Phụng Vụ - Mục Vụ
Chọn lựa
Lm Vũđình Tường
06:43 11/02/2011
Chọn lựa là chọn cái vừa ý, điều hài lòng, lựa cái ưa thích. Không phải bất cứ điều gì mình ưa thích đều tốt cả và điều mình ưng ý người khác cũng đồng thuận.
Có điều tôi thích; người ghét.
Có tội tôi quên; người nhớ.
Có phim tôi sợ; người mê.
Món ăn tôi ưa; người chán.
Có sách tôi đọc; người chê.
Chuyện tôi chê; người chuộng.
Có điều tôi tươi; người héo.
Có điều tôi than; người thích.
Câu tôi hài lòng; người đau.
Điều tôi tin; người ngờ….
Muốn chọn đúng cần có kinh nghiệm, nếu không sẽ chọn lầm, lựa sai. Không tin cứ hỏi những người ham của rẻ, mua đồ chợ trời thì rõ. Sớm muộn gì cũng có lần mua lầm, chọn sai. Mình tinh mắt, kẻ chuyên bán đồ giả ranh hơn một bậc.
Sơ hở
Chọn lựa có hai thái cực trái ngược. Có chọn tất có loại. Có lựa tất có so sánh lấy, bỏ. Lựa theo sở thích không phải luôn chọn điều tốt vì sở thích thì khác nhau. Người thích điều tốt lành. Kẻ ham ăn chơi. Kẻ kín miệng; người khoe khoang. Tự do chọn lựa kèm theo trách nhiệm. Hậu quả chọn lựa ảnh hưởng lâu dài. Đôi khi kéo dài tới đời con cháu. Thí dụ gia đình công khai phê bình, chỉ trích Giáo Hội, con cái mất lòng mộ mến. Đến đời cháu rất có thể mất niềm tin.
Khôn ngoan
Cần ơn khôn ngoan để chọn đúng. Thiếu ơn khôn ngoan sẽ chọn sai. Có hai loại khôn. Khôn trần thế và khôn nước trời. Cả hai đều do Chúa ban. Khôn nước trời mặc khải Chúa hằng hữu. Khôn trần thế giúp nhận ra khôn nước trời để học hỏi, hiểu biết thêm về Chúa. Tài cao học rộng, kiến thức siêu phàm chưa chắc đã khôn. Sống đời bình dị, chân lấm tay bùn, nghèo kiến thức nhưng lại khôn. Sai lầm lớn nhất của giới trí thức là đồng hoá kiến thức với khôn ngoan. Có người nghĩ mình khôn, dựa vào kiến thức học được, chối bỏ Chúa. Quả là dại. Đức tin, không phải do kiến thức, mà nhờ mặc khải, ơn Chúa ban. Mặc khải không phải là kiến thức mà là ơn khôn ngoan. Từ chối ơn khôn ngoan không nhận biết Chúa. Họ sẽ tin vào kiến thức khoa học thực nghiệm, tin vào suy nghĩ của trí óc.
Dùng kiến thức, hiểu biết sáng tạo niềm tin mới hay chối bỏ Chúa là làm sai chức năng của kiến thức. Chúa ban cho con người tài trí, hiểu biết, để học hỏi củng cố, đào sâu niềm tin. Con người nhận những ơn đó, đã không tạ ơn, còn vô ơn, chối bỏ Chúa. Kinh nghiệm có thay đổi. Nhận định lúc tỏ, lúc mờ. Lí luận kĩ mấy cũng có sơ hở. Khó tránh khỏi thiên kiến, chủ quan khi nhận định. Ơn khôn ngoan vững bền vì đến từ Chúa.
Khôn trong Chúa
Niềm tin vô hình nên cần sức mạnh vô hình hỗ trợ. Sức mạnh đó là ân sủng Chúa giúp phán đoán, nhận định. Lời Chúa đóng vai chủ động hướng dẫn niềm tin. Yếu kém Lời Chúa niềm tin u mê, mù mờ. Tin Chúa mà không để Chúa làm việc là mâu thuẫn từ trong tâm hồn. Từ bỏ ý mình, sống theo ý Chúa là hợp lí, là khôn ngoan vì Lời Chúa là đèn soi tâm hồn, chiếu dọi miền u tối, toả sáng giúp nhận biết đúng sai.
Người môn đệ khôn ngoan là người biết lắng nghe Lời Chúa và đem Lời Chúa ra thực hành trog cuộc sống. Họ là muối, là men, là ánh sáng đem Đức Kitô cho thế giới. Muối và ánh sáng của họ khác muối và ánh sáng gian trần vì đến từ Chúa.
Vì thế Đức Kitô xác quyết với thế gian là môn đệ trung tín của Ngài ăn ở công chính hơn hẳn các người khác. Công chính hơn cả các bậc thầy, người lãnh đạo trong dân, hơn cả Kinh Sư và người Pharisiêu. Vì sao vì họ là những người có ơn Chúa. Ơn khôn ngoan thể hiện qua niềm tin vào Đức Kitô và thực hành niềm tin đó bằng cách bảo vệ, nâng cao, tôn trọng sự sống dù ở bất cứ đâu, lứa tuổi nào, giai cấp nào. Sự sống con người cần được bảo vệ. Bảo vệ sự sống bằng yêu thương và tha thứ. Bảo vệ sự sống bằng cách bảo vệ thiên nhiên, rừng sâu, núi cao, biển rộng, sông dài, hầm mỏ và mọi sinh vật sống nhờ chúng. Bảo vệ sự sống bằng lối sống yêu thương tha thứ để được sống bình an. Cảm nhận được những ơn trên nên họ không ngớt lời cảm tạ Chúa. Họ biết ơn và thi ơn cũng như chân thành trong lời nói và hành động
Khuôn vàng, thước ngọc họ theo đuổi là
Yêu người như yêu mình
Không làm cho người điều gì mình không muốn người làm cho mình
Đây là những hướng dẫn mới mẻ Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu thực hành trong cuộc sống. Mt 7,12. Thánh Phaolô diễn tả cách sống này trong thư Roma 13,8 như sau
Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân, tương ái. Vì ai yêu người thì đã chu toàn lề luật.
Đức ái
Giáo lí của Ngài tóm gọn trong hai điều: Mến Chúa và yêu người. Đức ái là giới răn quan trọng nhất trong cuộc sống người Kitô hữu. VìYêu, Chúa gọi ta vào đời. Ta sa ngã Chúa cứu chuộc. Ta mất ơn nghĩa tử Chúa cho làm kẻ thừa tự. Ta chết trong tội Chúa ban sự sống đời đời. Nhận biết những điều trên để dâng lời tạ ơn là sống khôn ngoan. Kitô hữu có bổn phận học và thực hành, yêu người khác như Chúa yêu ta. Giữ trọn lề luật mà thiếu yêu thương là phạm luật. Luật đến từ con tim yêu mến, thứ tha. Bỏ luật con tim là bỏ luật Chúa. Thờ phượng Chúa mà thiếu thực hành đức ái đến từ đức tin nông cạn.
Có điều tôi thích; người ghét.
Có tội tôi quên; người nhớ.
Có phim tôi sợ; người mê.
Món ăn tôi ưa; người chán.
Có sách tôi đọc; người chê.
Chuyện tôi chê; người chuộng.
Có điều tôi tươi; người héo.
Có điều tôi than; người thích.
Câu tôi hài lòng; người đau.
Điều tôi tin; người ngờ….
Muốn chọn đúng cần có kinh nghiệm, nếu không sẽ chọn lầm, lựa sai. Không tin cứ hỏi những người ham của rẻ, mua đồ chợ trời thì rõ. Sớm muộn gì cũng có lần mua lầm, chọn sai. Mình tinh mắt, kẻ chuyên bán đồ giả ranh hơn một bậc.
Sơ hở
Chọn lựa có hai thái cực trái ngược. Có chọn tất có loại. Có lựa tất có so sánh lấy, bỏ. Lựa theo sở thích không phải luôn chọn điều tốt vì sở thích thì khác nhau. Người thích điều tốt lành. Kẻ ham ăn chơi. Kẻ kín miệng; người khoe khoang. Tự do chọn lựa kèm theo trách nhiệm. Hậu quả chọn lựa ảnh hưởng lâu dài. Đôi khi kéo dài tới đời con cháu. Thí dụ gia đình công khai phê bình, chỉ trích Giáo Hội, con cái mất lòng mộ mến. Đến đời cháu rất có thể mất niềm tin.
Khôn ngoan
Cần ơn khôn ngoan để chọn đúng. Thiếu ơn khôn ngoan sẽ chọn sai. Có hai loại khôn. Khôn trần thế và khôn nước trời. Cả hai đều do Chúa ban. Khôn nước trời mặc khải Chúa hằng hữu. Khôn trần thế giúp nhận ra khôn nước trời để học hỏi, hiểu biết thêm về Chúa. Tài cao học rộng, kiến thức siêu phàm chưa chắc đã khôn. Sống đời bình dị, chân lấm tay bùn, nghèo kiến thức nhưng lại khôn. Sai lầm lớn nhất của giới trí thức là đồng hoá kiến thức với khôn ngoan. Có người nghĩ mình khôn, dựa vào kiến thức học được, chối bỏ Chúa. Quả là dại. Đức tin, không phải do kiến thức, mà nhờ mặc khải, ơn Chúa ban. Mặc khải không phải là kiến thức mà là ơn khôn ngoan. Từ chối ơn khôn ngoan không nhận biết Chúa. Họ sẽ tin vào kiến thức khoa học thực nghiệm, tin vào suy nghĩ của trí óc.
Dùng kiến thức, hiểu biết sáng tạo niềm tin mới hay chối bỏ Chúa là làm sai chức năng của kiến thức. Chúa ban cho con người tài trí, hiểu biết, để học hỏi củng cố, đào sâu niềm tin. Con người nhận những ơn đó, đã không tạ ơn, còn vô ơn, chối bỏ Chúa. Kinh nghiệm có thay đổi. Nhận định lúc tỏ, lúc mờ. Lí luận kĩ mấy cũng có sơ hở. Khó tránh khỏi thiên kiến, chủ quan khi nhận định. Ơn khôn ngoan vững bền vì đến từ Chúa.
Khôn trong Chúa
Niềm tin vô hình nên cần sức mạnh vô hình hỗ trợ. Sức mạnh đó là ân sủng Chúa giúp phán đoán, nhận định. Lời Chúa đóng vai chủ động hướng dẫn niềm tin. Yếu kém Lời Chúa niềm tin u mê, mù mờ. Tin Chúa mà không để Chúa làm việc là mâu thuẫn từ trong tâm hồn. Từ bỏ ý mình, sống theo ý Chúa là hợp lí, là khôn ngoan vì Lời Chúa là đèn soi tâm hồn, chiếu dọi miền u tối, toả sáng giúp nhận biết đúng sai.
Người môn đệ khôn ngoan là người biết lắng nghe Lời Chúa và đem Lời Chúa ra thực hành trog cuộc sống. Họ là muối, là men, là ánh sáng đem Đức Kitô cho thế giới. Muối và ánh sáng của họ khác muối và ánh sáng gian trần vì đến từ Chúa.
Vì thế Đức Kitô xác quyết với thế gian là môn đệ trung tín của Ngài ăn ở công chính hơn hẳn các người khác. Công chính hơn cả các bậc thầy, người lãnh đạo trong dân, hơn cả Kinh Sư và người Pharisiêu. Vì sao vì họ là những người có ơn Chúa. Ơn khôn ngoan thể hiện qua niềm tin vào Đức Kitô và thực hành niềm tin đó bằng cách bảo vệ, nâng cao, tôn trọng sự sống dù ở bất cứ đâu, lứa tuổi nào, giai cấp nào. Sự sống con người cần được bảo vệ. Bảo vệ sự sống bằng yêu thương và tha thứ. Bảo vệ sự sống bằng cách bảo vệ thiên nhiên, rừng sâu, núi cao, biển rộng, sông dài, hầm mỏ và mọi sinh vật sống nhờ chúng. Bảo vệ sự sống bằng lối sống yêu thương tha thứ để được sống bình an. Cảm nhận được những ơn trên nên họ không ngớt lời cảm tạ Chúa. Họ biết ơn và thi ơn cũng như chân thành trong lời nói và hành động
Khuôn vàng, thước ngọc họ theo đuổi là
Yêu người như yêu mình
Không làm cho người điều gì mình không muốn người làm cho mình
Đây là những hướng dẫn mới mẻ Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu thực hành trong cuộc sống. Mt 7,12. Thánh Phaolô diễn tả cách sống này trong thư Roma 13,8 như sau
Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân, tương ái. Vì ai yêu người thì đã chu toàn lề luật.
Đức ái
Giáo lí của Ngài tóm gọn trong hai điều: Mến Chúa và yêu người. Đức ái là giới răn quan trọng nhất trong cuộc sống người Kitô hữu. VìYêu, Chúa gọi ta vào đời. Ta sa ngã Chúa cứu chuộc. Ta mất ơn nghĩa tử Chúa cho làm kẻ thừa tự. Ta chết trong tội Chúa ban sự sống đời đời. Nhận biết những điều trên để dâng lời tạ ơn là sống khôn ngoan. Kitô hữu có bổn phận học và thực hành, yêu người khác như Chúa yêu ta. Giữ trọn lề luật mà thiếu yêu thương là phạm luật. Luật đến từ con tim yêu mến, thứ tha. Bỏ luật con tim là bỏ luật Chúa. Thờ phượng Chúa mà thiếu thực hành đức ái đến từ đức tin nông cạn.
Mười Điều Răn của Thiên Chúa hướng chúng ta tới một cuộc sống tốt đẹp
Jos. Tú Nạc, NMS
08:38 11/02/2011
Chúa Nhật Thứ VI Mùa Thường Niên – Năm A (Sirach 15: 15-20; Psalm 119; Corinthians 2: 6-10; Matthew 5: 17-37)
“Đó không phải là lỗi của tôi.” Con người là những chuyên gia đổ lỗi mọi nơi mọi lúc mà điều đó thuộc về mình. Khi họ làm những điều ngu ngốc hay độc ác điều đó thật quá dễ dàng tìm một người nào đó hoặc một điều gì đó để đổ lỗi thay vì chấp nhận trách nhiệm.
Nhưng Sirach sẽ không có một ai trong số này. Công việc của ông là một phần của truyền thống thần học Cựu Ước mà các học giả gọi là tâm linh “hai hướng”. Con người được trình bày theo hai hướng – một dẫn đến sự sống và hạnh phúc, hướng kia để hủy diệt và cái chết. Vào thứ Tư Lễ Tro chúng ta bắt đầu vào Mùa Chay với một đoạn trích hai hướng từ Sách Nhị Luật. Chúng ta luôn được khuyến khích để lựa chọn hướng thứ nhất nhưng buồn thay, khi thế giới của chúng ta chứng tỏ, nhiều người đã chọn hướng sau đó – hủy diệt và cái chết. Người ta đổ lỗi cho xã hội, cho hoàn cảnh của mình, cho những người khác, cho di truyền hoặc thậm chí đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Nhưng Sirach thật hiển nhiên: chúng ta luôn có một sự lựa chọn. Tất cả những ảnh hưởng khác này đều hiện diện một cách chắc chắn và đôi khi chúng có thể trở nên vô cùng mạnh mẽ, nhưng cuối cùng không có gì có thể thắng nổi lá bài chủ đó là ý chí quyết tâm của con người.
Những điều răn mà chúng ta được trao ban không thất thường hoặc tùy tiện, cũng không phải là chúng kết thúc tự thân. Chúng ở đó hỗ trợ và giúp đõ chúng ta trong sự truy tìm của chúng ta để làm cho sự sống con người phát triển một cách toàn diện. Đối với những cá nhân chúng ta được ban cho những cơ hội hằng ngày để lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Nhưng vào thời điểm trong lịch sử nhân loại của chúng ta cũng được trình bày với một số lựa chọn chính đáng mà sẽ có một tác động quan trọng đến tương lai của chúng ta. Chúng ta có thể hy vọng và cầu nguyện để chúng ta có thể tạo những lựa chọn đúng đắn. Những lựa chọn đó dẫn đến cuộc sống – hơn là những lựa chọn dựa trên căn bản sợ hãi và ích kỷ.
Con người luôn đánh giá thấp sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của họ và qui mô của những món quà thiêng liêng họ có thể lãnh nhận. Cong người cố gắng hết sức mình để toan tính sức mạnh của chính mình, kính sự trước Thiên Chúa và dùng Thiên Chúa cho những việc phải làm của bản thân. Tính tự cao tự đại lớn nhất của con người là đòi hỏi để hiểu biết và là của riêng trước những đường lối của Thiên Chúa và đoan chắc về ý định thiêng liêng ấy. Chúng ta may mắn đến nỗi chúng ta hoàn toàn không giống như Thiên Chúa chúng ta. Khi Thiên Chúa cuối cùng tiết lộ những ý định và những suy nghĩ của Người cho chúng ta, chúng luôn đến như một cú sốc lớn, không có gì mà chúng ta nghĩ đến! Nhưng đó không phải là tất cả - cho những ai cởi mở tâm trí và tâm hồn mình trước Thiên Chúa, những món quà thiêng liêng vượt quá sức tưởng tượng. Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hoặc một khái niệm thần học mà là một sức mạnh yêu thương phổ quát, người mà gọi mời chúng ta trong một mối quan hệ hiệp nhất.
Trong một số phần của Tân Ước, cúa Giê-su được khắc họa như có thái độ khinh miệt hướng về Luật Do Thái. Nhưng Thánh Mat-thêu, người mà đã mô tả Chúa Giê-su như một Moses thứ hai và là thầy cua truyền thống Do Thái, đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Luật này vẫn còn rất nhiều hiệu lực: thực ra, Chúa Giê-su của Thánh Mat-thêu không những khẳng định điều luật ấy mà còn nâng cao rào cản một cách đáng kể. Nó không đủ để kiềm chế không sát nhân một cách dứt khoát. Đó là một khởi sự tuyệt vời, nhưng còn nhiều hơn thế nữa để trở nên một con người thuộc mối quan hệ tinh thần hay chân chính hơn là chỉ đơn thuần tránh tội ác dã man. Chúa Giê-su đã đề nghị những môn đệ của Người đi tới căn nguyên những vấn đề thuộc con người: sự giận dữ, hận thù và bạo lực mà tồn tại trong chúng ta. Hành vi của chúng ta thể hiện điều này qua những tư tưởng sát nhân, những ngôn từ cay nghiệt, xúc phạm và những hình thức gây hấn khác.
Đây không phải là tin tức cho bất cứ ai đã lái một chiếc xe qua giờ giao thông cao điểm đông đúc hoặc bị cuốn hút trong cơ quan chính trị. Giận dữ, oán hờn và sợ hãi, nhất là tại căn nguyên của bạo lực, và mối quan hệ bị hủy diệt, và nó có thể được mô tả như ung thư tâm hồn. Tha thứ là một bước quan trọng trong việc chúng ta tự hàn gắn và không thể chia lìa mối quan hệ với Thiên Chúa của chúng ta. Chúa Giê-su đã đặt trước chúng ta sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chúng ta có trách nhiệm đối với thế giới mà chúng ta trải nghiệm. Nếu chúng ta không cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa nhiều như chúng ta muốn vấn đề ấy có thể trở thành những suy tư, thái độ và cảm xúc mà chúng ta ấp ủ. Thật quả vô ích khi nguyền rủa chống lại bạo lực và những tiêu cực của thế giới một khi chúng ta là thành phần của vấn đề phức tạp đó. Có nhiều hơn cho đức tin của chúng ta so với đơn thuần chỉ là một người “tốt” hoặc đạt đươc tinh thần tối thiểu.
Việc thực hiện Luật là tình yêu – trong tất cả moi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Duy nhất đó chỉ là sự dàn trải tâm trí và tâm hồn của chúng ta, và hiển thị ít nhất một sự đo lường về những nét đặc trưng của Thiên Chúa mà chúng ta trở nên người có ý nghĩa để sống và tạo sự khác biệt tích cực trên thế giới.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
“Đó không phải là lỗi của tôi.” Con người là những chuyên gia đổ lỗi mọi nơi mọi lúc mà điều đó thuộc về mình. Khi họ làm những điều ngu ngốc hay độc ác điều đó thật quá dễ dàng tìm một người nào đó hoặc một điều gì đó để đổ lỗi thay vì chấp nhận trách nhiệm.
Nhưng Sirach sẽ không có một ai trong số này. Công việc của ông là một phần của truyền thống thần học Cựu Ước mà các học giả gọi là tâm linh “hai hướng”. Con người được trình bày theo hai hướng – một dẫn đến sự sống và hạnh phúc, hướng kia để hủy diệt và cái chết. Vào thứ Tư Lễ Tro chúng ta bắt đầu vào Mùa Chay với một đoạn trích hai hướng từ Sách Nhị Luật. Chúng ta luôn được khuyến khích để lựa chọn hướng thứ nhất nhưng buồn thay, khi thế giới của chúng ta chứng tỏ, nhiều người đã chọn hướng sau đó – hủy diệt và cái chết. Người ta đổ lỗi cho xã hội, cho hoàn cảnh của mình, cho những người khác, cho di truyền hoặc thậm chí đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Nhưng Sirach thật hiển nhiên: chúng ta luôn có một sự lựa chọn. Tất cả những ảnh hưởng khác này đều hiện diện một cách chắc chắn và đôi khi chúng có thể trở nên vô cùng mạnh mẽ, nhưng cuối cùng không có gì có thể thắng nổi lá bài chủ đó là ý chí quyết tâm của con người.
Những điều răn mà chúng ta được trao ban không thất thường hoặc tùy tiện, cũng không phải là chúng kết thúc tự thân. Chúng ở đó hỗ trợ và giúp đõ chúng ta trong sự truy tìm của chúng ta để làm cho sự sống con người phát triển một cách toàn diện. Đối với những cá nhân chúng ta được ban cho những cơ hội hằng ngày để lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Nhưng vào thời điểm trong lịch sử nhân loại của chúng ta cũng được trình bày với một số lựa chọn chính đáng mà sẽ có một tác động quan trọng đến tương lai của chúng ta. Chúng ta có thể hy vọng và cầu nguyện để chúng ta có thể tạo những lựa chọn đúng đắn. Những lựa chọn đó dẫn đến cuộc sống – hơn là những lựa chọn dựa trên căn bản sợ hãi và ích kỷ.
Con người luôn đánh giá thấp sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của họ và qui mô của những món quà thiêng liêng họ có thể lãnh nhận. Cong người cố gắng hết sức mình để toan tính sức mạnh của chính mình, kính sự trước Thiên Chúa và dùng Thiên Chúa cho những việc phải làm của bản thân. Tính tự cao tự đại lớn nhất của con người là đòi hỏi để hiểu biết và là của riêng trước những đường lối của Thiên Chúa và đoan chắc về ý định thiêng liêng ấy. Chúng ta may mắn đến nỗi chúng ta hoàn toàn không giống như Thiên Chúa chúng ta. Khi Thiên Chúa cuối cùng tiết lộ những ý định và những suy nghĩ của Người cho chúng ta, chúng luôn đến như một cú sốc lớn, không có gì mà chúng ta nghĩ đến! Nhưng đó không phải là tất cả - cho những ai cởi mở tâm trí và tâm hồn mình trước Thiên Chúa, những món quà thiêng liêng vượt quá sức tưởng tượng. Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hoặc một khái niệm thần học mà là một sức mạnh yêu thương phổ quát, người mà gọi mời chúng ta trong một mối quan hệ hiệp nhất.
Trong một số phần của Tân Ước, cúa Giê-su được khắc họa như có thái độ khinh miệt hướng về Luật Do Thái. Nhưng Thánh Mat-thêu, người mà đã mô tả Chúa Giê-su như một Moses thứ hai và là thầy cua truyền thống Do Thái, đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Luật này vẫn còn rất nhiều hiệu lực: thực ra, Chúa Giê-su của Thánh Mat-thêu không những khẳng định điều luật ấy mà còn nâng cao rào cản một cách đáng kể. Nó không đủ để kiềm chế không sát nhân một cách dứt khoát. Đó là một khởi sự tuyệt vời, nhưng còn nhiều hơn thế nữa để trở nên một con người thuộc mối quan hệ tinh thần hay chân chính hơn là chỉ đơn thuần tránh tội ác dã man. Chúa Giê-su đã đề nghị những môn đệ của Người đi tới căn nguyên những vấn đề thuộc con người: sự giận dữ, hận thù và bạo lực mà tồn tại trong chúng ta. Hành vi của chúng ta thể hiện điều này qua những tư tưởng sát nhân, những ngôn từ cay nghiệt, xúc phạm và những hình thức gây hấn khác.
Đây không phải là tin tức cho bất cứ ai đã lái một chiếc xe qua giờ giao thông cao điểm đông đúc hoặc bị cuốn hút trong cơ quan chính trị. Giận dữ, oán hờn và sợ hãi, nhất là tại căn nguyên của bạo lực, và mối quan hệ bị hủy diệt, và nó có thể được mô tả như ung thư tâm hồn. Tha thứ là một bước quan trọng trong việc chúng ta tự hàn gắn và không thể chia lìa mối quan hệ với Thiên Chúa của chúng ta. Chúa Giê-su đã đặt trước chúng ta sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chúng ta có trách nhiệm đối với thế giới mà chúng ta trải nghiệm. Nếu chúng ta không cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa nhiều như chúng ta muốn vấn đề ấy có thể trở thành những suy tư, thái độ và cảm xúc mà chúng ta ấp ủ. Thật quả vô ích khi nguyền rủa chống lại bạo lực và những tiêu cực của thế giới một khi chúng ta là thành phần của vấn đề phức tạp đó. Có nhiều hơn cho đức tin của chúng ta so với đơn thuần chỉ là một người “tốt” hoặc đạt đươc tinh thần tối thiểu.
Việc thực hiện Luật là tình yêu – trong tất cả moi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Duy nhất đó chỉ là sự dàn trải tâm trí và tâm hồn của chúng ta, và hiển thị ít nhất một sự đo lường về những nét đặc trưng của Thiên Chúa mà chúng ta trở nên người có ý nghĩa để sống và tạo sự khác biệt tích cực trên thế giới.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Nhìn Người Nữ…, Nhìn Người Nam…
Lm. Minh Anh
08:44 11/02/2011
Chúa Nhật Thứ VI Mùa Thường Niên – Năm A
Sống là chọn lựa. Chọn lựa là hy sinh. Hy sinh là chết đi. Chết cho điều này để sống cho điều kia. Bài đọc thứ nhất sách Huấn Ca hôm nay nói đến việc chọn lựa, “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước; con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con là cửa sinh cửa tử; ai thích gì, sẽ được cái đó”.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến việc chọn lựa, “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà”. “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”.
Nếu có những lối đi yên tĩnh thì cũng có những ngõ vắng xôn xao;
Nếu có những đường làng quạnh hiu thì cũng có những đại lộ rộn rã.
Tương tự như thế, trong tình yêu,
Tình yêu có cả những đại lộ thênh thang,
Cả những lối mòn chật hẹp.
Các bạn trẻ thân mến,
Luật cũ dạy: chớ giết người, chớ ngoại tình… đó là những đại lộ tình yêu, ai cũng thấy, ai cũng biết và dễ chấp nhận. Nhưng ai giận anh em mình, ai bảo anh em mình là “bờm”, thì đáng bị toà án luận phạt… đó là những lối hẹp tình yêu mà ai ai cũng dễ va vấp và khó chấp nhận. Cũng như, “Ai nhìn người nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” lại là một lối mòn chật hẹp hơn. Phải chăng đây chính là điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người mà thánh Phaolô nói tới trong bài đọc thứ hai hôm nay?
Có người nói, lạy Chúa, Chúa quá quắt, “Chúa đi guốc trong bụng đàn ông…”; nhưng cũng không ít người tạ ơn Chúa vì Chúa quá tế nhị, quá nhân ái khi không dám nói thêm “Ai nhìn người nam…”.
Thưa các bạn, có lẽ đây là đoạn Tin Mừng mà mỗi khi đọc hoặc nghe nói đến là chúng ta nhăn mặt, một đoạn Tin Mừng hiếm khi được chọn để suy niệm trong các buổi chia sẻ.
Vậy hôm nay, chúng ta thử nhìn thẳng vấn đề. Đức Giêsu muốn nói gì ở đây? Phải chăng Ngài muốn nói đến đức ái trọn hảo? Phải chăng Ngài muốn nói đến sự thanh khiết hồn nhiên của những ai theo Ngài? Hoặc Ngài muốn nói đến những đòi buộc triệt để giúp chúng ta tiến “nhanh hơn, cao hơn và xa hơn” trong đời sống làm con Chúa? Có lẽ tất cả đó đều là câu trả lời.
Đức Giêsu, Đấng ba lần thánh, dẫu hoàn toàn vô tội… nhưng không vì thế mà những gì xảy ra nơi con người lại xa lạ với Ngài. Ngài biết đến những xung năng vật vã, biết cả những cuồng si ươn hèn, hay những cám dỗ chết người nơi thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh. Ngài biết nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, khoẻ cũng như ốm, người sống đời dâng hiến cũng như kẻ ở bậc vợ chồng.
Trong cuốn sách của mình, một bác sĩ tâm lý thổ lộ: “Tôi thiết nghĩ, trong đời sống vợ chồng, việc giữ đức khiết tịnh còn khó hơn gấp bội so với những người sống đời độc thân. Tôi không nói đến ngoại tình, nhưng tôi muốn nói đến sự kiêng khem”. Vậy thì tại sao phải kiêng khem trong bậc vợ chồng cũng như phải dè giữ ngũ quan trong đời dâng hiến? Câu trả lời hẳn phải có một mẫu số chung: tất cả chỉ vì tình yêu.
Người ta sẽ không biết từ chối những điều cấm nếu đã không biết chối từ những điều được phép. Sẽ không biết yêu thương nếu người ta đã không biết hy sinh cả những gì có thể làm. Vì không phải điều ta dâng Chúa mới đáng giá, nhưng sẽ đáng giá hơn, cả những điều ta từ chối vì Người. Tất cả phải phát xuất từ tình yêu, chỉ vì tình yêu. Tất cả gỗ của muôn cánh rừng sẽ thật vô dụng nếu không có lấy một ngọn lửa, “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy những ước mong cho lửa này bùng cháy lên”. Lửa ở đây, chính là lửa yêu thương.
Kitô hữu là những người lội ngược… mà dừng lại là thua cuộc, là trôi theo dòng đời.
Đừng ngần ngại tìm sự cô tịch cho tâm hồn ở những lối đi chật hẹp!
Đừng do dự trổ hoa giữa những sa mạc cằn khô!
Cũng đừng băn khoăn khi phải chắt chiu niềm vui nơi những lối đi gập ghềnh.
Ngài có đó, Giêsu có đó… sẵn sàng dẫn dắt, bổ sức và chữa lành bạn; ở đó, niềm vui dâng hiến sẽ là những bông hoa hiếm hoi trổ nụ trên những que cọng tình yêu. Hãy cầu xin cho bạn đủ sáng, đủ hấp dẫn để các tâm hồn được gần Chúa hơn; cũng hãy cầu xin cho đủ lu mờ để không ai gắn bó với bạn mà xa dần Thiên Chúa. Chúc bạn mạnh mẽ để can trường đi vào những lối nhỏ yêu thương đó!
Sống là chọn lựa. Chọn lựa là hy sinh. Hy sinh là chết đi. Chết cho điều này để sống cho điều kia. Bài đọc thứ nhất sách Huấn Ca hôm nay nói đến việc chọn lựa, “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước; con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con là cửa sinh cửa tử; ai thích gì, sẽ được cái đó”.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến việc chọn lựa, “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà”. “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”.
Nếu có những lối đi yên tĩnh thì cũng có những ngõ vắng xôn xao;
Nếu có những đường làng quạnh hiu thì cũng có những đại lộ rộn rã.
Tương tự như thế, trong tình yêu,
Tình yêu có cả những đại lộ thênh thang,
Cả những lối mòn chật hẹp.
Các bạn trẻ thân mến,
Luật cũ dạy: chớ giết người, chớ ngoại tình… đó là những đại lộ tình yêu, ai cũng thấy, ai cũng biết và dễ chấp nhận. Nhưng ai giận anh em mình, ai bảo anh em mình là “bờm”, thì đáng bị toà án luận phạt… đó là những lối hẹp tình yêu mà ai ai cũng dễ va vấp và khó chấp nhận. Cũng như, “Ai nhìn người nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” lại là một lối mòn chật hẹp hơn. Phải chăng đây chính là điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người mà thánh Phaolô nói tới trong bài đọc thứ hai hôm nay?
Có người nói, lạy Chúa, Chúa quá quắt, “Chúa đi guốc trong bụng đàn ông…”; nhưng cũng không ít người tạ ơn Chúa vì Chúa quá tế nhị, quá nhân ái khi không dám nói thêm “Ai nhìn người nam…”.
Thưa các bạn, có lẽ đây là đoạn Tin Mừng mà mỗi khi đọc hoặc nghe nói đến là chúng ta nhăn mặt, một đoạn Tin Mừng hiếm khi được chọn để suy niệm trong các buổi chia sẻ.
Vậy hôm nay, chúng ta thử nhìn thẳng vấn đề. Đức Giêsu muốn nói gì ở đây? Phải chăng Ngài muốn nói đến đức ái trọn hảo? Phải chăng Ngài muốn nói đến sự thanh khiết hồn nhiên của những ai theo Ngài? Hoặc Ngài muốn nói đến những đòi buộc triệt để giúp chúng ta tiến “nhanh hơn, cao hơn và xa hơn” trong đời sống làm con Chúa? Có lẽ tất cả đó đều là câu trả lời.
Đức Giêsu, Đấng ba lần thánh, dẫu hoàn toàn vô tội… nhưng không vì thế mà những gì xảy ra nơi con người lại xa lạ với Ngài. Ngài biết đến những xung năng vật vã, biết cả những cuồng si ươn hèn, hay những cám dỗ chết người nơi thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh. Ngài biết nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, khoẻ cũng như ốm, người sống đời dâng hiến cũng như kẻ ở bậc vợ chồng.
Trong cuốn sách của mình, một bác sĩ tâm lý thổ lộ: “Tôi thiết nghĩ, trong đời sống vợ chồng, việc giữ đức khiết tịnh còn khó hơn gấp bội so với những người sống đời độc thân. Tôi không nói đến ngoại tình, nhưng tôi muốn nói đến sự kiêng khem”. Vậy thì tại sao phải kiêng khem trong bậc vợ chồng cũng như phải dè giữ ngũ quan trong đời dâng hiến? Câu trả lời hẳn phải có một mẫu số chung: tất cả chỉ vì tình yêu.
Người ta sẽ không biết từ chối những điều cấm nếu đã không biết chối từ những điều được phép. Sẽ không biết yêu thương nếu người ta đã không biết hy sinh cả những gì có thể làm. Vì không phải điều ta dâng Chúa mới đáng giá, nhưng sẽ đáng giá hơn, cả những điều ta từ chối vì Người. Tất cả phải phát xuất từ tình yêu, chỉ vì tình yêu. Tất cả gỗ của muôn cánh rừng sẽ thật vô dụng nếu không có lấy một ngọn lửa, “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy những ước mong cho lửa này bùng cháy lên”. Lửa ở đây, chính là lửa yêu thương.
Kitô hữu là những người lội ngược… mà dừng lại là thua cuộc, là trôi theo dòng đời.
Đừng ngần ngại tìm sự cô tịch cho tâm hồn ở những lối đi chật hẹp!
Đừng do dự trổ hoa giữa những sa mạc cằn khô!
Cũng đừng băn khoăn khi phải chắt chiu niềm vui nơi những lối đi gập ghềnh.
Ngài có đó, Giêsu có đó… sẵn sàng dẫn dắt, bổ sức và chữa lành bạn; ở đó, niềm vui dâng hiến sẽ là những bông hoa hiếm hoi trổ nụ trên những que cọng tình yêu. Hãy cầu xin cho bạn đủ sáng, đủ hấp dẫn để các tâm hồn được gần Chúa hơn; cũng hãy cầu xin cho đủ lu mờ để không ai gắn bó với bạn mà xa dần Thiên Chúa. Chúc bạn mạnh mẽ để can trường đi vào những lối nhỏ yêu thương đó!
Ăn ở công chính - Làm hòa với anh em
Phó tế: JBM Nguyễn Định
09:00 11/02/2011
A- Sống và chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh:
Bài đọc 1: Huấn ca: 15, 15-20= Chúa không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.(c. 20)
a/ Nếu không muốn ăn ở thất đức tôi cần phải làm những gì ?
b/ Trước mặt tôi là sống và chết, tôi chọn điều nào ? Tại sao ?
c/ Chúa có biết rõ những biệc bạn đang làm không? Tại sao?
Bài đọc 2: 1Cor 2, 6-10= “Điều chúng tôi giảng dạy cho các Tín hữu trưởng thành là một lẽ khôn ngoan; nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian…”(c. 6)
a/ Thế nào là người Tín hữu đã trưởng thành ? Cho vài đặc điềm ?
b/ Sự khôn ngoan của thế gian là những gì ? Kể vài nét cụ thể ?
c/ Người sống theo Thần Khí là gì? Cho vài nhân đức của họ ?
Tin Mừng: Mt 5, 17-37= Nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trươc bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy của lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (c. 23)
a/ Tại sao tôi hay quan tâm tới việc đi lễ mà quên việc làm hoà…?
b/ Cụm từ: “ để của lễ trước bàn thờ”, Chúa có ý nói gì với tôi ?
c/ Với việc thờ phượng, dâng lễ là lý do thúc bách bạn phải làm gì ?
B- Câu kinh Thánh đánh động tôi chọn làm châm ngôn Sống:
BẤT CỨ AI GIẬN ANH EM MÌNH, THÌ ĐÁNG BỊ ĐƯA RA TÒA (C. 22) (Everyone who grows angry with his brother will be …)
C- Ngay bây giờ bạn và tôi phài làm gì?: Mỗi người chọn lấy một việc làm, để sửa ngay lỗi lầm mình hay sai phạm với người khác.
D- Bạn và tôi cùng câu nguyện và Sống lời cầu nguyện của mình:
Lạy Cha, Đức Giêsu dạy: bất cứ ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Nhờ ơn Chúa, con quyết bỏ ngay sự tức giận, và vui vẻ tha thứ cho anh em, như Cha đã tha thứ cho con. Con noi gương Mẹ Maria đêm ngày lắng nghe Lời Chúa để áp dụng vào đời sống. Amen
Bài đọc 1: Huấn ca: 15, 15-20= Chúa không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.(c. 20)
a/ Nếu không muốn ăn ở thất đức tôi cần phải làm những gì ?
b/ Trước mặt tôi là sống và chết, tôi chọn điều nào ? Tại sao ?
c/ Chúa có biết rõ những biệc bạn đang làm không? Tại sao?
Bài đọc 2: 1Cor 2, 6-10= “Điều chúng tôi giảng dạy cho các Tín hữu trưởng thành là một lẽ khôn ngoan; nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian…”(c. 6)
a/ Thế nào là người Tín hữu đã trưởng thành ? Cho vài đặc điềm ?
b/ Sự khôn ngoan của thế gian là những gì ? Kể vài nét cụ thể ?
c/ Người sống theo Thần Khí là gì? Cho vài nhân đức của họ ?
Tin Mừng: Mt 5, 17-37= Nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trươc bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy của lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (c. 23)
a/ Tại sao tôi hay quan tâm tới việc đi lễ mà quên việc làm hoà…?
b/ Cụm từ: “ để của lễ trước bàn thờ”, Chúa có ý nói gì với tôi ?
c/ Với việc thờ phượng, dâng lễ là lý do thúc bách bạn phải làm gì ?
B- Câu kinh Thánh đánh động tôi chọn làm châm ngôn Sống:
BẤT CỨ AI GIẬN ANH EM MÌNH, THÌ ĐÁNG BỊ ĐƯA RA TÒA (C. 22) (Everyone who grows angry with his brother will be …)
C- Ngay bây giờ bạn và tôi phài làm gì?: Mỗi người chọn lấy một việc làm, để sửa ngay lỗi lầm mình hay sai phạm với người khác.
D- Bạn và tôi cùng câu nguyện và Sống lời cầu nguyện của mình:
Lạy Cha, Đức Giêsu dạy: bất cứ ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Nhờ ơn Chúa, con quyết bỏ ngay sự tức giận, và vui vẻ tha thứ cho anh em, như Cha đã tha thứ cho con. Con noi gương Mẹ Maria đêm ngày lắng nghe Lời Chúa để áp dụng vào đời sống. Amen
Nhìn người nữ…, Nhìn người nam…
Lm. Minh Anh
09:18 11/02/2011
Chúa nhật 6 thường niên A
Sống là chọn lựa. Chọn lựa là hy sinh. Hy sinh là chết đi. Chết cho điều này để sống cho điều kia. Bài đọc thứ nhất sách Huấn Ca hôm nay nói đến việc chọn lựa, “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước; con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con là cửa sinh cửa tử; ai thích gì, sẽ được cái đó”.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến việc chọn lựa, “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà”. “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”.
Nếu có những lối đi yên tĩnh thì cũng có những ngõ vắng xôn xao;
Nếu có những đường làng quạnh hiu thì cũng có những đại lộ rộn rã.
Tương tự như thế, trong tình yêu,
Tình yêu có cả những đại lộ thênh thang,
Cả những lối mòn chật hẹp.
Các bạn trẻ thân mến,
Luật cũ dạy: chớ giết người, chớ ngoại tình… đó là những đại lộ tình yêu, ai cũng thấy, ai cũng biết và dễ chấp nhận. Nhưng ai giận anh em mình, ai bảo anh em mình là “bờm”, thì đáng bị toà án luận phạt… đó là những lối hẹp tình yêu mà ai ai cũng dễ va vấp và khó chấp nhận. Cũng như, “Ai nhìn người nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” lại là một lối mòn chật hẹp hơn. Phải chăng đây chính là điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người mà thánh Phaolô nói tới trong bài đọc thứ hai hôm nay?
Có người nói, lạy Chúa, Chúa quá quắt, “Chúa đi guốc trong bụng đàn ông…”; nhưng cũng không ít người tạ ơn Chúa vì Chúa quá tế nhị, quá nhân ái khi không dám nói thêm “Ai nhìn người nam…”.
Thưa các bạn, có lẽ đây là đoạn Tin Mừng mà mỗi khi đọc hoặc nghe nói đến là chúng ta nhăn mặt, một đoạn Tin Mừng hiếm khi được chọn để suy niệm trong các buổi chia sẻ.
Vậy hôm nay, chúng ta thử nhìn thẳng vấn đề. Đức Giêsu muốn nói gì ở đây? Phải chăng Ngài muốn nói đến đức ái trọn hảo? Phải chăng Ngài muốn nói đến sự thanh khiết hồn nhiên của những ai theo Ngài? Hoặc Ngài muốn nói đến những đòi buộc triệt để giúp chúng ta tiến “nhanh hơn, cao hơn và xa hơn” trong đời sống làm con Chúa? Có lẽ tất cả đó đều là câu trả lời.
Đức Giêsu, Đấng ba lần thánh, dẫu hoàn toàn vô tội… nhưng không vì thế mà những gì xảy ra nơi con người lại xa lạ với Ngài. Ngài biết đến những xung năng vật vã, biết cả những cuồng si ươn hèn, hay những cám dỗ chết người nơi thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh. Ngài biết nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, khoẻ cũng như ốm, người sống đời dâng hiến cũng như kẻ ở bậc vợ chồng.
Trong cuốn sách của mình, một bác sĩ tâm lý thổ lộ: “Tôi thiết nghĩ, trong đời sống vợ chồng, việc giữ đức khiết tịnh còn khó hơn gấp bội so với những người sống đời độc thân. Tôi không nói đến ngoại tình, nhưng tôi muốn nói đến sự kiêng khem”. Vậy thì tại sao phải kiêng khem trong bậc vợ chồng cũng như phải dè giữ ngũ quan trong đời dâng hiến? Câu trả lời hẳn phải có một mẫu số chung: tất cả chỉ vì tình yêu.
Người ta sẽ không biết từ chối những điều cấm nếu đã không biết chối từ những điều được phép. Sẽ không biết yêu thương nếu người ta đã không biết hy sinh cả những gì có thể làm. Vì không phải điều ta dâng Chúa mới đáng giá, nhưng sẽ đáng giá hơn, cả những điều ta từ chối vì Người. Tất cả phải phát xuất từ tình yêu, chỉ vì tình yêu. Tất cả gỗ của muôn cánh rừng sẽ thật vô dụng nếu không có lấy một ngọn lửa, “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy những ước mong cho lửa này bùng cháy lên”. Lửa ở đây, chính là lửa yêu thương.
Kitô hữu là những người lội ngược… mà dừng lại là thua cuộc, là trôi theo dòng đời.
Đừng ngần ngại tìm sự cô tịch cho tâm hồn ở những lối đi chật hẹp!
Đừng do dự trổ hoa giữa những sa mạc cằn khô!
Cũng đừng băn khoăn khi phải chắt chiu niềm vui nơi những lối đi gập ghềnh.
Ngài có đó, Giêsu có đó… sẵn sàng dẫn dắt, bổ sức và chữa lành bạn; ở đó, niềm vui dâng hiến sẽ là những bông hoa hiếm hoi trổ nụ trên những que cọng tình yêu. Hãy cầu xin cho bạn đủ sáng, đủ hấp dẫn để các tâm hồn được gần Chúa hơn; cũng hãy cầu xin cho đủ lu mờ để không ai gắn bó với bạn mà xa dần Thiên Chúa. Chúc bạn mạnh mẽ để can trường đi vào những lối nhỏ yêu thương đó!
Sống là chọn lựa. Chọn lựa là hy sinh. Hy sinh là chết đi. Chết cho điều này để sống cho điều kia. Bài đọc thứ nhất sách Huấn Ca hôm nay nói đến việc chọn lựa, “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước; con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con là cửa sinh cửa tử; ai thích gì, sẽ được cái đó”.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến việc chọn lựa, “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà”. “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình; còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”.
Nếu có những lối đi yên tĩnh thì cũng có những ngõ vắng xôn xao;
Nếu có những đường làng quạnh hiu thì cũng có những đại lộ rộn rã.
Tương tự như thế, trong tình yêu,
Tình yêu có cả những đại lộ thênh thang,
Cả những lối mòn chật hẹp.
Các bạn trẻ thân mến,
Luật cũ dạy: chớ giết người, chớ ngoại tình… đó là những đại lộ tình yêu, ai cũng thấy, ai cũng biết và dễ chấp nhận. Nhưng ai giận anh em mình, ai bảo anh em mình là “bờm”, thì đáng bị toà án luận phạt… đó là những lối hẹp tình yêu mà ai ai cũng dễ va vấp và khó chấp nhận. Cũng như, “Ai nhìn người nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” lại là một lối mòn chật hẹp hơn. Phải chăng đây chính là điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người mà thánh Phaolô nói tới trong bài đọc thứ hai hôm nay?
Có người nói, lạy Chúa, Chúa quá quắt, “Chúa đi guốc trong bụng đàn ông…”; nhưng cũng không ít người tạ ơn Chúa vì Chúa quá tế nhị, quá nhân ái khi không dám nói thêm “Ai nhìn người nam…”.
Thưa các bạn, có lẽ đây là đoạn Tin Mừng mà mỗi khi đọc hoặc nghe nói đến là chúng ta nhăn mặt, một đoạn Tin Mừng hiếm khi được chọn để suy niệm trong các buổi chia sẻ.
Vậy hôm nay, chúng ta thử nhìn thẳng vấn đề. Đức Giêsu muốn nói gì ở đây? Phải chăng Ngài muốn nói đến đức ái trọn hảo? Phải chăng Ngài muốn nói đến sự thanh khiết hồn nhiên của những ai theo Ngài? Hoặc Ngài muốn nói đến những đòi buộc triệt để giúp chúng ta tiến “nhanh hơn, cao hơn và xa hơn” trong đời sống làm con Chúa? Có lẽ tất cả đó đều là câu trả lời.
Đức Giêsu, Đấng ba lần thánh, dẫu hoàn toàn vô tội… nhưng không vì thế mà những gì xảy ra nơi con người lại xa lạ với Ngài. Ngài biết đến những xung năng vật vã, biết cả những cuồng si ươn hèn, hay những cám dỗ chết người nơi thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh. Ngài biết nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, khoẻ cũng như ốm, người sống đời dâng hiến cũng như kẻ ở bậc vợ chồng.
Trong cuốn sách của mình, một bác sĩ tâm lý thổ lộ: “Tôi thiết nghĩ, trong đời sống vợ chồng, việc giữ đức khiết tịnh còn khó hơn gấp bội so với những người sống đời độc thân. Tôi không nói đến ngoại tình, nhưng tôi muốn nói đến sự kiêng khem”. Vậy thì tại sao phải kiêng khem trong bậc vợ chồng cũng như phải dè giữ ngũ quan trong đời dâng hiến? Câu trả lời hẳn phải có một mẫu số chung: tất cả chỉ vì tình yêu.
Người ta sẽ không biết từ chối những điều cấm nếu đã không biết chối từ những điều được phép. Sẽ không biết yêu thương nếu người ta đã không biết hy sinh cả những gì có thể làm. Vì không phải điều ta dâng Chúa mới đáng giá, nhưng sẽ đáng giá hơn, cả những điều ta từ chối vì Người. Tất cả phải phát xuất từ tình yêu, chỉ vì tình yêu. Tất cả gỗ của muôn cánh rừng sẽ thật vô dụng nếu không có lấy một ngọn lửa, “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy những ước mong cho lửa này bùng cháy lên”. Lửa ở đây, chính là lửa yêu thương.
Kitô hữu là những người lội ngược… mà dừng lại là thua cuộc, là trôi theo dòng đời.
Đừng ngần ngại tìm sự cô tịch cho tâm hồn ở những lối đi chật hẹp!
Đừng do dự trổ hoa giữa những sa mạc cằn khô!
Cũng đừng băn khoăn khi phải chắt chiu niềm vui nơi những lối đi gập ghềnh.
Ngài có đó, Giêsu có đó… sẵn sàng dẫn dắt, bổ sức và chữa lành bạn; ở đó, niềm vui dâng hiến sẽ là những bông hoa hiếm hoi trổ nụ trên những que cọng tình yêu. Hãy cầu xin cho bạn đủ sáng, đủ hấp dẫn để các tâm hồn được gần Chúa hơn; cũng hãy cầu xin cho đủ lu mờ để không ai gắn bó với bạn mà xa dần Thiên Chúa. Chúc bạn mạnh mẽ để can trường đi vào những lối nhỏ yêu thương đó!
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Ăn Ở Công Chính....
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:14 11/02/2011
Sống và Chia sẻ Lời Chúa - CN6TN/A
ĂN Ở CÔNG CHÍNH - LÀM HOÀ VỚI ANH EM
Cần cho Gia đình-Qúy chức-Nhóm- Hội đoàn-Phong trào
A- Sống và chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh:
Bài đọc 1: Huấn ca: 15, 15-20= Chúa không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.(c. 20)
a/ Nếu không muốn ăn ở thất đức tôi cần phải làm những gì ?
b/ Trước mặt tôi là sống và chết, tôi chọn điều nào ? Tại sao ?
c/ Chúa có biết rõ những biệc bạn đang làm không? Tại sao?
Bài đọc 2: 1Cor 2, 6-10= “Điều chúng tôi giảng dạy cho các Tín hữu trưởng thành là một lẽ khôn ngoan; nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian…”(c. 6)
a/ Thế nào là người Tín hữu đã trưởng thành ? Cho vài đặc điềm ?
b/ Sự khôn ngoan của thế gian là những gì ? Kể vài nét cụ thể ?
c/ Người sống theo Thần Khí là gì? Cho vài nhân đức của họ ?
Tin Mừng: Mt 5, 17-37= Nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trươc bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy của lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (c. 23)
a/ Tại sao tôi hay quan tâm tới việc đi lễ mà quên việc làm hoà…?
b/ Cụm từ: “ để của lễ trước bàn thờ”, Chúa có ý nói gì với tôi ?
c/ Với việc thờ phượng, dâng lễ là lý do thúc bách bạn phải làm gì ?
B- Câu kinh Thánh đánh động tôi chọn làm châm ngôn Sống:
BẤT CỨ AI GIẬN ANH EM MÌNH, THÌ ĐÁNG BỊ ĐƯA RA TÒA (C. 22) (Everyone who grows angry with his brother will be …)
C- Ngay bây giờ bạn và tôi phài làm gì?: Mỗi người chọn lấy một việc làm, để sửa ngay lỗi lầm mình hay sai phạm với người khác.
D- Bạn và tôi cùng câu nguyện và Sống lời cầu nguyện của mình:
Lạy Cha, Đức Giêsu dạy: bất cứ ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Nhờ ơn Chúa, con quyết bỏ ngay sự tức giận, và vui vẻ tha thứ cho anh em, như Cha đã tha thứ cho con. Con noi gương Mẹ Maria đêm ngày lắng nghe Lời Chúa để áp dụng vào đời sống. Amen
Phó tế: JBM Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
ĂN Ở CÔNG CHÍNH - LÀM HOÀ VỚI ANH EM
Cần cho Gia đình-Qúy chức-Nhóm- Hội đoàn-Phong trào
A- Sống và chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh:
Bài đọc 1: Huấn ca: 15, 15-20= Chúa không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.(c. 20)
a/ Nếu không muốn ăn ở thất đức tôi cần phải làm những gì ?
b/ Trước mặt tôi là sống và chết, tôi chọn điều nào ? Tại sao ?
c/ Chúa có biết rõ những biệc bạn đang làm không? Tại sao?
Bài đọc 2: 1Cor 2, 6-10= “Điều chúng tôi giảng dạy cho các Tín hữu trưởng thành là một lẽ khôn ngoan; nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian…”(c. 6)
a/ Thế nào là người Tín hữu đã trưởng thành ? Cho vài đặc điềm ?
b/ Sự khôn ngoan của thế gian là những gì ? Kể vài nét cụ thể ?
c/ Người sống theo Thần Khí là gì? Cho vài nhân đức của họ ?
Tin Mừng: Mt 5, 17-37= Nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trươc bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy của lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (c. 23)
a/ Tại sao tôi hay quan tâm tới việc đi lễ mà quên việc làm hoà…?
b/ Cụm từ: “ để của lễ trước bàn thờ”, Chúa có ý nói gì với tôi ?
c/ Với việc thờ phượng, dâng lễ là lý do thúc bách bạn phải làm gì ?
B- Câu kinh Thánh đánh động tôi chọn làm châm ngôn Sống:
BẤT CỨ AI GIẬN ANH EM MÌNH, THÌ ĐÁNG BỊ ĐƯA RA TÒA (C. 22) (Everyone who grows angry with his brother will be …)
C- Ngay bây giờ bạn và tôi phài làm gì?: Mỗi người chọn lấy một việc làm, để sửa ngay lỗi lầm mình hay sai phạm với người khác.
D- Bạn và tôi cùng câu nguyện và Sống lời cầu nguyện của mình:
Lạy Cha, Đức Giêsu dạy: bất cứ ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Nhờ ơn Chúa, con quyết bỏ ngay sự tức giận, và vui vẻ tha thứ cho anh em, như Cha đã tha thứ cho con. Con noi gương Mẹ Maria đêm ngày lắng nghe Lời Chúa để áp dụng vào đời sống. Amen
Phó tế: JBM Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Thích gì, được đó!
Anmai, CSsR
16:58 11/02/2011
Chúa nhật VI Thường niên năm A (Hc 15, 15-20; 1 Cr 2, 6-10; Mt 5, 17-37)
Nền văn chương Khôn ngoan rất thịnh hành trong khắp phương Đông thời cổ. Ai cập, trong suốt lịch sử của mình đã sản xuất ra những tác phẩm dạy đàng khôn ngoan. Tại lưỡng hà địa, từ thời Sumer, người ta đã sáng tác ra những cách ngôn, những chuyện biến ngôn, những bài thơ nói về sự đau khổ. Các tác phẩm này đã nhiều lần được đem ra so sánh với Yob. Sự khôn ngoan của Lưỡng hà địa này xâm nhập vào Canaan: Tại Râs Shamra, người ta đã tìm thấy những bản văn bàn về sự khộn ngoan viết bằng tiếng Akkđad. Từ các môi trường nói tiếng Aram thì có sự “Sự Khôn ngoan của Akhiqar”, gốc Assur và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Sự Khôn ngoan này dừng lại ở địa hạt cuộc sống thường nhật, không mấy quan tâm về tôn giáo nhằm soi sáng thân phận của cá nhân, không phải với những suy nghĩ triết học theo kiểu người Hi lạp, nhưng là bằng cách góp nhặt lại những kết quả của kinh nghiệm, trình bày một nghệ thuật sống, hạnh phúc và thành công, dạy con người biết sống hòa hợp với vũ trụ. Nhưng cũng chính những kinh nghiệm của cuộc đời này đã làm nảy sinh giọng điệu bi quan của một số tác phẩm về sự khôn ngoan tại Ai cập cũng như tại Lưỡng hà địa.
Vì thân phận từng cá nhân con người là nỗi ưu tư lớn của nhà Khôn ngoan, nên vấn đề thưởng phạt đối với họ, có một tầm mức quan trọng hàng đầu. Trong những phần cổ xưa của Châm ngôn, sự khôn ngoan, tức là sự công chính, tất yếu dẫn đến hạnh phúc và sự điên dại, tức là sự bất chính đưa tới đổ vỡ. Chính Thiên Chúa thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ như vậy.
Hôm nay, chúng ta nghe một đoạn trong sách Châm Ngôn nói về phần thưởng cũng như hình phạt với những người tuân giữ hay bỏ điều luật của Chúa:
Nếu con muốn thì hãy giữ các điều răn
mà trung tín làm điều đẹp ý Người.
Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước,
con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy.
Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử,
ai thích gì, sẽ được cái đó.
Vì trí khôn ngoan của Đức Chúa thật lớn lao,
Người mạnh mẽ uy quyền và trông thấy tất cả.
Người để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người,
và biết rõ tất cả những gì người ta thực hiện.
Người không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.
Những ai sống theo lời Chúa dạy để rồi sống cuộc đời hoàn thiện thì họ sẽ được Chúa Trời ban thưởng ơn lành, ban thưởng hạnh phúc như Thánh Vịnh đáp ca trong Thánh Lễ hôm nay.
Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi theo luật pháp Chúa Trời
Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa,
hết lòng hết dạ kiếm tìm Người.
Họ không làm điều ác, nhưng cứ đường lối Chúa mà đi.
Vâng lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh,
truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn.
Ước mong sao con hằng vững bước
theo thánh chỉ Ngài ban.
Để con không xấu hổ
khi nhìn lại các mệnh lệnh của Ngài.
Con thành tâm dâng lời cảm tạ
vì được biết những quyết định công minh.
Mang trong mình thân phận con người, con người vẫn thường thích sống theo bản năng của mình hơn là tuân theo lệnh truyền của Chúa. Bằng chứng hết sức rõ ràng còn đọng lại nơi gia đình nguyên tổ Ađam – Eva. Con người hình như và có vẻ mong như Thiên Chúa biến mất khỏi cuộc đời này để khỏi cần phải giữ luật lệ của Ngài nữa.
Chắc có lẽ Chúa Giêsu nghe người ta xì xầm, bàn tán về các luật và sự hiện diện của Chúa để rồi người ta đưa ra điều này điều kia để bắt bẻ Chúa về những luật của tiền nhân, đặc biệt là luật của Môsê. Hôm nay, Chúa Giêsu nói thẳng với các môn đệ cũng như những người đi theo Chúa.
Ở hội đường, những người ghét Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài nhân danh lề luật bắt bớ các môn đệ của Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, những tín hữu có nguồn gốc từ Do Thái giáo, "truyền thống hơn" đôi khi dựa vào sự tuân giữ lề luật theo nghĩa ngữ, đối lại với các tín hữu xuất thân từ đa thần giáo, luôn tìm cách gièm pha lề luật.
Giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ chỉnh lưng cả hai nhóm người đó. Quả thật, Ngài tuyên bố rằng mình "không đến để bãi bõ lề luật hay các tiên tri, mà để kiện toàn" nghĩa là thể hiện một cách viên mãn, hoàn hảo trong tình yêu và tự do của Con Cha trên trời.
Vì thế, từ nay "sự công chính" mới hệ tại không phải ở chỗ khép mình một cách bề ngoài vào các tập tục, nhưng là "khuôn mình” theo thánh ý Chúa Cha như Chúa Giêsu. Sống trong cộng đoàn với tình yêu và tự do của con cái. Sống như vậy, những ai bước theo Chúa mới "công chính" hơn các luật sĩ và biệt phái được.
Sau những lời đó là năm phản đề cụ thể hóa "sự công chính mới". Năm phản đề ấy chính là bài học áp dụng nguyên lý tổng quát này vào cuộc sống tín hữu. Chính toàn thể lề luật phúc âm phải bao bọc toàn thể cuộc sống các môn đệ. Năm hình ảnh, mà chúng ta thấy đều bắt đầu với công thức: "Anh em đã nghe biết người xưa dạy rằng... còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết..." Một kiểu nói trống để tránh dùng tên Thiên Chúa, có nghĩa là "Thiên Chúa đã phán", “Anh em đã nghe biết khi lời Chúa được công bố long trọng trong hội đường", đối lại, Chúa đưa ra những xác quyết của riêng mình "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết."
Chúa Giêsu đã giới thiệu và tự giới thiệu Ngài như là một Môsê mới, không chỉ đủ thẩm quyền giải thích luật lệ của Thiên Chúa, mà còn đổi mới: Luật Chúa đã bảo anh em. ..nhưng Thầy, Thầy bảo anh em. ..Ngài còn hơn cả một Môsê mới nữa vì Ngài không chỉ bằng lòng nói về lề luật mới như một nhà làm luật, mà còn cắt nghĩa cho từng người cụ thể để họ gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Thiên Chúa Cha, là đấng mà họ phải nên hoàn thiện như Người."
Minh họa đầu tiên là mối "tương giao huynh đệ". Thập giới của Môsê truyền dạy "ngươi không được giết người". Còn Chúa Giêsu, đi đến cùng những đòi hỏi của lề luật, đã tuyên bố rằng, nguyên việc không phạm tội sát nhân thôi chưa đủ, mà còn phải loại bỏ nỗi oán hận và giận hờn khỏi lòng mình nữa.
Trong thập giới của Môsê, lên án tội giết người thuộc giới răn thứ năm. Ở đây, nó được nói đến đầu tiên, chắc chắn vì nó bao hàm một cách tiềm ẩn giới răn tràn đầy bài diễn từ trên núi: tình yêu tha nhân,. . nhạy cảm trong tình yêu tha nhân. .. trở thành giới răn đầu tiên: Chúa Giêsu đã thấy mầm mống của giới luật yêu thương này trong điều răn lên án việc giết người. Kính trọng sự sống người khác mở đường cho việc bày tỏ tình yêu ân cần hơn đối với tha nhân. Cả hai đều phải được xem xét trước mặt Thiên Chúa là Đấng mà Chúa Giêsu sẽ coi là quan án và hiền phụ.
Hai ví dụ ở ngôi thứ hai số ít "anh" tiếp nối minh họa thứ nhất "vì thế, khi anh sắp dâng lễ vật truớc bàn thờ...." xung đột là mầm mống sát nhân, và hòa giải là một bổn phận cấp thiết hơn cả việc dâng của lễ cho Thiên Chúa: "Hãy đi làm hòa với người anh em trước đã rồi hãy trở về dâng lễ vật của mình"
"Hãy mau mau dàn xếp với đối phương": thù oán dây dưa, ngày sau, sẽ vô phương cứu chữa trước tòa án Thiên Chúa.
Minh họa thứ hai nói về mối tương giao nam nữ trong đời sống hôn nhân. Trong Do Thái giáo, thủy chung là nền tảng của đời sống hôn nhân: nó được chứng thực bằng sự thủy chung của Thiên Chúa đối với giao ước và với dân riêng người.
Hôn nhân không chỉ là một khế ước có tính luật pháp. Nó ràng buộc con người tự đáy lòng họ. Vì thế khi người đàn ông đã có vợ thèm muốn vợ người khác là đã phạm vào dây hôn phối. Trái tim đã chệch khỏi giao ước đẹp của hôn nhân.
Minh họa thứ ba nói đến những lời thề hứa mà người ta cho rằng sẽ mạnh hơn khi nại đến những thực tại ít nhiều thánh thiêng: "Chỉ trời, chỉ đất, chỉ Giêrusalem..."
Chúa Giêsu xác quyết, đừng thề gian không thôi chưa đủ, còn phải diệt trừ khỏi lòng ta sự lập lờ, bất chính, đa nghi nữa. Không được đi xa hơn lời nói chân thực giản đơn: "khi các ngươi nói "có" là phải "có".
Mức qui định mà Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ là: biến đổi tấm lòng để có thể hiệp thông với những tình cảm của Thiên Chúa được biểu hiện trong đức Kitô con Ngài. Đối với các môn đệ, kiện toàn lề luật khác hẳn việc thực thi các mệnh lệnh. Đúng hơn, đây chính là việc để cho lề luật kiện toàn chính mình, đưa mình đi tới cùng".
Chúa Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách trả lại cho nó tất cả sự trong sáng của lời Thiên Chúa, khi nhấn mạnh đến điều cốt lõi: "Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải hy tế."
Khi được hỏi về giới răn trọng nhất, Ngài không do dự trả lời rằng toàn bộ lề luật và tiên tri đều qui về giới răn trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương anh em như chính mình. (Mt 22, 34-40).
Luật có đó để ngăn cản con người không đi quá “giới hạn” của mình. Thế nhưng, con người phải hiểu để rồi sống xa hơn những cái gì mà Luật đưa ra như Chúa nói. Hơn nữa, con người ta phải sống đậm chất lòng nhân chứ không phải là hy tế, hay là dáng vẻ bên ngoài.
Chúng ta cứ nghiệm lại cuộc đời chúng ta, chúng ta thấy thật kỳ diệu. Chúng ta sống như thế nào chúng ta được như vậy. Nếu như chúng ta sống đậm chất cái lòng nhân chúng ta sẽ nhận lại lòng nhân. Nếu chúng ta sống khe khắt luật lệ với người khác chúng ta cũng sẽ nhận lại sự khe khắt của của người khác. Nếu chúng ta thích sống tốt với người khác, chúng ta cũng sẽ đón nhận sự tốt lành từ người khác vậy.
Nền văn chương Khôn ngoan rất thịnh hành trong khắp phương Đông thời cổ. Ai cập, trong suốt lịch sử của mình đã sản xuất ra những tác phẩm dạy đàng khôn ngoan. Tại lưỡng hà địa, từ thời Sumer, người ta đã sáng tác ra những cách ngôn, những chuyện biến ngôn, những bài thơ nói về sự đau khổ. Các tác phẩm này đã nhiều lần được đem ra so sánh với Yob. Sự khôn ngoan của Lưỡng hà địa này xâm nhập vào Canaan: Tại Râs Shamra, người ta đã tìm thấy những bản văn bàn về sự khộn ngoan viết bằng tiếng Akkđad. Từ các môi trường nói tiếng Aram thì có sự “Sự Khôn ngoan của Akhiqar”, gốc Assur và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Sự Khôn ngoan này dừng lại ở địa hạt cuộc sống thường nhật, không mấy quan tâm về tôn giáo nhằm soi sáng thân phận của cá nhân, không phải với những suy nghĩ triết học theo kiểu người Hi lạp, nhưng là bằng cách góp nhặt lại những kết quả của kinh nghiệm, trình bày một nghệ thuật sống, hạnh phúc và thành công, dạy con người biết sống hòa hợp với vũ trụ. Nhưng cũng chính những kinh nghiệm của cuộc đời này đã làm nảy sinh giọng điệu bi quan của một số tác phẩm về sự khôn ngoan tại Ai cập cũng như tại Lưỡng hà địa.
Vì thân phận từng cá nhân con người là nỗi ưu tư lớn của nhà Khôn ngoan, nên vấn đề thưởng phạt đối với họ, có một tầm mức quan trọng hàng đầu. Trong những phần cổ xưa của Châm ngôn, sự khôn ngoan, tức là sự công chính, tất yếu dẫn đến hạnh phúc và sự điên dại, tức là sự bất chính đưa tới đổ vỡ. Chính Thiên Chúa thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ như vậy.
Hôm nay, chúng ta nghe một đoạn trong sách Châm Ngôn nói về phần thưởng cũng như hình phạt với những người tuân giữ hay bỏ điều luật của Chúa:
Nếu con muốn thì hãy giữ các điều răn
mà trung tín làm điều đẹp ý Người.
Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước,
con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy.
Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử,
ai thích gì, sẽ được cái đó.
Vì trí khôn ngoan của Đức Chúa thật lớn lao,
Người mạnh mẽ uy quyền và trông thấy tất cả.
Người để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người,
và biết rõ tất cả những gì người ta thực hiện.
Người không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.
Những ai sống theo lời Chúa dạy để rồi sống cuộc đời hoàn thiện thì họ sẽ được Chúa Trời ban thưởng ơn lành, ban thưởng hạnh phúc như Thánh Vịnh đáp ca trong Thánh Lễ hôm nay.
Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi theo luật pháp Chúa Trời
Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa,
hết lòng hết dạ kiếm tìm Người.
Họ không làm điều ác, nhưng cứ đường lối Chúa mà đi.
Vâng lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh,
truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn.
Ước mong sao con hằng vững bước
theo thánh chỉ Ngài ban.
Để con không xấu hổ
khi nhìn lại các mệnh lệnh của Ngài.
Con thành tâm dâng lời cảm tạ
vì được biết những quyết định công minh.
Mang trong mình thân phận con người, con người vẫn thường thích sống theo bản năng của mình hơn là tuân theo lệnh truyền của Chúa. Bằng chứng hết sức rõ ràng còn đọng lại nơi gia đình nguyên tổ Ađam – Eva. Con người hình như và có vẻ mong như Thiên Chúa biến mất khỏi cuộc đời này để khỏi cần phải giữ luật lệ của Ngài nữa.
Chắc có lẽ Chúa Giêsu nghe người ta xì xầm, bàn tán về các luật và sự hiện diện của Chúa để rồi người ta đưa ra điều này điều kia để bắt bẻ Chúa về những luật của tiền nhân, đặc biệt là luật của Môsê. Hôm nay, Chúa Giêsu nói thẳng với các môn đệ cũng như những người đi theo Chúa.
Ở hội đường, những người ghét Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài nhân danh lề luật bắt bớ các môn đệ của Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, những tín hữu có nguồn gốc từ Do Thái giáo, "truyền thống hơn" đôi khi dựa vào sự tuân giữ lề luật theo nghĩa ngữ, đối lại với các tín hữu xuất thân từ đa thần giáo, luôn tìm cách gièm pha lề luật.
Giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ chỉnh lưng cả hai nhóm người đó. Quả thật, Ngài tuyên bố rằng mình "không đến để bãi bõ lề luật hay các tiên tri, mà để kiện toàn" nghĩa là thể hiện một cách viên mãn, hoàn hảo trong tình yêu và tự do của Con Cha trên trời.
Vì thế, từ nay "sự công chính" mới hệ tại không phải ở chỗ khép mình một cách bề ngoài vào các tập tục, nhưng là "khuôn mình” theo thánh ý Chúa Cha như Chúa Giêsu. Sống trong cộng đoàn với tình yêu và tự do của con cái. Sống như vậy, những ai bước theo Chúa mới "công chính" hơn các luật sĩ và biệt phái được.
Sau những lời đó là năm phản đề cụ thể hóa "sự công chính mới". Năm phản đề ấy chính là bài học áp dụng nguyên lý tổng quát này vào cuộc sống tín hữu. Chính toàn thể lề luật phúc âm phải bao bọc toàn thể cuộc sống các môn đệ. Năm hình ảnh, mà chúng ta thấy đều bắt đầu với công thức: "Anh em đã nghe biết người xưa dạy rằng... còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết..." Một kiểu nói trống để tránh dùng tên Thiên Chúa, có nghĩa là "Thiên Chúa đã phán", “Anh em đã nghe biết khi lời Chúa được công bố long trọng trong hội đường", đối lại, Chúa đưa ra những xác quyết của riêng mình "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết."
Chúa Giêsu đã giới thiệu và tự giới thiệu Ngài như là một Môsê mới, không chỉ đủ thẩm quyền giải thích luật lệ của Thiên Chúa, mà còn đổi mới: Luật Chúa đã bảo anh em. ..nhưng Thầy, Thầy bảo anh em. ..Ngài còn hơn cả một Môsê mới nữa vì Ngài không chỉ bằng lòng nói về lề luật mới như một nhà làm luật, mà còn cắt nghĩa cho từng người cụ thể để họ gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Thiên Chúa Cha, là đấng mà họ phải nên hoàn thiện như Người."
Minh họa đầu tiên là mối "tương giao huynh đệ". Thập giới của Môsê truyền dạy "ngươi không được giết người". Còn Chúa Giêsu, đi đến cùng những đòi hỏi của lề luật, đã tuyên bố rằng, nguyên việc không phạm tội sát nhân thôi chưa đủ, mà còn phải loại bỏ nỗi oán hận và giận hờn khỏi lòng mình nữa.
Trong thập giới của Môsê, lên án tội giết người thuộc giới răn thứ năm. Ở đây, nó được nói đến đầu tiên, chắc chắn vì nó bao hàm một cách tiềm ẩn giới răn tràn đầy bài diễn từ trên núi: tình yêu tha nhân,. . nhạy cảm trong tình yêu tha nhân. .. trở thành giới răn đầu tiên: Chúa Giêsu đã thấy mầm mống của giới luật yêu thương này trong điều răn lên án việc giết người. Kính trọng sự sống người khác mở đường cho việc bày tỏ tình yêu ân cần hơn đối với tha nhân. Cả hai đều phải được xem xét trước mặt Thiên Chúa là Đấng mà Chúa Giêsu sẽ coi là quan án và hiền phụ.
Hai ví dụ ở ngôi thứ hai số ít "anh" tiếp nối minh họa thứ nhất "vì thế, khi anh sắp dâng lễ vật truớc bàn thờ...." xung đột là mầm mống sát nhân, và hòa giải là một bổn phận cấp thiết hơn cả việc dâng của lễ cho Thiên Chúa: "Hãy đi làm hòa với người anh em trước đã rồi hãy trở về dâng lễ vật của mình"
"Hãy mau mau dàn xếp với đối phương": thù oán dây dưa, ngày sau, sẽ vô phương cứu chữa trước tòa án Thiên Chúa.
Minh họa thứ hai nói về mối tương giao nam nữ trong đời sống hôn nhân. Trong Do Thái giáo, thủy chung là nền tảng của đời sống hôn nhân: nó được chứng thực bằng sự thủy chung của Thiên Chúa đối với giao ước và với dân riêng người.
Hôn nhân không chỉ là một khế ước có tính luật pháp. Nó ràng buộc con người tự đáy lòng họ. Vì thế khi người đàn ông đã có vợ thèm muốn vợ người khác là đã phạm vào dây hôn phối. Trái tim đã chệch khỏi giao ước đẹp của hôn nhân.
Minh họa thứ ba nói đến những lời thề hứa mà người ta cho rằng sẽ mạnh hơn khi nại đến những thực tại ít nhiều thánh thiêng: "Chỉ trời, chỉ đất, chỉ Giêrusalem..."
Chúa Giêsu xác quyết, đừng thề gian không thôi chưa đủ, còn phải diệt trừ khỏi lòng ta sự lập lờ, bất chính, đa nghi nữa. Không được đi xa hơn lời nói chân thực giản đơn: "khi các ngươi nói "có" là phải "có".
Mức qui định mà Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ là: biến đổi tấm lòng để có thể hiệp thông với những tình cảm của Thiên Chúa được biểu hiện trong đức Kitô con Ngài. Đối với các môn đệ, kiện toàn lề luật khác hẳn việc thực thi các mệnh lệnh. Đúng hơn, đây chính là việc để cho lề luật kiện toàn chính mình, đưa mình đi tới cùng".
Chúa Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách trả lại cho nó tất cả sự trong sáng của lời Thiên Chúa, khi nhấn mạnh đến điều cốt lõi: "Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải hy tế."
Khi được hỏi về giới răn trọng nhất, Ngài không do dự trả lời rằng toàn bộ lề luật và tiên tri đều qui về giới răn trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương anh em như chính mình. (Mt 22, 34-40).
Luật có đó để ngăn cản con người không đi quá “giới hạn” của mình. Thế nhưng, con người phải hiểu để rồi sống xa hơn những cái gì mà Luật đưa ra như Chúa nói. Hơn nữa, con người ta phải sống đậm chất lòng nhân chứ không phải là hy tế, hay là dáng vẻ bên ngoài.
Chúng ta cứ nghiệm lại cuộc đời chúng ta, chúng ta thấy thật kỳ diệu. Chúng ta sống như thế nào chúng ta được như vậy. Nếu như chúng ta sống đậm chất cái lòng nhân chúng ta sẽ nhận lại lòng nhân. Nếu chúng ta sống khe khắt luật lệ với người khác chúng ta cũng sẽ nhận lại sự khe khắt của của người khác. Nếu chúng ta thích sống tốt với người khác, chúng ta cũng sẽ đón nhận sự tốt lành từ người khác vậy.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:29 11/02/2011
GẢ CHO NGƯỜI KHIẾT ĐAN
Mùa đông năm tân tị đời Thiệu Hưng, Nữ Chân đến xâm phạm bờ cõi, Mễ Trung Tín vâng mệnh giải quyết vụ án Chuẩn Nam Thiết, lấy được một rương nhỏ vốn là từ núi Yến mà đến, bên trong có hơn mười bức thư, phần lớn là của các bà vợ bị bắt làm tù binh gởi cho chồng đang ở trong quân. Giáo thụ Đường Trung Hữu nhìn thấy trong tấm bản đồ vuông ở Xu Liêu một bức thư nhưng không viết gì cả, nhẵn trụi chỉ có một bài thơ:
“Thùy dương truyền lời đến San Đan,
Chàng đến Giang Nam rất gian khổ
Ở đó, chàng tìm vợ đất Nam
Ở đây, thiếp lấy chồng Khiết Đan”.
Suy tư:
Từ xưa đến nay, cuộc chiến nào cũng là mất mát, đau thương và đổ vỡ; từ xưa đến nay cuộc chiến nào cũng đem lại bất hạnh cho con người: vợ chồng lìa nhau, cha mẹ mất con, bạn bè ở hai đầu giới tuyến, anh em cầm gươm đao sung đạn bắn vào nhau. Chiến tranh là tàn khốc.
Thời nay tuy không có chiến tranh nhưng người ta ly dị nhiều hơn cả thời chiến tranh, bởi vì người ta không sống cho tình yêu mà chỉ muốn hưởng thụ vật chất xác thịt; người ta không muốn sống trọn vẹn cho tình yêu, nhưng người ta chỉ muốn tình yêu nửa vời phá hoại hạnh phúc gia đình và vui cười ích kỷ trên đau khổ của con cái khi ly dị nhau.
Vợ chồng ly dị nhau thì không giải quyết được gì cả, chỉ đem lại đau khổ cho con cái và sự dằn vặt lương tâm mà thôi.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Mùa đông năm tân tị đời Thiệu Hưng, Nữ Chân đến xâm phạm bờ cõi, Mễ Trung Tín vâng mệnh giải quyết vụ án Chuẩn Nam Thiết, lấy được một rương nhỏ vốn là từ núi Yến mà đến, bên trong có hơn mười bức thư, phần lớn là của các bà vợ bị bắt làm tù binh gởi cho chồng đang ở trong quân. Giáo thụ Đường Trung Hữu nhìn thấy trong tấm bản đồ vuông ở Xu Liêu một bức thư nhưng không viết gì cả, nhẵn trụi chỉ có một bài thơ:
“Thùy dương truyền lời đến San Đan,
Chàng đến Giang Nam rất gian khổ
Ở đó, chàng tìm vợ đất Nam
Ở đây, thiếp lấy chồng Khiết Đan”.
Suy tư:
Từ xưa đến nay, cuộc chiến nào cũng là mất mát, đau thương và đổ vỡ; từ xưa đến nay cuộc chiến nào cũng đem lại bất hạnh cho con người: vợ chồng lìa nhau, cha mẹ mất con, bạn bè ở hai đầu giới tuyến, anh em cầm gươm đao sung đạn bắn vào nhau. Chiến tranh là tàn khốc.
Thời nay tuy không có chiến tranh nhưng người ta ly dị nhiều hơn cả thời chiến tranh, bởi vì người ta không sống cho tình yêu mà chỉ muốn hưởng thụ vật chất xác thịt; người ta không muốn sống trọn vẹn cho tình yêu, nhưng người ta chỉ muốn tình yêu nửa vời phá hoại hạnh phúc gia đình và vui cười ích kỷ trên đau khổ của con cái khi ly dị nhau.
Vợ chồng ly dị nhau thì không giải quyết được gì cả, chỉ đem lại đau khổ cho con cái và sự dằn vặt lương tâm mà thôi.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 11/02/2011
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 5, 20-22a.27-28.33-34a.37
“Anh em đã nghe luật dạy người xưa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết.
Anh chị em thấn mến,
Đã có nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta khen ngợi các linh mục là những người tài giỏi đáng để chúng ta học hỏi; nhưng Chúa Giê-su Ki-tô lại bảo cho chúng ta biết, nếu chúng ta không ăn ở công chính hơn những người kinh sư và biệt phái thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
Công chính thì khác với tài giỏi.
Có những linh mục rất tài giỏi đa năng, vừa viết nhạc, vừa hát hay, lại vừa làm diễn viên thu hình. Những tài hoa này không làm cho những linh mục ấy trở nên người công chính, những tài hoa này không làm cho các ngài được vào Nước Trời, nhưng chỉ thêm gây phiền phức cho đời sống nội tâm của các ngài mà thôi, bởi vì chính đời sống nội tâm của người linh mục mới làm cho họ trở nên người công chính trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa.
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu rất giỏi về luật Môi-sê, những chính các ông ấy đã bị Chúa Giê-su Ki-tô khiển trách vì trở nên cớ vấp phạm cho người khác, khi chính họ không thực hành lể luật.
Người công chính là người tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách trọn hảo dù cho tài năng của mình xuất chúng, nhưng không vì tài năng, không vì tiêng khen ngợi của mọi người mà quên đi bổn phận mục tử của mình. Tài hoa là phương tiện giúp cho mục đích của đời mục tử, chứ không phải tài hoa là mục đích của đời sống linh mục.
Luật cũ và luật mới chỉ khác nhau chữ Tâm.
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu cũng biết giữ lề luật của Môi-sê, nhưng họ không dùng cái tâm để giữ và thực hành, họ chỉ dùng cái vẻ đạo mạo bên ngoài để làm cho người khác phải ca ngợi mình với áo thụng dây tua, với cung cách bệ vệ mà thôi, cho nên họ không không thể dẫn dắt người khác vào Nước Trời.
Thời nay có những mục tử cũng biết giữ luật Chúa như những kinh sư và người Pha-ri-siêu, tức là họ không dùng cái tâm để giữ, mà chỉ dùng cái mã tốt tướng đạo mạo bên ngoài để giữ, những mục tử này thì rất dễ thấy trong xã hội ngày nay, đó là:
- Khi các ngài đứng trên tòa giảng để răn đe giáo dân đừng uống rượu, nhưng lễ xong thì các ngài uống rượu nhiều gấp mấy giáo dân, các mục tử này chỉ nói cho sướng miệng chứ không nói bằng cái tâm.
- Khi các ngài đứng trên tòa giảng nói về sự công bằng bác ái, nhưng chính các ngài lại cho giáo dân vay tiền lấy lãi nặng hơn cả các chủ nợ khác. Các mục tử này chỉ nói cho sướng miệng chứ các ngài không thực hành bằng cái tâm.
- Khi các ngài đứng trên tòa giảng dạy giáo dân phải thảo kính cha mẹ, kính trên nhường dưới, nhưng chính các ngài ăn nói thô lỗ cộc cằn, ngạo mạn với các đấng bậc lớn tuổi hơn mình. Các mục tử này chỉ nói cho sướng cái miệng chứ các ngài không hề dùng cái tâm để giảng dạy.
Anh chị em thân mến,
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu đã bị Chúa Giê-su Ki-tô nhiều lần khiển trách, không phải vì Ngài ghét họ, nhưng vì Ngài muốn cho họ trở nên những bậc thầy thánh thiện gương mẫu, và bởi vì chính họ mỗi khi làm gương xấu thì ảnh hưởng to lớn và tai hại vô cùng cho dân Ngài.
Sự công chính được phát xuất từ một tâm hồn biết yêu thương thật sự, chứ không phải phát xuất từ tài năng, thông luật hay giỏi Thánh kinh. Bởi vì nếu không yêu thương thật sự, thì tất cả chỉ là hình thức giả tạo đáng ghét bên ngoài mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 5, 20-22a.27-28.33-34a.37
“Anh em đã nghe luật dạy người xưa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết.
Anh chị em thấn mến,
Đã có nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta khen ngợi các linh mục là những người tài giỏi đáng để chúng ta học hỏi; nhưng Chúa Giê-su Ki-tô lại bảo cho chúng ta biết, nếu chúng ta không ăn ở công chính hơn những người kinh sư và biệt phái thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
Công chính thì khác với tài giỏi.
Có những linh mục rất tài giỏi đa năng, vừa viết nhạc, vừa hát hay, lại vừa làm diễn viên thu hình. Những tài hoa này không làm cho những linh mục ấy trở nên người công chính, những tài hoa này không làm cho các ngài được vào Nước Trời, nhưng chỉ thêm gây phiền phức cho đời sống nội tâm của các ngài mà thôi, bởi vì chính đời sống nội tâm của người linh mục mới làm cho họ trở nên người công chính trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa.
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu rất giỏi về luật Môi-sê, những chính các ông ấy đã bị Chúa Giê-su Ki-tô khiển trách vì trở nên cớ vấp phạm cho người khác, khi chính họ không thực hành lể luật.
Người công chính là người tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách trọn hảo dù cho tài năng của mình xuất chúng, nhưng không vì tài năng, không vì tiêng khen ngợi của mọi người mà quên đi bổn phận mục tử của mình. Tài hoa là phương tiện giúp cho mục đích của đời mục tử, chứ không phải tài hoa là mục đích của đời sống linh mục.
Luật cũ và luật mới chỉ khác nhau chữ Tâm.
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu cũng biết giữ lề luật của Môi-sê, nhưng họ không dùng cái tâm để giữ và thực hành, họ chỉ dùng cái vẻ đạo mạo bên ngoài để làm cho người khác phải ca ngợi mình với áo thụng dây tua, với cung cách bệ vệ mà thôi, cho nên họ không không thể dẫn dắt người khác vào Nước Trời.
Thời nay có những mục tử cũng biết giữ luật Chúa như những kinh sư và người Pha-ri-siêu, tức là họ không dùng cái tâm để giữ, mà chỉ dùng cái mã tốt tướng đạo mạo bên ngoài để giữ, những mục tử này thì rất dễ thấy trong xã hội ngày nay, đó là:
- Khi các ngài đứng trên tòa giảng để răn đe giáo dân đừng uống rượu, nhưng lễ xong thì các ngài uống rượu nhiều gấp mấy giáo dân, các mục tử này chỉ nói cho sướng miệng chứ không nói bằng cái tâm.
- Khi các ngài đứng trên tòa giảng nói về sự công bằng bác ái, nhưng chính các ngài lại cho giáo dân vay tiền lấy lãi nặng hơn cả các chủ nợ khác. Các mục tử này chỉ nói cho sướng miệng chứ các ngài không thực hành bằng cái tâm.
- Khi các ngài đứng trên tòa giảng dạy giáo dân phải thảo kính cha mẹ, kính trên nhường dưới, nhưng chính các ngài ăn nói thô lỗ cộc cằn, ngạo mạn với các đấng bậc lớn tuổi hơn mình. Các mục tử này chỉ nói cho sướng cái miệng chứ các ngài không hề dùng cái tâm để giảng dạy.
Anh chị em thân mến,
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu đã bị Chúa Giê-su Ki-tô nhiều lần khiển trách, không phải vì Ngài ghét họ, nhưng vì Ngài muốn cho họ trở nên những bậc thầy thánh thiện gương mẫu, và bởi vì chính họ mỗi khi làm gương xấu thì ảnh hưởng to lớn và tai hại vô cùng cho dân Ngài.
Sự công chính được phát xuất từ một tâm hồn biết yêu thương thật sự, chứ không phải phát xuất từ tài năng, thông luật hay giỏi Thánh kinh. Bởi vì nếu không yêu thương thật sự, thì tất cả chỉ là hình thức giả tạo đáng ghét bên ngoài mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:34 11/02/2011
N2T |
24. Tội là sự ác nghiêm trọng, nhưng không phải không có chữa trị; tội là sự ác nghiêm trọng vì người cố chấp không hoán cải, nhưng người ăn năn hối cải thì dễ dàng chữa trị.
(Thánh Cyrillus)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:36 11/02/2011
RƯỚC LỄ
Một cô gái mặc áo mỏng như “ny lon” nhìn thấu bên trong lên rước lễ, cha sở giận dữ không cho cô rước lễ, nạt lớn:
- “Mặc áo như thế thì không được lên rước lễ”.
Cô gái cảm thấy bị nhục, liền lớn tiếng đáp lại:
- “Tôi mặc sao kệ tôi, ai biểu ông nhìn nó làm gì ?”
Không biết cô gái mắc cở hay cha sở mắc cở ?
Giá mà đợi lễ xong cha sở kêu cô gái lại và nói nhỏ với cô: “Lần sau con đừng mặc áo vậy mà đi rước lễ nhé”, bảo đảm cô gái sẽ nhớ đến già và rất cám ơn cha sở nghiêm khắc nhưng tế nhị của mình.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Một cô gái mặc áo mỏng như “ny lon” nhìn thấu bên trong lên rước lễ, cha sở giận dữ không cho cô rước lễ, nạt lớn:
- “Mặc áo như thế thì không được lên rước lễ”.
Cô gái cảm thấy bị nhục, liền lớn tiếng đáp lại:
- “Tôi mặc sao kệ tôi, ai biểu ông nhìn nó làm gì ?”
Không biết cô gái mắc cở hay cha sở mắc cở ?
Giá mà đợi lễ xong cha sở kêu cô gái lại và nói nhỏ với cô: “Lần sau con đừng mặc áo vậy mà đi rước lễ nhé”, bảo đảm cô gái sẽ nhớ đến già và rất cám ơn cha sở nghiêm khắc nhưng tế nhị của mình.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không sử dụng I-phone cho việc xưng tội được
Bùi Hữu Thư
08:07 11/02/2011
Linh mục Lombardi xác định lại
ROME, 10 tháng 2, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Thảo chương xưng tội bằng I-Phone và các phát triển kỹ thuật mới cùng loại có thể giúp cho việc xét mình, nhưng không thể thay thế đối thoại cá nhân giữa hối nhân và linh mục, vì như thế là không có bí tích.
Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh đã xác định lại khi có nhiều nghi ngờ được một số nhà báo Vatican phát biểu, sau khi áp dụng cho I-phone: “Xựng tội: một áp dụng cho Người Công Giáo Rôma,“ được phát hành tại Hoa Kỳ và được Đức Giám Mục Rhodes, giáo phận Fort Wayne-Southbend phê chuẩn bằng imprimatur của ngài.
Linh mục Lombardi giải thích: “Trước một vài nguồn tin khiến cho mọi người cho là đây là việc xưng tội bằng I-phone, chúng ta cần “hiểu rõ ràng là bí tích hòa giải đòi hỏi phải có một cuộc đối thoại trực tiếp giữa hối nhân và linh mục giải tội, và việc tha tôi phải có sự hiện diện của linh mục giải tội.”
Ngài tiếp: “Không có một áp dụng vi tính nào có thể thay thế việc này.” Ngài xác định: “Rõ ràng là chúng ta không thể bằng một cách nào nói đến việc xưng tội bằng I-Phone.”
Sau khi phát biểu như vậy, cha Lombardi tiếp: “Trong một thế giới có biết bao nhiêu người dùng các ứng dụng vi tính để đọc, và suy niệm (thí dụ dùng các bản văn để cầu nguyện), người ta có thể dùng số học vi tính để chuẩn bị xưng tội, như trong quá khứ họ đã dùng các bản văn hay các câu hỏi được viết ra trên giấy, để giúp xét mình.”
Cha khẳng định: Trong trường hợp này, đây là một “cẩm nang mục vụ vi tính” mà một số người có thể thấy là tiện ích, miễn là phải hiểu rõ rằng “việc này không thể thay thế cho bí tích.”
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Phải có một ứng dụng thực sự có tính cách mục vụ, và không phải là một phát minh có mục đích thương mại, để trợ giúp cho một cơ sở tôn giáo và tinh thần, mà được coi là quan trọng như một bí tích.”
Theo những lời giải thích với phóng viên hãng thông tấn Zenit của ông Patrick Leinen, người phát triển và đồng sáng lập “Little iApps”: “Xưng tội: một áp dụng cho người Công Giáo Rôma,” với sự hợp tác của ông Thomas Weinandy, giám đốc điều hành Văn Phòng Giáo lý và các Áp Dụng Mục Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và linh mục Dan Scheidt, thuộc nhà thờ Công Giáo Regina Pacis tại Mishawaka (Indiana), thì họ đã trù liệu dùng ứng dụng này cho việc chuẩn bị để xưng tội.
Ứng dụng này cung cấp một sự xét mình, một hướng dẫn từng bước cho bí tích xưng tội, cùng kinh cáo mình và các kinh nguyện khác.
Nhưng cũng còn có các thảo chương khác với các đặc tính khác nhau như: “Mea Culpa – Xét mình cho người Công Giáo” và “iConfess – Hướng Dẫn để xưng tội”, cũng đã được soạn thảo để dùng trợ giúp như I-Phone. Tuy nhiên ứng dụng “Xựng tội: một áp dụng cho Người Công Giáo Rôma” là ứng dụng đầu tiên đã nhận được imprimatur của một giám mục.
ROME, 10 tháng 2, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Thảo chương xưng tội bằng I-Phone và các phát triển kỹ thuật mới cùng loại có thể giúp cho việc xét mình, nhưng không thể thay thế đối thoại cá nhân giữa hối nhân và linh mục, vì như thế là không có bí tích.
Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh đã xác định lại khi có nhiều nghi ngờ được một số nhà báo Vatican phát biểu, sau khi áp dụng cho I-phone: “Xựng tội: một áp dụng cho Người Công Giáo Rôma,“ được phát hành tại Hoa Kỳ và được Đức Giám Mục Rhodes, giáo phận Fort Wayne-Southbend phê chuẩn bằng imprimatur của ngài.
Linh mục Lombardi giải thích: “Trước một vài nguồn tin khiến cho mọi người cho là đây là việc xưng tội bằng I-phone, chúng ta cần “hiểu rõ ràng là bí tích hòa giải đòi hỏi phải có một cuộc đối thoại trực tiếp giữa hối nhân và linh mục giải tội, và việc tha tôi phải có sự hiện diện của linh mục giải tội.”
Ngài tiếp: “Không có một áp dụng vi tính nào có thể thay thế việc này.” Ngài xác định: “Rõ ràng là chúng ta không thể bằng một cách nào nói đến việc xưng tội bằng I-Phone.”
Sau khi phát biểu như vậy, cha Lombardi tiếp: “Trong một thế giới có biết bao nhiêu người dùng các ứng dụng vi tính để đọc, và suy niệm (thí dụ dùng các bản văn để cầu nguyện), người ta có thể dùng số học vi tính để chuẩn bị xưng tội, như trong quá khứ họ đã dùng các bản văn hay các câu hỏi được viết ra trên giấy, để giúp xét mình.”
Cha khẳng định: Trong trường hợp này, đây là một “cẩm nang mục vụ vi tính” mà một số người có thể thấy là tiện ích, miễn là phải hiểu rõ rằng “việc này không thể thay thế cho bí tích.”
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Phải có một ứng dụng thực sự có tính cách mục vụ, và không phải là một phát minh có mục đích thương mại, để trợ giúp cho một cơ sở tôn giáo và tinh thần, mà được coi là quan trọng như một bí tích.”
Theo những lời giải thích với phóng viên hãng thông tấn Zenit của ông Patrick Leinen, người phát triển và đồng sáng lập “Little iApps”: “Xưng tội: một áp dụng cho người Công Giáo Rôma,” với sự hợp tác của ông Thomas Weinandy, giám đốc điều hành Văn Phòng Giáo lý và các Áp Dụng Mục Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và linh mục Dan Scheidt, thuộc nhà thờ Công Giáo Regina Pacis tại Mishawaka (Indiana), thì họ đã trù liệu dùng ứng dụng này cho việc chuẩn bị để xưng tội.
Ứng dụng này cung cấp một sự xét mình, một hướng dẫn từng bước cho bí tích xưng tội, cùng kinh cáo mình và các kinh nguyện khác.
Nhưng cũng còn có các thảo chương khác với các đặc tính khác nhau như: “Mea Culpa – Xét mình cho người Công Giáo” và “iConfess – Hướng Dẫn để xưng tội”, cũng đã được soạn thảo để dùng trợ giúp như I-Phone. Tuy nhiên ứng dụng “Xựng tội: một áp dụng cho Người Công Giáo Rôma” là ứng dụng đầu tiên đã nhận được imprimatur của một giám mục.
Kỷ niệm 80 năm thành lập Đài Vatican
LM Trần Đức Anh OP
12:28 11/02/2011
VATICAN. Ngày 12-2-2011, Đài phát thanh Vatican kỷ niệm đúng 80 năm được ĐTC Piô 11 thành lập và Đài tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới.
Chiều ngày 10-2-2011, một cuộc họp báo đã được tổ chức tại Hội trường thuyết trình của Bảo tàng viện Vatican với sự tham dự của nhiều nhân vật, đứng đầu là ĐHY Giovanni Lajolo, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh đặc trách Quốc gia thành Vatican, để giới thiệu các sáng kiến đánh dấu 80 năm hoạt động của Đài. Chủ đề cuộc họp báo là ”Vòng quanh thế giới trong 80 năm. Đài Vatican từ 1931 đến 2011”.
Đức Ông Peter Bryan Wells, Phó Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, - tương đương với thứ trưởng nội vụ của Tòa Thánh,- khuyến khích Đài Vatican tiếp tục nỗ lực sử dụng các phương tiện truyền thông mới, từ podcast tới iPad, từ các mạng xã hội như Facebook cho tới các diễn đàn nhỏ như Twitter, tận dụng các cơ may này để truyền giảng Tin Mừng trong thế kỷ 21. Ngài nói: ”Các phương tiện truyền thông cổ điện, trong đó có đài phát thanh, không thể không biết tới sức mạnh và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới”. Đức Ông cũng nhận định rằng Đài Vatican phải tiếp tục là tiếng nói cho thấy sự sai trái của những người cho rằng Giáo Hội không có khả năng canh tân từ bên trong; tiếng nói cổ võ tự do tôn giáo và kêu gọi đối thoại trong một thế giới ngày càng bị xung đột. Ngài hy vọng Đài phát thanh của Đức Giáo Hoàng là một ”ngọn đèn hải đăng” cho tất cả các đài phát thanh Công Giáo khác.
ĐHY Giovanni Lajolo nhận xét rằng Đài Vatican đã được khai sinh cùng với tân Quốc Gia Vatican theo Hiệp Ước Laterano, và Đài là một trong những cơ cấu chứng tỏ chủ quyền và tự do của Tòa Thánh trong hoạt động quốc tế. Trong bài thuyết trình, ĐHY cũng gợi lại những chặng đường chính trong sự khai sinh và phát triển Đài.
Về phần cha Federico Lombardi, Tổng giám đốc Đài Vatican, Cha nhắc đến sự kiện, ngoài sứ mạng phục vụ ĐTC, Đài Vatican còn đề ra những sáng kiến gần đây trong việc tận dụng các phương tiện truyền thông mới, chẳng hạn sáng kiến tọi là ”Vatican-tic”, chỉ cần bấm con trỏ của máy vi tính, người sử dụng được nối với tất cả những thông tin liên quan tới một biến cố trong chương trình hoạt động của ĐTC. Đài cũng đang cộng tác với Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội để mở một cổng thông tin mới chung cho các phương tiện truyền thông của Vatican. Cha Lombardi cũng cho biết kênh Youtube của Đài với sự cộng tác của Trung tâm truyền hình Vatican đã thực hiện hơn 500 Video bằng 4 thứ tiếng về hoạt động của ĐTC.
Trong số các sáng kiến được đề ra để kỷ niệm 80 năm thành lập, ngoài việc thực hiện một cuộc triển lãm từ ngày 12-2-2011 trong sảnh đường của Bảo tàng viện Vatican, đài còn tiếp đón Đại hội thường niên của Liên hiệp các đài Phát thanh Âu Châu gọi tắt là EBU vào ngày 27-4 tới đây, tiếp đến là một cuốn sách về lịch sử 30 năm gần đây của Đài, do cha Lombardi biên soạn với tựa đề ”Từ Megahertz tới Gigabyte”.
Đài Vatican được chính thức khánh thành với bài diễn văn truyền thanh của Đức Piô 11 truyền đi ngày 12-2-1931. Đài Vatican hiện có 355 nhân viên, trong số này có 240 nam và 115 nữ, 36 LM và 8 nữ tu, phần còn lại là giáo dân, tất cả thuộc 59 quốc tịch và 13 dòng tu. Ban tiếng Việt của Đài có 5 nhân viên trọn giờ và 4 cộng tác viên khác. Các chương trình Đài Vatican được truyền đi bằng 45 thứ tiếng. Tổng số giờ phát mỗi ngày của đài vào khoảng 66 giờ 15 phút, tức là 24 ngàn 117 giờ mỗi năm, trong đó có khoảng 150 buổi trực tiếp truyền thanh các buổi lễ và các sinh hoạt của ĐTC. Chi phí hàng năm của Đài vào khoảng 25 triệu Euro và là cơ quan có kinh phí lớn nhất trong tất cả các cơ quan của Tòa Thánh. (SD 11-2-2011)
Chiều ngày 10-2-2011, một cuộc họp báo đã được tổ chức tại Hội trường thuyết trình của Bảo tàng viện Vatican với sự tham dự của nhiều nhân vật, đứng đầu là ĐHY Giovanni Lajolo, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh đặc trách Quốc gia thành Vatican, để giới thiệu các sáng kiến đánh dấu 80 năm hoạt động của Đài. Chủ đề cuộc họp báo là ”Vòng quanh thế giới trong 80 năm. Đài Vatican từ 1931 đến 2011”.
Đức Ông Peter Bryan Wells, Phó Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, - tương đương với thứ trưởng nội vụ của Tòa Thánh,- khuyến khích Đài Vatican tiếp tục nỗ lực sử dụng các phương tiện truyền thông mới, từ podcast tới iPad, từ các mạng xã hội như Facebook cho tới các diễn đàn nhỏ như Twitter, tận dụng các cơ may này để truyền giảng Tin Mừng trong thế kỷ 21. Ngài nói: ”Các phương tiện truyền thông cổ điện, trong đó có đài phát thanh, không thể không biết tới sức mạnh và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới”. Đức Ông cũng nhận định rằng Đài Vatican phải tiếp tục là tiếng nói cho thấy sự sai trái của những người cho rằng Giáo Hội không có khả năng canh tân từ bên trong; tiếng nói cổ võ tự do tôn giáo và kêu gọi đối thoại trong một thế giới ngày càng bị xung đột. Ngài hy vọng Đài phát thanh của Đức Giáo Hoàng là một ”ngọn đèn hải đăng” cho tất cả các đài phát thanh Công Giáo khác.
ĐHY Giovanni Lajolo nhận xét rằng Đài Vatican đã được khai sinh cùng với tân Quốc Gia Vatican theo Hiệp Ước Laterano, và Đài là một trong những cơ cấu chứng tỏ chủ quyền và tự do của Tòa Thánh trong hoạt động quốc tế. Trong bài thuyết trình, ĐHY cũng gợi lại những chặng đường chính trong sự khai sinh và phát triển Đài.
Về phần cha Federico Lombardi, Tổng giám đốc Đài Vatican, Cha nhắc đến sự kiện, ngoài sứ mạng phục vụ ĐTC, Đài Vatican còn đề ra những sáng kiến gần đây trong việc tận dụng các phương tiện truyền thông mới, chẳng hạn sáng kiến tọi là ”Vatican-tic”, chỉ cần bấm con trỏ của máy vi tính, người sử dụng được nối với tất cả những thông tin liên quan tới một biến cố trong chương trình hoạt động của ĐTC. Đài cũng đang cộng tác với Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội để mở một cổng thông tin mới chung cho các phương tiện truyền thông của Vatican. Cha Lombardi cũng cho biết kênh Youtube của Đài với sự cộng tác của Trung tâm truyền hình Vatican đã thực hiện hơn 500 Video bằng 4 thứ tiếng về hoạt động của ĐTC.
Trong số các sáng kiến được đề ra để kỷ niệm 80 năm thành lập, ngoài việc thực hiện một cuộc triển lãm từ ngày 12-2-2011 trong sảnh đường của Bảo tàng viện Vatican, đài còn tiếp đón Đại hội thường niên của Liên hiệp các đài Phát thanh Âu Châu gọi tắt là EBU vào ngày 27-4 tới đây, tiếp đến là một cuốn sách về lịch sử 30 năm gần đây của Đài, do cha Lombardi biên soạn với tựa đề ”Từ Megahertz tới Gigabyte”.
Đài Vatican được chính thức khánh thành với bài diễn văn truyền thanh của Đức Piô 11 truyền đi ngày 12-2-1931. Đài Vatican hiện có 355 nhân viên, trong số này có 240 nam và 115 nữ, 36 LM và 8 nữ tu, phần còn lại là giáo dân, tất cả thuộc 59 quốc tịch và 13 dòng tu. Ban tiếng Việt của Đài có 5 nhân viên trọn giờ và 4 cộng tác viên khác. Các chương trình Đài Vatican được truyền đi bằng 45 thứ tiếng. Tổng số giờ phát mỗi ngày của đài vào khoảng 66 giờ 15 phút, tức là 24 ngàn 117 giờ mỗi năm, trong đó có khoảng 150 buổi trực tiếp truyền thanh các buổi lễ và các sinh hoạt của ĐTC. Chi phí hàng năm của Đài vào khoảng 25 triệu Euro và là cơ quan có kinh phí lớn nhất trong tất cả các cơ quan của Tòa Thánh. (SD 11-2-2011)
Biến cố Ai Cập: Phương Tây đang thơ ngây trước ngọn núi lửa Trung Đông?
Trần Mạnh Trác
15:51 11/02/2011
Những biến chuyễn từ Ai Cập vẫn tiếp tục là tiêu đề trên trang đầu của ngành truyền thông, từ báo chí dân sự cũng như báo chí Công Giáo. Nhất là mới đây khi Tổng thống Mubarak phải từ chức sau 30 năm cầm quyền chuyên chế độc đảng, đưa Ai Cập vào một giai đọan chính trị hòan tòan xa lạ.
Không như các quốc gia Dân Chủ thường có một lực lượng đối lập mạnh, một thay đổi về chính phủ thường không đưa đến một tình trạng bất ổn xã hội. Ai Cập không có đối lập, hay nói đúng hơn tất cả các đối lập đã bị đè bẹp chỉ để lại những mảnh vụn mất phương hướng, thì sự sụp đổ một chính phủ sẽ đưa quốc gia này vào một cuộc tranh giành quyền lực của nhiều thế lực kiểu 'sứ quân'.
Sự bất ổn có thể kéo dài. Một giai đọan hậu 'Ngô Đình Diệm' như ở Việt Nam có thể xảy ra?
Liệu Hoa kỳ có tránh được vết xe đổ hồi xưa không?
Riêng đối với Kitô hữu thì biến động tại Ai Cập sẽ ảnh hưởng mãnh liệt đến sự sống còn của 10 triệu người Kitô giáo tại đây.
Trong quá khứ, Kitô giáo vẫn bị coi là thế lực thù địch với xã hội Hồi Giáo của Ai Cập. Cách riêng những tín hữu thuộc giáo phái Coptic, một giáo phái hậu duệ của những Cộng Đòan tông truyền do thánh Mác Cô lập ra. Về phương diện sắc tộc họ là dân Ai Cập chính gốc, nghĩa là những người đã xây dựng ra Kim Tự Tháp. Sắc tộc này bị người Ả rập chinh phục từ thế kỷ thứ 7, và từ đó đã luôn luôn bị người Ả Rập đàn áp và tìm cách diệt chủng một cách có hệ thống.
Trong một xã hội ổn định, dưới con mắt quan sát thường xuyên của quốc tế, Kitô hữu được bảo vệ một cách tương đối, nhưng lịch sử cho thấy rằng trong những lúc biến lọan tại những xã hội Hồi Giáo, người Kitô thường trở thành con vật tế thần cho nhiều phe phái và vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Linh mục Justo Lacunza Balda, viện trưởng viện nghiên cứu Ả rập và Hồi Giáo tại học viện Giáo Hòang ở Roma từ năm 2000-2006, cho biết Kitô hữu ở Ai Cập "gánh chịu sự bất khoan dung, phân biệt đối xử và thù hận. Những nơi thờ phượng của họ bị tấn công và họ là đối tượng của bạo lực sắc tộc," ngài nói thêm "Đây không phải là điều mới mẻ, và có thể còn tồi tệ hơn trong tương lai."
Cha Lacunza tỏ ý lo ngại rằng "Bầu không khí chính trị tại Ai Cập ngày hôm nay phảng phất một hình ảnh giống như thời suy tàn của Đế quốc Ottoman vào đầu thế kỷ 19," khi mà những biến lọan xã hội che giấu đi sự tàn sát hàng lọat nhiều nhóm thiểu số. Cha Lacunza cho biết "Thời điểm đó đã đưa đến sự diệt chủng của người Armenia... Khốn thay ngày hôm nay vẫn còn rất ít những tiếng nói bảo vệ các Kitô hữu, là nhóm bị khủng bố lớn nhất thế giới... tại Ai Cập và trong đa số các quốc gia Hồi giáo và cộng sản."
Đồng quan điểm với cha Lacunza, đức Tổng Giám Mục Louis Sako của giáo phận Kirkuk, Iraq, ngày 11 tháng 2 cũng lên tiếng cảnh báo rằng "Người Phương Tây không có khả năng hiểu được đầy đủ về mối đe dọa của 'sự trỗi dậy' (Awakening) của Hồi Giáo tại Trung Đông"
Ngài giải thích rằng chính trị và tôn giáo xen lẫn với nhau ở Trung Đông, không giống như ở phương tây, có sự phân cách giữa Nhà Nước và Tôn Giáo.
Ngài gọi tình hình Trung Đông là một "ngọn núi lửa đáng sợ" bởi vì những hậu quả không thể đo lường đựoc khi tình trạng bất ổn lan rộng.
"Có nhiều lực lượng Hồi giáo đang muốn thay đổi Trung Đông, tạo ra những quốc gia Hồi giáo, những caliphates, áp dụng luật Shariah", ngài cảnh báo.
Những nhóm quá khích như al-Qaeda và Ansar al Islam đang kêu gọi các công dân ở các quốc gia Trung Đông đưa ảnh hưởng Hồi giáo vào các cuộc biểu tình ở những nơi như Tunisia và Ai Cập.
Đối với Tổng giám mục Sako, họ có "ý định rõ ràng là tiếp thêm nhiên liệu... để tôn giáo hóa" khu vực.
"Những lời kêu gọi như thế là những tiếng nói có thể tìm thấy một mặt đất màu mỡ ở Ai Cập và vùng Trung Đông và vì vậy không nên đánh giá thấp", Ngài nói thêm.
Trong thực tế, mục tiêu của họ là "tạo ra một khoảng trống để có thể điền vào đó các chủ đề tôn giáo, để thuyết phục rằng Hồi giáo là giải pháp duy nhất cho tất cả mọi vấn đề."
Tuy tại Ai Cập hiện nay, những cuộc biểu tình có vẻ là những khiếu nại tòan diện về điều kiện chính trị xã hội kinh tế chứ không phải vì tôn giáo hay sắc tộc. Nhưng mối lo sợ là ở những tổ chức như Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đang ở trong một vị trí tối ưu để tận dụng những bước đi lầm lẫn của lịch sử cho tham vọng của riêng họ.
Ai Cập là nơi phát sinh ra phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo, mục tiêu của họ là đưa luật Sharia vào Hiến Pháp một cách hợp pháp và hòa bình. Nhưng trong quá khứ họ thực sự là một nhóm trí thức cuồng tín đã sử dụng bất kỳ phương pháp tàn nhẫn nào để áp đặt lý tưởng của họ khi có cơ hội. Họ đã thi hành việc diệt chủng ở Sudan trong nửa thế kỷ qua, mới đây khi chiếm được dải Gaza, nhóm Hamas cũng thực hiện các cuộc tàn sát đối lập.
Được biết giáo phận của đức Tổng Giám mục Sako đã là nạn nhân của nhiều biến cố bạo lực cực đoan. Mới đây 9 Kitô hữu bị sát hại cùng với 104 người bị thương khác tại Kirkuk.
Đức Tổng Giám mục tỏ ý lo sợ cho tương lai của Ai Cập, là nó có thể trở thành "một nước Iraq mới."
Vậy thì, trong khi những thay đổi có thể giải thóat Ai Cập ra khỏi một chính thể độc tài chuyên chế lâu năm, một tương lai sáng sủa cho những Kitô hữu vẫn còn mờ mịt lắm. Chúng ta mong đợi một sự chuyển đổi tích cực và hòa bình cho vận mệnh của Ai Cập và cho vùng Trung Đông, nhưng cũng cần phải lưu tâm và cầu nguyện cho việc cải thiện của tự do Tôn Giáo, cho an ninh và nhân quyền của những anh em Kitô hữu tại đây.
Không như các quốc gia Dân Chủ thường có một lực lượng đối lập mạnh, một thay đổi về chính phủ thường không đưa đến một tình trạng bất ổn xã hội. Ai Cập không có đối lập, hay nói đúng hơn tất cả các đối lập đã bị đè bẹp chỉ để lại những mảnh vụn mất phương hướng, thì sự sụp đổ một chính phủ sẽ đưa quốc gia này vào một cuộc tranh giành quyền lực của nhiều thế lực kiểu 'sứ quân'.
Sự bất ổn có thể kéo dài. Một giai đọan hậu 'Ngô Đình Diệm' như ở Việt Nam có thể xảy ra?
Liệu Hoa kỳ có tránh được vết xe đổ hồi xưa không?
Riêng đối với Kitô hữu thì biến động tại Ai Cập sẽ ảnh hưởng mãnh liệt đến sự sống còn của 10 triệu người Kitô giáo tại đây.
Trong quá khứ, Kitô giáo vẫn bị coi là thế lực thù địch với xã hội Hồi Giáo của Ai Cập. Cách riêng những tín hữu thuộc giáo phái Coptic, một giáo phái hậu duệ của những Cộng Đòan tông truyền do thánh Mác Cô lập ra. Về phương diện sắc tộc họ là dân Ai Cập chính gốc, nghĩa là những người đã xây dựng ra Kim Tự Tháp. Sắc tộc này bị người Ả rập chinh phục từ thế kỷ thứ 7, và từ đó đã luôn luôn bị người Ả Rập đàn áp và tìm cách diệt chủng một cách có hệ thống.
Trong một xã hội ổn định, dưới con mắt quan sát thường xuyên của quốc tế, Kitô hữu được bảo vệ một cách tương đối, nhưng lịch sử cho thấy rằng trong những lúc biến lọan tại những xã hội Hồi Giáo, người Kitô thường trở thành con vật tế thần cho nhiều phe phái và vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Linh mục Justo Lacunza Balda, viện trưởng viện nghiên cứu Ả rập và Hồi Giáo tại học viện Giáo Hòang ở Roma từ năm 2000-2006, cho biết Kitô hữu ở Ai Cập "gánh chịu sự bất khoan dung, phân biệt đối xử và thù hận. Những nơi thờ phượng của họ bị tấn công và họ là đối tượng của bạo lực sắc tộc," ngài nói thêm "Đây không phải là điều mới mẻ, và có thể còn tồi tệ hơn trong tương lai."
Cha Lacunza tỏ ý lo ngại rằng "Bầu không khí chính trị tại Ai Cập ngày hôm nay phảng phất một hình ảnh giống như thời suy tàn của Đế quốc Ottoman vào đầu thế kỷ 19," khi mà những biến lọan xã hội che giấu đi sự tàn sát hàng lọat nhiều nhóm thiểu số. Cha Lacunza cho biết "Thời điểm đó đã đưa đến sự diệt chủng của người Armenia... Khốn thay ngày hôm nay vẫn còn rất ít những tiếng nói bảo vệ các Kitô hữu, là nhóm bị khủng bố lớn nhất thế giới... tại Ai Cập và trong đa số các quốc gia Hồi giáo và cộng sản."
Đồng quan điểm với cha Lacunza, đức Tổng Giám Mục Louis Sako của giáo phận Kirkuk, Iraq, ngày 11 tháng 2 cũng lên tiếng cảnh báo rằng "Người Phương Tây không có khả năng hiểu được đầy đủ về mối đe dọa của 'sự trỗi dậy' (Awakening) của Hồi Giáo tại Trung Đông"
Ngài giải thích rằng chính trị và tôn giáo xen lẫn với nhau ở Trung Đông, không giống như ở phương tây, có sự phân cách giữa Nhà Nước và Tôn Giáo.
Ngài gọi tình hình Trung Đông là một "ngọn núi lửa đáng sợ" bởi vì những hậu quả không thể đo lường đựoc khi tình trạng bất ổn lan rộng.
"Có nhiều lực lượng Hồi giáo đang muốn thay đổi Trung Đông, tạo ra những quốc gia Hồi giáo, những caliphates, áp dụng luật Shariah", ngài cảnh báo.
Những nhóm quá khích như al-Qaeda và Ansar al Islam đang kêu gọi các công dân ở các quốc gia Trung Đông đưa ảnh hưởng Hồi giáo vào các cuộc biểu tình ở những nơi như Tunisia và Ai Cập.
Đối với Tổng giám mục Sako, họ có "ý định rõ ràng là tiếp thêm nhiên liệu... để tôn giáo hóa" khu vực.
"Những lời kêu gọi như thế là những tiếng nói có thể tìm thấy một mặt đất màu mỡ ở Ai Cập và vùng Trung Đông và vì vậy không nên đánh giá thấp", Ngài nói thêm.
Trong thực tế, mục tiêu của họ là "tạo ra một khoảng trống để có thể điền vào đó các chủ đề tôn giáo, để thuyết phục rằng Hồi giáo là giải pháp duy nhất cho tất cả mọi vấn đề."
Tuy tại Ai Cập hiện nay, những cuộc biểu tình có vẻ là những khiếu nại tòan diện về điều kiện chính trị xã hội kinh tế chứ không phải vì tôn giáo hay sắc tộc. Nhưng mối lo sợ là ở những tổ chức như Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đang ở trong một vị trí tối ưu để tận dụng những bước đi lầm lẫn của lịch sử cho tham vọng của riêng họ.
Ai Cập là nơi phát sinh ra phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo, mục tiêu của họ là đưa luật Sharia vào Hiến Pháp một cách hợp pháp và hòa bình. Nhưng trong quá khứ họ thực sự là một nhóm trí thức cuồng tín đã sử dụng bất kỳ phương pháp tàn nhẫn nào để áp đặt lý tưởng của họ khi có cơ hội. Họ đã thi hành việc diệt chủng ở Sudan trong nửa thế kỷ qua, mới đây khi chiếm được dải Gaza, nhóm Hamas cũng thực hiện các cuộc tàn sát đối lập.
Được biết giáo phận của đức Tổng Giám mục Sako đã là nạn nhân của nhiều biến cố bạo lực cực đoan. Mới đây 9 Kitô hữu bị sát hại cùng với 104 người bị thương khác tại Kirkuk.
Đức Tổng Giám mục tỏ ý lo sợ cho tương lai của Ai Cập, là nó có thể trở thành "một nước Iraq mới."
Vậy thì, trong khi những thay đổi có thể giải thóat Ai Cập ra khỏi một chính thể độc tài chuyên chế lâu năm, một tương lai sáng sủa cho những Kitô hữu vẫn còn mờ mịt lắm. Chúng ta mong đợi một sự chuyển đổi tích cực và hòa bình cho vận mệnh của Ai Cập và cho vùng Trung Đông, nhưng cũng cần phải lưu tâm và cầu nguyện cho việc cải thiện của tự do Tôn Giáo, cho an ninh và nhân quyền của những anh em Kitô hữu tại đây.
Trái bom dân số
Vũ Văn An
18:22 11/02/2011
Trong một bài phân tích đầu năm nay phổ biến trên ZenitNews, linh mục John Flynn có nói tới việc xì hơi của trái bom dân số. Theo cha, khoảng cuối năm nay, dân số thế giới sẽ lên tới 7 tỉ người. Nhận định về sự kiện này trên trang mạng Spiked, Brendan O'Neill cho rằng sẽ có vô số những tiên đoán bi quan của các đồ đệ Malthus trên các ngả thông tin. Thực vậy, tờ National Geographic, trong số tháng Giêng vừa qua, nhân bàn đến vấn đề dân số, đã trích dẫn lời tuyên bố của nhiều nhà bi quan. Trong số đó có Jared Diamond. Trong cuốn "Collapse", tác giả này cho rằng các cuộc thảm sát hàng trăm ngàn người tại Rwanda trong năm 1994 một phần do nạn nhân mãn tạo ra. Tuy thế, bài báo của National Geographic nói trên cũng cho ta một số nguồn khác có thế giá và quân bình hơn. Như Hania Zlotnik, giám đốc Phân Bộ Dân Số của Liên Hiệp Quốc, từng tuyên bố: “Xét toàn bộ, dân số đang trên đường tiến tới chỗ không nổ bùng nữa”. Phân bộ của ông phụ trách công bố các tín liệu thống kê, chứ không phải cơ quan kế hoạch hóa gia đình.
Zlotnik cũng cho tạp chí này hay: nhịp độ giảm sinh xuất tại khá nhiều quốc gia và nền văn hóa là điều khó hiểu, hiện cơ quan ông không hiểu lý do tại sao. Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cũng đưa ra một phúc trình vào ngày 25 tháng 6 năm ngoái cho thấy đà giảm thiểu ấy. Gần 1 phần 5 phụ nữ Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ có thể có con mà thực sự chưa bao giờ có con, so với tỷ lệ 1 phần 10 vào thập niên 1970. Theo phúc trình này, phụ nữ da trắng là những người có khuynh hướng không có con nhiều hơn cả. Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, tỷ số không con đã gia tăng khá nhanh nơi các phụ nữ da đen, nói tiếng Tây Ban Nha và Á Châu, cho nên sự khác biệt về sắc tộc trong vấn đề này hiện đã bớt đi nhiều.
Các con số trên thay đổi đôi chút tại các nước khác. Phúc trình cho rằng đối với các phụ nữ sinh năm 1960, 22% không có con tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), 19% tại Phần Lan và Hòa Lan, và 17% tại Ý và Ái Nhĩ Lan. Tỷ số này thay đổi từ 12% đến 14% đối với Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Thụy Điển.
Sai lầm
Tạp chí National Geographic cũng phỏng vấn Joel E. Cohen, tác giả cuốn sách xuất bản năm 1995 “How Many People Can the Earth Support?” (Trái Đất Có Thể Hỗ Trợ Bao Nhiêu Người?). Về tác động của mức dân số cao trên việc trái đất càng ngày càng ấm lên, Cohen cho hay: “Những ai cho rằng trọn vấn nạn là mức dân số đều sai lầm”. Ông còn cho rằng nó không phải là yếu tố nổi bật.
Khuôn mặt ‘giáo phụ’ của chủ nghĩa Malthus tân thời thì bi quan hơn. Ngày 14 tháng Giêng vừa qua, Nhật Báo Guardian có phúc trình rằng: Paul Erlich, tác giả cuốn sách xuất bản năm 1968 “The Population Bomb” chủ trương rằng trái đất đã vượt quá khả năng dung chứa của nó. Mặc dù các tiên đoán trong tác phẩm ấy phần lớn không đúng, Erlich vẫn tuyên bố rằng lúc này ông còn bi quan hơn lúc viết ra tác phẩm đó.
Một quan điểm chừng mực hơn đã được đưa ra trong một phúc trình ngày 14 tháng Giêng vừa rồi, do một cơ quan Anh là Institution of Mechanical Engineers công bố. Phúc trình này không giảm thiểu hóa các thách đố do vấn đề gia tăng dân số đem lại, nhưng cho hay các thách đố này có thể xử lý được.
Tuy nhiên, như Dominic Lawson đã trình bày trong mục ý kiến của nhật báo Independent tại Anh, ý thích nghe tin xấu vẫn trổi hơn ý thích nghe tin vui. Nên nhật báo của ông chỉ phổ biến phúc trình ấy bằng một mẩu tin ngắn, trong khi nhiều tờ báo khác phớt lờ luôn phúc trình ấy.
Trong một bài báo ngày 18 tháng Giêng, Lawson nhận xét rằng: một phúc trình khác được một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và phát triển toàn quốc tại Pháp công bố cũng đã bị giới truyền thông phớt lờ không đăng tải. Phúc trình này đặt vấn đề như sau: liệu một dân số hoàn cầu vào khoảng 9 tỉ người, tức mức cao nhất hiện được giới chuyên môn tiên đoán, có thể có đủ lượng 3,000 calories cho một người một ngày hay không. Câu trả lời của họ là có.
Nhiều quá chăng?
Tại Anh, bản phúc trình “Population: One Planet, Too Many People?” sau khi cho rằng thỏa mãn nhu cầu của một dân số có thể lên tới 9 tỉ vào cuối thế kỷ này quả là một thách đố lớn cho các chính phủ và cho xã hội nói chung, đã khảo sát 4 lãnh vực quan trọng sau đây: thực phẩm, nước, đô thị hóa và năng lượng.
Phúc trình cho rằng trong mấy thập niên qua, đã có sự cải thiện to lớn đối với phẩm chất và số lượng thực phẩm sản xuất. Đầu thập niên 1900, một nông gia ở Mỹ sản xuất vừa đủ để nuôi 2.5 người. Một thế kỷ sau, cũng một nông gia ấy sản xuất đủ để nuôi 97 người Mỹ và 32 người ngoại quốc.
Phúc trình nhận xét rằng tiếp tục gia tăng sản xuất thực phẩm không chỉ tùy thuộc các phát triển tương lai của kỹ thuật. Người ta có thể đạt được lượng sản xuất cao nhờ giảm lãng phí. Không dưới 25% các thực phẩm tươi mua tại các nước phát triển đã bị đổ đi. Tại Ấn Độ chẳng hạn, hàng năm có khoảng từ 35% tới 40% sản xuất rau trái đã bị thất thoát trước khi tới tay người tiêu thụ. Số lượng ấy lớn hơn toàn bộ mức tiêu thụ tại Vương Quốc Thống Nhất, do kho chứa tồi hay xử lý không thích đáng.
Khả năng sản xuất đủ thực phẩm, tự nó, không hề bảo đảm được việc sẽ không có nạn đói. Bản phúc trình này cho biết: đói thường là vấn đề chính trị hay vấn đề nghèo mà ra, chứ không phải là vấn đề khả năng sản xuất.
Về vấn đề nước, phúc trình nhận định rằng hiện nay ta có đủ các kỹ thuật và thực hành cần thiết để bảo đảm an toàn nước dùng. Bản phúc trình chỉ kêu gọi phải biến nước thành ưu tiên cao hơn khi xem sét các dự án phát triển. Hiện đang có nhiều khả thể trong phạm vi này, đi từ việc lọc nước mặn (desalination) đến việc gia tăng tái chế biến nước thải (water recycling). Một biện pháp khác cũng đang được xem sét là cung cấp hai hệ thống biệt lập nước thải và nước mưa (sewage & storm-water). Điều này giúp người ta lưu trữ được số nước mưa ít bị ô nhiễm trong những lúc mưa lớn để dùng cho lúc hạn hán.
Các tác giả phúc trình cũng thúc giục phải xem sét lại các thực hành hiện hữu để có thể cung cấp nước ở độ sạch rất cao bất kể dùng để làm gì, và phải dán nhãn cho nước thải coi nó như ô nhiễm ở độ cao nhất bất kể nó được dùng làm gì.
Thách đố của đô thị
Hầu hết mọi gia tăng dân số trong các thập niên sắp tới sẽ xẩy ra tại các vùng đô thị của các quốc gia đang phát triển. Phúc trình quả quyết rằng: “Cũng như đối với các vấn đề khác do việc gia tăng dân số đặt ra, ta thấy thường có một số trở ngại kỹ thuật đối với việc tại sao người ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề gia tăng đô thị hóa”.
Điều cần phải làm là bảo đảm có được một việc hoạch định thích đáng và giải pháp đúng đắn phải chọn là các giải pháp thích hợp với các nhu cầu địa phương. Cũng thế, các vấn đề như tài chánh, quyền sở hữu và việc tham gia của cộng đồng phải được đề cập tới.
Còn về năng lượng, phúc trình nhận định rằng khó có thể tiên đoán mức cầu trong tương lai, nên các ước lượng hiện nay hết sức khác nhau về số lượng dầu hiện còn tồn trữ. Tuy nhiên, các kỹ thuật mới về năng lượng đang được phát triển, dù phí tổn khá cao.
Một lần nữa, phúc trình cho rằng ta không cần đặt hy vọng của ta trên một số kỹ thuật trong tương lai. Hiện nay, bất chấp các dự phóng về sự gia tăng mức cầu trong tương lai, kỹ thuật thuộc khoa công trình (engineering technology), vốn đã được hiểu biết thấu đáo, đã trưởng thành và đang ở vào giai đoạn phát triển cao, sẽ đủ khả năng để đem lại số năng lượng đòi hỏi cho suốt thế kỷ 21 mà không cần phải có những phát kiến mới về khoa học.
Tuy nhiên, phúc trình có đưa ra lời cảnh cáo sau: dù giải pháp có đó, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong phạm vi luật lệ, tài chánh và chính trị. Điều ấy đòi phải có sự phối hợp lớn hơn giữa các kỹ sư, các cộng đồng và các chính phủ.
Bản phúc trình kết luận bằng cách nhắc lại lời khẳng định này: có thể đương đầu với các tiên đoán về gia tăng dân số bằng các kỹ thuật hiện có. Nên các trở ngại hiện có không có tính kỹ thuật, mà liên hệ tới việc thực hiện, thông đạt và phối hợp. Đó là điều cần ghi nhớ khi đọc các tiên đoán thảm hại trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Dân số thế giới
Từ điển mở Wikipedia cho hay: theo tính toán tự động hàng ngày của Sở Thống Kê Mỹ, dân số hoàn cầu hiện nay là 6,899,200,000. Á Châu chiếm 60%, khoảng hơn 4 tỉ người (Trung Hoa và Ấn Độ chiếm khoảng 37%); Phi Châu chiếm 15%, tức 1 tỉ, Âu Châu chiếm 11% tức 733 triệu, Bắc Mỹ chiếm 5% tức 352 triệu, Mỹ Châu La Tinh và Vùng Caribbean chiếm 9% tức 589 triệu và Đại Dương Châu chiếm dưới 1% tức 35 triệu người.
Thế kỷ 20 là thế kỷ gia tăng dân số nhiều nhất nhờ tử xuất giảm, nhờ các tiến bộ y khoa và nhờ sản lượng nông nhiệp gia tăng đáng kể do cuộc Cách Mạng Xanh. Năm 2000, Liên Hiệp Quốc dự đoán dân số thế giới gia tăng mỗi năm 1.14% (khoảng 75 triệu người), ít hơn năm 1989 lúc dân số thế giới tăng 88 triệu người. Năm 2000 cũng là năm, dân số thế giới tăng gấp 10 lần so với trước đó 300 năm.
Tại một số quốc gia, tỷ xuất gia tăng dân số (số sinh trừ số tử cộng số di dân thuần) được coi là tiêu cực, nhất là tại Trung và Đông Âu. Trong thập niên tới, Nhật và Tây Âu cũng gặp hiện tượng tỷ xuất gia tăng dân số tiêu cực. Dù con số người trên mặt đất tăng, nhưng tỷ xuất gia tăng dân số hiện đang đi xuống. Về lâu về dài, sự gia tăng dân số thế giới là điều khó tiên đoán và con số của Liên Hiệp Quốc và Sở Thống Kê Mỹ có khác nhau. Mỹ thì tiên đoán dân số ấy sẽ lên tới 7 tỉ người vào tháng 7 năm 2012, trong khi Liên Hiệp Quốc thì cho là vào cuối năm 2011.
Năm 1798, Thomas Malthus tiên đóan sai rằng việc gia tăng dân số sẽ vượt quá khả năng cung cấp thực phẩm vào giữa thế kỷ 19. Năm 1968, Paul R. Ehrlich lặp lại cùng một lập luận trong cuốn “The Population Bomb” đã nhắc trên đây. Ông ta tiên đoán các thập niên 1970 và 1980 đều xẩy ra đói kém. Các tiên đoán của những người tân-Malthus này bị nhiều nhà kinh tế học thách thức kịch liệt. Các nghiên cứu nông nghiệp, nhất là cuộc Cách Mạng Xanh, đang hỗ trợ các thách thức này. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đã gia tăng đáng kể, đủ sức đương đầu với bất cứ việc gia tăng dân số nào. Vì từ năm 1950 tới 1984, cuộc Cách Mang Xanh đã giúp việc sản xuất lúa gạo gia tăng 250% trên thế giới. Trong khi ấy, kể từ khi bắt đầu có cuộc Cách Mạng Xanh, dân số thế giới gia tăng 4 tỉ người. Vì thế, nhiều người cho rằng nếu không có cuộc Cách Mạng này, chắc chắn thế giới đã lâm vào thảm họa, hay ít nhất nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới sẽ còn cao hơn nhiều so với ước tính hiện nay của Liên Hiệp Quốc (khoảng 850 triều người thiếu dinh dưỡng kinh niên).
Có điều, năng lượng cho cuộc Cách Mạng Xanh được cung cấp bởi nhiên liệu thực vật dưới dạng phân bón (hơi khí nhân tạo), thuốc trừ sâu (dầu hỏa) và việc dẫn thủy nhập điền sử dụng nhiên liệu hydrocarbon. Cho nên, việc sản xuất dầu hỏa trở thành khí cụ đo lường giá trị của lý thuyết Malthus và Ehrlich. Đến tháng 5 năm 2005, giá lúa hạt đã tăng đáng kể do việc nhà nông sử dụng nhiên liệu sinh học (biofuels), do giá dầu hoả lên tới 140 dollars một thùng, tức 880 dollars một thước khối, do gia tăng dân số hoàn cầu, thay đổi khí hậu, mất đất nông nghiệp cho việc phát triển gia cư và kỹ nghệ… Bạo động thực phẩm đã xẩy ra tại nhiều nơi trên thế giới như Morocco, Yemen, Mexico, Guinea, Mauritania, Senegal và Uzbekistan.
Tuy nhiên, như nhận định trên đây, tình thế ấy không hẳn do khả năng sản xuất nông nghiệp cho bằng các lý do chính trị, thực hiện thiếu sót, thiếu thông đạt và phối hợp.
Zlotnik cũng cho tạp chí này hay: nhịp độ giảm sinh xuất tại khá nhiều quốc gia và nền văn hóa là điều khó hiểu, hiện cơ quan ông không hiểu lý do tại sao. Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cũng đưa ra một phúc trình vào ngày 25 tháng 6 năm ngoái cho thấy đà giảm thiểu ấy. Gần 1 phần 5 phụ nữ Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ có thể có con mà thực sự chưa bao giờ có con, so với tỷ lệ 1 phần 10 vào thập niên 1970. Theo phúc trình này, phụ nữ da trắng là những người có khuynh hướng không có con nhiều hơn cả. Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, tỷ số không con đã gia tăng khá nhanh nơi các phụ nữ da đen, nói tiếng Tây Ban Nha và Á Châu, cho nên sự khác biệt về sắc tộc trong vấn đề này hiện đã bớt đi nhiều.
Các con số trên thay đổi đôi chút tại các nước khác. Phúc trình cho rằng đối với các phụ nữ sinh năm 1960, 22% không có con tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), 19% tại Phần Lan và Hòa Lan, và 17% tại Ý và Ái Nhĩ Lan. Tỷ số này thay đổi từ 12% đến 14% đối với Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Thụy Điển.
Sai lầm
Tạp chí National Geographic cũng phỏng vấn Joel E. Cohen, tác giả cuốn sách xuất bản năm 1995 “How Many People Can the Earth Support?” (Trái Đất Có Thể Hỗ Trợ Bao Nhiêu Người?). Về tác động của mức dân số cao trên việc trái đất càng ngày càng ấm lên, Cohen cho hay: “Những ai cho rằng trọn vấn nạn là mức dân số đều sai lầm”. Ông còn cho rằng nó không phải là yếu tố nổi bật.
Khuôn mặt ‘giáo phụ’ của chủ nghĩa Malthus tân thời thì bi quan hơn. Ngày 14 tháng Giêng vừa qua, Nhật Báo Guardian có phúc trình rằng: Paul Erlich, tác giả cuốn sách xuất bản năm 1968 “The Population Bomb” chủ trương rằng trái đất đã vượt quá khả năng dung chứa của nó. Mặc dù các tiên đoán trong tác phẩm ấy phần lớn không đúng, Erlich vẫn tuyên bố rằng lúc này ông còn bi quan hơn lúc viết ra tác phẩm đó.
Một quan điểm chừng mực hơn đã được đưa ra trong một phúc trình ngày 14 tháng Giêng vừa rồi, do một cơ quan Anh là Institution of Mechanical Engineers công bố. Phúc trình này không giảm thiểu hóa các thách đố do vấn đề gia tăng dân số đem lại, nhưng cho hay các thách đố này có thể xử lý được.
Tuy nhiên, như Dominic Lawson đã trình bày trong mục ý kiến của nhật báo Independent tại Anh, ý thích nghe tin xấu vẫn trổi hơn ý thích nghe tin vui. Nên nhật báo của ông chỉ phổ biến phúc trình ấy bằng một mẩu tin ngắn, trong khi nhiều tờ báo khác phớt lờ luôn phúc trình ấy.
Trong một bài báo ngày 18 tháng Giêng, Lawson nhận xét rằng: một phúc trình khác được một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và phát triển toàn quốc tại Pháp công bố cũng đã bị giới truyền thông phớt lờ không đăng tải. Phúc trình này đặt vấn đề như sau: liệu một dân số hoàn cầu vào khoảng 9 tỉ người, tức mức cao nhất hiện được giới chuyên môn tiên đoán, có thể có đủ lượng 3,000 calories cho một người một ngày hay không. Câu trả lời của họ là có.
Nhiều quá chăng?
Tại Anh, bản phúc trình “Population: One Planet, Too Many People?” sau khi cho rằng thỏa mãn nhu cầu của một dân số có thể lên tới 9 tỉ vào cuối thế kỷ này quả là một thách đố lớn cho các chính phủ và cho xã hội nói chung, đã khảo sát 4 lãnh vực quan trọng sau đây: thực phẩm, nước, đô thị hóa và năng lượng.
Phúc trình cho rằng trong mấy thập niên qua, đã có sự cải thiện to lớn đối với phẩm chất và số lượng thực phẩm sản xuất. Đầu thập niên 1900, một nông gia ở Mỹ sản xuất vừa đủ để nuôi 2.5 người. Một thế kỷ sau, cũng một nông gia ấy sản xuất đủ để nuôi 97 người Mỹ và 32 người ngoại quốc.
Phúc trình nhận xét rằng tiếp tục gia tăng sản xuất thực phẩm không chỉ tùy thuộc các phát triển tương lai của kỹ thuật. Người ta có thể đạt được lượng sản xuất cao nhờ giảm lãng phí. Không dưới 25% các thực phẩm tươi mua tại các nước phát triển đã bị đổ đi. Tại Ấn Độ chẳng hạn, hàng năm có khoảng từ 35% tới 40% sản xuất rau trái đã bị thất thoát trước khi tới tay người tiêu thụ. Số lượng ấy lớn hơn toàn bộ mức tiêu thụ tại Vương Quốc Thống Nhất, do kho chứa tồi hay xử lý không thích đáng.
Khả năng sản xuất đủ thực phẩm, tự nó, không hề bảo đảm được việc sẽ không có nạn đói. Bản phúc trình này cho biết: đói thường là vấn đề chính trị hay vấn đề nghèo mà ra, chứ không phải là vấn đề khả năng sản xuất.
Về vấn đề nước, phúc trình nhận định rằng hiện nay ta có đủ các kỹ thuật và thực hành cần thiết để bảo đảm an toàn nước dùng. Bản phúc trình chỉ kêu gọi phải biến nước thành ưu tiên cao hơn khi xem sét các dự án phát triển. Hiện đang có nhiều khả thể trong phạm vi này, đi từ việc lọc nước mặn (desalination) đến việc gia tăng tái chế biến nước thải (water recycling). Một biện pháp khác cũng đang được xem sét là cung cấp hai hệ thống biệt lập nước thải và nước mưa (sewage & storm-water). Điều này giúp người ta lưu trữ được số nước mưa ít bị ô nhiễm trong những lúc mưa lớn để dùng cho lúc hạn hán.
Các tác giả phúc trình cũng thúc giục phải xem sét lại các thực hành hiện hữu để có thể cung cấp nước ở độ sạch rất cao bất kể dùng để làm gì, và phải dán nhãn cho nước thải coi nó như ô nhiễm ở độ cao nhất bất kể nó được dùng làm gì.
Thách đố của đô thị
Hầu hết mọi gia tăng dân số trong các thập niên sắp tới sẽ xẩy ra tại các vùng đô thị của các quốc gia đang phát triển. Phúc trình quả quyết rằng: “Cũng như đối với các vấn đề khác do việc gia tăng dân số đặt ra, ta thấy thường có một số trở ngại kỹ thuật đối với việc tại sao người ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề gia tăng đô thị hóa”.
Điều cần phải làm là bảo đảm có được một việc hoạch định thích đáng và giải pháp đúng đắn phải chọn là các giải pháp thích hợp với các nhu cầu địa phương. Cũng thế, các vấn đề như tài chánh, quyền sở hữu và việc tham gia của cộng đồng phải được đề cập tới.
Còn về năng lượng, phúc trình nhận định rằng khó có thể tiên đoán mức cầu trong tương lai, nên các ước lượng hiện nay hết sức khác nhau về số lượng dầu hiện còn tồn trữ. Tuy nhiên, các kỹ thuật mới về năng lượng đang được phát triển, dù phí tổn khá cao.
Một lần nữa, phúc trình cho rằng ta không cần đặt hy vọng của ta trên một số kỹ thuật trong tương lai. Hiện nay, bất chấp các dự phóng về sự gia tăng mức cầu trong tương lai, kỹ thuật thuộc khoa công trình (engineering technology), vốn đã được hiểu biết thấu đáo, đã trưởng thành và đang ở vào giai đoạn phát triển cao, sẽ đủ khả năng để đem lại số năng lượng đòi hỏi cho suốt thế kỷ 21 mà không cần phải có những phát kiến mới về khoa học.
Tuy nhiên, phúc trình có đưa ra lời cảnh cáo sau: dù giải pháp có đó, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong phạm vi luật lệ, tài chánh và chính trị. Điều ấy đòi phải có sự phối hợp lớn hơn giữa các kỹ sư, các cộng đồng và các chính phủ.
Bản phúc trình kết luận bằng cách nhắc lại lời khẳng định này: có thể đương đầu với các tiên đoán về gia tăng dân số bằng các kỹ thuật hiện có. Nên các trở ngại hiện có không có tính kỹ thuật, mà liên hệ tới việc thực hiện, thông đạt và phối hợp. Đó là điều cần ghi nhớ khi đọc các tiên đoán thảm hại trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Dân số thế giới
Từ điển mở Wikipedia cho hay: theo tính toán tự động hàng ngày của Sở Thống Kê Mỹ, dân số hoàn cầu hiện nay là 6,899,200,000. Á Châu chiếm 60%, khoảng hơn 4 tỉ người (Trung Hoa và Ấn Độ chiếm khoảng 37%); Phi Châu chiếm 15%, tức 1 tỉ, Âu Châu chiếm 11% tức 733 triệu, Bắc Mỹ chiếm 5% tức 352 triệu, Mỹ Châu La Tinh và Vùng Caribbean chiếm 9% tức 589 triệu và Đại Dương Châu chiếm dưới 1% tức 35 triệu người.
Thế kỷ 20 là thế kỷ gia tăng dân số nhiều nhất nhờ tử xuất giảm, nhờ các tiến bộ y khoa và nhờ sản lượng nông nhiệp gia tăng đáng kể do cuộc Cách Mạng Xanh. Năm 2000, Liên Hiệp Quốc dự đoán dân số thế giới gia tăng mỗi năm 1.14% (khoảng 75 triệu người), ít hơn năm 1989 lúc dân số thế giới tăng 88 triệu người. Năm 2000 cũng là năm, dân số thế giới tăng gấp 10 lần so với trước đó 300 năm.
Tại một số quốc gia, tỷ xuất gia tăng dân số (số sinh trừ số tử cộng số di dân thuần) được coi là tiêu cực, nhất là tại Trung và Đông Âu. Trong thập niên tới, Nhật và Tây Âu cũng gặp hiện tượng tỷ xuất gia tăng dân số tiêu cực. Dù con số người trên mặt đất tăng, nhưng tỷ xuất gia tăng dân số hiện đang đi xuống. Về lâu về dài, sự gia tăng dân số thế giới là điều khó tiên đoán và con số của Liên Hiệp Quốc và Sở Thống Kê Mỹ có khác nhau. Mỹ thì tiên đoán dân số ấy sẽ lên tới 7 tỉ người vào tháng 7 năm 2012, trong khi Liên Hiệp Quốc thì cho là vào cuối năm 2011.
Năm 1798, Thomas Malthus tiên đóan sai rằng việc gia tăng dân số sẽ vượt quá khả năng cung cấp thực phẩm vào giữa thế kỷ 19. Năm 1968, Paul R. Ehrlich lặp lại cùng một lập luận trong cuốn “The Population Bomb” đã nhắc trên đây. Ông ta tiên đoán các thập niên 1970 và 1980 đều xẩy ra đói kém. Các tiên đoán của những người tân-Malthus này bị nhiều nhà kinh tế học thách thức kịch liệt. Các nghiên cứu nông nghiệp, nhất là cuộc Cách Mạng Xanh, đang hỗ trợ các thách thức này. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đã gia tăng đáng kể, đủ sức đương đầu với bất cứ việc gia tăng dân số nào. Vì từ năm 1950 tới 1984, cuộc Cách Mang Xanh đã giúp việc sản xuất lúa gạo gia tăng 250% trên thế giới. Trong khi ấy, kể từ khi bắt đầu có cuộc Cách Mạng Xanh, dân số thế giới gia tăng 4 tỉ người. Vì thế, nhiều người cho rằng nếu không có cuộc Cách Mạng này, chắc chắn thế giới đã lâm vào thảm họa, hay ít nhất nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới sẽ còn cao hơn nhiều so với ước tính hiện nay của Liên Hiệp Quốc (khoảng 850 triều người thiếu dinh dưỡng kinh niên).
Có điều, năng lượng cho cuộc Cách Mạng Xanh được cung cấp bởi nhiên liệu thực vật dưới dạng phân bón (hơi khí nhân tạo), thuốc trừ sâu (dầu hỏa) và việc dẫn thủy nhập điền sử dụng nhiên liệu hydrocarbon. Cho nên, việc sản xuất dầu hỏa trở thành khí cụ đo lường giá trị của lý thuyết Malthus và Ehrlich. Đến tháng 5 năm 2005, giá lúa hạt đã tăng đáng kể do việc nhà nông sử dụng nhiên liệu sinh học (biofuels), do giá dầu hoả lên tới 140 dollars một thùng, tức 880 dollars một thước khối, do gia tăng dân số hoàn cầu, thay đổi khí hậu, mất đất nông nghiệp cho việc phát triển gia cư và kỹ nghệ… Bạo động thực phẩm đã xẩy ra tại nhiều nơi trên thế giới như Morocco, Yemen, Mexico, Guinea, Mauritania, Senegal và Uzbekistan.
Tuy nhiên, như nhận định trên đây, tình thế ấy không hẳn do khả năng sản xuất nông nghiệp cho bằng các lý do chính trị, thực hiện thiếu sót, thiếu thông đạt và phối hợp.
Các quan sát viên nói: Với ông Mubarak đã ra đi, Ai Cập phải vượt thắng mọi sự hãi sợ còn lay lất
Bùi Hữu Thư
18:55 11/02/2011
GIÊRUSALEM (CNS) – Một linh mục Công Giáo nói qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 11 tháng 2, vài phút trước khi Phó Tổng Thống Ai Cập Omar Suleiman cho hay là Tổng Thống Hosni Mubarak đã tuyên bố từ nhiệm: Với các biến cố thay đổi từng phút, người dân Ai Cập vẫn còn cảm thấy giận giữ, bực tức và lo âu.
Linh mục Shenouda Andraos thuộc Chủng Viện Công Giáo Copte Thánh Lêo Cả nói với hãng thông tấn Catholic News Service: "Vẫn còn những sự giận giữ trên đường phố. Chúng tôi đang chờ đợi có một ai sẽ nói với dân chúng. Chúng tôi không bao giờ được biết có gì sẽ xẩy ra. Không ai biết những gì sẽ xẩy ra ngày mai. Khó mà có thể tưởng tượng ra được.”
Cha ghi nhận rằng có trên một triệu người đã tụ tập tại công trường Tahir tại Cairo, và rất nhiều người biểu tình tiến bước về phía dinh tổng thống đòi hỏi ông Mubarak phải từ nhiệm, và phải có một tòa án quốc hội với năm hay sáu nghị sĩ sẽ điều khiển chính phủ cho đến khi có cuộc bầu cử đã được dự trù vào tháng Chín.
Cha Andraos cũng nói là không biết chắc quân đội Ai Cập sẽ đóng vai trò gì trong giai đoạn có chính phủ lâm thời trước cuộc bầu cử. Ông Jason Belanger, đại diện của Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Ai Cập, đã tuyên bố với hãng thông tấn CNS trong một cuộc trao đổi điện thư là các thành phần trung thành với ông Mubarak đã lên án các thành phần ngoại bang, như Do Thái và Hoa Kỳ là đã xúi dục các cuộc biểu tình, theo ông có thể gây ra một sự đe dọa đối với những người ngoại quốc tại Ai Cập.
Đồng thời, Sơ Anna Maria Sgaramella dòng Comboni đã viết trong một cuộc trao đổi điện thư từ Cairo là rõ ràng có một cảm giác hãi sợ tiềm tàng tại thủ đô Ai Cập. Sơ cho hay, đài truyền hình Ai Cập chỉ trình chiếu hoạt động của những người biểu tình tại công trường Tahir, trong khi bỏ qua 80 phần trăm dân chúng không biểu tình. Sơ viết: “Họ có quyền được để ý đến không? Có rất nhiều người trên khắp nước Ai Cập cũng thấy rằng thời kỳ chuyển tiếp rất cần thiết, để chuẩn bị từ từ cho quốc gia này trở nên một nước dân chủ.”
Linh mục Shenouda Andraos thuộc Chủng Viện Công Giáo Copte Thánh Lêo Cả nói với hãng thông tấn Catholic News Service: "Vẫn còn những sự giận giữ trên đường phố. Chúng tôi đang chờ đợi có một ai sẽ nói với dân chúng. Chúng tôi không bao giờ được biết có gì sẽ xẩy ra. Không ai biết những gì sẽ xẩy ra ngày mai. Khó mà có thể tưởng tượng ra được.”
Cha ghi nhận rằng có trên một triệu người đã tụ tập tại công trường Tahir tại Cairo, và rất nhiều người biểu tình tiến bước về phía dinh tổng thống đòi hỏi ông Mubarak phải từ nhiệm, và phải có một tòa án quốc hội với năm hay sáu nghị sĩ sẽ điều khiển chính phủ cho đến khi có cuộc bầu cử đã được dự trù vào tháng Chín.
Cha Andraos cũng nói là không biết chắc quân đội Ai Cập sẽ đóng vai trò gì trong giai đoạn có chính phủ lâm thời trước cuộc bầu cử. Ông Jason Belanger, đại diện của Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Ai Cập, đã tuyên bố với hãng thông tấn CNS trong một cuộc trao đổi điện thư là các thành phần trung thành với ông Mubarak đã lên án các thành phần ngoại bang, như Do Thái và Hoa Kỳ là đã xúi dục các cuộc biểu tình, theo ông có thể gây ra một sự đe dọa đối với những người ngoại quốc tại Ai Cập.
Đồng thời, Sơ Anna Maria Sgaramella dòng Comboni đã viết trong một cuộc trao đổi điện thư từ Cairo là rõ ràng có một cảm giác hãi sợ tiềm tàng tại thủ đô Ai Cập. Sơ cho hay, đài truyền hình Ai Cập chỉ trình chiếu hoạt động của những người biểu tình tại công trường Tahir, trong khi bỏ qua 80 phần trăm dân chúng không biểu tình. Sơ viết: “Họ có quyền được để ý đến không? Có rất nhiều người trên khắp nước Ai Cập cũng thấy rằng thời kỳ chuyển tiếp rất cần thiết, để chuẩn bị từ từ cho quốc gia này trở nên một nước dân chủ.”
Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông có thể bị người Hồi giáo hiểu lầm
Lã Thụ Nhân
21:02 11/02/2011
Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông có thể bị người Hồi giáo hiểu lầm
Vatican (CNA/EWTN News) - Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông vào năm 2010 đã bị nhiều người trong vùng hiểu lầm như là lời kêu gọi một "cuộc thánh chiến mới" chống lại Hồi giáo.
Mới đây, khi các viên chức dự họp tại Rôma để đánh giá về Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông diễn ra vào tháng Mười năm ngoái thì một vị cố vấn kỳ cựu của Vatican về đối thoại Kitô giáo – Hồi giáo cho hay rằng nhiều người Hồi giáo xem Thượng Hội Đồng là "một đề án mới chống lại Hồi giáo".
Cha Samir Khalil Samir, SJ, của Học Viện Giáo Hoàng Đông Phương cho hay trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng Giêng: "Nhiều người, nhiều người Hồi giáo, những người không có ý niệm gì về Kitô giáo hiểu nó... như là một cuộc thập tự chinh mới".
Các vị lãnh đạo Giáo Hội của khu vực và các viên chức Vatican đã gặp nhau trong các ngày 20, 21 tháng Giêng để đánh giá các phản ứng về Thượng Hội Đồng, và nghị các chủ đề cho tài liệu mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đang viết để tổng kết Thượng Hội Đồng, được biết đến như là "Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng".
Ngày 08 tháng Hai, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một tuyên bố kết thúc phiên họp: "Tình hình chính trị xã hội ở các quốc gia khác nhau của Trung Đông vẫn căng thẳng".
Cha. Samir cho rằng Thượng Hội Đồng được nhiều người diễn giải theo lối chính trị, chứ không giới hạn về tôn giáo. Ngài cho hay: "Khi người Hồi giáo gặp nhau, họ thường gặp trên bình diện chính trị". Kết quả là, nhiều người thấy rằng các giám mục họp nhau để thảo luận "làm thế nào để tấn công Hồi giáo"
Cha nói thêm: "Năm mươi bảy quốc gia Hồi giáo gặp nhau hàng năm, thường do Ả Rập Saudi mời và họ thảo luận với tư cách quốc gia là làm thế nào để bảo vệ Hồi giáo. Trong thâm tâm của họ, phương Tây vẫn được xem là các quốc gia Kitô giáo. Nó vẫn xem Kitô giáo chống lại Hồi giáo – thực ra vì họ không tạo sự khác biệt giữa tôn giáo và nhà nước ".
Trong tuyên bố của mình, Vatican thông báo rằng sứ điệp đúc kết của Thượng Hội Đồng đã được gửi đến "các nhân vật chính trị" trong khu vực. Tuyên bố cũng cho hay một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Syria về tình hình quan hệ Hồi giáo - Kitô giáo ở các nước Ảrập. Thêm vào đó, một hội nghị của các Kitô hữu và người Do Thái cũng đã được tổ chức tại Jerusalem để "cổ võ hơn nữa thông tin khách quan về Thượng Hội Đồng".
Tòa thánh Vatican khẳng định trong tuyên bố của mình rằng "tôn trọng các cộng đoàn Kitô hữu" là cần thiết "để nhổ tận gốc bất kỳ lò lửa tình cảm chống Kitô hữu nào ở Trung Đông, để ngăn chặn việc di dân của các Kitô hữu từ khu vực đó, vốn là quê hương của họ, và để ủng hộ cho lợi ích chung".
Văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican cho biết phiên họp đã được tổ chức để chuẩn bị cho các thành viên Hội đồng cộng tác trực tiếp vào tài liệu đúc kết của Đức Giáo Hoàng, được gọi là tông huấn. Đức Thánh Cha sẽ công bố giáo huấn của ngài hướng dẫn tương lai của Giáo Hội về các vấn đề mục vụ và thực tiễn được đề nghị vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng.
Cuộc họp tiếp theo của Ban Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông, dưới sự lãnh đạo của tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, sẽ được tổ chức vào ngày 30-31 tháng Ba.
Vatican (CNA/EWTN News) - Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông vào năm 2010 đã bị nhiều người trong vùng hiểu lầm như là lời kêu gọi một "cuộc thánh chiến mới" chống lại Hồi giáo.
Mới đây, khi các viên chức dự họp tại Rôma để đánh giá về Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông diễn ra vào tháng Mười năm ngoái thì một vị cố vấn kỳ cựu của Vatican về đối thoại Kitô giáo – Hồi giáo cho hay rằng nhiều người Hồi giáo xem Thượng Hội Đồng là "một đề án mới chống lại Hồi giáo".
Cha Samir Khalil Samir, SJ, của Học Viện Giáo Hoàng Đông Phương cho hay trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng Giêng: "Nhiều người, nhiều người Hồi giáo, những người không có ý niệm gì về Kitô giáo hiểu nó... như là một cuộc thập tự chinh mới".
Các vị lãnh đạo Giáo Hội của khu vực và các viên chức Vatican đã gặp nhau trong các ngày 20, 21 tháng Giêng để đánh giá các phản ứng về Thượng Hội Đồng, và nghị các chủ đề cho tài liệu mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đang viết để tổng kết Thượng Hội Đồng, được biết đến như là "Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng".
Ngày 08 tháng Hai, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một tuyên bố kết thúc phiên họp: "Tình hình chính trị xã hội ở các quốc gia khác nhau của Trung Đông vẫn căng thẳng".
Cha. Samir cho rằng Thượng Hội Đồng được nhiều người diễn giải theo lối chính trị, chứ không giới hạn về tôn giáo. Ngài cho hay: "Khi người Hồi giáo gặp nhau, họ thường gặp trên bình diện chính trị". Kết quả là, nhiều người thấy rằng các giám mục họp nhau để thảo luận "làm thế nào để tấn công Hồi giáo"
Cha nói thêm: "Năm mươi bảy quốc gia Hồi giáo gặp nhau hàng năm, thường do Ả Rập Saudi mời và họ thảo luận với tư cách quốc gia là làm thế nào để bảo vệ Hồi giáo. Trong thâm tâm của họ, phương Tây vẫn được xem là các quốc gia Kitô giáo. Nó vẫn xem Kitô giáo chống lại Hồi giáo – thực ra vì họ không tạo sự khác biệt giữa tôn giáo và nhà nước ".
Trong tuyên bố của mình, Vatican thông báo rằng sứ điệp đúc kết của Thượng Hội Đồng đã được gửi đến "các nhân vật chính trị" trong khu vực. Tuyên bố cũng cho hay một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Syria về tình hình quan hệ Hồi giáo - Kitô giáo ở các nước Ảrập. Thêm vào đó, một hội nghị của các Kitô hữu và người Do Thái cũng đã được tổ chức tại Jerusalem để "cổ võ hơn nữa thông tin khách quan về Thượng Hội Đồng".
Tòa thánh Vatican khẳng định trong tuyên bố của mình rằng "tôn trọng các cộng đoàn Kitô hữu" là cần thiết "để nhổ tận gốc bất kỳ lò lửa tình cảm chống Kitô hữu nào ở Trung Đông, để ngăn chặn việc di dân của các Kitô hữu từ khu vực đó, vốn là quê hương của họ, và để ủng hộ cho lợi ích chung".
Văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican cho biết phiên họp đã được tổ chức để chuẩn bị cho các thành viên Hội đồng cộng tác trực tiếp vào tài liệu đúc kết của Đức Giáo Hoàng, được gọi là tông huấn. Đức Thánh Cha sẽ công bố giáo huấn của ngài hướng dẫn tương lai của Giáo Hội về các vấn đề mục vụ và thực tiễn được đề nghị vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng.
Cuộc họp tiếp theo của Ban Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông, dưới sự lãnh đạo của tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, sẽ được tổ chức vào ngày 30-31 tháng Ba.
Top Stories
Indonésie: Après les attaques de ces derniers jours, les Indonésiens s’interrogent sur les véritables responsables de l’augmentation des violences
Eglises d'Asie
09:26 11/02/2011
Après les attaques de ces derniers jours qui ont pris pour cible des communautés ahmadis et chrétiennes (1), des arrestations ont eu lieu et le chef de l’Etat s’est engagé publiquement à défendre la liberté religieuse. Toutefois, certains secteurs de la société civile, qui ne cachent pas leur inquiétude quant à la possibilité de maintenir l’harmonie entre les communautés religieuses, s’interrogent sur les responsables de ces accès de violence. Ils dénoncent. ..
... le comportement de certains croyants, qui par leurs actes ou leurs déclarations attisent les tensions et estiment que le gouvernement, notamment le ministre des Affaires religieuses, doit répondre de la situation présente.
Le 8 février, dès l’annonce des attaques contre trois églises chrétiennes de la province de Java-Centre, le président Susilo Bambang Yudhoyono s’est déclaré choqué par la gravité des faits et a appelé à la défense de la liberté religieuse dans le pays. Critiqué dans la presse et les réseaux sociaux pour l’inaction des forces de l’ordre lors des attaques contre les Ahmadis et les chrétiens, le président en a rejeté la responsabilité sur les pouvoirs locaux. Il a ordonné à la police et à l’armée de se mobiliser contre les groupuscules radicaux qui mènent des actions violentes et des raids d’intimidation au nom de l’islam.
Le 11 février, la police faisait savoir que treize personnes avaient été arrêtées, cinq d’entre elles dans le cadre de l’enquête sur l’attaque qui a coûté la vie à trois Ahmadis le 6 février à Cikeusik (Java-Ouest), et huit autres en lien avec la profanation de trois églises le 8 février à Temanggung (Java-Centre) par une foule réclamant la peine de mort pour un chrétien jugé pour blasphème.
Concernant le déchaînement de violence contre les Ahmadis, des éditorialistes dans la presse indonésienne écrivent que les groupes islamiste violents, tel le Front des défenseurs de l’islam, ne sont pas les seuls responsables; le pouvoir en place l’est aussi, notamment parce qu’en juin 2008, un décret, signé des trois ministres des Affaires religieuses, de l’Intérieur et de la Justice, a interdit tout prosélytisme aux Ahmadis (2). Ainsi que l’explique Ismail Hasani, chercheur à l’Institut Setara pour la paix et la démocratie, le nombre des attaques contre les Ahmadis n’a fait que croître depuis la publication de ce décret: 15 actions violentes contre les Ahmadis ont été recensées en 2008, 33 en 2009 et 50 en 2010. A chaque fois, souligne le chercheur, « le décret a été cité pour légitimer les attaques » et la responsabilité de l’actuel titulaire du portefeuille des Affaires religieuses, Suryadharma Ali, est pleinement engagée. « Je suis convaincu que les violences mises en œuvre contre les Ahmadis n’atteindraient pas ce niveau si le ministre des Affaires religieuses s’abstenait de provoquer l’opinion publique en réclamant l’interdiction pure et simple des Ahmadiyah », analyse-t-il.
L’attitude du gouvernement face aux manifestations de violence des islamistes a été aussi critiquée. Selon Lutfi Assyaukanie, co-fondateur du Réseau pour un islam libéral, « à la racine du problème, on trouve le gouvernement et les autorités religieuses. Nous formons une grande nation mais nous n’avons pas de grand leader. SBY (Susilo Bambang Yudhoyono) parle, parle, mais ne fait rien ». Quant aux directions des deux grandes organisations musulmanes de masse, la Nadhlatul Ulama et la Muhammadiyah, « elles sont si faibles et tellement politiques ! », dénonce-t-il, en ajoutant que le Conseil des oulémas d’Indonésie (MUI, Majelis Ulama Indonesia) est lui aussi responsable, notamment parce qu’en 2005, il a renouvelé une fatwa dénonçant les Ahmadis comme « hérétiques » (3).
Au sujet des attaques des églises chrétiennes à Temanggung, les sources ecclésiales locales indiquent que les violences étaient prévisibles et que les autorités n’ont rien fait pour les prévenir. L’évêque du lieu, Mgr Pujasumarta, souligne que Temanggung est une localité habituellement calme et que la foule de 1 500 islamistes venus pour l’annonce du verdit prononcé contre le chrétien Antonius Bawengan, accusé de blasphème, était très majoritairement composée d’éléments étrangers à la ville. Selon le P. Ignazio Ismartono, ancien coordinateur du Centre de crise et de réconciliation des évêques catholiques, c’est l’attitude des autorités qui est ici en cause. Une demande de réforme de la loi sur le blasphème, accusée d’être détournée par certains groupes pour exercer des violences sur d’autres communautés, avait été formulée par un comité conduit par l’ancien président de la République Abdurrahman Wahid, mais en février 2010, la Cour constitutionnelle avait rejeté la requête. Pour le P. Ismartono, les incidents de ces derniers jours montrent que « la loi sur le blasphème est utilisée comme une arme pour frapper les minorités telles que les Ahmadis et les chrétiens » (4). Une analyse partagée en filigrane par le chef de la police nationale, le général Timur Pradopo. Le 9 février, il a déclaré qu’avec l’aide de l’armée et des autorités locales, ses hommes allaient faire le maximum pour sécuriser les lieux de culte chrétiens à Java-Centre, mais il a ajouté qu’un vrai retour au calme nécessitait que « le problème soit d’abord résolu à la racine » (5).
Des responsables de l’Eglise catholique mettent aussi en lumière les risques induits par le comportement de certains chrétiens. A l’agence Fides (6), le P. Benny Susetyo, secrétaire exécutif de la Commission pour le dialogue interreligieux de la Conférence épiscopale indonésienne, indique que « la violence verbale » dont font preuve certains prédicateurs chrétiens fondamentalistes attise les tensions. « Il s’agit de prédicateurs protestants, souvent improvisés, de dénominations évangéliques ou pentecôtistes, qui n’ont aucun respect pour les autres religions. Leur prédication et leur langage sont typiques des sectes: ‘l’islam est le mal’, ‘convertissez-vous ou vous irez en enfer’. Cela provoque parmi la population fureur et haine qui explosent ensuite en violences antichrétiennes », explique-t-il. Ainsi, le chrétien à l’origine de l’émeute du 8 février à Temanggung était un ancien catholique devenu protestant, connu pour son aversion à la fois de l’Eglise catholique et de l’islam. Il avait été arrêté un an auparavant pour avoir distribué de la littérature tournant en ridicule des symboles parmi les plus sacrés de l’islam.
(1) Voir dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 9 février 2011
(2) Au sujet du décret de 2008 concernant les Ahmadis, voir EDA 485, 487. Le décret, qui a mécontenté à la fois les défenseurs des libertés et les islamistes, interdit notamment à la communauté des Ahmadis « de diffuser des interprétations et de se livrer à des activités qui dévient des principaux enseignements de l’islam ».
Fondé en 1889 à Qadian, au Pendjab (dans l’actuel Pakistan) par Mirza Ghulam Ahmad (1839-1908), le mouvement Ahmadi est considéré comme une secte déviante de l’islam par les musulmans orthodoxes. Au Pakistan ou au Bangladesh, ils font l’objet de brimades ou de persécutions ouvertes (voir EDA 218, 265, 296, 329, 407). Les Ahmadiyas (ou Ahmadiyah, Ahmadi) tiennent leur fondateur pour le mahdi, celui que certains musulmans attendent et qui apparaîtra à la fin des temps. Présent en Indonésie depuis 1925, le mouvement y est divisé en deux branches: le Jamaah Ahmadiyah Indonesia (JAI), connu aussi sous le nom d’Ahmadiyah Qodiyani, et le Mouvement indonésien des Ahmadiyah (GAI), également désigné sous le vocable Ahmadiyah Lahore. Pour le JAI, Mirza Ghulam Ahmad est le dernier prophète après Mahomet; pour le GAI, Mirza Ghulam est seulement un réformateur de l’islam. Le nombre des Ahmadis indonésiens est estimé aujourd’hui entre 200 000 et 500 000.
(3) Voir EDA 426
(4) Fides, 8 février 2011.
(5) Jakarta Post, 9 février 2011.
(6) Fides, 9 février 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 11 février 2011)
... le comportement de certains croyants, qui par leurs actes ou leurs déclarations attisent les tensions et estiment que le gouvernement, notamment le ministre des Affaires religieuses, doit répondre de la situation présente.
Le 8 février, dès l’annonce des attaques contre trois églises chrétiennes de la province de Java-Centre, le président Susilo Bambang Yudhoyono s’est déclaré choqué par la gravité des faits et a appelé à la défense de la liberté religieuse dans le pays. Critiqué dans la presse et les réseaux sociaux pour l’inaction des forces de l’ordre lors des attaques contre les Ahmadis et les chrétiens, le président en a rejeté la responsabilité sur les pouvoirs locaux. Il a ordonné à la police et à l’armée de se mobiliser contre les groupuscules radicaux qui mènent des actions violentes et des raids d’intimidation au nom de l’islam.
Le 11 février, la police faisait savoir que treize personnes avaient été arrêtées, cinq d’entre elles dans le cadre de l’enquête sur l’attaque qui a coûté la vie à trois Ahmadis le 6 février à Cikeusik (Java-Ouest), et huit autres en lien avec la profanation de trois églises le 8 février à Temanggung (Java-Centre) par une foule réclamant la peine de mort pour un chrétien jugé pour blasphème.
Concernant le déchaînement de violence contre les Ahmadis, des éditorialistes dans la presse indonésienne écrivent que les groupes islamiste violents, tel le Front des défenseurs de l’islam, ne sont pas les seuls responsables; le pouvoir en place l’est aussi, notamment parce qu’en juin 2008, un décret, signé des trois ministres des Affaires religieuses, de l’Intérieur et de la Justice, a interdit tout prosélytisme aux Ahmadis (2). Ainsi que l’explique Ismail Hasani, chercheur à l’Institut Setara pour la paix et la démocratie, le nombre des attaques contre les Ahmadis n’a fait que croître depuis la publication de ce décret: 15 actions violentes contre les Ahmadis ont été recensées en 2008, 33 en 2009 et 50 en 2010. A chaque fois, souligne le chercheur, « le décret a été cité pour légitimer les attaques » et la responsabilité de l’actuel titulaire du portefeuille des Affaires religieuses, Suryadharma Ali, est pleinement engagée. « Je suis convaincu que les violences mises en œuvre contre les Ahmadis n’atteindraient pas ce niveau si le ministre des Affaires religieuses s’abstenait de provoquer l’opinion publique en réclamant l’interdiction pure et simple des Ahmadiyah », analyse-t-il.
L’attitude du gouvernement face aux manifestations de violence des islamistes a été aussi critiquée. Selon Lutfi Assyaukanie, co-fondateur du Réseau pour un islam libéral, « à la racine du problème, on trouve le gouvernement et les autorités religieuses. Nous formons une grande nation mais nous n’avons pas de grand leader. SBY (Susilo Bambang Yudhoyono) parle, parle, mais ne fait rien ». Quant aux directions des deux grandes organisations musulmanes de masse, la Nadhlatul Ulama et la Muhammadiyah, « elles sont si faibles et tellement politiques ! », dénonce-t-il, en ajoutant que le Conseil des oulémas d’Indonésie (MUI, Majelis Ulama Indonesia) est lui aussi responsable, notamment parce qu’en 2005, il a renouvelé une fatwa dénonçant les Ahmadis comme « hérétiques » (3).
Au sujet des attaques des églises chrétiennes à Temanggung, les sources ecclésiales locales indiquent que les violences étaient prévisibles et que les autorités n’ont rien fait pour les prévenir. L’évêque du lieu, Mgr Pujasumarta, souligne que Temanggung est une localité habituellement calme et que la foule de 1 500 islamistes venus pour l’annonce du verdit prononcé contre le chrétien Antonius Bawengan, accusé de blasphème, était très majoritairement composée d’éléments étrangers à la ville. Selon le P. Ignazio Ismartono, ancien coordinateur du Centre de crise et de réconciliation des évêques catholiques, c’est l’attitude des autorités qui est ici en cause. Une demande de réforme de la loi sur le blasphème, accusée d’être détournée par certains groupes pour exercer des violences sur d’autres communautés, avait été formulée par un comité conduit par l’ancien président de la République Abdurrahman Wahid, mais en février 2010, la Cour constitutionnelle avait rejeté la requête. Pour le P. Ismartono, les incidents de ces derniers jours montrent que « la loi sur le blasphème est utilisée comme une arme pour frapper les minorités telles que les Ahmadis et les chrétiens » (4). Une analyse partagée en filigrane par le chef de la police nationale, le général Timur Pradopo. Le 9 février, il a déclaré qu’avec l’aide de l’armée et des autorités locales, ses hommes allaient faire le maximum pour sécuriser les lieux de culte chrétiens à Java-Centre, mais il a ajouté qu’un vrai retour au calme nécessitait que « le problème soit d’abord résolu à la racine » (5).
Des responsables de l’Eglise catholique mettent aussi en lumière les risques induits par le comportement de certains chrétiens. A l’agence Fides (6), le P. Benny Susetyo, secrétaire exécutif de la Commission pour le dialogue interreligieux de la Conférence épiscopale indonésienne, indique que « la violence verbale » dont font preuve certains prédicateurs chrétiens fondamentalistes attise les tensions. « Il s’agit de prédicateurs protestants, souvent improvisés, de dénominations évangéliques ou pentecôtistes, qui n’ont aucun respect pour les autres religions. Leur prédication et leur langage sont typiques des sectes: ‘l’islam est le mal’, ‘convertissez-vous ou vous irez en enfer’. Cela provoque parmi la population fureur et haine qui explosent ensuite en violences antichrétiennes », explique-t-il. Ainsi, le chrétien à l’origine de l’émeute du 8 février à Temanggung était un ancien catholique devenu protestant, connu pour son aversion à la fois de l’Eglise catholique et de l’islam. Il avait été arrêté un an auparavant pour avoir distribué de la littérature tournant en ridicule des symboles parmi les plus sacrés de l’islam.
(1) Voir dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 9 février 2011
(2) Au sujet du décret de 2008 concernant les Ahmadis, voir EDA 485, 487. Le décret, qui a mécontenté à la fois les défenseurs des libertés et les islamistes, interdit notamment à la communauté des Ahmadis « de diffuser des interprétations et de se livrer à des activités qui dévient des principaux enseignements de l’islam ».
Fondé en 1889 à Qadian, au Pendjab (dans l’actuel Pakistan) par Mirza Ghulam Ahmad (1839-1908), le mouvement Ahmadi est considéré comme une secte déviante de l’islam par les musulmans orthodoxes. Au Pakistan ou au Bangladesh, ils font l’objet de brimades ou de persécutions ouvertes (voir EDA 218, 265, 296, 329, 407). Les Ahmadiyas (ou Ahmadiyah, Ahmadi) tiennent leur fondateur pour le mahdi, celui que certains musulmans attendent et qui apparaîtra à la fin des temps. Présent en Indonésie depuis 1925, le mouvement y est divisé en deux branches: le Jamaah Ahmadiyah Indonesia (JAI), connu aussi sous le nom d’Ahmadiyah Qodiyani, et le Mouvement indonésien des Ahmadiyah (GAI), également désigné sous le vocable Ahmadiyah Lahore. Pour le JAI, Mirza Ghulam Ahmad est le dernier prophète après Mahomet; pour le GAI, Mirza Ghulam est seulement un réformateur de l’islam. Le nombre des Ahmadis indonésiens est estimé aujourd’hui entre 200 000 et 500 000.
(3) Voir EDA 426
(4) Fides, 8 février 2011.
(5) Jakarta Post, 9 février 2011.
(6) Fides, 9 février 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 11 février 2011)
Vietnam: Plusieurs associations internationales entament une campagne pour la libération immédiate et inconditionnelle du P. Thaddée Nguyên Van Ly
Eglises d'Asie
09:28 11/02/2011
L’organisation américaine de défense des droits de l’homme Human Rights Watch (1) vient de lancer une campagne internationale pour demander la libération immédiate et inconditionnelle du prêtre catholique dissident, le P. Thaddée Nguyên Van Ly. Ce dernier, condamné à huit ans de prison le 30 mars 2007 « pour propagande oppositionnelle à la République socialiste du Vietnam », a bénéficié l’année dernière d’une suspension provisoire de sa peine pour suivre un traitement médical. ..
... à l’évêché de son diocèse de Huê. Prévue pour un an, cette suspension a débuté le 15 mars 2010 et devrait donc s’achever le 15 mars prochain. L’organisation américaine appelle à envoyer des lettres aux ministères vietnamiens des Affaires étrangères et de la Sécurité publique afin de réclamer la libération définitive du prêtre.
Lors de son séjour de trois ans au centre d’internement de Ba Sao, dans le nord du Vietnam, la santé du P. Ly s’était progressivement détériorée. Il avait été victime de deux accidents vasculaires cérébraux qui avaient provoqué la paralysie du côté droit de son corps. Un séjour à l’hôpital de la Sécurité à Hanoi n’avait pas amélioré son état de santé. A la demande de l’archevêché de Huê et de sa famille, il avait été reconduit dans son diocèse par la police pour y poursuivre un traitement médical adapté.
C’est le P. Ly lui-même qui a alerté l’opinion sur la fin prochaine de sa suspension de peine. Dans un document intitulé Testament N° 1 (2), mis en ligne sur Internet le 2 février 2011, il écrivait: « Le 15 mars 2011, les autorités communistes me reconduiront au centre d’internement. » Il rappelle que la sentence prononcée contre lui par le tribunal populaire de Huê, à l’issue d’un procès où il avait été physiquement empêché de faire entendre sa voix, l’avait condamné à huit ans de prison, dont cinq restent à purger.
Dans un entretien avec Radio Free Asia (RFA, émissions en vietnamien) (3), le prêtre catholique laisse entendre que le gouvernement ne lui a pas encore fait part de ses intentions. Quant à lui, convaincu de son innocence, il estime que la sentence prononcée contre lui est illégitime mais il ne demandera rien. Ni lui ni sa famille, a-t-il confié, ne solliciteront par écrit la prolongation de la suspension de peine, comme les autorités semblent le souhaiter. Il ne s’opposera pas à son retour en prison. Cependant, dans le Testament N° 1, il annonce qu’au cas où il serait renvoyé en prison, il entamerait une grève de la faim d’une durée indéterminée et il refuserait tous soins médicaux dispensés par le personnel du centre d’internement.
Le Testament N° 1 ne se borne pas à exposer le cas personnel du P. Ly. Son auteur se livre à des considérations plus générales concernant la situation du pays et les transformations à y apporter. La liberté religieuse n’existe pas encore, affirme l’auteur du texte. Le gouvernement doit reconnaître les religions et donner aux associations et communautés religieuses le statut de personnes morales pouvant jouir de la liberté d’expression et ainsi participer à la vie politique et religieuse du pays en fonction de leurs croyances et convictions. Plus encore, il exige la disparition du régime communiste vietnamien et encourage ses concitoyens à boycotter les élections législatives du 22 mai prochain.
(1) L’appel a été repris par Amnesty International le jour même.
(2) Radio Free Asia, 7 février 2011.
(3) Radio Free Asia, 7 février 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 11 février 2011)
... à l’évêché de son diocèse de Huê. Prévue pour un an, cette suspension a débuté le 15 mars 2010 et devrait donc s’achever le 15 mars prochain. L’organisation américaine appelle à envoyer des lettres aux ministères vietnamiens des Affaires étrangères et de la Sécurité publique afin de réclamer la libération définitive du prêtre.
Lors de son séjour de trois ans au centre d’internement de Ba Sao, dans le nord du Vietnam, la santé du P. Ly s’était progressivement détériorée. Il avait été victime de deux accidents vasculaires cérébraux qui avaient provoqué la paralysie du côté droit de son corps. Un séjour à l’hôpital de la Sécurité à Hanoi n’avait pas amélioré son état de santé. A la demande de l’archevêché de Huê et de sa famille, il avait été reconduit dans son diocèse par la police pour y poursuivre un traitement médical adapté.
C’est le P. Ly lui-même qui a alerté l’opinion sur la fin prochaine de sa suspension de peine. Dans un document intitulé Testament N° 1 (2), mis en ligne sur Internet le 2 février 2011, il écrivait: « Le 15 mars 2011, les autorités communistes me reconduiront au centre d’internement. » Il rappelle que la sentence prononcée contre lui par le tribunal populaire de Huê, à l’issue d’un procès où il avait été physiquement empêché de faire entendre sa voix, l’avait condamné à huit ans de prison, dont cinq restent à purger.
Dans un entretien avec Radio Free Asia (RFA, émissions en vietnamien) (3), le prêtre catholique laisse entendre que le gouvernement ne lui a pas encore fait part de ses intentions. Quant à lui, convaincu de son innocence, il estime que la sentence prononcée contre lui est illégitime mais il ne demandera rien. Ni lui ni sa famille, a-t-il confié, ne solliciteront par écrit la prolongation de la suspension de peine, comme les autorités semblent le souhaiter. Il ne s’opposera pas à son retour en prison. Cependant, dans le Testament N° 1, il annonce qu’au cas où il serait renvoyé en prison, il entamerait une grève de la faim d’une durée indéterminée et il refuserait tous soins médicaux dispensés par le personnel du centre d’internement.
Le Testament N° 1 ne se borne pas à exposer le cas personnel du P. Ly. Son auteur se livre à des considérations plus générales concernant la situation du pays et les transformations à y apporter. La liberté religieuse n’existe pas encore, affirme l’auteur du texte. Le gouvernement doit reconnaître les religions et donner aux associations et communautés religieuses le statut de personnes morales pouvant jouir de la liberté d’expression et ainsi participer à la vie politique et religieuse du pays en fonction de leurs croyances et convictions. Plus encore, il exige la disparition du régime communiste vietnamien et encourage ses concitoyens à boycotter les élections législatives du 22 mai prochain.
(1) L’appel a été repris par Amnesty International le jour même.
(2) Radio Free Asia, 7 février 2011.
(3) Radio Free Asia, 7 février 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 11 février 2011)
Corée du Sud: Les évêques catholiques réagissent à l’engouement de leurs fidèles pour une application iPhone appelée Confession
Eglises d'Asie
12:02 11/02/2011
Confession, a Roman Catholic App (1), une nouvelle application pour iPhone développée par une société américaine, vient à peine d’être lancée qu’elle déclenche déjà l’engouement des catholiques sud-coréens et la polémique au sein de l’Eglise.
L’application qui se présente comme une aide à la préparation de la confession ne propose pas, contrairement à ce que pouvait suggérer son titre original (« A priest in your pocket »), l’absolution de ses péchés en ligne. C’est pourtant sur la base de cette ambiguïté que semble s’être bâti le succès, dès sa sortie, de ce qui a été compris majoritairement comme « un confessionnal numérique ». L’idée n’est pas nouvelle, en témoigne les nombreux rappels à l’ordre et interdictions de l’Eglise catholique concernant des services de confessions en ligne, par téléphone, par Internet, etc. (2), mais Confession, a Roman Catholic App, qui indique être « approuvée par l’Eglise catholique », est la seule à pouvoir se targuer de l’imprimatur d’un évêque (3).
C’est donc pour lever cette ambiguïté mais aussi pour répondre au battage médiatique qui a accompagné, ces derniers jours, le lancement de l’application en Corée du Sud, que la Conférence des évêques sud-coréens a publié, jeudi 10 février, une déclaration rappelant les principes de l’Eglise catholique sur le sujet. « Le sacrement de pénitence requiert le dialogue personnel entre le pénitent et le confesseur », ont expliqué les prélats, ajoutant que « la confession par téléphone, email ou par applications smart phone n’étaient pas valides et n’avaient jamais été autorisées [par l’Eglise] ».
La déclaration de la Conférence épiscopale précise également que l’application Confession « n’est pas un moyen de se confesser sur son smart phone » mais doit être comprise comme une aide à la préparation du sacrement de pénitence. Elle reconnaît cependant qu’une mauvaise interprétation de l’application par les médias, qui ont titré: « La confession par iPhone approuvée par l’Eglise » ou encore que l’on pouvait désormais « effacer ses péchés sur son iPhone », avait pu faire fait croire à la possibilité d’une absolution virtuelle, ce que démentait Patrick Leinen, le créateur de l’application (4). La notice de présentation de Confession précise bien que cette « préparation à l’acte de pénitence » ne dispense « en aucun cas de l’absolution par un prêtre » (5).
La mise au point de l’épiscopat sud-coréen suit de près à celle du Saint-Siège, le 8 février dernier. Le porte-parole du Vatican, le P. Federico Lombardi, a en effet déclaré à la presse, au sujet de l’application Confession, « que le sacrement de la pénitence demandait nécessairement un rapport de dialogue personnel entre le pénitent et le confesseur et l’absolution de la part du confesseur présent », ajoutant que « cela ne pouvait être remplacé par aucune application informatique. On ne peut pas empêcher quelqu’un de réfléchir en vue de la confession à l’aide d’outils numériques », a-t-il toutefois précisé, « mais cela ne remplace en aucun cas le sacrement ».
Le succès de l’application Confession en Corée du Sud n’est certainement pas sans rapport avec les difficultés que les catholiques déclarent éprouver envers ce sacrement. En 2007, une enquête de l’épiscopat sud-coréen avait révélé que la principale raison de l’éloignement de l’Eglise qu’évoquaient les non-pratiquants était la pratique de la confession, avec notamment l’obligation du pangong, propre à l’Eglise de Corée. Cette tradition, qui remonterait au temps des persécutions du XIXème siècle où les chrétiens ne rencontraient que très rarement leur clergé, impose au fidèle de présenter un « billet de confession », tamponné par un prêtre, prouvant qu’il a bien reçu le sacrement de la réconciliation et ce, au moins deux fois par an (avant Noël et Pâques) (6).
Pour de nombreux catholiques en Corée du Sud, et surtout pour les nouveaux baptisés, l’obligation du pangong avait été décrite comme « pesante » et « trop formelle », une pratique certes à l’opposé de la liberté et de l’anonymat que semble offrir une application numérique (7).
(1) Destinée à l’iPad, l’iPhone et l’iPod Touch, cette application créée par la société Little iApps, propose un examen de conscience, un guide pas à pas du sacrement, l’acte de contrition et autres prières, avec un profil sécurisé destiné à aider le croyant « à progresser » d’ici sa prochaine confession.
(2) Déjà en 2002, le Vatican rappelait que « la réalité virtuelle ne peut remplacer la présence réelle du Christ (...) » et que « la confession en ligne » ne peut avoir valeur sacramentelle. Pour exemple, en France, la Conférence des évêques a publié en 2005 une déclaration réaffirmant « l’invalidité de la confession par Internet », puis en 2010 à propos de la confession par téléphone. En 2005, la Conférence épiscopale du Pérou déclarait invalides « les confessions cybernétiques » et, en 2008, le patriarche copte d’Egypte interdisait la confession par téléphone, une pratique qui se répandait depuis quelques années parmi les fidèles.
(3) L’imprimatur a été accordé par Mgr Kevin C. Rhodes, évêque catholique du diocèse de Fort-Wain-South Bend, dans l’Etat de l’Indiana, aux Etats-Unis. Le texte de l’application a été cosigné par Thomas Weinandy, directeur exécutif du Secrétariat pour la doctrine et les pratiques pastorales de la Conférence des évêques catholiques des Etats-Unis, et Dan Scheidt, prêtre de la paroisse catholique Regina Pacis de Mishawaka (Indiana).
(4) Patrick Leinen, suite à la controverse déclenchée par le lancement de l’application Confession, a déclaré à la presse qu’il avait voulu « inviter les catholiques à exprimer leur foi à travers les nouvelles technologies », et répondre à l’appel de Benoît XVI qui arécemment incité la communauté catholique à utiliser toutes les possibilités d’Internet, mais « avec sagesse », pour apporter l’Evangile.
(5) Cette application, prévient la notice d’introduction, « ne remplace en aucun cas la confession avec un prêtre catholique, dans un confessionnal, que ce soit, face à face ou derrière une grille. Pourquoi ? Parce que la Congrégation pour le Culte divin et la discipline des Sacrements a établi depuis longtemps le fait que la confession par l’intermédiaire de médias électroniques était invalide et que l’ABSOLUTION D’UN PRETRE devait être donnée en personne, car le secret de la confession doit être protégé et que la présence effective d’un PRETRE est nécessaire pour que le sacrement soit valide. »
(6) Voir EDA 454, 467
(7) Ucanews, 11 février 2011; Ucanews, 13 juillet 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 11 février 2011)
L’application qui se présente comme une aide à la préparation de la confession ne propose pas, contrairement à ce que pouvait suggérer son titre original (« A priest in your pocket »), l’absolution de ses péchés en ligne. C’est pourtant sur la base de cette ambiguïté que semble s’être bâti le succès, dès sa sortie, de ce qui a été compris majoritairement comme « un confessionnal numérique ». L’idée n’est pas nouvelle, en témoigne les nombreux rappels à l’ordre et interdictions de l’Eglise catholique concernant des services de confessions en ligne, par téléphone, par Internet, etc. (2), mais Confession, a Roman Catholic App, qui indique être « approuvée par l’Eglise catholique », est la seule à pouvoir se targuer de l’imprimatur d’un évêque (3).
C’est donc pour lever cette ambiguïté mais aussi pour répondre au battage médiatique qui a accompagné, ces derniers jours, le lancement de l’application en Corée du Sud, que la Conférence des évêques sud-coréens a publié, jeudi 10 février, une déclaration rappelant les principes de l’Eglise catholique sur le sujet. « Le sacrement de pénitence requiert le dialogue personnel entre le pénitent et le confesseur », ont expliqué les prélats, ajoutant que « la confession par téléphone, email ou par applications smart phone n’étaient pas valides et n’avaient jamais été autorisées [par l’Eglise] ».
La déclaration de la Conférence épiscopale précise également que l’application Confession « n’est pas un moyen de se confesser sur son smart phone » mais doit être comprise comme une aide à la préparation du sacrement de pénitence. Elle reconnaît cependant qu’une mauvaise interprétation de l’application par les médias, qui ont titré: « La confession par iPhone approuvée par l’Eglise » ou encore que l’on pouvait désormais « effacer ses péchés sur son iPhone », avait pu faire fait croire à la possibilité d’une absolution virtuelle, ce que démentait Patrick Leinen, le créateur de l’application (4). La notice de présentation de Confession précise bien que cette « préparation à l’acte de pénitence » ne dispense « en aucun cas de l’absolution par un prêtre » (5).
La mise au point de l’épiscopat sud-coréen suit de près à celle du Saint-Siège, le 8 février dernier. Le porte-parole du Vatican, le P. Federico Lombardi, a en effet déclaré à la presse, au sujet de l’application Confession, « que le sacrement de la pénitence demandait nécessairement un rapport de dialogue personnel entre le pénitent et le confesseur et l’absolution de la part du confesseur présent », ajoutant que « cela ne pouvait être remplacé par aucune application informatique. On ne peut pas empêcher quelqu’un de réfléchir en vue de la confession à l’aide d’outils numériques », a-t-il toutefois précisé, « mais cela ne remplace en aucun cas le sacrement ».
Le succès de l’application Confession en Corée du Sud n’est certainement pas sans rapport avec les difficultés que les catholiques déclarent éprouver envers ce sacrement. En 2007, une enquête de l’épiscopat sud-coréen avait révélé que la principale raison de l’éloignement de l’Eglise qu’évoquaient les non-pratiquants était la pratique de la confession, avec notamment l’obligation du pangong, propre à l’Eglise de Corée. Cette tradition, qui remonterait au temps des persécutions du XIXème siècle où les chrétiens ne rencontraient que très rarement leur clergé, impose au fidèle de présenter un « billet de confession », tamponné par un prêtre, prouvant qu’il a bien reçu le sacrement de la réconciliation et ce, au moins deux fois par an (avant Noël et Pâques) (6).
Pour de nombreux catholiques en Corée du Sud, et surtout pour les nouveaux baptisés, l’obligation du pangong avait été décrite comme « pesante » et « trop formelle », une pratique certes à l’opposé de la liberté et de l’anonymat que semble offrir une application numérique (7).
(1) Destinée à l’iPad, l’iPhone et l’iPod Touch, cette application créée par la société Little iApps, propose un examen de conscience, un guide pas à pas du sacrement, l’acte de contrition et autres prières, avec un profil sécurisé destiné à aider le croyant « à progresser » d’ici sa prochaine confession.
(2) Déjà en 2002, le Vatican rappelait que « la réalité virtuelle ne peut remplacer la présence réelle du Christ (...) » et que « la confession en ligne » ne peut avoir valeur sacramentelle. Pour exemple, en France, la Conférence des évêques a publié en 2005 une déclaration réaffirmant « l’invalidité de la confession par Internet », puis en 2010 à propos de la confession par téléphone. En 2005, la Conférence épiscopale du Pérou déclarait invalides « les confessions cybernétiques » et, en 2008, le patriarche copte d’Egypte interdisait la confession par téléphone, une pratique qui se répandait depuis quelques années parmi les fidèles.
(3) L’imprimatur a été accordé par Mgr Kevin C. Rhodes, évêque catholique du diocèse de Fort-Wain-South Bend, dans l’Etat de l’Indiana, aux Etats-Unis. Le texte de l’application a été cosigné par Thomas Weinandy, directeur exécutif du Secrétariat pour la doctrine et les pratiques pastorales de la Conférence des évêques catholiques des Etats-Unis, et Dan Scheidt, prêtre de la paroisse catholique Regina Pacis de Mishawaka (Indiana).
(4) Patrick Leinen, suite à la controverse déclenchée par le lancement de l’application Confession, a déclaré à la presse qu’il avait voulu « inviter les catholiques à exprimer leur foi à travers les nouvelles technologies », et répondre à l’appel de Benoît XVI qui arécemment incité la communauté catholique à utiliser toutes les possibilités d’Internet, mais « avec sagesse », pour apporter l’Evangile.
(5) Cette application, prévient la notice d’introduction, « ne remplace en aucun cas la confession avec un prêtre catholique, dans un confessionnal, que ce soit, face à face ou derrière une grille. Pourquoi ? Parce que la Congrégation pour le Culte divin et la discipline des Sacrements a établi depuis longtemps le fait que la confession par l’intermédiaire de médias électroniques était invalide et que l’ABSOLUTION D’UN PRETRE devait être donnée en personne, car le secret de la confession doit être protégé et que la présence effective d’un PRETRE est nécessaire pour que le sacrement soit valide. »
(6) Voir EDA 454, 467
(7) Ucanews, 11 février 2011; Ucanews, 13 juillet 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 11 février 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh thành và Cung hiến nhà thờ Giáo xứ Yên Lý- Giáo Phận Vinh.
Paulus Nguyễn Đình Khôi
08:33 11/02/2011
Đồng tế với Đức Cha có các Cha Giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh và hơn 30 Linh mục trong và ngoài giáo phận.
Bài giảng trong Thánh lễ, Đức Giám mục chia sẻ về ý nghĩa đích thực của đền thờ tâm linh, ngài kêu gọi cần xây thêm và kiện toàn ngôi nhà của Đức Tin và sống tinh thần hiệp nhất. Hiệp nhất để xây dựng Giáo Hội, hiệp nhất để xây dựng con người trong thời đại mới.
Buổi lễ quy tụ hơn 5.000 giáo dân và đông đảo anh chị em lương dân trong khu vực cũng tới tham dự, chia sẻ niềm vui với giáo xứ Yên Lý.
Được biết, giáo xứ Yên Lý được sinh ra từ xứ mẹ Đông Tháp, chính thức được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2005, gồm có 5 giáo họ (Yên Lý, Vĩnh Lộc, Cồn Cao, Đông Kiều và Yên Hòa) với gần 3000 nhân danh.
Sau gần một năm nhận nhiệm sở mới, xét thấy nhà thờ của Giáo xứ đã hư hỏng nặng trong khi số giáo dân ngày càng tăng. Vì nhu cầu cấp thiết, Cha Lai đã can đảm mở rộng địa thế, san lấp mặt bằng và ngài cùng giáo dân tiến hành xây dựng thánh đường mới. Ngôi thánh đường mới được kiến trúc theo phong cách Á Đông khá độc đáo, tọa lạc trên diện tích gần 2000m2. Với chiều dài 52m, rộng 16m.
Nét đặc biệt của ngôi thánh đường này là gian cung thánh được bố trí thoáng rộng, có tam tòa sơn son thếp vàng với hàng ngàn hoa văn, họa tiết được chạm trổ công phu. Điểm nổi bật và ý nghĩa nhất có lẽ là những hoa văn hình Chim Lạc trên Trống Đồng (tượng trưng cho Đất) và hoa văn hình chim Bồ Câu (tượng trưng cho Trời - Thần Khí của Thiên Chúa).
Hai yếu tố Âm Dương này được phối kết cách hài hòa, tinh tế trên khung vòm cung thánh, tạo nên những vân mây cuộn tròn như muốn ôm lấy tượng Chúa chịu nạn và tỏa ánh hào quang trên ngôi nhà tạm xinh xắn của Thánh đường…
Ngày 17/10/2007, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên và hôm nay 09/02/2011, sau hơn 3 năm xây dựng, cũng chính bàn tay của ngài cắt băng khánh thành và cung hiến ngôi Thánh đường này.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, linh thiêng và sốt mến. Từ đây ở khu vực ngã ba Thị trấn Yên Lý, cửa ngõ của hai miền Đông và Tây Bắc Nghệ An có thêm một ngôi Thánh đường mới, vang tiếng chuông ngân, thúc giục mọi hướng về nguồn Sự Thật, canh tân chính mình để xây dựng Giáo Hội, xây dựng quê hương, dân tộc ngày thêm vững mạnh, tốt đẹp hơn.
11.02.2011
Bài giảng ngày Mồng Ba Tết tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Quý
08:54 11/02/2011
“Kính thưa quý ông bà, anh chị em,
Trong mỗi dịp Xuân con nhớ rằng, nếu có ai hỏi ở Việt Nam trong một năm có mấy mùa, thì như ca đoàn lúc nảy vừa hát bài ca nhập lễ, trả lời là có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, có phải không quý anh chị ca đoàn, và nếu ai có hỏi một năm có mấy mùa? các ông bà đã từng sống ở miền Bắc thì trả lời một năm có bốn mùa. Con lớn lên ở miền Nam, con chỉ biết Việt Nam một năm có hai mùa, nắng mưa, ở miền Nam thì có hai mùa nắng mưa rõ rệt, còn miền Bắc thì có bốn mùa phải không quý cụ? Nếu có ai hỏi nhạc sĩ Phạm Duy, Việt Nam có mấy mùa, thì Phạm Duy trả lời: Việt Nam chỉ có ba mùa, bởi vì Phạm Duy đã viết trong một bài hát: “Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo, em nhớ cho mùa thu đã chết rồi.( tiếng cười ), cho nên Phạm Duy chỉ còn mùa Xuân, mùa Hạ, và mùa Đông thôi, không biết có lý do gì mà ông ta đã khai tử mùa Thu: “ Em nhớ cho mùa Thu đã chết rồi”. May chưa có nhạc sĩ nào viết mùa Xuân đã chết, nếu có ông nào đã dám viết mùa Xuân đã chết. Nếu có ai hỏi Tết của những người Việt tha hương với Tết của ở Việt Nam khác nhau ở chỗ nào, thì có lẻ có nhiều điều khác nhau lắm. Bởi vì Tết ở Việt Nam là những ngày được nghỉ việc, nghỉ một tuần, mười ngày còn Tết ở đây như chúng ta biết vừa rồi rơi vào ngày thứ năm, nên còn phải đi làm, còn phải đi học và còn nhiều điều khác nữa. Duy có một điều khác biệt căn bản trước Tết, sự khác biệt giữa cái Tết của người Việt xa xứ và người Việt ở trong nước là ở chỗ này. Tết ở trong nước đến một cách tự nhiên: hoa lá tự nhiên tâm tình rộn ràng, tất cả những gì đang mong chờ Tết là cả một đất nước rộn ràng để chờ Tết. Trong khi đó Tết của những người xa quê hương là Tết với những cố gắng. Nếu không có những bàn tay cố gắng, không có những trái tim cố gắng sẽ không có Tết. Thưa quý ông bà và anh chị em có phải không?
Những ngày cuối năm là cả những ngày cố gắng của ông bà và anh chị em để làm cho cái Tết vẫn còn niềm nở, vẫn còn tươi vui trong lòng những người xa xứ này. Từ những cành hoa mai, hoa mai giả ( cười) vẫn là những cố gắng, rồi những cành hoa, và những trang trí bánh chưng, bánh tét, là những cố gắng. Cám ơn quý ông bà anh chị em, cám ơn tất cả những bàn tay, những trái tim đã nổ lực làm cho mùa Xuân quê hương hồi sinh trên mảnh đất xa xứ. Cám ơn các hội đoàn, cám ơn các đoàn thể ngoài đời cũng như trong đạo đã làm cho mùa Xuân quê hương sống ở những miền đất xa xứ này. Con đi nhiều nơi rồi, con thấy có một điều đặc biệt: ở nơi đâu có người Việt sinh sống là ở đó có muà Xuân Quê Hương” cho dù có những vùng miền quê xa xôi hẻo lánh, chỉ có vài chục gia đình người Việt sinh sống, vậy mà người ta vẫn tổ chức Tết. Cám ơn những trái tim yêu thương để làm cho mùa Xuân tươi vui. Và còn bao nhiêu điều để nói về mùa Xuân, con nghĩ trong bao nhiêu điều quan trọng, có một điều quan trọng nhất, đó là mùa Xuân là mùa tập đếm Hồng ân. Mùa không phải để chỉ đếm lại những tháng ngày mình sống, mà là mùa Xuân, mình đưa bàn tay lên để tập đếm hồng ân. Mình dạy cho con nít đếm, một hai ba bốn năm sáu bảy tám chin mười….thì bây giờ, chúng ta những người lớn, những ngày cuối năm, những ngày đầu năm cũng lại là những ngày tập đếm hồng ân, để thấy hồng ân của Thiên Chúa tràn ngập trong vũ trụ này, qua đất trời, qua hoa lá, khi hồng ân của Thiên Chúa cũng đã tràn ngập trong tâm hồn, trong cuộc sống của mỗi người chúng ta qua những năm tháng mình sống, cho nên con được nói với chính mình, cái lịch của người Kitô giáo không phải là cuốn lịch đếm những ngày mình sống, cho bằng cuốn lịch của người Kitô giáo là đếm những hồng ân trong những ngày tháng mình sống. Chỉ khi mình đi vào trong tâm tình tạ ơn, đếm những hồng ân qua những năm tháng mà Thiên Chúa tuôn đổ trong đời sống mình, lúc đó mình cảm thấy Chúa ở gần.
Thưa qúy ông bà anh chị em, mùa xuân này, quý ông bà anh chị em về suy nghĩ đếm, đếm bao nhiêu hồng ân trong cuộc đời của mình, mình sẽ thấy Chúa ở gần và như thế, mình thấy mùa Xuân tràn đầy niềm vui và ý nghĩa.
Năm nay chúng ta bước vào năm, năm con gì ạ.( có tiếng vọng: con Mèo, có tiếng vọng nhỏ hơn: con Thỏ) năm con Mèo, ở bên Trung Hoa lại là năm con Thỏ. Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu là tại sao bên Trung Hoa là năm con Thỏ mà Việt Nam lại năm con Mèo, cái này không ở trong bài giảng hôm nay, có một dịp khác con sẽ nói. Năm nay không biết ở Việt Nam người ta có đem những người mang thai đến bệnh viện để xin sinh sớm hơn hay không, nhưng năm ngoái trước khi vào tuổi con Cọp thì báo chí ỏ trong nước viết, là bệnh viện không có chỗ chứa, hàng ngàn chị đang mang thai đã đi đến bác sĩ làm sao cho tôi đẻ sớm để con tôi là đứa con gái không phải đẻ vào năm Dần, cho nên năm ngoái, trước khi đi vào tuổi con cọp, tất cả những bệnh viện ở Việt Nam đầy cả người, vì người ta đến đó để mong con mình ra đời trong năm con Trâu chứ không phải ra đời trong năm Dần. Bởi vì người ta sợ rằng, con mình là con gái sinh vào tuổi Dần thì phải cao số, sẽ tình duyên lận đận, sẽ nghề nghiệp bấp bênh và bao nhiêu chuyện lênh đênh khác. Nhưng quý ông bà anh chị em, nếu không có niềm tin Kitô giáo, người ta tin vào con Thỏ, con Mèo, con Trâu, con Chuột hay con Cọp làm quyết định cho vận mệnh của đời mình. Người Kitô giáo của chúng ta tin rằng dù con gì hay chăng nữa thì mình sinh ra ở tuổi con người. Chính ở tuổi con người này mà làm cho đời sống có ý nghĩa, chính vì tuổi con người này mà Đức Kitô nhập thể vào tuổi con người, để làm người.Trong hai câu chuyện lớn nhất của kinh thánh: câu chuyện lớn nhất, lớn duy nhất là Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh của Thiên Chúa. Câu chuyện lớn thứ hai, ngược lại Thiên Chúa đến làm như một con người, thật hay quá: câu chuyện lớn thứ nhất Thiên Chúa dựng nên con người gống hình ảnh Thiên Chúa, câu chuyện lớn thứ hai Thiên Chúa đến để trở thành con người, và giúp con người trở lại với hình ảnh của Thiên Chúa. Kinh Thánh không viết là Thiên chúa dựng nên con cọp, con mèo hay con thỏ giống hình ảnh Thiên Chúa, mà kinh thánh viết là Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa, để rồi mỗi ngày mình sống thân phận con người, cùng đích của con người, không chỉ tương đối để làm con người mà là để nên Thánh. Đây là cốt lỏi của Kitô giáo, thưa quý ông bà và anh chị em. Không phải để cho, con trâu, con gà, con cọp hay con mèo chi phối đời mình mà là để giống như Thánh Phaolô trong bài đọc hôm nay, để Đức Kitô là Đấng thay đổi đời mình, là lý tưởng của đời mình,và là cùng đích của đời mình.
Thưa qúy ông bà và anh chị em, những ngày này, chúng ta mừng thượng thọ, chúc thọ cho quý cụ, quý bác, quý anh chị là để tạ ơn Thiên Chúa bởi vì qua những trương của cuộc đời, có những người năm trương, có những người sáu trương, có những người bảy trương, tám trương, chín trương mà vẫn cười. Con thấy các cụ, các ông bà, những nụ cười tươi lắm. Những nụ cười còn đang quyện lấy những nếp nhăn của thời gian, con gọi những nụ cười này là nụ cười của đức tin. Chúng ta thấy, những em bé có những nụ cười, thấy mầu nhiệm sáng tạo ở nơi những em bé. Con nhìn các bác, các cụ, những nụ cười đã đi qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian mà vẫn còn cười được. Đây là những chứng nhân của đức tin. Thưa các bác, các cụ, các ông bà, chúng con tri ân, các cụ, các bác các ông bà đã đi qua những khó khăn, những lênh đênh của cuộc đời và vẫn còn hiện diện nơi đây để chúng con tin rằng là những mẫu gương của niềm tin cho thế hệ anh em của chúng con. Sáng nay con suy nghĩ rằng, không biết ba mươi năm sau, bốn mươi năm sau, con được vinh dự để người ta tổ chức thượng thọ ở trong thánh đường hay không? Bởi vì ba mươi năm sau, bốn mươi năm sau, thế hệ Việt Nam đã thay đổi rồi. Người ta có mừng thượng thọ trong đức tin như hôm nay hay không? Cho nên quý ông bà, quý cụ, qúy bác hôm nay là một niềm hồng ân Thiên Chúa đang dành cho các cụ, các quý ông bà, anh chị em đang ngồi hiện diện nơi đây để mừng thượng thọ trong bầu khí đức tin, không phải chỉ để đếm những tháng ngày mình đã sống mà là đếm hồng ân Thiên Chúa đã dẫn các cụ, các bác, các ông bà anh chị em đã đi qua bao tháng này, để hôm nay không cần phải to son điểm phấn mà nụ cười vẫn vui, bởi vì mình vui có ơn Chúa, bởi vì vui có ơn Trời.
Thay mặt cho các cha, kính chúc quý cụ, quý ông bà, những người mừng thượng thọ hôm nay luôn luôn cảm nghiệm được Chúa ở gần, cho dù mình sống thêm một ngày, hai ngày, một tháng, một năm hay nhiều năm, luôn luôn mỗi ngày cảm thấy Chúa ở gần, để trong những tháng ngày khi mình càng xa với những cái gì hiện hữu trong cuộc sống, mình cảm thấy mình đang trở về với cùng đích của đời mình là chính Thiên Chúa và Đức Kitô Amen”.
Seattle, những ngày đầu XuânTân Mão năm 2011
Caritas Hải Phòng truyền thông bảo vệ sự sống
Nguyễn Thị Liên
09:45 11/02/2011
HẢI DƯƠNG -ngày 07.02.2011(mùng 5 tết) tại giáo xứ Tân Kim đã diễn ra buổi truyền thông “Bảo Vệ Sự Sống” do Cha đặc tránh nhóm bảo vệ sự sống Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện trình bày; Ngài đã chia sẻ cho các bạn trẻ và các bậc cha mẹ biết tình trạng nạo phá thai tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì hiện nay ViệtNam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên (VTN).
Qua buổi hôm nay, Cha cũng đã chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nạo phá thai ở Việt Nam lên đến mức báo động; là do hậu quả của lối sống thực dụng, các giá trị đạo đức bị coi thường, xem nhẹ mạng sống của con người, và vấn nạn sống thử trước hôn nhân, ngoại tình, sống buông thả...
Ngài cũng lêu lên một cách cương quyết quan điểm của “Giáo Hội trước vấn đề bảo vệ sự sống ”. “Sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong tất cả các khoảnh khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảnh khắc khởi đầu có trước sự sinh ra. Từ trong dạ mẹ, con người thuộc về Thiên Chúa là Đấng dò xét và thấu biết tất cả, là Đấng hình thành và tác tạo nó từ tay Ngài, đã nhìn thấy nó khi nó mới còn là một phôi nhỏ không có hình dạng xác định và đoán thấy nơi nó con người trưởng thành nó sẽ trở nên ngày mai, mà ngày giờ đã được đến và ơn gọi đã được ghi vào “sách sự sống” ( Thông điệp Tin Mừng về Sự Sống – Evangelium Vitae của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, số 61 )
Sau cùng Cha đặc trách cũng giới thiệu về những hoạt động mà nhóm Bảo vệ sự sống Tòa Giám Mục Hải Phòng đang làm.
Mọi người đã rất xúc động và cảm phục khi theo dõi những công việc âm thầm nhưng mang lại hiệu quả cao của của các thiện nguyện viên; ngày ngàycác thiện nguyện viên tới các bệnh viện tìm cơ hội tiếp cận với những trường hợp có ý định phá thai để động viên giúp đỡ họ giữ lại thai nhi, tồi gom các thai nhi và an tang, một con số không thể tưởng trong 3 năm nhóm đã rửa tội và an táng hơn 5ngàn thai nhi.
Qua buổi truyền thông Cha đặc trách đã nói lên những thao thức trăn trở của Đức Cha giáo phận Ngài rất mong muốn các bạn trẻ hãy tiếp tay với chúng tôi, tham gia vào công việc bảo vệ sự sống ở mọi nơi trong giáo phận Hải Phòng, để tình trạng nạo phá thai được giảm bớt.
Ngài cũng lêu lên một cách cương quyết quan điểm của “Giáo Hội trước vấn đề bảo vệ sự sống ”. “Sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong tất cả các khoảnh khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảnh khắc khởi đầu có trước sự sinh ra. Từ trong dạ mẹ, con người thuộc về Thiên Chúa là Đấng dò xét và thấu biết tất cả, là Đấng hình thành và tác tạo nó từ tay Ngài, đã nhìn thấy nó khi nó mới còn là một phôi nhỏ không có hình dạng xác định và đoán thấy nơi nó con người trưởng thành nó sẽ trở nên ngày mai, mà ngày giờ đã được đến và ơn gọi đã được ghi vào “sách sự sống” ( Thông điệp Tin Mừng về Sự Sống – Evangelium Vitae của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, số 61 )
Sau cùng Cha đặc trách cũng giới thiệu về những hoạt động mà nhóm Bảo vệ sự sống Tòa Giám Mục Hải Phòng đang làm.
Mọi người đã rất xúc động và cảm phục khi theo dõi những công việc âm thầm nhưng mang lại hiệu quả cao của của các thiện nguyện viên; ngày ngàycác thiện nguyện viên tới các bệnh viện tìm cơ hội tiếp cận với những trường hợp có ý định phá thai để động viên giúp đỡ họ giữ lại thai nhi, tồi gom các thai nhi và an tang, một con số không thể tưởng trong 3 năm nhóm đã rửa tội và an táng hơn 5ngàn thai nhi.
Qua buổi truyền thông Cha đặc trách đã nói lên những thao thức trăn trở của Đức Cha giáo phận Ngài rất mong muốn các bạn trẻ hãy tiếp tay với chúng tôi, tham gia vào công việc bảo vệ sự sống ở mọi nơi trong giáo phận Hải Phòng, để tình trạng nạo phá thai được giảm bớt.
Những người nổi bật trong số những người không xuất sắc!
Ngọc Châu
10:42 11/02/2011
Những người nổi bật trong số những người không xuất sắc!
(Die Auffallenden unter den Unauffälligen
Lá thư bạn đọc của Rupert Neudeck (Leserbrief von Rupert Neudeck, 09-01-2011; do Ngọc Châu phóng dịch 07-02-2011)
Lời phi lộ: Chúng ta biết, TiVi, báo chí Đức đã nhắc đến người Việt đang sinh sống tại đây khá nhiều từ khi DDR và khối cộng sản Đông Âu bị sụp đổ, rất tiếc khen thì ít mà chê bai thì nhiều trong thời gian qua. Cựu chủ tịch Ủy Ban Cap Anamur, Ts Neudeck có lẽ bất bình sau khi đọc qua và theo ông là cần phải có một sự phân biệt rõ ràng nên đã phản biện với bài viết ngắn trong mục "Lá Thư Bạn Đọc" (Leserbrief). Trong đó, Ts Neudeck đề cập đến thuyền nhân Nguyễn Văn Rị (trưởng ban tổ chức Ngày Hoàng Sa Toàn Câu tại Moenchengladbach hôm 22-01-2011; buổi sinh hoạt đã được phổ biến trên các điện báo ), người Việt đầu tiên được chính phủ Đức tuyên dương công trạng với Huân Chương Thập Tự Sắt Đức (Deutsches Verdienstkreuz) và đây là niềm hãnh diện lớn, chung cho người Việt tỵ nạn cộng sản tại Đức Quốc. Hôm nay tôi tình cờ đọc được "Lá Thư" của Ts Neudeck trên In-Tờ -Net, xin phóng dịch để giới thiệu cùng đồng hương tỵ nạn và mong hoan hỷ cho những sơ sót, nếu có (NC).
Bài tường thuật "das Leben der Unauffälligen; FAZ, ngày 27 tháng 12 năm 2010" tạm phóng dịch là "Cuộc sống của những người khó nhận thấy" (còn nghĩa khác là không xuất sắc!), chủ yếu chỉ quay xung quanh những người Việt mà trước đây họ đến Đông Đức (DDR, cộng sản Đông Đức cũ!) theo diện hợp tác lao động. Phần lớn không được chú ý đến là khoảng 40 000 người Việt Tỵ Nạn đã đến Tây Đức trong thập niên 80. Chỉ có ba con tàu ra khơi dưới cái tên "Cap Anamur" đã cứu thoát 11.300 người tỵ nạn từ các nguy cơ cao nhất và đưa sang định cư tại Tây Đức (ghi chú của người phóng dịch: Đức lúc đó chưa thống nhất nên gọi là Tây Đức).
Các thuyền nhân tỵ nạn (Bootsflüchtlinge = boat people) đã làm tất cả mọi chuyện để chứng minh cho xã hội Đức thấy rằng họ xứng đáng được Đức thâu nhận. Đừng tưởng họ không ra gì! Những người Việt tỵ nạn này thường không thất nghiệp, họ gửi con cái đến các trường cao đẳng và đại học; được chú ý rất nhiều bởi năng suất tuyệt vời của con cái họ trên phương diện học hành. Vì vậy cho đến bây giờ những thuyền nhân tỵ nạn là nhóm người giỏi nhất trong số những người ngoại quốc được Đức thâu nhận.
Một Bia Tưởng Niệm (Gedenkstein) do chính thuyền nhân quyên góp tài chánh và thiết kế đã được khánh thành tại cảng Hamburg vào ngày 12 Tháng 9 năm 2009. Hiện diện trong số quan khách có cựu Bộ trưởng Nội vụ, Tiến sĩ Wolfgang Schäuble (CDU) và ông SPD Franz Muentefering, cựu Chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (SPD). Đôi mắt của người Việt tỵ nạn hiện diện đã đổ lệ vì cảm động khi cao điểm buổi tổ chức đến là lúc họ cất tiếng hát bài quốc ca Đức. Không có chính trị gia nào hiện diện đã trải qua kinh nghiệm "sáng kiến hội nhập như thế" (solches Integrations-Initiations-Erlebnis). Mặc dù trước đây các thuyền nhân đã không được chấp nhận ngay từ đầu. Nhiều tiểu bang đã từ chối không thâu nhận thuyền nhân Việt, và trong cuộc trò chuyện đầu tiên của tôi về vấn đề này tại Bộ Ngoại Giao, một vị Bộ trưởng đã lưu ý: " tôi không nên cứu vớt nhiều người với con tàu " (ý nói Tàu Cap Anamur), có thể gặp rắc rối!
Nhóm người "tỵ nạn Việt Nam này" đã đến đây vì sự chống đối của họ đối với chế độ cộng sản và không phải là những công nhân hợp tác lao động được chế độ ưu đãi lựa chọn sang Đông Đức làm việc để trả khoản nợ của nhà nước cộng sản Việt Nam. Các thuyền nhân không cần phải học danh từ khó như "Tinh Thần Tập Thể" hay thái độ "Tự Chủ" !. Họ luôn luôn sẳn sàng bắt tay vào công việc. Họ đã đến ngay tại chỗ khi phải trùng tu lại chiếc thuyền tỵ nạn đặt ở Troisdorf, trụ sở cũ của Tổ Chức Cứu Trợ Cap Anamur (Hilfsorganisation Cap Anamur), để nhớ đến công dân Đức ủng hộ trả tiền và cứu thoát họ. Chính quyền Troisdorf muốn để cho con tàu hư dần theo quá trình tự nhiên của nó. Được kêu gọi thì các thuyền nhân từ Krefeld và Moenchengladbach đến ngay và sửa chữa nó, không phải chỉ vì lợi ích riêng cho chính họ. Người Việt Nam đầu tiên đã được chính phủ Đức tuyên dương công trạng với Huân Chương Thập Tự Sắt Đức (Deutsches Verdienstkreuz) là ông Nguyễn Văn Rị qua thành tích nhiều năm ông tích cực đóng góp cho công tác xã hội tại thành phố Mönchengladbach.
Hiện tại, ông Rị quyên góp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản Moenchengladbach của ông ta, không những chỉ cho người nghèo ở Việt Nam, mà còn cho các nạn nhân lũ lụt của "dự án mũ màu xanh lá cây" ở Pakistan (Projekt der Grünhelme in Pakistan).
Điều này càng nên được chú ý nhiều hơn!
Rupert Neudeck, Troisdorf
(Die Auffallenden unter den Unauffälligen
Lá thư bạn đọc của Rupert Neudeck (Leserbrief von Rupert Neudeck, 09-01-2011; do Ngọc Châu phóng dịch 07-02-2011)
Lời phi lộ: Chúng ta biết, TiVi, báo chí Đức đã nhắc đến người Việt đang sinh sống tại đây khá nhiều từ khi DDR và khối cộng sản Đông Âu bị sụp đổ, rất tiếc khen thì ít mà chê bai thì nhiều trong thời gian qua. Cựu chủ tịch Ủy Ban Cap Anamur, Ts Neudeck có lẽ bất bình sau khi đọc qua và theo ông là cần phải có một sự phân biệt rõ ràng nên đã phản biện với bài viết ngắn trong mục "Lá Thư Bạn Đọc" (Leserbrief). Trong đó, Ts Neudeck đề cập đến thuyền nhân Nguyễn Văn Rị (trưởng ban tổ chức Ngày Hoàng Sa Toàn Câu tại Moenchengladbach hôm 22-01-2011; buổi sinh hoạt đã được phổ biến trên các điện báo ), người Việt đầu tiên được chính phủ Đức tuyên dương công trạng với Huân Chương Thập Tự Sắt Đức (Deutsches Verdienstkreuz) và đây là niềm hãnh diện lớn, chung cho người Việt tỵ nạn cộng sản tại Đức Quốc. Hôm nay tôi tình cờ đọc được "Lá Thư" của Ts Neudeck trên In-Tờ -Net, xin phóng dịch để giới thiệu cùng đồng hương tỵ nạn và mong hoan hỷ cho những sơ sót, nếu có (NC).
Các thuyền nhân tỵ nạn (Bootsflüchtlinge = boat people) đã làm tất cả mọi chuyện để chứng minh cho xã hội Đức thấy rằng họ xứng đáng được Đức thâu nhận. Đừng tưởng họ không ra gì! Những người Việt tỵ nạn này thường không thất nghiệp, họ gửi con cái đến các trường cao đẳng và đại học; được chú ý rất nhiều bởi năng suất tuyệt vời của con cái họ trên phương diện học hành. Vì vậy cho đến bây giờ những thuyền nhân tỵ nạn là nhóm người giỏi nhất trong số những người ngoại quốc được Đức thâu nhận.
Một Bia Tưởng Niệm (Gedenkstein) do chính thuyền nhân quyên góp tài chánh và thiết kế đã được khánh thành tại cảng Hamburg vào ngày 12 Tháng 9 năm 2009. Hiện diện trong số quan khách có cựu Bộ trưởng Nội vụ, Tiến sĩ Wolfgang Schäuble (CDU) và ông SPD Franz Muentefering, cựu Chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (SPD). Đôi mắt của người Việt tỵ nạn hiện diện đã đổ lệ vì cảm động khi cao điểm buổi tổ chức đến là lúc họ cất tiếng hát bài quốc ca Đức. Không có chính trị gia nào hiện diện đã trải qua kinh nghiệm "sáng kiến hội nhập như thế" (solches Integrations-Initiations-Erlebnis). Mặc dù trước đây các thuyền nhân đã không được chấp nhận ngay từ đầu. Nhiều tiểu bang đã từ chối không thâu nhận thuyền nhân Việt, và trong cuộc trò chuyện đầu tiên của tôi về vấn đề này tại Bộ Ngoại Giao, một vị Bộ trưởng đã lưu ý: " tôi không nên cứu vớt nhiều người với con tàu " (ý nói Tàu Cap Anamur), có thể gặp rắc rối!
Nhóm người "tỵ nạn Việt Nam này" đã đến đây vì sự chống đối của họ đối với chế độ cộng sản và không phải là những công nhân hợp tác lao động được chế độ ưu đãi lựa chọn sang Đông Đức làm việc để trả khoản nợ của nhà nước cộng sản Việt Nam. Các thuyền nhân không cần phải học danh từ khó như "Tinh Thần Tập Thể" hay thái độ "Tự Chủ" !. Họ luôn luôn sẳn sàng bắt tay vào công việc. Họ đã đến ngay tại chỗ khi phải trùng tu lại chiếc thuyền tỵ nạn đặt ở Troisdorf, trụ sở cũ của Tổ Chức Cứu Trợ Cap Anamur (Hilfsorganisation Cap Anamur), để nhớ đến công dân Đức ủng hộ trả tiền và cứu thoát họ. Chính quyền Troisdorf muốn để cho con tàu hư dần theo quá trình tự nhiên của nó. Được kêu gọi thì các thuyền nhân từ Krefeld và Moenchengladbach đến ngay và sửa chữa nó, không phải chỉ vì lợi ích riêng cho chính họ. Người Việt Nam đầu tiên đã được chính phủ Đức tuyên dương công trạng với Huân Chương Thập Tự Sắt Đức (Deutsches Verdienstkreuz) là ông Nguyễn Văn Rị qua thành tích nhiều năm ông tích cực đóng góp cho công tác xã hội tại thành phố Mönchengladbach.
Hiện tại, ông Rị quyên góp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản Moenchengladbach của ông ta, không những chỉ cho người nghèo ở Việt Nam, mà còn cho các nạn nhân lũ lụt của "dự án mũ màu xanh lá cây" ở Pakistan (Projekt der Grünhelme in Pakistan).
Điều này càng nên được chú ý nhiều hơn!
Rupert Neudeck, Troisdorf
Xác Nhận Về Bản Tường Trình của Sự Cố Website Caritasvietnam.org
LM Vinh sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB
10:55 11/02/2011
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Uỷ Ban Bác Ái Xã Hội-Caritas Việt Nam
Xác Nhận Về Bản Tường Trình của Sự Cố Website: http://Caritasvietnam.org
Tôi, Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam, và toàn thể nhân viên văn phòng Caritas Việt Nam, vào lúc 4 giờ chiều, ngày 11 tháng 2 năm 2011, đã cùng làm việc với ông Nguyễn Văn Huấn, Giám đốc Công ty Keytech và đại diện phía Công ty về sự cố của website: http://caritasvietnam.org.
Theo tường trình của Giám đốc Công ty Keytech, hai bên cùng thống nhất bàn bạc về sự cố trên và nhận ra một số những trục trặc trong tiến trình làm việc tạo nên sự hiểu lầm và ngạc nhiên đáng tiếc như thông báo.
Sau khi cùng nhau thảo luận và phân tích các vấn đề liên quan đến trang web, Caritas Việt Nam chấp nhận sự đóng góp chân tình của ông Giám đốc và đại diện công ty Keytech trong việc xây dựng website cho Caritas Việt Nam và sẽ sử dụng hệ thống mã nguồn (source code) và tên miền caritasvietnam.org trong tương lai.
Nay, thay mặt cho Caritas Việt Nam, tôi xin thông báo về sự việc như bản tường trình của Giám đốc và đại diện phía Công ty Keytech. Xin các trang web và các đơn vị truyền thông đã trích dẫn thông báo của Caritas Việt Nam đính chính lại theo thông báo này.
Xin kính báo đến Đức Hồng Y, quý Đức cha, quý cha và các tu sĩ nam nữ và toàn thể độc giả của Caritas Việt nam.
Xin chân thành cám ơn!
Linh mục Vinh sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB.
Giám đốc Caritas Việt Nam.
____________________________________________________________
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kính gửi: Đức Cha Chủ Tịch Caritas Việt Nam, Đa Minh Nguyễn Chu Trinh,
Cha Giám Đốc, Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng
Con là: Nguyễn Văn Huấn - Giám Đốc Công Ty Chìa Khoá Công Nghệ - Keytech. Con xin tường trình về việc website http://caritasvietnam.org như sau:
Thưa Đức Cha và Cha Giám Đốc,
Một trong những lĩnh vực hoạt động của Công ty Keytech chúng con là xây dựng hệ thống website. Vì vậy, chúng con muốn đóng góp sức mình về việc xây dựng lại hệ thống website http://caritasvn.org để hệ thống website này được bảo mật, chuyên nghiệp đồng thời thuận tiện cho việc điều hành và quản trị website, nên có lần con đã gợi ý tưởng này với Cha Giám Đốc Caritas.
Để hoàn thành việc này, đáng lý bộ phận kỹ thuật chúng con phải bàn thảo các chi tiết trong tiến trình thực hiện, nhưng chúng con đã bỏ qua bước này. Vì thế bên Caritas không biết những công việc chúng con đang tiến hành.
Vào những ngày cuối cùng của năm âm lịch, chúng con đã xây dựng hoàn chỉnh website cho Caritas Việt Nam từ dữ liệu gốc của trang http://caritasvn.org và dự định gửi sang Caritas Việt Nam để Đức Cha Chủ Tịch và Cha Giám Đốc duyệt ngay sau tết âm lịch trước khi chuyển toàn bộ source code cùng tên miền http://caritasvietnam.org cho Caritas Việt Nam quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình chạy thử hệ thống, thì có một sự cố là nhân viên kỹ thuật sơ sót trong quá trình kiểm tra thử nghiệm trang web mới đã trỏ tên miền http://caritasvietnam.org về hệ thống máy chủ chứa dữ liệu trang web offline. Vì vậy, cùng một lúc có hai trang web lấy tên Caritas Việt Nam có cùng nội dung.
Nay, con với cương vị là Giám Đốc Công Ty xin thay mặt cho ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công Ty thành thật xin lỗi và nhận khuyết điểm này.
Chúng con cam đoan, toàn bộ dữ liệu có trên website http://caritasvietnam.org đều được chúng con chuyển nguyên bản nội dung từ website http://caritasvn.org và không có bất cứ một thông tin nào khác. Chúng con sẽ bàn giao lại source code cùng tên miền http://caritasvietnam.org cho Caritas Việt Nam quản lý.
Với nhiệt huyết góp phần vào sự phát triển của Caritas Viện Nam, chúng con thành thật xin lỗi về sự cố này, một lần nữa và tiếp tục đóng góp về kỹ thuật và công nghệ cho Caritas Việt Nam.
TPHCM, ngày 11 tháng 02 năm 2011
Nguyễn Văn Huấn
Uỷ Ban Bác Ái Xã Hội-Caritas Việt Nam
Xác Nhận Về Bản Tường Trình của Sự Cố Website: http://Caritasvietnam.org
Tôi, Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam, và toàn thể nhân viên văn phòng Caritas Việt Nam, vào lúc 4 giờ chiều, ngày 11 tháng 2 năm 2011, đã cùng làm việc với ông Nguyễn Văn Huấn, Giám đốc Công ty Keytech và đại diện phía Công ty về sự cố của website: http://caritasvietnam.org.
Theo tường trình của Giám đốc Công ty Keytech, hai bên cùng thống nhất bàn bạc về sự cố trên và nhận ra một số những trục trặc trong tiến trình làm việc tạo nên sự hiểu lầm và ngạc nhiên đáng tiếc như thông báo.
Sau khi cùng nhau thảo luận và phân tích các vấn đề liên quan đến trang web, Caritas Việt Nam chấp nhận sự đóng góp chân tình của ông Giám đốc và đại diện công ty Keytech trong việc xây dựng website cho Caritas Việt Nam và sẽ sử dụng hệ thống mã nguồn (source code) và tên miền caritasvietnam.org trong tương lai.
Nay, thay mặt cho Caritas Việt Nam, tôi xin thông báo về sự việc như bản tường trình của Giám đốc và đại diện phía Công ty Keytech. Xin các trang web và các đơn vị truyền thông đã trích dẫn thông báo của Caritas Việt Nam đính chính lại theo thông báo này.
Xin kính báo đến Đức Hồng Y, quý Đức cha, quý cha và các tu sĩ nam nữ và toàn thể độc giả của Caritas Việt nam.
Xin chân thành cám ơn!
Linh mục Vinh sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB.
Giám đốc Caritas Việt Nam.
____________________________________________________________
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kính gửi: Đức Cha Chủ Tịch Caritas Việt Nam, Đa Minh Nguyễn Chu Trinh,
Cha Giám Đốc, Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng
Con là: Nguyễn Văn Huấn - Giám Đốc Công Ty Chìa Khoá Công Nghệ - Keytech. Con xin tường trình về việc website http://caritasvietnam.org như sau:
Thưa Đức Cha và Cha Giám Đốc,
Một trong những lĩnh vực hoạt động của Công ty Keytech chúng con là xây dựng hệ thống website. Vì vậy, chúng con muốn đóng góp sức mình về việc xây dựng lại hệ thống website http://caritasvn.org để hệ thống website này được bảo mật, chuyên nghiệp đồng thời thuận tiện cho việc điều hành và quản trị website, nên có lần con đã gợi ý tưởng này với Cha Giám Đốc Caritas.
Để hoàn thành việc này, đáng lý bộ phận kỹ thuật chúng con phải bàn thảo các chi tiết trong tiến trình thực hiện, nhưng chúng con đã bỏ qua bước này. Vì thế bên Caritas không biết những công việc chúng con đang tiến hành.
Vào những ngày cuối cùng của năm âm lịch, chúng con đã xây dựng hoàn chỉnh website cho Caritas Việt Nam từ dữ liệu gốc của trang http://caritasvn.org và dự định gửi sang Caritas Việt Nam để Đức Cha Chủ Tịch và Cha Giám Đốc duyệt ngay sau tết âm lịch trước khi chuyển toàn bộ source code cùng tên miền http://caritasvietnam.org cho Caritas Việt Nam quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình chạy thử hệ thống, thì có một sự cố là nhân viên kỹ thuật sơ sót trong quá trình kiểm tra thử nghiệm trang web mới đã trỏ tên miền http://caritasvietnam.org về hệ thống máy chủ chứa dữ liệu trang web offline. Vì vậy, cùng một lúc có hai trang web lấy tên Caritas Việt Nam có cùng nội dung.
Nay, con với cương vị là Giám Đốc Công Ty xin thay mặt cho ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công Ty thành thật xin lỗi và nhận khuyết điểm này.
Chúng con cam đoan, toàn bộ dữ liệu có trên website http://caritasvietnam.org đều được chúng con chuyển nguyên bản nội dung từ website http://caritasvn.org và không có bất cứ một thông tin nào khác. Chúng con sẽ bàn giao lại source code cùng tên miền http://caritasvietnam.org cho Caritas Việt Nam quản lý.
Với nhiệt huyết góp phần vào sự phát triển của Caritas Viện Nam, chúng con thành thật xin lỗi về sự cố này, một lần nữa và tiếp tục đóng góp về kỹ thuật và công nghệ cho Caritas Việt Nam.
TPHCM, ngày 11 tháng 02 năm 2011
Nguyễn Văn Huấn
Linh mục với người nghèo trên Nước Mỹ
Peter Ca Nguyễn
18:02 11/02/2011
KENTUCKY - Xưa nay người ta thường có quan niệm giúp người nghèo Việt Nam, Châu Phi hay một nơi nào đó có thu nhập thấp, chứ mấy ai hiểu được rằng, trên đất nước giàu sang cũng có người nghèo để lo. Cũng đúng thôi, bởi vì nước Mỹ được mệnh danh là đất nước của sự xa hoa, sự thịnh đạt, vậy thì lấy đâu ra người nghèo để lo. Thật là một thiếu sót nếu như chúng ta không tìm hiểu rõ nguồn ai nghèo, nghèo do đâu…?
View photos - Xem hình ảnh
Nằm giữa trung tâm Thành Phố Louisville, Tiểu Bang Kentucky, có một ngôi Thánh Đường không đồ sộ, khang trang đẹp đẽ như bao Thánh Đường khác, nhưng ở đó lại có một vị Linh mục luôn giúp đỡ cho người nghèo, người cùng khổ, kẻ tha phương cầu thực.
Lúc đang còn là một Linh Mục Dòng Phanxico Truyền Giáo Hoa Kỳ, Linh Mục Anthony Ngô Đình Chính hoạt động trong Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, hòa nhập vào tầng lớp giới trẻ trong những điệu hát, những buổi sinh hoạt, Ngài tiếp tục lao vào công tác xã hội với những việc làm thiết thực, giúp người Việt đang gặp khó khăn về ngôn ngữ. Thấy được việc làm hiệu quả của Ngài. Đức Tổng Giám Mục Thomas Kelly, O.P, thuộc Tổng Giáo Phận Louisville lúc bấy giờ đã chấp thuận Ngài về làm chánh giáo xứ St. John Vianney. Dù cho công tác mục vụ của giáo xứ Việt- Mỹ bộn bề, nhưng Ngài vẫn luôn ôm ấp công trình “ người nghèo” trong mỗi bước chân.
Năm 2005, Ngài chính thức bắt tay vào công việc chuyên lo cho người nghèo một cách quy mô hơn. Nhớ những ngày đầu chỉ vọn vẹn 30-40 gia đình biết và tìm đến xin cứu trợ hàng tuần, Ngài không khỏi mủi lòng vì mình chưa có cơ hội làm hết trách nhiệm cho những người thiếu may mắn như những Linh Mục, những giáo xứ khác đã từng làm. Và hôm nay, cứ đến thứ sáu hàng tuần, vào lúc 02g chiều, người nghèo khó, kẻ tàn tật lại đổ xô về đây với mong muốn nhận được những nhu yếu phẩm cho một tuần mới. Trong chốc lát tôi bắt gặp những chuyến xe chở hàng cứu trợ đổ về, nào sữa cho người bệnh, bơ cho người đói, bánh cho người nghèo…Nhưng vẫn chưa thỏa mạn với óc tìm tòi, tôi quay sang hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính. Cha có dự tính xây lại ngôi Thánh Đường mới hay không? Ngài liền đáp. Cha xứ có thể dâng nhiều lễ trong một nhà thờ, hoặc có thể dâng thánh lễ ngoài trời. Nhưng việc xây dựng nhà thờ- nhà xứ là cần thiết hay việc xây dựng đời sống người dân là cần thiết hơn!
Nghe cách trả lời đơn giản nhưng lại ẩn chứa nỗi lòng của một vị mục tử, tôi cảm thấy thật hổ thẹn và bất xứng. Đúng 2g chiều, tầng lớp người xếp hàng tiến vào khu vực phát quà cứu trợ, trước mắt họ là 250 phần quà, với những nhu yếu phẩm cần thiết cho một tuần mới. Tranh thủ lấy thêm thông tin, tôi tiến lại gốc cây và làm quen một người phụ nữ trạc tuổi 55, tôi hỏi: Where are you from? – Chị từ đâu tới? Thấy chị ta có vẻ bối rối chưa có câu trả lời, người đàn ông đứng bên cạnh nói với tôi. “She is from Mexico”. Àh thì ra ở đây có cả người Mexico. Tôi quay lại hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính.
- Thưa Cha, trong số 250 phần quà này Cha có biết họ là những người từ đâu tới không?
Ngài đáp: Việt Nam, Philippines, Mexico, Guatamala, Africa, Iraq, Myammar, Bosnia, đều có, có cả những người Mỹ trắng hoặc gốc Phi Châu…, đa số họ là những người mới nhập cư.
- Vậy bằng cách nào họ biết được Cha phát quà cứu trợ vào thứ sáu hàng tuần?
Cũng giống như những nơi khác, Cha không thể thông báo hết cho họ được, nhưng chính những hộp sữa, cặp bánh, lốc bơ đã thay Cha loan tin đến với người cùng khổ.
- Cha làm công tác từ thiện này được bao lâu rồi?
Chính xác hơn, quy mô hơn cũng được hơn 06 năm.
- Trong sáu năm qua, Cha có nhận ra những gương mặt nào quen thuộc ở đây không?
Hoàn toàn mới, mục tiêu của Cha là trao cho họ những cái cần câu, có được cái cần câu rồi, họ sẽ thoải mái hơn trong việc đi câu. Những người này họ chưa có công ăn việc làm, mình sẽ giúp họ tìm việc, đi làm về họ chưa có gì để ăn, mình giúp họ những nhu yếu phẩm để họ ăn qua ngày đoạn tháng. Cứ như vậy, lớp người này ổn định rồi lại có lớp người kế tiếp cần phải giúp đỡ.
- Vậy hàng cứu trợ là do Cha mua, hay từ đâu mà có một số lượng lớn như vậy?
Có nhiều bàn tay của bà con giáo xứ đã không ngừng cộng tác với Cha, một mình Cha không thể làm được, những Mạnh Tường Quân ẩn danh, và chính đó là những món quà do Chúa đem đến.
Sau ngày được tiếp kiến công việc Cha làm cho người nghèo, tôi trở lại trường với nhiều nghi đoan về công tác mục vụ của Ngài, liệu Ngài có thể chu toàn trách nhiệm của vị mục tử hay không, hay vì quá yêu công việc rồi sẽ có thiếu sót gì chăng! Để giải quyết cho khúc mắc trên, tôi quyết định trở lại vào một ngày gần nhất, tận mắt, tận tai chứng kiến những sinh hoạt của giáo xứ.
Vào thượng tuần tháng hai, sau gần 02 giờ đồng hồ ngồi trên xe hơi với vận tốc 120km/g. Tôi ghé vào một gia đình trong giáo xứ St. John Vianney ăn tối, ở đó tôi biết thêm về Ngài một con người không chỉ lo cho người nghèo. Trong công tác mục vụ Ngài luôn chu toàn sứ vụ, trong ứng xử, Ngài luôn thể hiện sự hài hòa với mọi tầng lớp. Sáng sớm, gia đình anh chị đón chúng tôi đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Bước chân vào nhà thờ, tôi nhận ra hôm nay là ngày lễ đặc biệt, bởi những cánh hoa đào, lộc xuân treo lơ lửng, những khuôn mặt người Việt, người Mỹ đang hiện rõ một nét tươi vui, các em Thiếu Nhi áo trắng xếp hàng, quý ông áo dài khăn đóng, quý bà- quý chị áo dài thướt tha. Tất cả mọi người đang sẵn sàng đón Đức Tổng Giám Mục Joshep Kentz- vị chủ tế hôm nay. Trong phần chia sẻ lời Chúa, Đức Tổng đã không ngừng ca ngợi Cha xứ và cộng đoàn người Việt nơi đây. Ngài liên tục nói rằng: Father Anthony, I need you anywhere. You and the Vietnamese Community are so spencial to our Archdioce ( Cha Anton, Tôi cần Cha trong mọi hoàn cảnh. Cha và cộng đoàn người Việt ở đây rất đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận).
Vậy là đã rõ, ngoài công việc lo cho người nghèo, Ngài luôn chu toàn sứ vụ được giao phó, đó cũng là phần nào giải quyết được những khúc mắc của tôi trước đây.
Ngôi Thánh Đường St. John Vianney do Linh Mục Ngô Đình Chính đương nhiệm- Số 4839 Southside Dr. Louisville, KY 40214. Vẫn còn đó cánh cổng tình thương đang chờ đón người nghèo, vẫn còn đó căn nhà từ thiện đang mong đợi những Mạnh Tường Quân góp tay.
View photos - Xem hình ảnh
Nằm giữa trung tâm Thành Phố Louisville, Tiểu Bang Kentucky, có một ngôi Thánh Đường không đồ sộ, khang trang đẹp đẽ như bao Thánh Đường khác, nhưng ở đó lại có một vị Linh mục luôn giúp đỡ cho người nghèo, người cùng khổ, kẻ tha phương cầu thực.
Lúc đang còn là một Linh Mục Dòng Phanxico Truyền Giáo Hoa Kỳ, Linh Mục Anthony Ngô Đình Chính hoạt động trong Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, hòa nhập vào tầng lớp giới trẻ trong những điệu hát, những buổi sinh hoạt, Ngài tiếp tục lao vào công tác xã hội với những việc làm thiết thực, giúp người Việt đang gặp khó khăn về ngôn ngữ. Thấy được việc làm hiệu quả của Ngài. Đức Tổng Giám Mục Thomas Kelly, O.P, thuộc Tổng Giáo Phận Louisville lúc bấy giờ đã chấp thuận Ngài về làm chánh giáo xứ St. John Vianney. Dù cho công tác mục vụ của giáo xứ Việt- Mỹ bộn bề, nhưng Ngài vẫn luôn ôm ấp công trình “ người nghèo” trong mỗi bước chân.
Năm 2005, Ngài chính thức bắt tay vào công việc chuyên lo cho người nghèo một cách quy mô hơn. Nhớ những ngày đầu chỉ vọn vẹn 30-40 gia đình biết và tìm đến xin cứu trợ hàng tuần, Ngài không khỏi mủi lòng vì mình chưa có cơ hội làm hết trách nhiệm cho những người thiếu may mắn như những Linh Mục, những giáo xứ khác đã từng làm. Và hôm nay, cứ đến thứ sáu hàng tuần, vào lúc 02g chiều, người nghèo khó, kẻ tàn tật lại đổ xô về đây với mong muốn nhận được những nhu yếu phẩm cho một tuần mới. Trong chốc lát tôi bắt gặp những chuyến xe chở hàng cứu trợ đổ về, nào sữa cho người bệnh, bơ cho người đói, bánh cho người nghèo…Nhưng vẫn chưa thỏa mạn với óc tìm tòi, tôi quay sang hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính. Cha có dự tính xây lại ngôi Thánh Đường mới hay không? Ngài liền đáp. Cha xứ có thể dâng nhiều lễ trong một nhà thờ, hoặc có thể dâng thánh lễ ngoài trời. Nhưng việc xây dựng nhà thờ- nhà xứ là cần thiết hay việc xây dựng đời sống người dân là cần thiết hơn!
Nghe cách trả lời đơn giản nhưng lại ẩn chứa nỗi lòng của một vị mục tử, tôi cảm thấy thật hổ thẹn và bất xứng. Đúng 2g chiều, tầng lớp người xếp hàng tiến vào khu vực phát quà cứu trợ, trước mắt họ là 250 phần quà, với những nhu yếu phẩm cần thiết cho một tuần mới. Tranh thủ lấy thêm thông tin, tôi tiến lại gốc cây và làm quen một người phụ nữ trạc tuổi 55, tôi hỏi: Where are you from? – Chị từ đâu tới? Thấy chị ta có vẻ bối rối chưa có câu trả lời, người đàn ông đứng bên cạnh nói với tôi. “She is from Mexico”. Àh thì ra ở đây có cả người Mexico. Tôi quay lại hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính.
- Thưa Cha, trong số 250 phần quà này Cha có biết họ là những người từ đâu tới không?
Ngài đáp: Việt Nam, Philippines, Mexico, Guatamala, Africa, Iraq, Myammar, Bosnia, đều có, có cả những người Mỹ trắng hoặc gốc Phi Châu…, đa số họ là những người mới nhập cư.
- Vậy bằng cách nào họ biết được Cha phát quà cứu trợ vào thứ sáu hàng tuần?
Cũng giống như những nơi khác, Cha không thể thông báo hết cho họ được, nhưng chính những hộp sữa, cặp bánh, lốc bơ đã thay Cha loan tin đến với người cùng khổ.
- Cha làm công tác từ thiện này được bao lâu rồi?
Chính xác hơn, quy mô hơn cũng được hơn 06 năm.
- Trong sáu năm qua, Cha có nhận ra những gương mặt nào quen thuộc ở đây không?
Hoàn toàn mới, mục tiêu của Cha là trao cho họ những cái cần câu, có được cái cần câu rồi, họ sẽ thoải mái hơn trong việc đi câu. Những người này họ chưa có công ăn việc làm, mình sẽ giúp họ tìm việc, đi làm về họ chưa có gì để ăn, mình giúp họ những nhu yếu phẩm để họ ăn qua ngày đoạn tháng. Cứ như vậy, lớp người này ổn định rồi lại có lớp người kế tiếp cần phải giúp đỡ.
- Vậy hàng cứu trợ là do Cha mua, hay từ đâu mà có một số lượng lớn như vậy?
Có nhiều bàn tay của bà con giáo xứ đã không ngừng cộng tác với Cha, một mình Cha không thể làm được, những Mạnh Tường Quân ẩn danh, và chính đó là những món quà do Chúa đem đến.
Sau ngày được tiếp kiến công việc Cha làm cho người nghèo, tôi trở lại trường với nhiều nghi đoan về công tác mục vụ của Ngài, liệu Ngài có thể chu toàn trách nhiệm của vị mục tử hay không, hay vì quá yêu công việc rồi sẽ có thiếu sót gì chăng! Để giải quyết cho khúc mắc trên, tôi quyết định trở lại vào một ngày gần nhất, tận mắt, tận tai chứng kiến những sinh hoạt của giáo xứ.
Vào thượng tuần tháng hai, sau gần 02 giờ đồng hồ ngồi trên xe hơi với vận tốc 120km/g. Tôi ghé vào một gia đình trong giáo xứ St. John Vianney ăn tối, ở đó tôi biết thêm về Ngài một con người không chỉ lo cho người nghèo. Trong công tác mục vụ Ngài luôn chu toàn sứ vụ, trong ứng xử, Ngài luôn thể hiện sự hài hòa với mọi tầng lớp. Sáng sớm, gia đình anh chị đón chúng tôi đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Bước chân vào nhà thờ, tôi nhận ra hôm nay là ngày lễ đặc biệt, bởi những cánh hoa đào, lộc xuân treo lơ lửng, những khuôn mặt người Việt, người Mỹ đang hiện rõ một nét tươi vui, các em Thiếu Nhi áo trắng xếp hàng, quý ông áo dài khăn đóng, quý bà- quý chị áo dài thướt tha. Tất cả mọi người đang sẵn sàng đón Đức Tổng Giám Mục Joshep Kentz- vị chủ tế hôm nay. Trong phần chia sẻ lời Chúa, Đức Tổng đã không ngừng ca ngợi Cha xứ và cộng đoàn người Việt nơi đây. Ngài liên tục nói rằng: Father Anthony, I need you anywhere. You and the Vietnamese Community are so spencial to our Archdioce ( Cha Anton, Tôi cần Cha trong mọi hoàn cảnh. Cha và cộng đoàn người Việt ở đây rất đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận).
Vậy là đã rõ, ngoài công việc lo cho người nghèo, Ngài luôn chu toàn sứ vụ được giao phó, đó cũng là phần nào giải quyết được những khúc mắc của tôi trước đây.
Ngôi Thánh Đường St. John Vianney do Linh Mục Ngô Đình Chính đương nhiệm- Số 4839 Southside Dr. Louisville, KY 40214. Vẫn còn đó cánh cổng tình thương đang chờ đón người nghèo, vẫn còn đó căn nhà từ thiện đang mong đợi những Mạnh Tường Quân góp tay.
Nội dung Bộ DVD Đại Lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam tại La Vang
VietCatholic
19:59 11/02/2011
tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang
từ ngày 4 đến 6 tháng Giêng năm 2011
• do TGP Huế và Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang chủ trương
• với sự cộng tác của Công ty Truyền Thông Kỷ Nguyên Số (Saigòn) và VietCatholic Network (Hoa Kỳ) biên tập và phát hành.
• phần kỹ thuật tân kỳ, hình ảnh sắc nét và đẹp, nhìn được từ mọi góc độ do 6 máy ghi hình, âm thanh tuyệt hảo, biên tập vắn gọn, ý nghĩa.
• Ân Nhân ủng hộ $50 trở lên sẽ được tặng miễn phí bộ DVD, và tên được ghi vào Danh sách Ân Nhân trên VietCatholic. Số tiền của qúi vị sẽ được gửi tặng lại cho Trung tâm La Vang ở Quảng Trị.
• Giá ủng hộ trọn bộ DVD gồm 3 dĩa = US$29.00 (bao gồm tiền cước phí bưu điện, thuế, chi phí điều hành và các phí tổn khác)
Gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết.
TRỌN BỘ DVD BẾ MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM:
1. DVD (1): Khai Mạc Đại Hội La Vang lần 29
- Ngày 4.1: Thánh lễ & Kiệu Đức Mẹ La Vang và các sinh hoạt tại thánh địa
- Ngày 5.1: Thánh lễ đại triều tại thánh địa
- Cộng đồng Dân Chúa hành hương đón Phái Đoàn Tòa Thánh.
- Đặc Sứ Tòa Thánh làm phép tượng Đức Mẹ La Vang mới.
- Niệm hương & dâng hoa lên Đức Mẹ.
- Diễu hành cờ và thưởng kỳ của 26 Giáo phận Việt Nam trên Lễ đài.
- Giới thiệu Phái Đoàn Tòa thánh, các tôn giáo, các vị thượng khách.
- Giới thiệu các vị đại diện HĐGM các nước, HĐGM Việt Nam.
- Diễn văn chào mừng của ĐC Chủ tịch HĐGM VN.
- Đặc sứ của Đức Thánh Cha đáp từ.
- Múa Trống và Vũ Khai Hội.
Đêm Diễn Nguyện mừng Mẹ La Vang:
- Gồm nhiều tiết mục đặc sắc với sự góp mặt của 2000 diễn viên, gồm 150 nữ tu, 350 ca viên, và mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt gồm:
-Hoạt cảnh “Một thoáng La Vang” (sự tích La Vang) do các nữ tu Dòng Thánh Phaolô trình diễn.
- Hoạt cảnh “Tình Ca của Mẹ”
- Hoạt cảnh “Chúa Đến", Anh chị em Tây Nguyên đến thờ lạy Chúa
- Nhạc cảnh "Cùng Mẹ Ra Khơi”
- Rước kiệu trọng thể và suy tôn Thánh Thể.
- Chầu Thánh Thể
2. DVD (2): Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 Giáo Hội Việt Nam
- Đoàn rước ra Lễ đài,
- Giới thiệu Đức Hồng Y chủ lễ và đoàn đồng tế,
- Sứ điệp của ĐTC gửi Cộng Đồng Dân Chúa,
- Thánh lễ do Đức Hồng Y Đặc Sứ chủ tế và giảng lễ.
- Làm Phép Viên Đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
- Diễn văn Bế Mạc của Đức Tổng Giám Mục Huế.
3. CD Nhạc chủ đề tôn vinh Mẹ La Vang: “Cùng Mẹ Ra Khơi” 13 bài thánh ca:
Cùng Mẹ Ra Khơi (Lm Minh Anh): Tuyết Mai Ly – Hoàng Hiệp –Tốp Ca
Cùng Mẹ Tạ Ơn (Lm Minh Anh): Kim Cúc – Hoàng Hiệp
Maria, Hiền Mẫu La Vang (Phạm Đức Huyến): Mai Thảo
Ave Maria (Ngọc Kôn): Diệu Hiền
Nguyện Cầu Mẹ La Vang (Văn Duy Tùng): Hoàng Hiệp
Ave Maria La Vang (Trọng Nhân): Trà Linh
Con cùng mẹ Ra Khơi (Ngọc Linh): Ca đoàn Sao Mai
Hãy Về Với Mẹ (Thế Thông): Xuân Phú
Thuyền Về Bến Mẹ (Lm Minh Anh): Bảo Yến
Mẹ Là Bến Đợi (Thế Thông): Quang Minh
Ra Khơi Với Mẹ (FMI) Thùy Dương
Mẹ Là Nắng Ấm (Phạm Trung): Tuyết Mai
Ra Khơi Cùng Mẹ (Thế Thông): Ca đoàn Sao Mai.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh tế Việt Nam năm 2010 - Đặc trưng kinh tế xã hội chủ nghĩa (3)
Hà-Minh Thảo
17:02 11/02/2011
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2010
CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Hôm nay, chúng tôi xin viết bài này tuy không trực tiếp thuộc ‘Kinh tế Việt Nam năm 2010’, nhưng mang tính cách thời sự và ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam.
I. SỰ KIỆN.
Sáng ngày 19.01.2011, Đại hội Đảng Cộng sản kỳ XI họp phiên bế mạc. Trước khi nghe tuyên bố kết quả bầu cử các chức vụ trong Đảng, các thành viên Đại hội đã nghe báo cáo kết quả biểu quyết về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trong đó có nội dung về đặc trưng kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Theo dự thảo Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng đó là: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu’.
Để chuẩn bị Đại hội, đặc trưng này đã được thảo luận nhiều lần, và Hội nghị Trung ương 14 đã biểu quyết với 55,6% thành viên chấp nhận ý kiến như Cương lĩnh năm 1991 nhằm nói rõ mục tiêu phải đạt được khi kết thúc thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng tại Đại hội đã có nhiều đảng viên cóù ý kiến trái ngược khiến đã có cuộc tranh luận sôi nổi tại diễn đàn. Đây là ý kiến được chấp thuận bởi Đại hội kỳ: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp’.
Cuộc tranh luận đã buộc Đoàn Chủ tịch phải đề nghị Đại hội biểu quyết để lựa chọn một trong hai phương án sau:
Phương án 1: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu’ (như dự thảo, tức như Cương lĩnh năm 1991);
Phương án 2: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp’ (như tinh thần Đại hội X, có bổ túc thêm từ ‘tiến bộ’ trước từ ‘phù hợp’).
Phát biểu ngay sau khi nghe báo cáo giải trình, đại biểu Lê đức Thúy cho rằng: « phương án 1 có vẻ như cụ thể nhưng thực ra không cụ thể, vì ngay như công hữu là gì cũng là vấn đề còn đang phải tiếp tục nghiên cứu. Nói công hữu dễ làm liên tưởng tới quốc doanh hóa, tập thể hóa. Tuy theo tinh thần Đại hội X cũng chưa phải là cụ thể, nhưng đã mở rộng đường hơn cho việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, vì thế nên ‘chấp nhận phương án 2’ ».
Nhắc lại là Trung ương đã thảo luận nhiều lần và đã biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị đại biểu thể hiện chính kiến qua phiếu biểu quyết vì không đủ thời gian để có thể tiếp tục tranh luận.
Kết quả biểu quyết có 65,04% đại biểu có mặt tán thành phương án 2. Như vậy, đặc trưng kinh tế của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng sẽ là: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp’.
II. HAI QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU.
A. Tán thành phương án Một.
Trong phiên họp sáng ngày 14.01.2011, đại biểu Lê hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, ‘tôi tán thành với dự thảo Cương lĩnh’ vì:
1. nói về chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là nói về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, còn trong thời kỳ quá độ thì khác.
2. đặc trưng này thì mới nói được đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để phân biệt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa Cương lĩnh nói rõ là công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu thôi chứ không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu.
Để trả lời sự lo ngại của Bộ trưởng Võ hồng Phúc về thu hút đầu tư, ông nhấn mạnh: « vấn đề đó tôi không lo ngại, vì nếu chúng ta có chính sách thông thoáng, rộng mở thì vẫn thu hút được đầu tư nước ngoài và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Trước kia chúng ta coi nhẹ, muốn bóp nghẹt kinh tế tư nhân nhưng bây giờ chúng ta xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. Vì thế nói công hữu nhưng không ngại, 20 năm qua có phải vì công hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư, trong nước ngại phát triển kinh tế tư nhân đâu. »
« Công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu vấn đề lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu… vì quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất ‘thì sẽ vướng về mặt lý luận, nó rất trừu tượng, không rõ là quan hệ sản xuất gì và mang đặc trưng gì’. Chế độ nào cũng có quan hệ sản xuất phù hợp với chế độ đó cả, nên theo tôi nếu nói như vậy thì coi như không nói gì. Về các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà dân ta đang xây dựng theo tôi còn là vấn đề mở, cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tìm tòi trong thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu lý luận để bổ sung cho những đặc trưng đó », ông Nghĩa kết thúc phần tranh luận.
B. Tán thành phương án Hai.
Chúng ta theo dõi cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Lê đăng Doanh của báo Pháp Luật TP.HCM:
. Tiến sĩ có nhận xét gì về hai luồng ý kiến trái chiều về việc đưa vấn đề ‘công hữu tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu’ vào Cương lĩnh 2011?
+ Tôi không đồng ý đặc trưng của Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu. Mác đã nói: “Sự phát triển tự do của mỗi một người là điều kiện tự do của tất cả mọi người. Trong đó, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Đó mới là mục tiêu của XHCN chứ bản chất XHCN không phải nằm ở chỗ công hữu TLSX chủ yếu. Mác chỉ nghĩ rằng công hữu TLSX chủ yếu sẽ dẫn đến mục tiêu đó. Tức, công hữu TLSX chủ yếu chỉ là phương tiện để thực hiện XHCN chứ không phải là bản chất, là đặc trưng của XHCN.
Hơn nữa, mô hình công hữu không còn phù hợp với khoa học hiện đại, theo đó một tài sản phải có chủ sở hữu rõ ràng. Không có chủ sở hữu rõ ràng sẽ dễ dẫn đến việc cha chung không ai khóc, tài sản sẽ dễ bị xâm phạm, hao tổn…
. Thực tiễn thời gian qua đã nói lên điều gì về chế độ công hữu TLSX chủ yếu?
+ Thực tiễn đã chứng minh chế độ công hữu TLSX chủ yếu là sai lầm, rõ ràng nhất là sự sụp đổ của Liên Xô. Trong khi ta đã chuyển từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán… Đặc biệt hiện nay, khi nền kinh tế của chúng ta đang thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ để hiện đại hóa đất nước mà tuyên bố như vậy chẳng khác nào dội gáo nước lạnh cho các nhà đầu tư nước ngoài.
. Nếu chúng ta đồng tình với quan điểm công hữu về TLSX chủ yếu sẽ mâu thuẫn với con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang đặt ra?
+ Đúng vậy. Là một đất nước còn nghèo và lạc hậu, muốn phát triển chúng ta phải tiếp thu công nghệ khoa học của nước ngoài mà lại bảo công hữu hóa TLSX thì khó thuyết phục được. Người ta có thể hiểu mọi việc mà chúng ta làm hiện nay chỉ là tạm thời để đến một lúc nào đó quốc hữu hóa. Nói một cách nôm na như Bộ trưởng Võ hồng Phúc là giống như ông đang vỗ béo chúng tôi rồi đến một lúc nào đó sẽ làm thịt chúng tôi.
Nếu muốn có sự đầu tư lâu dài, ổn định mà tuyên bố thế thì người ta sẽ không sẵn sàng đầu tư. Chính sự tự do kinh doanh như Luật Doanh nghiệp mới đem lại sự lớn mạnh cho kinh tế Việt Nam. Nếu không có sự tham gia của toàn dân, sự sáng tạo, đầu tư của toàn dân thì làm sao có sự phồn vinh như thế này.
. Riêng việc hiểu như thế nào là TLSX chủ yếu cũng còn nhiều tranh cãi. Ông có ý kiến gì về việc này?
+ Trước kia, quan niệm TLSX chủ yếu là lao động, là đất đai. Còn trong thế giới ngày nay, TLSX chủ yếu có thêm phần mềm máy tính, là vốn, là khoa học công nghệ, là những sáng chế, phát minh… Đây đều là sản phẩm của cá nhân. Mình tuyên bố công hữu thì ai dám đầu tư vào cho mình, mình hội nhập làm sao được! Còn nói bây giờ chỉ dựa vào lao động, vào đất đai mà không có sáng chế, phát minh, phần mềm thì làm được gì!
. Mặc dù Cương lĩnh 1991 có quy định về công hữu TLSX chủ yếu nhưng lâu nay, bằng những chính sách, pháp luật hợp lý ta vẫn thu hút đầu tư nên không có chuyện cản trở thu hút đầu tư khi thực hiện công hữu TLSX, thưa ông?
+ Đúng là Cương lĩnh 1991 có quy định nhưng lâu nay mình không nhắc lại điều đó nên người ta chỉ căn cứ vào luật pháp của mình để thực hiện. Nhưng bây giờ khơi lại, người ta sẽ nghĩ rằng họ đang nhận được một lời cảnh báo mới. Ngay cả nhà đầu tư trong nước cũng có thể nghĩ rằng Nhà nước cho phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhưng đến một lúc nào đó sẽ quốc hữu hóa nhà máy, vốn…
. Ông lý giải thế nào trước những ý kiến cho rằng nếu không dựa vào công hữu TLSX chủ yếu sẽ mất đi đặc trưng XHCN?
+ Tôi đã nhấn mạnh mục đích của XHCN không phải là công hữu TLSX chủ yếu, không phải là chế độ công hữu mà là sự tự do của con người, giải phóng con người. Để đạt được mục tiêu đó, ban đầu Mác tưởng chế độ công hữu là tốt nhưng sau này ông nhận ra và đã thay đổi chế độ công hữu bằng sở hữu xã hội, trong đó công ty cổ phần là hình thức chủ yếu. Thế mà bây giờ mình không dùng cái từ Mác đã sửa mà quay lại với từ Mác chưa sửa. Rõ ràng như vậy là về mặt lý luận cũng không phù hợp với Mác mà thực tế cũng không phù hợp với thế kỷ XXI.
Cho nên tôi đồng tình với cách ghi trong Nghị quyết của Đại hội X “dựa trên quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” và điều ấy là hợp lý.
III. XIN PHÉP NHẬN ĐỊNH.
1. Sau khi Sài-gòn bị xóa tên, tại Hà nội, Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương được thành lập. Đến năm 1983, Ban này được đổi thành Vụ cải tạo công thương nghiệp tư doanh thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Tại TP Hồ chí Minh, lúc đó, ông Đỗ Mười là người đứng ra thực hiện công tác cải tạo và làm rất tích cực. Hai nhận xét:
a) lòng dân thêm oán ghét chế độ sau khi bị lường gạt về thời hạn đi học tập của các sĩ quan Việt Nam Cộng hòa;
b) việc công hữu hóa tài sản công thương nghiệp tư doanh thu được bao nhiêu cho nhà nước hay chạy vào túi đảng viên tham nhũng (nội hóa kho hàng phụ tùng xe máy Nhật, tráo đổi hàng mới bằng đồ cũ, thay hột xoàn thật bằng hột giả hay kém phẩm chất.
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Nhưng chính họ cũng thừa nhận rằng họ chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế này và chỉ giải thích đây là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chỉ trong hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30.01.2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau đó, ngày 23.09.2008, Chính phủ mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21 nói trên.
3. Trong 20 năm qua, các nhà đầu tư Âu-Mỹ đến kinh doanh tại Việt Nam là vì họ không biết trong Cương lĩnh năm 1991 có khoản ‘chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu’. Đơn giản, họ tưởng Việt Nam tôn trọng tư hữu như tại đại đa số các quốc gia khác trên thế giới. Rất nhiều các chính trị gia tại Âu châu không hiểu tại sao ông Nông đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội, trở thành Tổng bí thư được cho là ‘lên chức’. Tại nước họ, những quốc gia đa đảng, nên có bao nhiêu đảng là có bấy nhiêu Tổng bí thư hay Chủ tịch đảng, trong khi chỉ có một Chủ tịch Quốc hội và vị này sẽ thay Tổng Thống khi cần.
4. Việc công hữu hóa TLSX liên hệ tới mọi người dân Việt chỉ được quyết định bởi một nhóm 1377 người không do dân bầu và kết quả dễ thay đổi sau mỗi lần biểu quyết. Cần tổ chức trưng cầu dân ý để mọi người dân Việt có thể bày tỏ ý kiến hay ít nhất phải được thông qua bởi Quốc hội dân chủ mà mọi ứng cử viên cộng sản hay độc lập đều được tham gia tranh cử.
Bon chen nơi Đại hội, linh mục Nguyễn công Danh, Chủ tịch Ủy ban Đàn két, vi phạm điều Điều 287 khoản 2 Giáo Luật ngày 25.01.1983: ‘Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, …’. Hậu quả, linh mục đã chểnh mảng trong công tác mục vụ khi cấp giấy Rửa tội mà không ghi ngày Rửa tội gây khó xử cho Linh mục cử hành Bí tích Hôn phối.
Trong khi linh mục quốc danh chạy theo ‘công hữu hóa’ thì Hội Thánh Đức Kitô khuyên ‘Của cải có là để được chia sẻ’.
IV. GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ CỦA CẢI.
Nhờ Cựu Ước, chúng ta đọc biết:
Thiên Chúa sáng tạo Con Người theo hình ảnh Ngài và phán với họ: « Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất… » (Sáng thế ký 1: 27,28).
Trong Chương 7 đề cập đến ‘Đời Sống Kinh Tế’, Học thuyết xã hội Giáo hội Công giáo dạy chúng ta:
Của cải có là để được chia sẻ
328. Của cải, dù được sở hữu một cách chính đáng, luôn luôn có mục tiêu phổ quát;
Bất cứ hình thức tích trữ nào không chính đáng đều trái đạo đức, vì như thế là công khai đi ngược lại mục tiêu phổ quát đã được Tạo Hoá ấn định cho mọi của cải. Sự cứu độ trong Kitô giáo là sự giải thoát toàn diện con người, tức là được giải thoát không những khỏi mọi nhu cầu mà còn khỏi mọi sở hữu. ‘Vì ham mê tiền bạc là cội rễ mọi điều xấu xa; chính vì có sự thèm muốn ấy mà nhiều người đã lạc xa đức tin’ (1 Tm 6,10). Các Giáo phụ còn nhấn mạnh tới nhu cầu cần hoán cải và cần thay đổi lương tâm các tín hữu nhiều hơn là nhu cầu cần thay đổi các cơ chế xã hội và chính trị trong thời các ngài. Các ngài còn kêu gọi những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và có được của cải hãy xem mình chỉ là người quản lý những tài sản Thiên Chúa đã giao.
329. Của cải hoàn thành chức năng phục vụ con người khi chúng được hướng tới việc đem lại ích lợi cho người khác và cho xã hội.
Thánh Clementê thành Alexandria tự hỏi: ‘Chúng ta làm sao có thể làm điều tốt cho người lân cận khi chẳng ai trong chúng ta có chút của cải?’. Còn theo quan điểm của Thánh Gioan Kim Khẩu, của cải thuộc về một số người để những người này lập được công trạng bằng cách chia sẻ cho người khác. Của cải là một điều tốt xuất phát từ Thiên Chúa và phải được người sở hữu nó sử dụng và lưu thông thế nào cho cả người túng thiếu cũng được hưởng. Sự xấu xa lộ ra khi người ta tha thiết quá độ với của cải và tham lam tích trữ. Thánh Basiliô Cả kêu gọi người giàu hãy mở cửa nhà kho của mình và ngài khuyên họ: ‘Dòng nước lũ lớn chảy qua hàng ngàn kênh rạch để tràn ngập hết đất đai màu mỡ. Cũng thế, bằng hàng ngàn nẻo đường khác nhau, quý vị hãy làm sao cho của cải nhà mình đến được nhà những người nghèo túng’. Thánh Basiliô giải thích: của cải tựa như nước lấy từ giếng: càng kín múc thường xuyên, nước càng trong, và nếu không sử dụng, nước trở nên vẩn đục. Sau này thánh Gregoriô Cả cũng nói: người giàu chỉ là người quản lý những gì mình đang có; cho người nghèo những gì họ cần chính là một nhiệm vụ phải thi hành với lòng khiêm tốn, vì của cải không thuộc về người phân phát chúng. Kẻ nào giữ của cải lại cho riêng mình sẽ mắc tội; còn cấp phát cho những người túng thiếu là đã trả xong một món nợ.
CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Hôm nay, chúng tôi xin viết bài này tuy không trực tiếp thuộc ‘Kinh tế Việt Nam năm 2010’, nhưng mang tính cách thời sự và ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam.
I. SỰ KIỆN.
Sáng ngày 19.01.2011, Đại hội Đảng Cộng sản kỳ XI họp phiên bế mạc. Trước khi nghe tuyên bố kết quả bầu cử các chức vụ trong Đảng, các thành viên Đại hội đã nghe báo cáo kết quả biểu quyết về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trong đó có nội dung về đặc trưng kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Theo dự thảo Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng đó là: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu’.
Để chuẩn bị Đại hội, đặc trưng này đã được thảo luận nhiều lần, và Hội nghị Trung ương 14 đã biểu quyết với 55,6% thành viên chấp nhận ý kiến như Cương lĩnh năm 1991 nhằm nói rõ mục tiêu phải đạt được khi kết thúc thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng tại Đại hội đã có nhiều đảng viên cóù ý kiến trái ngược khiến đã có cuộc tranh luận sôi nổi tại diễn đàn. Đây là ý kiến được chấp thuận bởi Đại hội kỳ: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp’.
Cuộc tranh luận đã buộc Đoàn Chủ tịch phải đề nghị Đại hội biểu quyết để lựa chọn một trong hai phương án sau:
Phương án 1: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu’ (như dự thảo, tức như Cương lĩnh năm 1991);
Phương án 2: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp’ (như tinh thần Đại hội X, có bổ túc thêm từ ‘tiến bộ’ trước từ ‘phù hợp’).
Phát biểu ngay sau khi nghe báo cáo giải trình, đại biểu Lê đức Thúy cho rằng: « phương án 1 có vẻ như cụ thể nhưng thực ra không cụ thể, vì ngay như công hữu là gì cũng là vấn đề còn đang phải tiếp tục nghiên cứu. Nói công hữu dễ làm liên tưởng tới quốc doanh hóa, tập thể hóa. Tuy theo tinh thần Đại hội X cũng chưa phải là cụ thể, nhưng đã mở rộng đường hơn cho việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, vì thế nên ‘chấp nhận phương án 2’ ».
Nhắc lại là Trung ương đã thảo luận nhiều lần và đã biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị đại biểu thể hiện chính kiến qua phiếu biểu quyết vì không đủ thời gian để có thể tiếp tục tranh luận.
Kết quả biểu quyết có 65,04% đại biểu có mặt tán thành phương án 2. Như vậy, đặc trưng kinh tế của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng sẽ là: ‘Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp’.
II. HAI QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU.
A. Tán thành phương án Một.
Trong phiên họp sáng ngày 14.01.2011, đại biểu Lê hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, ‘tôi tán thành với dự thảo Cương lĩnh’ vì:
1. nói về chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là nói về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, còn trong thời kỳ quá độ thì khác.
2. đặc trưng này thì mới nói được đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để phân biệt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa Cương lĩnh nói rõ là công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu thôi chứ không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu.
Để trả lời sự lo ngại của Bộ trưởng Võ hồng Phúc về thu hút đầu tư, ông nhấn mạnh: « vấn đề đó tôi không lo ngại, vì nếu chúng ta có chính sách thông thoáng, rộng mở thì vẫn thu hút được đầu tư nước ngoài và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Trước kia chúng ta coi nhẹ, muốn bóp nghẹt kinh tế tư nhân nhưng bây giờ chúng ta xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. Vì thế nói công hữu nhưng không ngại, 20 năm qua có phải vì công hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư, trong nước ngại phát triển kinh tế tư nhân đâu. »
« Công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu vấn đề lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu… vì quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất ‘thì sẽ vướng về mặt lý luận, nó rất trừu tượng, không rõ là quan hệ sản xuất gì và mang đặc trưng gì’. Chế độ nào cũng có quan hệ sản xuất phù hợp với chế độ đó cả, nên theo tôi nếu nói như vậy thì coi như không nói gì. Về các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà dân ta đang xây dựng theo tôi còn là vấn đề mở, cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tìm tòi trong thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu lý luận để bổ sung cho những đặc trưng đó », ông Nghĩa kết thúc phần tranh luận.
B. Tán thành phương án Hai.
Chúng ta theo dõi cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Lê đăng Doanh của báo Pháp Luật TP.HCM:
. Tiến sĩ có nhận xét gì về hai luồng ý kiến trái chiều về việc đưa vấn đề ‘công hữu tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu’ vào Cương lĩnh 2011?
+ Tôi không đồng ý đặc trưng của Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu. Mác đã nói: “Sự phát triển tự do của mỗi một người là điều kiện tự do của tất cả mọi người. Trong đó, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Đó mới là mục tiêu của XHCN chứ bản chất XHCN không phải nằm ở chỗ công hữu TLSX chủ yếu. Mác chỉ nghĩ rằng công hữu TLSX chủ yếu sẽ dẫn đến mục tiêu đó. Tức, công hữu TLSX chủ yếu chỉ là phương tiện để thực hiện XHCN chứ không phải là bản chất, là đặc trưng của XHCN.
Hơn nữa, mô hình công hữu không còn phù hợp với khoa học hiện đại, theo đó một tài sản phải có chủ sở hữu rõ ràng. Không có chủ sở hữu rõ ràng sẽ dễ dẫn đến việc cha chung không ai khóc, tài sản sẽ dễ bị xâm phạm, hao tổn…
. Thực tiễn thời gian qua đã nói lên điều gì về chế độ công hữu TLSX chủ yếu?
+ Thực tiễn đã chứng minh chế độ công hữu TLSX chủ yếu là sai lầm, rõ ràng nhất là sự sụp đổ của Liên Xô. Trong khi ta đã chuyển từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán… Đặc biệt hiện nay, khi nền kinh tế của chúng ta đang thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ để hiện đại hóa đất nước mà tuyên bố như vậy chẳng khác nào dội gáo nước lạnh cho các nhà đầu tư nước ngoài.
. Nếu chúng ta đồng tình với quan điểm công hữu về TLSX chủ yếu sẽ mâu thuẫn với con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang đặt ra?
+ Đúng vậy. Là một đất nước còn nghèo và lạc hậu, muốn phát triển chúng ta phải tiếp thu công nghệ khoa học của nước ngoài mà lại bảo công hữu hóa TLSX thì khó thuyết phục được. Người ta có thể hiểu mọi việc mà chúng ta làm hiện nay chỉ là tạm thời để đến một lúc nào đó quốc hữu hóa. Nói một cách nôm na như Bộ trưởng Võ hồng Phúc là giống như ông đang vỗ béo chúng tôi rồi đến một lúc nào đó sẽ làm thịt chúng tôi.
Nếu muốn có sự đầu tư lâu dài, ổn định mà tuyên bố thế thì người ta sẽ không sẵn sàng đầu tư. Chính sự tự do kinh doanh như Luật Doanh nghiệp mới đem lại sự lớn mạnh cho kinh tế Việt Nam. Nếu không có sự tham gia của toàn dân, sự sáng tạo, đầu tư của toàn dân thì làm sao có sự phồn vinh như thế này.
. Riêng việc hiểu như thế nào là TLSX chủ yếu cũng còn nhiều tranh cãi. Ông có ý kiến gì về việc này?
+ Trước kia, quan niệm TLSX chủ yếu là lao động, là đất đai. Còn trong thế giới ngày nay, TLSX chủ yếu có thêm phần mềm máy tính, là vốn, là khoa học công nghệ, là những sáng chế, phát minh… Đây đều là sản phẩm của cá nhân. Mình tuyên bố công hữu thì ai dám đầu tư vào cho mình, mình hội nhập làm sao được! Còn nói bây giờ chỉ dựa vào lao động, vào đất đai mà không có sáng chế, phát minh, phần mềm thì làm được gì!
. Mặc dù Cương lĩnh 1991 có quy định về công hữu TLSX chủ yếu nhưng lâu nay, bằng những chính sách, pháp luật hợp lý ta vẫn thu hút đầu tư nên không có chuyện cản trở thu hút đầu tư khi thực hiện công hữu TLSX, thưa ông?
+ Đúng là Cương lĩnh 1991 có quy định nhưng lâu nay mình không nhắc lại điều đó nên người ta chỉ căn cứ vào luật pháp của mình để thực hiện. Nhưng bây giờ khơi lại, người ta sẽ nghĩ rằng họ đang nhận được một lời cảnh báo mới. Ngay cả nhà đầu tư trong nước cũng có thể nghĩ rằng Nhà nước cho phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhưng đến một lúc nào đó sẽ quốc hữu hóa nhà máy, vốn…
. Ông lý giải thế nào trước những ý kiến cho rằng nếu không dựa vào công hữu TLSX chủ yếu sẽ mất đi đặc trưng XHCN?
+ Tôi đã nhấn mạnh mục đích của XHCN không phải là công hữu TLSX chủ yếu, không phải là chế độ công hữu mà là sự tự do của con người, giải phóng con người. Để đạt được mục tiêu đó, ban đầu Mác tưởng chế độ công hữu là tốt nhưng sau này ông nhận ra và đã thay đổi chế độ công hữu bằng sở hữu xã hội, trong đó công ty cổ phần là hình thức chủ yếu. Thế mà bây giờ mình không dùng cái từ Mác đã sửa mà quay lại với từ Mác chưa sửa. Rõ ràng như vậy là về mặt lý luận cũng không phù hợp với Mác mà thực tế cũng không phù hợp với thế kỷ XXI.
Cho nên tôi đồng tình với cách ghi trong Nghị quyết của Đại hội X “dựa trên quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” và điều ấy là hợp lý.
III. XIN PHÉP NHẬN ĐỊNH.
1. Sau khi Sài-gòn bị xóa tên, tại Hà nội, Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương được thành lập. Đến năm 1983, Ban này được đổi thành Vụ cải tạo công thương nghiệp tư doanh thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Tại TP Hồ chí Minh, lúc đó, ông Đỗ Mười là người đứng ra thực hiện công tác cải tạo và làm rất tích cực. Hai nhận xét:
a) lòng dân thêm oán ghét chế độ sau khi bị lường gạt về thời hạn đi học tập của các sĩ quan Việt Nam Cộng hòa;
b) việc công hữu hóa tài sản công thương nghiệp tư doanh thu được bao nhiêu cho nhà nước hay chạy vào túi đảng viên tham nhũng (nội hóa kho hàng phụ tùng xe máy Nhật, tráo đổi hàng mới bằng đồ cũ, thay hột xoàn thật bằng hột giả hay kém phẩm chất.
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Nhưng chính họ cũng thừa nhận rằng họ chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế này và chỉ giải thích đây là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chỉ trong hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30.01.2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau đó, ngày 23.09.2008, Chính phủ mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21 nói trên.
3. Trong 20 năm qua, các nhà đầu tư Âu-Mỹ đến kinh doanh tại Việt Nam là vì họ không biết trong Cương lĩnh năm 1991 có khoản ‘chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu’. Đơn giản, họ tưởng Việt Nam tôn trọng tư hữu như tại đại đa số các quốc gia khác trên thế giới. Rất nhiều các chính trị gia tại Âu châu không hiểu tại sao ông Nông đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội, trở thành Tổng bí thư được cho là ‘lên chức’. Tại nước họ, những quốc gia đa đảng, nên có bao nhiêu đảng là có bấy nhiêu Tổng bí thư hay Chủ tịch đảng, trong khi chỉ có một Chủ tịch Quốc hội và vị này sẽ thay Tổng Thống khi cần.
4. Việc công hữu hóa TLSX liên hệ tới mọi người dân Việt chỉ được quyết định bởi một nhóm 1377 người không do dân bầu và kết quả dễ thay đổi sau mỗi lần biểu quyết. Cần tổ chức trưng cầu dân ý để mọi người dân Việt có thể bày tỏ ý kiến hay ít nhất phải được thông qua bởi Quốc hội dân chủ mà mọi ứng cử viên cộng sản hay độc lập đều được tham gia tranh cử.
Bon chen nơi Đại hội, linh mục Nguyễn công Danh, Chủ tịch Ủy ban Đàn két, vi phạm điều Điều 287 khoản 2 Giáo Luật ngày 25.01.1983: ‘Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, …’. Hậu quả, linh mục đã chểnh mảng trong công tác mục vụ khi cấp giấy Rửa tội mà không ghi ngày Rửa tội gây khó xử cho Linh mục cử hành Bí tích Hôn phối.
Trong khi linh mục quốc danh chạy theo ‘công hữu hóa’ thì Hội Thánh Đức Kitô khuyên ‘Của cải có là để được chia sẻ’.
IV. GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ CỦA CẢI.
Nhờ Cựu Ước, chúng ta đọc biết:
Thiên Chúa sáng tạo Con Người theo hình ảnh Ngài và phán với họ: « Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất… » (Sáng thế ký 1: 27,28).
Trong Chương 7 đề cập đến ‘Đời Sống Kinh Tế’, Học thuyết xã hội Giáo hội Công giáo dạy chúng ta:
Của cải có là để được chia sẻ
328. Của cải, dù được sở hữu một cách chính đáng, luôn luôn có mục tiêu phổ quát;
Bất cứ hình thức tích trữ nào không chính đáng đều trái đạo đức, vì như thế là công khai đi ngược lại mục tiêu phổ quát đã được Tạo Hoá ấn định cho mọi của cải. Sự cứu độ trong Kitô giáo là sự giải thoát toàn diện con người, tức là được giải thoát không những khỏi mọi nhu cầu mà còn khỏi mọi sở hữu. ‘Vì ham mê tiền bạc là cội rễ mọi điều xấu xa; chính vì có sự thèm muốn ấy mà nhiều người đã lạc xa đức tin’ (1 Tm 6,10). Các Giáo phụ còn nhấn mạnh tới nhu cầu cần hoán cải và cần thay đổi lương tâm các tín hữu nhiều hơn là nhu cầu cần thay đổi các cơ chế xã hội và chính trị trong thời các ngài. Các ngài còn kêu gọi những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và có được của cải hãy xem mình chỉ là người quản lý những tài sản Thiên Chúa đã giao.
329. Của cải hoàn thành chức năng phục vụ con người khi chúng được hướng tới việc đem lại ích lợi cho người khác và cho xã hội.
Thánh Clementê thành Alexandria tự hỏi: ‘Chúng ta làm sao có thể làm điều tốt cho người lân cận khi chẳng ai trong chúng ta có chút của cải?’. Còn theo quan điểm của Thánh Gioan Kim Khẩu, của cải thuộc về một số người để những người này lập được công trạng bằng cách chia sẻ cho người khác. Của cải là một điều tốt xuất phát từ Thiên Chúa và phải được người sở hữu nó sử dụng và lưu thông thế nào cho cả người túng thiếu cũng được hưởng. Sự xấu xa lộ ra khi người ta tha thiết quá độ với của cải và tham lam tích trữ. Thánh Basiliô Cả kêu gọi người giàu hãy mở cửa nhà kho của mình và ngài khuyên họ: ‘Dòng nước lũ lớn chảy qua hàng ngàn kênh rạch để tràn ngập hết đất đai màu mỡ. Cũng thế, bằng hàng ngàn nẻo đường khác nhau, quý vị hãy làm sao cho của cải nhà mình đến được nhà những người nghèo túng’. Thánh Basiliô giải thích: của cải tựa như nước lấy từ giếng: càng kín múc thường xuyên, nước càng trong, và nếu không sử dụng, nước trở nên vẩn đục. Sau này thánh Gregoriô Cả cũng nói: người giàu chỉ là người quản lý những gì mình đang có; cho người nghèo những gì họ cần chính là một nhiệm vụ phải thi hành với lòng khiêm tốn, vì của cải không thuộc về người phân phát chúng. Kẻ nào giữ của cải lại cho riêng mình sẽ mắc tội; còn cấp phát cho những người túng thiếu là đã trả xong một món nợ.
Tin Đáng Chú Ý
Cuộc Cách mạng dân chủ ở Ai Cập
Đinh Kim Tân
16:56 11/02/2011
Từ 18 ngày qua dân chúng, những người trẻ, đã ngày đêm tụ họp ở trung tâm thủ đô Cairo bên Ai cập, ở quảng trường Tahrir, trương cao những biểu ngữ và hô to những đòi hỏi Tổng thống Mubarak phải từ chức, cải tổ hệ thống chính trị ở Ai cập theo chiều hướng dân chủ tự do.
18 ngày đêm người dân xứ này đã kiên trì cố thủ trong những lều trại cắm ở chung quanh quảng trường Tahir, nhất định không lùi bước trước đe dọa của cảnh sát chìm nổi đàn áp gây chia rẽ mất an ninh trật tự.
Ngày hôm qua, 10.02.2011, Tổng Thống Mubarak đã đọc bài diễn văn dài hứa hẹn cải tổ chính trị, bầu cử tự do, chính ông không ra ứng cử vào tháng chín tới, trao quyền theo phương thức vừa de facto vừa de juri cho Phó tổng thống Suleiman điều hành chính phủ, nhưng Ông không nhượng bộ từ chức. Dân chúng biểu tình càng giận dữ hơn nhất định không chấp nhận những điều Tổng Thống Mubarak đưa ra. Họ nhất quyết tháo cởi giầy đưa lên chỉ vào hình Tổng Thống, cử chỉ này đối với người theo Hồi Giáo là sự nhục mạ khinh bỉ, đòi Ông phải từ chức ngay tức khắc.
Hôm nay ngày 11.02.2011 lúc 16.00 giờ bên Ai Cập, Phó Tổng Thống Suleiman, đọc bài diễn văn loan báo: Tổng Thống Mubark từ chức tức khắc, trao quyền lại cho Hội đồng quân sự điều khiển quốc gia đất nước.
Khi tin này loan ra, toàn thể dân chúng Ai cập ở quảng trường Tahrir reo mừng chiến thắng thành công.
Khắp nơi rên khắp thế giới các chính phủ ở Mỹ cũng như ở Âu châu, ở Nga, ở khối Ả Rập đều chào mừng bước tiến này.
Tổng thống từ chức Mubarak và gia đình đã đáp máy bay trực thăng rời bỏ thủ đô Cairo đến vùng Scham al Scheim bờ biển Đỏ cư ngụ.
Từ những ngày qua quân đội với xe tăng được điều động canh giữ những cơ sở trọng yếu của chính phủ trong thủ đô Cairo, nhằm ngăn cản không cho đoàn người biểu tình vào xâm chiếm phá hoại. Quân đội giữ vị thế trung lập vừa bảo vệ dân chúng biểu tình, vừa bảo vệ chính phủ. Có lẽ vì thế cả chính phủ lẫn dân chúng đều tin tưởng nơi quân đội.
Từ ngày 14.10.1981 sau khi Tổng Thống Ai Cập Sadats bị ám sát, Tướng Mubarak được trao quyền hành điều hành nền chính trị vừa là Tổng Thống vừa là Thủ tướng nước Ai Cập tới tháng hai 2011 theo luật tình trạng khẩn trương do Ông ban hành trong nước. Ba mươi năm làm Tổng Thống cai trị Ai Cập theo phương thức chính trị độc tài dưới nhãn vỏ dân chủ.
Ông xây dựng quyền lực chính trị cai trị dựa vào quân đội, vào phát triển kinh tế đặc ân cho những ai trung thành với mình. Ông cho những đảng đối lập được hoạt động trong Quốc Hội do dân bầu, nhưng chính phủ của Ông kiểm soát gắt gao. Ông tìm mọi cách đè bẹp đảng đối lập Hồi Giáo không cho họ cơ hội hoạt động phát triển. Suốt 30 năm cầm quyền của Mubarak người ta đã gọi là một triều đại Pharao Mubarak của Ai Cập.
Về kinh tế, nhất là ngành du lịch phát triển thành công thu hút khách ngoại quốc vào Ai Cập rất đáng kể, và cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ to lớn cho kinh tế Ai Cập rất dồi dào.
Ngày nay, khi nói đến Ai cập người ta liên tưởng tới nền văn minh cổ xưa của nhân loại với những Kim Tự Tháp khổng lồ trong sa mạc, những triều đại Pharao bên bờ sông Nil, đến Kênh đào Suez, đến vùng núi Sinai, nơi theo Kinh Thánh Thiên Chúa đã hiện ra trao 10 điều răn cho thánh tiên tri Maisen, đến biển Đỏ ngăn giữa hai nước Ai cập và Israel, đến một xã hội có nhiều nền văn hóa khác nhau cả về tín ngưỡng, tuy Hồi Giáo chiếm đa số, nhưng Giáo Hội Chính Thống giáo hệ phái Cốp ở Ai cập cũng chiếm gần 10% dân số và là một Giáo Hội Kytô giáo có lâu đời hơn cả Công giáo Roma.
Về chính trị, dưới thời Tổng thống Mubarak là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong vùng Trung đông. Ai cập là nước duy nhất trong vùng Trung Đông Hồi Giáo ký kết khế ước hòa bình với Israel. Chính Tổng Thống Mubarak đã đóng vai trung gian giữa Israel và Phong trào giái phóng Palästina của người Palestin đi đến thỏa hiệp công nhận nhau.
Người ta cho rằng Tổng thống Mubarak là người có nhiều công lao xây dựng nước Ai Cập tân tiến như ngày hôm nay cùng là bảo đảm cho một nền chính trị ôn hòa trong vùng Trung Đông nơi có nhiều tranh chấp cực đoan, nền kinh tế trong nước phát triển. Nhưng 30 năm cầm quyền với phương thức tình trạng thiết quân luật khẩn trương nhất là về chính trị đã tạo nên những bất mãn trong lòng dân chúng trong một thời đại tự do dân chủ được cổ võ nêu cao khắp nơi trên thế giới.
Rồi 30 năm trị vì cầm quyền liên tục là thời gian qúa dài, người trị vì hầu như cố thủ bám vào quyền hành không còn muốn cái mới, đang khi thế hệ người trẻ luôn mong muốn có đổi mới về chính trị, kinh tế và nhất là về đào tạo giáo dục thời đại ngày hôm nay cáng ngày càng có nhiều tiến bộ thay đổi.
Nên như tưc nước vỡ bờ, dân chúng đến một lúc nào đó, nhất là những người trẻ chịu không nổi, họ đã đứng lên tràn ra đường phố dương cao cánh tay, giơ cao biểu ngữ đòi tự do dân chủ, đòi cải tổ hệ thống chính trị, mong giúp cho đời sống đổi mới vươn lên.
Và họ đã thành công, Thủ tướng Merkel của nước Đức đã đánh gía những gì xảy ra ngày hôm nay ở Ai Cập là ngày vui mừng thành công của một cuộc cách mạng.
Nhiều người còn so sánh sự thành công ở Ai Cập với cuộc cách mạng biến đổi của nước Đức năm 1989, thời điểm chế độ Cộng sản nước Đông Đức sụp đổ không tốn một viên đạn một giọt máu nào đổ ra.
Tiến trình thay đổi cải tổ chính trị ở Ai Cập đang bắt đầu. Tiến trình này đòi hỏi thời gian cùng nhiều cố gắng dấn thân của mọi người dân, nhất là vai trò trung gian của quân đội để tránh không bị rơi vào tình trạng bị quân đội, bị nhóm cực đoan chế tiếm quyền.
Chúng ta cùng chúc mừng và cầu mong một tương lai tốt đẹp cho đất nước Ai Cập và hy vọng cuộc cách mạng hoa nhài, bông bưởi sẽ thổi sang quê hương VN yêu dấu. Nguyện cầu cho Dân Tộc VN mau sớm được hưởng một mùa Xuân Thanh Bình và Dân Chủ Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo được thực sự tôn trọng.
Đức Quốc ngày 11.02.2011
18 ngày đêm người dân xứ này đã kiên trì cố thủ trong những lều trại cắm ở chung quanh quảng trường Tahir, nhất định không lùi bước trước đe dọa của cảnh sát chìm nổi đàn áp gây chia rẽ mất an ninh trật tự.
Ngày hôm qua, 10.02.2011, Tổng Thống Mubarak đã đọc bài diễn văn dài hứa hẹn cải tổ chính trị, bầu cử tự do, chính ông không ra ứng cử vào tháng chín tới, trao quyền theo phương thức vừa de facto vừa de juri cho Phó tổng thống Suleiman điều hành chính phủ, nhưng Ông không nhượng bộ từ chức. Dân chúng biểu tình càng giận dữ hơn nhất định không chấp nhận những điều Tổng Thống Mubarak đưa ra. Họ nhất quyết tháo cởi giầy đưa lên chỉ vào hình Tổng Thống, cử chỉ này đối với người theo Hồi Giáo là sự nhục mạ khinh bỉ, đòi Ông phải từ chức ngay tức khắc.
Hôm nay ngày 11.02.2011 lúc 16.00 giờ bên Ai Cập, Phó Tổng Thống Suleiman, đọc bài diễn văn loan báo: Tổng Thống Mubark từ chức tức khắc, trao quyền lại cho Hội đồng quân sự điều khiển quốc gia đất nước.
Khi tin này loan ra, toàn thể dân chúng Ai cập ở quảng trường Tahrir reo mừng chiến thắng thành công.
Khắp nơi rên khắp thế giới các chính phủ ở Mỹ cũng như ở Âu châu, ở Nga, ở khối Ả Rập đều chào mừng bước tiến này.
Tổng thống từ chức Mubarak và gia đình đã đáp máy bay trực thăng rời bỏ thủ đô Cairo đến vùng Scham al Scheim bờ biển Đỏ cư ngụ.
Từ những ngày qua quân đội với xe tăng được điều động canh giữ những cơ sở trọng yếu của chính phủ trong thủ đô Cairo, nhằm ngăn cản không cho đoàn người biểu tình vào xâm chiếm phá hoại. Quân đội giữ vị thế trung lập vừa bảo vệ dân chúng biểu tình, vừa bảo vệ chính phủ. Có lẽ vì thế cả chính phủ lẫn dân chúng đều tin tưởng nơi quân đội.
Từ ngày 14.10.1981 sau khi Tổng Thống Ai Cập Sadats bị ám sát, Tướng Mubarak được trao quyền hành điều hành nền chính trị vừa là Tổng Thống vừa là Thủ tướng nước Ai Cập tới tháng hai 2011 theo luật tình trạng khẩn trương do Ông ban hành trong nước. Ba mươi năm làm Tổng Thống cai trị Ai Cập theo phương thức chính trị độc tài dưới nhãn vỏ dân chủ.
Ông xây dựng quyền lực chính trị cai trị dựa vào quân đội, vào phát triển kinh tế đặc ân cho những ai trung thành với mình. Ông cho những đảng đối lập được hoạt động trong Quốc Hội do dân bầu, nhưng chính phủ của Ông kiểm soát gắt gao. Ông tìm mọi cách đè bẹp đảng đối lập Hồi Giáo không cho họ cơ hội hoạt động phát triển. Suốt 30 năm cầm quyền của Mubarak người ta đã gọi là một triều đại Pharao Mubarak của Ai Cập.
Về kinh tế, nhất là ngành du lịch phát triển thành công thu hút khách ngoại quốc vào Ai Cập rất đáng kể, và cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ to lớn cho kinh tế Ai Cập rất dồi dào.
Ngày nay, khi nói đến Ai cập người ta liên tưởng tới nền văn minh cổ xưa của nhân loại với những Kim Tự Tháp khổng lồ trong sa mạc, những triều đại Pharao bên bờ sông Nil, đến Kênh đào Suez, đến vùng núi Sinai, nơi theo Kinh Thánh Thiên Chúa đã hiện ra trao 10 điều răn cho thánh tiên tri Maisen, đến biển Đỏ ngăn giữa hai nước Ai cập và Israel, đến một xã hội có nhiều nền văn hóa khác nhau cả về tín ngưỡng, tuy Hồi Giáo chiếm đa số, nhưng Giáo Hội Chính Thống giáo hệ phái Cốp ở Ai cập cũng chiếm gần 10% dân số và là một Giáo Hội Kytô giáo có lâu đời hơn cả Công giáo Roma.
Về chính trị, dưới thời Tổng thống Mubarak là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong vùng Trung đông. Ai cập là nước duy nhất trong vùng Trung Đông Hồi Giáo ký kết khế ước hòa bình với Israel. Chính Tổng Thống Mubarak đã đóng vai trung gian giữa Israel và Phong trào giái phóng Palästina của người Palestin đi đến thỏa hiệp công nhận nhau.
Người ta cho rằng Tổng thống Mubarak là người có nhiều công lao xây dựng nước Ai Cập tân tiến như ngày hôm nay cùng là bảo đảm cho một nền chính trị ôn hòa trong vùng Trung Đông nơi có nhiều tranh chấp cực đoan, nền kinh tế trong nước phát triển. Nhưng 30 năm cầm quyền với phương thức tình trạng thiết quân luật khẩn trương nhất là về chính trị đã tạo nên những bất mãn trong lòng dân chúng trong một thời đại tự do dân chủ được cổ võ nêu cao khắp nơi trên thế giới.
Rồi 30 năm trị vì cầm quyền liên tục là thời gian qúa dài, người trị vì hầu như cố thủ bám vào quyền hành không còn muốn cái mới, đang khi thế hệ người trẻ luôn mong muốn có đổi mới về chính trị, kinh tế và nhất là về đào tạo giáo dục thời đại ngày hôm nay cáng ngày càng có nhiều tiến bộ thay đổi.
Nên như tưc nước vỡ bờ, dân chúng đến một lúc nào đó, nhất là những người trẻ chịu không nổi, họ đã đứng lên tràn ra đường phố dương cao cánh tay, giơ cao biểu ngữ đòi tự do dân chủ, đòi cải tổ hệ thống chính trị, mong giúp cho đời sống đổi mới vươn lên.
Và họ đã thành công, Thủ tướng Merkel của nước Đức đã đánh gía những gì xảy ra ngày hôm nay ở Ai Cập là ngày vui mừng thành công của một cuộc cách mạng.
Nhiều người còn so sánh sự thành công ở Ai Cập với cuộc cách mạng biến đổi của nước Đức năm 1989, thời điểm chế độ Cộng sản nước Đông Đức sụp đổ không tốn một viên đạn một giọt máu nào đổ ra.
Tiến trình thay đổi cải tổ chính trị ở Ai Cập đang bắt đầu. Tiến trình này đòi hỏi thời gian cùng nhiều cố gắng dấn thân của mọi người dân, nhất là vai trò trung gian của quân đội để tránh không bị rơi vào tình trạng bị quân đội, bị nhóm cực đoan chế tiếm quyền.
Chúng ta cùng chúc mừng và cầu mong một tương lai tốt đẹp cho đất nước Ai Cập và hy vọng cuộc cách mạng hoa nhài, bông bưởi sẽ thổi sang quê hương VN yêu dấu. Nguyện cầu cho Dân Tộc VN mau sớm được hưởng một mùa Xuân Thanh Bình và Dân Chủ Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo được thực sự tôn trọng.
Đức Quốc ngày 11.02.2011
Văn Hóa
Nhớ Xuân xưa
Nguyễn Ngọc Sáng
09:39 11/02/2011
Ngày thứ bảy 29 tháng 1 và Chúa nhật 30 tháng 1 năm 2011 vừa qua, giáo xứ thánh Minh Orlando tổ chức hội chợ Tết, mang tên Hội Tết Về Nguồn. Năm nay là Hội Tết Về Nguồn lần thứ 19. Đây quả là dịp để người Việt trong vùng đến để vui chơi, để nhìn lại những hình ảnh Tết của quê hương. Năm nay, năm Tân Mão, khách đến với Hội Tết Về Nguồn sẽ được thưởng thức những món ăn “đậm tình quê hương”, sẽ được dịp vui cười nhìn đoàn lân lớn bé đang say pháo, sống lại đôi phút lịch sử với vở kịch “Tiếng trống Mê Linh” được trình diễn ngoài trời.
Nơi đây xứ lạ quê người mà phong tục có khác thì ngày Tết quả là ngày vui đặc biệt riêng của bà con mình. Người ta không lo trữ gạo nếp để gói bánh chưng, bánh tét, cũng không lo quết bột để làm bánh ít bánh gai mà chỉ cần đi mua sắm. Người ta cũng sắm sửa, người ta cũng lo rước ông bà. Người ta cũng đi thăm viếng, người ta cũng đi lễ chùa, lễ nhà thờ, người ta cũng đi hái lộc đầu năm, người ta cũng "trẩy hội xuân", nhưng mà:
Vui xuân thiên hạ bao nhiêu kẻ
Ngồi nhớ xuân xưa họa có ta
Tuy ở nhiều nơi, các cộng đồng người Việt đón Xuân cũng tưng bừng lắm, nhưng nhớ lại một chút những ngày Xuân trước kia thì chắc là không làm sao có lại được. Không biết có nơi nào đó mà ta có thể thấy lại những sạp báo phủ đầy những tờ báo Xuân đa dạng: Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, Dân Chủ, Dân Đen, Dân Chúng, Công Luận, Phụ Nữ Diễn Đàn, Tiền Phong, Thời Nay, Phổ Thông,. .. khổ to, khổ nhỏ, màu xanh, màu đỏ. ..
Rồi từ đầu tháng chạp (12 âm lịch), xung quanh các chợ, các sạp bán Tết được dựng lên. Ở những sạp bên cạnh chợ: chợ Bến Thành, chợ Tân Định, Thị Nghè, Gia Định, hay ở các tỉnh. .. bày la liệt, mứt bánh, bánh ngon bánh dỡ, rượu thiệt rượu giả, thèo lèo "cứt chuột", mứt bí mứt dừa, hàng Tây hàng Mỹ (bôm, nho, xá lị, rượu), hàng Nhật, Hồng Kông bên Tàu, Hồng Kông "bên hông Chợ Lớn", hàng Á Rặp (chà là), hàng Thái Lan, Cam Bốt. .., lạp xưởng, vịt quay, vịt lạp, thịt khô, thịt muối...
Đọc trong những tờ báo hồi đó, thỉnh thoảng ta cứ gặp lại những cảnh Xuân ngày xưa:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Ông đồ ngày xưa viết thuê cho người những câu đối vì ngày xưa khi mà:
Còn vài hôm nữa hết mùa đông
Cột nhà hàng xóm lên câu đối.
Chuẩn bị đón Xuân, ngoài các thứ, nhiều người lo trong nhà có câu đối Tết, cầu mong những điều may mắn cho gia đình trong năm mới, cầu chúc những điều lành cho khách đến chơi và còn lo dọn dẹp nhà cửa, sửa sang lại trong ngoài. Nói tới Tết, nhớ tới mẹ tôi, thôi thì khỏi nói:
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều
Sân gạch tường hoa người quét lại
Vẽ cung trừ quỹ giồng cây nêu.
Mẹ tôi đã lo từ lâu lắm:
Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
Mẹ tôi đã tính "Tết thì vừa"
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà dọn cửa rửa bàn thờ.
Năm đó tháng chạp thiếu (chỉ có 29 ngày):
Nay là hăm tám Tết rồi đây
Tháng thiếu cho nên hụt một ngày
Sắm sửa đồ lề về việc Tết
Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay
Đi chợ những ngày này là để mua dậm thêm những gì còn thiếu:
Không như mọi bận, người mua quà
Chỉ mua pháo chuột và tranh gà
Cho các em tôi đứa mỗi chiếc
Dán lên khắp cột, đốt inh nhà
Đến 29 Tết thì tôi và các em tôi đã thuộc nằm lòng câu "nói" để ngày mai mùng một Tết đi mừng tuổi (chúc thọ): "Năm cũ vừa qua bước sang năm mới, con kính chúc. .. được sống lâu trăm tuổi." Phải nói cho trôi, phải nói cho xuôi, đứng khoanh tay ngay ngắn, xong câu là, là... được lì xì.
Đến hôm 29 Tết thì mọi việc kể như xong xuôi:
Giết lợn đồ xôi lại giết gà
Cổ bàn xong cả từ hôm qua.
Đêm 29 Tết: đêm cuối năm, đêm giao thừa:
Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức
Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba.
Rồi:
Mẹ tôi gọi cả các em tôi
Đến bên mà dặn: "Sáng ngày mai
Các con phải dậy sao cho sớm
Đầu năm, năm mới phải lanh trai."
Mặc quần, mặc áo lên trên nhà
Thắp hương, thắp nến lễ ông bà
Chớ có cãi nhau, chớ có quấy
Đánh đổ, đánh vỡ như người ta...
Tôi còn nhớ, sáng mồng một:
Thầy tôi lấy một tờ hoa tiên
Bút lông dầm mực viết lên trên
Trên những gì gì tôi chẳng biết
Giữa đề năm tháng, dưới đề tên.
Còn mẹ tôi thì:
Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi
Rồi năm đó, cũng ngày xuân, khi tôi lớn lên rồi:
Tôi mặc một chiếc quần mới may
Áo lương, khăn lượt, chân đi giày
Cho tôi sang lễ bên quê ngoại
Người dặn: con đừng uống rượu say!
Rồi ngày lại ngày, Xuân lại Xuân. .. Giờ cũng Xuân đến, tôi không được đón Xuân nơi quê nội, tôi không được về quê ngoại uống rượu Xuân. Tôi không còn dịp để thấy:
Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén, bút đề thơ
Những bà tóc bạc, hiền như Phật
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.
Quanh đây làm sao có cảnh:
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt, miệng nam mô.
Tôi đâu còn có dịp để nghe:
Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
Nhà nhà đoàn tụ dưới hoa tươi.
thì làm sao ăn được chiếc bánh ngày Xuân mẹ gói cho!
Khứ thế xuân quy sầu cửu biệt!
Thì Xuân về chỉ biết uống rượu làm vui! Nhưng:
Chén rượu tha hương, trời! Đắng quá!
Cho nên:
Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở
- xa nhà, uống rượu có say không?
Chị ơi:
Năm nay, ồ thế mà vui chán
Những một mình em uống rượu hồng
Xuân này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Nơi xứ người:
Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
Một mình em vẫn cứ tay không
Em nhờ chị:
Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cánh hồng
Tha hương chả gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đỡ lạnh lòng
Vì:
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Chao ôi! Tết đến mà không được
Thấy lại quê hương thật não nùng.
Năm nay như mấy năm trước, đêm giao thừa không có bàn thờ mẹ với chị chưng dọn như ở nhà mình ngày xưa, nhưng em cũng có đốt nến, để rồi:
Đêm nay em thức thi cùng nến
Ai biết tình em với núi sông!?
* Trích thơ Nguyễn Bính
Nơi đây xứ lạ quê người mà phong tục có khác thì ngày Tết quả là ngày vui đặc biệt riêng của bà con mình. Người ta không lo trữ gạo nếp để gói bánh chưng, bánh tét, cũng không lo quết bột để làm bánh ít bánh gai mà chỉ cần đi mua sắm. Người ta cũng sắm sửa, người ta cũng lo rước ông bà. Người ta cũng đi thăm viếng, người ta cũng đi lễ chùa, lễ nhà thờ, người ta cũng đi hái lộc đầu năm, người ta cũng "trẩy hội xuân", nhưng mà:
Vui xuân thiên hạ bao nhiêu kẻ
Ngồi nhớ xuân xưa họa có ta
Tuy ở nhiều nơi, các cộng đồng người Việt đón Xuân cũng tưng bừng lắm, nhưng nhớ lại một chút những ngày Xuân trước kia thì chắc là không làm sao có lại được. Không biết có nơi nào đó mà ta có thể thấy lại những sạp báo phủ đầy những tờ báo Xuân đa dạng: Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, Dân Chủ, Dân Đen, Dân Chúng, Công Luận, Phụ Nữ Diễn Đàn, Tiền Phong, Thời Nay, Phổ Thông,. .. khổ to, khổ nhỏ, màu xanh, màu đỏ. ..
Rồi từ đầu tháng chạp (12 âm lịch), xung quanh các chợ, các sạp bán Tết được dựng lên. Ở những sạp bên cạnh chợ: chợ Bến Thành, chợ Tân Định, Thị Nghè, Gia Định, hay ở các tỉnh. .. bày la liệt, mứt bánh, bánh ngon bánh dỡ, rượu thiệt rượu giả, thèo lèo "cứt chuột", mứt bí mứt dừa, hàng Tây hàng Mỹ (bôm, nho, xá lị, rượu), hàng Nhật, Hồng Kông bên Tàu, Hồng Kông "bên hông Chợ Lớn", hàng Á Rặp (chà là), hàng Thái Lan, Cam Bốt. .., lạp xưởng, vịt quay, vịt lạp, thịt khô, thịt muối...
Đọc trong những tờ báo hồi đó, thỉnh thoảng ta cứ gặp lại những cảnh Xuân ngày xưa:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Ông đồ ngày xưa viết thuê cho người những câu đối vì ngày xưa khi mà:
Còn vài hôm nữa hết mùa đông
Cột nhà hàng xóm lên câu đối.
Chuẩn bị đón Xuân, ngoài các thứ, nhiều người lo trong nhà có câu đối Tết, cầu mong những điều may mắn cho gia đình trong năm mới, cầu chúc những điều lành cho khách đến chơi và còn lo dọn dẹp nhà cửa, sửa sang lại trong ngoài. Nói tới Tết, nhớ tới mẹ tôi, thôi thì khỏi nói:
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều
Sân gạch tường hoa người quét lại
Vẽ cung trừ quỹ giồng cây nêu.
Mẹ tôi đã lo từ lâu lắm:
Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
Mẹ tôi đã tính "Tết thì vừa"
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà dọn cửa rửa bàn thờ.
Năm đó tháng chạp thiếu (chỉ có 29 ngày):
Nay là hăm tám Tết rồi đây
Tháng thiếu cho nên hụt một ngày
Sắm sửa đồ lề về việc Tết
Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay
Đi chợ những ngày này là để mua dậm thêm những gì còn thiếu:
Không như mọi bận, người mua quà
Chỉ mua pháo chuột và tranh gà
Cho các em tôi đứa mỗi chiếc
Dán lên khắp cột, đốt inh nhà
Đến 29 Tết thì tôi và các em tôi đã thuộc nằm lòng câu "nói" để ngày mai mùng một Tết đi mừng tuổi (chúc thọ): "Năm cũ vừa qua bước sang năm mới, con kính chúc. .. được sống lâu trăm tuổi." Phải nói cho trôi, phải nói cho xuôi, đứng khoanh tay ngay ngắn, xong câu là, là... được lì xì.
Đến hôm 29 Tết thì mọi việc kể như xong xuôi:
Giết lợn đồ xôi lại giết gà
Cổ bàn xong cả từ hôm qua.
Đêm 29 Tết: đêm cuối năm, đêm giao thừa:
Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức
Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba.
Rồi:
Mẹ tôi gọi cả các em tôi
Đến bên mà dặn: "Sáng ngày mai
Các con phải dậy sao cho sớm
Đầu năm, năm mới phải lanh trai."
Mặc quần, mặc áo lên trên nhà
Thắp hương, thắp nến lễ ông bà
Chớ có cãi nhau, chớ có quấy
Đánh đổ, đánh vỡ như người ta...
Tôi còn nhớ, sáng mồng một:
Thầy tôi lấy một tờ hoa tiên
Bút lông dầm mực viết lên trên
Trên những gì gì tôi chẳng biết
Giữa đề năm tháng, dưới đề tên.
Còn mẹ tôi thì:
Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi
Rồi năm đó, cũng ngày xuân, khi tôi lớn lên rồi:
Tôi mặc một chiếc quần mới may
Áo lương, khăn lượt, chân đi giày
Cho tôi sang lễ bên quê ngoại
Người dặn: con đừng uống rượu say!
Rồi ngày lại ngày, Xuân lại Xuân. .. Giờ cũng Xuân đến, tôi không được đón Xuân nơi quê nội, tôi không được về quê ngoại uống rượu Xuân. Tôi không còn dịp để thấy:
Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén, bút đề thơ
Những bà tóc bạc, hiền như Phật
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.
Quanh đây làm sao có cảnh:
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt, miệng nam mô.
Tôi đâu còn có dịp để nghe:
Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
Nhà nhà đoàn tụ dưới hoa tươi.
thì làm sao ăn được chiếc bánh ngày Xuân mẹ gói cho!
Khứ thế xuân quy sầu cửu biệt!
Thì Xuân về chỉ biết uống rượu làm vui! Nhưng:
Chén rượu tha hương, trời! Đắng quá!
Cho nên:
Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở
- xa nhà, uống rượu có say không?
Chị ơi:
Năm nay, ồ thế mà vui chán
Những một mình em uống rượu hồng
Xuân này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Nơi xứ người:
Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
Một mình em vẫn cứ tay không
Em nhờ chị:
Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cánh hồng
Tha hương chả gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đỡ lạnh lòng
Vì:
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Chao ôi! Tết đến mà không được
Thấy lại quê hương thật não nùng.
Năm nay như mấy năm trước, đêm giao thừa không có bàn thờ mẹ với chị chưng dọn như ở nhà mình ngày xưa, nhưng em cũng có đốt nến, để rồi:
Đêm nay em thức thi cùng nến
Ai biết tình em với núi sông!?
* Trích thơ Nguyễn Bính
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áo Mới Đầu năm
Nguyễn Ngọc Liên
23:44 11/02/2011
ÁO MỚI ĐẦU NĂM
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hãy đến mùa Xuân ơi.
Cho nụ cười càng thêm trong sáng
Thắm thiết tình yêu thương bên bạn bè,
bên những em thơ…..
(Trích Nhạc Thiếu Nhi VN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hãy đến mùa Xuân ơi.
Cho nụ cười càng thêm trong sáng
Thắm thiết tình yêu thương bên bạn bè,
bên những em thơ…..
(Trích Nhạc Thiếu Nhi VN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền