Ngày 06-02-2017
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dòng Con Cái Đức Mẹ Phù Hộ Dấn Thân Truyền Giáo - FMA Năm 2017
Thanh Quảng sdb
01:08 06/02/2017
Dòng Con Cái Đức Mẹ Phù Hộ Dấn Thân Truyền Giáo - FMA Năm 2017

15 sơ đi truyền giáo năm 2017 gặp gỡ Mẹ Tổng quyền Yvonne Reungoat FMA
Từ nhà mẹ tại Roma ngày 1/2/2017 Mẹ Tổng quyền M. Yvonne Reungoat đã công danh sách các sơ dấn thân đi tới 15 địa danh truyền giáo mới trong năm 2017, trong số đó có 4 sơ xuất phát từ Á Châu: 2 sơ từ Việt Nam, Hàn Quốc và Phi mỗi quốc gia có 1 sơ.
Nhân dịp lễ kính Cha Thánh Gioan Bosco và buổi kinh chiều của ngày cầu nguyện cho Đời Sống Tận Hiến, Mẹ Yvonne, Tổng quyền của dòng nữ Salesian gọi là Con Cái Mẹ Phù Hộ đã gặp gỡ các nhà truyền giáo mới trong một cuộc hội thoại và công bố các địa danh mà các sơ truyền giáo sẽ dấn thân. Ủy viên Truyền giáo của Dòng là sơ Alaide Deretti và các cộng sự của Ủy ban đã và đang sửa soạn các hành trang cho các sơ đi truyền giáo, đã ngỏ lời cám ơn tới các tỉnh dòng đã quảng đại sai đi các ứng viên ưu tú đáp ứng lại lời mời gọi truyền giáo của Giáo Hội ngày nay và tiếp nối sứ mệnh truyền giáo của Cha thánh Gioan Bosco trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Tại thời điểm này, cả Giáo Hội và Hội dòng FMA đang làm dấy lên một bầu khí truyền giáo trước lời mời gọi tha thiết của Vị Cha Chung, Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngày 23 tháng 10 năm 2016, Ngày Truyền Giáo Thế Giới năm ngoái Đức Thánh Cha đã kêu gọi: "Hôm nay là thời điểm truyền giáo và thời điểm của lòng can đảm! Đây là thời điểm thách đố lòng quả cảm để tranh đấu... để công bố ... để chọn lựa thay thế cho toàn thế giới ... và để mở lòng tới tất cả mọi người ".
Ngay cả Mẹ Tổng quyền Yvonne Reungoat trong Công văn 964 nhân dịp kỷ niệm thứ 140 của việc truyền giáo đã khẳng định với niềm xác tín rằng: "Chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 140 của việc sai đi truyền giáo của sơ Salesian đầu tiên. Chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân bao la Chúa ban. Thật tuyệt vời biết bao nếu chúng ta làm sống lạitinh thần hăng say truyền giáo, đây "là đặc trưng của Tu Hội ngay trong những ngày khởi đầu của tu hội, đã có trong trái tim của mỗi người Salesian. Mẹ tin rằng sẽ có một sự thức tỉnh của ơn gọi mới cho Giáo Hội, cho Tu Hội của chúng ta, cho đại gia đình Salêdiêng ".
15 vị truyền giáo mới đến từ 13 tỉnh từ 11 quốc gia: Ấn Độ, Ba tây, Chile, Hoa Kỳ, Haiti, Hàn Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, El Salvador, Colombia và Paraguay. Những sơ đến từ miền Á Châu là:
- Sr Yun Hee Kyung Elisabeth (Hàn Quốc) sẽ đi Brazil - Manaus (BMA - vùng Amazon)
- Sr De la Rosa Theda (Phi Luật Tân) sẽ đi về miền nói tiếng Pháp là Tây Phi Châu (AFO)
- Sr Maria Bùi thị Thụy Phương (Việt Nam) sẽ đi Paraguay (CCHC - Chaco Paraguay)
- Sr Têrêsa Nguyễn Thị Mỹ Lệ (Việt Nam) sẽ đi Angola (ANG)
Một sơ Việt Nam với Mẹ Tổng Quyền
Trong bài huấn từ tối ngày 1/2/2017 Mẹ Tổng quyền chia sẻ với các ứng viên truyền giáo tại nhà mẹ là hãy cầu nguyện và sống tình huynh đệ; kín múc cho mình niềm vui sức mạnh để loan báo Tin Mừng. Mặt khác Hội dòng cũng mở ra một chiến dịch tái Truyền Giáo trong Tu Hội từ nay cho tới ngày 14/11/2017.
Các ứng viên truyền giáo mới này sẽ tiếp tục khóa học về truyền giáo cho đến tháng Sáu, một số môn học các sơ sẽ học tại Đại học Giáo Hoàng Urbano, tham dự các cuộc gặp gỡ trao đổi với sơ Thượng cố vấn Ersilia Canta tại nhà mẹ cũng như thực tập mục vụ tông đồ tại giáo xứ Thánh Egidio hoặc tại Trung tâm Padre (cha) Arrupe, hay tại Nhà Dòng Scalabrini, và giáo xứ Salêdiêng Nữ Vương Mẹ Nguồn Cậy Trông (St. Mary of Hope).
 
Có tin Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng vào tháng 5
Nguyễn Long Thao
09:49 06/02/2017
Theo tin của Catholic World News thì hầu như chắc chắn Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào tháng 5 nhân dịp ông tham dự hội nghi kinh tế khối G-7 được tổ chức tại Ý

Tòa Bạch Ốc đã xác nhận tin Tổng Thống Donald Trump sẽ tham dự hội nghị G-7. Tuy nhiên Washington lẫn Vatican không nơi nào xác nhận nguồn tin nói trên. Trái lại, tin của cơ quan truyền thông Vatican Insider cho biết cuộc họp như thế chắc chắn sẽ diễn ra.

Trước đây, Tổng thống George W. Bush và Tổng Thống Barack Obama khi đi tham dự hội nghị kinh tế khối G-7 tại Ý, đều đã đến gặp Đức Giáo Hoàng.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 5/2/2017
VietCatholic Network
12:45 06/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Đức Thánh Cha diễn giải “Chúng ta là ánh sáng và muối ngăn chặn hư thối trong cộng đoàn và xã hội”

2. ĐTC đã nhắc tới “Các người nam nữ bảo vệ sự sống noi gương thánh Terexa Calcutta”

3. Chung quanh việc Huynh Đoàn Thánh Piô Mười tiến đến hòa giải với Vatican

4. Kitô hữu càng ngày càng khó sống tại Thổ Nhĩ Kỳ

5. ĐTC Phanxicô gửi điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình

6. Tổng thống Donald Trump giữ lời hứa bổ nhiệm thẩm phán phò sinh

7. Cuộc thăm dò tu sĩ nam nữ Hoa Kỳ khấn trọn trong năm 2016

8. Tu sĩ Nha Trang hành hương ngày quốc tế đời sống thánh hiến

9. Gần 500 Dự tu Giáo phận Vinh tham dự ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới 2017

10. Chiến dịch cứu Giáo Xứ Đông Yên, Việt Nam

11. Video: Liên đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ mừng Tết

Sau đây mời qúi vị nghe phần tin chi tiết của chúng tôi:

- ĐTC diễn giải “Chúng ta là ánh sáng và muối ngăn chặn hư thối trong cộng đoàn và xã hội”

Vatican - Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 5 tháng 2 năm 2017 với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương, cũng là Chúa Nhật bảo vệ sự sống tại Italia về đề tài: “Các người nam nữ bảo vệ sự sống theo vết chân của thánh Têrêxa Calcutta”. ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa Phúc Âm Chúa Nhật trích từ Diễn văn Các Phúc Thật: “Chúng ta tất cả đều được mời gọi là ánh sáng và là muối trong môi trường sống thường ngày, bằng cách kiên trì trong nhiệm vụ làm cho thực tại con người tái sinh trong tinh thần của Tin Mừng, trong viễn tượng của Nước Thiên Chúa, và bằng cách đẩy xa các yếu tố gây ô nhiễm như ích kỷ, ghen tương, nói xấu là những thứ làm hư thối các cộng đoàn của chúng ta”. Trong bài huấn dụ, ngài nói:

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta là một phản chiếu ánh sáng của Ngài, qua chứng tá của các việc lành. Chúa nói: “Ánh sáng của các con cũng phải rạng ngời trước loài người, như thế để họ trông thấy các việc làm tốt lành của các con và vinh danh Thiên Chúa Cha của các con ở trên trời” (Mt 5,16). Các lời này nhấn mạnh rằng từ các việc lành của mình chúng ta có thể được nhận biết như các môn đệ đích thật của Đấng là Ánh Sáng trần gian, không phải trong lời nói mà từ các việc làm của chúng ta. Thật thế, nhất là cung cách hành xử của chúng ta – trong điều thiện và trong điều ác – để lại một dấu vết nơi tha nhân. Như vậy chúng ta có một bổn phận và một trách nhiệm đối với ơn đã nhận lãnh ánh sáng của đức tin ở trong chúng ta qua Chúa Kitô và hoạt động của Chúa Thánh Thần, chúng ta không được giữ nó lại như thể là của riêng mình. Trái lại chúng ta được mời gọi làm cho nó toả sáng lên trong thế giới, và trao nó cho những người khác, qua các công việc làm tốt lành. Và thế giới cần tới ánh sáng của Tin Mừng biết bao nhiêu: ánh sáng biến đổi, chữa lành và bảo đảm ơn cứu độ cho ai tiếp nhận nó! Ánh sáng này chúng ta phải đem theo với các việc lành của chúng ta.

Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Vì thế sứ mệnh của các kitô hữu trong xã hội là trao ban hương vị cho cuộc sống với đức tin và tình yêu thương, mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta, đồng thời giữ xa các mầm giống gây ô nhiễm của ích kỷ, ghen tuơng, nói xấu nói hành v…v... Các mầm giống này làm hư hỏng cuộc sống các cộng đoàn của chúng ta là các cộng đoàn, trái lại phải bừng sáng lên như các nơi của sự tiếp đón, của tình liên đới và của sự hòa giải. Để chu toàn sứ mệnh này chúng ta cần là những người đầu tiên được giải thoát khỏi sự suy đồi thối nát của các ảnh hưởng thế tục, ngược lại với Chúa Kitô và Tin Mừng; và việc thanh tẩy này không bao giờ kết thúc, nhưng được làm một cách liên tục, được làm mỗi ngày.

Từng người trong chúng ta được mời gọi là ánh sáng và là muối trong môi trường sống thường ngày, bằng cách kiên trì trong nhiệm vụ làm cho thực tại con người tái sinh trong tinh thần của Tin Mừng, trong viễn tượng của Nước Thiên Chúa. Xin sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria Rất Thánh luôn trợ giúp chúng ta, Mẹ là môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu và là mẫu gương của các tín hữu, mỗi ngày sống ơn gọi và sứ mệnh của mình trong lịch sử. Xin Mẹ của chúng ta giúp chúng ta luôn luôn để cho Chúa thanh tẩy và soi sáng, để tới lượt mình chúng ta trở thành “muối đất” và “ánh sáng trần gian”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

- ĐTC đã nhắc tới “Các người nam nữ bảo vệ sự sống noi gương thánh Terexa Calcutta”

Sau buổi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nhắc tới “Ngày bảo vệ sự sống” tại Italia về đề tài “Các người nam nữ bảo vệ sự sống noi gương thánh Terexa Calcutta”. Ngài nói:

Tôi xin hiệp nhất với các Giám Mục Italia trong việc cầu mong có một hành động can đảm giáo dục bảo vệ sự sống. Mỗi một sự sống đều thánh thiêng. Chúng ta hãy làm cho nền văn hóa sự sống tiến lên như câu trả lời cho cái luận lý gạt bỏ và cho việc suy giảm dân số. Chúng ta hãy gần gũi và cùng cầu nguyện cho các trẻ em đang ở trong hiểm nguy của việc ngưng mang thai, cũng như cho các người đang ở giai đoạn sau cùng của cuộc sống - mọi sự sống đều thánh thiêng - để đừng có ai bị bỏ cô đơn một mình, và để tình yêu bênh vực ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta hãy nhớ tới lời mẹ Têrexa: “Sư sống là vẻ đẹp, bạn hãy hâm mộ nó; sự sống là sự sống, hãy bênh vực nó!” dù là với trẻ em đang lớn lến, hay với người gần chết: mọi sự sống đều thánh thiêng!

- Những khía cạnh tế nhị chung quanh việc Huynh Đoàn Thánh Piô X tiến đến hòa giải với Vatican

TIN VATICAN - Hôm 29 tháng 1 năm 2017, nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X là Đức Giám Mục Bernard Fellay, đã xuất hiện trên chương trình truyền hình Pháp “Terres de Mission” được TV Liberté phát sóng.

Đức Cha Fellay xác nhận tiến trình đi đến một thỏa thuận đang được tiến hành và để đạt đến một giải pháp giáo luật và ghi nhận thái độ cởi mở của ĐGH Phanxicô đối với Huynh Đoàn trong bối cảnh tập trung vào các vùng “ngoại biên” của ngài.

Con đường hòa giải với nhóm ly giáo này sau biến cố Đức TGM Marcel Lefebvre tấn phong 4 Giám Mục trái phép vào năm 1988, đã được bắt đầu vào năm 2000 khi các thành viên trong Huynh Đoàn đến Rôma hành hương trong Năm Đại Thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lúc đó đã đồng ý cho việc khởi sự đàm phán. Truyền thông giữa hai bên được tăng cường dưới triều đại ĐGH Bênêđíctô XVI, với những vấn nạn về tín lý được mở ra để xem xét. ĐGH Bênêđíctô XVI là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau Công Đồng cho phép tự do sử dụng Phụng Vụ thánh lễ tiền Công Đồng và sau đó, tha vạ tuyệt thông cho bốn vị giám mục của Huynh đoàn. Trong triều đại của mình, ĐGH Phanxicô không chỉ cho phép truyền thông giữa hai bên được tiếp tục, nhưng còn đi xa hơn khi ban năng quyền giải tội cho các linh mục của Huynh Đoàn trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

- Kitô hữu càng ngày càng khó sống tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nhật báo hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ là tờ Hurriyet số ra hôm thứ Sáu, 3 tháng 2 cho biết, Kitô hữu tại nước này càng ngày càng phải gánh chịu nhiều hơn những biểu hiện thù hận. Trích dẫn một báo cáo của Hiệp hội các Giáo Hội Tin lành Thổ Nhĩ Kỳ có nhan đề “Báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền 2016”, tờ báo này lưu ý rằng những lời nói thù hận chống lại các Kitô hữu tại nước này đã tăng lên trên các phương tiện truyền thông và trong xã hội nói chung. Báo cáo lưu ý rằng các nhà thờ Kitô Giáo đang gặp mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng.

Đặc biệt trong dịp Giáng sinh và đêm giao thừa đón năm mới vừa qua, những nội dung hận thù đức tin Kitô có thể thấy nhan nhãn trên hàng loạt các biển quảng cáo dọc theo các con đường, các áp phích, các tờ rơi và cả trên Internet. Báo cáo cũng ghi nhận, nhiều học sinh đã bị bắt nạt bởi bạn cùng lớp vì đức tin và bị dọa nạt phải chuyển sang đạo Hồi. Thổ Nhĩ Kỳ có 80 triệu dân trong đó, 99.8% là người Hồi Giáo Sunni.

- ĐTC Phanxicô gửi điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình

ĐTC Phanxicô đã gửi một điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình nhằm khuyến khích các vị ấy hãy cố gắng làm thăng tiến sự hiểu biết và đối thoại giữa các dân tộc. Cuộc họp của các vị được giải thưởng Nobel Hòa Bình được diễn ra tại Bogota, nước Colombia. Điệp văn của Đức Giáo Hoàng gửi các vị này có nhắc tới bản hiệp ước hòa bình đạt được giữa chính quyền Colombia và phiến quân. ĐGH nói hiệp ước này gây cảm hứng cho tất cả các cộng đồng có thể vượt qua được sự hận thù và chia rẽ.

Trích dẫn từ sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Hoà Bình, ĐTC cầu nguyện xin cho chủ trương bất bạo động sẽ là tiêu chuẩn cho mọi quyết định, mọi mối liên hệ, mọi hành động và đương nhiên cho mọi cơ chế đời sống chính trị.

- Tổng thống Donald Trump giữ lời hứa bổ nhiệm thẩm phán phò sinh

Việc bổ nhiệm thẩm phán Gorsuch là một tin tốt lành cho các tín hữu Kitô tại Mỹ. TT Donald Trump đã giữ đúng lời hứa, bổ nhiệm một vị thẩm phán phò sinh vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Trong buổi công bố việc bổ nhiệm này hôm thứ Ba, 31 tháng 1, tổng thống nói:

“Khi thẩm phán Scalia qua đời đột ngột vào tháng Hai năm ngoái, tôi đã hứa với nhân dân Hoa Kỳ là nếu tôi được bầu làm tổng thống, tôi sẽ tìm một thẩm phán tốt nhất tại quốc gia này cho Tối Cao Pháp Viện. Tôi đã hứa chọn một người tôn trọng luật pháp của chúng ta, người đại diện cho Hiến Pháp chúng ta, yêu mến Hiến Pháp chúng ta, và là người sẽ diễn dịch những điều luật như đã được viết ra.”

Trong hơn một thập kỷ qua trong tư cách là một thẩm phán liên bang, Gorsuch đã là một người bảo vệ đáng tin cậy cho quyền tự do tôn giáo theo hiến pháp và luật định. Đáng chú ý nhất là ông đã chống lại việc chính quyền Obama từ chối xem cộng đoàn các nữ tu dòng Chị em Bé Mọn của Người Nghèo là một tổ chức tôn giáo, và buộc họ phải trả tiền cho các dịch vụ ngừa thai trong bảo hiểm sức khoẻ. Thẩm phán Gorsuch năm nay mới 49 tuổi, tuy là người Tin Lành nhưng quan điểm của ông Gorsuch rất gần gũi với đức tin Công Giáo và các học thuyết xã hội Công Giáo.

- Cuộc thăm dò tu sĩ nam nữ Hoa Kỳ khấn trọn trong năm 2016

Tin Washington DC - Năm 2016 tại Hoa Kỳ có 216 nam nữ tu sĩ khấn trọn đời, trong đó có cả linh mục. Nhân dịp này, Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng của đại học Georgetown thực hiện một cuộc thăm dò, để biết động lực các nam nữ tu sĩ đã dâng hiến trọn đời mình cho Chúa. Phân tích kết quả cuộc thăm dò cho biết như sau:

Tuổi trung bình của những nam nữ tu sĩ khấn trọn đời trong năm 2016 là 36 tuổi, người trẻ nhất là 26 và người lớn nhất là 86 tuổi.

Hơn một nửa số người trả lời cuộc thăm dò cho biết, họ suy nghĩ về ơn kêu gọi đời sống tu trì vào lúc họ dưới 18 tuổi.

Trong số các câu hỏi, có các câu hỏi về đời sống đạo đức trước khi bước vào đời sống thánh hiến. Theo kết quả thăm dò thì 66% người trả lời là, Chầu Thánh Thể là phương thức cầu nguyện trước khi bước vào tu viện.

Trong khi đó, cũng con số là 66% nói, phương thức cầu nguyện là lần hạt mân côi hay tĩnh tâm.

Gần 60% trả lời là đã trải qua linh hướng. Gần 50% nói là, nhờ việc chia sẻ đức tin hay học hỏi Kinh Thánh, trong khi đó một phần ba nói là nhờ đọc kinh nguyện.

Về chủng tộc 66% là người da trắng, 16% là Á Châu hay Thái Bình Dương và 4% là người Mỹ gốc Phi Châu.

Cuộc khảo sát cũng nghiên cứu về những người động viên cũng như người cản trở ơn kêu gọi. 50% nói, cha xứ đã khuyến khích ơn kêu gọi cho họ, trong khi đó 40% nói, bạn bè khuyến khích họ.

Cuộc khảo sát cũng cho biết, có 4% người được hỏi là trước khi bước vào đời sống tu trì, họ còn nợ tiền học là 29,100$

- Tu sĩ Nha Trang hành hương ngày quốc tế đời sống thánh hiến

Gần 250 tu sĩ thuộc tu hội dòng, tu hội đời và tu toàn tông đồ thuộc giáo phận Nha Trang đã tập trung tại Đền thánh Mẹ Nhân Lành, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, cách Nha Trang gần 40 cây số, để cử hành ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến ngày 2 tháng 2 vừa qua.

Chương trình bắt đầu lúc 9g với nửa giờ “hành hương lên đền thánh” qua đó suy gẫm về việc Mẹ Maria xưa đã “đon đả lên đường về miền núi” (Lc 1, 39) phục vụ bà chị Isave, vì Mẹ vừa thưa lại với thiên sứ Gabriel rằng “này tôi là tôi tớ Chúa” thì cũng phải trung thực mà “làm tôi tớ loài người,” hai mặt của một lòng mến. Mến Chúa thì phải yêu người. Ai nói mến Chúa mà không yêu người là kẻ nói dối (x. 1Ga 4,20). Ai nói mình là “tôi tớ Chúa” mà không làm “tôi tớ người” thì cũng không trung thực!

Ngày hành hương của tu sĩ kết thúc với bữa cơm trưa gia đình gồm cơm canh cá… đúng nghĩa là “cơm.” Đức Cha đã cùng dùng bữa với các tu sĩ.

- Gần 500 Dự tu Giáo phận Vinh tham dự ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới 2017

Với chủ đề: “Hãy theo Thầy”, ngày hội ngộ và tĩnh tâm hôm mồng 1 tháng 2 năm 2017 tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh, đã thu hút gần 500 em dự tu thuộc giáo phận Vinh tham dự.

Ngày hội ngộ và tĩnh tâm của anh em dự tu còn vinh dự có sự hiện diện của quý Đức Cha, Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám đốc Đại Chủng Viện và quý cha trong ban Mục vụ Ơn gọi. Cũng trong dịp này, Đức Cha Phaolô đã thông báo, bổ nhiệm cha Phêrô Trần Cầu Hoa đặc trách lớp Dự tu giáo phận Vinh.

Chương trình ngày tĩnh tâm được bắt đầu với chủ đề ngày đầu tĩnh tâm: Hãy theo Thầy. Đây là lời mời gọi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày xưa, và cũng là lời mời gọi của Chúa dành cho các bạn hôm nay. Bởi thế, mục đích của chương trình là giúp các dự tu khám phá lời mời gọi của Thiên Chúa, và biết quảng đại đáp trả lời mời gọi của Ngài”.

Trong phần hai nói về: “Điều kiện để theo Chúa”. Nội dung của phần này gồm ba điểm chính: Sống khó nghèo vì Nước Trời; Sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi không được tính toán, do dự; Muốn trở thành môn đệ Đức Kitô thì phải biết từ bỏ, từ bỏ những thú vui, những lời mời gọi của thế gian.

- Chiến dịch cứu Giáo Xứ Đông Yên, Việt Nam

Anh Josh Nguyễn Văn Thông, thành viên của "Chiến Dịch Cứu Giáo Xứ Đông Yên" tường thuật về buổi hội thảo với chủ đề " Sự Thách Thức và Cơ Hội Phát Triển Xã Hội Dân Sự Tại Việt Nam" đã diễn ra tại tòa nhà Rayburn thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 1 tháng 2 năm 2017
 
Văn Hóa
Thăm thành Willemstad trên đảo Curacao trong vùng biển Antilles Caribbean
John
16:36 06/02/2017
CARIBBEAN - CARUCAO: Trong chuyến du lịch làm Tuyên úy cho cruise Holland America thăm các đảo tại vùng Bahamas và Caribbean rồi đi thăm các quốc gia Nam Mỹ, ngày 6/2, tầu du lịch chúng tôi ghé Thủ đô Willemstad của Curaçao, một hòn đảo thuộc Caribbean, nằm cách 35 miles phía Bắc Venezuela và 42 miles phía đông đảo Aruba. Hòn đảo này rất nhỏ bề dài là 10 miles và rộng 5 miles. Đây là nơi du lịch thời danh lôi cuốn nhiều du khách đến nghỉ mát. Dân chúng trên đảo có chừng 170.000 người và đa số nói nhiều thứ tiếng như Anh, Hòa Lan, Tây ban nha và Papiemento. Hiện đảo này vẫn còn thuộc Hòa Lan.

Xem hình

Willemstad vẫn còn cổ kính như khi người Hòa Lan tới lập cư ở đây vào năm 1634, chỉ 10 năm sau khi thành lập New Amsterdam, sau này được gọi là New York. Tuy dù thời gian người Hoà Lan thành lập và cai trị New Amsterdam tương đối ngắn, nhưng Curaçao vẫn là một phần của Hà Lan cho đến ngày nay.

Muốn nhìn toàn cảnh thành phố bạn hãy leo lên một chiếc xe bus du lịch có máy lạnh tại các bến tàu và hãy thả lòng thư giãn và bắt đầu cuộc du hành xem quang cảnh Curacao. Trước hết xe sẽ đi qua qua khu phố Otrobanda của thành Willemstad. Khu này được thành lập vào năm 1707, Otrobanda là phần mới của thành phố và nguyên ngữ có nghĩa là 'bên kia'. Bạn sẽ thấy những dẫy nhà đáng yêu các nhà và biệt thự lịch sử khi xe qua cầu Emma Queen - cây cầu nổi tiếng nối liền hai bên bờ Willemstad.

Tới thăm trung tâm Willemstad ta nhận ra ngay nét độc đáo là lịch sử độc đáo của kiến trúc Hòa Lan và cách sơn mầu chói chang và là nét đặc thù phấn màu Caribbean. Những dẫy nhà san sát nhau với nhiều mầu sắc ra nhìn ra vịnh Sint Anna, một đường thủy chia thành phố ra thành hai và kết nối Caribbean với vịnh Schottegat Bay. Tản bộ theo con đường 2 bên bờ sông du khách thấy những tầu đánh cá vừa đưa cá về bến và bầy bán ngay tại đó, đi thêm chút nữa bạn sẽ thấy những sạp bán trại cây nhiệt đới, hoa quả và đủ thứ đặc sản đồng nội.

Thời huyền thoại của Willemstad xưa kia còn có thể được khám phá tại các nơi như Hội bảo tồn Kura Hulanda hay trong Bảo tàng Hàng hải Curaçao, nhưng thực tế thành Willemstad hiện vẫn là một thành phố sinh động và đầy mầu sắc. Đi vào trong trung tâm thành phố, bạn vẫn thấy những kiến trúc cổ xưa như tòa thị chính, bưu điện, casino…

Muốn trải nghiệm nét văn hóa đặc thù của Curaçao duy nhất có tại vùng Antilles Hà Lan này thì bạn hãy dừng chân ở Riffort Village và chụp những bức hình làm kỷ niệm, ngắm cầu Emma Bridge, quan sát các biệt thự thương gia phong cách thuộc địa và Pháo đài Amsterdam.

Khi thăm Willewmstad tôi đã không bỏ qua thăm nhà thờ St Anne, nhà thờ cỏ kính nhất ở đây có đến 400 năm tuổi mà bên trong trên hai bên tường có rất nhiều tượng các thánh, nhất là các thánh thuộc dòng Đa minh.

Toàn bộ trung tâm lịch sử của Willemstad đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Điểm nổi bật của nơi hội tụ đa văn hóa này có thể thấy được khi bạn dừng chân lại và đi một vòng chợ nổi và một chuyến đi thăm nhà máy chưng cất rượu ở Curaçao để hương vị mùi rượu mạnh liqueur nổi tiếng địa phương này trào dâng vào lồng ngực của bạn. Rượu liquer ở đây rất nổi tiếng.

Nếu có giờ du khách có thể đến thăm Vườn Dinah Veeris có các cây thuốc truyền thống và lịch sử. Tại đây có các phụ nữ chuyên chế thuốc và họ sẽ dẫn bạn qua khu vườn tuyệt vời này. Trong một cách đầy màu sắc và thú vị, bạn sẽ tìm hiểu về các cây ở đây và sự đa dạng của các loại thảo mộc và sử dụng khác nhau của họ. Bạn sẽ tìm thấy các khu nhà nhỏ ở sau vườn, trong đó giới thiệu cách mọi người sống với nhau như thuở xa xưa thế nào. Trong cửa hàng của họ có rất nhiều sản phẩm tự nhiên và thảo dược để bán.

Tai khu rộng rãi có bóng mát du khách có thể thưởng thức một chương trình văn hóa dân gian quyến rũ. Vũ công trong trang phục truyền thống nhảy điệu Tumba và Wapa - những điệu nhảy nhịp nhàng truyền thống của hòn đảo. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn gặp gỡ người dân địa phương và hội nhập và nhịp sống của dân chúng miền Caribbean.

Các kỳ quan thiên nhiên cũng đang chờ đợi du khách như: Một số điểm lặn tuyệt vời và snorkeling đẹp nhất của Caribbean nằm ở đây.



Sáng nay tôi đã chọn Tour du lịch “Thăm Hang động Hato” điểm nổi bật của Curaçao. Hang Hato nằm sát bên phi trường Hato cách Willemstad 12 cây số. Các hang động Hato được thiên nhiên tạo thành từ đá vôi tuyệt đẹp, có nhiều phòng và có nơi rộng được gọi là “cathedral”, lại có nơi khác gọi là “hang tuyệt với” vì tại nơi đây, trên một khối đá cao có tượng nhỏ được đặt tên là Madonna (Đức Mẹ bồng con) nổi tiếng. Tiếc rằng trong hang động không cho chụp hình nên không có ảnh này. Các hang động có chứa những khối đá ấn tượng và nhũ đá kỳ dị. Tuy nhiên nếu so sánh với các hang động khác mà tôi đã đi thăm như ở Quế Lâm bên Trung quốc, hay hang động tại vịnh Hạ Long hoặc hang động tại Hy Lạp thì hang này cũng không có gì đặc biệt và đẹp như các hang tôi mới kể trên.

Vào buổi chiều và về đêm, du khách có thể ra ngoài bờ đê gần pháo đài Amsterdam từ đó bạn sẽ thấy một loạt các nhà hàng ăn sang trọng và các quán bar với tiếng nhạc rộn ràng đang chờ đón buổi ăn tối hay một buổi khiêu vũ và văn nghệ bỏ túi… Một bữa ăn ở Willemstad sẽ cho du khách trải nghiệm sự đa dạng thực phẩm và hương vị đáng ngạc nhiên của các món ăn của đảo, đúng là các món ăn phản ánh ảnh hưởng của châu Âu, Caribbean và Mỹ Latin.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đào
Joseph Ngọc Phạm
21:07 06/02/2017
HOA ĐÀO
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Xuân về có đủ thứ hoa
Nhưng mà nổi nhất vẫn là đào kia
Trải qua những nắng cùng mưa
Nở ra đỏ rực giữa trưa nắng vàng
Ong bướm kéo đến từng đàn…
(Trích thơ của Nguyên Hữu)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 5/2/2017
VietCatholic Network
12:46 06/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Đức Thánh Cha diễn giải “Chúng ta là ánh sáng và muối ngăn chặn hư thối trong cộng đoàn và xã hội”

2. ĐTC đã nhắc tới “Các người nam nữ bảo vệ sự sống noi gương thánh Terexa Calcutta”

3. Chung quanh việc Huynh Đoàn Thánh Piô Mười tiến đến hòa giải với Vatican

4. Kitô hữu càng ngày càng khó sống tại Thổ Nhĩ Kỳ

5. ĐTC Phanxicô gửi điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình

6. Tổng thống Donald Trump giữ lời hứa bổ nhiệm thẩm phán phò sinh

7. Cuộc thăm dò tu sĩ nam nữ Hoa Kỳ khấn trọn trong năm 2016

8. Tu sĩ Nha Trang hành hương ngày quốc tế đời sống thánh hiến

9. Gần 500 Dự tu Giáo phận Vinh tham dự ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới 2017

10. Chiến dịch cứu Giáo Xứ Đông Yên, Việt Nam

11. Video: Liên đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ mừng Tết

Sau đây mời qúi vị nghe phần tin chi tiết của chúng tôi:

- ĐTC diễn giải “Chúng ta là ánh sáng và muối ngăn chặn hư thối trong cộng đoàn và xã hội”

Vatican - Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 5 tháng 2 năm 2017 với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương, cũng là Chúa Nhật bảo vệ sự sống tại Italia về đề tài: “Các người nam nữ bảo vệ sự sống theo vết chân của thánh Têrêxa Calcutta”. ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa Phúc Âm Chúa Nhật trích từ Diễn văn Các Phúc Thật: “Chúng ta tất cả đều được mời gọi là ánh sáng và là muối trong môi trường sống thường ngày, bằng cách kiên trì trong nhiệm vụ làm cho thực tại con người tái sinh trong tinh thần của Tin Mừng, trong viễn tượng của Nước Thiên Chúa, và bằng cách đẩy xa các yếu tố gây ô nhiễm như ích kỷ, ghen tương, nói xấu là những thứ làm hư thối các cộng đoàn của chúng ta”. Trong bài huấn dụ, ngài nói:

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta là một phản chiếu ánh sáng của Ngài, qua chứng tá của các việc lành. Chúa nói: “Ánh sáng của các con cũng phải rạng ngời trước loài người, như thế để họ trông thấy các việc làm tốt lành của các con và vinh danh Thiên Chúa Cha của các con ở trên trời” (Mt 5,16). Các lời này nhấn mạnh rằng từ các việc lành của mình chúng ta có thể được nhận biết như các môn đệ đích thật của Đấng là Ánh Sáng trần gian, không phải trong lời nói mà từ các việc làm của chúng ta. Thật thế, nhất là cung cách hành xử của chúng ta – trong điều thiện và trong điều ác – để lại một dấu vết nơi tha nhân. Như vậy chúng ta có một bổn phận và một trách nhiệm đối với ơn đã nhận lãnh ánh sáng của đức tin ở trong chúng ta qua Chúa Kitô và hoạt động của Chúa Thánh Thần, chúng ta không được giữ nó lại như thể là của riêng mình. Trái lại chúng ta được mời gọi làm cho nó toả sáng lên trong thế giới, và trao nó cho những người khác, qua các công việc làm tốt lành. Và thế giới cần tới ánh sáng của Tin Mừng biết bao nhiêu: ánh sáng biến đổi, chữa lành và bảo đảm ơn cứu độ cho ai tiếp nhận nó! Ánh sáng này chúng ta phải đem theo với các việc lành của chúng ta.

Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Vì thế sứ mệnh của các kitô hữu trong xã hội là trao ban hương vị cho cuộc sống với đức tin và tình yêu thương, mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta, đồng thời giữ xa các mầm giống gây ô nhiễm của ích kỷ, ghen tuơng, nói xấu nói hành v…v... Các mầm giống này làm hư hỏng cuộc sống các cộng đoàn của chúng ta là các cộng đoàn, trái lại phải bừng sáng lên như các nơi của sự tiếp đón, của tình liên đới và của sự hòa giải. Để chu toàn sứ mệnh này chúng ta cần là những người đầu tiên được giải thoát khỏi sự suy đồi thối nát của các ảnh hưởng thế tục, ngược lại với Chúa Kitô và Tin Mừng; và việc thanh tẩy này không bao giờ kết thúc, nhưng được làm một cách liên tục, được làm mỗi ngày.

Từng người trong chúng ta được mời gọi là ánh sáng và là muối trong môi trường sống thường ngày, bằng cách kiên trì trong nhiệm vụ làm cho thực tại con người tái sinh trong tinh thần của Tin Mừng, trong viễn tượng của Nước Thiên Chúa. Xin sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria Rất Thánh luôn trợ giúp chúng ta, Mẹ là môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu và là mẫu gương của các tín hữu, mỗi ngày sống ơn gọi và sứ mệnh của mình trong lịch sử. Xin Mẹ của chúng ta giúp chúng ta luôn luôn để cho Chúa thanh tẩy và soi sáng, để tới lượt mình chúng ta trở thành “muối đất” và “ánh sáng trần gian”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

- ĐTC đã nhắc tới “Các người nam nữ bảo vệ sự sống noi gương thánh Terexa Calcutta”

Sau buổi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nhắc tới “Ngày bảo vệ sự sống” tại Italia về đề tài “Các người nam nữ bảo vệ sự sống noi gương thánh Terexa Calcutta”. Ngài nói:

Tôi xin hiệp nhất với các Giám Mục Italia trong việc cầu mong có một hành động can đảm giáo dục bảo vệ sự sống. Mỗi một sự sống đều thánh thiêng. Chúng ta hãy làm cho nền văn hóa sự sống tiến lên như câu trả lời cho cái luận lý gạt bỏ và cho việc suy giảm dân số. Chúng ta hãy gần gũi và cùng cầu nguyện cho các trẻ em đang ở trong hiểm nguy của việc ngưng mang thai, cũng như cho các người đang ở giai đoạn sau cùng của cuộc sống - mọi sự sống đều thánh thiêng - để đừng có ai bị bỏ cô đơn một mình, và để tình yêu bênh vực ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta hãy nhớ tới lời mẹ Têrexa: “Sư sống là vẻ đẹp, bạn hãy hâm mộ nó; sự sống là sự sống, hãy bênh vực nó!” dù là với trẻ em đang lớn lến, hay với người gần chết: mọi sự sống đều thánh thiêng!

- Những khía cạnh tế nhị chung quanh việc Huynh Đoàn Thánh Piô X tiến đến hòa giải với Vatican

TIN VATICAN - Hôm 29 tháng 1 năm 2017, nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X là Đức Giám Mục Bernard Fellay, đã xuất hiện trên chương trình truyền hình Pháp “Terres de Mission” được TV Liberté phát sóng.

Đức Cha Fellay xác nhận tiến trình đi đến một thỏa thuận đang được tiến hành và để đạt đến một giải pháp giáo luật và ghi nhận thái độ cởi mở của ĐGH Phanxicô đối với Huynh Đoàn trong bối cảnh tập trung vào các vùng “ngoại biên” của ngài.

Con đường hòa giải với nhóm ly giáo này sau biến cố Đức TGM Marcel Lefebvre tấn phong 4 Giám Mục trái phép vào năm 1988, đã được bắt đầu vào năm 2000 khi các thành viên trong Huynh Đoàn đến Rôma hành hương trong Năm Đại Thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lúc đó đã đồng ý cho việc khởi sự đàm phán. Truyền thông giữa hai bên được tăng cường dưới triều đại ĐGH Bênêđíctô XVI, với những vấn nạn về tín lý được mở ra để xem xét. ĐGH Bênêđíctô XVI là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau Công Đồng cho phép tự do sử dụng Phụng Vụ thánh lễ tiền Công Đồng và sau đó, tha vạ tuyệt thông cho bốn vị giám mục của Huynh đoàn. Trong triều đại của mình, ĐGH Phanxicô không chỉ cho phép truyền thông giữa hai bên được tiếp tục, nhưng còn đi xa hơn khi ban năng quyền giải tội cho các linh mục của Huynh Đoàn trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

- Kitô hữu càng ngày càng khó sống tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nhật báo hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ là tờ Hurriyet số ra hôm thứ Sáu, 3 tháng 2 cho biết, Kitô hữu tại nước này càng ngày càng phải gánh chịu nhiều hơn những biểu hiện thù hận. Trích dẫn một báo cáo của Hiệp hội các Giáo Hội Tin lành Thổ Nhĩ Kỳ có nhan đề “Báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền 2016”, tờ báo này lưu ý rằng những lời nói thù hận chống lại các Kitô hữu tại nước này đã tăng lên trên các phương tiện truyền thông và trong xã hội nói chung. Báo cáo lưu ý rằng các nhà thờ Kitô Giáo đang gặp mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng.

Đặc biệt trong dịp Giáng sinh và đêm giao thừa đón năm mới vừa qua, những nội dung hận thù đức tin Kitô có thể thấy nhan nhãn trên hàng loạt các biển quảng cáo dọc theo các con đường, các áp phích, các tờ rơi và cả trên Internet. Báo cáo cũng ghi nhận, nhiều học sinh đã bị bắt nạt bởi bạn cùng lớp vì đức tin và bị dọa nạt phải chuyển sang đạo Hồi. Thổ Nhĩ Kỳ có 80 triệu dân trong đó, 99.8% là người Hồi Giáo Sunni.

- ĐTC Phanxicô gửi điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình

ĐTC Phanxicô đã gửi một điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình nhằm khuyến khích các vị ấy hãy cố gắng làm thăng tiến sự hiểu biết và đối thoại giữa các dân tộc. Cuộc họp của các vị được giải thưởng Nobel Hòa Bình được diễn ra tại Bogota, nước Colombia. Điệp văn của Đức Giáo Hoàng gửi các vị này có nhắc tới bản hiệp ước hòa bình đạt được giữa chính quyền Colombia và phiến quân. ĐGH nói hiệp ước này gây cảm hứng cho tất cả các cộng đồng có thể vượt qua được sự hận thù và chia rẽ.

Trích dẫn từ sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Hoà Bình, ĐTC cầu nguyện xin cho chủ trương bất bạo động sẽ là tiêu chuẩn cho mọi quyết định, mọi mối liên hệ, mọi hành động và đương nhiên cho mọi cơ chế đời sống chính trị.

- Tổng thống Donald Trump giữ lời hứa bổ nhiệm thẩm phán phò sinh

Việc bổ nhiệm thẩm phán Gorsuch là một tin tốt lành cho các tín hữu Kitô tại Mỹ. TT Donald Trump đã giữ đúng lời hứa, bổ nhiệm một vị thẩm phán phò sinh vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Trong buổi công bố việc bổ nhiệm này hôm thứ Ba, 31 tháng 1, tổng thống nói:

“Khi thẩm phán Scalia qua đời đột ngột vào tháng Hai năm ngoái, tôi đã hứa với nhân dân Hoa Kỳ là nếu tôi được bầu làm tổng thống, tôi sẽ tìm một thẩm phán tốt nhất tại quốc gia này cho Tối Cao Pháp Viện. Tôi đã hứa chọn một người tôn trọng luật pháp của chúng ta, người đại diện cho Hiến Pháp chúng ta, yêu mến Hiến Pháp chúng ta, và là người sẽ diễn dịch những điều luật như đã được viết ra.”

Trong hơn một thập kỷ qua trong tư cách là một thẩm phán liên bang, Gorsuch đã là một người bảo vệ đáng tin cậy cho quyền tự do tôn giáo theo hiến pháp và luật định. Đáng chú ý nhất là ông đã chống lại việc chính quyền Obama từ chối xem cộng đoàn các nữ tu dòng Chị em Bé Mọn của Người Nghèo là một tổ chức tôn giáo, và buộc họ phải trả tiền cho các dịch vụ ngừa thai trong bảo hiểm sức khoẻ. Thẩm phán Gorsuch năm nay mới 49 tuổi, tuy là người Tin Lành nhưng quan điểm của ông Gorsuch rất gần gũi với đức tin Công Giáo và các học thuyết xã hội Công Giáo.

- Cuộc thăm dò tu sĩ nam nữ Hoa Kỳ khấn trọn trong năm 2016

Tin Washington DC - Năm 2016 tại Hoa Kỳ có 216 nam nữ tu sĩ khấn trọn đời, trong đó có cả linh mục. Nhân dịp này, Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng của đại học Georgetown thực hiện một cuộc thăm dò, để biết động lực các nam nữ tu sĩ đã dâng hiến trọn đời mình cho Chúa. Phân tích kết quả cuộc thăm dò cho biết như sau:

Tuổi trung bình của những nam nữ tu sĩ khấn trọn đời trong năm 2016 là 36 tuổi, người trẻ nhất là 26 và người lớn nhất là 86 tuổi.

Hơn một nửa số người trả lời cuộc thăm dò cho biết, họ suy nghĩ về ơn kêu gọi đời sống tu trì vào lúc họ dưới 18 tuổi.

Trong số các câu hỏi, có các câu hỏi về đời sống đạo đức trước khi bước vào đời sống thánh hiến. Theo kết quả thăm dò thì 66% người trả lời là, Chầu Thánh Thể là phương thức cầu nguyện trước khi bước vào tu viện.

Trong khi đó, cũng con số là 66% nói, phương thức cầu nguyện là lần hạt mân côi hay tĩnh tâm.

Gần 60% trả lời là đã trải qua linh hướng. Gần 50% nói là, nhờ việc chia sẻ đức tin hay học hỏi Kinh Thánh, trong khi đó một phần ba nói là nhờ đọc kinh nguyện.

Về chủng tộc 66% là người da trắng, 16% là Á Châu hay Thái Bình Dương và 4% là người Mỹ gốc Phi Châu.

Cuộc khảo sát cũng nghiên cứu về những người động viên cũng như người cản trở ơn kêu gọi. 50% nói, cha xứ đã khuyến khích ơn kêu gọi cho họ, trong khi đó 40% nói, bạn bè khuyến khích họ.

Cuộc khảo sát cũng cho biết, có 4% người được hỏi là trước khi bước vào đời sống tu trì, họ còn nợ tiền học là 29,100$

- Tu sĩ Nha Trang hành hương ngày quốc tế đời sống thánh hiến

Gần 250 tu sĩ thuộc tu hội dòng, tu hội đời và tu toàn tông đồ thuộc giáo phận Nha Trang đã tập trung tại Đền thánh Mẹ Nhân Lành, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, cách Nha Trang gần 40 cây số, để cử hành ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến ngày 2 tháng 2 vừa qua.

Chương trình bắt đầu lúc 9g với nửa giờ “hành hương lên đền thánh” qua đó suy gẫm về việc Mẹ Maria xưa đã “đon đả lên đường về miền núi” (Lc 1, 39) phục vụ bà chị Isave, vì Mẹ vừa thưa lại với thiên sứ Gabriel rằng “này tôi là tôi tớ Chúa” thì cũng phải trung thực mà “làm tôi tớ loài người,” hai mặt của một lòng mến. Mến Chúa thì phải yêu người. Ai nói mến Chúa mà không yêu người là kẻ nói dối (x. 1Ga 4,20). Ai nói mình là “tôi tớ Chúa” mà không làm “tôi tớ người” thì cũng không trung thực!

Ngày hành hương của tu sĩ kết thúc với bữa cơm trưa gia đình gồm cơm canh cá… đúng nghĩa là “cơm.” Đức Cha đã cùng dùng bữa với các tu sĩ.

- Gần 500 Dự tu Giáo phận Vinh tham dự ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới 2017

Với chủ đề: “Hãy theo Thầy”, ngày hội ngộ và tĩnh tâm hôm mồng 1 tháng 2 năm 2017 tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh, đã thu hút gần 500 em dự tu thuộc giáo phận Vinh tham dự.

Ngày hội ngộ và tĩnh tâm của anh em dự tu còn vinh dự có sự hiện diện của quý Đức Cha, Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám đốc Đại Chủng Viện và quý cha trong ban Mục vụ Ơn gọi. Cũng trong dịp này, Đức Cha Phaolô đã thông báo, bổ nhiệm cha Phêrô Trần Cầu Hoa đặc trách lớp Dự tu giáo phận Vinh.

Chương trình ngày tĩnh tâm được bắt đầu với chủ đề ngày đầu tĩnh tâm: Hãy theo Thầy. Đây là lời mời gọi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày xưa, và cũng là lời mời gọi của Chúa dành cho các bạn hôm nay. Bởi thế, mục đích của chương trình là giúp các dự tu khám phá lời mời gọi của Thiên Chúa, và biết quảng đại đáp trả lời mời gọi của Ngài”.

Trong phần hai nói về: “Điều kiện để theo Chúa”. Nội dung của phần này gồm ba điểm chính: Sống khó nghèo vì Nước Trời; Sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi không được tính toán, do dự; Muốn trở thành môn đệ Đức Kitô thì phải biết từ bỏ, từ bỏ những thú vui, những lời mời gọi của thế gian.

- Chiến dịch cứu Giáo Xứ Đông Yên, Việt Nam

Anh Josh Nguyễn Văn Thông, thành viên của "Chiến Dịch Cứu Giáo Xứ Đông Yên" tường thuật về buổi hội thảo với chủ đề " Sự Thách Thức và Cơ Hội Phát Triển Xã Hội Dân Sự Tại Việt Nam" đã diễn ra tại tòa nhà Rayburn thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 1 tháng 2 năm 2017
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 07/02/2017: Câu chuyện “Hướng Về Nagasaki”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:19 06/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Không thể sống đời sống Kitô hữu nếu không ghi nhớ ký ức, không hy vọng và không can đảm

Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi sự hèn nhát, khỏi sự sợ hãi. Chúng ta đừng quên những điều ấy. Chúng ta đã hãy sống với đầy hy vọng, can đảm và kiên nhẫn. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Sáu 27 tháng Giêng tại nhà nguyện Marta.

Bài đọc trích thư gửi tín hữu Do thái nói: “Anh em thân mến, anh em hãy nhớ lại những ngày trước”: những ngày đầy lòng nhiệt thành, những ngày tiến tới trong đức tin, những ngày vừa bắt đầu sống đức tin, những ngày phải đương đầu với bao đau khổ lớn lao… Anh em không thể hiểu đời sống Kitô hữu mà không ghi nhớ ký ức. Anh em cũng không thể hiểu đời sống thiêng liêng nếu không ghi nhớ ký ức. Anh em không thể sống đời sống Kitô hữu nếu không ghi nhớ ký ức.

Đó là ký ức về ơn cứu độ của Thiên Chúa trong cuộc sống của bản thân mình. Giữa những chao đảo của cuộc sống, Chúa đã cứu từng người chúng ta. Ký ức ấy là ơn Chúa ban cho ta và là ơn để ta nguyện xin cùng Chúa. Chúng ta thưa lên: “Lạy Chúa, xin đừng quên dấu ấn của Ngài trong đời con; con sẽ không quên những giây phút sáng tươi cũng như khi tăm tối, những niềm vui và những thập giá”. Các Kitô hữu là những người luôn khắc ghi ký ức trong tâm khảm.

Với niềm hy vọng, chúng ta nhìn tới tương lai. Anh chị em không thể là Kitô hữu nếu anh chị em không ghi khắc ký ức, cũng thế anh chị em không thể sống đời Kitô hữu nếu anh chị em không nhìn tới tương lai trong niềm hy vọng được gặp gỡ Chúa. Chúa có thể nói: “Một ít lâu nữa…” Ồ, sự sống tựa hơi thở phải không? Đổi thay. Khi một người còn trẻ, người ấy nghĩ rằng vẫn còn nhiều thời giờ phía trước, nhưng cuộc sống dạy cho chúng ta rằng thời gian đang trôi đi. Chẳng bao lâu nữa, tôi hy vọng gặp sẽ Ngài. Cuộc sống luôn có những giằng co đong đầy giữa ký ức và hy vọng, giữa quá khứ và tương lai.

Đừng có tâm hồn co cụm chật hẹp… Có những điều răn dành cho mọi người. Điều ấy là phải, nhưng đừng để cho các điều răn ấy bóp nghẹt anh chị em. Vì nếu không cẩn thận, các điều luật sẽ lấy mất khỏi anh chị em những ơn phúc và hy vọng. Anh chị em đừng lãng quên biết bao ơn lành đã lãnh nhận. Hãy ghi khắc vào tâm can và bước đi với niềm hy vọng.

Cái hiện tại của người Kitô hữu tựa như một người đi trên đường và gặp cơn mưa bất chợt. Vì người ấy không đem theo áo đủ tốt, nên khi bị mưa làm cho ướt, người ấy co rúm lại… Và có những tâm hồn co rúm co cụm như thế… Đó là sự nhát đảm. Sự nhát đảm ấy làm cho chúng ta mất ký ức, mất hy vọng, mất đi lòng dũng cảm. Còn Thiên Chúa, Ngài tăng sức cho chúng ta mỗi ngày, để giúp chúng ta có một ký ức sống động, một niềm hy vọng lớn mạnh. Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự nhu nhược nhát đảm, khỏi nỗi sợ hãi, khỏi sự co cụm của một tâm hồn chỉ lo tự vệ. Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất.”

2. Câu chuyện “Hướng Về Nagasaki”

Nagasaki là một thành phố đã bị trái bom hạt nhân thứ hai tiêu hủy cùng với hàng trăm ngàn sinh linh vào nămm1945. Khoảng 350 năm trước đó, vào tháng 2 năm 1597, 26 vị tử đạo đã bị treo vào thập tự trên một ngọn đồi quay mặt hướng về thành phố Nagasaki. Họ là những linh mục truyền giáo, tu sĩ, giáo dân. Họ là những người thuộc dòng Thánh Phanxico, dòng Tên và thành viên của dòng 3 Phanxico. Họ thuộc loại giai cấp xã hội: là những giáo lý viên, nông dân, y sĩ, những người giúp việc và ở mọi lứa tuổi, nhưng tất cả 26 vị được kết hợp trong cùng với một đức tin và một tình yêu Thiên Chúa và Giáo Hội.

Khi các nhà truyền giáo trở lại Nhật vào những năm 1860, họ ngỡ là sẽ không tìm thấy một dấu vết nào của Thiên Chúa Giáo nữa. Nhưng sau khi đã thiết lập được vài công đoạn bé nhỏ, các Ngài ngạc nhiên khám phá ra hàng ngàn tín hữu sinh sống quanh thành phố Nagasaki vẫn âm thầm, lén lút giữ vững Ðức Tin mà 26 vị tử đạo đã anh dũng tuyên xưng.

Vào năm 1617, 26 vị này được phong á thánh và cuối cùng được tôn phong hiển thánh vào năm 1862.

“Bản án tử hình của chúng tôi có ghi rằng những người bị hành quyết này đã đến từ Phi Luật Tân. Nhưng tôi, tôi không đến từ Phi Luật Tân. Tôi là người Nhật chính tông. Lý do tôi bị xử án là vì tôi đã rao giảng đức tin Kitô và thật đúng như vậy, tôi đã rao giảng Tin Mừng này. Tôi cảm tạ Chúa vì tôi được chết vì rao truyền danh Ngài. Tôi tin tưởng là tôi đã rao giảng sự thật và muốn nói với các bạn những lời cuối cùng này: Hãy cầu xin ơn Thiên Chúa giúp các bạn được hạnh phúc. Tôi vâng lời Chúa Giêsu và vâng lệnh Ngài, tôi tha thứ cho những người xử tử tôi. Tôi không oán ghét họ. Tôi cầu khẩn Thiên Chúa thương xót tất cả các bạn và tôi hy vọng máu tôi sẽ tuôn rơi trên đồng bào tôi như là những giọt mưa giúp phát sinh nhiều hoa trái”.

Ðó là lời phát biểu cuối cùng khi đang bị treo trên thập tự của thầy Phaolô Miki, người Nhật thuộc dòng Tên, người được biết đến nhiều nhất trong số 26 vị tử đạo tại Nhật.

Ngày nay, một thời đại mới đã khởi đầu cho Giáo Hội Nhật. Tuy là một thiểu số khiêm nhường, nhưng những người Công Giáo tại Nhật được mọi người kính nể và được hưởng tự do hoàn toàn tiếp tục rao giảng Tin Mừng và niềm tin Thánh Phaolô Miki đã rao giảng trong cuộc sống của Ngài và trong những giây phút sắp lìa trần.

Ước gì sự xác tin, lòng can đảm va sự sẵn sàng tha thứ của Thánh Miki được tiếp tục sống mãi trong tâm hồn các anh chị em tín hữu Nhật và trong tất cả chúng ta.

3. Này con đây

Lịch sử cứu độ chính là câu chuyện về lời thưa “Này con đây!”. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 24 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta

Theo bài đọc trích thư gửi tín hữu Do thái, khi đến thế gian, Chúa Kitô nói: “Lạy Cha, của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Ngài không muốn. Thì này con đây, con đến để thi hành thánh ý Cha”. Lịch sử cứu độ chính là câu chuyện về lời thưa “Này con đây!”. Sau khi Adam lẩn trốn vì sợ hãi Thiên Chúa, Chúa đã bắt đầu gọi mời và lắng nghe những lời đáp lại “Này con đây! Con sẵn lòng. Con sẵn sàng.” Những lời ấy được vang lên trong dòng lịch sử qua lời thưa của Abraham, của Mose, Elia, Isaia, Gieremia, cho tới lời thưa xin vâng tuyệt hảo của Mẹ Maria, và chóp đỉnh là lời thưa xin vâng của chính Chúa Giêsu. Lịch sử của lời thưa “Này con đây!” không phải theo kiểu tự động, bởi vì Thiên Chúa ngỏ lời với những ai Ngài mời gọi.

Thiên Chúa luôn luôn đối thoại với những ai mà Ngài ngỏ lời trên con đường này, con đường của tiếng thưa “Này con đây!”. Thiên Chúa hết sức kiên nhẫn. Khi đọc sách ông Gióp, chúng ta thấy tất cả những lời than vãn, những điều không hiểu, những phản ứng, và Chúa đã nói với ông, Chúa sửa đổi tâm hồn ông… và cuối cùng, ông thú nhận: “Vâng. Lạy Chúa, Chúa thật phải lẽ. Lâu nay con chỉ biết Chúa dựa vào những tiếng đồn thổi. Giờ đây mắt con đã nhìn thấy Ngài”. Đó là lời thưa xin vâng, và đời sống Kitô hữu là thế, là thân thưa: Này con đây, con đến để thực thi ý Chúa. Hết lần này đến lần khác… Thật là tuyệt khi đọc Kinh Thánh, vì ở đó chúng ta tìm thấy những lời thân thưa của dân đối với Chúa, đó là những câu trả lời và điều ấy quá đẹp: “Này con đây, con đến để làm theo ý Ngài”.

Làm thế nào để tôi có thể thưa lên lời xin vâng “Này con đây!” đối với Thiên Chúa? Có lẽ tôi giống như Adam, tức là chạy trốn, ẩn núp và không đáp lại. Hoặc là khi Chúa gọi tôi, thay vì thưa lên “Này con đây!” thì tôi lại nói “Chúa muốn gì ở con chứ?”. Hoặc là tôi trốn chạy giống như Giona, ông không muốn làm điều Chúa nói với ông. Hoặc là tôi chỉ giả bộ làm theo ý Chúa, tức là chỉ sống kiểu bề ngoài thôi, giống như các kinh sư và luật sĩ, và Chúa Giêsu đã mắng cho những người như thế là kẻ đạo đức giả. Hoặc là chúng ta sống kiểu ““chọn đường khác mà đi” giống như các thầy Levi và thầy tư tế trong câu chuyện người Samari nhân hậu. Vì thầy Levi và thầy tư tế trong câu chuyện ấy đã bỏ mặc nạn nhân nửa sống nửa chết trên đường, và tránh qua một bên mà đi. Chúng ta đáp lại Thiên Chúa trong cách thức nào?

Thiên Chúa thích nói chuyện với chúng ta. Một số người nói với tôi rằng: “Nhưng thưa Cha, nhiều lần khi con đi cầu nguyện, con tức giận với Chúa…” Tôi đáp lại: Đúng thế, nhưng hãy cứ tiếp tục cầu nguyện! Thiên Chúa thích những điều ấy, ngay cả khi bạn giận Ngài, và Ngài sẽ nói về những gì mà bạn đang cảm nhận, được diễn tả trên gương mặt bạn. Ngài yêu mến bạn bởi vì Ngài là Người Cha. Còn bạn, bạn sẽ thân thưa “Này con đây!” Hay là bạn ẩn núp? Hoặc là chạy trốn? Hoặc là sống giả vờ? Hoặc là chọn con đường khác? Mỗi người chúng ta có thể tự đưa ra câu trả lời. Nguyện xin Chúa Thánh Thần thương ban ân sủng để chúng ta tìm thấy lời đáp của chính mình.

4. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không bao giờ được tha

Chúa Kitô là vị tư tế tuyệt vời vì Người là Đấng đã dâng hiến một lần cho tất cả để tha thứ tội lỗi chúng ta, bây giờ Người đang chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha, và Người sẽ trở lại để đưa chúng ta về với Chúa Cha. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Hai 23 tháng Giêng tại nhà nguyện Marta.

Chức vụ tư tế của Chúa Kitô có ba giai đoạn. Trước hết là cứu chuộc. Các tư tế của Cựu Ước thì hiến dâng mỗi năm một lần, còn Chúa Kitô thì hiến dâng một lần cho tất cả để chúng ta được tha tội. Người dẫn đưa chúng ta đến cùng Chúa Cha. Người tái lập vẻ đẹp hài hòa của công trình sáng tạo. Giai đoạn thứ hai là hiện nay, Người cầu nguyện cho chúng ta. Chúng ta đang cầu nguyện ở đây, và Người cầu thay nguyện giúp cho mỗi người chúng ta trước mặt Chúa Cha. Đã bao lần chúng ta xin các linh mục cầu nguyện, vì chúng ta biết rằng, lời cầu nguyện của các linh mục có một sức mạnh nào đó, sức mạnh ấy chính là lễ hy sinh của Chúa Kitô trong thánh lễ. Giai đoạn thứ ba là Chúa Kitô sẽ trở lại để đưa chúng ta về với Chúa Cha.

Đức Kitô tha thứ tội lỗi cho chúng ta, cho từng người, không phải chỉ một lần nhưng là luôn mãi. Hiện giờ Người đang cầu nguyện cho chúng ta, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi Người trở lại, bởi vì “tội phạm đến Chúa Thánh Thần” thì không được tha. Thật khó chịu khi nghe Chúa Giêsu nói những điều này, nhưng điều Chúa nói là sự thật. Chúng ta nghe lại lời Chúa nói: “Quả thật, ta bảo cho các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần thì sẽ không bao giờ được tha” (Mc 3:28.29).

Ngay cả Chúa Giêsu là vị Thượng Tế mà cũng đã được sức dầu. Vậy lần sức dầu đầu tiên ấy là khi nào? Đó là khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Trinh nữ Maria. Còn về việc nói phạm đến Chúa Thánh Thần thì là việc gì? Đó là nói phạm đến tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ và sáng tạo. Nếu thế, chẳng lẽ Thiên Chúa không tha thứ cho kẻ xấu hay sao? Không phải thế! Thiên Chúa tha thứ tất cả! Nhưng những người nói phạm đến Thánh Thần là người không muốn được thứ tha, họ đóng cửa lòng trước ơn tha thứ. Những người ấy thật là tệ hại, vì họ phủ nhận Đức Kitô vị Thượng Tế được Chúa Thánh Thần sức dầu để ban ơn tha thứ cho mọi người.

Hôm nay, trong thánh lễ này, thật là tốt để chúng ta nghĩ rằng, ở đây trên bàn thờ này có một ký ức sống động, bởi vì chính Chúa Giêsu đang hiện diện, Đấng đã dâng hiến chính Mình Người cho chúng ta, Đấng đang chuyển cầu cho chúng ta trước Chúa Cha, Đấng sẽ trở lại trong vinh quang. Thánh lễ hôm nay chúng ta nghĩ về những điều thật đẹp. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tâm hồn chúng ta không bao giờ khép lại – không bao giờ đóng lại! Lòng quảng đại của Thiên Chúa thật tuyệt vời!