Phụng Vụ - Mục Vụ
Sứ điệp mùa chay 2017: Gẫm suy và thực hành
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:38 23/02/2017
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2017: GẪM SUY VÀ THỰC HÀNH
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).
Lời Chúa qua miệng tiên tri Joel: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12) lại văng vẳng bên tai mỗi khi Mùa Chay về.
Để giúp con cái mình bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng được nhiều ơn ích. Ngoài những phướng thế Giáo Hội vẫn đề ra, vị cha chung của Giáo Hội là Đức Thánh còn ban hành sứ điệp như là kim chỉ nam để các tín hữu sống trong Mùa Chay Thánh.
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Ăn chay
Cầu nguyện
Và bố thí
Là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.
Trong Sứ điệp Mùa Chay 2017 năm nay với chủ đề : “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hữu lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra và phụng sự Chúa Kitô trong tha nhân, nhất là những người nghèo khổ. Ngài trưng dẫn đoạn Tin Mừng Luca (16,19-31) để quảng diễn. Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có nhân đức chừng mực ; nhưng không nói ông đã làm giầu cách bất lương : ông dùng của cải ông có. Tương phản với “anh Lagiarô nghèo” (Lc 16,20), gợi lên những chỉ trích phê bình. Người phú hộ, nếu có điều kiện ông sẽ chè chén, đó là việc làm của ông ; nhưng ông không nhận ra anh Lagiarô nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được.
Đức Thánh Cha viết : “Ông Lagiarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người hệ tại nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Cả người nghèo nơi cổng nhà người giầu không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống.. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho mỗi người túng thiếu và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người đến gặp chúng ta là một hồng ân và đáng được tiếp đón, tôn trọng và yêu mến. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt” (Số 1).
Có người bất mãn tự hỏi: “Ông nhà giàu đâu có tội gì mà phải xuống hỏa ngục. Ông không gian tham, trộm cắp, bóc lột. Tiền của do công sức mồ hôi nước mắt ông làm ra, ông có quyền ăn xài chứ? Giàu có đâu phải là tội?”
Vâng, giàu có không phải là một tội, nhưng khi không làm chủ được các thứ mình có, chúng sẽ làm chúng ta vong thân, mất tha nhân và mất phần phúc đời đời. Nên khi phân tích thái độ của người phú hộ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Tiền bạc có thể biến chúng ta và cả thế giới thành nô lệ, phải tuân hành một tiêu chuẩn ích kỷ, không còn chỗ cho tình thương và cản trở hòa bình. Dụ ngôn này tỏ cho chúng ta thấy sự ham hố tiền bạc của người phú hộ làm cho ông ta kiêu hãnh, háo danh, chỉ quan tâm phô trương bề ngoài trong khi trống rỗng trong nội tâm.. Người phú hộ ăn mặc như thể mình là vua, giả bộ cung cách như một vị thần, mà quên mình chỉ là một phàm nhân hay chết.. Vì thế, kết quả của sự quyến luyến tiền bạc là một thứ mù quáng: người giàu không thấy người nghèo đang chịu đói, bị đè bẹp trong tủi nhục!” (Số 1)
Quả thật, đời sống ích kỷ khiến người giầu chỉ chú ý đến mình, qui mọi sự về mình, bị mắc kẹt trong sự thờ ơ, trở thành tù nhân của nhà tù mạ vàng của chính mình, mù quáng trước nhu cầu của người đồng loại, và điếc trước tiếng gọi của Thiên Chúa từ bi nhân ái, đánh mất hồng ân tha nhân.
Tuy nhiên trong trình thuật, Đức Giêsu lại làm nổi bật hơn, khi đưa ra một vấn đề thời sự khá bất ngờ, buộc người nghe phải đặt mình trong tương quan với bản thân.
Nhà phú hộ xin với Cha Abraham, nếu không bớt được đau khổ cho ông thì ít ra cũng cảnh báo anh em ông khỏi rơi vào cảnh buồn tủi thế này. Câu trả lời của tổ phụ Abraham nại đến “Môisen và các tiên tri” sẽ thức tỉnh lương tâm họ : nhưng theo nhà phú hộ thì các chứng nhân Cựu Ước không đủ để thức tỉnh anh em ông về sự quyến rũ của thế gian này. Nên ông nài nỉ : “Nhưng nếu có ai đó trong kẻ chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải” (Lc 16,30). Lời khước từ của Abraham khép lại dụ ngôn ngay lập tức : “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16,31).
Rõ ràng : nếu chúng ta từ chối đón nhận hồng ân Lời Chúa không ngừng kêu gọi sám hối ăn năn, đóng kín lòng mình trong sự ích kỷ của cái tôi, kéo theo đánh mất hồng ân tha nhân, chúng ta sẽ không thể gia nhập cộng đoàn huynh đệ đã được Đức Kitô Phục sinh khai mở, mất luôn cả phần phúc đời đời là chính Chúa.
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy : “Của cải trần gian là để cho mọi người hưởng dùng. Thiên Chúa đã đặt định trái đất và mọi vật trên trái đất thuộc quyền xử dụng của mọi người và mọi dân tộc. Chính vì thế, của cải được tạo dựng phải được phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi liền với bác ái… mọi người đều có quyền có một phần của cải đầy đủ cho mình và cho gia đình mình. Các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Giáo Hội đã nghĩ như thế. Các ngài dạy rằng mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo và không phải chỉ giúp đỡ bằng của dư thừa. Còn những người sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của cải người khác những gì cần thiết cho mình. Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế giới, Thánh Công Ðồng thiết tha kêu gọi mọi người hoặc mọi chính quyền hãy nhớ lại lời sau đây của các Giáo Phụ: “hãy cho kẻ sắp chết đói của ăn, vì nếu không cho họ ăn tức là đã giết họ”. Tùy theo khả năng, họ nên thực sự san sẻ và dùng của cải của mình đặc biệt để giúp phương tiện cho mỗi người hoặc cả một dân tộc để chính họ có thể tự túc và phát triển”. (Gaudium et Spes) § 69.
Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh, thực hiện một con đường hoán cải đích thực, để tái khám phá hồng ân Lời Chúa, để được thanh thẩy khỏi tội lỗi vốn làm cho chúng ta mù quáng, hầu phụng sự Chúa Kitô nơi các anh chị em túng thiếu.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).
Lời Chúa qua miệng tiên tri Joel: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12) lại văng vẳng bên tai mỗi khi Mùa Chay về.
Để giúp con cái mình bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng được nhiều ơn ích. Ngoài những phướng thế Giáo Hội vẫn đề ra, vị cha chung của Giáo Hội là Đức Thánh còn ban hành sứ điệp như là kim chỉ nam để các tín hữu sống trong Mùa Chay Thánh.
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Ăn chay
Cầu nguyện
Và bố thí
Là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.
Trong Sứ điệp Mùa Chay 2017 năm nay với chủ đề : “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hữu lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra và phụng sự Chúa Kitô trong tha nhân, nhất là những người nghèo khổ. Ngài trưng dẫn đoạn Tin Mừng Luca (16,19-31) để quảng diễn. Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có nhân đức chừng mực ; nhưng không nói ông đã làm giầu cách bất lương : ông dùng của cải ông có. Tương phản với “anh Lagiarô nghèo” (Lc 16,20), gợi lên những chỉ trích phê bình. Người phú hộ, nếu có điều kiện ông sẽ chè chén, đó là việc làm của ông ; nhưng ông không nhận ra anh Lagiarô nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được.
Đức Thánh Cha viết : “Ông Lagiarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người hệ tại nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Cả người nghèo nơi cổng nhà người giầu không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống.. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho mỗi người túng thiếu và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người đến gặp chúng ta là một hồng ân và đáng được tiếp đón, tôn trọng và yêu mến. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt” (Số 1).
Có người bất mãn tự hỏi: “Ông nhà giàu đâu có tội gì mà phải xuống hỏa ngục. Ông không gian tham, trộm cắp, bóc lột. Tiền của do công sức mồ hôi nước mắt ông làm ra, ông có quyền ăn xài chứ? Giàu có đâu phải là tội?”
Vâng, giàu có không phải là một tội, nhưng khi không làm chủ được các thứ mình có, chúng sẽ làm chúng ta vong thân, mất tha nhân và mất phần phúc đời đời. Nên khi phân tích thái độ của người phú hộ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Tiền bạc có thể biến chúng ta và cả thế giới thành nô lệ, phải tuân hành một tiêu chuẩn ích kỷ, không còn chỗ cho tình thương và cản trở hòa bình. Dụ ngôn này tỏ cho chúng ta thấy sự ham hố tiền bạc của người phú hộ làm cho ông ta kiêu hãnh, háo danh, chỉ quan tâm phô trương bề ngoài trong khi trống rỗng trong nội tâm.. Người phú hộ ăn mặc như thể mình là vua, giả bộ cung cách như một vị thần, mà quên mình chỉ là một phàm nhân hay chết.. Vì thế, kết quả của sự quyến luyến tiền bạc là một thứ mù quáng: người giàu không thấy người nghèo đang chịu đói, bị đè bẹp trong tủi nhục!” (Số 1)
Quả thật, đời sống ích kỷ khiến người giầu chỉ chú ý đến mình, qui mọi sự về mình, bị mắc kẹt trong sự thờ ơ, trở thành tù nhân của nhà tù mạ vàng của chính mình, mù quáng trước nhu cầu của người đồng loại, và điếc trước tiếng gọi của Thiên Chúa từ bi nhân ái, đánh mất hồng ân tha nhân.
Tuy nhiên trong trình thuật, Đức Giêsu lại làm nổi bật hơn, khi đưa ra một vấn đề thời sự khá bất ngờ, buộc người nghe phải đặt mình trong tương quan với bản thân.
Nhà phú hộ xin với Cha Abraham, nếu không bớt được đau khổ cho ông thì ít ra cũng cảnh báo anh em ông khỏi rơi vào cảnh buồn tủi thế này. Câu trả lời của tổ phụ Abraham nại đến “Môisen và các tiên tri” sẽ thức tỉnh lương tâm họ : nhưng theo nhà phú hộ thì các chứng nhân Cựu Ước không đủ để thức tỉnh anh em ông về sự quyến rũ của thế gian này. Nên ông nài nỉ : “Nhưng nếu có ai đó trong kẻ chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải” (Lc 16,30). Lời khước từ của Abraham khép lại dụ ngôn ngay lập tức : “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16,31).
Rõ ràng : nếu chúng ta từ chối đón nhận hồng ân Lời Chúa không ngừng kêu gọi sám hối ăn năn, đóng kín lòng mình trong sự ích kỷ của cái tôi, kéo theo đánh mất hồng ân tha nhân, chúng ta sẽ không thể gia nhập cộng đoàn huynh đệ đã được Đức Kitô Phục sinh khai mở, mất luôn cả phần phúc đời đời là chính Chúa.
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy : “Của cải trần gian là để cho mọi người hưởng dùng. Thiên Chúa đã đặt định trái đất và mọi vật trên trái đất thuộc quyền xử dụng của mọi người và mọi dân tộc. Chính vì thế, của cải được tạo dựng phải được phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi liền với bác ái… mọi người đều có quyền có một phần của cải đầy đủ cho mình và cho gia đình mình. Các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Giáo Hội đã nghĩ như thế. Các ngài dạy rằng mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo và không phải chỉ giúp đỡ bằng của dư thừa. Còn những người sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của cải người khác những gì cần thiết cho mình. Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế giới, Thánh Công Ðồng thiết tha kêu gọi mọi người hoặc mọi chính quyền hãy nhớ lại lời sau đây của các Giáo Phụ: “hãy cho kẻ sắp chết đói của ăn, vì nếu không cho họ ăn tức là đã giết họ”. Tùy theo khả năng, họ nên thực sự san sẻ và dùng của cải của mình đặc biệt để giúp phương tiện cho mỗi người hoặc cả một dân tộc để chính họ có thể tự túc và phát triển”. (Gaudium et Spes) § 69.
Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh, thực hiện một con đường hoán cải đích thực, để tái khám phá hồng ân Lời Chúa, để được thanh thẩy khỏi tội lỗi vốn làm cho chúng ta mù quáng, hầu phụng sự Chúa Kitô nơi các anh chị em túng thiếu.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 8 Mùa Thường NIên A. 26.2.2017
Lm Francis Lý văn Ca
14:24 23/02/2017
Đầu Lễ: Anh Chi Em thân mến
Chúng ta cùng hợp nhau trước tôn nhan Thiên Chúa là những con cái của Ngài, chúng ta đến đây đem theo cả những ưu tư phiền muộn trong đời sống gia đình hay cộng đoàn xứ đạo… van nài Chúa ban ơn soi sáng để giải quyết, để vượt qua…. Ai ai cũng có những ưu tư lo lắng khác nhau, nhưng đừng để những lo âu nầy cướp mất đi lòng cậy trông vào Thiên Chúa quyền năng.
Trong những lúc lo lắng chúng ta đừng đánh mất đi sự cậy trông phó thác nơi Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta vì Ngài là Cha đầy lòng thương xót. Ngài luôn chở che và bao bộc chúng ta trong bàn tay từ ái. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta phó thác mọi phiền toái, âu lo vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã phó thác mọi sự trong tay của Thiên Chúa Cha.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước Bài Đọc I:
Để khuyến khích dân thánh Chúa, tiên tri Isaia đã viết trong bài đọc thứ I chúng ta sắp nghe hôm nay: “Thiên Chúa là Đấng yêu thương và săn sóc, Ngài sẽ không bao giờ quên con cái của Ngài”. Chúng ta hãy tin tưởng nơi Ngài.
Trước Bài Đọc II:
Trong bài đọc thứ 2, thánh Phaolô tự sánh ví chính mình và cũng áp dụng cho những thừa tác viên khác nữa là những người tôi tớ của Đức Kitô và cộng đoàn. Ngài hy vọng rằng, Ngài đã hoàn thành bổn phận của người tôi tớ.
Trước Bài Phúc Âm:
Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay: Nếu chúng ta luyện được sự tín thác nơi Thiên Chúa và lời hứa về Nước Trời chúng ta sẽ đắn đo cân nhắc giá trị của những lo lắng đời nầy trong cách sống hằng ngày.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta phải là sự hiện hữu của Thiên Chúa và Vương Quyền của Ngài. Với niềm phó thác chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Giáo Hội luôn là hiện thân của Thiên Chúa là nguồn tình yêu luôn săn sóc con cái của Ngài qua sự quan tâm đến những người nghèo khổ đang sống giữa chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những nhà lãnh đạo của các quốc gia luôn ân cần lo lắng về nhu cầu an sinh của dân chúng mà quốc gia đã tín thác sẽ mang đến cho thần dân sự hòa bình, công chính và sống đúng phẩm giá con người. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những người nghèo đói, túng bấn luôn nghĩ rằng Thiên Chúa luôn quan tâm đến họ bằng sự quan phòng qua sự giúp đỡ của những ân nhân có lòng nhân hậu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người trong chúng ta luôn đặc giá trị của sự phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa là Cha đầy lòng nhân hậu hơn là những bận tâm quá đáng trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn thân nhân, ông bà cha mẹ… đã qua đời. Xin cho các Ngài được hưởng kiến nhan thánh Chúa để họ luôn ca ngợi lòng tín trung của Chúa đến muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi Chúa và ngay cả tương lai Chúa cũng đã chuẩn bị cho mỗi người trong chúng con. Xin hoàn tất nơi chúng con những sự quan phòng của Chúa và tin tưởng Chúa luôn hiện giữa chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúng ta cùng hợp nhau trước tôn nhan Thiên Chúa là những con cái của Ngài, chúng ta đến đây đem theo cả những ưu tư phiền muộn trong đời sống gia đình hay cộng đoàn xứ đạo… van nài Chúa ban ơn soi sáng để giải quyết, để vượt qua…. Ai ai cũng có những ưu tư lo lắng khác nhau, nhưng đừng để những lo âu nầy cướp mất đi lòng cậy trông vào Thiên Chúa quyền năng.
Trong những lúc lo lắng chúng ta đừng đánh mất đi sự cậy trông phó thác nơi Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta vì Ngài là Cha đầy lòng thương xót. Ngài luôn chở che và bao bộc chúng ta trong bàn tay từ ái. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta phó thác mọi phiền toái, âu lo vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã phó thác mọi sự trong tay của Thiên Chúa Cha.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước Bài Đọc I:
Để khuyến khích dân thánh Chúa, tiên tri Isaia đã viết trong bài đọc thứ I chúng ta sắp nghe hôm nay: “Thiên Chúa là Đấng yêu thương và săn sóc, Ngài sẽ không bao giờ quên con cái của Ngài”. Chúng ta hãy tin tưởng nơi Ngài.
Trước Bài Đọc II:
Trong bài đọc thứ 2, thánh Phaolô tự sánh ví chính mình và cũng áp dụng cho những thừa tác viên khác nữa là những người tôi tớ của Đức Kitô và cộng đoàn. Ngài hy vọng rằng, Ngài đã hoàn thành bổn phận của người tôi tớ.
Trước Bài Phúc Âm:
Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay: Nếu chúng ta luyện được sự tín thác nơi Thiên Chúa và lời hứa về Nước Trời chúng ta sẽ đắn đo cân nhắc giá trị của những lo lắng đời nầy trong cách sống hằng ngày.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta phải là sự hiện hữu của Thiên Chúa và Vương Quyền của Ngài. Với niềm phó thác chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Giáo Hội luôn là hiện thân của Thiên Chúa là nguồn tình yêu luôn săn sóc con cái của Ngài qua sự quan tâm đến những người nghèo khổ đang sống giữa chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những nhà lãnh đạo của các quốc gia luôn ân cần lo lắng về nhu cầu an sinh của dân chúng mà quốc gia đã tín thác sẽ mang đến cho thần dân sự hòa bình, công chính và sống đúng phẩm giá con người. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những người nghèo đói, túng bấn luôn nghĩ rằng Thiên Chúa luôn quan tâm đến họ bằng sự quan phòng qua sự giúp đỡ của những ân nhân có lòng nhân hậu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người trong chúng ta luôn đặc giá trị của sự phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa là Cha đầy lòng nhân hậu hơn là những bận tâm quá đáng trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn thân nhân, ông bà cha mẹ… đã qua đời. Xin cho các Ngài được hưởng kiến nhan thánh Chúa để họ luôn ca ngợi lòng tín trung của Chúa đến muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi Chúa và ngay cả tương lai Chúa cũng đã chuẩn bị cho mỗi người trong chúng con. Xin hoàn tất nơi chúng con những sự quan phòng của Chúa và tin tưởng Chúa luôn hiện giữa chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 22/2/2017
VietCatholic Network
14:39 23/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Niềm hy vọng kitô giúp nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa Kitô phục sinh;
2- Đức Thánh Cha cổ võ cầu nguyện như phương thế tha thứ cho kẻ thù;
3- Đức Thánh Cha kêu gọi đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập di dân và tị nạn;
4- Giáo sư Richard Madsen: Trung Quốc theo đuổi các cuộc đàm phán với Vatican là nhằm tiêu diệt Giáo Hội tại Hoa Lục;
5- Phái đoàn Tòa Thánh đi Cairô dự hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo;
6- Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đề cao nhân đức anh hùng của Đức Hồng Y Josyf Slipyj khi đối mặt với cộng sản;
7- Câu chuyện về người phụ nữ trong vụ án Roe chống Wade dẫn đến phán quyết cho phép phá thai tại Hoa Kỳ;
8- Tổng Giáo Phận Denver, Utah, thông cáo về vụ 'thị kiến' của ông Johnston.
9- Bề trên tổng quyền dòng Salêdiêng Don Bosco thăm tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Niềm hy vọng kitô giúp nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa Kitô phục sinh;
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ Tư tại quảng trường thánh Phêrô ngày 22/7/2017, với gần 20.000 tín hữu và du khách hành hương khắp năm châu, ĐTC Phanxicô đã nói: “Thụ tạo là một ơn tuyệt vời Thiên Chúa đặt để trong tay chúng ta để qua đó chúng ta có thể bước vào tương quan với Ngài, nhận ra trong đó dấu ấn chương trình tình yêu của Ngài, và Ngài mời gọi chúng ta cộng tác thực hiện nó trong từng ngày sống…” Trong bài huấn dụ ngài đã quảng diễn ý nghĩa chương 2 các câu 22 tới 26 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma và nói:
Chúng ta thường bị cám dỗ nghĩ rằng thụ tạo là tư sản của chúng ta, một chiếm hữu mà chúng ta muốn khai thác tuỳ thích và không phải trả lẽ với bất cứ ai khác…Tông đồ Phaolô, trái lại, nhắc nhớ chúng ta rằng thụ tạo là một ơn tuyệt diệu mà Thiên Chúa đặt để trong tay chúng ta, để chúng ta có thể bước vào trong tương quan với Ngài, nhận ra trong đó dấu ấn chương trình tình yêu của Ngài.
ĐTC giải thích thêm: Chúng ta hãy nghĩ tới nước… Nước trao ban sự sống, giúp chúng ta trong mọi sự, nhưng để khai thác các quặng mỏ, người ta làm cho nước ô nhiễm như thế nào, người là làm bẩn thụ tạo và tàn phá thụ tạo. Đây chỉ là một thí dụ thôi.
** Với kinh nghiệm thê thảm của tội lỗi, sự hiệp thông với Thiên Chúa bị bẻ gẫy, chúng ta làm hư thối thụ tạo, biến nó thành nô lệ, và bắt nó quy phục sự hư nát của chúng ta… Khi bẻ gẫy sự hiệp thông với Thiên Chúa, con người đánh mất đi vẻ đẹp nguyên thuỷ của chính mình… Tuy nhiên, Chúa cũng cống hiến cho chúng ta một viễn tượng của sự giải thoát mới, của ơn cứu độ đại đồng. Và đó là điều thánh Phaolô tươi vui minh nhiên, bằng cách mời gọi chúng ta lắng nghe các tiếng rên siết của toàn thụ tạo… Các tiếng rên siết này không phải là một than van khô cằn, không an ủi mà là các rên siết của một phụ nữ sinh con. Chúng là các rên siết của người khổ đau, nhưng biết là mình sắp cho ra đời một sự sống mới… Đây là nội dung niềm hy vọng của chúng ta… Trong hy vọng, chúng ta biết rằng Chúa muốn chữa lành một cách vĩnh viễn với lòng thương xót các con tim bị thương và bị hạ nhục, và tất cả những gì mà con người đã làm vẩn đục trong sự gian ác của nó, và rằng trong thế giới này Chúa làm nảy sinh ra một thế giới mới và một nhân loại mới, sau cùng được hoà giải trong tình yêu của Ngài.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Đức, Anh quốc, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy, Ấn Độ, Nha và Hoa Kỳ.
ĐTC cũng nhắc cho mọi người biết năm nay là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Là Mẹ của niềm hy vọng, Mẹ mời gọi chúng ta hướng cái nhìn về ơn cứu rỗi, về một thế giới mới và một nhân loại mới.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Tòa Thánh ĐTC ban cho mọi người.
- Đức Thánh Cha cổ võ cầu nguyện như phương thế tha thứ cho kẻ thù
ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện như phương thế thực thi lời Chúa Giêsu dạy phải tha thứ cho kẻ thù.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ kết thúc cuộc viếng thăm dài 3 tiếng rưỡi tại Giáo Xứ thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu ở khu vực Ponte di Nona, mạn đông Roma, chiều Chúa Nhật 19-2-2017. Giáo xứ này có 20 ngàn dân cư trong đó có nhiều người nghèo và người thất nghiệp.
Trong bài giảng thánh lễ bắt đầu lúc 5 giờ 15 phút chiều, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (Mt 5,38-48) trong đó Chúa Giêsu dạy các môn đệ hãy “nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh, và hãy tha thứ cầu nguyện cho những người bách hại các con”. Ngài nói: “Tôi đề nghị anh chị em hãy bắt đầu từ điều nhỏ. Tất cả chúng ta đều có kẻ thù; tất cả chúng ta đều biết người này người kia nói xấu mình, hoặc oán ghét mình... Tôi gợi ý với anh chị em: hãy dành một phút hướng về Chúa và nói: Người này người kia là con Chúa, xin Chúa thay lòng đổi dạ họ. Xin Chúa chúc lành cho họ. Hành động này gọi là cầu nguyện cho những người không thích các con, cầu nguyện cho kẻ thù. Có lẽ oán hận vẫn còn trong chúng ta, nhưng chúng ta đang cố gắng đi theo con đường của Chúa là Đấng nhân lành, từ bi, thánh thiện, trọn hảo.”
- ĐTC kêu gọi đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập di dân và tị nạn.
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-2-2017 dành cho 250 tham dự viên Diễn đàn quốc tế về chủ đề “Hội nhập và phát triển: từ phản ứng đến hành động”.
Lên tiếng về vấn đề này, ĐTC nhắc đến hiện tượng rộng lớn di dân và tị nạn trên thế giới ngày nay, và ngài tóm tắt thái độ mà cộng đồng chính trị, xã hội dân sự và Giáo Hội cần có trước những thách đố cấp thiết do hiện tượng này đề ra, đó là: đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập những người di dân và tị nạn.
ĐTC nói: “Đối với những người trốn chạy chiến tranh và bách hại kinh khủng, nhiều khi bị rơi vào nanh vuốt của các tổ chức tội phạm vô lương tâm, cần mở những hành lang nhân đạo có thể đi qua và an toàn. Một sự tiếp đón trong tinh thần trách nhiệm và xứng đáng dành cho các anh chị em này bắt đầu trước hết bằng cách thu xếp cho họ những không gian thích hợp và xứng đáng”.
ĐTC cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ những người di dân tị nạn dễ bị tổn thương nhất chống lại sự khai thác, bóc lột, lạm dụng và bạo hành… đồng thời giúp thăng tiến các quyền lợi của họ như những nhân vị, bảo đảm cho họ những điều kiện cần thiết. Ngài nhắc nhở rằng sự thăng tiến nhân bản cho người di dân và gia đình họ bắt đầu từ những cộng đoàn nguyên quán. Tại đó, ngoài quyền xuất cư, còn phải bảo đảm cho họ quyền không phải xuất cư, nghĩa là quyền tìm được nơi quê hương của mình những điều kiện để có cuộc sống xứng đáng.
- Giáo sư Richard Madsen: Trung Quốc theo đuổi các cuộc đàm phán với Vatican là nhằm tiêu diệt Giáo Hội tại Hoa Lục.
Ngày 9 tháng Hai vừa qua, ĐHY Gioan Thang Hán đã tung ra một bài viết vào với nhan đề “Tương lai của cuộc đối thoại Trung quốc - Vatican từ quan điểm Giáo Hội học”. Trong bài viết này ngài cho rằng một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung quốc về vấn đề bổ nhiệm Giám Mục đã gần kề, Vatican sẽ nhìn nhận các giám mục Trung quốc được tấn phong trái phép trong thời gian qua, ngược lại cộng sản Bắc Kinh sẽ nhìn nhận các giám mục “thầm lặng”.
Phản ứng lại bài viết này, Lưu Bách Niên, người đứng đầu Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và được coi là “giáo hoàng đen” ở Trung quốc, nói đó chỉ là những suy đoán vô căn cứ của riêng ĐHY Thang Hán. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, Lưu Bách Niên nói các giám mục “thầm lặng” (tức là những vị được Tòa Thánh công nhận nhưng cộng sản không nhìn nhận như các Giám Mục) là “không thích hợp để làm việc với đảng cộng sản”.
Về sự kiện này, Giáo sư Richard Madsen, là một nhà xã hội học về tôn giáo của Đại học San Diego (California), đã cho đăng một bài nhận định về những khó khăn trong cuộc đối thoại của Trung quốc -Vatican. Ông cho rằng, điều đáng quan tâm và có tính chất định đoạt đối với các cuộc đàm phán giữa Vatican và Trung Quốc là liệu hai bên có thể đồng ý với nhau hay không về tình trạng của các giám mục và các tín hữu thuộc Giáo Hội thầm lặng. Nếu các tín hữu thầm lặng cảm nhận rằng Vatican đang bỏ rơi họ, thì họ có thể xem đây là một sự phản bội của Tòa Thánh đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và sẽ gây ra những chia rẽ nghiêm trọng trong Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất phấn khởi trước viễn tượng này. Các hành động của nhà cầm quyền Bắc kinh trong những năm qua cho thấy họ thèm khát muốn nhìn thấy Giáo Hội tại đất nước này suy yếu, và những chia rẽ sâu đậm hơn trong Giáo Hội sẽ giúp họ thực hiện điều này...
Và Giáo sư Richard Madsen kết luận, mặc dù có những điểm hội tụ về lợi ích giữa Trung Quốc và Vatican trong việc bổ nhiệm các giám mục, hy vọng của hai bên rất khác nhau: Tòa Thánh muốn làm cho Giáo Hội tại Hoa Lục trở thành một phần quan trọng trong xã hội Trung Quốc; trong khi đó, Bắc Kinh trái lại “thực sự hy vọng tiêu diệt bằng được Giáo Hội này”.
- Phái đoàn Tòa Thánh đi Cairô dự hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
ĐHY Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, sẽ đi Ai Cập trong tuần này để dự hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo tại Đại học Al Azhar.
Hội nghị được tổ chức tại một học viện hàng đầu về tư tưởng Hồi giáo Sunni ở Ai Cập. Điều đó làm nổi bật sự hợp tác giữa Vatican và đại học Al Azhar để “chống lại hiện tượng cuồng tín, cực đoan, và bạo lực nhân danh tôn giáo”.
ĐHY Tauran dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu của Vatican, bao gồm Đức TGM Bruno Musaro, Sứ Thần tại Cairo; Đức GM Miguel Angel Ayuso Guixot, thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn; Đức Ông. Khaled Akasheh, chuyên gia của Hội đồng trong các vấn đề Hồi giáo.
Hội nghị diễn ra vào các ngày 22 và 23 tháng 2. Sau đó là ngày kỷ niệm chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Al Azhar vào năm 2000.
- Đức TGM Sviatoslav Shevchuk đề cao nhân đức anh hùng của ĐHY Josyf Slipyj khi đối mặt với cộng sản.
Đức TGM Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine, đã viết một bài ca ngợi người tiền nhiệm của mình, là ĐHY Josyf Slipyj sinh năm 1892 và qua đời năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ngài.
ĐHY Slipyj, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine trong thời gian từ 1944 đến 1984. Ngài đã thẳng thừng “từ chối lời hứa được tự do và bổng lộc cao nếu ngài tuyên bố xóa bỏ Giáo Hội của ngài.” ĐHY Slipyj đã bị bỏ tù 18 năm, trong đó có 8 năm lao động khổ sai tại Siberia, sau khi chế độ Joseph Stalin đàn áp Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine. Nhiều lần Stalin cố thuyết phục ngài tuyên bố giải tán Giáo Hội tại Ukraine nhưng ngài cương quyết từ chối.
“Khi đến phương Tây, ngài trở thành một tiếng nói và biểu tượng của một 'Giáo Hội thầm lặng' ở Liên Xô đang bị bách hại bởi chế độ độc tài vô thần”.
ĐGH Gioan XXIII đã can thiệp để ngài được trả tự do vào năm 1963, và ĐGH Phaolô VI đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 1965.
- Câu chuyện về người phụ nữ trong vụ án Roe chống Wade dẫn đến phán quyết cho phép phá thai tại Hoa Kỳ.
Tin bà Norma McCorvey qua đời ngày 18 tháng Hai vừa qua tại một trung tâm trợ giúp sinh hoạt tại Katy, Texas; thọ 69 tuổi, đã khiến người ta nghĩ tới điều nghịch lý vĩ đại diễn ra với phong trào phò phá thai của Hoa Kỳ suốt từ năm 1973 đến nay.
Thực vậy, năm đó, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra phán quyết Roe chống Wade chính thức hợp pháp hóa phá thai trên cả nước. Nhưng Roe chỉ là tên nặc danh để đi kiện thẩm phán Wade của Tiểu Bang Texas đã không cho cô phá thai. Tên thật của Roe chính là Norma McCorvey, người thực sự chưa bao giờ phá thai tuy có tìm cách phá thai nhưng bị luật sư lừa nên không phá.
Ở tuổi thiếu niên, bà Norma McCorvey đã có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi với một người thợ làm các tấm kim loại. Mẹ cô phải nuôi đứa con gái của họ. Đứa con thứ hai của bà sinh ra ngoài giá thú, đã được một gia đình khác nhận làm con nuôi. Đứa con thứ ba là đứa con trong vụ án “Roe chống Wade”.
Norma McCorvey nói với tờ New York Times vào năm 1994 rằng, lúc đó cô chỉ muốn được phá thai, thậm chí là bất hợp pháp cũng được. Cô không ngờ các luật sư của cô đã làm ra lớn chuyện, dùng cô làm nguyên đơn để thách thức tính hợp hiến của luật chống phá thai của tiểu bang Texas. Để bảo vệ tính riêng tư, nguyên đơn Norma McCorvey lấy tên là Jane Roe trong vụ kiện chống lại ông Henry Wade, thẩm phán tòa án Dallas County. Cho nên, vụ kiện này gọi là vụ kiện Roe chống Wade.
Vào ngày 22 tháng Giêng năm 1973, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết với tỷ số 7-2 cho phép phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ.
Trong những năm cuối thập niên 90, Norma McCorvey gặp một mục sư Tin Lành, lãnh đạo nhóm Operation Rescue, chống phá thai và trợ giúp cho các bà mẹ gặp khó khăn để giúp họ giữ các bào thai. Vị mục sư này tìm cách hoán cải bà và cuối cùng thành công. Norma McCorvey tuyên bố gia nhập đạo Tin Lành và hăng say trong các hoạt động phò sinh. Sau cuốn hồi ký, “Won By Love” (1997), với tác giả Gary Thomas, cô tham gia trong việc thành lập trụ sở phò sinh ở Dallas lấy tên “Roe No More” và tuyên bố trở thành một người Công Giáo. Cô tham gia vào các cuộc biểu tình chống phá thai và đã bị bắt vào năm 2009 khi xông vào Thượng viện trong khi các thượng nghị sĩ họp để phê chuẩn việc tổng thống Barrack Obama đề cử Sonia Sotomayor, là người ủng hộ đạo luật cho phép phá thai, vào Tối cao Pháp viện.
- TGP Denver, Utah, thông cáo về vụ 'thị kiến' của ông Johnston.
Hôm Thứ Tư tuần trước, TGP Denver đã ban hành một thông cáo mới nói rằng việc ông Charlie Johnston tuyên bố "thị kiến và thông điệp của ông đã được Giáo Hội chấp thuận" là sai trái.
Sự việc là hôm 7 tháng 2 năm 2017, bà Beckie Hesse - người đăng trên blog của ông Johnston bằng cái tên "Beckita" - dường như khẳng định rằng thị kiến của ông Johnston "đã được Giáo Hội phê chuẩn đầy đủ". Vì vậy, Tổng giáo phận Denver đã ban hành một thông cáo để phản bác lại điều nàỵ
Charlie Johnston là một blogger, ông này khẳng định đã có 'thị kiến' và nhận 'thông điệp' từ Đức Trinh Nữ Maria, thiên thần Gabriel và các vị thánh khác trong phần lớn cuộc đời mình. Dự đoán của ông này bao gồm lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh dân sự trên toàn thế giới, cũng như nhiều dự đoán chính trị. Từ năm 1998, Johnston đã cảnh báo về điều gọi là "The Storm" (Cơn cuồng phong), tức là một thời kỳ biến động chính trị lớn, trong đó, ông tuyên bố rằng thế giới giờ đây đã đến đỉnh điểm. Ông còn dự đoán Đức Mẹ sẽ ra tay giải thoát khỏi "Cơn cuồng phong" vào Tháng Mười năm 2017.
Khi phát hiện sự việc, Đức TGM Samuel J. Aquila của TGP Denver đã thành lập một ủy ban điều tra về các phát biểu của Ông Johnson và dựa trên kết luận của ủy ban này, đã mạnh mẽ khuyên nhủ các tín hữu phải hết sức thận trọng trước các thông điệp của Johnston, và nhắc họ nên nhớ lại lời của Chúa Kitô: "Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi" (Mt 24:36).
- Bề trên tổng quyền dòng Salêdiêng Don Bosco thăm tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam.
Theo thông tin chính thức từ Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam, Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime - sẽ tới thăm Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam từ ngày 20 đến 27 tháng 2 năm 2017.
Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime là Đấng Kế vị thứ 10 của Don Bosco. Ngài thuộc Tỉnh Dòng gốc là León - Tây Ban Nha, có Cử Nhân Thần Học Mục Vụ và Thạc Sĩ về Triết học và Sư Phạm. Ngoài ngôn ngữ chính là Tiếng Tây ban Nha, Ngài còn nói tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.
Theo chương trình, Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime từ Roma sẽ tới Sài Gòn - Việt Nam chiều ngày thứ hai 20/2/2017. Ngài sẽ đi thăm và gặp gỡ tất cả các thành phần Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco tại các vùng Trung, Nam, Bắc Việt Nam.
Cầu chúc chuyến viếng thăm của Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime đến Việt Nam sẽ mang lại nhiều phúc lành của Thiên Chúa - Mẹ Phù Hộ và của Don Bosco, để Anh Em Salêdiêng Don Bosco Việt Nam và Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco ngày càng nhiệt thành và hăng say trong Sứ Mệnh Giáo Dục và phục vụ Thanh Thiếu Niên, đặc biệt những em nghèo khổ hơn cả trên Đất Nước Quê Hương Việt Nam
ĐHY Trần Nhật Quân sợ Vatican bán đứng Giáo hội Công Giáo “Hầm Trú” tại trung Quốc.
Nguyễn Long Thao
12:18 23/02/2017
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân sợ Vatican bán đứng Giáo Hội Công Giáo “Hầm Trú” Trung Quốc.
Bản tin Công Giáo Thế Giới (Catholic World News) hôm 22 tháng 2 -2017 đưa tin Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hồng Kông lại một lần nữa bày tỏ nỗi e ngại của ngài về việc Tòa Thánh Vatican có thể bán đứng (sell out) Giáo Hội Công Giáo “Hầm Trú Trung Quốc” là Giáo Hội trung thành với Đức Giáo Hoàng, nhưng không chịu sự chi phối của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ngài phát biểu với cơ quan thông tấn LifeSite News rằng “thoả ước được đề nghị cho phép chính quyền Bắc Kinh kiểm soát việc bổ nhiệm ứng viên Giám Mục, như vậy là cho chính quyền quá nhiều quyền quyết định”
Ngài nói thêm “ Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm đến nhu cầu của người Công Giáo Trung Quốc, nhưng ngây thơ đối với chế độ cộng sản”
Đức Hồng Y nói Ngài thường xuyên viết thư cho Đức Giáo Hoàng bầy tỏ sự quan tâm của ngài nhưng không nhận được thư hồi âm nào của Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y nói thêm các người chung quanh Đức Giáo Hoàng đã che lấp vấn đề. Họ là những người không tốt.
Bản tin Công Giáo Thế Giới (Catholic World News) hôm 22 tháng 2 -2017 đưa tin Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hồng Kông lại một lần nữa bày tỏ nỗi e ngại của ngài về việc Tòa Thánh Vatican có thể bán đứng (sell out) Giáo Hội Công Giáo “Hầm Trú Trung Quốc” là Giáo Hội trung thành với Đức Giáo Hoàng, nhưng không chịu sự chi phối của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ngài phát biểu với cơ quan thông tấn LifeSite News rằng “thoả ước được đề nghị cho phép chính quyền Bắc Kinh kiểm soát việc bổ nhiệm ứng viên Giám Mục, như vậy là cho chính quyền quá nhiều quyền quyết định”
Ngài nói thêm “ Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm đến nhu cầu của người Công Giáo Trung Quốc, nhưng ngây thơ đối với chế độ cộng sản”
Đức Hồng Y nói Ngài thường xuyên viết thư cho Đức Giáo Hoàng bầy tỏ sự quan tâm của ngài nhưng không nhận được thư hồi âm nào của Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y nói thêm các người chung quanh Đức Giáo Hoàng đã che lấp vấn đề. Họ là những người không tốt.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lê Duẩn - Trung Quốc và tội ác chiến tranh
Phạm Trần
09:36 23/02/2017
LÊ DUẨN-TRUNG QUỐC VÀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH
Chưa bao giờ tên ông Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam được nói đến nhiều như trong dịp kỷ niệm 38 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Hoa (17/02/1979 - 17/2/2017), nhưng không phải để ca tụng lập trường chống Tầu của ông mà để công khai nói lên sự nhu nhược của lớp lãnh đạo bây giờ trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.
Cảm nhận này đã được rút ra từ nội dung các cuộc nói chuyện của hai người con trai ông Lê Duẩn là Tiến sỹ thương gia Lê Kiên Thành và Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an với báo chí Việt Nam, kể cả báo An ninh Thế giới của Bộ Công an.
Tuy nhiên trong những phát biểu đề cao tinh thần lúc nào cũng phải cảnh giác với Trung Quốc của cha mình, hai ông Thành và Trung đã không xóa được trách nhiệm lịch sử đẩm máu của ông Lê Duẩn đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và sau ngày 30/04/1975.
THẢM SÁT MẬU THÂN
Trước tiên, hãy nói về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 mà đảng và báo chí Cộng sản vẫn ba hoa gọi là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”. Không có bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VNCH đã có các cuộc nổi dậy của dân ủng hộ quân Cộng sản khi cuộc tấn công bắt đầu đêm Giao thừa ngày 31/1/1968. Cũng không có bắt cứ nhóm dân nào đã bỏ phiá Quốc gia chạy về phiá Cộng sản trong thời gian giao tranh mà chỉ thấy hàng ngàn-ngàn dân đã gồng gánh, tay xách nách mang nối đuôi nhau chạy bạt mạng về phía Chính phủ.
Sau trận Mậu Thân, Bộ Chính trị đã họp để kiểm điểm và đã có lời khiển trách một số người về tổn thất nhân mạng qúa nặng đã gây ra cho một số đơn vị chủ lực của miền Bắc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng chỉ trích chiến lược và chiến thuật của miền Bắc đã tiêu diệt gần hết lực lượng “quân giải phóng”.
Sau năm 1975, Bà Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa, Bộ trưởng Y tế của Chính phủ Việt Cộng (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đã công khai tố cáo các sỹ quan chỉ huy miền Bắc đã chủ tâm xua các đơn vị du kích miền Nam làm bia đỡ đạn cho họ !
Vì vậy, Phóng viên Lan Hương của báo An Ninh Thế giới mới hỏi:” ông Thành rằng: “Ông có biết có quyết định của TBT Lê Duẩn đến giờ vẫn gây tranh cãi. Như cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 chẳng hạn...”
LKT:” Nói về Tết Mậu Thân năm 1968, chúng ta sẽ phải nhớ đó là thời điểm Westmoreland đề nghị Mỹ tăng gấp đôi số lượng quân Mỹ tại Việt Nam lên 1 triệu quân và đưa chiến tranh ra miền Bắc. Khi đó Chính phủ Mỹ đang đứng giữa hai lựa chọn hoặc là tăng quân viện trợ, tiếp tục cuộc chiến, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoặc dần rút khỏi chiến tranh Việt Nam.
Nếu chiến tranh mở rộng ra miền Bắc, nếu ta mất Hải Phòng, mất Quảng Bình, nghĩa là mất tất cả những con đường chi viện cho miền Nam thì đó sẽ là điều vô cùng tồi tệ. Và cú đánh Tết Mậu Thân - một trận chiến tổng lực, đánh vào cả Đại sứ quán Mỹ và Dinh Độc Lập đã làm người Mỹ choáng váng. Cú đánh đó đã khiến người Mỹ quyết định ngồi vào bàn đàm phán và tính đến phương án rút quân khỏi Việt Nam. Tức là cuộc chiến đã bẻ ngoặt sang một hướng khác hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Chúng ta đã phải trả giá không ít cho bước ngoặt ấy. Nhưng sẽ phải đặt một vấn đề như thế này: Chúng ta sẽ trả giá cho đợt tổng tấn công đó, hay chúng ta sẽ trả giá cho hai mươi năm nữa, hoặc thậm chí lâu hơn mới giải phóng miền Nam? Có gì đảm bảo sự trả giá lâu dài đó sẽ bớt đắt đỏ hơn?”
(Theo báo An ninh Thế giới-Bộ Công an/10-07-2016)
Lập luận của ông Lê Kiên Thành không chỉ phản ảnh quan điểm bênh Cha của ông ta mà là của Bộ Chính trị thời bấy giờ muốn bênh vực lập trường “vũ trang bạo lực” của ông Lê Duẩn, dù phải trả bất kỳ bằng gía nào. Nhưng trong chiến lược gọi là “Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" , như câu nói của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thời 1968, phía Cộng sản và quân Giải phóng (du kích địa phương) cũng đã phải trả gía với 44,842 lính tử thương, 61.267 bị thương, 4.511 mất tích và 912 bị bắt, theo Bách Khoa toàn thư mở.
Cũng tài liệu này cho biết phía Hoa Kỳ, có 16.511 chết, 87.388 bị thương.Việt Nam Cộng hòa: 28.800 chết, 172.512 bị thương. Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand: Khoảng 2.000 chết, vài nghìn bị thương.
Ngoài giao tranh trên chiến trường, Quân đội Cộng sản và Bộ Chính trị do ông Lê Duẩn điều hành sau lưng Hồ Chí Minh đã phạm tội sát hại dân lành tại mặt trận Huế-Thừa Thiên trong 26 ngày đêm chiếm đóng thành phố này.
Tài liệu của Bách khoa Tòan thư mở viết:”Trong những tháng và những năm tiếp theo sau Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh. Số liệu từ các nguồn khác nhau có sự không thống nhất.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.
Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên Cục Tâm lý chiến của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm 1970:
"Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:
.Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích
.Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc
.Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:
1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968
809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969
100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969
1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)"
BẮT TÙ VÀ CHẾT BIỂN
Sau khi chiếm được miền Nam, em của ông Lê Kiên Thành, Tướng Lê Kiên Trung nói:”Trong nhiều cuộc chiến tranh, phe thắng cuộc đã có sự trả thù với những kẻ thất bại. Nhưng sau khi giải phóng xong, Đảng ta mà người đứng đầu là ba tôi đã đưa ra mệnh lệnh: Bằng bất cứ giá nào cũng không được động chạm đến những người thuộc chính quyền cũ. Và, thay vì một cuộc tắm máu như báo chí nước ngoài đã dự đoán trước giải phóng, những người thuộc chính quyền cũ chỉ bị đưa đi cải tạo, giáo dục…” (Theo báo An ninh Thế giới/27-07-2016).
Nhưng “cải tạo, giáo dục” của đảng CSVN là một trong số 4 tội ác mà ông Tổng Bí thư Lê Duẩn có trách nhiệm lúc bấy giờ.
Thứ nhất, nhà nước đã đánh lừa để bắt hàng trăm ngàn quân-cán-chính Việt Nam Cộng hòa đi tù lao động dài hạn dưới danh nghĩa “học tập cải tạo”.
Thứ hai, Chính phủ đã tiến hành chiến dịch đánh tư sản mại bản và đuổi dân thành phố đi “ kinh tế mới” để đầy đọa dân và đánh phá và tiêu diệt tòan diện nền kinh tế thị trường phồn thịnh của miền Nam.
Thứ ba, hủy diệt các di sản văn hóa và giáo dục văn minh của miền Nam.
Thứ tư, đẩy trí thức và hàng trăm ngàn người miền Nam phải bỏ nước trốn ra nước ngoài tìm tự do khiến cho hàng chục ngàn người chết trên Biển Đông.
Và cũng từ chính sách trả thù, bóc lột và hủy họai miền Nam của Bộ Chính trị do Lê Duẩn lãnh đạo cho đến ngày qua đời 07/10/1986 mà chia rẽ, hận thù dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc đã bung ra, cho đến bây giờ (2017), vẫn chưa hàn gắn được.
Vậy Thiếu tuớng Lê Kiên Trung đã bênh vực Cha mình ra sao khi nói về “kinh tế thị trường” của miền Nam bị đánh sập ?
Ông Trung nói:”Nhiều người phê phán cha tôi vì việc duy trì nền kinh tế bao cấp quá lâu. Nhưng ngay sau khi giải phóng xong, khi mà nhiều người trong chúng ta vẫn còn coi Mỹ là kẻ thù, ba tôi đã giao cho Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Mỹ, bằng mọi giá thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Ba tôi đã muốn giữ nguyên nền kinh tế thị trường ở miền Nam, song song với nền kinh tế bao cấp ở miền Bắc, vì chính ông cũng muốn so sánh ưu điểm và nhược điểm của hai nền kinh tế đó. Vì ba tôi và các đồng chí của mình khi đó đều được giáo dục và trưởng thành trong hệ thống lý luận về XHCN theo mô hình Xôviết của Stalin.
Nhưng ông cảm nhận được, nền kinh tế thị trường có những ưu điểm của nó, và ông muốn có cơ hội để so sánh giữa hai mô hình đó, để tìm được con đường tốt nhất cho đất nước.
Dù chuyện này chưa bao giờ được ông công khai trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng trong chỉ đạo của ba tôi và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng với ông Nguyễn Cơ Thạch trước chuyến thăm Mỹ sau giải phóng, tôi biết rằng đã có nội dung đó. Tiếc là cuộc đàm phán đó đã không thành công. Vì khi đó, nhiều người bên phía chúng ta vẫn còn coi Mỹ là kẻ thù, và bản thân người Mỹ cũng có suy nghĩ ngược lại.”
Với họ, việc một nước lớn như Mỹ thất bại trong cuộc chiến với một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam đã làm tổn thương nặng nề lòng tự tôn của họ. Không thể dễ dàng để hai nước có thể ngay lập tức nối lại quan hệ ngoại giao, bình thường hoá quan hệ. Thậm chí, sau đó Mỹ còn cấm vận Việt Nam nhiều năm liền. Nên cuối cùng, chuyến đi của ông Nguyễn Cơ Thạch đã thất bại.”
Ông Tướng Trung nói như thế vì ông chỉ biết một nửa câu chuyện Việt-Mỹ lúc bấy giờ. Nguyên do chính vì phía Việt Nam cứ nằng nặc đòi Mỹ phải bồi thường chiến tranh trị giá 3.25 tỷ Dollars, mặc dù Hà Nội đã vi phạm Hiệp định Paris 1973 khi đem quân xâm chiếm VNCH.
Vì vậy, báo ANTG mới hỏi tiếp:” Cứ cho là chuyến đi đó thất bại, thì tôi nghĩ, vẫn có nhiều cách để duy trì và phát triển mô hình kinh tế thị trường ở miền Nam song song với mô hình bao cấp ở miền Bắc, nhưng như chúng ta đã biết, ngày đó, nền kinh tế bao cấp đã được nhân rộng ở cả hai miền. Tại sao ba ông không làm điều đó?
Tướng Trung:” Bối cảnh lịch sử lúc đó có lẽ đã khiến ba tôi không dễ thực hiện khát vọng và mục đích của mình. Khi mà Mỹ từ chối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và bản thân những nhà lãnh đạo trong nước thời đó đều tin theo hệ thống xã hội chủ nghĩa mô hình Xôviết của Stalin, thì việc đưa ra một ý tưởng như thế là trái với lý tưởng của nhiều người.”
AI SỢ TRUNG QUỐC ?
Về lập trường của ông Lê Duẩn đới với Trung Quốc, tướng Trung nói:” Ba tôi không sợ Mỹ, vì ông hiểu Việt Nam có thể thắng Mỹ. Còn chuyện không sợ Trung Quốc là một câu chuyện dài.
Ba tôi là người yêu thích lịch sử. Ông đọc đi đọc lại những câu chuyện về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Và vì thế, ông biết, trong những cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy nghìn năm đất nước tồn tại, ngoài hai lần chống Pháp và Mỹ, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống quân xâm lược từ phương Bắc kéo xuống.
Và dù trong thời gian ngắn hay dài, thì cuối cùng, chúng ta cũng đều đánh đuổi được giặc ngoại xâm phương Bắc. Dân tộc này trong lịch sử chưa từng sợ phương Bắc, và tôi nghĩ ba tôi thấm nhuần truyền thống ấy.”
Từ khi còn rất sớm, ba tôi đã nhận ra, dù họ viện trợ cho chúng ta rất nhiều, dù tiếng là hai nước Cộng sản anh em, thì họ vẫn mang những ý đồ không khác gì những triều đại trước đây. “
Nhưng tại sao tướng Trung lại nói nhiều về người Cha mình luôn luôn đề phòng Trung Quố vào lúc “nhạy cảm” hiện nay dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Nhưng không chỉ một mình Tướng Trung nói mà anh ông, Tiến sỹ Lê Kiên Thành cũng nói nhiều về chuyện dưới đây :
Ông Trung kể:”Ngay cả trong các cuộc gặp với ba tôi, một lãnh đạo của bạn (chú thích của Phạm Trần: Mao Trạch Đông năm 1960) đã nói: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Các đồng chí không cần làm cách mạng, tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”.
Ông Trung kể tiếp:”Khi nghe câu nói đó ba tôi đã cảm nhận ra ngay ý đồ của họ và dặn lòng mình luôn phải cảnh giác với dã tâm ấy. Ba tôi từng viết về một cuộc đối thoại giữa ông và một lãnh đạo của họ như thế này: (Phóng viên báo ANTG không dám viết lãnh đạo này là Mao Trạch Đông)
“Ông ta hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi (Lê Duẩn) trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Ông ta hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Ông ta nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Ông ta hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Ông ta hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Ông ta nói: Một tỉnh của nước tôi có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?”. Tôi nói: “Đúng”. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?”. Tôi nói: “Đúng”. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?”. Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi. Các ông có biết điều đó không?...”.
Kể lại như thế rồi tướng Trung kết luận:”Vì nhận thức được ý đồ của họ, cũng như các tiền nhân, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng ta và ba tôi cũng giữ tinh thần cảnh giác, ngay cả khi họ là nước viện trợ rất lớn cho chúng ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Có lần, họ đề nghị viện trợ cho chúng ta 500 xe tải chi viện cho tuyến đường Trường Sơn, với điều kiện họ sẽ cử lái xe đi kèm. 500 xe hồi đó là vô cùng quý giá với Việt Nam. Nhưng chúng ta đã kiên quyết từ chối.
Khi đó có đồng chí lãnh đạo đề nghị ba tôi “nhận vài chiếc cho người ta vui”, nhưng ba tôi và lãnh đạo không đồng ý. Ba tôi cũng báo cáo với Bác Hồ: “Chúng ta muốn thắng Mỹ, thì không được sợ Mỹ, nhưng nhất định cũng không được sợ Trung Quốc”. Câu nói ấy của ông hẳn đã đến tai người Trung Quốc…”
TẠI SAO TẦU ĐÁNH VIỆT NAM NĂM 1979
Sau đó, báo ANTG hỏi:” Hầu hết những nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận định, TBT Lê Duẩn là nhà lãnh đạo Việt Nam có đường lối cứng rắn nhất với phương Bắc. Anh có đồng ý với ý kiến của nhiều người, khi họ cho rằng sự cứng rắn của ông Lê Duẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới phía bắc?
Tướng Trung đáp:” Ba tôi cứng rắn với họ thì đúng. Nhưng những người nói ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 có lẽ là không hiểu lịch sử. Suốt thời phong kiến của chúng ta, họ đã vì ghét ông vua nào mà đem quân xâm lược mảnh đất này? Không vì cha tôi, họ vẫn tìm cách chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi bây giờ là âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông. Họ chẳng ghét ai cả.
Chỉ có một lý do duy nhất, ý đồ xâm lược của họ là không bao giờ thay đổi. Ba tôi, mang trong mình bản năng của người Việt suốt chiều dài lịch sử: không cần biết họ mạnh thế nào, nhưng anh cứ xâm phạm biên giới chúng tôi là chúng tôi đánh….
“…Ba tôi, như bao người Việt yêu nước bằng cả trái tim mình, đã luôn hiểu rằng, họ là mối đe dọa truyền kiếp, là dân tộc mà trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, bất cứ triều đại nào, chế độ nào, cũng không từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Lịch sử xâm lược của họ là lịch sử mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
Và, cho đến tận ngày hôm nay, với những yêu sách về chủ quyền ở biển Đông, về đường lưỡi bò, vẫn có thể chứng minh một điều, những nhận định của chúng ta về dã tâm của họ chưa bao giờ sai lầm. Khi còn nắm quyền, ba tôi vẫn cố gắng giữ một mối quan hệ ngoại giao mềm mỏng với họ.”
Vậy phải chăng vì Trung Hoa đã nuôi thù với ông Lê Duẩn nên đã tìm cách áp lực phía Việt Nam không được nhắc đến tên Lê Duẩn trong nhiều năm qua ?
Nếu đúng như vậy thì cũng không ngạc nhiên vì nguyên Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người thân của Lê Duẩn từng bị phía Tầu buộc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (đảng khoá VI) loại ra khỏi Bộ Chính trị và mất luôn chức Bộ trưởng Ngọai giao tại Đại hội đảng VII thời Đỗ Mười.
Vậy phản ứng của tướng Trung ra sao, báo ANTG hỏi:” Và cảm giác của anh - một người con, như thế nào trong suốt giai đoạn ấy, giai đoạn mà tên tuổi ông ít được nhắc đến như thế?”
Tướng Trung đáp thẳng thừng:” Dĩ nhiên là tôi buồn. Không chỉ buồn cho cá nhân tôi, gia đình tôi. Vì tôi cho rằng đã có những việc, câu chuyện của ba tôi đã không được đề cập chính xác, đầy đủ, khoa học. Tôi cũng rất buồn và mãi trăn trở một điều, tại sao có những sự thật mà sau bao nhiêu năm chúng ta vẫn nhất định phải giấu kín? Và tôi cho rằng, đó không phải là cách hành xử khách quan, minh bạch và khoa học.”
ANTG hỏi tiếp:” Nói thế thì hẳn là anh khao khát đến một ngày, tất cả tư liệu về cuộc đời của TBT Lê Duẩn, về những quan điểm cũng như quyết định của ông trong những thời điểm lịch sử và cả những đánh giá về vai trò của ông trong giai đoạn ông nắm quyền sẽ được công bố?”
Ông Trung đáp:” Đó chính xác là mong ước lớn nhất của tôi và những người thân trong gia đình suốt nhiều năm qua. Cha tôi và nhiều nhà lãnh đạo đất nước thời kỳ đó đã mất mấy chục năm trời. Và tôi không hiểu lý do vì sao, có những điều đến giờ này chúng ta vẫn cần giữ bí mật.
Nhưng tôi nghĩ, những người làm công tác nghiên cứu, những người làm báo như chị, phải được tiếp xúc với những sự thật đó, để có cái nhìn chính xác và đầy đủ nhất về lịch sử. Và nhân dân cũng có quyền được biết, những nhà lãnh đạo của họ đã làm gì, đã ứng xử thế nào, trong những thời khắc lịch sử của đất nước.”
(Theo ANTG/27/07/2016)
Với những lời nói như những kẻ “điếc không sợ súng” của tướng Lê Kiên Trung và anh ông, Tiến sỹ Lê Kiên Thành về lập trường lúc nào cũng phải “đề phòng Tầu xâm lược” của nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn, hiển nhiên hai ông đã gửi một thông điệp chính trị khá lý thú cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có tiếng thân Trung Hoa. -/-
Phạm Trần
(02/22/017)
Chưa bao giờ tên ông Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam được nói đến nhiều như trong dịp kỷ niệm 38 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Hoa (17/02/1979 - 17/2/2017), nhưng không phải để ca tụng lập trường chống Tầu của ông mà để công khai nói lên sự nhu nhược của lớp lãnh đạo bây giờ trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.
Cảm nhận này đã được rút ra từ nội dung các cuộc nói chuyện của hai người con trai ông Lê Duẩn là Tiến sỹ thương gia Lê Kiên Thành và Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an với báo chí Việt Nam, kể cả báo An ninh Thế giới của Bộ Công an.
Tuy nhiên trong những phát biểu đề cao tinh thần lúc nào cũng phải cảnh giác với Trung Quốc của cha mình, hai ông Thành và Trung đã không xóa được trách nhiệm lịch sử đẩm máu của ông Lê Duẩn đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và sau ngày 30/04/1975.
THẢM SÁT MẬU THÂN
Trước tiên, hãy nói về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 mà đảng và báo chí Cộng sản vẫn ba hoa gọi là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”. Không có bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VNCH đã có các cuộc nổi dậy của dân ủng hộ quân Cộng sản khi cuộc tấn công bắt đầu đêm Giao thừa ngày 31/1/1968. Cũng không có bắt cứ nhóm dân nào đã bỏ phiá Quốc gia chạy về phiá Cộng sản trong thời gian giao tranh mà chỉ thấy hàng ngàn-ngàn dân đã gồng gánh, tay xách nách mang nối đuôi nhau chạy bạt mạng về phía Chính phủ.
Sau trận Mậu Thân, Bộ Chính trị đã họp để kiểm điểm và đã có lời khiển trách một số người về tổn thất nhân mạng qúa nặng đã gây ra cho một số đơn vị chủ lực của miền Bắc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng chỉ trích chiến lược và chiến thuật của miền Bắc đã tiêu diệt gần hết lực lượng “quân giải phóng”.
Sau năm 1975, Bà Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa, Bộ trưởng Y tế của Chính phủ Việt Cộng (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đã công khai tố cáo các sỹ quan chỉ huy miền Bắc đã chủ tâm xua các đơn vị du kích miền Nam làm bia đỡ đạn cho họ !
Vì vậy, Phóng viên Lan Hương của báo An Ninh Thế giới mới hỏi:” ông Thành rằng: “Ông có biết có quyết định của TBT Lê Duẩn đến giờ vẫn gây tranh cãi. Như cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 chẳng hạn...”
LKT:” Nói về Tết Mậu Thân năm 1968, chúng ta sẽ phải nhớ đó là thời điểm Westmoreland đề nghị Mỹ tăng gấp đôi số lượng quân Mỹ tại Việt Nam lên 1 triệu quân và đưa chiến tranh ra miền Bắc. Khi đó Chính phủ Mỹ đang đứng giữa hai lựa chọn hoặc là tăng quân viện trợ, tiếp tục cuộc chiến, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoặc dần rút khỏi chiến tranh Việt Nam.
Nếu chiến tranh mở rộng ra miền Bắc, nếu ta mất Hải Phòng, mất Quảng Bình, nghĩa là mất tất cả những con đường chi viện cho miền Nam thì đó sẽ là điều vô cùng tồi tệ. Và cú đánh Tết Mậu Thân - một trận chiến tổng lực, đánh vào cả Đại sứ quán Mỹ và Dinh Độc Lập đã làm người Mỹ choáng váng. Cú đánh đó đã khiến người Mỹ quyết định ngồi vào bàn đàm phán và tính đến phương án rút quân khỏi Việt Nam. Tức là cuộc chiến đã bẻ ngoặt sang một hướng khác hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Chúng ta đã phải trả giá không ít cho bước ngoặt ấy. Nhưng sẽ phải đặt một vấn đề như thế này: Chúng ta sẽ trả giá cho đợt tổng tấn công đó, hay chúng ta sẽ trả giá cho hai mươi năm nữa, hoặc thậm chí lâu hơn mới giải phóng miền Nam? Có gì đảm bảo sự trả giá lâu dài đó sẽ bớt đắt đỏ hơn?”
(Theo báo An ninh Thế giới-Bộ Công an/10-07-2016)
Lập luận của ông Lê Kiên Thành không chỉ phản ảnh quan điểm bênh Cha của ông ta mà là của Bộ Chính trị thời bấy giờ muốn bênh vực lập trường “vũ trang bạo lực” của ông Lê Duẩn, dù phải trả bất kỳ bằng gía nào. Nhưng trong chiến lược gọi là “Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" , như câu nói của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thời 1968, phía Cộng sản và quân Giải phóng (du kích địa phương) cũng đã phải trả gía với 44,842 lính tử thương, 61.267 bị thương, 4.511 mất tích và 912 bị bắt, theo Bách Khoa toàn thư mở.
Cũng tài liệu này cho biết phía Hoa Kỳ, có 16.511 chết, 87.388 bị thương.Việt Nam Cộng hòa: 28.800 chết, 172.512 bị thương. Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand: Khoảng 2.000 chết, vài nghìn bị thương.
Ngoài giao tranh trên chiến trường, Quân đội Cộng sản và Bộ Chính trị do ông Lê Duẩn điều hành sau lưng Hồ Chí Minh đã phạm tội sát hại dân lành tại mặt trận Huế-Thừa Thiên trong 26 ngày đêm chiếm đóng thành phố này.
Tài liệu của Bách khoa Tòan thư mở viết:”Trong những tháng và những năm tiếp theo sau Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh. Số liệu từ các nguồn khác nhau có sự không thống nhất.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.
Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên Cục Tâm lý chiến của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm 1970:
"Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:
.Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích
.Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc
.Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:
1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968
809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969
100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969
1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)"
BẮT TÙ VÀ CHẾT BIỂN
Sau khi chiếm được miền Nam, em của ông Lê Kiên Thành, Tướng Lê Kiên Trung nói:”Trong nhiều cuộc chiến tranh, phe thắng cuộc đã có sự trả thù với những kẻ thất bại. Nhưng sau khi giải phóng xong, Đảng ta mà người đứng đầu là ba tôi đã đưa ra mệnh lệnh: Bằng bất cứ giá nào cũng không được động chạm đến những người thuộc chính quyền cũ. Và, thay vì một cuộc tắm máu như báo chí nước ngoài đã dự đoán trước giải phóng, những người thuộc chính quyền cũ chỉ bị đưa đi cải tạo, giáo dục…” (Theo báo An ninh Thế giới/27-07-2016).
Nhưng “cải tạo, giáo dục” của đảng CSVN là một trong số 4 tội ác mà ông Tổng Bí thư Lê Duẩn có trách nhiệm lúc bấy giờ.
Thứ nhất, nhà nước đã đánh lừa để bắt hàng trăm ngàn quân-cán-chính Việt Nam Cộng hòa đi tù lao động dài hạn dưới danh nghĩa “học tập cải tạo”.
Thứ hai, Chính phủ đã tiến hành chiến dịch đánh tư sản mại bản và đuổi dân thành phố đi “ kinh tế mới” để đầy đọa dân và đánh phá và tiêu diệt tòan diện nền kinh tế thị trường phồn thịnh của miền Nam.
Thứ ba, hủy diệt các di sản văn hóa và giáo dục văn minh của miền Nam.
Thứ tư, đẩy trí thức và hàng trăm ngàn người miền Nam phải bỏ nước trốn ra nước ngoài tìm tự do khiến cho hàng chục ngàn người chết trên Biển Đông.
Và cũng từ chính sách trả thù, bóc lột và hủy họai miền Nam của Bộ Chính trị do Lê Duẩn lãnh đạo cho đến ngày qua đời 07/10/1986 mà chia rẽ, hận thù dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc đã bung ra, cho đến bây giờ (2017), vẫn chưa hàn gắn được.
Vậy Thiếu tuớng Lê Kiên Trung đã bênh vực Cha mình ra sao khi nói về “kinh tế thị trường” của miền Nam bị đánh sập ?
Ông Trung nói:”Nhiều người phê phán cha tôi vì việc duy trì nền kinh tế bao cấp quá lâu. Nhưng ngay sau khi giải phóng xong, khi mà nhiều người trong chúng ta vẫn còn coi Mỹ là kẻ thù, ba tôi đã giao cho Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Mỹ, bằng mọi giá thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Ba tôi đã muốn giữ nguyên nền kinh tế thị trường ở miền Nam, song song với nền kinh tế bao cấp ở miền Bắc, vì chính ông cũng muốn so sánh ưu điểm và nhược điểm của hai nền kinh tế đó. Vì ba tôi và các đồng chí của mình khi đó đều được giáo dục và trưởng thành trong hệ thống lý luận về XHCN theo mô hình Xôviết của Stalin.
Nhưng ông cảm nhận được, nền kinh tế thị trường có những ưu điểm của nó, và ông muốn có cơ hội để so sánh giữa hai mô hình đó, để tìm được con đường tốt nhất cho đất nước.
Dù chuyện này chưa bao giờ được ông công khai trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng trong chỉ đạo của ba tôi và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng với ông Nguyễn Cơ Thạch trước chuyến thăm Mỹ sau giải phóng, tôi biết rằng đã có nội dung đó. Tiếc là cuộc đàm phán đó đã không thành công. Vì khi đó, nhiều người bên phía chúng ta vẫn còn coi Mỹ là kẻ thù, và bản thân người Mỹ cũng có suy nghĩ ngược lại.”
Với họ, việc một nước lớn như Mỹ thất bại trong cuộc chiến với một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam đã làm tổn thương nặng nề lòng tự tôn của họ. Không thể dễ dàng để hai nước có thể ngay lập tức nối lại quan hệ ngoại giao, bình thường hoá quan hệ. Thậm chí, sau đó Mỹ còn cấm vận Việt Nam nhiều năm liền. Nên cuối cùng, chuyến đi của ông Nguyễn Cơ Thạch đã thất bại.”
Ông Tướng Trung nói như thế vì ông chỉ biết một nửa câu chuyện Việt-Mỹ lúc bấy giờ. Nguyên do chính vì phía Việt Nam cứ nằng nặc đòi Mỹ phải bồi thường chiến tranh trị giá 3.25 tỷ Dollars, mặc dù Hà Nội đã vi phạm Hiệp định Paris 1973 khi đem quân xâm chiếm VNCH.
Vì vậy, báo ANTG mới hỏi tiếp:” Cứ cho là chuyến đi đó thất bại, thì tôi nghĩ, vẫn có nhiều cách để duy trì và phát triển mô hình kinh tế thị trường ở miền Nam song song với mô hình bao cấp ở miền Bắc, nhưng như chúng ta đã biết, ngày đó, nền kinh tế bao cấp đã được nhân rộng ở cả hai miền. Tại sao ba ông không làm điều đó?
Tướng Trung:” Bối cảnh lịch sử lúc đó có lẽ đã khiến ba tôi không dễ thực hiện khát vọng và mục đích của mình. Khi mà Mỹ từ chối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và bản thân những nhà lãnh đạo trong nước thời đó đều tin theo hệ thống xã hội chủ nghĩa mô hình Xôviết của Stalin, thì việc đưa ra một ý tưởng như thế là trái với lý tưởng của nhiều người.”
AI SỢ TRUNG QUỐC ?
Về lập trường của ông Lê Duẩn đới với Trung Quốc, tướng Trung nói:” Ba tôi không sợ Mỹ, vì ông hiểu Việt Nam có thể thắng Mỹ. Còn chuyện không sợ Trung Quốc là một câu chuyện dài.
Ba tôi là người yêu thích lịch sử. Ông đọc đi đọc lại những câu chuyện về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Và vì thế, ông biết, trong những cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy nghìn năm đất nước tồn tại, ngoài hai lần chống Pháp và Mỹ, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống quân xâm lược từ phương Bắc kéo xuống.
Và dù trong thời gian ngắn hay dài, thì cuối cùng, chúng ta cũng đều đánh đuổi được giặc ngoại xâm phương Bắc. Dân tộc này trong lịch sử chưa từng sợ phương Bắc, và tôi nghĩ ba tôi thấm nhuần truyền thống ấy.”
Từ khi còn rất sớm, ba tôi đã nhận ra, dù họ viện trợ cho chúng ta rất nhiều, dù tiếng là hai nước Cộng sản anh em, thì họ vẫn mang những ý đồ không khác gì những triều đại trước đây. “
Nhưng tại sao tướng Trung lại nói nhiều về người Cha mình luôn luôn đề phòng Trung Quố vào lúc “nhạy cảm” hiện nay dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Nhưng không chỉ một mình Tướng Trung nói mà anh ông, Tiến sỹ Lê Kiên Thành cũng nói nhiều về chuyện dưới đây :
Ông Trung kể:”Ngay cả trong các cuộc gặp với ba tôi, một lãnh đạo của bạn (chú thích của Phạm Trần: Mao Trạch Đông năm 1960) đã nói: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Các đồng chí không cần làm cách mạng, tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”.
Ông Trung kể tiếp:”Khi nghe câu nói đó ba tôi đã cảm nhận ra ngay ý đồ của họ và dặn lòng mình luôn phải cảnh giác với dã tâm ấy. Ba tôi từng viết về một cuộc đối thoại giữa ông và một lãnh đạo của họ như thế này: (Phóng viên báo ANTG không dám viết lãnh đạo này là Mao Trạch Đông)
“Ông ta hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi (Lê Duẩn) trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Ông ta hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Ông ta nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Ông ta hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Ông ta hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Ông ta nói: Một tỉnh của nước tôi có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?”. Tôi nói: “Đúng”. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?”. Tôi nói: “Đúng”. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?”. Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi. Các ông có biết điều đó không?...”.
Kể lại như thế rồi tướng Trung kết luận:”Vì nhận thức được ý đồ của họ, cũng như các tiền nhân, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng ta và ba tôi cũng giữ tinh thần cảnh giác, ngay cả khi họ là nước viện trợ rất lớn cho chúng ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Có lần, họ đề nghị viện trợ cho chúng ta 500 xe tải chi viện cho tuyến đường Trường Sơn, với điều kiện họ sẽ cử lái xe đi kèm. 500 xe hồi đó là vô cùng quý giá với Việt Nam. Nhưng chúng ta đã kiên quyết từ chối.
Khi đó có đồng chí lãnh đạo đề nghị ba tôi “nhận vài chiếc cho người ta vui”, nhưng ba tôi và lãnh đạo không đồng ý. Ba tôi cũng báo cáo với Bác Hồ: “Chúng ta muốn thắng Mỹ, thì không được sợ Mỹ, nhưng nhất định cũng không được sợ Trung Quốc”. Câu nói ấy của ông hẳn đã đến tai người Trung Quốc…”
TẠI SAO TẦU ĐÁNH VIỆT NAM NĂM 1979
Sau đó, báo ANTG hỏi:” Hầu hết những nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận định, TBT Lê Duẩn là nhà lãnh đạo Việt Nam có đường lối cứng rắn nhất với phương Bắc. Anh có đồng ý với ý kiến của nhiều người, khi họ cho rằng sự cứng rắn của ông Lê Duẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới phía bắc?
Tướng Trung đáp:” Ba tôi cứng rắn với họ thì đúng. Nhưng những người nói ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 có lẽ là không hiểu lịch sử. Suốt thời phong kiến của chúng ta, họ đã vì ghét ông vua nào mà đem quân xâm lược mảnh đất này? Không vì cha tôi, họ vẫn tìm cách chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi bây giờ là âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông. Họ chẳng ghét ai cả.
Chỉ có một lý do duy nhất, ý đồ xâm lược của họ là không bao giờ thay đổi. Ba tôi, mang trong mình bản năng của người Việt suốt chiều dài lịch sử: không cần biết họ mạnh thế nào, nhưng anh cứ xâm phạm biên giới chúng tôi là chúng tôi đánh….
“…Ba tôi, như bao người Việt yêu nước bằng cả trái tim mình, đã luôn hiểu rằng, họ là mối đe dọa truyền kiếp, là dân tộc mà trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, bất cứ triều đại nào, chế độ nào, cũng không từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Lịch sử xâm lược của họ là lịch sử mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
Và, cho đến tận ngày hôm nay, với những yêu sách về chủ quyền ở biển Đông, về đường lưỡi bò, vẫn có thể chứng minh một điều, những nhận định của chúng ta về dã tâm của họ chưa bao giờ sai lầm. Khi còn nắm quyền, ba tôi vẫn cố gắng giữ một mối quan hệ ngoại giao mềm mỏng với họ.”
Vậy phải chăng vì Trung Hoa đã nuôi thù với ông Lê Duẩn nên đã tìm cách áp lực phía Việt Nam không được nhắc đến tên Lê Duẩn trong nhiều năm qua ?
Nếu đúng như vậy thì cũng không ngạc nhiên vì nguyên Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người thân của Lê Duẩn từng bị phía Tầu buộc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (đảng khoá VI) loại ra khỏi Bộ Chính trị và mất luôn chức Bộ trưởng Ngọai giao tại Đại hội đảng VII thời Đỗ Mười.
Vậy phản ứng của tướng Trung ra sao, báo ANTG hỏi:” Và cảm giác của anh - một người con, như thế nào trong suốt giai đoạn ấy, giai đoạn mà tên tuổi ông ít được nhắc đến như thế?”
Tướng Trung đáp thẳng thừng:” Dĩ nhiên là tôi buồn. Không chỉ buồn cho cá nhân tôi, gia đình tôi. Vì tôi cho rằng đã có những việc, câu chuyện của ba tôi đã không được đề cập chính xác, đầy đủ, khoa học. Tôi cũng rất buồn và mãi trăn trở một điều, tại sao có những sự thật mà sau bao nhiêu năm chúng ta vẫn nhất định phải giấu kín? Và tôi cho rằng, đó không phải là cách hành xử khách quan, minh bạch và khoa học.”
ANTG hỏi tiếp:” Nói thế thì hẳn là anh khao khát đến một ngày, tất cả tư liệu về cuộc đời của TBT Lê Duẩn, về những quan điểm cũng như quyết định của ông trong những thời điểm lịch sử và cả những đánh giá về vai trò của ông trong giai đoạn ông nắm quyền sẽ được công bố?”
Ông Trung đáp:” Đó chính xác là mong ước lớn nhất của tôi và những người thân trong gia đình suốt nhiều năm qua. Cha tôi và nhiều nhà lãnh đạo đất nước thời kỳ đó đã mất mấy chục năm trời. Và tôi không hiểu lý do vì sao, có những điều đến giờ này chúng ta vẫn cần giữ bí mật.
Nhưng tôi nghĩ, những người làm công tác nghiên cứu, những người làm báo như chị, phải được tiếp xúc với những sự thật đó, để có cái nhìn chính xác và đầy đủ nhất về lịch sử. Và nhân dân cũng có quyền được biết, những nhà lãnh đạo của họ đã làm gì, đã ứng xử thế nào, trong những thời khắc lịch sử của đất nước.”
(Theo ANTG/27/07/2016)
Với những lời nói như những kẻ “điếc không sợ súng” của tướng Lê Kiên Trung và anh ông, Tiến sỹ Lê Kiên Thành về lập trường lúc nào cũng phải “đề phòng Tầu xâm lược” của nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn, hiển nhiên hai ông đã gửi một thông điệp chính trị khá lý thú cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có tiếng thân Trung Hoa. -/-
Phạm Trần
(02/22/017)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bề trên cả Dòng Tên nói tới biện phân
Vũ Văn An
00:43 23/02/2017
Biện phân, thực ra, là ý niệm nòng cốt làm cột sống cho Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô. Ngài chỉ đem những gì ngài từng tu luyên suốt quãng thời gian ở trong Dòng và cả sau này nữa (gần 60 năm, vì ngài vào Dòng năm 1958) vào tông huấn từng gây ra thật nhiều tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo.
Điều ấy dễ hiểu, vì biện phân quả là nghệ thuật cao đẳng mà nếu tu luyện được, tín hữu Công Giáo chắc chắn trở thành môn đệ của Đức Kitô mà đặt vào bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào, cũng vẫn rất mới và rất cổ, mô phỏng đầy đủ nguyên lý bất hủ: Chúa Kitô là hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Nhưng dường như chỉ những đấng thượng thừa may ra mới tu luyện được, người bình thường, khó lòng đạt tới, và do đó, nói đến nó, không những ít người nắm được mà còn hoang mang nữa.
Chính vì thế, khi đọc phát biểu gần đây của Cha Bề Trên Cả Dòng Tên, người giáo dân bình thường thấy chới với. Chới với y như người đệ tử trong câu truyện hai thầy trò một vị chân tu đi đường, gặp vũng lội, thầy không do dự bế cô gái đẹp băng qua vũng lội ấy, rồi ung dung tiếp tục tiến bước, trong khi trò cứ bận tâm mãi không hiểu tại sao thầy lại đi bế cô gái đẹp, ngược với giới luật tu trì.
Quả vậy, theo Catholic World News ngày 22 tháng Hai, cha Bề Trên Cả Dòng Tên nói rằng: mọi tín lý của Giáo Hội đều phải được biện phân.
Trong một cuộc phỏng vấn của một nhà báo Thụy Sĩ, Cha Arturo Sosa Abascal nói rằng cả các lời của Chúa Giêsu cũng cần được cân đo trong “ngữ cảnh lịch sử” của chúng, lưu ý tới nền văn hóa trong đó Người sống, và cả các giới hạn nhân bản của những người viết ra các sách Tin Mừng.
Lúc trao đổi về giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới hôn nhân và ly dị, khi được hỏi về lời Chúa Kitô kết án ngoại tình, Cha Sosa nói rằng “phải suy nghĩ thật nhiều về điều Chúa Giêsu thực sự nói”.
Ngài cho biết tiếp: thời ấy, không ai có máy ghi âm để ghi lại các lời Chúa nói. Điều ta biết là lời lẽ của Chúa Giêsu cần phải được ngữ cảnh hóa, chúng được phát biểu trong một ngôn ngữ, một khung cảnh chuyên biệt, chúng được ngỏ với một ai đó đặc thù.
Cha Sosa giải thích rằng ngài không có ý tra vấn lời lẽ của Chúa Giêsu, nhưng theo ngài, cần phải khảo sát thêm nữa “lời lẽ của Chúa Giêsu như chúng ta giải thích chúng”. Ngài nói rằng diễn trình biện phân mới của ngài phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Khi người phỏng vấn nhận xét rằng việc biện phân của một cá nhân có thể dẫn họ tới một kết luận không phù hợp với tín lý Công Giáo, Cha Bề Trên Cả Dòng Tên trả lời rằng: “đúng thế, vì tín lý không thay thế được biện phân, mà nó cũng không thay thế được Chúa Thánh Thần”.
Sợ rằng Catholic World News trích dẫn quá sơ sài lời nói quan trọng của Cha Bề Trên Cả Dòng Tên, người giáo dân bình thường đi tìm đọc L’Espresso của Sandro Magister, thì thấy nguyên văn các câu hỏi thưa sau đây:
Hỏi: Đức Hồng Y Műller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có nói liên quan đến hôn nhân rằng lời lẽ của Chúa Giêsu rất rõ và “không quyền lực nào ở trên trời hay dưới đất, không thiên thần hay giáo hoàng nào, không công đồng hay luật giám mục nào có năng quyền thay đổi chúng”.
Cha Sosa: Như vậy thì phải suy nghĩ rất nhiều về điều Chúa Giêsu thực sự nói. Thời ấy, không ai có máy ghi âm để ghi lại các lời Chúa nói. Điều ta biết là lời lẽ của Chúa Giêsu cần phải được ngữ cảnh hóa, chúng được phát biểu trong một ngôn ngữ, một khung cảnh chuyên biệt, chúng được ngỏ với một ai đó đặc thù.
Hỏi: Nhưng nếu mọi lời của Chúa Giêsu phải được khảo sát và đem trở về với ngữ cảnh lịch sử của chúng, thì chúng đâu có giá trị tuyệt đối.
Cha Sosa: Suốt trong thế kỷ trước trong Giáo Hội, đã nở rộ thật nhiều cuộc nghiên cứu để tìm cách hiểu chính xác điều Chúa muốn nói... Đây không phải là thuyết duy tương đối, nhưng chứng thực rằng lời nói có tính tương đối, Tin Mừng do những con người nhân bản viết ra (?), nó được Giáo Hội chấp nhận mà Giáo Hội được lập thành bởi những con người nhân bản... Thành thử, đúng là không ai được thay đổi lời của Chúa Giêsu, nhưng ta phải biết lời ấy là lời nào!
Câu hỏi: Điều đó có thể xẩy ra cho cả câu trong Mátthêu 19:3-6: “Do đó, điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”?
Cha Sosa: Tôi theo điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. Ta không đem nó vào hoài nghi, ta đem nó vào biện phân...
Câu hỏi: Nhưng biện phân là đánh giá, là chọn lựa giữa các giải pháp khác nhau. Không còn nghĩa vụ phải theo một giải thích duy nhất nữa...
Cha Sosa: Không, nghĩa vụ vẫn còn đó, nhưng phải theo kết quả của biện phân.
Câu hỏi: Tuy nhiên, quyết định cuối cùng căn cứ vào phán đoán tương đối đối với nhiều giả thuyết khác nhau. Thành thử nó cũng xem xét cả giả thuyết cho rằng câu “loài người không được phân ly...” không chính xác như biểu kiến. Nói tóm lại, nó đem lời nói của Chúa Giêsu vào hoài nghi.
Cha Sosa: Không phải lời nói của Chúa Giêsu, mà là lời nói của Chúa Giêsu như chúng ta giải thích nó. Biện phân không chọn lựa giữa nhiều giả thuyết nhưng lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng, như Chúa Giêsu từng hứa, sẽ giúp chúng ta hiểu các dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử con người.
Câu hỏi: Nhưng biện phân cách nào?
Cha Sosa: Đức Giáo Hoàng Phanxicô biện phân theo Thánh Inhã, như toàn bộ Dòng Tên: Thánh Inhã nói, ta phải tìm thì sẽ thấy thánh ý Thiên Chúa. Đây không phải việc tìm tòi bông lông. Biện phân dẫn tới một quyết định: ta không chỉ đánh giá, mà phải quyết định.
Câu hỏi: Và ai phải quyết định?
Cha Sosa: Giáo Hội luôn nhắc đi nhắc lại tính ưu tiên của lương tâm bản thân.
Câu hỏi: Thế nếu sau khi biện phân, lương tâm bảo tôi rằng tôi có thể rước lễ dù qui luật không dự trù điều này...
Cha Sosa: Giáo Hội đã phát triển trong nhiều thế kỷ, nó không phải là một khối bêtông kiên cố. Giáo Hội được sinh ra, được học hỏi, có nhiều thay đổi. Đấy là lý do tại sao các công đồng chung đã được triệu tập, để giúp các khai triển tín lý được chú trọng. Tín lý (doctrine) là chữ tôi không thích lắm (?), nó mang theo hình ảnh cứng cỏi của đá. Thay vào đó, thực tại con người có nhiều sắc thái hơn, nó không bao giờ đen hoặc trắng, nó là một phát triển liên tục.
Câu hỏi: Hình như tôi hiểu ra rằng đối với cha ta phải dành ưu tiên cho việc thực hành biện phân tín lý.
Cha Sosa: Đúng, nhưng tín lý là một phần của biện phân. Biện phân đích thực không thể không có tín lý.
Câu hỏi: Nhưng nó có thể đạt tới những kết luận khác với tín lý.
Cha Sosa: Đúng như thế, vì tín lý không thay thế biện phân, nó cũng không thay thế Chúa Thánh Thần.
Đọc các nhận định trên, người giáo dân bình thường tuy không thể nói Cha Sosa sai, nhưng mong rằng một là ngài chỉ nên nói với những người như vị chân tu bồng cô gái đẹp mà lòng vẫn không một chút tư dục nổi lên. Hai là có thể người ta tường thuật sai không hẳn hết mọi điều ngài nói nhưng ít nhất điều này: tín lý là một phần của biện phân. Người giáo dân bình thường chỉ hiểu biện phân là để nhận ra sự thật của tín lý, nhận ra cho chính bản thân mình.
Kỳ sau: Biện phân là gì?
Điều ấy dễ hiểu, vì biện phân quả là nghệ thuật cao đẳng mà nếu tu luyện được, tín hữu Công Giáo chắc chắn trở thành môn đệ của Đức Kitô mà đặt vào bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào, cũng vẫn rất mới và rất cổ, mô phỏng đầy đủ nguyên lý bất hủ: Chúa Kitô là hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Nhưng dường như chỉ những đấng thượng thừa may ra mới tu luyện được, người bình thường, khó lòng đạt tới, và do đó, nói đến nó, không những ít người nắm được mà còn hoang mang nữa.
Chính vì thế, khi đọc phát biểu gần đây của Cha Bề Trên Cả Dòng Tên, người giáo dân bình thường thấy chới với. Chới với y như người đệ tử trong câu truyện hai thầy trò một vị chân tu đi đường, gặp vũng lội, thầy không do dự bế cô gái đẹp băng qua vũng lội ấy, rồi ung dung tiếp tục tiến bước, trong khi trò cứ bận tâm mãi không hiểu tại sao thầy lại đi bế cô gái đẹp, ngược với giới luật tu trì.
Quả vậy, theo Catholic World News ngày 22 tháng Hai, cha Bề Trên Cả Dòng Tên nói rằng: mọi tín lý của Giáo Hội đều phải được biện phân.
Trong một cuộc phỏng vấn của một nhà báo Thụy Sĩ, Cha Arturo Sosa Abascal nói rằng cả các lời của Chúa Giêsu cũng cần được cân đo trong “ngữ cảnh lịch sử” của chúng, lưu ý tới nền văn hóa trong đó Người sống, và cả các giới hạn nhân bản của những người viết ra các sách Tin Mừng.
Lúc trao đổi về giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới hôn nhân và ly dị, khi được hỏi về lời Chúa Kitô kết án ngoại tình, Cha Sosa nói rằng “phải suy nghĩ thật nhiều về điều Chúa Giêsu thực sự nói”.
Ngài cho biết tiếp: thời ấy, không ai có máy ghi âm để ghi lại các lời Chúa nói. Điều ta biết là lời lẽ của Chúa Giêsu cần phải được ngữ cảnh hóa, chúng được phát biểu trong một ngôn ngữ, một khung cảnh chuyên biệt, chúng được ngỏ với một ai đó đặc thù.
Cha Sosa giải thích rằng ngài không có ý tra vấn lời lẽ của Chúa Giêsu, nhưng theo ngài, cần phải khảo sát thêm nữa “lời lẽ của Chúa Giêsu như chúng ta giải thích chúng”. Ngài nói rằng diễn trình biện phân mới của ngài phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Khi người phỏng vấn nhận xét rằng việc biện phân của một cá nhân có thể dẫn họ tới một kết luận không phù hợp với tín lý Công Giáo, Cha Bề Trên Cả Dòng Tên trả lời rằng: “đúng thế, vì tín lý không thay thế được biện phân, mà nó cũng không thay thế được Chúa Thánh Thần”.
Sợ rằng Catholic World News trích dẫn quá sơ sài lời nói quan trọng của Cha Bề Trên Cả Dòng Tên, người giáo dân bình thường đi tìm đọc L’Espresso của Sandro Magister, thì thấy nguyên văn các câu hỏi thưa sau đây:
Hỏi: Đức Hồng Y Műller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có nói liên quan đến hôn nhân rằng lời lẽ của Chúa Giêsu rất rõ và “không quyền lực nào ở trên trời hay dưới đất, không thiên thần hay giáo hoàng nào, không công đồng hay luật giám mục nào có năng quyền thay đổi chúng”.
Cha Sosa: Như vậy thì phải suy nghĩ rất nhiều về điều Chúa Giêsu thực sự nói. Thời ấy, không ai có máy ghi âm để ghi lại các lời Chúa nói. Điều ta biết là lời lẽ của Chúa Giêsu cần phải được ngữ cảnh hóa, chúng được phát biểu trong một ngôn ngữ, một khung cảnh chuyên biệt, chúng được ngỏ với một ai đó đặc thù.
Hỏi: Nhưng nếu mọi lời của Chúa Giêsu phải được khảo sát và đem trở về với ngữ cảnh lịch sử của chúng, thì chúng đâu có giá trị tuyệt đối.
Cha Sosa: Suốt trong thế kỷ trước trong Giáo Hội, đã nở rộ thật nhiều cuộc nghiên cứu để tìm cách hiểu chính xác điều Chúa muốn nói... Đây không phải là thuyết duy tương đối, nhưng chứng thực rằng lời nói có tính tương đối, Tin Mừng do những con người nhân bản viết ra (?), nó được Giáo Hội chấp nhận mà Giáo Hội được lập thành bởi những con người nhân bản... Thành thử, đúng là không ai được thay đổi lời của Chúa Giêsu, nhưng ta phải biết lời ấy là lời nào!
Câu hỏi: Điều đó có thể xẩy ra cho cả câu trong Mátthêu 19:3-6: “Do đó, điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”?
Cha Sosa: Tôi theo điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. Ta không đem nó vào hoài nghi, ta đem nó vào biện phân...
Câu hỏi: Nhưng biện phân là đánh giá, là chọn lựa giữa các giải pháp khác nhau. Không còn nghĩa vụ phải theo một giải thích duy nhất nữa...
Cha Sosa: Không, nghĩa vụ vẫn còn đó, nhưng phải theo kết quả của biện phân.
Câu hỏi: Tuy nhiên, quyết định cuối cùng căn cứ vào phán đoán tương đối đối với nhiều giả thuyết khác nhau. Thành thử nó cũng xem xét cả giả thuyết cho rằng câu “loài người không được phân ly...” không chính xác như biểu kiến. Nói tóm lại, nó đem lời nói của Chúa Giêsu vào hoài nghi.
Cha Sosa: Không phải lời nói của Chúa Giêsu, mà là lời nói của Chúa Giêsu như chúng ta giải thích nó. Biện phân không chọn lựa giữa nhiều giả thuyết nhưng lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng, như Chúa Giêsu từng hứa, sẽ giúp chúng ta hiểu các dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử con người.
Câu hỏi: Nhưng biện phân cách nào?
Cha Sosa: Đức Giáo Hoàng Phanxicô biện phân theo Thánh Inhã, như toàn bộ Dòng Tên: Thánh Inhã nói, ta phải tìm thì sẽ thấy thánh ý Thiên Chúa. Đây không phải việc tìm tòi bông lông. Biện phân dẫn tới một quyết định: ta không chỉ đánh giá, mà phải quyết định.
Câu hỏi: Và ai phải quyết định?
Cha Sosa: Giáo Hội luôn nhắc đi nhắc lại tính ưu tiên của lương tâm bản thân.
Câu hỏi: Thế nếu sau khi biện phân, lương tâm bảo tôi rằng tôi có thể rước lễ dù qui luật không dự trù điều này...
Cha Sosa: Giáo Hội đã phát triển trong nhiều thế kỷ, nó không phải là một khối bêtông kiên cố. Giáo Hội được sinh ra, được học hỏi, có nhiều thay đổi. Đấy là lý do tại sao các công đồng chung đã được triệu tập, để giúp các khai triển tín lý được chú trọng. Tín lý (doctrine) là chữ tôi không thích lắm (?), nó mang theo hình ảnh cứng cỏi của đá. Thay vào đó, thực tại con người có nhiều sắc thái hơn, nó không bao giờ đen hoặc trắng, nó là một phát triển liên tục.
Câu hỏi: Hình như tôi hiểu ra rằng đối với cha ta phải dành ưu tiên cho việc thực hành biện phân tín lý.
Cha Sosa: Đúng, nhưng tín lý là một phần của biện phân. Biện phân đích thực không thể không có tín lý.
Câu hỏi: Nhưng nó có thể đạt tới những kết luận khác với tín lý.
Cha Sosa: Đúng như thế, vì tín lý không thay thế biện phân, nó cũng không thay thế Chúa Thánh Thần.
Đọc các nhận định trên, người giáo dân bình thường tuy không thể nói Cha Sosa sai, nhưng mong rằng một là ngài chỉ nên nói với những người như vị chân tu bồng cô gái đẹp mà lòng vẫn không một chút tư dục nổi lên. Hai là có thể người ta tường thuật sai không hẳn hết mọi điều ngài nói nhưng ít nhất điều này: tín lý là một phần của biện phân. Người giáo dân bình thường chỉ hiểu biện phân là để nhận ra sự thật của tín lý, nhận ra cho chính bản thân mình.
Kỳ sau: Biện phân là gì?
Truyền thống
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:42 23/02/2017
TRUYỀN THỐNG
Tin mừng tường thuật trong thời gian công khai đi rao giảng Chúa Giêsu không ít lần phớt lờ, đúng hơn là đã nhiều lần cố tình vi phạm truyền thống của người Do Thái. Truyền thống vốn là tốt nhưng nó có thể trở thành xấu khi làm cản trở dòng chảy đức tin và ân sủng. Đó là lúc nó bị xơ cứng, vón cục hoặc được nâng lên hàng tối thượng của các quy phạm chân lý.
Giáo Hội Công Giáo mãi xác tín vào các chân lý từ hai kho tàng lưu truyền Mạc khải là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói, được ghi chép lại dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần. Để hiểu Thánh Kinh thì cần biện phân giữa điều mà tác giả Thánh Kinh trình bày và điều Thiên Chúa muốn truyền dạy (x.MK số 12). Như thế cần chân nhận rằng không hẳn đương nhiên luôn có sự tương hợp giữa điều tác giả Thánh Kinh trình bày với chân lý Thiên Chúa muốn dạy. Để đón nhận chân lý từ Thánh Kinh thì Giáo Hội dạy tín hữu cần phải lưu ý đến các quy tắc sau:
- Tìm hiểu đúng điều các thánh sử trình bày, đặc biết qua các thể văn mà các ngài dùng trong khung cảnh văn hóa mà các ngài sống lúc bấy giờ.
- Đọc và hiểu Thánh Kinh dưới tác động của Chúa Thánh Thần vì Giáo Hội tin rằng nhờ bởi Chúa Thánh Thần linh hứng thì Thánh Kinh mới được viết ra.
- Chúa Kitô là Lời Mạc khải hoàn hảo. Vì thế cần phải lấy cuộc đời của Chúa Kitô, lời giảng dạy của Người, nhất là cuộc khổ nạn và phục sinh của Người làm điểm quy chiếu để tìm hiểu toàn bộ Thánh Kinh, Cựu Ước lẫn Tân Ước.
- Thánh Kinh (xét như là một bộ sách) được Giáo Hội chuẩn nhận vì tương hợp với niềm tin của mình, do đó cần phải đọc hiểu Thánh Kinh theo truyền thống sống động của Giáo Hội.
- Phải chú ý đến “tính tương hợp của đức tin”, nghĩa là các chân lý đức tin phải có sự liên hệ hài hòa cách nào đó.
Cần thú nhận rằng đã và đang còn đó không ít Kitô hữu tiếp cận chân lý từ Thánh Kinh một cách bất cập, thiếu sót và kể cả sai lầm.
Xét về nguồn Mạc khải là Thánh Kinh, ta dễ đón nhận đồng thời tin nhận Thánh Kinh truyền dạy chân lý Mạc khải và không sai lầm vì có Thiên Chúa là tác giả chính, là nguyên nhân đệ nhất, có Đức Kitô là Lời của Thiên Chúa, có Thánh Thần là nguồn linh hứng cho các tác giả nhân loại. Tuy nhiên ngay cả trong Thánh Kinh, các chân lý được trình bày chỉ có tính chắc chắn và không sai lầm nơi những gì Thiên Chúa muốn dạy chứ không phải ở nơi cách thế trình bày của các tác giả nhân loại. Như thế vấn đề còn lắm phức tạp vì cần phải biết phân biệt văn phong, phương pháp trình bày của từng tác giả, đối tượng nhắm đến của từng tác giả cũng như môi trường, hoàn cảnh sống của từng thời kỳ. Hơn thế nữa, toàn bộ Thánh Kinh như là bức tranh mô tả chân dung Thiên Chúa thì chắc chắn có đó những nét phác thảo mập mờ hoặc chưa chính xác vì bức tranh ấy chỉ hoàn thiện nơi chính Đức Kitô, cách đặc biệt được bốn quyển Tin Mừng trình bày. Như thế, tính không sai lầm nơi các sách khác sẽ có phần hạn chế vì tự chúng, chúng không diễn tả cách đầy đủ. “Cựu ước dù là một phần của Thánh Kinh không thể thiếu được nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều bất toàn và tạm thời” (x.GLCGC số 121-122). Những sách khác của Tân uớc như các Thư, sách Công vụ Tông đồ… cần phải được quy chiếu với các sách Tin Mừng bởi “các sách Tin Mừng là trung tâm của Thánh Kinh vì là chứng từ tuyệt hảo về cuộc đời và giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ chúng ta” (MK 18 - GLCG số 125). Ngay cả nơi các sách Tin Mừng thì người ta cũng còn phải phân biệt đâu là những lời dạy đích thực của Chúa Giêsu (ipsissima verba), đâu là những suy tư, thêm thắt của các tông đồ, các tác giả. Chẳng hạn những chương đầu của Tin Mừng thánh Matthêu và Luca tường thuật thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giêsu, chúng ta cần phân biệt dữ kiện nào là có tính lịch sử và dữ kiện nào được kể lại chỉ để trình bày chủ ý thần học của tác giả. Điều này giải thích những dị biệt của các tường thuật Tin Mừng giữa các tác giả đôi khi về cùng một sự kiện.
Thánh Truyền là Lời Thiên Chúa đã được Đức Kitô và Chúa Thánh Thần ký thác cho các Tông Đồ và được truyền đạt nguyên vẹn cho các đấng kế vị (x.MK 9).
Cần phân biệt sự truyền đạt và sự tiếp nhận. Theo thiển ý thì hai phạm trù này không luôn đương nhiên đồng nhất với nhau. Kitô hữu chúng ta tin nhận lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa đặt để trong tâm hồn mỗi người để giúp họ nhận biết chân lý đồng thời thúc bách con người “làm lành lánh dữ”. Lời Chúa nói thì luôn là chân lý và không hề sai lầm, thế nhưng phần phía con người khi đón nhận thì có thể bị sai lệch vì nhiều lý do chủ quan hay khách quan và do đó mới có nhiều hình thái “lương tâm sai lầm”.
Trở lại với nguồn lưu truyền Mạc khải là Thánh Truyền. Chúng ta đừng quên ngay đêm Tiệc ly Chúa Kitô đã minh nhiên nói với các môn đệ: “Thầy còn nhiều điều muốn nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn…” (Ga 16,12-15). Một sự thật hiển nhiên đó là Chúa Thánh Thần, Đấng là Thần Chân Lý, vẫn còn thực thi sứ mạng cho đến ngày Chúa Kitô quang lâm.
Để tiếp cận chân lý nguyên với nguồn Mạc khải là Thánh Kinh ta cũng thấy nhiều vất vả. Việc đón nhận chân lý từ nguồn Thánh Truyền hẳn sẽ còn nhiều khó khăn hơn. Nói đến Thánh Truyền ta không thể không nói đến các Công đồng. Công đồng Giêrusalem, một Công đồng do những người đã cùng ăn cùng ở với Đức Giêsu một thời gian trên dưới ba năm thế mà những quyết định của các Nghị phụ -Tông đồ vẫn có đó những hạn chế: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Chắc chắn điều thứ ba là không sai lầm, còn hai điều kia, đặc biệt điều thứ hai còn nhiều hạn chế do bởi quan niệm về sự hiện diện của Thiên Chúa nơi máu huyết. Ngay cả thánh Phaolô, vị Tông đồ xem chừng tự do với các tập truyền Do thái cũng không thoát được những hạn chế về sự bình đẳng nam nữ. Ngài dạy tín hữu Côrintô: “Tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam…” (1Cr 11,3). “Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy hay thống trị đàn ông, trái lại họ phải thinh lặng; vì Ađam được tạo dựng trước, rồi mới đến Evà. Cũng không phải Ađam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội khi bị dụ dỗ” (1Tm 2,12-14).
Nói đến Thánh Truyền ta cũng không thể không nói đến giáo lý của Hội Thánh. Kho tàng giáo lý Hội Thánh dạy có thể ví như một Ngôi đền. Ngôi đền ấy không phải được xây dựng trong một sớm một chiều. Để có quyển sách Giáo Lý Công Giáo chung do Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 11/10/1992 thì đã có một quá trình xây dựng, tu sửa, chỉnh lý không chỉ trong thời gian biên soạn mà là cả khoảng thời gian kể từ lúc mẹ Hội Thánh được khai sinh. Nhiều điều, nhiều chân lý còn phải được nghiên cứu, khám phá và tiếp cận luôn mãi. Chẳng hạn giáo lý về tội nguyên tổ, một tín điều đã được nhấn mạnh và xem như hình thành từ thời thánh giáo phụ Augstinô, một giáo phụ có cái nhìn không mấy tốt về bản tính tự nhiên của con người nếu không muốn nói rằng ngài chủ trương: “nhân chi sơ tính bản ác”. Thế nhưng, ngay chính thánh giáo phụ này cũng còn nhiều hạn chế khi trình bày nội dung giáo lý này, đặc biệt ngài đã sai lầm khi giảng dạy về sự lưu truyền tội nguyên tổ (ngài cho rằng tội nguyên tổ được lưu truyền cho hậu duệ loài người qua sự kết hợp nam nữ. Chính mầm sống của đàn ông là thủ phạm!). Từ đó ngài Giáo Phụ luận suy rằng “đời sống vợ chồng” chỉ được “tạm chấp nhận” kiểu chẳng đặng đừng (tolérance) vì lý do lưu truyền nòi giống.
Chỉ có Thiên Chúa mới thực sự là Chân lý và Chân lý ấy được bày tỏ nơi Đức Kitô, Đấng tự giới thiệu “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Loài người chúng ta, trên đường lữ thứ này không một ai dám tự hào mình nắm được chân lý toàn vẹn. Chúng ta chỉ có thể tiếp cận chân lý cách nào đó. Gần điều này thì xa điều kia. Cái chúng ta cần xa đó là những hạn chế chủ quan lẫn khách quan. Không phải là môn đệ của “hoài nghi chủ nghĩa” (scepticisme) hay là một thành viên của “tương đối chủ nghĩa” (relativisme), nhưng để tiếp cận chân lý, một tiền đề của việc sống trong chân lý thì chúng ta cũng cần biết đặt lại vấn đề, biết truy vấn. Biết đặt vấn đề thì quan trọng hơn là giải quyết vấn đề. Và nhiều khi biết đặt vấn đề là đã có cách để giải quyết vấn đề dù rằng khó có thể rốt ráo.
Với những biện phân trên đây, xin mạo muội có một vài nhận định dù là thiển ý nhân có một vài ý kiến xem ra khác chiều và có khi trái chiều với huấn giáo của Đức Phanxicô, đặc biệt qua Tông Huấn Amoris laetitia. Những ý kiến này thường quy kết là huấn giáo của Đức Phanxicô là trái với Truyền Thống, cụ thể hơn là đi ngược với lời giảng dạy của một số vị tiền nhiệm.
Xin thử hỏi phải chăng Giáo Hội đã thủ đắc chân lý cách vẹn toàn và phải chăng các đấng bậc có vai trò lớn trong việc xây dựng nội dung đức tin của Kitô giáo là hoàn toàn không sai lầm? Ngoại trừ trường hợp đặc thù mà Công Đồng Vaticanô I khẳng định về ơn vô ngộ của Đấng kế vị thánh Phêrô, thì phải chăng nhiều vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đều là vô ngộ mỗi khi giảng dạy chân lý về đức tin và luân lý, về việc thực hành các bí tích ?
Thánh tông đồ lương dân đã từng nhìn nhận: “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1 Cr 13,12).
Hạn chế và sai lầm là những thuộc tính của kiếp phàm trần. Dù như là một cuộc cách mạng để vượt qua “Do Thái giáo” thì Công Đồng Giêrusalem vẫn còn vài hạn chế như đã đề cập ở trên. Dù là bậc Giáo phụ lớn nhưng thánh Âugustinô cũng sai sót nhiều trong huấn giáo về đời sống hôn nhân và gia đình. Dù là nhà thần học lỗi lạc góp công xây dựng hệ thống giáo lý Công Giáo thì trong lãnh vực đời sống hôn nhân gia đình, thánh Tôma Aquinô cũng còn hạn chế khi cho rằng thời gian con người chính thức hình thành trong dạ mẹ là vào khoảng 40 ngày sau khi thụ thai, vì khi ấy thai nhi mới có linh hồn.
Với Hiến Chế về Giáo Hội phải chăng Công Đồng Vaticanô II hoàn toàn xa lìa Thánh Truyền khi đưa ra cái nhìn về Giáo Hội hầu như trái ngược với quan niệm theo truyền thống và trái ngược với nhiều vị Giáo Hoàng trước đó, chẳng hạn như Đức Thánh Cha Piô X. Chúng ta cũng đừng quên ngay trước Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Piô XII còn quá bất cập và có nhiều hạn chế về phạm trù lương tâm và tự do tôn giáo. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II, Ngài có xem nhẹ truyền thống chăng khi công bố Tông huấn Familiaris consortio mà một nội dung của Tông Huấn là không còn xem các trường hợp ly dị tái hôn là bị “tuyệt thông” như truyền thống trước đó? Hiện nay, ngoại trừ số người theo Giám Mục Marcel Lefèvre (anh em Huynh Đoàn Piô X) thì chắc chắn Kitô hữu Công Giáo ít có ai dám to gan nói rằng Công Đồng Vaticanô II và thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đi ngược với truyền thống hay đứng bên lề của dòng chảy Thánh Truyền.
Thế thì cần phải có cái nhìn đúng về Thánh Truyền cũng như ‘truyền thống”. Thánh Truyền hay truyền thống không phải là một cái tủ hay một caí kho chứa đựng sẳn đủ đầy những tín điều, giáo thuyết ‘vô ngộ” hay các kỷ luật luôn “hợp thời” của một thời đã qua mà Kitô hữu dù ở đâu và ở thời đại nào hãy cứ thế mà lấy ra để áp dụng cho mọi trường hợp lớn bé. Có thể nói Thánh Truyền là một hành trình tiếp cận chân lý và sống đức tin của Giáo Hội, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, khởi đi từ các Tông Đồ cho đến ngày Chúa Kitô lại đến trong vinh quang.
Cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Benêđictô XVI và cách riêng với Đức đương kim Phanxicô chúng ta cần khẳng định rằng “chân lý” luôn còn ở phía trước chúng ta. Và hành trình tiến về Giêrusalem trên trời của Giáo Hội chắc chắn không phải bao giờ cũng thẳng hướng. Có những lúc khập khiễng, có những chặng đường lệch hướng là chuyện bình thường của kiếp người. Tuy nhiên chúng ta tin rằng Chúa Kitô luôn mãi đồng hành với Giáo Hội mà Người thiết lập, đặc biệt bằng Thánh Thần mà Người ban tặng. Chính vì thế, là con cái chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận huấn giáo của vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian trong tình thảo hiếu. Tuy nhiên đây phải là một tình thảo hiếu có biện phân như là những người con trưởng thành chứ không phải như người cuồng tín hoặc ấu trĩ.
Tạ ơn Chúa, vị cha chung của toàn thể Giáo Hội hiện nay là Đức Phanxicô đã từng minh nhiên khẳng định rằng trong Giáo Hội, sự góp ý, nhận định và phê bình để cải cách là cần thiết vì Giáo Hội là một cơ thể sống. Và cũng như vị tiền nhiệm, Ngài sẵn sàng đón nhận các nhận định, góp ý kể cả phê bình. Tuy nhiên cần phải cẩn trọng với một vài kiểu cách phê bình, góp ý mà theo như lời Ngài đã nói: “phản ứng kháng cự lại cải cách là điều bình thường, nhưng một số hình thức chống đối có thể đã được “Satan truyền cảm hứng”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin mừng tường thuật trong thời gian công khai đi rao giảng Chúa Giêsu không ít lần phớt lờ, đúng hơn là đã nhiều lần cố tình vi phạm truyền thống của người Do Thái. Truyền thống vốn là tốt nhưng nó có thể trở thành xấu khi làm cản trở dòng chảy đức tin và ân sủng. Đó là lúc nó bị xơ cứng, vón cục hoặc được nâng lên hàng tối thượng của các quy phạm chân lý.
Giáo Hội Công Giáo mãi xác tín vào các chân lý từ hai kho tàng lưu truyền Mạc khải là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói, được ghi chép lại dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần. Để hiểu Thánh Kinh thì cần biện phân giữa điều mà tác giả Thánh Kinh trình bày và điều Thiên Chúa muốn truyền dạy (x.MK số 12). Như thế cần chân nhận rằng không hẳn đương nhiên luôn có sự tương hợp giữa điều tác giả Thánh Kinh trình bày với chân lý Thiên Chúa muốn dạy. Để đón nhận chân lý từ Thánh Kinh thì Giáo Hội dạy tín hữu cần phải lưu ý đến các quy tắc sau:
- Tìm hiểu đúng điều các thánh sử trình bày, đặc biết qua các thể văn mà các ngài dùng trong khung cảnh văn hóa mà các ngài sống lúc bấy giờ.
- Đọc và hiểu Thánh Kinh dưới tác động của Chúa Thánh Thần vì Giáo Hội tin rằng nhờ bởi Chúa Thánh Thần linh hứng thì Thánh Kinh mới được viết ra.
- Chúa Kitô là Lời Mạc khải hoàn hảo. Vì thế cần phải lấy cuộc đời của Chúa Kitô, lời giảng dạy của Người, nhất là cuộc khổ nạn và phục sinh của Người làm điểm quy chiếu để tìm hiểu toàn bộ Thánh Kinh, Cựu Ước lẫn Tân Ước.
- Thánh Kinh (xét như là một bộ sách) được Giáo Hội chuẩn nhận vì tương hợp với niềm tin của mình, do đó cần phải đọc hiểu Thánh Kinh theo truyền thống sống động của Giáo Hội.
- Phải chú ý đến “tính tương hợp của đức tin”, nghĩa là các chân lý đức tin phải có sự liên hệ hài hòa cách nào đó.
Cần thú nhận rằng đã và đang còn đó không ít Kitô hữu tiếp cận chân lý từ Thánh Kinh một cách bất cập, thiếu sót và kể cả sai lầm.
Xét về nguồn Mạc khải là Thánh Kinh, ta dễ đón nhận đồng thời tin nhận Thánh Kinh truyền dạy chân lý Mạc khải và không sai lầm vì có Thiên Chúa là tác giả chính, là nguyên nhân đệ nhất, có Đức Kitô là Lời của Thiên Chúa, có Thánh Thần là nguồn linh hứng cho các tác giả nhân loại. Tuy nhiên ngay cả trong Thánh Kinh, các chân lý được trình bày chỉ có tính chắc chắn và không sai lầm nơi những gì Thiên Chúa muốn dạy chứ không phải ở nơi cách thế trình bày của các tác giả nhân loại. Như thế vấn đề còn lắm phức tạp vì cần phải biết phân biệt văn phong, phương pháp trình bày của từng tác giả, đối tượng nhắm đến của từng tác giả cũng như môi trường, hoàn cảnh sống của từng thời kỳ. Hơn thế nữa, toàn bộ Thánh Kinh như là bức tranh mô tả chân dung Thiên Chúa thì chắc chắn có đó những nét phác thảo mập mờ hoặc chưa chính xác vì bức tranh ấy chỉ hoàn thiện nơi chính Đức Kitô, cách đặc biệt được bốn quyển Tin Mừng trình bày. Như thế, tính không sai lầm nơi các sách khác sẽ có phần hạn chế vì tự chúng, chúng không diễn tả cách đầy đủ. “Cựu ước dù là một phần của Thánh Kinh không thể thiếu được nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều bất toàn và tạm thời” (x.GLCGC số 121-122). Những sách khác của Tân uớc như các Thư, sách Công vụ Tông đồ… cần phải được quy chiếu với các sách Tin Mừng bởi “các sách Tin Mừng là trung tâm của Thánh Kinh vì là chứng từ tuyệt hảo về cuộc đời và giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ chúng ta” (MK 18 - GLCG số 125). Ngay cả nơi các sách Tin Mừng thì người ta cũng còn phải phân biệt đâu là những lời dạy đích thực của Chúa Giêsu (ipsissima verba), đâu là những suy tư, thêm thắt của các tông đồ, các tác giả. Chẳng hạn những chương đầu của Tin Mừng thánh Matthêu và Luca tường thuật thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giêsu, chúng ta cần phân biệt dữ kiện nào là có tính lịch sử và dữ kiện nào được kể lại chỉ để trình bày chủ ý thần học của tác giả. Điều này giải thích những dị biệt của các tường thuật Tin Mừng giữa các tác giả đôi khi về cùng một sự kiện.
Thánh Truyền là Lời Thiên Chúa đã được Đức Kitô và Chúa Thánh Thần ký thác cho các Tông Đồ và được truyền đạt nguyên vẹn cho các đấng kế vị (x.MK 9).
Cần phân biệt sự truyền đạt và sự tiếp nhận. Theo thiển ý thì hai phạm trù này không luôn đương nhiên đồng nhất với nhau. Kitô hữu chúng ta tin nhận lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa đặt để trong tâm hồn mỗi người để giúp họ nhận biết chân lý đồng thời thúc bách con người “làm lành lánh dữ”. Lời Chúa nói thì luôn là chân lý và không hề sai lầm, thế nhưng phần phía con người khi đón nhận thì có thể bị sai lệch vì nhiều lý do chủ quan hay khách quan và do đó mới có nhiều hình thái “lương tâm sai lầm”.
Trở lại với nguồn lưu truyền Mạc khải là Thánh Truyền. Chúng ta đừng quên ngay đêm Tiệc ly Chúa Kitô đã minh nhiên nói với các môn đệ: “Thầy còn nhiều điều muốn nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn…” (Ga 16,12-15). Một sự thật hiển nhiên đó là Chúa Thánh Thần, Đấng là Thần Chân Lý, vẫn còn thực thi sứ mạng cho đến ngày Chúa Kitô quang lâm.
Để tiếp cận chân lý nguyên với nguồn Mạc khải là Thánh Kinh ta cũng thấy nhiều vất vả. Việc đón nhận chân lý từ nguồn Thánh Truyền hẳn sẽ còn nhiều khó khăn hơn. Nói đến Thánh Truyền ta không thể không nói đến các Công đồng. Công đồng Giêrusalem, một Công đồng do những người đã cùng ăn cùng ở với Đức Giêsu một thời gian trên dưới ba năm thế mà những quyết định của các Nghị phụ -Tông đồ vẫn có đó những hạn chế: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Chắc chắn điều thứ ba là không sai lầm, còn hai điều kia, đặc biệt điều thứ hai còn nhiều hạn chế do bởi quan niệm về sự hiện diện của Thiên Chúa nơi máu huyết. Ngay cả thánh Phaolô, vị Tông đồ xem chừng tự do với các tập truyền Do thái cũng không thoát được những hạn chế về sự bình đẳng nam nữ. Ngài dạy tín hữu Côrintô: “Tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam…” (1Cr 11,3). “Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy hay thống trị đàn ông, trái lại họ phải thinh lặng; vì Ađam được tạo dựng trước, rồi mới đến Evà. Cũng không phải Ađam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội khi bị dụ dỗ” (1Tm 2,12-14).
Nói đến Thánh Truyền ta cũng không thể không nói đến giáo lý của Hội Thánh. Kho tàng giáo lý Hội Thánh dạy có thể ví như một Ngôi đền. Ngôi đền ấy không phải được xây dựng trong một sớm một chiều. Để có quyển sách Giáo Lý Công Giáo chung do Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 11/10/1992 thì đã có một quá trình xây dựng, tu sửa, chỉnh lý không chỉ trong thời gian biên soạn mà là cả khoảng thời gian kể từ lúc mẹ Hội Thánh được khai sinh. Nhiều điều, nhiều chân lý còn phải được nghiên cứu, khám phá và tiếp cận luôn mãi. Chẳng hạn giáo lý về tội nguyên tổ, một tín điều đã được nhấn mạnh và xem như hình thành từ thời thánh giáo phụ Augstinô, một giáo phụ có cái nhìn không mấy tốt về bản tính tự nhiên của con người nếu không muốn nói rằng ngài chủ trương: “nhân chi sơ tính bản ác”. Thế nhưng, ngay chính thánh giáo phụ này cũng còn nhiều hạn chế khi trình bày nội dung giáo lý này, đặc biệt ngài đã sai lầm khi giảng dạy về sự lưu truyền tội nguyên tổ (ngài cho rằng tội nguyên tổ được lưu truyền cho hậu duệ loài người qua sự kết hợp nam nữ. Chính mầm sống của đàn ông là thủ phạm!). Từ đó ngài Giáo Phụ luận suy rằng “đời sống vợ chồng” chỉ được “tạm chấp nhận” kiểu chẳng đặng đừng (tolérance) vì lý do lưu truyền nòi giống.
Chỉ có Thiên Chúa mới thực sự là Chân lý và Chân lý ấy được bày tỏ nơi Đức Kitô, Đấng tự giới thiệu “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Loài người chúng ta, trên đường lữ thứ này không một ai dám tự hào mình nắm được chân lý toàn vẹn. Chúng ta chỉ có thể tiếp cận chân lý cách nào đó. Gần điều này thì xa điều kia. Cái chúng ta cần xa đó là những hạn chế chủ quan lẫn khách quan. Không phải là môn đệ của “hoài nghi chủ nghĩa” (scepticisme) hay là một thành viên của “tương đối chủ nghĩa” (relativisme), nhưng để tiếp cận chân lý, một tiền đề của việc sống trong chân lý thì chúng ta cũng cần biết đặt lại vấn đề, biết truy vấn. Biết đặt vấn đề thì quan trọng hơn là giải quyết vấn đề. Và nhiều khi biết đặt vấn đề là đã có cách để giải quyết vấn đề dù rằng khó có thể rốt ráo.
Với những biện phân trên đây, xin mạo muội có một vài nhận định dù là thiển ý nhân có một vài ý kiến xem ra khác chiều và có khi trái chiều với huấn giáo của Đức Phanxicô, đặc biệt qua Tông Huấn Amoris laetitia. Những ý kiến này thường quy kết là huấn giáo của Đức Phanxicô là trái với Truyền Thống, cụ thể hơn là đi ngược với lời giảng dạy của một số vị tiền nhiệm.
Xin thử hỏi phải chăng Giáo Hội đã thủ đắc chân lý cách vẹn toàn và phải chăng các đấng bậc có vai trò lớn trong việc xây dựng nội dung đức tin của Kitô giáo là hoàn toàn không sai lầm? Ngoại trừ trường hợp đặc thù mà Công Đồng Vaticanô I khẳng định về ơn vô ngộ của Đấng kế vị thánh Phêrô, thì phải chăng nhiều vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đều là vô ngộ mỗi khi giảng dạy chân lý về đức tin và luân lý, về việc thực hành các bí tích ?
Thánh tông đồ lương dân đã từng nhìn nhận: “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1 Cr 13,12).
Hạn chế và sai lầm là những thuộc tính của kiếp phàm trần. Dù như là một cuộc cách mạng để vượt qua “Do Thái giáo” thì Công Đồng Giêrusalem vẫn còn vài hạn chế như đã đề cập ở trên. Dù là bậc Giáo phụ lớn nhưng thánh Âugustinô cũng sai sót nhiều trong huấn giáo về đời sống hôn nhân và gia đình. Dù là nhà thần học lỗi lạc góp công xây dựng hệ thống giáo lý Công Giáo thì trong lãnh vực đời sống hôn nhân gia đình, thánh Tôma Aquinô cũng còn hạn chế khi cho rằng thời gian con người chính thức hình thành trong dạ mẹ là vào khoảng 40 ngày sau khi thụ thai, vì khi ấy thai nhi mới có linh hồn.
Với Hiến Chế về Giáo Hội phải chăng Công Đồng Vaticanô II hoàn toàn xa lìa Thánh Truyền khi đưa ra cái nhìn về Giáo Hội hầu như trái ngược với quan niệm theo truyền thống và trái ngược với nhiều vị Giáo Hoàng trước đó, chẳng hạn như Đức Thánh Cha Piô X. Chúng ta cũng đừng quên ngay trước Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Piô XII còn quá bất cập và có nhiều hạn chế về phạm trù lương tâm và tự do tôn giáo. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II, Ngài có xem nhẹ truyền thống chăng khi công bố Tông huấn Familiaris consortio mà một nội dung của Tông Huấn là không còn xem các trường hợp ly dị tái hôn là bị “tuyệt thông” như truyền thống trước đó? Hiện nay, ngoại trừ số người theo Giám Mục Marcel Lefèvre (anh em Huynh Đoàn Piô X) thì chắc chắn Kitô hữu Công Giáo ít có ai dám to gan nói rằng Công Đồng Vaticanô II và thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đi ngược với truyền thống hay đứng bên lề của dòng chảy Thánh Truyền.
Thế thì cần phải có cái nhìn đúng về Thánh Truyền cũng như ‘truyền thống”. Thánh Truyền hay truyền thống không phải là một cái tủ hay một caí kho chứa đựng sẳn đủ đầy những tín điều, giáo thuyết ‘vô ngộ” hay các kỷ luật luôn “hợp thời” của một thời đã qua mà Kitô hữu dù ở đâu và ở thời đại nào hãy cứ thế mà lấy ra để áp dụng cho mọi trường hợp lớn bé. Có thể nói Thánh Truyền là một hành trình tiếp cận chân lý và sống đức tin của Giáo Hội, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, khởi đi từ các Tông Đồ cho đến ngày Chúa Kitô lại đến trong vinh quang.
Cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Benêđictô XVI và cách riêng với Đức đương kim Phanxicô chúng ta cần khẳng định rằng “chân lý” luôn còn ở phía trước chúng ta. Và hành trình tiến về Giêrusalem trên trời của Giáo Hội chắc chắn không phải bao giờ cũng thẳng hướng. Có những lúc khập khiễng, có những chặng đường lệch hướng là chuyện bình thường của kiếp người. Tuy nhiên chúng ta tin rằng Chúa Kitô luôn mãi đồng hành với Giáo Hội mà Người thiết lập, đặc biệt bằng Thánh Thần mà Người ban tặng. Chính vì thế, là con cái chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận huấn giáo của vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian trong tình thảo hiếu. Tuy nhiên đây phải là một tình thảo hiếu có biện phân như là những người con trưởng thành chứ không phải như người cuồng tín hoặc ấu trĩ.
Tạ ơn Chúa, vị cha chung của toàn thể Giáo Hội hiện nay là Đức Phanxicô đã từng minh nhiên khẳng định rằng trong Giáo Hội, sự góp ý, nhận định và phê bình để cải cách là cần thiết vì Giáo Hội là một cơ thể sống. Và cũng như vị tiền nhiệm, Ngài sẵn sàng đón nhận các nhận định, góp ý kể cả phê bình. Tuy nhiên cần phải cẩn trọng với một vài kiểu cách phê bình, góp ý mà theo như lời Ngài đã nói: “phản ứng kháng cự lại cải cách là điều bình thường, nhưng một số hình thức chống đối có thể đã được “Satan truyền cảm hứng”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Văn Hóa
Ilhéus, quê hương của Jorge Amado với tác phẩm dịch ra 50 ngôn ngữ
John
10:35 23/02/2017
BRAZIL - Ilhéus là một thành phố cỡ trung bình Ilhéus với khoảng 222.000 cư dân, với diện tích 1.850 km vuông, và khu trung tâm của nó cách Đại Tây Dương chừng 1 cây số và nằm ở khu vực ven biển phía nam bang Bahia, cách Salvador 211 cây số. Thành phố được thành lập năm 1534 và nay được biết đến như một trong những trung tâm du lịch quan trọng của vùng Đông Bắc Brazil.
Hình ảnh
Ilhéus tự hào là quê hương của nhà văn và tiểu thuyết gia thời danh nhất thế giới Jorge Amato và những đồn điền cacao tiên khởi (hạt quả cacao được chế biến trộn với bột và đường làm thành kẹo chocola).
Ilheus có một di sản văn hóa ảnh hưởng Bồ Đào Nha trong kiến trúc của thành phố và ẩm thực.
Trước đây vùng này trồng mía đường, nhưng vào cuối thế kỷ 19, một người Đức đến đây và khuyến khích dân chúng trồng cay cacao. Sau này dân chúng tin theo và có những đồn điền cacao lớn, tạo nên nhiều triệu phú. Ngày nay Ilhéus là một trong những nơi xuất khẩu lớn nhất của hạt cacao.
Thành phố có những bãi biển đẹp, ngay cả một bãi biển có tên là Bãi Biển Triệu Phú.
Du hành một vọng thăm Ilheus
Tour du lịch của chúng tôi khởi đầu thăm nhà thờ cổ Saint George trong nội thành được xây vào giữa thế kỷ 17. Hiện nhà thờ đang trong giai đoạn trùng tu.
Gần đó là Bảo tàng Nghệ thuật thuật thánh, gồm những văn bản tài liệu và những đồ dùng quan trọng từ thế kỉ 16, 17, và 18, và một bảng mô tả lịch sử của Ilhéus. Bảo tàng được Tòa Giám Mục hỗ trợ.
Nhà thờ chính tòa Saint Sebastian (Catedral São Sebastião). Đại thánh đường này được thiết kế bởi kiến trúc sư thời danh Solomon Silveira, khởi công xây dựng bắt đầu vào năm 1931 và hoàn tất vào năm 1967. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Công Giáo Ilhéus.
Thăm Bảo tàng Văn hóa và nhà của văn hào Jorge Amado
Nhà của Jorge Amado (Museu Casa de Cultura Jorge Amado) nay trở thành Bảo tàng Văn hóa. Bất động sản này được Đại tá João Amado là cha của nhà văn nổi tiếng Jorge Amado mua và đại tá xây dựng ngôi nhà đẹp lớn của ông, cùng những hàng ghế rộng rãi được trang trí bằng gỗ Jacaranda và đá cẩm thạch Carrara. Nhà được xây dựng bắt đầu vào năm 1920, và được hoàn thành vào năm 1926. Jorge Amato đã sống một thời gian ở đây. Ngôi nhà sau đó cũng đã được sử dụng làm trụ sở của Clube dos Bancários (Club của nhân viên Ngân hàng), và của Phân khóa Đại học Luật (Faculdade de Direito de Ilhéus).
Ngày nay là Bảo tàng Văn hóa Ilheus và Nhà của Jorge Amato). Tòa nhà là một trung tâm văn hóa mà tỏ lòng kính trọng với nhà văn và có mục tiêu chính là sự tiến bộ của nền văn hóa địa phương.
Vài nét về nhà văn Jorge Amado
Ilhéus là quê hương của Jorge Amado, nhà văn nổi tiếng nhất và phổ biến nhất ở Brazil. Ông đã viết hơn 32 cuốn sách và tiểu thuyết, trong đó đã có những tiểu thuyết được dịch sang 50 ngôn ngữ và trên danh sách bán chạy nhất tại các quốc gia này.
Tiểu thuyết của ông như “Gabriela, đinh hương và quế - Gabriela, Cravo e Canela” (1958) và “Nàng Dona Flor và hai Ông Chồng - Dona Flor e Seus Dois Maridos” (1966) miêu tả cuộc sống và những thói tục tại khu vực Ilheus và vùng Đông Bắc Brazil. Hai cuốn tiểu thuyết này cũng thấy đã được dịch ra Việt ngữ có bán tại Việt Nam.
Nhân vật chính của hai tiểu thuyết nổi danh nêu trên và những tình tiết về các công trình khác của nhà văn này phần lớn đều miêu tả cuộc sống thực của dân nghèo sống trong thành thị hay là dân da đen và dân tạp chủng sống trong cộng đoàn vùng quê ở Bahia, đặc biệt là cuộc chiến tranh danh đất giữa các chủ đồn điền mà ông gọi là các trùm cocao “cocoa barons” họ giết nhau vì quyền lợi và vì tranh giành đất.
Chúng tôi sẽ viết tiếp một bài nói về “Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Jorge Amado” trong những ngày kế tiếp.
Quán Bar Vesuvio
Quán Bar Vesuvio (Bataclan) đã là một trong những địa điểm được nhiều người tìm đến thăm viếng nhất trong thị trấn kể từ khi thành lập vào cuối những năm 1920. Quán bar này được những người chủ trồng cacao đến đây gặp gỡ bạn bè và kể những câu chuyện chẳng hạn như làm thế nào họ chinh phục tình yêu.
Nhiều du khách và khách du lịch biết tới tên quán bar này bởi vì nó có trong tiểu thuyết “Gabriela, Cravo e Canela -- Gabriela, đinh hương và quế” hày cuốn “Nàng Dona Flor “của Jorge Amado. Cả hai nàng Gabriela và Dona Flor thời trẻ đều làm việc ở bar này. Và như vậy những nhân vật này là hiện thực một thời.
Những người đến cũng muốn thưởng thức món ăn "kibbeh của Nacib" nổi tiếng - một trong những món ăn hay được nhắc tới nhất trong tiểu thuyết, trong mà ông Nacib là chủ sở hữu của Bar Vesuvius, nơi Gabriela và Dona Flor hoạt động.
Sau khi thăm thành Ilheus chùng tôi tiếp tục đi thăm một đồn điền trồng cây cacao và tìm hiểu về tiến trình chế biến kẹo chocolat từ hạt cacao.
Đồn điền Faz Yrere
Đồn điền này cách Ilheus chừng 30 cây số và có tên là Faz Yrere
Một trong những đồn điền cổ nhất trên bờ biển Cocoa - và tìm hiểu về quá trình phát triển ca cao.
Trên đường đi tới nông trại mưa nhiệt đới đổ xuống tầm tã, nên khi đến nông trại đường vào ướt xũng, lầy lội… thế mà cả đoàn khách du lịch cũng hết mình lội bộ cả cây số đi vào rừng cây cacao. Tại đây được giới thiệu về việc trồng cấy caocao, tiến trình phát triển, cây ra hoa và trại như thế nào…
Sau đó thưởng thức mùi vị quả caocao. Trái cacao lớn bằng bàn tay hay lớn hơn. Khi bổ ra trông thấy nhiều hạt, mỗi hạt được bao bọc bằng một màng mỏng mầu trắng nhớt nhớt. Khi cho vào miệng mùi vị hơi chua và ngọt.
Sau đó chúng tôi được dẫn tới cửa hiệu chế biến, lúc đó được nếm mùi vị sữa lấy ra từ cacao (tức là màng mỏng mầu trắng đó, uống tựa như yayourt).
Tiếp tục nến nhà chế biến cao cao. Hạt cacao được lấy ra phôi khô sau nhiều nắng cho đến khi mầu vàng nâu. Lúc đó bẻ hạt cacao ra bên trong thấy nhân hạt cacao mầu nâu. Ăn thử hạt đó thấy như ăn hạt càfê có điều mùi vị khác hơn.
Chính nhân cacao này sẽ đượcd xay ra, hòa trộn với đường và với bột miến và nước để làm thành kẹo chocolat. Với những chế biến khác nhau mà mùi vị chocolat sẽ được hình thành…
Hình ảnh
Ilhéus tự hào là quê hương của nhà văn và tiểu thuyết gia thời danh nhất thế giới Jorge Amato và những đồn điền cacao tiên khởi (hạt quả cacao được chế biến trộn với bột và đường làm thành kẹo chocola).
Trước đây vùng này trồng mía đường, nhưng vào cuối thế kỷ 19, một người Đức đến đây và khuyến khích dân chúng trồng cay cacao. Sau này dân chúng tin theo và có những đồn điền cacao lớn, tạo nên nhiều triệu phú. Ngày nay Ilhéus là một trong những nơi xuất khẩu lớn nhất của hạt cacao.
Thành phố có những bãi biển đẹp, ngay cả một bãi biển có tên là Bãi Biển Triệu Phú.
Du hành một vọng thăm Ilheus
Tour du lịch của chúng tôi khởi đầu thăm nhà thờ cổ Saint George trong nội thành được xây vào giữa thế kỷ 17. Hiện nhà thờ đang trong giai đoạn trùng tu.
Gần đó là Bảo tàng Nghệ thuật thuật thánh, gồm những văn bản tài liệu và những đồ dùng quan trọng từ thế kỉ 16, 17, và 18, và một bảng mô tả lịch sử của Ilhéus. Bảo tàng được Tòa Giám Mục hỗ trợ.
Nhà thờ chính tòa Saint Sebastian (Catedral São Sebastião). Đại thánh đường này được thiết kế bởi kiến trúc sư thời danh Solomon Silveira, khởi công xây dựng bắt đầu vào năm 1931 và hoàn tất vào năm 1967. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Công Giáo Ilhéus.
Thăm Bảo tàng Văn hóa và nhà của văn hào Jorge Amado
Nhà của Jorge Amado (Museu Casa de Cultura Jorge Amado) nay trở thành Bảo tàng Văn hóa. Bất động sản này được Đại tá João Amado là cha của nhà văn nổi tiếng Jorge Amado mua và đại tá xây dựng ngôi nhà đẹp lớn của ông, cùng những hàng ghế rộng rãi được trang trí bằng gỗ Jacaranda và đá cẩm thạch Carrara. Nhà được xây dựng bắt đầu vào năm 1920, và được hoàn thành vào năm 1926. Jorge Amato đã sống một thời gian ở đây. Ngôi nhà sau đó cũng đã được sử dụng làm trụ sở của Clube dos Bancários (Club của nhân viên Ngân hàng), và của Phân khóa Đại học Luật (Faculdade de Direito de Ilhéus).
Ngày nay là Bảo tàng Văn hóa Ilheus và Nhà của Jorge Amato). Tòa nhà là một trung tâm văn hóa mà tỏ lòng kính trọng với nhà văn và có mục tiêu chính là sự tiến bộ của nền văn hóa địa phương.
Vài nét về nhà văn Jorge Amado
Ilhéus là quê hương của Jorge Amado, nhà văn nổi tiếng nhất và phổ biến nhất ở Brazil. Ông đã viết hơn 32 cuốn sách và tiểu thuyết, trong đó đã có những tiểu thuyết được dịch sang 50 ngôn ngữ và trên danh sách bán chạy nhất tại các quốc gia này.
Tiểu thuyết của ông như “Gabriela, đinh hương và quế - Gabriela, Cravo e Canela” (1958) và “Nàng Dona Flor và hai Ông Chồng - Dona Flor e Seus Dois Maridos” (1966) miêu tả cuộc sống và những thói tục tại khu vực Ilheus và vùng Đông Bắc Brazil. Hai cuốn tiểu thuyết này cũng thấy đã được dịch ra Việt ngữ có bán tại Việt Nam.
Nhân vật chính của hai tiểu thuyết nổi danh nêu trên và những tình tiết về các công trình khác của nhà văn này phần lớn đều miêu tả cuộc sống thực của dân nghèo sống trong thành thị hay là dân da đen và dân tạp chủng sống trong cộng đoàn vùng quê ở Bahia, đặc biệt là cuộc chiến tranh danh đất giữa các chủ đồn điền mà ông gọi là các trùm cocao “cocoa barons” họ giết nhau vì quyền lợi và vì tranh giành đất.
Chúng tôi sẽ viết tiếp một bài nói về “Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Jorge Amado” trong những ngày kế tiếp.
Quán Bar Vesuvio
Quán Bar Vesuvio (Bataclan) đã là một trong những địa điểm được nhiều người tìm đến thăm viếng nhất trong thị trấn kể từ khi thành lập vào cuối những năm 1920. Quán bar này được những người chủ trồng cacao đến đây gặp gỡ bạn bè và kể những câu chuyện chẳng hạn như làm thế nào họ chinh phục tình yêu.
Nhiều du khách và khách du lịch biết tới tên quán bar này bởi vì nó có trong tiểu thuyết “Gabriela, Cravo e Canela -- Gabriela, đinh hương và quế” hày cuốn “Nàng Dona Flor “của Jorge Amado. Cả hai nàng Gabriela và Dona Flor thời trẻ đều làm việc ở bar này. Và như vậy những nhân vật này là hiện thực một thời.
Những người đến cũng muốn thưởng thức món ăn "kibbeh của Nacib" nổi tiếng - một trong những món ăn hay được nhắc tới nhất trong tiểu thuyết, trong mà ông Nacib là chủ sở hữu của Bar Vesuvius, nơi Gabriela và Dona Flor hoạt động.
Sau khi thăm thành Ilheus chùng tôi tiếp tục đi thăm một đồn điền trồng cây cacao và tìm hiểu về tiến trình chế biến kẹo chocolat từ hạt cacao.
Đồn điền Faz Yrere
Đồn điền này cách Ilheus chừng 30 cây số và có tên là Faz Yrere
Một trong những đồn điền cổ nhất trên bờ biển Cocoa - và tìm hiểu về quá trình phát triển ca cao.
Trên đường đi tới nông trại mưa nhiệt đới đổ xuống tầm tã, nên khi đến nông trại đường vào ướt xũng, lầy lội… thế mà cả đoàn khách du lịch cũng hết mình lội bộ cả cây số đi vào rừng cây cacao. Tại đây được giới thiệu về việc trồng cấy caocao, tiến trình phát triển, cây ra hoa và trại như thế nào…
Sau đó thưởng thức mùi vị quả caocao. Trái cacao lớn bằng bàn tay hay lớn hơn. Khi bổ ra trông thấy nhiều hạt, mỗi hạt được bao bọc bằng một màng mỏng mầu trắng nhớt nhớt. Khi cho vào miệng mùi vị hơi chua và ngọt.
Sau đó chúng tôi được dẫn tới cửa hiệu chế biến, lúc đó được nếm mùi vị sữa lấy ra từ cacao (tức là màng mỏng mầu trắng đó, uống tựa như yayourt).
Tiếp tục nến nhà chế biến cao cao. Hạt cacao được lấy ra phôi khô sau nhiều nắng cho đến khi mầu vàng nâu. Lúc đó bẻ hạt cacao ra bên trong thấy nhân hạt cacao mầu nâu. Ăn thử hạt đó thấy như ăn hạt càfê có điều mùi vị khác hơn.
Chính nhân cacao này sẽ đượcd xay ra, hòa trộn với đường và với bột miến và nước để làm thành kẹo chocolat. Với những chế biến khác nhau mà mùi vị chocolat sẽ được hình thành…
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Cò Tần Tảo
Vũ Đình Huyến, Lm
19:34 23/02/2017
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Ngày tháng mãi mê bám ruộng đồng.
Cánh cò lặn lội giúp nhà nông.
Nhiều nàng lông trắng pha màu tuyết.
Cũng có vài chàng thắm sắc bông.
Tìm kiếm thức ăn quanh bãi cạn.
Nghỉ ngơi thư giản ỏ ven sông.
Thảnh thơi no đủ bay về tổ.
Có lúc tham ăn bị nhốt lồng.
(Trích thơ của Vũ Hưng Việt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 22/2/2017
VietCatholic Network
14:40 23/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Niềm hy vọng kitô giúp nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa Kitô phục sinh;
2- Đức Thánh Cha cổ võ cầu nguyện như phương thế tha thứ cho kẻ thù;
3- Đức Thánh Cha kêu gọi đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập di dân và tị nạn;
4- Giáo sư Richard Madsen: Trung Quốc theo đuổi các cuộc đàm phán với Vatican là nhằm tiêu diệt Giáo Hội tại Hoa Lục;
5- Phái đoàn Tòa Thánh đi Cairô dự hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo;
6- Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đề cao nhân đức anh hùng của Đức Hồng Y Josyf Slipyj khi đối mặt với cộng sản;
7- Câu chuyện về người phụ nữ trong vụ án Roe chống Wade dẫn đến phán quyết cho phép phá thai tại Hoa Kỳ;
8- Tổng Giáo Phận Denver, Utah, thông cáo về vụ 'thị kiến' của ông Johnston.
9- Bề trên tổng quyền dòng Salêdiêng Don Bosco thăm tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Niềm hy vọng kitô giúp nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa Kitô phục sinh;
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ Tư tại quảng trường thánh Phêrô ngày 22/7/2017, với gần 20.000 tín hữu và du khách hành hương khắp năm châu, ĐTC Phanxicô đã nói: “Thụ tạo là một ơn tuyệt vời Thiên Chúa đặt để trong tay chúng ta để qua đó chúng ta có thể bước vào tương quan với Ngài, nhận ra trong đó dấu ấn chương trình tình yêu của Ngài, và Ngài mời gọi chúng ta cộng tác thực hiện nó trong từng ngày sống…” Trong bài huấn dụ ngài đã quảng diễn ý nghĩa chương 2 các câu 22 tới 26 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma và nói:
Chúng ta thường bị cám dỗ nghĩ rằng thụ tạo là tư sản của chúng ta, một chiếm hữu mà chúng ta muốn khai thác tuỳ thích và không phải trả lẽ với bất cứ ai khác…Tông đồ Phaolô, trái lại, nhắc nhớ chúng ta rằng thụ tạo là một ơn tuyệt diệu mà Thiên Chúa đặt để trong tay chúng ta, để chúng ta có thể bước vào trong tương quan với Ngài, nhận ra trong đó dấu ấn chương trình tình yêu của Ngài.
ĐTC giải thích thêm: Chúng ta hãy nghĩ tới nước… Nước trao ban sự sống, giúp chúng ta trong mọi sự, nhưng để khai thác các quặng mỏ, người ta làm cho nước ô nhiễm như thế nào, người là làm bẩn thụ tạo và tàn phá thụ tạo. Đây chỉ là một thí dụ thôi.
** Với kinh nghiệm thê thảm của tội lỗi, sự hiệp thông với Thiên Chúa bị bẻ gẫy, chúng ta làm hư thối thụ tạo, biến nó thành nô lệ, và bắt nó quy phục sự hư nát của chúng ta… Khi bẻ gẫy sự hiệp thông với Thiên Chúa, con người đánh mất đi vẻ đẹp nguyên thuỷ của chính mình… Tuy nhiên, Chúa cũng cống hiến cho chúng ta một viễn tượng của sự giải thoát mới, của ơn cứu độ đại đồng. Và đó là điều thánh Phaolô tươi vui minh nhiên, bằng cách mời gọi chúng ta lắng nghe các tiếng rên siết của toàn thụ tạo… Các tiếng rên siết này không phải là một than van khô cằn, không an ủi mà là các rên siết của một phụ nữ sinh con. Chúng là các rên siết của người khổ đau, nhưng biết là mình sắp cho ra đời một sự sống mới… Đây là nội dung niềm hy vọng của chúng ta… Trong hy vọng, chúng ta biết rằng Chúa muốn chữa lành một cách vĩnh viễn với lòng thương xót các con tim bị thương và bị hạ nhục, và tất cả những gì mà con người đã làm vẩn đục trong sự gian ác của nó, và rằng trong thế giới này Chúa làm nảy sinh ra một thế giới mới và một nhân loại mới, sau cùng được hoà giải trong tình yêu của Ngài.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Đức, Anh quốc, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy, Ấn Độ, Nha và Hoa Kỳ.
ĐTC cũng nhắc cho mọi người biết năm nay là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Là Mẹ của niềm hy vọng, Mẹ mời gọi chúng ta hướng cái nhìn về ơn cứu rỗi, về một thế giới mới và một nhân loại mới.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Tòa Thánh ĐTC ban cho mọi người.
- Đức Thánh Cha cổ võ cầu nguyện như phương thế tha thứ cho kẻ thù
ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện như phương thế thực thi lời Chúa Giêsu dạy phải tha thứ cho kẻ thù.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ kết thúc cuộc viếng thăm dài 3 tiếng rưỡi tại Giáo Xứ thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu ở khu vực Ponte di Nona, mạn đông Roma, chiều Chúa Nhật 19-2-2017. Giáo xứ này có 20 ngàn dân cư trong đó có nhiều người nghèo và người thất nghiệp.
Trong bài giảng thánh lễ bắt đầu lúc 5 giờ 15 phút chiều, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (Mt 5,38-48) trong đó Chúa Giêsu dạy các môn đệ hãy “nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh, và hãy tha thứ cầu nguyện cho những người bách hại các con”. Ngài nói: “Tôi đề nghị anh chị em hãy bắt đầu từ điều nhỏ. Tất cả chúng ta đều có kẻ thù; tất cả chúng ta đều biết người này người kia nói xấu mình, hoặc oán ghét mình... Tôi gợi ý với anh chị em: hãy dành một phút hướng về Chúa và nói: Người này người kia là con Chúa, xin Chúa thay lòng đổi dạ họ. Xin Chúa chúc lành cho họ. Hành động này gọi là cầu nguyện cho những người không thích các con, cầu nguyện cho kẻ thù. Có lẽ oán hận vẫn còn trong chúng ta, nhưng chúng ta đang cố gắng đi theo con đường của Chúa là Đấng nhân lành, từ bi, thánh thiện, trọn hảo.”
- ĐTC kêu gọi đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập di dân và tị nạn.
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-2-2017 dành cho 250 tham dự viên Diễn đàn quốc tế về chủ đề “Hội nhập và phát triển: từ phản ứng đến hành động”.
Lên tiếng về vấn đề này, ĐTC nhắc đến hiện tượng rộng lớn di dân và tị nạn trên thế giới ngày nay, và ngài tóm tắt thái độ mà cộng đồng chính trị, xã hội dân sự và Giáo Hội cần có trước những thách đố cấp thiết do hiện tượng này đề ra, đó là: đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập những người di dân và tị nạn.
ĐTC nói: “Đối với những người trốn chạy chiến tranh và bách hại kinh khủng, nhiều khi bị rơi vào nanh vuốt của các tổ chức tội phạm vô lương tâm, cần mở những hành lang nhân đạo có thể đi qua và an toàn. Một sự tiếp đón trong tinh thần trách nhiệm và xứng đáng dành cho các anh chị em này bắt đầu trước hết bằng cách thu xếp cho họ những không gian thích hợp và xứng đáng”.
ĐTC cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ những người di dân tị nạn dễ bị tổn thương nhất chống lại sự khai thác, bóc lột, lạm dụng và bạo hành… đồng thời giúp thăng tiến các quyền lợi của họ như những nhân vị, bảo đảm cho họ những điều kiện cần thiết. Ngài nhắc nhở rằng sự thăng tiến nhân bản cho người di dân và gia đình họ bắt đầu từ những cộng đoàn nguyên quán. Tại đó, ngoài quyền xuất cư, còn phải bảo đảm cho họ quyền không phải xuất cư, nghĩa là quyền tìm được nơi quê hương của mình những điều kiện để có cuộc sống xứng đáng.
- Giáo sư Richard Madsen: Trung Quốc theo đuổi các cuộc đàm phán với Vatican là nhằm tiêu diệt Giáo Hội tại Hoa Lục.
Ngày 9 tháng Hai vừa qua, ĐHY Gioan Thang Hán đã tung ra một bài viết vào với nhan đề “Tương lai của cuộc đối thoại Trung quốc - Vatican từ quan điểm Giáo Hội học”. Trong bài viết này ngài cho rằng một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung quốc về vấn đề bổ nhiệm Giám Mục đã gần kề, Vatican sẽ nhìn nhận các giám mục Trung quốc được tấn phong trái phép trong thời gian qua, ngược lại cộng sản Bắc Kinh sẽ nhìn nhận các giám mục “thầm lặng”.
Phản ứng lại bài viết này, Lưu Bách Niên, người đứng đầu Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và được coi là “giáo hoàng đen” ở Trung quốc, nói đó chỉ là những suy đoán vô căn cứ của riêng ĐHY Thang Hán. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, Lưu Bách Niên nói các giám mục “thầm lặng” (tức là những vị được Tòa Thánh công nhận nhưng cộng sản không nhìn nhận như các Giám Mục) là “không thích hợp để làm việc với đảng cộng sản”.
Về sự kiện này, Giáo sư Richard Madsen, là một nhà xã hội học về tôn giáo của Đại học San Diego (California), đã cho đăng một bài nhận định về những khó khăn trong cuộc đối thoại của Trung quốc -Vatican. Ông cho rằng, điều đáng quan tâm và có tính chất định đoạt đối với các cuộc đàm phán giữa Vatican và Trung Quốc là liệu hai bên có thể đồng ý với nhau hay không về tình trạng của các giám mục và các tín hữu thuộc Giáo Hội thầm lặng. Nếu các tín hữu thầm lặng cảm nhận rằng Vatican đang bỏ rơi họ, thì họ có thể xem đây là một sự phản bội của Tòa Thánh đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và sẽ gây ra những chia rẽ nghiêm trọng trong Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất phấn khởi trước viễn tượng này. Các hành động của nhà cầm quyền Bắc kinh trong những năm qua cho thấy họ thèm khát muốn nhìn thấy Giáo Hội tại đất nước này suy yếu, và những chia rẽ sâu đậm hơn trong Giáo Hội sẽ giúp họ thực hiện điều này...
Và Giáo sư Richard Madsen kết luận, mặc dù có những điểm hội tụ về lợi ích giữa Trung Quốc và Vatican trong việc bổ nhiệm các giám mục, hy vọng của hai bên rất khác nhau: Tòa Thánh muốn làm cho Giáo Hội tại Hoa Lục trở thành một phần quan trọng trong xã hội Trung Quốc; trong khi đó, Bắc Kinh trái lại “thực sự hy vọng tiêu diệt bằng được Giáo Hội này”.
- Phái đoàn Tòa Thánh đi Cairô dự hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
ĐHY Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, sẽ đi Ai Cập trong tuần này để dự hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo tại Đại học Al Azhar.
Hội nghị được tổ chức tại một học viện hàng đầu về tư tưởng Hồi giáo Sunni ở Ai Cập. Điều đó làm nổi bật sự hợp tác giữa Vatican và đại học Al Azhar để “chống lại hiện tượng cuồng tín, cực đoan, và bạo lực nhân danh tôn giáo”.
ĐHY Tauran dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu của Vatican, bao gồm Đức TGM Bruno Musaro, Sứ Thần tại Cairo; Đức GM Miguel Angel Ayuso Guixot, thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn; Đức Ông. Khaled Akasheh, chuyên gia của Hội đồng trong các vấn đề Hồi giáo.
Hội nghị diễn ra vào các ngày 22 và 23 tháng 2. Sau đó là ngày kỷ niệm chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Al Azhar vào năm 2000.
- Đức TGM Sviatoslav Shevchuk đề cao nhân đức anh hùng của ĐHY Josyf Slipyj khi đối mặt với cộng sản.
Đức TGM Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine, đã viết một bài ca ngợi người tiền nhiệm của mình, là ĐHY Josyf Slipyj sinh năm 1892 và qua đời năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ngài.
ĐHY Slipyj, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine trong thời gian từ 1944 đến 1984. Ngài đã thẳng thừng “từ chối lời hứa được tự do và bổng lộc cao nếu ngài tuyên bố xóa bỏ Giáo Hội của ngài.” ĐHY Slipyj đã bị bỏ tù 18 năm, trong đó có 8 năm lao động khổ sai tại Siberia, sau khi chế độ Joseph Stalin đàn áp Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine. Nhiều lần Stalin cố thuyết phục ngài tuyên bố giải tán Giáo Hội tại Ukraine nhưng ngài cương quyết từ chối.
“Khi đến phương Tây, ngài trở thành một tiếng nói và biểu tượng của một 'Giáo Hội thầm lặng' ở Liên Xô đang bị bách hại bởi chế độ độc tài vô thần”.
ĐGH Gioan XXIII đã can thiệp để ngài được trả tự do vào năm 1963, và ĐGH Phaolô VI đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 1965.
- Câu chuyện về người phụ nữ trong vụ án Roe chống Wade dẫn đến phán quyết cho phép phá thai tại Hoa Kỳ.
Tin bà Norma McCorvey qua đời ngày 18 tháng Hai vừa qua tại một trung tâm trợ giúp sinh hoạt tại Katy, Texas; thọ 69 tuổi, đã khiến người ta nghĩ tới điều nghịch lý vĩ đại diễn ra với phong trào phò phá thai của Hoa Kỳ suốt từ năm 1973 đến nay.
Thực vậy, năm đó, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra phán quyết Roe chống Wade chính thức hợp pháp hóa phá thai trên cả nước. Nhưng Roe chỉ là tên nặc danh để đi kiện thẩm phán Wade của Tiểu Bang Texas đã không cho cô phá thai. Tên thật của Roe chính là Norma McCorvey, người thực sự chưa bao giờ phá thai tuy có tìm cách phá thai nhưng bị luật sư lừa nên không phá.
Ở tuổi thiếu niên, bà Norma McCorvey đã có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi với một người thợ làm các tấm kim loại. Mẹ cô phải nuôi đứa con gái của họ. Đứa con thứ hai của bà sinh ra ngoài giá thú, đã được một gia đình khác nhận làm con nuôi. Đứa con thứ ba là đứa con trong vụ án “Roe chống Wade”.
Norma McCorvey nói với tờ New York Times vào năm 1994 rằng, lúc đó cô chỉ muốn được phá thai, thậm chí là bất hợp pháp cũng được. Cô không ngờ các luật sư của cô đã làm ra lớn chuyện, dùng cô làm nguyên đơn để thách thức tính hợp hiến của luật chống phá thai của tiểu bang Texas. Để bảo vệ tính riêng tư, nguyên đơn Norma McCorvey lấy tên là Jane Roe trong vụ kiện chống lại ông Henry Wade, thẩm phán tòa án Dallas County. Cho nên, vụ kiện này gọi là vụ kiện Roe chống Wade.
Vào ngày 22 tháng Giêng năm 1973, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết với tỷ số 7-2 cho phép phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ.
Trong những năm cuối thập niên 90, Norma McCorvey gặp một mục sư Tin Lành, lãnh đạo nhóm Operation Rescue, chống phá thai và trợ giúp cho các bà mẹ gặp khó khăn để giúp họ giữ các bào thai. Vị mục sư này tìm cách hoán cải bà và cuối cùng thành công. Norma McCorvey tuyên bố gia nhập đạo Tin Lành và hăng say trong các hoạt động phò sinh. Sau cuốn hồi ký, “Won By Love” (1997), với tác giả Gary Thomas, cô tham gia trong việc thành lập trụ sở phò sinh ở Dallas lấy tên “Roe No More” và tuyên bố trở thành một người Công Giáo. Cô tham gia vào các cuộc biểu tình chống phá thai và đã bị bắt vào năm 2009 khi xông vào Thượng viện trong khi các thượng nghị sĩ họp để phê chuẩn việc tổng thống Barrack Obama đề cử Sonia Sotomayor, là người ủng hộ đạo luật cho phép phá thai, vào Tối cao Pháp viện.
- TGP Denver, Utah, thông cáo về vụ 'thị kiến' của ông Johnston.
Hôm Thứ Tư tuần trước, TGP Denver đã ban hành một thông cáo mới nói rằng việc ông Charlie Johnston tuyên bố "thị kiến và thông điệp của ông đã được Giáo Hội chấp thuận" là sai trái.
Sự việc là hôm 7 tháng 2 năm 2017, bà Beckie Hesse - người đăng trên blog của ông Johnston bằng cái tên "Beckita" - dường như khẳng định rằng thị kiến của ông Johnston "đã được Giáo Hội phê chuẩn đầy đủ". Vì vậy, Tổng giáo phận Denver đã ban hành một thông cáo để phản bác lại điều nàỵ
Charlie Johnston là một blogger, ông này khẳng định đã có 'thị kiến' và nhận 'thông điệp' từ Đức Trinh Nữ Maria, thiên thần Gabriel và các vị thánh khác trong phần lớn cuộc đời mình. Dự đoán của ông này bao gồm lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh dân sự trên toàn thế giới, cũng như nhiều dự đoán chính trị. Từ năm 1998, Johnston đã cảnh báo về điều gọi là "The Storm" (Cơn cuồng phong), tức là một thời kỳ biến động chính trị lớn, trong đó, ông tuyên bố rằng thế giới giờ đây đã đến đỉnh điểm. Ông còn dự đoán Đức Mẹ sẽ ra tay giải thoát khỏi "Cơn cuồng phong" vào Tháng Mười năm 2017.
Khi phát hiện sự việc, Đức TGM Samuel J. Aquila của TGP Denver đã thành lập một ủy ban điều tra về các phát biểu của Ông Johnson và dựa trên kết luận của ủy ban này, đã mạnh mẽ khuyên nhủ các tín hữu phải hết sức thận trọng trước các thông điệp của Johnston, và nhắc họ nên nhớ lại lời của Chúa Kitô: "Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi" (Mt 24:36).
- Bề trên tổng quyền dòng Salêdiêng Don Bosco thăm tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam.
Theo thông tin chính thức từ Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam, Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime - sẽ tới thăm Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam từ ngày 20 đến 27 tháng 2 năm 2017.
Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime là Đấng Kế vị thứ 10 của Don Bosco. Ngài thuộc Tỉnh Dòng gốc là León - Tây Ban Nha, có Cử Nhân Thần Học Mục Vụ và Thạc Sĩ về Triết học và Sư Phạm. Ngoài ngôn ngữ chính là Tiếng Tây ban Nha, Ngài còn nói tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.
Theo chương trình, Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime từ Roma sẽ tới Sài Gòn - Việt Nam chiều ngày thứ hai 20/2/2017. Ngài sẽ đi thăm và gặp gỡ tất cả các thành phần Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco tại các vùng Trung, Nam, Bắc Việt Nam.
Cầu chúc chuyến viếng thăm của Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime đến Việt Nam sẽ mang lại nhiều phúc lành của Thiên Chúa - Mẹ Phù Hộ và của Don Bosco, để Anh Em Salêdiêng Don Bosco Việt Nam và Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco ngày càng nhiệt thành và hăng say trong Sứ Mệnh Giáo Dục và phục vụ Thanh Thiếu Niên, đặc biệt những em nghèo khổ hơn cả trên Đất Nước Quê Hương Việt Nam
Thời sự tuần qua 24/02/2017: Phim Dưới lưỡi gươm của Cêsarê
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:21 23/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
“Anh em hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và cho các dân ngoại được biết.”
Lời Chúa đã ứng nghiệm trong suốt lịch sử của Giáo Hội. Tuy nhiên, ngày hôm nay để làm chứng cho ánh sáng và chân lý, Giáo Hội đang chịu bách hại còn cam go hơn nhiều so với các thế kỷ trước tại nhiều nơi trên thế giới. Bao nhiêu anh chị em chúng ta đang chịu đàn áp, bạo lực, bị ghét bỏ vì danh Chúa Giêsu!
Chính ngay trong các tín hữu Kitô người Việt chúng ta cũng có không biết bao nhiêu người phải chịu những đau khổ từ những cuộc bách hại như thế. Nhiều người sợ hãi lặng lẽ chối Chúa trong tờ khai lý lịch của mình, nhiều người, kể cả hàng giáo sĩ, lún sâu trong các tổ chức gọi là “yêu nước” được dựng nên với thâm ý là lũng đoạn và tiêu diệt đạo thánh Chúa, nhưng cũng có vô số anh chị em chúng ta là những người can đảm chấp nhận vác thánh giá theo Chúa Kitô.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm 26 tháng 12 năm ngoái rằng:
“Tôi nói với anh chị em điều này: các vị tử đạo ngày nay còn đông đảo hơn so với các vị tử đạo trong những thế kỷ đầu tiên. Khi chúng ta đọc lịch sử các thế kỷ đầu, ở Roma này, chúng ta thấy bao nhiêu sự tàn các chống các tín hữu Kitô; ngày nay cũng có sự tàn ác như thế chống các Kitô hữu. Hôm nay, chúng ta hãy nghĩ đến và gần gũi họ với lòng quí mến, cầu nguyện và cả khóc thương nữa. Hôm qua, các tín hữu Kitô bị bách hại ở Iraq đã mừng lễ Giáng Sinh trong nhà thờ chính tòa của họ bị phá hủy: đó là một tấm gương trung thành với Tin Mừng. Mặc dù bị thử thách và nguy hiểm, họ đang can đảm làm chứng mình thuộc về Chúa Kitô và sống Tin Mừng, dấn thân giúp đỡ những người rốt cùng, và bị bỏ rơi nhất, làm điều thiện cho tất cả mọi người, không phân biệt ai, làm chứng về đức bác ái trong chân lý”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong bối cảnh đó, Trúc Ly xin giới thiệu với quý vị và anh chị em, cuốn phim “Under Caesar’s Sword”, nghĩa là “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê”.
Cuốn phim này là một dự án nghiên cứu toàn cầu để trình bày tình cảnh của các cộng đồng Kitô hữu trên thế giới đang bị bách hại tàn tệ và phản ứng của anh chị em này trước những vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo của họ.
Cuốn phim là sự hợp tác của trung tâm đạo đức và văn hóa trường Đại Học Notre Dame, Viện Tự do Tôn giáo, và trung tâm nghiên cứu về Tự do Tôn giáo của Đại học Georgetown, với sự hỗ trợ của Templeton Religion Trust.
Hơn 100 triệu Kitô hữu trên toàn thế giới phải chịu đựng các hình thái đàn áp mỗi năm.
Kitô hữu bị thẩm vấn, bị bắt, và thậm chí bị giết vì đức tin của họ.
00:25 Bạn có thể gọi đó là địa ngục trên trái đất này. Luôn luôn họ tra tấn, họ đánh đập bạn.
Các nhà thờ bị đập phá, nhà cửa bị đốt cháy, một số lượng rất lớn các vụ hiếp dâm.
Những hình ảnh thường thấy về Ấn Độ là hòa bình và đa nguyên. Người ta tránh không đề cập đến những hình thức bạo lực.
Không có an ninh tại Iraq. Không an ninh cho gia đình, không an ninh cho tôi, và các trẻ em.
Tôi đã van xin họ đừng giết chồng tôi.
Đó là một quá trình càng ngày càng tồi tệ, và đó là những gì chúng ta đang thấy - chúng ta đang nhìn thấy nó ở mức độ tàn ác nhất của nó ngay lúc này đây.
Các Kitô hữu trở thành các nạn nhân một cách không tương xứng. Họ là nạn nhân của một cuộc diệt chủng đặc biệt xứng đáng để lôi cuốn sự chú ý của chúng ta.
Cuộc bách hại này liên quan đến chính sự tồn tại của chúng ta.
Phần I – Chính ngày hôm nay là một cơn ác mộng
Không có thời gian thích hợp hơn cho hội nghị này. Vào chính ngày hôm nay đây, nhiều Kitô hữu sẽ bị giết, bị lưu đày, tài sản của họ bị cướp và nhà thờ của họ bị phá hủy, và nhiều Kitô hữu bị phân biệt đối xử nhục nhã ở các nước trên thế giới. Dự án Dưới Lưỡi Gươm Caesar là một nỗ lực để nghiên cứu một cách hệ thống trên phạm vi toàn cầu các loại phản ứng của cộng đồng Kitô hữu trước các cuộc đàn áp. Họ sẽ làm gì khi họ chịu những áp lực và bị đàn áp?
Một số người sẽ nói rằng đó chỉ là vấn đề thanh lọc chủng tộc hay tôn giáo, chứ làm gì có chuyện diệt chủng; tôi nghĩ, đây chỉ là những lời nguỵ biện. Điều quan trọng là một thảm họa nhân đạo rất lớn đang ở trước mặt chúng ta, và nó được liên quan chặt chẽ với bản sắc tôn giáo của các Kitô hữu dễ bị tổn thương nhất.
Toàn bộ Trung Đông không có chỗ nào là không bị nhận chìm trong một cơn ác mộng dường như không bao giờ kết thúc và điều đó làm suy yếu sự tồn tại của các Kitô hữu ở nhiều nước trong khu vực.
Phần II - Thổ Nhĩ Kỳ (3: 28-10: 49)
Giáo Hội tiên khởi đã bao gồm năm Tòa Thượng Phụ: Rôma ở phía tây, và bốn Tòa Thượng Phụ ở phía đông – là Antiôkia, Alexandria, Jerusalem, và Constantinople - và tất cả bốn Tòa có nguy cơ biến mất. Các tín hữu Kitô sống trong một tình trạng mong manh nhất theo nghĩa đen.
Một thế kỷ trước, một phần ba dân số Istanbul không phải là người Hồi giáo, trong đó, trước hết là người Hy Lạp theo Chính Thống Hy Lạp – kế đến là người Armenia, sau đó là người Do Thái. Ngày nay, chỉ còn không quá một phần trăm những người không theo Hồi Giáo, đó là một cộng đồng rất nhỏ. Làm sao chuyện này lại xảy ra? Thưa, Thổ Nhĩ Kỳ đã trục xuất các Kitô hữu thiểu số trên một quy mô lớn, bằng cách trao đổi dân số, hay thẳng thừng trục xuất họ.
Ngày nay, các Kitô hữu chiếm dưới 1% dân số trong tổng số 80 triệu dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Những gì chúng ta thấy ở lãnh thổ Síp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng là sự xóa bỏ hoàn toàn sự hiện diện của Kitô giáo: nhà thờ bị phá hủy, tất cả các hình tượng gắn liền với Giáo Hội tiên khởi bị loại khỏi các nhà thờ - thực sự đây là một nỗ lực sai lầm nhằm xóa bỏ các dấu vết lịch sử của Kitô Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện đã có những tranh cãi ngày càng tăng về việc Thổ Nhĩ Kỳ biến nhà thờ Thánh Thần là Đấng Khôn Ngoan, tức là Nhà thờ Hagia Sophia, thành một đền thờ Hồi giáo - Hagia Sophia là cấu trúc Kitô giáo lớn nhất cho đến khi nhà thờ Notre Dame được xây dựng. Và nếu cấu trúc đó được dùng như một nơi thờ phượng, nó phải được dùng như ý định ban đầu, tức là một nhà thờ Kitô giáo thuộc Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople.
Thổ Nhĩ Kỳ phải đẩy mạnh việc cải cách. Nó từng là một quốc gia đa nguyên. Và nó nên một lần nữa trở lại là một quốc gia đa nguyên.
Laki Vingas là người Kitô hữu đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ được bầu làm Tổng Giám Đốc Qũy này. Ông đại diện cho hơn 150 nhóm phi-Hồi giáo thiểu số, đang vận động cho nhân quyền của họ.
Chúng tôi đi đến các cơ quan nhà nước, các Bộ, các văn phòng, và cùng nhau chúng tôi báo cáo hoặc giải thích các vấn đề của chúng tôi. Và bây giờ chúng tôi chỉ còn lại rất ít người, do đó sự đoàn kết nhằm xây dựng những sáng kiến mới là điều cần thiết.
Nhà thờ của chúng ta ở Izmit có khoảng 30 người đến thờ phượng thường xuyên. Thay vì trốn đằng sau những cánh cửa đóng kín, chúng tôi muốn tất cả mọi người hiểu rõ về tôn giáo của chúng tôi. Điều này làm một số người trong cộng đồng địa phương phật ý. Tôi biết rằng có hai người đàn ông đã được cài vào làm thành viên trong nhà thờ của chúng tôi trong hai năm. Họ nói rằng họ là Kitô hữu, nhưng trong thực tế họ chỉ theo dõi từng cử động của tôi. Chúng tôi đã tổ chức một cuộc hội thảo về Kitô Giáo và mời rất nhiều quan chức địa phương đến dự. Sáng hôm đó cảnh sát bắt giữ mười ba người. Cảnh sát phát hiện ra rằng họ đã lên kế hoạch ám sát tôi.
Các cộng đồng Kitô hữu từ lâu tập trung vào các chiến lược đối phó, theo nghĩa là làm sao để có thể sống nổi hàng ngày, và điều đó có nghĩa là phải thu hẹp lại mọi thứ. Tôi muốn nói là cố gắng để làm bất cứ điều gì là cần thiết sao cho không vượt quá những giới hạn rất nghiêm ngặt của pháp luật.
Để bảo đảm an toàn, chúng tôi có một hệ thống camera giám sát khu vực. Chúng tôi đã gắn song sắt trên các cửa sổ. Chúng tôi cũng có các tấm kính chắn để ngăn cản người ta ném đá vào. Cuộc sống thật không dễ? Chúng tôi muốn cầu nguyện trong hòa bình và thực hành niềm tin của chúng tôi một cách tự do. Tuy nhiên, không ai trong cộng đồng của chúng tôi che giấu niềm tin tôn giáo của mình.
Nói về các nhóm thiểu số không theo Hồi giáo - chúng tôi được khoảng 200,000 người. Tại sao chúng tôi phải rất sôi động và tích cực? Nó rất đơn giản, bởi vì chúng tôi là một phần của đất nước này; chúng tôi là những di sản lịch sử của đất nước này. Chúng tôi cố gắng giải thích chính mình, đối thoại với mọi người bởi vì họ không biết chúng tôi. Chúng ta có thể thấy rằng có hàng triệu và hàng triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ có những cuộc gặp gỡ, hay bất kỳ một cuộc đối thoại nào với những ai không theo đạo Hồi, và chúng tôi cố gắng giải thích một lần nữa từ đầu rằng chúng tôi không phải nước ngoài, chúng tôi không xa lạ với họ.
Ngày lễ chúc lành cho các vùng biển, mà chúng ta thường gọi là lễ Hiển Linh, là một ngày rất đặc biệt. Và chúng tôi hiện diện cùng với tất cả các giám mục của chúng tôi, và những anh chị em của chúng tôi, cũng như các giáo xứ của chúng tôi - và tất cả các thành viên của cộng đồng rộng lớn hơn. Có cả những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia. Chúng tôi hạnh phúc vì tất cả mọi thứ diễn ra trôi chảy. Thậm chí nếu hôm nay Thổ Nhĩ Kỳ và các nước xung quanh đang phải đối mặt với một số vấn đề, chúng tôi vẫn có thể tổ chức an toàn lễ kỷ niệm này. Chắc chắn 15, 20 năm trước, điều này là không thể được. Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài nữa phải đi, vì chúng ta đang chứng kiến những gì đang xảy ra ở Trung Đông: đầu tiên là ở Iraq, và bây giờ là Syria. Chúng tôi có hàng triệu người tị nạn sắp tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình xem ra khả quan hơn ít nhất là so với thế kỷ trước, khi mà sự hiểu biết về tự do dành cho các Kitô hữu rất nghèo nàn trong khu vực này.
Phần III - Trung Đông (10: 49-13: 42)
Những bất ổn gần đây ở Trung Đông khiến cho các Kitô hữu Syria và Iraq còn rất ít lựa chọn. Hầu hết đã bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ trước làn sóng của các vụ bách hại mới.
Trong khoảng thời gian từ 1914 đến 1922, tại Thổ Nhĩ Kỳ, 20% các Kitô hữu đã buộc phải di cư, và nhiều người trong số họ chạy trốn đến Syria và Iraq. Và ngày hôm nay, họ đã bị đuổi khỏi Syria và Iraq, và họ đang tìm nơi ẩn náu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến nay, thật lạ lùng, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận đến 2 triệu người tị nạn.
Khi có sự hỗn loạn ở một đất nước nơi đa số dân theo Hồi giáo, các nhóm thiểu số, đặc biệt là các Kitô hữu, rất dễ bị tổn thương.
Tôi quyết định rời khỏi Iraq vì không còn là chốn dung thân an toàn cho con cái của tôi, và tôi đã chọn Thổ Nhĩ Kỳ. Trở về quê hương là một vấn đề lớn. Vào lúc này, đó là một vấn đề lớn.
Chúng tôi cảm thấy như chúng tôi đã bị đuổi ra khỏi Iraq. Chúng tôi nghe nói họ đã bắt cóc các cô gái trẻ, nên chúng tôi bỏ chạy.
Họ đến nói với tôi, hoặc là đưa tiền, hoặc chúng sẽ giết tôi, hay làm khổ gia đình tôi.
Tôi muốn tìm một nơi để sinh sống vì tương lai của gia đình tôi.
Mọi người chạy đến Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên khi phải chạy trốn khỏi quê hương mình. Thổ Nhĩ Kỳ được xem như một cửa ngõ vào châu Âu. Họ đã bỏ lại phía sau các làng mạc, thị trấn của họ, nhà cửa, trường học, và nhà thờ. Tổ chức của chúng tôi cố gắng làm cho họ cảm thấy như đang ở nhà mình.
Không phải tất cả mọi người đều bỏ trốn. Có những Kitô hữu Assyriô, ví dụ, các tín hữu xung quanh sông Khabur ở Syria, họ cầm vũ khí và thành lập một lực lượng dân quân - nhưng đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt.
Một trong những điều đáng chú ý là chúng tôi thấy rằng rất ít các cộng đồng Kitô giáo trên toàn thế giới đã dùng đến bạo lực như là câu trả lời. Chúng tôi không đánh giá thấp các cộng đồng đã thực hiện một quyết định khó khăn là tự vệ bằng vũ lực. Trong nhiều trường hợp, đó là cách duy nhất để họ sống còn, nhưng chúng tôi lưu ý rằng trên phạm vi toàn cầu, việc các Kitô hữu dùng đến bạo lực vũ trang là rất hiếm.
Trước những đau khổ, các Kitô hữu đã tự phát phản ứng lại bằng cách không chỉ lo cho mình nhưng mở rộng sự quan tâm và lòng từ bi của họ cho cả những người khác nữa. Đức tin đã mời gọi họ làm như thế, và điều quan trọng là, nhiều Kitô hữu nhận ra rằng thế giới, trong đó có họ và gia đình, sẽ được an toàn hơn khi mà tất cả mọi người được an toàn.
Nhiệm vụ xã hội của chúng ta là tiếp cận với các cộng đồng đa số, đặc biệt là những người nghèo. Như Đức Thánh Cha Phanxicô từng nói, chúng ta phải trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói từ tất cả các cộng đồng, đặc biệt là từ những người nghèo trong mỗi cộng đồng.
Shabaz là em trai của tôi; em tôi dành 28 năm trong cuộc đời mình để nuôi dưỡng lý tưởng bình đẳng của con người, tôn vinh sự hài hòa và yêu thương lẫn nhau cũng như lòng khoan dung. Em tôi qua đời chỉ vài mét ở phía trước ngôi nhà mình. Mẹ tôi nghe thấy tiếng nổ vang trời của viên đạn giết chết em tôi. Thậm chí ngày nay, nỗi đau của mẹ tôi vẫn khôn nguôi. Nhưng thật ngạc nhiên, mẹ tôi nói với tôi đừng do dự nhưng cứ tiếp tục nhiệm vụ của mình và rằng tôi là người thích hợp cho công việc này. Mẹ tôi giải thích rằng bà đã tha thứ cho những kẻ giết em tôi và bà đã thoát khỏi mong muốn trả thù hay trả đũa chống lại họ. Sau đó mẹ nhắc nhở tôi rằng lối sống của Shabaz đã bén rễ trong sự tha thứ và tình yêu, theo cách của Chúa Giêsu Kitô.
Helen Berhane, một ca sĩ hát thánh ca tại Eritrea ở Đông Phi. Cô đã bị bắt vì thu âm một album nhạc Kitô Giáo. Cô đã bị giam cầm trong một container vận chuyển hàng hóa trong suốt hơn hai năm.
Án tù của tôi là 32 tháng, bên trong một container. Không có đủ không khí, không sạch sẽ. Họ bắt tôi chối bỏ đức tin của mình. Nhưng tôi đã từ chối.
Phần IV - Ấn Độ (16: 58-24: 16)
Diễn đàn Pew báo cáo rằng 76% dân số thế giới sống ở các quốc gia mà quyền tự do tôn giáo bị hạn chế nghiêm trọng. Ở Ấn Độ, hàng trăm Kitô hữu đã bị tấn công bởi những kẻ Ấn Giáo cực đoan được hỗ trợ và khích lệ bởi một chính phủ Ấn Giáo quá khích.
Kitô hữu sống ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ ba hay thậm chí còn trước đó. Có một thời gian dài, một thiên niên kỷ hay hơn, đã có sự cùng tồn tại trong hòa bình giữa các Kitô hữu và những người theo các tôn giáo khác ở Ấn Độ.
Dân tộc này đón nhận đức tin Kitô rất nồng nhiệt – họ chào đón các nhà truyền giáo Kitô giáo và các trường học mà các ngài thiết lập. Rất thường khi, Giáng sinh được tổ chức tưng bừng bởi tất cả người dân Ấn Độ; nó gần như một lễ kỷ niệm được mọi người chờ mong và cử mừng.
Thế giới phương Tây thường nghĩ về Ấn giáo và Phật giáo như các tôn giáo hòa bình, với yoga, thiền, sự thân thiện - và đây là một vấn đề nghiêm trọng trong nhận thức.
Ấn Độ có một nền dân chủ; đây là một quốc gia có hiến pháp thế tục. Nhà nước không được thiên vị các tôn giáo, nhưng trong thực tế, nhà nước Ấn đã rất thiên vị Ấn Giáo.
Nếu bạn vào một đồn cảnh sát, bạn sẽ tìm thấy những hình ảnh của các vị thần và nữ thần và những vòng hoa. Trước những không gian ghi đậm dấu vết Ấn Giáo như thế, các Kitô hữu có thể cảm thấy rằng họ không có chỗ đứng trong xã hội, và không được chào đón.
Nó là một quy trình nhất quán và tiệm tiến trong nhiều thập kỷ qua. Điều gì đang xảy ra bây giờ đã không xảy ra một sớm một chiều. Đó là một sự chuẩn bị kéo dài hàng chục năm, một sự đầu độc dần mòn trên khắp Ấn Độ.
Vào năm 1998, đã có một sự gia tăng thực sự các vụ bạo động chống các Kitô hữu. Tầm mức của cuộc bạo loạn Kandhamal rất sâu rộng và lan nhanh kinh hoàng.
Đám đông - có lẽ khoảng 300 đến 400 người - đến vào buổi sáng, và họ bắt đầu tấn công các tín hữu Kitô, phá nhà, đốt nhà, và bạo lực tiếp tục suốt cả ngày.
Chúng tôi đang ở trong nhà khi họ tấn công. Chúng tôi và các Kitô hữu khác đã cố gắng chạy thoát.
Tại Kandhamal, đã có một cuộc thanh trừng Kitô hữu rất lớn, rất nhiều vụ giết người, rất nhiều vụ hiếp dâm, nhiều nhà thờ bị cướp phá và đốt cháy.
Họ đánh đập chồng tôi tán tệ trong khi chúng tôi van xin họ dừng lại. Họ kéo lê anh ấy hàng cây số với một sợi dây vòng quanh cổ.
Nhiều Kitô hữu đã buộc phải cải đạo sang Ấn Độ giáo hoặc bị giết. Chồng cô Kanaklata cương quyết không bỏ đạo.
Chúng tra tấn anh ấy. Anh đã phải gánh chịu bao nhiêu đòn vọt. Cuối cùng, hết sức phi nhân, chúng đã giết anh trước mặt vợ và hai con.
Sau đó, tôi chạy trốn vào rừng với các con tôi.
Cuộc bạo loạn tại Kandhamal làm 45 người chết và hơn 80 nhà thờ bị phá hủy. Gần 18,500 Kitô hữu bị buộc phải bỏ làng ra đi.
Phản ứng đầu tiên của chúng tôi là cầu nguyện. Chúng tôi không trả đũa. Chúng tôi không trả thù như các cộng đồng khác sẽ làm trong trường hợp tang thương như thế.
Sau khi mọi thứ lắng xuống, các Kitô hữu quyết định tiếp cận sâu hơn với xã hội xung quanh họ, và nhiều người bắt đầu tham gia với những người láng giềng trong các hoạt động xã hội, và qua đó mở rộng mạng lưới xã hội của họ. Tôi nghĩ rằng họ nhận ra rằng họ cần phải tiếp cận một cách hiệu quả hơn với các nhóm khác. Họ bắt đầu thăm viếng: họ đi dự các lễ hội Hồi giáo, Ấn Giáo và Phật giáo - và mời những người thuộc các tôn giáo khác tham dự các lễ lạc của họ.
Chúng tôi bắt đầu gặp phải những tư tưởng hận thù, và để khắc phục điều đó, chúng tôi tổ chức các trại huấn luyện. Trong 12 năm qua, hơn 15,000 hay 20,000 người trẻ đã trải qua những trại với nội dung chủ yếu là chống các định kiến trong xã hội, chiến đấu chống lại sự thù hận.
Sau cuộc tấn công, chúng tôi là một phần trong quá trình xây dựng hoà bình, cùng với chính quyền huyện. Tôi đã các cuộc họp xây dựng hoà bình ở các làng khác nhau. Trong chương trình thanh niên, chúng tôi tổ chức một số các cuộc thi đấu thể thao, chúng tôi đưa những con người từ tất cả các tôn giáo lại, từ các giai cấp lại với nhau. Những chia rẽ và những nghi ngờ vẫn còn đó, và còn cả những con người không thể nói chuyện với nhau theo sau những bạo lực. Tuy nhiên, chúng tôi tạo ra những không gian cho họ đến với nhau, và mọi người từ từ bắt đầu nói chuyện và xây dựng các mối quan hệ.
Chúng tôi đã cố gắng để làm cho các cơ sở tôn giáo của mình có tính chất đại kết hơn trong tinh thần. Vì vậy, thay vì xây dựng một cái gì đó chỉ có thể là một nhà thờ, chúng tôi xây dựng một trung tâm cộng đồng trong đó có những biểu tượng của các tôn giáo khác nhau.
Chúng tôi hiểu rằng các cộng đoàn Kitô hữu ở Ấn Độ là một phần của một quốc gia rộng lớn hơn. Chúng tôi được bảo vệ bởi hiến pháp; chúng tôi được bảo vệ bởi các hiến chương của Liên Hợp Quốc vì Ấn Độ đã ký kết vào hiến chương ấy. Trong thực tế, chúng ta có bổn phận phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ khắp mọi nơi, để tiếng nói của mình vang khắp mọi nơi.
Phần V - Giấc mơ Nhân Quyền (24: 16-26: 20)
Cảm giác dâng trào trong tôi hiện nay - sau khi nghe những câu chuyện mà chúng ta vừa nghe, khi đã gặp gỡ rất nhiều các nhà lãnh đạo Kitô hữu, đáng chú ý nhất là những người đã từng bị bách hại trên toàn thế giới - không phải là một cảm giác chán nản.
Sự đa dạng của chúng ta, tính đa nguyên của chúng ta, và nhiều thập kỷ trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, và một xã hội thế tục Ấn Độ, lại được thức tỉnh một lần nữa. Chúng ta sẽ chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
Tôi hy vọng một ngày nào đó các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta sẽ đối xử với tất cả mọi người bình đẳng.
Chúng ta phải làm việc để tạo ra các nhịp cầu, và những nhịp cầu này không thể được xây dựng chỉ từ một phía; chúng ta phải làm việc ở cả hai bên và tạo ra những nhịp cầu của sự tin cậy lẫn nhau.
Những người thuộc các tôn giáo khác nhau, các dân tộc và cộng đồng quốc gia khác nhau có thể sống trong cùng một thế giới. Đó là điều quan trọng đối với giấc mơ dân chủ tự do, và ước mơ nhân quyền.
Rất khó để vận động có được một xã hội trong đó quyền tự do tôn giáo là trung tâm của hệ thống pháp luật, nhưng nhiều người đang bắt đầu nhìn thấy những giá trị, và thấy rằng đó là điều duy nhất sẽ giữ cho xã hội họ yêu mến khỏi bị cuốn trôi theo dòng đời.
Cảm giác của tôi là bất chấp những thách đố, chúng ta có thể có hy vọng là mọi sự có thể được cải thiện, và rằng sự liêm chính và lòng trung thành, về lâu dài, quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.