Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 12/02/2025
48. Trong từ bỏ, chúng ta có thu thập; khi chúng ta khoan thứ cho người khác, thì chúng ta cũng được khoan thứ; khi mạng sống mất đi, thì chúng ta sẽ được sống lại và được sự sống vĩnh viễn.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 12/02/2025
64. UỐNG RƯỢU NHẠO QUAN
Trước đây có một huyện quan và huyện thừa (1) rất tham tiền, nhưng quan chủ bộ (2) thì lại thanh liêm.
Một hôm, ba người cùng nhau uống rượu, uống cho đến khi ngất ngư thì huyện quan đưa ra một trò chơi, và quy định mỗi trò chơi phải bao hàm một câu thiên gia thơ, phía dưới phải dùng hai câu tục hóa nói rõ ý thơ.
Quan huyện tự mình nói trước:
- “Lữ Chước Sinh đem củi và lá đi đốt, một bếp lạnh, một bếp nóng”.
Huyện thừa tiếp lời:
- “Cây trượng lê đỡ tôi qua cầu đông, trái áp sát tôi, phải cũng áp sát tôi”.
Trò chơi của chủ bộ ý bao hàm ám chỉ châm biếm:
- “Mai và tuyết tranh xuân chưa dám rơi, nguyên cáo một lượng ba, bị cáo cũng một lượng ba”. (3)
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 64:
Thời nay có những ông quan án nhận tiền hối lộ để thay án tội cho người có tội thành vô tội, và người vô tội thành án chung thân, sự công bằng trước mắt bị thế lực đồng tiền và lòng tham của ông quan án đánh gục, nhưng sự thất vẫn là sự thật, đức công bằng vẫn là công bằng, bởi vì sự thật chính là Thiên Chúa và công bằng cũng chính là Ngài, cho nên Ngài sẽ trả lại cho những ai bị xét xử oan ức ở đời này được phúc lành mai sau.
Làm quan án là một sứ mệnh thiêng liêng mà Thiên Chúa đã trao cho họ để đem lại sự công bằng cho người áp bức, cho nên có thể nói là rất vinh dự, nhưng đồng thời cũng là án tử cho linh hồn của họ khi họ bẻ cong sự thật và dập nát đức công bằng bởi lòng tham không đáy của mình, chính họ -quan xét xử- sẽ bị xét xử nặng nề trong ngày phán xét bởi Đấng phán xét rất công bằng là Thiên Chúa.
Hạnh phúc thay cho người làm quan án thay mặt Thiên Chúa để đem sự thật và công bằng đến cho tha nhân...
(1) Người trợ tá cho quan huyện.
(2) Quan coi sổ sách trong huyện.
(3) Nguyên cáo và bị cáo đều yêu cầu nộp một lượng ba đồng bạc trắng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trước đây có một huyện quan và huyện thừa (1) rất tham tiền, nhưng quan chủ bộ (2) thì lại thanh liêm.
Một hôm, ba người cùng nhau uống rượu, uống cho đến khi ngất ngư thì huyện quan đưa ra một trò chơi, và quy định mỗi trò chơi phải bao hàm một câu thiên gia thơ, phía dưới phải dùng hai câu tục hóa nói rõ ý thơ.
Quan huyện tự mình nói trước:
- “Lữ Chước Sinh đem củi và lá đi đốt, một bếp lạnh, một bếp nóng”.
Huyện thừa tiếp lời:
- “Cây trượng lê đỡ tôi qua cầu đông, trái áp sát tôi, phải cũng áp sát tôi”.
Trò chơi của chủ bộ ý bao hàm ám chỉ châm biếm:
- “Mai và tuyết tranh xuân chưa dám rơi, nguyên cáo một lượng ba, bị cáo cũng một lượng ba”. (3)
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 64:
Thời nay có những ông quan án nhận tiền hối lộ để thay án tội cho người có tội thành vô tội, và người vô tội thành án chung thân, sự công bằng trước mắt bị thế lực đồng tiền và lòng tham của ông quan án đánh gục, nhưng sự thất vẫn là sự thật, đức công bằng vẫn là công bằng, bởi vì sự thật chính là Thiên Chúa và công bằng cũng chính là Ngài, cho nên Ngài sẽ trả lại cho những ai bị xét xử oan ức ở đời này được phúc lành mai sau.
Làm quan án là một sứ mệnh thiêng liêng mà Thiên Chúa đã trao cho họ để đem lại sự công bằng cho người áp bức, cho nên có thể nói là rất vinh dự, nhưng đồng thời cũng là án tử cho linh hồn của họ khi họ bẻ cong sự thật và dập nát đức công bằng bởi lòng tham không đáy của mình, chính họ -quan xét xử- sẽ bị xét xử nặng nề trong ngày phán xét bởi Đấng phán xét rất công bằng là Thiên Chúa.
Hạnh phúc thay cho người làm quan án thay mặt Thiên Chúa để đem sự thật và công bằng đến cho tha nhân...
(1) Người trợ tá cho quan huyện.
(2) Quan coi sổ sách trong huyện.
(3) Nguyên cáo và bị cáo đều yêu cầu nộp một lượng ba đồng bạc trắng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 13/02: Thân phận chó con, lãnh nhận mảnh vụn – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
02:32 12/02/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, qua biển rồi, Đức Giê-su và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghen-nê-xa-rét và lên bờ. Thầy trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giê-su. Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó. Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.
Đó là lời Chúa
Chuyện giầu - nghèo, phúc và họa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:40 12/02/2025
SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN – C
(Lc 6,17.20-26)
Chuyện giầu - nghèo, phúc và họa
Chuyện giầu nghèo, phúc và hoạ mà Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay khiến nhiều người không khỏi thắc mắc : Thế nào là giàu, thế nào là nghèo? Tại sao giầu mà là bị coi là kẻ khốn và nghèo lại được chúc phúc. Phải chăng Đức Giêsu là người cổ hủ, lỗi thời khi cổ súy cái nghèo? Hơn nữa, Người lại còn mời gọi những ai muốn đi theo và làm môn đệ cũng phải sống một cuộc sống bần cùng, cơ cực?
Chúng ta đừng quyên trong Cựu Ước, giàu sang là phúc lành của Thiên Chúa (x. St 13); (x. G.1-2;42,10-15). Tuy nhiên, cũng có những sự giàu có bất chính do bóc lột người nghèo, các ngôn sứ lớn tiếng tố cáo và công bố hậu quả, như Amos 2,6-18; 3,9-12.
Vấn nạn từ mối phúc
Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang, no đủ, từ danh thơm tiếng tốt. Khi công bố trong đoạn Tin Mừng (Lc), Chúa Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác, với sự đánh giá khác. Người cho các môn đệ biết rằng: họ là những người có phúc, khi phải chịu nghèo đói, đau khổ, bách hại vì Người. Nếu Chúa Giêsu tuyên bố: “Phúc cho anh em là những người bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng” (Lc 6,21). Vậy ai là người đói khát và ai là người no thỏa?
Chẳng những Chúa Giêsu từ ngàn xưa đã công bố như thế, mà ngay chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thời hiện đại khi kể chuyện về giây phút cái danh hiệu PHANXICÔ đi vào lòng ngài, ngài diễn tả chương trình hành động của ngài, không phải bằng một lời tuyên bố long trọng, nhưng bằng cách bộc lộ một nỗi khao khát: “Ôi, tôi mong ước biết bao có được một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo”. Nhưng khi nghe đến “một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo”.
Có người hỏi: “Thế còn người giàu thì sao?” Phải chăng một “Hội Thánh nghèo” là một Hội Thánh gồm toàn những người nghèo? Nếu Nước Thiên Chúa là của người nghèo thì người giàu bị loại hết hay sao?
Phúc cho kẻ nghèo
Khi tuyên bố: “Phúc cho những kẻ nghèo khó”, Chúa Giêsu không hề có ý muốn biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất thật cần thiết để cho con người được sống xứng phẩm giá con người; Thiên Chúa đã tạo dựng con người đặt con người làm chủ và hưởng dùng mọi sự trong vũ trụ. Nhưng của cải vật chất là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Trước mặt Thiên Chúa, người giàu có chỉ là người “quản lý” của cải vật chất, trước sau cũng phải giao lại cho người khác. Của cải đời này luôn là “của người khác”.
Nước Thiên Chúa là phần của người nghèo, của cải thế gian phần của người giàu, nếu người giàu chia phần của mình với người nghèo bây giờ
thì khi tới phiên được hưởng, người nghèo sẽ chia Nước Thiên Chúa cho người giàu.
Người nghèo là người biết sống cho những giá trị ấy, cho dù giữa những vất vả lo toan, miếng cơm, manh áo, họ vẫn luôn tìm kiếm Nước Trời, họ sẽ là người hạnh phúc nhất, vì biết mình sống để làm gì và sẽ đi về đâu.
Khốn cho người giầu
Tại sao Chúa Giêsu lại nặng lời với những người giầu?
Chúng ta biết rằng, trong xã hội Chúa Giêsu đang sống lúc bấy giờ, kẻ giàu đang áp bức kẻ nghèo, kẻ giàu đang kéo người nghèo ra tòa, chỉ vì họ mắc nợ. Những người đang sống dưới bậc tận cùng của nấc thang xã hội nghèo khổ đến độ họ khó có thể sống nổi, trong khi những kẻ cho vay nặng lãi đang giàu sụ và bóc lột họ. Chúa Giêsu không lên án của cải, không kết án sự giàu có, mà chỉ buộc tội những kẻ giàu không biết thương xót người khác.
Cũng một phần vì của cải là ngẫu tượng hấp dẫn, nó cuốn hút chúng ta và đẩy xa Thiên Chúa ra khỏi lòng chúng ta. Nếu xem tiền của là chủ đời ta, thì tiền của sẽ túm lấy ta, phá vỡ sự hòa hợp giữ con người với nhau, hủy hoại cuộc sống và linh hồn khiến ta không còn yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức và hết trí khôn nữa, và như thế là đối nghịch lại với điều răn thứ nhất là thờ phượng Một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự.
Nếu Chúa ban cho ta của cải giàu có thì chính là để trao tặng cho người khác, để nhân danh Chúa làm nhiều điều tốt cho tha nhân. Nhưng của cải có khả năng cám dỗ chúng ta và chúng ta bị sa ngã, trở thành nô lệ của sự giàu có. Đã có lần Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chúng ta cầu nguyện một tí và hy sinh một tí, không phải cho người nghèo, nhưng cho người giàu. (REI 24/05/2018)
Một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo
Một Hội Thánh nghèo không phải là một Hội Thánh gồm toàn người nghèo. Hội Thánh không phải là Bang Hội của Cái Bang (ăn mày). Hội Thánh gồm tất cả những ai tìm kiếm và tin nhận Thiên Chúa là hạnh phúc duy nhất và vĩnh cửu và “Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,2). Chính khi kêu gọi các tín hữu quyên góp để chia sẻ với cộng đoàn Giêrusalem đang lâm cảnh khó khăn mà thánh Phaolô nại đến gương Chúa Giêsu: “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của minh mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8,9).
Như vậy, Một Hội Thánh nghèo là một Hội Thánh sống tinh thần nghèo khó của Tin Mừng, không dính bén với của cải vật chất, không chạy theo thói thế gian, không đặt của trọng hơn người.
Sống lời Chúa dạy
Việc đầu tiên phải làm cho người nghèo, là biết quan tâm đến những cảnh ngộ lầm than, đáng thương quanh ta. Giảm thiểu khoảng cách bất công giữa người giầu và người nghèo một vùng miền nào đó.
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta trở nên những khí cụ tình thương hải hà của Chúa đối với anh em. Amen.
(Lc 6,17.20-26)
Chuyện giầu - nghèo, phúc và họa
Chuyện giầu nghèo, phúc và hoạ mà Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay khiến nhiều người không khỏi thắc mắc : Thế nào là giàu, thế nào là nghèo? Tại sao giầu mà là bị coi là kẻ khốn và nghèo lại được chúc phúc. Phải chăng Đức Giêsu là người cổ hủ, lỗi thời khi cổ súy cái nghèo? Hơn nữa, Người lại còn mời gọi những ai muốn đi theo và làm môn đệ cũng phải sống một cuộc sống bần cùng, cơ cực?
Chúng ta đừng quyên trong Cựu Ước, giàu sang là phúc lành của Thiên Chúa (x. St 13); (x. G.1-2;42,10-15). Tuy nhiên, cũng có những sự giàu có bất chính do bóc lột người nghèo, các ngôn sứ lớn tiếng tố cáo và công bố hậu quả, như Amos 2,6-18; 3,9-12.
Vấn nạn từ mối phúc
Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang, no đủ, từ danh thơm tiếng tốt. Khi công bố trong đoạn Tin Mừng (Lc), Chúa Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác, với sự đánh giá khác. Người cho các môn đệ biết rằng: họ là những người có phúc, khi phải chịu nghèo đói, đau khổ, bách hại vì Người. Nếu Chúa Giêsu tuyên bố: “Phúc cho anh em là những người bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng” (Lc 6,21). Vậy ai là người đói khát và ai là người no thỏa?
Chẳng những Chúa Giêsu từ ngàn xưa đã công bố như thế, mà ngay chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thời hiện đại khi kể chuyện về giây phút cái danh hiệu PHANXICÔ đi vào lòng ngài, ngài diễn tả chương trình hành động của ngài, không phải bằng một lời tuyên bố long trọng, nhưng bằng cách bộc lộ một nỗi khao khát: “Ôi, tôi mong ước biết bao có được một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo”. Nhưng khi nghe đến “một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo”.
Có người hỏi: “Thế còn người giàu thì sao?” Phải chăng một “Hội Thánh nghèo” là một Hội Thánh gồm toàn những người nghèo? Nếu Nước Thiên Chúa là của người nghèo thì người giàu bị loại hết hay sao?
Phúc cho kẻ nghèo
Khi tuyên bố: “Phúc cho những kẻ nghèo khó”, Chúa Giêsu không hề có ý muốn biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất thật cần thiết để cho con người được sống xứng phẩm giá con người; Thiên Chúa đã tạo dựng con người đặt con người làm chủ và hưởng dùng mọi sự trong vũ trụ. Nhưng của cải vật chất là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Trước mặt Thiên Chúa, người giàu có chỉ là người “quản lý” của cải vật chất, trước sau cũng phải giao lại cho người khác. Của cải đời này luôn là “của người khác”.
Nước Thiên Chúa là phần của người nghèo, của cải thế gian phần của người giàu, nếu người giàu chia phần của mình với người nghèo bây giờ
thì khi tới phiên được hưởng, người nghèo sẽ chia Nước Thiên Chúa cho người giàu.
Người nghèo là người biết sống cho những giá trị ấy, cho dù giữa những vất vả lo toan, miếng cơm, manh áo, họ vẫn luôn tìm kiếm Nước Trời, họ sẽ là người hạnh phúc nhất, vì biết mình sống để làm gì và sẽ đi về đâu.
Khốn cho người giầu
Tại sao Chúa Giêsu lại nặng lời với những người giầu?
Chúng ta biết rằng, trong xã hội Chúa Giêsu đang sống lúc bấy giờ, kẻ giàu đang áp bức kẻ nghèo, kẻ giàu đang kéo người nghèo ra tòa, chỉ vì họ mắc nợ. Những người đang sống dưới bậc tận cùng của nấc thang xã hội nghèo khổ đến độ họ khó có thể sống nổi, trong khi những kẻ cho vay nặng lãi đang giàu sụ và bóc lột họ. Chúa Giêsu không lên án của cải, không kết án sự giàu có, mà chỉ buộc tội những kẻ giàu không biết thương xót người khác.
Cũng một phần vì của cải là ngẫu tượng hấp dẫn, nó cuốn hút chúng ta và đẩy xa Thiên Chúa ra khỏi lòng chúng ta. Nếu xem tiền của là chủ đời ta, thì tiền của sẽ túm lấy ta, phá vỡ sự hòa hợp giữ con người với nhau, hủy hoại cuộc sống và linh hồn khiến ta không còn yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức và hết trí khôn nữa, và như thế là đối nghịch lại với điều răn thứ nhất là thờ phượng Một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự.
Nếu Chúa ban cho ta của cải giàu có thì chính là để trao tặng cho người khác, để nhân danh Chúa làm nhiều điều tốt cho tha nhân. Nhưng của cải có khả năng cám dỗ chúng ta và chúng ta bị sa ngã, trở thành nô lệ của sự giàu có. Đã có lần Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chúng ta cầu nguyện một tí và hy sinh một tí, không phải cho người nghèo, nhưng cho người giàu. (REI 24/05/2018)
Một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo
Một Hội Thánh nghèo không phải là một Hội Thánh gồm toàn người nghèo. Hội Thánh không phải là Bang Hội của Cái Bang (ăn mày). Hội Thánh gồm tất cả những ai tìm kiếm và tin nhận Thiên Chúa là hạnh phúc duy nhất và vĩnh cửu và “Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,2). Chính khi kêu gọi các tín hữu quyên góp để chia sẻ với cộng đoàn Giêrusalem đang lâm cảnh khó khăn mà thánh Phaolô nại đến gương Chúa Giêsu: “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của minh mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8,9).
Như vậy, Một Hội Thánh nghèo là một Hội Thánh sống tinh thần nghèo khó của Tin Mừng, không dính bén với của cải vật chất, không chạy theo thói thế gian, không đặt của trọng hơn người.
Sống lời Chúa dạy
Việc đầu tiên phải làm cho người nghèo, là biết quan tâm đến những cảnh ngộ lầm than, đáng thương quanh ta. Giảm thiểu khoảng cách bất công giữa người giầu và người nghèo một vùng miền nào đó.
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta trở nên những khí cụ tình thương hải hà của Chúa đối với anh em. Amen.
Tuyệt đối bất xứng
Lm Minh Anh
15:26 12/02/2025
TUYỆT ĐỐI BẤT XỨNG
“Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ!”.
“Đừng khóc vì tôi, hãy khóc vì chính các bạn! Tôi đến với Cha của Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ - thông qua sự trung gian của Con Một Chí Ái - tiếp nhận tôi, mặc dù tôi là một tội nhân, tuyệt đối bất xứng. Trước nhan Ngài, nơi tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau để hát bài ca mới và mãi mãi hạnh phúc, cho đến muôn đời!” - John Bunyan.
Kính thưa Anh Chị em,
Như một tội nhân được xót thương, John Bunyan - trước khi lìa đời - cảm nhận sâu sắc tình yêu và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa, Lời Chúa hôm nay xác định một chân lý: trước Thiên Chúa, bất cứ ai - kể cả các thánh - tất cả đều ‘tuyệt đối bất xứng!’.
Tin Mừng cho biết, Chúa Giêsu - một người ‘rất Do Thái’ - đang đứng trên phần đất của những người ngoại. Ở đó, Ngài ‘mạo hiểm’ thử thách đức tin của một người mẹ lương dân - người vừa đến ném mình dưới chân Ngài để xin chữa lành cho đứa con gái đang bị quỷ ám. Đây là câu chuyện dự đoán đức tin của những người ‘ngoại đạo tương lai’ sẽ trở thành Kitô hữu! Nghe lời cầu xin của cô, Chúa Giêsu đáp, “Phải để con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con!”. Tại sao Ngài lại dùng những lời lẽ xem ra khá thô lỗ và lạnh lùng đến thế khi đáp lại một người mẹ ngoại giáo - vốn được người Do Thái gọi là những con chó? Ngài có thực sự nói những lời đó không? Tại sao? Có! Chúa Giêsu đã nói như thế!
Trước hết, đừng quên, bất cứ điều gì Chúa Giêsu nói và làm, luôn luôn là một hành vi yêu thương! Đó là một hành vi nhân ái ‘độc đáo’ của Ngài! Vậy làm thế nào để dung hoà sự mâu thuẫn ‘thanh thiên bạch nhật’ này với con người xót thương của Ngài? Đâu là chìa khoá để hiểu cuộc đối thoại ‘kỳ cục’ ấy? Hãy xem câu trả lời của người mẹ và kết thúc của cuộc gặp gỡ! Vâng, cô đã đáp lại với một lòng khiêm hạ thẳm sâu kèm theo một đức tin đáng kinh ngạc, “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ!”. Chúa Giêsu đầu hàng; Ngài chiều cô, con cô được lành! Phải chăng Ngài đã thấy trước đức tin sâu sắc của cô nên cho cô một cơ hội để thể hiện nó hầu mọi người có thể nhìn thấy. Và cô đã làm như vậy. Điều Chúa Giêsu nói là đúng, “Chẳng ai xứng đáng” để đương nhiên có quyền hưởng nhận ân điển và lòng thương xót của Ngài. Không ai! Cả cô, con cô, bạn và tôi hoặc bất cứ ai - kể cả một vị thánh - tất cả đều ‘tuyệt đối bất xứng!’.
Anh Chị em,
Trong cuộc sống, thật dễ dàng để chúng ta rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng, chúng ta xứng đáng với lòng thương xót của Chúa, chúng ta có quyền được hưởng mọi ân huệ của Ngài. Và mặc dù Thiên Chúa vô cùng mong muốn tuôn đổ ân sủng và lòng nhân ái của Ngài một cách dồi dào trên cuộc sống chúng ta, nhưng điều cần thiết là chúng ta phải hiểu đầy đủ về sự ‘tuyệt đối bất xứng’ của mình - không có gì là đương nhiên cả! Thái độ của người phụ nữ là một mẫu gương hoàn hảo về cách thức chúng ta phải đến với Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con là một tội nhân, giàu có tội lỗi, hoàn toàn không xứng đáng trước bao ơn lành của Chúa. Xin hoán cải trái tim con mỗi ngày hầu con bớt bất xứng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ!”.
“Đừng khóc vì tôi, hãy khóc vì chính các bạn! Tôi đến với Cha của Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ - thông qua sự trung gian của Con Một Chí Ái - tiếp nhận tôi, mặc dù tôi là một tội nhân, tuyệt đối bất xứng. Trước nhan Ngài, nơi tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau để hát bài ca mới và mãi mãi hạnh phúc, cho đến muôn đời!” - John Bunyan.
Kính thưa Anh Chị em,
Như một tội nhân được xót thương, John Bunyan - trước khi lìa đời - cảm nhận sâu sắc tình yêu và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa, Lời Chúa hôm nay xác định một chân lý: trước Thiên Chúa, bất cứ ai - kể cả các thánh - tất cả đều ‘tuyệt đối bất xứng!’.
Tin Mừng cho biết, Chúa Giêsu - một người ‘rất Do Thái’ - đang đứng trên phần đất của những người ngoại. Ở đó, Ngài ‘mạo hiểm’ thử thách đức tin của một người mẹ lương dân - người vừa đến ném mình dưới chân Ngài để xin chữa lành cho đứa con gái đang bị quỷ ám. Đây là câu chuyện dự đoán đức tin của những người ‘ngoại đạo tương lai’ sẽ trở thành Kitô hữu! Nghe lời cầu xin của cô, Chúa Giêsu đáp, “Phải để con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con!”. Tại sao Ngài lại dùng những lời lẽ xem ra khá thô lỗ và lạnh lùng đến thế khi đáp lại một người mẹ ngoại giáo - vốn được người Do Thái gọi là những con chó? Ngài có thực sự nói những lời đó không? Tại sao? Có! Chúa Giêsu đã nói như thế!
Trước hết, đừng quên, bất cứ điều gì Chúa Giêsu nói và làm, luôn luôn là một hành vi yêu thương! Đó là một hành vi nhân ái ‘độc đáo’ của Ngài! Vậy làm thế nào để dung hoà sự mâu thuẫn ‘thanh thiên bạch nhật’ này với con người xót thương của Ngài? Đâu là chìa khoá để hiểu cuộc đối thoại ‘kỳ cục’ ấy? Hãy xem câu trả lời của người mẹ và kết thúc của cuộc gặp gỡ! Vâng, cô đã đáp lại với một lòng khiêm hạ thẳm sâu kèm theo một đức tin đáng kinh ngạc, “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ!”. Chúa Giêsu đầu hàng; Ngài chiều cô, con cô được lành! Phải chăng Ngài đã thấy trước đức tin sâu sắc của cô nên cho cô một cơ hội để thể hiện nó hầu mọi người có thể nhìn thấy. Và cô đã làm như vậy. Điều Chúa Giêsu nói là đúng, “Chẳng ai xứng đáng” để đương nhiên có quyền hưởng nhận ân điển và lòng thương xót của Ngài. Không ai! Cả cô, con cô, bạn và tôi hoặc bất cứ ai - kể cả một vị thánh - tất cả đều ‘tuyệt đối bất xứng!’.
Anh Chị em,
Trong cuộc sống, thật dễ dàng để chúng ta rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng, chúng ta xứng đáng với lòng thương xót của Chúa, chúng ta có quyền được hưởng mọi ân huệ của Ngài. Và mặc dù Thiên Chúa vô cùng mong muốn tuôn đổ ân sủng và lòng nhân ái của Ngài một cách dồi dào trên cuộc sống chúng ta, nhưng điều cần thiết là chúng ta phải hiểu đầy đủ về sự ‘tuyệt đối bất xứng’ của mình - không có gì là đương nhiên cả! Thái độ của người phụ nữ là một mẫu gương hoàn hảo về cách thức chúng ta phải đến với Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con là một tội nhân, giàu có tội lỗi, hoàn toàn không xứng đáng trước bao ơn lành của Chúa. Xin hoán cải trái tim con mỗi ngày hầu con bớt bất xứng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Năm Thánh 2025. Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta. I. Thời thơ ấu của Chúa Giêsu. 5.Sự ra đời của Chúa Giêsu và cuộc viếng thăm của các mục đồng
Vũ Văn An
13:15 12/02/2025
Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 12 tháng hai, 2025, trong buổi tiếp kiến chung, tại Phòng Yết kiến Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Năm Thánh 2025; và hôm nay, ngài trình bầy khía cạnh: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11). Nhấn mạnh tới việc ra đời của Chúa Giêsu và cuộc viếng thăm của các mục đồng. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong hành trình giáo lý Năm Thánh về Chúa Giêsu, là niềm hy vọng của chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ suy gẫm về sự kiện Người sinh ra tại Bêlem.
Con Thiên Chúa bước vào lịch sử như người bạn đồng hành của chúng ta, và bắt đầu hành trình khi vẫn còn trong lòng mẹ. Thánh sử Luca kể cho chúng ta rằng ngay khi được thụ thai, Người đã đi từ Nazareth đến nhà của Zacaria và Elizabeth; và sau đó, vào cuối thai kỳ, từ Nazareth đến Bêlem để điều tra dân số. Maria và Giuse buộc phải đến thành phố của Vua David, nơi Giuse cũng đã được sinh ra. Đấng Mê-xi-a được mong đợi từ lâu, Con của Thiên Chúa Tối Cao, cho phép mình được đếm số, nghĩa là được tính đến và được đăng ký, giống như bất cứ công dân nào khác. Người tuân theo sắc lệnh của một hoàng đế, Caesar Augustus, người nghĩ rằng mình là chủ nhân của toàn bộ trái đất.
Luca đặt sự ra đời của Chúa Giêsu vào "một thời điểm có thể xác định chính xác" và trong "một bối cảnh địa lý được chỉ định chính xác", để "điều phổ quát và điều cụ thể chạm vào nhau" (BENEDICT XVI, Trình thuật Tuổi thơ, 2012, 77). Thiên Chúa, Đấng đến trong lịch sử, không phá hủy các cấu trúc của thế giới, nhưng muốn soi sáng chúng và tái tạo chúng từ bên trong.
Bêlem có nghĩa là "nhà bánh". Ở đó, những ngày sinh nở đã được hoàn thành đối với Đức Maria và Chúa Giêsu đã được sinh ra ở đó, bánh từ trời xuống để thỏa mãn cơn đói của thế giới (x. Ga 6:51). Thiên thần Gabriel đã báo tin về sự ra đời của Vua Mê-xi-a trong dấu hiệu của sự vĩ đại: "Này, bà sẽ thụ thai trong lòng bà và sinh một con trai, và bà sẽ đặt tên cho con là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng của Đavít, tổ phụ Người. Người sẽ cai trị nhà Giacóp đến muôn đời, và vương quốc của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1:32-33).
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã sinh ra theo cách hoàn toàn chưa từng có đối với một vị vua. Thật vậy, “khi họ đang ở đó, thì đến ngày bà sinh con, và bà đã sinh con trai đầu lòng. Bà lấy tã bọc con và đặt nằm trong máng cỏ, vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2:6-7). Con Thiên Chúa không sinh ra trong cung điện hoàng gia, mà ở phía sau một ngôi nhà, trong không gian nơi nhốt các loài động vật.
Do đó, Luca cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không đến thế gian bằng những lời tuyên bố vang dội; Người không tỏ mình ra bằng tiếng ồn ào, nhưng bắt đầu cuộc hành trình của mình trong sự khiêm nhường. Và những nhân chứng đầu tiên của sự kiện này là ai? Họ là những người chăn chiên: những người ít học, hôi hám vì liên tục tiếp xúc với các loài động vật, họ sống bên lề xã hội. Nhưng họ vẫn thực hiện nghề mà chính Thiên Chúa tự tỏ mình ra cho dân Người (x. St 48:15; 49:24; Tv 23:1; 80:2; Is 40:11). Thiên Chúa chọn họ làm người tiếp nhận tin mừng đẹp đẽ nhất từng vang vọng trong lịch sử: “Đừng sợ; vì này, tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân. Hôm nay, tại thành Đavít, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, Người là Đấng Mê-xi-a và là Chúa. Và đây sẽ là dấu hiệu cho anh em: anh em sẽ thấy một hài nhi bọc tã và nằm trong máng cỏ”.
Nơi để gặp Đấng Mê-xi-a là máng cỏ. Thật vậy, sau sự mong đợi như vậy, “không còn chỗ cho Đấng Cứu Độ thế gian, Đấng mà vì Người mà muôn vật được tạo thành (x. Cl 1:16)” (Benedict XVI, Trình thuật Tuổi thơ, 2012, 80). Do đó, các mục đồng học được rằng ở một nơi rất khiêm nhường, dành riêng cho các loài vật, Đấng Mê-xi-a được mong đợi từ lâu đã chào đời, và Người sinh ra vì họ, để trở thành Đấng Cứu Độ, người chăn chiên của họ. Tin tức này mở lòng họ ra để ngạc nhiên, ngợi khen và loan báo vui mừng. ‘Không giống như nhiều người khác, bận rộn với nhiều thứ, các mục đồng trở thành những người đầu tiên nhìn thấy điều thiết yếu nhất trong tất cả: hồng phúc cứu rỗi. Chính những người khiêm nhường và nghèo khó chào đón sự kiện Nhập thể” (Tông thư Admirabile signum, 5).
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy cầu xin ơn được giống như những người chăn chiên, có khả năng ngạc nhiên và ngợi khen trước mặt Thiên Chúa, và có khả năng trân trọng những gì Người đã giao phó cho chúng ta: tài năng, đặc sủng, ơn gọi của chúng ta và những người Người đặt bên cạnh chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để có thể nhận ra trong sự yếu đuối sức mạnh phi thường của Chúa Hài Đồng, Đấng đến để đổi mới thế giới và biến đổi cuộc sống của chúng ta bằng kế hoạch tràn đầy hy vọng cho toàn thể nhân loại.
***
LỜI KÊU GỌI
Tôi nghĩ đến nhiều quốc gia đang có chiến tranh. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta hãy làm hết sức mình vì hòa bình. Đừng quên rằng chiến tranh là một thất bại. Luôn luôn như vậy. Chúng ta không sinh ra để giết chóc, mà để làm cho con người phát triển. Mong rằng con đường hòa bình sẽ được tìm thấy. Xin hãy cầu xin hòa bình trong lời cầu nguyện hằng ngày của anh chị em. Đất nước Ukraine đau khổ… thật đau khổ. Sau đó, hãy nghĩ đến Palestine, Israel, Myanmar, Bắc Kivu, Nam Sudan. Rất nhiều quốc gia đang có chiến tranh. Xin hãy cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta hãy sám hối vì hòa bình.
Cuộc chiến phạm thánh của Nga đối với Ukraine
Vũ Văn An
13:36 12/02/2025

George Weigel, trên Denver Catholic, ngày 12 tháng 2 năm 2025, nhận định rằng Giới lãnh đạo Chính thống giáo Nga ngày nay là một thảm họa thần học, đạo đức và mục vụ. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thể sửa chữa điều đó. Tuy nhiên, những người chịu trách nhiệm hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên nhận ra cách thảm họa đó giúp định nghĩa cuộc tấn công đang diễn ra của Nga vào Ukraine, ngay cả khi nó đặt ra điều kiện cho bất cứ giải pháp nào cho cuộc chiến xứng đáng với cái tên "hòa bình".
Vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, lễ Giáng sinh truyền thống của Chính thống giáo Nga, Thượng phụ Kirill của Moscow và Toàn thể nước Nga đã tuyên bố rằng Nga đang chiến đấu trong một "trận chiến trong Kinh thánh" ở Ukraine chống lại "phương Tây suy đồi". Sự báng bổ này đã lây nhiễm cho Nga vượt xa các trung tâm đô thị của nước này; do đó, một cuốn sách nhỏ mới do Tu viện Chính thống giáo Nga Raifa Bogoroditsky ở Tatarstan xa xôi xuất bản đã tuyên bố cuộc chiến tranh của Nga với Ukraine là "biểu hiện của tình yêu tích cực" trong khi lên án những người dám phản đối "chiến dịch đặc biệt" của Vladimir Putin (đã khiến Nga mất khoảng 700,000 thương vong) là "những kẻ hèn nhát" và "kẻ phản bội".
Từ lâu trước khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và sau đó xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, chiều hướng đế quốc trong cuộc chiến tranh của Putin với Ukraine đã quá rõ ràng đối với bất cứ ai có mắt để nhìn và tai để nghe. Putin, cựu nhân viên KGB, tin rằng nghị quyết của Chiến tranh Lạnh có lợi cho phương Tây là một "thảm kịch thực sự" và "thảm họa địa chính trị" đã tước đi một cách bất công vị thế cường quốc của Nga. Đảo ngược điều được cho là thảm kịch là chiến lược lớn của Putin kể từ khi ông nắm quyền lực gần như độc đoán ở Nga vào năm 2000. Để đạt được mục đích đó, Nga đã tiến hành một hình thức chiến tranh hỗn hợp mới chống lại phương Tây, bao gồm, như phóng viên nước ngoài lâu năm Edward Lucas đã nói gần đây, "tuyên truyền, hối lộ, đe dọa về thể xác, lật đổ, phá hoại và chiến tranh tâm lý" — có thể thêm vào đó là ám sát kẻ thù của Putin đang sống hoặc đến thăm phương Tây, cắt đứt các tuyến cáp quang quan trọng bên dưới biển Baltic, làm bẩn không gian thông tin của phương Tây thông qua các trang trại troll và quyến rũ "những người có ảnh hưởng" như ông Tucker Carlson.
Đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh cũng là động lực thúc đẩy Putin xâm lược Ukraine: một hành động xâm lược tàn bạo ban đầu được củng cố bởi những lời nói dối của Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia riêng biệt; rằng nhà nước Ukraine sau Chiến tranh Lạnh do Đức Quốc xã điều hành; và rằng một Ukraine liên minh với phương Tây là mối đe dọa chết người đối với Nga. Tuy nhiên, khi Ukraine gia tăng và duy trì sự kháng cự dữ dội khiến Nga không thể giành chiến thắng nhanh chóng như Putin dự đoán vào tháng 2 năm 2022, thì những lý lẽ biện minh cho cuộc chiến của Nga bắt đầu mang một màu sắc mới: cuộc chiến giờ đây là một cuộc thập tự chinh bảo vệ nền văn minh Ki-tô giáo. Sự man rợ mà sự bóp méo sự thật Ki-tô giáo ghê tởm này bảo trợ đã được minh họa trong một bài báo trên tờ Wall Steet Journal vào tháng 1, trong đó một tù nhân chiến tranh người Ukraine mô tả việc bị thẩm vấn "bằng một phương pháp tra tấn được gọi là 'một cú gọi cho Putin'", trong đó các dây từ một chiếc điện thoại dã chiến được "gắn vào... chân, tay và bộ phận sinh dục của anh ta và gây ra những cú sốc điện bằng cách xoay các nút xoay của điện thoại".
Và còn tệ hơn nữa, như được mô tả trong một tuyên bố gần đây của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk:
“Chúng tôi kinh hoàng... trước cảnh quay cảnh hành quyết tàn bạo sáu tù nhân chiến tranh của chúng tôi và thực tế là người Nga hành quyết họ đã đeo một huy hiệu có hình Chúa Kitô trên quân phục của mình. Đó [là] một cảnh tượng thực sự kinh hoàng… Những nạn nhân không có khả năng tự vệ không được tàn sát nhân danh Chúa” trong “một cuộc chiến phạm thánh [mà] không thể biện minh được”.
Xin nhắc lại: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thể sửa chữa những tà giáo bảo trợ cho việc biến cuộc chiến của Nga ở Ukraine thành một cuộc thập tự chinh trong đó sự man rợ gợi nhớ đến Thành Cát Tư Hãn đã được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga hành động như chư hầu của Điện Kremlin che đậy bằng một lớp vỏ mỏng của sự chấp thuận tôn giáo giả tạo. Nhưng các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ nên tính đến bệnh lý này khi cân nhắc bất cứ cuộc đàm phán nào hoặc các hành động khác của phương Tây có thể đưa cuộc chiến ở Ukraine đến một kết thúc công bằng: một kết luận không tưởng thưởng cho kẻ xâm lược (điều này sẽ thúc đẩy chiến lược lớn của Putin và tôn vinh sự biện minh của Đức Thượng phụ Kirill cho điều đó); một kết luận cung cấp cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng dân sự và kinh tế của Ukraine bị Nga phá hủy một cách vô cớ; một kết luận bảo vệ Ukraine khỏi cuộc xâm lược của Nga trong tương lai; một kết luận không cám dỗ Putin tiếp tục xâm lược các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan.
Ngay trước Ngày nhậm chức, tôi đã được tờ báo Công Giáo Đức Die Tagespost phỏng vấn. Một câu hỏi liên quan đến Ukraine: Liệu tổng thống mới của Hoa Kỳ có thể "đạt được giải pháp mà không nhượng bộ trước kẻ xâm lược Putin không?" Tôi đã trả lời rằng, "Không có giải pháp hạnh phúc hay công bằng nào cho sự xâm lược của Putin mà không kết thúc bằng việc Putin thua cuộc. Điều đó xảy ra như thế nào vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng Putin phải thua cuộc, vì lợi ích của cả Ukraine và Nga".
Bây giờ tôi sẽ nói thêm rằng "... vì lợi ích của nước Mỹ và của thế giới.”
Trí khôn thông minh và trò chuyện với bản thân tương lai của bạn
Vũ Văn An
14:04 12/02/2025
Francis X. Maier (*) trên The Catholic Thing, ngày 12 tháng 2 năm 2025 cho hay: Đầu tháng này, trong mục Trí khôn nhân tạo thường kỳ, tờ Wall Street Journal đã đăng một bài viết dài 2,000 từ – đối với một tờ báo, thì đó là một bài viết nghiêm túc – về chương trình AI “FutureYou”. Được phát triển bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), FutureYou cho phép bạn trò chuyện với bản thân lúc 80 tuổi. Nó cũng (đáng tiếc) dự đoán được bạn sẽ trông như thế nào. Theo tác giả của Wall Street Journal, ý tưởng này “là nếu mọi người có thể nhìn thấy và trò chuyện với bản thân già hơn của mình, họ sẽ có thể suy nghĩ về bản thân một cách cụ thể hơn và thực hiện những thay đổi ngay bây giờ để giúp họ đạt được tương lai mà họ mong muốn”.
Nhờ FutureYou, tác giả đã khám phá ra rằng bà sẽ viết một cuốn sách, có sáu đứa cháu, sống ở vùng ngoại ô, bắt đầu làm vườn, vượt qua nỗi sợ hãi về sức khỏe, tự mình đến thăm Nhật Bản và đi du lịch cùng gia đình đến Thái Lan. Trong những năm tới, FutureSelf của bà cho biết, bà sẽ hối hận vì không khởi nghiệp. Bà cũng cần phải loại bỏ những nghi ngờ và nỗi sợ hãi của mình. Và bà sẽ luôn nỗ lực vì sự thay đổi tích cực... bất kể bà có thể định nghĩa điều đó như thế nào. Đắm chìm trong cuộc trò chuyện liên tục, hấp dẫn và thân mật với chính mình, tác giả dần đạt được điều mà những người sáng tạo ra chương trình gọi là "sự liên tục của bản thân trong tương lai" - sự đồng nhất mạnh mẽ với hình đại diện trực tuyến của bà ở độ tuổi tám mươi.
Khoảng 60,000 người ở 190 quốc gia hiện đang sử dụng FutureYou. Với sự chứng thực như vậy, điều gì có thể sai? Vì vậy, tôi đã tự mình đăng ký. Quy trình đăng ký hoàn toàn miễn phí. Tôi đã cung cấp đầy đủ dữ liệu cá nhân, mối quan tâm và nguyện vọng cho một loạt bảng câu hỏi và một bức ảnh chụp bằng máy tính của tôi - tất cả đều sẽ được ẩn danh theo MIT.
Than ôi, hóa ra Fran 80 tuổi lại quen thuộc một cách nhàm chán. Ông ấy không phải là một người bạn trò chuyện hấp dẫn. Và điều đó không có gì ngạc nhiên. Tôi đã ở độ tuổi giữa 70; và ở tuổi 80 (giả sử tôi vẫn còn sống) tôi có thể sẽ vẫn là chính mình như ngày nào. FutureYou dường như hướng đến những người có đường băng cất cánh dài hơn; những người trong nhóm tuổi 30-50. Vì vậy, tôi sẽ không tham gia cùng Elon trên sao Hỏa hoặc viết phần tiếp theo của The Devils của Dostoyevsky. Những giấc mơ tan vỡ thật cay đắng.
Mặt tích cực là các nhà phát triển của MIT mô tả FutureYou là một "công cụ hỗ trợ trí tưởng tượng", không phải là một thầy bói. Nó cung cấp các khả năng, không phải lời tiên tri. Nó không đưa ra lời khuyên hoặc kết quả về y tế hoặc tài chính. Nó được thiết kế để giúp mọi người suy nghĩ rõ ràng hơn về con người mà họ có thể trở thành. Nó chỉ đơn giản là một công cụ tự trợ giúp khác và các công cụ tương tự có thể rất hữu ích. Tôi sử dụng chatbot Gemini của Google để nghiên cứu nhanh hàng ngày. Kết quả, mặc dù không hoàn hảo, nhưng vẫn rất ấn tượng.
Vậy tại sao lại phải bận tâm kể cho bạn nghe điều này?

Theo tôi, tờ Wall Street Journal dễ dàng là tờ báo tuyệt vời nhất trên đất nước này. Nhưng nó có thiên hướng thiên về các công cụ mới sáng bóng nếu chúng gợi ý về lợi nhuận sau này. Và thiên hướng đó, sự cổ vũ tinh tế đó, định hình cách xử lý trí khôn nhân tạo của nó. Tờ Journal cảnh báo độc giả về những mối nguy hiểm khác nhau của AI, với những câu chuyện nêu bật Đội Đỏ chống Ngày tận thế của Anthropic, hoặc anh chàng khốn khổ và rất thực tế đã yêu "Charlie", chatbot nữ của anh ta, hoặc vấn đề về "ảo giác" AI. Nhưng nếu tiến bộ là tốt cho kinh doanh, thì - lý luận đưa ra - các công cụ thúc đẩy nó cũng vậy.
Và đúng là như vậy: Trên thực tế, các công cụ như AI thường rất "tốt" để thúc đẩy những cải tiến trong y học, truyền thông và giáo dục. Vấn đề, như nhà phê bình văn hóa Neil Postman đã cảnh báo, là các công cụ của con người có xu hướng định hình lại và chế ngự những con người tạo ra chúng, với những kết quả không mấy vui vẻ. Nói theo thuật ngữ Kinh thánh, con người có bản năng tôn thờ, và Bò Vàng có đủ mọi hình dạng và kích cỡ. Điều này lý giải tại sao chúng ta có thể dễ dàng nhân cách hóa giọng nói AI trên điện thoại của mình.
Quảng cáo cho công cụ Gemini của Google thúc đẩy chính xác ảo tưởng đó. Tôi đã có những cuộc trò chuyện với nhân vật này trên ứng dụng Gemini của mình, những cuộc trò chuyện đó vô cùng thoải mái, nhiều thông tin và thực tế. Ngoại trừ việc chúng không như vậy. Thật khó để hoài nghi khi bạn có mối quan hệ nồng ấm và hiệu quả với thuật toán trong một vi mạch. Hoặc "bản thân" 80 tuổi trực tuyến của bạn.
Nói một cách đơn giản, AI là sự phát triển công nghệ ấn tượng nhất trong một thời gian rất dài; một công nghệ có những ưu điểm dễ tôn sùng và những mặt tiêu cực dễ bỏ qua. AI sẽ có tác động đến các vấn đề của con người, lấn át cả báo in. AI cần một phản hồi chu đáo từ các tín hữu Ki-tô giáo. Và, để ghi nhận công lao của họ, vào ngày 28 tháng 1, các Bộ Giáo lý và Văn hóa Vatican đã cùng nhau ban hành Antiqua et Nova [“Cũ và Mới”]: Ghi chú về Mối quan hệ giữa Trí khôn nhân tạo và Trí khôn con người (**).
Với 21,000 từ và 215 chú thích, văn bản có vẻ đáng sợ. Nhưng duyệt bên hồ bơi thì không. Nhưng nó có nội dung phong phú, rất phù hợp với thời điểm hiện tại và rất đáng đọc. Ngay từ đầu, tài liệu nhắc nhở chúng ta rằng:
Trong khi AI là một công nghệ phi thườn có khả năng bắt chước một số xuất lượng liên quan đến trí thông minh của con người, nó hoạt động bằng cách thực hiện các nhiệm vụ, đạt được mục tiêu hoặc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu định lượng và luận lý tính toán.... [Ngay cả] khi AI xử lý và mô phỏng một số biểu hiện nhất định của trí thông minh [của con người], về cơ bản nó vẫn bị giới hạn trong một khuôn khổ luận lý-toán học, áp đặt những hạn chế cố hữu.... Mặc dù các hệ thống AI tiên tiến có thể "học" thông qua các quy trình như học máy, nhưng loại đào tạo này về cơ bản khác với sự phát triển của trí thông minh con người, được hình thành bởi các trải nghiệm cụ thể, bao gồm nhập lượng cảm giác, phản ứng cảm xúc, tương tác xã hội và bối cảnh độc đáo của từng khoảnh khắc. Những yếu tố này định hình và hình thành nên các cá nhân trong lịch sử bản thân của họ. Ngược lại, AI, không có cơ thể vật lý, dựa vào lý luận tính toán và học tập dựa trên các tập dữ liệu khổng lồ bao gồm các trải nghiệm và kiến thức được ghi lại của con người.
Đây là bài học cho ngày hôm nay: Chúng ta có thể là loài thống trị hành tinh này, nhưng bên cạnh những kỹ năng tuyệt vời của mình, con người còn có thiên tài trong việc quên mất mình là ai và mình là gì, giới hạn, mục đích và phẩm giá của mình với tư cách là tạo vật, và những gì chúng ta có thể và không thể tạo ra. Các công cụ chết phục vụ chúng ta rất tốt, bao gồm cả AI, không phải và sẽ không bao giờ là "thông minh" hay "có ý thức". Nhưng chúng tạo ra những ảo tưởng lớn, những ông chủ tồi và những vị thần tệ hơn.
Những câu sáo rỗng trở thành sáo rỗng vì chúng đúng. Vì vậy, điều đáng nhớ là: Những kẻ ngốc có công cụ vẫn là những kẻ ngốc.
__________
(*) Francis X. Maier là thành viên cấp cao về nghiên cứu Công Giáo tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công. Ông là tác giả của True Confessions: Voices of Faith from a Life in the Church.
(**) Xem bản dịch của Vietcatholic: http://vietcatholic.net/Media/Antiqua et nova.pdf
Các lễ nghi phụng vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành vào tháng 3 và tháng 4
Thanh Quảng sdb
15:26 12/02/2025
Các lễ nghi phụng vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành vào tháng 3 và tháng 4
Vatican đã công bố lịch cho các lễ nghi phụng vụ sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, bao gồm Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro và Năm Thánh, cùng với các bài tĩnh tâm hàng năm của Giáo triều Rôma.
(Tin Vatican)
Ban Phụng vụ Giáo triều đã công bố Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ trì một số lễ nghi phụng vụ trong hai tháng tới, bắt đầu bằng Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tại Vương cung thánh đường Thánh Sabina ở Rome vào ngày 5 tháng 3.
Vài ngày sau, vào ngày 9 tháng 3, ngài sẽ chủ trì Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô cho Năm Thánh của những Tình nguyện trên toàn thế giới, tiếp theo là tuần Tĩnh tâm với các Bài tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma, sẽ kết thúc vào ngày 14 tháng 3.
Một điểm nhấn khác sẽ là vào ngày 6 tháng 4, Đức Thánh Cha sẽ chủ trì Thánh lễ cho Năm Thánh của Người bệnh và Thế giới Chăm sóc Sức khỏe.
Lịch đầy đủ bên dưới; lưu ý rằng tất cả thời gian đều theo giờ địa phương của Rome.
- Ngày 5 tháng 3: Thứ Tư Lễ Tro
Tại Nhà thờ Thánh Anselm, lúc 16:30 Đàng Thánh giá và đoàn rước vào Vương cung thánh đường Thánh Sabina, bắt đầu Thánh lễ lúc 17:00
Thánh lễ với phép lành và xức tro
- Ngày 9 tháng 3: Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay
Tại Quảng trường Thánh Phêrô, 10:30 Thánh lễ Năm Thánh cho các Tình nguyện viên Thế giới
- Ngày 9 tháng 3: Tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và Giáo triều
Tại Hội trường Phaolô VI, 17:00
- Ngày 14 tháng 3: Bế mạc Tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma tại Hội trường Phaolô VI, 9:00
- Ngày 6 tháng 4: Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay
Tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10:30: Thánh lễ Năm Thánh của Người bệnh và Thế giới Chăm sóc Sức khỏe
Vatican đã công bố lịch cho các lễ nghi phụng vụ sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, bao gồm Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro và Năm Thánh, cùng với các bài tĩnh tâm hàng năm của Giáo triều Rôma.
(Tin Vatican)
Ban Phụng vụ Giáo triều đã công bố Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ trì một số lễ nghi phụng vụ trong hai tháng tới, bắt đầu bằng Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tại Vương cung thánh đường Thánh Sabina ở Rome vào ngày 5 tháng 3.
Vài ngày sau, vào ngày 9 tháng 3, ngài sẽ chủ trì Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô cho Năm Thánh của những Tình nguyện trên toàn thế giới, tiếp theo là tuần Tĩnh tâm với các Bài tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma, sẽ kết thúc vào ngày 14 tháng 3.
Một điểm nhấn khác sẽ là vào ngày 6 tháng 4, Đức Thánh Cha sẽ chủ trì Thánh lễ cho Năm Thánh của Người bệnh và Thế giới Chăm sóc Sức khỏe.
Lịch đầy đủ bên dưới; lưu ý rằng tất cả thời gian đều theo giờ địa phương của Rome.
- Ngày 5 tháng 3: Thứ Tư Lễ Tro
Tại Nhà thờ Thánh Anselm, lúc 16:30 Đàng Thánh giá và đoàn rước vào Vương cung thánh đường Thánh Sabina, bắt đầu Thánh lễ lúc 17:00
Thánh lễ với phép lành và xức tro
- Ngày 9 tháng 3: Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay
Tại Quảng trường Thánh Phêrô, 10:30 Thánh lễ Năm Thánh cho các Tình nguyện viên Thế giới
- Ngày 9 tháng 3: Tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và Giáo triều
Tại Hội trường Phaolô VI, 17:00
- Ngày 14 tháng 3: Bế mạc Tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma tại Hội trường Phaolô VI, 9:00
- Ngày 6 tháng 4: Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay
Tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10:30: Thánh lễ Năm Thánh của Người bệnh và Thế giới Chăm sóc Sức khỏe
Người đàn ông cầm dao cố gắng tấn công linh mục tại nhà thờ ở quận North End
Đặng Tự Do
17:13 12/02/2025
Một người đàn ông 50 tuổi đến từ thành phố Winnipeg đã bị giam giữ sau khi tham dự buổi lễ tối Chúa Nhật tại Giáo xứ Holy Ghost và bị cáo buộc cố gắng tấn công một linh mục bằng dao.
Sở Cảnh sát Winnipeg cho biết nghi phạm trong vụ việc ở Giáo xứ Holy Ghost là Pawel Olownia, 50 tuổi, cư dân ở Winnipeg không phải là người thường xuyên đi nhà thờ.
Lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật 9 Tháng Hai, Cha Wojciech Stangel, 38 tuổi, dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, gọi tắt là OMI, là cha phó của nhà thờ Holy Ghost, ở số 342 Pritchard Ave, Winnipeg, đã cử hành thánh lễ.
Khi cha vừa tiến lên cúi chào bàn thờ và chuẩn bị hôn bàn thờ, hung thủ mặc một chiếc áo vàng đã nhào lên cung thánh, và tấn công vị linh mục bằng dao. Vì y đi ngược chiều với cha Stangel, nên ngài nhận ra được mối nguy hiểm và bỏ chạy. Nếu y đi ngay sau lưng cha Stangel thì ngài có thể gặp vấn đề lớn.
Sau khi tấn công vị linh mục không thành công, hung thủ đã tấn công bàn thờ, trước khi ung dung ngồi trên một chiếc ghế ở phía sau bàn thờ.
Cảnh sát Winnipeg mô tả vụ tấn công bằng dao nhằm vào Cha Stangel tại ngôi nhà thờ ở North End trong buổi lễ tối Chúa Nhật là “ngẫu nhiên”, nghĩa là nếu hôm đó không phải cha Stangel mà là một linh mục khác thì hung thủ cũng sẽ ra tay.
Cảnh sát cho biết: “Cha Stangel cho cảnh sát biết rằng ngài không nhận ra người đã lên cung thánh này”
Cảnh sát nhận xét rằng “Cha Stangel có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra, dù ngài có nhìn thấy con dao trên tay hung thủ hay chỉ cảm thấy có điều gì đó không ổn, và ngài đã có thể rời khỏi… bàn thờ đủ nhanh”.
“Nếu hung thủ thực sự có động cơ, mọi chuyện có thể tệ hơn nhiều. Việc anh ta cố gắng tấn công linh mục rồi vứt con dao và chỉ ngồi xuống, là trường hợp tốt nhất trong trường hợp tệ nhất mà ai đó sẽ phải đối mặt. Mọi chuyện có thể tệ hơn nhiều. May mắn thay, không ai bị thương.”
Theo các nhà chức trách, một thành viên cảnh sát địa phương đang nghỉ làm để tham dự thánh lễ và những người tham dự nhà thờ khác đã bắt giữ nghi phạm cho đến khi cảnh sát đến và bắt giữ anh ta.
Pawel Olownia, 50 tuổi, đến từ Winnipeg đã bị buộc tội tấn công bằng vũ khí, tàng trữ vũ khí và nhiều tội danh khác. Ông ta đã bị giam giữ.
Giáo xứ Holy Ghost trên đại lộ Slekirk ở North End là một nhà thờ Công Giáo Ba Lan. Cả cha Wojciech Stangel và hung thủ Pawel Olownia đều là người gốc Ba Lan.
Source:Winnipeg News
Chính Thống Giáo Nga gây ra tai tiếng lớn khi tìm cách tuyên thánh cho một vị tướng tàn bạo
Đặng Tự Do
17:15 12/02/2025
Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa (Gundjaev) đang đẩy nhanh các thủ tục để có thể phong thánh cho 'tổng tư lệnh' Aleksandr Suvorov, vào ngày định mệnh 9 tháng 5, kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Được coi là vị chỉ huy đạt được nhiều chiến thắng nhất trong lịch sử nước Nga, Tướng Suvorov không chỉ để lại vinh quang quân sự huy hoàng mà còn để lại dấu vết máu bi thảm trên khắp Âu Châu.
Tên tuổi của Suvorov gắn liền với các cuộc thảm sát nhiều dân tộc thiểu số của đế chế vào cuối thế kỷ 18, chẳng hạn như người Nogajtsi và người Tatar Crimea, người Baškiri, người Kazakh và nhiều dân tộc khác.
Sự tôn vinh ông càng cần thiết hơn đối với Điện Cẩm Linh ngày nay, khi chủ nghĩa dân tộc khu vực trỗi dậy ở các vùng lãnh thổ của Liên bang, nơi tìm cách thoát khỏi sự cai trị của Nga.
Thân vương Suvorov sinh năm 1729 và mất ngày 6 tháng 5 năm 1800, đồng hành cùng chính sách bành trướng của Nữ hoàng Catherine II cho đến khi bắt đầu thời kỳ cai trị theo chủ nghĩa quân phiệt của con trai bà là Paul I.
Năm 1769, vị tướng này bắt đầu cuộc chiến chống lại liên minh Barska của người Ba Lan do Stanislaw Ponjatowski lãnh đạo, những người đã tập trung tại Lâu đài Bar theo lời kêu gọi của các giám mục Công Giáo, nhằm chống lại sự tan rã của đất nước xảy ra trong những năm tiếp theo dưới bàn tay của người Nga, người Phổ và người Áo. Ngay sau đó, ông tham gia Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1768-1774, 'cuộc trả thù lớn' của Mạc Tư Khoa sau sự sỉ nhục của thất bại trong Chiến tranh Crimea chống lại các vương quốc Âu Châu.
Ông cũng phục vụ ở Phần Lan và Warsaw, nơi ông chinh phục vào năm 1794, kết thúc sự nghiệp vẻ vang của mình bằng chiến dịch Ý năm 1799, lãnh đạo liên minh chống Napoleon bằng chiến thắng tiến vào Milan và giải phóng toàn bộ miền bắc nước Ý khỏi quân đội Pháp.
Kế hoạch của ông khi đó là chinh phục toàn bộ nước Pháp, nhưng quân Đồng minh đã buộc ông phải chiến đấu ở Thụy Sĩ, nơi ông đã thể hiện những động thái cuối cùng của thiên tài chiến lược của mình khi giành được danh hiệu Generalissimus từ Hoàng đế Paul I.
Cái chết bất ngờ ập đến với ông ba tháng sau đó, khiến ông không thể ngăn chặn những nỗ lực đầu tiên của người Pháp nhằm xâm lược nước Nga, sau khi ông đã giành chiến thắng trong tất cả các trận chiến mà ông tham gia.
Vị chỉ huy vĩ đại này đã nhận được một số danh hiệu cao quý khác trong suốt cuộc đời mình, chẳng hạn như “hoàng tử Rymnik” trong cuộc chiến với người Thổ Nhĩ Kỳ, “cho Đế chế Rôma Thần thánh và Đế chế Nga”, hai thành Rôma là Constantinople và Mạc Tư Khoa, hoặc “hoàng tử Sardinia” sau cuộc chinh phục Turin và vương quốc Savoy, cũng như từ chối trở thành “anh em họ của nhà vua”.
Việc ông thường xuyên lui tới các hội quán Tam Điểm ở Phổ ngày nay được chứng minh là do “sự tò mò về trí tuệ” của ông, mà không cần phải thừa nhận rằng ông thực sự là thành viên của Hội Tam Điểm.
Luận thuyết của ông năm 1795, 'Khoa học về chiến thắng', ngày nay được coi là nguồn cảm hứng cho các cuộc hành quân của Nga ở Ukraine và việc đào tạo người dân về lòng yêu nước thực sự, được coi là 'văn bản thiêng liêng' của tôn giáo Nga.
Nó được xuất bản sau khi ông mất, bắt đầu từ năm 1806, và chỉ ra nhu cầu “luôn tìm đúng vị trí” trong cả việc điều động quân đội và động cơ của các cuộc chiến tranh, từ bỏ “chiến lược của các vành đai và các tuyến chiến thuật” đơn giản. Trong đó, ông đã dự đoán tất cả các chỉ thị đương thời về “chiến tranh hỗn hợp” trong mọi chiều kích, trên chiến trường và trong chính trị, ý thức hệ và tôn giáo.
Để định nghĩa những đức tính anh hùng của vị tổng tư lệnh, ủy ban thượng hội đồng đang cố gắng chứng minh sự mâu thuẫn giữa những cáo buộc về tội diệt chủng người Circassian và các dân tộc Kavkaz khác, và về cuộc thảm sát trong cuộc xâm lược quận Praga của Warsaw, điều thậm chí còn được nhà thơ vĩ đại Aleksandr Pushkin ca ngợi.
Tuy nhiên, việc tuyên thánh cho một tên cuồng sát đang vấp phải những chống đối gay gắt từ Chính Thống Giáo Constantinople và các Giáo Hội Chính thống độc lập với Mạc Tư Khoa.
Source:Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California Mừng Năm Mới Ất Tỵ _ Đgm Gp Joseph V. Brennan
Magarita Nguyễn Phương Lan
18:48 12/02/2025
ĐGM Giáo phận Joseph V. Brennan Dâng Thánh Lễ Mừng Năm Mới Ất Tỵ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Fresno California
Xem Hình
Xem Hình
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học cầu nguyện
Pt Phạm Bá Nha
03:22 12/02/2025
PT HỌC CẦU NGUYỆN
HỌC CẦU NGUYỆN
(viết theo Apprende à prier, ns Paris Notre Dame, số 244, tháng 2 +3. 2024)
Theo CĐ Vatican II qua Bộ Phụng Tự SL số 10007l, ngày 11. 4.1971, Thánh GH Phaolo VI phê, 1.11. 1970, thì GS phải đọc kinh Pv ngày 3 lần sáng trưa chiều, chia 4 tuần, theo mùa Noel, Chay, Thường Niên và Phục Sinh. Ngày 7. 4. 85, Bộ qui định lại đọc sáng và chiều. HĐ GM VN in bộ kinh này, 2008
Thế nào là cầu nguyện (Savoir sur la prière). Nâng tâm hồn lên ‘Le Christ qui pri en moi’
Với ai (À Qui s’adresse). Ca tụng, thờ lạy Chúa ‘Agréable à Dieu’. Vinh danh Đức Mẹ ‘Je Vous Salue’ et ‘Magnificat’Với các Thánh và Thiên Thần ‘Prier les Saints et les anges’. Đọc chung Notre Père, Symbolte des Apôtres, Angélus (theo GK PV, VN, 2008)
Tâm tình (Les qualité)? Thinh lặng ‘Détourne l’attention’ : Thánh hóa ‘La confiance’. Nghiêm trang ‘Persévérance’.Tránh chia trí ‘Eviter les distractions’.
Chuẩn bị (Se préparer). Mang nghĩa trên ‘Núi’ hay quanh ‘bàn, TiaUè’Bie6cv ly
Tại sao (Comment former). Tinh thần Ubi Caritas
Thời gian (Les Temps de prière) Chúa Giêsu dạy chúng ta ‘phải cầu nguyện luôn’ Il faut prier toujours. (Lc 18, 1) và không ngừng ‘et tous temps’ (Lc 21, 36. Thánh Augustin định nghĩa C’est prier que bien vivre (St Augustin) và thánh Thomas cho rằng :La prière formelle explicite ne peut être continuelle à cause de autres occupations (St Thomas d’Aquin). Còn cha Bousset :C’est prier souvent (Bousset)
Thái độ (Les actes).Xin nhìn nhận (Regretter). Trước khi dâng lễ, chủ chăn và giáo dân cùng ‘tôi và anh chị em thú thật lỗi’. Sau sau mới cám ơn (Remercier), Dâng (Offir) và Xin ơn (Demender) của những ai xin lễ. Thánh Kinh thuật lại hai người vào nhà thờ. Một được ơn, một không.
Mười gương lành lưu lại
1) Chân Phước Glv Autralia, Mary MacKillop (1942-1909) sáng lập Dòng Nữ Thánh Giuse Thánh Tâm. Cả đời say mê truyền giáo trong kinh nguyện (VietCatholic 24.6.23)
2) Thánh Y Tá Malaysia Kybil Mathrigasu (1942-1948) (VietCatholic 7.7.24)
3)Thánh Trẻ Domico Savio (Ý, 1942-1958)
Là hoa quả vườn xuân Salésiens, Dominico Savio sinh 02.04.1842, làng Murialdo, cha là thợ rèn Cario Savio. Gia đình nghèo với 12 người con. Từ 5 tuổi đã theo cha mẹ đến nhà thờ. Còn sớm, nhà thờ chưa mở, thì Savio qùi ngay ngưỡng cửa đọc kinh. Học xong tiểu học, mới 10 tuổi, Savio đã thuộc giáo lý xưng tội lần đầu. Ðủ điều kiện rước Chúa. (Bài Phạm Bá Nha)
4)Thánh linh mục Giuseppe Cafasso (Turin 1811-1960) cùng quê d’Asti với Don Bosco. Từ nhỏ, ý chí mạnh làm thánh. Học chủng viện, thần học ở Chieri. Thụ phong linh mục 1833. Bốn tháng sau xin gia nhập dòng Collège Ecclesiatique, được tín nhiệm làm giám đốc, đào tạo linh mục tông đồ theo thánh Ignace. Làm linh hướng cho trường thần học Alphonse Marie de Liguori. Ngài tìm hiểu sâu xa linh đạo Thánh François de Sales và đi theo đường giáo dục của Don Bosco. Sau cơn bệnh bệnh nhẹ, cha qua đời, 23.06.1860. 49 tuổi. ÐGH Pio XI phong chân phước, 1925. ÐGH Pio XII phong thánh cho ngài, 22.06.1947.
5). Thánh nữ Marie-Dominique Mazzarello (Mornesse, Turin, 1837-1881) cùng sáng lập Dòng Nữ Salésiens. Marie trong gia đình 10 người. Cha là Giuse Mazzarello, mẹ là Madalena Calisagno. Nông dân nhưng giáo dục đức tin. Năm 15 tuổi cô sinh hoat trong trường Dòng Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Năm 1860, cô bị bệnh dịch nặng, do đang giúp gia đình cậu. Bước ngoặt, ảnh hưởng tới lòng đạo đức. Khấn Dòng Vô Nhiễm. Ý Chúa thúc đẩy, năm 1864, gặp cha Bosco, tại Mornesse, đang khi cha muốn mở dòng Salésiens nữ. Dòng phát sinh do sáng kiến của Don Bosco, và kiên trì của Marie-Dominique. Dòng mang tên ‘’ Con Ðức Mẹ Phù Hộ Giáo Hữu’’. Bosco lo giáo dục thanh nữ. Marie dạy nghề may. Năm 1872, nhóm thanh nữ khấn đầu tiên. Mẹ qua đời 14.05.1881, 44 tuổi. ÐGH Pio XII phong Mẹ lên bậc chân phước 20.11.1938, và hiển thánh 24.06.1951.
6) Thánh linh mục Leonardo Mulrialdo (Turin, 1828-1900) sau khi cha mất, cậu xin tu học ở Savone. Năm 1845, trở về Turin. Thụ phong linh mục 1851. sáng lập Dòng Thánh Giuse huấn luyện giới trẻ. Làm giám đốc Collegio Artigianelli dành cho người trẻ đang đi làm.
Gặp cha Don Bosco, say mê giáo dục Thanh Thiếu Niên. Mở văn phòng tiếp đón người thất nghiệp, Mở trường dạy nghề cho giới trẻ. Lập hiệp hội Người thợ Công Giáo. Tái lập Hiệp hội Báo Chí (1876) gốc là La Voce dell ’Operaio (La voix de l’Ouvrier). Nay còn hoạt động mang tên La Voce del Popolo Năm 1857, Cha Don Bosco tín nhiệm cử trông coi thêm nguyện đường Thánh Louis.
Năm 1868, cha qua Paris, dạy thần học cho Xuân Bích, mở hội Vincent de Paul. Năm 1865, trở lại Turin, cha khôi phục dòng Thánh Giuse. Mở Học Viện Linh Mục. Lo giáo dục văn hóa và kỹ thuật giớI trẻ, trẻ mồ côi và ăn xin.
Cha qua đời vì ung thư máu, 30.03.1900. Ðức Phaolo VI phong chân phước, 02.11.1963, và hiển Thánh 03.05.1970. Cha từng nói : Người cầu nguyện là người mạnh nhất thế giới (L’homme qui prie est le plus piussant du monde)
7). Thánh Thừa Sai Tử Ðạo giám mục Louis Versiglia (Pavie, 1873 - Chine 1930) sinh ngày 05.06.1873, tại Oliva Gessi, Pavie. 12 tuổi theo học trường Don Bosco. Năm 16 tuổi nhập tu Salésiens, tại Turin, được gửi học triết tại Roma. Và chịu chức linh mục tại Roma, 1895. Ðược bổ làm giám đốc Ðệ tử viện Genzano, trong 9 năm. Năm 1909, đi truyền giáo bên Trung Hoa, vùng Macao. Năm 1921, được đặt cử làm giám mục giáo phận Shiu Chow, Macao, nam Trung Hoa. Dù gặp khó khăn, đức cha mở được lớp giáo lý, trường học, chủng viện. Tháng 02.1930, Ngài đi công du mục vụ, phái đoàn có linh mục trẻ Callisto Caravario, dòng Salésiens, 3 nữ tu. Phái đoàn đi các vùng Lin-Chow, trên sông Pak-Kong. Trên đường đi từ Ling-Kong-How, về phía Li-thau-Tseul. Tới giữa trưa, phái đoàn đang đọc kinh Angelus, thì có nhóm khủng bố đến vây, uy hiếp 3 nữ tu. Ðức Cha Louis và cha Salésiens bị giết thảm khốc, tại chỗ.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong Chân phước cho Ðức Cha Louis với danh xưng tử đạo, năm 1983, và hiển thánh 2000. Thánh Giáo Hoàng nói khi phong thánh cho hai người con của Salésiens : Chết như các ngài là chết cho đức tin. Mục tử chết cho đoàn chiên. Tử đạo của hai thánh nhân là thực hiện nguyện ước của vị sáng lập Salésiens Don Bosco. Ðúng là ‘‘Chén đầy máu con chiên’’ (calices pleins de sang).
8). Thánh Thừa Sai Tử Ðạo linh mục Callistus Caravario (Turin 1903 - Chine 1930) sinh năm 1903, tại làng quê Cuorgné. Ðược hai tuổi, gia đình chuyển về Turin. Học giỏi nhất lớp. Năm 1921, Gia nhập Salésiens, và năm sau xin theo cha Louis Versiglia qua Trung Hoa truyền giáo. Ðược Ðức cha Versiglia truyền chức linh mục cho, năm 1929. Từ đây cha luôn bên cạnh Ðức cha Louis Versiglia, Năm 1930, tháp tùng Ðức Cha Louis Versiglia đi kinh lý và được phúc tử đạo như trên. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong Chân phước cho Ðức Cha Louis và cha Caravario với danh xưng tử đạo, năm 1983, và hiển thánh, 2000.
9). Chân Phước linh mục Luigi Orione (Tortona, 1872-1940) sinh 23.06.1872, tại Ponteccurone, giáo phận Tortona. Năm 13 tuổi nhập tu đệ tử Phanxico. Từ 1886, xin vào Salésiens Don Bosco. Và 1889, tu chủng viện Tortona. Năm 1895, thụ phong linh mục. Ðặc trách giới trẻ, mở các trung tâm tiếp nhận và giáo dục giới trẻ ở Morbico Losana (Pavie), ở Sicile, San Remo và Roma. Năm 1909, với khuyến khích và phép của giám mục, Cha lập ra tu hội cho riêng linh mục ‘‘Con Chúa Quan Phòng’’ (Fils de la Divine Providence) có thêm lời khấn thứ tư : trung thành với Giáo Hoàng (fidélité au Pape). Năm 1904, cha tổ chức công nghị và thành công, thảo luận : hợp nhất giáo hội ly khai (Obtenir l’union des Eglises séparées). Năm 1915, cha mở thêm dòng ‘Tiểu Muội Truyền Giáo Bác Ái ‘’ (Petites Sỵurs missionaires de la Charité) chuyên chầu Thánh Thể và chiêm ngắm Chúa Chịu Ðóng Ðinh.
Mùa Ðông, 12.03.1940, cha qua đời vì đau tim, sau ba ngày. Miệng tươi cười, kêu xin : Giêsu, Giêsu.. Xin đến với con. Cha hằng ao ước sống chết bên người nghèo khổ. Vì họ là Chúa Giêsu (Les pauvres qui sont Jésus Christ)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tuyên phong ngài là chân phước, 26.10.1980.
10). Chân phước linh mục Michael Rua (Turin, 1837-1910), một trong đệ tử Salésiens khấn đầu tiên, sau là người kế vị thánh Don Bosco, từ khi ngài qua đời đến 04.1910. Don Bosco phát triển Dòng bên trong, còn Michael Rua khuếch trương ra ngoại quốc.
Cha thụ phong linh mục năm 1860, giữ chức giám đốc Salésiens ở Mirabello (1863-65), và làm phó giám đốc Dòng Nữ Salésiens. Khi nào Don Bosco cần, là có Michael Rua ngay. Cha phụ trách thành lập, đi thăm các nhà bên âu châu. Cha qua đời 1910, thọ 73 tuổi.
Ðức Giáo Hoàng PhaoLo VI phong chân Phước cho Cha Michael Rua, 29.01.1972, nói : Khai sinh là Don Bosco, củng cố làm vững mạnh Salésiens là Cha Michael Rua. Cha là gương mẫu trong dòng. Giữ kỷ luật nghiêm minh. Ðời sống tâm linh trầm lặng và thâm sâu.
Kết Luận bằng Tv 30,
Lời cầu nguyện khi gặp thử thách
Lạy Chúa, xin ghé tai nghe và mau mau cứu chữa
Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Bởi vì Ngài công chính, xin giải thoát con,
Ghé tai nghe và mau mau cứu chữa. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con.
Núi đá và thành luỹ bảo vệ con, chính là Chúa. Vì danh dự Ngài, xin dẫn đường chỉ lối cho con.
Lưới kẻ thù giăng, xin gỡ con ra khỏi, vì nơi con trú ẩn, chính là Ngài.
Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín.
Ngài ghét bọn thờ thần hư ảo,phần con đây, lạy Chúa, chỉ tin tưởng nơi Ngài.
Được Ngài thương, con vui mừng hớn hở, vì Ngài đã đoái nhìn phận con cùng khốn. Con lâm cảnh ngặt nghèo, Ngài lo lắng chăm nom,
chẳng trao nộp thân này vào tay thù địch, nhưng cho con rộng bước thênh thang.
Xin xót thương, lạy Chúa, bởi vì con lâm cảnh ngặt nghèo, quá sầu đau, mắt đà mòn mỏi,
hồn ảo não và thân hình tiều tuỵ.
Đời tiêu hao trong nỗi u buồnvà tháng năm tàn lụi giữa tiếng thở than. Con kiệt lực vì gặp bước khốn cùng, gân cốt con rời rã.
Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi,thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa.
Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ.
Con nghe thấy những lời độc địa của bao người, nhìn chung quanh : toàn những điều khủng khiếp. Chúng toa rập chống con, và mưu toan lấy mạng
Nhưng con đây vẫn tin tưởng nơi Ngài, lạy Chúa, dám thưa rằng : Ngài là Thượng Đế của con.
Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con.
Xin toả ánh tôn nhan rạng ngờitrên tôi tớ Ngài đây, và lấy tình thương mà cứu độ
Lạy Chúa, cao cả thay tấm lòng nhân hậu, Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài, và thi thố trước mặt phàm nhâncho ai tìm đến Ngài nương náu.
Bên Thánh Nhan, Ngài giấu họ kỹ càng khỏi người đời mưu hại. Ngài che chở họ trong lều thánh, xa tầm lưỡi thị phi.
Chúc tụng Chúa đã tỏ tình thương kỳ diệu đối với controng thành trì vững chắc.
Vậy mà con đã nói vì hốt hoảng :"Con bị đuổi đi khuất mắt Chúa rồi !"Thế nhưng Ngài đã nghe tiếng nài vantrong ngày con kêu cứu.
Hết mọi người hiếu trung với Chúa, hãy yêu mến Chúa đi !Chúa giữ gìn những ai thành tínnhưng thẳng tay trừng trị người ăn ở kiêu căng.
Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào ! Tv 30
HỌC CẦU NGUYỆN
(viết theo Apprende à prier, ns Paris Notre Dame, số 244, tháng 2 +3. 2024)
Theo CĐ Vatican II qua Bộ Phụng Tự SL số 10007l, ngày 11. 4.1971, Thánh GH Phaolo VI phê, 1.11. 1970, thì GS phải đọc kinh Pv ngày 3 lần sáng trưa chiều, chia 4 tuần, theo mùa Noel, Chay, Thường Niên và Phục Sinh. Ngày 7. 4. 85, Bộ qui định lại đọc sáng và chiều. HĐ GM VN in bộ kinh này, 2008
Thế nào là cầu nguyện (Savoir sur la prière). Nâng tâm hồn lên ‘Le Christ qui pri en moi’
Với ai (À Qui s’adresse). Ca tụng, thờ lạy Chúa ‘Agréable à Dieu’. Vinh danh Đức Mẹ ‘Je Vous Salue’ et ‘Magnificat’Với các Thánh và Thiên Thần ‘Prier les Saints et les anges’. Đọc chung Notre Père, Symbolte des Apôtres, Angélus (theo GK PV, VN, 2008)
Tâm tình (Les qualité)? Thinh lặng ‘Détourne l’attention’ : Thánh hóa ‘La confiance’. Nghiêm trang ‘Persévérance’.Tránh chia trí ‘Eviter les distractions’.
Chuẩn bị (Se préparer). Mang nghĩa trên ‘Núi’ hay quanh ‘bàn, TiaUè’Bie6cv ly
Tại sao (Comment former). Tinh thần Ubi Caritas
Thời gian (Les Temps de prière) Chúa Giêsu dạy chúng ta ‘phải cầu nguyện luôn’ Il faut prier toujours. (Lc 18, 1) và không ngừng ‘et tous temps’ (Lc 21, 36. Thánh Augustin định nghĩa C’est prier que bien vivre (St Augustin) và thánh Thomas cho rằng :La prière formelle explicite ne peut être continuelle à cause de autres occupations (St Thomas d’Aquin). Còn cha Bousset :C’est prier souvent (Bousset)
Thái độ (Les actes).Xin nhìn nhận (Regretter). Trước khi dâng lễ, chủ chăn và giáo dân cùng ‘tôi và anh chị em thú thật lỗi’. Sau sau mới cám ơn (Remercier), Dâng (Offir) và Xin ơn (Demender) của những ai xin lễ. Thánh Kinh thuật lại hai người vào nhà thờ. Một được ơn, một không.
Mười gương lành lưu lại
1) Chân Phước Glv Autralia, Mary MacKillop (1942-1909) sáng lập Dòng Nữ Thánh Giuse Thánh Tâm. Cả đời say mê truyền giáo trong kinh nguyện (VietCatholic 24.6.23)
2) Thánh Y Tá Malaysia Kybil Mathrigasu (1942-1948) (VietCatholic 7.7.24)
3)Thánh Trẻ Domico Savio (Ý, 1942-1958)
Là hoa quả vườn xuân Salésiens, Dominico Savio sinh 02.04.1842, làng Murialdo, cha là thợ rèn Cario Savio. Gia đình nghèo với 12 người con. Từ 5 tuổi đã theo cha mẹ đến nhà thờ. Còn sớm, nhà thờ chưa mở, thì Savio qùi ngay ngưỡng cửa đọc kinh. Học xong tiểu học, mới 10 tuổi, Savio đã thuộc giáo lý xưng tội lần đầu. Ðủ điều kiện rước Chúa. (Bài Phạm Bá Nha)
4)Thánh linh mục Giuseppe Cafasso (Turin 1811-1960) cùng quê d’Asti với Don Bosco. Từ nhỏ, ý chí mạnh làm thánh. Học chủng viện, thần học ở Chieri. Thụ phong linh mục 1833. Bốn tháng sau xin gia nhập dòng Collège Ecclesiatique, được tín nhiệm làm giám đốc, đào tạo linh mục tông đồ theo thánh Ignace. Làm linh hướng cho trường thần học Alphonse Marie de Liguori. Ngài tìm hiểu sâu xa linh đạo Thánh François de Sales và đi theo đường giáo dục của Don Bosco. Sau cơn bệnh bệnh nhẹ, cha qua đời, 23.06.1860. 49 tuổi. ÐGH Pio XI phong chân phước, 1925. ÐGH Pio XII phong thánh cho ngài, 22.06.1947.
5). Thánh nữ Marie-Dominique Mazzarello (Mornesse, Turin, 1837-1881) cùng sáng lập Dòng Nữ Salésiens. Marie trong gia đình 10 người. Cha là Giuse Mazzarello, mẹ là Madalena Calisagno. Nông dân nhưng giáo dục đức tin. Năm 15 tuổi cô sinh hoat trong trường Dòng Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Năm 1860, cô bị bệnh dịch nặng, do đang giúp gia đình cậu. Bước ngoặt, ảnh hưởng tới lòng đạo đức. Khấn Dòng Vô Nhiễm. Ý Chúa thúc đẩy, năm 1864, gặp cha Bosco, tại Mornesse, đang khi cha muốn mở dòng Salésiens nữ. Dòng phát sinh do sáng kiến của Don Bosco, và kiên trì của Marie-Dominique. Dòng mang tên ‘’ Con Ðức Mẹ Phù Hộ Giáo Hữu’’. Bosco lo giáo dục thanh nữ. Marie dạy nghề may. Năm 1872, nhóm thanh nữ khấn đầu tiên. Mẹ qua đời 14.05.1881, 44 tuổi. ÐGH Pio XII phong Mẹ lên bậc chân phước 20.11.1938, và hiển thánh 24.06.1951.
6) Thánh linh mục Leonardo Mulrialdo (Turin, 1828-1900) sau khi cha mất, cậu xin tu học ở Savone. Năm 1845, trở về Turin. Thụ phong linh mục 1851. sáng lập Dòng Thánh Giuse huấn luyện giới trẻ. Làm giám đốc Collegio Artigianelli dành cho người trẻ đang đi làm.
Gặp cha Don Bosco, say mê giáo dục Thanh Thiếu Niên. Mở văn phòng tiếp đón người thất nghiệp, Mở trường dạy nghề cho giới trẻ. Lập hiệp hội Người thợ Công Giáo. Tái lập Hiệp hội Báo Chí (1876) gốc là La Voce dell ’Operaio (La voix de l’Ouvrier). Nay còn hoạt động mang tên La Voce del Popolo Năm 1857, Cha Don Bosco tín nhiệm cử trông coi thêm nguyện đường Thánh Louis.
Năm 1868, cha qua Paris, dạy thần học cho Xuân Bích, mở hội Vincent de Paul. Năm 1865, trở lại Turin, cha khôi phục dòng Thánh Giuse. Mở Học Viện Linh Mục. Lo giáo dục văn hóa và kỹ thuật giớI trẻ, trẻ mồ côi và ăn xin.
Cha qua đời vì ung thư máu, 30.03.1900. Ðức Phaolo VI phong chân phước, 02.11.1963, và hiển Thánh 03.05.1970. Cha từng nói : Người cầu nguyện là người mạnh nhất thế giới (L’homme qui prie est le plus piussant du monde)
7). Thánh Thừa Sai Tử Ðạo giám mục Louis Versiglia (Pavie, 1873 - Chine 1930) sinh ngày 05.06.1873, tại Oliva Gessi, Pavie. 12 tuổi theo học trường Don Bosco. Năm 16 tuổi nhập tu Salésiens, tại Turin, được gửi học triết tại Roma. Và chịu chức linh mục tại Roma, 1895. Ðược bổ làm giám đốc Ðệ tử viện Genzano, trong 9 năm. Năm 1909, đi truyền giáo bên Trung Hoa, vùng Macao. Năm 1921, được đặt cử làm giám mục giáo phận Shiu Chow, Macao, nam Trung Hoa. Dù gặp khó khăn, đức cha mở được lớp giáo lý, trường học, chủng viện. Tháng 02.1930, Ngài đi công du mục vụ, phái đoàn có linh mục trẻ Callisto Caravario, dòng Salésiens, 3 nữ tu. Phái đoàn đi các vùng Lin-Chow, trên sông Pak-Kong. Trên đường đi từ Ling-Kong-How, về phía Li-thau-Tseul. Tới giữa trưa, phái đoàn đang đọc kinh Angelus, thì có nhóm khủng bố đến vây, uy hiếp 3 nữ tu. Ðức Cha Louis và cha Salésiens bị giết thảm khốc, tại chỗ.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong Chân phước cho Ðức Cha Louis với danh xưng tử đạo, năm 1983, và hiển thánh 2000. Thánh Giáo Hoàng nói khi phong thánh cho hai người con của Salésiens : Chết như các ngài là chết cho đức tin. Mục tử chết cho đoàn chiên. Tử đạo của hai thánh nhân là thực hiện nguyện ước của vị sáng lập Salésiens Don Bosco. Ðúng là ‘‘Chén đầy máu con chiên’’ (calices pleins de sang).
8). Thánh Thừa Sai Tử Ðạo linh mục Callistus Caravario (Turin 1903 - Chine 1930) sinh năm 1903, tại làng quê Cuorgné. Ðược hai tuổi, gia đình chuyển về Turin. Học giỏi nhất lớp. Năm 1921, Gia nhập Salésiens, và năm sau xin theo cha Louis Versiglia qua Trung Hoa truyền giáo. Ðược Ðức cha Versiglia truyền chức linh mục cho, năm 1929. Từ đây cha luôn bên cạnh Ðức cha Louis Versiglia, Năm 1930, tháp tùng Ðức Cha Louis Versiglia đi kinh lý và được phúc tử đạo như trên. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong Chân phước cho Ðức Cha Louis và cha Caravario với danh xưng tử đạo, năm 1983, và hiển thánh, 2000.
9). Chân Phước linh mục Luigi Orione (Tortona, 1872-1940) sinh 23.06.1872, tại Ponteccurone, giáo phận Tortona. Năm 13 tuổi nhập tu đệ tử Phanxico. Từ 1886, xin vào Salésiens Don Bosco. Và 1889, tu chủng viện Tortona. Năm 1895, thụ phong linh mục. Ðặc trách giới trẻ, mở các trung tâm tiếp nhận và giáo dục giới trẻ ở Morbico Losana (Pavie), ở Sicile, San Remo và Roma. Năm 1909, với khuyến khích và phép của giám mục, Cha lập ra tu hội cho riêng linh mục ‘‘Con Chúa Quan Phòng’’ (Fils de la Divine Providence) có thêm lời khấn thứ tư : trung thành với Giáo Hoàng (fidélité au Pape). Năm 1904, cha tổ chức công nghị và thành công, thảo luận : hợp nhất giáo hội ly khai (Obtenir l’union des Eglises séparées). Năm 1915, cha mở thêm dòng ‘Tiểu Muội Truyền Giáo Bác Ái ‘’ (Petites Sỵurs missionaires de la Charité) chuyên chầu Thánh Thể và chiêm ngắm Chúa Chịu Ðóng Ðinh.
Mùa Ðông, 12.03.1940, cha qua đời vì đau tim, sau ba ngày. Miệng tươi cười, kêu xin : Giêsu, Giêsu.. Xin đến với con. Cha hằng ao ước sống chết bên người nghèo khổ. Vì họ là Chúa Giêsu (Les pauvres qui sont Jésus Christ)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tuyên phong ngài là chân phước, 26.10.1980.
10). Chân phước linh mục Michael Rua (Turin, 1837-1910), một trong đệ tử Salésiens khấn đầu tiên, sau là người kế vị thánh Don Bosco, từ khi ngài qua đời đến 04.1910. Don Bosco phát triển Dòng bên trong, còn Michael Rua khuếch trương ra ngoại quốc.
Cha thụ phong linh mục năm 1860, giữ chức giám đốc Salésiens ở Mirabello (1863-65), và làm phó giám đốc Dòng Nữ Salésiens. Khi nào Don Bosco cần, là có Michael Rua ngay. Cha phụ trách thành lập, đi thăm các nhà bên âu châu. Cha qua đời 1910, thọ 73 tuổi.
Ðức Giáo Hoàng PhaoLo VI phong chân Phước cho Cha Michael Rua, 29.01.1972, nói : Khai sinh là Don Bosco, củng cố làm vững mạnh Salésiens là Cha Michael Rua. Cha là gương mẫu trong dòng. Giữ kỷ luật nghiêm minh. Ðời sống tâm linh trầm lặng và thâm sâu.
Kết Luận bằng Tv 30,
Lời cầu nguyện khi gặp thử thách
Lạy Chúa, xin ghé tai nghe và mau mau cứu chữa
Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Bởi vì Ngài công chính, xin giải thoát con,
Ghé tai nghe và mau mau cứu chữa. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con.
Núi đá và thành luỹ bảo vệ con, chính là Chúa. Vì danh dự Ngài, xin dẫn đường chỉ lối cho con.
Lưới kẻ thù giăng, xin gỡ con ra khỏi, vì nơi con trú ẩn, chính là Ngài.
Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín.
Ngài ghét bọn thờ thần hư ảo,phần con đây, lạy Chúa, chỉ tin tưởng nơi Ngài.
Được Ngài thương, con vui mừng hớn hở, vì Ngài đã đoái nhìn phận con cùng khốn. Con lâm cảnh ngặt nghèo, Ngài lo lắng chăm nom,
chẳng trao nộp thân này vào tay thù địch, nhưng cho con rộng bước thênh thang.
Xin xót thương, lạy Chúa, bởi vì con lâm cảnh ngặt nghèo, quá sầu đau, mắt đà mòn mỏi,
hồn ảo não và thân hình tiều tuỵ.
Đời tiêu hao trong nỗi u buồnvà tháng năm tàn lụi giữa tiếng thở than. Con kiệt lực vì gặp bước khốn cùng, gân cốt con rời rã.
Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi,thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa.
Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ.
Con nghe thấy những lời độc địa của bao người, nhìn chung quanh : toàn những điều khủng khiếp. Chúng toa rập chống con, và mưu toan lấy mạng
Nhưng con đây vẫn tin tưởng nơi Ngài, lạy Chúa, dám thưa rằng : Ngài là Thượng Đế của con.
Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con.
Xin toả ánh tôn nhan rạng ngờitrên tôi tớ Ngài đây, và lấy tình thương mà cứu độ
Lạy Chúa, cao cả thay tấm lòng nhân hậu, Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài, và thi thố trước mặt phàm nhâncho ai tìm đến Ngài nương náu.
Bên Thánh Nhan, Ngài giấu họ kỹ càng khỏi người đời mưu hại. Ngài che chở họ trong lều thánh, xa tầm lưỡi thị phi.
Chúc tụng Chúa đã tỏ tình thương kỳ diệu đối với controng thành trì vững chắc.
Vậy mà con đã nói vì hốt hoảng :"Con bị đuổi đi khuất mắt Chúa rồi !"Thế nhưng Ngài đã nghe tiếng nài vantrong ngày con kêu cứu.
Hết mọi người hiếu trung với Chúa, hãy yêu mến Chúa đi !Chúa giữ gìn những ai thành tínnhưng thẳng tay trừng trị người ăn ở kiêu căng.
Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào ! Tv 30
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Bốn, tiếp theo và hết
Vũ Văn An
14:15 12/02/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương Mười Bốn: Vượt thắng dục vọng, tiếp và hết
14.10. Ngoài vòng kiểm soát
Viễn ảnh
(Ê-phê-sô 1:17-23; Rô-ma 6:22) Chúa Giêsu là đầu của mọi vương quyền và thế lực, và chúng ta cũng vậy ở trong Người. Trước đây chúng ta phải chịu sự chết qua quá trình ô uế, vô lề luật và sự bại hoại tuyệt đối. Bây giờ chúng ta không còn hiệp nhất với Sa-tan nữa, chúng ta hiện đang hiệp nhất với Thánh Linh của Thiên Chúa.
Hy vọng
( Rô-ma 6:1-7) Khi bạn cố ý hoặc vô tình bị điều gì đó khác kiểm soát, bạn đang bị ràng buộc với tội lỗi. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã phá vỡ quyền lực của tội lỗi thông qua Chúa Kitô. Bạn có thể chiến thắng quyền lực của tội lỗi bằng cách phụ thuộc vào sức mạnh của Người và vâng lời Người.
(2 Phê-rô1:3-4 ) Chúng ta sống trong một chiều kích mới của sự thật, của nguyên tắc, của tư tưởng, của hành động bằng cách tham gia vào bản chất thần linh: nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự bại hoại của thế gian đầy dục vọng.
Với tư duy mới này, tôi cần phát triển thái độ mới này thông qua thực hành, nghĩa là, thêm đức hạnh vào đức tin, thêm kiến thức, thêm khả năng tự chủ, tiếp theo là sự kiên trì, lòng tin kính và lòng nhân từ anh em. Với sự thực hành và cam kết, bạn sẽ không thất bại trong cuộc sống.
(Ê-phê-sô 1:17-19) Sức mạnh của Thiên Chúa kết hợp với sức mạnh của tôi, và Người sẽ không bao giờ rời bỏ hoặc từ bỏ tôi, sức mạnh của Người luôn ở đó, tất cả những gì tôi cần làm là hành động trong đức tin, chọn con đường của Thiên Chúa, và chiến thắng là của tôi.
Thay đổi
(2 Cô-rinh-tô 10:3-5) Thay đổi một kiểu suy nghĩ là mời gọi một thử thách. Bất kể bất cứ suy nghĩ nào dù tốt hay xấu, trước tiên hãy kiểm tra với Thiên Chúa. Giao phó cho Người và nhận từ Người suy nghĩ đúng đắn và hành động tiếp theo để làm theo. Đáp lại bằng câu trả lời của Thiên Chúa, không phản ứng theo cảm xúc của bạn vốn là sự chết.
(Rô-ma 6:11; Phi-líp-phê 2:5) Tôi sống trong một chiều hướng suy nghĩ mới, siêu nhiên. Từ bình diện này, tôi nói đến việc chết đối với tội lỗi. Khi tôi thực hành điều này thường xuyên - cuộc sống của Chúa Kitô- những suy nghĩ và hành động của Người bắt đầu tiếp quản cho đến khi tôi sống thường xuyên trong tinh thần, không còn bị xác thịt kiểm soát trong lĩnh vực cám dỗ đó nữa. Là một người phối ngẫu và một người cha, tôi nhận ra bất cứ điều gì tôi nghĩ có thể và sẽ ảnh hưởng đến con cái tôi - tốt hay xấu.
(Châm ngôn 25:28; Ê-phê-sô 4:26-27) Bạn phải kiểm soát tinh thần mình, chậm giận, kiềm chế cơn thịnh nộ, lời lăng mạ, tranh chấp và kiên nhẫn, khiêm nhường, chịu đựng lẫn nhau: tự chủ.
Tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Chàng: 2 Cô-rinh-tô 10:3-5; Nàng: Ê-phê-sô 4:29.
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu 1 Phê-rô 2:9-12.
Cởi bỏ/Mặc vào: Từ danh sách thất bại, bắt đầu lập kế hoạch hành động để khắc phục thông qua Phần A.4, “Bảng Chiến thắng tội lỗi” và/hoặc Phần A.2, “Danh sách suy nghĩ và hành động”.
14.11. Lạm dụng tình dục
Các triệu chứng
• Nguyên tắc thẩm quyền bị phá vỡ, mất lòng tin và sợ hãi mọi thẩm quyền.
(Thánh vịnh 130:7; Isaia51:3) Vì người có thẩm quyền giờ đây không thể được chấp nhận là nơi ẩn náu hoặc hy vọng cho sự chỉ đạo đáng tin cậy, nên không có chân lý vĩnh cửu nào để dựa vào. Do đó, người bị lạm dụng không còn gì ngoài 'thần tượng của cảm xúc'. Tâm trí của cô ấy hoạt động điên cuồng để biện minh cho những cảm xúc đó (Đệ nhị luật 29:17-19).
• Gốc rễ: Sợ hãi và không có khả năng tin tưởng bất cứ người có thẩm quyền nào.
• Lẫn lộn về danh tính: Bị lạm dụng bởi cha - đảo ngược vai trò - thay thế các chức năng của mẹ: phụ nữ, con gái, vợ hoặc mẹ; do đó, rách nát và tan nát.
Cảm giác vinh quang, phẩm giá và giá trị bị phá hủy thay vì tôn vinh tư cách nữ tính của cô ấy.
Biện pháp khắc phục
(Do Thái7:25; Mát-thêu18:4) Thiên Chúa mãi mãi thanh tẩy chúng ta ngay cả quá khứ mà chúng ta không thể nhớ.
Hãy tìm kiếm những ký ức ẩn giấu về việc bị lạm dụng và bất cứ tuyên bố và lời thề nào được đưa ra để bênh vực và bảo vệ bản thân (1 Cô-rinh-tô 12:8; 1 Cô-rinh-tô 4:5).
(Gioan 20:23) Rửa sạch sự ô uế của quá khứ và phơi bày những ký ức về tinh thần của người đó ra ánh sáng (Phi-líp-phê 3:13-14; Lu-ca 11:46; Lu-ca 6:45; Ê-phê-sô 5:13).
(Rô-ma 6:10-14) Hãy để Thiên Chúa phơi bày tấm lòng chúng ta, trước ánh sáng của ân sủng, lòng trắc ẩn và sự tha thứ của Người, và áp dụng thập giá vào những phản ứng thực tế của chúng ta và coi chúng như đã chết (Isaia51:3; Châm ngôn 20:5; 1 Cô-rinh-tô 13:11-12; Ê-phê-sô 1:18; 1 Cô-rinh-tô 4:15-16; Ê-phê-sô 5:8; Isaia61:1-3).
Kêu gọi sự sống
(Lu-ca 4:18; Gioan 11:44) Bản thân chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi và truyền lệnh 'hãy cởi trói cho chúng, và để chúng đi!. Đừng dùng đến những mánh khóe, kỹ thuật hoặc phương pháp, hãy ở trong Sự hiện diện của Thiên Chúa, phát triển kỹ năng lắng nghe và khả năng phân định hàng ngày.
Các công thức được đề xuất, chỉ sử dụng như một hướng dẫn:
• Lời cầu nguyện chuyển cầu là công cụ mạnh mẽ nhất (Isaia30:18; Ê-phê-sô 1:18-19; Ê-phê-sô 3:16; Ê-dê-ki-en 36:26).
• Chuẩn bị tấm lòng của người bị tổn thương (Thánh vịnh 139:8-10; Châm ngôn 1:29-33; Thánh vịnh 112:7; Phi-líp-phê 1:6).
• Lời cầu nguyện chuyển cầu không phải để thao túng, mà chỉ để giúp người khác khôi phục ý chí của họ để thoát khỏi cảnh giam cầm và trang bị cho họ để đưa ra lựa chọn của riêng họ.
• (Do Thái12:14-15) Bất kể những điều kinh hoàng, cuối cùng chúng ta, bằng ý chí của mình, phải tha thứ cho kẻ phạm tội để chúng ta có thể lấy lại được sự tự do trong Chúa Kitô.
• (Lu-ca 6:45) Vì chúng ta nhìn thấy, nghe thấy và nói ra những điều lấp đầy trái tim mình, nên sự không tha thứ, lòng căm thù, ẩn chứa trong kho trái tim chúng ta làm sai lệch mọi nhận thức và ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của chúng ta.
(Xem thêm Chương 15, Chuỗi Tình yêu táo bạo.)
Cởi bỏ/Mặc vào: Duyệt lại và áp dụng các phương thức ở phần 14.13, “Các tội lỗi thống trị đời sống”; phần 13.1, “tự ghét mình”; Phần 13.2 “Tự chấp nhận mình”
14.12. Lạm dụng tình dục 2
Viễn ảnh
(Giảng viên 3:11; Do Thái2:18; Do Thái10:11-23) Hã sử dụng sự rửa sạch của lời, thay vì máu trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng tình dục.
(1 Cô-rinh-tô 6:16-20) Chồng và vợ trở thành một thịt? Một sự kết hợp không thánh thiện với đứa trẻ, các tinh thần vươn ra để khóa rập vào. Cần có lời cầu thay để phá vỡ sự kết hợp không thánh thiện này.
Trẻ em cần cảm thấy được lựa chọn và yêu thương đặc biệt. Một sự nhầm lẫn hiện hữu trong tâm hồn em, một sự đồng nhất không mong muốn của tinh thần em với kẻ đã xâm hại em. Người phụ nữ bị lạm dụng cần nhân tố quan trọng là lòng trung thành, sự chính trực và sự trong sạch của động cơ trong các mối quan hệ đặc biệt là với huấn đạo viên- điều này phải được thể hiện và truyền đạt.
(1 Thê-xa-lô-ni-ca 2:7-11; 2 Cô-rinh-tô 1:3-5) Người ta phải ở đó với người bị thương với sự dịu dàng và tôn trọng. Đừng thách thức những cảm xúc thái quá của họ, về hành vi của họ, hãy bình tĩnh, không phán xét. Sự hiểu biết và chấp nhận vô điều kiện tự nó đã an ủi.
Sử dụng những câu Kinh thánh an ủi, chẳng hạn như Isaia 40:11; Thánh vịnh 23:2-3.
(Mát-thêu18:18) Những lời thề hoặc lời tự nguyền rủa đã thực hiện trong quá khứ có thể bị phá vỡ bởi quyền năng của Chúa Kitô: "Tôi không tốt", "chớ gần gũi với bất kỳ người đàn ông nào", v.v.
(1 Phê-rô2:24; Rô-ma 6:6-7; Rô-ma 6:11-14; Rô-ma 8:11-13) Phá vỡ những khuôn mẫu thói quen cũ, ý kiến về chính mình. Bắt đầu bước đi trong 'con người mới của bạn' - không quay lại với những suy nghĩ và thói quen cũ.
(Gioan 19:30) Khi Chúa Giêsu chết, Người đã hoàn thành công việc đã hoàn tất, và chúng ta cũng thế ở trong Người, nhưng chúng ta phải thực hiện công việc đó mỗi ngày. Từ bỏ những thói quen cũ, những kiểu chạy trốn, tự bảo vệ tội lỗi: tin cậy Thiên Chúa là Đấng bảo vệ mình.
(Ga-lát5:24; Ga-lát2:20; I Cô-rinh-tô 15:31) Khi bị cám dỗ đóng băng, hãy nói, "KHÔNG! Việc này đã chết trên thập giá với Chúa Giêsu. Lạy Chúa, con sẽ cởi mở với chồng con, xin cảm ơn Chúa, vì quyền năng và ân sủng tăng sức mạnh của Chúa." Chính sự chữa lành được thực hiện bởi Thiên Chúa khi Người được mời vào bằng lời cầu nguyện để làm những việc lành của Người.
(Ê-phê-sô 3:14-19) Đây là lời cầu thay của chúng ta cho những người vẫn còn đau khổ.
(Cô-lô-sê 2:5-7; Isaia51:3; Isaia 61:1-3) Làm việc với Thiên Chúa, quá trình chữa lành phụ thuộc vào phẩm chất của thừa tác vụ và phản ứng của người bị thương.
Bắt đầu với sự tái sinh
(Do Thái10:14) Được hoàn thiện về mặt vị trí, được sống lại, đang ngồi trên thiên đàng.
(Ê-phê-sô 2:4-6; Phi-líp-phê 2:12-13) Hãy thực hiện điều đó trong kinh nghiệm và lớn lên trong Người.
(Cô-lô-sê 3:9) Cởi bỏ điều cũ và mặc lấy điều mới, gia tài của tôi được tạo nên bởi công việc đã hoàn thành trong sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
(Ga-lát2:20; Ga-lát5:24) song hành với nhau.
Áo giáp
(Ê-phê-sô 6:13-18) Hoặc chúng ta có áo giáp chính trực của Thiên Chúa hoặc chúng ta có áo giáp xác thịt, không có khu vực trung lập. Việc mặc áo giáp của Thiên Chúa bằng lời nói và hành động của Người sẽ không để chỗ hoặc nhà cho ma quỷ trú ngụ, chúng phải rời đi.
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)
Cởi bỏ/Mặc vào: Duyệt lại và áp dụng các phương thức trong phần 14.13, “Các tội lỗi thống trị đời sống”; phần 13.1 “tự ghét mình”; phần 13.2, “tự chấp nhận mình”.
VietCatholic TV
72 giờ Ukraine tấn công cường tập. Thỏa thuận mới với Mỹ làm nức lòng người Ukraine. Nga thua chắc
VietCatholic Media
03:34 12/02/2025
1. Tổng thống Donald Trump yêu cầu Ukraine cung cấp 500 tỷ đô la đất hiếm để tiếp tục hỗ trợ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine phải trả giá là nguồn khoáng sản trị giá 500 tỷ đô la.
Trong phần thứ hai của cuộc phỏng vấn với Fox News phát sóng vào cuối ngày thứ Hai, đảng Cộng hòa cho biết Hoa Kỳ nên nhận được một phần tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Ukraine để bồi thường cho hàng trăm tỷ đô la mà nước này đã chi để giúp Kyiv chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
“Tôi đã nói với người Ukraine rằng tôi muốn số đất hiếm tương đương khoảng 500 tỷ đô la. Và về cơ bản họ đã đồng ý làm như vậy để ít nhất chúng ta không cảm thấy ngu ngốc”, Tổng thống Donald Trump nói.
“Nếu không, chúng ta thật ngu ngốc. Tôi đã nói với họ rằng chúng ta phải làm vậy — 'chúng ta phải có được thứ gì đó. Chúng ta không thể tiếp tục trả số tiền này'“, ông nói thêm.
Ukraine nắm giữ các mỏ khoáng sản và nguyên tố quan trọng khổng lồ, từ lithium đến titan, đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất công nghệ hiện đại. Nước này cũng có trữ lượng than khổng lồ, cũng như dầu, khí đốt và uranium, nhưng phần lớn nằm trong các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra lời đề nghị cho phép Hoa Kỳ khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước ông như một chiến thuật để giữ Tổng thống Donald Trump ở lại. Ý tưởng này cũng là một phần trong “kế hoạch chiến thắng” của Ukraine, một danh sách các chính sách kinh tế và an ninh nhằm bảo đảm hòa bình công bằng với Nga, mà Zelenskiy đã trình bày với các đồng minh của nước này vào năm ngoái.
“Người Mỹ đã giúp đỡ nhiều nhất, và do đó người Mỹ nên được hưởng nhiều nhất,” Zelenskiy nói vào thứ sáu trong một cuộc phỏng vấn với Reuters. “Tôi cũng muốn nói về điều này với Tổng thống Donald Trump.”
Tổng thống Donald Trump, người hy vọng đánh bại Trung Quốc trong cuộc chạy đua giành tài nguyên toàn cầu, đã từng bày tỏ mong muốn khai thác nguồn khoáng sản dồi dào của Ukraine.
Đầu tháng này, ông đã nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục rằng, “Chúng tôi đang tìm cách đạt được thỏa thuận với Ukraine, theo đó họ sẽ bảo đảm những gì chúng tôi cung cấp cho họ bằng đất hiếm và những thứ khác”.
Phát biểu của ông đã gây ra phản ứng dữ dội từ Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người chỉ trích phong cách chính sách đối ngoại theo kiểu giao dịch của Tổng thống Donald Trump là “rất ích kỷ, rất tự cho mình là trung tâm”.
[Politico: Trump demands $500B in rare earths from Ukraine for continued support]
2. Siêu vũ khí hạt nhân Satan 2 của Putin là ‘thất bại hoàn toàn’ sau khi phát nổ trên bệ phóng - mặc dù Vlad khoe khoang rằng nó ‘không thể ngăn cản’
VLADIMIR Hỏa tiễn hạt nhân Satan-2 của Putin đã bị coi là “thất bại hoàn toàn” - mặc dù nhà độc tài Nga tuyên bố rằng nó “không thể ngăn chặn”. Tờ The Sun, trích dẫn các nguồn tin tình báo NATO, đã cho biết như trên hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai.
Putin đã sa thải giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos sau khi vũ khí chết người này phát nổ trên bệ phóng trước khi cất cánh trong một cuộc thử nghiệm hỏa tiễn.
Nga từ lâu đã tự hào rằng hỏa tiễn siêu thanh liên lục địa nặng 208 tấn - có khả năng mang đầu đạn hạt nhân - là “không thể ngăn cản” bởi phương Tây.
Hệ thống hỏa tiễn có tốc độ 15.880 dặm/giờ được cho là có kích thước bằng một tòa nhà chung cư cao 14 tầng.
Nhưng Putin hiện được cho là đang thất vọng vì những thất bại trong sản xuất loại vũ khí được gọi là vũ khí ngày tận thế này.
Các phương tiện truyền thông Nga chính thức loan tin rằng Putin đã sa thải Yury Borisov, 68 tuổi, vì dự án Satan-2 không có tiến triển gì.
Họ nói: “Sự tức giận của Putin chủ yếu xuất phát từ sự thất bại hoàn toàn trong việc sản xuất và điều động hệ thống hỏa tiễn Satan-2.
“Không có cơ sở phụ tùng điện tử phù hợp để sản xuất hàng loạt và toàn bộ các thử nghiệm vẫn chưa được hoàn thành.
“Các vấn đề liên quan đến hoạt động của 'Sarmat' sử dụng nhiên liệu lỏng vẫn chưa được giải quyết.”
Trong khi quá trình phát triển hệ thống hỏa tiễn được giữ bí mật nghiêm ngặt, các báo cáo về nhiều lần thử nghiệm thất bại đã bị rò rỉ.
Những hình ảnh vệ tinh đáng báo động chụp vào tháng 9 cho thấy một miệng hố khổng lồ tại bãi phóng hỏa tiễn hạt nhân Satan sau một “vụ nổ lớn trong một cuộc thử nghiệm thất bại”.
Theo báo cáo, đây là lần thử nghiệm Satan-2 thứ tư thất bại, trong đó chỉ có một lần thành công được ghi nhận, và được Putin giám sát vào tháng 4 năm 2022.
Nhà phân tích MeNMyR cho biết: “Cuộc thử nghiệm RS-28 Satan-2 đã thất bại hoàn toàn.
“Hỏa tiễn phát nổ trong hầm chứa, tạo ra một hố bom lớn và phá hủy bãi thử.”
Trước cuộc thử nghiệm, Borisov được cho là đã nói với Putin rằng hỏa tiễn khổng lồ này đã sẵn sàng chiến đấu.
Năm ngoái, Putin thậm chí còn khoe khoang trong bài phát biểu toàn quốc rằng Satan-2 “đã được đưa vào sử dụng trong quân đội”.
Ông nói với người Nga: “Chúng tôi sẽ sớm trình diễn chúng trong chế độ nhiệm vụ chiến đấu tại các căn cứ điều động của chúng”.
Nhà độc tài này thậm chí còn đe dọa sẽ phóng hỏa tiễn vào phương Tây trong một động thái đe dọa hạt nhân điên cuồng.
Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Các báo cáo của Nga cho biết quá trình phát triển Satan-2 đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nhà sản xuất không thể có được các bộ phận quan trọng.
Kênh VChK-OGPU cũng đưa tin vào tháng 4 năm ngoái: “Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các phụ tùng điện tử….để sản xuất hỏa tiễn chiến lược.
“Các thiết bị điện tử của hệ thống hỏa tiễn RS 28 hay Satan-2 mới phần lớn có nguồn gốc từ nước ngoài và do lệnh trừng phạt, chúng đang lâm vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
“Bây giờ mọi nỗ lực đang được thực hiện để khắc phục tình hình liên quan đến việc cung cấp các thiết bị điện tử được cấp phép.”
Hãng thông tấn nhà nước TASS của Putin đưa tin rằng hệ thống này vẫn cần phải trải qua một số lượng lớn thử nghiệm trước khi được điều động.
Chuyên gia quân sự tại Kyiv Oleksandr Kovalenko, thuộc Nhóm kháng chiến thông tin, trước đây từng nói rằng Satan-2 “không đáng tin cậy và nguy hiểm”.
Ông nói với RBC-Ukraine: “Đó là một hỏa tiễn rất có vấn đề.
“Người Nga thậm chí còn không thể thực hiện được các vụ phóng thử nghiệm.”
[The Sun: Putin’s Satan 2 supernuke is ‘absolute failure’ after blowing up on launchpad – despite Vlad’s brag it is ‘unstoppable’]
3. Tổng thống Donald Trump giải thích lý do khi công bố ‘thỏa thuận’ đất hiếm trị giá 500 tỷ đô la
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho rằng Ukraine có thể mất chủ quyền vào tay Nga hoặc vẫn giữ được chủ quyền, đồng thời nói thêm rằng ông muốn được bồi thường cho khoản viện trợ mà Hoa Kỳ đã cung cấp bất kể chiến tranh kết thúc như thế nào, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News được công bố vào ngày 10 tháng 2.
“Ukraine có thể đạt được thỏa thuận. Họ có thể không đạt được thỏa thuận. Họ có thể là lãnh thổ của Nga vào một ngày nào đó, hoặc họ có thể giữ được lãnh thổ của mình. Nhưng chúng ta sẽ có tất cả số tiền này ở Ukraine và tôi nói rằng, tôi muốn lấy lại nó”, Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Bret Baier của Fox News.
Tổng thống Hoa Kỳ đã nhiều lần cam kết sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng nhằm chấm dứt cuộc chiến toàn diện đang tiến gần đến kỷ niệm ba năm, đồng thời tuyên bố rằng cuộc xung đột sẽ không bao giờ xảy ra nếu ông nhậm chức vào năm 2022.
Tiếp nối đề xuất trước đó của ông về việc bảo đảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine để đổi lấy khoáng sản đất hiếm, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Kyiv “về cơ bản đã đồng ý” với một thỏa thuận về nguồn tài nguyên trị giá 500 tỷ đô la.
Tổng thống Hoa Kỳ cho biết: “Tôi đã nói với họ rằng tôi muốn số lượng đất hiếm trị giá khoảng 500 tỷ đô la khoáng sản, và về cơ bản họ đã đồng ý làm như vậy”.
Ukraine đã ám chỉ rằng họ sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác khai thác tài nguyên với Hoa Kỳ và các đối tác khác để đổi lấy sự bảo đảm an ninh, nhưng thông tin chi tiết về thỏa thuận như vậy vẫn còn chưa rõ ràng.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Donald Trump một lần nữa khẳng định rằng Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho Ukraine nhiều hơn các đối tác Âu Châu, đưa mức đóng góp của Washington lên tới hơn 300 tỷ đô la.
Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 170 tỷ đô la cho Ukraine kể từ khi cuộc chiến toàn diện nổ ra vào năm 2022, bao gồm việc cung cấp hơn 60 tỷ đô la hỗ trợ quân sự. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào tháng trước rằng chưa đến một nửa số viện trợ đó đã đến Ukraine.
Liên Hiệp Âu Châu và các nước thành viên đã cung cấp 145 tỷ đô la viện trợ tài chính, quân sự và nhân đạo trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Mặc dù đã cam kết làm trung gian cho một thỏa thuận trong vòng 100 ngày, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn chưa cung cấp nhiều chi tiết về một kế hoạch hòa bình khả thi. Đặc phái viên hòa bình của Tổng thống Donald Trump, Keith Kellogg, người sẽ đến thăm Ukraine vào ngày 20 tháng 2, được cho là đang chuẩn bị một số phương án cho một thỏa thuận ngừng bắn để trình lên Tòa Bạch Ốc.
Cuối tuần này, Zelenskiy dự kiến sẽ gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tại Hội nghị An ninh Munich, cũng như gặp Tổng thống Donald Trump tại Washington, để thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra và một giải pháp khả thi.
Tổng thống Mỹ gần đây cũng tiết lộ rằng ông đã liên lạc với Putin sau khi lên kế hoạch gặp mặt trực tiếp, chấm dứt tình trạng cô lập ngoại giao mà cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lên nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh.
[Kyiv Independent: ‘Ukraine may be Russian someday,’ Trump suggests while announcing $500 billion rare earth 'agreement']
4. Suốt 72 giờ qua, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công các trung tâm dầu mỏ, căn cứ không quân chiến lược, nhà máy trực thăng của Nga
Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công nhiều trung tâm dầu mỏ của Nga, một căn cứ không quân chiến lược và một nhà máy trực thăng trong suốt 72 giờ qua.
Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở ở Nga đóng vai trò hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của nước này. Các mục tiêu này bao gồm các phi trường, nhà máy quân sự, kho đạn dược và nhà kho, cũng như các trung tâm dầu mỏ và nhà máy lọc dầu, nơi cung cấp nhiên liệu cho quân đội của nhà độc tài Vladimir Putin trong cuộc xung đột đang diễn ra, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Kyiv khẳng định rằng các cuộc tấn công này là nhằm đáp trả các cuộc không kích của Nga vào lãnh thổ Ukraine trong suốt cuộc chiến.
Các nạn nhân của đợt tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mới nhất của Ukraine trên đất Nga bao gồm một nhà máy dầu thuộc sở hữu của Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất nước này, và một căn cứ máy bay ném bom chiến lược - cả hai đều nằm ở khu vực Saratov, theo các kênh Telegram địa phương.
Nhà lãnh đạo Trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, Andriy Kovalenko, cho biết trung tâm dầu mỏ Rosneft đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine. Nó cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga trong cuộc chiến đang diễn ra.
Thống đốc khu vực Saratov, Roman Busargin, cho biết máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công và gây thiệt hại cho một doanh nghiệp công nghiệp, nhưng không nói rằng trung tâm dầu mỏ đã bị tấn công. Ông cho biết không có thương vong do cuộc tấn công.
Tại thành phố Engels gần đó, người dân địa phương cho biết họ nghe thấy tiếng nổ lớn và âm thanh tương tự như tiếng súng máy từ một phi trường quân sự vào khoảng 4 giờ sáng. Các video do kênh Telegram công bố cho thấy hình ảnh nhiều vụ nổ.
Sân bay này được quân đội Nga sử dụng cho các máy bay phản lực Tu-95MS và Tu-160, có khả năng phóng hỏa tiễn hành trình tấn công Ukraine và có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Kênh ASTRA Telegram, một dự án do các nhà báo độc lập của Nga điều hành, cho biết hôm thứ Hai rằng một nhà máy trực thăng, một đường ống dẫn dầu và nhiều nhà máy lọc dầu đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công trong hai ngày qua.
Kênh truyền hình này cho biết các mục tiêu bao gồm kho dầu và các trạm dầu, một nhà máy trực thăng ở vùng Rostov, các nhà máy lọc dầu ở Krasnodar Krai và một đường ống dẫn dầu ở vùng Volgograd.
Roman Busargin, thống đốc vùng Saratov của Nga, cho biết trên Telegram vào thứ Ba: “Hệ thống phòng không của chúng tôi đã tiêu diệt máy bay điều khiển từ xa [của Ukraine]. Có thiệt hại tại một doanh nghiệp công nghiệp ở Saratov. Các dịch vụ khẩn cấp đang hoạt động tại những nơi mà mảnh vỡ [máy bay điều khiển từ xa] có thể đã rơi xuống. Không có thương vong nào.”
Các cuộc tấn công của Ukraine vào các mục tiêu quân sự trên đất Nga dường như sẽ tiếp tục khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cố gắng làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv trong nhiệm kỳ thứ hai của ông tại Tòa Bạch Ốc.
[Newsweek: Ukraine Drones Strike Russian Oil Hubs, Strategic Airbase, Helicopter Plant]
5. Nga tập trung quân đội cho cuộc tấn công mới ở Chasiv Yar
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết vào chiều Thứ Ba, 11 Tháng Hai, rằng lực lượng Nga đang tập hợp quân để tấn công mới vào Chasiv Yar thuộc Tỉnh Donetsk.
Chasiv Yar ở phía đông Ukraine là một trong những trọng tâm của cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Donetsk. Thị trấn này, nằm cách Kramatorsk 25 km, hay 15 dặm, đã bị Nga tấn công kể từ đầu năm 2024.
“Hiện đang có giai đoạn tích tụ và tập trung (lực lượng Nga)... trên các tuyến đường tiếp cận Chasiv Yar và tập hợp lại tại chính thị trấn để tiến hành các hoạt động tấn công tiếp theo”, ông phát biểu trên truyền hình quốc gia.
Phát ngôn nhân cho biết thêm rằng trong tuần qua, lực lượng Nga đã tránh sử dụng xe thiết giáp, thay vào đó dựa vào xe địa hình và xe buggy để hỗ trợ hậu cần.
Vào ngày 29 tháng Giêng, tờ Moscow Times đưa tin rằng Chasiv Yar đã rơi vào tay quân đội Nga, trích dẫn năm nguồn tin quân sự và chính phủ Ukraine và Âu Châu.
Cả Ukraine và Nga đều chưa chính thức xác nhận tuyên bố này. Bình luận từ các quan chức quân sự Ukraine, các nhà phân tích OSINT và thậm chí cả các blogger quân sự Nga cho biết giao tranh dữ dội vẫn tiếp diễn trong thị trấn.
Trận chiến giành Chasiv Yar đã diễn ra trong nhiều tháng, với lực lượng Ukraine làm chậm bước tiến của Nga thông qua giao tranh ác liệt trên đường phố. Bất chấp áp lực của Nga, quân phòng thủ Ukraine vẫn chống cự, ngăn chặn một cuộc đột phá nhanh chóng.
[Kyiv Independent: Russia massing troops for new assaults in Chasiv Yar]
6. Hamas phải thả những con tin còn lại vào giữa trưa thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump cảnh báo
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai cho biết “mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ” và thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas nên bị chấm dứt nếu Hamas không thả những con tin còn lại trước giữa trưa thứ Bảy.
“Nếu họ không trả lại — tất cả, không phải từng chút một, không phải hai và một và ba và bốn và hai — trước thứ Bảy lúc 12 giờ,” Tổng thống Donald Trump nói. “Và sau đó, tôi muốn nói rằng, mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn.”
Tổng thống Donald Trump nói thêm rằng cuối cùng thì Israel sẽ quyết định, nhưng “Hamas sẽ biết” nếu thời hạn không được đáp ứng. Ông cũng nói “chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra”, khi được hỏi liệu ông có thể loại trừ sự tham gia của Hoa Kỳ sau khi trưa thứ Bảy đến hay không.
Phản ứng của Tổng thống Donald Trump được đưa ra sau khi Hamas đe dọa vào thứ Hai sẽ hoãn việc thả thêm các con tin ở Dải Gaza, cáo buộc Israel vi phạm các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Việc hoãn lại tiềm tàng này đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với một thỏa thuận bấp bênh, và diễn ra trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng ở Israel sau khi thả ba con tin Israel gầy gò vào cuối tuần sau nhiều tháng bị giam cầm.
Tuần trước, tổng thống đã đưa ra chủ quyền của Hoa Kỳ đối với Gaza để biến nó thành “Riviera của Trung Đông” và di dời gần 2 triệu người Palestine khỏi quê hương của họ. Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh ý tưởng này trong một cuộc phỏng vấn của Fox News được phát sóng vào thứ Hai, đi ngược lại nỗ lực của chính quyền ông khi lập luận rằng tổng thống chỉ đề xuất di dời tạm thời.
Trong cuộc phỏng vấn với Bret Baier, Tổng thống Donald Trump cho biết người Palestine sẽ không có quyền trở về quê hương của họ sau khi Hoa Kỳ tiếp quản - một bình luận nữa có nguy cơ gây nguy hiểm cho lệnh ngừng bắn vốn đã mong manh và hy vọng về các cuộc đàm phán tiếp theo.
Thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào Tháng Giêng kêu gọi thả các con tin theo nhóm nhỏ để đổi lấy việc thả các tù nhân Palestine. Năm nhóm con tin đã được thả kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu, bao gồm năm công dân Thái Lan. Người ta tin rằng có thêm 73 người vẫn ở lại Gaza, mặc dù không phải tất cả đều còn sống.
[Politico: Hamas must release remaining hostages by midday Saturday, Trump warns]
7. Zelenskiy đề xuất trao đổi đất đai với Putin, đề nghị trả lại Kursk
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy có kế hoạch đề nghị trao đổi đất đai trực tiếp với Nga để chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể đưa cả hai nước vào bàn đàm phán.
“Chúng tôi sẽ đổi lãnh thổ này lấy lãnh thổ khác”, Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian được công bố hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai, đồng thời cho biết Kyiv sẽ nhượng lại một phần khu vực Kursk mà nước này đã chiếm giữ kể từ cuộc tấn công bất ngờ vào Nga vào tháng 8.
Về việc Ukraine sẽ đòi hỏi những khu vực nào bị Nga tạm chiếm để đổi lại, nhà lãnh đạo Ukraine từ chối trả lời: “Tôi không biết, chúng ta sẽ xem. Nhưng tất cả các vùng lãnh thổ của chúng ta đều quan trọng, không có ưu tiên nào cả”.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông có kế hoạch chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine sớm, và tuyên bố đã đạt được tiến triển hướng tới mục tiêu đó trong các cuộc trò chuyện với nhà độc tài Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Donald Trump nói, “muốn mọi người ngừng chết trong chiến tranh” — tuy nhiên, nhóm của tổng thống Hoa Kỳ thừa nhận rằng cả hai bên sẽ phải từ bỏ một cái gì đó để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, tiếp tục tiến quân vào khu vực Donetsk ở phía đông đất nước và có vẻ như không muốn đàm phán.
Hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai, phát biểu châm biếm một cách điên cuồng và sai sự thật, Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, nói: “Tại khu vực Kursk, những kẻ phát xít mới hoạt động ở đó... kiểm soát một khu vực rộng khoảng hai mét và sâu một mét rưỡi”. Bà ta nói thêm rằng “Zelenskiy đưa ra những tuyên bố tương tự nhằm che giấu quy mô thực sự của thảm họa đối với Quân đội theo hướng này”.
Lực lượng Nga đã chiếm thêm 3.600 km2 lãnh thổ Ukraine vào năm ngoái và hiện kiểm soát khoảng 20 phần trăm đất nước. Ngược lại, quân đội Kyiv kiểm soát khoảng 500 km2 ở vùng Kursk cực tây của Nga.
[Politico: Zelenskyy proposes to trade land with Putin, offers to return Kursk]
8. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã nhắm vào nhà máy lọc dầu Saratov quan trọng của Nga
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine tuyên bố rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã nhắm vào nhà máy lọc dầu Saratov ở Tỉnh Saratov của Nga vào ngày 11 tháng 2.
“Nhà máy lọc dầu Saratov là một trong những cơ sở quan trọng trong cơ sở hạ tầng nhiên liệu của Nga. Công suất lọc dầu của nhà máy đạt 7 triệu tấn dầu mỗi năm”, Kovalenko cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhà máy lọc dầu này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga.
Tin tức này xuất hiện trong bối cảnh Ukraine đang tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào các mục tiêu của Nga ở hậu phương, tập trung vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng cung cấp cho quân đội Nga và nuôi dưỡng ngân quỹ chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Thống đốc tỉnh Saratov Roman Busargin xác nhận máy bay điều khiển từ xa đã tấn công một cơ sở công nghiệp trong khu vực nhưng không nói rõ liệu đó có phải là nhà máy lọc dầu hay không.
“Các dịch vụ hoạt động đang làm việc tại những nơi có thể có mảnh vỡ rơi xuống. Theo dữ liệu sơ bộ, không có nạn nhân nào”, ông cho biết.
Các kênh Telegram của Nga đưa tin về vụ nổ và hỏa hoạn tại cơ sở này, trong khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 40 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong đêm, bao gồm 18 chiếc trên vùng trời Saratov.
Saratov, một thành phố cách biên giới Ukraine gần 1.500 km, hay 930 dặm, là nơi có nhiều địa điểm quân sự và công nghiệp chiến lược.
Theo kênh Telegram của Nga, vụ tấn công gần đây nhất của Ukraine vào Tỉnh Saratov xảy ra vào đêm ngày 8 tháng Giêng, gây ra một đám cháy lớn tại một kho dầu ở thành phố Engels.
[Kyiv Independent: Drone strike reportedly targets Russia's key Saratov oil refinery]
9. Tổng thống Donald Trump mở rộng thuế thép và nhôm cho tất cả các nước
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai đã mở rộng thuế thép và nhôm để áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu, trên thực tế là hủy bỏ các thỏa thuận với Liên minh Âu Châu, Vương quốc Anh, Nhật Bản và các nước khác.
Theo một quan chức Tòa Bạch Ốc, sắc lệnh hành pháp mới này được xây dựng dựa trên mức thuế 25 phần trăm đối với thép và mức thuế 10 phần trăm mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đầu tiên áp dụng vào năm 2018 bằng cách tăng thuế, đóng lỗ hổng và loại bỏ các miễn trừ.
Theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump cho biết: “Đây là một vấn đề lớn - làm cho nước Mỹ giàu có trở lại”.
[Politico: Donald Trump expands steel and aluminum tariffs to all countries]
10. Pete Hegseth phát biểu về việc gửi quân đội Hoa Kỳ vào Ukraine
Phát biểu với các phóng viên vào thứ Ba tại Stuttgart, Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth cho biết, “Chúng tôi sẽ không gửi quân đội Hoa Kỳ vào Ukraine.”
Putin đã phát động cuộc chiến tranh với Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Kể từ đó, hơn 1 triệu người ở cả hai bên đã thiệt mạng hoặc bị thương, theo The Wall Street Journal. Ngoài ra còn có hơn 10 triệu người đã bị buộc phải di dời trong cuộc chiến.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh trong vòng một ngày sau khi nhậm chức, nhưng lời cam kết của ông vẫn chưa thành hiện thực.
Năm 2022, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Cho thuê-Cho mượn Quốc phòng Dân chủ Ukraine để tạo điều kiện cung cấp vật liệu cho Kyiv để chống lại Nga. Dự luật đã hết hạn vào tháng 9 năm 2023 mà không được sử dụng. Đại diện Joe Wilson, một đảng viên Cộng hòa đến từ Nam Carolina, đã đề xuất tái thẩm quyền thỏa thuận cho thuê-cho mượn để cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Một nhà báo đã hỏi Hegseth về chiến lược của Tổng thống Donald Trump đối với quân đội so với người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Joe Biden.
“Tổng thống Biden đã thề không đưa quân đội Hoa Kỳ vào Ukraine. Ông có sẵn sàng đưa quân đội Hoa Kỳ vào Ukraine để theo dõi các chuyến hàng vũ khí không?” phóng viên hỏi.
Hegseth trả lời rằng Hoa Kỳ vẫn sẽ không gửi bất kỳ quân đội nào đến quốc gia này. Ông nhấn mạnh rằng Tổng thống Donald Trump đang trông chờ vào một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra. Bộ trưởng Quốc phòng cũng cho biết Tổng thống Donald Trump “cam kết thực hiện” một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga.
“Chúng tôi sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn bè của mình”, Hegseth nói. “Tính cấp thiết của thời điểm này đòi hỏi bạn bè phải nói chuyện với bạn bè về năng lực, về việc tiến lên”.
Hegseth lưu ý rằng hiện tại “không có kế hoạch cắt giảm bất cứ điều gì” sau khi được hỏi về việc chuyển lực lượng từ Âu Châu sang tập trung vào Trung Quốc.
Bộ trưởng quốc phòng đang đến thăm trụ sở chung của Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, gọi tắt là EUCOM và Bộ Tư lệnh Phi Châu của Hoa Kỳ, gọi tắt là AFRICOM. Chuyến thăm của Hegseth là một phần trong chuyến đi kéo dài một tuần tới Đức, Bỉ và Ba Lan để nói chuyện với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và đồng minh.
“Elon Musk là một người yêu nước vĩ đại,” Hegseth nói. “Ông ấy rất quan tâm đến việc thúc đẩy chương trình nghị sự America First... Tôi hy vọng sớm được chào đón Elon đến Ngũ Giác Đài và nhóm của ông ấy.”
Bộ Hiệu quả Chính phủ đang nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang lãng phí và đã được cấp quyền truy cập vào “dữ liệu nhạy cảm của Kho bạc”, bao gồm hệ thống thanh toán của khách hàng An sinh xã hội và Medicare.
Bình luận của Hegseth được đưa ra sau khi một phóng viên hỏi Tổng thống Donald Trump vào ngày 7 tháng 2 về việc Musk được chỉ đạo đi xem xét ở đâu.
“Ngũ Giác Đài, Giáo dục, hầu như mọi thứ. Chúng ta sẽ xem xét mọi thứ,” Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc họp báo cùng với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba. “Tôi đã chỉ thị cho ông ấy đi kiểm tra Giáo dục, kiểm tra Ngũ Giác Đài, tức là quân đội. Và, bạn biết đấy, thật đáng buồn, bạn sẽ thấy một số thứ khá tệ.”
Musk, tỷ phú CEO của X, Tesla và SpaceX, đã được Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent chấp thuận cho tiếp cận Kho bạc vào thứ sáu. Điều này cho phép Musk và nhóm của ông tham gia vào một hệ thống chịu trách nhiệm thanh toán hàng ngàn tỷ đô la cho chính phủ, bao gồm cả séc An sinh xã hội và hoàn thuế.
Ông ấy đã thay đổi tiểu sử trên tài khoản X của mình thành “Hỗ trợ kỹ thuật Tòa Bạch Ốc”.
Đảng Dân chủ đã lên tiếng về “chính phủ bóng tối không được bầu cử”.
Tuần trước, Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer và Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries đã công bố một dự luật mới mang tên “Ngăn chặn hành vi trộm cắp”, theo họ là “nhằm ngăn chặn sự can thiệp bất hợp pháp vào hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính và bảo vệ người dân Mỹ trên khắp cả nước”.
Bộ Quốc phòng, trong một thông cáo báo chí: “Trong suốt chuyến đi này, Bộ trưởng Hegseth sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường liên minh, nâng cao khả năng sẵn sàng phòng thủ và bảo đảm rằng lực lượng chiến binh Hoa Kỳ vẫn là lực lượng nguy hiểm nhất trên thế giới bằng cách thể hiện hòa bình thông qua sức mạnh.”
Tờ Wall Street Journal, ngày 22 tháng Giêng cho biết: “Tổng thống Donald Trump đã giao cho Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg nhiệm vụ chấm dứt chiến tranh Ukraine trong 100 ngày. Hầu như không ai nghĩ ông ấy có thể làm được điều đó—đặc biệt là người Nga.”
Putin phát biểu với các quan chức vào ngày 21 tháng Giêng: “Sẽ không có lệnh ngừng bắn ngắn hạn, không có bất kỳ hình thức tạm dừng nào để tập hợp lại lực lượng và tái vũ trang nhằm tiếp tục cuộc xung đột sau đó”.
Các nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, sẽ thảo luận về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich, khai mạc vào thứ sáu, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét cách tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine mà không phải chịu chi phí cao.
[Newsweek: Pete Hegseth Addresses Sending US Troops Into Ukraine]
11. Von der Leyen thề sẽ phản ứng ‘chắc chắn và tương xứng’ đối với thuế quan của Tổng thống Donald Trump
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hôm thứ Ba đã cam kết sẽ thực hiện các biện pháp “cứng rắn và tương xứng” sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu qua đêm.
“Thuế quan là thuế - không tốt cho doanh nghiệp, thậm chí còn tệ hơn cho người tiêu dùng”, von der Leyen cho biết trong một tuyên bố.
Bà von der Leyen cho biết mức thuế 25 phần trăm “vô lý” đối với thép, nhôm và mức thuế tương hỗ đối với các sản phẩm khác “sẽ không được đáp trả”.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đã mở rộng mức thuế thép và nhôm để áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu, về cơ bản là hủy bỏ các thỏa thuận thuế quan trước đó với Liên minh Âu Châu, Vương quốc Anh, Nhật Bản và các nước khác.
“Đây là một vấn đề lớn. Đây là khởi đầu cho việc làm cho nước Mỹ giàu có trở lại,” Tổng thống Donald Trump phát biểu vào tối thứ Hai.
[Politico: Von der Leyen vows ‘firm and proportionate’ response to Donald Trump’s tariffs]
12. Cuộc không kích của Nga gây thiệt hại cho các cơ sở của Naftogaz tại Poltava
Nga đã tiến hành một cuộc không kích vào lưới điện của Ukraine vào đêm ngày 11 tháng 2, buộc nhà điều hành năng lượng của nước này phải thực hiện tình trạng mất điện khẩn cấp, Bộ trưởng Năng lượng Herman Halushchenko cho biết.
Cuộc tấn công, bao gồm các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng khí đốt trong đêm và kéo dài đến sáng, đã làm căng thẳng thêm mạng lưới năng lượng của Ukraine.
“Vào ban đêm, Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng khí đốt. Tính đến sáng nay, ngành năng lượng vẫn đang bị tấn công”, Halushchenko cho biết.
Theo báo cáo, lực lượng Nga đã phóng hỏa tiễn hành trình từ Hắc Hải trong đêm, gây ra cảnh báo trên không ở Kyiv và một số vùng.
Các cơ sở sản xuất của Tập đoàn Naftogaz tại Poltava đã bị hư hại, công ty dầu khí nhà nước này cho biết.
“Chúng tôi biết ơn tất cả các đồng nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất, lưu trữ và cung cấp khí đốt cho mọi loại người tiêu dùng trong thời điểm cực kỳ khó khăn này”, Roman Chumak, Tổng giám đốc điều hành của Naftogaz cho biết.
Hậu quả đầy đủ của cuộc tấn công đang được xác định.
Nga đã nhiều lần tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, nhằm mục đích phá vỡ nguồn cung cấp điện và làm suy yếu tinh thần của người dân.
Vào tháng 9, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết các cuộc không kích của Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện của Ukraine và hầu hết công suất thủy điện của nước này.
Chính quyền Ukraine và các công ty năng lượng đã nỗ lực sửa chữa và gia cố lưới điện trước các cuộc tấn công dự kiến xảy ra tiếp theo.
[Kyiv Independent: Russian strike damages Naftogaz facilities in Poltava Oblast]
Binh biến: Lính Nga làm phản, hạ sát sĩ quan. Ukraine bất ngờ chiếm thêm nhiều đất. Putin xuống nước
VietCatholic Media
15:19 12/02/2025
1. Video: Quân đội Ukraine chiếm vùng đất mới bằng ‘chiến dịch bất ngờ’
Quân đội Ukraine vừa công bố đoạn video cho thấy cuộc tấn công ở khu vực Kursk, nơi quân đội nước này đang giành được thắng lợi.
Bộ Tư lệnh Lực lượng Dù Ukraine cho biết lực lượng của họ đã “thực hiện thành công các hành động tấn công” ở khu vực của Nga.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh có báo cáo rằng sáu tháng sau khi xâm nhập vào Nga, Ukraine đã chiếm giữ các vị trí mới trong tháng này với những gì được mô tả là “một động thái nhanh chóng và bất ngờ”.
Ukraine cho biết họ đã đạt được những bước tiến đầu tiên trong cuộc xâm lược vào tháng 8 năm ngoái nhưng lực lượng Nga đã giành lại được một phần lãnh thổ trong những tuần gần đây. Ukraine tuyên bố rằng họ đang trẻ hóa chiến dịch của mình ở Kursk cho thấy họ không từ bỏ cuộc chiến giành lãnh thổ ở khu vực của Nga, điều này có thể là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.
Bộ Tư lệnh Lực lượng Dù Ukraine đã công bố video trên trang Facebook về những gì họ mô tả là hoạt động tấn công mới ở Kursk vào đầu tháng này.
Đoạn clip cho thấy cảnh quay bằng máy bay điều khiển từ xa được quay nhanh lại cảnh các phương tiện quân sự di chuyển qua các con đường và cánh đồng nơi có những vụ nổ.
Bài đăng cho biết lính dù thuộc Lữ đoàn Dù số 82 của Ukraine đã thực hiện thành công các hoạt động tấn công ở Kursk phối hợp với các đơn vị hỗ trợ, lực lượng chiến đấu và hậu cần.
Báo cáo cho biết thêm rằng lực lượng phòng thủ của Ukraine đã bảo đảm được các vị trí mới và “cải thiện đáng kể tình hình chiến thuật của họ”.
Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự Nga trên Telegram đã thừa nhận động thái mới của Ukraine.
Kênh Telegram Zapiski Veterana cho biết khoảng 500 nhân sự và 50 xe thiết giáp đã được điều động trong đợt tấn công của Ukraine. Một blogger quân sự Nga khác cho biết quân đội Nga đã mất quyền kiểm soát các thị trấn Cherkasskaya Konopelka và Ulanok.
Các nguồn tin của Nga cho biết quân đội Ukraine đã tấn công vào phía đông nam Sudzha, thành phố mà Kyiv đã chiếm được vào đầu cuộc tấn công.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cũng ghi nhận những bước tiến của quân Ukraine ở Kursk và có giao tranh ở phía tây bắc, phía tây và đông nam Sudzha.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Ukraine đã tiến hơn 5 dặm rưỡi vào khu vực của Nga. Trước đó, ông cho biết cuộc xâm nhập đã buộc Nga phải tái điều động lực lượng từ miền nam Ukraine, ngăn chặn một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch vào thành phố Zaporizhzhia.
Bộ tư lệnh Lực lượng Dù Ukraine cho biết: “Hợp tác chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ, lực lượng chiến đấu và hậu cần, lính dù của Lữ đoàn Dù độc lập số 82 Bukovyna đã thực hiện thành công các hoạt động tấn công ở một mặt trận trong Tỉnh Kursk.”
phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov thừa nhận “Kể từ ngày 6 tháng 2, quân đội Ukraine đã tiến hành các hành động phản công vào các thị trấn Cherkasskaya Konopelka và Ulanok ở Tỉnh Kursk.”
Ông nói: “Khoảng 150.000 người đã chạy trốn khỏi vùng Kursk, nơi bị Ukraine xâm lược”. Các tin tức này giáng một đòn mạnh vào Vladimir Putin. Thông báo về những thành quả của Ukraine cho thấy hoạt động của họ trên lãnh thổ Nga vẫn là ưu tiên hàng đầu, điều này có thể hữu ích trong trường hợp đàm phán chấm dứt xung đột.
[Newsweek: Video: Ukraine Troops Seize New Land With 'Unexpected Maneuver']
2. Tòa án Nga tuyên án một người lính hạ sát 4 quân nhân khác, Mediazona đưa tin
Hạ sĩ người Nga Nikita Posmetukhov đã bị chính quyền Nga kết án tù chung thân vào ngày 11 tháng 2 vì bắn bốn binh sĩ Nga khác vào tháng 11 năm 2023, Mediazona đưa tin.
Nhiều sĩ quan và binh lính Nga đã bỏ ngũ hoặc phá hoại các hoạt động khi Nga tiếp tục cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine trong hơn ba năm với thương vong lớn, sử dụng cái gọi là chiến thuật “biển người” để giành chiến thắng.
Theo một tài liệu mà Mediazona cung cấp, Posmetukhov được cho là đã tức giận với một đại úy tên là Mikhail Trubin vì ông ta đã áp dụng các biện pháp kỷ luật và đe dọa sẽ chuyển anh ta sang một đơn vị tấn công.
Tòa án quân sự quận phía Nam không chính thức mô tả các sự việc vì vụ án diễn ra sau cánh cửa đóng kín.
Người lính bị cáo buộc giết chết những sĩ quan và binh lính Nga trong một hầm trú ẩn kiên cố dành cho các chỉ huy Nga mà Posmetukhov đã vào sau khi uống rượu. Người bị cáo buộc được cho là đã giết Trung sĩ Vladimir Glazyev đang đứng gác ở cửa hầm trú ẩn, theo kết quả điều tra của Mediazona.
Posmetukhov đã bỏ chạy nhưng vì địa điểm xảy ra vụ tấn công nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine, nên anh ta không chạy thoát. Hàng chục trường hợp tương tự như trường hợp của Posmetukhov, nhưng hung thủ chạy thoát được về Nga, lẩn trốn trong dân, thậm chí trốn sang Belarus nên không bị bắt.
Sau vụ việc, Posmetukhov được cho là đã vào một hầm trú ẩn và bắn Trung tá Stanislav Klyukin, Đại úy Mikhail Trubin và Binh nhì Vladimir Petrichenko khi họ đang ngủ.
Kết thúc phiên tòa xét xử kín, Posmetukhov bị kết tội giết từ hai người trở lên “trong thời gian đang xảy ra hoạt động quân sự đặc biệt và hành động vì động cơ côn đồ”. Anh ta cũng bị buộc tội “có hành vi bạo lực chống lại chỉ huy quân sự trong bối cảnh xung đột vũ trang” theo bộ luật hình sự Nga.
Khi Nga tiếp tục cuộc chiến tranh với Ukraine, Nga đã mất hơn 850.000 quân và thiệt hại lớn về trang thiết bị.
[Kyiv Independent: Russian court sentences soldier for killing 4 other servicemen, Mediazona reports]
3. Điện Cẩm Linh lên tiếng khi máy bay phản lực tư nhân liên quan đến Tổng thống Donald Trump hạ cánh tại Mạc Tư Khoa
Điện Cẩm Linh đã lên tiếng hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai, sau khi một chiếc máy bay phản lực tư nhân được cho là có liên quan đến Tổng thống Donald Trump hạ cánh xuống Mạc Tư Khoa.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti hôm thứ Ba đưa tin rằng một chiếc máy bay phản lực được cho là có liên quan đến đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Donald Trump, Steve Witkoff, đã hạ cánh xuống phi trường Vnukovo của Mạc Tư Khoa vào sáng thứ Ba.
Các báo cáo về việc máy bay phản lực này đến thủ đô của Nga càng làm dấy lên suy đoán rằng Tổng thống Donald Trump có thể sớm cố gắng làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần ba năm bằng cách nói chuyện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Trích dẫn dữ liệu Flightradar24, RIA Novosti cho biết một máy bay phản lực tư nhân Gulfstream G650ER khởi hành từ Washington và có mặt tại phi trường Vnukovo của Mạc Tư Khoa lúc 10:17 sáng giờ địa phương vào thứ Ba.
Khi được hỏi về các báo cáo Witkoff đã hạ cánh tại quốc gia này, Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước Interfax: “Không, chúng tôi không có thông tin. Không có kế hoạch liên lạc với Steve Witkoff.”
Ông Peskov cho biết thêm, hiện tại không có cuộc thảo luận nào “liên quan đến giải pháp cho Ukraine” được lên kế hoạch.
Trợ lý của Tổng thống Donald Trump, Witkoff, sở hữu một chiếc máy bay phản lực Gulfstream G650ER, mặc dù không rõ liệu đó có phải là chiếc máy bay của ông hạ cánh xuống Mạc Tư Khoa hôm thứ ba hay không.
Những người quan sát cuộc chiến ở Ukraine suy đoán rằng đó là máy bay của Witkoff ở Nga.
“Một chiếc máy bay phản lực thương mại Gulfstream G650ER khởi hành từ Washington DC ngày hôm qua và được cho là thuộc sở hữu của Steve Witkoff, Đặc phái viên tại Trung Đông và là Trợ lý thân cận của Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Donald Trump, đã xâm nhập Không phận Nga và đang tiến đến Mạc Tư Khoa”, tài khoản X OSINTdefender cho biết.
Các báo cáo đã gây ra phản ứng dữ dội trong số các tài khoản ủng hộ Ukraine trên X, với một nhà phê bình Putin, Jay ở Kyiv, viết: “Sứ giả Witkoff của Tổng thống Donald Trump hiện đang hạ cánh tại Mạc Tư Khoa. Steve sắp được xem hồ sơ FSB rộng lớn của mình, cảnh quay camera trong khách sạn, hồ sơ ngân hàng, hồ sơ hẹn hò trực tuyến, các cuộc trò chuyện qua tin nhắn riêng tư có tính buộc tội. Sau đó, các cuộc đàm phán bắt đầu.”
Tổng thống Hoa Kỳ bị cáo buộc đã sử dụng một trong những máy bay phản lực riêng của Witkoff làm mồi nhử để đi đến một sự kiện trong chiến dịch tranh cử năm 2024 của mình, vì lo sợ bị ám sát, Axios đưa tin vào ngày 9 tháng 2. Chiếc máy bay đó được gọi là “Chuyến bay ma”, mặc dù không rõ liệu nó có phải là cùng một chiếc máy bay được phát hiện hạ cánh ở Mạc Tư Khoa vào thứ Ba hay không.
Agentstvo, một hãng tin điều tra của Nga, cho biết Tổng thống Donald Trump đã sử dụng chiếc Gulfstream G650ER hạ cánh tại Mạc Tư Khoa vào thứ Ba nhiều lần, “bao gồm cả chuyến đi đến Hội nghị Bảo thủ Orlando năm 2021 và lễ khánh thành Nhà thờ Đức Bà Paris vào tháng 12 năm 2024 (khứ hồi)”.
Riêng Lynne Tracy, đại sứ Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa, được cho là đã có cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov vào thứ Ba, Điện Cẩm Linh cho biết. Cặp đôi này đã thảo luận về hoạt động của các tổ chức ngoại giao Nga ở nước ngoài, RIA Novosti đưa tin cùng với một video về chuyến thăm của Tracy đến Bộ Ngoại giao Nga.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết về việc Witkoff được cho là đã đến Mạc Tư Khoa vào thứ Ba: “Không, không có thông tin nào và chúng tôi không có kế hoạch liên lạc nào”.
Hiện chưa rõ khi nào Tổng thống Donald Trump và Putin sẽ gặp nhau để thảo luận về các cuộc đàm phán tiềm năng nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, vốn sẽ bước sang năm thứ tư vào ngày 24 tháng 2.
Ryabkov cho biết hôm thứ Ba rằng “giải pháp chính trị mà chúng tôi hình dung không thể đạt được nếu không thực hiện đầy đủ những gì Tổng thống Putin tuyên bố khi ông phát biểu với Bộ Ngoại giao Nga vào tháng 6”.
Putin đã yêu cầu Ukraine nhượng lại lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa và từ bỏ tham vọng gia nhập liên minh quân sự NATO.
[Newsweek: Kremlin Responds As Trump-Linked Private Jet Lands in Moscow: Reports]
4. Nga mất 213 xe ở Ukraine trong một ngày
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã mất 213 xe cộ, bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bọc thép, xe hơi và xe bồn ở Ukraine vào ngày 11 tháng 2.
Khi cuộc chiến với Ukraine leo thang, tổn thất của Nga cũng tiếp tục tăng theo cấp số nhân, và việc mất hơn 200 xe là một trong những tổn thất lớn nhất trong một ngày kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Tình trạng mất mát xe cộ ngày càng tăng của Nga có thể sẽ không bền vững và quân đội Mạc Tư Khoa có thể không thể tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến với Ukraine nếu không có đủ trang thiết bị cần thiết.
Gần ba năm sau cuộc chiến với Kyiv, một cơ quan truyền thông độc lập đã phân tích rằng Putin đã “phá hủy” kho dự trữ thiết bị thời Liên Xô của quân đội nước này, và Mạc Tư Khoa đã sử dụng cạn kiệt hơn một nửa số thiết bị quân sự của mình.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Ukraine cho biết Nga đã mất tổng cộng 67.665 xe, bao gồm 10.014 xe tăng, 20.844 xe chiến đấu bọc thép và 36.807 xe và thùng nhiên liệu. Newsweek vẫn chưa xác minh những con số này.
Số lượng xe bị mất trong một ngày cao nhất trước đây của Nga bao gồm 194 xe vào ngày 14 tháng 11; 159 xe vào ngày 26 tháng 9; và 148 xe vào ngày 16 tháng 10.
Theo số liệu của Quân đội Ukraine, tổn thất của Mạc Tư Khoa tăng đều đặn từ tháng 3 năm 2024 trở đi và đạt đỉnh vào Tháng Giêng năm 2025, với 2.954 xe bị mất trong tháng đó. Rất khó để xác minh độc lập tổn thất xe dọc theo hàng trăm dặm tiền tuyến.
Trong khi số lượng xe tăng bị mất mỗi tháng của Nga đã giảm kể từ tháng 10 năm 2023, thì số lượng xe chiến đấu bọc thép bị mất của nước này vẫn ở mức cao kể từ đó và chỉ bắt đầu giảm vào tháng 12 năm 2024.
Số lượng xe tăng mà Nga mất gần đây đã đạt đến một cột mốc mới, vượt qua con số 10.000 vào ngày 10 tháng 2. Nhìn chung, chiến tranh Nga-Ukraine đã gây ra tổn thất lớn nhất về thiết bị cho Mạc Tư Khoa trong 80 năm.
Viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW có trụ sở tại Washington DC trước đây cho biết tình trạng mất mát ngày càng tăng về xe thiết giáp có thể ảnh hưởng đến cuộc tấn công của Nga ở một số khu vực tiền tuyến, đặc biệt là tiến độ của họ ở Kursk.
ISW lưu ý trong một đánh giá chiến dịch tấn công của Nga vào ngày 6 tháng 2 rằng binh lính Mạc Tư Khoa đang sử dụng xe bốn bánh và xe buggy để vận chuyển. Nhóm nghiên cứu này nói thêm: “Các cuộc tấn công thành công và tốn kém của Ukraine chống lại xe thiết giáp của Nga trong khu vực có thể đã thúc đẩy lực lượng Nga sử dụng các phương thức vận chuyển thay thế ít tốn kém hơn thường xuyên hơn”.
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng tải những tổn thất mới nhất của Nga trong cuộc chiến cùng với chú thích: “'Có rất nhiều máu, mồ hôi và lòng can đảm giữa ước mơ và thành công'“
ISW trước đây đã viết trên X: “Các lực lượng Ukraine được cho là đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn 3.000 xe tăng của Nga và gần 9.000 xe thiết giáp vào năm 2024 khi Nga tiếp tục tích lũy tổn thất về xe cộ có khả năng không bền vững trong trung hạn. Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng ít xe thiết giáp hơn trong các cuộc tấn công ở những khu vực hoạt động tích cực nhất của tiền tuyến trong những tuần gần đây, có thể là để bảo tồn những chiếc xe này khi kho dự trữ của Liên Xô cạn kiệt.”
Trong một blog về cân bằng quân sự, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Luân Đôn, đã thảo luận về số thiết bị còn lại của Nga và viết: “Số thiết bị còn trong kho rất có thể đang ở trong tình trạng xuống cấp, điều này có thể khiến Nga khó cung cấp đủ thiết bị để bù đắp cho tỷ lệ hao hụt trước đó”.
Người ta không biết Nga sẽ có thể tiếp tục chiến đấu trong cuộc xung đột với Ukraine trong bao lâu khi số lượng xe cộ có sẵn cho binh lính sử dụng ngày càng giảm và còn ít kho dự trữ để rút ra. Theo hãng tin The Insider của Nga, trừ khi Nga hoặc Ukraine tìm ra cách “tăng đáng kể sản lượng quân sự trong nước hoặc tiếp cận được kho dự trữ vũ khí quân sự của đồng minh”, thì cuộc chiến có thể sẽ chậm lại.
[Newsweek: Russia Lost 213 Vehicles in Ukraine in Single Day: Kyiv]
5. Nga thả giáo viên Mỹ bị cầm tù trong thỏa thuận ‘trao đổi’
Vào ngày 11 tháng 2, Điện Cẩm Linh đã trả tự do cho Marc Fogel, một giáo viên người Mỹ bị giam giữ tại Nga vì tội sử dụng ma túy, theo một thỏa thuận được đàm phán với đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Đông, Steve Witkoff.
Fogel, một giáo viên lịch sử đến từ Pennsylvania, đã bị bắt vào tháng 8 năm 2021 tại một phi trường của Nga vì tàng trữ cần sa, mà gia đình và những người ủng hộ ông cho biết là được kê đơn để sử dụng cho mục đích y tế. Ông đã bị kết án 14 năm tù.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz cho biết trong một tuyên bố rằng Nga đã thả Fogel vào ngày 11 tháng 2 trong một “cuộc trao đổi”.
Witkoff đã đưa Fogel ra khỏi đất nước trên máy bay riêng của mình, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên được biết đến của một quan chức Hoa Kỳ tới Mạc Tư Khoa kể từ năm 2021. Chi tiết về thỏa thuận trao đổi với Nga vẫn chưa được tiết lộ.
Chính phủ Hoa Kỳ chính thức phân loại Fogel là “bị giam giữ bất công” vào tháng 12 năm 2024, một phân loại thường làm tăng các nỗ lực ngoại giao để bảo đảm việc thả người bị giam giữ.
Gia đình Fogel đã thúc đẩy việc chỉ định này sau khi Fogel bị loại khỏi một cuộc trao đổi tù nhân cao cấp vào tháng 8 năm 2024 nhằm bảo đảm việc trả tự do cho phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal và giám đốc an ninh doanh nghiệp Paul Whelan.
Trong tuyên bố sau khi được công bố, gia đình Fogel đã cảm ơn Tổng thống Donald Trump vì đã sắp xếp thỏa thuận này.
“Chúng tôi vô cùng biết ơn, nhẹ nhõm và xúc động khi sau hơn ba năm bị giam giữ, cha, chồng và con trai chúng tôi, Marc Fogel, cuối cùng cũng được trở về nhà”, tuyên bố viết.
Trong khi các quan chức Hoa Kỳ chưa nói rõ Nga sẽ được gì khi đổi lấy việc thả Fogel, Waltz cho biết thỏa thuận này là dấu hiệu cho thấy Tổng thống Donald Trump đang đạt được tiến triển trong nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine.
“Tổng thống Donald Trump, Steve Witkoff và các cố vấn của tổng thống đã đàm phán một cuộc trao đổi thể hiện thiện chí từ phía Nga và là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng để chấm dứt cuộc chiến tàn khốc và khủng khiếp ở Ukraine,” ông nói.
Việc thả Fogel diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã nói chuyện với Putin về việc chấm dứt chiến tranh. Điện Cẩm Linh vẫn chưa xác nhận hoặc phủ nhận các cuộc trò chuyện bị cáo buộc.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết vào tháng 12 năm 2024, sau cuộc bầu cử của Tổng thống Donald Trump nhưng trước lễ nhậm chức của ông, rằng Mạc Tư Khoa sẽ sẵn sàng tham gia một cuộc trao đổi tù nhân khác với Hoa Kỳ
Nga đã bắt giữ nhiều công dân Hoa Kỳ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraine, với một số người Mỹ hiện đang thụ án dài hạn hoặc đang chờ xét xử. Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, Tòa Bạch Ốc cáo buộc Mạc Tư Khoa dàn dựng các vụ bắt giữ với hy vọng sẽ trao đổi tù nhân trong tương lai cho những người Nga bị giam giữ tại Hoa Kỳ
[Politico: Russia releases imprisoned American teacher in 'exchange' deal]
6. Dân biểu Hoa Kỳ đề xuất dự luật khôi phục chương trình cho vay-cho thuê cho Ukraine
Dân biểu đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Joe Wilson đã công bố kế hoạch trình Đạo luật Cho thuê-Cho mượn Tự do Đầu tiên lên Quốc hội vào ngày 10 tháng 2.
Việc tái phê duyệt chương trình này sẽ trao cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thẩm quyền gửi vũ khí cho Ukraine thông qua hình thức cho thuê-cho mượn.
Wilson lập luận rằng sáng kiến này sẽ giúp ngăn chặn “Tội phạm chiến tranh Putin” và ông tuyên bố rằng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lẽ ra phải có hành động tương tự sớm hơn.
“Đưa Nga vào bàn đàm phán thông qua sức mạnh của Mỹ,” Wilson viết trên X.
Hiện tại, thông tin chi tiết về dự luật vẫn chưa rõ ràng, bao gồm cả việc liệu dự luật có được các thành viên khác của Quốc hội ủng hộ hay không.
Dự luật quốc phòng trị giá 895 tỷ đô la của Hoa Kỳ được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 2024 không bao gồm điều khoản gia hạn đạo luật cho thuê-cho mượn cho Ukraine.
Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật cho thuê-cho mượn quốc phòng dân chủ Ukraine vào tháng 5 năm 2022, nhưng đạo luật này đã hết hạn vào tháng 9 năm 2023 mà không hề được sử dụng.
Các nhà ngoại giao Ukraine đã vận động hành lang để tái áp dụng hiệp ước này vì nó cho phép tổng thống Hoa Kỳ cho Ukraine mượn hoặc thuê vũ khí trong khi cắt giảm thủ tục hành chính của Quốc hội.
[Kyiv Independent: US Congressman proposes bill to restore lend-lease for Ukraine program]
7. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine phá hủy bệ phóng hỏa tiễn Smerch-2 của Nga ở tỉnh Donetsk
Binh lính Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 63 đã phá hủy một bệ phóng hỏa tiễn chống ngầm Smerch-2 hiếm có của Nga, và ghi lại khoảnh khắc tấn công trong video. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên khi công bố video hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai.
Những người lính thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 63, một phần của đơn vị Steel Lions, đã chia sẻ đoạn phim vào ngày 12 tháng 2 cho thấy một bệ phóng hỏa tiễn chống ngầm Smerch-2 hiếm có của Nga bị máy bay điều khiển từ xa phá hủy ở khu vực Lyman thuộc tiền tuyến tại Tỉnh Donetsk.
Máy bay điều khiển từ xa đóng vai trò quan trọng đối với cả Ukraine và Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động trinh sát và chiến đấu.
Theo tuyên bố của lữ đoàn, lực lượng Nga đã lắp một bệ phóng hỏa tiễn chống ngầm Smerch-2 trên một xe Ural và giấu nó trong các khu rừng ở khu vực Lyman trước khi nó bị tấn công và phá hủy.
Ukraine đã phát triển và điều động nhiều loại máy bay điều khiển từ xa trên không, trên biển và trên bộ cho các hoạt động trên chiến trường. Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết Kyiv đã chuyển giao hơn 200.000 máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước cho các đơn vị tiền tuyến chỉ riêng trong tháng 12.
Smerch-2 là một bệ phóng hỏa tiễn và bom thời Liên Xô được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm và ngư lôi tấn công. Nó có một thiết bị cố định với 12 nòng cỡ nòng 213 ly được sắp xếp theo hướng xuyên tâm và được Hải quân Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1961.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones destroy Russian Smerch-2 rocket launcher in Donetsk Oblast]
8. Tình báo Đan Mạch cảnh báo Nga có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh lớn ở Âu Châu trong vòng 5 năm
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch, gọi tắt là DDIS cho biết nếu Mạc Tư Khoa nhận thấy NATO yếu, Nga có thể sẵn sàng tiến hành một “cuộc chiến tranh quy mô lớn” ở Âu Châu trong vòng năm năm.
Báo cáo được công bố hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai, nêu rõ: “Nga có khả năng sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự trong một cuộc chiến tranh khu vực chống lại một hoặc nhiều quốc gia NATO ở Âu Châu nếu nước này nhận thấy NATO bị suy yếu về mặt quân sự hoặc bị chia rẽ về mặt chính trị”.
“Điều này đặc biệt đúng nếu Nga đánh giá rằng Hoa Kỳ không thể hoặc sẽ không hỗ trợ các nước NATO Âu Châu trong một cuộc chiến với Nga”, báo cáo tiếp tục, nhấn mạnh rằng Nga đang tăng cường năng lực quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra với NATO.
Đánh giá mối đe dọa mới nhất của DDIS được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang tìm cách chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, vốn đã bước sang năm thứ tư vào cuối tháng này.
Cơ quan này đưa ra ba kịch bản có thể xảy ra nếu xung đột ở Ukraine dừng lại hoặc bị đóng băng, dựa trên giả định rằng Nga không có khả năng tiến hành chiến tranh với nhiều quốc gia cùng một lúc.
Trong vòng sáu tháng, bản cập nhật dự kiến, Nga sẽ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh cục bộ với một quốc gia có chung biên giới, trong khi trong vòng hai năm, họ có thể phát động một cuộc chiến tranh khu vực ở vùng biển Baltic. Trong khi đó, trong năm năm, họ có thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Âu Châu, miễn là Hoa Kỳ không tham gia.
Cơ quan này lưu ý rằng họ không tính đến bất kỳ khả năng tăng cường năng lực phòng thủ nào của NATO.
Tổng thống Donald Trump đã thúc giục các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5 phần trăm GDP, gấp đôi mục tiêu hiện tại và gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể rút khỏi liên minh quân sự này nếu các đồng minh không chi trả.
Năm 2024, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ “khuyến khích” Nga tấn công bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào không thực hiện nghĩa vụ tài chính.
[Politico: Russia could start a major war in Europe within 5 years, Danish intelligence warns]
9. Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump đàm phán thả tù nhân được giao nhiệm vụ bí mật giúp chấm dứt chiến tranh Ukraine, Tờ New York Times đưa tin
Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Đông, đã được giao nhiệm vụ bí mật hỗ trợ đàm phán chấm dứt chiến tranh giữa Nga với Ukraine, tờ New York Times đưa tin vào ngày 11 tháng 2, trích dẫn nguồn tin giấu tên.
Tin tức này được đưa ra cùng ngày Tòa Bạch Ốc tuyên bố rằng Witkoff đã đàm phán thành công một thỏa thuận với Nga để bảo đảm việc thả giáo viên người Mỹ đang bị cầm tù, Marc Fogel.
Nhiều người nói với Tờ New York Times rằng Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Witkoff mở rộng vai trò của mình ra ngoài Trung Đông và hỗ trợ tiến trình hòa bình ở Ukraine cách đây vài tuần.
Trong khi Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm tướng về hưu Keith Kellogg làm đặc phái viên về Ukraine và Nga, ông tin rằng Witkoff có thể đàm phán thành công với phía Nga, các nguồn tin cho biết.
Witkoff, một tỷ phú bất động sản, là bạn thân của Tổng thống Donald Trump. Ông đã tự mình bay đến Nga để đưa Fogel ra khỏi đất nước bằng máy bay riêng của mình — lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ được biết đến là đến thăm Mạc Tư Khoa kể từ năm 2021.
Theo nguồn tin của Tờ New York Times, Witkoff đã trao đổi trực tiếp với các đồng minh thân cận của Putin trước chuyến thăm của ông. Các nguồn tin cho biết Witkoff cũng đã thảo luận về Ukraine với các mối liên hệ ở Saudi Arabia và Qatar.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz gọi thỏa thuận thả Fogel là một “cuộc trao đổi”, nhưng không rõ Nga đạt được gì trong thỏa thuận này. Waltz cũng cho biết thỏa thuận này đánh dấu một dấu hiệu tiến triển hướng tới chấm dứt “cuộc chiến tàn khốc và khủng khiếp ở Ukraine”.
Theo Tờ New York Times đưa tin, thẩm quyền của Witkoff liên quan đến tiến trình hòa bình Ukraine-Nga vẫn chưa rõ ràng.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần cam kết sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng để chấm dứt cuộc chiến toàn diện, hiện đã gần đến năm thứ ba. Kellogg, người sẽ đến thăm Ukraine vào ngày 20 tháng 2, được cho là đang chuẩn bị một số phương án cho một thỏa thuận ngừng bắn để trình lên Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào ngày 9 tháng 2 rằng ông đã liên lạc với Putin và đã thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine với nhà lãnh đạo Nga. Các quan chức Hoa Kỳ và Nga chưa xác nhận hoặc phủ nhận những tuyên bố này.
[Kyiv Independent: Trump envoy who negotiated prisoner release secretly assigned to help end Ukraine war, NYT reports]
10. Các nhà chức trách Đức đang điều tra tài sản của tỷ phú người Nga bị trừng phạt Roman Abramovich, Spiegel đưa tin
Tỷ phú người Nga Roman Abramovich đang bị điều tra về tài sản không khai báo tại Đức, Spiegel đưa tin vào ngày 8 tháng 2, trích dẫn thông tin từ Văn phòng Công tố Frankfurt am Main.
Abramovich được biết đến rộng rãi là cựu chủ sở hữu câu lạc bộ túc cầu Chelsea. Tỷ phú người Nga này bị cáo buộc nợ tới 1,2 tỷ đô la tiền thuế chưa nộp ở Anh, một cuộc điều tra của giới truyền thông đã phát hiện ra.
Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Abramovich, yêu cầu tỷ phú này phải khai báo tài sản của mình. Nếu bị kết tội, Abramovich có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lớn hoặc án tù lên tới một năm vì không khai báo tài sản của mình.
Spiegel đưa tin, những chiếc xe sang trọng bao gồm hai chiếc Bugatti Chiron, một chiếc Lamborghini Reventon và một chiếc Mercedes CLK GTR đã bị đóng băng trong khi chính quyền Đức điều tra.
Một số tác phẩm nghệ thuật đã bị tịch thu từ một biệt thự ở Bavaria mà những kẻ truy tố cho là thuộc về Abramovich.
Luật sư của tỷ phú khẳng định Abramovich không phải là chủ sở hữu căn biệt thự hay những chiếc xe sang bị đông lạnh.
Khi được Spiegel liên hệ để bình luận, Văn phòng Công tố Frankfurt am Main đã xác nhận họ đang điều tra một “doanh nhân 58 tuổi đến từ Liên bang Nga” theo Đạo luật Thương mại đối ngoại của nước này, mặc dù không xác nhận trực tiếp rằng đó là Abramovich.
Abramovich đã bị Liên Hiệp Âu Châu và Vương quốc Anh trừng phạt sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm 2022. Tỷ phú này đã không thành công khi kháng cáo để gỡ bỏ lệnh trừng phạt vào năm 2023.
Abramovich buộc phải bán câu lạc bộ túc cầu Chelsea mà ông từng sở hữu do lệnh trừng phạt. Các nhà lập pháp Anh đã kêu gọi sử dụng tài sản từ việc bán để viện trợ cho Ukraine.
[Kyiv Independent: German authorities investigating assets of sanctioned Russian billionaire Roman Abramovich, Spiegel reports]
11. Lithuania phân bổ 32 triệu đô la cho giáo dục người tị nạn Ukraine
Đài truyền hình LRT của Lithuania thông báo vào ngày 11 tháng 2 rằng Lithuania sẽ phân bổ gần 32 triệu euro, hay 32,9 triệu đô la, vào năm 2025 để hỗ trợ giáo dục cho những người Ukraine phải di dời đến nước này do chiến tranh.
Khoản tài trợ này sẽ phân bổ 4,2 triệu euro, hay 4,3 triệu đô la, để trang trải học phí đại học, trợ cấp và học bổng.
28,7 triệu euro, hay 29,5 triệu đô la, sẽ trang trải chi phí giáo dục cho trẻ em Ukraine ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trường công lập và trường tư thục.
Khoản tiền này sẽ được dành cho những người Ukraine theo học tại các trường đại học Lithuania trong năm học 2022-2023.
Quyết định về khoản tài trợ bổ sung bắt đầu từ tháng 9 năm 2025 sẽ được đưa ra sau, tùy thuộc vào số lượng sinh viên tiềm năng.
Lithuania là đồng minh kiên định của Ukraine trên nhiều lĩnh vực kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, bao gồm thông qua các sáng kiến nhân đạo, viện trợ quân sự và nỗ lực ngoại giao.
[Kyiv Independent: Lithuania to allocate $32 million for education of Ukrainian refugees]
12. Liên Hiệp Âu Châu xem xét lại các chương trình viện trợ nước ngoài trong bối cảnh Hoa Kỳ quyết định cải tổ USAID
Bloomberg đưa tin vào ngày 11 tháng 2 rằng Liên minh Âu Châu sẽ xem xét lại chương trình viện trợ nước ngoài trị giá hàng tỷ euro của mình để điều chỉnh việc phân bổ tiền “chặt chẽ hơn” với các lợi ích chính sách đối ngoại của mình.
Động thái của Liên Hiệp Âu Châu trùng hợp với kế hoạch thanh lý Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Ủy ban Âu Châu cũng đang vật lộn với những thách thức về chi tiêu quốc phòng tăng cao do chiến tranh ở Ukraine và quan điểm khác biệt với các chính sách mới của Hoa Kỳ.
Bloomberg đưa tin, trích dẫn dự thảo tài liệu, Ủy ban Âu Châu sẽ cập nhật việc cung cấp viện trợ nước ngoài và làm cho nó “có mục tiêu cụ thể hơn cho các đối tác”.
Theo truyền thông đưa tin, Liên Hiệp Âu Châu đang tìm cách tái cấu trúc viện trợ nước ngoài để đáp ứng các lợi ích chiến lược, bao gồm tăng cường liên minh với các quốc gia có cùng chí hướng, bảo đảm tiếp cận nguyên liệu thô và hạn chế dòng người di cư.
Tổng ngân sách của Liên Hiệp Âu Châu, theo truyền thống chiếm khoảng 1% GDP của khối, đang bị căng thẳng do phải đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, từ quá trình chuyển đổi xanh đến quốc phòng.
Bloomberg cho biết trong những tuần tới, Ủy ban Âu Châu sẽ phác thảo các ý tưởng nhằm cải thiện ngân sách bảy năm tiếp theo từ năm 2028 đến năm 2034.
Tổng thống Donald Trump đã nhắm vào USAID, cơ quan viện trợ nhân đạo hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, ngay từ những ngày đầu nhậm chức. Chính quyền của ông đã ra lệnh đóng băng trong ba tháng đối với hầu hết các khoản tài trợ phát triển quốc tế và được cho là có kế hoạch sa thải hầu hết lực lượng lao động toàn cầu của cơ quan này.
Tòa Bạch Ốc đã nhiều lần cáo buộc USAID lãng phí và gian lận tràn lan, mặc dù viện trợ nước ngoài chỉ chiếm 1% ngân sách liên bang.
Đầu tuần này, chính quyền đã đặt cơ quan này dưới sự kiểm soát của Bộ Ngoại giao. Các đội đã được nhìn thấy vào ngày 7 tháng 2 đang gỡ bỏ biển hiệu USAID khỏi mặt tiền trụ sở chính của cơ quan này tại Washington.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, USAID đã cung cấp cho Ukraine 2,6 tỷ đô la viện trợ nhân đạo, 5 tỷ đô la hỗ trợ phát triển và hơn 30 tỷ đô la hỗ trợ ngân sách trực tiếp.
Các chương trình của cơ quan này giúp xây dựng lại trường học sau các cuộc tấn công của Nga, chi trả cho hầm trú ẩn, sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng và tài trợ cho các sáng kiến của xã hội dân sự.
[Kyiv Independent: EU to review its foreign aid programs amid US decision to reform USAID]
Kinh hoàng: Vị linh mục Canada bị tấn công tại bàn thờ may mắn né được đường dao đoạt mạng
VietCatholic Media
17:12 12/02/2025
1. Người đàn ông cầm dao cố gắng tấn công linh mục tại nhà thờ ở quận North End
Một người đàn ông 50 tuổi đến từ thành phố Winnipeg đã bị giam giữ sau khi tham dự buổi lễ tối Chúa Nhật tại Giáo xứ Holy Ghost và bị cáo buộc cố gắng tấn công một linh mục bằng dao.
Sở Cảnh sát Winnipeg cho biết nghi phạm trong vụ việc ở Giáo xứ Holy Ghost là Pawel Olownia, 50 tuổi, cư dân ở Winnipeg không phải là người thường xuyên đi nhà thờ.
Lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật 9 Tháng Hai, Cha Wojciech Stangel, 38 tuổi, dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, gọi tắt là OMI, là cha phó của nhà thờ Holy Ghost, ở số 342 Pritchard Ave, Winnipeg, đã cử hành thánh lễ.
Khi cha vừa tiến lên cúi chào bàn thờ và chuẩn bị hôn bàn thờ, hung thủ mặc một chiếc áo vàng đã nhào lên cung thánh, và tấn công vị linh mục bằng dao. Vì y đi ngược chiều với cha Stangel, nên ngài nhận ra được mối nguy hiểm và bỏ chạy. Nếu y đi ngay sau lưng cha Stangel thì ngài có thể gặp vấn đề lớn.
Sau khi tấn công vị linh mục không thành công, hung thủ đã tấn công bàn thờ, trước khi ung dung ngồi trên một chiếc ghế ở phía sau bàn thờ.
Cảnh sát Winnipeg mô tả vụ tấn công bằng dao nhằm vào Cha Stangel tại ngôi nhà thờ ở North End trong buổi lễ tối Chúa Nhật là “ngẫu nhiên”, nghĩa là nếu hôm đó không phải cha Stangel mà là một linh mục khác thì hung thủ cũng sẽ ra tay.
Cảnh sát cho biết: “Cha Stangel cho cảnh sát biết rằng ngài không nhận ra người đã lên cung thánh này”
Cảnh sát nhận xét rằng “Cha Stangel có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra, dù ngài có nhìn thấy con dao trên tay hung thủ hay chỉ cảm thấy có điều gì đó không ổn, và ngài đã có thể rời khỏi… bàn thờ đủ nhanh”.
“Nếu hung thủ thực sự có động cơ, mọi chuyện có thể tệ hơn nhiều. Việc anh ta cố gắng tấn công linh mục rồi vứt con dao và chỉ ngồi xuống, là trường hợp tốt nhất trong trường hợp tệ nhất mà ai đó sẽ phải đối mặt. Mọi chuyện có thể tệ hơn nhiều. May mắn thay, không ai bị thương.”
Theo các nhà chức trách, một thành viên cảnh sát địa phương đang nghỉ làm để tham dự thánh lễ và những người tham dự nhà thờ khác đã bắt giữ nghi phạm cho đến khi cảnh sát đến và bắt giữ anh ta.
Pawel Olownia, 50 tuổi, đến từ Winnipeg đã bị buộc tội tấn công bằng vũ khí, tàng trữ vũ khí và nhiều tội danh khác. Ông ta đã bị giam giữ.
Giáo xứ Holy Ghost trên đại lộ Slekirk ở North End là một nhà thờ Công Giáo Ba Lan. Cả cha Wojciech Stangel và hung thủ Pawel Olownia đều là người gốc Ba Lan.
Source:Winnipeg News
2. Đức Hồng Y Arborelius: Công Giáo Thụy Điển cầu nguyện cho các nạn nhân vụ thảm sát tại trường học
Đức Hồng Y Anders Arborelius, Giám mục Giáo phận Stockholm, là giáo phận Công Giáo duy nhất tại Thụy Điển, cho biết Giáo Hội Công Giáo địa phương cầu nguyện cho các nạn nhân vụ thảm sát tại một trường học tại nước này.
Hôm mùng 04 tháng Hai vừa qua, lúc 12 giờ 30 trưa, một người 35 tuổi đã xả súng máy bắn chết 11 người, tại một trường cho người lớn ở Orebro, cách thủ đô Stockholm 200 cây số về hướng tây, rồi sau đó tự sát. Đã có nhiều người khác bị thương. Vụ này đã gây rúng động trong dư luận tại Thụy Điển.
Tuyên bố với hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý, truyền đi hôm mùng 05 tháng Hai vừa rồi, Đức Hồng Y Anders, Dòng Cát Minh nhặt phép, bày tỏ đau buồn và nói rằng: “Cùng với toàn nước Thụy Điển, các tín hữu Công Giáo chúng tôi khóc thương các nạn nhân vụ tấn công tàn bạo ở Oerebro và cầu nguyện cho họ. Bạo lực và những vụ bắn nhau dường như tiếp tục gia tăng. Chúng tôi cầu xin Chúa để sự thiện và sự hòa hợp có thể trổi vượt tại đất nước chúng tôi”.
Đức Hồng Y Anders Arborius vừa cùng với các giám mục năm nước Bắc Âu hướng dẫn đoàn hành hương 1.200 người về Roma trong những ngày qua, nhân dịp Năm Thánh. Ngài thông báo: Chúa nhật ngày 09 tháng Hai tới đây, cộng đoàn Công Giáo trong tất cả các nhà thờ ở Thụy Điển, sẽ cầu nguyện cho những người bị giết và cầu xin lòng thương xót của Chúa”.
Giáo xứ Công Giáo thánh Eskil ở Oerebro tiếp tục hoạt động: cửa nhà thờ được mở từ 4 giờ chiều, ngày 05 tháng Hai để mọi người có thể đến thắp nến cầu nguyện cho thành phố và cho các nạn nhân vụ tấn công. Lúc 6 giờ chiều sau đó sẽ có thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân.
2. Chính Thống Giáo Nga gây ra tai tiếng lớn khi tìm cách tuyên thánh cho một vị tướng tàn bạo
Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa (Gundjaev) đang đẩy nhanh các thủ tục để có thể phong thánh cho 'tổng tư lệnh' Aleksandr Suvorov, vào ngày định mệnh 9 tháng 5, kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Được coi là vị chỉ huy đạt được nhiều chiến thắng nhất trong lịch sử nước Nga, Tướng Suvorov không chỉ để lại vinh quang quân sự huy hoàng mà còn để lại dấu vết máu bi thảm trên khắp Âu Châu.
Tên tuổi của Suvorov gắn liền với các cuộc thảm sát nhiều dân tộc thiểu số của đế chế vào cuối thế kỷ 18, chẳng hạn như người Nogajtsi và người Tatar Crimea, người Baškiri, người Kazakh và nhiều dân tộc khác.
Sự tôn vinh ông càng cần thiết hơn đối với Điện Cẩm Linh ngày nay, khi chủ nghĩa dân tộc khu vực trỗi dậy ở các vùng lãnh thổ của Liên bang, nơi tìm cách thoát khỏi sự cai trị của Nga.
Thân vương Suvorov sinh năm 1729 và mất ngày 6 tháng 5 năm 1800, đồng hành cùng chính sách bành trướng của Nữ hoàng Catherine II cho đến khi bắt đầu thời kỳ cai trị theo chủ nghĩa quân phiệt của con trai bà là Paul I.
Năm 1769, vị tướng này bắt đầu cuộc chiến chống lại liên minh Barska của người Ba Lan do Stanislaw Ponjatowski lãnh đạo, những người đã tập trung tại Lâu đài Bar theo lời kêu gọi của các giám mục Công Giáo, nhằm chống lại sự tan rã của đất nước xảy ra trong những năm tiếp theo dưới bàn tay của người Nga, người Phổ và người Áo. Ngay sau đó, ông tham gia Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1768-1774, 'cuộc trả thù lớn' của Mạc Tư Khoa sau sự sỉ nhục của thất bại trong Chiến tranh Crimea chống lại các vương quốc Âu Châu.
Ông cũng phục vụ ở Phần Lan và Warsaw, nơi ông chinh phục vào năm 1794, kết thúc sự nghiệp vẻ vang của mình bằng chiến dịch Ý năm 1799, lãnh đạo liên minh chống Napoleon bằng chiến thắng tiến vào Milan và giải phóng toàn bộ miền bắc nước Ý khỏi quân đội Pháp.
Kế hoạch của ông khi đó là chinh phục toàn bộ nước Pháp, nhưng quân Đồng minh đã buộc ông phải chiến đấu ở Thụy Sĩ, nơi ông đã thể hiện những động thái cuối cùng của thiên tài chiến lược của mình khi giành được danh hiệu Generalissimus từ Hoàng đế Paul I.
Cái chết bất ngờ ập đến với ông ba tháng sau đó, khiến ông không thể ngăn chặn những nỗ lực đầu tiên của người Pháp nhằm xâm lược nước Nga, sau khi ông đã giành chiến thắng trong tất cả các trận chiến mà ông tham gia.
Vị chỉ huy vĩ đại này đã nhận được một số danh hiệu cao quý khác trong suốt cuộc đời mình, chẳng hạn như “hoàng tử Rymnik” trong cuộc chiến với người Thổ Nhĩ Kỳ, “cho Đế chế Rôma Thần thánh và Đế chế Nga”, hai thành Rôma là Constantinople và Mạc Tư Khoa, hoặc “hoàng tử Sardinia” sau cuộc chinh phục Turin và vương quốc Savoy, cũng như từ chối trở thành “anh em họ của nhà vua”.
Việc ông thường xuyên lui tới các hội quán Tam Điểm ở Phổ ngày nay được chứng minh là do “sự tò mò về trí tuệ” của ông, mà không cần phải thừa nhận rằng ông thực sự là thành viên của Hội Tam Điểm.
Luận thuyết của ông năm 1795, 'Khoa học về chiến thắng', ngày nay được coi là nguồn cảm hứng cho các cuộc hành quân của Nga ở Ukraine và việc đào tạo người dân về lòng yêu nước thực sự, được coi là 'văn bản thiêng liêng' của tôn giáo Nga.
Nó được xuất bản sau khi ông mất, bắt đầu từ năm 1806, và chỉ ra nhu cầu “luôn tìm đúng vị trí” trong cả việc điều động quân đội và động cơ của các cuộc chiến tranh, từ bỏ “chiến lược của các vành đai và các tuyến chiến thuật” đơn giản. Trong đó, ông đã dự đoán tất cả các chỉ thị đương thời về “chiến tranh hỗn hợp” trong mọi chiều kích, trên chiến trường và trong chính trị, ý thức hệ và tôn giáo.
Để định nghĩa những đức tính anh hùng của vị tổng tư lệnh, ủy ban thượng hội đồng đang cố gắng chứng minh sự mâu thuẫn giữa những cáo buộc về tội diệt chủng người Circassian và các dân tộc Kavkaz khác, và về cuộc thảm sát trong cuộc xâm lược quận Praga của Warsaw, điều thậm chí còn được nhà thơ vĩ đại Aleksandr Pushkin ca ngợi.
Tuy nhiên, việc tuyên thánh cho một tên cuồng sát đang vấp phải những chống đối gay gắt từ Chính Thống Giáo Constantinople và các Giáo Hội Chính thống độc lập với Mạc Tư Khoa.
Source:Asia News
3. Số người tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại Hoa Kỳ trở lại mức trước đại dịch
Việc tham dự thánh lễ Chúa Nhật trực tiếp tại các nhà thờ Công Giáo ở Hoa Kỳ đã trở lại mức trước đại dịch — mặc dù chỉ dưới một phần tư số người Công Giáo trên toàn quốc thường xuyên đến nhà thờ hàng tuần.
Một câu hỏi thường xuyên của nhiều người là có thể tham dự thánh lễ Chúa Nhật trực tuyến thay cho việc đến nhà thờ không? Kim Thúy xin được nhấn mạnh với quý vị và anh chị em rằng không, không thể được. Tham dự thánh lễ Chúa Nhật trực tuyến không thể thay cho việc đến nhà thờ. Chúng ta cần phải hết sức rõ ràng về điều này.
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ tại Đại học Georgetown đã lưu ý trong bài đăng ngày 5 tháng 2 trên blog nghiên cứu Nineteen Sixty-four rằng tỷ lệ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật trực tiếp đã tăng lên 24% kể từ khi đại dịch COVID-19 được tuyên bố kết thúc vào tháng 5 năm 2023. Tỷ lệ đó vẫn duy trì cho đến tuần đầu tiên của năm 2025.
Từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa vì đại dịch vào tháng 3 năm 2020 đến tháng 5 năm 2023, tỷ lệ tham dự trung bình là 15%. Trước đại dịch, tỷ lệ tham dự trung bình là 24,4%.
Mark Gray, giám đốc thăm dò ý kiến của CARA và là biên tập viên blog, nói với OSV News rằng số liệu về lượng người tham dự do Giáo phận Arlington, Virginia công bố gần đây đã nhấn mạnh xu hướng mà ông và các đồng nghiệp đã xác định.
Gray cho biết: “Đó là điều tôi nhận thấy, và sau đó khi Giáo phận Arlington công bố số liệu thống kê về số người tham dự Thánh lễ trong tháng 10… Tôi nghĩ, được thôi, tôi sẽ tiếp tục và công bố (dữ liệu) này”, khi nhắc đến số liệu thống kê hàng năm về số người tham dự Thánh lễ do nhiều giáo phận tại Hoa Kỳ thực hiện.
Gray — cũng là phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Georgetown — và các đồng nghiệp của ông đã dựa vào dữ liệu từ nhiều cuộc khảo sát toàn quốc khác nhau, cùng với các truy vấn của Google Trends mà ông cho biết “cho phép bạn thấy sự thay đổi về tần suất mọi người tìm kiếm” một số thuật ngữ nhất định “có liên quan đến việc tham dự Thánh lễ”.
“Đây không phải là phép đo trực tiếp, nhưng nó là phép đo thay thế”, Gray giải thích.
Ông cũng lưu ý rằng sự sụt giảm dữ liệu không tính đến những người tham gia các buổi lễ trực tuyến và truyền hình trong thời gian phong tỏa vì đại dịch.
“Chúng tôi cũng đã xem xét những con số đó,” ông nói. “Chúng tôi có thể thay đổi các thuật ngữ tìm kiếm và Google Trends cho các truy vấn khác nhau. Và chúng tôi đã làm điều đó trong quá khứ, và chúng tôi thấy rằng có khoảng cùng một tỷ lệ phần trăm người Công Giáo tham gia Thánh lễ trong thời gian phong tỏa, nếu bạn bao gồm cả việc xem trên tivi hoặc xem trên internet. Và sau đó chúng tôi có các cuộc khảo sát về việc tham dự Thánh lễ trực tiếp và xem trên tivi hoặc internet.”
Gray cho biết dữ liệu về số người tham dự Thánh lễ “gần như có vẻ như phân bổ trực tiếp hơn khi bạn tính cả số liệu về truyền hình và internet” trong thời gian phong tỏa vì đại dịch COVID-19.
Ông cũng lưu ý rằng lệnh phong tỏa do đại dịch là “tình hình cục bộ” trong đó một số khu vực “mở cửa… nhanh chóng” và “những khu vực khác đóng cửa lâu hơn nhiều”.
Nhưng kể từ “lễ Giáng Sinh năm 2024, mọi thứ đã trở lại bình thường”, ông nói.
Gray cho biết một số Thánh lễ trong năm thường phản ánh “sự gia tăng đột biến” về số lượng người tham dự, trong đó Giáng Sinh, Phục sinh và Thứ Tư Lễ Tro là những thánh lễ có số lượng người tham dự đông đảo nhất.
“Chúng tôi luôn quan tâm đến Thứ Tư Lễ Tro” vì “đó có lẽ là một trong những ngày khác thường nhất”, Gray nói.
“Đây không phải là ngày lễ bắt buộc, nhưng theo dữ liệu, đây là ngày lễ có số người tham dự cao thứ ba trong lịch sử”, ông nói. “Và có lẽ cũng là ngày có sự tham gia cao nhất của những người Công Giáo trẻ tuổi”.
Và, Gray nói thêm, “Nếu có bất kỳ thời điểm nào mà nhà thờ phải tiếp cận với những người Công Giáo trẻ tuổi, thì Mùa Chay và đặc biệt là Thứ Tư Lễ Tro chính là thời điểm đó. Vì vậy, luôn luôn là một thước đo tốt để xem hoạt động diễn ra như thế nào trong giai đoạn đó, vì nó cho bạn một cái nhìn nhỏ về tương lai của thế hệ người Công Giáo tiếp theo.”
Source:OSVNews