Ngày 15-02-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Mùng Một Tết 16/2/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
04:20 15/02/2018
Bài Ðọc I: Gen 1,14-18

"Những vật sáng hãy trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng".

Bài trích sách Sáng Thế.

Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm. Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy tốt đẹp.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 48, 2-3. 6-7. 8-10. 11. 17-18

Ðáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Hoặc đáp: Tiên vàn các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. (Mt 6, 33a)

Xướng: Hỡi các dân, xin nghe lấy chuyện nầy, xin hãy lắng tai, hết thảy những ai cư ngụ địa cầu, người phận nhỏ cũng như người quyền thế, kẻ giàu sang cũng như kẻ cơ bần!

Xướng: Tại sao tôi phải kinh hãi trong ngày tai họa, khi ác tâm quân thù mưu hại bao bọc quanh tôi? Bọn người nầy tin cậy vào tài sản, chúng tự hào bì có bạc vạn tiền muôn?

Xướng: Nhưng thực ra không ai tự cứu được bản thân, cũng không ai dâng được lên Chúa giá tiền chuộc mạng. Giá chuộc mạng quá đắt, không bao giờ người ta có đủ, hầu mong sống mãi đời đời, không phải nhìn coi sự chết.

Xướng: Bởi lẽ người ta thấy chết cả những người khôn, đứa dại đứa ngu cũng đều phải chết, để lại cho người khác tài sản của mình.

Xướng: Ðừng e ngại khi thấy ai giàu có, khi thấy tài sản nhà họ gia tăng; bởi lúc lâm chung, họ chẳng mang theo gì hết, và tài sản cũng không cùng họ chui xuống nấm mồ.

Bài Ðọc II: 1Cor 7,29-31

"Bộ mặt thế gian này đang qua đi".

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Corintô.

Anh em thân mến, tôi nói cùng anh em điều nầy là: Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có vợ, hãy như không có: những ai than khóc, hãy ăn ở như không khóc; những ai hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những ai mua sắm, hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời nầy, hãy ăn ở như không tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian nầy đang qua đi.

Ðó là lời Chúa

Bài trích thơ của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, bây giờ anh em nói: "Hôm nay hoặc ngày mai chúng tôi sẽ đến một thành nọ, rồi ở lại đó một năm mà buôn bán kiếm lời". Nhưng anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Bởi vì đời sống anh em là cái gì? Là một chút hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi biến đi. Lẽ ra anh em phải nói rằng: "Nếu Chúa muốn, và nếu chúng tôi còn sống, chúng tôi sẽ làm điều nầy điều kia".

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm

Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel tổ phụ chúng tôi, Chúa đáng chúc tụng; mọi tạo vật trên trời dưới đất đều là của Chúa. - Alleluia.

Hoặc đọc:

Trải qua mọi ngày, chúng tôi chúc tụng Chúa; và chúng tôi ca ngợi danh Chúa tới muôn đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 6,25-34

"Các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con. Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đóa hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin? Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: "Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì, hoặc sẽ lấy gì mà mặc?" Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".

Ðó là lời Chúa.
 
Giao Thừa : Mời ông bà về ăn Tết
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:27 15/02/2018
Giao Thừa : Mời ông bà về ăn Tết

(Người CG có cúng giao thừa không, có mời Ông Bà về ăn Tết không?)

Tôi có quen một người Công Giáo làm nghề gọi là hành chánh sự nghiệp. Năm nào, người này cũng trực ca vào đêm giao thừa. Lý do là trong phòng, hầu hết là người không Công Giáo, nên họ không thể trực được mà phải về nhà, có mặt tại nhà, để … cúng giao thừa.

Giao thừa là phút giây thiêng liêng nhất trong một năm. Nhưng giây phút linh thiêng nhất của giao thừa, chính là “lễ rước ông bà tổ tiên” cùng về ăn tết với con cháu. Người ta dựng cây nêu để ông bà từ xa đã biết phía nào mà đến. Người ta vẽ vôi trắng lên đường đi để ông bà biết ngõ nào mà vào. Và trong nhà, bàn thờ gia tiên được bày biện lễ vật sẵn sàng để đến phút giây giao thừa hương khói thắp lên cúng ông bà tổ tiên, dâng lễ vật mời ông bà tổ tiên cùng ăn tết với con cháu. Nguyễn huy Lai trong cuốn sách luận văn tiến sĩ của mình đã quả quyết: “Chính việc thờ cúng ông bà tổ tiên mà làm cho ngày Tết trở nên linh thiêng ý nghĩa.”

Là người Công Giáo ở trên đất Việt, nơi mà việc thờ cúng ông bà tổ tiên thịnh hành từ xa xưa, thử hỏi ta có được cúng ông bà tổ tiên trong giây phút giao thừa không ?

Câu trả lời không phải đơn giản là được hay không. Mà là được như thế nào và không, tại sao không. Mà cũng thật là bi thảm, “Không” đã là câu trả lời chắc nịch, từ cấp thẩm quyền cao nhất của Giáo Hội Công Giáo phủ trên thời gian hơn 300 năm, mà lịch sử ghi lại dưới tên gọi “cuộc tranh cãi dằng dai về nghi lễ Trung Hoa” gồm gần 150 năm tranh cãi (1603-1742 = Tông hiến Ex quo singulari*) và gần 200 năm sau là cấm đoán (1742-1939). Cấm không cho thờ cúng đã đành, còn cấm nêu ý kiến bênh vực việc tôn kính ông bà, lại cấm luôn cả việc quảng bá ý kiến bênh vực đó. Cấm không phải chỉ cho người Tàu, thời giáo sĩ dòng Tên Mateo Ricci và kẻ kế tục cố gắng bênh vực cho các nghi thức thờ cúng mà không thành công, mà cho cả Nhật, Ấn Độ, và dĩ nhiên Việt Nam thời giáo sĩ Alexandre de Rhodes, thế kỉ 17.

Lời thề (*) mà các thừa sai khi được phái đến truyền giáo tại Trung Hoa là một bằng chứng: “Tôi tuyên thệ sẽ tuân giữ chính xác, tuyệt đối và không vi phạm những lệnh cấm trên và cương quyết trong mức độ tốt nhất có thể, sẽ không để cho một Kitô hữu nào dưới quyền tôi được thi hành các nghi lễ Trung Hoa.”

Gần 200 năm sau, Công Giáo tại Nhật được giải thoát trước tiên khỏi lệnh cấm, mà khởi đầu là năm 1932 do sự kiện 60 sinh viên Công Giáo trường Đại Học Sophia ở Tokyo không được Giáo Hội Công Giáo cho bái chào trước các anh hùng liệt sĩ chiến tranh Nhật. Như vậy là không hoàn tất chương trình giáo dục của Nhà Nước về môn lịch sử. Các sinh viên trường khác, cũng phải bái lạy trước vị thần hoàng trong đền Shinto. Không bái là bị đuổi học ngay. Thời Quân Phiệt Nhật Bản là như thế, cho nên giám mục sở tại đã tìm lý trong bộ giáo luật 1917 để cho phép, và trình lên Tòa Thánh xét lại lệnh cấm khắc nghiệt từ gần hai trăm năm trước. Mãn Châu Quốc cũng gặp trường hợp gần như tương tự, và tại Trung Quốc thời Nhật đang xâm chiếm cũng gặp khó khăn không kém, nên ngày 8/12/1939 với Huấn Thị Plane compertum est, Tòa Thánh ban phép cho tôn kính Khổng Tử và Tổ Tiên, với lời giải thích mào đầu như sau:

“Như mọi người đều biết, bên Đông Phương có những lễ nghi mà trước đây gắn liền với yếu tố tôn giáo, nay trải qua bao thế kỉ, đã thay đổi và chỉ như là thái độ hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, như những cử chỉ lịch sự biểu lộ lòng yêu nước đối với tiền nhân, cho nên được phép…” và liệt kê 4 phép : được tôn kính Khổng Tử; được lập bàn thờ và lạy; được tham dự thụ động các nghi lễ công cộng mà có vẻ mê tín; được bái lạy người chết: hình ảnh hay bài vị của họ. Đồng thời vô hiệu lệnh phải thề trước khi đi truyền giáo.

Nhưng đó là phép cho Trung Hoa, Nhật, Mãn Châu quốc… Còn ở Việt-Nam ta, phải đợi thêm 30 năm nữa, năm 1965, ngày 14/6, HĐGM Miền Nam Việt Nam mới xin Tòa Thánh cho áp dụng Huấn thị “Plane compertum est năm 1939” cho Việt-Nam. Và 10 năm sau, năm 1974, ngày 7 tháng 11, các ĐGM VNCH mới có một thông cáo chi tiết cho phép 6 điểm, trong đó đứng hàng đầu là được phép lập bàn thờ gia tiên trong nhà, miễn là dưới bàn thờ Chúa; được phép nhang khói hương hoa đèn nến vái lạy trước bàn thờ tổ tiên; được phép cúng giỗ trong ngày kỵ nhật…; tang lễ được vái lạy người quá cố…

Nhìn lại quá khứ, các vị giám mục của chúng ta khi đi tham dự THĐGM về Á Châu tổ chức tại Roma năm 1999 đã có những nhận xét như sau:

Cố giám mục Nguyễn văn Hòa (Nha-Trang) ngày 21/4/98 nói trong phiên khoáng đại 3 : Đối với một số tôn giáo khác, đi theo Đạo Công Giáo là phản bội lại gia đình, và có khi cả quê hương nữa.

Nữ tu Mai Thành, dòng Đức Bà, mùa thu năm 1946 ngỏ ý xin ba cho theo đạo Công Giáo, ba của chị theo Khổng Nho, run lên đáp lại: Không đời nào. Nếu chị muốn tiếp tục là con cái của tôi, chị hãy thề với tôi là chị sẽ không bao giờ phạm tội bất hiếu ấy. Nếu chị cứ muốn trở thành người Công Giáo, thì hai ta không thể ở chung mái nhà. Nào hãy chọn đi: một trong hai, sẽ rời khỏi nhà này. (May thay, cuối cùng ông cũng theo đạo năm 1980, 1 tháng trước khi chết, khi việc thờ cúng tổ tiên không bị cấm nữa)

Trên báo ĐMHCG tháng 6 năm 1963 có đăng bài tâm sự của một cô dâu Công Giáo lạc vào đại gia đình của chồng không theo một tôn giáo nào mà đơn giản chỉ là thờ kính ÔBTT. Mỗi dịp Tết đến, cúng giao thừa, cô như kẻ xa lạ, hư hỏng, mất gốc vì chẳng được phép (GH đâu có cho) thắp nhang, hay vái lạy. Lúc đó chỉ còn nước tìm một góc xó, lẩm nhẩm cầu xin và lần chuỗi Mân Côi 5 Sự Sáng (Sự Sáng chưa có, chắc lần chuỗi 5 sự tối, góc tối !).

ĐGM Nguyễn Sơn Lâm cũng tại THNGM Á Châu năm 1999 đã dám nói: Cách giải quyết bằng cấm đoán việc thờ cúng tổ tiên của GH đã là một cản trở lớn cho công cuộc truyền giáo 300 năm qua.

ĐGM Nguyễn Như Thể (Huế) ngày 24/4/98 nói trong Khoá Hội Thảo về “Tôn kính Tổ Tiên” tại Huế đã phát biểu : Phải can đảm bắt đầu đưa việc tôn kính ông bà tổ tiên vào trong đời sống của giáo hội, đặc biệt trong phụng vụ và nghi thức bí tích.

Vậy đêm giao thừa, người ta cúng giao thừa để nhớ tới và mời về ông bà tổ tiên để các vị cùng ăn Tết với con cháu. Người Công Giáo chúng ta có cúng giao thừa như vậy không. Tôi nghĩ, loại trừ đi những gì là mê tín, như đốt vàng mã, thì ai dâng nhang hương hoa quả bánh trái cho ÔBTT, hãy cứ dâng. Dâng hay cúng cũng giống nhau. Nhưng người Công Giáo hiện tại, còn hơn người ngoại ở chỗ, đêm giao thừa, ta nhớ tới Ông Tổ của tổ tiên ÔBCM nữa kìa, và Đấng đó đích thị là Thiên Chúa, mà lời nguyện đầu lễ của thánh lễ giao thừa xướng lên thật ý nghĩa: Lạy Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích của vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn về Chúa…

Giờ giao thừa là giờ chuyển giao từ cái cuối sang cái đầu, là giờ phút thuận tiện và linh thiêng nhất để chúng ta nhớ tới đầu nguồn cuối rễ, cho nên ta nhớ tới chính Đấng là Cội Rễ Căn Nguyên quả là chính đáng. Quả vậy, lời tiền tụng thánh lễ ngày Tết ghi : “Khi ngẫm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ căn nguyên : chim có tổ, nước có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ. Nhưng phải nhờ ơn Cha mặc khải, chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn loài, là Cha chung của tất cả chúng con. Cha đã ban sự sống cho tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để các ngài truyền lại cho con cháu.”

Vậy trong giây phút giao thừa, người ngoại cúng giao thừa để mời ông bà về ăn Tết—ăn chứ không phải chỉ chơi—nên ta người Công Giáo cũng sẽ rước ÔBTT về ăn Tết. Ăn tất phải có cái để ăn. Cái ta chọn là bánh. Bánh vuông tượng trưng cho đất. Người bởi đất mà ra và sẽ trở về đất. ÔBTT cũng bởi đất vuông và đã trở về nơi một vuông đất, nên ta sẽ dâng (ai muốn gọi cúng cũng chẳng sao) lên ÔBTT bánh chưng vuông, rồi ta sẽ hưởng lộc từ ông bà. Ta sẽ dâng lên Chúa, là Tổ Tiên của các tổ tiên, bánh tròn, là tinh hoa ruộng đất, để trở thành bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng ta.

Tôi dự định xây dựng bài giảng thành hai mục: mời ông bà và về ăn tết. Nhưng mới “mời ông bà” mà đã hết giờ. Đề tài ăn đối với tổ tiên, người khuất là đề tài hay, nhưng tôi tạm dừng. Có lẽ sang năm chăng.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm


(*) Tông Hiến Ex quo singulari, Benedictus 14, July 5, 1742.

 
Giao thừa : Mời Ông Bà Tổ Tiên về Ăn Tết bài 2
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:29 15/02/2018
Thoạt kỳ thủy, tôi định chọn đề tài cho bài giảng giao thừa là giao thừa: chuyển giao và thừa nhận. Chuyển giao từ Đinh Dậu và đón nhận năm Mậu Tuất. Nhưng rồi đọc lại bài giảng Giao thừa năm ngoái, với đề tài người Công Giáo có được cúng Giao thừa mời ông bà về ăn Tết hay không, thấy thiếu triển khai một vế và hứa sẽ nói trong năm nay, nên xoay ngay đề tài hướng về vế thiếu đó của bài năm ngoái.

Năm ngoái chỉ mới trả lời Giao Thừa người Công Giáo được mời ông bà, mà thiếu vế “về ăn Tết.” Về ăn Tết chứ không phải về ngồi chơi, xơi nước, về phù hộ cho con cháu thôi đâu. Về ăn Tết đàng hoàng.

Dẫu cho ngôn ngữ Việt nam chữ ăn trong ăn Tết không thể dịch ra tiếng Tây tiếng Mỹ. Mà nếu cứ dịch đích thị là ăn, thì càng quả phù hợp với tâm tình người Việt ta.

Nhìn thấy một người Việt ta đặt mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, Một người Tây Phương bĩu môi lên tiếng: Họ chết rồi, đâu có ăn được nữa, mà dâng cơm cho họ làm chi.

Chúng ta có biết người Việt này trả lời làm sao không ? “Thế các ông cũng nghĩ rằng tổ tiên các ông đã chết rồi vẫn còn mắt còn mũi để ngửi hương thơm nhìn hoa đẹp khi các ông đặt hoa xông hương lên cho họ chắc. Các ông có nghĩ là họ, những kẻ nằm kia, còn biết ngắm hoa, thưởng thức hương thơm mà các ông dâng cho họ sao. Vậy thì đâu có khác gì giữa dâng hoa mà họ chẳng thấy, dâng hương mà họ không ngửi được, với dâng cơm mà họ không ăn đâu” (*).

Nhưng cái hay của dâng cơm là : cơm là ăn. Cơm là lương thực cần thiết để sống. Vậy là khi dâng thức ăn, người ta tin rằng người chết còn sống.

Có một nhà thần học, người Đài Loan, tên là Choan Seng Song, chứng kiến và mô tả nghi thức một bà mẹ, mỗi ngày đặt lên bàn thờ người con trai của bà đã chết một bát cơm. Nhà thần học này nhận ra rằng, đơm bát cơm là dấu chỉ rõ nhất bà mẹ tin con mình còn sống. Trong ý nghĩa này, bát cơm kết nối người sống và người chết. Chính bữa ăn mà sự thông hiệp mọi thành viên trong gia đình -sống hoặc chết-diễn ra.

Cũng vì vậy mà Nhà Tưởng Nhớ gắn liền với sinh hoạt người sống. Du Sinh dư sức làm một nhà tưởng nhớ riêng biệt, nhưng sẽ không diễn tả được rõ nét sự hiệp thông giữa người sống và kẻ chết, mà ta tin vẫn sống. Cho nên chẳng xúc phạm gì khi ta ăn uống bên cạnh những người đã ra đi trước chúng ta, vì ta tin họ vẫn sống.

Chính vì bức bách do giáo hội Tin Lành tại một số nước Đông Á, như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan vẫn cấm đoán không cho hương khói nói chi đến hoa quả thức ăn và dĩ nhiên cũng không được đặt bàn thờ tổ tiên, người chết (đến nỗi họ có một kiểu nói: vào nhà nào mà không thấy bàn thờ người chết, đích thị là Kitô hữu), nên một sinh viên học tại Đại Học Wesley, năm 1990, đã trình luận văn tiến sĩ với đề tài thật thách thức: Tổ tiên còn sống: Giáo hội có biết điều đó không ?

Mà sống đồng nghĩa với ăn. Còn ăn là còn sống. Khi thăm một người bệnh nặng, mà nghe kể, còn ăn được, ta biết, họ còn sống. Khi hết ăn được là chết cận kề. Vì thế ăn kề với sống. Chết rồi mà vẫn mời ăn, chứng tỏ tin rằng còn sống. Mà quả thế, kinh tiền tụng lễ cầu cho tín hữu qua đời, ta nghe thấy gì: đối với chúng con là những kẻ tin: sự sống biến đổi chứ không mất đi. Và khi nơi trú ngụ dưới trần bị tiêu hủy, chúng con được về sống hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời. Chết là sống dưới một hình thái khác.

Trở về với thượng nguồn của Kitô giáo, ta sẽ ngạc nhiên khám phá ra rằng vào thế kỉ thứ tư và thứ năm vẫn đã có một nghi thức gọi là: bữa ăn cho người chết cử hành ngay tại mộ của người vừa nằm xuống đó. Theo Jungmann, nhà Phụng vụ học chuyên nghiên cứu về cội nguồn của các nghi thức, thì người Kitô hữu giữ tập tục này (bữa ăn cho người chết tại mộ), không phải nhằm cung cấp thức ăn nuôi sống người chết, nhưng muốn tin rằng họ vẫn còn sống.

Tập tục này bị lạm dụng, như xưa thời Phaolo tại Corintô: bữa ăn huynh đệ trước lễ bẻ bánh trở thành chè chén say sưa của những kẻ giàu giữa những người nghèo không no được một góc bụng, nên Phaolo đã cảnh cáo trong 1Cr 11, 17-34, thì bữa ăn cho người chết cũng đã bị giáo hội cấm. Cấm không phải vì đó là tập tục kẻ ngoại, mà vì những lạm dụng không thể tha thứ được. Tại Milan, giám mục Ambrosio cấm tuyệt đối. Tại Hyppone, giám mục Augustino biến cải nó thành nơi làm phúc cho kẻ nghèo đói. Ngài cho phép mang thực phẩm tới mộ, miễn là vừa phải thôi, rồi dành một phần cho kẻ nghèo đói. Sau đó ta thấy biến mất hẳn bữa ăn cho người chết, vì bị cấm. Bị cấm vì lạm dụng để say sưa chè chén.

Ngày nay những lạm dụng như thế khó xảy ra, vì lễ vật dâng thường là tượng trưng hơn là vì nhu cầu thực tế. Thường là quả, là trái, là ly nước, bát gạo, nên cũng chẳng thể say sưa.

Đêm nay giao thừa, người Việt khắp nơi cúng giao thừa mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Người Việt Công Giáo ta đây cũng dâng lễ giao thừa mời ông bà tổ tiên về ăn tết. Ăn nghĩa là ta tin họ vẫn sống. Và ăn tất phải có cái để ăn. Cái ta chọn là bánh. Bánh vuông tượng trưng cho đất. Người bởi đất mà ra và sẽ trở về đất. OBTT cũng bởi đất vuông và đã trở về với một vuông đất nên ta sẽ dâng (ai muốn gọi cúng cũng chẳng sao) lên ÔBTT bánh chưng vuông, rồi ta sẽ hưởng lộc từ ông bà. Ta sẽ dâng lên Chúa, là Tổ Tiên của các tổ tiên, bánh tròn, là tinh hoa ruộng đất, để trở thành bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng ta.

Ta thấy có cái gì tương tự giữa cúng và dâng. Người ta cúng ÔBTT rồi dùng của đã cúng đó. Ta dâng lên Chúa bánh và rượu rồi ta “rước (lễ)” chính bánh và rượu đó đã biến thành của lễ hiến dâng, thì hôm nay, ta dâng, ngoài rượu nho và bánh tròn, dâng thêm bánh vuông lên ÔBTT và dâng bánh vuông đó lên Chúa là Tổ tiên của các tổ tiên, rồi ta hưởng lộc những gì ta dâng. Bánh vuông nhưng vẫn xuôi lọt đến các gia đình như lộc của tổ tiên và của Chúa là Tổ tiên của các tổ tiên.

LM. An-Phong Nguyễn Công Minh, ofm

__________________________________________

(*) một phiên bản khác, ý vị hơn: Tây hỏi : “Ông có nghĩ họ sẽ ra khỏi mộ ăn bát cơm ông dângkhông ?” Đông đáp : “Họ sẽ ra cùng lúc với người quá cố của ông bước ra ngửi hương thơm”.
 
Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
09:31 15/02/2018
Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm B

Hằng năm, vào Chúa Nhật I Mùa Chay, chúng ta được nghe Tin mừng kể lại câu chuyện Đức Giêsu bị Ma quỷ cám dỗ. Năm A, Giáo hội cho chúng ta nghe Tin mừng theo Thánh Mathêu. Năm C, Giáo hội cho chúng ta nghe Tin mừng theo Thánh Luca. Cả hai tác giả tường thuật câu chuyện Đức Giêsu bị Ma quỷ cám dỗ khá dài và đầy đủ các chi tiết về ba phương diện: danh, lợi, thú. Còn năm B, Giáo hội cho chúng ta nghe Tin mừng theo Thánh Marcô, tác giả tường thuật câu chuyện này chỉ vỏn vẹn có hai câu như chúng ta vừa nghe: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Sa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.” (Mc 1,12-13).

Như vậy, cả ba Tin mừng đều tường thuật câu chuyện Đức Giêsu bị Ma quỷ cám dỗ và Ngài đã chiến thắng. Nhưng nhiều người thắc mắc tại sao Đức Giêsu cũng bị cám dỗ? Thưa, vì Ngài có hai bản tính: Bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Với bản tính loài người, Ngài cũng mang trong mình thân phận con người, vẫn phải chấp nhận những gì thuộc về con người ngoại trừ tội lỗi. Nên Ngài vẫn bị cám dỗ. Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu từ bỏ sứ mạng Chúa Cha trao phó để theo đường lối của thế gian. Nhưng đứng trước cơn cám dỗ của Ma quỷ, Ngài đã cương quyết chống lại và Ngài đã chiến thắng. Không những Ngài chiến thắng cơn cám dỗ của Ma quỷ mà Ngài còn có quyền trên Ma quỷ nên đã nhiều lần Ngài đã xua trừ Ma quỷ ra khỏi con người.

Với bản tính loài người, mỗi chúng ta cũng bị Ma quỷ cám dỗ. Nhưng cơn cám dỗ của Ma quỷ sẽ không làm hại được chúng ta khi chúng ta không ưng thuận, hay nói cách khác Ma quỷ không thể làm hại chúng ta khi chúng ta không chiều theo cơn cám dỗ của chúng. Thông thường, cơn cám dỗ xảy đến bằng ba giai đoạn: Thứ nhất, Ma quỷ gợi lên nơi tâm trí chúng ta một tư tưởng xấu như: hình ảnh đồi trụy, lòng tham của cải, tiền bạc, vi phạm những điều luật cấm…; Thứ hai, Ma quỷ xúi giục chúng ta thích thú hoặc hướng chiều về những điều vừa kể trên; Thứ ba, nếu chúng ta ưng thuận là sa chước cám dỗ của chúng, còn nếu chúng ta chống trả thì chúng ta thắng được chước cám dỗ của Ma quỷ. Ngày xưa, Ma quỷ cám dỗ Evà ăn trái cấm. Evà đã ưng thuận nên hái trái cấm mà ăn. Evà đã phạm tội. Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý định của Chúa Cha. Đức Giêsu đã cương quyết chống lại. Đức Giêsu chiến thắng. Cứ như thế, Ma quỷ vẫn tiếp tục cám dỗ con người, có những người thắng được chước cám dỗ như Đức Giêsu, nhưng cũng có vô số những người thua chước cám dỗ của Ma quỷ như Evà.

Ngày hôm nay, Ma quỷ vẫn cám dỗ chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau về các phương diện danh, lợi, thú. Thông thường ma quỷ không cám dỗ chúng ta phạm tội trọng ngay nhưng chúng cám dỗ chúng ta phạm tội cách tiệm tiến từ tội nhẹ đến tội nặng. Có một câu chuyện vui dân gian kể rằng: Có một người nọ bị quỷ hiện lên chận đường. Quỷ bắt anh ta phải làm một trong ba điều sau đây: một là uống rượu thật say; hai là đốt nhà của mình; ba là giết chết vợ mình. Quá hoảng sợ, người đàn ông đành chọn uống rượu thật say vì anh ta cho đó là việc làm đỡ nguy hại nhất. Nào ngờ, khi say rượu, anh ta mất hết lý trí, nổi lửa đốt nhà mình. Bà vợ ra can ngăn, anh ta điên tiết giết luôn vợ mình. Rốt cuộc là anh ta đã làm cả ba việc mà tên quỷ đã đề ra. (Sưu tầm)

Trong cuộc sống thường ngày, Ma quỷ cũng dùng những chiêu thức trên đây để cám dỗ con người và có rất nhiều người đã sa ngã phạm tội. Chẳng hạn, về tội lỗi đức công bằng: Mới bắt đầu, Ma quỷ cám dỗ con người phạm các tội nhẹ như ăn cắp vặt, dần dần chúng cám dỗ con người ăn trộm những thứ giá trị hơn, rồi tham ô tham nhũng, trở thành kẻ cướp lúc nào không hay. Về tội dâm ô: Lúc đầu, Ma quỷ cám dỗ con người bằng những tư tưởng xấu, xem hình ảnh xấu, rồi đến xem phim đen, quan hệ bất chính, cuối cùng là phá thai, giết người.

Chính vì thế, phải luôn đề phòng với chước cám dỗ của Ma quỷ. Thánh Phêrô đã lưu ý chúng ta rằng: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì Ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Hãy sống tiết độ trong lời nói. Hãy sống tiết độ trong việc làm. Hãy sống tiết độ trong ăn uống. Tiết độ bằng cách ăn chay hãm mình. Ăn chay theo luật Giáo hội. Ăn chay luân lý là nhịn ăn, nhịn nói, nhịn những thú vui chơi không lành mạnh, nhịn đi tới những nơi, gặp gỡ những người có thể làm cho chúng ta sa ngã phạm tội.

Hãy tỉnh thức trước những mưu chước cám dỗ mà Ma quỷ bày đặt ra. Ma quỷ không hiện hình một cách công khai để cám dỗ con người, nhưng chúng bày ra những chước cám dỗ như những cái bẫy giăng sẵn mà chúng ta khó nhận ra để làm hại chúng ta.

Vì vậy, Thánh Phêrô bảo chúng ta hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự. Đứng vững trong đức tin mà chống cự bằng cách siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Giao hòa và Thánh Thể. Đức Giêsu đã từng mời gọi các Tông đồ rằng: “Các con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ.”(Mc 14,38). Chính Ngài đã dạy các ông cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, trong đó có câu: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.” (Mt 6,13).

Xin cho tất cả mọi người chúng ta biết noi gương Đức Giêsu luôn cương quyết chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ của Ma quỷ. Amen.

LM. Anthony Trung Thành
 
Trung Thành Mang Ánh Đuốc Phúc Âm
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:52 15/02/2018
Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ ….

Trước hết, trong buổi sáng tinh mơ của ngày Đầu Năm Mới, năm (Mậu Tuất, 2018), tôi xin được kính chúc (Cha sở, cha phó, quý cha, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ, quý chức trong HĐMV, quý hội đoàn…), cùng toàn thể ÔBACE, đặc biệt các vị cao niên, các bạn trẻ, các em thiếu nhi và những người ngheo đơn bệnh tật, một Năm Mới đầy tràn bình an và hạnh phúc, một Xuân Mới chan hòa niềm vui và ân lộc của Thiên Chúa. (Cho một tràng pháo tay).

Không biết cái truyền thống mừng Tết Nguyên Đán có tự bao giờ, chắc là xưa lắm. Tuy nhiên, đối với người Á Đông, và đặc biệt với người VN chúng ta, xem ra truyền thống tốt đẹp nầy chưa bao giờ cũ, và chắc sẽ mới mãi không ngừng. Bởi vì, khi nào quả đất còn quay, mùa Xuân còn trở lại thì chúng ta luôn có một Năm Mới để mừng. Hay nói theo ngôn ngữ âm nhạc của cố nhạc sĩ Văn Cao, thì mùa xuân nào cũng là một “Mùa Xuân Đầu Tiên” :

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Người mẹ nhìn đàn con nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh

Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Chúng ta tìm thấy ý nghĩa nầy qua trích đoạn Lời Chúa trong sách Sáng Thế mà chúng ta vừa nghe công bố trong Bài đọc 1 : Thời gian, vũ trụ, hay cuộc hành trình miên viễn của cuộc sống chính là công trình sáng tạo tuyệt vời của Thiên Chúa : “Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất….Thiên Chúa thấy tốt đẹp".

Nếu tất cả mọi người cùng đặt cái nhìn và niềm tin của mình trong viễn tượng sáng tạo và sự quan phòng của Thiên Chúa, thì mùa xuân của đất trời hay cái Tết của ngày “Minh Niên” luôn mang một chiều kích tích cực và đầy hy vọng.

Vì thật ra, có không ít người hình như cuộc đời không gặp được may mắn và gần như không tìm thấy mùa Xuân, không có được một cái Tết :

- Như người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm cày sâu cuốc bẳm làm mướn kiếm ăn chẳng thấy chút niềm vui và hạnh phúc nào khi xuân về, tết đến được diễn tả trong câu đối tết sau đây :

Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no.

Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.

- Hoặc như những người buôn gánh bán bưng ve chai, vé số, nhỗ lông gà lông vịt cho các quán ăn…chẳng còn mong tết đến làm gì :

Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết.

Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.

Chúng ta không quên, ngày xưa, nhà thi sĩ lừng danh – Chế Lan Viên- trong làng thơ mới đã từng có những câu thơ chán đời, chán Tết, chán xuân :

Tôi có chờ đâu có đợi đâu

Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu

Với tôi Xuân đến như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau

Thế nhưng, nơi bàn Tiệc Lời Chúa hôm nay, chúng ta lại được gọi mời đón Xuân mừng Tết trong một ý nghĩa thật tích cực, thật sâu xa, của những người có đức tin, những người con của Chúa và xác tín rằng : Chúa chính là hoan lạc tuổi xuân tôi, Chúa chính là Mùa Xuân vĩnh cửu. Bởi vì : “Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy tốt đẹp.”

Và khi đã trang bị cho mình một cái nhìn đầy niềm tin và hy vọng đó, thì thái độ sống của con người sẽ diễn ra như thái độ mà tác giả Thánh Vinh 89 đã thuyết minh như chúng ta vừa hát với nhau qua đáp vịnh ca : “Xin dạy chúng tôi biết đếm ngày giờ, để chúng tôi luyện được lòng trí khôn ngoan. ..Xin cho chúng tôi sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng tôi mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng tôi”.

Đây cũng chính là trọng tâm của sứ điệp ngày Tân Niên được chính Chúa Giêsu dạy bảo, là kim chỉ nam cho ngày Đầu Năm để chúng ta biết đặt toàn bộ cuộc sống trong bàn tay và kế hoạch yêu thương của Cha chúng ta, Đấng không ngừng chăm sóc từng con chim sẻ nhỏ bé trên cây, từng bông hoa huệ vô danh tầm thường ngoài đồng nội : “Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đóa hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin?”

Như vậy, trong cái nhìn và niềm tin cơ bản đó, Năm Mới hay Mùa Xuân đối với mỗi Người Kitô hữu chúng ta đó chính là lên đường hành động, đó chính là cọng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo (Bđ 1), là bước đi trong cuộc đời với niềm phó thác tin yêu và trông cậy vững vàng; từ xuất phát điểm nầy, chúng ta vui tươi dấn thân thực thi những giá trị Tin Mừng như lời của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philipphê nhắn gởi : “những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng t ốt, những gì là đức hạnh đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Bđ 2).

Trong ý nghĩa nầy, chúng ta thầm cảm đội ơn Chúa.

Những người ngoại không biết và không có được niềm tin vào Thiên Chúa nên thường ngày đầu năm họ thực hành đủ thứ mê tín dị đoan : coi bói, xin xăm, chọn hướng xuất hành, chọn người đạp đất…Chúng ta, những người con cái của sự sáng, chúng ta thanh thản bước đi trong cuộc đời với con tim đầy tràn niềm vui và hy vọng, như lời thúc nhắc hôm nay của Thánh Phaolô : “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi…”

Cách riêng, trong định hướng mục vụ của giáo phận Xuân Lộc trong năm 2017-2018 nầy đó là: “Canh tân đời sống Đức Tin và Hiệp Nhất, theo định hướng Lòng Thương Xót để đi ra vùng ngoại biên, tìm kiếm và gặp gỡ Anh Chị Em Đau Khổ, Lương Dân và Di Dân nhằm thông truyền cho họ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”.

Để tất cả chúng ta cùng nỗ lực thực hiện định hướng mục vụ mang tính truyền giáo nầy, tất cả chúng ta, nhân dịp đầu năm, cùng đặt toàn bộ cuộc sống dưới sự tác động và hướng dẫn của Lời Chúa. Trung thành thực thi Lời Chúa chính là điều kiện cốt yếu làm nên giá trị đích thực của người Kitô hữu, thuộc về Chúa Kitô : “Ai là Mẹ Ta và anh chị em Ta ? Đó là những kẻ nghe và thực thi Lời Chúa”.

Nói tới sự trung thành tôi chợt nhớ tới một huyền thoại liên quan đến Năm Mậu Tuất, năm cầm tinh con chó nầy. Đó là câu chuyện về bức tượng chú chó Hachiko tại nhà ga Shibuya tại thành phố Tokyo Nhật Bản :

Bức tượng chú cho nầy được nhân dân vùng nhà ga Shibuya thiết dựng để ghi nhớ và trân trọng như một biểu tượng của sự trung thành. Đây là chú chó sinh năm 1923 và được vị giáo sư tên là Ueno nuôi và chăm sóc như một người bạn. Mỗi ngày giáo sư và chú chó Hachiko dắt nhau đi tới nhà ga Shibuya và chú chó chờ đợi tại đó cho đến chiều tối cùng với giáo sư trở về nhà. 2 năm sau giáo sư qua đời. Nhưng chú cho Hachiko vẫn ngày nào cũng đến nhà ga đợi chủ và chuyện trung thành đợi chủ của Hachiko đã liên tục diễn ra sau ngày mất của giáo sư Ueno là 9 năm, 9 tháng 15 ngày…Hachiko chết vào ngày 8.3.1935. Một năm trước ngày chết, người ta đã tạc một bức tượng hình chú chó và đặt nhà ga Shibuya…Ngày nay cứ vào ngày 8.4, ngư dân nơi đây tổ chức một buổi lễ long trọng tại nhà ga Shibuya để vinh danh sự tận tâm và trung thành của Hachiko; chuyện của chú cho Hachiko đã trở thành một biểu tượng quốc gia về lòng trung thành của đất nước Nhật Bản…

Chúng ta cũng đừng quên trong chuyện hạnh các Thánh của Giáo Hội Công Giáo, có một giai thoại về Thánh Đa-minh cũng liên quan đến con chó : Mẹ ngài, Bà Aza, khi còn mang thai ngài trong bụng, có lần mơ thấy con mình như một con chó ngậm đuốc chạy khắp cả thế gian…Sau nầy, quả thật, Thánh Đa Minh đã mang đuốc sáng Tin Mừng đốt sáng lên cho cả thế giới.

Hy vọng với năm con chó 4 chân nầy, toàn thể cộng đoàn chúng ta sẽ chạy thật nhanh đến những vùng ngoại vi, đến với anh chị em lương dân, để loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu. Và như thế, năm mới Mậu Tuất nầy, sẽ thực sự là một năm mới hạnh phúc, như lời chúc truyền thống của cả nhân loại, được ban nhạc ABBA Thuỵ Điển dệt thành một ca khúc bất hủ vang lên mỗi dịp xuân về, tết đến : Happy New year.

LM. Giuse Trương Đình Hiền



 
Để chiến thắng ma quỷ cám dỗ
Lm Đan Vinh
10:20 15/02/2018
Chúa Nhật I Mùa Chay B
St 9,8-15 ; 1 Pr 3,18-22 ; Mc 1,12-15

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 1,12-15.

(12) Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. (13) Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. (14) Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (16) Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

2. Ý CHÍNH:

Sau khi được tấn phong làm Đấng Thiên Sai (Mê-si-a), Đức Giê-su đã được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ thử thách cám dỗ và Người đã dùng vú khí Lời Chúa để chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ. Đến khi Gio-an Tẩy Giả bị bắt, thì Đức Giê-su mới bắt đầu thi hành sứ mạng Thiên Sai, bằng việc Người đi khắp miền Ga-li-lê để kêu gọi người ta ăn năn sám hối tội lỗi và tin vào Tin Mừng Nước Thiên Chúa do Người sắp thiết lập.

3. CHÚ THÍCH:

- C 12-13: + Thần Khí liền đẩy Người: Khi chịu phép Rửa của Gio-an Tẩy Giả, Đức Giê-su đã được Thánh Thần lấy hình chim câu đậu xuống trên mình, để xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Thiên Sai. Từ đây Người luôn theo sự hướng dẫn của Thánh Thần để hành động mà việc đầu tiên là vào trong sa mạc ăn chay cầu nguyện và chiến thắng ma quỷ cám dỗ. + Vào hoang địa (sa mạc): Khi giải thoát con cháu Gia-cóp khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập, Đức Chúa đã đưa họ “vào sa mạc” 40 năm, để ký một giao ước công nhận họ là dân riêng của Người, thanh luyện họ khỏi tội tôn thờ tà thần. Đây cũng là thời gian thử thách lòng trung tín của họ đối với Người. Đến thời các ngôn sứ, Hô-sê đã diễn tả đúng ý nghĩa của sa mạc khi ông trình bày Đức Chúa yêu thương dân Ít-ra-en giống như một người chồng yêu vợ, đã dẫn đưa dân này vào sa mạc để sống thân mật với Người (x. Hs 2,16). + Đức Giê-su “vào sa mạc”: Sau khi được công nhận là Con Yêu Dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha và được đầy Thần Khí, Đức Giê-su đã được Thần Khí thúc đẩy vào sa mạc, để sống thân tình với Chúa Cha bằng việc cầu nguyện và ăn chay suốt 40 ngày. Đây cũng là thời gian Người chịu ma quỉ thử thách. Nhờ luôn chọn làm theo lời Chúa Cha, Đức Giê-su đã chiến thắng Xa-tan cám dỗ, và chứng minh lòng trung thành với sứ mạng Thiên Sai được Cha trao phó. + Bốn mươi ngày: Con số 40 tượng trưng cho một thời gian dài. Chẳng hạn: Trong Đại Hồng Thủy, ông No-e đã mở cửa sổ tàu sau khi nước rút được 40 ngày (x. St 8,6); Trong cuộc Xuất Hành, Mô-sê đã lên núi tiếp xúc với Đức Chúa suốt 40 ngày đêm (x. Xh 34,28); Dân Ít-ra-en phải lưu lạc trong sa mạc suốt 40 năm trường (x. Ds 14,34); Vua Đa-vít đã cai trị trong thời gian 40 năm (x 2 Sm 5,4); Ngôn sứ Ê-li-a đã chạy trốn lên núi Khô-rếp mất 40 ngày đêm (x. 1V 19,8); Đức Giê-su đã vào sa mạc ăn chay cầu nguyện 40 ngày (x. Mc 1,13). + Xa-tan: Xa-tan nghĩa là “kẻ thù”, “kẻ chống đối”, hay còn được gọi là “ma quỉ” hay Di-a-bo-los nghĩa là “kẻ kiện cáo”, “kẻ vu khống”. Đây là nhân vật vô hình có hai hoạt động là: nhập vào một người để bắt họ nói hay làm theo ý của nó và cám dỗ, xúi giục họ phạm tội chống lại Thiên Chúa. + Cám dỗ: Cơn cám dỗ của ma quỉ gồm 3 giai đoạn như sau: Một là gợi lên trong đầu người ta một hình ảnh hợp với nhu cầu của họ. Hai là làm cho người ta vui thích với hình ảnh ấy hoặc ước muốn làm điều xấu xa. Ba là người bị cám dỗ sẽ quyết định chiều theo hay không theo sự xúi giục của ma quỉ. Quyết định làm theo ma quỉ là đã phạm tội. Đối với Đức Giê-su, Xa-tan chỉ có thể cám dỗ ở giai đoạn thứ nhất, nghĩa là gợi lên trong tâm trí Người một tư tưởng hay một hình ảnh phù hợp với nhu cầu. + Sống giữa loài dã thú và có các thiên sứ hầu hạ Người: Đức Giê-su đã chiến thắng cơn thử thách cám dỗ của Xa-tan. Dấu chỉ cụ thể của cuộc chiến thắng ấy là Người đã được Thiên Chúa che chở để sống hòa hợp với dã thú và còn được các thiên thần đến hầu hạ phục vụ (x. Tv 91,11-13). Đây là quang cảnh của thời Thiên Sai: một thời kỳ thái bình và đầy tình yêu thương huynh đệ, trong đó mọi loài vật sẽ sống hòa hợp với nhau và sẽ không có chỗ cho sự ganh ghét hận thù nhau (x. Is 11,6-9 ; 65,25).
- C 14-15: + Sau khi Gio-an bị nộp: Việc Gio-an bị bắt nói lên sứ mạng của ông là tiền sứ hay tiền hô của Đấng Thiên Sai đã chấm dứt, để chuyển sang thời kỳ Đức Giê-su thực hiện ơn cứu độ. + Ga-li-lê: Ga-li-lê là miền Bắc nước Do Thái, nơi đây có nhiều dân ngoại sống lẫn lộn với dân Do Thái. Đức Giê-su đã bỏ miền Giu-đê đến Ga-li-lê để bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. + Lời rao giảng của Đức Giê-su: được tóm kết trong 3 tư tưởng sau: Một là: Thời kỳ đã mãn: Các ngôn sứ chia thời gian làm hai thời kỳ là thời hiện tại và thời cánh chung. Giờ đây Đức Giê-su loan báo thời kỳ hiện tại đã kết thúc để bắt đầu một thời kỳ mới cánh chung, trong đó Thiên Chúa thực hiện lời hứa cứu độ. Hai là: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Cựu Ước nói đến Vương Quyền của Thiên Chúa đối với Ít-ra-en là dân riêng của Người (x. Is 43,15 ; Tv 47,3). Từ đó, dân Ít-ra-en luôn trông chờ Thiên Chúa sẽ sớm thiết lập Vương Quyền của Người. Giờ đây, Đức Giê-su đã khẳng định rằng: Nơi Người, Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần. Ba là: Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Sám hối hay Mê-ta-noi-a, một từ Hy lạp có nghĩa là nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng, hối tiếc, hối hận. Ở đây, Sám Hối chính là thay đổi hướng đi, triệt để từ bỏ tội lỗi để quay về với Giao Ước, và bước vào một đời sống mới. Ngoài ta còn phải tin vào Tin Mừng Đức Giê-su rao giảng nữa.

4. CÂU HỎI:

1) Trong cuộc sống công khai rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã hành động theo sự thôi thúc hướng dẫn của ai?
2) Thời kỳ Xuất Hành. Đức Chúa đã hạ lệnh cho Mô-sê đưa dân Do thái vượt qua biển Đỏ vào trong sa mạc suốt thời gian 40 năm để làm chi? Còn Đức Giê-su được Thần Khí thúc đẩy vào sa mạc làm gì?
3) Đức Giê-su đã dùng phương thế thiêng liêng nào để chiến thắng các cám dỗ của ma quỷ?
4) Hãy kể một số sự kiện trong Thánh Kinh có liên quan đến con số 40?
5) Xa-tan là ai?
6) Ma quỷ thường cám dỗ người ta qua mấy giai đoạn?
7) Sau khi chiến thắng ma quỷ, Đức Giê-su đã làm gì để mặc khải các đặc điểm về thời Thiên Sai mà Người muốn thiết lập?
8) Đức Giê-su bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa từ lúc nào?
9) Ga-li-lê là miền đất có đặc điểm thế nào?
10) Nội dung những lời rao giảng của Đức Giê-su được tóm gọn trong ba điều chính yếu nào? 11) Sám hối nghĩa là gì?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”(Mc 1,15).

2. CÂU CHUYỆN:

1) SỐNG LÀ CHIẾN ĐẤU KHÔNG NGỪNG:

Vào một buổi tối, cha bề trên đã hỏi một tu sĩ trong dòng như sau:

- Hôm nay từ sáng đến giờ thầy làm gì?

Tu sĩ trả lời rằng:

– Hôm nay cũng như mọi ngày, con bận bịu với công việc mà nguyên sức con sẽ không thể làm nổi, nếu không được Chúa trợ giúp. Mỗi ngày con đều phải trông chừng hai con chim ưng, kềm giữ hai con nai, kiểm soát hai con diều hâu, điều khiển một con cá sấu, trừng trị một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân.

Cha bề trên cười hỏi lại :

– Con nói gì lạ thế? Những con vật mà con vừa nói trong tu viện của chúng ta làm gì có?

– Thưa cha bề trên, thật đúng như vậy: Hai con chim ưng chính là hai con mắt của con, con phải giữ chúng luôn trong sáng, không để chúng tự do thu nhận những hình ảnh xấu vào đầu. Hai con nai tức là đôi chân của con, con phải luôn trông chừng chúng trong từng bước đi, để chúng luôn đi trong nẻo chính đường ngay. Hai con diều hâu là hai bàn tay con, con phải luôn bắt chúng làm việc hữu ích. Còn cá sấu là cái lưỡi trong miệng con, con phải kiềm chế để nó khỏi thốt ra những lời lẽ thâm độc hại người. Con gấu chính là trái tim con, con phải coi chừng để nó khỏi mắc thói ích kỷ và thích phô trương công đức để tìm tiếng khen. Còn bệnh nhân chính là thân xác con, con phải canh phòng để cho xác thịt khỏi trỗi dậy và luôn khỏe mạnh.

Cuộc sống của chúng ta luôn phải chiến đấu với ba kẻ thù nguy hiểm là ma quỷ, thế gian và xác thịt. Trong ba kẻ thù đó thì nguy hiểm nhất lại chính là xác thịt mình, vì nó ở ngay trong lòng mình. Mùa chay là thời kỳ chúng ta hãm mình đền tội và tập sống tinh thần nghèo khó của Chúa Giê-su. Trong thời gian này luật dạy chúng ta ăn chay hai ngày đầu và cuối Mùa Chay là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sau Tuần Thánh. Khi ăn chay, chúng ta giảm ăn và tránh ăn những món ngon, để cộng tác với ơn Chúa làm chủ bản thân, tập sống tiết độ như kinh Cải Tội Bảy Mối đã dạy: « Kiêng bớt chớ mê ăn uống ». Ăn chay là hãm mình đền tội và để có điều kiện chia sẻ cơm áo cho những kẻ nghèo đói và tích cực góp phần phục vụ các việc công ích với Hội Thánh.

2) BỊ CÁM DỖ HAY KHÔNG LÀ TÙY SỰ CẦU NGUYỆN, ĂN CHAY VÀ LÀM VIỆC NHIỀU ÍT:

Một hôm Thánh Ephrem nằm mơ thấy một thành phố kia rất đông người qua lại, nhưng ở cổng thành, ngài chỉ thấy có một tên quỉ đang ngồi ngáp ngủ. Rồi ngài lại thấy mình có mặt tại một khu rừng vắng chỉ có một vị ẩn sĩ đang sống, nhưng chung quanh vị này lại có cả một bầy quỉ rất đông đang tìm đủ cách tấn công vị tu sĩ. Bấy giờ thánh nhân liền la mắng lũ quỷ như sau: “Lũ quỷ các ngươi thật không biết xấu hổ khi kéo cả bầy đến tấn công một người. Còn trong thành phố kia có rất đông người thì các ngươi lại chỉ bố trí có một tên đứng không và còn ngáp đứng ngáp ngồi nghĩa là làm sao?”
Tên quỷ đầu đàn liền trả lời như sau: “Thành phố tuy đông người nhưng chẳng cần lũ quỷ chúng ta phải ra tay cám dỗ mà chúng vẫn phạm hết tội này đến tội khác, nên chỉ cần một tên đứng canh là đủ. Còn tại khu rừng vắng này dù chỉ có một tên tu sĩ, nhưng hắn ta lại rất kiên cường chiến đấu. Đến nay sau nhiều ngày tấn công cám dỗ mà chúng ta vẫn chưa cám dỗ được hắn ta phạm tội, vì hắn luôn ăn chay cầu nguyện, năng đọc Kinh Thánh và chăm chỉ làm việc”.

Thánh Phêrô dạy các tín hữu như sau: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,8-9).

3) MỘT MẪU GƯƠNG THỰC LÒNG SÁM HỐI:

PI-RI TÔ-MÁT (Piri Thomas), từ một tên tội phạm đang thi hành án trong nhà tù, một con nghiện ma túy đã từng nhúng tay vào tội ác giết người... cuối cùng đã sám hối trở thành một tín hữu đạo đức thánh thiện đầy lòng nhân ái như sau: Một đêm nọ, Pi-ri đang nằm trong một phòng giam đặc biệt, cùng chung giường với một tên tội phạm biệt hiệu là “Thằng Ròm”, đột nhiên anh suy nghĩ về tình trạng tội lỗi của mình. Anh cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt phải trỗi dậy cầu nguyện với Chúa. Nhưng lúc đó anh lại đang nằm chung giường với một bạn tù là “Thằng Ròm”. Do đó, chờ cho “Thằng Ròm” ngủ say, anh mới từ từ bò ra khỏi giường, quì gối xuống nền nhà bằng bê-tông lạnh ngắt. Rồi anh say sưa nói với Chúa như đứa con thưa chuyện với cha mình.

Về sau anh đã thuật lại tiến trình trở lại của anh như sau: “Khi ấy tôi bày tỏ với Chúa những gì chất chứa trong lòng tôi. Tôi thưa với Ngài bằng những lời đơn sơ mộc mạc. Tôi nói với Ngài những điều tôi muốn, những lầm lỗi thiếu sót của tôi, những hy vọng và thất vọng. Lúc đó tôi cảm thấy xúc động đến nỗi suýt bật khóc, một sự xúc động mà trước đây chưa bao giờ tôi cảm thấy. Khi kết thúc lời cầu nguyện, bỗng tôi nghe thấy có tiếng đáp: “Amen”. Thì ra đó là tiếng của “Thằng Ròm”. Lúc đó hắn đang nằm sấp trên giường, trán tựa trên hai cánh tay khép lại. Sau một lúc lâu im lặng, rồi “Thằng Ròm” nói nhỏ với tôi: “Này Pi-ri, tớ cũng tin Chúa!” Rồi tôi leo lên giường và hai đứa chúng tôi tiếp tục nói chuyện về niềm tin từ hồi còn thơ ấu của mình. Trước khi ngủ tiếp, tôi đã nói với “Thằng Ròm”: “Chúc Chi-co ngủ ngon nhé! Tớ nghĩ rằng: Thiên Chúa vẫn luôn ở với chúng ta. Chỉ có chúng ta là không muốn ở với Ngài mà thôi!”

4) BÉ ĂN CẮP MỘT QUẢ TRỨNG, LỚN ĂN CẮP CẢ CON BÒ :

Một tên cướp nhà băng kia đã dùng súng giết chết một viên cảnh sát và sau đó hắn bị bắt và bị tòa kết án tử hình. Bây giờ hắn đang bị cột vào chiếc ghế điện trong nhà tù Sing Sing chờ tới giờ thi hành án. Trên đầu hắn có đeo một chiếc vòng bằng kim loại cột nhiều thanh sắt. Khi cho dòng điện mạnh chạy qua là hắn sẽ lập tức bị chết ngay. Người thi hành án hỏi tử tội xem có muốn nhắn gửi điều gì trước khi chết không? Bấy giờ hắn mới tâm sự với giọng điệu đầy hối hận muộn màng như sau: ”Tất cả tội lỗi lớn lao của tôi hôm nay chỉ bắt đầu từ việc ăn cắp một đồng năm xu trong túi áo của mẹ tôi hồi còn nhỏ. Rồi khi đi học tôi tiếp tục ăn cắp các vật dụng của chúng bạn như bút vở, nhặt được đồ đánh rơi không trả cho người bị mất, đi xe buýt hay xe lửa trốn không mua vé. Rồi khi lớn khôn tôi bắt đầu sa vào các thói hư chơi bời hút xách bài bạc. Do thua cá độ một món tiền lớn, tôi và hai thằng bạn thân rủ nhau đi cướp giật túi xách người đi đường, rồi lên kế hoạch cướp nhà băng. Một ngày kia khi thực hiện việc cướp này và bị cảnh sát truy đuổi, tôi đã dùng súng bắn chết một viên cảnh sát và bị tòa kết án tử hình. Như vậy, tội cướp của giết người dẫn đến cái chết của tôi hôm nay chỉ bắt đầu từ việc ăn cắp một đồng bạc năm xu” (A. Tonne).

Tin Mừng hôm nay cho thấy khi cám dỗ Đức Giê-su, ma quỉ cũng áp dụng một chiến thuật tương tự. Nó không xúi Người tôn thờ nó ngay, mà yêu cầu Người hãy biến những viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, nhằm thỏa mãn nhu cầu cơm áo vật chất thường ngày. Rồi tiếp đến nó xúi Người nhảy từ nóc đền thờ xuống để được khen, thỏa mãn các ước muốn về danh vọng chức quyền trần gian. Cuối cùng nó xúi Người sấp mình thờ lạy nó, để được nó ban cho của cải giàu sang. Đối với loài người chúng ta cũng thế: “Bé ăn cắp một quả trứng, lớn ăn cắp cả con bò”. Do đó, chúng ta đừng coi thường những lỗi nhỏ, vì từ một lỗi nhỏ hôm nay sẽ biến thành tội ác chối bỏ Thiên Chúa và làm hại tha nhân sau này.

5) LÒNG THAM LAM TIỀN BẠC LÀM MỜ MẮT LINH HỒN:

Ngày xưa, có người ở nước Tề có lòng say mê vàng bạc. Một hôm đi chợ, khi tới gần cửa hàng bán vàng bạc, anh nhìn thấy một thỏi vàng để trong quầy, liền chạy tới đập bể tủ kính chộp lấy thỏi vàng mang đi. Khi bị nhân viên cửa hàng đuổi theo bắt lại và bị hạch hỏi: “Tại sao ở giữa chốn đông người ban ngày ban mặt mà anh lại dám công khai cướp vàng là làm sao?”

Anh ta liền thú nhận: “Khi nhìn thấy thỏi vàng, thì tôi không còn thấy bất cứ người nào khác, mà chỉ thấy thỏi vàng trong quầy cần lấy bằng được với bất cứ giá nào!”

Đồng tiền liền khúc ruột nên nhiều người sẵn sàng lao vào lửa, bất chấp mọi khó khăn, không từ bất cứ thủ đoạn nào, miễn sao chiếm đoạt được nó mới thôi.

3. THẢO LUẬN:

1) Qua câu chuyện trên, bạn thấy vị tu sĩ đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ nhờ dùng các phương thế nào?
2) Bạn sẽ làm gì cụ thể để tu sửa thói hư tật xấu quan trọng nhất của bạn trong mùa chay này?

4. SUY NIỆM:

Tin Mừng hôm nay đã ghi lại lời Đức Giê-su rao giảng: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Ăn năn sám hối (Mê-ta-noi-a) nghĩa là “cải thiện đời sống”, “cải tà qui chánh”. Là nhìn nhận những điều xấu xa tội lỗi trong đời sống của mình và quyết tâm trừ khử. Nói cách khác: Sám hối là nhận ra thân phận tội nhân của mình và thực lòng hoán cải, bằng cách làm những việc tốt trái ngược với các thói hư như kinh “Cải tội bảy mối có bảy đức” đã dạy.

1) MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHỊU MA QUỶ CÁM DỖ:

Đức Giê-su là Đấng Thánh vô tội, nhưng mang thân phận loài người giống như chúng ta, nên Người muốn chịu ma quỷ cám dỗ để nêu gương chống trả cho chúng ta. Qua việc bị ma quỷ cám dỗ, Chúa muốn dạy chúng ta rằng: Mọi người ai cũng đều phải trải qua các cơn cám dỗ của ma quỷ, và càng thánh thiện người ta lại càng bị cám dỗ nặng hơn để chứng tỏ lòng mến Chúa nhiều hơn. Thánh Grê-gô-ri-ô khi đã bước sang tuổi 90 đã chia sẻ kinh nghiệm như sau: "Ở tuổi này mà tôi vẫn thường xuyên bị ma quỷ cám dỗ giống như lúc tôi đang còn trong tuổi đôi mươi ! "

Đức Cha Ti-a-mer Toth cũng nói: "Ma quỉ đã dám đụng đến cả thủ lãnh Giê-su... thì chắc chắn chúng cũng sẽ không buông tha cho các đồ đệ của Người là chúng ta".

2) PHƯƠNG DIỆN TÍCH CỰC CỦA CƠN CÁM DỖ:

a) "Lửa thử vàng - Gian nan thử đức":

Sống trên đời, chúng ta không thể tránh được các cơn cám dỗ của ma quỷ. Tuy nhiên cám dỗ cũng có mặt tích cực của nó là giúp củng cố đức tin của chúng ta hầu mang lại lợi ích cho tâm hồn. Cám dỗ giống như phương thế tập luyện giúp chúng ta nên người lính thiện chiến, một lực sĩ mạnh mẽ của Thiên Chúa, có khả năng chiến đấu và chiến thắng ma quỷ cám dỗ.
Ta có thể ví cám dỗ giống như một mũi chích ngừa bệnh để bạch huyết cầu của chúng ta có dịp chiến thắng những vi trùng yếu, tiết ra kháng thể giúp chúng ta miễn dịch và sẽ dễ dàng chiến thắng các vi trùng mạnh hơn về sau.

b) “Ơn Thầy đủ cho con”:

Cần ý thức rằng: Chúa luôn ban đủ ơn để giúp ta chiến thắng ma quỷ cám dỗ, miễn là luôn có Chúa ở trong lòng ta. Thánh nữ Ca-ta-ri-na một hôm bị một cơn cám dỗ rất nặng. Sau đó được Chúa Giê-su hiện ra an ủi. Vừa gặp Chúa, thánh nữ liền hỏi: “Lạy Chúa. Khi con bị cám dỗ thì Chúa ở đâu?”. Người trả lời: “Ta ở ngay trong lòng con đó”. Về phần thánh Phao-lô Tông đồ có lần đã xin Chúa cất khỏi cơn cám dỗ của ma quỷ luôn quấy rầy, giống như một cái dằm đâm vào cơ thể làm cho đau đớn. Ngài còn bị một thủ hạ của Xa-tan đến vả mặt rất khó chịu và nhiều lần ngài xin Chúa giúp thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Chúa đã an ủi Phao-lô như sau: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Về sau Phao-lô còn viết như sau: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9).

c) Về các loại cám dỗ của ma quỷ: Có nhiều loại cám dỗ nhưng quan trọng nhất là cám dỗ của ma quỷ về lòng tham tiền bạc. Thực vậy, tình cảm gia đình cũng có thể bị đảo lộn vì bị đồng tiền chi phối: Cha mẹ có thể từ bỏ con cái, con cái có thể bỏ rơi cha mẹ; Vợ có thể tố cáo chồng, chồng có thể ruồng rẫy vợ; Anh em bạn bè có thể chém giết nhau vì tranh chấp của cải như một căn nhà, mảnh vườn hay thùng quà người thân gửi về… Thật đúng như người ta thường nói về giá trị của đồng tiền: "Còn tiền còn bạc còn đệ tử - Hết tiền hết gạo hết ông tôi" hoặc như câu tục ngữ : "Ông Tiền, ông Phật, ông Tiên - Ba ông đứng lại, ông tiền cao hơn".

3) VÀO MÙA CHAY LÀ BƯỚC VÀO SA MẠC LÒNG MÌNH:

Dù đang sống cuộc sống đời thường hằng ngày nhưng chúng ta vẫn có thể sống tinh thần Mùa Chay bằng cách :

a) Kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ của ma quỷ, luôn vững tin vào Chúa dù gặp bao thử thách gian nan.

b) Bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực thi theo ý Chúa Cha, dù phải chịu đau khổ, bị thiệt thòi, như Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: ”Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” (Lc 22,42 b).

c) Sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiếu thốn gặp phải trong cuộc sống: Dù bị đói nghèo nhưng tâm hồn vẫn tự do, không chịu khuất phục làm nô lệ cho của cải vật chất.

d) Giữ tâm hồn luôn bình an nhờ năng cầu nguyện với Chúa Cha: Nhờ đó chúng ta sẽ trở nên “Con yêu dấu” luôn làm vui lòng Cha như Đức Giê-su.

Nếu trong Mùa Chay chúng ta quyết tâm vào sa mạc để thanh luyện bản thân, thì tâm hồn chúng ta sẽ nên vững mạnh; Sẽ có khả năng chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ; Sẽ quyết tâm dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân không quản ngại bất cứ khó khăn gian khổ nào; Sẽ tập thành thói quen bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa hầu nên con thảo của Chúa Cha noi gương Đức Giê-su.

4) CÁC PHƯƠNG THẾ GIÚP CHÚNG TA CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:

a) Năng ăn chay và cầu nguyện: Nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, Đức Giê-su đã được tăng sức mạnh để đương đầu và chiến thắng ma quỷ cám dỗ. Hội Thánh dạy chúng ta hãy cầu nguyện và ăn chay để hãm mình đền tội trong Mùa Chay như phương thế hữu hiệu gia tăng nội lực thiêng liêng hầu giúp ta đủ sức chống trả và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ
.
b) Năng học sống Lời Chúa: Lời Chúa như thanh gươm hai bên đều là lưỡi sắc bén để giúp chúng ta chống lại ma quỷ. Noi gương Đức Giê-su khi bị ma quỷ cám dỗ, đã sử dụng Lời Chúa làm phương thế chống trả và đã chiến thắng ma quỷ. Ba câu Lời Chúa ấy như sau: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4); “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của Ngươi” (Mt 4,7); “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4,10).

c) Tham dự các buổi tĩnh tâm và năng lãnh nhận các phép bí tích: Dự tĩnh tâm để được nghe biết cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ. Xét mình xưng tội và dọn mình rước lễ sốt sắng, để luôn có Chúa ở cùng. Cầu xin Chúa giúp trừ khử các thói hư bằng việc quyết tâm tập các nhân đức đối lập theo kinh Cải Tội Bảy Mối đã dạy. Nhờ ơn Chúa giúp và nhờ nỗ lực phấn đấu của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng ma quỷ cám dỗ và sẽ ngày một nên hoàn thiện hơn.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin giúp chúng con ý thức rằng: Xưa Chúa đã vào sa mạc để gặp gỡ và sống thân tình với Chúa Cha. Mùa Chay chính là thời kỳ thuận tiện để chúng con vào sa mạc với Chúa. Xin cho chúng con mỗi ngày dành ra ít phút thinh lặng để tâm sự với Chúa Cha, cho chúng con biết lắng nghe lời Chúa dạy trong giờ kinh tối gia đình, và các buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay tại nhà thờ. Nhờ Thần Khí Chúa thôi thúc, chúng con quyết tâm thực thi ăn chay hãm mình đền tội trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con biết chu toàn các việc bổn phận hằng ngày đối với Chúa và tha nhân, biết chủ động đi bước trước làm hòa với những ai đang bất bình với con... để mỗi ngày con được Thần Khí thanh luyện và được biến đổi nên người mới trong Mùa Phục Sinh sắp tới.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.





 
Tái Sinh
Lm Vũdình Tường
21:29 15/02/2018
Tái sinh trong Đức Kitô là mục đích cuối cùng của mùa chay. Hàng năm Giáo Hội mời gọi Kitô hữu tái sinh trong Đức Kitô, học biết về tình yêu Chúa nhiều hơn, trở nên giống Đức Kitô hơn trong lối sống, cách cư xử, cách yêu thương, cách tha thứ và nhất là xin cho được con tim biết nhạy cảm trước đau khổ của đồng loại. Hiểu biết về Đức Kitô nhiều hơn chính là hiểu biết về đời sống của chính mình, hiểu rõ hơn mục đích của cuộc sống nơi dương thế. Hiểu biết í nghĩa cuộc sống nơi dương thế chính là hiểu rõ hơn mầu nhiệm tình yêu Chúa tiềm ẩn trong tâm hồn ta. Để khám phá ra tình yêu Chúa trong ta cần dùng đến chìa khoá được đề nghị thực hiện trong mùa chay. Chìa khoá đó bao gồm cầu nguyện, ăn chay và bác ái. Giáo Hội ước mong trong hy vọng Kitô hữu thực thi ba điều trên suốt mùa chay thánh sẽ trở thành thói quen tốt lành, tập quán đạo đức được thực hiện thường xuyên trong cuộc sống. Đây không phải là điều mới lạ mà chính là những gì ta tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, sống yêu Chúa, mến tha nhân, từ bỏ ma quỷ và những quyến rũ bất chính của chúng.

Cầu nguyện đẩy xa cám dỗ, dẫn ta đến gần Chúa, chặt đứt liên hệ với sa đoạ, liên kết mật thiết hơn với Chúa và giúp hiểu rõ hơn về con người mình. Cầu nguyện hàng ngày giúp tâm hồn trong sáng, con tim thanh thản nên có thể nhìn rõ hơn đời sống nội tâm; ăn chay giúp kiềm chế tính mê, tật xấu nghiện ngập để thay đổi trở nên tốt hơn, công chính hơn trong cả lời nói lẫn hành động; bác ái giúp nhận ra giá trị, nhu cầu cuộc sống của mình và của anh chị em. Giúp ta yêu thương họ nhiều hơn bởi chính mình cũng là thành phần trong cộng đồng nhân loại được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Kết hợp cả ba điều trên: cầu nguyện, chay tịnh và bác ái giúp ta nhận biết tình yêu Đức Kitô. Tình yêu chân thật đến từ Đức Kitô, điều mà trí tuệ không đủ khả năng phán đoán, xác định hay chối bỏ bởi tình yêu đó vượt trên những gì con người có thể dùng để so sánh, cân nhắc. Nhận biết tình yêu Chúa chỉ có một đường lối duy nhất đó là niềm tin, ngoài niềm tin ra, rất khó có thể nhận ra tình yêu Chúa bởi niềm tin vào Đức Kitô khởi đầu bằng yêu mến Ngài và tình yêu đó phát sinh niềm tin nhờ tác động của Thánh Thần.

Phúc Âm cho biết Đức Kitô được Thánh Thần dẫn vào sa mạc. Điều này cho biết Đức Kitô chay tịnh 40 đêm ngày không phải chỉ mình Ngài mà có Thánh Thần Chúa cùng đồng hành với Ngài. Vì thế chúng ta tin chắc là khi chúng ta thực hiện cuộc sống chay tịnh Thánh Thần Chúa cũng hiện diện với chúng ta. Nói cách khác chay tịnh là lời mời gọi Thánh Thần Chúa vào trong tâm hồn ta. Chúng ta mở tấm lòng ra đón nhận Thánh Thần Chúa để đón nhận chỉ bảo, hướng dẫn, soi sáng giúp ta làm điều lành, điều ngay thẳng, điều công chính bởi Thánh Thần là nguồn tình yêu và kho tàng khôn ngoan không cạn của Thiên Chúa. Thánh Mathew thuật lại chính ma quỷ cũng nhận ra sự hiện diện của Thánh Thần khi chúng nói Thánh Thần Chúa luôn nâng đỡ để Ngài khỏi vấp ngã Mat 4,6.

Nơi đâu có Đức Kitô hiện diện nơi đó có Thánh Thần Chúa hiện diện. Đôi khi Phúc Âm ghi lại rõ ràng sự kiện này, khi khác Phúc Âm không ghi rõ nhưng giúp ta nhận biết có sự hiện diện của Thánh Thần Chúa tiềm ẩn đâu đó vì Thánh Thần luôn cùng đồng hành với Đức Kitô.

Mùa chay mời gọi chúng ta đi vào vùng sa mạc đức tin. Mùa chay mời gọi chúng ta đi qua kinh nghiệm chính Đức Kitô đã trải qua. Mùa chay mời gọi chúng ta học cùng Đức Kitô khi gặp cơn cám dỗ đừng cậy vào sức riêng mình nhưng tin tưởng vào sức mạnh Lời Chúa trong Phúc Âm. Mùa chay mời gọi chúng ta xét mình từ bỏ lối sống bê tha, đổi mới, bắt đầu cuộc sống mới, cuộc sống tin yêu phó thác đời mình cho Chúa để nhận rõ hình ảnh Chúa trong ta. Đổi mới là làm cho cái tôi trong tôi nhỏ lại; làm cho tha nhân lớn lên trong tôi.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời Chúc Tết 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô cho người Viễn Đông
ĐTC Phanxicô
12:27 15/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Bệnh tình Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI hiện nay ra sao?
Nguyễn Long Thao
12:56 15/02/2018
Sau khi một tạp chí ở Đức đăng tin Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đang bị bệnh thần kinh não (neurological disease), thì ngay lập tức Tòa Thánh Vatican cho biết nguồn tin trên là vô căn cứ.

Tạp chí Đức đăng tin Đức Nguyên Giáo Hoàng bị bệnh thần kinh não là do dẫn lời của Đức Ông Georg Ratzinger, 94 tuổi, bào huynh của Đức Nguyên Giáo Hoàng.

Trong khi đó, Tòa Thánh cho rằng tạp chí nói trên hoặc đã dẫn sai lời của Đức Ông, hoặc đã dựa trên một nguồn tin sai lạc.Các vị ở Toà Thánh lập luận rằng giả dụ Đức Ông nói Đức Nguyên Giáo Hoàng bị tê liệt và bệnh đã xâm nhập vào tim của Ngài thì mọị chuyện đã xong rồi, rất mau.

Những vị trợ giúp Đức Nguyên Giáo Hoàng nói tin Ngài bị bệnh thần kinh não là vô căn cứ. Năm nay Đức Nguyên Giáo Hoàng thọ 91 tuổi. Việc đi đứng của Ngài có khó khăn nhưng hằng ngày vẫn đi bộ trong vườn Tòa Thánh Vatican. Theo giới chức Vatican việc di chuyển của Ngài mỗi ngày một khó khăn hơn, nhưng đó là vì tuổi già,chứ không phải bệnh thần kinh não .

Tháng Mười vừa qua Đức Nguyên Giáo Hoàng bị té ngã, nhưng sức khoẻ không sao, tinh thần minh mẫn.

Thực sự tình hình sức khoẻ của Ngài hiện nay ra sao ? Đây là lời của Ngài trong lá thư gửi Tiến Sĩ Massimo Franco, của báo Người Đưa Tin Chiều của Italia

Tôi cảm động khi nhiều độc giả của quý báo muốn biết những ngày cuối đời tôi diễn ra thế nào. Tôi chỉ có thể nói về điều này là, khi sức khỏe thể lý đang dần suy giảm đi, thì trong nội tâm, tôi đang trong cuộc hành hương tiến về Nhà.

Nguyễn Long Thao
 
Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói Đức Giáo Hoàng thường xuyên gặp gỡ những nạn nhân bị lạm dụng tính dục
Đặng Tự Do
17:13 15/02/2018
Hôm thứ Năm 15 tháng 2, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng thường xuyên có những cuộc gặp gỡ với những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và điều này vẫn đang diễn ra.

“Tôi có thể khẳng định rằng vài lần trong một tháng, Đức Thánh Cha có những cuộc gặp gỡ với những nạn nhân bị lạm dụng tình dục từng cá nhân cũng có và theo nhóm cũng có”, ông Greg Burke nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe các nạn nhân và cố gắng giúp họ chữa lành các vết thương nghiêm trọng do sự lạm dụng mà họ phải chịu đựng. Các cuộc họp diễn ra với một thời lượng tối đa có thể được nhằm thể hiện sự tôn trọng nỗi đau khổ của họ.”

Ông Greg Burke đã nói như trên khi được yêu cầu bình luận về một bài báo đăng trên tờ Civiltà Cattolica, là một tạp chí của dòng Tên ở Rôma.

Tờ Civiltà Cattolica, nghĩa là Văn Minh Công Giáo, trong số ra cùng ngày có bài tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng với các linh mục dòng Tên tại Lima vào ngày 19 tháng Giêng vừa qua trong chuyến thăm Peru của ngài.

Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các linh mục cùng dòng với ngài ở Peru rằng ngài thường có những cuộc gặp gỡ vào những ngày thứ Sáu với những người bị lạm dụng tình dục.

Đức Thánh Cha cho biết các cuộc họp này thường không được công bố đã cho ngài thấy rõ rằng quá trình hồi phục của những người từng bị lạm dụng “rất là khó khăn. Họ vẫn bị tan nát tâm hồn. Thật thế, bị tan nát”

Theo Đức Thánh Cha, những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục chỉ ra sự “mỏng dòn” của Giáo Hội Công Giáo. Hơn thế nữa, “chúng ta hãy nói trắng ra rằng - chúng còn cho thấy mức độ đạo đức giả của chúng ta.”

Trong những chuyến đi nước ngoài, Đức Thánh Cha Phanxicô thường dành thời gian với các cộng đồng dòng Tên địa phương và tổ chức các buổi hỏi đáp với các vị. Vài tuần sau, một bản sao của cuộc trao đổi được xuất bản bởi tạp chí Văn Minh Công Giáo ở Rôma.

Bản dịch các cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô với các linh mục Dòng Tên ở Chilê vào ngày 16 tháng 1 và ở Peru ba ngày sau đó đã được tạp chí Văn Minh Công Giáo công bố vào ngày 15 tháng 2 với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha.

Các linh mục dòng Tên ở Chí Lợi đã không hỏi Đức Giáo Hoàng về vụ tai tiếng lạm dụng, mặc dù đây là đầu đề của hầu hết các tờ báo địa phương, đặc biệt là do những tranh cãi đang diễn ra đối với việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros làm Giám Mục giáo phận Osorno vào năm 2015. Đức Cha Juan Barros đã làm Giám Mục 20 năm được tiếng là một Giám Mục thánh thiện và tận tụy với đàn chiên khi còn là Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi. Tuy nhiên, ngài bị cáo buộc bao che sự lạm dụng của cha Fernando Karadima, là thầy của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các linh mục dòng Tên ở Santiago vào cuối ngày đầu tiên của ngài ở Chi Lê. Trong ngày hôm đó ngài đã gặp một nhóm nhỏ những nạn nhân người Chí Lợi bị lạm dụng.


Source: Catholic Herald Pope says he regularly meets abuse survivors on Fridays
 
Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski về vụ thảm sát ngày Thứ Tư Lễ Tro ở Florida
Đặng Tự Do
18:15 15/02/2018
Bà mẹ vừa dự lễ Tro đau lòng vì mất con
Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của tổng giáo phận Miami, Florida, đã kêu gọi các thành viên cộng đồng hãy “hỗ trợ lẫn nhau trong thời khắc đau buồn này” sau vụ thảm sát kinh hoàng ở trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, gần Miami khiến ít nhất 17 người bị thiệt mạng trong đó đa số là các học sinh.

Đức Tổng Giám Mục Wenski nói:

“Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta vẫn có thể mạnh mẽ và kiên quyết chống lại sự dữ trong tất cả các biểu hiện của nó. Xin Chúa chữa lành những người đau khổ và an ủi sự buồn bã khi chúng ta một lần nữa lại phải đối diện như một quốc gia với một hành động bạo lực vô nghĩa và một sự dữ đáng kinh hoàng.”

Đức Tổng Giám Mục Wenski nói thêm: “Thứ Tư Lễ Tro này, chúng ta bắt đầu Mùa Chay là thời khắc chúng ta được kêu gọi sám hối và hoán cải. Xin Chúa giúp chúng ta vững vàng và và kiên quyết chống lại những điều gian ác trong lòng chúng ta và trong xã hội.”

Cảnh sát đã xác định nghi phạm vụ nổ súng này là Nikolas Cruz, 19 tuổi, là cựu học sinh trường này đã bị đuổi vì lý do kỷ luật.

Cảnh sát trưởng quận Broward là ông Scott Israel cho biết vào chiều ngày Thứ Tư Lễ Tro 14 tháng 2, Cruz đã trở lại trường mang theo một khẩu súng trường AR-15 và “vô số tạp chí”. Y kích hoạt hệ thống báo động của nhà trường để học sinh tràn ra khỏi các lớp học. Lúc đó, y lạnh lùng nổ súng.

Một trợ tá cho đội túc cầu của nhà trường là huấn luyện viên Aaron Feis xông ra đỡ đạn cho các học sinh trong khi hò hét các em chạy ngược lại vào trong các lớp học để tránh bị bắn chết. Anh hùng Aaron Feis bị thương nặng và được nhà trường thông báo là đã chết sau đó vì vết thương quá nặng.

Trong số 17 người tử vong, có 12 người bị giết bên trong trường, hai người đã chết bên ngoài trường học, một người qua đường cũng bị giết chết, và hai người khác chết tại bệnh viện.

Ít nhất 14 học sinh bị thương đã được đưa đến bệnh viện. Trong số này có 5 học sinh đang trong tình trạng nguy kịch.

Hung thủ Nikolas Cruz lẩn trốn trong số các học sinh đang tìm cách thoát ra bên ngoài nhà trường nhưng đã bị cảnh sát nhận diện và bắt sống.

Trong phiên tòa khẩn cấp vào sáng ngày thứ Năm 15 tháng 2, một thẩm phán quận Broward đã tuyên án Nikolas 17 tội danh liên quan đến việc giết người với những tình tiết nghiên trọng và truyền tức khắc giam giữ như một kẻ nguy hiểm cho xã hội, không được tại ngoại hầu tra.

Trước tòa tên Nikolas Cruz mặt lạnh như tiền không lộ chút xúc động nào về tội ác của mình. Khám nhà tên Nikolas, cảnh sát cho biết tên này đã từng viết trên các mạng xã hội “ước muốn” trở thành “một sát thủ chuyên nghiệp tấn công trường học”.


Source: Cathlic Herald Florida school shooting was an act of ‘horrifying evil’, says archbishop



Hung thủ ra tòa mặt lạnh như tiền
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về vụ thảm sát trong ngày Thứ Tư Lễ Tro tại Florida
Đặng Tự Do
19:10 15/02/2018
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của tổng giáo phận Galveston-Houston, là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, cho biết ngài bàng hoàng trước tội ác kinh hoàng diễn ra tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas đúng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, ngày mà mọi người được kêu gọi sám hối và hoán cải.

Đức Hồng Y kêu gọi các tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ gia tăng lời cầu nguyện xin Chúa an ủi và chữa lành các nạn nhân và gia đình họ, và phó thác linh hồn những người đã chết cho Lòng Thương Xót Chúa.

Trong tuyên bố thay mặt cho các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y viết:

“Chúng tôi rất buồn trước vụ bắn giết tại quận Broward, Florida, và trước sự mất mát vô ích và bi thảm của quá nhiều mạng sống con người. Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa an ủi các gia đình đang phải than khóc và nâng đỡ những người bị thương trong tiến trình chữa lành. Người Công Giáo và nhiều Kitô hữu khác đã bắt đầu Mùa Chay ngày hôm nay. Tôi khích lệ chúng ta hiệp nhất trong những lời cầu nguyện và những hy sinh của chúng ta cho việc chữa lành và an ủi tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong những tuần qua; và cho một việc hoán cải tâm hồn. Xin cho các cộng đồng và quốc gia chúng ta sẽ được ghi dấu bởi hòa bình. Tôi cũng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của chúng ta trong việc kiến tạo một xã hội bớt đi những bi kịch vô nghĩa do bạo lực súng đạn gây ra. Hy vọng của chúng ta được đặt nơi Chúa, như Người đã phán hứa sau khi sống lại, “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20).

Đức Hồng Y đã nhắc đến “tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong những tuần qua” vì theo tổ chức Everytown for Gun Safety, vụ thảm sát hôm thứ Tư Lễ Tro đã là vụ nổ súng thứ 18 trong các trường học tại Hoa Kỳ từ đầu năm 2018 đến nay.

Trong một diễn biến có liên quan, ông Robert Lasky, phát ngôn viên của Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FBI, cho biết cơ quan này đã nhận được một lời cảnh báo hồi năm ngoái về một vụ thảm sát tại trường học có thể xảy ra trong tương lai.

Một người đàn ông tên Ben Bennight, đã đăng một video lên YouTube. Sau đó, ông nhận được một lời bình luận như sau: “Tôi sẽ trở thành một sát thủ trường học chuyên nghiệp”. Hoảng sợ trước lời bình luận này Ben Bennight đã liên lạc với FBI, nhưng đáng tiếc là cơ quan này không thể tìm ra người viết lời bình luận trên..

“Không có thông tin nào khác được đưa ra cùng với nhận xét đó, chúng tôi không có một chỉ dấu nào về thời gian hoặc bản sắc đích thực của người đã bình luận”, ông Robert Lasky nói.

“Các nhà điều tra không thể tìm được người bình luận”, ông nói thêm.


Source: United States Conference Of Catholic Bishops Bishop Conference President Reaction to Shooting at Florida High School
 
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự đau buồn trước vụ thảm sát trong ngày thứ Tư Lễ Tro tại Florida, Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
19:38 15/02/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm sát tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas đúng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, trong đó đa số là những người trẻ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm sát kinh hoàng này.

Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gởi đến Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của tổng giáo phận Miami, Florida thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong bạo lực vô nghĩa này.

Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với “tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công khủng khiếp này sự gần gũi thiêng liêng của ngài với niềm hy vọng rằng những hành động bạo lực vô nghĩa như thế sớm được chấm dứt. Ngài xin Chúa ban phép lành hòa bình và sức mạnh cho cộng đồng Nam Florida.”

Toàn văn bức điện của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh như sau:

Kính gửi Đức Cha Thomas Gerard Wenski
Tổng giám mục Miami


Đức Thánh Cha Phanxicô đau buồn khi được biết về vụ thảm sát xảy ra tại Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland. Ngài bảo đảm với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công hủy diệt này sự gần gũi tinh thần của mình, và cầu nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng cho những người chết được nghỉ ngơi đời đời, cũng như chữa lành và an ủi cho những người bị thương và những người đang phải đau buồn. Với hy vọng rằng các hành động bạo lực vô nghĩa như thế có thể sớm chấm dứt, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu cùng Chúa ban ân sủng bình an và sức mạnh cho tất cả anh chị em.

Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh



Source: Vatican News Pope Francis sends condolences to Miami shooting victims
 
Mùa Chay của các tín hữu Công Giáo Đông phương
Đặng Tự Do
20:14 15/02/2018
Tại Tu viện thánh Phanxicô Assisi ở Bayada, phía bắc Beirut, các tín hữu đã tham dự Thánh Lễ Ngày Thứ Hai Lễ Tro vào ngày 12 tháng Hai.

Theo Lịch Phụng Vụ của Công Giáo Maronite, lễ Tro được cử hành vào ngày Thứ Hai, chứ không phải là thứ Tư, nghĩa là hai ngày trước Phụng Vụ truyền thống về Mùa Chay của Giáo Hội Latinh. Điều này cho phép người Công Giáo Maronite giữ chay đúng 40 ngày Mùa Chay, nhưng đồng thời có thể cử hành hai ngày lễ quan trọng của Giáo Hội mà việc ăn chay là không bắt buộc, đó là ngày lễ Thánh Giuse và lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ.

Cha Nidal Abourjaily, một linh mục của Giáo Hội Công Giáo Melkite, nói trong bài giảng thánh lễ trước khi xức tro.

“Thay đổi tính cách của chúng ta là một chuyện thật khó khăn, vì thế chúng ta cần cầu xin Chúa ban ơn để có thể giữ chay nghiêm nhặt”,

Cha Nidal, một tu sĩ Dòng Phanxicô và là bề trên của tu viện, nói thêm: “Việc nhịn ăn sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến Thiên Chúa khi chúng ta kết hợp những đau khổ của chúng ta với Người, và đây là điều quan trọng bậc nhất.”

Thông thường, ở Li-băng, người Công Giáo thực hành rất nghiêm nhặt các quy định họ liên quan đến việc chay tịnh trong Mùa Chay. Ví dụ, Giáo hội Maronite yêu cầu ăn chay hàng ngày từ nửa đêm cho đến 12 giờ trưa và những người có sức khoẻ tốt được khuyên bảo kiêng thịt cũng như các sản phẩm từ bơ sữa. Chúa Nhật và các ngày lễ trọng không được xem là ngày buộc ăn chay hay kiêng thịt.

Cha Nidal giải thích với Catholic News Service rằng: “Quy định về chay tịnh của Giáo Hội Công Giáo Maronite, theo cách nào đó, là một sự pha trộn từ các truyền thống Công Giáo, bao gồm Maronite, Melkite, cũng như Công Giáo La mã”

Cô Berthe Obeid, một thiếu nữ Công Giáo Melkite, nói với Catholic News Service rằng cô thuờng nhịn ăn cho đến trưa và đôi khi đến 3 giờ chiều.

Cô Obeid nói thêm: “Tôi rất thích chocolate và các loại hạt, vì thế tôi cũng cố gắng ngừng ăn những thứ này trong Mùa Chay”.


Source: Catholic HeraldDaily fasting and no dairy: how Eastern Catholics observe Lent
 
Sơ Bernadette Moriau, người nhận được phép lạ, nói “Tôi không phải là siêu sao”
Đặng Tự Do
20:41 15/02/2018
Người nữ tu nhận được phép lạ của Đức Mẹ Lộ Đức, sơ Bernadette Moriau, đã là nhân vật chính trên trang nhất của nhiều tờ báo tại Pháp và trên thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí vào hôm thứ Ba 13 tháng Hai do giáo phận Beauvais tổ chức, sơ Bernadette Moriau khẳng định rằng sơ không phải là một “siêu sao” như nhiều người nói nhưng chỉ là một “nữ tu bé nhỏ” vui mừng vì có thể đi lại một cách tự do trở lại.

Trong cuộc họp báo này, Đức Cha Jacques Benoit-Gonin, là Giám mục Giáo phận Beauvais, nhấn mạnh đến các yếu tố “bất ngờ, tức khắc và hoàn toàn” trong sự kiện lành bệnh của sơ Bernadette Moriau. Phép lạ xảy đến với sơ Bernadette Moriau có những yếu tố giống như những phép lạ chính Chúa Giêsu đã thực hiện khi Ngài đến trong thế gian. Ngài bảo người mù sáng mắt, lập tức người ấy thoát cảnh đui mù. Ngài bảo người què đứng dậy đi, tức khắc người ấy đi được.

Bác sĩ Alessandro de Franciscis của Ủy ban Y khoa nói ông đã chủ trì các cuộc điều tra về việc lành bệnh ngoại thường của sơ và “hoàn toàn thuyết phục” rằng không có lời giải thích y khoa nào về sự kiện này.

Sơ Moriau nói với các phóng viên rằng sau khi trở về nhà dòng của mình ở gần thành phố Beauvais sau chuyến hành hương Lộ Đức và đang khi cầu nguyện trong nhà nguyện “Tôi cảm thấy một luồng sinh lực mạnh mẽ chạy khắp cơ thể mình, một sự thư giãn, ấm áp ... Tôi về phòng của mình, và ở đó có một giọng nói với tôi “tháo nẹp con ra đi”, “Thật kinh ngạc, tôi có thể đi đứng như thường”. Sơ Moriau cho biết thêm ngay lập tức sơ quăng hết tất cả cả dụng cụ trợ giúp, từ cái nẹp sắt, đến cái xe lăn và cả những ống morphine - và đi bộ 5km một vài ngày sau đó.

Sơ nói thêm “Tôi đến đây để làm chứng cho quyền năng của Đức Mẹ, chứ tôi không đến đây để làm cho các bạn tin tôi.”

Đây là sự kiện 70 được chính thức công nhận là một hành động can thiệp của Thiên Chúa tại Lộ Đức, một địa điểm hành hương ở miền Nam nước Pháp.


Source: Catholic Herald ‘I am not a star’ says nun cured at Lourdes
 
Hội Đồng Giám Mục Nam Phi “nhảy mừng trong hân hoan” trước việc tổng thống Jacob Zuma tuyên bố từ chức
Đặng Tự Do
21:19 15/02/2018
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư Lễ Tro 14 tháng Hai, Hội Đồng Giám Mục Nam Phi tuyên bố các ngài hân hoan trước việc tổng thống Jacob Zuma tuyên bố từ chức.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Stephen Brislin, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi:


Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Phi hân hoan chào đón việc từ chức của Tổng thống Jacob Zuma. Đây là điều đã được chờ mong quá lâu. Đối với một số người điều này có thể là một sự kiện không vui, nhưng chúng tôi kêu gọi mọi người chấp nhận quyết định của ông như một phần trong tiến trình dân chủ của chúng ta.

Thực tế là ông Zuma đã được để cho giữ vị trí cao nhất của đất nước này quá lâu rồi bất chấp những bằng chứng trong bao năm qua càng ngày càng nhiều và đầy thuyết phục về sự bất lực của ông đối với chức vụ này, làm tổn hại to lớn đến danh tiếng của đất nước chúng ta trên trường quốc tế, làm cho nền kinh tế chúng ta bị kiệt quệ, đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những người nghèo nhất và những công dân dễ bị tổn thương nhất của chúng ta.

Một cách tổng quát, chúng ta có thể nhận thấy rằng triều đại Tổng thống Zuma đã làm xuống cấp các tiêu chuẩn về đạo đức và danh dự trong cuộc sống công cộng của chúng ta và đã thúc đẩy tham nhũng cũng như việc lơ là nhiệm vụ ở tất cả các cấp chính quyền.

Chúng tôi kêu gọi Quốc Hội Nam Phi lưu ý cẩn thận cách thức mà chính quyền của tổng thống Zuma đã để cho tình hình ra đến nông nỗi này trong 10 năm qua và chúng tôi kêu gọi Quốc Hội Nam Phi cam kết thực hiện việc đánh giá lại toàn bộ các tiêu chuẩn và các cơ chế được chính quyền này lưu hành nội bộ để quy trách nhiệm một cách thích đáng.

Trong năm sinh nhật thứ 100 của Nelson Mandela, chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để chúng ta có thể trở về với lý tưởng lãnh đạo trong tinh thần phục vụ mà Nam Phi đã được ban phước trong những năm đầu của nền dân chủ.

Tuần này, Kitô hữu trên toàn thế giới đã bắt đầu mùa Mùa Chay, là thời kỳ dấn thân cho những khởi đầu mới, đả phá tính ích kỷ và những tội lỗi ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Chúng tôi cầu nguyện rằng, trong những tuần tới, khi chúng ta tiến hành cuộc hành trình thiêng liêng của chúng ta hướng đến việc đổi mới trong hy vọng Phục Sinh, đất nước chúng ta cũng sẽ bắt đầu cuộc hành trình chính trị của mình cho một tương lai đầy những hy vọng mới và đầy những quyết tâm theo đuổi những lý tưởng đã được Hiến pháp của chúng ta vạch ra.

Với tinh thần đó, chúng tôi cam kết sự hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của chúng tôi đối với chính quyền mới và tất cả những ai giữ các chức vụ công quyền ở nước ta để họ có thể phục vụ tất cả mọi người Nam Phi một cách siêng năng, trung thực và với sự liêm chính mà những người đau khổ của quốc gia này xứng đáng được hưởng.

+ Đức Tổng Giám Mục Stephen Brislin
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi

Source: Southern African Catholic Bishops' Conference STATEMENT OF THE SOUTHERN AFRICAN CATHOLIC BISHOPS' CONFERENCE ON THE RESIGNATION OF PRESIDENT JACOB GEDLEYIHLEKISA ZUMA
 
Về thoả thuận giữa Vatican và Trung Quốc: một chuyên gia Á Châu bầy tỏ sự lạc quan hạn chế.
Trần Mạnh Trác
21:26 15/02/2018
Vị tổng biên tập cuả Asia News, cơ quan truyền thông cuả viện Giáo Hoàng về Ngoại Giao (PIME), là LM Bernard Cervellera, vừa đưa ra một nhận định “thận trọng, và lạc quan hạn chế” về những tin đồn chung quanh việc ‘trao đổi’ một số giám mục giữa hai giáo hội “Chui” và “Quốc Doanh” ở Trung Quốc.

Qua một cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông Công Giáo CNA cuả Hoa Kỳ, vị linh mục truyền giáo này nói rằng một ‘thoả thuận (Concordat) có thể mang lại nhiều tự do hơn cho người Công Giáo, mặc dù Ngài vẫn nghi ngại về ý đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì làm sao có thể có tự do tôn giáo thực sự khi mà một chế độ từ trước đến nay vẫn tìm cách tiêu diệt các tôn giáo.

Vị linh mục nhấn mạnh rằng nếu có thể đạt được một thỏa thuận, thì Vatican cần phải đòi hỏi nhiều hơn về "tự do tôn giáo."

"Bạn không thể đơn giản cho phép xây dựng thêm những cơ sở như nhà thờ, nhưng phải có tự do tôn giáo nhiều hơn," Ngài nói.

Cơ quan truyền thông Asia News là cơ quan theo dõi chặt chẽ các vấn đề cuả Trung Quốc , và từng tung tin về một phái đoàn cuả Tòa Thánh đến Trung Quốc để yêu cầu hai giám mục- Phêrô Trang Kiến Kiện (Peter Zhuang Jianjian) của Sán Đầu (Shantou) và giám mục Giuse Quách Tích Kim (Joseph Guo Xijin) cuả Mân Đông (Mindong) từ nhiệm để được thay thế bằng các giám mục do chính phủ bổ nhiệm.

Nhắc lại vào năm 1951, Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican, nhưng kể từ năm 1980, thì họ hợp tác một cách ‘lỏng lẻo’ về việc bổ nhiệm giám mục, Tuy nhiên, chính phủ cũng thường đặt thêm nhiều giám mục theo ý cuả họ mà không có sự chấp thuận của Vatican.

Kết quả là mối quan hệ càng ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng, không chỉ là ở giữa Vatican và Chính Quyền, mà còn là ở giữa ‘giáo hội quốc doanh’ (ủng hộ chính phủ) và ‘giáo hội chui’ (trung thành với Vatican.)

Nhiều người Công Giáo bao gồm giáo dân, linh mục và giám mục đã bị giam giữ, sách nhiễu và ngược đãi vì không chịu gia nhập những tổ chức ‘Yêu Nước’ do chính quyền kiểm soát. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy.

Hiện nay các giám mục được Bắc Kinh công nhận đều là những thành viên của Hiệp hội yêu nước, và nhiều giám mục được Vatican chỉ định đang phải đối mặt với những cuộc đàn áp của chính phủ.

Tuy nhiên, theo thỏa thuận sắp tới, thì Vatican sẽ chính thức công nhận 7 giám mục cuả chính quyền (quốc doanh), trong đó có 2-3 vị đã bị Vatican chính thức dứt phép thông công một cách công khai.

Để đổi lại, thỏa thuận sẽ ấn định rõ ràng vai trò cuả Vatican trong việc lựa chọn các giám mục tương lai. Chi tiết của thỏa thuận sẽ giống như giữa Vatican và Việt Nam, nghiã là Toà Thánh Vatican sẽ đề nghị ba ứng viên, và chính phủ Trung Quốc sẽ chọn một để được bổ nhiệm làm giám mục.

Cha Cervellera nói với CNA rằng chính phủ Trung Quốc có xu hướng xem các tôn giáo như là nguồn gốc cuả khủng bố trong khu vực, đe dọa sự tồn tại cuả xã hội.

Vì đó, Ngài cho biết, những ‘nhượng bộ vì lợi ích’ như ở trong thoả thuận là "một bước cần thiết để chứng minh rằng Giáo Hội không mưu tìm việc lật đổ chính quyền ở Trung Quốc."

Đề cập đến ý kiến cuả Đức Hồng Y Giuse Thiền Trạch Quân (Joseph Zen Ze-kiun) (có nơi dịch là Trần Nhật Quân) Tổng giám mục danh dự của Hồng Kông và là đối thủ hàng đầu của thỏa thuận, Cha Cervellera nói với CNA rằng "thỏa thuận này không 'bán đứng' Giáo Hội", nhưng nếu Vatican còn nhượng bộ thêm những vấn đề khác nữa, thì nó có thể đặt số phận của Giáo Hội Trung Hoa "hoàn toàn nằm trong tay chính phủ."

Cha Cervellera đưa ra một thí dụ về đàn áp tôn giáo, như việc áp dụng một qui luật mới về tôn giáo ngày 1 tháng 2 vừa qua, cấm trẻ em dưới 18 tuổi tham gia các dịch vụ tôn giáo, cấm thanh thiếu niên hoạt động trong các nhóm tôn giáo, dù đó là những nhóm tổ chức tại một nhà thờ.

Cha Cervellera cho biết một linh mục đã đưa ra nhận xét rằng chính phủ "đã biến nhà thờ thành một loại 'vũ trường' đặc biệt chỉ dành cho người lớn."

Nếu những người trẻ tuổi bị tách rời khỏi tôn giáo, Ngài nói, "thì trên thực tế bạn đang đưa ra một bản án tử hình cho tôn giáo," và "đó là mưu đồ cố hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, luôn luôn như thế. Ngay cả các hiệp hội yêu nước được họ đẻ ra chỉ là để kiểm soát tôn giáo và dần dần... bóp nghẹt tôn giáo cho đến chết."
Mặt khác, một thỏa thuận để giải quyết vấn đề bổ nhiệm giám mục có thể "tạo điều kiện cho Vatican lựa chọn các ứng viên không có vấn đề, và giúp cho việc quản lý hàng ngày của giáo hội", ông nói.

Nhưng nếu Vatican không nhấn mạnh vào việc cần có một không gian rộng hơn để thở thì "cả hai giáo hội chính thức và chui, sẽ tiếp tục bị chết ngạt. Bởi vì thiếu tự do tôn giáo."

Ngày thứ hai một nhóm 15 người Công Giáo có ảnh hưởng của Trung Quốc, hầu hết trong số đó là từ Hong Kong, đã viết một bức thư ngỏ gửi cho các hội đồng giám mục cuả mọi nước trên thế giới bày tỏ sự phản đối về thỏa thuận, rằng chính phủ không nên có vai trò trong việc lựa chọn giám mục và cảnh báo sẽ có một cuộc ly giáo nếu thoả thuận đó ra đời.

Chữ ký bao gồm nhiều chính trị gia Hồng Kông, giáo sư đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền. Bức thư đặt biệt đề cập đến trường hợp cụ thể cuả 7 giám mục "bất hợp pháp", cho biết rằng "họ không có sự tin tưởng của các tín hữu, và chưa bao giờ bày tỏ sự ăn năn một cách công khai."

"Nếu họ được công nhận là hợp pháp, thì các tín hữu ở Trung Quốc sẽ bối rối và đau đớn, và phong trào ly khai sẽ nẩy mầm ngay trong lòng cuả giáo hội Trung Quốc."

Tuy nhiên, vào ngày Chúa Nhật, 11 tháng 2, Đức Giám Mục Giuse (Joseph Guo Xijin) cuả Mân Đông (Mindong) -một trong hai giám mục bị đề nghị từ nhiệm bởi phái đoàn Vatican -cho biết Ngài sẵn sàng bước sang một bên để ủng hộ giám mục Chiêm Tư Lỗ (Zhan Silu) được chính phủ hậu thuẫn.

Theo tờ New York Times, giám mục Quách Tích Kim đã từng bị giam giữ trong những trại giam nhiều lần và hiện đang bị quản chế tại gia-cho biết Ngài sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào cuả Giáo Hội, và rằng nếu Ngài được trình bày với một tài liệu chính thức, có kiểm chứng cuả Vatican, thì " chúng ta phải tuân theo quyết định của Roma."

"Chúng ta phải tôn trọng các thỏa thuận giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc," Ngài nói, giải thích rằng "Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc phải có sự kết nối với Vatican; kết nối không thể được cắt đứt."

Mặc dù Ngài sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được, Đức Giám Mục Quách Tích Kim cũng cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc vẫn còn nhiều do dự để cho Vatican có tiếng nói nói cuối cùng trong đời sống tinh thần cuả người Công Giáo, và trong khi họ có thể không nói rõ ràng rằng giáo hội địa phương phải “cắt đứt” sự kết nối"với Roma, điều này vẫn luôn luôn là một ‘hàm ý’.

Những gì mà các nhà chức trách cuả Trung Quốc không nhận ra, Ngài nói, là việc các nhà thờ địa phương cắt quan hệ với giáo hội phổ quát sẽ làm cho người Công Giáo Trung Quốc trở thành các "tín hữu hạng hai ," bởi vì người Công Giáo ở các nước khác có thể có tiếng nói trong các quy định liên hệ tới toàn cầu thì người tín hữu ở Trung Quốc không có tiếng nói ấy.

GM Quách Tích Kim nói đã có lần Ngài đã nói với chính phủ Trung Quốc rằng "khi các ông hạn chế các nhà thờ ở Trung Quốc liên lạc với Roma, trong thực tế các ông đang tự tay tát vào mặt của mình... Chúng ta cần phải tham gia để cho tiếng nói Trung Quốc "không bị mất, nhưng được nghe trong giáo hội phổ quát.

Tuy nhiên, mặc dù bị đàn áp, GM Quách Tích Kim cho biết rằng Ngài tin rằng các hạn chế đối với người Công Giáo đã được nới lỏng khá nhiều, và "chính phủ dần dần đang mở ra."

Trình bày ý kiến của mình với CNA, Cha Cervellera nói rằng một thỏa thuận chắc chắn sẽ làm cho quá trình chọn lựa giám mục dễ dàng hơn, và nó có thể mở rộng hơn các kênh giao tiếp khác giữa Vatican và chính phủ.

"Trong hiện tại thì việc Vatican muốn Trung Quốc lưu tâm đến các nhu cầu cuả các nhà thờ ở Trung Quốc là thực sự rất phức tạp," vì vậy một thỏa thuận có thể làm cho mọi việc dễ dàng hơn, nhưng "điều này không có nghĩa là tự do hơn."

Đề cập đến tin đồn rằng thỏa thuận này được đề xuất sẽ theo mô hình Việt Nam, Ngài nói trong trường hợp này "thì ít ra cũng sẽ có đảm bảo rằng các tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên là dựa trên Đức tin," bởi vì với tình trạng cuả Hiệp hội yêu nước ngày nay, thì các tiêu chí chủ yếu là vì lợi ích riêng của họ.

Tuy nhiên, ngài cũng nghi ngờ rằng một thỏa thuận có thể đạt được trong mùa xuân này, các nhà chức trách thường nói trong quá khứ rằng một thỏa thuận thì rất gần, nhưng nó chưa bao giờ xảy ra.

"Tôi nói điều này không phải vì bi quan, nhưng có rất nhiều, rất nhiều vấn đề bên trong (Trung Quốc)," trong đó có thái độ của một số người không muốn thoả thuận.

Một quan tâm khác cũng được nêu ra, là nếu thỏa thuận được thực hiện, nó sẽ có khả năng gây hại cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Toà Thánh.

Vào thời điểm này, Cha Cervellera nhấn mạnh rằng thỏa thuận này, "nếu xảy ra, là một thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục, nó không phải là một thỏa thuận về quan hệ ngoại giao."

Theo ngài thì "còn cần nhiều thời gian hơn nữa" trước khi có một thảo luận về quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc.

Đài Loan, Ngài cho biết, trong khi chỉ có vài đồng minh, nhưng vẫn có văn phòng thương mại trên khắp thế giới, "và họ có thể quản lý các quan hệ thương mại trên toàn thế giới ngay cả khi không có sự công nhận pháp lý từ các nước châu Âu. Cho nên sự cắt đứt quan hệ với Đài Loan sẽ không gây hại gì cho Đài Loan và do đó luôn luôn là một sự có thể."

Nếu Toà Thánh phải thoả thuận như thế với Trung Quốc, "Tôi không nghĩ rằng nó sẽ là một vấn đề lớn cho [Đài Loan]," Ngài nói, và "nó cũng không phải là Vatican bỏ quên Đài Loan, bởi vì đây luôn luôn là một giào hội sinh động, do đó, Vatican sẽ phải duy trì một quan hệ đặc biệt nào đó với cộng đồng của Đài Loan.

Nhìn chung, dù hoài nghi, Cha Cervellera nói rằng ngài hy vọng nếu một hiệp định được đạt tới, nó sẽ dẫn "đến một ảnh hưởng lớn hơn của tôn giáo đối với xã hội Trung Quốc."

Xã hội Trung quốc đang đối mặt với một vấn đề lớn, ngài nói, nó là rất vật chất nhưng thiếu các giá trị, vì vậy ngoài việc "gọi là ý thức quốc gia " nhằm kiểm soát công dân, thì "không có gì nữa cả."

"Vì vậy nhiệm vụ quan trọng là tìm một cách để cung cấp các giá trị tinh thần, làm tăng các giá trị tinh thần về nhân phẩm cho người dân," ngài nói.

"Tôi không biết nếu một thỏa thuận về việc đề cử của giám mục có thể dẫn tới điều này ngay lập tức không. Nhưng tôi hy vọng, và điều này chắc chắn là nhiệm vụ của giáo hội, cuả toàn bộ giáo hội phổ quát toàn cầu liên quan đến Trung Quốc: là làm sao cho Trung Quốc phát triển bên trong những giá trị về nhân phẩm của con người... Tôi hy vọng rằng Giáo Hội có thể thực hiện được điều đó. "
 
Công Giáo Hương Cảng tổ chức cầu nguyện suốt đêm để phản đối thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh.
Đặng Tự Do
22:03 15/02/2018
Hàng trăm người Công Giáo ở Hương Cảng đã tổ chức một buổi cầu nguyện suốt đêm để phản đối một thỏa thuận sắp xảy ra giữa Vatican và Bắc Kinh.

Hơn 200 người đã tụ tập cầu nguyện tại nhà thờ Thánh Bonaventura dưới sự hướng dẫn của các linh mục để phản đối một thỏa thuận mà các nhà phê bình nói sẽ “bán đứng” các tín hữu Công Giáo Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn trung thành với Tòa Thánh.

“Đây là một tình huống rất nguy hiểm. Có một mối nguy hiểm thực sự về một sự ly giáo” một linh mục nói với thông tấn xã Reurers tại buổi cầu nguyện.

Anh chị em tín hữu Công Giáo Trung Quốc sinh hoạt trong hai cộng đoàn khác nhau. Một bên là cộng đoàn Giáo Hội “hầm trú”, gồm những người trung thành với Đức Giáo Hoàng; và một bên là cộng đoàn công khai do Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước lãnh đạo. Hiệp Hội này được bọn cầm quyền Bắc Kinh thành lập trong mưu toan tách Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc khỏi quỹ đạo của Vatican. Các “giám mục” công khai Trung Quốc được Lưu Bách Niên (Liu Bainian), thường được gọi là Giáo Hoàng Đen của Trung Quốc bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của Rôma.

Theo thỏa thuận mới, Vatican sẽ công nhận 7 “giám mục” Trung Quốc đã bị vạ tuyệt thông vì chấp nhận để cho bọn cầm quyền Bắc Kinh tấn phong giám mục mà không có sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng. Hai vị Giám Mục hầm trú luôn trung thành với Tòa Thánh cũng bị buộc phải từ chức để trao quyền chăn dắt đàn chiên Chúa lại cho những “giám mục” đã bị vạ tuyệt thông này trông nom.

Đổi lại, Trung Quốc để cho Tòa Thánh có quyền quyết định sẽ chọn ai làm giám mục trong số các ứng viên do chính bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra.

Đêm canh thức xảy ra sau khi một nhóm trí thức Công Giáo Hương Cảng đã ký một lá thư ngỏ cảnh báo về một sự “ly giáo” không thể tránh khỏi nếu Vatican tiến tới thỏa thuận này.

Bức thư nói rằng các giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm “không được lòng tin của các tín hữu, và chưa bao giờ tỏ ra ăn năn công khai về tội lỗi của họ. Nếu họ được công nhận là hợp pháp, thì các tín hữu ở Trung Quốc sẽ rơi vào một tình trạng hoang mang và đau đớn, và một sự ly giáo là điều không thể tránh khỏi trong Giáo hội ở Trung Quốc “.

Bức thư nói thêm: “Chúng tôi đang lo lắng rằng thỏa thuận này không những chẳng mang lại sự bảo đảm nào cho một ít tự do giới hạn mà Giáo Hội mong muốn; mà còn làm tổn hại đến tính thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Giáo hội và gây ảnh hưởng đến sức mạnh luân lý của Giáo Hội”.

Bức thư của các trí thức Công Giáo gởi đến các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới nói tiếp rằng:

“Chúng tôi khẩn khoản xin các vị, vì tình yêu đối với dân Chúa, kêu gọi Tòa Thánh: Xin hãy suy nghĩ lại bản thỏa hiệp hiện tại, và dừng lại đừng dấn sâu thêm vào những sai lầm thật là đáng tiếc và không thể đảo ngược lại được.”


Source: Catholic Herald Hong Kong Catholics hold prayer vigil to oppose Vatican deal with Beijing
 
Đức Hồng Y Zenari, sứ thần Tòa Thánh tại Syria, cảnh giác chiến tranh đang lan rộng tại quốc gia này
Đặng Tự Do
23:33 15/02/2018
Sứ thần Tòa Thánh tại Damsacus cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo sâu sắc tại Syria khi cuộc xung đột tại quốc gia này bước sang năm thứ bảy

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Đức Hồng Y sứ thần nói rằng tại Syria đang xảy ra một tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ và lương thực. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng quên những người đau khổ ở Syria.

Đức Hồng Y nói rằng bạo lực đang tiếp diễn và có nguy cơ lan rộng khiến mọi người sống trong một bầu không khí lo sợ liên tục, và nhiều gia đình không dám ra khỏi nhà và con cái họ không dám đi học.

Chính phủ Damascus hôm thứ Ba cảnh cáo rằng Israel sẽ phải đối mặt với “những điều ngạc nhiên hơn nữa” nếu quốc gia này vẫn cứ tiếp tục tấn công lãnh thổ của Syria.

Lời bình luận trên được đưa ra vài ngày sau khi các máy bay tiêm kích của Syria bắn rơi một máy bay chiến đấu F-16 của Israel đang trên đường trở về sau khi thực hiện một cuộc không kích vào các vị trí của Syria được Iran hậu thuẫn.

Ông Ayman Sussan, phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Syria, nói: “Những kẻ xâm lăng có thể tin chắc rằng chúng sẽ đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác bởi vì chúng nghĩ rằng quốc gia bị chiến tranh tàn phá này trong nhiều năm đã bị kiệt quệ không thể đáp trả lại các cuộc tấn công.”

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã kêu gọi các bên tham chiến tại Syria phải ngưng bắn ngay tức khắc vì thường dân đã phải chịu đựng quá nhiều.

Ông cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ hơn bao giờ khi quốc gia này đang chứng kiến một giai đoạn cực kỳ tàn bạo trong cuộc xung đột.

Trong một diễn biến có liên quan, Washington đã cam kết viện trợ 200 triệu đô la để ủng hộ “các nỗ lực chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Syria”. Tuy nhiên, trong thực tế số tiền này thường được chia chủ yếu cho các nhóm phiến quân chống lại chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tuyên bố tăng cường viện trợ tài chính tại Liên minh Quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo ở Kuwait, bắt đầu hôm thứ Ba 13 tháng Hai.

Cũng trong ngày thứ Ba, các quan chức quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara đã xác nhận rằng có tới 31 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng và 143 người khác bị thương kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động một chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria hồi tháng trước. Việc tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã làm tình hình tại đây thêm căng thẳng.
Source: Vatican News Cardinal Zenari urges world not to forget suffering in Syria
 
Liên Hiệp Quốc cảnh báo chiến tranh tại Syria đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ
Đặng Tự Do
23:56 15/02/2018
Cuộc chiến tại Syria đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ trong suốt 7 năm qua kể từ khi Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ngay tức khắc trong vòng một tháng để các nguồn viện trợ có thể đến được với những thường dân đang tuyệt vọng

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong việc thông qua một quyết nghị liên quan đến Syria vào tuần trước nhưng đang xem xét một bản dự thảo mới có thể được các bên thông qua.

Nhiều giờ trước cuộc đàm phán, điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tại Syria, là ông Ali al-Zaatari, đã cho biết như sau: “Kể từ khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố hôm 6 tháng 2, khi các đại diện Liên Hiệp Quốc ở Syria kêu gọi chấm dứt chiến sự trong một tháng, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi đang chứng kiến những trang tồi tệ nhất trong toàn bộ lịch sử cuộc xung đột này, với các báo cáo trong đó hàng ngàn thường dân vô tội bị thiệt mạng và bị thương, những cuộc tản cư khổng lồ cùng với việc phá hủy các cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả các cơ sở y tế.”

Trong tuần vừa qua, các máy bay của chính phủ Syria đã không kích dữ dội vào các khu vực của phe đối lập tại phía Đông thành phố Ghouta gần Damascus, nơi phiến quân dùng làm cứ điểm bắn hoả tiễn vào thủ đô Damascus.

Một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc Syria cũng đã khiến hàng chục ngàn gia đình phải di tản dọc theo biên giới phía bắc.

“Chúng tôi nhấn mạnh sứ điệp của chúng tôi, rằng nỗi đau khủng khiếp của dân Syria phải được dừng lại ngay tức khắc. Họ đã chịu đựng quá nhiều những áp lực từ cuộc xung đột tàn bạo này”, ông Zaatari nói.

“Tôi tái kêu gọi tất cả các bên, và những người có ảnh hưởng đối với họ, hãy lắng nghe chúng tôi và những người bị ảnh hưởng trong cuộc chiến này: xin hãy chấm dứt sự thống khổ không thể chịu đựng nổi của con người”.

Các cuộc đàm phán bắt đầu ở New York vào hôm thứ Hai 19 tháng Hai để thảo luận một bản dự thảo mới của Thụy Điển và Kuwait yêu cầu ngừng bắn trong 30 ngày và chấm dứt các cuộc bao vây.

Hơn 13.1 triệu người Syria đang cần viện trợ nhân đạo, bao gồm 6.1 triệu người đã phải di tản trong nội địa Syria trong cuộc chiến tranh kéo dài gần bảy năm này..
Source: Indian News Express Fighting in Syria continues to worsen
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân Tại Trại Phong Bến Sắn
Maria Nguyễn Hiếu
11:22 15/02/2018
Vào lúc 16 giờ ngày 11.02.2018, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục giáo phận Phú Cường - đã dành sự ưu ái đến dâng thánh lễ mừng ngày Quốc tế Bệnh nhân tại nguyện đường Trại phong Bến Sắn.

Đồng tế với Đức cha Giuse có cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung - chánh xứ Bến Sắn và cha Luciano Nguyễn Thành Tiến - phó xứ Bến Sắn; ngoài ra còn có cha Micae Hoàng Đô Đốc - Bề trên Giám tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam - và cha Giuse Nguyễn Khắc Hoài - Chánh xứ Hội Nghĩa.

Xem Hình

Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của thân nhân, ân nhân, các bệnh nhân đang được điều trị tại đây và rất đông bà con giáo dân thuộc trong và ngoài khu vực trại phong, có mặt từ rất sớm để chào đón Đức cha Giuse.

Trong bài giảng lễ, khởi đi từ nội dung đoạn Tin Mừng của thánh lễ này, Đức cha Giuse chia sẻ và đồng cảm với những bệnh nhân phong, bị mọi người xa lánh vì cho là tội lỗi, là ô uế. Nhưng chính nhờ vào lòng thương xót của Chúa Giêsu, đã xóa tan những kì thị về căn bệnh này, nhờ đó những người phong cùi biết can đảm bước đến chạm vào Chúa Giêsu với lòng tin và niềm yêu mến. Phải thật mạnh mẽ lắm các bệnh nhân phong mới vác nổi thánh giá trong đời mình; vì thế con đường này sẽ dẫn các vị về nước Thiên Chúa cách tuyệt vời nhất.

Đức cha Giuse cũng đề cao tinh thần phục vụ vì Chúa mà quên thân mình của quý soeur Tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, cùng các anh chị em đang phục vụ tại nơi đây. Chính nhờ các vị mà ơn Chúa đã đến từng bệnh nhân, giúp đời sống đức tin của mỗi người ngày càng vững vàng và phát triển hơn trong tình yêu Chúa.

Cuối lễ, một vị đại diện cộng đoàn trại phong có đôi lời tri ân và tặng hoa đến Đức cha Giuse và quý cha.

Đáp lời, Đức cha Giuse cũng chúc mừng và mời gọi các bệnh nhân và cộng đoàn hãy luôn cầu nguyện nâng đỡ cho các linh mục trong giáo phận luôn nhiệt tâm, yêu mến phục vụ hăng say cho Giáo Hội ngày càng phát triển hơn.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18 giờ 30 trong niềm vui và bình an.

Sau thánh lễ, Đức cha Giuse và quý cha ở lại dùng bữa cơm thân mật với các bệnh nhân và bà con tại hội trường trại phong.

Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông Phú Cường
 
Lời Chúc Tết 2018 của LM Giám Đốc VietCatholic Network
Lm Gioan Trần Công Nghị
12:22 15/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Đức Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange hát "Xuân Đã Về" Chúc Tết 2018
ĐC Thomas Nguyễn Thái Thành
12:25 15/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Lễ giao thừa tại Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne.
Trần Văn Minh
16:23 15/02/2018
Melbourne, Vào lúc 8.30 tối 15/2/2018 nhằm Ngày 30 Tháng Chạp Năm Đinh Dậu, tại Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức Thánh lễ đón giao thừa theo phong tục Tết cổ truyền dân tộc cho giáo dân Việt Nam vui đón năm mới Mậu Tuất trong khuôn viên Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm thật long trọng.

Xem hình

Trong một buổi chiều Hè nhưng mang tiết Xuân, thời tiết thật đẹp, mát mẻ. Thật lý tưởng cho mọi người có dịp khoe sắc qua các bộ áo dài như các chị trong ca đoàn, đoàn thể, với các nam thanh, nữ tú và các cháu xinh xắn mang áo dài truyền thống cũng có lác đác vài bộ áo dài cách tân. Quý cụ ông, cụ bà, được con cháu chở đến dâng lễ cuối năm, góp cho cộng đoàn có đủ cả nam, phụ, lão ấu, mà ai cũng đẹp, ai cũng tươi vui để hân hoan tiễn năm cũ và chào đón năm mới.

Thánh lễ tại khuôn viên bên công trình xây dựng mới chưa hoàn thành, ánh sáng rất khó để chụp hình, nên hình ảnh lễ giao thừa năm nay không được đẹp, xin thông cảm. Buổi lễ được tổ chức thật long trọng, uống nước nhớ nguồn, Cờ Úc và Cờ Việt Nam Cộng Hòa được trịnh trọng kéo lên vị trí cao nhất hai bên cổng chính, cờ giáo hội tung bay trong gío chiều trên nóc lễ đài, hợp cùng các cờ treo dọc theo mặt tiền lễ đài của trung tâm tạo cho cảnh quan thêm tươi vui rộn rã đón chào Xuân mới Mậu Tuất.

Đúng giờ, khi Liên ca đoàn Vô Nhiễm với đồng phục áo dài đỏ nổi bật đứng bên cội mai vàng trên lễ đài kế bên, hát vang bài ca nhập lễ, chào mừng cộng đoàn về dâng lễ thật đông đảo trước lễ đài tại khuôn viên Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm. Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân trong phẩm phục mầu vàng nhạt, tiến lên lễ đài dâng lễ tạ ơn.

Mở đầu Thánh lễ, linh mục quản nhiệm đã nhấn mạnh, trong giờ phút linh thiêng chào đón năm mới. Cộng đoàn xin dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa vì các ơn lành Chúa đã thương ban cho cộng đoàn trong năm qua. Tạ ơn lòng quảng đại của Quý ân nhân đã ít nhiều đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần để xây dựng trung tâm. Và dâng lên Thiên Chúa mọi người hiện diện với một lòng tri ân, cảm tạ.

Trong bài chia sẻ lời Chúa theo Thánh Mathew qua phúc thật tám mối, và qua hình ảnh con chó của năm mới năm Mậu Tuất. Linh mục đã kể về những đức tính mà con chó có được như: sự trung thành, và có nhiều khả năng giúp ích cho con người trong mọi lãnh vực vv.



Sau Thánh lễ, ông Lê Văn Miện trưởng ban mục vụ cộng đoàn đã lên chúc tết Linh mục quản nhiệm và cộng đoàn với lời chúc mang nhiều ý nghĩa, nhưng tất cả là đều để làm cho “danh Cha cả sáng.” Nối tiếp là đại diện các em thiếu nhi cũng lên chúc tết với những vần thơ vui dí dỏm cũng mang nhiều ý nghĩa mừng năm mới.

Linh mục quản nhiệm đã lì xì cho các em lễ sinh, các ca đoàn trong cộng đoàn, lì xì cho mọi người hiện diện qua những lộc Xuân bằng lời Chúa, lời hằng sống, Chúa của muôn Xuân. Tiếng trống và đoàn lân mới của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, đã làm cho đêm giao thừa mang nhiều không khí Xuân hơn. Và không khí tết đã tràn ngập khuôn viên khi cộng đoàn đã đốt hai phong pháo dài dòn dã, rộn ràng chào mừng Xuân mới trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn. Mọi người vui chúc mừng nhau trong tiếng hát, tiếng nhạc với những bản nhạc Xuân muôn thủa. Một năm cũ vừa qua đi với biết bao nhiêu thay đổi về cơ sở của trung tâm để ngày một thêm khang trang đón chào năm mới Mậu Tuất.
 
Giáo Xứ Phủ Cam Mừng Đón Giao Thừa Mậu Tuất
Trương Trí
16:58 15/02/2018
Một năm trôi qua, thời khắc đón chào một Năm Mới Mậu Tuất với chủ đề “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”. Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam sốt sắng với giờ Chầu Thánh Thể lúc 22 giờ và dâng Thánh lễ tạ ơn năm cũ đã qua.

Xem Hình

Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ An tôn Nguyễn Văn Tuyến ban Phép lành trọng thể cuối năm cho cộng đoàn. Sau đó, toàn thể mọi người tiến ra trước Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức dâng lên Mẹ tất cả những ưu tư sầu muộn cũng như niềm vui trong một năm qua, đồng thời cũng mừng tuổi Mẹ một Năm mới khởi đầu.

Tập trung trước sân Nhà thờ cùng nhau chào đón Giao thừa Năm Mới Mậu Tuất và hướng về Đức Mẹ xuống tuyết, bổn mạng của Giáo xứ để dâng lời kinh lên Mẹ.

Mọi người cùng nhau thưởng thức ly rượu và mứt bánh chào Xuân mới hòa trong bầu khí vui Xuân.

Trương Trí
 
Đón Xuân Mậu Tuất tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Vọng sinh
17:04 15/02/2018
Chỉ còn mấy ngày nữa là Xuân lại về trên Quê Hương Việt Nam. Mùa Xuân Quê Mẹ dù đã gần nửa thế kỷ, nhưng vẫn sâu đậm trong tâm hồn người Việt tha hương như mới ngày hôm qua. Những ngày chuẩn bị đón Xuân tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, dường như Trời cũng cảm được nỗi lòng người, Những cơn mưa Xuân nhè nhẹ phảng phất kia có phải chăng là những giọt nước mắt nhớ về Mùa Xuân Quê Mẹ năm nào?

Để chuẩn bị đón Xuân Mậu Tuất 2018, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA có 2 ngày Hội Vui Xuân vào Thứ Bảy và Chúa Nhật mồng 10 và 11 tháng 2 vừa qua. Mặc dù trời lạnh và mưa nhẹ, từ sáng sớm Thứ Bảy, Hội Trường Trần Duy Nhất đã tấp nập đông đúc, các gian hàng nhộn nhịp khách qua lại nói cười thật vui, qủa đúng là Ngày Hội…Mùa Xuân!

Cha Chánh Xứ Giuse Trần Trung Liêm cho biết: Hội Chợ Tết là truyền thống hàng năm của Giáo Xứ từ nhiều năm qua, nhằm mục đích tạo tình thân liên kết, Hiệp Nhất Đoàn Chiên Các Thánh Tử Đạo, trong khi cùng Vui Xuân, tạo cơ hội cho các em giới trẻ học hỏi, cảm nhận đôi chút Mùa Xuân Quê Mẹ.

Xem Video

Mặc dù sức chứa hạn hẹp của Hội Trường Trần Duy Nhất so với con số trên dưới 10,000 giáo dân, 14 gian hàng đã hết sức bận rộn để phục vụ cho Hội Trường luôn tấp nập người, có cả gian hang trò chơi cho các em nhỏ. Có đủ các món ăn truyền thống Việt Nam, hương vị ngày Tết: bánh chưng, bánh téc, giò thủ, giò bì, chả lụa, nem chua, bún riêu, phở, bánh mứt, cháo lòng, bông tươi, cúc vạn thọ, phong lan, các loại chè, café, nước giải khát đủ loại….

khách hàng như đang ở giữa Chợ Xuân Bến Thành năm nào…!

Xem Video

Chương trình văn nghệ rất đặc sắc sống động: các tiết mục Ca múa nhạc sôi nổi, Sớ Táo Quân, các màn múa rất dễ thương của các em thiếu nhi đã làm cả Hội trường vang dội những tràng pháo tay thật hào hứng; đặc biệt với sự góp mặt của cặp nghệ sỹ Ngọc Huệ & Charles Phạm đã làm cho bầu khí Mùa Xuân thật sôi động nóng bỏng.

Cặp nghệ sỹ Ngọc Huệ & Charles Phạm đến từ California, là những người tích cực của Nhóm Thiện Nguyện “Xin Vâng”, những CD Tiếng hát Ngọc Huệ đã được nhiệt tình ủng hộ để giúp gây quỹ từ thiện Quê Nhà.

Xem Video

Hai ngày Hội Vui Xuân Mậu Tuất trôi qua thật nhanh, đã tới giờ kết thúc mà mọi người vẫn quây quần với những bài hát Xuân sôi động, như muốn kéo dài Mùa Xuân bất tận.

Hội Vui Xuân Mậu Tuất 2018 đã kết thúc lúc 9:00 tối Chúa Nhật ngày 11 th áng 02 n ăm 2018,

Mọi người ra về trong niềm vui An Bình của Chúa Xuân, Cầu chúc Năm Mới Mậu Tuất tràn đầy Sức Khoẻ và muôn vàn Hồng Ân Chúa Xuân ban chan chứa cả năm.

Vọng Sinh,

GX CTT ĐVN Arl. Va.
 
Thăm Trại Phong Quỳnh Lập - Nghệ An dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018
Bồ Câu Trắng Hàng Bột
21:03 15/02/2018


"Người đi một nửa hồn tôi mất

một nửa hồn tôi bỗng dại khờ"

(Hàn Mặc Tử)

Có câu ngạn ngữ từ Châu Mỹ Latinh đã từng nói rằng: "Không ai ngèo đến nỗi không có gì để cho đi, và cũng không ai giàu đến nỗi không cần nhận lãnh từ người khác bất cứ điều gì". Bước vội vã trong cuộc đời rồi chợt dừng lại, tôi thấy câu nói ấy quả thật chí lí. Trong kiếp sống này, con người được sinh ra là để dành cho nhau, để tương trợ, để đỡ nâng và để cảm thông yêu thương. Vì thế không ai dám vỗ ngực mà nói rằng: "Chẳng cần ai, tôi vẫn sống!" Chính Thiên Chúa, trong ý định sáng tạo nhiệm mầu của mình, Ngài cũng tạo nên con người có đôi, như là dấu hiệu của sự liên đới trong cộng đồng con người. Vì thế có thể nói: Ơn gọi làm người là ơn gọi hướng đến tha nhân...

Hôm nay, tôi không đi ...theo một phong trào, cũng chẳng phải vì ước muốn khám phá vùng đất lạ nơi tôi chưa bao giờ bước tới. Nhưng tôi bước lên chuyến xe sáng sớm lúc 3h30 này, bởi ...tôi muốn đi theo tiếng gọi của Đấng tạo hóa, tiếng gọi giục giã tôi tìm về với ơn gọi đích thực của cuộc sống: hướng đến tha nhân. Vậy, đâu là những "tha nhân" mà hành trình này sẽ đưa tôi tới? Đó là những ông bà, anh chị em đang bị xã hội lãng quên, bị loại bỏ, bị xa lánh nơi mảnh đất xa vắng, quanh năm phủ trắng khói sương mang tên Quỳnh Lập thuộc tỉnh Nghệ An, đến được đây từ quốc lộ 1 người ta phải đi sâu vào con đường dài uốn lượn cong cong dọc theo triền núi đá và vòng quanh qua một ngọn đồi đến một cổng chào lớn: Trại phong Quỳnh Lập.

Xem Hình

Ngồi trên xe, cảnh vật chập chờn trong sương sớm trôi vội vã sau lưng. Cố ngoảnh lại để nhìn cho kĩ từng ngọn đồi bị khai thác nham nhở đang rên rỉ trong những tia nắng sớm yếu ớt! Nhìn mà thấy xót xa! Chúng ta đã làm gì đấy!?! Mẹ trái đất đang cầu cứu cách tuyệt vọng trước lòng tham vô đáy của con người- của những kẻ chỉ biết nhận lãnh mà không biết cho đi, chỉ biết vun vén cho bản thân mà không biết dựng xây, trồng xới! Hậu quả là những thiên tai khủng khiếp nơi dẻo đất khô cằn này, âu cũng là do lòng tham ấy mà nên... Nghĩ đến thiên nhiên, tôi cũng tìm một nẻo đường để trở về với lòng mình! Biết đâu, trong kiếp sống này lại chẳng thiếu những lúc tôi cũng chỉ mải miết tìm cách vun vén cho mình, mà quên đi biết bao nhiêu anh chị em đang cần đến tôi. Không phải chỉ là vật chất, nhưng đơn giản thôi: một nụ cười, một ánh mắt cảm thông, một thái độ ân cần! Một chút nữa thôi... hành trình sẽ đưa tôi đến với họ.

Xe vừa dừng bánh trước cổng trại phong Quỳnh Lập, cảm xúc trước tiên của tôi ấy là bất ngờ pha lẫn xúc động! Tất cả mọi người nơi đây đã chờ đón chúng tôi từ bao giờ! Những hàng ghế ngay ngắn được xếp xung quanh một chiếc bàn được trải khăn hoa trang trọng, từng ánh mắt lấp lánh niềm vui hiện diên trong từng khuôn mặt. Tất cả như muốn nói lên tấm lòng chân thành của con người nơi đây chào đón chúng tôi. Tôi tưởng mình sẽ là người mang đến niềm vui cho họ, tôi tưởng sự hiện diện của chúng tôi sẽ an ủi họ phần nào... nhưng không, với tôi chính họ mới là người mang đến cho tôi nhiều hơn là tôi cho đi. Tôi mang đến cho họ một nụ cười trìu mến thì họ mang đến cho tôi một kho tàng về tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống này. Dẫu có bệnh tật, dẫu cuộc sống thường này chẳng thiếu những đắng cay tủi hờn, dẫu cái chết có cần kề bên vai, họ vẫn hát... vẫn say sưa với cuộc sống này. Chúng tôi giao lưu với họ qua những bài hát điệu múa đơn sơ, các cụ cũng đáp lại chúng tôi bằng những bài hát rất mượt mà. Cụ ông Đặng đã gần 90 tuổi mắc bênh tim và tay cũng cụt gần hết ngón rồi, (nghe giọng cụ hát, tôi đoán cụ là người Bắc) đã gửi đến chúng tôi bài hát "Hà Nội mùa thu" rất ấm áp nhẹ nhàng. Qua từng lời hát mà cụ hát, tôi như thấy được cả một khoảng trời quê hương mà cụ ước ao có ngày trở về đang dâng đầy. Sau chương trình văn nghệ, món quà gửi tặng các cụ là một cặp bánh chưng và một phong bì lì xì. Món quà tuy chẳng là bao, nhưng nó chứa đựng tình cảm của biết bao người: đó là những ân nhân gần xa ở Hà Nội, từ Vùng Bắc Đức và Lincoln (USA), cha Phaolô Phạm Văn Tuấn, anh Hòa và còn biết bao bàn tay âm thầm đóng góp...

Tiếp đó chúng tôi được đến thăm các gia đình người phong, mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh, mỗi mảnh đời là mỗi số phận đáng thương khác nhau. Có người đau khổ vì bệnh tật, có người buồn bã vì bị con cái bỏ rời, có người buồn vì ước mơ năm xưa chẳng thành. Tôi muốn bước chậm lại cùng họ, để lắng nghe, để chia sẻ... Nghe rất nhiều, thấy rất nhiều nhưng ấn tượng nhất ấy là lúc tôi đến thăm các cụ neo đơn, già cả đang nằm liệt giường. Sơ Nguyễn Thị Nguyện đang phục vụ nơi đây dẫn đoàn dẫn chúng tôi đến trước một căn phòng đóng cửa kín mít, trước khi mở cửa Sơ Nguyện hơi ái ngại nói với chúng tôi: "Trong này có một mùi hương mà chúng con coi đó là nước hoa đấy!", nói rồi Sơ thản nhiên đẩy cửa bước vào. Một mùi khai khó chịu xộc vào mũi, bước chân khẽ chững lại một giây rồi mạnh mẽ bước vào... Ở góc nhà tối tăm ẩm thấp là hai kiếp người hẩm hiu đang nằm co ro trong chiếc chăn bông nhàu nát. Thấy ánh sáng, một cụ từ từ ngồi lên nói chuyện với chúng tôi, cụ đã già nên mắt đã mờ đục tai cũng chẳng nghe thấy gì. Còn một cụ thì dường như đã liệt hoàn toàn. Cụ chỉ nằm đây, gầy xác xơ như bộ xương khô... Nghe thấy tiếng Sơ Nguyện dẫn đường, cụ khẽ rên rỉ: "Sơ ơi! Đau lắm! Sơ ơi...!" Âm thanh mong manh ấy không hiểu sao lại có sức mạnh khoét sâu đến thế! Chợt thấy sống mũi cay cay, tôi biết mình sắp khóc... Ước chi tôi có thể ôm lấy cụ vào lòng, có thể xoa dịu bớt đi những vết hằn của khổ đau đã in vết trong cuộc đời cụ. Cha Phaolô Tuấn không ngần ngại đặt tay lên đầu và ân cần chúc lành cho cụ vì là bệnh nhân Công Giáo. Trông thật cảm động. Nơi nhưng con người đau khổ ấy, tôi thấy một Đức Ki-tô chịu đóng đinh đang hiện diện sống động. Nếu như Đức Ki-tô chịu đóng đinh "vì Người mang thương tích, mà ta nay được chữa lành" thì chính những kiếp người khổ đau này cũng đã ôm hết đau thương của nhân loại trong những thương tích nơi thân xác mình, để nhờ đó chính tôi được sống một cuộc sống an bình. Bởi thế, tôi cũng như bạn, chúng ta đều mang ơn họ - những con người khổ đau.

Bước lên xe trở về Hà Nội mà lòng vẫn vấn vương nơi đây lắm, chỉ muốn:

"Dừng lại chút nữa chút nữa thôi

Cho tôi được gần gũi mọi người

Cho cuộc đời thôi bớt vội

Cho kiếp sống bớt nổi trôi."

Chút nữa thôi, tôi lại trở về với cuộc sống thường ngày, với những lắng lo học hành bài vở. Nhưng xin nguyện để trong trái tim hình bóng mọi người, để luôn luôn hướng về, để luôn nhớ cầu nguyện...

Lời cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha Phaolô Phạm Văn Tuấn đến từ Đức quốc- người cha đáng kính của chúng con. Cha là mẫu gương sáng cho chúng con noi theo về lòng bác ái yêu thương. Em cũng xin cảm ơn Anh Hòa- người anh cả thân yêu của Bồ Câu Trắng chúng em. Cha và Anh đã lo lắng và mọi tạo điều kiện cho chúng con từ nhiều năm qua được đến với những anh chị em bệnh nhân phong. Qua mỗi chuyến hành trình, chúng con đều cảm nhận được rất nhiều ơn ích thiêng liêng, chúng con thấy lòng mình được mở rộng hơn, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Nguyện xin Chúa ban tràn đầy phúc lộc của Người trên Cha Phaolô Tuấn, những vị Ân Nhân xa gần và anh Hoà, để mọi người luôn bình anh và hăng say trong sứ mạng của mình, đó là đem tình thương của Chúa đến cho mọi người.

Bồ Câu Trắng Hàng Bột
 
Thánh lễ giao thừa tại Cộng Đoàn Giáo Xứ Martin de Porres, Melbourne
Lê Hải
21:04 15/02/2018
Hình ảnh Thánh lễ đón Giao Thừa Năm Mậu Tuất tại Cộng đoàn Giáo Xứ Saint Martin de Porres Melbourne
Xem hình
 
Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 tại Sydney
Diệp Hải Dung
21:52 15/02/2018
Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 tại Sydney

Tối thứ Sáu 15/02/2018 (30 Tết Âm Lịch) khoảng trên 3000 người, kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney tham dự Thánh lễ mừng Giao Thừa Xuân Mậu Tuất 2018.

Xem Hình

Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, tiếng pháo xuân xua đuổi sự dữ và đón chào năm mới Mậu Tuất, đoàn Phụng vụ và quý Cha từ phía dưới công viên tiến lên bàn thờ Lễ đài. Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng dâng lời nguyện chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng trong Năm Mới. Quý Cha và Đại Diện Cộng Đồng dâng hương lên Thiên Chúa Mùa Xuân và tiến về bàn thờ Tổ Quốc thắp nén hương kính nhớ Tổ Tiên, các bậc tiền nhân và các bậc anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Đặc biệt năm nay có các Trưởng Ban Mục các Giáo Đoàn và đại diện Ban Thường Vụ với y phục truyền thống Việt Nam lên dâng hương trườc bàn thờ Tổ Quốc và cũng tưởng niệm 50 năm biến cố tang thương do Cộng Sản Việt Nam cố tình gây hồi Tết Mậu Thân 1968.

Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người và trong niếm hân hoan cảm tạ Thiên Chúa, Chúa của mùa Xuân, Chúa của vạn vật và Cha giới thiệu qúy Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Trần Văn Trợ, Cha Mai Văn Thịnh, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Nguyễn Hoàng Việt, Cha Trần Quang Thiện, Cha Hoàng Minh Tân và Cha Nguyễn Văn Vượng cùng hiệp dâng Thánh lễ

Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã nói về con Chó trong năm Mậu Tuất 2018 này. Với những câu tục ngữ ca dao rất phong phú trong nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt Cha nói về con Chó trong Cựu Ước và sách Phúc Âm. Chúa Giêsu nói với người đàn bà xin chữa lành cho con gái của ta “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con” Người đàn bà thưa lại “Thưa Ngài ! Đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn rơi xuống” ( Mt. 15: 26 – 27) ) Ngày đầu năm mới chúng ta hãy có tinh thần tương thân tương ái, có tinh thần đoàn kết và quan trọng hơn chúng ta luôn cảm tạ Thiên Chúa là Chúa của Mùa Xuân….

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc Tết đến quý Cha, quý Tu Sĩ và mọi người trong Cộng Đồng sau cùng Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng thay mặt Ban Tuyên Úy chúc Tết quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người năm mới Mậu Tuất an lành trong ơn Chúa.

Thánh lễ kết thúc Quý Cha phát Lộc Thánh đầu năm cho cho mọi và thưởng lãm Pháo Bông mừng Xuân Mậu Tuất. Cộng Đồng cũng chân thành cám ơn ân nhân gia đình anh chị Nha sĩ Mai Phước Thành Giáo đoàn Revesby đã bảo trợ Pháo Bông để mừng Xuân Mậu Tuất.

Diệp Hải Dung
 
Lễ Minh Niên Mừng Xuân Mậu Tuất Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam-Huế
Trương Trí
21:58 15/02/2018
Lễ Minh Niên Mừng Xuân Mậu Tuất Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam-Huế

Sáng mùng Một Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an năm mới. Cùng đồng tế có Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng; Cha J.B. Etcharren, nguyên Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris; Cha Quản xứ Anton Nguyễn Văn Tuyên; Cha Giuse Hồ Thứ, Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế cùng quý Cha trong và ngoài Giáo phận về sum họp mừng năm mới 2018.

Xem Hình

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế chúc mừng Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, Cha J.B. Etcharren, quý Cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn một năm mới an lành trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giuse đề cập đến lời chúc mà mọi người thường chúc nhau trong ngày Tết, đó là lời chúc bình an, năm mới mọi người đều cầu xin bình an của Chúa. Đặc biệt năm nay, ngày đầu năm mới gợi nhớ lại kỷ niệm đau buồn của Tế Mậu Thân 50 năm trước. Tại ngôi Nhà thờ này, trong Giáo xứ thân yêu này biết bao người đã mãi mãi nằm xuống. Nhưng chúng ta cũng không nhắc lại những quá khứ đau thương đó, lịch sử đã sang trang. Chúng ta hãy nhìn lên Thập giá, chính Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã chịu đóng đinh và treo lên cây thập giá. Chính những quan quân La mã và những người Biệt phái, những con người mệnh danh là giữ luật Chúa lại hô hào đóng đinh Chúa. Vậy mà trước lúc trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu đã cầu xin với Đức Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Ngài nhấn mạnh: Năm mới Mậu Tuất này, xin cho mọi người biết tha thứ cho nhau.

Sau Thánh lễ, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn chúc mừng năm mới Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie, quý Cha và cộng đoàn, những người khách từ hải ngoại và từ phương xa về quê hương sum họp với gia đình trong ngày đầu năm mới này. Giáo xứ cũng dâng lên Đức Tổng Giuse bó hoa tươi thắm thể hiện tình yêu quí của người con thảo đối với vị chủ chăn kính yêu.

Đức Tổng Giám Mục Giuse cũng mời Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie nói lời mừng năm mới với cộng đoàn.

Kết thúc Thánh lễ, hai Đức Tổng cùng ban phép lành cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ minh niên hôm nay.

Tại sân Nhà thờ, hai Đức Tổng và quí Cha đồng tế cùng hái lộc Xuân với cộng đoàn, thưởng thức vũ khúc mừng Xuân do các em thiếu nhi giáo xứ biểu diễn, đồng thời chụp hình lưu niệm với giáo xứ trong ngày đầu năm mới.

Trương Trí


 
Thánh lễ giao thừa tại Cộng Đoàn Giáo Xứ Saint Margaret Mary Melbourne
Thái Yến
22:29 15/02/2018
Hình ảnh Thánh lễ Giao Thừa tại Cộng đoàn Giáo xứ Saint Margaret Mary
Xem hình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lời cầu nguyện của kẻ chiến bại Giosuê
Vũ Văn An
18:11 15/02/2018
Tội không thi hành án biệt hiến

Nhưng con cái Ít-ra-en đã can tội không thi hành án biệt hiến: ông A-khan, con ông Các-mi, cháu ông Dáp-đi, chắt ông De-rác, thuộc chi tộc Giu-đa, đã lấy đồ vật trong số những thứ bị án biệt hiến. Nên ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với con cái Ít-ra-en.

Thất bại ở thành Ai

Từ Giê-ri-khô, ông Giô-suê sai người đến thành Ai ở gần Bết A-ven, về phía đông Bết Ên. Ông nói với họ: "Hãy lên do thám xứ ấy! " Họ lên do thám thành Ai. Họ trở về với ông Giô-suê và nói: "Đừng đưa cả dân lên! Chỉ cần khoảng hai hoặc ba ngàn người lên mà đánh thành Ai. Đừng làm khổ toàn dân trong vụ này, vì bọn kia không đông mấy! "

Vậy có chừng ba ngàn người trong dân đã lên đó, nhưng họ đã chạy trốn trước mặt người thành Ai. Người thành Ai đã giết khoảng ba mươi sáu người của họ. Người thành Ai đuổi theo họ từ đàng trước cổng thành đến Sơ-va-rim, và đánh bại họ ở chỗ dốc. Tâm thần của dân sợ hãi như muốn chảy tan ra như nước.

Ông Giô-suê cầu nguyện

Ông Giô-suê xé áo mình ra, và cùng với các kỳ mục Ít-ra-en sấp mặt xuống đất trước Hòm Bia CHÚA, cho đến chiều. Họ rắc bụi lên đầu. Ông Giô-suê nói:

Ôi! Lạy Chúa là ĐỨC CHÚA, sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan mà nộp chúng con vào tay người E-mô-ri để huỷ diệt chúng con? Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không? Xin đoái thương, lạy Chúa, con biết nói gì đây, sau khi Ít-ra-en phải quay lưng chạy trốn các địch thù? Người Ca-na-an và mọi dân cư trong xứ sẽ nghe biết tin này. Họ sẽ quay lại chống chúng con và xoá tên chúng con khỏi mặt đất. Khi đó, Ngài sẽ làm gì để chứng tỏ danh Ngài vĩ đại?




Câu truyện ở Chương 7 Sách Giosuê bắt đầu cùng một cách như cuộc chiến thắng ở Giêricô: Giosuê phái người đi do thám, họ trở về, Giosuê phái binh đội của mình tới tấn công. Nhưng lần này, chính quân Do Thái bị tán loạn. Lần này không phải người gái điếm ngoại đạo nhưng tin vào Thiên Chúa trở thành 1 phần của câu truyện, mà là nhà lãnh đạo Do Thái tự lấy mình làm tâm điểm. Lần này, không phải người không phải là Do Thái nhưng có đức tin và gia đình nàng được cứu thoát, mà là gia đình Do Thái không có đức tin bị kết án.

Sau cuộc thất trận, Giosuê và các trưởng lão hoàn toàn thất vọng và bối rối. Họ sấp mình trước Hòm Giao Ước, tất cả rắc bụi đất lên đầu. Giosuê xé áo mình ra. Ba điều này vốn là các hành vi than khóc và tủi hổ rất đặc trưng. Rồi Giosuê dâng lời cầu nguyện (xem các câu 6-9).

Thiên Chúa giận dữ đáp lời. Người nói với Giosuê đứng lên và giải thích với ông rằng dân Người đã bất trung. Một ai đó trong dân đã giữ lại một chiến lợi phẩm từ Giêricô, nên, Dân không thể đương đầu với kẻ thù của họ vì họ đã trở thành herem, tức điều bị hủy diệt. Giosuê khám phá ra điều này: một người tên A-khan đã không giữ lời đoan hứa với Thiên Chúa: ông ta đã dấu đi một trong các chiến lợi phẩm trong trận đánh chiếm Giêricô.

Xem xét kỹ câu truyện này, ta sẽ khám phá một số điều liên quan đến lời cầu nguyện. Làm thế nào Giosuê và dân Do Thái lại không biết gì về việc A-khan vi phạm luật trước khi có trận đánh? Trong tư cách nhà lãnh đạo, Giosuê há lại không cầu nguyện trước khi phái người đi do thám? Há ông không tiếp cận Thiên Chúa trước khi phái binh đội của ông đi? Xem ra ông đã không làm những việc vừa kể. Giosuê và dân ông cứ thế hành động, quá tin tưởng vào sức lực của riêng mình.

Lời cầu nguyện của Giosuê tương tự như các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Nó bắt đầu bằng tiếng kêu cứu Thiên Chúa từ đáy lòng, hỏi “tại sao?” Nó nói lên lý do để kêu than (thất trận), rồi kết luận với yếu tố rất chung là: người kêu than nhắc Thiên Chúa rằng vì điều vừa xẩy ra, dân tộc khác có thể nhạo cười Thiên Chúa là bất lực (xem các Tv 74:10, 18; 79:9; 83:4, 16, 18; Tv 106:8; 109:21;143:11). Lời cầu nguyện này cho thấy tâm thức sai lầm của Giosuê. Ông (và cả dân Do Thái) tin rằng nếu họ thất trận, thì hẳn Thiên Chúa cũng thất trận. Có lẽ các dân tộc khác có thể nghĩ Thiên Chúa yếu, nhưng dân Thiên Chúa không nên bận tâm về chuyện này. Họ nên tự hỏi: “tại sao lại xẩy ra thất bại này? Chúng tôi đã làm gì sai?”



Có một số khác biệt giữa lời kêu than này và phần lớn các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Phần lớn các lời kêu than khác dựa vào hy vọng tương lai; lời kêu than này dựa vào quá khứ. Phần lớn các lời kêu than khác cũng chứa đựng một lời tuyên xưng niềm tín thác, như “con không hiểu tình huống này, nhưng con tin nơi Chúa, lạy Chúa”. Giosuê không đưa ra lời tuyên xưng nào như thế. Thực vậy, một số tác giả chỉ ra rằng lời kêu than này không dẫn đến một cuộc thảo luận hay mạc khải sự cứu độ như thường thấy trong các lời kêu than trong các Thánh Vịnh hay trong Isaia. Thay vào đó, nó dẫn tới một loại hình “kiện cáo” kiểu giao ước. Giosuê trình lời khiếu nại của ông rồi bào chữa cho nó. Thiên Chúa, như bên bị, bênh vực cho phía của Người và bằng chứng thì ở phía Người. Và Người phán quyết. Bi thảm thay, chính A-khan và gia đình cùng mọi sở hữu của ông phải bị tiêu diệt (herem).

Bình luận về câu truyện này, có tác giả cho rằng vì 6 chương trước của Sách Giosuê nói tới các chiến thắng oanh liệt của người Do Thái dưới quyền lãnh đạo của Giosuê, người kế vị Môsê, nhưng bỗng đến đầu chương bẩy thì họ thất trận, nên thực tại đời sống hay thực tại thiêng liêng đều giống nhau ở điểm cái say sưa của chiến thắng nhanh chóng được thay thế bởi cái thống khổ hấp hối của chiến bại. Giống hệt Êlia vừa lúc trước đang chiến thắng trên Núi Cácmen, mấy lúc sau đã phải đi trốn tại một hầm hố xa xôi, sợ cho mạng sống mình và than thở cùng Thiên Chúa (1V 19:10).

Nói về thành Ai, đây là mục tiêu kế tiếp trên đường chinh phục vì địa điểm chiến lược của nó. Cũng như với Giêricô, việc chiếm được nó là điều sinh tử đối với việc chinh phục toàn thể lãnh thổ. Nó nhỏ hơn Giêricô, nhưng việc chiếm được nó là điều chủ yếu vì sẽ giúp người Do Thái kiểm soát được lộ chính chạy dọc theo dẫy núi từ Bắc xuống Nam, dọc theo các vùng cao nguyên thuộc miền trung lãnh thổ.

Nhưng người Do Thái đã thất trận tại đây. Đây là thất trận duy nhất của người Do Thái được sách Giosuê ghi lại và là tường trình duy nhất cho thấy người do Thái bị thảm sát trong chiến trận.

Lý do của thất bại trên dĩ nhiên là tội lỗi của A-khan nhưng không thiếu những vấn đề khác khiến Giosuê tấn công Ai trong lúc ông không nên làm như thế. Đã đành, ông rất muốn chinh phục nhiều lãnh thổ hơn theo chỉ thị của Thiên Chúa. Vấn đề chính, như trên đã nói, rõ ràng là ông hơi quá tự tin và quá dựa vào chiến thắng Giêricô, đến quên cả dành thì giờ ở một mình với Thiên Chúa để thỉnh ý Người và xin Người tăng sức mạnh. Nếu ông làm được như thế, hẳn ông biết tội lỗi của A-khan, lo giải quyết chuyện đó trước, thay vì gửi người đi do thám và tấn công dựa vào việc do thám thiếu sót này. Kết quả, người Do Thái không biết gì về tội lỗi của A-khan, đánh giá thấp sức mạnh của kẻ thù, đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội mình và cứ coi Thiên Chúa như chuyện tự nhiên!

Kết quả: thất trận ê chề khiến “Tâm thần của dân sợ hãi như muốn chảy tan ra như nước” (câu 5). Giosuê không còn đường nào khác, phải tới cầu cứu Thiên Chúa.

Ít có nhận định nào đáng lưu ý về lời cầu nguyện trong thất trận này của Giosuê. J. Hampton Keathley, III, một thần học gia Tin Lành, cho rằng hành xử của Giosuê và lời cầu nguyện của ông trong chương 7 này cho thấy dân Chúa, kể cả các bậc anh hùng vĩ đại của Đức Tin, được mô tả với đủ các thiếu sót của họ. Thiên Chúa không hề “chỉnh trang” hình tượng của họ. Thay vào đó, Người cho ta thấy tính người của họ không những vì tính người của họ như thế mà còn là để an ủi chúng ta trong các thất bại của chính chúng ta và thách thức chúng ta hiểu ra rằng Người có thể sử dụng chúng ta nếu chúng ta tín thác nơi Người. Thất bại không phải là tận cùng. Thực vậy, thất bại có thể là cửa sau đưa ta tới thành công; nó có thể chỉ là 1 bắt đầu tùy cách ta đáp ứng. Dĩ nhiên, điều luôn tốt hơn là phạm một vài lỗi lầm và học hỏi từ các lỗi lầm này hơn là lặp đi lặp lại các lỗi lầm cũ. Như thế, các thất trận của ta đâu có giá trị thay đổi cuộc sống.

Điều quan trọng là người của Thiên Chúa không chịu tiếp tục nằm trong bụi bặm thất bại. Chính sự thất bại và ăn năn của họ giúp họ có một quan niệm đầy đủ hơn về ơn thánh Chúa. Họ học biết Người là Thiên Chúa của cơ hội thứ hai dành cho con cái của Người, những kẻ đã không đáp ứng được Người, thậm chí còn cơ hội thứ ba, thứ bốn...

Bởi thế, trước cuộc thất trận và thảm họa tại Ai, Giosuê và các kỳ lão trong dân đã thực hiện nghi thức thọ tang mà Đavít từng làm khi nghe tin Vua Sa-un tử trận và quân đội nhà vua thất trận “Đavít nắm lấy áo mình và xé... rồi họ đã để tang và khóc đến chiều” (2Sm 1:11) hay như Gióp khi nghe tin con trai con gái đều bị nhà sập đè chết hết, bèn “chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất” (G 1:20)...

Cử chỉ sấp mình trước Hòm Bia Giao Ước nói lên thái độ khiêm cung trước mặt Thiên Chúa của Giosuê và các kỳ mục. Họ biểu lộ lòng quan tâm sâu xa đối với Thiên Chúa và nhu cầu cần đến sự can thiệp cũng như đức khôn ngoan của Người.

Ấy thế nhưng, theo Keathley, căn cứ vào những lời sau đây, song song với các tâm tư trên, cũng có một chút tự thán và nghi ngại nào đó.
Câu đầu tiên trong lời cầu nguyện than vãn của Giosuê được Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là: “A! Lạy Đức Chúa Yavê, Người đã đem dân này qua (sông) Yorđan làm gì? Để nạp chúng tôi vào tay dân Amori mà hủy diệt chúng tôi ư? Thà chúng tôi cứ ở bên kia Yorđan có hơn không?” Như trên đã trích dẫn, nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì dịch: "Ôi! Lạy Chúa là ĐỨC CHÚA, sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan mà nộp chúng con vào tay người E-mô-ri để huỷ diệt chúng con? Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không?”



“A!” (tiếng Anh Ah!), hay “Ôi!” (tiếng Anh Alas!) thì, theo Keathley đều là những tiếng than tuyệt vọng. Nhưng “A!” gần như là một sự chuyển nguyên tự (transliteration) tiếng Hípri. Nó thường nói lên tâm thức vô vọng và bại trận. Phần lớn, nó được dùng với “Đức Chúa Yavê” (Cha Thuấn) hay “Chúa là Đức Chúa” (Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ ) dù không luôn chỉ sự tuyệt vọng (1) (Tl 6:22; Grm 1:6; 4:10; 14:13; 32:17; Edk 4:14; 9:8; 11:13).

Điều đáng nói là ở hơi trước, Giosuê mới gọi Thiên Chúa là “Adonai Yahweh” (Đức Chúa Yavê, Chúa là Đức Chúa), chứng tỏ ông thừa nhận thẩm quyền tối cao của Thiên Chúa và tư cách chúa tể của Người trên sinh mạng mình. Ấy thế mà ở ngay hơi tiếp theo, rõ ràng ông muốn tra vấn các mục tiêu và các lời hứa hẹn của Người.

Với câu hỏi “sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan...”, ông hành xử như thể Thiên Chúa không giữ quyền kiểm soát, mắc sai lầm, hoặc như thể Thiên Chúa muốn lừa bịp ông. Quả là vừa đạo hạnh vừa cùng một lúc bác bỏ thẩm quyền và quyền năng của Thiên Chúa vì những điều khác ta có thể nghĩ, nói hay làm. Đây là một minh họa hoàn hảo cho thấy việc ta tập chú vào một vấn đề cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của ta đối với Thiên Chúa, và cái nhìn này, ngược lại, sẽ ảnh hưởng tới đức tin của ta đối với các mục tiêu, kế hoạch, và hứa hẹn của Người.

Một đàng, tập chú sai lầm thường biến trái núi thành gò đống nhỏ. Tin tưởng vào chiến thắng quá khứ thay vì tin tưởng vào Thiên Chúa, Giosuê đã chỉ dán mắt vào sự nhỏ bé của Ai và coi nó chỉ như một gò đống nhỏ. Đàng khác, chỉ luẩn quẩn nghĩ tới thất trận, Giosuê đã biến gò đống nhỏ này thành trái núi quá lớn đến nỗi Chúa Tối Cao cũng không giải quyết nổi!

Bất cứ khi nào, ta bận bịu với một vấn đề hay bất cứ khi nào ta không tập chú tâm tư ta vào Thiên Chúa, ta trở nên vô cảm đối với Ngôi Vị, kế hoạch, các lời hứa, và các mục đích của Thiên Chúa. Lúc này đây, xem ra đầu óc Giosuê không hề nghĩ Thiên Chúa có thể có lý do khi để cho ông bị thất trận hay rất có thể chính ông là nguyên nhân. Trong những lúc như thế, Thiên Chúa không còn là nguồn hy vọng của ta nữa, thay vào đó, Người trở thành một người ma mãnh.

Thành thử ở cuối câu 7 này, Giosuê tỏ ý tiếc đã vuợt sông Giócđan: “Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không?”



Cái nhìn của ta trở nên nông cạn và tiêu cực đối với các mục đích của Thiên Chúa xiết bao khi ta không còn lưu ý gì tới Chúa và chỉ dán mắt vào các hoàn cảnh. Lúc đó, ta sẽ thụt lùi, nhìn trở lui. Khuynh hướng là tiếc nuối “các ngày xưa thân ái”, như các người Do Thái, chỉ biết mơ ước củ hành củ tỏi, nồi thịt Ai Cập mà quên khuấy ở đấy có các đốc công tàn bạo và các hầm bùn lầy lội. Để được thoải mái, ta sẵn sàng bằng lòng với cuộc sống tầm thường hơn là học biết đâu là các trở ngại để ta có thể tiến lên theo đuổi sự ưu việt.

Ở đây, Giosuê cho rằng vì mình đã thất trận, nên mình không thể làm gì được nữa, tốt hơn là đừng chạm trán với kẻ thù. Sự thất bại của ông dường như đã làm yếu cả khả năng của Thiên Chúa trong việc ban cho họ các chiến thắng trong tương lai. Nhưng đây là một giả thuyết sai lầm. Thiên Chúa không bao giờ bị giới hạn bởi các thất bại của ta. Là Chúa Tể Tối Cao, Người có thể làm mọi sự trở nên tốt. Tuy nhiên câu hỏi thứ hai của Giosuê: “Xin đoái thương, lạy Chúa, con biết nói gì đây, sau khi Ít-ra-en phải quay lưng chạy trốn các địch thù?” cho thấy một khía cạnh khác nơi Giosuê bại trận.

Cần ghi nhận điều này: câu “xin đoái thương” hình như chỉ có Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch như thế. Bản của Cha Thuấn, giống bản Thánh Kinh Giêrusalem, dịch là “xin xá lỗi”. Bản The Revised Standard Version của Tin Lành Hoa Kỳ thì dịch là “O Lord”. Giosuê chưa thấy ra việc ông cần phải xin Chúa đoái thương, cùng lắm, ông chỉ xin lỗi thôi. Nhưng ít nhất ông bắt đầu thỉnh ý Thiên Chúa.

Ta biết cuối chương 6 viết rằng Thiên Chúa ở với ông Giô-suê, và danh tiếng ông đồn ra khắp xứ, vì nhờ ơn Chúa, ông đạt hết chiến thắng này tới chiến thắng khác. Với thất trận lần này, ông phải ăn nói sao với dân? Đây quả là lời cầu xin cho có khôn ngoan để có thể trả lời với dân và nhất là đương đầu với các cuộc tấn công của các nước chung quanh chắc chắn sẽ diễn ra chống Israel nhân cơ hội thất bại của dân này.

Nhưng thỉnh ý quan yếu nhất của Giosuê là ở câu hỏi cuối cùng: “Khi đó, Ngài sẽ làm gì để chứng tỏ danh Ngài vĩ đại?”. Keathley thì cho rằng câu hỏi này chứng tỏ Giosuê hết lòng quan tâm và yêu mến Thiên Chúa. Ông sợ tin tức về cuộc thất trận này sẽ làm giảm lòng tôn kính của các dân ngoại đối với Thánh Danh Thiên Chúa.

Nhận định của Keathley và một số tác giả về Lời Cầu Nguyện của Giosuê, như chúng tôi trình bầy trên đây, có vẻ phiến diện ở chỗ chỉ nhận định lời cầu nguyện này một cách biệt lập khỏi truyền thống của các tổ phụ đi trước Giosuê như Ápraham, Giacóp và Môsê.

Thực thế, lời lẽ cũng như nội dung và bố cục trong lời cầu nguyện của Giosuê không khác bao nhiêu so với các lời cầu nguyện của các tiền bối Do Thái, những người từng được giao tiếp và nói chuyện với Thiên Chúa mặt đối mặt, thân mật và xuề xoà đến có thể “trách cứ” nhau, thậm chí “đánh nhau” (Giacóp) mà không ngại ngùng chi.

Thực vậy, trên đây, khi viết về việc “Môsê cầu bầu cho dân”, chúng tôi từng nhấn mạnh rằng: “Lời cầu bầu ấy không những mang dáng dấp ‘xin’ mà còn ‘xỏ’ là đàng khác. Ông áp dụng mọi chiến thuật chiến lược ông nghĩ ra được để thuyết phục Thiên Chúa ..., kể cả việc dùng người Ai Cập để nói “khích” Người: ‘Tại sao người Ai-cập lại có thể rêu rao: Chính vì ác tâm mà Người đã đưa chúng ra, để giết chúng trong miền núi và tiêu diệt chúng khỏi mặt đất?’(Xh 32:12)”. Môsê cầu nguyện như thế đó và ông còn dùng lối cầu xin này nhiều lần nữa (xem Ds 14:15-16; Đnl 9:28).

Trên đây, cũng trong bài này, chúng tôi có chỉ ra rằng: Lời cầu nguyện của Giosuê tương tự như các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Nó bắt đầu bằng tiếng kêu cứu Thiên Chúa từ đáy lòng, hỏi “tại sao?” Nó nói lên lý do để kêu than (thất trận), rồi kết luận với yếu tố rất chung là: người kêu than nhắc Thiên Chúa rằng vì điều vừa xẩy ra, dân tộc khác có thể nhạo cười Thiên Chúa là bất lực. Chính Thánh Vịnh cũng từng theo lối này. Thánh Vịnh 74, chẳng hạn, có tựa đề Than vãn vì Đền Thờ bị tàn phá và thù địch lộng hành, viết như sau (các câu 1-10):

Lạy Chúa Trời, sao cứ mãi bỏ rơi, sao bừng bừng nổi giận với đoàn chiên Ngài hằng chăn dắt?... chốn điêu tàn vạn cổ. Trong thánh điện, quân thù đã phá đổ tan hoang.

Chính chỗ xưa từng làm nơi hội họp, nay đối phương ầm ĩ thét gào; chúng trương cờ làm hiệu kỳ chiến thắng.


Chúng như những kẻ múa rìu trong rừng rậm, vồ búa vung lên, đập tan nát cửa đền.
Thánh điện Ngài, chúng châm lửa đốt, đền thờ Thánh Danh, chúng xúc phạm, chúng san bằng; rồi tự nhủ: "Mình phá hết đi! "
Trong cả xứ, chúng thiêu huỷ mọi nơi thờ phượng. Dấu lạ xưa, chúng con đâu thấy nữa, ngôn sứ cũng chẳng còn. Mãi đến khi nao, ai nào có biết?

Lạy Thiên Chúa, tới bao giờ đối phương còn phỉ báng?
Địch quân cứ nhục mạ danh Ngài mãi mãi sao? (xem thêm Tv 79:9; 83:4, 16, 18; 106:8; 109:21;143:11)

Thành thử, có thể kết luận, dù là con nhà tướng, Giosuê không khác Môsê ở điểm lúc nào cũng chỉ biết dựa vào Thiên Chúa. Liên hệ giữa ông và Thiên Chúa thân mật như cha con đến độ dám dùng cả thủ thuật nói khích để vừa “xin” vừa “xỏ” mà vẫn hy vọng được Người lắng nghe. Quả tình, Thiên Chúa đã nhận lời ông và chỉ cho ông không những lý do thất trận (dân phạm giao ước Thiên Chúa: giữ đồ có án biệt hiến, các câu 7:11-12), cách vượt qua lý do này (tru diệt gia đình A-khan phạm tội giữ đồ biệt hiến, các câu 7:13-15) và nhất là phương án tấn công Ai và bảo đảm thành công, các câu 8:1-2).

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Nên được Cha Thuấn và Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt rất khác như ở Thủ Lãnh 6:22: “Khốn nỗi! Lạy Đức Chúa Yavê” (Cha Thuấn), “Chết tôi rồi, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng của tôi” (CGKPV). Cha Thuấn ghi chú như sau: “Khốn nỗi: Hípri Ahah!Lời cảm thán đau đớn, lo âu, (như Gs 7:7)”. Trong khi Nhóm CGKPV thì chú thích: “theo quan niệm của dân Ít-ra-en, hễ ai thấy Thiên Chúa thì phải chết”.
 
Văn Hóa
Chút tâm tình của Chó ngày đầu năm mới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:11 15/02/2018
Chút tâm tình của Chó ngày đầu năm mới

Mùa Xuân năm mới xin chào các Bạn bốn phương!

Các Bạn theo phong tục nếp sống văn hóa Á Châu vùng trời Việt Nam vào những ngày cuối năm âm lịch Đinh Dậu trong không khí rộn ràng sửa soạn đón mừng mùa Xuân năm mới sắp tới.

Các Bạn có biết mùa Xuân năm mới âm lịch lần này lấy loài Chó chúng tôi làm biểu hiệu, gọi là năm Mậu Tuất không?

Lai lịch làm sao lại lấy loài Chó làm biểu hiệu cho năm nay. Ðiều này liên quan nhiều đến nguồn gốc lịch sử văn hóa từ hàng bao thế kỷ không những dài mà còn phức tạp nữa, nói sao cho hết được. Nhưng theo vòng luân chuyển của niên lịch theo chu kỳ mặt Trăng, cứ cách quãng 12 năm loài Chó chúng tôi lại xuất hiện được đưa ra để đại diện cho cả năm đó.

Mùa Xuân năm mới sắp tới loài Chó chúng tôi được cất tiếng sủa Wao wao gâu gâu vang trời, ba chân bốn cẳng chạy đứng ra làm biểu hiệu cho cả năm với tên Mậu Tuất.

Lần này, chúng tôi loài Chó muốn nói với các Bạn về chuyện nếp sống của loài chó, nhưng mang chút mầu sắc hương vị khác. Xin mời các Bạn cùng theo dõi.

Loài người các Bạn chăm sóc nuôi chúng tôi như thú vật trong nhà. Ðiều đó tốt. Nhưng nhiều khi họ lại đem chúng tôi ra ca ví để mắng nhiếc chửi nhau: Ngu như chó! Quân chó má! Hay đời đen như mõm chó!...

Có thật chúng tôi như thế không đấy?

Tôi nghĩ là chúng tôi không đến nỗi tệ như thế đâu. Chúng tôi là loài thú vật nuôi trong nhà của con người lâu đời nhất hơn các loài thú vật khác. Nuôi chúng tôi cho vui cửa nhà cùng cho việc dọn vệ sinh nữa, nhất là nhà nào có em bé còn nhỏ tuổi! Nhưng bây giờ ở các xã hội văn minh không còn cảnh loài Chó chúng tôi làm việc dọn vệ sinh như ngày xưa nữa đâu!

Chúng tôi không chỉ có khả năng cứu người bị lạc trong vùng thũng lũng hay đồi núi rừng rậm. Chúng tôi được Trời ban cho có một khứu gíac, thính gíac, thị gíac, đôi lỗ mũi, lỗ tai, con mắt rất thính nhậy, ngửi nghe cảm nhận, khám phá những mùi vị chôn dấu sâu kín, hay từ đàng xa bay thoảng qua trong không khí.

Người ta dùng chúng tôi đi tìm ngửi khám phá người hay vật có sự sống bị chôn vùi dưới đống đất gạch vụn đổ nát, nơi nhà đổ, nơi vùng bị động đất. Với lỗ mũi, đôi tai thính nhậy và đôi mắt tinh sáng chúng tôi có thể cảm thấy trước sự gì nguy hiểm vào ban đêm tối trời có thể xảy ra. Vì thế người ta gán cho chúng tôi tên gọi „ chó nghiệp vụ! “

Và bằng tiếng sủa ầm vang báo cho loài người các Bạn nguy cơ tai biến xảy tới mà tránh. Tôi muốn nói đến nhiệm vụ tỉnh thức chăm chỉ cần mẫn canh cửa giữ nhà cho con người.

Khoa học khám nghiệm bảo dưới lòng bàn chân, cùng nơi bụng chúng tôi có một loại “sensor” cực nhậy, có thể nghe bắt được làn những sóng âm vang trong lòng đất, trong không khí từ xa vọng đến.

Ngoài ra loài chó chúng tôi là loài thú vật gia đình sống có tình nghĩa trung thành. Người ta còn ca tụng chúng tôi có lòng biết ơn cao độ, cùng mang niềm vui đến cho chủ nhà và nhất là trẻ em bạn trẻ nhiều lắm!

Bên vùng trời Á châu người ta nuôi chúng tôi còn có mục đích kinh tế nữa đấy. Họ buôn bán chúng tôi khi còn thơ nhỏ, cũng như khi đã lớn.

Kinh tế lợi nhuận còn ở chỗ thân xác xương thịt, cỗ dồi ruột chúng tôi là thức ăn hương vị thơm ngon cho loài người các bạn đấy. Người ta bảo thịt chó chúng tôi vừa rẻ lại vừa ngon, ít mỡ và chỉ cần củ riềng, nắm xả với lá mơ, nước dừa, mắm tôm…là có thể làm được nhiều món ăn ngon miệng lắm!

Ngày nay khoa học đang thí nghiệm nhân giống, biến chế thay đổi theo ý muốn, nói theo ngôn ngữ phòng thí nghiệm là “clowning”, loài chó chúng tôi ra nhiều, không theo phương pháp tự nhiên cha sinh mẹ đẻ.

Ðiều tiến bộ khoa học này hay cùng hấp dẫn, có thể có lợi về phương diện y khoa, và sản xuất kinh tế hàng loạt. Nhưng nó như con dao hai lưỡi, có thể sinh lợi và cũng có thể sinh tai họa cho con người các Bạn đấy!

Tôi không biết xa hơn nhiều, chỉ nghĩ rằng: sự gì nhân tạo biến đổi thì không thiên nhiên, không “ Bio - Genetic” đâu. Và có khi còn gỉa tạo nữa! Mà đã gỉa tạo thì làm sao lành mạnh được!

Hơn nữa, nếu một trăm con chó nhân giống ra đời ở phòng thí nghiệm, con nào cũng giống y hệt con nào, thì làm sao có thể nói là đẹp được? Ðâu còn gì là vẻ đẹp thiên nhiên trăm hoa đua nở nữa?

Rồi loài người còn dùng xương và thịt Chó chúng tôi làm thức ăn lương thực khoái khẩu nữa. Trong khi đó loài chó “Clowning” được bào chế pha trộn có thuốc hóa học làm sao lành mạnh tự nhiên được! Ðiều này có hại, nguy hiểm cho sức khoẻ loài người đấy!

Ngược dòng lịch sử văn hóa loài người xưa nay, người Ai cập thời cổ đại xa xưa tôn vinh loài Chó chúng tôi là quan tòa thẩm phán của người chết và là người cùng đồng hành ở bên kia thế giới!

Triết lý của Hylạp tìm cách cắt nghĩa về bản thể sự sống khác biệt của loài Chó chúng tôi.

Người Roma tiến xa hơn tìm phương pháp nhân trộn giống chó chúng tôi thành nhiều chủng loại khác nhau cho mục đích săn đuổi, mục đích chiến đấu, mục đích xuất cảng những chú chó xinh đẹp, và mục đích cho công việc kéo xe trong nông nghiệp.

Dần dần trong dòng lịch sử đời sống văn minh con người, loài Chó chúng tôi được nhìn với khía cạnh khác, Loài Chó chúng tôi có chỗ đứng khác trong đời sống con người, lẽ dĩ nhiên không phải tất cả mọi chú Chó. Loài chó chúng tôi dần được công nhân trở thành biểu tượng về nhân cách như lòng trung thành, sự tỉnh thức và lòng can đảm. Nhiều người trong cơn nguy khấn bị tấn công, gặp nguy hiểm, Chó chúng tôi đã xông pha cứu khỏi nguy hiểm họ trong đường tơ kẽ tóc.

Nhiều vị vua chúa, hoàng hậu, những người giầu sang địa vị nuôi chúng tôi như một người con yêu cưng và họ rất hãnh diện với „ chú Chó cưng“.

Và càng ngày lòai Chó chúng tôi càng chiếm được cảm tình yêu mến của nhiều người. Chúng tôi trở nên người bạn sống đống rất thân thiết của đời sống họ. Họ săn sóc cưng chiều chúng tôi. Và khi chúng tôi chết người ta chôn cất chúng tôi như một người qua đời.

Nhìều gia đình nuôi Chó chúng tôi coi như người con hay người bạn của đời họ. Chúng tôi không nói không hiểu được tiếng nói của loài người, nhưng con người yêu mến chúng tôi vô điều kiện. Vì chúng tôi mang lại cho họ niềm vui, sự sống động, nhất là sự trung thành gắn bó và lòng biết ơn.

À, trong Kinh thánh nói thuật về quang cảnh hang đá Chúa Giêsu giáng sinh có Cừu, Lừa, Bò, Ba Vua với Lạc đà, nhưng không có con Chó nào. Chúng tôi buồn giận lắm! Các Bạn biết không, chính hài nhi Giêsu sau này khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã luôn nói” Hãy cảnh giác tỉnh thức!”. Về chuyện này có lẽ loài Chó chúng tôi đoạt giải hơn hẳn rồi đấy. Vì ai tỉnh thức chịu khó canh nhà, canh đàn súc vật hơn loài Chó? Thế mà họ lại bỏ quên không nói gì đến chúng tôi!

Dẫu vậy vẫn còn một niềm an ủi cho chúng tôi. Các Mục đồng kéo về hang đá thăm hài nhi Giêsu mới sinh ra, biết đâu lại chẳng đem theo một hai chú Chó cùng đi theo. Vì trong đêm thánh hòa bình đó, loài thú dữ có bà con xa gần với loài chó chúng tôi, chú chó Sói, săn mồi bắt chiên ăn thịt, cũng trở nên hiền hòa thuần thục. Nên Chó chúng tôi không phải canh giữ đoàn súc vật nữa. Và có lẽ cũng nghĩ như thế, nên ngày nay nơi nhiều hang đá giáng sinh, người ta đặt một hai con Chó chen lẫn giữa những con chiên cừu bên cạnh haì nhi Giêsu.

Chắc các Bạn còn nhớ cảnh anh nghèo hèn Ladarô đói khát trong Kinh Thánh (Lc16,21) nằm ăn mày trước của nhà người giầu có sang trọng. Nhưng người giầu có dư thừa của cài thức ăn mà lại nghèo tấm lòng thương xót với người nghèo. Loài Chó chúng tôi quanh quẩn nơi đó lại có nghĩa cử thương cảm với anh nghèo Ladaro. Chó đến liếm sạch những vết thương máu mủ đau đớn nơi thân thể anh ta.

Có lẽ Bạn sẽ nghĩ, như thế làm đau đớn Ladaro chăng! Không đâu, Chó chúng tôi không cắn anh ta, nhưng dùng lưỡi mềm liếm chỗ vết thương thôi. Nước bọt loài Chó chúng tôi tiết ra rửa sạch và khử trùng, tựa như một loại thuốc tốt, làm dịu cơn đau chữa lành vết thương anh ăn mày Ladaro.

Trong Kinh Thánh Chúa Giêsu cũng nói đến người bỏ nhà đi sống hoang đàng vấp vào cuộc sống khổ sở nghèo đói như một con chó! Nhưng vì biết ăn năn hối hận, anh ta lên đường trở về nhà với cha mình. Người cha không xét gì đến qúa khứ. Trái lại ông vui mừng đón anh ta trở về nhà.( Lc 15,20) Như thế, Tình thương yêu của Thiên Chúa dành cho hết mọi người.

Loài Chó chúng tôi được sinh ra có nhiệm vụ tỉnh thức canh chừng, sủa wao wao gâu gâu báo động mách chỉ. Tiếng sủa có thể làm chói tai nhiều người. Nhưng có lẽ không làm chói tai Thiên Chúa đâu. Vì Ngài dựng nên chúng tôi như thế, và chúng tôi sống với tấm lòng chân thành hết cả tâm can.

Chúa Giêsu đến trần gian mang ân đức cứu chuộc cho hết mọi người, kể cả những người nghèo hèn khổ cực, kém cỏi bị ví coi khinh như loài chó!

Ðã có người thắc mắc: Phải chăng cả loài vật như Chó cũng được Chúa cứu chuộc ? Tôi không biết điều đó. Nhưng thiển nghĩ: chúng tôi cũng là loài thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên trong công trình tạo dựng của Ngài mà!

Nguyên điều này đã làm chúng tôi vui rồi và phấn khởi hy vọng nhiều!

Chúc mừng năm mới Mậu Tuất!

Lm. Ðaminh Nguyễn ngọc Long
 
Người Công Giáo có kiêng cữ theo một số phong tục tập quán Ngày Tết không?
Nguyễn Sư
19:40 15/02/2018
KIÊNG CỮ NGÀY TẾT

(Bài này do một độc giả gửi về nói về một số những kiêng cữ trong ngày Tết... Đại đa số người Công Giáo không tin và kiêng cữ những điều này... Chúng tôi đăng lên để rộng đường dư luận)

Tuy các vị tiền nhân đã anh dũng giành lại độc lập sau hơn một ngàn năm người Tàu đô hộ và thống trị đất nước, nhưng từ nếp sống văn hóa đến phong tục tập quán dân tộc Trung Hoa đã ăn sâu vào đời sống người Việt Nam. Rất nhiều phong tục tập quán tốt đẹp rất hữu ích cần có giá trị về đạo đức nhân văn không những cần được bảo tồn mà cần phát huy.

Song song với những nét đẹp đó còn có những "hủ tục" mà ta thường gọi là "MÊ TÍN, TIN DỊ ĐOAN", Trong số người tin không thiếu những người "vô thần" những người "Công Giáo". Một vài ví dụ điển hình:

- Xem tuổi khi dựng vợ gả chồng,
- Xem ngày tổ chức hôn lễ, ngày xuất hành đầu năm,
- Xem ngày khởi công xây nhà, hay ngày dọn về nhà mới,
- Tin giờ linh để động quan, hạ huyệt,
- Tin tuổi người đạp đất năm mới.
và còn nhiều thứ để "xem" và để "tin".

Trong những ngày bận rộn sắm tết, xin gởi tặng nhưng ai thường kiêng cữ trong ngày Tết
Bài thơ (mấy năm trước tôi đã sưu tầm trên Internet) để chúng ta cùng nhau suy gẫm:

Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng,
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền,
Mua "chuối" sợ trượt rồi vấp té,
Mua "lê" sợ mách lẻo xóm giềng,
Mua "bom" sợ suốt năm toàn nổ,
Mua "xoài" sợ nằm không dậy nổi,
Mua "cam" sợ âm thầm chịu đựng,
Mua "táo" sợ rồi bón cả năm,
"Dưa" thì sợ dây dưa mãi,
"Bánh tét" sẽ bị rách cả năm,
"Sầu riêng" càng nên không dám rớ,
"Măng cụt" thì ngại kẹt ngõ ra,
Ngoài ra cần cữ cả "thanh long",
Bởi vì số phận phải long đong,
Trái "tắc" lại cần kiêng thật kỹ,
Bế tắc mọi điều xui cả năm,
"Bánh ít" không nên ăn ngày tết,
Cữ gì đây nữa hỡi người????
Ô thôi đã vậy đừng sắm sửa,
Vậy thì bàn cúng sẽ trống không!
Trụi lủi trụi lơ khỏi tốn tiền,
Chỉ cần bình lọ với bó bông,
Xuân đến xuân đi ba ngày tết,
Đỡ lo bánh trái mừng ra phết,
Thôi thì ta chưng Hoa với quả,
"Cầu" cho "đủ" "xài" khỏi lo xa.

(Ba Mươi Tết Mậu Tuất)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bánh Chưng Tết
Diệp Hài Dung
08:56 15/02/2018
BÁNH CHƯNG TẾT
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Đêm giao thừa chiếc bánh chưng mẹ gói
Lá chuối xanh mỗi lớp một niềm vui
Bánh năm nay đẹp như con gái mẹ!
Da mịn màng và cũng đượm nét duyên.
(Trích thơ của Lê Hoàng Trúc)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tết Nắng Xuân
Nguyễn Đức Cung
23:09 15/02/2018
HOA TẾT NẮNG XUÂN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Qua Hoa Tết vui nở dưới nắng xuân
Gia đình Trang Ảnh Nghệ Thuật
Chiêm/Niệm/Thiền
Kính chúc Quý độc giả
năm Mậu Tuất
Thân tâm an lạc và vạn sự như ý.
Trân trọng.
 
Thánh Ca
Tâm Sự Mùa Xuân – Sáng tác: Thiên Lý – Trình bày: Đình Trinh
VietCatholic Network
17:34 15/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây