Ngày 19-02-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/02: Cầu nguyện sao cho đẹp lòng Chúa – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:55 19/02/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.

“Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:

‘Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,

xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,

triều đại Cha mau đến,

ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;

xin tha tội cho chúng con

như chúng con cũng tha

cho những người có lỗi với chúng con;

xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,

nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.’

“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:18 19/02/2024

THÁNH THỂ (2)



“Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.” (1 Cr 11, 27)

1. Giáo hữu rước lễ xong giống như sư tử phun ra lửa, khiến cho ma quỷ sợ hãi bỏ chạy.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:23 19/02/2024
83. CHUYỂN NHƯỢNG ĐÙI LỚN

Nghĩa Hưng Trữ gia đình rất nghèo, mùa đông không có quần mặc để chống lạnh, bèn nói bừa một câu thơ:

- “Gió tây thổi tiếng mưa đơn độc, hai cái đùi lớn không bỏ xuống được. Triều đình đến yết thị nơi đầu phố, mượn người có quần để mặc đi.”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 83:

Có người thích trời lạnh và có người rất sợ lạnh.

Sợ lạnh là vì cơ thể không được khỏe mạnh, không sợ lạnh là vì thân thể có...nhiều mỡ.

Nhưng có những người rất sợ lạnh mà vẫn cảm thấy ấm áp dù họ đang đi ngoài trời gió lạnh, bởi vì trong lòng họ tràn ngập tình yêu: yêu Thiên Chúa, yêu tha nhân; lại có người không sợ lạnh nhưng vẫn cứ run lên dù họ đang ngồi trong nhà ấm áp có máy sưởi, bởi vì trong lòng họ thiếu vắng tình thương. Như thế thì cũng đủ biết rằng, tâm hồn mà lạnh thì đáng sợ hơn thể xác lạnh.

Người Ki-tô hữu là những người luôn bị lửa tình yêu của Thiên Chúa đốt nóng tâm hồn, nên họ luôn cảm thấy tâm hồn ấm áp và tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, do đó họ luôn muốn đem lửa yêu mến này đi sưởi ấm tâm hồn những người đang lạnh buốt vì thiếu tình người, họ muốn đem tình yêu này đốt lên một ngọn lửa mến yêu của Đức Chúa Giê-su trong những người bất hạnh, bằng chính những thái độ hòa nhã tôn trọng và vui tươi đối với những người bị đời bỏ rơi khinh dể...

Mùa lạnh mà không có quần mặc thì đúng là lạnh thật, nhất là hai chân bị lạnh thì không thể ngủ được, đúng là tội nghiệp. Người Ki-tô hữu nếu không có chiếc áo yêu thương để mặc, thì đáng tội nghiệp hơn người nhà nghèo không có quần mặc mùa đông rất nhiều, bởi vì dù cho có áo quần mùa đông mà thiếu lửa yêu mến Thiên Chúa thì quả là tội nghiệp vô cùng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hoa trái thinh lặng
Lm. Minh Anh
15:05 19/02/2024
HOA TRÁI THINH LẶNG
“Như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất!”.

Trong “Thoughts in Solitude”, “Hoa Trái Thinh Lặng”[1] - người viết dịch, Thomas Merton nhận định, “Cuộc sống của con là lắng nghe, cuộc sống của Chúa là dạy bảo! Lắng nghe và đáp trả là việc của con; nhờ đó, con được cứu độ. Vì thế, con phải lặng thinh!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Con phải lặng thinh!”. Cùng với cảm nhận của Thomas Merton, Lời Chúa hôm nay nói đến tĩnh lặng và hoa trái của nó từ một ‘chuyển động kép!’. Một từ trời xuống, lời Thiên Chúa; một từ đất lên, lời con người - Kinh Lạy Cha - ‘hoa trái thinh lặng!’.

Chỉ vỏn vẹn hai câu, Isaia mô tả tuyệt vời Lời kỳ vĩ của trời, “Như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời…; lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả” - bài đọc một. Lời Thiên Chúa là Lời biến đổi, Lời nuôi sống, Lời củng cố hy vọng! “Kinh Lạy Cha” Chúa Giêsu dạy hôm nay là ‘kết quả của Lời’ “trở về trời”. “Nó là ‘ma trận’ của mọi lời cầu Kitô giáo; vì lẽ, mọi ước nguyện được thể hiện trong Kinh Lạy Cha. Một mặt, nó như chiêm ngưỡng Thiên Chúa, sự huyền bí, vẻ đẹp và sự tốt lành của Ngài; mặt khác, nó như một lời khẩn xin chân thành, can đảm, về những gì chúng ta cần. Thiên Chúa yêu tôi. Đó là một bảo đảm tuyệt vời!” - Phanxicô.

Cầu nguyện là ‘hoa trái thinh lặng!’. Vậy mà, xem ra không ít người coi thường những hoa trái đó! Họ thích nói nhiều, muốn được hiểu nhiều, nhưng không học cách lắng nghe. Chúng ta thường không thể lắng nghe, vì không quen thinh lặng! Mẹ Têrêxa từng viết, “Cầu nguyện là ‘hoa trái thinh lặng!’”. Đúng thế, Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng, cầu nguyện là để lắng nghe hơn là để nói. Khi ở cùng một người hiểu biết về một chủ đề mà bạn quan tâm, bạn hạn chế nói nhiều và dành bản thân để lắng nghe. Chúa Giêsu, Đấng mặc khải Chúa Cha, điều đó có nghĩa là, mối quan tâm chính của chúng ta trong cầu nguyện là nên hỏi Ngài về Chúa Cha; và sau đó, chuyên tâm lắng nghe!

Thiên Chúa là Cha yêu thương, Ngài biết chúng ta cần gì trước khi chúng ta cầu; tuy nhiên, chúng ta cần hỏi, bởi khi hỏi, chúng ta ý thức có những nhu cầu mà chỉ một mình Ngài mới có thể ban. Hãy hỏi Chúa Giêsu về điều gì cần nhất cho sự cứu rỗi của mình! Đó là lý do tại sao Ngài dạy “Kinh Lạy Cha”. Cầu nguyện với lời kinh này còn nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa là Cha của mọi người; và mọi người thực sự là anh em của nhau.

Anh Chị em,

“Cuộc sống của con là lắng nghe, cuộc sống của Chúa là dạy bảo!”. Thiên Chúa không ngừng dạy dỗ chúng ta qua Lời, qua những con người, cũng như qua các biến cố. Ngài mong ước mỗi sứ điệp của Ngài “thấm vào đất lòng” chúng ta và trổ sinh hoa trái. Hoa trái đầu tiên Ngài chờ mong có lẽ là bạn và tôi biết lặng thinh để lắng nghe Ngài; lắng nghe từ ‘đôi tai của trái tim’ trong giây phút hiện tại; để sau đó, vượt lên chính mình và làm theo tiếng nói ấy! Đây là một hành trình không bao giờ ngưng nghỉ; làm theo tiếng nói ấy chính là biến đổi! Cầu nguyện là lắng nghe và cầu nguyện còn là biến đổi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để kinh nguyện của con rộn ràng nhưng hời hợt, ồn ào nhưng vô hồn; dạy con để Lời ‘thấm vào đất lòng’ khi con thực sự là con trước Chúa là Cha!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican ra lệnh cho các giám mục Đức tạm dừng bỏ phiếu về Ủy ban Đồng nghị
Vũ Văn An
13:49 19/02/2024

Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 19 tháng 2 năm 2024, tường trình rằng khi các giám mục Đức họp trong tuần này để thúc đẩy tiến trình cải cách quốc gia của họ, Vatican đã đe dọa hành động theo giáo luật nếu họ từ chối tuân thủ lệnh ngưng bỏ phiếu về quy chế của một ủy ban mới gây tranh cãi mà trước đó đã bị bác bỏ.



Là một phần của đại hội hiện tại diễn ra từ ngày 19-22 tháng 2 tại Augsburg, khoảng 60 thành viên của Hội đồng Giám mục Đức tham dự đã lên kế hoạch giải quyết các kết quả của quá trình cải cách “Con đường Đồng nghị” vừa được kết thúc gần đây của họ và bỏ phiếu về các quy chế của một “Ủy ban Đồng nghị” có nhiệm vụ thành lập một “Hội đồng Đồng nghị” quốc gia mới.

Tuy nhiên, sau khi nhận được một lá thư mới từ Vatican đe dọa các biện pháp trừng phạt, các giám mục Đức dường như đã tạm dừng cuộc bỏ phiếu đó.

Một ấn bản bằng tiếng Đức của bức thư – đề ngày 16 tháng 2 và có chữ ký của Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y người Á Căn Đình Victor Fernández, và Bộ trưởng Bộ Giám mục người Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Robert Prevost – đã được công bố trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Đức.

Theo bản dịch tiếng Ý của bức thư được đăng trên trang tin tức Settimana News của Ý, các Đức Hồng Y Parolin, Fernández và Prevost cho biết cần phải “bày tỏ một số mối quan ngại” và “cung cấp một số dấu hiệu” liên quan đến việc bỏ phiếu về các quy chế của Ủy ban Đồng nghị.

Họ nói rằng những dấu hiệu này “đã được trình lên Đức Thánh Cha và được ngài chấp thuận”.

Lưu ý rằng các quy chế được đề xuất nói rằng “nhiệm vụ đầu tiên” của ủy ban là thành lập Hội đồng Đồng nghị, Vatican cho biết loại cơ quan giáo hội này “không được giáo luật hiện hành dự liệu trước và do đó một nghị quyết của Hội đồng Giám mục Đức theo nghĩa này sẽ không có hiệu lực, kèm theo hậu quả pháp lý liên quan.”

Trích dẫn các điều khoản cụ thể của Giáo luật, Vatican cho biết không có cơ sở cho Hội đồng Đồng nghị như Hội đồng Giám mục Đức hình thành, “cũng như không có sự ủy nhiệm nào được Tòa thánh ban hành” để thành lập nó.

“Ngược lại, [Tòa thánh] đã bày tỏ điều ngược lại,” bức thư viết.

Ý tưởng thành lập Hội đồng Đồng nghị, một cơ quan điều hành bao gồm cả giám mục và giáo dân để giám sát thường trực giáo hội ở Đức, đã được thông qua trong phiên họp toàn thể lần thứ tư của “Con đường Đồng nghị” của Đức vào tháng 9 năm 2022, với mục đích đưa ra “các quyết định cơ bản có tầm quan trọng siêu giáo phận.”

Hội nghị đó cũng đã phê chuẩn một “Ủy ban Đồng nghị” do Đức Giám Mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức và giáo dân đồng chủ trì, có nhiệm vụ cụ thể là thành lập Hội đồng Đồng nghị để hoạt động tích cực từ năm 2026.

Vào tháng 1 năm ngoái, những người đứng đầu một số cơ quan chính của Vatican đã viết một lá thư cho các giám mục Đức phủ quyết Hội đồng Đồng nghị với lý do rằng nó tạo thành một hình thức thẩm quyền giáo hội mới không được công nhận về mặt giáo luật, và về cơ bản sẽ chiếm đoạt thẩm quyền của hội đồng các giám mục quốc gia.

Trong lá thư đó, Vatican cho biết không có giám mục nào bị buộc phải tham gia vào Ủy ban Đồng nghị, và họ nhấn mạnh rằng Giáo Hội Đức không có thẩm quyền thành lập một thực thể giáo luật mới, chẳng hạn như Hội đồng Đồng nghị.

Tuy nhiên, trong hội nghị mùa xuân của các giám mục Đức một tháng sau đó, vào tháng 3 năm 2023, Giám Mục Bätzing thông báo rằng các kế hoạch vẫn sẽ được tiến hành và Ủy ban Đồng nghị sẽ được thành lập bất chấp những lo ngại của Vatican.

Cả Vatican và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần can thiệp trực tiếp vào tiến trình đồng nghị của các giám mục Đức kể từ khi nó được khởi động vào năm 2019, với mục đích cải cách cơ cấu giáo hội để ứng phó tốt hơn với các vụ tai tiếng giáo sĩ toàn quốc lạm dụng.

Vào tháng 6 năm 2019, Đức Phanxicô đã viết một lá thư cho người Công Giáo Đức cảnh cáo không nên quá chú trọng vào “các cải cách cơ cấu hoặc hành chánh thuần túy”.

Trong một lá thư gửi các nhà thần học Đức và những người chỉ trích Con đường Đồng nghị vào tháng 11 năm 2023, Đức Giáo Hoàng đã chỉ trích cả Hội đồng Đồng nghị lẫn Ủy ban Đồng nghị, nói rằng chúng “không thể dung hòa với cơ cấu bí tích” của giáo hội, và rằng các sáng kiến này có nguy cơ làm rạn nứt sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Vatican và các giám mục Đức đã tổ chức các cuộc họp thường kỳ kể từ chuyến viếng thăm ad limina của các giám mục Đức vào tháng 11 năm 2022 tới Rome, trong thời gian đó một lệnh tạm dừng đã được đề xuất đối với tiến trình hội nghị ở Đức, để tiếp tục đối thoại giữa những bất đồng của họ, tuy nhiên, trong khii đó, các Giám Mục tiếp tục thúc đẩy diễn trình dự hoạch Hội đồng Đồng nghị.

Khi Ủy ban Đồng nghị tổ chức cuộc họp khai mạc vào tháng 11 năm 2023, những người tham gia đã phê chuẩn các quy chế của nó, trong số những điều khác cho phép cơ quan thông qua các nghị quyết với đa số đơn giản là 2/3, không giống như Con đường Đồng nghị, vốn yêu cầu 2/3 sự ủng hộ của cả các giám mục và giáo dân mới thông qua các nghị quyết.

Chỉ với 23 giám mục thành viên trong ủy ban, sau khi bốn vị từ chối tham gia, hơn một nửa trong số 70 thành viên của ủy ban là giáo dân, nghĩa là, về mặt lý thuyết, các nghị quyết có thể được thông qua mà không có sự chấp thuận của bất cứ giám mục nào trong nước.

Trong lá thư ngày 16 tháng 2, Vatican lưu ý rằng các quy chế của Ủy ban Đồng nghị nêu rõ rằng chúng chỉ có thể có hiệu lực khi có nghị quyết chung của Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức – một cơ quan giáo dân có ảnh hưởng bao gồm nhiều tổ chức Công Giáo khác nhau ở Đức.

Các quy chế đã được Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức phê duyệt ngay sau cuộc họp của Ủy ban Đồng nghị vào tháng 11 năm 2023.

Tuy nhiên, Vatican cho biết, nghị quyết Hội đồng Giám mục Đức sẽ có vấn đề vì nó “không thể hoạt động như một thực thể pháp lý trong lĩnh vực thế tục”.

Vatican cho biết những vấn đề này và những vấn đề khác đã được nêu rõ trong chuyến thăm ad limina năm 2022 của các giám mục Đức, đồng thời lưu ý rằng những mối quan ngại này đã được nhắc lại trong bức thư do các viên chức Vatican gửi vào tháng 1 năm ngoái với mệnh lệnh cụ thể của Đức Thánh Cha “không được tiếp tục thành lập hội đồng này”.

Bức thư viết: “Việc phê chuẩn các quy chế của Ủy ban Đồng nghị sẽ mâu thuẫn với các hướng dẫn của Tòa thánh ban hành theo ủy ban đặc biệt của Đức Thánh Cha, và một lần nữa sẽ đưa ra cho ngài một sự đồng lõa”.

Về phương diện này, Vatican lưu ý rằng trong cuộc họp vào tháng 10 năm ngoái, người ta đã quyết định rằng chủ đề về một “cơ quan tư vấn và ra quyết định cấp giáo phận” như Hội đồng Đồng nghị sẽ được thảo luận trong cuộc họp tiếp theo giữa các viên chức của Hội đồng Giám mục Đức và Vatican.

Bức thư cho biết: “Nếu các quy chế của Ủy ban Đồng nghị được thông qua trước cuộc họp này, thì câu hỏi sẽ đặt ra là về ý nghĩa của cuộc họp này và, nói chung hơn, của tiến trình đối thoại đang diễn ra”.

Vatican đã yêu cầu Hội đồng Giám mục Đức xem xét nội dung của bức thư và bày tỏ hy vọng rằng bức thư cũng sẽ được xem xét trong đại hội của Hội đồng Giám mục Đức vào tuần này.

Một phát ngôn viên của hội đồng giám mục xác nhận với hãng thông tấn KNA của Đức rằng cuộc gặp giữa các thành viên Giáo triều Rôma và Hội đồng Giám mục Đức hiện đang diễn ra theo lịch trình nhưng không tiết lộ khi nào cuộc họp đó sẽ diễn ra.

Ủy ban Đồng nghị hiện đang được lên kế hoạch tổ chức cuộc họp toàn thể lần thứ hai vào tháng 6, tuy nhiên, không rõ liệu cuộc họp đó có thực sự được tổ chức hay không dựa trên lá thư gần đây nhất của Vatican.
 
VietCatholic TV
Bốn Sukhoi của Nga nổ tung trong cuộc rút lui khỏi Avdiivka của Ukraine. Tương lai ảm đạm của Putin
VietCatholic Media
03:09 19/02/2024


1. Cuộc triệt thoái khỏi Avdiivka của quân Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Retreating From Avdiivka, Ukrainian Forces Took One Last Shot—And Downed Four Russian Jets”, nghĩa là “Rút lui khỏi Avdiivka, lực lượng Ukraine thực hiện phát súng cuối cùng và bắn rơi bốn máy bay phản lực Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Dưới sự yểm trợ của máy bay không người lái, biệt kích và Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân tinh nhuệ, Lữ đoàn cơ giới số 110 của quân đội Ukraine đã rút lui khỏi Avdiivka vào rạng sáng thứ Bẩy, chấm dứt trận chiến tàn khốc kéo dài 4 tháng.

Việc bảo vệ Avdiivka của Lữ đoàn 110 có thể đã tiêu tốn phần lớn lực lượng trước chiến tranh gồm khoảng 2.000 người. Nhưng nó khiến quân đội Nga phải trả giá đắt hơn nhiều.

Không dưới 12 lữ đoàn từ Quân Đoàn Liên hợp số 2 và số 41 của Nga đã tham gia tấn công Avdiivka, một thành phố công nghiệp cách Donetsk bị Nga tạm chiếm ở miền đông Ukraine 5 dặm về phía tây bắc.

Có vẻ như hầu hết các lữ đoàn đó đã mất gần hết người. Tổng cộng, thương vong của quân Nga - thiệt mạng và bị thương tật - trong và xung quanh Avdiivka có thể vượt quá 47.000 người. Theo các quan chức Mỹ, rốt cuộc, 13.000 người Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương quanh thành phố chỉ trong sáu tuần đầu tiên của trận chiến kéo dài 16 tuần.

Và quân Ukraine đang rút lui có thể đã bắn những phát súng quan trọng cuối cùng của trận chiến, nhắm vào bốn chiến đấu cơ -ném bom của lực lượng không quân Nga dường như đang chuẩn bị thực hiện một cuộc ném bom nhắm vào Lữ đoàn 110 của Ukraine và các đơn vị lân cận.

Khi những người sống sót của Lữ đoàn 110 chạy về phía tây qua các đơn vị yểm trợ ở rìa Avdiivka vào sáng sớm thứ Bảy, một khẩu đội hỏa tiễn của lực lượng không quân Ukraine đã bắn hạ ít nhất một—và có thể là nhiều—chiến đấu cơ -ném bom Sukhoi của Nga cách Avdiivka 60 dặm về phía đông.

Có đoạn video ghi lại cảnh một trong những máy bay Nga rơi gần thị trấn Dyakova. Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk tuyên bố quân đội của ông đã bắn hạ 4 máy bay phản lực: một chiếc Sukohi Su-35 một chỗ ngồi và ba chiếc Sukhoi Su-34 hai chỗ ngồi.

Để chứng minh, Oleshchuck đã đăng ảnh chụp màn hình bản đồ kỹ thuật số hiển thị đèn hiệu vô tuyến khẩn cấp của 4 phi công Nga, những người có lẽ đã nhảy dù ra khỏi chiếc máy bay bị hư hỏng của họ. “Bạn có thể thấy, hệ thống đang hoạt động!” Oleshchuk nói.

Đối với những người Ukraine sống sót sau chiến dịch Avdiivka, các vụ bắn hạ là công lý nhãn tiền. Các máy bay Sukhoi của Nga đã không ngừng bắn phá Lữ đoàn 110 trong nhiều tuần. Các máy bay phản lực sẽ lao về phía Avdiivka từ phía đông, bay lên cao và - từ cách đó 25 dặm – phóng ra các quả bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh KAB. Một số nặng tới 3.000 pound.

Nhóm phân tích Ukraine Frontelligence Insight đưa tin vào ngày 15 tháng 2: “Theo nhiều ước tính khác nhau, có khoảng 37 đến 42 quả bom KAB đã được thả xuống Avdiivka chỉ trong một ngày trong tuần này”. Các vụ nổ kinh hoàng dẫn đến hư hỏng hoặc phá hủy các công trình lân cận.”

“Avdiivka là KAB,” quân nhân Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân Egor Sugar viết. “Có cảm giác rằng đây là số lượng bom trên không lớn nhất trên một mảnh đất như vậy trong suốt thời gian tồn tại của nhân loại.”

Lực lượng không quân Ukraine chật vật phòng thủ trước máy bay Sukhoi. Lực lượng không quân chỉ có một số khẩu đội hỏa tiễn tầm xa và hầu hết tập trung xung quanh các thành phố lớn nhất của Ukraine để bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái quy mô lớn nhắm vào dân thường.

Nhưng một số loại hệ thống phòng không đó - đặc biệt là những chiếc Patriot do Mỹ sản xuất - khá cơ động. Và các đội phòng không Ukraine đã khéo léo kích hoạt các cuộc phục kích bằng hỏa tiễn Patriot phức tạp nhiều lần trước đó. Đáng chú ý nhất là vào tháng 12, quân Ukraine đã bắn rơi 3 chiếc Su-34 đang cố gắng ném bom lượn vào lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine ở miền nam Ukraine.

Avdiivka đã thất thủ. Bản thân thành phố đổ nát, bị bỏ hoang từ lâu bởi phần lớn dân số 30.000 người trước chiến tranh, không có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Đối với Kyiv, nó có lẽ có giá trị nhất như một cái bẫy tiêu hao lực lượng Nga.

Theo nghĩa đó, Avdiivka—và những người Ukraine đông hơn, đông hơn về súng đạn đã bảo vệ nó cho đến ngày cuối cùng—đã phục vụ một mục đích. Họ đã tạo cơ hội cho người Ukraine giết rất nhiều người Nga. Và bắn hạ nhiều máy bay Nga, bao gồm cả chuyến bay cuối cùng của 4 chiếc Sukhoi.

Trong hai năm chiến đấu cam go, Nga đã mất khoảng 30 trong số 150 chiếc Su-34 của mình. Công bằng mà nói Ukraine sẽ bắn hạ nhiều máy bay Nga hơn nếu các tổ hợp hỏa tiễn của nước này không thiếu những hỏa tiễn tốt nhất do Mỹ sản xuất, bao gồm cả hỏa tiễn Patriot có tầm bắn 90 dặm.

Tuy nhiên, các thành viên Quốc Hội thân Nga tại Mỹ kể từ tháng 10 đã ngăn chặn việc Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Khoản viện trợ này sẽ chi trả cho nhiều hỏa tiễn, nhiều xe thiết giáp hơn và quan trọng nhất là nhiều đạn pháo hơn cho các lữ đoàn Ukraine đang thiếu đạn như Lữ đoàn 110.

2. Oleksandr Tarnavskiy, chỉ huy Ukraine chịu trách nhiệm về các lực lượng ở phía đông nam Ukraine, cho biết một số binh sĩ Ukraine đã bị Nga bắt giữ khi họ rút khỏi thị trấn Avdiivka.

Không rõ có bao nhiêu binh sĩ bị bắt.

“ Ở giai đoạn cuối của chiến dịch, dưới áp lực của lực lượng địch áp đảo, một số quân nhân Ukraine nhất định đã bị bắt giữ”.

Ông nói thêm rằng quân đội Ukraine hiện đã di chuyển đến tuyến phòng thủ thứ hai gần Avdiivka.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Oleksandr Tarnavskiy, chỉ huy người Ukraine chịu trách nhiệm về các lực lượng ở phía đông nam đất nước đã chỉ ra lợi thế về đạn pháo của Nga. Ông nói: “Trong tình huống đối phương đang tiến lên xác của binh lính của họ với lợi thế về đạn pháo mười ăn một, dưới sự bắn phá liên tục, rút lui là giải pháp đúng đắn duy nhất”.

Diễn biến này xảy ra sau khi những người lính tại một căn cứ gần một phần tiền tuyến ở khu vực Donetsk, phía tây Avdiivka, nói với Guardian hôm thứ Năm rằng khả năng tấn công quân Nga của họ đã bị cắt giảm đáng kể kể từ tháng 11.

“Hồi đó, chúng tôi có thể bắn nửa giờ một lần để ngăn cản quân Nga và làm gián đoạn chuyển động của họ, giờ đây chúng tôi phải rất chọn lọc và chỉ bắn để phòng thủ,” chỉ huy của họ, Titushko, nói

3. Zelenskiy nhận định rằng 'Những lựa chọn duy nhất' của Putin là bị xét xử hoặc bị đồng phạm giết chết

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's 'Only Options'—Trial or Being Killed by Accomplice: Zelensky”, nghĩa là “Zelenskiy nhận định rằng 'Những lựa chọn duy nhất' của Putin là bị xét xử hoặc bị đồng phạm giết chết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Vladimir Putin chỉ có hai lựa chọn: có mặt trước vành móng ngựa “ở La Hay” hoặc bị “giết bởi một trong những đồng phạm của ông ta”.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, những bình luận của Zelenskiy được đưa ra sau một tuần đầy kịch tính bao gồm sự sụp đổ của Avdiivka và cái chết của đối thủ chính trị của Putin, Alexei Navalny.

Zelenskiy nói thêm: “Sau vụ sát hại Alexei Navalny, thật vô lý khi coi Putin là nhà lãnh đạo được cho là hợp pháp của nhà nước Nga, trong khi ông ta lại là một tên côn đồ duy trì quyền lực thông qua tham nhũng và bạo lực”.

Zelenskiy đã tham dự Hội nghị An ninh Munich ở Đức trong tuần này cùng với các nhà lãnh đạo thế giới khác khi tình hình xung quanh việc Nga xâm chiếm Ukraine ngày càng gia tăng. Người Ukraine bắt đầu rút quân khỏi thị trấn Avdiivka đang bị bao vây trong tuần này, với thông báo chính thức được đưa ra vào sáng Thứ Bẩy, 17 Tháng Hai.

Tin tức này được đưa ra khi Alexei Navalny, một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất ở Nga, được cơ quan quản lý nhà tù Nga thông báo đã chết hôm thứ Sáu. Anh ta đang thụ án nhiều lần tại một trại giam ở Vòng Bắc Cực vì tội thành lập và tài trợ cho một tổ chức cực đoan, vi phạm lệnh tạm tha, coi thường tòa án và gian lận. Anh ta phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình.

Hôm thứ Bảy, phát ngôn nhân của Navalny đã xác nhận cái chết của ông. Ông qua đời lúc 2h17 chiều giờ địa phương ngày 16/2, theo tài liệu được trao cho mẹ của Navalny, bà Lyudmila, theo BBC.

Zelenskiy có mặt tại Hội nghị An ninh Munich cùng với các nhà lãnh đạo thế giới khác, bao gồm Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Đề cập đến cái chết của Navalny, Zelenskiy nói: “Mới hôm qua, ông ấy đã cố gắng gửi cho tất cả chúng ta một thông điệp rõ ràng khi Hội nghị An ninh Munich khai mạc. Putin sát hại thêm một thủ lĩnh phe đối lập Chúng ta đừng sợ sự thất bại của Putin và sự sụp đổ của chế độ của ông ta. Thay vào đó chúng ta hãy sát cánh cùng nhau để tiêu diệt những gì anh ta đại diện.”

Zelenskiy gọi nhà lãnh đạo Nga là một tên “côn đồ duy trì quyền lực thông qua tham nhũng và bạo lực”, nói thêm rằng Nga chỉ coi trọng “sự mất giá hoàn toàn của mạng sống con người” trong cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra.

Ukraine đã rút lực lượng khỏi thị trấn Avdiivka của Donbas trước bình minh hôm thứ Bảy. Zelenskiy dùng bài phát biểu của mình để kêu gọi các đồng minh phương Tây tiếp tục hỗ trợ Ukraine; đất nước này đã bị lôi kéo vào cuộc chiến với Nga trong hai năm kể từ ngày 22 tháng 2 năm 2024.

Ông Zelenskiy phát biểu tại hội nghị: “Việc giữ Ukraine trong tình trạng thiếu hụt vũ khí, đặc biệt là thiếu hụt đạn pháo và khả năng tầm xa, cho phép Putin thích ứng với cường độ hiện tại của cuộc chiến”.

Trong khi các gói viện trợ đã được thống nhất với Liên minh Âu Châu và từng quốc gia thành viên trong tháng này, các nhà lập pháp Mỹ vẫn còn mâu thuẫn về một thỏa thuận được đề xuất nhằm gửi thêm viện trợ cho Ukraine. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu ở hạ viện về việc có phê duyệt gói trị giá 60 tỷ Mỹ Kim sẽ hỗ trợ Ukraine, Israel và các đồng minh khác hay không.

“Ukraine bị bỏ lại một mình, Nga sẽ tiêu diệt chúng tôi,” Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN sau khi xuất hiện tại hội nghị.

Mặc dù không có bình luận trực tiếp nào được đưa ra về nhận xét của Zelenskiy rằng Putin hoặc bị nhốt ở The Hague hoặc chết dưới tay của một người được cho là đồng minh, các nhà lãnh đạo phương Tây đã kêu gọi trừng phạt nhà lãnh đạo Nga, mặc dù với những điều khoản ít khắc nghiệt hơn Zelenskiy đã sử dụng.

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Sáu cho biết trong bài phát biểu do Tòa Bạch Ốc gửi tới Newsweek: “Những gì đã xảy ra với Navalny là thêm bằng chứng về sự tàn bạo của Putin. Không ai nên bị lừa – dù là ở Nga, hay ở Hoa Kỳ, hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Putin không chỉ nhắm vào công dân của các nước khác, như chúng ta đã thấy những gì đang diễn ra ở Ukraine hiện nay, mà ông ta còn gây ra những tội ác khủng khiếp cho chính người dân của mình”.

Tổng thống Biden tiếp tục đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc cho nhà lãnh đạo Nga: “Putin và cả thế giới nên biết: Nếu bất kỳ đối thủ nào tấn công chúng ta, các đồng minh NATO của chúng ta sẽ hỗ trợ chúng ta. Và nếu Putin tấn công một đồng minh NATO, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO. Bây giờ là lúc để các đồng minh NATO của chúng ta đoàn kết hơn nữa để chống lại mối đe dọa mà nước Nga của Putin đặt ra.”

Ngoại trưởng Anh David Cameron phát biểu tại hội nghị an ninh hôm thứ Bảy: “Khi những vi phạm nhân quyền kinh khủng như thế này xảy ra, điều chúng tôi làm là xem xét liệu có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm hay không và liệu có những biện pháp và hành động cá nhân nào mà chúng tôi có thể thực hiện hay không”.

Marina Litvinenko, vợ của cựu điệp viên Nga bị đầu độc Alexander Litvinenko, người bị ám sát ở Anh vào tháng 11/2006, cho biết bà rất thông cảm với gia đình Navalny. Tòa án Nhân quyền Âu Châu đã ra phán quyết rằng Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của chồng cô vào năm 2021.

Để đáp lại những bước tiến của Nga ở Ukraine, các nhà lãnh đạo Âu Châu đã trực tiếp kêu gọi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson xúc tiến việc cho phép thêm viện trợ của Mỹ vào Ukraine.

Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Cameron: “Đây là lời kêu gọi chung của chúng tôi tới Hạ viện Hoa Kỳ và cá nhân Chủ tịch Mike Johnson để đưa gói viện trợ Ukraine ra bỏ phiếu”.

Phản ứng trước cái chết của Navalny đã lan rộng, với các cuộc biểu tình diễn ra ở Nga và các buổi cầu nguyện được tổ chức ở các quốc gia khác.

Ukraine khó có thể đưa ra bất kỳ phản ứng trực tiếp nào về cái chết của Navalny. Trong khi các quốc gia phương Tây khác cho biết họ sẽ xem xét hành động, vẫn còn phải xem điều này sẽ dẫn đến điều gì.

4. 'Thế giới sẽ để nước Nga như thế này đến bao giờ?' Zelenskiy hỏi các nhà lãnh đạo thế giới ở Munich

“Thế giới sẽ để nước Nga hoành hành như thế này đến bao giờ?” Đó là câu hỏi mà Volodymyr Zelenskiy đã hỏi các nhà lãnh đạo thế giới vào hôm thứ Bảy khi ông nhấn mạnh mối đe dọa mà chiến tranh của Nga gây ra cho các quốc gia ngoài Ukraine.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Zelenskiy nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến và điều đó rất quan trọng đối với thế giới. Ông kêu gọi biến an ninh thành “thực tế trở lại”, cảnh báo rằng “không có ai mà cuộc chiến đang diễn ra ở Âu Châu không gây ra mối đe dọa”.

Ông cảnh báo rằng tình trạng thiếu vũ khí của Ukraine đang củng cố sức mạnh của Nga. Ông nói: “Thật không may, việc giữ Ukraine trong tình trạng thiếu hụt vũ khí giả tạo, đặc biệt là thiếu hụt đạn pháo và khả năng tầm xa, cho phép Putin thích ứng với cường độ hiện tại của cuộc chiến”.

Ông kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời kêu gọi: “Xin đừng hỏi Ukraine khi nào chiến tranh sẽ kết thúc. Hãy tự hỏi tại sao Putin vẫn có thể tiếp tục điều đó”.

5. Reuters đưa tin, công ty quốc phòng Đức Rheinmetall (RHMG.DE) có kế hoạch mở một nhà máy sản xuất đạn dược ở Ukraine như một phần của liên doanh với đối tác Ukraine.

Rheinmetall, một trong những nhà sản xuất đạn pháo và đạn xe tăng lớn nhất thế giới, bắt đầu tăng cường sản xuất sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, quốc gia phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng và quân đội của họ trong những ngày gần đây đã buộc phải rút khỏi thị trấn Avdivka phía đông.

Công ty Đức đã ký một biên bản ghi nhớ tại Hội nghị An ninh Munich vào thứ Bảy để xây dựng và cùng vận hành nhà máy mới với một đối tác Ukraine mà công ty không nêu tên.

6. Nga hôm thứ Bảy cho biết rằng việc Anh can thiệp vào công việc nội bộ của nước này là không thể chấp nhận được,

Reuters đưa tin, sau khi Luân Đôn nói với một quan chức đại sứ quán hàng đầu rằng họ quy trách nhiệm cho chính quyền Nga về cái chết của Navalny.

Nga cho biết một nhà ngoại giao từ đại sứ quán đã được “mời” đến nói chuyện tại Bộ Ngoại giao.

Ngoại trưởng Vương quốc Anh, David Cameron, cũng nói rằng sẽ có “hậu quả” về cái chết của Navalny, khi nói chuyện với các phóng viên tại hội nghị an ninh Munich

“Suy ngẫm thấu đáo khiến bạn nghĩ rằng đây là một người đàn ông vô cùng dũng cảm. Cuộc đời của ông đã tiết lộ rất nhiều về bản chất thực sự của chế độ khủng khiếp của Putin. Và cái chết của anh ta đã tiết lộ điều đó một lần nữa.”

“Nên có hậu quả. Khi những hành động vi phạm nhân quyền kinh khủng như thế này xảy ra, điều chúng tôi làm là xem xét liệu có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm hay không và liệu có những biện pháp và hành động riêng lẻ mà chúng tôi có thể thực hiện hay không. Chúng tôi không thông báo trước nên tôi không thể nói gì hơn thế. Nhưng đó là những gì chúng ta sẽ xem xét.”

7. Tổng tư lệnh Ukraine nói rằng rút quân khỏi Avdiivka để cứu mạng quân đội

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã rút quân khỏi thị trấn Avdiivka bị tàn phá ở Donetsk để tránh bị bao vây và cứu sống binh lính của mình.

Trong một tuyên bố ngắn Đại tướng Oleksandr Syrskyi cho biết ông đã đưa ra quyết định rút lui để tránh bị bao vây và “bảo toàn tính mạng cũng như sức khỏe của các quân nhân”. Ông nói thêm rằng quân đội đang di chuyển đến “các tuyến thuận lợi hơn”.

“Những người lính của chúng tôi đã thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình một cách xuất sắc, làm mọi cách có thể để tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của Nga, gây cho đối phương những tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị.

Tuyên bố viết: “Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để ổn định tình hình và duy trì quan điểm của mình”.

8. Danh sách đầy đủ những người chỉ trích Putin đã chết trong hoàn cảnh bí ẩn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Full List of Putin Critics Who Have Died in Mysterious Circumstances”, nghĩa là “Danh sách đầy đủ những người chỉ trích Putin đã chết trong hoàn cảnh bí ẩn” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Trong hơn hai thập kỷ, Tổng thống Vladimir Putin đã trấn áp những người bất đồng chính kiến ở Nga. Các nhà phê bình, nhà báo và những người đào thoát đã phải đối mặt với hậu quả thảm khốc sau khi chống lại ông ta. Từ ngộ độc đến bị nổ súng ám sát, những cú ngã bí ẩn từ cửa sổ và thậm chí cả tai nạn máy bay, có một chuỗi dài những tiếng nói bị làm cho câm nín.

Alexei Navalny, cái chết trong tù vẫn chưa rõ nguyên nhân, trước đó đã đổ bệnh trên chuyến bay từ Siberia đến Mạc Tư Khoa vào năm 2020 sau khi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Alexander Litvinenko, một cựu điệp viên Nga đã đào thoát và là người chỉ trích Putin nổi tiếng, đã bị sát hại bằng polonium-210 ở Luân Đôn vào năm 2016.

Những cái chết khác của các nhân vật đối lập dưới sự cai trị của Putin dường như cũng theo một khuôn mẫu. Boris Nemtsov, bị bắn chết gần Điện Cẩm Linh, và Stanislav Markelov, bị ám sát ở Mạc Tư Khoa cùng với nhà báo Anastasia Baburova, chỉ là hai ví dụ. Natalia Estemirova, bị bắt cóc và tìm thấy đã chết ở Chechnya, và Anna Politkovskaya, một nhà báo điều tra bị sát hại trong tòa nhà chung cư ở Mạc Tư Khoa của cô, cũng phải trả giá đắt sau sự bất đồng quan điểm của họ.

Dưới đây là 10 nhà phê bình Putin nổi bật đã chết trong các vụ ám sát hoặc trong các hoàn cảnh bí ẩn.

Alexei Navalny

Tuổi: 47

Ngày mất: 16 tháng 2 năm 2024

Nguyên nhân cái chết: Alexei Navalny chết trong tù. Cơ quan quản lý nhà tù Nga cho biết anh ta cảm thấy không khỏe sau khi đi dạo và bất tỉnh.

Tiểu sử: Alexei Navalny là một nhà phê bình nổi tiếng đối với Vladimir Putin. Anh ta đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu vào năm 2020 khi sống sót sau vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Navalny sẵn sàng trở về Nga từ Đức vào năm 2021, nơi ông đã được điều trị vụ đầu độc trước đó. Khi trở về, anh ta đã bị bắt ngay lập tức. Navalny nổi tiếng với việc vạch trần nạn tham nhũng, điều tra nội bộ của Putin và lãnh đạo các phong trào đối lập chống Điện Cẩm Linh. Cái chết của ông có thể bị các thành viên đối lập coi là một vụ ám sát chính trị do Putin thực hiện, nhưng vẫn chưa giải thích được.

Mikhail Lesin

Tuổi: 57

Ngày mất: 5 tháng 11 năm 2015

Nguyên nhân cái chết: Mikhail Lesin là cựu bộ trưởng báo chí và giám đốc truyền thông Nga. Ông không được lòng Putin và phải đối mặt với sự giám sát tài sản của mình. Lesin được phát hiện đã chết trong một phòng khách sạn ở Washington, DC. Nguyên nhân chính thức của cái chết được cho là do vô tình bị thương do lực tác động mạnh, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về hoàn cảnh.

Boris Nemtsov

Tuổi: 55

Ngày mất: 27 tháng 2 năm 2015

Nguyên nhân cái chết: Boris Nemtsov bị bắn chết trên một cây cầu gần Điện Cẩm Linh. Vụ giết người của anh ta vẫn chưa được giải quyết, nhưng nhiều người tin rằng nó có động cơ chính trị. Nemtsov là người lớn tiếng chỉ trích chính phủ Putin, ủng hộ dân chủ, nhân quyền và minh bạch. Ông từng giữ chức phó thủ tướng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin và sau đó trở thành một nhân vật đối lập nổi bật.

Boris Berezovsky

Tuổi: 67

Ngày mất: 23 tháng 3 năm 2013

Nguyên nhân cái chết: Boris Berezovsky là một doanh nhân giàu có, một nhà tài phiệt và từng là đồng minh cũ của Putin. Tuy nhiên, ông đã trở thành một nhà phê bình có tiếng nói và trốn sang Anh. Berezovsky được tìm thấy đã chết tại nhà riêng ở Berkshire, bên Anh. Nguyên nhân chính thức của cái chết được cho là tự sát, nhưng vẫn còn những nghi ngờ do các hoạt động chống đối cao cấp của ông.

Sergei Magnitsky

Tuổi: 37

Ngày mất: 16 tháng 11 năm 2009

Nguyên nhân cái chết: Sergei Magnitsky là một luật sư và kiểm toán viên đã vạch trần một kế hoạch gian lận thuế lớn liên quan đến các quan chức Nga. Anh ta bị bắt, bị bỏ tù và bị từ chối điều trị y tế. Magnitsky chết trong khi bị giam giữ sau khi bị đánh đập dã man và bị bỏ mặc không được chăm sóc y tế. Cái chết của ông đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật Magnitsky ở Hoa Kỳ, nhằm trừng phạt các quan chức Nga liên quan đến vi phạm nhân quyền và tham nhũng.

Stanislav Markelov

Tuổi: 34

Ngày mất: 19 Tháng Giêng năm 2009

Nguyên nhân cái chết: Stanislav Markelov là một luật sư và nhà báo nhân quyền. Ông bị ám sát ở Mạc Tư Khoa bởi một tay súng cũng đã giết nhà báo Anastasia Baburova. Markelov đã đại diện cho các nạn nhân vi phạm nhân quyền và chỉ trích hành động của chính phủ Nga ở Chechnya. Cái chết của ông làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của những người chống lại chế độ.

Anastasia Baburova

Tuổi: 25

Ngày mất: 19 Tháng Giêng năm 2009

Nguyên nhân cái chết: Anastasia Baburova, một nhà báo và nhà hoạt động, bị bắn chết cùng với luật sư nhân quyền Stanislav Markelov ở Mạc Tư Khoa. Cô đã đưa tin về các nhóm tân Quốc xã và bạo lực chính trị. Vụ giết người của cô vẫn chưa được giải quyết, nhưng nó được cho là có liên quan đến hoạt động tích cực của cô.

Natalia Estemirova

Tuổi: 50

Ngày mất: 15 tháng 7 năm 2009

Nguyên nhân cái chết: Natalia Estemirova, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo, bị bắt cóc ở Grozny, Chechnya và được phát hiện đã chết vào cuối ngày hôm đó. Cô đã ghi lại những vi phạm nhân quyền ở Chechnya và chỉ trích chính phủ. Vụ sát hại cô vẫn chưa được giải quyết, nhưng nhiều người cho rằng nó có liên quan đến hoạt động tích cực và chỉ trích chính quyền Chechnya của cô.

Anna Politkovskaya

Tuổi: 48

Ngày mất: 7 tháng 10 năm 2006

Nguyên nhân cái chết: Anna Politkovskaya, một nhà báo điều tra, bị bắn chết trong tòa nhà chung cư của cô ở Mạc Tư Khoa. Cô đã đưa tin nhiều về vi phạm nhân quyền, tham nhũng và cuộc chiến ở Chechnya. Công việc của cô chỉ trích chính phủ Putin và vụ sát hại cô đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Bất chấp các cuộc điều tra, những kẻ chủ mưu đằng sau vụ giết cô vẫn chưa bị đưa ra công lý.

Yury Shchekochikhin

Tuổi: 53

Ngày mất: 3 tháng 7 năm 2003

Nguyên nhân cái chết: Yury Shchekochikhin là một nhà báo, nhà văn và thành viên Duma Quốc gia Nga. Ông điều tra tham nhũng, tội phạm có tổ chức và vi phạm nhân quyền. Shchekochikhin đột ngột lâm bệnh và chết không rõ nguyên nhân. Một số nghi ngờ bị ngộ độc, nhưng tình tiết vẫn chưa rõ ràng.
 
Giáo xứ lớn nhất Hoa Kỳ bị một cú lừa tai hại khi vinh danh Mẹ của mọi cô gái giang hồ New York
VietCatholic Media
04:08 19/02/2024


1. Giáo xứ chính tòa của tổng giáo phận New York bị một cú lừa tai hại

Cha sở của Nhà thờ St. Patrick ở Thành phố New York cho biết nhà thờ đã dâng Thánh lễ đền tạ sau khi một lễ tang bất kính gây tranh cãi được tổ chức ở đó trong tuần này cho một người nổi tiếng ủng hộ người chuyển giới.

Nhà thờ Manhattan đã tổ chức lễ tang vào ngày 15 tháng 2 cho Cecilia Gentili, một nhà hoạt động đã giúp hợp pháp hóa hoạt động mại dâm ở New York, và đã vận động để thêm “bản sắc giới tính” vào như một loại được bảo vệ trong luật nhân quyền của tiểu bang, và là một chính sách quan trọng. Gentili là một người đàn ông được xác định là phụ nữ và là người nồng nhiệt tổ chức gây quỹ vì mục đích chuyển giới.

Trong suốt phụng vụ, Cha Edward Dougherty, một linh mục khét tiếng là cấp tiến, đã gọi Gentili bằng những đại từ giống cái và mô tả người đàn ông chuyển giới là “chị của chúng ta”. Ngoài ra, trong những lời cầu nguyện của các tín hữu, người đọc đã cầu nguyện cho cái gọi là chăm sóc sức khỏe khẳng định giới tính, trong khi những người tham dự thường xuyên đề cao Gentili là “mẹ của gái điếm”.

Hôm thứ Bảy, Cha Enrique Salvo, cha sở của Nhà thờ Thánh Patrick, cho biết trong một tuyên bố trên trang web của Tổng Giáo phận New York rằng các viên chức của Giáo hội đã chia sẻ “sự phẫn nộ trước hành vi gây tai tiếng tại một đám tang tại Nhà thờ Thánh Patrick trước đó vào tuần này.”

Cha Salvo nói: “Nhà thờ chỉ biết rằng gia đình và bạn bè đang yêu cầu tổ chức Thánh lễ an táng cho một người Công Giáo và không hề biết rằng sự chào đón cũng như lời cầu nguyện của chúng tôi sẽ bị hạ thấp một cách phạm thượng và lừa dối như vậy”.

“Việc một vụ tai tiếng như vậy xảy ra tại ‘Nhà thờ Giáo xứ Hoa Kỳ’ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn; nó cũng diễn ra khi Mùa Chay bắt đầu với cuộc chiến đấu kéo dài 40 ngày hàng năm với các thế lực tội lỗi và bóng tối, đó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng chúng ta cần lời cầu nguyện, sự đền tạ, sám hối, ân sủng và lòng thương xót mà mùa thánh này mời gọi chúng ta đến”, vị linh mục viết.

“Theo chỉ thị của Đức Hồng Y Timothy Dolan, chúng tôi đã cử hành một Thánh lễ đền tạ thích hợp”.

Một số phương tiện truyền thông chính thống đã coi sự kiện này là một dịp đột phá và là dấu hiệu cho thấy Giáo Hội Công Giáo đang thay đổi giáo huấn của mình – hay ít nhất là giọng điệu của mình – về tình dục và nhân học con người.

Tạp chí Time mô tả việc lễ tang của một nhà hoạt động chuyển giới được tổ chức tại một nhà thờ Công Giáo là “một kỳ tích không hề nhỏ”, trong khi The New York Times mô tả buổi lễ này là “một vở kịch chính trị hoa mỹ”.

Các nhà tổ chức được cho là đã không tiết lộ với nhà thờ rằng Gentili, người qua đời ngày 6 tháng 2 ở tuổi 52, là một người đàn ông về mặt sinh học nhưng được xác định là phụ nữ.

Ceyeye Doroshow, người tổ chức dịch vụ, nói với The New York Times: “Tôi đã giữ kín chuyện này.”

Cha sở Enrique Salvo than thở rằng giáo xứ đã bị một cú lừa tai hại. Tuy nhiên, Cha Edward Dougherty, người chủ sự tang lễ thì không hề bị lừa. Ngài biết rõ Gentili là ai.

2. Vài nét về nhà thờ chính tòa Nhà thờ Thánh Patrick nơi thường được gọi là Nhà thờ Giáo xứ Hoa Kỳ.

Câu chuyện về nhà thờ vĩ đại của New York phản ánh câu chuyện của chính thành phố này. Được thành lập để khẳng định tầm cao của tự do tôn giáo và lòng khoan dung, Nhà thờ St. Patrick được xây dựng trên tinh thần dân chủ, được chi trả không chỉ bằng sự đóng góp của hàng ngàn người nhập cư nghèo mà còn bằng sự hào phóng của 103 công dân nổi tiếng đã cam kết 1.000 Mỹ Kim mỗi người.

Viên đá góc của Nhà thờ Thánh Patrick được đặt vào năm 1858 và cánh cửa của nhà thờ được mở vào năm 1879. Hơn 160 năm trước, khi Tổng Giám mục John Hughes công bố tham vọng đầy cảm hứng của ngài là xây dựng Nhà thờ Thánh Patrick “mới”.

Trong một buổi lễ tại Nhà thờ Thánh Patrick Cũ, Đức Tổng Giám Mục Hughes đã đề xuất “vì vinh quang của Thiên Chúa toàn năng, vì sự tôn vinh Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vì sự tôn cao của Mẹ Giáo Hội, vì phẩm giá của Giáo Hội Công Giáo lâu đời và vinh quang của chúng ta, hãy xây dựng một Nhà thờ ở Thành phố New York có thể xứng đáng với số lượng, trí thông minh và sự giàu có ngày càng tăng của chúng ta với tư cách là một cộng đồng tôn giáo, và trong mọi trường hợp, xứng đáng là một tượng đài kiến trúc công cộng, vương miện hiện tại và tương lai của đô thị này tại lục địa Mỹ Châu.”

Chính vì thế mà Nhà thờ St. Patrick thường được gọi là Nhà thờ Giáo xứ Hoa Kỳ.

3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật

Chúa Nhật 18 Tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, Tin Mừng trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc (x. Mc 1:12-15). Đoạn văn viết: “Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ”. Cả chúng ta nữa, trong Mùa Chay, được mời gọi “đi vào hoang địa”, nghĩa là thinh lặng, vào thế giới nội tâm, lắng nghe con tim, tiếp xúc với sự thật. Trong sa mạc, Tin Mừng hôm nay cho biết thêm, Chúa Kitô “ở cùng thú dữ; và các thiên sứ phục vụ Ngài” (c. 13). Những thú dữ và thiên thần là bạn đồng hành của Ngài. Nhưng, theo nghĩa biểu tượng, họ cũng là bạn đồng hành của chúng ta: thực sự, khi bước vào thế giới hoang dã bên trong, chúng ta có thể gặp những thú dữ và thiên thần ở đó.

Quái vật hoang dã. Theo nghĩa nào? Trong đời sống tâm linh, chúng ta có thể coi chúng như những đam mê rối loạn đang chia cắt trái tim, cố chiếm hữu nó. Chúng lôi kéo chúng ta, chúng có vẻ quyến rũ nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có nguy cơ bị chúng xé xác. Chúng ta có thể chỉ ra những “con thú” này của tâm hồn: đó là những tật xấu khác nhau, sự thèm muốn của cải, giam cầm chúng ta trong sự thông đồng và bất mãn, sự phù phiếm của thú vui, khiến chúng ta bồn chồn và cô độc, và khao khát danh vọng, điều này làm nảy sinh sự bất an và nhu cầu liên tục được xác nhận và nổi bật – chúng ta đừng quên những điều mà chúng ta có thể gặp phải bên trong – là sự tham lam, và phù phiếm. Chúng giống như những con thú “hoang dã”, vì vậy chúng phải được thuần hóa và chiến đấu; nếu không, chúng sẽ nuốt chửng tự do của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta đi vào nội tâm hoang dã để sửa chữa những điều này.

Và rồi, trong sa mạc, có những thiên thần. Đây là những sứ giả của Thiên Chúa, những người giúp đỡ chúng ta, làm điều tốt cho chúng ta: thật vậy, theo Tin Mừng, đặc tính của các ngài là phục vụ (x. câu 13): trái ngược hẳn với chiếm hữu, là điển hình của những đam mê. Sự phục vụ chống lại sự chiếm hữu. Thay vào đó, các linh hồn thiên thần gợi lại những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp do Chúa Thánh Thần gợi ý. Trong khi những cơn cám dỗ xé nát chúng ta, thì những nguồn cảm hứng tốt lành của Thiên Chúa hiệp nhất chúng ta và cho phép chúng ta hòa hợp: chúng xoa dịu trái tim, truyền vào hương vị của Chúa Kitô, “hương vị Thiên Đàng”. Và để nắm bắt được nguồn cảm hứng của Thiên Chúa, người ta phải bước vào sự thinh lặng và cầu nguyện. Và Mùa Chay là thời gian để làm điều này.

Trước tiên, chúng ta có thể tự hỏi đâu là những đam mê hỗn loạn, những “con thú hoang” đang khuấy động trong lòng tôi? Câu hỏi thứ hai: để cho tiếng Chúa nói với tâm hồn tôi và bảo tồn nó trong sự tốt lành, tôi có nghĩ đến việc rút lui một chút vào “vùng hoang dã”, tôi có cố gắng dành không gian trong ngày cho việc này không?

Xin Đức Trinh Nữ Thánh, Đấng đã tuân giữ Lời Chúa và không để mình bị cám dỗ bởi ma quỷ, giúp đỡ chúng ta trên hành trình Mùa Chay.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Đã mười năm trôi qua kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột vũ trang ở Sudan, cuộc xung đột đã gây ra tình trạng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng. Tôi một lần nữa yêu cầu các bên xung đột chấm dứt cuộc chiến tranh đang gây ra nhiều tổn hại to lớn cho người dân và tương lai của đất nước. Chúng ta hãy cầu nguyện để sớm tìm được những con đường hòa bình, để xây dựng tương lai của Sudan thân yêu.

Bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, sự phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng mất an ninh lại lan tràn ở tỉnh Cabo Delgado, Mozambique, nơi cứ điểm truyền giáo của Đức Mẹ Phi Châu tại Mazezeze cũng bị đốt cháy trong những ngày gần đây. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại với vùng đất bị dày vò đó. Và chúng ta đừng quên biết bao cuộc xung đột khác đã làm vấy máu lục địa Phi Châu và nhiều nơi trên thế giới: cả Âu Châu, Palestine, Ukraine...

Chúng ta đừng quên: chiến tranh luôn luôn là một thất bại. Bất cứ nơi nào có chiến tranh, dân chúng kiệt sức, mệt mỏi vì chiến tranh, luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, chỉ mang lại cái chết, chỉ có sự hủy diệt và sẽ không bao giờ dẫn đến giải pháp cho các vấn đề. Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi, vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho trí óc và trái tim biết cống hiến cho hòa bình một cách cụ thể.

Tôi chào các tín hữu ở Rôma và các vùng khác nhau của Ý và thế giới, đặc biệt là những người hành hương đến từ Hoa Kỳ, các Cộng đoàn Tân Dự tòng thuộc các giáo xứ khác nhau ở Cộng hòa Tiệp, Slovakia và Tây Ban Nha, các sinh viên của Học viện “Carolina Coronado” Almendralejo và hiệp hội tình nguyện “Theo bước chân của những Người hầu – hướng tới Thế giới”. Và tôi xin chào những người trồng trọt và chăn nuôi ở quảng trường!

Chiều nay, cùng với các cộng tác viên của Giáo triều, chúng tôi sẽ bắt đầu Linh thao. Tôi mời gọi các cộng đoàn và các tín hữu dành những thời điểm cụ thể để quy tụ lại trước sự hiện diện của Chúa trong Mùa Chay này và trong suốt năm chuẩn bị cho Năm Thánh, tức là “Năm Cầu Nguyện”.

Và tôi chúc tất cả các bạn một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.

4. 40 bài Suy Niệm Mùa Chay 2024- Thứ Hai tuần 1 Mùa Chay

THỨ HAI NGÀY 19 THÁNG 2 NĂM 2024

Lêvi 19:1-2, 11-18

Thánh Vịnh 18(19):8-10, 15

Mt 25:31-46

“Hãy nên thánh vì Ta là Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, là Đấng Thánh.” Lv 19:2

Bạn hiểu thế nào là thánh thiện? Thông thường, khi nghĩ đến thuật ngữ này, chúng ta có thể bị cám dỗ chỉ đơn giản nhìn vào thời gian chúng ta dành cho việc cầu nguyện, sùng kính, thờ phượng - về cơ bản là đời sống nội tâm của chúng ta.

Những thực hành này rất quan trọng. Tuy nhiên, các bài đọc hôm nay của chúng ta rõ ràng chỉ ra một khía cạnh khác của sự thánh thiện – đó là sự chuyển động của chúng ta thành hành động. Thật vậy, sự thánh thiện của đời sống yêu thương người khác được linh hứng bởi sự thánh thiện của Thiên Chúa.

Trong bài đọc thứ nhất sách Lêvi, chúng ta nghe Thiên Chúa yêu cầu chúng ta “hãy nên thánh, vì Ta, Chúa là Thiên Chúa của các ngươi, là Đấng Thánh”. Sau đó, bài đọc mô tả sự thánh thiện này như những cách thức công bằng và yêu thương mà chúng ta đối xử với anh chị em mình, mang lại cho họ sự công bằng và tình yêu. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu chia sẻ dụ ngôn về cuộc phán xét cuối cùng, dạy chúng ta rằng khi chúng ta bày tỏ tình yêu thương với người nghèo, cô đơn, vô gia cư, bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị giam cầm, là chúng ta thực sự đang thể hiện tình yêu thương với Người. Khi làm như vậy, chúng ta phản ánh sự thánh khiết của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng Chúa Giêsu chủ yếu đồng cảm với những người đang cần giúp đỡ, đau khổ, cô lập và cô đơn, những người xa lạ. Chúng ta có thường xuyên bỏ qua hoặc bỏ lỡ việc gặp những người này trong cuộc sống bận rộn của chính mình không? Tuy nhiên, chính những người này là những người mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhận ra và phục vụ trong tình yêu thương, vì Ngài hiện diện trong họ. Vì thế, các bài đọc mời gọi chúng ta xem xét lại sự thánh thiện, đặc biệt trong Mùa Chay này.

Vâng, đời sống tinh thần của chúng ta có tầm quan trọng rất lớn. Tuy nhiên, đời sống nội tâm này phải tuôn chảy một cách thực tế, hữu hình và thiết thực đến với những người đang thực sự đau khổ và thiếu thốn. Mầu nhiệm của Thiên Chúa là Ngài liên tục hành động trong tình yêu, chăm sóc mỗi người chúng ta và toàn thể tạo vật. Đó là mầu nhiệm mà chúng ta đang hướng tới việc cử hành Lễ Phục Sinh. Nói cách khác, đó là sự chuyển động hướng ngoại của Thiên Chúa; gắn kết và yêu thương chúng ta đến nỗi sẵn sàng chết vì chúng ta để cứu chúng ta. Sự thánh thiện của Ngài là tình yêu trong hành động. Còn chúng ta thì sao?

Lạy Chúa Giêsu, khi mở mắt con để nhìn thấy những người nghèo khổ và đau khổ xung quanh con, xin thúc đẩy con hành động để con có thể lớn lên trong sự thánh thiện và tình yêu đối với Chúa. Amen.
 
Tình thế lâm nguy, Đan Mạch trao hết các cỗ pháo của mình cho Ukraine. Nga trả giá đắt ở Avdiivka
VietCatholic Media
15:12 19/02/2024


1. Xao xuyến trước việc thị trấn Avdiivka thất thủ, Đan Mạch trao toàn bộ các hệ thống pháo cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Pledges All Its Artillery to Ukraine in Boost for Kyiv”, nghĩa là “Đồng minh NATO cam kết cung cấp toàn bộ các hệ thống pháo cho Ukraine để hỗ trợ Kyiv” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đan Mạch đã cam kết cung cấp “toàn bộ pháo binh” cho Ukraine, nhà lãnh đạo nước này cho biết, khi Kyiv đưa ra lời yêu cầu mới về viện trợ quân sự hết sức quan trọng trước những lợi ích của Nga ở phía đông đất nước.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức: “Bây giờ họ đang yêu cầu chúng tôi cung cấp đạn dược, pháo binh”. “Từ phía Đan Mạch, chúng tôi quyết định tặng toàn bộ pháo binh của mình.”

Pháo binh đã chiếm ưu thế trong gần hai năm chiến tranh giữa Nga và Ukraine, nhưng Kyiv đã cạn kiệt kho đạn dược và bắn ít đạn hơn Nga mỗi ngày. Ukraine đã bắn khoảng 1/5 số đạn mà các khẩu đội pháo của Mạc Tư Khoa đã bắn xuyên qua.

Pháo binh và các loại đạn liên quan của nó nằm trong danh sách mong muốn nhận được viện trợ từ các nước phương Tây ủng hộ Ukraine. Các nhà phân tích và quan chức Ukraine cho rằng tình trạng thiếu hụt đã hạn chế các kế hoạch hoạt động của Kyiv dọc theo tiền tuyến.

Nhưng việc gửi đạn pháo đã làm cạn kiệt kho dự trữ của NATO và các quốc gia trong liên minh đã cam kết tăng cường sản xuất đạn dược.

Vào Tháng Giêng, liên minh cho biết họ đã ký một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ Mỹ Kim để sản xuất đạn pháo, bổ sung thêm vào kho dự trữ của các nước NATO trong khi vẫn duy trì dòng viện trợ cho Ukraine. Liên minh đang có kế hoạch mua khoảng 220.000 quả đạn pháo 155ly, loại đạn có nhu cầu cao.

Đầu tháng này, Quân đội Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng sẽ tăng đáng kể sản lượng đạn pháo 155ly, cho phép quân đội Hoa Kỳ “tự trang bị cho mình và cũng trang bị cho các đồng minh của mình”.

Frederiksen cho biết: “Vẫn còn đạn dược trong kho ở Âu Châu. “Đây không chỉ là vấn đề về sản xuất, bởi vì chúng tôi có vũ khí, đạn dược, chúng tôi có hệ thống phòng không mà chúng tôi hiện không cần phải sử dụng, mà chúng tôi nên chuyển giao cho Ukraine.”

Văn phòng tổng thống Kyiv hôm thứ Bảy cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp Frederiksen và cảm ơn nhà lãnh đạo Đan Mạch về hơn chục gói hỗ trợ quốc phòng mà Copenhagen đã cam kết cho quốc gia đang bị bao vây này.

Kyiv cho biết, hai nhà lãnh đạo “đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ quốc phòng hơn nữa cho đất nước chúng tôi, hợp tác song phương và hợp tác với các nước khác để cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết”.

Tổng thống Tiệp Petr Pavel nói thêm trong hội nghị Munich: “Ukraine cần đạn dược và các thiết bị cần thiết để bảo vệ nền tự do của mình”. Ông nói: “Chúng ta phải khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu và tăng cường năng lực của ngành này”.

Zelenskiy, cũng ở Munich, cho biết các hoạt động của Ukraine chỉ bị giới hạn bởi khả năng tiếp cận vũ khí và đạn dược.

“Việc giữ Ukraine trong tình trạng thiếu hụt vũ khí giả tạo, đặc biệt là thiếu hụt pháo binh và khả năng tầm xa, cho phép Putin thích ứng với cường độ hiện tại của cuộc chiến”, ông Zelenskiy nói trong một bài phát biểu.

Hôm thứ Bảy, Ukraine cho biết lực lượng của họ đang rút lui khỏi thành phố tiền tuyến Avdiivka bị tàn phá sau hơn 4 tháng giao tranh gay gắt. Nga phát động cuộc tấn công vào Avdiivka vào tháng 10 và nó nhanh chóng trở thành một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc chiến.

Thành phố này đã trải qua một thập kỷ trên chiến tuyến ở Ukraine và Kyiv đã xây dựng hệ thống phòng thủ trước khi cuộc chiến tổng lực bùng nổ vào tháng 2 năm 2022. Nhưng Nga đã dần dần giành được lãnh thổ xung quanh khu định cư Donetsk, mặc dù phải trả giá đắt. cho binh lính và nguồn cung cấp thiết bị quân sự của nó.

Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, hôm thứ Bảy cho biết lực lượng Kyiv đã rút lui khỏi Avdiivka để “tránh bị bao vây” và cứu mạng các chiến binh của nước này.

Syrskyi cho biết trong một tuyên bố: “Các binh sĩ của chúng tôi đã vinh dự hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình, làm mọi thứ có thể để tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của Nga và gây cho đối phương những tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị”.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy cho biết các “đơn vị biệt lập” của binh sĩ Ukraine đã tìm cách rời khỏi Avdiivka. Điện Cẩm Linh cho biết các lực lượng của Mạc Tư Khoa đang cố gắng “dọn sạch thành phố” và nhà máy luyện cốc ở phía đông bắc khu định cư.

2. Quân đội Ukraine cáo buộc lực lượng Nga sát hại hai tù binh chiến tranh

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 19 Tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã cáo buộc lực lượng Nga bắn chết hai tù nhân chiến tranh. Một đoạn video nhiễu hạt từ trên không đã cho thấy vụ việc.

Trong video, hai người lính được dán nhãn là người Ukraine chạy về phía một người khác được dán nhãn là người Nga trong chiến hào. Người lính Nga sau đó tóm lấy họ và bắn nhiều phát cho đến khi họ khuỵu xuống.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov: “Người Nga một lần nữa thể hiện thái độ của họ đối với luật nhân đạo quốc tế bằng cách bắn chết hai tù nhân chiến tranh Ukraine”.

Ukraine đã nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm luật nhân đạo quốc tế khi giết hại tù binh chiến tranh kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.

Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc của cao ủy đã ghi lại các trường hợp hành quyết tập thể các tù nhân chiến tranh Ukraine cũng như tra tấn.

Trước đó vào hôm Chúa Nhật, kênh DeepState Telegram được coi là thân cận với quân đội Ukraine đưa tin rằng lực lượng Nga đã bắn 6 binh sĩ Ukraine bị thương bị bỏ lại trong cuộc rút quân khỏi Avdiivka.

Họ cho biết những người này đã bị thương quá nặng nên không thể rời vị trí Zenit gần thị trấn Avdiivka cùng với các binh sĩ khác trong thời gian Ukraine rút quân và các đồng đội đã nhận ra thi thể của họ trên một video do người Nga đăng trên mạng xã hội.

3. Nga cho rằng các đơn vị Ukraine vẫn cố thủ tại nhà máy than cốc Avdiivka

Nga tuyên bố đã chiếm được thị trấn Avdiivka của Ukraine sau khi Ukraine rút quân, nhưng Mạc Tư Khoa nói rằng một số binh sĩ Ukraine vẫn đang ẩn náu trong một nhà máy than cốc rộng lớn từ thời Liên Xô sau một trong những trận chiến khốc liệt nhất của cuộc chiến. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết như trên hôm Thứ Hai, 19 Tháng Hai.

Sự thất thủ của Avdiivka là thắng lợi lớn nhất của Nga kể từ khi chiếm được thành phố Bakhmut vào tháng 5 năm 2023, và diễn ra gần hai năm kể từ ngày Putin phát động một cuộc chiến tranh toàn diện bằng cách ra lệnh xâm chiếm Ukraine.

Ukraine cho biết đã rút quân để cứu quân khỏi bị bao vây hoàn toàn sau nhiều tháng giao tranh ác liệt. Putin ca ngợi việc thất thủ Avdiivka là một chiến thắng quan trọng và chúc mừng quân đội Nga.

Điện Cẩm Linh cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình: “Nhà lãnh đạo nhà nước đã chúc mừng các binh sĩ Nga về thành công này, một chiến thắng quan trọng”.

Nhưng Igor Konashenkov cho biết một số lực lượng Ukraine vẫn đang ẩn náu tại nhà máy than cốc thời Liên Xô, từng là một trong những nhà máy lớn nhất Âu Châu, ở Avdiivka, nơi đóng vai trò then chốt trong mục tiêu của Nga nhằm bảo đảm quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực công nghiệp Donbas.

Igor Konashenkov cho biết: “Các biện pháp đang được thực hiện để quét sạch hoàn toàn phiến quân khỏi thị trấn và phong tỏa các đơn vị Ukraine đã rời khỏi thị trấn và đang cố thủ tại Nhà máy hóa chất và than cốc Avdiivka”.

Hiện giới chức Ukraine chưa đưa ra bình luận công khai nào về việc này. Truyền hình nhà nước Nga chiếu cảnh những lá cờ Ukraine màu xanh và vàng bị hạ xuống ở Avdiivka và lá cờ trắng, xanh và đỏ của Nga được kéo lên, bao gồm cả trên nhà máy than cốc.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga đã chiếm được khoảng 32 km2 lãnh thổ trong cuộc tấn công trong bối cảnh Ukraine bị tổn thất nặng nề. Nó không đưa ra con số về tổn thất của Nga, mà Ukraine cho rằng là rất lớn.

Nga coi việc rút quân của Ukraine là vội vã và hỗn loạn, để lại một số binh lính và vũ khí. Quân đội Ukraine cho biết đã có thương vong nhưng tình hình đã ổn định phần nào sau khi rút lui.

4. Nga mất chiến đấu cơ thứ tư trong vòng chưa đầy hai ngày: Kyiv

Theo Kyiv, Nga đã mất 4 chiến đấu cơ trong vòng chưa đầy 48 giờ, trong một đòn giáng đáng chú ý vào lực lượng không quân Mạc Tư Khoa ngay cả khi quân đội của Điện Cẩm Linh buộc Ukraine phải rút lui khỏi thành phố tiền tuyến quan trọng Avdiivka.

Ukraine đã bắn hạ một máy bay phản lực siêu thanh Su-34 của Nga vào khoảng 6 giờ sáng giờ địa phương, nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk, cho biết như trên hôm Chúa Nhật. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết thêm trong một tuyên bố riêng rằng chiếc máy bay phản lực đã bị bắn hạ gần tiền tuyến phía đông.

Oleschuk hôm thứ Bảy cho biết lực lượng không quân Kyiv đã phá hủy ba máy bay phản lực của Nga ở miền đông Ukraine. Oleschuk cho biết Mạc Tư Khoa đã mất hai chiến đấu cơ ném bom Su-34 và một chiến đấu cơ Su-35 vào đầu giờ thứ Bảy.

Tư lệnh lực lượng không quân đã đăng một ảnh chụp màn hình đi kèm cho thấy các tín hiệu vô tuyến bị chặn từ các phi công Nga. Một trong những tín hiệu được thu ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine, ngay phía nam làng Blahodatne, cùng với hai tín hiệu khác xung quanh làng Dyakova của Luhansk. Ảnh chụp màn hình cho thấy tín hiệu thứ tư được phát hiện ở khu vực Rostov của Nga giáp Ukraine, ngay phía nam Dyakova.

Theo các tài khoản tình báo nguồn mở, đoạn phim lan truyền trên mạng cho thấy một chiến đấu cơ bị hư hỏng của Nga rơi từ trên trời xuống gần Dyakova.

Các báo cáo này là dấu hiệu gần đây nhất về tổn thất mà lực lượng không quân Nga đã phải gánh chịu trong gần hai năm chiến tranh. Theo quân đội Ukraine, Mạc Tư Khoa hiện đã mất 335 máy bay kể từ khi bắt đầu xung đột vào tháng 2/2022.

Thông tin này được đưa ra khi Ukraine rút khỏi thành phố tiền tuyến Avdiivka bị tàn phá sau hơn 4 tháng giao tranh gay gắt. Đây là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của Kyiv trong việc ngăn chặn bước tiến của Nga ở khu vực Donetsk và là một trong những thay đổi lớn nhất trên chiến tuyến kể từ khi Bakhmut thất thủ vào tay lực lượng Điện Cẩm Linh vào tháng 5 năm 2023.

Mạc Tư Khoa đã san bằng sức mạnh không quân của mình tại thành trì của Ukraine ở phía tây bắc thành phố Donetsk, mặc dù các quan chức Ukraine và tình báo phương Tây cho rằng máy bay của Mạc Tư Khoa, bao gồm cả Su-35, đang bắn bom dẫn đường ở phạm vi Avdiivkaat vì sợ máy bay phản lực rơi vào tay hệ thống phòng không Ukraine..

Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết hai chiến đấu cơ ném bom Su-34 và một chiến đấu cơ Su-35 được hạ cánh hôm thứ Bảy đang tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn dẫn đường trên không vào các vị trí của quân Ukraine vào thời điểm đó.

Vụ đánh bom đã phá hủy Avdiivka, và Syrskyi xác nhận trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng các chiến binh Ukraine đã rút lui khỏi thành phố để tránh vòng vây của Nga. Syrskyi nói thêm: “Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để ổn định tình hình và duy trì vị thế của mình”.

5. Kallas của Estonia nói: Nga không đe dọa được tôi đâu

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hôm Chúa Nhật đã bác bỏ lệnh bắt giữ do Nga ban hành, nói rằng đó chỉ là một nỗ lực nhằm đe dọa cô trong bối cảnh có đồn đoán rằng cô có thể nhận được một chức vụ hàng đầu trong Liên Hiệp Âu Châu.

Từng bị Mạc Tư Khoa cai trị nhưng hiện là thành viên của cả Liên Hiệp Âu Châu và NATO, Estonia là người ủng hộ Kyiv nồng nhiệt và Kallas là một trong những người chỉ trích Mạc Tư Khoa mạnh mẽ nhất kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine gần hai năm trước.

Cảnh sát Nga đã đưa cô và một số chính trị gia vùng Baltic khác vào danh sách truy nã vào ngày 13 tháng 2 vì tội phá hủy các di tích thời Liên Xô.

Kallas nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn bên lề Hội nghị An ninh Munich: “Nó nhằm mục đích đe dọa và khiến tôi phải kiềm chế những quyết định mà lẽ ra tôi sẽ đưa ra”. “Nhưng đó là vở kịch của Nga. Không có gì đáng ngạc nhiên và chúng tôi không sợ hãi.”

Các chính trị gia vùng Baltic chỉ có nguy cơ bị bắt nếu họ vượt qua biên giới Nga, nếu không việc tuyên bố truy nã sẽ không gây ra hậu quả thực sự nào.

Vai trò nổi bật của Kallas trong việc thúc đẩy Liên Hiệp Âu Châu hành động nhiều hơn để hỗ trợ Ukraine đã dẫn đến suy đoán ở Brussels rằng cô có thể đảm nhận vai trò cao cấp sau cuộc bầu cử quốc hội Liên Hiệp Âu Châu tiếp theo vào tháng 6, có thể là nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại. Cô nói rằng suy đoán cũng góp phần khiến Nga gây hấn với cô.

“Thật khó để nổi tiếng,” cô mỉa mai nói. “Người Nga cũng đã nhìn thấy điều đó, và đó là lý do tại sao họ ban hành lệnh bắt giữ để thực sự nhấn mạnh lập luận lớn nhất chống lại tôi, rằng tôi là kẻ khiêu khích Nga.”

Khi được Reuters hỏi liệu cô ấy có quan tâm đến bất kỳ vai trò nào ở Âu Châu trong tương lai hay không, cô ấy nói: “Chúng tôi vẫn chưa đến đó. Tôi là thủ tướng của Estonia.”

6. Zelenskiy nói: 'Chúng ta có thể lấy lại đất của mình và Putin có thể thua'

“Ngày 24 tháng 2 năm 2022 có thể đã đánh dấu ngày tận thế như tất cả chúng ta đều biết. Một thế giới của các quy tắc nhằm bảo vệ sự sống. Sự phản kháng của chúng ta, với sự hỗ trợ của các đối tác, đã ngăn chặn được sự phá hủy trật tự thế giới dựa trên luật lệ này. Năm 2024 phải trở thành thời điểm để nó được phục hồi hoàn toàn.”

Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra lập trường trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào, hôm Thứ Hai, 19 Tháng Hai.

“Không phải những quy tắc xác định cuộc sống của thế giới nên tồn tại trong quá khứ, mà đúng hơn, một nước Nga không tôn trọng các quy tắc chỉ nên tồn tại trong quá khứ. Và chúng ta có thể bảo đảm điều này. Không chỉ bằng cách làm điều gì đó. Nhưng bằng cách làm mọi thứ cần thiết.”

Ông nói: “Người Ukraine chúng ta đã chứng minh rằng chúng ta có thể buộc Nga phải rút lui và chúng ta có khả năng khôi phục lại các quy tắc. Và với điều này, chúng ta hoàn toàn không để lại điều gì về huyền thoại then chốt của Nga – đó là huyền thoại rằng Ukraine không thể thắng cuộc chiến này.”

Zelenskiy cho rằng nếu Ukraine không đánh bại Putin lúc này thì việc ai lãnh đạo Nga không thành vấn đề. Nếu chúng ta không đánh bại Putin bây giờ thì cuối cùng ai sẽ lãnh đạo nước Nga cũng không còn quan trọng nữa. Mọi nhà độc tài mới của Nga sẽ nhớ cách duy trì quyền lực bằng cách sáp nhập đất đai, tiêu diệt đối thủ và phá hủy trật tự thế giới. Nếu điều này xảy ra, Âu Châu, Trung Á và thế giới sẽ là những nơi tối tăm.”

“Chúng ta có thể lấy lại đất của mình. Và Putin có thể thua. Hành động của chúng ta chỉ bị giới hạn bởi mức độ đầy đủ và độ dài của phạm vi sức mạnh của chúng tôi - bởi những gì không phụ thuộc vào chúng tôi. Và tình huống Avdiivka đã chứng minh chính xác điều này.”

Trước đó, khi bình luận về việc thị trấn Avdiivka bị thất thủ, khi phát biểu trước các đại biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 60 hôm thứ Bảy, Tổng thống Zelenskiy nói:

“Làm ơn đừng hỏi Ukraine khi nào chiến tranh sẽ kết thúc. Hãy tự hỏi bản thân – tại sao Putin vẫn có thể tiếp tục điều đó”.

7. Ukraine phơi bày những tổn thất đáng kinh ngạc của Nga tại Avdiivka

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Staggering Avdiivka Losses Laid Bare by Ukraine”, nghĩa là “Ukraine phơi bày những tổn thất đáng kinh ngạc của Nga tại Avdiivka”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga đã mất hơn 47.000 binh sĩ và 360 xe tăng trong cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng vào thành phố quan trọng Avdiivka của Donetsk, khi Kyiv rút quân khỏi khu định cư bị tàn phá.

Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy nhóm lực lượng Tavria của Ukraine bao trùm Avdiivka, cho biết hôm Chúa Nhật: Từ ngày 10 tháng 10 năm 2023 đến ngày 17 tháng 2 năm 2024, lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 47.186 quân, 364 xe tăng và 748 xe chiến đấu bọc thép trong cuộc tấn công vào Avdiivka..

Tarnavskyi cho biết thêm, lực lượng Nga đã mất 248 hệ thống pháo và 5 máy bay phản lực trong hơn 4 tháng đụng độ gay gắt xung quanh Avdiivka.

Những con số này cho thấy mức giá đáng kinh ngạc mà quân đội Nga đã phải trả để chiếm giữ Avdiivka. Mạc Tư Khoa hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng của họ đã “giải phóng hoàn toàn” Avdiivka sau nhiều tháng giao tranh gay gắt.

Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, hôm thứ Bảy cho biết lực lượng Kyiv đã rút lui khỏi Avdiivka để “tránh bị bao vây” và cứu mạng các chiến binh của nước này.

Syrskyi cho biết trong một tuyên bố: “Các binh sĩ của chúng tôi đã vinh dự hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình, làm mọi thứ có thể để tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của Nga và gây cho đối phương những tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị”.

Giao tranh xung quanh Avdiivka ở vùng Donetsk phía đông sáp nhập của Ukraine đã khiến thành phố này bị gắn mác “máy xay thịt”, một thuật ngữ dùng để mô tả các chiến trường có số lượng thương vong cao và tiêu thụ các nguồn lực đáng kể như xe thiết giáp.

Ukraine cũng đã mất nhiều chiến binh và nguồn lực bảo vệ Avdiivka, thành phố trải qua một thập kỷ nằm trên chiến tuyến ở khu vực Donetsk mà Nga sáp nhập vào mùa thu năm 2022. Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa không kiểm soát toàn bộ lãnh thổ trong tỉnh.

Nga đã mất một số lượng đáng kể xe thiết giáp trong những tuần đầu tiên xảy ra cuộc tấn công dữ dội vào Avdiivka và các nhà phân tích phương Tây cho rằng lực lượng Mạc Tư Khoa đã chuyển sang tấn công do bộ binh chỉ huy để bảo toàn trang thiết bị bọc thép của mình.

Tarnavskyi sau đó cho biết vào đầu tháng 2 rằng các lực lượng Nga đang “ngày càng bổ sung các nhóm thiết giáp để tấn công các nhóm bộ binh” xung quanh Avdiivka. Đại úy Dmytro Lykhovii, phát ngôn nhân của nhóm lực lượng Tavria của Ukraine, nói với Newsweek vào thời điểm đó rằng quân đội Nga “bắt đầu sử dụng xe thiết giáp thường xuyên hơn cho các hoạt động tấn công ở Avdiivka”.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Sáu đánh giá rằng Nga đã mất ít nhất 400 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh trong cuộc tấn công kéo dài vào Avdiivka.

Tarnavskyi cho biết hôm Chúa Nhật: “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã gây tổn thất lớn cho đối phương và phá hủy một lực lượng dự bị đáng kể của quân xâm lược Nga mà họ dự định sử dụng ở các khu vực khác của mặt trận cho các hoạt động tấn công”.

Nhưng chiếm được Avdiivka là một phần thưởng cho Mạc Tư Khoa, cả về mặt biểu tượng lẫn chiến lược. Nó cho phép Nga mở rộng hoạt động hậu cần và có thể mở đường tới các khu định cư quan trọng khác ở phía tây.

8. Vợ anh, Yulia Navalnaya, đã đăng một bức ảnh của hai người trên tài khoản Instagram của cô ấy vào Chúa Nhật, đây là bài đăng đầu tiên trên mạng xã hội của cô ấy kể từ khi chồng cô ấy qua đời.

Diễn biến này xảy ra xảy ra khi hàng trăm người ở hàng chục thành phố đến thăm các đài tưởng niệm và tượng đài đặc biệt dành cho các nạn nhân của các cuộc đàn áp chính trị bằng hoa và nến vào thứ Sáu và thứ Bảy để tưởng nhớ chính trị gia này.

Hàng trăm người tham dự cuộc biểu tình sau cái chết của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny

Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, cảnh sát đã bắt giữ 401 người vào tối thứ Bảy, theo nhóm quyền OVD-Info chuyên theo dõi các vụ bắt giữ chính trị và cung cấp trợ giúp pháp lý.

Nhóm này cho biết hơn 200 vụ bắt giữ đã được thực hiện ở St Petersburg. Các quan chức cho biết, các tòa án thành phố đã ra lệnh cho 42 người trong số những người bị giam giữ hôm thứ Sáu phải ngồi tù từ một đến sáu ngày, trong khi chín người khác bị phạt. Tại Mạc Tư Khoa, ít nhất 6 người đã bị tuyên án 15 ngày tù, theo OVD-Info. Nhóm này cho biết một người cũng bị bỏ tù ở thành phố phía nam Krasnodar và hai người khác ở thành phố Bryansk.

Tin tức về cái chết của Navalny xuất hiện một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống ở Nga được nhiều người dự đoán sẽ mang lại cho Vladimir Putin thêm sáu năm nắm quyền.
 
Tòa Thánh lên tiếng về trường hợp đột tử của chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny
VietCatholic Media
16:09 19/02/2024


1. Các vị lãnh đạo Kitô Ấn Độ chống luật vi phạm tự do tôn giáo

Các vị lãnh đạo thuộc diễn đàn Kitô ở bang Assam miền đông bắc Ấn Độ phê bình đạo luật vi phạm tự do tôn giáo mới được chính quyền bang này ban hành, với chủ trương gọi là “chống những người chữa trị huyền bí”.

Đạo luật này do Thủ tướng Himanta Biswa Sarma của bang Assam cổ võ và đã được phê chuẩn hôm mùng 10 tháng Hai vừa qua, nhắm ngăn chặn việc truyền đạo và những việc thực hành liên hệ với tín ngưỡng để chữa bệnh. Luật phạt tù và phạt tiền những người thực hành việc chữa bệnh nhắm hoán cải dân bộ lạc, như Thủ tướng Sarma tuyên bố. Ông cũng nói rằng luật nhắm duy trì tình trạng hiện nay về sự quân bình tín ngưỡng: có nghĩa là người Hồi giáo tiếp tục là Hồi giáo, Kitô hữu tiếp tục là tín hữu Kitô, người Ấn giáo tiếp tục là tín hữu đạo này. Mục đích của luật là ngăn chặn việc truyền đạo tại bang này.

Trong thông cáo, Đức Cha John Moolachera, Tổng giám mục Công Giáo của Giáo phận Guwahati, Chủ tịch Diễn đàn Kitô bang Assam, và Mục sư Chowaram Daimari Tổng thư ký cùng với vị phát ngôn của diễn đàn, phê bình rằng những người chủ trương đạo luật có những ý tưởng sai lầm về việc thực hành và phương pháp chữa trị; vai trò của tín ngưỡng và kinh nguyện trong việc đương đầu với bệnh tật; sự tôn trọng những khác biệt giữa các tôn giáo.

Đức Tổng Giám Mục và các chức sắc khác cũng phê bình việc Thủ tướng Biswa Sarma đặt một sự song song giữa việc chữa bệnh huyền nhiệm và truyền đạo. Trước tiên, có nhiều bệnh xá và nhà thương được công nhận và hoạt động trong lãnh vực y khoa, cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho các bệnh nhân. Hoạt động của các cơ sở này không phải là truyền đạo hoặc chiêu dụ tín hữu, nhưng là một lời đáp trả cảm thương đối với đau khổ của con người, bất phân biệt tín ngưỡng của người bệnh.

Ngoài ra, tín ngưỡng và lời cầu nguyện cũng giữ một vai trò trong việc chữa trị, cầu khẩn ơn chữa lành, chứ không liên hệ gì tới ma thuật. Đây là chiều kích thiêng liêng của đức tin và cuộc sống. Tiếp đến, cần tôn trọng sự khác biệt giữa các tôn giáo và việc cầu khẩn phúc lành của Thiên Chúa, của Đấng Tối Cao, là điều vẫn được thực hành tại các Đền thờ, hoặc trong các thánh đường”.

Sau cùng, các vị lãnh đạo Kitô bày tỏ lo âu trước những đe dọa đối với các tổ chức giáo dục, những yêu cầu của các thành phần Ấn giáo cực đoan đòi các trường học Kitô phải tháo gỡ các biểu tượng Kitô, hoặc một số thành phần đòi du nhập việc thờ phượng Ấn giáo trong các trường Kitô.

2. Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma tĩnh tâm Mùa chay

Từ chiều Chúa nhật, ngày 18 tháng Hai này đến trưa thứ Sáu, ngày 23 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị lãnh đạo tại Giáo triều Roma bắt đầu ngưng các hoạt động để tĩnh tâm Mùa chay.

Đây là lần thứ 5, cuộc tĩnh tâm chung của giáo triều được thay thế bằng cuộc tĩnh tâm riêng.

Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết trong thời gian vừa nói, “Đức Thánh Cha mời gọi các cộng tác viên thân cận của ngài sống những ngày ngưng các hoạt động riêng để đặc biệt dành thời giờ cầu nguyện và hồi niệm.”

Lời mời này được gửi đến các Hồng Y thường trú ở Roma, các vị thủ lãnh và bề trên của các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Trong tuần lễ này, các hoạt động của Đức Thánh Cha đều ngưng lại, kể cả buổi Tiếp kiến chung sáng ngày thứ Tư, 21 tháng Hai.

Truyền thống tĩnh tâm của Giáo triều Roma có từ thời Đức Giáo Hoàng Piô XI và thực hiện lần đầu tiên vào Mùa vọng năm 1925. Năm 1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chuyển sang tuần lễ đầu tiên của Mùa chay, và diễn ra tại Vatican dưới sự linh hoạt của một vị giảng thuyết, mỗi ngày có ba bài suy niệm.

Sau khi được bầu làm Giáo hoàng, bắt đầu từ Mùa chay năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định cùng với giáo triều đi tĩnh tâm chung tại Nhà Thầy Chí Thánh (Casa Divin Maestro) ở thị trấn Ariccia, do tu đoàn thánh Phaolô đảm trách, cách Roma khoảng 30 cây số về phía nam Roma. Đây là một khu vực biệt lập, có 12 hécta rừng cây bao quanh, chỉ đón nhận những người đến tĩnh tâm và không đón nhận khách du lịch, theo ý muốn của chân phước Giacomo Alberione.

Năm 2020, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha không tĩnh tâm chung vì bị cảm nhẹ. Năm 2021 và 2022, cuộc tĩnh tâm được tiến hành riêng vì đại dịch Covid-19. Năm ngoái, cuộc tĩnh tâm của giáo triều cũng được làm riêng từ chiều Chúa nhật, ngày 26 tháng Hai đến chiều thứ Sáu, ngày 03 tháng Ba năm 2023.

Trong suốt Mùa Chay, Giáo triều Rôma cũng tham dự một sinh hoạt khác là nghe Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa chia sẻ tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục vào mỗi sáng Thứ Sáu.

3. Đức Hồng Y Parolin: Cái chết của Navalny làm chúng tôi ngạc nhiên và đau buồn

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của nhà bất đồng chính kiến người Nga Alexei Navalny.

Tin tức về cái chết của Alexei Navalny, nhà bất đồng chính kiến người Nga và là một trong những đối thủ chính của Tổng thống Vladimir Putin, là “đáng ngạc nhiên” và “làm chúng tôi đau buồn”, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin nói vào tối thứ Sáu, ngày 16 tháng Hai.

Navalny đã qua đời hôm Thứ Sáu, ở tuổi 47 tại trại giam IK-3 ở Bắc Cực, nơi ông bị giam giữ từ năm 2021, chấp hành bản án 19 năm.

Đức Hồng Y Parolin đã phát biểu bên lề Thánh lễ mà ngài chủ sự tại Nhà thờ Gesù ở Rôma để kỷ niệm 106 năm Khôi phục Nhà nước Lithuania.

Ngài nói: “Tôi đã biết điều đó trên tin tức, tôi có thể nói gì đây? Tôi rất lấy làm tiếc; Tôi nghĩ vấn đề có thể đã được giải quyết theo cách khác. Thay vào đó, tin tức này làm chúng tôi ngạc nhiên và khiến chúng tôi đau buồn”, Đức Hồng Y nói với các phóng viên bên ngoài nhà thờ.

Khi được hỏi liệu sự kiện này có làm thay đổi quan điểm của Tòa Thánh đối với Nga hay không, Đức Hồng Y Parolin trả lời: “Còn quá sớm để nói những điều như vậy… Chúng tôi vừa mới biết về điều đó”.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Alexei Navalny đã chết trong tù. Cơ quan quản lý nhà tù Nga cho biết anh ta cảm thấy không khỏe sau khi đi dạo và bất tỉnh.

Alexei Navalny là một nhà phê bình nổi tiếng đối với Vladimir Putin. Anh ta đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu vào năm 2020 khi sống sót sau vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Navalny sẵn sàng trở về Nga từ Đức vào năm 2021, nơi ông đã được điều trị vụ đầu độc trước đó. Khi trở về, anh ta đã bị bắt ngay lập tức. Navalny nổi tiếng với việc vạch trần nạn tham nhũng, điều tra nội bộ của Putin và lãnh đạo các phong trào đối lập chống Điện Cẩm Linh. Cái chết của ông có thể bị các thành viên đối lập coi là một vụ ám sát chính trị do Putin thực hiện, nhưng vẫn chưa giải thích được.


Source:Vatican News