Ngày 24-02-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/02: Hôn nhân Công Giáo và điều đáng tự hào - Suy Niệm: Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:18 24/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su, đi tới miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan. Đông đảo dân chúng lại tuôn đến với Người. Và như thường lệ, Người lại dạy dỗ họ. Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. Người đáp: “Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì?” Họ trả lời: “Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ.” Đức Giê-su nói với họ: “Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy. Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

Đó là lời Chúa
 
Sự Gì – Sự Này Hay Sự Kia
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:13 24/02/2022
Sự Gì – Sự Này Hay Sự Kia

(Mt 19,1-9; Mc 10,1-12)

Đã từng hỏi các em thiếu nhi trong một thánh lễ có cử hành bí tích hôn phối rằng: “Có phải Thiên Chúa “bắt” hai anh chị này cưới nhau không?”. Các em đồng thanh trả lời: “Dạ - Không”. Quan niệm dân gian một thời nghĩ rằng duyên phận đôi lứa là do ông trời, “ông tơ – bà nguyệt” xe định. Dĩ nhiên ngày nay chẳng còn ai nghĩ như vậy và nhất là dưới cái nhìn Kitô giáo thì hôn nhân là do chính hai người nam nữ trưởng thành trong ý thức và tự do quyết định “trao thân gửi phận” cho nhau. Vậy chúng ta hiểu thế nào về câu nói của Chúa Giêsu: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly?”

Khi nói câu này thì Chúa Giêsu tuyên bố rằng hôn nhân là định chế Thiên Chúa đã thiết lập ngay từ đầu lúc tạo dựng nên con người có phái tính. Định chế này có tính vĩnh viễn cho đến lúc một trong hai người qua đời. Tất cả những ai ý thức và tự do bước vào đời sống hôn nhân thì phải tuân giữ định chế này, nghĩa là phải giữ sự thủy chung với nhau trọn đời trong mọi cảnh huống của cuộc sống, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh tật cũng như lúc mạnh khỏe. Dù rằng nội hàm của sự thủy chung là trước sau như một, nhưng chung thủy với nhau không có nghĩa là không bao giờ sai lỗi mà là không được phép ly dị để tái hôn hay chia đàn xẻ nghé.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là có nhiều “sự này” hay “sự kia” không đúng ý Thiên Chúa thì sao đây? Vấn đề thật là nhiêu khê cho các nhà thần học luân lý cũng như các chuyên gia Giáo luật Công Giáo. Có thể nói Công Giáo là tôn giáo rất chặt chẽ và cũng rất khắt khe về vấn đề ly dị tái hôn. Đã từng một thời người ta nhìn nhận thực tiễn rằng nhờ sự chặt chẽ trong luật lệ hôn nhân nên chuyện ly dị tái hôn trong Công Giáo rất ít so với bà con lương dân hay anh chị em ngoài Công Giáo. Tuy nhiên thời gian gần đây tỷ lệ % vụ ly dị tái hôn trong Công Giáo có vẻ tăng nhiều, thậm chí có nơi gần bằng bà con khác tôn giáo và anh em lương dân.

Giáo hội đã nỗ lực tìm cách tuyên bố nhiều nố hôn nhân không thành sự vì nhiều nguyên nhân, cách riêng về lãnh vực ý thức và sự tự do khi kết hôn trước đây. Tuy nhiên có đó tình trạng nhiều Giáo hội địa phương lại ngần ngại việc này, vì thế nhiều tín hữu Công Giáo phải sống trong sự mặc cảm đáng tiếc. Có đó nhiều đấng bậc tuyên bố rằng sự bền vững của hôn nhân là luật của Thiên Chúa nên “không có luật trừ”. Thiển nghĩ rằng cái nhìn này có phần vừa bất cập vừa thái quá. Phải chăng “đặc ân Phaolô” và “đặc ân Phêrô” không là luật trừ?

Luật tôn trọng sự sống (cấm giết người) là luật của Thiên Chúa và xem ra trọng hơn luật hôn nhân bền vững. Thế mà luật này vẫn có luật trừ chẳng hạn trong trường hợp tự vệ chính đáng hoặc khi phải bảo vệ tổ quốc. Xin có chút thiển ý về câu nói như là “luật trừ” của Chúa Giêsu. “Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẩy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19,9). Rất nhiều bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp về đoạn Mt 19,9 về nội dung trường hợp ngoại trừ là “except it be for fornication”; “except for sexual immorality”; “unless his wife has been unfaithful”; “sauf pour cause d’infidélité”; “non pour motif de fornication”. Đa số các bản dịch đều nói về sự thiếu thủy chung trong nghĩa tình phu phụ.

Nhiều người vì tiên thiên cho rằng luật bền vững hôn nhân là tuyệt đối nên dịch trường hợp “ngoại trừ” mà Chúa Giêsu đưa ra là “hôn nhân bất hợp pháp”. Nếu xét “hôn nhân bất bất hợp pháp” là không thành sự thì không ai dùng chữ “ngoại trừ”. Khi dùng hạn từ “ngoại trừ” để loại ra cái gì đó trong một tập thể thì cái bị loại ra phải đồng bản chất với những cái còn lại trong tập thể. Chẳng hạn nói rằng các em học sinh đều được đến trường học trực tiếp ngoại trừ những em đang dính virus corona, thì các em đang dương tính (positive) ở đây đích thực là học sinh. Hoặc nói những ai đến tuổi trưởng thành đều có quyền kết hôn ngoại trừ người mắc bệnh tâm thần thì “người mắc bệnh tâm thần” ở đây được hiểu là những người đã đủ tuổi trưởng thành. Như thế khi hiểu và dịch lời Chúa Giêsu nói về trường hợp ngoại trừ mà áp dụng vào trường hợp hôn nhân không thành sự thì xem ra không ổn và có phần khiên cưỡng.

Ai trong chúng ta cũng mong và đều muốn rằng đã kết hôn là “trăm năm hạnh phúc”. Sự vững bền của hôn nhân không chỉ liên hệ đến hạnh phúc của hai người phối ngẫu, đến con cái mà còn liên hệ đến xã hội vì gia đình luôn được xem là tế bào của xã hội. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy lý tưởng ấy không dễ thành hiện thực với nhiều trường hợp cụ thể. Có đó nhiều trường hợp hôn nhân mà bản thân không tin là “thành sự” vì thực tế đời sống chung “như là hỏa ngục trần gian”, thế nhưng để giải gỡ theo luật thì thật quá khó. Dù rằng không phù hợp với thần học bí tích hiện nay, nhưng vẫn có đó lời phiền trách rằng Giáo hội dễ dàng giải gở sự ràng buộc “hàng giáo sĩ”, “lời khấn trọn đời” của tu sĩ mà lại quá khắt khe về dây hôn phối! Hy vọng rằng dưới tác động của Chúa Thánh Thần và theo sự góp ý của các chuyên gia “đạo – đời”, Giáo Hội Công Giáo sẽ có phương thế thích hợp để vừa bảo vệ định chế hôn nhân đồng thời vừa giải quyết nhiều trường hợp hôn nhân không đúng và chẳng đẹp ý Thiên Chúa chút nào.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 24/02/2022

25. Khi chúng ta cầu nguyện thì chúng ta cùng Thiên Chúa gặp gỡ trò chuyện, nhưng khi chúng ta đọc Thánh Kinh thì Thiên Chúa nói với chúng ta.

(Thánh Isidor)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 24/02/2022
6. TRĂM CÁI MŨ CAO

Tục ngữ gọi người nịnh nọt người khác trước mặt là “đội mũ cao”.

Có một người làm quan ở triều đình phải đi xa ngoài địa phương để nhậm chức, khi đi thì đến cáo từ thầy giáo, thầy giáo cảnh cáo, nói:

- “Làm quan địa phương không dễ đâu, phải cẩn thận nhiều”.

Học sinh trả lời:

- “Con đã chuẩn bị một trăm cái “mũ cao”, gặp người thì tặng một cái, nghĩ không đến nỗi gặp chuyện gì xảy ra”.

Thầy giáo giận trách mắng:

- “Chúng ta phải lấy chính nghĩa để đồi xử với người, làm gì phải như thế?”

Học sinh lập tức nói:

- “Thiên hạ không thích đội mũ cao như thầy, thì có mấy người?”

Thầy giáo cười mĩm gật đầu nói:

- “Lời con nói đó còn có chút kiến thức”.

Học trò từ biệt thầy giáo, nói với mọi người:

- “Một trăm cái mũ cao của ta, như hôm nay thì chỉ còn lại chín mươi chín cái”.

(Nhất Tiếu)

Suy tư 6:

Không ai thích người nịnh, nhưng ai cũng thích người khác khen mình, bởi vì không ai thích người khác chê mình cả, đó là đầu mối của thiên vị và bất công.

Có những người làm việc thì không ra gì, nhưng lại thích người khác khen mình, dù lời khen đó họ biết là giả dối, bởi vì ai cũng muốn được thỏa mãn cái tôi của mình; có người ghét cay ghét đắng người khúm núm nịnh hót, nhưng lại thích thú và rộng tay ban ơn cho những người khen mình, dù đó là người mình không thích, bởi vì con người ta ai cũng muốn tỏ ra mình là người tốt lành.

Có một điều duy nhất mà người Ki-tô hữu phải làm, đó là ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa từng giây từng phút trong cuộc sống của mình, đó không phải là nịnh hót, nhưng là bày tỏ tấm lòng biết ơn và yêu mến Đấng đã vì yêu mà tạo dựng nên chúng ta.

Đừng sợ người khác chê mình và cũng đừng mừng vui khi người khác khen mình, bởi vì lời chê lời khen của con người không kéo dài thêm tuổi thọ của mình.

Hãy để Thiên Chúa khen và chê chúng ta, bởi vì khen chê của Ngài đều là vì yêu thương chúng ta mà thôi...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Một kế hoạch cho thân xác
Lm. Minh Anh
21:32 24/02/2022

MỘT KẾ HOẠCH CHO THÂN XÁC
“Cả hai, chúng sẽ nên một thân xác”.

Trong một tác phẩm của mình, A.W. Tozer, viết, “Thập giá cũ giết chết con người, thập giá mới cứu sống nó; thập giá cũ kết án con người, thập giá mới làm vui nó; thập giá xưa huỷ diệt niềm tin vào thân xác, thập giá mới khích lệ nó, tiết lộ ‘một kế hoạch cho thân xác’ từ Thiên Chúa!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tư tưởng của A.W. Tozer, một lần nữa, toát lên trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa là đấng từ bi nhân hậu”; lời thánh Giacôbê, “Chúa đầy lòng thương xót và lân mẫn” cho thấy tình yêu ngàn đời của Ngài đối với con người! Thiên Chúa tạo dựng loài người có nam, có nữ; và Ngài có ‘một kế hoạch cho thân xác’ của nó, “Chúng sẽ nên một thân xác”.

Các biệt phái trong Tin Mừng hôm nay đến đặt vấn đề với Chúa Giêsu, ‘Rẫy vợ hay không rẫy vợ?’. Câu hỏi này không đúng! Câu hỏi đúng là, “Thiên Chúa muốn chúng ta yêu như thế nào?”. Sự khác biệt nằm ở trạng thái của trái tim! Người cởi mở và yêu mến Thiên Chúa sẽ tìm biết ý muốn của Ngài; người khép kín, thường là nô lệ của tội lỗi, thiếu tự do để tìm kiếm hoặc tìm biết sự thật. Mục tiêu duy nhất của họ là biện minh cho những gì họ muốn. ‘Rẫy vợ’ có thể được biện minh, đó là bởi Môisen. Tại sao? Bởi vì trái tim họ chai cứng, họ không sẵn sàng để sống trọn vẹn tình yêu thực sự mà Thiên Chúa nhắm đến; điều Thiên Chúa nhắm đến trong hôn nhân là hai người nam nữ “sẽ nên một thân xác”. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã có ‘một kế hoạch cho thân xác’ của họ! Chúa Giêsu nói lên sự thật này và ban ân điển để chúng ta sống điều đó. Ngài thách thức chúng ta vượt quá những điều tối thiểu, vượt quá biên giới của điều “Ngươi không được” để tiến xa hơn, đó là khao khát những gì Thiên Chúa muốn.

“Thân xác”, “Xác thịt” mà Thiên Chúa tạo ra là thánh, đó là một quà tặng; đúng hơn, một đền thờ của Thiên Chúa vốn được định cho sự sống vĩnh cửu. Chính Chúa Giêsu cũng đã trở nên “xác thịt” và sau đó, hiến tặng chúng ta xác thịt Ngài, bởi chúng ta đã đánh mất sự hiểu biết giá trị đích thực của nó, cũng như sự thánh thiêng của nó. Có thể chỉ trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta mới có thể tìm lại được chân lý của xác thịt cũng như ý nghĩa ơn gọi yêu thương của mình, đó là hiến thân. Chúa Kitô bị đóng đinh phá tan khuynh hướng tự mãn nơi chúng ta; thay vào đó, “một xác thịt”, một thân xác, được hiến trao vì sự sống người khác. Từ đó, sự nên một và bất khả phân ly của hôn nhân công bố chìa khoá của tình yêu, “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt”, một cuộc sống, một sở thích, một ơn gọi. Như Chúa Giêsu không còn có thể nói về “sự sống riêng của Ngài” sau khi ban Bí tích Thánh Thể; cũng thế, một đôi vợ chồng không còn có thể nói về “bản thân tôi”, mà chỉ có thể nói về quà tặng “những gì Thiên Chúa đã kết hợp hai chúng tôi”. Đó là ‘một kế hoạch cho thân xác’ mà Thiên Chúa nhắm đến!

Anh Chị em,

Một khi đã đến trước bàn thờ Chúa, thì “Cả hai, chúng sẽ nên một thân xác”; và Thiên Chúa chúc phúc cho sự kết hợp này, nhờ đó, hai người được nên thánh. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải tự hỏi, “Thiên Chúa muốn chúng ta yêu như thế nào?”. Nhìn vào thập giá của Chúa Kitô, nơi mang thân xác tả tơi và khô đét của Ngài, chúng ta sẽ nghe được tiếng thì thầm, “Yêu nhau như Thầy đã yêu”, và “Ngài đã yêu đến cùng”. Đúng thế, thập giá và Thánh Thể Chúa Kitô “khích lệ và tiết lộ ‘một kế hoạch cho thân xác’ từ Thiên Chúa!”.

Quả vậy, trung thành với ơn gọi của mình, dẫu sống đời hôn nhân hay đời thánh hiến, ai cũng phải trải qua một cuộc chiến triền miên. Tự sức con người, chúng ta không thể làm được; thế nhưng, đừng quên, “Chúa là đấng từ bi nhân hậu”. Hiểu thấu sự khốn cùng và yếu đuối của chúng ta, Ngài đã chuẩn bị thần dược cho chúng ta là Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta hãy thường xuyên đến với Ngài mà kín múc nguồn sức thiêng hầu có thể yêu đến cùng như Ngài đã yêu; và nhờ đó, hoàn tất ‘một kế hoạch cho thân xác’ của mình mà Thiên Chúa hằng mong mỏi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trong Thánh Thể, Chúa cho con hiểu được ‘một kế hoạch cho thân xác’; xin thanh tẩy lòng kính trọng của con trước sự thánh thiêng của “Thân Xác” Chúa, thân xác con và của người khác”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tự biết mình để cải thiện đời sống
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:50 24/02/2022


Bạn bè gọi Tuấn là thằng Chôm Chôm vì đầu tóc nó dựng đứng tua tủa như quả chôm chôm và gọi Hùng là Hột Mít vì có thân hình tròn trịa y như hột mít.

Hôm đó, đoàn thiếu nhi giáo xứ đi cắm trại. Chôm Chôm và Hột Mít cùng ngủ chung lều vào ban trưa. Cả hai ngủ say như chết.

Trong lúc đó, Vũ láu cá mới đi chơi về, thấy hai bạn mình ngủ say nên nảy ra một ý tưởng tinh nghịch. Nó lấy lọ nồi vẽ lên mép thằng Chôm Chôm một bộ râu cá chốt và vẽ lên cằm Hột Mít một bộ râu dê, rồi dông đi mất dạng.

Mười lăm phút sau, hiệu còi tập họp vang lên. Vũ chạy lẹ vào lều đánh thức Chôm Chôm, Hột Mít ra sân tập họp.

Khi hai bạn nầy tới nơi, cả bọn trẻ bỗng ôm bụng cười ngặt nghẽo nhưng hai bạn nầy chẳng hiểu mô tê gì. Bấy giờ Hột Mít chợt nhìn lên và trông thấy bộ râu cá chốt của Chôm Chôm nên ré lên cười sằng sặc… Chôm Chôm cùng lúc cũng nhận thấy bộ râu dê quái đản của Hột Mít, cũng òa lên cười nắc nẻ. Hột Mít và Chôm Chôm, ai cũng tưởng mặt mình sạch nên tha hồ cười nhạo nhau cách khoái trá… Mãi đến khi anh trưởng tìm được tấm gương soi, cho hai cậu nhìn ngắm bộ râu quái gở của mình, hai cậu mới sáng mắt ra!

Chôm Chôm chỉ nhìn thấy bộ râu dê trên khuôn mặt Hột Mít và hả hê cười nhạo bạn mà không thấy được bộ râu quái đản của chính mình. Cũng vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy tội lỗi người khác rồi cười nhạo, lên án, trách móc… Còn tội lỗi và những thói xấu của ta, cũng đang bị nhiều người âm thầm đàm tiếu, chê cười, lên án… thì lại không nhận ra.

Bởi vì con người có mắt nhìn ra mà không có mắt nhìn vào. Một nốt ruồi chỉ bằng hạt gạo trên khuôn mặt người khác, người ta thấy rõ ràng; còn vết nhơ lớn như đồng tiền trên mặt mình thì chẳng nhận ra. Tiếc thay, khuôn mặt duy nhất trên cõi đời chúng ta không thể nhìn thấy trực diện lại là khuôn mặt của chính ta!

Vì thế, qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta phải nhìn lại mình, nhận ra lầm lỗi để cải thiện bản thân trước khi phê phán lỗi lầm người khác. Ngài nói: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra', trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Hãy lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!”

Có biết mình mới có thể cải thiện đời sống

Nếu biết được bản thân chớm bị ung thư, người bệnh sẽ tìm cách chữa trị tức khắc với bất cứ giá nào; nhờ đó sẽ có cơ may thoát nạn. Nhưng nếu không nhận ra mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, người ta sẽ không lo chạy chữa sớm và hậu quả sẽ rất đau thương.

Nếu tôi thấy được vết dơ trên khuôn mặt mình, tôi sẽ lau rửa tức khắc. Nếu không biết mặt mình dơ, tôi cứ để vậy khiến người chung quanh đàm tiếu.

Nếu tôi thấy được sự xấu xa của nội tâm mình, sự bê bối của đời sống mình, tôi sẽ cải thiện ngay không trì hoãn.

“Sự chuyển hóa bản thân, cải thiện cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu lúc ta tự biết mình.” (Krishnamurti).

Làm sao để biết mình?

Muốn biết mặt mình dơ hay sạch, chúng ta cần một tấm gương soi. Muốn biết những thói hư tật xấu của mình, chúng ta cần nhờ đến những người chung quanh chỉ bảo và điều quan trọng là biết khiêm tốn lắng nghe mà không nổi khùng nổi nóng. Lời chỉ bảo của người khác là tấm gương soi tối cần giúp ta biết mình và cải thiện đời sống.

Ngoài ra chúng ta cần dành ra thời gian tĩnh lặng để quan sát mình, để nhìn lại cách ta cư xử với người khác, thái độ của ta đối với bao người chung quanh cũng như những thiếu sót của ta. Có thường xuyên nhìn ngắm mình như thế, chúng ta mới có thể nhận ra sai sót của mình để cải thiện cuộc đời.

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con thường xuyên nhìn vào nội tâm để nhận ra những sai phạm lỗi lầm và quyết chí sửa đổi ăn năn. Nhờ đó, chúng con mới có thể cải thiện cuộc đời, để trở thành người có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức, xứng tầm người con Thiên Chúa.
 
Con Tim
Lm Vũđình Tường
22:31 24/02/2022
Chọn lựa là một phần trong cuộc sống. Chúng ta học chọn lựa ngay từ tấm bé. Hầu hết những chọn lựa đều đúng, nhưng đôi khi cũng có sai. Học từ chọn sai để trưởng thành trong chọn lựa sau này. Khi khôn lớn, ở một thời điểm nào đó mỗi người phải có những quyết định quan trọng cho đời mình. Khi phải quyết định vấn đề quan trọng, có hai vấn đề xảy ra: một là có quá nhiều thông tin không thể kiểm chứng, hai là không đủ thông tin giúp làm những quyết định, chọn lựa lớn. Điều này cho biết những chọn lựa lớn luôn ngầm chứa ít điều mù mờ. Mù mờ thể lí dễ nhận ra bởi ta có thể nhìn thấy, sờ thấy. Mù mờ tâm linh khó hơn nhiều bởi nó nằm kín sâu trong tâm con người nên khó có thể thẩm định mù mờ đến mức nào. Đức Kitô dùng hình ảnh người mù dẫn người mù, cả hai sa hố nói đến nguy hiểm mù mờ về đức tin.

Đức Kitô dùng hai loại hình ảnh giúp nhận chân tướng lãnh đạo tôn giáo. Hình ảnh một liên quan đến con người; hình ảnh hai liên quan đến thiên nhiên. Hình ảnh anh mù không biết mình sai đường. Anh dẫn đường, kết quả cả anh lẫn người theo sa hố. Hình ảnh kế tiếp Đức Kitô nói môn đệ không thể hơn thầy, giỏi lắm cùng bằng thầy. Câu 'đệ tử không hơn thầy, học hết sức giỏi lắm cũng chỉ bằng thầy' Lc 6:40 cho biết những kẻ chống đối Đức Kitô không phải là môn đệ Đức Kitô, bởi giáo huấn của họ không đúng điều Đức Kitô rao giảng. Điều tự nhận họ công chính cần phải xét lại. Họ quan tâm nhiều đến thể diện, diện mạo bề ngoài, cao ngạo trong hành động, tự phụ trong lối sống, lơ là chăm sóc đời sống nội tâm. Đức Kitô đặt vấn đề, nếu thành tâm hãy thể hiện nếp sống khiêm nhường. Chấp nhận thực tế là không phàm nhân nào công chính trước mắt Thiên Chúa. Lối nghĩ kiêu căng, đời sống tự phụ trên có thể hoán chuyển bằng cách hoán cải phát xuất từ tim. Cách hoán cải hiệu nghiệm nhất chính là đón nhận giáo huấn Đức Kitô, lắng nghe lời Ngài, sống theo lối Ngài chỉ dẫn.

Hình ảnh thứ ba là người mắt có xà che khuất tầm nhìn đòi lấy hạt bụi trong mắt người kia. Hình ảnh nhằm sửa sai người luôn nhìn thấy cái sai trái nhỏ nhặt của người khác mà không nhìn thấy sai lầm khổng lồ của chính mình. Mắt thể lí họ sáng, nhưng mắt tâm linh mù tối. Đức Kitô dùng hình ảnh trên ám chỉ kẻ chống đối Ngài. Một thực tế không thể chối cãi là khi phê bình, chỉ trích, sẽ không học được gì. Bạn có thể lí luận ai học cái sai trái bao giờ. Thực ra con người trưởng thành từ sai trái. Sai trái là bài học sống khiêm nhường. Nếu học sai trái từ người khác thì họ chính là thầy mình. Ai lại đi chỉ trích, phê bình thầy bao giờ.

Chọn lựa cuộc sống tâm linh cần thực hiện trong tinh thần cầu nguyện, bởi chúng ta hiện tại sống trong một thế giới có quá nhiều người tự nhận mình là kẻ lãnh đạo khôn ngoan, chỉ đường công chính. Người nào cũng tự nhận giáo hội họ lãnh đạo là phải, là công chính. Đức Kitô lập có một Giáo Hội. Như thế các giáo hội khác không do Đức Kitô lập. Vì thế cần phải cẩn trọng, khôn ngoan, sáng suốt nhận ra người lãnh đạo chân chính. Để làm được điều đó Đức Kitô dậy môn đệ hãy nhìn vào thành quả của người lãnh đạo. Ngài dùng hình ảnh cây tốt sinh trái tốt, cây xấu sinh trái xấu để nhận dạng phẩm chất, tâm tính, chân, giả, chính tà cõi lòng con người.

Câu 'Xem quả thì biết cây' Lc 6,44 ám chỉ mọi hành động đều bị con tim hướng dẫn. Con tim chân chính không thể nào có hành động tàn ác; con tim gian tà không thể nào có hành động chân chính. Câu xem quả biết cây áp dụng thời Đức Kitô để nhận dạng người lãnh đạo chân chính, phân biệt lãnh đạo. Thời đại chúng ta có trăm kẻ tự nhận là giáo hội Đức Kitô. Giáo hội nào cũng tự nhận mình công chính. Câu 'xem quả biết cây' giúp ta nhận ra vừa giáo hội Đức Kitô thiết lập, vừa nhận ra tâm tính người lãnh đạo.

Hãy xin ơn sống khiêm nhường.

TiengChuong.org

A Human Heart

Making choices is a part of living. We do it daily from childhood. Most of the time we do well, but sometimes we make a mistake and we grow from mistakes. Later on in life, at some point, we all have to make a big and important decision. We are faced with the dilemma of having too much or insufficient information to process. In that sense, our decision-making involves some degree of blindness. Jesus used physical blindness to talk about spiritual blindness. Physical blindness is obvious and easy to know because we can see, and even touch it; while spiritual blindness is much harder to detect, because it is hidden from our physical sight. Spiritual blindness is conditioned by a human heart. To detect spiritual blindness, Jesus told us to look not at the appearance of a person, but to look at their heart, because the heart dictates their actions.

There are two sets of images Jesus employed that helps to detect the conditions of a human heart. The first set of images involves mainly a person to another person; the second set of images involved plants that produce what God intended them to produce. The first image in the first set was about the image of a blind man who led another blind man. The first blind man believed he knew the way, and the second blind man followed the first without recognizing that they both were trotting on a wrong path. The next image was the image of a disciple who used his teacher's name for his own benefits, for his selfish hidden agenda. The phrase 'the fully trained disciple will always be like his teacher' Lk 6:40, implied that Jesus' opponents were not His students, and their teaching was not what Jesus taught, and their claim of righteousness was in question. They were more concerned with asking others to observe the Commandments, while their hearts were far from it. Jesus challenged them by asking them to be humbled, accepting the reality that no human being was righteous before God. This arrogant attitude was redeemable by means of conversion of the heart. Only by obeying Jesus' teaching, putting His teaching into practice, one could learn the truth about God.

The third image in the first set involved the image of a splinter and a plank in a person's eye. It implied that people were quick to point out other people's mistakes while ignorant of their own faults. They had their physical sight, but were blind spiritually. Jesus used these images to talk about His opponents, who believed they were righteous. They refused to listen to or believe Jesus' teaching.

When discerning spirituality, we need to do so in the context of prayer, because we live in a world where we are bombarded by many self-appointed leaders, each claiming that his church is the true Church. There is only one Church that Jesus established. How can we know which leaders follow God's way? Jesus told us to look at the final outcome:

'Every tree can be told by its own fruit' Lk 6:44

At the time of Jesus, this teaching helped to distinguish those who were good leaders, and those who were not. Apply this teaching in the modern world to discern good from evil, truth from error. In general, trees produce fruit according to their own kind, and it takes time to produce fruit at the right season. A good tree produces good fruit, and a bad tree produces bad fruit. When applying this analogy to a human heart, it means good actions come from a good heart; and evil actions come from an evil heart. This principle is true to both individuals and church leaders. As a tree produces its own fruit, our actions reveal the condition of our heart. External actions are the reflection of the internal intention.

We offer our heart to Jesus.
 
Không Phải Hàng Hóa Mà Là Quà Tặng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:35 24/02/2022
Không Phải Hàng Hóa Mà Là Quà Tặng

(Thứ Bảy sau Chúa Nhật VII TN – Mc 10,13-16)

“Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10,15).

Đã là người thì ai ai cũng khát mong được hạnh phúc, nhất là hạnh phúc vĩnh cửu. Mong được lên thiên đàng là ước vọng của mọi Kitô hữu chúng ta. Thế nào là được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, được lên thiên đàng? Dưới ánh sáng lời mạc khải chúng ta tin nhận đó là tình trạng được hiệp thông trọn vẹn với tình yêu và sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài. Đây chính là cơ sở để chúng ta có thể hiểu lời của Chúa Giêsu: “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào”.

Dưới gầm trời này không một ai có thể tự mình chiếm hữu được tình yêu và sự sống của Đấng Toàn Năng. Những gì chúng ta có thể chiếm hữu như là hàng hóa thì chắc chắn không phải là hạnh phúc vĩnh cửu. Sự sống đời đời, hạnh phúc thiên đàng là quà tặng của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa rộng ban cho tất cả mọi người thuộc mọi hoàn, kể cả những hoàn cảnh mà theo quan niệm Do Thái giáo thời bấy giờ là không may mắn. Bản Hiến Chương Nước Trời mà Chúa Giêsu công bố nói lên chân lý này (x.Mt 5,1-12; Lc 6,20-23). Trẻ em trong vòng tay của mẹ, của cha vốn tự nhiên đón nhận tất cả những gì từ mẹ cha, anh chị trong nhà như là “quà tặng”. Chúa Giêsu truyền dạy chúng ta phải có tâm hồn thơ bé khi đón nhận hạnh phúc Nước Trời, vì lúc bấy giờ có đó nhiều người tự hào về đạo đức của mình, cách riêng nhiều người thuộc nhóm biệt phái và họ lầm tưởng rằng có thể chiếm hữu Nước Trời bằng công lao đức hạnh của mình.

Làm thế nào chúng ta có thể thẩm định là mình có tâm hồn thơ bé, dĩ nhiên là ở mức độ nào đó? Thiết nghĩ rằng hãy xét xem tâm tình tạ ơn của chúng ta. Biết tạ ơn là biết mình đã và đang lãnh nhận ơn lành. Lời tạ ơn chân thành của chúng ta không thêm gì cho vinh quang Thiên Chúa, nhưng nó đem lại cho chúng ta sự sống đời đời là hạnh phúc Nước Trời. Tâm tình tạ ơn khởi đầu và cuối mỗi ngày, lời tạ ơn trước các bữa ăn, trong các dịp đặc biệt của cuộc đời khi đã trở thành thói quen thì chúng chính là nhân đức. Các nhân đức hình thành nên tính cách và tính cách quyết định số phận đời đời của mỗi người.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thêm nhiều giám mục Đức kêu gọi bãi bỏ luật độc thân linh mục, làn sóng bỏ đạo tăng rất nhanh tại Đức
Đặng Tự Do
01:27 24/02/2022


Hai thành viên cao cấp khác của hàng giáo phẩm Công Giáo ở Đức, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Georg Bätzing và Tổng giám mục Ludwig Schick của Bamberg, người chịu trách nhiệm về các vấn đề thế giới trong hội đồng giám mục, đã ra mặt ủng hộ việc bãi bỏ luật độc thân linh mục. Hồng Y Reinhard Marx của Munich đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc bãi bỏ này vào đầu tháng Hai.

Tổng Giám Mục Schick cũng ủng hộ việc phong chức ‘viri probati’- tức là phong chức cho những người đã kết hôn, và đồng thời ủng hộ việc cho các linh mục được kết hôn. Trong một lý luận không mấy thuyết phục, ngài nhấn mạnh trong một bài báo cho nhật báo Fuldaer Zeitung của Đức rằng một sự kết hợp tốt giữa các linh mục đã kết hôn và độc thân có thể ngăn chặn chủ nghĩa giáo quyền và lạm dụng quyền lực.

Trong khi đó, trong một bức thư ngỏ gửi chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bätzing được công bố trên tờ Trier vào ngày 14 tháng 2, các vị tổng đại diện của 11 trong số 27 tổng giáo phận và giáo phận của Đức đã chủ trương thay đổi luật việc làm của Giáo hội Đức vốn cho đến nay vẫn phân biệt đối xử với những người ly hôn và người đồng tính; chẳng hạn, những người như thế không thể dạy giáo lý cho các trẻ nhỏ vì cuộc sống không gương mẫu của họ.

Các vị này cho rằng những người ly hôn tái hôn và các cặp vợ chồng đồng tính không nên phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt như họ vẫn chịu hiện nay. Họ kêu gọi các giám mục Đức “nhanh chóng thay đổi luật việc làm của Giáo Hội và loại bỏ tất cả các tham chiếu đến lối sống cá nhân. Luật việc làm không được sử dụng như một công cụ để thực thi đạo đức tình dục của Giáo hội - một chủ đề đang được thảo luận rộng rãi trong Giáo hội vào lúc này và bỏ qua thực tế cuộc sống.”

Ở Đức, điều kiện việc làm cho 1.3 triệu nhân viên của Giáo hội khác đáng kể so với điều kiện của các nhân viên Đức khác vì theo luật hiến pháp, các cộng đồng tôn giáo có quyền tự quyết và tự quản.

Theo một cuộc thăm dò của cơ quan báo chí Đức Deutsche Presseagentur, kể từ khi Báo cáo Munich được công bố vào ngày 20 tháng Giêng, số lượng người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội ở đã tăng vọt. Riêng tại, tổng giáo phận Munich của Hồng Y Marx, con số này đã tăng hơn gấp đôi. Tại nhiều thành phố của Bavaria, con số đã bùng nổ và có rất nhiều danh sách chờ đợi những người Công Giáo muốn bỏ đạo.

Những người Công Giáo ở Đức muốn chính thức rời bỏ Giáo Hội để không phải trả thuế Giáo Hội bắt buộc, là 8% thu nhập ròng của một người, phải đến văn phòng chính quyền địa phương và chính thức tuyên bố bằng văn bản rằng họ không còn là thành viên của Giáo hội nữa.

Năm ngoái, số người bỏ đạo tại Đức là 220,000 người.
Source:The Tablet
 
Thủ tướng Úc: Nga đã tấn công Ukraine trên thực tế, áp đặt trừng phạt
Đặng Tự Do
01:28 24/02/2022


Hôm thứ Tư 23 tháng Hai, Úc Đại Lợi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Úc Đại Lợi “luôn đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt” và “phải có hậu quả cho các hành động của Nga”.

Tám quan chức an ninh cấp cao của Nga và các lĩnh vực dầu khí sẽ là mục tiêu trong vòng trừng phạt đầu tiên của Úc Đại Lợi, và thủ tướng thề sẽ ra tay với bất kỳ ai “hỗ trợ và tiếp tay” cho cuộc xâm lược Ukraine.

Thủ tướng Scott Morrison đã họp với ủy ban an ninh quốc gia vào hôm thứ Tư trước khi tuyên bố chính phủ Nga “hành xử như những kẻ côn đồ và bắt nạt” và “phải có hậu quả cho hành động của Nga”.

Thủ tướng Morrison mô tả các biện pháp trừng phạt chỉ là bước phản ứng đầu tiên của Úc Đại Lợi và chỉ ra rằng các cơ quan an ninh Australia đã cảnh giác trước các hành động chống trả có thể xảy ra của Nga như gián điệp và tấn công mạng.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đầu tuần này đã công nhận sự độc lập của hai vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở phía đông Ukraine và gửi quân đội vào các khu vự này mà ông gọi là để “gìn giữ hòa bình”.

Úc Đại Lợi bắt đầu bằng việc áp đặt các lệnh cấm đi lại và các biện pháp trừng phạt tài chính đối với 8 thành viên của hội đồng an ninh Liên bang Nga - cơ quan do Putin làm chủ tịch và có 12 thành viên thường trực bao gồm cả ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Thủ tướng Morrison cho rằng trên thực tế, qua cái gọi là “sứ mệnh gìn giữ hòa bình”, tổng thống Putin “về cơ bản đã làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, nói cách khác “cuộc xâm lược Ukraine đã bắt đầu”.

Úc Đại Lợi cũng sẽ sửa đổi các quy định trừng phạt hiện có của mình để bao gồm các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk, nghiêm cấm các hoạt động thương mại trong các lĩnh vực bao gồm vận tải, năng lượng, viễn thông, dự trữ dầu, khí đốt và khoáng sản.

Chính phủ cho biết họ sẽ mở rộng phạm vi những người và thực thể mà Úc Đại Lợi có thể liệt kê trong lệng trừng phạt bao gồm những người có “ý nghĩa chiến lược và kinh tế đối với Nga”.

Các cá nhân và tổ chức Úc sẽ bị cấm kinh doanh với Ngân hàng Rossiya, Ngân hàng Promsvyazbank, Ngân hàng IS, Ngân hàng Genbank và Ngân hàng Phát triển và Tái thiết Biển Đen.

Thủ tướng Morrison thừa nhận Úc Đại Lợi không có khối lượng thương mại lớn với Nga so với Mỹ và Âu Châu.

Nhưng ông nói rằng điều quan trọng là “chúng ta phải đóng vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn để bảo đảm rằng những người đang cung cấp tài chính và kiếm lợi từ một chế độ chuyên quyền và độc tài đang xâm lược nước láng giềng của nó sẽ không có nơi nào để chạy và không có nơi nào để ẩn náu”.
Source:The Guardian
 
Đức Giám Mục Mễ Tây Cơ: Phép lạ Thánh Thể tỏ tường ở Tixtla sắp được Tòa Thánh chấp thuận
Đặng Tự Do
06:28 24/02/2022


Trong khi các “cuộc điều tra vẫn tiếp tục”, Tòa Thánh đã tạm coi đây là một “hiện tượng Thánh Thể.”

Trường hợp được cho là phép lạ Thánh Thể ở Tixtla, Mễ Tây Cơ vẫn chưa được kết luận và phải chờ quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giám mục vừa nghỉ hưu của Chilpancingo-Chilapa, Salvador Rangel Mendoza, giải thích như trên.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng 2 với ACI Prensa, hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA, Đức Cha Rangel, 75 tuổi, người vừa được chấp nhận đơn từ chức vào ngày 11 tháng 2, nói rằng “các cuộc điều tra vẫn tiếp tục”, và trong khi chờ đợi Vatican tạm coi đây là “hiện tượng Thánh Thể”.

Theo báo chí địa phương, trong Thánh lễ ngày 21 tháng 10 năm 2006 tại Tixtla, cách Chilpancingo khoảng 10 dặm về phía đông, một nữ tu phục vụ với tư cách là một thừa tác viên ngoại thường của Thánh lễ cho biết sơ đã nhìn thấy một chất màu đỏ giống như máu chảy ra từ một bánh thánh đã được thánh hiến.

Các cuộc điều tra được ủy quyền bởi Giám mục bản quyền Chilpancingo-Chilapa khi đó, là Đức Cha Alejo Zavala Castro, đã đưa ngài đến kết luận trong một lá thư mục vụ ngày 12 tháng 10 năm 2013 về “bản chất siêu nhiên” của những gì đã xảy ra, coi đó là “một dấu chỉ thần thánh” và “một phép lạ thực sự. “

Tuy nhiên, người kế nhiệm ngài, là Đức Cha Rangel, sau khi tham khảo ý kiến của Vatican, đã quyết định thực hiện một cuộc điều tra mới.

Đức Cha Rangel nói rằng “Tôi đã gửi thư hỏi Tòa Thánh và Tòa Thánh gọi đó là một 'hiện tượng Thánh Thể', bởi vì phép lạ là khi Đức Giáo Hoàng chính thức tuyên bố điều đó, cũng như khi ngài tuyên bố một vị thánh, một chân phước.”

Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ nói rằng “Tôi đã ra lệnh điều tra và kết luận chưa được trình bày”, vì vậy “quy trình của giáo phận chưa được hoàn thành.”

Vị Giám mục nghỉ hưu của Chilpancingo-Chilapa cho biết khi quá trình điều tra của giáo phận về phép lạ Thánh Thể ở Tixtla được hoàn tất, kết quả sẽ được chuyển đến Tòa Thánh, và Đức Giáo Hoàng sẽ có quyết định cuối cùng.

“Giáo phận chúng tôi đã đi trước khi tuyên bố đây là một phép lạ, nhưng chính thức thì Đức Giáo Hoàng phải công bố điều đó”.
Source:Catholic News Agency
 
Phản ứng của Tòa Thánh trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine
Đặng Tự Do
15:58 24/02/2022


Vatican hy vọng chút 'ánh sáng lương tâm' từ các nhà lãnh đạo Nga và thế giới

Trong bình luận đầu tiên về cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu vào hôm thứ Năm, Tòa Thánh bày tỏ hy vọng rằng những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay họ sẽ có một “tia sáng lương tâm”.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế khi tiến hành cuộc tấn công lớn nhất của một quốc gia chống lại quốc gia khác ở Âu Châu kể từ sau Thế chiến thứ hai.

Một tuyên bố của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã né tránh không đề cập đích danh nhà lãnh đạo Nga.

Đức Hồng Y Parolin, người chỉ xếp thứ hai sau Đức Thánh Cha Phanxicô trong hệ thống phẩm trật của Vatican, cho biết: “Những viễn cảnh bi thảm mà mọi người đều lo sợ thật không may đã trở thành hiện thực”.

“Nhưng vẫn còn thời gian cho thiện chí, vẫn còn không gian để đàm phán, vẫn còn chỗ để thực hiện một sự khôn ngoan ngăn cản lợi ích đảng phái lấn át, bảo vệ nguyện vọng chính đáng của mọi người và cứu thế giới khỏi sự điên cuồng và khủng khiếp của chiến tranh”.

“Chúng ta, những người có niềm tin không mất hy vọng về một tia sáng lương tâm nơi những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay của họ.”

Đức Hồng Y Parolin nhắc lại một phần của lời kêu gọi do Đức Giáo Hoàng đưa ra hôm thứ Tư, khi ngài cảnh báo chống lại việc “làm mất uy tín luật pháp quốc tế”.

Đức Phanxicô đã công bố Thứ Tư Lễ Tro, đánh dấu sự bắt đầu Mùa Chay rơi vào ngày 2 tháng 3 năm nay trong Công Giáo và các Giáo Hội phương Tây khác, là ngày quốc tế ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình.

Đức Hồng Y Parolin nói: “Lời kêu gọi này diễn ra cấp bách sau khi Nga bắt đầu các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine”.

Trong khi Đức Hồng Y Parolin đưa ra các ngôn ngữ ngoại giao thận trọng, tránh những từ như 'xâm lược' và 'tấn công', thì tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican tỏ ra thẳng thắn hơn.

Trên trang nhất, tờ báo cho chạy tiêu đề “Ukraine đang bị tấn công - Giờ đen tối nhất” trên một bức ảnh khói đen bốc lên bao trùm một thành phố Ukraine bị trúng tên lửa.

Tại Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill đã đưa ra một tuyên bố rất trung lập mà không có bất kỳ lời chỉ trích nào bất kể trước đó một video lan truyền nhanh trên các mạng xã hội cho thấy Putin đã gặp ông ta trước khi tấn công Ukraine. Người ta lo ngại rằng, cả Putin và Thượng phụ Kirill đang đưa ra trước thế giới một dấu chỉ phản chứng của niềm tin Kitô.
Source:Reuters
 
Chính quyền Israel từ bỏ kế hoạch công viên Núi Oliu
Đặng Tự Do
16:04 24/02/2022


Cơ quan Công viên và Thiên nhiên của Israel hôm thứ Hai cho biết họ đã rút lại một kế hoạch gây tranh cãi nhằm bao gồm các thánh địa của Kitô giáo trên Núi Oliu của Giêrusalem trong một công viên quốc gia sau sự phản đối kịch liệt từ các tôn giáo lớn.

Núi Ô liu ở phía đông Giêrusalem nhô lên trên Thành phố Cổ của Giêrusalem và địa điểm này là thánh địa đối với ba tín ngưỡng độc thần. Các sườn dốc ở phía đông của Thành phố Cổ có các nhà thờ của nhiều giáo phái khác nhau đánh dấu những địa điểm truyền thống diễn ra các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu.

Các Giáo Hội Chính thống Armenia, Công Giáo và Hy Lạp đã kiến nghị với Bộ trưởng bảo vệ môi trường của Israel, bộ phận phụ trách Cơ quan Công viên, trong một lá thư vào tuần trước.

Các Giáo Hội bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc nhất và phản đối mạnh mẽ” đối với kế hoạch này, nói rằng nó sẽ phá vỡ tình trạng lâu đời và nhằm mục đích “tịch thu và quốc hữu hóa một trong những địa điểm linh thiêng nhất đối với Kitô giáo và thay đổi bản chất của khu vực.”

Farid Jubran, cố vấn chung của Cơ quan Giám sát Thánh Địa của Giáo Hội Công Giáo, nói rằng bằng cách biến một khu vực bao gồm tài sản Giáo Hội trở thành một phần của công viên quốc gia, là “đặt quyền kiểm soát vào tay những người không có chương trình nghị sự nào khác ngoài việc xóa sổ bất kỳ đặc điểm nào không phải của người Do Thái trên ngọn núi này”

Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Tamar Zandberg đã không trả lời các yêu cầu phỏng vấn.

Nhưng ngay sau sự phản đối kịch liệt của các Giáo Hội, Cơ quan Quản lý Thiên nhiên và Công viên cho biết họ đã rút lại kế hoạch này, mà theo dự trù ban đầu sẽ được ủy ban quy hoạch của Giêrusalem phê duyệt vào ngày 2 tháng 3.

Chính quyền cho biết họ “không có ý định xúc tiến kế hoạch trong ủy ban kế hoạch và không sẵn sàng thảo luận nếu không có sự phối hợp và liên lạc với tất cả các quan chức liên quan, bao gồm cả các Giáo Hội, trong khu vực.”

Các nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động vì hòa bình của Israel đã tố cáo kế hoạch này là một nỗ lực của chính quyền Israel nhằm loại người dân Palestine ra ngoài lề xã hội và tăng cường ý nghĩa tôn giáo và quốc gia của người Do Thái đối với Núi Ô-liu.

Trong một tuyên bố chung, các nhóm nhân quyền Bimkom, Emek Shaveh, Ir Amim và Peace Now cho biết kế hoạch mở rộng Vườn quốc gia Bức tường Jerusalem bao gồm các phần của Núi Ô liu là một phần của “nhiều thủ đoạn khác nhau được Israel sử dụng ở phía đông Giêrusalem để khai thác chủ quyền, để hạn chế sự hiện diện của những người không phải là người Do Thái và ngăn cản sự phát triển rất cần thiết của các khu dân cư Palestine, do đó làm tăng áp lực đẩy họ ra khỏi lưu vực Thành phố Cổ”.

Israel đã chiếm được đông Giêrusalem và các thánh địa của người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo trong cuộc chiến Bẩy Ngày vào năm 1967 và sáp nhập nó trong một động thái không được hầu hết cộng đồng quốc tế công nhận.

Thành phố thánh thiêng này là tâm chấn của cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hơn một thế kỷ, và ngay cả những thay đổi nhỏ đối với hiện trạng mong manh ở Giêrusalem cũng có khả năng bùng phát bạo lực. Người Palestine mong mỏi phía đông Giêrusalem là thủ đô của một quốc gia độc lập trong tương lai, trong khi Israel coi thành phố này là thủ đô thống nhất của mình.
Source:AP
 
Giáo hội sẽ là mục tiêu thứ hai khi Nga xâm chiếm thủ đô Ukraine
Vũ Văn An
16:47 24/02/2022

Theo John Burger của Aleteia (https://aleteia.org/2022/02/24/church-would-be-targeted-if-russia-invades-ukrainian-capital-says-priest/), Linh mục Volodymyr Malchyn cho biết: “Quân đội của chúng tôi là mục tiêu số một, và sau đó là tất cả những ai không ủng hộ cuộc xâm lược của [Nga]” bao gồm cả Giáo hội.



Cha Volodymyr Malchyn, người làm việc trong Giáo triều của Thượng phụ Công Giáo Hy Lạp Ukraina ở Kyiv nói rằng nếu quân đội Nga tiếp quản thành phố thủ đô, thì Giáo hội sẽ là “mục tiêu số hai” sau quân đội.

Cha giải thích: “Bạn biết lịch sử của Giáo hội chúng tôi. Chúng tôi không ảo tưởng về điều đó”.

Cha Malchyn nói chuyện với Aleteia vài giờ sau khi Liên bang Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, tấn công Kyiv và các thành phố khác bằng các cuộc không kích. Giống như hầu hết các linh mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraina, là Giáo Hội Công Giáo Đông phương lớn nhất hiệp thông với Rôma nhưng tuân theo các thực hành, phụng vụ và linh đạo của Chính thống giáo, Cha Malchyn có gia đình. Ngài nói rằng ngay khi ngài và vợ nghe thấy tiếng pháo kích bên ngoài thủ đô vào khoảng 5:30 sáng thứ Năm, họ đã quyết định sơ tán con cái của họ đến miền Tây Ukraine và để chúng lại với cha mẹ của cha Malchyn.

Gia đình này là một trong những gia đình đầu tiên lái xe ra khỏi thành phố. Cha Malchyn nói rằng khoảng một giờ sau đó, các con đường kẹt cứng với những người cố gắng chạy trốn.

Ngài cho biết nhiều xác suất ngài sẽ để gia đình ở lại vùng nông thôn gần Lviv, để quay trở lại với các nhiệm vụ của ngài ở thủ đô, bao gồm việc chăn dắt một giáo xứ và làm người đứng đầu văn phòng phát triển và truyền thông ở Tổng Giáo phận Kyiv-Halych. Nhưng đây sẽ là một tình huống mong manh trong một thời gian.

“Nếu cuộc tấn công trở nên nghiêm trọng hơn vào Kyiv, tôi nghĩ rằng tất cả các linh mục sẽ buộc phải di chuyển đến những nơi an toàn,” ngài nói thế và cho biết thêm rằng Đức Đại Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv-Halych, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, vẫn đang ở Kyiv. "Nhưng tôi không biết ngài sẽ có thể ở đó bao lâu."

Cha Malchyn cho biết ngài hiểu rằng một số tu viện ở miền Tây Ukraine sẽ mở cửa đón những người chạy trốn khỏi các hành động thù địch. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách cuộc chiến diễn ra, ngài nghĩ sẽ có nhiều người phải di dời nội bộ hơn các nhà thờ và tu viện có thể tiếp đón. Ngài đang làm việc với một viên chức khác của Giáo hội để đưa ra một lá thư kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác viện trợ nhân đạo.

Ngài nói: “Chúng tôi quả cần sự giúp đỡ từ các tổ chức tài trợ quốc tế, vì đây là thời điểm chưa từng có. Chúng tôi có kinh nghiệm giúp người dân chạy khỏi khu vực Donbas [trong cuộc xung đột kéo dài 8 năm với lực lượng ly khai Nga ở miền Đông Ukraine], nhưng đó là một khu vực tương đối nhỏ. Có 1.5 triệu người di tản ở đó, nhưng bây giờ con số có thể cao hơn nhiều. Các cuộc tấn công nghiêm trọng hơn và kinh khủng hơn. "

"Tất cả những gì thân yêu nhất đối với chúng tôi"

Khi Cha Malchyn nhận xét, “Bạn biết lịch sử của Giáo hội chúng tôi. Chúng tôi không có ảo tưởng”, ngài muốn đề cập đến thời kỳ ngay sau khi Liên Xô giành lại quyền kiểm soát Ukraine vào cuối Thế Chiến thứ hai. Các nhà chức trách ngay sau đó đã tiến hành đàn áp Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, giết hoặc bỏ tù các giám mục của họ và buộc các tín đồ phải trở thành một phần của Giáo hội Chính thống Nga. Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tồn tại dưới hình thức hầm trú cho đến cuối những năm 1980, và vị lãnh đạo của nó, Đức Hồng Y Josyf Slipyj, đã chết lưu vong ở Rome.

Người kế nhiệm ngày hôm nay cho Đức Hồng Y Slipyj, Đức Đại Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, có thể phải đối đầu với một cuộc đấu tranh tương tự trong những tháng tới, tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến này. Hôm nay, ngài đã hủy kế hoạch tham dự một diễn đàn quốc tế có tên “Địa Trung Hải - Biên giới của hòa bình” ở Florence để ở lại với đoàn chiên của mình ở Kyiv. Hôm thứ Năm, Đức Đại Tổng Giám mục Shevchuk đã công bố một bức thư đầy xúc động, trong đó ngài bảo vệ quyền đấu tranh của đất nước mình cho quyền tự do và quyền tự quyết.

Đức Đại Tổng giám mục viết “Kẻ thù xảo trá, bất chấp những cam kết và bảo đảm của chính mình, phá vỡ các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, với tư cách là một kẻ xâm lược phi nghĩa, đã bước lên đất Ukraine, mang theo cái chết và sự hủy diệt. Ukraine của chúng ta, mà thế giới công bằng gọi là 'vùng đất máu', nơi đã rất nhiều lần đổ máu các tử đạo và chiến sĩ cho tự do và độc lập của dân tộc mình, hôm nay đang kêu gọi chúng ta đứng lên vì nó - để bảo vệ phẩm giá của nó trước Thiên Chúa và nhân loại, quyền được hiện hữu và quyền được lựa chọn tương lai của nó”.

Ngài nói rằng "quyền tự nhiên và nghĩa vụ thánh thiêng" của người Ukraine là bảo vệ lãnh thổ, con người, nhà nước "và tất cả những gì thân yêu nhất đối với chúng ta: gia đình, ngôn ngữ và văn hóa, lịch sử và thế giới tâm linh. Chúng ta là một quốc gia hòa bình yêu thương con cái của mọi quốc gia bằng tình yêu Kitô giáo, không phân biệt nguồn gốc hay tín ngưỡng, quốc tịch hay bản sắc tôn giáo”.

Đề cập đến sự giải phóng của Giáo hội khi Liên bang Xô viết sụp đổ, ngài nói rằng Giáo hội đã trải qua “cái chết và sự phục sinh”.

Đức Đại Tổng Giám Mục viết tiếp, “Trong thời điểm đầy ấn tượng này, Giáo hội của chúng ta, với tư cách là một người mẹ và cô giáo sẽ ở với con cái của mình, sẽ bảo vệ chúng và phục vụ chúng nhân danh Thiên Chúa. Hôm nay, chúng ta long trọng tuyên bố: Linh hồn và thể xác của chúng ta, chúng ta hiến dâng cho tự do của chúng ta! Cùng một lòng, chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, Đấng toàn năng vĩ đại, xin Chúa bảo vệ Ukraine thân yêu của chúng con!"
 
Ukraine lại bị thế giới bỏ rơi lần nữa
Đặng Tự Do
18:53 24/02/2022
Trong chập chùng tuyệt vọng, Tổng thống Ukraine cầu xin thế giới giúp đỡ giữa bóng đen của 'bức màn sắt mới'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine đang lắng nghe âm thanh của bức màn sắt mới rơi xuống khi quân đội Nga tiến qua lãnh thổ đất nước của ông.

Ông Zelenskyy nói: “Những gì chúng ta nghe thấy ngày nay không chỉ là những vụ nổ tên lửa, tiếng súng giao tranh và tiếng ầm ầm của máy bay. Đây là âm thanh của một bức màn sắt mới, đã hạ xuống và đang khiến nước Nga bị loại khỏi thế giới văn minh”

“Nhiệm vụ quốc gia của chúng tôi là bảo đảm bức màn này không rơi trên đất của chúng tôi.”

Trong bối cảnh lo ngại về chính sách bành trướng của Nga, ông đã kêu gọi các đồng minh ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga bằng cách giúp Ukraine trang bị khí tài quân sự.

“Nếu bạn không giúp chúng tôi bây giờ, nếu bạn không cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, ngày mai chiến tranh sẽ gõ cửa nhà bạn.”

Cũng như nhiều người Ukraine, tổng thống Zelenskyy không hồ nghi rằng Ukraine đang bị bỏ rơi lần thứ n. Gọi là lần thứ n vì không ai nhớ nổi quốc gia tội nghiệp này đã bị bao nhiêu lần.

Ông Zelenskyy cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bằng một loạt các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu về một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo lên án Nga xâm lược Ukraine.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết sẽ yêu cầu Mạc Tư Khoa “ngay lập tức, hoàn toàn, vô điều kiện”, rút khỏi Ukraine.

Nga, với tư cách là một trong năm thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, có khả năng sẽ phủ quyết nghị quyết, quan chức Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, Washington và những người khác coi hội đồng là một địa điểm quan trọng, nơi Mạc Tư Khoa phải buộc phải giải thích về các hành vi của mình.

“Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và không làm gì cả”, một viên chức nói với các phóng viên trong một báo cáo tóm tắt.

Ngay sau những bình luận đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra lệnh cho cái mà ông vẫn từ chối gọi là một cuộc xâm lược Ukraine.

Ông Putin cũng cho biết ông tin rằng Nga vẫn là một phần của nền kinh tế toàn cầu bất chấp một loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia của ông và không có kế hoạch làm tổn hại hệ thống đó.

Các lực lượng Ukraine đã chiến đấu với quân xâm lược Nga từ ba phía sau khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc tấn công bằng đường bộ, đường biển và đường không trong cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào một quốc gia châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết 137 dân thường và quân nhân đã thiệt mạng tính đến chiều ngày thứ Năm.

Ông gọi họ là “anh hùng” trong một video gởi quốc dân đồng bào được phát hành trong đó ông cũng cho biết hàng trăm người khác đã bị thương.

Tổng thống Zelensky nói rằng mặc dù Nga tuyên bố rằng họ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự, các địa điểm dân sự cũng đã bị tấn công.

“Họ đang giết người và biến các thành phố yên bình thành mục tiêu quân sự. Đó là tội lỗi sẽ không bao giờ được tha thứ. “

Tổng thống cho biết tất cả lính biên phòng trên đảo Zmiinyi ở vùng Odesa đã thiệt mạng hôm thứ Năm. Cơ quan bảo vệ biên giới của Ukraine trước đó trong ngày đã báo cáo rằng hòn đảo này đã bị quân Nga chiếm.

Hãng thông tấn Interfax Ukraine cho biết, Zelensky đã ký sắc lệnh về việc tổng động viên toàn quốc. Các lính nghĩa vụ và quân dự bị sẽ được triệu tập trong 90 ngày tới để “bảo đảm quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu”.

Trước đó, ông đã kêu gọi người Ukraine bảo vệ đất nước của họ và nói rằng vũ khí sẽ được trao cho bất kỳ ai chuẩn bị chiến đấu.
Source:Sydney Morning Herald
 
Lịch sử cận đại của Ukraine nhân cuộc xâm lược của Putin
J.B. Đặng Minh An dịch
23:46 24/02/2022

Nhân cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Ukraine, VietCatholic xin giới thiệu bản dịch bài ABRIDGED HISTORY OF UKRAINE của Andrew Gregovich, giáo sư sử học Ukraine. Nguyên bản tiếng Anh có thể đọc tại Web site http://www.infoukes.com/history/ww2/page-01.html

Ukraine ngày nay là một quốc gia có diện tích 603,700 km vuông (lớn gần bằng tiểu bang Texas - Hoa Kỳ) với dân số là 43,745,640 (theo thống kê vào tháng 7 năm 2021). Phía Ðông và Ðông Bắc giáp Nga, phía Bắc giáp Belarus., phía Tây giáp Ba Lan, Slovakia và Hung Gia Lợi, phía Nam giáp Rumani.

Trước thế chiến thứ nhất

Trên vùng đất Ukraine ngày nay và một phần rộng lớn của nước Nga, vào thế kỷ thứ 9 sử sách đã ghi lại sự tồn tại của vương quốc Kyivan-Rus với thủ đô là Kiev. Năm 988, Ðại Ðế Volodymyr đã ra sắc lệnh công nhận Kitô Giáo là quốc giáo của vương quốc Kyivan-Rus.

Kiev được coi là thành phố Mẹ của tất cả các thành phố của Nga trong thế kỷ 11 và thế kỷ 12. Vào thế kỷ 12, người Nga dần tách khỏi Ukraine và hình thành một quốc gia riêng. Ðến thế kỷ thứ 13, phần phía Ðông của vương quốc bị xâm lược bởi quân Mông Cổ và bị tàn phá rất nặng nề. Phần phía Tây của vương quốc, mà quan trọng nhất là khu vực Galicia – được hình thành vào thế kỷ thứ 12, may mắn không bị tàn phá. Tuy nhiên, trong thế kỷ 14, Ukraine suy yếu đi rất nhiều. Do đó, phần phía Tây Ukraine bị Ba Lan xâm chiếm và sáp nhập vào Ba Lan.

Thấy Ba Lan xâm chiếm Ukraine dễ dàng, các nước khác cũng nhào vào xâu xé Ukraine. Lithuanie xâm chiếm miền Volhynia và Nga xâm chiếm nhiều vùng phía Bắc và phía Ðông của Ukraine. Người Lithuanie, sau đó, lại bị Ba Lan đánh bại và sáp nhập vào Ba Lan. Năm 1667, phần phía Ðông của sông Dnepr bị cắt nhường cho Nga và đến năm 1793 thì toàn bộ Ukraine (trừ ra miền Galicia thuộc về Ðế Quốc Áo từ năm 1772) bị sáp nhập vào Ðế Quốc Nga.

Trong thế kỷ thứ 19, một số cuộc chiến khác lại xảy ra để chia lại Ukraine. Ðến trước cuộc thế chiến thứ nhất, Ukraine bị chia làm 3 phần: Miền Galicia và Bukovyna thuộc Ðế Quốc Áo, miền Carpatho-Ukraine thuộc về Hung và các miền còn lại thuộc Nga. Trong các miền thuộc Áo Hung, người Ukraine được giữ bản sắc, phong tục, tập quán của riêng mình. Các phong trào quốc gia đòi độc lập hoạt động rất sôi nổi. Còn trong các phần thuộc Nga, người Nga luôn cố gắng đồng hóa người Ukraine để duy trì sự chiếm đóng lâu dài.

Trong cuộc thế chiến thứ nhất

Khi cuộc thế chiến thứ nhất nổ ra, người Ukraine lãnh đủ trước hết. Trong các miền thuộc Nga, quân Nga bắt rất nhiều người Ukraine để diệt trừ mối lo người Ukraine nổi dậy dành độc lập. Những người bị bắt lớp bị hành quyết, lớp bị đầy sang Siberia. Trong khi đó, quân Áo đang thua trận cũng xử tử hàng loạt người Ukraine vì nghi họ có cảm tình và giúp đỡ người Nga. Khi quân Nga chiếm được miền Tây Ukraine vào tháng 9/1914, họ lập tức bắt đầu ngay một cuộc lùng bắt quy mô tất cả những nhân vật có ảnh hưởng trong dân chúng: chính trị gia, luật sư, nhà văn, giáo viên và tất cả những ai bị nghi ngờ dính líu vào các tổ chức quốc gia Ukraine đều bị bắt và bị lưu đày sang Siberia.

Tháng 1/1915, quân Áo phản công và đánh bật quân Nga khỏi miền Tây Ukraine. Ðể mua chuộc lòng dân, người Áo cho người Ukraine được hưởng nhiều quyền lợi hơn trước. Tuy nhiên, các phong trào du kích Ukraine vẫn hoạt động mạnh vì họ muốn hoàn toàn độc lập.

Tại Nga, tháng 3 năm 1917, chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky được thành lập. Chính phủ này đưa ra nhiều cải cách dân chủ và cởi bỏ một số hạn chế cho người Ukraine. Các tù nhân Ukraine lưu đầy tại Siberia được trở về nguyên quán. Tháng 4/1917, người Ukraine được hưởng quy chế tự trị thông qua ủy ban lãnh đạo trung ương Roda.

Chẳng may, ngày 7/11/1917, chính quyền lâm thời bị lật đổ bởi những người cộng sản Nga. Ngày 20/11/1917, ủy ban lãnh đạo trung ương Roda tuyên bố không công nhận chính quyền cộng sản Nga và tuyên bố thành lập quốc gia Ukraine cộng hòa. Tuy nhiên, những người cộng sản Ukraine đã hợp tác với cộng sản Nga tiến quân đánh Kiev. Ngày 22/1/1918, chính phủ Roda tuyên bố Ukraine hoàn toàn độc lập khỏi Nga nhưng nền độc lập này chỉ kéo dài được vài ngày thì Kiev thất thủ trước sức tấn công của hồng quân Nga và Ukraine.

Tháng 3/1918, chính phủ Roda được sự giúp đỡ của quân Ðức Áo phản công chiếm lại được Kiev. Chỉ hơn một thánh sau, ngày 29/4/1918, chính phủ dân chủ non trẻ Roda lại bị tướng Pavlo Skoropadskyi lật đổ trong một cuộc chính biến được người Ðức ủng hộ. Tháng 11, tướng Pavlo Skoropadskyi lại bị áp lực tuyên bố từ chức và quyền hành rơi vào tay Volodymyr Vynnychenko.

Ở phần phía Tây, tháng 10/1918, các nhà chính trị theo xu hướng quốc gia cũng tuyên bố thành lập Nước Cộng Hòa Tây Ukraine gồm miền Ðông Galicia, phía Tây Wolhynia và phía Bắc Bukovyna. Ngày 1/11/1918, quân Tây Ukraine tấn công Lviv gây ra chiến tranh với Ba Lan vì Ba Lan vẫn coi miền Tây Galicia là thuộc Ba Lan. Ngày 21/11/1918, quân Ba Lan chiếm lại được Lviv, trong khi đó Rumani cũng nhào vào chiếm vùng Bukovyna phía Nam. Trước tình thế đó, để gây sức mạnh đoàn kết toàn dân, ngày 22/1/1919, chính phủ Tây Ukraine do Evhen Petrushevych lãnh đạo tại Stanyslaviv và chính phủ Ðông Ukraine của Volodymyr Vynnychenko tuyên bố hợp nhất hai phần. Tuy nhiên, việc hợp nhất chưa thành công thì Ba Lan đã tấn công và chiếm trọn miền Galicia vào tháng 7/1919.

Ở phần phía Ðông, đầu tháng 2/1919, Symeon Petlura trở thành chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, kiêm tham mưu trưởng quân đội. Ông phải bảo vệ nước Cộng Hoà Ukraine non trẻ khỏi đủ loại kẻ thù từ cộng sản Ukraine, Hoàng Gia Nga đến các sư đoàn Bạch Nga được Anh, Pháp và Hoa Kỳ yểm trợ. Cuối tháng 2/1919, Kiev lại rơi vào tay hồng quân Nga và cộng sản Ukraine. Ngày 31/8/1919, quân Bạch Nga của tướng Denkin lại tái chiếm Kiev và giữ được cho đến ngày 16/12 thì bị hồng quân Nga đánh bật ra. Petlura chạy sang Ba Lan cầu cứu và ký hiệp định thư với Ba Lan không đòi lại đất miền Galicia và Wolhynia để đổi lấy trợ giúp quân sự của Ba Lan.

Quân Ba Lan chiếm Kiev ngày 6/5/1920. Tuy nhiên, Nga tổng động viên và phản công đánh bật quân Ba Lan ra khỏi Kiev. Thừa thắng, quân Nga tấn công tràn vào Ba Lan đến tận ngoại ô thủ đô Warsaw. Ba Lan phải ký hiệp ước với Nga (hiệp ước Riga). Hậu quả, Ukraine bị chia thành 4 miền: Bukovyna dành cho Rumani, Transcarpatia dành cho Tiệp, Ðông Galicia và Tây Volhynia dành cho Ba Lan, phần còn lại dành tất cả cho Nga. Trong vùng chiếm đóng của Nga, cộng sản Nga dựng lên nước Ukraine Sô Viết và trao cho đảng cộng sản Ukraine – gọi tắt là CPU – lãnh đạo để thưởng công cho họ.

Bắt đầu sáng mắt ra

Ban đầu cộng sản Nga dành cho CPU nhiều quyền hành và có vẻ như họ đang điều hành chính quyền của một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, năm 1921, quyền hành của CPU thu hẹp trong phạm vi đối nội mà thôi: Tất cả các vấn đề đối ngoại đều do Mạc Tư Khoa quyết định. Nham hiểm hơn, CPU bị biến dần thành một xứ bộ trong đảng cộng sản Nga. Tất cả đảng viên đảng cộng sản Ukraine cũng đồng thời là đảng viên đảng cộng sản Nga và phải thi hành những mệnh lệnh do Mạc Tư Khoa ban xuống. Nhiều đảng viên cộng sản nhưng có đầu óc quốc gia như Mykola Skrypnyk bị “đình chỉ công tác”, “kiểm thảo”, “hạ tầng công tác”,”cho đi mò tôm” hoặc đưa đi đầy sang Siberia.

Trong con mắt người Nga, người Ukraine là những người ngây thơ dễ bị lừa. Lênin thường phong tặng cho các cá nhân trong CPU những danh hiệu “anh hùng” và đặt vào tay họ nhiều chính sách mà cộng sản Nga muốn thăm dò thực nghiệm trên đất Ukraine trước khi áp dụng đại trà ở Nga.

Thí nghiệm thứ nhất xảy ra cuối năm 1920: Trong một sớm, một chiều tất cả xí nghiệp tại Ukraine bị quốc hữu hóa và tất cả sản phẩm nông nghiệp đều bị thu mua với giá ăn cướp của dân. Chỉ với hai chính sách này thôi đã gây ra nạn đói 1921-1922 cướp đi hơn một triệu sinh mạng dân Ukraine. Nga lại lật đật sửa sai bằng cách trả lại cho tư nhân các xí nghiệp và cho nông dân buôn bán sản phẩm do họ làm ra.

Ngày 30/12/1922, Liên Bang Sô Viết ra đời bao gồm Nga, Ukraine, Belarus, Georgia, Armenia, Azerbaidzhan. Các nước khác dần dần được sáp nhập vào sau đó. Trong thời kỳ đầu của Liên Bang Sô Viết, để người dân không bị “sốc” và để đánh lừa những người theo chủ nghĩa quốc gia, Nga đã để cho các nước tương đối dễ thở về vấn đề văn hóa. Trong giai đoạn này, đâu đâu cũng nghe nói “Ukraine hóa” như Ukraine hóa giáo dục, Ukraine hóa kiến trúc, văn hóa... và cả Giáo Hội Chính Thống Giáo Tự Trị (khỏi Mạc Tư Khoa) cũng được thành lập.

Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng đầy gang”, năm 1925, Nga cử Lazar Kaganovich làm bí thư CPU để uốn dân Ukraine quay trở lại con đường đồng hóa với Nga. Bộ trưởng giáo dục Oleksander Shumskyi, “tên theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi – mất lập trường quốc tế vô sản” bị cho đi học tập cải tạo mút mùa ở Siberia. Khwylovyi, nhân vật số 2 trong guồng máy lãnh đạo đảng, văn hào, tác giả cuốn “Away from Moscow – Thoát khỏi Mạc Tư Khoa” bị “nghiêm khắc cảnh cáo”.

Năm 1928, Stalin lên nắm quyền. Kaganovich bị gọi về Mạc Tư Khoa và Stanislav Kosior được cử làm tổng bí thư CPU. Stalin lại thí nghiệm chính sách kinh tế ngũ niên tại Ukraine với việc đấu tố “kuklaks” (địa chủ), trí thức và các nhà tu hành, đặc biệt những giáo sĩ tham gia Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine tự trị. Hàng triệu gia đình bị giết hoặc đày đi Siberia. Văn hào cộng sản Khwylovyi từng một thời ca tụng chế độ, sáng mắt ra, uống thuốc độc tự tử chết. Nông thôn trở thành nơi tang tóc với hàng loạt những vụ xử tử những kuklaks. Trong bối cảnh đó, lòng dân không yên tâm sản xuất cộng với hàng loạt những chỉ thị ngu xuẩn và vô lý đã dẫn đến mất mùa ở một số nơi. Tuy nhiên nạn đói 1932-1933 cướp đi sinh mạng 7 triệu người Ukraine không phải do thiếu lương thực nhưng chính vì cộng sản đã thu gom tất cả nông sản và chứa vào những kho lớn do quân đội canh gác. Dân chúng bị bỏ cho chết đói như một phần của cuộc thanh trừng và diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Sau nạn đói, Stalin lập tức lùa dân Nga sang để tái phối trí lại dân số trên các ruộng vườn hoang tàn của Ukraine. Ðây cũng là một phần trong kế sách thống trị Ukraine về lâu về dài. Năm 1933, Mykola Skrypnyk, lãnh tụ tiền phong của cộng sản Ukraine, sáng mắt ra, tự tử chết.

Sau cái chết của Mykola Skrypnyk, nhiều đảng viên cộng sản Ukraine bắt đầu bừng tỉnh và tỏ ý chống lại việc thí nghiệm các chính sách cộng sản trên đất Ukraine. Tuy nhiên, Stalin không để họ có thời cơ. Theo Vasyl Hryshko, trong cuộc thanh trừng từ 1936 đến 1938, 99 trong số 102 thành viên ủy ban trung ương đảng cộng sản Ukraine lần lượt bị hành quyết. Năm 1938, Nikita Krushchev với đa số đảng viên người Nga chính cống lên nắm quyền lãnh đạo CPU.

Thế chiến thứ hai

Ngày 23/8/1939, Hitler và Stalin thông qua đại diện là Ribbentrop và Molotov ký hiệp định bất tương xâm. Theo hiệp định này, Nga bảo đảm cho Hitler tấn công Ba Lan mà không gây ra chiến tranh với Nga. Trong thực tế, Stalin cũng nắm lấy cơ hội này để ký thảo hiệp mật với Ðức để cho Nga tấn công lãnh thổ Galicia và một phần phía Ðông Ba Lan. Ngược lại, Stalin ngầm tiếp viện khí tài chiến tranh cho Ðức. Stalin đã thực hiện đúng những cam kết tiếp viện cho Ðức mãi cho đến ngày bị Ðức tấn công.

Ngày 1/9/1939, Ðức xâm lược Ba Lan và khởi đầu chiến tranh thế giới thứ hai. Từ ngày đầu tiên của chiến tranh, người Ukraine đã lãnh đủ vì nhiều người Ukraine bị động viên đi lính Ba Lan và bom đạn thi nhau rơi trên đầu người Ukraine và người Ba Lan. Stalin chụp lấy cơ hội tấn công và chiếm miền Bukovyna từ tay người Rumani và những phần lãnh thổ dưới quyền Ba Lan. Sau khi chiếm được những miền này, Stalin lập tức cải tạo miền này và “giải phóng” cho 750,000 người Ukraine đi mò tôm hay đi hóng gió ở Siberia (Vasyl Hryshko – During the Bolshevik rule in Western Ukraine – p 117). Tại Ba Lan, nay do Ðức chiếm đóng, Toàn quyền Ba Lan được thành lập và theo chính sách chia để trị, khoảng nửa triệu người Ukraine đang sống tại Ba Lan được dễ thở hơn người Ba Lan và được hoạt động chính trị trong tổ chức Những Người Ukraine Quốc Gia (OUN). Chẳng may, vào tháng 2/1940, tổ chức này bị những mâu thuẫn nội bộ nên chia thành 2 nhóm, một nhóm theo Adriy Melnyk và một nhóm theo Stepan Bandera.

Ngày 22/6/1941 Hitler phát động chiến dịch Drang nach Osten (Ðông Tiến) bằng cuộc oanh kích dữ dội biên giới Ukraine và Belarus. Trong ngày đầu tiên, tất cả các thành phố lớn của Ukraine như Kiev, Lviv đều bị bỏ bom. Quân Ðức trong tập đoàn quân Wehrmacht, lên đến 3,000, 000 binh lính và sĩ quan tràn vào lãnh thổ Ukraine như thác lũ dưới sự chống đỡ yếu ớt của hồng quân Liên Sô. Các sĩ quan và binh lính Ðức rất ngạc nhiên vì đi đến đâu họ cũng được người dân Ukraine cầm hoa hay bánh mì và muối theo truyền thống hoan hô nhiệt liệt như những vị anh hùng giải phóng cho họ. Có lẽ họ đã quá đau khổ dưới ách thống trị của cộng sản nên sẵn sàng chào đón bất cứ ai không cần biết tốt xấu. Ðối với họ cộng sản là tột đỉnh của đau khổ rồi. Sự chán ghét chế độ cộng sản còn được minh chứng qua hành động đầu hàng tự nguyện của một tập đoàn quân đông đảo. Trong chiến sử thế giới có lẽ chưa bao giờ chứng kiến việc ra đầu hàng của một tập đoàn quân lên đến gần 665,000 quân tại mặt trận Kiev. Trong số 667,085 quân nhân trú đóng tại Kiev, chỉ có khoảng 2000 quân chạy theo hồng quân Liên Sô, số còn lại tự nguyện ở lại đầu hàng quân Ðức. Rủi thay, theo chính sách kỳ thị của quân Ðức, những binh sĩ Ukraine ra đầu hàng đã bị bỏ đói hoặc cố tình để cho chết vì sương gió trong các trại tù binh dưới cái lạnh của mùa Ðông 1941-1942. Lúc này, quân Ðức không thiếu quân nhu.

Chính sách đồng hoang nhà trống của Stalin

Theo sử gia Andrew Gregorovich P.6, Stalin quá hốt hoảng trước sức tấn công của quân Ðức đến nỗi trong 11 ngày đầu tiên của chiến tranh, y không nói một lời nào. Ngày 3/7/1941, trên đài truyền thanh Stalin mới lên án tình bạn của y với Hitler và Ribbentrop, đồng thời ra lệnh thực hiện chính sách đồng hoang nhà trống trên đường rút chạy. Sự thật của chính sách này là gì?

6 triệu trâu bò được đưa lên tàu chở về Nga, 550 xí nghiệp lớn và hàng ngàn xí nghiệp nhỏ và trung bình bị rỡ máy móc và thiết bị đưa về Nga cùng với 300,000 xe máy cầy. 3.5 triệu chuyên viên các ngành bị di tản dưới họng súng của NKVD (KGB). Tất cả nhân viên và ban giảng huấn của các trường đại học tại Kiev và Khrakiv cũng bị cưỡng bách di tản sang Nga.

Mặt khác, 5,000 toa xe lửa, 607 cầu xe lửa chạy qua được, 915 nhà kho bị phá hủy. Nghiêm trọng hơn là đập thủy điện lớn nhất châu Âu bấy giờ là đập Dniprohes, nơi cung cấp nguồn điện cho hàng ngàn mỏ, các xí nghiệp và thủ đô Kiev bị đánh xập không phát điện được nữa. Vương Cung Thánh Ðường Ðức Mẹ An Nghỉ ( Dormition Cathedral) được xây từ năm 1073 tại Kiev đã bị KGB đặt bom nhằm giết người Ðức. Trong nhiều năm, Mạc Tư Khoa luôn ráo riết đổ tội ác này cho Ðức. Sau khi cộng sản sụp đổ, người ta tìm được các bằng chứng cho thấy chính mật vụ Liên Sô đã đặt bom nổ chậm để tiêu diệt người Ðức.

Trên đường tháo chạy, hồng quân Liên Sô phá hoại tất cả những gì có thể phá theo lệnh của Stalin. Tất cả trâu, bò gia súc không mang đi được đều bị bắn bỏ, nhiều cánh rừng bị đốt trụi và rất nhiều nhà cửa của dân cũng bị đốt cháy.

Ảo tưởng về người Ðức

Quá đau khổ với chế độ cộng sản, người Ukraine dễ có cảm tình với người Ðức và coi họ là những người đến để giải phóng mình. Họ ảo tưởng đến độ ngày 30/6/1941, Stepan Bandera làm ngạc nhiên người Ðức bằng cách trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Ukraine Ðộc Lập với Yaroslav Stetsko làm thủ tướng. Chỉ một tuần sau, người Ðức giải tán chính phủ này và bắt tất cả các thành viên, trong đó có Bandera và Stetsko đưa sang Ðức giam giữ.

Trong thâm tâm người Ðức, người Ukraine là dân hạ đẳng và chính sách của Ðức là biến “kho bánh mì của châu Âu” này thành ra kho bánh mì của Ðức. Chủ trương của Hitler là diệt chủng người Ukranine và đưa người Ðức sang lập nghiệp. Trong những tháng đầu, người Ðức thực hiện chính sách giết người Ukraine. Họ ra thông báo hễ cứ 1 lính Ðức chết thì lập tức đem ra xử bắn 100 người Ukraine vô tội. Tuy nhiên, càng gần về cuối, Hitler đổi chính sách thay vì giết, y đưa những người Ukraine sang Ðức lao động phục vụ cho chiến tranh. Khoảng 2.5 triệu người Ukraine đã bị bắt đưa sang Ðức lao động cho đến chết.

Quân kháng chiến Ukraine

Ðứng trước chính sách diệt chủng của người Ðức, quân kháng chiến Ukraine (Ukrainska Povstanska Armiya –gọi tắt là UPA) được thành lập. với quân số lên đến 200,000 người và được chỉ đạo bởi tổ chức Những Người Ukraine Quốc Gia (OUN) theo hệ phái Bandera. UPA phải chiến đấu với cả quân Ðức lẫn hồng quân Liên Sô. Cuộc chiến đấu của UPA dưới quyền tướng Roman Shukhevich kéo dài mãi đến năm 1950 khi ông này bị tử thương trong một trận đánh ác liệt với hồng quân Liên Sô. Một số tàn binh may mắn chạy thoát được đã xin định cư tại các nước phương Tây.

Sư đoàn Galicia

Mặc dù có đến 4.5 triệu binh lính và sĩ quan người Ukraine trong hồng quân Liên Sô, người Nga không tổ chức họ thành một đơn vị biệt lập mà luôn phân họ vào chung với các đơn vị Nga để dễ kiểm soát.

Trong vùng Galicia, người Ðức để cho người Ukraine nhiều quyền hành hơn thông qua Ủy Ban Trung Ương Ukraine do giáo sư V. Kubijovych lãnh đạo. Tháng 4/1943, với ý đồ tuyên truyền, lôi kéo người Ukraine về phe mình, Hitler cho thành lập sư đoàn quân Galicia gồm toàn người Ukraine. Các thanh niên Ukraine được các tổ chức quốc gia Ukraine khuyến khích gia nhập đạo quân này không phải để đánh nhau và chết thay cho người Ðức nhưng vì họ mong muốn có những người được huấn luyện tinh nhuệ hầu sau này có thể bảo vệ nền độc lập của Ukraine. Éo le thay, người Ukraine đã phải trả một giá đắt về toan tính này.

Sư đoàn Galicia sau thời gian huấn luyện đã có quân số lên đến 40,000 người. Từ ngày 13 đến 22/7/1944, họ được đưa vào mặt trận Brody đánh nhau với hồng quân Liên Sô để cầm chân quân Nga cho quân Ðức đang tìm đường tháo chạy. Họ bị vây tại đây và bị quân Nga tiêu diệt gần hết. 37,000 binh lính và sĩ quan Ukraine tử thương trong trận này, chỉ còn khoảng 3000 người thoát được vòng vây. Tuy nhiên, trước nguy cơ bị hồng quân Liên Sô thôn tính, người dân miền Tây Ukraine vẫn động viên con cái tham gia vào sư đoàn Galicia. Chỉ một tháng sau đó, đã có 20,000 tân binh tình nguyện gia nhập sư đoàn.

Mặc dù vậy, trước sức tấn công mạnh mẽ và khí giới dồi dào của hồng quân, sư đoàn đã phải triệt thoái theo quân Ðức. Tháng 4/1945, sư đoàn được đổi tên là Sư Ðoàn 1 Ukraine và gia nhập vào Quân Ðội Ukraine Quốc Gia. Quân Ðội Ukraine Quốc Gia dưới quyền điều động của tướng Pavlo Shandruk đã khôn khéo tránh được đường tiến công của hồng quân Liên Sô và ra trình diện quân đội Ðồng Minh tại Áo. Họ được quân Ðồng Minh đưa về trú đóng tại Rimini, Ý.

Sau khi chấm dứt chiến tranh, Liên Sô kiên quyết đòi buộc Ðồng Minh giao sư đoàn này cho họ. Tuy nhiên, các nước Ðồng Minh thừa biết số phận của những người này sẽ ra sao một khi họ bị giao cho phía Liên Sô. Vì thế, các giới chức thẩm quyền Anh, Gia Nã Ðại và Úc Ðại Lợi đã nhanh chóng điều tra xem họ có phạm tội ác chiến tranh không và nhận họ vào định cư tại các nước này.

Chính sách đồng hoang nhà trống của Ðức

Quân Ðức trên đường tháo chạy cũng làm tương tự như hồng quân Liên Sô nhưng chúng có nhiều thời giờ hơn. Chúng phá hoại có hệ thống hơn. Do đó, cấu trúc hạ tầng của Ukraine như hệ thống đường xá, đường xe lửa, cầu cống... hoàn toàn bị tê liệt để ngăn cản đường tiến quân của hồng quân Liên Sô.

Chấm dứt chiến tranh

Tháng 2/1945, tại hội nghị Yalta ở Crimea, các siêu cường Anh, Mỹ và Liên Sô đã chia lại bản đồ Âu Châu theo đó, Ukraine bao gồm phần phía Ðông Galicia, Wolhynia và Bắc Bukhovyna. Ukraine cũng được coi là một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Theo hội nghị này, những người Ukraine đã được đưa sang Ðức làm nô lệ, nếu còn sống đều bị trả về cho Liên Sô. Ða số, nếu không muốn nói là tất cả đều chết rũ tù sau đó tại Siberia.

Cuối năm 1991, Liên Sô sụp đổ và Ukraine trở thành một quốc gia độc lập như ngày nay. Tuy vậy, ngày nay người Nga (chiếm ¼ dân số) vẫn tiếp tục nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy công quyền và trong các hoạt động xã hội. Cả về mặt tôn giáo, Ukraine cũng còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nga.

Chiếm được Ukraine, Nga sẽ xóa sổ Giáo Hội Chính Thống Ukraine thống nhất

Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi Giáo Hội Chính Thống Giáo tân lập là ly giáo và cảnh cáo bất cứ Giáo Hội Chính Thống Giáo nào trên thế giới dám công nhận Giáo Hội mới này.

Tâm tình bài Nga đã dâng cao đặc biệt sau nạn đói diệt chủng Holodomor diễn ra trong hai năm 1931-1932 khiến ít nhất 7 triệu người chết vì đói. Thông qua chính sách siết chặt định mức tài nguyên nông nghiệp, Stalin chặn đứng việc cung cấp thóc giống, xăng dầu và các phương tiện canh tác cho các nông dân Ukraine. Chính sách nham hiểm này dẫn đến nạn đói kinh hoàng ngay trong thời bình, gọi là Holodomor. Tuyên bố chung của Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc với sự đồng thuận của 25 quốc gia vào năm 2003 nhìn nhận con số người chết trong biến cố Holodomor là từ 7 đến 10 triệu người trong hai năm 1932-1933. Trong khi đó, các sử gia Ukraine cho rằng ít nhất là 12 triệu người đã chết đói trong thời kỳ đó.

Khác với Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống Giáo không có một cơ cấu thống nhất, nhưng chia thành 15 Giáo Hội tự trị là Constantinople, Alexandria, Antiokia, Giêrusalem, Nga, Serbia, Rumani, Bảo Gia Lợi, Georgia, Síp, Hy Lạp, Ba Lan, Albania, Tiệp Khắc, Hoa Kỳ. Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine và Belarus không phải là các Giáo Hội độc lập nhưng phụ thuộc vào Chính Thống Giáo Nga.

Từ năm 2018, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constatinople đã nhiều lần bày tỏ ý muốn hiệp nhất ba Giáo Hội Chính Thống tại Ukraine thành một. Nhưng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không đồng ý vì âu lo Giáo Hội tân lập sẽ tách khỏi Mạc Tư Khoa. Sau khi hai trong ba Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine hiệp nhất với nhau, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khẳng định sẽ trao quy chế tự trị cho Giáo Hội tân lập.

Đáp lại, Thánh Công Đồng Chính Thống Nga (bao gồm Nga, Belarusia và Ukraine) đã quyết định chấm dứt “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople.

Hàng lãnh đạo Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cho rằng họ không thể tiếp tục “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople vì xem quyết định của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là một hành động lấn chiếm trên “lãnh thổ giáo luật” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, và vì Tòa Thượng Phụ Constatinople đã thừa nhận các nhóm ly giáo, và công nhận Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko của Chính Thống Giáo Kiev, cùng với tất cả các “giám mục” và “giáo sĩ” được phong chức bởi vị Thượng Phụ này.

Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Nga, Belarusia và Ukraine là các quốc gia nằm trong “lãnh thổ giáo luật” của Chính Thống Giáo Nga, tức là dưới quyền tài phán của Tòa này.

Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không đồng ý như vậy. Ngài giải thích như sau:

“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14. Việc di dời này không hề có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói thêm rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Hơn thế nữa, “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này.

Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề bất công này.”

Ngày 6 tháng Giêng, 2019, Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là ông Petro Poroshenko, Chủ tịch Quốc Hội Andriy Parubiy và các thành viên của phái đoàn đã tham gia vào nghi thức trao Tomos trong Phụng vụ Thánh do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Epiphaniy cử hành.

Nếu Nga chiếm được Ukraine, khả năng đó là rất cao. Hầu chắc, họ sẽ xóa sổ Giáo Hội Chính Thống Giáo mới của Ukraine.

Thái độ thù địch của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa luôn giữ một thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, trước khi xảy ra vụ Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao Tomos cho Giáo Hội Chính Thống Giáo tân lập Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã thường xuyên lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.

Tuy nhiên, trong một phản ứng ngược lại, Tòa Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople đã đưa ra một tuyên bố rất thân thiện đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine, và cám ơn vì sự hỗ trợ cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo gần đây ở Crete.

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.

Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thái độ thù địch của Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã tạo ra một tình trạng “khẩn cấp” mà cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo trên thế giới nhất thiết phải đưa ra thảo luận.

Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople đã gửi một thông điệp cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vì sự hỗ trợ của ngài cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo hồi tháng Sáu vừa qua ở Crete

Đáng chú ý, là tuyên bố từ Constantinople được gởi cho “Đức Thượng Phụ” Shevchuk, một danh xưng mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thẳng thừng bác bỏ và chính Tòa Thánh cũng không dám gọi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bằng danh xưng ấy. Danh xưng chính thức Tòa Thánh dùng là Major Archbishop, nghĩa là, “Đức Tổng Giám Mục Trưởng”.

Trong thông điệp của ngài, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô hứa cầu nguyện cho “hòa bình và ổn định tại Ukraine.” Ngài cũng mạnh mẽ nêu rõ rằng sự thù địch mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa dành cho Giáo Hội Công Giáo Ukraine không được chia sẻ bởi các Giáo Hội chính thống khác.

Đức Thượng Phụ Đại kết viết:

“Chúng tôi có thể bảo đảm với Đức Thượng Phụ rằng lập trường đối thoại với các Giáo Hội chị em của chúng tôi đã được hỗ trợ áp đảo trong các phiên họp công đồng và được ghi nhận trong các tài liệu chính thức. Điều này, theo ý kiến của chúng tôi, chắc chắn là rất quan trọng cho những chứng tá đáng tin cậy và nhất quán cho Tin Mừng trong một thế giới và một thời đại gặp quá nhiều khó khăn của chúng ta.”
Source:Prof. Andrew Gregorovich
 
Top Stories
Statement from the Chancery Office of the Catholic Archdiocese of Hanoi
Rev. Alphonsus Pham Hung
23:24 24/02/2022
Regarding the two state officials who disrupted and committed sacrilege against Holy Eucharist at Vu Ban Church, Hoa Binh province.

The Chancery Office of Hanoi Archdiocese would like to inform our priests, religious, and our brothers and sisters in Jesus Christ as follows.

As scheduled by the pastoral program of the Mission Year, on Sunday, February 20, 2022, Archbishop Joseph Vu Van Thien officiated the 10 AM Mass at Vu Ban parish church, in Vu Ban town, Lac Son County, Hoa Binh province. When the Mass approached the Communion, two individuals in inappropriate clothes (one in a raincoat and protective helmet) rushed up to the sanctuary. They blatantly took the microphone at the podium, ordered the parishioners to disperse despite many parishioners and concelebrant priests trying to intervene. They are known as Pham Hong Duc, Communist Party's Secretary of Vu Ban town, and Pham Van Chien, Vice chairman of People's Committee of Vu Ban.

This is an indication of such uncultured, inhumane act, an abuse of power, a serious violation of right to enjoy religious freedom, to practice religion of our bishops, priests and faithful, as well as an act of sacrilege to our Holy Eucharist, the most sacred rite, and to the faith of our Catholic faithful. This action is unacceptable in a country with the rule of law, causing frustration and pain to the faithful present at church as well as those who view the images of the incident on the internet.

The very next day, on February 21, 2022, the Archdiocese of Hanoi filed a complaint to the authorities at all levels of this condemnable incident, at the same time asked the People's Committee of Hoa Binh province to respect the right to freedom of religion and to participate in religious activities of all Catholics in Hoa Binh province where religious activities are frequently harassed by local authorities, despite the fact that the Archbishop's Office has repeatedly requested for government's intervention from central to local levels.

This letter is to inform our priests, our brothers, and sisters throughout the Archdiocese. Together let us pray that the difficulties our priests and faithful in Hoa Binh province have been facing when practicing our faith would soon be resolved.

Hanoi, February 24, 2022

O/B the Office of Archbishop of Hanoi

Rev. Alphonsus Pham Hung

Chancellor, Chancery Office of the Catholic Archdiocese of Hanoi
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Việt Nam hành động ngày càng giống Trung Quốc trong việc đàn áp tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:03 24/02/2022


Vào năm 1949, tại Hoa Lục có hơn 4 triệu người Công Giáo với 2,698 linh mục bản xứ và 3,015 linh mục truyền giáo đến từ các nước. Giáo Hội sở hữu 3,932 trường trung tiểu học, 2 đại học, 216 bệnh viện, 781 trạm y tế, 254 viện mồ côi và 29 nhà in.

Khi Mao lên nắm quyền, việc đầu tiên của Mao là trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ngoại quốc ra khỏi lãnh thổ Hoa Lục để dễ bịt mắt tây phương và lường gạt các thành phần “tiến bộ” trong giới “trí thức” phương tây vẫn còn mơ màng về chủ thuyết cộng sản. Số linh mục ngoại quốc đang từ con số 3,015 tụt xuống còn 172 vị trong đó 71 vị đang rũ tù. 101 vị còn lại trốn từ tỉnh này sang tỉnh khác. Sau này, nhiều vị như các cha dòng Trapp bị bắt đưa ra tòa án nhân dân, bị kết án là thực dân và xâm lược, bị tử hình bằng cách ghè đầu vào đá, bể sọ chết.

Một vài con số cho chúng ta thấy sự khủng bố của cộng sản Trung quốc tàn bạo đến mức nào. Số linh mục bản xứ đang từ 2698 vị tụt xuống còn 400 vị trong đó có 160 vị đã bị kết án tử hình hay chung thân. Một số nhỏ tham gia vào hội Công Giáo Yêu Nước, số lớn trốn tránh trong dân không dám hành đạo vì công an ruồng bắt ngày đêm. Tất cả tài sản Giáo Hội bị tịch thu. Tất cả chủng viện bị đóng cửa.

Ðời sống của các linh mục chui khó khăn và nguy hiểm đến độ nhiều người cho rằng nguy hiểm và khó khăn hơn các linh mục trong tù. Nhiều linh mục cho biết họ luôn luôn bị cám dỗ giữa việc ra đầu thú và việc tiếp tục hành đạo chui. Nếu đầu thú thì đi tù, mạng sống có thể bị nguy hiểm nhưng bớt cơ cực và lo lắng hơn. Tuy nhiên, giáo dân sẽ không ai coi sóc. Chính vì vậy, các vị đành phó thác trong tay Chúa.

Các linh mục chui không được phép làm việc vì các ngài thường không có hộ khẩu. Các ngài cũng không thể sống nhờ sự chu cấp của giáo dân vì giáo dân cũng nghèo rớt mồng tơi. Các vị thường làm những việc vặt vãnh để độ nhật và dâng lễ chui, làm các phép bí tích tại tư gia và lợi dụng các đám ma để dâng lễ rong đường.

Những nhân chứng sống sót chạy thoát sang Hương Cảng kể lại trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976, bọn công an và hồng vệ binh họp dân bắt họ chứng kiến cảnh bọn ác ôn này moi tim các linh mục chui và anh chị em tín hữu Công Giáo để xem “linh hồn lìa khỏi xác” như thế nào.

Công tâm mà nói, cộng sản Việt Nam có lẽ vẫn không đến nỗi tàn bạo như cộng sản Trung Quốc. Thành ra, nhen nhóm trong lòng, chúng ta vẫn hy vọng người cộng sản Việt nhận ra xu thế thời đại, nhận thức nguy cơ đất nước lọt vào tay Tầu cộng mà hội nhập với thế giới để đời sống dân chúng ấm no, tín hữu các tôn giáo được tự do hành đạo, nhân dân yên tâm làm ăn, an hưởng thái bình.

Những diễn biến gần đây xem ra thật đáng thất vọng. Ảnh hưởng của Tầu cộng xem ra ngày càng rõ nét trong cung cách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các tôn giáo.

Trong diễn biến mới nhất, người Công Giáo đã phẫn nộ nhìn các quan chức xông vào một nhà thờ ở tỉnh Hòa Bình và làm gián đoạn Thánh lễ. Vụ việc được Tổng giáo phận Hà Nội đưa tin kèm theo đoạn video ngắn khiến dư luận lo ngại. Một Facebooker viết: “Thật là đối đầu và thực sự lo lắng khi thấy nghi lễ bị một số quan chức ngăn chặn.

Các quan chức địa phương mặc thường phục đã làm gián đoạn buổi lễ sáng Chúa Nhật tại giáo xứ Vụ Bản. Dẫn đầu là bí thư Đảng ủy địa phương, họ đã nhảy lên cung thánh, quát tháo Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Hà Nội và các linh mục khác, yêu cầu dừng ngay Thánh lễ, và cộng đoàn phải giải tán. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã cùng với một số linh mục triều khác đồng tế Chúa nhật thứ bảy Mùa Quanh Năm tại giáo xứ Vụ Bản để đánh dấu “Ngày truyền giáo của Tổng giáo phận”.

Được xây dựng cách đây hàng chục năm, ngôi thánh đường là nhà thờ lớn nhất thị trấn Vụ Bản và có sức chứa hàng trăm người.

Các vị đồng tế và giáo dân đã cố gắng hết sức để bảo vệ Đức Tổng Giám Mục Giuse Thiên và loại bỏ những kẻ quấy rối cộng sản ra khỏi nhà thờ. Mặc dù trật tự đã được vãn hồi, và thánh lễ được tiếp tục sau đó, nhưng cuộc phục kích bất ngờ khiến giáo đoàn lặng người và chấn động.

Hơn nữa, biến cố xảy ra khi khói bụi của vụ án mạng kinh hoàng Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, nhà truyền giáo Đa Minh tỉnh Kon Tum thậm chí còn chưa lắng dịu. Nó đã gây sửng sốt cho cả người Công Giáo và tín hữu của các tôn giáo khác ở Việt Nam vì sự táo tợn và trắng trợn trong việc vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo.

“Chúng ta đã từng thấy hành vi này trước đây trong lịch sử bao giờ chưa? Đây là lần đầu tiên tôi thấy các quan chức chính quyền địa phương đến tận bàn thờ để phá rối Thánh lễ mà không đợi thánh lễ kết thúc trước khi quấy rối các linh mục như họ đã từng làm trong quá khứ. Đây là hành động vô văn hóa, vô pháp luật. Đó là một sự báng bổ hoặc phạm thánh trắng trợn,” Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải nói.
 
Toà TGM Hà Nội lên tiếng vụ hai cán bộ phá rối và xúc phạm Thánh Lễ tại Nhà thờ Vụ Bản, tỉnh Hoà Bình
Linh mục Anphongsô Phạm Hùng
22:30 24/02/2022
THÔNG BÁO

Hai cán bộ phá rối và xúc phạm Thánh Lễ tại Nhà thờ Vụ Bản, tỉnh Hoà Bình

Văn phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội trân trọng thông báo tới Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em giáo dân.

Theo chương trình mục vụ của năm Truyền giáo, hồi 10 giờ sáng Chúa nhật, ngày 20/02/2022, Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng lễ tại Nhà thờ giáo xứ Vụ Bản, thuộc thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Thánh lễ tới phần rước Mình Thánh Chúa thì hai người trong trang phục bất xứng (một người mặc áo mưa và đội mũ bảo hiểm) xông thẳng lên cung thánh. Họ ngang nhiên đoạt micro ở giảng đài, yêu cầu giáo dân phải giải tán, bất chấp sự can ngăn của một số giáo dân và linh mục đồng tế. Được biết hai người này là Phạm Hồng Đức, Bí thư thị trấn Vụ Bản và Phạm Văn Chiến, phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản.

Đây là hành động thiếu văn hóa, vô nhân bản, lạm dụng chức quyền, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, quyền thực hành tôn giáo của Giám mục, Linh mục và giáo dân, cũng như xúc phạm đến nghi lễ thánh thiêng nhất và niềm tin của các tín hữu Công Giáo. Hành động này không thể chấp nhận trong một đất nước có pháp quyền, gây bức xúc và đau buồn cho các tín hữu có mặt cũng như mọi người xem hình ảnh lưu truyền trên các trang mạng.

Ngay hôm sau, ngày 21/02/2022, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã gửi văn thư khiếu nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền về vụ việc rất đáng lên án này, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tôn trọng tự do tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của các tín hữu Công Giáo trong tỉnh. Tỉnh Hoà Bình là một địa bàn thường xuyên bị chính quyền địa phương gây khó dễ trong các hoạt động tôn giáo, mặc dù Toà Tổng Giám mục đã nhiều lần kiến nghị với các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.

Xin thông báo tới Quý Cha và Anh Chị Em trong Tổng Giáo phận. Chúng ta cùng cầu nguyện để những khó khăn về thực hành đức tin của các Linh mục và giáo dân trong tỉnh Hòa Bình mau chóng được giải quyết.

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022

T/M Tòa TGM Hà Nội

Linh mục Anphongsô Phạm Hùng

Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám mục, Chưởng Ấn
 
VietCatholic TV
Nghiêm trọng: Putin tung quân xâm lược Ukraine, pháo bừa bãi vào thường dân. Úc tịch thu tài sản Nga
VietCatholic Media
01:26 24/02/2022


1. Thêm nhiều giám mục Đức kêu gọi bãi bỏ luật độc thân linh mục, làn sóng bỏ đạo tăng rất nhanh tại Đức

Hai thành viên cao cấp khác của hàng giáo phẩm Công Giáo ở Đức, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Georg Bätzing và Tổng giám mục Ludwig Schick của Bamberg, người chịu trách nhiệm về các vấn đề thế giới trong hội đồng giám mục, đã ra mặt ủng hộ việc bãi bỏ luật độc thân linh mục. Hồng Y Reinhard Marx của Munich đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc bãi bỏ này vào đầu tháng Hai.

Tổng Giám Mục Schick cũng ủng hộ việc phong chức ‘viri probati’- tức là phong chức cho những người đã kết hôn, và đồng thời ủng hộ việc cho các linh mục được kết hôn. Trong một lý luận không mấy thuyết phục, ngài nhấn mạnh trong một bài báo cho nhật báo Fuldaer Zeitung của Đức rằng một sự kết hợp tốt giữa các linh mục đã kết hôn và độc thân có thể ngăn chặn chủ nghĩa giáo quyền và lạm dụng quyền lực.

Trong khi đó, trong một bức thư ngỏ gửi chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bätzing được công bố trên tờ Trier vào ngày 14 tháng 2, các vị tổng đại diện của 11 trong số 27 tổng giáo phận và giáo phận của Đức đã chủ trương thay đổi luật việc làm của Giáo hội Đức vốn cho đến nay vẫn phân biệt đối xử với những người ly hôn và người đồng tính; chẳng hạn, những người như thế không thể dạy giáo lý cho các trẻ nhỏ vì cuộc sống không gương mẫu của họ.

Các vị này cho rằng những người ly hôn tái hôn và các cặp vợ chồng đồng tính không nên phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt như họ vẫn chịu hiện nay. Họ kêu gọi các giám mục Đức “nhanh chóng thay đổi luật việc làm của Giáo Hội và loại bỏ tất cả các tham chiếu đến lối sống cá nhân. Luật việc làm không được sử dụng như một công cụ để thực thi đạo đức tình dục của Giáo hội - một chủ đề đang được thảo luận rộng rãi trong Giáo hội vào lúc này và bỏ qua thực tế cuộc sống.”

Ở Đức, điều kiện việc làm cho 1.3 triệu nhân viên của Giáo hội khác đáng kể so với điều kiện của các nhân viên Đức khác vì theo luật hiến pháp, các cộng đồng tôn giáo có quyền tự quyết và tự quản.

Theo một cuộc thăm dò của cơ quan báo chí Đức Deutsche Presseagentur, kể từ khi Báo cáo Munich được công bố vào ngày 20 tháng Giêng, số lượng người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội ở đã tăng vọt. Riêng tại, tổng giáo phận Munich của Hồng Y Marx, con số này đã tăng hơn gấp đôi. Tại nhiều thành phố của Bavaria, con số đã bùng nổ và có rất nhiều danh sách chờ đợi những người Công Giáo muốn bỏ đạo.

Những người Công Giáo ở Đức muốn chính thức rời bỏ Giáo Hội để không phải trả thuế Giáo Hội bắt buộc, là 8% thu nhập ròng của một người, phải đến văn phòng chính quyền địa phương và chính thức tuyên bố bằng văn bản rằng họ không còn là thành viên của Giáo hội nữa.

Năm ngoái, số người bỏ đạo tại Đức là 220,000 người.
Source:The Tablet

2. Thủ tướng Úc cho rằng Nga đã tấn công Ukraine trên thực tế và ra lệnh áp đặt trừng phạt

Hôm thứ Tư 23 tháng Hai, Úc Đại Lợi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Úc Đại Lợi “luôn đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt” và “phải có hậu quả cho các hành động của Nga”.

Tám quan chức an ninh cấp cao của Nga và các lĩnh vực dầu khí sẽ là mục tiêu trong vòng trừng phạt đầu tiên của Úc Đại Lợi, và thủ tướng thề sẽ ra tay với bất kỳ ai “hỗ trợ và tiếp tay” cho cuộc xâm lược Ukraine.

Thủ tướng Scott Morrison đã họp với ủy ban an ninh quốc gia vào hôm thứ Tư trước khi tuyên bố chính phủ Nga “hành xử như những kẻ côn đồ và bắt nạt” và “phải có hậu quả cho hành động của Nga”.

Thủ tướng Morrison mô tả các biện pháp trừng phạt chỉ là bước phản ứng đầu tiên của Úc Đại Lợi và chỉ ra rằng các cơ quan an ninh Australia đã cảnh giác trước các hành động chống trả có thể xảy ra của Nga như gián điệp và tấn công mạng.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đầu tuần này đã công nhận sự độc lập của hai vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở phía đông Ukraine và gửi quân đội vào các khu vự này mà ông gọi là để “gìn giữ hòa bình”.

Úc Đại Lợi bắt đầu bằng việc áp đặt các lệnh cấm đi lại và các biện pháp trừng phạt tài chính đối với 8 thành viên của hội đồng an ninh Liên bang Nga - cơ quan do Putin làm chủ tịch và có 12 thành viên thường trực bao gồm cả ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Thủ tướng Morrison cho rằng trên thực tế, qua cái gọi là “sứ mệnh gìn giữ hòa bình”, tổng thống Putin “về cơ bản đã làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, nói cách khác “cuộc xâm lược Ukraine đã bắt đầu”.

Úc Đại Lợi cũng sẽ sửa đổi các quy định trừng phạt hiện có của mình để bao gồm các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk, nghiêm cấm các hoạt động thương mại trong các lĩnh vực bao gồm vận tải, năng lượng, viễn thông, dự trữ dầu, khí đốt và khoáng sản.

Chính phủ cho biết họ sẽ mở rộng phạm vi những người và thực thể mà Úc Đại Lợi có thể liệt kê trong lệng trừng phạt bao gồm những người có “ý nghĩa chiến lược và kinh tế đối với Nga”.

Các cá nhân và tổ chức Úc sẽ bị cấm kinh doanh với Ngân hàng Rossiya, Ngân hàng Promsvyazbank, Ngân hàng IS, Ngân hàng Genbank và Ngân hàng Phát triển và Tái thiết Biển Đen.

Thủ tướng Morrison thừa nhận Úc Đại Lợi không có khối lượng thương mại lớn với Nga so với Mỹ và Âu Châu.

Nhưng ông nói rằng điều quan trọng là “chúng ta phải đóng vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn để bảo đảm rằng những người đang cung cấp tài chính và kiếm lợi từ một chế độ chuyên quyền và độc tài đang xâm lược nước láng giềng của nó sẽ không có nơi nào để chạy và không có nơi nào để ẩn náu”.
Source:The Guardian
 
Khổ thân người Ukraine: Putin ngạo mạn ra lệnh cho Ukraine đầu hàng vô điều kiện. Kiev náo loạn
VietCatholic Media
06:20 24/02/2022


Nga đã xâm lược Ukriane vào khoảng 12g trưa theo giờ Việt Nam ngày 24/2/2022.

Tiếng nổ đầu tiên và tiếng còi báo động không kích được nghe thấy ở Ukraine sau khi Nga tuyên bố 'hành động quân sự'

Quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công vào miền đông Ukraine chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố “một chiến dịch quân sự”.

Các vụ nổ lớn đã được nghe thấy trước bình minh ở Kiev, Kharkiv và Odesa khi các nhà lãnh đạo thế giới chỉ trích sự khởi đầu của một cuộc xâm lược của Nga có thể gây ra thương vong lớn và lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine.

AP đưa tin: Quân đội Nga cho biết họ đã đánh sập các căn cứ và phòng không của Ukraine.

Thị trưởng Kiev Vitaly Klitschko đã khuyến cáo người dân ở trong nhà trừ khi họ tham gia vào công việc quan trọng và kêu gọi họ chuẩn bị hành lý mang theo nhu yếu phẩm và tài liệu nếu họ cần di tản.

Trong khi đó, thị trưởng Kharkiv cũng cảnh báo công dân không được rời khỏi nhà của họ.

“Xin đừng rời khỏi nhà của bạn ngày hôm nay. Do tình hình phức tạp, các trường học, nhà trẻ và các cơ sở khác không hoạt động ngày hôm nay - cho đến khi tình hình trở nên rõ ràng hơn, “Thị trưởng Igor Terekhov cho biết trong một bài đăng trên Facebook.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc Đại Lợi đã kêu gọi người Úc Đại Lợi ở Ukraine “trú ẩn tại chỗ cho đến khi có thể khởi hành an toàn”.

Trung Quốc và Mỹ cũng đã khuyến cáo công dân của họ nên trú ẩn tại chỗ.

Tuy nhiên, những bức ảnh nhận được từ Ukraine đã cho thấy những người dân đang chạy trốn khỏi thủ đô.

Lưu lượng giao thông dường như được tăng lên đáng kể.

Cư dân cũng có thể được nhìn thấy trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm.

Còi báo động của cuộc không kích cũng đã vang lên ở thủ đô Kiev của Ukraine.

Phóng viên Carrie Greenbank của 9News đã trực tiếp phát sóng khi còi báo động cuộc không kích bắt đầu trong khi các phóng viên CNN cũng xác nhận đã nghe thấy tiếng còi báo động của cuộc không kích vang lên trong vài phút.

Greenbank cho biết: “Chúng tôi đã nghe thấy những vụ nổ khá đều đặn [có thể là một giờ trước nhưng chúng chắc chắn đã tàn dần”.

“Chúng tôi có một còi báo động vừa bắt đầu.

“Chúng tôi cũng vừa nghe thấy tiếng chuông tại Nhà thờ Mái Vòm Vàng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và điều đó được thực hiện như một dấu chỉ khi Nga xâm lược Ukraine.”

Greenbank cho biết họ chưa được thông báo về còi báo động và ý nghĩa của chúng.

“Chưa có nhiều cuộc thảo luận về việc phải làm gì nếu bạn nghe thấy tiếng còi như thế này,” cô nói.

Các phóng viên CNN cho biết tâm trạng “rất bình tĩnh” bất chấp các vụ nổ và còi báo động của cuộc không kích.

Sau những vụ nổ ban đầu ở Kiev, người ta có thể nghe thấy tiếng la hét trên đường phố, AP đưa tin.

Sau đó, một cảm giác bình thường trở lại, với những chiếc xe ô tô lưu thông và những người đi bộ trên đường như một tuyến đường đi làm trước bình minh dường như bắt đầu tương đối bình tĩnh.

Thiết quân luật được tuyên bố ở Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã ban hành lệnh thiết quân luật trên cả nước.

Trong một diễn văn video được đăng trên Facebook của mình, ông Zelenskyy kêu gọi mọi người bình tĩnh.

“Nga đã tiến hành các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng quân sự và lực lượng biên phòng của chúng ta. Ông Zelenskyy cho biết đã có nhiều vụ nổ được nghe thấy ở nhiều thành phố của Ukraine.

“Chúng tôi đang đưa ra lệnh thiết quân luật trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước chúng ta.

“Hãy ở nhà nếu bạn có thể. Chúng tôi đang làm việc. Quân đội đang làm việc.

“Toàn ngành quốc phòng an ninh đang làm việc.

“Đừng hoảng loạn. Chúng ta rất mạnh. Chúng ta đã sẵn sàng cho mọi thứ.

“Chúng ta sẽ chiến thắng tất cả mọi người vì chúng ta là Ukraine.”

Ông Zelenskyy cũng nói thêm rằng Mỹ đã bắt đầu liên kết hỗ trợ quốc tế.

Hình ảnh vệ tinh này do Maxar Technologies cung cấp cho thấy các bộ phận của một đoàn xe quân sự đang di chuyển về phía nam trong và xung quanh Golovchino của Nga, cách biên giới với Ukraine 16 km về phía bắc.

'Hậu quả họ chưa từng thấy'

Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm nay, ông Putin cho biết cuộc xâm lược diễn ra nhằm đáp trả các mối đe dọa đến từ Ukraine.

Ông cảnh báo các quốc gia khác rằng bất kỳ nỗ lực nào can thiệp vào hành động của Nga sẽ dẫn đến “hậu quả mà họ chưa từng thấy”.

Ông Putin nói rằng Nga không có mục tiêu chiếm Ukraine, và trách nhiệm đổ máu thuộc về “chế độ” Ukraine.

Ông cáo buộc Mỹ và các đồng minh phớt lờ yêu cầu của Nga trong việc ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO và đưa ra những bảo đảm an ninh cho Mạc Tư Khoa.

Ông cho biết hoạt động quân sự của Nga nhằm đảm bảo “phi quân sự hóa” Ukraine.

Ông Putin nói rằng tất cả các quân nhân Ukraine đã hạ vũ khí sẽ có thể rời khỏi khu vực chiến đấu một cách an toàn.

Chỉ vài giờ trước, ông Putin đã ban hành lệnh cấm vận tải hàng không dân dụng trong không phận miền đông Ukraine.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp khẩn lần thứ hai về tình hình đang diễn ra ở Ukraine.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên án “một cuộc tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân sự Nga”.

Tổng thống Ukraine thề sẽ 'chống trả'

Ông Zelenskyy đã tuyên bố trước đó ngày hôm nay đất nước của ông sẽ “chiến đấu trở lại” chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Trong một bài phát biểu đầy xúc động trước quốc dân, ông Zelenskyy cho biết ông đã cầu xin hòa bình và nói thêm rằng ông đã cố gắng liên lạc với ông Putin nhưng nhà lãnh đạo Nga sẽ không chấp nhận cuộc gọi.

Ông Zelenskyy bác bỏ tuyên bố của Mạc Tư Khoa rằng đất nước của ông là mối đe dọa đối với Nga và than thở rằng một cuộc xâm lược của Nga sẽ khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cầu xin hòa bình. (AP)

Ông Zelenskyy cho biết “gần 200,000 binh sĩ” đã đóng quân ở biên giới Ukraine, cùng với “hàng nghìn phương tiện chiến đấu”.

“Người dân Ukraine và chính phủ Ukraine muốn hòa bình,” ông nói bằng tiếng Nga, vài giờ sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

“Hôm nay tôi đã bắt đầu một cuộc điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga. Im lặng. Mặc dù cần có sự im lặng ở Donbas”, ông Zelenskyy nói.

Trong khi đó, những người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR), hai khu vực ly khai ở Ukraine, gần đây đã được Nga công nhận là độc lập, đã chính thức yêu cầu ông Putin giúp đẩy lùi sự xâm lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA-Novosti.

Sau lời kêu gọi chính thức xin Mạc Tư Khoa hỗ trợ quân sự của những người ly khai, Quốc hội Ukraine đã thông qua sắc lệnh của ông Zelenskyy áp đặt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

Sắc lệnh cho phép các nhà chức trách Ukraine áp đặt các hạn chế về di chuyển, ngăn chặn các cuộc biểu tình và cấm các đảng phái và tổ chức chính trị “vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng”.

Ông thừa nhận rằng đất nước của ông phải đối mặt với những khó khăn lớn nếu không có tư cách thành viên trong một liên minh an ninh hùng mạnh như NATO.

“Chúng tôi đang tự bảo vệ mình với sự hỗ trợ của các đối tác. Nhưng những người Ukraine đang chết dần chết mòn,” ông nói.

Kiev cho biết đã pháo kích vào chiến tuyến ở miền đông Ukraine, nơi phiến quân do Nga hậu thuẫn đã chiếm giữ lãnh thổ kể từ năm 2014.

Quân đội Ukraine cho biết một trong số các binh sĩ của họ đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương.

Các quan chức theo phe ly khai đã báo cáo một số vụ nổ trên lãnh thổ của họ trong đêm và ba thường dân thiệt mạng.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói trên Twitter rằng phương Tây nên nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin ở nhược điểm mà họ bị tổn thương ngay lập tức.

“Đánh vào nền kinh tế của hắn và đám tay chân. Đánh nhiều hơn. Đánh mạnh vào. Hãy đánh ngay bây giờ,” ông Kuleba viết.

Liên minh Âu Châu lên án vụ tấn công của Nga

Liên minh Âu Châu (EU) đã lên án cuộc tấn công của Nga và kêu gọi nước này “chấm dứt ngay các hành động thù địch”.

Chủ tịch Charles Michel của Hội đồng Âu Châu và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen của Ủy ban Âu Châu cho biết trong một tuyên bố chung: “Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể.

“Bằng các hành động quân sự vô cớ và phi lý của mình, Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và phá hoại sự ổn định và an ninh của Âu Châu cũng như toàn cầu.

“Chúng tôi rất tiếc cho sự mất mát của sinh mạng và những đau khổ của con người.”

Các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ gặp nhau vào đêm nay để thảo luận về “các biện pháp trừng phạt mạnh hơn nữa”.

'Một mình Nga p1 p1 chịu trách nhiệm về những cái chết và sự hủy diệt'

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên án một “cuộc tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân sự Nga” trong một tuyên bố vào tối thứ Tư sau các vụ nổ ở Ukraine.

Ông Biden nói: “Tổng thống Putin đã chọn một cuộc chiến được tính toán trước sẽ mang lại thiệt hại thảm khốc về người và của.

“Một mình Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá mà cuộc tấn công này sẽ mang lại, và Hoa Kỳ cùng các Đồng minh và các đối tác của họ sẽ đáp trả một cách thống nhất và dứt khoát.”

“Thế giới sẽ yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm.”

Ông Biden nói rằng ông dự định nói chuyện với người dân Mỹ vào thứ Năm và sẽ thông báo “những hậu quả tiếp theo” mà Mỹ và các đồng minh lên kế hoạch áp đặt lên Nga về “hành động xâm lược không cần thiết này đối với Ukraine cũng như hòa bình và an ninh toàn cầu”.

Ông Biden nói: “Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các Đồng minh NATO của chúng tôi để đảm bảo một phản ứng thống nhất, mạnh mẽ ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Liên minh.


Source:9 News
 
Tin Vui: Phép lạ Thánh Thể ngoạn mục ở Tixtla, Mễ Tây Cơ sắp được chính thức công bố
VietCatholic Media
06:26 24/02/2022


1. Jennifer Lopez xúc phạm đạo Công Giáo và Đức Mẹ trong video âm nhạc có tên là “Church”

Lạy Chúa, xin thương xót!

Jennifer Lopez đã phát hành bài hát mới mang tên “Church”, nghĩa là “Nhà thờ” cho bộ phim mới nhất của cô ta có tựa đề là “Marry Me” – “Hãy kết hôn với em”. Bài hát mới của cô ta đã khiến người Công Giáo ở Hoa Kỳ phẫn nộ.

Nữ ca sĩ kiêm diễn viên nhạc pop đã báng bổ đức tin một cách khủng khiếp trong cả lời bài hát và video âm nhạc.

Lấy bối cảnh của một Nhà thờ Công Giáo, Lopez bắt đầu buổi biểu diễn với các diễn viên phụ diễn ăn mặc trang phục quần áo lót nhảy múa xung quanh cô ấy một cách khiêu gợi.

Trong suốt màn trình diễn, Lopez và các vũ công của cô liên tục chế nhạo Dấu Thánh Giá, Bí tích Hôn phối, những lời cầu nguyện và sử dụng các vũ điệu khiêu dâm.

Lopez thần tượng hóa người tình của cô ta trong lời bài hát, biến anh ta thành vị thần của mình. Cô ta sỉ nhục danh thánh Chúa và so sánh cửa Thiên đàng với các ham muốn tình dục của mình, và chế nhạo bí tích hòa giải và bí tích rửa tội.

Cô cũng mặc một bộ trang phục biểu diễn trong đó khắc họa hình ảnh của Đức Mẹ gần ngực trái của cô.

Mạng Church POP nói “Xin Chúa tha tội cho cô ta. Cô ấy không thực sự biết việc mình làm.”
Source:Church POP

2. Đức Giám Mục Mễ Tây Cơ: Phép lạ Thánh Thể tỏ tường ở Tixtla sắp được Tòa Thánh chấp thuận

Trong khi các “cuộc điều tra vẫn tiếp tục”, Tòa Thánh đã tạm coi đây là một “hiện tượng Thánh Thể.”

Trường hợp được cho là phép lạ Thánh Thể ở Tixtla, Mễ Tây Cơ vẫn chưa được kết luận và phải chờ quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giám mục vừa nghỉ hưu của Chilpancingo-Chilapa, Salvador Rangel Mendoza, giải thích như trên.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng 2 với ACI Prensa, hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA, Đức Cha Rangel, 75 tuổi, người vừa được chấp nhận đơn từ chức vào ngày 11 tháng 2, nói rằng “các cuộc điều tra vẫn tiếp tục”, và trong khi chờ đợi Vatican tạm coi đây là “hiện tượng Thánh Thể”.

Theo báo chí địa phương, trong Thánh lễ ngày 21 tháng 10 năm 2006 tại Tixtla, cách Chilpancingo khoảng 10 dặm về phía đông, một nữ tu phục vụ với tư cách là một thừa tác viên ngoại thường của Thánh lễ cho biết sơ đã nhìn thấy một chất màu đỏ giống như máu chảy ra từ một bánh thánh đã được thánh hiến.

Các cuộc điều tra được ủy quyền bởi Giám mục bản quyền Chilpancingo-Chilapa khi đó, là Đức Cha Alejo Zavala Castro, đã đưa ngài đến kết luận trong một lá thư mục vụ ngày 12 tháng 10 năm 2013 về “bản chất siêu nhiên” của những gì đã xảy ra, coi đó là “một dấu chỉ thần thánh” và “một phép lạ thực sự. “

Tuy nhiên, người kế nhiệm ngài, là Đức Cha Rangel, sau khi tham khảo ý kiến của Vatican, đã quyết định thực hiện một cuộc điều tra mới.

Đức Cha Rangel nói rằng “Tôi đã gửi thư hỏi Tòa Thánh và Tòa Thánh gọi đó là một 'hiện tượng Thánh Thể', bởi vì phép lạ là khi Đức Giáo Hoàng chính thức tuyên bố điều đó, cũng như khi ngài tuyên bố một vị thánh, một chân phước.”

Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ nói rằng “Tôi đã ra lệnh điều tra và kết luận chưa được trình bày”, vì vậy “quy trình của giáo phận chưa được hoàn thành.”

Vị Giám mục nghỉ hưu của Chilpancingo-Chilapa cho biết khi quá trình điều tra của giáo phận về phép lạ Thánh Thể ở Tixtla được hoàn tất, kết quả sẽ được chuyển đến Tòa Thánh, và Đức Giáo Hoàng sẽ có quyết định cuối cùng.

“Giáo phận chúng tôi đã đi trước khi tuyên bố đây là một phép lạ, nhưng chính thức thì Đức Giáo Hoàng phải công bố điều đó”.
Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha nói độc thân linh mục là một ân sủng, nhưng các linh mục cần có bạn bè

Thảm kịch cô đơn, cảm giác cô đơn, đang nhận chìm rất nhiều nhà xứ, Đức Thánh Cha Phanxicô than thở.

“Nếu không có bạn bè và lời cầu nguyện, đời sống độc thân có thể trở thành một gánh nặng không thể chịu đựng nổi”, Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận như trên khi ngài khai mạc hội nghị chuyên đề về chức linh mục được tổ chức tại Vatican vào ngày 17 tháng 2 năm, bởi Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục.

Trước khoảng 500 người tham dự tập trung tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha đã khai triển một bài suy niệm về bốn “sự gần gũi” mà các linh mục được kêu gọi để vun trồng: với Chúa, với giám mục, giữa các linh mục và với dân chúng.

“Độc thân là một ân sủng mà Giáo hội Latinh gìn giữ, nhưng nó là một ân sủng, để được sống như một sự thánh hóa, đòi hỏi những mối quan hệ lành mạnh, những mối quan hệ có lòng quý trọng thực sự bắt nguồn từ Chúa Kitô. Nếu không có bạn bè và lời cầu nguyện, độc thân có thể trở thành một gánh nặng không thể chịu đựng được và là một phản chứng cho chính vẻ đẹp của chức linh mục”, Đức Phanxicô cảnh báo trong một bài phát biểu kéo dài khoảng một giờ.

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo than phiền rằng “thảm kịch cô đơn, cảm giác cô đơn, đang nhận chìm rất nhiều nhà xứ”, Đức Thánh Cha than thở, và thúc giục các linh mục tăng cường mối quan hệ huynh đệ của các ngài.

Đức Giáo Hoàng đã mời gọi một cuộc canh tân tinh thần và huynh đệ hơn là sửa đổi các quy tắc, ngay cả khi ở một số quốc gia, giá trị của đời sống độc thân linh mục đang bị nghi ngờ. Tại Đức vào đầu tháng Hai, Tiến Trình Công Nghị Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc phong chức cho những người đàn ông đã lập gia đình. Đề xuất này cũng đã được các Nghị phụ Thượng hội đồng biểu quyết tại Thượng hội đồng về Amazon vào tháng 10 năm 2019.

Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng tập trung vào con đường nên thánh mà các linh mục được kêu gọi để sống và nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa. “Nhiều cuộc khủng hoảng linh mục có nguồn gốc từ một đời sống cầu nguyện nghèo nàn”, vị Giáo hoàng Á Căn Đình cảnh báo. Nếu không cầu nguyện, linh mục “chỉ là một người làm việc mệt mỏi, không hưởng lợi ích từ những người bạn của Chúa”.

Ngài cũng tố cáo “chuyện phiếm”, đặc biệt đề cập đến sự ngạc nhiên của ngài khi trong cuộc điều tra về việc lựa chọn các giám mục tương lai, ngài cảm thấy sự ghen tị của một số linh mục đối với đồng nghiệp của các vị. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đố kỵ là một căn bệnh của giới tư tế”.

Các linh mục không nên trở thành “giáo sĩ nhà nước” hoặc “chuyên gia của sự thánh thiêng”, mà phải là “những người can đảm, có khả năng dừng lại bên cạnh những người bị thương để chìa ra một bàn tay cho họ.”

“Chủ nghĩa giáo sĩ là một sự băng hoại bởi vì nó được hình thành trên 'sự ghẻ lạnh'. Khi tôi nghĩ đến chủ nghĩa giáo quyền, tôi cũng nghĩ đến việc giáo sĩ hóa giáo dân: việc cổ súy cho một nhóm nhỏ ưu tú, xung quanh linh mục, cuối cùng cũng làm sai lệch sứ mệnh cơ bản của vị linh mục,” Đức Giáo Hoàng cảnh báo.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gần gũi giữa các linh mục và giám mục của các ngài, nói rằng “vâng lời không phải là một thuộc tính kỷ luật nhưng là đặc tính sâu xa nhất của mối dây liên kết chúng ta trong sự hiệp thông.”

“Sự vâng phục này cũng có thể là sự đối đầu, lắng nghe và trong một số trường hợp là căng thẳng”

Không nêu cụ thể, Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng chống lại những cám dỗ của chủ nghĩa truyền thống, tố cáo “việc tìm kiếm các hình thức được hệ thống hóa, rất thường bắt nguồn từ quá khứ, điều này 'bảo đảm ' cho chúng ta một loại bảo vệ chống lại rủi ro bằng cách ẩn náu trong một thế giới và một xã hội không còn tồn tại. Nhưng Đức Thánh Cha cũng chống lại những cám dỗ của chủ nghĩa cấp tiến, thúc đẩy chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào “cái mới nhất”, và do đó khinh bỉ sự khôn ngoan đã được chứng minh theo dòng thời gian.

Nhìn lại kinh nghiệm cá nhân của mình trong hơn 50 năm làm linh mục, Đức Thánh Cha Phanxicô, được phong chức vào năm 1969, bày tỏ lòng biết ơn đối với “các linh mục, những người, bằng cuộc sống và chứng tá của mình, đã cho tôi thấy điều gì đã tạo nên khuôn mặt của Người mục tử tốt lành”.

Ngài cũng nhớ lại “những linh mục anh em” mà ngài phải đồng hành “bởi vì họ đã đánh mất ngọn lửa của tình yêu đầu tiên và chức vụ của họ đã trở nên vô sinh, lặp đi lặp lại và trống rỗng về ý nghĩa.”

“Bản thân tôi đã trải qua nhiều điều kiện và giai đoạn khác nhau, và 'suy ngẫm' về chuyển động của Thánh Linh, tôi thấy rằng trong một số tình huống nhất định, ngay cả trong những khoảnh khắc thử thách, khó khăn và hoang tàn, khi tôi sống và chia sẻ kinh nghiệm, bằng cách nào đó, bình an vẫn ngự trị”.


Source:Aleteia
 
Âu lo: Chính sách đàn áp tôn giáo của TQ vận dụng tại VN. Thủ đoạn bất kể đạo lý của cấp tiến Đức
VietCatholic Media
16:02 24/02/2022


1. Việt Nam hành động ngày càng giống Trung Quốc trong việc đàn áp tự do tôn giáo

Vào năm 1949, tại Hoa Lục có hơn 4 triệu người Công Giáo với 2,698 linh mục bản xứ và 3,015 linh mục truyền giáo đến từ các nước. Giáo Hội sở hữu 3,932 trường trung tiểu học, 2 đại học, 216 bệnh viện, 781 trạm y tế, 254 viện mồ côi và 29 nhà in.

Khi Mao lên nắm quyền, việc đầu tiên của Mao là trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ngoại quốc ra khỏi lãnh thổ Hoa Lục để dễ bịt mắt tây phương và lường gạt các thành phần “tiến bộ” trong giới “trí thức” phương tây vẫn còn mơ màng về chủ thuyết cộng sản. Số linh mục ngoại quốc đang từ con số 3,015 tụt xuống còn 172 vị trong đó 71 vị đang rũ tù. 101 vị còn lại trốn từ tỉnh này sang tỉnh khác. Sau này, nhiều vị như các cha dòng Trapp bị bắt đưa ra tòa án nhân dân, bị kết án là thực dân và xâm lược, bị tử hình bằng cách ghè đầu vào đá, bể sọ chết.

Một vài con số cho chúng ta thấy sự khủng bố của cộng sản Trung quốc tàn bạo đến mức nào. Số linh mục bản xứ đang từ 2698 vị tụt xuống còn 400 vị trong đó có 160 vị đã bị kết án tử hình hay chung thân. Một số nhỏ tham gia vào hội Công Giáo Yêu Nước, số lớn trốn tránh trong dân không dám hành đạo vì công an ruồng bắt ngày đêm. Tất cả tài sản Giáo Hội bị tịch thu. Tất cả chủng viện bị đóng cửa.

Ðời sống của các linh mục chui khó khăn và nguy hiểm đến độ nhiều người cho rằng nguy hiểm và khó khăn hơn các linh mục trong tù. Nhiều linh mục cho biết họ luôn luôn bị cám dỗ giữa việc ra đầu thú và việc tiếp tục hành đạo chui. Nếu đầu thú thì đi tù, mạng sống có thể bị nguy hiểm nhưng bớt cơ cực và lo lắng hơn. Tuy nhiên, giáo dân sẽ không ai coi sóc. Chính vì vậy, các vị đành phó thác trong tay Chúa.

Các linh mục chui không được phép làm việc vì các ngài thường không có hộ khẩu. Các ngài cũng không thể sống nhờ sự chu cấp của giáo dân vì giáo dân cũng nghèo rớt mồng tơi. Các vị thường làm những việc vặt vãnh để độ nhật và dâng lễ chui, làm các phép bí tích tại tư gia và lợi dụng các đám ma để dâng lễ rong đường.

Những nhân chứng sống sót chạy thoát sang Hương Cảng kể lại trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976, bọn công an và hồng vệ binh họp dân bắt họ chứng kiến cảnh bọn ác ôn này moi tim các linh mục chui và anh chị em tín hữu Công Giáo để xem “linh hồn lìa khỏi xác” như thế nào.

Công tâm mà nói, cộng sản Việt Nam có lẽ vẫn không đến nỗi tàn bạo như cộng sản Trung Quốc. Thành ra, nhen nhóm trong lòng, chúng ta vẫn hy vọng người cộng sản Việt nhận ra xu thế thời đại, nhận thức nguy cơ đất nước lọt vào tay Tầu cộng mà hội nhập với thế giới để đời sống dân chúng ấm no, tín hữu các tôn giáo được tự do hành đạo, nhân dân yên tâm làm ăn, an hưởng thái bình.

Những diễn biến gần đây xem ra thật đáng thất vọng. Ảnh hưởng của Tầu cộng xem ra ngày càng rõ nét trong cung cách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các tôn giáo.

Trong diễn biến mới nhất, người Công Giáo đã phẫn nộ nhìn các quan chức xông vào một nhà thờ ở tỉnh Hòa Bình và làm gián đoạn Thánh lễ. Vụ việc được Tổng giáo phận Hà Nội đưa tin kèm theo đoạn video ngắn khiến dư luận lo ngại. Một Facebooker viết: “Thật là đối đầu và thực sự lo lắng khi thấy nghi lễ bị một số quan chức ngăn chặn.

Các quan chức địa phương mặc thường phục đã làm gián đoạn buổi lễ sáng Chúa Nhật tại giáo xứ Vụ Bản. Dẫn đầu là bí thư Đảng ủy địa phương, họ đã nhảy lên cung thánh, quát tháo Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Hà Nội và các linh mục khác, yêu cầu dừng ngay Thánh lễ, và cộng đoàn phải giải tán. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã cùng với một số linh mục triều khác đồng tế Chúa nhật thứ bảy Mùa Quanh Năm tại giáo xứ Vụ Bản để đánh dấu “Ngày truyền giáo của Tổng giáo phận”.

Được xây dựng cách đây hàng chục năm, ngôi thánh đường là nhà thờ lớn nhất thị trấn Vụ Bản và có sức chứa hàng trăm người.

Các vị đồng tế và giáo dân đã cố gắng hết sức để bảo vệ Đức Tổng Giám Mục Giuse Thiên và loại bỏ những kẻ quấy rối cộng sản ra khỏi nhà thờ. Mặc dù trật tự đã được vãn hồi, và thánh lễ được tiếp tục sau đó, nhưng cuộc phục kích bất ngờ khiến giáo đoàn lặng người và chấn động.

Hơn nữa, biến cố xảy ra khi khói bụi của vụ án mạng kinh hoàng Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, nhà truyền giáo Đa Minh tỉnh Kon Tum thậm chí còn chưa lắng dịu. Nó đã gây sửng sốt cho cả người Công Giáo và tín hữu của các tôn giáo khác ở Việt Nam vì sự táo tợn và trắng trợn trong việc vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo.

“Chúng ta đã từng thấy hành vi này trước đây trong lịch sử bao giờ chưa? Đây là lần đầu tiên tôi thấy các quan chức chính quyền địa phương đến tận bàn thờ để phá rối Thánh lễ mà không đợi thánh lễ kết thúc trước khi quấy rối các linh mục như họ đã từng làm trong quá khứ. Đây là hành động vô văn hóa, vô pháp luật. Đó là một sự báng bổ hoặc phạm thánh trắng trợn,” Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải nói.

2. Chính quyền Israel từ bỏ kế hoạch công viên Núi Oliu

Cơ quan Công viên và Thiên nhiên của Israel hôm thứ Hai cho biết họ đã rút lại một kế hoạch gây tranh cãi nhằm bao gồm các thánh địa của Kitô giáo trên Núi Oliu của Giêrusalem trong một công viên quốc gia sau sự phản đối kịch liệt từ các tôn giáo lớn.

Núi Ô liu ở phía đông Giêrusalem nhô lên trên Thành phố Cổ của Giêrusalem và địa điểm này là thánh địa đối với ba tín ngưỡng độc thần. Các sườn dốc ở phía đông của Thành phố Cổ có các nhà thờ của nhiều giáo phái khác nhau đánh dấu những địa điểm truyền thống diễn ra các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu.

Các Giáo Hội Chính thống Armenia, Công Giáo và Hy Lạp đã kiến nghị với Bộ trưởng bảo vệ môi trường của Israel, bộ phận phụ trách Cơ quan Công viên, trong một lá thư vào tuần trước.

Các Giáo Hội bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc nhất và phản đối mạnh mẽ” đối với kế hoạch này, nói rằng nó sẽ phá vỡ tình trạng lâu đời và nhằm mục đích “tịch thu và quốc hữu hóa một trong những địa điểm linh thiêng nhất đối với Kitô giáo và thay đổi bản chất của khu vực.”

Farid Jubran, cố vấn chung của Cơ quan Giám sát Thánh Địa của Giáo Hội Công Giáo, nói rằng bằng cách biến một khu vực bao gồm tài sản Giáo Hội trở thành một phần của công viên quốc gia, là “đặt quyền kiểm soát vào tay những người không có chương trình nghị sự nào khác ngoài việc xóa sổ bất kỳ đặc điểm nào không phải của người Do Thái trên ngọn núi này”

Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Tamar Zandberg đã không trả lời các yêu cầu phỏng vấn.

Nhưng ngay sau sự phản đối kịch liệt của các Giáo Hội, Cơ quan Quản lý Thiên nhiên và Công viên cho biết họ đã rút lại kế hoạch này, mà theo dự trù ban đầu sẽ được ủy ban quy hoạch của Giêrusalem phê duyệt vào ngày 2 tháng 3.

Chính quyền cho biết họ “không có ý định xúc tiến kế hoạch trong ủy ban kế hoạch và không sẵn sàng thảo luận nếu không có sự phối hợp và liên lạc với tất cả các quan chức liên quan, bao gồm cả các Giáo Hội, trong khu vực.”

Các nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động vì hòa bình của Israel đã tố cáo kế hoạch này là một nỗ lực của chính quyền Israel nhằm loại người dân Palestine ra ngoài lề xã hội và tăng cường ý nghĩa tôn giáo và quốc gia của người Do Thái đối với Núi Ô-liu.

Trong một tuyên bố chung, các nhóm nhân quyền Bimkom, Emek Shaveh, Ir Amim và Peace Now cho biết kế hoạch mở rộng Vườn quốc gia Bức tường Jerusalem bao gồm các phần của Núi Ô liu là một phần của “nhiều thủ đoạn khác nhau được Israel sử dụng ở phía đông Giêrusalem để khai thác chủ quyền, để hạn chế sự hiện diện của những người không phải là người Do Thái và ngăn cản sự phát triển rất cần thiết của các khu dân cư Palestine, do đó làm tăng áp lực đẩy họ ra khỏi lưu vực Thành phố Cổ”.

Israel đã chiếm được đông Giêrusalem và các thánh địa của người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo trong cuộc chiến Bẩy Ngày vào năm 1967 và sáp nhập nó trong một động thái không được hầu hết cộng đồng quốc tế công nhận.

Thành phố thánh thiêng này là tâm chấn của cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hơn một thế kỷ, và ngay cả những thay đổi nhỏ đối với hiện trạng mong manh ở Giêrusalem cũng có khả năng bùng phát bạo lực. Người Palestine mong mỏi phía đông Giêrusalem là thủ đô của một quốc gia độc lập trong tương lai, trong khi Israel coi thành phố này là thủ đô thống nhất của mình.
Source:AP

3. Sự lạm dụng tai tiếng lạm dụng – thủ đoạn bất kể đạo lý của cấp tiến Đức

Tờ National Catholic Register có bài nhận định nhan đề “The Abuse of Abuse”, nghĩa là “Sự lạm dụng tai tiếng lạm dụng”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Sự tàn bạo của các cuộc tấn công nhắm vào Đức Bênêđíctô XVI sau khi báo cáo được công bố không được chứng minh bởi các bằng chứng thực tế trong báo cáo, và có vẻ đúng thời điểm một cách kỳ lạ khi chúng ta liên hệ đến Tiến Trình Công Nghị Đức gần đây.

Giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là một tội ác kinh hoàng. Đó là một tai tiếng nghiêm trọng đến nỗi nó đã hoàn toàn làm suy yếu lòng tin của nhiều tín hữu nơi các nhà lãnh đạo Công Giáo của họ. Nó cũng đã làm tổn hại sâu sắc đến khả năng của Giáo hội trong việc thực hiện sứ mệnh truyền giáo căn bản của mình là cứu rỗi các linh hồn.

Đó là lý do tại sao thật đáng lo ngại khi thấy vấn đề này được lèo lái một cách bất kể đạo lý bởi một số người Công Giáo cấp tiến. Giáo hội phải tiếp tục cố gắng tìm ra các giải pháp đích thực để chống lại lạm dụng tình dục, hỗ trợ các nạn nhân bị lạm dụng, trừng phạt những kẻ lạm dụng tình dục, và học hỏi từ những sai lầm trước đây. Nhưng ngược lại, những người Công Giáo này khai thác nó như một công cụ để thúc đẩy các chương trình nghị sự mâu thuẫn với các giáo lý đã được thiết định của Giáo hội - như trong trường hợp bất đồng chính kiến về giáo lý hiện đang được vận động một cách công khai bởi “Tiến Trình Công Nghị” có quá nhiều vấn đề của Giáo hội Đức.

Đáng lo ngại không kém là việc những người Công Giáo này sẵn sàng lợi dụng tai tiếng lạm dụng để miệt thị một số nhà lãnh đạo của Giáo hội, nặng nề hơn những người khác có những thế giới quan nhất định phù hợp hơn với họ.

Ví dụ rõ ràng nhất là lời chỉ trích nhắm vào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 - của một số quan chức trong Giáo hội Đức và từ nhiều phương tiện truyền thông – gây ra bởi báo cáo do công ty luật Westpfahl Spilker của Đức công bố vào tháng trước sau khi điều tra việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục của Tổng giáo phận Munich. Báo cáo của họ kết luận rằng Đức Bênêđíctô XVI “có thể bị buộc tội có hành vi sai trái” vì đã giải quyết bốn vụ ở Tổng giáo phận Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982, khi ngài đang phục vụ ở đó với tư cách là tổng giám mục của tổng giáo phận này.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của EWTN News nhằm bảo vệ Đức Bênêđíctô XVI, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng lâu năm của Đức nguyên Giáo hoàng, đã đề cập đến một câu nói mà một số người Công Giáo Đức đã đặt ra để mô tả những gì đang diễn ra khi vấn đề lạm dụng tình dục bị khai thác để tạo ra những thay đổi giáo lý rộng lớn, và để phỉ báng các nhà lãnh đạo Giáo hội có quan điểm không phù hợp với các chương trình nghị sự cấp tiến: Họ mô tả chính xác đó là “sự lạm dụng tai tiếng lạm dụng”.

Như Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng đã chỉ ra, mức độ tàn bạo của các cuộc tấn công nhắm vào Đức Bênêđíctô sau khi báo cáo được công bố không được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế trong báo cáo, liên quan đến cáo buộc cho rằng ngài đã giải quyết sai.

Tuy nhiên, việc sửa sai các cáo buộc này chẳng giúp ích được gì nhiều về mặt giảm thiểu tác hại gây ra do những cáo buộc bị phóng đại quá lớn của báo cáo này.

Các sự kiện chính xác dường như không quan trọng đối với những người “lạm dụng tai tiếng lạm dụng”, họ sẵn sàng chà đạp sự thật nhằm thúc đẩy các chương trình nghị sự về tín lý của họ khi một số người trong Giáo hội ở Đức thực hiện một chiến dịch phóng đại tương tự nhằm chống lại Đức Hồng Y Rainer Woelki của Köln sau cuộc điều tra về lịch sử của tổng giáo phận trong việc giải quyết các hành vi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Ngược lại, những nhân vật như Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục đương nhiệm của Munich, đã được tránh khỏi những phản ứng gay gắt tương tự từ những người cấp tiến bất kể mức độ dính líu của những nhân vật này trong các trường hợp lạm dụng giáo sĩ đã bị giải quyết sai.

Sự đối xử hoàn toàn khác biệt này dường như không liên quan gì đến việc các giám mục Đức này đã giám sát các hồ sơ lạm dụng tình dục của giáo sĩ trong giáo phận của họ một cách tương đối tốt hay kém cỏi.

Thay vào đó, nó có vẻ liên quan trực tiếp đến việc họ được đánh giá là đang ở phía bên nào, phản đối hay ủng hộ các chương trình nghị sự có khả năng ly giáo mà “Tiến Trình Công Nghị” của Đức hiện đang trong quá trình chính thức tán thành.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù những người ủng hộ Tiến Trình Công Nghị khẳng định tiến trình của họ được khởi xướng đặc biệt nhằm tìm ra những con đường mới để giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục và khôi phục lòng tin trong Giáo hội, nhưng các ưu tiên hàng đầu của nó - chẳng hạn như việc phong chức cho phụ nữ, chấp thuận đồng tính luyến ái và bãi bỏ luật độc thân linh mục - đã đứng đầu danh sách các thèm khát cấp tiến được ấp ủ trong nhiều thập kỷ trước khi có bất cứ ai đó tuyên bố rằng bằng cách này cách khác các thay đổi đó có thể phục vụ như một biện pháp sửa chữa cho sự lạm dụng.

Ngày càng có nhiều sự phản đối chống lại những trình bày sai lệch này.

Trong các bình luận trên tờ National Catholic Register, Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã đưa ra lời chỉ trích mạnh mẽ về “các cuộc tấn công và phỉ báng cá nhân” do các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức bất đồng chính kiến gây ra, và ngài kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Hồng Y đoàn” phải kiềm chế “Tiến Trình Công Nghị.”

Về phần mình, Vatican đã công khai bảo vệ thành tích của Đức Bênêđíctô với tư cách là nhà lãnh đạo đã được chứng minh trong cuộc chiến chống lạm dụng, và Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã tiết lộ trong cuộc phỏng vấn trên EWTN rằng Đức Thánh Cha đã gọi cho Đức Giáo Hoàng danh dự để bày tỏ sự kinh hoàng về những tuyên bố chống lại Đức Bênêđíctô và sau đó đã viết một lá thư cá nhân cảm động để hỗ trợ.

Xin nhắc lại những gì đã nêu ở phần đầu của bài bình luận này: Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do các giáo sĩ gây ra là một tội ác kinh hoàng đòi hỏi sự cảnh giác và những cải cách liên tục.

Việc nhận ra đặc điểm ý thức hệ của vụ phỉ báng nhắm vào Đức Bênêđíctô sau khi công bố kết quả điều tra của Munich, không cách nào giảm thiểu được những tổn thất mà sự lạm dụng của hàng giáo sĩ và sự che đậy những tội lỗi này gây ra cho những đứa trẻ là nạn nhân.

Và với sự rõ ràng của nhận thức muộn màng sau khi mọi sự đã xảy ra, chắc chắn là Đức Bênêđíctô, cũng như hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo Giáo hội cùng thế hệ với ngài, có thể và lẽ ra phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trong thời gian làm Tổng giám mục Munich và sau đó.

Thật vậy, đây là trọng tâm cá nhân của Đức Bênêđíctô ngay cả bây giờ.

Trong khi phần phụ lục đính kèm lá thư phúc đáp của Đức Bênêđíctô đối với báo cáo ở Munich bác bỏ kết luận của các nhà điều tra về hành động của ngài và các cáo buộc chống lại ngài, vị giáo hoàng danh dự đã tập trung nhận xét của riêng mình về nỗi buồn và sự xấu hổ của ngài với tư cách là một nhà lãnh đạo Giáo hội vì tác hại sâu sắc và khó giải trừ do tội lỗi lạm dụng tính dục và thậm chí vì đã không nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc thanh trừng tệ nạn sâu xa này khỏi đời sống của Giáo hội. Ngài than thở: “Trong tất cả các cuộc họp của tôi, đặc biệt là trong nhiều chuyến tông du của mình, với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi các linh mục, trước hết tôi đã thấy những hậu quả của một lỗi lầm đau buồn nhất”.

“Và tôi hiểu rằng bản thân chúng ta bị cuốn vào lỗi nghiêm trọng này bất cứ khi nào chúng ta bỏ qua nó hoặc không đối diện với nó với quyết tâm và trách nhiệm cần thiết, là điều quá thường xuyên đã xảy ra và tiếp tục xảy ra. Trong những cuộc gặp gỡ đó, một lần nữa tôi chỉ có thể bày tỏ với tất cả những nạn nhân bị lạm dụng tình dục sự xấu hổ sâu sắc, nỗi buồn sâu sắc và lời cầu xin tha thứ chân thành của tôi.”

Một kết luận tinh thần và thực tế về tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ phải hướng dẫn những cải cách tiếp tục trong Giáo hội, chứ không phải là một tinh thần bất đồng chính kiến được che đậy mỏng manh nhằm phá bỏ niềm tin cơ bản của đức tin Công Giáo của chúng ta.
Source:National Catholic Register