Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 11/02: Tại sao anh chị em không nhờ Đức Mẹ chuyển lời cầu xin
Giáo Hội Năm Châu
02:56 10/02/2025
Tin Mừng CHÚA Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. (Ga 2,1-11)
Khi ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Đó là Lời Chúa
Khó nghe
Lm Minh Anh
14:45 10/02/2025
KHÓ NGHE
“Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”.
Năm 1886, Benz lái chiếc Mercedes đầu tiên qua phố Munich. Cỗ máy khiến chủ các xe ngựa tức giận. Họ vận động các quan chức giới hạn tốc độ “cỗ xe không ngựa”: 5km/giờ - nội thành; 11km/giờ - ngoại thành. Với Benz, điều này thật khó nghe! Ngày kia, ông mời thị trưởng thử xe. Benz sắp xếp một xe sữa đứng đợi; khi thị trưởng và Benz tới, con ngựa già vượt xe họ. Thị trưởng tức giận, yêu cầu Benz vượt; Benz lắc đầu, “Dẫu luật vô lý, nhưng tôi không được phép chạy nhanh”. Ít lâu sau, luật thay đổi!
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mượn lời Isaia để nói cho các biệt phái một sự thật cũng rất ‘khó nghe!’: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta!”.
“Lòng chúng thì lại xa Ta!”, đó là lời thở than của Đấng dựng nên muôn loài muôn vật; trong đó, con người là đỉnh cao của tạo thành - “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình” - bài đọc một. Vì thế, Ngài phải được tôn thờ và yêu mến “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực”, và mọi người sẽ đồng thanh “Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca; thì đàng này, Ngài chỉ được kính tôn bằng môi bằng miệng!
Chúa Giêsu chỉ trích gay gắt các biệt phái vì lòng họ thiếu sự thờ phượng thật! Truyền thống của cha ông không nhất thiết là xấu - chẳng hạn việc rửa tay trước khi dùng bữa - nhưng những truyền thống này sẽ trống rỗng nếu chúng không được thúc đẩy bởi một đức tin sâu sắc và một tình yêu dành cho Thiên Chúa. Việc tuân giữ các truyền thống bên ngoài không thực sự là hành động thờ phượng và đó là điều Chúa Giêsu muốn họ nhận thức. Ngài muốn lòng họ bùng cháy tình yêu dành cho Thiên Chúa và thờ phượng Ngài đích thực vốn luôn trong sáng, chân thành và trầm lắng qua cầu nguyện, lắng nghe và phục vụ thánh ý Ngài. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi chúng ta tham gia vào sự thờ phượng đích thực ‘như Chúa Giêsu’.
Là người Công Giáo, đời sống cầu nguyện và thờ phượng của chúng ta được đặt nền tảng trên Phụng vụ thánh. Phụng vụ kết hợp nhiều truyền thống và thực hành phản ánh đức tin phải trở thành phương tiện truyền tải ân sủng. Nhiều Phụng vụ của Giáo Hội được chuyển từ các hành động bên ngoài sang việc thờ phượng bên trong; nhưng nếu chỉ thực hiện theo các động tác bên ngoài là vô nghĩa. Hãy để Chúa tác động lên chúng ta và trong chúng ta khi chúng ta tham gia vào việc cử hành các Bí tích bên ngoài!
Anh Chị em,
“Lòng chúng thì lại xa Ta!”. Có thể lòng chúng ta thiếu sự thờ phượng thật? Hôm nay, hãy suy ngẫm về ước muốn cháy bỏng trong trái tim Chúa Giêsu, Ngài muốn lôi kéo bạn vào sự thờ phượng. Hãy suy ngẫm về cách bạn cho phép mình được lôi kéo vào sự thờ phượng này mỗi khi bạn tham dự Thánh Lễ! Hãy cố gắng biến sự tham gia của bạn - không chỉ là sự tham gia bên ngoài mà trước hết - là sự tham gia bên trong! Làm như vậy sẽ giúp bảo đảm rằng, lời khiển trách ‘khó nghe’ của Chúa Giêsu dành cho các biệt phái kinh sư không rơi vào chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con nội tâm hoá các hành vi thờ phượng bên ngoài bằng một sự hoán cải bên trong. Có như thế, con mới có thể yêu mến Chúa cách đích thực!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”.
Năm 1886, Benz lái chiếc Mercedes đầu tiên qua phố Munich. Cỗ máy khiến chủ các xe ngựa tức giận. Họ vận động các quan chức giới hạn tốc độ “cỗ xe không ngựa”: 5km/giờ - nội thành; 11km/giờ - ngoại thành. Với Benz, điều này thật khó nghe! Ngày kia, ông mời thị trưởng thử xe. Benz sắp xếp một xe sữa đứng đợi; khi thị trưởng và Benz tới, con ngựa già vượt xe họ. Thị trưởng tức giận, yêu cầu Benz vượt; Benz lắc đầu, “Dẫu luật vô lý, nhưng tôi không được phép chạy nhanh”. Ít lâu sau, luật thay đổi!
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mượn lời Isaia để nói cho các biệt phái một sự thật cũng rất ‘khó nghe!’: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta!”.
“Lòng chúng thì lại xa Ta!”, đó là lời thở than của Đấng dựng nên muôn loài muôn vật; trong đó, con người là đỉnh cao của tạo thành - “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình” - bài đọc một. Vì thế, Ngài phải được tôn thờ và yêu mến “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực”, và mọi người sẽ đồng thanh “Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca; thì đàng này, Ngài chỉ được kính tôn bằng môi bằng miệng!
Chúa Giêsu chỉ trích gay gắt các biệt phái vì lòng họ thiếu sự thờ phượng thật! Truyền thống của cha ông không nhất thiết là xấu - chẳng hạn việc rửa tay trước khi dùng bữa - nhưng những truyền thống này sẽ trống rỗng nếu chúng không được thúc đẩy bởi một đức tin sâu sắc và một tình yêu dành cho Thiên Chúa. Việc tuân giữ các truyền thống bên ngoài không thực sự là hành động thờ phượng và đó là điều Chúa Giêsu muốn họ nhận thức. Ngài muốn lòng họ bùng cháy tình yêu dành cho Thiên Chúa và thờ phượng Ngài đích thực vốn luôn trong sáng, chân thành và trầm lắng qua cầu nguyện, lắng nghe và phục vụ thánh ý Ngài. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi chúng ta tham gia vào sự thờ phượng đích thực ‘như Chúa Giêsu’.
Là người Công Giáo, đời sống cầu nguyện và thờ phượng của chúng ta được đặt nền tảng trên Phụng vụ thánh. Phụng vụ kết hợp nhiều truyền thống và thực hành phản ánh đức tin phải trở thành phương tiện truyền tải ân sủng. Nhiều Phụng vụ của Giáo Hội được chuyển từ các hành động bên ngoài sang việc thờ phượng bên trong; nhưng nếu chỉ thực hiện theo các động tác bên ngoài là vô nghĩa. Hãy để Chúa tác động lên chúng ta và trong chúng ta khi chúng ta tham gia vào việc cử hành các Bí tích bên ngoài!
Anh Chị em,
“Lòng chúng thì lại xa Ta!”. Có thể lòng chúng ta thiếu sự thờ phượng thật? Hôm nay, hãy suy ngẫm về ước muốn cháy bỏng trong trái tim Chúa Giêsu, Ngài muốn lôi kéo bạn vào sự thờ phượng. Hãy suy ngẫm về cách bạn cho phép mình được lôi kéo vào sự thờ phượng này mỗi khi bạn tham dự Thánh Lễ! Hãy cố gắng biến sự tham gia của bạn - không chỉ là sự tham gia bên ngoài mà trước hết - là sự tham gia bên trong! Làm như vậy sẽ giúp bảo đảm rằng, lời khiển trách ‘khó nghe’ của Chúa Giêsu dành cho các biệt phái kinh sư không rơi vào chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con nội tâm hoá các hành vi thờ phượng bên ngoài bằng một sự hoán cải bên trong. Có như thế, con mới có thể yêu mến Chúa cách đích thực!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đề xuất của Trump về Gaza là vô đạo đức nghiêm trọng
Vũ Văn An
13:32 10/02/2025

Edward Feser (*) trên National Catholic Register, ngày 7 tháng 2 năm 2025, bình luận: Mặc dù một số người cho rằng kế hoạch của tổng thống chỉ là suy nghĩ "ngoài luồng" có thể cuối cùng giải quyết được xung đột Israel-Palestine, nhưng trên thực tế, nó chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột.
Thực vậy, đề xuất của Tổng thống Donald Trump về việc chiếm quyền sở hữu Gaza, di dời dân cư và biến nơi này thành "Riviera của Trung Đông" không chỉ vô cùng bất khả thi trên thực tế mà còn vô cùng vô đạo đức.
Đầu tiên, Hoa Kỳ đơn giản là không có quyền đối với vùng đất này. Kế hoạch của Trump sẽ trở thành hành vi trộm cắp trên quy mô lớn. Và chỉ làm tổn thương thêm khi cho rằng, một khi đất đai của họ bị lấy đi, người dân Gaza sẽ rời khỏi đó một cách hòa bình để có thể biến nó thành một khu phát triển bất động sản.
Thứ hai, vì lý do này, bất cứ nỗ lực nào nhằm chiếm Gaza chắc chắn sẽ vấp phải sự kháng cự vũ trang dữ dội, và các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo khác có thể sẽ tham gia vào cuộc xung đột. Điều này sẽ đưa Hoa Kỳ vào một vũng lầy quân sự có khả năng làm lu mờ các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Với sự bất công nghiêm trọng khi chiếm giữ vùng đất không thuộc về chúng ta, không có cách nào hành động quân sự như vậy đáp ứng được điều kiện "chính nghĩa" của học thuyết chiến tranh chính nghĩa truyền thống. Với tính khó giải quyết của một cuộc xung đột như vậy, không có cách nào nó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn "sác suất thành công".
Thứ ba, chúng ta sẽ gây ra sự bất công nghiêm trọng không chỉ với người dân Gaza mà còn với chính chúng ta. Thật là vô lý khi đề xuất một chính sách đòi hỏi phải mạo hiểm mạng sống của chính những người lính của chúng ta để can thiệp vào một cuộc xung đột không phải của chúng ta và với mục đích dọn dẹp mặt bằng để xây dựng khách sạn, sòng bạc, v.v. Thật là vô lý khi đề xuất mạo hiểm mạng sống của nhân viên Hoa Kỳ để dọn dẹp đống đổ nát và đạn dược chưa nổ do quân đội của một quốc gia khác để lại.
Hơn nữa, việc chiếm và giữ Gaza, ngay cả trong trường hợp tốt nhất, cũng sẽ khiến người dân Hoa Kỳ thiệt hại hàng tỷ đô la và tệ hơn nữa, khiến Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột Israel-Palestine — một mớ hỗn độn không thể giải quyết được với nguồn gốc văn hóa và tôn giáo sâu sắc đã kéo dài hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ. Tổng thống Trump đã từng hứa sẽ giữ Hoa Kỳ tránh xa bất cứ cuộc phiêu lưu thiếu sáng suốt nào nữa để "xây dựng quốc gia". Việc theo đuổi kế hoạch Gaza sẽ là sự phản bội trắng trợn nhất có thể đối với lời hứa đó.
Thứ tư, mặc dù một số người cho rằng kế hoạch này chỉ là "ngoài luồng" với suy nghĩ cuối cùng có thể giải quyết được xung đột, nhưng trên thực tế, nó chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột. Việc Hoa Kỳ và Israel hợp tác chiếm Gaza và di dời người dân sẽ xác nhận nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của người Palestine và thế giới Ả Rập và Hồi giáo nói chung. Điều này chắc chắn sẽ được coi là một bước tiến lớn theo hướng tước đoạt hoàn toàn đất đai của người Palestine và "thanh trừng sắc tộc". Do đó, nó sẽ đẩy lòng căm thù Israel và Hoa Kỳ lên đến tuyệt điểm, dẫn đến gia tăng chủ nghĩa khủng bố và nguy cơ chiến tranh cao hơn.
Thứ năm, không chỉ vô lý khi mong đợi người dân Gaza đồng ý từ bỏ đất đai của họ mà còn vô lý khi yêu cầu các quốc gia khác tiếp nhận họ — chưa kể đến việc rõ ràng là đạo đức giả vào thời điểm tổng thống đang khăng khăng rằng Hoa Kỳ có mọi quyền hạn chế nhập cư qua biên giới của chính mình. Kế hoạch của tổng thống sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn.
Thứ sáu, trong khi một số người cho rằng đề xuất kỳ lạ của tổng thống được hiểu tốt nhất là một chiến thuật đàm phán, thì đó không phải là lời biện hộ. Như các nhà thần học đạo đức Công Giáo thường chỉ ra, nếu thực hiện một hành động nào đó là vô đạo đức, thì thậm chí đe dọa thực hiện hành động đó cũng là vô đạo đức. Vì, như tôi đã lập luận, sẽ là vô đạo đức khi thực hiện đề xuất của tổng thống về Gaza, nên cũng vô đạo đức khi đe dọa thực hiện, ngay cả khi là một chiến thuật đàm phán. "Đồng ý thỏa thuận hoặc chúng tôi sẽ đánh cắp đất đai của bạn và đuổi bạn ra khỏi đó" là phương pháp của một tên côn đồ, không phải của một chính khách.
Cũng không nên xúc phạm người mà bạn hy vọng sẽ đàm phán. Nhìn vào nỗi đau khổ và sự tàn phá to lớn đã xảy ra ở Gaza và coi đó là cơ hội bất động sản (trong số tất cả mọi thứ) thì thành thật mà nói, là vô đạo đức. Đối với nhiều người trên khắp thế giới, điều đó chắc chắn sẽ củng cố định kiến bất công cho rằng người Mỹ là những kẻ thô lỗ và hẹp hòi, những kẻ hạ thấp mọi giá trị xuống còn một đô la và ngạo mạn cho rằng mọi người khác cũng làm như vậy. Không có nền văn hóa nào coi trọng danh dự sẽ bị khuất phục và tuân thủ theo cách tiếp cận như vậy. Thay vào đó, họ sẽ coi đó là một cái tát vào mặt chỉ đáng để khinh thường.
Cuộc tấn công mà Israel phải chịu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, là một điều vô cùng độc ác. Những gì đã làm phản ảnh sự phi nhân tính hóa người Do Thái bởi Hamas. Nhưng như chúng ta đã học được từ những hành động thái quá của phản ứng của Hoa Kỳ đối với biến cố ngày 11/9, một mục đích chính đáng không bào chữa cho mọi hành động được thực hiện nhân danh nó. Nó hạ thấp nhân phẩm của người dân Gaza khi đối xử với họ như thể họ chỉ là những quân cờ trên bàn cờ vua, mà chúng ta có quyền nhổ lên và xáo trộn tùy ý.
Một số người bảo vệ tổng thống cho rằng, bất kể người ta nghĩ gì về đề xuất của ông, thì sự táo bạo tuyệt đối của ông cũng đáng được khen ngợi. Ít nhất thì ông cũng đang làm đảo lộn mọi thứ, họ nói. Họ sẽ được hưởng lợi khi đọc Aristotle và Aquinas về các đức tính, nơi họ sẽ học được rằng sự táo bạo không liên quan đến đức khôn ngoan chỉ là sự liều lĩnh và không thể mang lại lợi ích gì cả. "Đầu tiên, không gây hại" là lời khuyên thiết yếu trong nghệ thuật trị nước, cũng như trong y học.
______________________________
(*) Edward Feser dạy triết học tại Cao đẳng Thành phố Pasadena ở Pasadena, California.
Liệu giáo triều có đủ khả năng giải quyết các vấn đề an ninh của Vatican không?
Vũ Văn An
13:52 10/02/2025

Edgar Beltrán của tạp chí The Pillar, ngày 11 tháng 2 năm 2025, cho hay: Khi một người đàn ông trèo lên bàn thờ chính tại Vương cung thánh đường Thánh Phê-rô vào thứ Sáu và ném xuống sáu chân nến và một tấm khăn trải bàn thờ, đây là biến cố an ninh mới nhất trong một loạt các biến cố an ninh gần đây tại Vatican.
Trên thực tế, nhóm an ninh đã ngăn chặn anh ta có thể đã có một số buổi tập luyện tại bàn thờ đó — Vào tháng 6 năm 2023, một người đàn ông khác cũng đứng lên trên bàn thờ chính của Vương cung thánh đường — được gọi chính thức là Bàn thờ Tuyên Xưng — trong tình trạng khỏa thân hoàn toàn, để phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Và trong cùng tháng đó, một người đàn ông đã xông vào Porto Sant'Anna bằng xe hơi và Vatican đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công mạng trong những năm gần đây.
Các vụ vi phạm an ninh liên tục đã khiến những người theo dõi Vatican tự hỏi liệu Vatican có đang giải quyết các vấn đề an ninh ngày càng gia tăng của mình hay không, hay liệu Vatican có dễ bị tấn công nghiêm trọng hơn không.
Theo nhiều video do những người chứng kiến quay vào ngày 7 tháng 2, người đàn ông, được phương tiện truyền thông địa phương xác định là một công dân Romania 40 tuổi, đã đi đến Bàn thờ Tuyên Xưng và ném sáu cây nến rồi ném cả khăn trải bàn thờ xuống sàn trước khi bị ngăn lại.
Bàn thờ Tuyên Xưng nằm nổi bật phía trên lăng mộ của Thánh Phê-rô và bên dưới chiếc lọng [ baldacchino] Bernini mới được phục chế, một trong những đồ trang trí nghệ thuật dễ nhận biết nhất trong Vương cung thánh đường.
"Đây là trường hợp một người bị khuyết tật tâm thần nghiêm trọng, bị Cảnh sát Vatican giam giữ và sau đó được giao cho chính quyền Ý xử lý", theo giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh Matteo Bruni.
Người đàn ông này đã bị buộc tội vì những thiệt hại đã gây ra và sau đó anh ta đã được thả, theo phương tiện truyền thông địa phương.
Một vụ việc tương tự đã xảy ra vào ngày 1 tháng 6 năm 2023, khi một người đàn ông trèo lên Bàn thờ Tuyên Xưng và cởi hết quần áo để biểu lộ thông điệp phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti, linh mục trưởng của Vương cung thánh đường Thánh Phê-rô, đã chủ trì nghi lễ sám hối tại bàn thờ sau khi bàn thờ bị xúc phạm.
Và chỉ hai tuần trước đó, vào tháng 5 năm 2023, một người đàn ông đã lái xe qua chốt chặn của cảnh sát tại Porta Sant'Anna, xông vào hai cổng kiểm soát.
Một cảnh sát đã bắn vào lốp xe khi cố gắng dừng xe lại, nhưng người đàn ông đã đi đến Sân San Damaso, nơi anh ta dừng xe và bị cảnh sát bắt giữ.
Gần đây hơn, vào tháng 4 năm 2024, cảnh sát Vatican đã bắt giữ một người đàn ông trong danh sách "truy nã gắt gao nhất" của New York với ba con dao trước buổi tiếp kiến của Giáo hoàng, và vào tháng 5 năm 2024, họ đã bắt giữ một linh mục người Séc 59 tuổi với một khẩu súng hơi, hai con dao và một con dao rọc giấy trong túi trước bài phát biểu Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật.
Tòa thánh cũng đã bị ảnh hưởng bởi một số cuộc tấn công mạng.
Hầu hết trang web của Vatican đã bị sập vào ngày 19 tháng 11 năm 2024 và không khả dụng trong nhiều ngày ở một số nơi trên thế giới.
Mặc dù Vatican chưa bao giờ xác nhận nguồn gốc của vấn đề, nhưng người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni đã đưa ra dấu hiệu vào cuối tuần rằng chính các quan chức Vatican đã nghi ngờ một cuộc tấn công vào máy chủ web của họ.
Bruni cho biết đã có "một số lượng tương tác bất thường" trên các máy chủ, kết hợp với các biện pháp đối phó đã sử dụng, dẫn đến các vấn đề hiện tại trên các máy chủ.
Vào năm 2015, dữ liệu cá nhân của các nhà báo phát thanh Vatican và trang web của Vatican đã bị nhóm tin tặc Anonymous tấn công hai lần.
Năm 2018, cả Vatican và Giáo phận Hồng Kông đều bị ảnh hưởng bởi tin tặc được cho là do chế độ Trung Quốc hậu thuẫn RedDelta trước các cuộc đàm phán để gia hạn thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục.
Năm 2022, trang web của Vatican đã ngừng hoạt động một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Sau vụ tấn công bị cáo buộc vào tháng 11 năm 2024, một chuyên gia an ninh mạng đã cho The Pillar xem một bản phân tích về các máy chủ quan trọng của Vatican được đánh dấu là không an toàn và cho biết DNS (Hệ thống tên miền) đã bị lộ.
Theo nhiều chuyên gia an ninh mạng được The Pillar liên hệ tại thời điểm đó, các máy chủ của Vatican không có bất cứ trung gian nào để bảo vệ DNS của mình, khiến cho việc tấn công trở nên đơn giản hơn nhiều, mặc dù có nhiều cảnh báo từ các tổ chức an ninh mạng độc lập.
Ai cũng biết rằng giáo triều Vatican đang phải đối diện với tình trạng thiếu tiền mặt và đang tìm cách cắt giảm chi phí ở những nơi có thể.
Và cách tiếp cận của Tòa thánh đối với an ninh mạng cho thấy rõ rằng các biện pháp bảo mật nâng cấp có thể được coi là vượt quá khả năng tài chính hoặc có mức độ ưu tiên tương đối thấp.
Nhưng nếu các vụ vi phạm an ninh có thể nhìn thấy trên toàn cầu trở nên bình thường hơn trong những năm tới, thì Thành phố Vatican sẽ không còn lý do gì để nói rằng họ không được cảnh cáo.
Khái niệm ‘Đồng nghị’ có sức mạnh lan tỏa không? Lịch sử của ‘Huấn quyền Giáo hoàng’ là hỗn tạp
Vũ Văn An
14:29 10/02/2025

Charles Collins, giám đốc điều hành của Crux, ngày 10 tháng 2 năm 2025, nhận định rằng Khái niệm ‘Đồng nghị’ có sức mạnh lan tỏa không? Lịch sử của ‘Huấn quyền Giáo hoàng’ hơi hỗn tạp.
Thực vậy, “Đồng nghị” là chủ đề chính của triều giáo hoàng Phanxicô, nhưng thuật ngữ này có nghĩa là gì trong sổ từ vựng “Phanxicô” của nó thì không thực sự rõ ràng. Các tuyên bố của Vatican có xu hướng nói quanh co về ý nghĩa của thuật ngữ này, và các giám mục – nhiều người trong số họ là những người cổ vũ và bảo vệ đồng nghị – sẽ mô tả nó theo cách riêng của họ.
Nhưng “Đồng nghị” thực sự có nghĩa là gì?
Theo lịch sử, những thứ được gọi là Đồng nghị đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác kể từ thời Tông đồ. Công đồng Jerusalem là cuộc họp đầu tiên như vậy, và chúng ta biết về điều đó vì nó là chủ đề của toàn bộ một chương trong Công vụ Tông đồ.
Công đồng Jerusalem thường được trích dẫn là Công đồng Chung nguyên mẫu. Phải thừa nhận rằng nó rất khác về cả phạm vi và cấu trúc so với cả các Thượng hội đồng diễn ra thường xuyên ở các Giáo hội Đông phương và các Thượng hội đồng giáo phận từng được tổ chức thường xuyên ở phương Tây.
Sau đó, có Thượng hội đồng Giám mục do Thánh Giáo hoàng Phaolô VI thành lập sau Công đồng Vatican II, mà - không nói quá rõ ràng - không bao giờ hơn một cửa hàng để nói chuyện.
Bất kể "đồng nghị" là gì dưới thời Đức Phanxicô, thì nó không phải là bất cứ điều nào trong số những điều đó. Thỉnh thoảng, có vẻ như đồng nghị có thể là sự kết hợp các bộ phận được thu thập từ mỗi bên và từ các chế độ và cơ quan quản lý Giáo hội khác trong lịch sử.
“Đồng nghị là sự đồng hành của các Ki-tô hữu với Chúa Kitô và hướng tới Vương quốc của Chúa, trong sự hiệp nhất với toàn thể nhân loại… với mong muốn về một Giáo hội gần gũi hơn với mọi người và có mối quan hệ hơn – một Giáo hội là nhà và gia đình của Chúa”, Thượng hội đồng giám mục năm ngoái đã nói như vậy.
“Đồng nghị là con đường đổi mới tinh thần và cải cách cơ cấu giúp Giáo hội có thể tham gia nhiều hơn và truyền giáo hơn để có thể đồng hành với mọi người nam và nữ, tỏa sáng ánh sáng của Chúa Kitô”, tuyên bố nói thêm.
Tất cả những điều đó khá mơ hồ và – hãy nhìn nhận thực tế – chỉ có bản thân Đức Phanxicô mới biết ngài muốn nói gì.
Nhiều người – đặc biệt là những người bảo thủ – phản đối cuộc nói chuyện về “đồng nghị”, cho rằng đó là Con ngựa thành Troy, nhằm mục đích cho phép những người Công Giáo tiến bộ hơn cổ vũ chương trình nghị sự của họ, ít nhất là ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhiều mực đã đổ ra để nói và tranh luận và giải thích rằng bất cứ số lượng tuyên bố của giáo hoàng và thậm chí các tài liệu chính thức nào được ban hành dưới danh nghĩa của giáo hoàng hoặc với một số loại chấp thuận của giáo hoàng đều không phải là tuyên bố ex cathedra - được gọi như vậy vì chúng đến "từ ngai tòa" của Thánh Phê-rô và theo tín điều Công Giáo do đó được bảo vệ bởi hồng ân đặc biệt của giáo hoàng là sự bất khả ngộ.
Có rất nhiều điều cần nói về điều đó và để luôn ghi nhớ điều đó: Sự bất khả ngộ của giáo hoàng bị giới hạn chặt chẽ và hầu như không thể viện dẫn một cách nhầm lẫn.
Tuy nhiên, Huấn quyền của Giáo hội dạy người Công Giáo tôn trọng quan điểm của giáo hoàng ngay cả khi ngài không nói ex cathedra hoặc thậm chí "chính thức".
Bắt đầu từ thế kỷ 20, những người Công Giáo "chuyên nghiệp" từ các nhà báo đến học giả, trí thức công chúng và những người biện hộ đã gọi "Huấn quyền của giáo hoàng" theo cách chỉ định giáo huấn cụ thể của một giáo hoàng.
Theo nghĩa này, Huấn quyền của giáo hoàng được nói đến rất nhiều, nhưng có vẻ như không phải lúc nào cũng đúng.
Trong nhiệm kỳ của mình, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nổi tiếng với giáo lý “Thần học về Thân xác”. Ngài đã dành những năm đầu tiên của triều giáo hoàng để nói về điều này trong các buổi tiếp kiến vào thứ Tư.
“[Bản chất] bí tích của sự sáng tạo, bí tích của thế giới đã được tiết lộ theo một cách nào đó, nơi con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Nhờ thể xác, nam tính và nữ tính của mình, con người trở thành dấu chỉ hữu hình của nhiệm cục chân lý và tình yêu, vốn bắt nguồn từ chính Thiên Chúa và đã được tiết lộ trong mầu nhiệm sáng tạo”, ngài nói.
Một số cuốn sách đã được viết về những lời của Đức Giáo Hoàng, và “Thần học về Thân xác” đã trở thành chủ đề thường xuyên tại các Nhà thờ Công Giáo trên khắp thế giới.
Sau đó, Đức Gioan Phaolô qua đời, và Đức Benedict XVI đã đến để lãnh đạo Giáo hội, và ngài cũng đã có một giáo lý độc đáo vào năm 2009: Thiết lập một “Sân Dân ngoại” cho Giáo Hội Công Giáo, tương tự như không gian bên trong khu phức hợp Đền thờ ở Jerusalem, nơi những người không phải là người Do Thái có thể thờ phượng Thiên Chúa của Israel.
“[Chúng ta] phải quan tâm việc con người không gạt bỏ câu hỏi về Chúa sang một bên, mà thay vào đó coi đó là một câu hỏi thiết yếu cho cuộc sống của họ,” ngài nói.
“Tôi nghĩ một cách tự nhiên về những lời đã được Chúa Giêsu trích dẫn từ Tiên tri Isaia, cụ thể là Đền thờ phải là ngôi nhà cầu nguyện cho tất cả các quốc gia,” Benedict nói trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo Vatican ngay trước lễ Giáng sinh năm đó.
“Họ phải cầu nguyện với Chúa vô danh, nhưng theo cách này, họ bằng cách nào đó đã tiếp xúc được với Chúa thật, mặc dù giữa đủ mọi loại sự mơ hồ,” ngài nói tiếp.
“Tôi nghĩ rằng ngày nay, Giáo hội cũng nên mở ra một loại ‘Sân Dân ngoại’, nơi mọi người có thể bằng cách nào đó bám vào Thiên Chúa, tuy không biết Người và trước khi tiếp cận được với mầu nhiệm của Người, Đấng mà đời sống nội tâm của Giáo hội phục vụ,” Đức Benedict cũng nói thế.
Đức Benedict không chỉ kêu gọi đối thoại liên tôn mà còn kêu gọi “đối thoại với những người mà tôn giáo là điều gì đó xa lạ, những người mà Thiên Chúa không được biết đến và những người không muốn bị coi chỉ là Vô thần, mà muốn đến gần Người, mặc dù là Đấng Vô danh.”
Quay trở lại năm 2025 và năm thứ mười hai – sắp bước sang năm thứ mười ba – dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Vị Giáo hoàng hiện tại không thực sự nói về “Thần học Thân xác” – và trên thực tế, khái niệm “cùng nhau bước đi” của Đức Phanxicô dường như đã khuyến khích việc suy nghĩ lại về đạo đức tình dục của Kitô giáo, nơi mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II từng giải thích các giáo lý Công Giáo truyền thống về tình dục và hôn nhân.
Đối với “Sân Dân ngoại”, các viên chức Vatican chỉ biến nó thành một diễn đàn và định dạng mới cho đối thoại liên tôn, chủ yếu là vì những người không tin “chính thức” không quan tâm đến việc hình thành mối quan hệ. Trên thực tế, Đức Benedict quan tâm nhiều hơn đến việc giúp các giáo xứ tìm cách gặp gỡ những người không tin “không chính thức” ở nơi họ ở cả về mặt địa lý và hiện sinh, nhưng không hệ gì.
Cả Đức Gioan Phao-lô lẫn Đức Benedict đều cổ vũ những ý tưởng này, và họ đã nói từ chức vụ cao nhất của Giáo hội, nhưng chúng ta chưa nghe thấy giáo hoàng hiện tại cổ vũ chúng.
Đức Phanxicô hiện đã 88 tuổi, và việc ngài cổ vũ một Giáo hội “đồng nghị” không thực sự được chú ý.
“Tôi biết rõ rằng việc nói về ‘Thượng hội đồng về tính đồng nghị’ có vẻ là điều gì đó khó hiểu, tự tham chiếu, quá kỹ thuật và không được công chúng quan tâm”, chính Đức Phanxicô đã thừa nhận ngay trước cuộc họp kéo dài một tháng vào năm 2023 được cho là sẽ khởi động tính đồng nghị cho Giáo hội hoàn cầu và lên đến tuyệt đỉnh trong một cuộc họp khác một năm sau đó.
“Điều đã xảy ra,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói vào cuối tháng 8 năm 2023, “là điều thực sự quan trọng đối với Giáo hội.”
Đối với một định chế suy nghĩ trong nhiều thế kỷ, không thể nói trước được điều gì sẽ còn mãi và điều gì sẽ không, điều gì sẽ được phục hồi hoặc khi nào.
Tuy nhiên, hiện tại, không phải là vô lý khi cho rằng “Đồng nghị” có thể đi theo con đường của “Huấn quyền Giáo hoàng” khác gần đây.
Đức Thánh Cha phát biểu: Người bản địa có quyền bảo tồn bản sắc văn hóa
Thanh Quảng sdb
17:00 10/02/2025
Đức Thánh Cha phát biểu: Người bản địa có quyền bảo tồn bản sắc văn hóa

Đức Thánh Cha gửi thông điệp tới những người tham gia cuộc họp của Liên hợp quốc về Người bản địa và nhấn mạnh quyền bảo tồn bản sắc văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mà họ gắn bó với.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Đất đai, nước và thực phẩm không chỉ là hàng hóa mà còn là nền tảng của cuộc sống và mối liên kết giữa người bản địa với thiên nhiên.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh như vậy vào thứ Hai trong thông điệp gửi tới Diễn đàn Người bản địa lần thứ 7 do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên hợp quốc (IFAD) tổ chức.
Diễn đàn này diễn ra tại Rome vào ngày 10-11 tháng 2 với chủ đề: “Quyền tự quyết của Người bản địa: con đường đảm bảo an ninh lương thực và chủ quyền”.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha cho biết người bản địa có quyền bảo tồn bản sắc của mình nhưng lưu ý rằng quyền này đang bị đe dọa nghiêm trọng do các tập đoàn đa quốc gia và các quốc gia ngày càng chiếm dụng đất đai nông nghiệp.
ĐTC than thở: Những vụ tịch thu này gây ra nhiều tác hại cho người bản địa và gây nguy hiểm cho quyền được sống một cuộc sống đàng hoàng của cộng đồng.
ĐTC tiếp: "Việc bảo vệ quyền bảo tồn văn hóa và bản sắc của một người đòi hỏi phải công nhận giá trị đóng góp của họ cho xã hội, cũng như bảo vệ sự tồn tại của họ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sinh kế của họ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng việc bảo vệ quyền của người bản địa là vấn đề công lý, cũng như là một cách để đảm bảo một tương lai bền vững cho toàn thể nhân loại.
ĐTC nói: "Được thúc đẩy bởi ý thức thuộc về gia đình nhân loại", chúng ta có thể đảm bảo rằng các thế hệ tương lai được hưởng một thế giới hòa hợp với vẻ đẹp và lòng tốt của Chúa đã dẫn dắt ta trong công cuộc sáng tạo".
Đức Thánh Cha ca ngợi di sản của người bản địa, mà rằng truyền thống tổ tiên của họ cho thấy "chân trời hy vọng trong thời đại hiện tại của chúng ta, được đánh dấu bằng những thách đố lớn lao và phức tạp với vô vàn những căng thẳng".
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho những nỗ lực bảo vệ quyền và truyền thống của người bản địa có thể đơm hoa kết trái.
ĐTC nguyện cầu: “Tôi cầu xin Thiên Chúa toàn năng cho những nỗ lực này có thể trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo quốc gia để họ có thể thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo rằng gia đình nhân loại cùng nhau tiến bước trong việc theo đuổi lợi ích chung, không để ai bị loại trừ hay lãng quên.”

Đức Thánh Cha gửi thông điệp tới những người tham gia cuộc họp của Liên hợp quốc về Người bản địa và nhấn mạnh quyền bảo tồn bản sắc văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mà họ gắn bó với.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Đất đai, nước và thực phẩm không chỉ là hàng hóa mà còn là nền tảng của cuộc sống và mối liên kết giữa người bản địa với thiên nhiên.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh như vậy vào thứ Hai trong thông điệp gửi tới Diễn đàn Người bản địa lần thứ 7 do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên hợp quốc (IFAD) tổ chức.
Diễn đàn này diễn ra tại Rome vào ngày 10-11 tháng 2 với chủ đề: “Quyền tự quyết của Người bản địa: con đường đảm bảo an ninh lương thực và chủ quyền”.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha cho biết người bản địa có quyền bảo tồn bản sắc của mình nhưng lưu ý rằng quyền này đang bị đe dọa nghiêm trọng do các tập đoàn đa quốc gia và các quốc gia ngày càng chiếm dụng đất đai nông nghiệp.
ĐTC than thở: Những vụ tịch thu này gây ra nhiều tác hại cho người bản địa và gây nguy hiểm cho quyền được sống một cuộc sống đàng hoàng của cộng đồng.
ĐTC tiếp: "Việc bảo vệ quyền bảo tồn văn hóa và bản sắc của một người đòi hỏi phải công nhận giá trị đóng góp của họ cho xã hội, cũng như bảo vệ sự tồn tại của họ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sinh kế của họ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng việc bảo vệ quyền của người bản địa là vấn đề công lý, cũng như là một cách để đảm bảo một tương lai bền vững cho toàn thể nhân loại.
ĐTC nói: "Được thúc đẩy bởi ý thức thuộc về gia đình nhân loại", chúng ta có thể đảm bảo rằng các thế hệ tương lai được hưởng một thế giới hòa hợp với vẻ đẹp và lòng tốt của Chúa đã dẫn dắt ta trong công cuộc sáng tạo".
Đức Thánh Cha ca ngợi di sản của người bản địa, mà rằng truyền thống tổ tiên của họ cho thấy "chân trời hy vọng trong thời đại hiện tại của chúng ta, được đánh dấu bằng những thách đố lớn lao và phức tạp với vô vàn những căng thẳng".
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho những nỗ lực bảo vệ quyền và truyền thống của người bản địa có thể đơm hoa kết trái.
ĐTC nguyện cầu: “Tôi cầu xin Thiên Chúa toàn năng cho những nỗ lực này có thể trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo quốc gia để họ có thể thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo rằng gia đình nhân loại cùng nhau tiến bước trong việc theo đuổi lợi ích chung, không để ai bị loại trừ hay lãng quên.”
VietCatholic TV
Kursk: Ukraine tiến thần tốc, Nga tháo chạy bỏ xe tăng, kho vũ khí. Tai nạn máy bay thương tâm ở Mỹ
VietCatholic Media
02:55 10/02/2025
1. Thăm dò điểm yếu rồi tấn công nhanh—Chiến thuật đằng sau cuộc tổng công kích mới của Ukraine ở tỉnh Kursk
Hai ngày sau khi lực lượng cơ giới của Ukraine phản công ở Tỉnh Kursk, phía tây nước Nga, tận dụng “thời gian tạm dừng hoạt động” của quân đội Nga và Bắc Hàn trong tỉnh, các lực lượng chủ chốt của Ukraine đang bám giữ các vị trí mới xung quanh thị trấn Fanaseevka, cách phòng tuyến ban đầu của họ ba dặm về phía đông.
Trong năm thứ ba của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine, với máy bay điều khiển từ xa ở khắp mọi nơi mọi lúc và xe thiết giáp hiện đại khan hiếm ở cả hai bên, một cuộc tiến công chiếm được 3 dặm hay hơn 5 km trong một ngày gây ấn tượng rất mạnh. Để tiến xa như vậy, nhanh như vậy, người Ukraine dường như đã sử dụng cùng một chiến thuật mà người Nga sử dụng trong các cuộc tấn công thành công nhất của họ—nhưng với một sự thay đổi.
Không rõ bộ binh Ukraine có thể trụ vững ở Fanaseevka hay không. Các vị trí của họ trong khu rừng ngay bên ngoài thị trấn đã bị pháo binh và máy bay điều khiển từ xa của Nga bắn phá liên tục trong hai ngày. “Vẫn còn cơ hội để nhanh chóng đẩy lùi đối phương”, một blogger quân sự Nga đã đưa tin trong một bức thư do nhà phân tích người Estonia WarTranslated dịch.
Nhưng để tiến xa như vậy, quân Ukraine đã làm những gì mà quân Nga thường làm: thăm dò các tuyến của địch để tìm điểm yếu và sau đó điều động các nhóm xe thiết giáp di chuyển nhanh để đưa bộ binh vào các vị trí mới vượt qua tuyến tiếp xúc ban đầu. Việc quân Ukraine có thể củng cố các bước tiến của mình hay không phụ thuộc vào việc có thêm bộ binh đến đủ nhanh để chống lại các cuộc phản công của Nga hay không.
Sau khi củng cố lực lượng, quân Ukraine “có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công khác để tiếp tục thành công”, blogger này cảnh báo.
Chiến thuật thăm dò rồi tấn công, do bộ binh chỉ huy nhưng được hỗ trợ bởi các phương tiện di chuyển nhanh, đã được quân đội Nga cải tiến khi cuộc chiến tranh rộng lớn bước sang năm thứ hai và các loại mìn, máy bay điều khiển từ xa, pháo binh và hỏa tiễn chống tăng của Ukraine khiến các cuộc tấn công cơ giới ồ ạt của Nga trở nên không khả thi nếu không muốn nói là tự sát.
Người Nga, với lợi thế nhân lực gấp ba lần hoặc lớn hơn ở nhiều khu vực mặt trận, có xu hướng cử các nhóm bộ binh nhỏ tiến về phía phòng tuyến của Ukraine, rõ ràng là họ cho rằng hầu hết lính trinh sát sẽ bị giết nhưng dường như hy vọng một số ít trong số họ sẽ phát hiện ra lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine.
“Bộ binh dùng một lần là lực lượng đầu tiên được sử dụng”, Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia tại Luân Đôn lưu ý. “Khi các đội bị tiêu diệt bởi hỏa lực phòng thủ, lực lượng Nga sẽ điều động các đội liên tiếp tiến lên theo cùng một đường tiếp cận. Lực lượng Ukraine phải liên tục bảo vệ vị trí của họ trước các đợt tấn công liên tiếp, tiêu hao đạn dược, phơi bày vị trí các vị trí phòng thủ của họ và làm kiệt quệ nhân sự của họ”.
Nếu sức mạnh quân sự của Nga vượt trội hơn hỏa lực của Ukraine, Nga có thể kiểm soát được các vị trí yếu kém của Ukraine.
Sự khác biệt chính giữa phiên bản chiến thuật tấn công này của Nga và Ukraine là người Nga có rất nhiều quân, nhưng người Ukraine thì không. Vì vậy, người Ukraine phải có đường lối khác để thăm dò các tuyến của Nga trước cuộc tấn công chính.
Lợi thế về máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chắc chắn có ích, nhưng sự hiện diện của các đội tác chiến đặc biệt của Ukraine gần các cuộc tấn công thành công nhất của Ukraine cũng có thể gợi ý về một lợi thế khác của Ukraine giúp cho các hoạt động thăm dò của các trinh sát Ukraine không phải là con đường tự sát như đối với các trinh sát Nga.
Trung tâm hoạt động đặc biệt của Hải quân Ukraine số 73—về cơ bản là Lực lượng SEALS của Hải quân Ukraine—được điều động tại Kursk gần vị trí xuất phát cho cuộc phản công gần đây hướng tới Fanaseevka. Nhiệm vụ của trung tâm, theo tuyên bố, là “thu thập thông tin tình báo quan trọng về các lực lượng thù địch”.
Biệt kích Ukraine được đào tạo bài bản có nhiều cơ hội sống sót hơn trong một nhiệm vụ trinh sát nguy hiểm so với lính nghĩa vụ Nga chưa được đào tạo, những người có thể đã ký hợp đồng nhập ngũ chỉ vài tuần trước đó. Theo cách đó, các cuộc tấn công của Ukraine có thể ít tốn kém hơn các cuộc tấn công của Nga—là một điều cần thiết đối với quân đội Ukraine, vốn liên tục phải vật lộn để huy động đủ quân.
Blogger người Nga đánh giá rằng sự thiếu hụt nhân lực có thể khiến cuộc phản công Fanaseevka thất bại. “Chỉ cần một sai sót nhỏ” trong chiến dịch này. “Các vị trí được coi là 'an toàn' về mặt hình thức nhưng lại thiếu quân hoặc không có quân nào cả sẽ ngay lập tức bị mất.” Vì thế, người Ukraine rất cẩn thận. Họ không chiếm Fanaseevka nếu nhắm không giữ nổi. Ngay khi chiếm được Fanaseevka, quân Ukraine tiến thần tốc về phía trước, gây thêm nhiều ngỡ ngàng cho người Nga.
2. Tất cả hành khách trên máy bay mất tích ở Alaska được xác nhận đã tử vong
Sau khi mất tích vào hôm thứ Năm 6 Tháng Hai, chuyến bay của hãng Bering Air chở 10 người đã được tìm thấy bị rơi ở Alaska vào thứ sáu, không có ai sống sót, theo Cảnh sát biển Alaska trong khi các nỗ lực cấp cứu vẫn đang tiếp tục.
Vụ tai nạn này đánh dấu vụ tai nạn hàng không lớn thứ ba tại Hoa Kỳ chỉ trong hơn một tuần, làm dấy lên mối lo ngại mới về an toàn chuyến bay khi các nhà điều tra đang nỗ lực xác định nguyên nhân vụ tai nạn.
Vụ tai nạn này xảy ra vào thời điểm hàng không đóng vai trò quan trọng đối với nhiều cộng đồng nông thôn ở Alaska vì đường bộ thường không phải là lựa chọn di chuyển lý tưởng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.
Chiếc máy bay Cessna Caravan một động cơ, do Bering Air điều hành, ban đầu biến mất khỏi radar vào chiều thứ năm khi đang trên đường từ Unalakleet đến Nome, Alaska. Xác máy bay được tìm thấy vào thứ sáu ở Biển Bering sau nỗ lực tìm kiếm mở rộng với sự tham gia của các cơ quan địa phương, tiểu bang và liên bang.
Trong bài đăng trên X, Cảnh sát biển Alaska viết rằng họ đã kết thúc cuộc tìm kiếm máy bay sau khi xác định được vị trí, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã xác định được ba người đã tử vong, sau đó lưu ý rằng bảy người khác được cho là vẫn ở bên trong máy bay và không có ai sống sót.
“#USCG đã kết thúc cuộc tìm kiếm máy bay mất tích sau khi máy bay được tìm thấy cách Nome khoảng 34 dặm về phía đông nam. 3 cá nhân được tìm thấy bên trong và được báo cáo là đã tử vong”, Cảnh sát biển Hoa Kỳ tại Alaska viết.
Họ nói thêm: “7 người còn lại được cho là vẫn ở bên trong máy bay nhưng hiện không thể tiếp cận được do tình trạng của máy bay. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành nhất tới những người bị ảnh hưởng bởi sự việc thương tâm này.”
Các nhà chức trách sau đó đã xác nhận rằng cả chín hành khách và phi công đều đã tử nạn trong vụ tai nạn và tất cả đều là người lớn. Trong số các nạn nhân có Rhone Baumgartner và Kameron Hartvigson, những người đã ở Unalakleet để bảo dưỡng hệ thống thu hồi nhiệt quan trọng cho nhà máy nước của cộng đồng, theo Alaska Native Tribal Health Consortium.
Danh tính của những nạn nhân còn lại vẫn chưa được công bố.
Theo hãng thông tấn Associated Press, nỗ lực trục vớt máy bay và các nạn nhân đã được đẩy mạnh vào thứ Bảy khi các phi hành đoàn khẩn trương hoàn thành công việc trước cơn bão mùa đông sắp tới có nguy cơ mang theo gió lớn và tuyết rơi dày.
Theo AP, các quan chức cho biết thi thể của các nạn nhân sẽ được đưa đi trước khi trực thăng Black Hawk được sử dụng để vận chuyển máy bay.
Chiếc máy bay được tìm thấy sau khi các viên chức báo cáo rằng máy bay mất liên lạc chưa đầy một giờ sau khi khởi hành từ Unalakleet, một cộng đồng nhỏ với khoảng 690 người nằm cách Nome khoảng 150 dặm về phía đông nam. Chiếc máy bay được nhìn thấy lần cuối cách Nome khoảng 30 dặm trước khi biến mất khỏi radar.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, gọi tắt là NTSB đã mở cuộc điều tra về vụ tai nạn, điều động các điều tra viên trên khắp cả nước.
Theo Cảnh sát biển Hoa Kỳ, dữ liệu radar ban đầu do Tuần tra Hàng không Dân sự Hoa Kỳ phân tích cho thấy máy bay đã bị mất độ cao và tốc độ nhanh chóng trước khi va chạm. Tuy nhiên, nguyên nhân vẫn chưa được biết.
Ngoài ra, theo AP, Trung tá chỉ huy Tuần duyên Benjamin McIntyre-Coble báo cáo rằng không có tín hiệu cấp cứu nào được nhận từ máy bay, làm dấy lên thêm câu hỏi về nguyên nhân dẫn đến thảm kịch.
Thông thường, nếu máy bay bị chìm trong nước biển, máy phát khẩn cấp sẽ gửi tín hiệu đến vệ tinh để cảnh báo cho Cảnh sát biển.
Thượng nghị sĩ Dan Sullivan, một đảng viên Cộng hòa Alaska, đã viết trên X vào thứ Bảy: “Chúng tôi vô cùng đau buồn trước những gia đình và người thân đã mất trên chuyến bay Bering Air. Chúng tôi là một gia đình lớn ở Alaska và thảm kịch này đã ảnh hưởng đến tất cả chúng tôi. Chúng tôi cũng vô cùng biết ơn các đội cấp cứu đã làm việc anh hùng trong điều kiện nguy hiểm và các quan chức liên bang—bao gồm Chủ tịch NTSB, người đang ở Alaska hôm nay để điều phối phản ứng của liên bang, và Bộ trưởng Giao thông vận tải, người đã cam kết với tôi sẽ cung cấp mọi nguồn lực cần thiết. Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời cầu nguyện sâu sắc nhất tới gia đình những người đã mất và cộng đồng của họ.”
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, một đảng viên Cộng hòa Alaska, đã viết trên X vào thứ Sáu: “Tôi rất đau lòng trước tin tức từ Nome. Alaska là một thị trấn nhỏ lớn. Khi thảm kịch xảy ra, chúng tôi không bao giờ ở xa những người Alaska bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi cùng nhau đoàn kết như một cộng đồng để đau buồn và chữa lành. Chúng tôi vô cùng biết ơn Lực lượng Vệ binh Quốc gia Alaska, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, Sở Cứu hỏa Tình nguyện Nome, Cảnh sát Tiểu bang Alaska và tất cả những người đã dũng cảm vượt qua điều kiện nguy hiểm để tiến hành tìm kiếm máy bay bị rơi. Toàn thể Alaska đang cầu nguyện cho gia đình và bạn bè của những người đã mất người thân, cho gia đình Bering Air và cộng đồng Unalakleet và Nome.”
Jim West, giám đốc Sở Cứu hỏa tình nguyện Nome, cho biết theo hãng tin Associated Press vào thứ sáu: “Điều kiện ở đó rất thay đổi, vì vậy chúng tôi phải hành động một cách an toàn và nhanh nhất có thể”.
[Newsweek: All Passengers in Missing Alaska Plane Confirmed Dead: Authorities]
3. 14 tòa nhà bị hư hại trong cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Rostov-on-Don của Nga, Nga tuyên bố
Thị trưởng Alexander Scriabin tuyên bố trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng ít nhất 76 căn nhà đã bị hư hại và 215 cửa sổ bị vỡ trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào thành phố Rostov-on-Don của Nga vào đêm ngày 9 tháng 2.
Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại quận Rostov-on-Don bị ảnh hưởng khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 18 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trong khu vực.
“Các biện pháp thay thế cửa sổ đang được tiến hành tại tám tòa nhà, công việc sẽ bắt đầu tại sáu tòa nhà còn lại vào ngày mai”, Scriabin cho biết vào ngày 8 tháng 2. Ông nói thêm rằng dịch vụ khí đốt tự nhiên đã được nối lại sau sự việc gián đoạn. Không có thương vong nào được báo cáo.
Ukraine thường xuyên tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga để giảm khả năng tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Một nhà máy lọc dầu đã bị tấn công ở Volgograd của Nga vào sáng sớm ngày 8 tháng 2.
Trong khi đó, Quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công mới vào Tỉnh Kursk của Nga, truyền thông Nga đưa tin vào ngày 6 tháng 2.
Theo các blogger quân sự Nga, quân đội Ukraine được cho là đã tấn công vào phía đông nam Sudzha, tiến về phía các thị trấn Fanaseevka và Ulanok.
[Kyiv Independent: 14 buildings damaged in drone attack on Russia's Rostov-on-Don, Russia claims]
4. Zelenskiy tuyên bố tình báo cho thấy Nga đang tăng cường nỗ lực chiến tranh
Nga đang “thành lập các sư đoàn mới” và mở rộng số lượng các cơ sở sản xuất vũ khí và thiết bị, đồng thời tuyên bố điều này cho thấy Mạc Tư Khoa không mấy hứng thú với việc tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Kyiv.
Tổng thống Donald Trump đã trở lại nắm quyền vào tháng 11, cam kết chấm dứt cuộc xung đột trên bộ lớn nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến II chỉ trong vòng 24 giờ.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng trước, ông vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn do Hoa Kỳ làm trung gian cho Ukraine, nhưng đã chỉ ra rằng đang có những nỗ lực để đưa cả Zelenskiy và Putin vào bàn đàm phán.
Tổng thống Donald Trump nói với tờ New York Post vào thứ Bảy rằng ông đã nói chuyện với Putin, sau khi ông nhận xét vào đầu tuần rằng ông có thể sẽ gặp Zelenskiy trong những ngày tới. Điện Cẩm Linh đã tránh né việc xác nhận cuộc trò chuyện trong các bình luận được truyền thông nhà nước đưa tin vào Chúa Nhật, nhưng trước đó đã nói rằng Nga sẵn sàng đàm phán.
Zelenskiy cho biết hôm thứ Bảy rằng các báo cáo tình báo của Ukraine “xác nhận rằng Nga đang thành lập các sư đoàn mới và phát triển các cơ sở sản xuất quân sự mới”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, cho biết vào đầu năm 2023 rằng Nga sẽ xây dựng quân đội của mình, thành lập 14 sư đoàn mới vào cuối năm 2024.
Viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Bảy rằng không rõ liệu bình luận của Zelenskiy có ám chỉ đến phát biểu của Shoigu hay không.
ISW cho biết: “Những kế hoạch như vậy của Nga cho thấy rằng Nga, chứ không phải Ukraine, là bên từ chối đàm phán thiện chí và tích cực thúc đẩy chiến tranh kéo dài thay vì hòa bình, đồng thời đặt ra các điều kiện để chuẩn bị cho một cuộc xung đột rộng lớn hơn có thể xảy ra với NATO”.
“Họ hiện đang tăng cường quân đội của mình thêm hơn một trăm ngàn binh lính”, Zelenskiy nói, đồng thời cho biết điều này cho thấy Điện Cẩm Linh không muốn chấm dứt gần ba năm chiến tranh mà muốn tiếp tục các cuộc tấn công quân sự, và “không chỉ chống lại Ukraine”.
Vào tháng 9 năm 2024, Putin tuyên bố quân đội Nga sẽ tăng thêm 180.000 binh sĩ để đạt 1,5 triệu quân thường trực.
Nga tập hợp quân đội của mình từ nhiều nguồn. Phần lớn binh lính là nghĩa vụ quân sự, thường phục vụ khoảng một năm, nhưng Mạc Tư Khoa cũng có một lượng lớn nhân sự ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng. Điện Cẩm Linh cũng có thể tiếp cận với quân dự bị, có thể được huy động khi cần thiết.
Mạc Tư Khoa đã sử dụng lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, lực lượng từ nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga, do Ramzan Kadyrov, đồng minh thân cận của Putin, lãnh đạo, và lính đánh thuê như những người thuộc Nhóm Wagner để bổ sung vào hàng ngũ chiến đấu của mình.
Những tù nhân bị giam giữ ở Nga, hoặc những người bị đưa đến cái gọi là “đơn vị trừng phạt” hoặc đội “Storm-Z”, đã tham gia rất nhiều vào các cuộc chiến.
Nga cũng có nhiều công dân nước ngoài tham gia chiến đấu thay mặt nước này, cung cấp mức lương cạnh tranh và quyền công dân Nga.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời các phóng viên trong bình luận được truyền thông nhà nước đưa tin vào Chúa Nhật rằng “khi chính quyền Washington điều động công việc của mình, sẽ có nhiều thông tin truyền thông khác nhau phát sinh”.
Người ta vẫn phải chờ xem những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump sẽ được đền đáp nhanh như thế nào và Mạc Tư Khoa và Kyiv sẽ cần những gì để ký kết lệnh ngừng bắn.
[Newsweek: Zelensky Claims Intelligence Shows Russia Ramping Up War Effort]
5. Bắc Hàn sẽ bắt đầu sản xuất máy bay điều khiển từ xa hợp tác với Nga, báo chí đưa tin
Bắc Hàn dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất máy bay điều khiển từ xa trong năm nay với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga. Đài truyền hình trung ương của Bắc Hàn cho biết như trên hôm Chúa Nhật, 09 Tháng Hai.
Thỏa thuận này sẽ cho phép Bắc Hàn phát triển và sản xuất hàng loạt một số loại máy bay điều khiển từ xa phối hợp với Nga.
Theo các nguồn tin, sáng kiến sản xuất máy bay điều khiển từ xa có thể là động thái đáp lại Bắc Hàn sau khi nước này cử quân sang hỗ trợ cuộc chiến toàn diện của Nga tại Ukraine.
Sự hợp tác này diễn ra sau hiệp ước đối tác chiến lược giữa hai nước được ký kết vào năm ngoái.
Artyom Lukin thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông của Nga trước đây đã nói với Reuters rằng thỏa thuận này “về mọi mặt và mục đích... là một hiệp ước liên minh quân sự”, “liên minh quốc phòng đầu tiên của Mạc Tư Khoa bên ngoài không gian hậu Xô Viết”.
Thỏa thuận này cũng bao gồm hợp tác thương mại, đầu tư, chính trị và an ninh.
Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết tính đến đầu tháng 2, còn khoảng 8.000 binh lính Bắc Hàn đang chiến đấu chống lại Ukraine ở Tỉnh Kursk.
Trước đó, có tới 12.000 quân lính Bắc Hàn đã được điều động tới khu vực của Nga vào mùa thu năm ngoái để hỗ trợ lực lượng Nga chống lại cuộc tấn công của Ukraine diễn ra cách đây sáu tháng, vào ngày 6 tháng 8 năm 2024. Khoảng 4.000 lính Bắc Hàn đã tử trận trong các cuộc giao tranh với quân Ukraine.
[Kyiv Independent: North Korea to start drone production in collaboration with Russia, media reports]
6. Chủ tịch quân sự NATO thăm Ukraine, thảo luận về việc tiếp tục hỗ trợ Zelenskiy
Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO Giuseppe Cavo Dragone đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 8 tháng 2 trong chuyến thăm Ukraine. Hai người đã tham quan một nhà máy vũ khí tầm xa và tổ chức một cuộc họp để thảo luận về viện trợ quân sự đang diễn ra.
Ukraine đã dựa vào NATO để phòng thủ trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Ukraine liên tục bày tỏ ý định gia nhập liên minh quân sự và thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo NATO.
Zelenskiy và Dragone đã gặp nhau để thảo luận về công tác chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo theo định dạng Ramstein và nhu cầu quốc phòng của Ukraine.
“Chúng tôi biết ơn NATO vì đã hỗ trợ Ukraine ngay từ đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì nhiệm vụ đầu tiên và quyết định đến Ukraine”, Zelenskiy nói.
Zelenskiy và Dragone đã thảo luận về việc tăng cường phối hợp hỗ trợ quân sự trong khuôn khổ Hỗ trợ an ninh và Đào tạo cho Ukraine, gọi tắt là NSATU, một kế hoạch chỉ huy được thiết kế để phân bổ và phối hợp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
“Thông điệp tôi muốn truyền tải không chỉ đến các bạn mà còn đến tất cả mọi người là NATO luôn ở bên các bạn. Chúng tôi quyết tâm thực hiện mọi cam kết và bảo vệ mọi giá trị và nguyên tắc mà chúng tôi chia sẻ”, Dragone phát biểu vào ngày 8 tháng 2.
Dragone và Zelenskiy tiếp tục thảo luận về đầu tư trực tiếp vào sản xuất vũ khí của Ukraine theo “mô hình tài chính Đan Mạch” trong chuyến thăm một nhà máy hỏa tiễn tầm xa.
Mô hình tài chính của Đan Mạch hướng tới mục tiêu sử dụng chi tiêu quân sự hiệu quả hơn bằng cách tài trợ cho sản xuất vũ khí trong nước trong bối cảnh hạn chế vũ khí tầm xa của nước ngoài.
[Kyiv Independent: NATO military chair visits Ukraine, discusses continued support with Zelensky]
7. Vụ nổ trên tàu chở dầu tại cảng Nga thúc đẩy cuộc điều tra
Hôm Thứ Hai, 10 Tháng Hai, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân một vụ nổ đã xảy ra trên một tàu chở dầu tại cảng Ust-Luga ở tây bắc nước Nga vào sáng ngày 9 tháng 2, khiến thủy thủ đoàn phải di tản, theo Cơ quan Liên bang về Vận tải Đường biển và Đường thủy Nội địa (Rosmorrechflot) của nước này.
Rosmorrechflot đưa tin trên Telegram rằng vụ nổ xảy ra trong phòng động cơ của Koala, một tàu neo đậu tại cảng phía tây St. Petersburg. Trong khi vụ nổ buộc các thành viên thủy thủ đoàn phải rời khỏi tàu, các quan chức cho biết không có sự việc tràn dầu hoặc rò rỉ hàng hóa nào xảy ra. Họ nói thêm rằng con tàu không có nguy cơ bị chìm.
Sự việc này xảy ra sau một loạt các vụ tai nạn liên quan đến tàu chở dầu trong những tháng gần đây. Vào tháng 12, hai tàu chở dầu đã bị đắm ở Hắc Hải, gây ra một vụ tràn nhiên liệu lớn tiếp tục trôi dạt dọc theo bờ biển.
Theo dữ liệu theo dõi tàu từ Vesselfinder, tàu chở dầu được đóng vào năm 2023 và treo cờ Antigua và Barbuda đã đến Ust-Luga vào ngày 6 tháng 2. Kênh Baza Telegram của Nga đưa tin rằng tàu chở 130.000 tấn dầu nhiên liệu nặng.
Vào tháng Giêng, chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ định hơn 180 tàu của Nga là một phần của “hạm đội ngầm” được sử dụng để xuất khẩu dầu thô bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, Koala không nằm trong danh sách này.
Tháng trước, lực lượng an ninh Ukraine đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào một nhà ga nhiên liệu tại Ust-Luga, mô tả cảng này là trung tâm xuất khẩu dầu khí bị trừng phạt của Nga.
[Kyiv Independent: Explosion on oil tanker at Russian port prompts investigation]
8. Nga cho biết không thấy có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí với Hoa Kỳ
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc cho biết vào ngày 9 tháng 2 rằng Nga vẫn chưa thấy bất kỳ diễn biến tích cực nào từ chính quyền mới của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề giải trừ vũ khí.
Ông lưu ý rằng trong khi Mạc Tư Khoa vẫn sẵn sàng hợp tác, vẫn chưa có tiến triển nào trong khuôn khổ Hội nghị Giải trừ quân bị, một diễn đàn quốc tế trước đây đã đàm phán các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng.
Ông tái khẳng định mong muốn của Nga trong việc duy trì mối quan hệ ổn định với chính quyền Hoa Kỳ nhưng nhấn mạnh rằng Washington vẫn chưa có những bước đi cụ thể để nối lại các cuộc thảo luận về kiểm soát vũ khí.
“Chúng tôi hy vọng rằng người Mỹ sẽ chuyển từ lời nói sang hành động, đặc biệt là vì họ đã đưa ra nhiều tuyên bố về vấn đề này kể từ ngày 20 tháng Giêng,” ông nói với truyền thông nhà nước Nga.
Những nhận xét này được đưa ra khi Putin bày tỏ hy vọng rằng việc Ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc có thể mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ-Nga. Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự quan tâm đến một cuộc gặp trực tiếp, với việc Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh ý định chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Bất chấp những tín hiệu này, các cuộc thảo luận về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mạc Tư Khoa và Washington vẫn bị đình trệ.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được điều động và hệ thống phóng của cả hai nước, sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 2 năm 2026. Do không có cuộc đàm phán tích cực nào để gia hạn hoặc thay thế, hiệp ước này vẫn là thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân lớn cuối cùng giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
[Kyiv Independent: Russia says it sees no progress on disarmament talks with US, media reports]
9. Musk kêu gọi đóng cửa 2 cơ quan truyền thông do Hoa Kỳ tài trợ là Đài phát thanh Âu Châu Tự do, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ
Hôm Chúa Nhật, 09 Tháng Hai, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã kêu gọi đóng cửa các cơ quan truyền thông do Hoa Kỳ tài trợ là Đài phát thanh Âu Châu Tự do và Đài tiếng nói Hoa Kỳ.
Đáp lại bình luận của Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ về các Sứ mệnh Đặc biệt Richard Grenell, Musk tuyên bố: “Đúng vậy, hãy đóng cửa họ lại. Âu Châu giờ đã tự do. Không ai lắng nghe họ nữa. Chỉ có những kẻ điên cuồng cực tả tự nói chuyện với chính mình trong khi đốt cháy 1 tỷ đô la/năm tiền thuế của người dân Hoa Kỳ.”
Nhiều quan sát viên cho rằng tuyên bố của Musk không phù hợp với thực tại. Nga và Belarus là các quốc gia nổi bật về tình trạng đàn áp quyền tự do ngôn luận và tư tưởng.
“Radio Free Europe và Voice of America là những cơ quan truyền thông do người nộp thuế Hoa Kỳ trả tiền. Đó là phương tiện truyền thông do nhà nước sở hữu. Những cơ quan này đầy rẫy những nhà hoạt động cực tả,” Grenell được cho là đã nói như vậy vào ngày 9 tháng 2. “Tôi đã làm việc với những phóng viên này trong nhiều thập niên. Đó là di tích của quá khứ. Chúng ta không cần những cơ quan truyền thông do chính phủ trả tiền.”
Cả Elon Musk và Richard Grenell đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc chính phủ tài trợ cho các tổ chức truyền thông, cho rằng tiền đóng thuế của người dân không nên được sử dụng để hỗ trợ các cơ quan truyền thông này.
Musk, với tư cách là nhà lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, gọi tắt là DOGE, đã chỉ trích các khoản thanh toán của liên bang cho các tổ chức truyền thông như Politico, Associated Press và The New York Times, coi đó là cách sử dụng tiền đóng thuế không hiệu quả và đang có động thái loại bỏ chúng.
Tương tự như vậy, Grenell, với tư cách là đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, đã công khai lên án việc chính phủ chi tiêu cho phí ghi danh phương tiện truyền thông, đồng tình với quan điểm của Musk rằng khoản tài trợ như vậy cần phải chấm dứt ngay lập tức.
Những lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh có sự giám sát chặt chẽ và tranh cãi xung quanh các phương tiện truyền thông do chính phủ tài trợ, với việc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực hiện các bước nhằm ngừng ghi danh các kênh truyền thông như Politico.
[Kyiv Independent: Musk calls for shutting down US-funded outlets Radio Free Europe, Voice of America]
10. Lithuania hy vọng sẽ thu hút Tổng thống Donald Trump bằng lập trường chống Trung Quốc
Vài ngày sau khi một tàu Trung Quốc bị nghi ngờ cắt đứt hai tuyến cáp viễn thông ở Biển Baltic vào tháng 11 năm ngoái, Lithuania đã trục xuất ba nhà ngoại giao Trung Quốc. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên quốc gia nhỏ bé vùng Baltic này đứng lên chống lại gã khổng lồ Á Châu.
Trong vài năm trở lại đây, giữa bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, Lithuania đã trở thành một David táo bạo. Đất nước này đã sẵn sàng tiết lộ mặt tối của sự phụ thuộc quá mức vào hàng nhập khẩu và đầu tư của Trung Quốc, trong khi các nền kinh tế lớn của Âu Châu thận trọng hơn để không làm đảo lộn mối quan hệ thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đây là một chính sách “táo bạo” “không hoàn toàn phù hợp với các nước Liên Hiệp Âu Châu khác”, Raigirdas Boruta thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu của Đại học Vilnius nói với POLITICO. Và một mục tiêu chính của chính sách này là giữ cho Hoa Kỳ tập trung vào an ninh Âu Châu.
Về cơ bản, Lithuania hy vọng sẽ lấy lòng và giữ cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cam kết bảo vệ xuyên Đại Tây Dương bằng cách là người đầu tiên nắm bắt được tâm trạng ở Washington và nêu rõ lập trường chống Trung Quốc. Nhưng liệu quốc gia này có thành công trong việc thuyết phục ông ấy — và chuyển đổi các thành viên Liên Hiệp Âu Châu khác của mình không?
Lithuania đã nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc trong nhiều năm nay, có lẽ từ năm 2013, khi nước này tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma và bày tỏ tình đoàn kết với Tây Tạng. Tuy nhiên, trong một thời gian, mối quan hệ vẫn nồng ấm và thương mại giữa hai nước tăng lên. Cho đến năm 2019, khi Lithuania lo ngại rằng tiến trình kinh tế của mình có thể phải trả giá bằng an ninh quốc gia.
Vilnius lo ngại rằng bằng cách cho Bắc Kinh tiếp cận cảng nước sâu duy nhất của mình, họ sẽ trao cho một đồng minh của Nga một chỗ đứng trong nước và củng cố một liên minh chuyên quyền chống Âu Châu. Vì vậy, trong khi Trung Quốc tiếp cận được một số tài sản chiến lược quan trọng của Âu Châu bằng cách đầu tư vào các cảng trên khắp lục địa — từ Đức và Bỉ đến Ý và Hy Lạp — Lithuania đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc đầu tư vào cảng Klaipėda.
Các chính trị gia của đất nước này nghi ngờ tiền của Trung Quốc là một cái bẫy — một mối đe dọa an ninh đối với NATO. “Chúng ta không thể để Trung Quốc kiểm soát cảng Klaipėda,” Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Raimundas Karoblis cho biết. Bắc Kinh có thể “tạo ra những trở ngại cho việc vận chuyển hàng hóa quân sự, thiết bị quân sự, quân tiếp viện” vào thời điểm khủng hoảng, chẳng hạn như chiến tranh với Mạc Tư Khoa.
Nhưng điểm uốn đến sau đó, vào tháng 7 năm 2021, khi Lithuania chấp thuận mở văn phòng đại diện Đài Loan tại Vilnius, mà Trung Quốc coi là thách thức đối với yêu sách của họ đối với hòn đảo này. Để đáp trả, Bắc Kinh triệu hồi đại sứ và hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania, đồng thời điều động các chiến thuật kinh tế cưỡng ép và áp đặt lệnh cấm vận thương mại không chính thức.
Trung Quốc đã xóa Lithuania khỏi danh sách hải quan, trì hoãn hoặc từ chối chấp nhận các sản phẩm của Lithuania — và thậm chí cả các sản phẩm Âu Châu nếu chúng có bộ phận của Lithuania. Tomas Janeliunas, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Vilnius cho biết: “Số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại từ Lithuania sang Trung Quốc đã giảm 80 phần trăm từ Tháng Giêng đến tháng 10 năm 2022 so với năm trước”.
“Theo Liên Hiệp Âu Châu, Trung Quốc đã không chứng minh được rằng những lệnh cấm này là hợp lý”, vì vậy khối này đã nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ đối với Lithuania, Janeliunas nói thêm. Họ đã đưa ra tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới, gọi tắt là WTO về các hành vi cưỡng ép của Trung Quốc để đáp trả quyết định có chủ quyền của Lithuania đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Các chuyên gia Lithuania cũng tin rằng kinh nghiệm của đất nước họ đã khuyến khích Liên Hiệp Âu Châu áp dụng khuôn khổ toàn khối để sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài, cũng như Công cụ chống cưỡng ép, cho phép tăng thuế quan và áp đặt các hạn chế khác để trừng phạt hành vi bắt nạt. “Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia thành viên đã trở thành mục tiêu của áp lực kinh tế có chủ đích trong những năm gần đây”, Ủy ban Âu Châu lưu ý khi công bố công cụ này.
Tuy nhiên, Liên Hiệp Âu Châu vẫn còn quá ngần ngại khi phải đối đầu với Bắc Kinh.
“Sẽ là không thực tế khi bất kỳ quốc gia Liên Hiệp Âu Châu nào noi gương Lithuania, nếu chúng ta tính đến tương tác kinh tế”, Boruta nói. “Lithuania có hoạt động thương mại tối thiểu với Trung Quốc, nhưng với các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu khác, tình hình lại khác”.
Thật vậy, Liên Hiệp Âu Châu và Trung Quốc đã thực hiện thương mại trị giá 762 tỷ đô la vào năm ngoái, với hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2023 được sản xuất tại Trung Quốc. Và ngay cả với sự phụ thuộc lớn như vậy, vốn chịu sự ép buộc về kinh tế, các thành viên Liên Hiệp Âu Châu vẫn đang di chuyển với tốc độ chậm chạp để đa dạng hóa nguồn cung.
Theo báo cáo của nhóm Rhodium, “Trung Quốc đã giành được nhiều thị phần nhập khẩu của Liên Hiệp Âu Châu hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong giai đoạn 2017-2023, tăng từ 22% vào năm 2017 lên mức đỉnh điểm gần 27% vào năm 2022, sau đó ổn định ở mức 25% vào năm 2023”. Mặc dù báo cáo cũng lưu ý rằng sự đa dạng hóa của Liên Hiệp Âu Châu có thể tăng lên khi “đầu tư tiếp tục chảy vào ASEAN và các điểm đến “thay thế Trung Quốc” khác, “tăng năng lực sản xuất và sự đa dạng hóa của họ trong dài hạn”.
Liên Hiệp Âu Châu cũng phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa khác: Họ vẫn chưa biết liệu việc áp dụng giọng điệu cứng rắn hơn với Trung Quốc có làm Tổng thống Donald Trump hài lòng hay không - đặc biệt là khi tổng thống Hoa Kỳ nhìn nhận đồng minh và đối phương qua cùng một lăng kính, đe dọa áp đặt thuế quan làm suy yếu cả hai bên.
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Bắc Kinh không phải đang cạnh tranh với Brussels.
Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc và Âu Châu “không có xung đột lợi ích cơ bản hoặc mâu thuẫn địa chính trị” và ông tìm kiếm “điểm chung” để tiến hành kinh doanh. “Thương mại Trung Quốc-Liên Hiệp Âu Châu tăng 1,6% vào năm 2024, phần lớn là khả quan mặc dù có một số bất đồng thương mại”, trích tiêu đề của tờ báo Trung Quốc Global Times.
Thậm chí hiện nay còn có một số sự bất mãn ở Lithuania vì phải hành động đơn phương, và đã có những lời kêu gọi ít nhất là nối lại quan hệ ngoại giao.
Tuy nhiên, Vilnius hy vọng rằng đến cuối ngày, điều đó sẽ chứng minh là đúng. Nhưng liệu điều đó có đúng hay không thì còn tùy thuộc vào phản ứng của Tổng thống Donald Trump. Liệu ông có đền đáp lòng trung thành của Lithuania bằng cách đưa ra lời bảo đảm về bất kỳ mối đe dọa bên ngoài nào mà nước này có thể phải đối mặt không?
Chúng ta hãy cùng chờ xem.
[Politico: Lithuania hopes to woo Trump with its anti-China stance]
11. Nga cho biết cáp viễn thông ngầm dưới biển Baltic bị hư hỏng do ‘tác động bên ngoài’
Tập đoàn viễn thông nhà nước Rostelecom của Nga thông báo vào ngày 8 tháng 2 rằng một trong những tuyến cáp ngầm của họ ở Biển Baltic đã bị hư hỏng do “tác động bên ngoài”.
Công ty không nêu rõ nguyên nhân gây ra thiệt hại nhưng xác nhận rằng công việc sửa chữa đang được tiến hành. Rostelecom cho biết sự việc không ảnh hưởng đến người tiêu dùng, theo AFP.
Thiệt hại xảy ra trong bối cảnh một loạt sự việc gián đoạn gần đây đối với cáp viễn thông và cáp điện dưới biển ở Biển Baltic. Các chuyên gia và quan chức phương Tây đã cáo buộc Nga tham gia vào chiến tranh hỗn hợp chống lại các quốc gia ủng hộ Ukraine.
Vào ngày 30 tháng Giêng, chính quyền Na Uy đã bắt giữ tàu Silver Dania cùng thủy thủ đoàn người Nga vì nghi ngờ làm hỏng tuyến cáp quang ngầm dưới biển nối Latvia và Thụy Điển.
NATO đã phản ứng bằng cách tăng cường tuần tra để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới nước.
Cùng ngày, lực lượng bảo vệ bờ biển Phần Lan báo cáo rằng một tàu của Nga đang tiến hành sửa chữa một tuyến cáp ngầm bị hư hỏng ở Vịnh Phần Lan. Chính quyền Phần Lan xác nhận rằng sự việc xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Phần Lan nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về cách thức hoặc thời điểm xảy ra hư hỏng.
Để ứng phó với những lo ngại ngày càng tăng về an ninh dưới biển, NATO đã điều động một nhiệm vụ tuần tra vào Tháng Giêng để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực. Hoạt động này có tên gọi là “Baltic Sentry”, bao gồm máy bay, khinh hạm, tàu ngầm và máy bay điều khiển từ xa giám sát khu vực để phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn.
Các sự việc tương tự đã được báo cáo trong quá khứ khi chính quyền Phần Lan phát hiện ra thiệt hại cho một tuyến cáp khác của Rostelecom ở Biển Baltic. Sự việc đó trùng với sự gián đoạn cơ sở hạ tầng dưới nước ở cả Thụy Điển và Phần Lan, làm dấy lên nghi ngờ về hành vi phá hoại cố ý.
[Kyiv Independent: Russia says its undersea telecom cable in Baltic Sea damaged by 'external impact']
Kursk: Nga chống trả yếu ớt, ba thị trấn Nga thất thủ. Mỹ-Nga đã nói chuyện, hòa đàm sẽ như thế nào?
VietCatholic Media
15:37 10/02/2025
1. Quân đội Nga ở Kursk dừng lại để nghỉ ngơi. Đó là thời điểm quân đội Ukraine tổng công kích.
Vào tháng 8, một lực lượng hùng mạnh của Ukraine với quân số khoảng 20.000 người đã tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk ở phía tây nước Nga, nhằm mục đích kéo lực lượng Nga ra khỏi tiền tuyến ở miền đông Ukraine đồng thời chiếm một phần của tỉnh này làm con bài mặc cả cho bất kỳ cuộc đàm phán ngừng bắn nào trong tương lai.
Ba tháng sau, một lực lượng Nga và Bắc Hàn thậm chí còn mạnh hơn—tổng cộng 60.000 người—đã phản công. Nhưng người Nga và Bắc Hàn đã tấn công ngày này qua ngày khác theo cùng một lộ trình có thể dự đoán được, cuối cùng mất một phần ba nhân lực mà không thể đẩy quân Ukraine ra khỏi các lãnh thổ bị tạm chiếm, được neo giữ bởi thành phố Sudzha.
Kiệt sức, quân đội dã chiến Nga và Bắc Hàn đã “tạm dừng hoạt động” vào ngày 5 tháng 2, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine đưa tin. Các trung đoàn Nga cần thời gian để đưa quân mới và xe thay thế vào; quân đoàn 12.000 lính Bắc Hàn ở Kursk dự kiến sẽ luân phiên trong một hoặc hai trung đoàn mới với vài ngàn quân.
Tận dụng thời gian tạm dừng, Nhóm tác chiến chiến thuật Siversk của Ukraine ở Kursk đã tấn công vào hôm thứ năm 6 Tháng Hai—và nhanh chóng tiến xa tới ba dặm dọc theo một số trục ở rìa đông nam của lãnh thổ tạm chiếm. Theo CDS, nhóm Siversk đã tiến về phía tây nam Makhnovka và phía bắc và phía đông Cherkasskya Konopelka dọc theo xa lộ Sudzha-Oboyan.
Họ đã chiếm được ít nhất ba thị trấn: Ulanok, Kolmakov và Fanaseevka. CDS ghi nhận giao tranh đang diễn ra ở Cherkasskya, Konopelka, và quân Nga trong thị trấn đã bị phần lớn nhóm chiến thuật của Ukraine bỏ qua. Điều đó ngụ ý rằng họ đã bị cắt đứt khỏi lực lượng chính của Nga ở xa hơn về phía đông, bao gồm Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 810 bị đánh tơi tả.
Lắng nghe các kênh truyền hình Nga, nhà phân tích người Estonia WarTranslated đã theo dõi phản ứng của người Nga đối với các cuộc tấn công nhanh chóng của Ukraine. Người Nga đã báo cáo bốn đợt công kích của quân Ukraine. Các nguồn cấp dữ liệu từ máy bay điều khiển từ xa của Nga mô tả các đoàn xe tải chống mìn và các phương tiện khác của Ukraine dài, cách xa nhau chạy nhanh trên xa lộ Sudzha-Oboyan.
Người Nga đã ném máy bay điều khiển từ xa nổ góc nhìn thứ nhất vào lực lượng Ukraine. Một số FPV đã trượt mục tiêu, có thể là do bị gây nhiễu bởi Ukraine, hay do thiếu kinh nghiệm của Nga hoặc cả hai.
Những máy bay điều khiển từ xa khác đã tấn công. Quân Ukraine đã bỏ lại một xe chiến đấu bánh xích BMP, một xe thiết giáp chở quân bánh lốp VAB, ít nhất một xe tải chống mìn và một xe tăng. Nhưng những tổn thất không làm chậm cuộc tấn công. Lăn bánh qua Fanaseevka, các xe của quân Ukraine thả bộ binh của họ xuống những cái cây phía đông thị trấn.
Pháo binh Nga đã vào cuộc. Và vào đêm đầu tiên của chiến dịch Ukraine, quân đội Bắc Hàn - những người được cho là đang trong quá trình rút khỏi Kursk - đã quay lại và phản công theo nhóm gồm 20 người, theo Constantine, một cựu chiến binh và blogger người Ukraine, người truyền đạt các báo cáo từ quân đội Ukraine trên tiền tuyến.
Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, nhưng các nhà phân tích cập nhật Bản đồ kiểm soát Ukraine chính thức đã đủ tự tin vào những bước tiến của Ukraine để đánh dấu chúng trên bản đồ. Trong ngày đầu tiên sau nhiều tuần, phần lãnh thổ của Nga do Ukraine chiếm được ở Kursk đã lớn hơn chứ không nhỏ hơn.
2. Đức nghi ngờ Nga sau khi phát hiện máy bay điều khiển từ xa trên căn cứ không quân quan trọng
Quân đội Đức đang điều tra nghi ngờ hoạt động gián điệp của Nga sau khi phát hiện sáu máy bay điều khiển từ xa trên một căn cứ không quân ở thị trấn Schwesing phía bắc, nơi binh lính Ukraine được huấn luyện về hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot, tờ Süddeutsche Zeitung đưa tin.
Theo báo cáo, từ ngày 9 đến ngày 29 tháng Giêng, các máy bay điều khiển từ xa không xác định đã nhiều lần xâm nhập vào không phận hạn chế phía trên cơ sở Luftwaffe ở Schwesing. Mặc dù đã điều động các biện pháp đối phó điện tử, bao gồm cả máy gây nhiễu HP47, lực lượng Bundeswehr vẫn không thể hạ gục chúng hoặc xác định được vị trí của người điều khiển chúng, báo cáo cho biết.
Quân đội Đức hiện đã phân loại các sự việc này là hoạt động gián điệp tiềm tàng và đã báo động cho các cơ quan tình báo, Süddeutsche cho biết. Tờ báo cho biết Bundeswehr đã xác nhận việc nhìn thấy máy bay điều khiển từ xa trên Schwesing mà không xác nhận thêm chi tiết.
Căn cứ không quân Schwesing là mục tiêu giám sát có giá trị cao do hoạt động huấn luyện Patriot được thực hiện tại đó. Đức đã chuyển giao nhiều hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot cho Ukraine, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các cuộc không kích của Nga.
Theo tờ báo có trụ sở tại Munich, các quan chức quân sự tin rằng máy bay điều khiển từ xa có công nghệ tiên tiến và không phải là mô hình thương mại tiêu chuẩn, làm dấy lên nghi ngờ về hoạt động gián điệp do nhà nước hậu thuẫn. Một số quan chức quốc phòng tin rằng máy bay điều khiển từ xa mới được phát hiện có thể đã được phóng từ các tàu ở Biển Bắc hoặc Biển Baltic, Süddeutsche cho biết.
Các viên chức an ninh đã quan sát thấy hoạt động máy bay điều khiển từ xa gia tăng gần các cơ sở quân sự. Chỉ vài tuần trước, máy bay điều khiển từ xa đã được phát hiện trên căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Ramstein, một cơ sở quan trọng đối với hậu cần của NATO, khiến chính phủ Đức phải soạn thảo một sửa đổi pháp lý cho phép Bundeswehr bắn hạ máy bay điều khiển từ xa đáng ngờ.
Các sự việc này làm nổi bật những lỗ hổng trong khả năng phòng thủ chống lại máy bay điều khiển từ xa của Đức. Các báo cáo nội bộ của Bundeswehr chỉ ra rằng các hệ thống chống máy bay điều khiển từ xa quan trọng, bao gồm Wingman và các công cụ phát hiện RADIS, đã không phản ứng hiệu quả, theo Süddeutsche Zeitung.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thừa nhận rằng việc cải thiện khả năng phòng thủ máy bay điều khiển từ xa là ưu tiên nhưng thừa nhận rằng tiến độ vẫn chậm. Để ứng phó với các sự việc Schwesing, Đức đã điều động thêm thiết bị phát hiện và gây nhiễu đến căn cứ này.
[Politico: Germany reportedly suspects Russia after drone sightings over key airbase]
3. Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã nói chuyện với Putin về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, tờ New York Post đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông đã nói chuyện với Putin về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nhưng từ chối cho biết họ đã nói chuyện bao nhiêu lần, tờ New York Post đưa tin hôm Chúa Nhật, 09 Tháng Hai.
Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố rằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine sẽ không xảy ra nếu ông là tổng thống vào năm 2022. Ông nói với tờ New York Post, tờ báo đã phỏng vấn ông trên Không lực Một, rằng ông “luôn có mối quan hệ tốt đẹp” với Putin.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông có một kế hoạch cụ thể để chấm dứt chiến tranh, và nói thêm, “Tôi hy vọng nó sẽ nhanh chóng. Mỗi ngày, mọi người đều chết. Cuộc chiến này thật tồi tệ ở Ukraine. Tôi muốn chấm dứt thứ chết tiệt này.” Ông cũng cho biết ông tin Putin “quan tâm” đến những cái chết trên chiến trường.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết ông không thể xác nhận hoặc phủ nhận liệu Tổng thống Donald Trump có nói chuyện với Putin hay không.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng, Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông đã nhấn mạnh mong muốn nhanh chóng giải quyết cuộc chiến.
Vào ngày 7 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth cho biết họ hy vọng sẽ chấm dứt chiến tranh “càng sớm càng tốt”. Trước đó, chính quyền đã đặt mục tiêu đạt được một giải pháp trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Cũng vào ngày 7 tháng 2, Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào tuần tới tại Washington.
Zelenskiy cho biết an ninh của Ukraine là ưu tiên hàng đầu của ông trong bất kỳ cuộc đàm phán nào và việc gặp Tổng thống Donald Trump trước bất kỳ cuộc đàm phán nào với Putin là rất quan trọng đối với ông.
“Điều này rất quan trọng. Nếu không, nó sẽ giống như một cuộc đối thoại về Ukraine mà không có Ukraine,” Zelenskiy nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 7 tháng 2. “Điều quan trọng là các đối tác vẫn phải thảo luận về các vấn đề của họ trước và sau đó mới có cuộc trò chuyện với đối phương.”
Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố rằng Washington muốn tiếp cận khoáng sản đất hiếm của Ukraine để đổi lấy viện trợ. Zelenskiy đã trả lời rằng Kyiv sẵn sàng ký kết các thỏa thuận khai thác với các đối tác.
[Kyiv Independent: Trump says he spoke with Putin about ending war in Ukraine, New York Post reports]
4. Máy bay điều khiển từ xa nhắm vào nhà máy lọc dầu quan trọng của Nga ở Krasnodar Krai
Máy bay điều khiển từ xa đã tấn công vùng Krasnodar của Nga vào rạng sáng ngày 10 tháng 2, được cho là nhắm vào nhà máy lọc dầu Afipskiy, một cơ sở quan trọng giải quyết 6,25 triệu tấn dầu mỗi năm, theo tuyên bố của Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine.
Nhà máy lọc dầu này nằm cách tiền tuyến khoảng 200 km, hay 124 dặm, và là trung tâm hậu cần chiến lược cho nhiên liệu diesel và dầu hỏa dùng cho máy bay của quân đội Nga, ông Kovalenko cho biết.
Trong khi các quan chức Ukraine khác không bình luận về báo cáo này, cuộc tấn công sẽ phù hợp với chiến lược của Kyiv nhằm phá vỡ nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga và cắt giảm tài trợ chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Hiện vẫn chưa rõ liệu nhà máy lọc dầu có bị thiệt hại đáng kể trong vụ tấn công hay không.
Thống đốc vùng Krasnodar Veniamin Kondratiev xác nhận vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào khu vực này, nói rằng một khu dân cư ở Krasnodar đã bị tấn công. Theo thống đốc, các mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa bị rơi xuống một công trình kỹ thuật của một tòa nhà cao tầng, không gây thương vong.
Kênh Telegram Shot của Nga, có quan hệ mật thiết với lực lượng an ninh Nga, đưa tin rằng người dân đã nghe thấy tiếng nổ lớn vào khoảng 2:00 sáng giờ địa phương, các nhân chứng ghi nhận có “hoạt động phòng không” gần nhà máy lọc dầu Afipskiy.
Kovalenko nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà máy lọc dầu, khẳng định nó cung cấp nhiên liệu cho thiết bị quân sự của Nga, đặc biệt là ở miền nam Ukraine.
“ Đó là lý do tại sao nhà máy lọc dầu Afipskiy không chỉ là một cơ sở công nghiệp mà còn là một yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng quân sự của Nga”, ông nói thêm.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh được tất cả các khiếu nại.
Ukraine thường xuyên tấn công các cơ sở dầu mỏ của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa nhằm phá vỡ nguồn cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga và giảm doanh thu xuất khẩu năng lượng của Mạc Tư Khoa, một nguồn tài trợ quan trọng cho nỗ lực chiến tranh của nước này.
[Kyiv Independent: Drones reportedly target key Russian oil refinery in Krasnodar Krai]
5. Công tố viên ICC giám sát lệnh bắt giữ Putin vì trục xuất trẻ em Ukraine bị đưa vào danh sách trừng phạt không công khai của Tổng thống Donald Trump, Reuters đưa tin
Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế Karim Khan, người giám sát lệnh bắt giữ của tòa án đối với Putin vào tháng 3 năm 2023 liên quan đến việc Mạc Tư Khoa trục xuất trẻ em Ukraine, đã có tên trong danh sách trừng phạt kinh tế và du lịch không công khai của Hoa Kỳ tính đến thời điểm hiện tại, Reuters đưa tin vào ngày 7 tháng 2.
Công dân Anh Khan là người đầu tiên bị tấn công theo lệnh trừng phạt do Tổng thống Hoa Kỳ mới nhậm chức “nhắm vào tòa án tội ác chiến tranh về các cuộc điều tra đối với công dân Hoa Kỳ hoặc đồng minh của Hoa Kỳ”, Reuters đưa tin, trích dẫn hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này. Trong báo cáo của mình, hãng này cho biết, trích dẫn các nguồn tin bao gồm một quan chức cao cấp của ICC, rằng Khan đã được nêu tên trong lệnh hành pháp mà Tổng thống Donald Trump đã ký vào ngày 6 tháng 2.
Nga đã đưa Khan vào danh sách truy nã vào năm 2023 sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ Putin và một quan chức Nga khác, Maria Lvova-Belova, vì “di chuyển trái phép dân số trẻ em từ các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine sang Liên bang Nga”.
Ủy viên Nhân quyền của Quốc hội Ukraine, Dmytro Lubinets, ước tính rằng Nga đã trục xuất bất hợp pháp tới 150.000 trẻ em Ukraine, trong khi Ủy viên Thanh tra Trẻ em, Daria Herasymchuk, đưa ra con số là 200.000–300.000.
Các biện pháp trừng phạt đối với Khan có nghĩa là cấm ông và gia đình nhập cảnh vào Hoa Kỳ, cũng như đóng băng tài sản của họ tại Hoa Kỳ.
Theo Reuters, các chuyến đi thường xuyên của Khan tới Hoa Kỳ để báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một phần của thỏa thuận Liên Hiệp Quốc-Washington.
[Kyiv Independent: ICC prosecutor who oversaw arrest order for Putin over Ukrainian children deportation included in Trump's nonpublic sanction list, Reuters reports]
6. Nga cung cấp máy bay phản lực Su-57 tiên tiến cho đối thủ địa chính trị của Trung Quốc
Một chiến đấu cơ tàng hình của Nga đã đến Ấn Độ vào thứ năm khi Mạc Tư Khoa sẵn sàng đề nghị hợp tác với New Delhi, đối thủ địa chính trị của Trung Quốc, về dự án máy bay phản lực tiên tiến này.
Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ, chiếm 36% lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ trong giai đoạn 2019 - 2023. New Delhi cũng tiếp tục mua dầu từ Mạc Tư Khoa và vượt qua Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu lớn nhất trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang diễn ra.
Ấn Độ có biên giới phía bắc đang tranh chấp với Trung Quốc, nước gần như là đồng minh của Nga. Ở phía nam Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ đã tăng cường sự hiện diện của mình khi Bắc Kinh mở rộng các hoạt động hàng hải. New Delhi coi khu vực này là một khu vực có tầm quan trọng sống còn.
Trích dẫn nguồn tin từ lực lượng không quân Ấn Độ, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin, một chiến đấu cơ Su-57E có khả năng tránh được sự phát hiện của radar đã hạ cánh tại Bengaluru, trước đây có tên là Bangalore, ở miền Nam Ấn Độ để tham dự triển lãm hàng không vũ trụ và quốc phòng Aero India 2025.
Su-57 là máy bay quân sự đầu tiên của Nga đang hoạt động được thiết kế với công nghệ tàng hình, có phiên bản xuất khẩu là Su-57E. Hai máy bay nguyên mẫu Su-57 đã đến Trung Quốc để trình diễn vào tháng 11 năm ngoái, nhưng chúng đã bị chế giễu vì tỏ ra yếu kém trước máy bay J-20 của Trung Quốc.
Theo báo cáo, Rostec, một tập đoàn quốc phòng nhà nước của Nga, tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa “sẵn sàng cung cấp” cho Ấn Độ cái mà họ gọi là “hợp tác toàn diện” trong dự án Su-57E.
Các đề xuất bao gồm cung cấp máy bay hoàn thiện và sản xuất chung tại Ấn Độ. Nga cũng sẽ hỗ trợ Ấn Độ phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm của riêng mình như F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như J-20 của Trung Quốc đang hoạt động, báo cáo cho biết thêm.
Hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 5 năm ngoái cho thấy quân đội Trung Quốc đã điều động ít nhất sáu chiến đấu cơ J-20 đến một phi trường cách biên giới tranh chấp với Ấn Độ khoảng 93 dặm.
TASS, trong báo cáo của mình cho biết: “Máy bay phản lực Su-57 là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới đã chứng minh được hiệu quả của nó trong điều kiện chiến đấu thực tế chống lại các hệ thống phòng không phương Tây. Máy bay có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác và có khả năng hiển thị thấp để các hệ thống phát hiện đối phương phát hiện ra”.
Tuyên bố chung từ hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Nga lần thứ 22 tại Mạc Tư Khoa vào ngày 8-9 tháng 7 năm 2024 cho biết: “Phát triển quan hệ Ấn Độ-Nga trên toàn bộ các lĩnh vực hợp tác là ưu tiên chung trong chính sách đối ngoại. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Putin đã đồng thanh nỗ lực hết sức để khai thác hết tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược.”
Trong khi Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục hiện đại hóa quân đội để chống lại Trung Quốc, vẫn chưa biết liệu nước này có chấp nhận lời đề nghị của Nga về việc mua thêm một loại vũ khí khác do Nga sản xuất hay không sau những thất bại của Nga trên chiến trường Ukraine.
[Newsweek: Russia Offers Advanced Su-57 Jet to China's Geopolitical Rival]
7. Zelenskiy, Vance sẽ gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich, CBS News đưa tin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance dự kiến sẽ gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich vào cuối tuần này, CBS News đưa tin vào ngày 9 tháng 2, trích dẫn các nguồn tin giấu tên.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang thúc đẩy một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine đã kéo dài gần ba năm.
Phái đoàn Hoa Kỳ tham dự hội nghị an ninh hàng đầu Âu Châu, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2, cũng sẽ bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg.
Mặc dù thông tin chi tiết về cuộc gặp dự kiến giữa Vance và Zelenskiy vẫn chưa được tiết lộ, Kellogg trước đó đã nói rằng các quan chức Hoa Kỳ sẽ thảo luận tại Munich về “mục tiêu của Tổng thống Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc chiến đẫm máu và tốn kém ở Ukraine”.
Vị tướng về hưu sau đó đã phủ nhận thông tin trên phương tiện truyền thông rằng ông đang có kế hoạch công bố chiến lược chấm dứt chiến tranh của Tổng thống Donald Trump trong sự kiện này.
Vào ngày 7 tháng 2, tổng thống Hoa Kỳ tiết lộ rằng ông muốn gặp Zelenskiy tại Washington vào tuần tới. Ông cũng gần đây nói rằng Hoa Kỳ muốn tiếp cận khoáng sản đất hiếm của Ukraine để đổi lấy viện trợ. Zelenskiy đã trả lời rằng Kyiv sẵn sàng ký kết các thỏa thuận khai thác với các đối tác.
Tổng thống Donald Trump cũng được cho là đã nói chuyện với Putin về việc chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Hoa Kỳ nói với tờ New York Post rằng ông có một kế hoạch cụ thể để chấm dứt chiến tranh, nói thêm rằng, “Tôi hy vọng nó sẽ nhanh chóng. Mỗi ngày, mọi người đều chết. Cuộc chiến này thật tồi tệ ở Ukraine. Tôi muốn chấm dứt thứ chết tiệt này.”
[Kyiv Independent: Zelensky, Vance to meet at Munich Security Conference, CBS News reports]
8. Kim Chính Ân cáo buộc Hoa Kỳ kéo dài chiến tranh Ukraine
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân cho biết Hoa Kỳ và các nước khác ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga đang kéo dài xung đột, trong khi những nỗ lực do Washington dẫn đầu nhằm kéo Kyiv và Mạc Tư Khoa vào cuộc đàm phán dường như đang diễn ra tốt đẹp.
Là đồng minh chủ chốt của Putin, Kim đã điều động hơn 12.000 quân để hỗ trợ quân đội Mạc Tư Khoa kể từ mùa thu năm ngoái, theo ước tính của Ukraine, Nam Hàn và phương Tây.
Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã ký một hiệp ước phòng thủ chung vào năm ngoái. Bắc Hàn đã gửi đạn dược, hỏa tiễn và chiến binh đến Nga, làm dấy lên suy đoán rằng Điện Cẩm Linh đã đồng ý chia sẻ công nghệ vũ khí với quốc gia bí ẩn này cũng như viện trợ kinh tế.
Những người lính tiến về tiền tuyến ở khu vực Kursk của Nga, nơi Mạc Tư Khoa đang cố gắng chấm dứt sự kiểm soát của Ukraine đối với một phần lãnh thổ bên kia biên giới kể từ tháng 8.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào cuối ngày thứ Sáu rằng binh lính Bắc Hàn đã quay trở lại các cuộc giao tranh ở Kursk, sau khi các quan chức Ukraine cho biết họ đã không được phát hiện dọc theo tiền tuyến trong một thời gian. Quân đội Kyiv cho biết họ tin rằng binh lính Bình Nhưỡng đã chịu thương vong nặng nề.
“Hàng trăm” chiến binh Nga và Bắc Hàn đã bị “loại bỏ”, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết. Cả Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đều chưa công khai xác nhận sự tham gia của quốc gia Đông Á này vào cuộc chiến chống lại Kyiv.
Theo phát biểu được truyền thông nhà nước công bố hôm Chúa Nhật, nhà độc tài Bắc Hàn cho biết Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác ủng hộ Ukraine đang “cố ý” kéo dài cuộc chiến ở Đông Âu.
Trong chuyến thăm Bộ Quốc phòng Bình Nhưỡng, Kim cho biết các quốc gia này đang ấp ủ “giấc mơ không tưởng là gây ra những thất bại chiến lược cho Nga”.
Các quan chức phương Tây cho biết cuộc chiến tranh toàn diện kéo dài gần ba năm mà Nga tiến hành chống lại nước láng giềng đã khiến nước này phải trả giá, bao gồm cả việc phải chịu hàng trăm ngàn thương vong.
Mặc dù Điện Cẩm Linh đã huy động ngành công nghiệp quốc phòng và dành một khoản chi tiêu lớn của chính phủ cho quân đội, cuộc giao tranh đã cướp đi hàng ngàn xe tăng, xe thiết giáp và hệ thống pháo binh của nước này. Các chuyên gia phương Tây đã đặt câu hỏi liệu nền kinh tế Nga có thể duy trì mức chi tiêu quốc phòng hiện tại trong bao lâu.
“Quân đội và nhân dân chúng tôi sẽ luôn ủng hộ và khuyến khích sự nghiệp chính nghĩa của quân đội Nga”, Kim nói.
Ukraine phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây và Hoa Kỳ đã cung cấp phần lớn viện trợ này trong nhiều năm. Tổng thống Donald Trump đã trở lại nắm quyền vào tháng 11, cam kết chấm dứt chiến tranh ở Âu Châu chỉ trong vòng 24 giờ.
Ông đã không thể làm như vậy, nhưng đã bắt đầu nỗ lực để đưa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine vào bàn đàm phán. Tổng thống Donald Trump nói với tờ New York Post vào thứ Bảy rằng ông đã nói chuyện với Putin, sau khi ông nhận xét vào đầu tuần rằng ông có thể sẽ gặp Zelenskiy trong những ngày tới.
Tổng thống Donald Trump cũng đã ám chỉ rằng chính quyền của ông “sẽ có quan hệ với Bắc Hàn, với Kim”, mặc dù không rõ Bình Nhưỡng sẽ sẵn lòng tham gia vào cuộc đối thoại mới với tổng thống và các quan chức cao cấp của ông đến mức nào.
Ông Kim phát biểu trong bình luận được hãng thông tấn KCNA đưa tin vào Chúa Nhật: “Đứng ở trung tâm đằng sau cỗ máy chiến tranh đang khuấy động tình hình bi thảm ở Ukraine kéo dài ba năm trong bối cảnh người dân thế giới vô cùng quan ngại chính là Hoa Kỳ, một thực thể mang danh hiệu cố định là kẻ phá hoại hòa bình và ổn định toàn cầu”.
Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu buổi tối hôm thứ Sáu: “Các cuộc tấn công mới đã diễn ra tại các khu vực diễn ra chiến dịch Kursk—quân đội Nga cùng với binh lính Bắc Hàn lại được đưa vào”.
Người ta vẫn chưa biết liệu Tổng thống Donald Trump có thể nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn nào đó hay không và liệu điều đó có mở ra cánh cửa cho cuộc đối thoại mới với Bình Nhưỡng hay không.
[Newsweek: Kim Jong Un Accuses US of Prolonging Ukraine War]
9. 2 người thiệt mạng, 16 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga vào nhiều khu vực của Ukraine đã giết chết ít nhất hai thường dân và làm bị thương 16 người trong ngày qua, chính quyền khu vực báo cáo vào ngày 10 tháng 2.
Không quân cho biết, trong đêm, Nga đã phóng 83 máy bay điều khiển từ xa chiến đấu và máy bay điều khiển từ xa mồi nhử loại Shahed. Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 61 máy bay điều khiển từ xa trên 11 vùng, trong khi 22 máy bay khác bị mất mà không gây ra thiệt hại.
Theo Thống đốc Vadym Filashkin, tại tỉnh Donetsk, một cuộc tấn công của Nga đã giết chết một cư dân Kramatorsk và 12 người khác bị thương ở Kramatorsk và Kostiantynivka.
Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết tại tỉnh Kherson, một người bị thương và một người khác thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Theo chính quyền quân sự của khu vực, tại tỉnh Sumy, một thường dân đã bị thương, cửa sổ của bốn tòa nhà chung cư và 15 xe hơi bị hư hại trong các cuộc không kích của Nga.
Tại tỉnh Kharkiv, một người đàn ông 32 tuổi đã bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV của Nga vào làng Liutivka, Thống đốc Oleh Syniehubov đưa tin.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, một phụ nữ 83 tuổi đã bị thương ở cánh tay trong cuộc pháo kích của Nga vào thị trấn tiền tuyến Huliaipole, Thống đốc Ivan Fedorov cho biết.
Ukraine phải hứng chịu các cuộc không kích hàng ngày của Nga nhắm vào các khu vực dân sự, trong khi chính quyền khu vực liên tục báo cáo về thương vong khi Nga tăng cường các nỗ lực tấn công.
[Kyiv Independent: 2 killed, 16 injured in Russian attacks across Ukraine over past day]
10. Quân đội sẽ giới thiệu ‘các hợp đồng đặc biệt’ để thúc đẩy các chiến binh tình nguyện trẻ tuổi, Zelenskiy nói
Quân đội Ukraine đang có kế hoạch đưa ra “hợp đồng đặc biệt” để tuyển dụng những người tình nguyện từ 18 đến 24 tuổi, những người cho đến nay vẫn được miễn nghĩa vụ động viên, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters.
Những nhận xét này theo sau các báo cáo rằng các nhà lập pháp Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đang thúc giục Ukraine hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự từ 25 xuống 18 để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực. Hiện tại, nam giới Ukraine từ 25 đến 60 tuổi phải chịu nghĩa vụ quân sự.
“Các lữ đoàn chiến đấu, những lữ đoàn có kinh nghiệm, cùng với Bộ Quốc phòng đã làm việc về một lựa chọn hợp đồng cho những người trẻ tuổi từ 18 đến 24 tuổi,” Zelenskiy nói. “Đây là dành cho những người muốn tham gia, đây không phải là một cuộc động viên.”
Theo tổng thống, những hợp đồng như vậy sẽ có nhiều lợi ích, bao gồm “điều khoản tiền tệ rất cao”. Ông cho biết chi tiết về những hợp đồng như vậy sẽ được công khai trong những ngày tới.
Hoa Kỳ được cho là đã ủng hộ việc hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giải quyết nhu cầu nhân sự của Ukraine khi cuộc chiến toàn diện với Nga kéo dài sang năm thứ ba.
Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump, Michael Waltz, cho biết vào Tháng Giêng rằng Ukraine “có thể tạo ra hàng trăm ngàn binh lính mới” nếu hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống còn 18.
Quân đội Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng, vật lộn để bù đắp cho những khoảng trống bộ binh do tổn thất nặng nề trong các lữ đoàn dày dạn kinh nghiệm chiến đấu để lại. Việc nhập ngũ hiện nay thường có nghĩa là phải ghi danh cho đến khi chiến tranh kết thúc, mà không thấy hồi kết. Một lựa chọn hợp đồng một năm sẽ hấp dẫn những người quan tâm đến việc đóng góp cho nỗ lực chiến tranh trong một thời gian giới hạn.
Phó Tổng tham mưu trưởng của Zelenskiy, Pavlo Palisa, cho biết vào Tháng Giêng rằng Ukraine đang hoàn thiện các cải cách để thu hút những người trẻ được miễn nghĩa vụ động viên.
Palisa cho biết: “Chúng ta cần phải điều chỉnh cấu trúc cho phù hợp với logic của chiến tranh hiện đại, điều này sẽ giúp chúng ta trở nên hiệu quả hơn và tránh lặp lại những sai lầm tương tự”.
Kyiv từ lâu đã phản đối áp lực từ Hoa Kỳ nhằm hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự, trong khi Zelenskiy cho rằng điều này sẽ gây tổn hại đến triển vọng tương lai của Ukraine.
[Kyiv Independent: Military to introduce 'special contracts' to motivate younger volunteer fighters, Zelensky says]
11. Hàng ngàn người Bắc Hàn đang làm công việc xây dựng tại Nga
Hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn đưa tin rằng hàng ngàn người Bắc Hàn đã đến Nga vào năm 2024 để làm việc trong ngành xây dựng.
Báo cáo này được đưa ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân, đồng minh chủ chốt của Mạc Tư Khoa, cam kết đất nước sẽ ủng hộ Nga hết mình trong quá trình theo đuổi “lý do chính đáng” của mình tại Ukraine.
Bắc Hàn đã cử hàng ngàn công nhân đến làm việc tại các công trường xây dựng trên khắp nước Nga vào năm 2024, Yonhap đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS. Động thái này rõ ràng là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua sau vụ thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM của Bắc Hàn.
Nga là bên tham gia Nghị quyết 2397 của Liên Hiệp Quốc, một quyết định năm 2017 cấm Bắc Hàn gửi công dân của mình đi làm việc ở nước ngoài. Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng có thể đang lách lệnh cấm này bằng cách cấp thị thực du học, Yonhap đưa tin.
Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê liên bang của Nga, 13.221 người Bắc Hàn đã nhập cảnh vào Nga vào năm 2024 — tăng 12 lần so với năm trước. Gần 8.000 người trong số những người đến này được cho là nhập cảnh vào nước này vì mục đích giáo dục.
Nga đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng do hậu quả của cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Cả việc huy động quân sự và số lượng người di cư vào nước này ngày càng giảm đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, và Nga đang hướng đến sự suy giảm dân số nghiêm trọng trong hai thập niên tới.
13.000 công nhân Bắc Hàn sẽ không đảo ngược được suy thoái kinh tế của Nga, nhưng những người mới đến gần đây có thể đánh dấu “sự khởi đầu của làn sóng đổ xô lớn hơn... có thể giúp ích đáng kể hơn cho vấn đề thiếu hụt lao động của Nga”, các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW viết vào ngày 9 tháng 2.
Hợp tác quân sự giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng cũng sâu sắc hơn vào năm 2024, với việc Putin ký hiệp ước phòng thủ chung với Kim vào tháng 6. Ngay sau đó, Bắc Hàn đã leo thang sự tham gia của mình vào cuộc chiến của Nga từ việc cung cấp vũ khí — bao gồm đạn pháo và hỏa tiễn đạn đạo — đến việc gửi binh lính.
Mùa thu năm ngoái, có tới 12.000 quân lính Bắc Hàn được điều động tại Tỉnh Kursk của Nga để hỗ trợ quân đội Nga chống lại cuộc xâm lược của Ukraine vào khu vực này.
[Kyiv Independent: Thousands of North Koreans taking construction jobs in Russia, media reports]
Tây Ban Nha: Giáo phận cảnh cáo các linh mục lén lút mở khóa học chúc lành cho tội lỗi
VietCatholic Media
17:05 10/02/2025
1. Quốc hội Philippines luận tội Duterte; Giáo Hội Công Giáo kêu gọi sự thật và công lý
Nhóm hoạt động xã hội của Giáo Hội Công Giáo tại Philippines đã kêu gọi các quan chức nhà nước bảo vệ công lý và ưu tiên lợi ích chung khi tiến trình luận tội Phó Tổng thống Sara Duterte đang diễn ra.
Đức Giám Mục Jose Colin Bagaforo, Chủ tịch Caritas Philippines kêu gọi “tất cả các viên chức nhà nước bảo vệ sự thật và bảo đảm công lý được thực thi”, đồng thời nói thêm, “Quy trình luận tội đóng vai trò là cơ chế thiết yếu trong nền dân chủ của chúng ta để duy trì trách nhiệm giải trình của những người nắm quyền”.
Đức Hồng Y khen ngợi Hạ viện đã giải quyết những cáo buộc nghiêm trọng thông qua các quy trình hiến pháp, phản ánh yêu cầu của công chúng về trách nhiệm giải trình.
“Điều này chứng tỏ rằng các thể chế dân chủ của chúng ta đang hoạt động như mong đợi. Không một nhà lãnh đạo nào được phép nằm ngoài sự giám sát, và việc quản lý phải luôn phục vụ lợi ích chung”, Đức Giám Mục Bagaforo nói thêm.
Hạ viện đã bỏ phiếu vào ngày 5 tháng 2 để luận tội Duterte vì cáo buộc sử dụng sai mục đích tiền công quỹ.
Tổng cộng có 215 nhà lập pháp ủng hộ việc luận tội, đủ điều kiện để vụ việc được chuyển lên Thượng viện, nơi phiên tòa sẽ quyết định số phận của bà.
Bản luận tội nêu bật sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa Duterte và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. Hạ viện, do Chủ tịch Martin Romualdez, anh họ của Marcos, đứng đầu, phần lớn liên kết với tổng thống.
Văn phòng Tổng thống đã tách mình khỏi quá trình tố tụng. Tổng thư ký Lucas Bersamin cho biết “quyền khởi xướng và hành động đối với các khiếu nại luận tội là đặc quyền duy nhất” của Quốc hội.
Ông nói thêm: “Vì tôn trọng các thể chế, Tổng thống sẽ không can thiệp vào vấn đề mà một nhánh ngang hàng có thẩm quyền độc quyền”.
Đảng Phụ nữ Gabriela, bên khiếu nại trong vụ án, gọi cuộc bỏ phiếu của Hạ viện là “chiến thắng ban đầu cho người dân Philippines trong cuộc chiến chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực”.
Sarah Elago, cựu đại diện và là người khiếu nại chính trong vụ luận tội thứ hai, cho biết động thái này là phản ứng trước áp lực của công chúng.
Bà thúc giục quá trình này dẫn đến cải cách trong chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là ủng hộ việc loại bỏ các quỹ mật, mà bà mô tả là “công cụ tham nhũng”.
Duterte bị cáo buộc sử dụng sai mục đích 612,5 triệu PHP, hay 14,3 triệu Mỹ Kim, trong các quỹ mật được phân bổ cho Văn phòng Phó Tổng thống và Bộ Giáo dục, nơi bà lãnh đạo cho đến khi từ chức khỏi Nội các vào tháng 6 năm 2024. Các quỹ này đã được giải ngân vào năm 2022 và 2023.
Ba đơn khiếu nại luận tội đã được các nhóm xã hội dân sự đệ trình vào cuối năm 2024, nhưng các nhà lập pháp đã trì hoãn hành động. Các nhà phân tích tin rằng Marcos không muốn liên quan trực tiếp đến quá trình này.
Vào ngày 13 tháng Giêng, Iglesia ni Cristo, một nhóm tôn giáo với khoảng 1,8 triệu thành viên, đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc luận tội.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Social Weather Stations cho thấy 41% người Philippines ủng hộ việc bãi nhiệm Duterte, trong khi 35% phản đối và 19% vẫn chưa quyết định.
Đơn khiếu nại luận tội thứ tư, được các đồng minh của chính quyền đệ trình vào ngày 5 tháng 2, đã dẫn đến cuộc bỏ phiếu toàn thể ngay lập tức, bỏ qua quy trình thông thường của ủy ban.
Liên minh Marcos-Duterte, được thành lập trong cuộc bầu cử năm 2022, đã tan vỡ. Năm 2024, Quốc hội đã điều tra cách Duterte giải quyết tiền công quỹ và xem xét lại chiến dịch chống ma túy của cha bà, cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.
Ông Duterte cha vẫn đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra vì những cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người trong thời gian làm tổng thống.
Căng thẳng leo thang vào tháng 11 năm 2024 khi Duterte bị cáo buộc đe dọa Marcos, Đệ nhất phu nhân Liza Araneta-Marcos và Chủ tịch Hạ viện Romualdez, nói rằng bà sẽ ám sát họ nếu bà bị giết trong bối cảnh tranh chấp chính trị của họ.
Caritas Philippines đã kêu gọi tất cả các bên liên quan tiếp cận quá trình tố tụng một cách công bằng, chính trực và tôn trọng pháp quyền.
“Chúng ta không được để những chia rẽ chính trị làm lu mờ mối quan tâm chính của chúng ta: phúc lợi của người dân. Lãnh đạo đòi hỏi sự quản lý có trách nhiệm, phân bổ nguồn lực công bằng và tiếp cận công lý bình đẳng”, Đức Giám Mục Bagaforo cho biết.
Tổ chức này tái khẳng định cam kết của mình đối với sự lãnh đạo có đạo đức và nền dân chủ có sự tham gia. Bagaforo kêu gọi “những người trung thành và mọi thành phần của xã hội hãy luôn cảnh giác, cầu nguyện và tích cực tham gia bảo vệ các nguyên tắc dân chủ của chúng ta”.
Đức Giám Mục Bagaforo nói thêm: “Khi chúng ta vượt qua giai đoạn quan trọng này, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội bảo vệ sự thật, công lý và phẩm giá của mọi người dân Philippines”.
Source:Licas
2. Giáo phận Tây Ban Nha hủy bỏ khóa học chuẩn bị ban phước cho các cặp vợ chồng không hợp lệ
Đức Cha Santiago Gómez Sierra, Giám Mục Giáo phận Huelva ở Tây Ban Nha đã “cấm và khiển trách” một khóa học chuẩn bị cho “lễ chúc lành cho các cặp đồng giới hoặc các cặp trong tình trạng bất thường” sẽ được tổ chức tại một trong các giáo xứ của mình. Ngài cho biết giáo phận đã biết về khóa học này thông qua phương tiện truyền thông, bản thân các linh mục tổ chức khóa học không hề báo cáo cho Tòa Giám Mục nhưng lặng lẽ làm một cách lén lút.
Trong một tuyên bố ngắn, giáo phận giải thích rằng “cách đồng hành với các tín hữu Kitô trong những tình huống như vậy không phù hợp với giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng không phù hợp với thực hành mục vụ của Giáo hội”.
Văn bản kết luận bằng cách nêu rõ rằng “Giáo phận Huelva cung cấp sự đồng hành mục vụ cho tất cả mọi người, tạo cơ hội để lắng nghe, hình thành và phát triển đức tin, luôn phù hợp với giáo huấn của Giáo hội”.
Giáo xứ Thánh Phaolô, địa điểm dự kiến tổ chức khóa học, đã hủy sự kiện. Trên trang web của mình, thông tin ban đầu đã được thay thế bằng thông báo nêu rõ: “Vì những lý do ngoài tầm kiểm soát, chúng tôi phải hủy buổi đồng hành này”.
Thông điệp, rõ ràng mang tính khiêu khích đối với đấng bản quyền, được minh họa bằng hình vẽ một chú cừu với bảy sắc cầu vồng của lá cờ LGBT bên cạnh một người chăn cừu và dòng chữ: “Tôi không bị lạc, họ bảo tôi không được chào đón”.
Một tờ báo địa phương, Huelva24, đã chia sẻ một bích chương quảng cáo cho khóa học trích dẫn không chính xác tuyên bố Fiducia Supplicans của Vatican vào tháng 12 năm 2023. Bích chương có một dòng không có trong chính tuyên bố, nêu rằng “việc ban phước cho các cặp trong hoàn cảnh bất thường và các cặp đồng giới là có thể... để các mối quan hệ của con người có thể trưởng thành và phát triển trong sự trung thành với thông điệp Phúc âm.”
Câu “có thể ban phước cho các cặp trong hoàn cảnh bất thường và các cặp đồng giới” không xuất hiện trong văn bản Fiducia Supplicans do Vatican công bố. Tuy nhiên, nó xuất hiện với công thức này: “Trong phạm vi được phác họa ở đây xuất hiện khả năng ban phước cho các cặp trong hoàn cảnh bất thường và cho các cặp đồng giới”.
Về phần thứ hai, văn bản gốc của Vatican nêu rõ rằng các phước lành dành cho những cặp như vậy “để họ có thể được giải thoát khỏi những khiếm khuyết và yếu đuối của mình, và để họ có thể thể hiện bản thân trong chiều kích ngày càng gia tăng của tình yêu thiêng liêng”.
Tuyên bố Fiducia Supplicans đã gây tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo khi cho phép ban phước lành mục vụ cho các cặp trong hoàn cảnh bất thường, bao gồm cả các cặp đồng giới, mà không thay đổi giáo lý về hôn nhân bí tích.
Cuộc tranh cãi nảy sinh từ những cách giải thích khác nhau: Trong khi một số giáo phận của Giáo hội coi đây là cử chỉ thương xót để giải quyết những thực tế phức tạp, thì các giám mục và tín hữu khác lại cảnh báo về nguy cơ gây nhầm lẫn về giáo lý, vì lo ngại rằng điều này sẽ bị coi là sự xác nhận ngầm các kết hiệp trái với giáo lý truyền thống.
Vào tháng 5 năm 2024, giám mục Plasencia ở Tây Ban Nha, Ernesto Jesús Brotons, đã khiển trách một linh mục vì đã ban phước cho một cặp đồng tính theo cách gây ra “tai tiếng” và “nhầm lẫn”. Vị linh mục đã đặt cặp này trước bàn thờ giống như cô dâu và chú rể và mặc áo alba và dây stola màu đỏ.
Source:Catholic News Agency
3. Tổng giáo phận St. Louis khiển trách bình luận của linh mục phản đối lệnh cấm điều trị chuyển giới
Tuần này, Tổng giáo phận St. Louis đã phản đối những bình luận của một linh mục địa phương, một người quyết liệt phản đối dự luật cấm các thủ thuật chuyển giới đối với trẻ vị thành niên của tiểu bang.
Missouri cấm cung cấp thuốc chặn tuổi dậy thì, hormone chuyển giới và phẫu thuật cho trẻ vị thành niên vì mục đích “chuyển đổi giới tính”. Luật có hiệu lực vào mùa hè năm ngoái và sau đó được tòa án duy trì vào mùa thu, nhưng hiện tại luật sẽ hết hạn vào tháng 8 năm 2027. Các nhà lập pháp Missouri, trong bối cảnh tranh luận gay gắt, hiện đang xem xét các dự luật mà nếu được thông qua sẽ biến luật này thành vĩnh viễn.
Cha Mitchell Doyen, cha sở tại Giáo xứ St. Josephine Bakhita ở phía bắc thành phố St. Louis, đã làm chứng trong phiên điều trần của ủy ban Hạ viện Missouri vào ngày 3 tháng 2 rằng “các dự luật mà quý vị đang xem xét ngày hôm nay đang phi nhân tính hóa anh chị em chúng ta”.
“Tôi đã có vinh dự được biết và kết bạn với những thanh thiếu niên và người lớn chuyển giới, cha mẹ, bạn bè và anh chị em của họ. Tôi đã lắng nghe những câu chuyện của họ, những câu chuyện của bác sĩ và cố vấn của họ. Mong muốn được sống một cuộc sống trọn vẹn, chân thực, đầy ân sủng và tài năng trong cộng đồng của chúng ta là một phước lành sâu sắc đối với chúng tôi,” Doyen nói.
“Tôi tin vào một vị Chúa yêu thương đã tạo ra mỗi con người như một sự phản ánh độc đáo của tình yêu Chúa trên thế giới. Tôi không ngại tưởng tượng ra một thế giới sâu sắc hơn nam và nữ. Và tôi tin tưởng cha mẹ, gia đình, bác sĩ, cố vấn — tất cả những người yêu thương thanh thiếu niên chuyển giới của chúng ta — để đưa ra những quyết định này.”
Trong một tuyên bố chia sẻ với CNA hôm thứ Tư, Tổng giáo phận St. Louis cho biết Cha Doyen “chỉ phát biểu theo quan điểm của riêng mình và những bình luận của ngài mâu thuẫn sâu sắc với giáo huấn của Giáo hội”.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng con người là một thể thống nhất nội tại của thể xác và tâm hồn, và rằng thể xác là một món quà cần được đón nhận, tôn trọng và chăm sóc. Các giám mục Hoa Kỳ đã nhắc lại vào năm 2023 rằng các can thiệp phẫu thuật hoặc hóa học nhằm mục đích biến đổi các đặc điểm tình dục của cơ thể thành các đặc điểm của giới tính đối diện đại diện cho sự bác bỏ “trật tự cơ bản của cơ thể con người” là “phân biệt giới tính”.
“Giáo Hội Công Giáo luôn khẳng định lòng trắc ẩn và phẩm giá vốn có của tất cả nam giới và phụ nữ, bao gồm cả những người trải qua chứng rối loạn bản dạng giới. Chúng tôi không phân biệt đối xử với bất kỳ ai dựa trên cách họ xác định hoặc những gì họ tin tưởng”, tuyên bố từ tổng giáo phận viết.
“Tuy nhiên, việc chăm sóc mục vụ và hỗ trợ của chúng tôi đối với những cá nhân tự nhận mình là người chuyển giới không có nghĩa là chúng tôi chấp nhận phương pháp điều trị bằng hóa chất hoặc các thủ thuật phẫu thuật được thiết kế để thay đổi ngoại hình giới tính của một người. Giáo hội đã nhất quán về vấn đề này và bất kỳ gợi ý nào ngược lại đều là sự trình bày sai lệch.”
Giáo xứ St. Josephine Bakhita, vốn là giáo xứ của người Mỹ gốc Phi, được thành lập từ sự sáp nhập của ba giáo xứ cũ có hiệu lực vào tháng 10 năm 2023. Giáo xứ đóng vai trò nổi bật vào mùa hè năm ngoái khi là điểm dừng chân chính thức của Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia trong khuôn khổ Phong trào Phục hưng Thánh Thể Quốc gia.
Phát biểu trước Cha Doyen tại phiên điều trần hôm thứ Hai là Guillermo Villa Trueba, một nhà vận động hành lang của Hội đồng Công Giáo Missouri, đại diện cho các giám mục của tiểu bang. Ông cho biết Giáo hội ủng hộ các dự luật cấm các thủ thuật chuyển giới đối với trẻ vị thành niên của tiểu bang vì chúng sẽ tiếp tục bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi các phẫu thuật “dựa trên sự hiểu biết sai lầm về bản chất con người” được thiết kế để cố gắng thay đổi giới tính của trẻ.
Villa Trueba lưu ý rằng trẻ vị thành niên không có khả năng đưa ra sự đồng ý thực sự có hiểu biết đối với các thủ thuật có thể dẫn đến vô sinh và phụ thuộc suốt đời vào thuốc chuyển giới, trích dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong Laudato Si' về tầm quan trọng của việc “học cách chấp nhận cơ thể của chúng ta, chăm sóc nó và tôn trọng ý nghĩa đầy đủ nhất của nó”.
“Những người trẻ đang đấu tranh với chứng rối loạn bản dạng giới được Chúa yêu thương và sở hữu cùng phẩm giá vốn có như tất cả mọi người. Họ xứng đáng được giúp đỡ để chữa lành thay vì gây hại. Sử dụng thuốc chặn dậy thì hoặc hormone chuyển giới cho mục đích chuyển đổi giới tính có thể và sẽ chỉ gây hại và gây đau khổ”, Villa Trueba cho biết.
Trong phiên điều trần, Đại diện tiểu bang Cộng hòa Brad Christ, một người Công Giáo, đã hỏi Cha Doyen về điều mà ông mô tả là “sự không liên quan” giữa lời khai của Cha Doyen và Villa Trueba.
“Tôi không nói là 'thay đổi giáo lý của Giáo hội'. Nhưng tôi không nghĩ Giáo hội có bất cứ điều gì để nói về những dự luật này. Nó quá riêng tư trong cuộc sống của các gia đình,” Cha Doyen trả lời.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Chúa Nhật 6 Thường niên C
Lm Thái Nguyên
03:27 10/02/2025
Thánh Vịnh 1 - Chúa Nhật 6 Thường Niên C
Phạm Trung
14:47 10/02/2025