Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/02: Khi Thiên Chúa bị nhốt bởi con người – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:53 19/02/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các ông đáp lại rằng: “Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri”. Bấy giờ Người hỏi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô lên tiếng đáp: “Thầy là Ðấng Kitô”. Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: “Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người.” Ðó là lời Chúa.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:57 19/02/2025
54. Cùng sống với Chúa Giê-su của chúng ta, là có ích lợi đối với tinh thần tu đức của mỗi người.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 19/02/2025
70. THÍCH NỊNH
Có một người rất thích nịnh nọt người khác, nhìn thấy một người lạ liền hỏi:
- “Họ gì?”
Người ấy trả lời:
- “Họ Trương”.
Anh ta mặt mày tươi cười khen ngợi:
- “Cái họ này của anh rất hay rất tốt !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 70:
Chỉ mới gặp nhau và chỉ mới hỏi hai câu xã giao mà đã khen người ta có cái tên họ rất tốt, thì đúng là người biết khen và biết trò chuyện.
Có những người biết Đức Chúa Giê-su đã lâu nhưng lại không biết và không muốn trò chuyện với Ngài, nên cuộc sống của họ khô khan cằn cỗi trước những đau khổ của tha nhân; có những người mang tên Ki-tô hữu đã lâu nhưng lại không nhớ mình là người Ki-tô hữu, nên cuộc sống của họ không phản ảnh lại được khuôn mặt Đức Chúa Giê-su; lại có người biết Đức Chúa Giê-su, nhưng coi Ngài như là một trong những dụng cụ của mình, khi gặp làm ăn thất bại, gia đình tan nát, con đi bụi đời.v.v…thì mới cần đến Ngài, nhưng khi xong việc thì lại để Ngài trên giàn khói bếp, cho nên cuộc sống của họ chỉ là những chuỗi ngày mập mờ mất phương hướng…
Tên của Đức Chúa Giê-su thì đẹp vô cùng, cho nên đã là người Ki-tô hữu thì không ai là không yêu mến trong lòng danh thánh này, và luôn ca ngợi danh thánh này trên môi trong suốt cuộc đời của họ…
Chỉ có những người nô lệ cho vật chất, ca ngợi vật chất mới không ca ngợi danh thánh Đức Chúa Giê-su mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người rất thích nịnh nọt người khác, nhìn thấy một người lạ liền hỏi:
- “Họ gì?”
Người ấy trả lời:
- “Họ Trương”.
Anh ta mặt mày tươi cười khen ngợi:
- “Cái họ này của anh rất hay rất tốt !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 70:
Chỉ mới gặp nhau và chỉ mới hỏi hai câu xã giao mà đã khen người ta có cái tên họ rất tốt, thì đúng là người biết khen và biết trò chuyện.
Có những người biết Đức Chúa Giê-su đã lâu nhưng lại không biết và không muốn trò chuyện với Ngài, nên cuộc sống của họ khô khan cằn cỗi trước những đau khổ của tha nhân; có những người mang tên Ki-tô hữu đã lâu nhưng lại không nhớ mình là người Ki-tô hữu, nên cuộc sống của họ không phản ảnh lại được khuôn mặt Đức Chúa Giê-su; lại có người biết Đức Chúa Giê-su, nhưng coi Ngài như là một trong những dụng cụ của mình, khi gặp làm ăn thất bại, gia đình tan nát, con đi bụi đời.v.v…thì mới cần đến Ngài, nhưng khi xong việc thì lại để Ngài trên giàn khói bếp, cho nên cuộc sống của họ chỉ là những chuỗi ngày mập mờ mất phương hướng…
Tên của Đức Chúa Giê-su thì đẹp vô cùng, cho nên đã là người Ki-tô hữu thì không ai là không yêu mến trong lòng danh thánh này, và luôn ca ngợi danh thánh này trên môi trong suốt cuộc đời của họ…
Chỉ có những người nô lệ cho vật chất, ca ngợi vật chất mới không ca ngợi danh thánh Đức Chúa Giê-su mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Yêu kẻ thù ư?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
03:16 19/02/2025
SUY NIỆM CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN – C
(Lc 6, 27-38)
Yêu kẻ thù ư?
Lời Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ : “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây” (Lc 6, 27), cũng là lời dành cho mỗi chúng ta đang nghe chính Lời Chúa qua thừa tác viên của Giáo hội đây. Chúa bảo : “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình” (Lc 6, 27-28). Yêu kẻ thù ư? Làm điều tốt cho kẻ không thích ta ư? Chúc phúc cho ai nói xấu ta và cầu nguyện cho ai đối xử tệ với ta ư? Thật không dễ dàng chút nào.
Lẽ thường
Cứ sự thường thì chúng ta luôn yêu thương người thương mình, người nhà, người về phe với mình và ủng hộ mình. Còn ai ghét mình, thì mình chẳng ưa, đó là chưa ghét lại hoặc trả đũa theo cấp số nhân.
Lời trên của Chúa Giêsu không khó hiểu, nhưng thực hiện chỉ đôi chút thôi cũng khó, trừ phi được mở mắt siêu nhiên với ơn đặc biệt của Chúa. Vì có mấy ai chịu: “Làm ơn cho những kẻ ghét mình… chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình … cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài … thì … đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì … cho và ai lấy gì … thì đừng đòi lại…” (Lc 6, ). Chúa còn thêm : “Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con…” (Lc 6, ).
Chúa Giêsu đã làm gương
Chúa Giêsu dạy ta ba cấp độ đối xử với với kẻ thù : yêu thương, làm ơn, cầu nguyện. Nếu ta chưa yêu thương được thì cố gắng lấy ơn báo oán. Nếu như vẫn chưa làm thế được thì tối thiểu hãy cầu nguyện cho họ.
“Hãy yêu kẻ thù… hãy cầu nguyện cho họ…”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, chính Chúa Giêsu đã đi bước trước khi sẵn sàng tha thứ cho kẻ hại mình và cầu xin Chúa Cha tha cho họ. Ý tưởng này rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý nghĩa. Như vậy Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta một con đường mới. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
Đúng như Đức Cồ Đàm trong Kinh Pháp Cú có viết : “Hận thù diệt hận thù. Đời này không có được. Không hận, diệt hận thù. Là định luật ngàn thu”. Nói cách khác : “Khắp nơi trong cõi dương gian. Hận thù đâu thể xua tan hận thù. Chỉ tình thương với tâm từ. Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm. Đó là định luật ngàn năm”.
Đa-vít đã thực hành
Avisai cháu Đa-vít đã không ngần ngại gợi ý với Đa-vít để mình kết liễu vua Saul : “Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai”. Câu nói của Avisai cho thấy tính cách tàn bạo của ông như thế nào. Vua Saul vì ghen ghét với những lời ca tụng của dân chúng dành cho Đavít nên luôn tìm cách để hãm hại và giết Đa-vít. Tuy nhiên, Đavít đã từ chối giết Saul.
Đavít chứng tỏ ông đã không chỉ thể hiện lòng trung thành với vua Saul nhưng còn trung thành với Thiên Chúa trong việc tôn trọng người của Đức Chúa, đấng Chúa đã xức dầu tấn phong là vua Saul. Đavít đã lựa chọn hành động theo đường lối của Đức Chúa, tha thứ cho kẻ muốn giết mình và dành quyền xét xử cho riêng một mình Thiên Chúa.
Yêu thương kẻ thù là điều có thể
Tự nhiên con người thật khó để yêu kẻ thù, ngay việc tha thứ và không trả thù đã là cao thượng lắm rồi. “Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ” là một phương thế tuyệt hảo để hoá giải những mâu thuẫn giữa người với người. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bước lên bậc cao của sự hoàn thiện. Nếu cứ tìm cách trả thù nhau thì thù hận ngày càng chồng chất từ đời nọ đến đời kia. Còn khi lấy ân để trả thù thì chẳng những kẻ thù được hóa giải, mà còn dễ nên bạn hữu của nhau và làm gương cho hậu thế.
Khác với quan niệm sống của thế gian lấy ác trả ác, Chúa Giêsu dạy chúng ta “yêu kẻ thù mình”. Yêu kẻ thù không có nghĩa là đồng ý với họ, bỏ qua những việc làm sai trái của họ, hay ưa thích họ. Yêu kẻ thù là cư xử với họ giống như Chúa đã cư xử với chúng ta. Chúc phúc cho kẻ thù mình là mong muốn điều tốt nhất cho họ, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình là xin Chúa bày tỏ ân sủng thương xót trên họ. Làm sao có thể cầu nguyện cho kẻ tấn công mình cách vô cớ và làm tổn thương mình?
Thánh Phêrô khuyên: “Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1P 3,8-9). Còn thánh Phaolô thì khuyên giáo đoàn Rôma sống bác ái thật : “Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ … đừng lấy ác báo ác...kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,9-21).
Tôi Tớ Chúa, Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận lúc sinh thời luôn nói và xử sự với nhân viên canh giữ ngài rằng : “Tôi luôn quí mến và thương yêu các anh”.
Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì đã yêu thương con và luôn cư xử với con bằng sự kiên nhẫn và ân sủng tuyệt vời. Xin cho con tình yêu để con có thể yêu thương và cầu nguyện cho những người ghét bỏ con vì Danh Chúa.
(Lc 6, 27-38)
Yêu kẻ thù ư?
Lời Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ : “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây” (Lc 6, 27), cũng là lời dành cho mỗi chúng ta đang nghe chính Lời Chúa qua thừa tác viên của Giáo hội đây. Chúa bảo : “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình” (Lc 6, 27-28). Yêu kẻ thù ư? Làm điều tốt cho kẻ không thích ta ư? Chúc phúc cho ai nói xấu ta và cầu nguyện cho ai đối xử tệ với ta ư? Thật không dễ dàng chút nào.
Lẽ thường
Cứ sự thường thì chúng ta luôn yêu thương người thương mình, người nhà, người về phe với mình và ủng hộ mình. Còn ai ghét mình, thì mình chẳng ưa, đó là chưa ghét lại hoặc trả đũa theo cấp số nhân.
Lời trên của Chúa Giêsu không khó hiểu, nhưng thực hiện chỉ đôi chút thôi cũng khó, trừ phi được mở mắt siêu nhiên với ơn đặc biệt của Chúa. Vì có mấy ai chịu: “Làm ơn cho những kẻ ghét mình… chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình … cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài … thì … đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì … cho và ai lấy gì … thì đừng đòi lại…” (Lc 6, ). Chúa còn thêm : “Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con…” (Lc 6, ).
Chúa Giêsu đã làm gương
Chúa Giêsu dạy ta ba cấp độ đối xử với với kẻ thù : yêu thương, làm ơn, cầu nguyện. Nếu ta chưa yêu thương được thì cố gắng lấy ơn báo oán. Nếu như vẫn chưa làm thế được thì tối thiểu hãy cầu nguyện cho họ.
“Hãy yêu kẻ thù… hãy cầu nguyện cho họ…”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, chính Chúa Giêsu đã đi bước trước khi sẵn sàng tha thứ cho kẻ hại mình và cầu xin Chúa Cha tha cho họ. Ý tưởng này rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý nghĩa. Như vậy Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta một con đường mới. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
Đúng như Đức Cồ Đàm trong Kinh Pháp Cú có viết : “Hận thù diệt hận thù. Đời này không có được. Không hận, diệt hận thù. Là định luật ngàn thu”. Nói cách khác : “Khắp nơi trong cõi dương gian. Hận thù đâu thể xua tan hận thù. Chỉ tình thương với tâm từ. Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm. Đó là định luật ngàn năm”.
Đa-vít đã thực hành
Avisai cháu Đa-vít đã không ngần ngại gợi ý với Đa-vít để mình kết liễu vua Saul : “Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai”. Câu nói của Avisai cho thấy tính cách tàn bạo của ông như thế nào. Vua Saul vì ghen ghét với những lời ca tụng của dân chúng dành cho Đavít nên luôn tìm cách để hãm hại và giết Đa-vít. Tuy nhiên, Đavít đã từ chối giết Saul.
Đavít chứng tỏ ông đã không chỉ thể hiện lòng trung thành với vua Saul nhưng còn trung thành với Thiên Chúa trong việc tôn trọng người của Đức Chúa, đấng Chúa đã xức dầu tấn phong là vua Saul. Đavít đã lựa chọn hành động theo đường lối của Đức Chúa, tha thứ cho kẻ muốn giết mình và dành quyền xét xử cho riêng một mình Thiên Chúa.
Yêu thương kẻ thù là điều có thể
Tự nhiên con người thật khó để yêu kẻ thù, ngay việc tha thứ và không trả thù đã là cao thượng lắm rồi. “Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ” là một phương thế tuyệt hảo để hoá giải những mâu thuẫn giữa người với người. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bước lên bậc cao của sự hoàn thiện. Nếu cứ tìm cách trả thù nhau thì thù hận ngày càng chồng chất từ đời nọ đến đời kia. Còn khi lấy ân để trả thù thì chẳng những kẻ thù được hóa giải, mà còn dễ nên bạn hữu của nhau và làm gương cho hậu thế.
Khác với quan niệm sống của thế gian lấy ác trả ác, Chúa Giêsu dạy chúng ta “yêu kẻ thù mình”. Yêu kẻ thù không có nghĩa là đồng ý với họ, bỏ qua những việc làm sai trái của họ, hay ưa thích họ. Yêu kẻ thù là cư xử với họ giống như Chúa đã cư xử với chúng ta. Chúc phúc cho kẻ thù mình là mong muốn điều tốt nhất cho họ, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình là xin Chúa bày tỏ ân sủng thương xót trên họ. Làm sao có thể cầu nguyện cho kẻ tấn công mình cách vô cớ và làm tổn thương mình?
Thánh Phêrô khuyên: “Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1P 3,8-9). Còn thánh Phaolô thì khuyên giáo đoàn Rôma sống bác ái thật : “Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ … đừng lấy ác báo ác...kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,9-21).
Tôi Tớ Chúa, Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận lúc sinh thời luôn nói và xử sự với nhân viên canh giữ ngài rằng : “Tôi luôn quí mến và thương yêu các anh”.
Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì đã yêu thương con và luôn cư xử với con bằng sự kiên nhẫn và ân sủng tuyệt vời. Xin cho con tình yêu để con có thể yêu thương và cầu nguyện cho những người ghét bỏ con vì Danh Chúa.
Chúa Giêsu không trọn vẹn vì có khuyết điểm ?
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
03:46 19/02/2025
CHÚA GIÊSU KHÔNG TRỌN VẸN VÌ CÓ "KHUYẾT ĐIỂM"?
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN NĂM C
Tôi chắc chắn, những ai tin thờ Chúa Giêsu không bao giờ đồng ý khi cho rằng Chúa có khuyết điểm. Ngược lại, ai cũng tin, Chúa là tấm gương tuyệt đối của trần thế qua mọi thế hệ, không một ai có thể sánh ví.
Nhưng đừng vội kết án tôi phạm thượng hay rối đạo. Nói Chúa Giêsu "có khuyết điểm" không nhằm hạ bệ Chúa, nhưng để chúng ta càng tôn thờ, và yêu mến Chúa hơn.
"Khuyết điểm" của Chúa Giêsu rất dễ thương. Mỗi người cần, rất cần "khuyết điểm" ấy để đến với Chúa, để sống với anh chị em, và để noi gương Chúa. Vậy "khuyết điểm" của Chúa Giêsu là gì?
Đó là lòng yêu thương. Chúa yêu quá sức mình. Yêu để rồi không còn kể bản thân. Yêu đến nỗi tha thứ quá dễ dàng.
Chẳng hạn, trong giờ xử án Chúa Giêsu, thánh Phêrô chối Chúa ba lần, nhưng tìm trong Tin Mừng, chẳng thấy có lời nào Chúa trách móc thánh Phêrô. Nếu là tôi, không chừng tôi sẽ nhớ mãi khuôn mặt kẻ bội phản và không dễ tha thứ. Hoặc có thể tôi tức tối, đau buồn vì môn đệ của mình chối mình.
Nhưng Chúa Giêsu thì không. Chẳng những Chúa không tức tối, không vạch mặt kẻ phản bội, mà sau khi sống lại, Chúa còn công khai ban quyền cho thánh Phêrô coi sóc Hội Thánh. Chúa lặp đi, lặp lại: "Ngươi hãy chăn dắt đàn chiên của ta". Chúa yêu quá sức, yêu đến nỗi bất chấp tội của thánh Phêrô.
Khi Chúa hấp hối, người trộm cùng bị đóng đinh bên phải Chúa có cả quá khứ tội lỗi đến nỗi người ta phải giết đi, nhưng chỉ một lời: "Thưa Thầy, Khi Thầy về nước của Thầy, thì cho tôi theo với", ngay tức khắc, quá khứ đen tối của anh được lấp hết. Chúa trả lời dứt khoát: "Ngay hôm nay, anh ở trên thiên đàng với Ta". Chúa yêu, yêu quá sức lẽ mình. Yêu đến mức, chỉ trong nháy mắt, mọi khuyết điểm, Chúa xóa sạch, quên hết, tha thứ hết.
"Khuyết điểm" của Chúa Giêsu hóa ra không phải khuyết điểm, nhưng cần cho mỗi chúng ta, cứu lấy chúng ta. Nó mang đến niềm vui, mang lại hạnh phúc và cho ta được sống. Lòng chan chứa yêu thương của Chúa chẳng những có lợi mà tự bản chất, là nền tảng cho ta tiến về vĩnh cửu, hưởng nhờ sự sống của Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống.
Chúa Giêsu đã sống, đã nêu gương và dạy chúng ta cũng hãy thực hành lòng yêu thương như Chúa. Chúa muốn, một khi hưởng nhờ lòng yêu thương của Chúa, ta cũng phải áp dụng tình yêu đó để sống với anh chị em của mình.
Vì thế trong Tin Mừng hôm nay, Chúa dạy: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây…".
Bạn và tôi đang lắng nghe Lời Chúa. Chính lúc này là lúc Chúa nói với ta: "Các con hãy yêu kẻ thù". Yêu bằng cách nào? bằng những phương thế Chúa đưa ra: Hãy làm ơn, hãy làm phúc, hãy cầu nguyện cho họ.
Nếu yêu người yêu mình dễ bao nhiêu thì yêu kẻ thù khó bấy nhiêu. Dù biết yêu như Chúa dạy và làm gương không dễ, nhưng đó là lời dạy và là tấm gương mà chúng ta, một khi theo Chúa, không thể khác được. Chúng ta cần tập luyện để vượt lên và vượt qua từng giây phút của cả đời mình.
Loài người nói chung hay sống theo cảm tính. Bạn và tôi đều là những con người, bởi thế chúng ta cũng không khác mọi người. Chính vì sống theo cảm tính, ta dễ ghét, dễ giận, có khi còn căm thù, mạnh hơn: trả thù những ai dám xúc phạm mình, ngay cả khi mình nghĩ rằng họ xúc phạm (chứ chưa chắc đúng như mình nghĩ), hoặc những ai thù nghịch với mình…
Lắm lúc ta lại cho đó là điều hợp lý, cho nên mới có kiểu nói nghe mà phát sợ: "Ăn miếng trả miếng". Nếu không thể "trả miếng" được vì yếu thế hơn hay, thì mình ghi sâu theo kiểu "sống để vậy, chết mang theo".
Đối chiếu tình yêu của Chúa Giêsu với bản thân, tôi dám khẳng định bằng trọn niềm xác tín: Tình yêu của Chúa là một tình yêu lớn vô cùng.
Chúa yêu con người hết sức lẽ mình. Yêu đến độ chỉ trong phút chốc tha thứ tất cả.
Thành thử ra, khi nói Tình yêu của Chúa là "khuyết điểm", là tôi nói trên quan niệm của một con người kém cỏi. Cái gọi là "khuyết điểm" phải đảo ngược mới đúng: Tình yêu của Thiên Chúa là lẽ sống, là sự sống, là nguồn sống và điểm tựa làm cho sống.
Đó là chân lý. Đó cũng là bài học mà ta phải noi theo, phải học tập.
Hãy loại trừ trong ta tất cả những gì là căm giận, thù hận, thói chua ngoa, gian xảo, quỹ quyệt... mà mình cho là hợp lý khi đối nhân xử thế. Chính những tình cảm đen tối ấy mới là khuyết điểm, là thói xấu, có khi còn là tội lỗi. Chúng hoàn toàn đi ngược với Lời Chúa dạy.
Vì thế, dù tha thứ, bác ái, nhân nghĩa, đánh giá và nghĩ tốt về ai hay hoàn cảnh nào đó... có khó đến đâu, ta vẫn phải cố gắng mà tìm kiếm, mà tập luyện.
Khó không có nghĩa là không thể làm được, chỉ sợ lòng ta cố chấp, tự ái, kiêu căng và nuôi mãi hận thù.
Ước gì mỗi chúng ta luôn ý thức lời Chúa dạy, luôn biết để cho Lời của Chúa trở thành mọi phản ứng, mọi suy nghĩ và hành động của bản thân mình, để chính Lời Chúa làm sức mạnh, giúp ta xóa bỏ thù hận, xóa bỏ mọi ngăn cách, để tha thứ và để sống yêu thương.
Cái hay, cái giỏi của bất cứ ai nỗ lực sống yêu thương từng ngày, và từng bước thành công, chính là dám học lấy "khuyết điểm" của Chúa Giêsu: Yêu anh em như Chúa yêu chúng ta…
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN NĂM C
Tôi chắc chắn, những ai tin thờ Chúa Giêsu không bao giờ đồng ý khi cho rằng Chúa có khuyết điểm. Ngược lại, ai cũng tin, Chúa là tấm gương tuyệt đối của trần thế qua mọi thế hệ, không một ai có thể sánh ví.
Nhưng đừng vội kết án tôi phạm thượng hay rối đạo. Nói Chúa Giêsu "có khuyết điểm" không nhằm hạ bệ Chúa, nhưng để chúng ta càng tôn thờ, và yêu mến Chúa hơn.
"Khuyết điểm" của Chúa Giêsu rất dễ thương. Mỗi người cần, rất cần "khuyết điểm" ấy để đến với Chúa, để sống với anh chị em, và để noi gương Chúa. Vậy "khuyết điểm" của Chúa Giêsu là gì?
Đó là lòng yêu thương. Chúa yêu quá sức mình. Yêu để rồi không còn kể bản thân. Yêu đến nỗi tha thứ quá dễ dàng.
Chẳng hạn, trong giờ xử án Chúa Giêsu, thánh Phêrô chối Chúa ba lần, nhưng tìm trong Tin Mừng, chẳng thấy có lời nào Chúa trách móc thánh Phêrô. Nếu là tôi, không chừng tôi sẽ nhớ mãi khuôn mặt kẻ bội phản và không dễ tha thứ. Hoặc có thể tôi tức tối, đau buồn vì môn đệ của mình chối mình.
Nhưng Chúa Giêsu thì không. Chẳng những Chúa không tức tối, không vạch mặt kẻ phản bội, mà sau khi sống lại, Chúa còn công khai ban quyền cho thánh Phêrô coi sóc Hội Thánh. Chúa lặp đi, lặp lại: "Ngươi hãy chăn dắt đàn chiên của ta". Chúa yêu quá sức, yêu đến nỗi bất chấp tội của thánh Phêrô.
Khi Chúa hấp hối, người trộm cùng bị đóng đinh bên phải Chúa có cả quá khứ tội lỗi đến nỗi người ta phải giết đi, nhưng chỉ một lời: "Thưa Thầy, Khi Thầy về nước của Thầy, thì cho tôi theo với", ngay tức khắc, quá khứ đen tối của anh được lấp hết. Chúa trả lời dứt khoát: "Ngay hôm nay, anh ở trên thiên đàng với Ta". Chúa yêu, yêu quá sức lẽ mình. Yêu đến mức, chỉ trong nháy mắt, mọi khuyết điểm, Chúa xóa sạch, quên hết, tha thứ hết.
"Khuyết điểm" của Chúa Giêsu hóa ra không phải khuyết điểm, nhưng cần cho mỗi chúng ta, cứu lấy chúng ta. Nó mang đến niềm vui, mang lại hạnh phúc và cho ta được sống. Lòng chan chứa yêu thương của Chúa chẳng những có lợi mà tự bản chất, là nền tảng cho ta tiến về vĩnh cửu, hưởng nhờ sự sống của Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống.
Chúa Giêsu đã sống, đã nêu gương và dạy chúng ta cũng hãy thực hành lòng yêu thương như Chúa. Chúa muốn, một khi hưởng nhờ lòng yêu thương của Chúa, ta cũng phải áp dụng tình yêu đó để sống với anh chị em của mình.
Vì thế trong Tin Mừng hôm nay, Chúa dạy: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây…".
Bạn và tôi đang lắng nghe Lời Chúa. Chính lúc này là lúc Chúa nói với ta: "Các con hãy yêu kẻ thù". Yêu bằng cách nào? bằng những phương thế Chúa đưa ra: Hãy làm ơn, hãy làm phúc, hãy cầu nguyện cho họ.
Nếu yêu người yêu mình dễ bao nhiêu thì yêu kẻ thù khó bấy nhiêu. Dù biết yêu như Chúa dạy và làm gương không dễ, nhưng đó là lời dạy và là tấm gương mà chúng ta, một khi theo Chúa, không thể khác được. Chúng ta cần tập luyện để vượt lên và vượt qua từng giây phút của cả đời mình.
Loài người nói chung hay sống theo cảm tính. Bạn và tôi đều là những con người, bởi thế chúng ta cũng không khác mọi người. Chính vì sống theo cảm tính, ta dễ ghét, dễ giận, có khi còn căm thù, mạnh hơn: trả thù những ai dám xúc phạm mình, ngay cả khi mình nghĩ rằng họ xúc phạm (chứ chưa chắc đúng như mình nghĩ), hoặc những ai thù nghịch với mình…
Lắm lúc ta lại cho đó là điều hợp lý, cho nên mới có kiểu nói nghe mà phát sợ: "Ăn miếng trả miếng". Nếu không thể "trả miếng" được vì yếu thế hơn hay, thì mình ghi sâu theo kiểu "sống để vậy, chết mang theo".
Đối chiếu tình yêu của Chúa Giêsu với bản thân, tôi dám khẳng định bằng trọn niềm xác tín: Tình yêu của Chúa là một tình yêu lớn vô cùng.
Chúa yêu con người hết sức lẽ mình. Yêu đến độ chỉ trong phút chốc tha thứ tất cả.
Thành thử ra, khi nói Tình yêu của Chúa là "khuyết điểm", là tôi nói trên quan niệm của một con người kém cỏi. Cái gọi là "khuyết điểm" phải đảo ngược mới đúng: Tình yêu của Thiên Chúa là lẽ sống, là sự sống, là nguồn sống và điểm tựa làm cho sống.
Đó là chân lý. Đó cũng là bài học mà ta phải noi theo, phải học tập.
Hãy loại trừ trong ta tất cả những gì là căm giận, thù hận, thói chua ngoa, gian xảo, quỹ quyệt... mà mình cho là hợp lý khi đối nhân xử thế. Chính những tình cảm đen tối ấy mới là khuyết điểm, là thói xấu, có khi còn là tội lỗi. Chúng hoàn toàn đi ngược với Lời Chúa dạy.
Vì thế, dù tha thứ, bác ái, nhân nghĩa, đánh giá và nghĩ tốt về ai hay hoàn cảnh nào đó... có khó đến đâu, ta vẫn phải cố gắng mà tìm kiếm, mà tập luyện.
Khó không có nghĩa là không thể làm được, chỉ sợ lòng ta cố chấp, tự ái, kiêu căng và nuôi mãi hận thù.
Ước gì mỗi chúng ta luôn ý thức lời Chúa dạy, luôn biết để cho Lời của Chúa trở thành mọi phản ứng, mọi suy nghĩ và hành động của bản thân mình, để chính Lời Chúa làm sức mạnh, giúp ta xóa bỏ thù hận, xóa bỏ mọi ngăn cách, để tha thứ và để sống yêu thương.
Cái hay, cái giỏi của bất cứ ai nỗ lực sống yêu thương từng ngày, và từng bước thành công, chính là dám học lấy "khuyết điểm" của Chúa Giêsu: Yêu anh em như Chúa yêu chúng ta…
Yêu thương
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
06:18 19/02/2025
YÊU THƯƠNG
(CN VII TN C)
Khi nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến cụm từ “từ bi – hỉ xả”, nói đến Khổng giáo thì không thể không liên tưởng đến “trung dung – chính danh chính phận, nói đến Lão giáo thì phải nói đến “vô vi” còn khi nói đến Công Giáo thì người ta thường nhấn mạnh đến “công bình - bác ái”. Có thể nói đó là những nét đặc trưng của từng tôn giáo để người ta phân biệt. Đã từng hỏi bà con tín hữu rằng bác ái là gì thì dễ thường được câu trả lời là yêu thương. Tuy nhiên khi hỏi rằng nếu chỉ hiểu yêu thương theo nghĩa luân lý thì có khác gì tổ tiên ông cha dạy chúng ta “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thì chắc chắn còn đó nhiều tín hữu Kitô không thể trả lời cách rõ ràng và chính xác dĩ nhiên là cách tương đối mang tính khả tín.
Có thể trả lời không sợ sai lầm rằng bác ái là yêu thương nhau nhờ, trong, với và như Chúa đã yêu thương chúng ta, đặc biệt qua Đức Kitô, Con một Thiên Chúa đã làm người. Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII TN C mà Giáo hội cho trích đọc, cách riêng qua bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel quyển thứ nhất (1Sam 26, 2.7-9.12-13.22-23) và bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 6,27-38) trình bày tiến trình yêu thương cách cụ thể khởi đi từ mặt tiêu cực đến động thái tích cực.
-Yêu thương theo nghĩa tiêu cực là không làm hại tha nhân. Các triết gia và hiền giả xưa đã từng khuyên dạy điều này. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Khổng Tử); “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai” (Philô); “Những gì khiến anh bực bội bởi tay người khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho tha nhân” (Socrates). Ông Tobia cha cũng khuyên dạy cậu Tôbia con: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15).
Bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel tường thuật câu chuyện Đavít trong một tình huống thuận lợi tình cờ có thể giết chết Saolê nhưng ông đã không ra tay mặc dầu khi ấy Saolê đang lùng giết ông. Lý do mà Đavit đưa ra để ngăn không cho Abisai giết vua Saolê là vì Saolê là người đã được Thiên Chúa xức dầu.
-Yêu thương theo nghĩa tích cực là nỗ lực thực thi điều tốt, điều tốt nhất cho tha nhân theo khả năng và hoàn cảnh của mình bất kể họ là người thân hay kẻ lạ, là người dễ thương hay là đáng ghét, là người yêu thương mình hay là kẻ đang thù ghét mình và làm hại mình. Chúa Giêsu truyền dạy: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, và hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Để làm nổi rõ chân lý này Chúa Giêsu đã dùng lối nói ngoa ngữ nghĩa là nói quá đi như “ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6,1-27-30). Và lý do Chúa Giêsu đưa ra để đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương cách tích cực và đến cùng đó là vì tất cả mọi người dù là công chính hay tội nhân đều là con cái của Thiên Chúa, Đấng nhân hậu từ bi, là Cha toàn năng chí ái. Động thái yêu thương theo nghĩa tích cực này được tóm lại trong lề luật vàng mà Chúa Giêsu đã khẳng định là trọng tâm của mọi lề luật và lời các ngôn sứ: “Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31; x.Mt 78,12).
Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta có thể vượt qua tâm lý tự nhiên thường tình để yêu thương kẻ đang thù ghét chúng ta, để làm ơn cho những người đã hãm hại chúng ta cách bất công và vô cớ? Thiết nghĩ rằng chỉ có niềm tin được thể hiện qua việc rèn luyện nhân đức và cậy dựa vào ân sủng của Thiên Chúa đồng thời noi gương Chúa Giêsu để biết sống yêu thương đúng cách thế, phù hợp với từng đối tượng theo từng hoàn cảnh. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ bày tỏ tình yêu khi chửa lành người bệnh tật, động viên khích lệ người yếu đuối, cùng khổ, khi nhân hậu tha thứ người có tội biết khiêm nhu mà cả khi Người nghiêm khắc vạch trần những sai lầm của nhiều vị lãnh đạo trong Do Thái giáo hay cả vua Hêrôđê thì cũng là yêu thương họ muốn làm ơn cho họ.
Hội Thánh Công Giáo đã cụ thể hóa đạo yêu thương trong kinh “Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối – Thương linh hồn bảy mối”. Yêu thương không chỉ là biết cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống… mà còn phải biết răn bảo kẻ có tội, mở dạy kẻ mê muội… Vấn đề là chúng ta phải biết áp dụng mối yêu thương nào cho đối tượng nào, hoàn cảnh nào cho phù hợp với cả tấm lòng son. Để thực hiện lý tưởng này chắc chắn cần phải có sự xác tín và cảm nghiệm sâu xa về tình Cha trên trời được thể hiện qua Đấng làm người là Giêsu Kitô, đồng thời không thể thiếu sự luyện tập sống yêu thương quảng đại cách tiệm tiến cụ thể từng ngày.
Ban Mê Thuột
(CN VII TN C)
Khi nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến cụm từ “từ bi – hỉ xả”, nói đến Khổng giáo thì không thể không liên tưởng đến “trung dung – chính danh chính phận, nói đến Lão giáo thì phải nói đến “vô vi” còn khi nói đến Công Giáo thì người ta thường nhấn mạnh đến “công bình - bác ái”. Có thể nói đó là những nét đặc trưng của từng tôn giáo để người ta phân biệt. Đã từng hỏi bà con tín hữu rằng bác ái là gì thì dễ thường được câu trả lời là yêu thương. Tuy nhiên khi hỏi rằng nếu chỉ hiểu yêu thương theo nghĩa luân lý thì có khác gì tổ tiên ông cha dạy chúng ta “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thì chắc chắn còn đó nhiều tín hữu Kitô không thể trả lời cách rõ ràng và chính xác dĩ nhiên là cách tương đối mang tính khả tín.
Có thể trả lời không sợ sai lầm rằng bác ái là yêu thương nhau nhờ, trong, với và như Chúa đã yêu thương chúng ta, đặc biệt qua Đức Kitô, Con một Thiên Chúa đã làm người. Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII TN C mà Giáo hội cho trích đọc, cách riêng qua bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel quyển thứ nhất (1Sam 26, 2.7-9.12-13.22-23) và bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 6,27-38) trình bày tiến trình yêu thương cách cụ thể khởi đi từ mặt tiêu cực đến động thái tích cực.
-Yêu thương theo nghĩa tiêu cực là không làm hại tha nhân. Các triết gia và hiền giả xưa đã từng khuyên dạy điều này. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Khổng Tử); “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai” (Philô); “Những gì khiến anh bực bội bởi tay người khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho tha nhân” (Socrates). Ông Tobia cha cũng khuyên dạy cậu Tôbia con: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15).
Bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel tường thuật câu chuyện Đavít trong một tình huống thuận lợi tình cờ có thể giết chết Saolê nhưng ông đã không ra tay mặc dầu khi ấy Saolê đang lùng giết ông. Lý do mà Đavit đưa ra để ngăn không cho Abisai giết vua Saolê là vì Saolê là người đã được Thiên Chúa xức dầu.
-Yêu thương theo nghĩa tích cực là nỗ lực thực thi điều tốt, điều tốt nhất cho tha nhân theo khả năng và hoàn cảnh của mình bất kể họ là người thân hay kẻ lạ, là người dễ thương hay là đáng ghét, là người yêu thương mình hay là kẻ đang thù ghét mình và làm hại mình. Chúa Giêsu truyền dạy: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, và hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Để làm nổi rõ chân lý này Chúa Giêsu đã dùng lối nói ngoa ngữ nghĩa là nói quá đi như “ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6,1-27-30). Và lý do Chúa Giêsu đưa ra để đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương cách tích cực và đến cùng đó là vì tất cả mọi người dù là công chính hay tội nhân đều là con cái của Thiên Chúa, Đấng nhân hậu từ bi, là Cha toàn năng chí ái. Động thái yêu thương theo nghĩa tích cực này được tóm lại trong lề luật vàng mà Chúa Giêsu đã khẳng định là trọng tâm của mọi lề luật và lời các ngôn sứ: “Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31; x.Mt 78,12).
Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta có thể vượt qua tâm lý tự nhiên thường tình để yêu thương kẻ đang thù ghét chúng ta, để làm ơn cho những người đã hãm hại chúng ta cách bất công và vô cớ? Thiết nghĩ rằng chỉ có niềm tin được thể hiện qua việc rèn luyện nhân đức và cậy dựa vào ân sủng của Thiên Chúa đồng thời noi gương Chúa Giêsu để biết sống yêu thương đúng cách thế, phù hợp với từng đối tượng theo từng hoàn cảnh. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ bày tỏ tình yêu khi chửa lành người bệnh tật, động viên khích lệ người yếu đuối, cùng khổ, khi nhân hậu tha thứ người có tội biết khiêm nhu mà cả khi Người nghiêm khắc vạch trần những sai lầm của nhiều vị lãnh đạo trong Do Thái giáo hay cả vua Hêrôđê thì cũng là yêu thương họ muốn làm ơn cho họ.
Hội Thánh Công Giáo đã cụ thể hóa đạo yêu thương trong kinh “Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối – Thương linh hồn bảy mối”. Yêu thương không chỉ là biết cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống… mà còn phải biết răn bảo kẻ có tội, mở dạy kẻ mê muội… Vấn đề là chúng ta phải biết áp dụng mối yêu thương nào cho đối tượng nào, hoàn cảnh nào cho phù hợp với cả tấm lòng son. Để thực hiện lý tưởng này chắc chắn cần phải có sự xác tín và cảm nghiệm sâu xa về tình Cha trên trời được thể hiện qua Đấng làm người là Giêsu Kitô, đồng thời không thể thiếu sự luyện tập sống yêu thương quảng đại cách tiệm tiến cụ thể từng ngày.
Ban Mê Thuột
Đức Kitô bên trong
Lm Minh Anh
15:02 19/02/2025
ĐỨC KITÔ BÊN TRONG
“Anh em bảo Thầy là ai?”.
Một giọng rè rè gọi đến kho quân cụ của sư đoàn; người ấy muốn biết số lượng quân trang, quân dụng. Viên trực nói, “Chúng tôi còn 3 xe Jeep, 4 xe tăng, 500 súng trường và một tấn đạn. Chúng tôi cũng còn hai chiếc Cadillac dành cho các tướng béo!”. Im lặng. Sau đó, “Một cách riêng tư, anh biết tôi là ai không?” - “Không!”. “Tôi là đại tướng Westin!”; “Tướng quân, ông biết tôi là ai không?” - “Không!”; “Hẹn gặp lại, Béo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cuộc điện thoại thú vị đưa chúng ta về cuộc đối thoại của Tin Mừng hôm nay - dĩ nhiên - nghiêm túc hơn! Chúa Giêsu hỏi các môn đệ, “Anh em bảo Thầy là ai?” - một câu hỏi khó! Bởi lẽ, nó đặt câu hỏi về một ‘Đức Kitô bên trong’ mà chỉ trái tim mới có thể trả lời!
“Anh em bảo Thầy là ai?”. Với câu hỏi này, mỗi người chỉ có thể trả lời nó bằng cả đời sống; vì lẽ, phải sống nó, chiến đấu với nó và cam kết với nó! Câu hỏi ‘không xác định nhiều’ về Chúa Kitô, nhưng ‘xác định nhiều về người’ trả lời nó! Tôi đã có kinh nghiệm nào về Ngài? Cá nhân tôi đã học được gì nơi Ngài? Bởi lẽ, lịch sử của Ngài và lịch sử của tôi phải kết hợp với nhau để làm nên một chương duy nhất - ‘Ngài và tôi!’.
Vậy, nếu tôi không có gì nhiều để nói về Chúa Kitô - vì nội tâm của tôi bị lu mờ bởi vật chất và hơi hướng thế tục - thì tôi phải đưa câu hỏi về Ngài lên một cấp độ cao hơn, “Tôi là ai đối với Ngài?”. ‘Tôi là ai’ sẽ quyết định phần lớn đời sống cầu nguyện và cách cư xử thường ngày của tôi. ‘Đức Kitô bên trong’ chỉ được biết đến bởi những ai được Ngài mặc khải và sống trong ân sủng Ngài! Điều này sẽ không xảy ra theo cách tiếp cận đơn thuần khả giác - sáng lễ chiều kinh - cũng không diễn ra theo dòng chảy của các nghi lễ phụng vụ; nhưng Đức Kitô chỉ có thể được biết bằng một trải nghiệm cá nhân qua cầu nguyện, sống bác ái và qua việc kết hiệp với Ngài ‘trong từng hơi thở!’.
Vậy tại sao “Chúa Kitô là ai đối với tôi?” và “Tôi là ai đối với Chúa Kitô?” lại quan trọng đến thế? Quan trọng vì Ngài là mặc khải trọn vẹn ý định cứu độ của Chúa Cha, giao ước muôn đời của Cha. Và như thế “Cầu vồng”, dấu giao ước của Thiên Chúa thời Nôê - bài đọc một - là hình ảnh báo trước Đức Kitô, “Dấu Giao Ước” đời đời Chúa Cha dành cho con người! “Từ trời xanh Chúa đã nhìn xuống cõi trần!” - Thánh Vịnh đáp ca - mang ý nghĩa trong Đức Kitô, qua Đức Kitô, Thiên Chúa đoái thương cõi trần!
Anh Chị em,
“Anh em bảo Thầy là ai?”. Cho bạn và tôi, “Thầy là ai đối với con?”. Là những người được gọi, được sai đi; sao tôi vẫn vật vờ ươn ế? Là những người theo Chúa lâu năm - bị thói quen mài mòn - tôi đã đánh mất mặn nồng thuở ban đầu? Từng là sứ giả của hy vọng - nay chùn bước - tôi cần vực dậy bản thân để bắt đầu lại? Đúng thế! Chúa Kitô muốn trở thành ‘một Ai đó’ bên trong bạn và tôi; Ngài phải là trung tâm, điểm quy chiếu cho đời sống. Tắt một lời, Ngài muốn là tình yêu của tất cả mọi cuộc sống! Không quan tâm đến các ý kiến về mình, Ngài quan tâm ‘kích cỡ’ chỗ của Ngài trong tim mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì Chúa chiếm ngự toàn vẹn trái tim con! Từ đó, mọi tư tưởng, lời nói việc làm của con sinh ích cho tha nhân, cho thế giới… đều phát xuất từ Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Anh em bảo Thầy là ai?”.
Một giọng rè rè gọi đến kho quân cụ của sư đoàn; người ấy muốn biết số lượng quân trang, quân dụng. Viên trực nói, “Chúng tôi còn 3 xe Jeep, 4 xe tăng, 500 súng trường và một tấn đạn. Chúng tôi cũng còn hai chiếc Cadillac dành cho các tướng béo!”. Im lặng. Sau đó, “Một cách riêng tư, anh biết tôi là ai không?” - “Không!”. “Tôi là đại tướng Westin!”; “Tướng quân, ông biết tôi là ai không?” - “Không!”; “Hẹn gặp lại, Béo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cuộc điện thoại thú vị đưa chúng ta về cuộc đối thoại của Tin Mừng hôm nay - dĩ nhiên - nghiêm túc hơn! Chúa Giêsu hỏi các môn đệ, “Anh em bảo Thầy là ai?” - một câu hỏi khó! Bởi lẽ, nó đặt câu hỏi về một ‘Đức Kitô bên trong’ mà chỉ trái tim mới có thể trả lời!
“Anh em bảo Thầy là ai?”. Với câu hỏi này, mỗi người chỉ có thể trả lời nó bằng cả đời sống; vì lẽ, phải sống nó, chiến đấu với nó và cam kết với nó! Câu hỏi ‘không xác định nhiều’ về Chúa Kitô, nhưng ‘xác định nhiều về người’ trả lời nó! Tôi đã có kinh nghiệm nào về Ngài? Cá nhân tôi đã học được gì nơi Ngài? Bởi lẽ, lịch sử của Ngài và lịch sử của tôi phải kết hợp với nhau để làm nên một chương duy nhất - ‘Ngài và tôi!’.
Vậy, nếu tôi không có gì nhiều để nói về Chúa Kitô - vì nội tâm của tôi bị lu mờ bởi vật chất và hơi hướng thế tục - thì tôi phải đưa câu hỏi về Ngài lên một cấp độ cao hơn, “Tôi là ai đối với Ngài?”. ‘Tôi là ai’ sẽ quyết định phần lớn đời sống cầu nguyện và cách cư xử thường ngày của tôi. ‘Đức Kitô bên trong’ chỉ được biết đến bởi những ai được Ngài mặc khải và sống trong ân sủng Ngài! Điều này sẽ không xảy ra theo cách tiếp cận đơn thuần khả giác - sáng lễ chiều kinh - cũng không diễn ra theo dòng chảy của các nghi lễ phụng vụ; nhưng Đức Kitô chỉ có thể được biết bằng một trải nghiệm cá nhân qua cầu nguyện, sống bác ái và qua việc kết hiệp với Ngài ‘trong từng hơi thở!’.
Vậy tại sao “Chúa Kitô là ai đối với tôi?” và “Tôi là ai đối với Chúa Kitô?” lại quan trọng đến thế? Quan trọng vì Ngài là mặc khải trọn vẹn ý định cứu độ của Chúa Cha, giao ước muôn đời của Cha. Và như thế “Cầu vồng”, dấu giao ước của Thiên Chúa thời Nôê - bài đọc một - là hình ảnh báo trước Đức Kitô, “Dấu Giao Ước” đời đời Chúa Cha dành cho con người! “Từ trời xanh Chúa đã nhìn xuống cõi trần!” - Thánh Vịnh đáp ca - mang ý nghĩa trong Đức Kitô, qua Đức Kitô, Thiên Chúa đoái thương cõi trần!
Anh Chị em,
“Anh em bảo Thầy là ai?”. Cho bạn và tôi, “Thầy là ai đối với con?”. Là những người được gọi, được sai đi; sao tôi vẫn vật vờ ươn ế? Là những người theo Chúa lâu năm - bị thói quen mài mòn - tôi đã đánh mất mặn nồng thuở ban đầu? Từng là sứ giả của hy vọng - nay chùn bước - tôi cần vực dậy bản thân để bắt đầu lại? Đúng thế! Chúa Kitô muốn trở thành ‘một Ai đó’ bên trong bạn và tôi; Ngài phải là trung tâm, điểm quy chiếu cho đời sống. Tắt một lời, Ngài muốn là tình yêu của tất cả mọi cuộc sống! Không quan tâm đến các ý kiến về mình, Ngài quan tâm ‘kích cỡ’ chỗ của Ngài trong tim mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì Chúa chiếm ngự toàn vẹn trái tim con! Từ đó, mọi tư tưởng, lời nói việc làm của con sinh ích cho tha nhân, cho thế giới… đều phát xuất từ Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lòng Trắc Ẩn
Lm Vũđình Tường
21:05 19/02/2025
Hành động phát xuất do lòng trắc ẩn là hành động được hướng dẫn bởi tâm tình yêu mến. Một tâm hồn có lòng trắc ẩn, bác ái, yêu thương, là một tâm hồn sống rộng lượng, giầu thứ tha. Tấm lòng đó thích hướng về điều thiện, việc bác ái, lành thánh. Tấm lòng đó đón nhận khác biệt tư tưởng, í kiến, cách hành xử nhưng không thích xung khắc, đối nghịch. Với người có tính nóng nảy, ưa bạo hành, thì coi nhẹ xung khắc bị coi là yếu kém. Người có tính nóng nảy, cố chấp, bề ngoài tỏ ra hùng mạnh để che dấu nội tâm yếu nhược. Yếu nhược bởi người đó không tự chủ hành động mà để cho tính nóng nảy điều khiển tư cách. Con tim không bị ngoại cảnh chi phối là con tim lành mạnh, tràn đầy yêu thương. Nó dùng tình thương đối xử với tha nhân. Khi phải đối diện với hung hãn, nóng giận, con tim lành mạnh vẫn êm dịu, nhẹ nhàng, dùng tình thương giải quyết bất đồng, xung khắc. Con tim điều khiển cảm xúc; bắt nó nghe lời, dịu xuống, làm chủ hành động, tư cách xử thế cách êm thắm. Để có một nội tâm vững mạnh, làm chủ được mình và ngoại cảnh, con tim đó cần sức mạnh nội tâm. Tạo sức mạnh nội tâm, qua luyện tập. Cách luyện tập hữu hiệu nhất là siêng năng cầu nguyện. Ơn Chúa chỉ bảo, hướng dẫn, giúp con người suy nghĩ chín chắn, làm chủ tư tuởng và hành động. Đức Kitô dậy môn đệ thực hành trong cuộc sống bốn điểm. Thực hành bốn điểm trên hàng ngày để tha nhân nhận biết người đó là môn đệ Đức Kitô. Ba điểm đầu qui về hành động bác ái. Đó là (1) yêu mến kẻ thù và (2) không vui mừng khi kẻ làm hại mình gặp tai nạn, sự cố, và (3) chúc lành cho kẻ làm hại ta. Ơn lành ta nhận được từ Thiên Chúa và ta dùng chính ơn lành đó chúc lành cho người khác. Dùng chính ân sủng Chúa ban chia sẻ cho tha nhân. Để nhận ân sủng Chúa và thực hiện hữu hiệu điều Đức Kitô hướng dẫn, Kitô hữu cần siêng năng, chuyên cần thực hành điều thứ tư; đó là cầu nguyện. Cầu nguyện cho chính mình và cho tha nhân để con tim luôn qui hướng về tình yêu Chúa. Nguồn sống nội tâm chính là ơn Chúa và Chúa ban ơn qua lời ta nguyện xin.
Yêu mến kẻ thù có nghĩa là yêu mến con người đó nhưng không yêu mến hành động xấu, tàn bạo, ác độc của người đó. Người gây thù, tạo oán thường có một tâm hồn bất an, một con tim thù địch, một cuộc sống thiếu hạnh phúc thật. Vui khi thắng được người là niềm vui giả tạo bởi nó không mang lại bình an cho tâm hồn. Niềm vui chân thật luôn ban bình an cho tâm hồn. Vui giả tạo xoa dịu tự ái, giảm cơn nóng giận, thoả mãn tâm tính bực dọc. Con tim lành mạnh không bao giờ vui mừng trước đau khổ của tha nhân lvì niềm vui đó trái nghịch với tình yêu Đức Kitô trao ban. Yêu mến kẻ thù dù, mặc dù họ gây thù, tạo oán nhưng họ cũng là con cái Chúa.
Thứ đến, khi đối diện với đau khổ, buồn sầu, lo lắng, người có lòng nhân chạy đến cùng Thiên Chúa, bám chặt vào Ngài để nhận ơn che chở. Khi đau khổ, tai nạn xảy ra cho tha nhân, người có lòng nhân cảm thông, quan tâm đến đau thương, sầu khổ của người khác, và dâng lời cầu thay cho họ. Tỏ ra vui mừng khi kẻ thù gặp nạn là dấu chỉ của kiêu căng, tự phụ. Cho là Thiên Chúa phạt nhãn tiền kẻ có tội. Đây là một cám dỗ tai hại. Cám dỗ này xuất phát từ í tưởng kiêu ngạo bởi tự nhận mình là công chính và kết án kẻ thù không công chính. Trước Đấng tối cao, tất cả đều là tội nhân. Ít nhiều, trong đời ai cũng có lúc phạm tội, hoặc bằng tư tưởng, lời nói hay hành động. Điều khác biệt là tội ta chưa bị phơi bày ra ánh sáng. Ai che dấu được tội mình khi bị xét xử, đối diện trước Đấng Tối Cao. Chúc lành cho kẻ làm hại ta là con đường dẫn đến giao hoà. Đối phương từ chối giao hoà là chọn lựa của riêng họ; Kitô hữu có tâm tình giao hoà sẽ có được bình an nội tâm. Giao hoà là con đường dẫn đến nối kết, làm hoà cùng Thiên Chúa. Hoà giải trước hết là với chính mình, sau đó mới đến tha nhân. Cầu nguyện cho kẻ thù, nhờ ơn Chúa giúp họ nhìn lại cách hành xử với hy vọng tự nhận ra đúng sai. Sai trái biến đổi khi người đó nhận biết mình sai lầm; qua lời ta cầu xin, ơn Chúa xuống giúp người đó can đảm tự hối lỗi. Nhận lỗi cần sức mạnh nội tâm và sức mạnh nội tâm đến từ Thiên Chúa. Hoa trái của lời cầu xin là ơn Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp thay đổi tâm hồn, hoán cải lối sống và canh tân cuộc đời. Thiếu ơn Chúa xung khắc tồn tại.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ sống tốt lành, đặt căn bản trên giáo huấn của chính Đức Kitô. Thời gian tại thế, chính Đức Kitô sống thực hiện lối sống đó và mời gọi môn đệ bước theo con đường Ngài đã đi qua. Tốt lành theo kiểu thế gian thuộc về thế gian. Tốt lành theo gương Đức Kitô hướng dẫn thuộc về Thiên Chúa; đó là tha thứ không điều kiện. Làm như thế là biến hành động trần tục thành hành động lành thánh bởi hành động đó thúc đẩy bởi ơn thánh, Chúa ban qua cầu nguyện. Thành quả của hành động lành thánh có giá trị vĩnh cửu, tồn tại trên thiên quốc, vì điều đó thúc đẩy bởi ơn thánh Chúa và điều đó làm Sáng Danh Chúa giữa muôn dân.
Ta xin ơn sức mạnh nội tâm để sống bác ái, yêu thương.
TiengChuong.org
Yêu mến kẻ thù có nghĩa là yêu mến con người đó nhưng không yêu mến hành động xấu, tàn bạo, ác độc của người đó. Người gây thù, tạo oán thường có một tâm hồn bất an, một con tim thù địch, một cuộc sống thiếu hạnh phúc thật. Vui khi thắng được người là niềm vui giả tạo bởi nó không mang lại bình an cho tâm hồn. Niềm vui chân thật luôn ban bình an cho tâm hồn. Vui giả tạo xoa dịu tự ái, giảm cơn nóng giận, thoả mãn tâm tính bực dọc. Con tim lành mạnh không bao giờ vui mừng trước đau khổ của tha nhân lvì niềm vui đó trái nghịch với tình yêu Đức Kitô trao ban. Yêu mến kẻ thù dù, mặc dù họ gây thù, tạo oán nhưng họ cũng là con cái Chúa.
Thứ đến, khi đối diện với đau khổ, buồn sầu, lo lắng, người có lòng nhân chạy đến cùng Thiên Chúa, bám chặt vào Ngài để nhận ơn che chở. Khi đau khổ, tai nạn xảy ra cho tha nhân, người có lòng nhân cảm thông, quan tâm đến đau thương, sầu khổ của người khác, và dâng lời cầu thay cho họ. Tỏ ra vui mừng khi kẻ thù gặp nạn là dấu chỉ của kiêu căng, tự phụ. Cho là Thiên Chúa phạt nhãn tiền kẻ có tội. Đây là một cám dỗ tai hại. Cám dỗ này xuất phát từ í tưởng kiêu ngạo bởi tự nhận mình là công chính và kết án kẻ thù không công chính. Trước Đấng tối cao, tất cả đều là tội nhân. Ít nhiều, trong đời ai cũng có lúc phạm tội, hoặc bằng tư tưởng, lời nói hay hành động. Điều khác biệt là tội ta chưa bị phơi bày ra ánh sáng. Ai che dấu được tội mình khi bị xét xử, đối diện trước Đấng Tối Cao. Chúc lành cho kẻ làm hại ta là con đường dẫn đến giao hoà. Đối phương từ chối giao hoà là chọn lựa của riêng họ; Kitô hữu có tâm tình giao hoà sẽ có được bình an nội tâm. Giao hoà là con đường dẫn đến nối kết, làm hoà cùng Thiên Chúa. Hoà giải trước hết là với chính mình, sau đó mới đến tha nhân. Cầu nguyện cho kẻ thù, nhờ ơn Chúa giúp họ nhìn lại cách hành xử với hy vọng tự nhận ra đúng sai. Sai trái biến đổi khi người đó nhận biết mình sai lầm; qua lời ta cầu xin, ơn Chúa xuống giúp người đó can đảm tự hối lỗi. Nhận lỗi cần sức mạnh nội tâm và sức mạnh nội tâm đến từ Thiên Chúa. Hoa trái của lời cầu xin là ơn Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp thay đổi tâm hồn, hoán cải lối sống và canh tân cuộc đời. Thiếu ơn Chúa xung khắc tồn tại.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ sống tốt lành, đặt căn bản trên giáo huấn của chính Đức Kitô. Thời gian tại thế, chính Đức Kitô sống thực hiện lối sống đó và mời gọi môn đệ bước theo con đường Ngài đã đi qua. Tốt lành theo kiểu thế gian thuộc về thế gian. Tốt lành theo gương Đức Kitô hướng dẫn thuộc về Thiên Chúa; đó là tha thứ không điều kiện. Làm như thế là biến hành động trần tục thành hành động lành thánh bởi hành động đó thúc đẩy bởi ơn thánh, Chúa ban qua cầu nguyện. Thành quả của hành động lành thánh có giá trị vĩnh cửu, tồn tại trên thiên quốc, vì điều đó thúc đẩy bởi ơn thánh Chúa và điều đó làm Sáng Danh Chúa giữa muôn dân.
Ta xin ơn sức mạnh nội tâm để sống bác ái, yêu thương.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sắp xếp lại hy vọng
Vũ Văn An
13:53 19/02/2025

Kathryn Jean Lopez, trên National Review, ngày 17 tháng 2 năm 2025, bình luận rằng Donald Trump đã khiến các nhà bình luận nói tiếng Latinh. Có lẽ điều này không nằm trong danh sách dự đoán của bạn cho chính quyền Trump thứ hai. Tuy nhiên, những bình luận mà Phó Tổng thống JD Vance đưa ra về trật tự của tình yêu — ordo amoris — trong một cuộc phỏng vấn với Sean Hannity đã thổi hồn vào ngôn ngữ "chết". Nhưng chúng ta có lời cầu nguyện nào cho sự ân sủng bona fide (nhờ thiện chí) sẽ đến không?
“Bạn yêu gia đình mình, rồi bạn yêu hàng xóm, rồi bạn yêu cộng đồng của mình,” Vance nói, “và rồi bạn yêu những người đồng hương ở đất nước của mình, rồi sau đó, bạn có thể tập trung và ưu tiên phần còn lại của thế giới.” Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí của bạn trước khi giúp hàng xóm đeo mặt nạ của họ. Điều đó thực tế và khôn ngoan. Chúng ta đang gặp rắc rối về tình hình nhập cư, bao gồm cả trẻ em mất tích. Đó không phải là yêu thương bất kỳ ai. Vance không nói bất cứ điều gì mà chúng ta chưa biết — sàn nhà đã sụp đổ, chúng ta phải củng cố nền móng.
Đức Giáo Hoàng đã gửi một lời chúc Valentine vô tình đến giới truyền thông Hoa Kỳ để đáp lại: “Ordo amoris thực sự cần được thúc đẩy là điều mà chúng ta khám phá ra bằng cách liên tục suy gẫm về dụ ngôn ‘Người Samaritanô nhân hậu’, tức là bằng cách suy gẫm về tình yêu xây dựng nên tình anh em mở ra cho tất cả mọi người, không trừ ai”.
Đầu tháng này, Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng giám mục New York, đã gửi đơn từ chức bắt buộc cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào sinh nhật lần thứ 75 của ngài. ĐHY Dolan có thể vẫn tại vị trong thời gian tới. Có lẽ điều đó có thể cho phép móc nối thêm sự thận trọng và quyền lực trong các cuộc diễn ngôn công khai hoặc riêng tư giữa các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Vance. (Nếu Đức Giáo Hoàng vẫn giữ nguyên việc chỉ định người kế nhiệm Dolan, thì đó có vẻ là một bài tập về nhà làm rõ ràng từ Rome.)
Ngay sau khi ĐHY Dolan được điều đến New York, một cuộc phỏng vấn dài bằng một cuốn sách đã được xuất bản, A People Hope. “Cuối cùng, cách chúng ta phản ảnh hy vọng thường đến từ con người chúng ta hơn là những gì chúng ta làm”, ngài nói với nhà báo John Allen. Vance có thể tự tin vì ông muốn trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, nhưng nếu ông quan tâm đến bản chất của cách diễn đạt tiếng Latinh đó nhiều như lòng nhiệt thành của một người trở lại đạo có thể gợi ý, thì ông đang nêu ra những xem xét vốn đi trước và vượt qua lòng trung thành và liên minh đảng phái.
“Thông điệp hy vọng của chúng tôi đôi khi chỉ đơn giản là cách chúng tôi thể hiện, chúng tôi là ai,” ĐHY Dolan nói. “Nếu mọi người có thể thấy rằng, giữa bất cứ điều gì bạn đang trải qua, bạn vẫn có vẻ phản ảnh được cảm thức đức tin, sự an toàn, cảm thức thanh thản và vui vẻ, tôi nghĩ rằng điều đó đạt được nhiều hơn bất cứ bài giảng hay chuyên luận nào.” Hoặc hơn bất cứ cuộc phỏng vấn nào của Fox News.
Phó tổng thống tham gia một chương trình phát sóng vào Chúa Nhật và đưa ra lời cáo buộc về bộ máy hành chính giáo hội và quan hệ đối tác với chính phủ, và các giám mục đã lấp đầy một số khoảng trống mà sự chỉ trích (thô tục, vị Hồng Y nói trong sự thất vọng) không cho phép. Vance đưa ra một tuyên bố rộng hơn và nhận được câu trả lời của Đức Giáo Hoàng. Mọi người đều cần cơ hội để hít thở sâu, và tất cả đều đáng giá hơn một lời cầu nguyện — vì chúng ta đang nói về cuộc sống và tâm hồn con người (và, vâng, của các chính trị gia và giám mục, nhiều như bất cứ ai khác).
Nhìn xa trông rộng — làm điều gì đó khác biệt và nhiều hơn là phản ứng — chắc chắn sẽ đòi hỏi sự duyên dáng. Peggy Noonan đã viết trong cuốn sách Patriotic Grace: What It Is and Why We Need It Now (2008): “Điều chúng ta cần nhất ngay bây giờ, tại thời điểm này, là một loại ân sủng yêu nước — một ân sủng có tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt được khoảnh khắc chúng ta đang ở, đưa ra cách giải quyết và tránh xa sự thao túng và rẻ tiền về mặt chính trị. Điều đó thừa nhận tình cảm và sự tôn trọng. Điều đó khuyến khích họ. Điều đó thừa nhận rằng những điều nhỏ nhặt chia rẽ chúng ta không đáng để nói đến; điều đó đồng ý rằng những điều có thể làm để giảm bớt căng thẳng mà chúng ta cảm thấy với tư cách là một quốc gia nên được khuyến khích, trong khi những điều khuyến khích sự gắn kết của chúng ta với tư cách là một quốc gia nên được hỗ trợ.”
Nhưng vấn đề ở đây là: TÔN TRỌNG? Bạn có thể tôn trọng — chưa nói đến tình âu yếm — đối với bất cứ khía cạnh nào của Donald Trump hay của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay JD Vance hay các giám mục Công Giáo hay bất cứ ai trong số những người mà bạn khinh thường hoặc làm mất tinh thần không? Bởi vì chính trong sự giải thoát khỏi việc đã biết câu trả lời cho mọi câu hỏi mà có thể có chỗ cho ân sủng hoạt động. Nó sẽ không đến từ một trò chơi bóng bàn bất tận ồm những lời buộc tội, biện hộ và diễn đạt đạo đức. Nó đòi hỏi phải tránh xa bình luận sau trận đấu và cho rằng có một số mong muốn thiện chí với những người mà chúng ta không biết hoặc đã quyết định mạnh mẽ rằng chúng ta không đồng ý.
Năm nay là năm cử hành năm thánh trong Giáo Hội Công Giáo La Mã. Khi công bố năm hy vọng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng chúng ta sẽ sống một cuộc sống giống như tham gia vào một điều gì đó lớn lao hơn nếu, ngài viết, chúng ta mở lòng "với ân sủng của Chúa" và "được tiếp thêm sức mạnh bởi hy vọng liên tục được đổi mới và xác nhận bởi hoạt động của Chúa Thánh Thần". Chúng ta có những người tin tưởng trong cuộc trò chuyện — ngay cả khi có phần vượt qua nhau. Liệu chính trị có thể tạo chỗ cho Chúa Thánh Thần không — hoặc ít nhất là một sự hướng dẫn thần thiêng vốn không tán thành các cương lĩnh chan cử hoặc các sắc lệnh hành pháp. Nó có thể nhắc nhở chúng ta về những người đã từng là ai trước khi có chính trị truyền hình thực tế và chúng ta muốn và cần trở thành ai — bao gồm cả những người ở đây bất hợp pháp, một số người trong số họ đã bị lừa dối và lạm dụng một cách khủng khiếp. Có lẽ ngay cả chúng ta, những người Mỹ — vào đêm trước sinh nhật lần thứ 250 của chính mình — vẫn còn hy vọng về hy vọng. Đức Phanxicô, PTT Vance, ĐHY Dolan... họ/chúng ta có lẽ đều có một lời cầu nguyện tương tự. Oremus [chúng ta hãy cầu nguyện]. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ân sủng yêu nước và những phép lạ mà tình yêu, bất kể theo thứ tự nào, đều có thể thực hiện.
Các giám mục Hoa Kỳ kiện chính quyền Trump vì lệnh đóng băng tài trợ
Vũ Văn An
14:22 19/02/2025

Tác giả: John Lavenburg, trên tạp chí Crux ngày 19 tháng 2 năm 2025, tường trình rằng : Trích dẫn việc vi phạm nhiều luật và thẩm quyền của Quốc hội trong việc kiểm soát chi tiêu của chính phủ theo quy định của Hiến pháp, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kiện chính quyền Trump vì lệnh dừng tài trợ tái định cư người tị nạn.
“Trong nhiều thập niên, chính phủ Hoa Kỳ đã chọn tiếp nhận người tị nạn và chuyển giao trách nhiệm theo luật định của mình trong việc cung cấp hỗ trợ tái định cư cho những người tị nạn này cho các tổ chức phi lợi nhuận như Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ”, đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Quận Hoa Kỳ tại Quận Columbia vào ngày 18 tháng 2 nêu rõ. “Nhưng hiện tại, sau khi những người tị nạn đã đến và được Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ chăm sóc, chính phủ đang cố gắng rút tấm thảm ra khỏi các chương trình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ bằng cách ngừng tài trợ”.
Các giám mục Hoa Kỳ hiện đã tham gia vào danh sách dài các tiểu bang, tổ chức và các thực thể khác đã kiện chính quyền Trump về nhiều lệnh đóng băng tài trợ liên bang được thực hiện thông qua lệnh hành pháp. Có liên quan đến vụ kiện Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ là quyết định đình chỉ tài trợ cho việc tái định cư người tị nạn của Bộ Ngoại giao vào ngày 24 tháng 1.
Việc đình chỉ này đã buộc Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ phải sa thải năm mươi nhân viên khỏi văn phòng Dịch vụ Di trú và Người tị nạn, chiếm hơn một nửa số nhân viên tái định cư người tị nạn của văn phòng. Theo đơn kiện, nó cũng khiến 6,758 người tị nạn được phân công cho Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ - những người vẫn còn trong thời gian chuyển tiếp 90 ngày tại thời điểm đình chỉ - rơi vào tình trạng bấp bênh vì họ có thể sớm bị cắt hỗ trợ.
Ngoài ra, đơn kiện nêu rõ rằng Bộ Ngoại giao đã từ chối hoàn trả cho Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ hàng triệu đô la cho công việc đã hoàn thành trước ngày 24 tháng 1 "mà không có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ khoản hoàn trả nào trong tương lai sẽ được thanh toán hoặc chương trình sẽ được tiếp tục".
Theo đơn kiện, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ hiện đang chờ khoảng 13 triệu đô la tiền hoàn trả chưa thanh toán và hiện đang nợ thêm 11.6 triệu đô la cho các đơn vị thụ hưởng phụ mà đơn vị này không thể hoàn trả, đơn kiện lưu ý rằng "những con số này sẽ tiếp tục tăng thêm hàng triệu đô la mỗi tuần khi việc Đình chỉ Tài trợ cho Người tị nạn vẫn có hiệu lực".
"[Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ] phải đối đầu với thiệt hại không thể khắc phục được đối với các chương trình tái định cư người tị nạn lâu đời của mình cũng như danh tiếng và mối quan hệ của mình với các đơn vị thụ hưởng phụ và nhóm dân số người tị nạn mà đơn vị này phục vụ", đơn kiện nêu rõ. “Việc Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ không thể hoàn trả cho các tổ chức đối tác của mình, ngược lại, đã khiến một số tổ chức đó phải sa thải nhân viên và có thể yêu cầu họ ngừng cung cấp viện trợ nhà ở, thực phẩm và tái định cư để hỗ trợ người tị nạn”.
Một cách chuyên biệt, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kiện Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio, Cục Dân số, Người tị nạn và Di cư; Phó Trợ lý Bộ trưởng Chính của Cục Jennifer Davis, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Robert F. Kennedy, Jr.
Vụ kiện là động thái leo thang mới nhất trong cuộc khẩu chiến dai dẳng về vấn đề nhập cư giữa các giám mục Hoa Kỳ và chính quyền Trump. Vào cuối tháng 1, Phó Tổng thống JD Vance, một người trở lại đạo Công Giáo, đã đặt câu hỏi trên chương trình tin tức Chúa Nhật Face the Nation của CBS rằng liệu các giám mục Hoa Kỳ có lo lắng về các vấn đề nhân đạo hay lợi nhuận ròng của họ khi nhắc đến đến hàng triệu đô la mà họ nhận được từ chính phủ liên bang hàng năm cho các nỗ lực tái định cư người tị nạn của họ hay không.
Bình luận này đã nhận được phản hồi nhanh chóng từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, bảo vệ công việc của mình. Theo Vance, hội đồng đã nhận được hơn 100 triệu đô la từ chính phủ liên bang với tư cách là nhà thầu tái định cư vào cả năm 2022 và 2023, theo báo cáo tài chính đã công bố của hội đồng. Tuy nhiên, hồ sơ cho thấy rằng mỗi năm, hội đồng thực sự đã chi nhiều hơn số tiền nhận được từ chính phủ liên bang cho các nỗ lực tái định cư người tị nạn, khiến bình luận của Vance có phần không chính xác.
Vụ kiện nhấn mạnh điều đó.
"Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ chi nhiều hơn cho việc tái định cư người tị nạn mỗi năm so với số tiền nhận được từ chính phủ liên bang, nhưng không thể duy trì các chương trình của mình nếu không có hàng triệu đô la tiền tài trợ của liên bang tạo nền tảng cho quan hệ đối tác công tư này", vụ kiện nêu rõ.
Đối với Năm tài chính 2025, diễn ra từ ngày 1 tháng 10 năm 2024 đến ngày 30 tháng 9 năm 2025, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ có hai thỏa thuận hợp tác với chính phủ liên bang trị giá khoảng 65 triệu đô la cho việc tái định cư người tị nạn ban đầu, theo vụ kiện.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã hợp tác với chính phủ liên bang về vấn đề tái định cư người tị nạn kể từ khi Đạo luật Người tị nạn năm 1980 được thông qua. Ngày nay, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ điều hành chương trình tái định cư người tị nạn phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ, đã cung cấp dịch vụ tái định cư cho hơn 930,000 người tị nạn, theo ghi chú trong đơn kiện.
Gương anh dũng của cha Martin Ye Naing Win Tôi chỉ quỳ gối trước Thiên Chúa
Thanh Quảng sdb
16:52 19/02/2025
Gương anh dũng của cha Martin Ye Naing Win "Tôi chỉ quỳ gối trước Thiên Chúa”

Thanh Quảng sdb - Paolo Affatato
Mandalay (Agenzia Fides) - Vào tối ngày 14 tháng 2, khi một đội biệt kích gồm mười người đàn ông có vũ trang đến nhà xứ của Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở làng Kangyi Taw (thuộc quận Shwe Bo của vùng Sagaing), Cha Donald Martin Ye Naing Win, một linh mục 44 tuổi của Tổng giáo phận Mandalay, đã dũng cảm đối đầu với mười dân quân đe dọa ngài.
Đầu tiên, họ hăm đe hai người phụ nữ, giáo viên và nhân viên giáo xứ, những người đang ở trong khuôn viên nhà thờ và đang giúp linh mục tổ chức các lớp giáo lý cho các em của khoảng 40 gia đình Công Giáo trong giáo xứ. Ở vùng Sagaing, nơi bị ảnh hưởng bởi các cuộc đụng độ giữa quân đội Myanmar và lực lượng kháng chiến, hệ thống nhà nước đã sụp đổ, không có dịch vụ công cộng và giáo dục ngoại trừ các sáng kiến tự phát của các giáo xứ.
Chính hai người phụ nữ có mặt tại các sự kiện và hiện đang ở một nơi được bảo vệ vì lý do an toàn đã kể lại chi tiết về vụ việc. Lời khai của họ, mà Fides đã nhận được, được gửi đến Bộ Tư pháp của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) lưu vong, nơi Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) phụ thuộc, kiểm soát lãnh thổ ở cái gọi là "khu vực giải phóng", tức là những khu vực do lực lượng đối lập chiếm giữ từ chính quyền quân sự.
Hai người phụ nữ cho hay: Những người đàn ông tấn công Cha Donald, ở trong tình trạng tâm thần bất thường rõ ràng, bị ảnh hưởng bởi rượu hoặc ma túy. Họ đến từ ngôi làng bên cạnh. Không rõ tại sao họ lại tấn công vị linh mục một cách bạo lực như vậy, người thủ lĩnh đã ra lệnh bắt cha quỳ gối. Cha Donald đã trả lời với sự dịu dàng và bình yên nội tâm đặc trưng của một linh mục: "Tôi chỉ quỳ gối trước Thiên Chúa". Và sau đó, ngài tiếp tục nói một cách nhẹ nhàng: "Tôi có thể làm gì cho ông? Có vấn đề gì chúng ta cần thảo luận?".
Một trong những người đàn ông đáp lại lời ngài bằng cách đâm ngài từ phía sau bằng một con dao găm vẫn còn trong vỏ. Tuy nhiên, bằng vũ khí này, ông đã vô tình đâm trúng vị thủ lĩnh của nhóm vũ trang. Tên cầm đầu, lúc này đã say xỉn và tức giận với Cha Donald, rút dao ra và tức giận tấn công vị linh mục, đâm liên tiếp vào người và cổ ngài một cách dã man. Cha Donald không thốt ra một lời hay phàn nàn. Ngài chịu đựng sự bạo lực vô nghĩa mà không phản ứng, giống như một người vô tội, "như một con chiên bị đưa đến lò mổ", như các nhân chứng tường thuật. Những người đàn ông khác đứng đó và chứng kiến vụ giết cha. Những cú đánh liên tiếp vào cổ họng gần như cắt đứt đầu khỏi cơ thể, chìm trong một vũng máu. Sau khi giết cha xong, họ rời khỏi hiện trường.
Những người phụ nữ đã báo động và gọi dân làng, những người trong cơn sốc và nước mắt đã mang thi thể của cha đi. Sau đó, những người lính của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân đã được báo động, họ đã truy tìm và bắt giữ những kẻ tấn công. Lời khai của hai người phụ nữ đã được ghi âm và gửi đến Chính phủ Thống nhất Quốc gia, cơ quan này nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng họ "vô cùng đau buồn trước vụ sát hại Cha Donald Martin, một linh mục đến từ Mandalay" và "cam kết sẽ trừng phạt những kẻ giết người theo luật pháp".
"Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) của quận Shwebo đã bắt giữ mười nghi phạm cùng ngày" và bắt đầu các cuộc điều tra. "Những người bị cáo buộc thuộc một nhóm phòng vệ địa phương", văn bản cho hay. "Vì đã biết rằng họ thuộc lực lượng vũ trang, Chính phủ Thống nhất Quốc gia và Bộ Quốc phòng sẽ có hành động pháp lý", áp dụng luật do quân đội quy định. "Chính phủ Thống nhất Quốc gia", tuyên án mạnh mẽ các cuộc tấn công vào dân thường, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, của bất kỳ tổ chức nào".
Như Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho hay, tại các khu vực do lực lượng kháng chiến kiểm soát - tạo thành một loại "nhà nước song song" - "không có khuôn khổ pháp lý chắc chắn nào để hướng dẫn quản trị, hành chính và lập pháp". Ở một số vùng giải phóng, “có một hệ thống tư pháp với các thẩm phán quận thiết lập một thủ tục và trong một số trường hợp, áp dụng khuôn khổ pháp lý của riêng họ”.

Mặt khác, trong bối cảnh hiện tại, rất khó để soạn thảo và thực hiện luật hoàn toàn mới, vì vậy ở nhiều vùng được giải phóng, luật quốc gia vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, đang có những nỗ lực để thực thi các luật "phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế" do quân đội ban hành và sửa đổi cho Myanmar trong những năm gần đây, tập trung vào các luật do các chính quyền quân sự liên tiếp của đất nước này ban hành "trao cho chính quyền quyền lực quá mức và hình phạt không cân xứng". AAPP chỉ ra nhu cầu về "cải cách tư pháp toàn diện" và "hệ thống công bằng và chính trực" trong đó không có cơ quan nào (thẩm phán, cơ quan hành chính, cảnh sát địa phương và các nhóm vũ trang khác), bất kể địa vị của họ, "được đứng trên luật pháp".
Trong khi đó, bất kỳ ai bị buộc tội phạm tội đều phải có cơ hội tự bào chữa. Hiện tại, ở các vùng được giải phóng, một thẩm phán quận có thẩm quyền áp dụng án tử hình. Nếu bị cáo bị kết án tử hình, trên thực tế, họ không có quyền kháng cáo.
(Agenzia Fides, 19/2/2025)

Thanh Quảng sdb - Paolo Affatato
Mandalay (Agenzia Fides) - Vào tối ngày 14 tháng 2, khi một đội biệt kích gồm mười người đàn ông có vũ trang đến nhà xứ của Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở làng Kangyi Taw (thuộc quận Shwe Bo của vùng Sagaing), Cha Donald Martin Ye Naing Win, một linh mục 44 tuổi của Tổng giáo phận Mandalay, đã dũng cảm đối đầu với mười dân quân đe dọa ngài.
Đầu tiên, họ hăm đe hai người phụ nữ, giáo viên và nhân viên giáo xứ, những người đang ở trong khuôn viên nhà thờ và đang giúp linh mục tổ chức các lớp giáo lý cho các em của khoảng 40 gia đình Công Giáo trong giáo xứ. Ở vùng Sagaing, nơi bị ảnh hưởng bởi các cuộc đụng độ giữa quân đội Myanmar và lực lượng kháng chiến, hệ thống nhà nước đã sụp đổ, không có dịch vụ công cộng và giáo dục ngoại trừ các sáng kiến tự phát của các giáo xứ.
Chính hai người phụ nữ có mặt tại các sự kiện và hiện đang ở một nơi được bảo vệ vì lý do an toàn đã kể lại chi tiết về vụ việc. Lời khai của họ, mà Fides đã nhận được, được gửi đến Bộ Tư pháp của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) lưu vong, nơi Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) phụ thuộc, kiểm soát lãnh thổ ở cái gọi là "khu vực giải phóng", tức là những khu vực do lực lượng đối lập chiếm giữ từ chính quyền quân sự.
Hai người phụ nữ cho hay: Những người đàn ông tấn công Cha Donald, ở trong tình trạng tâm thần bất thường rõ ràng, bị ảnh hưởng bởi rượu hoặc ma túy. Họ đến từ ngôi làng bên cạnh. Không rõ tại sao họ lại tấn công vị linh mục một cách bạo lực như vậy, người thủ lĩnh đã ra lệnh bắt cha quỳ gối. Cha Donald đã trả lời với sự dịu dàng và bình yên nội tâm đặc trưng của một linh mục: "Tôi chỉ quỳ gối trước Thiên Chúa". Và sau đó, ngài tiếp tục nói một cách nhẹ nhàng: "Tôi có thể làm gì cho ông? Có vấn đề gì chúng ta cần thảo luận?".
Một trong những người đàn ông đáp lại lời ngài bằng cách đâm ngài từ phía sau bằng một con dao găm vẫn còn trong vỏ. Tuy nhiên, bằng vũ khí này, ông đã vô tình đâm trúng vị thủ lĩnh của nhóm vũ trang. Tên cầm đầu, lúc này đã say xỉn và tức giận với Cha Donald, rút dao ra và tức giận tấn công vị linh mục, đâm liên tiếp vào người và cổ ngài một cách dã man. Cha Donald không thốt ra một lời hay phàn nàn. Ngài chịu đựng sự bạo lực vô nghĩa mà không phản ứng, giống như một người vô tội, "như một con chiên bị đưa đến lò mổ", như các nhân chứng tường thuật. Những người đàn ông khác đứng đó và chứng kiến vụ giết cha. Những cú đánh liên tiếp vào cổ họng gần như cắt đứt đầu khỏi cơ thể, chìm trong một vũng máu. Sau khi giết cha xong, họ rời khỏi hiện trường.
Những người phụ nữ đã báo động và gọi dân làng, những người trong cơn sốc và nước mắt đã mang thi thể của cha đi. Sau đó, những người lính của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân đã được báo động, họ đã truy tìm và bắt giữ những kẻ tấn công. Lời khai của hai người phụ nữ đã được ghi âm và gửi đến Chính phủ Thống nhất Quốc gia, cơ quan này nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng họ "vô cùng đau buồn trước vụ sát hại Cha Donald Martin, một linh mục đến từ Mandalay" và "cam kết sẽ trừng phạt những kẻ giết người theo luật pháp".
"Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) của quận Shwebo đã bắt giữ mười nghi phạm cùng ngày" và bắt đầu các cuộc điều tra. "Những người bị cáo buộc thuộc một nhóm phòng vệ địa phương", văn bản cho hay. "Vì đã biết rằng họ thuộc lực lượng vũ trang, Chính phủ Thống nhất Quốc gia và Bộ Quốc phòng sẽ có hành động pháp lý", áp dụng luật do quân đội quy định. "Chính phủ Thống nhất Quốc gia", tuyên án mạnh mẽ các cuộc tấn công vào dân thường, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, của bất kỳ tổ chức nào".
Như Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho hay, tại các khu vực do lực lượng kháng chiến kiểm soát - tạo thành một loại "nhà nước song song" - "không có khuôn khổ pháp lý chắc chắn nào để hướng dẫn quản trị, hành chính và lập pháp". Ở một số vùng giải phóng, “có một hệ thống tư pháp với các thẩm phán quận thiết lập một thủ tục và trong một số trường hợp, áp dụng khuôn khổ pháp lý của riêng họ”.

Mặt khác, trong bối cảnh hiện tại, rất khó để soạn thảo và thực hiện luật hoàn toàn mới, vì vậy ở nhiều vùng được giải phóng, luật quốc gia vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, đang có những nỗ lực để thực thi các luật "phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế" do quân đội ban hành và sửa đổi cho Myanmar trong những năm gần đây, tập trung vào các luật do các chính quyền quân sự liên tiếp của đất nước này ban hành "trao cho chính quyền quyền lực quá mức và hình phạt không cân xứng". AAPP chỉ ra nhu cầu về "cải cách tư pháp toàn diện" và "hệ thống công bằng và chính trực" trong đó không có cơ quan nào (thẩm phán, cơ quan hành chính, cảnh sát địa phương và các nhóm vũ trang khác), bất kể địa vị của họ, "được đứng trên luật pháp".
Trong khi đó, bất kỳ ai bị buộc tội phạm tội đều phải có cơ hội tự bào chữa. Hiện tại, ở các vùng được giải phóng, một thẩm phán quận có thẩm quyền áp dụng án tử hình. Nếu bị cáo bị kết án tử hình, trên thực tế, họ không có quyền kháng cáo.
(Agenzia Fides, 19/2/2025)
Các nguồn tin cho biết Đức Giáo Hoàng có tiến triển dù được chẩn đoán bệnh viêm phổi
Đặng Tự Do
17:07 19/02/2025
Thứ trưởng của Bộ Văn hóa và Giáo dục Vatican, Cha Antonio Spadaro, một linh mục dòng Tên người Ý, đã mạnh mẽ bác bỏ tin tức trên các phương tiện truyền thông Ý cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã qua đời.
Nói chuyện với kênh truyền hình Ý TV2000, là kênh truyền hình chính thức của các giám mục Ý, Cha Spadaro cho biết đúng là Đức Thánh Cha Phanxicô đã lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân trong bệnh viện Gemelli, nhưng điều đó không có nghĩa là ngài sắp qua đời.
Tờ Crux có bài tường trình nhan đề “Pope improving despite pneumonia diagnosis, sources say”, nghĩa là “Các nguồn tin cho biết Đức Giáo Hoàng có tiến triển dù được chẩn đoán bệnh viêm phổi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Bất chấp chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi cả hai bên vào đêm thứ Ba, các nguồn tin thân cận với Đức Giáo Hoàng và những phụ tá thân cận của ngài cho biết mặc dù tình trạng của ngài rất nghiêm trọng, ngài không gặp nguy hiểm đến tính mạng và đang trong quá trình hồi phục.
Các nguồn tin thân cận với Đức Giáo Hoàng đã xác nhận với tờ Crux rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân khi đang ở bệnh viện. Họ cho biết đây là điều bình thường trong hoàn cảnh này và không có nghĩa là ngài sắp chết.
Nguồn tin cho biết các báo cáo của phương tiện truyền thông cho biết Giáo hoàng đang cận kề cái chết là phóng đại, và mặc dù ngài dự kiến sẽ phải nằm bệnh viện trong một thời gian dài, nhưng tình hình sức khỏe của ngài đang dần hồi phục.
Những vị khác thân cận với Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra những nhận xét tương tự. Các phóng viên khác, cho biết tình trạng của Đức Giáo Hoàng vẫn ổn định trong suốt thời gian nằm viện, và đang đáp ứng với việc điều trị.
Cha Antonio Spadaro, một linh mục dòng Tên người Ý, một phụ tá thân cận của Đức Giáo Hoàng, người tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong mọi chuyến công du nước ngoài và là thứ trưởng của Bộ Văn hóa và Giáo dục Vatican, đã đưa ra những tuyên bố tương tự với kênh truyền hình Ý TV2000, kênh truyền hình chính thức của các giám mục Ý.
Theo Cha Spadaro, Đức Giáo Hoàng “ổn định, họ đã tìm ra vấn đề, vấn đề nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn và do đó họ đang áp dụng liệu pháp có vẻ hiệu quả”.
“Vì vậy, tình hình của Đức Giáo Hoàng không xấu đi, như tôi thường thấy trong những giờ này, ngài không bị sốt, và hôm qua ngài đã gọi điện đến giáo xứ ở Gaza,” vị linh mục nói, và phàn nàn một số báo cáo gần đây cho rằng Đức Giáo Hoàng đang hấp hối. Ngài mạnh mẽ phản bác một số phương tiện truyền thông Ý đã đi xa đến mức loan tin Đức Thánh Cha đã qua đời.
“Đức Giáo Hoàng đang bị nhốt trong phòng bệnh, và tôi nghĩ rằng điều đó thật khủng khiếp đối với ngài, nhưng điều đó thực sự cần thiết và chúng tôi cầu chúc ngài sớm bình phục”, Cha Spadaro cho biết.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện đến giáo xứ Thánh Gia ở Gaza hoặc gửi tin nhắn cho cha xứ, Cha Gabriele Romanelli, mỗi đêm khi ngài nằm viện.
Ngài đã nhập viện vào thứ sáu để điều trị chứng viêm phế quản dai dẳng khiến ngài bị khó thở và gặp khó khăn khi đọc bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn của mình.
Vào hôm thứ Hai, ngài được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn, và sau khi chụp ngực vào chiều thứ Ba, ngài được chẩn đoán mắc “bệnh” viêm phổi, cho thấy tình trạng bệnh đang ở giai đoạn đầu.
Trong một tuyên bố đưa ra vào tối thứ Ba, Vatican mô tả tình trạng của ngài vẫn “phức tạp”, cho biết ngài đã được điều trị bằng cortisone và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, và phương pháp điều trị bằng kháng sinh đã được điều chỉnh thêm để điều trị bệnh viêm phổi.
Các cuộc hẹn của Đức Phanxicô đã bị hủy bỏ trong phần còn lại của tuần và cuối tuần này, bao gồm cả buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư và buổi tiếp kiến chung vào thứ Bảy. Ngài cũng đã giao cho Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, phó tổng trưởng Bộ Truyền giáo, cử hành Thánh lễ mừng Năm Thánh Phó tế vào Chúa Nhật, ngày 23 tháng 2 thay cho ngài.
Hãng thông tấn Ý ANSA đưa tin rằng vào hôm thứ Ba, Đức Hồng Y người Nam Hàn Lagiarô Du Huỳnh Trị (You Heung-sik), Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, người phụ trách tổ chức Năm thánh cho các Phó tế, đã được nhìn thấy tại Bệnh viện Gemelli, có lẽ là để thảo luận về các bài phát biểu và văn bản cho sự kiện này.
Hôm thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã cách chức Giám mục người Canada Jean-Pierre Blais của Baie-Comeau, người bị cáo buộc lạm dụng, và bổ nhiệm giám tỉnh địa phương của dòng Phanxicô, Cha Pierre Charland, làm lãnh đạo mới của giáo phận.
Trước đó, vào ngày 15 tháng 2, một ngày sau khi nhập viện, ngài đã thông báo việc bổ nhiệm Nữ tu người Ý Raffaella Petrini làm Tổng thư ký của Thành quốc Vatican kể từ ngày 1 tháng 3, đưa sơ trở thành người phụ nữ có cấp bậc cao nhất tại Vatican phụ trách việc hành chính của thành quốc này.
Một tuyên bố của Vatican vào sáng thứ Tư cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã có một đêm yên bình, thức dậy và ăn sáng”.
Thông tin chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của ngài dự kiến sẽ được công bố vào chiều thứ Tư.
Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có khối lượng công việc đặc biệt nặng nề do phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, bao gồm các sự kiện Mùa Chay và Phục sinh, cũng như các nhiệm vụ và sự kiện bổ sung liên quan đến Năm Thánh Hy vọng, được ngài khai mạc vào ngày 24 tháng 12 năm 2024 và sẽ bế mạc vào ngày 6 Tháng Giêng năm 2026.
Source:Crux
Đức Hồng Y Gregory được tuyên bố vô tội trong cuộc điều tra Vos estis trước khi nghỉ hưu
Đặng Tự Do
17:08 19/02/2025
Tổng giám mục Washington sắp mãn nhiệm Hồng Y Wilton Gregory đã bị điều tra theo các chuẩn mực của Vos estis lux mundi vào năm ngoái, khi các giám mục do Vatican bổ nhiệm đã minh oan cho vị Hồng Y này sau khi một linh mục địa phương đưa ra cáo buộc, người cũng đang phải đối mặt với một quá trình theo giáo luật về tội lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin thân cận với Bộ Giám mục tại Rôma nói với tờ The Pillar vào ngày 15 tháng 2 rằng đã nhận được đơn khiếu nại về quấy rối tình dục đối với Hồng Y Gregory vào đầu năm 2024, nhưng một cuộc điều tra độc lập đã đưa ra phán quyết minh oan cho Hồng Y Gregory.
Tin tức về việc Hồng Y Gregory phải đối mặt với cuộc điều tra của Vatican xuất hiện trong bối cảnh có nhiều tin đồn lan rộng trong giới linh mục ở Washington rằng việc nghỉ hưu của vị Hồng Y, được Tòa thánh công bố vào tháng trước, có liên quan đến báo cáo Vos estis liên quan đến ngài.
Một viên chức thân cận với cuộc điều tra nói với The Pillar rằng đơn khiếu nại được nộp bởi một linh mục ở Washington, người đã được thụ phong trong vòng mười năm trở lại đây, là người cũng đang phải chịu một quá trình kỷ luật theo giáo luật, sau khi ông bị cáo buộc “dụ dỗ” một bé gái vị thành niên trước khi bắt đầu quan hệ tình dục với cô bé khi cô bé tròn 18 tuổi.
Theo các nguồn tin biết về các cáo buộc và cuộc điều tra, vị linh mục này cáo buộc rằng Đức Hồng Y Gregory đã “đặt tay lên đùi” ông trong một vòng chơi golf chỉ vài tháng sau khi Hồng Y Gregory đến Washington vào năm 2019. Nói cho cùng, việc đặt tay lên đùi giữa hai người đàn ông, theo mọi tiêu chuẩn dân sự cũng như tôn giáo, khó có thể coi là lạm dụng tính dục. Tuy nhiên, Tòa Thánh cũng đã mở cuộc điều tra vị Hồng Y.
Một viên chức thân cận với Bộ Giám mục nói với tờ The Pillar rằng “lời khiếu nại được đưa ra trong quá trình kỷ luật giáo sĩ đang được tiến hành theo thẩm quyền của Bộ Giáo sĩ”.
“Vì khiếu nại liên quan đến cáo buộc có hành vi sai trái tình dục tiềm tàng của một giám mục - thực tế là hiện là một Hồng Y - nên bộ đã cho phép mở cuộc điều tra theo các chuẩn mực của Vos estis”, luật năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô được ban hành sau vụ bê bối McCarrick.
“Hai giám mục được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc điều tra và lập báo cáo cho bộ, và họ đã làm như vậy. Kết luận là không có trường hợp nào Hồng Y Gregory phải trả lời.”
Tờ Pillar đã xác nhận rằng quá trình kỷ luật đối với vị linh mục ở Washington vẫn đang được tiến hành và vì không có hành vi sai trái tình dục nào được cho là xảy ra khi nạn nhân bị cáo buộc dưới 18 tuổi nên vấn đề đã được chuyển đến Bộ Giáo sĩ từ Bộ Giáo lý Đức tin, nơi có thẩm quyền độc quyền đối với hành vi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ.
Tin tức về cuộc điều tra Vos estis đối với Hồng Y Gregory và việc Hồng Y được minh oan xuất hiện trong bối cảnh có tin đồn lan truyền giữa một số giáo sĩ địa phương rằng cuộc điều tra và kết luận của nó đã dẫn đến thông báo về việc vị Hồng Y này từ chức vào Tháng Giêng năm nay, với việc Vatican tuyên bố rằng tháng tới Hồng Y Robert McElory của San Diego sẽ kế nhiệm Hồng Y Gregory tại thủ đô.
Tuy nhiên, một viên chức tại Phủ Quốc vụ khanh Vatican đã nói với tờ The Pillar vào ngày 15 tháng 2 rằng “hoàn toàn không có mối liên hệ nào” giữa cuộc điều tra Vos estis và việc đơn từ chức của Gregory được chấp nhận.
“Hai vấn đề không liên quan gì đến nhau,” viên chức này nói. “Đức Hồng Y Gregory được bổ nhiệm ở tuổi 71 và người ta hiểu rằng ngài sẽ chỉ phục vụ ba năm — nhiều nhất — sau tuổi nghỉ hưu thông thường là 75.”
Trước khi đơn từ chức của Gregory được công bố, người ta đã hiểu và đưa tin rộng rãi rằng sức khỏe và năng lượng của vị Hồng Y đã suy giảm và ở tuổi 77, một tổng giám mục mới dự kiến sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô lựa chọn.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Giám mục nói với tờ The Pillar rằng những cáo buộc do vị linh mục ở Washington đưa ra đã được đánh giá là “thậm chí không đạt đến mức độ phạm tội theo giáo luật nếu chúng được xác định là đáng tin cậy, và chúng không phải vậy”.
Những đồn đoán về cuộc điều tra Gregory và những tin đồn lan truyền trong giới giáo sĩ Washington về thời điểm ông từ chức cho thấy Vatican vẫn tiếp tục giữ bí mật khi giải quyết các cáo buộc và cuộc điều tra liên quan đến giám mục, trái ngược với cách giải quyết các trường hợp tương tự liên quan đến linh mục.
Mặc dù Vatican đã tiến hành nhiều vụ án Vos estis liên quan đến các giám mục Hoa Kỳ kể từ khi luật được ban hành vào năm 2019, nhưng thông tin chi tiết hiếm khi được công bố hoặc xác nhận chính thức.
Một số trường hợp như vậy đã dẫn đến việc các giám mục có liên quan được minh oan, bao gồm cả Giám mục John Brungardt của Dodge City, người đã thực hiện bước đi bất thường là công khai rút khỏi chức vụ trong khi vụ án của ngài đang được xem xét trước khi quay trở lại sau khi được minh oan.
Trong những trường hợp khác, như trường hợp liên quan đến Giám mục Nicholas DiMarzio, trước đây là Giám mục Brooklyn, các giám mục vẫn tiếp tục chức vụ trước khi cuối cùng được Vatican minh oan thông qua cuộc điều tra, như trường hợp của Giám mục Robert Guglielmone của Charleston.
Đức Hồng Y Gregory được bổ nhiệm vào ngày 4 tháng 4 năm 2019, sau khi người tiền nhiệm của ngài, Hồng Y Donald Wuerl từ chức trong bối cảnh vụ bê bối liên quan đến người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Wuerl tại Washington, cựu Hồng Y Theodore McCarrick, bị cáo buộc lạm dụng tình dục các chủng sinh và trẻ vị thành niên và cuối cùng bị hoàn tục trong một tiến trình giáo luật do Bộ Giáo lý Đức tin tiến hành.
Đức Hồng Y Gregory đến Washington hứa hẹn một kỷ nguyên mới về sự minh bạch trong tổng giáo phận. “Tôi tin rằng cách duy nhất tôi có thể phục vụ tổng giáo phận địa phương này là nói cho các bạn sự thật”, vị tổng giám mục phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên của mình tại Thủ đô.
Source:Pillar
Lượng người tham dự thánh lễ tăng ở Anh, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch
Đặng Tự Do
17:09 19/02/2025
Mặc dù chưa đạt đến mức trước đại dịch, nhưng số lượng người tham dự thánh lễ đang tăng lên ở Anh và xứ Wales, theo số liệu từ hội đồng giám mục quốc gia.
Phát ngôn nhân của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales cho biết với CNA qua email rằng vào năm 2023, ước tính có gần 555.000 người tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại Anh và xứ Wales, tăng khoảng 50.000 người so với năm 2022.
Phát ngôn nhân mô tả con số này là “không hoàn toàn trở lại mức trước COVID, nhưng là sự cải thiện so với những năm gần đây”. Ông cũng lưu ý rằng con số này có thể là “một sự đánh giá thấp nhẹ vì một số giáo xứ có thể không đưa ra số liệu của họ khi giáo phận của họ yêu cầu”.
Stephen Bullivant, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Xã hội Bênêđíctô XVI tại Đại học St. Mary ở Twickenham, Luân Đôn, nói với CNA rằng ông “hy vọng tạm thời rằng xu hướng tái tăng trưởng khiêm tốn này sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo”.
Ông chỉ ra một bài báo năm 2024 mà ông viết cho tờ Tablet, trong đó ông lưu ý rằng mặc dù số người tham dự thánh lễ ở Anh đã giảm đáng kể trong vài thập niên qua - dẫn đến dự đoán về sự tuyệt chủng của Công Giáo - nhưng những dự đoán đáng sợ như vậy có vẻ không có khả năng xảy ra do có dấu hiệu tăng trưởng ở một số lĩnh vực của đời sống Công Giáo tại Anh.
Tuy nhiên, Bullivant viết rằng số người tham dự Thánh lễ vào khoảng 829.000 người trên khắp nước Anh, xứ Wales và Scotland vào “một ngày Chúa Nhật bình thường” năm 2019, điều này có nghĩa là số người tham dự vẫn còn phải tăng thêm nữa trước khi đạt đến mức trước đại dịch, nếu có.
Ngoài ra, một nghiên cứu vào cuối năm 2024 cho thấy cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến người Công Giáo ở Anh, với một phần ba người đi lễ cho biết họ đã giảm số lần tham dự thánh lễ vì lo ngại về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em.
Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Bullivant đã chỉ ra những dấu hiệu cho thấy sức sống mới và sự phát triển mới ở một số lĩnh vực trong Giáo hội tại Vương quốc Anh, chẳng hạn như các báo cáo giai thoại về sự gia tăng số người tham dự các buổi lễ Phục sinh và số lượng người lớn cải đạo tương đối lớn, các giáo đoàn đại học phát triển mạnh mẽ và cộng đồng người di cư và nhập cư sôi động, cho thấy rằng mặc dù chủ nghĩa thế tục đã tác động sâu sắc đến Giáo hội, nhưng nó không có khả năng dẫn đến sự biến mất hoàn toàn.
“Nói một cách thẳng thắn, những tin đồn về cái chết của Giáo hội — mặc dù đã bốn thập niên trôi qua — đã bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa 'không chết dần chết mòn' và 'bùng nổ sức sống mới'“, Bullivant viết. “Công Giáo Anh có thể là cái trước, nhưng điều đó không có nghĩa là nó gần với cái sau”.
Tin tức từ Vương quốc Anh được đưa ra sau những ước tính gần đây cho thấy số lượng người tham dự thánh lễ tại Hoa Kỳ đã phục hồi hoàn toàn sau sự gián đoạn do đại dịch - mặc dù số người tham dự hàng tuần tại Hoa Kỳ vẫn chỉ ở mức 24%.
Phân tích mới của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ, gọi tắt là CARA có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng các cuộc khảo sát toàn quốc và dữ liệu Google Trends để ước tính lượng người tham dự, đồng thời cũng tiết lộ rằng lượng người tham dự các ngày lễ quan trọng như Lễ Phục sinh và Giáng Sinh đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID.
Source:Catholic News Agency
Nhật ký trừ tà số 331: Lucifer thừa nhận Tôi ghét cái tên đó!
Đặng Tự Do
17:10 19/02/2025
Khi chúng tôi gần kết thúc buổi trừ tà, nhóm trừ tà của chúng tôi liên tục nói, “Ta ra lệnh cho ngươi, Lucifer....” Khi đó, con quỷ hét lên và hét lớn, “Ta ghét cái tên đó!” Vì vậy, tất nhiên, nhóm trừ tà đã sử dụng nó nhiều lần, ra lệnh cho Lucifer, bằng tên, rời đi. Ra lệnh cho một con quỷ bằng tên thật của nó sẽ trao cho nhóm trừ tà thêm sức mạnh để trục xuất nó.
Người ta thường cho rằng tên gốc của quỷ, tên mà Chúa ban cho nó, là “Lucifer” có nghĩa là người mang ánh sáng (Is 14:12). Mặc dù một số học giả có thể không đồng ý, nhưng rõ ràng là các ác quỷ qua nhiều thế kỷ đã phản ứng với cái tên đó. Cũng rõ ràng từ phiên họp cuối cùng của chúng tôi rằng quỷ ghét cái tên ấy.
Tại sao? Tên mà Chúa ban cho chúng ta thể hiện bản sắc và sứ mệnh của chúng ta. Nếu Lucifer là tên mà Chúa ban cho hắn, thì hắn phải là “người mang ánh sáng” cho Chúa, một vinh dự lớn và một sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng hắn đã từ chối sứ mệnh ấy. Vì vậy, bất cứ khi nào cái tên Lucifer được nhắc đến, hắn buộc phải đối mặt với sự thật về sự phản bội của mình và sự sa ngã sau đó của mình. Thông thường, sau khi tôi ra lệnh cho Lucifer bằng tên trong một cuộc trừ tà, tôi sẽ nói thêm, “Bây giờ ngươi đang sống trong bóng tối.”
Nhiều nhà thần học tin rằng bạn và tôi cũng được Chúa ban cho một cái tên, nhưng chúng ta chỉ biết tên đó trên thiên đàng. Có khả năng là tên của chúng ta rất thánh thiện đến nỗi chỉ có thể thực sự hiểu được dưới ánh sáng của sự cứu rỗi. Có những đoạn Kinh thánh gợi ý về sự tồn tại của một cái tên như vậy:
“Ngươi sẽ được gọi bằng một tên mới do miệng Thiên Chúa ban cho.” (Is 62:2)
“Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ ban cho man-na đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận.” (Khải Huyền 2:17)
Thiên Chúa biết bản thân sâu thẳm, riêng tư nhất của chúng ta. Ngài ban cho mỗi người chúng ta một danh thánh riêng để diễn tả mối liên kết yêu thương của Ngài với bản thân sâu thẳm nhất của chúng ta và danh tính thực sự của chúng ta trong Ngài. Khi chúng ta đến Vương quốc, Thiên Chúa sẽ gọi chúng ta bằng tên và chúng ta sẽ vui mừng.
Source:Catholic Exorcism
Giờ thánh cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng được lên lịch cho tất cả các giáo xứ ở Rôma
Đặng Tự Do
19:03 19/02/2025
Đức Hồng Y Giám Quản Giáo phận Roma Baldo Reina cho biết cộng đồng giáo phận Roma bày tỏ sự gần gũi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cùng cầu nguyện cho ngài sớm bình phục, để ngài sớm trở lại hướng dẫn chúng ta bằng sự khôn ngoan và tình yêu của mình.
Ngài đã đưa ra thông báo sau cho các giáo xứ trong giáo phận Rôma hôm Thứ Tư, 19 Tháng Hai.
"Chúng tôi đang theo dõi với sự chú ý và tin tưởng tình hình sức khỏe của Đức Giám Mục của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhận thức được việc cầu nguyện cộng đồng quý giá như thế nào, chúng tôi yêu cầu tất cả các cộng đồng giáo xứ và tôn giáo trải qua một giờ thờ phượng thinh lặng trước Thánh lễ buổi tối hôm nay. Là một gia đình lớn, chúng tôi cầu xin Chúa ban cho Đức Giám Mục của chúng ta sức mạnh cần thiết để đối mặt với khoảnh khắc tế nhị này".
Đối với Đức Thánh Cha, đây là đêm thứ năm tại Policlinico Agostino Gemelli ở Rôma, nơi ngài đang được điều trị bệnh viêm phổi cả hai bên. Trong khi đó, văn phòng báo chí Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha đã có một đêm yên bình.
Source:diocesidiroma.itIn preghiera per il nostro vescovo Francesco
Ngài đã đưa ra thông báo sau cho các giáo xứ trong giáo phận Rôma hôm Thứ Tư, 19 Tháng Hai.
"Chúng tôi đang theo dõi với sự chú ý và tin tưởng tình hình sức khỏe của Đức Giám Mục của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhận thức được việc cầu nguyện cộng đồng quý giá như thế nào, chúng tôi yêu cầu tất cả các cộng đồng giáo xứ và tôn giáo trải qua một giờ thờ phượng thinh lặng trước Thánh lễ buổi tối hôm nay. Là một gia đình lớn, chúng tôi cầu xin Chúa ban cho Đức Giám Mục của chúng ta sức mạnh cần thiết để đối mặt với khoảnh khắc tế nhị này".
Đối với Đức Thánh Cha, đây là đêm thứ năm tại Policlinico Agostino Gemelli ở Rôma, nơi ngài đang được điều trị bệnh viêm phổi cả hai bên. Trong khi đó, văn phòng báo chí Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha đã có một đêm yên bình.
Source:diocesidiroma.it
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt nếp sống hành hương
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
02:46 19/02/2025
Khuôn mặt nếp sống hành hương
Trong nếp sống đức tin Công giáo có tập tục đi hành hương- tiếng latinh Peregrinatio religiosa. Tập tục nếp sống đạo đức này có gốc rễ từ thời xa xưa trong các tôn giáo dân gian.
Người theo đạo Do Thái, như Kinh Thánh thuật lại, hằng năm phải đi hành hương kính thờ Thiên Chúa Giavê lên đền thờ Giêrusalem,. Từ thời xa xưa thượng cổ người tín hữu Do Thái giáo đã có tập tục hành hương vào những ngày lễ nhất định Passach, Schawuot và Sukkot theo luật định.
Thánh vịnh 122 diễn tả sâu xa tâm tình vui mừng phấn khởi cuộc hành hương về đền thờ Jerusalem:
„Tôi mừng vui, khi người ta rủ tôi nào ta trẩy lên đền thánh Chúa, Jerusalem“ ( Tv 122, 1)
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn.
Hành hương kính viếng thánh địa Jerusalem bên Do Thái, những nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã sinh sống, đã đi qua đã chịu chết, đã sống lại là ước vọng của người tín hữu Chúa Kitô. Vì thế xưa nay, khi có điều kiện người tín hữu Công giáo hằng mong muốn đi hành hương đến những nơi đó.
Đến hành hương đất thánh Jerusalem không phải để tham quan, nhưng là một cuộc học hỏi Kinh thánh sống động hâm nóng đức tin vào Chúa Giêsu. Vì được đặt chân sống tận nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã đứng, đã ngồi, đã nói chuyện rao giảng, đã đi qua, đã làm phép lạ. Cao điểm là những điạ danh quê hương Chúa Giesu sinh sống ở Nazareth, biển hồ Galilleo, dòng sông Jordan, nơi chúa nhận phép rửa của Thánh Gioan, Bethlehem nơi Chúa sinh ra, Jerusalem, nơi Chúa gỉang đạo và sau cùng chịu khổ hình chết trên thập giá và sống lại hiển vinh, như trong phúc âm Chúa Jesu viết thuật lại.
Cuộc hành hương lần theo dấu vết chân đời sống Chúa Giesu bên nước Do Thái không chỉ thuần là một cuộc hành trình tham quan tìm hiểu lịch sử địa lý, cùng văn hóa tôn giáo nơi đất thánh. Nhưng với người tín hữu Chúa Kito còn mong muốn đi tìm nguồn cảm hứng tinh thần thiêng liêng còn ẩn chứa nơi những bài giáo lý ngày xưa Chúa Giesu đã rao giảng công bố.
Từ thế kỷ 15. địa danh hành hương lan rộng sang Vatican bên Roma viếng mộ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo, Santiago de Compostelle bên Tây ban Nha, nơi có ngôi mộ Thánh Giacobe Tông đồ, và nhiều Giáo phận trên thế giới còn xây dựng tổ chức những địa điểm hành hương lớn nhỏ khác như hành hương viếng nhưng nơi có di tích thánh thiêng, tôn kính xương các vị Thánh, đền thánh tôn kính các vị Thánh...
Ngày nay những điạ danh hành hương nổi tiếng trên thế giới thu hút hành trăm ngàn, hàng triệu người đến hành hương như Đức mẹ Lourdes, Fatima, Banneux, Đức mẹ Ban ơn lành bên Paris…
Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, một cung cách truyền giáo được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cũng cùng để xin ân đức phù giúp chữa lành những vết thương phần hồn cũng như phần xác qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxico đã khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
Ngoài ra đi hành hương cũng còn là cơ hội nhìn ngắm khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nếp sống văn hóa muôn mầu của các dân tộc khác. Vẻ đẹp ẩn dấu nơi công trình thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng nên cùng gìn giữ bảo trì cho sống động là khu vườn cho sự sống con người ( St 2,8-17).
Năm Thánh hành hương 2025 Đức thánh cha Phanxico đã có suy tư: ”Vì vậy, chiều kích thiêng liêng của Năm Thánh, vốn mời gọi sự hoán cải, cũng cần bao hàm những khía cạnh cơ bản đó của đời sống chúng ta trong xã hội như thành phần của một tổng thể thống nhất. Khi nhận ra rằng tất cả chúng ta là đều là những người lữ hành trên trái đất này, nơi Thiên Chúa đã đặt chúng ta canh tác và giữ gìn (x. St 2, 15), trên lộ trình của mình, mong sao chúng ta đừng lơ là việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thụ tạo cũng như việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Huynh hy vọng rằng Năm Thánh sắp tới cũng sẽ được cử hành và sống với chủ đích này. Trên thực tế, ngày càng có nhiều người nam và nữ, bao gồm cả người trẻ và trẻ em, nhận ra rằng chăm sóc thụ tạo là một biểu hiện thiết yếu của đức tin nơi Thiên Chúa và sự tuân theo ý muốn của Ngài.” ( Đức thánh cha Phanxico)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong nếp sống đức tin Công giáo có tập tục đi hành hương- tiếng latinh Peregrinatio religiosa. Tập tục nếp sống đạo đức này có gốc rễ từ thời xa xưa trong các tôn giáo dân gian.
Người theo đạo Do Thái, như Kinh Thánh thuật lại, hằng năm phải đi hành hương kính thờ Thiên Chúa Giavê lên đền thờ Giêrusalem,. Từ thời xa xưa thượng cổ người tín hữu Do Thái giáo đã có tập tục hành hương vào những ngày lễ nhất định Passach, Schawuot và Sukkot theo luật định.
Thánh vịnh 122 diễn tả sâu xa tâm tình vui mừng phấn khởi cuộc hành hương về đền thờ Jerusalem:
„Tôi mừng vui, khi người ta rủ tôi nào ta trẩy lên đền thánh Chúa, Jerusalem“ ( Tv 122, 1)
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn.
Hành hương kính viếng thánh địa Jerusalem bên Do Thái, những nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã sinh sống, đã đi qua đã chịu chết, đã sống lại là ước vọng của người tín hữu Chúa Kitô. Vì thế xưa nay, khi có điều kiện người tín hữu Công giáo hằng mong muốn đi hành hương đến những nơi đó.
Đến hành hương đất thánh Jerusalem không phải để tham quan, nhưng là một cuộc học hỏi Kinh thánh sống động hâm nóng đức tin vào Chúa Giêsu. Vì được đặt chân sống tận nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã đứng, đã ngồi, đã nói chuyện rao giảng, đã đi qua, đã làm phép lạ. Cao điểm là những điạ danh quê hương Chúa Giesu sinh sống ở Nazareth, biển hồ Galilleo, dòng sông Jordan, nơi chúa nhận phép rửa của Thánh Gioan, Bethlehem nơi Chúa sinh ra, Jerusalem, nơi Chúa gỉang đạo và sau cùng chịu khổ hình chết trên thập giá và sống lại hiển vinh, như trong phúc âm Chúa Jesu viết thuật lại.
Cuộc hành hương lần theo dấu vết chân đời sống Chúa Giesu bên nước Do Thái không chỉ thuần là một cuộc hành trình tham quan tìm hiểu lịch sử địa lý, cùng văn hóa tôn giáo nơi đất thánh. Nhưng với người tín hữu Chúa Kito còn mong muốn đi tìm nguồn cảm hứng tinh thần thiêng liêng còn ẩn chứa nơi những bài giáo lý ngày xưa Chúa Giesu đã rao giảng công bố.
Từ thế kỷ 15. địa danh hành hương lan rộng sang Vatican bên Roma viếng mộ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo, Santiago de Compostelle bên Tây ban Nha, nơi có ngôi mộ Thánh Giacobe Tông đồ, và nhiều Giáo phận trên thế giới còn xây dựng tổ chức những địa điểm hành hương lớn nhỏ khác như hành hương viếng nhưng nơi có di tích thánh thiêng, tôn kính xương các vị Thánh, đền thánh tôn kính các vị Thánh...
Ngày nay những điạ danh hành hương nổi tiếng trên thế giới thu hút hành trăm ngàn, hàng triệu người đến hành hương như Đức mẹ Lourdes, Fatima, Banneux, Đức mẹ Ban ơn lành bên Paris…
Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, một cung cách truyền giáo được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cũng cùng để xin ân đức phù giúp chữa lành những vết thương phần hồn cũng như phần xác qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxico đã khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
Ngoài ra đi hành hương cũng còn là cơ hội nhìn ngắm khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nếp sống văn hóa muôn mầu của các dân tộc khác. Vẻ đẹp ẩn dấu nơi công trình thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng nên cùng gìn giữ bảo trì cho sống động là khu vườn cho sự sống con người ( St 2,8-17).
Năm Thánh hành hương 2025 Đức thánh cha Phanxico đã có suy tư: ”Vì vậy, chiều kích thiêng liêng của Năm Thánh, vốn mời gọi sự hoán cải, cũng cần bao hàm những khía cạnh cơ bản đó của đời sống chúng ta trong xã hội như thành phần của một tổng thể thống nhất. Khi nhận ra rằng tất cả chúng ta là đều là những người lữ hành trên trái đất này, nơi Thiên Chúa đã đặt chúng ta canh tác và giữ gìn (x. St 2, 15), trên lộ trình của mình, mong sao chúng ta đừng lơ là việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thụ tạo cũng như việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Huynh hy vọng rằng Năm Thánh sắp tới cũng sẽ được cử hành và sống với chủ đích này. Trên thực tế, ngày càng có nhiều người nam và nữ, bao gồm cả người trẻ và trẻ em, nhận ra rằng chăm sóc thụ tạo là một biểu hiện thiết yếu của đức tin nơi Thiên Chúa và sự tuân theo ý muốn của Ngài.” ( Đức thánh cha Phanxico)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Căng thẳng Mỹ-Ukraine: Phản ứng của TT Zelensky. Đưa TQ vào Ukraine gìn giữ hòa bình, phước hay họa?
VietCatholic Media
04:30 19/02/2025
1. ‘Hoa Kỳ đang nói những điều rất dễ chịu với Putin’ — Zelenskiy cảnh báo về thỏa thuận hòa bình không có sự tham gia của Ukraine trước cuộc gặp giữa Hoa Kỳ và Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo về thỏa thuận hòa bình được đàm phán vội vàng từ chính quyền Tổng thống Donald Trump trong một cuộc phỏng vấn sâu rộng với kênh truyền thông Đức ARD được công bố vào ngày 17 tháng 2, tái khẳng định rằng Ukraine sẽ không chấp nhận một thỏa thuận hòa bình được đàm phán mà không có sự tham gia của nước này.
“ Mọi thứ mà Nga và Hoa Kỳ có thể đồng ý – nếu họ thậm chí muốn đồng ý về điều gì đó – đều liên quan đến quan hệ song phương của họ. Họ chắc chắn không thể đàm phán về người dân và cuộc sống của chúng tôi. Về việc chấm dứt chiến tranh mà không có chúng tôi,” Zelenskiy nói với ARD.
Bình luận của Zelenskiy được đưa ra trước cuộc họp dự kiến vào ngày 18 tháng 2 giữa một phái đoàn Hoa Kỳ và Nga khi các cuộc đàm phán về cách chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bắt đầu. Kyiv chưa nhận được lời mời tham dự cuộc họp ở Riyadh, với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với các phóng viên rằng ông biết về các cuộc họp thông qua các báo cáo của phương tiện truyền thông.
“Ukraine không biết gì về điều đó. Và Ukraine coi bất kỳ cuộc đàm phán nào về Ukraine mà không có Ukraine (như vậy) là vô ích”, Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
NBC News đưa tin vào ngày 16 tháng 2, trích lời hai quan chức Hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ có ý định tổ chức một cuộc họp song phương với Nga, sau đó là một cuộc họp song phương với Ukraine và kết thúc bằng các cuộc đàm phán chung.
Macron thúc đẩy bảo đảm an ninh mạnh mẽ cho Ukraine sau các cuộc đàm phán với Tổng thống Donald Trump, Zelenskiy
Trong cuộc phỏng vấn, Zelenskiy cũng cảnh báo về một kế hoạch hòa bình bao gồm các điều khoản bất lợi cho Ukraine, nhấn mạnh rằng Ukraine “sẽ không từ bỏ” đất đai của mình trong một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.
Zelenskiy đã chỉ trích những bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth vào ngày 12 tháng 2 rằng Ukraine khó có thể khôi phục lại biên giới năm 2014 trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mạc Tư Khoa về việc chấm dứt chiến tranh. Các chuyên gia và quan chức ở Ukraine và Âu Châu đã chỉ trích những bình luận của Hegseth vì làm suy yếu đòn bẩy của Ukraine trước khi các cuộc đàm phán hòa bình với Nga thậm chí còn chưa bắt đầu.
“Hoa Kỳ đang nói những điều rất dễ chịu ngày hôm nay đối với (Tổng thống Nga Vladimir) Putin. Tôi nghĩ đó là cốt lõi của vấn đề. Bởi vì họ muốn làm hài lòng ông ấy. Bạn có biết tại sao không? Để gặp nhau và đạt được thành công nhanh chóng”, Zelenskiy nói.
Zelenskiy nói thêm rằng Hegseth “nên tìm hiểu sâu hơn về các chi tiết” và “ông ấy cần thời gian cho việc đó”.
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ đòi lại mọi thứ. Sự tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ trở lại — nếu không phải hôm nay, thì là ngày mai,” Zelenskiy kết luận, lưu ý rằng các cuộc đàm phán ngừng bắn phải bao gồm các bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ.
Người ta đã nêu lên mối lo ngại về vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán, với các quan chức Âu Châu nhấn mạnh rằng Kyiv không được phép bị gạt ra ngoài lề. Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris vào ngày 17 tháng 2 phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Âu Châu rằng Tổng thống Donald Trump và Putin có thể đang đàm phán về an ninh Âu Châu mà không có sự tham gia trực tiếp của các nhà lãnh đạo Âu Châu.
Vào ngày 16 tháng 2, Tổng thống Donald Trump tái khẳng định rằng Zelenskiy sẽ có tiếng nói trong tiến trình này và đề cập đến khả năng cho phép các quốc gia Âu Châu mua vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
[Kyiv Independent: 'US is saying things that are very pleasant for Putin' — Zelensky warns against peace deal without Ukraine's participation ahead of US-Russia meeting]
2. Bắc Kinh phản hồi đề xuất của Hoa Kỳ về lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc tại Ukraine
Theo Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh đã phản ứng hờ hững với đề xuất của Hoa Kỳ về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc và Brazil tới Ukraine sau khi lệnh ngừng bắn đạt được.
Đề xuất Trung Quốc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine đã vấp phải sự chỉ trích trực tuyến vì trước đó Hoa Kỳ đã cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine bằng cách cung cấp hình ảnh vệ tinh cho mục đích quân sự, vi điện tử và máy công cụ cho xe tăng. Kể từ đó, Liên Hiệp Âu Châu đã thực hiện lệnh trừng phạt “hoàn chỉnh” đầu tiên đối với các công ty Trung Quốc vì đã hỗ trợ Nga.
Các cường quốc toàn cầu khác, bao gồm Anh và Pháp, đã thảo luận về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau khi lệnh ngừng bắn đạt được.
Đáp lại đề xuất của Hoa Kỳ về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc tới Ukraine,
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh “Chúng tôi không bình luận về một vấn đề mang tính giả định. Trung Quốc luôn duy trì lập trường công bằng về vấn đề khủng hoảng Ukraine và chúng tôi đã nêu rõ điều này nhiều lần”.
Tuyên bố của Mao Ninh là để đáp lại một báo cáo của tờ The Economist cho biết các quan chức Mỹ đang thảo luận về ý tưởng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc hoặc Brazil tới Ukraine để “trụ dọc theo đường ngừng bắn cuối cùng như một dạng vùng đệm” thay vì lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu sau khi ngừng bắn.
Báo cáo cũng cáo buộc Phó Tổng thống JD Vance đã nói với người Âu Châu rằng lực lượng gìn giữ hòa bình chỉ gồm toàn người Âu Châu sẽ kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn Nga tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo vào Ukraine. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu được tại sao chính quyền Mỹ lại quyết liệt muốn gạt Âu Châu ra khỏi các vấn đề liên quan đến Ukraine từ việc đàm phán đến Nga cho đến việc đưa quân gìn giữ hòa bình.
Bình luận về vai trò của Trung Quốc trong thỏa thuận hòa bình liên quan đến Ukraine, Mao Ninh cho biết “Đối với bất kỳ tranh chấp và xung đột nào trên thế giới, Trung Quốc luôn ủng hộ đối thoại, tham khảo ý kiến và giải quyết chính trị. Điều này cũng đúng khi nói đến xung đột giữa Nga và Ukraine”.
Mao Ninh nói thêm rằng “Trung Quốc không phải là bên tạo ra cuộc khủng hoảng Ukraine cũng không phải là một bên trong cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ ngồi đó và theo dõi cuộc khủng hoảng diễn ra hoặc trục lợi từ cuộc khủng hoảng. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, Trung Quốc đã đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và tham khảo ý kiến. Chúng tôi đã thực hiện bốn điểm về những gì cần phải làm, được Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất, như sự chỉ đạo cơ bản của chúng tôi, tích cực thực hiện hòa giải ngoại giao và thành lập Nhóm 'Những người bạn vì hòa bình' cùng với Brazil và các nước Nam bán cầu khác. Sự phát triển của tình hình cũng chứng minh rằng đề xuất của Trung Quốc là khách quan, vô tư, hợp lý và thực dụng, và đại diện cho sự đồng thuận đang thịnh hành trong cộng đồng quốc tế.”
[Newsweek: Beijing Responds to US Proposal for Chinese Peacekeepers in Ukraine]
3. Ngoại trưởng Nga Lavrov loại trừ khả năng nhượng bộ lãnh thổ trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 17 tháng 2 cho biết “không thể nghĩ đến” việc nhượng bộ lãnh thổ cho Ukraine vào đêm trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về cách chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa.
Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine một cách bất hợp pháp vào năm 2014, cũng như các tỉnh Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk vào năm 2022.
Tuyên bố của Nga về việc đã sáp nhập toàn bộ bốn vùng này mặc dù họ không kiểm soát được tất cả các vùng này, bao gồm cả hai thủ phủ vùng - Kherson và Zaporizhzhia.
Năm ngoái, Putin tuyên bố rằng, như một điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình, quân đội Ukraine phải rời khỏi các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
“ Những nhượng bộ về lãnh thổ đối với vùng đất hiện được gọi là Ukraine đã được giới lãnh đạo Liên Xô thực hiện trong quá trình thành lập Liên Xô”, Lavrov cho biết trong bình luận được Reuters đưa tin.
Lavrov cũng cho biết ông không thấy Âu Châu có vai trò gì trong các cuộc đàm phán về cách chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
“Nếu họ đưa ra một số ý tưởng khéo léo để đóng băng xung đột như thế này, và bản thân họ... cũng nghĩ đến việc tiếp tục chiến tranh, thì tại sao lại mời họ?” ông nói.
Bình luận của Lavrov được đưa ra sau khi có thông báo rằng ông và cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Cẩm Linh Yuri Ushakov sẽ bay tới Saudi Arabia để đàm phán với phái đoàn Hoa Kỳ về cách chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 17 tháng 2.
“Họ dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp với những người đồng cấp Mỹ vào thứ Ba, chủ yếu tập trung vào việc khôi phục toàn bộ mối quan hệ Nga-Mỹ”, Peskov cho biết.
Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ do Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff dẫn đầu.
NBC News đưa tin vào ngày 16 tháng 2, trích lời hai quan chức Hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ có ý định tổ chức một cuộc họp song phương với Nga, sau đó là một cuộc họp song phương với Ukraine và kết thúc bằng các cuộc đàm phán chung.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tái khẳng định vào ngày 16 tháng 2 rằng Zelenskiy sẽ có tiếng nói trong tiến trình này và đề cập đến khả năng cho phép các quốc gia Âu Châu mua vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
Rubio đồng tình với những bình luận tương tự khi nói rằng Ukraine và Âu Châu phải đóng vai trò trong các cuộc đàm phán nghiêm chỉnh với Hoa Kỳ và Nga để chấm dứt chiến tranh.
[Kyiv Independent: Russia's Lavrov rules out territorial concessions as part of Ukraine peace talks]
4. Tình báo Latvia cảnh báo rằng việc ‘đóng băng’ chiến tranh Ukraine sẽ cho phép Nga đe dọa NATO
Báo cáo cho biết việc tạm dừng các hành động thù địch mà Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Donald Trump đã thề sẽ thực hiện sẽ giải phóng nguồn lực của Điện Cẩm Linh để đe dọa các quốc gia trong liên minh.
Cơ quan an ninh quốc gia Latvia cảnh báo hôm Thứ Ba, 18 Tháng Hai, rằng bất kỳ lệnh ngừng bắn nào ở Ukraine cũng sẽ tạo điều kiện cho Nga tái thiết lực lượng và phát động cuộc đối đầu với các nước Liên minh Âu Châu, trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khởi động các cuộc đàm phán hòa bình với Điện Cẩm Linh.
Trong một báo cáo mới được giải mật do Cục Bảo vệ Hiến pháp của quốc gia vùng Baltic công bố, các sĩ quan tình báo đánh giá rằng “khả năng xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO vào năm 2025” là “khá thấp” vì nhân lực và nguồn lực của Mạc Tư Khoa đang bị ràng buộc vào cuộc xâm lược tốn kém này.
“Tuy nhiên, nếu chiến tranh trở nên 'đóng băng' và Nga không còn phải chịu tổn thất đáng kể trong các hoạt động thù địch đang diễn ra ở Ukraine, thì Mạc Tư Khoa sẽ có thể tăng cường sự hiện diện quân sự của mình bên cạnh sườn đông bắc của NATO, bao gồm cả vùng Baltic, trong vòng năm năm tới”, báo cáo cảnh báo.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ mở các cuộc đàm phán với Putin về các cách thức chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, khiến cả Kyiv và các đồng minh NATO của Washington ở Âu Châu đều bất ngờ. Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi Tòa Bạch Ốc thừa nhận rằng “Putin không muốn chấm dứt chiến tranh”.
Đồng thời, tình báo Latvia cho biết, các lệnh trừng phạt, dòng vốn tháo chạy và những thách thức kinh tế khác do chiến tranh gây ra “sẽ không khiến Nga sụp đổ, nhưng chắc chắn sẽ làm suy yếu đất nước này cả trong nước và quốc tế về lâu dài”.
Theo dự đoán, cuộc chiến càng kéo dài, khả năng duy trì phạm vi ảnh hưởng của Điện Cẩm Linh sẽ càng giảm.
Bất chấp viễn cảnh ảm đạm của nhà nước Nga, báo cáo cảnh báo rằng các cơ quan đặc biệt của nước này đang tích cực phát triển năng lực để tiến hành phá hoại và các cuộc tấn công khác trên khắp Âu Châu. Trong những tháng gần đây, các quốc gia vùng Baltic đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một số nỗ lực công nghệ thấp nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng và gây chia rẽ trong xã hội.
“Rất có khả năng là các cơ quan của Nga đang thử phản ứng của Âu Châu và khả năng ngăn chặn những sự việc như vậy”, cơ quan của Latvia cho biết, nhưng cảnh báo rằng các chiến thuật hỗn hợp như vậy là một phần trong học thuyết quân sự của Mạc Tư Khoa trong trường hợp xảy ra xung đột toàn diện với phương Tây. Điện Cẩm Linh, theo cơ quan này, đang mở rộng “khả năng phá hoại trên lãnh thổ NATO để chúng có thể được phát triển đầy đủ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự thực sự”.
Cảnh báo này được đưa ra vài ngày sau khi Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch tuần trước tuyên bố Nga có thể sẵn sàng tiến hành một “cuộc chiến tranh quy mô lớn” ở Âu Châu trong vòng năm năm. “Nga có thể sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự trong một cuộc chiến tranh khu vực chống lại một hoặc nhiều quốc gia NATO Âu Châu nếu họ nhận thấy NATO bị suy yếu về mặt quân sự hoặc chia rẽ về mặt chính trị”, cơ quan này cho biết.
[Politico: Pausing hostilities, which U.S. President Trump has vowed to do, would free up Kremlin resources to threaten countries across the alliance, the report says.]
5. Starmer kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu tại Ukraine
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cung cấp sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu được đề xuất tại Ukraine, với lập luận rằng chỉ có sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ mới có thể ngăn chặn Nga tiến hành các hành động xâm lược tiếp theo.
Lời kêu gọi của ông được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris vào ngày 17 tháng 2, nơi các nhà lãnh đạo Âu Châu tranh luận về việc tăng chi tiêu quốc phòng và thảo luận về khả năng điều động lực lượng Âu Châu, theo tờ Guardian. Starmer nhắc lại ý định gửi quân đội Anh như một phần của lực lượng đa quốc gia nhưng nhấn mạnh rằng sự tham gia của Hoa Kỳ là cần thiết để bảo đảm hiệu quả của nó.
Hội nghị thượng đỉnh Paris, do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập trong thời gian ngắn, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Âu Châu rằng Tổng thống Donald Trump và Putin có thể đàm phán về an ninh Âu Châu mà không có sự tham gia trực tiếp của các nhà lãnh đạo Âu Châu.
'Một động thái thúc đẩy Ukraine đầu hàng' – Các nước Baltic, Đông Âu phản ứng trước việc Tổng thống Donald Trump vội vã đàm phán hòa bình với Putin
Trong khi một số nhà lãnh đạo, bao gồm cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz, phản đối các cuộc thảo luận về việc điều động lực lượng Âu Châu, Starmer vẫn tiếp tục, lập luận rằng quân đội Âu Châu sẽ cần sự hỗ trợ về hậu cần và quân sự của Mỹ. Các quan chức quốc phòng Anh nhấn mạnh rằng ngay cả một lực lượng gìn giữ hòa bình không chiến đấu gồm 30.000 quân cũng sẽ cần sự bảo vệ của NATO, đặc biệt là về mặt yểm trợ trên không và hậu cần.
Scholz, trong khi đồng ý rằng một lực lượng Âu Châu không thể hoạt động mà không có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, đã bác bỏ thời điểm diễn ra cuộc tranh luận là quá sớm. Ông chỉ trích các cuộc thảo luận về việc điều động quân đội trong khi Nga vẫn tiếp tục chiến tranh ở Ukraine, lập luận rằng trọng tâm vẫn nên là hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kyiv.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu khác, bao gồm Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tăng chi tiêu quốc phòng của Âu Châu để chống lại sức mạnh quân sự của Nga. Tusk cảnh báo rằng nếu các nước Âu Châu không thực hiện các bước ngay lập tức để tăng cường quốc phòng, họ sẽ khó có thể cung cấp hỗ trợ có ý nghĩa cho Ukraine.
Mối lo ngại về đường lối tiềm tàng của Tổng thống Donald Trump đối với các cuộc đàm phán hòa bình với Nga đã chi phối hội nghị thượng đỉnh, vì các nhà lãnh đạo Âu Châu lo ngại ông có thể thúc đẩy lệnh ngừng bắn mà không tính đến lợi ích của Ukraine.
Các nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ và Nga sẽ gặp nhau tại Riyadh để theo dõi cuộc điện đàm mà Tổng thống Donald Trump đã khởi xướng với Putin vào tuần trước.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tái khẳng định vào ngày 16 tháng 2 rằng Zelenskiy sẽ có tiếng nói trong quá trình này và đề cập đến khả năng cho phép các quốc gia Âu Châu mua vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine. Rubio cũng đồng tình với những bình luận tương tự, nói thêm rằng Ukraine và Âu Châu phải đóng vai trò trong các cuộc đàm phán nghiêm chỉnh với Hoa Kỳ và Nga để chấm dứt chiến tranh.
Các nhà ngoại giao Âu Châu ngày càng lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump có thể đưa ra những nhượng bộ đơn phương đối với Nga, chẳng hạn như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quan trọng hoặc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Âu Châu, như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn với Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Starmer urges US support for European peacekeeping force in Ukraine]
6. Âu Châu đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính khác, ứng cử viên hàng đầu của Đức Merz cảnh báo
Friedrich Merz, người có khả năng trở thành thủ tướng tiếp theo của Đức, nói với tờ POLITICO rằng ông “rất lo ngại” rằng Liên minh Âu Châu đang hướng đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác vì các chính phủ đã gánh quá nhiều nợ.
“Chúng ta không thể bất cẩn với tài chính công như một số người khác — và thậm chí với một số người khác, tôi bắt đầu cảm thấy rất lo lắng,” ứng cử viên bảo thủ hàng đầu chia sẻ với Berlin Playbook Podcast của POLITICO.
Ông không nêu tên các quốc gia khác mà ông đang nhắc đến nhưng sáu quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu — Pháp, Ý, Hy Lạp, Bỉ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha — có khoản nợ lớn hơn cả sản lượng kinh tế hàng năm của họ.
“Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo chắc chắn sẽ đến,” ông nói. “Đó sẽ là một cuộc khủng hoảng nợ công. Chúng ta không biết khi nào nó sẽ đến. Chúng ta không biết nó sẽ đến từ đâu, nhưng nó sẽ đến.”
Chỉ còn năm ngày nữa là đến cuộc tổng tuyển cử của Đức, những bình luận của Merz xuất hiện trong bối cảnh cuộc tranh luận về cải cách cái gọi là phanh nợ của Đức, quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt giới hạn mức vay ròng có cấu trúc của chính phủ liên bang ở mức 0,35 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội. Cuộc thảo luận trở nên cấp bách hơn vì Hoa Kỳ yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu phải trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng của chính mình.
Đó là một thách thức lớn đối với Đức, nơi các chính trị gia vẫn đang tìm cách để nước này thực hiện lời cam kết với NATO về việc đầu tư tương đương 2 phần trăm GDP vào quốc phòng sau năm 2027. Berlin đã thành lập một quỹ chuyên dụng trị giá 100 tỷ euro để hiện đại hóa quân đội Đức sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine năm 2022, giúp nước này đạt được mục tiêu, nhưng phần lớn số tiền đó đã được phân bổ. Nước này sẽ phải chi thêm 30 tỷ euro mỗi năm.
Nhu cầu tăng trưởng
Trong cuộc phỏng vấn, Merz không loại trừ khả năng cải cách biện pháp giảm nợ nhưng cho biết các cải cách cơ cấu - bao gồm cả lĩnh vực chi tiêu cho người tị nạn và trợ cấp thất nghiệp - sẽ phải được giải quyết trước.
“Thứ tự các vấn đề phải rõ ràng — câu hỏi đầu tiên chúng ta cần hỏi bây giờ là chúng ta có thể chi tiêu ở mức nào?” ông nói, đồng thời nói thêm: “Câu trả lời chính cho mọi thứ là tăng trưởng kinh tế. Và trước tiên tôi đặt mọi thứ phụ thuộc vào điều đó. Và sau đó chúng ta có thể nói về nhiều chủ đề khác.”
Tuy nhiên, hai lựa chọn có khả năng nhất của Merz cho một đối tác liên minh cấp dưới — Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD của Thủ tướng Olaf Scholz và Đảng Xanh — từ lâu đã lập luận rằng những thách thức của Đức không thể được giải quyết nếu không sửa đổi giới hạn vay mượn theo hiến pháp. Do đó, vấn đề này có khả năng đóng vai trò chính trong các cuộc đàm phán liên minh.
Ông cho biết đảng đã “chuẩn bị cho một số tình huống”.
Bất kể thành phần của chính phủ tiếp theo là gì, Merz đã loại trừ khả năng Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Xanh và đã nỗ lực liên kết chính sách kinh tế và khí hậu, tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai.
“Không chỉ chính sách kinh tế của Robert Habeck sẽ không được tiếp tục, mà cấu trúc của bộ này với nền kinh tế và khí hậu dưới một mái nhà cũng sẽ bị chấm dứt,” Merz nói. “Việc xây dựng này là một sự xây dựng sai lầm ngay từ đầu.”
Lời cam kết của Merz về việc đặt nền kinh tế lên trên khí hậu là một thách thức đáng kể đối với liên minh tiềm năng giữa CDU và Đảng Xanh, cũng giống như Markus Söder - nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn và thẳng thắn của đảng bảo thủ Bavaria - người từ lâu đã loại trừ khả năng thành lập một liên minh như vậy.
Hai lựa chọn khả thi nhất của Friedrich Merz cho một đối tác liên minh cấp dưới — Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz và Đảng Xanh. | Omer Messinger/Getty Images
Cũng có sự khác biệt lớn trong lập trường của họ về vấn đề di cư, khi Merz tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới Đức ngay ngày đầu tiên nhậm chức và Đảng Xanh coi những kế hoạch như vậy là bất hợp pháp, khiến khả năng liên minh với đảng trung tả SPD - đảng mà các nhà lãnh đạo gần đây đã có lập trường cứng rắn hơn trong việc giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp - trở nên khả thi hơn.
“Số lượng người đến với chúng tôi phải giảm xuống, và phải nhanh chóng,” Merz nói. “Nhiều quốc gia khác đã chứng minh rằng điều đó có thể thực hiện được. Tại sao điều đó lại không hiệu quả ở Đức?”
Merz nói với POLITICO rằng ông sẽ giam giữ những người xin tị nạn được chính quyền nước này phân loại là có khả năng gây nguy hiểm, tiếp tục trục xuất đến các quốc gia mà Đức cho đến nay vẫn chưa hợp tác vì những quốc gia này do những phần tử cực đoan như Taliban ở Afghanistan cai trị, và gặp gỡ các chính phủ khác để ký kết các thỏa thuận di cư, theo gương của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.
[Politico: Europe is on the brink of another financial crisis, German frontrunner Merz warns]
7. Cuộc điều tra của phương tiện truyền thông xác định được danh tánh của hơn 93.000 binh lính Nga thiệt mạng ở Ukraine
BBC và kênh truyền thông độc lập Mediazona đã xác định được tên của 93.641 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Kể từ lần cập nhật cuối cùng của các phương tiện truyền thông vào cuối tháng Giêng, tên của 2.582 binh sĩ Nga đã được thêm vào danh sách thương vong.
Các nhà báo lưu ý rằng con số thực tế có thể cao hơn đáng kể vì thông tin đã được xác minh của họ đến từ các nguồn công khai như cáo phó, bài đăng của người thân, báo cáo của phương tiện truyền thông khu vực và tuyên bố từ chính quyền địa phương.
Theo các phương tiện truyền thông, số người chết được xác nhận hiện bao gồm 22.000 tình nguyện viên, 15.600 tù nhân được tuyển dụng và 10.700 binh lính được huy động. Hơn 4.700 sĩ quan cũng đã được xác nhận đã thiệt mạng. Các phương tiện truyền thông cũng tiết lộ rằng chín vị tướng và 500 binh lính có cấp bậc trung tá trở lên nằm trong số những người thiệt mạng.
Các nhà báo lưu ý rằng có ít nhất 12.000 binh lính Nga mất tích trong chiến tranh.
Nga đã giành được nhiều thắng lợi ở miền Đông Ukraine và Tỉnh Kursk trong những tháng gần đây nhưng phải trả giá bằng thương vong nặng nề cũng như mất mát về thiết bị.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu vào ngày 15 tháng 2 trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị An ninh Munich rằng gần 250.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong chiến tranh, bao gồm gần 20.000 binh sĩ chỉ trong các trận chiến giành Tỉnh Kursk của Nga.
Mạc Tư Khoa không tiết lộ số liệu thương vong, mặc dù một quan chức Bộ Quốc phòng đã tiết lộ vào tháng 12 rằng bộ này đã nhận được 48.000 yêu cầu xác định danh tính những người lính mất tích.
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC được công bố vào ngày 16 tháng 2, Zelenskiy cho biết hơn 46.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 380.000 người bị thương trên chiến trường.
Tính đến ngày 17 tháng 2, Nga đã mất tổng cộng 859.920 quân kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo. Ước tính này, về cơ bản phù hợp với ước tính của các cơ quan tình báo phương Tây, có thể bao gồm cả những người thiệt mạng, bị bắt, bị thương và mất tích.
[Kyiv Independent: Media investigation identifies over 93,000 Russian soldiers killed in Ukraine]
8. Macron và Tổng thống Donald Trump có ‘cuộc trò chuyện thẳng thắn’ vài phút trước cuộc họp Âu Châu về Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Trump đã nói chuyện qua điện thoại vài phút trước khi Macron chào đón các quan chức Âu Châu tụ họp để thảo luận về vấn đề an ninh tại Paris.
Văn phòng tổng thống Pháp cho biết “cuộc trò chuyện thẳng thắn” kéo dài 20 phút.
Lời kêu gọi được đưa ra khi các nhà lãnh đạo Âu Châu đang cố gắng đưa ra phản ứng thống nhất trước sự biến động do nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump gây ra, bao gồm cả kế hoạch gặp trực tiếp Putin để thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Các cường quốc Âu Châu lo ngại rằng họ đang bị loại khỏi một cuộc đàm phán mà họ nắm giữ cổ phần quan trọng.
Một quan chức Tòa Bạch Ốc mô tả cuộc trò chuyện là “thân thiện” và cho biết hai nhà lãnh đạo đã nói về “Chiến tranh Ukraine, cuộc họp sắp tới của các quốc gia Âu Châu vào ngày mai và các cuộc đàm phán tại Ả Rập Saudi giữa các quan chức Hoa Kỳ và Nga”.
Olaf Scholz của Đức, Giorgia Meloni của Ý, Pedro Sánchez của Tây Ban Nha, Keir Starmer của Vương quốc Anh, Mette Frederiksen của Đan Mạch, Donald Tusk của Ba Lan và Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof đều đã có mặt tại Paris để tham dự cuộc họp mà các quan chức Pháp mô tả là “cuộc họp không chính thức”. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng António Costa và Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng tham dự.
Trước cuộc họp, Tusk đã kêu gọi các quốc gia Âu Châu tăng mạnh chi tiêu quốc phòng để đáp ứng các thách thức an ninh của châu lục này khi Washington dường như sẵn sàng cắt giảm các cam kết quân sự của mình trong khu vực.
[Politico: Macron and Trump have ‘frank conversation’ minutes before European meeting on Ukraine]
9. Ukraine đạt được các ‘tiến triển có ý nghĩa’ trong các cuộc đàm phán về sự hiện diện của quân đội nước ngoài, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 17 tháng 2, sau chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ukraine đã đạt được tiến triển trong việc thành lập lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình.
Zelenskiy mô tả sự phát triển này là một bước tiến cụ thể vượt ra ngoài các cuộc thảo luận ngoại giao, báo hiệu sự chuyển dịch hướng tới hợp tác an ninh quốc tế thực chất.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc thảo luận ngày càng gia tăng ở phương Tây về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine nếu đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga. Trong khi Hoa Kỳ đã loại trừ khả năng gửi quân, Washington đã thúc giục các đồng minh Âu Châu đi đầu.
Tổng thống cũng cho biết việc thành lập lực lượng nước ngoài có thể là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra một quân đội thống nhất Âu Châu.
“Tôi tin rằng đây là nền tảng đầu tiên cho việc thành lập lực lượng như vậy trong tương lai — Quân đội Âu Châu, một đội quân có thể phản ứng trên không, trên mặt nước, trên bộ, bằng máy bay điều khiển từ xa có trí tuệ nhân tạo, cũng như trong trường hợp Nga tấn công”, ông nói.
Zelenskiy làm rõ rằng sự hiện diện của quân đội nước ngoài không nhất thiết có nghĩa là quân đội đồn trú trên lãnh thổ Ukraine mà có thể bao gồm các hệ thống phòng không và vũ khí để tăng cường an ninh.
Zelenskiy hy vọng Kellogg sẽ đến thăm tiền tuyến trong chuyến đi tới Ukraine
“Trong vấn đề liên quan đến lực lượng nước ngoài, điều rất quan trọng là không được để mất Hoa Kỳ dưới hình thức này hay hình thức khác”, Zelenskiy nói thêm.
Một nhóm các nước Âu Châu được cho là đang xây dựng kế hoạch điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, phản ánh mối lo ngại về việc thay đổi ưu tiên an ninh của Hoa Kỳ.
Vào ngày 16 tháng 2, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã bày tỏ ý định sẵn sàng đóng góp quân đội của Anh như một phần của sáng kiến do Âu Châu lãnh đạo, có khả năng gia tăng áp lực buộc Đức và các đồng minh khác phải tham gia.
Zelenskiy lần đầu kêu gọi Âu Châu thành lập quân đội trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 15 tháng 2, nêu ra những lo ngại về độ tin cậy lâu dài của sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ.
[Kyiv Independent: Ukraine 'progresses meaningfully' in talks on foreign troop presence, Zelensky says]
10. Scholz của Đức: Việc thảo luận về việc gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine là ‘chưa phù hợp’
Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ sự thất vọng trước cuộc thảo luận xung quanh việc gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine ngay sau khi rời khỏi cuộc họp quan trọng với các nhà lãnh đạo Âu Châu vào thứ Hai.
Scholz cho biết ông “bực mình” trước cuộc tranh luận xung quanh việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc, lập luận rằng “hoàn toàn không phù hợp” khi thảo luận về vấn đề này trước khi quyết định một kế hoạch hòa bình.
Trước đó trong ngày, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã loại trừ khả năng gửi bất kỳ quân đội Ba Lan nào đến Ukraine, nói rằng đất nước của ông sẽ hỗ trợ hậu cần. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người ban đầu nêu ra ý tưởng này, ủng hộ việc gửi quân đội. Vương quốc Anh cũng “sẵn sàng và mong muốn” gửi quân đội, Thủ tướng Keir Starmer cho biết vào Chúa Nhật.
Các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh đang diễn ra tại Ả Rập Xê Út giữa Hoa Kỳ và Nga, quốc gia đã xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Ukraine đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán.
“Chúng tôi hoan nghênh thực tế là các cuộc thảo luận đang diễn ra để đưa ra một kế hoạch hòa bình, nhưng có một điều chắc chắn: Điều này không có nghĩa là Ukraine phải chấp nhận những gì được trình bày”, Scholz phát biểu với các phóng viên trước đại sứ quán Đức tại Paris.
Scholz là nhà lãnh đạo đầu tiên rời khỏi cuộc họp ở Paris, được triệu tập vào cuối tuần khi Âu Châu đang nỗ lực tìm ra phản ứng thống nhất trước những thách thức do những động thái chính sách đối ngoại mới nhất của Ông Donald Trump đặt ra.
Scholz cũng ủng hộ kế hoạch làm cho các quy định của Liên Hiệp Âu Châu linh hoạt hơn để cho phép các quốc gia chi nhiều tiền hơn cho vũ khí.
Theo đề xuất này, được Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen ủng hộ tại Hội nghị An ninh Munich tuần trước, các quốc gia sẽ có thể miễn chi tiêu quốc phòng khỏi các quy định của Liên Hiệp Âu Châu, theo đó yêu cầu họ phải duy trì mức thâm hụt ngân sách dưới mức tương đương 3 phần trăm GDP.
[Politico: Germany’s Scholz: It’s ‘inappropriate’ to discuss sending peacekeeping troops to Ukraine]
11. Đặc phái viên Hoa Kỳ Kellogg sẽ thăm Ukraine vào ngày 19 tháng 2
Đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, sẽ đến Ukraine vào ngày 19 tháng 2, đi bằng tàu hỏa đêm từ Ba Lan. Chuyến thăm của ông sẽ kéo dài ba ngày, mặc dù lịch trình vẫn đang được hoàn thiện.
Phát biểu với các nhà báo tại Brussels vào ngày 17 tháng 2, Kellogg đã xác nhận kế hoạch đi lại của mình, nói rằng ông sẽ đến Warsaw vào thứ Ba trước khi đi tàu đêm đến Kyiv. “Tôi sẽ đi tàu vào tối mai và sẽ đến đó (Kyiv) vào sáng thứ Tư”, ông nói khi trả lời câu hỏi của Interfax-Ukraine.
Các cuộc gặp của ông với các quan chức Ukraine dự kiến sẽ tập trung vào hỗ trợ ngoại giao và quân sự cũng như các con đường tiềm năng hướng tới hòa bình.
Chuyến thăm của Kellogg diễn ra vào thời điểm quan trọng khi Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực giúp chấm dứt chiến tranh của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, mối lo ngại đang gia tăng ở Kyiv và các thủ đô Âu Châu rằng họ có thể bị gạt ra khỏi các cuộc đàm phán quan trọng, có khả năng gây nguy hiểm cho lợi ích của họ và an ninh khu vực lâu dài.
Kellogg không xác nhận liệu ông có đến thăm tiền tuyến hay không, như Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã gợi ý trước đó. “Tôi muốn ra tiền tuyến cùng ông ấy, và ông ấy sẽ ra tiền tuyến cùng tôi. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ từ chối”, Zelenskiy nói vào ngày 17 tháng 2.
Kellogg nói thêm rằng hành trình của ông vẫn đang được thảo luận nhưng đã xác nhận các cuộc họp với các quan chức Ukraine. “Về chuyến đi của tôi tới Ukraine, nó vẫn đang được hoàn thiện. Tôi sẽ đi chứ? Có. Tôi sẽ gặp Tổng thống Zelenskiy chứ? Có”, ông nói.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15 tháng 2, Kellogg nhấn mạnh rằng cả Ukraine và Nga đều phải nhượng bộ để chấm dứt chiến tranh.
Kellogg cho biết: “Khi bạn nói đến nhượng bộ, tất nhiên đó là những nhượng bộ mà cả hai bên đều phải đưa ra”, nhưng không nêu rõ các quốc gia sẽ phải đưa ra những nhượng bộ nào.
Kellogg nói tiếp: “Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể giết người để thoát khỏi chuyện này thì bạn đã nhầm vì bạn có cái nhìn tồi tệ về lịch sử”, đồng thời lưu ý rằng Nga “sẵn sàng hy sinh” một số lượng lớn binh lính Nga trên chiến trường, gợi lại ký ức về 700.000 binh lính Nga đã hy sinh trong Trận Stalingrad trong Thế chiến II.
[Kyiv Independent: US envoy Kellogg to visit Ukraine on Feb. 19]
12. Các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu lên kế hoạch thăm Kyiv trong bối cảnh đàm phán Mỹ-Nga
Ủy ban Ủy viên Liên minh Âu Châu sẽ đến Kyiv vào tuần tới sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu Âu Châu không được tham dự cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Nga tại Saudi Arabia, Ủy ban Âu Châu thông báo hôm thứ Hai.
Chuyến thăm của các ủy viên Âu Châu sẽ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo Âu Châu tại Paris vào thứ Hai, những người đang nỗ lực lập kế hoạch dài hạn cho an ninh của khối trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump thứ hai bắt đầu.
Trong khi các nhà lãnh đạo Âu Châu nhóm họp, có sự tham gia của Thủ tướng Vương quốc Anh Keir Starmer và Tổng thư ký NATO Mark Rutte, các quan chức Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Nga tại Saudi Arabia.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã đến Riyadh vào thứ Hai để tham gia các cuộc đàm phán. Tòa Bạch Ốc chưa tiết lộ chính xác những quan chức Hoa Kỳ sẽ gặp ai tại thủ đô Saudi.
[Politico: EU top brass plans Kyiv visit amid US-Russia talks]
Nức lòng Ukraine: NATO áp sát biên giới sẵn sàng ứng cứu. Tàu chở dầu khổng lồ của Nga nổ tung
VietCatholic Media
16:24 19/02/2025
1. Lực lượng sẵn sàng cao của NATO ở ngưỡng cửa Ukraine ‘sẵn sàng’ điều động
Một chỉ huy cao cấp cho biết lực lượng phản ứng nhanh của NATO do Anh đứng đầu “sẵn sàng” điều động nếu cần, sau khi Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer ra tín hiệu rằng ông “sẵn sàng và mong muốn” đưa quân đội Anh vào thực thi lệnh ngừng bắn ở Ukraine.
Hôm Chúa Nhật, Starmer cho biết việc đóng góp lực lượng Anh để giúp duy trì thỏa thuận ngừng bắn có thể xảy ra không phải là điều ông “xem nhẹ”.
Thụy Điển đã chỉ ra rằng họ sẽ cân nhắc một động thái tương tự, mặc dù các nước Âu Châu khác đã nhanh chóng loại trừ việc đóng góp quân đội. Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, cho biết việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình như vậy ở Ukraine sẽ là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Chuẩn tướng Andy Watson, chỉ huy Lữ đoàn Lực lượng phản ứng đồng minh, gọi tắt là ARF, cho biết hôm thứ Ba rằng lực lượng Anh hiện đang huấn luyện cách biên giới Ukraine một vài dặm “hoàn toàn” sẵn sàng, được huấn luyện và “có đủ nguồn lực” cho mọi hoạt động, bao gồm cả việc tiến vào Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắn trong tương lai.
“Về mặt chuẩn bị, lữ đoàn của tôi đã sẵn sàng,” Watson nói. “Nó sẽ cho bất kỳ ai thấy rằng NATO và ARF rất nhanh nhẹn, phản ứng nhanh và có năng lực.”
Người ta lo ngại về hiệu quả của lực lượng Âu Châu điều động tới Ukraine trong việc bảo đảm lệnh ngừng bắn vẫn được duy trì, đặc biệt là khi không có sự hiện diện của Hoa Kỳ.
Thông điệp từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chính quyền của ông không nhất quán liên quan đến lực lượng Mỹ trên thực địa, mặc dù Starmer cho biết vào thứ Hai rằng “bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ là cách duy nhất để ngăn chặn hiệu quả Nga tấn công Ukraine một lần nữa”.
ARF được NATO thành lập vào năm ngoái để trở thành lực lượng ứng phó đầu tiên, điều động trong khoảng hai đến năm ngày khi cần thiết. Họ nằm trong số khoảng 10.000 binh sĩ từ tám quốc gia NATO hiện đang tham gia Chiến dịch Steadfast Dart, cuộc tập trận quân sự lớn nhất của liên minh trong năm nay.
Các cuộc tập trận diễn ra trên đất liền, trên biển và trên không ở nhiều địa điểm, bao gồm Smârdan, một bãi tập rộng lớn ở rìa Galați, một thị trấn ở phía đông Rumani.
Quân đội Anh đã dành nhiều tuần đi qua Âu Châu để đến Smârdan như một phần của cuộc thử nghiệm chuyển cả binh lính và thiết bị qua lục địa về phía sườn phía đông của NATO. Loại hoạt động này sẽ rất quan trọng trong một cuộc chiến tranh trên bộ với Nga.
NATO đã công khai tuyên bố rằng các cuộc tập trận giúp tìm ra cách thức liên minh này có thể nhanh chóng tăng cường lực lượng của mình trong khu vực gần Nga và thực hiện “phản ứng trước một cuộc xung đột tiềm tàng với một đối thủ ngang hàng”.
Trong bầu không khí giá lạnh của Smârdan, một đại đội thuộc Tiểu đoàn 4 của Quân đội Anh, Trung đoàn Hoàng gia Scotland, hay 4 SCOTS, di chuyển qua 250 mét chiến hào đào sâu vào lòng đất, mô phỏng chiến đấu trong đô thị và thực hành tiến quân qua các khu vực rừng.
Mặc dù sự tham gia của Hoa Kỳ vào các cuộc tập trận chưa bao giờ được dự đoán trước, nhưng các cuộc tập trận này diễn ra trùng với thời điểm chính quyền Tổng thống Donald Trump gửi thông điệp rất rõ ràng tới các thành viên NATO Âu Châu rằng Washington mong đợi nhiều hơn từ họ về quốc phòng.
Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã yêu cầu các thành viên Âu Châu chuyển 5 phần trăm GDP của họ cho quân đội. Phó Tổng thống JD Vance sau đó đã làm nhiều quan chức trên khắp Âu Châu sửng sốt với bài phát biểu gay gắt chỉ trích các đồng minh của Washington tụ họp tại Munich cho một hội nghị an ninh lớn vào thứ sáu.
Các quan chức Âu Châu thẳng thắn thừa nhận rằng lục địa này cần phải tăng chi tiêu quốc phòng gấp, mặc dù họ muốn tránh cam kết một con số cụ thể như 5 phần trăm. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết con số này sẽ “cao hơn đáng kể so với 3 phần trăm”.
[Newsweek: NATO High-Readiness Forces on Ukraine's Doorstep 'Ready' To Deploy]
2. Zelenskiy trả lời Tổng thống Donald Trump kêu gọi bầu cử ở Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Ông Donald Trump “đang sống trong không gian thông tin sai lệch”, BBC đưa tin, sau khi tổng thống Hoa Kỳ đề xuất Ukraine nên tổ chức bầu cử.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng Ukraine đang trong tình trạng “thiết quân luật” và tỷ lệ ủng hộ Zelenskiy “giảm xuống chỉ còn 4 phần trăm”.
“Vâng, tôi muốn nói rằng, bạn biết đấy, khi họ muốn có một chỗ ngồi tại bàn, bạn có thể nói rằng người dân phải có, chẳng phải người dân Ukraine sẽ phải nói rằng, 'bạn biết đấy, đã lâu rồi chúng tôi không có cuộc bầu cử' hay sao”, ông nói khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có ủng hộ yêu cầu được cho là của Nga rằng Ukraine phải tổ chức bầu cử như một phần của thỏa thuận hòa bình hay không.
Zelenskiy—người được bầu vào nhiệm kỳ năm năm vào năm 2019—đã phản bác lại tuyên bố của Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 19 Tháng Hai. Ông cho biết ông có tỷ lệ chấp thuận cao, trích dẫn một cuộc khảo sát của phe đối lập cho biết 58 phần trăm người Ukraine tin tưởng ông. Zelenskiy nói thêm rằng có bằng chứng cho thấy Nga đang phát tán thông tin sai lệch về con số tỷ lệ chấp thuận 4 phần trăm.
“Với tất cả sự tôn trọng dành cho Tổng thống Donald Trump với tư cách là một nhà lãnh đạo...ông ấy đang sống trong không gian thông tin sai lệch,” Tổng thống Zelenskiy nói.
[Newsweek: Zelensky Responds to Trump Calling for Elections in Ukraine]
3. Khoáng sản đất hiếm của Ukraine là gì? Zelenskiy từ chối thỏa thuận của Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ đề xuất của Hoa Kỳ về việc cấp cho Hoa Kỳ quyền tiếp cận các khoáng sản đất hiếm của nước này, với lý do thỏa thuận này không bảo đảm an ninh.
Thỏa thuận, được Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent trình bày trong chuyến thăm Kyiv, nhằm trao cho các công ty Hoa Kỳ 50 phần trăm quyền sở hữu các mỏ khoáng sản đất hiếm của Ukraine. Hoa Kỳ đã định hình thỏa thuận này như một cách để Ukraine “bù đắp” cho viện trợ quân sự trong quá khứ và tương lai.
Zelenskiy đã từ chối ký đề xuất này, với lý do nó tập trung quá nhiều vào lợi ích của Hoa Kỳ và thiếu các điều khoản giúp ngăn chặn hành động xâm lược của Nga trong tương lai, hãng thông tấn The Associated Press đưa tin.
“Tôi không để các bộ trưởng ký một thỏa thuận liên quan vì theo quan điểm của tôi, nó chưa sẵn sàng để bảo vệ chúng tôi, lợi ích của chúng tôi”, Zelenskiy phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Bảy.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất hôm Thứ Ba, 18 Tháng Hai, Zelenskiy cho rằng cách thức Hoa Kỳ đối xử với Ukraine quá tệ. Trong cuộc họp NATO tại Washington DC từ 9 đến 11 Tháng Bẩy, 2024, 32 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ đã bảo đảm NATO là tương lai chắc chắn của Ukraine. Tuy nhiên, hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã thẳng thừng bác bỏ điều đó, dẫn đến sự nghi ngại về lòng thành tín của Hoa Kỳ đối với Ukraine và các đồng minh khác. Ukraine và Âu Châu cũng bị thẳng thừng gạt ra ngoài trong cuộc đàm phán liên quan đến tương lai của Ukraine tại Arab Saudi.
Việc từ chối đã dẫn đến căng thẳng giữa Kyiv và Washington, với các quan chức Tòa Bạch Ốc mô tả lập trường của Zelenskiy là “thiển cận”. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy việc tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine, với lập luận rằng việc bảo đảm các nguyên liệu này sẽ củng cố lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Khoáng chất là một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại thiết yếu cho công nghệ hiện đại, bao gồm xe điện, thiết bị quân sự và các giải pháp năng lượng tái tạo. Các nguyên tố này—như neodymium, europium và yttrium—được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến hệ thống hỏa tiễn dẫn đường.
Mặc dù có tên như vậy, khoáng chất đất hiếm không khan hiếm, nhưng khó khai thác ở nồng độ khả thi về mặt kinh tế. Hầu hết năng lực chế biến các vật liệu này của thế giới nằm ở Trung Quốc, nơi thống trị hoạt động tinh chế với gần 90 phần trăm công suất toàn cầu.
Người ta tin rằng Ukraine nắm giữ trữ lượng đáng kể các khoáng sản quan trọng này, bao gồm lithium, titan, than chì và uranium. Theo Bộ Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên của Ukraine, quốc gia này có trữ lượng 22 trong số 34 vật liệu mà Liên minh Âu Châu xác định là quan trọng đối với an ninh quốc gia. Điều này khiến Kyiv trở thành một bên có tiềm năng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là khi các quốc gia phương Tây tìm kiếm các giải pháp thay thế cho sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Tổng thống Donald Trump đã công khai tuyên bố rằng việc bảo đảm các nguồn tài nguyên này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Tôi muốn có sự an toàn của đất hiếm. Chúng tôi đang đầu tư hàng trăm tỷ đô la. Họ có đất hiếm tuyệt vời, và tôi muốn có sự an toàn của đất hiếm, và họ sẵn sàng làm điều đó,” Tổng thống Donald Trump nói với Fox News.
Thay vì cung cấp khoản thanh toán trực tiếp, Washington đã định hình thỏa thuận này như một cách để Kyiv chuyển giao quyền sở hữu các nguồn tài nguyên đất hiếm của mình để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự liên tục. Tuy nhiên, đề xuất này không bao gồm các bảo đảm an ninh rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ cam kết bảo vệ Ukraine trong trường hợp Nga tiếp tục xâm lược.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Brian Hughes đã bảo vệ đề xuất này, lập luận rằng “mối quan hệ kinh tế ràng buộc với Hoa Kỳ sẽ là sự bảo đảm tốt nhất chống lại sự xâm lược trong tương lai và là một phần không thể thiếu của nền hòa bình lâu dài”.
Tại sao Zelenskiy từ chối thỏa thuận?
Zelenskiy và chính quyền của ông đã bác bỏ đề xuất này chủ yếu do thiếu sự bảo đảm an ninh chắc chắn, điều mà các quan chức Ukraine coi là cần thiết trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra với Nga.
“Đối với tôi, mối liên hệ giữa một số loại bảo đảm an ninh và một số loại đầu tư là rất quan trọng”, Zelenskiy nói với The Associated Press.
Một quan chức cao cấp của Ukraine, phát biểu với điều kiện giấu tên, đã mô tả thỏa thuận này là “mang tính thực dân” và cho biết nó không giải quyết được các lợi ích chiến lược rộng lớn hơn.
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng chỉ trích lời đề nghị này, chỉ ra rằng Kyiv đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh Âu Châu liên quan đến các nguồn tài nguyên quan trọng của mình.
“Hôm nay, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng nguyên liệu thô của Ukraine là cách để thúc đẩy nền kinh tế của Mỹ. Nhưng những nguyên liệu thô này không chỉ là của Ukraine, chúng còn là của Âu Châu nữa,” Kuleba nói với Politico. “Tại sao Âu Châu lại phải từ bỏ các nguồn tài nguyên vốn có thể thúc đẩy nền kinh tế của chính mình cho Mỹ?”
Trung Quốc thống trị sản xuất đất hiếm, kiểm soát gần 90 phần trăm công suất tinh chế toàn cầu và cũng chiếm khoảng một nửa trữ lượng đã biết của thế giới, khiến nước này trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường.
Úc đã nổi lên như một nhà sản xuất đang phát triển, với trữ lượng đáng kể và nỗ lực ngày càng tăng để mở rộng quy mô sản xuất. Hoa Kỳ nắm giữ một số mỏ, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là để chế biến.
Nga cũng sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn. Cuộc xâm lược Ukraine của nước này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ và Âu Châu.
Trong khi đó, có dấu hiệu cho thấy kế hoạch phát triển ngành đất hiếm trong nước của Ukraine đã bị đình trệ do cuộc chiến đang diễn ra.
Canada đang định vị mình là nhà cung cấp thay thế tiềm năng khi các quốc gia phương Tây tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump và các quan chức Ukraine dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận sửa đổi. Zelenskiy đã chỉ thị cho nhóm của mình soạn thảo một đề xuất đối ứng bao gồm các bảo đảm an ninh rõ ràng, trong khi vẫn cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các mỏ khoáng sản của mình.
Ukraine cũng đang chuẩn bị đẩy lùi nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thống trị ngành khoáng sản của mình. “Chúng ta phải nói về nó như là các khoản đầu tư; và nó cần phải được xây dựng một cách chính xác”, Zelenskiy nói. “Và chúng ta có thể nghĩ về cách phân chia lợi nhuận. Nhưng tất cả những điều này sẽ gắn liền với các bảo đảm an ninh”.
Hiện tại, khoáng sản đất hiếm của Ukraine vẫn là tài sản chiến lược và là con bài mặc cả địa chính trị khi nước này tìm cách cân bằng nhu cầu đầu tư kinh tế với những lo ngại về an ninh dài hạn.
[Newsweek: What Are Ukraine's Rare Earth Minerals? Zelensky Rejects Trump Deal]
4. Ukraine không muốn trở thành ‘trung tâm khai thác nguyên liệu thô’, Zelenskiy nói
Ukraine mở cửa cho đầu tư nhưng không muốn trở thành “trung tâm khai thác nguyên liệu thô cho bất kỳ châu lục nào”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN Turk hôm Thứ Tư, 19 Tháng Hai.
Bình luận này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent gửi bản dự thảo thỏa thuận cho Zelenskiy vào ngày 12 tháng 2. Tổng thống cho biết Ukraine chưa sẵn sàng ký tài liệu này vì nó không bao gồm bất kỳ bảo đảm an ninh nào.
“Ukraine sẵn sàng tiếp nhận đầu tư, với điều kiện các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm được giải phóng và tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ”, Zelenskiy nói với CNN Turk.
“Chúng tôi không muốn trở thành trung tâm khai thác nguyên liệu thô cho bất kỳ châu lục nào. Điều quan trọng hơn đối với chúng tôi là trở thành bạn bè và đối tác, không chỉ là nguồn cung cấp nguyên liệu thô”.
“Nếu không có bảo đảm an ninh, thỏa thuận sẽ không công bằng. Nếu muốn chúng tôi cho đi thứ gì đó, thì chúng tôi phải nhận lại được thứ gì đó”, Zelenskiy nói.
Hoa Kỳ đang tìm cách sở hữu 50% khoáng sản đất hiếm của Ukraine, NBC đưa tin vào ngày 15 tháng 2. Các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đã tỏ ý sẵn sàng điều động quân đội Mỹ để bảo vệ các nguồn tài nguyên này nếu có một thỏa thuận với Nga nhằm chấm dứt chiến tranh.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói vào đầu tháng 2 rằng ông muốn đạt được một thỏa thuận với Ukraine liên quan đến việc tiếp cận khoáng sản đất hiếm để đổi lấy viện trợ liên tục. Sau đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Kyiv “về cơ bản đã đồng ý” với một thỏa thuận tài nguyên trị giá 500 tỷ đô la.
[Kyiv Independent: Ukraine doesn't want to become 'center for extraction of raw materials,' Zelensky says]
5. Ba Lan kêu gọi Âu Châu: Đừng chơi trò chơi với Tổng thống Donald Trump, hãy chi nhiều hơn cho quốc phòng
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Âu Châu khác để tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và không xung đột với Hoa Kỳ khi ông bay tới Paris để tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về tương lai của Ukraine và tái vũ trang Âu Châu.
“Tôi sẽ hỏi trực tiếp các thủ tướng tụ họp tại Paris hôm nay, họ đã sẵn sàng đưa ra quyết định nghiêm chỉnh chưa?” Tusk nói trên đường đến cuộc họp, ám chỉ đến chi tiêu quốc phòng. “Thật không may, Ba Lan là một ngoại lệ đối với quy tắc ở Âu Châu hiện tại. Điều này chắc chắn phải thay đổi.”
Bình luận của Tusk, quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất trong NATO với 4,7 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội, được đưa ra trong bối cảnh các nước Âu Châu đang nỗ lực xây dựng các bảo đảm an ninh cho Ukraine và củng cố năng lực của châu lục này trong việc ngăn chặn Nga dưới áp lực từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ông thừa nhận rằng nhiều quốc gia có thể sẽ gặp khó khăn trong việc nâng chi tiêu quốc phòng lên đến mức 5% GDP. Trước cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine nhiều nước chi chưa đến 1% GDP. Cuộc xâm lược của Putin đã thay đổi tình hình một cách đáng kể.
Tuy nhiên, các thông điệp trái chiều của chính quyền Hoa Kỳ đang có những tác dụng phức tạp tại Âu Châu. Chính quyền của Tổng thống Trump kêu gọi các nước Âu Châu phải tăng ngân sách quốc phòng lên đến 5% GDP. Nhưng, Phó tổng thống Mỹ James David Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rằng mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Âu Châu không đến từ Nga và Trung Quốc. Nếu Nga và Trung Quốc không phải là mối đe dọa thì tại sao phải tăng ngân sách quốc phòng lên đến 5% GDP? Các quan sát viên cho rằng Quốc Hội các nước Âu Châu sẽ rất khó thông qua một ngân sách quốc phòng cao như thế theo sau các tuyên bố trái chiều và mâu thuẫn kịch liệt của các quan chức Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu vào ngày 16 tháng 2 rằng ông tin rằng Putin “muốn ngừng chiến đấu” trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, bác bỏ tham vọng lãnh thổ của Nga đối với Ukraine và các quốc gia NATO. Trước đó, ông cũng tuyên bố rằng Nga nên được đưa trở lại vào G7. Nếu những lời Tổng thống Trump nói là đúng thì xem ra thực sự Âu Châu không có nhu cầu phải chống Nga, một quốc gia dễ thương, muốn có hòa bình, không có tham vọng lãnh thổ và đáng được đưa vào G7.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu và Anh đã vô cùng lo lắng vào cuối tuần khi các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ tuyên bố họ đang bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine — nhưng không có sự tham gia của Âu Châu và Kyiv.
Sự việc xảy ra khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance phát động một cuộc tấn công dân túy chống lại các nền dân chủ trong khối tại Hội nghị An ninh Munich - làm dấy lên câu hỏi liệu Âu Châu và Hoa Kỳ có đang tiến tới ly hôn vì các giá trị hay không.
Bất chấp mối lo ngại ngày càng tăng ở nhiều thủ đô Âu Châu rằng họ không còn có thể dựa vào Hoa Kỳ về quốc phòng, Tusk vẫn kiên quyết rằng Washington vẫn là chốt chặn an ninh cho lục địa này.
Trong bài phát biểu tại Warsaw trước khi bay tới Paris, Tusk nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì mặt trận chung giữa Âu Châu và Hoa Kỳ
“Bất kể ai đó đôi khi nói với nhau bằng những lời lẽ tàn nhẫn... thì không có lý do gì để các đồng minh tranh cãi với nhau mà không tìm được tiếng nói chung về những vấn đề quan trọng nhất”, Tusk nói và nói thêm: “Đó là lý do tại sao tôi sẽ đến Paris để ngăn chặn mọi tiếng nói có thể muốn đưa ra một loại trò chơi cạnh tranh nào đó giữa Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ, bởi vì điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả”.
Nhưng với việc Hoa Kỳ yêu cầu Âu Châu phải chi tiêu quân sự cao hơn nhiều và không để lại chỗ cho các nước Âu Châu trong các cuộc đàm phán mà họ dự định tiến hành với Nga, Tusk nhấn mạnh rằng châu lục này sẽ phải tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Tusk phát biểu trên X: “Nếu chúng ta, người Âu Châu, không chi tiêu nhiều cho quốc phòng ngay bây giờ, chúng ta sẽ buộc phải chi tiêu nhiều hơn gấp 10 lần nếu không ngăn chặn được một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn”.
Khi đến Paris, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cũng có giọng điệu tương tự khi viết trên X rằng “chúng ta cần một tư duy cấp bách” và “một sự gia tăng trong phòng thủ” và “chúng ta cần cả hai ngay bây giờ”.
Cuộc họp không chính thức này quy tụ các nhà lãnh đạo từ Pháp, Ba Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Hòa Lan và Đan Mạch, cũng như các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu.
Các nước NATO Âu Châu hiện đang nghiên cứu một bảng câu hỏi từ Washington, trong đó yêu cầu họ nêu rõ loại bảo đảm an ninh nào mà họ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine, bao gồm cả việc liệu họ có điều động quân đội trên bộ để thực thi thỏa thuận hòa bình hay không, họ có thể cam kết chi bao nhiêu và họ kỳ vọng gì vào Hoa Kỳ để cho phép điều động như vậy.
Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ không tham gia bất kỳ lực lượng nào sau lệnh ngừng bắn tại Ukraine, và cũng loại trừ khả năng cho phép Ukraine gia nhập NATO — cả hai đều là yêu cầu an ninh quan trọng từ Kyiv nhằm bảo vệ đất nước này khỏi một cuộc xâm lược khác của Nga.
Mặc dù các nhà lãnh đạo đến Paris đều là những người ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, nhưng vẫn có sự chia rẽ về cách thức tham gia tích cực vào bất kỳ sứ mệnh quân sự nào tới quốc gia này.
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã nâng cao mức độ quan trọng của cuộc họp vào đêm Chúa Nhật bằng cách tuyên bố rằng đất nước của ông sẵn sàng gửi quân đến Ukraine. Giống như Tusk, Starmer nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nên duy trì vai trò trung tâm trong quốc phòng Âu Châu và tương lai của Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Đức cho biết hôm thứ Hai rằng Đức sẽ không ngần ngại đóng góp quân bộ binh vào Ukraine nếu khuôn khổ cho động thái này được đưa ra.
Tuy nhiên, vào Chúa Nhật, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh rằng các nước Âu Châu cần có một ghế tại bàn đàm phán về Ukraine.
“Sẽ không có bất kỳ bảo đảm an ninh nào mà chúng tôi chưa tự mình phát triển và chấp nhận”, ông nói.
[Politico: Poland to Europe: Don’t play games with Trump, spend more on defense]
6. Zelenskiy nói Nga đứng sau tuyên bố sai sự thật của Tổng thống Donald Trump về tỷ lệ ủng hộ 4%
Ukraine hiểu rằng tuyên bố sai sự thật của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy có tỷ lệ ủng hộ 4% xuất phát từ Nga, Zelenskiy cho biết trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 2.
“Chúng tôi đã thấy thông tin sai lệch này. Chúng tôi hiểu rằng nó đến từ Nga. Chúng tôi hiểu và chúng tôi có bằng chứng cho thấy những con số đó đã được thảo luận giữa Hoa Kỳ và Nga”, Zelenskiy nói.
Tổng thống Donald Trump đưa ra tuyên bố này vào ngày 18 tháng 2 mà không đưa ra bằng chứng, đưa ra lập luận rằng Ukraine nên sớm tổ chức bầu cử. Phát biểu cùng ngày khi một phái đoàn Hoa Kỳ gặp các quan chức cao cấp của Nga để đàm phán tại Saudi Arabia mà không có sự tham gia của Ukraine, Tổng thống Donald Trump cũng đổ lỗi cho Kyiv về cuộc chiến.
Tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy câu chuyện rằng Zelenskiy là một nhà lãnh đạo bất hợp pháp, dựa trên tiền đề rằng nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông theo dự kiến kết thúc vào ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Lời cáo buộc sai trái này phớt lờ thực tế là hiến pháp Ukraine cấm bầu cử trong thời gian thiết quân luật, có hiệu lực sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Trong khi bày tỏ sự tôn trọng đối với Tổng thống Donald Trump và người dân Mỹ, Zelenskiy cho biết tổng thống Hoa Kỳ “đáng buồn là sống trong không gian thông tin sai lệch “. Zelenskiy cũng chỉ ra cuộc khảo sát mới nhất do phe đối lập thực hiện cho thấy tỷ lệ chấp thuận của tổng thống là 58%, đồng thời nói thêm rằng những nỗ lực thay thế ông vào thời điểm này sẽ không thành công.
[Kyiv Independent: Russia behind Trump's false claim of 4% approval rating, Zelensky says]
7. Canada muốn tham gia đàm phán về bảo đảm an ninh cho Ukraine, quan chức cho biết
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết vào ngày 18 tháng 2 rằng Canada quan tâm đến việc tham gia các cuộc đối thoại về bảo đảm an ninh cho Ukraine.
“Chúng tôi muốn tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến bảo đảm an ninh”, Joly nói với các phóng viên tại Brussels vào ngày 18 tháng 2.
“Chúng tôi muốn tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến việc nhiều người Canada hơn tham gia bảo vệ Ukraine.”
Bình luận của Joly được đưa ra một ngày trước khi Canada chuẩn bị tham gia cùng các nước Âu Châu cho một hội nghị thượng đỉnh cao cấp tại Paris, nơi các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các lựa chọn an ninh cho Ukraine. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra sau cuộc họp ngày 18 tháng 2 giữa các phái đoàn Hoa Kỳ và Nga tại Saudi Arabia mà không có sự tham gia của Ukraine.
Joly cho biết Canada đang yêu cầu Hoa Kỳ giữ Ukraine ở lại bàn đàm phán trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga.
Bà cho biết phương Tây không thể “để Nga hoạt động không kiểm soát”.
“Nhiều người Canada đã được truyền cảm hứng từ những gì đang diễn ra ở Ukraine vì chúng tôi biết họ đang chiến đấu vì những lý do chính đáng.”
Việc bầu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm gián đoạn liên minh phương Tây ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Tổng thống Donald Trump đã nói rằng ông hy vọng Âu Châu sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành nguồn viện trợ quân sự chính của Kyiv và Hoa Kỳ sẽ không gửi quân đến Ukraine như một phần của bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình nào của phương Tây trong tương lai.
Canada, nơi có một trong những cộng đồng người Ukraine đông nhất thế giới, đã trở thành đồng minh quan trọng của Ukraine kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Ottawa đã cung cấp hơn 3 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kyiv, bao gồm vũ khí tiên tiến, máy bay điều khiển từ xa và xe cộ.
[Kyiv Independent: Canada wants to participate in talks on Ukraine's security guarantees, official says]
8. Vụ nổ làm rung chuyển tàu chở dầu Shadow Fleet của Putin ngoài khơi bờ biển Ý
Một tàu chở dầu treo cờ Malta vận chuyển dầu của Nga tới Âu Châu đã bị rung chuyển bởi hai vụ nổ khi đang neo đậu tại cảng Savona ở tây bắc nước Ý vào tuần trước.
Tàu Seajewel đang vận chuyển dầu từ Nga đến Âu Châu bất chấp lệnh trừng phạt, khiến nó trở thành một phần trong cái gọi là “hạm đội bóng tối” của Putin, hãng tin Ukrainska Pravda của Ukraine đưa tin hôm thứ Hai.
“Hạm đội ngầm” của Nga hoạt động ở Biển Baltic và bao gồm các tàu cũ thường hoạt động dưới quyền sở hữu không rõ ràng và không có bảo hiểm đầy đủ, thường xuyên thay đổi ghi danh cờ. Những tàu này chiếm khoảng 17 phần trăm tàu chở dầu trên toàn cầu.
Tháng trước, Washington đã công bố lệnh trừng phạt mới đối với “một số lượng tàu chở dầu chưa từng có”, nhiều tàu trong số đó là một phần của đội tàu ngầm.
Nga đã thành lập hạm đội ngầm để lách lệnh hạn chế xuất khẩu dầu nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine năm 2022.
Tàu chở dầu Seajewel đã xảy ra một loạt vụ nổ khi đang dỡ dầu vào sáng sớm thứ Bảy, khiến thân tàu bị thủng một lỗ, hãng tin Ý IVG đưa tin hôm thứ Hai.
“ May mắn thay, các tấm bạt của khoang an toàn đã giữ được, tránh được tình trạng tràn dầu ra biển và tránh được thảm họa môi trường”, cơ quan truyền thông này đưa tin, đồng thời lưu ý rằng các nhà chức trách cho biết con tàu không có nguy cơ bị chìm.
Các thành viên thủy thủ đoàn cho biết đã nghe thấy hai tiếng nổ lớn, sau đó họ phát hiện các tấm thân tàu đã bị uốn cong vào trong.
Theo IVG, các nhà điều tra đang xem xét nhiều giả thuyết liên quan đến nguyên nhân vụ nổ, bao gồm cả khả năng xảy ra tấn công khủng bố.
Sự việc tàu Seajewel xảy ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chở dầu khác, tàu Koala, bị rung chuyển bởi một vụ nổ khi neo đậu tại Ust-Luga, một cảng ở phía tây bắc nước Nga gần thành phố quê hương St. Petersburg của Putin. Con tàu, được treo cờ Antigua và Barbuda và được cho là có liên quan đến cái gọi là “hạm đội bóng tối” của Nga, đã bị nổ phòng máy vào ngày 9 tháng 2, khiến thủy thủ đoàn phải di tản khẩn cấp.
Cơ quan vận tải biển liên bang của Nga đã xác nhận sự việc trên tàu Koala vào ngày 9 tháng 2. “Một vụ nổ đã xảy ra trong phòng động cơ” của tàu, buộc thủy thủ đoàn phải di tản, Cơ quan Vận tải Biển và Đường thủy Nội địa Liên bang Nga, Rosmorrechflot, cho biết.
Thị trưởng thành phố cảng Savona của Ý, Marco Russo, và thị trưởng thị trấn Vado Ligure, Fabio Gilardi, cho biết: “Chúng tôi liên tục liên lạc với các cơ quan chức năng có liên quan. Chúng tôi biết rằng tình hình đang được theo dõi và giám sát ở mọi khía cạnh. Hiện tại, chúng tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì nữa vì tôn trọng các hoạt động đang diễn ra”.
[Newsweek: Explosions Rock Putin Shadow Fleet Tanker off Italy Coast]
9. Tổng thống Donald Trump đáp trả Zelenskiy, đổ lỗi cho Ukraine về cuộc chiến
Tổng thống Donald Trump đã chế giễu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là một nhà đàm phán kém và “cực kỳ bất tài” vào hôm Thứ Ba, 18 Tháng Hai, khi căng thẳng tiếp tục gia tăng liên quan đến các cuộc đàm phán trực tiếp của chính quyền với Nga về việc chấm dứt cuộc chiến mà nước này phát động gần ba năm trước.
Những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh các đồng minh Âu Châu và nhiều chuyên gia tình báo Mỹ chỉ trích rằng Ukraine và các quốc gia Âu Châu đồng minh của Ukraine đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán bắt đầu vào sáng thứ Ba giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Saudi Arabia.
Khẳng định rằng vòng đàm phán đầu tiên đã diễn ra “rất tốt”, Tổng thống Donald Trump tỏ ra tức giận trước sự thất vọng của Zelenskiy vì bị loại trừ và trước quyết định không bay tới Riyadh để đàm phán thêm với phái đoàn Hoa Kỳ trong tuần này của tổng thống Ukraine.
“Hôm nay tôi nghe nói, 'Ồ, thôi, chúng ta không được mời'“, Tổng thống Donald Trump nói khi được hỏi về lời chỉ trích từ Ukraine, dường như hướng câu trả lời của ông tới Zelenskiy. “Ồ, ông đã ở đó ba năm rồi. Ông nên kết thúc nó — ba năm. Ông không bao giờ nên ở đó. Ông không bao giờ nên bắt đầu nó. Ông nên thực hiện một thỏa thuận.”
Bình luận này — phớt lờ việc Nga đã xâm lược Ukraine mà không có sự khiêu khích nào vào ba năm trước trong tháng này — là lời lên án gay gắt nhất của Tổng thống Donald Trump cho đến nay đối với phía Ukraine. Bình luận này được đưa ra khi Zelenskiy và các nhà lãnh đạo trên khắp Âu Châu đang cố gắng phản ứng với những dấu hiệu ngày càng tăng cho thấy đồng minh quan trọng nhất của Kyiv trong ba năm qua dường như quan tâm nhiều hơn đến việc bình thường hóa quan hệ với Nga hơn là bảo đảm Ukraine tồn tại và rằng Putin phải đối mặt với sự răn đe mạnh mẽ hơn sau khi bắt đầu cuộc chiến tranh trên bộ đầu tiên trên đất Âu Châu kể từ năm 1945.
Tổng thống Donald Trump cũng khẳng định sự quan tâm của mình trong việc thúc đẩy bầu cử ở Ukraine như một phần của bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến.
“Chúng ta đang ở trong tình huống mà Ukraine chưa tổ chức bầu cử, chúng ta đang áp dụng thiết quân luật, nơi mà nhà lãnh đạo Ukraine — ý tôi là tôi ghét phải nói điều này, nhưng tỷ lệ ủng hộ của ông ấy chỉ còn 4% — và đất nước đã bị tan thành từng mảnh,” Tổng thống Donald Trump nói.
Mặc dù tỷ lệ ủng hộ của công chúng dành cho Zelenskiy đã giảm từ những ngày đầu của cuộc chiến, ông vẫn nhận được sự ủng hộ từ phần lớn người dân Ukraine — ít nhất là 52 phần trăm theo cuộc thăm dò vào tháng trước. Không biết Tổng thống Trump lấy đâu ra con số 4%.
Tổng thống Donald Trump cũng phản bác lại câu hỏi cho rằng việc buộc Zelenskiy tái tranh cử là yêu sách của Nga.
“Đó không phải là chuyện của Nga”, Tổng thống Donald Trump nói. “Đó là chuyện của tôi và nhiều quốc gia khác nữa”.
Tổng thống cũng khẳng định rằng người dân Ukraine, những người đang chiến đấu vì sự sống còn của đất nước, “mệt mỏi” vì cái chết và sự tàn phá và mong muốn chiến tranh kết thúc. “Mọi người muốn thấy điều gì đó xảy ra.”
Tuyên bố đó trái ngược với thực tế trên khắp Ukraine, nơi các quan chức được bầu và phần lớn dân chúng đã bị sốc trước những hành động của chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như thờ ơ với số phận của quốc gia. Những hành động đó không chỉ bao gồm các cuộc đàm phán với Mạc Tư Khoa mà còn bao gồm cả đề xuất của Hoa Kỳ về việc yêu cầu một nửa quyền khai thác khoáng sản đất hiếm của Ukraine là khoản thanh toán cho viện trợ đã nhận được, mà không có bảo đảm an ninh trong tương lai.
[Politico: Trump snaps back at Zelenskyy, blaming Ukraine for the war]
Thứ trưởng Vatican bác bỏ tin ĐGH đã qua đời. ĐHY Wilton Gregory của Washington được minh oan
VietCatholic Media
17:05 19/02/2025
1. Tòa Thánh bác bỏ tin trên các phương tiện truyền thông Ý cho rằng Đức Giáo Hoàng đã qua đời
Thứ trưởng của Bộ Văn hóa và Giáo dục Vatican, Cha Antonio Spadaro, một linh mục dòng Tên người Ý, đã mạnh mẽ bác bỏ tin tức trên các phương tiện truyền thông Ý cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã qua đời.
Nói chuyện với kênh truyền hình Ý TV2000, là kênh truyền hình chính thức của các giám mục Ý, Cha Spadaro cho biết đúng là Đức Thánh Cha Phanxicô đã lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân trong bệnh viện Gemelli, nhưng điều đó không có nghĩa là ngài sắp qua đời.
Tờ Crux có bài tường trình nhan đề “Pope improving despite pneumonia diagnosis, sources say”, nghĩa là “Các nguồn tin cho biết Đức Giáo Hoàng có tiến triển dù được chẩn đoán bệnh viêm phổi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Bất chấp chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi cả hai bên vào đêm thứ Ba, các nguồn tin thân cận với Đức Giáo Hoàng và những phụ tá thân cận của ngài cho biết mặc dù tình trạng của ngài rất nghiêm trọng, ngài không gặp nguy hiểm đến tính mạng và đang trong quá trình hồi phục.
Các nguồn tin thân cận với Đức Giáo Hoàng đã xác nhận với tờ Crux rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân khi đang ở bệnh viện. Họ cho biết đây là điều bình thường trong hoàn cảnh này và không có nghĩa là ngài sắp chết.
Nguồn tin cho biết các báo cáo của phương tiện truyền thông cho biết Giáo hoàng đang cận kề cái chết là phóng đại, và mặc dù ngài dự kiến sẽ phải nằm bệnh viện trong một thời gian dài, nhưng tình hình sức khỏe của ngài đang dần hồi phục.
Những vị khác thân cận với Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra những nhận xét tương tự. Các phóng viên khác, cho biết tình trạng của Đức Giáo Hoàng vẫn ổn định trong suốt thời gian nằm viện, và đang đáp ứng với việc điều trị.
Cha Antonio Spadaro, một linh mục dòng Tên người Ý, một phụ tá thân cận của Đức Giáo Hoàng, người tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong mọi chuyến công du nước ngoài và là thứ trưởng của Bộ Văn hóa và Giáo dục Vatican, đã đưa ra những tuyên bố tương tự với kênh truyền hình Ý TV2000, kênh truyền hình chính thức của các giám mục Ý.
Theo Cha Spadaro, Đức Giáo Hoàng “ổn định, họ đã tìm ra vấn đề, vấn đề nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn và do đó họ đang áp dụng liệu pháp có vẻ hiệu quả”.
“Vì vậy, tình hình của Đức Giáo Hoàng không xấu đi, như tôi thường thấy trong những giờ này, ngài không bị sốt, và hôm qua ngài đã gọi điện đến giáo xứ ở Gaza,” vị linh mục nói, và phàn nàn một số báo cáo gần đây cho rằng Đức Giáo Hoàng đang hấp hối. Ngài mạnh mẽ phản bác một số phương tiện truyền thông Ý đã đi xa đến mức loan tin Đức Thánh Cha đã qua đời.
“Đức Giáo Hoàng đang bị nhốt trong phòng bệnh, và tôi nghĩ rằng điều đó thật khủng khiếp đối với ngài, nhưng điều đó thực sự cần thiết và chúng tôi cầu chúc ngài sớm bình phục”, Cha Spadaro cho biết.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện đến giáo xứ Thánh Gia ở Gaza hoặc gửi tin nhắn cho cha xứ, Cha Gabriele Romanelli, mỗi đêm khi ngài nằm viện.
Ngài đã nhập viện vào thứ sáu để điều trị chứng viêm phế quản dai dẳng khiến ngài bị khó thở và gặp khó khăn khi đọc bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn của mình.
Vào hôm thứ Hai, ngài được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn, và sau khi chụp ngực vào chiều thứ Ba, ngài được chẩn đoán mắc “bệnh” viêm phổi, cho thấy tình trạng bệnh đang ở giai đoạn đầu.
Trong một tuyên bố đưa ra vào tối thứ Ba, Vatican mô tả tình trạng của ngài vẫn “phức tạp”, cho biết ngài đã được điều trị bằng cortisone và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, và phương pháp điều trị bằng kháng sinh đã được điều chỉnh thêm để điều trị bệnh viêm phổi.
Các cuộc hẹn của Đức Phanxicô đã bị hủy bỏ trong phần còn lại của tuần và cuối tuần này, bao gồm cả buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư và buổi tiếp kiến chung vào thứ Bảy. Ngài cũng đã giao cho Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, phó tổng trưởng Bộ Truyền giáo, cử hành Thánh lễ mừng Năm Thánh Phó tế vào Chúa Nhật, ngày 23 tháng 2 thay cho ngài.
Hãng thông tấn Ý ANSA đưa tin rằng vào hôm thứ Ba, Đức Hồng Y người Nam Hàn Lagiarô Du Huỳnh Trị (You Heung-sik), Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, người phụ trách tổ chức Năm thánh cho các Phó tế, đã được nhìn thấy tại Bệnh viện Gemelli, có lẽ là để thảo luận về các bài phát biểu và văn bản cho sự kiện này.
Hôm thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã cách chức Giám mục người Canada Jean-Pierre Blais của Baie-Comeau, người bị cáo buộc lạm dụng, và bổ nhiệm giám tỉnh địa phương của dòng Phanxicô, Cha Pierre Charland, làm lãnh đạo mới của giáo phận.
Trước đó, vào ngày 15 tháng 2, một ngày sau khi nhập viện, ngài đã thông báo việc bổ nhiệm Nữ tu người Ý Raffaella Petrini làm Tổng thư ký của Thành quốc Vatican kể từ ngày 1 tháng 3, đưa sơ trở thành người phụ nữ có cấp bậc cao nhất tại Vatican phụ trách việc hành chính của thành quốc này.
Một tuyên bố của Vatican vào sáng thứ Tư cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã có một đêm yên bình, thức dậy và ăn sáng”.
Thông tin chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của ngài dự kiến sẽ được công bố vào chiều thứ Tư.
Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có khối lượng công việc đặc biệt nặng nề do phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, bao gồm các sự kiện Mùa Chay và Phục sinh, cũng như các nhiệm vụ và sự kiện bổ sung liên quan đến Năm Thánh Hy vọng, được ngài khai mạc vào ngày 24 tháng 12 năm 2024 và sẽ bế mạc vào ngày 6 Tháng Giêng năm 2026.
Source:Crux
2. Đức Hồng Y Gregory được tuyên bố vô tội trong cuộc điều tra 'Vos estis' trước khi nghỉ hưu
Tổng giám mục Washington sắp mãn nhiệm Hồng Y Wilton Gregory đã bị điều tra theo các chuẩn mực của Vos estis lux mundi vào năm ngoái, khi các giám mục do Vatican bổ nhiệm đã minh oan cho vị Hồng Y này sau khi một linh mục địa phương đưa ra cáo buộc, người cũng đang phải đối mặt với một quá trình theo giáo luật về tội lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin thân cận với Bộ Giám mục tại Rôma nói với tờ The Pillar vào ngày 15 tháng 2 rằng đã nhận được đơn khiếu nại về quấy rối tình dục đối với Hồng Y Gregory vào đầu năm 2024, nhưng một cuộc điều tra độc lập đã đưa ra phán quyết minh oan cho Hồng Y Gregory.
Tin tức về việc Hồng Y Gregory phải đối mặt với cuộc điều tra của Vatican xuất hiện trong bối cảnh có nhiều tin đồn lan rộng trong giới linh mục ở Washington rằng việc nghỉ hưu của vị Hồng Y, được Tòa thánh công bố vào tháng trước, có liên quan đến báo cáo Vos estis liên quan đến ngài.
Một viên chức thân cận với cuộc điều tra nói với The Pillar rằng đơn khiếu nại được nộp bởi một linh mục ở Washington, người đã được thụ phong trong vòng mười năm trở lại đây, là người cũng đang phải chịu một quá trình kỷ luật theo giáo luật, sau khi ông bị cáo buộc “dụ dỗ” một bé gái vị thành niên trước khi bắt đầu quan hệ tình dục với cô bé khi cô bé tròn 18 tuổi.
Theo các nguồn tin biết về các cáo buộc và cuộc điều tra, vị linh mục này cáo buộc rằng Đức Hồng Y Gregory đã “đặt tay lên đùi” ông trong một vòng chơi golf chỉ vài tháng sau khi Hồng Y Gregory đến Washington vào năm 2019. Nói cho cùng, việc đặt tay lên đùi giữa hai người đàn ông, theo mọi tiêu chuẩn dân sự cũng như tôn giáo, khó có thể coi là lạm dụng tính dục. Tuy nhiên, Tòa Thánh cũng đã mở cuộc điều tra vị Hồng Y.
Một viên chức thân cận với Bộ Giám mục nói với tờ The Pillar rằng “lời khiếu nại được đưa ra trong quá trình kỷ luật giáo sĩ đang được tiến hành theo thẩm quyền của Bộ Giáo sĩ”.
“Vì khiếu nại liên quan đến cáo buộc có hành vi sai trái tình dục tiềm tàng của một giám mục - thực tế là hiện là một Hồng Y - nên bộ đã cho phép mở cuộc điều tra theo các chuẩn mực của Vos estis”, luật năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô được ban hành sau vụ bê bối McCarrick.
“Hai giám mục được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc điều tra và lập báo cáo cho bộ, và họ đã làm như vậy. Kết luận là không có trường hợp nào Hồng Y Gregory phải trả lời.”
Tờ Pillar đã xác nhận rằng quá trình kỷ luật đối với vị linh mục ở Washington vẫn đang được tiến hành và vì không có hành vi sai trái tình dục nào được cho là xảy ra khi nạn nhân bị cáo buộc dưới 18 tuổi nên vấn đề đã được chuyển đến Bộ Giáo sĩ từ Bộ Giáo lý Đức tin, nơi có thẩm quyền độc quyền đối với hành vi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ.
Tin tức về cuộc điều tra Vos estis đối với Hồng Y Gregory và việc Hồng Y được minh oan xuất hiện trong bối cảnh có tin đồn lan truyền giữa một số giáo sĩ địa phương rằng cuộc điều tra và kết luận của nó đã dẫn đến thông báo về việc vị Hồng Y này từ chức vào Tháng Giêng năm nay, với việc Vatican tuyên bố rằng tháng tới Hồng Y Robert McElory của San Diego sẽ kế nhiệm Hồng Y Gregory tại thủ đô.
Tuy nhiên, một viên chức tại Phủ Quốc vụ khanh Vatican đã nói với tờ The Pillar vào ngày 15 tháng 2 rằng “hoàn toàn không có mối liên hệ nào” giữa cuộc điều tra Vos estis và việc đơn từ chức của Gregory được chấp nhận.
“Hai vấn đề không liên quan gì đến nhau,” viên chức này nói. “Đức Hồng Y Gregory được bổ nhiệm ở tuổi 71 và người ta hiểu rằng ngài sẽ chỉ phục vụ ba năm — nhiều nhất — sau tuổi nghỉ hưu thông thường là 75.”
Trước khi đơn từ chức của Gregory được công bố, người ta đã hiểu và đưa tin rộng rãi rằng sức khỏe và năng lượng của vị Hồng Y đã suy giảm và ở tuổi 77, một tổng giám mục mới dự kiến sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô lựa chọn.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Giám mục nói với tờ The Pillar rằng những cáo buộc do vị linh mục ở Washington đưa ra đã được đánh giá là “thậm chí không đạt đến mức độ phạm tội theo giáo luật nếu chúng được xác định là đáng tin cậy, và chúng không phải vậy”.
Những đồn đoán về cuộc điều tra Gregory và những tin đồn lan truyền trong giới giáo sĩ Washington về thời điểm ông từ chức cho thấy Vatican vẫn tiếp tục giữ bí mật khi giải quyết các cáo buộc và cuộc điều tra liên quan đến giám mục, trái ngược với cách giải quyết các trường hợp tương tự liên quan đến linh mục.
Mặc dù Vatican đã tiến hành nhiều vụ án Vos estis liên quan đến các giám mục Hoa Kỳ kể từ khi luật được ban hành vào năm 2019, nhưng thông tin chi tiết hiếm khi được công bố hoặc xác nhận chính thức.
Một số trường hợp như vậy đã dẫn đến việc các giám mục có liên quan được minh oan, bao gồm cả Giám mục John Brungardt của Dodge City, người đã thực hiện bước đi bất thường là công khai rút khỏi chức vụ trong khi vụ án của ngài đang được xem xét trước khi quay trở lại sau khi được minh oan.
Trong những trường hợp khác, như trường hợp liên quan đến Giám mục Nicholas DiMarzio, trước đây là Giám mục Brooklyn, các giám mục vẫn tiếp tục chức vụ trước khi cuối cùng được Vatican minh oan thông qua cuộc điều tra, như trường hợp của Giám mục Robert Guglielmone của Charleston.
Đức Hồng Y Gregory được bổ nhiệm vào ngày 4 tháng 4 năm 2019, sau khi người tiền nhiệm của ngài, Hồng Y Donald Wuerl từ chức trong bối cảnh vụ bê bối liên quan đến người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Wuerl tại Washington, cựu Hồng Y Theodore McCarrick, bị cáo buộc lạm dụng tình dục các chủng sinh và trẻ vị thành niên và cuối cùng bị hoàn tục trong một tiến trình giáo luật do Bộ Giáo lý Đức tin tiến hành.
Đức Hồng Y Gregory đến Washington hứa hẹn một kỷ nguyên mới về sự minh bạch trong tổng giáo phận. “Tôi tin rằng cách duy nhất tôi có thể phục vụ tổng giáo phận địa phương này là nói cho các bạn sự thật”, vị tổng giám mục phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên của mình tại Thủ đô.
Source:Pillar
3. Lượng người tham dự thánh lễ tăng ở Anh, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch
Mặc dù chưa đạt đến mức trước đại dịch, nhưng số lượng người tham dự thánh lễ đang tăng lên ở Anh và xứ Wales, theo số liệu từ hội đồng giám mục quốc gia.
Phát ngôn nhân của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales cho biết với CNA qua email rằng vào năm 2023, ước tính có gần 555.000 người tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại Anh và xứ Wales, tăng khoảng 50.000 người so với năm 2022.
Phát ngôn nhân mô tả con số này là “không hoàn toàn trở lại mức trước COVID, nhưng là sự cải thiện so với những năm gần đây”. Ông cũng lưu ý rằng con số này có thể là “một sự đánh giá thấp nhẹ vì một số giáo xứ có thể không đưa ra số liệu của họ khi giáo phận của họ yêu cầu”.
Stephen Bullivant, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Xã hội Bênêđíctô XVI tại Đại học St. Mary ở Twickenham, Luân Đôn, nói với CNA rằng ông “hy vọng tạm thời rằng xu hướng tái tăng trưởng khiêm tốn này sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo”.
Ông chỉ ra một bài báo năm 2024 mà ông viết cho tờ Tablet, trong đó ông lưu ý rằng mặc dù số người tham dự thánh lễ ở Anh đã giảm đáng kể trong vài thập niên qua - dẫn đến dự đoán về sự tuyệt chủng của Công Giáo - nhưng những dự đoán đáng sợ như vậy có vẻ không có khả năng xảy ra do có dấu hiệu tăng trưởng ở một số lĩnh vực của đời sống Công Giáo tại Anh.
Tuy nhiên, Bullivant viết rằng số người tham dự Thánh lễ vào khoảng 829.000 người trên khắp nước Anh, xứ Wales và Scotland vào “một ngày Chúa Nhật bình thường” năm 2019, điều này có nghĩa là số người tham dự vẫn còn phải tăng thêm nữa trước khi đạt đến mức trước đại dịch, nếu có.
Ngoài ra, một nghiên cứu vào cuối năm 2024 cho thấy cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến người Công Giáo ở Anh, với một phần ba người đi lễ cho biết họ đã giảm số lần tham dự thánh lễ vì lo ngại về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em.
Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Bullivant đã chỉ ra những dấu hiệu cho thấy sức sống mới và sự phát triển mới ở một số lĩnh vực trong Giáo hội tại Vương quốc Anh, chẳng hạn như các báo cáo giai thoại về sự gia tăng số người tham dự các buổi lễ Phục sinh và số lượng người lớn cải đạo tương đối lớn, các giáo đoàn đại học phát triển mạnh mẽ và cộng đồng người di cư và nhập cư sôi động, cho thấy rằng mặc dù chủ nghĩa thế tục đã tác động sâu sắc đến Giáo hội, nhưng nó không có khả năng dẫn đến sự biến mất hoàn toàn.
“Nói một cách thẳng thắn, những tin đồn về cái chết của Giáo hội — mặc dù đã bốn thập niên trôi qua — đã bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa 'không chết dần chết mòn' và 'bùng nổ sức sống mới'“, Bullivant viết. “Công Giáo Anh có thể là cái trước, nhưng điều đó không có nghĩa là nó gần với cái sau”.
Tin tức từ Vương quốc Anh được đưa ra sau những ước tính gần đây cho thấy số lượng người tham dự thánh lễ tại Hoa Kỳ đã phục hồi hoàn toàn sau sự gián đoạn do đại dịch - mặc dù số người tham dự hàng tuần tại Hoa Kỳ vẫn chỉ ở mức 24%.
Phân tích mới của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ, gọi tắt là CARA có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng các cuộc khảo sát toàn quốc và dữ liệu Google Trends để ước tính lượng người tham dự, đồng thời cũng tiết lộ rằng lượng người tham dự các ngày lễ quan trọng như Lễ Phục sinh và Giáng Sinh đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID.
Source:Catholic News Agency
4. Nhật ký trừ tà số 331: Lucifer thừa nhận “Tôi ghét cái tên đó!”
Khi chúng tôi gần kết thúc buổi trừ tà, nhóm trừ tà của chúng tôi liên tục nói, “Ta ra lệnh cho ngươi, Lucifer....” Khi đó, con quỷ hét lên và hét lớn, “Ta ghét cái tên đó!” Vì vậy, tất nhiên, nhóm trừ tà đã sử dụng nó nhiều lần, ra lệnh cho Lucifer, bằng tên, rời đi. Ra lệnh cho một con quỷ bằng tên thật của nó sẽ trao cho nhóm trừ tà thêm sức mạnh để trục xuất nó.
Người ta thường cho rằng tên gốc của quỷ, tên mà Chúa ban cho nó, là “Lucifer” có nghĩa là người mang ánh sáng (Is 14:12). Mặc dù một số học giả có thể không đồng ý, nhưng rõ ràng là các ác quỷ qua nhiều thế kỷ đã phản ứng với cái tên đó. Cũng rõ ràng từ phiên họp cuối cùng của chúng tôi rằng quỷ ghét cái tên ấy.
Tại sao? Tên mà Chúa ban cho chúng ta thể hiện bản sắc và sứ mệnh của chúng ta. Nếu Lucifer là tên mà Chúa ban cho hắn, thì hắn phải là “người mang ánh sáng” cho Chúa, một vinh dự lớn và một sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng hắn đã từ chối sứ mệnh ấy. Vì vậy, bất cứ khi nào cái tên Lucifer được nhắc đến, hắn buộc phải đối mặt với sự thật về sự phản bội của mình và sự sa ngã sau đó của mình. Thông thường, sau khi tôi ra lệnh cho Lucifer bằng tên trong một cuộc trừ tà, tôi sẽ nói thêm, “Bây giờ ngươi đang sống trong bóng tối.”
Nhiều nhà thần học tin rằng bạn và tôi cũng được Chúa ban cho một cái tên, nhưng chúng ta chỉ biết tên đó trên thiên đàng. Có khả năng là tên của chúng ta rất thánh thiện đến nỗi chỉ có thể thực sự hiểu được dưới ánh sáng của sự cứu rỗi. Có những đoạn Kinh thánh gợi ý về sự tồn tại của một cái tên như vậy:
“Ngươi sẽ được gọi bằng một tên mới do miệng Thiên Chúa ban cho.” (Is 62:2)
“Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ ban cho man-na đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận.” (Khải Huyền 2:17)
Thiên Chúa biết bản thân sâu thẳm, riêng tư nhất của chúng ta. Ngài ban cho mỗi người chúng ta một danh thánh riêng để diễn tả mối liên kết yêu thương của Ngài với bản thân sâu thẳm nhất của chúng ta và danh tính thực sự của chúng ta trong Ngài. Khi chúng ta đến Vương quốc, Thiên Chúa sẽ gọi chúng ta bằng tên và chúng ta sẽ vui mừng.
Source:Catholic Exorcism