Phụng Vụ - Mục Vụ
Phúc họa ra sao ?
Lm Nguyễn Xuân Trường
03:14 15/02/2025
Thiên Chúa Phù Suy
Nguyễn Trung Tây
06:14 15/02/2025
Thiên Chúa Phù Suy
Lm Nguyễn Trung Tây
“Phù thịnh, không ai phù suy” là câu nói phổ thông xuất hiện ở nhiều cửa miệng. Mà thật sự là thế, nếu đầu đường xó chợ cầm mõ, thiên hạ không ai liếc nhìn. Nhưng nếu nhà giàu đại gia hoặc khách VIP bước chân xuống từ xe hơi, mọi người đều nín thở nhìn theo. Người ăn mày gõ cửa xin miếng cơm thừa canh cặn, thiên hạ không ai buồn ngó ngàng. Nhà giàu mở miệng gang thép, mọi người ngồi đó chăm chú lắng nghe.
Từ những ngày đầu tiên cho tới ngày cuối cùng, thiên hạ nhiều người đều thế, đều phù thịnh, không ai phù suy.
Nhưng Thiên Chúa của Đức Giêsu thì ngược lại. Ngài là Thiên Chúa của người nghèo khổ, người đói khát, người than khóc. Những người bị đẩy sang bên lề xã hội, sống vùng ngoại biên, họ được Thiên Chúa chúc lành, bởi Thiên Chúa là Đấng phù suy.
Nhưng Đức Giêsu không dừng lại ở đó, Ngài lên tiếng chỉ đích danh những người mà Thiên Chúa sẽ chúc dữ. Đó là người giàu có, người ăn uống no nê, người bây giờ đang vui cười.
Nhưng tại sao Thiên Chúa lại chúc dữ những người nhà giàu? Thánh Luca có câu trả lời cho câu hỏi thần học này qua dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazaro. Theo như dụ ngôn, ông nhà giàu vô danh bị Thiên Chúa phạt vào ngày cuối đời không phải bởi ông giàu, nhưng bởi ông sống vô cảm trước nỗi đau của người hàng xóm Larazo ngày ngày đói khát nằm ngay trước cửa nhà...Giáo hội phải là một Giáo hội của người nghèo, bởi Thiên Chúa là một Thiên Chúa của phù suy Người nghèo phải là một ưu tiên hàng đầu, là những trăn trở của Giáo hội và của mọi người tín hữu.
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy
Lm Nguyễn Trung Tây
“Phù thịnh, không ai phù suy” là câu nói phổ thông xuất hiện ở nhiều cửa miệng. Mà thật sự là thế, nếu đầu đường xó chợ cầm mõ, thiên hạ không ai liếc nhìn. Nhưng nếu nhà giàu đại gia hoặc khách VIP bước chân xuống từ xe hơi, mọi người đều nín thở nhìn theo. Người ăn mày gõ cửa xin miếng cơm thừa canh cặn, thiên hạ không ai buồn ngó ngàng. Nhà giàu mở miệng gang thép, mọi người ngồi đó chăm chú lắng nghe.
Từ những ngày đầu tiên cho tới ngày cuối cùng, thiên hạ nhiều người đều thế, đều phù thịnh, không ai phù suy.
Nhưng Thiên Chúa của Đức Giêsu thì ngược lại. Ngài là Thiên Chúa của người nghèo khổ, người đói khát, người than khóc. Những người bị đẩy sang bên lề xã hội, sống vùng ngoại biên, họ được Thiên Chúa chúc lành, bởi Thiên Chúa là Đấng phù suy.
Nhưng Đức Giêsu không dừng lại ở đó, Ngài lên tiếng chỉ đích danh những người mà Thiên Chúa sẽ chúc dữ. Đó là người giàu có, người ăn uống no nê, người bây giờ đang vui cười.
Nhưng tại sao Thiên Chúa lại chúc dữ những người nhà giàu? Thánh Luca có câu trả lời cho câu hỏi thần học này qua dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazaro. Theo như dụ ngôn, ông nhà giàu vô danh bị Thiên Chúa phạt vào ngày cuối đời không phải bởi ông giàu, nhưng bởi ông sống vô cảm trước nỗi đau của người hàng xóm Larazo ngày ngày đói khát nằm ngay trước cửa nhà...Giáo hội phải là một Giáo hội của người nghèo, bởi Thiên Chúa là một Thiên Chúa của phù suy Người nghèo phải là một ưu tiên hàng đầu, là những trăn trở của Giáo hội và của mọi người tín hữu.
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy
Đỉnh cao thánh thiện
Lm Minh Anh
15:40 15/02/2025
ĐỈNH CAO THÁNH THIỆN
“Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa!”.
Năm 1924, sau thất bại thám hiểm Everest, nhiều người chết. Tại một cuộc họp, một người đứng lên mô tả cuộc phiêu lưu xấu số; sau đó, anh quay sang một bức ảnh Everest khổng lồ và kêu lên, “Everest! Chúng tôi đã cố chinh phục bạn, nhưng bạn áp đảo chúng tôi. Chúng tôi cố gắng lần hai; lần ba, bạn đã quá sức chúng tôi. Nhưng, Everest, hãy biết, chúng tôi sẽ chinh phục bạn, bạn không thể lớn hơn; nhưng chúng tôi, có thể!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúng tôi, có thể!”. Đó cũng là những gì Thiên Chúa muốn chúng ta khẳng định với ‘đỉnh cao thánh thiện’ của mình! Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói lên một sự thật rằng, Kitô hữu không được kêu gọi để nên tầm thường; rằng, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đạt đến đỉnh cao qua việc sống Các Mối Phúc nghèo khó, khóc lóc, chịu bắt bớ…
Đó là những gì thế gian ghê sợ - và đừng quên - Thiên Chúa cũng gớm ghiếc! Nhưng lạ thay, chính khi sống những nghịch lý Tin Mừng này, tâm hồn người môn đệ Giêsu lại tìm được cho mình một phần thưởng lớn lao nhất - chính Thiên Chúa - “Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Giêrêmia cũng đồng tình, “Khốn cho ai tin tưởng người đời; phúc thay người tin tưởng nơi Chúa!” - bài đọc một - Đấng mà vì Ngài, họ dám trở nên nghèo khó, đói khát, khóc lóc và bị thù ghét. Vậy tại sao gọi là phúc? Vì lẽ, Thiên Chúa, Đấng liên tục lôi kéo họ đến gần Ngài, dẫn họ đi trên con đường cứu độ; trên đó, Ngài thanh luyện, củng cố, đổ đầy niềm tin, tình yêu và hy vọng. Vì thế, đừng an phận với một cuộc sống tầm thường; nhưng hãy quyết tâm đạt tới ‘đỉnh cao thánh thiện’, để Chúa trở thành trung tâm của tất cả! Phaolô thật chí lý, “Nếu đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người!” - bài đọc hai.
“Với ánh sáng của Thiên Chúa, linh hồn tiến bộ vững chắc khi nhìn thấy khốn cùng của mình. Nó có thể chìm sâu hơn trong đau khổ; nhưng theo ‘mức độ mà nó đi xuống’, nó sẽ ‘đi lên’; vì như vậy, đến gần Chúa hơn. Người ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa rõ hơn từ bên dưới; qua đó, thưởng thức những vuốt ve ngọt ngào của Ngài, cảm nghiệm sâu sắc hơn sự quyến rũ từ sự hiện diện thiêng liêng của Ngài!” - Luis María Martínez.
Trong Tin Mừng hôm nay, khi nhìn đám đông, ánh mắt Chúa Giêsu xuyên thấu những pháo đài bên trong họ - trái tim - nơi diễn ra chiến trận mỗi ngày giữa giằng co ‘tôi thuộc về Chúa hay thế gian?’. Ở đó, chiến trận giành lấy ý muốn và kế hoạch của Thiên Chúa được phát động không ngừng; bởi lẽ, không ai có thể đạt tới ‘đỉnh cao thánh thiện’ mà không từ bỏ những gì họ sở hữu, tâm hồn chưa được giải phóng. Nói cách khác, Thiên Chúa sẽ không chiếm hữu toàn bộ trái tim chúng ta cho đến khi mọi thứ khác bị loại ra.
Anh Chị em,
“Chúng tôi, có thể!”. Bạn có thực sự khát khao một đời sống thánh thiện; hay chỉ bằng lòng với việc trở thành một Kitô hữu? Nghĩa là chúng ta tin Chúa, biết quý trọng người khác, nhưng cũng không cần phải dấn thân quá mức. Như thế, hoặc là thánh thiện hoặc là tầm thường! Và nếu chấp nhận một lối sống cầm chừng với những gì tối thiểu, chúng ta không bao giờ đạt đến ‘đỉnh cao thánh thiện’ như Thiên Chúa kỳ vọng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con biết vươn lên những gì thuộc tầm cao, đừng để con thoả mãn với những gì tầm thấp - mà lẽ thường - là tầm thường!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa!”.
Năm 1924, sau thất bại thám hiểm Everest, nhiều người chết. Tại một cuộc họp, một người đứng lên mô tả cuộc phiêu lưu xấu số; sau đó, anh quay sang một bức ảnh Everest khổng lồ và kêu lên, “Everest! Chúng tôi đã cố chinh phục bạn, nhưng bạn áp đảo chúng tôi. Chúng tôi cố gắng lần hai; lần ba, bạn đã quá sức chúng tôi. Nhưng, Everest, hãy biết, chúng tôi sẽ chinh phục bạn, bạn không thể lớn hơn; nhưng chúng tôi, có thể!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúng tôi, có thể!”. Đó cũng là những gì Thiên Chúa muốn chúng ta khẳng định với ‘đỉnh cao thánh thiện’ của mình! Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói lên một sự thật rằng, Kitô hữu không được kêu gọi để nên tầm thường; rằng, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đạt đến đỉnh cao qua việc sống Các Mối Phúc nghèo khó, khóc lóc, chịu bắt bớ…
Đó là những gì thế gian ghê sợ - và đừng quên - Thiên Chúa cũng gớm ghiếc! Nhưng lạ thay, chính khi sống những nghịch lý Tin Mừng này, tâm hồn người môn đệ Giêsu lại tìm được cho mình một phần thưởng lớn lao nhất - chính Thiên Chúa - “Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Giêrêmia cũng đồng tình, “Khốn cho ai tin tưởng người đời; phúc thay người tin tưởng nơi Chúa!” - bài đọc một - Đấng mà vì Ngài, họ dám trở nên nghèo khó, đói khát, khóc lóc và bị thù ghét. Vậy tại sao gọi là phúc? Vì lẽ, Thiên Chúa, Đấng liên tục lôi kéo họ đến gần Ngài, dẫn họ đi trên con đường cứu độ; trên đó, Ngài thanh luyện, củng cố, đổ đầy niềm tin, tình yêu và hy vọng. Vì thế, đừng an phận với một cuộc sống tầm thường; nhưng hãy quyết tâm đạt tới ‘đỉnh cao thánh thiện’, để Chúa trở thành trung tâm của tất cả! Phaolô thật chí lý, “Nếu đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người!” - bài đọc hai.
“Với ánh sáng của Thiên Chúa, linh hồn tiến bộ vững chắc khi nhìn thấy khốn cùng của mình. Nó có thể chìm sâu hơn trong đau khổ; nhưng theo ‘mức độ mà nó đi xuống’, nó sẽ ‘đi lên’; vì như vậy, đến gần Chúa hơn. Người ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa rõ hơn từ bên dưới; qua đó, thưởng thức những vuốt ve ngọt ngào của Ngài, cảm nghiệm sâu sắc hơn sự quyến rũ từ sự hiện diện thiêng liêng của Ngài!” - Luis María Martínez.
Trong Tin Mừng hôm nay, khi nhìn đám đông, ánh mắt Chúa Giêsu xuyên thấu những pháo đài bên trong họ - trái tim - nơi diễn ra chiến trận mỗi ngày giữa giằng co ‘tôi thuộc về Chúa hay thế gian?’. Ở đó, chiến trận giành lấy ý muốn và kế hoạch của Thiên Chúa được phát động không ngừng; bởi lẽ, không ai có thể đạt tới ‘đỉnh cao thánh thiện’ mà không từ bỏ những gì họ sở hữu, tâm hồn chưa được giải phóng. Nói cách khác, Thiên Chúa sẽ không chiếm hữu toàn bộ trái tim chúng ta cho đến khi mọi thứ khác bị loại ra.
Anh Chị em,
“Chúng tôi, có thể!”. Bạn có thực sự khát khao một đời sống thánh thiện; hay chỉ bằng lòng với việc trở thành một Kitô hữu? Nghĩa là chúng ta tin Chúa, biết quý trọng người khác, nhưng cũng không cần phải dấn thân quá mức. Như thế, hoặc là thánh thiện hoặc là tầm thường! Và nếu chấp nhận một lối sống cầm chừng với những gì tối thiểu, chúng ta không bao giờ đạt đến ‘đỉnh cao thánh thiện’ như Thiên Chúa kỳ vọng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con biết vươn lên những gì thuộc tầm cao, đừng để con thoả mãn với những gì tầm thấp - mà lẽ thường - là tầm thường!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:49 15/02/2025
51. Làm việc đền tội nặng nề với nhân đức khiêm tốn cùng với đức ái thánh thiện, tâm thành và vui vẻ, thì đủ để làm cho linh hồn người ta trở thành thánh thiện và có hạnh phúc.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:52 15/02/2025
67. ANH EM MUA ỦNG
Có hai anh em tích trử tiền mua được đôi ủng mới.
Người anh thường mang ủng đi đây đó, người em thì không muốn bỏ tiền ra cách không không, nên đợi đến tối khi người anh ngủ thì mang ủng đi khắp nơi, thế là đôi ủng bị rách rất nhanh.
Người anh nói:
- “Chúng ta cất ít tiền để mua đôi ủng mới khác chứ?”
Người em đáp:
- “Không, đôi ủng mới sẽ làm chậm trễ giấc ngủ của em !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 67:
Vật chất là phương tiện cần thiết cho con người: có chiếc xe để đi đây đi đó cho nhanh tiện, có bếp ga để nấu nướng cho nhanh cho sạch, có truyền hình video để coi tin tức thời sự trong và ngoài nước, nghe ca nhạc, coi phim.v.v...tất cả những phương tiện ấy đều phục vụ con người.
Nhưng có những con người lại đi phục vụ và làm nô lệ cho vật chất: có những người coi chiếc xe quý hơn cả con cái, khi con cái làm xướt nước sơn chiếc xe thì đánh con cách tàn nhẫn, vợ làm mất xe thì chửi vợ cách thậm tệ hơn cả kẻ thù; có người coi phim video cả ngay lẫn đem, không thiết gì đến ăn uống làm việc, họ phung phí hết thời gian trong ngày cho cái truyền hình video với những bộ phim nhiều tập...
Chiếc ủng là vật chất dùng để bảo vệ bàn chân khi đi bộ, hư thì mua cái khác, còn việc ngủ muộn ngủ sớm thì do mình chứ không vì mua đôi ủng mới.
Làm nô lệ cho vật chất thì cũng đồng thời cũng làm đệ tử của ma quỷ.
Ai có đức tin thì hiểu rõ việc này hơn người khác, vì người có đức tin chính là người được Chúa Thánh Thần dạy dỗ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có hai anh em tích trử tiền mua được đôi ủng mới.
Người anh thường mang ủng đi đây đó, người em thì không muốn bỏ tiền ra cách không không, nên đợi đến tối khi người anh ngủ thì mang ủng đi khắp nơi, thế là đôi ủng bị rách rất nhanh.
Người anh nói:
- “Chúng ta cất ít tiền để mua đôi ủng mới khác chứ?”
Người em đáp:
- “Không, đôi ủng mới sẽ làm chậm trễ giấc ngủ của em !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 67:
Vật chất là phương tiện cần thiết cho con người: có chiếc xe để đi đây đi đó cho nhanh tiện, có bếp ga để nấu nướng cho nhanh cho sạch, có truyền hình video để coi tin tức thời sự trong và ngoài nước, nghe ca nhạc, coi phim.v.v...tất cả những phương tiện ấy đều phục vụ con người.
Nhưng có những con người lại đi phục vụ và làm nô lệ cho vật chất: có những người coi chiếc xe quý hơn cả con cái, khi con cái làm xướt nước sơn chiếc xe thì đánh con cách tàn nhẫn, vợ làm mất xe thì chửi vợ cách thậm tệ hơn cả kẻ thù; có người coi phim video cả ngay lẫn đem, không thiết gì đến ăn uống làm việc, họ phung phí hết thời gian trong ngày cho cái truyền hình video với những bộ phim nhiều tập...
Chiếc ủng là vật chất dùng để bảo vệ bàn chân khi đi bộ, hư thì mua cái khác, còn việc ngủ muộn ngủ sớm thì do mình chứ không vì mua đôi ủng mới.
Làm nô lệ cho vật chất thì cũng đồng thời cũng làm đệ tử của ma quỷ.
Ai có đức tin thì hiểu rõ việc này hơn người khác, vì người có đức tin chính là người được Chúa Thánh Thần dạy dỗ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô vào bệnh viện để điều trị bệnh viêm phế quản ngày càng tỏ ra nghiêm trọng
Đặng Tự Do
06:30 15/02/2025
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rôma vào cuối buổi sáng Thứ Sáu, 14 Tháng Hai, theo giờ địa phương Rôma để xét nghiệm. Bác sĩ đã yêu cầu nhập viện ngay lập tức để điều trị bệnh viêm phế quản.
Trong thông báo đầu tiên về tình trạng của ngài, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Giáo Hoàng 88 tuổi đã phải vào bệnh viện vào cuối buổi sáng ngày 14 tháng 2 sau các cuộc họp với một số người, bao gồm cả thủ tướng Slovakia, Robert Fico.”
Đức Thánh Cha Phanxicô bị nhiễm trùng đường hô hấp
Trong email gởi cho các ký giả vào chiều Thứ Bẩy, 15 Tháng Hai, Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã đưa ra thông tin cập nhật về tình trạng của Đức Giáo Hoàng: Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết “Các cuộc kiểm tra đầu tiên được thực hiện cho thấy ngài bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng lâm sàng khá; nhưng ngài có biểu hiện sốt nhẹ.”
Ông nói: Đức Giáo Hoàng rất thanh thản, tâm trạng tốt và đã đọc một vài tờ báo.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Các nhà lãnh đạo Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ và thế giới đã cùng nhau cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi có thông tin vị giáo hoàng 88 tuổi đã phải vào bệnh viện vì bệnh viêm phế quản.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB chia sẻ trên mạng xã hội rằng các giám mục “cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha trong thời gian ngài nằm viện”.
Dòng Phanxicô Truyền giáo Ngôi Lời Vĩnh Cửu, cộng đồng tu sĩ được Mẹ Angelica thành lập năm 1987, cũng cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành phần lớn thời gian trong thập niên qua trong tình trạng sức khỏe tương đối tốt nhưng đã phải đối mặt với một số tình trạng bệnh lý đau đớn trong vài năm gần đây.
Nhiễm trùng đường hô hấp là vấn đề sức khỏe mới nhất của vị giáo hoàng 88 tuổi, người đang phải vật lộn với chứng khó thở, khiến ngài nhiều lần không thể đọc toàn bộ bài phát biểu hoặc bài giảng của mình.
Các vấn đề về hô hấp không phải là mới đối với vị giáo hoàng 88 tuổi, người đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn là một tu sĩ dòng Tên trẻ sau một đợt viêm phế quản nghiêm trọng. Trong hai năm qua, ngài ngày càng phải vật lộn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và gặp nhiều khó khăn.
Lần vào bệnh viện gần nhất của ngài là vào tháng 3 năm 2023 vì bệnh viêm phế quản, mà ngài mô tả là thoát chết “trong gang tấc” khi xuất viện.
Kể từ khi được bầu vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng đã phải vào bệnh viện ba lần, một lần vào năm 2021 và hai lần vào năm 2023 vì viêm phế quản và phẫu thuật bụng để chữa thoát vị ruột liên quan đến một cuộc phẫu thuật trước đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô bị cảm lạnh vào đầu tháng này, khi nói với những người tham dự buổi tiếp kiến chung ngày 5 tháng 2 rằng ngài bị “cảm lạnh nặng” mà sau đó Vatican mô tả là viêm phế quản, và buộc ngài phải tổ chức buổi tiếp kiến riêng bên trong nhà trọ Santa Marta vào cuối tuần đó, thay vì tại Điện Tông Tòa, nơi ngài thường gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và các nhóm cũng như các cá nhân khác.
Mặc dù ngài có thể chủ trì Thánh lễ ngoài trời mừng Năm Thánh Quân đội vào Chúa Nhật, ngày 9 tháng 2 và tự mình đọc bài giảng, nhưng chỉ được một đoạn ngắn. Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tuần sau, ngày 12 tháng 2, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài vẫn đang bị viêm phế quản và vì lý do đó, ngài không thể đọc bài phát biểu đã chuẩn bị trước và đã nhờ một phụ tá đọc thay.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng “lần tới tôi có thể làm được” và có thể phát biểu ngắn gọn tại nhiều thời điểm khác nhau trong sự kiện, bao gồm cả việc cầu nguyện cho hòa bình toàn cầu.
Đức Giáo Hoàng cũng phải điều trị vết bầm tím ở cánh tay phải sau khi ngã tại nơi ở của mình vào tháng trước và bị thương ở mặt và cảm lạnh trong mùa Giáng sinh.
Vatican cho biết lịch trình của Giáo hoàng phải hủy bỏ hết cho đến ngày 17 tháng 2. Vatican cũng cho biết do Đức Thánh Cha Phanxicô phải vào bệnh viện nên các cuộc hẹn của ngài trong ba ngày tiếp theo đã bị hủy. Cụ thể, ông sẽ không còn tổ chức buổi tiếp kiến kỷ niệm tại Vatican vào thứ Bảy, ngày 15 tháng 2 hoặc buổi gặp gỡ với các nghệ sĩ tại xưởng phim lịch sử Cinecittà ở phía nam Rôma vào ngày 17 tháng 2.
Thủ tướng Pháp cho biết ông sẽ kiện hãng truyền thông đã cáo buộc ông man khai để tránh tai tiếng cho Giáo Hội
Đặng Tự Do
06:32 15/02/2025
Thủ tướng Pháp François Bayrou, một người Công Giáo nhiệt thành, đang bị tấn công vì đức tin Công Giáo của ông, cho biết ông có kế hoạch kiện hãng truyền thông điều tra Mediapart sau khi hãng này đưa tin rằng ông đã “nói dối” để bảo vệ một trường Công Giáo nơi một linh mục bị cáo buộc lạm dụng tính dục một học sinh vào cuối những năm 1990.
Tuần trước, Mediapart đã công bố các tuyên bố của nhân chứng và các tài liệu nhằm chứng minh rằng Thủ tướng Bayrou “không thể không biết về những lời buộc tội” tại trường Notre-Dame de Bétharram, nơi chính các con ông đang theo học.
Trả lời câu hỏi của các nhà lập pháp tại Quốc hội vào thứ Ba, Bayrou đã phản pháo lại những cáo buộc.
“Tôi bảo đảm với các bạn rằng tôi chưa bao giờ được thông báo về bất kỳ vụ bạo lực nào, chứ đừng nói đến bạo lực tình dục,” Bayrou nói. “Rõ ràng là sẽ có một vụ kiện phỉ báng được đệ trình.”
Một đại diện của thủ tướng đã không trả lời ngay lập tức phản hồi của POLITICO để bình luận. Các phóng viên của Mediapart là David Perrotin và Antton Rouget, những người đã viết báo cáo, cho biết họ “sẵn sàng bảo vệ công việc của họ tại tòa án” và “ủng hộ tất cả các báo cáo của họ”, đồng thời nói thêm rằng họ sẽ công bố các tài liệu mới cho thấy Thủ tướng Bayrou “đã nói dối” trong tuyên bố của mình tại quốc hội.
Bayrou, cựu bộ trưởng giáo dục, trước đây từng nói rằng ông đã nghe “tin đồn” về “những cái vỗ vai” nhưng không nghe về lạm dụng tình dục tại trường, tờ báo Pháp Le Parisien đưa tin vào năm ngoái.
Năm 1998, cựu hiệu trưởng của trường, một linh mục, đã bị điều tra chính thức trong một cuộc điều tra về cáo buộc lạm dụng tính dục một học sinh. Một khiếu nại thứ hai sau đó đã được đệ trình. Bài viết của Mediapart trích dẫn lời luật sư của nguyên đơn đầu tiên và một phóng viên làm việc trong vụ án, cả hai đều nói rằng Thủ tướng Bayrou đã biết về các cáo buộc.
Mediapart chỉ ra các báo cáo từ Le Monde và tờ báo địa phương La République des Pyrénées, cả hai đều đưa tin rằng thẩm phán điều tra vụ án, Christian Mirande, cho biết ông đã gặp Bayrou ngay từ đầu trong quá trình điều tra. Hàng chục cựu sinh viên kể từ đó đã đệ đơn kiện về các vụ việc xâm hại tình dục được cho là đã xảy ra tại trường.
Bài báo cũng khẳng định rằng vợ của Bayrou đã tham dự lễ tang của bị cáo.
Source:Politico
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các Giám mục Hoa Kỳ trong bối cảnh trục xuất hàng loạt: Phẩm giá của người di cư là trên hết
Đặng Tự Do
06:33 15/02/2025
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu trước các giám mục Hoa Kỳ về tình trạng trục xuất người nhập cư hàng loạt đang diễn ra ở nước này, đồng thời kêu gọi người Công Giáo xem xét tính công bằng của luật pháp và chính sách xét theo phẩm giá và quyền của con người.
Trong một lá thư được công bố vào ngày 11 tháng 2, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Giáo Hoàng - trong khi ủng hộ quyền của một quốc gia trong việc tự vệ trước những người đã phạm tội bạo lực hoặc nghiêm trọng - cho biết một “lương tâm được hình thành đúng đắn” sẽ không đồng ý với việc liên kết tình trạng bất hợp pháp của một số người di cư với tội phạm.
Ngài cho biết: “Hành động trục xuất những người trong nhiều trường hợp đã rời bỏ quê hương của họ vì lý do nghèo đói cùng cực, mất an ninh, bị bóc lột, đàn áp hoặc môi trường xuống cấp nghiêm trọng làm tổn hại đến phẩm giá của nhiều người đàn ông và phụ nữ, và của cả gia đình, và đặt họ vào tình trạng đặc biệt dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “Tất cả các tín hữu Kitô giáo và những người thiện chí được kêu gọi xem xét tính hợp pháp của các chuẩn mực và chính sách công theo quan điểm về phẩm giá của con người và các quyền cơ bản của họ, chứ không phải ngược lại”.
'Tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người'
Đức Thánh Cha Phanxicô viết bức thư gửi các giám mục Hoa Kỳ trong bối cảnh chính sách nhập cư của Hoa Kỳ có nhiều thay đổi dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người di cư ngày càng tăng, điều mà nhiều giám mục chỉ trích.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng ghi nhận “những nỗ lực có giá trị” của các giám mục Hoa Kỳ trong công việc của họ với những người di cư và tị nạn và cầu xin Chúa ban thưởng cho “sự bảo vệ và bênh vực những người bị coi là kém giá trị, kém quan trọng hoặc kém nhân tính!”
Khi cầu xin Đức Mẹ Guadalupe bảo vệ tất cả những người đang sống trong sợ hãi hoặc đau đớn vì nhập cư và trục xuất, ngài cầu nguyện cho một xã hội “có tính huynh đệ, bao dung và tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người” và kêu gọi những người Công Giáo và những người thiện chí khác “không đầu hàng trước những câu chuyện phân biệt đối xử và gây ra đau khổ không cần thiết cho những người anh chị em di cư và tị nạn của chúng ta”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng luật và chính sách nhập cư phải được ưu tiên hơn việc đối xử tôn trọng với mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.
“Đây không phải là vấn đề nhỏ: Một quy tắc pháp luật đích thực được xác minh chính xác trong cách đối xử tôn trọng mà tất cả mọi người xứng đáng được hưởng, đặc biệt là những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất”, ông nhấn mạnh. “Lợi ích chung thực sự được thúc đẩy khi xã hội và chính phủ, với sự sáng tạo và tôn trọng nghiêm ngặt quyền của tất cả mọi người — như tôi đã khẳng định trong nhiều lần — chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập những người yếu đuối, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương nhất”.
Ngài cho biết việc đối xử công bằng với người nhập cư không cản trở việc phát triển các chính sách nhằm điều chỉnh việc di cư có trật tự và hợp pháp, nhưng “những gì được xây dựng trên cơ sở vũ lực chứ không phải trên sự thật về phẩm giá bình đẳng của mọi con người sẽ bắt đầu tồi tệ và sẽ kết thúc tồi tệ”.
'Ordo amoris'
Trong lá thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cân nhắc đến khái niệm “ordo amoris” — “tình yêu được sắp xếp đúng đắn” của Công Giáo — gần đây được Phó Tổng thống JD Vance nhắc đến trong cuộc tranh luận đang diễn ra về chính sách nhập cư.
“Tình yêu Kitô giáo,” Đức Giáo Hoàng viết, “không phải là sự mở rộng đồng tâm của các lợi ích từng chút một mở rộng đến những người và nhóm khác. Nói cách khác: Con người không phải là một cá nhân đơn thuần, tương đối rộng lớn, với một số tình cảm nhân đạo!”
“Con người là một chủ thể có phẩm giá, thông qua mối quan hệ cấu thành với tất cả mọi người, đặc biệt là với những người nghèo nhất, có thể dần dần trưởng thành trong bản sắc và ơn gọi của mình,” ngài nói tiếp.
Đức Giáo Hoàng viết: “Ordo amoris đích thực cần được thúc đẩy chính là điều chúng ta khám phá ra khi liên tục suy ngẫm về dụ ngôn 'người Samari nhân hậu', tức là bằng cách suy ngẫm về tình yêu xây dựng nên tình huynh đệ cởi mở với tất cả mọi người, không có ngoại lệ”.
Chúa Giêsu là người tị nạn
“Con Thiên Chúa, khi trở thành người, cũng đã chọn sống bi kịch di cư,” Đức Giáo Hoàng viết.
Đức Phanxicô chỉ ra học thuyết xã hội của Giáo hội rằng ngay cả Chúa Giêsu Kitô cũng đã trải qua khó khăn khi phải rời bỏ quê hương của mình vì nguy hiểm đến tính mạng và phải lánh nạn trong một xã hội và nền văn hóa xa lạ.
Gọi đó là “Magna Carta” hay “Đại Hiến Chương” về tư tưởng của Giáo hội liên quan đến vấn đề di cư, Đức Phanxicô đã trích dẫn một đoạn trong tông hiến của Đức Giáo Hoàng Piô 12 về việc chăm sóc người di cư, Exsul Familia Nazarethana, trong đó có đoạn: “Gia đình Nazareth lưu vong, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, những người di cư ở Ai Cập và những người tị nạn ở đó để thoát khỏi cơn thịnh nộ của một vị vua vô đạo, là hình mẫu, là tấm gương và là niềm an ủi cho những người di cư và hành hương ở mọi thời đại và quốc gia, cho tất cả những người tị nạn ở mọi điều kiện, những người bị bao vây bởi sự ngược đãi hoặc cần thiết, buộc phải rời bỏ quê hương, gia đình thân yêu và những người bạn thân thiết để đến những vùng đất xa lạ”.
“Tương tự như vậy,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô bình luận, “Chúa Giêsu Kitô, yêu thương mọi người bằng tình yêu phổ quát, giáo dục chúng ta về sự công nhận liên tục phẩm giá của mọi con người, không có ngoại lệ.”
Source:National Catholic Register
Đức Piô XII coi Đức Trinh Nữ Maria là câu trả lời cho chủ nghĩa thương mại
Đặng Tự Do
06:34 15/02/2025
Vào những năm 1950, khi chủ nghĩa thương mại bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã hướng sự chú ý đến Đức Trinh Nữ Maria và những lần hiện ra của Đức Mẹ tại Lourdes.
Trong 100 năm qua, cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa thương mại đều ngày càng có ảnh hưởng, đặc biệt là ở thế giới phương Tây.
Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và là động lực thúc đẩy nền kinh tế hiện đại.
Đức Piô XII đã nhận ra sự gia tăng của hai sai lầm này vào những năm 1950, và trong bối cảnh đó, ngài đã kêu gọi hướng về Đức Mẹ Lộ Đức.
Ngài đã suy ngẫm về vai trò của Đức Mẹ Đồng Trinh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thương mại và chủ nghĩa duy vật trong một lá thư ngài viết vào năm 1957 sau chuyến hành hương đến Lộ Đức.
Đầu tiên, Đức Piô XII chỉ ra sự cám dỗ này, vốn đang gây ảnh hưởng vào thời điểm đó:
Thế giới, nơi ngày nay cung cấp rất nhiều lý do chính đáng để tự hào và hy vọng, cũng đang trải qua một sự cám dỗ khủng khiếp đối với chủ nghĩa duy vật mà những người tiền nhiệm của tôi và chính tôi đã lên án nhiều lần.
Sau đó, ngài giải thích nhiều sai lầm của triết lý sống này, vốn bị thúc đẩy bởi các hoạt động thương mại lớn:
Nó cũng nổi cơn thịnh nộ trong tình yêu tiền bạc, thứ tạo ra sự tàn phá ngày càng lớn hơn khi các doanh nghiệp hiện đại mở rộng, và thật không may, nó quyết định nhiều quyết định có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người. Nó được thể hiện trong sự sùng bái cơ thể, trong ham muốn quá mức về sự thoải mái, và trong sự trốn chạy khỏi mọi sự khắc khổ của cuộc sống. Nó khuyến khích sự khinh miệt đối với cuộc sống con người, thậm chí đối với cuộc sống bị hủy hoại trước khi nhìn thấy ánh sáng ban ngày.
Hơn nữa, ngài chỉ ra rằng chủ nghĩa thương mại và chủ nghĩa vật chất tập trung quá nhiều vào thú vui của cuộc sống:
Chủ nghĩa duy vật này hiện diện trong việc tìm kiếm lạc thú không kiềm chế, phô trương một cách trơ tráo và cố gắng, thông qua sách báo và các hình thức giải trí, để quyến rũ những tâm hồn vẫn còn trong sáng đưa ra một khái niệm về cuộc sống chỉ điều chỉnh mọi thứ theo hướng thịnh vượng vật chất và thỏa mãn trần tục.
Theo Đức Piô XII, thuốc giải độc chính là “trường học của Đức Maria”:
Trong trường học của Đức Maria, họ sẽ học cách sống không chỉ để trao ban Chúa Kitô cho thế giới, mà còn, nếu cần, chờ đợi với đức tin đến giờ của Chúa Giêsu và ở lại dưới chân thập giá.
Sau đó, ngài khuyến khích mọi người hãy tận hiến bản thân cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ và học theo lòng khiêm nhường thực sự và lòng tin tưởng của Mẹ vào Thiên Chúa.
Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm nắm giữ chìa khóa để chống lại những cám dỗ của chủ nghĩa thương mại. Người vốn giản dị và nghèo khó chỉ cho chúng ta con đường hoàn thiện của Kitô giáo.
Đức Mẹ có thể sống một cuộc sống tràn đầy niềm vui mà không cần bất kỳ tiện nghi hiện đại nào và kho báu lớn nhất của bà chính là Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Bernadette cũng có thể truyền cảm hứng cho chúng ta về sự giản dị và lòng tin tuyệt đối vào Chúa. Sau khi các cuộc hiện ra ở Lộ Đức kết thúc, thánh nữ sống một cuộc sống ẩn dật, tránh xa ánh đèn sân khấu và kết hợp với Chúa.
Trong khi những thứ của thế gian này có vẻ như có thể thỏa mãn những khát khao sâu xa nhất của chúng ta, Đức Mẹ Đồng Trinh nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta hạnh phúc lâu dài mà chúng ta mong muốn.
Source:Aleteia
Phó Tổng thống Vance trích dẫn sai lập trường thương thuyết hòa bình của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Hội nghị An ninh Munich
Vũ Văn An
14:12 15/02/2025

Charles Collins của tạp chí mạng Crux, ngày 15 tháng 2 năm 2025, cho hay: Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance không ngần ngại sử dụng đức tin Công Giáo của mình làm chủ đề thảo luận vào thứ năm. Thực thế, ông đã kết thúc bài phát biểu của mình tại Hội nghị An ninh Munich bằng cách trích dẫn Đức Gioan Phao-lô II.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, Vance - người đã trở lại Công Giáo vào năm 2019 - đã nói về tôn giáo của mình khi tranh luận về đạo đức trong các chính sách thường gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump.
Tuần này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ trích những nỗ lực trục xuất người nhập cư không có giấy tờ của chính quyền Trump, bao gồm cả việc thách thức trực tiếp mô tả của Vance về lời dạy ordo amoris [tiếng Latin có nghĩa là "thứ bậc của tình yêu"].
Hội nghị An ninh Munich lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1963. Những người tham gia là các nhà ngoại giao, lãnh đạo quân sự và chuyên gia an ninh từ các quốc gia thành viên của NATO và Liên minh Châu Âu, mặc dù các quốc gia khác cũng cử đại diện.
Năm nay, Vance đã gây sốc cho những người tham gia khi phàn nàn về tình trạng tự do tôn giáo trên lục địa này.
"Mọi thứ từ chính sách Ukraine của chúng tôi đến kiểm duyệt kỹ thuật số đều được coi là bảo vệ nền dân chủ. Nhưng khi chúng ta thấy các tòa án châu Âu hủy bỏ các cuộc bầu cử và các quan chức cấp cao đe dọa hủy bỏ các cuộc bầu cử khác, chúng ta nên tự hỏi liệu chúng ta có đang tự đặt ra một tiêu chuẩn cao phù hợp hay không. Và tôi nói chúng ta, vì về cơ bản tôi tin rằng chúng ta cùng chung một đội", Phó Tổng thống Hoa Kỳ cho biết.
“Trong khi chính quyền Trump rất quan tâm đến an ninh châu Âu và tin rằng chúng ta có thể đạt được một giải pháp hợp lý giữa Nga và Ukraine – và chúng tôi cũng tin rằng điều quan trọng trong những năm tới là châu Âu phải hành động mạnh mẽ để tự bảo vệ mình – thì mối đe dọa mà tôi lo lắng nhất đối với châu Âu không phải là Nga, không phải là Trung Quốc, không phải bất cứ thế lực bên ngoài nào khác”, Vance cho biết.
“Điều tôi lo lắng là mối đe dọa từ bên trong”, Vance nói tiếp. “Sự thoái lui của châu Âu khỏi một số giá trị cơ bản nhất của mình: Các giá trị chung với Hoa Kỳ”.
“Hơn hai năm trước, chính phủ Anh đã buộc tội Adam Smith Conner, một bác sĩ vật lý trị liệu 51 tuổi và là cựu chiến binh Lục quân, về tội ác tày đình là đứng cách một phòng khám phá thai 50 mét và cầu nguyện thầm trong ba phút, không cản trở bất cứ ai, không tương tác với bất cứ ai, chỉ thầm cầu nguyện một mình”, ông cho biết.
Cuối bài phát biểu, Vance nói rằng “tin vào dân chủ là hiểu rằng mỗi công dân của chúng ta đều có khôn ngoan và có tiếng nói”.
“Và nếu chúng ta từ chối lắng nghe tiếng nói đó, ngay cả những cuộc đấu tranh thành công nhất của chúng ta cũng sẽ không đạt được nhiều thành quả. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, theo quan điểm của tôi, một trong những nhà đấu tranh phi thường nhất cho nền dân chủ ở lục địa này hay bất cứ lục địa nào khác, đã từng nói, ‘đừng sợ’. Chúng ta không nên sợ người dân của mình ngay cả khi họ bày tỏ quan điểm không đồng tình với sự lãnh đạo của họ”, Vance kết luận.
Phó tổng thống không hề ngại ngùng về đức tin của mình, và những người phản đối đã phàn nàn rằng người Công Giáo “mới” này thường xuyên trình bày sai lệch những lời dạy của Giáo hội.
Họ có thể có một lập luận mạnh mẽ khi nhắc đến Thánh Gioan Phao-lô II trong một cuộc họp gồm các thành viên của Liên minh Châu Âu và NATO.
Đức Gioan Phao-lô II là người ủng hộ mạnh mẽ cả hai thể chế này và nổi tiếng vì đã hợp tác với Tổng thống Ronald Reagan trong việc đánh bại Liên Xô vào cuối Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu trước các thành viên của Học viện Quốc phòng NATO năm 1981, Đức Gioan Phao-lô II cho biết mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình “không chỉ là việc tích trữ vũ khí nguyên tử, mà còn là sự thao túng chính khái niệm hòa bình vì mục đích của các bên ích kỷ”.
Trong cuộc họp với Học viện Quốc phòng vào năm sau, ngài đã trích dẫn lời của Đức Phao-lô VI: “Hòa bình với sự yếu đuối (không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần), với sự từ bỏ quyền lợi thực sự và công lý công bằng, với sự trốn tránh rủi ro và hy sinh, với sự hèn nhát và khuất phục trước sự kiêu ngạo của người khác, và do đó với sự chấp nhận chế độ nô lệ… Đây không phải là Hòa bình thực sự. Đàn áp không phải là hòa bình. Hèn nhát không phải là hòa bình. Một giải pháp hoàn toàn mang tính bên ngoài và áp đặt bằng nỗi sợ hãi không phải là hòa bình”.
Nga lần đầu tiên xâm lược Ukraine vào năm 2014, với một cuộc tấn công toàn diện vào năm 2022. Các cuộc tấn công của Nga rất tàn bạo và bao gồm các cuộc ném bom bừa bãi vào các khu vực dân sự trong thành phố và hàng nghìn thường dân thiệt mạng.
Khi Vance đang phát biểu, chính quyền Trump cho biết họ đang nói chuyện với Nga và Ukraine về việc chấm dứt chiến tranh của họ.
Trump đã nói chuyện qua điện thoại với cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin trong tuần này và cho biết ông muốn "thỏa thuận" để chấm dứt chiến tranh, mặc dù Nga hiện đang kiểm soát gần 20 phần trăm đất đai của Ukraine.
Gặp Vance sau bài phát biểu của ông, Zelensky cho biết ông cần "bảo đảm an ninh thực sự" để đạt được thỏa thuận hòa bình.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát tin rằng một nền hòa bình như vậy vào thời điểm này sẽ dành cho Ukraine theo kiểu mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã chê bai: Một nền hòa bình với sự yếu đuối - cả về thể chất và đạo đức - "với sự hèn nhát và khuất phục trước sự kiêu ngạo của người khác, và do đó với sự chấp nhận chế độ nô lệ".
Phó Tổng thống Hoa Kỳ cho biết Châu Âu nên lắng nghe Đức Gioan Phao-lô II, nhưng vị giáo hoàng thánh thiện đó có thể không coi bất kỳ giải pháp đàm phán nào giữa Nga và Ukraine tại thời điểm này là "hòa bình thực sự".
Một bác sĩ nhập cư ở Hoa Kỳ cho biết Đức Giáo Hoàng đang đối diện với bức tường ô nhục của Trump.
Vũ Văn An
15:12 15/02/2025

José Manuel Vidal, trên tạp chí Crux, ngày 15 tháng 2 năm 2025, tường trình rằng Một người nhập cư Chile đã sống tại Hoa Kỳ hơn 50 năm, Mario Paredes, tổng giám đốc của SOMOS Community Care, tuyên bố, theo lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô: "Nói không với trục xuất! Nói có với nhập cư nhân đạo!" Và ông cũng cảm thấy tổn thương khi "vị giáo hoàng bị chỉ trích như thể ngài là kẻ thù của nền dân chủ không hoàn hảo này của chúng ta, nền dân chủ đã đánh mất nguồn gốc của Kinh thánh Do Thái và Tin Mừng của Chúa lịch sử".
Đến Madrid để phát động chiến dịch "Cảm ơn bác sĩ" nhằm tái khám phá và trao quyền cho hình ảnh bác sĩ gia đình, đây là một dự án Công Giáo được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc phúc và có nguồn gốc từ những gì Chúa Giêsu đã làm: Giảng dạy và chữa lành. Một dự án mà “hơn một triệu hai trăm nghìn người” đã đăng ký tham gia.
Theo Paredes, đó là về “nhân bản hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe”, đặt con người vào vị trí trung tâm (không phải các tòa nhà). Do đó, việc khám phá lại bác sĩ gia đình là “một lợi ích cho Nhà nước, cho chuyên gia y tế và cho bệnh nhân”. Đó là lý do tại sao ông tin rằng tổ chức của mình sẽ đạt được thỏa thuận với Robert F. Kennedy, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ mới.
Về [Tổng thống Hoa Kỳ Donald] Trump, Paredes cho rằng ông là “một thương gia bán thương hiệu của riêng mình”. Vì lý do này, ông có thể bị cám dỗ giữ tư thế kiểm soát và điều khiển trong mối quan hệ của mình với vị giáo hoàng, một nhân vật hoàn cầu vĩ đại khác, người mà ông sẽ đụng độ trên hết trong việc bảo vệ các quyền con người dân sự và xã hội. Nhưng bác sĩ cũng biết rằng “giáo hoàng là một người khôn ngoan”, để đối đầu với “bức tường ô nhục” của Trump mà không phá vỡ bộ bài đối thoại.
Chiến dịch SOMOS mà ông đã phát động có thành công không?
“Cảm ơn bác sĩ” là tên của chiến dịch mà chúng tôi thiết kế để tái khám phá bác sĩ gia đình, trước đây cũng được gọi là bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ gia đình. Chiến dịch này chắc chắn thành công, nhưng đây chỉ là khởi đầu. Chúng tôi đã vận động trong một năm rưỡi, nhiều nhất là hai năm. Có hơn một triệu hai trăm nghìn người đã đăng ký, ủng hộ chiến dịch, quảng bá chiến dịch. Sau đó, chúng tôi có hơn 30 tổ chức chăm sóc sức khỏe tận tụy cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy và hỗ trợ sáng kiến này.
Và cốt lõi của chiến dịch là gì?
Yếu tố chính của chiến dịch của chúng tôi là ủng hộ một cách mới để nâng cao nhận thức nhằm phục vụ những người gặp vấn đề về sức khỏe hoặc khó khăn về thể chất. Và cách mới này để bảo vệ, phát triển, mở rộng, đang trong quá trình của chiến dịch, được đánh dấu bằng những gì bác sĩ đa khoa đã từng là trong cuộc sống trước đây của một gia đình cụ thể.
Ai đã bắt đầu dự án này?
Người sáng lập dự án này là Bác sĩ Ramón Talláj, một bác sĩ người Dominica nổi tiếng đã di cư đến New York theo yêu cầu của Đức Hồng Y Tổng giám mục, người đã mời ông làm việc với những người nhập cư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vào những năm 90. Ông đã chấp nhận lời mời của Đức Hồng Y và gia nhập thế giới y khoa chuyên nghiệp tại Tổng giáo phận New York, nơi chúng tôi có khoảng 20 bệnh viện, sau đại dịch AIDS, nhiều bệnh viện trong số đó đã biến mất, bị bán đi và sau đó các dịch vụ bị cắt giảm đáng kể.
Ông đang nói đến bệnh viện giáo hội phải không?
Vâng, vâng. Chúng ta biết rằng Giáo hội là người thúc đẩy tuyệt vời cho những gì chúng ta biết đến như một bệnh viện, theo chân người thầy của đức tin chúng ta, Chúa Giêsu. Người đã làm hai điều thiết yếu: giảng dạy và chữa lành. Và từ đó, chúng ta có nhiều thế kỷ những người đàn ông, đàn bà và giáo dân tận tụy với thế giới đó, sức khỏe và giáo dục.
José María Castillo, một người bạn thần học của Religion Digital, người đã qua đời gần đây đã viết nhiều cuốn sách về chủ đề này. Liên quan đến điểm cụ thể này, ông đã đi xa hơn khi nói rằng Chúa Giêsu chữa lành nhiều hơn là dạy…
Tất nhiên rồi. Và chắc chắn viễn kiến của Chúa được tiết lộ trong con người của Chúa Giêsu chính là để cho chúng ta thấy nhân tính của con người. Và bằng cách cho chúng ta thấy nhân tính, Người đã chứng minh tình cảm, sự chăm sóc, lòng thương xót và tình yêu dành cho cơ thể con người vốn là tạo vật của Đấng Tạo Hóa. Và từ đó xuất hiện một viễn kiến khác về cách điều trị mà đức tin Ki-tô giáo dành cho những người trải qua các thử thách về sức khỏe hoặc thử thách về thể chất hoặc cảm xúc.
Vì vậy, chiến dịch, tạ ơn Chúa, đã thành công và theo một cách nào đó, chúng ta đang tập hợp các ngành y tế ở các quốc gia khác nhau và giúp vận động để các chính phủ, những người quản lý vấn đề sức khỏe trong bất cứ xã hội nào, nhận ra rằng vai trò của bác sĩ chính ngày nay phải được xem xét lại.
Điều đó đúng với Hoa Kỳ, Tây Ban Nha hoặc Châu Âu, nơi có hệ thống y tế rất khác nhau…
Điều đó đúng, bởi vì chìa khóa là đặt con người vào trung tâm của vấn đề, và ngày nay thì không như vậy. Trung tâm của vấn đề sức khỏe là tòa nhà, trong quá trình xây dựng một công trình lớn, với nhiều đồ trang trí, nhiều hoa, với những đường cuốc bộ dài, âm nhạc hay, nhưng nơi mà kết quả của bệnh nhân là đáng ngờ, và căn bệnh này được duy trì thông qua các phương pháp khác nhau. Tất cả chúng ta đều muốn có kết quả và điều đó có nghĩa là vượt qua cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra.
Tại Hoa Kỳ, chúng ta chi hàng tỷ đô la mỗi năm và kết quả chúng ta đạt được rất kém, vì chúng ta chỉ tập trung vào bệnh tật chứ không phải sức khỏe, và đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Việc tập trung vào sức khỏe, vào người bị ảnh hưởng và người đau khổ, tức là nhân bản hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời, chúng ta trả lại cho cả bệnh nhân và bác sĩ niềm vui phục vụ trong cuộc sống.
Bệnh nhân cảm thấy được lắng nghe, họ cảm thấy mình được nhìn vào mắt, rằng họ được công nhận là một con người. Và bác sĩ có niềm vui và hạnh phúc khi giúp một người phục hồi cuộc sống để họ có thể hòa nhập vào gia đình, cộng đồng và xã hội.
Có nghĩa là, trong viễn cảnh tái khám phá bác sĩ gia đình này, bệnh nhân thắng và bác sĩ thắng, và Nhà nước cũng thắng vì chi phí giảm…
Thay vì bắt bệnh nhân phải trải qua các phân tích thường không cần thiết và cực kỳ tốn kém do công nghệ, ngày nay điều này ngụ ý tiết kiệm rất nhiều và Nhà nước cũng thắng. Tái khám phá bác sĩ gia đình là lợi ích cho Nhà nước, lợi ích cho chuyên gia y tế và lợi ích cho bệnh nhân.
Thật tuyệt. Nhưng nếu Nhà nước thắng, bệnh nhân thắng và bác sĩ thắng, thì việc triển khai hệ thống này ở khắp mọi nơi không phải dễ dàng sao?
Lẽ ra phải dễ dàng, nhưng không phải vậy, và không phải vì lợi ích cố hữu của các công ty độc quyền, cả trong quản lý lĩnh vực y tế và trong lĩnh vực dược phẩm, trong số những lĩnh vực khác, là những công ty độc quyền lớn như vậy, nơi lợi nhuận chiếm ưu thế, nhưng không phải dịch vụ và không phải tầm nhìn dẫn đến việc tái khám phá con người, bởi vì nhân tính là điều đầu tiên chúng ta phải quan tâm trong lĩnh vực y tế.
Vậy thì, cuối cùng, các phòng thí nghiệm lớn trên thế giới, đặc biệt là các phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ, có một mô hình khác không?
Vâng, tất nhiên rồi.
Mô hình lợi nhuận và thu tích?
Vâng, tất nhiên rồi.
Và điều đó hoàn toàn không thể xảy ra với mô hình này của SOMOS?
Đó là lý do tại sao chúng tôi đang vận động để ủng hộ, để tạo ra các phong trào ở các quốc gia khác nhau, để mỗi quốc gia thực hiện các điều chỉnh của mình, để suy nghĩ lại về vấn đề và hiệu quả hơn nhiều. Đóng góp của chúng tôi là thắp lên ngọn lửa soi sáng những khả năng mới, để dạy thế giới khám phá ra rằng thông qua bác sĩ hàng đầu, chính phủ, đất nước và xã hội đang tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực. Nhưng tất nhiên, bác sĩ đó phải được trả lương, bác sĩ đó phải được khuyến khích, bác sĩ đó phải được đào tạo với lương tâm nghề nghiệp mới và đó là điều cho phép chúng tôi ưu tiên họ. Nếu không, bác sĩ, thay vì chăm sóc 10 bệnh nhân một ngày, phải chăm sóc 50 hoặc 60 bệnh nhân một ngày. Khi đó, với những con số, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không thể duy trì dịch vụ chăm sóc cho phép mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân như mong muốn.
Phản ứng đối với chiến dịch này và cách tiếp cận mới này ở Tây Ban Nha là tích cực. Từ những gì chúng ta thấy tại buổi giới thiệu chiến dịch sách, ví dụ như ‘Cảm ơn bác sĩ’…
Đúng vậy, tôi tin rằng phản ứng này ngày càng được chấp nhận nhiều hơn vì các tổ chức, bác sĩ, trường cao đẳng, đại học và trường học đang họp và đánh giá lại những gì đã làm và đang tìm kiếm những cách mới để làm nổi bật mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân.
Tôi đã rất ngạc nhiên khi tại buổi giới thiệu chiến dịch ở Madrid có một số người từ khu vực tôn giáo Tây Ban Nha. Ví dụ như San Juan de Dios hoặc các Nữ tu Hospitaller. Có một loạt các cộng đoàn tu sĩ ở Tây Ban Nha tập trung cụ thể vào chăm sóc sức khỏe…
Đúng vậy, chúng tôi đã thông báo cho các nhà chức trách Giáo hội ở Madrid về sự kiện này. Chúng tôi đã mời Đức Hồng Y [José Cobo Cano] và ngài nói với tôi rằng ngài rất ủng hộ sáng kiến này, nhưng khi sáng kiến này đến, lịch trình và chương trình nghị sự của họ không thể cam kết được, và chắc chắn họ đã không kịp thông báo cho các định chế tu trì chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, Giáo hội là một trong những tác nhân vĩ đại của sức khỏe ở đất nước này và ở nhiều quốc gia khác.
Đặc biệt là với sự ủng hộ mà ông đã có và sự ủng hộ rõ ràng và trực tiếp của Đức Giáo Hoàng…
Vâng, chắc chắn rồi. Thật thú vị khi nhớ lại khi chúng tôi đề xuất sáng kiến này với Đức Thánh Cha. Ngài đã tập hợp 300 bác sĩ từ các châu lục khác nhau và nói chuyện với chúng tôi rất lâu về chủ đề này và kể cho chúng tôi nghe về cách ngài nhớ về bác sĩ gia đình đã điều trị cho ngài và tất cả anh chị em của ngài và tất cả các thành viên trong gia đình đều biết ông và có mối quan hệ rất nồng ấm với ông. Và bác sĩ đã quan tâm, như Đức Giáo Hoàng đã nói bằng chính lời của mình, đến hạnh phúc của gia đình.
Tôi đã rất ngạc nhiên ngày hôm qua khi tổng thống của các bạn, Ramón Tallaj, nói rằng “hệ thống y tế của Hoa Kỳ là một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét”. Ý của ông ấy là gì?
Tại Hoa Kỳ, chúng ta có ngân sách 800 tỷ đô la một năm để đáp ứng nhu cầu của những người nghèo nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một hệ thống được gọi là Medicaid ở đó giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất có thể chấp nhận được với những kết quả mà khoản đầu tư hàng năm này tạo ra, vốn rất kém hoặc thiếu hụt. Thật vậy, sự giàu có được đưa vào phục vụ chăm sóc sức khỏe không mang lại kết quả như mong đợi, vì vậy, đó là bằng chứng cho thấy nó có chân đất sét. Nó có một cơ thể rắn chắc, đó là bệnh viện, tổ chức, phòng thí nghiệm, các công ty dược phẩm lớn, v.v., nhưng đồng thời, kết quả mà chúng mang lại còn nhiều điều đáng mong đợi. Khi các phân tích y tế được đo lường và nghiên cứu và thấy rằng chúng tiếp tục và tiến triển sâu hơn vào căn bệnh thay vì đánh giá và giảm tác động của một căn bệnh cụ thể, thì đó là vì nó không mang lại kết quả. Hơn nữa, bất cứ ai nghiên cứu hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ đều nhận ra rằng có rất nhiều tham nhũng, rất nhiều khiếm khuyết và vấn đề của bệnh nhân thực sự đã bị bỏ bê để kiếm lợi từ nguồn vốn mà Nhà nước dành cho lĩnh vực này.
Liệu Robert F. Kennedy, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ mới, có thay đổi điều đó không?
Chúng tôi nghĩ là có. Điều đáng xấu hổ với Kennedy là chúng ta đã coi ông ấy là một chuyên gia chống vắc-xin, nhưng ông ấy là một người rất nhạy cảm. Ông đã theo đuổi những vấn đề tế nhị của nền văn hóa hiện đại khiến ông trở thành người có thể xoay chuyển tình thế, sửa chữa mọi khiếm khuyết mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta đang gặp phải hiện nay.
Ông có biết mô hình của ông, Bộ trưởng Y tế mới không?
Bản thân tôi thì không, chúng tôi đang nỗ lực để có một cuộc trò chuyện rộng rãi với ông ấy.
Bởi vì hiện tại ông đang làm việc tại New York với một thị trưởng đảng Dân chủ…
Đúng vậy, nhưng chúng tôi cũng luôn muốn duy trì sự trung lập và không biến công việc chúng tôi đang làm để nhấn mạnh những khía cạnh này của chăm sóc sức khỏe thành sự thiên vị về mặt ý thức hệ. Nếu không, đó vẫn là cuộc đấu tranh về ý tưởng và lý thuyết và chúng tôi không thực sự tiến triển trong việc giải quyết phương pháp tốt nhất để thiết lập mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân quan trọng này, giúp chúng tôi ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe có hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, nếu tôi hiểu đúng ý ông, thì những người nghèo ở New York hoặc Hoa Kỳ hiện tại không phải sợ những gì sắp xảy ra với họ về mặt chăm sóc sức khỏe?
Đó là cảm nhận của chúng tôi, đó là tầm nhìn của chúng tôi, cho đến nay chúng tôi đã thực hiện rất tốt, bởi vì Nhà nước đã lắng nghe chúng tôi và biết cách cung cấp các nguồn lực cần thiết. Trong chính quyền mới có những bài phát biểu mâu thuẫn mà vẫn chưa làm rõ hướng đi của họ. Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi đang hợp lý hóa các mối liên hệ với chính quyền mới để mọi người biết chúng tôi đã làm tốt như thế nào với các nguồn lực đã được trao cho chúng tôi và tiến độ, cả đối với các bác sĩ trong mạng lưới của chúng tôi và đối với hàng triệu bệnh nhân được điều trị trong mạng lưới của chúng tôi.
Ở Tây Ban Nha, bài phát biểu của giám mục Anh giáo Marian Budde đã thu hút được rất nhiều sự chú ý. Mọi người ở đó đã trải nghiệm điều đó như thế nào?
Đầu tiên, Nhà thờ Washington là một Nhà thờ Tin lành và tất nhiên, người Công Giáo trung bình không biết nhà thờ đó, càng không biết đến một nữ giám mục. Tôi nghĩ rằng điều đó không có tác động lớn đến người Công Giáo trung bình. Nhưng đối với báo chí, nó đã có tiếng vang. Báo chí nói chung, báo chí thế tục đã có tiếng vang vì Tổng thống Trump đã có mặt tại buổi lễ tôn giáo. Đó là một thông điệp mà bà đã truyền tải với một ý nghĩa mạnh mẽ, một ý nghĩa truyền giáo, dựa trên lời dạy của Chúa Giêsu, nhưng nhiều người tự hỏi liệu đó có phải là nơi thích hợp để truyền đạt thông điệp đó cho một người đàn ông mới bắt đầu trách nhiệm của mình với tư cách là tổng thống của quốc gia 24 giờ trước đó không.
Mặt khác, ở đây nó có tác động lớn. Thật đáng kinh ngạc khi, với Tin mừng trong tay, bà có thể 'tiên tri' cho Tổng thống Trump. Thậm chí còn có sự so sánh với sự hiện diện của Hồng Y Dolan vào ngày trước lễ nhậm chức của ông, mà không nói bất cứ điều gì như thế này…
Điều đó đúng. Màn trình diễn của ông ấy khác biệt, đó là khoảnh khắc để nói chuyện với Trump và với đất nước về nhu cầu xây dựng một xã hội cởi mở và hỗ trợ. Bây giờ, có một linh mục Công Giáo đã phát biểu vào cuối ngày, vào ngày nhậm chức. Thật tuyệt vời, đúng là tuyệt vời.
Một linh mục bình thường đã đến nghĩa trang để thăm cha mẹ mình, và bên cạnh hoặc gần mộ của cha mẹ vị linh mục, là mộ của cha mẹ Donald Trump, và đó là một ngọn núi cỏ. Và vị linh mục đã tận tụy chăm sóc các ngôi mộ và gửi cho ông một bức ảnh chụp các ngôi mộ đã được dọn sạch. Trump, không chút do dự, đã gọi điện và mời ông đến nhà mình và dường như họ rất hợp nhau, và sau đó Trump nói với ông: hãy đến dự lễ nhậm chức của tôi và ông sẽ kết thúc buổi lễ. Và vị linh mục đã làm rất tốt, thực sự đáng ngưỡng mộ với một ý thức truyền giáo sâu sắc.
Nhìn từ đây, có một nỗi sợ hãi nhất định, một sự ngờ vực nhất định đối với chính quyền Trump. Ngược lại, Ông có vẻ có nhiều hy vọng hơn, hoặc ông có nhiều lạc quan hơn…
Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cố gắng hiểu vị tổng thống mới. Tôi đã không bỏ phiếu cho ông ấy hay Biden. Tôi đã bỏ phiếu cho một đảng không được công nhận và tôi đã viết một bài báo trong đó tôi không giới thiệu bất cứ ai trong số họ. Nhưng tôi nhận ra rằng, ở Trump, có điều gì đó liên quan đến bản sắc Mỹ, chủ nghĩa dân tộc Mỹ. Ông ta muốn đưa những điều tốt đẹp và vĩ đại vào theo cách của riêng mình, nhưng đồng thời, vì phong cách, sự kiêu ngạo, cách giẫm đạp của mình, ông ta đã phá hỏng những ý định tốt đẹp mà ông ta có. Tôi hoàn toàn tin rằng vị Tổng thống này là một doanh nhân tàn nhẫn. Điều duy nhất khiến ông ta quan tâm là thương mại, và ông ta bán thương hiệu của mình, và thương hiệu đó là ông ta, đó là thương hiệu Trump. Đó là điều khiến ông ta quan tâm: giao dịch với thương hiệu Trump. Và đó là một chính sách rất rủi ro giữa các quốc gia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Trump, hai nhân vật hoàn cầu, những người sẽ phải xung đột vào một thời điểm nào đó, phải không?
Tôi nghĩ rằng Đức Phanxicô là một người rất khôn ngoan và biết cách kiên nhẫn. Ngài biết cách đọc mọi người rất tốt, và ngài biết rằng những gì ngàidạy, rằng chúng ta đang ở trong một thời đại thay đổi, là rất thực tế. Và đó là lý do tại sao tất cả những con số này xuất hiện không phù hợp với sự phát triển lịch sử mà chúng ta đã thấy trong 200 năm qua. Từ bất cứ góc độ nào mà người ta nhìn vào những thay đổi trong xã hội ngày nay, chúng không liên quan gì đến những gì chúng ta đã biết trước đây. Đó là một cách khác, một phong cách khác. Nghĩa là, bạn đến bất cứ buổi tiệc nào, mọi người ăn mặc theo ý muốn, nhưng không bao giờ chính thức. Trẻ em xăm hình lên đến tận nơi tôi không biết: mặt, trán, cơ thể, v.v. Mối quan hệ giữa con người với những người trẻ tuổi không kết hôn. Họ ngủ với nhau khi mới 15 hoặc 16 tuổi với những bậc cha mẹ chấp nhận hành vi như vậy, và không có gì xảy ra. Nghĩa là, trong thời của tôi, điều đó thực sự không thể chấp nhận được. Sự thay đổi thật kinh khủng. Vì vậy, thực sự, thế giới đã thay đổi. Làm sao Liên Xô có thể sụp đổ? Bức tường Berlin đã sụp đổ. Nó đã được công nhận. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ có một mùa xuân hòa bình. Với những sự kiện lịch sử này, chúng ta đột nhiên thức dậy với một thảm kịch thế giới khác, đó là thảm kịch mà chúng ta đang phải trải qua ngay bây giờ.
Về vấn đề này, thật thú vị khi xem bộ phim "Conclave [mật nghị]" vừa mới ra mắt và những điều tinh tế mà bộ phim này có. Trong phim, giáo hoàng là một người Mexico được cử đến Trung Đông. Sau khi được bầu, Hồng Y Camerlengo phát hiện ra rằng vị giáo hoàng mới đắc cử này có vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, mà ông chưa từng nói với bất kỳ ai.
Và vấn đề sức khỏe của giáo hoàng trong "Conclave" là gì?
Vấn đề sức khỏe là giáo hoàng là người lưỡng tính. Các biên kịch của bộ phim đã đưa điều này vào để chế giễu và chế giễu giáo hội, hoặc để thể hiện những hiện tượng mới đang thịnh hành.
Quay trở lại câu hỏi, Donald Trump sẽ hòa hợp với Đức Giáo Hoàng như thế nào?
Một mặt, đó là một mầu nhiệm, nhưng tôi rất tin tưởng vào sự khôn ngoan của Đức Phanxicô với tư cách là giáo hoàng, nghĩa là trở thành một cây cầu. Không phải như vậy đối với Trump, bởi vì Trump là homo faber [người làm], không phải 'homo sapiens'[người khôn ngoan].
Liệu bức thư gần đây của Đức Giáo Hoàng gửi cho các giám mục Hoa Kỳ có phải là sự phủ nhận triệt để chính sách trục xuất người di cư của Tổng thống Trump không?
Theo tôi, Đức Giáo Hoàng ủng hộ một xã hội có nền chính trị tốt nhất, nơi lợi ích chung, sự đoàn kết và tôn trọng nhân phẩm là trụ cột của mọi chính phủ hoặc hệ thống chính trị, bởi vì những giá trị đó phân biệt chúng ta với các chế độ độc tài và các hệ thống khác, những chế độ không sống theo các giá trị mà Đức Phanxicô bảo vệ nhân danh Tin Mừng.
Những người trong chúng ta là người nhập cư và coi Hoa Kỳ là đất nước nuôi dưỡng mình cảm thấy tổn thương khi Đức Giáo Hoàng bị chỉ trích như thể ngài là kẻ thù của nền dân chủ không hoàn hảo này của chúng ta, nền dân chủ đã đánh mất nguồn gốc của Kinh thánh Do Thái và Tin mừng của Chúa tể lịch sử. Không trục xuất, có nhập cư nhân đạo!
Giáo hoàng bổ nhiệm Sơ Petrini làm Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng và Thống đốc Vương quốc Vatican
Thanh Quảng sdb
17:31 15/02/2025
Giáo hoàng bổ nhiệm Sơ Petrini làm Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng và Thống đốc Vương quốc Vatican

Sơ Raffaella Petrini, F.S.E., được bổ nhiệm làm Chủ tịch mới của Ủy ban Giáo hoàng cho Vương quốc Vatican và Thống đốc Vương quốc Vatican.
(Tin Vatican)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Sơ Raffaella Petrini làm Chủ tịch mới của Ủy ban Giáo hoàng cho Nhà nước Vatican và là Thống đốc Vương quốc Vatican.
Một công bố được Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố vào thứ Bảy và cho biết việc bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2025.
Sơ Petrini, một thành viên của Dòng Phanxicô Thánh Thể, đã đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký của Thống đốc kể từ năm 2021. Với sự bổ nhiệm này, sơ trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu hành chính của Vatican.
Trong vai trò mới của mình, sơ sẽ giám sát việc quản lý guồng máy Vatican, quản lý các hoạt động và chính sách hàng ngày theo chỉ thị của Tòa thánh. Thống đốc chịu trách nhiệm về nhiều khía cạnh khác nhau của chính quyền Vatican, bao gồm an ninh, cơ sở hạ tầng và di sản văn hóa.
Người tiền nhiệm của Sơ Petrini, Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, L.C., đã đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch na2y từ năm 2021 d9e61n nay.

Sơ Raffaella Petrini, F.S.E., được bổ nhiệm làm Chủ tịch mới của Ủy ban Giáo hoàng cho Vương quốc Vatican và Thống đốc Vương quốc Vatican.
(Tin Vatican)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Sơ Raffaella Petrini làm Chủ tịch mới của Ủy ban Giáo hoàng cho Nhà nước Vatican và là Thống đốc Vương quốc Vatican.
Một công bố được Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố vào thứ Bảy và cho biết việc bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2025.
Sơ Petrini, một thành viên của Dòng Phanxicô Thánh Thể, đã đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký của Thống đốc kể từ năm 2021. Với sự bổ nhiệm này, sơ trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu hành chính của Vatican.
Trong vai trò mới của mình, sơ sẽ giám sát việc quản lý guồng máy Vatican, quản lý các hoạt động và chính sách hàng ngày theo chỉ thị của Tòa thánh. Thống đốc chịu trách nhiệm về nhiều khía cạnh khác nhau của chính quyền Vatican, bao gồm an ninh, cơ sở hạ tầng và di sản văn hóa.
Người tiền nhiệm của Sơ Petrini, Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, L.C., đã đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch na2y từ năm 2021 d9e61n nay.
Người đàn ông Nebraska mô tả cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong cuốn tự truyện mới
Đặng Tự Do
17:33 15/02/2025
Một cú đánh mạnh trên sân bóng bầu dục, nhưng Derek Ruth, 12 tuổi đến từ Lincoln, Nebraska, vẫn có thể trả lời đúng mọi câu hỏi của huấn luyện viên, nên có vẻ như cậu bé vẫn ổn.
Đột nhiên, anh ta cởi mũ bảo hiểm, hét lên: “Đầu em!” và ngã vào vòng tay của huấn luyện viên.
Khi được đưa bằng máy bay cấp cứu để phẫu thuật khẩn cấp, Ruth đã có một cuộc gặp gỡ đáng chú ý với Chúa Giêsu, cuộc gặp gỡ đầu tiên trong số nhiều cuộc gặp gỡ hữu hình mà anh sẽ có khi chiến đấu với chấn thương não. Bây giờ, 16 năm sau, anh đã viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình để giúp đỡ mọi người và đưa họ đến với Chúa: Cuốn sách có nhan đề “Chuyến bay tám phút”.
“Sau lần đầu tiên gặp Chúa Giêsu trên thiên đàng, tôi giữ im lặng về trải nghiệm đó và chỉ kể với một số ít người được chọn, chẳng hạn như cha mẹ và anh em trai của tôi,” Ruth nhớ lại. “Tôi quyết định viết một cuốn sách về cuộc đời mình vì Chúa Giêsu liên tục hiện ra với tôi một cách khá thường xuyên khi tôi ở độ tuổi cuối thiếu niên, đầu 20.”
Ký ức của anh vẫn rõ ràng về cảnh anh đứng trước Chúa Giêsu trên thiên đàng trong khi các nhân viên y tế khẩn cấp đang chiến đấu để cứu mạng anh.
“Tôi không có cảm giác thực sự rời khỏi cơ thể vật lý của mình,” Ruth nói. “Tôi có thể cảm thấy tất cả các chi của mình khi tôi đứng trước Chúa Giêsu. Giống như tôi vẫn còn cơ thể trần thế của mình, nhưng mọi thứ đều được thanh lọc và tôn vinh. Phẩm chất không khí trên thiên đàng khiến cơ thể tôi cảm thấy tuyệt vời, đặc biệt là bàn tay và bàn chân của tôi…. Tôi chỉ cảm thấy hoàn hảo.”
Cảm giác bình yên tràn ngập, Ruth hướng mắt về Chúa Giêsu Chúa Kitô, Đấng đang đứng trước cậu bé, tỏa ra tình yêu thương thuần khiết.
“Cách duy nhất tôi có thể mô tả là nói rằng sự hiện diện vật lý của Chúa Giêsu thật tuyệt vời!” Ruth tiết lộ. “Khuôn mặt của Người thật hoàn hảo. Nó có một ánh sáng tuyệt đẹp, hoàn toàn trắng — màu trắng nhất mà tôi từng thấy. Trái tim của Chúa Giêsu tràn ngập ánh sáng thuần khiết.”
Vào thời điểm này, Chúa đã cho Ruth một sự lựa chọn. Và thế là cuộc chiến phục hồi sau chấn thương sọ não của anh bắt đầu.
Sau ca phẫu thuật đầu tiên, Ruth đã hôn mê và nằm trên một chiếc bàn nghiêng nâng đầu lên, một phương pháp đã được chứng minh là giúp tăng khả năng phục hồi thành công. Các bác sĩ cũng sử dụng phương pháp hạ thân nhiệt, làm mát cơ thể để bảo vệ não của anh ta tốt hơn. Một ca phẫu thuật thứ hai đã diễn ra khi não của anh ta tiếp tục sưng lên.
Khi cuối cùng anh ta tỉnh dậy, anh ta không thể tự làm bất cứ việc gì. Vận động viên từng khỏe mạnh này chỉ có thể sử dụng bàn tay trái.
“Không từ ngữ nào có thể so sánh được với cảm giác đó,” Ruth nhớ lại. “Nó thực sự tàn khốc, và lúc đó tôi sợ chết khiếp.”
Ngày qua ngày, anh ta đấu tranh để lấy lại mọi thứ đã mất trong chấn thương đầu. Gia đình anh ta — bao gồm mẹ và ông nội, cả hai đều là chuyên gia vật lý trị liệu — luôn ở bên cạnh để giúp đỡ, và vô số người đã cầu nguyện cho anh ta hồi phục.
Khi mọi chuyện trở nên khó khăn, Ruth, một thành viên của Giáo xứ North American Martyrs ở Lincoln, đã cầu nguyện.
“Đức tin của tôi đã giúp tôi vượt qua mọi thử thách và đau khổ mà tôi phải đối mặt,” anh nói. “Đức tin của tôi chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn, cùng với đời sống cầu nguyện cá nhân của tôi.”
Khi vẫn còn là bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Madonna, cuối cùng anh đã kể với mẹ mình về việc gặp Chúa Giêsu trên thiên đường.
“Mẹ tôi không ngạc nhiên hay sốc khi tôi kể với bà về việc tôi ở trên thiên đàng với Chúa Giêsu, vì mẹ biết tôi là người như thế nào và hiểu đức tin Công Giáo của tôi quan trọng với tôi như thế nào,” anh nói. “Mẹ cũng biết về lòng sùng kính của tôi đối với chuỗi mân côi thánh thiện nhất.”
Khi quá trình hồi phục của anh tiến triển, thỉnh thoảng anh cầu nguyện khi Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ hiện ra với anh. Sau khi biết về Mẹ Teresa từ Cha Raymond Jansen, một linh mục trong Giáo phận Lincoln, anh bắt đầu cầu nguyện để được Mẹ giúp đỡ, và Mẹ cũng hiện ra với anh.
“Mỗi lần tôi xuất hiện cho đến thời điểm này đều là một điều bất ngờ không mong đợi, và thật đáng sợ,” anh thừa nhận, “… khi cầu nguyện với Chúa Giêsu và Mẹ Maria và chỉ cần các Ngài xuất hiện với tôi một cách bất ngờ!”
Hiện là sinh viên tốt nghiệp Đại học Nebraska-Lincoln với bằng xã hội học, Derek sống tự lập mặc dù vẫn còn một số di chứng từ chấn thương não. Anh ta bị hạn chế về dáng đi và các chuyển động tinh tế, và anh ta sử dụng thiết bị chuyển văn bản thành giọng nói để giao tiếp bằng lời nói.
“Những vết sẹo rõ ràng trên cơ thể tôi là lời nhắc nhở thường xuyên về những gì tôi đã trải qua”, anh nói.
Nhìn chung, Ruth có đức tin và lòng biết ơn mạnh mẽ hơn.
“Trải nghiệm này đã thay đổi tôi bằng cách dạy tôi không coi bất cứ điều gì là hiển nhiên, ngay cả những điều nhỏ nhặt, bởi vì tôi đã học được bài học khó khăn rằng cuộc sống có thể thay đổi như vậy.”
Trong nhiều năm, Ruth đã viết nhật ký về quá trình hồi phục, đức tin và những lần gặp gỡ Chúa Kitô của mình. Trong thời gian học đại học, anh quyết định đưa tất cả vào một cuốn sách để có thể chia sẻ với nhiều đối tượng hơn.
Hiện tại, anh đang được nhiều cơ quan truyền thông và tổ chức săn đón để mời anh đến diễn thuyết.
“Tôi rất muốn tiếp tục kể câu chuyện của mình với hy vọng rằng nó sẽ truyền cảm hứng cho những người khác”, anh nói.
“The Eight-Minute Flight” hiện có thể mua tại địa phương và trực tuyến. Trang web của Ruth là theeightminuteflight.com và có nhiều thông tin chi tiết, hình ảnh và lời chứng thực từ những người đã đọc bản sao trước của cuốn sách của anh.
Một người đã chia sẻ lời chứng thực là Giám mục James Conley, người đã gặp Derek vào năm 2013, ngay sau khi anh được bổ nhiệm làm giám mục của Lincoln.
Conley cho biết: “Được biết Derek như một người bạn và lắng nghe câu chuyện đáng chú ý của anh ta về đức tin, lòng dũng cảm, sự tin tưởng, khả năng phục hồi và sự chấp nhận đã khiến tôi, với tư cách là một giám mục, vô cùng xúc động”.
“Đức tin Công Giáo sâu sắc của Derek, được nuôi dưỡng bởi cha mẹ ngoan đạo, tiếp tục định hình cuộc sống của anh, cung cấp cho anh nền tảng vững chắc cho hy vọng, mục đích và động lực để tiến về phía trước trong cuộc sống từng ngày. Thông qua sự chăm chỉ, kỷ luật và kiên trì, cùng với trái tim của một vận động viên thực thụ, Derek tiếp tục mang lại hy vọng thực sự cho tất cả chúng ta, đặc biệt là khi anh mô tả bằng ngôn ngữ sống động về con đường phục hồi chức năng lâu dài và bền bỉ.”
Source:Catholic News Agency
Tổng giám mục Cordileone đưa ra lời khuyên cho Elon Musk về hôn nhân
Đặng Tự Do
17:35 15/02/2025
Ngay trước Ngày Thế giới Hôn nhân và đánh dấu ngày đầu tiên của Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia, Đức Cha Salvatore Cordileone, Tổng Giám Mục của San Francisco, đã lên mạng xã hội để đưa ra cho Elon Musk một số lời khuyên về mối quan hệ.
Một đoạn video lan truyền được chia sẻ bởi “người sở hữu Tesla tại Thung lũng Silicon” trên X, trước đây gọi là Twitter, cho thấy cảnh Musk bế đứa con mới biết đi của mình trong một cuộc họp.
Bài đăng kèm theo trích dẫn được cho là của chủ sở hữu Tesla, nội dung như sau:
“Trong mọi điều trong cuộc sống, tôi có thể nói rằng trẻ em là điều khiến tôi hạnh phúc nhất.”
— Elon Musk
Tổng giám mục Cordileone đã trích dẫn bài đăng và đưa ra lời khuyên này cho người hiện đang lãnh đạo Bộ Hiệu Quả, gọi tắt là DOGE trong chính quyền Tổng thống Donald Trump:
Video hiện đã được xem hơn 700.000 lần; nó cho thấy Musk đối xử với con trai mình một cách yêu thương khi anh trả lời các câu hỏi về vợ mình. “Cô ấy ở San Francisco.... Chúng tôi đã ly thân. Tôi là người chủ yếu chăm sóc con trai mình... “
Musk đã lên tiếng về mùa đông nhân khẩu học hiện tại không chỉ đang bao trùm đất nước chúng ta mà còn trên toàn thế giới, và bản thân ông có 12 đứa con với ba người phụ nữ khác nhau. Ông đã nói một cách cởi mở về việc mất một đứa con vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, gọi tắt là SIDS, nói rằng “không có gì tệ hơn việc mất một đứa con”. Viết trong một cuộc trao đổi email với một người cha cũng đã mất một đứa con, ông nói: “Tôi hiểu.... Đứa con trai đầu lòng của tôi đã chết trong vòng tay tôi. Tôi cảm nhận được nhịp tim của con”.
Tỷ phú công nghệ này hiện được mệnh danh là “người ủng hộ việc sinh nở” vì đã khuyên mọi người nên sinh con, và ông cùng với Phó Tổng thống JD Vance đang cho thấy giá trị của trẻ em tại Tòa Bạch Ốc và Đồi Capitol.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng con cái cần có cha, có mẹ, cần một mái ấm gia đình. Khi chúng ta kỷ niệm Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia, chúng ta hy vọng rằng tất cả nam giới và phụ nữ đều cân nhắc đến bí tích hôn nhân và gánh nặng trách nhiệm to lớn khi trở thành vợ chồng, cũng như vai trò to lớn mà cha mẹ phải đảm nhiệm với con cái trong việc chia sẻ sự bổ sung đó.
Chúc mừng Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia!
Source:National Catholic Register
Nhật ký trừ tà số 330: Ác quỷ trong đầu chúng ta
Đặng Tự Do
17:36 15/02/2025
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #330: Demons in our Head”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 330: Ác quỷ trong đầu chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một số người bị quỷ ám có biểu hiện vật lý mạnh mẽ. Họ có thể có biểu tượng quỷ ám, chẳng hạn như cây thánh giá ngược, hoặc vết bầm tím và vết xước không rõ nguyên nhân xuất hiện trên cơ thể. Họ có thể bị bóp cổ và đấm. Họ thậm chí có thể bị xô đẩy và đánh đập. Những người khác có những cơn đau và bệnh tật không thể giải thích được không đáp ứng với các biện pháp can thiệp y tế nhưng sẽ giảm bớt bằng những lời cầu nguyện giải thoát.
Nhưng có nhiều người khác cũng bị quỷ ám ảnh dữ dội không kém mặc dù họ không có bất kỳ dấu hiệu vật lý nào. Thay vào đó, quỷ tấn công tâm trí của họ. Do đó, họ sẽ có những suy nghĩ choáng ngợp và suy nhược như tuyệt vọng, cảm giác vô giá trị, ý tưởng trầm cảm, ngờ vực, cô lập, ý tưởng tinh thần méo mó và các đau khổ tinh thần khác.
Cô “A” chính là một người như vậy. Trọng tâm công việc của chúng tôi là vừa trục xuất những con quỷ trong đầu cô ấy vừa chữa lành những điểm yếu tâm lý bên trong của cô ấy. Giữa buổi trị liệu, tôi đặt khăn choàng của linh mục và cả hai tay lên hai bên đầu cô ấy và ra lệnh cho những con quỷ bằng giọng nói mạnh mẽ: “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho những con quỷ ra khỏi đầu cô ấy!” Những con quỷ hú lên. Tôi chắc chắn đã chạm đến dây thần kinh của con quỷ. Vì vậy, tôi lặp lại lệnh đó hết lần này đến lần khác.
Giữa các buổi, Cô “A” và những người khác bị quỷ ám về mặt tinh thần được giới thiệu đến một nhà trị liệu tâm lý Công Giáo giỏi và một vị linh hướng được đào tạo về mục vụ trừ tà. Satan sẽ khai thác điểm yếu về mặt tinh thần của họ và phóng đại chúng, vì vậy chúng ta cần mang đến một số sự chữa lành về mặt tâm lý. Người đó sẽ không bao giờ được giải thoát hoàn toàn nếu không được chữa lành về cả mặt tinh thần và tâm lý.
Ngoài ra, tôi xin đưa ra ba bước tích cực mà người bị quỷ ám có thể thực hiện:
1. Đọc và suy ngẫm Kinh Thánh hằng ngày. Tất nhiên, tất cả chúng ta đều nên làm điều này. Nhưng đối với những người có ma quỷ trong đầu, việc đặt Chúa Kitô vào đầu mỗi ngày và suy ngẫm về Ngài là rất hữu ích. Lời Chúa xua đuổi những lời dối trá và sự bóp méo của Kẻ Ác.
2. Kết nối với người khác hằng ngày. Sự cô lập nuôi dưỡng ma quỷ. Đây là lý do tại sao ma quỷ thúc đẩy sự mất đoàn kết, ngờ vực và chia rẽ. Không có tình bạn và không có mối quan hệ thực sự trong địa ngục. Các mối quan hệ lành mạnh và thánh thiện làm nền tảng cho tâm lý và thúc đẩy sự phát triển và chữa lành cá nhân.
3. Hãy làm việc có năng suất. Chúng tôi khuyến khích người bị ảnh hưởng tìm việc làm, làm tình nguyện hoặc tham gia một sở thích để bận rộn. Những điều này khuyến khích một cảm giác tích cực về bản thân và cảm giác có giá trị và thành tựu. Ngược lại, ma quỷ cố gắng hạ bệ người đó và khiến họ cảm thấy vô giá trị.
Trên hết, khi tình yêu vô hạn, mạnh mẽ của Chúa tràn ngập trái tim một người, nó sẽ xua đuổi mọi ma quỷ và mang đến thiên đường của niềm vui và sự bình an. Tôi khuyên bạn hãy mở lòng mình mỗi ngày với Chúa trong lời cầu nguyện và cầu xin Ngài đến và ngự trong bạn. Xin Chúa ban cho mỗi người trong các bạn một hương vị của tình yêu vô hạn đó và ban cho bạn sự bình an của Ngài!
Source:Catholic News Agency
VietCatholic TV
Không nản, Kyiv tấn công Nga dữ dội. Zelensky tiết lộ Trump nói gì? Cộng Hòa bối rối vì BTQP quá kém
VietCatholic Media
02:41 15/02/2025
1. Zelenskiy: Tổng thống Donald Trump nói với tôi rằng Putin muốn chấm dứt chiến tranh. Tôi nói với ông ấy rằng Putin là kẻ nói dối.
Volodymyr Zelenskiy không tin Vladimir Putin đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình — và nhà lãnh đạo Ukraine đã nói như vậy với Ông Donald Trump.
Cuộc điện đàm gây sốc của tổng thống Hoa Kỳ tới Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư đã gây chấn động khắp Kyiv và khắp Âu Châu, khi Washington và Mạc Tư Khoa đang lên kế hoạch cùng nhau quyết định về tương lai của Ukraine.
“Tổng thống Donald Trump nói với tôi rằng Putin muốn dừng chiến tranh. Tôi nói với ông ấy rằng 'Putin là kẻ nói dối. Tôi hy vọng rằng ông sẽ gây áp lực với ông ấy vì tôi không tin tưởng ông ấy.' Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện trực tiếp với Putin về lệnh ngừng bắn vào năm 2019,” Tổng thống Ukraine Zelenskiy cho biết khi phát biểu tại một hội đồng hợp tác an ninh tại Hội nghị An ninh Munich vào hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Hai.
Sau khi Tổng thống Donald Trump và trùm mafia Vladimir Putin gạt Ukraine sang một bên, tuyên bố bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình trước khi trình bày kế hoạch này với Kyiv, Zelenskiy đang nỗ lực giành lại vai trò dẫn đầu tại bàn đàm phán.
“Tôi nghĩ Tổng thống Donald Trump mạnh hơn Putin. Nhưng những cuộc điện đàm với Putin này rất nguy hiểm đối với chúng tôi”, Zelenskiy nói.
Năm 2019, Zelenskiy đã có cuộc đàm phán trực tiếp với Putin về lệnh ngừng bắn và trao đổi tù nhân, khi cuộc chiến kéo dài của Điện Cẩm Linh diễn ra ở khu vực Donbas phía đông Ukraine. Trong khi Putin thực sự đồng ý thả 100 tù nhân Ukraine khỏi Nga, quân đội của ông đã vi phạm lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
“Ông ấy sẽ không tuân thủ lệnh ngừng bắn và thế là hết. Đó là lý do tại sao tôi nói với tổng thống Donald Trump rằng tôi nghĩ các cuộc gọi điện thoại là các cuộc gọi điện thoại. Nhưng đừng đưa ra bất kỳ quyết định nào về Ukraine mà không có Ukraine. Và đó không phải là về tôi, mà là về toàn bộ đất nước. Nếu chúng ta đồng ý tạm dừng, điều đó sẽ giúp Putin. Và tôi không muốn đi vào lịch sử với tư cách là tổng thống đã giúp Putin xâm lược đất nước tôi”, Zelenskiy nói.
Zelenskiy vẫn đang chờ được mời đến Washington để đàm phán với Tổng thống Donald Trump, mặc dù ông cho biết ông đã sẵn sàng cho điều đó bất cứ lúc nào. Tổng thống Ukraine cũng cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước vì không có hiệp ước nào có thể được ký kết tại Munich.
“Không thể ký kết hiệp ước hòa bình tại Munich vì đây là Munich và chúng tôi nhớ những điều đã được ký kết tại đây trong quá khứ”, Zelenskiy nói thêm tại hội thảo vào thứ Sáu, ám chỉ đến hiệp định Munich năm 1938 dẫn đến việc Đức Quốc xã xâm lược Sudetenland.
[Politico: Zelenskyy: Trump told me Putin wants to end the war. I told him Putin is a liar.]
2. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ‘ngỡ ngàng’ vì ‘sai lầm căn bản’ của Pete Hegseth
Thượng nghị sĩ Roger Wicker, một đảng viên Cộng hòa đến từ Mississippi, cho biết hôm thứ Sáu rằng ông “ngỡ ngàng” trước “sai lầm căn bản của người mới vào nghề” từ Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth là người đã nói rằng việc Ukraine giành lại đường biên giới trước chiến tranh trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga là “không thực tế”.
Đã gần ba năm kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nhưng xung đột giữa hai quốc gia thù địch bắt đầu vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hứa trong chiến dịch tranh cử sẽ chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine khi ông nhậm chức. Sau cuộc điện đàm với Putin vào thứ Tư, Tổng thống Donald Trump cho biết vào thứ Năm rằng có “khả năng tốt để chấm dứt cuộc chiến khủng khiếp, đẫm máu đó”. Ông cho biết ông cũng đã nói chuyện riêng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy qua điện thoại vào thứ Tư.
Nhiều người chỉ trích bình luận của Hegseth về Ukraine, nói rằng ông đã để mất quá nhiều đòn bẩy trước khi các cuộc đàm phán hòa bình chính thức bắt đầu. Wicker, người đã bỏ phiếu xác nhận bộ trưởng quốc phòng và ủng hộ Tổng thống Donald Trump, đã mạnh mẽ chỉ trích Hegseth và chỉ ra những gì ông coi là sai lầm căn bản.
Hegseth phát biểu vào thứ Tư trong một cuộc họp báo tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO ở Brussels, “Chúng ta chỉ có thể chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này và thiết lập một nền hòa bình lâu dài bằng cách kết hợp sức mạnh của đồng minh với đánh giá thực tế về chiến trường.”
Ông nói thêm rằng “việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine là một mục tiêu không thực tế”.
Wicker, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện và là người ủng hộ trung thành của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đã nói với tờ Politico bên lề Hội nghị An ninh Munich vào thứ sáu rằng, “Tôi tưởng Hegseth sẽ là một bộ trưởng quốc phòng tuyệt vời, mặc dù ông ấy không phải là sự lựa chọn của tôi cho công việc này. Nhưng ông ấy đã phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn ở Brussels và ông ấy đã rút lại một số lời mình đã nói nhưng không phải câu đó”.
Wicker cho biết: “Mọi người đều biết... và những người trong chính quyền biết rằng bạn không nói trước cuộc họp đầu tiên về những điều bạn sẽ đồng ý và những điều bạn sẽ không đồng ý”.
Hegseth đã rút lại bình luận của mình vào thứ năm, nói với các phóng viên rằng trong “các cuộc trò chuyện của tổng thống với Vladimir Putin và Zelenskiy, những gì ông quyết định cho phép hay không cho phép, tùy thuộc vào Tổng thống Donald Trump.”
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm: “Tôi sẽ không đứng trên bục này và tuyên bố Tổng thống Donald Trump sẽ làm gì hoặc không làm gì, điều gì sẽ được đưa vào hoặc điều gì sẽ bị loại bỏ, những nhượng bộ nào sẽ được thực hiện hoặc những nhượng bộ nào sẽ không được thực hiện”.
Tổng thống Donald Trump trả lời các phóng viên hôm thứ Tư rằng việc Ukraine gia nhập NATO là không thực tế - mặc dù nước này đã cố gắng thực hiện trong nhiều năm - và rằng khó có khả năng quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này sẽ lấy lại được lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ.
Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, một đảng viên Dân chủ của Rhode Island, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm thứ sáu rằng: “Đối với Thượng viện, có một đa số mạnh mẽ, đa số tuyệt đối, ủng hộ việc hỗ trợ Ukraine, theo dõi vấn đề này và bảo đảm rằng điều này không được coi là chiến thắng cho Putin và khiến ông ta trở nên táo bạo hơn nữa”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhận xét rằng “Liên bang Nga không muốn kết thúc chiến tranh và tiếp tục leo thang căng thẳng toàn cầu. Đó là lý do tại sao sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ là rất quan trọng đối với Ukraine. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời phỏng vấn đài truyền hình nhà nước Nga hôm thứ năm, theo Reuters, rằng “Bằng cách này hay cách khác, tất nhiên Ukraine sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán”, đồng thời nói thêm, “Sẽ có một cuộc đối thoại song phương giữa Nga và Mỹ, và một cuộc đối thoại liên quan đến sự tham gia của Ukraine”.
Cuộc điện đàm của Tổng thống Donald Trump với Putin đã chấm dứt nỗ lực của Hoa Kỳ trong cuộc chiến cô lập Putin trong khi để Zelenskiy và các đồng minh Âu Châu của Ukraine không biết gì về các chi tiết cụ thể của cuộc thảo luận. Trong khi đó, Phó Tổng thống JD Vance hiện đang tham dự Hội nghị An ninh Munich nhưng vẫn chưa nói gì về cuộc điện đàm của Tổng thống Donald Trump với Putin.
[Newsweek: Republican Senator 'Disturbed' by Pete Hegseth's 'Rookie Mistake']
3. Tổng thống Donald Trump khiến phương Tây tức giận vì đàm phán ‘thỏa hiệp’ với Putin
Các nhà lãnh đạo Âu Châu bắt đầu thích nghi với thế giới mới lạnh giá mà không có sự bảo vệ của Mỹ vào hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai — và bắt đầu phản đối kế hoạch hòa bình của Ông Donald Trump cho Ukraine.
Tại Brussels, Berlin, Paris và Luân Đôn, ngày càng có nhiều tiếng nói - một số bình tĩnh, số khác tức giận - cảnh báo tổng thống Hoa Kỳ rằng việc nhượng bộ trước yêu cầu của trùm mafia Vladimir Putin về lãnh thổ sẽ đồng nghĩa với “sự xoa dịu”.
Thuật ngữ này, được dùng để mô tả những nỗ lực ngoại giao thất bại trước khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra mà không ngăn chặn được Hitler, có tiếng vang mạnh mẽ khắp các thủ đô Âu Châu.
Sự thất vọng của phương Tây trước lập trường mới của Hoa Kỳ tập trung vào quyết định của Trump về việc loại trừ tư cách thành viên NATO của Ukraine, cấm quân đội Hoa Kỳ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình và bác bỏ mục tiêu của Kyiv là chiếm lại toàn bộ vùng đất mà Nga đã chiếm giữ kể từ năm 2014.
Một tư tưởng đang thống trị ở Âu Châu khi các quan chức tiêu hóa bản thiết kế của Tổng thống Donald Trump: Ukraine và các đồng minh sẽ không chấp thuận bất kỳ thỏa thuận nào do Nga và Hoa Kỳ đạt được nếu không có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại bàn đàm phán. Về vấn đề đó, người Âu Châu cho biết, họ cũng phải tham gia.
“Rõ ràng là bất kỳ thỏa thuận nào sau lưng chúng ta đều sẽ không hiệu quả. Bạn cần người Âu Châu, bạn cần người Ukraine,” nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Kaja Kallas, nói với các nhà báo bên lề cuộc họp của các bộ trưởng NATO. “Tại sao chúng ta lại trao cho người Nga mọi thứ họ muốn ngay cả trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu? Đó là sự xoa dịu. Nó chưa bao giờ hiệu quả.”
Kallas là viên chức cao cấp nhất trong Ủy ban Âu Châu, cơ quan điều hành của khối, đã đưa ra bình luận cho đến nay. Là cựu thủ tướng Estonia, bà được biết đến là người theo chủ nghĩa diều hâu với Nga và hoài nghi Tổng thống Donald Trump. Nhưng ngay cả ở Anh, nơi thích khoe khoang về “mối quan hệ đặc biệt” của mình với Hoa Kỳ, cũng có sự choáng váng và tức giận trước nước cờ mới của Tổng thống Trump.
“Lịch sử đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng sự xoa dịu đã thất bại”, nhà lập pháp Anh David Reed, người từng phục vụ trong Thủy quân Lục chiến Hoàng gia, nói với POLITICO trong một tuyên bố. “Cuộc chiến này phải kết thúc theo các điều khoản của Ukraine — bất kỳ điều gì ít hơn sẽ là sự phản bội đối với một đồng minh dũng cảm đã bị tạm chiếm mà không có sự khiêu khích, và là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Âu Châu”.
Ngay cả Keir Starmer, thủ tướng Anh, người đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Donald Trump, cũng từ chối xác nhận chi tiết về kế hoạch của Mỹ. “Không thể có các cuộc đàm phán xung quanh Ukraine nếu không có Ukraine là trung tâm của nó”, Starmer nói.
Starmer nhấn mạnh Ukraine nên tiếp tục con đường trở thành thành viên NATO, một ý tưởng mà Putin kịch liệt phản đối và Tổng thống Donald Trump đã loại trừ.
Kallas của Liên Hiệp Âu Châu cũng ủng hộ tư cách thành viên NATO cho Ukraine như là sự bảo đảm an ninh “mạnh nhất” và “rẻ nhất” hiện có. Bà cho rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục với sự hỗ trợ của Âu Châu nếu Zelenskiy bị loại khỏi các cuộc đàm phán. “Nếu có thỏa thuận nào được đưa ra sau lưng chúng ta thì đơn giản là nó sẽ không hiệu quả”, bà nói. “Người Ukraine sẽ phản kháng và chúng ta sẽ ủng hộ họ”.
Bản thân Zelenskiy đã cảnh báo một lần nữa vào hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, rằng ông sẽ không chấp nhận một thỏa thuận hòa bình được ký kết mà không có Ukraine tham gia.
Phát biểu tại buổi bế mạc hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã cố gắng trấn an khán giả khi nói rằng các cuộc đàm phán sẽ bao gồm “cả” Nga và Ukraine.
Điện Cẩm Linh cho biết Ukraine sẽ tham gia các cuộc đàm phán “bằng cách này hay cách khác”, nhưng sẽ có “một lộ trình song phương Nga-Mỹ”. Không rõ Liên Hiệp Âu Châu hoặc Vương quốc Anh có thể có vai trò gì.
Không phải tất cả mọi người ở Âu Châu đều ủng hộ Kyiv với cùng một lòng nhiệt thành.
Viktor Orbán của Hung Gia Lợi chế giễu một tuyên bố của Kallas trong đó bà nói rằng các cường quốc Âu Châu sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine. “Lập trường của Brussels — ủng hộ giết chóc cho đến khi nào cần thiết — là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức và chính trị”, Orbán nói. “Trong khi Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin đàm phán về hòa bình, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu lại đưa ra những tuyên bố vô giá trị”.
Một nhà ngoại giao Âu Châu đã tóm tắt mối lo ngại của nhiều người khác, là những người thẳng thắn lo ngại rằng không thể tin tưởng Tổng thống Donald Trump có thể đạt được thỏa thuận với Putin.
“Có một nỗi lo lớn rằng Tổng thống Donald Trump là một nhà đàm phán vụng về, ông ấy sẽ nhượng những thứ điên rồ nhất cho Nga. Ấn tượng chung là người Mỹ đang làm hỏng quá trình này”.
[Politico: Trump triggers Western anger over ‘appeasement’ talks with Putin]
4. Bộ trưởng Quốc phòng Đức chỉ trích cách thức đàm phán ‘vụng về’ của Tổng thống Donald Trump về Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rằng việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khăng khăng rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO là “vụng về” và là một “sai lầm”.
Đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump cũng như các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, đã nói rằng Kyiv sẽ không tham gia liên minh quốc phòng và không nên mong đợi có thể lấy lại lãnh thổ của mình về biên giới trước năm 2014. Hegseth sau đó đã cố gắng rút lại phát biểu của mình trước những chỉ trích mạnh mẽ từ Âu Châu và đặc biệt là tại Hoa Kỳ nơi một số thành viên Quốc Hội Đảng Cộng Hòa đang công khai bày tỏ nghi ngờ về năng lực của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã chính thức khởi động các cuộc đàm phán song phương với Vladimir Putin về một thỏa thuận hòa bình - khiến Kyiv và các đồng minh Âu Châu bàng hoàng.
“ Điều đáng tiếc là... chính quyền Tổng thống Donald Trump, theo tôi, đã loại bỏ hai vấn đề đàm phán quan trọng ra khỏi bàn đàm phán một cách không cần thiết,” Pistorius nói. “Theo tôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta nói về tư cách thành viên NATO có thể có của Ukraine và những thay đổi lãnh thổ có thể xảy ra tại bàn đàm phán.”
Pistorius cho biết ông sẽ gặp Keith Kellogg, vị tướng Mỹ đã nghỉ hưu, hiện là đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump tại Ukraine và Nga, vào cuối ngày hôm nay.
Kêu gọi “bình tĩnh”, Pistorius cho biết các đồng minh Âu Châu không nên bị loại khỏi bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.
“Nếu không có sự tham gia của Âu Châu vào các cuộc đàm phán... thật khó để tưởng tượng rằng Âu Châu có thể bảo đảm được hòa bình sau này nếu không tham gia vào các cuộc đàm phán để cùng nhau mang lại hòa bình”, ông nói.
[Politico: German defense minister blasts Trump’s ‘clumsy’ Ukraine negotiating play]
5. Công ty Đức sản xuất 6.000 máy bay điều khiển từ xa chạy bằng Trí Tuệ Nhân Tạo cho Ukraine
Ukraine chuẩn bị nhận 6.000 máy bay điều khiển từ xa tấn công HX-2 chạy bằng Trí Tuệ Nhân Tạo từ công ty công nghệ quốc phòng Helsing có trụ sở tại Munich. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Boris Pistorius, cho biết như trên hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Hai.
HX-2, một loại đạn dược chính xác chạy bằng điện có tầm bắn lên tới 100 km, được trang bị trí tuệ nhân tạo trên bo mạch, bảo đảm khả năng chống chịu với tác chiến điện tử.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết HX-2 được tích hợp vào hệ thống trinh sát-tấn công Altra của Helsing, máy bay điều khiển từ xa có thể hoạt động theo nhóm phối hợp dưới sự điều khiển của một người điều khiển duy nhất.
Đơn hàng này tiếp nối đơn hàng 4.000 máy bay điều khiển từ xa HF-1 mà Helsing đã cam kết đặt mua vào tháng 11 năm 2024.
Helsing đã ký biên bản ghi nhớ với Ukraine về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng vào tháng 2 năm 2024. Công ty đã hoạt động tại Ukraine từ năm 2022.
[Kyiv Independent: German company to manufacture 6,000 AI-powered drones for Ukraine]
6. Sự việc máy bay buộc Ngoại trưởng Rubio phải quay trở lại Washington khi đang trên đường đến Hội nghị An ninh Munich
Một chiếc máy bay của Không quân Hoa Kỳ chở Ngoại trưởng Marco Rubio và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch đã buộc phải quay trở lại Washington do trục trặc kỹ thuật, hãng thông tấn Associated Press đưa tin vào ngày 14 tháng 2.
Rubio và Risch đang trên đường đến Đức để tham dự Hội nghị An ninh Munich. Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và Rubio dự kiến sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào ngày 14 tháng 2.
Chiếc máy bay, một chiếc Boeing 757 được cải tạo từ máy bay C-32, đã gặp sự việc với kính chắn gió buồng lái khoảng 90 phút sau khi cất cánh từ Căn cứ Liêm Hợp Andrews, buộc phải quay trở lại căn cứ khẩn cấp.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tammy Bruce đã xác nhận sự việc và cho biết Rubio “có ý định tiếp tục chuyến đi tới Đức và Trung Đông trên một chiếc máy bay riêng”.
Zelenskiy sẽ dẫn đầu phái đoàn Ukraine tại hội nghị, nơi nhóm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến sẽ phác thảo đường lối ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine.
[Kyiv Independent: Plane malfunction forces State Secretary Rubio to return to Washington while en route to Munich Security Conference]
7. Ukraine đập tan cơ sở hạ tầng của Nga trong bối cảnh đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và Putin
Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục chiến dịch nhắm vào cơ sở hạ tầng của Nga trong khi Kyiv dường như đang bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán hòa bình với Mạc Tư Khoa và Hoa Kỳ.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, gần đây Kyiv đã tăng cường thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở hạ tầng năng lượng và quân sự của Mạc Tư Khoa.
Diễn biến này diễn ra khi Tổng thống Donald Trump khởi xướng các cuộc thảo luận nhằm chấm dứt chiến tranh với Putin.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine qua email ngoài giờ làm việc để xin bình luận.
Một trong những chiến lược chính của Ukraine trong cuộc chiến là nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, nơi tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa. Năm ngoái, Kyiv đã thực hiện hơn 80 cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu của Nga và tiếp tục cố gắng gây tổn hại đến nền kinh tế của Nga, cả về mặt tài trợ chiến tranh và thương mại, trong năm nay.
Phân tích gần đây của Reuters cho thấy do các cuộc tấn công của Ukraine và lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, công suất lọc dầu của Nga đã giảm 10 phần trăm.
Trong khi đó, các cuộc tấn công liên tục của Kyiv vào cơ sở hạ tầng năng lượng và quân sự của Nga có thể khiến các cuộc đàm phán hòa bình trở nên khó khăn hơn và có khả năng trì hoãn việc chấm dứt chiến tranh.
Trong báo cáo về chiến dịch tấn công của Nga tại Ukraine, ISW, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Washington, DC, đã lưu ý vào thứ năm rằng Kyiv vẫn tiếp tục “tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và quân sự của Nga như một phần của chiến dịch tấn công đang diễn ra nhằm vào các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Nga”, trích dẫn một số cuộc tấn công vào các tổ chức khác nhau trong tuần qua.
Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR thông báo trong bài đăng trên Telegram rằng họ đã phá hủy hai tổ hợp radar Valdai ở Dolgoprudny, Tỉnh Mạc Tư Khoa trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào đêm ngày 6 đến ngày 7 tháng 2. GUR cho biết hai tổ hợp này chịu trách nhiệm về an ninh không phận Mạc Tư Khoa.
Kyiv cũng đã tấn công Nhà máy luyện kim Novolipetsk, nhà máy thép lớn nhất của Mạc Tư Khoa nằm ở Lipetsk, vào đêm ngày 13 tháng 2 trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, theo như tờ The Kyiv Independent đưa tin. Nhà máy này sản xuất 20 phần trăm thép của Nga. Igor Artamonov, thống đốc Lipetsk, cũng đã cho biết rằng các mảnh vỡ từ máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã rơi xuống trạm sục khí nước Lipetsk vào cùng đêm đó.
Theo hãng tin Suspilne Media của Ukraine, Cơ quan An ninh Ukraine cũng đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và tấn công trạm bơm dầu Andreapol của Nga, một phần của hệ thống đường ống Baltic-2, vào đêm ngày 13 tháng 2. Đây là cuộc tấn công thứ hai của Kyiv vào địa điểm này, lần đầu tiên xảy ra vào ngày 29 tháng Giêng.
Những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Nga diễn ra khi Tổng thống Donald Trump khởi xướng các cuộc thảo luận nhằm chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine bằng cách nói chuyện qua điện thoại với Putin vào ngày 7 tháng 2, mặc dù Điện Cẩm Linh chưa xác nhận hoặc phủ nhận bất kỳ thông tin chi tiết nào về cuộc trò chuyện giữa hai nhà lãnh đạo.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Donald Trump cho biết ông và Putin đã đồng thanh “thăm hỏi thăm lẫn nhau” và gặp mặt trực tiếp để thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng đã nói chuyện với Tổng thống Donald Trump vào thứ Tư.
“Tôi đã có một cuộc trò chuyện dài và chi tiết với Tổng thống Donald Trump. Tôi đánh giá cao sự quan tâm thực sự của ông ấy đối với các cơ hội chung của chúng ta và cách chúng ta có thể cùng nhau mang lại hòa bình thực sự. Chúng tôi đã thảo luận về nhiều khía cạnh—ngoại giao, quân sự và kinh tế—và Tổng thống Donald Trump đã thông báo cho tôi về những gì Putin đã nói với ông ấy. Chúng tôi tin rằng sức mạnh của Hoa Kỳ, cùng với Ukraine và tất cả các đối tác của chúng tôi, là đủ để thúc đẩy Nga hướng tới hòa bình”, Zelenskiy viết trong một bài đăng trên X.
Trong khi đó, tổng thống Ukraine sẽ gặp Phó tổng thống JD Vance và tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump tại Nga và Ukraine, tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức vào tuần này.
Các đồng minh Âu Châu gần đây đã chỉ trích Hoa Kỳ vì tiến hành đàm phán hòa bình với Nga và dường như gạt Ukraine sang một bên, theo PBS Newshour. Các đại diện của các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO bao gồm Vương quốc Anh, Lithuania và Đức yêu cầu Kyiv có một ghế tại bàn đàm phán trong các cuộc đàm phán hòa bình và cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã nhượng bộ Putin trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu.
Roman Sheremeta, giáo sư kinh tế tại Đại học Case Western Reserve, đã viết trên X vào tháng 11 năm 2024: “Các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga là biện pháp trừng phạt hiệu quả nhất! Những cuộc tấn công này giúp đốt cháy dầu mỏ cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa.”
Winston Peters, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao New Zealand, giống như các đồng minh Âu Châu, cũng đã bình luận về sự tham gia của Ukraine vào các cuộc đàm phán hòa bình và đã viết trên X vào thứ Tư: “New Zealand đã ghi nhận những bình luận gần đây của Tổng thống Ukraine và Hoa Kỳ. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của Ukraine nhằm tìm ra cách thức, hợp tác với Hoa Kỳ, để chấm dứt cuộc chiến mà Nga đã bắt đầu. Chúng tôi muốn thấy một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho Ukraine. New Zealand đã cung cấp hơn 130 triệu đô la hỗ trợ cho Ukraine cho đến nay khi nước này tự vệ trước cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong tương lai.”
Cuộc gặp giữa Zelenskiy và Vance tại Đức có thể sẽ ảnh hưởng đến cách thức thảo luận tiếp theo về các cuộc đàm phán hòa bình với Nga và Hoa Kỳ
[Newsweek: Ukraine Hammers Russian Infrastructure Amid Trump-Putin Talks]
8. Điện Cẩm Linh cho rằng Ukraine có thể tham gia đàm phán hòa bình — nhưng những người chơi chính sẽ là Hoa Kỳ và Nga
Hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Ukraine sẽ tham gia đàm phán với Nga và Hoa Kỳ “bằng cách này hay cách khác”, nhưng các cuộc đàm phán hòa bình chủ yếu vẫn mang tính song phương.
“Tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng đối tác chính của chúng tôi trong quá trình này là Washington,” Peskov nói, theo phương tiện truyền thông nhà nước Nga. “Bằng cách này hay cách khác, tất nhiên, Ukraine sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán. Tất nhiên, sẽ có một lộ trình song phương Nga-Mỹ của cuộc đối thoại này, và một lộ trình khác, tất nhiên, sẽ liên quan đến sự tham gia của Ukraine.”
Những phát biểu của Peskov được đưa ra sau 24 giờ chóng vánh khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và tuyên bố rằng các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sẽ sớm bắt đầu, đáng chú ý là loại trừ sự tham gia của Ukraine trong thông điệp công khai của ông. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth gọi việc quay trở lại biên giới cũ của Ukraine là “mục tiêu viển vông”.
Sau đó trong ngày, Tổng thống Donald Trump từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi của phóng viên về vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán sắp tới. “Đó là một câu hỏi thú vị”, Tổng thống Donald Trump trả lời, trước khi ám chỉ rằng Ukraine đã chọn tham gia vào một cuộc chiến với Nga sau cuộc xâm lược của nước này. “Tôi nghĩ họ phải tạo ra hòa bình. Đó không phải là một cuộc chiến tốt để tham gia.”
Quyết định hạ thấp vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán với Nga - và mở lại các kênh liên lạc với nhà lãnh đạo Nga - của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã khiến các nhà lãnh đạo Âu Châu bối rối và làm dấy lên làn sóng chỉ trích về các phương pháp của Tổng thống Donald Trump.
“ Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là vô điều kiện”, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cho biết vào tối thứ Tư. “Ưu tiên của chúng tôi hiện nay là củng cố Ukraine và cung cấp các bảo đảm an ninh mạnh mẽ”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tỏ ra can đảm sau cuộc trò chuyện với Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư, nói rằng hai nhà lãnh đạo đã có một “cuộc trò chuyện có ý nghĩa” về hòa bình. Nhưng nhà lãnh đạo Ukraine đã mạnh mẽ hơn trong ngôn từ của mình vào hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, nói rằng ông và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã đồng ý trong một cuộc gọi rằng “không có cuộc đàm phán nào với Putin có thể bắt đầu nếu không có lập trường thống nhất từ Ukraine, Âu Châu và Hoa Kỳ”
“Tôi cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới không nên tin vào tuyên bố của Putin về sự sẵn sàng chấm dứt chiến tranh”, Zelenskiy nói thêm.
[Newsweek: Kremlin: Ukraine can be part of peace talks — but main players will be US and Russia]
9. Hegseth nói rằng ‘Mọi thứ đều có thể xảy ra’ đối với các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth cho biết hôm thứ Năm rằng “mọi thứ đều có thể xảy ra” trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra, một ngày sau khi khẳng định rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là không thực tế.
Những phát biểu của Hegseth đã gây ra phản ứng gay gắt từ các đồng minh NATO, nhiều nước trong số đó lo ngại về việc Hoa Kỳ đang dần từ bỏ vai trò truyền thống là người bảo đảm chính cho an ninh Âu Châu. Thái độ hách dịch, và những nhận định phản ảnh rõ trình độ yếu kém của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth cũng gây ra các phản ứng phản cảm ở Âu Châu.
Các chính phủ Âu Châu đang chao đảo sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump ám chỉ rằng họ đang lên kế hoạch đàm phán trực tiếp với Nga về việc chấm dứt chiến tranh Ukraine mà không cần sự tham gia của họ, nhấn mạnh rằng Kyiv không nên gia nhập NATO và nói rằng Âu Châu phải tự bảo vệ mình và Ukraine khỏi bất kỳ hành động tiếp theo nào của Nga.
Phát biểu của Hegseth được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Putin vào thứ Tư, trong đó cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý khởi xướng các cuộc đàm phán ngay lập tức để chấm dứt xung đột.
Phát biểu tại Brussels hôm thứ năm, Hegseth đã bác bỏ ý kiến cho rằng việc tham gia đàm phán vào thời điểm này đồng nghĩa với việc nhượng bộ Putin.
Hegseth cho biết: “Những lập luận cho rằng việc ngồi vào bàn đàm phán ngay lúc này chính là nhượng bộ hoàn toàn với Vladimir Putin, trong khi chúng ta hoặc Tổng thống Hoa Kỳ không nên nhượng bộ, tôi chỉ thẳng thừng bác bỏ những lập luận đó”.
Ông nhấn mạnh rằng thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán không phải là ngẫu nhiên, cho thấy chúng là kết quả trực tiếp của đường lối của chính quyền mới. “Có lý do khiến các cuộc đàm phán diễn ra ngay lúc này, chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Vladimir Putin phản ứng với sức mạnh.”
Những phát biểu của ông đã gây ra phản ứng gay gắt từ các đồng minh NATO, nhiều người trong số họ coi các cuộc đàm phán là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang từ bỏ vai trò truyền thống là người bảo đảm an ninh chính của Âu Châu. Mối quan ngại giữa các thành viên NATO đang gia tăng, đặc biệt là khi chính quyền Tổng thống Donald Trump báo hiệu sự thay đổi trong đường lối của mình đối với các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Hegseth tìm cách làm rõ phạm vi của các cuộc thảo luận, nhấn mạnh rằng Tổng thống Donald Trump đang kiểm soát hoàn toàn các cuộc đàm phán. “Các cuộc đàm phán này do Tổng thống Donald Trump dẫn đầu. Mọi thứ đều nằm trên bàn trong các cuộc trò chuyện của ông ấy với Vladimir Putin và Volodymyr Zelenskiy,” ông nói sau hai ngày họp căng thẳng với các bộ trưởng quốc phòng NATO.
Cuối cùng, Hegseth nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định cuối cùng nào đều tùy thuộc vào Tổng thống Donald Trump. “Những gì ông ấy quyết định cho phép hay không cho phép đều nằm trong quyền quyết định của nhà lãnh đạo thế giới tự do, của Tổng thống Donald Trump. Tôi sẽ không đứng trên bục này và tuyên bố Tổng thống Donald Trump sẽ làm gì hoặc sẽ không làm gì”, ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu cho biết hôm thứ năm: “Nói rằng đây là liên minh lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong lịch sử là đúng, xét về mặt lịch sử. Nhưng câu hỏi thực sự là liệu điều đó có còn đúng trong 10 hoặc 15 năm nữa hay không”, ông nói.
Tổng thống Donald Trump cho biết: “Hàng triệu người đã chết trong một cuộc chiến mà lẽ ra đã không xảy ra nếu tôi là Tổng thống, nhưng nó đã xảy ra, vì vậy nó phải kết thúc. Không nên mất thêm sinh mạng nào nữa! Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Putin vì đã dành thời gian và công sức cho lời kêu gọi này, và vì đã thả Marc Fogel, một người đàn ông tuyệt vời mà tôi đã đích thân chào đón tối qua tại Tòa Bạch Ốc. Tôi tin rằng nỗ lực này sẽ dẫn đến một kết thúc thành công, hy vọng là sớm thôi!”
Zelenskiy cho biết: “Tổng thống Donald Trump đã thông báo cho tôi về chi tiết cuộc trò chuyện của ông với Putin. Ukraine muốn hòa bình hơn bất kỳ ai. Chúng tôi đang xác định các bước đi chung với Hoa Kỳ để ngăn chặn sự xâm lược của Nga và bảo đảm một nền hòa bình đáng tin cậy, lâu dài. Như Tổng thống Donald Trump đã nói, hãy thực hiện điều đó.”
Phát biểu với các phóng viên tại Phòng Bầu dục vào thứ Tư, Tổng thống Donald Trump cho biết ông và Putin có thể sẽ gặp nhau tại Saudi Arabia nhưng không xác nhận ngày cụ thể. Các quan chức Tòa Bạch Ốc từ chối cho biết liệu Ukraine có tham gia vào các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ với Nga hay không.
[Newsweek: Hegseth Says 'Everything Is on the Table' For Russia-Ukraine Negotiations]
10. Hoa Kỳ, Anh, Úc trừng phạt công ty an ninh mạng Nga Zservers vì các cuộc tấn công bằng nhu liệu tống tiền
Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo vào ngày 11 tháng 2 rằng Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc đã cùng nhau áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty an ninh mạng Zservers của Nga vì vai trò của công ty này trong các cuộc tấn công bằng nhu liệu tống tiền.
Zservers, một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chống đạn, gọi tắt là BPH, đã hỗ trợ nhóm tội phạm mạng LockBit thực hiện các cuộc tấn công ransomware hàng loạt, bộ phận này cho biết.
Các lệnh trừng phạt đối với Zservers được xây dựng dựa trên các lệnh trừng phạt mà ba quốc gia áp dụng vào năm ngoái đối với các nhà lãnh đạo LockBit. Lockbit, một nhóm ransomware khét tiếng, đã thực hiện hàng ngàn cuộc tấn công mạng ở Hoa Kỳ và Âu Châu, gây ra thiệt hại hàng tỷ euro.
“Những kẻ tấn công bằng nhu liệu tống tiền và tội phạm mạng khác dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ mạng của bên thứ ba như Zservers để thực hiện các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ và quốc tế”, quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ Bradley T. Smith cho biết.
“Hành động ba bên ngày hôm nay với Úc và Vương quốc Anh nhấn mạnh quyết tâm chung của chúng ta nhằm phá vỡ mọi khía cạnh của hệ sinh thái tội phạm này, bất kể ở đâu, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta.”
Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào Alexander Igorevich Mishin và Aleksandr Sergeyevich Bolshakov, cả hai đều là công dân Nga và là quản trị viên của Zservers. Tài sản của họ đã bị đóng băng và họ bị cấm giao dịch tài chính với các tổ chức hoặc cá nhân tại Hoa Kỳ
Các tổ chức tài chính hoặc những cá nhân khác kinh doanh với Zservers cũng có thể bị trừng phạt.
Ngoài Mishin và Bolshakov, Vương quốc Anh còn nêu tên bốn nhân viên khác của Zservers trong hành động chống lại công ty này.
“Putin đã xây dựng một nhà nước mafia tham nhũng được thúc đẩy bởi lòng tham và sự tàn nhẫn”, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết trong một tuyên bố.
“Không có gì ngạc nhiên khi những kẻ tống tiền và tội phạm mạng vô đạo đức nhất lại hoành hành trong biên giới của ông. Chính phủ này sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để hạn chế Điện Cẩm Linh và tác động của thế giới ngầm mạng vô luật pháp của Nga.”
Hoa Kỳ trước đây đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với các mạng lưới tin tặc và tội phạm mạng của Nga.
Các nhóm tin tặc Nga đã tham gia vào nhiều hình thức chiến tranh mạng khác nhau trong suốt cuộc chiến toàn diện, bao gồm các cuộc tấn công mạng vào Ukraine, tấn công cơ sở hạ tầng dân sự ở Âu Châu và can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nước ngoài.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra tín hiệu sẵn sàng tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga nhằm gây áp lực buộc Putin đàm phán lệnh ngừng bắn ở Ukraine.
[Kyiv Independent: US, UK, Australia sanction Russian cyber firm Zservers over ransomware attacks]
11. Nga khai thác tội phạm mạng để duy trì áp lực quân sự lên Ukraine
Google cho biết trong một báo cáo mới rằng các cơ quan tình báo Nga đang dựa nhiều hơn vào các nhóm tội phạm mạng trung thành với Điện Cẩm Linh để hỗ trợ các chiến dịch phá hoại của nước này tại Ukraine.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong báo cáo được công bố hôm thứ Tư rằng: “Các cơ quan tình báo Nga ngày càng tận dụng các mối quan hệ hiện có hoặc mới với các nhóm tội phạm mạng để thúc đẩy các mục tiêu quốc gia và tăng cường thu thập thông tin tình báo”.
Các nhà nghiên cứu tại nhóm Threat Intelligence của Google cho biết các công cụ phạm tội thường dễ dàng tìm thấy trên dark web với chi phí thấp và do đó rẻ hơn và phát triển nhanh hơn nhiều so với nhu liệu độc hại và các công cụ do chính các nhóm tin tặc thuộc các cơ quan tình báo thiết kế.
Báo cáo được đưa ra vào đêm trước Hội nghị An ninh Munich vào cuối tuần này, nơi các quan chức an ninh mạng sẽ tập trung để thảo luận về những nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ các quốc gia trước làn sóng tấn công mạng ngày càng gia tăng, cùng với các vấn đề an ninh khác.
Nghiên cứu mới cho thấy ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa các cuộc tấn công mạng giữa các quốc gia với nhau và bảo vệ chính phủ và các tổ chức công nghiệp chống lại tội phạm mạng. Theo truyền thống, điều sau được coi là có động cơ tài chính nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những lợi ích khác là nó che giấu được ai là người đứng sau vụ tấn công và nếu phát hiện ra hoạt động sử dụng nhu liệu độc hại nào đó thì chi phí phát triển công cụ mới sẽ không do cơ quan tình báo chi trả.
Ví dụ, đơn vị tin tặc tình báo quân sự khét tiếng của Nga APT44 (còn gọi là Sandworm) đã sử dụng các công cụ có được từ các băng nhóm tội phạm mạng để tiến hành hoạt động gián điệp và phá hoại nỗ lực chiến tranh của Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2022, các nhà nghiên cứu cho biết.
Họ cho biết thêm rằng các băng nhóm tội phạm như CIGAR (còn được gọi là RomCom) đã điều động nhu liệu tống tiền để thực hiện các hoạt động bí mật chống lại chính phủ Ukraine.
[Kyiv Independent: Russia taps cybercriminals to keep military pressure on Ukraine]
12. Giá dầu giảm 2% khi Tổng thống Donald Trump thực hiện bước đầu tiên hướng tới đàm phán hòa bình với Ukraine, Reuters đưa tin
Giá dầu giảm hơn 2% vào ngày 12 tháng 2 sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có bước đi quan trọng hướng tới việc chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, góp phần đẩy giá dầu tăng cao do lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Đến 1:38 chiều EST, giá dầu Brent tương lai giảm 1,71 đô la, hay 2,22%, xuống còn 75,29 đô la một thùng, trong khi giá dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ giảm 1,78 đô la, hay 2,43%, xuống còn 71,54 đô la. Tại mức thấp nhất trong phiên, cả hai chuẩn đều giảm hơn 1 đô la một thùng. Theo Reuters, sự sụt giảm này diễn ra sau ba ngày tăng giá, với giá dầu Brent tăng 3,6% và giá dầu WTI tăng 3,7%.
Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine trong các cuộc điện đàm với Putin và Volodymyr Zelenskiy.
Phil Flynn, một nhà phân tích cao cấp của Price Futures Group, nói với Reuters rằng: “Tôi nghĩ rằng việc Tổng thống Donald Trump tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình đã giúp giảm bớt rủi ro cho giá dầu hiện nay”.
Sau đó, Tổng thống Donald Trump xác nhận trên nền tảng mạng xã hội của mình rằng ông và Putin đã “đồng ý để các nhóm của chúng tôi bắt đầu đàm phán ngay lập tức và chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách gọi điện cho Tổng thống Zelenskiy của Ukraine để thông báo cho ông ấy về cuộc trò chuyện, điều mà tôi sẽ thực hiện ngay bây giờ.”
Văn phòng của Zelenskiy cho biết hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện trong khoảng một giờ.
Sau những bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vào ngày 11 tháng 2 và dữ liệu mới cho thấy giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến vào tháng Giêng, các nhà đầu tư đang cố gắng đánh giá động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương liên quan đến việc cắt giảm lãi suất, Reuters đưa tin.
Flynn nói với hãng thông tấn rằng: “Sự kết hợp giữa lạm phát cao hơn và khả năng hòa bình (ở Ukraine) đang gây ra một chút bán tháo trên thị trường vào thời điểm hiện tại”.
[Kyiv Independent: Oil prices drop 2% as Trump takes first step toward Ukraine peace talks, Reuters reports]
Nghiêm trọng: ĐGH được đưa gấp vào bệnh viện Gemelli. Các Giám Mục kêu gọi hiệp ý cầu nguyện cho ĐGH
VietCatholic Media
06:27 15/02/2025
1. Đức Thánh Cha Phanxicô vào bệnh viện để điều trị bệnh viêm phế quản ngày càng tỏ ra nghiêm trọng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rôma vào cuối buổi sáng Thứ Sáu, 14 Tháng Hai, theo giờ địa phương Rôma để xét nghiệm. Bác sĩ đã yêu cầu nhập viện ngay lập tức để điều trị bệnh viêm phế quản.
Trong thông báo đầu tiên về tình trạng của ngài, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Giáo Hoàng 88 tuổi đã phải vào bệnh viện vào cuối buổi sáng ngày 14 tháng 2 sau các cuộc họp với một số người, bao gồm cả thủ tướng Slovakia, Robert Fico.”
Đức Thánh Cha Phanxicô bị nhiễm trùng đường hô hấp
Trong email gởi cho các ký giả vào chiều Thứ Bẩy, 15 Tháng Hai, Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã đưa ra thông tin cập nhật về tình trạng của Đức Giáo Hoàng: Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết “Các cuộc kiểm tra đầu tiên được thực hiện cho thấy ngài bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng lâm sàng khá; nhưng ngài có biểu hiện sốt nhẹ.”
Ông nói: Đức Giáo Hoàng rất thanh thản, tâm trạng tốt và đã đọc một vài tờ báo.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Các nhà lãnh đạo Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ và thế giới đã cùng nhau cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi có thông tin vị giáo hoàng 88 tuổi đã phải vào bệnh viện vì bệnh viêm phế quản.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB chia sẻ trên mạng xã hội rằng các giám mục “cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha trong thời gian ngài nằm viện”.
Dòng Phanxicô Truyền giáo Ngôi Lời Vĩnh Cửu, cộng đồng tu sĩ được Mẹ Angelica thành lập năm 1987, cũng cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành phần lớn thời gian trong thập niên qua trong tình trạng sức khỏe tương đối tốt nhưng đã phải đối mặt với một số tình trạng bệnh lý đau đớn trong vài năm gần đây.
Nhiễm trùng đường hô hấp là vấn đề sức khỏe mới nhất của vị giáo hoàng 88 tuổi, người đang phải vật lộn với chứng khó thở, khiến ngài nhiều lần không thể đọc toàn bộ bài phát biểu hoặc bài giảng của mình.
Các vấn đề về hô hấp không phải là mới đối với vị giáo hoàng 88 tuổi, người đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn là một tu sĩ dòng Tên trẻ sau một đợt viêm phế quản nghiêm trọng. Trong hai năm qua, ngài ngày càng phải vật lộn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và gặp nhiều khó khăn.
Lần vào bệnh viện gần nhất của ngài là vào tháng 3 năm 2023 vì bệnh viêm phế quản, mà ngài mô tả là thoát chết “trong gang tấc” khi xuất viện.
Kể từ khi được bầu vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng đã phải vào bệnh viện ba lần, một lần vào năm 2021 và hai lần vào năm 2023 vì viêm phế quản và phẫu thuật bụng để chữa thoát vị ruột liên quan đến một cuộc phẫu thuật trước đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô bị cảm lạnh vào đầu tháng này, khi nói với những người tham dự buổi tiếp kiến chung ngày 5 tháng 2 rằng ngài bị “cảm lạnh nặng” mà sau đó Vatican mô tả là viêm phế quản, và buộc ngài phải tổ chức buổi tiếp kiến riêng bên trong nhà trọ Santa Marta vào cuối tuần đó, thay vì tại Điện Tông Tòa, nơi ngài thường gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và các nhóm cũng như các cá nhân khác.
Mặc dù ngài có thể chủ trì Thánh lễ ngoài trời mừng Năm Thánh Quân đội vào Chúa Nhật, ngày 9 tháng 2 và tự mình đọc bài giảng, nhưng chỉ được một đoạn ngắn. Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tuần sau, ngày 12 tháng 2, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài vẫn đang bị viêm phế quản và vì lý do đó, ngài không thể đọc bài phát biểu đã chuẩn bị trước và đã nhờ một phụ tá đọc thay.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng “lần tới tôi có thể làm được” và có thể phát biểu ngắn gọn tại nhiều thời điểm khác nhau trong sự kiện, bao gồm cả việc cầu nguyện cho hòa bình toàn cầu.
Đức Giáo Hoàng cũng phải điều trị vết bầm tím ở cánh tay phải sau khi ngã tại nơi ở của mình vào tháng trước và bị thương ở mặt và cảm lạnh trong mùa Giáng sinh.
Vatican cho biết lịch trình của Giáo hoàng phải hủy bỏ hết cho đến ngày 17 tháng 2. Vatican cũng cho biết do Đức Thánh Cha Phanxicô phải vào bệnh viện nên các cuộc hẹn của ngài trong ba ngày tiếp theo đã bị hủy. Cụ thể, ông sẽ không còn tổ chức buổi tiếp kiến kỷ niệm tại Vatican vào thứ Bảy, ngày 15 tháng 2 hoặc buổi gặp gỡ với các nghệ sĩ tại xưởng phim lịch sử Cinecittà ở phía nam Rôma vào ngày 17 tháng 2.
2. Thủ tướng Pháp cho biết ông sẽ kiện hãng truyền thông đã cáo buộc ông man khai để tránh tai tiếng cho Giáo Hội
Thủ tướng Pháp François Bayrou, một người Công Giáo nhiệt thành, đang bị tấn công vì đức tin Công Giáo của ông, cho biết ông có kế hoạch kiện hãng truyền thông điều tra Mediapart sau khi hãng này đưa tin rằng ông đã “nói dối” để bảo vệ một trường Công Giáo nơi một linh mục bị cáo buộc lạm dụng tính dục một học sinh vào cuối những năm 1990.
Tuần trước, Mediapart đã công bố các tuyên bố của nhân chứng và các tài liệu nhằm chứng minh rằng Thủ tướng Bayrou “không thể không biết về những lời buộc tội” tại trường Notre-Dame de Bétharram, nơi chính các con ông đang theo học.
Trả lời câu hỏi của các nhà lập pháp tại Quốc hội vào thứ Ba, Bayrou đã phản pháo lại những cáo buộc.
“Tôi bảo đảm với các bạn rằng tôi chưa bao giờ được thông báo về bất kỳ vụ bạo lực nào, chứ đừng nói đến bạo lực tình dục,” Bayrou nói. “Rõ ràng là sẽ có một vụ kiện phỉ báng được đệ trình.”
Một đại diện của thủ tướng đã không trả lời ngay lập tức phản hồi của POLITICO để bình luận. Các phóng viên của Mediapart là David Perrotin và Antton Rouget, những người đã viết báo cáo, cho biết họ “sẵn sàng bảo vệ công việc của họ tại tòa án” và “ủng hộ tất cả các báo cáo của họ”, đồng thời nói thêm rằng họ sẽ công bố các tài liệu mới cho thấy Thủ tướng Bayrou “đã nói dối” trong tuyên bố của mình tại quốc hội.
Bayrou, cựu bộ trưởng giáo dục, trước đây từng nói rằng ông đã nghe “tin đồn” về “những cái vỗ vai” nhưng không nghe về lạm dụng tình dục tại trường, tờ báo Pháp Le Parisien đưa tin vào năm ngoái.
Năm 1998, cựu hiệu trưởng của trường, một linh mục, đã bị điều tra chính thức trong một cuộc điều tra về cáo buộc lạm dụng tính dục một học sinh. Một khiếu nại thứ hai sau đó đã được đệ trình. Bài viết của Mediapart trích dẫn lời luật sư của nguyên đơn đầu tiên và một phóng viên làm việc trong vụ án, cả hai đều nói rằng Thủ tướng Bayrou đã biết về các cáo buộc.
Mediapart chỉ ra các báo cáo từ Le Monde và tờ báo địa phương La République des Pyrénées, cả hai đều đưa tin rằng thẩm phán điều tra vụ án, Christian Mirande, cho biết ông đã gặp Bayrou ngay từ đầu trong quá trình điều tra. Hàng chục cựu sinh viên kể từ đó đã đệ đơn kiện về các vụ việc xâm hại tình dục được cho là đã xảy ra tại trường.
Bài báo cũng khẳng định rằng vợ của Bayrou đã tham dự lễ tang của bị cáo.
Source:Politico
3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các Giám mục Hoa Kỳ trong bối cảnh trục xuất hàng loạt: Phẩm giá của người di cư là trên hết
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu trước các giám mục Hoa Kỳ về tình trạng trục xuất người nhập cư hàng loạt đang diễn ra ở nước này, đồng thời kêu gọi người Công Giáo xem xét tính công bằng của luật pháp và chính sách xét theo phẩm giá và quyền của con người.
Trong một lá thư được công bố vào ngày 11 tháng 2, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Giáo Hoàng - trong khi ủng hộ quyền của một quốc gia trong việc tự vệ trước những người đã phạm tội bạo lực hoặc nghiêm trọng - cho biết một “lương tâm được hình thành đúng đắn” sẽ không đồng ý với việc liên kết tình trạng bất hợp pháp của một số người di cư với tội phạm.
Ngài cho biết: “Hành động trục xuất những người trong nhiều trường hợp đã rời bỏ quê hương của họ vì lý do nghèo đói cùng cực, mất an ninh, bị bóc lột, đàn áp hoặc môi trường xuống cấp nghiêm trọng làm tổn hại đến phẩm giá của nhiều người đàn ông và phụ nữ, và của cả gia đình, và đặt họ vào tình trạng đặc biệt dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “Tất cả các tín hữu Kitô giáo và những người thiện chí được kêu gọi xem xét tính hợp pháp của các chuẩn mực và chính sách công theo quan điểm về phẩm giá của con người và các quyền cơ bản của họ, chứ không phải ngược lại”.
'Tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người'
Đức Thánh Cha Phanxicô viết bức thư gửi các giám mục Hoa Kỳ trong bối cảnh chính sách nhập cư của Hoa Kỳ có nhiều thay đổi dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người di cư ngày càng tăng, điều mà nhiều giám mục chỉ trích.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng ghi nhận “những nỗ lực có giá trị” của các giám mục Hoa Kỳ trong công việc của họ với những người di cư và tị nạn và cầu xin Chúa ban thưởng cho “sự bảo vệ và bênh vực những người bị coi là kém giá trị, kém quan trọng hoặc kém nhân tính!”
Khi cầu xin Đức Mẹ Guadalupe bảo vệ tất cả những người đang sống trong sợ hãi hoặc đau đớn vì nhập cư và trục xuất, ngài cầu nguyện cho một xã hội “có tính huynh đệ, bao dung và tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người” và kêu gọi những người Công Giáo và những người thiện chí khác “không đầu hàng trước những câu chuyện phân biệt đối xử và gây ra đau khổ không cần thiết cho những người anh chị em di cư và tị nạn của chúng ta”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng luật và chính sách nhập cư phải được ưu tiên hơn việc đối xử tôn trọng với mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.
“Đây không phải là vấn đề nhỏ: Một quy tắc pháp luật đích thực được xác minh chính xác trong cách đối xử tôn trọng mà tất cả mọi người xứng đáng được hưởng, đặc biệt là những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất”, ông nhấn mạnh. “Lợi ích chung thực sự được thúc đẩy khi xã hội và chính phủ, với sự sáng tạo và tôn trọng nghiêm ngặt quyền của tất cả mọi người — như tôi đã khẳng định trong nhiều lần — chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập những người yếu đuối, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương nhất”.
Ngài cho biết việc đối xử công bằng với người nhập cư không cản trở việc phát triển các chính sách nhằm điều chỉnh việc di cư có trật tự và hợp pháp, nhưng “những gì được xây dựng trên cơ sở vũ lực chứ không phải trên sự thật về phẩm giá bình đẳng của mọi con người sẽ bắt đầu tồi tệ và sẽ kết thúc tồi tệ”.
'Ordo amoris'
Trong lá thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cân nhắc đến khái niệm “ordo amoris” — “tình yêu được sắp xếp đúng đắn” của Công Giáo — gần đây được Phó Tổng thống JD Vance nhắc đến trong cuộc tranh luận đang diễn ra về chính sách nhập cư.
“Tình yêu Kitô giáo,” Đức Giáo Hoàng viết, “không phải là sự mở rộng đồng tâm của các lợi ích từng chút một mở rộng đến những người và nhóm khác. Nói cách khác: Con người không phải là một cá nhân đơn thuần, tương đối rộng lớn, với một số tình cảm nhân đạo!”
“Con người là một chủ thể có phẩm giá, thông qua mối quan hệ cấu thành với tất cả mọi người, đặc biệt là với những người nghèo nhất, có thể dần dần trưởng thành trong bản sắc và ơn gọi của mình,” ngài nói tiếp.
Đức Giáo Hoàng viết: “Ordo amoris đích thực cần được thúc đẩy chính là điều chúng ta khám phá ra khi liên tục suy ngẫm về dụ ngôn 'người Samari nhân hậu', tức là bằng cách suy ngẫm về tình yêu xây dựng nên tình huynh đệ cởi mở với tất cả mọi người, không có ngoại lệ”.
Chúa Giêsu là người tị nạn
“Con Thiên Chúa, khi trở thành người, cũng đã chọn sống bi kịch di cư,” Đức Giáo Hoàng viết.
Đức Phanxicô chỉ ra học thuyết xã hội của Giáo hội rằng ngay cả Chúa Giêsu Kitô cũng đã trải qua khó khăn khi phải rời bỏ quê hương của mình vì nguy hiểm đến tính mạng và phải lánh nạn trong một xã hội và nền văn hóa xa lạ.
Gọi đó là “Magna Carta” hay “Đại Hiến Chương” về tư tưởng của Giáo hội liên quan đến vấn đề di cư, Đức Phanxicô đã trích dẫn một đoạn trong tông hiến của Đức Giáo Hoàng Piô 12 về việc chăm sóc người di cư, Exsul Familia Nazarethana, trong đó có đoạn: “Gia đình Nazareth lưu vong, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, những người di cư ở Ai Cập và những người tị nạn ở đó để thoát khỏi cơn thịnh nộ của một vị vua vô đạo, là hình mẫu, là tấm gương và là niềm an ủi cho những người di cư và hành hương ở mọi thời đại và quốc gia, cho tất cả những người tị nạn ở mọi điều kiện, những người bị bao vây bởi sự ngược đãi hoặc cần thiết, buộc phải rời bỏ quê hương, gia đình thân yêu và những người bạn thân thiết để đến những vùng đất xa lạ”.
“Tương tự như vậy,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô bình luận, “Chúa Giêsu Kitô, yêu thương mọi người bằng tình yêu phổ quát, giáo dục chúng ta về sự công nhận liên tục phẩm giá của mọi con người, không có ngoại lệ.”
Source:National Catholic Register
4. Đức Piô XII coi Đức Trinh Nữ Maria là câu trả lời cho chủ nghĩa thương mại
Vào những năm 1950, khi chủ nghĩa thương mại bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã hướng sự chú ý đến Đức Trinh Nữ Maria và những lần hiện ra của Đức Mẹ tại Lourdes.
Trong 100 năm qua, cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa thương mại đều ngày càng có ảnh hưởng, đặc biệt là ở thế giới phương Tây.
Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và là động lực thúc đẩy nền kinh tế hiện đại.
Đức Piô XII đã nhận ra sự gia tăng của hai sai lầm này vào những năm 1950, và trong bối cảnh đó, ngài đã kêu gọi hướng về Đức Mẹ Lộ Đức.
Ngài đã suy ngẫm về vai trò của Đức Mẹ Đồng Trinh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thương mại và chủ nghĩa duy vật trong một lá thư ngài viết vào năm 1957 sau chuyến hành hương đến Lộ Đức.
Đầu tiên, Đức Piô XII chỉ ra sự cám dỗ này, vốn đang gây ảnh hưởng vào thời điểm đó:
Thế giới, nơi ngày nay cung cấp rất nhiều lý do chính đáng để tự hào và hy vọng, cũng đang trải qua một sự cám dỗ khủng khiếp đối với chủ nghĩa duy vật mà những người tiền nhiệm của tôi và chính tôi đã lên án nhiều lần.
Sau đó, ngài giải thích nhiều sai lầm của triết lý sống này, vốn bị thúc đẩy bởi các hoạt động thương mại lớn:
Nó cũng nổi cơn thịnh nộ trong tình yêu tiền bạc, thứ tạo ra sự tàn phá ngày càng lớn hơn khi các doanh nghiệp hiện đại mở rộng, và thật không may, nó quyết định nhiều quyết định có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người. Nó được thể hiện trong sự sùng bái cơ thể, trong ham muốn quá mức về sự thoải mái, và trong sự trốn chạy khỏi mọi sự khắc khổ của cuộc sống. Nó khuyến khích sự khinh miệt đối với cuộc sống con người, thậm chí đối với cuộc sống bị hủy hoại trước khi nhìn thấy ánh sáng ban ngày.
Hơn nữa, ngài chỉ ra rằng chủ nghĩa thương mại và chủ nghĩa vật chất tập trung quá nhiều vào thú vui của cuộc sống:
Chủ nghĩa duy vật này hiện diện trong việc tìm kiếm lạc thú không kiềm chế, phô trương một cách trơ tráo và cố gắng, thông qua sách báo và các hình thức giải trí, để quyến rũ những tâm hồn vẫn còn trong sáng đưa ra một khái niệm về cuộc sống chỉ điều chỉnh mọi thứ theo hướng thịnh vượng vật chất và thỏa mãn trần tục.
Theo Đức Piô XII, thuốc giải độc chính là “trường học của Đức Maria”:
Trong trường học của Đức Maria, họ sẽ học cách sống không chỉ để trao ban Chúa Kitô cho thế giới, mà còn, nếu cần, chờ đợi với đức tin đến giờ của Chúa Giêsu và ở lại dưới chân thập giá.
Sau đó, ngài khuyến khích mọi người hãy tận hiến bản thân cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ và học theo lòng khiêm nhường thực sự và lòng tin tưởng của Mẹ vào Thiên Chúa.
Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm nắm giữ chìa khóa để chống lại những cám dỗ của chủ nghĩa thương mại. Người vốn giản dị và nghèo khó chỉ cho chúng ta con đường hoàn thiện của Kitô giáo.
Đức Mẹ có thể sống một cuộc sống tràn đầy niềm vui mà không cần bất kỳ tiện nghi hiện đại nào và kho báu lớn nhất của bà chính là Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Bernadette cũng có thể truyền cảm hứng cho chúng ta về sự giản dị và lòng tin tuyệt đối vào Chúa. Sau khi các cuộc hiện ra ở Lộ Đức kết thúc, thánh nữ sống một cuộc sống ẩn dật, tránh xa ánh đèn sân khấu và kết hợp với Chúa.
Trong khi những thứ của thế gian này có vẻ như có thể thỏa mãn những khát khao sâu xa nhất của chúng ta, Đức Mẹ Đồng Trinh nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta hạnh phúc lâu dài mà chúng ta mong muốn.
Source:Aleteia
150.000 quân Nga và Bắc Hàn ở cửa NATO, Anh trao ngay Gravehawk cho Ukraine. Zelensky cảnh báo Trump
VietCatholic Media
15:20 15/02/2025
1. Hoa Kỳ có thể gửi quân để chống lại Nga, JD Vance cảnh báo
Phó Tổng thống JD Vance đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ gửi quân tới Ukraine để chống lại cuộc xâm lược của Nga, đây là một phương án “được cân nhắc” nếu Putin không đàm phán một cách thiện chí để đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Phó tổng thống đã nói về các lựa chọn, bao gồm các lệnh trừng phạt, để chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện mà Nga phát động vào tháng 2 năm 2022.
Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần hứa sẽ mang lại hòa bình cho khu vực trong chiến dịch tranh cử của mình, cho biết ông và Putin đã đồng ý trong một “cuộc điện đàm dài và hiệu quả cao” vào thứ Tư về việc mở các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Lời cảnh báo của Vance đã tạo nên làn sóng mới cho chính quyền, vốn đã nhiều lần lên tiếng phản đối số tiền và nguồn lực được gửi tới Ukraine.
Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cho biết vào thứ Ba: “Chúng tôi sẽ không đưa quân đội Hoa Kỳ vào Ukraine”.
Vance đe dọa sẽ sử dụng lệnh trừng phạt và hành động quân sự chống lại Nga nếu Putin không đồng ý với thỏa thuận bảo đảm nền độc lập lâu dài của Kyiv.
“Có những công cụ đòn bẩy kinh tế, tất nhiên cũng có những công cụ đòn bẩy quân sự”, ông nói.
“Tôi nghĩ rằng sẽ có một thỏa thuận được đưa ra sau đây sẽ gây sốc cho nhiều người,” và nói thêm, “Tổng thống sẽ không tham gia vào việc này với sự mù quáng. Ông ấy sẽ nói, 'Mọi thứ đều nằm trên bàn, chúng ta hãy thực hiện một thỏa thuận.'“
Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Năm rằng Kyiv sẽ tham gia đàm phán với Nga, theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sau cuộc điện đàm của tổng thống với Putin.
Tổng thống Donald Trump khẳng định ông không ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO, nói rằng: “Tôi không thấy cách nào một quốc gia ở vị thế của Nga có thể cho phép người Ukraine gia nhập NATO. Tôi không thấy điều đó xảy ra.”
Đáp lại, Tổng thư ký NATO Mark Rutte, cho rằng không đến lượt Nga quyết định nước nào được gia nhập NATO và nước nào không.
Vance cho biết Tổng thống Donald Trump có thể thay đổi quyết định tùy thuộc vào diễn biến của các cuộc đàm phán.
Ông nói: “Tổng thống Donald Trump có thể nói, chúng tôi không muốn điều này, chúng tôi có thể không thích điều này, nhưng chúng tôi sẵn sàng đưa vấn đề này trở lại bàn đàm phán nếu người Nga không phải là đối tác đàm phán tốt, hoặc có những vấn đề rất quan trọng đối với người Ukraine mà chúng tôi muốn loại bỏ khỏi bàn đàm phán”.
Zelenskiy nói với các nhà báo ở Ukraine rằng Kyiv “sẽ không thể chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào” được thực hiện mà không có sự tham gia của họ. Ông cũng nói rằng điều quan trọng là “mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch của Putin, trong đó hắn muốn làm mọi thứ để biến các cuộc đàm phán của mình thành song phương với Mỹ”.
Putin nói với các quan chức vào ngày 21 tháng Giêng: “Sẽ không có lệnh ngừng bắn ngắn hạn, không có bất kỳ hình thức tạm dừng nào để tập hợp lại lực lượng và tái vũ trang nhằm tiếp tục cuộc xung đột sau đó”.
Với các cuộc đàm phán đang diễn ra, liệu một thỏa thuận hòa bình do Hoa Kỳ làm trung gian có được tất cả các bên liên quan chấp nhận hay không vẫn còn phải chờ xem
[Newsweek: US Could Send Troops To Fight Russia, JD Vance Warns]
2. Axios đưa tin Tổng thống Zelenskiy được cho là đã nói với Tổng thống Donald Trump trong cuộc điện đàm rằng ‘Putin sợ ông’
Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Zelenskiy được cho là đã nói với Tổng thống Donald Trump rằng Putin đang giả vờ “ông ấy muốn một thỏa thuận chỉ vì ông ấy sợ ngài”, Axios đưa tin vào ngày 13 tháng 2, trích dẫn một quan chức Ukraine và ba nguồn tin khác nắm rõ cuộc gọi.
Vào ngày 12 tháng 2, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gọi riêng với Zelenskiy và Putin, sau đó tuyên bố cả hai nhà lãnh đạo đều “muốn ngăn chặn hàng triệu ca tử vong xảy ra trong cuộc chiến với Nga/Ukraine”.
Trong cuộc gọi, Tổng thống Donald Trump và Putin đã đồng ý rằng các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sẽ bắt đầu “ngay lập tức”.
“Thông điệp của Zelenskiy gửi Tổng thống Donald Trump là 'ông có đòn bẩy đối với Putin'“, một nguồn tin quen thuộc với cuộc gọi nói với Axios. Các nguồn tin khác mô tả cuộc gọi kéo dài hơn một giờ là tích cực.
Sau khi Zelenskiy đưa ra lời cảnh báo với Tổng thống Donald Trump rằng “Putin đã nói với ông rằng ông ấy muốn có một thỏa thuận chỉ vì ông ấy sợ ông, vì ông mạnh mẽ”, Tổng thống Donald Trump thừa nhận rằng có thể đúng như vậy, nhưng tin rằng Putin nghiêm chỉnh về triển vọng hòa bình, theo hai nguồn tin. “Chúng ta sẽ sớm biết thôi”, Tổng thống Donald Trump kết luận.
Một nguồn tin cho biết Tổng thống Donald Trump đã kết thúc cuộc gọi bằng cách đưa cho Zelenskiy số điện thoại di động cá nhân của mình và nói với Zelenskiy rằng ông có thể liên lạc trực tiếp với ông vào bất cứ lúc nào.
Zelenskiy đã chỉ trích việc Tổng thống Donald Trump trò chuyện với Putin trước khi gọi điện cho Zelenskiy, bày tỏ rằng tình hình “không mấy dễ chịu”.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ông và Putin sẽ có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại Saudi Arabia, mặc dù mức độ tham gia của Ukraine vào các cuộc đàm phán vẫn chưa rõ ràng.
Một quan chức Ukraine ngày 13 Tháng Hai đã phủ nhận việc Ukraine sẽ tham gia cuộc họp chung giữa đại diện Hoa Kỳ và Nga tại Munich sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết cuộc đàm phán sẽ được tổ chức vào ngày 14 Tháng Hai.
“Lập trường của Ukraine vẫn không thay đổi. Trước tiên, Ukraine phải nói chuyện với Hoa Kỳ. Âu Châu phải là một phần của bất kỳ cuộc đối thoại nghiêm chỉnh nào vì một nền hòa bình thực sự và lâu dài. Chỉ có một lập trường thống nhất, được phối hợp mới có thể được đưa ra để đàm phán với người Nga. Chúng tôi không gặp người Nga ở một chiếc bàn trống”, Dmytro Lytvyn, cố vấn của Văn phòng Tổng thống cho biết trong một tuyên bố.
Khi triển vọng đàm phán hòa bình bắt đầu, Zelenskiy và Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị an ninh hàng đầu Âu Châu, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2. Phái đoàn Hoa Kỳ cũng sẽ bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg.
[Kyiv Independent: 'Putin is afraid of you' — Zelensky reportedly told Trump during phone call, Axios reports]
3. Tổng thống Zelenskiy cảnh báo Nga, Bắc Hàn sẽ tập hợp lực lượng 150.000 quân tới ngưỡng cửa NATO
Quân đội Nga đang mở rộng lực lượng trong năm nay và sẽ tăng thêm khoảng 150.000 quân, bao gồm cả quân đội Bắc Hàn, để chuẩn bị cho cuộc xung đột liên tục với Ukraine và có thể là các đồng minh khu vực của Kyiv.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Anh The Guardian, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói về việc lực lượng Nga sẽ tăng cường và cảnh báo rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa có thể sẽ cố gắng tấn công Ba Lan và Lithuania sau khi huấn luyện ở Belarus.
Việc Nga mở rộng quân đội và tuyển thêm lính Bắc Hàn diễn ra sau vấn đề thiếu hụt nhân sự, vốn đã trở nên tồi tệ hơn khi chiến tranh tiếp tục leo thang.
Trong việc huấn luyện quân đội Nga tại Belarus, điều này cho thấy mối quan hệ gần gũi trong lịch sử giữa hai nước đang ngày càng bền chặt hơn. Một quan chức Belarus cho biết Minsk sẽ thành lập các trung tâm huấn luyện cho quân đội Nga vào tháng 12 năm 2024, theo tờ báo trực tuyến tiếng Anh Kyiv Independent của Ukraine.
Nói về sự mở rộng quân sự của Nga, Zelenskiy cho biết: “Tình báo đã thông báo với tôi rằng Nga có kế hoạch tăng quân đội của mình thêm 12 đến 15 sư đoàn vào năm 2025, mà chúng tôi ước tính sẽ bổ sung thêm khoảng 150.000 quân “, theo tờ báo Nga Pravda. Zelenskiy nói thêm rằng Mạc Tư Khoa có kế hoạch tăng cường quân đội của mình thông qua việc huy động, huấn luyện và tuyển dụng thêm quân từ Bình Nhưỡng.
Zelenskiy cho biết: “Quân đội Nga lớn gấp đôi quân đội của chúng tôi. Lực lượng chiến đấu của Âu Châu, bao gồm cả quân đội Mỹ đồn trú tại đó, ước tính có khoảng 82 lữ đoàn chiến đấu. Ngày nay, quân đội Ukraine, với 110 lữ đoàn, đang ngăn chặn 220 lữ đoàn của Nga”. Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm rằng sự mở rộng hơn nữa của lực lượng Nga, không tính lực lượng của Kyiv, sẽ vượt trội hơn quân đội Âu Châu theo tỷ lệ 3:1.
Zelenskiy cũng lưu ý rằng cuộc xâm lược năm 2022 của Nga đã được phát động từ Belarus, và nói thêm rằng, sau khi huấn luyện, Mạc Tư Khoa có thể sẽ cố gắng tấn công một quốc gia khác. Ông nói, “Họ sẽ có thể bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện ở Ba Lan, ở Lithuania. Nếu Putin muốn hòa bình và muốn chiến tranh kết thúc, tại sao một quốc gia đang gặp vấn đề rất lớn về kinh tế lại tăng quân thêm 150.000 người và huấn luyện họ? Chắc chắn không phải để đối thoại”, theo hãng thông tấn Ukraine RBC Ukraine.
Zelenskiy cho biết, để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của Nga sau lệnh ngừng bắn, ít nhất 200.000 quân gìn giữ hòa bình Âu Châu sẽ cần được điều động, theo hãng tin Reuters đưa tin.
Quân đội Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đang chuẩn bị điều động thêm quân tới tiền tuyến của Nga và gửi thêm thiết bị; hơn 1.000 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng khi tham gia cuộc chiến ở Ukraine.
Trong khi trên truyền hình Nga gần đây, Dmitry Abzalov, một nhà phân tích chính trị và tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh, đã đưa ra những nhận xét tương tự và nói rằng Mạc Tư Khoa “hết” quân lính Bắc Hàn và dự kiến một đợt mới sẽ đến trong tháng tới. Abzalov nói rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn, gọi tắt là DPRK đã phải chịu tổn thất nặng nề trên chiến trường.
Nam Hàn và Hoa Kỳ ước tính rằng Bắc Hàn đã gửi ít nhất 11.000 quân để hỗ trợ Nga, và Ukraine ước tính rằng khoảng 4.000 người trong số họ đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi điều động vào tháng 10 năm 2024, mặc dù Newsweek vẫn chưa xác minh con số này có còn hay không.
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, Zelenskiy viết: “Các báo cáo tình báo xác nhận rằng Nga đang thành lập các sư đoàn mới và phát triển các cơ sở sản xuất quân sự mới. Sự hợp tác của họ với Bắc Hàn sẽ tiếp tục mở rộng. Mạc Tư Khoa cũng đang phổ biến các công nghệ chiến tranh hiện đại đến khu vực này, đặc biệt là công nghệ máy bay điều khiển từ xa.
“Điều này có nghĩa là một điều đơn giản—Putin đang chuẩn bị không phải cho các cuộc đàm phán, không phải cho hòa bình, mà là cho sự tiếp tục của cuộc chiến—và không chỉ chống lại Ukraine. Họ hiện đang tăng quân đội của họ lên hơn một trăm ngàn binh lính. Tất cả các đối tác phải nhận thức được điều này và nhìn nhận nó một cách rõ ràng.”
Petr Markov, một nhà ngoại giao Ukraine, đã đăng trên X: “Tình hình quân sự và động thái tiếp theo của Nga - Nga có kế hoạch mở rộng quân đội thêm 150.000-250.000 người vào năm 2025. Ukraine cảnh báo rằng nếu sụp đổ, Âu Châu sẽ là nước tiếp theo. Chiến dịch Kursk - Ukraine tấn công vào bên trong nước Nga để tạo ra vùng đệm và làm suy yếu lực lượng của nước này trước một cuộc tấn công mới.”
Morgan Luttrell, một nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Quận quốc hội số 8 của Texas, đã viết trên X: “Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Quân đội Nga hiện lớn hơn trước khi xâm lược Ukraine. Bắc Hàn đang tăng gấp đôi vũ khí hạt nhân. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran tấn công quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta cần đầu tư nghiêm chỉnh vào quốc phòng để theo kịp các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt. “
Tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ mà Ukraine tiếp tục nhận được từ Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu, người ta không biết họ sẽ chống lại lực lượng bổ sung của Nga ở tiền tuyến như thế nào.
[Newsweek: Russia, North Korea To Amass 150K-Strong Force on NATO's Doorstep: Zelensky]
4. Tổng thống Donald Trump nói Hoa Kỳ sẽ tăng doanh số bán vũ khí cho Ấn Độ, cuối cùng sẽ cung cấp máy bay phản lực F-35
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ năm rằng Hoa Kỳ sẽ tăng doanh số bán vũ khí quân sự cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2025 và cuối cùng sẽ cung cấp chiến đấu cơ F-35.
“Chúng tôi sẽ tăng doanh số bán vũ khí cho Ấn Độ lên nhiều tỷ đô la. Chúng tôi cũng đang mở đường để cuối cùng cung cấp cho Ấn Độ chiến đấu cơ tàng hình F-35”, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên.
Tổng thống Donald Trump không đưa ra mốc thời gian cụ thể, nhưng các hợp đồng bán vũ khí cho nước ngoài, đặc biệt là công nghệ tiên tiến như máy bay tàng hình F-35, thường mất nhiều năm để thực hiện.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết hai nước đã đạt được một thỏa thuận bao gồm việc Ấn Độ nhập khẩu thêm dầu và khí đốt của Hoa Kỳ để thu hẹp thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Tổng thống Donald Trump cũng cho biết Washington và New Delhi sẽ hợp tác để đối phó với cái mà ông gọi là “mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan”.
Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri sau đó trả lời các phóng viên rằng New Delhi tuân theo một quy trình phức tạp đối với việc mua vũ khí quân sự từ nước ngoài, bao gồm tìm kiếm đề xuất từ các nhà sản xuất và đánh giá chúng.
“Tôi không nghĩ rằng liên quan đến việc Ấn Độ mua lại một nền tảng hàng không tiên tiến, quá trình đó vẫn chưa bắt đầu”, ông nói khi được hỏi về thông báo của Tổng thống Donald Trump về F-35. “Đây hiện là một vấn đề đang ở giai đoạn đề xuất”.
Lockheed Martin, hãng sản xuất máy bay phản lực F-35, cho biết bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc bán F-35 cho Ấn Độ sẽ diễn ra ở cấp chính phủ với chính phủ.
Việc bán vũ khí quân sự cho nước ngoài như máy bay F-35 được coi là thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ, trong đó Ngũ Giác Đài đóng vai trò trung gian giữa nhà thầu quốc phòng và chính phủ nước ngoài.
Ấn Độ đã đồng ý mua hơn 20 tỷ đô la sản phẩm quốc phòng của Hoa Kỳ kể từ năm 2008. Năm ngoái, Ấn Độ đã đồng ý mua 31 máy bay điều khiển từ xa MQ-9B SeaGuardian và SkyGuardian sau quá trình cân nhắc kéo dài hơn sáu năm.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ, New Delhi dự kiến sẽ chi hơn 200 tỷ đô la trong thập niên tới để hiện đại hóa quân đội.
Lockheed đang sản xuất ba mẫu chiến binh mới cho quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh bao gồm Anh, Úc, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Hòa Lan, Israel, Nhật Bản, Nam Hàn và Bỉ.
Nga trong nhiều thập niên là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và chiến đấu cơ của nước này là một phần trong lực lượng không quân Ấn Độ. Nhưng các thất bại ngày càng được phơi bày của vũ khí Nga trong cuộc xâm lược Ukraine đã khiến Ấn Độ hướng về phương Tây.
Các quan chức Nga và Ấn Độ cho biết hôm thứ Ba rằng Nga đã đề nghị sản xuất chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 tại Ấn Độ cho Không quân Ấn Độ, trong bối cảnh Mạc Tư Khoa muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với New Delhi. Tuy nhiên, Ấn Độ tỏ ra thờ ơ với lời chào mời này.
[Reuters: Trump says US to increase military sales to India, eventually provide F-35 jets]
5. Hệ thống phòng không ngụy trang thành container vận chuyển đang hướng đến Ukraine
Vương quốc Anh đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine Gravehawk, một hệ thống phòng không mới được phát triển, được thiết kế để tích hợp các hỏa tiễn thời Liên Xô vào một nền tảng hiện đại trên mặt đất được ngụy trang như một container vận chuyển thông thường.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, hai hệ thống Gravehawk đã được chuyển đến Ukraine và đang được sử dụng tích cực, với 15 đơn vị nữa dự kiến sẽ được chuyển giao trong năm nay.
Sự bất ổn bao trùm Ukraine sau các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện vào thứ Tư trong một cuộc điện đàm dài, đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình ngay lập tức.
Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, gọi việc khôi phục biên giới trước năm 2014 của Ukraine là “không thực tế” và gợi ý rằng nhượng bộ lãnh thổ có thể là cần thiết cho hòa bình. Ông cũng hạ thấp cơ hội gia nhập NATO của Ukraine, lập luận rằng Âu Châu nên đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm an ninh của Ukraine.
Bất chấp những nhận xét này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey vẫn tái khẳng định sự hỗ trợ quân sự của Anh cho Ukraine, gọi năm 2025 là “năm quan trọng đối với cuộc chiến” và cam kết tiếp tục hỗ trợ.
Hệ thống Gravehawk, được phát triển trong năm qua, được thiết kế để phóng hỏa tiễn không đối không R-73 từ bệ phóng trên mặt đất. Được đặt trong một container vận chuyển tiêu chuẩn, nó có thể được điều động bí mật bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng vận chuyển hiện có. Sự đổi mới này cho phép Ukraine tái sử dụng kho hỏa tiễn do Liên Xô thiết kế mà không cần hậu cần phức tạp hoặc sản xuất vũ khí mới.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, hai đơn vị Gravehawk đã được chuyển đến Ukraine và đang được sử dụng tích cực, với 15 đơn vị nữa dự kiến sẽ được chuyển giao trong suốt cả năm.
“Hệ thống này có thể sử dụng hỏa tiễn Ukraine để bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga. Nó có thể bổ sung cho hệ thống phòng không hiện có của Ukraine, bao gồm cả súng phòng không”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho biết tại Brussels.
Hỏa tiễn có thể đạt tốc độ lên tới Mach 2,5 và tấn công mục tiêu ở phạm vi khoảng 12 dặm, giúp chúng có hiệu quả chống lại máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn hành trình và máy bay bay thấp, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa tự sát Shahed do Iran thiết kế.
Một trong những lợi thế chính của hệ thống là hệ thống dẫn đường hồng ngoại thụ động, loại bỏ nhu cầu phát xạ radar có thể tiết lộ vị trí của nó cho lực lượng đối phương. Điều này khiến lực lượng Nga khó phát hiện và vô hiệu hóa các địa điểm phóng Gravehawk hơn đáng kể.
Hệ thống phóng container cũng tích hợp camera ngắm mục tiêu quang điện và hồng ngoại, cho phép vận hành từ xa để người vận hành có thể bắn hỏa tiễn từ khoảng cách an toàn.
Một trong những lợi thế chính của hệ thống này là hệ thống dẫn đường hồng ngoại thụ động, giúp loại bỏ nhu cầu phát xạ radar có thể làm lộ vị trí của hệ thống với lực lượng đối phương. Bộ Quốc phòng Anh
Hỏa tiễn R-73 gần đây đã chứng minh được hiệu quả của nó khi một tàu nổi điều khiển từ xa của Ukraine được trang bị hai hỏa tiễn R-73 đã bắn hạ một trực thăng vận tải Mi-8 của Nga. Việc bắn hạ thành công trực thăng có thể đã ảnh hưởng đến sự quan tâm ngày càng tăng của Ukraine đối với hệ thống Gravehawk.
Bộ Quốc phòng Anh đã phát triển Gravehawk thông qua Taskforce Kindred, một đơn vị chuyên biệt tập trung vào các sáng kiến quân sự cho Ukraine. Dự án đã hoàn thành chỉ trong 12 tháng với tổng chi phí là 7,5 triệu đô la, mỗi đơn vị có giá khoảng 1,2 triệu đô la. Đan Mạch cũng đã đóng góp kinh phí cho Gravehawk.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu với các phóng viên tại trụ sở NATO: “Không thể đàm phán về Ukraine nếu không có Ukraine. Và tiếng nói của Ukraine phải là trọng tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào”.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu cho biết: “Nói rằng đây là liên minh lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong lịch sử là đúng, xét về mặt lịch sử. Nhưng câu hỏi thực sự là, liệu điều đó có còn đúng trong 10 hay 15 năm nữa không?”
Việc giới thiệu hệ thống Gravehawk diễn ra sau những đóng góp phòng không lớn khác từ Anh. Ngoài Gravehawk, Anh đã cam kết cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự trị giá 190 triệu đô la, bao gồm thêm hỏa tiễn không đối không, xe tăng và pháo binh. Anh cũng đã cam kết cung cấp 10.000 máy bay điều khiển từ xa và hàng trăm ngàn viên đạn.
[Newsweek: Air Defense System Disguised as Shipping Container Is Headed to Ukraine]
6. Starmer tái khẳng định sự ủng hộ của Anh đối với tư cách thành viên NATO của Ukraine sau khi Hoa Kỳ bác bỏ
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã nhắc lại “con đường không thể đảo ngược” của Ukraine hướng tới tư cách thành viên NATO trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 2, chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO không phải là “kết quả thực tế” của các cuộc đàm phán hòa bình.
“ Lập trường của tôi là lập trường của NATO,” Starmer nói với các phóng viên. “Điều này đã được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh mà chúng tôi đã tổ chức vào năm ngoái tại Washington, nơi tất cả các thành viên NATO đã đồng thanh rằng phải có một con đường không thể đảo ngược để Ukraine trở thành thành viên NATO.”
Bình luận của Starmer được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth phát biểu vào ngày 12 tháng 2 rằng sẽ không thực tế khi kỳ vọng Ukraine có thể khôi phục lại đường biên giới năm 2014 trong bất kỳ cuộc đàm phán nào và tư cách thành viên NATO đã không còn được đưa ra thảo luận nữa.
Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Ramstein, Hegseth cho biết Hoa Kỳ cũng muốn thấy Ukraine là một quốc gia “có chủ quyền và thịnh vượng”, nhưng “chúng ta phải bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine là một mục tiêu không thực tế”.
Khi được các phóng viên hỏi liệu Anh có thay đổi quyết định về tư cách thành viên NATO của Ukraine sau lập trường của Hoa Kỳ hay không, Starmer đã trả lời rất dứt khoát.
“Không, rõ ràng là không ai mong đợi việc Ukraine gia nhập NATO ngay lập tức. Đó là một lộ trình theo thời gian. Nhưng điều quan trọng nhất, tôi nghĩ, là chúng ta phải ủng hộ Ukraine.”
Vào tháng 7 năm 2024, liên minh khẳng định “con đường không thể đảo ngược của Ukraine hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào Euro-Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO”. Các đồng minh NATO cũng nhấn mạnh rằng các quyết định được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh và Hội đồng NATO-Ukraine, cũng như công việc đang diễn ra của các Đồng minh, tạo thành cầu nối cho tư cách thành viên NATO của Ukraine.
Trước đó trong ngày, lãnh đạo Đảng Cải cách Vương quốc Anh Nigel Farage, một đồng minh trung thành của Tổng thống Donald Trump, đã bày tỏ quan điểm về tư cách thành viên NATO của Ukraine, tuyên bố rằng “có lẽ” việc Ukraine tham gia liên minh quân sự này là điều cần thiết.
Nhiều quan chức Âu Châu trước đó đã bày tỏ sự thất vọng trước những bình luận của Hegseth.
Chính trị gia người Estonia Marko Mihkelson bày tỏ mối quan ngại của mình khi nói rằng, “Hôm nay có thể sẽ đi vào lịch sử như một ngày đen tối đối với Âu Châu”, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu nhận ra tầm quan trọng của việc hành động ngay bây giờ.
Trong khi đó, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, tái khẳng định toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, tuyên bố, “Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là vô điều kiện”. Bà nhấn mạnh Âu Châu cần đóng vai trò trung tâm trong việc củng cố Ukraine và cung cấp các bảo đảm an ninh vững chắc trong bất kỳ cuộc đàm phán nào.
[Kyiv Independent: Starmer reiterates UK's support for Ukraine's NATO membership following US dismissal]
7. Zelenskiy vạch ra lằn ranh đỏ cho Tổng thống Donald Trump và Putin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Sáu cho biết ông sẽ chỉ gặp trực tiếp trùm mafia Vladimir Putin sau khi đàm phán một kế hoạch chung với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Putin đã phát động cuộc chiến tranh với Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Kể từ đó, hơn 1 triệu người ở cả hai bên đã thiệt mạng hoặc bị thương, theo The Wall Street Journal. Ngoài ra còn có hơn 10 triệu người đã bị buộc phải di dời trong cuộc chiến.
Tổng thống Donald Trump đã nói rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh chỉ trong vòng một ngày sau khi nhậm chức, nhưng lời cam kết của ông vẫn chưa thành hiện thực.
Zelenskiy coi Tổng thống Donald Trump là nhân tố quan trọng trong việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine và tiết lộ rằng tổng thống Hoa Kỳ đã cung cấp cho ông số điện thoại trực tiếp của mình trước Hội nghị An ninh Munich diễn ra tại Đức vào thứ sáu.
Phát biểu với các phóng viên vào thứ năm, Zelenskiy cho biết, “Điều quan trọng là mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch của Putin, trong đó ông ta muốn làm mọi thứ để biến các cuộc đàm phán của mình thành song phương [với Hoa Kỳ].”
Đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Putin, làm gián đoạn sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành riêng cho Ukraine trong vài năm qua.
Năm 2022, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Cho thuê-Cho mượn Quốc phòng Dân chủ Ukraine để tạo điều kiện cung cấp vật liệu cho Kyiv để chống lại Nga. Dự luật đã hết hạn vào tháng 9 năm 2023 mà không được sử dụng. Đại diện Joe Wilson, một đảng viên Cộng hòa đến từ Nam Carolina, đã đề xuất tái thẩm quyền thỏa thuận cho thuê-cho mượn để cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Các nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, sẽ thảo luận về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich.
Phát biểu tại Brussels hôm thứ năm, sau khi bị chính các thành viên Quốc Hội của Đảng Cộng Hòa chỉ trích kịch liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth cho biết “mọi thứ đều có thể xảy ra” trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh chiến tranh, một ngày sau khi khẳng định rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là không thực tế.
Trong chuyến dừng chân tại Đức, Hegseth cho biết Hoa Kỳ không gửi quân đến Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng Tổng thống Donald Trump đang trông chờ vào một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra. Hegseth cũng cho biết Tổng thống Donald Trump “cam kết thực hiện” một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga.
Tổng thống Donald Trump cũng cho biết vào thứ năm rằng ông muốn mời Nga quay lại tham gia nhóm các nền kinh tế lớn của Nhóm Bảy nước (G7).
Tờ Wall Street Journal, ngày 22 tháng Giêng: “Tổng thống Donald Trump đã giao cho Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg nhiệm vụ chấm dứt chiến tranh Ukraine trong 100 ngày. Hầu như không ai nghĩ ông ấy có thể làm được điều đó—đặc biệt là người Nga.”
Tuần này, Tổng thống Donald Trump đã phá vỡ nhiều năm ủng hộ không ngừng nghỉ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine sau cuộc điện đàm với Putin, báo hiệu sự thay đổi tiềm tàng trong chính sách của Hoa Kỳ.
Sau đó, Zelenskiy dự kiến sẽ gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance để thảo luận về tình hình đang diễn biến.
[Newsweek: Zelensky Draws Red Line for Trump and Putin]
8. Trung Quốc phản ứng với cuộc đàm phán chiến tranh Ukraine của Tổng thống Donald Trump và Putin
Trung Quốc cho biết họ hoan nghênh việc tăng cường đối thoại giữa Hoa Kỳ và Nga sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt chiến tranh của Mạc Tư Khoa tại Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận bằng văn bản ngoài giờ làm việc.
Trong bài đăng trên Truth Social vào thứ Tư, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã có cuộc điện đàm “rất hiệu quả” với Putin và họ đã đồng ý bắt đầu đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột bắt đầu gần ba năm trước. Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói thêm rằng cuộc trò chuyện “diễn ra rất tốt”.
Trung Quốc, quốc gia luôn cố gắng thể hiện mình là một bên trung lập, đã nhiều lần kêu gọi quay lại đối thoại để chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối gọi cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa là như vậy, và Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã cáo buộc Trung Quốc tiếp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh của Nga bằng việc mua dầu và khí đốt tự nhiên, hỗ trợ chính trị và một dòng xuất khẩu quân sự lưỡng dụng ổn định.
Khi được yêu cầu bình luận về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Putin, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc vui mừng khi thấy sự tăng cường trao đổi và đối thoại giữa Nga và Hoa Kỳ về một số vấn đề quốc tế”.
“Đối thoại và đàm phán là cách duy nhất khả thi để thoát khỏi cuộc khủng hoảng”, Guo nói, đồng thời nhắc lại rằng Bắc Kinh đã kêu gọi đàm phán hòa bình ngay từ đầu.
Phát ngôn nhân cho biết thêm: “Trung Quốc ủng hộ mọi nỗ lực có lợi cho việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng và sẽ duy trì liên lạc với các bên liên quan và đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng”.
Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga dường như phù hợp với quan điểm lâu nay của Bắc Kinh rằng cuộc khủng hoảng Ukraine là triệu chứng của căng thẳng “quyền lực lớn” kéo dài giữa Hoa Kỳ và NATO ở một bên và Nga ở bên kia.
Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra sau báo cáo của tờ Wall Street Journal cho biết Trung Quốc đang tìm cách đóng vai trò lớn hơn trong việc ngừng bắn cuối cùng.
Các quan chức Trung Quốc được cho là đã đề xuất với chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Putin và hỗ trợ các nỗ lực gìn giữ hòa bình sau một thỏa thuận ngừng bắn. Một quan chức Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ ý tưởng này là “hoàn toàn không khả thi”, báo cáo cho biết.
Các nguồn tin tại Hoa Kỳ và Trung Quốc nói với tờ báo rằng hội nghị thượng đỉnh được đề xuất sẽ không có sự tham gia của Zelenskiy, đi ngược lại lập trường lâu nay của Washington nhưng đặc biệt là Brussels rằng Kyiv phải có một ghế tại bàn đàm phán.
Tổng thống Donald Trump trước đây đã nói rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ đầu tiên nhậm chức. Nhóm của ông hiện vẫn khẳng định mục tiêu này sẽ đạt được trong vòng 100 ngày đầu tiên của tổng thống tại nhiệm.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, đã viết trên X:
“Thật vô lương tâm khi cho phép Nga tấn công chủ quyền của Ukraine, chiêu mộ những đối phương như Bắc Hàn để hỗ trợ cuộc chiến của họ, rồi bán đứng người Ukraine bằng cách thừa nhận người Ukraine phải mất lãnh thổ và không được bảo đảm an ninh hoặc tư cách thành viên của NATO. Bằng cách đưa ra những nhượng bộ này và những nhượng bộ khác trước khi các cuộc đàm phán thậm chí bắt đầu, Tổng thống Donald Trump đã thực sự đầu hàng Putin về vấn đề Ukraine.”
[Newsweek: China Reacts to Trump and Putin's Ukraine War Talks]
9. JD Vance và thủ tướng tiếp theo của Đức có thể thảo luận về Ukraine, thương mại
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance sẽ gặp thủ tướng tương lai của Đức, Friedrich Merz, bên lề Hội nghị An ninh Munich vào cuối tuần này, theo các thành viên trong liên minh bảo thủ của Merz.
Trong số những nội dung khác, Vance và Merz dự kiến sẽ thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine và các vấn đề thương mại trong cuộc họp cao cấp đầu tiên giữa một thành viên trong chính quyền thứ hai của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và những người bảo thủ Đức - những người đang ở vị trí dẫn đầu để lãnh đạo chính phủ tiếp theo của đất nước sau cuộc bầu cử quốc hội ngày 23 tháng 2.
Merz trước đó đã cam kết sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc đoàn kết lục địa để phản ứng lại Tổng thống Donald Trump.
Đề cập đến kế hoạch hòa bình cho Ukraine, Merz phát biểu trong một cuộc tranh luận trên truyền hình vào Chúa Nhật: “Chúng ta phải chờ xem chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch gì. Rõ ràng là họ muốn trình bày các đề xuất tại Hội nghị An ninh Munich vào cuối tuần tới... Tôi rất tò mò.”
Thương mại dự kiến sẽ là trọng tâm quan trọng khác.
Đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump đã ban hành mức thuế mới 25 phần trăm đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, một động thái sẽ tác động đáng kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Đức và làm leo thang đáng kể cuộc chiến thương mại giữa Brussels và Washington.
Merz cũng sẽ gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu Kaja Kallas, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre.
[Kyiv Independent: JD Vance and Germany’s likely next chancellor to discuss Ukraine, trade]
10. Hegseth cho biết viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể trở thành ‘củ cà rốt hoặc cây gậy’ trong các cuộc đàm phán với Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth không loại trừ khả năng viện trợ tương lai của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể trở thành công cụ mặc cả trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xâm lược của Nga, CNN đưa tin vào ngày 13 tháng 2.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Hegseth cho biết chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ an ninh đã phân bổ cho Ukraine nhưng ám chỉ rằng khoản tài trợ trong tương lai có thể có điều kiện.
“Tôi nghĩ sẽ công bằng khi nói rằng những thứ như tài trợ trong tương lai, ít hơn hoặc nhiều hơn, cũng có thể được đưa ra thảo luận trong các cuộc đàm phán”, Hegseth nói. Ông nhấn mạnh rằng Tổng thống Donald Trump sẽ quyết định những biện pháp nào sẽ sử dụng trong các cuộc đàm phán tiềm năng với Nga.
Hegseth nói thêm: “Bất kể tổng thống quyết định thế nào là biện pháp mạnh nhất hoặc biện pháp trừng phạt mạnh nhất đối với cả hai bên để tạo ra nền hòa bình lâu dài, thì rõ ràng là cần phải hiểu động cơ mà Vladimir Putin đã có đối với Ukraine trong một thời gian dài”.
Tổng thống Donald Trump cũng đã ám chỉ rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể gắn liền với các ưu đãi kinh tế, bao gồm cả việc tiếp cận các khoáng sản đất hiếm của Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết vào ngày 13 tháng 2 rằng NATO đang đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi tương lai viện trợ quân sự của Hoa Kỳ vẫn còn chưa chắc chắn.
Trước đó, Hegseth cho biết Hoa Kỳ không coi việc Ukraine gia nhập NATO là “kết quả thực tế” của các cuộc đàm phán. Tổng thống Donald Trump cũng đồng tình với lập trường này, nói rằng ông không tin rằng việc Ukraine gia nhập liên minh là thực tế.
Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9 năm 2022, sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Trong khi các thành viên liên minh tái khẳng định vào năm 2024 rằng con đường gia nhập NATO của Ukraine là “không thể đảo ngược”, không có lời mời chính thức nào được đưa ra.
Nga đã nhiều lần sử dụng tư cách thành viên NATO tiềm năng của Ukraine để biện minh cho cuộc xâm lược của mình, một tuyên bố bị Kyiv và các đồng minh phương Tây bác bỏ rộng rãi.
[Kyiv Independent: US aid to Ukraine could become 'carrot or stick' in talks with Russia, Hegseth says]
NewsUKMor16Feb2025
Lạ lùng: GM Mỹ nói về một người đã gặp Chúa Giêsu. Cập nhật tình trạng mới nhất của Đức Thánh Cha
VietCatholic Media
17:31 15/02/2025
1. Người đàn ông Nebraska mô tả cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong cuốn tự truyện mới
Một cú đánh mạnh trên sân bóng bầu dục, nhưng Derek Ruth, 12 tuổi đến từ Lincoln, Nebraska, vẫn có thể trả lời đúng mọi câu hỏi của huấn luyện viên, nên có vẻ như cậu bé vẫn ổn.
Đột nhiên, anh ta cởi mũ bảo hiểm, hét lên: “Đầu em!” và ngã vào vòng tay của huấn luyện viên.
Khi được đưa bằng máy bay cấp cứu để phẫu thuật khẩn cấp, Ruth đã có một cuộc gặp gỡ đáng chú ý với Chúa Giêsu, cuộc gặp gỡ đầu tiên trong số nhiều cuộc gặp gỡ hữu hình mà anh sẽ có khi chiến đấu với chấn thương não. Bây giờ, 16 năm sau, anh đã viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình để giúp đỡ mọi người và đưa họ đến với Chúa: Cuốn sách có nhan đề “Chuyến bay tám phút”.
“Sau lần đầu tiên gặp Chúa Giêsu trên thiên đàng, tôi giữ im lặng về trải nghiệm đó và chỉ kể với một số ít người được chọn, chẳng hạn như cha mẹ và anh em trai của tôi,” Ruth nhớ lại. “Tôi quyết định viết một cuốn sách về cuộc đời mình vì Chúa Giêsu liên tục hiện ra với tôi một cách khá thường xuyên khi tôi ở độ tuổi cuối thiếu niên, đầu 20.”
Ký ức của anh vẫn rõ ràng về cảnh anh đứng trước Chúa Giêsu trên thiên đàng trong khi các nhân viên y tế khẩn cấp đang chiến đấu để cứu mạng anh.
“Tôi không có cảm giác thực sự rời khỏi cơ thể vật lý của mình,” Ruth nói. “Tôi có thể cảm thấy tất cả các chi của mình khi tôi đứng trước Chúa Giêsu. Giống như tôi vẫn còn cơ thể trần thế của mình, nhưng mọi thứ đều được thanh lọc và tôn vinh. Phẩm chất không khí trên thiên đàng khiến cơ thể tôi cảm thấy tuyệt vời, đặc biệt là bàn tay và bàn chân của tôi…. Tôi chỉ cảm thấy hoàn hảo.”
Cảm giác bình yên tràn ngập, Ruth hướng mắt về Chúa Giêsu Chúa Kitô, Đấng đang đứng trước cậu bé, tỏa ra tình yêu thương thuần khiết.
“Cách duy nhất tôi có thể mô tả là nói rằng sự hiện diện vật lý của Chúa Giêsu thật tuyệt vời!” Ruth tiết lộ. “Khuôn mặt của Người thật hoàn hảo. Nó có một ánh sáng tuyệt đẹp, hoàn toàn trắng — màu trắng nhất mà tôi từng thấy. Trái tim của Chúa Giêsu tràn ngập ánh sáng thuần khiết.”
Vào thời điểm này, Chúa đã cho Ruth một sự lựa chọn. Và thế là cuộc chiến phục hồi sau chấn thương sọ não của anh bắt đầu.
Sau ca phẫu thuật đầu tiên, Ruth đã hôn mê và nằm trên một chiếc bàn nghiêng nâng đầu lên, một phương pháp đã được chứng minh là giúp tăng khả năng phục hồi thành công. Các bác sĩ cũng sử dụng phương pháp hạ thân nhiệt, làm mát cơ thể để bảo vệ não của anh ta tốt hơn. Một ca phẫu thuật thứ hai đã diễn ra khi não của anh ta tiếp tục sưng lên.
Khi cuối cùng anh ta tỉnh dậy, anh ta không thể tự làm bất cứ việc gì. Vận động viên từng khỏe mạnh này chỉ có thể sử dụng bàn tay trái.
“Không từ ngữ nào có thể so sánh được với cảm giác đó,” Ruth nhớ lại. “Nó thực sự tàn khốc, và lúc đó tôi sợ chết khiếp.”
Ngày qua ngày, anh ta đấu tranh để lấy lại mọi thứ đã mất trong chấn thương đầu. Gia đình anh ta — bao gồm mẹ và ông nội, cả hai đều là chuyên gia vật lý trị liệu — luôn ở bên cạnh để giúp đỡ, và vô số người đã cầu nguyện cho anh ta hồi phục.
Khi mọi chuyện trở nên khó khăn, Ruth, một thành viên của Giáo xứ North American Martyrs ở Lincoln, đã cầu nguyện.
“Đức tin của tôi đã giúp tôi vượt qua mọi thử thách và đau khổ mà tôi phải đối mặt,” anh nói. “Đức tin của tôi chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn, cùng với đời sống cầu nguyện cá nhân của tôi.”
Khi vẫn còn là bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Madonna, cuối cùng anh đã kể với mẹ mình về việc gặp Chúa Giêsu trên thiên đường.
“Mẹ tôi không ngạc nhiên hay sốc khi tôi kể với bà về việc tôi ở trên thiên đàng với Chúa Giêsu, vì mẹ biết tôi là người như thế nào và hiểu đức tin Công Giáo của tôi quan trọng với tôi như thế nào,” anh nói. “Mẹ cũng biết về lòng sùng kính của tôi đối với chuỗi mân côi thánh thiện nhất.”
Khi quá trình hồi phục của anh tiến triển, thỉnh thoảng anh cầu nguyện khi Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ hiện ra với anh. Sau khi biết về Mẹ Teresa từ Cha Raymond Jansen, một linh mục trong Giáo phận Lincoln, anh bắt đầu cầu nguyện để được Mẹ giúp đỡ, và Mẹ cũng hiện ra với anh.
“Mỗi lần tôi xuất hiện cho đến thời điểm này đều là một điều bất ngờ không mong đợi, và thật đáng sợ,” anh thừa nhận, “… khi cầu nguyện với Chúa Giêsu và Mẹ Maria và chỉ cần các Ngài xuất hiện với tôi một cách bất ngờ!”
Hiện là sinh viên tốt nghiệp Đại học Nebraska-Lincoln với bằng xã hội học, Derek sống tự lập mặc dù vẫn còn một số di chứng từ chấn thương não. Anh ta bị hạn chế về dáng đi và các chuyển động tinh tế, và anh ta sử dụng thiết bị chuyển văn bản thành giọng nói để giao tiếp bằng lời nói.
“Những vết sẹo rõ ràng trên cơ thể tôi là lời nhắc nhở thường xuyên về những gì tôi đã trải qua”, anh nói.
Nhìn chung, Ruth có đức tin và lòng biết ơn mạnh mẽ hơn.
“Trải nghiệm này đã thay đổi tôi bằng cách dạy tôi không coi bất cứ điều gì là hiển nhiên, ngay cả những điều nhỏ nhặt, bởi vì tôi đã học được bài học khó khăn rằng cuộc sống có thể thay đổi như vậy.”
Trong nhiều năm, Ruth đã viết nhật ký về quá trình hồi phục, đức tin và những lần gặp gỡ Chúa Kitô của mình. Trong thời gian học đại học, anh quyết định đưa tất cả vào một cuốn sách để có thể chia sẻ với nhiều đối tượng hơn.
Hiện tại, anh đang được nhiều cửa hàng bán lẻ và tổ chức săn đón để mời anh đến diễn thuyết.
“Tôi rất muốn tiếp tục kể câu chuyện của mình với hy vọng rằng nó sẽ truyền cảm hứng cho những người khác”, anh nói.
“The Eight-Minute Flight” hiện có thể mua tại địa phương và trực tuyến. Trang web của Ruth là theeightminuteflight.com và có nhiều thông tin chi tiết, hình ảnh và lời chứng thực từ những người đã đọc bản sao trước của cuốn sách của anh.
Một người đã chia sẻ lời chứng thực là Giám mục James Conley, người đã gặp Derek vào năm 2013, ngay sau khi anh được bổ nhiệm làm giám mục của Lincoln.
Conley cho biết: “Được biết Derek như một người bạn và lắng nghe câu chuyện đáng chú ý của anh ta về đức tin, lòng dũng cảm, sự tin tưởng, khả năng phục hồi và sự chấp nhận đã khiến tôi, với tư cách là một giám mục, vô cùng xúc động”.
“Đức tin Công Giáo sâu sắc của Derek, được nuôi dưỡng bởi cha mẹ ngoan đạo, tiếp tục định hình cuộc sống của anh, cung cấp cho anh nền tảng vững chắc cho hy vọng, mục đích và động lực để tiến về phía trước trong cuộc sống từng ngày. Thông qua sự chăm chỉ, kỷ luật và kiên trì, cùng với trái tim của một vận động viên thực thụ, Derek tiếp tục mang lại hy vọng thực sự cho tất cả chúng ta, đặc biệt là khi anh mô tả bằng ngôn ngữ sống động về con đường phục hồi chức năng lâu dài và bền bỉ.”
Source:Catholic News Agency
2. Tổng giám mục Cordileone đưa ra lời khuyên cho Elon Musk về hôn nhân
Ngay trước Ngày Thế giới Hôn nhân và đánh dấu ngày đầu tiên của Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia, Đức Cha Salvatore Cordileone, Tổng Giám Mục của San Francisco, đã lên mạng xã hội để đưa ra cho Elon Musk một số lời khuyên về mối quan hệ.
Một đoạn video lan truyền được chia sẻ bởi “người sở hữu Tesla tại Thung lũng Silicon” trên X, trước đây gọi là Twitter, cho thấy cảnh Musk bế đứa con mới biết đi của mình trong một cuộc họp.
Bài đăng kèm theo trích dẫn được cho là của chủ sở hữu Tesla, nội dung như sau:
“Trong mọi điều trong cuộc sống, tôi có thể nói rằng trẻ em là điều khiến tôi hạnh phúc nhất.”
— Elon Musk
Tổng giám mục Cordileone đã trích dẫn bài đăng và đưa ra lời khuyên này cho người hiện đang lãnh đạo Bộ Hiệu Quả, gọi tắt là DOGE trong chính quyền Tổng thống Donald Trump:
Video hiện đã được xem hơn 700.000 lần; nó cho thấy Musk đối xử với con trai mình một cách yêu thương khi anh trả lời các câu hỏi về vợ mình. “Cô ấy ở San Francisco.... Chúng tôi đã ly thân. Tôi là người chủ yếu chăm sóc con trai mình... “
Musk đã lên tiếng về mùa đông nhân khẩu học hiện tại không chỉ đang bao trùm đất nước chúng ta mà còn trên toàn thế giới, và bản thân ông có 12 đứa con với ba người phụ nữ khác nhau. Ông đã nói một cách cởi mở về việc mất một đứa con vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, gọi tắt là SIDS, nói rằng “không có gì tệ hơn việc mất một đứa con”. Viết trong một cuộc trao đổi email với một người cha cũng đã mất một đứa con, ông nói: “Tôi hiểu.... Đứa con trai đầu lòng của tôi đã chết trong vòng tay tôi. Tôi cảm nhận được nhịp tim của con”.
Tỷ phú công nghệ này hiện được mệnh danh là “người ủng hộ việc sinh nở” vì đã khuyên mọi người nên sinh con, và ông cùng với Phó Tổng thống JD Vance đang cho thấy giá trị của trẻ em tại Tòa Bạch Ốc và Đồi Capitol.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng con cái cần có cha, có mẹ, cần một mái ấm gia đình. Khi chúng ta kỷ niệm Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia, chúng ta hy vọng rằng tất cả nam giới và phụ nữ đều cân nhắc đến bí tích hôn nhân và gánh nặng trách nhiệm to lớn khi trở thành vợ chồng, cũng như vai trò to lớn mà cha mẹ phải đảm nhiệm với con cái trong việc chia sẻ sự bổ sung đó.
Chúc mừng Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia!
Source:National Catholic Register
3. Nhật ký trừ tà số 330: Ác quỷ trong đầu chúng ta
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #330: Demons in our Head”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 330: Ác quỷ trong đầu chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một số người bị quỷ ám có biểu hiện vật lý mạnh mẽ. Họ có thể có biểu tượng quỷ ám, chẳng hạn như cây thánh giá ngược, hoặc vết bầm tím và vết xước không rõ nguyên nhân xuất hiện trên cơ thể. Họ có thể bị bóp cổ và đấm. Họ thậm chí có thể bị xô đẩy và đánh đập. Những người khác có những cơn đau và bệnh tật không thể giải thích được không đáp ứng với các biện pháp can thiệp y tế nhưng sẽ giảm bớt bằng những lời cầu nguyện giải thoát.
Nhưng có nhiều người khác cũng bị quỷ ám ảnh dữ dội không kém mặc dù họ không có bất kỳ dấu hiệu vật lý nào. Thay vào đó, quỷ tấn công tâm trí của họ. Do đó, họ sẽ có những suy nghĩ choáng ngợp và suy nhược như tuyệt vọng, cảm giác vô giá trị, ý tưởng trầm cảm, ngờ vực, cô lập, ý tưởng tinh thần méo mó và các đau khổ tinh thần khác.
Cô “A” chính là một người như vậy. Trọng tâm công việc của chúng tôi là vừa trục xuất những con quỷ trong đầu cô ấy vừa chữa lành những điểm yếu tâm lý bên trong của cô ấy. Giữa buổi trị liệu, tôi đặt khăn choàng của linh mục và cả hai tay lên hai bên đầu cô ấy và ra lệnh cho những con quỷ bằng giọng nói mạnh mẽ: “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho những con quỷ ra khỏi đầu cô ấy!” Những con quỷ hú lên. Tôi chắc chắn đã chạm đến dây thần kinh của con quỷ. Vì vậy, tôi lặp lại lệnh đó hết lần này đến lần khác.
Giữa các buổi, Cô “A” và những người khác bị quỷ ám về mặt tinh thần được giới thiệu đến một nhà trị liệu tâm lý Công Giáo giỏi và một vị linh hướng được đào tạo về mục vụ trừ tà. Satan sẽ khai thác điểm yếu về mặt tinh thần của họ và phóng đại chúng, vì vậy chúng ta cần mang đến một số sự chữa lành về mặt tâm lý. Người đó sẽ không bao giờ được giải thoát hoàn toàn nếu không được chữa lành về cả mặt tinh thần và tâm lý.
Ngoài ra, tôi xin đưa ra ba bước tích cực mà người bị quỷ ám có thể thực hiện:
1. Đọc và suy ngẫm Kinh Thánh hằng ngày. Tất nhiên, tất cả chúng ta đều nên làm điều này. Nhưng đối với những người có ma quỷ trong đầu, việc đặt Chúa Kitô vào đầu mỗi ngày và suy ngẫm về Ngài là rất hữu ích. Lời Chúa xua đuổi những lời dối trá và sự bóp méo của Kẻ Ác.
2. Kết nối với người khác hằng ngày. Sự cô lập nuôi dưỡng ma quỷ. Đây là lý do tại sao ma quỷ thúc đẩy sự mất đoàn kết, ngờ vực và chia rẽ. Không có tình bạn và không có mối quan hệ thực sự trong địa ngục. Các mối quan hệ lành mạnh và thánh thiện làm nền tảng cho tâm lý và thúc đẩy sự phát triển và chữa lành cá nhân.
3. Hãy làm việc có năng suất. Chúng tôi khuyến khích người bị ảnh hưởng tìm việc làm, làm tình nguyện hoặc tham gia một sở thích để bận rộn. Những điều này khuyến khích một cảm giác tích cực về bản thân và cảm giác có giá trị và thành tựu. Ngược lại, ma quỷ cố gắng hạ bệ người đó và khiến họ cảm thấy vô giá trị.
Trên hết, khi tình yêu vô hạn, mạnh mẽ của Chúa tràn ngập trái tim một người, nó sẽ xua đuổi mọi ma quỷ và mang đến thiên đường của niềm vui và sự bình an. Tôi khuyên bạn hãy mở lòng mình mỗi ngày với Chúa trong lời cầu nguyện và cầu xin Ngài đến và ngự trong bạn. Xin Chúa ban cho mỗi người trong các bạn một hương vị của tình yêu vô hạn đó và ban cho bạn sự bình an của Ngài!
Source:Catholic News Agency
4. Đức Giáo Hoàng vào bệnh viện để xét nghiệm và điều trị do viêm phế quản kéo dài
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rôma để làm các xét nghiệm và điều trị bệnh viêm phế quản đang ngày càng nghiêm trọng của ngài.
Trong bản cập nhật vào chiều Thứ Bẩy, 15 Tháng Hai, Vatican thông báo rằng “vào cuối buổi tiếp kiến hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Bệnh viện Agostino Gemelli để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục quá trình điều trị viêm phế quản tại bệnh viện”.
Không có thông tin nào được cung cấp thêm về bản chất và thời gian phải nằm bệnh viện của ngài.
Đức Giáo Hoàng đã mắc phải căn bệnh mà Vatican mô tả là viêm phế quản trong gần hai tuần, buộc ngài phải tổ chức các cuộc họp riêng và tiếp kiến tại nhà trọ Santa Marta của ngài ở Vatican thay vì Điện Tông Tòa.
Tòa thánh Vatican không nói rõ Đức Giáo Hoàng sẽ phải ở lại trong bệnh viện bao lâu, hoặc liệu ngài có tổ chức buổi tiếp kiến chung và các buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật như thường lệ hay không.
Phát ngôn nhân của Vatican, Matteo Bruni, nói với các nhà báo rằng có khả năng Đức Giáo Hoàng sẽ ở lại “trong vài ngày”, nhưng không nói rõ là bao nhiêu ngày hoặc lịch trình của Đức Giáo Hoàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong những ngày tới.
Các vấn đề về hô hấp không phải là mới đối với vị giáo hoàng 88 tuổi, người đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn là một tu sĩ dòng Tên trẻ sau một đợt viêm phế quản nghiêm trọng. Trong hai năm qua, ngài ngày càng phải vật lộn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và gặp nhiều khó khăn.
Lần vào bệnh viện gần nhất của ngài là vào tháng 3 năm 2023 vì bệnh viêm phế quản, mà ngài mô tả là thoát chết “trong gang tấc” khi xuất viện.
Kể từ khi được bầu vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng đã phải vào bệnh viện ba lần, một lần vào năm 2021 và hai lần vào năm 2023 vì viêm phế quản và phẫu thuật bụng để chữa thoát vị ruột liên quan đến một cuộc phẫu thuật trước đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô bị cảm lạnh vào đầu tháng này, khi nói với những người tham dự buổi tiếp kiến chung ngày 5 tháng 2 rằng ngài bị “cảm lạnh nặng” mà sau đó Vatican mô tả là viêm phế quản, và buộc ngài phải tổ chức buổi tiếp kiến riêng bên trong nhà trọ Santa Marta vào cuối tuần đó, thay vì tại Điện Tông Tòa, nơi ngài thường gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và các nhóm cũng như các cá nhân khác.
Mặc dù ngài có thể chủ trì Thánh lễ ngoài trời mừng Năm Thánh Quân đội vào Chúa Nhật, ngày 9 tháng 2 và tự mình đọc bài giảng, nhưng chỉ được một đoạn ngắn. Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tuần sau, ngày 12 tháng 2, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài vẫn đang bị viêm phế quản và vì lý do đó, ngài không thể đọc bài phát biểu đã chuẩn bị trước và đã nhờ một phụ tá đọc thay.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng “lần tới tôi có thể làm được” và có thể phát biểu ngắn gọn tại nhiều thời điểm khác nhau trong sự kiện, bao gồm cả việc cầu nguyện cho hòa bình toàn cầu.
Gần đây, Đức Phanxicô cũng bị ngã hai lần tại Vatican, một lần vào tháng 12 năm 2024 khiến cằm bị bầm tím, và một lần vào Tháng Giêng năm nay khiến cánh tay của ngài bị thương, phải bó bột trong nhiều ngày.
Mặc dù sức khỏe nói chung vẫn tốt, đặc biệt là khi xét đến tuổi tác, Đức Giáo Hoàng ngày càng bị cúm, viêm phế quản và các vấn đề về hô hấp khác trong hai năm qua. Bao gồm cả việc vào bệnh viện năm 2023 vì viêm phế quản, cũng như việc hủy chuyến thăm Dubai đã lên kế hoạch vào cuối năm đó, cũng vì viêm phế quản.
Do gặp vấn đề về đầu gối trong gần ba năm, ngài thường phải dùng gậy hoặc xe lăn do khả năng vận động hạn chế.
Trong một email gởi cho các ký giả vào chiều Thứ Bẩy, 15 Tháng Hai, Vatican đã công bố thông tin cập nhật về tình hình sức khỏe của Giáo hoàng sau khi vào bệnh viện, trong đó mô tả tình trạng của ngài là “discrete” /đít-krê-tô/, có nghĩa là mặc dù đáng lo ngại nhưng không nghiêm trọng.
Dưới đây là bản dịch toàn văn thông báo chiều Thứ Bẩy, 15 Tháng Hai, của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Thông báo dành cho các nhà báo
Sau khi bệnh viêm phế quản trở nên trầm trọng hơn trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha đã trải qua các cuộc xét nghiệm chuyên khoa và bắt đầu liệu pháp dược lý tại bệnh viện.
Các xét nghiệm ban đầu cho thấy ngài bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Các điều kiện lâm sàng khá tốt; nhưng có biểu hiện sốt nhẹ.