Phụng Vụ - Mục Vụ
Chương Trình 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay
VietCatholic Network
09:32 21/02/2012
Anh chị em thân mến,
Cũng như mọi năm, chúng ta đi lại con đường 40 ngày mùa Chay được linh hoạt bởi một tinh thần cầu nguyện, suy tư, sám hối và chay tịnh sâu đậm. Chúng ta bước vào thời điểm “mạnh mẽ” giúp chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh, là trung tâm của năm Phụng Vụ và của toàn cuộc sống chúng ta. Bầu khí mùa Chay giúp chúng ta tái khám phá ra ân sủng đức tin đã nhận lãnh qua bí tích Rửa Tội; và thúc đẩy chúng ta tiến tới với bí tích Hòa Giải, trong đó chúng ta đặt để sự hoán cải của chúng ta dưới dấu chỉ lòng xót thương của Thiên Chúa.
Khi bỏ tro cho tín hữu, vị chủ tế lập lại lời: ”Con hãy nhớ con là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” hay lời Chúa Giêsu phán: “Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng”. Cả hai công thức đều nhắc nhở cho chúng ta biết sự thật về cuộc sống con người: chúng ta là thụ tạo hữu hạn, là những người tội lỗi luôn cần sám hối và hoán cải. Trong thời đại chúng ta biết lắng nghe và tiếp nhận lời nhắn nhủ này thật quan trọng biết bao!
Trong ý hướng ấy VietCatholic xin giới thiệu với quý vị và anh chị em chương trình 40 bài Suy Niệm Mùa Chay để trong 40 ngày của thời điểm “mạnh mẽ” này chúng ta suy tư về thân phận tội lỗi yếu hèn của chúng ta đồng thời mở rộng tâm lòng cho lòng nhân lành vô biên của Thiên Chúa và để cho Chúa Giêsu chinh phục chúng ta và cùng Người trở về với Thiên Chúa.
Chúng tôi hy vọng rằng chương trình này có thể đồng hành với với quý vị và anh chị em trên con đường mùa Chay, để nó thực sự trở thành con đường hoán cải.
Xin kính chào quý vị và anh chị em.
Linh mục Paul Văn Chi, Phó Giám Đốc VietCatholic.
Lưu ý: Từ Thứ Tư Lễ Tro 22/2/2012, mỗi ngày chúng tôi sẽ post một bài Suy Niệm trong loạt 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay trong phần Phụng Vụ
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:26 21/02/2012
GẠO
Có một phụ nữ tư thông với người khác, khi đang làm chuyện mây gió trong phòng thì không may gặp chồng từ ngoài đi về, trong lúc vội vàng thì người phụ nữ nói người đàn ông ấy ngồi trong cái bao tải và bỏ sau cửa. Người chồng lấy làm kỳ cục, bèn hỏi cái gì trong bao tải, người vợ nhất thời đang hoảng hốt ấp úng không nói được, thì đột nhiên trong bao tải có tiếng nói: “Gạo đấy”.
Suy tư:
Khi con người ta phạm tội thì có hai tiếng nói –không phải trong bao tải- nhưng là trong tâm hồn: một là tiếng nói của lương tâm biểu đừng phạm tội và nếu đã phạm tội thì mau mau ăn năn sám hối chừa bỏ tội; hai là tiếng nói của xác thịt, tức là của dục vọng ma quỷ thúc giục chúng ta làm điều dữ, và nếu đã làm điều dữ rồi thì nó càng bày ra trước mắt những lợi lộc của thế gian, những xấu hổ phải chịu khi chúng ta hối lỗi.
Tiếng nói của lương tâm là tiếng của Chúa luôn là cảnh báo nhắc nhở chúng ta; tiếng nói đồng lòng và xúi giục làm điều xấu là tiếng nói của ma quỷ.
Sống giữa xã hội duy vật và hưởng thụ này, người Ki-tô hữu cần phải tỉnh táo và sáng suốt để phân biệt đâu là tiếng nói của Chúa, và đâu là tiếng nói của ma quỷ.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một phụ nữ tư thông với người khác, khi đang làm chuyện mây gió trong phòng thì không may gặp chồng từ ngoài đi về, trong lúc vội vàng thì người phụ nữ nói người đàn ông ấy ngồi trong cái bao tải và bỏ sau cửa. Người chồng lấy làm kỳ cục, bèn hỏi cái gì trong bao tải, người vợ nhất thời đang hoảng hốt ấp úng không nói được, thì đột nhiên trong bao tải có tiếng nói: “Gạo đấy”.
Suy tư:
Khi con người ta phạm tội thì có hai tiếng nói –không phải trong bao tải- nhưng là trong tâm hồn: một là tiếng nói của lương tâm biểu đừng phạm tội và nếu đã phạm tội thì mau mau ăn năn sám hối chừa bỏ tội; hai là tiếng nói của xác thịt, tức là của dục vọng ma quỷ thúc giục chúng ta làm điều dữ, và nếu đã làm điều dữ rồi thì nó càng bày ra trước mắt những lợi lộc của thế gian, những xấu hổ phải chịu khi chúng ta hối lỗi.
Tiếng nói của lương tâm là tiếng của Chúa luôn là cảnh báo nhắc nhở chúng ta; tiếng nói đồng lòng và xúi giục làm điều xấu là tiếng nói của ma quỷ.
Sống giữa xã hội duy vật và hưởng thụ này, người Ki-tô hữu cần phải tỉnh táo và sáng suốt để phân biệt đâu là tiếng nói của Chúa, và đâu là tiếng nói của ma quỷ.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:27 21/02/2012
N2T |
8. Nguyên nhân cám dỗ trỗi dậy chính là do không có ý chí vững bền, mà lại còn không trông cậy vào Thiên Chúa.
(sách Gương Chúa Giê-su)40 bài tĩnh tâm Mùa Chay Bài 1 - Thứ Tư Lễ Tro
VietCatholic Network
08:36 21/02/2012
Hãy trở về với ta với tất cả tâm hồn của ngươi (Joel 2:12)
Lại một lần nữa, chúng ta bắt đầu Mùa Chay, một thời điểm Thiên Chúa dang rộng đôi tay chào đón ta trở về với Ngài. Trong mùa đầy hồng ân này, Giáo Hội tăng cường nhiều hoạt động mục vụ để mời gọi ta hãy lắng đọng tâm hồn, và để Thánh Thần Chúa hoạt động thanh tẩy tâm hồn ta, khi ta thống hối và quay về với Cha.
Tội lỗi làm ta buồn phiền và xấu hổ không chỉ vì chúng gây nên những đau khổ nhân sinh nhưng vì chúng còn tách biệt ta khỏi Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao sự thống hối là quan trọng. Sự thống hối thực sự không chỉ dừng lại ở cảm giác hối tiếc vì tội ta, nhưng còn phải bao gồm nhận thức rằng tội lỗi xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa; và một quyết định khẩn cầu Thiên Chúa giúp ta thay đổi hành vi của mình. Khi chúng ta khiêm nhường hạ mình xuống, chúng ta để cho Thánh Thần Chúa ban cho ta một quả tim mới và một tinh thần đúng đắn.
Thiên Chúa không muốn dừng lại ở việc tha thứ tội lỗi ta. Ngài còn muốn đổ đầy trên ta ơn lành của Ngài. Ngài muốn cả sự tha thứ lẫn sự biến đổi ta. Thật là vui mừng hơn nhiều trong khi nhận ra Cha trên trời yêu thương ta và đồng thời lại thấy quyền năng của Ngài đang thay đổi tâm hồn ta.
Trong ngày đầy hồng ân và thương xót này, chúng ta hãy thử suy niệm về mức độ kỳ vọng của chúng ta. Hôm nay đây, bạn hãy chọn lấy chỉ một điều nào đó bạn nghĩ rằng Chúa muốn chữa lành cho bạn. Ðó có thể là sự nóng giận, sự mất kiên nhẫn, sự thờ ơ cầu nguyện, lòng tham lam, hay một điều gì đó. Hãy lặng thinh để nghe Thánh Thần Chúa chỉ cho bạn nên bắt đầu từ đâu. Sau đó, hãy xin Thánh Thần Chúa giúp bạn đứng vững trong quyết tâm thay đổi điều này.
Mỗi ngày trong Mùa Chay này, bạn hãy nhắc nhở mình rằng bạn là một tạo vật mới trong Chúa Giêsu, và bạn không bao giờ còn bị ràng buộc bởi hành vi đó nữa. Hãy tin rằng khi bạn làm phần việc của bạn, Thiên Chúa sẽ tuôn đổ hồng ân và quyền năng trên bạn để giúp bạn chọn Ngài chứ không phải là tội lỗi. Trong khi Mùa Chay tiếp tục, bạn sẽ thấy mình thay đổi ngày càng nhiều nhờ hồng ân của Ðức Kitô.
"Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa cho con niềm vui được tha thứ. Con hướng về Ngài với tất cả tâm hồn con và đặt hy vọng của con nơi hồng ân biến đổi của Chúa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Lại một lần nữa, chúng ta bắt đầu Mùa Chay, một thời điểm Thiên Chúa dang rộng đôi tay chào đón ta trở về với Ngài. Trong mùa đầy hồng ân này, Giáo Hội tăng cường nhiều hoạt động mục vụ để mời gọi ta hãy lắng đọng tâm hồn, và để Thánh Thần Chúa hoạt động thanh tẩy tâm hồn ta, khi ta thống hối và quay về với Cha.
Tội lỗi làm ta buồn phiền và xấu hổ không chỉ vì chúng gây nên những đau khổ nhân sinh nhưng vì chúng còn tách biệt ta khỏi Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao sự thống hối là quan trọng. Sự thống hối thực sự không chỉ dừng lại ở cảm giác hối tiếc vì tội ta, nhưng còn phải bao gồm nhận thức rằng tội lỗi xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa; và một quyết định khẩn cầu Thiên Chúa giúp ta thay đổi hành vi của mình. Khi chúng ta khiêm nhường hạ mình xuống, chúng ta để cho Thánh Thần Chúa ban cho ta một quả tim mới và một tinh thần đúng đắn.
Thiên Chúa không muốn dừng lại ở việc tha thứ tội lỗi ta. Ngài còn muốn đổ đầy trên ta ơn lành của Ngài. Ngài muốn cả sự tha thứ lẫn sự biến đổi ta. Thật là vui mừng hơn nhiều trong khi nhận ra Cha trên trời yêu thương ta và đồng thời lại thấy quyền năng của Ngài đang thay đổi tâm hồn ta.
Trong ngày đầy hồng ân và thương xót này, chúng ta hãy thử suy niệm về mức độ kỳ vọng của chúng ta. Hôm nay đây, bạn hãy chọn lấy chỉ một điều nào đó bạn nghĩ rằng Chúa muốn chữa lành cho bạn. Ðó có thể là sự nóng giận, sự mất kiên nhẫn, sự thờ ơ cầu nguyện, lòng tham lam, hay một điều gì đó. Hãy lặng thinh để nghe Thánh Thần Chúa chỉ cho bạn nên bắt đầu từ đâu. Sau đó, hãy xin Thánh Thần Chúa giúp bạn đứng vững trong quyết tâm thay đổi điều này.
Mỗi ngày trong Mùa Chay này, bạn hãy nhắc nhở mình rằng bạn là một tạo vật mới trong Chúa Giêsu, và bạn không bao giờ còn bị ràng buộc bởi hành vi đó nữa. Hãy tin rằng khi bạn làm phần việc của bạn, Thiên Chúa sẽ tuôn đổ hồng ân và quyền năng trên bạn để giúp bạn chọn Ngài chứ không phải là tội lỗi. Trong khi Mùa Chay tiếp tục, bạn sẽ thấy mình thay đổi ngày càng nhiều nhờ hồng ân của Ðức Kitô.
"Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa cho con niềm vui được tha thứ. Con hướng về Ngài với tất cả tâm hồn con và đặt hy vọng của con nơi hồng ân biến đổi của Chúa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Cát bụi tuyệt vời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:53 21/02/2012
Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.
Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi.
Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.
Nhạc Trịnh Công Sơn rất triết lý. Mỗi Mùa Chay về, tôi thích nghe bài ca “Cát Bụi” :
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời,mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,để một mai tôi về làm cát bụi .
Ôi cát bụi mệt nhoài,tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người,chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy,cho trăm năm vào chết một ngày.
Cát bụi,con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hoá kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Khi dùng hình ảnh hạt bụi để nói về thân phận con người,Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy nguồn cảm hứng trong sách Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Ađam. Sau khi Ađam phạm tội bất phục tùng,Thiên Chúa phạt ông và con cháu sẽ trở về với cát bụi. (x. St 1,26-3,24).
Nghĩ cho cùng,tất cả mọi người cũng chỉ là những hạt bụi hoá thân thành kiếp nhân sinh,sớm muộn cũng sẽ tàn lụi với thời gian.Do đó nỗi khắc khoải ngàn đời của con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu,ý nghĩa của đau khổ,ý nghĩa của giải thoát,ý nghĩa của cuộc sống.Vấn nạn mà con người chưa tìm được câu trả lời chính là:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi ?
Hạt bụi nào hoá kiếp thân bạn ?
Và Hạt bụi nào hoá kiếp thân xác chúng ta ?
Một vòng quay,một trăm năm,một kiếp người có là mấy!
“Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Không phải là trắng như bông, trắng như mây hay trắng như tuyết mà là như vôi đổ xuống huyệt mồ. Trịnh Công Sơn không bi quan,ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao,sự sống cao quý biết dường nào,nhưng nó cũng như “đoá hoa vô thường”. Xét cho cùng, đã là con người sinh ra trên đời, mặc dù có sống lâu trăm tuổi, có vẫy vùng ngang dọc cách mấy, từ bụi tro hóa kiếp nhân sinh, cuối cùng rồi cũng trở về bụi tro. Đó là một thực tế,nhìn nhận và đối diện với nó cách can đảm để có thể đưa tới một cuộc sống tốt đẹp hữu ích và có ý nghĩa.
Mùa Chay muốn nhắc nhở chúng ta quay về với sự thật của thân phận con người “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro,một mai rồi sẽ trở về bụi tro…”.
Phụng vụ Giáo Hội muốn diễn tả rằng: cuộc đời này mong manh vắn vỏi,bởi thế nó rất hệ trọng. Số phận đời đời của mỗi người được quyết định trong thời gian tạm bợ này. Người theo Đạo Phật tin vào sự đầu thai kiếp sau,luân hồi nghiệp báo. Đối với Kitô hữu thì vĩnh cữu được gieo mầm trong hiện tại. Không để thời gian trôi qua cách phung phí. Đời người chỉ có một lần. Được mất chỉ có một cơ hội.
Thân phận mỏng dòn mà Phụng vụ Mùa Chay nhắc cho chúng ta đừng quên, không phải chỉ có liên quan đến phần xác hay chết của phận người mà còn cả về mặt tinh thần cũng mong manh yếu đuối.Thánh Phaolô đã diễn tả kinh nghiệm đó trong thư Rôma: “Điều tôi muốn làm thì tôi lại không làm,nhưng điều tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm…Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm,nhưng sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm…Tôi khám phá ra luật này là khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay.Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Chúa,nhưng trong các chi thể của tôi,tôi lại thấy một luật khác : luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tôi…tôi thật là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này ?” ( Rm 7,15.19.21-24) .
Ý thức về sự yếu đuối và tội lỗi của mình,về khuynh hướng xấu,sự bất lực nơi bản thân để mỗi người nổ lực giải thoát khỏi sự thống trị khắc nghiệt của tội lỗi và đó là khởi đầu cho ơn hoán cải và ơn cứu độ .
Mùa Chay mời chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu.Sa mạc là nơi hoang vu trơ trọi, mênh mông. Ở đó người ta mất hết mọi điểm tựa, không còn chi để “chia trí,lo ra”, chẳng hạn như ngoại cảnh ồn ào,các hoạt động, các thú vui, các quan hệ xã hội. Chỉ còn ta với ta và buộc ta phải quay về với mình trong sự đơn độc của chính mình.Trong sự quay về đó ta có cơ may nhìn thấy những điều cốt yếu nhất khi đối diện với chính lòng mình.
Con người chúng ta thường sống hời hợt bên ngoài,tan loãng ra trong trăm thứ linh tinh hay phụ thuộc khác. Mùa Chay mời gọi chúng ta đi vào sa mạc, với thinh lặng của các giác quan của trí khôn và của cõi lòng, một sự rút lui vào trong tâm khảm mình để có thể phân định đâu là cái chính cái phụ, đâu là cái cùng đích và cái phương tiện. Đây chính là lúc hồi tâm.
Biềt mình mỏng dòn, nhưng con người theo Phụng vụ Mùa Chay lại không phải là con người mềm yếu, uỷ mị, ngã nghiêng theo mọi lời mời mọc cám dỗ. Con người Mùa Chay dũng cảm chiến đấu. Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai đã vào sa mạc và tuyên chiến với Satan và Ngài đã chiến thắng.
Người Kitô hữu là người biết nói không với tội lỗi, là người dám bơi ngược dòng “Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ,anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” ( Pl 2,15). Người Kitô hữu không cố ý sống lập dị khác người, song đứng trước điều xấu, dù là khi cả xã hội đều làm điều xấu đó, họ vẫn không được ngã theo. Họ phải can đảm từ chối một cơ hội làm giàu bất chính, một liên minh bất công, một mối quan hệ tội lỗi….Dĩ nhiên điều đó không dễ chút nào nhưng đã là môn đệ Chúa Giêsu, họ không có chọn lựa nào khác .
Con người theo Phụng vụ Mùa Chay biết mình tự thân chỉ là cát bụi, nhưng là “cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi trở về với cát bụi trong một chiều “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy” mà thôi .
Đức tin dạy cho chúng ta biết rằng “Hạt bụi” là chúng ta,được tình yêu Thiên Chúa gọi vào hiện hữu và chia sẽ sự sống bất diệt của Người. Kiếp người cho dù có đau thương, có bi đát, đôi lúc tưởng chừng bóng tối lấn lướt ánh sáng, nhưng cuối cùng sự sống, chân lý, tình thương vẫn mạnh hơn tất cả.
Ước gì mỗi người Kitô hữu đều có bản lãnh của Chúa Giêsu để chiến thắng sự nặng nề, nhỏ mọn của bản thân; luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa, sống Mùa Chay thánh thiện để đón nhận nhiều Ơn Phúc Chúa ban.
Tro bụi vinh quang
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:29 21/02/2012
Thứ Tư Lễ Tro
Lời bài hát “Ôi Thân Phận Con Người” vang lên như làm cho ngày Lễ Tro thêm phần đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa, trong Thánh lễ hôm nay, linh mục làm một cử chỉ rất khác thường : Ngài xức tro trên đầu mình, rồi xức trên đầu các tín hữu và đọc : “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi”. Câu nói này được rút từ sách Sáng Thế, là lời Thiên Chúa phán với Adam : “Bởi ngươi là đất bụi ngươi sẽ trở về đất bụi”. Vậy thì Nghi Thức Xức Tro nói lên những ý nghĩa nào? Thiết tưởng Nghi Thức Xức Tro nói lên 3 ý nghĩa sau đây :
- Thân phận con người, thân phận tro bụi :
Hình ảnh tro bụi được Kinh Thánh dùng rất nhiều lần. Trong sách Sáng Thế, chương 18, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông mạc cả với Yavê Thiên Chúa nhằm cứu thành Xôđôma khỏi bị diệt vong: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn Thánh Vịnh 104 thì nói : “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ : ta chỉ là tro bụi”. Sách Giảng Viên chương 12 cũng có cái nhìn như thế : “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất. Khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình”.
Không những ám chỉ thân xác con người, hình ảnh bụi đất còn diễn chỉ toàn thể thân phận con người. Dĩ nhiên tro bụi ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Ở bên Ấn độ, có tập tục khi chết, người ta đem thiêu, rồi lấy tro rãi xuống dòng sông Hằng. Tập tục đó muốn diễn tả rằng kiếp người là kiếp tro bụi.
Tro bụi còn ám chỉ cho cả Ngôi Hai Thiên Chúa. Thật thế, Con Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy xác đất vật hèn, mặc lấy thân phận tro bụi như chúng ta. Thánh Gioan đã nói lên ý nghĩa đó khi khẳng định : “Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Mà theo cái nhìn của Kinh Thánh, nhục thể và tro bụi đều có ý nghĩa giống nhau.
- Thân phận tro bụi, tro bụi sự chết :
Mang thân phận tro bụi, con người yếu hèn và mỏng manh về mọi phương diện : thân xác, tình cảm, ý chí, lý trí… bởi thế dễ dàng sa ngã vào vòng tỗi lỗi, và nhất là phải chết. Là bụi đất, nên mỗi ngày con người đều phải chết đi một ít. Mỗi năm trôi qua là bước gần hơn tới mộ phần một bước. Trên thế gian này, con người là thụ tạo duy nhất hiểu rõ rằng một này nào đó mình phải chết. Ắt đó cũng là thân phận của tro bụi, tro bụi sự chết. Đức Kitô mang lấy nhục thể, mang lấy phận thân tro bụi nên Ngài cũng không được miễn trừ khỏi cái chết. Ngài đã thực sự đi vào cõi đất 3 ngày trước khi sống lại hiển vinh.
- Tro bụi sự chết, tro bụi vinh quang :
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã gọi tro bụi con người là tro bụi sự chết, nhưng cũng là tro bụi vinh quang. Vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng Ngài đã từ cõi tro bụi sống lại vinh quang. Ngài sống lại để nâng con người lên làm bạn nghĩa thiết với Ngài và cho tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Lời một ca khúc của linh mục nhạc sĩ Kim Long nói lên điều đó : “Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng. Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời đã khắc tên con vào lòng Người nên bạn tâm phúc từ đây….”. Hay bài “Hạt Bụi Không Tên” của nhạc sĩ F.X : “Là hạt bụi không tên, con vươn lên. Con vươn lên làm vì sao. Đem sánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cái nhìn tương tự khi ông gọi thân phận con người là cát bụi, nhưng lại là cát bụi tuyệt vời : “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy” mà thôi. Một cái nhìn rất Kitô giáo. Vậy thử hỏi dựa vào đâu mà ông gọi cát bụi con người là cát bụi tuyệt vời, nếu ông không đặt cái nhìn của mình trong niềm tin vào Đức Kitô.
Quả vậy, bụi tro không còn là cùng đích đời người. Mặc dù con người vẫn phải trở về tro bụi, nhưng tro bụi không còn là đích điểm phải tới, mà là khởi điểm đưa con người vào cuộc sống vinh quang bất diệt. Bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được dự phần vào cái chết của Đức Kitô, để được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đây là niềm lạc quan, hy vọng lớn nhất của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kitô. Mặc dù mang thân tro bụi, nhưng chúng ta không bi quan, không tuyệt vọng vì tro bụi đó đã được máu Chúa Giêsu cứu độ. Việc ghi hình Thánh giá nói lên ý nghĩa này : qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ vinh quang của Người.
Khi cử hành Nghi Thức Xức Tro trong tâm tình của những ngày xuân, chúng ta cùng nhau nhìn lại thân phận của con người như thế, không phải để bi quan, nhưng là để khiêm nhường cậy trông và phó thác vào Thiên Chúa là Chúa Xuân của đời ta. Vì chỉ trong Thiên Chúa cuộc đời con người mới có ý nghĩa và sự sống con người mới có giá trị, giá trị vì đã được máu Đức Kitô cứu chuộc. Nhận thức này phải dẫn chúng ta đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng ta được làm con của Người, được cứu độ, tức là được tham dự vào sự sống thần linh của Người, qua cái chết và sự phục của Đức Kitô. Amen.
Lời bài hát “Ôi Thân Phận Con Người” vang lên như làm cho ngày Lễ Tro thêm phần đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa, trong Thánh lễ hôm nay, linh mục làm một cử chỉ rất khác thường : Ngài xức tro trên đầu mình, rồi xức trên đầu các tín hữu và đọc : “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi”. Câu nói này được rút từ sách Sáng Thế, là lời Thiên Chúa phán với Adam : “Bởi ngươi là đất bụi ngươi sẽ trở về đất bụi”. Vậy thì Nghi Thức Xức Tro nói lên những ý nghĩa nào? Thiết tưởng Nghi Thức Xức Tro nói lên 3 ý nghĩa sau đây :
- Thân phận con người, thân phận tro bụi :
Hình ảnh tro bụi được Kinh Thánh dùng rất nhiều lần. Trong sách Sáng Thế, chương 18, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông mạc cả với Yavê Thiên Chúa nhằm cứu thành Xôđôma khỏi bị diệt vong: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn Thánh Vịnh 104 thì nói : “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ : ta chỉ là tro bụi”. Sách Giảng Viên chương 12 cũng có cái nhìn như thế : “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất. Khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình”.
Không những ám chỉ thân xác con người, hình ảnh bụi đất còn diễn chỉ toàn thể thân phận con người. Dĩ nhiên tro bụi ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Ở bên Ấn độ, có tập tục khi chết, người ta đem thiêu, rồi lấy tro rãi xuống dòng sông Hằng. Tập tục đó muốn diễn tả rằng kiếp người là kiếp tro bụi.
Tro bụi còn ám chỉ cho cả Ngôi Hai Thiên Chúa. Thật thế, Con Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy xác đất vật hèn, mặc lấy thân phận tro bụi như chúng ta. Thánh Gioan đã nói lên ý nghĩa đó khi khẳng định : “Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Mà theo cái nhìn của Kinh Thánh, nhục thể và tro bụi đều có ý nghĩa giống nhau.
- Thân phận tro bụi, tro bụi sự chết :
Mang thân phận tro bụi, con người yếu hèn và mỏng manh về mọi phương diện : thân xác, tình cảm, ý chí, lý trí… bởi thế dễ dàng sa ngã vào vòng tỗi lỗi, và nhất là phải chết. Là bụi đất, nên mỗi ngày con người đều phải chết đi một ít. Mỗi năm trôi qua là bước gần hơn tới mộ phần một bước. Trên thế gian này, con người là thụ tạo duy nhất hiểu rõ rằng một này nào đó mình phải chết. Ắt đó cũng là thân phận của tro bụi, tro bụi sự chết. Đức Kitô mang lấy nhục thể, mang lấy phận thân tro bụi nên Ngài cũng không được miễn trừ khỏi cái chết. Ngài đã thực sự đi vào cõi đất 3 ngày trước khi sống lại hiển vinh.
- Tro bụi sự chết, tro bụi vinh quang :
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã gọi tro bụi con người là tro bụi sự chết, nhưng cũng là tro bụi vinh quang. Vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng Ngài đã từ cõi tro bụi sống lại vinh quang. Ngài sống lại để nâng con người lên làm bạn nghĩa thiết với Ngài và cho tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Lời một ca khúc của linh mục nhạc sĩ Kim Long nói lên điều đó : “Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng. Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời đã khắc tên con vào lòng Người nên bạn tâm phúc từ đây….”. Hay bài “Hạt Bụi Không Tên” của nhạc sĩ F.X : “Là hạt bụi không tên, con vươn lên. Con vươn lên làm vì sao. Đem sánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cái nhìn tương tự khi ông gọi thân phận con người là cát bụi, nhưng lại là cát bụi tuyệt vời : “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy” mà thôi. Một cái nhìn rất Kitô giáo. Vậy thử hỏi dựa vào đâu mà ông gọi cát bụi con người là cát bụi tuyệt vời, nếu ông không đặt cái nhìn của mình trong niềm tin vào Đức Kitô.
Quả vậy, bụi tro không còn là cùng đích đời người. Mặc dù con người vẫn phải trở về tro bụi, nhưng tro bụi không còn là đích điểm phải tới, mà là khởi điểm đưa con người vào cuộc sống vinh quang bất diệt. Bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được dự phần vào cái chết của Đức Kitô, để được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đây là niềm lạc quan, hy vọng lớn nhất của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kitô. Mặc dù mang thân tro bụi, nhưng chúng ta không bi quan, không tuyệt vọng vì tro bụi đó đã được máu Chúa Giêsu cứu độ. Việc ghi hình Thánh giá nói lên ý nghĩa này : qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ vinh quang của Người.
Khi cử hành Nghi Thức Xức Tro trong tâm tình của những ngày xuân, chúng ta cùng nhau nhìn lại thân phận của con người như thế, không phải để bi quan, nhưng là để khiêm nhường cậy trông và phó thác vào Thiên Chúa là Chúa Xuân của đời ta. Vì chỉ trong Thiên Chúa cuộc đời con người mới có ý nghĩa và sự sống con người mới có giá trị, giá trị vì đã được máu Đức Kitô cứu chuộc. Nhận thức này phải dẫn chúng ta đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng ta được làm con của Người, được cứu độ, tức là được tham dự vào sự sống thần linh của Người, qua cái chết và sự phục của Đức Kitô. Amen.
Mùa thanh tẩy tâm hồn
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
16:47 21/02/2012
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY B
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta đã bước vào mùa Chay thánh từ hôm thứ tư lễ Tro. Ai trong chúng ta cũng biết rằng Mùa Chay là thời gian thuận lợi giúp các tín hữu chú trọng vào việc sám hối bằng việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đề tài này đã có từ lâu trong Giáo hội và đã trở thành truyền thống lên mãi tới thời các giáo phụ.
Bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất hôm nay cho chúng ta biết Đức Giêsu sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên phong là Con yêu dấu của Chúa Cha, đã vào trong hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và đã bị ma qủi cám dỗ.
Khác với thánh Matthêu và Luca, thánh Marcô nói rất vắn tắt không cho biết diễn tiến cám dỗ và Chúa đã chiến thắng như thế nào. Tuy nhiên, Giáo hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin mừng này để mời gọi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu như kiểu mẫu và bảo đảm cho chúng ta cuộc chiến đấu với Satan và những cám dỗ của nó. Chúng ta sẽ bị ma qủi cám dỗ nhưng theo gương chiến đấu của Đức Giêsu và với sự trợ giúp của Ngài, chúng ta sẽ thắng chúng.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : St 9,8-15
Nhiều tôn giáo cũng có biết đến một trận hồng thủy do các thần gây nên để tiêu diệt một nhân loại phản loạn. Riêng Thánh Kinh trình bầy cho chúng ta việc Thiên Chúa tạo nên một trận đại hồng thủy tiêu diệt loài người tội lỗi. Nhưng cũng trình bầy cho chúng ta một Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ phục hồi những gì nạn hồng thủy phá hủy và xây dựng lại một nhân loại trong một bầu khí giao ước và chia sẻ. Ngài cũng hứa sẽ không bao giờ cho nạn hồng thủy tiêu diệt loài người nữa; và dấu hiệu giao ước Ngài ký kết với loài người là chiếc cầu vồng.
Vì thế, cho dầu tội lỗi chúng ta và thế gian có thế nào đi nữa, chúng ta đừng thất vọng, hãy tin tưởng vì nơi Thiên Chúa luôn có sự tha thứ và cứu vớt : chính vì Ngài là Tình yêu vô tận
+ Bài đọc 2 : 1 Pr 3,18-22
Muốn khích lệ các tín hữu đang bị ngược đãi, thánh Phêrô nhắc lại nạn hồng thủy xưa và coi đó là hình bóng của phép rửa tội. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa nhân từ đã cứu sống ông Noe và gia đình ông thế nào thì ngày nay phép rửa cũng cứu thoát con người khỏi tội lỗi, giải thoát con người khỏi hình phạt do tội gây nên. Muốn được như thế chúng ta phải cam kết sống như Chúa Kitô, tức là phải từ bỏ mình và phục vụ vô vị lợi vì lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân.
+ Bài Tin mừng : Mc 1,12-15
Thánh Marcô nói tóm tắt việc khởi đầu sứ mạng của Đức Giêsu với hai biến cố quan trọng :
- Vào hoang địa bị ma qủi cám dỗ.
- Rao giảng Tin mừng tại Galilêa.
Trong suốt 40 đêm ngày chay tịnh (như thời gian xẩy ra cơn hồng thủy) Đức Giêsu với tư cách là con người đã bị ma qủi cám dỗ để đi sai đường lối của Thiên Chúa, nhưng Ngài đã chiến đấu dũng mạnh và chiến thắng vinh quang để đi đúng đường lối của Chúa là dấn thân vào công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Sau thời gian chay tịnh, Ngài khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng với đề tài cũng giống như của ông Gioan Tẩy giả :”Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.
Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đức Kitô cũng phải là cuộc chiến đấu và chiến thắng của chúng ta, nghĩa là hãy sống thân mật với Chúa bằng cầu nguyện để có thể mạnh mẽ chống lại sự dữ tấn công chúng ta.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chiến thắng cám dỗ của ma qủi
I. ĐỨC GIÊSU BỊ CÁM DỖ
1. Ngài vào trong sa mạc
Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được đẩy vào sa mạc để sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Chính tình yêu đó đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống thân mật với Thiên Chúa, để sống trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn.
2. Ngài ăn chay 40 đêm ngày
Vào trong hoang địa để sống với Cha Ngài, Đức Giêsu cũng đồng thời ăn chay 40 đêm ngày. Nói Ngài ăn chay 40 đêm ngày là có ý nói Ngài ăn chay một thời gian đáng kể chứ không hiểu theo nghĩa đen như chúng ta hiểu ngày nay. Chúng ta cũng thấy trong Cựu ước hay dùng con số 40 : Maisen được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê 40 ngày (Xh 24,18); sau khi được bữa ăn của thiên sứ, Elia đã đủ sức đi trong 40 ngày lên núi Horeb (1 V 19,8).
3. Ngài bị Satan cám dỗ và đã thắng
Trong thời gian ăn chay đó, Đức Giêsu bị Satan cám dỗ. Từ ngữ Satan trong Hi văn chỉ có nghĩa đơn giản là kẻ chống đối, kẻ thù, và sau cùng là thế lực chống lại Thiên Chúa. Thánh Marcô không nói rõ diễn tiến cơn cám dỗ như thánh Matthêu nhưng cơn cám dỗ đều qui về một điểm là chúng muốn làm cho Ngài bỏ ý tưởng cứu chuộc để đi vào quan điểm của người Do thái, vật chất và trần tục. Đức Giêsu đã cương quyết chống lại cơn cám dỗ ấy và Satan đã thất bại nặng nề trong cơn cám dỗ kéo dài trong suốt 40 đêm ngày.
Truyện : Anh nông dân keo kiệt.
Một nông dân kia giầu có nhất huyện nhưng lại rất keo kiệt. Một biến cố xẩy đến trong đời ông khiến ông kịp thời hối cải. Ông ý thức rằng mình chỉ là người quản lý : quản lý đất đai và tiền bạc.
Không lâu sau đó, một người láng giềng nghèo bị cháy hết nhà cửa. Người này đến cửa nhà ông xin ăn. Người nông dân giầu, có ý định cho người nông dân nghèo kia nguyên cả cái đùi heo trong bếp nhà ông. Ông nghe qủi thì thầm bên tai :”Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất ấy”. Ông nhà giầu cố gắng chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng lòng quảng đại đã thắng tính keo kiệt ấy. Ông lựa lấy cái đùi heo lớn nhất để biếu người nông dân nghèo. Ngay tức khắc, ma qủi liền cười nhạo ông:”Mày khùng quá”! Nhưng người nông dân đã biết cách bịt miệng tên qủi. Ông bảo nó:”Nếu mày không im, tao sẽ cho hết mọi cái đùi heo tao có bây giờ”.
Cám dỗ không thể làm hại được người ta khi người ta không theo cám dỗ ấy, và điều đó lại càng hiệu nghiệm hơn khi có sự trợ lực từ nhiều phía, nhất là của Thiên Chúa.
II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ
1. Các giai đoạn của cám dỗ
Cám dỗ chỉ có nghĩa là xúi giục người ta bỏ điều lành mà làm điều xấu. Chính Satan đã cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý hướng tốt lành của Cha Ngài để theo đường lối của thế gian. Nhưng cần phải phân biệt 3 giai đoạn của cám dỗ :
a) Gợi lên một hình ảnh.
b) Làm cho thích thú hoặc hướng chiều về sự ác.
c) Sau cùng là ưng thuận.
Satan chỉ có thể làm được nơi Đức Giêsu ở giai đoạn thứ nhất : gợi hình ảnh hoặc một sự vật ở giác quan hoặc ở trí tưởng tượng.
Truyện : Cách vượt ngục đặc biệt
Một phạm nhân vượt ngục một cách rất khác thường. Người này bị nhốt trong một tháp cao, cao đến nỗi không ai có thể trèo xuống được. Để vượt ngục, người này nhổ hai sợi tóc mỗi ngày và xe lại với nhau. Sau một thời gian, người ấy đã có thể làm được một sợi dây bằng tóc. Người ấy thả sợi dây tóc đó xuống dưới cửa sổ của nhà tù và một người bạn đợi sẵn ở dưới buộc một sợi lụa vào đầu sợi dây tóc và ở cuối sợi chỉ lụa lại buộc một sợi dây dài và cuối sợi dây dài đó lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, đầu sợi dây thừng nhỏ lại buộc một sợi dây thừng lớn. Người tù đã dùng sợi dây thừng lớn này để vượt ngục.
Đó chính là đường lối ma qủi cám dỗ bản tính yếu hèn của ta.. Chúng ta giam tù các dục vọng của ta, nhưng ma qủi giúp chúng vượt ngục dần dần. Rất ít khi ma qủi cám dỗ ta phạm tội trọng ngay từ đầu. Như thế sẽ khiến ta sợ. Nhưng chúng cám dỗ ta phạm một lỗi nhỏ để rồi dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Không bao giờ chúng cám dỗ ta làm hai điều một trật. Còn đủ thời giờ để cám dỗ chúng ta phạm tội kia. Nhưng chúng cám dỗ ta thế nào để cơn cám dỗ này đưa đến một cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 51)
2. Những lợi ích của cám dỗ
Trong cuộc sống, không ai tránh được cuộc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, nhưng làm cho linh hồn chúng ta được trưởng thành, được trung kiên thi hành ý Chúa. Cơn cám dỗ có lợi cho ta vì :
- Lập công phúc khi chiến thắng cám dỗ.
- Sống khiêm nhường và nhận ra sự bất lực của mình để trông cậy vào Chúa.
- Thúc đẩy cầu nguyện, vì Chúa phán:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cám chước dỗ”.
- Sau cơn cám dỗ ta được vui mừng an ủi vì “Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng".
3. Kitô hữu trước những thử thách
Sống giữa trần gian này là phải chiến đấu và lấy quyết định. Đức Giêsu tuy là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm người và Ngài đã không đi ra ngoài qui luật ấy. Ngài cũng đã chịu thử thách như Adong trong vườn địa đàng và như dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa. Nhưng khác với Adong và dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa : Ngài đã chiến thắng Satan, và sự chiến thắng này là nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Ngày nay nhiều người cho rằng cám dỗ của ma qủi liên quan đến ba đối tượng là danh, lợi, thú. Ham danh, ham lợi, ham phú qúi là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giầu có, ai cũng ham thích thú vui. Hoặc như quan niệm của Tây phương thì cám dỗ xoay quanh Avoir (cái có), Savoir (cái biết) và Pouvoir (quyền lực). Đây là những cám dỗ triền miên mà con người ở mọi thời đại luôn gặp phải. Điều quan trọng là phải tỉnh thức,”phải sám hối và tin vào Tin mừng”(Mc 1,15b) thì mới có thể vượt qua được cơn cám dỗ ấy
III. PHẢI CHIẾN THẮNG CÁM DỖ
1. Trước cái thế giằng co
Đức Giêsu bị cám dỗ trước cái thế giằng co giữa lời kêu gọi của Thiên Chúa Cha và lời kêu gọi của Satan : Thiên Chúa nói với Đức Giêsu “Hãy thiết lập vương quyền bằng tình thương”, còn Satan lại bảo Đức Giêsu:”Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực”. Hôm đó, Đức Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù địch với Thiên Chúa.
Trong con người chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau : Một khuynh hướng kéo con người đi lên, khuynh hướng kia kéo con người đi xuống. Đời người đúng là một đấu trường giữa thiện và ác. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi Ngài nói:”Tôi không hiểu nổi việc tôi làm : điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,16). Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình, phải hao tổn năng lực của mình.
2. Quyết tâm cải thiện đời sống
“Cải thiện” hay “cải tà qui chính” là nhìn nhận những gì xấu, không tốt đẹp trong đời sống chúng ta, và từ đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng. Nói khác đi là thẳng thắn đối diện với tội lỗi trong đời sống của ta, rồi cương quyết không bao giờ tái phạm nữa. “Cải thiện” là đối diện với những khuynh hướng xấu trong đời sống chúng ta và làm một cái gì để sửa đổi những khuynh hướng đó.
Léon Tolstoi đã nói không sai:”Mọi người đều nghĩ đến chuyện thay đổi nhân loại, nhưng không ai nghĩ đến chuyện thay đổi chính mình”.
3. Phải đề cao cảnh giác
Mùa Chay là thời gian hồi tâm, trở về với Chúa để định hướng cho tương lai. Mùa Chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cám dỗ, những cạm bẫy đang bủa vây. Nguyên tắc bất di bất dịch là :”Cẩn tắc vô ưu”, cẩn thận đề phòng thì không sợ sa ngã, khỏi phải buồn phiền. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã nhắc đến nguyên tắc này khi Ngài nói:”Ai tưởng đứng vững, coi chừng kẻo ngã”(1Cr 10,12).
Truyện : Cạm bẫy của người Eskimô
Người Eskimô bắc cực có một cái bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông làm áo da thú.
Thợ săn cáo mài một con dao thật sắc, luỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho mau đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.
Khi trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của loài sói bắc cực, nó đánh hơi được mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không biết mình đang liếm máu của chính mình.
Càng say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết.
4. Cần sự trợ lực của Chúa.
Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc:”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn trợ lực để chúng ta khỏi thua chước cám dỗ. Ma qủi luôn rình rập làm hại chúng ta, chúng ta phải nhớ lời thánh Phêrô nhắc nhở:”Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Chúng ta cũng phải nhớ đến thân phận yếu hèn của mình mà tin cậy vào ơn Chúa vì chính Chúa đã nói :”Không có Thầy, các con không làm được gì”(Ga 15,5).
Những gương chiến đấu tốt đẹp chống lại ma qủi còn để lại cho chúng ta nơi các thánh. Ma qủi đã hiện ra nhiều lần dưới nhiều hình quái ghê sợ để buộc thánh Antôn bỏ cuộc, nhưng ngài đã xua đuổi và trở nên tổ phụ đời sống tu trì. Về đêm , trong im lặng, ma qủi quấy phá thánh Gioan Vianney trong 35 năm, ngài vẫn đứng vững dưới sự trợ lực của Chúa.
Một vị thánh kia có lần được thấy ma qủi khi đi qua một tu viện và thấy nhiều qủi ngồi ở mỗi góc, cả ở nhà nguyện nữa. Vị thánh đó đi ra phố và thấy rằng chỉ có một thằng qủi đi cám dỗ mà thôi. Vị thánh đó hỏi tại sao thì qủi trả lời:”Chỉ một thằng qủi cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì họ không cố gắng chống lại, chứ còn để bắt được một linh hồn lành thánh thì cần cả một đạo binh qủi kia”.
Nếu chúng ta bị cám dỗ thì có nghĩa là linh hồn chúng ta đang lớn mạnh đó. Nếu Chúa để cho chúng ta bị cám dỗ, thì Ngài cũng ban cho chúng ta đủ sức mạnh để nói, như Chúa chúng ta đã phán:”Hỡi Satan , hãy xéo đi”. Và chúng ta sẽ thấy dễ chịu khi nghe câu cuối cùng của bài Tin mừng:”Bấy giờ ma qủi bỏ Ngài và có các thiên thần đến hầu cận Ngài”.
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta đã bước vào mùa Chay thánh từ hôm thứ tư lễ Tro. Ai trong chúng ta cũng biết rằng Mùa Chay là thời gian thuận lợi giúp các tín hữu chú trọng vào việc sám hối bằng việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đề tài này đã có từ lâu trong Giáo hội và đã trở thành truyền thống lên mãi tới thời các giáo phụ.
Bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất hôm nay cho chúng ta biết Đức Giêsu sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên phong là Con yêu dấu của Chúa Cha, đã vào trong hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và đã bị ma qủi cám dỗ.
Khác với thánh Matthêu và Luca, thánh Marcô nói rất vắn tắt không cho biết diễn tiến cám dỗ và Chúa đã chiến thắng như thế nào. Tuy nhiên, Giáo hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin mừng này để mời gọi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu như kiểu mẫu và bảo đảm cho chúng ta cuộc chiến đấu với Satan và những cám dỗ của nó. Chúng ta sẽ bị ma qủi cám dỗ nhưng theo gương chiến đấu của Đức Giêsu và với sự trợ giúp của Ngài, chúng ta sẽ thắng chúng.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : St 9,8-15
Nhiều tôn giáo cũng có biết đến một trận hồng thủy do các thần gây nên để tiêu diệt một nhân loại phản loạn. Riêng Thánh Kinh trình bầy cho chúng ta việc Thiên Chúa tạo nên một trận đại hồng thủy tiêu diệt loài người tội lỗi. Nhưng cũng trình bầy cho chúng ta một Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ phục hồi những gì nạn hồng thủy phá hủy và xây dựng lại một nhân loại trong một bầu khí giao ước và chia sẻ. Ngài cũng hứa sẽ không bao giờ cho nạn hồng thủy tiêu diệt loài người nữa; và dấu hiệu giao ước Ngài ký kết với loài người là chiếc cầu vồng.
Vì thế, cho dầu tội lỗi chúng ta và thế gian có thế nào đi nữa, chúng ta đừng thất vọng, hãy tin tưởng vì nơi Thiên Chúa luôn có sự tha thứ và cứu vớt : chính vì Ngài là Tình yêu vô tận
+ Bài đọc 2 : 1 Pr 3,18-22
Muốn khích lệ các tín hữu đang bị ngược đãi, thánh Phêrô nhắc lại nạn hồng thủy xưa và coi đó là hình bóng của phép rửa tội. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa nhân từ đã cứu sống ông Noe và gia đình ông thế nào thì ngày nay phép rửa cũng cứu thoát con người khỏi tội lỗi, giải thoát con người khỏi hình phạt do tội gây nên. Muốn được như thế chúng ta phải cam kết sống như Chúa Kitô, tức là phải từ bỏ mình và phục vụ vô vị lợi vì lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân.
+ Bài Tin mừng : Mc 1,12-15
Thánh Marcô nói tóm tắt việc khởi đầu sứ mạng của Đức Giêsu với hai biến cố quan trọng :
- Vào hoang địa bị ma qủi cám dỗ.
- Rao giảng Tin mừng tại Galilêa.
Trong suốt 40 đêm ngày chay tịnh (như thời gian xẩy ra cơn hồng thủy) Đức Giêsu với tư cách là con người đã bị ma qủi cám dỗ để đi sai đường lối của Thiên Chúa, nhưng Ngài đã chiến đấu dũng mạnh và chiến thắng vinh quang để đi đúng đường lối của Chúa là dấn thân vào công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Sau thời gian chay tịnh, Ngài khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng với đề tài cũng giống như của ông Gioan Tẩy giả :”Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.
Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đức Kitô cũng phải là cuộc chiến đấu và chiến thắng của chúng ta, nghĩa là hãy sống thân mật với Chúa bằng cầu nguyện để có thể mạnh mẽ chống lại sự dữ tấn công chúng ta.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chiến thắng cám dỗ của ma qủi
I. ĐỨC GIÊSU BỊ CÁM DỖ
1. Ngài vào trong sa mạc
Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được đẩy vào sa mạc để sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Chính tình yêu đó đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống thân mật với Thiên Chúa, để sống trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn.
2. Ngài ăn chay 40 đêm ngày
Vào trong hoang địa để sống với Cha Ngài, Đức Giêsu cũng đồng thời ăn chay 40 đêm ngày. Nói Ngài ăn chay 40 đêm ngày là có ý nói Ngài ăn chay một thời gian đáng kể chứ không hiểu theo nghĩa đen như chúng ta hiểu ngày nay. Chúng ta cũng thấy trong Cựu ước hay dùng con số 40 : Maisen được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê 40 ngày (Xh 24,18); sau khi được bữa ăn của thiên sứ, Elia đã đủ sức đi trong 40 ngày lên núi Horeb (1 V 19,8).
3. Ngài bị Satan cám dỗ và đã thắng
Trong thời gian ăn chay đó, Đức Giêsu bị Satan cám dỗ. Từ ngữ Satan trong Hi văn chỉ có nghĩa đơn giản là kẻ chống đối, kẻ thù, và sau cùng là thế lực chống lại Thiên Chúa. Thánh Marcô không nói rõ diễn tiến cơn cám dỗ như thánh Matthêu nhưng cơn cám dỗ đều qui về một điểm là chúng muốn làm cho Ngài bỏ ý tưởng cứu chuộc để đi vào quan điểm của người Do thái, vật chất và trần tục. Đức Giêsu đã cương quyết chống lại cơn cám dỗ ấy và Satan đã thất bại nặng nề trong cơn cám dỗ kéo dài trong suốt 40 đêm ngày.
Truyện : Anh nông dân keo kiệt.
Một nông dân kia giầu có nhất huyện nhưng lại rất keo kiệt. Một biến cố xẩy đến trong đời ông khiến ông kịp thời hối cải. Ông ý thức rằng mình chỉ là người quản lý : quản lý đất đai và tiền bạc.
Không lâu sau đó, một người láng giềng nghèo bị cháy hết nhà cửa. Người này đến cửa nhà ông xin ăn. Người nông dân giầu, có ý định cho người nông dân nghèo kia nguyên cả cái đùi heo trong bếp nhà ông. Ông nghe qủi thì thầm bên tai :”Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất ấy”. Ông nhà giầu cố gắng chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng lòng quảng đại đã thắng tính keo kiệt ấy. Ông lựa lấy cái đùi heo lớn nhất để biếu người nông dân nghèo. Ngay tức khắc, ma qủi liền cười nhạo ông:”Mày khùng quá”! Nhưng người nông dân đã biết cách bịt miệng tên qủi. Ông bảo nó:”Nếu mày không im, tao sẽ cho hết mọi cái đùi heo tao có bây giờ”.
Cám dỗ không thể làm hại được người ta khi người ta không theo cám dỗ ấy, và điều đó lại càng hiệu nghiệm hơn khi có sự trợ lực từ nhiều phía, nhất là của Thiên Chúa.
II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ
1. Các giai đoạn của cám dỗ
Cám dỗ chỉ có nghĩa là xúi giục người ta bỏ điều lành mà làm điều xấu. Chính Satan đã cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý hướng tốt lành của Cha Ngài để theo đường lối của thế gian. Nhưng cần phải phân biệt 3 giai đoạn của cám dỗ :
a) Gợi lên một hình ảnh.
b) Làm cho thích thú hoặc hướng chiều về sự ác.
c) Sau cùng là ưng thuận.
Satan chỉ có thể làm được nơi Đức Giêsu ở giai đoạn thứ nhất : gợi hình ảnh hoặc một sự vật ở giác quan hoặc ở trí tưởng tượng.
Truyện : Cách vượt ngục đặc biệt
Một phạm nhân vượt ngục một cách rất khác thường. Người này bị nhốt trong một tháp cao, cao đến nỗi không ai có thể trèo xuống được. Để vượt ngục, người này nhổ hai sợi tóc mỗi ngày và xe lại với nhau. Sau một thời gian, người ấy đã có thể làm được một sợi dây bằng tóc. Người ấy thả sợi dây tóc đó xuống dưới cửa sổ của nhà tù và một người bạn đợi sẵn ở dưới buộc một sợi lụa vào đầu sợi dây tóc và ở cuối sợi chỉ lụa lại buộc một sợi dây dài và cuối sợi dây dài đó lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, đầu sợi dây thừng nhỏ lại buộc một sợi dây thừng lớn. Người tù đã dùng sợi dây thừng lớn này để vượt ngục.
Đó chính là đường lối ma qủi cám dỗ bản tính yếu hèn của ta.. Chúng ta giam tù các dục vọng của ta, nhưng ma qủi giúp chúng vượt ngục dần dần. Rất ít khi ma qủi cám dỗ ta phạm tội trọng ngay từ đầu. Như thế sẽ khiến ta sợ. Nhưng chúng cám dỗ ta phạm một lỗi nhỏ để rồi dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Không bao giờ chúng cám dỗ ta làm hai điều một trật. Còn đủ thời giờ để cám dỗ chúng ta phạm tội kia. Nhưng chúng cám dỗ ta thế nào để cơn cám dỗ này đưa đến một cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 51)
2. Những lợi ích của cám dỗ
Trong cuộc sống, không ai tránh được cuộc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, nhưng làm cho linh hồn chúng ta được trưởng thành, được trung kiên thi hành ý Chúa. Cơn cám dỗ có lợi cho ta vì :
- Lập công phúc khi chiến thắng cám dỗ.
- Sống khiêm nhường và nhận ra sự bất lực của mình để trông cậy vào Chúa.
- Thúc đẩy cầu nguyện, vì Chúa phán:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cám chước dỗ”.
- Sau cơn cám dỗ ta được vui mừng an ủi vì “Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng".
3. Kitô hữu trước những thử thách
Sống giữa trần gian này là phải chiến đấu và lấy quyết định. Đức Giêsu tuy là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm người và Ngài đã không đi ra ngoài qui luật ấy. Ngài cũng đã chịu thử thách như Adong trong vườn địa đàng và như dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa. Nhưng khác với Adong và dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa : Ngài đã chiến thắng Satan, và sự chiến thắng này là nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Ngày nay nhiều người cho rằng cám dỗ của ma qủi liên quan đến ba đối tượng là danh, lợi, thú. Ham danh, ham lợi, ham phú qúi là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giầu có, ai cũng ham thích thú vui. Hoặc như quan niệm của Tây phương thì cám dỗ xoay quanh Avoir (cái có), Savoir (cái biết) và Pouvoir (quyền lực). Đây là những cám dỗ triền miên mà con người ở mọi thời đại luôn gặp phải. Điều quan trọng là phải tỉnh thức,”phải sám hối và tin vào Tin mừng”(Mc 1,15b) thì mới có thể vượt qua được cơn cám dỗ ấy
III. PHẢI CHIẾN THẮNG CÁM DỖ
1. Trước cái thế giằng co
Đức Giêsu bị cám dỗ trước cái thế giằng co giữa lời kêu gọi của Thiên Chúa Cha và lời kêu gọi của Satan : Thiên Chúa nói với Đức Giêsu “Hãy thiết lập vương quyền bằng tình thương”, còn Satan lại bảo Đức Giêsu:”Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực”. Hôm đó, Đức Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù địch với Thiên Chúa.
Trong con người chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau : Một khuynh hướng kéo con người đi lên, khuynh hướng kia kéo con người đi xuống. Đời người đúng là một đấu trường giữa thiện và ác. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi Ngài nói:”Tôi không hiểu nổi việc tôi làm : điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,16). Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình, phải hao tổn năng lực của mình.
2. Quyết tâm cải thiện đời sống
“Cải thiện” hay “cải tà qui chính” là nhìn nhận những gì xấu, không tốt đẹp trong đời sống chúng ta, và từ đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng. Nói khác đi là thẳng thắn đối diện với tội lỗi trong đời sống của ta, rồi cương quyết không bao giờ tái phạm nữa. “Cải thiện” là đối diện với những khuynh hướng xấu trong đời sống chúng ta và làm một cái gì để sửa đổi những khuynh hướng đó.
Léon Tolstoi đã nói không sai:”Mọi người đều nghĩ đến chuyện thay đổi nhân loại, nhưng không ai nghĩ đến chuyện thay đổi chính mình”.
3. Phải đề cao cảnh giác
Mùa Chay là thời gian hồi tâm, trở về với Chúa để định hướng cho tương lai. Mùa Chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cám dỗ, những cạm bẫy đang bủa vây. Nguyên tắc bất di bất dịch là :”Cẩn tắc vô ưu”, cẩn thận đề phòng thì không sợ sa ngã, khỏi phải buồn phiền. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã nhắc đến nguyên tắc này khi Ngài nói:”Ai tưởng đứng vững, coi chừng kẻo ngã”(1Cr 10,12).
Truyện : Cạm bẫy của người Eskimô
Người Eskimô bắc cực có một cái bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông làm áo da thú.
Thợ săn cáo mài một con dao thật sắc, luỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho mau đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.
Khi trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của loài sói bắc cực, nó đánh hơi được mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không biết mình đang liếm máu của chính mình.
Càng say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết.
4. Cần sự trợ lực của Chúa.
Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc:”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn trợ lực để chúng ta khỏi thua chước cám dỗ. Ma qủi luôn rình rập làm hại chúng ta, chúng ta phải nhớ lời thánh Phêrô nhắc nhở:”Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Chúng ta cũng phải nhớ đến thân phận yếu hèn của mình mà tin cậy vào ơn Chúa vì chính Chúa đã nói :”Không có Thầy, các con không làm được gì”(Ga 15,5).
Những gương chiến đấu tốt đẹp chống lại ma qủi còn để lại cho chúng ta nơi các thánh. Ma qủi đã hiện ra nhiều lần dưới nhiều hình quái ghê sợ để buộc thánh Antôn bỏ cuộc, nhưng ngài đã xua đuổi và trở nên tổ phụ đời sống tu trì. Về đêm , trong im lặng, ma qủi quấy phá thánh Gioan Vianney trong 35 năm, ngài vẫn đứng vững dưới sự trợ lực của Chúa.
Một vị thánh kia có lần được thấy ma qủi khi đi qua một tu viện và thấy nhiều qủi ngồi ở mỗi góc, cả ở nhà nguyện nữa. Vị thánh đó đi ra phố và thấy rằng chỉ có một thằng qủi đi cám dỗ mà thôi. Vị thánh đó hỏi tại sao thì qủi trả lời:”Chỉ một thằng qủi cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì họ không cố gắng chống lại, chứ còn để bắt được một linh hồn lành thánh thì cần cả một đạo binh qủi kia”.
Nếu chúng ta bị cám dỗ thì có nghĩa là linh hồn chúng ta đang lớn mạnh đó. Nếu Chúa để cho chúng ta bị cám dỗ, thì Ngài cũng ban cho chúng ta đủ sức mạnh để nói, như Chúa chúng ta đã phán:”Hỡi Satan , hãy xéo đi”. Và chúng ta sẽ thấy dễ chịu khi nghe câu cuối cùng của bài Tin mừng:”Bấy giờ ma qủi bỏ Ngài và có các thiên thần đến hầu cận Ngài”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI: Xin hãy luôn luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh
Bùi Hữu Thư
12:33 21/02/2012
Ngài nói với các tân hồng y, gia đình và bạn hữu của họ
ROME, Thứ hai 20 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI bộc lộ cho các tân Hồng Y bí quyết của ngài để được “bình tâm” trong mọi hoàn cảnh.
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến sáng ngày thứ hai 20 tháng 2, 22 tân hồng y được phong chức ngày thứ bẩy vừa qua, 18 tháng 2, cùng với các bạn hữu và gia đình của họ đã tụ tập nhân dịp này. Có 16 vị từ Âu Châu (7 người Ý, 2 người Đức, 1 Tiệp Khắc, 1 Roumanie, 1 Hòa Lan, 1 Tây Ban Nha, 1 Bồ Đào Nha, 1 Malta, và 1 Bỉ), 4 vị từ Mỹ Châu (2 Hoa Kỳ, 1 Canada, và 1 Ba Tây), 2 vị từ Á Châu (1 Ấn Độ và 1 Trung Hoa).
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bộc lộ bí quyết của ngài về sự bình tâm: “việc bổ nhiệm các tân hồng y là dịp để suy tư về sứ vụ hoàn vũ của Giáo Hội trong lịch sử nhân loại: trong những khó khăn của con người, thường khi hết sức nhức nhối và rối loạn, Giáo Hội luôn luôn hiện diện, đem đến Đức Kitô, ánh sáng và niềm hy vọng cho tất cả nhân loại. Xin hãy kết hiệp với Giáo Hội và sứ điệp cứu rỗi Giáo Hội đang quảng bá, có nghĩa là hãy bắt rễ trong chân lý, hãy tăng cường ý thức về các giá trị chân thực, xin hãy bình tâm khi phải đối phó với mọi biến cố.”
Trên hết, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng sự hiệp nhất của các Kitô hữu là một ân sủng: “Do đó, tôi khuyên các bạn hãy luôn luôn kết hiệp với vị chủ chăn của các bạn và các tân hồng y, để được hiệp thông với Giáo Hội. Hiệp nhất trong Giáo Hội là một ân sủng thiêng liêng phải bảo vệ và làm cho tăng trưởng.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi việc kết hiệp với các hồng y: “Xin cho biến cố hết sức quan trọng và biểu hiệu của mật nghị này trở nên cho quý vị hiện diện tại đây, và cho tất cả những ai liên kết với các tân hồng y dưới nhiều danh hiệu khác nhau, có được một lý do và một lời mời gọi để quây quần chung quanh họ với tình thân yêu.”
Đức Thánh Cha đã lập lại lời kêu gọi hiệp nhất: “Xin quý vị hãy cảm nhận được sự gần gũi mật thiết với trái tim của họ, và với sứ vụ tồng đồ sốt mến của họ; xin lắng nghe những lời của họ nói về các Giáo Phụ và các bậc Sư Phụ, với một niềm hy vọng sống động. Xin hãy kết hiệp với họ và với nhau trong đức tin và tình bác ái, để luôn luôn làm nhân chứng cho Chúa Kitô, với đầy lòng hăng hái và can đảm.”
Sau đó Đức Thánh Cha đã chào mừng các hồng y bằng 9 thứ tiếng: Ý, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Roumanie, và Tiệp.
Bằng tiếng Pháp, ngài đã tuyên bố: Tôi chào mừng các khách hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt là quý vị người Bỉ đã tháp tùng Đức Hồng Y Julien Ries. Xin cho lòng trung thành của quý vị với Đức Kitô được vững mạnh và quyết tâm, để cho nhân chứng của quý vị trở nên đáng tin cậy hơn. Xã hội chúng ta đã có nhiều thời điểm băn khoăn và lo ngại, cần có sự soi sáng của Chúa Kitô. Xin cho mỗi Kitô hữu làm nhân chứng với đức tin và lòng can đảm, và xin cho Mùa Chay sắp tới, cho phép được trở về với Thiên Chúa. Chúc các bạn hành hương vui vẻ!”
Đức Thánh Cha đã chào mừng các tân hồng y bằng tiếng Ý: các hồng y Fernando Filoni, bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo các Sắc Dân; Antonio Maria Vegliò, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Di Dân; Giuseppe Bertello, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Quốc Gia Thánh Đô Vatican và Tòa Thị Chính; Francesco Coccopalmerio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về các văn kiện luật pháp; Domenico Calcagno, chủ tịch APSA; Giuseppe Versaldi, giám đốc Văn Phòng phụ trách các vấn đề kinh tế của Tòa Thánh; Giuseppe Betori, tổng giám mục Florence.
Đức Thánh Cha tiếp: “Các bạn kính mến, xin cho tình yêu và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu người thân của các bạn nâng đỡ các bạn trong việc phục vụ cho Giáo Hội, để cho mỗi người chúng ta có thể làm nhân chứng quảng đại cho Phúc Âm, chân lý và đức Ái.”
Sau đó Đức Thánh Cha đã chào mừng các nhóm nói tiếng khác. Bằng tiếng Anh, 6 hồng y: Edwin Frederick O’Brien, Đại Hiệp Đoàn Kỵ Sĩ Mộ Thánh Chúa ở Giêrusalem; George Alencherry, tổng giám mục cả của giáo phận Ernakulam-Angamaly Syro-malabares; Thomas Christopher Collins, tổng giám mục Toronto (Canada); Timothy Michael Dolan, tổng giám mục Nữu Ước (Hoa Kỳ); John Tong Hon, giám mục Hồng Kông (Trung Hoa); và Prosper Grech, O.S.A., giáo sư danh dự các đại học Rôma, và cố vấn của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Bằng tiếng Đức, 2 hồng y: tổng giám mục Bá Linh, Rainer Maria Woelki và Karl Josef Becker, Dòng Tên.
Bằng tiếng Tây Ban Nha: hồng y Santos Abril y Castelló, tổng quản nhiệm Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả (archiprêtre de la basilique Sainte-Marie Majeure.)
Bằng tiếng Bồ Đào Nha 2 hồng y: João Braz de Aviz, bộ trưởng Thánh Bộ các Nhà Dòng và Tu Hội đời sống tông đồ, và Manuel Monteiro de Castro, chủ tịch Toà Ân Xá Tối Cao.
Bằng tiếng Tiệp Khắc: hồng y Dominik Duka, tổng giám mục Prague.
Bằng tiếng Hòa Lan: hồng Y Willem Jacobus Eijk, tổng giám mục Utrecht.
Bằng tiếng Roumanie: hồng y Lucian Mureşan, tổng giám mục cả ở Alba Julia và Fagaras.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã dâng các hồng y và các người tháp tùng cho Đức Mẹ và hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô
ROME, Thứ hai 20 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI bộc lộ cho các tân Hồng Y bí quyết của ngài để được “bình tâm” trong mọi hoàn cảnh.
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến sáng ngày thứ hai 20 tháng 2, 22 tân hồng y được phong chức ngày thứ bẩy vừa qua, 18 tháng 2, cùng với các bạn hữu và gia đình của họ đã tụ tập nhân dịp này. Có 16 vị từ Âu Châu (7 người Ý, 2 người Đức, 1 Tiệp Khắc, 1 Roumanie, 1 Hòa Lan, 1 Tây Ban Nha, 1 Bồ Đào Nha, 1 Malta, và 1 Bỉ), 4 vị từ Mỹ Châu (2 Hoa Kỳ, 1 Canada, và 1 Ba Tây), 2 vị từ Á Châu (1 Ấn Độ và 1 Trung Hoa).
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bộc lộ bí quyết của ngài về sự bình tâm: “việc bổ nhiệm các tân hồng y là dịp để suy tư về sứ vụ hoàn vũ của Giáo Hội trong lịch sử nhân loại: trong những khó khăn của con người, thường khi hết sức nhức nhối và rối loạn, Giáo Hội luôn luôn hiện diện, đem đến Đức Kitô, ánh sáng và niềm hy vọng cho tất cả nhân loại. Xin hãy kết hiệp với Giáo Hội và sứ điệp cứu rỗi Giáo Hội đang quảng bá, có nghĩa là hãy bắt rễ trong chân lý, hãy tăng cường ý thức về các giá trị chân thực, xin hãy bình tâm khi phải đối phó với mọi biến cố.”
Trên hết, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng sự hiệp nhất của các Kitô hữu là một ân sủng: “Do đó, tôi khuyên các bạn hãy luôn luôn kết hiệp với vị chủ chăn của các bạn và các tân hồng y, để được hiệp thông với Giáo Hội. Hiệp nhất trong Giáo Hội là một ân sủng thiêng liêng phải bảo vệ và làm cho tăng trưởng.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi việc kết hiệp với các hồng y: “Xin cho biến cố hết sức quan trọng và biểu hiệu của mật nghị này trở nên cho quý vị hiện diện tại đây, và cho tất cả những ai liên kết với các tân hồng y dưới nhiều danh hiệu khác nhau, có được một lý do và một lời mời gọi để quây quần chung quanh họ với tình thân yêu.”
Đức Thánh Cha đã lập lại lời kêu gọi hiệp nhất: “Xin quý vị hãy cảm nhận được sự gần gũi mật thiết với trái tim của họ, và với sứ vụ tồng đồ sốt mến của họ; xin lắng nghe những lời của họ nói về các Giáo Phụ và các bậc Sư Phụ, với một niềm hy vọng sống động. Xin hãy kết hiệp với họ và với nhau trong đức tin và tình bác ái, để luôn luôn làm nhân chứng cho Chúa Kitô, với đầy lòng hăng hái và can đảm.”
Sau đó Đức Thánh Cha đã chào mừng các hồng y bằng 9 thứ tiếng: Ý, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Roumanie, và Tiệp.
Bằng tiếng Pháp, ngài đã tuyên bố: Tôi chào mừng các khách hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt là quý vị người Bỉ đã tháp tùng Đức Hồng Y Julien Ries. Xin cho lòng trung thành của quý vị với Đức Kitô được vững mạnh và quyết tâm, để cho nhân chứng của quý vị trở nên đáng tin cậy hơn. Xã hội chúng ta đã có nhiều thời điểm băn khoăn và lo ngại, cần có sự soi sáng của Chúa Kitô. Xin cho mỗi Kitô hữu làm nhân chứng với đức tin và lòng can đảm, và xin cho Mùa Chay sắp tới, cho phép được trở về với Thiên Chúa. Chúc các bạn hành hương vui vẻ!”
Đức Thánh Cha đã chào mừng các tân hồng y bằng tiếng Ý: các hồng y Fernando Filoni, bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo các Sắc Dân; Antonio Maria Vegliò, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Di Dân; Giuseppe Bertello, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Quốc Gia Thánh Đô Vatican và Tòa Thị Chính; Francesco Coccopalmerio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về các văn kiện luật pháp; Domenico Calcagno, chủ tịch APSA; Giuseppe Versaldi, giám đốc Văn Phòng phụ trách các vấn đề kinh tế của Tòa Thánh; Giuseppe Betori, tổng giám mục Florence.
Đức Thánh Cha tiếp: “Các bạn kính mến, xin cho tình yêu và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu người thân của các bạn nâng đỡ các bạn trong việc phục vụ cho Giáo Hội, để cho mỗi người chúng ta có thể làm nhân chứng quảng đại cho Phúc Âm, chân lý và đức Ái.”
Sau đó Đức Thánh Cha đã chào mừng các nhóm nói tiếng khác. Bằng tiếng Anh, 6 hồng y: Edwin Frederick O’Brien, Đại Hiệp Đoàn Kỵ Sĩ Mộ Thánh Chúa ở Giêrusalem; George Alencherry, tổng giám mục cả của giáo phận Ernakulam-Angamaly Syro-malabares; Thomas Christopher Collins, tổng giám mục Toronto (Canada); Timothy Michael Dolan, tổng giám mục Nữu Ước (Hoa Kỳ); John Tong Hon, giám mục Hồng Kông (Trung Hoa); và Prosper Grech, O.S.A., giáo sư danh dự các đại học Rôma, và cố vấn của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Bằng tiếng Đức, 2 hồng y: tổng giám mục Bá Linh, Rainer Maria Woelki và Karl Josef Becker, Dòng Tên.
Bằng tiếng Tây Ban Nha: hồng y Santos Abril y Castelló, tổng quản nhiệm Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả (archiprêtre de la basilique Sainte-Marie Majeure.)
Bằng tiếng Bồ Đào Nha 2 hồng y: João Braz de Aviz, bộ trưởng Thánh Bộ các Nhà Dòng và Tu Hội đời sống tông đồ, và Manuel Monteiro de Castro, chủ tịch Toà Ân Xá Tối Cao.
Bằng tiếng Tiệp Khắc: hồng y Dominik Duka, tổng giám mục Prague.
Bằng tiếng Hòa Lan: hồng Y Willem Jacobus Eijk, tổng giám mục Utrecht.
Bằng tiếng Roumanie: hồng y Lucian Mureşan, tổng giám mục cả ở Alba Julia và Fagaras.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã dâng các hồng y và các người tháp tùng cho Đức Mẹ và hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô
Chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin
Linh Tiến Khải
10:14 21/02/2012
Một số nhận định của Đức Cha Marcello Semerano, Giám Mục Albano, Chủ tịch Ủy ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Italia, về hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin
Cách đây 5 tháng, ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã công bố Tông thư ”Cánh cửa đức tin” mời gọi Giáo Hội toàn thế giới cử hành Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ kết thúc ngày lễ Chúa Kitô Vua 24 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vaticăng II và 20 năm công bố cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Để giúp tín hữu khắp nơi chuẩn bị cho việc cử hành Năm Đức Tin ngày 6-1-2012 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố tài liệu hướng dẫn mục vụ việc cử hành này.
Riêng tại Italia Hội Đồng Giám Mục đã cho phát hành cuốn thứ 8 thu thập các sắc lệnh, tuyên ngôn, và tài liệu mục vụ của Giáo Hội Italia trong năm năm 2006-2010.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Marcello Semerano, Giám Mục Albano, Chủ tịch Ủy ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Italia, về hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Năm Đức Tin nêu vấn nạn cho toàn thể Giáo Hội và từng tín hữu về việc theo Chúa Kitô và gắn bó với Tin Mừng, trong cốt lõi của nó. Đức Cha có nhận xét gì về việc Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin này?
Đáp: Ngay từ khi được bầu lên làm Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho thấy mối quan tâm mục tử của người. Trong Tông thư ”Cánh cửa đức tin” Đức Thánh Cha đề cập tới việc tái khám phá, củng cố và tuyên xưng đức tin. Tái khám phá ra đức tin để tỏ hiện ”niềm vui và sự hăng say mới của việc gặp gỡ Chúa Kitô”. Trong số 13 của tài liệu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập lại 7 lần kiểu nói ”vì đức tin”: đây là một kiểu thời sự hóa ý tưởng của chương 11 thư gửi giáo đoàn Do thái, và giờ đây coi Đức Maria như là người đứng đầu sổ, là người tin đầu tiên.
Hỏi: Trong phiên họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Italia, kết thúc mới đây, Đức Cha đã thuyết trình về Năm Đức Tin như viễn tượng của Giáo Hội Italia. Đức Cha sẽ theo lộ trình nào để chuẩn bị cho việc cử hành năm này?
Đáp: Giáo Hội Italia đã bắt đầu một lộ trình mục vụ hướng về Năm Đức Tin và ngoài ra cũng bắt đầu việc cử hành. Ngoài các sáng kiến đặc biệt ra, chúng tôi hướng tới chỗ giáo dục sống đức tin. Đây không chỉ là một văn bản sư phạm, mà là một chương trình giáo dục đức tin bao gồm việc học giáo lý, cầu nguyện, sống luân lý đạo đức, thực thi bác ái, chia sẻ kinh nghiệm cộng đoàn và noi gương sống của Chúa Giêsu Kitô.
Hỏi: Năm Đức Tin giao thoa với đấn thân tái truyền giảng Tin Mừng, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phát động với việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Cha có thấy liên hệ nào giữa hai biến cố quan trọng này hay không?
Đáp: Khi thành lập cơ quan mới này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng chỉ có một cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mới có thể bảo đảm cho việc gia tăng đức tin tinh tuyền sâu xa, bằng cách mở ra cho một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Đức Thámh Cha gắn liền Năm Đức Tin với đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục tới là ”tái truyền giảng Tin Mừng”, và coi đó như là một dịp đặc biệt thuận tiện cho việc suy tư và tái khám phá ra đức tin.
Hỏi: Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cống hiến nhiều chỉ dẫn mục vụ cụ thể. Theo Đức Cha, đâu là các chỉ dẫn hay nhất đối với thực tại của Italia này?
Đáp: Tôi sẽ nhấn mạnh các chỉ dẫn liên quan tới việc dậy giáo lý và việc đào tạo các giáo lý viên chuyên nghiệp. Khi đề cập đến việc ”dấn thân chung để tái khám phá ra và học hiểu nội dung nền tảng của đức tin”, Đức Thánh Cha coi sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo như là một trợ giúp quan trọng đầu tiên. Nó không chỉ nâng đỡ đức tin, mà khi trình bầy sự phát triển của đức tin, nó cũng đụng tới các đề tài lớn của cuộc sống thường ngày nữa.
Hỏi: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết trong tông thư ”Cánh của Đức Tin” rằng sự kiện đức tin được chia sẻ rộng rãi như là ”giả thiết hiển nhiên của việc sống chung xã hội, đã giảm sút chứ không mạnh mẽ như xưa kia nữa”. Đây là một điều kiện đặt để các tín hữu kitô vào trong các hoàn cảnh phải đưa ra các lý lẽ cho niềm tin của mình một cách mới mẻ, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: ”Trao ban lý lẽ” là một đòi hỏi nằm bên trong đức tin. Khi nhấn mạnh tới Đức Tin và Lý Trí, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc cho mọi người biết rằng giữa đức tin và khoa học đích thực không thể có xung khắc, bởi vì cả hai đều hướng tới chân lý, với các đường lối khác nhau. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cầu mong rằng các kitô hữu suy tư trở lại, trên bình diện hộ giáo, giáo huấn của thánh Phêrô viết rằng: ”Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3,15).
Hỏi: Như thế có nghĩa là mỗi tín hữu đều bị đặt để trước câu hỏi liên quan tới đức tin của chính mình. Như thế thì Giáo Hội có thể khích lệ việc xét mình riêng tư này của tín hữu như thế nào và đồng hành với họ ra sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Câu hỏi nghiêm chỉnh được đặt ra cho kitô hữu đó là bạn đặt niềm tin tưởng nơi ai? Biểu tượng lòng tin bao gồm tất cả giữa hai từ ”tôi tin” và ”Amen”. Từ Amen nói rằng đức tin là một sự hoàn toàn tín thác chính mình cho Thiên Chúa. Từ ”tôi tin” minh giải rằng đây không phải là cử chì mù quáng tín thác nơi sự vô lý, nhưng là tiến gần tới Chân Lý mở ra cho một ý nghĩa của cuộc sống.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các điều kiện của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn đã thay đổi một cách sâu rộng. Thế thì Đức Tin có còn là tài nguyên phong phú định đoạt hay là như điều chúng ta thường nghe thấy, nó chỉ là một thiện ích cá nhân thôi? Đâu là chiều kích mà đức tin cần có để có thể là một chứng tá đáng tin cậy?
Đáp: Chiều kích công cộng của đức tin, mà Đức Thánh Cha đã trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin” quảng diễn xác tín rằng tin không bao giờ chỉ là một sự kiện cá nhân riêng tư, mà trong tư cách là việc thực thi sự tự do, nên cũng đòi buộc tinh thần trách nhiệm xã hội của những gì mình tin nữa. Nghĩa là đức tin luôn luôn có chiều kích cộng đoàn. Nó là một sự tự do ngôn luận, tự do nói lên tất cả mọi sự, một thái độ cởi mở hoàn toàn của cuộc sống, mà không có ai có thể tự ban cho chính mình, mà là sự tiếp đón quảng đại một ơn Chúa cho.
Hỏi: Đức Cha có thể đưa ra một đề nghị cách ngắn gọn giúp các giáo xứ chuẩn bị cử hành Năm Đức Tin sắp tới hay không?
Đáp: Đức tin phải luôn luôn được sống trên hai chiều kích: chiều kích cá nhân và chiều kích cộng đoàn. Đó là điều Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin”. Đối với các giáo xứ, lấy hứng từ số 166 của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, tôi đề nghị suy tư trở lại giáo huấn này của sách Giáo Lý: ”Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. ”Không ai tự trao ban cho mình đức tin, cũng thế không ai có thể tự ban cho mình sự sống. Tín hữu đã nhận được đức tin từ những người khác và phải thông truyền đức tin đó cho người khác”.
(Avvenire 5-2-2012)
Cách đây 5 tháng, ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã công bố Tông thư ”Cánh cửa đức tin” mời gọi Giáo Hội toàn thế giới cử hành Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ kết thúc ngày lễ Chúa Kitô Vua 24 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vaticăng II và 20 năm công bố cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Để giúp tín hữu khắp nơi chuẩn bị cho việc cử hành Năm Đức Tin ngày 6-1-2012 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố tài liệu hướng dẫn mục vụ việc cử hành này.
Riêng tại Italia Hội Đồng Giám Mục đã cho phát hành cuốn thứ 8 thu thập các sắc lệnh, tuyên ngôn, và tài liệu mục vụ của Giáo Hội Italia trong năm năm 2006-2010.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Marcello Semerano, Giám Mục Albano, Chủ tịch Ủy ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Italia, về hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Năm Đức Tin nêu vấn nạn cho toàn thể Giáo Hội và từng tín hữu về việc theo Chúa Kitô và gắn bó với Tin Mừng, trong cốt lõi của nó. Đức Cha có nhận xét gì về việc Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin này?
Đáp: Ngay từ khi được bầu lên làm Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho thấy mối quan tâm mục tử của người. Trong Tông thư ”Cánh cửa đức tin” Đức Thánh Cha đề cập tới việc tái khám phá, củng cố và tuyên xưng đức tin. Tái khám phá ra đức tin để tỏ hiện ”niềm vui và sự hăng say mới của việc gặp gỡ Chúa Kitô”. Trong số 13 của tài liệu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập lại 7 lần kiểu nói ”vì đức tin”: đây là một kiểu thời sự hóa ý tưởng của chương 11 thư gửi giáo đoàn Do thái, và giờ đây coi Đức Maria như là người đứng đầu sổ, là người tin đầu tiên.
Hỏi: Trong phiên họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Italia, kết thúc mới đây, Đức Cha đã thuyết trình về Năm Đức Tin như viễn tượng của Giáo Hội Italia. Đức Cha sẽ theo lộ trình nào để chuẩn bị cho việc cử hành năm này?
Đáp: Giáo Hội Italia đã bắt đầu một lộ trình mục vụ hướng về Năm Đức Tin và ngoài ra cũng bắt đầu việc cử hành. Ngoài các sáng kiến đặc biệt ra, chúng tôi hướng tới chỗ giáo dục sống đức tin. Đây không chỉ là một văn bản sư phạm, mà là một chương trình giáo dục đức tin bao gồm việc học giáo lý, cầu nguyện, sống luân lý đạo đức, thực thi bác ái, chia sẻ kinh nghiệm cộng đoàn và noi gương sống của Chúa Giêsu Kitô.
Hỏi: Năm Đức Tin giao thoa với đấn thân tái truyền giảng Tin Mừng, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phát động với việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Cha có thấy liên hệ nào giữa hai biến cố quan trọng này hay không?
Đáp: Khi thành lập cơ quan mới này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng chỉ có một cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mới có thể bảo đảm cho việc gia tăng đức tin tinh tuyền sâu xa, bằng cách mở ra cho một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Đức Thámh Cha gắn liền Năm Đức Tin với đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục tới là ”tái truyền giảng Tin Mừng”, và coi đó như là một dịp đặc biệt thuận tiện cho việc suy tư và tái khám phá ra đức tin.
Hỏi: Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cống hiến nhiều chỉ dẫn mục vụ cụ thể. Theo Đức Cha, đâu là các chỉ dẫn hay nhất đối với thực tại của Italia này?
Đáp: Tôi sẽ nhấn mạnh các chỉ dẫn liên quan tới việc dậy giáo lý và việc đào tạo các giáo lý viên chuyên nghiệp. Khi đề cập đến việc ”dấn thân chung để tái khám phá ra và học hiểu nội dung nền tảng của đức tin”, Đức Thánh Cha coi sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo như là một trợ giúp quan trọng đầu tiên. Nó không chỉ nâng đỡ đức tin, mà khi trình bầy sự phát triển của đức tin, nó cũng đụng tới các đề tài lớn của cuộc sống thường ngày nữa.
Hỏi: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết trong tông thư ”Cánh của Đức Tin” rằng sự kiện đức tin được chia sẻ rộng rãi như là ”giả thiết hiển nhiên của việc sống chung xã hội, đã giảm sút chứ không mạnh mẽ như xưa kia nữa”. Đây là một điều kiện đặt để các tín hữu kitô vào trong các hoàn cảnh phải đưa ra các lý lẽ cho niềm tin của mình một cách mới mẻ, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: ”Trao ban lý lẽ” là một đòi hỏi nằm bên trong đức tin. Khi nhấn mạnh tới Đức Tin và Lý Trí, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc cho mọi người biết rằng giữa đức tin và khoa học đích thực không thể có xung khắc, bởi vì cả hai đều hướng tới chân lý, với các đường lối khác nhau. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cầu mong rằng các kitô hữu suy tư trở lại, trên bình diện hộ giáo, giáo huấn của thánh Phêrô viết rằng: ”Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3,15).
Hỏi: Như thế có nghĩa là mỗi tín hữu đều bị đặt để trước câu hỏi liên quan tới đức tin của chính mình. Như thế thì Giáo Hội có thể khích lệ việc xét mình riêng tư này của tín hữu như thế nào và đồng hành với họ ra sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Câu hỏi nghiêm chỉnh được đặt ra cho kitô hữu đó là bạn đặt niềm tin tưởng nơi ai? Biểu tượng lòng tin bao gồm tất cả giữa hai từ ”tôi tin” và ”Amen”. Từ Amen nói rằng đức tin là một sự hoàn toàn tín thác chính mình cho Thiên Chúa. Từ ”tôi tin” minh giải rằng đây không phải là cử chì mù quáng tín thác nơi sự vô lý, nhưng là tiến gần tới Chân Lý mở ra cho một ý nghĩa của cuộc sống.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các điều kiện của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn đã thay đổi một cách sâu rộng. Thế thì Đức Tin có còn là tài nguyên phong phú định đoạt hay là như điều chúng ta thường nghe thấy, nó chỉ là một thiện ích cá nhân thôi? Đâu là chiều kích mà đức tin cần có để có thể là một chứng tá đáng tin cậy?
Đáp: Chiều kích công cộng của đức tin, mà Đức Thánh Cha đã trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin” quảng diễn xác tín rằng tin không bao giờ chỉ là một sự kiện cá nhân riêng tư, mà trong tư cách là việc thực thi sự tự do, nên cũng đòi buộc tinh thần trách nhiệm xã hội của những gì mình tin nữa. Nghĩa là đức tin luôn luôn có chiều kích cộng đoàn. Nó là một sự tự do ngôn luận, tự do nói lên tất cả mọi sự, một thái độ cởi mở hoàn toàn của cuộc sống, mà không có ai có thể tự ban cho chính mình, mà là sự tiếp đón quảng đại một ơn Chúa cho.
Hỏi: Đức Cha có thể đưa ra một đề nghị cách ngắn gọn giúp các giáo xứ chuẩn bị cử hành Năm Đức Tin sắp tới hay không?
Đáp: Đức tin phải luôn luôn được sống trên hai chiều kích: chiều kích cá nhân và chiều kích cộng đoàn. Đó là điều Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin”. Đối với các giáo xứ, lấy hứng từ số 166 của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, tôi đề nghị suy tư trở lại giáo huấn này của sách Giáo Lý: ”Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. ”Không ai tự trao ban cho mình đức tin, cũng thế không ai có thể tự ban cho mình sự sống. Tín hữu đã nhận được đức tin từ những người khác và phải thông truyền đức tin đó cho người khác”.
(Avvenire 5-2-2012)
Giáo Hội là nơi Thiên Chúa đến với con người
Đặng Thế Nhân
10:16 21/02/2012
Sáng ngày Chúa nhật ngày 19-02-2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự thánh lễ trọng thể trong đền thờ Thánh Phêrô cùng với 22 tân Hồng Y mới được tấn phong hôm thứ bảy, 18-02 vừa qua. Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui và nồng nhiệt tiếp đón các vị tân Hồng Y vào Hồng Y Đoàn. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha ngỏ lời cách đặc biệt với các tân Hồng Y, gợi hứng từ thư thứ nhất của thánh Phêrô tông đồ, rằng các mục tử trong Giáo hội là những người nhiệt thành và tận tuỵ cho đàn chiên của Chúa Kitô (x. 1Pr 5,1-2). Với chức danh mới, các Hồng Y được tin cẩn để trở thành người phục vụ trung thành trong vườn nho của Chúa, là người đại diện cho Cộng đoàn dân Chúa và quốc gia của mình. Đồng thời, các vị cũng mang lấy trách nhiệm mới và quan trọng hơn trong Giáo Hội, trách nhiệm này đòi buộc sự ứng trực và cống hiến hết mình cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Thiên Chúa là Đấng trung tín trong lời hứa của Người và chúng ta trông đợi ngày lời hứa ấy được ứng nghiệm như lời của thánh tông đồ Phêrô: "Khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ tàn phai" (1Pr 5,4).
Trình thuật Tin Mừng cho chúng ta thấy hình ảnh của tông đồ Phêrô, được linh hứng khi tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu, Ngài là Con Thiên Chúa và là Đấng Mêsia. Để đáp lại lời tuyên xưng này, Chúa Giêsu trao cho vị tông đồ sứ mạng là "đá tảng", là nền tảng hữu hình để Ngài xây dựng ngôi nhà thiêng liêng của Giáo Hội (x. Mt 16, 16-19). Việc thay đổi tên của tông đồ Phêrô thành "đá tảng" không để cập đến tính cách cá nhân nhưng cần hiểu từ một khía cạnh thâm sâu hơn, đó là khía cạnh của mầu nhiệm. Ngang qua sứ vụ Chúa trao, tông đồ Phêrô trở thành người chứng tá nhưng không phải "do xác thịt hay máu huyết". Tông đồ Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô và cũng là người chứng tá trước tiên cho sự phục sinh, ngang qua đức tin được đổi mới, ngài trở thành đá tảng chống lại thế lực sự dữ.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến hình ảnh Giáo Hội như là nơi Thiên Chúa đến với con người và ngang qua Giáo Hội con người hướng về Thiên Chúa. Giáo Hội không tồn tại cho riêng mình, không phải là điểm đến sau cùng nhưng Giáo Hội phải vượt lên chính mình để hướng về Trời Cao, nơi mà Giáo Hội khởi phát và là cùng đích để Giáo Hội đi về.
Cùng ngày, vào khoảng 12 giờ trưa, như thường lệ, Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày hội ở đây, tại thành phố Vatican này, bởi đã diễn ra công nghị Hồng Y và chúng ta có 22 tân Hồng Y. Cùng với họ, tôi thực sự vui mừng và chúng tôi đã cử hành thánh lễ trong đền thờ thánh Phêrô, quy tụ quanh phần mộ của vị Tông đồ mà Chúa Giêsu đã gọi là "đá tảng" nơi Ngài xây dựng Giáo Hội của Người. Vì thế, tôi mời gọi toàn thể anh chị em cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho các Hồng Y đáng kính của chúng ta, những người sẽ cống hiến nhiều hơn nữa để cùng với tôi trong việc hướng dẫn Giáo Hội hoàn vũ và cũng để làm chứng tá cho Tin Mừng ngang qua việc dâng hiến chính cuộc sống mình. Đây chính là ý nghĩa biểu tượng của màu đỏ sắc phục của các vị, màu của máu và tình yêu. Trong số các vị Hồng Y, có những vị sẽ làm việc tại Rôma, trong Toà Thánh, có những vị sẽ là Mục Tử trong các giáo phận, những vị khác sẽ dấn thân trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Giờ đây, các vị là một phần trong Hồng Y Đoàn và cùng sát cánh với Đức Thánh Cha trong sứ vụ hiệp thông và loan báo Tin Mừng. Chúng ta cùng chào đón các vị tân Hồng Y với niều vui và cũng không quên lời của Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: "Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10, 44-45).
Sự kiện công nghị Hồng Y diễn ra trong bối cảnh phụng vụ của ngày lễ Tông toà thánh Phêrô, chúng ta mừng trước hôm nay. Ngày 22 tới là chính lễ nhưng sẽ là thứ Tư lễ Tro, khởi đầu Mùa Chay. "Toà" là chiếc ghế dành riêng cho Giám Mục và từ đó xuất hiện khái niệm "chính toà" dành cho nhà thờ nơi vị Giám Mục cử hành phụng vụ và giáo huấn dân Chúa. Tông toà thánh Phêrô được đặt ở hậu cung trong đền thờ kính thánh Phêrô ở Vatican là biểu tượng cho sứ vụ đặc biệt của tông đồ Phêrô và những vị kế nhiệm ngài để chăn dắt đàn chiên Chúa hầu trung tín trong đức tin và bác ái. Từ thế kỷ thứ hai, thánh Inhaxiô thành Antiochia đã diễn tả trong thư gởi tín hữu Rôma rằng tông toà của vị kế vị thánh Phêrô là người "chủ sự trong bác ái". Chính vì trách nhiệm đặc thù này, các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô đã đổ máu mình ra, cùng với nhiều thánh Tử đạo khác. Như thế, chứng tá của họ là chứng tá của máu và bác ái. Do đó, tông toà thánh Phêrô là dấu chỉ của uy quyền nhưng là uy quyền của Chúa Kitô, uy quyền được xây dựng trên đức tin và tình yêu.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cùng phó thác các vị tân Hồng Y dưới sự che chở hiền mẫu của Mẹ rất thánh Maria. Cầu xin Mẹ luôn nâng đỡ họ trong sứ mạng phục vụ giáo hội và củng cố họ trong các thử thách. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, xin giúp đỡ con và các cộng sự của con để chúng con làm việc không ngừng nghỉ cho sự hiệp nhất Dân Chúa và cho việc loan báo sứ điệp cứu độ cho hết mọi dân tộc hầu hoàn tất cách khiêm tốn và can đảm sứ vụ phục vụ chân lý và bác ái.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha ngỏ lời với khách hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt những ai đến từ Bỉ và những người đến chúc mừng các tân Hồng Y. Nhân dịp lễ Tông toà thánh Phêrô, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người trung tín trong giáo huấn của Đức Kitô ngang qua sứ vụ của các vị kế nhiệm ngài. Mùa Chay sắp khởi sự, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người sống hiệp thông để xin ơn hoán cải, trở về với Chúa ngang qua cầu nguyện, ăn chay và việc bác ái.
Bằng các ngôn ngữ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Italia, Đức Thánh Cha mời gọi anh chị em tín hữu hiệp lời cầu nguyện cách đặc biệt cho các vị tân Hồng Y, là những người trợ tá cho vị kế nhiệm tông đồ Phêrô trong sứ vụ củng cố anh chị em được kiên vững trong đức tin và loan báo Tin Mừng Đức Kitô cho thế giới.
Sau cùng, Đức Thánh Cha chúc lành cho mọi người.
Trình thuật Tin Mừng cho chúng ta thấy hình ảnh của tông đồ Phêrô, được linh hứng khi tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu, Ngài là Con Thiên Chúa và là Đấng Mêsia. Để đáp lại lời tuyên xưng này, Chúa Giêsu trao cho vị tông đồ sứ mạng là "đá tảng", là nền tảng hữu hình để Ngài xây dựng ngôi nhà thiêng liêng của Giáo Hội (x. Mt 16, 16-19). Việc thay đổi tên của tông đồ Phêrô thành "đá tảng" không để cập đến tính cách cá nhân nhưng cần hiểu từ một khía cạnh thâm sâu hơn, đó là khía cạnh của mầu nhiệm. Ngang qua sứ vụ Chúa trao, tông đồ Phêrô trở thành người chứng tá nhưng không phải "do xác thịt hay máu huyết". Tông đồ Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô và cũng là người chứng tá trước tiên cho sự phục sinh, ngang qua đức tin được đổi mới, ngài trở thành đá tảng chống lại thế lực sự dữ.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến hình ảnh Giáo Hội như là nơi Thiên Chúa đến với con người và ngang qua Giáo Hội con người hướng về Thiên Chúa. Giáo Hội không tồn tại cho riêng mình, không phải là điểm đến sau cùng nhưng Giáo Hội phải vượt lên chính mình để hướng về Trời Cao, nơi mà Giáo Hội khởi phát và là cùng đích để Giáo Hội đi về.
Cùng ngày, vào khoảng 12 giờ trưa, như thường lệ, Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày hội ở đây, tại thành phố Vatican này, bởi đã diễn ra công nghị Hồng Y và chúng ta có 22 tân Hồng Y. Cùng với họ, tôi thực sự vui mừng và chúng tôi đã cử hành thánh lễ trong đền thờ thánh Phêrô, quy tụ quanh phần mộ của vị Tông đồ mà Chúa Giêsu đã gọi là "đá tảng" nơi Ngài xây dựng Giáo Hội của Người. Vì thế, tôi mời gọi toàn thể anh chị em cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho các Hồng Y đáng kính của chúng ta, những người sẽ cống hiến nhiều hơn nữa để cùng với tôi trong việc hướng dẫn Giáo Hội hoàn vũ và cũng để làm chứng tá cho Tin Mừng ngang qua việc dâng hiến chính cuộc sống mình. Đây chính là ý nghĩa biểu tượng của màu đỏ sắc phục của các vị, màu của máu và tình yêu. Trong số các vị Hồng Y, có những vị sẽ làm việc tại Rôma, trong Toà Thánh, có những vị sẽ là Mục Tử trong các giáo phận, những vị khác sẽ dấn thân trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Giờ đây, các vị là một phần trong Hồng Y Đoàn và cùng sát cánh với Đức Thánh Cha trong sứ vụ hiệp thông và loan báo Tin Mừng. Chúng ta cùng chào đón các vị tân Hồng Y với niều vui và cũng không quên lời của Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: "Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10, 44-45).
Sự kiện công nghị Hồng Y diễn ra trong bối cảnh phụng vụ của ngày lễ Tông toà thánh Phêrô, chúng ta mừng trước hôm nay. Ngày 22 tới là chính lễ nhưng sẽ là thứ Tư lễ Tro, khởi đầu Mùa Chay. "Toà" là chiếc ghế dành riêng cho Giám Mục và từ đó xuất hiện khái niệm "chính toà" dành cho nhà thờ nơi vị Giám Mục cử hành phụng vụ và giáo huấn dân Chúa. Tông toà thánh Phêrô được đặt ở hậu cung trong đền thờ kính thánh Phêrô ở Vatican là biểu tượng cho sứ vụ đặc biệt của tông đồ Phêrô và những vị kế nhiệm ngài để chăn dắt đàn chiên Chúa hầu trung tín trong đức tin và bác ái. Từ thế kỷ thứ hai, thánh Inhaxiô thành Antiochia đã diễn tả trong thư gởi tín hữu Rôma rằng tông toà của vị kế vị thánh Phêrô là người "chủ sự trong bác ái". Chính vì trách nhiệm đặc thù này, các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô đã đổ máu mình ra, cùng với nhiều thánh Tử đạo khác. Như thế, chứng tá của họ là chứng tá của máu và bác ái. Do đó, tông toà thánh Phêrô là dấu chỉ của uy quyền nhưng là uy quyền của Chúa Kitô, uy quyền được xây dựng trên đức tin và tình yêu.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cùng phó thác các vị tân Hồng Y dưới sự che chở hiền mẫu của Mẹ rất thánh Maria. Cầu xin Mẹ luôn nâng đỡ họ trong sứ mạng phục vụ giáo hội và củng cố họ trong các thử thách. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, xin giúp đỡ con và các cộng sự của con để chúng con làm việc không ngừng nghỉ cho sự hiệp nhất Dân Chúa và cho việc loan báo sứ điệp cứu độ cho hết mọi dân tộc hầu hoàn tất cách khiêm tốn và can đảm sứ vụ phục vụ chân lý và bác ái.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha ngỏ lời với khách hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt những ai đến từ Bỉ và những người đến chúc mừng các tân Hồng Y. Nhân dịp lễ Tông toà thánh Phêrô, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người trung tín trong giáo huấn của Đức Kitô ngang qua sứ vụ của các vị kế nhiệm ngài. Mùa Chay sắp khởi sự, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người sống hiệp thông để xin ơn hoán cải, trở về với Chúa ngang qua cầu nguyện, ăn chay và việc bác ái.
Bằng các ngôn ngữ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Italia, Đức Thánh Cha mời gọi anh chị em tín hữu hiệp lời cầu nguyện cách đặc biệt cho các vị tân Hồng Y, là những người trợ tá cho vị kế nhiệm tông đồ Phêrô trong sứ vụ củng cố anh chị em được kiên vững trong đức tin và loan báo Tin Mừng Đức Kitô cho thế giới.
Sau cùng, Đức Thánh Cha chúc lành cho mọi người.
Trung Quốc: Gọi Chúa là 天主 hay 上帝? (Thiên Chúa hay Thượng Đế)
Nguyễn Trọng Đa
10:28 21/02/2012
Trung Quốc: Gọi Chúa là 天主 hay 上帝? (Thiên Chúa hay Thượng Đế)
Linh mục Frans De Ridder, Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM)
Làm sao để gọi Chúa trong tiếng Hoa? Đối với người Hoa Công giáo, đó là là 天主 (Thiên Chúa, Thiên Chủ, Tianzhu); đối với người Hoa Tin lành là 上帝 (Thượng Đế, Shangdi). Một bên là “Chúa trời”, một bên là "hoàng đế tối cao". Trong tiếng Hoa, để chỉ người Tin lành, người ta nói 基督教 (Cơ Đốc Giáo, Ji du jiao, ‘tôn giáo của Đức Kitô'); để chỉ người Công giáo, người ta nói 天主教 (Thiên Chúa Giao, Tian zhu jiao, ‘tôn giáo của Chúa trời'). Làm sao có các sự khác biệt này? Chúng có ý nghĩa gì? Trong bài dưới đây, linh mục Frans De Ridder, CICM, cung cấp cho chúng ta các chìa khóa để hiểu (1).
Bản tiếng Pháp của hãng tin Eglises d’Asie (Các Giáo hội châu Á).
Tên gọi nói lên điều gì? Nhiều điều chứ! Hơn nhiều so với những gì hầu hết mọi người tưởng tượng. Tên có thể định hướng cách bền vững căn tính của một người và sứ mạng người ấy trong cuộc đời. Nhiều người Hoa bỏ ra rất nhiều giờ tham khảo các sách chuyên môn để tìm ra một tên “đúng” cho con mình. Nomen est omen (tên là điềm, là vận mạng). Tên là một dấu hiệu, nó sẽ trao một sứ điệp và một nhiệm vụ.
Thiên Chúa có tên không? Đó là một câu hỏi hay. Câu trả lời là không đơn giản đâu. Trong Cựu Ước, ông Môsê và những người đương thời của ông đã tranh luận vấn đề này. Thiên Chúa đã không nói tên của Ngài. Chúa chỉ nói: "Ta là Đấng Ta Là." Nó thậm chí có thể ngắn hơn, đó là: "Ta là".
Ta là! Tuy nhiên, tên này có thể truyền tải một thông điệp đáng kinh ngạc đối với nhiều người của thời đại hậu hiện đại của chúng ta: “Ta là có thực, ta hiện hữu!”. Bất chấp sự dửng dưng, sự nghi ngờ, các tiên tri sự dữ, sách vở và bài viết của chúng ta cho rằng "Thiên Chúa đã chết". .. Thiên Chúa vẫn thực sự tồn tại! Và thực tại này phải vang dội sâu sắc trong trái tim chúng ta. Một tên cũng có thể cho một dấu chỉ sai hoặc trở thành một sự bối rối. Một phụ nữ đạo đức ở Đài Loan đã đặt tên là con trai của bà: 圣光 (Thánh Quang, sheng guang, hoặc ‘ánh sáng thánh thiện'). Người con tốt lành này đã phải thốt lên: “Con không xứng với tên này đâu.”
Thiên Chúa có tên không? Chúa có đồng ý với tên người ta đặt cho Ngài trong dòng lịch sử nhân loại không? Chúng ta có nên đặt tên khác cho Ngài không? Hoặc chúng ta chỉ giữ sự thinh lặng đáng kính, chìm sâu vào sự kính trọng và kinh ngạc, trước sự hiện diện của Đấng Duy Nhất mà chúng ta không thể đặt tên. Gọi tên..., đặt tên cho một người nào có nghĩa là tôi có quyền trên người ấy, tôi trao cho người ấy một vận mạng... Tôi có người ấy dưới quyền tôi. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể đặt tên cho Thiên Chúa.
Ngoài ra, các mẫu tự C H Ú A có nghĩa gì?Khi Kitô giáo đến Trung Quốc, thách thức là rất lớn. Làm thế nào gọi tên Đấng Tối Cao, Thực Tại Tối Hậu này, nguồn gốc của những gì hiện hữu trong tiếng Hoa? Người ta có thể múc các chữ trong ngôn ngữ của họ. .. để diễn tả Đấng Vĩ Đại, Toàn Năng, Tối Cao. .. Một số các khái niệm này có nguồn gốc từ kinh nghiệm văn hóa Trung Hoa: một vị vua 王 (Vương, wang), vị hoàng đế 皇帝 (hoàng đế, huangdi). Tuy nhiên, người Hoa đã nhận ra rằng Thiên Chúa mà các nhà truyền giáo gọi là tốt lành và yêu thương phải là Đấng có quyền thế hơn các người đang cai trị họ. Đó là lý do tại sao họ đưa chữ "trời" 天 (Thiên, tian) đứng trước chữ "vua"王, để làm cho Chúa thành một một “vị vua trên trời” 天王 (Thiên Vương, Tianwang).
Những người khác, trong truyền thống Tin Lành, đưa chữ "trên" 上 (Thượng, shang) đứng trước chữ "đế" 帝 (đế, di), làm cho "Chúa" thành 上帝 (Thượng Đế, Shangdi), một Hoàng Đế Tối Cao. Có lẽ tôi đang đi quá nhanh và tôi bỏ qua một khía cạnh. Trong truyền thống Công Giáo, chúng ta không gọi “Chúa” là vua trời. Chúa được gọi là Chúa trời 天主 (Thiên Chúa, Tianzhu). Một độc giả cẩn thận có thể cảm nhận được sự giống nhau và khác nhau giữa "vua" 王 (Vương, wang) và "chúa" 主 (Chúa, chủ, zhu).
Sự khác biệt là dấu nhỏ đặt trên chữ 王 (Vương, wang). Không nghi ngờ sự tài tính của tiếng Hoa là nhận thức rằng "Chúa" không phải là như bất cứ vua nào. .. Ngài là là một vị vua rất cao cả và duy nhất. Điều này giải thích sự hiện diện của dấu nhỏ trên chữ 王 (Vương, wang);chữ này trở thành chữ 主 (Chúa, chủ, zhu). Thật thú vị để nhận thấy rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa được gọi là Chúa (Seigneur). Và trong đạo Công giáo, chỉ có Chúa Giêsu được chúng ta gọi là Chúa chúng tôi.
Cũng nên dành thì giờ xem xét chữ "vương" 王.Chúng ta nhìn thấy ba dòng ngang: 三 (tam, san). Chúng có nghĩa là số 3! Ba là một hiện tượng văn tự nổi tiếng có hàng trăm sự kết hợp và vô số ý nghĩa.
Ví dụ: 诸候 之 宝 三 (chư hầu chi bảo tam, zhu hou zhi bao san): Mạnh Tử đã nói: báu vật của một ông hoàng gồm ba thứ: thổ địa, nhân dân, chính sự. 三宝 (tam bảo, san bao): trong Phật giáo, có ba báu vật: Phật,Tăng và Pháp. Những gì là hoàn hảo phải được diễn tả nhờ sử dụng khái niệm ‘tam” 三.(Người ta có thể tự hỏi phải chăng người Hoa đã dạy cho các tu sĩ Dòng Tên luôn soạn bài giảng thành ba điểm!)三 不知 (tam bất tri, san bu zhi): ba lần không biết, không biết từ đầu tới cuối về một vấn đề bằng cách đi qua trung gian. Ở đây, ba đường ngang đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. 三思 而后 行(tam tư nhi hậu hành, san si er hou xing): Hãy suy nghĩ ba lần trước khi hành động. Nhìn kỹ trước khi nhảy! 三人 成 虎 (tam nhân thành hổ, san ren cheng hu, ‘ba người thành con cọp’): Hãy lặp lại ba lần một lời nói dối và tất cả mọi người sẽ tin bạn. Một lời nói dối sẽ được xem là sự thật nếu nó được lặp đi lặp lại. 三人 行 必有 我 师 (tam nhân hành tất hữu ngã sư, san ren xing, bi you wo shi): Nếu có ba người qui tụ lại, ít nhất trong đó một người có thể là thầy của tôi. 三年有成 (tam niên hữu thành, san nian you cheng): Ba năm làm việc chăm chỉ ắt sẽ thành công.
Quay trở lại câu 三 不知 (tam bất tri, san bu zhi), có nghĩa là không biết từ đầu tới cuối về một vấn đề, tôi có trực giác rằng ba dòng ngang đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó cũng có thể có nghĩa là địa ngục, cuộc sống hiện tại và cuộc sống tương lai. Theo cách giải thích này, ai cai trị thì có quyền trên địa ngục, trái đất và trời cao. Đừng quên rằng trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa (sau khi phục sinh) "xuống ngục tổ tông" để công bố vương quyền của Ngài trên sự dữ và tội lỗi, kể cả sự chết.
Trực giác của tôi là rằng ba đường ngang ấy phải được kết nối, và trở thành một, để thực sự đứng đầu và nhận mọi quyền bính. Đó là lý do tại sao nó vẽ một đường thẳng đứng nối ba đường ngang: chúng ta có "vua" của chúng ta 王 (vương).Trực giác Kitô giáo của tôi là rằng chúng ta có thể xây dựng trên tượng hình này mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Bản dịch tiếng Hoa của Thiên Chúa Ba Ngôi là: 三位一体(tam vị nhất thể, san wei yi ti), ba ngôi 三位 (tam vị, san wei) trong chỉ một thân thể 一体 (nhấtthể, yi ti, một đơn vị hoặc sự hiệp nhất nên một).
Chắc chắn rằng các từ ngữ “vị” và "thể" đôi khi gây hiểu lầm trong các ngôn ngữ phương Tây. Ở đây, tôi tiếp cận vùng đất vốn không phải là của tôi, mà là của các nhà thần học chuyên nghiệp. Khi viết đề tài cách diễn dịch Công Giáo cho tên của Chúa, tôi càng xác tín hơn và thậm chí bị quyến rũ bởi ý nghĩa sâu sắc, mà các thế hệ người Hoa đã gán cho thánh danh của Chúa.
Ý nghĩa phong phú này có lẽ là lý do tại sao các nhà truyền giáo Công giáo đã chọn 天主 (Thiên Chúa, Tianzhu), Chúa trời. Nó có nghĩa rằng Thiên Chúa, dù người ta chọn từ ngữ nào để gọi Ngài, là hiện hữu và Ngài nắm tình hình trong tay.Trong một bài sắp tới, tôi sẽ cung cấp cho các bạn kết quả của một số nghiên cứu về truyền thống Tin Lành của chữ 上帝 (Thượng Đế, Shangdi) hoặc hoàng đế tối cao.
Người ta có thể nói đúng rằng đối với người Hoa…, hoàng đế là "chúa" và rằng điều này là đúng trong thực tế ở Nhật cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng điều này đề tài của bài thứ ba!
(1) Người gốc Bỉ, linh mục Frans De Ridder là một nhà truyền giáo, thành viên của Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM). Là Giám tỉnh Dòng CICM ở Mông Cổ,Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Singapore, cha đang cư trú tại Đài Loan. Cha thường xuyên thăm Trung Quốc đại lục để mở các khoá huấn luyện và tĩnh tâm.
(Églises d’Asie, ngày 14-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Linh mục Frans De Ridder, Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM)
Làm sao để gọi Chúa trong tiếng Hoa? Đối với người Hoa Công giáo, đó là là 天主 (Thiên Chúa, Thiên Chủ, Tianzhu); đối với người Hoa Tin lành là 上帝 (Thượng Đế, Shangdi). Một bên là “Chúa trời”, một bên là "hoàng đế tối cao". Trong tiếng Hoa, để chỉ người Tin lành, người ta nói 基督教 (Cơ Đốc Giáo, Ji du jiao, ‘tôn giáo của Đức Kitô'); để chỉ người Công giáo, người ta nói 天主教 (Thiên Chúa Giao, Tian zhu jiao, ‘tôn giáo của Chúa trời'). Làm sao có các sự khác biệt này? Chúng có ý nghĩa gì? Trong bài dưới đây, linh mục Frans De Ridder, CICM, cung cấp cho chúng ta các chìa khóa để hiểu (1).
Bản tiếng Pháp của hãng tin Eglises d’Asie (Các Giáo hội châu Á).
Tên gọi nói lên điều gì? Nhiều điều chứ! Hơn nhiều so với những gì hầu hết mọi người tưởng tượng. Tên có thể định hướng cách bền vững căn tính của một người và sứ mạng người ấy trong cuộc đời. Nhiều người Hoa bỏ ra rất nhiều giờ tham khảo các sách chuyên môn để tìm ra một tên “đúng” cho con mình. Nomen est omen (tên là điềm, là vận mạng). Tên là một dấu hiệu, nó sẽ trao một sứ điệp và một nhiệm vụ.
Thiên Chúa có tên không? Đó là một câu hỏi hay. Câu trả lời là không đơn giản đâu. Trong Cựu Ước, ông Môsê và những người đương thời của ông đã tranh luận vấn đề này. Thiên Chúa đã không nói tên của Ngài. Chúa chỉ nói: "Ta là Đấng Ta Là." Nó thậm chí có thể ngắn hơn, đó là: "Ta là".
Ta là! Tuy nhiên, tên này có thể truyền tải một thông điệp đáng kinh ngạc đối với nhiều người của thời đại hậu hiện đại của chúng ta: “Ta là có thực, ta hiện hữu!”. Bất chấp sự dửng dưng, sự nghi ngờ, các tiên tri sự dữ, sách vở và bài viết của chúng ta cho rằng "Thiên Chúa đã chết". .. Thiên Chúa vẫn thực sự tồn tại! Và thực tại này phải vang dội sâu sắc trong trái tim chúng ta. Một tên cũng có thể cho một dấu chỉ sai hoặc trở thành một sự bối rối. Một phụ nữ đạo đức ở Đài Loan đã đặt tên là con trai của bà: 圣光 (Thánh Quang, sheng guang, hoặc ‘ánh sáng thánh thiện'). Người con tốt lành này đã phải thốt lên: “Con không xứng với tên này đâu.”
Thiên Chúa có tên không? Chúa có đồng ý với tên người ta đặt cho Ngài trong dòng lịch sử nhân loại không? Chúng ta có nên đặt tên khác cho Ngài không? Hoặc chúng ta chỉ giữ sự thinh lặng đáng kính, chìm sâu vào sự kính trọng và kinh ngạc, trước sự hiện diện của Đấng Duy Nhất mà chúng ta không thể đặt tên. Gọi tên..., đặt tên cho một người nào có nghĩa là tôi có quyền trên người ấy, tôi trao cho người ấy một vận mạng... Tôi có người ấy dưới quyền tôi. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể đặt tên cho Thiên Chúa.
Ngoài ra, các mẫu tự C H Ú A có nghĩa gì?Khi Kitô giáo đến Trung Quốc, thách thức là rất lớn. Làm thế nào gọi tên Đấng Tối Cao, Thực Tại Tối Hậu này, nguồn gốc của những gì hiện hữu trong tiếng Hoa? Người ta có thể múc các chữ trong ngôn ngữ của họ. .. để diễn tả Đấng Vĩ Đại, Toàn Năng, Tối Cao. .. Một số các khái niệm này có nguồn gốc từ kinh nghiệm văn hóa Trung Hoa: một vị vua 王 (Vương, wang), vị hoàng đế 皇帝 (hoàng đế, huangdi). Tuy nhiên, người Hoa đã nhận ra rằng Thiên Chúa mà các nhà truyền giáo gọi là tốt lành và yêu thương phải là Đấng có quyền thế hơn các người đang cai trị họ. Đó là lý do tại sao họ đưa chữ "trời" 天 (Thiên, tian) đứng trước chữ "vua"王, để làm cho Chúa thành một một “vị vua trên trời” 天王 (Thiên Vương, Tianwang).
Những người khác, trong truyền thống Tin Lành, đưa chữ "trên" 上 (Thượng, shang) đứng trước chữ "đế" 帝 (đế, di), làm cho "Chúa" thành 上帝 (Thượng Đế, Shangdi), một Hoàng Đế Tối Cao. Có lẽ tôi đang đi quá nhanh và tôi bỏ qua một khía cạnh. Trong truyền thống Công Giáo, chúng ta không gọi “Chúa” là vua trời. Chúa được gọi là Chúa trời 天主 (Thiên Chúa, Tianzhu). Một độc giả cẩn thận có thể cảm nhận được sự giống nhau và khác nhau giữa "vua" 王 (Vương, wang) và "chúa" 主 (Chúa, chủ, zhu).
Sự khác biệt là dấu nhỏ đặt trên chữ 王 (Vương, wang). Không nghi ngờ sự tài tính của tiếng Hoa là nhận thức rằng "Chúa" không phải là như bất cứ vua nào. .. Ngài là là một vị vua rất cao cả và duy nhất. Điều này giải thích sự hiện diện của dấu nhỏ trên chữ 王 (Vương, wang);chữ này trở thành chữ 主 (Chúa, chủ, zhu). Thật thú vị để nhận thấy rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa được gọi là Chúa (Seigneur). Và trong đạo Công giáo, chỉ có Chúa Giêsu được chúng ta gọi là Chúa chúng tôi.
Cũng nên dành thì giờ xem xét chữ "vương" 王.Chúng ta nhìn thấy ba dòng ngang: 三 (tam, san). Chúng có nghĩa là số 3! Ba là một hiện tượng văn tự nổi tiếng có hàng trăm sự kết hợp và vô số ý nghĩa.
Ví dụ: 诸候 之 宝 三 (chư hầu chi bảo tam, zhu hou zhi bao san): Mạnh Tử đã nói: báu vật của một ông hoàng gồm ba thứ: thổ địa, nhân dân, chính sự. 三宝 (tam bảo, san bao): trong Phật giáo, có ba báu vật: Phật,Tăng và Pháp. Những gì là hoàn hảo phải được diễn tả nhờ sử dụng khái niệm ‘tam” 三.(Người ta có thể tự hỏi phải chăng người Hoa đã dạy cho các tu sĩ Dòng Tên luôn soạn bài giảng thành ba điểm!)三 不知 (tam bất tri, san bu zhi): ba lần không biết, không biết từ đầu tới cuối về một vấn đề bằng cách đi qua trung gian. Ở đây, ba đường ngang đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. 三思 而后 行(tam tư nhi hậu hành, san si er hou xing): Hãy suy nghĩ ba lần trước khi hành động. Nhìn kỹ trước khi nhảy! 三人 成 虎 (tam nhân thành hổ, san ren cheng hu, ‘ba người thành con cọp’): Hãy lặp lại ba lần một lời nói dối và tất cả mọi người sẽ tin bạn. Một lời nói dối sẽ được xem là sự thật nếu nó được lặp đi lặp lại. 三人 行 必有 我 师 (tam nhân hành tất hữu ngã sư, san ren xing, bi you wo shi): Nếu có ba người qui tụ lại, ít nhất trong đó một người có thể là thầy của tôi. 三年有成 (tam niên hữu thành, san nian you cheng): Ba năm làm việc chăm chỉ ắt sẽ thành công.
Quay trở lại câu 三 不知 (tam bất tri, san bu zhi), có nghĩa là không biết từ đầu tới cuối về một vấn đề, tôi có trực giác rằng ba dòng ngang đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó cũng có thể có nghĩa là địa ngục, cuộc sống hiện tại và cuộc sống tương lai. Theo cách giải thích này, ai cai trị thì có quyền trên địa ngục, trái đất và trời cao. Đừng quên rằng trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa (sau khi phục sinh) "xuống ngục tổ tông" để công bố vương quyền của Ngài trên sự dữ và tội lỗi, kể cả sự chết.
Trực giác của tôi là rằng ba đường ngang ấy phải được kết nối, và trở thành một, để thực sự đứng đầu và nhận mọi quyền bính. Đó là lý do tại sao nó vẽ một đường thẳng đứng nối ba đường ngang: chúng ta có "vua" của chúng ta 王 (vương).Trực giác Kitô giáo của tôi là rằng chúng ta có thể xây dựng trên tượng hình này mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Bản dịch tiếng Hoa của Thiên Chúa Ba Ngôi là: 三位一体(tam vị nhất thể, san wei yi ti), ba ngôi 三位 (tam vị, san wei) trong chỉ một thân thể 一体 (nhấtthể, yi ti, một đơn vị hoặc sự hiệp nhất nên một).
Chắc chắn rằng các từ ngữ “vị” và "thể" đôi khi gây hiểu lầm trong các ngôn ngữ phương Tây. Ở đây, tôi tiếp cận vùng đất vốn không phải là của tôi, mà là của các nhà thần học chuyên nghiệp. Khi viết đề tài cách diễn dịch Công Giáo cho tên của Chúa, tôi càng xác tín hơn và thậm chí bị quyến rũ bởi ý nghĩa sâu sắc, mà các thế hệ người Hoa đã gán cho thánh danh của Chúa.
Ý nghĩa phong phú này có lẽ là lý do tại sao các nhà truyền giáo Công giáo đã chọn 天主 (Thiên Chúa, Tianzhu), Chúa trời. Nó có nghĩa rằng Thiên Chúa, dù người ta chọn từ ngữ nào để gọi Ngài, là hiện hữu và Ngài nắm tình hình trong tay.Trong một bài sắp tới, tôi sẽ cung cấp cho các bạn kết quả của một số nghiên cứu về truyền thống Tin Lành của chữ 上帝 (Thượng Đế, Shangdi) hoặc hoàng đế tối cao.
Người ta có thể nói đúng rằng đối với người Hoa…, hoàng đế là "chúa" và rằng điều này là đúng trong thực tế ở Nhật cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng điều này đề tài của bài thứ ba!
(1) Người gốc Bỉ, linh mục Frans De Ridder là một nhà truyền giáo, thành viên của Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM). Là Giám tỉnh Dòng CICM ở Mông Cổ,Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Singapore, cha đang cư trú tại Đài Loan. Cha thường xuyên thăm Trung Quốc đại lục để mở các khoá huấn luyện và tĩnh tâm.
(Églises d’Asie, ngày 14-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha: mầu đỏ trên trang phục hồng y: mầu của máu và tình yêu
Bùi Hữu Thư
11:16 21/02/2012
Bài giảng của Đức Thánh Cha sau Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 19/2/2012
Anh chị em thân mến!
Chúa Nhật này đặc biệt là ngày lễ hội vì tại Vatican ngày hôm qua đã có mật nghị trong đó tôi tấn phong 22 hồng y. Sáng nay tôi đã hân hoan đồng tế Thánh Lễ tại mộ thánh tông đồ trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, đấng mà Chúa Giêsu gọi là “đá tảng” trên đó Người sẽ xây dựng Giáo Hội (Matthêu 16:18). Do đó tôi mời gọi tất cả các bạn hiệp lời cầu nguyện cho các người anh em khả kính này, họ đã cam kết nhiều hơn để cộng tác với tôi trong việc lãnh đạo giáo hội hoàn vũ và làm nhân chứng cho Phúc Âm dù cho có phải hy sinh mạng sống. Đây là ý nghĩa của mầu đỏ trên trang phục của họ: mầu của máu và tình yêu. Một số các vị này phục vụ tại Tòa Thánh, các vị khác là các chủ chăn của các giáo phận quan trọng của Giáo Hội; các vị khác là những người xuất sắc và được ghi ơn vì đã nghiên cứu và giảng dậy trong nhiều năm. Bây giờ họ trực thuộc Hồng Y Đoàn để trợ giúp Giáo Hoàng mật thiết hơn trong trách vụ hiệp thông và truyền giáo: Chúng ta hân hoan chào mừng họ, nhớ lại điều Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn làm kẻ cao trọng nhất trong các con phải làm đầy tớ cho mọi người. Ngay cả Con Người cũng không đến để được phục vụ mà đến để phục vụ và hy sinh mạng sống để cứu chuộc muôn người (Mác-cô 10:44-45).
Biến cố của giáo hội này xẩy ra trước hậu cảnh của ngày lễ Đăng Quang của Thánh Phêrô, được chờ đợi hôm nay, vì ngày 22 tháng 2 là ngày lễ này sẽ là ngày Thứ Tư Lễ Tro, ngày khởi đầu Mùa Chay. Ngai tòa của giám mục là "cathedra," từ đó có chữ "cathedral," (nhà thờ chính tòa) tên của nhà thờ tại đó giám mục chủ tế các nghi thức và giảng dậy cho dân. Cathedra của Thánh Phêrô, được biểu tượng bằng một tác phẩm điêu khắc của Bernini trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, là một biểu hiệu của sứ vụ đặc biệt của Phêrô và các người kế vị là nuôi nấng các đàn chiên của Chúa Kitô, và giữ cho họ hiệp nhất trong đức tin và đức ái.
Ngay trong lúc khởi đầu của thế kỷ thứ hai, Thánh I-Nhã thành Antioch đã dành cho Giáo Hội Rôma một vai vị ưu tiên, khi chào mừng trong lá thư gửi người Rôma, như là một giáo hội “chủ trì bằng đức ái.” Trách vụ phục vụ đặc biệt này rơi vào tay cộng đồng Rôma và giám mục của giáo phận này vì lý do ngay tại thành phố này các Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã đổ máu bên cạnh rất nhiều vị tử đạo khác. Do đó chúng ta trở lại với chứng tá bằng máu và đức ái. Ngai tòa của Thánh Phêrô, vì vậy là dấu chỉ của quyền bính, nhưng là của Chúa Kitô, dựa trên đức tin và tình yêu.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy dâng các tân hồng y cho sự che chở của Đức Mẹ Rất Thánh Maria, xin Mẹ luôn trợ giúp họ trong việc phục vụ giáo hội và nâng đỡ họ khi gặp khó khăn. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, xin giúp con và những ai hoạt động không biết mệt mỏi cho việc hiệp nhất của Dân chúa và loan truyền cho mọi dân nước sứ điệp cứu rỗi, và trong khiêm nhường và can đảm hoàn tất việc phục vụ cho chân lý trong tìn yêu.
[Sau kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói với những người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô bằng nhiều thứ tiếng. Bằng tiếng Anh ngài nói:]
Tôi chào mừng tất cả quý vị nói tiếng Anh hiện diện trong kinh Truyền Tin này, nhất là những ai tháp tùng các tân Hồng Y. Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chữa lành thân xác và linh hồn cho những ai đáp ứng bằng đức tin. Xin cho chúng ta cũng có thể tin tưởng và trông cậy vào Chúa Kitô, và tìm kiếm nơi Người cả sự tha thứ tội lỗi và quyền năng để sống một đời sống mới trong ân sủng. Tôi xin Chúa chúc lành cho tất cả quý vị và ban cho quý vị niềm vui và sự bình an!
[Kết thúc bằng tiếng Ý ngài nói:]
Tôi chúc tất cả mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ, một tuần lễ vui vẻ!
Anh chị em thân mến!
Chúa Nhật này đặc biệt là ngày lễ hội vì tại Vatican ngày hôm qua đã có mật nghị trong đó tôi tấn phong 22 hồng y. Sáng nay tôi đã hân hoan đồng tế Thánh Lễ tại mộ thánh tông đồ trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, đấng mà Chúa Giêsu gọi là “đá tảng” trên đó Người sẽ xây dựng Giáo Hội (Matthêu 16:18). Do đó tôi mời gọi tất cả các bạn hiệp lời cầu nguyện cho các người anh em khả kính này, họ đã cam kết nhiều hơn để cộng tác với tôi trong việc lãnh đạo giáo hội hoàn vũ và làm nhân chứng cho Phúc Âm dù cho có phải hy sinh mạng sống. Đây là ý nghĩa của mầu đỏ trên trang phục của họ: mầu của máu và tình yêu. Một số các vị này phục vụ tại Tòa Thánh, các vị khác là các chủ chăn của các giáo phận quan trọng của Giáo Hội; các vị khác là những người xuất sắc và được ghi ơn vì đã nghiên cứu và giảng dậy trong nhiều năm. Bây giờ họ trực thuộc Hồng Y Đoàn để trợ giúp Giáo Hoàng mật thiết hơn trong trách vụ hiệp thông và truyền giáo: Chúng ta hân hoan chào mừng họ, nhớ lại điều Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn làm kẻ cao trọng nhất trong các con phải làm đầy tớ cho mọi người. Ngay cả Con Người cũng không đến để được phục vụ mà đến để phục vụ và hy sinh mạng sống để cứu chuộc muôn người (Mác-cô 10:44-45).
Biến cố của giáo hội này xẩy ra trước hậu cảnh của ngày lễ Đăng Quang của Thánh Phêrô, được chờ đợi hôm nay, vì ngày 22 tháng 2 là ngày lễ này sẽ là ngày Thứ Tư Lễ Tro, ngày khởi đầu Mùa Chay. Ngai tòa của giám mục là "cathedra," từ đó có chữ "cathedral," (nhà thờ chính tòa) tên của nhà thờ tại đó giám mục chủ tế các nghi thức và giảng dậy cho dân. Cathedra của Thánh Phêrô, được biểu tượng bằng một tác phẩm điêu khắc của Bernini trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, là một biểu hiệu của sứ vụ đặc biệt của Phêrô và các người kế vị là nuôi nấng các đàn chiên của Chúa Kitô, và giữ cho họ hiệp nhất trong đức tin và đức ái.
Ngay trong lúc khởi đầu của thế kỷ thứ hai, Thánh I-Nhã thành Antioch đã dành cho Giáo Hội Rôma một vai vị ưu tiên, khi chào mừng trong lá thư gửi người Rôma, như là một giáo hội “chủ trì bằng đức ái.” Trách vụ phục vụ đặc biệt này rơi vào tay cộng đồng Rôma và giám mục của giáo phận này vì lý do ngay tại thành phố này các Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã đổ máu bên cạnh rất nhiều vị tử đạo khác. Do đó chúng ta trở lại với chứng tá bằng máu và đức ái. Ngai tòa của Thánh Phêrô, vì vậy là dấu chỉ của quyền bính, nhưng là của Chúa Kitô, dựa trên đức tin và tình yêu.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy dâng các tân hồng y cho sự che chở của Đức Mẹ Rất Thánh Maria, xin Mẹ luôn trợ giúp họ trong việc phục vụ giáo hội và nâng đỡ họ khi gặp khó khăn. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, xin giúp con và những ai hoạt động không biết mệt mỏi cho việc hiệp nhất của Dân chúa và loan truyền cho mọi dân nước sứ điệp cứu rỗi, và trong khiêm nhường và can đảm hoàn tất việc phục vụ cho chân lý trong tìn yêu.
[Sau kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói với những người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô bằng nhiều thứ tiếng. Bằng tiếng Anh ngài nói:]
Tôi chào mừng tất cả quý vị nói tiếng Anh hiện diện trong kinh Truyền Tin này, nhất là những ai tháp tùng các tân Hồng Y. Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chữa lành thân xác và linh hồn cho những ai đáp ứng bằng đức tin. Xin cho chúng ta cũng có thể tin tưởng và trông cậy vào Chúa Kitô, và tìm kiếm nơi Người cả sự tha thứ tội lỗi và quyền năng để sống một đời sống mới trong ân sủng. Tôi xin Chúa chúc lành cho tất cả quý vị và ban cho quý vị niềm vui và sự bình an!
[Kết thúc bằng tiếng Ý ngài nói:]
Tôi chúc tất cả mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ, một tuần lễ vui vẻ!
Hàng ngàn Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo nói lên quan tâm về Sắc Lệnh của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
16:23 21/02/2012
Nashville, Tenn., Ngày 21 tháng 2 năm 2012 (CNA/EWTN News).- Trên 2.500 nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký một thư gửi Tổng Thống Obama yêu cầu hủy bỏ sắc lệnh của HHS bắt buộc các hãng bảo hiểm phải bao gồm thuốc ngừa thai bởi vì sắc lệnh này “tự bản chất đã coi thường quyền làm theo lương tâm của nhiều người Mỹ Công Giáo và Tin Lành.”
“Quốc gia của chúng ta được xây dựng trên một số tự do, mà tự do đầu tiên là tự do tôn giáo. Từ lâu, đối với người Mỹ, quyền làm theo lương tâm của một người theo tôn giáo mà không sợ sự can thiệp của chính phủ đã luôn là một quyền được bảo vệ.”
Là thư viết, “không thể hiểu được khi hỉnh dung một quốc gia chối từ quyền làm theo lương tâm.”
Là thư nói rằng vì điều khoản miễn trừ “hạn hẹp” về tôn giáo, “đại đa số” các tổ chức tôn giáo sẽ bị bắt buộc phải chọn hoặc là làm trái với lương tâm hay không tiếp tục mua bảo hiểm cho nhân viên của mình nữa.
Lá thư này được phát ra trong một cuộc họp báo vào ngày 20 thánh 2 tại Đại Hội và Triển Lãm về Truyền Thanh Truyền Hình Tôn Giáo Quốc Gia (National Religious Broadcasters Convention and Exposition) ở Nashville. Hội Đồng Nghiên Cứu về Gia Đình (The Family Research Council) dẫn đầu nỗ lực ký tên này.
Những vị công bố lá thư này gồm có ông Tony Perkins, Chủ Tịch Hội Đồng Nghiên Cứu về Gia Đình; Tiến Sĩ Richard Land, Chủ Tịch Ủy Ban Đạo Đức và Tự Do Tôn Giáo của Southern Baptist Convention; và Giám Mục Harry Jackson, mục sư chính của nhà thờ Beltsville, một nhà thờ theo phái Hope Christian Church gốc Maryland.
Thư này đã nhấn mạnh rằng luật buộc của chính quyền Obama có nghĩa là hàng triệu người Mỹ sẽ phải trả lệ phí cho những sản phẩm và phẫu thuật mà luật này bắt buộc.
Những vị ký tên nói, “bắt buộc các cơ sở tôn giáo cũng phải làm như thế, bất kể phản đối của một lương tâm tốt, là một đòn chí tử đối với tự do tôn giáo của chúng ta.”
Sắc lệnh ngày 20 tháng 1 cũng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức tôn giáo phải giới thiệu người cho những loại thuốc và phẫu thuật mà họ không thể chấp nhận được.
Để phản ứng, là thư trưng dẫn lời của Thomas Jefferson trong Đạo Luật Thiết Lập Tự Do Tôn Giáo của Virginia (Virginia Act for Establishing Religious Freedom) trong đó nói “bắt buộc một người phải đóng góp tiền bạc vào việc truyền bá những quan điểm mà người ấy không tin, là điều tội lỗi và chuyên chế.”
Lá thư kêu gọi hủy bỏ sắc lệnh bắt buộc này và yêu cầu bảo vệ quyền làm theo lương tâm của những người “dựa trên Thánh Kinh mà chống đối” việc tài trợ hay cung cấp các thuốc ngừa thai và các thuốc gây phá thai.
“Quốc gia của chúng ta được xây dựng trên một số tự do, mà tự do đầu tiên là tự do tôn giáo. Từ lâu, đối với người Mỹ, quyền làm theo lương tâm của một người theo tôn giáo mà không sợ sự can thiệp của chính phủ đã luôn là một quyền được bảo vệ.”
Là thư viết, “không thể hiểu được khi hỉnh dung một quốc gia chối từ quyền làm theo lương tâm.”
Là thư nói rằng vì điều khoản miễn trừ “hạn hẹp” về tôn giáo, “đại đa số” các tổ chức tôn giáo sẽ bị bắt buộc phải chọn hoặc là làm trái với lương tâm hay không tiếp tục mua bảo hiểm cho nhân viên của mình nữa.
Lá thư này được phát ra trong một cuộc họp báo vào ngày 20 thánh 2 tại Đại Hội và Triển Lãm về Truyền Thanh Truyền Hình Tôn Giáo Quốc Gia (National Religious Broadcasters Convention and Exposition) ở Nashville. Hội Đồng Nghiên Cứu về Gia Đình (The Family Research Council) dẫn đầu nỗ lực ký tên này.
Những vị công bố lá thư này gồm có ông Tony Perkins, Chủ Tịch Hội Đồng Nghiên Cứu về Gia Đình; Tiến Sĩ Richard Land, Chủ Tịch Ủy Ban Đạo Đức và Tự Do Tôn Giáo của Southern Baptist Convention; và Giám Mục Harry Jackson, mục sư chính của nhà thờ Beltsville, một nhà thờ theo phái Hope Christian Church gốc Maryland.
Thư này đã nhấn mạnh rằng luật buộc của chính quyền Obama có nghĩa là hàng triệu người Mỹ sẽ phải trả lệ phí cho những sản phẩm và phẫu thuật mà luật này bắt buộc.
Những vị ký tên nói, “bắt buộc các cơ sở tôn giáo cũng phải làm như thế, bất kể phản đối của một lương tâm tốt, là một đòn chí tử đối với tự do tôn giáo của chúng ta.”
Sắc lệnh ngày 20 tháng 1 cũng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức tôn giáo phải giới thiệu người cho những loại thuốc và phẫu thuật mà họ không thể chấp nhận được.
Để phản ứng, là thư trưng dẫn lời của Thomas Jefferson trong Đạo Luật Thiết Lập Tự Do Tôn Giáo của Virginia (Virginia Act for Establishing Religious Freedom) trong đó nói “bắt buộc một người phải đóng góp tiền bạc vào việc truyền bá những quan điểm mà người ấy không tin, là điều tội lỗi và chuyên chế.”
Lá thư kêu gọi hủy bỏ sắc lệnh bắt buộc này và yêu cầu bảo vệ quyền làm theo lương tâm của những người “dựa trên Thánh Kinh mà chống đối” việc tài trợ hay cung cấp các thuốc ngừa thai và các thuốc gây phá thai.
Top Stories
Cardinal Dolan's address on Vigil of Consistory: ''We gather as Missionaries, as Evangelizers''
+ Cardinal Timothy Dolan
09:11 21/02/2012
* * *
Holy Father,
Cardinal Sodano,
my brothers in Christ:
Sia lodato Gesu Cristo!
It is as old as the final mandate of Jesus, “Go, teach all nations!,” yet as fresh as God’s Holy Word proclaimed at our own Mass this morning ...
I speak of the sacred duty of evangelization. It is “ever ancient, ever new.” The how of it, the when of it, the where of it, may change, but the charge remains constant, as does the message and inspiration, “Jesus Christ, the same yesterday, today, and tomorrow.”
We gather in the caput mundi, evangelized by Peter and Paul themselves, in the city from where the successors of St. Peter “sent out” evangelizers to present the saving Person, message, and invitation that is at the heart of evangelization: throughout Europe, to the “new world” in the “era of discovery,” to Africa and Asia in recent centuries.
We gather near the basilica where the evangelical fervor of the Church was expanded during the Second Vatican Council, and near the tomb of the Blessed Pontiff who made the New Evangelization a household word.
We gather grateful for the fraternal company of a pastor who has made the challenge of the new evangelization almost a daily message.
Yes, we gather as missionaries, as evangelizers.
We hail the teaching of the Second Vatican Council, especially found in Lumen Gentium, Gaudium et Spes, and Ad Gentes, that refines the Church’s understanding of her evangelical duty, defining the entire Church as missionary, that all Christians, by reason of baptism, confirmation, and Eucharist, are evangelizers.
Yes, the Council reaffirmed, especially in Ad Gentes, there are explicit missionaries, sent to lands and peoples who have never heard the very Name by which all are saved, but also that no Christian is exempt from the duty of witnessing to Jesus and offering His invitation to others in his own day-to-day life.
Thus, mission became central to the life of every local church, to every believer. The context of mission shifted not only in a geographical sense, but in a theological sense, as mission applied not only to unbelievers but to believers, and some thoughtful people began to wonder if such a providential expansion of the concept of evangelization unintentionally diluted the emphasis of mission ad gentes.
Blessed John Paul II developed this fresh understanding, speaking of evangelizing cultures, since the engagement between faith and culture supplanted the relationship between church and state dominant prior to the Council, and included in this task the re-evangelizing of cultures that had once been the very engine of gospel values. The New Evangelization became the dare to apply the invitation of Jesus to conversion of heart not only ad extra but ad intra, to believers and cultures where the salt of the gospel had lost its tang. Thus, the missio is not only to New Guinea but to New York.
In Redemptoris Missio, #33, he elaborated upon this, noting primary evangelization -- the preaching of Jesus to lands and people unaware of His saving message -- the New Evangelization -- the rekindling of faith in persons and cultures where it has grown lackluster -- and the pastoral care of those daily living as believers.
We of course acknowledge that there can be no opposition between the missio ad gentes and the New Evangelization. It is not an “either-or” but a “both-and” proposition. The New Evangelization generates enthusiastic missionaries; those in the apostolate of the missio ad gentes require themselves to be constantly evangelized anew.
Even in the New Testament, to the very generation who had the missio ad gentes given by the Master at His ascension still ringing in their ears, Paul had to remind them to “stir into flame” the gift of faith given them, certainly an early instance of the New Evangelization. And, just recently, in the inspirational Synod in Africa, we heard our brothers from the very lands radiant with the fruits of the missio ad gentes report that those now in the second and third generation after the initial missionary zeal already stand in need of the New Evangelization. The acclaimed American missionary and TV evangelist, Archbishop Fulton J. Sheen, commented, “Our Lord’s first word to His disciples was ‘come!’ His last word was ‘go!’ You can’t ‘go’ unless you’ve first ‘come’ to Him.”
A towering challenge to both the missio ad gentes and the New Evangalization today is what we call secularism. Listen to how our Pope describes it: Secularization, which presents itself in cultures by imposing a world and humanity without reference to Transcendence, is invading every aspect of daily life and developing a mentality in which God is effectively absent, wholly or partially, from human life and awareness. This secularization is not only an external threat to believers, but has been manifest for some time in the heart of the Church herself. It profoundly distorts the Christian faith from within, and consequently, the lifestyle and daily behavior of believers. They live in the world and are often marked, if not conditioned, by the cultural imagery that impresses contradictory and impelling models regarding the practical denial of God: there is no longer any need for God, to think of him or to return to him. Furthermore, the prevalent hedonistic and consumeristic mindset fosters in the faithful and in Pastors a tendency to superficiality and selfishness that is harmful to ecclesial life. (Benedict XVI, Address to Pontifical Council for Culture, 8.III.2008)
This secularization calls for a creative strategy of evangelization, and I want to detail seven planks of this strategy.
1. Actually, in graciously inviting me to speak on this topic, “The Announcement of the Gospel Today, between missio ad gentes and the new evangelization,” my new-brother-cardinal, His Eminence, the Secretary of State, asked me to put in into the context of secularism, hinting that my home archdiocese of New York might be the “capital of a secular culture.” As I trust my friend and new-brother-cardinal, Edwin O’Brien -- who grew up in New York -- will agree, New York -- without denying its dramatic evidence of graphic secularism -- is also a very religious city. There one finds, even among groups usually identified as materialistic -- the media, entertainment, business, politics, artists, writers -- an undeniable openness to the divine!
The cardinals who serve Jesus and His Church universal on the Roman Curia may recall the address Pope Benedict gave them at Christmas two years ago when he celebrated this innate openness to the divine obvious even in those who boast of their secularism: We as believers, must have at heart even those people who consider themselves agnostics or atheists. When we speak of a new evangelization these people are perhaps taken aback. They do not want to see themselves as an object of mission or to give up their freedom of thought and will. Yet the question of God remains present even for them.
As the first step of evangelization we must seek to keep this quest alive; we must be concerned that human beings do not set aside the question of God, but rather see it as an essential question for their lives. We must make sure that they are open to this question and to the yearning concealed within. I think that today too the Church should open a sort of “Court of the Gentiles” in which people might in some way latch on to God, without knowing him and before gaining access to his mystery, at whose service the inner life of the Church stands. This is my first point: we believe with the philosophers and poets of old, who never had the benefit of revelation, that even a person who brags about being secular and is dismissive of religion, has within an undeniable spark of interest in the beyond, and recognizes that humanity and creation is a dismal riddle without the concept of some kind of creator.
A movie popular at home now is The Way, starring a popular actor, Martin Sheen. Perhaps you have seen it. He plays a grieving father whose estranged son dies while walking the Camino di Santiago di Campostella in Spain. The father decides, in his grief, to complete the pilgrimage in place of his dead son. He is an icon of a secular man: self-satisfied, dismissive of God and religion, calling himself a “former Catholic,” cynical about faith . . . but yet unable to deny within him an irrepressible interest in the transcendent, a thirst for something -- no, Someone -- more, which grows on the way. Yes, to borrow the report of the apostles to Jesus from last Sunday’s gospel, “All the people are looking for you!” They still are . . .
2. . . . and, my second point, this fact gives us immense confidence and courage in the sacred task of mission and New Evangelization. “Be not afraid,” we’re told, is the most repeated exhortation in the Bible. After the Council, the good news was that triumphalism in the Church was dead. The bad news was that, so was confidence! We are convinced, confident, and courageous in the New Evangelization because of the power of the Person sending us on mission -- who happens to be the second Person of the Most Blessed Trinity – because of the truth of the message, and the deep down openness in even the most secularized of people to the divine. Confident, yes! Triumphant, never! What keeps us from the swagger and arrogance of triumphalism is a recognition of what Pope Paul VI taught in Evangelii Nuntiandi: the Church herself needs evangelization! This gives us humility as we confess that Nemo dat quod not habet, that the Church has a deep need for the interior conversion that is at the marrow of the call to evangelization.
3. A third necessary ingredient in the recipe of effective mission is that God does not satisfy the thirst of the human heart with a proposition, but with a Person, whose name is Jesus. The invitation implicit in the Missio ad gentes and the New Evangelization is not to a doctrine but to know, love, and serve -- not a something, but a Someone. When you began your ministry as successor of St. Peter, Holy Father, you invited us to friendship with Jesus, which is the way you defined sanctity. There it is . . . love of a Person, a relationship at the root of out faith.
As St. Augustine writes, “Ex una sane doctrina impressam fidem credentium cordibus singulorum qui hoc idem credunt verissime dicimus, sed aliud sunt ea quae creduntur, aliud fides qua creduntur” (De Trinitate, XIII, 2.5)
4. Yes, and here’s my fourth point, but this Person, Jesus, tells us He is the truth. So, our mission has a substance, a content, and this twentieth anniversary of the Catechism, the approaching fiftieth anniversary of the Council, and the upcoming Year of Faith charge us to combat catechetical illiteracy. True enough, the New Evangalization is urgent because secularism has often choked the seed of faith; but that choking was sadly made easy because so many believers really had no adequate knowledge or grasp of the wisdom, beauty, and coherence of the Truth.
Cardinal George Pell has observed that “it’s not so much that our people have lost their faith, but that they barely had it to begin with; and, if they did, it was so vapid that it was easily taken away.” So did Cardinal Avery Dulles call for neo-apologetics, rooted not in dull polemics but in the Truth that has a name, Jesus. So did Blessed John Newman, upon reception of his own biglietto nominating him a cardinal warn again of what he constantly called a dangerous liberalism in religion: “. . . the belief that there is no objective truth in religion, that one creed is as good as another . . . Revealed religion is not a truth, but a sentiment, a taste . . . ” And, just as Jesus tells us “I am the Truth,” He also describes Himself as “the Way, and the Life.”
The Way of Jesus is in and through His Church, a holy mother who imparts to us His Life. “For what would I ever know of Him without her?” asks De Lubac, referring to the intimate identification of Jesus and His Church. Thus, our mission, the New Evangelization, has essential catechetical and ecclesial dimensions. This impels us to think about Church in a fresh way: to think of the Church as a mission. As John Paul II taught in Redemptoris Missio, the Church does not “have a mission,” as if “mission” were one of many things the Church does.
No, the Church is a mission, and each of us who names Jesus as Lord and Savior should measure ourselves by our mission-effectiveness. Over the fifty years since the convocation of the Council, we have seen the Church pass through the last stages of the Counter-Reformation and rediscover itself as a missionary enterprise. In some venues, this has meant a new discovery of the Gospel. In once-catechized lands, it has meant a re-evangelization that sets out from the shallow waters of institutional maintenance, and as John Paul II instructed us in Novo Millennio Ineunte, puts out “into the deep” for a catch. In many of the countries represented in this college, the ambient public culture once transmitted the Gospel, but does so no more. In those circumstances, the proclamation of the Gospel -- the deliberate invitation to enter into friendship with the Lord Jesus -- must be at the very center of the Catholic life of all of our people. But in all circumstances, the Second Vatican Council and the two great popes who have given it an authoritative interpretation are urging us to call our people to think of themselves as missionaries and evangelists.
5. When I was a new seminarian at the North American College here in Rome, all the firstyear men from all the Roman theological universities were invited to a Mass at St. Peter’s with the Prefect of the Congregation for the Clergy, Cardinal John Wright, as celebrant and homilist. We thought he would give us a cerebral homily. But he began by asking, “Seminarians: do me and the Church a big favor. When you walk the streets of Rome, smile!” So, point five: the missionary, the evangelist, must be a person of joy. “Joy is the infallible sign of God’s presence,” claims Leon Bloy. When I became Archbishop of New York, a priest old me, “You better stop smiling when you walk the streets of Manhattan, or you’ll be arrested!”
A man dying of AIDS at the Gift of Peace Hospice, administered by the Missionaries of Charity in Cardinal Donald Wuerl’s Archdiocese of Washington, asked for baptism. When the priest asked for an expression of faith, the dying man whispered, “All I know is that I’m unhappy, and these sisters are very happy, even when I curse them and spit on them. Yesterday I finally asked them why they were so happy. They replied ‘Jesus.’ I want this Jesus so I can finally be happy. A genuine act of faith, right?
The New Evangelization is accomplished with a smile, not a frown. The missio ad gentes is all about a yes to everything decent, good, true, beautiful and noble in the human person. The Church is about a yes!, not a no!
6. And, next-to-last point, the New Evangelization is about love. Recently, our brother John Thomas Kattrukudiyil, the Bishop of Itanagar, in the northeast corner of India, was asked to explain the tremendous growth of the Church in his diocese, registering over 10,000 adult converts a year. “Because we present God as a loving father, and because people see the Church loving them.” he replied. Not a nebulous love, he went on, but a love incarnate in wonderful schools for all children, clinics for the sick, homes for the elderly, centers for orphans, food for the hungry. In New York, the heart of the most hardened secularist softens when visiting one of our inner-city Catholic schools. When one of our benefactors, who described himself as an agnostic, asked Sister Michelle why, at her age, with painful arthritic knees, she continued to serve at one of these struggling but excellent poor schools, she answered, “Because God loves me, and I love Him, and I want these children to discover this love.”
7. Joy, love . . . and, last point . . . sorry to bring it up, . . . but blood. Tomorrow, twenty-two of us will hear what most of you have heard before: “To the praise of God, and the honor of the Apostolic See receive the red biretta, the sign of the cardinal’s dignity; and know that you must be willing to conduct yourselves with fortitude even to the shedding of your blood: for the growth of the Christian faith, the peace and tranquillity of the People of God, and the freedom and spread of the Holy Roman Church.”
Holy Father, can you omit “to the shedding of your blood” when you present me with the biretta?
Of course not! We are but “scarlet audio-visual aids” for all of our brothers and sisters also called to be ready to suffer and die for Jesus. It was Pope Paul VI who noted wisely that people today learn more from “witness than from words,” and the supreme witness is martyrdom. Sadly, today we have martyrs in abundance.
Thank you, Holy Father, for so often reminding us of those today suffering persecution for their faith throughout the world.
Thank you, Cardinal Koch, for calling the Church to an annual “day of solidarity” with those persecuted for the sake of the gospel, and for inviting our ecumenical and inter-religious partners to an “ecumenism of martyrdom.” While we cry for today’s martyrs; while we love them, pray with and for them; while we vigorously advocate on their behalf; we are also very proud of them, brag about them, and trumpet their supreme witness to the world. They spark the missio ad gentes and New Evangelization.
A young man in New York tells me he returned to the Catholic faith of his childhood, which he had jettisoned as a teenager, because he read The Monks of Tibhirine, about Trappists martyred in Algeria fifteen years ago, and after viewing the drama about them, the French film, Of Gods and Men. Tertullian would not be surprised.
Thank you, Holy Father and brethren, for your patience with my primitive Italian. When Cardinal Bertone asked me to give this address in Italian, I worried, because I speak Italian like a child. But, then I recalled, that, as a newly-ordained parish priest, my first pastor said to me as I went over to school to teach the six-year old children their catechism, “Now we’ll see if all your theology sunk in, and if you can speak of the faith like a child.”
And maybe that’s a fitting place to conclude: we need to speak again as a child the eternal truth, beauty, and simplicity of Jesus and His Church.
Sia lodato Gesu Cristo!
Pope's Reflection during Consistory: ''Serving God and others, self-giving: This is the logic which authentic faith imparts''
+ Pope Benedict XVI
09:15 21/02/2012
* * *
«Tu es Petrus, et super hanc petram aedificabo Ecclesiam meam»
Venerable Brothers,
Dear Brothers and Sisters,
With these words the entrance hymn has led us into the solemn and evocative ritual of the ordinary public Consistory for the creation of new Cardinals, with the placing of the biretta, the handing over of the ring and the assigning of a titular church. They are the efficacious words with which Jesus constituted Peter as the solid foundation of the Church. On such a foundation the faith represents the qualitative factor: Simon becomes Peter – the Rock – in as much as he professed his faith in Jesus as Messiah and Son of God. In the proclamation of Christ the Church is bound to Peter and Peter is placed in the Church as a rock; although it is Christ himself who builds up the Church, Peter must always be a constitutive element of that upbuilding. He will always be such through faithfulness to his confession made at Caesarea Philippi, in virtue of the affirmation, "You are the Christ, the Son of the living God".
The words Jesus addressed to Peter highlight well the ecclesial character of today’s event. The new Cardinals, in receiving the title of a church in this city or of a suburban Diocese, are fully inserted in the Church of Rome led by the Successor of Peter, in order to cooperate closely with him in governing the universal Church. These beloved Brothers, who in a few minutes’ time will enter and become part of the College of Cardinals, will be united with new and stronger bonds not only to the Roman Pontiff but also to the entire community of the faithful spread throughout the world. In carrying out their particular service in support of the Petrine ministry, the new Cardinals will be called to consider and evaluate the events, the problems and the pastoral criteria which concern the mission of the entire Church. In this delicate task, the life and the death of the Prince of the Apostles, who for love of Christ gave himself even unto the ultimate sacrifice, will be an example and a helpful witness of faith for the new Cardinals.
It is with this meaning that the placing of the red biretta is also to be understood. The new Cardinals are entrusted with the service of love: love for God, love for his Church, an absolute and unconditional love for his brothers and sisters, even unto shedding their blood, if necessary, as expressed in the words of placing the biretta and as indicated by the colour of their robes. Furthermore, they are asked to serve the Church with love and vigour, with the transparency and wisdom of teachers, with the energy and strength of shepherds, with the fidelity and courage of martyrs. They are to be eminent servants of the Church that finds in Peter the visible foundation of unity.
In the Gospel we have just heard proclaimed there is offered a model to imitate and to follow. Against the background of the third prediction of the Passion, death and resurrection of the Son of Man, and in profound contrast to it, is placed the scene of the two sons of Zebedee, James and John, who are still pursuing dreams of glory beside Jesus. They ask him, "Grant us to sit, one at your right hand and one at your left, in your glory" (Mk 10:37). The response of Jesus is striking, and he asks an unexpected question: "You do not know what you are asking. Are you able to drink the cup that I drink?" (Mk 10:38). The allusion is crystal clear: the chalice is that of the Passion, which Jesus accepts as the will of God. Serving God and others, self-giving: this is the logic which authentic faith imparts and develops in our daily lives and which is not the type of power and glory which belongs to this world.
By their request, James and John demonstrate that they do not understand the logic of the life to which Jesus witnesses, that logic which – according to the Master – must characterize the disciple in his spirit and in his actions. The erroneous logic is not the sole preserve of the two sons of Zebedee because, as the evangelist narrates, it also spreads to "the other ten" apostles who "began to be indignant at James and John" (Mk 10:41). They were indignant, because it is not easy to enter into the logic of the Gospel and to let go of power and glory. Saint John Chrysostom affirms that all of the apostles were imperfect, whether it was the two who wished to lift themselves above the other ten, or whether it was the ten who were jealous of them ("Commentary on Matthew", 65, 4: PG 58, 619-622). Commenting on the parallel passages in the Gospel of Luke, Saint Cyril of Alexandria adds, "The disciples had fallen into human weakness and were discussing among themselves which one would be the leader and superior to the others… This happened and is recounted for our advantage… What happened to the holy Apostles can be understood by us as an incentive to humility" ("Commentary on Luke", 12, 5, 24: PG 72, 912). This episode gives Jesus a way to address each of the disciples and "to call them to himself", almost to pull them in, to form them into one indivisible body with him, and to indicate which is the path to real glory, that of God: "You know that those who are supposed to rule over the Gentiles lord it over them, and their great men exercise authority over them. But it shall not be so among you; but whoever would be great among you must be your servant, and whoever would be first among you must be slave of all" (Mk 10:42-44).
Dominion and service, egoism and altruism, possession and gift, self-interest and gratuitousness: these profoundly contrasting approaches confront each other in every age and place. There is no doubt about the path chosen by Jesus: he does not merely indicate it with words to the disciples of then and of today, but he lives it in his own flesh. He explains, in fact, "For the Son of man also came not to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many" (Mk 10:45). These words shed light upon today’s public Consistory with a particular intensity. They resound in the depths of the soul and represent an invitation and a reminder, a commission and an encouragement especially for you, dear and venerable Brothers who are about to be enrolled in the College of Cardinals.
According to biblical tradition, the Son of man is the one who receives power and dominion from God (cf. Dan 7:13f). Jesus interprets his mission on earth by combining the figure of the Son of man with that of the suffering Servant, described in Isaiah (cf. 53:1-12). He receives power and the glory only inasmuch as he is "servant"; but he is servant inasmuch as he welcomes within himself the fate of the suffering and the sin of all humanity. His service is realized in total faithfulness and complete responsibility towards mankind. In this way the free acceptance of his violent death becomes the price of freedom for many, it becomes the beginning and the foundation of the redemption of each person and of the entire human race.
Dear Brothers who are to be enrolled in the College of Cardinals, may Christ’s total gift of self on the Cross be for you the foundation, stimulus and strength of a faith operative in charity. May your mission in the Church and the world always be "in Christ" alone, responding to his logic and not that of the world, and may it be illumined by faith and animated by charity which comes to us from the glorious Cross of the Lord. On the ring which I will soon place on your finger, are represented Saints Peter and Paul, and in the middle a star which evokes the Mother of God. Wearing this ring, you are reminded each day to remember the witness which these two Apostles gave to Christ even unto martyrdom here in Rome, their blood making the Church fruitful. The example of the Virgin Mother will always be for you an invitation to follow her who was strong in faith and a humble servant of the Lord.
As I bring these brief reflections to a close, I would like to extend warm greetings and thanks to all present, especially to the official Delegations from various countries and to the various diocesan groups. The new Cardinals, in their service, are called to remain faithful to Christ at all times, letting themselves be guided only by his Gospel. Dear brothers and sisters, pray that their lives will always reflect the Lord Jesus, our sole shepherd and teacher, source of every hope, who points out the path to everyone. And pray also for me, that I may continually offer to the People of God the witness of sound doctrine and guide holy Church with a firm and humble hand.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
New Cardinal Giuseppe Betori reflects on Bishops' Mission
Luca Marcolivio
10:21 21/02/2012
ROME, FEB. 20, 2012 (Zenit.org).- For newly created Cardinal Giuseppe Betori it was somewhat like a return home. When he was elevated to the rank of cardinal, the archbishop of Florence met with the press in the national headquarters of Catholic Action, on via della Conciliazione in Rome.
During his childhood in Catholic Action, the future cardinal followed the course of formation of boys, in the three stages called "white flame," "green flame" and, finally, "red flame." "As you can see, the red flame never abandoned me," joked Cardinal Betori, showing journalists the cardinal's biretta he had just received.
"In that seed sown by Catholic Action, my priestly vocation was born. A journey that today has seen a further stage which the Holy Father reserved for me," continued the archbishop of Florence.
The day of prayer and preparation for the Consistory, held on Friday, was described by the new cardinal as a "moment of very frank and very beautiful sharing," whose object was the respective "experiences in the local Churches" of new cardinals.
Moreover, the cardinal of Florence said that the moment of sharing was like a "consoling" passage, because it made a Church emerge that is "much more open and full of hope and joy than what might appear" to public opinion and the media.
A Church built up in each locality and at the same time universal, in which "the outbursts of generosity have always coexisted with men's sins" and which "reflects the Spirit of God, despite the pettiness of men and the trials of the times in which we find ourselves living."
Florence: The titular church entrusted by the Holy Father to Cardinal Betori is that of San Marcello al Corso, dating back to 304, hence one of the oldest among the titles that "make the history of the cardinalship." It is a church linked to the history of Florence, being of the Servants of Mary, an Order that marks "one of the most significant pages of Florentine Medieval times," commented the archbishop.
Moreover, the prelate appreciated the affection of ordinary Florentines for their bishop "be it for my person or for the institutional figure." An affection perceived especially "in a heightened way" on the occasion of a physical attack last Nov. 4, in which the archbishop was unharmed.
Replying to a question from ZENIT on the role of bishops in modern society and, in particular in the context of the new evangelization, Cardinal Betori hoped that the successors of the Apostles will assume "a greater missionary drive."
"If a bishop of the past could think of caring for souls through the management of the pastoral organization, and believe that he could exhaust his role here, today, the variety of situations does not allow us to limit ourselves any longer to verifying what is," explained the archbishop of Florence.
"When the servant of God, my predecessor, Cardinal Elia Dalla Costa, made pastoral visits, he concentrated especially on checking the catechesis of children, something necessary still today but not such as to be the limit of the role of a bishop."
Cardinal Betori explained that his appointment as cardinal "does not change the ontology of my service, which was given with my episcopal nomination." For a bishop to become cardinal means, however, to "reinforce the bond with the See of Peter, or with Rome."
In fact, no diocese can subsist "without the bond with the Successor of Peter and with his Magisterium. Moreover, the bonds between Rome and Florence, have always been close throughout the centuries, despite their ups and downs." Cardinal Betori pointed out, as an example of this bond, the Servant of God Giorgio La Pira, mayor of the Tuscan capital.
"The greatness of Florence has always been that of perceiving itself as a universal city," added Cardinal Betori. "Dante himself, when he wrote about Florence, addressed the whole world. Michelangelo also sculpted and painted from this universal point of view."
During his childhood in Catholic Action, the future cardinal followed the course of formation of boys, in the three stages called "white flame," "green flame" and, finally, "red flame." "As you can see, the red flame never abandoned me," joked Cardinal Betori, showing journalists the cardinal's biretta he had just received.
"In that seed sown by Catholic Action, my priestly vocation was born. A journey that today has seen a further stage which the Holy Father reserved for me," continued the archbishop of Florence.
The day of prayer and preparation for the Consistory, held on Friday, was described by the new cardinal as a "moment of very frank and very beautiful sharing," whose object was the respective "experiences in the local Churches" of new cardinals.
Moreover, the cardinal of Florence said that the moment of sharing was like a "consoling" passage, because it made a Church emerge that is "much more open and full of hope and joy than what might appear" to public opinion and the media.
A Church built up in each locality and at the same time universal, in which "the outbursts of generosity have always coexisted with men's sins" and which "reflects the Spirit of God, despite the pettiness of men and the trials of the times in which we find ourselves living."
Florence: The titular church entrusted by the Holy Father to Cardinal Betori is that of San Marcello al Corso, dating back to 304, hence one of the oldest among the titles that "make the history of the cardinalship." It is a church linked to the history of Florence, being of the Servants of Mary, an Order that marks "one of the most significant pages of Florentine Medieval times," commented the archbishop.
Moreover, the prelate appreciated the affection of ordinary Florentines for their bishop "be it for my person or for the institutional figure." An affection perceived especially "in a heightened way" on the occasion of a physical attack last Nov. 4, in which the archbishop was unharmed.
Replying to a question from ZENIT on the role of bishops in modern society and, in particular in the context of the new evangelization, Cardinal Betori hoped that the successors of the Apostles will assume "a greater missionary drive."
"If a bishop of the past could think of caring for souls through the management of the pastoral organization, and believe that he could exhaust his role here, today, the variety of situations does not allow us to limit ourselves any longer to verifying what is," explained the archbishop of Florence.
"When the servant of God, my predecessor, Cardinal Elia Dalla Costa, made pastoral visits, he concentrated especially on checking the catechesis of children, something necessary still today but not such as to be the limit of the role of a bishop."
Cardinal Betori explained that his appointment as cardinal "does not change the ontology of my service, which was given with my episcopal nomination." For a bishop to become cardinal means, however, to "reinforce the bond with the See of Peter, or with Rome."
In fact, no diocese can subsist "without the bond with the Successor of Peter and with his Magisterium. Moreover, the bonds between Rome and Florence, have always been close throughout the centuries, despite their ups and downs." Cardinal Betori pointed out, as an example of this bond, the Servant of God Giorgio La Pira, mayor of the Tuscan capital.
"The greatness of Florence has always been that of perceiving itself as a universal city," added Cardinal Betori. "Dante himself, when he wrote about Florence, addressed the whole world. Michelangelo also sculpted and painted from this universal point of view."
Pope's Homily Sunday with new cardinals: ''The Petrine Ministry is therefore a primacy of love in the Eucharistic sense''
+ Pope Benedict XVI
10:23 21/02/2012
* * *
Dear Cardinals,
Brother Bishops and Priests,
Dear Brothers and Sisters,
On this solemnity of the Chair of Saint Peter, we have the joy of gathering around the altar of the Lord together with the new Cardinals whom yesterday I incorporated into the College of Cardinals. It is to them, first of all, that I offer my cordial greetings and I thank Cardinal Fernando Filoni for the gracious words he has addressed to me in the name of all. I extend my greetings to the other Cardinals and all the Bishops present, as well as to the distinguished authorities, ambassadors, priests, religious and all the faithful who have come from different parts of the world for this happy occasion, which is marked by a particular character of universality.
In the second reading that we have just heard, Saint Peter exhorts the "elders" of the Church to be zealous pastors, attentive to the flock of Christ (cf. 1 Pet 5:1-2). These words are addressed in the first instance to you, my dear venerable brothers, who have already shown great merit among the people of God through your wise and generous pastoral ministry in demanding dioceses, or through presiding over the Dicasteries of the Roman Curia, or in your service to the Church through study and teaching. The new dignity that has been conferred upon you is intended to show appreciation for the faithful labour you have carried out in the Lord’s vineyard, to honour the communities and nations from which you come and which you represent so worthily in the Church, to invest you with new and more important ecclesial responsibilities and finally to ask of you an additional readiness to be of service to Christ and to the entire Christian community. This readiness to serve the Gospel is firmly founded upon the certitude of faith. We know that God is faithful to his promises and we await in hope the fulfilment of these words of Saint Peter: "And when the chief shepherd is manifested you will obtain the unfading crown of glory" (1 Pet 5:4).
Today’s Gospel passage presents Peter, under divine inspiration, expressing his own firm faith in Jesus as the Son of God and the promised Messiah. In response to this transparent profession of faith, which Peter makes in the name of the other Apostles as well, Christ reveals to him the mission he intends to entrust to him, namely that of being the "rock", the visible foundation on which the entire spiritual edifice of the Church is built (cf. Mt 16:16-19). This new name of "rock" is not a reference to Peter’s personal character, but can be understood only on the basis of a deeper aspect, a mystery: through the office that Jesus confers upon him, Simon Peter will become something that, in terms of "flesh and blood", he is not. The exegete Joachim Jeremias has shown that in the background, the symbolic language of "holy rock" is present. In this regard, it is helpful to consider a rabbinic text which states: "The Lord said, ‘How can I create the world, when these godless men will rise up in revolt against me?’ But when God saw that Abraham was to be born, he said, ‘Look, I have found a rock on which I can build and establish the world.’ Therefore he called Abraham a rock." The prophet Isaiah makes reference to this when he calls upon the people to "look to the rock from which you were hewn ... look to Abraham your father" (51:1-2). On account of his faith, Abraham, the father of believers, is seen as the rock that supports creation. Simon, the first to profess faith in Jesus as the Christ and the first witness of the resurrection, now, on the basis of his renewed faith, becomes the rock that is to prevail against the destructive forces of evil.
Dear brothers and sisters, this Gospel episode that has been proclaimed to us finds a further and more eloquent explanation in one of the most famous artistic treasures of this Vatican Basilica: the altar of the Chair. After passing through the magnificent central nave, and continuing past the transepts, the pilgrim arrives in the apse and sees before him an enormous bronze throne that seems to hover in mid air, but in reality is supported by the four statues of great Fathers of the Church from East and West. And above the throne, surrounded by triumphant angels suspended in the air, the glory of the Holy Spirit shines through the oval window. What does this sculptural composition say to us, this product of Bernini’s genius? It represents a vision of the essence of the Church and the place within the Church of the Petrine Magisterium.
The window of the apse opens the Church towards the outside, towards the whole of creation, while the image of the Holy Spirit in the form of a dove shows God as the source of light. But there is also another aspect to point out: the Church herself is like a window, the place where God draws near to us, where he comes towards our world. The Church does not exist for her own sake, she is not the point of arrival, but she has to point upwards, beyond herself, to the realms above. The Church is truly herself to the extent that she allows the Other, with a capital "O", to shine through her – the One from whom she comes and to whom she leads. The Church is the place where God "reaches" us and where we "set off" towards him: she has the task of opening up, beyond itself, a world which tends to become enclosed within itself, the task of bringing to the world the light that comes from above, without which it would be uninhabitable.
The great bronze throne encloses a wooden chair from the ninth century, which was long thought to be Saint Peter’s own chair and was placed above this monumental altar because of its great symbolic value. It expresses the permanent presence of the Apostle in the Magisterium of his successors. Saint Peter’s chair, we could say, is the throne of truth which takes its origin from Christ’s commission after the confession at Caesarea Philippi. The magisterial chair also reminds us of the words spoken to Peter by the Lord during the Last Supper: "I have prayed for you that your faith may not fail; and when you have turned again, strengthen your brethren" (Lk 22:32).
The chair of Peter evokes another memory: the famous expression from Saint Ignatius of Antioch’s letter to the Romans, where he says of the Church of Rome that she "presides in charity" (Salutation, PG 5, 801). In truth, presiding in faith is inseparably linked to presiding in love. Faith without love would no longer be an authentic Christian faith. But the words of Saint Ignatius have another much more concrete implication: the word "charity", in fact, was also used by the early Church to indicate the Eucharist. The Eucharist is theSacramentum caritatis Christi, through which Christ continues to draw us all to himself, as he did when raised up on the Cross (cf. Jn 12:32). Therefore, to "preside in charity" is to draw men and women into a eucharistic embrace – the embrace of Christ – which surpasses every barrier and every division, creating communion from all manner of differences. The Petrine ministry is therefore a primacy of love in the eucharistic sense, that is to say solicitude for the universal communion of the Church in Christ. And the Eucharist is the shape and the measure of this communion, a guarantee that it will remain faithful to the criterion of the tradition of the faith.
The great Chair is supported by the Fathers of the Church. The two Eastern masters, Saint John Chrysostom and Saint Athanasius, together with the Latins, Saint Ambrose and Saint Augustine, represent the whole of the tradition, and hence the richness of expression of the true faith of the holy and one Church. This aspect of the altar teaches us that love rests upon faith. Love collapses if man no longer trusts in God and disobeys him. Everything in the Church rests upon faith: the sacraments, the liturgy, evangelization, charity. Likewise the law and the Church’s authority rest upon faith. The Church is not self-regulating, she does not determine her own structure but receives it from the word of God, to which she listens in faith as she seeks to understand it and to live it. Within the ecclesial community, the Fathers of the Church fulfil the function of guaranteeing fidelity to sacred Scripture. They ensure that the Church receives reliable and solid exegesis, capable of forming with the Chair of Peter a stable and consistent whole. The sacred Scriptures, authoritatively interpreted by the Magisterium in the light of the Fathers, shed light upon the Church’s journey through time, providing her with a stable foundation amid the vicissitudes of history.
After considering the various elements of the altar of the Chair, let us take a look at it in its entirety. We see that it is characterized by a twofold movement: ascending and descending. This is the reciprocity between faith and love. The Chair is placed in a prominent position in this place, because this is where Saint Peter’s tomb is located, but this too tends towards the love of God. Indeed, faith is oriented towards love. A selfish faith would be an unreal faith. Whoever believes in Jesus Christ and enters into the dynamic of love that finds its source in the Eucharist, discovers true joy and becomes capable in turn of living according to the logic of this gift. True faith is illumined by love and leads towards love, leads on high, just as the altar of the Chair points upwards towards the luminous window, the glory of the Holy Spirit, which constitutes the true focus for the pilgrim’s gaze as he crosses the threshold of the Vatican Basilica. That window is given great prominence by the triumphant angels and the great golden rays, with a sense of overflowing fulness that expresses the richness of communion with God. God is not isolation, but glorious and joyful love, spreading outwards and radiant with light.
Dear brothers and sisters, the gift of this love has been entrusted to us, to every Christian. It is a gift to be passed on to others, through the witness of our lives. This is your task in particular, dear brother Cardinals: to bear witness to the joy of Christ’s love. We now entrust your ecclesial service to the Virgin Mary, who was present among the apostolic community as they gathered in prayer, waiting for the Holy Spirit (cf. Acts 1:14). May she, Mother of the Incarnate Word, protect the Church’s path, support the work of the pastors by her intercession and take under her mantle the entire College of Cardinals. Amen!
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khánh Thành Nhà Thờ ‘’Đức Bà Là Chốn Tựa Nương’’tại San Jose
Têrêsa Đinh
10:06 21/02/2012
Lễ Khánh Thành Nhà Thờ ‘’Đức Bà Là Chốn Tựa Nương’’tại San Jose
Chúa nhật ngày 19 tháng 2 năm 2012, một buỗi lễ Khánh thành nhà thờ mới mang tên Đức Bà Là Chốn Tựa Nương (Our Lady of Refuge) đã được cử hành rất long trọng với sự Chủ Tế của Đức Cha Địa phận San Jose Patrick J. McGrath và khoảng 50 linh mục Đồng tế. Tân thánh đường được mua lại của anh em Tin Lành, toạ lại tại 2165 Lucretia Avenue, San Jose, CA 95122 nhằm mục đích giải tỏa số giáo dân Việt Nam và Mễ Tây Cơ quá đông tại các giáo xứ lân cận như Maria Goretti, Most Holy Trinity, St. Patrick.
Xem hình lễ khánh thành
Tham dự Thánh lễ có các Thày Phó tế, các Tu sĩ Nam Nữ và cộng đồng Dân Chúa thuộc các sắc dân như Mỹ, Phi luật tân, Việt nam và đông nhất là giáo dân Mễ tây cơ với các nhi đồng đứng ngồi la liệt bên ngoài nhà thờ vì bên trong nhà thờ đã không còn chỗ đứng.
Chúng tôi đến nhà thờ trước giờ lễ một tiếng đồng hồ để có chỗ đậu xe nhưng cũng không sớm hơn các giáo dân khác vì bãi đậu xe đã đầy, nhân viên an ninh phải chỉ chỗ đậu nhờ ở tòa nhà bên kia đường, đối diện với nhà thờ.
Thánh lễ Khánh thành Nhà Thờ được khai mạc lúc 3 giờ chiều với các nghi lễ về Nước Phép, Dầu Thánh, Đèn Chầu, Làm phép Bàn thờ và 14 chặng Đàng Thánh Giá.. đã diễn ra rất long trọng sốt sắng
Nghi lễ Dâng Hương của Đội Dâng Hương Việt nam trong tà áo dài thu hút cánh truyền thông nhất. , đèn quay phim và đèn chụp hình loé sáng lia chia.
Hát Thánh ca do ca đoàn Philipines với đồng phục truyền thống Phi và một dàn nhạc rất phong phú , Ca trưởng là một thiếu nữ rất trẻ đẹp với tà áo dài lụa đỏ rất việt nam, nhưng cô ta lại nói tiếng Phi luật tân và hát tiếng Anh.
Ngay từ năm 1975, khi mới đến Mỹ, chúng ta đã được gọi là “Vietnamese Refugee’’, người Việt nam tỵ nạn , nên khi được nghe tên nhà thờ mới được đặt tên là Our Lady Of Refuge, Đức Bà là Chốn Tựa Nương, tôi cảm thấy nhà thờ này rất thân thương gần gũi với ‘’người mình’’, nhất là nhà thờ này không xa nhà thờ St Maria Goretti của chúng tôi bao nhiêu, kể như là hàng xóm láng giềng với nhau
Cũng xin loan báo một Tin vui là Linh hài ThánhTử Đạo Đa Minh Nguyễn Đức Mạo từ Đền ThánhTử Đạo VN( thuộc giáo xứ Saint Maria Goretti) sẽ được cẩn trên Bàn thờ của Thánh Đường mới này. Thánh Đa Minh Nguyễn Đức Mạo đã Tử Đạo vì bị chém đầu tại Bạch Cốc VN ngày 16-6-1862 và đã được Đức Gioan Phaolo Đệ Nhị phong Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại Roma. Hiện nay Đền Thánh Tử Đạo vẫn còn 87 Linh Hài các Thánh Tử Đạo VN.
Nhớ đến “ước mơ giáo xứ ‘’ của giáo dân Việt nam tỵ nạn từ hơn 30 năm trước, khi mới đến lập nghiệp tại thung lũng điện tử San Jose, tôi không khỏi ngậm ngùi. Ước gì ‘’Our Lady Of Refugee Church’’ là nhà thờ riêng của Vietnamese refugee nhỉ?
Nhưng Mẹ Thiên Chúa chẳng của riêng ai, Mẹ sẵn sàng giang rộng cánh tay từ ái ôm ấp, che chở những ai chạy đến cùng Mẹ, vì Mẹ là nơi nương náu an toàn, bình yên nhất trong mọi nơi, mọi lúc.
Teresa Đinh
Chúa nhật ngày 19 tháng 2 năm 2012, một buỗi lễ Khánh thành nhà thờ mới mang tên Đức Bà Là Chốn Tựa Nương (Our Lady of Refuge) đã được cử hành rất long trọng với sự Chủ Tế của Đức Cha Địa phận San Jose Patrick J. McGrath và khoảng 50 linh mục Đồng tế. Tân thánh đường được mua lại của anh em Tin Lành, toạ lại tại 2165 Lucretia Avenue, San Jose, CA 95122 nhằm mục đích giải tỏa số giáo dân Việt Nam và Mễ Tây Cơ quá đông tại các giáo xứ lân cận như Maria Goretti, Most Holy Trinity, St. Patrick.
Xem hình lễ khánh thành
Tham dự Thánh lễ có các Thày Phó tế, các Tu sĩ Nam Nữ và cộng đồng Dân Chúa thuộc các sắc dân như Mỹ, Phi luật tân, Việt nam và đông nhất là giáo dân Mễ tây cơ với các nhi đồng đứng ngồi la liệt bên ngoài nhà thờ vì bên trong nhà thờ đã không còn chỗ đứng.
Chúng tôi đến nhà thờ trước giờ lễ một tiếng đồng hồ để có chỗ đậu xe nhưng cũng không sớm hơn các giáo dân khác vì bãi đậu xe đã đầy, nhân viên an ninh phải chỉ chỗ đậu nhờ ở tòa nhà bên kia đường, đối diện với nhà thờ.
Thánh lễ Khánh thành Nhà Thờ được khai mạc lúc 3 giờ chiều với các nghi lễ về Nước Phép, Dầu Thánh, Đèn Chầu, Làm phép Bàn thờ và 14 chặng Đàng Thánh Giá.. đã diễn ra rất long trọng sốt sắng
Nghi lễ Dâng Hương của Đội Dâng Hương Việt nam trong tà áo dài thu hút cánh truyền thông nhất. , đèn quay phim và đèn chụp hình loé sáng lia chia.
Hát Thánh ca do ca đoàn Philipines với đồng phục truyền thống Phi và một dàn nhạc rất phong phú , Ca trưởng là một thiếu nữ rất trẻ đẹp với tà áo dài lụa đỏ rất việt nam, nhưng cô ta lại nói tiếng Phi luật tân và hát tiếng Anh.
Ngay từ năm 1975, khi mới đến Mỹ, chúng ta đã được gọi là “Vietnamese Refugee’’, người Việt nam tỵ nạn , nên khi được nghe tên nhà thờ mới được đặt tên là Our Lady Of Refuge, Đức Bà là Chốn Tựa Nương, tôi cảm thấy nhà thờ này rất thân thương gần gũi với ‘’người mình’’, nhất là nhà thờ này không xa nhà thờ St Maria Goretti của chúng tôi bao nhiêu, kể như là hàng xóm láng giềng với nhau
Cũng xin loan báo một Tin vui là Linh hài ThánhTử Đạo Đa Minh Nguyễn Đức Mạo từ Đền ThánhTử Đạo VN( thuộc giáo xứ Saint Maria Goretti) sẽ được cẩn trên Bàn thờ của Thánh Đường mới này. Thánh Đa Minh Nguyễn Đức Mạo đã Tử Đạo vì bị chém đầu tại Bạch Cốc VN ngày 16-6-1862 và đã được Đức Gioan Phaolo Đệ Nhị phong Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại Roma. Hiện nay Đền Thánh Tử Đạo vẫn còn 87 Linh Hài các Thánh Tử Đạo VN.
Nhớ đến “ước mơ giáo xứ ‘’ của giáo dân Việt nam tỵ nạn từ hơn 30 năm trước, khi mới đến lập nghiệp tại thung lũng điện tử San Jose, tôi không khỏi ngậm ngùi. Ước gì ‘’Our Lady Of Refugee Church’’ là nhà thờ riêng của Vietnamese refugee nhỉ?
Nhưng Mẹ Thiên Chúa chẳng của riêng ai, Mẹ sẵn sàng giang rộng cánh tay từ ái ôm ấp, che chở những ai chạy đến cùng Mẹ, vì Mẹ là nơi nương náu an toàn, bình yên nhất trong mọi nơi, mọi lúc.
Teresa Đinh
Lễ giỗ mãn tang ĐHY Phaolô Phạm Đình Tụng tại Hà Nội
Thùy Chi
10:52 21/02/2012
HÀ NỘI – Sáng ngày 21-2-2012, tại nhà thờ chính toà Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễ giõ mãn tang Đức Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng- nguyên Tổng Giám mục Hà Nội. Tham dự lễ đồng tế có 11 Giám mục của giáo tỉnh Hà Nội do Đức TGM Phêro Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. Cùng đồng tế có hơn 100 linh mục đến từ nhiều giáo phận trong cả nước. Hàng ngàn giáo dân đã sốt sắng tham dự lễ cầu nguyện cho Đức cố Hồng y Phaolo Giuse.
Xem hình ảnh
Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội (1994-2003) và nguyên là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001). Do tuổi cao, sức yếu, ngài đã qua đời ngày 22.2.2009, hưởng thọ 90 tuổi.
Thánh lễ đồng tế được bắt đầu với nghi thức rước đoàn đồng tế từ Tòa Giám mục ra Nhà thờ Chính tòa. Trong nhà thờ, các dãy ghế gian đầu được dành cho quí cha đồng tế, quí thầy, các nữ tu dòng Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Dòng Phaolô, Dòng Tận Hiến Đức Mẹ Lên Trời, tu hội Truyền Tin Hà Nội, tu hội Hiệp Nhất Bắc Ninh, gia đình họ tộc Đức Hồng y Phaolô, gia đình Gioan và đại diện gia đình Phaolô Bắc Ninh và những dãy ghế sau có khoảng hơn 1000 giáo dân từ các giáo xứ thuộc các giáo hạt trong Tổng giáo phận Hà Nội đã đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho linh hồn Đức Hồng y Phaolô. Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh đã chia sẻ bài giảng. Sau khi kết thúc thánh lễ là nghi thức niệm hương và viếng mộ Đức Hồng y Phaolô.
Trong lời mở lễ của Đức TGM Phêro cũng như bài chia sẻ của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đều ca ngợi vị chứng nhân trong suốt chặng đường mục vụ đã không quản hy sinh khó nhọc để gây dựng giáo hội, củng cố đức tin của đoàn chiên kể cả những lúc khó khăn của thời cuộc.
Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng sinh ngày 20.5.1919 tại giáo xứ Quảng Nạp (thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) thuộc giáo phận Phát Diệm. Ngày mồng 6.6.1949, thầy Tụng được thụ phong linh mục khi thầy vừa bước sang 30 tuổi. Năm 1950 cha làm Chính xứ Hàm Long (Hà Nội). Năm năm sau, cha Tụng được cử làm giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội. Kể từ sau năm 1960, Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội phải tạm đóng cửa vì hoàn cảnh. Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội là một chủng viện liên giáo phận với 198 chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận miền Bắc lúc bấy giờ. Cha giám đốc Phaolô Phạm Đình Tụng đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình. Năm 1963, cha sáng lập tu hội Anh Em Nhà Chúa và tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh. Cũng trong năm đó, Tòa Thánh đã bổ nhiệm cha làm Giám mục Tông tòa Giáo phận Bắc Ninh vào ngày 5.4.1963 và được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Chình tòa Hà Nội ngày 15.8.1963, do Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm chủ phong. Khẩu hiệu Giám mục của Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng là “Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa – Credidimus caritati” (1Ga 4,16). 31 năm sau, ngày 26.11.1994, ngài chính thức được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội. Ngay khi về Tổng Giáo phận Hà Nội, ngoài những việc mục vụ thông thường, trong vị thế của mình, ngài đã ra sức tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội, tìm cách đối thoại với chính quyền để Giáo hội được độc lập và tự chủ hơn trong việc tuyển chọn chủng sinh, tìm cách cho các linh mục thụ phong âm thầm được ra làm mục vụ công khai, xúc tiến mối liên hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam, tổ chức và xây dựng nhân sự lãnh đạo cho các giáo phận ở miền Bắc. Trong thời gian mục vụ tại Hà Nội, ngài đã sáng lập Tu đoàn Truyền Tin Truyền Giáo (nữ) năm 1994 và Tu đoàn Tông đồ Truyền Tin (nam) năm 1996. Bốn ngày sau khi Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng qua đời, ngài được an táng trong lòng Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, phía bên phải Cung thánh, nơi bàn thờ thánh Antôn.
Sau thánh lễ, các Giám mục, linh mục và giáo dân cùng đứng quay quàn trước phần mộ của Ngài để niệm hương và cầu nguyện cho Ngài sớm được hưởng dung nhan Chúa.
Xem hình ảnh
Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội (1994-2003) và nguyên là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001). Do tuổi cao, sức yếu, ngài đã qua đời ngày 22.2.2009, hưởng thọ 90 tuổi.
Thánh lễ đồng tế được bắt đầu với nghi thức rước đoàn đồng tế từ Tòa Giám mục ra Nhà thờ Chính tòa. Trong nhà thờ, các dãy ghế gian đầu được dành cho quí cha đồng tế, quí thầy, các nữ tu dòng Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Dòng Phaolô, Dòng Tận Hiến Đức Mẹ Lên Trời, tu hội Truyền Tin Hà Nội, tu hội Hiệp Nhất Bắc Ninh, gia đình họ tộc Đức Hồng y Phaolô, gia đình Gioan và đại diện gia đình Phaolô Bắc Ninh và những dãy ghế sau có khoảng hơn 1000 giáo dân từ các giáo xứ thuộc các giáo hạt trong Tổng giáo phận Hà Nội đã đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho linh hồn Đức Hồng y Phaolô. Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh đã chia sẻ bài giảng. Sau khi kết thúc thánh lễ là nghi thức niệm hương và viếng mộ Đức Hồng y Phaolô.
Trong lời mở lễ của Đức TGM Phêro cũng như bài chia sẻ của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đều ca ngợi vị chứng nhân trong suốt chặng đường mục vụ đã không quản hy sinh khó nhọc để gây dựng giáo hội, củng cố đức tin của đoàn chiên kể cả những lúc khó khăn của thời cuộc.
Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng sinh ngày 20.5.1919 tại giáo xứ Quảng Nạp (thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) thuộc giáo phận Phát Diệm. Ngày mồng 6.6.1949, thầy Tụng được thụ phong linh mục khi thầy vừa bước sang 30 tuổi. Năm 1950 cha làm Chính xứ Hàm Long (Hà Nội). Năm năm sau, cha Tụng được cử làm giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội. Kể từ sau năm 1960, Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội phải tạm đóng cửa vì hoàn cảnh. Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội là một chủng viện liên giáo phận với 198 chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận miền Bắc lúc bấy giờ. Cha giám đốc Phaolô Phạm Đình Tụng đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình. Năm 1963, cha sáng lập tu hội Anh Em Nhà Chúa và tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh. Cũng trong năm đó, Tòa Thánh đã bổ nhiệm cha làm Giám mục Tông tòa Giáo phận Bắc Ninh vào ngày 5.4.1963 và được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Chình tòa Hà Nội ngày 15.8.1963, do Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm chủ phong. Khẩu hiệu Giám mục của Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng là “Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa – Credidimus caritati” (1Ga 4,16). 31 năm sau, ngày 26.11.1994, ngài chính thức được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội. Ngay khi về Tổng Giáo phận Hà Nội, ngoài những việc mục vụ thông thường, trong vị thế của mình, ngài đã ra sức tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội, tìm cách đối thoại với chính quyền để Giáo hội được độc lập và tự chủ hơn trong việc tuyển chọn chủng sinh, tìm cách cho các linh mục thụ phong âm thầm được ra làm mục vụ công khai, xúc tiến mối liên hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam, tổ chức và xây dựng nhân sự lãnh đạo cho các giáo phận ở miền Bắc. Trong thời gian mục vụ tại Hà Nội, ngài đã sáng lập Tu đoàn Truyền Tin Truyền Giáo (nữ) năm 1994 và Tu đoàn Tông đồ Truyền Tin (nam) năm 1996. Bốn ngày sau khi Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng qua đời, ngài được an táng trong lòng Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, phía bên phải Cung thánh, nơi bàn thờ thánh Antôn.
Sau thánh lễ, các Giám mục, linh mục và giáo dân cùng đứng quay quàn trước phần mộ của Ngài để niệm hương và cầu nguyện cho Ngài sớm được hưởng dung nhan Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Con số huyền nhiệm trong Thánh Kinh
Đinh văn Tiến Hùng
21:38 21/02/2012
“Hãy ăn chay,khóc lóc và thống thiết than van- Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”- (Ge.:12b-13a)
40 ngày Ăn chay Xám hối gột rửa Tâm Hồn
40 năm Cầu nguyện Mong chờ trở về Đất Hứa.
*Những Đoản khúc về Số 40
-Một.
Mỗi sáng thức đậy tôi ngồi trước quyển THÁNH KINH.
Bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu lần tôi đọc đi đọc lại những điều ghi lại trong Cựu Ước & Tân Ước.
Quyển sách xếp hạng Best Seller suốt qua nhiều thế kỷ.
Sách được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ trên địa cầu.
Nhưng tôi đọc thấy gì trong đó ?
Có phải tôi cố tâm tìm hiểu hay chỉ là môt thói quen thường ngày ?
Bao nhiêu thế hệ qua đi- Bao lời tiên tri cảnh báo- Bao lời Chúa truyền dạy trong công cuộc cứu độ loài người.
-Hai.
- Từ lũ lụt Đại Hồng Thủy thời Nô-e: mưa đổ xuống địa cầu 40 ngày đêm liên tục, nước dâng tràn mặt đất, diệt hết loài người cùng sinh vật cỏ cây- nhưng gia đình Nô-e cùng muông thú trên tàu được cứu thoát.
- Tổ phụ Moi-sen lập giao ước cùng Đức Gia-vê: 40 ngày chờ đợi trên núi Si-nai để Chúa ban 10 Giới răn cho nhân loại.
- Tiên tri Ê-li-a bị hoàng hậu Jezebel truy bắt, trốn nơi sa mạc hoang vu suốt 40 ngày mới thoát khi tới chân núi Horeb.
- Ngôn sứ Gio-na truyền báo dân thành Ni-ni-vê hãy ăn chay xám hối 40 ngày để tránh tai họa Chúa Trời trừng phạt.
- Thiên Chúa che chở nuôi dưỡng dân Ngài qua 40 năm lang thang trong hoang mạc trước khi vào Đất Hứa: ban ngày cho vầng mây che mát, đêm đến cột lửa soi đường, Man-na và chim cút sa xuống làm của ăn hàng ngày.
- Moi-sen sai người dò thám 40 ngày tìm miền đất màu mỡ, đầy sữa mật cho dân.
- Vua Thánh Đa-vít Chúa cho cai trị vương quốc 40 năm an bình thịnh vượng.
- Vua Salomon thông thái, khôn ngoan tuyệt vời, 40 năm trên ngai vàng, đưa đất nước It-ra-en trở nên giàu sang đầy quyền lực.
-Ba.
- Trước khi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, Chúa vào hoang địa ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và đã chiến thắng Sa-tan cám dỗ.
- Chúa được an táng trong mồ và 40 giờ sau Sống lại khải hoàn.
- Sau Phục Sinh Chúa lưu lại thế trần 40 ngày an ủi các Tông Đồ. Khi về trời sai Chúa Thánh Thần xuống ban sức mạnh cho các Môn Đồ đi rao giảng khắp nơi.
- Theo luật Moi-sen truyền dạy dân Chúa: người nữ sau khi sinh con 40 ngày phải lên Đền Thờ dâng lễ vật để thanh tẩy.
- Đức Trinh Nữ Maria tuân giữ lề luật: sau khi sinh Chúa 40 ngày Mẹ dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thánh cùng đôi chim bồ câu làm lễ vật.
- Kể từ đó, sau Lễ Giáng Sinh 40 ngày Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Trong Đền Thờ và cũng gọi là Lễ Nến.
-Bốn.
Nhưng sao lại là số 40 ?
Số 40 kết nối bởi số 4 và 10 đâu có gì lạ ?
Số 0 chỉ là trống rỗng hư vô.
Số 4 rất bình thường vì vẫn còn nối tiếp.
Số 10 vẹn toàn viên mãn như 10 Giới Luật Chúa truyền dậy.
40 ngày đủ dài cho một thời gian chuẩn bị.
40 năm lại quá mau cho nửa đời người tỉnh ngộ
4 yếu tố cho một kiếp nhân sinh: khí- đất- nước- lửa, tất cả sẽ biến thành tro bụi.
4 thời kỳ nối tiếp đời người: thơ ấu- thanh niên- trung niên- tuổi già, rồi trở về số 0.
4 phương dù có vẫy vùng khắp chốn: nam- bắc- đông- tây, lại quay về chốn cũ.
4 mùa vẫn chỉ là quẩn quanh thay đổi: xuân- hạ- thu- đông.
Nhưng vẫn không tìm ra lối thoát cho kiếp phù sinh!
Đây Thành Đô Thiên Chúa trên trời có hình vuông 4 cạnh: khôn ngoan- công bình- tiết độ- dũng cảm, hãy học lấy để tiến thẳng vào cửa Nước Trời.
Và đây 4 cánh cửa Phúc Âm luôn luôn mở sẵn hãy can đảm bước vào theo tiếng gọi:
4 Thánh Sử Phúc Âm: Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an.
-Năm.
Ta thấy điều gì nơi số 40 ?
Đó là thời gian: thử thách, phấn đấu, kiên nhẫn mong chờ .
Vì sau thời gian này sẽ có Tin Mừng đổi mới như:
- 40 ngày đêm nước dâng ngập lụt địa cầu, khi chim câu từ tàu No-e bay đi không trở về: tín hiệu nước rút, sau cơn mưa trời tỏa sáng.
- 40 ngày Moi-sen chờ trên núi Si-nai: Chúa ban Mười Giới Răn để nhân loại được diễm phúc hồi sinh.
- 40 ngày dân thành Ni-ni-vê thành tâm thống hối theo lời Ngôn sứ Gio-na: Chúa thứ tha không trừng phạt.
- 40 năm lang thang trên sa mạc: Chúa che chở dân Ngài trước khi vào Đất Hứa vinh quang.
- 40 ngày trong hoang địa, Chúa ăn chay cầu nguyện: chiến thắng Sa-tan cám dỗ trước khi bước vào 3 năm rao truyền Tin Mừng cứu chuộc loài người.
- 40 giờ trong hang mộ tử khí tối tăm: Chúa toàn thắng sự chết, Phục Sinh khải hoàn.
- 40 ngày sau khi Sống Lại: Chúa vinh hiển Về Trời.
-Sáu.
- 40 ngày Mùa Chay Xám Hối: chúng ta sẽ Ca khúc Vinh Thắng cùng Chúa Phục Sinh.
- 4 Thế Kỷ Giáo Hội Việt Nam không khuất phục bạo quyền dù máu chảy đầu rơi của hơn Một Trăm Ngàn Vị Anh Hùng Tử Đạo , để trổ hoa hơn 8 triệu Tín Đồ.
- Giáo Hội Việt Nam đang mong đợi Một Moi-sen Mới xuất hiện, sẽ dẫn dắt Dân Chúa trở về Đất Hứa, sau 40 năm lưu lạc 4 phương trời ( 1975- 2015 ).
Hãy vui lên Ngày Ấy đã gần kề !
“Ngàn năm vẫn một giấc mơ,
THÁNH KINH ấn tích bây giờ còn đây,
Niềm vui Đất Hứa dâng đầy,
Tháng năm khắc khoải từng ngày chờ mong".
Cử tri Pháp bầu Tổng thống năm 2012
Hà minh Thảo
21:41 21/02/2012
Tối ngày 15.02.2012 (giờ có người xem nhiều nhất), qua màn ảnh truyền hình tư nhân TF1, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã loan báo sự tham gia tranh cử để đồng bào gởi sự tín nhiệm trong cuộc tuyển bầu Tổng thống cho nhiệm kỳ 2012-2017. Đây chỉ là một sự chính thức hóa một sự kiện mà mọi ứng cử viên hay cử tri đều không ngạc nhiên. Sau lời tuyên bố ngắn về việc tái ứng cử của mình, Tổng thống Sarkozy khẳng định ông hành động như vậy là vì trách nhiệm trước nước Pháp. Trong khi quốc gia đang bị khủng hoảng như hiện nay, không ra ứng cử chức vụ Tổng thống Pháp thì có nghĩa ông là một vị thuyền trưởng đào bỏ ‘nhiệm sở’, khi con tàu đang trong cơn dông bão.
Ứng cử viên đảng UMP (Union pour un Mouvement Populaire, Liên minh vì Phong trào Nhân dân) đã giới thiệu khẩu hiệu cho chiến dịch vận động tranh cử của mình là ‘La France forte’ (nước Pháp mạnh).
Ngày 23.08.2011, Hội đồng Tổng trưởng đã ấn định ngày tổ chức Tuyển cử Tổng thống năm 2012 vào ngày 22.04.2012 và 06.05.2012, vòng hai, nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số tuyệt đối số phiếu hợp lệ ở vòng một.
I. THĂM DÒ DÂN Ý.
Ngày 21.02.2012, kết quả cuộc thăm dò dân ý do Viện thống kê Ipsos cho báo Le Monde và hệ thống truyền hình France Télévisions, thực hiện vào ngày 17 và 18.02.2012, sau buổi mét-tinh đầu tiên tại Annecy, ông Nicolas Sarkozy vẫn ở mức 25% ý định đầu phiếu tại vòng một, một bách phân không thay đổi so với đợt thăm dò dân ý trước thực hiện vào ngày 03 và 04.02.2012. François Hollande cũng vậy ở mức 32% ý định đầu phiếu. Vào vòng hai, ứng cử viên đảng Xã hội vẫn thắng lớn với tỷ lệ 59% so với chỉ 41% cho đương kiêm Tổng thống. Yếu tố bất lợi khác cho ông Sarkozy là tỷ lệ người cho biết sự lựa chọn của họ là chắc chắn đã gia tăng 4%, tức 57% ý định đầu phiếu tại vòng một. Tại vòng hai, 75% số người được hỏi cho biết ý định của họ không thay đổi. Cuộc thăm dò dân ý được tiến hành qua điện thoại với số mẫu của 967 người, đại diện của dân số Pháp từ 18 tuổi trở lên, theo phương pháp hạn ngạch.
Một cuộc thăm dò khác, cùng được thực hiện vào ngày 17 và 18.02.2012, do Viện thống kê CSA công bố ngày 21.02.2012 cho thấy 27% số người được hỏi trả lời dự định bầu phiếu cho ông Nicolas Sarkozy và 28% cho ông François Hollande.
II. CHỨC VỤ TỔNG THỐNG CỘNG HÒA.
Tổng thống Cộng hòa Pháp (Président de la République franẫaise) hay Tổng thống Pháp, vị nguyên thủ quốc gia được tín nhiệm bởi đa số tuyệt đối số phiếu của người dân đất nước này. Với chức vụ này, Tổng thống Pháp kiêm tước vị Đồng Thái tử (Coprince) Công quốc (Principauté) Andorre.
Cộng hòa Pháp đã được lãnh đạo bởi Tổng thống từ năm 1848, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, đầu tiên tại Aâu châu và thứ nhì trên thế giới, sau Hoa kỳ với Tổng thống George Washington từ 1789. Từ đó đến nay, chức vụ nầy đã được hoàn tất bởi 23 vị.
Khác với Tổng thống ở đa số các quốc gia Âu châu khác, Tổng thống Pháp hành xử thực quyền, nhất là trong vấn đề ngoại giao. Tổng thống là chức vụ cao nhất tại Pháp, nhưng sự đặc biệt tại nước nầy, quyền Hành pháp được phân nhiệm giữa Tổng thống và Thủ tướng.
Tổng thống do quốc dân bầu và Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm, nhưng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội tức được sự tín nhiệm hay cùng màu sắc chính trị với đảng đa số của cơ quan Lập pháp này. Điều khác, Tổng thống không có quyền bãi nhiệm Thủ tướng và chính phủ. Do đó :
1/- Khi Tổng thống và Quốc hội cùng một màu sắc chính trị (xanh dương cho phe hữu, hồng cho đảng Xã hội, đỏ cho Cộng sản và xanh lá cây cho đảng Môi trường, ba đảng này hợp thành phe tả) thì Tổng thống có toàn quyền, Thủ tướng chỉ thực thi chính sách của Tổng thống. Không đồng ý với Tổng thống, Thủ tướng (Premier Ministre), Tổng trưởng (Ministre), Bộ trưởng (Secrétaire d’Etat) từ chức. Đó là tình trạng hiện nay.
2/- Khi Tổng thống và Quốc hội không cùng màu sắc chính trị được mệnh danh là ‘sống chung chính trị’ (cohabitation politique). Trong trường hợp này, quyền của Tổng thống bị giới hạn và Thủ tướng, được sự tín nhiệm của Quốc hội, điều khiển quốc gia, chứ không phải vào quyền có từ Hiến pháp. Do đó, người ta dí dỏm : Président thì présider tức chỉ ‘chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng’ (Conseil des ministres, Tổng thống họp với Chính phủ mỗi thứ tư) và Gouvernement có nhiệm vụ gouverner, tức cầm quyền hay điều khiển quốc sự.
Từ 1986 đến 2002, tình trạng này đã xảy ra ba lần :
a- từ 1986 đến 1988. Năm 1981, Tổng thống François Mitterand (đảng Xã hội) đắc cử Tổng thống đã áp dụng một chế độ xã hội với nhiều thủ đắc xã hội (acquis sociaux) như tăng lương tối thiểu, đem tuổi hưu xuống còn 60,… và quốc hữu hóa nhiều xí nghiệp như ngân hàng (quốc hữu hóa có bồi thường theo trị giá kế toán, chứ không như sau ngày 30.04.1975 tại Việt Nam hay kiểu cưởng chế đầm nuôi trồng hải sản ông Đoàn văn Vươn ngày 05.01.2012 tại Tiên Lãng Hải Phòng) làm kinh tế suy giảm nên, trong cuộc tuyển cử Quốc hội ngày 16.03.1986, đảng Rassemblement pour la République (RPR, Tập hợp vì nền Cộng hòa) chiếm đa số tại Quốc hội và ông Jacques Chirac, Chủ tịch đảng này, được mời làm Thủ tướng. Năm 1988, ông Francois Mitterand tái đắc cử Tổng thống. Ông đã giải tán Quốc hội và tổ chức bầu lại vào ngày 05 và 12.06.1988 để đảng Xã hội có đa số tại Quốc hội.
b- từ 1993 đến 1995. Hành pháp và Lập pháp được bầu năm 1988 không làm hài lòng người Pháp, nên khi các Dân biểu Quốc hội mãn nhiệm năm 1993, nhiều người trong họ không được tái bầu khiến Quốc hội được cử ngày 21 và 28.06.1993 với đa số do đảng RPR nắm và Tổng thống Mitterand phải mời ông Edouard Balladur vào chức vụ Thủ tướng. Hai năm sau, ông Balladur thất cử Tổng thống ngay từ vòng đầu ngày 23.04.1995 và trình đơn từ chức cho ông Mitterand ngày 11.05.1995 và xử lý thường vụ đến 18.05.1995 khi ông Jacques Chirac nhậm chức Tổng thống và cử ông Alain Juppé (đương kiêm Tổng trưởng Ngoại giao) vào chức vụ Thủ tướng.
c- từ 1997 đến 2002. Ngày 21.04.1997, chiếu điều 12 Hiến pháp, Tổng thống Chirac giải tán Quốc hội và mời cử tri tham gia đầu phiếu bầu Quốc hội vào ngày 25.05 và 01.06.1997. Kết quả vòng một cho thấy tình hình nguy hiểm khi ông Jean Marie Le Pen quyết định không rút các ứng viên Mặt trận Quốc gia (Front National) trong các đơn vị mà họ có quyền tham gia vòng hai, buộc ông Juppé phải hứa sẽ rời chức Thủ tướng sau cuộc bầu cử vòng hai. Chung cuộc, tả phái đã thắng nhờ Le Pen trong khoảng 30 đơn vị. Do đó, ông Chirac phải mời ông Lionel Jospin (đảng Xã hội) là Thủ tướng và thành lập Chính phủ liên hiệp với hai đảng Cộng sản và Môi trường. Thủ tướng Jospin điều hành quốc sự lấn quyền Tổng thống và đã tuyên bố sẳn sàng chờ sự chế tài của quốc dân vì thành quả ‘tồi’ của ông. Lần đầu tiên thời Đệ Ngũ Cộng hòa, một người giữ chức Thủ tướng trọn 5 năm, có cùng một nhiệm kỳ với Quốc hội.
Lời nói đã thành sự thật. Trong cuộc tuyển cử Tổng thống vòng một ngày 21.04.2002, đến khoảng 13 giờ, Trung ương đảng Xã hội vẫn vững tin ứng cử viên Jospin sẽ vào vòng hai. Nhưng khi các con số thăm dò cử tri vừa đầu phiếu được khai thác cho thấy ông Le Pen về nhì và vào vòng hai với đương kiêm Tổng thống Chirac và đó là kết quả vòng một được loan đi từ lúc 20 giờ. Thủ tướng Jospin từ giả chính trường. Đôi lần, ông ngỏ ý trở lại, nhưng, rất tiếc, không ai… hoan nghinh.
Theo Hiến pháp nước Pháp, Tổng thống cũng có những quyền như các Tổng thống các quốc gia khác như :
- Ban hành các đạo luật ;
- Tham vấn tính hợp hiến của các đạo luật với Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutonnel) trước khi ban hành ;
- Bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ;
- Bổ nhiệm 3 trong số 9 thành viên Hội đồng Hiến pháp, trong đó có Chủ tịch của Hội đồng ;
- Nhận ủy nhiệm thư từ Đại sứ các nước và Đức Sứ thần Tòa Thánh…
III. TIẾN TRÌNH ĐẦU PHIẾU.
Các điều 6, 7 và 58 của Hiến pháp Cộng hòa Pháp ngày 04.10.1958 và Luật tổ chức số 62-1292 ngày 06.11.1962 cùng những sửa đổi lần cuối ngày 20.04.2011.
Từ sau cuộc Trưng cầu dân ý ngày 28.10.1962, Tổng thống được bầu theo thể thức đơn danh trong một cuộc phổ thông đầu phiếu kín và trực tiếp. Nếu không ứng cử viên nào hội đủ đa số tuyệt đối (quá bán cộng một tổng số phiếu bầu biểu thị, phiếu trắng hay bất hợp lệ không tính) ở vòng đầu, vòng nhì sẽ tiến hành giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất, 14 ngày sau vòng đầu. Ở đây, cũng vậy, ứng cử viên đạt đa số tuyệt đối trở thành Tổng thống trong nhiệm kỳ năm nay. Trong thực tế, vòng nhì luôn luôn cần phải có vì không có ứng cử viên nào đạt được hơn 50% tổng số phiếâu bầu biểu thị ngay ở vòng đầu.
Tuy nhiên, tại Guadeloupe, Guyane, Martinique, Saint-Pierre-et-Miquelon, Polynésie thuộc Pháp và trong các Tòa Đại sứ, Tòa Lãnh sự, các vòng đầu phiếu sẽ được tổ chức một ngày trước, tức hai thứ bảy 21.04 và 05.05.2012, nếu có vòng nhì. Các thùng phiếu chỉ được khui vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 22.04.2012 và 06.05.2012.
Các kết quả đầu phiếu được công bố bởi Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel) cũng là cơ quan có nhiệm vụ xem xét tính các hợp pháp của cuộc truyển cử.
Nhiệm kỳ I của đương kiêm Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày 16.05.2012. Ông đang tái tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai và là nhiệm kỳ cuối cùng, nếu được sự tín nhiệm của đồng bào.
(Còn tiếp)
Thông Báo
Dòng Chúa Thánh Thần tại Việt Nam tuyển ứng sinh
Lm Giuse Lê Phú Quốc CSSp
11:38 21/02/2012
THƯ NGỎ
Kính gởi Quý cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và các bạn trẻ,
Dòng Chúa Thánh Thần trân trọng thông báo đến quý cha, quý phụ huynh và các bạn trẻ về việc Nhà Dòng tuyển các bạn trẻ có nguyện vọng tìm hiểu ơn gọi làm linh mục, tu sĩ truyền giáo. Nhà Dòng sẽ tổ chức ngày tĩnh tâm với chủ đề: “COME AND SEE – HÃY ĐẾN MÀ XEM” để giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá ơn gọi trực tiếp qua việc nhìn, lắng nghe và cảm nhận. Xin xem chi tiết dưới đây:
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Các bạn nam Công giáo, có ước muốn tìm hiểu đời sống tu trì và muốn đi truyền giáo.
- Tốt nghiệp trung cấp, đại học (có thể xét những trường hợp đặc biệt).
- Tuổi từ 20 – 32
- Đã học tiếng Anh hoặc có khả năng học ngoại ngữ.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM GẶP GỠ ĐỂ TĨNH TÂM
- Từ 10 giờ sáng thứ 7 ngày 24/3 đến chiều ngày 25/3/2012
- Tại Nhà tĩnh tâm Củ Chi
(Các ứng sinh sẽ tập trung ở Sài Gòn và đi chung xe ô-tô đến địa điểm tĩnh tâm. Riêng các ứng sinh ở quá xa không có khả năng để đi lại xin liên hệ trước với Nhà Dòng.)
LIÊN HỆ:
Xin mời các bạn liên hệ trước với Nhà Dòng theo một trong những địa chỉ dưới đây:
- Linh mục Antôn Lê Quang Trinh CSSp
Địa chỉ: 511/83 Huỳnh Văn Bánh, F.14, Q. Phú Nhuận,
Đt: 093-379-5699, E-mail: anttrinh2@yahoo.com
- Linh mục Giuse Lê Phú Quốc CSSp.
Đt: 0975-3131-98, E-mail: josecssp@hotmail.com
- Linh mục Frédérick Hòa CSSp.
Đt: 0937-982-150, Fredrossignol1@hotmail.com
Nguyện xin Chúa ban tràn đầy Hồng ân cho Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Ông Bà Anh Chị Em. Và Nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho các bạn trẻ lòng quảng đại, hăng say dấn thân trong ơn gọi tu trì để phục vụ Chúa và Giáo hội.
Linh mục đặc trách ơn gọi
Lm Giuse Lê Phú Quốc CSSp
ĐÔI NÉT VỀ HỘI DÒNG
Dòng Chúa Thánh Thần, Hội dòng quốc tế, do cha Poullart des Places sáng lập vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần vào Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1703 tại Pháp.
Năm 1848, Cha Francis Libermann, người sáng lập Dòng Thánh Tâm Đức Mẹ, nhận thấy linh đạo của hai hội dòng giống nhau, nên đã quyết định sáp nhập hai hội dòng làm một và lấy tên gọi chung là:
Dòng Chúa Thánh Thần dưới sự bảo trợ của Thánh Tâm Vô nhiễm Nguyên tội Mẹ Maria.
Hiện tại, Hội Dòng có khoảng 3 ngàn thành viên, bao gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân tham gia linh đạo của Hội Dòng, đang hiện diện và làm việc trên 60 quốc gia. Riêng tại châu Á, Hội Dòng đã hiện diện tại Pakistan, Đài Loan, Philipphine, Việt Nam, Ấn Độ.
Tu sĩ Dòng Chúa Thánh Thần được mời gọi rời quê hương xứ sở của mình để dấn thân loan báo và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh văn hóa, đặc biệt với những người chưa biết Chúa. Tu Sĩ Dòng Chúa Thánh Thần còn được mời gọi để tiếp cận, giúp đỡ những người nghèo khổ, những người bị xã hội bỏ rơi, những người khô khan nguội lạnh. Tu sĩ Dòng Chúa Thánh Thần cũng được mời gọi tích cực trong việc đối thoại liên tôn với các tôn giáo và góp phần tích cực thăng tiến xã hội và giáo hội trong việc giúp các giáo xứ, phụ trách giáo dục, y tế, phụ trách linh hướng và tuyên úy…
Văn Hóa
Mùa hồng ân
Nguyễn thanh Trúc
08:43 21/02/2012
Chúa Trời mời gọi ân cần thân thương
Hãy từ bỏ đừng vấn vương
Những gì tội lỗi xa đường chính ngay
Hãy về và hãy đổi thay
Lắng nghe lời Chúa trên tay đong đầy
Đong đầy tình Chúa mê say
Đong đầy ơn Chúa ngất ngây tâm hồn
Xa rời giả dối đa ngôn
Sống đời nhịn nhục thua hơn làm gì
Lời Ngài ta hãy thực thi
Sống đời con Chúa ra đi loan truyền
Truyền rao chân lý nguyên tuyền
Cho lương dân khắp mọi miền mọi nơi
Tình yêu Thiên Chúa cao vời
Con Ngài xuống thế làm người như ta
Nguyện xin Thiên Chúa thứ tha
Giúp ta hoán cải xót xa tội tình
Nhìn nhận lỗi phạm của mình
Giao hòa với Chúa nghĩa tình tha nhân
Khiêm nhường xin Chúa thi ân
Ăn chay để lãnh phúc phần Ngài ban
Sẻ chia cơm bánh trần gian
Cho người nghèo đói lang thang vỉa hè
Cầu nguyện và biết lắng nghe
Tạ ơn Chúa đã chở che đêm ngày.
Con đường khổ đau
Trầm Thiên Thu
08:49 21/02/2012
Con đường Chúa đã đi qua
Là con đường khổ đau và chông gai
Giêsu là Chúa muôn loài
Thế mà còn bị chê bai tận cùng
Lại còn bị giết thê lương
Chết treo nhục nhã trần truồng, cô đơn!
Huống chi là hạt-bụi-con
Sao thoát đau buồn, sao thoát bị khinh?
Xin cho con vững đức tin
Dẫu bao gian khó quyết tìm Chúa thôi
Đường đau khổ bỗng tuyệt vời
Con đường ấy Chúa đi rồi. Minh nhiên!
Gập ghềnh ngày tháng trần gian
Ngước nhìn Thập giá, com thêm vững lòng
HẠT BỤI
Con là hạt bụi nhỏ nhoi
Nhỏ nhất trong những hạt bụi
Tháng ngày lần bước lầm lũi
Tìm về Ánh Sáng Chúa Trời
Con là hạt lệ buồn lơi
Sớm chiều khóc than tội lỗi
Trở về thành tâm sám hối
Xin thương, lạy Chúa từ nhân!
Xin làm hạt kinh âm thầm
Van nài Tình Ngài thương xót
Đơn sơ nhưng luôn thống thiết
Chúa ơi, xin ấp ủ con!
KIẾP ĐỌA ĐÀY
Thân con bụi đất xác xơ
Với bao lo lắng, ưu tư chật ngày
Ngược xuôi giữa những đọa đày
Giằng co giữa khoảng vơi đầy thực, hư
Cô đơn giữa những đam mê
Khát khao với những ước mơ chất chồng
Loanh quanh ngày tháng bềnh bồng
Đắm chìm khắc khoải trong dòng oan khiên
Lao tâm khổ tứ ngày đêm
Giật mình chợt nhớ, chợt quên kiếp người
Như điên khùng giữa đất trời
Nhặt lần ảo ảnh ghép đời hư không
Ngó sau, nhìn trước, bàng hoàng
Chẳng còn ai nữa, tay không trắng đời
Bỏ Ngài, con biết theo ai? (*)
Xin cho con xách dép Ngài, Chúa ơi!
Tội đồ con bất xứng thôi
Nhưng luôn tín thác Tình Ngài vô biên.
Mùa chay thánh
Thanh Sơn
08:58 21/02/2012
Hồn con bỗng thấy bồi hồi xót xa
Bao năm trời đã trôi qua
Bon chen kiếp sống phồn hoa giữa đời
Cuộc đời chẳng biết nghỉ ngơi
Bây giờ mới tiếc tuổi đời đã qua
Bao năm con đã xa CHA
Buông trôi cuộc sống bê tha thế trần
Trong hồn có tiếng vọng ngân
Con mê kiếp sống phù vân làm gì
Thương con CHA đã sinh thì
Trên cây"Thập Tự" chỉ vì TÌNH YÊU
Hôm xưa "Núi Sọ" một chiều
CHA đau đớn lắm! mọi điều hy sinh
Sao con cứ mãi bội tình
Chạy theo cuộc sống phù vinh làm gì?
Hôm nay con quyết ra đi
Theo CHA bỏ lại những gì phù hoa
"LINH HỒN" là một món qùa
Cao sang "vô giá" CHÚA đà ban cho
Thứ tư dâng lễ "chịu tro"
Vào mùa "Chay Thánh" dặn dò lương tri
"Bốn mươi ngày hãy khắc ghi"
Xưng tội, rước lễ, từ bi làm đầu
Bước vào "Tuần Thánh" nhiệm mầu
Mùa chay trọn vẹn, là câu giữ mình
Linh hồn từ đó trổ xinh
Như trầm hương tỏa quanh mình thơm tho
Con xin là một cành nho
Gắn vào thân CHÚA uống no tình "THẦY"
Trọn mùa "Chay Thánh" xum vầy
Xin ơn CHA đổ tràn đầy trong con.
Thứ Tư Lễ Tro: Nghe nhạc bản Đường Thập Tự
Trần Ngọc
19:22 21/02/2012
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Tròn Mùa Đông
Vũ đình Huyến, Lm CMC
22:20 21/02/2012
TRĂNG TRÒN MÙA ĐÔNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích thơ của Nguyễn Duy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích thơ của Nguyễn Duy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền