Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 14/02/2025
50. Toàn Hy Sinh là để bồi dưỡng nhân cách cao thượng của tôi, để thánh sủng đề bạt tôi, để tôi hợp với giáo huấn của Phúc Âm, đó chính là đời sống tu đức.
(Cha Vincent Lebbe)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 14/02/2025
66. CHÊ LEO LẺO (2)
Có một phú ông thuê nhiều nông dân để thu hoạch thời vụ, khi trời nắng thì đánh trống làm hiệu để công nhân nghỉ việc ăn cơm.
Ông ta kêu người đem cái trống bỏ dưới cây táo, không ngờ quả táo rừng rơi xuống trúng trên mặt trống kêu tùng tùng. Các công nhân nghe tiếng trống thì vội vàng về nhà ăn cơm, chủ nhân chất vấn nguyên do, thì thấy táo rừng lộp bộp rơi xuống trên mặt trống kêu tùng tùng, bèn nổi giận chửi:
- “Nước mủ trên mặt chưa khô mà cũng lại chỗ này đánh trống à !”
(Tiếu Hài Thiên Kim)
Suy tư 66:
Có những người ỷ vào chức vụ độc tài độc đoán không tham khảo ý kiến của ban cố vấn, đưa ra chương trình này chương trình nọ cho cấp dưới làm, khi làm không được và thất bại thì chê leo lẻo và chối leo lẻo với lý do: chúng nó không tích cực làm; người có tâm hồn bất định và sợ trách nhiệm thì chối leo lẻo khi sự việc thất bại, và chê leo lẻo khi người khác làm sai, bởi vì họ đặt lợi ích riêng trên lợi ích chung...
Cũng có những người Kitô hữu chối leo lẻo mình là người Công Giáo khi họ đi picnic với bạn bè mà không tham dự thánh lễ chủ nhật, khi họ sa đà trong rượu chè cờ bạc, khi họ đối xử tàn tệ với anh em cách này hay cách khác, khi họ sống bất công với mọi người.v.v...
“Chê leo lẻo, chối leo lẻo” thì chỉ có những người buôn bán ngoài chợ mới làm, nhưng những người buôn bán tự trọng thì không làm như thế huống chi là người Kitô hữu, tức là những người có Thiên Chúa trong mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một phú ông thuê nhiều nông dân để thu hoạch thời vụ, khi trời nắng thì đánh trống làm hiệu để công nhân nghỉ việc ăn cơm.
Ông ta kêu người đem cái trống bỏ dưới cây táo, không ngờ quả táo rừng rơi xuống trúng trên mặt trống kêu tùng tùng. Các công nhân nghe tiếng trống thì vội vàng về nhà ăn cơm, chủ nhân chất vấn nguyên do, thì thấy táo rừng lộp bộp rơi xuống trên mặt trống kêu tùng tùng, bèn nổi giận chửi:
- “Nước mủ trên mặt chưa khô mà cũng lại chỗ này đánh trống à !”
(Tiếu Hài Thiên Kim)
Suy tư 66:
Có những người ỷ vào chức vụ độc tài độc đoán không tham khảo ý kiến của ban cố vấn, đưa ra chương trình này chương trình nọ cho cấp dưới làm, khi làm không được và thất bại thì chê leo lẻo và chối leo lẻo với lý do: chúng nó không tích cực làm; người có tâm hồn bất định và sợ trách nhiệm thì chối leo lẻo khi sự việc thất bại, và chê leo lẻo khi người khác làm sai, bởi vì họ đặt lợi ích riêng trên lợi ích chung...
Cũng có những người Kitô hữu chối leo lẻo mình là người Công Giáo khi họ đi picnic với bạn bè mà không tham dự thánh lễ chủ nhật, khi họ sa đà trong rượu chè cờ bạc, khi họ đối xử tàn tệ với anh em cách này hay cách khác, khi họ sống bất công với mọi người.v.v...
“Chê leo lẻo, chối leo lẻo” thì chỉ có những người buôn bán ngoài chợ mới làm, nhưng những người buôn bán tự trọng thì không làm như thế huống chi là người Kitô hữu, tức là những người có Thiên Chúa trong mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 15/02: Thế giới hôm nay đang rất cần tình liên đới – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ - TGP Hà Nội
Giáo Hội Năm Châu
01:50 14/02/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Trong những ngày ấy, có rất đông dân chúng, và họ không có gì ăn, nên Đức Giê-su gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương dân chúng, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người ở xa đến.” Các môn đệ thưa Người: “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?” Người hỏi các ông: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Các ông đáp: “Thưa có bảy chiếc.” Người truyền cho họ ngồi xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra. Và các ông đã dọn ra cho dân chúng. Các ông cũng có mấy con cá nhỏ. Người đọc lời chúc tụng, rồi bảo các ông dọn luôn cá nữa. Dân chúng đã ăn và được no nê. Người ta nhặt lấy những mẩu bánh còn thừa: bảy giỏ! Số người ăn độ chừng bốn ngàn người. Người giải tán họ. Lập tức, Đức Giê-su xuống thuyền với các môn đệ và đến miền Đan-ma-nu-tha.
Đó là lời Chúa
Phúc Trời họa trần
Lm Nguyễn Xuân Trường
03:30 14/02/2025
PHÚC TRỜI HỌA TRẦN
Người nào trong cuộc sống cũng khát khao tìm kiếm hạnh phúc. Thế nhưng ai mới có thể đem lại hạnh phúc đích thật cho chúng ta? Phúc Âm cho thấy chỉ có Chúa mới đem hạnh phúc đích thật đời đời, còn những thứ trần gian tưởng là hạnh phúc thì lại hóa ra là họa khốn khổ.
1. PHÚC TRỜI. Kinh Thánh khẳng định: Phúc thay người đặt tin tưởng cậy trông nơi Chúa. Được hạnh phúc nơi Chúa vì họ như cây sinh nhiều hoa trái nhờ dòng nước phát xuất từ Chúa là nguồn sự sống. Cho dù người ta đang ở trong những hoàn cảnh nghèo đói, khóc than, bị bách hại thì Chúa vẫn không bỏ rơi họ, Chúa vẫn yêu thương dành những phần thưởng to lớn ở trên trời cho họ. Người ta hạnh phúc thật sự vì được Thiên Chúa yêu thương và ban thưởng hạnh phúc đời đời. Người ta hạnh phúc vì được Chúa yêu thương vô điều kiện.
2. HỌA TRẦN. Những thứ trần gian như tiền bạc, quyền lực, khoái lạc, danh vọng cũng đem lại hạnh phúc đấy, nhưng là hạnh phúc giới hạn vì không thỏa mãn được những khát vọng vô biên của lòng người, và nó cũng là những hạnh phúc mau qua, nay còn mai mất, nhất là nó có thể hóa thành họa khốn khổ, vì nó khiến người ta dừng lại bằng lòng bám vào đất thấp thay vì trời cao, bám vào thụ tạo thay vì Tạo Hóa. Như một cái điện thoại sẽ trở thành mối họa khi nó khiến một đứa con quá mải mê với điện thoại đến độ quên luôn cả mẹ của mình!
Người ta luôn cậy dựa vào ai hay cái gì để có được hạnh phúc. Hãy nhớ rằng: vật chất trần gian chỉ đem đến khoái lạc hay hạnh phúc nhất thời, chỉ có Chúa là tình yêu vĩnh cửu mới đem lại hạnh phúc đời đời cho con người. Chúa luôn ban phúc lành, phúc thật cho loài người. Điều quan trọng là chúng ta cần đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa. Có Chúa là có phúc thật lớn nhất. Amen.
Người nào trong cuộc sống cũng khát khao tìm kiếm hạnh phúc. Thế nhưng ai mới có thể đem lại hạnh phúc đích thật cho chúng ta? Phúc Âm cho thấy chỉ có Chúa mới đem hạnh phúc đích thật đời đời, còn những thứ trần gian tưởng là hạnh phúc thì lại hóa ra là họa khốn khổ.
1. PHÚC TRỜI. Kinh Thánh khẳng định: Phúc thay người đặt tin tưởng cậy trông nơi Chúa. Được hạnh phúc nơi Chúa vì họ như cây sinh nhiều hoa trái nhờ dòng nước phát xuất từ Chúa là nguồn sự sống. Cho dù người ta đang ở trong những hoàn cảnh nghèo đói, khóc than, bị bách hại thì Chúa vẫn không bỏ rơi họ, Chúa vẫn yêu thương dành những phần thưởng to lớn ở trên trời cho họ. Người ta hạnh phúc thật sự vì được Thiên Chúa yêu thương và ban thưởng hạnh phúc đời đời. Người ta hạnh phúc vì được Chúa yêu thương vô điều kiện.
2. HỌA TRẦN. Những thứ trần gian như tiền bạc, quyền lực, khoái lạc, danh vọng cũng đem lại hạnh phúc đấy, nhưng là hạnh phúc giới hạn vì không thỏa mãn được những khát vọng vô biên của lòng người, và nó cũng là những hạnh phúc mau qua, nay còn mai mất, nhất là nó có thể hóa thành họa khốn khổ, vì nó khiến người ta dừng lại bằng lòng bám vào đất thấp thay vì trời cao, bám vào thụ tạo thay vì Tạo Hóa. Như một cái điện thoại sẽ trở thành mối họa khi nó khiến một đứa con quá mải mê với điện thoại đến độ quên luôn cả mẹ của mình!
Người ta luôn cậy dựa vào ai hay cái gì để có được hạnh phúc. Hãy nhớ rằng: vật chất trần gian chỉ đem đến khoái lạc hay hạnh phúc nhất thời, chỉ có Chúa là tình yêu vĩnh cửu mới đem lại hạnh phúc đời đời cho con người. Chúa luôn ban phúc lành, phúc thật cho loài người. Điều quan trọng là chúng ta cần đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa. Có Chúa là có phúc thật lớn nhất. Amen.
Mở không gian
Lm Minh Anh
15:19 14/02/2025
MỞ KHÔNG GIAN
“Anh em có mấy chiếc bánh?”.
Bertrand Russell từng là một Kitô hữu; nhưng về sau, ông là một nhà vô thần công khai. Katharine Tait - con gái ông - nói, “Đã một thời, tận trong sâu thẳm tâm hồn cha tôi, có một khoảng trống được lấp đầy; ông đã từng ‘mở không gian’ cho Chúa. Nhưng, một khi đã tống Ngài ra, ông không bao giờ tìm được bất cứ thứ gì để đặt vào đó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay đề cập khoảng không gian đó với hai câu hỏi: một của các môn đệ, một của Chúa Giêsu. Câu hỏi thứ nhất - ‘khép không gian’ - “Trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?”; câu hỏi thứ hai - ‘mở không gian’ - “Anh em có mấy chiếc bánh?”.
Mặc dù rất nhân bản; nhưng xét cho cùng, câu hỏi thứ nhất tiết lộ một sự nghèo nàn thiêng liêng. Với loại câu hỏi này, một nếp nghĩ, một tầm nhìn thiển cận - bi quan, hơi hướng thất vọng - sẽ hình thành khi chúng ta tự co rút để cam chịu một hoàn cảnh, một số phận xám xịt. Cách đặt vấn đề khá ủ dột này sản sinh một loạt câu hỏi biện minh cho sự bất khả trước nghịch cảnh. Nhiệm vụ là bất khả thi, tại sao tôi cố gắng? Lực bất tòng tâm, tại sao tôi mất thời giờ? Lối nghĩ này ngăn cản chúng ta mạo hiểm làm những điều tuyệt vời cho Chúa; và ngược lại, không còn mong đợi một điều tốt lành nào đến từ Ngài! Ngần ngại hay sợ hãi ‘mở không gian’ cho Chúa, chúng ta ‘vui hưởng’ thú đau thương trước những tình huống dường như vô vọng, và xem ra Thiên Chúa không toàn năng!
“Anh em có mấy chiếc bánh?”; ngược lại, là một câu hỏi hoàn toàn tích cực, tiềm tàng một niềm hy vọng và lạc quan - vì lẽ - nó ‘mở không gian’ cho Chúa. Qua đó, Chúa Cha có thể làm một điều gì đó để chứng thực quyền năng của Ngài. Chỉ cần một chút những gì sẵn có, cả khi chúng dường như ‘không đủ đến vô vọng’ - “bảy chiếc bánh và mấy con cá” - Ngài sẽ nhân lên để nuôi gần nửa vạn người. “Thiên Chúa dùng quyền năng của Ngài để làm nhiều điều lớn lao hơn tất cả những gì chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới” - Phaolô; dĩ nhiên, với điều kiện, mỗi người biết hào phóng cho đi những gì mình có!
Thật thú vị, Thiên Chúa cũng ‘mở không gian’ cho Ngài; đúng hơn, Ngài mở ra lòng thương xót trong cơn giận khi đuổi nguyên tổ ra khỏi Eden, “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi!” - bài đọc một. Đó là “tiền Tin Mừng!”. Con cháu họ rồi sẽ nhận ra điều này, “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Anh em có mấy chiếc bánh?”. Chúa Giêsu tiếp tục hỏi bạn và tôi! Mỗi ngày, đến với Thánh Thể, chúng ta ‘mở không gian’ cho Ngài, dẫu đó là một không gian chật hẹp - và đôi khi - rất tăm tối; thế nhưng, Ngài vẫn thương hạ cố. Cũng ở đó, Ngài tiếp tục hỏi và chờ đợi phần ‘bánh cá’ còm cõi của mỗi người; để rồi Ngài có thể nhân lên, nhân lên hầu nuôi sống bao người. Ước mong sao, đền thờ tâm hồn chúng ta ngày càng sạch trong, xứng đáng cho Chúa Giêsu chiếm ngự; và mong sao, bạn và tôi biết dâng phần ít ỏi của mình vào tay Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con luôn nhớ lời vị thánh trẻ, “Bớt chỗ của tôi, thêm chỗ cho Chúa!” – Acutis; may ra, con không hoá nên vô thần một khi cố tống khứ Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Anh em có mấy chiếc bánh?”.
Bertrand Russell từng là một Kitô hữu; nhưng về sau, ông là một nhà vô thần công khai. Katharine Tait - con gái ông - nói, “Đã một thời, tận trong sâu thẳm tâm hồn cha tôi, có một khoảng trống được lấp đầy; ông đã từng ‘mở không gian’ cho Chúa. Nhưng, một khi đã tống Ngài ra, ông không bao giờ tìm được bất cứ thứ gì để đặt vào đó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay đề cập khoảng không gian đó với hai câu hỏi: một của các môn đệ, một của Chúa Giêsu. Câu hỏi thứ nhất - ‘khép không gian’ - “Trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?”; câu hỏi thứ hai - ‘mở không gian’ - “Anh em có mấy chiếc bánh?”.
Mặc dù rất nhân bản; nhưng xét cho cùng, câu hỏi thứ nhất tiết lộ một sự nghèo nàn thiêng liêng. Với loại câu hỏi này, một nếp nghĩ, một tầm nhìn thiển cận - bi quan, hơi hướng thất vọng - sẽ hình thành khi chúng ta tự co rút để cam chịu một hoàn cảnh, một số phận xám xịt. Cách đặt vấn đề khá ủ dột này sản sinh một loạt câu hỏi biện minh cho sự bất khả trước nghịch cảnh. Nhiệm vụ là bất khả thi, tại sao tôi cố gắng? Lực bất tòng tâm, tại sao tôi mất thời giờ? Lối nghĩ này ngăn cản chúng ta mạo hiểm làm những điều tuyệt vời cho Chúa; và ngược lại, không còn mong đợi một điều tốt lành nào đến từ Ngài! Ngần ngại hay sợ hãi ‘mở không gian’ cho Chúa, chúng ta ‘vui hưởng’ thú đau thương trước những tình huống dường như vô vọng, và xem ra Thiên Chúa không toàn năng!
“Anh em có mấy chiếc bánh?”; ngược lại, là một câu hỏi hoàn toàn tích cực, tiềm tàng một niềm hy vọng và lạc quan - vì lẽ - nó ‘mở không gian’ cho Chúa. Qua đó, Chúa Cha có thể làm một điều gì đó để chứng thực quyền năng của Ngài. Chỉ cần một chút những gì sẵn có, cả khi chúng dường như ‘không đủ đến vô vọng’ - “bảy chiếc bánh và mấy con cá” - Ngài sẽ nhân lên để nuôi gần nửa vạn người. “Thiên Chúa dùng quyền năng của Ngài để làm nhiều điều lớn lao hơn tất cả những gì chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới” - Phaolô; dĩ nhiên, với điều kiện, mỗi người biết hào phóng cho đi những gì mình có!
Thật thú vị, Thiên Chúa cũng ‘mở không gian’ cho Ngài; đúng hơn, Ngài mở ra lòng thương xót trong cơn giận khi đuổi nguyên tổ ra khỏi Eden, “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi!” - bài đọc một. Đó là “tiền Tin Mừng!”. Con cháu họ rồi sẽ nhận ra điều này, “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Anh em có mấy chiếc bánh?”. Chúa Giêsu tiếp tục hỏi bạn và tôi! Mỗi ngày, đến với Thánh Thể, chúng ta ‘mở không gian’ cho Ngài, dẫu đó là một không gian chật hẹp - và đôi khi - rất tăm tối; thế nhưng, Ngài vẫn thương hạ cố. Cũng ở đó, Ngài tiếp tục hỏi và chờ đợi phần ‘bánh cá’ còm cõi của mỗi người; để rồi Ngài có thể nhân lên, nhân lên hầu nuôi sống bao người. Ước mong sao, đền thờ tâm hồn chúng ta ngày càng sạch trong, xứng đáng cho Chúa Giêsu chiếm ngự; và mong sao, bạn và tôi biết dâng phần ít ỏi của mình vào tay Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con luôn nhớ lời vị thánh trẻ, “Bớt chỗ của tôi, thêm chỗ cho Chúa!” – Acutis; may ra, con không hoá nên vô thần một khi cố tống khứ Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 6 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 14/02/2025
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Lc 6, 17. 20-26
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Đức Chúa Giê-su giảng cho bạn và tôi nghe một bài học rất là thấm thía, người ta nói lời Ngài giảng như có một quyền uy sức mạnh, khiến cho ai nghe cũng phải cảm phục và thích nghe Ngài giảng, vậy Đức Chúa Giê-su giảng như thế nào?
1. Đức Chúa Giê-su giảng: “Phúc cho anh em là những người nghèo khó; phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói; phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc; phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét.v.v...”
Những cái phúc này xem ra ngược đời với những người cùng thời với Đức Chúa Giê-su, và càng ngược đời chói tai hơn đối với người thời đại của chúng ta –thời đại của kim tiền vật chất thống trị- nhưng nó sẽ không chói tai chút nào đối với những người đã nghe và thực hành các mối phúc mà Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Có nhiều lần bạn và tôi than thở rằng mình không có phúc vì đang sống trong cảnh nghèo khó; có lắm lúc bạn và tôi phải đói meo vì chúng ta không có gì ăn; có nhiều lần bạn và tôi âm thầm khóc than vì dồn dập những bất công đang ập xuống trên bản thân cũng như trên gia đình chúng ta; có nhiều lần bạn và tôi âm thầm cử hành thánh lễ và các bí tích, đang chịu bắt bớ vì mình tin vào Đức Chúa Giê-su, đó là những thực tế quá chua cay và không một ai muốn như thế.
Nhưng cũng có một thực tế huy hoàng khác mà bạn và tôi phải cảm nhận và phải biết, đó là những người đã thực hành các mối phúc này đang ngày đêm vui tươi hoan ca trong tình yêu của Chúa, họ sống khó nghèo, họ vui tươi khi gặp buồn phiền, họ trưởng thành hơn khi chịu bắt bớ vì đạo Chúa, họ chính là các thánh nam nữ, là những người lành thánh đang hưởng phúc thiên đàng, họ là những mẫu mực công chính của chúng ta.
2. Đức Chúa Giê-su giảng tiếp: “Nhưng khốn cho các người là những kẻ giàu có; khốn cho các ngươi là những kẻ bây giờ được no nê; khốn cho các người là những kẻ đang vui cười; khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng...”
Những cái khốn này cũng là chói tai và khó nghe, bởi vì con người ta ai lại không thích có tiền, ai lại không thích được ăn sung mặc sướng, ai lại không thích đùa giỡn vui vẻ, ai lại không thích được người khác ca tụng?
Nhưng đúng là khốn nạn khi chúng ta có tiền của để rồi dùng tiền mua lấy tội lỗi cho mình, dùng tiền để làm điều gian ác; đúng là khốn nạn thật khi chúng ta bây giờ được no nê phè phởn trên sự đói nghèo của anh chị em mà không một chút chạnh lòng; đúng là khốn nạn thật khi mà chúng ta cười cợt thâu đêm bên những bóng hồng kỹ nữ với những lon bia ly rượu hàng trăm đô la Mỹ; đúng là khốn nạn thật khi chúng ta vênh mặt lên khi được mọi người ca tụng vì thành quả của mình, mà quên mất rằng chính Thiên Chúa là tác giả của thành công ấy..
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống của mình bạn và tôi thường đi tìm bốn cái khốn nạn mà Đức Chúa Giê-su đã giảng, còn cái phúc thì chúng ta lại không tìm kiếm, bởi vì chúng ta chưa hiểu trọn lời giảng của Ngài, bạn và tôi chưa hiểu là vì chúng ta không nhiệt tâm nghe và suy tư, bạn và tôi không nhiệt tâm là vì chúng ta yêu mến Ngài chưa đủ.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan của Thánh Thần, để chúng ta biết chọn cái phúc của Chúa hơn là cái phúc của người đời.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. ·
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Mừng: Lc 6, 17. 20-26
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Đức Chúa Giê-su giảng cho bạn và tôi nghe một bài học rất là thấm thía, người ta nói lời Ngài giảng như có một quyền uy sức mạnh, khiến cho ai nghe cũng phải cảm phục và thích nghe Ngài giảng, vậy Đức Chúa Giê-su giảng như thế nào?
1. Đức Chúa Giê-su giảng: “Phúc cho anh em là những người nghèo khó; phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói; phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc; phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét.v.v...”
Những cái phúc này xem ra ngược đời với những người cùng thời với Đức Chúa Giê-su, và càng ngược đời chói tai hơn đối với người thời đại của chúng ta –thời đại của kim tiền vật chất thống trị- nhưng nó sẽ không chói tai chút nào đối với những người đã nghe và thực hành các mối phúc mà Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Có nhiều lần bạn và tôi than thở rằng mình không có phúc vì đang sống trong cảnh nghèo khó; có lắm lúc bạn và tôi phải đói meo vì chúng ta không có gì ăn; có nhiều lần bạn và tôi âm thầm khóc than vì dồn dập những bất công đang ập xuống trên bản thân cũng như trên gia đình chúng ta; có nhiều lần bạn và tôi âm thầm cử hành thánh lễ và các bí tích, đang chịu bắt bớ vì mình tin vào Đức Chúa Giê-su, đó là những thực tế quá chua cay và không một ai muốn như thế.
Nhưng cũng có một thực tế huy hoàng khác mà bạn và tôi phải cảm nhận và phải biết, đó là những người đã thực hành các mối phúc này đang ngày đêm vui tươi hoan ca trong tình yêu của Chúa, họ sống khó nghèo, họ vui tươi khi gặp buồn phiền, họ trưởng thành hơn khi chịu bắt bớ vì đạo Chúa, họ chính là các thánh nam nữ, là những người lành thánh đang hưởng phúc thiên đàng, họ là những mẫu mực công chính của chúng ta.
2. Đức Chúa Giê-su giảng tiếp: “Nhưng khốn cho các người là những kẻ giàu có; khốn cho các ngươi là những kẻ bây giờ được no nê; khốn cho các người là những kẻ đang vui cười; khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng...”
Những cái khốn này cũng là chói tai và khó nghe, bởi vì con người ta ai lại không thích có tiền, ai lại không thích được ăn sung mặc sướng, ai lại không thích đùa giỡn vui vẻ, ai lại không thích được người khác ca tụng?
Nhưng đúng là khốn nạn khi chúng ta có tiền của để rồi dùng tiền mua lấy tội lỗi cho mình, dùng tiền để làm điều gian ác; đúng là khốn nạn thật khi chúng ta bây giờ được no nê phè phởn trên sự đói nghèo của anh chị em mà không một chút chạnh lòng; đúng là khốn nạn thật khi mà chúng ta cười cợt thâu đêm bên những bóng hồng kỹ nữ với những lon bia ly rượu hàng trăm đô la Mỹ; đúng là khốn nạn thật khi chúng ta vênh mặt lên khi được mọi người ca tụng vì thành quả của mình, mà quên mất rằng chính Thiên Chúa là tác giả của thành công ấy..
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống của mình bạn và tôi thường đi tìm bốn cái khốn nạn mà Đức Chúa Giê-su đã giảng, còn cái phúc thì chúng ta lại không tìm kiếm, bởi vì chúng ta chưa hiểu trọn lời giảng của Ngài, bạn và tôi chưa hiểu là vì chúng ta không nhiệt tâm nghe và suy tư, bạn và tôi không nhiệt tâm là vì chúng ta yêu mến Ngài chưa đủ.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan của Thánh Thần, để chúng ta biết chọn cái phúc của Chúa hơn là cái phúc của người đời.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. ·
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khó Khăn Trong Đời
Lm Vũđình Tường
19:09 14/02/2025
Có người nghèo vật chất nhưng giầu tinh thần; có người giầu vật chất nhưng nghèo tinh thần; lại có người nghèo cả vật chất lẫn tinh thần; lại cũng có người giầu cả vật chất và lẫn tin thần. Bài giảng Tám Mối Phúc Thật, Đức Kitô chúc phúc cho người giầu về tinh thần. Giầu có về tinh thần được hiểu là tất cả những gì ta có đều do Chúa ban, kể cả sức khoẻ, tài trí, con cái, của cải. Chúa là chủ tất cả, chúng ta chỉ là người quản lí tài vật Chúa ban.
Khó khăn trong đời, kẻ ít người nhiều, là điều không ai tránh khỏi. Khó khăn bao gồm khó khăn chung và khó khăn cá nhân, tự mình phải gánh vác. Kitô hữu có bổn phận, trách nhiệm đỡ nâng, trợ giúp, khuyến khích, cổ võ, làm giảm thập giá của tha nhân. Kitô hữu không phải vác thập giá thay tha nhân, nhưng khuyến khích, giúp họ tự vác. Thập giá của ai, người đó tự vác lấy.
Đòi thay đổi những gì không thể thay đổi là việc làm uổng công, vô ích. Đòi thay đổi chiều cao, trí khôn, mức thông minh, tài, lực là điều không thể làm được. Sinh ra trong nhung lụa, thành phần giai cấp lãnh đạo, thương gia, hoàng gia hưởng nhiều tiện nghi, vật chất nhưng không tránh khỏi khó khăn. Có đầy đủ vật chất, tiện nghi, đầy tớ, kẻ hầu, cơ thể ấm áp, tiện nghị, thực phẩm dư thừa, chưa chắc tránh khỏi tâm hồn băng giá, con tim sỏi đá, khô cằn, đói, khát hạnh phúc. Nguyện nhân gây đau khổ, một là do mình gây ra, hai là do người thân. Hầu hết cha mẹ hiểu rõ điều này. Nguyên nhân thứ ba là do hoàn cảnh. Kẻ sinh ra trong chiến tranh, như vùng động đất; nơi bão, lốc hàng năm; hoặc vùng sỏi đá, khô cằn, sa mạc thiếu nước, nắng cháy vàng; nơi khác tuyết đổ cao hơn đầu. Thiên nhiên góp phần gây khó khăn cho cuộc sống. Ngoài khó khăn vật chất còn khó khăn tinh thần. Triền miên lo lắng về miếng cơm, manh áo, nghèo đói, túng thiếu là một dằn vặt giai giẳng. Trái lại, dư ăn, dư mặc vẫn không thoả mãn nên tìm chất kích thích mạnh hơn khiến thân xác rã rời, tinh thần bạc nhược. Kế đến là sống trong ảo vọng, dựa vào lời người đời tâng bốc, khen ngợi, ca tụng mong che lấp một nội tâm trống rỗng.
Bài giảng trên núi, tám điều người đời mong xa lánh lại trở thành lực sống, niềm hy vọng, hạnh phúc cho những ai đặt niềm tin vào Đức Kitô. Tám Mối Phúc Thật cho biết hạnh phúc thật không bị vật chất, quyền lực chi phối. Hạnh phúc thật đến từ Thiên Chúa. Chúa ban ơn an bình trong tâm hồn cho những ai đặt tin tưởng, hy vọng trong tình yêu Chúa nhất là khi gặp đau khổ, thử thách, phong ba, lốc xoáy cuộc đời. Hạnh phúc Chúa ban mang tuyệt vọng, sống tinh thần phó thác và nhất là sống trong niềm tin Kitô. Dù thân xác có bị huỷ diệt, tinh thần, tâm linh họ vẫn được tình yêu Chúa bao bọc, chở che, bởi họ tin tưởng lời Chúa hứa ban phúc trường sinh. Tinh thần nghèo khó giúp nhận biết mình nghèo. Mọi sự đang có đều do Chúa ban; chúng ta chỉ là người quản lí tài sản Chúa ban. Đói khát tinh thần chính là đói khát Lời Chúa. Đói khát điều công chính, mong cho có công bằng xã hội, bình đẳng, bình an, hạnh phúc cho mọi người. Than khóc vì tiếng than, kêu cầu, nài xin miếng cơm, manh áo, cứu vớt lúc lầm than, đau khổ, nâng đỡ khi té ngã, trở thành tiếng vang vọng trong xa mạc, nơi đồng vắng. Bị kì thị, ghép bỏ, ức hiếp, đè nén, chèn ép, xử ép, bách hại. Biến Kitô hữu thành tội nhân, tù tội, vì niềm tin Kitô dưới mọi hình thức. Rõ ràng rành mạch là nói thẳng, ngăn cấm và tìm bắt những ai tin vào Đức Kitô. Xảo trá hơn, khôn lanh thì tạo ra luật dưới danh nghĩa bảo vệ kẻ yếu để làm khó dễ việc rao giảng Lời Chúa. Đặt luật xã hội con người tạo ra lên trên luật Thiên Chúa. Đức Kitô nói trong hoàn cảnh đau thương, ngăn cấm, bắt bớ, tra tấn, tù đày; hãy vững tin vì niềm vui, nguồn an lạc, hạnh phúc trường sinh trong nước Chúa dành cho nạn nhân niềm tin Kitô. Trong nước Chúa không còn nạn nhân niềm tin, không còn sống âm thầm, vô danh nhưng trở thành con yêu dấu, hữu danh, tên tuổi khắc trong lòng bàn tay Thiên Chúa.
Phần hai của bài Phúc Âm cho biết mọi đau khổ trên đời dù đau khổ thân xác hay đau khổ tâm linh đều đến rồi đi, chúng không tồn tại. Tồn tại vĩnh cửu, hạnh phúc truờng sinh Chúa ban mới là hạnh phúc thật. Tám Mối Phúc Thật trở thành rường cột, chỉ nam cho con người tự chọn cho riêng mình. Chọn cuộc sống trần gian tạm bợ hay chọn cuộc sống vĩnh cửu nơi thiên quốc là quyết định mỗi cá nhân tự quyết và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Xin ơn khôn ngoan chọn cuộc sống trường sinh.
TiengChuong.org
Khó khăn trong đời, kẻ ít người nhiều, là điều không ai tránh khỏi. Khó khăn bao gồm khó khăn chung và khó khăn cá nhân, tự mình phải gánh vác. Kitô hữu có bổn phận, trách nhiệm đỡ nâng, trợ giúp, khuyến khích, cổ võ, làm giảm thập giá của tha nhân. Kitô hữu không phải vác thập giá thay tha nhân, nhưng khuyến khích, giúp họ tự vác. Thập giá của ai, người đó tự vác lấy.
Đòi thay đổi những gì không thể thay đổi là việc làm uổng công, vô ích. Đòi thay đổi chiều cao, trí khôn, mức thông minh, tài, lực là điều không thể làm được. Sinh ra trong nhung lụa, thành phần giai cấp lãnh đạo, thương gia, hoàng gia hưởng nhiều tiện nghi, vật chất nhưng không tránh khỏi khó khăn. Có đầy đủ vật chất, tiện nghi, đầy tớ, kẻ hầu, cơ thể ấm áp, tiện nghị, thực phẩm dư thừa, chưa chắc tránh khỏi tâm hồn băng giá, con tim sỏi đá, khô cằn, đói, khát hạnh phúc. Nguyện nhân gây đau khổ, một là do mình gây ra, hai là do người thân. Hầu hết cha mẹ hiểu rõ điều này. Nguyên nhân thứ ba là do hoàn cảnh. Kẻ sinh ra trong chiến tranh, như vùng động đất; nơi bão, lốc hàng năm; hoặc vùng sỏi đá, khô cằn, sa mạc thiếu nước, nắng cháy vàng; nơi khác tuyết đổ cao hơn đầu. Thiên nhiên góp phần gây khó khăn cho cuộc sống. Ngoài khó khăn vật chất còn khó khăn tinh thần. Triền miên lo lắng về miếng cơm, manh áo, nghèo đói, túng thiếu là một dằn vặt giai giẳng. Trái lại, dư ăn, dư mặc vẫn không thoả mãn nên tìm chất kích thích mạnh hơn khiến thân xác rã rời, tinh thần bạc nhược. Kế đến là sống trong ảo vọng, dựa vào lời người đời tâng bốc, khen ngợi, ca tụng mong che lấp một nội tâm trống rỗng.
Bài giảng trên núi, tám điều người đời mong xa lánh lại trở thành lực sống, niềm hy vọng, hạnh phúc cho những ai đặt niềm tin vào Đức Kitô. Tám Mối Phúc Thật cho biết hạnh phúc thật không bị vật chất, quyền lực chi phối. Hạnh phúc thật đến từ Thiên Chúa. Chúa ban ơn an bình trong tâm hồn cho những ai đặt tin tưởng, hy vọng trong tình yêu Chúa nhất là khi gặp đau khổ, thử thách, phong ba, lốc xoáy cuộc đời. Hạnh phúc Chúa ban mang tuyệt vọng, sống tinh thần phó thác và nhất là sống trong niềm tin Kitô. Dù thân xác có bị huỷ diệt, tinh thần, tâm linh họ vẫn được tình yêu Chúa bao bọc, chở che, bởi họ tin tưởng lời Chúa hứa ban phúc trường sinh. Tinh thần nghèo khó giúp nhận biết mình nghèo. Mọi sự đang có đều do Chúa ban; chúng ta chỉ là người quản lí tài sản Chúa ban. Đói khát tinh thần chính là đói khát Lời Chúa. Đói khát điều công chính, mong cho có công bằng xã hội, bình đẳng, bình an, hạnh phúc cho mọi người. Than khóc vì tiếng than, kêu cầu, nài xin miếng cơm, manh áo, cứu vớt lúc lầm than, đau khổ, nâng đỡ khi té ngã, trở thành tiếng vang vọng trong xa mạc, nơi đồng vắng. Bị kì thị, ghép bỏ, ức hiếp, đè nén, chèn ép, xử ép, bách hại. Biến Kitô hữu thành tội nhân, tù tội, vì niềm tin Kitô dưới mọi hình thức. Rõ ràng rành mạch là nói thẳng, ngăn cấm và tìm bắt những ai tin vào Đức Kitô. Xảo trá hơn, khôn lanh thì tạo ra luật dưới danh nghĩa bảo vệ kẻ yếu để làm khó dễ việc rao giảng Lời Chúa. Đặt luật xã hội con người tạo ra lên trên luật Thiên Chúa. Đức Kitô nói trong hoàn cảnh đau thương, ngăn cấm, bắt bớ, tra tấn, tù đày; hãy vững tin vì niềm vui, nguồn an lạc, hạnh phúc trường sinh trong nước Chúa dành cho nạn nhân niềm tin Kitô. Trong nước Chúa không còn nạn nhân niềm tin, không còn sống âm thầm, vô danh nhưng trở thành con yêu dấu, hữu danh, tên tuổi khắc trong lòng bàn tay Thiên Chúa.
Phần hai của bài Phúc Âm cho biết mọi đau khổ trên đời dù đau khổ thân xác hay đau khổ tâm linh đều đến rồi đi, chúng không tồn tại. Tồn tại vĩnh cửu, hạnh phúc truờng sinh Chúa ban mới là hạnh phúc thật. Tám Mối Phúc Thật trở thành rường cột, chỉ nam cho con người tự chọn cho riêng mình. Chọn cuộc sống trần gian tạm bợ hay chọn cuộc sống vĩnh cửu nơi thiên quốc là quyết định mỗi cá nhân tự quyết và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Xin ơn khôn ngoan chọn cuộc sống trường sinh.
TiengChuong.org
Chúa Nhật Thứ 6 Mùa Quanh Năm 16/2 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:23 14/02/2025
BÀI ĐỌC 2 1Cr 15:12,16-20
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô. Thưa anh em, nếu chúng tôi rao giảng rằng Ðức Ki-tô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Ðức Ki-tô cũng đã không trỗi dậy. Mà nếu Ðức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Ðức Ki-tô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Ðức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Ðức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Lc 6, 23ab
Alleluia. Alleluia. Chúa nói: Anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Alleluia.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Ðức Giê-su ở trên núi xuống cùng với Nhóm Mười Hai, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, có nhiều môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn. Thấy vậy, Ðức Giê-su ngước mắt nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.”
Đó là Lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng nhập viện để xét nghiệm, điều trị liên quan đến bệnh viêm phế quản đang diễn ra
Vũ Văn An
13:58 14/02/2025

Theo Elise Ann Allen của Crux trong bản tin ngày 14 tháng 2 năm 2025, Đức Giáo Hoàng Phnxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli của Rome sau các cuộc họp theo lịch trình vào thứ Sáu để xét nghiệm và điều trị bệnh viêm phế quản đang diễn ra của ngài, tuy nhiên, không có thông tin nào được cung cấp về thời gian lưu trú của ngài.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 2, Vatican thông báo rằng "vào cuối buổi tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng Phnxicô đã tự nhập viện tại Bệnh viện Agostino Gemelli để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục điều trị bệnh viêm phế quản đang diễn ra trong môi trường bệnh viện".
Đức Phanxicô đã bị cảm lạnh sau đó được Vatican mô tả là viêm phế quản trong gần hai tuần, buộc ngài phải tổ chức các cuộc họp và buổi tiếp kiến riêng tại tư dinh của mình ở Vatican, thay vì thư viện của Điện Tông tòa, nơi thường diễn ra các buổi họp.
Người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni, nói với các nhà báo rằng có khả năng Đức Giáo Hoàng sẽ ở lại "trong vài ngày", nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trong một tuyên bố riêng của Vatican, các nhà báo được thông báo rằng buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng vào thứ Bảy đã bị hủy bỏ, và Thánh lễ mừng Năm Thánh của Nghệ sĩ và Thế giới Văn hóa vào Chúa Nhật sẽ do Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục, chủ trì.
Cuộc họp cuối tuần này với các nghệ sĩ tại xưởng phim Cinecittà ở Rome cũng đã bị hủy do Đức Giáo Hoàng không thể tham dự biến cố này.
Các vấn đề về hô hấp không phải là điều mới mẻ đối với vị giáo hoàng 88 tuổi, người đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn là một tu sĩ dòng Tên trẻ tuổi sau một cơn viêm phế quản nghiêm trọng và trong hai năm qua, ngài ngày càng phải vật lộn với các bệnh nhiễm trùng và những khó khăn đường hô hấp.
Lần gần nhất ngài nhập viện là vào tháng 3 năm 2023 vì bệnh viêm phế quản, mà ngài mô tả là "một cuộc gọi cận kề" khi được xuất viện.
Kể từ khi được bầu vào năm 2013, vị giáo hoàng đã phải nhập viện ba lần, một lần vào năm 2021 và hai lần vào năm 2023 vì bệnh viêm phế quản và phẫu thuật bụng để chữa thoát vị ruột liên quan đến một cuộc phẫu thuật trước đó.
Đức Phanxicô bị cảm lạnh vào đầu tháng này, ngài nói với những người tham dự buổi tiếp kiến chung vào ngày 5 tháng 2 rằng ngài đang bị "cảm lạnh nặng" mà sau đó Vatican mô tả là viêm phế quản khiến ngài phải tổ chức các buổi tiếp kiến riêng bên trong dinh thự của mình vào cuối tuần đó, thay vì tại Cung điện Tông đồ, nơi ngài thường gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và các nhóm và cá nhân khác.
Mặc dù ngài có thể chủ trì Thánh lễ ngoài trời vào Chúa Nhật, ngày 9 tháng 2 cho Năm Thánh của Lực lượng Vũ trang và tự mình đọc bài giảng, nhưng trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài vẫn đang bị viêm phế quản và vì lý do đó, ngài không thể đọc bài phát biểu đã chuẩn bị của mình, thay vào đó, ngài nhờ một trợ lý đọc giúp.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng "lần sau tôi có thể đọc" và có thể phát biểu ngắn gọn tại nhiều thời điểm khác nhau trong biến cố, bao gồm cả việc cầu nguyện cho hòa bình hoàn cầu.
Gần đây, Đức Phanxicô cũng đã bị ngã hai lần tại Vatican, một lần vào tháng 12 khiến cằm bị bầm tím và một lần vào tháng 1 khiến cánh tay của ngài bị thương, phải bó bột trong nhiều ngày.
Mặc dù sức khỏe nói chung vẫn tốt, nhưng Đức Giáo Hoàng đã ngày càng bị cúm, viêm phế quản và các vấn đề về hô hấp khác trong hai năm qua, bao gồm cả việc ngài phải nhập viện vì viêm phế quản vào năm 2023, cũng như việc ngài hủy chuyến thăm Dubai đã lên kế hoạch vào cuối năm đó, cũng vì lý do viêm phế quản.
Do những vấn đề về đầu gối đã làm phiền ngài trong gần ba năm, ngài cũng thường phải sử dụng gậy hoặc xe lăn do khả năng di chuyển hạn chế.
Đức Hồng Y lãnh đạo Caritas Internationalis phê phán việc ngưng cung cấp viện trợ nhân đạo của USAID
Vũ Văn An
14:16 14/02/2025

Nirmala Carvalho của tạp chí mạng Crux, ngày 13 tháng 2 năm 2025,tường trình rằng vị Hồng Y đứng đầu cơ quan viện trợ chính của Vatican cho biết "việc thực hiện bất cứ thay đổi mạnh mẽ nào về chính sách, đặc biệt là chính sách ảnh hưởng đến hàng triệu người ở nước ngoài, nên được thực hiện một cách thận trọng và quan tâm đến hồng ân quý giá của Chúa, phẩm giá con người", khi nói về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm dừng tài trợ cho USAID.
Thực vậy, vào ngày 27 tháng 1, Văn phòng Quản lý và Ngân sách liên bang đã ban hành một bản ghi nhớ chỉ thị các cơ quan liên bang tạm dừng chi tiêu để xem xét liệu nó có phù hợp với các lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump hay không. Bản ghi nhớ sau đó đã bị hủy bỏ vào ngày 29 tháng 1, với Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt sau đó minh xác rằng việc đóng băng tài trợ vẫn sẽ tiếp tục.
Việc duyệt xét này đặt hàng nghìn tỷ đô la vào vòng nguy hiểm cho các thực thể như các tổ chức phi lợi nhuận và các quốc gia.
"Mối quan tâm chính của chúng tôi là bảo vệ mọi sự sống, bất kể quốc tịch hay tôn giáo vì chúng tôi tin rằng sự sống của con người là hồng ân thánh thiêng từ Thiên Chúa và phẩm giá của con người phải được bảo vệ mà không có bất cứ ngoại lệ nào", Đức Hồng Y người Nhật Isao Kikuchi, chủ tịch của Caritas Internationalis cho biết.
"Tôi chỉ mong rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cân nhắc nhiều hơn đến mức độ tác động tiêu cực do quyết định này gây ra đối với hàng triệu người, đặc biệt là những người trong tình trạng dễ bị tổn thương hoặc phải đối diện với các tình huống đe dọa tính mạng", ngài nói với Crux.
Caritas Internationalis đã đưa ra tuyên bố về tình hình hiện tại liên quan đến USAID vào ngày 10 tháng 2, công nhận "quyền của bất cứ chính phủ mới nào trong việc xem xét lại chiến lược viện trợ nước ngoài của họ".
"Việc dừng USAID đột ngột sẽ giết chết hàng triệu người và đẩy hàng trăm triệu người khác vào cảnh nghèo đói vô nhân đạo. Đây là sự xúc phạm vô nhân đạo đối với phẩm giá con người do Thiên Chúa ban tặng, sẽ gây ra đau khổ vô cùng. Việc giết chết USAID cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với tất cả chúng ta trong cộng đồng nhân đạo hoàn cầu, những người sẽ phải đánh giá lại hoàn toàn xem chúng ta có thể tiếp tục phục vụ ai và như thế nào", Alistair Dutton, Tổng thư ký Caritas Internationalis cho biết.
"Mục tiêu trước mắt của chúng tôi là hợp tác với các đối tác và đồng minh trên hoàn cầu để giảm tác động của lệnh đóng băng và đảm bảo tiếp tục hỗ trợ cho nhiều người dễ bị tổn thương nhất có thể. Mạng sống và phẩm giá của hàng triệu người đang bị đe dọa. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ, các cơ quan quốc tế và các bên liên quan lên tiếng và mạnh mẽ thúc giục Chính quyền Hoa Kỳ đảo ngược các biện pháp nguy hiểm này", Dutton nói thêm.
ĐHY Kikuchi nói với Crux rằng USAID chiếm khoảng 40 phần trăm tổng ngân sách viện trợ hoàn cầu tại thời điểm lịch sử này và có lịch sử lâu dài về sự hợp tác thân thiện với các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức đa phương, các tổ chức tôn giáo cũng như các chính phủ quốc gia phụ thuộc vào viện trợ song phương, "tất cả đều phải đối diện với những thất bại nghiêm trọng về hoạt động vì kế hoạch dài hạn đã được lập".
“Tất nhiên, khi chúng ta thấy trước tương lai của các nước Nam bán cầu, khi Caritas đang thực hiện chiến dịch hoàn cầu ‘Biến nợ thành hy vọng’ trong Năm Thánh này, sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài nên được giảm thiểu và các nước Nam bán cầu phải có năng lực tự lực để tự quyết định vận mệnh của mình vì lợi ích của chính người dân của họ,” Đức Hồng Y cho biết.
“Tuy nhiên, các mối quan hệ quốc tế hiện tại và những tác động của sự suy thoái môi trường đòi hỏi sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là hỗ trợ cứu trợ khẩn cấp để bảo vệ mọi sự sống,” ngài nói thêm.
ĐHY Kikuchi cũng đề cập đến bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho các giám mục Hoa Kỳ trong tuần này, nêu rõ quan điểm của người Công Giáo về các vấn đề nhập cư và viện trợ.
“Như Đức Thánh Cha đã viết trong bức thư gần đây gửi cho các giám mục Hoa Kỳ, ‘Ordo Amoris thực sự phải được thúc đẩy là điều mà chúng ta khám phá ra bằng cách liên tục suy gẫm về dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu,’ nghĩa là, bằng cách suy gẫm về tình yêu xây dựng một tình huynh đệ cởi mở với tất cả mọi người, không có ngoại lệ,” Đức Hồng Y cho biết.
Phép lạ Thánh Thể ở Marseille-En-Beauvais Pháp, 1533
Đặng Tự Do
17:16 14/02/2025
Vào năm 1533, một số tên trộm đã lấy trộm một chiếc bình đựng một số Bánh Thánh đã được thánh hiến từ một nhà thờ. Sau đó, bọn trộm vứt Bánh Thánh vào một cánh đồng.
Thật không may là có một trận bão tuyết lớn. Tuy nhiên, ngày hôm sau, Bánh Thánh đã được tìm thấy và thật kỳ diệu khi thấy chúng vẫn trong tình trạng hoàn hảo.
Nhiều trường hợp chữa lành và lòng sùng kính to lớn của dân chúng sau phép lạ này không đủ để bảo vệ Bánh Thánh đã bị một số người tìm cách phá hủy để làm ô uế.
Vào năm 1532, vào cuối tháng 12, bọn trộm đã đột nhập vào nhà thờ giáo xứ Marseille en Beauvais và lấy cắp một chiếc bình đựng Mình Thánh bằng bạc quý giá đựng Bánh Thánh. Bánh Thánh bị bỏ lại dọc theo một con phố chính dưới một tảng đá lớn. Ngày đầu tiên của tháng Giêng, ông Jean Moucque đang đi bộ xuống con phố đó mặc dù có một trận bão tuyết lớn. Trong khi ông đang đi, một tảng đá bên lề đường đã thu hút sự chú ý của ông, vì nó không có tuyết. Khi ông nhấc tảng đá lên, ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bánh Thánh còn nguyên vẹn. Ông ngay lập tức báo cho cha xứ, Cha Prothais, người cùng với nhiều tín hữu đi cùng, đã mang Bánh Thánh vào nhà thờ giáo xứ. Họ đặt một cây thánh giá tại vị trí tìm thấy Bánh Thánh và để có thể tiếp đón một lượng lớn tín hữu đến thăm, cuối cùng đã xây dựng Nhà nguyện Bánh Thánh. Chúa đã làm nhiều phép lạ tại nhà nguyện này. Nhà sử học Pierre Louvet đã mô tả một số phép lạ này trong cuốn Histoire de la Ville de Beauvais của mình. Có một câu chuyện phi thường về vị linh mục, Cha Jacques Sauvage, người đã được chữa lành hoàn toàn sau khi bị liệt và mất khả năng nói. Một người khác là Ông d'Autreche, người bị mù từ khi sinh ra, đã lấy lại được thị lực.
Bất chấp tất cả những ân sủng này do Chúa ban tặng, Giám mục-Bá tước Beauvais, Odet de Coligny, đã cải sang Tin Lành Calvin và kết hôn với Elizabeth xứ Hauteville. Trước khi công khai từ bỏ đức tin của mình, ông đã ra lệnh phá hủy Bánh Thánh. Ngày nay, Nhà nguyện Bánh Thánh vẫn còn tồn tại và hàng năm vào ngày 2 tháng Giêng, một Thánh lễ trọng thể được cử hành để tôn vinh phép lạ năm 1533.
Tổng giám mục Naumann cân nhắc nhu cầu giải quyết những thách thức hiện tại về vấn đề nhập cư và tị nạn
Đặng Tự Do
17:17 14/02/2025
Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Kansas City, Kansas, là vị giám mục mới nhất trên khắp cả nước đưa ra quan điểm của Công Giáo về việc cải thiện hệ thống nhập cư đang gặp trục trặc của đất nước.
Trong bài xã luận đăng trên tờ báo của tổng giáo phận vào ngày 7 tháng 2, Đức Cha Naumann bắt đầu bằng cách nhắc lại cam kết mà ngài và các giám mục anh em ở Kansas đã đưa ra trong tuyên bố chung ngày 28 tháng 11 năm 2024, nhằm phục vụ những người di cư trong tiểu bang “bất kể tương lai ra sao”.
Đức Cha Naumann lưu ý rằng “Giáo hội không có thẩm quyền hoặc trách nhiệm xác định tình trạng pháp lý của những người sống tại Hoa Kỳ” nhưng có “nghĩa vụ chăm sóc mọi người bằng sự tôn trọng và tình yêu thương, bất kể tình trạng công dân của họ”.
Cùng lúc đó, tổng giám mục Kansas City đã hoàn toàn ủng hộ việc ưu tiên các mối đe dọa đến an toàn công cộng trong việc thực thi luật nhập cư.
“Cho phép các băng đảng bạo lực, những cá nhân có tiền án nghiêm trọng, những kẻ buôn bán ma túy bất hợp pháp gây chết người, những kẻ buôn người và những kẻ đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta vào đất nước và gây hại cho công dân Hoa Kỳ là một sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của các nhà lãnh đạo được bầu của chúng ta,” Đức Cha Naumann nói. “Tôi khen ngợi Tổng thống Donald Trump và những người trong chính quyền của ông đã giải quyết mối đe dọa quốc gia nghiêm trọng này.”
Đức Cha Naumann tiếp tục chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden vì cách giải quyết làn sóng trẻ vị thành niên không có người đi kèm chưa từng có được cho phép nhập cảnh vào nước này.
“Thật không thể tưởng tượng được rằng chính quyền trước đây của chúng ta lại không biết hoặc không quan tâm đến địa điểm hoặc hoàn cảnh của khoảng 300.000 trẻ em và thanh thiếu niên đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong bốn năm qua,” Đức Cha Naumann tuyên bố. “Tôi xin gửi lời chào trân trọng đến Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông vì đã ưu tiên tìm kiếm những trẻ em và thanh thiếu niên bị lạc này.”
“Đồng thời, phần lớn những người nhập cảnh trái phép vào đất nước chúng tôi không phải là thành viên băng đảng, tội phạm, kẻ buôn ma túy, kẻ buôn người hoặc những kẻ khủng bố gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của chúng tôi,” Đức Cha Naumann nói tiếp.
Đức Tổng Giám Mục đề xuất rằng với an ninh biên giới vững chắc, cần có các biện pháp bảo vệ “hàng triệu người nhập cảnh trái phép vào đất nước chúng ta nhưng không phạm bất kỳ tội nào khác và đang làm việc chăm chỉ, nuôi dạy gia đình và đóng góp vào phúc lợi xã hội”.
“Nếu Tổng thống Donald Trump có thể đóng cửa biên giới thành công, khiến việc nhập cảnh bất hợp pháp vào đất nước chúng ta gần như không thể, thì việc tạo ra một con đường để những người không có giấy tờ có thể đạt được tư cách hợp pháp có hợp lý hơn không?” vị tổng giám mục lập luận. “Nếu những người nhập cảnh bất hợp pháp vào quốc gia này đã trả khoản tiền phạt đáng kể để bồi thường, tại sao không cho phép họ nhận được ít nhất một loại tư cách hợp pháp? Nếu không phải là quyền công dân, thì có lẽ là giấy phép lao động?”
Đức Cha Naumannn cũng đưa ra lập luận về việc bắt đầu cải cách nhập cư với “Dreamers”, những người lớn được cha mẹ đưa đến Hoa Kỳ khi còn nhỏ. “Có lẽ việc cung cấp tình trạng pháp lý lâu dài cho những người Dreamers có thể là nơi để bắt đầu cải cách chính sách nhập cư của chúng ta”, ông chỉ rõ.
Cuối cùng, Đức Cha Naumann cho biết: “Tôi rất mong có cơ hội trò chuyện với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Vance về chính sách nhập cư và tái định cư người tị nạn”.
Đức Cha nói: “Tôi sẽ trân trọng cơ hội này để chứng minh rằng các chính sách hào phóng về giấy phép lao động và nhập cư hợp pháp có thể là những yếu tố quan trọng giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại!”
Source:Catholic News Agency
Văn Hóa
Ân Xá
Lm Vũđình Tường
19:08 14/02/2025
Có người tin còn một thế giới nữa sau khi từ giã cõi đời này. Đó là thế giới thần thiêng siêu nhiên. Có kẻ tin chết là hết, chấm dứt. Dù tin hay không tin vào thế giới siêu nhiên, không ai đủ khả năng xác nhận hay phủ nhận thế giới bí ẩn, sâu thẳm nằm ngoài khả năng nhận xét, phán đoán của khoa học, tâm trí con người. Khối óc con người thật kì diệu nhưng óc có giới hạn. Học giả, chuyên gia biết nhiều hơn ta, nhưng không thấu triệt ngành họ nghiên cứu. Bởi khối óc bị giới hạn nên óc gặp trở ngại khi phán đoán những gì thuộc thế giới thần thiêng. Để biết có thế giới siêu nhiên, người ta tin vào giáo huấn của Đức Kitô, bởi Ngài là Đấng duy nhất sống lại từ cõi chết. Giáo huấn của Ngài chính xác hơn tất cả mọi hướng dẫn của nhân loại. Ai tin vào Lời Đức Kitô Phục Sinh, người đó sống trong hy vọng. Tin Đức Kitô, cuộc sống tâm linh bắt đầu từ thế giới hiện tại và kéo dài muôn đời. Thân xác chết bởi được tạo thành bởi vật chất; tâm linh tồn tại bởi tình yêu, Thần Khí Chúa, thuộc thế giới siêu nhiên, thần thiêng.
Hệ tin vào thế giới siêu nhiên; hy vọng, ước ao sau khi chết được vào thế giới đó và chàng được toại nguyện. Nơi đây Chúa ban cho Hệ ơn nhìn lại từng giây phút cuộc đời của chính chàng, từ lúc mới sinh cho đến khi qua đời. Nơi đây Hệ cũng gặp nhiều người thân quen; kể cả người có thời lùng bắt Kitô hữu, không tin vào Thiên Chúa; bây giờ Hệ biết ngoài miệng chối nhưng tin trong lòng. Ngoài hình ảnh thực cuộc đời, Hệ cũng được coi hình ảnh ảo, hình ảnh không thật khi chàng đóng kịch trong cuộc sống. Trong thế giới thần thiêng mỗi người đều có hai loạt hình: hình thật và hình đóng kịch.
Hệ cũng biết trên thiên đàng cũng có năm ân xá. Cứ năm mươi năm lại có năm ân xá. Trong năm ân xá ai muốn đều có thể tham gia. Đây là năm dành riêng cho linh hồn chưa được vào Thiên đàng. Người hiện đang sống trong thiên đàng giúp người khác hưởng ơn ân xá Chúa ban. Năm ân xá có mục đích duy nhất là giúp cho người đang sống ở nơi khác được vào chung sống, hưởng thánh nhan Chúa.
Trong năm này Hệ chỉ cần nhớ đến tên của bất cứ người nào Hệ muốn xin ân xá cho là tức khắc hình ảnh sống động cuộc đời người đó xuất hiện trong tâm trí Hệ. Khi năm ân xá kết thúc cũng là lúc hình ảnh đó được đóng lại. Nếu muốn phải chờ năm mươi năm sau. Khi gợi nhớ đến cá nhân nào, Hệ nhận được hai loạt hình ảnh sống động của cá nhân đó hiện ra trong tâm trí. Hình ảnh thứ nhất ghi lại hình ảnh thực cuộc đời của cá nhân đó từ lúc sinh ra cho đến khi qua đời. Loạt hình ảnh thứ hai là hình ảnh chính cá nhân đó hay do phe nhóm, bè phái đánh bóng cho họ dựa vào một ít biến cố thật của hình ảnh thứ nhất để tạo ra. Như thế loạt hình ảnh thứ hai chỉ ra cái sai trái, giả dối, gian lận, gian tham xảy ra trong cuộc sống lúc người đó còn sống ở thế giới vật chất, thế giới tự nhiên. Nhờ xem hai loạt hình ảnh của một cá nhân mà Hệ biết rõ con người đó. Sau khi xem xong cuộc đời thật và cuộc đời đánh bóng của một cá nhân lúc đó Hệ mới xác quyết điều gì xin ơn ân xá sẽ được Chúa nhận lời và điều gì xin sẽ bị từ chối. Điều kiện duy nhất để xin ơn ân xá phải dựa vào việc bác ái chân tình, hành động tốt lành thực hiện do lòng thiện tâm cá nhân đó đã thực hiện khi còn sống tại thế. Việc tốt lành đó dù thật đơn giản, như lúc sinh thời có lần thương hại bố thí cho người khác một li nước; giúp người mù qua đường, giúp người tàn tật ngồi vào xe lăn, hướng dẫn em bé cách cầu nguyện, tránh tai nạn hoặc ngay cả nói lời khen tặng, khuyến khích, lúc người khác buồn sầu, chán nản cũng được Thiên Chúa ghi nhận là hành động bác ái.
Năm ân xá, Hệ nhớ đến người mà lúc còn sống Hệ dâng hiến tất cả cuộc sống phục vụ. Nhớ đến bởi Hệ không tìm thấy người đó trong thên đàng. Hệ quí mến, kính phục, một đời phục vụ. Một người mà Hệ cho là người cả thế giới cũng chỉ có mấy người. Một người lừng danh, tất cả từ lớn đến nhỏ đều tung hô, ca tụng thành quả, công đức. Hệ tin tưởng đến độ một câu ông nói ra, chàng học thuộc như bài ca và cho đó là phương châm sống. Các thế hệ trẻ được học về công đức của ông và được khuyến khích sống, gương soi. Hệ tin chắc ông chết sẽ vào thiên đàng vì công đức to, dầy của ông. Việc đầu tiên trong Thiên Quốc là Hệ đi tìm gặp ông bởi thời gian trên trần gian Hệ mong mỏi được đứng gần, dù chỉ một lần, cũng làm chàng toại nguyện. Ước mong không toại vì thế trong thiên quốc Hệ ước mong cơ hội gặp ông. Hệ dành nhiều thời giờ tìm gặp cho thoả lòng ước mong. Hỏi thăm rất nhiều người thân quen; không ai biết và cũng không ai hé môi nói về ông. Ngay cả những người từng sống dưới trướng, hưởng ơn lộc ông ban. Tất cả đều thờ ơ, rửng rưng không nhắc đến hay chia sẻ chút gì về ông. Hệ nghĩ ông tạo được nhiều công đức trên đời nên được thưởng công lớn như các thánh. Hệ lần mò tìm hỏi giữa các thánh. Các Ngài cũng không biết. Mong đến năm ân xá Hệ mới có cơ hội tìm gặp. Năm ân xá đến người đầu tiên Hệ nhớ đến là ông. Loạt hình ông xuất hiện rõ ràng, thật như lúc còn sống tại thế. Bởi quí mến, kính trọng nên Hệ xem loạt hình ảnh đánh bóng trước. Đúng thật ông xứng đáng là một vị thánh bởi bao công lao, hy sinh, khó nhọc, vất vả ông dành cho dân tộc, đất nước. Ông ngày làm việc quên ăn; đêm hy sinh bỏ ngủ để lo cho mọi người.
Xem xong loạt hình đóng kịch; Hệ xem hình ảnh thực sự cuộc đời của ông lúc đó Hệ mới té ngửa. Hệ nghĩ là mình xem hình của ai khác, không phải của ông. Phần nhập đề cho biết ông không phải chỉ có một tên mà có năm sáu tên khác nhau. Tên nào cũng có giấy tờ, giấy chứng minh đàng hoàng, đầy đủ. Càng xem càng thấy mình lầm lẫn, mù quáng tin theo kẻ giả hình. Suốt đời ông một hành động nhỏ cũng làm do tà tâm hướng dẫn. Lòng chân thành, yêu mến người khác chỉ là cái vỏ kẹo bọc viên thuốc đắng. Tất cả đều làm vì tư lợi, đề cao, ca tụng chính mình.
Thí dụ ông tỏ ra nhân đạo ra lệnh thả người chống đối. Vì bác sĩ xác quyết giờ chết của tử tù đã gần. Để chết trong tù không tốt; chết ở nhà, có lợi cho ông. Cái loa ca tụng ông rỉ rả ngày này sang tháng nọ: ông thương yêu nuôi cả chục năm không sao. Ân xá, về nhà gia đình bỏ liều nên người đó chết. Tất cả tội đổ lên đầu gia đình nạn nhân. Xem đến đây Hệ mới biết bác ái của ông là bác ái gạt nạn nhân và gạt luôn cả người tin, yêu mến ông.
Tên thật của ông là Quay. Ngay còn nhỏ Quay đã biết lường gạt. Thời gian học tiểu học, chơi bắn bi, mỗi đứa bỏ một hòn bi vào cái vòng vẽ sẵn. Cách cái vạch đó hai thước, ai bắn viên bi nào ra khỏi vòng sẽ được viên bi đó. Quay chuyên môn chung bi sứt mẻ bắn đổi lấy viên bi mới. Quay bắn bi giỏi hơn học. Bạn nào làm bài cho, sẽ thưởng công một viên bi mới toanh. Vì thế Quay không gặp trở ngại trong việc làm bài tập. Cuối năm, Quay biết khả năng mình yếu nên trước khi thi hứa thưởng bốn viên bi mới nếu bạn cho coi bài. Sự việc đổ bể vì đến giờ nộp bài, Quay làm bộ đổ toàn lọ mực tím vào bài thi của bạn. Kết quả bạn chỉ còn biết khóc ngất. Thầy ân xá cho thi lại, Quay bị rớt.
Chán nghề chăn trâu, gánh củi, Quay xin học nấu ăn. Mỗi đầu bếp đều có vài món đặc biệt. Quay cũng có vài món chiên xào nhưng không phải do tự chế mà cóp nhặt của đầu bếp khác rồi biến chế chút đỉnh thành món riêng. Bếp trưởng biết nhưng lờ đi vì Quay có tài kể chuyện kiếm hiệp. Kể kiếm hiệp như thật, ai cũng mê vì thế mà Quay ngoi lên đến phó bếp. Năm đó bếp trưởng được chọn đi xe hoả một tuần nấu ăn cho hành khách. Quay rất muốn đi nhưng không được chọn, nên tìm cách đầu độc cho bếp trưởng bị té re; Quay được thay thế. Gia đình bếp trưởng phải mang ơn Quay vì có Quay thay thế mà bếp trưởng không bị phạt. Gia đình hàng xóm có con mèo, Quay thích nó nên thường ăn cắp thức ăn từ nhà bếp về nuôi mèo. Bữa nào ăn cắp được nhiều, Quay mời hàng xóm đến tiệc tùng nên ai cũng thích Quay. Bị phát giác Quay bị đuổi việc.
Quay đi lang thang, nay đây mai đó. Tới nơi nào Quay cũng tìm người xin học đạo với mục đích ăn, ở không tốn tiền. Đến ngày được gia nhập đạo Quay tìm cách đình hoãn. Có lần Quay giả bệnh không thể đi được. Đến nơi khác, sao y bản cũ, đến ngày nhập đạo Quay lấy lí do về quê mời người thân đến dự; ra đi là không trở lại. Đi làng khác, Quay chọc giận cho con trai chủ đấm bầm tím mặt mày. Dù không tin đạo nhưng Quay biết nhiều lí thuyết về các tôn giáo.
Để bịt miệng, dấu nhẹm cái quá khứ đen thui của mình. Viết lại lịch sử, Quay nói ngon, nói ngọt, hứa với toàn làng là giúp cho cuộc sống tốt, giầu có, sung túc hơn, di dân toàn làng đến vùng. Quay âm thầm tiêu diệt từng gia đình một. Vẫn chưa hài lòng, Quay còn tìm giết những người đã dời đi làng khác. Dù cố gắng hết sức cũng bị bịt miệng được tất cả, vẫn còn có người sống sót.
Quay thù rất dai. Quay trả ơn bạn cho coi bài năm xưa bằng cách cho gia đình làm chủ một nông trại miền núi. Nhận tin, xe bị lật, Quay không cứu bạn mà chờ đến sáng hôm sau. Bị thương, cái lạnh lạnh thâu đêm miền núi thì sống làm sao được. Quay trả thù toàn gia đình người đấm mặt chàng bầm tím. Quay vu oan, cáo vạ cho cả vợ lẫn con họ, rồi bắt chết rũ tù. Những người cho Quay ở trong nhà, dậy đạo cho đều là nạn nhân, cùng chung số phận. Quay bỏ tù họ với lí do trước đây Quay phải chịu nhục, nịnh nọt, hạ mình năn nỉ, xin miếng ăn đỡ đói; giờ họ phải học biết khổ khi đói. Quay không tin thần thánh, nhưng lại tin dị đoan. Đổi tên mà không khá, Quay sẽ đổi tên khác mong khá hơn. Ba lần thay tên, bốn lần đổi họ. Lúc đi buôn, mượn tiền ngân hàng, đổi tên trốn nợ. Lần thứ hai cưới gái già, hưởng căn nhà trong phố. Quay biết người bạn chài hưởng gia tài cha vừa chết. Quay xin đi chài chung, trên đường về thuyền chìm. Người kia chết. Quay đổi giấy tờ cho người chết hưởng trọn gia tài.
Xem hết cuộc đời thật của Quay, Hệ không tìm được lấy một điểm nào thực sự tốt lành để xin ân xá cho. Hệ cắn đầu bút mãi rồi quyết định ghi số Zerô bởi không tìm được lấy một điểm tốt lành Quay làm vì bác ái, yêu mến, chân thành. Tất cả đều làm với thâm í: đè người xuống để mình chồi lên.
TiengChuong.org
Hệ tin vào thế giới siêu nhiên; hy vọng, ước ao sau khi chết được vào thế giới đó và chàng được toại nguyện. Nơi đây Chúa ban cho Hệ ơn nhìn lại từng giây phút cuộc đời của chính chàng, từ lúc mới sinh cho đến khi qua đời. Nơi đây Hệ cũng gặp nhiều người thân quen; kể cả người có thời lùng bắt Kitô hữu, không tin vào Thiên Chúa; bây giờ Hệ biết ngoài miệng chối nhưng tin trong lòng. Ngoài hình ảnh thực cuộc đời, Hệ cũng được coi hình ảnh ảo, hình ảnh không thật khi chàng đóng kịch trong cuộc sống. Trong thế giới thần thiêng mỗi người đều có hai loạt hình: hình thật và hình đóng kịch.
Hệ cũng biết trên thiên đàng cũng có năm ân xá. Cứ năm mươi năm lại có năm ân xá. Trong năm ân xá ai muốn đều có thể tham gia. Đây là năm dành riêng cho linh hồn chưa được vào Thiên đàng. Người hiện đang sống trong thiên đàng giúp người khác hưởng ơn ân xá Chúa ban. Năm ân xá có mục đích duy nhất là giúp cho người đang sống ở nơi khác được vào chung sống, hưởng thánh nhan Chúa.
Trong năm này Hệ chỉ cần nhớ đến tên của bất cứ người nào Hệ muốn xin ân xá cho là tức khắc hình ảnh sống động cuộc đời người đó xuất hiện trong tâm trí Hệ. Khi năm ân xá kết thúc cũng là lúc hình ảnh đó được đóng lại. Nếu muốn phải chờ năm mươi năm sau. Khi gợi nhớ đến cá nhân nào, Hệ nhận được hai loạt hình ảnh sống động của cá nhân đó hiện ra trong tâm trí. Hình ảnh thứ nhất ghi lại hình ảnh thực cuộc đời của cá nhân đó từ lúc sinh ra cho đến khi qua đời. Loạt hình ảnh thứ hai là hình ảnh chính cá nhân đó hay do phe nhóm, bè phái đánh bóng cho họ dựa vào một ít biến cố thật của hình ảnh thứ nhất để tạo ra. Như thế loạt hình ảnh thứ hai chỉ ra cái sai trái, giả dối, gian lận, gian tham xảy ra trong cuộc sống lúc người đó còn sống ở thế giới vật chất, thế giới tự nhiên. Nhờ xem hai loạt hình ảnh của một cá nhân mà Hệ biết rõ con người đó. Sau khi xem xong cuộc đời thật và cuộc đời đánh bóng của một cá nhân lúc đó Hệ mới xác quyết điều gì xin ơn ân xá sẽ được Chúa nhận lời và điều gì xin sẽ bị từ chối. Điều kiện duy nhất để xin ơn ân xá phải dựa vào việc bác ái chân tình, hành động tốt lành thực hiện do lòng thiện tâm cá nhân đó đã thực hiện khi còn sống tại thế. Việc tốt lành đó dù thật đơn giản, như lúc sinh thời có lần thương hại bố thí cho người khác một li nước; giúp người mù qua đường, giúp người tàn tật ngồi vào xe lăn, hướng dẫn em bé cách cầu nguyện, tránh tai nạn hoặc ngay cả nói lời khen tặng, khuyến khích, lúc người khác buồn sầu, chán nản cũng được Thiên Chúa ghi nhận là hành động bác ái.
Năm ân xá, Hệ nhớ đến người mà lúc còn sống Hệ dâng hiến tất cả cuộc sống phục vụ. Nhớ đến bởi Hệ không tìm thấy người đó trong thên đàng. Hệ quí mến, kính phục, một đời phục vụ. Một người mà Hệ cho là người cả thế giới cũng chỉ có mấy người. Một người lừng danh, tất cả từ lớn đến nhỏ đều tung hô, ca tụng thành quả, công đức. Hệ tin tưởng đến độ một câu ông nói ra, chàng học thuộc như bài ca và cho đó là phương châm sống. Các thế hệ trẻ được học về công đức của ông và được khuyến khích sống, gương soi. Hệ tin chắc ông chết sẽ vào thiên đàng vì công đức to, dầy của ông. Việc đầu tiên trong Thiên Quốc là Hệ đi tìm gặp ông bởi thời gian trên trần gian Hệ mong mỏi được đứng gần, dù chỉ một lần, cũng làm chàng toại nguyện. Ước mong không toại vì thế trong thiên quốc Hệ ước mong cơ hội gặp ông. Hệ dành nhiều thời giờ tìm gặp cho thoả lòng ước mong. Hỏi thăm rất nhiều người thân quen; không ai biết và cũng không ai hé môi nói về ông. Ngay cả những người từng sống dưới trướng, hưởng ơn lộc ông ban. Tất cả đều thờ ơ, rửng rưng không nhắc đến hay chia sẻ chút gì về ông. Hệ nghĩ ông tạo được nhiều công đức trên đời nên được thưởng công lớn như các thánh. Hệ lần mò tìm hỏi giữa các thánh. Các Ngài cũng không biết. Mong đến năm ân xá Hệ mới có cơ hội tìm gặp. Năm ân xá đến người đầu tiên Hệ nhớ đến là ông. Loạt hình ông xuất hiện rõ ràng, thật như lúc còn sống tại thế. Bởi quí mến, kính trọng nên Hệ xem loạt hình ảnh đánh bóng trước. Đúng thật ông xứng đáng là một vị thánh bởi bao công lao, hy sinh, khó nhọc, vất vả ông dành cho dân tộc, đất nước. Ông ngày làm việc quên ăn; đêm hy sinh bỏ ngủ để lo cho mọi người.
Xem xong loạt hình đóng kịch; Hệ xem hình ảnh thực sự cuộc đời của ông lúc đó Hệ mới té ngửa. Hệ nghĩ là mình xem hình của ai khác, không phải của ông. Phần nhập đề cho biết ông không phải chỉ có một tên mà có năm sáu tên khác nhau. Tên nào cũng có giấy tờ, giấy chứng minh đàng hoàng, đầy đủ. Càng xem càng thấy mình lầm lẫn, mù quáng tin theo kẻ giả hình. Suốt đời ông một hành động nhỏ cũng làm do tà tâm hướng dẫn. Lòng chân thành, yêu mến người khác chỉ là cái vỏ kẹo bọc viên thuốc đắng. Tất cả đều làm vì tư lợi, đề cao, ca tụng chính mình.
Thí dụ ông tỏ ra nhân đạo ra lệnh thả người chống đối. Vì bác sĩ xác quyết giờ chết của tử tù đã gần. Để chết trong tù không tốt; chết ở nhà, có lợi cho ông. Cái loa ca tụng ông rỉ rả ngày này sang tháng nọ: ông thương yêu nuôi cả chục năm không sao. Ân xá, về nhà gia đình bỏ liều nên người đó chết. Tất cả tội đổ lên đầu gia đình nạn nhân. Xem đến đây Hệ mới biết bác ái của ông là bác ái gạt nạn nhân và gạt luôn cả người tin, yêu mến ông.
Tên thật của ông là Quay. Ngay còn nhỏ Quay đã biết lường gạt. Thời gian học tiểu học, chơi bắn bi, mỗi đứa bỏ một hòn bi vào cái vòng vẽ sẵn. Cách cái vạch đó hai thước, ai bắn viên bi nào ra khỏi vòng sẽ được viên bi đó. Quay chuyên môn chung bi sứt mẻ bắn đổi lấy viên bi mới. Quay bắn bi giỏi hơn học. Bạn nào làm bài cho, sẽ thưởng công một viên bi mới toanh. Vì thế Quay không gặp trở ngại trong việc làm bài tập. Cuối năm, Quay biết khả năng mình yếu nên trước khi thi hứa thưởng bốn viên bi mới nếu bạn cho coi bài. Sự việc đổ bể vì đến giờ nộp bài, Quay làm bộ đổ toàn lọ mực tím vào bài thi của bạn. Kết quả bạn chỉ còn biết khóc ngất. Thầy ân xá cho thi lại, Quay bị rớt.
Chán nghề chăn trâu, gánh củi, Quay xin học nấu ăn. Mỗi đầu bếp đều có vài món đặc biệt. Quay cũng có vài món chiên xào nhưng không phải do tự chế mà cóp nhặt của đầu bếp khác rồi biến chế chút đỉnh thành món riêng. Bếp trưởng biết nhưng lờ đi vì Quay có tài kể chuyện kiếm hiệp. Kể kiếm hiệp như thật, ai cũng mê vì thế mà Quay ngoi lên đến phó bếp. Năm đó bếp trưởng được chọn đi xe hoả một tuần nấu ăn cho hành khách. Quay rất muốn đi nhưng không được chọn, nên tìm cách đầu độc cho bếp trưởng bị té re; Quay được thay thế. Gia đình bếp trưởng phải mang ơn Quay vì có Quay thay thế mà bếp trưởng không bị phạt. Gia đình hàng xóm có con mèo, Quay thích nó nên thường ăn cắp thức ăn từ nhà bếp về nuôi mèo. Bữa nào ăn cắp được nhiều, Quay mời hàng xóm đến tiệc tùng nên ai cũng thích Quay. Bị phát giác Quay bị đuổi việc.
Quay đi lang thang, nay đây mai đó. Tới nơi nào Quay cũng tìm người xin học đạo với mục đích ăn, ở không tốn tiền. Đến ngày được gia nhập đạo Quay tìm cách đình hoãn. Có lần Quay giả bệnh không thể đi được. Đến nơi khác, sao y bản cũ, đến ngày nhập đạo Quay lấy lí do về quê mời người thân đến dự; ra đi là không trở lại. Đi làng khác, Quay chọc giận cho con trai chủ đấm bầm tím mặt mày. Dù không tin đạo nhưng Quay biết nhiều lí thuyết về các tôn giáo.
Để bịt miệng, dấu nhẹm cái quá khứ đen thui của mình. Viết lại lịch sử, Quay nói ngon, nói ngọt, hứa với toàn làng là giúp cho cuộc sống tốt, giầu có, sung túc hơn, di dân toàn làng đến vùng. Quay âm thầm tiêu diệt từng gia đình một. Vẫn chưa hài lòng, Quay còn tìm giết những người đã dời đi làng khác. Dù cố gắng hết sức cũng bị bịt miệng được tất cả, vẫn còn có người sống sót.
Quay thù rất dai. Quay trả ơn bạn cho coi bài năm xưa bằng cách cho gia đình làm chủ một nông trại miền núi. Nhận tin, xe bị lật, Quay không cứu bạn mà chờ đến sáng hôm sau. Bị thương, cái lạnh lạnh thâu đêm miền núi thì sống làm sao được. Quay trả thù toàn gia đình người đấm mặt chàng bầm tím. Quay vu oan, cáo vạ cho cả vợ lẫn con họ, rồi bắt chết rũ tù. Những người cho Quay ở trong nhà, dậy đạo cho đều là nạn nhân, cùng chung số phận. Quay bỏ tù họ với lí do trước đây Quay phải chịu nhục, nịnh nọt, hạ mình năn nỉ, xin miếng ăn đỡ đói; giờ họ phải học biết khổ khi đói. Quay không tin thần thánh, nhưng lại tin dị đoan. Đổi tên mà không khá, Quay sẽ đổi tên khác mong khá hơn. Ba lần thay tên, bốn lần đổi họ. Lúc đi buôn, mượn tiền ngân hàng, đổi tên trốn nợ. Lần thứ hai cưới gái già, hưởng căn nhà trong phố. Quay biết người bạn chài hưởng gia tài cha vừa chết. Quay xin đi chài chung, trên đường về thuyền chìm. Người kia chết. Quay đổi giấy tờ cho người chết hưởng trọn gia tài.
Xem hết cuộc đời thật của Quay, Hệ không tìm được lấy một điểm nào thực sự tốt lành để xin ân xá cho. Hệ cắn đầu bút mãi rồi quyết định ghi số Zerô bởi không tìm được lấy một điểm tốt lành Quay làm vì bác ái, yêu mến, chân thành. Tất cả đều làm với thâm í: đè người xuống để mình chồi lên.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
24 giờ nghẹt thở: TT Zelensky rất can đảm giữa âu lo đầu hàng và phản bội. Hôm nay tức khắc hòa đàm
VietCatholic Media
02:49 14/02/2025
1. Tổng thống Donald Trump nói Hoa Kỳ vẫn sẽ gửi viện trợ cho Ukraine
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine vì nếu không thì “Putin sẽ nói rằng ông ấy đã thắng”.
Hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, phát biểu với báo chí tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã thảo luận về việc tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine nếu ông đạt được thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các vật liệu đất hiếm của Kyiv.
Tổng thống Donald Trump trước đây đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden vì đã gửi viện trợ cho Ukraine, và khi ông trở lại Phòng Bầu dục, nhiều người đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ có tiếp tục hỗ trợ Kyiv hay không.
Tổng cộng, chính quyền Tổng thống Biden đã gửi 65,9 tỷ đô la cho Ukraine từ tháng 2 năm 2022 trở đi, khiến Hoa Kỳ trở thành nước đóng góp lớn nhất cho các nỗ lực chiến tranh của Kyiv. Chính quyền có 3,8 tỷ đô la mà họ không thể phân bổ cho Ukraine trước khi rời Tòa Bạch Ốc, và nhiều người suy đoán liệu khoản tài trợ này có tiếp tục được chuyển cho Ukraine trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump hay không.
Tổng thống Donald Trump đã nói chuyện với các phóng viên sau khi Tulsi Gabbard được xác nhận là giám đốc tình báo quốc gia và ám chỉ sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine nếu thỏa thuận về vật liệu đất hiếm của ông thành công. Sau khi chỉ trích việc chính quyền Tổng thống Biden cung cấp viện trợ cho Ukraine, ông nói: “Chúng tôi đang được bảo đảm về tiền bạc của mình, chúng tôi sẽ bảo đảm điều đó, họ có đất hiếm, dầu và khí đốt, và họ có rất nhiều thứ khác mà chúng tôi yêu cầu bảo đảm về tiền bạc của mình.”
Khi được hỏi liệu ông có ngừng gửi tiền cho Ukraine không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Không, chúng tôi sẽ không ngừng, nhưng chúng tôi muốn nó được bảo đảm, và số tiền đó sẽ được bảo đảm” và ông nói thêm, “bởi vì nếu chúng tôi không làm như vậy, thì Putin sẽ nói rằng ông ấy đã thắng. Chúng tôi đang kìm hãm nó và thành thật mà nói, chúng tôi sẽ tiếp tục miễn là chúng tôi phải tiếp tục vì chúng tôi sẽ không để điều ngược lại xảy ra”.
Nhận xét đầu tiên của Tổng thống Donald Trump về việc “bảo đảm” tiền của Hoa Kỳ ám chỉ đến một thỏa thuận có thể có với Ukraine để tiếp cận các vật liệu đất hiếm của nước này, mà tổng thống đã nói rất nhiều gần đây. Trước đó, ông đã nói rằng ông đã nói với Ukraine rằng ông muốn “tương đương 500 tỷ đô la đất hiếm” để đổi lấy viện trợ của Hoa Kỳ, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng ông sẵn sàng theo đuổi thỏa thuận này.
Đất hiếm là một nhóm gồm 17 kim loại rất quan trọng đối với việc sản xuất nam châm hiệu suất cao, động cơ điện, hệ thống hỏa tiễn và thiết bị điện tử tiêu dùng. Ukraine có trữ lượng 22 trong số 34 khoáng sản mà Liên Hiệp Âu Châu đã chỉ định là quan trọng và kế hoạch chiến thắng của Kyiv bao gồm cung cấp cho các đối tác “tài nguyên thiên nhiên và kim loại quan trọng trị giá hàng ngàn tỷ đô la Mỹ”, bao gồm urani, titan, lithium và than chì.
Michael Tracey, một nhà báo, đã viết trên X: “Điều đáng chú ý ở đây là: Tổng thống Donald Trump nói “Thành thật mà nói, chúng tôi sẽ tiếp tục miễn là chúng tôi phải tiếp tục” về việc gửi “viện trợ” cho Ukraine -- nghe giống như một phiên bản khác của câu thần chú “miễn là cần thiết” của Chính quyền Tổng thống Biden.”
Marc Owen Jones, phó giáo sư tại Đại học Northwestern ở Qatar, đã viết trên X: “Nếu Ukraine phải trả tiền cho thiết bị/viện trợ quân sự của Hoa Kỳ bằng khoáng chất đất hiếm thì Israel sẽ trả tiền cho Hoa Kỳ cho tất cả các thiết bị quân sự như thế nào? Có phải miễn phí vì Israel quá đặc biệt, hay đó là lý do tại sao Tổng thống Donald Trump nói về việc thuộc địa hóa Gaza.”
Liệu có thể đạt được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Ukraine về việc tiếp cận các vật liệu đất hiếm của Kyiv để đổi lấy viện trợ liên tục của Hoa Kỳ trước khi đàm phán hòa bình hay không vẫn còn phải chờ xem. Tổng thống Donald Trump gần đây đã nói rằng ông có thể gặp Zelenskiy tại Washington vào tuần tới.
[Newsweek: Donald Trump Says US Will Still Send Ukraine Aid]
2. Hoa Kỳ sẽ họp với các quan chức Nga và Ukraine vào ngày 14 tháng 2 tại Munich
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào ngày 13 tháng 2 rằng các đại diện của Hoa Kỳ sẽ tham dự cuộc họp với các đối tác Nga và Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14 tháng 2.
“Họ sẽ họp ở Munich vào ngày mai. Nga sẽ có mặt ở đó cùng với người dân của chúng tôi. Ukraine cũng được mời”, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục. “Không chắc chắn chính xác là ai sẽ đến đó từ bất kỳ quốc gia nào nhưng những người cao cấp từ Nga, từ Ukraine và từ Hoa Kỳ”, ông nói thêm.
Không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về cuộc họp dự kiến.
Bình luận của Tổng thống Donald Trump với các phóng viên được đưa ra một ngày sau khi ông có cuộc điện đàm với Putin và đồng thanh rằng các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sẽ bắt đầu “ngay lập tức”.
Ngay sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Putin, ông và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã có cuộc điện đàm.
Bình luận của Tổng thống Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh có thông tin cho biết Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị an ninh hàng đầu Âu Châu, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2. Phái đoàn Hoa Kỳ cũng sẽ bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg.
Mặc dù thông tin chi tiết về cuộc gặp dự kiến giữa Vance và Zelenskiy vẫn chưa được tiết lộ, Kellogg trước đó đã nói rằng các quan chức Hoa Kỳ sẽ thảo luận tại Munich về “mục tiêu chấm dứt cuộc chiến đẫm máu và tốn kém ở Ukraine” của Tổng thống Donald Trump.
Trước đó, Nga không có kế hoạch tham dự các cuộc đàm phán tại hội nghị an ninh.
[Kyiv Independent: US to hold meeting with Russian, Ukrainian officials on Feb. 14 in Munich]
3. Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu cáo buộc Tổng thống Donald Trump ‘thỏa hiệp’ với Putin
Hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu, đã lên án cuộc gọi của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với trùm mafia Vladimir Putin, nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào về tương lai của Ukraine được sắp xếp mà không có sự tham gia của Âu Châu đều sẽ không thành công.
“Rõ ràng là bất kỳ thỏa thuận nào sau lưng chúng ta đều sẽ không hiệu quả. Bạn cần người Âu Châu, bạn cần người Ukraine,” Kallas nói với các nhà báo bên lề cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO vào hôm thứ năm.
“Tại sao chúng ta lại trao cho Nga mọi thứ họ muốn ngay cả trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu? Đó là sự xoa dịu. Nó chưa bao giờ hiệu quả”, bà nói thêm.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã có một “cuộc điện đàm dài và hiệu quả” với Putin vào sáng hôm đó, xác nhận hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hợp tác để đưa ra một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến ở Ukraine.
Sau cuộc gọi của Tổng thống Donald Trump với Putin, nhóm được gọi là Weimar+ — Liên Hiệp Âu Châu, Pháp, Đức, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh — đã công bố một tuyên bố chung ủng hộ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. “Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, Âu Châu phải có vai trò trung tâm”, Kallas viết trong một bài đăng liên quan đến tuyên bố này.
Nhưng Thủ tướng độc tài của Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã chế giễu tuyên bố này vào thứ năm, mô tả nó là “buồn” và “vô giá trị”, và lập luận rằng ghế tại bàn đàm phán phải giành được “bằng sức mạnh, sự lãnh đạo tốt và ngoại giao thông minh”.
[Politico: EU’s top diplomat accuses Trump of ‘appeasement’ with Putin]
4. Tổng thống Donald Trump và Putin làm Âu Châu choáng váng với kế hoạch hòa bình cho Ukraine
Đây là khoảnh khắc mà người dân Âu Châu và Ukraine đã lo sợ trong nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm.
Nhưng khi điều đó cuối cùng cũng xảy ra, vào một buổi chiều mùa đông khi Kyiv đóng băng trong nhiệt độ băng giá, tính đột ngột và quy mô của kế hoạch hòa bình của Ông Donald Trump vẫn khiến các đồng minh của Ukraine bị sốc.
Hoa Kỳ thực sự đã chấm dứt sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga, với việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố đàm phán ngay lập tức với Putin và yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy từ bỏ hy vọng lấy lại toàn bộ vùng đất mà Nga đã chiếm giữ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth là người đầu tiên tiết lộ lập trường của Hoa Kỳ tại một cuộc họp ở trụ sở NATO tại Brussels.
Hegseth nói với những người đồng cấp tập trung tại thủ đô Bỉ rằng Zelenskiy không có cơ hội đạt được mục tiêu trục xuất lực lượng Nga khỏi Crimea và miền đông đất nước, đồng thời đưa Ukraine trở lại biên giới trước năm 2014.
Hegseth cho biết: “Việc theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này chỉ kéo dài chiến tranh và gây ra nhiều đau khổ hơn”.
Sau đó, ông cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ rút lại các cam kết của mình đối với an ninh Âu Châu, từ bỏ vai trò lịch sử mà nước này đã đóng kể từ khi Thế chiến II kết thúc và đưa ra một tầm nhìn rõ ràng trong đó các chính phủ Âu Châu sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc bảo vệ quốc phòng của chính họ — cũng như của Ukraine.
Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump đã dập tắt mọi hy vọng rằng thực tế mới lạnh lẽo có thể tránh được. “Tôi vừa có một cuộc điện thoại dài và hiệu quả với nhà độc tài Vladimir Putin của Nga”, Tổng thống Hoa Kỳ cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
“Chúng tôi cũng đã đồng ý để các nhóm tương ứng của chúng tôi bắt đầu đàm phán ngay lập tức, và chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách gọi cho Tổng thống Zelenskiy của Ukraine để thông báo cho ông ấy về cuộc trò chuyện… Hàng triệu người đã chết trong một cuộc chiến mà sẽ không xảy ra nếu tôi là Tổng thống, nhưng nó đã xảy ra, vì vậy nó phải kết thúc. Không nên mất thêm sinh mạng nào nữa!”
Zelenskiy đã tỏ ra can đảm trước tình hình mới, tóm tắt trong một bài đăng trên X về cuộc trò chuyện “có ý nghĩa” với Trump. “Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ chi tiết về cuộc trò chuyện của ông với Putin”, tổng thống Ukraine cho biết. “Không ai muốn hòa bình hơn Ukraine. Cùng với Hoa Kỳ, chúng tôi đang vạch ra các bước tiếp theo để ngăn chặn sự xâm lược của Nga và bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy. Như Tổng thống Donald Trump đã nói, hãy thực hiện nó”.
Các nhà ngoại giao Âu Châu dường như không chắc chắn phải phản ứng thế nào khi họ cố gắng giải quyết các chi tiết trong thông báo của Hegseth và Tổng thống Donald Trump. Sự thật tàn khốc là — ít nhất là ở cấp độ Liên minh Âu Châu — mối quan hệ với Tòa Bạch Ốc mới tệ đến mức hầu như không tồn tại. Không có bình luận ngay lập tức từ Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hoặc nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Kaja Kallas.
Một số đồng minh của Ukraine ở những nơi khác tại Âu Châu đã thẳng thắn hơn trong việc phản đối đường lối của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là quyết định đưa ra một kế hoạch hòa bình trực tiếp với Putin, và dường như chỉ liên quan đến nhà lãnh đạo Ukraine như một sự cân nhắc sau cùng.
“Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng… sẽ không có quyết định nào được đưa ra về Ukraine nếu không có Ukraine,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các nhà báo. “Hòa bình chỉ có thể đạt được cùng nhau. Và điều đó có nghĩa là: với Ukraine, và với người Âu Châu.”
Phát biểu với POLITICO, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braže cho biết: “Sự hiện diện của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào đều cực kỳ quan trọng”.
Không có NATO
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết Ukraine cần thêm sự hỗ trợ quân sự trước khi bắt đầu đàm phán với Putin. “Ba Lan sẽ kiên trì tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự tăng cường cho Ukraine”, ông nói. “Việc tăng cường năng lực của Ukraine trước các cuộc thảo luận tiềm năng với Nga là rất quan trọng đối với lục địa của chúng ta”.
Pháp cũng bất đồng quan điểm với Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng Ukraine nên tiếp tục trên con đường gia nhập NATO. Trước đó, Hegseth đã loại trừ điều đó, ít nhất là như một phần của bất kỳ bảo đảm an ninh nào đi kèm với một thỏa thuận hòa bình. Ông cũng loại trừ sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ vào bất kỳ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình nào và cho biết NATO với tư cách là một tổ chức không nên tham gia.
“Chúng tôi rất gắn bó với con đường đưa Ukraine đến NATO. Nếu có hòa bình, chúng tôi cần những bảo đảm an ninh để hòa bình công bằng và lâu dài”, Jean-Noël Barrot, Ngoại trưởng Pháp cho biết. “An ninh Âu Châu đang bị đe dọa bởi cuộc xâm lược này — đã làm đảo lộn trật tự thế giới và có nghĩa là chúng ta không thể quay trở lại thế giới trước cuộc xâm lược”.
Trong thông báo của mình, Tổng thống Donald Trump cho biết một nhóm sẽ bắt đầu đàm phán với các đại diện của Putin ngay lập tức. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio sẽ tham gia cùng Giám đốc CIA John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz với tư cách là một phần của nhóm đàm phán Hoa Kỳ. “Tôi tin rằng nỗ lực này sẽ dẫn đến một kết quả thành công, hy vọng là sớm!” Tổng thống Donald Trump nói.
Oleksandr Merezhko, nhà lãnh đạo ủy ban đối ngoại tại quốc hội Ukraine, cho biết bình luận của Hegseth là “phi logic”.
“Bộ trưởng quốc phòng mới chỉ cần bắt đầu bằng cách đến Ukraine và làm quen với Quân đội Ukraine,” Merezhko nói. “Ukraine có thể lấy lại toàn bộ lãnh thổ của mình, điều này hoàn toàn có thật. Nhưng để điều này xảy ra, cần có thêm sự hỗ trợ quân sự-kỹ thuật từ Hoa Kỳ và các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn — đặc biệt là các lệnh trừng phạt tài chính của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế Nga.”
Các quan chức Anh cho biết họ đồng ý rằng Âu Châu nên làm nhiều hơn nữa. “Chúng tôi lắng nghe”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey trả lời bình luận của Hegseth. “Về việc tăng cường bảo vệ Ukraine, chúng tôi đang và sẽ làm. Về việc tăng cường bảo vệ an ninh Âu Châu, chúng tôi đang và sẽ làm”.
[Politico: Trump and Putin stun Europe with peace plan for Ukraine]
5. ‘Không mấy dễ chịu’ - Zelenskiy bình luận về việc Tổng thống Donald Trump gọi điện cho Putin trước
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 13 tháng 2 rằng “không mấy dễ chịu” khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước tiên đã có cuộc trò chuyện với Putin trước khi gọi điện cho Zelenskiy, Đài phát thanh Âu Châu Tự do/Đài phát thanh Liberty đưa tin.
Một ngày trước đó, Tổng thống Donald Trump đã có các cuộc gọi riêng với Zelenskiy và Putin, sau đó tuyên bố cả hai nhà lãnh đạo “muốn ngăn chặn hàng triệu ca tử vong xảy ra trong cuộc chiến với Nga/Ukraine”.
Theo Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, Zelenskiy và Tổng thống Donald Trump đã đồng ý bắt đầu nỗ lực hướng tới chấm dứt chiến tranh.
Zelenskiy mô tả cuộc trò chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ là “tốt”. Ông nói rằng Tổng thống Donald Trump không nói với ông rằng “Putin và Nga là ưu tiên”.
“Hôm nay chúng tôi tin tưởng những lời này. Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là duy trì sự ủng hộ của Hoa Kỳ”, Zelenskiy nói thêm.
“Tôi không coi cuộc gọi này là ưu tiên mà ông Trump phải nói chuyện với Nga trước. Mặc dù trong mọi trường hợp, điều đó không dễ chịu lắm vì bạn biết xã hội Ukraine, người Âu Châu phản ứng thế nào: không có gì về Ukraine mà không có Ukraine.”
Theo Zelenskiy, ưu tiên của Kyiv là cuộc gặp Ukraine-Hoa Kỳ, cũng như việc xây dựng kế hoạch “ngăn chặn Putin”.
“Tôi nghĩ rằng sẽ công bằng hơn nếu chúng ta nói chuyện với người Nga sau đó”, tổng thống nói và cho biết thêm rằng ông muốn các đối tác Âu Châu tham gia vào các cuộc đàm phán.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ông và Putin sẽ có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại Saudi Arabia, mặc dù mức độ tham gia của Ukraine vào các cuộc đàm phán vẫn chưa rõ ràng.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 13 tháng 2 rằng Nga đã bắt đầu thành lập một nhóm để đàm phán với Hoa Kỳ, bao gồm cả về cuộc chiến với Ukraine.
Sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump với Zelenskiy và Putin, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, đã tái khẳng định toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và nói rằng Âu Châu phải có “vai trò trung tâm” trong bất kỳ cuộc đàm phán nào.
[Kyiv Independent: 'Not very pleasant' — Zelensky comments on Trump calling Putin first]
6. ‘Đầu hàng & phản bội’ — Các quan chức Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu lên án bình luận của Tổng thống Donald Trump và Hegseth về các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã điện đàm với cả nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, tuyên bố vào ngày 12 tháng 2 rằng các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh sẽ bắt đầu “ngay lập tức” và lệnh ngừng bắn ở Ukraine sẽ “trong tương lai không xa”.
“Tôi vừa nói chuyện với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Cuộc trò chuyện diễn ra rất tốt. Ông ấy, giống như Tổng thống Putin, muốn tạo ra hòa bình. Chúng tôi đã thảo luận về nhiều chủ đề liên quan đến chiến tranh, nhưng chủ yếu là cuộc họp đang được lên kế hoạch vào thứ Sáu tại Munich, nơi Phó Tổng thống JD Vance và Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ dẫn đầu phái đoàn,” Tổng thống Donald Trump nói.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth nói thêm rằng sẽ không thực tế khi mong đợi Ukraine khôi phục lại đường biên giới năm 2014 trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mạc Tư Khoa và tư cách thành viên NATO của Ukraine đã không còn được đưa ra thảo luận.
Tổng thống Donald Trump nói các cuộc đàm phán hòa bình sẽ bắt đầu 'ngay lập tức'. Nhưng những điều khoản nào sẽ được chấp nhận cho Ukraine?
Phát biểu của cả Hegseth và Tổng thống Donald Trump đều nhanh chóng vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ nhiều nhân vật chính trị.
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal lên án thông điệp của Hegseth, gọi đó là “sự đầu hàng và phản bội” Ukraine. Blumenthal, người đã có sáu chuyến thăm Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, lập luận rằng thông điệp này đồng nghĩa với việc từ bỏ Ukraine và làm suy yếu an ninh của các đồng minh Âu Châu. Ông nhấn mạnh lòng dũng cảm không gì lay chuyển được của người Ukraine, nói thêm rằng “Họ sẽ kiên trì”.
Dân biểu Don Bacon chia sẻ những mối quan ngại tương tự, thúc giục Hoa Kỳ công nhận ai là người bắt đầu cuộc chiến và ai chịu trách nhiệm cho việc ném bom bừa bãi vào các thành phố. “Chúng ta nên có sự sáng suốt về mặt đạo đức về việc ai là người bắt đầu cuộc chiến này, ai đang ném bom bừa bãi vào các thành phố và ai là người bạn thực sự của chúng ta ở đây”, Bacon nói, nhấn mạnh hậu quả của việc khen thưởng kẻ xâm lược.
Thượng nghị sĩ Adam B. Schiff, đảng viên Dân chủ của California, đã viết: “Hôm nay, Tổng thống Donald Trump đã gọi điện cho đối phương của chúng ta, Nga, trước khi gọi điện cho đồng minh của chúng ta, Ukraine.”
Các nhà lãnh đạo Âu Châu tiếp bước với những ý kiến mạnh mẽ. Cựu Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Donald Tusk phát biểu trên X: “Tất cả những gì chúng ta cần là hòa bình. MỘT HÒA BÌNH CÔNG BẰNG. Ukraine, Âu Châu và Hoa Kỳ nên cùng nhau làm việc này. CÙNG NHAU.”
Chính trị gia người Estonia Marko Mihkelson bày tỏ mối quan ngại của mình khi nói rằng, “Hôm nay có thể sẽ đi vào lịch sử như một ngày đen tối đối với Âu Châu”, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu nhận ra tầm quan trọng của việc hành động ngay bây giờ.
Trong khi đó, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, tái khẳng định toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, tuyên bố, “Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là vô điều kiện”. Bà nhấn mạnh Âu Châu cần đóng vai trò trung tâm trong việc củng cố Ukraine và cung cấp các bảo đảm an ninh vững chắc trong bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Zelenskiy, cùng với một số quan chức cao cấp của Hoa Kỳ, bao gồm đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga Keith Kellogg và Phó Tổng thống JD Vance, dự kiến sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2, nơi ông dự kiến sẽ gặp cả hai nhân vật này, theo Văn phòng Tổng thống.
Kellogg cũng dự kiến sẽ đến thăm Ukraine vào ngày 20 tháng 2, trong khi Tổng thống Donald Trump đề cập đến kế hoạch gặp Zelenskiy sớm, mặc dù ông không nêu rõ địa điểm hoặc thời gian. Các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng dự kiến sẽ là trọng tâm chính của các cuộc thảo luận này.
[Kyiv Independent: 'Surrender & betrayal' — US, EU officials condemn Trump, Hegseth's comments on Ukraine peace negotiations]
7. Nga chuẩn bị phái đoàn cho các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về chiến tranh với Ukraine, coi Minsk là “kinh nghiệm”, Điện Cẩm Linh cho biết
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời truyền thông Nga vào ngày 13 tháng 2 rằng Nga đã bắt đầu thành lập một nhóm đàm phán với Hoa Kỳ, bao gồm cả về cuộc chiến với Ukraine.
Ông cho biết Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đồng thanh trong cuộc điện đàm sẽ chỉ đạo các trợ lý chuẩn bị cho cuộc gặp trực tiếp ngay lập tức.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời truyền thông Nga vào ngày 13 tháng 2 rằng Nga đã bắt đầu thành lập một nhóm đàm phán với Hoa Kỳ, bao gồm cả về cuộc chiến với Ukraine.
Ông cho biết Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đồng ý trong cuộc điện đàm sẽ chỉ đạo các trợ lý chuẩn bị cho cuộc gặp trực tiếp ngay lập tức.
Peskov lưu ý rằng Mạc Tư Khoa sẽ xem xét kinh nghiệm của thỏa thuận Minsk trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
“Tất nhiên, kinh nghiệm từ các thỏa thuận Minsk rất đáng ghi nhớ và chúng tôi sẽ luôn cân nhắc kinh nghiệm này trong mọi bước tiếp theo”, ông nói.
Thỏa thuận Minsk, được ký kết vào năm 2014 và 2015 sau các cuộc tấn công quân sự của Nga vào Donbass của Ukraine, đã không mang lại hòa bình lâu dài.
Mạc Tư Khoa đã vi phạm các điều khoản, sử dụng chúng làm đòn bẩy để thúc đẩy quyền tự chủ lớn hơn cho các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong khi vẫn duy trì ảnh hưởng của mình đối với Ukraine.
Peskov cũng cho biết Nga vẫn chưa xác định được quốc gia nào có thể tham gia các cuộc đàm phán tiềm năng và xác nhận không có liên lạc nào với các quốc gia Âu Châu về vấn đề này.
Ông cho biết: “Hiện vẫn chưa có sự hiểu biết nào về hình thức của một cuộc đối thoại hoặc quá trình đàm phán có thể xảy ra”.
Theo phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Kyiv “chắc chắn sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán theo cách này hay cách khác”, nhưng cũng sẽ có “một lộ trình song phương Nga-Mỹ”.
Theo Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, Zelenskiy và Tổng thống Donald Trump đã đồng thanh bắt đầu nỗ lực hướng tới chấm dứt chiến tranh.
Zelenskiy cho biết ông muốn các đối tác Âu Châu tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình. Kyiv nhấn mạnh rằng không có cuộc đàm phán nào về Ukraine và chấm dứt chiến tranh toàn diện của Nga được tổ chức mà không có Ukraine.
[Kyiv Independent: Russia preparing delegation for U.S. talks on war with Ukraine, consider Minsk “experience,” Kremlin says]
8. Các bộ trưởng NATO kêu gọi Ukraine tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa Tổng thống Donald Trump và Putin
Tổng thư ký NATO Mark Rutte hôm thứ Năm cho biết Ukraine nên tham gia vào các cuộc thảo luận về tương lai của chính mình — nhưng hạ thấp mối lo ngại rằng Âu Châu và Kyiv đang bị Ông Donald Trump gạt ra ngoài lề.
Tổng thống Hoa Kỳ đã làm các đồng minh Âu Châu sửng sốt vào tối thứ Tư khi chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine với nhà độc tài Nga Vladimir Putin.
“Tất nhiên, điều quan trọng là Ukraine phải tham gia chặt chẽ vào mọi diễn biến liên quan đến Ukraine,” Rutte phát biểu với các phóng viên trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels.
“Bạn cũng quên đề cập rằng Tổng thống Donald Trump cũng đã có một cuộc điện đàm dài với Tổng thống Zelenskiy,” ông nói. “Có một sự hội tụ rõ ràng đang nổi lên: Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình ở Ukraine, sớm hơn là muộn. Tất cả chúng ta đều muốn Ukraine ở vị trí tốt nhất có thể.”
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth lần đầu xuất hiện tại Âu Châu đã gây ra một sự xôn xao. Trong chuyến đi đầu tiên tới Brussels kể từ khi được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận, Hegseth đã nói với các đối tác của mình hôm thứ Tư tại trụ sở NATO rằng Zelenskiy không có cơ hội đưa Ukraine trở lại biên giới trước năm 2014.
Ông cũng dập tắt hy vọng rằng Kyiv sẽ gia nhập NATO, và Zelenskiy trả lời: “Tôi không nghĩ rằng những cánh cửa này thực sự rộng mở”, trong một bình luận sâu sắc về các chính quyền Hoa Kỳ trước đây và hiện tại.
Hôm thứ năm, Hegseth đã ca ngợi những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc đối phó với Putin.
Hegseth nói với các phóng viên: “Hôm qua, các bạn đã thấy Tổng thống Donald Trump, người là nhà đàm phán giỏi nhất hành tinh, đưa hai bên lại với nhau để tìm ra giải pháp hòa bình thông qua đàm phán, đó chính là điều mà mọi người đều mong muốn”.
Tuy nhiên, một số bộ trưởng quốc phòng NATO - bao gồm cả Thụy Điển, Estonia và Canada - cũng nhấn mạnh rằng Ukraine nên tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.
“Không thể đàm phán về Ukraine nếu không có Ukraine,” Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cho biết.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans, người Âu Châu cũng nên có một chỗ ngồi tại bàn đàm phán. “Điều quan trọng nhất là không có cuộc đàm phán nào về cấu trúc an ninh của Âu Châu nếu không có sự tham gia của người Âu Châu”, ông nói với các phóng viên.
Rutte cho biết yếu tố thiết yếu là các cuộc đàm phán hòa bình phải “bền vững”, không giống như thỏa thuận Minsk năm 2014 đã không ngăn chặn được hành động xâm lược kéo dài hàng thập niên của Nga ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine và không ngăn được Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine tám năm sau đó.
Cựu thủ tướng Hòa Lan cũng hạ thấp bình luận của Hegseth hôm thứ Tư về việc Hoa Kỳ chọn ưu tiên răn đe Trung Quốc hơn an ninh của Âu Châu.
Ông cho biết: “Có một kỳ vọng rõ ràng từ phía Hoa Kỳ, nhưng cũng có những cam kết rõ ràng ngày hôm qua rằng liên minh này sẽ tồn tại trong nhiều thế hệ tới”, đồng thời một lần nữa kêu gọi các đồng minh NATO chi tiêu nhiều hơn và sản xuất nhiều vũ khí hơn.
Dư luận chung tại Ukraine và Âu Châu cho rằng bài nói chuyện của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth là yếu kém và đáng thất vọng.
[Politico: NATO ministers plead for Ukraine to be involved in Trump-Putin peace talks]
9. Tổng thống Donald Trump nói các cuộc đàm phán với Zelenskiy, Putin là ‘tuyệt vời’, lạc quan về việc chấm dứt ‘cuộc chiến đẫm máu’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 13 tháng 2 đã mô tả các cuộc đàm phán gần đây với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Putin là “tuyệt vời” và bày tỏ sự lạc quan về việc chấm dứt chiến tranh.
“Các cuộc đàm phán tuyệt vời với Nga và Ukraine ngày hôm qua. Có khả năng cao sẽ chấm dứt cuộc chiến khủng khiếp, đẫm máu đó”, Tổng thống Donald Trump viết trên Truth Social.
Vào ngày 12 tháng 2, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gọi riêng với Zelenskiy và Putin, sau đó tuyên bố cả hai nhà lãnh đạo đều “muốn ngăn chặn hàng triệu ca tử vong xảy ra trong cuộc chiến với Nga/Ukraine”.
Theo Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, Zelenskiy và Tổng thống Donald Trump đã đồng ý bắt đầu nỗ lực hướng tới chấm dứt chiến tranh.
Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố ông và Putin sẽ có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại Saudi Arabia, mặc dù mức độ tham gia của Ukraine vào các cuộc đàm phán vẫn chưa rõ ràng.
Tổng thống Hoa Kỳ cho biết ông đã chỉ đạo một nhóm do Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc CIA John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz đứng đầu giám sát các cuộc đàm phán.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 13 tháng 2, Nga đã bắt đầu thành lập một nhóm đàm phán để đàm phán với Hoa Kỳ, bao gồm cả về cuộc chiến với Ukraine.
Ở nơi khác, Zelenskiy sẽ dẫn đầu phái đoàn Ukraine tham dự Hội nghị An ninh Munich, nơi nhóm của Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ trình bày chiến lược ngoại giao của mình.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và Rubio sẽ gặp Zelenskiy tại Munich vào ngày 14 tháng 2 để bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức, Tổng thống Donald Trump nói thêm.
[Kyiv Independent: Trump says talks with Zelensky, Putin were 'great,' optimistic about ending 'very bloody war']
10. Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Tổng thống Donald Trump và Putin tại Ukraine không được loại trừ Kyiv, các đồng minh Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo
Các nhà ngoại giao hàng đầu Âu Châu đã cảnh báo rằng các cuộc đàm phán quan trọng có thể quyết định tương lai của Đông Âu phải bao gồm Ukraine, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và trùm mafia Vladimir Putin đồng ý đàm phán.
“Hòa bình chỉ có thể đạt được cùng nhau. Và điều đó có nghĩa là: với Ukraine và với người Âu Châu,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với POLITICO sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về cuộc đối thoại với nhà lãnh đạo Nga vào hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai, “Chúng ta phải cùng nhau đi trên con đường này để hòa bình trở lại Âu Châu.”
Phát biểu với POLITICO, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braže cho biết: “Nhiệm vụ của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào đều cực kỳ quan trọng”.
Theo Braže, trong khi bất kỳ hoạt động ngoại giao nào cũng phải có sự tham gia của Kyiv, “để có được thỏa thuận hòa bình thành công, Nga cần phải bị làm suy yếu trên chiến trường. Chính trị, kinh tế, tôn giáo, phương tiện truyền thông, khu vực tư nhân, tôn giáo của Nga — tất cả đều hướng đến chiến tranh.”
Trong một bản thông báo được công bố hôm thứ Tư, Điện Cẩm Linh cho biết Tổng thống Donald Trump và Putin đã nói chuyện trong 90 phút. Trong khi đó, tổng thống Mỹ đã đăng trên Truth Social rằng hai nhà lãnh đạo đã “đồng ý để các nhóm tương ứng của chúng tôi bắt đầu đàm phán ngay lập tức”.
“Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc gọi điện cho Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine để thông báo cho ông ấy về cuộc trò chuyện, đây là việc mà tôi sẽ làm ngay bây giờ,” Tổng thống Donald Trump nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã nói trước đó vào thứ Tư rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO và rằng Âu Châu phải chịu trách nhiệm về việc phòng thủ của chính mình. Trong một lời khiển trách gay gắt, Zelenskiy đã nói sau đó cùng ngày rằng “Putin không muốn chấm dứt chiến tranh” và kêu gọi Tổng thống Donald Trump cung cấp “bảo đảm an ninh thực sự”.
Sau khi nói chuyện với Tổng thống Donald Trump, Zelenskiy cho biết: “Không ai muốn hòa bình hơn Ukraine. Cùng với Hoa Kỳ, chúng tôi đang vạch ra các bước tiếp theo để ngăn chặn sự xâm lược của Nga và bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy. Như Tổng thống Donald Trump đã nói, hãy thực hiện nó.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã đồng thanh duy trì liên lạc và lên kế hoạch cho các cuộc họp sắp tới”.
Tổng thống Donald Trump sau đó xác nhận rằng Phó Tổng thống JD Vance và Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ gặp Zelenskiy vào thứ Sáu tại Munich. Ghi nhận cuộc gọi của mình với nhà lãnh đạo Ukraine, tổng thống Hoa Kỳ cho biết: “Cuộc trò chuyện diễn ra rất tốt. Ông ấy, giống như Tổng thống Putin, muốn kiến tạo HÒA BÌNH”.
Tổng thống Donald Trump sau đó đã đăng trên X rằng “tất cả những gì chúng ta cần là hòa bình. MỘT HÒA BÌNH CHÍNH TRỰC. Ukraine, Âu Châu và Hoa Kỳ nên cùng nhau làm việc này. CÙNG NHAU.”
Braže — người đã bay tới Washington vào tuần trước để hội đàm với các đồng minh chính trị của Tổng thống Donald Trump và để thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ — cho biết ưu tiên của bà sẽ tiếp tục là cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác cho Ukraine.
Bà nói thêm: “Làm suy yếu năng lực quân sự của Nga là con đường dẫn đến hòa bình. Đầu tư vào sức mạnh của Ukraine là đầu tư vào hòa bình. Và làm cho Nga yếu đi là đầu tư vào hòa bình. Và các lệnh trừng phạt và việc thực hiện hiệu quả của chúng là một yếu tố quan trọng trong đó.”
Các quan chức Âu Châu từ lâu đã lo ngại mối quan hệ cá nhân nồng ấm trong lịch sử của Tổng thống Donald Trump với Putin có thể khiến họ bị loại khỏi bất kỳ cuộc thảo luận cao cấp nào về tương lai của lục địa của họ.
Phát biểu vào tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã kêu gọi một mặt trận thống nhất chống lại Mạc Tư Khoa, nói rằng “không ai muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Nhưng chỉ có một con đường dẫn đến nền hòa bình công bằng và lâu dài mà họ đang mong muốn. Và điều này phải thông qua sức mạnh quân sự và tài chính của Ukraine.”
[Politico: Trump-Putin Ukraine peace talks mustn’t exclude Kyiv, EU allies warn]
11. Nhà máy thép lớn nhất của Nga được cho là mục tiêu của cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa “lớn” của Ukraine
Thống đốc khu vực Igor Artamonov cho biết tỉnh Lipetsk của Nga đã hứng chịu một “cuộc tấn công lớn” bằng máy bay điều khiển từ xa vào đêm Thứ Năm, 13 Tháng Hai.
Theo hãng truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh Shot, máy bay điều khiển từ xa được cho là nhắm vào Nhà máy thép Novolipetsk, gọi tắt là NLMK, nhà máy thép lớn nhất của Nga, nơi sản xuất khoảng 20% sản lượng thép của cả nước.
Cơ sở này nằm cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 400 km, chiếm 80% sản lượng thép của NLMK và là tài sản quan trọng của tỷ phú người Nga Vladimir Lisin, người Nga giàu thứ ba trong danh sách năm 2023 của Forbes.
Sau cuộc tấn công đêm qua, tình trạng mất điện đã được báo cáo ở một số quận của Lipetsk. “Hiện tại, các kỹ sư điện đang kết nối lại người tiêu dùng”, Artamonov cho biết.
Các mảnh vỡ từ một trong những máy bay điều khiển từ xa bị rơi được cho là đã rơi xuống trạm sục khí Lipetsk, khiến một nhân viên bị thương và phải vào bệnh viện do trúng mảnh đạn.
[Kyiv Independent: Russia's largest steel mill reportedly targeted by “massive” Ukrainian drone strike]
12. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ gặp Zelenskiy, chuyển dự thảo thỏa thuận về khoáng sản quan trọng
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Kyiv vào ngày 12 tháng 2 và chuyển cho ông bản dự thảo thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Hoa Kỳ, Interfax Ukraine đưa tin.
Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố một ngày trước đó rằng Bessent sẽ sớm đến Ukraine, nhưng không tiết lộ ngày chuyến thăm của quan chức Mỹ này.
“Chúng tôi đã nói về khoáng sản... Tôi biết rằng nhóm của chúng tôi đã được trao bản thảo đầu tiên của tài liệu này về quan hệ đối tác giữa hai quốc gia chúng ta,” Zelenskiy cho biết.
“Tôi thực sự muốn nhóm của chúng tôi làm việc trên tài liệu này. Chúng tôi đã nhận được tài liệu này ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để nhóm của chúng tôi có thể nhanh chóng đồng ý và ký vào tài liệu này”, Zelenskiy nói thêm.
Tổng thống Donald Trump trước đó đã gợi ý rằng các chuyến hàng viện trợ mới có thể phụ thuộc vào các thỏa thuận thương mại mà Hoa Kỳ đàm phán với Ukraine. Vào ngày 3 tháng 2, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn cung cấp cho Ukraine vũ khí và viện trợ để đổi lấy “đất hiếm và những thứ khác”.
Zelenskiy cho biết ông sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận cho phép các công ty Hoa Kỳ tiếp cận trữ lượng khoáng sản đất hiếm của Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ liên tục từ Washington.
Bessent là đại diện đầu tiên của chính quyền mới Hoa Kỳ đến thăm Ukraine sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.
Văn phòng Tổng thống trước đó cũng cho biết Ukraine đang chuẩn bị tiếp đón đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, vào tháng 2.
Theo nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine được RBC-Ukraine trích dẫn, Kellogg sẽ tới thăm Ukraine vào ngày 20 tháng 2 sau Hội nghị An ninh Munich.
[Kyiv Independent: US Treasury Secretary meets Zelensky, passes along draft agreement on critical minerals]
Âu Châu quyết đánh tới cùng: Nga sắp hết xe tăng và lính Bắc Hàn. Hòa Lan cho Ukraine hết thiết giáp
VietCatholic Media
15:08 14/02/2025
1. Nga có thể hết xe tăng vào năm 2026
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, gọi tắt là IISS, tỷ lệ tổn thất xe tăng hiện tại của Nga trong cuộc xâm lược Ukraine của nhà độc tài Vladimir Putin có thể khiến họ hết xe quân sự vào cuối năm sau.
Khi công bố đánh giá thường niên về năng lực quân sự toàn cầu, nhóm nghiên cứu này cho biết lực lượng Nga đã mất khoảng 1.400 xe tăng chiến đấu chủ lực, gọi tắt là MBT vào năm 2024, cùng với nhiều xe chiến đấu bộ binh, gọi tắt là IFV và xe thiết giáp chở quân, gọi tắt là APC bị mất.
Đánh giá của IISS về tổn thất xe tăng của Nga ủng hộ ước tính của Kyiv về chi phí cao về thiết bị mà Mạc Tư Khoa phải trả cho cuộc xâm lược toàn diện của mình. Viễn cảnh thiếu hụt xe tăng có thể tạo ra sự khác biệt trên chiến trường hoặc tại bàn đàm phán.
Trong báo cáo “Military Balance” được công bố hôm thứ Tư, IISS ước tính rằng năm ngoái, Nga đã mất khoảng 1.400 xe tăng, cũng như 3.700 xe chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp chở quân, gọi tắt là IFV và xe thiết giáp chở quân, gọi tắt là APC. Trong suốt cuộc chiến, Nga đã mất khoảng 14.000 xe tăng chiến đấu chủ lực, gọi tắt là MBT, xe chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp chở quân, gọi tắt là APC, IISS cho biết.
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng Nga đã có thể khôi phục một số tổn thất này bằng cách dựa vào các thiết bị cũ của Liên Xô được lưu trữ và đến năm 2024, lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tân trang và chế tạo hơn 1.500 MBT và khoảng 2.800 IFV và APC.
Tuy nhiên, thiết bị trong kho rất có thể đang ở trong tình trạng xuống cấp và điều này có thể khiến Nga khó có thể cung cấp đủ thiết bị để bù đắp cho tỷ lệ hao hụt trước đó.
Tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành IISS Bastian Giegerich cho biết tổn thất thiết bị hiện tại của Nga không thể bù đắp vô thời hạn bằng cách tân trang các xe được lưu trữ. Ông nói thêm rằng Mạc Tư Khoa có thể không có đủ MBT cho các hoạt động tấn công của mình sau năm 2026.
Tuy nhiên, Giegerich cũng cho biết lực lượng của Ukraine cũng đang chịu áp lực do hao mòn và thiếu hụt quân số và ngày càng phải dựa vào việc phát triển máy bay điều khiển từ xa và sử dụng UAV tấn công một chiều để tấn công sâu vào bên trong nước Nga.
Tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành IISS Bastian Giegerich cho biết về Nga: “Mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã chứng minh được khả năng phục hồi, nhưng tốc độ sản xuất hiện tại và việc tân trang các phương tiện được lưu trữ sẽ không thể bù đắp vô thời hạn cho những tổn thất trên chiến trường.
“ IISS đánh giá rằng Nga sẽ không có đủ xe tăng chiến đấu chủ lực để tiến hành các hoạt động tấn công hiệu quả sau đầu năm 2026 nếu nước này duy trì nhịp độ hoạt động như năm 2024 và chịu tổn thất tương tự”.
Bất chấp mức tổn thất thiết bị cao, phân tích của IISS cho thấy Nga vẫn tiếp tục chi số tiền khổng lồ cho quân đội, với mức chi tiêu tăng 42 phần trăm theo giá trị thực tế vào năm 2024 lên mức ước tính là 145,9 tỷ đô la.
Tuy nhiên, xét về sức mua tương đương, con số này gần với 462 tỷ đô la, cao hơn tổng chi tiêu của Âu Châu vào năm 2024.
[Newsweek: Russia Could Run Out of Tanks by 2026: Report]
2. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine một lần nữa tấn công trạm bơm dầu ở Tver của Nga, nguồn tin của SBU tuyên bố
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 14 Tháng Hai, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công trạm bơm dầu Andreapol ở Tỉnh Tver của Nga lần thứ hai trong vòng hai tuần vào đêm ngày 13 tháng 2.
Theo nguồn tin, trạm bơm dầu bị SBU tấn công là một phần của Hệ thống đường ống Baltic-2 do công ty đường ống dẫn dầu nhà nước Nga Transneft vận hành.
Đại Úy Yusov cho biết vụ tấn công đã gây ra hỏa hoạn gần một kho thiết bị đóng cắt và nồi hơi đã đóng cửa, buộc cơ sở này phải tạm dừng hoạt động bơm dầu.
Nhà ga này nằm cách biên giới Ukraine khoảng 750 km, hay 466 dặm, về phía bắc.
Ông cho biết: “Mỗi ngày thời gian nhàn rỗi của trạm bơm dầu này khiến Nga thiệt hại hàng chục triệu đô la, vì đây là một phần của đường ống cung cấp dầu cho nhà ga Ust-Luga trên Biển Baltic”.
Đây là cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa thứ hai vào cơ sở này. Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng Giêng, làm hư hại khu vực bơm lọc và các bể chứa phụ gia tại trạm, một nguồn tin trong SBU nói với tờ Kyiv Independent.
Kyiv coi các nhà máy lọc dầu là mục tiêu quân sự hợp lệ vì lợi nhuận từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch sẽ tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Nga.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones again hit oil pumping station in Russia's Tver Oblast, SBU source claims]
3. Thọc gậy bánh xe: Trung Quốc đề xuất tổ chức cuộc hội đàm Trump-Putin mà không có Zelenskiy của Ukraine, Wall Street Journal đưa tin
Các quan chức Trung Quốc đã đề xuất sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin, nhưng ý tưởng này đã vấp phải sự hoài nghi, tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 13 tháng 2, trích dẫn các nguồn tin thân cận với vấn đề này.
Theo cơ quan truyền thông này, Bắc Kinh đưa ra lời đề nghị thông qua các bên trung gian, đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga mà không có sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Tòa Bạch Ốc từ chối xác nhận liệu họ có nhận được đề xuất của Trung Quốc hay không nhưng bác bỏ nó vì “hoàn toàn không khả thi”, theo một quan chức Hoa Kỳ được Wall Street Journal trích dẫn.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào ngày 12 tháng 2 rằng ông đã nói chuyện với Putin và cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của họ sẽ diễn ra tại Saudi Arabia như một phần trong nỗ lực đàm phán chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine. Mức độ tham gia của Ukraine trong các cuộc đàm phán này vẫn chưa rõ ràng.
Trung Quốc đã thắt chặt quan hệ với Nga kể từ khi Điện Cẩm Linh bắt đầu cuộc chiến toàn diện với Ukraine và đã trở thành nguồn cung cấp hàng đầu các loại hàng hóa có mục đích sử dụng kép cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.
Bắc Kinh từ lâu đã tự định vị mình là một bên trung gian tiềm năng trong cuộc xung đột, cử đặc phái viên Lý Huy đi thực hiện các phái đoàn ngoại giao ở Âu Châu trong khi chỉ trích viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine.
Các quan chức phương Tây vẫn cảnh giác về mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, khi NATO coi Trung Quốc là “bên tiếp tay quyết định” cho cuộc chiến của Nga.
Theo nguồn tin của Wall Street Journal, bất chấp những nỗ lực ngoại giao, Bắc Kinh vẫn thận trọng khi thực hiện bất kỳ động thái nào có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ chặt chẽ với Điện Cẩm Linh.
[Kyiv Independent: China proposes to host Trump-Putin talks without Ukraine's Zelensky, WSJ reports]
4. Tổng thống Donald Trump hứa sẽ gặp trực tiếp Putin khi các cuộc đàm phán về Ukraine đang diễn ra
Các tổng thống Mỹ đã không đến thăm Nga trong hơn một thập niên. Điều đó có thể sớm thay đổi, theo Tổng thống Donald Trump, người đã nói hôm thứ Tư rằng ông và Tổng thống Nga Vladimir đã đồng ý đến thăm “quốc gia của nhau” như một phần của nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Tổng thống Donald Trump đã quảng bá các chuyến đi tiềm năng trong một bài đăng trên mạng xã hội nêu chi tiết cuộc gọi điện thoại của ông với Putin vào thứ Tư. Đây là cuộc trò chuyện được công bố đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai tại nhiệm.
“Chúng tôi đã đồng ý hợp tác chặt chẽ với nhau, bao gồm cả việc đến thăm quốc gia của nhau,” Tổng thống Donald Trump nói.
Sau đó vào thứ Tư, Tổng thống Donald Trump nói thêm rằng ông có thể sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Putin kể từ khi nhậm chức lần thứ hai tại Saudi Arabia, mặc dù kế hoạch vẫn chưa được thống nhất.
Một cuộc gặp gỡ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới giữa hai nhà lãnh đạo sẽ thu hút sự chú ý — nhưng sẽ đặc biệt bất thường nếu cuộc gặp diễn ra ở Hoa Kỳ hoặc Nga. Bất kể địa điểm nào, các nhà phân tích cho biết những gợi ý về một cuộc gặp mặt trực tiếp đều phù hợp với thông lệ của Tổng thống Donald Trump, trong nhiệm kỳ đầu tiên tại nhiệm, là tổ chức các hội nghị thượng đỉnh cao cấp với các đối thủ như nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân.
“Có vẻ như đây là cách Tổng thống Donald Trump hoạt động rất bình thường”, Andrew Weiss, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho biết. “Như chúng ta đã thấy trong quá trình tán tỉnh Kim Chính Ân, [Tổng thống Donald Trump] có xu hướng cố gắng dành thời gian cho đối thủ”.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt cho biết hôm thứ Tư rằng bà không biết Tổng thống Donald Trump có đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho một cuộc gặp trực tiếp tiềm năng với Putin hay không.
“Tôi không biết điều đó. Điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại”, Leavitt nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Leavitt mô tả cuộc gọi giữa Tổng thống Donald Trump và Putin là “rất tích cực” và cho biết Tổng thống Donald Trump “thích có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới”.
Tổng thống Donald Trump cũng đã có cuộc điện đàm vào thứ Tư với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và mô tả cuộc gọi với Zelenskiy và Putin là sự khởi đầu cho cuộc đàm phán do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
“Mọi người đều mong đợi rằng nếu Tổng thống Donald Trump đắc cử thì sẽ có các cuộc đàm phán về Ukraine”, Michael David-Fox, một chuyên gia về Nga tại Đại học Georgetown cho biết. Với lời thề của Tổng thống Donald Trump là sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, những lời đề nghị với cả Putin và Zelenskiy “không có gì đáng ngạc nhiên”, David-Fox nói thêm.
Các chuyến đi của các tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm tới Nga, hay cụ thể là Liên Xô, đã trở nên tương đối hiếm kể từ khi Franklin D. Roosevelt tham dự Hội nghị Yalta ở Crimea năm 1945.
Theo văn phòng lịch sử Bộ Ngoại giao, các tổng thống Hoa Kỳ đã có 20 chuyến thăm tới Liên Xô hoặc Liên bang Nga kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Lần cuối cùng một tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm đến thăm Nga là vào năm 2013, khi Tổng thống Barack Obama khi đó đã nói chuyện với Putin tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế G-20 ở St. Petersburg. Hoa Kỳ đã trừng phạt Nga sau khi nước này xâm lược miền đông Ukraine vào năm sau, và mối quan hệ giữa hai nước vẫn căng thẳng kể từ đó.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng xấu đi dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, người đã lãnh đạo một liên minh quốc tế nhằm hỗ trợ Ukraine — và trừng phạt Mạc Tư Khoa — sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào quốc gia này vào năm 2022.
Tổng thống Biden đã gặp trực tiếp Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ năm 2021, nhưng không bao giờ tỏ ra quan tâm đến việc đi Nga sau khi chiến tranh nổ ra. Một cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Putin ở Saudi Arabia sẽ mang lại bối cảnh trung lập tương tự cho các cuộc đàm phán về Ukraine và các vấn đề khác.
Theo Văn phòng Sử gia Bộ Ngoại giao, Putin đã thực hiện bảy chuyến đi tới Hoa Kỳ với tư cách là tổng thống hoặc thủ tướng Nga kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2000. Chuyến đi gần đây nhất là vào năm 2015, khi Putin tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Putin hiếm khi đi ra khỏi nước Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện với Ukraine cách đây ba năm, phản ánh sự cô lập ngày càng tăng của ông trên trường thế giới. Việc đi lại của Putin đã bị hạn chế bởi quyết định năm 2023 của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC ban hành lệnh bắt giữ ông vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.
Nga đã phủ nhận các cáo buộc. Hoa Kỳ và Nga không phải là bên tham gia ICC, và không rõ liệu lệnh bắt giữ có ảnh hưởng gì đến chuyến đi tiềm năng của Putin tới Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Donald Trump hay không.
John Herbst, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, cho biết chuyến đi của Tổng thống Donald Trump tới Mạc Tư Khoa có thể có lợi cho Putin nhưng bất chấp tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, không có gì bảo đảm chuyến thăm như vậy sẽ diễn ra.
Herbst cho biết: “Đối với Putin, đó sẽ là một cuộc đảo chính nếu Tổng thống Donald Trump chấp nhận” lời mời đến thăm Mạc Tư Khoa.
Tổng thống Donald Trump đã gặp Putin trực tiếp một số lần trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, mặc dù không có cuộc gặp nào diễn ra ở Hoa Kỳ hoặc Nga.
Hai nhà lãnh đạo đã tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Helsinki, Phần Lan vào năm 2019 và tổ chức một cuộc họp báo chung đáng nhớ, trong đó Tổng thống Donald Trump đứng về phía Putin về các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, nói rằng ông tin vào lời khẳng định của Putin rằng Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Cuộc gọi của Tổng thống Donald Trump với Putin và Zelenskiy diễn ra cùng ngày Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent trở thành quan chức chính quyền cao cấp nhất đến thăm Kyiv kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
[Newsweek: Trump Promises In-Person Meeting With Putin as Ukraine Talks Get Underway]
5. Truyền hình Nga cho biết quân đội “hết” người Bắc Hàn, cần phải có những “lứa mới”
Một tuyên truyền viên Cẩm Linh trên đài truyền hình nhà nước Nga đã có lời thừa nhận hiếm hoi rằng quân đội Bắc Hàn đang tham gia vào cuộc chiến với Ukraine, ám chỉ rằng những người lính này đã chịu tổn thất nặng nề và dự kiến sẽ có một đợt tăng viện mới.
Các quan chức Nam Hàn và Hoa Kỳ ước tính rằng Bắc Hàn đã gửi ít nhất 11.000 quân để hỗ trợ Nga, điều động tại khu vực biên giới Kursk, nơi lực lượng Cẩm Linh đang phải vật lộn để ngăn chặn cuộc phản công bất ngờ của Ukraine kể từ tháng 8.
Kyiv ước tính rằng khoảng 4.000 người—khoảng một phần ba—lính Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương, mặc dù con số này vẫn chưa được xác minh. Các báo cáo tháng trước cho thấy một cuộc rút lui khỏi tiền tuyến, nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kể từ đó đã tuyên bố một số người đã trở về.
Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng chưa công khai thừa nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn trên thực địa.
Trong tập gần đây của chương trình 60 Minutes, một chương trình trên kênh truyền hình nhà nước Nga Russia-1, nhà phân tích chính trị và khách mời Dmitry Abzalov đã có lời thừa nhận đáng ngạc nhiên về lực lượng của Bắc Hàn tại đây.
“Những người lính Bắc Hàn đã chiến đấu—chúng tôi đã hết họ rồi, và đợt tiếp theo sẽ đến trong vòng một tháng nữa,” ông nói, theo bản dịch tiếng Anh được Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của bộ trưởng nội vụ Ukraine, đăng trên X.
“Hiện tại không còn quân đội Bắc Hàn nào nữa”, ông nói tiếp.
Người dẫn chương trình Olga Skabeyeva tỏ ra ngạc nhiên khi lưu ý: “Chỉ là phương tiện truyền thông nhà nước không đưa tin về điều đó”. Đáp lại, Abzalov so sánh tình hình này giống như lần đầu tiên Nga phủ nhận việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa tự sát do Iran sản xuất ở Ukraine vào năm 2022.
Collin Koh, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Singapore, đã viết trên X: “Nói rằng 'chúng ta đã hết quân rồi' một cách vô trách nhiệm như thể quân đội chỉ là những vật dụng tiêu hao.”
Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc cho biết trong một bài báo ngày 6 tháng 2: “Mặc dù quân đội Bắc Hàn trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine không có hiệu quả cao, nhưng họ đang học hỏi. Hơn nữa, cuộc chiến đã đưa họ vào cuộc chiến tranh máy bay điều khiển từ xa. Bình Nhưỡng có thể mong đợi trải nghiệm này sẽ cải thiện sức mạnh chiến đấu của lực lượng của mình tại chính chiến trường xung đột tiềm tàng của mình, bán đảo. “
Vẫn chưa rõ Kim Chính Ân sẽ gửi thêm bao nhiêu quân cho cuộc chiến với Nga, nhưng Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn hy vọng ông sẽ gửi thêm quân và thiết bị.
Trong khi đó, Bắc Hàn và Nga sẽ bắt đầu sản xuất máy bay điều khiển từ xa chung trong năm nay, với việc Mạc Tư Khoa cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự của Bình Nhưỡng, NHK của Nhật Bản đưa tin vào thứ Bảy, trích dẫn các nguồn tin thân cận với quan hệ Nga-Bắc Hàn.
[Politico: Russian TV Says Army 'Ran Out' of North Koreans, 'New Batch' Expected]
6. Hòa Lan sẽ cung cấp cho Ukraine 25 xe thiết giáp y tế di tản YPR
Bộ Quốc phòng Hòa Lan báo cáo sau cuộc họp theo định dạng Ramstein tại Brussels vào ngày 12 tháng 2 rằng Hòa Lan sẽ sớm gửi cho Ukraine 25 xe thiết giáp YPR.
Những chiếc xe này sẽ được sử dụng để di tản y tế, vận chuyển binh lính bị thương.
Trước đây, chính phủ Hòa Lan đã gửi cho Ukraine hơn 200 YPR các loại.
Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans cũng xác nhận việc chuyển giao những xe tăng T-72 cuối cùng đã hứa cho Ukraine, một nỗ lực chung với Cộng hòa Tiệp và Hoa Kỳ
Brekelmans nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tiếp tục hỗ trợ, vì mốc thời gian ba năm kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu đang đến gần.
“Trong 3 năm, người dân Ukraine đã chiến đấu không mệt mỏi vì tương lai của họ,” ông nói. “Đặc biệt là bây giờ, khi người dân Ukraine đang phải vật lộn ở tuyến đầu, chúng ta phải tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ không ngừng nghỉ.”
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng cũng lưu ý rằng hơn 10 tỷ euro, hay 10,3 tỷ đô la, đã được nước này cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Netherlands to supply Ukraine with 25 YPR armored medical evacuation vehicles]
7. NATO ‘tiếp quản’ hỗ trợ an ninh và huấn luyện quân sự của Ukraine, Umerov nói
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào ngày 13 tháng 2 trong bài phát biểu chung với Tổng thư ký NATO Mark Rutte rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine và NATO sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ nước này.
“Hoa Kỳ ở bên chúng tôi, cũng tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh. NATO đang tiếp quản hỗ trợ an ninh và huấn luyện quân sự cho chúng tôi,” Umerov nói.
Những nhận xét này được đưa ra trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra về các cam kết viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine. Tổng thống Donald Trump đã gợi ý rằng viện trợ có thể gắn liền với các thỏa thuận thương mại, bao gồm quyền tiếp cận “đất hiếm và những thứ khác”.
Rutte bày tỏ niềm tin mạnh mẽ vào sự cần thiết của việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đặc biệt là để củng cố vị thế của Kyiv trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
Umerov đưa ra những phát biểu này tại Brussels, trước khi bắt đầu cuộc họp Hội đồng NATO-Ukraine, sẽ được tổ chức theo hình thức tiệc trưa.
Umerov bắt đầu công việc của mình tại cuộc họp Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG lần thứ 26 theo định dạng Ramstein tại Brussels vào ngày 12 tháng 2.
Liên Hiệp Âu Châu không thể thay thế nguồn tài trợ của USAID nhưng nhìn thấy cơ hội để tăng cường khả năng hiển thị, Kallas nói
Phiên họp do Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey chủ trì tập trung vào sản xuất quốc phòng, tài trợ cho các doanh nghiệp mới và tăng nguồn cung cấp vũ khí của Âu Châu cho Ukraine.
Vào ngày 12 tháng 2, Umerov cũng đã có cuộc gặp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth bên lề hội nghị thượng đỉnh.
Theo thông lệ, các hội nghị thượng đỉnh Ramstein sẽ bao gồm thông báo về viện trợ quân sự mới cho Kyiv, nhưng tờ Washington Post đưa tin rằng Hegseth đang tham gia vào “chế độ lắng nghe” và không mong đợi cam kết viện trợ mới.
UDCG, bao gồm hơn 50 quốc gia, bao gồm tất cả các thành viên NATO, họp thường xuyên để phối hợp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội đồng NATO-Ukraine diễn ra trùng với các sự kiện quan trọng khác, bao gồm Hội nghị An ninh Munich, nơi hỗ trợ an ninh trong tương lai cho Ukraine sẽ là chủ đề thảo luận chính.
[Kyiv Independent: NATO 'taking over' Ukraine's security assistance, military training, Umerov says]
8. Nghiên cứu cho thấy chi tiêu quân sự của Nga vượt qua Âu Châu khi Putin tăng cường ngân sách chiến tranh
Theo một nghiên cứu mới, chi tiêu quân sự của Nga, được thúc đẩy bởi nỗ lực của nhà độc tài Vladimir Putin nhằm đưa nền kinh tế nước này vào tình trạng sẵn sàng chiến tranh, hiện đã vượt qua tổng ngân sách quốc phòng của tất cả các quốc gia Âu Châu cộng lại.
Vào năm 2024, tổng chi tiêu quốc phòng của Nga tăng vọt 42% theo giá trị thực, đạt 13,1 ngàn tỷ rúp. Khi điều chỉnh theo sức mua tương đương, gọi tắt là PPP - tính đến sự khác biệt về những gì tiền có thể mua được ở các quốc gia khác nhau - thì con số này lên tới 462 tỷ đô la, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, gọi tắt là IISS, tờ Financial Times đưa tin.
Trong khi đó, tổng chi tiêu quốc phòng trên khắp Âu Châu, bao gồm Vương quốc Anh và các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu, đã tăng gần 12% vào năm ngoái lên 457 tỷ đô la, thấp hơn một chút so với ngân sách của Mạc Tư Khoa.
Báo cáo thường niên “Cân bằng quân sự” của IISS, đánh giá năng lực quân sự toàn cầu và chi tiêu quốc phòng, nêu bật những lo ngại chính về an ninh đối với Âu Châu, đặc biệt là trước khả năng Hoa Kỳ giảm hỗ trợ cho Ukraine và quốc phòng Âu Châu.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã cam kết sẽ nhanh chóng đưa cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đến hồi kết, đã tuyên bố rằng chính quyền của ông đã tham gia vào các cuộc thảo luận “rất nghiêm chỉnh” với Mạc Tư Khoa. Ông cũng chỉ trích số tiền mà Hoa Kỳ chi cho cuộc chiến và an ninh Âu Châu nói chung.
Một trong những điểm chính mà Tổng thống Donald Trump đề cập đến là đóng góp tài chính của Âu Châu cho quốc phòng của chính họ, bao gồm cả viện trợ cho Ukraine. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine lên tới khoảng 88 tỷ euro — ít hơn khoảng một phần ba so với tổng số 125 tỷ euro của Âu Châu.
Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy Âu Châu dành 5% GDP cho quốc phòng, cao hơn đáng kể so với mức trung bình hiện tại là khoảng 1,7 phần trăm. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi mục tiêu là 3%. Bất kỳ con số nào cũng sẽ khiến chi tiêu quốc phòng của Âu Châu vượt xa Nga với biên độ đáng kể.
IISS dự đoán rằng vào năm 2025, tổng chi tiêu quốc phòng của Nga - bao gồm cả các khoản đóng góp “tự nguyện” từ các chính quyền khu vực và doanh nghiệp - sẽ tăng thêm 13,7 phần trăm, đạt 15,6 ngàn tỷ rúp. Con số này sẽ tương đương 7,5% GDP và gần 40% chi tiêu của liên bang.
Trong khi khoản đầu tư quân sự lớn này đang gây áp lực lên nền kinh tế Nga, IISS lưu ý rằng “Nga vẫn có thể chịu được chi phí chiến tranh”.
IISS cho biết thêm rằng nếu chi tiêu quốc phòng của Âu Châu tăng lên 3% GDP, thì ước tính sẽ tăng thêm 250 tỷ đô la vào mức hiện tại. Ở mức 5% GDP, chi tiêu sẽ tăng thêm khoảng 800 tỷ đô la—gần gấp đôi chi tiêu quân sự hiện tại của Nga.
Tuy nhiên, IISS cũng chỉ ra rằng ngân sách quân sự của Âu Châu đã tăng 50% kể từ năm 2014 và “những hạn chế về tài chính có thể làm giảm sự tăng trưởng [tiếp theo]”.
Ví dụ, ngân sách quốc phòng của Đức đã tăng 23% vào năm ngoái lên 86 tỷ đô la, vượt qua mức 81 tỷ đô la của Anh lần đầu tiên sau hơn 30 năm.
Chi tiêu quốc phòng tăng của Đức phần lớn là do các khoản giải ngân một lần từ một quỹ quân sự đặc biệt, và IISS cảnh báo rằng việc duy trì mức tài trợ đó vẫn chưa chắc chắn. Theo báo cáo, cam kết của quốc gia này trong việc phân bổ 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2029 - tăng từ mức 1,8% hiện nay - cũng chưa chắc chắn.
[Kyiv Independent: Russia's military spending surpasses Europe's as Putin ramps up war budget, study finds]
9. Các đồng minh NATO sửng sốt trước cuộc đàm phán của Tổng thống Donald Trump với Putin về Ukraine
Một số đồng minh NATO nhấn mạnh hôm thứ Năm rằng Ukraine và Âu Châu phải là trọng tâm trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga, sau tín hiệu từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng ông có ý định thảo luận thêm với Putin.
Những bình luận của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại trong NATO về vai trò của Ukraine trong bất kỳ giải pháp hòa bình tiềm năng nào giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa. Các đồng minh Âu Châu lập luận rằng bất kỳ sự loại trừ nào đối với Ukraine khỏi các cuộc đàm phán đều có nguy cơ làm suy yếu chủ quyền và an ninh của nước này. Trong khi đó, lời khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là không thực tế đã thúc đẩy thêm cuộc tranh luận về cam kết lâu dài của phương Tây đối với Kyiv.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cảnh báo không nên bỏ qua mối đe dọa lớn hơn mà Nga gây ra.
“Chúng ta đừng quên, Nga vẫn là mối đe dọa vượt xa biên giới Ukraine,” Healey phát biểu sau khi Washington ám chỉ rằng Ukraine không nên mong đợi được gia nhập NATO và rằng Âu Châu nên chịu trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của nước này.
“Không thể có đàm phán về Ukraine nếu không có Ukraine. Và tiếng nói của Ukraine phải là trọng tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào”, Healey nói thêm trong một cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, nơi các bộ trưởng quốc phòng từ 32 quốc gia thành viên của liên minh đã họp để thảo luận về Ukraine.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson, các quốc gia Âu Châu chiếm khoảng 60 phần trăm hỗ trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái.
Phát biểu của Hegseth với các đồng minh phương Tây của Ukraine hôm thứ Tư cho thấy Kyiv nên kiềm chế kỳ vọng đòi lại toàn bộ lãnh thổ bị tạm chiếm và thay vào đó hãy cân nhắc một giải pháp đàm phán có sự thực thi của quân đội quốc tế.
Trong khi đó, sau các cuộc trò chuyện riêng với Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Tổng thống Donald Trump cho biết ông “có thể” sẽ sớm gặp nhà lãnh đạo Nga, có thể là ở Ả Rập Saudi.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson cho biết: “Việc chúng tôi tham gia vào các cuộc thảo luận là điều rất tự nhiên”.
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết: “Chúng tôi phải ở đó. Vì vậy, không có câu hỏi nào về điều đó. Nếu không, hòa bình này sẽ không kéo dài lâu.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, trong bài đăng trên X Wednesday, cho biết: “Tôi đã có cuộc trò chuyện dài và chi tiết với Tổng thống Donald Trump... Chúng tôi tin rằng sức mạnh của Hoa Kỳ, cùng với Ukraine và tất cả các đối tác của chúng tôi, là đủ để thúc đẩy Nga tiến tới hòa bình.”
Với việc NATO chia rẽ về phạm vi và bản chất hỗ trợ cho Ukraine, các quốc gia Âu Châu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc xác định vai trò của họ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Cuộc gặp được đề xuất của Tổng thống Donald Trump với Putin đặt ra thêm nhiều câu hỏi về cách chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine có thể phát triển.
Kết quả của những động thái ngoại giao này có thể có những tác động lâu dài đến chủ quyền của Ukraine và an ninh Âu Châu.
[Newsweek: NATO Allies Stunned by Trump's Talks with Putin over Ukraine]
10. Chiến thuật mới của Ukraine để tiêu diệt xe tăng rùa của Nga: Đập tan chúng bằng máy bay điều khiển từ xa phun nhiệt
Xe tăng rùa của Nga có thể trông thật lố bịch với nhiều lớp giáp thô sơ bổ sung - tấm kim loại, lưới tản nhiệt và đôi khi thậm chí là gỗ - nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không hiệu quả.
Tất cả sự bảo vệ bổ sung đó có thể khiến những chiếc xe thiết giáp di chuyển chậm chạp và khó điều khiển, nhưng nó cũng có thể làm giảm tác động của máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất có khả năng nổ ở mọi nơi mọi lúc dọc theo tuyến đầu dài 800 dặm trong cuộc chiến kéo dài ba năm của Nga với Ukraine.
Đó là lý do tại sao các đội máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đang cố gắng tìm ra những cách mới để vượt qua các lớp áo giáp tự chế. Biện pháp đối phó mới nhất chắc chắn là đáng sợ nhất đối với các phi hành đoàn của nhiều loại xe rùa khác nhau—không chỉ xe tăng, mà còn cả xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp chở quân và thậm chí cả xe công binh.
Một số người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine đang ném “máy bay điều khiển từ xa rồng” phun thermite vào xe tăng rùa của Nga để đốt cháy lớp giáp bổ sung bằng chất gây cháy nóng chảy có nhiệt độ lên tới 5.000 độ F. Những người lính bị tấn công bởi thermite có 10 giây để chạy trốn khỏi khu vực trước khi bị bỏng tử vong, Quân đội Hoa Kỳ đã kết luận trong một nghiên cứu năm 2000.
Lực lượng Biên phòng Nhà nước thuộc nhóm máy bay điều khiển từ xa Phoenix của Ukraine, được điều động ngay phía đông Kostyantynivka ở miền đông Ukraine, đã trình diễn chiến thuật nhiệt nhôm trong khi đẩy lùi một cuộc tấn công cơ giới lớn của Nga vào hoặc ngay trước Chúa Nhật.
Đội Phoenix đã hạ gục hai xe tăng, hai xe thiết giáp chở quân, hai xe chiến đấu bộ binh và một xe công binh. “Lực lượng biên phòng đang kháng cự một cách xứng đáng,” Cục Biên phòng Nhà nước khoe khoang.
Hầu hết các cuộc tấn công trong đoạn phim dựng phim Chúa Nhật của nhóm Phoenix đều liên quan đến máy bay điều khiển từ xa FPV nổ truyền thống. Nhưng trong ít nhất một trường hợp, nhóm này đã đập một máy bay điều khiển từ xa thermite—thường được điều động để đột kích dữ dội vào các trại lính của Nga trong những rặng cây rậm rạp—lên nóc một chiếc xe rùa. Chiếc máy bay điều khiển từ xa phun ra kim loại nóng chảy, nhanh chóng đốt cháy lớp giáp trên cùng của xe.
Đây không phải là lần đầu tiên một máy bay điều khiển từ xa rồng đốt cháy một chiếc xe rùa. Điều đó đã xảy ra vào tháng 10 trong những hoàn cảnh khác nhau. Thay vì va chạm với mục tiêu, máy bay điều khiển từ xa trong cú tấn công rơi lơ lửng trên đầu, phun chất nhiệt nhôm xuống cho đến khi chiếc xe tăng chỉ còn là tro tàn.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã chúc mừng nhóm Phoenix vì đã tiêu diệt nhóm tấn công của Nga một cách dữ dội. “Làm tốt lắm, các chiến binh”, bộ này tuyên bố.
Nhưng việc phá hủy và đốt cháy một nhóm tấn công của Nga có thể không ngăn được những người Nga còn lại tiến lên. Quân đội Nga đông hơn quân đội Ukraine ở hầu hết các khu vực quan trọng nhất. Kostyantynivka cũng không ngoại lệ. Tiêu diệt một nhóm tấn công và hai nhóm khác sẽ thay thế.
Điều này càng không có lợi khi Nga gần đây đã xâm lược các tàn tích của Toretsk, nhóm máy bay điều khiển từ xa Phoenix và Lữ đoàn cơ giới số 28 gần đó hiện đang bảo vệ một khu vực nhô ra sâu năm dặm về phía đông Kostyantynivka bị lực lượng Nga bao vây ở ba phía.
Theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, Lữ đoàn cơ giới số 28 và nhóm Phượng hoàng, cùng với máy bay điều khiển từ xa rồng, có thể sớm phải rút lui về phía tây để tránh bị bao vây.
[Forbes: Ukraine’s New Tactic For Destroying Russian Turtle Tanks: Slam Into Them With Thermite-Spewing Drones]
11. ‘Chúng tôi không thể tự vệ’ - Máy bay điều khiển từ xa của Nga rơi, và phát nổ ở Moldova trong cuộc tấn công vào Ukraine
Một số máy bay điều khiển từ xa của Nga được phóng đi trong cuộc tấn công ồ ạt vào Ukraine vào đêm ngày 13 tháng 2 đã bay vào không phận Moldova, ít nhất một chiếc phát nổ và một chiếc rơi xuống lãnh thổ nước này, hãng truyền thông NewsMaker của Moldova đưa tin.
“Máy bay điều khiển từ xa và bom của Nga đang rơi và nổ ở các thị trấn của chúng tôi. Và chúng tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi không thể tự vệ trước chúng”, Tổng thống Moldova Maia Sandu cho biết.
Một máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống cánh đồng gần làng Chumai thuộc huyện Taraclia, trong khi một máy bay khác phát nổ giữa thị trấn Ceadir-Lunga và làng Valea Perjei.
Theo Tổng thanh tra cảnh sát Moldova, các mảnh vỡ được tìm thấy ở Ceadir-Lunga đã xác nhận rằng máy bay điều khiển từ xa này có nguồn gốc từ Nga.
Cảnh sát biên giới báo cáo không có thương vong và chính quyền đã cô lập khu vực để điều tra thêm.
“Các chuyên gia từ bộ phận kỹ thuật và chất nổ của cảnh sát đang có mặt tại cả hai địa điểm và đang tiến hành điều tra. Các máy bay điều khiển từ xa sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn trong tương lai”, tuyên bố cho biết.
Để đáp lại, Bộ Ngoại giao Moldova tuyên bố đóng cửa Trung tâm Văn hóa Nga tại Chisinau và triệu tập đại sứ Nga để phản đối chính thức.
Bộ này cũng đã chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ năm 1998 với Nga về các trung tâm văn hóa, yêu cầu trung tâm này phải ngừng hoạt động.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, máy bay điều khiển từ xa của Nga đã nhiều lần rơi xuống lãnh thổ Moldova và hỏa tiễn đã xâm phạm không phận nước này, khiến Chisinau lên án mạnh mẽ.
Vào ngày 17 tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Rumani xác nhận phát hiện các mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa của Nga ở hai cộng đồng dọc biên giới Rumani-Ukraine.
[Kyiv Independent: 'We cannot defend ourselves' — Russian drones crash, explode in Moldova during attack on Ukraine]
NewsUKMor15Feb2025
Cuộc chiến xúc phạm thánh danh Chúa của Nga ở Ukraine. Hy vọng hồi sinh hành hương ở Thánh Địa
VietCatholic Media
17:14 14/02/2025
1. Cuộc chiến phạm thánh của Nga đối với Ukraine
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Russia’s Sacrilegious War on Ukraine”, nghĩa là “Cuộc chiến phạm thánh của Nga đối với Ukraine”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Giới lãnh đạo Chính thống giáo Nga ngày nay là một đoàn tàu tả tơi về mặt thần học, đạo đức và mục vụ. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thể sửa chữa điều đó. Tuy nhiên, những người chịu trách nhiệm thiết kế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên nhận ra cách đoàn tàu tả tơi đó đang giúp biện minh cho cuộc tấn công đang diễn ra của Nga vào Ukraine, khi Hoa Kỳ đặt ra điều kiện cho bất kỳ giải pháp nào cho cuộc chiến xứng đáng với cái tên “hòa bình”.
Ngày 7 Tháng Giêng vừa qua, lễ Giáng Sinh truyền thống của Chính thống giáo Nga, Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga tuyên bố rằng Nga đang chiến đấu trong một “trận chiến Kinh thánh” tại Ukraine chống lại “phương Tây suy đồi”. Sự báng bổ này đã lây nhiễm cho Nga vượt ra bên ngoài các trung tâm đô thị của nước này; do đó, một cuốn sách nhỏ mới do Tu viện Chính thống giáo Nga Raifa Bogoroditsky ở Tatarstan xa xôi xuất bản đã tuyên bố cuộc chiến của Nga với Ukraine là “biểu hiện của tình yêu thương tích cực” trong khi lên án những người dám phản đối “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Vladimir Putin (đã khiến Nga mất khoảng 700.000 thương vong) là “những kẻ hèn nhát” và “những tên phản bội”.
Lâu trước khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và sau đó xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, chiều kích đế quốc trong cuộc chiến của Putin với Ukraine đã rõ ràng với bất kỳ ai có mắt để nhìn và có tai để nghe. Putin, cựu nhân viên KGB, tin rằng kết thúc của Chiến tranh Lạnh có lợi cho phương Tây là một “thảm kịch thực sự” và “thảm họa địa chính trị” đã tước đi một cách bất công vị thế cường quốc của Nga. Đảo ngược cái gọi là thảm kịch đó là chiến lược lớn của Putin kể từ khi ông ta nắm quyền lực gần như độc đoán ở Nga vào năm 2000. Vì mục đích đó, Nga đã tiến hành một hình thức chiến tranh hỗn hợp mới chống lại phương Tây, bao gồm, như phóng viên nước ngoài lâu năm Edward Lucas đã nói gần đây, “tuyên truyền, hối lộ, đe dọa về thể xác, lật đổ, phá hoại và chiến tranh tâm lý” - có thể thêm vào đó là ám sát đối phương của Putin đang sống hoặc đến thăm phương Tây, cắt đứt các tuyến cáp quang quan trọng bên dưới biển Baltic, làm bẩn không gian thông tin của phương Tây thông qua các trang trại troll và quyến rũ “những người có ảnh hưởng” như Tucker Carlson.
Đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh cũng là động lực cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin: một hành động xâm lược tàn bạo ban đầu được củng cố bởi những lời nói dối của Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia riêng biệt; rằng nhà nước Ukraine hậu Chiến tranh Lạnh do Đức Quốc xã điều hành; và rằng một Ukraine liên minh với phương Tây là mối đe dọa chết người đối với Nga. Tuy nhiên, khi Ukraine gia tăng và duy trì sự kháng cự dữ dội khiến Nga không giành được chiến thắng nhanh chóng mà Putin dự đoán vào tháng 2 năm 2022, những lý lẽ biện minh của Nga cho cuộc chiến bắt đầu mang một màu sắc mới: Cuộc chiến giờ đây là một cuộc thập tự chinh để bảo vệ nền văn minh Kitô giáo. Sự man rợ mà sự bóp méo sự thật Kitô giáo kỳ cục này bảo trợ đã được minh họa trong một bài báo trên Tạp chí Phố Wall vào tháng Giêng, trong đó một tù nhân chiến tranh người Ukraine mô tả việc bị thẩm vấn “bằng một phương pháp tra tấn được gọi là 'gọi cho Putin'“, trong đó các dây từ một chiếc điện thoại dã chiến được “gắn vào... vào chân, tay và bộ phận sinh dục của anh ta và truyền điện giật bằng cách xoay nút điện thoại”.
Và còn tệ hơn nữa, như đã mô tả trong một tuyên bố gần đây của nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk: “Chúng tôi kinh hoàng... trước cảnh quay việc hành quyết dã man sáu tù nhân chiến tranh của chúng tôi và thực tế là người Nga hành quyết họ đã đeo một huy hiệu có hình ảnh Chúa Kitô trên quân phục của mình. Đó là một cảnh tượng thực sự kinh hoàng... Những nạn nhân không có khả năng tự vệ đã bị tàn sát nhân danh Chúa” trong “một cuộc chiến phạm thánh không thể biện minh được”.
Xin nhắc lại: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thể sửa chữa những tà giáo bảo trợ cho việc biến cuộc chiến của Nga ở Ukraine thành một cuộc thập tự chinh trong đó sự man rợ gợi nhớ đến Thành Cát Tư Hãn đã được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga hành động như chư hầu của Điện Cẩm Linh phủ lên một lớp vỏ mỏng tôn giáo giả tạo. Nhưng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nên tính đến bệnh lý này khi cân nhắc đến bất kỳ cuộc đàm phán nào, hoặc các hành động khác của phương Tây, có thể đưa cuộc chiến ở Ukraine đến một kết thúc công bằng: đó phải là một kết luận không tưởng thưởng cho kẻ xâm lược vì điều này sẽ thúc đẩy chiến lược lớn của Putin và tôn vinh sự biện minh Đức Thượng phụ Kirill cho cuộc chiến đó; đó phải là một kết luận cung cấp cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng dân sự và kinh tế của Ukraine đã bị Nga phá hủy một cách vô cớ; một kết luận bảo vệ Ukraine khỏi cuộc xâm lược của Nga trong tương lai; một kết luận không cám dỗ Putin tiếp tục xâm lược các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan.
Ngay trước Ngày Tổng thống Trump nhậm chức, tôi đã được tờ báo Công Giáo Đức Die Tagespost phỏng vấn. Một câu hỏi liên quan đến Ukraine: Liệu tổng thống mới của Hoa Kỳ có thể “đạt được giải pháp mà không nhượng bộ kẻ xâm lược Putin không?” Tôi đã trả lời rằng, “Không có giải pháp hạnh phúc hay công bằng nào cho sự xâm lược của Putin mà không kết thúc bằng việc Putin thua cuộc. Điều đó xảy ra như thế nào vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng Putin phải thua, vì lợi ích của cả Ukraine và Nga”.
Tôi muốn nói thêm rằng “vì lợi ích của nước Mỹ và của cả thế giới”.
Source:First Things
2. Phép lạ Thánh Thể ở Marseille-En-Beauvais Pháp, 1533
Vào năm 1533, một số tên trộm đã lấy trộm một chiếc bình đựng một số Bánh Thánh đã được thánh hiến từ một nhà thờ. Sau đó, bọn trộm vứt Bánh Thánh vào một cánh đồng.
Thật không may là có một trận bão tuyết lớn. Tuy nhiên, ngày hôm sau, Bánh Thánh đã được tìm thấy và thật kỳ diệu khi thấy chúng vẫn trong tình trạng hoàn hảo.
Nhiều trường hợp chữa lành và lòng sùng kính to lớn của dân chúng sau phép lạ này không đủ để bảo vệ Bánh Thánh đã bị một số người tìm cách phá hủy để làm ô uế.
Vào năm 1532, vào cuối tháng 12, bọn trộm đã đột nhập vào nhà thờ giáo xứ Marseille en Beauvais và lấy cắp một chiếc bình đựng Mình Thánh bằng bạc quý giá đựng Bánh Thánh. Bánh Thánh bị bỏ lại dọc theo một con phố chính dưới một tảng đá lớn. Ngày đầu tiên của tháng Giêng, ông Jean Moucque đang đi bộ xuống con phố đó mặc dù có một trận bão tuyết lớn. Trong khi ông đang đi, một tảng đá bên lề đường đã thu hút sự chú ý của ông, vì nó không có tuyết. Khi ông nhấc tảng đá lên, ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bánh Thánh còn nguyên vẹn. Ông ngay lập tức báo cho cha xứ, Cha Prothais, người cùng với nhiều tín hữu đi cùng, đã mang Bánh Thánh vào nhà thờ giáo xứ. Họ đặt một cây thánh giá tại vị trí tìm thấy Bánh Thánh và để có thể tiếp đón một lượng lớn tín hữu đến thăm, cuối cùng đã xây dựng Nhà nguyện Bánh Thánh. Chúa đã làm nhiều phép lạ tại nhà nguyện này. Nhà sử học Pierre Louvet đã mô tả một số phép lạ này trong cuốn Histoire de la Ville de Beauvais của mình. Có một câu chuyện phi thường về vị linh mục, Cha Jacques Sauvage, người đã được chữa lành hoàn toàn sau khi bị liệt và mất khả năng nói. Một người khác là Ông d'Autreche, người bị mù từ khi sinh ra, đã lấy lại được thị lực.
Bất chấp tất cả những ân sủng này do Chúa ban tặng, Giám mục-Bá tước Beauvais, Odet de Coligny, đã cải sang Tin Lành Calvin và kết hôn với Elizabeth xứ Hauteville. Trước khi công khai từ bỏ đức tin của mình, ông đã ra lệnh phá hủy Bánh Thánh. Ngày nay, Nhà nguyện Bánh Thánh vẫn còn tồn tại và hàng năm vào ngày 2 tháng Giêng, một Thánh lễ trọng thể được cử hành để tôn vinh phép lạ năm 1533.
3. Đức Hồng Y Pizzaballa hy vọng các tín hữu hành hương sớm trở lại Thánh địa
Đức Hồng Y Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh ở Giêrusalem, nói đến tình hình khó khăn tại Thánh địa, nhưng hy vọng các tín hữu hành hương sớm trở lại đây.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Áo Kathpress, truyền đi ngày 06 tháng Hai vừa qua, nhân dịp đến thủ đô Áo để thuyết trình tại Hội nghị quốc tế về chủ đề: “Một Thiên Chúa? Một sứ mạng? Ý nghĩa của tha nhân dòng dõi Abraham ngày nay”, tiến hành hồi đầu tuần này Đan viện Melk ở Vienne.
Đức Hồng Y kêu gọi các giới hữu trách hãy có một kế hoạch cụ thể cho thời hậu chiến ở Thánh địa, hiện nay kế hoạch này chưa có. Ngài nhận xét rằng nay không còn các cuộc giao tranh trực tiếp nữa, nhưng một giải pháp cho cuộc xung đột cơ bản vẫn còn xa vời. Theo Đức Hồng Y, hòa bình đòi nhiều can đảm hơn là chiến tranh.
Hiện nay, còn 621 tín hữu Công Giáo ở Gaza. Qua Caritas Giêrusalem, Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh cũng tích cực dấn thân trong việc trợ giúp dân chúng tại miền này. Việc Israel cấm tổ chức Liên Hiệp Quốc trợ giúp dân Palestine, gọi tắt là Unrwa, không được hoạt động tại Israel, không ảnh hưởng đến các tín hữu Công Giáo. 60% cứu trợ của Giáo hội được dành cho Gaza và 40% dành cho miền Cisjordani.
Ký giả hỏi Đức Hồng Y Pizzaballa về con số những vụ tấn công do những người Israel định cư tại Cisjordani gây ra cho các làng Palestine tại đó, và những vụ tấn công đó không gây phẫn nộ nào tại Israel, Đức Hồng Y vặn lại rằng Tây phương có quan tâm gì đến những vụ tấn công đó hay không. Đặc biệt, ngài tha thiết kêu gọi các tín hữu Kitô ở Tây phương hãy trở lại hành hương tại Thánh địa, vì các tín hữu đó sống nhờ những người hành hương; viễn tượng kinh tế khó khăn, không có hy vọng cải tiến, khiến cho nhiều gia đình Kitô buộc lòng phải tìm cách xuất cư. Từ đầu chiến tranh ở Gaza đến nay, hơn 100 gia đình Kitô đã rời Thánh địa. Đó là một dấu hiệu tiêu cực, xét vì con số các tín hữu Kitô tại đây vốn đã đông đảo. Theo Đức Hồng Y, hiện nay chỉ còn lại khoảng từ 45.000 đến 50.000 Kitô hữu tại miền Cisjordani và tại Israel còn khoảng 137.000 người.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Pizzaballa cho biết tại Trung Đông, tôn giáo không phải chỉ là vấn đề tín ngưỡng, nhưng còn là căn tính. Sự kiện đó cũng góp phần tạo nên khó khăn trong việc bắc những nhịp cầu với nhau trên bình diện tôn giáo. “Quan niệm theo đó cuộc xung đột chính trị luôn có một chiều kích tôn giáo, rất tiếc đó là một sự thật đau lòng, chúng ta cảm nghiệm điều này đặc biệt trong những tháng gần đây.”
Theo chiều hướng này, Đức Hồng Y Pizzaballa xác tín rằng “các tín hữu Kitô chúng ta cần can dự nhiều hơn vào cuộc đối thoại liên tôn để mở rộng và tăng cường sự nối kết giữa người Do thái giáo và Hồi giáo”. Các Kitô hữu là một thiểu số ở Thánh địa. Họ không có chủ trương chính trị riêng, nên điều này có thể là một lợi điểm trong bối cảnh này.
4. Tổng giám mục Naumann cân nhắc nhu cầu giải quyết những thách thức hiện tại về vấn đề nhập cư và tị nạn
Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Kansas City, Kansas, là vị giám mục mới nhất trên khắp cả nước đưa ra quan điểm của Công Giáo về việc cải thiện hệ thống nhập cư đang gặp trục trặc của đất nước.
Trong bài xã luận đăng trên tờ báo của tổng giáo phận vào ngày 7 tháng 2, Đức Cha Naumann bắt đầu bằng cách nhắc lại cam kết mà ngài và các giám mục anh em ở Kansas đã đưa ra trong tuyên bố chung ngày 28 tháng 11 năm 2024, nhằm phục vụ những người di cư trong tiểu bang “bất kể tương lai ra sao”.
Đức Cha Naumann lưu ý rằng “Giáo hội không có thẩm quyền hoặc trách nhiệm xác định tình trạng pháp lý của những người sống tại Hoa Kỳ” nhưng có “nghĩa vụ chăm sóc mọi người bằng sự tôn trọng và tình yêu thương, bất kể tình trạng công dân của họ”.
Cùng lúc đó, tổng giám mục Kansas City đã hoàn toàn ủng hộ việc ưu tiên các mối đe dọa đến an toàn công cộng trong việc thực thi luật nhập cư.
“Cho phép các băng đảng bạo lực, những cá nhân có tiền án nghiêm trọng, những kẻ buôn bán ma túy bất hợp pháp gây chết người, những kẻ buôn người và những kẻ đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta vào đất nước và gây hại cho công dân Hoa Kỳ là một sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của các nhà lãnh đạo được bầu của chúng ta,” Đức Cha Naumann nói. “Tôi khen ngợi Tổng thống Donald Trump và những người trong chính quyền của ông đã giải quyết mối đe dọa quốc gia nghiêm trọng này.”
Đức Cha Naumann tiếp tục chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden vì cách giải quyết làn sóng trẻ vị thành niên không có người đi kèm chưa từng có được cho phép nhập cảnh vào nước này.
“Thật không thể tưởng tượng được rằng chính quyền trước đây của chúng ta lại không biết hoặc không quan tâm đến địa điểm hoặc hoàn cảnh của khoảng 300.000 trẻ em và thanh thiếu niên đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong bốn năm qua,” Đức Cha Naumann tuyên bố. “Tôi xin gửi lời chào trân trọng đến Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông vì đã ưu tiên tìm kiếm những trẻ em và thanh thiếu niên bị lạc này.”
“Đồng thời, phần lớn những người nhập cảnh trái phép vào đất nước chúng tôi không phải là thành viên băng đảng, tội phạm, kẻ buôn ma túy, kẻ buôn người hoặc những kẻ khủng bố gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của chúng tôi,” Đức Cha Naumann nói tiếp.
Đức Tổng Giám Mục đề xuất rằng với an ninh biên giới vững chắc, cần có các biện pháp bảo vệ “hàng triệu người nhập cảnh trái phép vào đất nước chúng ta nhưng không phạm bất kỳ tội nào khác và đang làm việc chăm chỉ, nuôi dạy gia đình và đóng góp vào phúc lợi xã hội”.
“Nếu Tổng thống Donald Trump có thể đóng cửa biên giới thành công, khiến việc nhập cảnh bất hợp pháp vào đất nước chúng ta gần như không thể, thì việc tạo ra một con đường để những người không có giấy tờ có thể đạt được tư cách hợp pháp có hợp lý hơn không?” vị tổng giám mục lập luận. “Nếu những người nhập cảnh bất hợp pháp vào quốc gia này đã trả khoản tiền phạt đáng kể để bồi thường, tại sao không cho phép họ nhận được ít nhất một loại tư cách hợp pháp? Nếu không phải là quyền công dân, thì có lẽ là giấy phép lao động?”
Đức Cha Naumannn cũng đưa ra lập luận về việc bắt đầu cải cách nhập cư với “Dreamers”, những người lớn được cha mẹ đưa đến Hoa Kỳ khi còn nhỏ. “Có lẽ việc cung cấp tình trạng pháp lý lâu dài cho những người Dreamers có thể là nơi để bắt đầu cải cách chính sách nhập cư của chúng ta”, ông chỉ rõ.
Cuối cùng, Đức Cha Naumann cho biết: “Tôi rất mong có cơ hội trò chuyện với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Vance về chính sách nhập cư và tái định cư người tị nạn”.
Đức Cha nói: “Tôi sẽ trân trọng cơ hội này để chứng minh rằng các chính sách hào phóng về giấy phép lao động và nhập cư hợp pháp có thể là những yếu tố quan trọng giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại!”
Source:Catholic News Agency