Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:50 18/02/2025
53. Bí quyết cao nhất của đời sống tu đức của tôi là chuyên làm việc, để tôi hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:52 18/02/2025
69. HÒA THƯỢNG PHÓNG SINH
Con diều hâu truy đuổi con chim sẻ, chim sẻ bay nhảy loạn xạ và chui vào tay áo của hòa thượng, hòa thượng bắt con chim sẻ và nói:
- “A di đà phật, hôm nay ta có thịt ăn rồi”.
Chim sẻ nghe được thì vội vàng nhắm mắt lại không động đậy, hòa thượng nghĩ rằng nó đã chết nên mở tay ra, chim sẻ liền bay mất tiêu.
Hòa thượng nói:
- “A di đà phật, ta phóng sinh cho mày đó !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 69:
Người thâm hiểm khi muốn hại ai thì hại cho bằng được, nhưng khi hại không được thì xởi lởi nói lời an ủi cách đạo đức giả, đó là lòng dạ của con chó sói với cô bé quàng khăn đỏ; người đạo đức khi giúp ai thì giúp cho đến cùng, dù cho thất bại vẫn cứ giúp chứ không chê trách người mình giúp, đó là lòng dạ của những người được Thiên Chúa ở cùng.
Con người ta chỉ có một cái lưỡi, nhưng vì tâm hồn ác độc nên một cái lưỡi trở thành hai: uốn cong lên thì nói lời đạo đức giả tạo, uốn cong xuống thì buông lời chửi rủa đủ điều, vì người khác không làm thỏa mãn cái ích kỷ tự tư tự lợi cho mình...
Việc phóng sinh của hòa thượng không phải do lòng thành nhưng là do tâm địa giả dối mà ra, nên dù cho ông ta có phóng sinh cả ngàn con chim sẻ thì vẫn cứ mang nghiệp chướng trong mình.
Người Ki-tô hữu không có “lệ” phóng sinh loài vật, nhưng có một giới răn mới phải tuân giữ đó là yêu thương người thân cận như chính mình, bởi vì khi thực hành đức ái với tha nhân, thì không những chúng ta “phóng sinh” họ phần xác mà thôi, nhưng còn “phóng sinh” phần linh hồn cho họ nữa, nghĩa là họ nhận ra Đ ức Chúa Giê-su trong ngôn hành yêu thương của chúng ta và quy thuận Ngài...
Đó là cuộc “phóng sinh” do Chúa Thánh Thần thúc đẩy giữa một thế giới hổn độn và bất an.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Con diều hâu truy đuổi con chim sẻ, chim sẻ bay nhảy loạn xạ và chui vào tay áo của hòa thượng, hòa thượng bắt con chim sẻ và nói:
- “A di đà phật, hôm nay ta có thịt ăn rồi”.
Chim sẻ nghe được thì vội vàng nhắm mắt lại không động đậy, hòa thượng nghĩ rằng nó đã chết nên mở tay ra, chim sẻ liền bay mất tiêu.
Hòa thượng nói:
- “A di đà phật, ta phóng sinh cho mày đó !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 69:
Người thâm hiểm khi muốn hại ai thì hại cho bằng được, nhưng khi hại không được thì xởi lởi nói lời an ủi cách đạo đức giả, đó là lòng dạ của con chó sói với cô bé quàng khăn đỏ; người đạo đức khi giúp ai thì giúp cho đến cùng, dù cho thất bại vẫn cứ giúp chứ không chê trách người mình giúp, đó là lòng dạ của những người được Thiên Chúa ở cùng.
Con người ta chỉ có một cái lưỡi, nhưng vì tâm hồn ác độc nên một cái lưỡi trở thành hai: uốn cong lên thì nói lời đạo đức giả tạo, uốn cong xuống thì buông lời chửi rủa đủ điều, vì người khác không làm thỏa mãn cái ích kỷ tự tư tự lợi cho mình...
Việc phóng sinh của hòa thượng không phải do lòng thành nhưng là do tâm địa giả dối mà ra, nên dù cho ông ta có phóng sinh cả ngàn con chim sẻ thì vẫn cứ mang nghiệp chướng trong mình.
Người Ki-tô hữu không có “lệ” phóng sinh loài vật, nhưng có một giới răn mới phải tuân giữ đó là yêu thương người thân cận như chính mình, bởi vì khi thực hành đức ái với tha nhân, thì không những chúng ta “phóng sinh” họ phần xác mà thôi, nhưng còn “phóng sinh” phần linh hồn cho họ nữa, nghĩa là họ nhận ra Đ ức Chúa Giê-su trong ngôn hành yêu thương của chúng ta và quy thuận Ngài...
Đó là cuộc “phóng sinh” do Chúa Thánh Thần thúc đẩy giữa một thế giới hổn độn và bất an.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 19/02: Tôi thấy Thầy tôi
Giáo Hội Năm Châu
02:53 18/02/2025
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Máccô.
Khi ấy, Đức Giêsu và các môn đệ đến Bếtxaiđa. Người ta dẫn một người mù đến, và nài xin Đức Giêsu sờ vào anh ta. Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại.” Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự. Người cho anh về nhà và dặn: “Anh đừng có vào làng.”
Anh Em sẽ là con Đấng Tối Cao
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
06:05 18/02/2025
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN NĂM C : LC 6,27-38
27Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy nói với anh em là những người đang lắng nghe Thầy đây : hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29Ai vả má anh bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác.
36“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.
ANH EM SẼ LÀ CON ĐẤNG TỐI CAO
Vua thành Bátđa tên Almamun có một con ngựa Ả-rập rất đẹp. Tù trưởng Omah khao khát mua con vật này. Ông xin đổi hàng chục con lạc đà lấy con ngựa, song Almamun từ chối. Tức giận, Omah quyết định dùng thủ đoạn gian trá để chiếm con ngựa cho bằng được. Biết con đường Almamun hay đi qua lại, Omah giả trang thành kẻ hành khất đau nặng nằm rên bên lề. Vốn là người rất nhân hậu, nên khi thấy bệnh nhân, Almamun xuống ngựa và đề nghị y đến quán trọ gần nhất. “Ối trời ơi, người ăn xin rên rỉ, đã mấy ngày nay không có gì ăn, tôi chẳng còn sức đứng dậy đi nổi !” Động lòng thương, Almamun vực kẻ ăn xin dậy và đặt lên ngựa của mình. Ngay khi vừa ngồi lên yên ngựa, tên hành khất giả bèn phi như bay. Almamun chạy theo, yêu cầu đứng lại. Lúc đã ở một khoảng cách an toàn, Omah dừng ngựa và ngoái đầu nhìn Almamun. Almamun la lớn : “Ngươi đã ăn trộm ngựa của ta, ta chỉ xin ngươi một điều” – “Điều gì?” – “Xin ngươi đừng kể cho ai biết cách ngươi chiếm được ngựa nhé” – “Tại sao?” – “Bởi lẽ ngày nào đó có một bệnh nhân thật sự nằm bên vệ đường, nếu thủ đoạn của ngươi được mọi người biết, ta lo sợ thiên hạ sẽ đi ngang qua bệnh nhân đó mà không hề giúp đỡ, đoái hoài đến anh ta !”
1. Nhờ tiếp nhận những lời cứng cỏi Chúa nói
Câu chuyện có thể là ngụ ngôn trên đây cho ta thấy một tâm hồn đã thắng được lòng thù oán. Dẫu bị lừa cách đau đớn, Almamun vẫn còn đủ cao thượng để tha thứ và phòng trước tai họa cho những kẻ bất hạnh đích thực về sau. Thành thử nếu bạn có một kẻ thù, câu chuyện vừa rồi và bài suy niệm hôm nay dành cho bạn : “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em.” Đừng lật trang, hãy đặt trước mắt những lời khiến bạn bực bội. Người ta không chọn lựa các lời của Chúa. Những lời cứng cỏi nhất, như lời trên đây, muốn sản sinh trong ta một người con của Đấng Tối Cao.
Hãy dừng lại đó nếu một nỗi oán thù thiêu đốt bạn, nếu một sự bất công làm bạn không thể chịu đựng nổi, nếu bạn hãi sợ, nếu bạn cảm thấy một niềm kinh tởm mênh mông. Có lẽ người ta đã cố gắng nói với bạn là hãy khôn ngoan; và vì bạn là Ki-tô hữu, nên họ còn nói về lòng bác ái huynh đệ, về việc Đức Giê-su dạy tha thứ cho kẻ thù. Đáp lại, bạn đã giải thích dài dòng sự bất công, bạn đã mô tả con người đê tiện, kẻ phá vỡ một hạnh phúc. Thế mà người ta bảo bạn hãy yêu thương hắn ! Làm điều thiện cho hắn !
Hãy dừng lại đó nếu có một lòng thù ghét kém mãnh liệt hơn nhưng bao gồm cả một lô người mà bạn không thể “ngửi” được : những cán bộ tham nhũng, những ông chủ bất công, những hữu trách độc tài… Khi nghe bạn, thiên hạ bảo : “Con người cay đắng quá !” Mà đó lại là một Ki-tô hữu, một tu sĩ, một linh mục giảng về lòng bác ái khá hay…
Khi sự ghét cay đắng chiếm lấy chúng ta như cơn bệnh, thì một tác động của ân sủng đôi lúc cho ta ước muốn chữa lành, làm một bước tiến, hay ít nhất cũng cố tìm lại bằng an cho tâm hồn, xua đuổi tư tưởng xấu, tất cả cuốn phim nội tâm về lòng thù hận. Không thể được ! Chống lại cái đó, thì ba bốn chữ của Tin Mừng có thể làm được gì?
Ngoài ba bốn chữ “Hãy yêu kẻ thù”, còn có việc đi vào tình yêu. Một chọn lựa nào đó có thể giữ ta khỏi mọi cừu hận, hay giúp ta ra khỏi đó dễ dàng hơn nếu ta để mình bị lời Chúa nắm bắt.
2. Nhờ đi vào tình yêu chân chính Chúa dạy
Để ta sống thường thường trong tình yêu, Đức Giê-su bảo ta đề phòng một lòng tử tế dễ dãi vốn khiến ta tin rằng mình đã chọn lựa yêu thương. Người mổ xẻ chúng ta gần như kiểu phẫu thuật để đi tới tận căn của ảo tưởng : “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế !”
Rõ ràng, hết sức rõ ràng. Nhiều kẻ tưởng mình tốt bao lâu còn được đối xử tử tế, đã nhanh chóng đánh mất lòng tử tế của họ : “Hắn ta thậm chí chẳng thèm hồi âm các lời chúc Tết của tôi, tôi sẽ không đời nào viết cho hắn nữa… Cô ấy đã nói với tôi bằng một giọng đến độ mọi sự chấm dứt giữa chúng tôi…” Cũng có những lòng tốt cần một máy tính bỏ túi : “Họ đã mời chúng ta ba lần còn chúng ta mới mời hai lần, phải nghĩ tới chuyện mời họ lần nữa… Bà ta đã tặng cho thằng bé nhà mình 50 ngàn, sẽ phải cho lại chừng ấy, nhưng nhà họ lại có bốn đứa con !...”
Tại sao lần lữa trong những thái độ ti tiện bủn xỉn như thế? Vì ta tưởng mình sống với một lòng tử tế gần như kiểu Tin Mừng đang lúc thực sự chỉ tiết ra một không khí “có qua có lại” và “siêu nhạy cảm” (gọi là “danh dự” !). Khi trong một bầu khí như vậy, có nhiều “kẻ thù” đích thực nổi lên, nhiều bất công, nhiều phản bội, nhiều thóa mạ khiến ta bị tổn thương nặng nề, thì lớp sơn tình huynh đệ mỏng tanh của ta không cự lại nổi, sự ghét cay ghét đắng có thể ùa vào nơi đâu chẳng có tình yêu đích thực. Khi ấy đọc Tin Mừng chỉ vô ích. Ta đâu ở trong trạng thái nghe Đức Giê-su, vì trong thực tế ta đã chẳng khi nao nghe Người, đã chẳng bao giờ lựa chọn tình yêu.
Có nhiều hạt giống Tin Mừng không thể mọc lên bất cứ nơi đâu. Chẳng ai thoát khỏi cơn cám dỗ thù ghét, nhưng chỉ ai thường sống trong tình yêu mới tìm được sức mạnh chống lại cám dỗ ghê gớm ấy. Và nếu sa ngã, kẻ ấy vẫn sẽ có thể nghe Đức Giê-su chứ chẳng đắm chìm.
Thay vì chỉ đề ra một phương thuốc cho tai nạn dọc đường (như bài hát khá nổi tiếng của Lê Hựu Hà : “Bạn thân ơi, cố gắng yêu thương người, dù người không yêu ta…” hay như một câu châm ngôn : “Hãy cứ yêu thương ai đã làm điều ác cho bạn”), Đức Giê-su cho ta thoáng thấy một kiểu sống trong đó tình yêu được coi trọng đến độ nó nâng chúng ta lên tới Thiên Chúa : “Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao : anh em sẽ là con Đấng Tối Cao. Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”.
Không có chuyện công bình, khôn ngoan, hay bác ái ở các giới hạn của chúng ta, nhưng là vô giới hạn trọn vẹn. Sự vô giới hạn được đề nghị bởi Đấng sẽ yêu trên thập giá những kẻ sẽ đối xử với Người như những ai ghê tởm chúng ta đối xử với chúng ta : “Cha ơi, xin tha cho họ, họ không biết việc họ làm.” “Thế mới biết, khi Chúa Cha yêu thương phường vô ân và quân độc ác, tình yêu ấy đã dẫn Người đi tới tận đâu : Người đã không từ chối ban chính Con Một mình. Tình yêu của Chúa Cha đối với mọi phàm nhân đã hóa thân trong con người Đức Giê-su” (Rey Meynet).
Nếu chúng ta không đi đến những chiều sâu ấy, thì kẻ bất công, bất xứng, đê tiện sẽ chẳng biết cái họ làm. Về phần mình, chúng ta được yêu cầu hãy đi lên những đỉnh cao xa lạ với chúng ta : những đỉnh cao của Thiên Chúa, Đấng “vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.” Nếu dù không hiểu rõ lòng siêu nhân hậu đó, ta cũng cố gắng hơi “như Người” một chút, thì phần thưởng của chúng ta sẽ vô cùng to lớn : chúng ta đã biến đổi quả tim, chúng ta đã đi vào tình yêu, một tình yêu đích thực, một tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi chúng ta bỏ mình (bỏ tiền bạc, bỏ thời giờ, bỏ sợ hãi, bỏ an nhàn, bỏ an ninh, thậm chí bỏ cả mạng sống) nhưng bao giờ cũng ban cho chúng ta bình an và niềm hãnh diện.
27Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy nói với anh em là những người đang lắng nghe Thầy đây : hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29Ai vả má anh bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác.
36“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.
ANH EM SẼ LÀ CON ĐẤNG TỐI CAO
Vua thành Bátđa tên Almamun có một con ngựa Ả-rập rất đẹp. Tù trưởng Omah khao khát mua con vật này. Ông xin đổi hàng chục con lạc đà lấy con ngựa, song Almamun từ chối. Tức giận, Omah quyết định dùng thủ đoạn gian trá để chiếm con ngựa cho bằng được. Biết con đường Almamun hay đi qua lại, Omah giả trang thành kẻ hành khất đau nặng nằm rên bên lề. Vốn là người rất nhân hậu, nên khi thấy bệnh nhân, Almamun xuống ngựa và đề nghị y đến quán trọ gần nhất. “Ối trời ơi, người ăn xin rên rỉ, đã mấy ngày nay không có gì ăn, tôi chẳng còn sức đứng dậy đi nổi !” Động lòng thương, Almamun vực kẻ ăn xin dậy và đặt lên ngựa của mình. Ngay khi vừa ngồi lên yên ngựa, tên hành khất giả bèn phi như bay. Almamun chạy theo, yêu cầu đứng lại. Lúc đã ở một khoảng cách an toàn, Omah dừng ngựa và ngoái đầu nhìn Almamun. Almamun la lớn : “Ngươi đã ăn trộm ngựa của ta, ta chỉ xin ngươi một điều” – “Điều gì?” – “Xin ngươi đừng kể cho ai biết cách ngươi chiếm được ngựa nhé” – “Tại sao?” – “Bởi lẽ ngày nào đó có một bệnh nhân thật sự nằm bên vệ đường, nếu thủ đoạn của ngươi được mọi người biết, ta lo sợ thiên hạ sẽ đi ngang qua bệnh nhân đó mà không hề giúp đỡ, đoái hoài đến anh ta !”
1. Nhờ tiếp nhận những lời cứng cỏi Chúa nói
Câu chuyện có thể là ngụ ngôn trên đây cho ta thấy một tâm hồn đã thắng được lòng thù oán. Dẫu bị lừa cách đau đớn, Almamun vẫn còn đủ cao thượng để tha thứ và phòng trước tai họa cho những kẻ bất hạnh đích thực về sau. Thành thử nếu bạn có một kẻ thù, câu chuyện vừa rồi và bài suy niệm hôm nay dành cho bạn : “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em.” Đừng lật trang, hãy đặt trước mắt những lời khiến bạn bực bội. Người ta không chọn lựa các lời của Chúa. Những lời cứng cỏi nhất, như lời trên đây, muốn sản sinh trong ta một người con của Đấng Tối Cao.
Hãy dừng lại đó nếu một nỗi oán thù thiêu đốt bạn, nếu một sự bất công làm bạn không thể chịu đựng nổi, nếu bạn hãi sợ, nếu bạn cảm thấy một niềm kinh tởm mênh mông. Có lẽ người ta đã cố gắng nói với bạn là hãy khôn ngoan; và vì bạn là Ki-tô hữu, nên họ còn nói về lòng bác ái huynh đệ, về việc Đức Giê-su dạy tha thứ cho kẻ thù. Đáp lại, bạn đã giải thích dài dòng sự bất công, bạn đã mô tả con người đê tiện, kẻ phá vỡ một hạnh phúc. Thế mà người ta bảo bạn hãy yêu thương hắn ! Làm điều thiện cho hắn !
Hãy dừng lại đó nếu có một lòng thù ghét kém mãnh liệt hơn nhưng bao gồm cả một lô người mà bạn không thể “ngửi” được : những cán bộ tham nhũng, những ông chủ bất công, những hữu trách độc tài… Khi nghe bạn, thiên hạ bảo : “Con người cay đắng quá !” Mà đó lại là một Ki-tô hữu, một tu sĩ, một linh mục giảng về lòng bác ái khá hay…
Khi sự ghét cay đắng chiếm lấy chúng ta như cơn bệnh, thì một tác động của ân sủng đôi lúc cho ta ước muốn chữa lành, làm một bước tiến, hay ít nhất cũng cố tìm lại bằng an cho tâm hồn, xua đuổi tư tưởng xấu, tất cả cuốn phim nội tâm về lòng thù hận. Không thể được ! Chống lại cái đó, thì ba bốn chữ của Tin Mừng có thể làm được gì?
Ngoài ba bốn chữ “Hãy yêu kẻ thù”, còn có việc đi vào tình yêu. Một chọn lựa nào đó có thể giữ ta khỏi mọi cừu hận, hay giúp ta ra khỏi đó dễ dàng hơn nếu ta để mình bị lời Chúa nắm bắt.
2. Nhờ đi vào tình yêu chân chính Chúa dạy
Để ta sống thường thường trong tình yêu, Đức Giê-su bảo ta đề phòng một lòng tử tế dễ dãi vốn khiến ta tin rằng mình đã chọn lựa yêu thương. Người mổ xẻ chúng ta gần như kiểu phẫu thuật để đi tới tận căn của ảo tưởng : “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế !”
Rõ ràng, hết sức rõ ràng. Nhiều kẻ tưởng mình tốt bao lâu còn được đối xử tử tế, đã nhanh chóng đánh mất lòng tử tế của họ : “Hắn ta thậm chí chẳng thèm hồi âm các lời chúc Tết của tôi, tôi sẽ không đời nào viết cho hắn nữa… Cô ấy đã nói với tôi bằng một giọng đến độ mọi sự chấm dứt giữa chúng tôi…” Cũng có những lòng tốt cần một máy tính bỏ túi : “Họ đã mời chúng ta ba lần còn chúng ta mới mời hai lần, phải nghĩ tới chuyện mời họ lần nữa… Bà ta đã tặng cho thằng bé nhà mình 50 ngàn, sẽ phải cho lại chừng ấy, nhưng nhà họ lại có bốn đứa con !...”
Tại sao lần lữa trong những thái độ ti tiện bủn xỉn như thế? Vì ta tưởng mình sống với một lòng tử tế gần như kiểu Tin Mừng đang lúc thực sự chỉ tiết ra một không khí “có qua có lại” và “siêu nhạy cảm” (gọi là “danh dự” !). Khi trong một bầu khí như vậy, có nhiều “kẻ thù” đích thực nổi lên, nhiều bất công, nhiều phản bội, nhiều thóa mạ khiến ta bị tổn thương nặng nề, thì lớp sơn tình huynh đệ mỏng tanh của ta không cự lại nổi, sự ghét cay ghét đắng có thể ùa vào nơi đâu chẳng có tình yêu đích thực. Khi ấy đọc Tin Mừng chỉ vô ích. Ta đâu ở trong trạng thái nghe Đức Giê-su, vì trong thực tế ta đã chẳng khi nao nghe Người, đã chẳng bao giờ lựa chọn tình yêu.
Có nhiều hạt giống Tin Mừng không thể mọc lên bất cứ nơi đâu. Chẳng ai thoát khỏi cơn cám dỗ thù ghét, nhưng chỉ ai thường sống trong tình yêu mới tìm được sức mạnh chống lại cám dỗ ghê gớm ấy. Và nếu sa ngã, kẻ ấy vẫn sẽ có thể nghe Đức Giê-su chứ chẳng đắm chìm.
Thay vì chỉ đề ra một phương thuốc cho tai nạn dọc đường (như bài hát khá nổi tiếng của Lê Hựu Hà : “Bạn thân ơi, cố gắng yêu thương người, dù người không yêu ta…” hay như một câu châm ngôn : “Hãy cứ yêu thương ai đã làm điều ác cho bạn”), Đức Giê-su cho ta thoáng thấy một kiểu sống trong đó tình yêu được coi trọng đến độ nó nâng chúng ta lên tới Thiên Chúa : “Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao : anh em sẽ là con Đấng Tối Cao. Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”.
Không có chuyện công bình, khôn ngoan, hay bác ái ở các giới hạn của chúng ta, nhưng là vô giới hạn trọn vẹn. Sự vô giới hạn được đề nghị bởi Đấng sẽ yêu trên thập giá những kẻ sẽ đối xử với Người như những ai ghê tởm chúng ta đối xử với chúng ta : “Cha ơi, xin tha cho họ, họ không biết việc họ làm.” “Thế mới biết, khi Chúa Cha yêu thương phường vô ân và quân độc ác, tình yêu ấy đã dẫn Người đi tới tận đâu : Người đã không từ chối ban chính Con Một mình. Tình yêu của Chúa Cha đối với mọi phàm nhân đã hóa thân trong con người Đức Giê-su” (Rey Meynet).
Nếu chúng ta không đi đến những chiều sâu ấy, thì kẻ bất công, bất xứng, đê tiện sẽ chẳng biết cái họ làm. Về phần mình, chúng ta được yêu cầu hãy đi lên những đỉnh cao xa lạ với chúng ta : những đỉnh cao của Thiên Chúa, Đấng “vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.” Nếu dù không hiểu rõ lòng siêu nhân hậu đó, ta cũng cố gắng hơi “như Người” một chút, thì phần thưởng của chúng ta sẽ vô cùng to lớn : chúng ta đã biến đổi quả tim, chúng ta đã đi vào tình yêu, một tình yêu đích thực, một tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi chúng ta bỏ mình (bỏ tiền bạc, bỏ thời giờ, bỏ sợ hãi, bỏ an nhàn, bỏ an ninh, thậm chí bỏ cả mạng sống) nhưng bao giờ cũng ban cho chúng ta bình an và niềm hãnh diện.
It nhất, một bước
Lm Minh Anh
15:37 18/02/2025
ÍT NHẤT, MỘT BƯỚC
“Ngài lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rõ và khỏi hẳn”.
“Tôi đã định đoạt toàn bộ tài sản cho gia đình. Một điều nữa tôi ước có thể cho họ - niềm tin vào Chúa Kitô. Nếu họ có Ngài - dẫu tôi không trao họ một đồng nào - họ cũng đã giàu có! Nhưng nếu không có Ngài - và tôi trao họ cả thế giới - họ vẫn nghèo! Vì thế, hãy không ngừng đến gần Ngài! Mỗi ngày, ít nhất, một bước!” - Patrick Henry.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời khuyên của Henry được gặp lại trong câu chuyện anh mù được chữa lành hôm nay! Thật thú vị, lần đầu tiên, dường như Chúa Giêsu không thành công! Vì sau lần đầu Ngài đặt tay, anh mù chỉ thấy “người ta như cây cối đi đi lại lại”. Ngài phải đặt tay trên anh một lần nữa, để anh thấy rõ và khỏi hẳn. Như anh mù, trong đời sống thiêng liêng, bạn và tôi cũng phải lớn lên và đi tới mỗi ngày - ‘ít nhất, một bước!’.
Trong câu chuyện này, dường như anh mù chỉ có một chút đức tin, nghĩa là không nhiều. Kết quả là, Chúa Giêsu chỉ chữa lành anh một phần như để chứng tỏ cho sự thiếu đức tin của anh. Nhưng đồng thời, Ngài cũng tiết lộ rằng, một chút đức tin vẫn có thể dẫn đến một đức tin lớn hơn. Vì khi có thể nhìn thấy một chút, anh bắt đầu tin - và khi đức tin của anh lớn hơn - Chúa Giêsu lại đặt tay để hoàn tất việc chữa lành.
Đây là một minh hoạ sâu sắc cho đời sống thiêng liêng! Một số người có thể hoàn toàn tin tưởng vào Chúa trong mọi sự; nếu đó là bạn, thì quả thực bạn may mắn! Nhưng trình thuật đặc biệt dành cho những người có đức tin nhưng vẫn còn đấu tranh. Đối với những ai rơi vào trường hợp này, Chúa Giêsu mang đến niềm hy vọng. Hành động chữa lành hai lần của Ngài cho thấy, Thiên Chúa kiên nhẫn, Ngài chờ đợi để lấy những gì chúng ta có - dù nhỏ nhoi - những gì chúng ta dâng hiến - dù hạn hẹp - để sử dụng chúng một cách tốt nhất cho phần rỗi của chúng ta. Ngài muốn chúng ta tiến lên, ‘ít nhất, một bước’; và Ngài sẽ làm những gì còn lại để biến đổi đức tin nhỏ bé này, hầu sau đó mỗi người có thể bước một bước lớn để đến với Ngài!
Điều tương tự cũng có thể áp dụng đối với tội lỗi. Đôi khi chúng ta buồn phiền vì tội lỗi một cách không trọn vẹn; và đôi khi phạm tội, nhưng chúng ta không buồn phiền vì nó, dù biết đó là điều sai trái. Nếu đó là bạn, thì hãy cố gắng tiến lên, ‘ít nhất, một bước’ hướng tới sự chữa lành trọn vẹn của Bí tích Hoà Giải. Đang khi chờ đợi đến được với Bí tích, hãy cố gắng cầu xin rằng, bạn sẽ lớn lên trong ước muốn từ bỏ tội lỗi và sẽ được tha thứ. Đó có thể là mức tối thiểu, nhưng Chúa sẽ ban ơn và Ngài sẽ đỡ nâng.
Anh Chị em,
“Ngài lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rõ và khỏi hẳn”. Hôm nay, hãy suy ngẫm về anh mù! Hãy suy ngẫm về sự chữa lành gấp đôi cũng là sự ‘hoán cải gấp đôi’ anh đã trải qua! Anh mù chính là bạn và tôi; và rằng, Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta tiến thêm một bước trong đức tin và cả trong sự ăn năn tội lỗi của mình. Hãy tiến lên! ‘Ít nhất, một bước’ mỗi ngày, đừng bao giờ ngã lòng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin tận dụng chút đức tin nhỏ bé của con; chút đau buồn ít ỏi của con, hầu lôi kéo con đến gần Chúa, đến với lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rõ và khỏi hẳn”.
“Tôi đã định đoạt toàn bộ tài sản cho gia đình. Một điều nữa tôi ước có thể cho họ - niềm tin vào Chúa Kitô. Nếu họ có Ngài - dẫu tôi không trao họ một đồng nào - họ cũng đã giàu có! Nhưng nếu không có Ngài - và tôi trao họ cả thế giới - họ vẫn nghèo! Vì thế, hãy không ngừng đến gần Ngài! Mỗi ngày, ít nhất, một bước!” - Patrick Henry.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời khuyên của Henry được gặp lại trong câu chuyện anh mù được chữa lành hôm nay! Thật thú vị, lần đầu tiên, dường như Chúa Giêsu không thành công! Vì sau lần đầu Ngài đặt tay, anh mù chỉ thấy “người ta như cây cối đi đi lại lại”. Ngài phải đặt tay trên anh một lần nữa, để anh thấy rõ và khỏi hẳn. Như anh mù, trong đời sống thiêng liêng, bạn và tôi cũng phải lớn lên và đi tới mỗi ngày - ‘ít nhất, một bước!’.
Trong câu chuyện này, dường như anh mù chỉ có một chút đức tin, nghĩa là không nhiều. Kết quả là, Chúa Giêsu chỉ chữa lành anh một phần như để chứng tỏ cho sự thiếu đức tin của anh. Nhưng đồng thời, Ngài cũng tiết lộ rằng, một chút đức tin vẫn có thể dẫn đến một đức tin lớn hơn. Vì khi có thể nhìn thấy một chút, anh bắt đầu tin - và khi đức tin của anh lớn hơn - Chúa Giêsu lại đặt tay để hoàn tất việc chữa lành.
Đây là một minh hoạ sâu sắc cho đời sống thiêng liêng! Một số người có thể hoàn toàn tin tưởng vào Chúa trong mọi sự; nếu đó là bạn, thì quả thực bạn may mắn! Nhưng trình thuật đặc biệt dành cho những người có đức tin nhưng vẫn còn đấu tranh. Đối với những ai rơi vào trường hợp này, Chúa Giêsu mang đến niềm hy vọng. Hành động chữa lành hai lần của Ngài cho thấy, Thiên Chúa kiên nhẫn, Ngài chờ đợi để lấy những gì chúng ta có - dù nhỏ nhoi - những gì chúng ta dâng hiến - dù hạn hẹp - để sử dụng chúng một cách tốt nhất cho phần rỗi của chúng ta. Ngài muốn chúng ta tiến lên, ‘ít nhất, một bước’; và Ngài sẽ làm những gì còn lại để biến đổi đức tin nhỏ bé này, hầu sau đó mỗi người có thể bước một bước lớn để đến với Ngài!
Điều tương tự cũng có thể áp dụng đối với tội lỗi. Đôi khi chúng ta buồn phiền vì tội lỗi một cách không trọn vẹn; và đôi khi phạm tội, nhưng chúng ta không buồn phiền vì nó, dù biết đó là điều sai trái. Nếu đó là bạn, thì hãy cố gắng tiến lên, ‘ít nhất, một bước’ hướng tới sự chữa lành trọn vẹn của Bí tích Hoà Giải. Đang khi chờ đợi đến được với Bí tích, hãy cố gắng cầu xin rằng, bạn sẽ lớn lên trong ước muốn từ bỏ tội lỗi và sẽ được tha thứ. Đó có thể là mức tối thiểu, nhưng Chúa sẽ ban ơn và Ngài sẽ đỡ nâng.
Anh Chị em,
“Ngài lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rõ và khỏi hẳn”. Hôm nay, hãy suy ngẫm về anh mù! Hãy suy ngẫm về sự chữa lành gấp đôi cũng là sự ‘hoán cải gấp đôi’ anh đã trải qua! Anh mù chính là bạn và tôi; và rằng, Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta tiến thêm một bước trong đức tin và cả trong sự ăn năn tội lỗi của mình. Hãy tiến lên! ‘Ít nhất, một bước’ mỗi ngày, đừng bao giờ ngã lòng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin tận dụng chút đức tin nhỏ bé của con; chút đau buồn ít ỏi của con, hầu lôi kéo con đến gần Chúa, đến với lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô, cảm thấy mình có thể không qua khỏi, hành động để bảo vệ di sản của mình
Đặng Tự Do
17:28 18/02/2025
Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực sự lo lắng về sức khỏe của mình sau khi phải vào bệnh viện vì bệnh viêm phế quản nặng, và đang gấp rút giải quyết những công việc còn tồn đọng trước cuộc chiến tìm người kế nhiệm.
Đầu tháng này, Đức Giáo Hoàng đã được đưa vào khoa đặc biệt tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma vì bị nhiễm trùng đường hô hấp, và kể từ đó, ngài đã buộc phải hủy một số lần xuất hiện trước công chúng.
Đây là cuộc khủng hoảng sức khỏe mới nhất đối với vị giáo hoàng 88 tuổi, người đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ và ngày càng trở nên yếu ớt trong những năm gần đây. Văn phòng báo chí Tòa thánh đã liên tục đưa ra các bản cập nhật và hôm Thứ Ba, 18 Tháng Hai, cho biết bệnh viêm phế quản của giáo hoàng đã tiến triển thành "nhiễm trùng đa vi khuẩn" với "bức tranh lâm sàng phức tạp".
Theo hai người quen thuộc với vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải chịu đựng cơn đau dữ dội và đã bày tỏ nỗi sợ hãi riêng tư rằng ngài sẽ không qua khỏi lần này. Vào Chúa Nhật, các bác sĩ tại Gemelli đã làm Đức Giáo Hoàng đau khổ khi cấm ngài đọc bài giảng Kinh Truyền Tin buổi sáng thường lệ, mà ngài hiếm khi vắng mặt, ngay cả khi nằm viện, một trong những người đó và một người thứ ba cho biết. Hiện tại, ngài đang hành động hoàn toàn theo "lệnh của bác sĩ", một người cho biết.
Người thứ hai cho biết thêm, ban đầu, Đức Giáo Hoàng từ chối đến bệnh viện nhưng được thông báo rõ ràng rằng ngài có nguy cơ tử vong nếu cứ ở trong phòng tại Vatican.
Khi sức khỏe của ngài xấu đi trong tháng qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã hành động để hoàn thành các sáng kiến quan trọng và bổ nhiệm những nhân vật có thiện cảm vào các vị trí chủ chốt, sau một triều đại giáo hoàng mang màu sắc tiến bộ nhưng lại có nhiều chia rẽ sâu sắc về mặt đạo lý.
Kể từ khi trở thành giáo hoàng vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng đến mục tiêu làm cho Giáo hội trở nên bao trùm hơn, mở ra các vai trò quan trọng cho phụ nữ và những người LGBT+. Trong khi điều đó đã gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều người bảo thủ, những người theo chủ nghĩa tự do phàn nàn rằng các cải cách vẫn chưa đủ. Trong khi đó, những nỗ lực của giáo hoàng nhằm chấm dứt tình trạng lạm dụng trẻ em của các giáo sĩ đã mang lại những kết quả trái chiều.
Sự kế vị Giáo hoàng sẽ mang tính chính trị
Vào ngày 6 tháng 2, trước khi vào bệnh viện, ngài đã gia hạn nhiệm kỳ của Hồng Y người Ý Giovanni Battista Re với tư cách là niên trưởng Hồng Y đoàn, một vai trò sẽ giám sát một số công tác chuẩn bị cho một mật nghị có thể diễn ra, cuộc họp bí mật quyết định việc lựa chọn một giáo hoàng mới. Động thái này, gây tranh cãi vì đã bỏ qua một cuộc bỏ phiếu theo lịch trình về vị niên trưởng tiếp theo của các Hồng Y cao cấp. Những người này cho biết động thái này là nhằm bảo đảm rằng quá trình này diễn ra theo mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, một khuôn mặt lâu năm của Vatican, đã quá già để tự mình tham gia vào mật nghị. Tuy nhiên, ngài sẽ là một nhân vật chủ chốt trong các cuộc thảo luận kín thường diễn ra trước mật nghị. Việc Đức Thánh Cha Phanxicô chọn ngài làm niên trưởng thay vì một ứng viên trẻ hơn cho thấy ngài muốn giữ một khuôn mặt thân thiện trong vai trò này, người sẽ bảo vệ di sản của mình, một trong những người quen thuộc với vấn đề nói.
Người này cho biết: "Thời gian chuẩn bị cho mật nghị quan trọng hơn vì đó là nơi diễn ra hoạt động vận động hành lang".
Trước mật nghị bầu giáo hoàng năm 2013, bản thân Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là đã hưởng lợi từ ảnh hưởng của một nhóm Hồng Y đã quá lớn tuổi để tham gia vào quá trình bầu cử nhưng vẫn có ảnh hưởng đến kết quả.
Việc Đức Hồng Y Giovanni Battista Re tiếp tục vai trò này cũng sẽ chứng kiến ngài thực hiện tang lễ cho Đức Thánh Cha Phanxicô nếu ngài qua đời. Đức Giáo Hoàng đã nói đùa riêng rằng Đức Hồng Y Giovanni Battista Re sẽ "tử tế" với ngài hơn các ứng cử viên khác, một người thứ hai cho biết thêm.
Văn phòng báo chí Tòa thánh từ chối bình luận.
Trước khi sức khỏe của ngài chuyển biến xấu đi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã điều hướng một thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị. Đầu tháng này, ngài đã đưa ra lời khiển trách phi thường đối với cách mô tả của Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance về Ordo Amoris, một khái niệm thần học liên quan đến tình yêu mà Vance đã sử dụng để biện minh cho chính sách di cư của Tổng thống Donald Trump. Sự phản kháng của giáo hoàng đã gây ra cơn thịnh nộ từ Tòa Bạch Ốc, làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc chiến kế vị mang tính chính trị cao nếu Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời.
"Họ đã tác động đến chính trị Âu Châu, họ sẽ không gặp vấn đề gì khi tác động đến mật nghị", một người quan sát chặt chẽ chính trị Vatican cho biết, ám chỉ đến chính quyền Tổng thống Donald Trump. "Họ có thể đang tìm kiếm một người ít đối đầu hơn".
Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng cũng đẩy nhanh động thái cải cách chưa từng có của mình khi bổ nhiệm một nữ tu, Sơ Raffaella Petrini, làm thống đốc tiếp theo và đầu tiên của Thành phố Vatican, tuyên bố rằng nhiệm kỳ của sơ Petrini sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 3. Ngày đó sớm hơn một số người mong đợi và gây ra sự lo lắng về sức khỏe của ngài trong số các đồng minh, theo một quan chức cao cấp của Giáo hội. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên: thống đốc hiện tại, Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, sẽ bước sang tuổi 80 vào ngày hôm đó, khiến ngài không đủ điều kiện đảm nhiệm vai trò này.
Ngay cả khi Đức Phanxicô vượt qua được căn bệnh mới nhất của mình, các nhà quan sát vẫn coi đây là bước ngoặt có thể xảy ra khi Đức Phanxicô chuyển trọng tâm từ việc đạt được tiến triển trong cải cách sang việc củng cố cải cách.
“Ngài có thể không chết bây giờ nhưng tất nhiên cuối cùng ngài sẽ chết,” một viên chức Vatican cho biết. “Tất cả chúng ta đều chết — và ngài là một người đã 88 tuổi với các vấn đề về phổi.”
Source:Politico
Đức Giáo Hoàng bị nhiễm trùng đa vi khuẩn, tình trạng phức tạp
Đặng Tự Do
17:29 18/02/2025
Sau hai ngày nghỉ ngơi và xét nghiệm chẩn đoán tại Bệnh viện Gemelli của Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện đang được điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn, và tình trạng lâm sàng của ngài được Vatican xác định là “phức tạp”.
Trong một tuyên bố vào chiều thứ Hai, Vatican cho biết “kết quả xét nghiệm được thực hiện trong những ngày gần đây và hôm nay đã chứng minh tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn”, dẫn đến “một sự thay đổi thêm về liệu pháp” đang được áp dụng để điều trị cho Đức Giáo Hoàng.
Ngài đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli sau buổi tiếp kiến thường lệ vào thứ Sáu vì bệnh viêm phế quản và bắt đầu điều trị, sau đó được điều chỉnh dựa trên kết quả xét nghiệm ban đầu xác nhận nhiễm trùng đường hô hấp.
Bản cập nhật của Thứ Hai được đưa ra sau khi các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo được thực hiện vào cuối tuần, với Vatican cho biết tất cả các xét nghiệm được thực hiện cho đến nay “đều chỉ ra một bức tranh lâm sàng phức tạp cần phải vào bệnh viện đầy đủ”.
Không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về thời gian nằm viện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tuy nhiên, buổi tiếp kiến chung của ngài vào thứ Tư tuần này, ngày 19 tháng 2, đã bị hủy và có khả năng các cuộc hẹn còn lại trong tuần này có thể bị hoãn lại.
Đức Phanxicô đã được khuyên nên “nghỉ ngơi tuyệt đối” để tạo điều kiện cho quá trình phục hồi hoàn toàn của ngài và do đó đã bỏ qua các biến cố vào cuối tuần này cho Năm Thánh của Nghệ sĩ và Thế giới Văn hóa. Ngài cũng đã hủy bài phát biểu lúc đọc kinh Truyền tin Chúa Nhật, thay vào đó đã phân phối bản văn để công bố.
Vị Giáo hoàng 88 tuổi đã phải chịu đựng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các cơn viêm phế quản trong hai năm qua, đã phải vào bệnh viện vì tình trạng này vào tháng 3 năm 2023. Ngài cũng bị đau thần kinh tọa mãn tính và các vấn đề về đầu gối thường buộc ngài phải sử dụng xe lăn hoặc gậy.
Ngài đã bị ngã hai lần trong những tháng gần đây, một lần vào tháng 12 khiến cằm bị bầm tím và một lần vào Tháng Giêng khiến cánh tay bị thương, phải bó bột trong nhiều ngày.
Lần lưu trú hiện tại của giáo hoàng tại Gemelli, nơi các vị giáo hoàng thường đến để điều trị y tế, đánh dấu lần vào bệnh viện thứ tư của ngài tại đó, sau ca phẫu thuật đại tràng vào năm 2021, một lần lưu trú vì viêm phế quản vào tháng 3 năm 2023 và một lần phẫu thuật để chữa thoát vị bụng vào tháng 6 năm 2023.
Vào tháng 12 năm 2023, ngài buộc phải hủy chuyến đi đã lên kế hoạch đến Dubai để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28.
Source:Catholic News Agency
Giám mục 59 tuổi người Á Căn Đình từ chức; sự thay đổi vẫn tiếp diễn
Đặng Tự Do
17:30 18/02/2025
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Giám Mục Carlos María Domínguez, OAR, khỏi nhiệm vụ giám mục của San Rafael, Á Căn Đình. Ngài mới 59 tuổi.
Trong một lá thư gửi cho các tín hữu, Đức Cha Dominguez cho biết ngài đã từ chức vì “lý do cá nhân” và “với nỗi đau sâu sắc”.
Người tiền nhiệm của Đức Cha Dominguez, Giám mục Eduardo María Taussig, đã từ chức vào năm 2022 ở tuổi 67. Năm 2020, Vatican đã ra lệnh đóng cửa chủng viện giáo phận của Đức Cha Taussig sau khi vị hiệu trưởng và các nhân viên khác phản đối chỉ thị của giám mục về việc chỉ được rước lễ bằng tay trong thời gian xảy ra đại dịch.
Sự thay đổi trong giáo phận San Rafael phản ánh một chuỗi sự kiện kỳ lạ trong tổng giáo phận Mar del Plata, là giáo tỉnh mà San Rafael thuộc về.
Đức Cha José Maria Balina được bổ nhiệm vào tháng 11 năm 2023, nhưng đã từ chức trước khi nhậm chức theo lịch trình. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Giám mục Gustavo Larrazabal, người cũng đã từ chức vào Tháng Giêng năm 2024, chỉ vài ngày trước khi nhậm chức. Tháng 12 năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Giám mục Ernesto Giobando, người sẽ nhận tòa vào cuối tháng này.
Source:Catholic World News
Trưởng ngành tín lý của Vatican cảnh báo về ‘yêu sách toàn năng’ của hệ tư tưởng phái tính
Vũ Văn An
17:54 18/02/2025

AC Wimmer của CNA, ngày 18 tháng 2 năm 2025, cho hay: Phát biểu qua liên kết video bằng tiếng Đức, Đức Hồng Y đã bác bỏ quan niệm cho rằng giới tính và bản sắc cơ thể có thể thay đổi triệt để dựa trên mong muốn và yêu sách tự do của cá nhân.
Thực vậy, người đứng đầu ngành tín lý của Vatican đã đưa ra lời chỉ trích gay gắt về hệ tư tưởng phái tính tại một hội nghị thần học ở Đức vào thứ Hai.
Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, đã phát biểu trước các học giả tại Trường Thần học Công Giáo Cologne (KHKT) về "yêu sách toàn năng" của hệ tư tưởng phái tính.
Ngài lập luận rằng phẫu thuật chuyển giới không chỉ đơn thuần là những thay đổi bên ngoài như phẫu thuật thẩm mỹ, vì nó liên quan đến "yêu sáh thay đổi bản dạng, mong muốn trở thành một người khác".
ĐHY Fernández chỉ trích việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để "tạo ra một thực tại thay thế theo ý muốn". Trong khi thừa nhận sự hiện hữu của các trường hợp trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến "một cuộc sống không thể chịu đựng được", ngài nhấn mạnh rằng những tình huống đặc biệt như vậy cần được đánh giá cẩn thận.
"Không có nhân chủng học nào về con người có thể sánh được với nhân chủng học của Giáo hội", Đức Hồng Y Fernández tuyên bố trong hội nghị KHKT.
Vị Hồng Y người Argentina đã tham khảo tài liệu Dignitas Infinita gần đây của bộ về phẩm giá con người, giải thích khái niệm lấy cảm hứng từ những lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II năm 1980 tại Osnabrück, Đức.
"Thiên Chúa đã cho chúng ta thấy theo cách không thể vượt qua trong Chúa Giêsu Kitô rằng Người yêu thương mỗi người đến mức nào và phẩm giá mà Người đã ban cho họ thông qua Người to lớn đến mức nào. Chính xác là những người phải chịu đựng một số trở ngại về thể chất hoặc tinh thần phải nhận ra mình là bạn của Chúa Giêsu, được Người đặc biệt yêu thương", Đức Hồng Y Fernández nói, trích dẫn lời Thánh Gioan Phao-lô II.
Hội nghị có tên “Nền tảng Công Giáo về Nhân phẩm Con người” nhằm mục đích đưa thần học Công Giáo vào các ngành khoa học và thế giới quan khác, Viện trưởng của KHKT Christoph Ohly nói với Vatican News.
“Với chủ đề về nhân phẩm và quyền con người, chúng ta có một chủ đề không chỉ liên quan đến các Ki-tô hữu mà còn liên quan đến mọi con người”, Ohly cho biết.
Cuộc họp kéo dài nhiều ngày này sẽ xem xét bản chất của nhân phẩm con người, mối quan hệ của nhân phẩm với quyền con người và các cuộc thảo luận hiện tại về sự mở rộng của nhân phẩm.
Trump ký lệnh mở rộng quyền lựa chọn trường học, chấm dứt sự nhồi sọ cực đoan
Vũ Văn An
18:36 18/02/2025

Kate Quiñones của CNA ngày 30 tháng 1 năm 2025 cho biết thêm Lệnh của Trump cũng cấm tài trợ liên bang tại các trường công lập từ mẫu giáo đến lớp 12 hỗ trợ "sự chuyển đổi xã hội" của trẻ vị thành niên từ giới tính này sang giới tính khác.
Tổng thống Donald Trump đã ký hai sắc lệnh hành pháp vào thứ Tư chỉ đạo các cơ quan liên bang mở rộng quyền tự do giáo dục và cơ hội cho các gia đình và chấm dứt "sự nhồi sọ cực đoan" trong giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12.
Sắc lệnh hành pháp mở rộng quyền lựa chọn trường học được thiết kế "để hỗ trợ cha mẹ trong việc lựa chọn và chỉ đạo việc nuôi dạy và giáo dục con cái của họ" bằng cách sử dụng nguồn tài trợ liên bang "để hỗ trợ các sáng kiến lựa chọn giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12".
"Cha mẹ muốn và xứng đáng có được nền giáo dục tốt nhất cho con cái của mình. Nhưng quá nhiều trẻ em không phát triển tốt trong ngôi trường K–12 do chính phủ chỉ định", sắc lệnh hành pháp nêu rõ. "Theo Đánh giá tiến bộ giáo dục quốc gia (NAEP) năm nay, 70% học sinh lớp 8 không thành thạo đọc hiểu và 72% không thành thạo toán. Hơn nữa, việc phân công trường học theo địa lý làm tăng thêm chi phí nhà ở tại các quận có trường học được ưu tiên, gây căng thẳng về tài chính cho hàng triệu gia đình người Mỹ đang hy sinh vì tương lai của con em họ".
Sắc lệnh chỉ ra rằng "quyền tự do giáo dục" sẽ là "ưu tiên trong các chương trình trợ cấp tùy ý" và đề xuất cho phép "các gia đình lao động thu nhập thấp", các gia đình quân nhân và trẻ em đủ điều kiện vào các trường của Cục Giáo dục người da đỏ (BIE) sử dụng nguồn tài trợ của liên bang để theo học tại trường tư thục, trường tôn giáo hoặc trường đặc quyền mà họ lựa chọn.
Một sắc lệnh hành pháp bổ sung nhằm chấm dứt "sự nhồi sọ cực đoan" được thiết kế để đảm bảo rằng các trường nhận được tài trợ của liên bang "tuân thủ mọi luật hiện hành cấm phân biệt đối xử trong nhiều bối cảnh khác nhau và bảo vệ quyền của phụ huynh".
Nó chủ yếu giải quyết các vấn đề về ý thức hệ phái tính và “lý thuyết chủng tộc quan trọng” trong trường học.
“Trong những năm gần đây… phụ huynh đã chứng kiến trường học nhồi nhét cho con em mình những ý thức hệ cực đoan, chống Mỹ trong khi cố tình ngăn cản sự giám sát của phụ huynh”, theo lệnh. “Môi trường như vậy hoạt động như một phòng phản hồi, trong đó học sinh bị buộc phải chấp nhận những ý thức hệ này mà không cần thắc mắc hay xem xét một cách phê phán”.
Lệnh này cấm “ý thức hệ công bằng phân biệt đối xử” trong các trường công, được định nghĩa là “một ý thức hệ coi cá nhân là thành viên của các nhóm được ưu tiên hoặc không được ưu tiên, thay vì là cá nhân, và hạ thấp quyền tự quyết, công trạng và năng lực để ủng hộ những khái quát vô đạo đức”.
Lệnh này cũng cấm tài trợ của liên bang tại các trường công K–12 hỗ trợ “chuyển đổi xã hội” của trẻ vị thành niên từ giới tính này sang giới tính khác.
“Trong nhiều trường hợp, trẻ em vô tội bị buộc phải chấp nhận danh tính là nạn nhân hoặc kẻ áp bức chỉ dựa trên màu da và các đặc điểm bất biến khác của chúng. Trong những trường hợp khác, những người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi bị buộc phải đặt câu hỏi liệu họ có sinh ra trong cơ thể không phù hợp hay không và liệu có nên coi cha mẹ và thực tại của họ là kẻ thù đáng bị đổ lỗi hay không", lệnh tiếp tục. "Những hành vi này không chỉ làm xói mòn tư duy phản biện mà còn gieo rắc sự chia rẽ, nhầm lẫn và ngờ vực, làm suy yếu nền tảng của bản sắc cá nhân và sự đoàn kết gia đình".
Lệnh này đặc biệt nhằm mục đích loại bỏ nguồn tài trợ hoặc hỗ trợ của liên bang "cho việc đối xử và nhồi sọ bất hợp pháp và phân biệt đối xử trong các trường học từ mẫu giáo đến lớp 12, bao gồm cả việc dựa trên hệ tư tưởng giới tính và hệ tư tưởng công bằng phân biệt đối xử".
"Việc in sâu những hệ tư tưởng chống Mỹ, phá hoại, có hại và sai trái vào trẻ em trong nước không chỉ vi phạm luật dân quyền chống phân biệt đối xử lâu đời trong nhiều trường hợp mà còn chiếm đoạt quyền làm cha mẹ cơ bản", lệnh viết.
"Ví dụ, việc hướng học sinh đến việc phẫu thuật và cắt xẻo cơ thể bằng hóa chất mà không có sự đồng ý hoặc sự tham gia của cha mẹ hoặc cho phép nam giới tiếp cận không gian riêng tư dành cho phụ nữ có thể vi phạm luật liên bang bảo vệ quyền làm cha mẹ", lệnh viết.
“Tương tự như vậy, việc yêu cầu chấp nhận ‘đặc quyền của người da trắng’ hoặc ‘thành kiến vô thức’ thực sự thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc và làm suy yếu sự thống nhất quốc gia”, lệnh tiếp tục.
Lệnh này cũng nhằm mục đích “thấm nhuần lòng ngưỡng mộ yêu nước đối với quốc gia đáng kinh ngạc của chúng ta và các giá trị mà chúng ta bảo vệ”. Lệnh này thúc đẩy “giáo dục yêu nước”, được định nghĩa là “một đặc điểm chính xác, trung thực, thống nhất, truyền cảm hứng và tôn vinh các nguyên tắc sáng lập và nền tảng của nước Mỹ”.
Ví dụ, lệnh này tái lập “Ủy ban 1776” trong Bộ Giáo dục Hoa Kỳ — bao gồm tối đa 20 thành viên không được trả lương — để phát triển “giáo dục yêu nước”, chủ yếu bằng cách phát triển các bài giảng để tôn vinh kỷ niệm 250 năm ngày độc lập của Hoa Kỳ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Hãy truyền bá Tin mừng của Chúa Kitô cho khắp thế giới
Thanh Quảng sdb
23:32 18/02/2025
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 'Hãy truyền bá Tin mừng của Chúa Kitô cho khắp thế giới'

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Thần học ở Triveneto miền bắc Ý, ĐTC kêu gọi các giảng viên và sinh viên "Hãy quảng bá Tin mừng của Chúa Kitô trên thế giới, trung thành với truyền thống đích thực, nhưng cởi mở để đón nhận các dấu chỉ của thời đại".
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các giáo sư hãy truyền bá thông điệp của Chúa Kitô và sứ mệnh của Giáo hội một cách trung thành và hiệu quả cho thời đương đại.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trong một lá thư kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Thần học Triveneto. Văn bản do Đức Giáo Hoàng ký vào ngày 28 tháng 1 đã được gửi đến Cha Viện trưởng Maurizio Girolami của Học viện.
Khoa Thần học Triveneto, mà trung tâm tại Padua, kết nối một mạng lưới gồm năm học viện thần học và bảy học viện khoa học tôn giáo cao cấp ở các vùng Veneto, Friuli-Venezia Giulia và Trentino Alto-Adige ở miền bắc nước Ý. Nó được thành lập vào năm 2005, nơi một số học viện đã đào tạo thần học hàn lâm cho giáo dân nam nữ, giáo dân, giáo sĩ, chủng sinh và tu sĩ.
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa mang đến cho ngài cơ hội "cùng tạ ơn Chúa vì những điều tốt đẹp đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là vì lợi ích của các thế hệ trẻ trong khu vực".
Đưa Chúa Kitô đến với thế giới
"Tôi khuyến khích", Đức Thánh Cha nhấn mạnh, "toàn thể gia đình học thuật kiên trì trong sự hợp tác với sứ mệnh của Giáo hội, truyền bá thông điệp của Chúa Kitô trên thế giới, trung thành với truyền thống đích thực, nhưng cởi mở để đọc các dấu hiệu của thời đại".
"Điều này", Đức Thánh Cha giải thích, "có nghĩa là can đảm chấp nhận những thách thức mới để mang chân lý của Phúc âm đến với con người đương đại một cách hiệu quả".
Để đạt được mục tiêu này, Đức Giáo Hoàng kêu gọi Khoa "trở thành một nơi đào tạo ngày càng chuyên sâu, không chỉ thông qua việc nghiên cứu và đào sâu thần học, mà còn thông qua chứng tá Kitô giáo của mỗi cá nhân".
"Tôi hy vọng", ĐTC nói, "rằng các giảng viên sẽ đặc biệt giúp những người trẻ nhận ra bản thân mình dựa trên chân lý, lòng tốt và vẻ đẹp có nguồn gốc từ Thiên Chúa".
Với những tình cảm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bằng cách tái khẳng định lòng biết ơn của mình đối với sứ mệnh giáo dục và cam kết liên tục của các học viện, đồng thời cầu xin sự bảo trợ của Đức Maria cho họ và các hoạt động của họ, và ban Phép lành Tòa thánh của ngài tới cho tất cả…

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Thần học ở Triveneto miền bắc Ý, ĐTC kêu gọi các giảng viên và sinh viên "Hãy quảng bá Tin mừng của Chúa Kitô trên thế giới, trung thành với truyền thống đích thực, nhưng cởi mở để đón nhận các dấu chỉ của thời đại".
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các giáo sư hãy truyền bá thông điệp của Chúa Kitô và sứ mệnh của Giáo hội một cách trung thành và hiệu quả cho thời đương đại.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trong một lá thư kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Thần học Triveneto. Văn bản do Đức Giáo Hoàng ký vào ngày 28 tháng 1 đã được gửi đến Cha Viện trưởng Maurizio Girolami của Học viện.
Khoa Thần học Triveneto, mà trung tâm tại Padua, kết nối một mạng lưới gồm năm học viện thần học và bảy học viện khoa học tôn giáo cao cấp ở các vùng Veneto, Friuli-Venezia Giulia và Trentino Alto-Adige ở miền bắc nước Ý. Nó được thành lập vào năm 2005, nơi một số học viện đã đào tạo thần học hàn lâm cho giáo dân nam nữ, giáo dân, giáo sĩ, chủng sinh và tu sĩ.
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa mang đến cho ngài cơ hội "cùng tạ ơn Chúa vì những điều tốt đẹp đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là vì lợi ích của các thế hệ trẻ trong khu vực".
Đưa Chúa Kitô đến với thế giới
"Tôi khuyến khích", Đức Thánh Cha nhấn mạnh, "toàn thể gia đình học thuật kiên trì trong sự hợp tác với sứ mệnh của Giáo hội, truyền bá thông điệp của Chúa Kitô trên thế giới, trung thành với truyền thống đích thực, nhưng cởi mở để đọc các dấu hiệu của thời đại".
"Điều này", Đức Thánh Cha giải thích, "có nghĩa là can đảm chấp nhận những thách thức mới để mang chân lý của Phúc âm đến với con người đương đại một cách hiệu quả".
Để đạt được mục tiêu này, Đức Giáo Hoàng kêu gọi Khoa "trở thành một nơi đào tạo ngày càng chuyên sâu, không chỉ thông qua việc nghiên cứu và đào sâu thần học, mà còn thông qua chứng tá Kitô giáo của mỗi cá nhân".
"Tôi hy vọng", ĐTC nói, "rằng các giảng viên sẽ đặc biệt giúp những người trẻ nhận ra bản thân mình dựa trên chân lý, lòng tốt và vẻ đẹp có nguồn gốc từ Thiên Chúa".
Với những tình cảm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bằng cách tái khẳng định lòng biết ơn của mình đối với sứ mệnh giáo dục và cam kết liên tục của các học viện, đồng thời cầu xin sự bảo trợ của Đức Maria cho họ và các hoạt động của họ, và ban Phép lành Tòa thánh của ngài tới cho tất cả…
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tiếng chuông nhà thờ
Phạm Bá Nha
06:09 18/02/2025
TIẾNG CHUÔNG GIÁO ĐƯỜNG TRONG ĐỨC TIN
Nhà thờ, tháp chuông và tiếng chuông bao giờ cũng liên quan mật thiết với nhau. Nhà thờ nơi tôn nghiêm, tiếng chuông mời gọi gợi cảm thiêng liêng ngân vang từ tháp cao. Nâng lòng lên khỏi vấn vương. Ngày còn nhỏ, dịp Noel, thú nhất và náo nức kêu gọi bạn bè dạo phố, tặng quà, rồi nghé nhà thờ ‘qùi bên hang đá, rầm rì cầu kinh’. Lớn khôn, theo thói quen, nghe tiếng chuông ba lần, vùng chăn, lo mà chạy mau đến nhà thờ ‘giúp lễ hay thưa kinh’. Trên đường đi, vừa đi vừa đọc kinh. Chiều chiều tan trường vội vàng về nhà ‘đỡ việc cha mẹ’. Bây giờ, tuổi đời xế bóng, tiếng chuông âm vang trong lòng ‘xin thứ tha lỗi lầm’ những ngày đã qua.
Nhà thờ, nhà nguyện một lối kiến trúc được các nhà truyền giáo du nhập vào VN từ thế kỷ XVI. Thiên Chúa giáo sớm hòa nhập với các tôn giáo khác và phong tục VN. Có chức năng thờ phượng, có tính cách cộng đồng. Nên nhà thờ luôn có hình thức vươn cao của vòm mái, cùng với tháp chuông. Trải theo thời gian và thăng trầm lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã đa dạng khắp miền đất nước. Tới bây giờ nhà thờ còn tiếp tục xây cất. Tiếc là chiến tranh, thiên tai, một số thánh đường, nhà nguyện chỉ là phế tích. Kiến trúc nhà thờ liên quan đến tâm tư, tình cảm của người ngồi tham dự
Tháp chuông là phần quan trọng và kiến trúc, nơi đặt chuông, nơi tiếng chuông vang lên. Tháp chuông thường là nơi cao nhất trong nhà thờ, cũng tượng trưng cho vị trí quan trọng của quả chuông. Và trên dỉnh tháp có Thánh Giá.Tháp chuông là kiến trúc gắn liền với kiến trúc nhà thờ, hoặc độc lập. Kiến trúc kinh điển thường đối xứng, tháp chuông ở giữa hai bên. Tháp và chuông là kỳ công của nhà thờ. Do đó, đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc đúc luyện kim điêu khắc. Tháp càng cao tiếng chuông càng bay xa.
Tiếng chuông nhà thờ là âm thanh của yên lành, thanh bình, thánh thiện. Chuông nhà thờ báo hiệu giờ kinh lễ cho giáo dân trong những ngày cầu nguyện. Có khi mải mê công việc mà quên kinh hạt. Hình ảnh còn để lại trong tâm trí là : Hai người gác cuốc giữa trưa nghỉ việc đọc kinh, khi nghe chuông nhà thờ báo đọc kinh ‘Truyền Tin’. (x. Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam. Nguyễn Hồng Dương. 1998. Ttr.9-20)
Giáng Sinh vào ngày cuối năm kỷ niệm Chúa sinh ra. Biết bao giai điệu vang lên rộn ràng trên khắp nẻo đường. Mùa Noel tới, tiếng chuông ngân lên ‘vinh danh Chúa Cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm’.
Phép lành Urbi et Orbi được gọi là của Đức Giáo Hoàng, hai lần trong năm dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh và dịp đặc biệt, cho thành Roma và thế giới, từ Vương Cung Đền Thánh Phêrô. Phép lành này có từ thời đế chế La Mã. Lần đầu tiên được thấy tại Vương Cung Thánh Đường Latêrô ‘omnium Urbis et Orbis ecclesiarum Mater et Caput’. Ngày 27.3. 2021, ĐGH Phanxicô quyết định ban phép lành Urbi et Orbi trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Vì người Công Giáo phải ở nhà và tạm xa các bí tích. (Vatican News, 27.3.2021)
CHUÔNG NGÂN VANG CA
Tiếng chuông nhà thờ vang lên để chào đón Chúa Giáng Sinh, mừng Chúa Phục Sinh sống lại, mời gọi giáo dân đến nhà thờ cầu kin, đón tiếp đôi uyên ương, nhắc nhở cho người sống đạp và báo cho biết có thay đổi đời người hai ngả.
Tiếng chuông chào mừng Chúa Giáng Sinh, ấm cúng sưởi ấm chúng ta trong đêm đông giá lạnh, đem lại niềm vui, niềm hy vọng không cho tín hữu mà bao trùm cả nhân loại.
Mừng ngày Chúa sinh ra, nào cùng nắm tay tươi cười
Hòa bình đến cho muôn người, cùng cất tiếng ca mừng vui.
Mừng ngày Giáng Sinh an hòa, mừng hạnh phúc cho muôn nhà !
Từ thành phố hay đồng quê, muôn nơi vang tiếng hát vang lừn*
Đêm Noel, đêm Noel ta hãy vui lên !
Đêm Noel ơi đêm ta xin ơn trên hòa bình cho trần thế
Đêm Noel ! chuông vang lên ! chuông giáo đường vang lên
Đêm Noel Đêm Noel ta hãy chúc nhau câu cười (James S. Pierpont. Hoa Kỳ,1822-1893)
Mừng Chúa Phục Sinh. Tiếng chuông hoan hỷ chan hòa đêm vọng Phục Sinh cho chúng ta biết :
Chúa đã sống lại thật rồi,
Chúa đã sống lại thật rồi,
Người ơi vui lên trong tiếng ca
Chúa đã sống lại thật rồi,
Chúa chiến thắng tử thần
Đem nguồn hạnh phúc khắp nơi
Vì đêm qua đã tàn rồi
Giờ vinh quang rạng ngời
Ngày tươi lên ánh vui
Hồng ân Thiên Chúa tuyệt vời
Ngài ban cho khắp trần đời
Mừng hát lên người ơi…(Nguyễn Duy)
Mời gọi và nhắc nhờ đến nhà thờ tham dự thánh lễ cầu kinh sớm chiều. Vào nhà thờ là bỏ mọi sự bên ngoài. Dù mưa hay nắng, ngay cả bão táp. Một mình chìm đắm chung với cộng đoàn bên Chúa. Thiên Chúa luôn muốn mọi người chúng ta được sống hạnh phúc và hưởng ơn lành. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đánh mất những gì quí giá, mà không kiềm hãm được bản năng thấp hèn mình. Chúng ta để cho cái tôi xấu xí lên ngôi, hoen ố bầu khí yêu thương mà Thiên Chúa muốn. Thiết nghĩ, những lúc gặp khó khăn, chỉ cần ít phút lắng lòng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Chạy đến với Ngài và thân thưa để được bao dung. Chúng ta xác tín rằng, khi đến với Chúa, Ngài dùng ánh sáng tình yêu chiếu rọi vào tâm hồn chúng ta, làm việc lành phúc đức, đáng thưởng công lâu bền.
Đón tiếp đôi uyên ương, hồi chuông ngưng, đôi tân hôn tiến lên bàn qùi giữa gia đình họ hàng hai bên và công khai nhân danh Chúa Ba Ngôi, tuyên bố : Anh (Em) nhận chiếc nhẫn này làm bằng chứng tình yêu và trung thủy của Anh (Em).
Vào những dịp lễ lớn như đêm Giao Thừa, ngày đầu năm, sau hồi chuông dồn đổ, cả nhà thờ dâng lời chúc:
Xin chúc anh một mùa xuân hạnh phúc
Xin chúc em một mùa xuân hy vọng
Ta chúc nhau một mùa xuân ấm êm
Và chúc mọi người một năm mới bình an (Thi Thiên)
Thay đổi cuộc đời hai ngả. Thói quen, tiếng chuông sầu buồn thong thả báo có ai trong xứ đạo qua đời. Chuông giật 7 tiếng cho biết là có người nam hay 9 tiếng là có người nữ lìa đời, phân đôi ngả sống chết. Người Công Giáo luôn có niềm tin lớn và hy vọng vào mai sau, trường tồn. Tiếng chuông thôi thúc mau chóng đến với gia đình và người quá cố. An ủi người còn sống và cầu kinh cho người ra đi. Nay người mai ta.
Sự sống này thay đổi mà không mất đi
Lúc con người nằm yên giấc ngủ
Mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai
Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười
Nhưng con tin rằng ngài mai trong Chúa
Chẳng có nỗi buồn, đẹp mãi niềm vui…(Phanxico)
Trường hợp đặc biệt, tháng 9. 2020, tổ chức ‘Yes to Life’ (Nói có với sự sống) của Công Giáo Ba Lan, xin ĐGH Phanxcicô làm phép quả chuông nặng gần một tấn, mang tên ‘Chuông, tiếng nói của người không được sinh ra’. Ngày 30.6.2021, tổ chức này mới đem chuông từ Roma về Balan, đặt ở nhà thờ Các Thánh. Cha sở là cha Przemyslaw Dray, tuyên úy gia đình giáo phận. Trên chuông, một mặt khắc hình bào thai hài nhi, mặt kia điều răn thứ 5 ‘Chớ giết người’. Chuông để trên giá có bánh xe dễ di chuyển. Từ ngày 30.6, chuông luân phiên đến các xứ thay mặt Giáo Hội gióng lên tiến ‘đừng giết bào thai’. Theo ông Rogdan Romaniuk, phó chủ tịch hội Yes to Life cho biết mỗi năm có tới 42 triệu trẻ em bị giết trên thế giới do phá thai. Hy vọng, từ nay chúng ta làm cho tiếng chuông vang lên nhắc nhở mọi người về quyền bất khả xâm phạm, nâng cao nhận thức và đánh thức lương tâm con người. (Vatican News. 1. 7. 2021)
Vụ hỏa hoạn vương cung thánh đường Notre Dame de Paris, 15.4.2019, làm ngọn tháp 68 mét ở giữa mái nhà thờ bị sập hoàn tòan. Con gà trên tháp này đã tìm thấy trong vườn bông bên cạnh sông Seine.
TIẾNG CHUÔNG QUA VĂN CHƯƠNG
Tiếng chuông nhà thờ ngân vang ẩn chứa thông điệp, sắc thái, giá trị văn hóa. Mang lại hứng khởi của văn thi nhạc sỹ sáng tác những tác phẩm tuyệt tác để đời.
Các Văn Sỹ đã dùng đề tài ‘Tiếng Chuông’ sáng tác cho dân tình đơn sơ chất phát. Tiếng chuông nhà thờ trở nên quen thuộc với không gian làng quê từ năm nào? Tiếng chuông gắn liền với nhà thờ, xóm đạo, với không gian thanh khiết, tôn nghiêm.
Nhạc sỹ trước tác dân hay thánh ca, chứa đựng tình cảm. Tiếng chuông nhà thờ được ví như những nốt nhạc thánh thiện đóng vai trò trung gian, kết nối và chỉ dẫn cho mọi người đến với Chúa, bất kể họ là ai. Và không ai độc quyền sở hữu tiếng chuông. Mà tất cả mọi người được đồng hưởng trong không gian tthiêng liêng tha thiết, nhẹ nhàng, thanh thản để gửi gắm tiếng lòng và niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Nhạc họa sỹ Văn Cao (1923-1995) cất hát lên từ làng quê:
Làng tôi xanh bóng tre và tiếng chuông nhà thở rung. Rộn ràng lòng ai lưu luyến.
Lời tâm sự đơn sơ của Khánh Qùynh trong bài ‘khấn nguyện’ có đoạn :
…Dưới tượng Người con thì thầm nho nhỏ
Xin ngôi sao minh chứng tấm lòng yêu
Chuông nhà thờ vọng vang mỗi buổi chiều
Chúa Nhật lễ sóng vai vào khấn Chúa
Trong tác phẩm ‘Và Như Cơn Gió Thoảng’của Bảo Chấn viết :
…Và như cơn gió thoảng
Giọng sơn ca hòa trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga
Để em trong giấc mộng cầm tay anh.
Nhẹ nhàng bay trên bầu trời lung linh ánh sao…
Bản ‘Tiếng Chuông Nhà Thờ’ của nhạc sỹ dương cầm Nguyễn Xuân Khoát (1910-1993) viết 1946, thời chiến tranh, vẫn âm vang tới nay.
Thánh đường tôn nghiêm.
Giặc sàm tái chiếm
Góc cao đền thánh
Đặt súng thay chuông
Hung ác bạo cuồng
Tàn sát dân lành
Giêsu Maria lạy Chúa tôi
Đây xưa nay ngày nhật những hồi chuông
Đây xưa nay ngày lại ngày tiếng chuông buông
Tiếng buông hồi chuông nhắc nhở
Cầu Chúa ban phước ơn lành...
Vô số bài thơ diễn tả tâm tư con chiên ngoan đạo mong sao đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Như :
- Khi sáng tinh mơ
Chuông nhà thờ đổ
Trên lối mòn nhỏ
Đi lễ vui thay
Khi chiều về đây
Chuông nhà thờ đổ
Hỡi ai sầu khổ
Đến với giờ này
Chuông cất khoan thai
Êm từng tích tắc…
Khi ngày đã qua…
(“Chuông Nhà Thờ”, Peter Hy Tấn, 25.8.2013)
Hay tung tăng bên nhau, trên đường mòn, hẹn hò vui ca cả đêm Noel
Bước theo con đường cũ
Nghe tieng ai vang rền
Dòng người qua tấp nập
Rộn ràng đêm Noel
Em chưa về thăm phố
Phố buồn phố ngủ yên
Để cùng phố lên đèn
Chúa ra đời cứu thế…
(“Đêm Noel Buồn”, DVVKH)
Chiều tan việc, nắng tàn, đón xe về trên sân ga, hay bất cứ nơi nào, tiếng chuông vang dội, gợi nhớ
Sao nơi em về.
Là sân ga…?
Một buổi chiều.
Nắng vừa vội tắt
Chuông nhà thờ.
Vừa gióng ngân nga
Buồn hoàng hôn
Ánh đèn vành hiu hắt
Có ai biết
Mà đón mà đưa
Có ai biết
Mà môi cười mắt rạng
Trôi về đâu
Lời ấm áp
(Đêm Không Thuộc Về. Dulan)
Đổi thay, có quên, nhưng không bao giờ quên tiếng chuông, bao kỷ niệm vấn vương xa gần, từ nhỏ đến lớn khôn.
Đường như đêm sắp tàn
Chuông nhà thờ đổ ngân vang khua rền
Tiếng gà gáy gọi bình minh lên
Giật mình mới mình quên ngủ rồi
Nơi thân xác này cha mẹ cho
Trái tim khối óc lại do Người cầm
(‘Sân Ga Chiều Buồn.Trinhcamle)
‘
Tư tưởng kết luận sau khi viết bài này
Mấy tháng nay khi vắng tiếng chuông vì Covid-19, nhà thờ ít người lui tới. Nhưng đức tin người tín hữu vẫn tỉnh thức và cầu nguyện ‘Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 26, 41). Lúc nào, người tín hữu luôn phó thác cậy trông có ‘Thày đây, đừng sợ” (Ga 6, 20) Nhưng, vẫn nhớ người kéo chuông báo thức, giữ giờ, chờ mong xuất hiện. Bao giờ kéo chuông liên tục lại, hỡi ngươi.
Nhà thờ, tháp chuông và tiếng chuông bao giờ cũng liên quan mật thiết với nhau. Nhà thờ nơi tôn nghiêm, tiếng chuông mời gọi gợi cảm thiêng liêng ngân vang từ tháp cao. Nâng lòng lên khỏi vấn vương. Ngày còn nhỏ, dịp Noel, thú nhất và náo nức kêu gọi bạn bè dạo phố, tặng quà, rồi nghé nhà thờ ‘qùi bên hang đá, rầm rì cầu kinh’. Lớn khôn, theo thói quen, nghe tiếng chuông ba lần, vùng chăn, lo mà chạy mau đến nhà thờ ‘giúp lễ hay thưa kinh’. Trên đường đi, vừa đi vừa đọc kinh. Chiều chiều tan trường vội vàng về nhà ‘đỡ việc cha mẹ’. Bây giờ, tuổi đời xế bóng, tiếng chuông âm vang trong lòng ‘xin thứ tha lỗi lầm’ những ngày đã qua.
Nhà thờ, nhà nguyện một lối kiến trúc được các nhà truyền giáo du nhập vào VN từ thế kỷ XVI. Thiên Chúa giáo sớm hòa nhập với các tôn giáo khác và phong tục VN. Có chức năng thờ phượng, có tính cách cộng đồng. Nên nhà thờ luôn có hình thức vươn cao của vòm mái, cùng với tháp chuông. Trải theo thời gian và thăng trầm lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã đa dạng khắp miền đất nước. Tới bây giờ nhà thờ còn tiếp tục xây cất. Tiếc là chiến tranh, thiên tai, một số thánh đường, nhà nguyện chỉ là phế tích. Kiến trúc nhà thờ liên quan đến tâm tư, tình cảm của người ngồi tham dự
Tháp chuông là phần quan trọng và kiến trúc, nơi đặt chuông, nơi tiếng chuông vang lên. Tháp chuông thường là nơi cao nhất trong nhà thờ, cũng tượng trưng cho vị trí quan trọng của quả chuông. Và trên dỉnh tháp có Thánh Giá.Tháp chuông là kiến trúc gắn liền với kiến trúc nhà thờ, hoặc độc lập. Kiến trúc kinh điển thường đối xứng, tháp chuông ở giữa hai bên. Tháp và chuông là kỳ công của nhà thờ. Do đó, đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc đúc luyện kim điêu khắc. Tháp càng cao tiếng chuông càng bay xa.
Tiếng chuông nhà thờ là âm thanh của yên lành, thanh bình, thánh thiện. Chuông nhà thờ báo hiệu giờ kinh lễ cho giáo dân trong những ngày cầu nguyện. Có khi mải mê công việc mà quên kinh hạt. Hình ảnh còn để lại trong tâm trí là : Hai người gác cuốc giữa trưa nghỉ việc đọc kinh, khi nghe chuông nhà thờ báo đọc kinh ‘Truyền Tin’. (x. Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam. Nguyễn Hồng Dương. 1998. Ttr.9-20)
Giáng Sinh vào ngày cuối năm kỷ niệm Chúa sinh ra. Biết bao giai điệu vang lên rộn ràng trên khắp nẻo đường. Mùa Noel tới, tiếng chuông ngân lên ‘vinh danh Chúa Cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm’.
Phép lành Urbi et Orbi được gọi là của Đức Giáo Hoàng, hai lần trong năm dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh và dịp đặc biệt, cho thành Roma và thế giới, từ Vương Cung Đền Thánh Phêrô. Phép lành này có từ thời đế chế La Mã. Lần đầu tiên được thấy tại Vương Cung Thánh Đường Latêrô ‘omnium Urbis et Orbis ecclesiarum Mater et Caput’. Ngày 27.3. 2021, ĐGH Phanxicô quyết định ban phép lành Urbi et Orbi trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Vì người Công Giáo phải ở nhà và tạm xa các bí tích. (Vatican News, 27.3.2021)
CHUÔNG NGÂN VANG CA
Tiếng chuông nhà thờ vang lên để chào đón Chúa Giáng Sinh, mừng Chúa Phục Sinh sống lại, mời gọi giáo dân đến nhà thờ cầu kin, đón tiếp đôi uyên ương, nhắc nhở cho người sống đạp và báo cho biết có thay đổi đời người hai ngả.
Tiếng chuông chào mừng Chúa Giáng Sinh, ấm cúng sưởi ấm chúng ta trong đêm đông giá lạnh, đem lại niềm vui, niềm hy vọng không cho tín hữu mà bao trùm cả nhân loại.
Mừng ngày Chúa sinh ra, nào cùng nắm tay tươi cười
Hòa bình đến cho muôn người, cùng cất tiếng ca mừng vui.
Mừng ngày Giáng Sinh an hòa, mừng hạnh phúc cho muôn nhà !
Từ thành phố hay đồng quê, muôn nơi vang tiếng hát vang lừn*
Đêm Noel, đêm Noel ta hãy vui lên !
Đêm Noel ơi đêm ta xin ơn trên hòa bình cho trần thế
Đêm Noel ! chuông vang lên ! chuông giáo đường vang lên
Đêm Noel Đêm Noel ta hãy chúc nhau câu cười (James S. Pierpont. Hoa Kỳ,1822-1893)
Mừng Chúa Phục Sinh. Tiếng chuông hoan hỷ chan hòa đêm vọng Phục Sinh cho chúng ta biết :
Chúa đã sống lại thật rồi,
Chúa đã sống lại thật rồi,
Người ơi vui lên trong tiếng ca
Chúa đã sống lại thật rồi,
Chúa chiến thắng tử thần
Đem nguồn hạnh phúc khắp nơi
Vì đêm qua đã tàn rồi
Giờ vinh quang rạng ngời
Ngày tươi lên ánh vui
Hồng ân Thiên Chúa tuyệt vời
Ngài ban cho khắp trần đời
Mừng hát lên người ơi…(Nguyễn Duy)
Mời gọi và nhắc nhờ đến nhà thờ tham dự thánh lễ cầu kinh sớm chiều. Vào nhà thờ là bỏ mọi sự bên ngoài. Dù mưa hay nắng, ngay cả bão táp. Một mình chìm đắm chung với cộng đoàn bên Chúa. Thiên Chúa luôn muốn mọi người chúng ta được sống hạnh phúc và hưởng ơn lành. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đánh mất những gì quí giá, mà không kiềm hãm được bản năng thấp hèn mình. Chúng ta để cho cái tôi xấu xí lên ngôi, hoen ố bầu khí yêu thương mà Thiên Chúa muốn. Thiết nghĩ, những lúc gặp khó khăn, chỉ cần ít phút lắng lòng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Chạy đến với Ngài và thân thưa để được bao dung. Chúng ta xác tín rằng, khi đến với Chúa, Ngài dùng ánh sáng tình yêu chiếu rọi vào tâm hồn chúng ta, làm việc lành phúc đức, đáng thưởng công lâu bền.
Đón tiếp đôi uyên ương, hồi chuông ngưng, đôi tân hôn tiến lên bàn qùi giữa gia đình họ hàng hai bên và công khai nhân danh Chúa Ba Ngôi, tuyên bố : Anh (Em) nhận chiếc nhẫn này làm bằng chứng tình yêu và trung thủy của Anh (Em).
Vào những dịp lễ lớn như đêm Giao Thừa, ngày đầu năm, sau hồi chuông dồn đổ, cả nhà thờ dâng lời chúc:
Xin chúc anh một mùa xuân hạnh phúc
Xin chúc em một mùa xuân hy vọng
Ta chúc nhau một mùa xuân ấm êm
Và chúc mọi người một năm mới bình an (Thi Thiên)
Thay đổi cuộc đời hai ngả. Thói quen, tiếng chuông sầu buồn thong thả báo có ai trong xứ đạo qua đời. Chuông giật 7 tiếng cho biết là có người nam hay 9 tiếng là có người nữ lìa đời, phân đôi ngả sống chết. Người Công Giáo luôn có niềm tin lớn và hy vọng vào mai sau, trường tồn. Tiếng chuông thôi thúc mau chóng đến với gia đình và người quá cố. An ủi người còn sống và cầu kinh cho người ra đi. Nay người mai ta.
Sự sống này thay đổi mà không mất đi
Lúc con người nằm yên giấc ngủ
Mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai
Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười
Nhưng con tin rằng ngài mai trong Chúa
Chẳng có nỗi buồn, đẹp mãi niềm vui…(Phanxico)
Trường hợp đặc biệt, tháng 9. 2020, tổ chức ‘Yes to Life’ (Nói có với sự sống) của Công Giáo Ba Lan, xin ĐGH Phanxcicô làm phép quả chuông nặng gần một tấn, mang tên ‘Chuông, tiếng nói của người không được sinh ra’. Ngày 30.6.2021, tổ chức này mới đem chuông từ Roma về Balan, đặt ở nhà thờ Các Thánh. Cha sở là cha Przemyslaw Dray, tuyên úy gia đình giáo phận. Trên chuông, một mặt khắc hình bào thai hài nhi, mặt kia điều răn thứ 5 ‘Chớ giết người’. Chuông để trên giá có bánh xe dễ di chuyển. Từ ngày 30.6, chuông luân phiên đến các xứ thay mặt Giáo Hội gióng lên tiến ‘đừng giết bào thai’. Theo ông Rogdan Romaniuk, phó chủ tịch hội Yes to Life cho biết mỗi năm có tới 42 triệu trẻ em bị giết trên thế giới do phá thai. Hy vọng, từ nay chúng ta làm cho tiếng chuông vang lên nhắc nhở mọi người về quyền bất khả xâm phạm, nâng cao nhận thức và đánh thức lương tâm con người. (Vatican News. 1. 7. 2021)
Vụ hỏa hoạn vương cung thánh đường Notre Dame de Paris, 15.4.2019, làm ngọn tháp 68 mét ở giữa mái nhà thờ bị sập hoàn tòan. Con gà trên tháp này đã tìm thấy trong vườn bông bên cạnh sông Seine.
TIẾNG CHUÔNG QUA VĂN CHƯƠNG
Tiếng chuông nhà thờ ngân vang ẩn chứa thông điệp, sắc thái, giá trị văn hóa. Mang lại hứng khởi của văn thi nhạc sỹ sáng tác những tác phẩm tuyệt tác để đời.
Các Văn Sỹ đã dùng đề tài ‘Tiếng Chuông’ sáng tác cho dân tình đơn sơ chất phát. Tiếng chuông nhà thờ trở nên quen thuộc với không gian làng quê từ năm nào? Tiếng chuông gắn liền với nhà thờ, xóm đạo, với không gian thanh khiết, tôn nghiêm.
Nhạc sỹ trước tác dân hay thánh ca, chứa đựng tình cảm. Tiếng chuông nhà thờ được ví như những nốt nhạc thánh thiện đóng vai trò trung gian, kết nối và chỉ dẫn cho mọi người đến với Chúa, bất kể họ là ai. Và không ai độc quyền sở hữu tiếng chuông. Mà tất cả mọi người được đồng hưởng trong không gian tthiêng liêng tha thiết, nhẹ nhàng, thanh thản để gửi gắm tiếng lòng và niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Nhạc họa sỹ Văn Cao (1923-1995) cất hát lên từ làng quê:
Làng tôi xanh bóng tre và tiếng chuông nhà thở rung. Rộn ràng lòng ai lưu luyến.
Lời tâm sự đơn sơ của Khánh Qùynh trong bài ‘khấn nguyện’ có đoạn :
…Dưới tượng Người con thì thầm nho nhỏ
Xin ngôi sao minh chứng tấm lòng yêu
Chuông nhà thờ vọng vang mỗi buổi chiều
Chúa Nhật lễ sóng vai vào khấn Chúa
Trong tác phẩm ‘Và Như Cơn Gió Thoảng’của Bảo Chấn viết :
…Và như cơn gió thoảng
Giọng sơn ca hòa trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga
Để em trong giấc mộng cầm tay anh.
Nhẹ nhàng bay trên bầu trời lung linh ánh sao…
Bản ‘Tiếng Chuông Nhà Thờ’ của nhạc sỹ dương cầm Nguyễn Xuân Khoát (1910-1993) viết 1946, thời chiến tranh, vẫn âm vang tới nay.
Thánh đường tôn nghiêm.
Giặc sàm tái chiếm
Góc cao đền thánh
Đặt súng thay chuông
Hung ác bạo cuồng
Tàn sát dân lành
Giêsu Maria lạy Chúa tôi
Đây xưa nay ngày nhật những hồi chuông
Đây xưa nay ngày lại ngày tiếng chuông buông
Tiếng buông hồi chuông nhắc nhở
Cầu Chúa ban phước ơn lành...
Vô số bài thơ diễn tả tâm tư con chiên ngoan đạo mong sao đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Như :
- Khi sáng tinh mơ
Chuông nhà thờ đổ
Trên lối mòn nhỏ
Đi lễ vui thay
Khi chiều về đây
Chuông nhà thờ đổ
Hỡi ai sầu khổ
Đến với giờ này
Chuông cất khoan thai
Êm từng tích tắc…
Khi ngày đã qua…
(“Chuông Nhà Thờ”, Peter Hy Tấn, 25.8.2013)
Hay tung tăng bên nhau, trên đường mòn, hẹn hò vui ca cả đêm Noel
Bước theo con đường cũ
Nghe tieng ai vang rền
Dòng người qua tấp nập
Rộn ràng đêm Noel
Em chưa về thăm phố
Phố buồn phố ngủ yên
Để cùng phố lên đèn
Chúa ra đời cứu thế…
(“Đêm Noel Buồn”, DVVKH)
Chiều tan việc, nắng tàn, đón xe về trên sân ga, hay bất cứ nơi nào, tiếng chuông vang dội, gợi nhớ
Sao nơi em về.
Là sân ga…?
Một buổi chiều.
Nắng vừa vội tắt
Chuông nhà thờ.
Vừa gióng ngân nga
Buồn hoàng hôn
Ánh đèn vành hiu hắt
Có ai biết
Mà đón mà đưa
Có ai biết
Mà môi cười mắt rạng
Trôi về đâu
Lời ấm áp
(Đêm Không Thuộc Về. Dulan)
Đổi thay, có quên, nhưng không bao giờ quên tiếng chuông, bao kỷ niệm vấn vương xa gần, từ nhỏ đến lớn khôn.
Đường như đêm sắp tàn
Chuông nhà thờ đổ ngân vang khua rền
Tiếng gà gáy gọi bình minh lên
Giật mình mới mình quên ngủ rồi
Nơi thân xác này cha mẹ cho
Trái tim khối óc lại do Người cầm
(‘Sân Ga Chiều Buồn.Trinhcamle)
‘
Tư tưởng kết luận sau khi viết bài này
Mấy tháng nay khi vắng tiếng chuông vì Covid-19, nhà thờ ít người lui tới. Nhưng đức tin người tín hữu vẫn tỉnh thức và cầu nguyện ‘Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 26, 41). Lúc nào, người tín hữu luôn phó thác cậy trông có ‘Thày đây, đừng sợ” (Ga 6, 20) Nhưng, vẫn nhớ người kéo chuông báo thức, giữ giờ, chờ mong xuất hiện. Bao giờ kéo chuông liên tục lại, hỡi ngươi.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Lăm, tiếp theo
Vũ Văn An
23:42 18/02/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương 15. Loạt bài về tình yêu táo bạo
15.4. Chiến thắng cái ác
Viễn ảnh
(Rô-ma 12:9-10) Khi nạn nhân đầy ham muốn trả thù điên cuồng và thô bỉ, kẻ xấu có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân đang phản ứng cách tội lỗi do đó bị ảnh hưởng bởi tinh thần tội lỗi. Nhưng lòng căm thù nào biết ghét cái ác và bám vào sự thật và cái đẹp sẽ khiến cái ác tức giận và khơi dậy những cuộc tấn công nhằm làm xấu hổ thúc bách nhất của nó. Nếu cái ác tại thời điểm này không thể kiểm soát hoặc làm xấu hổ, thì nó sẽ mất tính hữu hiệu của nó.
Hy vọng
(Phi-líp-phê 3:18-19; Rô-ma 8:1) Cái ác sẽ không bị đánh bại miễn là tâm hồn chúng ta còn sống để có được sự cứu trợ ngay lập tức hoặc thoát khỏi mất mát sâu xa. Chỉ khi chúng ta có ít hoặc không có gì để mất, chúng ta mới sẵn sàng yêu thương. Khi đó, chúng ta có thể đối diện với lời buộc tội đáng xấu hổ nhất của Kẻ ác và tìm thấy lòng thương xót của Chúa đủ để chống lại cuộc tấn công tàn bạo của sự khinh miệt. Lòng thương xót của Người sẽ giúp chúng ta sống sót sau bất cứ cuộc tấn công nào và giúp thoát khỏi sự lên án cho những ai chọn tin vào máu của Chúa Ki-tô.
(Híp-ri 12:1-12; 1 Phê-rô 4:1-2) Chúng ta phải thực hành hằng ngày việc được huấn luyện trong sự chính trực để đáp ứng, một cách phù hợp với Kinh thánh, bất cứ điều gì, để điều chỉnh tâm hồn chúng ta theo sự thật và được củng cố bởi kỷ luật. Vào đúng thời điểm, chúng ta sẽ gặt hái được một mùa trái chính trực. Nếu chúng ta theo đuổi mục đích của Thiên Chúa giữa nỗi đau và sự đau khổ, chúng ta sẽ phát triển trong sự hiểu biết về Thiên Chúa theo cách sâu sắc hơn. Theo đó, Thiên Chúa sẽ kiểm soát chúng ta bất kể những điều bên ngoài của cuộc sống hay hoàn cảnh xung quanh chúng ta. Vì vậy, cái ác sẽ nổi giận khi đối mặt với sức mạnh và lòng thương xót.
Thay đổi
(Lu-ca 17:3-6) Sự tha thứ có thể được định nghĩa là một quá trình liên tục khao khát sự phục hồi, hủy bỏ sự trả thù và ban tặng những món quà tốt đẹp. Chúng ta phải tha thứ cho đến khi có sự hòa giải. Nhưng sự phục hồi không nên xảy ra cho đến khi có sự ăn năn. Sự ăn năn của người ác sẽ bao gồm việc từ bỏ cơn thịnh nộ và sự chế giễu. Người đó cần phải sẵn lòng, khiêm nhường và đau đớn vì tội lỗi vì đã sử dụng sự nhục mạ và khinh thường của mình.
(1 Cô-rinh-tô 5:5; 2 Thê-xa-lô-ni-ca 3:14-15) Ơn tuyệt thông là việc giữ lại mối quan hệ vì nó loại bỏ cơ hội phạm tội ngay lập tức và mở ra cánh cửa cho sự cô đơn và xấu hổ. Nó phá hủy khuynh hướng tội lỗi và làm tăng thêm sự xấu hổ. Nhiệm vụ yêu thương một người xấu xa đòi hỏi sự can thiệp siêu nhiên. Trận chiến không phải của chúng ta, mà là của Chúa.
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Lc 17:3
Lòng sùng kính: Tạo Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu 1 Phê-rô 3:9-12.
Cởi bỏ/Mặc vào: Xem lại Mục 7.9, “Tự nhận trách nhiệm giải trình”. Hãy lập danh sách những thất bại và bắt đầu xử lý từng thất bại một bằng cách hoàn thành Mục A.4, “Phiếu bài tập Chiến thắng tội lỗi”. Thực hành mô hình mới trong khoảng 6 tuần. Tiếp tục, tiếp tục và bắt đầu lại cho đến khi cảm nhận được Sự hiện diện của Chúa trở nên rõ ràng. Sự vâng lời là phần của chúng ta. Khi chúng ta vâng lời, Chúa sẽ làm phần còn lại.
15.5. Làm điều tốt cho kẻ thù của bạn
Viễn ảnh
(Mát-thêu 5:40-42; Ê-phê-sô 4:29) Yêu kẻ thù của bạn có nghĩa là cho kẻ thù của bạn những gì họ đang rất cần. Trong nhiều trường hợp, tình yêu táo bạo sẽ làm nản lòng, xúc phạm, tổn thương, làm phiền và buộc người được yêu phải giải quyết vấn đề đang cướp đi niềm vui của họ và những người khác. Nhiệm vụ của chúng ta là liên tục học và học lại ý nghĩa của việc cung cấp những gì người khác cần. Tất cả con người đều cần tình yêu và sự tôn trọng. Vì vậy, trọng tâm là tăng ham muốn được yêu thương và tôn trọng, và giảm xu hướng theo đuổi những con đường sai lầm để thỏa mãn.
Hy vọng
( 2 Cô-rinh-tô 7:8-16; Rô-ma 12:27 ) Lòng tốt là món quà của sự chu đáo, tìm cách phục vụ người khác bằng lòng cảm thương. Sự dịu dàng là phản ứng của lòng thương xót có thể nhìn thấu tội lỗi đến những phần của trái tim con người, một trái tim được thiết kế cho nhiều điều hơn thế. Sức mạnh hệ ở việc sẵn sàng đổ máu giữa những xung đột khó chịu, không mong muốn. Sức mạnh là cần thiết để vạch trần những vi phạm trong mối quan hệ và không sợ mất đi mối quan hệ. Chúng ta phải nuôi dưỡng kẻ thù của mình vì chúng ta yêu cái đẹp và ghét sự cao ngạo.
( Mát-thêu 26:17-35; Gioan 21:15-19; Mát-thêu 27:3-5) Lòng tốt phơi bày sự trần trụi và đói khát của kẻ thù, làm xấu hổ kẻ thù, và sau đó tạo cơ hội để phục hồi. Cái ác không thể chịu đựng được sự xâm nhập của lòng tốt. Điều làm cho cái ác trở nên khó chịu hơn bất cứ điều gì là việc người ta không bị sự làm nhục chế ngự nhưng không vô liêm sỉ.
(Lu-ca 6:27-31) Cần cầu xin sự khôn ngoan để học cách áp dụng sự thật vào những tình huống và con người khác nhau mà chúng ta gặp phải. Tôi nên sử dụng miệng lưỡi của mình như thế nào? Thái độ của tôi đối với người đó nên ra sao? Tôi phải đối xử với những kẻ ngu ngốc như thế nào?
Hãy bước đi với Thiên Chúa và thảo luận với Người về cách ứng phó trong những tình huống khác nhau. Diễn tập một số cảnh, suy gẫm lớn tiếng với Thiên Chúa về những gì có thể đang diễn ra trong lòng người đó, xem xét lại hành vi và phản ứng của bạn. Theo đó, sự khôn ngoan được định nghĩa là lòng tốt và sức mạnh khéo léo, được tôi luyện bằng sự khôn ngoan, được trang bị lòng can đảm, rõ ràng về ơn gọi và khao khát nhìn thấy sự kiêu ngạo bị phá hủy và vẻ đẹp được nâng cao. Để ban phước cho một người, lời nói phải được sử dụng để khơi dậy nỗi khao khát chính đáng, phơi bày sự trống rỗng và đánh lạc hướng những nỗ lực nhục mạ hoặc đe dọa của kẻ thù. Phước lành phải được thiết kế để mở lòng kẻ thù biết kinh ngạc và tò mò.
Thay đổi
(Mát-thêu 5:40-46) Đi một dặm, đưa má bên kia, bao gồm sự hy sinh khôn ngoan vì đó là trao tặng thứ dành cho kẻ thù, không phải cho bạn bè. Kẻ thù mong đợi sự đe dọa và làm nhục của hắn sẽ giúp hắn đạt được điều hắn muốn vì nó mang lại cho hắn cảm giác kiểm soát và tưởng tượng rằng mình giống Thiên Chúa. Đáp lại lòng tốt và sự hào phóng khiến kẻ thù vấp ngã vì hành động đó mang một vết cắn cứu chuộc. Sự hy sinh khôn ngoan là một món quà của ân sủng, phơi bày lòng căm thù và cơn thịnh nộ, và mời kẻ thù vật lộn với tội lỗi của hắn. Lời nói và việc làm tốt là thuốc trường sinh, là thuốc giải độc chống lại cái chết (Châm ngôn 1:22). Có 3 loại kẻ thù trong cuộc sống của chúng ta: người xấu, kẻ ngu ngốc và kẻ khờ khạo (tội nhân bình thường).
(Híp-ri 10:24) Lòng tốt bao gồm mong muốn nhìn thấy ai đó hoặc điều gì đó phát triển về sức mạnh, tự do và vẻ đẹp. Một trái tim kiêu ngạo bị chai cứng bởi chính tội lỗi của mình và làm mù lòng những người mà nó kiểm soát. Sự chế giễu là ngôn ngữ của sự buộc tội và đó là vũ khí mà cái ác sử dụng một cách mạnh mẽ để tước đi ý thức về bản thân và cuộc sống của nạn nhân. Cái ác đánh cắp đức tin, đức cậy và đức ái vì nó phát tán thông tin sai lệch: đổ lỗi cho nạn nhân, cướp đi cuộc phiêu lưu tìm thấy trong đức tin của con người. Nó tạo ra sự ràng buộc, một hình thức nô lệ, làm tê liệt các giác quan và đánh cắp khỏi tâm hồn tầm nhìn về những gì có thể xảy ra.
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl. 2:12-13)
Câu Kinh thánh để ghi nhớ: 1 Pr 3:9
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu Rm 12:9-23.
Cởi bỏ/Mặc vào:
Ôn lại Mt 5:3-12. Trên cơ sở những sự thật này, hãy xử lý Phần A.2, “Danh sách suy nghĩ và hành động”, hình dung ra những gì bạn có thể trở thành khi bạn cho phép Chúa muốn và hành động trong bạn vì ý muốn tốt lành của Người, biến đổi bạn theo Con của Người.
(1 Pr 2:21-23) Hãy trao mọi tổn thương, đau đớn, mọi phản ứng xúc phạm tiềm tàng của bạn cho Chúa, để Người giải quyết sự xúc phạm và kẻ xúc phạm. Chuẩn bị bản thân để thoát khỏi mọi cay đắng khi bị cám dỗ bằng cách làm theo các bước trong Kế hoạch dự phòng và:
1. Kêu cầu Chúa 'giúp đỡ'.
2. 'Từ bỏ' việc cố gắng xử lý tình huống theo cách của bạn. Cầu xin Chúa can thiệp hoàn toàn.
3. Cầu xin Chúa làm điều tốt lành xuất hiện trong tình huống đó.
4. Cầu xin Chúa làm điều tốt lành xuất hiện trong bất cứ tổn hại nào mà bạn có thể đã gây ra.
5. Cầu nguyện cho sức khỏe, sự trọn vẹn của kẻ thù. Cầu nguyện để cứu vãn mọi điều tốt đẹp, đẹp đẽ và chân thật trong họ.
6. Cuối cùng, bất kể điều gì xảy ra, hãy tuyên xưng: "Ý Cha thể hiện", và đứng vững.
15.6. Yêu một kẻ ngu
Viễn ảnh
(Châm ngôn 12:15; Châm ngôn 18:2; Châm ngôn 28:26; Châm ngôn 30:32) Sách Châm ngôn mô tả kẻ ngu (fool) là người hay tức giận, kiêu ngạo và ích kỷ. Một số người trong chúng ta đổ lỗi cho chính mình hoặc đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của mình. Trong cả hai trường hợp, tập chú là vào bản thân, vào nhu cầu và mục đích của chính mình. Cơn giận của kẻ ngu là đe dọa và làm người khác sợ hãi để thiết lập sự thống trị và độc lập của mình, và để đạt được sự tuân thủ và kiểm soát.
Hy vọng
(Thánh vịnh 14:1; Thánh vịnh 53:1; Lu-ca 12:19-20; Thánh vịnh 73) Kẻ ngu thường sử dụng lòng kiêu ngạo ngạo mạn như một tấm khiên chống lại sự xấu hổ do bị phơi bày. Đó là sự ích kỷ tột độ. Trái tim anh ta trống rỗng, nhưng cảm thấy đầy đủ vì nó tìm thấy sự thỏa mãn trong thế giới vật chất. Anh ta không nói rằng Chúa không hiện hữu nhưng Thiên Chúa không quan trọng. Điều quan trọng là những gì anh ta có thể đặt tay vào để lấp đầy tâm hồn mình. Kẻ ngu là người tự mãn, dễ thỏa mãn nhưng lại ngu ngốc về mặt đạo đức. Kẻ ngu vô độ nhưng dễ hài lòng. Nhưng sự đầy đủ thực sự duy nhất đến từ sự phụ thuộc khiêm nhường vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
(Phi-líp-phê 2:12; Híp-ri 2:10; Híp-ri 5:8-9; 1 Phê-rô 4:1-3) Những kẻ ngu tìm kiếm những nguồn lực dễ dàng để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình bất kể phải trả giá hay thiệt hại nào cho bản thân hoặc người khác trong quá trình này. Những kẻ ngu ghét nỗi đau của kỷ luật và nỗi sợ cố hữu liên quan đến việc phát triển sự khôn ngoan và kiến thức. Sự phát triển luôn bao gồm nỗi sợ hãi, run rẩy, đau khổ và cái chết. Kẻ ngu ghét bất cứ điều gì phơi bày sự xấu xí trong trái tim mình, và họ tránh nỗi đau tạo ra vẻ đẹp lâu dài.
(Châm ngôn 15:5) Kỷ luật bao gồm mất mát và trống rỗng, trong khi kẻ ngu cam kết với khoái lạc và sự viên mãn. Kỷ luật là sự tham gia bản thân với gian khổ gai góc để chế ngự sự hỗn loạn không kiểm soát được của Sự sa ngã và là cuộc chiến chống lại những tác động của Sự sa ngã. Kẻ ngu từ chối đấu tranh với các vấn đề về tính cách, họ sống vì khoái lạc. Kẻ ngu tranh cãi với sự khôn ngoan vì họ phải từ bỏ sự tức giận và sự phô trương của mình, và trải nghiệm sự xấu hổ của bất lực.
Thay đổi
(Châm ngôn 26:5) Sự điên rồ của kẻ ngu phải bị phơi bày, hậu quả phải trải qua, và những thất bại trong tình yêu phải được thảo luận và giải quyết để hướng tới sự ăn năn. Chúng ta được kêu gọi sử dụng mức độ khôn ngoan cao nhất để biết nên khiển trách hay giữ im lặng. Bản chất của tình yêu không phải là sự hy sinh liều lĩnh, mà là sự gián đoạn sáng suốt, được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
(Lu-ca 18:18-25; Gioan 4:1-30) Chúa Giêsu không để mình bị kéo vào bãi lầy của sự tự phụ cao ngạo, hoặc sự xấu hổ hoặc sự phòng thủ có cơ sở. Thay vào đó, Chúa Giêsu thách thức sự hiểu biết của Người về chữ "tốt" để phơi bày điều Người thực sự mong muốn: sự khẳng định hay sự thay đổi triệt để. Tại giếng nước, Chúa Giêsu không tham gia vào thế phòng thủ của người phụ nữ mà tiếp tục làm sâu sắc thêm sự tò mò và khao khát của nàng đối với điều nàng biết mình không có: sự tươi mát thỏa mãn cuộc sống. Người đã sử dụng dữ liệu của thời điểm đó và sử dụng nó để phơi bày trái tim của người phụ nữ thay vì chỉ lên án hành vi của nàng và khuyên nhủ thay đổi.
(Rô-ma 12:9-21) Khi chúng ta "chuẩn bị" kẻ ngu để tiếp tục phơi bày, như trên, chúng ta đang tự chuẩn bị cho mình để tấn công. Hãy chuẩn bị để nhẹ nhàng bước sang một bên, nhưng không sợ hãi, nhưng hãy chuẩn bị để đáp lại bằng sự dịu dàng và mạnh mẽ, không khuất phục trước sự nhục mạ hoặc đe dọa. Điều này sẽ làm cho kẻ ngu ngạc nhiên, kẻ sẽ không còn kiểm soát được bạn hoặc chính họ nữa. Hãy đáp lại họ một cách nhẹ nhàng, tràn đầy sự thông minh, đam mê, đau buồn, sức mạnh và sự dịu dàng. Kẻ ngu không thể ăn năn trừ khi họ cảm thấy đau đớn.
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Rm 12:9
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu 2 Pr 1:3-8.
Cởi bỏ/Mặc vào: Tiến trình Phần A.8, “Giải thoát khỏi sự lo lắng”. Hãy phán đoán và thiết lập bản thân trong ân sủng của Chúa, sau đó tiến hành đối diện với kẻ ngu và giành được họ về với Chúa. Hãy nhớ rằng chỉ có Chúa mới có thể thay đổi trái tim của người khác. Nhiệm vụ của bạn là đánh giá hành vi (không phải động cơ) và không phản ứng bốc đồng mà hãy thực hành áp dụng Phần A.9, “Kế hoạch dự phòng” cho đến khi một khuôn mẫu có cấu trúc theo Kinh thánh trở nên tự phát. Đừng bỏ cuộc, điều này cần thời gian. Ngay cả khi kẻ ngu không bao giờ thay đổi, bằng cách thực hành những phản ứng của Chúa, bạn sẽ thay đổi và phát triển theo hình ảnh của Chúa chúng ta.
VietCatholic TV
Khi TQLC Nga lọt vào bãi mìn Ukraine. Ngưng bắn trước Lễ Phục sinh. Quân Anh chuẩn bị vào Ukraine
VietCatholic Media
02:51 18/02/2025
1. Thủy Quân Lục Chiến Nga mang cờ Liên Xô diễn hành thẳng vào bãi mìn của Ukraine ở Kursk. Máy bay điều khiển từ xa đã tiêu diệt họ.
Tự tin tiến về phía phòng tuyến của Ukraine tại Tỉnh Kursk, phía tây nước Nga trên những chiếc xe thiết giáp treo cờ Liên Xô cũ một cách táo bạo, một nhóm tấn công từ Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 của Nga diễn hành thẳng vào bãi mìn do Lữ đoàn Cơ giới số 47 của Ukraine rải.
Kết quả có thể dự đoán được—và mang tính biểu tượng cho cuộc phản công yếu ớt của Nga ở Kursk. Cuộc phản công tăng tốc vào đầu tháng 11, ba tháng sau khi một lực lượng mạnh của Ukraine xâm lược Kursk và tạo ra một vùng nhô ra rộng 250 dặm vuông từ khu vực này.
“Quân Nga lại tiếp tục tấn công ở Kursk chống lại Lữ đoàn 47 và các đơn vị phụ trợ của họ,” lữ đoàn báo cáo. “Trong một đội hình gồm hơn một chục xe tăng và khoảng một đại đội đối phương”—khoảng 100 quân—”họ đã ném Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 155 ‘tinh nhuệ’ của Nga với lá cờ ‘chiến thắng’ vào cuộc tấn công.”
Mìn đã làm nổ tung một số xe của Nga. Máy bay điều khiển từ xa tấn công những chiếc khác và cũng truy đuổi bộ binh đã tháo chạy. Một thành viên xa đoàn người Nga bị sốc vì đạn pháo đã nhảy ra khỏi chiếc xe bị hư hỏng của mình, lê bước vài bước qua tuyết, ngã ngửa ra sau—và sau đó phát nổ khi một máy bay điều khiển từ xa đâm vào anh ta.
“Chúng ta đang dập tắt mọi nỗ lực tiến quân của đối phương vào Kursk,” Lữ đoàn cơ giới số 47 reo hò.
Không phải vô cớ mà quân đội Ukraine lại vui mừng như vậy khi giết chết Thủy Quân Lục Chiến Lữ đoàn 155. Vào ngày 13 tháng 10, lữ đoàn Nga đã bắt giữ, lột quần áo và hành quyết chín người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine ở Kursk—một tội ác chiến tranh báo hiệu sự tàn bạo ngày càng gia tăng của Nga khi cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Ukraine đang tiến tới năm thứ tư.
Lữ đoàn cơ giới số 47 đã đánh bại ít nhất hai cuộc tấn công lớn của Nga và Bắc Hàn trong tháng này. Lữ đoàn đã giữ vững phòng tuyến dọc theo rìa phía tây của điểm nhô ra trong khi lính dù Ukraine phản công ở rìa phía đông vào ngày 5 tháng 2, nhanh chóng tiến lên vài dặm. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, điểm nhô ra của Ukraine đang trở nên lớn hơn chứ không phải nhỏ hơn.
Kursk là một con bài mặc cả. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã xác nhận tuần trước rằng lực lượng của ông đã tấn công xuyên biên giới vào Kursk hồi tháng 8 để chiếm lãnh thổ của Nga. Kyiv cuối cùng có thể đổi lấy lãnh thổ Ukraine mà người Nga xâm lược. “Chúng tôi đang trao đổi một lãnh thổ này lấy một lãnh thổ khác”, Zelenskiy nói.
Nhưng không rõ liệu người Ukraine có thể nhận được các điều khoản có lợi khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kiểm soát các cuộc đàm phán có thể có giữa Ukraine và Nga hay không.
Bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng có thể mong manh và ngắn ngủi nếu không có sự hỗ trợ liên tục của Hoa Kỳ cho các lực lượng Ukraine, bao gồm Lữ đoàn cơ giới số 47 được trang bị chủ yếu từ Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Zelenskiy trao cho Hoa Kỳ một nửa trong số 500 tỷ đô la dự trữ khoáng sản đất hiếm của Ukraine để thanh toán cho viện trợ trước đây của Hoa Kỳ—và là điều kiện tiên quyết cho viện trợ trong tương lai.
Bị kẹt giữa những kẻ xâm lược Nga và những người Mỹ ra mặt phớt lờ người Ukraine và Âu Châu, Zelenskiy đang đi trên một ranh giới rất mong manh. Cho đến nay, ông đã tránh ký thỏa thuận khoáng sản, nhưng không loại trừ một số loại trao đổi kinh tế giữa Hoa Kỳ và Ukraine như một phần của thỏa thuận an ninh rộng hơn. Bất kỳ thỏa thuận nào “vẫn cần phải làm việc để bảo đảm lợi ích của Ukraine được bảo vệ”, Zelenskiy nói.
“Cho đến nay, Zelenskiy đã giải quyết các cuộc đàm phán rất tốt”, Tatarigami, người sáng lập của Nhóm Frontelligence Insight của Ukraine kết luận. “Mặc dù bị tống tiền gián tiếp, ông ấy vẫn không nhượng bộ”.
Và trên những cánh đồng phủ đầy tuyết và đẫm máu ở Kursk, Lữ đoàn cơ giới số 47 đang kéo dài thêm thời gian cho Zelenskiy để ngoại giao—và nắm giữ con bài mặc cả tốt nhất mà Ukraine có: hàng trăm dặm vuông đất Nga.
[Newsweek: Russian Marines Flying Soviet Flags Paraded Right Into A Ukrainian Minefield In Kursk. Drones Finished Them Off.]
2. Tổng thống Donald Trump muốn ngừng bắn ở Ukraine vào lễ Phục sinh, Bloomberg đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn bảo đảm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Nga với Ukraine trước lễ Phục sinh, Bloomberg đưa tin vào ngày 16 tháng 2, trích dẫn lời các quan chức giấu tên.
Tổng thống Donald Trump trước đây đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 24 giờ. Kể từ khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, mốc thời gian đó đã được sửa đổi.
Chính quyền Hoa Kỳ đã nói với các quan chức Âu Châu rằng họ hy vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào lễ Phục sinh, tức ngày 20 tháng 4, Bloomberg đưa tin.
Một nguồn tin giấu tên cho biết kế hoạch của Tổng thống Donald Trump nhằm nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine là đầy tham vọng và “có khả năng không thực tế”.
Một người cho biết nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine vào cuối năm nay chứ không phải vào lễ Phục sinh.
Trong tuần qua, Hoa Kỳ đã có một số động thái nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự Nga-Ukraine — một số trong đó đã khiến các quan chức Âu Châu và Ukraine lo ngại.
Tổng thống Donald Trump đã điện đàm với Putin vào ngày 12 tháng 2, sau đó có cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào cuối ngày hôm đó.
“Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng mối đe dọa đối với Âu Châu là nước Nga của Vladimir Putin, cuộc gọi điện thoại của Tổng thống Donald Trump cho Putin là một sai lầm”, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 15 tháng 2.
Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, đã khiến các nhà lãnh đạo Âu Châu sửng sốt vào ngày 15 tháng 2 khi ông tuyên bố Âu Châu sẽ không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Pháp có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 17 tháng 2 để các nhà lãnh đạo Âu Châu thảo luận về chiến lược đối phó với Nga và Ukraine trong bối cảnh lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ loại Liên Hiệp Âu Châu khỏi quá trình đàm phán.
[Kyiv Independent: Trump wants ceasefire in Ukraine by Easter, Bloomberg reports]
3. Có báo cáo về vụ cháy tại nhà máy lọc dầu ở Krasnodar Krai của Nga sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ‘lớn’
Một vụ cháy lớn được cho là đã bùng phát tại nhà máy lọc dầu Ilsky ở Krasnodar Krai của Nga vào đêm 17 tháng 2 sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn của Ukraine vào khu vực này, các kênh truyền thông Telegram của Nga đưa tin.
Các video do cư dân địa phương đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một đám cháy lớn tại nhà máy lọc dầu nằm ở quận Seversky của khu vực. Người dân cho biết đã nghe thấy tiếng nổ vào khoảng 1:30 sáng giờ địa phương.
Thống đốc khu vực Veniamin Kondratyev tuyên bố vào đầu buổi tối rằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã thực hiện một “cuộc tấn công lớn” vào khu vực, phá hủy 12 ngôi nhà và làm một người phụ nữ bị thương — mặc dù Kondratyev không đề cập đến vụ tấn công vào nhà máy lọc dầu.
Các đội cấp cứu hiện đang có mặt tại hiện trường. Không có thông tin nào được công bố ngay lập tức về bất kỳ thương vong nào tại nhà máy lọc dầu hoặc mức độ thiệt hại.
Ukraine coi các cơ sở dầu mỏ của Nga là mục tiêu quân sự hợp lệ, vì lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch cung cấp cho cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa. Quân đội Ukraine đã nhiều lần tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
Vụ tấn công được cho là xảy ra chỉ vài ngày sau khi quân đội Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu Afipskiy ở Krasnodar Krai vào ngày 10 tháng 2. Vụ tấn công nhắm vào cơ sở quan trọng giải quyết 6,25 triệu tấn dầu mỗi năm.
[Kyiv Independent: Fire reported at oil refinery in Russia's Krasnodar Krai following 'massive' drone attack]
4. Putin sẽ sử dụng Ông Donald Trump như ‘đạo cụ trong màn trình diễn của chính mình’—Zelenskiy nói thẳng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Putin có ý định lợi dụng Tổng thống Donald Trump như một “đạo cụ” cho tham vọng địa chính trị của riêng mình.
Zelenskiy đưa ra bình luận này trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Bảy, trong đó ông cho biết ban đầu ông không hài lòng với cuộc điện đàm giữa tổng thống Hoa Kỳ với Putin.
Kyiv đang đi trên dây ngoại giao khi phải đối mặt với khả năng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ có ít hỗ trợ quân sự hơn và viễn cảnh lời cam kết của tổng thống Hoa Kỳ về một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến có thể có lợi cho Putin.
Bình luận của Zelenskiy cho thấy ông nghĩ Putin có thể lợi dụng Tổng thống Donald Trump, đây là sự thay đổi trong giọng điệu của Kyiv trong bối cảnh lo ngại rằng một thỏa thuận có thể được thực hiện sau lưng họ.
Trong bài phát biểu hôm thứ Bảy, Zelenskiy cho biết Putin muốn đàm phán riêng với Hoa Kỳ và sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Donald Trump đến Quảng trường Đỏ để tham dự lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 đánh dấu sự đóng góp của Mạc Tư Khoa trong việc đánh bại chủ nghĩa Quốc xã.
Nhưng Tổng thống Donald Trump sẽ không được coi là “một nhà lãnh đạo được kính trọng” mà là “một đạo cụ trong màn trình diễn của chính ông ấy”, Zelenskiy nói. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nói rằng sẽ “nguy hiểm” nếu tổng thống Hoa Kỳ và Nga gặp nhau trước khi ông có cơ hội nói chuyện với Tổng thống Donald Trump.
Hôm thứ sáu, Phó Tổng thống JD Vance cho biết Washington tìm cách bảo đảm một nền hòa bình “lâu dài” khi ông có cuộc gặp đầu tiên với Zelenskiy để thảo luận về nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận với Mạc Tư Khoa của Ông Donald Trump. Kyiv đã cố gắng giữ Washington ở bên mình sau khi Tổng thống Donald Trump làm các đồng minh choáng váng khi tuyên bố nỗ lực hòa bình với Putin.
Zelenskiy cũng cho biết ông sẽ không loại bỏ tư cách thành viên NATO của Ukraine khỏi bàn đàm phán và nhắc lại rằng sẽ không có thỏa thuận hòa bình nào được thực hiện nếu không có sự tham gia của Kyiv.
Hôm thứ Bảy, Zelenskiy cũng cho biết đã đến lúc cần thành lập một đội quân trên toàn Âu Châu, đòi hỏi sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Ukraine, xét đến kinh nghiệm chiến đấu với Nga của Kyiv.
Ông cho biết Hoa Kỳ có thể từ chối hợp tác với Âu Châu “về các vấn đề đe dọa đến Âu Châu” và do đó “đã đến lúc” cần có “quân đội của Âu Châu”.
Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích các thành viên NATO Âu Châu vì không chi đủ tiền cho quốc phòng và cho rằng Washington sẽ không bảo vệ Âu Châu trong trường hợp bị Nga xâm lược.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Putin muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ... tiếp theo Putin sẽ cố gắng đưa tổng thống Mỹ đứng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9 tháng 5 năm nay, không phải với tư cách là một nhà lãnh đạo được kính trọng mà là một đạo cụ trong màn trình diễn của chính ông ta. Chúng ta không cần điều đó. Chúng ta cần thành công thực sự. Chúng ta cần hòa bình thực sự.”
Phó Tổng thống JD Vance hôm thứ sáu đã nói: “Chúng tôi muốn đạt được một nền hòa bình lâu dài, bền vững, chứ không phải loại hòa bình khiến Đông Âu rơi vào xung đột chỉ sau vài năm nữa”.
Các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Ukraine và Hoa Kỳ bao gồm một thỏa thuận khoáng sản tiềm năng giữa Washington và Kyiv, có thể bao gồm việc tiếp cận các nguồn dự trữ khoáng sản của Ukraine để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Vance bày tỏ sự tin tưởng rằng Tổng thống Donald Trump có thể làm trung gian chấm dứt chiến tranh khi đăng trên X rằng ông là “người tạo ra thỏa thuận cuối cùng và sẽ mang lại hòa bình cho khu vực”.
[Newsweek: Putin Will Use Ông Donald Trump As 'Prop in His Own Performance'—Zelenskiy]
5. Tổng thống Phần Lan cho biết vị trí của Ukraine trong Liên Hiệp Âu Châu và NATO là không thể thương lượng
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb nhấn mạnh rằng tư cách thành viên của Ukraine trong Liên minh Âu Châu và NATO là không thể thương lượng, đồng thời nói thêm rằng các liên minh này rất cần thiết để bảo đảm chủ quyền và an ninh của đất nước.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 16 tháng 2, Stubb đã vạch ra một tiến trình ba giai đoạn mà ông tin rằng Ukraine phải trải qua để đạt được hòa bình, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ liên tục của phương Tây.
Theo Tổng thống Stubb, giai đoạn đầu tiên bao gồm các cuộc đàm phán ban đầu, trong đó Ukraine sẽ nhận được viện trợ quân sự và phải tăng cường áp lực quốc tế lên Nga. Điều này sẽ bao gồm các lệnh trừng phạt mở rộng và đóng băng tài sản. Ông lưu ý rằng trong giai đoạn này, Hoa Kỳ có thể đề xuất các bảo đảm an ninh tạm thời cho Ukraine, nhưng mốc thời gian cho các cuộc thảo luận này vẫn chưa rõ ràng.
Tổng thống Stubb mô tả giai đoạn thứ hai là lệnh ngừng bắn, nhấn mạnh rằng điều này sẽ không đánh dấu sự khởi đầu của một tiến trình hòa bình mà chỉ đóng vai trò là một biện pháp tạm thời. Ông đề xuất rằng lệnh ngừng bắn nên bao gồm việc phân định biên giới, giám sát quốc tế và các thỏa thuận nhân đạo như trao đổi tù nhân và trả lại trẻ em Ukraine bị bắt cóc. Ngoài ra, ông lập luận rằng nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công khác, Ukraine nên ngay lập tức được cấp tư cách thành viên NATO như một biện pháp răn đe.
Dựa trên kinh nghiệm lịch sử của Phần Lan, Tổng thống Stubb nhấn mạnh rằng bất kỳ nghị quyết nào cũng phải bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ông nhớ lại cách Phần Lan, mặc dù vẫn duy trì chủ quyền sau Thế chiến II, đã buộc phải nhượng lại một số lãnh thổ và chấp nhận các hạn chế về chính sách đối ngoại. Trong trường hợp của Ukraine, ông nói rõ rằng không nên có bất kỳ sự thỏa hiệp nào như vậy đối với các liên minh trong tương lai của nước này.
Tổng thống Stubb nói thêm rằng mục tiêu cuối cùng của mọi nỗ lực ngoại giao phải là sự công nhận hoàn toàn Ukraine là một quốc gia có chủ quyền ở Âu Châu, được hỗ trợ bởi các bảo đảm an ninh và sự hội nhập của NATO.
[Kyiv Independent: Ukraine’s place in EU, NATO non-negotiable, Finnish president says]
6. Các quan chức Hoa Kỳ và Nga sẽ họp vào ngày 18 tháng 2 tại Saudi Arabia, Axios đưa tin
Một phái đoàn Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp với các đối tác Nga vào ngày 18 tháng 2 tại Ả Rập Xê Út, Axios đưa tin vào ngày 16 tháng 2, trích dẫn hai nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về cuộc họp.
Phái đoàn do Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff dẫn đầu, sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ là thành viên của phái đoàn Nga, mặc dù một nguồn tin cho Axios biết rằng Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có khả năng sẽ tham dự.
Người ta đã nêu lên mối lo ngại về vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán, với các quan chức Âu Châu nhấn mạnh rằng Kyiv không được phép bị gạt ra ngoài lề. Kyiv chưa nhận được lời mời tham dự cuộc họp ở Riyadh, với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với các phóng viên rằng ông biết về các cuộc họp thông qua các bản tin của phương tiện truyền thông.
“Chúng tôi không nói về điều đó. Các phương tiện truyền thông đã in một cái gì đó. Tôi thấy rằng có người nói rằng sẽ có một cuộc họp ở Saudi Arabia. Tôi không biết đó là gì,” Zelenskiy nói vào ngày 15 tháng 2 trong Hội nghị An ninh Munich.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Zelenskiy, đã phủ nhận vào ngày 15 tháng 2 rằng Ukraine sẽ tham gia cuộc họp sắp tới giữa Nga và Hoa Kỳ tại Saudi Arabia.
“Không có gì trên bàn đàm phán đáng để thảo luận”, Podolyak phát biểu trên truyền hình Ukraine, đồng thời nói thêm rằng “Nga chưa sẵn sàng đàm phán”.
NBC News đưa tin vào ngày 16 tháng 2, trích lời hai quan chức Hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ có ý định tổ chức một cuộc họp song phương với Nga, sau đó là một cuộc họp song phương với Ukraine và kết thúc bằng các cuộc đàm phán chung.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tái khẳng định vào ngày 16 tháng 2 rằng Zelenskiy sẽ có tiếng nói trong quá trình này và đề cập đến khả năng cho phép các quốc gia Âu Châu mua vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine. Rubio lặp lại những bình luận tương tự, nêu rằng Ukraine và Âu Châu phải đóng vai trò trong các cuộc đàm phán nghiêm chỉnh với Hoa Kỳ và Nga để chấm dứt chiến tranh.
Bloomberg đưa tin vào ngày 15 tháng 2 rằng các cuộc đàm phán tại Saudi Arabia sẽ chỉ có sự tham gia của các quan chức Hoa Kỳ và Nga như một phương tiện mở đường cho hội nghị thượng đỉnh tiềm năng giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin vào cuối tháng này.
Các cuộc họp sắp tới diễn ra trong bối cảnh Zelenskiy có chuyến thăm chính thức tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với các chuyến đi được lên kế hoạch tới Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ trong những ngày tới.
Zelenskiy cho biết ông không có kế hoạch gặp bất kỳ phái đoàn Nga hay Hoa Kỳ nào khi ở Trung Đông.
[Kyiv Independent: US, Russian officials to meet on Feb. 18 in Saudi Arabia, Axios reports]
7. Starmer sẵn sàng điều động quân đội Anh tham gia nỗ lực gìn giữ hòa bình tại Ukraine
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã ám chỉ rằng đất nước của ông đã chuẩn bị gửi quân tới Ukraine như một phần của lực lượng gìn giữ hòa bình do Âu Châu lãnh đạo để thực thi một thỏa thuận hòa bình trong tương lai.
Trong một tuyên bố với tờ Telegraph, Starmer thừa nhận mức độ nghiêm trọng của quyết định như vậy, đồng thời nhấn mạnh rằng ông không coi nhẹ ý tưởng đưa quân nhân Anh vào nơi nguy hiểm: “Nhưng bất kỳ vai trò nào trong việc giúp bảo đảm an ninh cho Ukraine đều giúp bảo đảm an ninh cho lục địa của chúng ta và an ninh của đất nước này”.
Những phát biểu của ông được đưa ra trước cuộc họp quan trọng ở Paris, nơi các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ thảo luận về các cam kết an ninh đối với Ukraine trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về việc Hoa Kỳ giảm sự tham gia vào hoạt động quốc phòng của Âu Châu.
Hội nghị thượng đỉnh Paris, do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập, được thúc đẩy bởi việc các quốc gia Âu Châu bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ban đầu giữa Hoa Kỳ và Nga, cũng như những dấu hiệu cho thấy chính quyền Ông Donald Trump trong tương lai sẽ cắt giảm các bảo đảm an ninh cho Âu Châu.
“ Tôi đang hướng đến Paris với một thông điệp rất rõ ràng cho những người bạn Âu Châu của chúng ta. Chúng ta phải chứng minh rằng chúng ta thực sự nghiêm chỉnh về quốc phòng của chính mình và tự gánh vác gánh nặng của mình. Chúng ta đã nói về điều đó quá lâu rồi – và Tổng thống Donald Trump đã đúng khi yêu cầu chúng ta tiếp tục làm điều đó,” Starmer nói.
Tuyên bố của Starmer dự kiến sẽ gia tăng áp lực lên các đồng minh, đặc biệt là Đức, để ủng hộ sáng kiến do Âu Châu dẫn đầu nhằm bảo đảm an ninh lâu dài cho Ukraine. Ông cũng gợi ý rằng Vương quốc Anh có thể đóng vai trò là mắt xích quan trọng giữa Âu Châu và Hoa Kỳ trong việc làm trung gian cho hòa bình bền vững.
Trong khi Nga và Hoa Kỳ chuẩn bị bắt đầu các cuộc thảo luận hòa bình ở Saudi Arabia, Ukraine dường như đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán—một động thái mà Starmer chỉ trích mạnh mẽ. So sánh với việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan, ông cảnh báo rằng việc gạt Kyiv sang một bên có thể dẫn đến lệnh ngừng bắn mong manh không ngăn chặn được hành động xâm lược của Nga trong tương lai.
Thủ tướng tái khẳng định sự ủng hộ lâu dài của Anh dành cho Ukraine, bao gồm cam kết viện trợ quân sự ba tỷ bảng Anh, hay 3,6 tỷ đô la, hàng năm cho Ukraine cho đến ít nhất là năm 2030, đồng thời cho biết Anh sẵn sàng đóng góp quân đội để bảo đảm an ninh.
“Chúng ta phải hiểu rõ rằng hòa bình không thể đến bằng bất cứ giá nào. Ukraine phải có mặt trong các cuộc đàm phán này vì bất kỳ điều gì ít hơn sẽ chấp nhận lập trường của Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự”, Starmer tuyên bố.
Các chi tiết cụ thể của lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu vẫn chưa chắc chắn, nhưng một đề xuất đang được thảo luận liên quan đến việc điều động quân đội Âu Châu phía sau lực lượng Ukraine thay vì trực tiếp dọc theo tuyến đầu của lệnh ngừng bắn tiềm năng. Một số ước tính cho thấy có thể cần tới 100.000 binh lính để thực hiện nhiệm vụ như vậy một cách hiệu quả, đặt ra câu hỏi về việc liệu các quốc gia Âu Châu có cam kết đủ lực lượng hay không.
[Kyiv Independent: Starmer open to deploying British troops for Ukraine peacekeeping effort]
8. Đài truyền hình nhà nước Nga cảnh báo Điện Cẩm Linh hiện có thể tấn công thủ đô của 3 đồng minh NATO
Vladimir Solovyov, một tuyên truyền viên trên TV người Nga, gần đây đã cảnh báo trên truyền hình nhà nước rằng Điện Cẩm Linh có thể tấn công ba thủ đô Âu Châu thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO sau sự thay đổi đáng kể trong chính sách hỗ trợ NATO của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ra tín hiệu về sự thay đổi lớn trong lập trường của Hoa Kỳ đối với Ukraine, một đồng minh thân cận nhận được viện trợ đáng kể từ Hoa Kỳ, trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra với Nga.
Chính quyền đã gợi ý rằng khả năng Ukraine gia nhập NATO là không thể và nhấn mạnh việc ưu tiên an ninh và bảo vệ biên giới của Hoa Kỳ hơn các cam kết của NATO và ý chí bảo vệ Âu Châu.
Trong khi đó, Nga dường như đang đánh giá lại các lựa chọn chính trị của mình trong bối cảnh lập trường của chính quyền Hoa Kỳ thay đổi.
Chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump báo hiệu sự thay đổi so với các cam kết trước đây của Hoa Kỳ và có thể tác động đến vị thế chiến lược của Ukraine. Trong ba năm qua, khoảng 50 quốc gia đã cung cấp hơn 126 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kyiv nhưng việc thay đổi các ưu tiên của Hoa Kỳ có thể gây áp lực buộc các đồng minh Âu Châu phải tăng đóng góp của họ.
Vào tháng 2 năm 2022, Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu của mình, cuộc xung đột này gây ra tổn thất đáng kể về sinh mạng, lệnh trừng phạt quốc tế đối với Mạc Tư Khoa và một cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài. Trước đó, Nga đã sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels vào thứ Tư, tại đó ông cho biết “việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine là một mục tiêu không thực tế”.
Tổng thống Donald Trump cũng kêu gọi các quốc gia Âu Châu đảm nhận phần lớn nhiệm vụ hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, bao gồm cả đề xuất thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình mà không có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ.
Trên truyền hình nhà nước Nga, Solovyov nói về lập trường thay đổi của Hoa Kỳ đối với Nga và Ukraine, “Rõ ràng là những gì đang diễn ra là tin tốt. Nó hoàn toàn khác so với tất cả những gì chúng ta từng thấy trước đây”, theo một đoạn video do nhà báo Julia Davis dịch.
Ông nói: “Nếu bạn so sánh lời lẽ của nhóm Tổng thống Donald Trump với lời lẽ của nhóm Tổng thống Biden, thì chúng hoàn toàn khác nhau”, đồng thời nói thêm, “Bây giờ, không còn sự cô lập nào nữa, ngay cả từ phía Mỹ”.
Sau đó, ông nhắc đến lập trường của chính quyền Tổng thống Donald Trump về lực lượng Hoa Kỳ và Điều 5 của NATO, lưu ý tuyên bố của Hegseth rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào cuộc xung đột với Nga, nói rằng, “Chúng ta nên làm rõ suy nghĩ này với người Âu Châu, bây giờ chúng ta thực sự có thể tấn công Brussels, Luân Đôn và Paris... Chúng ta có thể quên Điều 5 và quên việc người Mỹ sẽ ra tay giúp đỡ.”
Điều 5 quy định rằng nếu một đồng minh NATO là nạn nhân của một cuộc tấn công vũ trang, mọi thành viên khác của liên minh sẽ coi hành động bạo lực này là một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào tất cả các thành viên và sẽ thực hiện các hành động mà họ cho là cần thiết để hỗ trợ đồng minh bị tấn công.
Bỉ, Vương quốc Anh và Pháp đều là các nước thành viên NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth phát biểu hôm thứ Tư tại Brussels: “Để nói rõ hơn, như một phần của bất kỳ sự bảo đảm an ninh nào, sẽ không có quân đội Hoa Kỳ nào được điều động tới Ukraine”. Solovyov hào hứng nhận xét rằng tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rõ ràng đã tung ra một lời khích lệ quan trọng đối với người Nga chúng ta “cứ đánh tới đi, người Mỹ chúng tôi sẽ không làm gì đâu.” Trong tất cả các Bộ trưởng Quốc phòng từ cổ chí kim, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth có lẽ là đáng kinh ngạc nhất.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã viết trên X, vào thứ Sáu, “Liên bang Nga không muốn kết thúc chiến tranh và tiếp tục leo thang căng thẳng toàn cầu. Đó là lý do tại sao sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ là rất quan trọng đối với Ukraine. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời phỏng vấn đài truyền hình nhà nước Nga hôm thứ năm, theo Reuters, “Bằng cách này hay cách khác, tất nhiên Ukraine sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán”, đồng thời nói thêm, “Sẽ có một cuộc đối thoại song phương giữa Nga và Mỹ, và một cuộc đối thoại liên quan đến sự tham gia của Ukraine”.
Tổng thống Donald Trump đã nói chuyện với Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kể từ khi nhậm chức về việc chấm dứt chiến tranh giữa hai nước. Theo một số nguồn tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio được cho là sẽ nói chuyện với các quan chức cao cấp của Nga tại Saudi Arabia để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo Âu Châu để thảo luận về Ukraine và vai trò của Hoa Kỳ, cuộc họp có thể sẽ được tổ chức vào thứ Hai, theo The Guardian.
[Newsweek: Russian State TV Warns Kremlin Can Now Strike 3 NATO Allies' Capitals]
9. Putin có sợ Tổng thống Donald Trump không? Truyền thông nhà nước Nga nhận được chỉ thị theo kiểu Liên Xô là ‘ngừng nói về Trump và phải làm cho ông ta trông yếu đuối’
Điện Cẩm Linh được cho là đã đưa cho các phương tiện truyền thông nhà nước Nga một bản hướng dẫn theo phong cách Liên Xô để ngừng nói về Ông Donald Trump và khiến ông ấy “trông yếu đuối”.
Các cơ quan truyền thông được kiểm soát chặt chẽ đã được lệnh không được đưa tin về Tổng thống Donald Trump như một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ” có khả năng chấm dứt chiến tranh Ukraine.
Hướng dẫn theo phong cách Liên Xô này cũng yêu cầu truyền thông Nga ngừng sử dụng tên Tổng thống Donald Trump trong các bản tin.
Và họ phải báo cáo rằng Putin là người kiểm soát câu chuyện về thỏa thuận hòa bình và chịu trách nhiệm về mọi tương tác với Tổng thống Donald Trump.
Họ nên nhấn mạnh rằng Putin sẽ đạt được điều ông muốn từ bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Một nguồn tin từ Nga cho biết: “Trong kịch bản đó, tổng thống Mỹ sẽ là bên được người khác chỉ đạo, và do đó là bên yếu thế”.
Các chuyên gia chính trị cho rằng những lệnh tuyên truyền này từ chính phủ Nga dường như cho thấy Putin lo sợ Tổng thống Donald Trump, người coi việc chấm dứt chiến tranh là ưu tiên hàng đầu.
Nhà độc tài này được cho là “lo ngại” rằng người Nga có thể bắt đầu coi Tổng thống Donald Trump là một chính trị gia chủ động và quyết đoán hơn Putin.
Một báo cáo từ phương tiện truyền thông độc lập của Nga cho biết: “Điện Cẩm Linh yêu cầu nhấn mạnh rằng kết quả của bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Mỹ đều phụ thuộc vào tổng thống Nga.
“Điện Cẩm Linh không muốn người dân Nga coi Tổng thống Donald Trump là một 'nhà lãnh đạo mạnh mẽ có khả năng thay đổi tình hình'. Vì nếu như thế Tổng thống Nga sẽ là bên yếu thế. Vậy thì hóa ra những gì Putin không thể làm được, Tổng thống Donald Trump lại có thể. Không ai cần bức tranh như thế cả.”
Hôm Chúa Nhật, 16 Tháng Hai, một hãng tin của Nga đưa tin rằng “Tổng thống Donald Trump đã đồng ý hết mọi sự với Putin” về vấn đề Ukraine.
Cũng trong ngày Chúa Nhật, 16 Tháng Hai, một tờ báo khác là Moskovsky Komsomolets viết rằng Tổng thống Donald Trump quan tâm đến việc tạo ra hòa bình “giống như Putin”.
Các biên tập viên cũng được lệnh tránh miêu tả Tổng thống Donald Trump như một người xóa bỏ trật tự cũ, đề phòng trường hợp điều này khiến người Nga hiểu sai về chế độ của Putin đã cai trị trong một phần tư thế kỷ.
Sự việc xảy ra sau khi Putin đồng ý rằng “chiến tranh phải chấm dứt” sau khi Ông Donald Trump bỏ qua Ukraine và các nhà lãnh đạo Âu Châu để làm ăn trực tiếp với Điện Cẩm Linh.
Cuộc trò chuyện này được cho là lần tiếp xúc trực tiếp đầu tiên được xác nhận giữa Putin với một tổng thống Hoa Kỳ kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Theo Điện Cẩm Linh, cuộc gọi này kéo dài khoảng một tiếng rưỡi.
Họ cho biết các chủ đề tập trung vào việc sắp xếp “các cuộc đàm phán hòa bình” để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga đã mời Tổng thống Donald Trump sớm đến thăm Mạc Tư Khoa cùng các quan chức Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố trong quá khứ rằng cuộc chiến “sẽ không bao giờ xảy ra” nếu ông là tổng thống khi Putin lần đầu tiên đe dọa xâm lược.
Kyiv sau đó xác nhận cuộc gọi cũng đã diễn ra giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Donald Trump.
Zelenskiy đã đăng một thông điệp thách thức trên X sau cuộc gọi.
“Không ai muốn hòa bình hơn Ukraine. Cùng với Hoa Kỳ, chúng tôi đang vạch ra các bước tiếp theo để ngăn chặn sự xâm lược của Nga và bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy”, ông nói.
“Như Tổng thống Donald Trump đã nói, hãy thực hiện điều đó.”
Cuộc trò chuyện kéo dài một giờ và diễn ra ngay sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Donald Trump và Putin.
Tổng thống Donald Trump cũng để lại một bài đánh giá tích cực tương tự về cuộc trò chuyện với nhà lãnh đạo Ukraine khi ông nói rằng “cuộc trò chuyện diễn ra rất tốt đẹp”.
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tổng thống Zelenskiy hôm thứ Sáu đã gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tại Munich để đàm phán quyết định chấm dứt chiến tranh.
Họ được nhìn thấy đang nói chuyện cùng với cả phái đoàn Washington và Kyiv khi thảo luận về những diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột đẫm máu.
Những cảnh quay về cuộc gặp lịch sử này cho thấy nhân vật số 2 của Ông Donald Trump giải thích rằng mục tiêu giữa Mỹ và Ukraine vẫn không thay đổi - đó là chấm dứt chiến tranh.
Ông nói: “Về cơ bản, mục tiêu giống như Tổng thống Donald Trump đã nêu - là chúng tôi muốn chiến tranh kết thúc.
“Chúng tôi muốn việc giết chóc chấm dứt nhưng chúng tôi muốn đạt được một nền hòa bình lâu dài, chứ không phải loại hòa bình sẽ khiến Đông Âu rơi vào xung đột chỉ sau vài năm nữa.”
Ông cũng cam kết hai nước sẽ tiếp tục đối thoại trong những ngày, tuần và tháng tới.
Zelenskiy nhắc lại những suy nghĩ này khi ông cảm ơn nước Mỹ vì sự ủng hộ của họ.
Nhà lãnh đạo anh hùng cho biết ông hy vọng sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại tích cực khi họ chuẩn bị một “kế hoạch về cách ngăn chặn Putin và kết thúc chiến tranh”.
Cả Vance và Zelenskiy đều đã dành cả ngày để bày tỏ hy vọng về một thỏa thuận tiềm năng giữa Kyiv, Mạc Tư Khoa và bây giờ là Washington.
Zelesnky cảnh báo phương Tây rằng Vladimir Putin đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh chống lại NATO trong 12 tháng tới.
[The Sun: Does Vlad fear Trump? Russian state media handed Soviet-style directive to ‘stop talking about Don & make him look weak’]
10. Rubio: Các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia có ý nghĩa mở ra bước tiến tới hòa bình
Ngoại trưởng Marco Rubio nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và mở rộng đối thoại với Nga khi ông và các quan chức cao cấp khác trong chính quyền Tổng thống Donald Trump tới Saudi Arabia để đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
“Một cuộc gọi điện thoại không thể tạo ra hòa bình,” Rubio phát biểu trên chương trình “Face the Nation” của CBS vào Chúa Nhật. “Một cuộc gọi điện thoại không thể giải quyết một cuộc chiến phức tạp như thế này, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng Ông Donald Trump là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới có khả năng bắt đầu quá trình đó.”
Sau đó, ông nói thêm: “Tôi đã nói hôm qua rằng 'hòa bình' không phải là danh từ, mà là động từ. Đó là hành động. Bạn phải thực hiện những bước cụ thể hướng tới nó.”
Tin tức về các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới đã làm các quan chức Ukraine bối rối, với việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng, “Tôi không biết đó là gì”, ám chỉ đến các cuộc họp sắp tới. Lo sợ rằng lợi ích của mình sẽ bị bán rẻ, Ukraine đã nói rõ rằng họ sẽ không chấp nhận một giải pháp được áp đặt cho mình.
Các cuộc đàm phán sắp tới cũng xác nhận những lo ngại về việc chính quyền Tổng thống Donald Trump loại trừ Âu Châu khỏi quá trình này và có khả năng khiến châu lục này dễ bị Nga tấn công. Tuần trước, Tổng thống Donald Trump thậm chí còn ám chỉ đến các kế hoạch tiềm năng để gặp trực tiếp Putin.
Rubio không tiết lộ ông sẽ gặp ai ở Saudi Arabia. Khi được hỏi về cách ông sẽ ủng hộ lập trường của Ukraine, Rubio cho biết những chi tiết đó là “quá sớm”. Ông cũng cho biết các nước Âu Châu khác sẽ phải tham gia vào các cuộc đối thoại nghiêm chỉnh hơn trong tương lai do lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga trong chiến tranh.
“Chúng ta phải hiểu rằng hiện tại không có tiến trình nào cả,” Rubio nói. “Những gì chúng ta có ngay bây giờ là cuộc gọi giữa Putin và Tổng thống Donald Trump trong đó cả hai bên đều bày tỏ mong muốn chấm dứt xung đột này... nếu đó là các cuộc đàm phán thực sự, và chúng ta vẫn chưa ở đó, nhưng nếu điều đó xảy ra, Ukraine sẽ phải tham gia vì họ là những người bị tạm chiếm. “
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có cân nhắc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga hay không, ông nói: “Vâng, chúng tôi không đi sâu vào chi tiết. Những gì chúng tôi thảo luận về cơ bản là khả năng bắt đầu giao tiếp”.
Rubio cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm các đại sứ quán hoạt động bình thường tại Mạc Tư Khoa và Washington để khởi xướng hòa bình giữa hai nước.
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có nên tin tưởng vào ý định theo đuổi hòa bình của Putin hay không, Rubio cho biết: “Tôi không nghĩ rằng trong địa chính trị, bất kỳ ai cũng nên tin tưởng bất kỳ ai”.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ biết rất nhanh liệu đây có phải là sự thật hay chỉ là nỗ lực câu giờ, nhưng tôi không muốn phán đoán trước điều đó”.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần hứa trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ chấm dứt quan hệ Nga-Ukraine vào ngày đầu tiên nhậm chức, một mốc thời gian mà sau đó ông đã đẩy lên 100 ngày. Khi nói về việc xây dựng nền tảng cho tiến trình trong tương lai, Rubio đã không thảo luận về mốc thời gian hiện tại của Tổng thống Donald Trump vào Chúa Nhật.
“Khi ông ấy ra tranh cử và được bầu làm tổng thống,” Rubio nói thêm, “một trong những lời hứa của ông ấy là sẽ nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột này theo cách bền vững và công bằng. Rõ ràng, đây là bước đầu tiên trong quá trình đó, nhưng chúng ta còn một chặng đường dài phía trước.”
[Politico: Rubio: Talks in Saudi Arabia meant to be opening step toward peace]
TTK NATO: Nga vi phạm thoả hiệp, Ukraine tự động gia nhập NATO. 30.000 quân Âu Châu bảo vệ Ukraine
VietCatholic Media
15:45 18/02/2025
1. Zelenskiy tuyên bố: Ukraine ‘Sẽ không công nhận’ các cuộc đàm phán giữa Nga và Hoa Kỳ tại Saudi Arabia
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố Ukraine “sẽ không công nhận” cuộc hội đàm sắp tới giữa Nga và Hoa Kỳ tại Saudi Arabia.
Trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 2, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông không biết về các cuộc thảo luận hòa bình sẽ diễn ra mà không có Ukraine ở Trung Đông và nói thêm rằng Kyiv “sẽ không chấp nhận” điều này, theo hãng thông tấn Ukraine RBC-Ukraine.
Các đồng minh Âu Châu gần đây đã chỉ trích Hoa Kỳ vì đã gạt Kyiv sang một bên. Các nhà lãnh đạo từ Anh, Lithuania, Đức và nhiều nước khác đã thúc đẩy Ukraine có một ghế tại bàn đàm phán hòa bình và cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã nhượng bộ Nga trước khi các cuộc đàm phán đó chính thức bắt đầu.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Hai tuyên bố rằng Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và cố vấn tổng thống Yuri Ushakov sẽ gặp các đối tác Hoa Kỳ tại Riyadh, Ả Rập Saudi, để tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình mà không có Ukraine vào thứ Ba.
Đáp lại tin tức này, Zelenskiy nói: “Ukraine sẽ không chấp nhận. Ukraine không biết gì về điều này. Và Ukraine coi bất kỳ cuộc đàm phán nào về Ukraine mà không có Ukraine là vô nghĩa.”
Zelenskiy nói thêm: “Chúng tôi không thể công nhận bất kỳ điều gì hoặc thỏa thuận nào về chúng tôi mà không có chúng tôi. Và chúng tôi sẽ không công nhận những thỏa thuận như vậy. Chắc chắn, có một con đường song phương ở đó. Và Hoa Kỳ có quyền làm như vậy nếu họ có các vấn đề song phương. Thành thật mà nói, họ đã nói về điều đó trước đây. Chỉ đến bây giờ họ mới bắt đầu nói chuyện đó một cách công khai. Hồi đó, nó giống như cách cư xử tệ hại - nói chuyện với một kẻ xâm lược trong thời chiến.”
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp với Kristen Welker của NBC News, Zelenskiy nhắc lại quan điểm rằng Ukraine sẽ không chấp nhận quyết định về tương lai của mình nếu không có mặt trong các cuộc thảo luận.
Các cuộc thảo luận giữa Nga và Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc khôi phục quan hệ Hoa Kỳ-Nga, thảo luận về các cuộc đàm phán tiềm năng về Ukraine và chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Các quan chức Hoa Kỳ tham dự cuộc họp bao gồm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio, đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Donald Trump Steve Witkoff và cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz.
Tổng thống Ukraine cũng cho biết phái đoàn của Kyiv sẽ có “chuyến thăm chính thức” tới Saudi Arabia, nêu rõ rằng không thể có được quy chế như vậy trong một sớm một chiều. Zelenskiy nói với các phóng viên rằng ông sẽ đến Saudi Arabia vào thứ Tư cho một chuyến thăm không liên quan đến cuộc họp giữa Hoa Kỳ và Nga.
Việc Hoa Kỳ và Nga loại trừ Ukraine diễn ra sau cuộc gặp gần đây của Zelenskiy với Phó Tổng thống JD Vance tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2, và cuộc điện đàm trước đó của ông với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Ukraine trước đó đã nói rằng ông sẽ không gặp Putin trừ khi Ukraine và Hoa Kỳ thống nhất được một kế hoạch đàm phán chung.
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, Ed Krassenstein, một nhà văn, nhà tương lai học về AI và tiền điện tử, đã viết: “Tổng thống Donald Trump lại làm điều đó một lần nữa! Ông ta đang đàm phán với bọn khủng bố mà không có nạn nhân. Hoa Kỳ và Nga tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Ả Rập Xê Út—mà không có Ukraine hoặc Âu Châu tại bàn đàm phán. Zelenskiy thậm chí còn không được mời, nghĩa là các cuộc đàm phán về tương lai của Ukraine đang diễn ra mà không có Ukraine. Điều này có cảm giác kỳ lạ giống như khi Tổng thống Donald Trump đạt được thỏa thuận với Taliban trong khi loại trừ chính phủ Afghanistan—làm suy yếu tính hợp pháp của họ và mở đường cho thảm họa. Việc phớt lờ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến tranh không dẫn đến hòa bình thực sự; nó trao quyền cho những kẻ xâm lược và làm suy yếu các đồng minh. Chúng ta đã không học được gì sao?”
Donald B Kipkorir, nhà sáng lập và đối tác quản lý của công ty luật KTK Advocates, đã viết trên X: “Một Kỷ nguyên toàn cầu mới sẽ được mở ra vào ngày mai khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp nhau tại Saudi Arabia để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh song phương sắp tới giữa Ông Donald Trump và Vladimir Putin! Đây là Kỷ nguyên vàng cho hòa bình toàn cầu!”
Tổng thống Donald Trump trước đó đã ám chỉ về cuộc gặp với Putin ở Saudi Arabia sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo. Tổng thống cũng nói rằng Ukraine sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình trong khi ông rời khỏi cuộc đua xe Daytona 500, theo LiveNOW từ FOX.
[Newsweek: Ukraine 'Won't Recognize' Russia-US Talks in Saudi Arabia: Zelensky]
2. Tổng thống Latvia: ‘Không bao giờ ngừng hoảng loạn’
Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs có một thông điệp đáng sợ gửi đến thế giới: Hãy nhấn nút hoảng loạn và tiếp tục nhấn.
“Đừng bao giờ ngừng hoảng loạn”, nguyên thủ quốc gia Latvia đã viết trên X, Facebook và Bluesky — có lẽ là để đăng chéo để bảo đảm mọi người đều nhận được thông báo.
Lời khuyên gây lo lắng của Rinkēvičs được đưa ra trong bối cảnh an ninh của Âu Châu và quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang trong thời điểm bấp bênh dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã họp tại Paris vào thứ Hai nhằm đưa ra phản ứng thống nhất trước sự biến động do Tổng thống Donald Trump gây ra, người đã gạt họ sang một bên trong các cuộc đàm phán với Nga về việc đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Trong khi đó, tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth của Tổng thống Donald Trump đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Âu Châu sẽ không “kéo dài mãi mãi”, đe dọa làm đảo lộn thỏa thuận an ninh đã kéo dài 75 năm.
Rinkēvičs, cựu Ngoại trưởng Latvia cho đến khi ông được bầu làm tổng thống vào năm 2023, từ lâu đã lên tiếng cảnh báo về hành động xâm lược của Nga, từ lâu trước khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào mùa đông năm 2022.
Đối với Latvia, một quốc gia Baltic nhỏ với 2 triệu dân giáp biên giới với Nga và từng bị Liên Xô xâm lược, quốc phòng của Ukraine được coi là vấn đề sống còn của quốc gia. Riga thường xuyên tổ chức luân phiên quân đội Hoa Kỳ như một phần trong nỗ lực củng cố sườn phía đông của NATO.
Các thông điệp trái chiều của chính quyền Hoa Kỳ đang có những tác dụng phức tạp tại Âu Châu. Chính quyền của Tổng thống Trump kêu gọi các nước Âu Châu phải tăng ngân sách quốc phòng lên đến 5% GDP. Tuy nhiên, Phó tổng thống Mỹ James David Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rằng mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Âu Châu không đến từ Nga và Trung Quốc. Nếu Nga và Trung Quốc không phải là mối đe dọa thì tại sao phải tăng ngân sách quốc phòng lên đến 5% GDP? Các quan sát viên cho rằng Quốc Hội các nước Âu Châu sẽ rất khó thông qua một ngân sách quốc phòng cao như thế theo sau các tuyên bố trái chiều và mâu thuẫn kịch liệt của các quan chức Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu vào ngày 16 tháng 2 rằng ông tin rằng Putin “muốn ngừng chiến đấu” trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, bác bỏ tham vọng lãnh thổ của Nga đối với Ukraine và các quốc gia NATO. Trước đó, ông cũng tuyên bố rằng Nga nên được đưa trở lại vào G7. Nếu những lời Tổng thống Trump nói là đúng thì xem ra thực sự Âu Châu không có nhu cầu phải chống Nga, một quốc gia dễ thương, muốn có hòa bình, không có tham vọng lãnh thổ và đáng được đưa vào G7.
Trong bối cảnh đó, người ta ghi nhận một xu thế mới tại Âu Châu: đó là khuynh hướng quy thuận Nga như Slovakia và Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, đã làm. Khuynh hướng quy thuận hay hòa hoãn với Nga có thể làm suy yếu NATO, và đó là điều mà các quốc gia Baltic trong đó có Lativia không bao giờ muốn xảy ra.
[Kyiv Independent: Latvia’s president: ‘Never stop panicking’]
3. Tổng thư ký NATO Mark Rutte nói về bảo đảm an ninh cho Ukraine: ‘Âu Châu đã sẵn sàng và mong muốn hành động’
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết Âu Châu đã sẵn sàng và mong muốn đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc cung cấp các bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Phát biểu của Rutte được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì hội nghị thượng đỉnh các cường quốc Âu Châu tại Paris. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nga về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
“Sẵn sàng và mong muốn. Đó là quan điểm của tôi trong cuộc họp hôm nay tại Paris,” Rutte viết.
“Âu Châu đã sẵn sàng và mong muốn tiến lên. Dẫn đầu trong việc cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine. Sẵn sàng và mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh của chúng ta. Các chi tiết sẽ cần phải được quyết định, nhưng cam kết thì rõ ràng”, Rutte nói thêm.
Trong cuộc họp tại Paris, những người tham gia đã thảo luận về năng lực phòng thủ mà Âu Châu có thể cung cấp cho Ukraine để bảo đảm an ninh đáng tin cậy, bao gồm cả kế hoạch “tự động gia nhập NATO” cho Ukraine trong trường hợp Nga vi phạm lệnh ngừng bắn rõ ràng, theo The Guardian.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu lo ngại về khả năng áp đặt sự trung lập lên Ukraine và việc chia sẻ phạm vi ảnh hưởng đã thỏa thuận giữa các cường quốc Hoa Kỳ và Nga sau các cuộc đàm phán.
Cuộc đàm phán giữa Nga và Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 18 tháng 2.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff đang gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Cẩm Linh Yuri Ushakov.
[Kyiv Independent: 'Europe is ready and willing to step up' — Rutte on security guarantees for Ukraine]
4. Theo báo cáo của Washington Post, có tới 30.000 quân Âu Châu có thể được điều động để giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Các quốc gia Âu Châu đang cân nhắc điều động quân đội tới Ukraine như một phần của nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn tiềm năng có thể sẽ gửi từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ, tờ Washington Post đưa tin vào ngày 17 tháng 2, trích dẫn các nguồn tin thân cận với vấn đề này.
Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh phương Tây ngày càng cân nhắc về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine nếu các cuộc đàm phán với Nga dẫn đến lệnh ngừng bắn.
Trong khi Hoa Kỳ loại trừ khả năng gửi quân, Washington đã khuyến khích các đồng minh Âu Châu đi đầu trong việc bảo đảm sự ổn định của Ukraine sau chiến tranh.
Theo tờ Post, số lượng quân ước tính này xuất hiện sau khi Hoa Kỳ gửi một bảng câu hỏi tới các nước Âu Châu yêu cầu họ đánh giá khả năng hỗ trợ Kyiv của họ.
Lực lượng được lên kế hoạch sẽ không được điều động dọc theo tuyến đầu mà sẽ được bố trí để phản ứng nhanh chóng nếu lực lượng Nga tiếp tục giao tranh.
Pháp được cho là đã tiến hành kế hoạch quân sự chi tiết nhất cho một nhiệm vụ như vậy và có thể huy động tới 10.000 quân.
Vương quốc Anh cũng đã bày tỏ mong muốn đóng góp lực lượng khi Thủ tướng Keir Starmer ra tín hiệu ủng hộ sáng kiến do Âu Châu lãnh đạo vào ngày 16 tháng 2.
Theo tờ Washington Post, các quốc gia Âu Châu khác vẫn thận trọng, nêu ra lo ngại về sự leo thang và nguồn lực quân sự hạn chế.
Các quốc gia như Ba Lan và Đức thận trọng trong việc thực hiện các động thái lớn trước cuộc bầu cử quốc gia sắp tới. Một số quốc gia được cho là ngần ngại chấp nhận rủi ro nếu không có sự tham gia gia tăng của Hoa Kỳ.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng Kyiv đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc bảo đảm sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ của mình.
Vào ngày 22 tháng Giêng, Zelenskiy cho biết số lượng quân gìn giữ hòa bình Âu Châu cần thiết để duy trì hòa bình ở Ukraine sẽ phụ thuộc vào quy mô quân đội Ukraine.
[Kyiv Independent: Up to 30,000 European troops reportedly could be deployed to monitor Ukraine ceasefire, Washington Post reports]
5. Già néo đứt dây: Âu Châu đang hướng về Nga. Đảng AfD của Đức được Musk ủng hộ kêu gọi ‘Mối quan hệ tốt đẹp’ với Nga
Một đồng chủ tịch của đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) của Đức, được Elon Musk nồng nhiệt ủng hộ, đã lên tiếng kêu gọi khôi phục “mối quan hệ tốt đẹp” với Nga.
Alice Weidel lên án lệnh trừng phạt của Berlin đối với Mạc Tư Khoa và thúc đẩy khôi phục quan hệ và mối quan hệ kinh tế với Nga, tờ Bild của Đức đưa tin hôm Thứ Hai, 17 Tháng Hai.
Bình luận của Weidel cho thấy nếu đảng của bà lên nắm quyền, có thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ Nga-Đức, điều này có thể gây ra những hậu quả đáng kể đến cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv.
Các thông điệp trái chiều của chính quyền Hoa Kỳ đang có những tác dụng phức tạp tại Âu Châu. Chính quyền của Tổng thống Trump kêu gọi các nước Âu Châu phải tăng ngân sách quốc phòng lên đến 5% GDP. Tuy nhiên, Phó tổng thống Mỹ James David Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rằng mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Âu Châu không đến từ Nga và Trung Quốc. Nếu Nga và Trung Quốc không phải là mối đe dọa thì tại sao phải tăng ngân sách quốc phòng lên đến 5% GDP? Các quan sát viên cho rằng Quốc Hội các nước Âu Châu sẽ rất khó thông qua một ngân sách quốc phòng cao như thế theo sau các tuyên bố trái chiều và mâu thuẫn kịch liệt của các quan chức Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu vào ngày 16 tháng 2 rằng ông tin rằng Putin “muốn ngừng chiến đấu” trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, bác bỏ tham vọng lãnh thổ của Nga đối với Ukraine và các quốc gia NATO. Trước đó, ông cũng tuyên bố rằng Nga nên được đưa trở lại vào G7. Nếu những lời Tổng thống Trump nói là đúng thì xem ra thực sự Âu Châu không có nhu cầu phải chống Nga, một quốc gia dễ thương, muốn có hòa bình, không có tham vọng lãnh thổ và đáng được đưa vào G7.
Bình luận của Weidel phản ảnh một xu thế mới tại Âu Châu: đó là khuynh hướng quy thuận Nga như Slovakia và Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, đã làm.
Trước cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, Berlin và Mạc Tư Khoa có mối quan hệ thương mại chặt chẽ. Theo Cục Thống kê Liên bang Đức, năm 2021, hàng hóa trị giá khoảng 59,8 tỷ euro đã được giao dịch giữa hai nước. Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, thương mại giữa hai nước đã giảm do lệnh trừng phạt, theo Đài quan sát về sự phức tạp của nền kinh tế.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild được công bố vào Chúa Nhật, Weidel đã nói về việc khôi phục quan hệ với Nga.
“Chúng tôi muốn có mối quan hệ rất tốt với các nước láng giềng Âu Châu của mình,” bà nói, đồng thời nói thêm: “Nhưng chúng tôi cũng muốn có mối quan hệ rất tốt với các cường quốc. Bao gồm cả Nga.”
Bà cho biết Đức trước đây đã “mua được khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga thông qua một tập đoàn có tên là Nord Stream.” Weidel tiếp tục: “Điều chúng tôi muốn là chấm dứt chính sách trừng phạt, trên hết, là một điều: gây tổn hại cho đất nước chúng tôi. Chúng tôi có giá năng lượng cao nhất thế giới. Chúng tôi không còn khả năng cạnh tranh nữa.”
Khi được hỏi về nhiều mối đe dọa chiến tranh của Nga đối với Đức, bà nhắc lại rằng đảng của bà muốn theo đuổi mối quan hệ tốt đẹp với Mạc Tư Khoa: “Chính phủ Đức đã làm gì chống lại Nga trong ba năm qua? Chúng tôi đã đảo ngược vòng xoáy leo thang. Đã có những lời lẽ, tài chính và thậm chí là vũ khí chống lại Nga. Kể từ Thế chiến thứ hai, xe tăng Đức đã lăn bánh chống lại Nga một lần nữa. Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói thẳng rằng chính phủ này hoàn toàn không biết gì về lịch sử.”
Khi người phỏng vấn lưu ý rằng bà không chỉ trích Nga, Weidel nói, “Ông Donald Trump cũng vậy.” Bà nói thêm: “Chúng ta phải tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình. Và tôi nghĩ đó là chính sách nghiêm chỉnh duy nhất. Và trên hết, chúng ta hoàn toàn phải chấm dứt chính sách trừng phạt đang gây tổn hại cho chúng ta.”
Bình luận của Weidel phù hợp với tuyên ngôn của đảng bà, trong đó nêu quan điểm về việc giao thương với Nga mà không bị gián đoạn, dỡ bỏ lệnh trừng phạt và bồi thường cho các đường ống Nord Stream. Các đường ống chạy giữa Nga và Tây Âu đã phát nổ vào năm 2023. Theo hãng tin Associated Press, đảng này cũng phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Weidel, ứng cử viên thủ tướng Đức, đã gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và Musk. Giám đốc điều hành Tesla đã lên tiếng ủng hộ đảng AfD khi ông phát biểu trực tuyến tại một cuộc biểu tình vào tháng trước và kêu gọi những người tham dự vượt qua mặc cảm tội lỗi của họ về lịch sử Đức Quốc xã của đất nước.
Filipp Piatov, phó giám đốc bộ phận chính trị tại Bild, cho biết : “Tôi đã hỏi nhà lãnh đạo AfD Alice Weidel nhiều lần rằng bà, với tư cách là một người Đức yêu nước, nghĩ gì về việc Nga đe dọa người Đức bằng chiến tranh. Bà ấy không nói một lời chỉ trích nào về điều đó.”
Luca Klöckener, một thành viên của tổ chức Đức Young Liberals, nhận định: “Alice Weidel không quan tâm đến lợi ích của Đức. Bà ấy muốn khuất phục nước Đức cho Nga, mặc dù Nga là đối phương.”
Cuộc bầu cử ở Đức sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 2 và AfD dường như đang hướng đến kết quả bầu cử quốc gia tốt nhất kể từ khi được đưa vào quốc hội cách đây tám năm, mặc dù không có khả năng giành được quyền lực.
Việc Đức có khôi phục quan hệ kinh tế với Nga hay không phụ thuộc vào kết quả bầu cử.
[Newsweek: Germany's Musk-Endorsed AfD Calls for 'Good Relations' With Russia]
6. Macron thúc đẩy bảo đảm an ninh mạnh mẽ cho Ukraine sau các cuộc đàm phán với Tổng thống Donald Trump, Zelenskiy
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái khẳng định nhu cầu phải có sự bảo đảm an ninh mạnh mẽ cho Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng lệnh ngừng bắn nếu không có các bảo đảm này có nguy cơ sụp đổ giống như thỏa thuận Minsk đã thất bại.
Tuyên bố ngày Thứ Ba, 18 Tháng Hai, của ông được đưa ra sau các cuộc đàm phán khẩn cấp với các nhà lãnh đạo Âu Châu, tiếp theo là các cuộc gọi riêng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Hội nghị thượng đỉnh Paris, được Macron triệu tập trong thời gian ngắn, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Âu Châu rằng Tổng thống Donald Trump và Putin có thể đàm phán về an ninh Âu Châu mà không có sự tham gia trực tiếp của các nhà lãnh đạo Âu Châu.
“Chúng tôi tìm kiếm một nền hòa bình vững mạnh và lâu dài ở Ukraine,” Macron nói. “Để đạt được điều này, Nga phải chấm dứt hành vi xâm lược của mình, và điều này phải đi kèm với các bảo đảm an ninh mạnh mẽ và đáng tin cậy cho người Ukraine.” Ông nhấn mạnh rằng nếu không có các biện pháp như vậy, bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không hiệu quả.
'Một động thái thúc đẩy Ukraine đầu hàng' – Các nước Baltic, Đông Âu phản ứng trước việc Tổng thống Donald Trump vội vã đàm phán hòa bình với Putin
Macron nhấn mạnh trách nhiệm của Âu Châu trong việc tăng cường an ninh của chính mình: “Người Âu Châu phải đầu tư tốt hơn, nhiều hơn và cùng nhau vào an ninh và quốc phòng của mình - cho cả hiện tại và tương lai”, ông nói trong tuyên bố về X.
Macron cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ và Ukraine trong việc định hình một khuôn khổ an ninh bền vững. “Chúng tôi sẽ cùng nhau làm việc này với tất cả người Âu Châu, người Mỹ và người Ukraine. Đây là chìa khóa”, ông nói.
Bình luận của tổng thống Pháp phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của Âu Châu về đường lối của Tổng thống Donald Trump đối với các cuộc đàm phán với Nga và khả năng đạt được một thỏa thuận do Hoa Kỳ làm trung gian mà không tính đến đầy đủ nhu cầu an ninh của Ukraine và Âu Châu.
[Kyiv Independent: Macron pushes for strong security guarantees for Ukraine after talks with Trump, Zelensky]
7. Các nhà lãnh đạo Âu Châu không tìm được phản ứng nhanh chóng trước tuyên bố gây sốc của Tổng thống Donald Trump về Ukraine
Nỗ lực do Pháp dẫn đầu của các nhà lãnh đạo Âu Châu nhằm thể hiện mặt trận thống nhất về vấn đề Ukraine trước nỗi lo sợ ngày càng tăng về ý định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thất bại vào thứ Hai khi họ không đồng ý được về việc cử quân đội để giám sát thỏa thuận hòa bình có thể xảy ra.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại Brussels sau khi các nhà lãnh đạo Âu Châu bàng hoàng trước tin tức rằng Hoa Kỳ sẽ bắt đầu đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh với Ukraine, nhưng không mời bất kỳ đại diện nào từ Âu Châu hoặc Ukraine.
Nhưng sau cuộc họp kéo dài 3,5 giờ tại cung điện tổng thống Elysée, phản ứng của các nhà lãnh đạo đối với sự thay đổi lớn nhất trong tính toán an ninh trong nhiều thập niên lại không mấy ấn tượng.
“Chúng tôi nhận ra rằng những cuộc họp như vậy không kết thúc bằng quyết định”, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu sau cuộc họp.
Các nhà lãnh đạo không đưa ra được ý tưởng chung mới nào, tranh cãi về việc gửi quân tới Ukraine và một lần nữa chỉ nói suông về việc hỗ trợ Ukraine và tăng chi tiêu quốc phòng.
“Hôm nay tại Paris, chúng tôi tái khẳng định rằng Ukraine xứng đáng có được hòa bình thông qua sức mạnh”, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula Von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa đều cho biết.
Tranh chấp cốt lõi là về việc có nên gửi quân đến Ukraine hay không nếu có thỏa thuận chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã loại trừ cả việc gửi quân đội Hoa Kỳ và cho phép Ukraine gia nhập NATO, nghĩa là bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn Nga tấn công Ukraine một lần nữa sẽ phải do người Âu Châu gánh chịu.
Hoa Kỳ đã gửi một bảng câu hỏi tới các nước NATO Âu Châu yêu cầu họ nêu rõ những gì họ sẽ sẵn sàng đưa ra để thực thi một thỏa thuận hòa bình, cũng như những gì họ mong đợi từ Hoa Kỳ.
Nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về vấn đề này.
Pháp, quốc gia có Tổng thống Emmanuel Macron là người đầu tiên đề xuất ý tưởng này, và Keir Starmer của Anh, đều ủng hộ ý tưởng này, mặc dù Starmer cho biết điều đó chỉ có thể xảy ra nếu Hoa Kỳ cũng tham gia vào bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình nào.
Ông nhấn mạnh về nhu cầu cần có “sự hỗ trợ của Hoa Kỳ” sau khi hòa bình được bảo đảm ở Ukraine, nhằm “ngăn chặn Nga tấn công Ukraine một lần nữa”.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu sau cuộc họp rằng bất kỳ cuộc tranh luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine đều “hoàn toàn vội vã” và “hoàn toàn không phù hợp” trong khi chiến tranh vẫn đang tiếp diễn.
Mette Frederiksen của Đan Mạch cho biết “rất, rất nhiều” điều cần phải được làm rõ trước khi có thể gửi quân tới Ukraine.
Các nhà lãnh đạo đã tìm được tiếng nói chung về nhu cầu tăng chi tiêu quốc phòng - vốn đã liên tục tăng trong một thập niên.
Starmer thừa nhận rằng “người Âu Châu sẽ phải tăng cường, cả về mặt chi tiêu và năng lực mà chúng ta cung cấp cho Ukraine”, trong khi Tusk cho biết quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đang bước vào “một giai đoạn mới”, khi người Âu Châu nhận ra nhu cầu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và tự lực hơn.
Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof cho biết: “Âu Châu đã hiểu thông điệp của Hoa Kỳ rằng họ phải tự mình làm nhiều hơn nữa”, đồng thời nói thêm: “Vẫn còn quá sớm để đưa ra các thỏa thuận cụ thể”.
Scholz tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với đề xuất của Liên Hiệp Âu Châu về việc kích hoạt điều khoản khẩn cấp để tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, điều mà von der Leyen đã ủng hộ tại Hội nghị An ninh Munich tuần trước. Theo đề xuất này, các quốc gia sẽ có thể miễn chi tiêu quốc phòng khỏi các giới hạn nợ và thâm hụt của Liên Hiệp Âu Châu.
Nhưng bất chấp sự lo lắng gần như hoảng loạn tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh Munich cuối tuần trước sau một cuộc tấn công cay độc của Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance chống lại nền dân chủ Âu Châu, hầu hết các nhà lãnh đạo đều không muốn công khai cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ, quốc gia đã cung cấp xương sống cho an ninh của châu lục này kể từ năm 1945.
Scholz cho biết: “Không được phân chia an ninh và trách nhiệm giữa Âu Châu và Hoa Kỳ”.
Và Tusk nói: “Ai đó cũng phải nói rằng việc hợp tác chặt chẽ nhất có thể là vì lợi ích của Âu Châu và Hoa Kỳ.”
[Politico: Europe’s leaders find no quick response to Trump’s bombshell on Ukraine]
8. Lực lượng đặc nhiệm Ukraine công bố video hoạt động đằng sau phòng tuyến của Nga
Ngày 17 tháng 2, binh lính thuộc Trung đoàn Lực lượng Đặc nhiệm số 3 của Ukraine đã công bố đoạn phim ghi lại những gì họ cho là chiến dịch thành công nhằm giải phóng một doanh nghiệp công nghiệp sau phòng tuyến của Nga.
Trong bài đăng kèm theo video, đơn vị này cho biết máy bay điều khiển từ xa trinh sát đã phát hiện thấy một nhóm đối phương tập trung ở một khu vực không xác định trên tiền tuyến.
Quân đội Ukraine được cho là đã giữ vững vị trí của mình trong hai ngày giữa “cuộc giao tranh ác liệt”, trong đó 23 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, và cuối cùng quân đội Kyiv đã rút lui mà không chịu bất kỳ tổn thất nào.
Cảnh quay do Lực lượng đặc nhiệm Ukraine chia sẻ với mục đích cho thấy cảnh giao tranh với quân đội Nga. Video được phát hành vào ngày 17 tháng 2 năm 2025. Có nội dung bạo lực và đồ họa. (Lực lượng đặc nhiệm).
Lực lượng tác chiến đặc biệt của Ukraine đang hoạt động trên nhiều mặt trận khác nhau. Tháng trước, Trung đoàn 8 của họ đã công bố một video về một nhóm tấn công lớn được cho là lính Bắc Hàn ở Kursk của Nga băng qua một cánh đồng và khu rừng trống trải, tiếp theo là cảnh quay cận chiến chỉ cách nhau vài chục mét giữa hai bên.
Cuối cùng, đoạn phim cho thấy những người lính thiệt mạng được cho là người Bắc Hàn.
“Vào giờ thứ chín của trận chiến, Lực lượng tác chiến đặc biệt chỉ còn lại một phần ba đạn dược. Họ đã dành phần còn lại để tiêu diệt (lực lượng Bắc Hàn)”, bài đăng trên Telegram viết.
Cảnh quay do Lực lượng đặc nhiệm Ukraine chia sẻ, được cho là cho thấy cảnh giao tranh với quân đội Bắc Hàn tại Kursk của Nga. Video được phát hành vào ngày 22 Tháng Giêng năm 2025. Có nội dung bạo lực và đồ họa. (Lực lượng đặc nhiệm).
Ở nơi khác, hơn 46.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trên chiến trường kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với NBC được công bố vào ngày 16 tháng 2.
Trước đó, Zelenskiy đã tiết lộ tổng số thương vong vào ngày 4 tháng 2, tuyên bố rằng Ukraine đã mất hơn 45.000 binh sĩ.
Gần 380.000 binh lính Ukraine đã bị thương kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu, Zelenskiy nói với NBC. “Mười ngàn” binh lính Ukraine hiện đang mất tích trong khi làm nhiệm vụ hoặc bị giam giữ tại Nga, theo tổng thống.
Theo ước tính của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Nga đã mất tổng cộng 859.920 quân kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Các số liệu không nêu rõ số người chết hoặc bị thương, mặc dù sự đồng thuận chung là bao gồm cả người chết, bị thương, mất tích và bị bắt.
[Kyiv Independent: Ukraine's special forces release video of operation behind Russian lines]
9. Habeck của Đức chỉ trích ‘ông trùm công nghệ’ Musk, kêu gọi thành lập X Âu Châu
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã chỉ trích sự kiểm soát của Thung lũng Silicon đối với không gian kỹ thuật số của Âu Châu vào đêm Thứ Hai, kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu chấm dứt sự phụ thuộc vào các “ông trùm công nghệ” như Elon Musk, những người mà ông cho là đang làm suy yếu nền dân chủ.
Phát biểu tại buổi hỏi đáp trên truyền hình với cử tri trước cuộc bầu cử toàn quốc vào Chúa Nhật, ứng cử viên thủ tướng của đảng Xanh đã coi ảnh hưởng của Musk là mối đe dọa trực tiếp đến các giá trị của Âu Châu.
“Người đàn ông quyền lực nhất thế giới — tổng thống Hoa Kỳ [Ông Donald Trump] — và người đàn ông giàu nhất thế giới, Elon Musk, đã hợp tác để xóa bỏ ranh giới quyền lực,” Habeck nói, ám chỉ đến vai trò đáng kể của Musk trong chính quyền Tổng thống Donald Trump. “Điều đó không thể vì lợi ích của chúng ta.”
Habeck cáo buộc Musk và các gã khổng lồ công nghệ khác của Hoa Kỳ thúc đẩy tầm nhìn đạo đức giả về “tự do ngôn luận” trong khi vẫn giữ các mô hình kinh doanh và thuật toán của họ được bảo vệ chặt chẽ như “bí mật nhà nước”.
“Chúng phải được quản lý,” Habeck nói. “Nếu cần thiết, phải quản lý theo cách phù hợp với các giá trị của chúng tôi.”
Nhưng Habeck cho biết quy định của Âu Châu không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ này.
“ Tại sao chúng ta không có một nền tảng truyền thông của Đức hoặc Âu Châu?” ông hỏi. “Chúng ta không thể phụ thuộc vào các thuật toán của Trung Quốc hoặc những tưởng tượng cực hữu của Elon Musk khi định hình nền dân chủ của chúng ta.”
Habeck kêu gọi Âu Châu giành lại quyền kiểm soát không gian kỹ thuật số của mình, không chỉ trên phương tiện truyền thông xã hội mà còn trên tất cả các ngành công nghiệp mà “lãnh đạo công nghệ đã rời khỏi châu lục”. Ông cảnh báo rằng hành động này phải được thực hiện trong vòng hai năm tới.
Nhận xét của Habeck phản ánh sự lo lắng ngày càng tăng ở Brussels về sức mạnh của Big Tech. Nghị sĩ Âu Châu Xanh Sergey Lagodinsky đã đề xuất một đường lối thậm chí còn cấp tiến hơn: Liên Hiệp Âu Châu mua các nền tảng hiện có thay vì cố gắng xây dựng nền tảng của riêng mình. Trong một bản ghi nhớ chính sách, Lagodinsky lập luận rằng Âu Châu phải hành động quyết đoán, có khả năng mua lại các hoạt động của TikTok tại Âu Châu hoặc các nền tảng lớn khác để thoát khỏi sự kiểm soát của nước ngoài.
“Những rủi ro dân chủ và địa chính trị của phương tiện truyền thông xã hội do nước ngoài kiểm soát là quá lớn”, Lagodinsky viết. “Nếu chúng ta muốn có chủ quyền kỹ thuật số thực sự, chúng ta phải quản lý, đầu tư và mua lại”.
[Politico: Germany’s Habeck slams ‘tech oligarch’ Musk, calls for a European X]
10. Nguồn tin của SBU cho biết Ukraine tấn công Nhà máy lọc dầu Ilsky ở Krasnodar Krai của Nga
Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine do Lực lượng tác chiến đặc biệt, gọi tắt là SSO và Cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU điều hành đã tấn công Nhà máy lọc dầu Ilsky ở Krasnodar Krai và trạm bơm dầu Kropotkinskaya ở Quận Kavkazsky của Kuban vào đêm ngày 17 tháng 2, một nguồn tin của SBU nói với tờ Kyiv Independent.
Nguồn tin cho biết: “SBU và SSO của Quân đội tiếp tục áp dụng 'lệnh trừng phạt máy bay điều khiển từ xa' đối với hai doanh nghiệp quan trọng của Nga làm việc cho tổ hợp công nghiệp quân sự của đối phương”.
Trước đó, cư dân đã đăng tải các video trên mạng xã hội cho thấy một đám cháy lớn tại nhà máy lọc dầu ở quận Seversky thuộc Krasnodar Krai. Vào khoảng 1:30 sáng giờ địa phương, người ta cũng đã báo cáo về tiếng nổ.
Cuộc tấn công đã gây ra hỏa hoạn tại nhà máy, bao gồm sáu đơn vị lọc dầu với tổng công suất 6,6 triệu tấn mỗi năm, nguồn tin cho biết. Vào tháng 2 năm 2024, máy bay điều khiển từ xa của SBU cũng đã tấn công nhà máy lọc dầu này, gây thiệt hại cho một đơn vị lọc dầu chính trị giá 50 triệu đô la, theo nguồn tin.
Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine cũng tấn công trạm bơm dầu Kropotkinskaya, trạm lớn nhất trong Liên minh đường ống Caspian của Nga. Hậu quả của cuộc tấn công là trạm này đã ngừng hoạt động. Nguồn tin cho biết thêm rằng hiện tại dầu đang được bơm ra ngoài, bỏ qua trạm này.
Ukraine coi các cơ sở dầu mỏ của Nga là mục tiêu quân sự hợp lệ, vì lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch cung cấp cho cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa. Quân đội Ukraine đã nhiều lần tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
[Kyiv Independent: Ukraine strikes Ilsky Oil Refinery in Russia's Krasnodar Krai, SBU source says]
Tin dữ: Bệnh trở nặng, ĐTC cảm thấy khó vượt qua, cố gắng bảo vệ di sản. GM Trung Quốc bị phá nhà
VietCatholic Media
17:26 18/02/2025
1. Đức Thánh Cha Phanxicô, cảm thấy mình có thể không qua khỏi, hành động để bảo vệ di sản của mình
Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực sự lo lắng về sức khỏe của mình sau khi phải vào bệnh viện vì bệnh viêm phế quản nặng, và đang gấp rút giải quyết những công việc còn tồn đọng trước cuộc chiến tìm người kế nhiệm.
Đầu tháng này, Đức Giáo Hoàng đã được đưa vào khoa đặc biệt tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma vì bị nhiễm trùng đường hô hấp, và kể từ đó, ngài đã buộc phải hủy một số lần xuất hiện trước công chúng.
Đây là cuộc khủng hoảng sức khỏe mới nhất đối với vị giáo hoàng 88 tuổi, người đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ và ngày càng trở nên yếu ớt trong những năm gần đây. Văn phòng báo chí Tòa thánh đã liên tục đưa ra các bản cập nhật và hôm Thứ Ba, 18 Tháng Hai, cho biết bệnh viêm phế quản của giáo hoàng đã tiến triển thành "nhiễm trùng đa vi khuẩn" với "bức tranh lâm sàng phức tạp".
Theo hai người quen thuộc với vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải chịu đựng cơn đau dữ dội và đã bày tỏ nỗi sợ hãi riêng tư rằng ngài sẽ không qua khỏi lần này. Vào Chúa Nhật, các bác sĩ tại Gemelli đã làm Đức Giáo Hoàng đau khổ khi cấm ngài đọc bài giảng Kinh Truyền Tin buổi sáng thường lệ, mà ngài hiếm khi vắng mặt, ngay cả khi nằm viện, một trong những người đó và một người thứ ba cho biết. Hiện tại, ngài đang hành động hoàn toàn theo "lệnh của bác sĩ", một người cho biết.
Người thứ hai cho biết thêm, ban đầu, Đức Giáo Hoàng từ chối đến bệnh viện nhưng được thông báo rõ ràng rằng ngài có nguy cơ tử vong nếu cứ ở trong phòng tại Vatican.
Khi sức khỏe của ngài xấu đi trong tháng qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã hành động để hoàn thành các sáng kiến quan trọng và bổ nhiệm những nhân vật có thiện cảm vào các vị trí chủ chốt, sau một triều đại giáo hoàng mang màu sắc tiến bộ nhưng lại có nhiều chia rẽ sâu sắc về mặt đạo lý.
Kể từ khi trở thành giáo hoàng vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng đến mục tiêu làm cho Giáo hội trở nên bao trùm hơn, mở ra các vai trò quan trọng cho phụ nữ và những người LGBT+. Trong khi điều đó đã gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều người bảo thủ, những người theo chủ nghĩa tự do phàn nàn rằng các cải cách vẫn chưa đủ. Trong khi đó, những nỗ lực của giáo hoàng nhằm chấm dứt tình trạng lạm dụng trẻ em của các giáo sĩ đã mang lại những kết quả trái chiều.
Sự kế vị Giáo hoàng sẽ mang tính chính trị
Vào ngày 6 tháng 2, trước khi vào bệnh viện, ngài đã gia hạn nhiệm kỳ của Hồng Y người Ý Giovanni Battista Re với tư cách là niên trưởng Hồng Y đoàn, một vai trò sẽ giám sát một số công tác chuẩn bị cho một mật nghị có thể diễn ra, cuộc họp bí mật quyết định việc lựa chọn một giáo hoàng mới. Động thái này, gây tranh cãi vì đã bỏ qua một cuộc bỏ phiếu theo lịch trình về vị niên trưởng tiếp theo của các Hồng Y cao cấp. Những người này cho biết động thái này là nhằm bảo đảm rằng quá trình này diễn ra theo mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, một khuôn mặt lâu năm của Vatican, đã quá già để tự mình tham gia vào mật nghị. Tuy nhiên, ngài sẽ là một nhân vật chủ chốt trong các cuộc thảo luận kín thường diễn ra trước mật nghị. Việc Đức Thánh Cha Phanxicô chọn ngài làm niên trưởng thay vì một ứng viên trẻ hơn cho thấy ngài muốn giữ một khuôn mặt thân thiện trong vai trò này, người sẽ bảo vệ di sản của mình, một trong những người quen thuộc với vấn đề nói.
Người này cho biết: "Thời gian chuẩn bị cho mật nghị quan trọng hơn vì đó là nơi diễn ra hoạt động vận động hành lang".
Trước mật nghị bầu giáo hoàng năm 2013, bản thân Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là đã hưởng lợi từ ảnh hưởng của một nhóm Hồng Y đã quá lớn tuổi để tham gia vào quá trình bầu cử nhưng vẫn có ảnh hưởng đến kết quả.
Việc Đức Hồng Y Giovanni Battista Re tiếp tục vai trò này cũng sẽ chứng kiến ngài thực hiện tang lễ cho Đức Thánh Cha Phanxicô nếu ngài qua đời. Đức Giáo Hoàng đã nói đùa riêng rằng Đức Hồng Y Giovanni Battista Re sẽ "tử tế" với ngài hơn các ứng cử viên khác, một người thứ hai cho biết thêm.
Văn phòng báo chí Tòa thánh từ chối bình luận.
Trước khi sức khỏe của ngài chuyển biến xấu đi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã điều hướng một thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị. Đầu tháng này, ngài đã đưa ra lời khiển trách phi thường đối với cách mô tả của Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance về Ordo Amoris, một khái niệm thần học liên quan đến tình yêu mà Vance đã sử dụng để biện minh cho chính sách di cư của Tổng thống Donald Trump. Sự phản kháng của giáo hoàng đã gây ra cơn thịnh nộ từ Tòa Bạch Ốc, làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc chiến kế vị mang tính chính trị cao nếu Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời.
"Họ đã tác động đến chính trị Âu Châu, họ sẽ không gặp vấn đề gì khi tác động đến mật nghị", một người quan sát chặt chẽ chính trị Vatican cho biết, ám chỉ đến chính quyền Tổng thống Donald Trump. "Họ có thể đang tìm kiếm một người ít đối đầu hơn".
Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng cũng đẩy nhanh động thái cải cách chưa từng có của mình khi bổ nhiệm một nữ tu, Sơ Raffaella Petrini, làm thống đốc tiếp theo và đầu tiên của Thành phố Vatican, tuyên bố rằng nhiệm kỳ của sơ Petrini sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 3. Ngày đó sớm hơn một số người mong đợi và gây ra sự lo lắng về sức khỏe của ngài trong số các đồng minh, theo một quan chức cao cấp của Giáo hội. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên: thống đốc hiện tại, Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, sẽ bước sang tuổi 80 vào ngày hôm đó, khiến ngài không đủ điều kiện đảm nhiệm vai trò này.
Ngay cả khi Đức Phanxicô vượt qua được căn bệnh mới nhất của mình, các nhà quan sát vẫn coi đây là bước ngoặt có thể xảy ra khi Đức Phanxicô chuyển trọng tâm từ việc đạt được tiến triển trong cải cách sang việc củng cố cải cách.
“Ngài có thể không chết bây giờ nhưng tất nhiên cuối cùng ngài sẽ chết,” một viên chức Vatican cho biết. “Tất cả chúng ta đều chết — và ngài là một người đã 88 tuổi với các vấn đề về phổi.”
Source:Politico
2. Đức Giáo Hoàng bị nhiễm trùng đa vi khuẩn, tình trạng phức tạp
Sau hai ngày nghỉ ngơi và xét nghiệm chẩn đoán tại Bệnh viện Gemelli của Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện đang được điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn, và tình trạng lâm sàng của ngài được Vatican xác định là “phức tạp”.
Trong một tuyên bố vào chiều thứ Hai, Vatican cho biết “kết quả xét nghiệm được thực hiện trong những ngày gần đây và hôm nay đã chứng minh tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn”, dẫn đến “một sự thay đổi thêm về liệu pháp” đang được áp dụng để điều trị cho Đức Giáo Hoàng.
Ngài đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli sau buổi tiếp kiến thường lệ vào thứ Sáu vì bệnh viêm phế quản và bắt đầu điều trị, sau đó được điều chỉnh dựa trên kết quả xét nghiệm ban đầu xác nhận nhiễm trùng đường hô hấp.
Bản cập nhật của Thứ Hai được đưa ra sau khi các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo được thực hiện vào cuối tuần, với Vatican cho biết tất cả các xét nghiệm được thực hiện cho đến nay “đều chỉ ra một bức tranh lâm sàng phức tạp cần phải vào bệnh viện đầy đủ”.
Không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về thời gian nằm viện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tuy nhiên, buổi tiếp kiến chung của ngài vào thứ Tư tuần này, ngày 19 tháng 2, đã bị hủy và có khả năng các cuộc hẹn còn lại trong tuần này có thể bị hoãn lại.
Đức Phanxicô đã được khuyên nên “nghỉ ngơi tuyệt đối” để tạo điều kiện cho quá trình phục hồi hoàn toàn của ngài và do đó đã bỏ qua các biến cố vào cuối tuần này cho Năm Thánh của Nghệ sĩ và Thế giới Văn hóa. Ngài cũng đã hủy bài phát biểu lúc đọc kinh Truyền tin Chúa Nhật, thay vào đó đã phân phối bản văn để công bố.
Vị Giáo hoàng 88 tuổi đã phải chịu đựng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các cơn viêm phế quản trong hai năm qua, đã phải vào bệnh viện vì tình trạng này vào tháng 3 năm 2023. Ngài cũng bị đau thần kinh tọa mãn tính và các vấn đề về đầu gối thường buộc ngài phải sử dụng xe lăn hoặc gậy.
Ngài đã bị ngã hai lần trong những tháng gần đây, một lần vào tháng 12 khiến cằm bị bầm tím và một lần vào Tháng Giêng khiến cánh tay bị thương, phải bó bột trong nhiều ngày.
Lần lưu trú hiện tại của giáo hoàng tại Gemelli, nơi các vị giáo hoàng thường đến để điều trị y tế, đánh dấu lần vào bệnh viện thứ tư của ngài tại đó, sau ca phẫu thuật đại tràng vào năm 2021, một lần lưu trú vì viêm phế quản vào tháng 3 năm 2023 và một lần phẫu thuật để chữa thoát vị bụng vào tháng 6 năm 2023.
Vào tháng 12 năm 2023, ngài buộc phải hủy chuyến đi đã lên kế hoạch đến Dubai để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28.
Source:Catholic News Agency
3. Giám mục 59 tuổi người Á Căn Đình từ chức; sự thay đổi vẫn tiếp diễn
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Giám Mục Carlos María Domínguez, OAR, khỏi nhiệm vụ giám mục của San Rafael, Á Căn Đình. Ngài mới 59 tuổi.
Trong một lá thư gửi cho các tín hữu, Đức Cha Dominguez cho biết ngài đã từ chức vì “lý do cá nhân” và “với nỗi đau sâu sắc”.
Người tiền nhiệm của Đức Cha Dominguez, Giám mục Eduardo María Taussig, đã từ chức vào năm 2022 ở tuổi 67. Năm 2020, Vatican đã ra lệnh đóng cửa chủng viện giáo phận của Đức Cha Taussig sau khi vị hiệu trưởng và các nhân viên khác phản đối chỉ thị của giám mục về việc chỉ được rước lễ bằng tay trong thời gian xảy ra đại dịch.
Sự thay đổi trong giáo phận San Rafael phản ánh một chuỗi sự kiện kỳ lạ trong tổng giáo phận Mar del Plata, là giáo tỉnh mà San Rafael thuộc về.
Đức Cha José Maria Balina được bổ nhiệm vào tháng 11 năm 2023, nhưng đã từ chức trước khi nhậm chức theo lịch trình. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Giám mục Gustavo Larrazabal, người cũng đã từ chức vào Tháng Giêng năm 2024, chỉ vài ngày trước khi nhậm chức. Tháng 12 năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Giám mục Ernesto Giobando, người sẽ nhận tòa vào cuối tháng này.
Source:Catholic World News
4. Một giám mục Trung Quốc bị nhà nước phạt tiền và phá nhà
Hôm 15 tháng Hai vừa qua, hãng tin Công Giáo Á châu Asia News ở Ý đưa tin: chính quyền tỉnh Chiết Giang, bên Trung Quốc đã phạt Đức Cha Phêrô Triệu Thúc Mẫn (Shao Zhumin), Giám mục Giáo phận Ôn Châu (Wenzhou) tại tỉnh này số tiền 200.000 đồng Nguyên (Yuan), tương đương với gần 30.000 Mỹ kim, và ra lệnh phá hủy nhà ở và nơi Đức Cha đã cử hành thánh lễ cho 200 giáo dân.
Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn năm nay 61 tuổi, thụ phong giám mục năm 2011, do Tòa Thánh bổ nhiệm, nhưng không được Nhà nước Trung Quốc nhìn nhận, và ngài không gia nhập Hội Công Giáo yêu nước. Đức Cha được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Ôn Châu và điều này có nghĩa là đương nhiên kế nhiệm Đức Cha Vinh Sơn Chu Duy Phương (Zhu Wei Fang), qua đời năm 2016.
Vì không được Nhà nước nhìn nhận nên trong những năm qua, Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn liên tục bị công an bắt đi mất tích một thời gian để cấm cản ngài khỏi tiếp xúc và cử hành thánh lễ cho các tín hữu.
Gần đây, ngày 27 tháng Mười Hai năm ngoái, 2024, Đức Cha đã cử hành thánh lễ Giáng Sinh với sự tham dự của 200 tín hữu tại huyện Long Loan (Longwan). Do việc làm này, ngài đã bị nhà nước phạt 200.000 đồng Nguyên. Ngoài ra, một cơ quan khác của nhà nước ở Ôn Châu đã ra lệnh phá hủy ngôi nhà nơi Đức Cha cư ngụ và đã làm lễ, về tội xây dựng không có phép. Nhà này có mặt bằng 200 mét vuông.
Hãng Asia News nhận định rằng đây là những biện pháp mới của nhà nước để chế tài Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn. Ngoài ra, cũng trong dịp lễ Giáng Sinh năm vừa qua, Đức Cha đã công bố thư mục tử mời gọi các tín hữu sống hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ: cụ thể là mỗi giáo xứ tổ chức cuộc gặp gỡ để học hỏi Tông sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô về Năm Thánh, đọc kinh Năm Thánh sau mỗi thánh lễ. Ngài cũng chỉ định mỗi nhà thờ trong giáo phận như nơi để hành hương Năm Thánh. Thư của Đức Cha có đoạn viết: “Tôi hy vọng Năm Thánh này có thể củng cố đức tin của chúng ta, kích thích niềm hy vọng và làm cho chúng ta tăng trưởng trong đức bác ái. Vì niềm hy vọng nảy sinh từ tình yêu và hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5).
Những lời trên đây không thể chấp nhận được, nếu trước đó không trải qua sự kiểm soát nghiêm ngặt của Nhà nước.
5. Người Công Giáo hy vọng vào các chính sách y tế sau khi Kennedy được xác nhận làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh
Những người Công Giáo nổi tiếng tại Hoa Kỳ đang bày tỏ sự lạc quan sau khi Robert F. Kennedy Jr. được xác nhận gần đây làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, gọi tắt là HHS, sau một quá trình xác nhận gian nan khi chứng kiến ông bị thách thức về một số vấn đề quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo.
Kennedy, bản thân là một người Công Giáo, đã phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ cả hai đảng vì quan điểm gây tranh cãi của ông về vắc-xin, phá thai và chính sách y tế công cộng kể từ khi Tổng thống Donald Trump đề cử ông làm nhà lãnh đạo HHS.
Vị trí đó giám sát 10 cơ quan, bao gồm Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, gọi tắt là FDA và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, gọi tắt là CDC.
Cuối cùng, Kennedy đã được xác nhận vào thứ năm với tỷ lệ phiếu bầu 52-48 chia rẽ theo đường lối của đảng, ngoại trừ Thượng nghị sĩ Kentucky Mitch McConnell, đảng viên Cộng hòa duy nhất bỏ phiếu chống lại ông.
Kể từ khi được đề cử và trong suốt các phiên điều trần xác nhận, Kennedy đã phải chịu nhiều chỉ trích nhất từ các thượng nghị sĩ Dân chủ vì quan điểm của ông về vắc-xin. Nhưng một số người Công Giáo đã ca ngợi cam kết của Kennedy về an toàn vắc-xin.
Sơ Deidre Byrne, người bị từ chối miễn trừ vì lý do tôn giáo đối với lệnh tiêm vắc-xin COVID-19 dành cho nhân viên y tế vào tháng 8 năm 2021, nói với CNA rằng “với tư cách là một bác sĩ và một tu sĩ”, sơ “rất vui mừng” trước sự xác nhận của Kennedy.
“Về mặt y khoa, tôi đồng ý với những lo ngại của Kennedy,” Sơ Byrne, người được biết đến rộng rãi với cái tên Sister Dede, cho biết qua email. Sơ đã trích dẫn “vắc-xin và việc thiếu nghiên cứu thích hợp, rồi sau đó là việc ép buộc, ví dụ, vắc-xin COVID-19, vốn không có cơ sở khoa học nào đằng sau và đã làm hàng ngàn người bị thương.”
Sơ Byrne bày tỏ lòng biết ơn trước lời cam kết của Kennedy về việc tiến hành nghiên cứu về tính an toàn của thuốc phá thai như mifepristone, loại thuốc đã được bãi bỏ một phần dưới thời chính quyền Tổng thống Biden.
Sơ cho biết: “Bây giờ họ cung cấp thuốc phá thai trực tuyến mà không cần bác sĩ đánh giá hoặc siêu âm”, đồng thời mô tả hành vi này là “cực kỳ nguy hiểm và là hành vi sai trái”.
“Vì vậy, tôi cảm ơn Chúa vì Tổng thống Donald Trump và tôi cảm ơn Chúa vì Kennedy đã được xác nhận để điều hành HHS,” Sơ Byrne kết luận.
Một đại diện của tập thể lớn nhất gồm những nhân viên chăm sóc sức khỏe Công Giáo, Hiệp hội Y khoa Công Giáo, gọi tắt là CMA, đồng tình với Sơ Byrne và nói với CNA rằng tổ chức này mong muốn được hợp tác với Kennedy và chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tiến sĩ Tim Millea, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Chăm sóc Sức khỏe của Hội đồng CMA, chia sẻ với CNA: “Hiệp hội Y khoa Công Giáo mong muốn được hợp tác chặt chẽ với chính quyền Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Kennedy trong sứ mệnh chung là thúc đẩy và bảo vệ y học đạo đức”.
“CMA cam kết thực hiện các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe: phẩm giá vốn có của mỗi cuộc sống con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên; thực tế sinh học của hai giới tính; và bảo vệ quyền lương tâm và tự do tôn giáo cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe “, ông nói tiếp.
“Chúng tôi rất mong muốn Bộ trưởng Kennedy chú ý đến việc sửa đổi các chính sách của HHS vốn đã xung đột trực tiếp với các phương pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu và hợp lý trong nhiều năm qua. Đã đến lúc quay trở lại với y học được thực hành như nó vốn có, chứ không phải được chỉ đạo bởi ý thức hệ.”
Source:Catholic News Agency
Dư luận xao xuyến: TT Trump kịch liệt chỉ trích TT Zelensky. Thân phận nhược tiểu, Ukraine cúi mặt
VietCatholic Media
23:15 18/02/2025