Phụng Vụ - Mục Vụ
Xem Người - Ngẫm Ta
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:02 24/02/2016
XEM NGƯỜI – NGẪM TA
(Lễ Kính việc “Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -22/02) (1 Pr 5,1-4 và Mt 16,13-19)
Nhân chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói Karl Marx không có gì mới, người cộng sản đã lấy cắp cờ hiệu của Kitô giáo, lá cờ hiệu nhân danh người nghèo, lá cờ hiệu giới thiệu hạnh phúc chung cục, tôi nhớ lại một linh mục mà nay qua đời đã từng dí dỏm: “Cộng sản bắt chước Công Giáo, mà còn lâu mới theo kịp!”. Là bạn thân nên dễ hiểu ý dí dỏm của ngài là chủ ý muốn nói đến cung cách hành xử của những người lãnh đạo. Dĩ nhiên ngài muốn nói đến một hiện thực của nhiều vị mục tử, không biết trên thế giới ra sao, nhưng trong Giáo Hội Việt Nam thì có lẽ không hiếm.
Nếu chịu khó quan sát và nhận định thì chúng ta dễ nhận ra một vài hiện thực:
- Người cộng sản thường cố tình thiêng liêng hóa và cả tuyệt đối hóa tập thể của mình là “Đảng”. Đảng không chỉ phải được nêu danh trước mà từ “Đảng” phải luôn viết “hoa” trong các văn bản. Đảng còn phải được mừng trước cả mùa xuân nữa.
-Các vị lãnh đạo thường được đồng hóa với Đảng, nên hễ ai đụng chạm đến các vị là bị kết tội là “chống Đảng”. Đã chống Đảng thì xem như có tội với dân tộc, với đất trời !
-Xét về tỉ lệ thì có được mấy phần trăm đảng viên có vai vị mà không ham hố lợi lộc?
-Chuyện độc quyền, độc đoán, độc tài xem ra như nhãn tiền trong các chế độ cộng sản trên thế giới xưa lẫn nay.
Trong đức tin, Kitô hữu xác tín rằng Giáo Hội là do Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng thánh Phêrô và các tông đồ và sẽ mãi trường tồn cho đến ngày tận thế, vì “Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”(Mt 16,18). Thế nhưng trong thực tế vẫn đã có và còn đó một vài thiếu sót, hạn chế và có khi là lầm lẫn khi nói về Giáo Hội. Giáo lý Công Giáo cho chúng ta khái niệm: “Giáo Hội là Đoàn Dân Thiên Chúa, gồm những người tin theo Chúa Kitô, được chính Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ từ khắp thế gian (x.GLHTCG 752 – Tự Điển Công Giáo trang 131). Giáo Hội là một tập thể, một cộng đoàn. Là một tập thể, một cộng đoàn thì ta có thể nói Giáo Hội gồm người này, người kia, những người này những người kia, nhưng không thể nói người này hay những người kia là Giáo Hội.
Thế mà đã và đang còn đó người này, người kia tự đồng hóa bản thân là Giáo Hội, thậm chí như là Chúa vậy. “Chống cha là chống Chúa! Góp ý phê bình giám mục là phá Giáo Hội! Ý bề trên là ý Chúa!” Nhiều xác quyết trên không phải là cá biệt hay của chỉ một thời đã qua.
Lời thánh Phêrô khuyên bảo các kỳ mục (các mục tử trong Giáo Hội): “…Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa giao phó cho anh em: Lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên…”(1 Pr.5,1-4).
Thời kỳ đầu phải chăng đã có tình trạng các mục tử chăn dắt đoàn chiên:
-Vì ham hố lợi lộc thấp hèn?
-Với cung cách độc quyền, độc đoán?
Biết đến khi nào thì ít nghe những câu nói từ cửa miệng giáo dân: “Các cha giàu; mới làm linh mục hai ba năm đã có xe xịn; ông bà cố xây nhà mới; cha độc tài, giảng dạy thì ít mà quát tháo thì nhiều...”
Mong sao hằng năm, hàng linh mục trong giáo phận được họp chung với giám mục để bàn bạc chuyện giáo phận cách trân trọng và nghiêm túc. Cũng mong sao Hội Đồng linh mục thực sự được nhìn nhận “như nghị viện của Giám Mục, đại diện cho linh mục đoàn...”(GL Điều 495.1).
Mong sao, dù là cha phó, dù là tu sĩ chưa khấn trọn, nhưng trước khi đổi nhiệm sở thì được bề trên gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi, chứ không phải là một cú phôn hay một tờ văn thư gửi qua trung gian.
Mong sao nhiều quý vị trong Ban Thường Vụ Hội Đồng giáo xứ hay Hội Đồng Mục Vụ không còn tự ti kháo chuyện với nhau trong các cuộc gặp mặt chung rằng mình chỉ là “phận sai vặt”, cha xứ sai đâu đánh đó, biểu gì làm nấy mà thôi.
Công đồng Vatican II nhìn nhận rằng Kitô hữu “có thể chịu phần trách nhiệm không phải là nhỏ trong việc khai sinh các hình thức vô thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo và xã hội.” (MV số 19). Một trong số những hình thức vô thần ấy là chủ nghĩa cộng sản luôn đề cao việc giải phóng con người về kinh tế và xã hội. Và khi nắm được chính quyền thì người cộng sản thường kịch liệt chống lại tôn giáo, họ dùng cả những biện pháp cưỡng bách của chính quyền để truyền bá thuyết vô thần, nhất là trong phạm vi giáo dục thanh thiếu niên (x.MV số 20). “Nhà dột từ nóc; tội quy trưởng”. Hẳn nhiên những ai trong nhiệm vụ mục tử hay vai vị lãnh đạo phải là nhưng người chịu trách nhiệm hàng đầu và nhiều hơn hết.
Thật đáng quan ngại xiết bao cho “Hiền Thê Chúa Kitô” khi vừa bị cướp cờ chân lý, vừa bị mô phỏng cung cách lãnh đạo không hợp công lý và lẽ đạo của một thời hay nhiều thời, nhiều nơi !
Ước gì câu ta thán của anh bạn tôi: “Cộng sản bắt chước Công Giáo, nhưng còn lâu mới theo kịp !” sẽ đi vào dĩ vãng vì lỗi thời. Phải làm gì đây để niềm mơ ước ấy thành hiện thực. Theo thiển ý của tôi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cuộc sống, lời giảng dạy, cung cách hành xử và lãnh đạo của Ngài là một tấm gương sáng cho đoàn tín hữu Kitô, cách riêng các vị mục tử, các vị lãnh đạo trong Giáo Hội noi theo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Lễ Kính việc “Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -22/02) (1 Pr 5,1-4 và Mt 16,13-19)
Nhân chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói Karl Marx không có gì mới, người cộng sản đã lấy cắp cờ hiệu của Kitô giáo, lá cờ hiệu nhân danh người nghèo, lá cờ hiệu giới thiệu hạnh phúc chung cục, tôi nhớ lại một linh mục mà nay qua đời đã từng dí dỏm: “Cộng sản bắt chước Công Giáo, mà còn lâu mới theo kịp!”. Là bạn thân nên dễ hiểu ý dí dỏm của ngài là chủ ý muốn nói đến cung cách hành xử của những người lãnh đạo. Dĩ nhiên ngài muốn nói đến một hiện thực của nhiều vị mục tử, không biết trên thế giới ra sao, nhưng trong Giáo Hội Việt Nam thì có lẽ không hiếm.
Nếu chịu khó quan sát và nhận định thì chúng ta dễ nhận ra một vài hiện thực:
- Người cộng sản thường cố tình thiêng liêng hóa và cả tuyệt đối hóa tập thể của mình là “Đảng”. Đảng không chỉ phải được nêu danh trước mà từ “Đảng” phải luôn viết “hoa” trong các văn bản. Đảng còn phải được mừng trước cả mùa xuân nữa.
-Các vị lãnh đạo thường được đồng hóa với Đảng, nên hễ ai đụng chạm đến các vị là bị kết tội là “chống Đảng”. Đã chống Đảng thì xem như có tội với dân tộc, với đất trời !
-Xét về tỉ lệ thì có được mấy phần trăm đảng viên có vai vị mà không ham hố lợi lộc?
-Chuyện độc quyền, độc đoán, độc tài xem ra như nhãn tiền trong các chế độ cộng sản trên thế giới xưa lẫn nay.
Trong đức tin, Kitô hữu xác tín rằng Giáo Hội là do Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng thánh Phêrô và các tông đồ và sẽ mãi trường tồn cho đến ngày tận thế, vì “Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”(Mt 16,18). Thế nhưng trong thực tế vẫn đã có và còn đó một vài thiếu sót, hạn chế và có khi là lầm lẫn khi nói về Giáo Hội. Giáo lý Công Giáo cho chúng ta khái niệm: “Giáo Hội là Đoàn Dân Thiên Chúa, gồm những người tin theo Chúa Kitô, được chính Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ từ khắp thế gian (x.GLHTCG 752 – Tự Điển Công Giáo trang 131). Giáo Hội là một tập thể, một cộng đoàn. Là một tập thể, một cộng đoàn thì ta có thể nói Giáo Hội gồm người này, người kia, những người này những người kia, nhưng không thể nói người này hay những người kia là Giáo Hội.
Thế mà đã và đang còn đó người này, người kia tự đồng hóa bản thân là Giáo Hội, thậm chí như là Chúa vậy. “Chống cha là chống Chúa! Góp ý phê bình giám mục là phá Giáo Hội! Ý bề trên là ý Chúa!” Nhiều xác quyết trên không phải là cá biệt hay của chỉ một thời đã qua.
Lời thánh Phêrô khuyên bảo các kỳ mục (các mục tử trong Giáo Hội): “…Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa giao phó cho anh em: Lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên…”(1 Pr.5,1-4).
Thời kỳ đầu phải chăng đã có tình trạng các mục tử chăn dắt đoàn chiên:
-Vì ham hố lợi lộc thấp hèn?
-Với cung cách độc quyền, độc đoán?
Biết đến khi nào thì ít nghe những câu nói từ cửa miệng giáo dân: “Các cha giàu; mới làm linh mục hai ba năm đã có xe xịn; ông bà cố xây nhà mới; cha độc tài, giảng dạy thì ít mà quát tháo thì nhiều...”
Mong sao hằng năm, hàng linh mục trong giáo phận được họp chung với giám mục để bàn bạc chuyện giáo phận cách trân trọng và nghiêm túc. Cũng mong sao Hội Đồng linh mục thực sự được nhìn nhận “như nghị viện của Giám Mục, đại diện cho linh mục đoàn...”(GL Điều 495.1).
Mong sao, dù là cha phó, dù là tu sĩ chưa khấn trọn, nhưng trước khi đổi nhiệm sở thì được bề trên gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi, chứ không phải là một cú phôn hay một tờ văn thư gửi qua trung gian.
Mong sao nhiều quý vị trong Ban Thường Vụ Hội Đồng giáo xứ hay Hội Đồng Mục Vụ không còn tự ti kháo chuyện với nhau trong các cuộc gặp mặt chung rằng mình chỉ là “phận sai vặt”, cha xứ sai đâu đánh đó, biểu gì làm nấy mà thôi.
Công đồng Vatican II nhìn nhận rằng Kitô hữu “có thể chịu phần trách nhiệm không phải là nhỏ trong việc khai sinh các hình thức vô thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo và xã hội.” (MV số 19). Một trong số những hình thức vô thần ấy là chủ nghĩa cộng sản luôn đề cao việc giải phóng con người về kinh tế và xã hội. Và khi nắm được chính quyền thì người cộng sản thường kịch liệt chống lại tôn giáo, họ dùng cả những biện pháp cưỡng bách của chính quyền để truyền bá thuyết vô thần, nhất là trong phạm vi giáo dục thanh thiếu niên (x.MV số 20). “Nhà dột từ nóc; tội quy trưởng”. Hẳn nhiên những ai trong nhiệm vụ mục tử hay vai vị lãnh đạo phải là nhưng người chịu trách nhiệm hàng đầu và nhiều hơn hết.
Thật đáng quan ngại xiết bao cho “Hiền Thê Chúa Kitô” khi vừa bị cướp cờ chân lý, vừa bị mô phỏng cung cách lãnh đạo không hợp công lý và lẽ đạo của một thời hay nhiều thời, nhiều nơi !
Ước gì câu ta thán của anh bạn tôi: “Cộng sản bắt chước Công Giáo, nhưng còn lâu mới theo kịp !” sẽ đi vào dĩ vãng vì lỗi thời. Phải làm gì đây để niềm mơ ước ấy thành hiện thực. Theo thiển ý của tôi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cuộc sống, lời giảng dạy, cung cách hành xử và lãnh đạo của Ngài là một tấm gương sáng cho đoàn tín hữu Kitô, cách riêng các vị mục tử, các vị lãnh đạo trong Giáo Hội noi theo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giải bóng đá Giáo sĩ Roma sắp khởi động mùa bóng mới 2016
Tiền Hô
13:29 24/02/2016
ROMA - Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Clericus Cup (hay còn gọi là Rome football league) - giải bóng đá (đá banh) dành cho các linh mục và chủng sinh đang học tập tại Roma chào đón thêm ba đội bóng mới gia nhập mùa bóng năm nay.
Đầu tiên là đội bóng của các linh mục và thầy giúp lễ của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Đội bóng thứ hai là Hội thừa sai Consolata (Consolata Missionaries). Đội thứ ba là đội đặc biệt, quy tụ những người làm công tác truyền giáo đến từ tám dòng tu khác nhau, vì không có đủ cầu thủ để lập đội riêng nên họ liên kết tạo thành Đội bóng Tôi tớ Thừa sai Khó nghèo (Missionary Servants of the Poor).
Bốn trong số 16 đội trong mùa giải năm nay đã từng chơi liên tục kể từ ngày thành lập giải đấu.
Hồi World Cup 2006, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - vốn là một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt - đã nói với đại diện các trường đại học giáo hoàng ở Roma về đề xuất thiết lập một giải thể thao cho giới tu sĩ. Thế là năm đó, Giải bóng đá Clericus Cup ra đời. Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân và sau đó là Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa đã giúp tài trợ cho giải thể thao này.
Giải bóng đá Giáo sĩ yêu cầu các cầu thủ mang những giá trị Kitô giáo vào trong thi đấu thể thao, hướng đến mẫu gương để thế giới thể thao thi đấu một cách đạo đức. Ngoài các thẻ phạt màu vàng và màu đỏ theo luật bóng đá truyền thống, giải đấu của giáo sĩ còn có thẻ xanh độc đáo, phạt năm phút nghỉ cho cầu thủ nào phạm lỗi để tự "thanh luyện".
Thầy Martin Amaro, một sinh viên từ Giáo Phận Little Rock đang nghiên cứu thần học năm thứ nhất tại Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ nói: "Giải bóng đá này là một cách tuyệt vời để các cầu thủ xây dựng tinh thần đoàn kết với các đồng môn của họ trong trường dòng, và tạo ra tình bạn mới với đồng môn đến từ các nơi khác trên thế giới".
Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ là đội vô địch mùa giải 2012 và 2013.
Trong năm nay, hơn 350 cầu thủ đã ghi danh thi đấu với khoảng 65 quốc tịch khác nhau, phần lớn đến từ Mexico, Nigeria và Hoa Kỳ; ngoài ra còn có cầu thủ đến từ các quốc gia khác như Syria, Trung Quốc, Đông Timor, Nam Sudan và Madagascar...
Mùa giải 2016 sẽ bắt đầu khởi tranh vào ngày Thứ Bảy 28/02, vòng bán kết dự kiến vào ngày 21/05 và vòng chung kết là vào ngày 28/5 năm 2016.
Bốn trong số 16 đội trong mùa giải năm nay đã từng chơi liên tục kể từ ngày thành lập giải đấu.
Hồi World Cup 2006, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - vốn là một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt - đã nói với đại diện các trường đại học giáo hoàng ở Roma về đề xuất thiết lập một giải thể thao cho giới tu sĩ. Thế là năm đó, Giải bóng đá Clericus Cup ra đời. Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân và sau đó là Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa đã giúp tài trợ cho giải thể thao này.
Giải bóng đá Giáo sĩ yêu cầu các cầu thủ mang những giá trị Kitô giáo vào trong thi đấu thể thao, hướng đến mẫu gương để thế giới thể thao thi đấu một cách đạo đức. Ngoài các thẻ phạt màu vàng và màu đỏ theo luật bóng đá truyền thống, giải đấu của giáo sĩ còn có thẻ xanh độc đáo, phạt năm phút nghỉ cho cầu thủ nào phạm lỗi để tự "thanh luyện".
Thầy Martin Amaro, một sinh viên từ Giáo Phận Little Rock đang nghiên cứu thần học năm thứ nhất tại Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ nói: "Giải bóng đá này là một cách tuyệt vời để các cầu thủ xây dựng tinh thần đoàn kết với các đồng môn của họ trong trường dòng, và tạo ra tình bạn mới với đồng môn đến từ các nơi khác trên thế giới".
Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ là đội vô địch mùa giải 2012 và 2013.
Trong năm nay, hơn 350 cầu thủ đã ghi danh thi đấu với khoảng 65 quốc tịch khác nhau, phần lớn đến từ Mexico, Nigeria và Hoa Kỳ; ngoài ra còn có cầu thủ đến từ các quốc gia khác như Syria, Trung Quốc, Đông Timor, Nam Sudan và Madagascar...
Mùa giải 2016 sẽ bắt đầu khởi tranh vào ngày Thứ Bảy 28/02, vòng bán kết dự kiến vào ngày 21/05 và vòng chung kết là vào ngày 28/5 năm 2016.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Thêm Sức Ephata “Hãy Mở Ra” tại TGP Los Angeles
Thanh Nguyên
15:38 24/02/2016
LOS ANGELES - Trong cuối tuần ngày 19-21 tháng 2, đã có 24 em tham dự tĩnh tâm thuộc các cộng đoàn Đức Mẹ Mân Côi - Claremont, An Phong - Altadena, và Thánh Lucy - Long Beach, tại Mariastella,Wrightwood - CA, dưới sự hướng dẫn của Lm. Nguyễn Tấn Long và các thầy cô, đến từ Minnesota và TGP Los Angeles.
Hình ảnh
Khoá Ephata có 3 mục đích là giúp các em:
1) Mở rộng trái tim và tìm kiếm Chúa trong cuộc sống
2) Trưởng thành trong tình thương, đúc tin, và phục vụ
3) Ý thức Chúa Thánh Thần trong cuộc sống hàng ngày
The youth learned how to open their lives -- "Ephata" -- to the love God has for them. They explored their relationship with God and who God created them to be, and experienced and grew in awareness of the love and service of their parents and family.
Qua những giờ hội thảo, chia sẻ trong nhóm nhỏ, sinh hoạt, cầu nguyện, chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, các em đã nhận được nhiều ơn trong ba ngày tĩnh tâm.
Hình ảnh
Khoá Ephata có 3 mục đích là giúp các em:
1) Mở rộng trái tim và tìm kiếm Chúa trong cuộc sống
2) Trưởng thành trong tình thương, đúc tin, và phục vụ
3) Ý thức Chúa Thánh Thần trong cuộc sống hàng ngày
The youth learned how to open their lives -- "Ephata" -- to the love God has for them. They explored their relationship with God and who God created them to be, and experienced and grew in awareness of the love and service of their parents and family.
Qua những giờ hội thảo, chia sẻ trong nhóm nhỏ, sinh hoạt, cầu nguyện, chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, các em đã nhận được nhiều ơn trong ba ngày tĩnh tâm.
Thánh lễ tạ ơn và công bố quyết định thành lập giáo họ Bảo Hà, Lào Cai
Lm. Nguyễn Văn Thành
17:45 24/02/2016
Khi những hạt mưa xuân rơi rơi, khi mà những người nông dân đang hối hả ra đồng cho một mùa vụ mới, khi những khách hành hương đang vui vẻ du xuân thì những con dân Chúa vùng viễn biên Lào Cai cũng thật vui mừng hoan ca cho những ân sủng mà Chúa đã mở lòng với họ.
Một ngày đầu tháng Giêng khi mà khách hành hương lũ lượt đổ về Bảo Hà theo truyền thống dân gian thì ở mảnh đất linh thiêng này đã diễn ra một sự kiện tuy có vẻ không lớn nhưng vô cùng ý nghĩa. Đó là Thánh lễ tạ ơn và công bố quyết định thành lập giáo họ Bảo Hà.
Xem Hình
Theo giáo luật thì đơn vị nhỏ nhất là giáo xứ nhưng có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có thêm đơn vị nhỏ hơn giáo xứ là giáo họ và giáo điểm.
Song, ở mảnh đất Bảo Hà này, việc thành lập và được công nhận là một giáo họ, nó gian nan hơn là thành lập một giáo phận vùng xuôi.
Lịch sử truyền giáo ở Lào Cai.
Có lẽ không đâu được ví vùng đất màu mỡ cho truyền giáo như ở Hưng Hoá.
Trải dải trên địa phận của 9 tỉnh vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc và phía Tây giáp Lào. Hưng Hoá là giáo phận rộng nhất, khó khăn nhất về giao thông và kinh tế, là giáo phận có nhiều dân tộc thiểu số nhất trong số 26 giáo phận ở Việt Nam.
Trong lịch sử, miền Hưng Hoá có các giáo dân vùng xuôi như Thái Bình, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Dịêm lên đây khai hoang và họ mang theo đức tin lên vùng đất này.
Tuy nhiên, những biến cố trong lịch sử cận đại và hiện đại đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới, nhà thờ bị phá huỷ, giáo sỹ thiếu thốn, giáo dân chạy nạn và cuộc bươn trải với cơm áo gạo tiền đã làm cho những vùng viễn biên như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu trở nên khô cằn về đức tin.
Cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, nhà thờ Cốc Lếu, giáo xứ Lào Caivẫn đổ nát vì bom đạn chiến tranh, nhà thờ Sapa không có linh mục dâng lễ trong nhiều năm, tu viện Benedictine đổ nát.
Giáo dân muốn xưng tội và rước lễ hoặc phải về Yên Bái, hoặc miền xuôi hoặc phải đợi rất lâu mới có các cha ở Toà Giám Mục lên dâng lễ trong gian khó bởi cả điều kiện xã hội và bởi cả lòng người.
Vào năm 1999, ngôi giáo đường đổ nát bên chợ Cốc Lếu được dựng lại, Cha Gioan Maria Vũ Tất (nay là Giám mục Hưng Hóa) được sai lên làm quản xứ. Đồng thời cộng đoàn dân chúa vùng Lào Cai dần được phục hồi. Những con chiên khô đạo tìm lại với đức tin và những hạt giống tin mừng lại được gieo nơi những vùng miền núi cao hơn và xa hơn. Và vụ mùa đi tìm chiên lạc đã bắt đầu trở lại.
Cho đến những năm gần đây và đến tận bây giờ, nghĩ đến Lào Cai người ta nghĩ đến thị trấn mờ sương Sapa, nghĩ đến đỉnh Fanxipang cao nhất Đông Dương, nghĩ đến những chợ tình, nghĩ đến cảnh sắc thanh bình và đẹp mê hồn hay với những người theo tín ngưỡng dân gian thì Lào Cai có đền thờ Ông Hoàng Bảy, một trong những con người được tôn lên thành “bậc thánh”mà nhiều tín đồ của tín ngưỡng hầu đồng, hầu thánh thờ phụng và thăm viếng quanh năm.
Giáo họ Bảo Hà
Một ngày giữa tháng Giêng, con đường 279 nối từ đường Cao Tốc tới Bảo Yên hàng ngày sôi động, nay sôi động hơn.
Ngày 3 tháng 2 năm 2016, chính quyền tỉnh Lào Cai đã công nhận cộng đoàn dân Chúa Bảo Hà là một giáo họ với 215 nhân danh. So với hơn 7 ngàn nhân danh của cả giáo xứ Lào Cai thì đó là một cộng đoàn rất nhỏ.
Đức Cha Giám Mục Giáo Phận Hưng Hoá Gioan Maria Vũ Tất đã chủ sự thánh lễ tạ ơn.
Nói với con dân và nói với chính quyền cùng tham dự Thánh lễ, Đức Cha Gioan Maria nói: “Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì đã mở lòng với chúng ta, nơi các con chiên đã bền bỉ gìn giữ đức tin của mình”.
Cách đây 9 năm, giáo họ Bảo Hà gồm địa phận của hai xã Bảo Hà và Cam Cọn của huyện Bảo Yên đã được Đức Cha Anton Vũ Huy Chương thành lập nhưng khi đó, nhưng giáo dân vốn là di dân từ vùng ven biển Bùi Chu, Phát Diệm vẫn ẩn mình trong các bản xa.
Cách đây 3 năm, một biến cố quan trọng xảy ra, Cha chính xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành đã rửa tội cho một gia đình gồm 3 thế hệ trong đó đã nhiều năm làm thày cúng bên đền Bảo Hà.
Chị Vũ Thị Hoà, mẹ chị Hoà là cụ Ngô Thị Xích cùng toàn bộ gia đình 3 thế thệ đã đón nhận bí tích Thánh Tẩy và hai mẹ con chị Hoà và cụ Xích đã được mẹ Maria đón nhận và quan phòng.
Cụ Xích đã thả hết đồ nghề của một thày cúng theo dòng Sông Hồng và hiến dâng mảnh đất của gia đình cho Chúa và cho cộng đoàn để theo Đức Tin của Chúa Kitô. Chị Hoà và cụ Xích chỉ là một trong bốn thày cúng đã thả đồ lễ trôi sông.
Hạt giống Tin Mừng đã được bám dễ nơi đây.
Nhà cụ Maria Ngô Thị Xích cách đền Bảo Hà khoảng 300 mét theo đường chim bay hôm nay thật vinh dự là nơi tổ chức Thánh lễ. Một nhà nguyện nhỏ được dựng lên cách đây ít lâu rồi đây sẽ được thay thế bằng một ngôi thánh đường lớn hơn, đẹp hơn về hình thức và kiến trúc. Hoặc theo kiến trúc bản địa như nhà thờ đá Phát Diệm hoặc theo kiến trúc Gothic hay Roman nhưng ngôi giáo đường trong lòng con dân Chúa nơi mảnh đất linh thiêng Bảo Hà này đã được xây và nó sẽ lớn dần khi mà họ thực sự sốt sắng và vui mừng khi Chúa mở lòng với họ.
Ông Giuse Nguyễn Ngọc Huấn, 66 tuổi, một cựu chiến binh hôm nay mặc nguyên bộ quần áo bộ đội và không kịp cài cúc vui mừng đứng cạnh bàn thánh để nói lời cảm tạ với Thiên Chúa trong tiếng nhạc hùng tráng của đội kèn giáo xứ Lào Cai đến chia vui cùng với điệu nhảy dân gian bản địa của đội trống Tằng Loỏng và Việt Hải.
Và giờ đây, Bảo Hà không chỉ là mảnh đất của những tín đồ của tín ngưỡng dân gian; Bảo Hà còn là mảnh đất hành hương của những con chiên theo Đức Tin của Chúa Kitô.
Và khi Chúa mở lòng, không gì là không thể.
Một ngày đầu tháng Giêng khi mà khách hành hương lũ lượt đổ về Bảo Hà theo truyền thống dân gian thì ở mảnh đất linh thiêng này đã diễn ra một sự kiện tuy có vẻ không lớn nhưng vô cùng ý nghĩa. Đó là Thánh lễ tạ ơn và công bố quyết định thành lập giáo họ Bảo Hà.
Xem Hình
Theo giáo luật thì đơn vị nhỏ nhất là giáo xứ nhưng có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có thêm đơn vị nhỏ hơn giáo xứ là giáo họ và giáo điểm.
Song, ở mảnh đất Bảo Hà này, việc thành lập và được công nhận là một giáo họ, nó gian nan hơn là thành lập một giáo phận vùng xuôi.
Lịch sử truyền giáo ở Lào Cai.
Có lẽ không đâu được ví vùng đất màu mỡ cho truyền giáo như ở Hưng Hoá.
Trải dải trên địa phận của 9 tỉnh vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc và phía Tây giáp Lào. Hưng Hoá là giáo phận rộng nhất, khó khăn nhất về giao thông và kinh tế, là giáo phận có nhiều dân tộc thiểu số nhất trong số 26 giáo phận ở Việt Nam.
Trong lịch sử, miền Hưng Hoá có các giáo dân vùng xuôi như Thái Bình, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Dịêm lên đây khai hoang và họ mang theo đức tin lên vùng đất này.
Tuy nhiên, những biến cố trong lịch sử cận đại và hiện đại đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới, nhà thờ bị phá huỷ, giáo sỹ thiếu thốn, giáo dân chạy nạn và cuộc bươn trải với cơm áo gạo tiền đã làm cho những vùng viễn biên như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu trở nên khô cằn về đức tin.
Cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, nhà thờ Cốc Lếu, giáo xứ Lào Caivẫn đổ nát vì bom đạn chiến tranh, nhà thờ Sapa không có linh mục dâng lễ trong nhiều năm, tu viện Benedictine đổ nát.
Giáo dân muốn xưng tội và rước lễ hoặc phải về Yên Bái, hoặc miền xuôi hoặc phải đợi rất lâu mới có các cha ở Toà Giám Mục lên dâng lễ trong gian khó bởi cả điều kiện xã hội và bởi cả lòng người.
Vào năm 1999, ngôi giáo đường đổ nát bên chợ Cốc Lếu được dựng lại, Cha Gioan Maria Vũ Tất (nay là Giám mục Hưng Hóa) được sai lên làm quản xứ. Đồng thời cộng đoàn dân chúa vùng Lào Cai dần được phục hồi. Những con chiên khô đạo tìm lại với đức tin và những hạt giống tin mừng lại được gieo nơi những vùng miền núi cao hơn và xa hơn. Và vụ mùa đi tìm chiên lạc đã bắt đầu trở lại.
Cho đến những năm gần đây và đến tận bây giờ, nghĩ đến Lào Cai người ta nghĩ đến thị trấn mờ sương Sapa, nghĩ đến đỉnh Fanxipang cao nhất Đông Dương, nghĩ đến những chợ tình, nghĩ đến cảnh sắc thanh bình và đẹp mê hồn hay với những người theo tín ngưỡng dân gian thì Lào Cai có đền thờ Ông Hoàng Bảy, một trong những con người được tôn lên thành “bậc thánh”mà nhiều tín đồ của tín ngưỡng hầu đồng, hầu thánh thờ phụng và thăm viếng quanh năm.
Giáo họ Bảo Hà
Một ngày giữa tháng Giêng, con đường 279 nối từ đường Cao Tốc tới Bảo Yên hàng ngày sôi động, nay sôi động hơn.
Ngày 3 tháng 2 năm 2016, chính quyền tỉnh Lào Cai đã công nhận cộng đoàn dân Chúa Bảo Hà là một giáo họ với 215 nhân danh. So với hơn 7 ngàn nhân danh của cả giáo xứ Lào Cai thì đó là một cộng đoàn rất nhỏ.
Đức Cha Giám Mục Giáo Phận Hưng Hoá Gioan Maria Vũ Tất đã chủ sự thánh lễ tạ ơn.
Nói với con dân và nói với chính quyền cùng tham dự Thánh lễ, Đức Cha Gioan Maria nói: “Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì đã mở lòng với chúng ta, nơi các con chiên đã bền bỉ gìn giữ đức tin của mình”.
Cách đây 9 năm, giáo họ Bảo Hà gồm địa phận của hai xã Bảo Hà và Cam Cọn của huyện Bảo Yên đã được Đức Cha Anton Vũ Huy Chương thành lập nhưng khi đó, nhưng giáo dân vốn là di dân từ vùng ven biển Bùi Chu, Phát Diệm vẫn ẩn mình trong các bản xa.
Cách đây 3 năm, một biến cố quan trọng xảy ra, Cha chính xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành đã rửa tội cho một gia đình gồm 3 thế hệ trong đó đã nhiều năm làm thày cúng bên đền Bảo Hà.
Chị Vũ Thị Hoà, mẹ chị Hoà là cụ Ngô Thị Xích cùng toàn bộ gia đình 3 thế thệ đã đón nhận bí tích Thánh Tẩy và hai mẹ con chị Hoà và cụ Xích đã được mẹ Maria đón nhận và quan phòng.
Cụ Xích đã thả hết đồ nghề của một thày cúng theo dòng Sông Hồng và hiến dâng mảnh đất của gia đình cho Chúa và cho cộng đoàn để theo Đức Tin của Chúa Kitô. Chị Hoà và cụ Xích chỉ là một trong bốn thày cúng đã thả đồ lễ trôi sông.
Hạt giống Tin Mừng đã được bám dễ nơi đây.
Nhà cụ Maria Ngô Thị Xích cách đền Bảo Hà khoảng 300 mét theo đường chim bay hôm nay thật vinh dự là nơi tổ chức Thánh lễ. Một nhà nguyện nhỏ được dựng lên cách đây ít lâu rồi đây sẽ được thay thế bằng một ngôi thánh đường lớn hơn, đẹp hơn về hình thức và kiến trúc. Hoặc theo kiến trúc bản địa như nhà thờ đá Phát Diệm hoặc theo kiến trúc Gothic hay Roman nhưng ngôi giáo đường trong lòng con dân Chúa nơi mảnh đất linh thiêng Bảo Hà này đã được xây và nó sẽ lớn dần khi mà họ thực sự sốt sắng và vui mừng khi Chúa mở lòng với họ.
Ông Giuse Nguyễn Ngọc Huấn, 66 tuổi, một cựu chiến binh hôm nay mặc nguyên bộ quần áo bộ đội và không kịp cài cúc vui mừng đứng cạnh bàn thánh để nói lời cảm tạ với Thiên Chúa trong tiếng nhạc hùng tráng của đội kèn giáo xứ Lào Cai đến chia vui cùng với điệu nhảy dân gian bản địa của đội trống Tằng Loỏng và Việt Hải.
Và giờ đây, Bảo Hà không chỉ là mảnh đất của những tín đồ của tín ngưỡng dân gian; Bảo Hà còn là mảnh đất hành hương của những con chiên theo Đức Tin của Chúa Kitô.
Và khi Chúa mở lòng, không gì là không thể.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thờ phượng trong Thần Khí và sự thật : Những suy tư về Sacrosanctum Concilium
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:03 24/02/2016
THỜ PHƯỢNG TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT
Những suy tư về Sacrosanctum Concilium
Bài giảng I Mùa Chay 2016 của cha Raniero Cantalamessa)
1- Công Đồng Vatican II: một phụ lưu, chứ không là dòng sông
Sau khi đã suy niệm về Lumen Gentium trong Mùa Vọng, tôi muốn tiếp tục suy tư về những tài liệu có giá trị khác của Vatican II trong những suy niệm Mùa Chay này. Tuy nhiên, thiết tưởng sẽ có ích nếu chúng ta thực hiện một trình bày có tính dẫn nhập. Vatican II là một phụ lưu chứ không là dòng sông. Trong tác phẩm nổi tiếng An Essay on the Development of Christian Doctrine của mình (Tiểu luận về sự phát triển của Học Thuyết Kitô giáo), Chân phước Hồng Y Newman đã quả quyết một cách mạnh mẽ rằng dừng lại sự phát triển của truyền thống tại một điểm nào đó, ngay cả đó là một công đồng đại kết, sẽ biến nó thành một truyền thống chết và nó không phải là một “truyền thống sống động”. Truyền thống giống như âm nhạc. Đâu là thứ giai điệu tấu lên nếu nó chỉ dừng lại trên một nốt nhạc và lặp đi lặp lại nốt nhạc đó mãi ? Điều này cũng xảy ra khi một đĩa bị trầy xớc, và chúng ta biết kết quả của sẽ như thế nào rồi.
Thánh Gioan XXIII muốn Công Đồng phải là như “một Lễ Hiện Xuống mới” cho Giáo Hội. Lời cầu nguyện này được chấp nhận ít là về một điểm. Sau Công Đồng có một sự phục hồi về Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần không còn là một “Ngôi Vị không được biết đến của Ba Ngôi. Giáo Hội ý thức rõ ràng hơn về sự hiện diện và hành động của Người. Trong bài giảng của mình cho Lễ Dầu vào thứ Năm Tuần Thánh năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quả quyết rằng:
“Ai quan sát lịch sử của thời đại sau Công Đồng có thể nhận ra sự năng động của sự phục hưng đích thực mà nó thường mang những hình thức rất bất ngờ trong những phong trào đầy sức sống và nó dường như làm cho ta có thể đụng chạm được sự sống động vô tận của Hội Thánh, sự hiện diện và hiệu quả của Chúa Thánh Thần”.[1]
Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể làm mà không có những bản văn Công Đồng hay đi ra ngoài chúng. Nghĩa là chúng ta cần đọc lại Công Đồng trong ánh sáng của thành quả Công Đồng. Việc các Công Đồng đại kết có thể mang đến những hiệu quả mà những người tham dự lúc đó không ước định trước là một sự kiện được Đức Hồng Y Newman đưa ra ánh sáng sau Công Đồng Vatican I,[2] nhưng điều đó cũng được minh chứng nhiều lần trong lịch sử. Với định tín về Đức Maria như là Theotokos, “Mẹ Thiên Chúa”, Công Đồng đại kết ở Êphêsô vào năm 431 có ý định khẳng định sự hiệp nhất ngôi vị của Chúa Kitô, không có ý định làm gia tăng lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ, nhưng quả thật hoa quả rõ ràng nhất của nó chính là điều sau này.
Nếu có một không gian mà trong đó thần học và đời sống của Giáo Hội Công Giáo đã làm cho phong phú trong năm mươi năm từ Công Đồng, một cách không nghi ngờ đó là những gì liên quan đến Chúa Thánh Thần. Tất cả những nhóm tôn giáo lớn trong thời gian gần đây khẳng định điều mà Karl Barth gọi là “thần học về Tín khoản thứ ba”.[3] Thần học về tín khoản thứ ba là một nền thần học không có kết thúc với tín khoản về Chúa Thánh Thân nhưng bắt đầu với tín khoản này; nó chú ý đến trật tự mà theo đó đức tin Kitô hữu và Kinh Tin Kính của họ được hình thành, chứ không chỉ để ý tới sự biên soạn cuối cùng. Đó là sự kiện nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Thần mà các Tông Đồ đã khám phá Chúa Giêsu đích thực là ai và mạc khải của Người về Chúa Cha. Kinh Tin Kính hiện tại của Giáo Hội là hoàn hảo và không ai có thể ước mơ thay đổi nó nữa, nhưng nó phản ánh sự biên soạn cuối cùng, giai đoạn cuối được hoàn thành nhờ đức tin, tuy nhiên, không phải là con đường mà qua đó người ta đi tới nó, trong khi đó, theo cái nhìn của một sự tân phúc âm hóa được canh tân, nó rất sống động đối với chúng ta nếu nhận biết cả con đường mà qua đó người ta đến với đức tin, không phải chỉ là những định tín trong Kinh Tin Kính mà chúng ta đọc thuộc lòng.
Trong ánh sáng này xuất hiện cách rõ ràng những hệ quả của một số những khẳng định bởi Công Đồng, nhưng cũng xuất hiện những khoảng không và những lỗ hổng cần lấp đầy, cách đặc biệt nhờ vào vai trò của Chúa Thánh Thần. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hành động cho sự cần thiết này trong dịp kỷ niệm một ngàn sáu trăm năm của Công Đồng đại kết Constantinople, vào năm 1981, Ngài viết trong Tông thư khẳng định này:
“Tất cả công trình canh tân Giáo Hội, mà Công Đồng Vaticanô II đã trù liệu đề nghị và bắt đầu... không thể thực hiện nếu không ở trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là với sự trợ giúp của ánh sáng và quyền năng của Người”.[4]
2- Vai trò của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ
Lời dẫn nhập tổng quát này minh chứng cho thấy rất hữu ích khi nghiên cứu tài liệu về phụng vụ, Sacrosanctum concilium. Bản văn này được xuất hiện từ một nhu cầu mà nó được chờ đợi từ rất lâu, bởi nhiều phía cho một sự canh tân về những hình thức và nghi lễ phụng vụ Công Giáo. Từ viễn tượng này, nó đã mang lại nhiều hoa quả và rất có ích cho Giáo Hội. Mặc dầu ít được cảm nhận vào lúc này, nhưng chúng ta cần dừng lại ở điều, sau Romano Guardini, được gọi là “tinh thần của phụng vụ - the spirit of the liturgy”[5], mà theo ý nghĩa tôi sẽ giải thích, tôi muốn gọi “phụng vụ của Thánh Thần - the liturgy of the Spirit” (“Spirit” với chữa S viết hoa!).
Trung thành với ý định mà tôi đề cập cho những suy niệm này để làm nổi bật một số khía cạnh tu đức và nội tâm của các bản văn Công Đồng, tôi muốn chia sẻ một số suy tư cách đặc biệt về điểm này. Sacrosanctum concilium được dành chỉ là một bản văn ngắn gọn sơ khởi cho Công Đồng, nó là kết quả của cuộc tranh luận mà từ đó làm phát sinh việc biên soạn cuối cùng của Hiến chế:[6]
“Thật vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu.
Vì thế, phụng vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là Đầu và cùng các chi thể Người.
Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh và không một hành vi nào của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”.[7]
Có trong các đối tượng hay trong các “nhân vật” của phụng vụ mà hôm nay chúng ta có thể đề cập đến một lỗ hổng trong sự diễn tả này. Chỉ có hai vai chính được đề cập ở đây: Chúa Kitô và Giáo Hội. Không hề có một đề cập nào về vai trò của Chúa Thánh Thần cả. Trong phần còn lại của Hiến chế cũng thế, Chúa Thánh Thần không bao giờ được nói một cách trực tiếp nhưng chỉ được đề cập nơi này nơi kia và luôn “một cách gián tiếp”.
Sách Khải Huyền chỉ cho chúng ta thấy trật tự và con số đầy đủ về những nhân vật trong phụng vụ khi tóm tắt việc thường phượng Kitô giáo: “Chúa Thánh Thần và Tân Nương nói (với Đức Kitô Đấng Cứu Độ), hãy đến (Kh 22,17). Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng đã giải thích một cách hoàn hảo bản chất và sự canh tân việc thờ phượng được thiết lập bởi Giao Ước Mới trong cuộc đối thoại của Người với người đàn bà Samarianô: “Đã đến lúc và chính là lúc này đây, những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).
Câu “thần khí và sự thật” trong ngôn ngữ của Gioan có thể chỉ có hai điều: hoặc là “Thần Khí của sự thật”, là Chúa Thánh Thần (Ga 14,17,16,13) hay là thần khí của Chúa Kitô Đấng là chân lý (x. Ga 14,6). Một điều chắc chắn là “thần khí của chân lý” này không được giải thích theo ý nghĩa chủ quan, được những nhà thơ và những nhà văn lãng mạn ưu thích cho rằng ‘thần khí và sự thật” nhắm đến tính nội tâm bên trong của một người nghịch lại với mọi kiểu của sự tôn thờ tỏ ra bên ngoài và hữu hình. Đây không phải là một vấn đề ở đây để đi từ bên ngoài vào bên trong, nhưng đi từ nhân loại tới thần linh.
Nếu phụng vụ Kitô giáo là một “việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô”, thì con đường tốt nhất để khám phá bản tính của nó là xem xét Chúa Giêsu đã thực thi chức năng tư tế này trong cuộc đời và trong cái chết của Người như thế nào. Vai trò của tư tế là dâng “những lời cầu nguyện và của lễ” cho Thiên Chúa (x. Dt 5,1,8,3). Chúng ta biết rằng bây giờ Chúa Thánh Thần là Người đặt tiếng kêu “Cha ơi!” vào trong trái tim của Ngôi Lời nhập thể - một tiếng kêu bao gồm mọi lời cầu của Người. Luca đề cập điều này cách rõ ràng khi viết: “Trong chính lúc đó Người được hoan lạc trong Chúa Thánh Thần và nói: Con cảm tạ Cha, là Chúa của trời và đất...” (Lc 10,21). Của lễ là mình Người trong hiến lễ trên thập giá thực hiện, theo thư Do Thái “nhờ Thần Khí hằng hữu” (Dt 9,14), nghĩa là nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.
Thánh Basiliô cống hiến một bản văn sáng chói về điểm này:
“Con đường cho sự hiểu biết thần linh đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành tự nhiên, sự thánh thiện cố hữu và phẩm giá vương giả đến từ Chúa Cha, qua Con Một Yêu Dấu tới Thánh Thần”.[8]
Hay nói cách khác, trên mức độ của hữu thể và sự phát xuất của thụ tạo từ Thiên Chúa, mọi sự đến từ Chúa Cha, đi qua Chúa Con và đến với chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần. Trong trật tự của nhận thức, hay của sự trở về của thụ tạo với Thiên Thiên, mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con Đức Giêsu Kitô, và kết thúc với Chúa Cha.
Trong Giáo Hội Latinh, Chân Phước Isaac thành Stella (thế kỷ XII) diễn tả điều này trong những từ mà nó rất giống với tư tưởng của Basiliô:
“Cũng như là tặng phẩm thần linh đổ xuống trên chúng ta từ Chúa Cha, qua Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hay trong Chúa Thánh Thần... Cũng thế tặng phẩm nhân loại dâng lên nhờ Chúa Thánh Thần đến với Chúa Con, và nhờ Chúa Con đến Chúa Cha”.[9]
Như chúng ta thấy đây không phải là một vấn đề về việc trở thành một người say mê một hoặc một Ngôi khác trong Ba Ngôi Vị của Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng là về việc phải bảo vệ sự năng động của Ba Ngôi trong phụng vụ. Sự im lặng về Chúa Thánh Thần chắc chắn sẽ giảm bớt bản chất Ba Ngôi của phụng vụ. Về vấn đề này, đối với tôi lời cảnh báo của thánh Gioan Phaolô trong Novo Millennio ineunte rất chí lý:
“Chúa Thánh Thần tác tạo trong chúng ta, sự hỗ tương này (trong cầu nguyện) mở toang chúng ta, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, cho sự chiêm ngắm dung mạo Chúa Cha. Khi học hỏi khuôn mẫu Ba Ngôi của lời cầu nguyện Kitô giáo và sống nó một cách tràn đầy, trên tất cả trong phụng vụ, đỉnh cao và suối nguồn của đời sống Giáo Hội, nhưng cũng là trong kinh nghiệm cá nhân, là bí quyết của một Kitô giáo thực sự sống động, mà nó không có lý do để sợ hãi tương lai, bởi vì nó trở về cách liên tục với những nguồn gốc và tìm được trong đó sự sống mới”.[10]
3- Thờ phượng “trong Thánh Thần”
Chúng ta hãy rút ra một số những áp dụng thực hành từ những dẫn nhập này cho cách thế chúng ta sống phụng vụ để có thể hoàn tất một trong những mục tiêu nguyên thủy của nó, nghĩa là sự thánh hóa các linh hồn. Chúa Thánh Thần không cho phép phát minh những hình thức mới hay chủ quan của phụng vụ hoặc thay đổi những hình thức đã có theo sáng kiến của một người (một trách nhiệm thuộc về các giáo sỹ). Chỉ có một Chúa Thánh Thần, tuy nhiên, Người là Đấng luôn canh tân và ban sự sống cho mọi diễn tả của phụng vụ. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần không làm gì mới, nhưng làm cho mọi sự mới mẻ! Lời Chúa Giêsu được nhắc lại bởi thánh Phaolô: “Chính Thánh Thần ban sự sống” (Ga 6,63; x. 2 Cor 3,6) trước tiên áp dụng cho tất cả phụng vụ.
Thánh Tông Đồ khuyến khích các tín hữu hãy cầu nguyện “trong Chúa Thánh Thần” (Eph 6,18; x. Gđ 20). Cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là để cho Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện tác vụ tư tế của Người trong Thân Thể Người là Giáo Hội. Lời cầu nguyện Kitô giáo trở thành sự mở rộng cho Thân Thể của lời cầu nguyện của Đầu. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng:
“Chúa chúng ta Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, là Người cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện trong chúng ta và Người được chúng ta kêu cầu. Người cầu nguyện cho chúng ta như là tư tế của chúng ta; người cầu nguyện trong chúng ta như là Đầu chúng ta; và Người được chúng ta kêu cầu như là Chúa chúng ta. Vì thế chúng ta hãy nhận biết Người trong lời chúng ta và nhận ra lời Người trong chúng ta”.[11]
Trong ánh sáng này, phụng vụ xuất hiện như một “Opus Dei – công trình của Thiên Chúa” không chỉ vì nó có Thiên Chúa như là đối tượng của phụng vụ nhưng còn vì nó có Thiên Chúa như là chủ thể phụng vụ. Thiên Chúa không chỉ được khẩn cầu bởi chúng ta nhưng còn cầu khẩn trong chúng ta. Chính tiếng kêu “Abbà!” mà Chúa Thánh Thần đổ xuống trên chúng ta, thưa với Chúa Cha (x. Rm 8,15; Gl 4,6) cho thấy rằng Đấng cầu nguyện trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần là Chúa Giêsu, Con Một của Thiên Chúa. Quả thật, Chúa Thánh Thần trong tư cách của mình không thể nói với Thiên Chúa rằng “Abba, Cha ơi”, bởi vì Người không là được “sinh ra” nhưng thay vì điều này Người “phát xuất” từ Chúa Cha. Nếu Chúa Thánh Thần có thể làm như thế, điều đó có nghĩa là bởi vì Người là Thánh Thần của Chúa Kitô, Đấng tiếp tục lời cầu nguyện hiếu thảo của mình trong chúng ta.
Vượt trên tất cả mọi sự, khi lời cầu nguyện trở thành một cố gắng và một sự nỗ lực mà chúng ta khám phá tầm quan trọng lớn lao của Chúa Thánh Thần cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Khi đó Chúa Thánh Thần trở thành sức mạnh của lời cầu nguyện “yếu kém” chúng ta, là ánh sáng của lời cầu nguyện tẻ nhạt chúng ta; nói cách khác, Người trở thành linh hồn của lời cầu nguyện chúng ta. Người thực “tưới mát những gì là khô khan – riga quod est aridum”, như chúng ta đọc trong ca tiếp liên kính Chúa Thánh Thần (Veni Sancte Spiritus).
Tất cả những điều này xảy ra nhờ Đức Tin. Điều này đủ đối với tôi khi nghĩ và nói:
“Lạy Cha, Ngài đã ban Thánh Thần của Đức Giêsu cho con; vì thế, khi tuân theo “một Thánh Thần” với Chúa Giêsu, con đọc Thánh Vịnh này, con cử hành Thánh Lễ này, hay con đơn giản thinh lặng trong sự hiện diện của Ngài ở đây. Con muốn dâng cho Ngài sự vinh quang, niềm vui mà Chúa Giêsu đã dâng cho Ngài như khi Người còn ở trên mặt đất cầu khẩn Ngài”.
Chúa Thánh Thần ban sự sống cách đặc biệt cho lời cầu nguyện của sự thờ phượng là trung tâm điểm của mỗi lời cầu nguyện phụng vụ. Đặc tính rõ ràng của nó phát xuất từ sự kiện chỉ là tâm tình mà chúng ta có thể nuôi dưỡng một cách đơn độc và riêng biệt hướng về các Ngôi Vị thần linh. Nghĩa là cần phân biệt giữa latria (sự tôn thời tối cao được dành cho Thiên Chúa) với dulia (sự tôn kính dành cho các thánh) và hyperdulia (sự tôn kính đặc biệt được dành cho Đức Trinh Nữ). Chúng ta tôn kính Đức Trinh Nữ, nhưng chúng ta không tôn thờ Người, ngược lại với những gì mà một số người nghĩ về Người Công Giáo.
Sự tôn thờ Kitô giáo cũng có chiều kích Ba Ngôi. Chính sự sự tôn thờ thuộc Ba Ngôi trong cách thế mà nó diễn tả, bởi vì đây là sự tôn thờ được dành “cho Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần; nó cũng có chiều kích Ba Ngôi trong mục đích của nó bởi vì sự tôn thờ được dành “cho Chúa Cha, cho Chúa Con và cho Chúa Thánh Thần” cũng như nhau.
Trong nền tu đức Đông Phương, một người đã phát triển chủ đề này một cách sâu sắc nhất là Đức Hồng Y Pierre de Bérulle (1575-1629). Đối với ngài, Đức Kitô là người thờ phượng hoàn hảo của Chúa Cha, Đấng mà chúng ta cần hiệp nhất chúng ta với Người để thờ phượng Thiên Chúa với một sự tôn thờ theo giá trị vô biên.[12] Ngài viết:
“Từ sự vĩnh cửu có một Thiên Chúa đáng tôn thờ một cách vĩnh cửu, nhưng chưa có một kẻ tôn thờ vĩnh cửu… Giờ đây, ôi lạy Chúa Giêsu, Ngài là kẻ tôn thờ đó, là người đó, là tôi tớ đó, Đấng là vô biên trong quyền năng, phẩm chất, và cao cả, và Đấng làm thỏa mãn bổn phận đó và mang lại sự tôn thờ thần linh đó”.[13]
Nếu có điều gì đó thiếu sót trong cái nhìn này mà nó đã ban cho Giáo Hội hoa trái tuyệt vời như thế và đã khuôn tạo nền tu đức nước Pháp trong nhiều thế kỷ, đó là sự kiện mà chúng ta đề cập trong Hiến Chế của Công Đồng Vatican II: sự chú ý không đủ dành cho vai trò của Chúa Thánh Thần. Khởi đi từ Ngôi Lời Nhập Thể, khảo luận của Bérulle tiếp tục miêu tả “đoàn người vương giả” đi theo và đồng hành với Người: đó là Đức Trinh Nữ, Gioan Tẩy Giả, các Tông Đồ, các thánh. Điều còn thiếu ở đây chính là sự nhận biết về vai trò duy nhất của Chúa Thánh Thần.
Trong mỗi hành động trở về với Thiên Chúa, thánh Basiliô nhắc nhở chúng ta: mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con, và kết thúc với Chúa Cha. Điều này không đủ để thỉnh thoảng nhắc nhở rằng có một Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần nhận biết vai trò chính yếu của Người vừa cả trong tiến trình của thụ tạo phát xuất từ Thiên Chúa và cả trong sự trở về của thụ tạo với Thiên Chúa. Khoảng cách hiện hữu giữa chúng ta và Chúa Giêsu của lịch sử được lấp đầy bởi Chúa Thánh Thần. Không có Người mọi sự trong phụng vụ chỉ là sự tưởng nhớ; nhưng với Người, mọi sự là đều có mặt.
Trong sách Xuất Hành chúng ta đọc rằng trên núi Sinai Thiên Chúa chỉ cho Môisê một hốc đá nơi đó ông có thể ẩn mình để chiêm ngắm vinh quang của Thiên Chúa không bao giờ biến mất (x. Xh 33,21). Hốc đá này là gì đối với chúng ta là những kitô hữu ngày hôm nay, có phải là nơi mà chúng ta có thể ẩn trốn để chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa ? Khi chú giải về đoạn sách Xuất Hành này, thánh Basiliô nói với chúng ta rằng: “Đó là ở trong Chúa Thánh Thần ! Làm sao chúng ta có thể biết điều này ? Nhờ chính Chúa Giêsu đã nói: “Người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật”.[14]
Ôi viễn tượng tuyệt vời, vẻ đẹp tuyệt vời, quyền năng tuyệt vời, sự hấp dẫn tuyệt vời tất cả quy hướng về lý tưởng của sự tôn thờ Kitô Giáo! Ở giữa của vòng xoáy ồn ào của thế giới này, ai không cảm nhận được sự cần thiết phải dấu mình trong hốc đá thiêng liêng để chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa như Môisê đã làm ?
4. Sự nguyện giúp cầu thay
Bên cạnh sự tôn thờ, một yếu tố chính yếu của lời cầu nguyện trong phụng vụ là sự chuyển cầu. Trong tất cả của lời cầu nguyện của phụng vụ, Giáo Hội đang chuyển cầu cho mình và cho thế giới, cho người công chính và người tội lỗi, cho người sống và cho người chết. Đây cũng là lời cầu nguyện mà Chúa Thánh Thần muốn làm sống động và tăng sức mạnh. Thánh Phaolô viết về Chúa Thánh Thần:
“Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải ; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Chúa Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta và dạy chúng ta cũng cầu thay nguyện giúp cho người khác. Khi thực hiện lời cầu thay nguyện giúp có nghĩa là chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô sống lại nhờ Đức Tin, Đấng đang sống trong một trình trạng bất diệt của sự chuyển cầu cho thế giới (Rm 8,34; Dt 7,25; 1 Ga 2,1). Chúa Giêsu ban cho chúng ta một mẫu gương tuyệt hảo về sự chuyển cầu trong lời cầu nguyện tuyệt vời kết thúc cuộc sống trần gian của Người:
“Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con ; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian ; phần con, con đến cùng Cha” (Ga 17,9 tt).
Trong Isaia điều này được nói về Người Tôi Tớ Đau Khổ mà Thiên Chúa muốn ban thưởng cho Người với một “phần thưởng sự cao quý, bởi vì “người gánh tội mọi người, và làm sự chuyển cầu cho mọi phạm nhân” (Is 53,12). Lời tiên báo này được được thực hiện trong Chúa Giêsu, Đấng ở trên thập giá đã chuyển cầu cho những ai đóng đinh Người (x. Lc 23,34).
Hiệu quả của sự cầu thay nguyện giúp không phụ thuộc vào “việc nói nhiều lời” (x. Mt 6,7) nhưng vào mức độ của sự hiệp nhất mà một người thực hiện với tâm tình con thảo của Chúa Kitô. Thay vì lẩm bẩm nhiều lời nguyện, sẽ có ích hơn nếu chúng ta cầu xin nhiều người cầu thay nguyện giúp, nghĩa là kêu xin Đức Maria và các thánh giúp đỡ. Trong Lễ Các Thánh, Giáo Hội xin Chúa lắng nghe nhờ “sự đông đảo những vị chuyển cầu” (multiplicatis intercerssoribus).
Các người chuyển cầu cũng nhân lên khi họ cầu nguyện cho nhau. Thánh Ambrôsiô nói:
“Nếu bạn cầu nguyện cho mình, bạn sẽ là một người thôi cầu nguyện cho mình, và nếu bất cứ ai cầu nguyện chỉ cho mình thôi, ân sủng đón nhận sẽ ít hơn ân sủng của người cầu nguyện cho người khác. Nếu khi mỗi người cầu nguyện cho mọi người, khi đó từng người đang cầu cho người khác. Như thế, nếu bạn chỉ cầu nguyện cho mình thôi, bạn là người cô đơn trong lời cầu nguyện cho mình. Ngược lại nếu bạn cầu nguyện cho mọi người, lúc đó mọi người cũng sẽ cầu nguyện cho bạn vì bản được bao gồm trong “mọi người”.[15]
Lời cầu thay nguyện giúp như thế đáng được Thiên Chúa chấp nhận bởi vì nó là lời cầu nguyện không chút ích kỷ; nó phản chiếu rõ nét sự nhưng không của Thiên Chúa và nó phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, “Đấng khao khát cho mọi người được cứu độ (1 Tm 2,4). Thiên Chúa như một người cha nhân hậu, người có nhiệm vụ phải xử phạt nhưng cũng là người luôn tìm kiếm mọi điều kiện giảm nhẹ hình phạt để không có xử phạt nó và vui mừng khi anh em của những nhóm người có tội van xin người cha không làm như thế.
Khi không còn những cánh tay của người anh em được giơ lên hướng về Người, Thiên Chúa phàn nàn trong Kinh Thánh rằng: “Người đã thấy chẳng có ai phản ứng. Người ngạc nhiên vì không ai can thiệp” (Is 59,17).
Êdêkien chuyển tải những lời phàn này sau đây của Thiên Chúa: “Ta đã tìm kiếm trong bọn chúng một người xây tường và đứng trước nhan Ta, nơi lỗ hổng, để bảo vệ xứ sở, nhằm ngăn cản Ta phá thành, những Ta không tìm ra” (Ed 22,30).
Lời Chúa làm sáng tỏ sức mạnh ngoại thường của lời cầu nguyện của một người mà Thiên Chúa đặt làm đầu cho dân Người và lời cầu của người có thái độ của Thiên Chúa. Một Thánh Vịnh nói rằng Chúa tính chuyện hủy diệt dân Người bởi vì thờ bò vàng, “nếu người Chúa chọn là Môisê chẳng đem thân cản lối, ở ngay trước mặt Người” (Tv 106,23).
Tôi dám gợi ý với các chủ chăn và những vị hướng dẫn thiêng liêng, khi các ngài cảm thấy trong lời cầu nguyện rằng Thiên Chúa đang nổi giận với dân, Người tin tưởng vào các ngài, xin đừng có đứng một bên ngay lập tức với Thiên Chúa nhưng với dân! Đây là điều mà Môisê đã làm, để can ngăn Người có ý định loại bỏ họ khỏi cuốn sách của sự sống (Xh 32,32). Kinh Thánh giúp chúng ta ý thức rằng đó là điều chính xác mà Thiên Chúa mong muốn để Người có thể “từ bỏ dự định tiêu diệt dân người”. Vì thế, khi chúng ta ở trước một dân như thế, chúng ta cũng phải đưa ra những lý do với tất cả sự mạnh mẽ với Thiên Chúa. Liền sau lời cầu giúp nguyện thay của mình, khi Môisê ở trước dân, đó là lúc ông bày tỏ cơn giận của mình: ông đập nát bò vàng, tán nhuyễn chúng ra, rắc lên nước, và bắt dân uống (x. Xh 32,19 tt). Duy nhất người đã bảo vệ dân trước mặt Thiên Chúa và đảm nhận gánh nặng tội lỗi của họ mới có quyền – và sẽ có can đảm – để sau đó cất cao tiếng nói của mình chống lại họ trong sự bảo vệ của Thiên Chúa như Môisê đã làm.
Chúng ta hãy kết luận bằng việc cùng nhau tuyên xưng bản văn phản ảnh cách tuyệt vời vai trò của Chúa Thánh Thần và chiều hướng Ba Ngôi trong phụng vụ, đó là vinh tụng ca cuối cùng trong Sách Lễ Rôma: “Chính nhờ Người, với Người, và trong Người, mọi vinh quang và danh dự là của Chúa là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen”.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương chuyển dịch
Từ https://zenit.org/articles/father-cantalamessas-1st-lent-homily-2016/
[1] Benedict XVI, Homily at St. Peter’s Basilica, April 5, 2012. All papal quotes are taken from the Vatican website.
[2] See Ian Ker, “Newman, the Councils, and Vatican II, Communio 28, no. 4 (Winter 2001): pp. 708-728.
[3] See Karl Barth, The Theology of Schleiermacher, ed. Dietrich Ritschl, trans. Geoffrey W. Bromiley (Grand Rapids: Eerdmans, 1982), p. 278.
[4] John Paul II, “A Concilio Constantinopolitano,” n. 7, March 25, 1981.
[5] See Romano Guardini, The Spirit of the Liturgy, trans. Ada Lane (London: Aeterna Press, 2015), and Joseph Ratzinger, The Spirit of the Liturgy, trans. John Saward (San Francisco: Ignatius Press, 2000).
[6] Giuseppe Alberigo and Joseph A. Komonchak (for the English version), eds., The History of Vatican II, vol. 3 (Maryknoll, NY: Orbis Books, 2000), p. 192ff.
[7] Sacrosanctum concilium, n. 7.
[8] St. Basil, On the Holy Spirit 18, 47, trans. David Anderson (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary, 1997), pp. 74-75; see also PG 32, 153.
[9] Blessed Isaac of Stella, Letter on the Soul, 23, in The Selected Works of Isaace of Stella, ed. Dániel Deme (Aldershot, UK: Ashgate, 2007), p. 157; see also PL 194, 1888.
[10] John Paul II, Novo millennio ineunte, n. 32.
[11] St. Augustine, Expositions on the Psalms, 85, 1, in Saint Augustine: The Complete Works, vol.III/18, trans. Maria Boulding, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2002), p. 220; see also CCL 39, p. 1176.
[12] See Michel Dupuy, Bérulle, une spiritualité de l’adoration (Tournai: Desclée de Brouwer, 1964).
[13] Pierre de Bérulle, Discours de l’état et des grandeurs de Jésus (1623; reprint, Paris: Éditions du Cerf, 1996). See also Bérulle and the French School: Selected Writings, trans. Lowell M. Glendon (New York: Paulist Press, 1989).
[14] St. Basil, On the Holy Spirit 26, 62 (PG 32, 181ff).
[15] See St. Ambrose, On Cain and Abel 1, 39, vol. 42, The Fathers of the Church (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2020), p. 395; see also CSEL 32, p. 372.
Những suy tư về Sacrosanctum Concilium
Bài giảng I Mùa Chay 2016 của cha Raniero Cantalamessa)
1- Công Đồng Vatican II: một phụ lưu, chứ không là dòng sông
Sau khi đã suy niệm về Lumen Gentium trong Mùa Vọng, tôi muốn tiếp tục suy tư về những tài liệu có giá trị khác của Vatican II trong những suy niệm Mùa Chay này. Tuy nhiên, thiết tưởng sẽ có ích nếu chúng ta thực hiện một trình bày có tính dẫn nhập. Vatican II là một phụ lưu chứ không là dòng sông. Trong tác phẩm nổi tiếng An Essay on the Development of Christian Doctrine của mình (Tiểu luận về sự phát triển của Học Thuyết Kitô giáo), Chân phước Hồng Y Newman đã quả quyết một cách mạnh mẽ rằng dừng lại sự phát triển của truyền thống tại một điểm nào đó, ngay cả đó là một công đồng đại kết, sẽ biến nó thành một truyền thống chết và nó không phải là một “truyền thống sống động”. Truyền thống giống như âm nhạc. Đâu là thứ giai điệu tấu lên nếu nó chỉ dừng lại trên một nốt nhạc và lặp đi lặp lại nốt nhạc đó mãi ? Điều này cũng xảy ra khi một đĩa bị trầy xớc, và chúng ta biết kết quả của sẽ như thế nào rồi.
Thánh Gioan XXIII muốn Công Đồng phải là như “một Lễ Hiện Xuống mới” cho Giáo Hội. Lời cầu nguyện này được chấp nhận ít là về một điểm. Sau Công Đồng có một sự phục hồi về Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần không còn là một “Ngôi Vị không được biết đến của Ba Ngôi. Giáo Hội ý thức rõ ràng hơn về sự hiện diện và hành động của Người. Trong bài giảng của mình cho Lễ Dầu vào thứ Năm Tuần Thánh năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quả quyết rằng:
“Ai quan sát lịch sử của thời đại sau Công Đồng có thể nhận ra sự năng động của sự phục hưng đích thực mà nó thường mang những hình thức rất bất ngờ trong những phong trào đầy sức sống và nó dường như làm cho ta có thể đụng chạm được sự sống động vô tận của Hội Thánh, sự hiện diện và hiệu quả của Chúa Thánh Thần”.[1]
Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể làm mà không có những bản văn Công Đồng hay đi ra ngoài chúng. Nghĩa là chúng ta cần đọc lại Công Đồng trong ánh sáng của thành quả Công Đồng. Việc các Công Đồng đại kết có thể mang đến những hiệu quả mà những người tham dự lúc đó không ước định trước là một sự kiện được Đức Hồng Y Newman đưa ra ánh sáng sau Công Đồng Vatican I,[2] nhưng điều đó cũng được minh chứng nhiều lần trong lịch sử. Với định tín về Đức Maria như là Theotokos, “Mẹ Thiên Chúa”, Công Đồng đại kết ở Êphêsô vào năm 431 có ý định khẳng định sự hiệp nhất ngôi vị của Chúa Kitô, không có ý định làm gia tăng lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ, nhưng quả thật hoa quả rõ ràng nhất của nó chính là điều sau này.
Nếu có một không gian mà trong đó thần học và đời sống của Giáo Hội Công Giáo đã làm cho phong phú trong năm mươi năm từ Công Đồng, một cách không nghi ngờ đó là những gì liên quan đến Chúa Thánh Thần. Tất cả những nhóm tôn giáo lớn trong thời gian gần đây khẳng định điều mà Karl Barth gọi là “thần học về Tín khoản thứ ba”.[3] Thần học về tín khoản thứ ba là một nền thần học không có kết thúc với tín khoản về Chúa Thánh Thân nhưng bắt đầu với tín khoản này; nó chú ý đến trật tự mà theo đó đức tin Kitô hữu và Kinh Tin Kính của họ được hình thành, chứ không chỉ để ý tới sự biên soạn cuối cùng. Đó là sự kiện nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Thần mà các Tông Đồ đã khám phá Chúa Giêsu đích thực là ai và mạc khải của Người về Chúa Cha. Kinh Tin Kính hiện tại của Giáo Hội là hoàn hảo và không ai có thể ước mơ thay đổi nó nữa, nhưng nó phản ánh sự biên soạn cuối cùng, giai đoạn cuối được hoàn thành nhờ đức tin, tuy nhiên, không phải là con đường mà qua đó người ta đi tới nó, trong khi đó, theo cái nhìn của một sự tân phúc âm hóa được canh tân, nó rất sống động đối với chúng ta nếu nhận biết cả con đường mà qua đó người ta đến với đức tin, không phải chỉ là những định tín trong Kinh Tin Kính mà chúng ta đọc thuộc lòng.
Trong ánh sáng này xuất hiện cách rõ ràng những hệ quả của một số những khẳng định bởi Công Đồng, nhưng cũng xuất hiện những khoảng không và những lỗ hổng cần lấp đầy, cách đặc biệt nhờ vào vai trò của Chúa Thánh Thần. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hành động cho sự cần thiết này trong dịp kỷ niệm một ngàn sáu trăm năm của Công Đồng đại kết Constantinople, vào năm 1981, Ngài viết trong Tông thư khẳng định này:
“Tất cả công trình canh tân Giáo Hội, mà Công Đồng Vaticanô II đã trù liệu đề nghị và bắt đầu... không thể thực hiện nếu không ở trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là với sự trợ giúp của ánh sáng và quyền năng của Người”.[4]
2- Vai trò của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ
Lời dẫn nhập tổng quát này minh chứng cho thấy rất hữu ích khi nghiên cứu tài liệu về phụng vụ, Sacrosanctum concilium. Bản văn này được xuất hiện từ một nhu cầu mà nó được chờ đợi từ rất lâu, bởi nhiều phía cho một sự canh tân về những hình thức và nghi lễ phụng vụ Công Giáo. Từ viễn tượng này, nó đã mang lại nhiều hoa quả và rất có ích cho Giáo Hội. Mặc dầu ít được cảm nhận vào lúc này, nhưng chúng ta cần dừng lại ở điều, sau Romano Guardini, được gọi là “tinh thần của phụng vụ - the spirit of the liturgy”[5], mà theo ý nghĩa tôi sẽ giải thích, tôi muốn gọi “phụng vụ của Thánh Thần - the liturgy of the Spirit” (“Spirit” với chữa S viết hoa!).
Trung thành với ý định mà tôi đề cập cho những suy niệm này để làm nổi bật một số khía cạnh tu đức và nội tâm của các bản văn Công Đồng, tôi muốn chia sẻ một số suy tư cách đặc biệt về điểm này. Sacrosanctum concilium được dành chỉ là một bản văn ngắn gọn sơ khởi cho Công Đồng, nó là kết quả của cuộc tranh luận mà từ đó làm phát sinh việc biên soạn cuối cùng của Hiến chế:[6]
“Thật vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu.
Vì thế, phụng vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là Đầu và cùng các chi thể Người.
Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh và không một hành vi nào của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”.[7]
Có trong các đối tượng hay trong các “nhân vật” của phụng vụ mà hôm nay chúng ta có thể đề cập đến một lỗ hổng trong sự diễn tả này. Chỉ có hai vai chính được đề cập ở đây: Chúa Kitô và Giáo Hội. Không hề có một đề cập nào về vai trò của Chúa Thánh Thần cả. Trong phần còn lại của Hiến chế cũng thế, Chúa Thánh Thần không bao giờ được nói một cách trực tiếp nhưng chỉ được đề cập nơi này nơi kia và luôn “một cách gián tiếp”.
Sách Khải Huyền chỉ cho chúng ta thấy trật tự và con số đầy đủ về những nhân vật trong phụng vụ khi tóm tắt việc thường phượng Kitô giáo: “Chúa Thánh Thần và Tân Nương nói (với Đức Kitô Đấng Cứu Độ), hãy đến (Kh 22,17). Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng đã giải thích một cách hoàn hảo bản chất và sự canh tân việc thờ phượng được thiết lập bởi Giao Ước Mới trong cuộc đối thoại của Người với người đàn bà Samarianô: “Đã đến lúc và chính là lúc này đây, những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).
Câu “thần khí và sự thật” trong ngôn ngữ của Gioan có thể chỉ có hai điều: hoặc là “Thần Khí của sự thật”, là Chúa Thánh Thần (Ga 14,17,16,13) hay là thần khí của Chúa Kitô Đấng là chân lý (x. Ga 14,6). Một điều chắc chắn là “thần khí của chân lý” này không được giải thích theo ý nghĩa chủ quan, được những nhà thơ và những nhà văn lãng mạn ưu thích cho rằng ‘thần khí và sự thật” nhắm đến tính nội tâm bên trong của một người nghịch lại với mọi kiểu của sự tôn thờ tỏ ra bên ngoài và hữu hình. Đây không phải là một vấn đề ở đây để đi từ bên ngoài vào bên trong, nhưng đi từ nhân loại tới thần linh.
Nếu phụng vụ Kitô giáo là một “việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô”, thì con đường tốt nhất để khám phá bản tính của nó là xem xét Chúa Giêsu đã thực thi chức năng tư tế này trong cuộc đời và trong cái chết của Người như thế nào. Vai trò của tư tế là dâng “những lời cầu nguyện và của lễ” cho Thiên Chúa (x. Dt 5,1,8,3). Chúng ta biết rằng bây giờ Chúa Thánh Thần là Người đặt tiếng kêu “Cha ơi!” vào trong trái tim của Ngôi Lời nhập thể - một tiếng kêu bao gồm mọi lời cầu của Người. Luca đề cập điều này cách rõ ràng khi viết: “Trong chính lúc đó Người được hoan lạc trong Chúa Thánh Thần và nói: Con cảm tạ Cha, là Chúa của trời và đất...” (Lc 10,21). Của lễ là mình Người trong hiến lễ trên thập giá thực hiện, theo thư Do Thái “nhờ Thần Khí hằng hữu” (Dt 9,14), nghĩa là nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.
Thánh Basiliô cống hiến một bản văn sáng chói về điểm này:
“Con đường cho sự hiểu biết thần linh đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành tự nhiên, sự thánh thiện cố hữu và phẩm giá vương giả đến từ Chúa Cha, qua Con Một Yêu Dấu tới Thánh Thần”.[8]
Hay nói cách khác, trên mức độ của hữu thể và sự phát xuất của thụ tạo từ Thiên Chúa, mọi sự đến từ Chúa Cha, đi qua Chúa Con và đến với chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần. Trong trật tự của nhận thức, hay của sự trở về của thụ tạo với Thiên Thiên, mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con Đức Giêsu Kitô, và kết thúc với Chúa Cha.
Trong Giáo Hội Latinh, Chân Phước Isaac thành Stella (thế kỷ XII) diễn tả điều này trong những từ mà nó rất giống với tư tưởng của Basiliô:
“Cũng như là tặng phẩm thần linh đổ xuống trên chúng ta từ Chúa Cha, qua Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hay trong Chúa Thánh Thần... Cũng thế tặng phẩm nhân loại dâng lên nhờ Chúa Thánh Thần đến với Chúa Con, và nhờ Chúa Con đến Chúa Cha”.[9]
Như chúng ta thấy đây không phải là một vấn đề về việc trở thành một người say mê một hoặc một Ngôi khác trong Ba Ngôi Vị của Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng là về việc phải bảo vệ sự năng động của Ba Ngôi trong phụng vụ. Sự im lặng về Chúa Thánh Thần chắc chắn sẽ giảm bớt bản chất Ba Ngôi của phụng vụ. Về vấn đề này, đối với tôi lời cảnh báo của thánh Gioan Phaolô trong Novo Millennio ineunte rất chí lý:
“Chúa Thánh Thần tác tạo trong chúng ta, sự hỗ tương này (trong cầu nguyện) mở toang chúng ta, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, cho sự chiêm ngắm dung mạo Chúa Cha. Khi học hỏi khuôn mẫu Ba Ngôi của lời cầu nguyện Kitô giáo và sống nó một cách tràn đầy, trên tất cả trong phụng vụ, đỉnh cao và suối nguồn của đời sống Giáo Hội, nhưng cũng là trong kinh nghiệm cá nhân, là bí quyết của một Kitô giáo thực sự sống động, mà nó không có lý do để sợ hãi tương lai, bởi vì nó trở về cách liên tục với những nguồn gốc và tìm được trong đó sự sống mới”.[10]
3- Thờ phượng “trong Thánh Thần”
Chúng ta hãy rút ra một số những áp dụng thực hành từ những dẫn nhập này cho cách thế chúng ta sống phụng vụ để có thể hoàn tất một trong những mục tiêu nguyên thủy của nó, nghĩa là sự thánh hóa các linh hồn. Chúa Thánh Thần không cho phép phát minh những hình thức mới hay chủ quan của phụng vụ hoặc thay đổi những hình thức đã có theo sáng kiến của một người (một trách nhiệm thuộc về các giáo sỹ). Chỉ có một Chúa Thánh Thần, tuy nhiên, Người là Đấng luôn canh tân và ban sự sống cho mọi diễn tả của phụng vụ. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần không làm gì mới, nhưng làm cho mọi sự mới mẻ! Lời Chúa Giêsu được nhắc lại bởi thánh Phaolô: “Chính Thánh Thần ban sự sống” (Ga 6,63; x. 2 Cor 3,6) trước tiên áp dụng cho tất cả phụng vụ.
Thánh Tông Đồ khuyến khích các tín hữu hãy cầu nguyện “trong Chúa Thánh Thần” (Eph 6,18; x. Gđ 20). Cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là để cho Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện tác vụ tư tế của Người trong Thân Thể Người là Giáo Hội. Lời cầu nguyện Kitô giáo trở thành sự mở rộng cho Thân Thể của lời cầu nguyện của Đầu. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng:
“Chúa chúng ta Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, là Người cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện trong chúng ta và Người được chúng ta kêu cầu. Người cầu nguyện cho chúng ta như là tư tế của chúng ta; người cầu nguyện trong chúng ta như là Đầu chúng ta; và Người được chúng ta kêu cầu như là Chúa chúng ta. Vì thế chúng ta hãy nhận biết Người trong lời chúng ta và nhận ra lời Người trong chúng ta”.[11]
Trong ánh sáng này, phụng vụ xuất hiện như một “Opus Dei – công trình của Thiên Chúa” không chỉ vì nó có Thiên Chúa như là đối tượng của phụng vụ nhưng còn vì nó có Thiên Chúa như là chủ thể phụng vụ. Thiên Chúa không chỉ được khẩn cầu bởi chúng ta nhưng còn cầu khẩn trong chúng ta. Chính tiếng kêu “Abbà!” mà Chúa Thánh Thần đổ xuống trên chúng ta, thưa với Chúa Cha (x. Rm 8,15; Gl 4,6) cho thấy rằng Đấng cầu nguyện trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần là Chúa Giêsu, Con Một của Thiên Chúa. Quả thật, Chúa Thánh Thần trong tư cách của mình không thể nói với Thiên Chúa rằng “Abba, Cha ơi”, bởi vì Người không là được “sinh ra” nhưng thay vì điều này Người “phát xuất” từ Chúa Cha. Nếu Chúa Thánh Thần có thể làm như thế, điều đó có nghĩa là bởi vì Người là Thánh Thần của Chúa Kitô, Đấng tiếp tục lời cầu nguyện hiếu thảo của mình trong chúng ta.
Vượt trên tất cả mọi sự, khi lời cầu nguyện trở thành một cố gắng và một sự nỗ lực mà chúng ta khám phá tầm quan trọng lớn lao của Chúa Thánh Thần cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Khi đó Chúa Thánh Thần trở thành sức mạnh của lời cầu nguyện “yếu kém” chúng ta, là ánh sáng của lời cầu nguyện tẻ nhạt chúng ta; nói cách khác, Người trở thành linh hồn của lời cầu nguyện chúng ta. Người thực “tưới mát những gì là khô khan – riga quod est aridum”, như chúng ta đọc trong ca tiếp liên kính Chúa Thánh Thần (Veni Sancte Spiritus).
Tất cả những điều này xảy ra nhờ Đức Tin. Điều này đủ đối với tôi khi nghĩ và nói:
“Lạy Cha, Ngài đã ban Thánh Thần của Đức Giêsu cho con; vì thế, khi tuân theo “một Thánh Thần” với Chúa Giêsu, con đọc Thánh Vịnh này, con cử hành Thánh Lễ này, hay con đơn giản thinh lặng trong sự hiện diện của Ngài ở đây. Con muốn dâng cho Ngài sự vinh quang, niềm vui mà Chúa Giêsu đã dâng cho Ngài như khi Người còn ở trên mặt đất cầu khẩn Ngài”.
Chúa Thánh Thần ban sự sống cách đặc biệt cho lời cầu nguyện của sự thờ phượng là trung tâm điểm của mỗi lời cầu nguyện phụng vụ. Đặc tính rõ ràng của nó phát xuất từ sự kiện chỉ là tâm tình mà chúng ta có thể nuôi dưỡng một cách đơn độc và riêng biệt hướng về các Ngôi Vị thần linh. Nghĩa là cần phân biệt giữa latria (sự tôn thời tối cao được dành cho Thiên Chúa) với dulia (sự tôn kính dành cho các thánh) và hyperdulia (sự tôn kính đặc biệt được dành cho Đức Trinh Nữ). Chúng ta tôn kính Đức Trinh Nữ, nhưng chúng ta không tôn thờ Người, ngược lại với những gì mà một số người nghĩ về Người Công Giáo.
Sự tôn thờ Kitô giáo cũng có chiều kích Ba Ngôi. Chính sự sự tôn thờ thuộc Ba Ngôi trong cách thế mà nó diễn tả, bởi vì đây là sự tôn thờ được dành “cho Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần; nó cũng có chiều kích Ba Ngôi trong mục đích của nó bởi vì sự tôn thờ được dành “cho Chúa Cha, cho Chúa Con và cho Chúa Thánh Thần” cũng như nhau.
Trong nền tu đức Đông Phương, một người đã phát triển chủ đề này một cách sâu sắc nhất là Đức Hồng Y Pierre de Bérulle (1575-1629). Đối với ngài, Đức Kitô là người thờ phượng hoàn hảo của Chúa Cha, Đấng mà chúng ta cần hiệp nhất chúng ta với Người để thờ phượng Thiên Chúa với một sự tôn thờ theo giá trị vô biên.[12] Ngài viết:
“Từ sự vĩnh cửu có một Thiên Chúa đáng tôn thờ một cách vĩnh cửu, nhưng chưa có một kẻ tôn thờ vĩnh cửu… Giờ đây, ôi lạy Chúa Giêsu, Ngài là kẻ tôn thờ đó, là người đó, là tôi tớ đó, Đấng là vô biên trong quyền năng, phẩm chất, và cao cả, và Đấng làm thỏa mãn bổn phận đó và mang lại sự tôn thờ thần linh đó”.[13]
Nếu có điều gì đó thiếu sót trong cái nhìn này mà nó đã ban cho Giáo Hội hoa trái tuyệt vời như thế và đã khuôn tạo nền tu đức nước Pháp trong nhiều thế kỷ, đó là sự kiện mà chúng ta đề cập trong Hiến Chế của Công Đồng Vatican II: sự chú ý không đủ dành cho vai trò của Chúa Thánh Thần. Khởi đi từ Ngôi Lời Nhập Thể, khảo luận của Bérulle tiếp tục miêu tả “đoàn người vương giả” đi theo và đồng hành với Người: đó là Đức Trinh Nữ, Gioan Tẩy Giả, các Tông Đồ, các thánh. Điều còn thiếu ở đây chính là sự nhận biết về vai trò duy nhất của Chúa Thánh Thần.
Trong mỗi hành động trở về với Thiên Chúa, thánh Basiliô nhắc nhở chúng ta: mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con, và kết thúc với Chúa Cha. Điều này không đủ để thỉnh thoảng nhắc nhở rằng có một Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần nhận biết vai trò chính yếu của Người vừa cả trong tiến trình của thụ tạo phát xuất từ Thiên Chúa và cả trong sự trở về của thụ tạo với Thiên Chúa. Khoảng cách hiện hữu giữa chúng ta và Chúa Giêsu của lịch sử được lấp đầy bởi Chúa Thánh Thần. Không có Người mọi sự trong phụng vụ chỉ là sự tưởng nhớ; nhưng với Người, mọi sự là đều có mặt.
Trong sách Xuất Hành chúng ta đọc rằng trên núi Sinai Thiên Chúa chỉ cho Môisê một hốc đá nơi đó ông có thể ẩn mình để chiêm ngắm vinh quang của Thiên Chúa không bao giờ biến mất (x. Xh 33,21). Hốc đá này là gì đối với chúng ta là những kitô hữu ngày hôm nay, có phải là nơi mà chúng ta có thể ẩn trốn để chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa ? Khi chú giải về đoạn sách Xuất Hành này, thánh Basiliô nói với chúng ta rằng: “Đó là ở trong Chúa Thánh Thần ! Làm sao chúng ta có thể biết điều này ? Nhờ chính Chúa Giêsu đã nói: “Người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật”.[14]
Ôi viễn tượng tuyệt vời, vẻ đẹp tuyệt vời, quyền năng tuyệt vời, sự hấp dẫn tuyệt vời tất cả quy hướng về lý tưởng của sự tôn thờ Kitô Giáo! Ở giữa của vòng xoáy ồn ào của thế giới này, ai không cảm nhận được sự cần thiết phải dấu mình trong hốc đá thiêng liêng để chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa như Môisê đã làm ?
4. Sự nguyện giúp cầu thay
Bên cạnh sự tôn thờ, một yếu tố chính yếu của lời cầu nguyện trong phụng vụ là sự chuyển cầu. Trong tất cả của lời cầu nguyện của phụng vụ, Giáo Hội đang chuyển cầu cho mình và cho thế giới, cho người công chính và người tội lỗi, cho người sống và cho người chết. Đây cũng là lời cầu nguyện mà Chúa Thánh Thần muốn làm sống động và tăng sức mạnh. Thánh Phaolô viết về Chúa Thánh Thần:
“Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải ; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Chúa Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta và dạy chúng ta cũng cầu thay nguyện giúp cho người khác. Khi thực hiện lời cầu thay nguyện giúp có nghĩa là chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô sống lại nhờ Đức Tin, Đấng đang sống trong một trình trạng bất diệt của sự chuyển cầu cho thế giới (Rm 8,34; Dt 7,25; 1 Ga 2,1). Chúa Giêsu ban cho chúng ta một mẫu gương tuyệt hảo về sự chuyển cầu trong lời cầu nguyện tuyệt vời kết thúc cuộc sống trần gian của Người:
“Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con ; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian ; phần con, con đến cùng Cha” (Ga 17,9 tt).
Trong Isaia điều này được nói về Người Tôi Tớ Đau Khổ mà Thiên Chúa muốn ban thưởng cho Người với một “phần thưởng sự cao quý, bởi vì “người gánh tội mọi người, và làm sự chuyển cầu cho mọi phạm nhân” (Is 53,12). Lời tiên báo này được được thực hiện trong Chúa Giêsu, Đấng ở trên thập giá đã chuyển cầu cho những ai đóng đinh Người (x. Lc 23,34).
Hiệu quả của sự cầu thay nguyện giúp không phụ thuộc vào “việc nói nhiều lời” (x. Mt 6,7) nhưng vào mức độ của sự hiệp nhất mà một người thực hiện với tâm tình con thảo của Chúa Kitô. Thay vì lẩm bẩm nhiều lời nguyện, sẽ có ích hơn nếu chúng ta cầu xin nhiều người cầu thay nguyện giúp, nghĩa là kêu xin Đức Maria và các thánh giúp đỡ. Trong Lễ Các Thánh, Giáo Hội xin Chúa lắng nghe nhờ “sự đông đảo những vị chuyển cầu” (multiplicatis intercerssoribus).
Các người chuyển cầu cũng nhân lên khi họ cầu nguyện cho nhau. Thánh Ambrôsiô nói:
“Nếu bạn cầu nguyện cho mình, bạn sẽ là một người thôi cầu nguyện cho mình, và nếu bất cứ ai cầu nguyện chỉ cho mình thôi, ân sủng đón nhận sẽ ít hơn ân sủng của người cầu nguyện cho người khác. Nếu khi mỗi người cầu nguyện cho mọi người, khi đó từng người đang cầu cho người khác. Như thế, nếu bạn chỉ cầu nguyện cho mình thôi, bạn là người cô đơn trong lời cầu nguyện cho mình. Ngược lại nếu bạn cầu nguyện cho mọi người, lúc đó mọi người cũng sẽ cầu nguyện cho bạn vì bản được bao gồm trong “mọi người”.[15]
Lời cầu thay nguyện giúp như thế đáng được Thiên Chúa chấp nhận bởi vì nó là lời cầu nguyện không chút ích kỷ; nó phản chiếu rõ nét sự nhưng không của Thiên Chúa và nó phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, “Đấng khao khát cho mọi người được cứu độ (1 Tm 2,4). Thiên Chúa như một người cha nhân hậu, người có nhiệm vụ phải xử phạt nhưng cũng là người luôn tìm kiếm mọi điều kiện giảm nhẹ hình phạt để không có xử phạt nó và vui mừng khi anh em của những nhóm người có tội van xin người cha không làm như thế.
Khi không còn những cánh tay của người anh em được giơ lên hướng về Người, Thiên Chúa phàn nàn trong Kinh Thánh rằng: “Người đã thấy chẳng có ai phản ứng. Người ngạc nhiên vì không ai can thiệp” (Is 59,17).
Êdêkien chuyển tải những lời phàn này sau đây của Thiên Chúa: “Ta đã tìm kiếm trong bọn chúng một người xây tường và đứng trước nhan Ta, nơi lỗ hổng, để bảo vệ xứ sở, nhằm ngăn cản Ta phá thành, những Ta không tìm ra” (Ed 22,30).
Lời Chúa làm sáng tỏ sức mạnh ngoại thường của lời cầu nguyện của một người mà Thiên Chúa đặt làm đầu cho dân Người và lời cầu của người có thái độ của Thiên Chúa. Một Thánh Vịnh nói rằng Chúa tính chuyện hủy diệt dân Người bởi vì thờ bò vàng, “nếu người Chúa chọn là Môisê chẳng đem thân cản lối, ở ngay trước mặt Người” (Tv 106,23).
Tôi dám gợi ý với các chủ chăn và những vị hướng dẫn thiêng liêng, khi các ngài cảm thấy trong lời cầu nguyện rằng Thiên Chúa đang nổi giận với dân, Người tin tưởng vào các ngài, xin đừng có đứng một bên ngay lập tức với Thiên Chúa nhưng với dân! Đây là điều mà Môisê đã làm, để can ngăn Người có ý định loại bỏ họ khỏi cuốn sách của sự sống (Xh 32,32). Kinh Thánh giúp chúng ta ý thức rằng đó là điều chính xác mà Thiên Chúa mong muốn để Người có thể “từ bỏ dự định tiêu diệt dân người”. Vì thế, khi chúng ta ở trước một dân như thế, chúng ta cũng phải đưa ra những lý do với tất cả sự mạnh mẽ với Thiên Chúa. Liền sau lời cầu giúp nguyện thay của mình, khi Môisê ở trước dân, đó là lúc ông bày tỏ cơn giận của mình: ông đập nát bò vàng, tán nhuyễn chúng ra, rắc lên nước, và bắt dân uống (x. Xh 32,19 tt). Duy nhất người đã bảo vệ dân trước mặt Thiên Chúa và đảm nhận gánh nặng tội lỗi của họ mới có quyền – và sẽ có can đảm – để sau đó cất cao tiếng nói của mình chống lại họ trong sự bảo vệ của Thiên Chúa như Môisê đã làm.
Chúng ta hãy kết luận bằng việc cùng nhau tuyên xưng bản văn phản ảnh cách tuyệt vời vai trò của Chúa Thánh Thần và chiều hướng Ba Ngôi trong phụng vụ, đó là vinh tụng ca cuối cùng trong Sách Lễ Rôma: “Chính nhờ Người, với Người, và trong Người, mọi vinh quang và danh dự là của Chúa là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen”.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương chuyển dịch
Từ https://zenit.org/articles/father-cantalamessas-1st-lent-homily-2016/
[1] Benedict XVI, Homily at St. Peter’s Basilica, April 5, 2012. All papal quotes are taken from the Vatican website.
[2] See Ian Ker, “Newman, the Councils, and Vatican II, Communio 28, no. 4 (Winter 2001): pp. 708-728.
[3] See Karl Barth, The Theology of Schleiermacher, ed. Dietrich Ritschl, trans. Geoffrey W. Bromiley (Grand Rapids: Eerdmans, 1982), p. 278.
[4] John Paul II, “A Concilio Constantinopolitano,” n. 7, March 25, 1981.
[5] See Romano Guardini, The Spirit of the Liturgy, trans. Ada Lane (London: Aeterna Press, 2015), and Joseph Ratzinger, The Spirit of the Liturgy, trans. John Saward (San Francisco: Ignatius Press, 2000).
[6] Giuseppe Alberigo and Joseph A. Komonchak (for the English version), eds., The History of Vatican II, vol. 3 (Maryknoll, NY: Orbis Books, 2000), p. 192ff.
[7] Sacrosanctum concilium, n. 7.
[8] St. Basil, On the Holy Spirit 18, 47, trans. David Anderson (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary, 1997), pp. 74-75; see also PG 32, 153.
[9] Blessed Isaac of Stella, Letter on the Soul, 23, in The Selected Works of Isaace of Stella, ed. Dániel Deme (Aldershot, UK: Ashgate, 2007), p. 157; see also PL 194, 1888.
[10] John Paul II, Novo millennio ineunte, n. 32.
[11] St. Augustine, Expositions on the Psalms, 85, 1, in Saint Augustine: The Complete Works, vol.III/18, trans. Maria Boulding, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2002), p. 220; see also CCL 39, p. 1176.
[12] See Michel Dupuy, Bérulle, une spiritualité de l’adoration (Tournai: Desclée de Brouwer, 1964).
[13] Pierre de Bérulle, Discours de l’état et des grandeurs de Jésus (1623; reprint, Paris: Éditions du Cerf, 1996). See also Bérulle and the French School: Selected Writings, trans. Lowell M. Glendon (New York: Paulist Press, 1989).
[14] St. Basil, On the Holy Spirit 26, 62 (PG 32, 181ff).
[15] See St. Ambrose, On Cain and Abel 1, 39, vol. 42, The Fathers of the Church (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2020), p. 395; see also CSEL 32, p. 372.
Thông Báo
Cáo Phó: Ông Bênađô Nguyễn Khắc Minh qua đời tại Whittier, California
Tang Gia
13:14 24/02/2016
Trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh
Gia đình chúng con trân trọng thông báo cùng:
Quý Cha, Quý vị Tu sĩ Nam Nữ, Quý Đoàn thể, và thân Bằng Quyến thuộc
Em, Chồng, Cha, Ông, Cụ chúng con là:
Cụ Bênađô Nguyễn Khắc Minh
(Thanh-Hiền, Nha Trang Việt Nam)
Sinh ngày 7 tháng 10, 1933 tại Động Linh, Hà Nam, Việt Nam
đã được Thiên Chúa thương yêu đón về Nhà Cha
vào lúc 11 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 2016 tại Whittier California Hoa Kỳ
Hưởng Thọ 83 tuổi.
Gia đình Chúng Con Kính Báo
Vợ: Bà Quả Phụ Nguyễn Khắc Minh, Nhũ danh Nguyễn Thị Thanh
Các Con:
Trưởng Nữ: Nguyễn Thị Minh-Tâm, chồng, các con, và cháu
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Thanh-Hiền, chồng và các con
Trưởng Nam: Nguyễn Khắc Quang, vợ và các con
Thứ Nữ:Nguyễn Thị Thanh-Vân, chồng, các con, và cháu
Thứ Nam: Nguyễn Thế Bảo-Đức, vợ và các con
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Thanh-Hằng, chồng và các con
Thứ Nam: Nguyễn Khắc Xuyến
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Thanh-Kim
Chị Bà Quả Phụ Nguyễn Quang Đức, Nhũ danh Nguyễn Thị Mẫn, các con, các cháu, và chắt
Chị Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Sơn, Nhũ danh Nguyễn Thị Tấn, các con, cháu, và chắt tại Việt Nam
CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG
XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU
Văn Hóa
Lòng Từ Tâm
Nguyễn Trung Tây
15:24 24/02/2016
□ Nguyễn Trung Tây
Lòng Từ Tâm
...Ăn chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska...
Có người hỏi,
— Tại sao lại ăn Chay vào mùa Chay?
Tại sao?
Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô
Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.
Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.
Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.
Xóm Mù!
Giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn...
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.
Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
Suy Niệm
Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, tôi dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi Thiên Chúa kêu gọi tôi mở rộng tầm nhìn, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này vẫn còn nhiều người nghèo đói đang giơ tay chờ đợi một tấm lòng từ tâm.
Thực Hành
Trong Mùa Chay này, tôi sẽ làm ba việc bác ái,
— Một cho người thân trong gia đình,
— Một cho hàng xóm.
— Một cho chính mình...
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con mở rộng lòng để con nhận ra thế giới đang đói khát và nghèo nàn... Còn nhiều người cần tới bàn tay con...
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Lòng Từ Tâm
...Ăn chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska...
Có người hỏi,
— Tại sao lại ăn Chay vào mùa Chay?
Tại sao?
Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô
Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.
Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.
Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.
Xóm Mù!
Giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn...
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.
Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
Suy Niệm
Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, tôi dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi Thiên Chúa kêu gọi tôi mở rộng tầm nhìn, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này vẫn còn nhiều người nghèo đói đang giơ tay chờ đợi một tấm lòng từ tâm.
Thực Hành
Trong Mùa Chay này, tôi sẽ làm ba việc bác ái,
— Một cho người thân trong gia đình,
— Một cho hàng xóm.
— Một cho chính mình...
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con mở rộng lòng để con nhận ra thế giới đang đói khát và nghèo nàn... Còn nhiều người cần tới bàn tay con...
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Xa buôn làng nhớ quê hương: Cảm nghĩ về Tết
Nữ tu Rưng Rưng
20:06 24/02/2016
Tết năm nay, cái Tết đầu tiên bốn chị em tôi ăn Tết ở nơi xứ người, ai cũng mang trong mình cảm giác buồn da diết, nhớ Hội dòng, nhớ gia đình, nhớ buôn làng. Đêm buồn nhất là đêm ba mươi, tôi nhớ khi ở Việt Nam, đêm ba mươi là đêm bận rộn và vui nhất. Tôi cùng chị em đi dạo phố, đi chợ đêm mua hoa, xem pháo bông, đi ăn rồi cùng nhau đón giao thừa, sau đó chị em cùng nhau cầu nguyện để tạ ơn Chúa và cầu bình an cho Năm Mới. Những ngày đầu năm được đi thăm các cộng đoàn, gia đình, bà con. Giờ đây, nơi đất khách quê người này biết gặp ai, đi đâu, về đâu và làm gì? Và tôi nghĩ đến Chúa. Tôi tự hỏi: tại sao Chúa lại xuống thế làm người, tại sao Chúa phải đi từ làng nọ đến làng kia và tại sao tôi ở đây? Tôi nghĩ, đây không phải là điều ngẫu nhiên, Chúa muốn tôi ở đây, Chúa gửi tôi đến gia đình mới, đó là các sơ Dominican, các cộng đồng giáo xứ người Việt, những chị em cùng chung chí hướng với tôi. Họ là ai? Họ là gia đình tôi, là chị em tôi. Tôi nghĩ, chị em tôi không cần phải đi đâu xa để gặp gỡ hay làm một điều gì đó cho một ai đó. Người đầu tiên mà chúng tôi phải gặp, phải thăm đó là các sơ Dominican. Thế là chị em tôi lên kế hoạch tổ chức Tết cho các sơ. Mục đích của chị em muốn tổ chức Tết thật đơn giản. Thứ nhất, chị em muốn tạo cho các sơ có được niềm vui, đồng thời cũng muốn tạo bầu khí Tết cho chị em nơi đất khách quê người này.
Thứ hai là để giới thiệu cho các sơ biết về văn hóa và bầu khí Tết của người Việt như thế nào? Chúng tôi lên kế hoạch phân chia công tác cho nhau, mỗi người nhận một phần. Chúng tôi lên thực đơn, chọn những món truyền thống để các sơ thưởng thức hương vị Việt. Phần lớn món ăn, nước uống, bánh tết là do gia đình người Việt giúp, có người còn đến tận nhà dòng đem đồ ăn cho chúng tôi vì sợ chị em tôi không có thời gian.
Phần văn nghệ, chị em chọn mặc áo dài truyền thống và mặc thổ cẩm để nói lên nét đẹp đa dạng và phong phú của dân tộc Việt Nam. Tôi thích nhất phần chị em diện những bộ áo dài với đủ màu sắc mà chị em tôi xin được, chị em tôi vừa mặc vừa mang áo dài, có người còn kẹp cổ áo, lưng quần với chục kim may nhưng trông chị em ai cũng xinh. Chúng tôi vào phòng hội, các sơ và khách khứa đã có mặt đông đủ chỉ còn thiếu diễn viên vì phải chạy ra ngoài lấy đồ ăn nên đến trễ.
Chương trình bắt đầu diễn, trong lúc diễn, chúng tôi không nghe một tiếng động nào từ phía khán giả, họ lặng như ngày Tĩnh Tâm vậy. Tôi nghĩ, sao mà căng thẳng quá vậy. Thật ra các sơ đang chăm chú nhìn từng cử điệu, nghe từng lời ca của chúng tôi như thể chúng tôi là các diễn viên chuyên nghiệp vậy. Sau khi kết thúc văn nghệ, chúng tôi mời các sơ bốc lộc đầu năm, ai cũng lên để xem bên trong mình nhận được câu lời Chúa nào để mà sống trong năm mới, có sơ còn bốc đến hai lần.
Điều làm tôi xúc động nhất, ngay khi kết thúc buổi văn nghệ các sơ đến “hug” và nói lời “Thank You” chị em tôi. Trong tất cả các sơ, có sơ Gertrude và sơ Rita ngồi ghế ôm tôi và nói lời cám ơn trong nghẹn ngào. Sơ Rita nói, chúng tôi đã chạm vào trái tim của sơ làm cho sơ vui và xúc động. Tôi không biết sơ khóc vì xúc động hay sơ khóc vì chị em tôi hay sơ nghĩ lịch sử lại lặp lại một lần nữa. Ngày xưa các nhà Truyền giáo đến Việt Nam rao giảng Tin Mừng, các ngài không ngôn ngữ, không người thân quen. Giờ đây, chị em tôi cũng vậy. Nhưng dù với lí do gì đi chăng nữa, tôi thấy vui vì chị em tôi đã mang được niềm vui cho các sơ, không chỉ riêng cho các sơ mà thôi mà còn cả cho chúng tôi nữa.
Nói cho cùng, chị em tôi chẳng làm nên việc gì to tát nhưng đối với các sơ chúng tôi đã làm nên một việc lớn lao. Thật hạnh phúc khi chúng ta làm được một điều gì đó cho người khác. Khi chúng ta yêu thương và quan tâm đến một ai đó, chúng ta luôn muốn làm điều tốt cho họ và chị em tôi đã làm được điều đó. Thât vui phải không? Giờ tôi mới cảm nhận được một điều, những cái chạm vào tận sâu thẳm cõi lòng người, cái đó mới làm cho con người vui, hạnh phúc và được biến đổi.
Qua cái Tết này, tôi thấy vui và hạnh phúc, tôi cảm nhận được tình thương của Chúa dành cho tôi quá tuyệt vời. Mặc dù năm nay tôi không đón Tết với chị em trong Hội dòng, với gia đình, với những người thân quen. Nỗi buồn có đó nhưng tôi không cảm thấy cô đơn hay lạc lỏng. Tôi thấy vui khi được đi thăm gia đình cộng đồng người Viêt, được tham dự thánh lễ đón giao thừa với họ, được xem múa lân, pháo hoa, được nhận những bì lì xì màu đỏ....Vâng, đó chỉ là những cái vui bên ngoài nhưng sâu xa nhất tôi cảm nhận được tình thương và sự quan tâm của mọi người dành cho nhau. Qua họ, tôi cảm nhận được tình Chúa, tình người. Cuộc sống sẽ đẹp biết bao khi chúng ta biết trao cho nhau tình thương.
Phần tôi, tôi đã nhận tình yêu nhưng không từ Thiên Chúa dành cho tôi qua những người mà tôi gặp gỡ và tôi sẽ phải sống như thế nào để mang lại niềm vui đó cho những người sống xung quanh tôi. Tôi tạ ơn Chúa đã gửi những ân thân nhân để giúp đỡ chị em tôi và tôi cầu chúc cho tất cả những người đã giúp đỡ chị em tôi Một Năm Mới tràn đầy phước lộc của Chúa xuân, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc, bình an và Một Năm Mới vạn sự như ý, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Lan
Vũ Đình Huyến, Lm
21:25 24/02/2016
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Vườn xuân dìu dịu đưa hương
Một đàn bướm trắng vấn vương bên mình
Người phong nhã, khách đa tình
Có ai không thích, không nhìn ngắm hoa
Dịu dàng, đài các, kiêu sa..
(Trích thơ của V.T)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 18 – 24/02/2016: Lễ Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:21 24/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi triều yết chung sáng thứ Bẩy 20 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành bài giáo lý của ngài để nói về Năm Thánh Lòng Thương Xót trong bối cảnh Mùa Chay. Thông thường, mỗi tuần Đức Thánh Cha chỉ có một buổi triều yết chung vào sáng thứ Tư. Tuy nhiên, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngài có thêm một buổi triều yết chung vào sáng thứ Bẩy của tuần cuối cùng trong tháng. Đây là buổi triều yết chung đặc biệt thứ hai trong khuôn khổ này.
Phát biểu với hàng ngàn tín hữu và khách hành hương, Đức Thánh Cha nói trong những tuần trước lễ Phục Sinh Giáo Hội mời gọi các tín hữu hăng say hơn trong việc “bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của họ.”
Ngài nói rằng “chứng tá Kitô đó là cách chúng ta đáp lại những gì Thiên Chúa ban cho chúng ta trước, được thể hiện không chỉ nơi ân sủng là kỳ công sáng tạo của Ngài, nhưng trên hết là nơi việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến trong thế gian”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự hiến chính mình để mang lại niềm hy vọng và ơn cứu chuộc cho người nghèo, người bệnh, người tội lỗi và tất cả những ai trong cảnh bức bách. Thiên Chúa dấn thân làm mọi sự cho chúng ta, công việc đầu tiên của Ngài là tạo ra thế giới, và bất chấp những nỗ lực của con người làm hư hỏng thế giới này, Ngài quyết liệt giữ cho nó sống còn.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu “là biểu hiện sống động của lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi để làm chứng cho Tin Mừng của niềm hy vọng và tình liên đới.”
Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào Liên đoàn Hiến Máu của Italia, gọi tắt là FIDAS. Các thành viên FIDAS đang thực hiện cuộc hành hương Năm Thánh của họ tại Vatican.
FIDAS nhân dịp này đã ăn mừng những thành công của họ kể từ khi được thành lập nhằm đáp lại lời mời gọi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm Năm Thánh 2000.
Liên đoàn đang hy vọng rằng mọi người sẽ xem xét việc tình nguyện hiến máu như một cử chỉ bác ái trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này.
Kết thúc buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Phanxicô chào tất cả các khách hành hương nói tiếng Anh và bày tỏ hy vọng rằng Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ là một thời điểm của ân sủng và canh tân tinh thần cho họ và cho gia đình của họ.
2. Lễ Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thánh Phêrô là thủ lãnh của các Tông đồ và là giám mục đầu tiên của Rôma. Đức Chúa Giêsu nói với ngài: “Con là Phêrô, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18). Sau khi Đức Chúa Giêsu về trời, Thánh Phêrô bắt đầu rao giảng Tin mừng. Ngài hướng dẫn một cộng đoàn Kitô hữu nhỏ bé nhưng phát triển. Đầu tiên, Thánh Phêrô hoạt động ở Giêrusalem và Antiôkia, hai thành phố lớn ở Đông phương. Sau đó, Thánh nhân đến rao giảng Tin mừng ở Rôma, thủ đô của thế giới Công Giáo.
Lễ kính ngai tòa Thánh Phêrô ở Rôma nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Phêrô thiết lập cộng đoàn Kitô hữu trong thành phố ấy. Chiếc ghế đặc biệt này là biểu hiệu cho quyền bính mà Đức Chúa Giêsu đã trao cho Thánh Phêrô. Trước đây, các vua chúa ngồi trên ngai vàng và cai trị dân chúng. Ngai tòa của Thánh Phêrô cũng là biểu tượng cho quyền lực xuất phát từ Chúa Giêsu để cai trị Giáo Hội.
Thánh Phêrô đã chết vì đức tin; nhưng trải qua các thời đại, luôn luôn có một giám mục Rôma. Ngài được gọi là Giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng cai trị toàn thể Giáo Hội như Thánh Phêrô nhân danh Đức Chúa Giêsu. Chúng ta cũng gọi đấng kế vị Thánh Phêrô là Đức Thánh Cha.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngày lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô năm nay có một nét rất đặc biệt vì đó cũng là ngày các chức sắc và nhân viên Tòa Thánh cử hành Năm Thánh Lòng thương xót.
Trong thánh lễ hôm thứ Hai 22 tháng 2, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị mục tử trong Giáo Triều Roma vun trồng ý thức mạnh mẽ về mục vụ trong môi trường làm việc tại đây.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có 60 Hồng Y, Giám mục và khoảng 300 linh mục, trước sự hiện diện của hơn 5 ngàn nữ tu và giáo dân.
Quảng diễn bài Tin Mừng (Mt 16,13-19) về sự tuyên xưng niềm tin của Thánh Phêrô và Chúa tuyên bố xây dựng Giáo Hội của Ngài trên đá tảng Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc lại lời thánh Augustino dạy rằng: Giáo Hội tuy bị chao đảo vì những thăng trầm lịch sử, “nhưng không sụp đổ, vì được xây trên đá, từ đó Phêrô mang tên. Không phải đá rút tên từ Phêrô, nhưng là Phêrô rút tên từ đá: cũng vậy không phải tên Đức Kitô rút ra từ Kitô hữu, nhưng tên Kitô hữu xuất phát từ Chúa Kitô [..]. Đá tảng chính là Chúa Kitô, trên nền tảng này, cả Phêrô cũng được kiến tạo” (In Joh 124, 5: PL 35, 1972).
Từ chân lý trên đây, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị mục tử phục vụ trong giáo triều Roma hãy noi gương chính Thiên Chúa chăm sóc đoàn chiên của Người, như ngôn sứ Ezechiel mô tả cách hành động của Thiên Chúa: Người đi tìm con chiên liên lạc và dẫn về đoàn, băng bó vết thương và chăm sóc chiên bị bệnh (34,16). Thái độ này là dấu chỉ tình thương vô biên. Đó là sự tận tụy trung thành, liên lỉ, vô điều kiện, để lòng thương xót có thể đến với tất cả những người yếu nhất.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Điều tốt lành cho chúng ta là những người được kêu gọi trở thành Mục Tử trong Giáo Hội, hãy để cho tôn nhan Thiên Chúa, vị Mục Tử nhân lành, chiếu sáng, thanh tẩy, biến đổi và để cho chúng ta hoàn toàn được đổi mới trong sứ vụ của chúng ta. Ước gì trong các môi trường làm việc của chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy, vun trồng và thực thi một ý thức mục vụ mạnh mẽ, nhất là đối với những người mà chúng ta gặp hằng ngày. Ước gì không ai cảm thấy bị bỏ rơi hoặc ngược đãi, nhưng mỗi người có thể cảm nghiệm, trước tiên tại đây, sự chăm sóc ân cần của Vị Mục Tử Nhân lành.. Chúng ta hãy để cho Chúa giải thoát chúng ta khỏi mọi cám dỗ xa rời điều cốt yếu trong sứ vụ của chúng ta, và tái khám phá vẻ đẹp của sự tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Giêsu. Lòng trung thành với sứ vụ cần phải liên kết mật thiết với lòng thương xót mà chúng ta muốn làm cho người khác cảm nghiệm được”.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi phổ biến tình yêu thương, sự tha thứ và tình huynh đệ, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót
Anh chị em hãy nhận lấy chuỗi Lòng Thương Xót như là một sự trợ giúp tinh thần để phổ biến tình yêu thương, sự tha thứ và tình huynh đệ, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này.
Đức Thánh Cha đã nói như trên khi phân phát 40,000 hộp chuỗi Lòng Thương Xót cho tín hữu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 th2-2016.
Như quý vị đã biết Đức Thánh Cha vừa kết thúc chuyến tông du bên Mễ Tây Cơ về vì thế trong bài huấn dụ buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua ngài đã chia sẻ với tín hữu vài tâm tình của ngài. Nhắc đến biến cố Chúa Giêsu hiển dung trên núi Tabor như kể trong Phúc Âm, và áp dụng vào chuyến công du.
Đức Thánh Cha nói:
Chuyến tông du mà tôi đã thực hiện những ngày vừa qua bên Mehicô đã là một kinh nghiệm của sự hiển dung. Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy ánh sáng vinh quang của Ngài qua thân mình Giáo Hội Ngài, của Dân thánh sống trên trái đất này. Một thân mình biết bao nhiêu lần bị thương tích, một Dân tộc biết bao nhiêu lần bị áp bức, khinh miệt, xúc phạm trong phẩm giá của mình. Thật ra, các cuộc gặp gỡ khác nhau sống tại Mễ Tây Cơ đã tràn đầy ánh sáng: ánh sáng của đức tin biến đổi các gương mặt và soi sáng đường đời.
Trọng tâm chuyến hành hương của tôi đã là Đền thánh Đức Bà Guadalupe. Thinh lặng trước hính Đức Mẹ đã là điều tôi muốn trước hết. Và tôi cảm tạ Thiên Chúa đã cho tôi thực hiện được điều này. Tôi đã chiêm ngưỡng Mẹ, và để cho Mẹ nhìn tôi, Đấng mang trong mắt Mẹ cái nhìn của tất cả con cái Mẹ, và tiếp nhận các khổ đau vì các bạo lực, bắt cóc, giết chóc, ức hiếp gây thiệt hại cho biết bao nhiêu người nghèo khổ và biết bao phụ nữ. Guadalupe là Đền thánh mẫu được nhiều người kính viếng nhất thế giới. Từ toàn châu Mỹ tín hữu đến cầu nguyện tại nơi Đức Trinh Nữ Dă Ngăm đã hiện ra với thổ dân Juan Diego, mở đầu cho việc rao truyền Tin Mừng của đại lục và cho nền văn minh mới của nó, là hoa trái của cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa khác nhau.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: đó chính là gia tài, mà Chúa đã giao phó cho dân nước Mễ Tây Cơ: giữ gìn cái giầu có của sự khác biệt, đồng thời biểu lộ sự hài hòa của đức tin chung, một đức tin ngay thẳng và mạnh mẽ, được kèm theo bởi một sức sinh động và tính nhân bản lớn. Cũng như các Vị tiền nhiệm của tôi, tôi cũng đã đến để củng cố đức tin của nhân dân Mễ Tây Cơ, đồng thời cũng để được củng cố bởi đức tin đó. Tôi đã thu lượm được đầy tay món quà này, để nó sinh lợi cho Giáo Hội hoàn vũ.
Một thí dụ sáng ngời của điều tôi đang nói được trao ban bởi các gia đình: các gia đình Mễ Tây Cơ đã tiếp đón tôi với niềm vui như là sứ giả của Chúa Kitô, Mục Tử của toàn thể Giáo Hội. Tới phiên họ, họ đã cho tôi các chứng tá trong sáng và mạnh mẽ, chứng tá của đức tin sống động, của đức tin biến đổi cuộc đời, và điều này xây dựng biết bao gia đình kitô trên thế giới. Người ta cũng có thể nói cùng điều đó cho giới trẻ, cho các người sống đời thánh hiến, các linh mục, các công nhân, các tù nhân.
Vì thế tôi cảm tạ Chúa và Đức Trinh Nữ Guadalupe vì ơn của chuyến hành hương này. Ngoài ra tôi xin cám ơn tổng thống Mehicô và các giới chức dân sự về sự tiếp đón nồng nhiệt danh cho tôi. Tôi cũng hết lòng cám ơn các anh em trong Hội Đồng Giám Mục, và tất cả những người đã cộng tác trong nhiều cách cho chuyến viếng thăm này thành công tốt đẹp. Nhắc đến cuộc gặp gỡ lịch sử với Đức Thượng Phụ chính thống Kirill Đức Thánh Cha nói:
Một lời chúc tụng đặc biệt chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh vì đã muốn trong dịp này cho cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và của toàn nước Nga là người anh em Kirill thân mến, xảy ra tại Cuba. Một cuộc gặp gỡ đã được các Vị Tiền Nhiệm của tôi ước mong biết bao! Cả biến cố này nữa cũng là một ánh sáng ngôn sứ của sự Phục Sinh, mà thế giới ngày này cần có hơn bao giờ hết. Xin Mẹ Thánh của Thiên Chúa tiếp tục hướng dẫn chúng ta trên con đường hiệp nhất. Chúng ta hãy cầu xin Đức Bà Kazan, mà Đức Thượng Phụ đã tặng tôi một bức icône vễ trên gỗ. Rồi Đức Thánh Cha cùng mọi người đọc một Kinh Kính Mừng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18 – 24/02/2016: Họp báo trên chuyến bay từ Ciudad Juárez về Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:58 24/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hoạt động sau cùng của Đức Thánh Cha tại Mễ Tây Cơ là việc tưởng niệm các nạn nhân bỏ mình trên đường vào nước Mỹ và cử hành thánh lễ trước sự tham dự của 200 ngàn tín hữu tại Ciudad Juárez, cách biên giới Mỹ 80 mét.
Lúc quá 3 giờ chiều thứ tư 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã đến khu vực hội chợ triển lãm của Ciudad Juárez. Khi vực rộng lớn này có thể tiếp nhận 200 ngàn người ở quảng trường và hơn 30 ngàn người ở sân vận động Benito Juárez. Đến nơi ngài dùng xe mui trần tiến qua các lối đi để chào các tín hữu và cũng đi sát biên giới Mỹ để có thể chào thăm hàng trăm tín hữu Công Giáo ở trên đất Hoa Kỳ, chỉ cách nhau bằng hàng rào kim loại, do chính phủ Mỹ dựng lên để kiểm soát làn sóng nhập cư từ Mễ Tây Cơ. Làn sóng này rất mạnh, làm cho dân Mễ Tây Cơ sống trên đất Mỹ hiện lên tới hơn 30 triệu người. Số tiền người Mễ Tây Cơ làm việc ở nước ngoài ngày càng gia tăng và hiện chiếm tới 3% tổng sản lượng của Mễ Tây Cơ và trở thành một nguồn ngoại tệ quan trọng của Mễ Tây Cơ. Báo “El Nacional”, nghĩa là Quốc gia, số ra ngày 16-2 vừa qua, trích thuật thống kê của Đại học Syracuse ở Mỹ cho biết có nhiều người Mễ Tây Cơ hiện sống trên đất Mỹ nhưng không có giấy tờ, trong số này có hơn 13 ngàn người đang chờ bị trục xuất về nước.
Theo con số do cơ quan biên phòng của Mỹ công bố, đã có 4,353 người chết trong khoảng thời gian 10 năm, từ 2005 đến 2015, khi tìm đường lẻn từ Mễ Tây Cơ vào đất Mỹ.
Đến gần biên giới Mỹ, Đức Thánh Cha dừng lại trước cây thánh giá lớn được dựng lên để tưởng niệm những người đã vượt biên từ Mễ Tây Cơ sang Mỹ và đã bỏ mình trong hành trình này. Đức Thánh Cha cúi đầu cầu nguyện trong thinh lặng rồi đặt một bó hóa trên bàn trước cây thánh giá. Tại đó có 3 cây thánh giá nhỏ, Đức Thánh Cha làm phép, để các thánh giá này được đưa về 3 giáo phận ở Mỹ giáp biên giới Mễ Tây Cơ, đó là giáo phận El Paso, Lac Cruces và New Mexicô.
Dân chúng đứng ở bên kia hàng rào, trên lãnh thổ Mỹ, thuộc hành phố El Paso, bang Texas, vui mừng chào Đức Thánh Cha và ngài cũng vẫy tay đáp lại.
Liền đó, Đức Thánh Cha tiến vào khu vực hành lễ: 200 ngàn tín hữu đã chờ sẵn tại đây và dành cho ngài sự chào đón thật nồng nhiệt. Đồng tế với Đức Thánh Cha thánh lễ lúc 4 giờ chiều tại Ciudad Juárez, cũng là thánh lễ cuối cùng ngài cử hành trong cuộc viếng thăm, ngoài các Giám Mục và linh mục Mễ Tây Cơ, còn có nhiều Giám Mục Hoa Kỳ, đặc biệt là Đức Hồng Y Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGM giáo phận Boston và là người đã có 20 năm kinh nghiệm làm việc mục vụ cho người di dân.
Ngoài ra, có 50 ngàn tín hữu thuộc giáo phận El Paso, Hoa Kỳ, tụ tập tại sân vận động Sun Bowl tham dự qua màn hình thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành ở Ciudad Juárez.
2. Nghi thức từ biệt Đức Thánh Cha
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục José Guadalupe Torres Campos của giáo phận Ciudad Juárez đã đại diện mọi người cám ơn và tiễn biệt Đức Thánh Cha.
Ngài đáp từ và cám ơn tất cả mọi người, chính quyền liên bang cũng như tiểu bang và tất cả những người đã cộng tác vào cuộc viếng thăm của ngài. Đức Thánh Cha nói: “Bao nhiêu người phục vụ không tên, trong âm thầm, đã đóng góp hết sức để những ngày này trở thành một đại lễ gia đình: xin cám ơn anh chị em. Tôi cảm thấy được đón nhận, với tình thương mến, lòng hân hoan, và hy vọng của đại gia đình Mễ Tây Cơ: cám ơn anh chị em đã mở cho tôi những cánh cửa cuộc sống và quốc gia của anh chị em”.
Ngài cũng ứng khẩu nói thêm:
“Mễ Tây Cơ là một ngạc nhiên!”: Đêm dài dường như vô tận và dầy đặc, nhưng những ngày này tôi có thể nhận thấy nơi dân tộc này có bao nhiêu ánh sáng loan báo hy vọng: tô icó thể thấy nơi nhiều chứng nhân của dân tộc Mễ Tây Cơ, nơi khuôn mặt nhiều người sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng tiếp tục bước đi trên phần đất này, hướng dẫn họ và nâng đỡ niềm hy vọng; nhiều người nam nữ, với những nỗ lực hằng ngày, làm cho xã hội Mễ Tây Cơ không còn ở trong bóng đêm. Họ là những ngôn sứ của ngày mai, là dấu hiệu một bình minh mới. Xin Đức Mẹ Guadalupe tiếp tục thăm viếng anh chị em, tiếp tục đồng hành trên đất nước này, giúp anh chị em trở thành những thừa sai và chứng nhân về lòng thương xót và hòa giải”.
Sau khi kết thúc thánh lễ vào lúc 6 giờ chiều giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã ra phi trường quốc tế Ciudad Juárez cách đó 17 cây số để đáp máy bay về Roma. Cũng như khi ngài đến nước này tối ngày 12-2 vừa qua, lần này cũng có hàng trăm ngàn người đứng hai bên đường để tiễn biệt Đức Thánh Cha, trước khi ngài được tổng thống, Phu nhân và một số quan chức chính phủ và giáo quyền chính thức giã từ tại phi trường.
Lúc 7 giờ 15 phút tối giờ địa phương, máy bay Boeing 787 của hãng hàng không AeroMéxico đã cất cánh, chở Đức Thánh Cha, đoàn tùy tùng và 76 ký giả quốc tế đã cất cánh.
3. Họp báo trên chuyến bay
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho báo chí cuộc họp báo dài trên chuyến bay từ Mễ Tây Cơ về Rôma vào hôm thứ Năm 18 tháng Hai. Ngài chia sẻ về nhiều đề tài bao gồm trường hợp các linh mục phạm vào tội ấu dâm, “những người đã bị giết” tại Mễ Tây Cơ, Giáo Hội Công Giáo tại Ukraine và vi khuẩn sốt Zika.
Khi được hỏi là tại sao Đức Giáo Hoàng đã không tiếp thân nhân của 43 sinh viên sư phạm bị mất tích ở tiểu bang Guerrero vào năm 2014. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài đã nói chuyện nhiều về những vấn nạn liên quan đến những vụ ám sát bởi các băng nhóm tội phạm và buôn ma túy. Đức Thánh Cha lưu ý rằng ngài rất muốn gặp các thân nhân nhưng có nhiều nhóm đại diện cho “ những nạn nhân” và cũng có những tranh chấp nội bộ giữa các nhóm này.
Một nhà báo người Mễ Tây Cơ khác đã hỏi về việc lạm dụng trẻ em và hậu quả mà linh mục Marcial Mariel, cũng là một sáng lập viện của Hội Đạo Binh, để lại cho đất nước Mễ Tây Cơ. Đức Thánh Cha khẳng định lại một lần nữa rằng một vị Giám Mục cố tình chuyển đổi một linh mục bị tố cáo là xâm phạm tình dục từ giáo xứ này đến giáo xứ khác là “vô trách nhiệm” và nên từ chức. Ngài cũng nhấn mạnh là vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã phải làm việc cật lực trong thập niên qua để giải quyết vấn nạn này và chỉ ra những bước khác nhau ngài đã làm việc với Hội Đồng Hồng Y, Thánh Bộ Đức Tin và Ủy Ban Giáo Hoàng bảo vệ các trẻ vị thành niên.
Khi được hỏi về việc di dân tới Hoa Kỳ và việc ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ dọa sẽ xây tường thành dọc theo biên giới, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài không có ý kiến gì về việc bầu cử ở Hoa Kỳ nhưng thêm rằng “một người chỉ nghĩ đến việc xây tường thành ở bất cứ đâu – hơn là nghĩ về việc xây những nhịp cầu- thì không phải là một Kitô hữu.”
Đức Thánh Cha cũng nói nhiều về cuộc họp lịch sử hôm thứ Sáu tuần trước với Đức Thượng Phụ Kyrill và về những lo ngại bị phản bội mà những giáo dân Công Giáo Đông phương người Ukraine đã nêu ra, cụ thể là trong cuộc họp báo của Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Đông phương Sviatoslas Schevchuk. Đức Thánh Cha nói rằng ngài thấu hiểu những lo sợ này và ngài có những suy tư riêng liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng điều quan trọng là đừng diễn dịch quá xa những gì được đề cập trong văn bản và hãy có một cái nhìn lạc quan như Đức Tổng Giám Mục Schevchuk đã mô tả sự trực diện là “một cơ hội tốt”, đem lại hy vọng cho những cuộc đối thoại tiếp theo.
Khi được hỏi về khả năng vi khuẩn Zika gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi đang lan tràn ở các nước Châu Mỹ La tinh, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng phá thai là một trọng tội không bao giờ có thể biện minh được và đi ngược lại lời thề lương y như từ mẫu của các bác sĩ. Nhưng, việc dùng thuốc ngừa thai có thể được chấp nhận trong những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cho phép các nữ tu ở Châu Phi được dùng thuốc ngừa thai từ nửa thế kỷ trước trong những thời kỳ họ phải đối diện thường xuyên với nguy cơ bị hãm hiếp.
Đức Giáo Hoàng cũng nói về Liên Minh Âu Châu. Ngài sắp nhận được giải thưởng Charlemagne vì những đóng góp của ngài cho tương lai của lục địa này.
Một nhà báo Mỹ trở lại câu hỏi về hôn nhân hỏi rằng làm sao một Giáo Hội đầy lòng xót thương lại dễ dàng để tha tội cho kể sát nhân hơn là tha tội cho người ly dị và tái hôn? Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng một tài liệu sau Thượng Hội Đồng về gia đình, sẽ được phổ biến trước lễ Phục Sinh- sẽ khám phá chiều sâu về những đổ vỡ hôn nhân và đặc biệt sự cần thiết cho việc chuẩn bị hôn nhân tốt hơn. Ngài nói rằng có nhiều cặp bị áp lực để kết hôn vội vàng vì đã có con, khi còn là Giám Mục thành Buenos Aires, ngài đã hướng dẫn các linh mục sẽ không làm đám cưới cho đến khi các cặp đôi này sẵn sàng cam kết sống với nhau trọn đời. Những cặp ly dị hay tái hôn phải được tái hòa nhập vào trong đời sống của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng đây là một hành trình dài nhưng “mọi cánh cửa đều rộng mở.”
Một ký giả đặt câu hỏi: “Các phương tiện truyền thông đã đề cập đến những trao đổi thư từ giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và triết gia người Mỹ, Anna Teresa Tymieniecka.. . Theo Đức Thánh Cha, liệu một vị giáo hoàng có thể có một mối quan hệ thân mật như vậy với một người phụ nữ?”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi cho rằng một người đàn ông không biết làm thế nào để có một tình bạn với một người phụ nữ.. .là một người đang thiếu một cái gì đó.. . Một tình bạn với một người phụ nữ không phải là một tội lỗi. Nó là một tình bạn.. . Đức Giáo Hoàng là một người đàn ông Đức Giáo Hoàng cần những ý kiến của phụ nữ, và Đức Giáo Hoàng cũng có một trái tim, cho một tình bạn lành mạnh và thiêng liêng với một người phụ nữ. Có những tình bạn giữa các vị thánh như tình bạn giữa thánh Phanxicô và thánh nữ Clara, giữa thánh Teresa và thánh Gioan thánh Giá.. . Nhưng phụ nữ vẫn còn bị đánh giá thấp, chúng ta đã không hiểu rõ những gì một người phụ nữ có thể đóng góp cho cuộc sống của một linh mục và cho Hội thánh theo nghĩa tư vấn, giúp đỡ và tình bạn lành mạnh”.
Nói về các chuyến đi và cuộc họp trong tương lai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói ngài muốn thăm Trung Quốc và rằng ngài hy vọng sớm được gặp lãnh đạo Hồi Giáo Ahmed el-Tyaeb.
Sau hết, cùng với các nhà báo Đức Giáo Hoàng đã cám ơn tiến sĩ Alberto Gasbarri, người đã tổ chức các cuộc thăm viếng cho các Giáo Hoàng trong bốn thập niên qua và sẽ về hưu vào cuối tháng này.
4. Báo chí giải thích không đúng lời Đức Thánh Cha về ứng cử viên tổng thống Donald Trump của đảng cộng hòa ở Mỹ.
Rất nhiều cơ quan báo chí ồ ạt đăng tin: trong cuộc họp báo hôm 18 tháng 2 trên chuyến bay từ Mễ Tây Cơ về Roma, “Đức Thánh Cha tấn công ông Trump và kết án ông không phải là Kitô hữu”. Phản ứng lại tin này, Ông Trump cho rằng thật là điều không xứng đáng khi một vị lãnh đạo tôn giáo “kết án người khác như vậy”, và ông cho rằng mình là “Kitô hữu tốt”! và cả Vatican cũng có những bức tường cao!
Sự kiện là: Ký giả Phil Pulella, thuộc hãng tin Reuters của Anh quốc, hỏi nhận định của Đức Thánh Cha về lời tuyên bố của Ông Donald Trump nói: nếu đắc cử tổng thống, Ông muốn xây bức tường dài 2.500 cây số dọc theo biên giới Mễ Tây Cơ và muốn trục xuất 11 triệu người di dân bất hợp pháp, và như thế là phân rẽ các gia đình.
Đức Thánh Cha đáp:
“Một người chỉ nghĩ đến việc xây dựng những bức tường, bất luận ở đâu, mà không nghĩ đến việc bắc những nhịp cầu, thì không phải là Kitô hữu. Hành động ấy không có trong Tin Mừng”.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, hôm 19 tháng 2, Cha Lombardi Tổng Giám Mục đài Vatican và cũng là Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh nói:
“Đức Thánh Cha nói điều mà chúng ta đều biết rõ, khi theo dõi giáo huấn và lập trường của ngài: nghĩa là không cần kiến tạo những bức tường, nhưng là những cây cầu. Đó là điều mà ngài vẫn luôn nói, liên tục, và ngài cũng nói điều đó về những vấn đề di dân ở Âu Châu, rất nhiều lần. Vì thế, đây không hề là một vấn đề đặc thù, giới hạn vào trường hợp này. Đó là thái độ chung của ngài, rất phù hợp với điều này là can đảm sống theo những chỉ dẫn của Tin Mừng về sự đón tiếp và liên đới. Rồi người ta thổi lên và truyền đi câu nói của Đức Thánh Cha. Đó không phải là điều ngài muốn nói, ngài không muốn đó là một cuộc tấn công cá nhân, và cũng không phải là một chỉ dẫn về việc bỏ phiếu. Đức Giáo Hoàng đã nói rõ là ngài không xen vào vấn đề bỏ phiếu trong chiến dịch tuyển cử ở Hoa kỳ, và ngài cũng nói rõ: không rõ người ta có tường thuật đúng điều mà ông Trump nói hay không vì vì thế, trong trường hợp này, ngài tỏ ra nghi ngờ về điều báo chí thuật lại những lời tuyên bố của ứng cử viên đảng cộng hòa Mỹ”.
Tóm lại, diễn văn nổi tiếng về việc đón tiếp, về việc bắc cầu hơn là xây tường chính là một đặc điểm của triều đại Giáo Hoàng này. Cần phải giải thích và hiểu theo nghĩa đó”
5. Cha Lombardi phê bình sức ép của một số cơ quan báo chí đối với Đức Thánh Cha
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh phê bình sức ép của một số báo chí đòi Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải gặp riêng cha mẹ của 43 học viên mất tích tại Iguala.
43 học viên này theo học tại trường sư phạm Raul Isidro Burgos, bị mất tích hồi tháng 9 năm 2014 và có thể là đã bị giết. Cho đến nay nhà chức trách Mễ Tây Cơ vẫn chưa làm sáng tỏ được vụ này. Từ năm 2006 đến nay đã có hơn 70 ngàn người ở Mễ Tây Cơ bị các băng đảng ma túy giết chết, bắt cóc và hàng chục ngàn người mất tích.
Theo báo Milenio và Jornada số ra ngày 16-2 ở Mễ Tây Cơ, cha Lombardi chống lại toan tính tạo sức ép đòi Đức Giáo Hoàng phải gặp cha mẹ của 43 học viên mất tích, nhân dịp ngài đến thăm thành phố Ciudad Juárez để cử hành thánh lễ chiều ngày 17-2 kết thúc cuộc viếng thăm Mễ Tây Cơ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, truyền đi hôm 16 tháng 2, Cha Lombardi nói: “Tham dự thánh lễ của Đức Thánh Cha tại Ciudad Juárez sẽ có rất nhiều người có liên hệ cách này hay cách khác với các vấn đề bạo lực khác nhau ở Mễ Tây Cơ. Chúng ta biết rằng có 27 ngàn người mất tích, trong những năm gần đây: vì thế tôi không có tin Đức Giáo Hoàng sẽ gặp riêng nhóm này hay nhóm kia. Ngài muốn tỏ cho tất cả mọi người sự gần gũi của ngài, sự hiện diện của ngài: ngài cầu nguyện cho tất cả mọi người và gần gũi tất cả”.
6. Đức Thánh Cha viếng Đền Thờ Đức Bà Cả
Sau 12 giờ bay, vượt qua 9,720 cây số, máy bay đã đáp xuống phi trường Ciampino của thành phố Roma, kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm mục vụ thứ 12 của Đức Thánh Cha tại nước ngoài. Và như thường lệ, trên đường từ sân bay về Vatican, ngài đã dừng lại Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện và cảm tạ trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma.
Đức Thánh Cha đã đặt một bó hoa trước tượng ảnh Đức Mẹ. Sau khi viếng thăm đến thờ, Đức Thánh Cha lên xe hơi trở về Vatican.
7. Bài giảng tĩnh tâm đầu Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa
Sinh hoạt đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi trở về từ Mễ Tây Cơ là tham dự buổi tĩnh tâm đầu Mùa Chay của giáo triều Rôma vào sáng thứ Sáu 19 tháng Hai.
Cha Raniero Cantalamessa, tu sĩ dòng Capuchin Phanxicô, người đã từng là giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng từ năm 1980, dành bài giảng tĩnh tâm tuần thứ Nhất Mùa Chay của ngài cho chủ đề “Thờ phượng trong thần khí và trong sự thật: Những suy tư về Hiến Chế Sacrosanctum Concilium,” nghĩa là Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công đồng Vatican II.
Bài thuyết trình của cha Cantalamessa gồm 4 phần được mang tựa đề “Công đồng Vatican II: một nhánh, không phải một dòng sông”, “vị trí của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ”, “thờ phượng trong Thần Khí”, và “lời cầu thay nguyện giúp”.
Theo cha Cantalamessa, một thành phần thiết yếu của kinh nguyện phụng vụ là việc cầu thay nguyện giúp. Trong tất cả những lời cầu nguyện của mình, Giáo Hội đang cầu xin cho chính mình và cho thế giới, cho những người công chính và cho cả các tội nhân, cho kẻ sống và kẻ chết. Điều này cũng là lời cầu nguyện mà Chúa Thánh Thần muốn làm cho sống động và tăng cường. Thánh Phaolô viết về Chúa Thánh Thần như sau, “Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.” (Rm 8: 26-27).
Chúa Thánh Thần cầu thay cho chúng ta và dạy chúng ta đến lượt mình hãy cầu thay nguyện giúp cho người khác.
8. Đức Hồng Y Rainer Woelki nói: Kitô hữu tị nạn bị những người tị nạn khác bắt nạt ngay trên đất Đức
Đức Hồng Y Rainer Woelki của tổng giáo phận Cologne, Đức, nói rằng những Kitô hữu tị nạn phải đối mặt với các mối đe dọa và gây hấn bởi những người di cư khác ngay trong các trại quá cảnh trên đất Đức.
Trong một cuộc gặp gỡ liên tôn tổ chức tại Dusseldorf hôm 13 tháng Hai, Đức Hồng Y nói
“Lo ngại đang ngày càng tăng rằng các chính trị gia và các nhà chức trách có thể đã không xem xét các mối đe dọa như thế một cách nghiên túc”.
Theo Đức Hồng Y, có những báo cáo cụ thể cho thấy các Kitô hữu tị nạn thường là mục tiêu bạo lực từ chính những người di cư là đồng bào của họ.
Ngài nhắc nhở cử tọa rằng: “Các hình thức bách hại Kitô hữu không phải là một vấn đề của quá khứ. Nó vẫn đang tiếp diễn trên thế giới và ngay trước mắt chúng ta”
9. Giáo Hội Công Giáo tại Israel đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện
Giáo Hội Công Giáo tại Israel đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng toàn diện”, vì áp lực tài chính và áp lực mới từ các quan chức chính quyền địa phương. Đức Cha tổng đại diện tòa thượng phụ Giêrusalem đã nói như trên với thông tấn xã AsiaNews.
Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo nói rằng một số quan chức địa phương đang gây áp lực buộc các nhà thờ Công Giáo phải nộp thuế, là điều mà trước đây các nhà cầm quyền vùng này dưới thời đế quốc Ottoman không bao giờ hỏi nơi các nhà thờ. Ngài cho biết, một số quan chức thành phố, thậm chí, đã phong tỏa các tài khoản của các nhà thờ Công Giáo và các dòng tu. Ngài lưu ý rằng họ “trích các khoản thuế trực tiếp từ tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, vì thế chúng tôi có nguy cơ cuối cùng là thấy mình chẳng còn một cắc nào, thậm chí không còn tiền trả tiền điện, nước và khí đốt ... không còn thứ gì hết cả.
Đức Cha Marcuzzo nói hoàn cảnh của Giáo Hội tại Thánh Địa trở nên tồi tệ từ năm 2015 với sự sụt giảm mạnh số lượng khách hành hương đến thăm vùng này; mỗi năm giảm gần 30% so với năm trước.
Sự sụt giảm số khách hành hương khiến các Giáo Hội địa phương không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nguồn thu đáng kể này. Thứ hai, các Kitô hữu sống ở Đất Thánh bị mất nguồn lợi kinh doanh, “gần 30% của các Kitô hữu làm việc trong lĩnh vực du lịch và hành hương giờ đây phải bươn chải kiếm miếng ăn” Thứ ba, sự sụt giảm về số lượng du khách đang kéo theo sự sự suy giảm những hỗ trợ cho các Kitô hữu Thánh Địa.
Đức Giám Mục Marcuzzo kêu gọi Kitô hữu trong thế giới phương Tây hãy đến thăm Đất Thánh. Ngài nói rằng họ không nên sợ hãi các cuộc xung đột. “Người Do Thái và người Hồi giáo luôn xem các khách hành hương là những người tìm kiếm Thiên Chúa và họ tôn trọng những người ấy”.
10. Đức Thánh Cha kêu gọi huỷ bỏ án tử hình trên toàn thế giới
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã kêu gọi huỷ bỏ án tử hình trên toàn thế giới, nhân đại hội quốc tế vể đề tài: “Một thế giới không có án tử hình”, do cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại Roma hôm nay. Đức Thánh Cha cầu mong đại hội này trao ban một thúc đẩy mới cho dấn thân huỷ bỏ án tử hình. Nó là một dấu chỉ hy vọng do sự phát triển trong dư luận công cộng của thái độ chống án tử hình ngày càng phổ biến rộng rãi hơn, cả khi như là một dung cụ tự vệ xã hội hợp pháp.
Thật vậy, các xã hội tân tiến ngày nay có khả năng đàn áp tội phạm một cách hữu hiệu, mà không lấy mất khả thể đền bồi của người đã phạm tội. Vấn đề được nhìn trong nhãn quan của một công lý hình sự, ngày càng phù hợp hơn với nhân phẩm và chương trình của Thiên Chúa đối với con người và xã hội, và phù hợp cả với một công lý hình sự rộng mở cho niềm hy vọng tái hội nhập vào xã hội. Giới răn chớ giết người có một giá trị tuyệt đối, và nó liên quan tới người vô tội cũng như kẻ có tội.
Năm Thánh Lòng Thương Xót là một dịp thích hợp cho việc thăng tiến trên thế giới các hình thức ngày càng trưởng thành hơn của việc tôn trọng sự sống và phẩm gia của mọi người. Cả kẻ tội phạm cũng có quyền sống bất khả xâm phạm, là ơn của Thiên Chúa. Tôi kêu gọi lương tâm của các vị cầm quyền, để đạt tới một thoả thuận quốc tế huỷ bỏ án tử hình. Và tôi đề nghị với các tín hữu Công Giáo thực thi một cử chỉ can đảm và gương mẫu: đó là đừng có án tử hình nào được thi hành trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này.
Mọi kitô hữu và mọi người thiện chí hôm nay được mời gọi hoạt động, không phải chỉ để huỷ bỏ án tử hình, mà cũng để cải tiến các điều kiện tù tội trong việc tôn trọng nhân phẩm của những nguời đã mất tự do.
11. Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân ban hành thư mục vụ Mùa Chay kịch liệt chống lại văn hóa phẩm khiêu dâm.
Mô tả các văn hóa phẩm khiêu dâm là một “tội ác nghiêm trọng” và một “tai ương” thời hiện đại, các giám mục nhấn mạnh rằng con người được tạo ra cho tình yêu và cho sự khiết tịnh và rằng “chúng ta được kêu gọi để dựa vào ân sủng và quyền năng của Chúa mà chống lại và vượt qua các cám dỗ tình dục để chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu Kitô Đấng đã hoàn toàn trong sạch và hoàn toàn tinh khiết. “
Các giám mục nói thêm:
“Đối với những người đã bị khai thác và là nạn nhân của ngành công nghiệp văn hóa khiêu dâm, chúng tôi khích lệ anh chị em thoát ra khỏi ngành công nghiệp này vì bất chấp những tội lỗi trong quá khứ, không có gì có thể tách anh chị em ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô!”
Đối với những người thực hiện và phân phối các văn hóa phẩm khiêu dâm, các Giám Mục cảnh cáo họ về lời cảnh báo nghiêm khắc của Chúa Giêsu: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.” (Mt, 18: 6-7).
Đối với những người đang phải đấu tranh với những cám dỗ của văn hóa phẩm khiêu dâm, các Giám Mục khích lệ họ đừng để cho sự xấu hổ, sợ hãi, hay niềm tự hào, ngăn cản anh chị em trở về với Thiên Chúa, là Cha của Lòng Thương Xót, là Đấng yêu thương bạn vượt xa tất cả những tình yêu khác ... Hãy cậy nhờ đến các bí tích thường xuyên, đặc biệt là bí tích hòa giải, để nhận được sức mạnh và can đảm từ Thiên Chúa để giúp anh chị em trong những cơn thử thách. Xin anh chị em hãy khấn xin sự bảo trợ của Thánh Thomas Aquinas và Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng luôn phù trợ những ai theo đuổi con đường của đức khiết tịnh.
12. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa chỉ trích Giáo Hội Công Giáo Ukraine
Sau một thời gian ngắn tạm lắng theo sau cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kyrill tại Cuba, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã nhanh chóng tái lập lại những chỉ trích đối với Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tại Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc phỏng vấn hôm 18 tháng Hai mà Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk dành cho báo chí sau cuộc họp thượng đỉnh tại Cuba. Trong cuộc họp này ngài lên tiếng bày tỏ những nghi ngại về những ảnh hưởng tiêu cực mà tuyên bố chung được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ có thể gây ra cho Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion chỉ trích phát biểu của nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine là “rất tiêu cực, rất xúc phạm không chỉ đến chúng tôi, mà còn cả đến Đức Giáo Hoàng”
“Họ có chương trình nghị sự chính trị riêng của họ, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng chẳng có thẩm quyền gì đối với họ.”
Phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng các tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kyrill đã nhấn mạnh hòa giải, nhưng Giáo Hội Công Giáo Ukraine vẫn kiên quyết đối đầu. “Lập luận của họ vẫn giữ nguyên sự thù địch, và lỏng lẻo”.
13. Đức Thánh Cha tặng 40,000 Chuỗi Lòng Thương Xót
Cũng trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã tặng cho các tín hữu và khách hành hương hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô những tràng hạt Lòng Thương Xót Chúa. Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha tặng 40,000 tràng hạt Lòng Thương Xót Chúa cho tín hữu. Lần thứ nhất là ngày 17 tháng 11 năm 2013.
Đức Thánh Cha nói:
“Mùa Chay là thời gian thuận tiện để bước đi trên con đường hoán cải có trọng tâm là lòng thương xót. Vì thế tôi đã nghĩ tới việc tặng anh chị em hiện diện một ‘liều thuốc tinh thần’ gọi là Chuỗi Lòng Thương Xót. Chúng ta đã làm điều này một lần rồi, nhưng lần này nó có phẩm chất hơn: đó là Chuỗi Thương Xót Plus. Đó là một hộp có một tràng hạt và hình Chúa Giêsu Thương Xót, sẽ được các người nghèo, các anh chị em vô gia cư và người tỵ nạn phân phát.
Anh chị em hãy nhận lấy nó như là một sự trợ giúp tinh thần để phổ biến tình yêu thương, sự tha thứ và tình huynh đệ, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này.”
14. Cựu Công tố viên của Vatican nói các Giám Mục nên xem phim Spotlight
Mỗi thành viên trong hàng giáo phẩm Công Giáo nên xem phim Spotlight. Đó là ý kiến của Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna người từng là công tố viên hàng đầu của Vatican trong các trường hợp lạm dụng tính dục.
“Tất cả các giám mục và Hồng Y phải xem bộ phim này”, Đức Tổng Giám Mục Scicluna của Malta nói với tờ La Repubblica, nghĩa là Cộng Hòa của Ý. Ngài giải thích rằng bộ phim cho thấy “bản năng bảo vệ danh tiếng bằng mọi giá là hoàn toàn sai lầm.”
Spotlight là một bộ phim Mỹ chiếu lần đầu vào tháng 11 năm 2015. Đạo diễn bộ phim là Tom McCarthy, kịch bản được viết bởi McCarthy và Josh Singer. Bộ phim nói về một đội có tên là Spotlight của tờ The Boston Globe chuyên điều tra các vụ giáo sĩ xâm phạm tính dục trẻ em trong khu vực Boston.
15. Tòa Thánh thương tiếc cố tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros-Ghali
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gửi một bức điện chia buồn nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô sau cái chết của ông Boutros Boutros-Ghali, một tín hữu Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.
Ông Boutros-Ghali, năm nay 83 tuổi, từng là tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trong 4 năm từ 1992 đến 1996.
Đức Hồng Y Parolin viết:
“Nhắc lại sự phục vụ quảng đại mà ông Boutros-Ghali dành cho nước Ai Cập của mình cho và cộng đồng quốc tế, Đức Thánh Cha bảo đảm về lời cầu nguyện của ngài cho phần rỗi đời đời của vị cố Tổng thư ký, và ngài khấn xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành, an bình và sức mạnh cho các thành viên trong gia đình của ông và cho tất cả những ai than khóc sự mất mát này.”
Thánh Ca
Thầm Khóc Cho Tội Con - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
01:02 24/02/2016