Ngày 14-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 6 mùa thường niên năm A 16.02.2014
Mai Tá
17:05 14/02/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 6 mùa thường niên năm A 16.02.2014

“Ngày đó người nói với riêng tôi,”
Rằng người yêu tôi hơn mọi thứ,
Rằng ta dâng nhau lòng trinh nguyên,
Vì chỉ còn tình yêu là thứ quý giá nhất
Và tôi uống cạn từng lời ân ái ấy.”
(dẫn nhập từ thơ Cát Biển)
Mt 5: 17-37

Nhà thơ nay nói cho riêng tôi, những lời quý giá người kinh nghiệm. Nhà Đạo xưa vẫn từng quả quyết y như thế, rõ ràng như một lời kể..
Lời kể ở trình thuật thánh Mát-thêu hôm nay, lại cũng thấy có câu chuyện kể rằng: vào những tuần lễ trước ngày nhóm tu sinh tiến bước lên bàn thánh lãnh-nhận chức linh mục, Cha Tổng Đại Diện có bảo: anh em phải thề nguyền trung thành với Hội thánh và lời dạy của Giáo Hội. Lúc ấy, nhóm tu sinh lại liên tưởng ngay đến giới lệnh Chúa đề cập ở Hiến Chương Nước Trời có lời dặn:“Anh em đừng thề thốt gì hết… Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì đều do ác quỷ.” (Mt 5: 34-36)
Hội thánh thời tiên khởi vẫn coi trọng giới lệnh này, thi-hành rất nghiêm chỉnh. Riêng thánh Giacôbê lại đưa lời khuyên này lên đầu danh sách những việc “nên hay không nên làm”. 300 năm sau, khi Hội thánh và chính quyền trần thế hợp tác hoạt động dựng xây xã hội, thì chuyện thề-nguyền cũng đổi thay ít nhiều. Nghĩa là, Hội thánh chọn xa lánh mọi tình huống căng thẳng với chính quyền trị, đại để như: chuyện đòi mọi người phải cam kết/thề nguyền rằng: sẽ nói lên sự thật, và chỉ sự thật mà thôi. Từ đó, tôi vẫn có thói quen thề hứa vào mỗi dịp kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, là tôi thấy nao nao, rất yếu lòng.
Với Chúa thì khác. Ngài vững vàng hơn ta rất nhiều. Nhất là khi thượng tế Cai-pha nhân danh Thiên Chúa hằng sống yêu cầu Ngài phải thề thốt trước mọi người, rằng: Ngài có phải là Đức Kitô hay không, thì Chúa đáp: “Ông nói đó!” (Mt 26: 63-64). Vậy, vấn đề ở đây, là: ta có nên bắt chước Chúa mà trả lời bằng từ “Có” hoặc “không”, như thế chăng? Bởi, nhiều người có lúc như muốn dùng dáng vẻ bên ngoài để làm giảm giá lời nói thông thường hầu tránh nói thật, thì Chúa lại bảo cho ta biết: “…Thêm thắt điều gì đều do ác quỷ” hết. Quả thật, đây là một khẳng định khá nghiêm khắc.
Nếu vậy, sao Chúa lại nói thế?
Qua “Bài Giảng Trên Núi”, Ngài muốn dạy ta biết sử dụng đúng Danh Cha khi bảo ta đọc kinh “Lạy Cha” cho thân mật. Ngay từ đầu, lời xưng hô cùng Chúa Cha do Ngài chỉ dạy, chính là “quà tặng” Chúa gửi đến cộng đoàn Hội thánh, Ngài cùng sống với mọi người. Đây là đặc sủng và cũng là đặc quyền Ngài ban cho ta được phép làm con của Cha. Được sử dụng danh xưng mật thiết của Chúa, mà Ngài vẫn xưng gọi. Đó cũng là cung cách Chúa muốn ta hành xử khi đệ đạt điều gì với Cha của Ngài.
Tuy nhiên, dùng Danh Chúa mà thề, lại là chuyện khác. Vì, đó đích thực là những lạm dụng mà đôi khi ta vẫn làm thế để lời nói của ta được tín-nhiệm hơn. Rõ ràng, Chúa vẫn muốn thiết lập một xã hội mới mà Ngài gọi là Vương Quốc Nước Trời, trong đó Ngài kể lại Sự thật có tầm quan trọng rất thực. Và từ đó, không có cách nào khác giúp ta nói lên sự thật chính-xác như thế. Nói nôm na, thì cung cách này là lối nói thẳng và nói thực, với mọi người.
Nói thẳng và nói thực, là chuyện tùy cá tính mỗi người. Ta biết chuyện này, là do quan hệ mật thiết riêng tư mà thôi. Trên bình diện cộng đoàn, các nhóm hội/đoàn thể và xã hội dễ bị phá vỡ nếu các thành viên trong đó không tin vào lời người khác nói. Một điều làm mọi người sững sờ, nhưng là chuyện có thật, khi ta nhận ra rằng: xã hội ngoài đời lại rập khuôn với Bài Giảng Trên Núi hơn nhà Đạo mình. Chí ít, là khi điều đó cho phép mọi người dễ dàng tuân giữ huấn thị của Chúa hơn.
Ở ngoài đời, mỗi khi các dân biểu hoặc nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội, các vị ấy vẫn chọn hoặc thề nguyền hoặc cam kết khẳng định sẽ tuân giữ sự thật, nhân danh Nữ Hoàng hoặc vị Quốc trưởng, thế là đủ. Ở toà án, người ta cũng làm thế. Một khi bị cáo có lời thề hoặc cam kết trước mặt quan toà rồi, thì bồi thẩm đoàn hoặc Chánh án không thể lật ngược hoặc hiểu khác hơn. Còn, Hội thánh thì sao?
Hội thánh cần nghe đọc lại thư của thánh Giacôbê tông đồ tuy viết sau Bài Giảng Trên Núi chừng vài thế hệ, nhưng lại diễn tả đúng nội dung điều Chúa muốn dạy, khi thề thốt. Thánh Giacôbê gợi nhớ, để thôi thúc các môn đệ trẻ hãy thực hiện điều lành thánh, hệt như Lời Chúa dạy ở Bài Giảng Trên Núi. Thánh Giacô bê, đã viết:

“Anh em đừng thề thốt, dù có lấy trời, lấy đất, hay lấy gì khác mà thề. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không"; như thế anh em sẽ không bị xét xử. Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện.” (Gc 5: 12-13)

Hội thánh ta cũng nên tự mình xem xét mà tuân giữ lời Chúa dạy trong Bài Giảng trên Núi. Hoặc ít nhất hãy tuân theo Lời Vàng của Thày Chí Thánh mình từng dạy bảo. Có như thế, mới thấy mình có khả năng rao truyền những gì còn lại trong Bài Giảng trên Núi, với lòng xác tín không lay chuyển. Hội thánh cũng nên nghe theo lời Chúa truyền dạy ở cuối Bài Giảng Trên Núi, rằng: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (5: 48). Đó chính là ý nghĩa đích thực của việc nói lên sự thật ở đời.

Trong tâm tình cảm nghiệm lời Chúa khẳng định, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:

“Ngày đó người nói với riêng tôi,”
Rằng người yêu tôi hơn mọi thứ,
Rằng ta dâng nhau lòng trinh nguyên,
vì chỉ còn tình yêu là quý giá nhất
Và tôi uống cạn từng lời ân ái ấy.”
(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)

Ngày đó, người có nói với riêng tôi hay ai khác, lời khẳng định về tình Chúa yêu thương người người cũng là lời chắc nịch rất thương yêu, nồng thắm suốt mọi thời. Với mọi người.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
 
Hãy trở thành chứng nhân trong triều đại mới
Lm Jude Siciliano OP
23:13 14/02/2014
Chúa Nhật VI THƯỜNG NIÊN - A
Huấn ca 15: 15-20; T.vịnh 118; 1 Côrintô 2: 6-10; Matthêu 5: 17-37

HÃY TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN TRONG TRIỀU ĐẠI MỚI

Chúa Nhật tuần qua, tuần nay và hai tuần tới (Tuần VII và VIII thường niên) chúng ta đều có những bài Tin Mừng được chọn ra từ Bài Giảng trên Núi. Một lần nữa, chúng ta cần nhắc nhở chính mình về cách thức Bài Giảng khởi đầu: với những hạnh phúc từ Tám Mối Phúc Thật – tựa như Mười Điều Răn đã được khai mở trước đó qua lời tuyên phán. Nguồn động lực trong Kinh Thánh được nhắc đi nhắc lại rằng: ân sủng luôn đi bước trước lệnh truyền.

Trong phạm vi Bài Giảng này, chúng ta nghe về những chỉ dẫn cùng với các minh họa. Những người môn đệ như chúng ta đều được trao ban những đường đi lối bước để sống xứng đáng đời Kitô hữu. Những đường lối đó không phải là các luật lệ khắt khe, nhưng là một lời mời gọi để chúng ta cố gắng noi theo Đấng đang dạy bảo chúng ta về những giáo huấn đó. Hãy nhớ rằng chúng ta không phải là những người chưa hề nghe Tin Mừng. Thánh Mátthêu và các tác giả sách Tin Mừng khác đã viết Phúc Âm cho những người thực sự đón nhận tin mừng và hiện tại đang nỗ lực sống với tin mừng đó.

Bài Giảng nhắc nhở chúng ta về sự dấn thân theo Đức Giêsu, và chỉ dẫn chúng ta sống theo đường lối Người. Chúng ta đang ở trong phần đầu của Bài Giảng, và Đức Giêsu khẳng định giá trị của Lề Luật. Đức Giêsu khẳng định rõ ràng: Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là “để kiện toàn Luật Môsê và lời các ngôn sứ,” – đặc biệt khi luật đó bàn đến việc quan tâm người nghèo khổ và sống đúng phẩm giá con người. Cùng với ân sủng của Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ và kiện toàn sức mạnh của Luật Môsê. Qua Luật Môsê và lời các ngôn sứ, Thiên Chúa hướng dẫn dân Người tuyển chọn. Bấy giờ cộng đoàn các môn đệ, những ai được Đức Giêsu tuyển chọn, sẽ làm chứng cho sự hoàn thiện của Luật Môse nhờ đời sống gương mẫu của họ.

Thánh Mátthêu viết Tin Mừng cho những Kitô hữu gốc Do Thái và dân ngoại mới cải đạo vào cộng đoàn đức tin. Người hướng dẫn họ sống theo những đường lối để phản chiếu sự hoàn thiện của Luật Môsê. Các giáo huấn trong Bài Giảng không chỉ đơn thuần là danh sách “những điều” mà các Kitô hữu phải thực hiện để lấy lòng Thiên Chúa. Nên nhớ rằng Bát Phúc nhắc nhở chúng ta là những người được chúc phúc, nên chúng ta có thể sống một cuộc đời công chính mà Đức Giêsu đã khai mở trong Bài Giảng.

Đức Giêsu nêu lên những gương sống công chính cao hơn của các môn đệ sẽ tương tự như thế. Người đưa ra một loạt những tuyên bố đối chọi nhau: “Anh em đã nghe… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…” Trước hết, chúng ta đã nghe Luật dạy, còn Đức Giêsu thì thêm lời của Người vào Luật đó, và áp dụng lời dạy của Người vào những hoàn cảnh cụ thể. Hôm nay chúng ta nghe một đoạn Tin Mừng dài. Đoạn Tin Mừng có đến sáu giáo huấn, một bài giảng như vậy thì quá nhiều. Người giảng thuyết có thể tập trung vào một giáo huấn thôi, tùy theo hoàn cảnh của cộng đoàn hoặc thời đại mà quyết định chọn giáo huấn nào cho phù hợp.

Nhưng có lối tiếp cận khác thì chú trọng vào điều gì liên quan đến các giáo huấn – nghĩa là quan tâm đến những mối tương quan với nhau. Do đó, ai giận dữ hoặc lăng nhục anh chị em mình thì sẽ bị đưa ra tòa. Trong vương quốc mới của Thiên Chúa, vương quốc mà Đức Giêsu đã khai mở, chúng ta phải biết cư xử với nhau sao cho có lòng kính trọng. Cũng vậy, trong thời đại mới này, chúng ta không được làm cho các mối quan hệ vốn bị tổn thương lại còn thêm bưng mủ. Thậm chí chúng ta phải trì hoàn việc thờ phượng để đi làm hòa trước đã.

Có những hoàn cảnh mà đi tìm sự hòa giải và tha thứ thì cũng chẳng đem lại kết quả gì, lại còn không an toàn nữa là khác. Chúng ta nghe Đức Giêsu đưa ra điều lý tưởng. Nhưng điều lý tưởng đó không thể trở thành hiện thực ngay tức khắc được, nó cần thời gian và sự kiên nhẫn, thậm chí có khi hai bên cần bàn thảo với nhau để tìm ra hướng giải quyết. Hoặc có khi chẳng bao giờ giải quyết được điều gì. Trong khi đó, nghi thức hòa giải đầu Thánh Lễ vẫn diễn ra như một lời cầu nguyện để chữa trị trong cộng đoàn. Khi biết rằng mình được tha thứ và cũng nghe lời công bố tha thứ đó trong các đoạn văn Kinh Thánh, thì đó chỉ là việc trao ban sức mạnh, nên chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm những phương thế hòa giải với người khác.

Lời giáo huấn thì khá rõ ràng, còn những mối quan hệ bị rạn nứt hoặc căng thẳng thì cần phải giải quyết sao cho thấu tình đạt lý, để cho điều xấu xa không làm cho ra bưng mủ, hoặc không phải nói lời từ mặt nhau. Đến với buổi phụng vụ không phải vì chúng ta đã làm được công kia việc nọ, nhưng vì chúng ta muốn dâng mình cho Đấng công chính của Thiên Chúa, tức là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và muốn ngày càng trở nên giống hình ảnh của Đức Kitô hơn.

Bài Giảng tiếp tục công bố: “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi.” Theo cách ứng xử của người Trung Đông, Đức Giêsu cường điệu lời tuyên bố để tạo ra điểm nhấn của mình. Người không biện hộ cho việc tự hủy hoại thân thể, nhưng nhấn mạnh cho ta biết sự cấp bách như thế nào để giữ được thứ tự ưu tiên. Đức Giêsu tiếp tục dạy các môn đệ rằng, không được phạm tội ngoại tình trong hành động cũng như trong tư tưởng.

Vì người phụ nữ được xem như tài sản, nên lời dạy chống ly dị vợ là nhằm bảo vệ điều tốt nhất cho họ, bởi lẽ, một người phụ nữ bị ly dị thì sẽ trở thành kẻ ngoại tình hoặc thậm chí thành gái điếm vì họ sẽ lâm cảnh túng thiếu. Trong quan điểm của người Do Thái, khi người vợ đã “thuộc” về người chồng, thì người vợ ngoại tình sẽ vi phạm các quyền của người chồng. Nhưng một người đàn ông đã lập gia đình lại có thể quan hệ xác thịt với người phụ nữ chưa chồng, và điều đó không xem là ngoại tình.

Đức Giêsu cấm nguyền rủa và thề thốt điều gì, vì các môn đệ của Người phải sống liêm chính, nên không cần thiết phải thề thốt. Mọi người cứ nói thật là đủ rồi. Các môn đệ là những người có thế giá về tiếng nói nên không cần phải thề. Chúng ta có thể nhìn thấy lý tưởng cao trọng mà Đức Giêsu đòi buộc các môn đệ của Người phải thực hiện – và nếu họ sống theo lối ứng xử Người mô tả, thì dân chúng sẽ biết được lối sống mới của họ rằng, luật cũ được hoàn thiện và thời đại mới đã bắt đầu.

Những người giảng thuyết cần phải cẩn trọng khi chúng ta giảng dạy giáo huấn từ đoạn văn Tin Mừng này, và những đoạn văn Tin Mừng khác nữa. Bởi lẽ, những người Kitô hữu như chúng ta theo lời giáo huấn của Đức Giêsu trong Tân Ước, nên có khuynh hướng trái ngược với những giáo huấn trong Cựu Ước, và một cách nào đó, dẫn chúng ta đến thái độ bài văn hóa Sêmít và Do Thái giáo. Chúng ta không muốn đưa ra cảm tưởng rằng Cựu Ước không còn vững chắc nữa. Thánh Mátthêu không dạy rằng Bài Giảng trên núi thay cho Luật Môsê và lời các ngôn sứ, nhưng thánh sử nói với chúng ta rằng Đức Giêsu là vị ngôn sứ của Thiên Chúa, Người đang công bố sự kết thúc thời đại này và khai mở một thời đại mới. Với Đức Giêsu, triều đại của Thiên Chúa đang đến để kiện toàn. Bây giờ Người đang tỏ bày sao cho các điều răn đó trở nên đầy đủ ý nghĩa.

Trong Tin Mừng tuần rồi, và Tin Mừng tuần này nối tiếp, Đức Giêsu bảo các môn đệ của Người là “ánh sáng cho thế gian” và họ như một thành phố được xây trên núi. Người nói với cộng đoàn được chúc phúc rằng, đời sống chúng ta phải minh chứng sao cho mọi người thấy: Trong Đức Kitô, một thời đại mới đang đến, và chúng ta phải trở thành những chứng nhân cho bộ mặt của thời đại này thực sự hiện hữu trong thế giới. Nếu sống đúng như Đức Giêsu mời gọi, chúng ta sẽ trở thành bằng chứng vững chắc, mà thực tế, thời đại mới đã đến, và thời đại mới này sẽ nên trọn hảo khi Đức Kitô trở lại.

Hôm nay chúng ta sẽ nhận được của ăn và thức uống như chúng ta cần đưa máu thịt vào trong Bài Giảng trên Núi vậy. Tại bàn thờ này, chúng ta là cộng đoàn những người tin được nhắc nhớ rằng, chúng ta được Thiên Chúa chúc phúc, và một lần nữa, được sai đi để sống triều đại mới mà chính Đức Giêsu đã loan báo.


Chuyển ngữ: A.E. Học viện Đaminh Gòvấp




6th Sunday (A) -
Sirach 15: 15-20; Psalm 119; 1 Corinthians 2: 6-10;Matthew 5: 17-37



Last week, today and for the next two Sundays (7th and 8th in Ordinary Time) we have gospel selections from the Sermon on the Mount. Again, we need to remind ourselves how the Sermon began: with the blessings of the Beatitudes – just as the Ten Commandments were preceded by the reminder of deliverance. The biblical dynamic is repeated: grace always precedes commands.

At this stage of the Sermon we are hearing instructions with some illustrations. We disciples are being given guidelines for living the Christian life. They are not meant as rigid laws, but as an invitation to strive to imitate the One who speaks them to us. We remember that we are not those who have not heard the gospel. Matthew and the other evangelists are writing for those who have already received the good news and are now trying to live it.

The Sermon reminds us of our commitment to Jesus’ and guides us in the living of his ways. We are in the first part of the Sermon and Jesus affirms the Law’s validity. Jesus is very clear that he does not intend to abolish, but "to fulfill the Law and the prophets," – especially as they pertain to caring for the poor and living just lives. With the gift of the Spirit, Jesus helps us understand and fulfill the potential of the Law. Through the Law and the prophets God guided the chosen people. Now the community of disciples, for whom Jesus gave his life, will give evidence to the Law’s fulfillment by the example of our lives.

Matthew wrote for Christian Jews and Gentile converts who had joined the community. He is guiding them so that they can live in ways that reflect the fulfillment of the Law. The teachings of the Sermon are not merely listings of the "oughts" to be performed by Christians to gain God’s favor. Remember, the Beatitudes remind us that we are blessed and so are able to live the righteous life Jesus proposes in the Sermon.

Jesus gives examples of what living the higher righteousness of disciples would look like. He sets up a series of antithesis statements: "You have heard .....But I say to you...." First, we hear the teaching of the Law, then Jesus adds his word, applying his teachings to particulars. Today we have a long gospel passage. There are six teachings – too much for one homily. The preacher may want to focus on one, determined by the circumstances of the community and our times.
But another approach is to notice what links them – concern for our relationships with one another. So, anger and insulting a brother or sister will subject one to judgment. In the new realm of God, which Jesus inaugurates, we are to treat one another with respect. So too, in this new time, we are not to let injured relationships continue to fester. Even worship is to be delayed while we seek reconciliation.

There are situations when seeking reconciliation and forgiveness my not be possible – or safe. We hear Jesus proposing the ideal to us. But the ideal may not be possible immediately, it may need time and patience, even when the two parties have agreed to work things out. Or, it may not be possible ever. Meanwhile, the opening penitential rite which begins Mass might be a prayer for healings in the community to take place. Knowing that we have been forgiven and hearing it also proclaimed in the scriptures that follow, may be just the empowerment we need to continue searching for ways to be reconciled with another.

The teaching is quite clear, broken or strained relationships are to be made right so that evil does not fester, or have the last word. We come to the liturgy, not because we are finished products, but because we want to place ourselves in the hands of the One who is the righteousness of God, our Lord Jesus Christ, and to be further formed into his image.

The Sermon continues: "If our right eye causes you to sin, tear it out and throw it away." In the manner of the middle East Jesus uses exaggerated statements to make his point. He is not advocating self-mutilation, but stresses the urgent need for us to keep our priorities in order. He goes on to say that his disciples are not to hold on to adulterous thoughts or commit adultery.

Since women were treated as property, the teaching against divorcing a wife is a protection for her lest, as a divorced woman, she become adulterous or even a prostitute, out of need. The wife "belonged" to the husband and, in their view, his wife’s adultery would violate the rights of the husband. But a married man could have an affair with an unmarried woman and it wouldn’t be considered adultery.

Jesus forbids swearing or taking oaths because his disciples must have an integrity that makes an oath unnecessary. One is to tell the truth – and that should be enough. Disciples are to be people of their word and not need the backing of an oath. We can see the high ideal that Jesus holds his disciples to – and if they live in the manner he describes, people will know by their new way of living, that the old has been fulfilled and that the last age had begun.

Preachers have to be careful when we preach from this and some other gospel passages. We Christians tend to contrast Jesus in the New Testament with the teachings of the First Testament in a way that can lead to anti-Semitism and anti-Judaism. We don’t want to give the impression that the First Testament is no longer viable. Matthew isn’t teaching that the Sermon is replacing the Law and the prophets, but that Jesus is God’s prophet announcing the end of this age and the beginning of the new age. With Jesus, the reign of God is coming to fulfillment. He is showing how the commandments are now becoming fully operative.

In last week’s gospel, which immediately preceded today’s, Jesus said his disciples are "the light of the world," and are like a city built on a mountain. He is telling his beatitude community that our lives are to manifest that, in Christ, a new age has arrived and we are to be the witnesses to its presence already in the world. If we live as Jesus calls us to, then we will be the irrefutable evidence that a new age has indeed come and is well on its way to its completion when Christ returns.

Today we will receive the food and drink we need to put flesh and blood on the Sermon on the Mount. Here at the altar we, the community of believers, are reminded that we are blessed by our God and once more sent to live the new reign announced by Jesus.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo
LM. Trần Đức Anh OP
10:55 14/02/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 13-2-2014, dành cho 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ Giáo Dục Công Giáo, ĐTC đề cao giá trị của đối thoại trong việc giáo dục và khuyến khích các vị đào tạo luôn quan tâm đến việc thường huấn.

Trong số các tham dự viên có 30 Hồng Y và 3 GM thành viên của Bộ.

Khóa họp của Bộ giáo dục Công Giáo kết thúc hôm 14-2-2014, và đặc biệt bàn về việc canh tân Tông Hiến Sapientia christiana, củng cố căn tính của các Đại học Công Giáo, cũng như chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican 2 về giáo dục, và 25 năm Tông hiến Ex corde Ecclesia về các đại học Công Giáo, sẽ được cử hành vào năm 2015 tới đây.

ĐTC khẳng định rằng nền giáo dục Công Giáo là một trong những thách đố quan trọng nhất đối với Giáo Hội, dấn thân thực thi công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa luôn biến đổi.

Ngài đề cao việc đối thoại trong công tác giáo dục và nhận định rằng trong các đại học và trường học Công Giáo thường cũng có nhiều học sinh không Công Giáo. Các tổ chức này đều được mời gọi đáp ứng quyền của mọi người được đạt tới kiến thức và sự hiểu biết. Và tất cả đều được mọi gọi cống hiến đề nghị Kitô giáo, tức là Chúa Giêsu Kitô, như ý nghĩa của đời sống, vũ trụ và lịch sử, trong niềm tôn trọng hoàn toàn tự do của mỗi người và những phương pháp riêng của môi trường học đường.

ĐTC cũng nhấn mạnh một khía cạnh khác, đó là việc chuẩn bị các nhà đào tạo. Ngài nói: ”Nền giáo dục ngày nay hướng tới một thế hệ đang thay đổi, vì thế mỗi nhà giáo dục và toàn thể Giáo Hội cũng phải ”thay đổi”, nghĩa là biết đả thông với những người trẻ mình đang có trước mặt. Giáo dục là một hành vi yêu thương và ban sự sống. Điều này đòi nhà giáo dục phải có nhiều khả năng, biết ở giữa người trẻ như một nhà sư phạm, để thăng tiến sự tăng trưởng nhân bản và tinh thần. Người trẻ cần một nền giáo dục có chất lượng đồng thời cần các giá trị không những được tuyên dạy, nhưng còn được chứng thực. Sự kiện nhà giáo dục sống thực các giá trị mình giảng dạy, đó là một điều không thể thiếu được đối với người trẻ”. (SD 13-2-2014)
 
Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa Do thái và Công Giáo
LM. Trần Đức Anh OP
10:55 14/02/2014
VATICAN. Sáng 13-2-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn Ủy ban Do thái Hoa kỳ gồm 55 người, và ngài cổ võ sự cộng tác giữa Công Giáo và Do thái trong xã hoạt động từ thiện và xã hội.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC cám ơn Ủy ban Do thái Hoa Kỳ (American Jewish Committee) trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc đối thoại và tình huynh đệ giữa các tín hữu Do thái và Kitô. Ngài nhắc đến sự kiện năm 2015 tới đây là kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng chung Vatican 2 về tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác trong đó có Do thái giáo.

ĐTC nói: ”Từ văn kiện này đã có sự phát triển mạnh mẽ suy tư về gia sản chung liên kết các tín hữu Kitô và Do thái, đồng thời tạo nên một nền tảng cho sự đối thoại giữa hai bên. Nền tảng này có tính chất thần học, chứ không phải chỉ biểu lộ ước muốn của chúng ta tôn trọng và quí chuộc nhau mà thôi. Vì thế điều quan trọng là sự đối thoại của chúng ta luôn được ghi dấu sâu đậm nhờ ý thức về quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa”.

ĐTC nói thêm rằng: ”bên cạnh sự đối thoại, điều quan trọng là nêu bật sự kiện các tín hữu Do thái và Kitô có thể cùng nhau hoạt động để kiến tạo một thế giới tốt đẹp và huynh đệ hơn. Về vấn đề này, tôi muốn đặc biệt nhắc nhớ sự phục vụ chung dành cho ngừơi nghèo, những người ở ngoài lề xã hội, những người đau khổ. Sự dấn thân chung này ăn rễ sâu nơi giáo huấn của Kinh Thánh về việc bảo vệ người nghèo, góa phụ, cô nhi và ngoại kiều (Xc Xh 20,20-22). Đó là một công tác được Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta, phán ánh thánh ý và sự công chính của Chúa”.

Sau cùng, ĐTC cổ võ sự thông truyền cho các thế hệ trẻ gia sản sự hiểu biết, lòng quí chuộng và tình thân hữu giữa các tín hữu Kitô và Do thái đối với nhau, được xây dựng trong nhiều năm qua. Ngài nói: ”Tôi cầu mong đề tài quan hệ với Do thái giáo tiếp tục được giữ cho sinh động trong các chủng viện và các chung tấm huấn luyện giáo dân Công Giáo, cũng như tôi tin rằng trong các cộng đồng Do thái và nơi các Rabbi trẻ của Do thái cũng gia tăng sự quan tâm đối với Kitô giáo”.

Trong buổi tiếp kiến, Ông Stanley Bergman, Chủ tịch Ủy ban Do thái Hoa Kỳ, cám ơn ĐTC vì sự dấn thân của ngài trong việc cải tiến quan hệ giữa Do thái và Công Giáo, và nói: ”Chúng tôi đến đây với cảm tưởng sâu đậm rằng ngài là người bạn thực của chúng tôi và chúng tôi cảm thấy chúng tôi thuộc về ngài”.

Phái đoàn của Ủy ban cũng gặp ĐHY Kurt Kock, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo và với ĐHY tân cử Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Rabbi David Rosen, Giám đốc Ủy ban quốc tế liên tôn của Do thái, cho các phóng viên biết cuộc trao đổi của phái đoàn với ĐHY tân cử Quốc vụ khanh Tòa Thánh xoay quanh vấn đề thăng tiến tự do tôn giáo, giáo dục và cộng tác trong các hoạt động từ thiện.

Trả lời câu hỏi của báo chí, Rabbi Rosen cho biết ông mong ước chương trình viếng thăm của ĐGH Phanxicô tại Israel vào tháng 5 năm nay sẽ dài hơn 30 tiếng đồng hồ, nhưng tôi chắc chắn rằng ĐGH sẽ làm tất cả những gì cần làm”. (SD 13-2-2014)
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ 30.000 người đính hôn
LM. Trần Đức Anh OP
10:59 14/02/2014
VATICAN. Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp gỡ riêng các cặp đính hôn. Ngài nhắn nhủ họ đừng chiều theo thứ văn hóa tạm bợ; vun trồng sự lịch sự, biết ơn và tha thứ tha thứ cho nhau, và nhất là để Chúa hiện diện trong đời sống chung.

Đáp lời mời của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, 30 ngàn người đính hôn đến từ 30 quốc gia đã đến tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC, tại quảng trường thánh Phêrô trưa 14-2-2014, nhân ngày lễ kính thánh Valentino, GM giáo phận Terni, tử đạo ở Roma, bổn mạng của các cặp đính hôn. Hiện diện tại Quảng trường cũng có hơn 10 GM đặc trách các Ủy ban gia đình.

Từ 11 giờ sáng họ bắt đầu sinh hoạt chung qua phần ca hát và trình bày chứng từ, trong khi chờ đợi ĐTC đến quảng trường lúc 12 giờ rưỡi.

Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã nhắc lại sự tích thánh Valentino hồi thế kỷ thứ 4 đã giúp một thiếu nữ Công Giáo kết hôn với một người lính Lamã ngoại đạo, từ đó nhiều cặp khác cũng xin thánh nhân giúp đỡ và ngài được tôn làm bổn mạng các cặp đính hôn.

3 cặp đã lần lượt trình bày chứng từ về cuộc sống và việc chuẩn bị cuộc sống hôn nhân và chuẩn bị lễ cưới. Họ đã nêu lên 3 câu hỏi xin ĐTC chỉ dẫn.

Câu hỏi thứ I: sợ dấn thân mãi mãi

Kính thưa ĐTC, bao nhiêu người ngày nay nghĩ rằng hứa chung thủy trọn đời với nhau là một công trình quá khó khăn; nhiều người cảm thấy rằng thách đố sống với nhau trọn đời thật là đẹp, hấp dẫn, nhưng quá khó khăn, hầu như không thể được. Chúng con xin Cha một lời để soi sáng chúng con về vấn đề này.

ĐTC Đáp: Thật là điều quan trọng khi tự hỏi mình có thể yêu nhau trọn đời không. Ngày nay bao nhiêu người sợ không dám đưa ra những chọn lựa vĩnh viễn, trọn đời, đối với họ dường như đó là điều không thể được. Ngày nay tất cả đều thay đổi mau lẹ, không có gì kéo dài mãi.. Và tâm thức này làm cho bao nhiêu người chuẩn bị kết hôn nói rằng: ”Chúng ta ở với nhau bao lâu còn tình yêu”. Nhưng chúng ta hiểu thế làm là tình yêu? Phải chăng đó chỉ là một tình cảm, một trạng thái tâm vật lý? Chắc chắn nếu tình yêu là như thế, thì ta không thể xây dựng mình cái gì vững chắc. Nhưng trái lại nếu tình yêu là tương quan, thì nó là một thực tại tăng trưởng và chúng ta cũng có thể nói giống như khi chúng ta xây một căn nhà. Căn nhà ta cùng nhau kiến thiết, chứ không xây một mình! Xây dựng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi và giúp tăng trưởng. Anh chị em đính hôn thân mến, anh chị em đang chuẩn bị cùng nhau tăng trưởng, xây dựng căn nhà này, để sống với nhau mãi mãi. Anh chị không muốn xây dựng căn nhà trên cát tình cảm đến rồi đi, nhưng trên đá tảng của tình yêu chân thực, tình yêu đến từ Thiên Chúa. Gia đình phát sinh từ dự án tình yêu muốn tăng trưởng như ta xây dựng một căn nhà là nơi yêu thương, giúp đỡ, hy vọng, nâng đỡ nhau. Cũng như tình yêu của Thiên Chúa vững bền và mãi mãi, cả tình yêu kiến tạo gia đình chúng ta muốn nó vững bền và mãi mãi. Chúng ta không được để mình bị ”nền văn hóa tạm thời” lướt thắng.

Vậy làm sao chúng ta chữa trị thái độ sợ hãi sự mãi mãi, sự dấn thân trọn đời? Thưa ta chữa trị mỗi ngày bằng cách tín thác vào Chúa Giêsu trong một cuộc sống trở thành một hành trình thiêng liêng hằng ngày, được kết thành nhờ từng bước một, tăng trưởng chung, quyết tâm trở thành những người nam nữ trưởng thành trong đức tin. Vì, hỡi anh chị em đính hôn thân mến, vấn đề ”mãi mãi” ở đây không phải chỉ là một vấn đề lâu dài! Một cuộc hôn nhân không thành công chỉ vì nó kéo dài, nhưng điều quan trọng là chất lượng của hôn nhân. Ở với nhau và biết yêu thương nhau mãi mãi là thách đố đối với các đôi vợ chồng Kitô. Tôi nghĩ đến phép lạ bánh hóa ra nhiều: đối với anh chị em, Chúa cũng có thể làm cho tình yêu của anh chị em hóa ra nhiều và ban tình yêu mới mẻ và tốt đẹp ấy mỗi ngày cho anh chị em. Ngài có kho dự trữ tình yêu vô biên! Chúa ban cho anh chị em tình yêu là nền tảng sự kết hợp của anh chị em và mỗi ngày Ngài đổi mới, củng cố tình yêu ấy. Ngài càng làm cho tình yêu ấy lớn hơn khi gia đình tăng trưởng với con cái. Trong hành trình này điều quan trọng cần cầu nguyện. Anh chị chị em hãy cầu xin Chúa gia tăng tình yêu của mình. Trong kinh Lạy Cha chúng ta nói: ”Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”. Các đôi vợ chồng cũng có thể học cầu nguyện thế này: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày”

Anh chị em cùng lập lại: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày!”, xin dạy chúng con yêu nhau, thương mến nhau hết lòng! Hễ anh chị em càng tín thác nơi ngài, thì tình yêu của anh chị em càng bền vững mãi mãi, có khả năng đổi mới và vượt thắng mọi khó khăn.

- Câu hỏi thứ hai: Sống chung, lối sống hôn nhân

Kính thưa ĐTC, sống chung mỗi ngày thật là đẹp, mang lại vui mừng, nâng đỡ. Nhưng đó cũng là một thách đố cần phải đương đầu. Chúng con tin rằng cần học yêu thương nhau. Có một lối sống vợ chồng, một linh đạo về cuộc sống thường nhật. Đức Thánh Cha có thể giúp chúng con trong vấn đề này không?

ĐTC đáp: Sống chung là một nghệ thuật, một hành trình kiên nhẫn, đẹp đẽ và hấp dẫn. Nó không chấm dứt khi anh chị em đã chinh phục được nhau.. Trái lại chính lúc đó là lúc bắt đầu! Hành trình này mỗi ngày như thế có những qui luật có thể được tóm tắt trong 3 lời mà tôi đã nói với các gia đình và anh chị em cũng có thể học sử dụng với nhau: xin lui lòng (permesso), cám ơn (grazie), và xin lỗi (scusa).

- Xin vui lòng: Đó là lời yêu cầu lịch sự có thể đi vào đời sống của người khác trong sự tôn trọng và quan tâm chú ý. Cần học xin: Anh có thể làm điều này không? Anh có muốn chúng ta làm như thế không? Chúng ta chọn sáng kiến này, giáo dục con cái thế này được không? Em có muốn chúng ta ra ngoài tối nay không? Tóm lại, nói ”xin vui lòng” có nghĩa là biết đi vào đời sống người khác một cách lịch sự. Trái lại nhiều khi người ta quen dùng những phương thế nặng nề, mạnh bạo, như những thứ giầy leo núi! Tình yêu đích thực không áp đặt bằng sự cứng cỏi và gây hấn. Trong cuốn Tiểu Kỳ hoa của thánh Phanxicô, chúng ta thấy có câu này: ”Con hãy biết rằng sự lịch sự là một trong những đặc tính của Thiên Chúa... lịch sự chính là anh em của đức bác ái, lịch sự dập tắt oán ghét và bảo tồn tình yêu” (Cap. 37). Đúng vậy lịch sự bảo tồn tình yêu. Và ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong thế giới, thường gặp bạo lực và kiêu căng, cần có lịch sự rất nhiều.

- Cám ơn: Nói cám ơn, xem ra là điều dễ dàng, nhưng chúng ta biết không phải như vậy.. Đà điều quan trọng! Chúng ta dạy cho các trẻ em nói cám ơn, nhưng rồi chúng ta lại quên nói! Lòng biết ơn là một tâm tình quan trọng: anh chị em có nhớ Tin Mừng theo thánh Luca không? Chúa Giêsu chữa lành 10 người bệnh phong cùi nhưng rồi chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa Giêsu. Và Chúa nói: vậy 9 người kia đâu rồi? Điều này cũng được áp dụng cho chúng ta: chúng ta có biết cám ơn không? Trong tương quan của chúng ta bây giờ, và mai ngày trong đời sống hôn nhân, điều quan trọng là luôn ý thức rằng người bạn đường của mình là một hồng ân của Thiên Chúa mà ta phải luôn biết ơn. Và trong thái độ nội tâm ấy hãy cám ơn nhau về mọi sự. Đó không phải là một lời tử tế chỉ dùng với người ngoài, để được coi là người có giáo dục. Cần phải biết nói cám ơn nhau, để cùng nhau tiến bước tốt đẹp.

- Xin lỗi: Trong cuộc sống, chúng ta phạm bao nhiêu lỗi lầm. Tất cả chúng ta đều phạm lỗi. Có lẽ không có ngày nào mà chúng ta không có vài sai lầm. Vì thế cần phải nói lời đơn sơ này: xin lỗi. Nói chung mỗi người chúng ta đều sẵn sàng cáo người khác và biện minh cho chính mình. Đó là một bản năng là nguồn gốc của bao nhiêu thảm hại. Chúng ta hãy học nhìn nhận nhận lỗi của mình và xin lỗi: Xin lỗi nếu anh đã to tiếng, xin lỗi nếu anh đi qua mà không chào em, xin lỗi nếu em đến trễ, xin lỗi nếu tuần này em đã im lặng nhiều như thế, nếu em nói nhiều quá mà chẳng bao giờ chịu nghe, xin lỗi nếu anh quên... Một gia đình Công Giáo cũng lớn lên như thế, tất cả chúng ta đều biết rằng không có gia đình hoàn hảo, cũng chẳng có người chồng, người vợ hoàn hảo, cũng chẳng có mẹ chồng hoàn hảo (!). Chúng ta là những người tội lỗi. Chúa Giêsu biết rõ chúng ta, ngài dạy chúng ta một bí quyết: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, không làm cho an bình trở lại trong nhà chúng ta, trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta học cách xin lỗi và tha thứ cho nhau, thì hôn nhân sẽ kéo dài, sẽ tiến bước.

Câu hỏi 3: Chuẩn bị hôn phối: lối cử hành hôn phối

Kính thưa ĐTC, trong những tháng này chúng con đang làm rất nhiều để chuẩn bị cho hôn lễ của chúng con. ĐTC có thể cho chúng con một lời khuyên để cử hành tốt đẹp lễ cưới của chúng con không?

ĐTC trả lời: Anh chị hãy làm sao để lễ cưới thực là một buổi lễ, buổi lễ Kitô chứ không phải là một buổi lễ trần tục! Lý do sâu xa nhất của niềm vui trong ngày ấy đã được Tin Mừng theo thánh Gioan chỉ cho chúng ta: Anh chị em có nhớ phép lạ tiệc cưới Cana không? đến một lúc nào đó họ hết rượu và buổi lễ dường như bị hỏng. Theo đề nghị của Mẹ Maria, trong lúc ấy, Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên, và ngài làm phép lạ biến rước thành rượu, và khi làm như thế ngài cứu vãn tiệc cưới. Điều xảy ra tại Cana cách đây 2 ngàn năm, trong thực tế cũng xảy ra trong mỗi lễ cưới: Điều làm cho lễ cưới của anh chị em được trọn vẹn và chân thực sâu xa chính là sự hiện diện của Chúa, Đấng tỏ mình và ban ơn sủng của Ngài. Chính sự hiện diện của Chúa ban tặng ”rượu ngọn”, chính Chúa là bí quyết niềm vui trọn vẹn, niềm vui sưởi ấm tâm hồn thực sự.

Nhưng đồng thời, điều tốt đẹp là làm sao để lễ cưới của anh chị em điều lộ, làm nổi bật điều thực sự quan trọng. Một số người quan tâm lo lắng đến những dấu hiệu bên ngoài, đến bữa tiệc, chụp hình, quay phim, quần áo, hoa.. Đó là những điều quan trọng trong một buổi lễ, nhưng chỉ khi nào chúng có khả năng chỉ rõ động lực đích thực của niềm vui chúng ta: phúc lành của Chúa trên tình yêu của anh chị em. Hãy làm sao để, như rượu tại tiệc cưới Cana, những dấu chỉ bên ngoài trong lễ cưới của anh chị em biểu lộ sự hiện diện của Chúa và nhắc nhớ cho anh chị em và mọi người hiện diện nguồn gốc và động lực niềm vui của anh chị em”.

Cuộc gặp gỡ kết thúc với lời nguyện giáo dân do các cặp đính hôn xướng lên, Kinh Lạy Cha và Phép lành của ĐTC. Ngài còn đứng lại đích thân bắt tay chào thăm khoảng 60 người, trước khi dùng xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm mọi người. Bấy giờ là gần 2 giờ chiều.
 
Top Stories
Pope Francis meets with engaged couples in St. Peter's Square
VIS
11:02 14/02/2014
(VIS/Vatican Radio) Ten thousand engaged couples from all over the world gathered today, on the feast of St. Valentine, in St. Peter's Square to consider the vocation of marriage, with the theme “The joy of 'Yes' forever”, and to meet with Pope Francis. The event, organised by the Pontifical Council for the Family, takes as its starting point the idea that one does not get married once all problems are solved, but rather that one marries in order to face problems together, and concludes that it is still possible to take the risk of saying “forever”, that it takes courage, but “forever” is a prospect that brings joy and allows us to look to the future with hope.

The event began at 11 a.m. with a series of testimonies from couples, interspersed with readings and songs dedicated to love in its various manifestations, and at 12.30 p.m. the Holy Father entered the Square to greet the couples and to comment on three issues put forward by many couples: The fear of “forever”, living together, the matrimonial way of life; and the type of matrimonial celebration.

“It is important to ask ourselves if it is possible to love one another 'forever'”, affirmed the Pope. “Today many people are afraid of making definitive decisions, that affect them for all their lives, because it seems impossible … and this mentality leads many who are preparing for marriage to say, 'We will stay together for as long as our love lasts'. But what do we mean by 'love'? A mere emotion, a psycho-physical state? Certainly, if it is just this, it cannot provide the foundation for building something solid. But if instead love is a relationship, then it is a growing reality, and we can also say, by way of example, that it is built in the same way that we build a house. And we build a house together, not alone! … You would not wish to build it on the shifting sands of emotions, but on the rock of true love, the love that comes from God. The family is born of this project of love that wishes to grow, as one builds a house that becomes the locus of affection, help, hope and support. Just as God's love is stable and lasts forever, we want the love on which a family is based to be stable and to last forever. We must not allow ourselves to be conquered by a 'throwaway culture'. This fear of 'forever' is cured by entrusting oneself day by day to the Lord Jesus in a life that becomes a daily spiritual path of common growth, step by step. Because 'forever' is not simply a question of duration! A marriage does not succeed just because it lasts; its quality is also important. To stay together and to know how to love each other for ever is the challenge Christian married couples face! … In the Our Father prayer we say, 'Give us this day our daily bread'. Married couples may also learn to pray, 'Give us this day our daily love', teach us to love each other, to care for each other. The more you entrust yourselves to the Lord, the more your love will be 'for ever', able to renew itself and to overcome every difficulty”.

In response to the second question, Francis emphasised that living together is “an art, a patient, beautiful and fascinating journey … which can be summarised in three words: please, thank you and sorry. 'Please' is a kind request to be able to enter into the life of someone else with respect and care. … True love does not impose itself with hardness and aggression. … St. Francis said that 'courtesy is the sister of charity, it extinguishes hatred and kindles love'. And today, in our families, in our world, often violent and arrogant, there is a need for far more courtesy. 'Thank you': gratitude is an important sentiment. Do we know how to say thank you? In your relationship, and in your future as married couples, it is important to keep alive your awareness that the other person is a gift from God, and we should always give thanks for gifts from God. … It is not merely a kind word to use with strangers, in order to be polite. It is necessary to know how to say thank you, to journey ahead together”.

“'Sorry'. In our lives we make many errors, many mistakes. We all do. … And this is why we need to be able to use this simple word, 'sorry'. In general we are all ready to accuse other sand to justify ourselves. It is an instinct that lies at the origins of many disasters. Let us learn to recognise our mistakes and to apologise. … Also in this way, the Christian family grows. We are all aware that the perfect family does not exist, nor does the perfect husband, nor the perfect wife. We exist, and we are sinners. Jesus, who knows us well, teaches us a secret: never let a day go by without asking forgiveness, or without restoring peace to your home. … If we learn to apologise and to forgive each other, the marriage will last and will move on”.

Finally, the Holy Father commented that marriage should be a celebration, but a Christian rather than a worldly one. He offered as an example Jesus' first miracle at Cana, when he transformed water into wine when the latter appeared to have run out, thus saving the celebrations. “What happened at Cana two thousand years ago, happens in reality at every wedding feast. It is the presence of the Lord, who reveals Himself and the gift of His grace, that will render your marriage full and profoundly true. … At the same time, it is good for your wedding to be sober and to emphasise that which is truly important. Some people are more concerned with external signs, with the banquet, the dress... These are important aspects of a feast, but only if they are able to indicate the true reason for your joy: the Lord's blessing upon your love. Ensure that, like the wine in Cana, the external signs of your wedding feast reveal the presence of the Lord and remind you, and all those presence, of the origin of and reason for your joy”.
 
Vietnam: Douze jours de grève de la faim pourraient avoir altéré la santé du prisonnier politique Me Lê Quôc Quân
Eglises d'Asie
11:26 14/02/2014
A quelques jours de son procès en appel, prévu pour le 18 février prochain, la santé de l’avocat catholique dissident, Me Lê Quôc Quân, suscite de vives préoccupations. La grève de la faim que poursuit le prisonnier depuis le 2 février l’a considérablement affaibli, a déclaré un de ses avocats qui vient de donner l’alerte (1).

Selon VRNs, l’agence d’information des rédemptoristes vietnamiens, ce dernier est venu lui rendre visite dans sa prison, le 14 février, pour préparer avec lui son procès. Il n’a pu le rencontrer. Un cadre de l’administration pénitentiaire lui a affirmé que le prisonnier politique ne le recevrait pas aujourd’hui et qu’il lui donnait rendez-vous au tribunal pour le procès. L’avocat s’est étonné de ce refus, sachant que Me Lê Quôc Quân avait exprimé le désir de le voir.

L’avocat catholique, ancien membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh, arrêté à la fin de décembre 2012, avait été condamné à 30 mois de prison en octobre 2013 pour une prétendue fraude fiscale. Peu d’observateurs ont été dupes et la plupart ont conclu que le véritable motif de sa condamnation était son passé de militants social, de blogueur critique des injustices et de fervent défenseur de la démocratie et de l’intégrité territoriale de son pays.

C’est le 2 février dernier qu’il avait entamé sa grève de la faim. Elle avait pour objectif de faire aboutir plusieurs revendications qu’il estimait légitimes. Depuis le début de son internement, les autorités pénitentiaires ont constamment refusé de lui permettre de recevoir de sa famille une Bible et les livres de droit qu’il réclamait. Il demandait aussi à rencontrer un prêtre qui lui apporterait les sacrements et une aide spirituelle. Les ministres du culte, en effet, n’entrent guère dans les prisons vietnamiennes, sinon comme détenus. Cette grève a fortement affaibli les forces du prisonnier politique et l’on craint que ce soit là la vraie raison du rendez-vous manquée avec l’avocat.

Dans les confidences faites à ses proches, l’avocat catholique avait affirmé qu’il était prêt à continuer sa grève de la faim, même après le procès en appel, si celui-ci ne faisait qu’entériner la sentence prononcée en première instance.

Ces derniers jours, de nombreuses instances internationales, des associations et, plus particulièrement, les milieux catholiques dans le pays ont publiquement exprimé leur soutien à l’avocat dissident. Le 5 février, à Genève, la représentation du gouvernement américain a cité son nom et a demandé aux autorités vietnamiennes sa libération immédiate (2). Par ailleurs, les responsables de l’église Notre-Dame du Perpétuel Secours, rue Ky Dông, à Saigon, viennent d’annoncer que, dans la soirée du 16 février, une messe sera concélébrée aux intentions de l’avocat Lê Quôc Quân. Les participants seront invités à prier pour que le procès se déroule conformément à la vérité. (eda/jm)

(1) VRNs, 14 février 2014

(2) Voir VietCatholic News, 6 février 2014 : http://vietcatholic.net/News/Html/121473.htm

(Source: Eglises d'Asie, le 14 février 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ hội Valentine: ''Đêm Tình Yêu lên ngôi'' tại Tân Hưng Saigòn
Phong Linh
09:52 14/02/2014
Đêm hội Valentine do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục, thuộc Ban Mục vụ Gia Đình TGP Sài Gòn và giáo xứ Tân Hương đồng tổ chức, đã diễn ra thật hoành tráng, ấn tượng và ghi đậm những “Sắc màu tình yêu” vào tối 13/02/2014.

Vâng, tình yêu là lòng tốt, là ánh sáng nội tâm soi rọi con người và ban cho con người nguồn ấm áp vô tận.

Lễ hội Valentine, một lễ hội tôn vinh giá trị tình yêu diễn ra hằng năm trên khắp thế giới. Đây thực sự là ngày của những con tim rộng mở để tỏ bày tình cảm chân thành cho nhau. Khắp đó đây, các đôi lứa trao cho nhau những cánh thiệp, những bông hồng thắm, những chiếc kẹo socola ngọt ngào để bày tỏ tình yêu nồng ấm.

Lễ hội Valentine 2014 khai mạc trong bầu khí rực rỡ hoa đèn với hơn 5000 khán giả hồi hộp mong chờ. Sau những lời tuyên bố lý do và khai mạc của cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng - chánh xứ Tân Hương, đêm hội được khai mở trong màn pháo hoa rực trời, làm cho toàn cảnh giáo đường lung linh, huyền ảo.

Tại đêm hội này, tình yêu chính là điểm nhấn trong tất cả các tiết mục trình diễn của các ca sĩ danh tiếng như: Phan Đình Tùng, Hồng Ân, Thanh Sử, Diệu Hiền và nhạc sĩ Võ Thức. Bên cạnh đó, phải kể đến những màn trình diễn của các bạn trẻ giáo xứ Tân Hương, vũ đoàn Rồng Việt đã đem đến cho lễ hội bầu khí sôi động, trẻ trung.

Cảm động hơn hết là giọng ca của anh Dương Quyết Thắng, người đã lọt vòng chung kết “Việt Nam Got Talen 2013”. Với đôi bàn tay không còn, anh đã tự đệm đàn và hát bản tình ca tôn vinh tình yêu con người, ca ngợi tình yêu Thiên Chúa làm cho không ít người xem phải rơi lệ bởi những cảm xúc dâng trào.

Trong lễ hội này, những chứng nhân như: chị Lucia Khắc Thư đến từ giáo phận Nha Trang, anh chị Tuấn - Ngân, giáo phận Sài Gòn, đã để lại những bài học cao quý và ý nghĩa về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Những suy tư lắng đọng hơn cả là những lời tâm tình của Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Mục vụ Gia Đình, TGP Sài Gòn về vấn đề “Sống thật và Yêu thật” trong xã hội thời nay.

Đỉnh cao của đêm hội chính là phần tĩnh nguyện của quý soeur Học viện dòng Đa Minh Tam Hiệp, với phần diễn nguyện “Yêu cho đến cùng”, quy hướng tình yêu đôi lứa về tình yêu Thiên Chúa là cội nguồn của mọi tình yêu.

Chị Maria Ngọc Tuyết, giáo xứ Tân Hương, chia sẻ cảm nhận: “Từ khi nghe cha xứ thông báo sẽ tổ chức Lễ hội Valentine tại giáo xứ mình, tôi rất vui và hồi hộp mong chờ; cuối cùng, tôi đã thực sự phấn khích khi tham dự lễ hội này”.

Bạn trẻ Anna Nguyễn Thị Thùy Linh, đến từ Tây Ninh cho biết: “Qua bạn bè, Thùy Linh biết được lễ hội tổ chức tại giáo xứ Tân Hương, và Thùy Linh đi tham dự cùng các bạn. Đến với đêm hội, Thùy Linh cảm thấy không khí thật sự sôi động, các mảng trang trí từ sân khấu tới toàn bộ khuôn viên nhà thờ đều khá nghệ thuật. Ấn tượng nhất khi vừa bước vào cổng, Thùy Linh cảm thấy Ban Lễ tân rất lịch sự và thân thiện”.

Với vai trò của người đứng đầu Ban Tổ chức, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP, bộc bạch: “Lễ hội Valentine 2014 là một trong những chương trình mà Ban Mục vụ Gia Đình nói chung, Chương trình Chuyên đề Giáo Dục nói riêng, mong muốn thực hiện mục tiêu: Không ngừng hoàn thiện con người và thăng tiến đời sống hôn nhân gia đình, theo tinh thần yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, đặc biệt trong năm Tân Phúc - Âm - hóa đời sống gia đình”.

Thậy vậy, đêm tôn vinh giá trị tình yêu, Lễ hội Valentine 2014: “Sắc Màu Tình Yêu” đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán thính giả.

(Hình ảnh: Truyền Thông Hạt Tân Sơn Nhì)
 
Hành hương Đức Mẹ tại Rạch Súc Cần Thơ
Ánh Minh Đăng
10:40 14/02/2014
Đã thành thói quen từ bao năm nay, cứ đến ngày 13 hàng tháng là muôn người lại tuôn về bên Mẹ Maria nơi nhà thờ truyền giáo Rạch Súc nhỏ bé thân yêu để tạ ơn, yêu mến, sùng kính và khấn xin. Nhưng dịp 13/2 năm nay lại càng đông đảo hơn nữa, vì có Đức Giám Mục Giáo Phận và quý cha cùng đến dâng thánh lễ tạ ơn Mẹ và cử hành nghi thức chúc lành và xức dầu cho các bệnh nhân.

Đúng 12h00 trưa thứ năm ngày 13/2/2014, những quả chuông trên ngọn tháp cao 28 mét của nhà thờ truyền giáo Rạch Súc nhỏ bé gióng lên từng hồi như thúc giục, động viên, mời gọi mọi người đến với Đức Mẹ. Những bước chân dồn dập và nhịp nhàng từ muôn phương về bên Mẹ, những bệnh nhân xa gần được đưa đến cho Đức Giám Mục chúc lành và xức dầu, những tà áo dài xanh của các chị em hội viên Legio tung bay phất phới hòa trong làn gió nhẹ cùng ánh nắng dìu dịu của một buổi trưa xuân rộn ràng rực rỡ.

Khởi đầu cho buổi lễ hành hương, Đức Cha, cha quản hạt và quý cha chủ sự cuộc rước kiệu Đức Mẹ với một đoàn người đông đảo nối tiếp nhau vừa đi vừa tung hô Mẹ “Kính Mừng Kính Mừng Maria…”. Bài hát Tung Hô Nữ Vương cùa nhạc sĩ Hải Linh cũng được ca đoàn cất lên với 4 bè hoành tráng. Mỗi người cầm một nén nhang dâng lên trước ngai tòa Mẹ, khói hương trầm nghi ngút bay cao hòa quyện với những lời thầm thĩ nguyện xin, những lời cầu khấn và cả thưa lên với Mẹ những tâm tình thầm kín và tha thiết nhất.

Trong thánh lễ, những bệnh nhân được ưu tiên ngồi hàng ghế đầu, để sau bài giảng chính tay Đức Cha chúc lành và cử hành nghi thức xức dầu và đặt tay cầu nguyện cho họ cách đặc biệt. Nhờ đó, dịp này các bệnh nhân không những được ơn phúc lành của Chúa nhưng họ còn cảm thấy được sự quan tâm đồng hành và lời cầu nguyện của một Hội Thánh hiệp thông. Chắc chắn điều này làm họ cảm thấy bớt cô đơn và xoa dịu nỗi đau đớn mà bệnh nhân phải chịu đựng.

Bài chia sẻ của cha giáo sư giám đốc trung tâm mục Antôn Vũ Văn Triết sau Phúc Âm cũng là niềm an ủi cho bệnh nhân rất nhiều khi đề cao giá trị của việc chịu đau đớn nơi bệnh nhân như lễ hy sinh cho các linh hồn và cho Hội Thánh cũng như đồng hóa đau đớn của họ với Thập Giá Chúa Giê Su mang lấy để cứu độ các linh hồn.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, bóng dáng gầy ốm thân quen của vị cha sở Phanxico cao niên đạo đức thánh thiện lom khom bước lên cung thánh để thay lời cho toàn thể bà con chúc tết Đức Cha và mọi người. Ngài cũng không quên chúc mừng Đức Cha 11 năm Giám Mục vào ngày 18/2 sắp tới. Để đáp từ, Đức Cha cũng hết lòng cảm ơn công lao của cha sở cho xứ truyền giáo, cho giáo phận và cho Hội Thánh. Chính nhờ cha sở đạo đức thánh thiện mà mỗi ngày bà con đến với ĐỨC MẸ Rạch Súc ngày càng đông hơn.

Cuối cùng mỗi bệnh nhân được nhận lãnh một phần quà như nói lên tấm lòng và sự ưu ái của Đức Cha và Hội Thánh.

Mọi người ra về trong hân hoan của mùa Xuân mới và tràn đầy niềm vui, sự bình an của hồng ân Chúa và Mẹ Maria. Nhiều người còn nán lại ít phút để tâm sự riêng trước đài Mẹ và ai nấy như hứa với Mẹ: Ngày 13 tháng sau con lại về nơi đây với Mẹ, Mẹ nhé!
 
Liên Praesidia Senior giáo hạt Long Xuyên tập huấn 2014
Đức Nguyễn
11:02 14/02/2014
Trong tiết Xuân tươi mát đầu năm, sáng sớm ngày 12/02/2014, các anh chị Legio ủy viên Hội đồng Senatus Việt Nam đã có mặt tại nhà thờ giáo xứ Năng Gù, giáo phận Long Xuyên để tập huấn cho quý anh chị Legio của các Præsidia thuộc các giáo xứ trong giáo hạt Long Xuyên: Năng Gù, An Hòa, Mỹ Luông, Chợ Thủ, Cái Đôi, Cần Thay, Cần Xây, Tham Buông và An Châu thêm hiểu biết về Legio Mariæ.

Xem Hình

Thành phần ban giảng huấn gồm có anh Dom. Đỗ Ngọc Phác, chị Tê-rê-sa Nguyễn Ngọc Quý, chị Ma-ri-a Nguyễn Kim Xuân và anh Tô-ma Mai Văn Bửu, Trưởng Hội đồng Comitium Long Xuyên.

Khai mạc

Sau phần kinh khai mạc, cha Phê-rô Nguyễn Văn Mễn, hạt trưởng giáo hạt Long Xuyên kiêm nhiệm cha sở nhà thờ giáo xứ Năng Gù đã nêu lên lý do và yêu cầu của ngày tập huấn. Cha nói: “Các Præsidia giáo hạt Long Xuyên vừa thiết lập được hơn 1 năm còn non trẻ, nên cần phải được học hỏi thêm để hiệu năng công tác được cao hơn. Các hội viên phải suy nghĩ xem trong Năm Phúc-Âm-Hóa Gia Đình 2014 này phải làm gì?

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô khi còn là Hồng Y đã nói: ‘nếu ăn chay cả ngày, nằm ở nền đất, mặc áo vải thô mà không làm gì hết thì chẳng sinh ích gì trước mặt Chúa’. Nếu không có các vị thừa sai ngày trước đã can đảm hy sinh cả cuộc đời và tính mạng thì ngày nay làm sao người Việt Nam chúng ta biết đến Đạo Chúa? Tập huấn để người can đảm đốt lên ngọn lửa dù rất nhỏ nhoi, hơn là than phiền và nguyền rủa bóng đêm.

Như người mẹ đã chỉ cho người con biết bộ phận thường bị lãng quên của cơ thể là bờ vai nhưng lại là chỗ tựa nương cho người con khi đau buồn thất vọng. Hội viên Legio hãy là chỗ dựa cho mọi người trong gia đình mình, trong khu xóm và cho cả Cha Sở của mình. Legio đã là chô dựa cho mọi người chưa?”

Đề tài tập huấn

Bước vào đề tài thứ nhất: “Trật tự buổi họp và phận vụ ủy viên”, chị Ma-ri-a Kim Xuân đã nêu bật Nhiệm vụ hàng đầu của người Legio là dự họp Præsidium đúng giờ và điều hòa. Vì “họp là gốc, công tác là hoa, hoa không gốc sẽ tàn (TB 33, 327). Trước mỗi buổi họp cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu mỗi hội viên đều chu toàn phận vụ của mình thì Đức Mẹ sẽ đồng hành giúp Præsidium vượt mọi trở ngại khó khăn..

Đề tài thứ hai: “Đặc tính công tác của Legio Mariæ” do anh Dom. Đỗ Ngọc Phác trình bày đã giúp mọi người phấn khởi và nắm bắt thêm nhiều kiến thức về công tác của Legio. Anh nói: “hội viên Legio được mời gọi nên thánh bằng con được cầu nguyện và hoạt động tông đồ. Muốn cầu nguyện được sốt sắng, muốn công tác tông đồ có hiệu quả cao phải có lòng tôn sùng Đức Mẹ cách đặc biệt (x. TB 33, 332). Làm bất cứ công tác gì đều thực hiện hết khả năng với lòng yêu mến”. Anh cũng nêu bật việc đi công tác hai người và không viện trợ vật chất.. (x. TB 39, 486).

Đề tài cuối cùng của ngày tập huấn: “Phương thức điều hành cấp Hội đồng” do anh Tô-ma Mai Văn Bửu, Trưởng Hội đồng Comitium Long Xuyên. Qua giới thiệu của anh Trưởng Tô-ma, các hội viên nắm vững thêm về hệ thống tổ chức của Legio. Đặc biệt, vai trò của Curia là Hội đồng quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức các cấp Hội đồng vì: “Vận mệnh Legio ở trong tay Curia – tương lai Legio tùy thuộc sự phát triển của Curia – Bất cứ ở đâu chưa thiết lập được Curia, Legio nơi đó hãy còn bấp bênh” (x. TB 28, 281.6). Hơn nữa, các cấp Hội đồng ở khu vực nhỏ mới thật sự là cơ quan đại diện (x. TB 28, 281). Præsidium là đơn vị nòng cốt, căn bản quan trọng nhất trong hệ thống Legio.

Præsidium: giáo xứ Curia: giáo hạt Comitium: giáo phận

Regia: liên giáo phận Senatus: Quốc gia Concilium: Quốc tế.

Thảo luận và đúc kết

Sau các đề tài tập huấn, các anh chị Legio chia làm 3 tổ để cùng thảo luận về các đề tài tập huấn. Kế đên, các anh chị nêu những vấn nạn và đã được anh Đa-minh Ngọc Phác trực tiếp hồi đáp cặn kẽ: công tác ứng trực, không đi công tác chung giữa nam và nữ, viện trợ vật chất..

Kết thúc ngày tập huấn, cha hạt trưởng Phê-rô đã cảm ơn tất cả mọi người đã quảng đại hy sinh thời gian và công việc để lo cho công việc chung của Legio, của Giáo Hội. Cảm ơn ban giảng huấn của Hội đồng Senatus. Sau đó, cha đã gửi tặng mọi người 1 dĩa audio các chuyện kể về gia đình và các bài thánh ca chọn lọc.

Được biết ngày tập huấn cho 11 Præsidia của giáo hạt Long Xuyên lần này là bước chuẩn bị để Hội đồng Comitium Long Xuyên thiết lập Hội đồng Curia Năng Gù. Dự kiến đến ngày lễ Đức Mẹ Truyền Tín - Đại Lễ Acies 25/03/2014 sắp tới, chính thức thiết lập Hội đồng Curia Năng Gù.
 
Giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, Gia Định: Thánh lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân
Ant. Lê Tân
22:26 14/02/2014
“Có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên và theo dòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thật sự của đời sống và hy vọng” (Đức Gio-an Phao-lô II).

Xem hình

Chủ đề Sứ điệp ngày Quốc Tế Bệnh Nhân thứ XXII – 2014 của ĐTC. Phanxicô về Đức tin và Đức ái: “…Chúng ta cũng phải hiến mình cho anh em chúng ta" (1 Ga 3,16).

Với sứ điệp khá ngắn gọn, trong đó, ngài mời gọi các bệnh nhân hãy nhìn thấy một Đức Ki-tô chịu đau khổ nơi bệnh tật của mình, hãy nhìn vào Đức Ki-tô để có thể thấy được niềm hy vọng và sức mạnh Người dành cho ta. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy biết lắng nghe những nhu cầu của người khác, chia sẻ và như thế, ta góp phần cho Vương Quốc của Chúa được hiện trị trên trần gian này.

Ngài cũng nêu bật mẫu gương Mẹ Ma-ri-a. Mẹ là người đã được thúc đẩy bởi tình yêu Thiên Chúa, nên đã mau mắn lên đường viếng thăm người chị họ, rồi lại còn chuyển cầu cho đôi tân hôn của tiệc cưới Ca-na, đã kiên trì đứng dưới chân thập giá với một niềm tin kiên vững. Ngài mời gọi mọi người cùng cậy nhờ vào lời chuyển cầu của Mẹ để Mẹ giúp chúng ta đón nhận những bệnh tật và đau khổ trong sự hiệp thông với Đức Giêsu Ki-tô.

Sau Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 09/02, Đức Thánh Cha nói thêm: “Đây là địp thuận tiện để đặt các anh chi em bệnh tật vào trung tâm của cộng đoàn, cầu nguyện cho họ và với họ, gần gũi họ. Sứ điệp cho ngày này được gợi hứng bởi một kiểu nói của thánh Gioan: Đức tin và tình bác ái: ”Cả chúng ta nữa chúng ta cũng phải hiến mạng sống cho các người anh em” (1 Ga 3,16). Một cách đặc biệt chúng ta có thể noi gương Chúa Giê-su đối với mọi loại người đau yếu: Chúa săn sóc tất cả, chia sẻ nỗi khổ đau của họ và rộng mở con tim cho niềm hy vọng… Anh chị em đừng sợ hãi sự giòn mỏng! Đừng sợ hãi sự giòn mỏng. Hãy giúp đỡ nhau với tình yêu thương và anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện ủi an của Thiên Chúa. Thái độ quang đại và Ki-tô đối với các bệnh nhân là muối đất và ánh sáng thế gian. Xin Đức Trinh Nữ Ma-ri-a trợ giúp chúng ta thực thi điều đó, và xin Mẹ chiếm được an bình và an ủi cho mọi người đang đau đớn.”

Trong tâm tình đó, tối ngày 11.02.2012, lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, cha Giu-se Nguyễn Thế Mạnh, SDD - chánh xứ giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, giáo hạt Gia Định đã long trọng tổ chức và chủ tế thánh lễ cầu nguyện cách riêng cho các bệnh nhân, những người đang gặp bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Hiệp dâng thánh lễ đồng tế có quý cha thuộc Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa.

Có rất đông các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân các tôn giáo bạn, quý tu sĩ và đông đảo bà con giáo giáo dân trong giáo xứ cùng đến tham dự thánh lễ. Mặc dù đến 18g15’ thánh lễ mới bắt đầu, nhưng ngay từ 17g00’ đã có hơn 100 bệnh nhân được thân nhân đưa đến ngồi chật kín những hàng ghế trên gần lễ đài và trong Hội trường giáo xứ. Có rất đông các cụ ông, cụ bà được những người con, người cháu kính trọng dìu dắt hoặc đẩy xe lăn đến tham dự thánh lễ.

Các bệnh nhân đến đây mang theo nhiều nguyện ước và niềm tin được Chúa chữa lành về thể xác cũng như tâm hồn:

Một người nhà bệnh nhân bộc bạch với chúng tôi: “Chồng tôi là người ngoài Công Giáo, bị đau nhức nhiều năm và còn bị điếc. Tôi rất tin tưởng vào Chúa và Đức Mẹ, cầu mong Ngài ban cho ông bớt bị đau nhức và xin Đức Mẹ cảm hóa để ông được theo đạo”.

Cùng chung niềm tin, một anh khiếm thị từ khi còn bé, ngồi xe lăn đến tham dự thánh lễ, cho biết: “Hôm nay đến đây được hòa đồng với mọi người, được mọi người chia sẻ. Tạ ơn Chúa, Giáo Hội đã quan tâm đến những người tàn tật như em. Qua đây, em cảm thấy đức tin của mình ngày càng mạnh mẽ hơn.”

Trước thánh lễ, quý cha đã cử hành bí tích Xức Dầu trọng thể. Thật là dịp hiếm có, ý thức được lợi ích thiêng liêng của bí tích Xức Dầu nên có rất đông các bệnh nhân đã thành kính xin lãnh nhận.

Trong bài giảng lễ, Cha Giu-se Cao Văn Ninh, SDD phụ tá giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang diễn giảng: “Cách đây 22 năm, Đức Gio-an Phao-lô II đã lấy ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức làm ngày Quốc tế Bệnh nhân để mọi người cùng chia sẻ, hiệp thông và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Các bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn thể chất và tinh thần mà người khỏe mạnh không thể biết được. Ngày lễ này cũng là dịp để các bệnh nhân nhìn vào tình yêu của Thiên Chúa mà tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi ta. Chúa Giê-su Là hiện thân Lòng thương xót của Chúa Cha, Chúa có thể làm phép lạ từ xa cho mọi người khỏi bệnh, nhưng Chúa không ngần ngại tiếp xúc, sờ chạm vào các người bệnh. Đức Mẹ cũng là hiện thân của Lòng thương xót của Chúa Cha như Chúa Giê-su vậy. Biết bao nhiêu bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân ở Lộ Đức, đã được Đức Mẹ chữa lành. Mọi người cần hiệp thông, cầu nguyện, chia sẻ với các bệnh nhân như người Sa-ma-ri-ta-nô đã cứu chữa và săn sóc người bị bệnh giữa đường vậy (x. Lc 10, 29-37). Hiệp cùng toàn thế giới, giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang chúng ta năm nay cũng mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức một cách long trọng hơn mọi năm. Xin mọi người, nhất là các con cái trong gia đình chăm sóc bệnh nhân là ông bà, cha mẹ, anh em mình như chăm sóc chính Chúa Giê-su vậy.

Cuối thánh lễ, một cụ ông bệnh nhân trong giáo xứ trong niềm xúc động đã chân thành dâng lời cảm ơn cha chánh xứ, quý cha, quý tu sĩ, các bệnh nhân và toàn thể cộng đoàn. Sau đó cha chủ tế ban phép lành cho cộng đoàn.

Niềm vui ngày lễ được nhân lên vào cuối thánh lễ khi mỗi bệnh nhân được nhận một phong bao lì xì và một phần quà do Cha chánh xứ và HĐMV giáo xứ trao tặng. Phần quà tuy không lớn nhưng nói lên tấm lòng, sự quan tâm của cha chánh xứ với các bệnh nhân, làm cho bầu khí ngày lễ càng thêm ấm áp.

Các bệnh nhân ra về trong phấn khởi vui mừng qua những ánh mắt rạng rỡ, qua những nụ cười át đi bao đau đớn thể xác mà họ đang gánh chịu. Ai cũng nhận ra trên từng khuôn mặt của các bệnh nhân sự vui mừng chan chứa niềm hy vọng, vì họ cảm nhận sâu xa được tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho họ, sự quan tâm chăm sóc yêu thương của các mục tử.

Bài & ảnh: Ant. Lê Tân
 
Thông Báo
Phân Ưu: Nhạc mẫu Thầy Phó Tế Nguyễn Lộc qua đời tại West Covina, California
Lm Trần Công Nghị
11:53 14/02/2014
PHÂN ƯU:
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
chúng tôi xin báo tin:
Cụ Bà Catarina TRẦN THỊ TIN
là Nhạc Mẫu của Thầy Phó Tế Nguyễn Lộc và Chị Trần Quỳnh Nga
được Chúa gọi về lúc 4:00pm ngày 11/02/2014 tai West Covina, Los Angeles.
Hưởng Thọ 85 tuổi.

Chương trình tang lễ:
Thứ Năm ngày 13/02/2014: Tại Nhà Quàn số 2333 W Merced Ave,West Covina,CA.91790
- 4:00pm Nghi thức Phát Tang.
- 5:00pm dến 9:00pm tham viếng và cầu nguyện.

Thứ Sáu ngày 14/02/2014:
Từ 5:00pm đến 9:00pm tham viếng và cầu nguyện (Tại Nhà Quàn,địa chỉ như trên)

Thứ Bảy ngày 15/02/2014: Thánh Lễ An Táng,tại Thánh Đường St.Christopher
số 629 S.Glendora Ave,West Covina, CA.91790.

Xin thành kính chia buồn cũng gia đình Thầy Phó Tế và tang quyến.
Xin Chúa ban sự sống đời cho linh hồn Catarina trên Nước Vĩnh Cửu Thiên Đàng.

Thành kính phân ưu:
Linh mục Giám đốc
và toàn ban VietCatholic
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Nắng Đẹp
Nguyễn Đức Cung
22:18 14/02/2014
NGÀY NẮNG ĐẸP
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Giữa mùa đông,
bỗng có ngày nắng đẹp
Rừng thông vui,
mây trắng nhởn nhơ chơi.
(nđc)