Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy yêu kẻ thù
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
01:03 15/02/2017
Chúa nhật 7 Thường niên A
“Hãy yêu kẻ thù”
Tin Mừng các Chúa Nhật liên tiếp trình bày những giáo huấn mới mẻ của Chúa Giêsu so với luật cũ của Cựu ước.
Chúa Nhật IV, Chúa Giêsu là Môisen mới, đứng trên núi Sinai mới (núi Bát Phúc) công bố luật mới của Nước Trời (Tám mối Phúc thật).
Chúa Nhật V, sau khi công bố Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ, những công dân mới của Nước Trời, hãy đem những giáo huấn của Người ra thi hành. Sứ mạng cao cả của người công dân Nước Trời là muối cho đời, ánh sáng thế gian.
Chúa Nhật VI, Chúa Giêsu so sánh luật mới của Người với luật cũ của Môisen. Luật mới kiện toàn luật cũ. Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể:
• Luật cũ cấm giết người. Luật mới dạy, phải coi người khác là anh em. Thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau.
• Luật cũ cấm hành vi ngoại tình. Luật mới ngăn chặn ngoại tình từ ước muốn. Cần chặn đứng những gì gây nên ước muốn xấu xa như con mắt, cái tay, cái chân…
• Luật cũ quy định thủ tục li dị. Luật mới triệt để cấm li dị.
• Luật cũ cấm thề gian. Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chúa Nhật VII, Chúa Giêsu tiếp tục giáo huấn hoàn thiện luật cũ.
• Luật cũ dạy yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy chỉ giới hạn trong những người Israel với nhau. Luật mới dạy phải mở rộng yêu thương đến kẻ thù nữa.
• Tinh thần luật cũ “mắt đền mắt, răng đền răng”. Pháp lý của Chúa Giêsu hoàn toàn mới mẻ. Chúa mở ra con đường mới: thiện thắng ác, tình yêu thắng hận thù.
• Tinh thần luật cũ là chỉ yêu thương người đồng bào. Giáo huấn mới là hãy yêu thương thù địch và làm ơn để báo oán.
1. “Hãy yêu kẻ thù”
“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo nhất của Chúa Giêsu. Người đã cắt nghĩa rất cụ thể. Yêu thương kẻ thù là :
• Làm ơn cho kẻ ghét mình.
• Chúc phúc cho người nguyền rủa mình.
• Cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.
• Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.
• Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.
• Ai lấy gì thì đừng đòi lại…
Lý do của thái độ nhân ái, lòng yêu thương bao la ấy là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời "Người làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương…".
“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nổ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người. “Yêu thương kẻ thù” là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.
Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Chúa Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là để nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quãng đại tha thứ.
“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Chúa đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá.
Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may để sám hối và canh tân.
Như vậy Chúa Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
2. Tại sao phải yêu kẻ thù?
Yêu người yêu mình thì dễ. Yêu kẻ làm hại mình thật khó biết bao! Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: “Lấy oán báo oán, oán chập chùng. Lấy đức báo oán, oán tiêu tan”. Lấy oán báo oán chỉ thêm hận thù mà thôi. Bạo lực sẽ kéo theo bạo lực. Câu chuyện tình bất hủ Roméo và Juliette đã đi vào lịch sử nhân loại. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã viết thi ca âm nhạc ca tụng tình yêu. Những vỡ kịch những cuốn phim diễn tả hấp dẫn mối tình lãng mạn của đôi tình nhân trẻ. Nếu câu chuyện tình của họ được kết thúc một cách tốt đẹp và bình thường, chắc sẽ không có ai nhắc đến. Nhưng Roméo Juliette là nạn nhân của sự thù hận giữa hai gia tộc. Không ai có thể tìm cách để giải hòa được sự thù hận ấy. Sự thù hận dẫn đến mất mát cho cả hai bên. Sự thù hận đã cướp đi mạng sống của đôi bạn trẻ yêu nhau tha thiết. Sự thù hận giết chết một mối tình đẹp, nhân loại ngàn đời xót xa nuối tiếc. Sự thù hận khởi đi từ tâm hồn ích kỷ. Bảo vệ mình bằng sự trả thù, thì càng mất mát hơn và hận thù hận ngày càng dâng cao.
Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong một ca khúc: Kẻ thù tôi đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai ? Đã là người thì ai cũng có những sai lỗi. Nhân vô thập toàn. Hơn nữa, mỗi người lại có những tính tình và sở thích riêng biệt, bá nhân bá tánh. Vì vậy, đã sống chung cùng nhau chúng ta không thể nào tránh đi cho hết những va chạm, những bực bội và những buồn phiền. Vậy nếu hễ tức giận là báo thù, thì tôi sẽ phải báo thù kẻ lạ cũng như người quen, kẻ ngoài xã hội cũng như người trong gia đình, kẻ bên trái cũng như những người bên phải, kẻ đàng trước cũng như người đàng sau, nghĩa là phải tẩy chay, phải thanh toán hết mọi thứ người trên mặt đất này. Phạm Duy khuyên đừng giết người vì tuy là kẻ thù, nhưng họ vẫn là người, vẫn giống chúng ta.
3. Tình yêu biến kẻ thù thành bạn hữu.
Trong cuộc sống, chúng ta va chạm nhau rất nhiều qua lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, một câu truyện bịa đặt thêm nếm cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn. Chúng ta cố gắng xây dựng hòa bình bằng sự chân thật và tình yêu thương tha thứ.Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn (Ep 4,26).
Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, lẽ nào Người lại tiêu diệt nó chứ ? Chúa Giêsu đến để đẩy lui sự ác, xóa bỏ tội lỗi. Chúa không đến để tiêu diệt người tội lỗi mà để cứu vớt. Tình yêu là vũ khí mạnh nhất để đẩy lui tội lỗi nơi con người, làm thay đổi một con người. Chỉ có ánh sáng mới xóa tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù ghen ghét. Tình yêu có phép mầu biến kẻ thù thành bạn hữu. Tình yêu có sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Đối với người Kitô hữu, lý do căn bản để yêu thương kẻ thù chính là Lời Chúa: ”Anh em hãy yêu kẻ thù…Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35).
Câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:Sư tử ốm đã một tuần nay và nằm trong hang không dậy được. Nó buồn lắm vì là chúa tể sơn lâm mà chẳng con vật nào đến thăm hỏi hay mang cho nó chút quà gì cả. Nhìn cây hoa hồng bên cạnh, lúc nào cũng có bướm, có ong, có chim chóc ríu rít, đến bay lượn vui vẻ. Sư tử bèn hỏi cây hoa hồng:Hoa hồng ơi, vì sao ngươi mảnh dẻ yếu ớt như thế, mà lúc nào cũng có bạn bè đến thăm vui vẻ, còn ta là chúa tể sơn lâm mà chẳng có con vật nào đến thăm ta cả ?
Hoa hồng trả lời:Vì tôi luôn tặng cho mọi loài màu sắc tươi đẹp và hương thơm ngào ngạt khi mọi loài đến với tôi. Còn ngài là chúa tể sơn lâm uy quyền, nhưng ngài có tặng cho những con vật bé nhỏ thuộc hạ của ngài cái gì đâu ?
Hoa hồng là hình ảnh của con người biết yêu thương.
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin thương củng cố tình thương của Chúa trong trái tim con, để mỗi ngày con được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Xin thánh hóa tình yêu trong con, cho con biết yêu mến mọi người. Amen.
“Hãy yêu kẻ thù”
Tin Mừng các Chúa Nhật liên tiếp trình bày những giáo huấn mới mẻ của Chúa Giêsu so với luật cũ của Cựu ước.
Chúa Nhật IV, Chúa Giêsu là Môisen mới, đứng trên núi Sinai mới (núi Bát Phúc) công bố luật mới của Nước Trời (Tám mối Phúc thật).
Chúa Nhật V, sau khi công bố Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ, những công dân mới của Nước Trời, hãy đem những giáo huấn của Người ra thi hành. Sứ mạng cao cả của người công dân Nước Trời là muối cho đời, ánh sáng thế gian.
Chúa Nhật VI, Chúa Giêsu so sánh luật mới của Người với luật cũ của Môisen. Luật mới kiện toàn luật cũ. Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể:
• Luật cũ cấm giết người. Luật mới dạy, phải coi người khác là anh em. Thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau.
• Luật cũ cấm hành vi ngoại tình. Luật mới ngăn chặn ngoại tình từ ước muốn. Cần chặn đứng những gì gây nên ước muốn xấu xa như con mắt, cái tay, cái chân…
• Luật cũ quy định thủ tục li dị. Luật mới triệt để cấm li dị.
• Luật cũ cấm thề gian. Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chúa Nhật VII, Chúa Giêsu tiếp tục giáo huấn hoàn thiện luật cũ.
• Luật cũ dạy yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy chỉ giới hạn trong những người Israel với nhau. Luật mới dạy phải mở rộng yêu thương đến kẻ thù nữa.
• Tinh thần luật cũ “mắt đền mắt, răng đền răng”. Pháp lý của Chúa Giêsu hoàn toàn mới mẻ. Chúa mở ra con đường mới: thiện thắng ác, tình yêu thắng hận thù.
• Tinh thần luật cũ là chỉ yêu thương người đồng bào. Giáo huấn mới là hãy yêu thương thù địch và làm ơn để báo oán.
1. “Hãy yêu kẻ thù”
“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo nhất của Chúa Giêsu. Người đã cắt nghĩa rất cụ thể. Yêu thương kẻ thù là :
• Làm ơn cho kẻ ghét mình.
• Chúc phúc cho người nguyền rủa mình.
• Cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.
• Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.
• Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.
• Ai lấy gì thì đừng đòi lại…
Lý do của thái độ nhân ái, lòng yêu thương bao la ấy là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời "Người làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương…".
“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nổ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người. “Yêu thương kẻ thù” là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.
Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Chúa Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là để nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quãng đại tha thứ.
“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Chúa đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá.
Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may để sám hối và canh tân.
Như vậy Chúa Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
2. Tại sao phải yêu kẻ thù?
Yêu người yêu mình thì dễ. Yêu kẻ làm hại mình thật khó biết bao! Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: “Lấy oán báo oán, oán chập chùng. Lấy đức báo oán, oán tiêu tan”. Lấy oán báo oán chỉ thêm hận thù mà thôi. Bạo lực sẽ kéo theo bạo lực. Câu chuyện tình bất hủ Roméo và Juliette đã đi vào lịch sử nhân loại. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã viết thi ca âm nhạc ca tụng tình yêu. Những vỡ kịch những cuốn phim diễn tả hấp dẫn mối tình lãng mạn của đôi tình nhân trẻ. Nếu câu chuyện tình của họ được kết thúc một cách tốt đẹp và bình thường, chắc sẽ không có ai nhắc đến. Nhưng Roméo Juliette là nạn nhân của sự thù hận giữa hai gia tộc. Không ai có thể tìm cách để giải hòa được sự thù hận ấy. Sự thù hận dẫn đến mất mát cho cả hai bên. Sự thù hận đã cướp đi mạng sống của đôi bạn trẻ yêu nhau tha thiết. Sự thù hận giết chết một mối tình đẹp, nhân loại ngàn đời xót xa nuối tiếc. Sự thù hận khởi đi từ tâm hồn ích kỷ. Bảo vệ mình bằng sự trả thù, thì càng mất mát hơn và hận thù hận ngày càng dâng cao.
Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong một ca khúc: Kẻ thù tôi đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai ? Đã là người thì ai cũng có những sai lỗi. Nhân vô thập toàn. Hơn nữa, mỗi người lại có những tính tình và sở thích riêng biệt, bá nhân bá tánh. Vì vậy, đã sống chung cùng nhau chúng ta không thể nào tránh đi cho hết những va chạm, những bực bội và những buồn phiền. Vậy nếu hễ tức giận là báo thù, thì tôi sẽ phải báo thù kẻ lạ cũng như người quen, kẻ ngoài xã hội cũng như người trong gia đình, kẻ bên trái cũng như những người bên phải, kẻ đàng trước cũng như người đàng sau, nghĩa là phải tẩy chay, phải thanh toán hết mọi thứ người trên mặt đất này. Phạm Duy khuyên đừng giết người vì tuy là kẻ thù, nhưng họ vẫn là người, vẫn giống chúng ta.
3. Tình yêu biến kẻ thù thành bạn hữu.
Trong cuộc sống, chúng ta va chạm nhau rất nhiều qua lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, một câu truyện bịa đặt thêm nếm cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn. Chúng ta cố gắng xây dựng hòa bình bằng sự chân thật và tình yêu thương tha thứ.Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn (Ep 4,26).
Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, lẽ nào Người lại tiêu diệt nó chứ ? Chúa Giêsu đến để đẩy lui sự ác, xóa bỏ tội lỗi. Chúa không đến để tiêu diệt người tội lỗi mà để cứu vớt. Tình yêu là vũ khí mạnh nhất để đẩy lui tội lỗi nơi con người, làm thay đổi một con người. Chỉ có ánh sáng mới xóa tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù ghen ghét. Tình yêu có phép mầu biến kẻ thù thành bạn hữu. Tình yêu có sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Đối với người Kitô hữu, lý do căn bản để yêu thương kẻ thù chính là Lời Chúa: ”Anh em hãy yêu kẻ thù…Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35).
Câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:Sư tử ốm đã một tuần nay và nằm trong hang không dậy được. Nó buồn lắm vì là chúa tể sơn lâm mà chẳng con vật nào đến thăm hỏi hay mang cho nó chút quà gì cả. Nhìn cây hoa hồng bên cạnh, lúc nào cũng có bướm, có ong, có chim chóc ríu rít, đến bay lượn vui vẻ. Sư tử bèn hỏi cây hoa hồng:Hoa hồng ơi, vì sao ngươi mảnh dẻ yếu ớt như thế, mà lúc nào cũng có bạn bè đến thăm vui vẻ, còn ta là chúa tể sơn lâm mà chẳng có con vật nào đến thăm ta cả ?
Hoa hồng trả lời:Vì tôi luôn tặng cho mọi loài màu sắc tươi đẹp và hương thơm ngào ngạt khi mọi loài đến với tôi. Còn ngài là chúa tể sơn lâm uy quyền, nhưng ngài có tặng cho những con vật bé nhỏ thuộc hạ của ngài cái gì đâu ?
Hoa hồng là hình ảnh của con người biết yêu thương.
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin thương củng cố tình thương của Chúa trong trái tim con, để mỗi ngày con được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Xin thánh hóa tình yêu trong con, cho con biết yêu mến mọi người. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo sư Richard Madsen: Trung Quốc theo đuổi các cuộc đàm phán với Vatican là nhằm tiêu diệt Giáo Hội tại Hoa Lục
J.B. Đặng Minh An dịch
23:46 15/02/2017
Mặc dù có những điểm hội tụ về lợi ích giữa Trung Quốc và Vatican trong việc bổ nhiệm các giám mục, hy vọng của hai bên rất khác nhau: Tòa Thánh muốn làm cho Giáo Hội tại Hoa Lục trở thành một phần quan trọng trong xã hội Trung Quốc; trong khi đó, Bắc Kinh trái lại “thực sự hy vọng tiêu diệt bằng được Giáo Hội này.” Đây là kết luận của giáo sư Richard Madsen, sau bài viết của Đức Hồng Y Thang Hán về tương lai của cuộc đối thoại Trung quốc -Vatican từ quan điểm Giáo Hội học. Giáo sư Richard Madsen, là một nhà xã hội học về tôn giáo của Đại học San Diego (California), đã từng hợp tác lâu dài với Đại học Phục Đán (复旦大学) ở Thượng Hải. Dưới đây là toàn văn bài viết của Giáo sư Richard Madsen. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: Richard Madsen: In China-Holy See dialogue, Beijing wants to destroy, or at least weaken the Church. Bản dịch Việt ngữ của J.B. Đặng Minh An.
Tôi không có bất kỳ thông tin nội bộ nào về tình trạng của các cuộc đàm phán giữa Vatican và Bắc Kinh. Tôi đã được đọc các báo cáo khác nhau từ các phương tiện truyền thông quốc tế, truyền thông Trung Quốc, và các phương tiện truyền thông hữu quan của Giáo Hội. Dựa trên những nghiên cứu của tôi trong nhiều năm qua về tình hình Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, đây là những gì tôi nhận định.
Trước tiên, tôi sẽ cẩn thận về giả định cho rằng một thỏa thuận đã đạt được cho đến khi có thông báo chính thức về thoả thuận này. Năm 1999, trên báo chí người ta tường thuật rộng rãi rằng việc bình thường hóa quan hệ Vatican - Trung Quốc sắp xảy ra; và rồi đột nhiên mọi chuyện sụp đổ, dẫn đến một giai đoạn mới đầy những mâu thuẫn giữa lãnh đạo Giáo Hội và chính quyền Trung Quốc. Vào thời điểm đó, theo như tôi được biết (từ một người tham dự chặt chẽ trong các cuộc đàm phán), trở ngại chính là vấn đề về tình trạng của Giáo Hội “không chính thức” hoặc “hầm trú”. Điều này, tôi nghĩ rằng, vẫn còn là một trở ngại lớn.
Tuy nhiên, lần này có những yếu tố khác có thể dẫn đến một cuộc đàm phán thành công. Thứ nhất, mục tiêu ban đầu có vẻ tương đối khiêm tốn hơn rất nhiều. Vào năm 1999, nội dung của các cuộc đàm phán là một giải pháp trọn gói cho toàn bộ các vấn đề bao gồm cả việc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Trung Quốc và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Lần này, các nỗ lực dường như nhắm vào các bước tương đối khiêm tốn hơn. Mặc khác, lần này có chút giao thoa về lợi ích giữa hai bên trong các vấn đề liên quan.
Hai bên đều nhắm đến vấn đề giao tiếp và kiểm soát hàng giáo phẩm Công Giáo tại Trung Quốc. Chế độ Tập Cận Bình muốn thiết lập một chế độ “pháp quyền” sâu rộng hơn tại Trung Quốc. Nó muốn kiện toàn hệ thống thực thi pháp luật để mang lại một khả năng trung ương tập quyền hiệu quả hơn tại Trung Quốc. Trong khi đó, Vatican muốn củng cố những gì ta có thể gọi là việc thực thi những quy tắc về giáo luật. Tòa Thánh muốn giao tiếp tốt hơn với các giám mục Công Giáo và các thành viên Giáo Hội để chắc chắn rằng các giám mục và các linh mục duy trì đạo lý và luân lý Công Giáo chính thống và tôn trọng ít nhất là các nguyên tắc cơ bản của giáo luật.
Một phần quan trọng của vấn đề là việc bổ nhiệm các giám mục. Phần lớn các giám mục do Chính phủ Trung Quốc bổ nhiệm trong Giáo Hội chính thức trên thực tế cũng được Vatican chấp thuận. Việc nhìn nhận này diễn ra thông qua các cuộc đàm phán phức tạp, kín đáo giữa các quan chức Giáo Hội và các quan chức Trung Quốc trong một cách thức thực ra không bên nào cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Các cuộc đàm phán này có tính chất chín bỏ làm mười. Việc thương thảo không dựa trên các tuyên bố công khai, và các thủ tục phê duyệt chính thức. Thành công của những thương thảo này phụ thuộc nhiều vào những ý kiến của địa phương. Đồng thời, Vatican lại có rất ít các thông tin hoàn hảo khi tiến hành các đàm phán này. Có một đại diện của Vatican tại Hương Cảng, tương đương với một vị sứ thần hay một vị đại sứ, nhưng không chính thức, và công việc của ngài là trở thành một kênh thông tin liên lạc với Giáo Hội tại Trung Quốc. Nhưng bản thân ngài không được phép của chính phủ Trung Quốc để thăm Hoa Lục; và ngài chỉ có thể dựa vào các thông tin thu thập được bởi các vị khách không chính thức đến và đi từ Hương Cảng. Nếu Vatican có thể hợp thức hoá kênh liên lạc này thì sẽ tốt hơn nhiều và nhiều người cảm thấy lý thú khi quan sát xem liệu các cuộc đàm phán với Trung Quốc có dẫn đến điều này hay không.
Cũng sẽ là tốt nếu có một thủ tục chính thức phê duyệt các giám mục có thể chấp nhận được cho cả Vatican và chính phủ Trung Quốc. Các cuộc đàm phán hiện nay dường như tập trung vào việc thiết lập một quy trình chính thức như vậy. Trong quá khứ đã có một đề xuất gọi là “mô hình Việt Nam”, trong đó Vatican đề xuất ba ứng cử viên và nhà cầm quyền chọn một vị trong số đó. Tin tức báo cáo từ Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc lại muốn điều ngược lại, đề nghị của Trung Quốc là chính phủ chọn ba ứng viên và Vatican được chọn một. Điều này tất nhiên mang lại cho chính phủ Trung Quốc nhiều quyền lực hơn trong việc bổ nhiệm Giám Mục. Liệu Vatican chấp nhận đề nghị này hay tìm cách sửa đổi đôi chút đang là một mối quan tâm của nhiều người.
Một vấn đề khác là tình trạng của các giám mục là những người gần đây đã được chính quyền Trung Quốc chấp thuận, nhưng bị Vatican từ chối. Có tám giám mục hiện trong tình trạng này. Khi chấp nhận được tấn phong mà không cần sự chấp thuận của Vatican, họ đã bị vạ tuyệt thông. Chính phủ Trung Quốc muốn các vạ tuyệt thông phải được tha và các giám mục này phải được Tòa Thánh phê chuẩn chính thức. Trong khuôn khổ của năm Thánh Lòng Thương Xót được công bố bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican dường như sẵn sàng để tha các vạ tuyệt thông này và thậm chí sẵn sàng công nhận một cách chính thức ít nhất là bốn người trong số các giám mục này. Bốn người còn lại đã vi phạm nghiêm trọng giáo luật, họ có vợ hoặc bạn gái, hay thậm chí làm những việc khác không thể chấp nhận được đối với Giáo Hội. (Do không có thông tin chính xác, Vatican không có kiến thức rõ ràng về vấn đề này.) Một số người nói rằng đã có một sự thúc đẩy để kết thúc các cuộc đàm phán trước khi Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào cuối tháng Mười Một năm ngoái. Nhưng lòng thương xót thì làm gì có giới hạn và chẳng có ngày hết hạn đâu. Tôi đã nghe một số dấu hiệu cho thấy rằng Vatican không muốn bị ràng buộc bởi một hạn chót nào cả.
Vấn đề cuối cùng, khó khăn nhất, là vấn đề về tình trạng của các giám mục thuộc Giáo Hội không chính thức hay còn gọi là Giáo Hội “thầm lặng”. Các vị là những người tuyên xưng lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng, nhưng không được sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc. Nhiều người trong số các vị đã phải chịu đựng lao tù hay phải chịu đựng rất nhiều các hình thức bách hại khác vì đức tin của họ. Vatican muốn có một sự giao tiếp và giám sát tốt hơn đối với các ngài. Nhiều người trong số các vị đã được tấn phong giám mục theo đúng những quy định về tình trạng bức bách theo đó các giám mục thầm lặng có quyền lựa chọn người kế nhiệm mình mà không qua quá trình phê chuẩn bình thường của bộ máy hành chính của Vatican. Các ngài thường hành xử độc lập và trong một số trường hợp Vatican có thể có những nghi ngại về tính chính thống hay khả năng lãnh đạo của các ngài. (Thu thập các thông tin về các vị này khó khăn hơn nhiều so với trường hợp các giám mục của Giáo Hội chính thức.) Chính quyền Trung Quốc cũng muốn kiểm soát tốt hơn các ngài bởi vì nó không thích các tác nhân độc lập như thế. Nhưng mặc dù có một sự hội tụ lợi ích giữa Vatican và chính quyền Trung Quốc, cũng có một sự phân kỳ rất đáng kể. Vatican muốn tôn trọng và thừa nhận sự nhiệt tâm tông đồ và lòng trung thành của các giám mục, nhưng chính phủ muốn ngăn chặn các ngài và thậm chí xem các ngài như một mối đe dọa về chính trị.
Điều đáng quan tâm và có tính chất định đoạt đối với các cuộc đàm phán giữa Vatican và Trung Quốc là liệu hai bên có thể đồng ý với nhau hay không về tình trạng của các giám mục và các tín hữu thuộc Giáo Hội thầm lặng. Nếu các tín hữu thầm lặng cảm nhận rằng Vatican đang bỏ rơi họ, thì họ có thể xem đây là một sự phản bội của Tòa Thánh đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và sẽ gây ra những chia rẽ nghiêm trọng trong Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất hồ hởi phấn khởi trước viễn tượng này. Các hành động của nhà cầm quyền Bắc kinh trong những năm qua cho thấy nó thèm khát muốn nhìn thấy Giáo Hội tại đất nước này suy yếu, và những chia rẽ sâu đậm hơn trong Giáo Hội sẽ giúp nó thực hiện điều này.
Mặc dù có thể có một số hội tụ lợi ích giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc về một số khía cạnh liên quan đến việc quản lý Giáo Hội Công Giáo, chắc chắn là có sự phân kỳ trong niềm hy vọng cho tương lai của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Các nhà đàm phán phải ý thức rõ về điều này.
Lá thư mới của Đức Hồng Y Thang Hán xác nhận sự hiểu biết này. Tuy nhiên, điều mới lạ đối với tôi là họ có thể đạt được một thỏa thuận về vấn đề đầu tiên trong những vấn đề tôi đã đề cập mà không lý gì đến hai điều còn lại. Tôi nghĩ rằng ba vấn đề phải là một “gói”. Nhưng có lẽ người ta chú trọng hơn đến sự hội tụ lợi ích trong việc thiết lập một phương pháp chính thức để lựa chọn các giám mục. Đức Hồng Y Thang Hán cho rằng việc này sẽ xây dựng lòng tin để từ đó cho phép tiến đến giải pháp cho các vấn đề khác. Và ngài cho rằng thậm chí dù không hoàn thiện nhưng “tự do cơ bản” vẫn tốt hơn. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng những hy vọng của hai bên là rất khác nhau: Một bên hy vọng sẽ làm cho Giáo Hội trở thành một phần quan trọng trong xã hội Trung Quốc; còn bên kia thực sự hy vọng tiêu diệt cho bằng được Giáo Hội này. Tôi hy vọng rằng các nhà đàm phán Vatican hiểu được điều này.
Tôi không có bất kỳ thông tin nội bộ nào về tình trạng của các cuộc đàm phán giữa Vatican và Bắc Kinh. Tôi đã được đọc các báo cáo khác nhau từ các phương tiện truyền thông quốc tế, truyền thông Trung Quốc, và các phương tiện truyền thông hữu quan của Giáo Hội. Dựa trên những nghiên cứu của tôi trong nhiều năm qua về tình hình Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, đây là những gì tôi nhận định.
Trước tiên, tôi sẽ cẩn thận về giả định cho rằng một thỏa thuận đã đạt được cho đến khi có thông báo chính thức về thoả thuận này. Năm 1999, trên báo chí người ta tường thuật rộng rãi rằng việc bình thường hóa quan hệ Vatican - Trung Quốc sắp xảy ra; và rồi đột nhiên mọi chuyện sụp đổ, dẫn đến một giai đoạn mới đầy những mâu thuẫn giữa lãnh đạo Giáo Hội và chính quyền Trung Quốc. Vào thời điểm đó, theo như tôi được biết (từ một người tham dự chặt chẽ trong các cuộc đàm phán), trở ngại chính là vấn đề về tình trạng của Giáo Hội “không chính thức” hoặc “hầm trú”. Điều này, tôi nghĩ rằng, vẫn còn là một trở ngại lớn.
Tuy nhiên, lần này có những yếu tố khác có thể dẫn đến một cuộc đàm phán thành công. Thứ nhất, mục tiêu ban đầu có vẻ tương đối khiêm tốn hơn rất nhiều. Vào năm 1999, nội dung của các cuộc đàm phán là một giải pháp trọn gói cho toàn bộ các vấn đề bao gồm cả việc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Trung Quốc và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Lần này, các nỗ lực dường như nhắm vào các bước tương đối khiêm tốn hơn. Mặc khác, lần này có chút giao thoa về lợi ích giữa hai bên trong các vấn đề liên quan.
Hai bên đều nhắm đến vấn đề giao tiếp và kiểm soát hàng giáo phẩm Công Giáo tại Trung Quốc. Chế độ Tập Cận Bình muốn thiết lập một chế độ “pháp quyền” sâu rộng hơn tại Trung Quốc. Nó muốn kiện toàn hệ thống thực thi pháp luật để mang lại một khả năng trung ương tập quyền hiệu quả hơn tại Trung Quốc. Trong khi đó, Vatican muốn củng cố những gì ta có thể gọi là việc thực thi những quy tắc về giáo luật. Tòa Thánh muốn giao tiếp tốt hơn với các giám mục Công Giáo và các thành viên Giáo Hội để chắc chắn rằng các giám mục và các linh mục duy trì đạo lý và luân lý Công Giáo chính thống và tôn trọng ít nhất là các nguyên tắc cơ bản của giáo luật.
Một phần quan trọng của vấn đề là việc bổ nhiệm các giám mục. Phần lớn các giám mục do Chính phủ Trung Quốc bổ nhiệm trong Giáo Hội chính thức trên thực tế cũng được Vatican chấp thuận. Việc nhìn nhận này diễn ra thông qua các cuộc đàm phán phức tạp, kín đáo giữa các quan chức Giáo Hội và các quan chức Trung Quốc trong một cách thức thực ra không bên nào cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Các cuộc đàm phán này có tính chất chín bỏ làm mười. Việc thương thảo không dựa trên các tuyên bố công khai, và các thủ tục phê duyệt chính thức. Thành công của những thương thảo này phụ thuộc nhiều vào những ý kiến của địa phương. Đồng thời, Vatican lại có rất ít các thông tin hoàn hảo khi tiến hành các đàm phán này. Có một đại diện của Vatican tại Hương Cảng, tương đương với một vị sứ thần hay một vị đại sứ, nhưng không chính thức, và công việc của ngài là trở thành một kênh thông tin liên lạc với Giáo Hội tại Trung Quốc. Nhưng bản thân ngài không được phép của chính phủ Trung Quốc để thăm Hoa Lục; và ngài chỉ có thể dựa vào các thông tin thu thập được bởi các vị khách không chính thức đến và đi từ Hương Cảng. Nếu Vatican có thể hợp thức hoá kênh liên lạc này thì sẽ tốt hơn nhiều và nhiều người cảm thấy lý thú khi quan sát xem liệu các cuộc đàm phán với Trung Quốc có dẫn đến điều này hay không.
Cũng sẽ là tốt nếu có một thủ tục chính thức phê duyệt các giám mục có thể chấp nhận được cho cả Vatican và chính phủ Trung Quốc. Các cuộc đàm phán hiện nay dường như tập trung vào việc thiết lập một quy trình chính thức như vậy. Trong quá khứ đã có một đề xuất gọi là “mô hình Việt Nam”, trong đó Vatican đề xuất ba ứng cử viên và nhà cầm quyền chọn một vị trong số đó. Tin tức báo cáo từ Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc lại muốn điều ngược lại, đề nghị của Trung Quốc là chính phủ chọn ba ứng viên và Vatican được chọn một. Điều này tất nhiên mang lại cho chính phủ Trung Quốc nhiều quyền lực hơn trong việc bổ nhiệm Giám Mục. Liệu Vatican chấp nhận đề nghị này hay tìm cách sửa đổi đôi chút đang là một mối quan tâm của nhiều người.
Một vấn đề khác là tình trạng của các giám mục là những người gần đây đã được chính quyền Trung Quốc chấp thuận, nhưng bị Vatican từ chối. Có tám giám mục hiện trong tình trạng này. Khi chấp nhận được tấn phong mà không cần sự chấp thuận của Vatican, họ đã bị vạ tuyệt thông. Chính phủ Trung Quốc muốn các vạ tuyệt thông phải được tha và các giám mục này phải được Tòa Thánh phê chuẩn chính thức. Trong khuôn khổ của năm Thánh Lòng Thương Xót được công bố bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican dường như sẵn sàng để tha các vạ tuyệt thông này và thậm chí sẵn sàng công nhận một cách chính thức ít nhất là bốn người trong số các giám mục này. Bốn người còn lại đã vi phạm nghiêm trọng giáo luật, họ có vợ hoặc bạn gái, hay thậm chí làm những việc khác không thể chấp nhận được đối với Giáo Hội. (Do không có thông tin chính xác, Vatican không có kiến thức rõ ràng về vấn đề này.) Một số người nói rằng đã có một sự thúc đẩy để kết thúc các cuộc đàm phán trước khi Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào cuối tháng Mười Một năm ngoái. Nhưng lòng thương xót thì làm gì có giới hạn và chẳng có ngày hết hạn đâu. Tôi đã nghe một số dấu hiệu cho thấy rằng Vatican không muốn bị ràng buộc bởi một hạn chót nào cả.
Vấn đề cuối cùng, khó khăn nhất, là vấn đề về tình trạng của các giám mục thuộc Giáo Hội không chính thức hay còn gọi là Giáo Hội “thầm lặng”. Các vị là những người tuyên xưng lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng, nhưng không được sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc. Nhiều người trong số các vị đã phải chịu đựng lao tù hay phải chịu đựng rất nhiều các hình thức bách hại khác vì đức tin của họ. Vatican muốn có một sự giao tiếp và giám sát tốt hơn đối với các ngài. Nhiều người trong số các vị đã được tấn phong giám mục theo đúng những quy định về tình trạng bức bách theo đó các giám mục thầm lặng có quyền lựa chọn người kế nhiệm mình mà không qua quá trình phê chuẩn bình thường của bộ máy hành chính của Vatican. Các ngài thường hành xử độc lập và trong một số trường hợp Vatican có thể có những nghi ngại về tính chính thống hay khả năng lãnh đạo của các ngài. (Thu thập các thông tin về các vị này khó khăn hơn nhiều so với trường hợp các giám mục của Giáo Hội chính thức.) Chính quyền Trung Quốc cũng muốn kiểm soát tốt hơn các ngài bởi vì nó không thích các tác nhân độc lập như thế. Nhưng mặc dù có một sự hội tụ lợi ích giữa Vatican và chính quyền Trung Quốc, cũng có một sự phân kỳ rất đáng kể. Vatican muốn tôn trọng và thừa nhận sự nhiệt tâm tông đồ và lòng trung thành của các giám mục, nhưng chính phủ muốn ngăn chặn các ngài và thậm chí xem các ngài như một mối đe dọa về chính trị.
Điều đáng quan tâm và có tính chất định đoạt đối với các cuộc đàm phán giữa Vatican và Trung Quốc là liệu hai bên có thể đồng ý với nhau hay không về tình trạng của các giám mục và các tín hữu thuộc Giáo Hội thầm lặng. Nếu các tín hữu thầm lặng cảm nhận rằng Vatican đang bỏ rơi họ, thì họ có thể xem đây là một sự phản bội của Tòa Thánh đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và sẽ gây ra những chia rẽ nghiêm trọng trong Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất hồ hởi phấn khởi trước viễn tượng này. Các hành động của nhà cầm quyền Bắc kinh trong những năm qua cho thấy nó thèm khát muốn nhìn thấy Giáo Hội tại đất nước này suy yếu, và những chia rẽ sâu đậm hơn trong Giáo Hội sẽ giúp nó thực hiện điều này.
Mặc dù có thể có một số hội tụ lợi ích giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc về một số khía cạnh liên quan đến việc quản lý Giáo Hội Công Giáo, chắc chắn là có sự phân kỳ trong niềm hy vọng cho tương lai của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Các nhà đàm phán phải ý thức rõ về điều này.
Lá thư mới của Đức Hồng Y Thang Hán xác nhận sự hiểu biết này. Tuy nhiên, điều mới lạ đối với tôi là họ có thể đạt được một thỏa thuận về vấn đề đầu tiên trong những vấn đề tôi đã đề cập mà không lý gì đến hai điều còn lại. Tôi nghĩ rằng ba vấn đề phải là một “gói”. Nhưng có lẽ người ta chú trọng hơn đến sự hội tụ lợi ích trong việc thiết lập một phương pháp chính thức để lựa chọn các giám mục. Đức Hồng Y Thang Hán cho rằng việc này sẽ xây dựng lòng tin để từ đó cho phép tiến đến giải pháp cho các vấn đề khác. Và ngài cho rằng thậm chí dù không hoàn thiện nhưng “tự do cơ bản” vẫn tốt hơn. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng những hy vọng của hai bên là rất khác nhau: Một bên hy vọng sẽ làm cho Giáo Hội trở thành một phần quan trọng trong xã hội Trung Quốc; còn bên kia thực sự hy vọng tiêu diệt cho bằng được Giáo Hội này. Tôi hy vọng rằng các nhà đàm phán Vatican hiểu được điều này.
Tình hình việc cải tổ hệ thống truyền thông của Tòa Thánh
Vũ Văn An
22:01 15/02/2017
Việc cải tổ hệ thống truyền thông của Vatican đang diễn tiến tốt đẹp nhờ diễn trình tái tổ chức, hợp lý hóa và hiện đại hóa. Theo Đức Ông Dario Edoardo Viganò, Văn Phòng Trưởng Văn Phòng Thư Ký Truyền Thông, nó sẽ đạt đến một mốc quan trọng vào năm 2018, khi đơn vị cuối cùng của các đơn vị truyền thông khác nhau của Vatican được hội nhập vào văn phòng thư ký.
Đức Ông người Ý, 54 tuổi, người thân thiện và năng động, sinh ra và sống 10 năm đầu đời ở Rio de Janeiro này đã thảo luận việc cải tổ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ America. Nhu cầu suy xét lại toàn bộ hệ thống truyền thông của Vatican và phát triển một cách tiếp cận có tính chiến lược hơn đã được nhận diện trong thập niên 1990, nhưng việc này không bao giờ diễn ra vì Đại Năm Thánh vào năm 2000, bệnh tình của Đức Gioan Phaolô II và "mối liên hệ khá phức tạp của đức Bênêđíctô XVI với giới truyền thông, mà đỉnh điểm là các vụ rì rỏ Vatileaks ".
Đức ông thừa nhận rằng "việc hiện đại hóa này diễn ra hơi muộn. Chúng tôi không xây dựng một nghiệp vụ lý tưởng; chúng tôi khởi đầu từ các cơ cấu hiện có, từng hoạt động dựa trên các mô hình có niên đại ít nhất 30 năm trước, và chúng tôi đang nhắm các kết quả có thể có, chứ không phải các kết quả tối ưu".
Đức Ông Viganò nói rằng “Đó là việc bắt đầu từ đầu; một điều nữa là tái cơ cấu những gì đã có". Kế hoạch hiện đại hóa của ngài dành cho việc hiện đại hóa ngành truyền thông Vatican sẽ "giảm số lượng các cơ cấu nhưng duy trì các dịch vụ." Một phương thức cải tổ tiệm tiến đã được chấp nhận vì số lượng các đơn vị cần được hội nhập vào cơ cấu truyền thông hồi sinh này.
Đức Ông Viganò đã là C.E.O. (tổng giám đốc) của Trung Tâm Truyền Hình Vatican (CTV) trong ba năm khi Đức Phanxicô chọn ngài đứng đầu văn phòng thư ký mới hồi tháng Sáu năm 2015.
Đứng đầu văn phòng thư ký, ngài chịu trách nhiệm đối với 650 nhân viên làm việc trong các cơ cấu khác nhau của hệ thống truyền thông đang trong diễn trình hợp nhất hóa vào văn phòng thư ký. Hơn một nửa các nhân viên này không phải là người Ý nhưng đến từ 40 quốc gia khác. Nhiều người đã kết hôn, có gia đình. Phần lớn làm việc ở Đài Phát Thanh Vatican. Vì việc tái tổ chức và thống nhất với Trung Tâm Truyền Hình Vatican, việc huấn luyện lại để đảm nhiệm các vai trò mới và việc huấn luyện để nâng cao chất lượng việc làm đã bắt đầu.
Ngài cho biết "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo con đường này vì con người là điều thiện vĩ đại nhất, là các tài nguyên lớn lao nhất chúng tôi có. Việc huấn luyện họ rất quan trọng."
Đức Ông coi là một dấu hiệu tích cực khi nhiều nhân viên đang yêu cầu có các khóa đào tạo, nhưng thừa nhận "không phải ai cũng nhiệt tình. Có một số lo lắng về các thay đổi, và cũng có một số đề kháng, mặc dù đã có hàng trăm giờ dành cho các cuộc họp để cố gắng giải thích những gì đang xảy ra". Một số lo lắng này nên được lắng dịu vì sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng cho biết: sẽ không có nhân viên nào bị sa thải trong diễn trình tái tổ chức.
Văn phòng thư ký mới được phát động hồi tháng Sáu năm 2015. Trong sáu tháng tới, Phòng báo chí Vatican, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội và Vụ Thông Tin Vatican sẽ được hội nhập vào nó.
Đài Phát Thanh Vatican và Trung tâm Truyền Hình Vatican kế đó sẽ được hội nhập vào Văn phòng thư ký, và tới năm 2018 bốn đơn vị truyền thông còn lại của Tòa Thánh sẽ được đưa vào: L'Osservatore Romano và sở nhiếp ảnh của Vatican, nhà in và nhà xuất bản. Văn phòng thư ký cũng chịu trách nhiệm đối với trang mạng của Tòa Thánh và chương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng, @Pontifex.
Những thay đổi nói trên là kết quả cuối cùng của một thời gian dài nghiên cứu nhằm mục đích hiện đại hóa cơ cấu và chiến lược truyền thông của Vatican.
Ngay sau khi được bầu lãnh đạo Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tìm các nhập lượng bên trong và bên ngoài từ các bộ sở của Vatican, từ các tham vấn truyền thông và từ một ủy ban do Ngài Christopher Patten (cựu thống đốc của BBC) để bắt đầu diễn trình cải tổ ngành truyền thông của Vatican. Sau đó, ngài đã thành lập một nhóm khác trực thuộc Đức Ông Viganò để đưa ra một kế hoạch thi hành dựa vào các nhập lượng này, được Hội đồng chín Hồng Y cố vấn chấp thuận.
Đức Ông cho biết: các cải tổ đang diễn ra dựa trên kế hoạch trên và được hướng dẫn bởi ba nguyên tắc. Đầu tiên, là nguyên tắc "thần học mục vụ": "Kitô giáo không phải là một ý niệm", Đức Ông Viganò nói thế. "Đây là một kinh nghiệm của một dân tộc tại một lãnh thổ nhất định và có liên quan đến bối cảnh văn hóa, xã hội và truyền thông, trong đó nó hiện hữu. Và vì ngày nay, hệ thống truyền thông mang tính kỹ thuật số rất nặng, nên nó phải nối kết với kỹ thuật này".
Nguyên tắc thứ hai hướng dẫn Văn phòng thư ký mới là tông truyền và đơn giản: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn đem Tin Mừng đến toàn thế giới". Nguyên tắc thứ ba đòi phải "hết sức thận trọng trong việc quản lý các tài nguyên kinh tế".
Đức Ông Viganò nhấn mạnh rằng văn phòng thư ký đặc biệt chú ý tới cách tiền bạc được quản lý và đã tiết kiệm cho Tòa Thánh 3.000.000 euros. Nó thực hiện được một sự tiết kiệm đáng kể (với lợi ích phụ về sinh thái) bằng cách chấm dứt thói quen in các bản tin báo chí hàng ngày, thay vào đó, đã gửi bản tin cho các nhà báo bằng email. Đức Ông cho hay "Đây không phải chỉ là trường hợp giảm chi phí mà thôi mà còn là tôn trọng khái niệm phụ đới, vốn là một thành phần trong học thuyết xã hội của Giáo Hội".
Ngài cho hay trong mấy thập niên gần đây, "các Giáo Hội địa phương đã phát triển các cơ cấu truyền thông của riêng mình, và chúng ta phải tương tác với họ theo tinh thần phụ đới chứ không bao giờ thay thế họ. Chúng ta phải hỗ trợ họ bất cứ cách nào chúng ta có thể để họ có thể làm tốt công việc của họ".
Đức Ông Viganò chịu trách nhiệm trực tiếp đối với bộ phận biên tập của Văn phòng thư ký, nơi theo ngài, "chúng tôi đang xây dựng một cơ sở tạo nội dung tập trung" theo "mô hình kinh doanh của Disney", nghĩa là sản xuất các nội dung có thể được chia sẻ bởi các cơ sở truyền thông khác nhau và được cung cấp qua nhiều diễn đàn đa dạng. Ngài nói rằng "Một số người cười mỉm đối với ý tưởng của mô hình này, nhưng chúng tôi tin rằng nó cung cấp một cách thế hoạt động rất hữu ích và thiết thực, có thể thi hành được ở đây".
Cơ sở tạo nội dung này sẽ giám sát việc sản xuất chung các tin tức tổng quát và nội dung cho các phương tiện truyền thông và hoạt động biên tập cho các ngôn ngữ chính. “Chúng tôi hy vọng rằng tới Lễ Phục Sinh, chúng tôi sẽ có một cổng thông tin mới cho tất cả các hoạt động khác nhau, với phần mềm mới cho diễn đàn đa truyền thông gồm bản văn, hình ảnh, video và tin tức [kỹ thuật số âm thanh (digital audio)], cũng như podcast".
Một đơn vị dịch thuật thống nhất hiện chưa có trên nghị trình của Văn phòng thư ký, nhưng các tài nguyên của nó sẽ được gộp vào trong cơ cấu thống nhất mới để đảm bảo việc dịch thuật nhanh chóng mọi tài liệu chính. Ngài nói thêm rằng các bản dịch nhanh chóng sẽ bao gồm tiếng Trung Hoa và tiếng Ả Rập, vì tầm quan trọng ngày càng tăng của các ngôn ngữ này đối với sứ mệnh của Giáo Hội.
Ngài nhấn mạnh rằng chỉ có "các bản dịch chính thức" các diễn văn của Đức Giáo Hoàng là sẽ được phát hành từ Phủ Quốc Vụ Khanh mà thôi.
Bộ phận kỹ thuật của Văn phòng thư ký chịu trách nhiệm việc quản lý tổng hợp các diễn đàn và các dịch vụ kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động truyền thông. Nó cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới và theo kịp các cập nhật kỹ thuật hoàn cầu. Nó cũng sẽ chịu trách nhiệm các cuộc phát sóng phát hình trực tiếp mọi biến cố về Đức Giáo Hoàng từ lãnh thổ Vatican.
Đây là "độc quyền" của Đài Phát Thanh và và Đài Truyền Hình Vatican, nhưng một ấn bản (feed) sẽ được cung cấp cho các phương tiện truyền thông quốc tế, Đức Ông Viganò nói thế. Ngài biết nhiều về nỗ lực này từ ngày còn đứng đầu Trung Tâm Truyền Hình Vatican. Lúc ấy, ngài đã có tiếng quốc tế trong vụ đạo diễn việc quay phim cảnh Đức Bênêđíctô XVI rời khỏi Vatican hồi tháng Hai năm 2013.
Phòng báo chí của Văn phòng thư ký là bộ mặt công cộng của Vatican đối với thế giới, chịu trách nhiệm phân phối các thông tin chính thức liên quan đến Đức Giáo Hoàng và các hoạt động của Tòa Thánh.
Theo Đức Ông Viganò, người phát ngôn của Vatican, Ông Greg Burke, và vị phó của ông, là Paloma Garcia Ovejero, "luôn luôn sẵn sàng có mặt". Ngài cho biết việc bổ nhiệm một giáo dân và, lần đầu tiên trong lịch sử, một nữ giáo dân như là người phát ngôn của Tòa Thánh quả là "một bước nhảy vọt có phẩm chất".
Cả hai nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, tiếng nói của 80 phần trăm thế giới Công Giáo.
Tìm cách đẩy mạnh khả năng của nó, Đức Ông Viganò đã tăng thêm nhân viên cho phòng báo chí; bây giờ nó có 22 nhân viên. Phòng này, thường đóng cửa lúc 2 giờ chiều, giờ Roma, đã tăng giờ làm việc thêm 5 tiếng nữa để trả lời các thắc mắc của giới truyền thông. Ngài hy vọng cuối cùng dịch vụ này sẽ còn làm việc tới tận 10 giờ đêm, giờ Rome, “để đáp ứng nhu cầu của những người ở bên kia đại dương".
Nhưng ngài không dự tính việc phủ sóng 24 tiếng và 7 ngày. Điều này "là lý tưởng, nhưng hiện nay, không thể có được vì tài nguyên có giới hạn".
Đức Ông người Ý, 54 tuổi, người thân thiện và năng động, sinh ra và sống 10 năm đầu đời ở Rio de Janeiro này đã thảo luận việc cải tổ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ America. Nhu cầu suy xét lại toàn bộ hệ thống truyền thông của Vatican và phát triển một cách tiếp cận có tính chiến lược hơn đã được nhận diện trong thập niên 1990, nhưng việc này không bao giờ diễn ra vì Đại Năm Thánh vào năm 2000, bệnh tình của Đức Gioan Phaolô II và "mối liên hệ khá phức tạp của đức Bênêđíctô XVI với giới truyền thông, mà đỉnh điểm là các vụ rì rỏ Vatileaks ".
Đức ông thừa nhận rằng "việc hiện đại hóa này diễn ra hơi muộn. Chúng tôi không xây dựng một nghiệp vụ lý tưởng; chúng tôi khởi đầu từ các cơ cấu hiện có, từng hoạt động dựa trên các mô hình có niên đại ít nhất 30 năm trước, và chúng tôi đang nhắm các kết quả có thể có, chứ không phải các kết quả tối ưu".
Đức Ông Viganò nói rằng “Đó là việc bắt đầu từ đầu; một điều nữa là tái cơ cấu những gì đã có". Kế hoạch hiện đại hóa của ngài dành cho việc hiện đại hóa ngành truyền thông Vatican sẽ "giảm số lượng các cơ cấu nhưng duy trì các dịch vụ." Một phương thức cải tổ tiệm tiến đã được chấp nhận vì số lượng các đơn vị cần được hội nhập vào cơ cấu truyền thông hồi sinh này.
Đức Ông Viganò đã là C.E.O. (tổng giám đốc) của Trung Tâm Truyền Hình Vatican (CTV) trong ba năm khi Đức Phanxicô chọn ngài đứng đầu văn phòng thư ký mới hồi tháng Sáu năm 2015.
Đứng đầu văn phòng thư ký, ngài chịu trách nhiệm đối với 650 nhân viên làm việc trong các cơ cấu khác nhau của hệ thống truyền thông đang trong diễn trình hợp nhất hóa vào văn phòng thư ký. Hơn một nửa các nhân viên này không phải là người Ý nhưng đến từ 40 quốc gia khác. Nhiều người đã kết hôn, có gia đình. Phần lớn làm việc ở Đài Phát Thanh Vatican. Vì việc tái tổ chức và thống nhất với Trung Tâm Truyền Hình Vatican, việc huấn luyện lại để đảm nhiệm các vai trò mới và việc huấn luyện để nâng cao chất lượng việc làm đã bắt đầu.
Ngài cho biết "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo con đường này vì con người là điều thiện vĩ đại nhất, là các tài nguyên lớn lao nhất chúng tôi có. Việc huấn luyện họ rất quan trọng."
Đức Ông coi là một dấu hiệu tích cực khi nhiều nhân viên đang yêu cầu có các khóa đào tạo, nhưng thừa nhận "không phải ai cũng nhiệt tình. Có một số lo lắng về các thay đổi, và cũng có một số đề kháng, mặc dù đã có hàng trăm giờ dành cho các cuộc họp để cố gắng giải thích những gì đang xảy ra". Một số lo lắng này nên được lắng dịu vì sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng cho biết: sẽ không có nhân viên nào bị sa thải trong diễn trình tái tổ chức.
Văn phòng thư ký mới được phát động hồi tháng Sáu năm 2015. Trong sáu tháng tới, Phòng báo chí Vatican, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội và Vụ Thông Tin Vatican sẽ được hội nhập vào nó.
Đài Phát Thanh Vatican và Trung tâm Truyền Hình Vatican kế đó sẽ được hội nhập vào Văn phòng thư ký, và tới năm 2018 bốn đơn vị truyền thông còn lại của Tòa Thánh sẽ được đưa vào: L'Osservatore Romano và sở nhiếp ảnh của Vatican, nhà in và nhà xuất bản. Văn phòng thư ký cũng chịu trách nhiệm đối với trang mạng của Tòa Thánh và chương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng, @Pontifex.
Những thay đổi nói trên là kết quả cuối cùng của một thời gian dài nghiên cứu nhằm mục đích hiện đại hóa cơ cấu và chiến lược truyền thông của Vatican.
Ngay sau khi được bầu lãnh đạo Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tìm các nhập lượng bên trong và bên ngoài từ các bộ sở của Vatican, từ các tham vấn truyền thông và từ một ủy ban do Ngài Christopher Patten (cựu thống đốc của BBC) để bắt đầu diễn trình cải tổ ngành truyền thông của Vatican. Sau đó, ngài đã thành lập một nhóm khác trực thuộc Đức Ông Viganò để đưa ra một kế hoạch thi hành dựa vào các nhập lượng này, được Hội đồng chín Hồng Y cố vấn chấp thuận.
Đức Ông cho biết: các cải tổ đang diễn ra dựa trên kế hoạch trên và được hướng dẫn bởi ba nguyên tắc. Đầu tiên, là nguyên tắc "thần học mục vụ": "Kitô giáo không phải là một ý niệm", Đức Ông Viganò nói thế. "Đây là một kinh nghiệm của một dân tộc tại một lãnh thổ nhất định và có liên quan đến bối cảnh văn hóa, xã hội và truyền thông, trong đó nó hiện hữu. Và vì ngày nay, hệ thống truyền thông mang tính kỹ thuật số rất nặng, nên nó phải nối kết với kỹ thuật này".
Nguyên tắc thứ hai hướng dẫn Văn phòng thư ký mới là tông truyền và đơn giản: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn đem Tin Mừng đến toàn thế giới". Nguyên tắc thứ ba đòi phải "hết sức thận trọng trong việc quản lý các tài nguyên kinh tế".
Đức Ông Viganò nhấn mạnh rằng văn phòng thư ký đặc biệt chú ý tới cách tiền bạc được quản lý và đã tiết kiệm cho Tòa Thánh 3.000.000 euros. Nó thực hiện được một sự tiết kiệm đáng kể (với lợi ích phụ về sinh thái) bằng cách chấm dứt thói quen in các bản tin báo chí hàng ngày, thay vào đó, đã gửi bản tin cho các nhà báo bằng email. Đức Ông cho hay "Đây không phải chỉ là trường hợp giảm chi phí mà thôi mà còn là tôn trọng khái niệm phụ đới, vốn là một thành phần trong học thuyết xã hội của Giáo Hội".
Ngài cho hay trong mấy thập niên gần đây, "các Giáo Hội địa phương đã phát triển các cơ cấu truyền thông của riêng mình, và chúng ta phải tương tác với họ theo tinh thần phụ đới chứ không bao giờ thay thế họ. Chúng ta phải hỗ trợ họ bất cứ cách nào chúng ta có thể để họ có thể làm tốt công việc của họ".
Đức Ông Viganò chịu trách nhiệm trực tiếp đối với bộ phận biên tập của Văn phòng thư ký, nơi theo ngài, "chúng tôi đang xây dựng một cơ sở tạo nội dung tập trung" theo "mô hình kinh doanh của Disney", nghĩa là sản xuất các nội dung có thể được chia sẻ bởi các cơ sở truyền thông khác nhau và được cung cấp qua nhiều diễn đàn đa dạng. Ngài nói rằng "Một số người cười mỉm đối với ý tưởng của mô hình này, nhưng chúng tôi tin rằng nó cung cấp một cách thế hoạt động rất hữu ích và thiết thực, có thể thi hành được ở đây".
Cơ sở tạo nội dung này sẽ giám sát việc sản xuất chung các tin tức tổng quát và nội dung cho các phương tiện truyền thông và hoạt động biên tập cho các ngôn ngữ chính. “Chúng tôi hy vọng rằng tới Lễ Phục Sinh, chúng tôi sẽ có một cổng thông tin mới cho tất cả các hoạt động khác nhau, với phần mềm mới cho diễn đàn đa truyền thông gồm bản văn, hình ảnh, video và tin tức [kỹ thuật số âm thanh (digital audio)], cũng như podcast".
Một đơn vị dịch thuật thống nhất hiện chưa có trên nghị trình của Văn phòng thư ký, nhưng các tài nguyên của nó sẽ được gộp vào trong cơ cấu thống nhất mới để đảm bảo việc dịch thuật nhanh chóng mọi tài liệu chính. Ngài nói thêm rằng các bản dịch nhanh chóng sẽ bao gồm tiếng Trung Hoa và tiếng Ả Rập, vì tầm quan trọng ngày càng tăng của các ngôn ngữ này đối với sứ mệnh của Giáo Hội.
Ngài nhấn mạnh rằng chỉ có "các bản dịch chính thức" các diễn văn của Đức Giáo Hoàng là sẽ được phát hành từ Phủ Quốc Vụ Khanh mà thôi.
Bộ phận kỹ thuật của Văn phòng thư ký chịu trách nhiệm việc quản lý tổng hợp các diễn đàn và các dịch vụ kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động truyền thông. Nó cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới và theo kịp các cập nhật kỹ thuật hoàn cầu. Nó cũng sẽ chịu trách nhiệm các cuộc phát sóng phát hình trực tiếp mọi biến cố về Đức Giáo Hoàng từ lãnh thổ Vatican.
Đây là "độc quyền" của Đài Phát Thanh và và Đài Truyền Hình Vatican, nhưng một ấn bản (feed) sẽ được cung cấp cho các phương tiện truyền thông quốc tế, Đức Ông Viganò nói thế. Ngài biết nhiều về nỗ lực này từ ngày còn đứng đầu Trung Tâm Truyền Hình Vatican. Lúc ấy, ngài đã có tiếng quốc tế trong vụ đạo diễn việc quay phim cảnh Đức Bênêđíctô XVI rời khỏi Vatican hồi tháng Hai năm 2013.
Phòng báo chí của Văn phòng thư ký là bộ mặt công cộng của Vatican đối với thế giới, chịu trách nhiệm phân phối các thông tin chính thức liên quan đến Đức Giáo Hoàng và các hoạt động của Tòa Thánh.
Theo Đức Ông Viganò, người phát ngôn của Vatican, Ông Greg Burke, và vị phó của ông, là Paloma Garcia Ovejero, "luôn luôn sẵn sàng có mặt". Ngài cho biết việc bổ nhiệm một giáo dân và, lần đầu tiên trong lịch sử, một nữ giáo dân như là người phát ngôn của Tòa Thánh quả là "một bước nhảy vọt có phẩm chất".
Cả hai nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, tiếng nói của 80 phần trăm thế giới Công Giáo.
Tìm cách đẩy mạnh khả năng của nó, Đức Ông Viganò đã tăng thêm nhân viên cho phòng báo chí; bây giờ nó có 22 nhân viên. Phòng này, thường đóng cửa lúc 2 giờ chiều, giờ Roma, đã tăng giờ làm việc thêm 5 tiếng nữa để trả lời các thắc mắc của giới truyền thông. Ngài hy vọng cuối cùng dịch vụ này sẽ còn làm việc tới tận 10 giờ đêm, giờ Rome, “để đáp ứng nhu cầu của những người ở bên kia đại dương".
Nhưng ngài không dự tính việc phủ sóng 24 tiếng và 7 ngày. Điều này "là lý tưởng, nhưng hiện nay, không thể có được vì tài nguyên có giới hạn".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Bắc Ninh có thêm giáo họ Tứ Cờ
Minh Triết
09:59 15/02/2017
Giáo phận Bắc Ninh có thêm giáo họ Tứ Cờ
Sáng Chúa Nhật 12-2-2016, 12 chiếc xe lớn bé đưa hơn 100 thành viên Tông đoàn Gioan Phaolô 2 và một số hội đoàn khác từ Thái Hà Hà Nội) đi về chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là cái nôi của Phật giáo ở Việt Nam. Vì vậy nơi đây san sát chùa lớn nhỏ trong đó nổi tiếng nhất là chùa Dâu.
Đến ngã tư chợ Dâu, chúng tôi rẽ tay phải về thôn Tứ Cờ. Tôi cũng đã đi cùng cha Giuse Đỗ Đình Tư và một số anh chị em của Tông đoàn sang đây giúp cho lớp học tìm hiểu về đạo Công Giáo của một số bà con thôn Tứ Cờ. Vùng này vốn chẳng có tín hữu Công Giáo nào. Mãi cuối năm 2014, cụ Nguyễn Thị Liễu bị ốm nặng được người cháu là bà Nguyễn Thị Năm. Bà Năm cũng là tân tòng mới gia nhập đạo được 5 năm và cảm nhận được nhiều ơn lành từ Chúa nên rất nhiệt thành trong công việc truyền giáo. Bà là thành viên của Tông đoàn Gioan Phaolô 2, cũng là một doanh nhân, quê ở đây nhưng hiện đang sống ở Hà Nội thuyết phục, khuyên bảo bác. Cụ Liễu đã chấp thuận trở lại đạo lấy tên thánh là Maria và trở thành tín hữu Công Giáo đầu tiên của vùng đất này. Mấy tháng sau cụ Liễu mất, nhiều hội đoàn trống, kèn, một số đoàn hội Công Giáo ở Thái Hà, Bắc Ninh, nhiều linh mục tu sĩ đã về cầu nguyện tiễn đưa cụ Maria cũng gây ra sự ngạc nhiên và cảm phục của người dân trong vùng. Thế rồi, nhờ sự giúp đỡ của bà Năm và Tông đoàn Gioan Phaolô 2, gia đình anh Nguyễn Văn Khuê- con cụ Liễu cũng gia nhập đạo. Ngôi nhà anh Khuê được cải tạo lại để có một phòng học giáo lý, tìm hiểu về đạo. Cứ tối thứ sáu, cha Giuse Đỗ Đình Tư lại cùng một số thành viên sang Tứ Cờ. Số người tham gia lớp khá đông, tới gần 40 người. Dần dần có thêm một số người nữa được rửa tội nâng số người Công Giáo lên 13 người. Năm 2015, Tòa Giám mục Bắc Ninh cũng công nhận đây là giáo điểm.
Ngôi nhà của ông Khuê lại được sửa chữa tạo thành một ngôi nhà nguyện hơn 100m2, nếu kể cả hành lanh thì diện tích gấp đôi. Chúng tôi được biết, cho đến tận tối thứ bảy, thợ vẫn phải còn thức khuya để hoàn tất cảnh cửa, âm thanh, đàn điện tử để kịp sáng Chúa Nhật đón Đức Cha giáo phận và các cha cùng cộng đoàn về dâng lễ thánh hóa nhà nguyện này. Bà Năm cho biết, mấy hôm bận bịu đi mời bà con lương dân, sư thày ở chùa làng, rồi cán bộ thôn, xã. Cha quản xứ FX. Nguyễn Văn Huân còn gửi “cơi trầu” là 5 lạng chè biếu tới từng gia đình lương dân trong thôn để mời họ đến chia vui với bà con Công Giáo thôn Tứ Cờ.
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục Bắc Ninh cùng một số linh mục trong và ngoài giáo phận tham gia đoàn đồng tế được rước ra cử hành thánh lễ trong tiếng kèn rất oai hùng lúc 10h. Mở đầu thánh lễ, cha xứ FX. đã giới thiệu các thành phần tham dự. Có khoảng 500 người dự trong đó có khá đông người không phải là Công Giáo. Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Cosma đã hết lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho giáo phân Bắc Ninh thêm một cộng đoàn mới là giáo họ Tứ Cờ. Một cộng đoàn mới hình thành hơn 1 năm nay mà nay đã có hơn hai mươi nhân danh và nhất là cảm ơn gia chủ đã thu xếp để có một nhà nguyện sạch đẹp làm chỗ cầu nguyện chung với nhau. Đức Cha cũng cảm ơn chính quyền các cấp đã quan tâm giúp đỡ để người Công Giáo được sống đạo vì đạo Công Giáo chỉ có một lối sống tốt lành là công bình và bác ái. Một số cộng đoàn khác đông hơn Tứ Cờ, lâu đời hơn Tứ Cờ nhưng bây giờ vẫn phải dâng lễ ngoài sân. Vì vậy chúng ta phải cảm tạ Chúa nhiều hơn vì những ơn lành mà Chúa đã thương ban cho Tứ Cờ.
Sau bài giảng, Đức Cha Cosma đã chủ sự nghi lễ rửa tội cho 8 người dân ở Tứ Cờ gia nhập đạo trong đó có 5 người lớn được nhận phép Thêm sức.
Kết thúc thánh lễ, ông Giuse Nguyễn Văn Khuê đã thay mặt cộng đoàn Tứ Cờ cảm ơn Đức Cha Cosma, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và cộng đoàn đã giúp đỡ về vật chất cũng như lời cầu nguyện đặc biệt là Tông đoàn Gioan Phaolo 2 Thái Hà (Hà Nội) để Tứ Cờ có được như hôm nay.
Sau đó, mọi người cùng dự bữa cơm liên hoan để chia vui với bà con Công Giáo Tứ Cờ. Tông đoàn Gioan Phaolo 2 đã chụp ảnh kỷ niệm với Đức Cha Cosma trước lúc chia tay (ảnh dưới) để đi thăm quan công trình nhà máy nước của chị Năm gần đó. Công trình này vừa hoàn thành với tổng kinh phí hơn 230 tỷ cung cấp nước sạch cho 11.000 hộ dân và mấy chục cơ quan trong địa bàn. Cách đây mấy năm, cha Giuse Đỗ Đình Tư- linh hướng của Tông đoàn đã được mời đến để ban phép lành cho khu đất lúc đó rất hoang vu. Chúng tôi được mời đi thăm quan nhà máy và dự buổi sinh hoạt của Tông đoàn trong một hội trường khá rộng nhưng không có loa đài vì như lời anh Tuấn, tất cả đã đưa đi phục vụ cho ngày lễ ở Tứ Cờ. Tôi cũng đã đến dự sinh hoạt của nhà máy này vài lần và được biết, một số công nhân ở đây cũng đang tìm hiểu về đạo Công Giáo ở các lớp do bà Năm giới thiệu. Vậy là cộng đoàn Công Giáo ở Tứ Cờ sẽ còn đông lên.
Triết Giang
Sáng Chúa Nhật 12-2-2016, 12 chiếc xe lớn bé đưa hơn 100 thành viên Tông đoàn Gioan Phaolô 2 và một số hội đoàn khác từ Thái Hà Hà Nội) đi về chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là cái nôi của Phật giáo ở Việt Nam. Vì vậy nơi đây san sát chùa lớn nhỏ trong đó nổi tiếng nhất là chùa Dâu.
Ngôi nhà của ông Khuê lại được sửa chữa tạo thành một ngôi nhà nguyện hơn 100m2, nếu kể cả hành lanh thì diện tích gấp đôi. Chúng tôi được biết, cho đến tận tối thứ bảy, thợ vẫn phải còn thức khuya để hoàn tất cảnh cửa, âm thanh, đàn điện tử để kịp sáng Chúa Nhật đón Đức Cha giáo phận và các cha cùng cộng đoàn về dâng lễ thánh hóa nhà nguyện này. Bà Năm cho biết, mấy hôm bận bịu đi mời bà con lương dân, sư thày ở chùa làng, rồi cán bộ thôn, xã. Cha quản xứ FX. Nguyễn Văn Huân còn gửi “cơi trầu” là 5 lạng chè biếu tới từng gia đình lương dân trong thôn để mời họ đến chia vui với bà con Công Giáo thôn Tứ Cờ.
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục Bắc Ninh cùng một số linh mục trong và ngoài giáo phận tham gia đoàn đồng tế được rước ra cử hành thánh lễ trong tiếng kèn rất oai hùng lúc 10h. Mở đầu thánh lễ, cha xứ FX. đã giới thiệu các thành phần tham dự. Có khoảng 500 người dự trong đó có khá đông người không phải là Công Giáo. Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Cosma đã hết lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho giáo phân Bắc Ninh thêm một cộng đoàn mới là giáo họ Tứ Cờ. Một cộng đoàn mới hình thành hơn 1 năm nay mà nay đã có hơn hai mươi nhân danh và nhất là cảm ơn gia chủ đã thu xếp để có một nhà nguyện sạch đẹp làm chỗ cầu nguyện chung với nhau. Đức Cha cũng cảm ơn chính quyền các cấp đã quan tâm giúp đỡ để người Công Giáo được sống đạo vì đạo Công Giáo chỉ có một lối sống tốt lành là công bình và bác ái. Một số cộng đoàn khác đông hơn Tứ Cờ, lâu đời hơn Tứ Cờ nhưng bây giờ vẫn phải dâng lễ ngoài sân. Vì vậy chúng ta phải cảm tạ Chúa nhiều hơn vì những ơn lành mà Chúa đã thương ban cho Tứ Cờ.
Sau bài giảng, Đức Cha Cosma đã chủ sự nghi lễ rửa tội cho 8 người dân ở Tứ Cờ gia nhập đạo trong đó có 5 người lớn được nhận phép Thêm sức.
Kết thúc thánh lễ, ông Giuse Nguyễn Văn Khuê đã thay mặt cộng đoàn Tứ Cờ cảm ơn Đức Cha Cosma, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và cộng đoàn đã giúp đỡ về vật chất cũng như lời cầu nguyện đặc biệt là Tông đoàn Gioan Phaolo 2 Thái Hà (Hà Nội) để Tứ Cờ có được như hôm nay.
Sau đó, mọi người cùng dự bữa cơm liên hoan để chia vui với bà con Công Giáo Tứ Cờ. Tông đoàn Gioan Phaolo 2 đã chụp ảnh kỷ niệm với Đức Cha Cosma trước lúc chia tay (ảnh dưới) để đi thăm quan công trình nhà máy nước của chị Năm gần đó. Công trình này vừa hoàn thành với tổng kinh phí hơn 230 tỷ cung cấp nước sạch cho 11.000 hộ dân và mấy chục cơ quan trong địa bàn. Cách đây mấy năm, cha Giuse Đỗ Đình Tư- linh hướng của Tông đoàn đã được mời đến để ban phép lành cho khu đất lúc đó rất hoang vu. Chúng tôi được mời đi thăm quan nhà máy và dự buổi sinh hoạt của Tông đoàn trong một hội trường khá rộng nhưng không có loa đài vì như lời anh Tuấn, tất cả đã đưa đi phục vụ cho ngày lễ ở Tứ Cờ. Tôi cũng đã đến dự sinh hoạt của nhà máy này vài lần và được biết, một số công nhân ở đây cũng đang tìm hiểu về đạo Công Giáo ở các lớp do bà Năm giới thiệu. Vậy là cộng đoàn Công Giáo ở Tứ Cờ sẽ còn đông lên.
Triết Giang
Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg, Pennsylvania Mừng Xuân Đinh Dậu
Đoàn Khoa
22:12 15/02/2017
Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg, Pennsylvania Mừng Xuân Đinh Dậu
Tháng Giêng là tháng vui xuân của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, sau những ngày đầu xuân năm mới dường như mọi người ở khắp nơi đã để trở lại với cuộc sống thường ngày của mình thì cũng là lúc giáo đoàn tưng bừng tổ chức chương trình Chào Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 vào ngày 11 tháng 2 nhằm ngày rằm tháng Giêng âm lịch, là ngày Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi Tết Thượng Nguyên, Tết Trạng Nguyên, hay Tết Lồng Đèn.
Xem Hình
Đây là một ngày Tết đặc biệt có ý nghĩa, nhất là đối với những người Phật Giáo. Do đó mới có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Truyền thuyết kể rằng, một hôm có một con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng nghe tin thì nổi giận, sai một đội quân đến ngày Rằm tháng Giêng xuống phóng hỏa để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian.
May thay trong số các quan ở thiên triều có một vị không đồng tình với Ngọc Hoàng, đã xuống hạ giới để bày cách cho con người thoát khỏi đại họa. Theo lời của vị quan, đúng ngày này, nhà nào cũng treo đèn lồng màu đỏ nên Ngọc Hoàng cứ nghĩ lệnh phóng hỏa đã được thi hành. Nhờ đó người trần gian thoát nạn. Từ đó, cứ đến ngày Rằm Tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng như một cách trả ơn vị ân nhân trên thiên đình.
Như là một phép lạ và là món quà đầu năm mà Thiên Chúa ban tặng cho giáo đoàn nhân dịp mừng xuân mới là thời tiết thật đẹp, bầu trời trong xanh, nắng ấm chan hoà hơn 50 độ F trong khi hai ngày trước đó có bão tuyết và đường bị đông đá nên các trường học phải đóng cửa và một ngày sau đó trời đổ mưa, âm u và rất lạnh.
Với một ngày mùa đông mà thời tiết không thể tuyệt vời hơn như thế khiến nhiều giáo dân phải thốt lên rằng đây là một ngày đẹp trời nhất trong mấy chục năm sống ở xứ này, chính vì vậy nên mọi người không thể ngồi yên trong nhà mà ào ra ngoài để hưởng nắng xuân. Người người dập dìu đổ về hội trường Bishop Mcdevitt High School là nơi Giáo Đoàn tổ chức Tết với lòng hân hoan vui mừng như đi trẩy hội. Ai nấy đều trưng diện những bộ đồ đẹp đẽ và sang trọng nhất. Những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan, những tiếng cười ròn rã, những lời cầu chúc chân thành đã khiến cho mọi người cảm thấy “vui như Tết.” Khi bước vào hội trường mọi người không khỏi ngỡ ngàng vì hội trường rất rộng lớn, khang trang và lộng lẫy được trang trí rất Tết với hoa đào hoa mai, đèn lồng, cờ quạt và những băng rôn với những nét chữ sắc xảo và những lời chúc đầy ý nghĩa khiến ai nấy đều phải trầm trồ: Ôi đẹp quá! Đẹp quá! Đẹp quá chừng!!!
Thánh Lễ Mừng Xuân Đinh Dậu đã được cử hành vào lúc 4 giờ chiều với sự chủ tế của cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Duy Thường và cùng đồng tế với ngài là sáu cha: cha Giuse Nguyễn Văn Hóa đến từ York PA, cha Guise Trần Văn Quang, cha Giuse Phùng Văn Sáu, cha Antôn Nguyễn Văn Trung, cha Phêrô Nguyễn Văn Hiệp, cha cha Phaolô Nguyễn Văn Lưu và hai thầy Phó Tế Trần Văn Duy và Lê Văn Hải, cùng với các sơ và các thầy du học. Có rất đông giáo dân của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa và các Giáo Đoàn Lancaster, York, Lebanon và vùng phụ cận thuộc tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang lân cận và cả những anh chị em ngoài Công Giáo và người Mỹ cùng đến tham dự, trong đó có vị khách đặc biệt quan trọng là Sơ Mary Anne là Hiệu trưởng của trường Bishop Mcdevitt High School.
Vào đầu thánh lễ cha quản nhiệm giới thiệu cha Guise Trần Văn Quang sẽ là cha quản nhiệm mới của Giáo Đoàn và nhân dịp này cha cũng cảm ơn mọi người trong Giáo Đoàn đã yêu thương và cộng tác với ngài trong suốt thời gian ngài làm quản nhiệm giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa tại Harrisburg. Nhìn lại 5 năm qua, biết bao nhiêu đổi thay cha đã đêm đến, cha đã khoắc lên Giáo Đoàn một tấm áo mơi và một diện mạo mới, đó là diện mạo của mùa xuân bất diệt như nhiều người vẫn ví von.
Thánh Lễ được cử hành một cách rất trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, cha Antôn Nguyễn Văn Trung (Dòng Cát-minh New York) đã bầy tỏ sự vinh dự của ngài khi được về tham dự chương trình mừng xuân và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ. Với biểu tượng của năm con gà, Ngài có bài giảng thật súc tích ví von Thiên Chúa như gà mẹ chăm sóc đàn gà con. Thiên Chúa luôn thương yêu chúng ta, và Chúa Giêsu đã chiụ chết trên thập gía vì yêu thương và chuộc tội cho nhân loại. Ngài kêu mời mọi người hãy siêng năng làm việc thiện, thương yêu, giúp đỡ những người anh em khó khăn. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban trong năm cũ và hãy tin tưởng tín thác vào Chúa trong năm mới.
Thánh Lễ mừng xuân năm nay được phục vụ bởi ba ca đoàn: Ave Maria, Mẹ Thiên Chúa và Sao Biển. Các anh chị em ca viên đã tập luyện rất chu đáo nên trong Thánh Lễ họ đã hát rất hay và tâm tình. Chính nhờ những tiếng hát du dương của ca đoàn mà Thánh Lễ được thêm phần trang nghiêm và sốt sắng.
Cuối Thánh Lễ, ông Lê Văn Ninh, chủ tịch HĐMV Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa đã đại diện Giáo Đoàn chúc tết quý cha và mọi người. Ông cũng cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất và cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương để chương trình mừng xuân của Giáo Đoàn được thành công tốt đẹp. Đến với Thánh Lễ mừng xuân hôm nay, các em nhỏ và người cao tuổi còn được lì xì qua những phong bao đỏ thắm gói ghém những điều may mắn cho một năm mới tốt lành.
Sau Thánh Lễ, mọi người đổ xô đến những quầy bán đồ ăn với nhiều loại bánh trái và món ăn thật ngon do các gia đình trong Giáo Đoàn chuẩn bị như bánh cuốn, gỏi cuốn, bánh bao, bánh cam, bánh ít, bánh tằm, bánh chuối, bánh xu xuê, bánh mì, nem nướng, nhiều loại xôi, nhiều loại chè, và cà phê sữa. Thức ăn vật chất ngon là vậy nhưng thức ăn tinh thần (chương trình văn nghệ) còn ngon hơn nhiều.
Chương trình văn nghệ dạ vũ mừng xuân năm nay được dẫn dắt bởi MC Tú Anh qua những lời dẫn chương trình rất chuyên nghiệp vui vẻ và hấp dẫn. Đêm văn nghệ được bắt đầu bằng liên khúc năm bài hát về Xuân và Tết quá sôi động khiến hội trường như muốn nổ tung qua sự diễn xuất của khoảng bốn, năm chục người gồm nhiều thành phần như các chị, các em thanh thiếu niên, các em ấu nhi, các em cùng với cờ quạt, áo mũ muôn mầu muôn sắc. Đặc biệt là hình ảnh các em ấu nhi gánh trên vai với lồng gánh và hai giỏ trái cây về Tết bé xíu thật dễ thương. Đây là tiết mục do cha quản nhiệm dàn dựng cùng với biên đạo múa là cô Thanh Nhã. Sau đó là hoạt cảnh Thị Mầu Lên Chùa do các em: Tiffany, Thảo, Mary và Theresa Nguyễn trình bầy, Liên khúc Bánh Trôi Nước, Trống Cơm, Nếu Chúa Là Mẹ Hiền và Lý Ngựa Ô do nhóm múa và các em thiếu nhi và Giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa biểu diễn một cách rất chuyên nghiệp. Màn biểu diễn của 16 em tuổi teen thật vui nhộn, trẻ trung để riêng tặng cha quản nhiệm. Sau màn trình diễn các em mời cha quản nhiệm lên khán đài và trao cha những lá thư của từng em viết để cám ơn Cha. Các em đã nói lên lòng biết ơn, cũng như tình cảm quý mến giành cho cha quản nhiệm. Cha quản nhiệm rất cảm động và nói với các em cũng như giáo dân là dù Cha ở Việt Nam hay bất cứ phương trời nào thì cha luôn thương nhớ các con. Và giáo dân chúng con cũng thầm nói là chúng con cũng yêu mến cha như vậy.
Sau phần quay xổ số là tiết mục được mong đợi nhất đó là vũ điệu “Bống Bống Bang Bang” rất vui nhộn. Tiết mục này đã làm cho khán giả vô cùng ngạc nhiên và thích thú vì có cha quản nhiệm cùng nhảy với các em. Những tràng pháo tay vang dội dành cho cha và các em bởi sự xuất sắc và điêu luyện trong từng bước nhảy đã đem đến sự phấn khích cho cả hội trường.
Năm nay cũng có sự góp mặt của ca sĩ địa phương (local) Đức Sơn, là thành viên trong ca đoàn Sao Biển. Mặc dù lần đầu tiên hát trên sân khấu lớn nhưng Đức Sơn đã để lại ấn tượng đẹp với chất giọng ngọt ngào trầm ấm. Tiếp theo là sự xuất hiện của ca sĩ Nguyễn Hồng Ân từ Việt Nam và anh chân tình cảm ơn cha quản nhiệm và ban tổ chức đã cho anh có cơ hội được trở lại ăn tết với cộng đoàn vì năm ngoái anh cũng đã về hát chung với ca sĩ Mai Thiên Vân. Nam ca sĩ này có một chất giọng truyền cảm và khỏe khoắn. Anh đã cháy hết mình trên sân khấu khiến cho khán giả không tiếc lời khen ngợi. Hai ca sĩ đến từ Paris By Night - California: Mai Tiến Dũng với chất giọng trẻ trung và vui tươi và Lam Anh với giọng ca ngọt ngào và trong trẻo cộng với phong cách nói chuyện rất dễ thương, giản dị, và gần gũi đã làm cho nhiều người rất ngưỡng mộ. Ban Nhạc Melody chơi rất xuất sắc và ba ca sỹ ca sĩ đã cống hiến nhiều bài hát thật hay cho khán giả. Chương trình văn nghệ dạ vũ năm nay qúa xuất sắc và hấp dẫn nên hầu hết mọi người đều ở lại cho đến khi kết thúc vào lúc 11 giờ khuya.
Đêm văn nghệ dạ vũ hôm nay đã thành công ngoài sức tưởng tượng với chương trình rất đa dạng và hấp dẫn, âm thanh ánh sáng, ban nhạc phối hợp ăn ý và đặc biệt là sân khấu, hội trường trang trí nổi bật, rất đẹp về chủ đề xuân. VUI NHƯ TẾT – Đó là lời nói chân thành của giáo dân cũng như rất nhiều người ngoại đạo đến tham dự hôm nay.Vui vì được tham dự một Thánh Lễ thật sốt sắng và nhận được nhiều lời chúc mừng. Vui vì bài giảng rất hay và rất ý nghĩa trong dịp đầu năm. Vui vì được thưởng thức những món ăn ngon và truyền thống. Vui vì được các cha ân cần thăm hỏi và “Lì Xì”. Vui vì được gặp nhau, trao cho nhau những nụ cười, những lời hỏi thăm, những lời chúc tụng tốt đẹp cho năm mới. Vui vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc rất đa dạng và phong phú – trong đó có sự đóng góp rất lớn của các em thanh thiếu niên của Giáo Đoàn. Sự thành công của chương trình văn nghệ dạ vũ là ngoài sức tưởng tượng và đó là thành quả của sự chuẩn bị chu đáo của cha quản nhiệm, HĐMV, các ban nghành, các gia đình và các nhân cũng như sự đóng góp ủng hộ nhiệt thành của các ân nhân có đạo cũng như ngoại đạo.
Với sự tham dự đông đảo vì mến yêu cha quản nhiệm cũng góp phần làm cho chương trình đón xuân năm nay được nên hoàn hảo. Sự tiếp tục thành công năm nay đã đánh dấu một bước tiến quan trọng mới và tiếp tục một giai đoạn lịch sử của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa với những nét trẻ trung, tươi mới và tràn trề sức sống. Với sự kiện này, Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg đã chính thức tiễn biệt năm cũ Bính Thân vào dĩ vãng và đón chào năm mới Đinh Dậu với một niềm tin và một niềm hy vọng mới. Ước mong sao niềm vui này sẽ tiếp tục được kéo dài và trở nên trọn vẹn hơn trong suốt năm Đinh Dậu và đem đến cho mọi người những điều tốt lành và thánh đức.
Đoàn Khoa
Tháng Giêng là tháng vui xuân của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, sau những ngày đầu xuân năm mới dường như mọi người ở khắp nơi đã để trở lại với cuộc sống thường ngày của mình thì cũng là lúc giáo đoàn tưng bừng tổ chức chương trình Chào Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 vào ngày 11 tháng 2 nhằm ngày rằm tháng Giêng âm lịch, là ngày Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi Tết Thượng Nguyên, Tết Trạng Nguyên, hay Tết Lồng Đèn.
Xem Hình
Đây là một ngày Tết đặc biệt có ý nghĩa, nhất là đối với những người Phật Giáo. Do đó mới có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Truyền thuyết kể rằng, một hôm có một con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng nghe tin thì nổi giận, sai một đội quân đến ngày Rằm tháng Giêng xuống phóng hỏa để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian.
May thay trong số các quan ở thiên triều có một vị không đồng tình với Ngọc Hoàng, đã xuống hạ giới để bày cách cho con người thoát khỏi đại họa. Theo lời của vị quan, đúng ngày này, nhà nào cũng treo đèn lồng màu đỏ nên Ngọc Hoàng cứ nghĩ lệnh phóng hỏa đã được thi hành. Nhờ đó người trần gian thoát nạn. Từ đó, cứ đến ngày Rằm Tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng như một cách trả ơn vị ân nhân trên thiên đình.
Như là một phép lạ và là món quà đầu năm mà Thiên Chúa ban tặng cho giáo đoàn nhân dịp mừng xuân mới là thời tiết thật đẹp, bầu trời trong xanh, nắng ấm chan hoà hơn 50 độ F trong khi hai ngày trước đó có bão tuyết và đường bị đông đá nên các trường học phải đóng cửa và một ngày sau đó trời đổ mưa, âm u và rất lạnh.
Với một ngày mùa đông mà thời tiết không thể tuyệt vời hơn như thế khiến nhiều giáo dân phải thốt lên rằng đây là một ngày đẹp trời nhất trong mấy chục năm sống ở xứ này, chính vì vậy nên mọi người không thể ngồi yên trong nhà mà ào ra ngoài để hưởng nắng xuân. Người người dập dìu đổ về hội trường Bishop Mcdevitt High School là nơi Giáo Đoàn tổ chức Tết với lòng hân hoan vui mừng như đi trẩy hội. Ai nấy đều trưng diện những bộ đồ đẹp đẽ và sang trọng nhất. Những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan, những tiếng cười ròn rã, những lời cầu chúc chân thành đã khiến cho mọi người cảm thấy “vui như Tết.” Khi bước vào hội trường mọi người không khỏi ngỡ ngàng vì hội trường rất rộng lớn, khang trang và lộng lẫy được trang trí rất Tết với hoa đào hoa mai, đèn lồng, cờ quạt và những băng rôn với những nét chữ sắc xảo và những lời chúc đầy ý nghĩa khiến ai nấy đều phải trầm trồ: Ôi đẹp quá! Đẹp quá! Đẹp quá chừng!!!
Thánh Lễ Mừng Xuân Đinh Dậu đã được cử hành vào lúc 4 giờ chiều với sự chủ tế của cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Duy Thường và cùng đồng tế với ngài là sáu cha: cha Giuse Nguyễn Văn Hóa đến từ York PA, cha Guise Trần Văn Quang, cha Giuse Phùng Văn Sáu, cha Antôn Nguyễn Văn Trung, cha Phêrô Nguyễn Văn Hiệp, cha cha Phaolô Nguyễn Văn Lưu và hai thầy Phó Tế Trần Văn Duy và Lê Văn Hải, cùng với các sơ và các thầy du học. Có rất đông giáo dân của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa và các Giáo Đoàn Lancaster, York, Lebanon và vùng phụ cận thuộc tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang lân cận và cả những anh chị em ngoài Công Giáo và người Mỹ cùng đến tham dự, trong đó có vị khách đặc biệt quan trọng là Sơ Mary Anne là Hiệu trưởng của trường Bishop Mcdevitt High School.
Vào đầu thánh lễ cha quản nhiệm giới thiệu cha Guise Trần Văn Quang sẽ là cha quản nhiệm mới của Giáo Đoàn và nhân dịp này cha cũng cảm ơn mọi người trong Giáo Đoàn đã yêu thương và cộng tác với ngài trong suốt thời gian ngài làm quản nhiệm giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa tại Harrisburg. Nhìn lại 5 năm qua, biết bao nhiêu đổi thay cha đã đêm đến, cha đã khoắc lên Giáo Đoàn một tấm áo mơi và một diện mạo mới, đó là diện mạo của mùa xuân bất diệt như nhiều người vẫn ví von.
Thánh Lễ được cử hành một cách rất trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, cha Antôn Nguyễn Văn Trung (Dòng Cát-minh New York) đã bầy tỏ sự vinh dự của ngài khi được về tham dự chương trình mừng xuân và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ. Với biểu tượng của năm con gà, Ngài có bài giảng thật súc tích ví von Thiên Chúa như gà mẹ chăm sóc đàn gà con. Thiên Chúa luôn thương yêu chúng ta, và Chúa Giêsu đã chiụ chết trên thập gía vì yêu thương và chuộc tội cho nhân loại. Ngài kêu mời mọi người hãy siêng năng làm việc thiện, thương yêu, giúp đỡ những người anh em khó khăn. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban trong năm cũ và hãy tin tưởng tín thác vào Chúa trong năm mới.
Thánh Lễ mừng xuân năm nay được phục vụ bởi ba ca đoàn: Ave Maria, Mẹ Thiên Chúa và Sao Biển. Các anh chị em ca viên đã tập luyện rất chu đáo nên trong Thánh Lễ họ đã hát rất hay và tâm tình. Chính nhờ những tiếng hát du dương của ca đoàn mà Thánh Lễ được thêm phần trang nghiêm và sốt sắng.
Cuối Thánh Lễ, ông Lê Văn Ninh, chủ tịch HĐMV Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa đã đại diện Giáo Đoàn chúc tết quý cha và mọi người. Ông cũng cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất và cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương để chương trình mừng xuân của Giáo Đoàn được thành công tốt đẹp. Đến với Thánh Lễ mừng xuân hôm nay, các em nhỏ và người cao tuổi còn được lì xì qua những phong bao đỏ thắm gói ghém những điều may mắn cho một năm mới tốt lành.
Sau Thánh Lễ, mọi người đổ xô đến những quầy bán đồ ăn với nhiều loại bánh trái và món ăn thật ngon do các gia đình trong Giáo Đoàn chuẩn bị như bánh cuốn, gỏi cuốn, bánh bao, bánh cam, bánh ít, bánh tằm, bánh chuối, bánh xu xuê, bánh mì, nem nướng, nhiều loại xôi, nhiều loại chè, và cà phê sữa. Thức ăn vật chất ngon là vậy nhưng thức ăn tinh thần (chương trình văn nghệ) còn ngon hơn nhiều.
Chương trình văn nghệ dạ vũ mừng xuân năm nay được dẫn dắt bởi MC Tú Anh qua những lời dẫn chương trình rất chuyên nghiệp vui vẻ và hấp dẫn. Đêm văn nghệ được bắt đầu bằng liên khúc năm bài hát về Xuân và Tết quá sôi động khiến hội trường như muốn nổ tung qua sự diễn xuất của khoảng bốn, năm chục người gồm nhiều thành phần như các chị, các em thanh thiếu niên, các em ấu nhi, các em cùng với cờ quạt, áo mũ muôn mầu muôn sắc. Đặc biệt là hình ảnh các em ấu nhi gánh trên vai với lồng gánh và hai giỏ trái cây về Tết bé xíu thật dễ thương. Đây là tiết mục do cha quản nhiệm dàn dựng cùng với biên đạo múa là cô Thanh Nhã. Sau đó là hoạt cảnh Thị Mầu Lên Chùa do các em: Tiffany, Thảo, Mary và Theresa Nguyễn trình bầy, Liên khúc Bánh Trôi Nước, Trống Cơm, Nếu Chúa Là Mẹ Hiền và Lý Ngựa Ô do nhóm múa và các em thiếu nhi và Giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa biểu diễn một cách rất chuyên nghiệp. Màn biểu diễn của 16 em tuổi teen thật vui nhộn, trẻ trung để riêng tặng cha quản nhiệm. Sau màn trình diễn các em mời cha quản nhiệm lên khán đài và trao cha những lá thư của từng em viết để cám ơn Cha. Các em đã nói lên lòng biết ơn, cũng như tình cảm quý mến giành cho cha quản nhiệm. Cha quản nhiệm rất cảm động và nói với các em cũng như giáo dân là dù Cha ở Việt Nam hay bất cứ phương trời nào thì cha luôn thương nhớ các con. Và giáo dân chúng con cũng thầm nói là chúng con cũng yêu mến cha như vậy.
Sau phần quay xổ số là tiết mục được mong đợi nhất đó là vũ điệu “Bống Bống Bang Bang” rất vui nhộn. Tiết mục này đã làm cho khán giả vô cùng ngạc nhiên và thích thú vì có cha quản nhiệm cùng nhảy với các em. Những tràng pháo tay vang dội dành cho cha và các em bởi sự xuất sắc và điêu luyện trong từng bước nhảy đã đem đến sự phấn khích cho cả hội trường.
Năm nay cũng có sự góp mặt của ca sĩ địa phương (local) Đức Sơn, là thành viên trong ca đoàn Sao Biển. Mặc dù lần đầu tiên hát trên sân khấu lớn nhưng Đức Sơn đã để lại ấn tượng đẹp với chất giọng ngọt ngào trầm ấm. Tiếp theo là sự xuất hiện của ca sĩ Nguyễn Hồng Ân từ Việt Nam và anh chân tình cảm ơn cha quản nhiệm và ban tổ chức đã cho anh có cơ hội được trở lại ăn tết với cộng đoàn vì năm ngoái anh cũng đã về hát chung với ca sĩ Mai Thiên Vân. Nam ca sĩ này có một chất giọng truyền cảm và khỏe khoắn. Anh đã cháy hết mình trên sân khấu khiến cho khán giả không tiếc lời khen ngợi. Hai ca sĩ đến từ Paris By Night - California: Mai Tiến Dũng với chất giọng trẻ trung và vui tươi và Lam Anh với giọng ca ngọt ngào và trong trẻo cộng với phong cách nói chuyện rất dễ thương, giản dị, và gần gũi đã làm cho nhiều người rất ngưỡng mộ. Ban Nhạc Melody chơi rất xuất sắc và ba ca sỹ ca sĩ đã cống hiến nhiều bài hát thật hay cho khán giả. Chương trình văn nghệ dạ vũ năm nay qúa xuất sắc và hấp dẫn nên hầu hết mọi người đều ở lại cho đến khi kết thúc vào lúc 11 giờ khuya.
Đêm văn nghệ dạ vũ hôm nay đã thành công ngoài sức tưởng tượng với chương trình rất đa dạng và hấp dẫn, âm thanh ánh sáng, ban nhạc phối hợp ăn ý và đặc biệt là sân khấu, hội trường trang trí nổi bật, rất đẹp về chủ đề xuân. VUI NHƯ TẾT – Đó là lời nói chân thành của giáo dân cũng như rất nhiều người ngoại đạo đến tham dự hôm nay.Vui vì được tham dự một Thánh Lễ thật sốt sắng và nhận được nhiều lời chúc mừng. Vui vì bài giảng rất hay và rất ý nghĩa trong dịp đầu năm. Vui vì được thưởng thức những món ăn ngon và truyền thống. Vui vì được các cha ân cần thăm hỏi và “Lì Xì”. Vui vì được gặp nhau, trao cho nhau những nụ cười, những lời hỏi thăm, những lời chúc tụng tốt đẹp cho năm mới. Vui vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc rất đa dạng và phong phú – trong đó có sự đóng góp rất lớn của các em thanh thiếu niên của Giáo Đoàn. Sự thành công của chương trình văn nghệ dạ vũ là ngoài sức tưởng tượng và đó là thành quả của sự chuẩn bị chu đáo của cha quản nhiệm, HĐMV, các ban nghành, các gia đình và các nhân cũng như sự đóng góp ủng hộ nhiệt thành của các ân nhân có đạo cũng như ngoại đạo.
Với sự tham dự đông đảo vì mến yêu cha quản nhiệm cũng góp phần làm cho chương trình đón xuân năm nay được nên hoàn hảo. Sự tiếp tục thành công năm nay đã đánh dấu một bước tiến quan trọng mới và tiếp tục một giai đoạn lịch sử của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa với những nét trẻ trung, tươi mới và tràn trề sức sống. Với sự kiện này, Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg đã chính thức tiễn biệt năm cũ Bính Thân vào dĩ vãng và đón chào năm mới Đinh Dậu với một niềm tin và một niềm hy vọng mới. Ước mong sao niềm vui này sẽ tiếp tục được kéo dài và trở nên trọn vẹn hơn trong suốt năm Đinh Dậu và đem đến cho mọi người những điều tốt lành và thánh đức.
Đoàn Khoa
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phó tế dang tay trong các nghi thức nào bên ngoài Thánh lễ?
Nguyễn Trọng Đa
09:33 15/02/2017
Giải đáp phụng vụ: Phó tế dang tay trong các nghi thức nào bên ngoài Thánh lễ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Rõ ràng là không thích hợp cho một phó tế đọc lời nguyện với hai bàn tay dang rộng, hoặc Orans, trong Thánh Lễ. Nhưng bên ngoài Thánh Lễ, khi chủ sự, thí dụ, là phó tế đọc Kinh Lạy Cha trong nghi thức Rửa tội, liệu có là thích hợp cho phó tế đọc với đôi tay dang ra chăng? Trong dịp khác, phó tế có thể đọc lời Tổng nguyện với hai tay dang ra, trong buổi Phụng vụ Lời Chúa kèm theo việc cho tín hữu Rước lễ, khi linh mục vắng mặt. - T. S., Aberdeen, Scotland.
Đáp: Quả đúng là không có thời điểm nào mà phó tế dang tay, mở tay hoặc khép tay của mình trong Thánh Lễ, vì cử chỉ này được xem là cử chỉ của vị chủ sự. Một ngoại lệ của các loại này có thể là ở một số quốc gia, chẳng hạn nước Ý, nơi mà những ai mong muốn thì được phép dang tay khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ. Trong trường hợp này, lẽ tất nhiên, việc này không được xem là một cử chỉ chủ tọa.
Đó là lý do tại sao nghi lễ Roma không có cử chỉ dang tay và khép tay, khi người đọc chào "Chúa ở cùng anh chị em" trước bài Tin Mừng. Việc công bố bài Tin Mừng không được xem là một chức năng của vị chủ tế, và do đó tốt hơn nó nên được thực hiện bởi một phó tế hay, khi không có phó tế, một linh mục đồng tế. Bài Tin Mừng chỉ được công bố bởi vị chủ tế, khi không có thừa tác viên có chức thánh nào khác tham dự.
Một số gia đình phụng vụ khác có quan điểm khác hơn, và họ thực sự dành việc công bố bài Tin Mừng cho vị chủ tế, còn phó tế đọc bài Thánh thư.
Ý tưởng của việc dang tay như là dành riêng cho vị chủ tế chủ tọa sẽ là chìa khóa, để trả lời câu hỏi về việc dang tay trong các cử hành khác bên ngoài Thánh Lễ.
Tôi sẽ nói rằng nếu một phó tế được xem như là một thừa tác viên thông thường cho một buổi cử hành, và chữ đỏ của cử hành này không phân biệt rõ ràng giữa phó tế và linh mục, thì thầy phó tế sẽ làm cùng các cử chỉ như được chỉ định cho linh mục.
Sách Hướng dẫn về cử hành ngày Chúa Nhật khi thiếu Linh mục nói:
"38. Khi một phó tế chủ trì tại buổi lễ, thầy hành xử phù hợp với chức vụ của mình liên quan đến lời chào, lời nguyện, đọc bài Tin Mừng và bài giảng, cho Rước lễ, lời giải tán và chúc lành. Thầy mang lễ phục đúng theo tác vụ của mình, đó là áo chùng trắng và dây các phép, và trong một số dịp, áo lễ phó tế (dalmatic). Thầy sử dụng ghế chủ tọa".
Chữ đỏ cho nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vốn là khác với nghi thức trên dây cho ngày Chúa Nhật, nói rằng linh mục hay phó tế sử dụng lời chào chủ tọa ở đầu buổi cử hành, và điều này thường được đi kèm việc dang tay và khép tay. Vào cuối buổi cử hành, chữ đỏ đặc biệt nói rằng linh mục hay phó tế mở rộng bàn tay của mình vào thời điểm ban phép lành.
Mặc dù không được nói rõ ràng, có thể được phép rằng linh mục hay phó tế cũng sẽ dang tay cho lời nguyện cuối cùng trước khi ban phép lành.
Nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong Sách các Phép. Một số việc làm phép được dành riêng cho các linh mục và phó tế, nhưng ngay cả đối với những việc không giới hạn cho thừa tác viên có chức thánh, chữ đỏ xác định rằng:
"Một thừa tác viên, là một linh mục hay phó tế, đọc lời nguyện làm phép với đôi tay mở rộng trên người hay vật dụng được làm phép; còn một thừa tác viên giáo dân đọc lời nguyên này với đôi tay chấp lại”.
Đây cũng sẽ là đúng cho việc rửa tội, trong đó các phó tế được gọi là thừa tác viên thông thường của bí tích này.
Nghi thức rửa tội chỉ nói về "chủ tế", và không phân biệt giữa phó tế và linh mục. Đúng là nghi thức này không nói gì liên quan đến các cử chỉ được sử dụng bởi chủ tế. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thật là an toàn để cho rằng các cử chỉ, được dùng trong việc làm phép nước Rửa tội, và việc chúc lành trọng thể cuối buổi cử hành, nên được thực hiện theo cách thông thường với đôi tay mở rộng trên người và vật dụng được làm phép, và với dấu thánh giá tại các khoảnh khắc thích hợp.
Điều 1108 của Bộ Giáo luật cho phép các phó tế thuộc nghi lễ Latinh chứng hôn cho lễ cưới của người Công Giáo Latinh ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, thầy sẽ ban phép lành với các cử chỉ quen thuộc. Thầy cũng dang tay trong lời nguyện mở đầu, nếu có lời nguyện ấy.
Nguyên tắc này cũng sẽ được sử dụng cho các hoàn cảnh tương tự khác, mà trong đó một phó tế chủ sự tại một buổi cử hành phụng vụ, chẳng hạn khi cử hành một Giờ Kinh Phụng vụ. (Zenit.org 14-2-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Rõ ràng là không thích hợp cho một phó tế đọc lời nguyện với hai bàn tay dang rộng, hoặc Orans, trong Thánh Lễ. Nhưng bên ngoài Thánh Lễ, khi chủ sự, thí dụ, là phó tế đọc Kinh Lạy Cha trong nghi thức Rửa tội, liệu có là thích hợp cho phó tế đọc với đôi tay dang ra chăng? Trong dịp khác, phó tế có thể đọc lời Tổng nguyện với hai tay dang ra, trong buổi Phụng vụ Lời Chúa kèm theo việc cho tín hữu Rước lễ, khi linh mục vắng mặt. - T. S., Aberdeen, Scotland.
Đáp: Quả đúng là không có thời điểm nào mà phó tế dang tay, mở tay hoặc khép tay của mình trong Thánh Lễ, vì cử chỉ này được xem là cử chỉ của vị chủ sự. Một ngoại lệ của các loại này có thể là ở một số quốc gia, chẳng hạn nước Ý, nơi mà những ai mong muốn thì được phép dang tay khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ. Trong trường hợp này, lẽ tất nhiên, việc này không được xem là một cử chỉ chủ tọa.
Đó là lý do tại sao nghi lễ Roma không có cử chỉ dang tay và khép tay, khi người đọc chào "Chúa ở cùng anh chị em" trước bài Tin Mừng. Việc công bố bài Tin Mừng không được xem là một chức năng của vị chủ tế, và do đó tốt hơn nó nên được thực hiện bởi một phó tế hay, khi không có phó tế, một linh mục đồng tế. Bài Tin Mừng chỉ được công bố bởi vị chủ tế, khi không có thừa tác viên có chức thánh nào khác tham dự.
Một số gia đình phụng vụ khác có quan điểm khác hơn, và họ thực sự dành việc công bố bài Tin Mừng cho vị chủ tế, còn phó tế đọc bài Thánh thư.
Ý tưởng của việc dang tay như là dành riêng cho vị chủ tế chủ tọa sẽ là chìa khóa, để trả lời câu hỏi về việc dang tay trong các cử hành khác bên ngoài Thánh Lễ.
Tôi sẽ nói rằng nếu một phó tế được xem như là một thừa tác viên thông thường cho một buổi cử hành, và chữ đỏ của cử hành này không phân biệt rõ ràng giữa phó tế và linh mục, thì thầy phó tế sẽ làm cùng các cử chỉ như được chỉ định cho linh mục.
Sách Hướng dẫn về cử hành ngày Chúa Nhật khi thiếu Linh mục nói:
"38. Khi một phó tế chủ trì tại buổi lễ, thầy hành xử phù hợp với chức vụ của mình liên quan đến lời chào, lời nguyện, đọc bài Tin Mừng và bài giảng, cho Rước lễ, lời giải tán và chúc lành. Thầy mang lễ phục đúng theo tác vụ của mình, đó là áo chùng trắng và dây các phép, và trong một số dịp, áo lễ phó tế (dalmatic). Thầy sử dụng ghế chủ tọa".
Chữ đỏ cho nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vốn là khác với nghi thức trên dây cho ngày Chúa Nhật, nói rằng linh mục hay phó tế sử dụng lời chào chủ tọa ở đầu buổi cử hành, và điều này thường được đi kèm việc dang tay và khép tay. Vào cuối buổi cử hành, chữ đỏ đặc biệt nói rằng linh mục hay phó tế mở rộng bàn tay của mình vào thời điểm ban phép lành.
Mặc dù không được nói rõ ràng, có thể được phép rằng linh mục hay phó tế cũng sẽ dang tay cho lời nguyện cuối cùng trước khi ban phép lành.
Nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong Sách các Phép. Một số việc làm phép được dành riêng cho các linh mục và phó tế, nhưng ngay cả đối với những việc không giới hạn cho thừa tác viên có chức thánh, chữ đỏ xác định rằng:
"Một thừa tác viên, là một linh mục hay phó tế, đọc lời nguyện làm phép với đôi tay mở rộng trên người hay vật dụng được làm phép; còn một thừa tác viên giáo dân đọc lời nguyên này với đôi tay chấp lại”.
Đây cũng sẽ là đúng cho việc rửa tội, trong đó các phó tế được gọi là thừa tác viên thông thường của bí tích này.
Nghi thức rửa tội chỉ nói về "chủ tế", và không phân biệt giữa phó tế và linh mục. Đúng là nghi thức này không nói gì liên quan đến các cử chỉ được sử dụng bởi chủ tế. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thật là an toàn để cho rằng các cử chỉ, được dùng trong việc làm phép nước Rửa tội, và việc chúc lành trọng thể cuối buổi cử hành, nên được thực hiện theo cách thông thường với đôi tay mở rộng trên người và vật dụng được làm phép, và với dấu thánh giá tại các khoảnh khắc thích hợp.
Điều 1108 của Bộ Giáo luật cho phép các phó tế thuộc nghi lễ Latinh chứng hôn cho lễ cưới của người Công Giáo Latinh ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, thầy sẽ ban phép lành với các cử chỉ quen thuộc. Thầy cũng dang tay trong lời nguyện mở đầu, nếu có lời nguyện ấy.
Nguyên tắc này cũng sẽ được sử dụng cho các hoàn cảnh tương tự khác, mà trong đó một phó tế chủ sự tại một buổi cử hành phụng vụ, chẳng hạn khi cử hành một Giờ Kinh Phụng vụ. (Zenit.org 14-2-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Tin Đáng Chú Ý
Nghi phạm ám sát Kim Jong-Nam là một phụ nữ Việt Nam?
RFA
11:11 15/02/2017
Nghi phạm ám sát Kim Jong-Nam là một phụ nữ Việt Nam?
Cảnh sát Malaysia hôm nay cho bắt giữ một phụ nữ mang giấy tờ Việt Nam bị tình nghi dính líu đến vụ ám sát người anh em cùng cha khác mẹ với chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un.
Tin của cảnh sát Malaysia cho biết giấy tờ mà nghi phạm bị bắt giữ mang theo có tên Đoan Thi Huong, sinh năm 1988 tại Nam Định, Việt Nam.
Cảnh sát Trưởng Malaysia, Khalid Abu Bakar cho biết bà này bị bắt tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur vào sáng hôm nay, 15 tháng 2 ở khu vực cổng lên máy bay giá rẻ ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Theo ông Khalid, nghi phạm có lẽ bị phát hiện từ hình ảnh của camera an ninh tại sân bay và người này chỉ có một mình tại thời điểm bị bắt.
Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama có đưa tin một phụ nữ từ Myanmar bị giữ tại sân bay. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin nào cho thấy có sự liên quan giữa người này với nghi can mang giấy tờ Việt Nam hiện đang bị giam giữ hay không.
Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un sinh năm 1971, bị ám sát hôm thứ Hai tại Malaysia và chết trên đường đến bệnh viện Putrajaya.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết ông Kim Jong- Nam từng sống tại Ma Cao dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Ở đó ông sống cùng người vợ thứ hai. Các luật sư còn cho biết thêm ông này còn có một bà vợ và một đứa con ở Bắc Kinh.
Ông Kim Jong- Nam từng lên tiếng công khai chống lại tình trạng kiểm soát quyền lực của gia tộc họ Kim tại Bắc Hàn.
Tin của cảnh sát Malaysia cho biết giấy tờ mà nghi phạm bị bắt giữ mang theo có tên Đoan Thi Huong, sinh năm 1988 tại Nam Định, Việt Nam.
Cảnh sát Trưởng Malaysia, Khalid Abu Bakar cho biết bà này bị bắt tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur vào sáng hôm nay, 15 tháng 2 ở khu vực cổng lên máy bay giá rẻ ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Theo ông Khalid, nghi phạm có lẽ bị phát hiện từ hình ảnh của camera an ninh tại sân bay và người này chỉ có một mình tại thời điểm bị bắt.
Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama có đưa tin một phụ nữ từ Myanmar bị giữ tại sân bay. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin nào cho thấy có sự liên quan giữa người này với nghi can mang giấy tờ Việt Nam hiện đang bị giam giữ hay không.
Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un sinh năm 1971, bị ám sát hôm thứ Hai tại Malaysia và chết trên đường đến bệnh viện Putrajaya.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết ông Kim Jong- Nam từng sống tại Ma Cao dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Ở đó ông sống cùng người vợ thứ hai. Các luật sư còn cho biết thêm ông này còn có một bà vợ và một đứa con ở Bắc Kinh.
Ông Kim Jong- Nam từng lên tiếng công khai chống lại tình trạng kiểm soát quyền lực của gia tộc họ Kim tại Bắc Hàn.
Văn Hóa
Kính dâng hương hồn ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa : Khúc Seraphim ngân hoài theo năm tháng
Sơn Ca Linh
10:06 15/02/2017
(Kính dâng hương hồn Đc Phaolô Nguyễn Văn Hòa,
Người vừa ra đi trong chính đêm Valentine’Day, 14/2/2017)
Chiếc lá về cội,
Chiếc lá vừa rơi trong đêm,
Bầu trời hơi tối lại,
Khi một ánh sao chợt vừa vụt tắt !
Cánh én ngoài kia,
Tối nay mang nốt trầm hiu hắt,
Không phải mùa xuân mà với một tin buồn !
Nghe nhè nhẹ đâu đó,
Có dòng nước mắt tuôn,
Hay một nỗi tiếc thương
đọng thành lời than thở !
Người đã đi qua với mối tình nặng nợ,
Của người mục tử che chở những đàn chiên.
Như người nghệ sĩ,
Tiếng dương cầm còn vang mãi triền miên,
Mà khúc hát Sêraphim
ngân hoài theo năm tháng !
Vẫn biết dòng sông,
Phải trôi về bao la biển rộng,
Chấp nhận phận người,
Lại trở về nguồn cội vô biên,
Nhưng trong đáy sâu,
Của một miền thăm thẳm trái tim,
Vẫn nứt kẻ một đường riêng nhức nhối.
Nén hương lòng,
Kính tiễn cha hành hương đi về cội,
Mau hợp đoàn cùng muôn triệu thánh nhân.
Để khúc Sêraphim,
Cả thiên đàng cùng đồng giọng vang ngân,
Riêng cõi thế vạn lần thương tiếc nhớ !
“Requiescat In Pace” (R.I.P)
Kính dâng về cha một lời kinh nhỏ !
Sơn Ca Linh
Lá thư Canada : Không Cười Mới Mệt
Trà Lũ
11:46 15/02/2017
Lá Thư Canada : KHÔNG CƯỜI MỚI MỆT
Năm con Gà này thật là đặc biệt, nó dài những 384 ngày vì có 13 tháng, tháng Sáu nhuận, những 2 tháng Sáu lận. Chưa hết, mời các cụ nhìn vào lịch 2017 mà coi, các cụ có thấy tháng Hai này đẹp không? 28 ngày chia đều cho 7 ngày trong tuần, 4 ngày Chúa Nhật, 4 ngày Thứ Hai... Trông đẹp mắt quá. Các nhà làm lịch cho biết cứ 823 năm mới có một năm đẹp như thế này.
Bạn bè tôi đều bảo năm Cụ Trump lên làm vua thì phải đặc biệt chứ. Ừ, mà cũng lạ ha, ngày Cụ Trump chính thức lên ngôi tổng thống Hoa Kỳ cũng chính là ngày Ông Táo về trời bá cáo chuyện trần gian. Không biết ông Táo sẽ bá cáo những gì, ngoài chuyện vua Trump lên ngôi, rồi vua Trump kết thân với vua Putin xứ Nga, và hai vua này coi vẻ sẽ bắt tay nhau đánh vua Tàu Tập Cận Bình và diệt loạn quân Hồi Giáo.
Chuyện đánh Vua Bình ở Biển Đông thì chưa thấy, nhưng chuyện diệt loạn quân Hồi Giáo thì đã bắt đầu bằng sắc lệnh không cho di dân từ 7 nước Trung Đông vào Mỹ. Việc này đang gây sôi nổi khắp thế giới. Riêng tại Canada có một sự cố đặc biệt về Hồi Giáo. Không phải dân Hồi giáo tấn công, mà dân chống Hồi Giáo tấn công. Chuyện như sau : Ngày 29 tháng Giêng vừa qua, tức mồng Hai tết con Gà, một thanh niên da trắng gốc Pháp tên là Alexandre Bissonnette đã xách súng vào một đền Hồi Giáo ở Quebec City, và xả súng bắn những người đang cầu nguyện trong đền. 6 người chết tại chỗ và 8 người bị trọng thương. Sau đó hung thủ bị bắt. Chưa rõ nguyên do nhưng có lẽ anh da trắng này lây cái máu ghét Hồi Giáo của Cụ Trump bên Hoa Kỳ nên đã ra tay. Dư luận ầm lên, không phải từ phía Hồi Giáo mà thôi, mà còn từ các giáo phái khác và từ chính quyền. Khắp nơi làm lễ cầu nguyện và truy điệu. Ngay cả vùng Iqaluit ở miền giáp Bắc cực cũng truy điệu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Roma cũng truy điệu.
Dịp này, báo chí và dân chúng lại có dịp bình luận về Hồi Giáo. Tôi có mấy anh hàng xóm da trắng. Cứ cuối tuần là chúng tôi rủ nhau đi uống cà phê buổi sáng ở quán Starbucks gần ngã tư. Trong số này anh Williams là thân với tôi nhất. Anh rất thích ông tổng thống Trump bên Hoa Kỳ. Anh hay cười hì hì : Mẹ tôi gốc Scotland, mẹ ông Trump cũng gốc Scotland, không chừng chúng tôi có họ với nhau. Anh vừa nhâm nhi cà phê vừa nói nhỏ với tôi : Bạn nên tìm đọc cuốn sách ‘While Europe Slept / Trong Khi Âu Châu ngủ’ để hiểu cho rõ về dân Hồi Giáo. Tác giả là Bruce Bawer, một nhà văn nổi tiếng của Mỹ. Ông viết hay lắm và đúng lắm, như đàn bà thì mặc áo đen trùm kín mít từ đầu xuống chân, chỉ hở đôi mắt, đi đâu cũng kè kè mấy người, chồng không cho đi làm, chỉ ăn rồi đẻ. Bọn khủng bố mà mang khí giới trong người rồi cũng trùm áo đen kín mít thì ai mà biết được. Con nít đi học thì được dạy những điều sai lạc rằng văn minh Tây phương là văn minh ma qủy phải hủy diệt. Học sinh được huấn luyện xài súng xài dao, được huấn luyện cắt cổ dê cổ cừu cho quen tay với máu... Tây phương biết nhưng nhắm mắt làm ngơ. Lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo là các giáo sĩ. Giáo sĩ giảng đạo Hồi và bao giờ cũng xỉ vả các tôn giáo khác...
Sau buổi cà phê với bạn Williams thì tôi đi mua cuốn sách viết về Hồi giáo. À, nhân nói tới mua sách, tôi xin giới thiệu với các cụ một cuốn sách rất hay về chiến tranh VN của tác giả người Đức, Uwe Siemon-Netto . Ông viết bằng tiếng Đức. Sách đã được 2 dịch giả Lý Văn Quý và Nguyễn Hiền dịch ra Việt văn. Sách mang tên ‘Đức, tình Yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều đau thương’. Tác giả là người nước Đức đã nhận tên VN là Đức. Ông là phóng viên của chiến trường VN, đã có mặt tại VN suốt chiều dài cuộc chiến, ông đặc biệt viết dài về Trận Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972... Ông đã nhìn cuộc chiến VN bằng con mắt khác với nhóm phóng viên phản chiến Hoa Kỳ và Âu Châu. Ông gốc người Tây Đức, nước đã không viện trợ cho VNCH khí giới giết người, mà những phương tiện nhân đạo, như tàu bệnh viện Helgoland đậu ở Sông Hàn Đà Nẵng, như ban giảng huấn cho Đại Học Y Khoa Huế, những y sĩ nổi tiếng của Đức tình nguyện sang giúp VNCH. Cả nhóm giáo sư này đã bị VC giết hết trong trận Mậu Thân. Ông có nói đến cuộc tàn sát ở Mỹ Lai và Trung Úy William Calley, tới việc Tướng Loan bắn tên VC ở Saigon, và ông nói dến việc VC tàn sát đồng bào ở Huế Tết Mậu Thân, đến các ông sư biểu tình ở Viện Hoá Đạo Saigon mà đa số là cán bộ CS vừa cạo trọc đầu. Ông cho biết vì phóng viên báo chí Tây Phương đa phần là của phe phản chiến nên họ trưng bày những cảnh tàn sát rùng rợn và đổ nhiều tội cho lính Mỹ ở VN , do đó ở Mỹ đã xảy ra hiện tượng ‘ Hội chứng Dear John’ là hiện tượng nhiều bà vợ trẻ và nhiều bạn gái ở Mỹ đã viết thư đòi ly dị hay từ hôn với những lính Mỹ đang tham chiến ở VN , lý do : ‘vì chúng tôi thấy các anh dã man quá’ ! Toàn cuốn sách, tác giả nhìn cuộc chiến VN với một cái nhìn trung lập và công bằng . Ông xót thương dân Miền Nam đã chịu bao cảnh khổ nhục bất công. Ông cho biết ông đã thấy ngoài mặt trận những chú lính Bắc Kỳ, mặt mũi non choẹt, tuổi khoảng 16, 17, nằm chết trên vai còn đeo balô bên trong xếp rất gọn ghẽ bộ quần áo thẳng nếp. Thế có nghĩa là gì? Thưa, VC đã bắt lính đưa vào chiến trường Miền Nam những em học sinh còn bé, mặt búng ra sữa, cha mẹ vội gấp quần áo cho con , sắp gọn vào ba lô để con kịp lên đường. Người con chưa kịp thấy giặc Mỹ Ngụy thì đã bị bom B.52 đốn ngã...
Toàn cuốn sách trên đây chỉ có 2 trang 29 và 30 làm tôi cười, đó là chuyện tác giả đi thăm đảo Phú Quốc. Lúc về, ông bắt chước mọi người mua 6 chai nước mắm làm quà kỷ niệm. Ông đi về bằng máy bay, ông để 6 chai nước mắm này ở khoang hành lý trên đầu. Đang bay, máy bay bị lỗ hổng không khí nên chao đảo, 6 chai nước mắm đã rơi xuống vỡ tan tành, nước mắm đã chan hòa trên người ông. Ông tắm rửa giặt giũ trong một tuần mà vẫn chưa xả hết hơi nước mắm. Đây là bài học cho những ai đi máy bay mà mua nước mắm nha.
Bây giờ xin mời các cụ về làng An Lạc của tôi dự bữa ăn đầu năm. Vẫn ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ. Vì là năm gà nên Cụ Chánh thết làng món phở gà, ngon hết sức. Chưa bao giờ tôi được ăn một bữa phở gà hậu hĩnh như thế này. Tôi nói hậu hĩnh là vì ngoài tô phở nóng hổi và thơm lừng, Cụ Chánh còn bầy thêm một đĩa thịt gà luộc với một chén nước mắm ớt chanh gừng bên cạnh. Thế có nghĩa là khị ngài xơi hết thịt gà trong tô phở thì mời ngài xơi thêm thịt gà ở đĩa bên cạnh. Ngài xơi món gà luộc này với bia lạnh nha. Quả là ngon quên chết các cụ ạ. Dân làng ăn xong ai cũng sung sướng quá sức và hết lời ca tụng Cụ Chánh. Sang phần tráng miệng, Cụ cho dân làng ăn dưa hấu và xoài. Cụ bảo : Dưa với xoài nghe mài mại như ‘ dư xài’, lão kính chúc dân làng năm nay dư xài tiền bạc nha. Xưa nay lão không ưa cái đĩa trái cây ‘ cầu vừa đủ xài’ gồm trái mảng cầu, trái dừa, trái đu dủ, trái xoài, trên bàn thờ. ‘Vừa đủ xài’ thì cầu làm gì, phải cầu dư giả chứ ! Ai cũng vỗ tay hoan hô cái ý này. Các cụ có đồng ý với cụ Chánh về cái ý ‘ cầu dư xài’ không ?
Rồi sang phần uống trà và nói chuyện. Cụ Chánh chủ nhà lại là người mở đầu phần này. Cụ bảo cụ xin mở đầu vì cụ có tin quan trọng cần thông báo. Rằng cụ có người em họ ở bên Hoa Kỳ. Ông này năm nay ngoài 80, gốc H.O. Ông này theo Đạo Ông Bà như cụ trước đây. À, xin mở ngoặc : độc giả còn nhớ việc cụ Chánh đã nhập đạo Công Giáo vào lễ Giáng Sinh năm ngoái không ? Cụ kể : cái ông em họ 80 này vừa báo tin ông sẽ nhập đạo Công Giáo vào lễ Phục Sinh tháng Tư sắp tới, hiện ông ta đang học giáo lý. Tôi hỏi lý do nhập đạo Công Giáo thì anh ta nói vì hành động chống Formosa bên nhà của Linh Mục Nguyễn Đình Thục làm anh cảm động qúa và kính phục quá. A, chuyện này dài, xin kể từ từ để bà con theo dõi nha. Chuyện như thế này :
Sau khi vụ Formosa ở Vũng Áng Miền Trung làm ô nhiễm môi trường xảy ra, khắp nơi nổi lên làn sóng phản đối và bắt đền, Formosa có lên tiếng nhận lỗi và xin đền 500 triệu Mỹ kim, rồi được CSVN cho chìm xuồng. Chuyện này đâu có đơn sơ và dễ như vậy, vì nó còn gây ra bao nhiêu hậu quả nghiệm trọng cho môi trường, cho biển, cho ngư nghiệp, cho nếp sống của dân Miền Trung. Tại VN đã có hơn 600 nguyên đơn kiện Formosa, hơn 20.000 giáo dân biểu tình, nhưng dư luận bảo rằng CSVN đã ăn tiền của Tàu Cộng và nhóm Tàu kinh tài Đài Loan nên cố tình lờ đi. Thật may là ông linh mục Nguyễn Đình Thục coi xứ Song Ngọc thuộc giáo phận Vinh đã khôn ngoan sáng suốt. Ông đã tìm cách sang tận Đài Loan mang việc oan ức này tới quốc hội Đài Loan, với đầy đủ tài liệu để trình quốc hội Đài Loan và họp báo. Linh mục Thục làm được việc này là nhờ có LM Nguyễn Văn Hùng đang truyền giáo ở Đài Loan giúp sức. Báo chí đã phổ biến bài phát biểu của LM Nguyễn Đình Thục trước quốc Hội và các cấp chính quyền Đài Loan. Đại diện cho các nạn nhân Formosa ở VN, LM không lớn tiếng, không tranh chấp, không chửi bới, ông chỉ xin sự công bằng cho các nạn nhân đồng bào của ông. Theo ông, ở VN nhóm Formosa đã bưng bít và nhóm CSVN cũng đã bưng bít. Bài phát biểu được phổ biến công khai trên báo chí đã nói rõ về thảm hoạ, các diễn biến, các thiệt hại, những hoang mang lo sợ của người dân, và những đề nghị. Lời kết của bài phát biểu này như sau :
... Chúng tôi mong qúy vị hãy đứng vào vị trí của người dân Miền Trung để hiểu họ : Con đường mưu sinh của họ đang bị chặn mất, tương lai của họ đang bị đe dọa, nòi giống của họ đang bị đầu độc, con cái của họ đang phải đối đầu với một viễn ảnh mờ mịt... Ngài Chủ Tịch cũng như quý vị hãy tưởng tượng quý vị sẽ đối xử thế nào với một kẻ mà ngày ngày bỏ chất độc vào bát cơm của đứa con thân yêu của qúy vị?...
Sau bài phát biểu này, hơn 40 tổ chức xã hội dân sự vừa ở Đài loan, vừa ở hải ngoại, đã gửi thư cho chính quyền Đài Loan để ủng hộ và tiếp sức với LM Thục. Đại ý các tổ chức này xin chính quyền Đài Loan bắt công ty Formosa phải công bố kết quả điều tra nội bộ về nguyên nhân xả chất độc và bắt công ty Formosa phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả mà họ gây ra, xin mở cuộc điều tra độc lập và giám sát môi trường toàn diện, xin theo dõi và can thiệp vào tiến trình bồi thường, và nhất là bắt công ty Formosa bạch hoá toàn bộ các thỏa hiệp đã mật ký với CSVN.
Nói đến đây xong thì Cụ Chánh kết luận : Ông bạn già của tôi bên Mỹ rất khâm phục việc làm can đảm trên đây của LM Thục. Nó toát ra lòng từ bi, sáng suốt, công bằng, bác ái. Ai muốn có toàn văn bài phát biểu lịch sử này xin tìm đọc Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân bên Mỹ số 182, tháng 2-2017. Báo này là tiếng nói của một số trí thức Công Giáo VN hải ngoại như BS Trần Văn Cảo, Mặc Giao, Trần Phong Vũ, Nguyễn Mộng Thường..., trụ sở tại Westminster, California. Cụ Chánh sẽ là người đỡ đầu cho ông bạn gìa trong Lể Nhập Đạo sắp tới. Ông bạn xin Cụ Chánh chọn cho vị thánh Quan Thày, cụ Chánh đã chọn Thánh Peter. Cụ Chánh vừa cười vừa giải thích : Năm nay là năm Con Gà. Theo Thánh Kinh, Thánh Peter ngày xưa vì nghe tiếng gà gáy mà nhận ra tội chối Chúa, đã đấm ngực ăn năn thống hối, và đã trở nên cột trụ của Hội thánh.
Cụ Chánh thấy mình đã nói quá dài về người bạn nên ngưng , cụ xin trả diễn đàn với không khí tân niên cho làng.
Ông ODP lên tiếng. Ông bảo không biết tại sao năm nay ông nhớ quê VN quá. Các bạn có nhớ nhiều không. Chị Ba Biên Hoà đáp ngay :
- Tôi cũng thương nhớ quê hương quá, nhất là sau vụ Formosa cá chết trắng bờ biển, như vậy dân Miền Trung có tết không ? Ở Miền Nam của tôi không biết năm nay thế nào chứ ngày xưa nghèo mấy thì ngày tết cũng phải có bánh tét cúng ông bà trên bàn thờ và nồi thịt kho hột vịt dưới bếp, hâm đi hâm lại, còn món chơi là bầu cua cá cọp. Rồi Chị Ba quay vào cụ già B.95 : Cụ ơi, cụ có nhớ quê đất Bắc không ?
Cụ B.95 trả lời liền, cụ đáp có bài bản, như thuộc lòng, có lẽ cụ nhớ hằng ngày :
- Giê Su lạy Chúa tôi, tôi nhớ hết sức, nhớ ngày tết có nồi bánh chưng, nhớ bánh pháo chuột, nhớ cỗ bài tam cúc, nhớ làng tôi có cánh đồng lúa con gái mơn mởn, nhớ tiếng mẹ ru con giữa trưa hè, nhớ ao sen thơm ngào ngạt trước chùa và đình làng, nhớ nhãn Hưng yên, nhớ vải Vụ Bản, nhớ cá Anh Vũ, nhớ cam Bố Hạ. Lạy Chúa tôi, tôi nhớ quá.
Rồi cụ chỉ vào anh H.O. đang chăm chú nghe cụ nói. Cụ hỏi : Thế còn chú thì chú nhớ quê ra sao ? Anh H.O. cười hì hì rồi đáp :
- Cháu nhớ nhiều thứ lắm, năm nay là năm con gà thì cháu nhớ con gà nướng đất hồi đi lính nhất. Hồi đó tụi cháu đóng đồn canh cầu Bến Lức. Bên cầu là ngôi chợ sầm uất. Bọn lính trẻ chúng cháu thích nhậu nên nhiều lúc ra chợ mua con gà về nướng. Ui chao, bạn cháu nhiều đứa gốc nhà nông nên chúng nướng kiểu nhà quê, ngon quên chết. Cụ biết không, con gà cắt tiết cho máu chảy đi hết rồi lấy bùn trét đầy, trét cho đến khi con gà hóa ra một cục bùn to tướng, rồi lấy rơm chất vào đốt, đốt hoài, đến khi đống lửa lớn bắt đầu tàn, rồi mới bới cục đất ra. Rồi đập cục đất, đất vỡ kéo theo lông gà. Bây giờ con gà da chín vàng au, bọn cháu lấy tay lột da gà cho sạch mọi vết dơ rồi để con gà lên tàu lá chuối, bữa nhậu bắt đầu. Mọi người rửa tay cho sạch rồi bắt đầu nhậu gà. Mọi người tự do xé miếng thịt mà mình thích, chấm với muối ớt giã nát. Gà đốt bằng lửa rơm nên bao nhiêu cái ngọt của rơm ngấm hết vào con gà. Vừa nhậu gà, vừa tu la de, vừa kể chuyện bù khú, vừa chửi thề, ôi, một bữa nhậu gà ngon nhất thế gian !
Mọi người nghe bài tả gà nướng đất miền quê hay quá, nên vỗ tay râm ran. Người vỗ tay lâu nhất là Chị Ba Biên Hoà. Anh H.O. liền chỉ vào Chị Ba rồi cuời ha ha : Bữa trước Chị bảo rằng người da trắng cho miếng thịt ức con gà là ngon nhất, còn người VN coi miếng thịt đùi con gà là ngon nhất, em vừa đọc báo tết, có báo viết rằng tổ tiên ngày xưa nói về miếng ngon nhất trong con gà không phải là thịt đùi, mà là ‘ Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh’. Chị nghĩ sao đây ? Chị đúng hay tổ tiên đúng ? Chị Ba thấy mình bị tố là nói sai, Chị thấy lúng túng quá nên đã cầu cứu bồ chữ trong làng là Ông ODP : Bác ODP ơi, bác cứu em với !
Tức thì bồ chữ nhảy vào ngay. Ông cười ha ha rồi bảo : Ngon hay không ngon còn tùy vào khẩu vị từng người. Phao câu và đầu cánh là ngon nhất đối với dân nhậu, chứ bạn thử đưa cái phao câu của con gà cho người yêu của bạn, mẹ của bạn, bà của bạn, xin hỏi các ngài có dám ăn không ?
Phe các bà đều gật gù khen câu nói của bồ chữ ODP là đúng. Chị Ba không bị mất mặt, mừng quá, và thấy bồ chữ nói về gà hay quá nên Chị xin bồ chữ ODP nói tiếp về các điều tốt đẹp của gà.
Ông ODP thủng thẳng đáp :
- Tục ngữ và thành ngữ VN nói rất nhiều về gà, khen cũng có mà chê cũng có, ông cha ta khen chê cũng ý nhị lắm, như
... bút sa gà chết, cà kê dê ngỗng, chữ như gà bới, cõng rắn cắn gà nhà, gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy, chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa...
Nghe đến chữ gà gáy thì Anh John xin nhảy vào góp ý : Chúng ta nhớ nha, chỉ có gà trống gáy, chứ không phải gà mái. Gà mái mà gáy là một điềm gở. Ở miền quê, con gà trống là cái đồng hồ của cả làng. Nó gáy lúc nửa đêm, lúc canh ba, lúc canh năm. Một anh bạn VN mới kể cho tôi một câu chuyện tếu về con gà. Anh bảo vì ở Canada này không nghe tiếng gà gáy bao giờ nên anh nhớ quê VN lắm, nhớ tiếng gà gáy về sáng lắm, nên anh quyết định đi mua một con gà trống về nuôi để nghe tiếng nó gáy. Anh rủ vợ cùng đi mua gà. Hai anh chị đến một trại gà lớn ở ngoại ô. Chủ trại tiếp rước anh chị rất vui vẻ. Ông dẫn anh chị xem đủ giống gà. Khi ông đến một chuồng gà to nhất thì ông chỉ tay vào con gà trống đầu đàn. Ông cười hê hê rồi bảo : Gà là giống đa thê, chắc chúng theo Hồi giáo nên một con trống có tới năm bảy vợ. Mỗi buổi sáng, con gà này yêu một hơi mọi cô vợ, sáng nào cũng vậy. Nghe tới đây bà vợ bấm tay ông chồng : Anh nghe rõ chưa, mỗi sáng nó yêu vợ những 7 lần. Anh bạn tôi là loại đáo để đã đáp lại ngay : Không phải nó yêu 1 vợ mà 7 vợ khác nhau ! Nói đến đây thì cả làng phá ra cười và vỗ tay, phe các ông thì hoan hô con gà trống đa thê, phe các bà thì cười vì thấy cô vợ bị hố lãng xẹt.
Ông ODP góp lời ngay. Ông bảo câu chuyện này nói lên một sự thực là việc vợ chồng gà yêu nhau ngắn gọn và quá nhanh, quá ngắn ngủi, hình như chưa tới một phút ! Thật là dở ẹc ! Năm con gà xin chúc các ông phải khác con gà trống nha.
Anh John nói tiếp : Ngày xưa khi học tiếng VN, tôi vẫn có một thắc mắc này là hành động anh gà trống yêu vợ thì gọi là ‘đạp mái’. Kỳ qúa, anh gà chỉ mổ yêu vào đầu vợ mấy cái chứ có đánh vợ đâu mà nói là ‘đạp’. Tôi có hỏi mấy nhà ngữ học mà các vị này lắc đầu không giải được. Các cụ phương xa nếu giải được chữ ‘đạp mái’ này xin cho tôi biết ngay nha.
Cụ già B.95 nghe đến đây thì giơ tay xin ngưng chuyện gà trống gà mái. Cụ bảo năm gà nói chuyện gà như vậy làm cho cụ mệt quá. Xin mời Cụ Chánh cho ý kiến. Cụ Chánh chủ nhà nãy giờ chỉ ngồi cười khà khà, nghe Cụ B.95 xin, bèn lên tiếng ngay :
- Ai còn chuyện gà nữa thì xin để dành cho lần tới. Nhân vừa nghe nhắc tới chữ ‘mệt’, lão xin chúc cho cả làng có cuộc đời không mệt nha . Đây là bài tâm niệm lão đọc hàng ngày :
- ... Vui cười không mệt, buồn phiền mới mệt
- Yêu thuơng không mệt, ghen ghét mới mệt
- Chân thật không mệt, gian dối mới mệt
- Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt
- Chung tình không mệt, đa tình mới mệt
- Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt
- Chân thành không mệt, giả dối mới mệt
- Được mất không mệt, tính toán mới mệt
- Thân xác mất sức không mệt, tâm can mệt mới mệt,
- Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt .
Trà Lũ viết bài xong không mệt, gửi đi mới mệt.
TRÀ LŨ
Năm con Gà này thật là đặc biệt, nó dài những 384 ngày vì có 13 tháng, tháng Sáu nhuận, những 2 tháng Sáu lận. Chưa hết, mời các cụ nhìn vào lịch 2017 mà coi, các cụ có thấy tháng Hai này đẹp không? 28 ngày chia đều cho 7 ngày trong tuần, 4 ngày Chúa Nhật, 4 ngày Thứ Hai... Trông đẹp mắt quá. Các nhà làm lịch cho biết cứ 823 năm mới có một năm đẹp như thế này.
Bạn bè tôi đều bảo năm Cụ Trump lên làm vua thì phải đặc biệt chứ. Ừ, mà cũng lạ ha, ngày Cụ Trump chính thức lên ngôi tổng thống Hoa Kỳ cũng chính là ngày Ông Táo về trời bá cáo chuyện trần gian. Không biết ông Táo sẽ bá cáo những gì, ngoài chuyện vua Trump lên ngôi, rồi vua Trump kết thân với vua Putin xứ Nga, và hai vua này coi vẻ sẽ bắt tay nhau đánh vua Tàu Tập Cận Bình và diệt loạn quân Hồi Giáo.
Chuyện đánh Vua Bình ở Biển Đông thì chưa thấy, nhưng chuyện diệt loạn quân Hồi Giáo thì đã bắt đầu bằng sắc lệnh không cho di dân từ 7 nước Trung Đông vào Mỹ. Việc này đang gây sôi nổi khắp thế giới. Riêng tại Canada có một sự cố đặc biệt về Hồi Giáo. Không phải dân Hồi giáo tấn công, mà dân chống Hồi Giáo tấn công. Chuyện như sau : Ngày 29 tháng Giêng vừa qua, tức mồng Hai tết con Gà, một thanh niên da trắng gốc Pháp tên là Alexandre Bissonnette đã xách súng vào một đền Hồi Giáo ở Quebec City, và xả súng bắn những người đang cầu nguyện trong đền. 6 người chết tại chỗ và 8 người bị trọng thương. Sau đó hung thủ bị bắt. Chưa rõ nguyên do nhưng có lẽ anh da trắng này lây cái máu ghét Hồi Giáo của Cụ Trump bên Hoa Kỳ nên đã ra tay. Dư luận ầm lên, không phải từ phía Hồi Giáo mà thôi, mà còn từ các giáo phái khác và từ chính quyền. Khắp nơi làm lễ cầu nguyện và truy điệu. Ngay cả vùng Iqaluit ở miền giáp Bắc cực cũng truy điệu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Roma cũng truy điệu.
Dịp này, báo chí và dân chúng lại có dịp bình luận về Hồi Giáo. Tôi có mấy anh hàng xóm da trắng. Cứ cuối tuần là chúng tôi rủ nhau đi uống cà phê buổi sáng ở quán Starbucks gần ngã tư. Trong số này anh Williams là thân với tôi nhất. Anh rất thích ông tổng thống Trump bên Hoa Kỳ. Anh hay cười hì hì : Mẹ tôi gốc Scotland, mẹ ông Trump cũng gốc Scotland, không chừng chúng tôi có họ với nhau. Anh vừa nhâm nhi cà phê vừa nói nhỏ với tôi : Bạn nên tìm đọc cuốn sách ‘While Europe Slept / Trong Khi Âu Châu ngủ’ để hiểu cho rõ về dân Hồi Giáo. Tác giả là Bruce Bawer, một nhà văn nổi tiếng của Mỹ. Ông viết hay lắm và đúng lắm, như đàn bà thì mặc áo đen trùm kín mít từ đầu xuống chân, chỉ hở đôi mắt, đi đâu cũng kè kè mấy người, chồng không cho đi làm, chỉ ăn rồi đẻ. Bọn khủng bố mà mang khí giới trong người rồi cũng trùm áo đen kín mít thì ai mà biết được. Con nít đi học thì được dạy những điều sai lạc rằng văn minh Tây phương là văn minh ma qủy phải hủy diệt. Học sinh được huấn luyện xài súng xài dao, được huấn luyện cắt cổ dê cổ cừu cho quen tay với máu... Tây phương biết nhưng nhắm mắt làm ngơ. Lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo là các giáo sĩ. Giáo sĩ giảng đạo Hồi và bao giờ cũng xỉ vả các tôn giáo khác...
Sau buổi cà phê với bạn Williams thì tôi đi mua cuốn sách viết về Hồi giáo. À, nhân nói tới mua sách, tôi xin giới thiệu với các cụ một cuốn sách rất hay về chiến tranh VN của tác giả người Đức, Uwe Siemon-Netto . Ông viết bằng tiếng Đức. Sách đã được 2 dịch giả Lý Văn Quý và Nguyễn Hiền dịch ra Việt văn. Sách mang tên ‘Đức, tình Yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều đau thương’. Tác giả là người nước Đức đã nhận tên VN là Đức. Ông là phóng viên của chiến trường VN, đã có mặt tại VN suốt chiều dài cuộc chiến, ông đặc biệt viết dài về Trận Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972... Ông đã nhìn cuộc chiến VN bằng con mắt khác với nhóm phóng viên phản chiến Hoa Kỳ và Âu Châu. Ông gốc người Tây Đức, nước đã không viện trợ cho VNCH khí giới giết người, mà những phương tiện nhân đạo, như tàu bệnh viện Helgoland đậu ở Sông Hàn Đà Nẵng, như ban giảng huấn cho Đại Học Y Khoa Huế, những y sĩ nổi tiếng của Đức tình nguyện sang giúp VNCH. Cả nhóm giáo sư này đã bị VC giết hết trong trận Mậu Thân. Ông có nói đến cuộc tàn sát ở Mỹ Lai và Trung Úy William Calley, tới việc Tướng Loan bắn tên VC ở Saigon, và ông nói dến việc VC tàn sát đồng bào ở Huế Tết Mậu Thân, đến các ông sư biểu tình ở Viện Hoá Đạo Saigon mà đa số là cán bộ CS vừa cạo trọc đầu. Ông cho biết vì phóng viên báo chí Tây Phương đa phần là của phe phản chiến nên họ trưng bày những cảnh tàn sát rùng rợn và đổ nhiều tội cho lính Mỹ ở VN , do đó ở Mỹ đã xảy ra hiện tượng ‘ Hội chứng Dear John’ là hiện tượng nhiều bà vợ trẻ và nhiều bạn gái ở Mỹ đã viết thư đòi ly dị hay từ hôn với những lính Mỹ đang tham chiến ở VN , lý do : ‘vì chúng tôi thấy các anh dã man quá’ ! Toàn cuốn sách, tác giả nhìn cuộc chiến VN với một cái nhìn trung lập và công bằng . Ông xót thương dân Miền Nam đã chịu bao cảnh khổ nhục bất công. Ông cho biết ông đã thấy ngoài mặt trận những chú lính Bắc Kỳ, mặt mũi non choẹt, tuổi khoảng 16, 17, nằm chết trên vai còn đeo balô bên trong xếp rất gọn ghẽ bộ quần áo thẳng nếp. Thế có nghĩa là gì? Thưa, VC đã bắt lính đưa vào chiến trường Miền Nam những em học sinh còn bé, mặt búng ra sữa, cha mẹ vội gấp quần áo cho con , sắp gọn vào ba lô để con kịp lên đường. Người con chưa kịp thấy giặc Mỹ Ngụy thì đã bị bom B.52 đốn ngã...
Toàn cuốn sách trên đây chỉ có 2 trang 29 và 30 làm tôi cười, đó là chuyện tác giả đi thăm đảo Phú Quốc. Lúc về, ông bắt chước mọi người mua 6 chai nước mắm làm quà kỷ niệm. Ông đi về bằng máy bay, ông để 6 chai nước mắm này ở khoang hành lý trên đầu. Đang bay, máy bay bị lỗ hổng không khí nên chao đảo, 6 chai nước mắm đã rơi xuống vỡ tan tành, nước mắm đã chan hòa trên người ông. Ông tắm rửa giặt giũ trong một tuần mà vẫn chưa xả hết hơi nước mắm. Đây là bài học cho những ai đi máy bay mà mua nước mắm nha.
Bây giờ xin mời các cụ về làng An Lạc của tôi dự bữa ăn đầu năm. Vẫn ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ. Vì là năm gà nên Cụ Chánh thết làng món phở gà, ngon hết sức. Chưa bao giờ tôi được ăn một bữa phở gà hậu hĩnh như thế này. Tôi nói hậu hĩnh là vì ngoài tô phở nóng hổi và thơm lừng, Cụ Chánh còn bầy thêm một đĩa thịt gà luộc với một chén nước mắm ớt chanh gừng bên cạnh. Thế có nghĩa là khị ngài xơi hết thịt gà trong tô phở thì mời ngài xơi thêm thịt gà ở đĩa bên cạnh. Ngài xơi món gà luộc này với bia lạnh nha. Quả là ngon quên chết các cụ ạ. Dân làng ăn xong ai cũng sung sướng quá sức và hết lời ca tụng Cụ Chánh. Sang phần tráng miệng, Cụ cho dân làng ăn dưa hấu và xoài. Cụ bảo : Dưa với xoài nghe mài mại như ‘ dư xài’, lão kính chúc dân làng năm nay dư xài tiền bạc nha. Xưa nay lão không ưa cái đĩa trái cây ‘ cầu vừa đủ xài’ gồm trái mảng cầu, trái dừa, trái đu dủ, trái xoài, trên bàn thờ. ‘Vừa đủ xài’ thì cầu làm gì, phải cầu dư giả chứ ! Ai cũng vỗ tay hoan hô cái ý này. Các cụ có đồng ý với cụ Chánh về cái ý ‘ cầu dư xài’ không ?
Rồi sang phần uống trà và nói chuyện. Cụ Chánh chủ nhà lại là người mở đầu phần này. Cụ bảo cụ xin mở đầu vì cụ có tin quan trọng cần thông báo. Rằng cụ có người em họ ở bên Hoa Kỳ. Ông này năm nay ngoài 80, gốc H.O. Ông này theo Đạo Ông Bà như cụ trước đây. À, xin mở ngoặc : độc giả còn nhớ việc cụ Chánh đã nhập đạo Công Giáo vào lễ Giáng Sinh năm ngoái không ? Cụ kể : cái ông em họ 80 này vừa báo tin ông sẽ nhập đạo Công Giáo vào lễ Phục Sinh tháng Tư sắp tới, hiện ông ta đang học giáo lý. Tôi hỏi lý do nhập đạo Công Giáo thì anh ta nói vì hành động chống Formosa bên nhà của Linh Mục Nguyễn Đình Thục làm anh cảm động qúa và kính phục quá. A, chuyện này dài, xin kể từ từ để bà con theo dõi nha. Chuyện như thế này :
Sau khi vụ Formosa ở Vũng Áng Miền Trung làm ô nhiễm môi trường xảy ra, khắp nơi nổi lên làn sóng phản đối và bắt đền, Formosa có lên tiếng nhận lỗi và xin đền 500 triệu Mỹ kim, rồi được CSVN cho chìm xuồng. Chuyện này đâu có đơn sơ và dễ như vậy, vì nó còn gây ra bao nhiêu hậu quả nghiệm trọng cho môi trường, cho biển, cho ngư nghiệp, cho nếp sống của dân Miền Trung. Tại VN đã có hơn 600 nguyên đơn kiện Formosa, hơn 20.000 giáo dân biểu tình, nhưng dư luận bảo rằng CSVN đã ăn tiền của Tàu Cộng và nhóm Tàu kinh tài Đài Loan nên cố tình lờ đi. Thật may là ông linh mục Nguyễn Đình Thục coi xứ Song Ngọc thuộc giáo phận Vinh đã khôn ngoan sáng suốt. Ông đã tìm cách sang tận Đài Loan mang việc oan ức này tới quốc hội Đài Loan, với đầy đủ tài liệu để trình quốc hội Đài Loan và họp báo. Linh mục Thục làm được việc này là nhờ có LM Nguyễn Văn Hùng đang truyền giáo ở Đài Loan giúp sức. Báo chí đã phổ biến bài phát biểu của LM Nguyễn Đình Thục trước quốc Hội và các cấp chính quyền Đài Loan. Đại diện cho các nạn nhân Formosa ở VN, LM không lớn tiếng, không tranh chấp, không chửi bới, ông chỉ xin sự công bằng cho các nạn nhân đồng bào của ông. Theo ông, ở VN nhóm Formosa đã bưng bít và nhóm CSVN cũng đã bưng bít. Bài phát biểu được phổ biến công khai trên báo chí đã nói rõ về thảm hoạ, các diễn biến, các thiệt hại, những hoang mang lo sợ của người dân, và những đề nghị. Lời kết của bài phát biểu này như sau :
... Chúng tôi mong qúy vị hãy đứng vào vị trí của người dân Miền Trung để hiểu họ : Con đường mưu sinh của họ đang bị chặn mất, tương lai của họ đang bị đe dọa, nòi giống của họ đang bị đầu độc, con cái của họ đang phải đối đầu với một viễn ảnh mờ mịt... Ngài Chủ Tịch cũng như quý vị hãy tưởng tượng quý vị sẽ đối xử thế nào với một kẻ mà ngày ngày bỏ chất độc vào bát cơm của đứa con thân yêu của qúy vị?...
Sau bài phát biểu này, hơn 40 tổ chức xã hội dân sự vừa ở Đài loan, vừa ở hải ngoại, đã gửi thư cho chính quyền Đài Loan để ủng hộ và tiếp sức với LM Thục. Đại ý các tổ chức này xin chính quyền Đài Loan bắt công ty Formosa phải công bố kết quả điều tra nội bộ về nguyên nhân xả chất độc và bắt công ty Formosa phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả mà họ gây ra, xin mở cuộc điều tra độc lập và giám sát môi trường toàn diện, xin theo dõi và can thiệp vào tiến trình bồi thường, và nhất là bắt công ty Formosa bạch hoá toàn bộ các thỏa hiệp đã mật ký với CSVN.
Nói đến đây xong thì Cụ Chánh kết luận : Ông bạn già của tôi bên Mỹ rất khâm phục việc làm can đảm trên đây của LM Thục. Nó toát ra lòng từ bi, sáng suốt, công bằng, bác ái. Ai muốn có toàn văn bài phát biểu lịch sử này xin tìm đọc Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân bên Mỹ số 182, tháng 2-2017. Báo này là tiếng nói của một số trí thức Công Giáo VN hải ngoại như BS Trần Văn Cảo, Mặc Giao, Trần Phong Vũ, Nguyễn Mộng Thường..., trụ sở tại Westminster, California. Cụ Chánh sẽ là người đỡ đầu cho ông bạn gìa trong Lể Nhập Đạo sắp tới. Ông bạn xin Cụ Chánh chọn cho vị thánh Quan Thày, cụ Chánh đã chọn Thánh Peter. Cụ Chánh vừa cười vừa giải thích : Năm nay là năm Con Gà. Theo Thánh Kinh, Thánh Peter ngày xưa vì nghe tiếng gà gáy mà nhận ra tội chối Chúa, đã đấm ngực ăn năn thống hối, và đã trở nên cột trụ của Hội thánh.
Cụ Chánh thấy mình đã nói quá dài về người bạn nên ngưng , cụ xin trả diễn đàn với không khí tân niên cho làng.
Ông ODP lên tiếng. Ông bảo không biết tại sao năm nay ông nhớ quê VN quá. Các bạn có nhớ nhiều không. Chị Ba Biên Hoà đáp ngay :
- Tôi cũng thương nhớ quê hương quá, nhất là sau vụ Formosa cá chết trắng bờ biển, như vậy dân Miền Trung có tết không ? Ở Miền Nam của tôi không biết năm nay thế nào chứ ngày xưa nghèo mấy thì ngày tết cũng phải có bánh tét cúng ông bà trên bàn thờ và nồi thịt kho hột vịt dưới bếp, hâm đi hâm lại, còn món chơi là bầu cua cá cọp. Rồi Chị Ba quay vào cụ già B.95 : Cụ ơi, cụ có nhớ quê đất Bắc không ?
Cụ B.95 trả lời liền, cụ đáp có bài bản, như thuộc lòng, có lẽ cụ nhớ hằng ngày :
- Giê Su lạy Chúa tôi, tôi nhớ hết sức, nhớ ngày tết có nồi bánh chưng, nhớ bánh pháo chuột, nhớ cỗ bài tam cúc, nhớ làng tôi có cánh đồng lúa con gái mơn mởn, nhớ tiếng mẹ ru con giữa trưa hè, nhớ ao sen thơm ngào ngạt trước chùa và đình làng, nhớ nhãn Hưng yên, nhớ vải Vụ Bản, nhớ cá Anh Vũ, nhớ cam Bố Hạ. Lạy Chúa tôi, tôi nhớ quá.
Rồi cụ chỉ vào anh H.O. đang chăm chú nghe cụ nói. Cụ hỏi : Thế còn chú thì chú nhớ quê ra sao ? Anh H.O. cười hì hì rồi đáp :
- Cháu nhớ nhiều thứ lắm, năm nay là năm con gà thì cháu nhớ con gà nướng đất hồi đi lính nhất. Hồi đó tụi cháu đóng đồn canh cầu Bến Lức. Bên cầu là ngôi chợ sầm uất. Bọn lính trẻ chúng cháu thích nhậu nên nhiều lúc ra chợ mua con gà về nướng. Ui chao, bạn cháu nhiều đứa gốc nhà nông nên chúng nướng kiểu nhà quê, ngon quên chết. Cụ biết không, con gà cắt tiết cho máu chảy đi hết rồi lấy bùn trét đầy, trét cho đến khi con gà hóa ra một cục bùn to tướng, rồi lấy rơm chất vào đốt, đốt hoài, đến khi đống lửa lớn bắt đầu tàn, rồi mới bới cục đất ra. Rồi đập cục đất, đất vỡ kéo theo lông gà. Bây giờ con gà da chín vàng au, bọn cháu lấy tay lột da gà cho sạch mọi vết dơ rồi để con gà lên tàu lá chuối, bữa nhậu bắt đầu. Mọi người rửa tay cho sạch rồi bắt đầu nhậu gà. Mọi người tự do xé miếng thịt mà mình thích, chấm với muối ớt giã nát. Gà đốt bằng lửa rơm nên bao nhiêu cái ngọt của rơm ngấm hết vào con gà. Vừa nhậu gà, vừa tu la de, vừa kể chuyện bù khú, vừa chửi thề, ôi, một bữa nhậu gà ngon nhất thế gian !
Mọi người nghe bài tả gà nướng đất miền quê hay quá, nên vỗ tay râm ran. Người vỗ tay lâu nhất là Chị Ba Biên Hoà. Anh H.O. liền chỉ vào Chị Ba rồi cuời ha ha : Bữa trước Chị bảo rằng người da trắng cho miếng thịt ức con gà là ngon nhất, còn người VN coi miếng thịt đùi con gà là ngon nhất, em vừa đọc báo tết, có báo viết rằng tổ tiên ngày xưa nói về miếng ngon nhất trong con gà không phải là thịt đùi, mà là ‘ Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh’. Chị nghĩ sao đây ? Chị đúng hay tổ tiên đúng ? Chị Ba thấy mình bị tố là nói sai, Chị thấy lúng túng quá nên đã cầu cứu bồ chữ trong làng là Ông ODP : Bác ODP ơi, bác cứu em với !
Tức thì bồ chữ nhảy vào ngay. Ông cười ha ha rồi bảo : Ngon hay không ngon còn tùy vào khẩu vị từng người. Phao câu và đầu cánh là ngon nhất đối với dân nhậu, chứ bạn thử đưa cái phao câu của con gà cho người yêu của bạn, mẹ của bạn, bà của bạn, xin hỏi các ngài có dám ăn không ?
Phe các bà đều gật gù khen câu nói của bồ chữ ODP là đúng. Chị Ba không bị mất mặt, mừng quá, và thấy bồ chữ nói về gà hay quá nên Chị xin bồ chữ ODP nói tiếp về các điều tốt đẹp của gà.
Ông ODP thủng thẳng đáp :
- Tục ngữ và thành ngữ VN nói rất nhiều về gà, khen cũng có mà chê cũng có, ông cha ta khen chê cũng ý nhị lắm, như
... bút sa gà chết, cà kê dê ngỗng, chữ như gà bới, cõng rắn cắn gà nhà, gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy, chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa...
Nghe đến chữ gà gáy thì Anh John xin nhảy vào góp ý : Chúng ta nhớ nha, chỉ có gà trống gáy, chứ không phải gà mái. Gà mái mà gáy là một điềm gở. Ở miền quê, con gà trống là cái đồng hồ của cả làng. Nó gáy lúc nửa đêm, lúc canh ba, lúc canh năm. Một anh bạn VN mới kể cho tôi một câu chuyện tếu về con gà. Anh bảo vì ở Canada này không nghe tiếng gà gáy bao giờ nên anh nhớ quê VN lắm, nhớ tiếng gà gáy về sáng lắm, nên anh quyết định đi mua một con gà trống về nuôi để nghe tiếng nó gáy. Anh rủ vợ cùng đi mua gà. Hai anh chị đến một trại gà lớn ở ngoại ô. Chủ trại tiếp rước anh chị rất vui vẻ. Ông dẫn anh chị xem đủ giống gà. Khi ông đến một chuồng gà to nhất thì ông chỉ tay vào con gà trống đầu đàn. Ông cười hê hê rồi bảo : Gà là giống đa thê, chắc chúng theo Hồi giáo nên một con trống có tới năm bảy vợ. Mỗi buổi sáng, con gà này yêu một hơi mọi cô vợ, sáng nào cũng vậy. Nghe tới đây bà vợ bấm tay ông chồng : Anh nghe rõ chưa, mỗi sáng nó yêu vợ những 7 lần. Anh bạn tôi là loại đáo để đã đáp lại ngay : Không phải nó yêu 1 vợ mà 7 vợ khác nhau ! Nói đến đây thì cả làng phá ra cười và vỗ tay, phe các ông thì hoan hô con gà trống đa thê, phe các bà thì cười vì thấy cô vợ bị hố lãng xẹt.
Ông ODP góp lời ngay. Ông bảo câu chuyện này nói lên một sự thực là việc vợ chồng gà yêu nhau ngắn gọn và quá nhanh, quá ngắn ngủi, hình như chưa tới một phút ! Thật là dở ẹc ! Năm con gà xin chúc các ông phải khác con gà trống nha.
Anh John nói tiếp : Ngày xưa khi học tiếng VN, tôi vẫn có một thắc mắc này là hành động anh gà trống yêu vợ thì gọi là ‘đạp mái’. Kỳ qúa, anh gà chỉ mổ yêu vào đầu vợ mấy cái chứ có đánh vợ đâu mà nói là ‘đạp’. Tôi có hỏi mấy nhà ngữ học mà các vị này lắc đầu không giải được. Các cụ phương xa nếu giải được chữ ‘đạp mái’ này xin cho tôi biết ngay nha.
Cụ già B.95 nghe đến đây thì giơ tay xin ngưng chuyện gà trống gà mái. Cụ bảo năm gà nói chuyện gà như vậy làm cho cụ mệt quá. Xin mời Cụ Chánh cho ý kiến. Cụ Chánh chủ nhà nãy giờ chỉ ngồi cười khà khà, nghe Cụ B.95 xin, bèn lên tiếng ngay :
- Ai còn chuyện gà nữa thì xin để dành cho lần tới. Nhân vừa nghe nhắc tới chữ ‘mệt’, lão xin chúc cho cả làng có cuộc đời không mệt nha . Đây là bài tâm niệm lão đọc hàng ngày :
- ... Vui cười không mệt, buồn phiền mới mệt
- Yêu thuơng không mệt, ghen ghét mới mệt
- Chân thật không mệt, gian dối mới mệt
- Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt
- Chung tình không mệt, đa tình mới mệt
- Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt
- Chân thành không mệt, giả dối mới mệt
- Được mất không mệt, tính toán mới mệt
- Thân xác mất sức không mệt, tâm can mệt mới mệt,
- Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt .
Trà Lũ viết bài xong không mệt, gửi đi mới mệt.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Quấn Quít Bên Nhau
Dominic Đức Nguyễn
19:34 15/02/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bây giờ đây quấn quít hiện bây giờ
Chỉ biết có đôi ta là đang sống
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng
Cố làm lơ không biết đến thời gian …
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 09-15/02/2017: Ngày Thế giới các Bệnh nhân lần thứ 25 tại Lộ Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:28 15/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã dẫn đến “một tình huống có cả ánh sáng lẫn bóng tối,” Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết như trên trong bài phát biểu ngày 10 tháng 2 gởi ủy ban y tế của Hội Đồng Giám Mục Italia.
Dịp này, Đức Thánh Cha cũng ca ngợi các nhân viên y tế chăm sóc tận tụy cho các bệnh nhân, mỗi ngày “động chạm đến thân xác đau khổ của Chúa Kitô”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Nghiên cứu khoa học chắc chắn đã tiến triển,” và những bước tiến lớn đã được thực hiện trong “việc chạy chữa, nếu chưa đánh bại được một số bệnh lý” Tuy nhiên, ngài bày tỏ mối quan tâm rằng những tiến bộ như thế chưa được đi kèm với những quan tâm đúng mức “về chi phí mà các bệnh nhân phải trả”.
Người nghèo chưa thực sự được hưởng nhiều các tiến bộ về y học.
“Có những bóng tối đang đe dọa sẽ làm trầm trọng thêm những kinh nghiệm của các anh chị em đang đau ốm của chúng tôi”
Trong các khía cạnh đáng quan ngại của nền văn hóa gạt bỏ ngày nay, khía cạnh trong đó người ta dễ thấy nhất những hậu quả đau đớn của thứ văn hóa này chính là việc chăm sóc sức khoẻ. Khi một người bệnh không được đặt ở trung tâm và không được nhìn nhận đúng phẩm giá của họ, nhiều thái độ xấu sẽ phát sinh, thậm chí có thể dẫn đến việc trục lợi trên nỗi bất hạnh của người khác.
2. Đức Thánh Cha tiếp Liên Đoàn Chống Phỉ Báng
Hôm thứ Năm mùng 9 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp một phái đoàn của Liên Đoàn Chống Phỉ Báng khuyến khích họ vun trồng công lý và nuôi dưỡng sự hài hòa trong xã hội và nói với họ rằng “cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bài Do Thái có thể được hưởng lợi từ các công cụ hiệu quả, chẳng hạn như các phương tiện truyền thông và giáo dục.”
Liên Đoàn Chống Phỉ Báng được thành lập vào năm 1913 “để ngăn chặn các hành vi phỉ báng người Do Thái và bảo đảm có sự đối xử công bằng cho tất cả những người Do Thái”.
Theo truyền thống của các vị tiền nhiệm là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp một phái đoàn của tổ chức này. Được biết, Liên Đoàn Chống Phỉ Báng đã duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp với Tòa Thánh từ Công đồng Vatican II.
Phát biểu với những người hiện diện Đức Thánh Cha nhắc lại chuyến thăm của ngài hồi năm ngoái tại các trại diệt chủng Auschwitz-Birkenau. Ngài nói: “Không có lời nói hay những suy nghĩ nào có thể cho là đủ khi đối diện với nỗi kinh hoàng như vậy của sự độc ác và tội lỗi; ngoài lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa rũ lòng thương xót và xin cho các bi kịch như thể không bao giờ xảy ra nữa.”
Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Giáo Hội Công Giáo cảm thấy một cách đặc biệt bắt buộc phải làm tất cả những gì có thể cho những người bạn Do Thái của chúng tôi để đẩy lùi khuynh hướng bài người Do Thái”.
Sau buổi tiếp kiến này, ông Jonathan Greenblatt, giám đốc điều hành của tổ chức đã ra một thông cáo ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô về lập trường mạnh mẽ của ngài chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Ông Greenblatt cũng ca ngợi Đức Giáo Hoàng về những vận động của ngài thay mặt cho những người tị nạn.
3. Caritas mô tả tình trạng của Aleppo là “hậu tận thế”
Phát ngôn viên của Caritas quốc tế, là liên minh của các cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo Hội, đã mô tả tình hình ở phía đông Aleppo là “hậu tận thế” và “ngoài sức tưởng tượng của con người.”
Patrick Nicholson nói với đài phát thanh Vatican rằng, 1.8 triệu người ở thành phố đông dân nhất Syria này đang thiếu nước và tình hình là đặc biệt ảm đạm ở phía đông Aleppo, nơi quân đội Syria đã tái chiếm sau những cuộc giao tranh đẫm máu với phiến quân.
Aleppo là một thành phố nằm ở phía tây bắc Syria gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là thủ phủ của tỉnh Aleppo, và là thành phố đông dân nhất của Syria trước chiến tranh. Nơi đây từng là chiến trường quan trọng nhất trong cuộc xung đột ở Syria giữa một bên là quân đội của tổng thống Bashar al-Assad, được Nga và Iran hỗ trợ; và bên kia gồm phe nổi dậy gồm nhiều nhóm khác nhau; trong đó có những nhóm được Hoa Kỳ và các nước phương Tây yểm trợ, và cả những nhóm được các quốc gia theo Hồi Giáo Sunni trong vùng Vịnh đỡ đầu. Quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng có mặt tại Aleppo.
Cuộc chiến tại Aleppo đã kéo dài từ 19 tháng 7 năm 2012 đến 22 tháng 12 năm 2016, tức là 4 năm, 5 tháng và 3 ngày. 31,183 người bị giết trong cuộc chiến tại đây và hàng trăm ngàn người khác bị thương. Phần phía Đông Aleppo gần như bị san bằng thành bình địa.
4. Lịch sử Ngày thế giới các bệnh nhân lần thứ 25
Hôm 11 tháng 2, toàn thể Giáo Hội Công Giáo đã cử hành ngày thế giới các Bệnh Nhân lần thứ 25. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết định ngày này để kính nhớ biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức và kêu gọi toàn Giáo Hội cầu nguyện cho các bệnh nhân.
Chủ đề của sứ điệp ngày thế giới các Bệnh Nhân lần thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô được lấy từ kinh Magnificat: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.”
Trong tự sắc thiết định ngày thế giới các Bệnh Nhân Thánh Gioan Phaolô đã viết rằng ngày này là “một thời gian đặc biệt để cầu nguyện và chia sẻ, dâng các đau khổ của bệnh nhân cho lợi ích của Giáo Hội và nhắc nhở mọi người nhìn thấy nơi những anh chị em của mình đang đau ốm khuôn mặt của Đức Kitô, là Đấng qua đau khổ, sự chết, và sống lại, đã mang đến sự cứu rỗi cho nhân loại.”
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha, đã chủ sự thánh lễ trọng thể quốc tế lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 2 tại Vương cung Thánh Đường Thánh Piô 10 ở Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25.
Thánh lễ đã được đài truyền hình Lộ Đức và nhiều đài phát thanh Công Giáo tiếng Pháp trực tiếp truyền đi.
Ban chiều cùng ngày, vào lúc 3 giờ rưỡi, đã có buổi lần hạt Mân Côi bằng tiếng Pháp trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, và lúc 6 giờ chiều có kinh Mân Côi bằng tiếng Ý. Sau cùng, vào lúc 9 giờ tối có cuộc rước đuốc kính Đức Mẹ.
Trước đó, trong hai ngày 9 và 10 tháng 2, có Hội nghị thường niên của các ban tổ chức các cuộc hành hương Lộ Đức, cũng như các chủ nhà trọ đón tiếp các khách hành hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu quốc tế này. Trong hai ngày hội nghị, ngoài các buổi thuyết trình và chia sẻ, còn có những buổi cầu nguyện và thánh lễ. Đặc biệt tối ngày 9 tháng 2, có buổi chiếu cuốn phim mới với tựa đề “Các cuộc khỏi bệnh và phép lạ ở Lộ Đức”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đặc biệt quan tâm đến việc cử hành Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25 tại Lộ Đức năm nay. Trong thư bổ nhiệm Đức Hồng Y Parolin làm Đặc Sứ, ngài chào thăm các bệnh nhân trên toàn thế giới và bày tỏ sự gần gũi với những người đang chịu đau khổ, đồng thời mời gọi các tín hữu kiên trì cầu xin sự chuyển đầu của Mẹ Maria, là Sức Khỏe của các bệnh nhân, để Mẹ xin Con của Mẹ ban dồi dào ân sủng, nhất là ơn kiên nhẫn trong sầu muộn, lòng tín thác nơi Thiên Chúa, và lòng biết ơn vì những ơn lành đã nhận lãnh cũng như lòng yêu mến đối với tất cả mọi người.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng đã công bố một sứ điệp để chuẩn bị các tín hữu thế giới cử hành Ngày Thế Giới các bệnh nhân sốt sắng và chân thành.
5. Giám mục Nigeria chỉ trích nạn tham nhũng và bạo lực
Một giám mục Nigeria đã công khai chỉ trích nạn tham nhũng và bạo lực ở quốc gia lớn nhất châu Phi này. Tờ Guardian có trụ sở tại Lagos cho biết như trên.
Đức Tổng Giám Mục Augustine Akubeze của tổng giáo phận Benin City thúc giục người Công Giáo cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria “giúp chúng ta vượt qua những vụ giết hại người dân vô tận và vô nghĩa”
Ngài nói:
“Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta chấm dứt những vụ cướp vũ trang, những vụ bắt cóc và tình trạng tham nhũng đang ngày một lan tràn. Chúng tôi hãy lắng nghe và vâng theo các mệnh lệnh của Đức Mẹ tại Fatima.”
Nigeria có 186 triệu dân trong đó 50% là người Hồi giáo. Các tín hữu Kitô chiếm 40% dân số, và 10% người Nigeria vẫn giữ các tín ngưỡng bản địa.
6. Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia cảnh báo: Âu Châu cần “tái khám phá linh hồn” của mình
Trong các cuộc vận động tranh cử tại Pháp và Đức gần đây, người ta thấy rõ một xu hướng đang nổi lên tại Âu Châu là chủ nghĩa mị dân.
Trước làn sóng nhập cư ồ ạt chưa từng có, nhiều người châu Âu ngày nay đang sống chung với nỗi sợ hãi và những cảm giác khó chịu, trong khi lo lắng về việc mất đi bản sắc dân tộc của mình. Nhiều đảng phái chính trị mới đang mọc nên như nấm, khai thác triệt để tâm lý bất mãn của dân chúng và đưa ra các chiêu bài mị dân.
Trong cuộc phỏng vấn hôm mùng 9 tháng Hai dành cho RAI, cơ quan truyền hình của Italia, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Ý và cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục châu Âu cảnh báo rằng đường lối mị dân không phải là câu trả lời cho vấn đề.
Ngài nhấn mạnh rằng cộng đồng châu Âu phải phục hồi định hướng tinh thần và đạo đức của mình nếu không muốn đối mặt với các thảm họa xã hội.
Ngài nói: “Âu Châu chỉ có hai lựa chọn. Một là tái khám phá linh hồn của mình, không phải nơi những thành công về kinh tế và tài chính, nhưng là nơi các giá trị đạo đức, và tinh thần. Hai là Âu Châu sẽ ngày càng khó tiến bước.”
Đức Hồng Y cũng lặp lại một nhận xét của ngài rằng đường lối mị dân “không phải là câu trả lời cho các vấn đề và các thách đố trong thời đại chúng ta. Nó lợi dụng và nuôi dưỡng sự bất mãn, nhưng không thể kiểm soát được sự bất mãn. Thay vào đó, chúng ta cần một phân tích tổng hợp mới, một tầm nhìn toàn cầu để nhìn về tương lai với niềm hy vọng”.
7. Quốc Hội Do Thái thông qua dự luật hợp pháp hóa việc chiếm đất của người Palestine
Trong một diễn biến gây ra nhiều quan ngại, Quốc Hội Israel, hay còn gọi là viện Knesset, đã thông qua một dự luật nhằm hợp pháp hóa khoảng 3,000 đơn vị gia cư xây dựng trái phép trên đất tư nhân Palestine ở Bờ Tây.
Cái gọi là “Luật hợp thức hóa” đã được thông qua tại Quốc hội Israel với tỷ số khít khao là 60-52.
3,000 đơn vị gia cư này đã được xây dựng ở Bờ Tây trong hơn 20 năm qua. Không giống như các khu định cư, các đơn vị gia cư này không được công nhận, không được Israel cấp giấy chứng minh quyền sở hữu mặc dù nhiều căn nhà này nằm sát ngay bên cạnh các khu định cư người Do Thái.
Can thiệp này của Quốc Hội Do Thái làm phức tạp thêm những nỗ lực để đạt được một giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột Israel-Palestine từ lâu vẫn dậm chân tại chỗ vì những tranh chấp về đất đai.
8. Đức Giám Mục William Shomali tố cáo việc Israel chiếm dụng đất của người Palestine là một sự chà đạp công lý
Một luật mới của Israel có giá trị hồi tố đã hợp pháp hóa việc chiếm đất của người Palestine để làm các khu định cư cho người Do Thái là một hành vi phạm tội chống lại công lý. Đức Giám Mục William Shomali, đại diện Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem đã tố cáo như trên.
Theo Đức Cha Shomali, chính sách mới của Israel khiến giải pháp “hai nhà nước” cho cuộc xung đột Israel-Palestine trở thành “hầu như là không thể thực hiện được”.
Ngài nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc:
“Nếu người ta chân thành trong các tuyên bố đã được nói ra là tiến hành theo hướng cùng tồn tại hòa bình giữa hai quốc gia, Palestine và Israel, vì lợi ích của nhân dân hai nước, thì người ta không thể nào có những chính sách và các biện pháp hoàn toàn đi theo hướng ngược lại, chẳng hạn như việc chiếm đất của người Palestine, và dời Đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Giêrusalem”.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã lên án ý định di dời Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đến Giêrusalem.
9. Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo
Trong buổi tiếp kiến sáng 9 tháng 2, dành cho Bộ Giáo dục Công Giáo, Đức Thánh Cha khuyến khích Bộ này tiếp tục giúp các trường học và đại học Công Giáo góp phần vào sứ mạng của Giáo Hội phục vụ sự phát triển trong tình người, trong sự đối thoại và hy vọng.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có 80 người, trong đó có nhiều Hồng Y và Giám Mục thành viên của Bộ giáo dục, cùng với các cố vấn và nhân viên. Trong Đại hội tiến hành những ngày này, Bộ kiểm điểm hoạt động trong 3 năm qua, và vạch ra hướng đi cho các hoạt động tương lai.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha khích lệ Bộ giáo dục Công Giáo dấn thân trong 3 chiều hướng, thứ nhất là nhân bản hóa việc giáo dục. Để được vậy các nhà giáo dục cần nhắm giúp người trẻ trở thành những người xây dựng một thế giới liên đới hơn và an bình, đồng thời cống hiến cho người trẻ những chân trời cởi mở đối với siêu việt.
Thứ hai là cần làm gia tăng nền văn hóa đối thoại. Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong thời đại chúng ta, rất tiếc là có nhiều hình thức bạo lực, nghèo đói, bóc lột, kỳ thị, gạt ra ngoài lề xã hội, những đường lối tiếp cận giới hạn các tự do cơ bản của con người gây ra một thứ văn hóa gạt bỏ. Trái lại, việc đối thoại giáo dục khi con người quan hệ với nhau trong niềm tôn trọng, quí chuộc, chân thành lắng nghe và diễn tả trung thực, không che đậy hoặc giảm bớt căn tính của mình được tinh thần Tin Mừng soi sáng.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích Bộ giáo dục Công Giáo giúp xây dựng một nền giáo dục gieo vãi hy vọng. Con người không thể sống mà không hy vọng và giáo dục chính là kiến tạo nên niềm hy vọng, làm nảy sinh, tăng trưởng và dẫn tới một cuộc sống tràn đầy hy vọng.
10. Đức Thánh Cha tiếp Cộng đoàn Bán Nguyệt San Văn Minh Công Giáo
Sáng 9 tháng, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Cha Bề Trên Tổng quyền Dòng Tên Arturo Sosa Abascal và 60 người thuộc Cộng đoàn bán nguyệt san Văn minh Công Giáo, nhân dịp kỷ niệm số báo thứ 4 ngàn được xuất bản.
Báo “Văn Minh Công Giáo” do các cha dòng Tên Italia xuất bản được coi là thuộc hàng có uy tín bậc nhất tại nước này, và các bài thường được Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh duyệt trước khi xuất bản.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến quá trình hoạt động trong 167 năm qua của Báo Văn Minh Công Giáo từ khi được thành lập. Ngài vẫn để tờ báo này trên bàn làm việc của ngài. Ngày nay tạp chí này vượt qua các biên cương ngôn ngữ và Đức Thánh Cha vui lòng chúc lành cho các ấn bản Tây Ban Nha, tiếng Anh, Pháp và tiếng Đại hàn.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng từ lâu, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh vẫn gửi báo Văn Minh Công Giáo tới tất cả các tòa Sứ Thần Tòa Thánh trên thế giới. Giờ đây thế giới ngày càng được liên kết chặt chẽ với nhau hơn, sự vượt qua các hàng rào ngôn ngữ sẽ giúp phổ biến rộng rãi hơn sứ điệp của báo này.
Đức Thánh Cha cầu chúc báo Văn Minh Công Giáo ngày càng có thêm độc giả và ngài nói: “Dòng Tên cần hỗ trợ công trình kỳ cựu và quí giá này, đúng hơn đây là công trình duy nhất để phục vụ Tòa Thánh. Dòng hãy tỏ ra quảng đại chấp nhận việc phục vụ này qua các tu sĩ dòng Tên có khả năng và phổ biến báo này tại những nơi thích hợp hơn, như tại các trung tâm giáo dục, các trường học, đặc biệt tại những nơi đào tạo các giáo chức và huấn luyện các phụ huynh, các trung tâm huấn luyện tu đức.
11. Các Giám Mục Brazil âu lo về tình trạng tội phạm gia tăng chóng mặt tại quốc gia này
Ủy ban công lý và hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Brazil trong thông cáo hôm 9 tháng Hai đã bày tỏ quan ngại của các Giám Mục nước này về tình hình an ninh xuống dốc thê thảm.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em thấy đây là cảnh quân đội được điều vào các thành phố lớn tại Brazil để duy trì an ninh trật tự sau những vụ đình công của cảnh sát. Vụ đình công này khiến Brazil rơi vào một tình trạng hỗn loạn chưa từng có.
Thật vậy, ngay ngày đầu năm mới, vào chiều Chúa Nhật 1 tháng Giêng, một vụ nổi loạn đã diễn ra tại nhà tù Anisio Jobim tại Manaus, thủ phủ của bang Amazon, Brazil khi hai băng buôn bán ma túy tìm cách thanh toán nhau. Ít nhất 56 tù nhân đã bị thiệt mạng, trong đó có nhiều người bị chặt đầu. Đây là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất tại Brazil trong hai thập kỷ qua.
Từ đó đến nay, một loạt các vụ nổi loạn khác đã diễn ra. Vụ mới nhất là tại nhà tù Rio Grande khiến 26 người bị thiệt mạng. Tổng số các tù nhân bị thiệt mạng trong các vụ nổi dậy đã lên đến con số 140 người.
Bên cạnh đó, hàng trăm tù nhân trốn thoát khỏi nhà tù và những câu chuyện tàn sát kinh hoàng trong đó nhiều tù nhân bị phanh thây và chặt đầu đã dẫn đến nhiều vụ bạo động. Trong bối cảnh đó, cảnh sát lại đình công đòi tăng lương.
12. Phương pháp ép tóc quái đản tại dải Gaza
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là một sáng kiến đáng kinh ngạc nhưng đang rất phát tài tại Gaza.
Người thợ hớt tóc này bôi một chất keo lên đầu khách hàng, rồi dùng bình phun lửa phun lên tóc. Trong khi lửa cháy sèo sèo trên đầu khách hàng, anh thợ hớt tóc dùng lược chải tóc theo kiểu dáng mong muốn.
Anh bạn trẻ này tấm tắc khen ngợi kỹ thuật mới này. Anh nói:
“Đây là một kinh nghiệm mới lạ tại Palestine và rất hay. Tôi thường làm tóc thẳng bằng cách dùng keo nhưng chỉ trong tuần lễ đầu là đẹp và độc đáo, sau đó thì tàn tạ đi.”
Dải Gaza là một khu tự trị Palestine trên bờ phía đông của biển Địa Trung Hải, có 11 km đường biên giới với Ai Cập về phía tây nam 51km đường biên giới với Israel ở phía đông và phía bắc. Gaza, cùng với khu vực Tây Ngạn sông Jordan tạo thành lãnh thổ của quốc gia Palestine. Tuy nhiên hai vùng lãnh thổ Gaza và Bờ Tây bị ngăn cách với nhau bởi các vùng đất của Israel. Cả hai vùng đều thuộc thẩm quyền của chính quyền Palestine, nhưng kể từ tháng 6 năm 2007, Gaza được cai trị bởi Hamas, một tổ chức Hồi giáo Palestine lên nắm quyền trong cuộc bầu cử tự do vào năm 2006. Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây coi Hamas là một tổ chức khủng bố nên vùng đất này bị cấm vận kinh tế về chính trị. Đồng thời Israel cấm không cho tàu bè của người Palestine ra khơi đánh cá.
Cuộc sống cơ cực khiến người dân trong vùng nảy sinh nhiều sáng kiến rất táo bạo.
13. Rumani đang trải qua khủng hoảng chính trị lớn nhất sau ngày cộng sản sụp đổ
Giữa những tin đồn là chính quyền muốn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Rumani đứng ra làm trung gian hòa giải ngõ hầu chấm dứt các cuộc biểu tình hiện nay, hôm 8 tháng 2, Tòa Thượng Phụ ra tuyên bố cho biết không có thương lượng gì hết, “cuộc chiến chống tham nhũng phải được tiếp tục, và người phạm tội phải bị truy tố vì các hành vi trộm cắp và gian lận làm cho xã hội xuống cấp về tinh thần lẫn vật chất.”
Có tới 660,000 người đã xuống đường biểu tình tại Bucarest kêu gọi thủ tướng Sorin Grindeanu từ chức ngay tức khắc. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Rumani kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ vào năm 1989.
Thoạt đầu, vào ngày 31 tháng Giêng khoảng 25,000 người đã tụ tập trước văn phòng chính phủ ở trung tâm thủ đô Bucharest để chống tham nhũng.
Số người biểu tình đã tăng vọt lên hàng trăm ngàn người sau khi chính phủ đưa ra một nghị định theo đó hàng chục chính trị gia sẽ không thể bị truy tố. Làn sóng biểu tình rầm rộ tại thủ đô và tất cả các thành phố lớn trên toàn cõi Rumani đã khiến đảng Dân chủ Xã hội, là đảng cầm quyền hiện nay rúng động và đã thu hồi lại nghị định này vào hôm Chúa Nhật 5 tháng Hai.
Tuy nhiên, tình hình đang trở nên tuyệt vọng cho thủ tướng Sorin Grindeanu. Càng ngày càng có nhiều người xuống đường trong một cuộc tranh đấu kéo dài hơn 2 tuần lễ liên tục.
Cristian, một người biểu tình nói với Reuters
“Chúng tôi muốn thủ tướng ra khỏi tòa nhà đó và không bao giờ quay trở lại. Ông ta là một thất bại lớn nhất trong thời gian qua,”
Rumani, một đất nước 20 triệu dân là một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất của Washington, nơi Hoa Kỳ đặt một căn cứ phòng thủ với các tên lửa đạn đạo hướng về Nga. Tuy nhiên, đây là quốc gia nghèo nhất trong Liên Hiệp Âu Châu.
Trong tổng số 21.6 triệu dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chiếm 82%. Người Công Giáo tại quốc gia này chỉ có 4%.
14. Một nữ tu Colombia bị bắt cóc tại Mali
Một nữ tu Colombia truyền giáo tại Mali đã bị bắt cóc hôm mùng 8 tháng Hai.
Sơ Gloria Cecilia Narvaez là một trong bốn nữ tu hiện diện trong một cứ điểm truyền giáo tại Karangasso khi bọn khủng bố tấn công vào căn nhà của chị. Những người khác trốn thoát, nhưng chị Narvaez đã bị bắt cóc bởi những kẻ tấn công và bị chở đi trong một chiếc xe bị đánh cắp từ các nữ tu. Chiếc xe sau đó đã được tìm thấy bị bỏ lại cách đó vài chục cây số.
Theo các chị em khác, những người đã có mặt khi xảy ra vụ tấn công, những kẻ bắt cóc tự nhận mình là các chiến binh thánh chiến. Tuy nhiên, cảnh sát cho rằng có thể bọn này chỉ đơn giản là các tên tội phạm, tìm kiếm tiền chuộc, chúng tự xưng là Hồi giáo cực đoan để đánh lạc hướng sự chú ý.