của Đức Thánh Cha và các huy hiệu của Toà Thánh như sau:
“Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh, trong các nhiệm vụ của mình, cũng có nhiệm vụ bảo vệ hình ảnh của Ðức Thánh Cha, để sứ điệp của ngài có thể đến được với các tín hữu cách toàn vẹn và cá nhân ngài không bị lợi dụng.
Với cùng mục đích ấy, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh bảo vệ các biểu tượng và các huy hiệu chính thức của Tòa Thánh, bằng những quy định thích hợp đã được dự liệu ở cấp độ quốc tế.
Ðể hoạt động bảo vệ ấy ngày càng hữu hiệu hơn đối với các mục tiêu đề ra, và để ngăn chặn những tình huống bất hợp pháp có thể có, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh sẽ thực hiện triệt để các hoạt động theo dõi những cách thức sử dụng hình ảnh của Ðức giáo hoàng và các huy hiệu của Toà Thánh, và nếu cần, sẽ can thiệp bằng những biện pháp thích hợp”.
15. Cha Lombardi được trao tặng Bắc đẩu bội tinh của Pháp.
Cha Federico Lombardi, nguyên giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã được đại sứ Pháp Philippe Zeller trao tặng Bắc đẩu bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp trong một buổi lễ vào tối thứ Tư 22 tháng 02 tại Ðại sứ quán Pháp cạnh Toà Thánh.
Huân chương được trao tặng cho Cha Federico Lombardi để ghi nhận công trạng của người đã cống hiến cho việc truyền thông sứ điệp của Toà Thánh và quan tâm đến ngôn ngữ Pháp, đặc biệt là qua các làn sóng của Ðài phát thanh Vatican.
Phát biểu tại buổi lễ, cha Lombardi, hiện là Chủ tịch của Quỹ Ratzinger, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến sứ điệp của Đức Thánh Cha trên các phương tiện truyền thông.
Cha cũng nói thêm rằng việc đưa các tin tức quốc tế bằng các phương tiện truyền thông của Toà Thánh là một điều kiện thiết yếu để hiểu được các mối quan tâm lớn của Giáo Hội.
Cũng cần biết thêm, sắc lệnh trao tặng Bắc đẩu bội tinh cho cha Lombardi đã được ký từ ngày 15 tháng 1 năm 2015, nhưng vì Ðại sứ quán Pháp cạnh Toà Thánh không có đại sứ từ hơn một năm nay, nên buổi lễ này mãi đến nay mới diễn ra.
16. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ thân nhân các nạn nhân vụ khủng bố ở Dhaka.
Sáng thứ Tư 22 tháng 02, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp gia đình của 9 nạn nhân vụ khủng bố xảy ra ngày 01 tháng 07 năm 2016, tại một quán café ở thành phố Dhaka, thủ đô của Bangladesh.
Có 28 người thiệt mạng trong cuộc khủng bố, bao gồm 6 tay súng và 2 sĩ quan cảnh sát. Phần lớn trong số 20 nạn nhân là người Italia và Nhật; có một người Ấn độ và một người Mỹ.
Đức Thánh Cha đã gặp 36 thành viên thân nhân của 9 nạn nhân người Italia. Ngài đã ôm chào và an ủi các gia đình. Ngài nói: “Thật là dễ để đi con đường từ yêu thương dẫn đến thù hận, trong khi thật khó để làm điều ngược lại: từ sự cay đắng hận thù đến yêu thương.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Anh chị em bị để ném vào trong giận dữ, cay đắng và ước muốn trở lại, nhưng anh chị em đã dấn thân, với nỗi đau trong lòng, trên con đường yêu thương để xây dựng và giúp đỡ người dân Bangladesh, đặc biệt những người trẻ để họ có thể học biết: đây là gieo trồng bình an và tôi cám ơn anh chị em, nó là một gương mẫu cho tôi.”
Ðức cha Valentino Di Cerbo của Alife-Caiazzo cũng hiện diện ở buổi gặp gỡ và đã trình bày với Ðức Giáo hoàng về cuộc sống của 9 nạn nhân. Trong buổi gặp gỡ này, Ðức Giáo hoàng cũng được tặng 9 cây ô liu nhỏ với tên của các nạn nhân được viết trên hình của con chim bồ câu gắn vào cây.
Thân nhân của nạn nhân cũng chia sẻ với Ðức Giáo hoàng về những dự án đặc biệt họ đang thực hiện sau cuộc khủng bố như cách thức để tôn vinh những người thân của họ: một người anh của một nạn nhân sẽ đến Dhaka cùng với tổ chức “Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” và một gia đình khác giúp xây một nhà thờ trong một tỉnh nhỏ ở miền nam Bangladesh. Một dự án khác là cung cấp học bổng cho các người trẻ ở Bangladesh.
Sau vụ khủng bố vào hè năm 2016, Đức Thánh Cha cũng đã gửi thư chia buồn và lên án hành động dã man như một xúc phạm chống lại Thiên Chúa và nhân loại. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 03 tháng 07 năm 2016, ngài kêu gọi cầu nguyện cho những kẻ mù quáng vì hận thù được hoán cải và đã cùng mọi người đọc kinh Kính Mừng để cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
Có thông tin loan truyền rằng Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Bangladesh trong năm 2017 này. Ðức Hồng Y Patrick D'Rozario, Hồng Y tiên khởi của quốc gia này nói rằng cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha là một sự kiện vĩ đại đối với toàn Giáo Hội tại đây, đặc biệt đối với sự hòa hợp tôn giáo... Ðức Hồng Y nói: “Ðức Thánh Cha là một guru (vị thầy) tinh thần” và dự đoán cuộc viếng thăm của ngài sẽ phát triển đời sống tinh thần và sự hiệp thông của toàn dân.
Tại Bangladesh, Hồi giáo là tôn giáo chính. Thống kê năm 2013 cho thấy có tới 89% dân số là người Hồi, với chỉ 10% dân số theo Ấn giáo và Kitô hữu và Phật tử chiếm chưa tới 1% dân số.
Giáo Hội Công Giáo Bangladesh có một Tổng giáo phận là tổng giáo phận Dhaka và 6 giáo phận.
Phóng sự Thứ Tư Lễ Tro 2017 tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:03 01/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta .. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Giôen 02:12, 13). Nhân danh Chúa, tiên tri Giôen đã đưa ra lời kêu gọi này. Không có ai cảm thấy bị loại trừ: “Hãy triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi, cũng như trẻ thơ còn đang bú, tân lang .. và tân nương” (c. 16) Tất cả các tín hữu được triệu tập đến và thờ phượng Thiên Chúa của họ “vì Ngài nhân từ và hay thương xót, chậm bất bình và giàu tình yêu kiên vững” (c. 13).
Chúng ta cũng muốn đón nhận lời mời gọi này; chúng ta muốn trở lại với trái tim nhân hậu của Chúa Cha. Mùa Chay là một con đường dẫn chúng ta đến chiến thắng của lòng thương xót trên tất cả những gì đè bẹp chúng ta và hạ giá chúng ta thành những gì không phù hợp với phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Mùa Chay là con đường đi từ tình trạng nô lệ đến tự do, từ đau khổ đến vui mừng, từ sự chết đến sự sống. Cử chỉ xức tro qua đó chúng ta bắt đầu hành trình này, nhắc nhớ chúng ta về thân phận nguyên thủy của mình: chúng ta đã được rút ra từ bụi đất, chúng ta đã được hình thành từ cát bụi. Đúng vậy, nhưng chúng ta là cát bụi trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, Đấng thổi thần khí sự sống của Ngài trên mỗi người chúng ta và vẫn muốn tiếp tục làm như thế. Chúa muốn tiếp tục ban cho chúng ta hơi thở sự sống, cứu chúng ta khỏi những thứ hơi thở khác là sự nghẹt thở vì lòng ích kỷ của chúng ta, nghẹt thở vì những tham vọng nhỏ nhoi cũng như thái độ âm thầm dửng dưng lãnh đạm; sự nghẹt thở bóp nghẹt tinh thần, thu hẹp chân trời và làm cho nhịp đập con tim chúng ta bị gây mê. Hơi thở sự sống của Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi sự ngột ngạt làm suy giảm niềm tin của chúng ta, làm nguội lạnh lòng bác ái của chúng ta và bóp nghẹt mọi hy vọng. Trải nghiệm Mùa Chay là khao khát hơi thở của sự sống mà Cha chúng ta không ngừng ban cho chúng ta giữa những vũng lầy của lịch sử.
Hơi thở sự sống của Thiên Chúa giải phóng chúng ta khỏi những ngột ngạt thường khi chúng ta không để ý, hoặc đã trở nên quá quen với điều đó đến mức có vẻ như bình thường, ngay cả khi những hiệu ứng của nó có thể cảm nhận được. Chúng ta nghĩ rằng đó là bình thường bởi vì chúng ta đã quá quen với việc hít thở thứ không khí trong đó hy vọng đã tiêu tan, không khí của bất hạnh và cam chịu, không khí ngột ngạt của hoảng loạn và thù địch.
Mùa Chay là thời gian để nói không. Nói không với những ngột ngạt tinh thần phát sinh từ sự ô nhiễm gây ra bởi sự thờ ơ, bởi suy nghĩ cho rằng cuộc sống của người khác không phải là mối quan tâm của tôi, và bởi tất cả những nỗ lực tầm thường hoá cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của những người mà thân xác đang bị đè nặng bởi quá nhiều sự hời hợt. Mùa Chay nghĩa là nói không với tình trạng ô nhiễm độc hại của những lời nói trống rỗng và vô nghĩa, những lời chỉ trích gay gắt và vội vã, những phân tích giản đơn không nắm bắt được sự phức tạp của vấn đề, đặc biệt là những vấn đề của những người đau khổ nhất. Mùa Chay là thời gian để nói không với những ngột ngạt của một lời cầu nguyện làm dịu lương tâm của chúng ta, với những hành vi bố thí chỉ làm hài lòng chính chúng ta, với một thứ chay tịnh đơn thuần chỉ làm chúng ta cảm thấy an tâm. Mùa Chay là thời gian để nói không với những ngột ngạt sinh ra từ các mối quan hệ loại trừ lẫn nhau, trong đó cố tìm kiếm Thiên Chúa trong khi lại tránh né những thương tích của Chúa Kitô hiện diện nơi những vết thương của anh chị em mình: nói vằn tắt, đó là tất cả những hình thức linh đạo giản lược đức tin thành một thứ văn hóa đóng kín, một thứ văn hóa loại trừ.
Mùa Chay là thời gian để nhớ lại, là thời kỳ suy nghĩ và tự hỏi: Giả sử Thiên Chúa khép cửa đối với chúng ta thì lúc đó chúng ta sẽ ra sao? Giả sử Thiên Chúa không thương xót chúng ta, mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta, không luôn cho chúng ta cơ hội để bắt đầu lại thì chúng ta sẽ ra sao? Mùa Chay là thời gian để tự hỏi chúng ta sẽ lạc vào cõi nào nếu không có sự giúp đỡ của rất nhiều người mà trong hàng ngàn những cách thế lặng lẽ đã giơ tay ra với chúng ta và bằng những cách thế rất cụ thể đã mang đến cho chúng ta hy vọng và cho phép chúng ta có thể làm lại một khởi đầu mới?
Mùa Chay là mùa tái hô hấp, là mùa mở rộng con tim cho hơi thở của Đấng Duy nhất có khả năng biến đổi chúng ta từ bụi đất thành con người. Đây không phải là mùa xé áo trước sự ác quanh chúng ta, nhưng đúng hơn là mùa dành không gian trong cuộc sống chúng ta cho tất cả những điều thiện mà chúng ta có thể thực hiện được. Đó là một thời gian để gạt sang một bên tất cả mọi thứ cô lập chúng ta, bao quanh chúng ta và làm tê liệt chúng ta. Mùa Chay là thời gian của lòng từ bi, là khi, cùng với vịnh gia, chúng ta có thể nói: “Xin phục hồi trong con niềm vui ơn cứu độ của Chúa, dưỡng nuôi con với thần khí sẵn sàng”, để qua cuộc sống của chúng con, chúng con có thể tán dương ngợi khen Chúa (xem Tv 51 : 12,15), và qua tấm thân cát bụi của chúng con - và sức mạnh hơi thở sự sống Ngài - chúng con có thể trở thành một “hạt bụi của tình yêu”.
Trong nghi thức xức tro sau bài giảng, Đức Hồng Y Jozef Tomko, 93 tuổi người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu Đức Thánh Cha, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 linh mục Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.