Ngày 19-02-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:03 19/02/2019
37. SINH QUÁ MUỘN

Lỗ công khi về già thì chết vợ, lấy vợ mới là cô gái tên Chúc thị. Chúc thị dung mạo đẹp đẽ, do đó cùng với chồng tuổi tác chênh lệch nhau nên tâm tình ấm ức, cả ngày ủ rủ.

Lỗ công thấy như vậy bèn hỏi:

- “Phải chẳng nàng oán ta vì tuổi tác cao ?”

Chúc thị đáp:

- “Không phải”.

Lỗ công nói:

- “Vậy thì có phải hận ta vì chức phận quá thấp ?”

Chúc thị trả lời:

- “Không phải”.

Lỗ công nói:

- “Vậy thì hà cớ gì mà nàng không vui vẻ ?”.

Chúc thị đáp:

- “Không hận Lỗ lang tuổi tác lớn cũng không hận Lỗ lang chức quan nhỏ, chỉ hận là thiếp sinh ra quá muộn nên không nhìn thấy Lỗ lang lúc còn trẻ.”

(Hài Tùng)

Suy tư 37:

Đúng là miệng lưỡi của đàn bà con gái, không hận chồng vì tuổi tác cao hơn mình, nhưng hận vì mình sinh ra qúa muộn để nhìn thấy chồng lúc còn trẻ thì có khác gì nhau đâu, nói toạc ra là hận vì lấy ông chồng già cho rồi !

Có những người Ki-tô hữu không hận Chúa, không ghét Mẹ, nhưng hận bà vợ ngày ngày cứ nói lên nói xuống một khi mình không đi lễ ngày Chúa Nhật ! Đúng là miệng lưỡi của người khô đạo.

Con người ta gần sự thiện một chút thì tốt một chút, xa điều ác một chút thì biết làm một hai điều lành có ích lợi cho tha nhân, đó chính là hoa quả của Thánh Thần thúc đẩy cải biến đổi mới tâm hồn chúng ta, có điều là chúng ta có vui lòng đổi mới hay không mà thôi !

Không hận vợ cứ “lãi nhãi” nhắc nhở mình đi dự thánh lễ, cũng không ghét bạn bè vì chúng nó cứ “rủ” mình đi tham dự các lớp giáo lý, bởi vì bạn bè hay vợ con hay bất cứ người nào khác đều là công cụ của Thiên Chúa dùng để lôi kéo chúng ta ngày càng đến gần Ngài hơn, cho nên nói không hận Chúa không ghét Mẹ, mà chỉ hận vợ con bạn bè, thì chẳng khác gì hận và ghét Chúa vậy !!

Đúng là miệng lưỡi của người khô đạo...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:06 19/02/2019

85. Nếu ý chí của các con chưa đặt trên tất cả mọi sự, thậm chí rất khiến cho người ta ghét bỏ mọi sự để vui vẻ thuộc về Thiên Chúa, thì tuyệt đối không nên tin tưởng các con đã đạt tới hay chưa đạt tới biên giới của sự thuần khiết.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 7 thường niên C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:25 19/02/2019
Chúa Nhật 7 THƯỜNG NIÊN. C
(Luca 8: 27-38)
YÊU THƯƠNG


Yêu thương Giới Luật Chúa truyền,
Kẻ thù dối trá, Chúa khuyên lời này.
Làm ơn cầu nguyện đêm ngày,
Cho người nguyền rủa, cãi chày dèm pha.
Cho dù vu khống ranh ma,
Mến yêu chúc phúc, thứ tha tội tình.
Có ai vả má cực hình,
Má kia đưa sẵn, tự mình xoay qua.
Áo ngoài họ lột cởi ra,
Áo trong đừng cản, không va chạm người.
Ai xin, ai lấy của đời,
Đừng đòi con nợ, kiếm lời làm chi.
Yêu thương ân nghĩa là gì?
Những phường tội lỗi, thực thi hằng ngày.
Các con hãy nhớ lời này,
Làm ơn, làm phúc, vui thay trong hồn.
Thương yêu thù địch du côn,
Tỏ lòng nhân nhậu, ngữ ngôn dịu hiền.
Xin đừng đoán xét xỏ xiên,
Chúa luôn tha thứ, tội khiên xóa nhòa.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: Các con hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho những kẻ ghét mình. Một giáo lý hoàn toàn mới lạ vượt trên đức công bình. Người xưa dậy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng và sự trả thù là thường tình. Nếu chúng ta có dịp xem những phim bộ kiếm hiệp của Tầu, chúng ta thấy hầu hết các cốt truyện dài được kết dệt bằng sự trả thù. Trả thù truyền kiếp, từ đời cha sang đời con cái cháu chắt. Chỉ khi nào giết được kẻ thù cha, câu chuyện mới kết thúc.

Đường lối mới của Chúa Giêsu vượt trên hết các giới luật của con người. Chúa đã bẻ gãy tất cả những ràng buộc và sự ngăn cản để dẫn đưa chúng ta đến tình yêu. Chúa dạy: Yêu kẻ thù, chúc phúc cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình. Đây là huấn lệnh thật khó đối với mỗi người chúng ta. Yêu thương tha thứ đi ngược lại với những ước muốn trả đũa hay trả thù. Nhiều người quan niệm rằng: Ai không biết báo thù là người hèn mạt. Không phải là hiệp sĩ. Người có chí lớn phải có lòng kiên vững so tài đọ sức với kẻ thù.

Kinh nghiệm cuộc sống, thường thì chúng ta không có những kẻ thù lớn như giết cha giết mẹ, tàn sát hoặc hãm hiếp. Chúng ta có những kẻ thù nho nhỏ như những người mà chúng ta không ưa, có thể là thái độ cộc cằn, thô lỗ, vô duyên, dối trá, lừa đảo, nói hành gây chuyện và họ là những kẻ thù làm chúng ta khó thở. Họ gây cho cuộc đời của chúng ta thêm gánh nặng. Chúa dạy chúng ta hãy yêu mến họ và cầu nguyện cho họ. Thật không dễ tí nào. Chúa nói nếu chúng ta chỉ làm ơn và yêu mến những kẻ yêu mến chúng ta, thì nào có công lênh gì. Kẻ xấu họ cũng làm được như vậy.

Truyện kể rằng trong một lớp giáo lý, thầy Smith, một người khắt khe kỷ luật và hay khó chịu. Vào một ngày đặc biệt tìm vui cho mọi người. Trên tường có một vòng tròn để nhắm đích, gần đó là một cái bàn gồm những mũi tên. Thầy Smith nói học sinh vẽ hình của những ai mà mình ghét nhất và cho phép chúng phóng mũi tên vào hình người đó. Sally vẽ hình người bạn gái đã cướp mất người yêu. John vẽ hình thầy Smith với đầy đủ chi tiết. John có vẻ rất hài lòng và chờ tới phiên mình sẽ phóng tên vào mặt thầy để trả thù. Cả lớp xếp hàng, từng người phóng tên và cười nói vui vẻ. Một vài học sinh dùng hết sức phóng mũi tên vào ngay mắt và miệng để làm rách ra. Tới lượt John thì hết giờ. Thầy nói các em về chỗ ngồi. John càng giận dữ vì lỡ mất cơ hội trả thù thầy. Thầy từ từ gỡ miếng giấy làm đích ra khỏi bức tường. Sau điểm nhắm là khuôn mặt của Chúa Kitô. Thật thảm thương, cả khuôn mặt của Chúa bị các mũi tên đâm thâu. Thầy nói: Khi các con làm điều này cho các anh chị em, là các con làm cho chính Chúa.

Yêu kẻ thù không dễ, tha thứ cho họ còn khó hơn. Lạy Chúa, trên thập giá Chúa đã yêu thương tha thứ cho những kẻ giết Chúa và còn tha thứ tất cả những tội lỗi của chúng con. Xin cho chúng con biết tha thứ và yêu thương người khác.

THỨ HAI, TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
(Hc 1, 1-19; Mc 9, 13-28).
TÔI TIN


Tranh dành quyền lợi thế gian,
Được thua hơn kém, ơn ban bởi trời.
Môn đồ luật sĩ đối lời,
Chịu thua ma quỉ, đổi đời bệnh nhân.
Quỷ câm đột nhập người dân,
Đẩy xô té ngã, nhiều lần khổ đau.
Cứng đờ bọt mép trắng phau,
Nghiến răng nghiến lợi, trước sau khó lường.
Môn đồ của Chúa xót thương,
Đức tin yếu kém, không đường giải vây.
Cầu xin Chúa Cả con đây,
Xua trừ quỉ dữ, lạy Thầy cứu cho.
Chúa đành ra lệnh đừng lo,
Hỡi thần câm điếc, khôn dò xuất ra.
Quyền năng cứu chữa thứ tha,
Đức tin vững mạnh, quỉ ma xa rời.

THỨ BA, TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
(Hc 2, 1-13; Mc 9, 29-36).
KHIÊM HẠ


Âm thầm xuống núi vào làng,
Không cho ai biết, dọc đàng đón đưa.
Giê-su mạc khải lời xưa,
Con Người bị nộp, lật lừa giết đi.
Ghen tương chối bỏ thực thi,
Những điều Chúa dậy, từ bi sống đời.
Chu toàn sứ mệnh cao vời,
Hy sinh chịu chết, vì người trần gian.
Thứ ba sống lại khải hoàn,
Vinh quang chiếu sáng, phá tan ngục tù.
Môn đồ không hiểu chữ tu,
Hãm mình dẹp xác, khiêm nhu tâm hồn.
Đơn sơ hồn trẻ ôn tồn,
Hồn nhiên trong trắng, nên khôn chân thành.
Chúa thương trẻ nhỏ lòng thanh,
Ai mà đón tiếp, ơn lành phú ban.

THỨ TƯ, TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
(Hc 4, 12-22; Mc 9, 37-39).
ỦNG HỘ


Ai không chống đối các con,
Họ đang ủng hộ, mỏi mòn đợi trông.
Lắng nghe im lặng lập công,
Nhân danh trừ quỉ, dù không theo Thầy.
Đừng ngăn cấm cản người nầy,
Họ không nói xấu, dựng xây hợp tình.
Bon chen cuộc sống tìm vinh,
Yêu thương đoàn kết, kết tình vẫn hơn.
Đường đời muôn nỗi cô đơn,
Ghét ghen chia rẽ, như đờn đứt giây.
Muôn người muôn mặt bủa vây,
Học khôn học khéo, như cây giữa rừng.
Tựa nương liên kết không ngừng,
Vươn thân cao lớn, xin đừng tách xa.
Con ơi hãy nhớ lời cha,
Thi hành sứ vụ, chạm va lẽ thường.

THỨ NĂM, TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
(Hc 5, 1-10; Mc 9, 40-49).
CÕI SỐNG


Dù là ly nước tầm thường,
Giúp cho kẻ khó, dẫn đường cõi thiên.
Vì danh Thiên Chúa nhân hiền,
Kể công phúc đức, vào miền trường sinh.
Ai nên cớ phạm sinh linh,
Thà ràng cối đá, chịu hình khổ đau.
Tay con nên cớ lỗi nhau,
Thà rằng cắt bớt, đời sau hưởng nhờ.
Chân con dịp tội hững hờ,
Chặt chân vấp phạm, hưởng nhờ cõi sau.
Mắt con phạm lỗi trước sau,
Thà rằng móc mắt, sạch lau tội đời.
Dụ ngôn Chúa dạy tuyệt vời,
Hy sinh buông bỏ, Nước Trời ngay bên.
Muối đời ướp mặn vững bền,
Sống chung hòa thuận, cõi trên tìm về.

THỨ SÁU, TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
(Hc 6, 5-17; Mc 10, 11-12).
KẾT HỢP


Vợ chồng nối kết tơ duyên,
Kết thành nên một, lời truyền Hóa Công.
Sống đời thánh đức hằng trông,
Gia đình hạnh phúc, thắm nồng tin yêu.
Mấy người Biệt Phái đặt điều,
Có nên ly dị, để chiều lòng dân.
Cứng lòng nhiễm thói gian trần,
Môi-sen chiều ý, đôi lần van xin.
Từ đầu Chúa đã đoái nhìn,
Cặp đôi nam nữ, kết tình không phai.
Vợ chồng kết nối cả hai,
Một thân một xác, sánh vai cuộc đời.
Không nên chống đối luật Trời,
Cuộc đời phân rẽ, xa rời vỡ tan.
Tình yêu vun đắp ơn ban,
Chúa thương chúc phúc, bên đàn con yêu.

THỨ BẢY, TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
(Hc 17, 1-13; Mc 10, 13-16).
TRẺ NHỎ


Tâm hồn trẻ nhỏ đơn sơ,
Tinh thần thơ bé, hằng mơ trong đời.
Chúa thương đám trẻ vui chơi,
Chạy đùa hớn hở, gọi mời thương yêu.
Đặt tay ban phúc thật nhiều,
Ai mà tiếp chúng, thiên triều sẽ ban.
Bất bình thái độ từ nan,
Khinh khi chối bỏ, lũ đàn trẻ thơ.
Chúa yêu trẻ nhỏ bơ vơ,
Ẵm ôm quí mến, vô bờ yêu thương.
Nước Trời đón nhận mở đường,
Tâm hồn thanh kkiết, hoa hương cuộc đời.
Trở nên như trẻ rạng ngời,
Tấm lòng chân thật, nói lời dễ yêu.
Đường lên núi thánh cao siêu,
Giữ hồn thanh thoát, mỹ miều cao sang.
 
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:26 19/02/2019
Hãy ở nhân từ như Chúa Cha

(Lc 6, 27-38)

Tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng, đào luyện các môn đệ và dạy dỗ dân chúng. Lời Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ, những người đang nghe Chúa nói, cũng là lời dành cho mỗi chúng ta đang nghe chính Lời Chúa qua thừa tác viên của Giáo hội giờ này : “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây” (Lc 6, 27). Chúa bảo chúng ta điều gì ? Thưa, Chúa bảo : “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình” (Lc 6, 27-28). Yêu kẻ thù ư, làm điều tốt cho kẻ không thích ta ư, chúc phúc cho ai nói xấu ta, và cầu nguyện cho ai đối xử tệ với ta ư ? Thật không dễ dàng chút nào hết. Nhưng đây là bốn chi tiết để sống đời Kitô hữu của chúng ta.

Ghét kẻ thù là lẽ thường tình, làm ơn hay chúc phúc cho kẻ thù và những người thuộc phe đối lập là chuyện ngược đời, nhưng Chúa Giêsukhuyên chúng phải lội ngược dòng và hành xử với tư cách là con cái Chúa, giống Cha trên Trời. Ý thức mình là con phải nên giống Cha, và học sống sao cho có lòng nhân từ như Chúa Cha : “Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36). Đây không phải là một câu khẩu hiệu, mà là một sự dấn thân của đời sống người Kitô hữu. Chúa là Chân, Thiện, Mỹ, là Đấng toàn năng, toàn thiện. Sự hoàn hảo của Thiên Chúa khích lệ chúng ta trở nên giống như Ngài, đầy tràn tình yêu và lòng trắc ẩn. Trở nên giống Thiên Chúa là trở nên hoàn hảo, nghĩa là hãy ở nhận từ và biết xót thương anh em.

Có người hỏi: Liệu những lời của Chúa Giêsu có thực tế không? Chúng ta là những con người sống trong thế gian làm sao có con tim đầy ắp yêu thương để yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu và sống nhân từ như Chúa sống?

Nhìn vào lịch sử cứu độ, chúng ta khám phá ra rằng toàn bộ mạc khải của Thiên Chúa là một lịch sử tình yêu đối với con người. Thiên Chúa giống như một người cha hay người mẹ yêu thương hết mọi loài, đặc biệt con người bằng một tình yêu cao với khôn ví. Thiên Chúa không nói xuông, mà Ngài đã làm trước, bằng chứng là “không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta” (1Ga 4,10). Thánh Gioan còn viện lý : “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11). Đavit đã không dám tra tay đụng đến Saolê, người đã được Chúa xức dầu, ông việc cớ : “Chớ giết ngài, vì có ai đưa tay phạm đến Đấng Chúa xức dầu mà vô tội đâu?” (1 Sm 26, 22-23). Cái chết của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trên thập giá là đỉnh cao của lịch sử của tình yêu ấy. Thiên Chúa là Tình Yêu, còn chúng ta là kẻ có tình yêu, nên chúng ta có lúc yêu lúc ghét, nghĩa tình yêu của chúng ta sẽ luôn có khiếm khuyết. Khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ở nhân từ như Chúa Cha, Chúa muốn chúng ta hãy trở thành dấu chỉ, và chứng nhân của lòng từ tâm Chúa giữa thế gian.

Thế còn Giáo hội, vì được cấu thành bởi những con người bất toàn như chúng ta, Giáo hội cũng khó có thể, nhưng Giáo hội trở thành bí tích của lòng nhân từ Chúa trong thế giới, chúng ta được mời gọi để trở thành chứng nhân của lòng Chúa từ tâm. Lòng từ tâm ấy được thể hiện bằng hai động từ: “Tha thứ” và “Cho đi” như Chúa bảo : “Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ” ( Lc 6, 37).

“Đứng xét đoán” (Lc 6,37) ở đây không phải là không phê phán ai cho dù người ấy gây gương mù gương xấu. Nếu hiểu chữ xét đoán như thế thì tại sao Chúa Giêsu lại lên án những kẻ gây gương mù.

Chữ “xét đoán” ở đây được hiểu là chỉ trích, phê bình, lên án người khác cách vô trách nhiệm. Chúng ta thường hay xét đoán không tốt cho người khác là điều mà Chúa cấm. Chúa Giêsu cũng đã từng so sánh thái độ của người con Chúa với thái độ của các luật sĩ, biệt phái… họ thường ra vẻ đạo đức, hay lên án người khác và cho rằng chỉ có mình mới tốt, còn tất cả mọi người anh em khác là không tốt bằng.

Tại sao Chúa dạy người con Chúa không được xét đoán và lên án ? Thưa là vì con người nhân vô thập toàn không có quyền lên án, chũng không thể xét đoán đúng và công bằng được. chỉ có Chúa là Đấng công mình, cầm quyền sinh tử mới có quyền lên án, kết án con người. Ngài là Đấng nhân từ đã không lên án, vậy cớ sao ta lại lên án nhau. Tuy nhiên, Chúa cho phép con người nhận định về nhau, phê bình nhau với tình yêu thương xây dựng, và giúp nhau thăng tiến.

Còn câu Chúa nói : “Đừng lên án các người sẽ không bị lên án” (Lc 6, 37). Câu này không có nghĩa là nếu chúng ta không bao giờ lên án ai thì Chúa không lên án chúng ta dù chúng ta tội lỗi. Thưa không phải thế. Cầu này chỉ muốn nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không muốn người khác khắt khe với mình thì trước hết chúng ta đừn đối xứ với họ như vậy, đó là cách xử từ tâm.

“Hãy tha thứ”Chúa bảo chúng ta phải tha thứ. Đơn giản vì chúng ta đã được Thiên Chúa thứ tha.

“Hãy cho…Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy” (Lc 6,38). Thiên Chúa đã cho chúng ta quá nhiều, vượt xa công trạng của chúng ta. Chúa Giêsu không nói điều gì sẽ xảy ra nếu người ta không cho đi, nhưng nếu chúng ta thấy rõ có một luận lý chắc chắn: theo cách mà người ta nhận lãnh từ Thiên Chúa, thì người ta hãy cho anh em mình như thế, và theo đúng cách mà người ta cho một người anh em, thì người ta sẽ nhận lãnh từ Thiên Chúa!

Lạy Chúa, xin ban ơn trợ giúp cho chúng con, để chúng con ngày một nên giống Chúa hơn. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Thục thi yêu thương để biến thù thành bạn
Lm Đan Vinh
23:22 19/02/2019
Chúa Nhật 7 Thường Niên C
1 Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6,27-38

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 6,27-38

(27) Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. (28) Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. (29) Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. (30) Ai xin thì hãy cho. Ai lấy cái gì của anh thì đừng đòi lại. (31) Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. (32) Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu ? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. (33) Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ơn với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. (34) Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì ơn với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. (35) Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao. Vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác”. (36) Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. (37) Anh em đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. (38) Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.

2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay là bản tóm lược các lời Đức Giê-su dạy về cách cư xử đối với kẻ thù và những kẻ gian ác, để xứng đáng làm con Thiên Chúa và tóm lại như sau:
Hãy chúc lành để đáp lại những kẻ nguyền rủa; Hãy xin Chúa ban điều tốt lành cho những kẻ vu khống mình; Hãy dùng nhu thắng cương và lấy ơn báo óan; Hãy làm trước cho kẻ khác điều mình muốn họ làm cho mình. Hãy tỏ lòng khoan dung nhân từ đối với những kẻ vô ơn bạc ác với mình. Làm ơn và cho vay mượn mà không mong báo đền. Không xét đoán ý trái và đừng vội kết án tha nhân. Hãy quảng đại tha thứ và cho đi. Tất cả những điều tốt ấy sẽ không vô ích, nhưng sẽ được Thiên Chúa báo đền ở đời sau.

3. CHÚ THÍCH:

- C 27-28: +Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em: Kẻ thù ở đây cụ thể là những kẻ ganh ghét làm hại ta, những người nguyền rủa, vu khống, đánh đập và tước đoạt tài sản của ta... Yêu kẻ thù không phải chỉ về phạm vi tình cảm suông, nhưng là đáp trả những việc xấu của kẻ gian ác như: Chúc lành cho kẻ nguyền rủa ta, cầu nguyện cho kẻ vu khống ta.
- C 29-31: +Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy: Đây là một nguyên tắc căn bản trong cách đối nhân xử thế. Tô-bi-a cha cũng khuyên Tô-bi-a con tương tự: “Điều con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15). Còn Đức Khổng Tử thì dạy: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn, thì đừng làm cho người). Lời Đức Giê-su nói đây nhấn mạnh tính tích cực: Các môn đệ cần noi gương Thiên Chúa trên trời, Đấng“luôn tỏ lòng nhân hậu đối với mọi người, ngay cả phường vô ơn và kẻ độc ác”, Người sẵn sàng ban ơn lành cho những kẻ thù ghét mình.
- C 35: +Con Đấng Tối Cao: Ai đối xử khoan dung với kẻ thù như thế sẽ được gọi là “Con Đấng Tối Cao”, một danh hiệu được ban cho vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít (x. 2 Sm 7,14). Đức Giê-su cũng được gọi bằng danh hiệu này khi sứ thần truyền tin cho Đức Ma-ri-a (x. Lc 1,32). Ngòai ra, những ai “ăn ở thuận hòa” cũng được gọi là “con Thiên Chúa” (x. Mt 5,9).
- C 36-37: +Anh em đừng xét đoán... Đừng lên án... Hãy tha thứ...: Xét đoán là một hành vi nhân linh, mà mọi người cần thực hiện trong cuộc sống. Sự xét đóan khôn ngoan sẽ giúp người ta phân biệt được người tốt kẻ xấu, điều nào đúng hay sai, quan trọng nhiều hay ít, việc gì cần làm trước hay làm sau... Nếu biết xét đoán đúng và áp dụng phương pháp hữu hiệu thì mọi việc sẽ thành công. Ở đây, Đức Giê-su dạy các môn đệ: “Đừng xét đoán”, nghĩa là đừng đoán xét ý trái cách bất công cho người khác, vì việc kết án chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, “Đấng thấu suốt mọi bí ẩn” vào ngày tận thế. Còn hiện tại, Thiên Chúa không phán xét ai, không kết tội ai và luôn khoan dung tha thứ cho những kẻ tội lỗi có lòng sám hối ăn năn... Sau này chúng ta có được xét xử khoan dung hay không, là tùy thái độ của ta đối với tha nhân thế nào, như lời Chúa phán: “Anh em đong bằng đấu nào, thì sẽ được đong lại bằng đấu ấy”. Tùy theo chúng ta có sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho tha nhân hay không, như lời Đức Giê-su đã dạy trong kinh Lạy Cha: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con” (Lc 11,4).

4. HỎI ĐÁP:

- HỎI: Khi dạy “Giơ má bên kia cho kẻ vả mặt mình, không cản nó lấy luôn cả áo trong.”.. Phải chăng Đức Giê-su muốn các môn đệ cứ để mặc cho kẻ gian ác lộng hành, để chúng tiếp tục làm hại nhiều người hiền lương yếu đuối?
ĐÁP: Thực ra đây chỉ là một kiểu nói nghịch lý, được cường điệu hóa theo cách nói của người Do thái, tương tự như lời Chúa đòi người ta phải tự móc mắt, chặt tay chân, nếu các bộ phận ấy nên dịp tội cho mình (x. Mt 5,29-30). Người ta không được hiểu những lời này hoàn toàn theo nghĩa đen. Bằng chứng là khi bị điệu ra xét xử, Đức Giê-su đã không đưa má kia cho tên thuộc hạ của thượng tế Khan-na khi hắn vả mặt Người, trái lại Người còn hạch lại nó rằng: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23). Tuy vậy, Đức Giê-su luôn đòi môn đệ phải biết nhẫn nhịn chịu đựng kẻ gian ác. Có lần Người đã quở trách hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an khi họ xin Thầy dùng sấm sét tiêu diệt dân làng Sa-ma-ri vì họ đã từ chối đón tiếp thầy trò vào ở trọ trong làng của họ (x Lc 9,55). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm về thái độ của người Tôi Trung của Đức Chúa, ứng nghiệm nơi Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn như sau: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50,6). Ở đây Đức Giê-su chỉ muốn dạy các môn đệ một phương thức đấu tranh bất bạo động: Hãy dùng tình thương để cảm hóa kẻ ác, lấy nhu thắng cương, lấy sự hiền lành chinh phục những kẻ cường bạo, theo nguyên tắc “thêm bạn bớt thù và biến thù thành bạn”, giúp cho những kẻ gian ác có cơ hội hòan lương.

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại” (Lc 6,38a).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỊNH LUẬT QUẢ BÁO TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI:

Cách đây ít lâu có một phụ nữ viết một bài đăng trên một tạp chí tôn giáo, kể lại kinh nghiệm về định luật quả báo trong quan hệ giao tiếp với tha nhân như sau:

“Tôi là một phụ nữ tuổi trung niên và tính tình khép kín. Tôi không thích giao tiếp với bất cứ ai vì sợ bị họ quấy rầy. Chính vì thế mà tôi đã sống cô đơn nhiều năm trong một căn hộ chật hẹp với số tiền trợ cấp xã hội ba tháng một lần. Thái độ khép kín đó đã làm cho tôi bị suy nhược thần kinh. Một ngày nọ tôi bị đau nặng phải đi điều trị tại một bệnh viện miễn phí. Nằm viện đã lâu mà bệnh tình cũng không thuyên giảm. Trong thời gian này tôi cảm thấy cô đơn vì không có ai đến thăm. Chỉ có cô em gái của tôi ở nước ngoài là còn nhớ đến tôi và mỗi dịp lễ Giáng Sinh cuối năm đều gửi cho tôi một thùng quà kèm theo một thiệp chúc mừng No-en. Rồi một ngày nọ, cô em gái duy nhất kia lại bị chết đột ngột do tai nạn giao thông. Tin này khiến cho tôi càng thêm tuyệt vọng. Một hôm, tình cờ tôi đọc được một thông báo trong tập san của bệnh viện nơi tôi đang điều trị, nội dung như sau: “Tổ chức thiện nguyện chúng tôi đang cần có thêm người tình nguyện phục vụ các bệnh nhân tê liệt tại tầng lầu ba của bệnh viện”. Thế là tôi quyết định đăng ký làm thử công việc thiện nguyện này để tránh sự nhàm chán trong thời gian nhàn rỗi. Chỉ có Chúa mới biết tại sao tôi lại tình nguyện làm một việc vất vả không lương này. Nhưng theo tôi hiểu thì chắc là Người muốn dùng việc ấy để chữa lành bệnh cho tôi.

Ngày nọ, tôi được bà trưởng hội phân công đến giúp cho một bà cụ bị tê liệt mà đã từ lâu không một thân nhân nào còn đến thăm hỏi giúp đỡ. Bà cụ thường tủi thân và luôn than vãn trách móc con cháu đã đối xử tệ bạc với bà. Nhận thấy cụ cần được động viên an ủi, nên tôi hay đến ngồi bên cạnh, vừa bóp tay chân cho cụ vừa lắng nghe cụ tâm sự. Mỗi lần như vậy, cụ lại có dịp kể cho tôi nghe những nỗi đau khổ mà chồng con đã đối xử tệ bạc với cụ. Một hôm tôi ghé tai khẽ nói với cụ rằng: Tôi có một bà mẹ có nét mặt phúc hậu rất giống cụ. Tôi cảm thấy yêu cụ như yêu mẹ ruột của tôi. Nghe vậy, nét mặt cụ đột nhiên biến đổi: Cụ im lặng nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi: “Có thật vậy không hả cô?”. Tôi trả lời: “Đúng thật như vậy đó! Con rất yêu cụ như yêu mẹ ruột của con!”. Và ngay lúc ấy, tôi cảm thấy trong người tôi một mối xúc cảm lạ lùng, nó làm biến đổi con tim vốn chai lỳ của tôi. Trước đây tôi không có thiện cảm với ai, nhưng giờ đây tôi lại thấy mọi người đều dễ thương và tôi sẵn sàng tiếp xúc với những người đau khổ để đem niềm vui và tình thương đến cho họ. Cũng từ ngày đó tôi không còn cảm thấy căng thẳng thần kinh nữa và tôi quyết định không uống thuốc chữa bệnh thần kinh mỗi ngày như trước nữa. Tôi ăn ngủ bình thường và lên cân. Căn bệnh suy nhược thần kinh của tôi tự nhiên biến mất hẳn. Trong lần tái khám định kỳ, bác sĩ chữa trị cho tôi rất ngạc nhiên khi thấy tôi bình phục rất nhanh mà không cần uống thuốc mỗi ngày như trước”.

Câu chuyện nói trên cho thấy: Chính khi chúng ta thể hiện tình thương đối với tha nhân là lúc chúng ta cũng nhận được ơn chữa lành căn bệnh tinh thần của mình.

2) PHƯƠNG CÁCH TIÊU DIỆT KẺ THÙ HỮU HIỆU NHẤT :

Trong cuộc nội chiến tại nước Hoa Kỳ, sự hận thù giữa hai miền Nam Bắc ngày một thêm sâu đậm. Lần kia, tổng thống ÁP-RA-HAM LANH-CÔN (Abraham Lincoln) đã bị nhiều người Bắc Mỹ chỉ trích khi ông chủ trương cần đối xử khoan dung đối với những đám dân nổi loạn ở miền Nam. Những người này nhắc cho Lincoln nhớ rằng cuộc chiến tranh giữa hai miền vẫn đang tiếp diễn. Theo họ, quân đội miền Nam là kẻ thù, và tất cả bọn họ đều cần phải bị tiêu diệt. Bấy giờ tổng thống LANH-CÔN đáp: “Cách tiêu diệt kẻ thù hữu hiệu nhất chính là biến kẻ thù trở thành bạn hữu của chúng ta bằng lòng khoan dung tha thứ”.

Lời nói của Lanh-côn rất phù hợp với lời Đức Giê-su dạy trong Tin Mừng hôm nay: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em… Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao. Vì Người nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác” (Mt 5,27-28.35).

3. THẢO LUẬN: Ta nên làm gì đối với những người đang thù ghét và nói xấu ta ?

4. SUY NIỆM:

1) ÁC GIẢ ÁC BÁO:

Người xưa có câu: “Ác giả ác báo”, “Gieo gió gặt bão”: Ai làm ác thì sẽ gặp điều ác. Lấy oán báo oán chỉ tăng thêm óan thù mà thôi. Chỉ có ánh sáng mới xoá tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới hóa giải hận thù. Nếu chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giê-su để tha thứ cho tha nhân điều họ đã xúc phạm đến ta thì phản ứng dây chuyền của sự ác là sự hận thù sẽ tăng thêm, rồi bạo lực sẽ kéo theo bạo lực và tất cả chúng ta đều rơi vào hố diệt vong.

2) HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA LÒNG THÙ HẬN:

Một nhà tâm lý đã nói rằng: “Nếu anh nuôi lòng thù hận và muốn giết chết kẻ thù đã làm hại anh, thì anh hãy sắm sẵn hai chiếc quan tài: Một chiếc dành cho kẻ thù sắp bị anh giết, còn chiếc kia sẽ dành cho chính anh. Vì anh cũng sẽ bị chết dần chết mòn do sợ hãi bị trả thù hay sợ sự trừng phạt của công lý”. Thực vậy, hận thù gây tác hại. Nó làm tổn thương về tinh thần cho người đang nuôi oán thù trong lòng. Nó còn huỷ diệt nhân cách của họ như Ba-con đã nói: “Khi trả thù, người ta biến mình thành ngang hàng với kẻ thù. Còn khi tha thứ thì người ta sẽ vượt cao hơn kẻ thù của mình”.

3) PHƯƠNG CÁCH HÓA GIẢI HẬN THÙ:

Các chuyên gia tâm lý ngày nay đều công nhận rằng: “Hận thù thì hủy diệt, còn yêu thương mới làm phát triển nhân cách con người”. Tình yêu có phép mầu để biến thù thành bạn. Áp-ram Lanh-côn (Abaham Lincon) nói: “Biến thù thành bạn, tức là ta đã tiêu diệt kẻ thù rồi vậy!”. Chính Chúa Giê-su trong Tin mừng hôm nay đã dạy chúng ta: “Anh em hãy yêu kẻ thù... Hãy tha thứ thì sẽ được thứ tha. Hãy cho đi thì sẽ được cho lại!”(Lc 6,35).

4) CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ?:

- Tìm ra nguyên nhân khiến ta bị thù ghét để khắc phục:

Hầu hết sự ganh ghét của người khác đối với ta là do nỗi sợ hãi không còn được tôn trọng và yêu thương. Việc xác định nguyên nhân ta bị ganh ghét là bước đầu cần làm để hóa giải sự thù ghét của kẻ khác. Sự ganh ghét có thể do chúng ta có ngoại hình đep hơn; được nhiều người quý mến hơn; được cấp trên tín nhiệm và trao trách nhiệm cao hơn; được hưởng phúc lộc dồi dào hơn… Sau đó, chúng ta sẽ khắc phục nguyên nhân và tìm cách hóa giải thù ghét như sau:

- Kín đáo khen ngợi những ưu điểm của đối phương:

Lời khen thành thật ưu điểm của đối phương cách tế nhị là một phương thế hữu hiệu để hóa giải hận thù và biến thù thành bạn như Tuân Tử đã nói: “Ai khen ta mà khen phải là bạn ta. Ai chê ta mà chê phải là thầy ta. Ai nịnh hót ta đó chính là kẻ thù của ta vậy.”

- Đi bước trước để làm hòa với kẻ thù ghét mình:
Sự xuất hiện của những người ganh ghét trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Ngay cả Đức Giê-su vốn là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Lc 4,34), nhưng vẫn bị các đầu mục dân Do thái thù ghét và chỉ trích: “Ông ta là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi" (Lc 7,34). Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta cách hóa giải những thù ghét của kẻ khác bằng cách đi bước trước đến với họ và “biến thù thành bạn”.

- Biến thù thành bạn bằng việc thực thi Lời Chúa cụ thể như sau:

+ Cầu xin Chúa ban ơn lành cho những kẻ nói xấu và vu khống cho ta;
+ Lấy ơn báo óan: Làm điều tốt cho những kẻ thù ghét làm hại ta;
+ Làm ơn và cho vay mà không mong báo đền;
+ Tránh xét đoán ý trái và không kết án tha nhân cách hồ đồ bất công;
+ Sẵn sàng tha thứ không chỉ bảy lần nhưng tha bảy mươi lần bảy;
+ Quảng đại cho đi bằng lời khen thành thật để động viên tinh thần và chia sẻ vật chất...

Đây là những việc sẽ khó thực hiện nếu không quyết tâm cao và không được ơn Chúa ban ơn trợ giúp. Khi bị người khác thù ghét nói xấu và làm hại, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách hóa giải hận thù để ngày một nên môn đệ đích thực của Chúa Giê-su.

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con quả tim của Chúa. Xin cho con đừng khép lại trước tha nhân, nhưng biết quảng đại mở ra, biết vươn tâm hồn lên cao, vượt qua mọi ích kỷ tầm thường của loài người, để mặc lấy tâm tình bao dung nhân hậu của Thiên Chúa. Xin cho con đủ sức vượt qua mọi oán hờn nhỏ nhen cùng mọi trả thù ti tiện. Xin cho con luôn giữ được tâm hồn bình thản, không để cho bất cứ yếu tố bên ngoài nào làm xáo trộn, khuấy động tâm can con.
- LẠY CHÚA. Xin cho quả tim con đủ lớn để yêu được những người tự nhiên con có ác cảm. Xin cho vòng tay con rộng mở để ôm cả những kẻ đang ganh ghét, vu khống và làm hại con. Nhờ đó con hy vọng sẽ được Chúa tha thứ tội lỗi và xứng đáng làm con thảo của Chúa Cha trên trời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng quan về các cố gắng trong Giáo Hội nhằm bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em
Vũ Văn An
18:50 19/02/2019
Gần đến ngày Hội Nghị “Bảo Vệ Các Vị Thành Niên Trong Giáo Hội”, VaticanNews cho ta một cái nhìn tổng quan về các cố gắng của Giáo Hội trong việc bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, với việc nhấn mạnh rằng đây không phải là “Năm Zero” của các cố gắng này.

Đã đành Hội Nghị “Bảo Vệ Các Vị Thành Niên Trong Giáo Hội” là hội nghị đầu tiên bao gồm mọi chủ tịch các hội đồng Giám Mục và các vị chịu trách nhiệm các dòng tu thế giới. Hội Nghị này đúng là có các đặc điểm “đồng nghị” (synodal) và là hội nghị đầu tiên thảo luận vấn đề lạm dụng theo viễn tượng Tin Mừng.

Tuy nhiên, Hội Nghị không hề là bước thứ nhất được Tòa Thánh hay các hội đồng Giám Mục đưa ra trong chiều hướng này. Nó chỉ là một chặng có tính lịch sử trong một cuộc hành trình của Giáo Hội Công Giáo trong hơn 30 năm qua, tại các quốc gia như Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan và Úc, và trong hơn 10 năm qua tại Âu Châu. Cuộc hành trình này sẽ tiếp tục sau Hội Nghị. Việc canh tân các qui định giáo luật đối với các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em đã bắt đầu tại Vatican cách nay 18 năm. Trong hơn 20 năm qua, các vị Giáo Hoàng đã dành vô số cử chỉ, diễn văn và văn kiện cho chủ đề gây đau đớn này. Việc công bố các qui luật và nghị định đã đành không luôn tạo ra việc thay đổi não trạng cần thiết đế chống phá việc lạm dụng. Nhưng về Hội Nghị sắp tới, không ai có thể nói tới “Năm Zero” trong cam kết bảo vệ trẻ em của Giáo Hội.

Những bước đầu tiên: Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan và Úc

Năm 1987, Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại trở thành hội đồng đầu tiên trên thế giới ban hành các hướng dẫn liên quan tới bạo hành tình dục chống các trẻ em trong bối cảnh Giáo Hội. Các báo cáo lạm dụng trẻ vị thành niên bởi các thành viên giáo sĩ đã gây chấn động dư luận. Năm 1989, Giáo hội Gia Nã Đại đã thành lập một ủy ban đặc nhiệm; năm 1992, ủy ban này cho xuất bản tài liệu "Từ đau khổ đến hy vọng". Tài liệu này chứa 50 "Khuyến cáo" gửi đến người Công Giáo, Giám mục và những người chịu trách nhiệm đào tạo các linh mục.

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ lần đầu tiên chính thức xử lý việc giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên, trong Hội nghị tháng 6 năm 1992. Đó là lúc các ngài thành lập "Năm nguyên tắc". Chúng bao gồm sự kiện này, "nếu lời buộc tội được hỗ trợ bằng chứng cớ đầy đủ", người bị tố cáo phạm tội phải “nhanh chóng được giải tỏa khỏi các bổn phận của thừa tác vụ" và được trao cho các cơ quan “phán quyết thích hợp” và “can thiệp về y khoa". Bất chấp tài liệu này, các lời tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên vẫn tiếp tục gia tăng, cao điểm là cuộc điều tra lịch sử của tờ Boston Globe. Vào tháng 4 năm 2002, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã triệu các Hồng Y Hoa Kỳ đến Rôma.

Năm 1994, Giáo hội Ái Nhĩ Lan đã thành lập Ủy ban Cố vấn của các Giám mục Công Giáo Ái Nhĩ Lan về việc lạm dụng tình dục trẻ em bởi các linh mục và tu sĩ; Ủy ban này đã công bố Báo cáo đầu tiên vào tháng 12 năm sau. Trong khi đó, Giáo hội tại Úc đã công bố một trong những nghị định thư đầu tiên trên thế giới về cách xử lý các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em bởi các thành viên của hàng giáo sĩ ở cấp giáo phận. Vào tháng 12 năm 1996, tài liệu "Hướng tới sự hàn gắn", đã được phê duyệt cho tất cả các giáo phận Úc và đem vào hoạt động vào tháng 3 năm 1997.

Các qui tắc giáo luật mới: các lạm dụng “delicta graviora" (trầm trọng hơn)

Bước sang thế kỷ 21, Tòa Thánh, đặc biệt nhờ các nỗ lực của Đức Hồng Y Ratzinger, sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã bắt đầu và hoàn thành một sự đổi mới sâu sắc các quy tắc giáo luật để can thiệp vào các trường hợp lạm dụng. Chúng bao gồm việc cập nhật các hình phạt, các thủ tục và năng quyền. Năm 2001, Tự Sắc “Sacramentorum Sanctitatis tutela” của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bao gồm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ vào số những "tội phạm nghiêm trọng nhất", sẽ được Bộ Giáo Lý Đức Tin xét xử. Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã ra lệnh cho cùng một Bộ này công bố "Các quy tắc liên quan đến các tội nghiêm trọng nhất" qua đó đã đẩy nhanh các thủ tục bằng cách đưa ra "sắc lệnh ngoại tòa" (extrajudicial decree), nới dài thời hiệu (statute of limitations) từ mười lên hai mươi năm, và bao gồm cả tội "văn hóa khiêu ấu dâm" (pedophile pornography). Giáo hội tại Đức đã công bố "Các hướng dẫn" đầu tiên về chủ đề này vào năm 2002. Nhưng vào năm 2010, vụ Đại học Dòng Tên Canisius ở Berlin đã thúc đẩy Hội đồng Giám mục Đức đổi mới các hướng dẫn và gia tăng sự hợp tác với chính quyền.

Ái Nhĩ Lan: Các Phúc Trình Ryan và Murphy

Năm 2009 tại Ái Nhĩ Lan, sau nhiều năm làm việc của các ủy ban đặc biệt của chính phủ, Phúc trình Ryan về lạm dụng trong hệ thống trường học và Phúc trình Murphy về lạm dụng trẻ em ở Tổng giáo phận Dublin, đã được công bố. Các Phúc trình nhấn mạnh các thiếu sót trong việc Giáo hội xử lý các trường hợp lạm dụng, và khiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI triệu tập các giám mục Ái Nhĩ Lan đến Rôma. Tháng 3 năm 2010, Đức Giáo Hoàng đã công bố một "Thư mục vụ" gửi đến tất cả người Công Giáo Ái Nhĩ Lan. Trong bức thư, ngài yêu cầu phải có các biện pháp thực sự phù hợp Tin Mừng, chính đáng và hữu hiệu để giải quyết sự phản bội lòng tin này, và ngài đã sắp xếp một cuộc Thanh Tra của Tông Tòa (Apostolic Visitation) tại đất nước này, từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012. Bắt đầu từ năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bắt đầu gặp gỡ thường xuyên các nạn nhân bị lạm dụng trong các chuyến tông du của ngài đến Hoa Kỳ, Úc, Anh, Malta và Đức. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục làm điều tương tự, bao gồm các cuộc gặp gỡ riêng thường xuyên tại nơi cư trú của ngài ở Santa Marta.

Các hướng dẫn cho các hội đồng giám mục

Một bước quan trọng khác trong diễn trình này là việc Bộ Giáo lý Đức tin công bố hồi tháng 5 năm 2011 một Thông tư yêu cầu tất cả các Hội đồng Giám mục soạn thảo "Các hướng dẫn" để xử lý các trường hợp lạm dụng, hỗ trợ nạn nhân và cung cấp hướng dẫn nhằm hòa hợp hành động của các giáo phận trong cùng một khu vực. Văn bản nêu rõ: trách nhiệm xử lý các tội ác lạm dụng tình dục bởi các giáo sĩ chủ yếu thuộc về Giám mục giáo phận.

Hội nghị chuyên đề tại Đại Học Grêgôrianô

Để giúp các Hội đồng Giám mục và các Hội dòng chuẩn bị thỏa đáng "Các hướng dẫn", Tòa Thánh đã khuyến khích việc tổ chức một Hội nghị chuyên đề quốc tế "Hướng tới hàn gắn và đổi mới" diễn ra tại Giáo hoàng Đại học Grêgôrianô vào tháng 2 năm 2012. Hội nghị chuyên đề có cùng một mục tiêu quốc tế như mục tiêu của Hội Nghị sắp diễn ra vào tháng 2 năm 2019, theo nghĩa bao gồm các đại diện của 110 Hội đồng Giám mục và Bề trên của 35 Dòng Tu. Hội nghị chuyên đề kết thúc bằng việc công bố thành lập Trung tâm bảo vệ trẻ vị thành niên, do Cha Hans Zollner S.J, tại Đại học Grêgôrianô, để đào tạo các nhân viên chuyên môn về phòng ngừa lạm dụng.

Ủy Ban Giáo Hoàng mới

Bước quan trọng đầu tiên trong việc ngăn ngừa và chống lạm dụng dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô là thành lập Ủy ban Giáo hoàng mới về Bảo vệ trẻ vị thành niên vào tháng 12 năm 2013. Một phần công việc của Ủy ban bao gồm thiết lập một mô hình cho "Các Sách Hướng Dẫn", tổ chức các khóa học cho các Giám mục mới được bổ nhiệm, và chuẩn bị một Ngày cầu nguyện cho các nạn nhân bị lạm dụng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khởi đầu nhiều đổi mới về giáo luật, các quy định và thủ tục trong lĩnh vực lạm dụng. Lần đầu tiên là vào tháng 6 năm 2016, với Tự Sắc "Như một người mẹ yêu thương". Tự sắc này liên quan đến vấn đề trách nhiệm giải trình của các thẩm quyền giáo hội. Nó kêu gọi loại khỏi chức vụ các Giám mục nào bị coi là ‘sao lãng’ trong nhiệm vụ quản lý việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, phù hợp với các thủ tục giáo luật đã được thiết lập.

Tháng 11 năm 2014, Đức Giáo Hoàng đã thành lập một Đoàn (college) trong Bộ Giáo lý Đức tin để khảo sát các kháng cáo đối với các phán quyết về chủ đề "các tội ác nghiêm trọng nhất", và giao nó cho Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna. Mục tiêu là để bảo đảm có được một cuộc khảo sát nhanh hơn các vụ lạm dụng trẻ vị thành niên.

Để nhấn mạnh cam kết của Giáo hội trong việc bảo vệ trẻ vị thành niên diễn tiến trong một viễn cảnh không chỉ là nội bộ mà còn có sự hợp tác với toàn xã hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hỗ trợ và cổ vũ Đại hội Quốc tế, “Phẩm giá Trẻ em trong Thế giới Kỹ thuật số”, tổ chức tại Giáo hoàng Đại học Grêgôrianô vào tháng 10 năm 2017.

Tranh đấu chống lạm dụng và chủ nghĩa giáo sĩ trị

Trong cuộc tông du Chile, vào tháng 1 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phải đối diện với vụ tai tiếng chia rẽ tạo ra trong Giáo hội địa phương bởi trường hợp của Cha Fernando Karadima, người bị Tòa Thánh kết tội lạm dụng vào năm 2011. Sau một cuộc điều tra ủy thác cho Đức Tổng Giám Mục Scicluna vào tháng 2, Đức Giáo Hoàng đã viết cho các giám mục Chile vào tháng Tư khi nhận ra "những sai lầm nghiêm trọng về đánh giá và nhận định tình hình vì thiếu thông tin trung thực”. Sau đó, vào tháng Năm, ngài triệu tập tất cả các Giám mục Chile đến Rôma dự một cuộc họp kết thúc với tất cả các vị đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng. Chỉ một số ít đơn được chấp nhận.

Bối cảnh này sản sinh ra các tài liệu mục vụ gần đây nhất dành riêng cho chủ đề này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong "Thư gửi dân Chúa trên đường đến Chile" tháng 5 năm 2018, Đức Giáo Hoàng cảm ơn các nạn nhân bị lạm dụng vì lòng can đảm của họ và kêu gọi sự cam kết của tất cả dân Chúa để chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn là gốc rễ của sự lạm dụng. Một lần nữa, trong "Thư gửi dân Chúa" tháng 8 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nối kết với nhau việc lạm dụng tình dục, việc lạm dụng quyền hành và việc lạm dụng lương tâm: “Nói 'không' với lạm dụng là nói 'không' với mọi hình thức giáo sĩ trị”. Trong chuyến đi Ái Nhĩ Lan dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia đình Thế giới, vào tháng 8 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về sự thất bại của các thẩm quyền Giáo hội trong việc xử lý thỏa đáng “các tội ác đáng ghét này" vốn "chính đáng khơi lên sự phẫn nộ và vẫn còn là nguyên nhân gây đau khổ và xấu hổ cho cộng đồng Công Giáo ".
 
ĐTGM Charles Scicluna phàn nàn rằng có những người được thuê để lăng mạ ngài trên Internet
Đặng Tự Do
19:36 19/02/2019
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna /tʃɑːlz sɪ̈-klʊ-nɑ/ đã lên tiếng phàn nàn rằng có một mạng lưới những kẻ lừa đảo trực tuyến được trả tiền để chỉ trích và lăng mạ ngài bất cứ khi nào ngài mở miệng.

“Một số trong những phản ứng trực tuyến chống lại tôi là từ những người bị thao túng và một số khác xuất phát từ những kẻ được người ta trả tiền để làm như thế”. Đức Tổng Giám Mục đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn trên RTK, một thông tấn xã của Kosova, hôm 14 tháng Hai. “Có những người được trao nhiệm vụ tấn công mọi lời bình luận của tôi. Nếu ý Chúa muốn, tôi sẵn sàng tiếp tục lên tiếng để những kẻ này có thể tiếp tục kiếm được cơm bánh hàng ngày của họ bằng cách chỉ trích từng lời nói của tôi.”

Ngài nói thêm rằng các cơ quan truyền thông Giáo Hội có trách nhiệm rất lớn trong việc chống lại tin giả và họ không được sợ những hậu quả của việc nói lên sự thật.

Đức Tổng Giám Mục Scicluna cũng cảnh báo rằng các phương tiện truyền thông xã hội “đã và đang tạo ra một hình thức nghèo nàn mới” vì nhận xét trực tuyến của cá nhân một người thường được nhắm mắt chia sẻ bởi nhiều người khác với rất ít hoặc chẳng có một chút động não nào xem thực hư ra sao. Đó là một hình thức “nghèo nàn tư duy”.

Ngài nhận xét chua chát rằng:

“Thông thường, những người bình luận trực tuyến hành động rất khác với khi họ đối mặt với những người mà họ đang chỉ trích. Những người tấn công các chính trị gia trên Internet, chẳng hạn, họ nói chuyện với các chính trị gia này rất khác khi người ta gõ cửa thăm tận nhà” để tìm hiểu xem tại sao họ nói như thế.

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, người Malta, nguyên là công tố viên hàng đầu của Vatican về các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Đồng Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin hôm 13 tháng 11 năm ngoái 2018.

Giữa một mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng tính dục và che đậy trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài trở lại nhiệm sở cũ của mình; mặc dù vị giám mục sẽ tiếp tục lãnh đạo Giáo hội ở Malta.

Giữa những trách nhiệm khác, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm thụ lý các cáo buộc lạm dụng chống lại các giáo sĩ, và Đức Cha Scicluna cũng là chủ tịch của phân bộ này.

Đức Tổng Giám Mục Scicluna đã từng là một thành viên toàn thời gian của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến năm 2014, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài về coi sóc Malta.

Trước đây, tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Scicluna đã làm việc dưới quyền Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, và cả hai vị là những người đã tuyên án hàng ngàn các linh mục lạm dụng tính dục, trong đó có Cha Marcial Maciel Degollado, người Mễ Tây Cơ, là sáng lập viên Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.

Theo kết quả của hai cuộc điều tra trong năm qua bởi Đức Cha Scicluna, và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, một viên chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận ngài đã sai lầm trong đánh giá tình hình ở Chí Lợi. Đức Thánh Cha đã xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và triệu tập các Giám Mục Chí Lợi đến Rôma. Các Giám Mục Chí Lợi đã từ chức đồng loạt sau cuộc họp đó.


Source:Loving Malta
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
20 Năm Hồn Nhỏ Nhìn Lại
Phan Văn Sỹ
09:44 19/02/2019
20 Năm Hồn Nhỏ Nhìn Lại


1-ƠN GỌI HỒN NHỎ: Sau buổi tận hiến xin gia nhập Hội Đạo Binh Hồn Nhỏ, cụ Kính, người bạn vong niên ( đã mãn phần) cho tôi mượn mấy cuốn CD Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu. Trên đường lái xe về nhà tôi bỏ trong cassette để vừa lái xe vừa nghe. Lời Chúa trong Thông Điệp khiến tôi say mê nghe theo dõi từng câu đối đáp giữa Chúa Giêsu và bà Magarita. Tôi cảm động nhất và phải nói đầy súc động ở đoạn bà Magarita cầu nguyện cùng Chúa cho một người có tộitrang 170 – 171 , Thông điệp tinh Yêu Nhân Hậu cuốn 1: Chúa đã nhượng bộ lý luận Chúa dạy cho bà Magarita khi Chúa nhỏ nhẹ nói trong tình thương: “ Con cha ! con Cha !...” tôi đã rưng rưng lệ vì tinh thương bao la của Ngài và tôi đã say mê nghe, theo dõi đến nỗi lái xe đi qua nhà lúc nào không hay biết. Khi chợt nhận ra minh đã đi qua nhà một đoạn xa, tôi bèn quay xe trở lại. Nghe đoạn đối đáp này, tôi chợt nhớ đến một đoạn trong Nhật Ký Lòng Thương Xót của thánh nữ Faustina khi chị lâm bệnh nặng chờ chết, nữ tu cùng dòng săn sóc trong ngày cuối đã hỏi thánh nhân : “ Chị Fautina, chị có sợ chết không ? “ Fautina trả lời: “ Sao lại sợ nhỉ, những bất toàn của tôi, đã được đốt cháy như rơm bởi lòng Thương Xót Chúa!” Xin ghi lại đoạn đối đáp giữa Chúa Giêsu và bà Magarita:

“ Tôi cầu nguyện cùng Chúa cho một linh mục bất trung với nghĩa vụ: (1)

-Chúa Giêsu: Khốn cho người nào làm cớ sinh gương xấu. thà rằng nó không sinh ra thì hơn.

-Magarita: Lạy Chúa Trời con, xin thương xót linh mục ấy.

-Chúa Giêsu: Không, con đừng xin Cha điều đó.

-Magarita: Ôi ! nhưng con vẫn cứ xin Chúa.

-Chúa Giêsu: Đừng đi ngược ý muốn của Cha.

-Magarita: Con không đi ngược thánh ý Chúa, con chỉ đi ngược công lý của Chúa. Chúa đã cho con hiểu biết tinh thương của Chúa và Chúa đã nói với con rằng Tình Thương ấy trai ngược với công lý của Chúa. Chúa đã thương con và tha thứ cho con. Con chỉ biết có tinh thương. Và con xin Chúa ân xá cho linh hồn đó nhân danh tinh thương của Chúa đã ban cho con.

-Chúa Giêsu: Hỡi con nhỏ của Cha, không thể được. Cha không thể ban cho con điều ấy, vì những tội người ấy phạm đã làm hại các hồn nhỏ của Cha.

-Magarita: Lạy Chúa, vì thương các linh hồn bé nhỏ, xin Chúa cứu linh mục ấy. Chính Chúa đã nói với con: “ Lòng thương xót Chúa bao trùm mọi tội lỗi”. Và Chúa đã làm gì cho con rồi đó.

-Chúa Giêsu: Con Cha ! con Cha !...”

Về đến nhà tôi tiếp tục chim sâu trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa để uống, nuốt từng lời, từng câu Chúa dạy bảo, bỏ mọi việc làm nằm lắng đọng để nghe và uống những Lời dạy bảo của Ngài. Tôi chợt hiểu ra: Ngài muốn chọn tôi làm Tông Đồ Hồn Nhỏ. Sao tôi lại mê say và yêu thích những Lời Chúa dạy bảo trong Thông Điệp của Ngài. Tôi hát lên nhe nhẹ bài ca của nhạc sĩ Đức Huy: “ Và Con Tim Đã Vui Trở Lại”:

“ Tìm một con đường,

“ Tìm một lối đi.

“ Ngày qua ngày,

“ Đời nhiều vấn nghi…

“ Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai, xóa tan màn đêm u tối, cho tôi biến đổi tâm hồn, thành một người mới. Và con tim đã vui trở lại…”.

Nghe đoạn Thông Điệp trên tôi như được bà Magarita cầu nguyện cho tôi và như được Chúa tha thứ cho tôi quãng đường đời sống buông thả ở lứa tuổi đầy nhựa sống mà Chúa đã ban cho tôi nén bạc nhưng tôi đã chôn cất nó đi mà không biết làm lợi cho Chúa. Và từ giây phút đó tôi đã say mê việc tông đồ Hồn Nhỏ, mời gọi anh chị em tham gia Hội Hồn Nhỏ để làm những công việc bé nhỏ như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Bổn Mạng Hội Hồn Nhỏ để cứu rỗi các linh hồn và giup đỡ lẫn nhau sống Lời Chúa. Tôi và Bé Kính thay nhau chia sẻ Lời Chúa và Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hâu cho các Hồn Nhỏ mỗi tuần khi đi đọc kinh từng gia đinh để phát triển Hội cũng như cầu nguyện cho việc xây dựng thánh đường cho người Việt Nam tại Las Vegas, cố gắng sống khiêm tốn, nhỏ bé, nhịn nhục, tha thứ. Trong hành trinh rao truyền Lời chúa trong hoàn cảnh của minh mà Chúa và Giáo Hội cho phép, tôi luôn in trong tâm Lời Chúa đã nói: “ Các con hãy thương xót như Cha các con là Đấng Thương Xót.” ( Luca 6:36).

2-HAI MƯƠI NĂM TÔNG ĐỒ HỒN NHỎ NHÌN LẠI: Vào một chiều Đông tháng giá của Tháng Hai, cảnh vật lắng đọng nơi khu nhà yên tinh tại số 2537 Lacona St. hướng Tây Nam Thành Phố Las Vegas, căn nhà lịch sử đã tập họp Liên Đảo Hồn Nhỏ đầu tiên cho 14 anh chị em tiên khởi xin gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ, khi đó chưa có nhà thờ, chị Linda đã hy sinh cho mượn để sinh hoạt. Đồng hồ trên tường chỉ 09:00pm. Ngày 27-02-1999. Cha Phó tổng Linh Hướng Đạo Binh Hồn Nhỏ Phêrô Chu quang Minh cùng anh chị Nguyễn Văn Nhuệ & Thu Nhi đã hướng dẫn cho chúng tôi Tận Hiến gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ, cha Minh đặt tên cho Liên Đảo chúng tôi là Liên Đảo Hồn Nhỏ Têrêxa. Tôi được kêu mời làm Liên Đảo Trưởng, cụ JB. Trần Trọng Kính với biệt danh là Bé Kính được chỉ định làm Liên Đảo Phó. Vì buổi ban đầu tập họp được 14 người nên chia ra thành hai Đảo, mỗi Đảo 7 người theo ngày Đền Tạ trong Tuần. anh chị Nhuệ & Thu Nhi thay nhau chia sẻ về ý nghĩa Hồn Nhỏ và đời sống nội tâm Hồn Nhỏ cùng phương cách gia nhập và điều hành của Hội Đạo Binh Hồn Nhỏ.

Chúng tôi thật ngỡ ngang với danh từ Hồn Nhỏ trong khi tuổi đời của chúng tôi ai cũng đã xế chiều, có người đã lớn tuổi như hai ông bà Kính. Sau này tìm hiểu và đọc nhiều sách vở và nhất là đọc và ngẫm suy về Con Đường Thơ Ấu của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu chúng tôi mới hiểu. Cho đến hôm nay một số Hồn Nhỏ trung kiên bám trụ từ buổi ban đầu đã dần ra đi về nhà Cha như: Cụ JB. Trần Trọng Kính Liên Đảo Phó, HN. Đảo Trưởng Phêrô Trần Duy Quang, HN. Maria Vũ Thanh Lan, HN. Maria Nguyễn Thị Dịu. Chúng tôi ngùi ngùi thương cảm, tiếc nối những Hồn Nhỏ đã trung kiên xây nền móng cho Liên Đảo buổi ban đầu đã ngày dần khuất bóng, khiến tôi ngậm ngùi nhớ đến câu thơ của nhà gíaoVũ Đình Liên:

“ Mỗi năm hoa đào nở,

Lại thấy ông đồ già.

Bày mực tầu, giấy đỏ,

Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết,

Tấm tắc ngơi khen tài….

…Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

Cho đến hôm nay sau 20 năm nhìn lại, Liên Đảo Hồn Nhỏ Têrêxa đã thành lập được 23 Đảo với số Hội Viên lên đến 161 người. Số Hội viên đổi đi Tiểu Bang khác 11 người và ngậm ngùi thương nhớ thay số về nhà Cha trên Trời lên tới 32 người, có những người còn trẻ và rất năng nổ trong việc phục vụ tông đồ, nhận làm những công việc hèn mọn, bé nhỏ như chui rửa cầu tiêu, nhất là trong ngày Đại Hội hàng chúc cái cầu tiêu hôi hám. Sau hai mươi năm, để thay thế tôi sau bốn nhiệm kỳ Liên Đảo Trưởng, tôi mừng vì tiếp nối dẫn dìu Liên Đảo nay là một Hồn Nhỏ trẻ, nhiệt tinh, năng nỏ, được mọi người bầu lên là:Chị Liên Đảo Trưởng Maria Phạm Ngọc thủy. Tôi xin các Hồn Nhỏ cầu nguyện cho chị đầy ơn Thánh Linh để chị vững bước trên đường Tông Đồ Hồn Nhỏ hầu dìu dắt Liên Đảo.

3-ĐỜI TÔNG ĐỒ HỒN NHỎ: Đời sống tông đồ của mỗi Hồn Nhỏ trong Liên Đảo Têrêxa là luôn tự giác rèn luyện bản thân minh, chịu đựng mọi thử thách và lấy đời sống khiêm nhường, nhỏ bé và dõi theo con đường thơ ấu của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã đi. Chịu sỉ nhục, chịu vu vạ cáo oan để dâng lên Thiên chúa hầu cầu nguyện cho hòa binh thế giới, cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục, cầu cho sớm có thánh đường mới đủ đáp ứng cho người Việt Nam và cầu cho sự hiệp nhất xây dựng cộng đoàn, Giáo Hội. Cũng cầu cho các linh mục và các tội nhân hối cải… mỗi người cố gắng sống chân, thiên, mỹ. Dùng gương lành để cảm hóa mọi người và nhất là người có tội. Sống chứng tá theo Tin Mừng của Chúa Giêsu. Sống nhỏ bé như Lời Chúa dạy trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu và trong Phúc Âm: “ Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì chẳng được vào nước Trời!” , hoặc: “ Vậy ai tự hạ, coi minh như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất nước Trời!” ( Mt 18: 3-4).

Vậy cho nên, với danh xưng Hồn Nhỏ là cố gắng sống làm sao cho xứng hợp với tên minh được mang khi gia nhập Hội. Chính vì vậy các Hồn Nhỏ trong Liên Đảo cố gắng đeo đuổi, dũa gọt mỗi ngày theo khuôn mẫu tu đức của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và hằng cầu xin thánh nhân là Quan Thầy Đạo Binh Hồn Nhỏ dìu dắt, hướng dẫn minh tiến mãi trên con đường thánh nữ đã đi để nên thánh. Những câu tâm niệm của mỗi Hồn Nhỏ là:

(1)-Nghề của Hồn Nhỏ là cầu nguyện không ngừng,

(2)-Ách của Hồn Nhỏ là chịu xỉ nhục, chịu vu vạ, chịu cáo oan,

(3)-Gương của Hồn Nhỏ là sống khiêm tốn, nhỏ bé, quảng đại.

Xin mượn mấy câu thơ của A/c Nguyễn Văn Nhuệ & thu Nhi:

*”Hằng ngày đền tạ dâng minh,

Hy sinh tặng Mẹ mười kinh Kính Mừng.

Hãm minh, cầu nguyện không ngừng,

Thực thi Lời Chúa, xin vâng ý Ngài.”

4-KẾT LUẬN: Để tóm kết bài viết 20 Năm Hồn Nhỏ Nhìn Lại, xin mượn Lời Chúa trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu: “ Các Hồn Nhỏ của Cha có thể cứu thế giới. Chúng con hãy thành lập những Đảo Nhỏ Thánh Thiện ở khắp nơi. Một ít linh hồn thánh thiện trong một Giáo Xứ có thể cứu Giáo Xứ đó. Nhiều Giáo Xứ có một số linh hồn thánh thiện, có thể cứu một quốc gia. Phải sống và chiếu giãi tinh thương. Nhưng không có điều gì thực hiện được nếu không có những hy sinh.” ( TĐTYNH Ngày 5-12-1967)

Kỷ Niêm 20 Năm Ngày Thành Lập Liên Đảo Hồn Nhỏ ( Tháng 2/2019)

Joseph Phan Văn Sỹ
 
Hình ảnh Gia Đình Đa Minh Garland TX họp mặt Xuân Kỷ Hợi
Trần Mạnh Trác
11:43 19/02/2019
Xem hình ảnh

Chiều Chuá Nhật 17/2/2019 vừa qua, hội Gia Đình Đa Minh USA ở Garland TX đã một lần nữa họp mặt rất đông tại nhà Dòng Nữ Đa Minh ở Garland TX để ăn mừng năm mới Kỷ Hợi.

Đây là điểm bắt đầu cuả chương trình gây quĩ năm thứ 6 trong việc trợ giúp cho Ơn Gọi tại Hoa Kỳ và cho các công việc từ thiện cuả Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp tại Việt Nam.

Tuy mục đích đầu là trợ giúp Ơn Gọi tại Hoa Kỳ, nhưng từ đó đến nay hầu hết số ngân khoản thu được đã gửi về Việt Nam để giúp đỡ các công việc từ thiện cuả các Sơ Đa Minh Tam Hiệp đang thực hiện tại Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên, Mái Ấm Martino, Viện Ung Bướu ở Saigon, giúp các anh chị em dân tộc ở Kon Chro và ở Miền Tây.

Năm nay các công việc từ thiện ấy lại được mở rộng thêm để trợ giúp các đồng bào Việt Nam nghèo khó sống không có ngày mai ở bên Campuchia, giúp tổ chức các Bữa Cơm Thánh Martino cho giới di dân lao động mà phần nhiều đã bỏ bê công việc đạo đức, giúp các em tập sinh cuả nhà dòng và giúp các Sơ già yếu đã về hưu.

Theo lời cuả bà hội trưởng thì những số tiền mà hội viên đóng góp 5 năm vừa qua, tuy chỉ có 5 đô la một tháng mà thôi, là rất khiêm nhường, nhưng đã mang lại nhiều thành quả đáng khích lệ không ngờ, lấy thí dụ ở vùng Cao Nguyên, nhờ vào “những gói mì, hạt gạo, bát nước, manh áo cái mền chiếc mũ mà việc truyền giáo nơi đây có được như ngày hôm nay: từ 7 gia đình giấu kín niềm tin trong làng, hôm nay 107 gia đình dám công khai niềm tin: đặt bàn thờ tại gia đình, đọc kinh liên gia, tham dự thánh lễ. Năm ngoái có hơn 10 gia đình được rửa tội, năm nay, đang dạy giáo lý dự tòng cho 8 gia đình nữa…”

Nhiều lá thư khác cuả các Sơ từ Việt Nam gửi qua cũng đã được một số các hội viên đọc lên để san sẻ niềm vui truyền giáo. Từ trước đến nay số tin tức thường là để ‘bá cáo’ số tiền đã nhận được và sử dụng với mục đích nào, hôm nay ngoài những việc đó ra, các Sơ còn cho biết những hoa trái đã gặt hái được sau 5 năm kiên trì, như thí dụ ở Cao Nguyên vừa được kể trên, và còn nhiều niềm vui và hy vọng khác đã mang đến cho những người Việt Nam xấu xố sống ở các vùng xa xôi như Miền Tây và Campuchia… Những lá thư cảm động đó đều được đăng trên tờ Bản Tin số 6, là phương tiện thông tin liên lạc cuả hội (Chúng tôi xin đăng lại sau đây Cảm Nhận cuả Sơ Maria Đinh Thị Ngát sau một cuộc thăm viếng những người Việt Nam sống ở Campuchia.)

Như những lần trước mỗi khi đăng các loại tin này thì đều có những vị hỏi thăm địa chỉ và liên lạc, vậy đây là thông tin về hội Gia Đình Đa Minh USA và Dòng Nữ Đa Minh Tam Hiệp tại Garland TX:

DOMINICAN SISTERS OF TAM HIEP

2934 Landershire Lane

Garland TX. 75044

Tel: 972 530 5068















Phần phụ lục:

CẢM NHẬN TỪ CHUYẾN VIẾNG THĂM SỨ VỤ TẠI CAMPUCHIA

Sơ Ngát

TÌM ĐÂU CHO HỌ MỘT LỐI THOÁT?

Trong chuyến đi thi hành công tác bác ái xã hội (28/5/2018), chúng tôi ghé thăm một cộng đoàn của các nam tu sĩ thuộc Tu đoàn Thừa sai Thánh Mẫu Việt Nam. Có 4 tu sĩ đang hoạt động sứ vụ tại đất nước Campuchia. Chúng tôi được Thầy Giuse Nguyễn Thanh Tùng hướng dẫn tới thăm những nơi các Tu sĩ đang thi hành sứ vụ. Xin ghi lại cảm nhận của chúng tôi nhân chuyến viếng thăm này.

Người Việt trên đất Campuchia

A. Về mặt xã hội:

Trên đất nước Campuchia, có rất đông người Việt Nam sinh sống. Hầu hết người Việt Nam sống tại Campuchia không có giấy tờ tùy thân vì không được chính quyền công nhận. Họ sống ven bờ sông Mêkong, thu nhập chủ yếu dựa vào việc thả lưới bắt cá để sống qua ngày hoặc đi làm thuê, mướn. Bờ sông dần sạt lở, nhà cửa bị dòng nước cuốn trôi, đất ở bị thu hẹp, họ sống chen chúc trong những căn nhà tạm bợ, lụp xụp tồi tàn. Không quyền công dân, không học hành, không nghề nghiệp, họ là thành phần cùng đinh trong xã hội nên bị khinh ghét, bị trù dập, thậm chí bị giết hại. Tình cảnh nghèo đói này dẫn đến một thực trạng đau lòng khác: các bé gái chừng khoảng 12 – 13 tuổi bị cha mẹ đem bán, mua vui cho những người đàn ông lắm của nhiều tiền, sau khi trở về nhà các bé tiếp tục làm nghề mại dâm, rồi lây nhiễm HIV. Một số trong họ chết khi tuổi đời còn quá trẻ, để lại những đứa con bệnh tật đáng thương, bơ vơ kiếm sống nơi đầu đường xó chợ.

B. Về mặt tôn giáo:

Campuchia là quốc gia của Phật giáo, người Công Giáo chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dân số. Dọc theo quốc lộ từ cửa khẩu giáp ranh giới Việt Nam dẫn vào thủ đô Phnom Penh, rất hiếm tìm thấy một ngôi nhà thờ Công Giáo. Giáo hội Campuchia không có Giám mục bản xứ, số linh mục lại càng hiếm hoi. Vì thế, tại các xứ đạo xa thành phố, Thánh lễ chỉ được cử hành mỗi tháng một lần.

Trong bối cảnh trên, người Việt Nam, cách riêng người Công Giáo Việt Nam tại Campuchia là những người nghèo trong tất cả mọi lãnh vực: tâm linh, tinh thần, văn hoá, vật chất... họ hoàn toàn bị bỏ rơi, sống bên lề xã hội và cũng chẳng có một tia hy vọng lạc quan về tương lai cho chính họ cũng như cho con cháu họ. Đó là số phận bi đát, bế tắc đáng thương của những con người nhỏ bé, không có tiếng nói trong xã hội.

Trở về, chúng tôi không nguôi ray rứt trước những điều mắt thấy tai nghe. Tìm đâu cho họ một lối thoát? Mong sao họ có được một mức sống xứng đáng hơn hoặc sự thay đổi ý thức hệ trong xã hội. Thật khó biết bao! đó phải chăng là điều không tưởng? Nó quá lớn lao để chúng ta hoài bão. Tuy nhiên “Đối với Thiên Chúa, không có gì mà không thể làm được”(Lc 1,37). Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa làm điều Ngài thấy là cần thiết cho họ; phần chúng ta hãy làm cho họ những gì có thể làm trong tầm tay chúng ta.

C. Tại giáo xứ Thánh Martinô, giáo phận Mêkông

Giáo xứ Thánh Martinô thuộc Giáo hạt Mêkong là một xứ đạo người Việt Nam chịu chung số phận đáng thương này. Các nam tu sĩ thuộc Tu đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu – Việt Nam được sai đến đồng hành, chia sẻ cuộc sống với họ. Trong 10 năm phục vụ, các tu sĩ dấn thân vào các lãnh vực: dậy văn hoá cho trẻ em (vì các em không được đến trường), dậy giáo lý; giáo dục đức tin cho những gia đình Công Giáo (giáo xứ không có linh mục); qua sự giúp đỡ của một số ân nhân, các tu sĩ giúp sửa sang những căn nhà đã xiêu vẹo, tồi tàn để người dân có được một chỗ ở tương đối an toàn và bảo đảm sức khoẻ tối thiểu cho cuộc sống.

2. Viện mồ côi Mêkong, Cambodia – Nơi ấp ủ ước vọng loan báo Tin Mừng

Ngoài ra, các tu sĩ đã thành lập một Viện Mồ Côi mang tên Viện Mồ Côi Mekong Cambodia để đón nhận và nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi, những trẻ này không còn cha mẹ hoặc bị vất bỏ từ khi mới sinh. Qua chia sẻ của các Thầy, chúng tôi được biết: Hiện nay, Viện Mồ Côi Mekong Cambodia đã đón nhận và nuôi dưỡng tất cả 24 em (14 nam, 10 nữ), em lớn nhất 18 tuổi, em nhỏ nhất 10 tháng tuổi. Các em đa phần là các cặp anh/chị em ruột, với những hoàn cảnh gia đình khác nhau, gồm trẻ em người Việt và người Khmer. Trong số này có 3 em đã nhiễm HIV. Ước mong của các tu sĩ là nuôi nấng và giáo dục các em trở nên những con người tốt, hữu ích cho xã hội; đặc biệt huấn luyện các em trở nên những tông đồ bản xứ, cộng tác trong công cuộc loan báo Tin Mừng giữa lòng dân tộc Campuchia. Việc đầu tiên trong tiến trình giáo dục này là lo cho các em có giấy khai sinh, có quyền đến trường học hành để có khả năng tham gia vào sứ mạng tông đồ sau này. Trong số 24 em đang được nuôi dưỡng tại viện, ngoại trừ 7 em nhỏ chưa tới tuổi đến trường, có 17 em đã có giấy khai sinh và đang đi học. Tới thăm Viện, dấu ấn đầu tiên chúng tôi ghi nhận là nét vui tươi, hạnh phúc thể hiện trên gương mặt của các em. Điều đó cho chúng tôi cảm tưởng các em đã được yêu thương và nuôi dạy rất chu đáo.

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các Tu sĩ phục vụ nơi đây là vấn đề tài chính. Mỗi tháng, chi phí cho các nhu cầu cuộc sống: cơm ăn, áo mặc, thuốc men, học hành, di chuyển, các nhu yếu phẩm và những nhu cầu cấp thiết khác là không hề nhỏ. Hiện nay, nguồn tài chính chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ từng lần của quý ân nhân; vì nơi này chưa được nhiều người biết đến nên sự giúp đỡ còn rất giới hạn; đã có những thời điểm, cuộc sống của các em lâm vào cảnh thiếu thốn trầm trọng. Cũng vì thế, các Tu sĩ chưa dám nghĩ đến việc tiếp tục nhận thêm những trẻ mồ côi khác dù đối tượng này còn rất nhiều.

Chúng tôi thật sự cảm phục tinh thần dấn thân cao độ của các tu sĩ đang phục vụ nơi đây. Cần nói thêm, người Việt Nam vốn bị dân bản xứ thù ghét do các cuộc bành trướng mở rộng lãnh thổ trong quá khứ, nên việc các tu sĩ hiện diện ở đất nước này cũng là một thách đố cho sự an nguy của họ. Nhưng các Thầy đã bất chấp khó khăn, nguy hiểm để phục vụ bằng tấm lòng quảng đại hy sinh; đặc biệt qua việc tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi vốn dĩ chỉ phù hợp đối với người nữ. Thực tế, các Thầy đã làm tròn cả hai vai trò làm cha và làm mẹ, để đem lại yêu thương và hạnh phúc cho các trẻ em bất hạnh.

Chúng tôi cảm phục hơn nữa vì dự phóng nhắm đến mục đích cao hơn, xa hơn của các tu sĩ. Dự phóng mang tính lâu dài, khả thi, được định hướng rõ ràng, cụ thể của là đào tạo các em trở thành những tông đồ bản xứ. Quả thật, trong bối cảnh một Giáo hội còn quá non trẻ, một đất nước còn quá ít người Kitô hữu và người Việt Nam bị khinh ghét; thì mục đích trên, thiết tưởng không còn gì ý nghĩa và phù hợp hơn. Hy vọng dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các Thầy đủ khôn ngoan, nghị lực cộng tác vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng đã được Chúa Giêsu uỷ thác “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19a).

Nguyện xin Chúa thương nâng đỡ đoàn dân nghèo của Chúa. Xin Chúa chúc lành và ban Chúa Thánh Thần hướng dẫn để các dự phóng đạt đến sự thành toàn, cho Nước Chúa trị đến và nhiều người được hưởng ơn Cứu độ.

Note:

Trong chuyến viếng thăm nơi các Tu sĩ thuộc Tu đoàn Thừa sai Thánh Mẫu đang hoạt động, chúng con đã:

Hỗ trợ để sửa sang 2 căn nhà dân thuộc giáo xứ Thánh Martinô. Kinh phí sửa chữa: $2.000/2 căn nhà (nhà cửa thường không làm kiên cố do bờ sông dần sạt lở cuốn trôi. Do đó chỉ sửa chữa ở mức tương đối an toàn chắc chắn, nên kinh phí không cao)

2. Hỗ trợ 6 em học sinh mồ côi Việt Nam thuộc Viện mồ côi Mêkong, Cambodia. Mức hỗ trợ $600/em trong 1 năm. Tổng cộng: $3.600/năm
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Xin cho biết tư thế của phó tế trong phần Kinh Khẩn cầu Thánh Linh .
Nguyễn Trọng Đa
09:46 19/02/2019
Giải đáp phụng vụ: Xin cho biết tư thế của phó tế trong phần Kinh Khẩn cầu Thánh Linh (Epiclesis). Nói thêm về âm nhạc sau hiệp lễ.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con và các bạn đang thảo luận lý do nào mà thầy phó tế quỳ trong phần Kinh Khẩn cầu Thánh Linh, chứ không quỳ khi cộng đoàn quỳ. Con biết rằng việc này được quy định trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), nhưng chúng con đang quan tâm đến lý do thần học hoặc biểu tượng, nếu có lý do ấy. - M. T., Chicago, Hoa Kỳ.


Đáp: Một trong các nguyên nhân không tìm thấy bất kỳ lý do thần học hay lý do biểu tượng cụ thể nào cho sự khác biệt này, có lẽ là không hề có lý do nào cả.

Các lý do cho sự khác biệt này chủ yếu có tính chất thực hành.

Trước hết, phải nhìn nhận rằng sự khác biệt này chỉ được tìm thấy ở một số quốc gia, chẳng hạn Hoa Kỳ.

Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma được sử dụng ở Anh và xứ Wales nói như sau:

“Số 43… Cộng đoàn sẽ quỳ, khi truyền phép Mnh Thánh, Máu Thánh, trừ khi vì lý do sức khoẻ, vì nơi chật hẹp, hoặc vì quá đông người dự lễ, hay vì những lý do chính đáng khác, không thể quỳ được. Những người không quỳ khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế quỳ gối sau truyền phép. Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục được quyền thích nghi các cử chỉ và điệu bộ ghi trong phần Thường Lễ của Sách Lễ Rôma, sao cho phù hợp với cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc. Nhưng cũng phải liệu sao cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của từng phần Thánh Lễ.

“Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh (Sanctus) cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, và trước phần Hiệp lễ linh mục đọc Đây Chiên Thiên Chúa (Ecce Agnus Dei), thì đó là điều đáng khen nên duy trì. Nhằm có sự đồng nhất trong các cử chỉ và tư thế trong một buổi cử hành, các tín hữu nên tuân theo các hướng dẫn, mà phó tế, thừa tác viên giáo dân hay linh mục đưa ra, theo những gì được nêu ra trong Sách lễ”.

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, số 43 nói như sau:

“Trong các Giáo phận Hoa Kỳ, cộng đoàn quỳ bắt đầu sau khi hát hoặc đọc Thánh Thánh Thánh (Sanctus), cho đến sau lời thưa Amen của Kinh nguyện Thánh Thể, trừ khi vì lý do sức khoẻ, vì nơi chật hẹp, hoặc vì quá đông người dự lễ, hay vì những lý do chính đáng khác, không thể quỳ được. Tuy nhiên, những người không quý khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế quỳ gối sau truyền phép. Các tín hữu quỳ sau Đây Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei) trừ khi Giám mục Giáo phận quyết định thể khác.

“Nhằm có sự đồng nhất trong các cử chỉ và tư thế trong một buổi cử hành, các tín hữu nên tuân theo các hướng dẫn, mà phó tế, thừa tác viên giáo dân hay linh mục đưa ra, theo những gì được nêu ra trong Sách lễ”.

Bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Anh phản ánh phiên bản chung cuộc tiếng Latinh của Sách Lễ. Bản dịch của Hoa Kỳ xác định một thực hành biến thể cho Hoa Kỳ, vốn đã được Tòa Thánh phê chuẩn hợp pháp như là luật riêng.

Trong thực tế, chính sau khi đã phê chuẩn thỉnh cầu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mà Tòa Thánh đã sửa đổi văn bản gốc, để bao gồm câu: “Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh (Sanctus) cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, và trước phần Hiệp lễ linh mục đọc Đây Chiên Thiên Chúa (Ecce Agnus Dei), thì đó là điều đáng khen nên duy trì”. Điều này có nghĩa là nếu các Hội Đồng Giám Mục khác muốn giữ lại thực hành này, họ có thể làm như vậy, mà không cần phải xin phép Tòa Thánh”.

Đối với phó tế, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:

“179. Trong phần kinh Tạ Ơn, thầy Phó tế đứng gần vị tư tế, phía sau một chút, để khi cần, giúp ngài mở chén, mở sách.

“Từ lúc đọc kinh khẩn cầu Thánh Linh cho đến khi nâng chén thánh, thường thì thầy phó tế quỳ. Nếu có nhiều phó tế, một thầy sẽ bỏ hương và xông hương lúc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Do đó, phó tế về cơ bản tuân theo sự thực hành phổ quát, mặc dù có một sự thay đổi hợp pháp về tư thế đối với người ở Hoa Kỳ.

Điều này là bởi vì vai trò thừa tác riêng của phó tế thường đòi hỏi thầy phải đứng, ngoại trừ trong khi truyền phép.

Chẳng hạn, trong số các nhiệm vụ của thầy, có việc giúp linh mục với Sách lễ trong phần Kinh nguyện Thánh Thể.

Tương tự như vậy, nếu tấm đậy chén thánh được dùng, thầy sẽ cất tấm đậy ngay trước Kinh Khẩn cầu Thánh Linh, và có thể đậy chén thánh với tấm đậy sau lời tung hô tưởng niệm.

Thầy chắc chắn sẽ đến gần hơn, trước khi kết thúc Kinh nguyện Thánh Thể, để giúp nâng chén thánh khi kinh mục bắt đầu đọc Vinh tụng ca (doxology) cuối cùng.

Cuối cùng, phó tế tại bàn thờ không bao giờ thực hiện bất kỳ hành động phụng vụ nào trong khi quỳ. Một bàn tay thầy không bao giờ xuất hiện từ bên dưới bàn thờ để lật trang Sách lễ, hoặc cất tấm đậy khỏi chén thánh.

Như đã nói trên, tấm đậy chén thánh được cất đi trước Kinh Khẩn cầu Thánh Linh, hoặc nếu sự hiện diện của bụi hoặc côn trùng đòi hỏi phải giữ tấn đậy càng lâu càng tốt, linh mục có thể tự mình cất tấm đậy, cũng như ngài có thể lật trang Sách lễ, nếu cần.

Do đó, phó tế chỉ nên quỳ trong phần Truyền phép, vì thừa tác của thầy như lá phó tế đòi hỏi như vậy.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như cần phải giúp đỡ một linh mục già yếu, hoặc cần giữ micro cho linh mục nói được nghe rõ, thì phó tế, và kể cả một thừa tác viên thích hợp khác có thể đứng, ngay cả khi Truyền phép.

Sau bài trả lời của tôi ngày 5-2 về chơi nhạc ứng tấu sau Hiệp lễ, một linh mục đã bình luận:

“Trong các nhận xét kết luận về chơi nhạc ứng tấu sau Hiệp lễ, tôi đã đọc điều gì đó về âm nhạc giúp suy niệm. Tôi không nhớ đã đọc gì về âm nhạc giúp suy niệm sau Hiệp lễ trong các tài liệu chính thức. Tôi đã thấy rằng “cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen” (xem số 88), nhưng không phải nhạc giúp suy niệm. Tôi hiểu thời gian sau Hiệp lễ là để ngợi khen thầm lặng hoặc ngợi khen bằng hát. Tôi nghĩ rằng lời ngợi khen thầm lặng hoặc ngợi khen bằng hát có thể củng cố các khía cạnh cộng đoàn, mà sự rước lễ chia sẻ có thể mang lại cho chúng ta, trong khi âm nhạc giúp suy niệm có xu hướng đưa chúng ta vào chính mình, và rời xa cộng đoàn vào thời điểm này trong phụng vụ”.

Bạn đọc linh mục này nói chính xác, và tôi thấy mình nó rõ ràng hơn. Trong thực tế, không có gì nỏi về tài liệu chính thức đề cập đến âm nhạc giúp suy niệm cả, liên quan đến phần này của phụng vụ. Chỉ có một gợi ý rằng âm nhạc cho thánh vịnh đáp ca có thể là loại nhạc giúp suy niệm.

Điều mà tôi đang cố gắng đưa ra là rằng, nếu người ta chọn thay thế thời gian tạ ơn thầm lặng bằng một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen, thì âm nhạc đi kèm lời hát nên tìm cách tạo ra một thái độ cầu nguyện tương tự trong cộng đoàn.

Mặc dù không bắt buộc, một giai điệu mà âm nhạc suy ngẫm lời ca có vẻ phù hợp hơn về mặt phụng vụ, so với một bài hát sôi động vào thời điểm này của phụng vụ. (Zenit.org 19-2-2019)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/deacons-posture-at-the-epiclesis/
 
Tội phạm và hình phạt theo luật Giáo Hội Công Giáo
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
21:04 19/02/2019
Xét theo bản chất, Giáo Hội Công Giáo vừa là một thực thể tâm linh (nhiệm thể Chúa Kitô) vừa là một đoàn thể hữu hình bao gồm các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Kitô). Đồng thời, Giáo Hội là một tổ chức có cơ cấu phẩm trật, trong đó các phần tử đối với nhau theo công bằng và bác ái. Ngoài ra, các tín hữu phải vâng phục các vị lãnh đạo của mình tại địa phương cũng như tại trung ương.

1. Quyền bính của Giáo Hội

Xét theo đối ngoại, Giáo Hội lãnh nhận quyền hành từ Chúa Giêsu, Đấng Sáng Lập Giáo Hội, chứ không phải do nhân dân hay Nhà nước ban cấp. Do đó, Giáo Hội gọi quyền này là quyền bẩm sinh (x. đ. 362; 747 §1; 1254 §1; 1260). Xét theo đối nội, Giáo Hội phải đặt ra những quy luật thường được gọi là “luật” để xác định rõ ràng tương quan công lý giữa các phần tử. Trước tiên, Giáo Hội phải chu toàn những nghĩa vụ với Chúa như trung thành với Lòi Chúa, đức tin, bí tích, loan truyền Tin Mừng cho mọi người. Tiếp theo, Giáo Hội nhắc nhở các tín hữu chu toàn những nghĩa vụ của họ đối với Chúa và Giáo Hội, sống xứng đáng với địa vị con cái Thiên Chúa, hiệp thông để xây dựng Giáo Hội vững mạnh trong đức tin, đức cậy, và đức ái.

2. Giáo Hội là cộng đoàn các thánh

Giáo Hội ý thức mình là cộng đoàn các thánh nhưng cũng ý thức rằng tất cả thành phần của Giáo Hội đều là những con người yếu đuối tội lỗi (1Ga 1,18). Do đó, có những thánh phần vi phạm luật lệ, không những gây nên xáo trộn trật tự nhưng còn nghịch lại bản tính thánh thiện của các tín hữu cũng như cộng đoàn Kitô. Một đàng, Giáo Hội tỏ ra nghiêm khắc do ý thức cao độ về ơn cứu độ và sự thánh thiện. Đàng khác, Giáo Hội tỏ ra thông cảm do ý thức về thân phận mỏng dòn của con người. Chính các vị lãnh dạo Giáo Hội đã trải qua những sa ngã nhờ ơn Chúa. Thánh Phêrô chối Chúa 3 lần. Thánh Phaolô đã lộng ngôn, bách đạo và ngạo ngược nhưng đã được Chúa thương xót…(1Tim 1,13-15) Trong xã hội hoặc Giáo Hội, có những thành viên hành động sai lầm nên gây thiệt hại cho cộng đoàn và cá nhân. Xã hội có những hình phạt dành cho các phạm nhân vì làm rối loạn trật tự công cộng. Giáo Hội bài trừ các tội phạm vì chúng làm hoen ố sự thánh thiện của Giáo Hội.

3. Ý niệm và những yếu tố tạo nên tội phạm

Theo Giáo luật, tội phạm được hiểu như là sự vi phạm bên ngoài và có thể quy trách một luật có thể gắn theo một chế tài ít là bất định. Có 3 yếu tố cấu thành tội phạm: 1/ Sự vi phạm bên ngoài về một luật hoặc một mệnh lệnh của Giáo Hội qua lời nói hoặc hành động; 2/ Hành vi ấy có thể quy trách được cho chủ thể, nghĩa là đương sự phải nhận trách nhiệm về hành vi đó khi vi phạm luật cách ý thức và tự do; 3/ Luật hay mệnh lệnh có kèm theo chế tài. Một hành vị chỉ bị coi là tội phạm khi vi phạm một luật có kèm theo hình phạt. Một điều đáng chú ý là chỉ có những tín hữu Công Giáo mới là chủ thể của tội phạm bị trừng phạt theo quy định của bộ Giáo luật.

4. Khàc biệt giữa “tội lỗi” (sin) và “tội phạm” (delict)

“Tội lỗi” là từ dùng cho sự vi phạm trong lãnh vực luân lý. Tội phạm dùng trong lãnh vực hình sự. Tội lỗi khác biệt với tội phạm ở những điểm sau: 1/ Tội lỗi có thể diễn ra trong tâm tư, lời nói và hành động. Tội phạm phải được thực hiện ra bên ngoài; 2/ Tội lỗi có thể là nặng hoặc nhẹ (tội nặng hoặc tội nhẹ), trong khi có chỉ có những vi phạm nặng mới có thể trở thành tội phạm; 3/ Tội lỗi là sự vi phạm luân lý nói chung. Tội phạm chỉ giới hạn vào luật hình sự mà thôi.

5. Mục đích Giáo Hội áp dụng những hình phạt

Giáo luật điều 1399 qui định tổng quát: Ngoài những trường hợp do luật này hay do những luật khác ấn định, sự vi phạm bên ngoài về một luật Thiên Chúa hay luật Giáo Hội chỉ có thể bị một hình phạt thích đáng, khi tính cách nghiêm trọng đặc biệt của sự vi phạm đòi hỏi một sự trừng phạt, và khi có yêu cầu thúc bách phải phòng ngừa hay sửa chữa những gương xấu. Hình phạt là biện pháp của Giáo luật trừng trị tội phạm. Hình phạt gồm có 3 yếu tố: 1/ Bị giới hạn hưởng điều tốt. Phạm nhân có thể bị giới hạn về những điều tốt bên ngoài như không được tham dự các bí tích hoặc giữ các chức vụ; 2/ Vị lãnh đạo mới có quyền thiết lập và áp dụng những hình phạt nhất định (đ. 1319); 3/ Mục đích chính hình phạt là cải hóa phạm nhân và sửa chữa tội phạm. Khi ra hình phạt, Giáo Hội không nhắm đến việc loại trừ phạm nhân ra khỏi cộng đoàn cho bằng tìm cách giúp họ xứng đáng lãnh nhận ơn cứu rỗi. Chính vì thế, cải hóa phạm nhân đi trước việc trừng trị tội phạm.

6. Những hình phạt “chữa trị” (penal remedies) và những hình phạt “đền tội” (expiatory penalties)

Hình phạt “chữa trị” được coi như thuốc chữa bệnh, giúp cải thiện phạm nhân để họ từ bỏ cố chấp. Trước khi ra hình phạt, cần phải cảnh cáo họ để họ từ bỏ sự cố chấp, nếu khuyến cáo vô ích thì mới dùng hình phạt (đ. 1347 §1). Hình phạt này kéo dài cho đến khi phạm nhân thành thực hối lỗi. Phạm nhân được tha khi chấm dứt sự cố chấp (đ. 1358 §1). Hình phạt “đền tội” hay báo đáp được áp dụng vì ích lợi thiện ích công cộng hơn là cá nhân. Hình phạt này thường được xác định thời gian.

7. Những vị có thẩm quyền thiết lập hình phạt dưới hình thức luật hoặc mệnh lệnh

Những vị có thẩm quyền được phân chia ra như sau: 1/ Chí có những vị nào có thẩm quyền lập pháp mới có thể thiết lập luật hình sự (đ. 1315); 2/ Ai được quyền cai quản thì có thể thiết lập mệnh lệnh hình sự (đ. 1319). Những người có thẩm quyền lập pháp gồm có: a) Đức Thánh Cha và Công đồng hoàn vũ, đối với toàn thể Giáo Hội; b) Các công đồng địa phương (quốc gia, miền) trong giới hạn địa phương; c) Giám mục giáo phận trong giáo phận của mình. Điều 1315 giải thích thêm về việc cơ quan địa phương có thẩm quyền trong 5 điểm sau: a) Họ có thể ban hành luật kèm theo hình phạt dành cho địa phương của mình (đ. 1315 §1), thí dụ thêm hình phạt cho các sòng bạc, buôn ma tuý hoặc buôn dâm; b) Họ có thể thêm hình phạt vào một luật Chúa (đ. 1315 §1) thi dụ như thêm hình phạt cho những người ly dị tại toà án dân sự; c) Họ có thể thêm hình phạt vào một luật do cấp trên ban hành (đ. 1315 §1); d) Khi cần thiết trầm trọng, họ có thể tăng thêm hình phạt vào một luật hình do cơ quan lập pháp toàn cầu đã ban hành (đ. 1315 §3); e) Họ có thể quy định hình phạt xác định và bó buộc mà luật chung có tính cách bất định hoặc nhiệm ý (đ. 1315 §3). Tuy nhiên, điều 1317 nhắc nhở: Chỉ nên thiết lập hình phạt khi thực sự cần thiết để bảo vệ kỷ luật Giáo Hội một cách thích hợp.

8. Tính chất hình luật

Khi áp dụng , những hình luật có thể là “xác định” (determinate) hay “bất định” (indeterminate), có thể là “bắt buộc” (obligatory) hay “nhiệm ý” (facultative). Gọi là xác định khi luật đã xác định rõ ràng hình phạt cho phạm nhân, thí dụ ai phạm tội ly giáo thì bị phạt tuyệt thông (x. đi 1364). Gọi là bất định vì nhà lập pháp dành việc xác định hình phạt cụ thể cho cơ quan hành pháp (đ. 1315 §2). Gọi là bắt buộc khi luật buộc phải ra hình phạt phạm nhân. Gọi là nhiệm ý khi luật để cho nhà chức trách tùy nghi thẩm định có cần ra hình phạt hay không (đ. 1369; 1370 §3; 1371; 1372; 1376; 1377; 1379; 1381; 1386; 1392; 1395 §2; 1396). Ngoài ra còn có hình phạt “tiền kết” hay tự kết (latae sententiae) và hình phạt “hậu kết” (ferendae sententiae). Về hình phạt tiền kết, phạm nhân mắc phải hình phạt ngay khi vi phạm do luật qui định và không cần tòa kết án (x. đ 1314). Hình phạt hậu kết chỉ nhận hình phạt sau khi bị toà kết án.

9. Những tội phạm mắc phải các hình phạt tiền kết

a. Có 6 tội phạm mắc hình phạt tuyệt thông tiền kết: 1/ Những người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo (đ. 1364 §1); 2/ Những người ném bỏ, lấy hoặc giữ Mình Máu Thánh Chúa với mục đích phạm thánh (đ. 1367); 3/ Người nào dung vũ lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng Roma (đ. 1370 §1); 4/ Tư tế nào giải tội phạm điều thứ sáu cho người đồng lõa, chiếu theo điều 977 (đ. 1378 §1); 5/ Giám Mục nào phong chức Giám Mục cho một người mà không có thư ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, cũng như người nào được vị ấy truyền chức cho (đ. 1382); 6/ Cha giải tội trực tiếp vi phạm ấn tòa giải tội (đ. 1388)

b. Có 5 tội phạm mắc hình phạt cầm chế tiền kết: 1 Người nào dung vũ lực thể lý chống lại một người có chức Giám Mục (đ. 1370 §2); 2/ Người nào không phải là tư tế mà cám cử hành Thánh Lễ hay ban bí tích Giải tội hoặc nghe xưng tội như bí tích (1378 §2); 3/ Giám mục phong chức cho một người thuộc quyền Giám Mục khác mà không có thư giới thiệu hợp pháp (đ. 1383); 4/ Người nào cáo gian một cha giải tội với Bề Trên trong Giáo Hội về tội dụ dỗ hối nhân phạm tội điều răn thứ sáu, chiếu theo điều 1387 (đ. 1390 §1); 5/ Một giáo sĩ mưu toan kết hôn, dù chỉ là dân sự, thì bị vạ huyền chức tiền kết (đ. 1394 §1)

c. Có 6 tội phạm mắc hình phạt huyền chức: 1/ Giáo sĩ dung vũ lực thể lý chống lại một người có chức Giám Mục (1370 §2); 2/ Giáo sĩ không phải là tư tế mà dám cử hành phụng vụ Hiến Tế Thánh Thể hoặc dám ban bí tích Giải Tội hoặc nghe xưng tội như bí tích (đ 1378 §2); 3/ Người được thụ phong do một Giám Mục khác mà không có thư giới thiệu hợp pháp (đ. 1383); 4/ Giáo sĩ cáo gian một cha giải tội với Bề Trên trong Giáo Hội về tội dụ dỗ hối nhân phạm tội điều răn thứ sáu, chiếu theo điều 1387 (đ. 1390 §1); 5/ Giáo sĩ mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự (đ. 1394 §1)

d. Có 1 tội phạm mắc cấm chế tiền kết: Giám Mục truyền chức cho một người thuộc quyền Giám Mục khác mà không có giấy giới thiệu hợp pháp, thì bị cấm truyền thức trong vòng một năm (đ. 1383

10. Những hình phạt chữa trị

Trong bộ Giáo luật hiện hành, nhà lập pháp đã liệ kê ba thứ hình phạt chữa trị: tuyệt thông (excommunication), cấm chế (censure) và huyền chức (suspension). 1/ Hình phạt vạ tuyệt thông ngăn cấm phạm nhân lãnh nhận tất cả các bí tích. Chính đương sự tự ý rời bỏ Giáo Hội, chứ không phải là Giáo Hội đã trục xuất họ (x. Đ. 316 §1; 1117); 2/ Cấm chế có nghĩa là bị cấm đoán. Trong giai đoạn một, phạm nhân bị: a) cấm không được làm thừa tác viên trong các buổi cử hành phụng vụ; b) cấm không được ban và nhận lãnh các bí tích và á bí tích. Trong giai đoạn hai (sau khi bị tuyên án) phạm nhân bị trục xuất khỏi các buổi cử hành phụng vụ hay buổi lễ phải tạm đình chỉ; 3/ Huyền chức (suspension) chỉ áp dụng cho giáo sĩ. Phạm nhân bị cấm thi hành các chức năng thuộc quyền thánh chức, quyền cai quản hoặc quyền lợi trong bậc giáo sĩ (đ. 1333 §1)

11. Những hình phạt đền tội

Những hình phạt đền tội nhắm mục đích sửa chữa những tổn hại mà tội phạm đãy gây ra. Điều 1336 §1 nêu lên 5 hình thức hình phạt vĩnh viễn hoặc tạm thời: 1/ Cấm chỉ (prohibition) hay bắt buộc lưu trú tại một nơi hay một lãnh thổ nhất định. Hình phạt này áp dụng cho giáo sĩ và tu sĩ; 2/ Tước quyền hành (privation of power) hay chức vụ (office), nhiệm vụ (function), quyền lợi (right), đặc ân (privilege), năng quyền (faculty), ân huệ (grace) danh hiệu (title) hoặc phù hiệu (insignia) dù chỉ là thuần túy danh dự; 3/ Cấm thi hành những điều kê khai ở số 2 hoặc cấm thi hành các điều ấy ở một nơi hoặc ngoài một nơi nhất định; 4/ Thuyên chuyển sang chức vụ khác vì tính cách hình sự. Theo giáo luật, có thứ thuyên chuyển như là thủ tục hành chánh (đ. 190-191; 1748-1752) nhắm tới ích lợi của các tín hữu hoặc nhu cầu của Giáo Hội. Còn sự thuyên chuyển hình sự nhằm trừng phạt một tội phạm; 5/ Trục xuất khỏi hàng giáo sĩ. Ấn tích đã nhận lãnh do chức thánh không thể nào bị hủy bỏ hoặc tước đoạt (đ. 1328 §2). Tuy nhiên, giáo sĩ bị cấm thi hành tác vụ chức thánh và mất hết quyền lợi bậc giáo sĩ. Việc cấm thi hành chức thánh bị đình chỉ mỗi khi cần phải giúp một người tín hữu đang trong tình trạng nguy tử (đ. 1338 §2, đ. 1335)

12. Những biện pháp hình sự và việc sám hối

Điều 1339 nói đến hai biện pháp “cảnh cáo” (warning) và “khiển trách” (rebuke). Bề Trên cảnh cáo để họ dừng lại việc họ đang toan tính hoặc cảnh cáo họ từ bỏ sự cố chấp. Cảnh cáo bằng văn thư là điều kiện hữu hiệu cho việc tuyên kết (đ. 1347). Nhà lập pháp đòi hỏi Bề Trên Dòng tu phải cảnh cáo tu sĩ hai lần trước khi tiến hành thủ tục trục xuất (đ. 697). Bề trên khiển trách đương sự để họ thấy hạnh kiểm của họ gây ra gương xấu và xáo trộn trật tự trầm trọng. Theo sự khôn ngoan của mình, Đấng Bản Quyền có thể thêm những việc sám hối vào dược hình cảnh cáo và khiển trách thay vì đưa ra cách hình phạt nặng hơn vì phạm nhân đáng được khoan hồng (đ. 1324 §1; 1328 §2) hay đã hối cải (đ. 1343)

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP