Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/02: Cái tật cố hữu của loài người
Giáo Hội Năm Châu
02:09 24/02/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:20 24/02/2025
58. Cuộc sống như thế nào thì chân lý như thế.
(Thánh John Chrysostom. (Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 24/02/2025
74. CŨNG ĐẾN ĐỂ CHẾT
Chung Quỳ (1) rất thích ăn quỷ.
Đứa em gái chúc mừng sinh nhật của anh, nên gọi một tên quỷ lớn gánh đến mấy gánh lễ phẩm, tên các lễ vật được viết như sau:
- “Rượu cũ một bình, hai đứa tiểu quỷ tặng cho anh để anh có thể băm ra mà ăn. Nếu anh thấy lễ vật ít, thì ngay cả thằng quỷ gánh lễ phẩm đến nữa là ba đứa đều dâng cho anh”.
Quả nhiên Chung Quỳ ra lệnh cho đầy tớ đem cả ba thằng quỷ vào trong nhà bếp để nấu nướng.
Hai thằng quỷ nhỏ nói với thằng quỷ lớn gánh lễ vật:
- “Chúng tôi bị bắt đến đễ làm lễ vật, chết thì không còn gì phải nói, còn anh thì biết rất rõ Chung Quỳ là tên thích ăn quỷ, tội gì phải đến để mà chịu chết chứ?”
(Tiếu Tán)
Suy tư 74:
Thời xưa cũng như thời nay, đều có những người dám dấn thân đi vào chỗ nguy hiểm có thể hy sinh tính mạng, đó là những nhà truyền giáo đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, họ biết là sẽ nguy hiểm tính mạng, họ biết là sẽ rất cơ cực nhưng vẫn cứ đi, vì Lời Chúa cần được mọi người biết đến, vì ơn cứu độ của Thiên Chúa phải được mọi người nghe biết…
Người bị ép buộc để làm điều xấu và người tự nguyện làm điều xấu thì không giống nhau ở ý tưởng, nhưng giống nhau ở việc làm và hậu quả là gây tang tóc tai họa và khổ đau cho người khác.
Cho nên, người tự nguyện làm sáng danh Thiên Chúa thì đem hết lòng hết sức ra để làm cho bằng được; còn những ai bị bắt buộc đi làm sáng danh Thiên Chúa thì chẳng khác chi đem linh hồn họ làm quà tặng cho ma quỷ, bởi vì họ sẽ trở nên xấu hơn khi bị bắt buộc làm điều họ không muốn, dù đó là làm điều tốt …
Đó là một trong những kinh nghiệm của ngừoi truyền giáo: thà họ chịu hy sinh và đau khổ hơn là nhờ những người không thiết tha với công việc truyền giáo làm thế cho họ…
(1) Tên của một vị thần trừ quỷ của người Trung Hoa xưa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chung Quỳ (1) rất thích ăn quỷ.
Đứa em gái chúc mừng sinh nhật của anh, nên gọi một tên quỷ lớn gánh đến mấy gánh lễ phẩm, tên các lễ vật được viết như sau:
- “Rượu cũ một bình, hai đứa tiểu quỷ tặng cho anh để anh có thể băm ra mà ăn. Nếu anh thấy lễ vật ít, thì ngay cả thằng quỷ gánh lễ phẩm đến nữa là ba đứa đều dâng cho anh”.
Quả nhiên Chung Quỳ ra lệnh cho đầy tớ đem cả ba thằng quỷ vào trong nhà bếp để nấu nướng.
Hai thằng quỷ nhỏ nói với thằng quỷ lớn gánh lễ vật:
- “Chúng tôi bị bắt đến đễ làm lễ vật, chết thì không còn gì phải nói, còn anh thì biết rất rõ Chung Quỳ là tên thích ăn quỷ, tội gì phải đến để mà chịu chết chứ?”
(Tiếu Tán)
Suy tư 74:
Thời xưa cũng như thời nay, đều có những người dám dấn thân đi vào chỗ nguy hiểm có thể hy sinh tính mạng, đó là những nhà truyền giáo đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, họ biết là sẽ nguy hiểm tính mạng, họ biết là sẽ rất cơ cực nhưng vẫn cứ đi, vì Lời Chúa cần được mọi người biết đến, vì ơn cứu độ của Thiên Chúa phải được mọi người nghe biết…
Người bị ép buộc để làm điều xấu và người tự nguyện làm điều xấu thì không giống nhau ở ý tưởng, nhưng giống nhau ở việc làm và hậu quả là gây tang tóc tai họa và khổ đau cho người khác.
Cho nên, người tự nguyện làm sáng danh Thiên Chúa thì đem hết lòng hết sức ra để làm cho bằng được; còn những ai bị bắt buộc đi làm sáng danh Thiên Chúa thì chẳng khác chi đem linh hồn họ làm quà tặng cho ma quỷ, bởi vì họ sẽ trở nên xấu hơn khi bị bắt buộc làm điều họ không muốn, dù đó là làm điều tốt …
Đó là một trong những kinh nghiệm của ngừoi truyền giáo: thà họ chịu hy sinh và đau khổ hơn là nhờ những người không thiết tha với công việc truyền giáo làm thế cho họ…
(1) Tên của một vị thần trừ quỷ của người Trung Hoa xưa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thước đo phục vụ
Lm. Minh Anh
15:12 24/02/2025
THƯỚC ĐO PHỤC VỤ
“Ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người!”.
“Hãy quan sát một cái cây! Nó hướng xuống đất; sau đó, vươn lên trời cao. Phải cắm rễ sâu, chồi ngọn mới có thể vươn cao. Không có khiêm nhường, không đạt được những điều cao cả. Vươn lên mà không có gốc rễ không phải là phát triển, mà là sụp đổ!” - Augustinô.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của thánh Augustinô được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đảo ngược tất cả các tiêu chuẩn về sự cao trọng của thế gian. Với Ngài, người cao trọng, vĩ đại thực sự được đo bằng ‘thước đo phục vụ!’, “Ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người!”.
Với Chúa Giêsu, giá trị của một người không phụ thuộc vào việc họ là ai, làm gì và có gì; với Ngài, giá trị của một người được đo bằng một ‘dụng cụ’ rất khác - ‘thước đo phục vụ!’ - Chúng không dựa trên những gì ‘ai đó có’, mà dựa trên những gì ‘họ cho đi’. Bạn muốn làm người đứng đầu? Không có cách nào khác, hãy phục vụ, hãy cho đi!
Vậy ai thực sự là người vĩ đại? Họ không phải là những người đặc biệt có tài năng, trí tuệ, nhưng là những người sử dụng tài năng, trí tuệ của mình hoàn toàn vì hạnh phúc của người khác đến mức hy sinh mạng sống. Ngoài tấm gương hiển nhiên của Chúa Giêsu, chúng ta còn có một danh sách dài các vị thánh, tất cả họ đều có một điểm chung - hoàn toàn dấn thân phục vụ tha nhân. Thành công, địa vị, của cải, quyền bính chẳng là gì đối với họ; họ phục vụ, và phục vụ là sức mạnh truyền cảm hứng theo cách mà không một nhà chính trị nào có thể làm được. Phục vụ không phải là khuất phục hay yếu đuối, nó không đặt mình ở một ‘cấp độ thấp hơn’ so với những người được phục vụ; nó chỉ đơn giản là hoàn toàn cam kết vì lợi ích của người khác và tìm thấy hạnh phúc của mình khi thực hiện những cam kết đó.
Đó là những con người cậy trông vào Chúa, “Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận, và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn!”; “Hãy tin vào Người, Người sẽ nâng đỡ con!” - bài đọc một. Như một lời khuyên thâm trầm, Thánh Vịnh đáp ca viết, “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay!”.
Anh Chị em,
“Hãy làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người!”. “Mọi người” ở đây là tất cả những ai dễ bị tổn thương, yếu đuối. Hình ảnh em bé Chúa Giêsu ôm vào lòng là hình ảnh của ‘chính Ngài’ - biểu tượng của tất cả những ai yếu thế - họ là những con người cần được phục vụ, bảo vệ và yêu thương. Khi phục vụ những con người này - nhà tạm di động của Chúa Giêsu - chúng ta phục vụ chính Ngài. “Ngày nay, từ “phục vụ” có vẻ hơi sáo rỗng, cũ kỹ vì được sử dụng quá nhiều. Nhưng nó có một ý nghĩa chính xác và cụ thể trong Phúc Âm. Phục vụ không phải là một cách diễn đạt lịch sự: nó có nghĩa là hành động như Chúa Giêsu, Đấng đã tóm tắt cuộc đời mình trong vài từ, “Tôi đến, không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để con có thể sớm trưởng thành tâm linh, cho con biết rằng, Chúa chấm công mọi việc con làm bằng ‘thước đo phục vụ’ - ‘thước đo cho đi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người!”.
“Hãy quan sát một cái cây! Nó hướng xuống đất; sau đó, vươn lên trời cao. Phải cắm rễ sâu, chồi ngọn mới có thể vươn cao. Không có khiêm nhường, không đạt được những điều cao cả. Vươn lên mà không có gốc rễ không phải là phát triển, mà là sụp đổ!” - Augustinô.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của thánh Augustinô được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đảo ngược tất cả các tiêu chuẩn về sự cao trọng của thế gian. Với Ngài, người cao trọng, vĩ đại thực sự được đo bằng ‘thước đo phục vụ!’, “Ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người!”.
Với Chúa Giêsu, giá trị của một người không phụ thuộc vào việc họ là ai, làm gì và có gì; với Ngài, giá trị của một người được đo bằng một ‘dụng cụ’ rất khác - ‘thước đo phục vụ!’ - Chúng không dựa trên những gì ‘ai đó có’, mà dựa trên những gì ‘họ cho đi’. Bạn muốn làm người đứng đầu? Không có cách nào khác, hãy phục vụ, hãy cho đi!
Vậy ai thực sự là người vĩ đại? Họ không phải là những người đặc biệt có tài năng, trí tuệ, nhưng là những người sử dụng tài năng, trí tuệ của mình hoàn toàn vì hạnh phúc của người khác đến mức hy sinh mạng sống. Ngoài tấm gương hiển nhiên của Chúa Giêsu, chúng ta còn có một danh sách dài các vị thánh, tất cả họ đều có một điểm chung - hoàn toàn dấn thân phục vụ tha nhân. Thành công, địa vị, của cải, quyền bính chẳng là gì đối với họ; họ phục vụ, và phục vụ là sức mạnh truyền cảm hứng theo cách mà không một nhà chính trị nào có thể làm được. Phục vụ không phải là khuất phục hay yếu đuối, nó không đặt mình ở một ‘cấp độ thấp hơn’ so với những người được phục vụ; nó chỉ đơn giản là hoàn toàn cam kết vì lợi ích của người khác và tìm thấy hạnh phúc của mình khi thực hiện những cam kết đó.
Đó là những con người cậy trông vào Chúa, “Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận, và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn!”; “Hãy tin vào Người, Người sẽ nâng đỡ con!” - bài đọc một. Như một lời khuyên thâm trầm, Thánh Vịnh đáp ca viết, “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay!”.
Anh Chị em,
“Hãy làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người!”. “Mọi người” ở đây là tất cả những ai dễ bị tổn thương, yếu đuối. Hình ảnh em bé Chúa Giêsu ôm vào lòng là hình ảnh của ‘chính Ngài’ - biểu tượng của tất cả những ai yếu thế - họ là những con người cần được phục vụ, bảo vệ và yêu thương. Khi phục vụ những con người này - nhà tạm di động của Chúa Giêsu - chúng ta phục vụ chính Ngài. “Ngày nay, từ “phục vụ” có vẻ hơi sáo rỗng, cũ kỹ vì được sử dụng quá nhiều. Nhưng nó có một ý nghĩa chính xác và cụ thể trong Phúc Âm. Phục vụ không phải là một cách diễn đạt lịch sự: nó có nghĩa là hành động như Chúa Giêsu, Đấng đã tóm tắt cuộc đời mình trong vài từ, “Tôi đến, không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để con có thể sớm trưởng thành tâm linh, cho con biết rằng, Chúa chấm công mọi việc con làm bằng ‘thước đo phục vụ’ - ‘thước đo cho đi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Hồng Y, viên chức giáo triều ở Rome sẽ lần hạt mân côi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tại Nhà thờ Thánh Phêrô
Vũ Văn An
13:25 24/02/2025

Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 24 tháng 2 năm 2025, cho biết: Các Hồng Y, viên chức giáo triều ở Rome sẽ lần hạt mân côi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tại Đền thờ Thánh Phêrô
Thực vậy, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn trong tình trạng nguy kịch vì phải chống chọi với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp và bệnh viêm phổi ở cả hai bên, các Hồng Y và viên chức giáo triều ở Rome đã tổ chức một buổi lần hạt mân côi và Thánh lễ đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng.
Tòa Đại diện Giám mục Roma thông báo vào Thứ Hai rằng lúc 7 giờ tối giờ địa phương, giám mục đại diện Roma, Đức Hồng Y Baldassare Reina, sẽ cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Nhà thờ Santa Maria Addolorata ở quảng trường Buenos Aires ở Rome.
ĐHY Reina, người đã cử hành một Thánh lễ riêng cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng trong Thánh lễ ngày 23 tháng 2 tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô, sẽ cử hành Thánh lễ vào Thứ Hai "trong sự hiệp thông với cộng đồng người Argentina đang sinh sống tại Rome", tuyên bố cho biết.
Ngài cũng mời tất cả các giáo xứ và cộng đồng tu sĩ tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “để sức khỏe của ngài được phục hồi”.
Sau Thánh lễ hôm thứ Hai, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, sẽ chủ trì buổi lần hạt lúc 9 giờ tối theo giờ địa phương cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Tất cả các Hồng Y cư trú tại Rome và tất cả các viên chức và cộng tác viên của giáo triều, và tất cả các cộng tác viên và viên chức trong Giáo phận Rome đã được mời tham dự buổi lần hạt để cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.
Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II qua đời trong khi một buổi lần hạt đang được cầu nguyện cho ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô, do Đức Hồng Y người Argentina Leonardo Sandri chủ trì, khi đó là sostituto, hay người thay thế, của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, một chức vụ tương tự như một chánh văn phòng.
Vào dịp đó, buổi lần hạt cũng bắt đầu lúc 9 giờ tối, giờ địa phương, và Đức Gioan Phao-lô II qua đời lúc 9:47 tối, với ĐHY Sandri công khai thông báo với những người tụ tập tại quảng trường.
Một bản tin y tế do Vatican công bố vào tối Chúa Nhật cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn trong tình trạng "nguy kịch" sau khi bị "khủng hoảng hô hấp kéo dài" vào thứ Bảy, cũng như tình trạng thiếu máu đã cải thiện sau khi ngài được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc.
Đức Giáo Hoàng vẫn đang bị giảm tiểu cầu, trong đó số lượng tiểu cầu trong máu của ngài thấp và vẫn tiếp tục nhận oxy qua mũi.
Vào Chúa Nhật, các bác sĩ cho biết ngài cũng đang bị các dấu hiệu "ban đầu, nhẹ" của suy thận, dẫn đến lo ngại rằng giáo hoàng có thể bị nhiễm trùng huyết do bản chất của bệnh nhiễm trùng phức tạp mà ngài đang chống chọi và liều lượng thuốc lớn mà ngài đang dùng.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết tình trạng thận của ngài, hiện tại, đã "được kiểm soát".
Trong một tuyên bố vào ngày 24 tháng 2, Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô "đã có một đêm yên tĩnh", rằng ngài đã ngủ ngon "và đang nghỉ ngơi", nhưng dự đoán về ngài vẫn chưa rõ ràng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli của Rome vào ngày 14 tháng 2 để điều trị viêm phế quản và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn với các yếu tố vi-rút, vi khuẩn và nấm, và sau đó ngài bị viêm phổi ở cả hai lá phổi.
Các bác sĩ cho biết vị giáo hoàng 88 tuổi này vẫn tỉnh táo và nhận thức được, và "vui vẻ" mặc dù tình trạng của ngài rất nghiêm trọng.
Vatican sẽ cung cấp thêm thông tin từ nhóm y tế của giáo hoàng về tình trạng hiện tại của ngài vào tối thứ Hai.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy ‘có cải thiện nhẹ’, tình trạng vẫn ‘nguy kịch’
Đặng Tự Do
13:38 24/02/2025
Bản tin về tình trạng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tối Thứ Hai, 24 Tháng Hai, theo giờ địa phương hay sáng Thứ Ba, 25 Tháng Hai, theo giờ Việt Nam.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thông tín viên Elise Ann Allen của tờ Crux, thường trú tại Rôma, có bài tường trình nhan đề “Pope Francis shows ‘slight improvement,’ condition remains ‘critical’”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy ‘có cải thiện nhẹ’, tình trạng vẫn ‘nguy kịch’”.
RÔMA – Các bác sĩ cho biết, vào ngày thứ mười nằm tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma để điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp và viêm phổi ở cả hai bên, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn trong tình trạng nguy kịch nhưng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy tình hình của ngài đã có chút cải thiện.
Tuyên bố của Vatican ngày 24 tháng 2 cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng “đang trong giai đoạn nguy kịch và có dấu hiệu cải thiện nhẹ”.
Tuyên bố cho biết: “Hôm nay không có đợt hen suyễn nào xảy ra và một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được cải thiện”.
Theo tuyên bố hôm thứ Hai, những dấu hiệu tổn thương thận ban đầu và nhẹ xuất hiện vào Chúa Nhật, được các bác sĩ mô tả là “trong tầm kiểm soát”, hiện “không gây lo ngại”.
Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn phải thở oxy qua mũi sau khi Vatican mô tả ngài đang trong tình trạng “khủng hoảng hô hấp kéo dài” vào thứ Bảy, ngày 22 tháng 2, mặc dù “lưu lượng và tỷ lệ oxy giảm nhẹ”.
Do tình trạng lâm sàng phức tạp của Đức Thánh Cha, các bác sĩ cho biết dự đoán chung về tình trạng của Đức Thánh Cha vẫn còn phải thận trọng và họ chưa sẵn sàng đưa ra kết luận cuối cùng.
Các bác sĩ hôm thứ sáu cho biết Đức Giáo Hoàng “vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm” và “cả hai cánh cửa đều mở” về kết quả cuối cùng của căn bệnh của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa vào Bệnh viện Gemelli vào ngày 14 tháng 2 để điều trị viêm phế quản và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi-rút, vi khuẩn và nấm, cũng như viêm phổi ở cả hai phổi.
Sau cơn suy hô hấp vào thứ Bảy, ngài bị thiếu máu và giảm tiểu cầu, tình trạng khiến số lượng tiểu cầu trong máu thấp.
Các bác sĩ cho biết hôm Chúa Nhật rằng bệnh thiếu máu của Đức Giáo Hoàng đã cải thiện sau khi được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc vào ngày hôm trước, tuy nhiên, tình trạng giảm tiểu cầu vẫn còn.
Bản tin y khoa ngày thứ Hai không hề đề cập đến tình trạng giảm tiểu cầu và không rõ liệu tình trạng này có nằm trong số các kết quả xét nghiệm cho thấy có sự cải thiện nhẹ vào ngày hôm đó hay không.
Sau khi rước lễ vào buổi sáng, Đức Giáo Hoàng tiếp tục các hoạt động làm việc vào buổi chiều và đã gọi điện đến giáo xứ Công Giáo ở Gaza vào tối Thứ Hai để cảm ơn họ về lời cầu chúc bằng video mà họ đã gửi, đồng thời bày tỏ “sự gần gũi của một người cha”.
Các nguồn tin từ Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng có thể di chuyển quanh phòng và công việc của ngài bao gồm đọc nhiều văn bản khác nhau và ký các tài liệu.
Theo tuyên bố hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “cảm ơn tất cả mọi người trong những ngày này đã tụ họp để cầu nguyện cho sức khỏe của ngài”.
Đức Hồng Y Baldassare Reina, giám mục của Rôma, đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô vào Chúa Nhật, và vào thứ Hai, ngài đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tại Nhà thờ Santa Maria Addolorata ở quảng trường Buenos Aires ở Rôma, cùng với cộng đồng người Á Căn Đình di cư.
Buổi lần chuỗi mân côi do Đức Hồng Y Pietro Quốc vụ khanh Tòa thánh chủ trì, với sự tham dự của nhiều viên chức giáo triều và Hồng Y đang cư trú tại Rôma, được dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sức khỏe của ngài vào lúc 9 giờ tối giờ địa phương tại quảng trường Thánh Phêrô.
Source:Crux
Các Hồng Y, viên chức giáo triều ở Rôma đọc kinh mân côi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tại Đền thờ Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
13:41 24/02/2025
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thông tín viên thường trú tại Rôma của tờ Crux, Elise Ann Allen, có bài tường trình sau từ giáo đô Rôma vào chiều Thứ Hai, 24 Tháng Hai.
RÔMA- Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn đang trong tình trạng nguy kịch vì phải chống chọi với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp và bệnh viêm phổi ở cả hai bên, các Hồng Y và viên chức giáo triều tại Rôma đã tổ chức một buổi lần hạt và Thánh lễ đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng.
Giáo phận Rôma thông báo vào thứ Hai rằng lúc 7 giờ tối giờ địa phương, giáo quản Roma, Hồng Y Baldassare Reina, đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại nhà thờ Santa Maria Addolorata ở quảng trường Buenos Aires ở Rôma.
Đức Hồng Y Reina, người đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng trong thánh lễ ngày 23 tháng 2 tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô, đã cử hành thánh lễ vào thứ Hai “trong sự hiệp thông với cộng đồng người Á Căn Đình đang sinh sống tại Rôma”, tuyên bố cho biết.
Ngài cũng mời tất cả các giáo xứ và cộng đồng tôn giáo tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “để sức khỏe của ngài được phục hồi”.
Sau Thánh lễ hôm thứ Hai, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, đã chủ trì buổi lần hạt Mân Côi lúc 9 giờ tối giờ địa phương cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Tất cả các Hồng Y cư trú tại Rôma và tất cả các viên chức và cộng tác viên của giáo triều, cùng tất cả các cộng tác viên và viên chức trong Giáo phận Rôma đều được mời tham dự buổi lần hạt để cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.
Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II qua đời khi người ta đang cầu nguyện cho ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô, do Hồng Y người Á Căn Đình Leonardo Sandri chủ trì, khi đó ngài là sostituto, hay Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, một chức vụ tương tự như chánh văn phòng.
Vào dịp đó, buổi cầu nguyện Mân Côi cũng bắt đầu lúc 9 giờ tối giờ địa phương, và Đức Gioan Phaolô II qua đời lúc 9 giờ 47 phút tối. Đức Hồng Y Sandri là người công khai thông báo cho những người tập trung tại quảng trường.
Một bản tin y tế do Vatican công bố vào tối Chúa Nhật cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn trong tình trạng “nguy kịch” sau khi trải qua “cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài” vào thứ Bảy, cũng như tình trạng thiếu máu đã cải thiện sau khi ngài được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc.
Đức Giáo Hoàng vẫn đang phải chịu đựng căn bệnh giảm tiểu cầu, trong đó số lượng tiểu cầu trong máu của ngài thấp và ngài vẫn phải thở oxy qua mũi.
Vào Chúa Nhật, các bác sĩ cho biết ngài cũng đang phải chịu đựng những dấu hiệu “ban đầu, nhẹ” của bệnh suy thận, dẫn đến lo ngại rằng Đức Giáo Hoàng có thể bị nhiễm trùng huyết do bản chất của căn bệnh nhiễm trùng phức tạp mà ngài đang phải chiến đấu và liều lượng thuốc lớn mà ngài đang dùng.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết tình trạng thận của ngài hiện tại đã được “kiểm soát”.
Trong tuyên bố ngày 24 tháng 2, Vatican cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã có một đêm bình yên”, rằng ngài đã ngủ ngon “và đang nghỉ ngơi”, nhưng khả năng hồi phục của ngài vẫn chưa rõ ràng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rôma vào ngày 14 tháng 2 để điều trị viêm phế quản và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi-rút, vi khuẩn và nấm gây ra, và sau đó ngài bị viêm phổi ở cả hai phổi.
Các bác sĩ cho biết Đức Giáo Hoàng 88 tuổi vẫn tỉnh táo và minh mẫn, và “vui vẻ” mặc dù tình trạng bệnh của ngài rất nghiêm trọng.
Thông tin chi tiết hơn từ nhóm y tế của Giáo hoàng về tình trạng hiện tại của ngài sẽ được Vatican cung cấp vào ngày thứ Ba 25 Tháng Hai.
Source:Crux
Tác động của trí khôn nhân tạo đến sự thật và phản ứng của Ki-tô giáo
Vũ Văn An
13:45 24/02/2025

Daniel Esparza, trên Aleteia, xuất bản ngày 24/02/25 cho biết TRÍ KHÔN NHÂN TẠO có thể thay đổi cách chúng ta tiếp cận và diễn giải thông tin, nhưng nó không bao giờ được định nghĩa lại cam kết của chúng ta đối với những gì là thực.
Trong thời đại mà trí khôn nhân tạo có thể tạo ra hình ảnh, video và thậm chí là giọng nói siêu thực, thì sự thật hàng ngày (và chính ý tưởng về sự thật) thường bị đe dọa. Điều gì sẽ xảy ra khi mắt và ttrí khôn nhân tạo của chúng ta không còn đáng tin cậy nữa? Tài liệu gần đây của Vatican, Antiqua et Nova, đặt ra những câu hỏi cấp bách về tác động của TRÍ KHÔN NHÂN TẠO đối với sự thật và kêu gọi cam kết đổi mới đối với trách nhiệm đạo đức trong thời đại kỹ thuật số.
Sự gia tăng của sự lừa dối do TRÍ KHÔN NHÂN TẠO tạo ra
Từ deepfake thực theo hình ảnh đến các bài báo do TRÍ KHÔN NHÂN TẠO tạo ra, công nghệ đã giúp việc tạo ra và phát tán thông tin sai lệch trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong khi thông tin sai lệch luôn là một thách thức, TRÍ KHÔN NHÂN TẠO khuếch đại vấn đề bằng cách khiến sự lừa dối gần như không thể phát hiện được. Một bài phát biểu giả mạo của một nhà lãnh đạo thế giới, một đoạn tin tức bịa đặt hoặc thậm chí là một cuộc trò chuyện được mô phỏng bằng TRÍ KHÔN NHÂN TẠO có thể thao túng dư luận và làm xói mòn lòng tin vào các thể chế. Nếu chúng ta không thể phân biệt được đâu là thật và đâu là giả, thì chính sự thật sẽ trở thành nạn nhân.
Antiqua et Nova cảnh báo về cuộc khủng hoảng đang gia tăng này, tuyên bố rằng TRÍ KHÔN NHÂN TẠO có nguy cơ làm méo mó “mối quan hệ của chúng ta với người khác và với thực tại”. Khi sự thật trở nên khó nắm bắt, xã hội sẽ phải chịu thiệt hại: nền dân chủ suy yếu, niềm tin vào báo chí mất dần và các mối quan hệ giữa con người trở nên mong manh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã lên tiếng về vấn đề này, cảnh báo về một thế giới kỹ thuật số nơi mà lời nói dối lan truyền nhanh hơn sự thật và nơi mà sự lừa dối có thể được sử dụng như một công cụ của quyền lực.
Sự thật như một nghĩa vụ đạo đức
Đối với các Ki-tô hữu, sự thật không chỉ là về tính chính xác — mà còn là một bổn phận đạo đức. Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Ta là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6), coi sự thật là trung tâm của thế giới quan của Ki-tô giáo. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng sự trung thực là điều cần thiết cho phẩm giá con người và sự hòa hợp xã hội (CCC 2468). Vào thời đại mà sự dối trá do TRÍ KHÔN NHÂN TẠO tạo ra có thể thao túng cảm xúc và quan điểm, những người có đức tin được kêu gọi bảo vệ sự thật với sự cảnh giác cao hơn nữa.
Điều này có nghĩa là nuôi dưỡng sự sáng suốt, thận trọng về những gì chúng ta tiêu thụ và chia sẻ trực tuyến và yêu cầu những người sáng tạo kỹ thuật số phải chịu trách nhiệm. Điều đó cũng có nghĩa là nhận ra rằng sự thật không chỉ là về thông tin mà còn về tính toàn vẹn. Giáo hội nhắc nhở chúng ta rằng giao tiếp có trách nhiệm - bắt nguồn từ sự trung thực và tôn trọng người khác - là điều cần thiết cho một xã hội công bằng.
Chúng ta có thể bảo vệ sự thật trong thời đại TRÍ KHÔN NHÂN TẠO không?
Có thể làm gì để chống lại sự lừa dối do TRÍ KHÔN NHÂN TẠO thúc đẩy? Đầu tiên, giáo dục là rất quan trọng. Các trường học, trường đại học và cộng đồng đức tin phải giúp mọi người phát triển các kỹ năng tư duy phản biện để đặt câu hỏi về các nguồn và xác minh thông tin. Thứ hai, phát triển TRÍ KHÔN NHÂN TẠO có đạo đức phải được ưu tiên. Các công ty công nghệ chịu trách nhiệm đảm bảo các công cụ của họ không được sử dụng để phát tán lời nói dối và các chính phủ phải thiết lập các quy định để ngăn chặn TRÍ KHÔN NHÂN TẠO trở thành vũ khí chống lại sự thật.
Cuối cùng, các Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cho sự thật - không chỉ trong việc chống lại sự dối trá mà còn tích cực thúc đẩy sự trung thực, công lý và minh bạch trong cả tương tác kỹ thuật số và cá nhân. Trong một thế giới mà TRÍ KHÔN NHÂN TẠO thách thức khả năng tin tưởng những gì chúng ta thấy, cam kết với sự thật phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Như Antiqua et Nova nhắc nhở chúng ta, công nghệ phải phục vụ nhân loại, chứ không phải làm suy yếu nhân loại. TRÍ KHÔN NHÂN TẠO có thể thay đổi cách chúng ta tiếp cận và diễn giải thông tin, nhưng nó không bao giờ được xác định lại cam kết của chúng ta đối với những gì là thực. Trách nhiệm bảo vệ sự thật cuối cùng không nằm ở máy móc, mà nằm ở chúng ta.
Các giám mục Hoa Kỳ giải thích những phản đối đối với thụ tinh trong ống nghiệm trong tài liệu hướng dẫn mới
Vũ Văn An
14:06 24/02/2025

J-P Mauro, trên Aleteia, xuất bản ngày 09/02/25, cho hay: các giám mục Hoa Kỳ đưa ra nhiều phản đối về mặt đạo đức đối với IVF, từ việc đóng vai trò rào cản trong sự thân mật của vợ chồng cho đến việc phá hủy phôi đã thụ tinh.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã công bố một hướng dẫn dành cho các tín đồ liên quan đến các phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Có tựa đề "Tài liệu hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo về thụ tinh trong ống nghiệm", tài liệu giải thích những phản đối của Giáo Hội Công Giáo đối với các hoạt động như IVF, đồng thời khuyến khích các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn về khả năng sinh sản.
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến nhất, trong đó buồng trứng của phụ nữ được kích thích quá mức để tạo ra nhiều trứng. Sau khi được thu hoạch, trứng được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và một số phôi này được chuyển vào tử cung của người mẹ với mục đích là ít nhất một phôi sẽ phát triển đủ tháng. Tuy nhiên, trong quá trình này, nhiều phôi không sống sót và những "phôi thừa" sống sót sẽ bị giết hoặc đông lạnh trong quá trình bảo quản lạnh.
Các giám mục đưa ra nhiều lý do cho thấy quy trình IVF là sai trái về mặt đạo đức, bắt đầu từ việc giết hoặc đông lạnh phôi thai đã đề cập trước đó. Các giám mục lưu ý rằng việc đông lạnh phôi thai không nhất thiết giết chết chúng, nhưng các ngài so sánh việc này với việc giam cầm trẻ em và giải thích rằng việc này không tôn trọng phẩm giá của chúng như một con người.
Tiếp theo, các giám mục đề cập đến tầm quan trọng của sự gần gũi về mặt tình dục trong hôn nhân và sức mạnh của nó trong việc gắn kết cả hai và sức mạnh tạo ra sự sống. Hôn nhân không bao giờ được tách biệt khỏi sự gần gũi như vậy và IVF, các giám mục lập luận, có thể đóng vai trò như một rào cản giữa người chồng và người vợ. Hơn nữa, các ngài cũng bày tỏ sự không hài lòng với những nỗ lực thủ dâm mà tinh trùng phải được lấy từ người đàn ông.
“IVF tách biệt việc thụ thai khỏi sự kết hợp tình dục thân mật của vợ chồng, và những đứa trẻ được thụ thai thông qua IVF thay vào đó được tạo ra thông qua sự thao túng kỹ thuật. IVF cũng xâm phạm vào bản chất độc quyền của sự kết hợp của cặp đôi bằng cách đưa những người khác vào chính hành động thụ thai”, các giám mục viết.
Các giám mục thừa nhận rằng việc đưa con cái đến với thế giới luôn là điều tốt, và họ nói rõ rằng những đứa trẻ sinh ra từ các thủ thuật IVF không kém phần được Chúa yêu thương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là IVF là một phương pháp có thể chấp nhận được để có con. Các ngài lưu ý rằng các cặp vợ chồng được kêu gọi “sẵn sàng đón nhận món quà như vậy”, nhưng không ai có “quyền” tuyệt đối để có được một đứa con.
Mang thai hộ
Tài liệu “vỡ lòng” cũng đề cập đến việc mang thai hộ, đó là khi phôi đã thụ tinh của một cặp đôi được chuyển cho một người phụ nữ khác để phát triển. Các giám mục tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này là sai trái về mặt đạo đức và coi cả người phụ nữ mang thai hộ và đứa trẻ là những đồ vật:
“Trong các hợp đồng mang thai hộ, ngay cả trong những trường hợp mang thai hộ “vì mục đích vị tha” mà không trao đổi tiền bạc, bản chất của quá trình này có nghĩa là người phụ nữ được đánh giá theo khả năng sản xuất và xuất lượng của cô ấy; cô ấy không được coi là người mẹ yêu thương và nuôi dưỡng đứa con của mình khi đứa trẻ lớn lên trong bụng mẹ.”
Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên
Các giám mục đề xuất rằng các cặp đôi cần được giúp đỡ để thụ thai nên tìm kiếm các phương tiện được Giáo Hội Công Giáo chấp thuận, chẳng hạn như “y khoa phục hồi sinh sản”. Các phương pháp này thường tìm cách chữa lành nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng vô sinh của một cặp đôi và các giám mục lưu ý rằng nó thậm chí có thể có tỷ lệ thành công cao hơn IVF, phương pháp làm ngơ hoặc bỏ qua nguyên nhân gây vô sinh.
Các ngài giới thiệu các cặp đôi quan tâm đến các tổ chức giáo dục Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên, các liên kết có thể được tìm thấy trên trang web của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập RespectLife.org.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Sáu, tiếp theo
Vũ Văn An
14:19 24/02/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương 16. Bộ Áo Giáp Của Thiên Chúa, tiếp theo
16.3. Đáp ứng những người khó tính
Viễn ảnh
(Rô-ma 1:16; Lu-ca 9:23-24; Thánh vịnh 1:1-3) Làm điều thiện được thực hiện bằng lời nói và hành động - bằng cách cầu nguyện và chúc phúc, và bằng cách quay lại và ban cho. Chúc phúc là cho đi những lời sự sống nuôi dưỡng tâm hồn và làm sâu sắc thêm mong muốn của nó đối với sự thật. Sự khôn ngoan để làm điều này phải được phát triển để học cách áp dụng sự thật vào những tình huống và con người khác nhau mà chúng ta gặp gỡ.
Học hỏi lời Chúa là cách và phương tiện duy nhất để có được sự khôn ngoan. Kỹ năng thánh thiện để đáp ứng với cuộc sống chỉ được thành thạo sau khi dành hết tâm hồn, sức lực và trí óc để phát triển khả năng và hiệu suất.
Hy vọng
(Gia-cô-bê 1:5-8; Châm ngôn 18:21) "Tôi phải dùng miệng lưỡi mình như thế nào?"..."Tôi phải có thái độ nào đối với người lân cận?"... "Tôi phải đối xử với kẻ ngu như thế nào?"... Những câu hỏi này và những câu hỏi khác như khi nào nên giữ miệng lưỡi và khi nào nên nói, cách tránh xung đột không cần thiết và cách đối đầu khi cần thiết. Để sống khôn ngoan trong một thế giới sa ngã với tình yêu thương và sự chính trực đòi hỏi rất nhiều sự khôn ngoan: Chúa là nguồn của chúng ta. Trong mọi tình huống, hãy đi bộ thật lâu để nói chuyện với Chúa, tập dượt các cảnh điển hình, suy gẫm lớn tiếng với Chúa về cách xử lý các mối quan hệ khác nhau. Đây chính là lời cầu nguyện: cách tốt nhất để mời Chúa sử dụng chúng ta và dạy chúng ta ý nghĩa của tình yêu thương mạnh dạn.
(1 Phê-rô 2:23; Mát-thêu 5:38-48) Chúa không dùng sự khinh miệt hay đe dọa để làm xấu hổ và làm những kẻ tố cáo Người sợ hãi. Việc đưa má bên kia là để ngăn chặn nỗ lực đe dọa và làm xấu hổ của kẻ thù mà hắn dùng để kiểm soát tình hình. Lòng tốt và sự rộng lượng khiến họ vấp ngã vì bạn không chiến đấu hoặc bỏ chạy. Như thế, hồng phúc ân sủng phơi bày lòng căm thù và cơn thịnh nộ và mời kẻ thù vật lộn với tội lỗi của họ.
(Rô-ma 12:9; 1 Cô-rinh-tô 13:8; Rô-ma 8:1) Tình yêu chiến thắng và tình yêu ngăn cản kẻ ác chiến thắng. Sức mạnh của cái ác nằm ở khả năng thống trị của chúng. Sự thất vọng trong những nỗ lực của chúng sẽ làm suy yếu vai trò của chúng. Nhưng người ta phải sẵn lòng, không nao núng, đối mặt với sự nhục mạ và lòng căm thù.
Thay đổi
(Híp-ri 12:1-2; 1 Phê-rô 4:1-2) Thiên Chúa hứa rằng vào đúng thời điểm, chúng ta sẽ gặt hái được một mùa trái công chính nếu chúng ta ghi tạc mục đích của Thiên Chúa giữa nỗi đau đớn. Nếu chúng ta mong muốn biết Thiên Chúa giữa các đau khổ, thì sự tăng trưởng sẽ là phần thưởng của chúng ta.
(1 Cô-rinh-tô 5:5; 2 Thê-xa-lô-ni-ca 3:14-15; Ti-tô 3:10) Nếu không thể hòa giải vì lòng họ không ăn năn, thì có thể nên tách khỏi người đó. Sẽ không phải là việc yêu thương khi tiếp tục mối quan hệ xấu xa với một người phạm tội liên tục và tai hại chống lại bạn mà không có dấu hiệu ăn năn và thay đổi.
(2 Sử biên 20:12; Gio-suê 1:1-9; Gioan 15:5) Trong mọi cuộc đối đầu với điều xấu xa, trận chiến là của Chúa, Đấng sẽ ở cùng bạn, vì nó đòi hỏi sự can thiệp siêu nhiên. Chính Thiên Chúa toàn năng là Đấng có thể thay đổi tấm lòng bạn cũng như kẻ xấu xa hoặc hoàn cảnh. Thành thử, bạn có thể cầu nguyện như sau:
1. Cầu nguyện để mắt của tất cả những người xung quanh những người này được mở ra để thấy hoàn cảnh thực sự như thế nào.
2. Cầu nguyện để những người cộng sự của họ biết cách nói sự thật và ánh sáng vào hoàn cảnh.
3. Cầu nguyện để bất cứ quyền lực ma quỷ nào trong những người này hoặc trong hoàn cảnh sẽ tự biểu lộ - để mọi người có thể nhận ra và nhìn thấy rõ ràng.
4. Cầu xin để những gì có thể cứu vãn (trong hoàn cảnh này và trong cuộc sống của kẻ thù của bạn) sẽ được cứu vãn, được khiêm hạ, được ban phước bởi Thánh Thần Thiên Chúa.
Hãy tìm kiếm ơn cứu độ của bạn: (Pl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: 2 Sb 20:17
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu Rm 12:9-21.
Cởi bỏ/Mặc vào: Bạn cần chịu ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần trong mọi hoạt động của cuộc sống, chứ không bị kiểm soát bởi mọi người hoặc hoàn cảnh. Thành thử, hãy chọn những câu Kinh Thánh về Chúa Thánh Thần, liệt kê những lĩnh vực mà bạn đang bị ràng buộc, suy gẫm về những câu Kinh Thánh áp dụng vào hoàn cảnh. Nghiên cứu các nguyên tắc trên tờ giấy này và hình dung bản thân đang đối diện với cuộc sống trong sự khôn ngoan và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Cầu nguyện cho sức khỏe, sự trọn vẹn của kẻ thù của bạn. Cầu nguyện để cứu vãn mọi điều tốt lành, khiêm hạ và chân thật trong họ.
Lưu ý: Điều quan trọng là thanh tẩy và làm trong sạch ký ức của bạn khỏi mọi tội lỗi để cho phép Chúa Thánh Thần chiếm giữ vùng được thanh tẩy và ban sức mạnh và hướng dẫn các phản ứng theo Kinh thánh của bạn từ nay trở đi. Xem lại Phần 9.1, “Thanh tẩy và Làm trong sạch linh hồn”.
16.4. Các cuộc tấn công của nhục mạ, giận dữ, thù hận
Viễn ảnh
(1 Ti-mô-thê 4:7-9; Híp-ri 12:5-11) Bị chi phối bởi tội lỗi, sự xấu hổ, sợ hãi và cô đơn và tìm cách làm dịu nỗi đau bằng những điều khác ngoài những gì Chúa đề xuất, chúng ta cần tự rèn luyện và tái cấu trúc thái độ và khuôn mẫu hành vi của mình. Điều này phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn của Chúa nhờ đó chúng ta theo đuổi một lộ trình thánh thiện cá nhân. Chúng ta phải thờ phượng Chúa trước, sau đó chúng ta mới có thể có các mối quan hệ lành mạnh với người khác sau đó.
Hy vọng
(Châm ngôn 1:7; Châm ngôn 26:5; Cô-lô-sê 1:9-12) Kiến thức về Chúa khơi dậy phản ứng bản thân đối với những gì đã biết và đòi hỏi phải thay đổi bất cứ điều gì ngăn cản kiến thức sâu sắc hơn bén rễ trong linh hồn. Kiến thức hướng ta đến Chúa và thúc đẩy sự thay đổi.
Nhận ra rằng những gì bạn đã phụ thuộc vào để có được sự an toàn hoặc sự thỏa mãn là sai lầm và trống rỗng và phải được thay thế. Phải mất thời gian để lấp đầy khoảng trống, và chúng ta không còn quyền kiểm soát nữa. Nhưng giờ đây, Chúa là người duy nhất kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Lời Chúa phải được bắt nguồn từ hữu thể chúng ta, dần dần lấp đầy những vết lún do các khuôn mẫu và hành vi tội lỗi gây ra, và để tái tạo một khuôn mẫu phản ứng theo Kinh thánh để tôn vinh Chúa và làm vui lòng Người.
(Lu-ca 18:18-25; Gioan 4:1-30) Tâm hồn chúng ta cần được phơi bày để cho chính mình thấy nhu cầu thay đổi triệt để, Chúa Giê-su đã đối đầu với cả sự dịu dàng (thương xót tìm kiếm người khác để ăn năn) lẫn sức mạnh (không khuất phục trước thử thách của lòng thương xót và dịu dàng) và duy trì việc theo đuổi bất kể điều gì. Đối đầu bằng một lời thực tế, mạnh mẽ và nhân từ với bản thân hoặc với người khác, với sự nhấn mạnh vào quyền tự do lựa chọn.
(2 Cô-rinh-tô 7:11) Sự ăn năn thực sự sẽ dẫn đến cảm giác bất bình và tức giận về những tổn hại trong quá khứ, mong muốn đền bù và khao khát mới về sự trong sạch và sự tin kính.
Ăn năn mà không thay đổi hoàn toàn thì không phải là ăn năn.
Thay đổi
(Gia-cô-bê 1:2-4; Gia-cô-bê 3:16; Gia-cô-bê 4:1-3) Lòng đố kỵ dường như là một trong những nguyên nhân chính gây ra xung đột và rối loạn trong các mối quan hệ. Đòi hỏi của linh hồn chúng ta là sự thỏa mãn ngay bây giờ hoặc khuây khỏa hơn là theo đuổi sự phát triển về mặt tâm linh khi đối diện với những thử thách và đau khổ. Để giải quyết tính ích kỷ của mình, chúng ta phải thay đổi sự nhấn mạnh của mình từ bản thân sang Thiên Chúa và người khác.
Nhiệm vụ của việc lớn mạnh là theo đuổi sự trung thực thực sự về bản thân, thế giới và Thiên Chúa: bất kể điều gì. Và không ẩn sau sự phủ nhận hoặc lừa dối. Hãy nhận biết các tư thế tự vệ và tự bảo vệ vì điều này cho thấy 'người cũ' đang tự che giấu, từ chối việc yêu cầu sự giúp đỡ bên ngoài mình - lòng kiêu ngạo! Đây là những gì A-đam và E-và đã làm trong vườn: họ tự vệ bằng cách đổ lỗi thay vì xưng thú và ăn năn. Thành thử, hãy tránh bào chữa, tự biện hộ và đổ lỗi cho người khác.
(Châm ngôn 14:15; Châm ngôn 22:3; Châm ngôn 27:12; 1 Phê-rô 4:8; Châm ngôn 10:12) Khi chúng ta che đậy tội lỗi của người khác, chúng ta đưa ra quyết định chờ đợi một cách có ý thức, trong cầu nguyện và kiên nhẫn, thời điểm thích hợp để giải quyết một khuôn mẫu tội lỗi có thể quan sát được. Che đậy tội lỗi là chờ đợi cơ hội thích hợp để tương tác. Chúng ta nên che đậy tội lỗi trừ khi chúng ta được Chúa gọi để giải quyết trực tiếp.
(1 Gioan 4:20) Chúng ta đối diện với điều ác, sự ngu ngốc và những cách đơn giản ở người khác bao xa, chúng ta sẽ nhìn thấy những cách đó trong chính trái tim mình. Vì vậy, hãy mở lòng mình cho sự trợ giúp của ơn tha thứ và sự kỳ diệu của ý nghĩa Thập giá.
Hãy tìm kiếm ơn cứu độ của bạn (Pl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: 1 Pr 4:8
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu 1 Pr 3:9-18.
Cởi bỏ/Mặc vào: Xem lại 1 Pr 2,3,4 và 2 Pr 1:3-11. Đây là cách tiếp cận của Chúa đối với cách chúng ta nên nhìn nhận cuộc sống, cách đấu tranh với những điều xấu xa của thế gian, con người và hoàn cảnh. Chúng ta phải giải thoát bản thân khỏi việc trở thành nạn nhân, và được tăng sức mạnh nhờ Sự hiện diện của ChúaThánh Thần để trở thành phước lành thay vì lời nguyền rủa, (Rô-ma 6:1-11). Thành thử, hãy đổi mới tinh thần của tâm trí bạn và nhận ra rằng bạn là con cái của Thiên Chúa, chứ không phải là nạn nhân của thế gian (Gc 1:2-4).
Sử dụng Mục A.9, “Kế hoạch dự phòng” hàng ngày để giữ cho bản thân được thanh lọc và phá vỡ các khuôn mẫu tự vệ và tự bảo vệ (bào chữa, tự biện hộ và đổ lỗi cho người khác) do sự coi thường, oán giận, ác ý, hận thù, khó chịu, ác cảm, ác ý, bực bội và những điều tương tự. Nếu những tội lỗi của cuộc sống bị coi là điều hiển nhiên và không được giải quyết ngay lập tức, cuối cùng bạn sẽ đánh mất ân sủng của Chúa, và để cho cỏ dại độc hại phát triển và đầu độc bản thân và lây nhiễm cho những người mà bạn giao du (Híp-ri 12:14-15).
VietCatholic TV
Vẫn còn may: Phe ủng hộ Kyiv thắng thế trong cuộc bầu cử Đức. Ba Lan: Ukraine rất mạnh và đoàn kết
VietCatholic Media
03:28 24/02/2025
1. Merz tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Đức
BERLIN — Liên minh bảo thủ của Friedrich Merz đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội Đức — và phe cực hữu đã ghi nhận số phiếu bầu cao nhất từ trước đến nay.
Với việc các lá phiếu vẫn đang được kiểm, đảng bảo thủ, bao gồm Liên minh Dân chủ Kitô giáo, gọi tắt là CDU của Merz và đảng chị em Bavaria, Liên minh Xã hội Kitô giáo, gọi tắt là CSU, đang trên đà giành chiến thắng trước tất cả các đảng khác với 28,6 phần trăm, theo dự đoán dựa trên kết quả cho đến nay.
Merz, người sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Đức sau khi ông có thể đạt được thỏa thuận về liên minh với các đảng khác, đã tuyên bố chiến thắng vài phút sau khi dự báo đầu tiên được công bố lúc 6:30 chiều tại Berlin. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mô tả đây là “một ngày tuyệt vời cho nước Đức”.
“Thế giới ngoài kia sẽ không chờ đợi chúng ta, cũng không chờ đợi các cuộc đàm phán và đàm phán liên minh kéo dài,” Merz nói với những người ủng hộ đảng tại thủ đô Đức. “Bây giờ chúng ta phải nhanh chóng lấy lại khả năng hành động để có thể làm điều đúng đắn ở trong nước, để chúng ta một lần nữa có mặt ở Âu Châu, để thế giới có thể thấy rằng nước Đức đang được quản lý một cách đáng tin cậy trở lại.”
Cuộc bỏ phiếu hôm Chúa Nhật cho thấy đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD) — một đảng có lập trường chống di cư và ủng hộ Nga mạnh mẽ — được dự đoán sẽ đứng thứ hai với 20,4 phần trăm. Đây sẽ là kết quả tốt nhất của đảng này trong cuộc bầu cử quốc gia tại quốc gia hùng mạnh nhất Âu Châu, gây chấn động khắp lục địa.
Alice Weidel, ứng cử viên thủ tướng của đảng AfD, mô tả đây là một “thành công lịch sử”.
Bà cho biết: “Chúng tôi sẽ thúc giục những người khác đưa ra các chính sách hợp lý cho đất nước của chúng tôi”, đồng thời nói thêm rằng bà sẵn sàng tham gia vào chính phủ liên minh với phe bảo thủ - điều mà Merz đã loại trừ.
Hiệu quả hoạt động của các đảng nhỏ sẽ là chìa khóa cho sự ổn định của liên minh
Dự đoán kết quả dựa trên số phiếu bầu sẽ được hoàn thiện vào buổi tối. Kết quả gần cuối cùng sẽ được xác nhận trước nửa đêm tại Berlin.
Hiệu suất của các đảng nhỏ hơn — Đảng Cánh tả, Đảng Dân chủ Tự do, gọi tắt là FDP và Liên minh Sahra Wagenknecht cánh tả dân túy, gọi tắt là BSW — sẽ rất quan trọng để xác định Merz có thể dễ dàng thành lập liên minh như thế nào và liên minh này sẽ ổn định như thế nào. Các đảng cần vượt qua 5 phần trăm để vào Bundestag, hạ viện của Quốc hội Đức.
Theo dự báo do đài phát thanh ARD công bố, đảng Cánh tả, với 8,5 phần trăm, chắc chắn sẽ vào được Bundestag. FDP được dự báo sẽ đạt 4,7 phần trăm, khiến cho việc dự đoán trở nên quá sát sao. BSW hiện cũng không đạt ngưỡng, nhưng chỉ đạt 4,9 phần trăm.
Nếu ít nhất hai trong ba đảng đó vào được quốc hội, cuộc sống của Merz sẽ trở nên phức tạp khi ông bắt đầu đàm phán liên minh vì điều đó có nghĩa là ông cần một chính phủ ba đảng thay thế, khiến việc đạt được thỏa thuận để thông qua các chính sách của riêng ông trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu hai trong số các đảng đó không đạt được ngưỡng, Merz có thể thành lập liên minh với chỉ một đảng khác.
Merz là đối thủ cay đắng của Angela Merkel
Sự trỗi dậy nắm quyền của Merz khó có thể diễn ra vào thời điểm quan trọng hơn đối với Âu Châu. Việc Tổng thống Donald Trump đảo lộn trật tự sau Thế chiến II ― bằng cách thường xuyên đứng về phía người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đặt ra câu hỏi về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Âu Châu và ủng hộ những người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu ― có nghĩa là nhiệm kỳ thủ tướng của Merz có vẻ sẽ là nhiệm kỳ quan trọng nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Merz sẽ trở thành nhà lãnh đạo trung hữu đầu tiên của Đức kể từ khi Angela Merkel từ chức vào năm 2021. Mặc dù họ đến từ cùng một đảng, nhưng họ là đối thủ cay đắng và trong chiến dịch tranh cử, bà đã chỉ trích Merz vì sự dây dưa với các chính sách cứng rắn của phe cực hữu và vì đã chấm dứt cam kết lâu dài là không dựa vào phiếu bầu của họ tại quốc hội
Theo dự đoán, vị trí thứ hai lịch sử của AfD gần như gấp đôi kết quả năm 2021. Đảng này đang trên đà trở thành lực lượng đối lập lớn nhất trong quốc hội vì tất cả các đảng chính thống đều đã loại trừ khả năng tham gia liên minh với đảng này.
Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD trung tả của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz được cho là sẽ ghi nhận thành tích tệ nhất trong cuộc bầu cử quốc hội kể từ khi đổi tên thành đảng hiện tại vào năm 1890, đứng thứ ba với 16,3 phần trăm.
“Lần này kết quả bầu cử tệ và đó là lý do tại sao tôi cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả bầu cử này,” Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz cho biết. “Sự thật là một đảng cực hữu như AfD đang có được kết quả bầu cử như vậy ở đất nước này không bao giờ là điều chúng ta chấp nhận được.”
Đảng Xanh trung tả, liên minh với SPD, đứng thứ tư với 12,3 phần trăm.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra sớm hơn dự kiến bảy tháng, sau sự sụp đổ của liên minh do SPD lãnh đạo của Thủ tướng Olaf Scholz vào cuối năm ngoái. Khoảng 630 ghế trong quốc hội sẽ được tranh cử, được phân bổ theo tỷ lệ.
[Politico: Merz declares victory in German election]
2. Ukraine mong đợi thêm các lô hàng F-16 từ Hòa Lan, Zelenskiy cho biết
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xác nhận Ukraine dự kiến sẽ tiếp tục nhận được chiến đấu cơ F-16 từ Hòa Lan, nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng trong việc bảo vệ không phận của đất nước.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof tại Hội nghị An ninh Munich, Zelenskiy nhấn mạnh rằng việc tăng cường phòng không của Ukraine vẫn là ưu tiên hàng đầu. “Bầu trời Ukraine phải được đóng lại và an toàn”, ông nói vào ngày 22 tháng 2, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hỗ trợ quân sự trong việc chống lại sự xâm lược của Nga.
Tổng thống cảm ơn Hòa Lan vì sự hỗ trợ liên tục và cam kết tăng viện trợ quân sự. Ông nhấn mạnh rằng việc tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine không chỉ quan trọng đối với an ninh của đất nước mà còn đối với sự ổn định chung của Âu Châu.
Một số quốc gia đã đóng góp chiến đấu cơ F-16 cho nỗ lực phòng thủ của Ukraine, trong đó Hòa Lan đóng vai trò quan trọng khi cam kết cung cấp 24 máy bay F-16, lô đầu tiên sẽ được giao vào mùa hè năm 2024.
Đan Mạch đã cam kết cung cấp 19 máy bay F-16, với đợt giao hàng đầu tiên được thực hiện vào năm 2024, trong khi Na Uy đã cam kết cung cấp từ 6 đến 22 máy bay. Bỉ cũng đã công bố ý định cung cấp máy bay F-16, mặc dù con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ.
Zelenskiy cũng nhắc lại lập trường kiên định của Ukraine về các cuộc đàm phán quốc tế, tuyên bố: “Không có gì về Ukraine mà không có Ukraine, không có gì về Âu Châu mà không có Âu Châu”.
[Kyiv Independent: Ukraine expects further F-16 deliveries from the Netherlands, Zelensky says]
3. Tổng thống Donald Trump chỉ trích vô căn cứ Starmer, Macron vì không giúp đỡ Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer “chưa làm gì” để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố hôm thứ sáu.
Khẳng định của Tổng thống Donald Trump, không được hỗ trợ bởi dữ liệu chính thức, được đưa ra vài ngày trước khi hai nhà lãnh đạo Âu Châu dự kiến có chuyến thăm riêng tới Tòa Bạch Ốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News Radio, Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Pháp và Anh vì không chi đủ tiền để hỗ trợ Kyiv kể từ khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào đầu năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ về các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm chấm dứt chiến tranh.
“Âu Châu về cơ bản không cho gì cả”, Tổng thống Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn, trong khi Hoa Kỳ “đang chi tiền cho một số quốc gia ở rất, rất xa”.
Nhưng theo Viện Kiel của Đức, nơi tổng hợp các đóng góp quốc gia cho nỗ lực chiến tranh của Kyiv, cả Anh và Pháp đều đã viện trợ đáng kể cho Ukraine, và toàn bộ Âu Châu đã cung cấp nhiều viện trợ hơn Hoa Kỳ.
Tổng cộng, các chính phủ Âu Châu đã phân bổ 62 tỷ euro viện trợ quân sự để giúp Ukraine, cũng như 70 tỷ euro hỗ trợ tài chính và nhân đạo, số liệu của Kiel cho thấy. Theo viện Kiel, Hoa Kỳ đã phân bổ 64 tỷ euro viện trợ quân sự và 50 tỷ euro viện trợ tài chính và nhân đạo. Tổng cộng 114 tỷ nhưng Ukraine chỉ mới nhận được khoảng 57 tỷ trong số này.
Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ “ký một thỏa thuận” để thu hồi khoảng 500 tỷ đô la tiền tài trợ của Hoa Kỳ, dường như ám chỉ đến một thỏa thuận được đề xuất về đất hiếm và các khoáng sản khác của Ukraine. Kyiv đã phản đối thỏa thuận khoáng sản theo đề xuất của Washington, được cho là do thiếu các bảo đảm an ninh đầy đủ. Theo viện Kiel, Hoa Kỳ trao ra 114 tỷ mà đòi Ukraine thanh toán đến 500 tỷ thì có lẽ quá bất công.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược chính mình và thừa nhận rằng Nga đã phát động cuộc chiến toàn diện bằng cách tấn công Ukraine. Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã đổ lỗi cho Ukraine vì đã gây ra xung đột, nói rằng Kyiv “không bao giờ nên bắt đầu” và thay vào đó nên “thực hiện một thỏa thuận”.
“Nga đã tấn công, nhưng họ không nên để ông ấy tấn công”, Tổng thống Donald Trump nói với Fox News.
Đầu tuần này, một số nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã tập trung tại Paris để hội đàm khẩn cấp về cuộc chiến ở Ukraine và an ninh Âu Châu, sau khi Tổng thống Donald Trump điện đàm với Putin về việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình ở Ả Rập Saudi.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox, Tổng thống Donald Trump cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy “không có quân bài” nào trong các cuộc đàm phán hòa bình. Bình luận hôm thứ Sáu được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump gần đây gọi Zelenskiy là “một nhà độc tài” và nói rằng Kyiv nên tổ chức bầu cử mới càng sớm càng tốt.
Macron dự kiến sẽ gặp Tổng thống Donald Trump tại Washington vào thứ Hai, trong khi chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của Starmer được lên lịch vào thứ Năm.
Giữa những lời chỉ trích, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông coi Macron là “bạn” và gọi Starmer là “một người rất tốt bụng”.
[Politico: Trump baselessly slams Starmer, Macron for failing to help Ukraine]
4. Ngoại trưởng Ba Lan gặp Ngoại trưởng Rubio: ‘Hoa Kỳ muốn có hòa bình lâu dài’
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio trong chuyến đi tới Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 2 và cho biết đây là “cuộc trò chuyện sâu sắc giữa các đồng minh thân cận”.
Sikorski cho biết cuộc gặp của họ “có ý nghĩa và thân thiện” và “xác nhận tính bền vững của liên minh Ba Lan-Mỹ”, Đài phát thanh Ba Lan RMF đưa tin.
Khi được hỏi về chiến thuật đàm phán hòa bình về Ukraine của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Sikorski cho biết tốt hơn là nên hỏi phía Hoa Kỳ về vấn đề này, đồng thời nói thêm rằng ông “có ấn tượng rằng Hoa Kỳ muốn có hòa bình lâu dài”.
Hòa bình lâu dài có thể không hoàn toàn đồng nghĩa với hòa bình công chính. Hòa bình lâu dài, theo đề nghị của Vladimir Putin, có thể được thực hiện bằng cách Ukraine đầu hàng và trở thành một phần của Liên Bang Nga. Trong khi đó, Tổng thống Zelenskiy yêu cầu một nền hòa bình công chính, trong đó, Nga phải rút khỏi các lãnh thổ đã xâm lược của Ukraine. Hôm thứ Tư, 12 Tháng Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth, đã công khai chống lại ý tưởng này của Tổng thống Zelenskiy.
Cuộc gặp giữa Sikorski và Rubio diễn ra trong bối cảnh Kyiv và các đồng minh Âu Châu ngày càng lo ngại về sự thay đổi lập trường của Washington đối với cuộc chiến, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ đàm phán trực tiếp với Nga tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2.
Trước đó vào ngày 21 tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố Zelenskiy không phải là yếu tố cần thiết cho các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh của Nga ở Ukraine. Trước đó, ông cũng cáo buộc Zelenskiy là “nhà độc tài” và đưa ra những tuyên bố sai sự thật về Ukraine.
“Thành thật mà nói, tôi không nghĩ ông ấy là người quan trọng để tham dự các cuộc họp”, Tổng thống Donald Trump nói với Fox News Radio vào ngày 21 tháng 2. “Khi Zelenskiy nói, 'Ồ, ông ấy không được mời đến một cuộc họp nào,' ý tôi là, đó không phải là ưu tiên vì ông ấy đã làm rất tệ trong việc đàm phán cho đến nay”.
Theo hãng truyền thông Ba Lan PAP, khi nói về việc bảo đảm an ninh cho Ukraine, Sikorski cho biết “đó là việc Ukraine có thể tự quyết định tương lai của mình”.
Sikorski cũng nói với các nhà báo rằng vấn đề về khả năng hiện diện của binh lính Âu Châu tại Ukraine như một phần của cam kết bảo đảm an ninh đã không được nêu ra trong cuộc gặp của ông với Rubio.
Trước đó vào ngày 21 tháng 2, Sikorski đã viết trên X rằng ông đã mang máy bay điều khiển từ xa “Shahed” bị lực lượng Ukraine bắn hạ đến Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ tại Hoa Kỳ
“Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, gọi tắt là CPAC tại Washington là một trong những sự kiện chính trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm nay, du khách có thể nhìn thấy máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ do Ba Lan cung cấp, tượng trưng cho cái chết của hàng ngàn sinh mạng vô tội: 'Shahed' của Iran. Cùng nhau, chúng ta đang chống lại trục ma quỷ một cách hiệu quả”, ông viết.
[Kyiv Independent: 'The US wants lasting peace' — Polish FM meets State Secretary Rubio]
5. Thỏa thuận khoáng sản của Hoa Kỳ không bảo đảm an ninh cho Ukraine, Tờ New York Times đưa tin
Theo bản dự thảo thỏa thuận mà tờ New York Times xem được, đề xuất hiện tại của Hoa Kỳ liên quan đến các khoáng sản quan trọng của Ukraine yêu cầu 50% doanh thu từ tài nguyên thiên nhiên của Ukraine trong khi không đưa ra bất kỳ bảo đảm an ninh nào để đổi lại.
Hoa Kỳ và Ukraine đã làm việc tích cực trong vài ngày qua để đưa ra các chi tiết của phiên bản sửa đổi của thỏa thuận. Ruslan Stefanchuk, chủ tịch quốc hội Ukraine, cho biết Kyiv đặt mục tiêu hoàn tất thỏa thuận vào ngày 24 tháng 2, kỷ niệm ba năm ngày Nga xâm lược toàn diện.
Tờ New York Times đưa tin, trích dẫn bản dự thảo thỏa thuận ngày 21 tháng 2, các điều khoản của dự thảo sửa đổi về cơ bản giống với các điều khoản của phiên bản trước đó đã bị Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bác bỏ. Trong một số trường hợp, các yêu cầu của Hoa Kỳ thậm chí còn nghiêm ngặt hơn.
Thỏa thuận này yêu cầu 50% doanh thu từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, bao gồm các khoáng sản quan trọng, dầu mỏ và khí đốt, cũng như cổ phần tại các cảng và cơ sở hạ tầng quan trọng khác thông qua một quỹ đầu tư chung.
Phiên bản mới nêu rõ Hoa Kỳ sẽ nắm giữ 100% lợi ích tài chính trong quỹ này và Ukraine nên đóng góp vào quỹ cho đến khi đạt 500 tỷ đô la.
Số tiền này vượt xa doanh thu tài nguyên thực tế của Ukraine, đạt tổng cộng 1,1 tỷ đô la vào năm 2024, và gấp hơn bốn lần giá trị viện trợ của Hoa Kỳ cho Kyiv.
Con số 500 tỷ đô la đó không được liệt kê trong đề xuất ban đầu mà Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent trình lên Zelenskiy vào ngày 12 tháng 2. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã trích dẫn con số này trong các bình luận công khai, tuyên bố vào ngày 10 tháng 2 rằng Ukraine “về cơ bản đã đồng ý” với một thỏa thuận tài nguyên trị giá 500 tỷ đô la.
Khi Zelenskiy từ chối ký thỏa thuận được đề xuất với lý do nó không bảo đảm an ninh, Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích tổng thống Ukraine, nhắc lại quan điểm của Điện Cẩm Linh khi gọi ông là “nhà độc tài không được bầu”.
Chuyến thăm của Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, dường như đã làm dịu căng thẳng và khôi phục các cuộc đàm phán về thỏa thuận tài nguyên. Các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine được cho là đã làm việc suốt đêm để đưa ra một thỏa thuận.
Vào ngày 21 tháng 2, Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ và Ukraine “khá gần” với việc đạt được thỏa thuận.
Theo Tờ New York Times, tài liệu mới không đưa ra bất kỳ bảo đảm an ninh cụ thể nào. Thay vào đó, tài liệu nêu rõ Hoa Kỳ sẽ cung cấp hỗ trợ phát triển kinh tế dài hạn cho Ukraine.
Đầu tháng 2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông muốn đạt được thỏa thuận với Ukraine liên quan đến việc tiếp cận khoáng sản đất hiếm để đổi lấy viện trợ liên tục - một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ biến sự hỗ trợ cho quốc phòng và chủ quyền của Ukraine thành một giao dịch kinh doanh.
Ukraine cho biết họ cởi mở với một thỏa thuận như vậy và đã nhấn mạnh nhu cầu bảo đảm an ninh cụ thể. Một cựu quan chức cao cấp của Ukraine gọi đề xuất đầu tiên của Hoa Kỳ là “một thỏa thuận thuộc địa” và cho biết Zelenskiy không thể ký tài liệu theo các điều khoản đó.
Reuters đưa tin vào ngày 21 tháng 2 rằng Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ cắt quyền truy cập của Ukraine vào các thiết bị đầu cuối internet Starlink nếu nước này không ký thỏa thuận - một tuyên bố mà Giám đốc điều hành SpaceX và đồng minh của Tổng thống Donald Trump là Elon Musk đã phủ nhận.
[Kyiv Independent: US mineral deal offers no security guarantees for Ukraine, NYT reports]
6. Quan chức Ba Lan cho biết Ukraine quá mạnh để bị bán đứng
Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski cho biết Ukraine quá mạnh để bị các thế lực nước ngoài bán đứng.
“Sự bảo đảm tốt nhất cho Ukraine là đội quân gần một triệu người đang canh gác các chiến hào và anh dũng chống lại sự xâm lược của Nga”, ông phát biểu trên chương trình “Fareed Zakaria GPS” của CNN trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào Chúa Nhật.
Trong cuộc trò chuyện với Zakaria, Sikorski đã nhắc đến những gì thường được mô tả là sự bán rẻ ngoại giao tồi tệ nhất trong lịch sử, quyết định của Anh và Pháp chấp thuận các yêu sách lãnh thổ của Adolf Hitler đối với Tiệp Khắc tại Munich năm 1938.
Thỏa thuận đó thường được nhắc đến khi mọi người muốn mô tả những gì họ coi là hành động xoa dịu, đôi khi kèm theo bức ảnh Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đang giơ cao bản thỏa thuận được cho là sẽ mang lại “hòa bình trong thời đại của chúng ta”. Chiến tranh nổ ra một năm sau đó với cuộc xâm lược Ba Lan của Đức.
Sikorski nói với Zakaria rằng ông không lo ngại về việc các nhà đàm phán Mỹ hay bất kỳ ai khác sẽ bán rẻ Ukraine.
“Chính Ukraine quyết định xem họ có muốn chiến đấu hay không,” ông nói, đồng thời nói thêm: “Bạn biết chuyện gì đã xảy ra ở Munich năm 1938 không? Tiệp Khắc đã bị ra lệnh, nhưng đó là vì Tiệp Khắc không sẵn sàng chiến đấu một mình và không có đồng minh. Ví dụ, Ukraine đang chiến đấu và đã đánh bại người Nga trên biển một cách khá thành công, và có đồng minh. Chúng tôi ở Âu Châu đã nói rằng chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine bất kể điều gì xảy ra. “
Zakaria hỏi Sikorski rằng liệu ông có lo ngại về lời lẽ của Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và các thành viên khác trong chính quyền Tổng thống Donald Trump thứ hai hay không.
Trong những tuần gần đây, Tổng thống Donald Trump đã có những lập trường có vẻ rất giống với Nga, bao gồm việc gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là một nhà độc tài và ám chỉ Ukraine đã bắt đầu chiến tranh. (Zelenskiy, người đã nói rằng ông sẽ không chấp nhận một thỏa thuận áp đặt lên đất nước mình, hôm Chúa Nhật cho biết ông sẽ từ chức nếu nó mang lại hòa bình hoặc tư cách thành viên NATO cho Ukraine.)
Sikorski cho biết ông nghĩ nhóm của Tổng thống Donald Trump vẫn đang tìm hướng đi.
“Tôi nghĩ rằng mọi chính quyền mới luôn cần một chút thời gian để ổn định và đánh giá đầy đủ thông tin từ các cơ quan tình báo, v.v., và đang nói chuyện với các đồng minh,” ông nói. Sikorski đã gặp Ngoại trưởng mới Marco Rubio tại Washington vào thứ sáu.
Vị quan chức Ba Lan này cũng nói với Zakaria rằng Ukraine đã chứng tỏ mình mạnh mẽ và kiên cường hơn bất kỳ ai có thể dự đoán khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
“Ukraine, hãy nhớ rằng, có 110 lữ đoàn trên chiến trường,” ông nói. “Họ đã phá hủy hầu hết xe tăng của Nga. Họ đã sản xuất 1,5 triệu máy bay điều khiển từ xa vào năm ngoái. Họ sẽ sản xuất 4,5 triệu máy bay điều khiển từ xa vào năm nay. Nếu bạn hỏi tôi cách đây ba năm rằng Ukraine và Nga sẽ ở đâu trong cuộc chiến này trong ba năm nữa, tôi không nghĩ là cả hai chúng ta đều đoán được rằng Nga sẽ chỉ chiếm được 20 phần trăm lãnh thổ của Ukraine.”
[Politico: Ukraine is too powerful to be sold out, Polish official says]
7. Zelenskiy, Scholz thảo luận về ‘cách đạt được hòa bình công bằng’ ở Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thảo luận về “những cách thức đạt được hòa bình công bằng ở Ukraine” trong cuộc điện đàm vào ngày 22 tháng 2.
Theo tuyên bố từ Steffen Hebestreit, phát ngôn nhân của Chính phủ Liên bang Đức, Scholz “tái khẳng định sự đoàn kết liên tục và không lay chuyển của mình với Ukraine” và bảo đảm rằng Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác Âu Châu và quốc tế cho đến khi đạt được “nền hòa bình công bằng, toàn diện và lâu dài”.
Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh Kyiv và các đồng minh Âu Châu ngày càng lo ngại về sự thay đổi lập trường của Washington đối với cuộc chiến, đặc biệt là sau khi Mỹ đàm phán trực tiếp với Nga tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2.
Trước đó vào ngày 21 tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố Zelenskiy không phải là yếu tố cần thiết cho các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh của Nga ở Ukraine. Trước đó, ông cũng cáo buộc Zelenskiy là “nhà độc tài” và đưa ra những tuyên bố sai sự thật về Ukraine.
“Thành thật mà nói, tôi không nghĩ ông ấy là người quan trọng để tham dự các cuộc họp”, Tổng thống Donald Trump nói với Fox News Radio vào ngày 21 tháng 2. “Khi Zelenskiy nói, 'Ồ, ông ấy không được mời đến một cuộc họp nào,' ý tôi là, đó không phải là ưu tiên vì ông ấy đã làm rất tệ trong việc đàm phán cho đến nay”.
Những tuyên bố gần đây của Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Âu Châu tìm kiếm một chiến lược thống nhất để bảo đảm Ukraine tiếp tục được bảo vệ.
Cả Zelenskiy và Scholz đều đồng ý rằng Ukraine phải “có mặt tại bàn đàm phán hòa bình trong tương lai”, rằng “các vấn đề về an ninh Âu Châu phải được thảo luận cùng với người Âu Châu” và rằng “cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ukraine và các đối tác thân cận nhất của nước này”.
Sau cuộc gọi, Zelenskiy cũng tuyên bố cuộc thảo luận của họ về đường lối chung nhằm chấm dứt chiến tranh và bảo đảm an ninh đáng tin cậy là “có ý nghĩa thực chất”.
“Chúng tôi đã thảo luận chi tiết về các bước cần thiết để đạt được một nền hòa bình công bằng, cũng như vai trò của Âu Châu tại bàn đàm phán”, ông nói trong bài đăng trên Telegram.
Zelenskiy cũng cảm ơn Scholz vì sự ủng hộ của ông, đồng thời nói thêm rằng kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Đức đã cung cấp cho Ukraine 43,6 tỷ euro viện trợ.
“Tôi cảm ơn ông ấy (Scholz) vì những đóng góp của Đức trong việc bảo vệ hàng ngàn sinh mạng, cũng như vai trò lãnh đạo trong việc tăng cường phòng không của Ukraine”, Zelenskiy viết.
“Người dân Ukraine sẽ luôn nhớ đến sự ủng hộ mạnh mẽ như vậy.”
Theo một cuộc thăm dò gần đây do công ty thăm dò ý kiến Rating của Ukraine công bố vào ngày 21 tháng 2, 91% người Ukraine được khảo sát phản đối các cuộc đàm phán hòa bình giữa Hoa Kỳ và Nga mà không có sự tham gia của Ukraine.
[Kyiv Independent: Zelensky, Scholz discuss 'ways to achieve just peace' in Ukraine]
8. Tổng thống Donald Trump nói về nhiệm kỳ thứ ba trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng hiến pháp
Hiến pháp nghiêm cấm các tổng thống ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Nhưng điều đó không ngăn cản Ông Donald Trump liên tục nêu vấn đề này — và lần này là tại một sự kiện chính thức của Tòa Bạch Ốc.
“Tôi có nên tái tranh cử không? Các bạn hãy cho tôi biết.” Tổng thống Donald Trump phát biểu vào hôm thứ năm trước Phòng Phía Đông, nơi đang có đông đúc những người ủng hộ
Đám đông, bao gồm các quan chức được bầu, như Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tim Scott của Nam Carolina và Dân biểu John James của Michigan, cũng như những người được bổ nhiệm chính trị và các vận động viên như tay golf nổi tiếng Tiger Woods, đã đáp lại bằng những tiếng hô vang: “Bốn năm nữa!”
Tổng thống Donald Trump nói đùa rằng phản ứng của đám đông — và việc ông chỉ nêu ra ý tưởng này, điều mà ông thường làm trước đám đông thân thiện nhưng đây là lần đầu tiên ông làm như vậy với tư cách chính thức — sẽ gây ra “tranh cãi”. Những phát biểu này lần đầu tiên được tờ The Washington Post đưa tin.
Cảnh này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump đang sử dụng quyền lực tổng thống của mình theo cách mà Hiến pháp không cho phép. Tu chính án số 22 của Hiến pháp cấm bất kỳ tổng thống nào được bầu quá hai nhiệm kỳ và đã được phê chuẩn cách đây khoảng 74 năm. Nhưng những hành động đầu tiên của Tổng thống Donald Trump khi nhậm chức cho thấy ông sẵn sàng thách thức luật hiến pháp, bằng cách ban hành lệnh đóng băng chi tiêu đối với các quỹ do Quốc hội phân bổ và ban hành lệnh đóng cửa các bộ và tiếp quản các cơ quan liên bang độc lập.
Vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra phát biểu về nhiệm kỳ thứ ba, cựu cố vấn Steve Bannon cũng bày tỏ quan điểm tương tự trước cuộc họp của Ủy ban Hành động Chính trị Bảo thủ.
“Tương lai của MAGA là Ông Donald Trump,” Bannon nói với đám đông reo hò. “Chúng tôi muốn Tổng thống Donald Trump vào năm 28. Đó là điều họ không thể chịu đựng được. Một người như Tổng thống Donald Trump chỉ xuất hiện một hoặc hai lần trong lịch sử đất nước. Chúng tôi muốn Tổng thống Donald Trump!”
[Politico: Trump talks of a third term amid growing concerns about a constitutional crisis]
9. Chủ tịch quốc hội cho biết công việc hoàn thiện thỏa thuận khoáng sản của Ukraine sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 2
Ukraine sẽ bắt đầu làm việc để ký kết một thỏa thuận với Hoa Kỳ về tài nguyên thiên nhiên của nước này vào ngày 24 tháng 2, Ruslan Stefanchuk, chủ tịch quốc hội Ukraine, nói với hãng truyền thông Nhật Bản NHK.
Theo một phiên bản bị rò rỉ của thỏa thuận được Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent chuyển tới Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Hoa Kỳ được cho là đang tìm cách nắm giữ 50% tài nguyên thiên nhiên của Ukraine thông qua một quỹ đầu tư chung như một khoản đền đáp cho sự hỗ trợ của nước này dành cho Kyiv.
Theo báo cáo của NHK công bố ngày 22 tháng 2, chính phủ Ukraine sẽ thành lập một nhóm chuyên gia để bắt đầu làm việc để hoàn thiện thỏa thuận vào thứ Hai, ngày cũng đánh dấu kỷ niệm ba năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Stefanchuk cho biết Ukraine sẵn sàng làm việc với các đối tác về thỏa thuận này nhưng muốn “nhận được các bảo đảm an ninh cụ thể”, theo báo cáo. Ông cũng cho biết Ukraine muốn có “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng” và một hội nghị thượng đỉnh với Hoa Kỳ
Trước đó, Zelenskiy cho biết Kyiv chưa sẵn sàng ký tài liệu này vì nó không bao gồm bất kỳ bảo đảm an ninh nào.
Khi Tổng thống Donald Trump và Mạc Tư Khoa thống nhất tầm nhìn, cuộc chiến ổn định mặt trận Donetsk đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc
Trước đó trong ngày, Bloomberg dẫn nguồn tin biết về các cuộc đàm phán cho biết Ukraine và Hoa Kỳ cần thêm thời gian để hoàn tất thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên của Ukraine.
Theo Bloomberg, dự thảo thỏa thuận do chính quyền Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump đề xuất “hiện có một số yếu tố đáng ngờ” đối với phía Ukraine, nhưng không nêu rõ.
Sky News cũng đưa tin, trích dẫn nguồn tin của mình, rằng thỏa thuận “vẫn chưa sẵn sàng để ký kết” do một số “vấn đề khó khăn”, đồng thời nói thêm rằng Zelenskiy chưa sẵn sàng chấp nhận hình thức dự thảo hiện tại.
Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz cho biết vào ngày 21 tháng 2 rằng thỏa thuận “sẽ được thực hiện” trong tuần này, theo Sky News.
“Đây là điểm mấu chốt, Tổng thống Zelenskiy sẽ ký thỏa thuận đó, và các bạn sẽ thấy điều đó trong thời gian rất ngắn”, ông phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, được Sky News trích dẫn.
Tổng thống Donald Trump đã nói vào đầu tháng 2 rằng ông muốn đạt được một thỏa thuận với Ukraine liên quan đến việc tiếp cận khoáng sản đất hiếm để đổi lấy viện trợ liên tục. Tổng thống Donald Trump sau đó tuyên bố rằng Kyiv “về cơ bản đã đồng ý” với một thỏa thuận tài nguyên trị giá 500 tỷ đô la.
Tuy nhiên, các báo cáo mới nhất được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc tổng thống Ukraine là “một nhà độc tài không có bầu cử”, nói rằng “Zelenskiy tốt hơn nên hành động nhanh chóng nếu không ông ta sẽ không còn đất nước nữa”.
Vào ngày 19 tháng 2, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông có ý định “hồi sinh” các cuộc đàm phán về thỏa thuận tài nguyên thiên nhiên của Ukraine.
“Tôi nghĩ tôi sẽ khôi phục lại thỏa thuận đó, bạn biết đấy, chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi sẽ khôi phục lại nó, hoặc mọi thứ sẽ không khiến ông ấy (Tổng thống Volodymyr Zelenskiy) quá vui vẻ. Và hãy nhìn xem, đã đến lúc bầu cử”, Tổng thống Donald Trump nói, mà không nói rõ hậu quả đối với Ukraine và tổng thống của nước này nếu thỏa thuận không được ký kết.
[Kyiv Independent: Ukraine’s work on finalizing minerals deal to start on Feb. 24, parliament speaker says]
Nga tấn công Kyiv tàn bạo. Âu Châu thực sự giúp Ukraine nhiều hơn Mỹ. Musk phủ nhận cắt Starlink
VietCatholic Media
15:04 24/02/2025
1. Nga tung ra cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất vào cuộc chiến tranh Ukraine trước thềm ngày kỷ niệm
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất nhằm vào Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra, một ngày trước lễ kỷ niệm ba năm ngày Mạc Tư Khoa xâm lược toàn diện Ukraine.
“Vào đêm kỷ niệm ba năm cuộc chiến tranh toàn diện, Nga đã phóng 267 máy bay điều khiển từ xa tấn công vào Ukraine — cuộc tấn công lớn nhất kể từ khi máy bay điều khiển từ xa của Iran bắt đầu tấn công các thành phố và làng mạc của Ukraine,” Zelenskiy cho biết trong một bài đăng trên X. Ông lên án “cuộc khủng bố trên không” từ lực lượng của Putin.
Không quân Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng 138 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ, trong khi 119 máy bay khác biến mất khỏi radar sau khi bị tác chiến điện tử gây nhiễu. Nga cũng đã phóng ba hỏa tiễn đạn đạo, với thiệt hại được báo cáo ở năm khu vực, họ cho biết.
Zelenskiy cho biết, trong tuần qua, Nga đã điều gần 1.150 máy bay điều khiển từ xa tấn công, hơn 1.400 quả bom dẫn đường và 35 hỏa tiễn các loại tấn công vào Ukraine.
Trong tuyên bố tối thứ Bảy, tổng thống Ukraine nhắc lại lời kêu gọi bảo đảm an ninh.
“Bảo đảm an ninh là điều đoàn kết đại đa số. Âu Châu, Hoa Kỳ và tất cả các đối tác của chúng tôi trên thế giới cần có sự hiểu biết chung về cách bảo đảm rằng Putin không bao giờ có thể lừa dối bất kỳ ai nữa và rằng Nga không còn có thể mang đến cái chết cho các quốc gia khác — từ Ukraine và Âu Châu đến Syria, Trung Đông và Phi Châu,” Zelenskiy nói.
“Khi chúng ta đang tiến tới kỷ niệm ba năm cuộc chiến tranh toàn diện, điều quan trọng là tất cả người dân Ukraine phải thấy rằng thế giới sát cánh cùng chúng ta,” ông nói thêm.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã leo thang chỉ trích Zelenskiy trong tuần qua, cáo buộc ông này phát động chiến tranh và gọi ông là “nhà độc tài không có bầu cử”.
Những phát biểu của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại trong số các nhà lãnh đạo Âu Châu về sự ổn định của sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer dự kiến sẽ gặp riêng Tổng thống Donald Trump tại Washington vào cuối tuần này để cố gắng thuyết phục ông không từ bỏ Kyiv trong việc theo đuổi một thỏa thuận hòa bình với Nga.
Starmer nói với Zelenskiy vào thứ Bảy rằng ông sẽ thảo luận về tầm quan trọng của chủ quyền của Ukraine trong cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump. Nhà lãnh đạo Anh đã nhắc lại “sự ủng hộ tuyệt đối” của Anh đối với Kyiv trong cuộc điện đàm của họ vào thứ Bảy, theo một phát ngôn viên của Phố Downing.
Phố Downing cho biết ông nhấn mạnh rằng Ukraine phải là “trung tâm của mọi cuộc đàm phán” hướng tới chấm dứt chiến tranh.
[Politico: Russia unleashes biggest drone attack of Ukraine war on eve of anniversary]
2. NATO được cho là sẽ mở rộng đường ống nhiên liệu phản lực tới Tiệp, Ba Lan trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga
Reuters đưa tin ngày 22 tháng 2, trích dẫn tờ Der Speigel, NATO có kế hoạch xây dựng một mạng lưới đường ống nối Đức với Ba Lan và Cộng hòa Tiệp để bảo đảm nguồn cung cấp nhiên liệu phản lực nhanh chóng cho chiến binh trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga.
Theo một bản ghi nhớ nội bộ của quân đội Đức (Bundeswehr), được Der Spiegel trích dẫn, có “những thách thức lớn trong việc bảo đảm nguồn cung cấp nhiên liệu đáng tin cậy” cho quân đội cần được điều động đến biên giới phía đông trong trường hợp khẩn cấp.
Reuters đưa tin hệ thống đường ống hiện tại của liên minh, có từ thời Chiến tranh Lạnh, kết thúc ở miền Tây nước Đức.
Vẫn chưa có xác nhận chính thức từ các quan chức Ba Lan và Tiệp.
Reuters đưa tin các cuộc thảo luận nội bộ giữa các đồng minh NATO đã kết luận rằng hệ thống đường ống là “xương sống của nguồn cung cấp nhiên liệu của NATO”, như đã nêu trong một tài liệu tóm tắt riêng cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Bộ Quốc phòng Đức.
Dự án ước tính có chi phí 21 tỷ euro, hay 22 tỷ đô la, và dự kiến hoàn thành vào năm 2035.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Kyiv và các đồng minh Âu Châu ngày càng lo ngại về sự thay đổi lập trường của Washington đối với cuộc chiến, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ đàm phán trực tiếp với Nga tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2.
Tờ Financial Times, gọi tắt là FT đưa tin vào ngày 20 tháng 2, trích lời hai quan chức trong khu vực, rằng Mạc Tư Khoa được cho là đã yêu cầu Hoa Kỳ rút lực lượng NATO khỏi Đông Âu trong các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nga tại Saudi Arabia như một điều kiện để “bình thường hóa quan hệ”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov tuyên bố vào ngày 21 tháng 2 rằng Nga không yêu cầu Hoa Kỳ rút quân, trong khi phái đoàn Hoa Kỳ cũng được cho là đã bác bỏ yêu cầu này.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại về những nhượng bộ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể cân nhắc để bảo đảm một thỏa thuận với Nga về việc chấm dứt chiến tranh với Ukraine.
Putin thường xuyên tuyên bố rằng NATO gây ra mối đe dọa cho Nga, cáo buộc liên minh này tìm cách mở rộng biên giới về phía đông. Mạc Tư Khoa đã nhiều lần sử dụng khả năng Ukraine gia nhập NATO làm một trong những lý do để tiến hành cuộc xâm lược toàn diện.
[Kyiv Independent: NATO to reportedly extend jet fuel pipeline to Czechia, Poland in case of war with Russia]
3. Tổng thống Donald Trump tuyên bố vòng đàm phán hòa bình tiếp theo với Ukraine tại Riyadh vào ngày 25 tháng 2
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết giai đoạn đàm phán ngừng bắn mới giữa các phái đoàn Mỹ và Nga nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine sẽ diễn ra tại Riyadh, Saudi Arabia, vào ngày 25 tháng 2.
Cuộc họp này diễn ra sau vòng thảo luận đầu tiên được tổ chức tại cùng thành phố vào đầu tuần. Không có quan chức Ukraine nào có mặt tại các cuộc đàm phán của Saudi.
Sau cuộc họp đầu tiên, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã nêu ra ba mục tiêu chính mà cả hai bên đã đồng thanh theo đuổi. Bao gồm khôi phục lại nhân viên đại sứ quán tại Washington và Mạc Tư Khoa, thành lập một nhóm cao cấp để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine và tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Khi Tổng thống Donald Trump và Mạc Tư Khoa thống nhất tầm nhìn, cuộc chiến ổn định mặt trận Donetsk đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết các công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho một cuộc gặp mặt trực tiếp tiềm năng giữa Tổng thống Donald Trump và Putin. Phát biểu với phương tiện truyền thông nhà nước Nga, Ryabkov cho biết một hội nghị thượng đỉnh như vậy có thể bao gồm nhiều vấn đề toàn cầu ngoài cuộc chiến ở Ukraine. Ông nhấn mạnh nhu cầu “tiến tới bình thường hóa quan hệ” và giải quyết “những tình huống cấp bách nhất và có khả năng rất, rất nguy hiểm, trong đó có rất nhiều, Ukraine là một trong số đó”.
Ryabkov tuyên bố rằng các kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh vẫn đang trong giai đoạn đầu và sẽ cần “công tác chuẩn bị chuyên sâu nhất” để hiện thực hóa. Ông nói thêm rằng các đặc phái viên Hoa Kỳ và Nga có thể tổ chức một cuộc họp khác trong vòng hai tuần tới để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận cao cấp hơn nữa.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ mọi kết quả tiềm năng từ các cuộc đàm phán, nhấn mạnh rằng Kyiv không được đưa vào các cuộc thảo luận. Các đồng minh Âu Châu cũng đã lên tiếng lo ngại về việc bị gạt ra ngoài lề các cuộc đàm phán, làm dấy lên thêm nghi ngờ về tính hợp pháp của các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra.
[Kyiv Independent: Trump announces next round of Ukraine peace talks in Riyadh on Feb. 25]
4. Khi Tổng thống Donald Trump tấn công Ukraine, Trudeau nói với Zelenskiy: ‘Cuộc chiến của anh cũng là cuộc chiến của chúng tôi’
OTTAWA — Khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskiy lần đầu gặp nhau vào năm 2019, họ phải trao đổi những câu chuyện cười thông qua một phiên dịch viên.
Vào chiều thứ năm, giống như họ vẫn làm kể từ khi chiến tranh nổ ra, họ gọi điện thoại và nói chuyện trực tiếp — không cần phiên dịch đồng thời.
Trudeau là một trong những người bảo vệ Zelenskiy mạnh mẽ nhất trên trường thế giới kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm 2022. Bây giờ, thủ tướng ba nhiệm kỳ này chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc cuộc đời chính trị của mình. Và sự ủng hộ kiên định của ông đối với Ukraine trên trường thế giới — ngay cả khi điều đó khiến ông bất đồng quan điểm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump — cũng sẽ kết thúc đột ngột.
Trudeau, nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất trong G7, sẽ rời nhiệm sở khi người kế nhiệm ông với tư cách là lãnh đạo Đảng Tự do được những người ủng hộ đảng bầu vào tháng tới, và sự ra đi của ông diễn ra vào thời điểm then chốt trong cuộc chiến. Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump triệu tập các cuộc đàm phán hòa bình với người Nga, và với việc tổng thống gọi Zelenskiy là “kẻ độc tài”, người Âu Châu đã vội vã cứu vãn sự ủng hộ của đồng minh cho nỗ lực chiến tranh.
Nhà lãnh đạo Canada sắp mãn nhiệm không hề thay đổi lập trường ủng hộ hoàn toàn của đất nước đối với việc Ukraine tự quyết định số phận của mình.
“Đây là nguyên tắc cơ bản đối với Canada và phần lớn các đồng minh của chúng tôi: không có gì liên quan đến Ukraine mà không có Ukraine,” Trudeau trả lời các phóng viên vào thứ Tư, sau tuyên bố sai sự thật của Tổng thống Donald Trump rằng Ukraine đã bắt đầu cuộc chiến.
Trudeau đã cùng các nhà lãnh đạo Âu Châu xây dựng một khuôn khổ ngoại giao mới để giải quyết sự liên kết rõ ràng giữa Tòa Bạch Ốc và Mạc Tư Khoa trong cuộc xung đột.
“Canada sẽ luôn đứng về phía Ukraine,” Trudeau phát biểu trên X sau cuộc họp, phân biệt mình với Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần chỉ trích chủ quyền của Canada. Tháng trước, tổng thống cho biết ông sẽ sử dụng “sức mạnh kinh tế” để sáp nhập Canada thành tiểu bang thứ 51 — những bình luận mà Tòa Bạch Ốc cho biết cần phải được xem xét nghiêm chỉnh.
“Theo truyền thống, Canada đã 'đi theo người dẫn đầu' khi nói đến Hoa Kỳ,” Paul Grod, chủ tịch của Đại hội Thế giới Ukraine cho biết. “Đây thực sự là cơ hội để Canada thoát khỏi cái bóng của Hoa Kỳ khi nói đến việc hỗ trợ Ukraine.”
Tương lai của mối quan hệ đó sau khi Trudeau rời khỏi chính trường vẫn chưa rõ ràng. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada Pierre Poilievre, người được ủng hộ trở thành thủ tướng tiếp theo sau cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong năm nay, đã bày tỏ sự ủng hộ kiên định tương tự đối với Ukraine. Nhưng ông vẫn giữ im lặng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump quay sang Zelenskiy.
Chrystia Freeland, người ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và đang chạy đua để thay thế Trudeau làm lãnh đạo Đảng Tự do, đã lên tiếng. “Volodymyr Zelenskiy không phải là nhà độc tài — nhưng Putin chắc chắn là vậy”, bà nói trên X. Nhưng các cuộc thăm dò cho thấy cơ hội của bà để ngồi vào Văn phòng Thủ tướng là rất mong manh.
Bất kỳ ai thay thế Trudeau cũng sẽ phải đi một chặng đường dài để thiết lập mối quan hệ bạn bè như ông có với nhà lãnh đạo Ukraine. Ông và Zelenskiy đã tạo dựng mối quan hệ vào năm 2019 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của tổng thống Ukraine tới Canada. Ngay cả khi đó, Trudeau đã hứa “sẽ sát cánh cùng Ukraine chống lại sự can thiệp và xâm lược của Nga”.
Tại một bữa tiệc tối, Trudeau đã nói đùa về những điểm chung giữa ông và Zelenskiy.
“Bạn vào vai một giáo viên lịch sử đi vào chính trường trước khi được bầu. Và tôi cũng là một giáo viên, mặc dù tôi đã dạy toán và tiếng Pháp,” Trudeau nói. “Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều có thể nói rằng lớp học đã đưa chúng ta đến đây ngày hôm nay.”
Trước đó trong ngày, Zelenskiy đã chia sẻ một bức ảnh chụp hai người đang cười toe toét với nhau. Tổng thống Ukraine thậm chí còn ghi nhận ảnh hưởng của người đồng cấp Canada đối với con đường sự nghiệp của mình.
“@JustinTrudeau là một trong những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho tôi tham gia chính trị,” ông nói trên X.
Ngày nay, Zelenskky và Trudeau nói chuyện với nhau vài tuần một lần. Họ gọi nhau bằng tên riêng trong các cuộc họp báo và trên mạng xã hội, đôi khi là “người bạn thân thiết”. Họ đã có bài phát biểu tại quốc hội của nhau, và năm ngoái Zelenskiy đã trao tặng Trudeau Huân chương Tự do, mà Thủ tướng đã chấp nhận thay mặt cho người dân Canada.
“Đây là vinh dự lớn đối với tôi”, Zelenskiy nói khi trao giải thưởng cho Trudeau tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. “Ông là người bạn tuyệt vời của chúng tôi”.
Trudeau đã gặp Zelenskiy tại nhiều sự kiện và hội nghị thượng đỉnh quốc tế, thường tái khẳng định sự ủng hộ của Canada và bày tỏ sự ngưỡng mộ cá nhân đối với sự lãnh đạo của tổng thống. Trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới, Trudeau ủng hộ Ukraine.
Tình bạn này bắt nguồn từ lịch sử chung của Canada và Ukraine. Dưới thời cựu Thủ tướng Brian Mulroney, Canada là quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận nền độc lập của Ukraine vào năm 1991. Canada tự hào có một trong những cộng đồng người Ukraine di cư lớn nhất thế giới.
Nhưng mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo dường như được củng cố hơn nhờ các giá trị cá nhân chung.
“Volodymyr, trong những năm tôi quen biết anh, tôi luôn coi anh là nhà đấu tranh cho nền dân chủ. Giờ đây, các nền dân chủ trên toàn thế giới thật may mắn khi có anh là nhà đấu tranh của chúng tôi”, Trudeau phát biểu vào năm 2022 khi giới thiệu bài phát biểu trực tuyến của Zelenskiy trước Quốc hội.
Grod cho biết người Âu Châu đã ghi nhận sự ủng hộ hết mình của Trudeau dành cho Ukraine, một mối quan hệ mà Zelenskky dường như rất trân trọng.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những gì người dân Canada đã làm cho Ukraine và tương lai chung của chúng ta,” Zelenskiy phát biểu trên X, sau cuộc gọi hôm thứ Năm với Trudeau.
“Chúng tôi đánh giá cao vai trò chủ tịch G7 của Canada trong năm nay và tin tưởng vào sự lãnh đạo của nước này.”
Vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tập hợp xung quanh Zelenskiy vào kỷ niệm ba năm cuộc xâm lược của Nga.
“Cuộc chiến của ngài cũng là cuộc chiến của chúng tôi,” Trudeau nói lại với tổng thống Ukraine vào tuần này.
Trong cuộc gọi giữa các nhà lãnh đạo vào thứ năm, Trudeau và Zelenskiy đã thống nhất thêm một điều nữa — rằng họ sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ và thường xuyên.
[Politico: As Trump turns on Ukraine, Trudeau tells Zelenskyy: ‘Your fight is our fight’]
5. Musk phủ nhận lời đe dọa của Hoa Kỳ sẽ cắt Starlink vì thỏa thuận khoáng sản Ukraine
Doanh nhân tỷ phú Elon Musk đã phủ nhận thông tin cho rằng Hoa Kỳ đe dọa sẽ đóng cửa Starlink ở Ukraine trừ khi Kyiv đồng ý ký một thỏa thuận về khoáng sản.
Trả lời một báo cáo của Reuters, Musk gọi tuyên bố này là “sai” và cáo buộc hãng thông tấn này nói dối. Ông không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố của mình.
Phản ứng của ông được đưa ra sau khi tờ Kyiv Independent chia sẻ tin tức, trích dẫn nguồn tin ẩn danh cho rằng hoạt động liên tục của Starlink tại Ukraine có liên quan đến một thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản.
Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ cắt quyền truy cập của Ukraine vào Starlink nếu Kyiv không đồng ý với một thỏa thuận khoáng sản quan trọng, Reuters đưa tin vào ngày 21 tháng 2, trích dẫn các nguồn tin. Các cuộc đàm phán đang diễn ra sau khi Tổng thống Zelenskiy từ chối đề xuất ban đầu, mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết một thỏa thuận đã gần kề.
Ukraine đặt mục tiêu ký kết một thỏa thuận với Hoa Kỳ về tài nguyên thiên nhiên của nước này vào ngày 24 tháng 2, Ruslan Stefanchuk, Chủ tịch quốc hội Ukraine, nói với hãng truyền thông Nhật Bản NHK.
SpaceX bắt đầu cung cấp các thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine ngay sau cuộc xâm lược toàn diện, mang lại cho Kyiv lợi thế truyền thông quan trọng trên chiến trường. Tuy nhiên, kể từ đó, Musk ngày càng lên tiếng chỉ trích Ukraine.
Musk, hiện là người giàu nhất thế giới, là nhà lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, gọi tắt là DOGE do Tổng thống Donald Trump thành lập, một tổ chức có nhiệm vụ loại bỏ lãng phí khỏi ngân sách liên bang.
Musk đã kêu gọi đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID, một tổ chức cung cấp viện trợ nhân đạo quan trọng cho Ukraine. Ông cũng đã khuếch đại thông tin sai lệch của Nga và chế giễu Zelenskiy vì gọi Ukraine là một quốc gia độc lập. Bình luận của Musk về X thường gây hiểu lầm hoặc hoàn toàn sai sự thật.
[Kyiv Independent: Musk denies US threat to cut Starlink over Ukraine minerals deal]
6. SBU của Ukraine tuyên bố tấn công trạm bơm dầu của Nga ở Krasnodar Krai
Một nguồn tin an ninh cho biết với tờ Kyiv Independent rằng máy bay điều khiển từ xa do Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU điều hành đã tấn công một trạm biến áp cung cấp điện cho trạm bơm dầu Novovelychkovskaya ở vùng Krasnodar của Nga vào đêm Thứ Bẩy, 22 Tháng Hai, làm gián đoạn hoạt động của trạm này.
Theo nguồn tin, nhà ga này là một trong những “cơ sở quan trọng vận chuyển dầu ở khu vực Kuban, cung cấp cho các nhà máy lọc dầu Afipsky và Ilysky”. Nguồn tin cho biết, hiện chính quyền Nga đang đánh giá thiệt hại.
Vào ngày 20 tháng 2, một số cơ quan truyền thông địa phương của Nga và các kênh Telegram đã đưa tin về các vụ nổ ở khu vực Krasnodar Krai, tuyên bố phòng không Nga đã đẩy lùi cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và không có hỏa hoạn.
“Đây là chiến dịch đặc biệt thành công thứ tám của SBU kể từ đầu năm nhắm vào các cơ sở lọc dầu và bơm dầu của Nga. Mỗi vụ nổ như vậy gây ra thiệt hại hàng triệu đô la cho Nga và làm phức tạp thêm việc cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga”, nguồn tin cho biết.
Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công sâu vào các cơ sở quân sự và công nghiệp ở Nga, chủ yếu dựa vào máy bay điều khiển từ xa do nước này sản xuất. Kyiv đặc biệt nhắm vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch của Nga như một phần trong chiến lược làm suy yếu nguồn tài trợ cho quỹ chiến tranh của Điện Cẩm Linh.
Trước đó vào ngày 20 tháng 2, một nguồn tin trong cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR đã xác nhận họ đứng sau vụ kích nổ kính bảo hộ dành cho máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV do binh lính Nga sử dụng.
Theo nguồn tin, HUR đã mua một lô lớn kính FPV cho hoạt động này và gắn thuốc nổ và cơ chế kích nổ vào đó.
[Kyiv Independent: Ukraine's SBU claims attack on Russian oil pumping station in Krasnodar Krai]
7. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ họp đặc biệt về quốc phòng và Ukraine vào ngày 6 tháng 3
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa hôm Chúa Nhật đã công bố cuộc họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo Âu Châu vào ngày 6 tháng 3.
“Chúng ta đang sống trong thời khắc quyết định đối với an ninh Ukraine và Âu Châu,” Costa cho biết trong bài đăng trên mạng xã hội thông báo quyết định triệu tập cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Âu Châu.
Ông nói thêm: “Trong các cuộc tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo Âu Châu, tôi đã nghe thấy cam kết chung về việc giải quyết những thách thức đó ở cấp độ Liên Hiệp Âu Châu: tăng cường Quốc phòng Âu Châu và đóng góp quyết định vào hòa bình trên lục địa của chúng ta và an ninh lâu dài của Ukraine”.
Thông báo của Costa được đưa ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến Nga-Ukraine, khi các cuộc họp cao cấp gần đây giữa các quan chức Nga và Hoa Kỳ đã làm dấy lên lo ngại về các thỏa thuận tiềm tàng được thực hiện mà không có sự tham gia của Ukraine.
Trong tuần qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần công kích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, tuyên bố ông là “nhà độc tài không có bầu cử” và tuyên bố sai sự thật rằng Zelenskiy có tỷ lệ ủng hộ là 4 phần trăm.
Trong khi đó, cả Washington và Mạc Tư Khoa đều tuyên bố rằng các công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Donald Trump và Putin trước cuối tháng này.
[Politico: EU leaders to hold special meeting on defense and Ukraine on March 6]
8. Liên Hiệp Âu Châu cân nhắc tịch thu một phần trong số 280 tỷ đô la bị đóng băng của Nga, Bloomberg đưa tin
Liên minh Âu Châu đang tăng cường thảo luận về cách tịch thu tài sản ngân hàng trung ương bị đóng băng của Nga để cung cấp viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, vì lo ngại Hoa Kỳ có thể cắt giảm hỗ trợ ngày càng tăng.
Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang cân nhắc sử dụng những tài sản này làm tài sản thế chấp cho Ủy ban khiếu nại quốc tế được đề xuất, cơ quan sẽ đánh giá thiệt hại mà Ukraine phải chịu, những người nắm rõ các cuộc đàm phán nói với Bloomberg.
Nếu Nga từ chối trả tiền, tài sản có thể bị tịch thu. Sáng kiến này theo sau tín hiệu từ Washington rằng Ukraine có thể nhận được ít hỗ trợ hơn trong tương lai.
Các cuộc thảo luận về việc tịch thu tài sản diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Tổng thống Donald Trump gần đây đã chỉ trích Zelenskiy, gọi ông là “kẻ độc tài” và đổ lỗi sai sự thật cho Ukraine về cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Do đó, Zelenskiy đã thúc giục các nhà lãnh đạo Âu Châu chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo đảm Ukraine nhận được sự hỗ trợ tài chính và quân sự bền vững. Liên Hiệp Âu Châu, cùng với Nhóm Bảy và Úc, đã đóng băng khoảng 280 tỷ đô la tài sản của ngân hàng trung ương Nga, chủ yếu do công ty thanh toán Euroclear có trụ sở tại Bỉ nắm giữ. Thêm 58 tỷ đô la tài sản tư nhân của Nga, bao gồm bất động sản xa xỉ và du thuyền, đã bị đóng băng theo lệnh trừng phạt.
'Hoa Kỳ muốn có hòa bình lâu dài' - Ngoại trưởng Ba Lan gặp Ngoại trưởng Rubio
Mặc dù có sự ủng hộ từ các quan chức Liên Hiệp Âu Châu như Valdis Dombrovskis và Maria Luís Albuquerque, ủy viên dịch vụ tài chính của Liên Hiệp Âu Châu, đề xuất tịch thu tài sản của Nga phải đối mặt với các rào cản pháp lý và kinh tế. Một số quốc gia Liên Hiệp Âu Châu, bao gồm Đức và Pháp, đã lên tiếng phản đối, cảnh báo rằng động thái như vậy có thể gây ra hậu quả đáng kể cho vai trò quốc tế của đồng euro và làm suy yếu khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản có chủ quyền.
Một lựa chọn khác đang được xem xét liên quan đến việc chỉ đạo các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu tịch thu tài sản của Nga để tài trợ cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, mặc dù cơ sở pháp lý vẫn đang được tranh luận.
G7 đã cam kết lợi nhuận thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ khoản vay 50 tỷ đô la cho Ukraine. Trong khi đó, các nhóm pháp lý của Liên Hiệp Âu Châu đang đánh giá liệu các phán quyết của tòa án có cần thiết để cho phép tịch thu toàn bộ tài sản hay chỉ cần đánh giá thiệt hại là đủ.
Ủy ban Âu Châu gần đây đã thông báo với các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu rằng các cuộc đàm phán để thành lập Ủy ban Yêu cầu bồi thường quốc tế sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 3. Vai trò của ủy ban sẽ là xác định số tiền chính xác mà Nga phải trả cho thiệt hại chiến tranh.
[Kyiv Independent: EU considers confiscating part of Russia’s frozen $280 billion, Bloomberg reports]
9. ‘Âu Châu đã làm nhiều hơn Hoa Kỳ’ - Ủy viên quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu phản bác cáo buộc của Tổng thống Donald Trump
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Hoa Kỳ là nhà tài trợ quân sự lớn nhất cho Kyiv tính đến thời điểm hiện tại, cung cấp 67 tỷ đô la vũ khí kể từ năm 2022 - một con số cao hơn một chút so với tổng cam kết quốc phòng của tất cả các nước Âu Châu cộng lại.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Tổng thống Donald Trump đã tấn công Âu Châu vì cho rằng châu lục này không đóng góp cho Ukraine, cường điệu sự ủng hộ của Washington lên đến 350 tỷ đô la và đưa ra tín hiệu rất rõ ràng rằng châu lục này sẽ không thể dựa vào Hoa Kỳ để bảo đảm an ninh trong tương lai.
Nếu Hoa Kỳ rút quân, vẫn còn câu hỏi liệu Âu Châu có thể thực sự lấp đầy khoảng trống và chi trả cho việc phòng thủ của Ukraine và toàn bộ châu lục hay không.
Bị ru ngủ bởi nhiều thập niên hòa bình, ngành công nghiệp quốc phòng của Âu Châu đã phải vật lộn để theo kịp cuộc chiến tranh tiêu hao lớn ở Ukraine, thường không thực hiện được lời hứa cung cấp vũ khí và đạn dược nhanh nhất có thể.
Để đưa ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu đi vào nề nếp, Brussels đã bổ nhiệm chính trị gia kỳ cựu người Lithuania Andrius Kubilius làm ủy viên quốc phòng đầu tiên.
Tờ Kyiv Independent đã ngồi lại với Ủy viên Kubilius để hỏi liệu Liên Hiệp Âu Châu có sẵn sàng hành động sau những thay đổi gần đây ở Hoa Kỳ hay không
Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14 tháng 2, Kubilius đã phản bác lại những cáo buộc của Washington đồng thời nhấn mạnh những bước tiến mà ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu đã đạt được kể từ năm 2022.
Tuy nhiên, Kubilius cảnh báo rằng việc bắt kịp sản xuất vũ khí thời chiến của Nga vẫn là một thách thức cần vượt qua.
Kyiv Independent: Các quan chức Hoa Kỳ đã nói vào đầu tuần này rằng Âu Châu nên đảm nhiệm trách nhiệm lớn hơn trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ông có nghĩ rằng Liên Hiệp Âu Châu có khả năng trở thành người ủng hộ hàng đầu của Ukraine nếu Hoa Kỳ rút lui hoặc giảm hỗ trợ không?
Andrius Kubilius: Trước hết, chúng ta cần xem xét chính xác các con số. Trong ba năm của cuộc xâm lược toàn diện, hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine, bao gồm hỗ trợ quân sự, hỗ trợ ngân sách và hỗ trợ nhân đạo, là khoảng 134 tỷ euro, hay 140 tỷ đô la. Nếu bạn tính toán cùng một khoản hỗ trợ từ Hoa Kỳ, thì chỉ khoảng 100 tỷ đô la. Con số 350 tỷ đô la do Tổng thống Donald Trump nếu ra quá xa thực tế.
Vì vậy, tổng hỗ trợ từ Liên minh Âu Châu lớn hơn 30% so với hỗ trợ từ Hoa Kỳ.
Nhưng nếu xét về quy mô hỗ trợ, thật không may, cả sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ cho quốc phòng của Ukraine mỗi năm đều không đạt tới 0,1% GDP.
Chúng ta cần xem xét cách tăng cường hỗ trợ cho Ukraine vì chúng ta muốn đạt được công thức này: “Hòa bình thông qua sức mạnh”. Sức mạnh đòi hỏi, từ phía chúng ta, phải có sự hỗ trợ quân sự lớn hơn cho Ukraine.
Kyiv Independent: Có báo cáo rằng người Mỹ đang cân nhắc ý tưởng rằng Âu Châu sẽ mua vũ khí của Mỹ cho Ukraine. Ông nghĩ gì về đề xuất này?
Andrius Kubilius: Trước hết, sẽ tốt cho chúng ta nếu mua nhiều sản phẩm của Ukraine hơn theo cái gọi là mô hình Đan Mạch. Điều này sẽ cho phép chúng ta mua gấp đôi số vũ khí cần thiết cho quân đội Ukraine, với cùng số tiền vì ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine rất thành công và đang trở nên mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, chúng ta có thể xem xét những gì chúng ta có thể cung cấp từ các ngành công nghiệp của Liên minh Âu Châu. Sau đó, có lẽ có một số vũ khí mà người Âu Châu không sản xuất nhưng được sản xuất bởi người Mỹ, và chúng ta cần xem xét cách những vũ khí đó có thể được chuyển đến Ukraine.
Tôi không biết liệu người Mỹ có ngừng hỗ trợ Ukraine hay không. Tôi vẫn hy vọng họ hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp thêm sức mạnh cho Ukraine. Hiện tại, chúng ta không thể phản ứng với những gì người Mỹ đang nói vì chúng ta có thể thấy một số tuyên bố khác nhau từ các thành viên khác nhau của chính quyền.
Tờ Kyiv Independent: Ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu đã bị chỉ trích trong suốt cuộc chiến toàn diện vì không giao đủ nhanh cho Ukraine. Ví dụ, 1 triệu quả đạn pháo chỉ được giao sau một thời gian chậm trễ đáng kể. Những thiếu sót này đã được giải quyết chưa?
Andrius Kubilius: Cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và nỗ lực của chúng tôi nhằm hỗ trợ Ukraine đã cho thấy những vấn đề khá sâu sắc trong khả năng sẵn sàng phòng thủ và ngành công nghiệp quốc phòng của Âu Châu. Tôi xin nhắc lại rằng vào năm 2022, ngành công nghiệp Âu Châu chỉ có thể sản xuất khoảng 300.000 quả đạn pháo mỗi năm. Khi lời hứa cung cấp 1 triệu quả đạn pháo được đưa ra, đột nhiên rõ ràng là chúng tôi không thể sản xuất (chúng).
Đó là lý do tại sao chương trình đầu tiên cấp Liên minh Âu Châu, được gọi là chương trình ASAP, được đưa ra, nhằm tạo ra các cơ chế về cách chúng ta có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp Âu Châu khi họ mở rộng năng lực sản xuất ở cấp độ Liên Hiệp Âu Châu.
“Chúng tôi có hiểu biết rõ ràng từ các cơ quan tình báo khác nhau của Liên Hiệp Âu Châu rằng Nga có thể sẵn sàng thử thách Liên minh Âu Châu trước năm 2030.”
Theo số liệu, chúng tôi sẽ kết thúc năm nay với khả năng sản xuất khoảng 2 triệu quả đạn pháo mỗi năm. Vì vậy, chúng tôi đã tăng năng lực sản xuất của mình lên gần tám lần.
Hiện nay chúng ta đang sản xuất nhiều hơn người Mỹ, nhưng chúng ta vẫn thấy thách thức là người Nga, với nền kinh tế chiến tranh và với sự hỗ trợ từ Bắc Hàn, có thể sản xuất nhiều hơn.
Chúng ta cần tiếp tục các chương trình đó và xem xét cách mở rộng sản xuất công nghiệp quốc phòng của chúng ta trong mọi lĩnh vực khác nhau. Trong sách trắng về quốc phòng Âu Châu mà chúng tôi đang soạn thảo, chúng tôi đang cố gắng hiểu rất rõ về các mục tiêu năng lực của NATO mà các quốc gia thành viên Âu Châu cần đạt được rất sớm.
Tôi luôn nói rằng chúng ta cần tăng cường khả năng phòng thủ, không phải theo từng bước mà theo cách mà tôi gọi là phương pháp Big Bang.
Tờ Kyiv Independent: Ông có ước tính khi nào ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu sẽ bắt kịp sản lượng của Nga không?
Andrius Kubilius: Chúng tôi có hiểu biết rõ ràng từ các cơ quan tình báo khác nhau của Liên Hiệp Âu Châu rằng Nga có thể sẵn sàng thử thách Liên minh Âu Châu trước năm 2030. Một số cơ quan, như cơ quan tình báo Đan Mạch, thậm chí còn nói rằng vào năm 2027.
Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải sẵn sàng bảo vệ Liên minh Âu Châu theo cách ngăn chặn Nga khỏi mọi ý tưởng xâm lược quân sự chống lại các quốc gia thành viên Âu Châu. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải hành động rất nhanh chóng.
Tờ Kyiv Independent: Tổng thống Donald Trump cho biết các nước NATO nên tăng chuẩn chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, đây là mức mà không nước NATO nào, kể cả Hoa Kỳ, đạt được vào năm 2024. Theo ông, mục tiêu này thực tế đến mức nào?
Andrius Kubilius: Rất rõ ràng là chúng ta cần tăng chi tiêu quốc phòng từ 2%. Vấn đề là NATO phải thống nhất mục tiêu. Và như bạn đã đề cập đúng, khi Tổng thống Donald Trump nói về 5%, ông ấy cần phải nói một cách rất rõ ràng rằng ông ấy đã sẵn sàng tăng chi tiêu quốc phòng của Mỹ, bởi vì hiện tại, chi tiêu quốc phòng của họ là khoảng 3,5%.
Có khá nhiều quốc gia thành viên Âu Châu hiện đang chi tiêu khoảng cùng một số tiền, như 3,5%. Ba Lan đang dẫn đầu với có lẽ là 4,5%. Bây giờ, các quốc gia vùng Baltic đang tuyên bố họ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên tới 5% hoặc 6%. Nhưng những quyết định đó được đưa ra không phải vì Tổng thống Donald Trump yêu cầu họ, mà vì có một người như Putin.
Chúng tôi hiểu rất rõ điều gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ một cách đáng kể trong một thời gian rất ngắn.
The Kyiv Independent: Ông đã đề cập rằng một trong những mục tiêu chính hiện nay là giúp Ukraine đàm phán từ vị thế mạnh. Nhưng có vẻ như thời gian có thể không còn nhiều, vì Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy đàm phán. Ông có cảm thấy Liên Hiệp Âu Châu có đủ động lực để thực sự giúp Ukraine đàm phán từ vị thế mạnh không?
Andrius Kubilius: Như tôi đã nói, Liên Hiệp Âu Châu đã làm rất nhiều với sự hỗ trợ của chúng tôi cho Ukraine, bởi vì trong chiến tranh, không chỉ hỗ trợ quân sự là quan trọng — mà còn hỗ trợ ngân sách để duy trì hệ thống tài chính ổn định. Hỗ trợ nhân đạo cũng rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng người Âu Châu đã làm nhiều hơn người Mỹ.
Nếu người Mỹ chỉ trích chúng ta (bằng cách nói) người Âu Châu cần phải làm nhiều hơn, chúng ta chấp nhận lời chỉ trích đó, nhưng chúng ta có thể nói rằng người Mỹ cũng có thể làm nhiều hơn. Tôi không biết liệu đó có phải là cách tốt nhất để chúng ta dành thời gian, chỉ trích lẫn nhau về việc ai cần phải làm nhiều hơn. Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần phải làm nhiều hơn để củng cố Ukraine và có một kế hoạch rõ ràng về cách chúng ta có thể thực hiện điều đó.
[Kyiv Independent: 'Europe did more than the US' — EU defense commissioner pushes back against Trump accusations]
Sáng 25/2: ĐTC có cải thiện nhẹ, vẫn còn nguy kịch. Giáo triều Rôma lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện
VietCatholic Media
17:06 24/02/2025
1. Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy ‘có cải thiện nhẹ’, tình trạng vẫn ‘nguy kịch’
Bản tin về tình trạng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tối Thứ Hai, 24 Tháng Hai, theo giờ địa phương hay sáng Thứ Ba, 25 Tháng Hai, theo giờ Việt Nam.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thông tín viên Elise Ann Allen của tờ Crux, thường trú tại Rôma, có bài tường trình nhan đề “Pope Francis shows ‘slight improvement,’ condition remains ‘critical’”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy ‘có cải thiện nhẹ’, tình trạng vẫn ‘nguy kịch’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy và xin cầu nguyện nhiệt thành cho ngài.
RÔMA – Các bác sĩ cho biết, vào ngày thứ mười nằm tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma để điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp và viêm phổi ở cả hai bên, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn trong tình trạng nguy kịch nhưng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy tình hình của ngài đã có chút cải thiện.
Tuyên bố của Vatican ngày 24 tháng 2 cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng “đang trong giai đoạn nguy kịch và có dấu hiệu cải thiện nhẹ”.
Tuyên bố cho biết: “Hôm nay không có đợt hen suyễn nào xảy ra và một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được cải thiện”.
Theo tuyên bố hôm thứ Hai, những dấu hiệu tổn thương thận ban đầu và nhẹ xuất hiện vào Chúa Nhật, được các bác sĩ mô tả là “trong tầm kiểm soát”, hiện “không gây lo ngại”.
Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn phải thở oxy qua mũi sau khi Vatican mô tả ngài đang trong tình trạng “khủng hoảng hô hấp kéo dài” vào thứ Bảy, ngày 22 tháng 2, mặc dù “lưu lượng và tỷ lệ oxy giảm nhẹ”.
Do tình trạng lâm sàng phức tạp của Đức Thánh Cha, các bác sĩ cho biết dự đoán chung về tình trạng của Đức Thánh Cha vẫn còn phải thận trọng và họ chưa sẵn sàng đưa ra kết luận cuối cùng.
Các bác sĩ hôm thứ sáu cho biết Đức Giáo Hoàng “vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm” và “cả hai cánh cửa đều mở” về kết quả cuối cùng của căn bệnh của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa vào Bệnh viện Gemelli vào ngày 14 tháng 2 để điều trị viêm phế quản và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi-rút, vi khuẩn và nấm, cũng như viêm phổi ở cả hai phổi.
Sau cơn suy hô hấp vào thứ Bảy, ngài bị thiếu máu và giảm tiểu cầu, tình trạng khiến số lượng tiểu cầu trong máu thấp.
Các bác sĩ cho biết hôm Chúa Nhật rằng bệnh thiếu máu của Đức Giáo Hoàng đã cải thiện sau khi được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc vào ngày hôm trước, tuy nhiên, tình trạng giảm tiểu cầu vẫn còn.
Bản tin y khoa ngày thứ Hai không hề đề cập đến tình trạng giảm tiểu cầu và không rõ liệu tình trạng này có nằm trong số các kết quả xét nghiệm cho thấy có sự cải thiện nhẹ vào ngày hôm đó hay không.
Sau khi rước lễ vào buổi sáng, Đức Giáo Hoàng tiếp tục các hoạt động làm việc vào buổi chiều và đã gọi điện đến giáo xứ Công Giáo ở Gaza vào tối Thứ Hai để cảm ơn họ về lời cầu chúc bằng video mà họ đã gửi, đồng thời bày tỏ “sự gần gũi của một người cha”.
Các nguồn tin từ Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng có thể di chuyển quanh phòng và công việc của ngài bao gồm đọc nhiều văn bản khác nhau và ký các tài liệu.
Theo tuyên bố hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “cảm ơn tất cả mọi người trong những ngày này đã tụ họp để cầu nguyện cho sức khỏe của ngài”.
Đức Hồng Y Baldassare Reina, giám mục của Rôma, đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô vào Chúa Nhật, và vào thứ Hai, ngài đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tại Nhà thờ Santa Maria Addolorata ở quảng trường Buenos Aires ở Rôma, cùng với cộng đồng người Á Căn Đình di cư.
Buổi lần chuỗi mân côi do Đức Hồng Y Pietro Quốc vụ khanh Tòa thánh chủ trì, với sự tham dự của nhiều viên chức giáo triều và Hồng Y đang cư trú tại Rôma, được dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sức khỏe của ngài vào lúc 9 giờ tối giờ địa phương tại quảng trường Thánh Phêrô.
Source:Crux
2. Các Hồng Y, viên chức giáo triều ở Rôma đọc kinh mân côi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tại Đền thờ Thánh Phêrô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thông tín viên thường trú tại Rôma của tờ Crux, Elise Ann Allen, có bài tường trình sau từ giáo đô Rôma vào chiều Thứ Hai, 24 Tháng Hai.
Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn đang trong tình trạng nguy kịch vì phải chống chọi với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp và bệnh viêm phổi ở cả hai bên, các Hồng Y và viên chức giáo triều tại Rôma đã tổ chức một buổi lần hạt và Thánh lễ đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng.
Giáo phận Rôma thông báo vào thứ Hai rằng lúc 7 giờ tối giờ địa phương, giáo quản Roma, Hồng Y Baldassare Reina, đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại nhà thờ Santa Maria Addolorata ở quảng trường Buenos Aires ở Rôma.
Đức Hồng Y Reina, người đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng trong thánh lễ ngày 23 tháng 2 tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô, đã cử hành thánh lễ vào thứ Hai “trong sự hiệp thông với cộng đồng người Á Căn Đình đang sinh sống tại Rôma”, tuyên bố cho biết.
Ngài cũng mời tất cả các giáo xứ và cộng đồng tôn giáo tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “để sức khỏe của ngài được phục hồi”.
Sau Thánh lễ hôm thứ Hai, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, đã chủ trì buổi lần hạt Mân Côi lúc 9 giờ tối giờ địa phương cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Tất cả các Hồng Y cư trú tại Rôma và tất cả các viên chức và cộng tác viên của giáo triều, cùng tất cả các cộng tác viên và viên chức trong Giáo phận Rôma đều được mời tham dự buổi lần hạt để cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.
Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II qua đời khi người ta đang cầu nguyện cho ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô, do Hồng Y người Á Căn Đình Leonardo Sandri chủ trì, khi đó ngài là sostituto, hay Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, một chức vụ tương tự như chánh văn phòng.
Vào dịp đó, buổi cầu nguyện Mân Côi cũng bắt đầu lúc 9 giờ tối giờ địa phương, và Đức Gioan Phaolô II qua đời lúc 9 giờ 47 phút tối. Đức Hồng Y Sandri là người công khai thông báo cho những người tập trung tại quảng trường.
Một bản tin y tế do Vatican công bố vào tối Chúa Nhật cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn trong tình trạng “nguy kịch” sau khi trải qua “cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài” vào thứ Bảy, cũng như tình trạng thiếu máu đã cải thiện sau khi ngài được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc.
Đức Giáo Hoàng vẫn đang phải chịu đựng căn bệnh giảm tiểu cầu, trong đó số lượng tiểu cầu trong máu của ngài thấp và ngài vẫn phải thở oxy qua mũi.
Vào Chúa Nhật, các bác sĩ cho biết ngài cũng đang phải chịu đựng những dấu hiệu “ban đầu, nhẹ” của bệnh suy thận, dẫn đến lo ngại rằng Đức Giáo Hoàng có thể bị nhiễm trùng huyết do bản chất của căn bệnh nhiễm trùng phức tạp mà ngài đang phải chiến đấu và liều lượng thuốc lớn mà ngài đang dùng.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết tình trạng thận của ngài hiện tại đã được “kiểm soát”.
Trong tuyên bố ngày 24 tháng 2, Vatican cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã có một đêm bình yên”, rằng ngài đã ngủ ngon “và đang nghỉ ngơi”, nhưng khả năng hồi phục của ngài vẫn chưa rõ ràng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rôma vào ngày 14 tháng 2 để điều trị viêm phế quản và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi-rút, vi khuẩn và nấm gây ra, và sau đó ngài bị viêm phổi ở cả hai phổi.
Các bác sĩ cho biết Đức Giáo Hoàng 88 tuổi vẫn tỉnh táo và minh mẫn, và “vui vẻ” mặc dù tình trạng bệnh của ngài rất nghiêm trọng.
Thông tin chi tiết hơn từ nhóm y tế của Giáo hoàng về tình trạng hiện tại của ngài sẽ được Vatican cung cấp vào ngày thứ Ba 25 Tháng Hai.
Source:Crux
3. Các bác sĩ chiến đấu để cứu Đức Giáo Hoàng đang 'nguy kịch' khỏi bệnh suy thận
Hôm Thứ Hai, 24 Tháng Hai, Đức Giáo Hoàng đã được điều trị bệnh suy thận vì ngài vẫn trong tình trạng “nguy kịch” sau đêm thứ chín nằm viện.
Một tuyên bố từ Vatican cho biết các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã phát hiện những dấu hiệu ban đầu “nhẹ” của bệnh suy thận, nhưng các bác sĩ đã có thể “kiểm soát” được vấn đề.
Tuần trước, Đức Giáo Hoàng được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi kép và sức khỏe của ngài suy giảm nghiêm trọng vào thứ Bảy trong bối cảnh ngài phải trải qua cơn suy hô hấp kéo dài, thậm chí phải truyền máu.
Trong khi xét nghiệm máu hôm nay cho thấy tình trạng thiếu máu của ngài có cải thiện đôi chút, số lượng tiểu cầu vẫn ở mức thấp và hiện ngài đang được điều trị chứng suy thận nhẹ.
Một tuyên bố của Vatican cho biết: “Tình trạng của Đức Thánh Cha vẫn còn nguy kịch. Tuy nhiên, kể từ tối qua, ngài không còn bị các cơn suy hô hấp khác nữa”.
Theo Vatican, tình trạng của Giáo hoàng đã ổn định sau khi ngài được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc, dẫn đến “mức huyết sắc tố hay hemoglobin tăng lên”.
Thiếu máu là tình trạng máu bị giảm khả năng vận chuyển oxy, nguyên nhân có thể là do số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.
Hôm Thứ Bẩy, 22 Tháng Hai, Đức Giáo Hoàng cũng được chẩn đoán mắc chứng bệnh giảm tiểu cầu, trong đó số lượng tiểu cầu trong máu của ngài thấp.
Tuyên bố mới nhất của Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng vẫn “ổn định” mặc dù bị giảm tiểu cầu.
Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn phải thở oxy qua mũi và ngài vẫn “tỉnh táo và nhận thức được”.
Tòa thánh Vatican cho biết, xét đến tình trạng lâm sàng phức tạp của ngài và nhu cầu phải chờ xem các liệu pháp đang được áp dụng có hiệu quả hay không, tiên lượng chung của ngài vẫn còn “phải dè dặt”, nghĩa là vẫn có khả năng ngài có thể hồi phục, nhưng họ cũng không chắc chắn liệu ngài có sống sót được hay không.
Sáng Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng đã tham dự thánh lễ tại căn nhà của mình ở tầng 10 của Bệnh viện Gemelli tại Rôma, nơi ngài được điều trị từ ngày 14 tháng 2, cùng với những người đang chăm sóc ngài.
Ngài được đưa vào Bệnh viện để điều trị bệnh viêm phế quản, căn bệnh khiến ngài khó thở và không thể đọc các bài phát biểu đã chuẩn bị trong hai tuần.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp do vi-rút, vi khuẩn và nấm cùng với bệnh viêm phổi ở cả hai lá phổi, trong khi các bác sĩ liên tục gọi tình trạng lâm sàng tổng thể của ngài là “phức tạp”.
Các bác sĩ nói với các nhà báo vào thứ sáu rằng Đức Giáo Hoàng “vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm” và tình hình của ngài vẫn còn phức tạp.
Họ cảnh báo rằng mối đe dọa chính mà Đức Thánh Cha Phanxicô phải đối mặt là nguy cơ nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng máu nghiêm trọng có thể gây suy đa cơ quan và tử vong nhanh chóng, có thể xảy ra như một biến chứng của bệnh viêm phổi.
Đức Giáo Hoàng, 88 tuổi, mắc bệnh phổi mãn tính và đặc biệt dễ bị viêm phế quản vào mùa đông, tình trạng bệnh này ngày càng nghiêm trọng trong hai năm qua.
Vào tối Chúa Nhật, Đức Hồng Y Baldassare Reina, giám quản của Rôma, đã cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô để cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, và yêu cầu các tín hữu tham gia hoặc cử hành các Thánh lễ khác cùng lúc.
Source:Catholic Herald
4. Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ: “Ở lại Kyiv trong thời chiến là một phước lành”
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav, và là Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, gọi tắt là UGCC, đã có bài phát biểu trước đông đảo sinh viên, giảng viên và khách mời tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington, DC, chia sẻ những suy tư của mình về hy vọng của Ukraine và những thách thức mục vụ của chiến tranh.
Sự kiện này được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Kitô giáo phương Đông, được đặt theo tên của Giám mục Basil Losten, tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và do Tiến sĩ Mark Morozowich dẫn đầu. Hiệu trưởng trường Đại học Tiến sĩ Peter Kilpatrick đã giới thiệu Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav và bày tỏ lòng biết ơn đối với lời chứng của ngài.
Theo Văn phòng Truyền thông của Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine tại Philadelphia, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav đã nói về nguyên nhân gốc rễ của cuộc chiến tranh ở Ukraine, ý thức hệ tội phạm “thế giới Nga” và các khái niệm về hòa bình và hy vọng công bằng.
Ngay từ đầu, ngài đã lưu ý đến tầm quan trọng của bài phát biểu vào ngày 18 tháng 2—ngày kỷ niệm bắt đầu các cuộc hành quyết ở Maidan cách đây 11 năm. Ngài nhận xét rằng kể từ đó, Ukraine vẫn là tâm điểm chú ý của toàn cầu, mặc dù ngài thích tập trung vào người dân hơn.
“Tôi không phải là chính trị gia hay người của công chúng; tôi là một giáo sĩ được giao phó trách nhiệm chăm sóc, cầu nguyện và hướng dẫn dân Chúa - những người con đau khổ nhưng đáng kính của Chúa, những người tìm kiếm hòa bình và đòi hỏi công lý”, vị lãnh đạo UGCC nhấn mạnh.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav xác định tham vọng tân đế quốc của Nga là nguyên nhân chính gây ra chiến tranh, được thúc đẩy bởi huyền thoại về sứ mệnh đặc biệt của thế giới Nga—một cấu trúc ý thức hệ làm nền tảng cho sự bành trướng quân sự của Nga. “Nếu ai đó tin rằng sự bành trướng của NATO là nguyên nhân gây ra chiến tranh, họ đang mù quáng tuân theo các câu chuyện và tuyên truyền của Nga. NATO không tồn tại vào thế kỷ XVII hoặc XVIII, và mối quan tâm về an ninh cũng không phải là vấn đề đối với Liên Xô trong thời kỳ Holodomor”, ông nhấn mạnh.
Trong bài phát biểu của mình, ngài đã nhắc đến một lá thư của thánh tử đạo Omelian Kovch, người đã viết cho gia đình mình rằng trại tập trung Majdanek là nơi duy nhất, ngoài thiên đường, mà ngài muốn đến—bởi vì ở đó, ngài có thể giúp đỡ mọi người và hoàn thành sứ mệnh của mình. Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav đã suy ngẫm: “Ở lại Kyiv trong suốt cuộc chiến không chỉ là bổn phận của tôi mà còn là một phước lành giúp củng cố đức tin của tôi, làm sâu sắc thêm ý thức về mục đích của tôi và cho phép tôi đoàn kết với nhân dân của mình”. Ngài nói rằng đây chính là điều mang lại cho ngài hy vọng.
Trong buổi thảo luận do Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của Philadelphia điều hành, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav đã chia sẻ kinh nghiệm của mình khi mừng lễ Giáng Sinh tại hầm mộ của Nhà thờ Phục sinh ở Kyiv, nơi trú ẩn cho cư dân sống trong các tòa nhà cao tầng xung quanh: “Chúa đã chọn sinh ra ở đây, trong nơi trú ẩn của chúng tôi”. Ngài cũng kể lại những câu chuyện về các linh mục tận tụy và gia đình họ phục vụ trong chiến tranh.
Buổi thuyết trình có sự tham dự của các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tại Hoa Kỳ: Tổng giám mục Borys Gudziak (Giáo phận Philadelphia), Giám mục Paul Chomnycky (Giáo phận Stamford), Giám mục Bohdan Danylo (Giáo phận Thánh Josaphat ở Parma), và Giám mục Venedykt Aleksiychuk (Giáo phận Thánh Nicholas ở Chicago).
Source:UGCC
Thánh Ca
Ca Nguyện: Cầu Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Phạm Trung
05:11 24/02/2025