Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật VI Thường Niên C
Lm. Jude Siciliano, OP
00:58 10/02/2022
CHÚA NHẬT VI Tn -C-
Giêrêmia 17: 5-8; Tvịnh 1; I Cor. 15: 12, 16-20; Luca 6: 17, 20-26
Bài phúc âm hôm nay, được gọi là "Bài giảng ở đồng bằng" của thánh Luca. Nó không giống như "Bài giảng trên núi" thường được trích dẫn trong phúc âm thánh Mátthêu, vì có những điểm khác nhau. Theo như thánh Luca, Chúa Giêsu thường lên núi để cầu nguyện, việc Ngài thường làm trước những thời điểm quan trọng trong đời Ngài. Sau khi cầu nguyện, Ngài chọn 12 tông đồ. Sau đó Ngài từ trên núi đi xuống đồng bằng cùng với 12 môn đệ của Ngài. Ở đồng bằng nơi có số lượng quần chúng đông đảo cùng một số đông môn đồ theo Ngài đang chờ đợi. Họ là những người đến từ vùng Giu-đê, Giê-ru-sa-lem và các vùng ven bờ biển Tyre và Si-đon. Nói cách khác, là tất cả dân Israel điều có đại diện ở đó, họ chờ đợi Chúa Giêsu giảng dạy và chữa lành. Ngài và các môn đồ đang ở đó với họ trên “đồng bằng”.
Chúa Giêsu vừa chọn các môn đồ cho mình và Ngài đang dạy cho họ về cách trở thành môn đệ và người ta làm thế nào để tìm xem môn đệ Ngài ở đâu – Họ không ở nơi cao trọng quyền uy hơn dân chúng, nhưng họ ở giữa dân chúng. Ở đó các môn đệ có thể thấy và nghe biết được dân chúng là ai và họ cần gì.
Chỉ có một số ít được gọi sống đời sống ẩn tu, sống cách biệt với thế giới. Nhưng, ngay cả, các tu sĩ nam nữ cũng phải cần kết nối với thế giới bên ngoài. Để lời cầu nguyện của họ không còn phải là những lời quan tâm chung chung lo lắng cho nhau, nhưng họ ý thức được những nhu cầu của người đói, người đau khổ của thế giới bên ngoài tu viện. Cha timothy Ratcliff dòng Đa Minh, trong bài nói chuyện với dòng Đa Minh nói lên thế giới tâm linh không thể cách xa thế giới bên ngoài, nhưng phải sống liên kết chặt đến sự hoàn thiện để ràng buộc đời sống của kẻ khác và quan tâm đến những gì đang xãy ra cho họ.
Hay, như thánh Luca nói hôm nay "Chúa Giêsu từ trên núi đi xuống đồng bằng với 12 tông đồ. Ở đó cũng có một số đông các môn đồ Chúa Giêsu và cả dân chúng nữa...” Tinh thần không phải là đưa ra những chiều hướng gì trái biệt với đời sống tinh thần mà thế giới đang theo đuổi. Theo kinh thánh, tinh thần có Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Ngài đã hiện diện từ rất lâu trong thế giới chúng ta. “Mạc khải sự hiện diện” của Thiên Chúa rất quan trọng với chúng ta. Thánh Luca tóm tắt về ơn gọi của các Kitô Hữu là hãy phục vụ theo giống như Chúa Giêsu và các môn đồ của Ngài ở "đồng bằng" với thế giới.
Bài giảng trong phúc âm thánh Luca gần giống như bài giảng trong phúc âm thánh Mátthêu vì nó bắt đầu từ những mối phúc nhưng ngắn hơn chỉ có bốn mối thôi, còn thánh Mátthêu (Mt 5: 2-12) có tới tám mối phúc. Nhưng, thánh Luca (Lc 6: 20-26) còn thêm bốn "mối khốn" trái ngược với các mối phúc của ông. Thánh Luca còn nói thêm là sẽ có một sự đảo ngược lớn khi Thiên Chúa đến để làm mọi sự nên ngay chính. Trong Chúa Nhật thứ III thường niên (Lc 4: 14-24), khi Chúa Giêsu công bố trong hội đường, Ngài loan báo những thời điểm khởi sự của Thiên Chúa, Chúa Giêsu trích dẫn từ sách ngôn sứ Isaia: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi... để loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn..., công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha". Chúa Giêsu đang khởi xướng và công bố một sự trái ngược lớn, điều mà các ngôn sứ đã hứa với Thiên Chúa là sẽ thực hiện khi Đấng Mê-sia đến.
Và vì vậy, sau khi Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, Ngài đã đi xuống đồng bằng để khởi sự công việc gây đảo lộn, và giới thiệu triều đại Thiên Chúa. Ai là người nghèo trong thế giới của chúng ta, ai là người bị đói khát, những người than khóc, người bị sỉ nhục và bị giam giữ? Họ có rất ít, trong khi người giàu có tất cả. "Người nghèo" là một thuật ngữ trong Kinh Thánh, có phạm trù rất rộng, nhưng giữa những người đang lo lắng và thoải mái, "người nghèo" là những người dễ bị bỏ qua. Bí tích rửa tội đã ban cho chúng ta cái nhìn của ân sũng để thấy được; vậy chúng ta thấy được gì? Và chúng ta sẽ làm gì để giúp những người được Chúa Giêsu “chúc phúc”?
Bài giảng theo thánh Luca và theo thánh Mátthêu khác nhau, nhưng, không chỉ vì thánh Luca có thêm bốn "mối khốn" và thánh Mátthêu chỉ nói đến tám mối phúc. Lời văn của thánh Luca ngắn gọn và không khoan nhượng. Trong phúc âm thánh Luca. Chúa Giêsu là người hay nói thẳng và chú trọng đến điều gì là quan trọng và điều gì không quan trọng. Ngài cho thấy dưới triều đại của Thiên Chúa, những gì xã hội cho là có giá trị thì – đều vô giá trị. Bài phúc âm thách thức chúng ta thử xét mình một các trung thật về các thứ tự ưu tiên trong cuộc sống là gì. Điều gì nói rõ về con chúng ta?
"Các mối khốn" chỉ ra sự thái quá trong cách sống của chú ta, đó là chủ nghĩa vật chất và thú vui. Các mối họa nhiều nơi chúng ta hơn là các mối phúc phải không? Nếu vậy, chúng ta phải tìm cách thay đổi, và trước hết phải biết cách hy sinh và chịu đau khổ, nhưng sẽ mang lại "phúc lành" cho những người mà đời sống của họ đã được Chúa Giêsu mô tả là sống hướng đến người khác. Đời sống như thể đòi hỏi: Phải có sự khó nghèo biết sẻ chia, khát khao sự công chính, biết than khóc với người cùng khốn và sẵn lòng chịu đau khổ vì mối quan hệ của chúng ta với Đấng Con Người.
Các mối Phúc và mối khốn mà Chúa Giêsu đã nói nhấn mạnh đến việc liệu một người có sẵn sàng quy về Thiên Chúa hay không. Đoạn văn nầy mời gọi chúng ta nên biết dấn thân phục vụ Thiên Chúa. Không phải chỉ là sự trung thành mà còn phải kết hiệp với Ngài bằng cách để ý tận hưởng sự an vui mà thế giới mang đến.
Phúc âm thánh Luca là một phúc âm nói về những nghịch lý. Trong bốn sách phúc âm, phúc âm thánh Luca nói mạnh về những nghịch lý trong việc sống theo Tân Ước. Trong phúc âm thánh Luca chúng ta thấy một thế giới đảo ngược. Trong phúc âm này, mọi việc sẽ được nhìn từ nhiều khía cạnh. Nhất là trong đoạn văn này, phúc âm cho chúng ta đối diện với thử thách là làm sao chúng ta nhìn thấy được bản thân chúng ta và những người khác? Tiêu chuẩn và thước đo nào để chúng ta đo lường và tính toán? Đối với chúng ta, hình thức nào là "lẽ thường" và "thực tế" của chúng ta, thì được thấy như là điều đe dọa khi nhìn theo quan niệm của phúc âm. Điều gì mà chúng ta cho là đối tượng tốt đẹp của cuộc sống cần được trui rèn, thì theo phúc âm mời gọi là hãy trở nên là người khó nghèo, người đói khát và người sầu khổ mới là những người được chúc phúc. Trong khi nói đến những người giàu có, người đầy đủ, và người vui cười là những người bị nguyền rủa. Thật là điều trái ngược! Tuy vậy, nếu suy nghĩ sâu hơn, chúng ta biết trái nghịch này điều có ý nghĩa. Nếu chúng ta tin tưởng vào bất cứ người nào hay bất cứ ai khác ngoài Thiên Chúa và sự hy vọng trong Chúa Giêsu, đó là điều đe dọa.
Trong lúc chúng ta thực hàng phụng vụ hôm nay, chúng ta đã đến với Chúa Giêsu dưới chân núi. Chúng ta đến tìm Ngài vì chúng ta thấy chúng ta là những người đói nghèo, người thiếu thốn, mệt mỏi cần được giúp đở. Chúng ta hy vọng được nghe Chúa Giêsu phản hồi về một cách sống khác để trông thấy và để hay đổi đời sống của chúng ta. Chúng ta muốn được công chính hơn, hạnh phúc hơn cho đời sống của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu đã tìm thấy các môn đệ và Ngài đã ban phúc cho họ. Xin Ngài ban phúc cho chúng ta là những người đã tìm đến Ngài để tìm kiếm hạnh phúc cho những ai chấp nhận triều đại Thiên Chúa.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY -C-
Jeremiah 17: 5-8; Psalm 1; I Cor. 15: 12, 16-20; Luke 6: 17, 20-26
The gospel today is called Luke’s "Sermon on the Plain." While it is similar to Matthew’s more often quoted "Sermon on the Mount," there are obvious differences. Jesus has gone to a mountain to pray, which Luke tells us he does before important moments in his life. After he prays He chooses the 12 apostles. Then he comes down from the mountain with the 12 to level ground, where there is a large crowd of his disciples, as well as a large number of people waiting for them. They are from "all Judea, and Jerusalem and the coastal waters of Tyre and Sidon." In other words, all of Israel is represented there, waiting for Jesus to teach and heal. He and his disciples are there with them – on "level ground."
He has just chosen his disciples and he is already teaching them what it means to be a disciple and where one should find a follower of Jesus – not in a place above people, but in their midst; where disciples can see and hear who the people are and what they need.
Only a few are called to the monastic life, to live apart from the world. But even monks and nuns are to be connected to the world outside. Their prayer is not to be an obsessive concern with self, but they are to be aware of the hungers and pains of the world beyond their monastic enclosure. Timothy Ratcliff, OP in talks he gave to the Dominican Order, told us that spirituality does not mean segregation from the world, but to live with a passion for the good, bound up in the lives of others and what happens to them.
Or, as Luke has it today, "Jesus came down with the Twelve on a stretch of level ground, with a great crowd of his disciples and a large number of the people…" Spirituality is not an other-worldly pursuit. The Bible presents the God of salvation already present in our world. Some describe this as God’s "involved presence," very much in solidarity with us. Saint Luke sums up the Christian’s call to service in his simple description of Jesus and his disciples on "level ground" with the world.
Luke’s sermon is much like Matthew’s as it begins with Beatitudes. But it is shorter, containing only four, while Matthew’s Beatitudes number eight. However Luke adds four "woes" that stand in contrast to his Beatitudes. He is suggesting that there is going to be a great reversal when God comes to set things right. On the Third Sunday (January 23, Lk 4: 14-21), when he preached in the synagogue. Jesus announced what God was beginning. He quoted the prophet Isaiah. "The Spirit of the Lord is upon me… to bring glad tidings to the poor… proclaim liberty to captives...." Jesus was initiating and proclaiming a great reversal, something the prophets promised God would do when the Messiah came.
And so after praying on the mountain Jesus comes down to begin God’s work of reversal, and introduce the kingdom of God. Who are the poor in our world, the hungry, those who weep, are insulted and locked out? They have little, while the rich seem to have everything. The "poor" is a biblical term that has extensive reach, but among the preoccupied and comfortable the "poor" are easily overlooked. Baptism has given us the gift of sight: look around, what do we see? And, what are we going to do about helping those Jesus has "Blessed?"
Luke and Matthew’s versions of the Sermon differ, but not just because Luke has four Beatitudes and Matthew has eight. Luke’s language is much more blunt and uncompromising. Luke’s Jesus is very straightforward and focused upon what is important and what is not. He shows, in light of God’s coming reign, what society values – to be worthless. The gospel challenges us to honestly examine what are our priorities. What we treasure says much about who we are.
The "woes" point to our excesses, materialism and pleasure seeking. Do they speak more about us than the blessings? If so, we have changes to make, which at first may require sacrifice and pain, but will yield the "blessedness" of gospel people whose lives Jesus describes are turned to others. Such lives require: the poverty of sharing; the hunger for justice; the weeping with the downcast and a willingness to suffer for our kinship with the Son of Man.
The blessings and the woes voiced by Jesus, underline whether a person is disposed to God, or not. The passage calls for primary commitment to God; not a loyalty that compromises by keeping an eye out for enjoying all that the world has to offer..
Luke’s Gospel is a gospel of paradox. Of the four Gospels, his is strongest about how the New Testament life is paradoxical. In Luke we find an upside down world. In the light of this Gospel, everything has to be looked at from a different perspective. This Gospel, and particularly this passage, confronts us with challenge; how do we view ourselves and others? What is the standard by which we measure who and what truly count? What seems like "common sense" and "practical" to us, is seen as disastrous logic when viewed through the eyes of the Gospel. What we consider objects of the good life to be striven for, are challenged in a Gospel that calls those who are poor, hungry and weeping – blessed. While telling the rich, the full and those laughing that they are cursed. What a paradox! Yet at a deep level, we know the paradox makes sense. To put our trust in anyone or anything other than God and the hope held out for us in Jesus, is to court disaster.
At our worship today we have come to Jesus at the foot of the mountain. We come looking for him because we see ourselves as poor, hungry, in need, searching, weary, or confused. We hope to hear from him about an alternative way of seeing and living our lives. We want more integrity, to live in ways that promote the dignity of all people and that will bring justice and happiness into our lives. Just as Jesus saw the disciples and blessed them, so he blesses us who have come to him searching for the happiness of those who accept the Kingdom of God.
Không ai là xứng đáng
Lm. Minh Anh
01:09 10/02/2022
KHÔNG AI LÀ XỨNG ĐÁNG
“Salômon đã làm điều không đẹp lòng Chúa, và không trọn niềm theo Ngài”.
Trong tác phẩm của mình, “Rock of Ages”, “Đá Tảng Của Các Thế Hệ”, Augustus Toplady viết, “Những an ủi của Chúa dành cho một kẻ khốn nạn không xứng đáng như vậy quả là quá dồi dào, đến nỗi Ngài không để lại cho tôi một điều gì để phải cầu xin, ngoài sự tiếp nối của những ủi an. Tôi tận hưởng thiên đàng trong tâm hồn mình!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Được Chúa xót thương, Augustus Toplady “tận hưởng thiên đàng trong tâm hồn mình”; đồng thời, ông cảm nhận sự bất xứng một cách sâu sắc, như “một kẻ khốn nạn không xứng đáng!”. Và thú vị thay, Lời Chúa hôm nay cho biết sự thật đó. Rằng, trước Thiên Chúa, ‘không ai là xứng đáng!’. Bài đọc Cựu Ước tiết lộ, với mọi ơn lành của Chúa, Salômon xem ra đã không xứng đáng; Tin Mừng kể chuyện một phụ nữ ngoại giáo đến xin Chúa Giêsu chữa cho con gái bà, và cách nào đó, Ngài cũng ‘tỏ ra’, bà không xứng đáng!
Salômon, người được Thiên Chúa ban cho khôn ngoan và giàu có, đến nỗi trước ông, sau ông, chẳng ai sánh tày; ấy thế, con người ấy đã thay lòng đổi dạ! Bài đọc hôm nay cho biết, “Khi vua đã về già, các bà vợ của ông mê hoặc ông, kéo ông theo các thần dân ngoại, lòng ông không còn trọn vẹn với Chúa là Thiên Chúa”. Chúa nổi cơn thịnh nộ, Ngài phân vương quốc của ông thành nhiều mảnh nhỏ. May thay, nhớ lại lời của phụ vương ông, “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, Thiên Chúa đã nương tay. Vị nể Đavít, Thiên Chúa đã tỏ lòng xót thương, Ngài đã giữ lại cho con trai của Salômon một chi tộc. Rõ ràng, trước Thiên Chúa, ‘không ai là xứng đáng!’.
Sự thật này, một lần nữa, được đọc thấy trong Tin Mừng, khi Chúa Giêsu, một người ‘rất Do Thái’ đang đứng trên phần đất của dân ngoại; ở đó, Ngài ‘mạo hiểm’ thử thách đức tin của một người mẹ ngoại giáo vừa đến ném mình dưới chân Ngài. Bà van xin Ngài chữa cho đứa con gái bị quỷ ám; thế nhưng, Ngài nói, “Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó!”. Ầm ầm! Tại sao Chúa Giêsu lại dùng những lời lẽ lạnh lùng đến thế để đáp lại một người mẹ lương dân? Ngài có thực sự nói điều đó không? Tại sao Ngài nói như vậy? Có! Ngài đã nói như thế!
Trước hết, chúng ta cần ghi nhớ, bất cứ một điều gì Chúa Giêsu nói và làm, luôn luôn là một hành vi yêu thương. Đó là một hành vi nhân ái và xót thương độc đáo của Ngài! Bởi lẽ, Ngài là “Giêsu Cứu Chúa”, là tình yêu và là hiện thân của lòng thương xót! Vậy làm thế nào để dung hoà sự mâu thuẫn ‘rất thanh thiên bạch nhật’ này? Chìa khoá để hiểu sự tương tác của cuộc trao đổi này là, hãy nhìn vào kết quả cuối cùng. Hãy xem người phụ nữ này đã đáp lại thế nào, và cuộc gặp gỡ đã kết thúc làm sao! Bà đã đáp lại với một lòng khiêm hạ thẳm sâu kèm theo một đức tin đáng kinh ngạc. Chúa Giêsu đã chiều bà, con gái bà được lành! Những gì Chúa Giêsu nói là đúng; chúng có nghĩa ‘không ai là xứng đáng’ để đương nhiên cho mình có quyền hưởng nhận ân điển và lòng thương xót của Ngài. Không ai! Cả bà, con gái bà, và kể cả các thánh, như thánh vương Đavít. Không ai xứng đáng để Chúa hành động trong cuộc sống họ!
Anh Chị em,
Con gái bà được lành, bà mẹ lương dân đã “tận hưởng thiên đàng trong tâm hồn mình”. Chúa Giêsu cho bà một cơ hội tuyệt vời để bày tỏ đức tin sâu sắc của mình; những lời Ngài cho phép bà toả sáng như một ngọn hải đăng của niềm tin, hy vọng và tín thác giữa một ‘vùng vịnh’ dân ngoại! Đây là mục tiêu Chúa Giêsu nhắm đến, và Ngài đã thành công, dẫu không ít ‘mạo hiểm!’. Nó có hiệu quả thực sự; và Ngài đã tận dụng cơ hội để khích lệ những con người thuộc “những vùng ngoại biên” tin nhận Ngài. Phần chúng ta, mỗi khi đức tin của chúng ta gặp thử thách, chúng ta có biết đó là cơ hội để Chúa Giêsu làm cho chúng ta được lớn lên trong niềm tin vào Ngài không; và quan trọng hơn, mỗi người trở nên ngọn hải đăng ‘tin yêu’ cho anh chị em mình!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, những gì con có, con là… tất cả đều bởi Chúa. Xin cho con xác tín, con chỉ là một tội nhân đang được Chúa thương, cho “tận hưởng thiên đàng trong tâm hồn mình!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hạnh phúc đầy nghịch lý
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:16 10/02/2022
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN
HẠNH PHÚC ĐẦY NGHỊCH LÝ
Gr 17,5-8; 1 Cr 15,12. 16-20; Lc 6,17.20-20
Lời Chúa của Chúa Nhật này chứa đựng sứ điệp về niềm vui và chỉ cho chúng ta con đường tốt nhất để đạt tới hạnh phúc mà con người không ngừng tìm kiếm. Con đường đó không phải là con đường mà người đời nói đến, nhưng là con đường các mối phúc thật của Chúa Giêsu, được thánh Luca trình thuật trong Tin Mừng hôm nay.
1- Tin Mừng cho người nghèo của Thiên Chúa
Theo Luca, các mối phúc là “Tin Mừng,” tin vui dành cho những người “nghèo của Thiên Chúa” để khích lệ niềm hy vọng của họ và đề nghị một sự thay đổi tận căn của con người trong xã hội về bậc thang giá trị cuộc sống. Các mối phúc thiết lập một dạng thức Kinh Thánh về truyền thống ngôn sứ. Theo Mátthêu, có tám mối phúc (x. Mt 5,1-10). Còn theo Luca, chỉ có bốn mối phúc đối lập với bốn mối họa. Khi trình bày các mối phúc đối lại với các mối họa, thánh Luca muốn đề cập đến tám loại người đối nhau: phúc cho anh em là người nghèo khó vì Nước Trời là của họ, và khốn cho các người giàu có vì các ngươi đã được an ủi rồi; phúc cho anh em là những kẻ đang phải đói, và khốn cho các ngươi là những kẻ đang no nê; phúc cho anh em là những người đang phải khóc, và khốn cho các người là những kẻ đang vui cười; phúc cho anh em là những kẻ đang bị oán ghét, và khốn cho các ngươi là những kẻ được mọi người ca tụng...
Theo đó, các mối phúc tiếp tục đường hướng của truyền thống ngôn sứ Kinh Thánh, là xây dựng lược đồ song đối, vì thế, chúng chứa đựng lời loan báo ngôn sứ về một phúc lành mà nó mang lại niềm vui, đồng thời gửi tới một lời “khốn thay,” như là lời cảnh báo, để mời gọi sự tỉnh thức và sự hoán cải.
Cũng theo cách thức này, trong bài đọc I, ngôn sứ Giêrêmia đối lập hai hạng người: hạng thứ nhất đó là phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa và hạng thứ hai là khốn thay kẻ tin ở người đời và lòng dạ xa rời Đức Chúa. Hạng người thứ nhất như cây trồng bên dòng nước. Hạng thứ hai như bụi cây trong hoang địa (x. Gr 17,5-8).
2- Các mối phúc, cuộc canh tân tận căn
Các mối phúc tạo nên một trang Tin Mừng có tính cách mạng lớn nhất. Bởi lẽ, trong đó Chúa Giêsu thiết lập một cuộc thay đổi toàn diện các tiêu chuẩn nhân loại liên quan đến hạnh phúc. Nó trở thành điều kiện mà mỗi người phải có nếu muốn sống hạnh phúc. Vì thế, Đức Giêsu chỉ cho chúng ta cách thức để thoát ra khỏi tiêu chuẩn mà mỗi người quan niệm về hạnh phúc khi cho rằng hạnh phúc là giàu có, tiền bạc, thành công, có địa vị xã hội, an toàn và tình yêu, quyền lực và thống trị, tính dục và hưởng lạc v.v... Chúa Giêsu biết rõ trái tim con người luôn khát khao tìm kiếm hạnh phúc. Với các mối phúc này, Người đề nghị với con người một hành trình chắc chắn để tìm kiếm hạnh phúc đích thực. Đây cũng là hành trình mới mẻ và đầy nghịch lý.
Bởi lẽ, tất cả những gì mà thế gian cho là bất hạnh, thì Chúa Giêsu quả quyết chúng là những mối phúc. Tất cả những ai sống nghèo khó, những ai đói khát, khóc lóc, những ai đang chịu đau khổ, những ai biết thương xót người, những ai có tâm hồn trong sạch, những ai xây dựng hòa bình, những ai chịu bách hại vì đạo, họ sẽ được chúc phúc vì Nước Trời là của họ. Và ngược lại, Chúa cũng loan báo những bất hạnh, đáng thương và những hiểm họa cho những ai giàu có, tự mãn, những kẻ vui cười và những ai được người đời ca tụng.
Trước Chúa Kitô, chưa có một ai đã dám khẳng định như thế. Các mối phúc thực sự rất nghịch lý, mà chỉ có thể hiểu được đối với những ai sống, thực hành nó, như chính Chúa Giêsu, như Đức Maria và thánh Phanxicô Assisi. Chính Chúa Giêsu, nơi con người, đời sống và cách hành xử của Người, thiết lập một chìa khóa tốt nhất để giải thích các mối phúc, một chìa khóa có giá trị hoàn vũ cho mọi thời và mọi nơi để đọc các mối phúc. Người là một người nghèo, người đau khổ, người dấn thân cho hòa bình và hòa giải, bị bách hại và hiến mạng vì công bình và thiện ích chung.
3- Các mối phúc, tóm lược Tin Mừng
Các mối phúc là một tóm lược Tin Mừng Chúa Giêsu, là lời loan báo ngôn sứ về Nước Thiên Chúa, hiện diện và khai mở trong con người Chúa Kitô, là sự công bố những thái độ nền tảng để trở thành môn đệ Chúa Giêsu, là căn cước của những công dân Nước Trời, là chương trình sống và là bản trắc nghiệm mà mỗi người mỗi ngày phải xét mình với tư cách là Kitô hữu.
Bởi vì sự mới mẻ tận căn của các mối phúc, nên có những người cáo buộc rằng chúng là ảo tưởng, là phi logic; một số người khác cho rằng chúng chỉ là một lý tưởng duy tu đức, cao xa không thể vươn tới. Tuy nhiên, khi loan báo các mối phúc, Chúa Giêsu biết rõ ý nghĩa của chúng mà Người giới thiệu và đưa ra cho những ai muốn theo đuổi con đường này. Bởi lẽ, chúng là những thái độ nền tảng để trở thành môn đệ Người, để vào Nước Trời, và đạt tới sự hạnh phúc viên mãn.
Quả thật, các mối phúc không phải là một hình thức duy tu đức, phi nhập thể, một sự thụ động vong ngã hay là một dạng thức ảo tưởng chạy trốn trách nhiệm xây dựng xã hội. Chúa Giêsu cũng không có chủ trương bần cùng hóa con người. Nhưng các mối phúc chứa đựng một nhiệm vụ cá nhân và hiệu lực đối với việc xây dựng đời sống xã hội tốt hơn nhờ sự nghèo khó và hy sinh của con người trong bất kỳ sự diễn tả nào: như sự vô vị lợi và sự cộng tác, chọn lựa sống theo sự tử tế và công bình ngay cả khi có nguy cơ bách hại, dấn thân vì hòa bình và bất bạo động, yêu thương, huynh đệ và đoàn kết giữa loài người.
Tuy nhiên, khi chọn lựa sống theo các mối phúc, có thể chúng ta phải đối diện với những chống đối và thù ghét, bởi vì tinh thần các mối phúc không phù hợp với những tiêu chuẩn của thế gian. Vì thế, chúng tạo nên sự thù ghét. Điều đó thánh Phaolô đã báo trước: “Tất cả những ai muốn sống đạo đức trong Chúa Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3,12). Đó là sự chống đối mà Tin Mừng thánh Gioan đề cập đến, sự chống đối giữa ánh sáng và bóng tối, giữa Chúa Kitô và thế giới thù địch với Thiên Chúa, giữa tin và không tin, giữa tình yêu và ích kỷ, giữa thiện và ác.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta yêu mến các mối phúc của Chúa Giêsu và sống các mối phúc đó trong đời sống hằng ngày, để chúng ta tìm thấy con đường dẫn tới hạnh phúc đích thực là Nước Trời. Amen
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ngày 11/02: Ơn Chữa Lành vẫn tràn đầy từ Thiên Chúa – Suy Niệm: Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:26 10/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: Ép-pha-tha, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:50 10/02/2022
6. Nên đem việc đọc Kinh Thánh làm sự sống của linh hồn.
(Thánh Ambrose)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:00 10/02/2022
94. THẦY GIÁO TRƯỜNG TƯ THAM TIỀN
Hà Bắc huyện Túc Ninh có một thầy giáo trường tư, chuyên dạy lý học tên là Trình Chu.
Có một hòa thượng ngao du đi đến trước cổng xin ăn, cứ gõ “cốc cốc” nơi con cá gỗ, thầy giáo trường tư trách nói:
- “Phật giáo vốn là dị đoan tà ác, dân ngu bá tánh có lẽ bị các ngươi lừa dối, ở đây toàn là những người đọc sách thánh hiền, tại sao ông chết mê chết mệt chỗ này vậy hử?”
Hòa thượng chấp tay thi lễ nói:
- “Tín đồ phật giáo quả duyên cầu thực, giống như nhà Nho các ông đi tìm vinh hoa phú quý vậy, mọi người đều vi phạm làm trái tôn chỉ ban đầu, tại sao thầy mỉa mai tôi?”
Thầy giáo trường tư thẹn quá hóa khùng, chụp cây gậy đánh đuổi hòa thượng đi, hòa thượng nói:
- “Quá hiểm ác.”
Rồi vứt cái bị vải mà chạy.
Thầy giáo tư nhặt cái bị vải lên rờ rờ nắn nắn, trong bị toàn là tiền đồng, các học trò vừa nghe đến tiền, đều muốn đưa tay ra giật lấy. Thầy giáo nói:
- “Đợi một chút, nếu như lão ta không trở lại thì chúng ta thương lượng, nhưng thật ra có bao nhiêu tiền, chúng ta nên đếm trước cho rõ ràng, kẻo khi chia ra thì kẻ nhiều người ít”.
Thầy giáo mở cái bị vải ra, đột nhiên “bùm” một tiếng thật lớn, một bầy ong vàng bay ra đốt họ mặt mũi sưng vù, không kịp kêu cha gọi mẹ. Đúng lúc lộn xộn thì hòa thượng đẩy cửa bước vào cười lạnh nói:
- “Thánh hiền mà lại muốn lấy tiền bạc của người khác để chia nhau sao?”
Nói rồi thì với tay một xách bị vải bước đi, còn quay lại chấp tay nói:
- “Dị đoan tình cờ xúc phạm đến thánh hiền, xin bỏ qua”.
Người chung quanh không nín cười được nên cười ha ha.
(Duyệt Vi Thảo Đường bút ký)
Suy tư 94:
Học trò nhà Nho thì đọc sách thánh hiền.
Đệ tử nhà Phật thì tụng kinh, cúng quảy.
Đệ tử nhà Nho đọc sách thánh hiền nhiều nhưng đọc như vẹt, đọc để hù dọa và khinh chê người khác, nên khi thấy lợi lộc thì động lòng tham; đệ tử nhà Phật tụng kinh cúng quảy, khổ siêu, nhưng lại có cái tâm thù vặt khi người khác khích bác mình.
Môn đệ của Đức Chúa Giê-su thì thực hành lời Ngài dạy: “kính Chúa yêu người” trong cuộc sống của mình.
Ai biết thực hành Lời Chúa dạy, thì nhất định không chê người này theo đạo này, người kia theo đạo khác, nhưng lấy đời sống “kính Chúa yêu người” của mình để chứng minh đạo mình đang theo là đạo thật...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hà Bắc huyện Túc Ninh có một thầy giáo trường tư, chuyên dạy lý học tên là Trình Chu.
Có một hòa thượng ngao du đi đến trước cổng xin ăn, cứ gõ “cốc cốc” nơi con cá gỗ, thầy giáo trường tư trách nói:
- “Phật giáo vốn là dị đoan tà ác, dân ngu bá tánh có lẽ bị các ngươi lừa dối, ở đây toàn là những người đọc sách thánh hiền, tại sao ông chết mê chết mệt chỗ này vậy hử?”
Hòa thượng chấp tay thi lễ nói:
- “Tín đồ phật giáo quả duyên cầu thực, giống như nhà Nho các ông đi tìm vinh hoa phú quý vậy, mọi người đều vi phạm làm trái tôn chỉ ban đầu, tại sao thầy mỉa mai tôi?”
Thầy giáo trường tư thẹn quá hóa khùng, chụp cây gậy đánh đuổi hòa thượng đi, hòa thượng nói:
- “Quá hiểm ác.”
Rồi vứt cái bị vải mà chạy.
Thầy giáo tư nhặt cái bị vải lên rờ rờ nắn nắn, trong bị toàn là tiền đồng, các học trò vừa nghe đến tiền, đều muốn đưa tay ra giật lấy. Thầy giáo nói:
- “Đợi một chút, nếu như lão ta không trở lại thì chúng ta thương lượng, nhưng thật ra có bao nhiêu tiền, chúng ta nên đếm trước cho rõ ràng, kẻo khi chia ra thì kẻ nhiều người ít”.
Thầy giáo mở cái bị vải ra, đột nhiên “bùm” một tiếng thật lớn, một bầy ong vàng bay ra đốt họ mặt mũi sưng vù, không kịp kêu cha gọi mẹ. Đúng lúc lộn xộn thì hòa thượng đẩy cửa bước vào cười lạnh nói:
- “Thánh hiền mà lại muốn lấy tiền bạc của người khác để chia nhau sao?”
Nói rồi thì với tay một xách bị vải bước đi, còn quay lại chấp tay nói:
- “Dị đoan tình cờ xúc phạm đến thánh hiền, xin bỏ qua”.
Người chung quanh không nín cười được nên cười ha ha.
(Duyệt Vi Thảo Đường bút ký)
Suy tư 94:
Học trò nhà Nho thì đọc sách thánh hiền.
Đệ tử nhà Phật thì tụng kinh, cúng quảy.
Đệ tử nhà Nho đọc sách thánh hiền nhiều nhưng đọc như vẹt, đọc để hù dọa và khinh chê người khác, nên khi thấy lợi lộc thì động lòng tham; đệ tử nhà Phật tụng kinh cúng quảy, khổ siêu, nhưng lại có cái tâm thù vặt khi người khác khích bác mình.
Môn đệ của Đức Chúa Giê-su thì thực hành lời Ngài dạy: “kính Chúa yêu người” trong cuộc sống của mình.
Ai biết thực hành Lời Chúa dạy, thì nhất định không chê người này theo đạo này, người kia theo đạo khác, nhưng lấy đời sống “kính Chúa yêu người” của mình để chứng minh đạo mình đang theo là đạo thật...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một Cái Nhìn Về Tiếng Thở Dài
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:43 10/02/2022
Một Cái Nhìn Về Tiếng Thở Dài
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật V Thường Niên – Mc 7,31-37)
Tin mừng Maccô tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người vừa điếc vừa nói ngọng với nhiều chi tiết lạ thường thú vị. Có đó nhiều diễn suy về những chi tiết như “kéo riêng người bệnh ra khỏi đám đông”, “đặt tay vào lỗ tai”, “bôi nước miếng vào lưỡi” anh ta. Xin có một vài nghĩ suy về “tiếng thở dài” của Chúa Giêsu trước khi nói “Epphata” nghĩa là hãy mở ra để chữa lành.
Tiếng thở dài của một ai đó biểu lộ tâm tư tình cảm của họ. Có thể đó là một trạng thái sảng khoái vì đã cất được một gánh nặng tâm lý nào đó hoặc đã hoàn thành một việc khó nhọc. Tiếng thở dài cũng rất có thể là một cách thế biểu lộ tâm trạng phiền muộn trên mức bình thường. Tiếng thở dài của Chúa Giêsu trong trường hợp này xem ra không ở trường hợp đầu vì Chúa Giêsu thở dài rồi mới nói “Epphata (Hãy mở ra)” và sau đó thì Người lại bảo người ta không được kể chuyện chữa bệnh với ai cả. Nếu tiếng thở dài của Chúa Giêsu thuộc trường hợp thứ hai thì thử hỏi Người đang phiền muộn chuyện gì?
Chắc chắn những người bị khuyết tật về thính giác và khả năng nói thì không nhiều. Tuy nhiên có đó rất nhiều người thính giác bình thường nhưng lại không biết nghe, đúng hơn là không chịu nghe những điều phải nghe. Thánh sử Maccô trong đoạn trước đó đã tường thuật việc Chúa Giêsu giải thích cách biện phân chuyện “sạch – nhơ” và tiếp liền sau đó Người nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!” (Mc 7,16). Chữa lành một vài người bị điếc về thể lý đối với Chúa Giêsu thì có lẽ không quá khó, nhưng chữa lành rất nhiều người có tai mà không chịu nghe, không biết nghe thì quả là không dễ.
Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế. Người nói với chúng ta qua các kỳ công tay Người tác tạo là vũ trụ thiên nhiên, tiếng lương tâm, qua Kinh Thánh qua lời huấn dụ các mục tử và các ngôn sứ chính danh, chính hiệu, qua ý lòng của đoàn dân thấp cổ bé phận. Hình như chúng ta ít để ý đến cách thế sau cùng này dù rằng vẫn nói “ý dân là ý trời”. Sinh thời khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu thường khiển trách nhiều lãnh đạo Do Thái giáo về điều này. Họ ngồi trên ‘tòa Môsê” chất lên vai lên cổ dân chúng những gánh ách nặng nề mà chính họ lại buồn giơ một ngón tay lay thử (x.Mt 23,1-4).
Khi đã không biết nghe thì chúng ta sẽ không biết nói và nếu có nói thì cũng “ngọng nghịu” cách nào đó. Một trong những cách thế nói ngọng đó là nói nguyên tắc chung chung, nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng không sợ sai mà thực ra không nói cho ai cả. Người rơi vào chước cám dỗ này có thể gọi là “ăn xôi chùa ngọng miệng”. Được hưởng lợi lộc nào đó thì người ta dễ tìm kiếm sự an phận nên chọn thái độ “làm thinh” khi có chuyện cần phải nói hoặc có nói thì cũng nói chung chung, không đụng đến những người đang nắm quyền cao chức trọng.
Vẫn có đó những tiếng nói cất lên từ những vị hữu trách trong các tập thể tôn giáo. Tuy nhiên cần thú nhận rằng đa số là những vấn đề mang tính luân lý cá nhân và đối tượng là đoàn dân kém phận. Còn những vấn đề mang tính luân lý xã hội đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như chuyện hiểm họa chiến tranh, chuyện các chế độ chuyên chế toàn trị, chuyện nhiều nhà độc tài trên thế giới đang làm cho dân chúng lầm than, sống không xứng với nhân phẩm…thì xem ra còn quá ít tiếng nói được cất lên. Phải chăng “tiếng thở dài” của Chúa Giêsu vẫn còn vọng vang đâu đó?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật V Thường Niên – Mc 7,31-37)
Tin mừng Maccô tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người vừa điếc vừa nói ngọng với nhiều chi tiết lạ thường thú vị. Có đó nhiều diễn suy về những chi tiết như “kéo riêng người bệnh ra khỏi đám đông”, “đặt tay vào lỗ tai”, “bôi nước miếng vào lưỡi” anh ta. Xin có một vài nghĩ suy về “tiếng thở dài” của Chúa Giêsu trước khi nói “Epphata” nghĩa là hãy mở ra để chữa lành.
Tiếng thở dài của một ai đó biểu lộ tâm tư tình cảm của họ. Có thể đó là một trạng thái sảng khoái vì đã cất được một gánh nặng tâm lý nào đó hoặc đã hoàn thành một việc khó nhọc. Tiếng thở dài cũng rất có thể là một cách thế biểu lộ tâm trạng phiền muộn trên mức bình thường. Tiếng thở dài của Chúa Giêsu trong trường hợp này xem ra không ở trường hợp đầu vì Chúa Giêsu thở dài rồi mới nói “Epphata (Hãy mở ra)” và sau đó thì Người lại bảo người ta không được kể chuyện chữa bệnh với ai cả. Nếu tiếng thở dài của Chúa Giêsu thuộc trường hợp thứ hai thì thử hỏi Người đang phiền muộn chuyện gì?
Chắc chắn những người bị khuyết tật về thính giác và khả năng nói thì không nhiều. Tuy nhiên có đó rất nhiều người thính giác bình thường nhưng lại không biết nghe, đúng hơn là không chịu nghe những điều phải nghe. Thánh sử Maccô trong đoạn trước đó đã tường thuật việc Chúa Giêsu giải thích cách biện phân chuyện “sạch – nhơ” và tiếp liền sau đó Người nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!” (Mc 7,16). Chữa lành một vài người bị điếc về thể lý đối với Chúa Giêsu thì có lẽ không quá khó, nhưng chữa lành rất nhiều người có tai mà không chịu nghe, không biết nghe thì quả là không dễ.
Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế. Người nói với chúng ta qua các kỳ công tay Người tác tạo là vũ trụ thiên nhiên, tiếng lương tâm, qua Kinh Thánh qua lời huấn dụ các mục tử và các ngôn sứ chính danh, chính hiệu, qua ý lòng của đoàn dân thấp cổ bé phận. Hình như chúng ta ít để ý đến cách thế sau cùng này dù rằng vẫn nói “ý dân là ý trời”. Sinh thời khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu thường khiển trách nhiều lãnh đạo Do Thái giáo về điều này. Họ ngồi trên ‘tòa Môsê” chất lên vai lên cổ dân chúng những gánh ách nặng nề mà chính họ lại buồn giơ một ngón tay lay thử (x.Mt 23,1-4).
Khi đã không biết nghe thì chúng ta sẽ không biết nói và nếu có nói thì cũng “ngọng nghịu” cách nào đó. Một trong những cách thế nói ngọng đó là nói nguyên tắc chung chung, nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng không sợ sai mà thực ra không nói cho ai cả. Người rơi vào chước cám dỗ này có thể gọi là “ăn xôi chùa ngọng miệng”. Được hưởng lợi lộc nào đó thì người ta dễ tìm kiếm sự an phận nên chọn thái độ “làm thinh” khi có chuyện cần phải nói hoặc có nói thì cũng nói chung chung, không đụng đến những người đang nắm quyền cao chức trọng.
Vẫn có đó những tiếng nói cất lên từ những vị hữu trách trong các tập thể tôn giáo. Tuy nhiên cần thú nhận rằng đa số là những vấn đề mang tính luân lý cá nhân và đối tượng là đoàn dân kém phận. Còn những vấn đề mang tính luân lý xã hội đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như chuyện hiểm họa chiến tranh, chuyện các chế độ chuyên chế toàn trị, chuyện nhiều nhà độc tài trên thế giới đang làm cho dân chúng lầm than, sống không xứng với nhân phẩm…thì xem ra còn quá ít tiếng nói được cất lên. Phải chăng “tiếng thở dài” của Chúa Giêsu vẫn còn vọng vang đâu đó?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Vì Ai ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:44 10/02/2022
Vì Ai?
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật V TN – 1V 12,26-32; Mc 8,1-10)
Phụng vụ lời Chúa ngày thứ Bảy sau Chúa Nhật V mùa Thường Niên, giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc hai bài Thánh Kinh trình bày chân dung đối nghịch của hai vị vua. Bài đọc thứ nhất trích sách các vua trình bày chân dung vua Giêrôbôam và bài Tin mừng cho thấy diện mạo của vị Vua trên các vua là Đức Giêsu Kitô. Sự đối nghịch giữa chân dung hai vị vua thể hiện nơi tấm lòng của hai vị.
Được đặt làm vua một vương quốc gồm mười chi tộc Israel, thế mà Giêrôbôam chỉ lo cho cái ngai vàng của mình, vì thế ông tìm mọi cách thế để bảo đảm vương vị của mình kể cả việc lợi dụng Thiên Chúa. Vì sợ dân chúng hằng năm lên Giêrusalem để dự lễ thì sẽ dần trở về với Rôbôam, con vua Salômon, nên ông đã cho tạc hai tượng bò vàng đặt hai nơi trên lãnh thổ của mình là Bêthel và Đan. Ông đã tế lễ cho các tượng bò vàng và thiết lập cả hàng tư tế để phục vụ công việc tế tự. Vì lợi ích của mình và để bảo đảm quyền chức của mình người ta thường sử dụng cả thần minh và thần thánh hóa bản thân hay tập thể của mình. Lịch sử cho thấy hiện tượng này thì xưa nay vẫn vậy.
Bài Tin Mừng vẽ nên chân dung vị Vua trên các vua, Đấng luôn lấy thiện ích con dân làm đầu. “Ta thương đám đông, vì này đã ba ngày rồi, họ không rời bỏ Ta và không có gì ăn. Nếu Ta để họ đói mà về nhà, họ sẽ mệt lã giữa đường, vì có nhiều người từ xa mà đến” (Mc 8,2). Tấm lòng của vị vua và là mục tử nhân lành đã hiển lộ từ lời nói đến hành động. Người đã tận dụng cả những sự nhỏ nhặt là bảy chiếc bánh để phục vụ đám đông hôm ấy mà Tin mừng tường thuật là độ chừng bốn ngàn.
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Cố nhạc sĩ họ Trịnh hẳn muốn nhấn mạnh đến tấm lòng vị tha. Khi biết sống vì nhau và cho nhau thì chúng ta sẽ biết tận dụng mọi cơ hội, mọi điều kiện, mọi phương tiện dù là đơn sơ hay bé nhỏ để thể hiện tình yêu liên đới, tương thân. Trái lại khi sự vị kỷ lên ngôi thì chúng ta sẽ không chừa nhiều thủ đoạn để phục vụ lợi ích bản thân mình, kể cả việc “buôn thần, bán thánh”.
Trước khi nói năng hay làm việc gì, dĩ nhiên là trong những vấn đề khá quan trọng, hãy xét xem chúng ta đang hành xử vì ai. Vì thiện ích của ai? Một câu hỏi có lẽ giúp chúng ta biết cân nhắc hơn trong các quyết định chọn lựa điều phải làm, điều đáng nói. Là người trưởng thành, câu hỏi “vì ai” cũng giúp chúng ta tỉnh thức để biết phân định tính hợp lý, tính công minh và phải đạo của các quyết sách của nhiều lãnh đạo ngoài xã hội cũng như trong các tập thể tôn giáo.
Vì ai? Vì thiện ích của ai? Câu hỏi thật đơn sơ nhưng thiết tưởng nó là một trong những chìa khóa giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật V TN – 1V 12,26-32; Mc 8,1-10)
Phụng vụ lời Chúa ngày thứ Bảy sau Chúa Nhật V mùa Thường Niên, giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc hai bài Thánh Kinh trình bày chân dung đối nghịch của hai vị vua. Bài đọc thứ nhất trích sách các vua trình bày chân dung vua Giêrôbôam và bài Tin mừng cho thấy diện mạo của vị Vua trên các vua là Đức Giêsu Kitô. Sự đối nghịch giữa chân dung hai vị vua thể hiện nơi tấm lòng của hai vị.
Được đặt làm vua một vương quốc gồm mười chi tộc Israel, thế mà Giêrôbôam chỉ lo cho cái ngai vàng của mình, vì thế ông tìm mọi cách thế để bảo đảm vương vị của mình kể cả việc lợi dụng Thiên Chúa. Vì sợ dân chúng hằng năm lên Giêrusalem để dự lễ thì sẽ dần trở về với Rôbôam, con vua Salômon, nên ông đã cho tạc hai tượng bò vàng đặt hai nơi trên lãnh thổ của mình là Bêthel và Đan. Ông đã tế lễ cho các tượng bò vàng và thiết lập cả hàng tư tế để phục vụ công việc tế tự. Vì lợi ích của mình và để bảo đảm quyền chức của mình người ta thường sử dụng cả thần minh và thần thánh hóa bản thân hay tập thể của mình. Lịch sử cho thấy hiện tượng này thì xưa nay vẫn vậy.
Bài Tin Mừng vẽ nên chân dung vị Vua trên các vua, Đấng luôn lấy thiện ích con dân làm đầu. “Ta thương đám đông, vì này đã ba ngày rồi, họ không rời bỏ Ta và không có gì ăn. Nếu Ta để họ đói mà về nhà, họ sẽ mệt lã giữa đường, vì có nhiều người từ xa mà đến” (Mc 8,2). Tấm lòng của vị vua và là mục tử nhân lành đã hiển lộ từ lời nói đến hành động. Người đã tận dụng cả những sự nhỏ nhặt là bảy chiếc bánh để phục vụ đám đông hôm ấy mà Tin mừng tường thuật là độ chừng bốn ngàn.
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Cố nhạc sĩ họ Trịnh hẳn muốn nhấn mạnh đến tấm lòng vị tha. Khi biết sống vì nhau và cho nhau thì chúng ta sẽ biết tận dụng mọi cơ hội, mọi điều kiện, mọi phương tiện dù là đơn sơ hay bé nhỏ để thể hiện tình yêu liên đới, tương thân. Trái lại khi sự vị kỷ lên ngôi thì chúng ta sẽ không chừa nhiều thủ đoạn để phục vụ lợi ích bản thân mình, kể cả việc “buôn thần, bán thánh”.
Trước khi nói năng hay làm việc gì, dĩ nhiên là trong những vấn đề khá quan trọng, hãy xét xem chúng ta đang hành xử vì ai. Vì thiện ích của ai? Một câu hỏi có lẽ giúp chúng ta biết cân nhắc hơn trong các quyết định chọn lựa điều phải làm, điều đáng nói. Là người trưởng thành, câu hỏi “vì ai” cũng giúp chúng ta tỉnh thức để biết phân định tính hợp lý, tính công minh và phải đạo của các quyết sách của nhiều lãnh đạo ngoài xã hội cũng như trong các tập thể tôn giáo.
Vì ai? Vì thiện ích của ai? Câu hỏi thật đơn sơ nhưng thiết tưởng nó là một trong những chìa khóa giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Phúc vì có tinh thần nghèo khó
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
10:46 10/02/2022
Phúc vì có tinh thần nghèo khó
(Suy niệm Chúa nhật VI TNC)
Ai sinh ra trên đời này mà chẳng thích giàu sang phú quý, vợ đẹp con ngoan. Người đời thường cho rằng hạnh phúc là khi có nhiều tiền của và giàu sang tràn trề. Tại sao hôm nay ngang qua Tin Mừng Chúa nhật VI thường niên C, Chúa Giê-su lại khẳng định rằng: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”(Lc 6,20). Như vậy, Đức Giê-su không muốn con người giàu có hay sao? Phải chăng Ngài kêu gọi mọi người chọn kiếp nghèo để sống? Phải chăng chỉ có người nghèo mới được hạnh phúc Nước Trời? Thế những người giàu là không được hay sao? Quả thật, Đức Giê-su đã không nhắm về đời sống của cải, vật chất nhưng đến tinh thần siêu thoát với của cải vật chất, nghĩa rằng là Ngài muốn mỗi người chúng ta đừng lệ thuộc vào của cải vật chất quá nhiều mà quên đi đời sống thiêng liêng, là tương quan với Chúa và tình tương thân tương ái, là quan tâm giúp đỡ anh chị em đồng loại.
Thật vậy, Thiên Chúa là tình yêu luôn mong muốn con người sống và sống dồi dào, sống hạnh phúc. Mà làm sao có hạnh phúc và dồi dào nếu thực sự không có cái để ăn, cái để mặc? Vì người ta thường nói ‘có thực mới vực được đạo’. Đói bụng và áo quần không có làm sao để đến nhà thờ đọc kinh – nguyện cầu cũng như giúp đỡ anh chị em. Chính vì thế, có tiền có của, có vật chất càng nhiều thì càng tốt chứ. Tại sao Đức Giê-su lại mời gọi chúng ta “ “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”(Lc 6,20). Tại sao nghèo là có phúc? Giàu có không có hay sao? Ý Đức Giê-su mong muốn mỗi chúng ta hãy tập sống thanh thoát và khoan thai với của cải vật chất. Đừng vì của cải, vật chất mà bỏ Chúa, chà đạp nhân phẩm anh chị em. Vì “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì” (Lc 9, 25 ). Nhiều người vì để có tiền, có của cải vật chất, đã liều mình phạm tội, bán rẻ lương tâm, bán rẻ nhân phẩm, bán rẻ linh hồn ngang qua việc buôn bán mại dâm, ma tuý, buôn người, hoặc các việc phi pháp,…Như vậy, giàu có tiền bạc vì những việc làm phi nhân và phi pháp liệu có thực sự hạnh phúc chăng? Vì thế, Đức Giê-su mong muốn chúng ta vẫn phải làm việc và làm nhiều hơn nữa để có của ăn của để, để có cái giúp đỡ tha nhân, nhất là những hoàn cảnh nghèo đói và bệnh tật. Tuy nhiên, mong muốn của Đức Giê-su là hãy lấy tinh thần nghèo đói, nghĩa là không bám víu quá mức tới của cải vật chất, tới tiền bạc nhưng biết hướng đến điều Chân – Thiện - Mỹ, nghĩa là biết hướng về Chúa là Chủ mọi sự và nhìn đến anh chị em có hoàn cảnh khó khăn và khổ đau.
Hơn nữa, Đức Giê-su mời gọi chúng ta hãy biết dành thời gian để phụng thờ Thiên Chúa và tìm kiếm đức công chính của Ngài, còn tất cả mọi sự Ngài sẽ ban cho. (x.Mt 6,33). Nơi khác, Đức Giê-su khuyên nhủ chúng ta đừng lo lắng cho ngày mai, vì ngày nào có sự khốn khó của ngày đó. (x.Mt 6,34). Quả thật, sự nghèo khó vì Nước Trời là sự lệ thuộc vào Thiên Chúa và uỷ thác cho sự quan phòng của Ngài hơn là lệ thuộc và làm nô lệ cho của cải vật chất. Sự nghèo khó vì Nước Trời, phải chăng là chúng ta dám chấp nhận làm mọi sự để vinh Danh Chúa và giúp ích cho tha nhân? Khi biết sống tinh thần nghèo khó trong Chúa thì mọi người chúng ta đã trở nên giàu có: không là giàu có về của cải theo thói thế gian nhưng giàu có về phần rỗi linh hồn của chúng ta. Nghèo khó vì Nước Thiên Chúa, phải chăng là sẵn sàng hy sinh và phục vụ anh chị em nghèo khó và bệnh hoạn tật nguyền? Vì phục vụ và dấn thân cho anh chị em đó chính lạ phục vụ chính Chúa vậy. (x.Mt 25).
Mặt khác, hôm nay, Đức Giê-su mời gọi chúng ta hướng đến hạnh phúc Nước Trời hơn là của cải vật chất trần gian. Thật vậy, vật chất có thể góp phần vào hạnh phúc, nhưng vật chất tự nó chưa phải là hạnh phúc. Câu chuyện về công nương Diana là một minh hoạ rõ nét. Mùa hè năm 1997, cả thế giới xôn xao về cái chết của công nương Diana. Công nương Diana là một phụ nữ xinh đẹp. Từ khi kết hôn với thái tử Charles, con của nữ hoàng nước Anh, công nương trở thành người có danh vọng và đồng thời cũng có nhiều tiền của vào bậc nhất trên thế giới. Có lẽ ai cũng nghĩ rằng một phụ nữ đẹp đẽ, giàu sang, phú quí như thế phải là người hạnh phúc nhất trên đời. Nhưng không đúng như thế. Công nương rất đau khổ vì cảnh gia đình thiếu tình yêu thương chân thực. Thái tử Charles vẫn lén lút quan hệ với người tình cũ. Đau khổ mà chẳng thể nói ra, vì cả gia đình bên chồng muốn giữ gìn uy tín cho hoàng gia. Chán nản với đời sống gia đình, công nương đã tìm vui bên người bạn trai mới. Trong một chuyến đi chơi ở Paris, cả hai bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi. Có nhiều người cho rằng chính hoàng gia Anh đã gây ra tai nạn. Không ai nghĩ rằng cuộc đời công nương có hạnh phúc, dù bà có tất cả: sắc đẹp, tiền của, danh vọng.
Sau đám tang của công nương Diana 1 tuần lễ, thế giới lại xôn xao về một đám tang khác: đám tang của mẹ Terexa Cancutta. Khác hẳn với công nương Diana, mẹ Terexa là một nữ tu già nua, sống một đời sống nghèo. Trong phòng của mẹ chỉ có một chiếc ghế và một chậu thau đựng nước. Người ta cho mẹ nhiều tiền, nhưng mẹ tự nguyện sống nghèo, dành hết tiền của để giúp những người nghèo, những trẻ mồ côi, tàn tật. Khi Đức Giáo Hoàng sang thăm Ấn độ, thấy mẹ đi lại công tác nhiều, tặng mẹ một xe ô - tô sang trọng. Nhưng khi Đức Giáo Hoàng về, mẹ đã bán xe lấy tiền giúp người nghèo. Có 40 nguyên thủ quốc gia đến tham dự đám tang của mẹ. Và Ấn độ, một nước không ưa gì đạo Công Giáo, đã cử hành quốc táng cho mẹ. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn mẹ trong khi các vị nguyên thủ quốc gia quyền uy đứng cúi đầu kính cẩn trước thi hài vị nữ tu già nua, nghèo khó. Mẹ đã thực hành Lời Chúa: “Phúc cho anh em là người nghèo khó, vì nước Trời thuộc về anh em” (Lc 6, 20).
Câu hỏi suy gẫm:
1/ Tôi có muốn chiếm trọn hạnh phúc Nước Thiên Chúa không?
2/ Tôi có thực sự đang mải miết tìm kiếm của cải vật chất hơn là của cải thiêng liêng?
3/ Từ ngay hôm nay, tôi có quyết tâm sống đời sống đơn giản, thanh thoát và nghèo khó vì Nước Thiên Chúa và nhằm để hy sinh phục vụ những hoàn cảnh khó khăn và đói nghèo?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật VI TNC)
Ai sinh ra trên đời này mà chẳng thích giàu sang phú quý, vợ đẹp con ngoan. Người đời thường cho rằng hạnh phúc là khi có nhiều tiền của và giàu sang tràn trề. Tại sao hôm nay ngang qua Tin Mừng Chúa nhật VI thường niên C, Chúa Giê-su lại khẳng định rằng: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”(Lc 6,20). Như vậy, Đức Giê-su không muốn con người giàu có hay sao? Phải chăng Ngài kêu gọi mọi người chọn kiếp nghèo để sống? Phải chăng chỉ có người nghèo mới được hạnh phúc Nước Trời? Thế những người giàu là không được hay sao? Quả thật, Đức Giê-su đã không nhắm về đời sống của cải, vật chất nhưng đến tinh thần siêu thoát với của cải vật chất, nghĩa rằng là Ngài muốn mỗi người chúng ta đừng lệ thuộc vào của cải vật chất quá nhiều mà quên đi đời sống thiêng liêng, là tương quan với Chúa và tình tương thân tương ái, là quan tâm giúp đỡ anh chị em đồng loại.
Thật vậy, Thiên Chúa là tình yêu luôn mong muốn con người sống và sống dồi dào, sống hạnh phúc. Mà làm sao có hạnh phúc và dồi dào nếu thực sự không có cái để ăn, cái để mặc? Vì người ta thường nói ‘có thực mới vực được đạo’. Đói bụng và áo quần không có làm sao để đến nhà thờ đọc kinh – nguyện cầu cũng như giúp đỡ anh chị em. Chính vì thế, có tiền có của, có vật chất càng nhiều thì càng tốt chứ. Tại sao Đức Giê-su lại mời gọi chúng ta “ “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”(Lc 6,20). Tại sao nghèo là có phúc? Giàu có không có hay sao? Ý Đức Giê-su mong muốn mỗi chúng ta hãy tập sống thanh thoát và khoan thai với của cải vật chất. Đừng vì của cải, vật chất mà bỏ Chúa, chà đạp nhân phẩm anh chị em. Vì “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì” (Lc 9, 25 ). Nhiều người vì để có tiền, có của cải vật chất, đã liều mình phạm tội, bán rẻ lương tâm, bán rẻ nhân phẩm, bán rẻ linh hồn ngang qua việc buôn bán mại dâm, ma tuý, buôn người, hoặc các việc phi pháp,…Như vậy, giàu có tiền bạc vì những việc làm phi nhân và phi pháp liệu có thực sự hạnh phúc chăng? Vì thế, Đức Giê-su mong muốn chúng ta vẫn phải làm việc và làm nhiều hơn nữa để có của ăn của để, để có cái giúp đỡ tha nhân, nhất là những hoàn cảnh nghèo đói và bệnh tật. Tuy nhiên, mong muốn của Đức Giê-su là hãy lấy tinh thần nghèo đói, nghĩa là không bám víu quá mức tới của cải vật chất, tới tiền bạc nhưng biết hướng đến điều Chân – Thiện - Mỹ, nghĩa là biết hướng về Chúa là Chủ mọi sự và nhìn đến anh chị em có hoàn cảnh khó khăn và khổ đau.
Hơn nữa, Đức Giê-su mời gọi chúng ta hãy biết dành thời gian để phụng thờ Thiên Chúa và tìm kiếm đức công chính của Ngài, còn tất cả mọi sự Ngài sẽ ban cho. (x.Mt 6,33). Nơi khác, Đức Giê-su khuyên nhủ chúng ta đừng lo lắng cho ngày mai, vì ngày nào có sự khốn khó của ngày đó. (x.Mt 6,34). Quả thật, sự nghèo khó vì Nước Trời là sự lệ thuộc vào Thiên Chúa và uỷ thác cho sự quan phòng của Ngài hơn là lệ thuộc và làm nô lệ cho của cải vật chất. Sự nghèo khó vì Nước Trời, phải chăng là chúng ta dám chấp nhận làm mọi sự để vinh Danh Chúa và giúp ích cho tha nhân? Khi biết sống tinh thần nghèo khó trong Chúa thì mọi người chúng ta đã trở nên giàu có: không là giàu có về của cải theo thói thế gian nhưng giàu có về phần rỗi linh hồn của chúng ta. Nghèo khó vì Nước Thiên Chúa, phải chăng là sẵn sàng hy sinh và phục vụ anh chị em nghèo khó và bệnh hoạn tật nguyền? Vì phục vụ và dấn thân cho anh chị em đó chính lạ phục vụ chính Chúa vậy. (x.Mt 25).
Mặt khác, hôm nay, Đức Giê-su mời gọi chúng ta hướng đến hạnh phúc Nước Trời hơn là của cải vật chất trần gian. Thật vậy, vật chất có thể góp phần vào hạnh phúc, nhưng vật chất tự nó chưa phải là hạnh phúc. Câu chuyện về công nương Diana là một minh hoạ rõ nét. Mùa hè năm 1997, cả thế giới xôn xao về cái chết của công nương Diana. Công nương Diana là một phụ nữ xinh đẹp. Từ khi kết hôn với thái tử Charles, con của nữ hoàng nước Anh, công nương trở thành người có danh vọng và đồng thời cũng có nhiều tiền của vào bậc nhất trên thế giới. Có lẽ ai cũng nghĩ rằng một phụ nữ đẹp đẽ, giàu sang, phú quí như thế phải là người hạnh phúc nhất trên đời. Nhưng không đúng như thế. Công nương rất đau khổ vì cảnh gia đình thiếu tình yêu thương chân thực. Thái tử Charles vẫn lén lút quan hệ với người tình cũ. Đau khổ mà chẳng thể nói ra, vì cả gia đình bên chồng muốn giữ gìn uy tín cho hoàng gia. Chán nản với đời sống gia đình, công nương đã tìm vui bên người bạn trai mới. Trong một chuyến đi chơi ở Paris, cả hai bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi. Có nhiều người cho rằng chính hoàng gia Anh đã gây ra tai nạn. Không ai nghĩ rằng cuộc đời công nương có hạnh phúc, dù bà có tất cả: sắc đẹp, tiền của, danh vọng.
Sau đám tang của công nương Diana 1 tuần lễ, thế giới lại xôn xao về một đám tang khác: đám tang của mẹ Terexa Cancutta. Khác hẳn với công nương Diana, mẹ Terexa là một nữ tu già nua, sống một đời sống nghèo. Trong phòng của mẹ chỉ có một chiếc ghế và một chậu thau đựng nước. Người ta cho mẹ nhiều tiền, nhưng mẹ tự nguyện sống nghèo, dành hết tiền của để giúp những người nghèo, những trẻ mồ côi, tàn tật. Khi Đức Giáo Hoàng sang thăm Ấn độ, thấy mẹ đi lại công tác nhiều, tặng mẹ một xe ô - tô sang trọng. Nhưng khi Đức Giáo Hoàng về, mẹ đã bán xe lấy tiền giúp người nghèo. Có 40 nguyên thủ quốc gia đến tham dự đám tang của mẹ. Và Ấn độ, một nước không ưa gì đạo Công Giáo, đã cử hành quốc táng cho mẹ. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn mẹ trong khi các vị nguyên thủ quốc gia quyền uy đứng cúi đầu kính cẩn trước thi hài vị nữ tu già nua, nghèo khó. Mẹ đã thực hành Lời Chúa: “Phúc cho anh em là người nghèo khó, vì nước Trời thuộc về anh em” (Lc 6, 20).
Câu hỏi suy gẫm:
1/ Tôi có muốn chiếm trọn hạnh phúc Nước Thiên Chúa không?
2/ Tôi có thực sự đang mải miết tìm kiếm của cải vật chất hơn là của cải thiêng liêng?
3/ Từ ngay hôm nay, tôi có quyết tâm sống đời sống đơn giản, thanh thoát và nghèo khó vì Nước Thiên Chúa và nhằm để hy sinh phục vụ những hoàn cảnh khó khăn và đói nghèo?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Phúc thật và phúc ảo
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:26 10/02/2022
Có những điều người đời cho là phúc nhưng cũng là mầm mống sinh ra tai họa. Đó không phải là phúc thật mà là phúc ảo.
Nhiều người khao khát tiền bạc, tài sản, của cải trần gian… và tìm mọi cách chiếm hữu cho bằng được, càng nhiều càng tốt. Người ta hy vọng khi chiếm hữu được nhiều tiền bạc, trở nên phú quý giàu sang thì họ sẽ được hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, tiền bạc cũng gây ra nhiều tai họa cho con người; như ta thấy sau đây:
- Thứ nhất, đồng tiền cuốn hút rất nhiều người vào con đường tội lỗi như cướp của giết người, tham ô, chiếm đoạt, làm đủ điều xấu xa và tàn ác để thu lợi cho mình; hậu quả là nhiều người vô tội trở thành nạn nhân của họ và bản thân họ phải chịu tù tội, chịu án phạt đời nầy và đời sau.
- Thứ hai, người sở hữu nhiều tiền bạc dễ bị người đời ganh ghét, gièm pha, trở thành đối tượng cho trộm cướp rình rập và nếu không chia sẻ tài sản mình cho người nghèo thiếu thì mai sau sẽ bị án phạt nặng nề.
Chính vì thế, Chúa Giê-su nói: “Khốn cho các ngươi là những người giàu có…”
Ngược lại, có những thứ người đời cho là họa như nghèo túng, đói khát… thì Chúa Giê-su cho rằng đó là hồng phúc. Ngài nói:
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” Tại sao như thế?
Khi tuyên bố những lời này, Chúa Giê-su vừa ngước mắt nhìn các môn đệ vừa nói. Vậy thì đây là những lời Chúa Giê-su nói trực tiếp với các môn đệ. Các môn đệ là đối tượng của những lời chúc phúc nầy.
Trước đây, trong số các môn đệ của Chúa có người làm nghề chài lưới, có thuyền có lưới, có thu nhập hằng ngày ổn định; cũng có người làm nghề thu thuế như Lê-vi, cuộc sống sung túc chẳng thiếu thốn gì…
Thế rồi, khi lên đường theo Chúa, các ngài bỏ hết thuyền bè, nhà cửa, công việc làm ăn… nên trở thành những người nghèo thiếu… Nghèo khó vì từ bỏ mọi sự để đi loan báo Tin mừng như thế thì sẽ được nhiều hồng phúc, chứ không phải bất cứ ai nghèo khó đều có phúc.
Rồi Chúa Giê-su nói tiếp với các môn đệ:
“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang đói vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.”
Với nghề chài lưới trên biển hồ nhiều tôm cá hoặc nghề thu thuế như Lê-vi đã làm… các môn đệ chưa biết đói khát là gì. Vậy mà từ ngày theo Chúa Giê-su, lang bạt từ làng quê lên phố thị, từ bờ biển đến nơi hoang địa… các ngài phải chịu đói khát; thậm chí có ngày đi qua đồng lúa, các ông đã bứt những gié lúa, vò xát trong tay rồi ăn để dằn cơn đói… Đói khát vì ra đi xây dựng Nước Trời như các môn đệ ắt sẽ được Thiên Chúa ban nhiều hồng phúc lớn lao.
Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su cho chúng ta thấy hạnh phúc do tiền bạc, của cải và sự giàu sang đời nầy mang lại không phải là hạnh phúc thật vì có thể mang lại tai họa và án phạt đau thương. Đồng thời, Ngài cũng cho chúng ta thấy rằng “nghèo khó” vì Tin mừng, chịu “đói” vì chia sẻ cơm áo cho nhau, chịu buồn phiền “khóc lóc” vì đạo Chúa, chịu “oán ghét, khai trừ, sỉ vả” vì Nước Trời là phúc thật vì mang lại hạnh phúc đời đời.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin dạy chúng con nhớ rằng: Của cải đời này chỉ là phù du, mau tan biến như sương mai, như làn khói, chỉ có hạnh phúc thiên đàng mới vĩnh viễn thiên thu.
Xin giúp chúng con biết phấn đấu đạt cho được Nước Trời dù phải hy sinh thời giờ, công sức, tiền bạc và chấp nhận gian lao khó nhọc… để góp phần loan báo Tin mừng và phục vụ anh chị em chung quanh, nhờ đó chúng con đạt được những mối phúc mà Chúa công bố trong Tin mừng hôm nay.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Đấng tháo cởi
Lm. Minh Anh
22:26 10/02/2022
ĐẤNG THÁO CỞI
“Ephpheta”, “Hãy mở ra!”.
Trong cuốn “Chiều Kích Thứ Tư”, “The Fourth Dimension”, Paul Yonggi Cho viết, “Có nhiều lý do khiến Chúa không nên gọi bạn. Nhưng đừng lo! Ngài không yêu cầu một cuộc phỏng vấn xin việc, không thuê và sa thải ai; Ngài là Chúa của chúng ta hơn là Sếp của chúng ta. Ngài không tính lãi, lỗ; không thành kiến, phán xét, thù dai, hay chảnh choẹ; không giả điếc, không nhắm mắt. Chúng ta cố gắng bao nhiêu cũng được, quà tặng của Ngài luôn miễn phí. Chúng ta có thể làm những điều tuyệt vời cho những người tuyệt vời nhưng vẫn không... tuyệt vời. Satan nói, “Bạn không xứng đáng”; Chúa Giêsu nói, “Vậy thì sao?”. Satan nhìn lại, chỉ thấy những sai lầm của chúng ta; Chúa Giêsu nhìn lại, Ngài thấy thập giá! Ngài là ‘Đấng tháo cởi’, xót thương!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘Đấng tháo cởi’, xót thương, mà Paul Yonggi Cho đề cập. Nhân việc Chúa Giêsu chữa lành một người câm điếc, Lời Chúa mời gọi mỗi người chúng ta tự hỏi, “Dẫu đã có niềm tin, nhưng tại sao nhiều lần, tai và miệng tâm linh của tôi không được mở ra?”.
Phải chăng chúng ta đã quá quen thuộc và đắm chìm trong di sản đức tin Công Giáo của mình, đến nỗi coi thường những chân lý đã được lãnh nhận từ Giáo Hội? Phải chăng chúng ta đã coi thường khả năng nghe, nói của mình? Hãy biết, có nhiều người không thể đón nhận mặc khải của Thiên Chúa, không phải vì nó không được ban, nhưng bởi họ không được chuẩn bị để đón nhận. Vì thế, hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, ‘Đấng tháo cởi’, xin Ngài cũng tháo cởi tâm hồn và môi miệng chúng ta, hầu mỗi người biết vui mừng trong ân sủng đã lãnh nhận; đồng thời, biết tôn vinh Chúa với niềm cảm tạ tri ân.
Chúa Giêsu, mặc khải và tình yêu của Chúa Cha, đã tỏ mình cho người câm điếc; quyền năng Ngài đã làm cho anh ta nghe và nói được. Cũng thế, nếu không được Chúa Giêsu tháo cởi; chúng ta không thể nói lên thông điệp ý nghĩa cuộc sống của mình, không thể hiến mình cho Thiên Chúa và tha nhân, và cuộc sống cứ thế trôi qua! Nhưng nếu Chúa Giêsu chạm vào ‘tai, vào lưỡi’ của chúng ta, nếu Ngài chữa trị và ban sức mạnh cho chúng ta bằng ân điển của Ngài, cuộc sống của chúng ta sẽ có một hướng đi và một ý nghĩa hoàn toàn mới. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói, “Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hãy nghe Ta răn bảo!”. Bài đọc Các Vua hôm nay cũng cho biết, giá mà Salômon biết nghe lời răn bảo của Thiên Chúa, Đấng đã hiện ra với ông đến hai lần, thì vương quốc của ông đâu đến đỗi bị phân thành mười hai mảnh!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Tất cả chúng ta đều có đôi tai, nhưng rất thường xuyên, chúng ta không thể lắng nghe. Có một chứng điếc đặc nội tâm mà mỗi người có thể xin Chúa Giêsu, ‘Đấng tháo cởi’, chạm vào và chữa lành ngay hôm nay. Đó là điếc nội tâm, tệ hơn cả điếc thể chất, vì nó là điếc của trái tim. Mỗi ngày thức dậy, một cách vội vàng, bởi quá nhiều điều phải nói và phải làm, chúng ta không tìm thấy thời gian để dừng lại và lắng nghe những người khác. Hãy tự hỏi bản thân, khả năng lắng nghe của tôi đang diễn ra thế nào? Tôi có để mình xúc động trước cuộc sống của những người khác không? Tôi có biết dành thời gian cho những người thân yêu để lắng nghe họ không? Điều này liên quan đến tất cả chúng ta!”.
Anh Chị em,
“Hãy mở ra!”. Bằng việc chữa lành người câm điếc hôm nay, Chúa Giêsu tiết lộ một điều gì đó cấp bách mà Ngài muốn làm cho chúng ta. Ngài quyết tâm hành động, không do dự, không rụt rè hay nghi ngờ; tuyệt đối và rõ ràng… Ngài muốn tạo nên một sự khác biệt nơi chúng ta. Chính sự hiểu biết này sẽ mang lại cho chúng ta một niềm an ủi lớn lao, rằng, Chúa Giêsu sẵn lòng thi hành quyền năng để mang lại điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống chúng ta. Sau khi được chữa lành, người câm điếc đã trở thành một đại diện cho sự cứu rỗi của Thiên Chúa; giờ đây, ai có thể giữ anh ta im lặng về trải nghiệm tuyệt vời về một Đấng Cứu Độ, cũng là ‘Đấng tháo cởi’ miệng lưỡi anh! Anh đã tin; và vì vậy, anh đã nói! Vậy tại sao tôi lại im lặng? Tôi không biết rằng, với tư cách là người Công Giáo, tôi cũng là nhân chứng cho thế giới rằng, tình yêu tồn tại?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Đấng tháo cởi’, xin cởi không chỉ tai con, miệng con, nhưng cả trái tim con; cho con luôn trở nên một khí cụ sắc bén, một tay thợ lành nghề trên đồng lúa thế giới của Chúa, đồng lúa xa, đồng lúa gần”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đúng Địa Chỉ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:35 10/02/2022
Đúng Địa Chỉ
(Chúa Nhật VI TN C)
Kitô hữu chúng ta không xa lạ gì với kinh Tám Mối Phúc Thật. Giáo Hội lại khẳng định bát phúc chính là bản Hiến Chương Nước Trời. Thế nhưng để hiểu nội dung, ý nghĩa của tám mối phúc thì không hẳn dễ dàng. Quả thật đã có biết bao giấy mực xưa nay nói về các mối phúc ấy. Tám mối phúc như Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật hay là chỉ có bốn mối phúc theo Tin Mừng thánh Luca? Vì sao nghèo khó, sầu khổ, khóc than, bị oán ghét, sỉ vả mà lại là có phúc? Một cuộc cách mạng về bậc thang giá trị hay là những thách thức với quan niệm của người đời xưa nay?
Không sợ sai lầm để khẳng định rằng sự khổ hay cái nghèo tự chúng không phải là mối phúc. Nhưng chính người nghèo, người đau khổ là những đối tượng được chúc phúc. Họ được chúc phúc vì họ đang còn biết mong chờ, biết hy vọng một điều gì đó tốt lành hơn đến từ trên cao. Bởi chưng họ đã như vô phương tự cứu mình và cũng chẳng còn có thể cậy dựa vào các nguồn lực ở dưới trần gian này. Và khi Đấng cứu độ đến thi ân giáng phúc, thì họ là những người biết mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Chúng ta có thể hiểu điều này khi Chúa Giêsu sau khi chúc phúc cho những người nghèo, người bất hạnh, khốn khổ, thì Người đã báo họa những người bây giờ đang giàu có, vui cười, sung sướng, đang được mọi người ca tụng. Cái khốn của họ là ở thái độ tự thỏa mãn trong tình trạng đủ đầy sự may lành trần gian hiện có. Đã thỏa mãn thì sẽ chẳng khát khao điều gì hơn nữa. Cái khốn của họ còn thể hiện nơi việc họ đặt niềm tin cậy vào những thiện hảo chóng qua đời này, vào quyền lực của thế gian này, khi cho rằng chúng chính là hạnh phúc thật, là nguồn bảo đảm hạnh phúc thật.
Ngôn sứ Giêrêmia đã thẳng thừng: “Đức Chúa phán như sau: Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân là nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ…”(Gr 17,5-6).
Đã là hạnh phúc thật thì phải mãi mãi thường tồn. Những thực tại tốt đẹp ở trần gian này như của cải, chức quyền, bổng lộc…dù quý giá đến mấy thì cũng chỉ là những kho tàng “có thể bị ten sét, bị mối mọt đục khoét, bị mất trộm, mất cướp”(x.Mt 6,19-21). Cái hữu hạn thì không thể đem lại hạnh phúc đích thật. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo, là Đấng vô thủy vô chung, không hề đổi thay, mới là nguồn của hạnh phúc thật.
Bỏ hình để bắt bóng là một trong những chước cám dỗ muôn đời với con người, nhất là với những người vốn có chút của tiền, danh vọng hay quyền lực trong tay. Có thể nói nhiều luật sĩ, biệt phái, thượng tế thời Chúa Giêsu đã rơi vào chước cám dỗ này. Họ tự hào về lòng đạo đức qua việc giữ luật tỉ mỉ cách bên ngoài của mình. Họ tự cao về sự hiểu biết, về vị thế của mình trước mặt đám đông dân chúng. Họ tự mãn về của cải vật chất và chức quyền đang có trong tay. Chính vì thế khi Chúa Cứu Thế đến thì họ chối từ. Đã không tiếp nhận, họ lại còn tìm cách loại bỏ Đấng là nguồn của hạnh phúc thật.
Hạnh phúc thật sẽ đến với những ai biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa. Giêrêmia còn khẳng định: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Gr 17,7-8).
Như thế khi chúc phúc cho người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh…Chúa Giêsu xác nhận rằng họ đã biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ, đó là vào chính Người, Đấng đang phán dạy họ. Tác giả Thánh Vịnh đã từng cảm nghiệm: “Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian…”(Tv 118,8). Vậy thử hỏi thế nào là biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa? Khi đặt niềm tin cậy vào một ai đó thì chúng ta hoàn toàn giao phó cuộc đời của mình, tương lai của mình, số phận đời đời của mình cho người ấy. Động thái giao phó đời mình được biểu hiện bằng việc đi theo bước chân người mình tin cậy và sống theo lời người ấy chỉ dạy.
Đấng mà chúng ta tự nguyện đặt niềm tin cậy, tức là gắn bó và sống theo lời Người chỉ dạy đó là Giêsu Kitô. Chúa Kitô không chỉ là người có quyền năng trong lời nói và hành động mà Người còn bảy tỏ uy quyền tối thượng của Người bằng việc chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm Chúa Phục Sinh là nền tảng để chúng ta đặt niềm tin cậy vào Người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em…Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17-19).
Đã là người thì ai cũng mong muốn và luôn kiếm tìm hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lầm tưởng tình trạng hạnh phúc là khi có đủ đầy tiện nghi vật chất, chức quyền, danh vọng hay được thỏa mãn một số nhu cầu nào đó. Cái ảo tưởng này sẽ tan vỡ, khi họ đối diện với những biến cố không may trong cuộc đời mà ít ai tránh được và nhất là khi đối diện với cái chết không ai thoát được. Hạnh phúc đích thật của con người là tình trạng được hiệp thông với Đấng đã cho con người từ hư vô được hiện hữu. Có thể nói đây là cái cảm nghiệm của các thánh nhân khi cận kề với giờ sinh ly tử biệt mà dân gian quen gọi là “sống thánh – chết lành”.
Với cái nhìn của lý trí, người ta cũng đã thoáng nhận ra những mối họa nhãn tiền trên số phận những người đặt niềm tin cậy vào những sự chóng qua đời này khi đồng thuận với nhau rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, vinh hoa phú quý không theo chúng ta đi vào nấm mộ lạnh. Ứớc gì với cái nhìn của đức tin, chúng ta thêm xác tín đâu là hạnh phúc thật để rồi biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật VI TN C)
Kitô hữu chúng ta không xa lạ gì với kinh Tám Mối Phúc Thật. Giáo Hội lại khẳng định bát phúc chính là bản Hiến Chương Nước Trời. Thế nhưng để hiểu nội dung, ý nghĩa của tám mối phúc thì không hẳn dễ dàng. Quả thật đã có biết bao giấy mực xưa nay nói về các mối phúc ấy. Tám mối phúc như Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật hay là chỉ có bốn mối phúc theo Tin Mừng thánh Luca? Vì sao nghèo khó, sầu khổ, khóc than, bị oán ghét, sỉ vả mà lại là có phúc? Một cuộc cách mạng về bậc thang giá trị hay là những thách thức với quan niệm của người đời xưa nay?
Không sợ sai lầm để khẳng định rằng sự khổ hay cái nghèo tự chúng không phải là mối phúc. Nhưng chính người nghèo, người đau khổ là những đối tượng được chúc phúc. Họ được chúc phúc vì họ đang còn biết mong chờ, biết hy vọng một điều gì đó tốt lành hơn đến từ trên cao. Bởi chưng họ đã như vô phương tự cứu mình và cũng chẳng còn có thể cậy dựa vào các nguồn lực ở dưới trần gian này. Và khi Đấng cứu độ đến thi ân giáng phúc, thì họ là những người biết mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Chúng ta có thể hiểu điều này khi Chúa Giêsu sau khi chúc phúc cho những người nghèo, người bất hạnh, khốn khổ, thì Người đã báo họa những người bây giờ đang giàu có, vui cười, sung sướng, đang được mọi người ca tụng. Cái khốn của họ là ở thái độ tự thỏa mãn trong tình trạng đủ đầy sự may lành trần gian hiện có. Đã thỏa mãn thì sẽ chẳng khát khao điều gì hơn nữa. Cái khốn của họ còn thể hiện nơi việc họ đặt niềm tin cậy vào những thiện hảo chóng qua đời này, vào quyền lực của thế gian này, khi cho rằng chúng chính là hạnh phúc thật, là nguồn bảo đảm hạnh phúc thật.
Ngôn sứ Giêrêmia đã thẳng thừng: “Đức Chúa phán như sau: Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân là nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ…”(Gr 17,5-6).
Đã là hạnh phúc thật thì phải mãi mãi thường tồn. Những thực tại tốt đẹp ở trần gian này như của cải, chức quyền, bổng lộc…dù quý giá đến mấy thì cũng chỉ là những kho tàng “có thể bị ten sét, bị mối mọt đục khoét, bị mất trộm, mất cướp”(x.Mt 6,19-21). Cái hữu hạn thì không thể đem lại hạnh phúc đích thật. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo, là Đấng vô thủy vô chung, không hề đổi thay, mới là nguồn của hạnh phúc thật.
Bỏ hình để bắt bóng là một trong những chước cám dỗ muôn đời với con người, nhất là với những người vốn có chút của tiền, danh vọng hay quyền lực trong tay. Có thể nói nhiều luật sĩ, biệt phái, thượng tế thời Chúa Giêsu đã rơi vào chước cám dỗ này. Họ tự hào về lòng đạo đức qua việc giữ luật tỉ mỉ cách bên ngoài của mình. Họ tự cao về sự hiểu biết, về vị thế của mình trước mặt đám đông dân chúng. Họ tự mãn về của cải vật chất và chức quyền đang có trong tay. Chính vì thế khi Chúa Cứu Thế đến thì họ chối từ. Đã không tiếp nhận, họ lại còn tìm cách loại bỏ Đấng là nguồn của hạnh phúc thật.
Hạnh phúc thật sẽ đến với những ai biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa. Giêrêmia còn khẳng định: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Gr 17,7-8).
Như thế khi chúc phúc cho người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh…Chúa Giêsu xác nhận rằng họ đã biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ, đó là vào chính Người, Đấng đang phán dạy họ. Tác giả Thánh Vịnh đã từng cảm nghiệm: “Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian…”(Tv 118,8). Vậy thử hỏi thế nào là biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa? Khi đặt niềm tin cậy vào một ai đó thì chúng ta hoàn toàn giao phó cuộc đời của mình, tương lai của mình, số phận đời đời của mình cho người ấy. Động thái giao phó đời mình được biểu hiện bằng việc đi theo bước chân người mình tin cậy và sống theo lời người ấy chỉ dạy.
Đấng mà chúng ta tự nguyện đặt niềm tin cậy, tức là gắn bó và sống theo lời Người chỉ dạy đó là Giêsu Kitô. Chúa Kitô không chỉ là người có quyền năng trong lời nói và hành động mà Người còn bảy tỏ uy quyền tối thượng của Người bằng việc chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm Chúa Phục Sinh là nền tảng để chúng ta đặt niềm tin cậy vào Người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em…Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17-19).
Đã là người thì ai cũng mong muốn và luôn kiếm tìm hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lầm tưởng tình trạng hạnh phúc là khi có đủ đầy tiện nghi vật chất, chức quyền, danh vọng hay được thỏa mãn một số nhu cầu nào đó. Cái ảo tưởng này sẽ tan vỡ, khi họ đối diện với những biến cố không may trong cuộc đời mà ít ai tránh được và nhất là khi đối diện với cái chết không ai thoát được. Hạnh phúc đích thật của con người là tình trạng được hiệp thông với Đấng đã cho con người từ hư vô được hiện hữu. Có thể nói đây là cái cảm nghiệm của các thánh nhân khi cận kề với giờ sinh ly tử biệt mà dân gian quen gọi là “sống thánh – chết lành”.
Với cái nhìn của lý trí, người ta cũng đã thoáng nhận ra những mối họa nhãn tiền trên số phận những người đặt niềm tin cậy vào những sự chóng qua đời này khi đồng thuận với nhau rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, vinh hoa phú quý không theo chúng ta đi vào nấm mộ lạnh. Ứớc gì với cái nhìn của đức tin, chúng ta thêm xác tín đâu là hạnh phúc thật để rồi biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục của Buenaventura nhận được lời đe dọa tử vong: Hôm nay ông sẽ là nạn nhân
Đặng Tự Do
05:21 10/02/2022
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong bản tin hôm 8 tháng 2, cho biết như sau:
“Chúng tôi rất lo lắng cho cuộc sống của Đức Cha Rubén Darío Jaramillo của Buenaventura, người, với tư cách là một mục tử tốt và với nỗi đau của người dân trong trái tim mình, đã tố cáo những gì đang xảy ra trong khu vực này, nơi các nhóm vũ trang đã hành động chống lại người dân,” Cha Darío Echeverri, Tổng Thư ký của Ủy ban Hòa giải Quốc gia (CCN), cho biết sau khi Giám mục Buenaventura nhận được nhiều lời đe dọa ám sát. Vị linh mục Công Giáo phàn nàn rằng một số nơi trong khu vực cảng Buenaventura cấm không cho Đức Cha đến, mặc dù chúng nằm trong lãnh thổ giáo phận của ngài, và vì thế, ngài không thể thực hiện sứ mệnh mục vụ của ngài ở đó.
Vị Giám Mục đã kêu gọi chính phủ quốc gia “đặc biệt chú ý đến cảng này, cảng quan trọng nhất ở Colombia”, đồng thời kêu gọi các nhóm vũ trang ngừng các cuộc tấn công vào người Afro và dân bản địa sống ở đó, cũng như những người nhập cư từ khắp nơi trên đất nước.
Trong một thời gian, Đức Cha Rubén Darío Jaramillo đã kêu gọi các nhà chức trách phải hành động dứt khoát vì theo lời Đức cha, “đây không chỉ là bạo lực, mà là một cuộc chiến thực sự”.
Khu vực cảng Buenaventura là hiện trường của các cuộc đụng độ giữa các băng nhóm tội phạm, tranh giành quyền kiểm soát khu vực, nhằm sử dụng vào việc buôn bán ma túy và đánh thuế hàng hóa. Tội phạm cũng sử dụng súng máy và lựu đạn. Nhiều gia đình đã tìm nơi ẩn náu ở nơi khác, nhiều gia đình khác bị mắc kẹt vì các cuộc đụng độ vũ trang.
Source:Fides
ĐGH Phanxicô sẽ thăm Malta vào đầu tháng 4 /2022
Nguyễn long Thao
11:38 10/02/2022
ĐGH Phanxicô sẽ thăm Malta vào đầu tháng 4 /2022
Malta là một quần đảo ở Điạ Trung Hải, nằm giữa Ý Đại Lợi và Phi Châu. Malta có hai hòn đảo lớn là Malta và Gozo. Quần đảo chính thức có tên là Cộng hòa Malta,
Chương trình chi tiết về cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ được công bố trong một tương lai gần".
Được biết Hal Far trên đảo Malta là một địa điểm tiếp nhận người nhập cư từ châu Phi.
Nguyễn Long Thao
Thông báo ngày 10 tháng 2 trên trang web của giáo phận Malta nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm nay 85 tuổi đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Malta là George Vella và Giáo hội địa phương đến thăm Malta vào 2 ngày mồng 2 và 3 tháng 4 năm 2022.
Malta là một quần đảo ở Điạ Trung Hải, nằm giữa Ý Đại Lợi và Phi Châu. Malta có hai hòn đảo lớn là Malta và Gozo. Quần đảo chính thức có tên là Cộng hòa Malta,
Chương trình chi tiết về cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ được công bố trong một tương lai gần".
Được biết Hal Far trên đảo Malta là một địa điểm tiếp nhận người nhập cư từ châu Phi.
Nguyễn Long Thao
Tài Liệu - Sưu Khảo
Muối Ướp Tình Yêu
Đinh Văn Tién Hùng
17:38 10/02/2022
Muối Ướp Tình Yêu
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
Câu ca dao Việt Nam trên là lời khuyên dạy của cha ông ta, có giá trị cả về vật chất và tinh thần.
Sự đa năng hữu dụng của muối được chứng minh thực tế trong đời sống con người từ xưa đến nay.
Muối cải thiện sức khỏe, chữa trị bệnh tật, chế biến thức ăn và pha chế trong dược phẩm, mỹ phẩm…
Dân tộc thiểu số nơi đồi núi rừng sâu quí trọng muối hơn tiền bạc, phẩm vật quí. Điều này đã xác minh qua các đoàn thể từ thiện đến ủy lạo không thể quên mang theo những hộp muối làm quà tặng.
Những thuyền nhân tị nạn đi tìm tự do trên con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi, kiệt sức vì không còn nước uống, nếu muốn đổi thoi vàng lấy một bình nước chắc sẽ bị từ chối.
Nước Việt Nam được mẹ thiên nhiên ưu đãi có một bờ biển tươi đẹp uốn lượn từ Bắc chí Nam ôm ấp một kho muối khổng lồ, là công nghệ của các vùng Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Cần Giờ,
Vũng Tàu, Bến Tre…Cánh đồng muối Cà Ná, Ninh Thuận cung cấp muối phẩm chất tốt nhất Đông Nam Á.
Hoa Kỳ công nghệ sản xuất muối rất qui mô tại San Francisco với những ruộng muỗi rực rỡ nhiều màu sắc và cũng là điểm tham quan du lịch nhiều người ưa thích.
Vậy muối chính là kho báu, là hạt ngọc của đất trời mà Thượng Đế trao tặng con người…..
Những dẫn chứng sơ khởi nêu trên chỉ là khía cạnh vật chất.
Còn về tinh thần Muối mang một ý nghĩa linh thiêng cao quí hơn nhiều.
Lần mở Thánh Kinh ta thấy Muối được nhắc đến nhiều lần :
-Mỗi người chúng ta chính là Muối và những người không tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa là Đất.
Nên Chúa đã phán dạy rằng :
“Các con là Muối của Đất, nhưng nếu muối ra nhạt, thì sẽ lấy gì làm cho mặn lại được. Không còn cách gì, chỉ có việc đổ ra ngoài cho người ta giẫm đạp mà thôi.” ( Mt.5: 13 )
Và chính Chúa là Muối đến giúp thế giới khổi bị hư hoại phế bỏ.
-Trong Cựu ước Thiên Chúa đã giao kết với Aharon :
“Giao ước Muối muôn đời tồn tại trước Nhan Chúa cho ngươi và dòng dõi ngươi” ( Ds.18: 19 )
-Cùng trong nghi thức dùng Muối :
“Các ngươi phải bỏ Muối vào các lễ phẩm các ngươi dâng tiến. Các ngươi không được để lễ phẩm các ngươi thiếu Muối của giao ước Thiên Chúa các ngươi. Các ngươi phải dâng Muối cùng với lễ tiến của các ngươi.” ( Lv.2: 13 )
-Bỏ Muối vào hương trở thành hương thánh dâng lên Thiên Chúa :
“Người hãy lấy các thứ hương chất, tổ hợp hương, hương hoa phong tử hương, các hương và nhũ hương nguyên chất, số lượng mỗi thứ sẽ đồng đều. Người sẽ lấy các hương chất đó, chế thành hương để đốt. Hợp chất các thứ hương này sẽ lầ sản phẩm của thợ làm hương, hương đó sẽ là hương pha Muối, nguyên chất và là hương thánh. Các ngươi sẽ không được chế hương theo kiểu ấy mà dùng cho mình, vì đó với ngươi là vật thánh dùng cho Thiên Chúa.” ( Xh.30: 34- 37 )
-Khi Thiên Chúa hủy diệt 2 thành Sôđôm và Gômôra, vợ ông Lót không vâng lời nên Chúa phạt : “Vợ ông Lót ngoái lại đàng sau nên hóa tượng Muối.” ( St.19: 26 )
-Ông Avimaléc triệt hạ thành và tháp Sikem :
“Ông đã chiếm được thành, tàn sát tất cả dân cư, rồi triệt hạ và rắc Muối lên thành.” (Tl.9: 45 )
Như thế ta thấy Nước Thánh và Muối là những Á Bí Tích, là những dấu chỉ thánh. dân Chúa sử dụng nước phép pha Muối trong các nghi lễ tôn giáo đã có hàng ngàn năm xưa của người Do Thái trước Chúa sinh ra trong các nghi thức trừ quỉ, rửa tội, cung hiến bàn thờ, làm phép nhà.
-Muối tượng trưng cho thử thách và thanh tẩy :
“Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng Muối.” ( Mc.9: 49 )
-Muối hòa tan trong nước tượng trưng cho hòa hợp và hiệp nhất :
“Anh em hãy giữ Muối trong lòng anh em và sống hòa hợp với nhau.” ( Mc.9: 50 )
-Thánh Phaolô xem Muối là biểu tượng sự khôn ngoan :
“Anh em hãy ăn ở khôn ngoan với người ngoài, hãy tận dụng thời buổi hiện tại. Lời nói của anh em phải luôn mặn mà dễ thương, để anh em biết đối đáp sao cho phải với mọi người.” ( Cl.4: 5- 6 )
-Trong lời nguyện của vua Đa-vít qua Thánh Vịnh có đoạn mô tả về chiến trận :
“Để dạy, khi ông đánh dân Aram Naharagim và Aramsôva và khi ông Gioáp trở lại đánh Edam trong thung lũng Muối : 12 ngàn người.” ( Tv.60: 2 )
-Đoạn Thánh Vịnh khác nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa mà dân Israel lại bội bạc bị Ngài xử phạt :
“ Mưa đá hủy vườn nho, sương Muối diệt cây vả.”
Qua những dẫn chứng trong Thánh Kinh dạy chúng ta bài học tâm niệm về ‘Chất Muối Thiêng’ là chính
‘Muối cho Đời’ :
-Vị mặn của Muối là thể hiện sự khôn ngoan, đời sống luôn cầu nguyện kết hợp với tình yêu Thiên Chúa.
-Tự hủy mình như Muối hòa tan trong nước, để sống hy sinh khiêm tốn, hòa hợp với mọi người.
-Phải loại bỏ những xấu xa dục vọng, thanh luyện trong thử thách gian khổ, vác thập giá theo Chúa.
-Muối tượng trưng cho tình nghĩa phải có để cuộc đời thêm mặn mà, ấm áp, tươi đẹp, vì nếu không có thì cuộc sống sẽ nhạt ‘như nước ốc, bạc như vôi’.
-Trước tình trạng thế giới hiện nay : sự khủng hoảng vì đại dịch gieo rắc khắp nơi, sự tranh chấp về kinh tế, chính trị, quân sự…giữa các quốc gia, nhất là tại Hoa Kỳ, nhiều người đã lợi dụng chiêu bài kỳ thị màu da và được hỗ trợ bởi thế lực đen tối núp sau, tổ chức biểu tinh cướp phá, giật sập các di tích lịch sử quốc gia, đốt giáo đường, phá các thánh tượng.- Nhìn vào những hành động trên, phải chăng muối của tình yêu thương nhân loại và muối của niềm tin vào Thiên Chúa đang nhạt loãng dần?
Nên tự hỏi lòng minh :
-‘Vì tôi là Muối nhạt nên thế giới này vô vị !
Vì tôi là đèn hết Dầu nên thế giới còn chìm trong bóng tối ! ‘ Muối Cho Đời
+ ĐGH DANH DỰ BÊNÊDICTÔ 16 là người rất thông minh và khiêm tốn. Ngài đã viết nhiều tác phẩm thần học rất giá trị, trong đó có cuốn ‘ Salt of the Earth ‘- Hiện nay Ngài rất yếu và buồn về những điều thiếu trung thực nhằm vào Ngài về vấn đề che dấu ấu dâm trong Giáo phận thuộc quyền khi Ngài còn là Tổng Giám Mục, Đức quốc.
Xin cầu Chúa che chở nâng đỡ Ngài trong hoàn cảnh khó khăn này trong Tình Yêu Thương.
+Hãy tìm đọc tác phẩm ‘ Salt of the Earth ‘ để trở thành Muối Cho Đời và chía sẻ tâm tình cùng Ngài
-Chúa ơi ! Xin thương xót kéo con lên !
Kẻo con chìm đắm giữa miền trùng khơi.
Biến con thành ‘Muối cho đời’,
Đậm đà Hương vị, mặn mà Yêu thương.
+ Muối là vật tầm thường ai cũng biết,
Nhưng rất cần trong đời sống xưa nay,
Muối thấm đượm cho cuộc sống hàng ngày,
Muối tựa khí trời dưỡng nuôi thân xác.
Nơi núi rừng đổ ầm ầm dòng thác,
Các bản nghèo dân Thiểu Số Cao Nguyên,
Qúi hạt muối như lưu giữ lời nguyền,
Vì thân thể dẻo dai nhờ hạt muối.
Bao năm tháng gông cùm nơi biên giới,
Những người tù nghe hạt muối lên hương,
Muối biến mặn thành ngọt lịm chất đường,
Vì mùi vị tan hoà vào nghiệt ngã.!
Đã bao giờ giữa ngàn khơi biển cả,
Ngập mênh mông biển mặn phủ trùng dương,
Thân xác ta vẫn cảm nghiệm khác thường,
Như đang thiếu một chất gì khó tả?
Trong cuộc sống Hiệp hành luôn vội vã,
Say men đời cùng khúc nhạc hoan ca,
Dù tràn đầy với phú qúi vinh hoa,
Vẫn vang vọng nơi tâm hồn trống vắng?
‘Muối cho đời !’ Để tâm hồn lắng đọng !
Mà nhìn vào Thế giới của Hôm nay:
‘Văn hoá Sự chết’- Tội ác phơi bày,
Vì Muối nhạt làm tan đi Mầm Sống.
Đây Chúa dạy ta bài học sống động,
Trong Phúc Âm xác quyết một Tín điều :
Lòng lạnh lẽo khi đã mất Tin Yêu,
Như Muối nhạt làm thức ăn hư nát.
Vì các ngươi chính là Muối cho Đất,
Muối nhạt rồi còn sử dụng được gì,
Ném ra ngoài đồ vô dụng bỏ đi,
Cho bước chân người giẫm lên chà đạp!
-Ôi ! Muối nhạt làm tâm hồn ly tán,
Khiến lòng người lạc lõng hoang mang,,
Gán ghép thiếu minh chứng rõ ràng,
Nhằm xóa bao âm mưu đen tối !
+ Ôi ! Muối nhạt vị thế trần tọi lỗi,
Xin ươm đầy lòng khao khát Tin Yêu,
Cho đời sống khỏi hoang lạnh cô liêu,
Như Muối ướp mặn mà trong Yêu mến.
Đinh Quân
*Phụ dẫn : ( Muối Hiệp hành cùng biển khơi mới tìm ra chân lý )
Nỗi Khao Khát Của Hạt Muối
Khao khát duy nhất của hạt muối là được xem thấy biển. Bằng mọi giá, nó muốn khám phá thế nào là biển... Ngày kia, nó ra đõ. Vừa đến bờ biển, nó khám phá ra một cái gì mênh mông, xanh ngắt và sống động. Nó thốt lên:
- Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?
Một đợt sóng trả lời:
- Hãy chạm đến ta, rồi ngươi sẽ hiểu.
Hạt muối trườn mình xuống nước. Ô kìa, nó cảm thấy ngây ngất, niềm vui tột cùng làm nó cảm thấy như không còn đứng vững được nữạ Nó cảm thấy như đang hòa lẫn từ từ trong nước. Niềm vui dâng tràọ Nó lại hỏi một lần nữa:
- Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?
Một đợt sóng cuối cùng ôm ghì lấy nó và nó từ từ tan biến trong nước. Nó chợt reo vui lần cuối cùng:
- Bây giờ ta mới hiểu thế nào là biển: biển là một phần của chính ta.
Hạt muối chỉ có thể hiểu được thế nào là biển khi nó được hòa tan trong nước. Có chìm ngập trong biển, có đi vào biển mới hiểu được thế nào là biển... Thiên Chúa cao cả hơn lý trí của con ngườị Chúng ta không thể chỉ biết Thiên Chúa bằng lý trí... Hãy để cho Thiên Chúa chiếm ngự, hãy để cho Thiên Chúa ôm chầm lấy ta, ta mới có thể biết được Ngài là aị Tình tri giao giữa Thiên Chúa và con người chỉ có thể nảy nở bằng thinh lặng, hòa nhập trong cảm mến, tri ân.
( Sưu tầm )
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
Câu ca dao Việt Nam trên là lời khuyên dạy của cha ông ta, có giá trị cả về vật chất và tinh thần.
Sự đa năng hữu dụng của muối được chứng minh thực tế trong đời sống con người từ xưa đến nay.
Muối cải thiện sức khỏe, chữa trị bệnh tật, chế biến thức ăn và pha chế trong dược phẩm, mỹ phẩm…
Dân tộc thiểu số nơi đồi núi rừng sâu quí trọng muối hơn tiền bạc, phẩm vật quí. Điều này đã xác minh qua các đoàn thể từ thiện đến ủy lạo không thể quên mang theo những hộp muối làm quà tặng.
Những thuyền nhân tị nạn đi tìm tự do trên con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi, kiệt sức vì không còn nước uống, nếu muốn đổi thoi vàng lấy một bình nước chắc sẽ bị từ chối.
Nước Việt Nam được mẹ thiên nhiên ưu đãi có một bờ biển tươi đẹp uốn lượn từ Bắc chí Nam ôm ấp một kho muối khổng lồ, là công nghệ của các vùng Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Cần Giờ,
Vũng Tàu, Bến Tre…Cánh đồng muối Cà Ná, Ninh Thuận cung cấp muối phẩm chất tốt nhất Đông Nam Á.
Hoa Kỳ công nghệ sản xuất muối rất qui mô tại San Francisco với những ruộng muỗi rực rỡ nhiều màu sắc và cũng là điểm tham quan du lịch nhiều người ưa thích.
Vậy muối chính là kho báu, là hạt ngọc của đất trời mà Thượng Đế trao tặng con người…..
Những dẫn chứng sơ khởi nêu trên chỉ là khía cạnh vật chất.
Còn về tinh thần Muối mang một ý nghĩa linh thiêng cao quí hơn nhiều.
Lần mở Thánh Kinh ta thấy Muối được nhắc đến nhiều lần :
-Mỗi người chúng ta chính là Muối và những người không tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa là Đất.
Nên Chúa đã phán dạy rằng :
“Các con là Muối của Đất, nhưng nếu muối ra nhạt, thì sẽ lấy gì làm cho mặn lại được. Không còn cách gì, chỉ có việc đổ ra ngoài cho người ta giẫm đạp mà thôi.” ( Mt.5: 13 )
Và chính Chúa là Muối đến giúp thế giới khổi bị hư hoại phế bỏ.
-Trong Cựu ước Thiên Chúa đã giao kết với Aharon :
“Giao ước Muối muôn đời tồn tại trước Nhan Chúa cho ngươi và dòng dõi ngươi” ( Ds.18: 19 )
-Cùng trong nghi thức dùng Muối :
“Các ngươi phải bỏ Muối vào các lễ phẩm các ngươi dâng tiến. Các ngươi không được để lễ phẩm các ngươi thiếu Muối của giao ước Thiên Chúa các ngươi. Các ngươi phải dâng Muối cùng với lễ tiến của các ngươi.” ( Lv.2: 13 )
-Bỏ Muối vào hương trở thành hương thánh dâng lên Thiên Chúa :
“Người hãy lấy các thứ hương chất, tổ hợp hương, hương hoa phong tử hương, các hương và nhũ hương nguyên chất, số lượng mỗi thứ sẽ đồng đều. Người sẽ lấy các hương chất đó, chế thành hương để đốt. Hợp chất các thứ hương này sẽ lầ sản phẩm của thợ làm hương, hương đó sẽ là hương pha Muối, nguyên chất và là hương thánh. Các ngươi sẽ không được chế hương theo kiểu ấy mà dùng cho mình, vì đó với ngươi là vật thánh dùng cho Thiên Chúa.” ( Xh.30: 34- 37 )
-Khi Thiên Chúa hủy diệt 2 thành Sôđôm và Gômôra, vợ ông Lót không vâng lời nên Chúa phạt : “Vợ ông Lót ngoái lại đàng sau nên hóa tượng Muối.” ( St.19: 26 )
-Ông Avimaléc triệt hạ thành và tháp Sikem :
“Ông đã chiếm được thành, tàn sát tất cả dân cư, rồi triệt hạ và rắc Muối lên thành.” (Tl.9: 45 )
Như thế ta thấy Nước Thánh và Muối là những Á Bí Tích, là những dấu chỉ thánh. dân Chúa sử dụng nước phép pha Muối trong các nghi lễ tôn giáo đã có hàng ngàn năm xưa của người Do Thái trước Chúa sinh ra trong các nghi thức trừ quỉ, rửa tội, cung hiến bàn thờ, làm phép nhà.
-Muối tượng trưng cho thử thách và thanh tẩy :
“Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng Muối.” ( Mc.9: 49 )
-Muối hòa tan trong nước tượng trưng cho hòa hợp và hiệp nhất :
“Anh em hãy giữ Muối trong lòng anh em và sống hòa hợp với nhau.” ( Mc.9: 50 )
-Thánh Phaolô xem Muối là biểu tượng sự khôn ngoan :
“Anh em hãy ăn ở khôn ngoan với người ngoài, hãy tận dụng thời buổi hiện tại. Lời nói của anh em phải luôn mặn mà dễ thương, để anh em biết đối đáp sao cho phải với mọi người.” ( Cl.4: 5- 6 )
-Trong lời nguyện của vua Đa-vít qua Thánh Vịnh có đoạn mô tả về chiến trận :
“Để dạy, khi ông đánh dân Aram Naharagim và Aramsôva và khi ông Gioáp trở lại đánh Edam trong thung lũng Muối : 12 ngàn người.” ( Tv.60: 2 )
-Đoạn Thánh Vịnh khác nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa mà dân Israel lại bội bạc bị Ngài xử phạt :
“ Mưa đá hủy vườn nho, sương Muối diệt cây vả.”
Qua những dẫn chứng trong Thánh Kinh dạy chúng ta bài học tâm niệm về ‘Chất Muối Thiêng’ là chính
‘Muối cho Đời’ :
-Vị mặn của Muối là thể hiện sự khôn ngoan, đời sống luôn cầu nguyện kết hợp với tình yêu Thiên Chúa.
-Tự hủy mình như Muối hòa tan trong nước, để sống hy sinh khiêm tốn, hòa hợp với mọi người.
-Phải loại bỏ những xấu xa dục vọng, thanh luyện trong thử thách gian khổ, vác thập giá theo Chúa.
-Muối tượng trưng cho tình nghĩa phải có để cuộc đời thêm mặn mà, ấm áp, tươi đẹp, vì nếu không có thì cuộc sống sẽ nhạt ‘như nước ốc, bạc như vôi’.
-Trước tình trạng thế giới hiện nay : sự khủng hoảng vì đại dịch gieo rắc khắp nơi, sự tranh chấp về kinh tế, chính trị, quân sự…giữa các quốc gia, nhất là tại Hoa Kỳ, nhiều người đã lợi dụng chiêu bài kỳ thị màu da và được hỗ trợ bởi thế lực đen tối núp sau, tổ chức biểu tinh cướp phá, giật sập các di tích lịch sử quốc gia, đốt giáo đường, phá các thánh tượng.- Nhìn vào những hành động trên, phải chăng muối của tình yêu thương nhân loại và muối của niềm tin vào Thiên Chúa đang nhạt loãng dần?
Nên tự hỏi lòng minh :
-‘Vì tôi là Muối nhạt nên thế giới này vô vị !
Vì tôi là đèn hết Dầu nên thế giới còn chìm trong bóng tối ! ‘ Muối Cho Đời
+ ĐGH DANH DỰ BÊNÊDICTÔ 16 là người rất thông minh và khiêm tốn. Ngài đã viết nhiều tác phẩm thần học rất giá trị, trong đó có cuốn ‘ Salt of the Earth ‘- Hiện nay Ngài rất yếu và buồn về những điều thiếu trung thực nhằm vào Ngài về vấn đề che dấu ấu dâm trong Giáo phận thuộc quyền khi Ngài còn là Tổng Giám Mục, Đức quốc.
Xin cầu Chúa che chở nâng đỡ Ngài trong hoàn cảnh khó khăn này trong Tình Yêu Thương.
+Hãy tìm đọc tác phẩm ‘ Salt of the Earth ‘ để trở thành Muối Cho Đời và chía sẻ tâm tình cùng Ngài
-Chúa ơi ! Xin thương xót kéo con lên !
Kẻo con chìm đắm giữa miền trùng khơi.
Biến con thành ‘Muối cho đời’,
Đậm đà Hương vị, mặn mà Yêu thương.
+ Muối là vật tầm thường ai cũng biết,
Nhưng rất cần trong đời sống xưa nay,
Muối thấm đượm cho cuộc sống hàng ngày,
Muối tựa khí trời dưỡng nuôi thân xác.
Nơi núi rừng đổ ầm ầm dòng thác,
Các bản nghèo dân Thiểu Số Cao Nguyên,
Qúi hạt muối như lưu giữ lời nguyền,
Vì thân thể dẻo dai nhờ hạt muối.
Bao năm tháng gông cùm nơi biên giới,
Những người tù nghe hạt muối lên hương,
Muối biến mặn thành ngọt lịm chất đường,
Vì mùi vị tan hoà vào nghiệt ngã.!
Đã bao giờ giữa ngàn khơi biển cả,
Ngập mênh mông biển mặn phủ trùng dương,
Thân xác ta vẫn cảm nghiệm khác thường,
Như đang thiếu một chất gì khó tả?
Trong cuộc sống Hiệp hành luôn vội vã,
Say men đời cùng khúc nhạc hoan ca,
Dù tràn đầy với phú qúi vinh hoa,
Vẫn vang vọng nơi tâm hồn trống vắng?
‘Muối cho đời !’ Để tâm hồn lắng đọng !
Mà nhìn vào Thế giới của Hôm nay:
‘Văn hoá Sự chết’- Tội ác phơi bày,
Vì Muối nhạt làm tan đi Mầm Sống.
Đây Chúa dạy ta bài học sống động,
Trong Phúc Âm xác quyết một Tín điều :
Lòng lạnh lẽo khi đã mất Tin Yêu,
Như Muối nhạt làm thức ăn hư nát.
Vì các ngươi chính là Muối cho Đất,
Muối nhạt rồi còn sử dụng được gì,
Ném ra ngoài đồ vô dụng bỏ đi,
Cho bước chân người giẫm lên chà đạp!
-Ôi ! Muối nhạt làm tâm hồn ly tán,
Khiến lòng người lạc lõng hoang mang,,
Gán ghép thiếu minh chứng rõ ràng,
Nhằm xóa bao âm mưu đen tối !
+ Ôi ! Muối nhạt vị thế trần tọi lỗi,
Xin ươm đầy lòng khao khát Tin Yêu,
Cho đời sống khỏi hoang lạnh cô liêu,
Như Muối ướp mặn mà trong Yêu mến.
Đinh Quân
*Phụ dẫn : ( Muối Hiệp hành cùng biển khơi mới tìm ra chân lý )
Nỗi Khao Khát Của Hạt Muối
Khao khát duy nhất của hạt muối là được xem thấy biển. Bằng mọi giá, nó muốn khám phá thế nào là biển... Ngày kia, nó ra đõ. Vừa đến bờ biển, nó khám phá ra một cái gì mênh mông, xanh ngắt và sống động. Nó thốt lên:
- Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?
Một đợt sóng trả lời:
- Hãy chạm đến ta, rồi ngươi sẽ hiểu.
Hạt muối trườn mình xuống nước. Ô kìa, nó cảm thấy ngây ngất, niềm vui tột cùng làm nó cảm thấy như không còn đứng vững được nữạ Nó cảm thấy như đang hòa lẫn từ từ trong nước. Niềm vui dâng tràọ Nó lại hỏi một lần nữa:
- Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?
Một đợt sóng cuối cùng ôm ghì lấy nó và nó từ từ tan biến trong nước. Nó chợt reo vui lần cuối cùng:
- Bây giờ ta mới hiểu thế nào là biển: biển là một phần của chính ta.
Hạt muối chỉ có thể hiểu được thế nào là biển khi nó được hòa tan trong nước. Có chìm ngập trong biển, có đi vào biển mới hiểu được thế nào là biển... Thiên Chúa cao cả hơn lý trí của con ngườị Chúng ta không thể chỉ biết Thiên Chúa bằng lý trí... Hãy để cho Thiên Chúa chiếm ngự, hãy để cho Thiên Chúa ôm chầm lấy ta, ta mới có thể biết được Ngài là aị Tình tri giao giữa Thiên Chúa và con người chỉ có thể nảy nở bằng thinh lặng, hòa nhập trong cảm mến, tri ân.
( Sưu tầm )
Văn Hóa
Henri De Lubac: Tư Tưởng Của Cha Teilhard De Chardin 7
Vũ Văn An
17:36 10/02/2022
Thật vậy, nếu con người muốn được nâng lên trên chính họ, thì họ cũng cần phải tiến lên phía trước, phiá trước họ: sự tiến bộ trần gian của thế giới là điều kiện sơ khai của việc họ lên đến đỉnh cao trong Thiên Chúa. Nói cách khác, “nhân bản tiến lên phía trước” và “Kitô hữu tiến lên phía trên” phải được “kết hợp” với nhau: nghĩa là phải nói rằng điều thứ hai phải được lồng vào điều thứ nhất, “không bị chìm ngập trong nó”! nhưng bằng cách “siêu tự nhiên hóa [supernaturalizing] nó” (37).
Đây là một kết luận bắt buộc nếu, một mặt, người ta coi trọng sự kiện biến hóa phổ quát, hướng về hữu thể lớn hơn và do loài người đảm trách, và nếu, mặt khác, theo quan điểm Kitô giáo, người ta coi vận mệnh của nhân loại như vận mệnh tập thể. Làm cho Trái đất trưởng thành để chuẩn bị cho sự ngây ngất của họ trong Thiên Chúa: những từ ngữ khác của Teilhard cũng diễn đạt cùng một ý tưởng này. Nhưng chúng ta đừng rơi vào nguy cơ hiểu lầm ở đây. Teilhard cũng nói rằng cần phải kết hợp niềm tin vào Thiên Chúa và niềm tin vào thế giới. Điều này không có nghĩa là "Thiên Chúa từ phía trước" của ngài là thế giới! Càng không phải "Thiên Chúa từ trên cao" là một hữu thể, khởi đi từ thế giới, đã lên trên thế giới là "Thiên Chúa từ phía trước" một vị Thiên Chúa sẽ tiến bộ theo thời gian để đạt được cùng đích vượt thời gian. Điều không thích hợp là gán cho Thiên Chúa chuyển động hai chiều này, một chuyển động vốn của con người. Thiên Chúa của Teilhard là Thiên Chúa mà con người đang hướng tới trên con đường của họ băng qua chuyển động kép, kết hợp đưa họ lên cả phía trên lẫn phía trước (38). Teilhard luôn luôn tìm kiếm “Sự Xuất phát” [Issue] (đây vốn là chủ đề của La Grande monade năm 1918) (39): giờ đây, "sự Xuất phát" này là "cả phía trên lẫn phía trước". Sự thống nhất hoàn toàn mà nhân loại hằng mơ ước, và là điều mà nhân loại chỉ có thể thể hiện trong Thiên Chúa, tỏa sáng cả “ở đỉnh trời lẫn ở chân trời”. Nói cách khác, Thiên Chúa vừa ở “bên ngoài vừa ở bên trên chúng ta” [40], vừa ở bên ngoài vừa ở bên trên thế giới. Và đây là lý do tại sao Người có thể là “trung tâm” của thế giới. “Omega, điều mà trong đó mọi sự đều hội tụ, cũng hỗ tương là điều mà từ đó mọi sự đều tỏa sáng. Không thể đặt nó làm tiêu điểm ở tuyệt đỉnh của vũ trụ mà không đồng thời khuếch tán sự hiện diện của nó trong một bước nhỏ nhất của biến hóa” (41).
Teilhard chỉ rõ, “Điểm Xuất phát” này có một cái tên: đó là Chúa Kitô, đồng thời là “Đấng cứu độ của các linh hồn cá nhân” và là “động lực cuối cùng của diễn trình hình thành con người [anthropogenesis]” (42). Như thế, ở đây, chúng ta nằm trong Kitô giáo cách trọn vẹn. Trong tư tưởng của ngài, Teilhard luôn quan tâm đến việc biện phân sự đóng góp của suy tư thuận lý (dựa trên kiến thức thực nghiệm) và suy tư mạc khải của Kitô giáo (nhận được trong đức tin). Ngài thường phê phán ảo tưởng của những người, nhầm lẫn “một cách ngây thơ, các bình diện của thực tại”, không thấy sự khác nhau giữa “điều được dạy” và “điều được tìm thấy”, giữa “sự thật được tổng hợp trên Trái đất ” và “sự thật từ trên trời ban xuống” (43). Ngài nói, “Không có lãnh vực nào, Khoa học và Mạc khải lại xâm lấn lẫn nhau — sao chép lẫn nhau ”: đó nên là “sự kiện hiển nhiên” đối với mọi người (44). Ngoài các tuyên bố của ngài về chủ đề này, chỉ cần nhìn thoáng qua, chẳng hạn, cách trong đó, ngài dẫn nhập việc xem xét “hiện tượng Kitô” như lời nói đầu cho cuốn Phénomène humain, hay trong đó, ngài nại tới “nhà huyền nhiệm Kitô giáo” ở cuối cuốn Réflexions sur le bonheur, để hiểu rằng ngài không có ý định trộn lẫn các bình diện và phương pháp, như cơn cám dỗ vĩnh viễn của thuyết tương hợp [concordism] (45). Nhưng sự gắn bó với nhau [coherence] không phải là thuyết tương hợp. Với mọi điều, từ bất cứ nguồn nào nó phát xuất, thâm nhập vào bên trong tinh thần, thì tinh thần không thể làm gì khác, để đồng hóa nó, hơn là tổ chức nó một cách gắn bó với những điều nó đã thu nhận được trước đó. “[Mọi] kinh tuyến khác nhau nhất thiết phải gặp nhau ở đâu đó trên một cực của tầm nhìn chung” (46). Và sự thật nhận được từ mạc khải có tính sinh hoa trái. Nó phải trở thành nguyên tắc để hiểu tất cả những gì là có thật.
Như thế, trung thành với quy luật cơ cấu này của tư tưởng, cũng như tín lý Công Giáo về sự hòa hợp của hai trật tự, “tự nhiên” và “siêu nhiên” (47), Teilhard đã tìm ra một tổng hợp cho chính mình, một tổng hợp trong đó các dữ kiện của đức tin nơi ngài đóng vai trò chính.
Điều mà đức tin của ngài vốn dạy cho ngài trước hết là Thiên Chúa là Tình yêu. Sự mạc khải này xác nhận các kết luận mà phép biện chứng của ngài đã dẫn ngài tới. Bất chấp mọi điều, điều vẫn mãi trừu tượng và do đó xem ra “mơ hồ” và “phỏng đoán” giờ đây đã xuất hiện với ngài trong một ánh sáng ấm áp (48). Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa đáng yêu (49). Kinh nghiệm tập thể về tình yêu Kitô giáo, phát xuất từ Thiên Chúa, cho phép tín hữu thâm nhập một chút vào mầu nhhiệm hai mặt này. Và mầu nhiệm hai mặt này soi sáng mọi điều.
Nếu đúng là “việc kết hợp dị biệt hóa”, và thậm chí, ở bình diện hữu thể cao hơn, “việc kết hợp bản vị hóa” (50), thì vì vốn phát xuất từ toàn bộ phép biện chứng của Teilhard há quy luật này không tìm thấy sự thể hiện hoàn hảo của nó trong Thiên Chúa đó sao? Đó là mầu nhiệm của sự hiệp nhất thần linh trong Ba Ngôi Vị. “Hành động dị biệt hóa và thông truyền tình yêu” tự mạc khải trong trạng thái tinh tuyền của nó, một cách mạnh mẽ tuyệt đối của nó (51).
Chúng ta đã bước vào giai đoạn tích cực và tăng tốc của nghiên cứu khoa học và tổ chức xã hội. Cả hai đều là các nhân tố của tiến bộ. Như thế, trong chính chúng, chúng không phải là điều đáng sợ. Ngược lại, Teilhard mời gọi Kitô hữu đóng góp cho chúng với hết mọi nhiệt thành của họ. Thậm chí, ngài còn tự đảm nhiệm nghĩa vụ làm cho chúng đạt đến một kết luận thành công. Vì sự biến hóa của thế giới, trong hình dạng hai mặt mà nó hiện đang được mặc cho, sẽ đáng sợ gấp đôi nếu tình yêu có tính bản vị bị trục xuất khỏi nó. Việc sùng bái khoa học và sùng bái xã hội, như việc thực hành của chúng đang lên hình dạng như ngày nay trong một bộ phận quan trọng của nhân loại, cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đến một tình huống vô vọng. Và dưới đây là việc sùng bái thứ nhất trong số hai việc sùng bái này:
Nếu thế giới của chúng ta hiện hữu, là hoa trái của một sự sáng tạo mà mọi sự đều thúc giục chúng ta suy nghĩ tự do, nhưng mọi sự lại khiến chúng ta không tin vào sự tùy tiện, thì điều này há không phải vì nó là hoa trái của tình yêu hay sao? Há chúng ta không được dẫn dắt để hiểu rằng, ở chiều sâu này, “tính tất yếu tối cao và tính tự do tối cao” gặp nhau, hay đúng hơn “nhìn nhận sự hiện diện của người tự do như dấu hiệu không thể sai lầm của một tình yêu liên kết đó sao?” (52).
Vì thế giới này không có kết thúc nào khác ngoài việc cuối cùng được hợp nhất với sự sống thần linh. Dựa trên đòi hỏi thuận lý, chúng ta đã thành công trong việc đề ra một Trung tâm tối cao, bản vị và siêu việt, có khả năng tập hợp vào chính mình mỗi một trung tâm cá vị mà chúng ta đang trong diễn trình xuất hiện: bây giờ Trung tâm tối cao này tiếp nhận sự sống và khuôn hình trước mắt chúng ta. Và chúng ta hiểu rằng sự hợp nhất cuối cùng mà chúng ta được mời tiến tới "không hề là thuyết phiếm thần" hay "sự đồng nhất" làm chúng ta tan hòa vào một đại dương hữu thể vô hình dạng (53): hoàn toàn ngược lại, nó hoàn thành chúng ta trong sự khác biệt hữu thể học của chúng ta, hoàn hảo đến mức viễn kiến của Thánh Phaolô về “Thiên Chúa trong mọi sự” (54) có thể trở thành viễn kiến của chúng ta, mà không có bất cứ sự thận trọng sai lầm nào có thể khai tử tính táo bạo của nó. Trong khi chờ đợi, viễn kiến khai mở trước chân trời tương lai này, “thay vì để cho linh hồn chìm đắm trong sự kết hợp mơ hồ và biếng nhác, theo đuổi nó mỗi ngày một cao hơn trên những con đường hành động chính xác” (55).
Dọc con đường này, vẫn chính là đức tin Kitô giáo, đức tin vào một Thiên Chúa “Nhân ái và Yêu thương” (56), nâng đỡ chúng ta. Ở đây, Cha Teilhard trở nên đặc biệt năng nổ và cương nghị. Ngài nói, đối với toàn bộ khối quần chúng “những người mới tin vào nhân loại, Tin mừng chỉ là một thứ thuốc phiện nguy hiểm. Nhưng làm thế nào họ lại không thấy rằng, nếu không có Kitô giáo, thế giới sẽ trở nên nghẹt thở đến hai lần đó ư? Nghẹt thở, đầu tiên vì nó bị bịt kín một cách vô vọng ở phía trước, đối diện với một cái chết hoàn toàn. Và cũng nghẹt thở, vì nó không còn hơi ấm sống động nào nữa để kích hoạt bộ máy đáng run sợ của nó” (57). Tóm lại, một thế giới hoàn toàn “tục hóa”, mà đức tin Kitô giáo đã biến mất khỏi đó, sẽ là một“ thế giới hoàn toàn tan rã và là một thế giới băng giá ”; nó sẽ là một “vũ trụ không có trái tim và không có lối thoát” (58).
Một hiện tượng ở tầm cỡ này không thể là hời hợt, và nó không thể được giải thích chỉ dựa trên một ý muốn sai trái. Đó là dấu hiệu của một nhu cầu sâu sắc của thời kỳ này. Như các nhà hộ giáo vốn luôn làm trong những trường hợp như vậy, Teilhard, do đó, sẽ tìm cách giải thích điều này; ngài sẽ cố gắng nắm bắt chính cách diễn đạt trong đó nhu cầu này được phát biểu để điều chỉnh ý nghĩa của nó. Không phải là một việc tình cờ nếu nó được bắt gặp, theo cả hai nghĩa của nó, vào chính những ngày tháng giống nhau và trong các bài viết có đặc điểm hoàn toàn hộ giáo: đầu tiên là năm 1933-1934, sau đó là năm 1955.
Bất chấp bằng cách phi bản vị hóa việc tập thể hóa các cá nhân hoặc thậm chí bằng mối đe dọa không thể vô hiệu hóa của một cái chết hoàn toàn, không có một "tôn giáo" nào trong mọi tôn giáo cho đến nay phát sinh từ Khoa học, trong đó vũ trụ không bị đóng băng và khép kín một cách tuyệt vọng (nghĩa là, cuối cùng, không thể ở được) ở phía trước, trong các vùng "cực" của nó. Đó là sự thật! (59).
Và bây giờ, đến việc sùng bái thứ hai:
Điều làm cho tính tập thể thuần túy trở nên quái dị là, đa phức trong bản chất, nó không có suy nghĩ, không có trái tim, cũng không có khuôn mặt, để từ sâu thẳm hữu thể của mình, chúng ta có thể bám vào. Xã hội có thể bóp nghẹt chúng ta trong vô số vòng tay của nó: nó không thể tiếp cận chúng ta cũng như không thể kết nối chúng ta lại với nhau bằng chính xương tủy của chúng ta. Bị ngưng lại về phương diện tập thể, nhân loại, từng được tôn vinh trong hai thế kỷ qua, nay là một thần Moloch đầy run sợ. Chúng ta không thể yêu thương nó cũng như không được yêu thương trong nó. Đó là lý do tại sao nó cơ khí hóa chúng ta thay vì đưa chúng ta đến chỗ hoàn thiện (60).
Và Teilhard, sau đó, kết luận rằng “chỉ có tình yêu, dứt khoát như thế, nhờ vào sức mạnh chuyên biệt và độc đáo của nó trong việc bản vị hóa các phức thể', mới có thể thực hiện phép lạ siêu nhân hóa con người qua và bằng các lực lượng tập thể hóa", cũng giống như "Một mình nó, trong giai đoạn còn có tính quyết định hơn, có thể mở đường cho họ tiếp cận với Omega” (61). Đó là lý do tại sao vai trò của Kitô hữu trong thế giới của chúng ta có tính không thể thay thế.
Ghi Chú
37 Le Coeur du problème, 5: 348.
38 Luôn luôn ở dưới tác động của Thiên Chúa, Đấng mà sáng kiến là chính yếu. Để biết chi tiết, xem Maurice Blondel et Pierre Teilhard de Chardin, 129-53: “Descente et montée dans l’oeuvre du père Teilhard”.
39 Năm 1918, Écrits, 233-48. Chữ “issue [lối thoát]” này thường gặp ở Teilhard; nó là dấu hiệu của mối bận tâm chính của ngài. Xem Le Goût de vivre (1950), 7: 246: “Để biết rằng chúng ta không bị cầm tù! Để biết rằng có một lối thoát và không khí và ánh sáng và tình yêu, ở một nơi nào đó, vượt qua tất cả Cái chết. Để biết nó, không ảo tưởng hoặc hư cấu!"
40 Réflexions sur le bonheur (1943); Cahiers Pierre Teilhard de Chardin, 2 (1960), 63. Để biết về “Vị Thiên Chúa của phía trước”, xem thêm Coeur de la matière.
41 L’Énergie humaine, 6: 183.
42 On the Christ Omega: Mon univers [Về Chúa Kitô Omega: Vũ trụ của tôi], 9: 82-88.
43 La Maîtrise du monde et le règne de Dieu (1916), phần dẫn nhập; Écrits, 67.
44 Ma position intellectuelle [Chủ trương trí thức của tôi] (1948); Les Études philosophiques (1955), 580-81; Le Phénomène humain, 315-17; Barrière de la mort et co-réflexion (1955), phần phụ lục: “Science et révélation”, 7: 426-29.
45 Có người đã viết rằng nơi Teilhard “khoa học của các học giả đã...bị cuốn hút và đắm chìm trong một dòng chảy lớn của việc suy tư tìm hiểu trong đó, khoa học, đức tin, thần bí, thần học và triết học ở trạng thái tản mạn đã bị trộn lẫn và làm cho mơ hồ một cách vô phương cứu chữa”; đây có lẽ là một "tội lỗi chống lại trí hiểu", một tội mà Teilhard được cho là đã phạm "một cách hoàn toàn vô tội", "ý tưởng về sự khác biệt chuyên biệt giữa các mức độ kiến thức khác nhau luôn luôn vẫn hoàn toàn xa lạ với ngài”; tuy nhiên, "tự nó", một tội lỗi như vậy có lẽ là "không thể nào khắc phục được". Tội lỗi của việc giải thích rằng một phán đoán như vậy có thể nói được (lần này là sự thật) là hoàn toàn vô tội, theo nghĩa các tuyên bố và giải thích của Teilhard cho đến nay vẫn hoàn toàn không được tác giả của chúng biết đến; nhưng, mặt khác, nó hoàn toàn có thể khắc phục được. Xem Jacques Maritain, Le Paysan de la Garonne, 176-77.
46 Ma position intellectuelle, đã trích ở đây. Xem Le Phénomène humain, lời nói đầu, 22: “Giống như các đường kinh tuyến khi chúng tiếp cận các cực, khoa học, triết học và tôn giáo nhất định hội tụ khi chúng đến gần hơn với tổng thể. Tôi nói 'hội tụ' một cách thận trọng, nhưng nếu không hội tụ, và không dừng lại, ở chính cùng đích, là tấn công thực tại từ các góc độ khác nhau và trên các bình diện khác nhau".
47 Xem một số bản văn trong Pensée Relgieuse, chương. 11: “Nature et grâce”.
48 Xem Hérédité sociale et progrès (1938), 5:51; vv
49 ngày 19 tháng 1 năm 1929; Lettres de voyage, 118.
50 La Grande option [Lựa chọn Vĩ đại] (1939), 5: 73-78; La Centrologie, no. 27-28; 7: 122-25; Les Singularités de l’espèce humaine, 2: 368-69; vv
51 Introduction à la chrétienne (1944). Cf L’Énergie humaine: “Kết hợp dị biệt hóa. Tình yêu chỉ là biểu thức cụ thể của nguyên tắc siêu hình.... Tình yêu thương không những có đức tính hợp nhất mà không phi bản vị hóa, nhưng nó cực kỳ bản vị hóa bằng cách hợp nhất ”, 6: 189-90.
52 Comment je vois, no. 28.
53 Teilhard phản đối nền huyền nhiệm (bản vị hóa) việc hợp nhất nền huyền nhiệm (phi bản vị hóa) việc đồng nhất hóa. Đây là một chủ đề mà ngài sẽ trở lại không ngừng, từ La Vie cosmique (1916) đến cuối đời ngài.
54 1 Cr 15: 26-28. Xem Teilhard, Journal, ngày 7 tháng 4 năm 1955, 5: 404-5.
55 Mon univers, 9:87. Đã dẫn: “Sự nguy hiểm của chủ nghĩa phiếm thần sai lạc đã biến mất; tuy nhiên, chúng tôi bảo vệ sức mạnh không thể thay thế của đời sống tôn giáo vốn bị những người theo thuyết phiếm thần độc quyền một cách bất chính”.
56 Xem thêm Le Phénomène humain, 297.
57 Trois choses que je vois (1948).
58 Le Coeur du problème, 5: 344. Đây là lý do tại sao, "xét hoàn toàn một mình, đức tin vào Thế giới không đủ để đưa Trái đất đi về phía trước”.
59 Le Christique (1955). Xem La Mystique de la science: “Về căn bản, không nền huyền nhiệm nào có thể sống mà không có tình yêu. Tôn giáo khoa học đã nghĩ đến tìm một đức tin, một đức cậy. Nó chết vì đã đóng cửa đối với đức mến. Nhiều nhân tính hơn có thể quan niệm được mà không có khoa học. Nhưng nhiều khoa học hơn là điều khả hữu mà không cần bất cứ tôn giáo nào làm sinh động nó. Kitô giáo là một hình thức mẫu mực của tôn giáo khoa học này”, 5: 222-23.
60 L’Atomisme de l’esprit (1941), 7:54.
61 La Centrologie, no. 29, 7: 126. Esquisse d’un univers personnel (1936), 6: 104.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Ngoạn mục: Đức Mẹ Loreto hiện ra bên giường bệnh cứu nạn nhân đột quỵ khỏi hẳn. Huấn đức của ĐTC
VietCatholic Media
05:17 10/02/2022
1. Nạn nhân đột quỵ khẳng định Đức Mẹ Loreto đã đến bên giường và cứu anh
Một người chồng kể rằng anh đã sống sót sau một cơn đột quỵ như thế nào nhờ sức mạnh đầy quyền năng của Đức Maria vào thời khắc nguy cấp nhất.
Tờ “Il Messaggio della Santa Casa di Loreto”, nghĩa là “Thông điệp của Nhà Thánh Loreto”, đã đăng một lời chứng tuyệt vời từ một cặp vợ chồng tên là Fabrizio và Maria Rita Musino. Người chồng kể lại câu chuyện đầy kịch tính về một cơn đột quỵ mà anh đã sống sót nhờ sự cứu giúp của Đức Mẹ Maria vào lúc nguy cấp nhất.
Đó là ngày 13 tháng 6 năm 2019 khi Fabrizio, một nhạc sĩ, cảm thấy đau dữ dội ở đầu khi anh đang chỉ có một mình trông nhà giúp cho mẹ ruột của anh. Anh chỉ có đủ thời gian để báo cho vợ mình, là một bác sĩ, qua điện thoại trước khi bước vào trạng thái bán hôn mê.
Vợ anh, là Maria Rita, ngay lập tức chạy đến hiện trường và nhận ra rằng anh đang bị đột quỵ nghiêm trọng. Cô đã gọi dịch vụ khẩn cấp, và đi cùng Fabrizio bằng máy bay trực thăng đến khoa phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Đại học Gemelli ở Rôma.
Fabrizio đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu và hút máu bị rò rỉ, vì nếu những giọt máu ấy vẫn còn bên trong hộp sọ, chúng sẽ gây ra tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
Bệnh nhân đang bị đe dọa nghiêm trọng về tính mạng, đã lấy lại được liên lạc với thế giới sau ba ngày được chăm sóc đặc biệt. Anh ấy bị đau dữ dội ở cổ, và có cảm giác đơ cứng, chóng mặt và nôn mửa, nhưng may mắn thay anh ấy đã có thể cử động tay và chân.
Thật không may, anh ấy bị nhiễm trùng tiết niệu từ ống thông tiểu của mình, và nó chuyển thành nhiễm trùng huyết. Anh ấy bị sốt rất cao và không có phản ứng thuận lợi với thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt. Fabrizio nói với Thông điệp của Nhà Thánh Loreto:
Tôi nhớ buổi chiều hôm đó tôi muốn cầu nguyện cùng với vợ mình. Vợ tôi chỉ có thể vào phòng trong vài phút với hàng nghìn biện pháp phòng ngừa và mặc một chiếc áo choàng dùng một lần. Chúng tôi đọc một kinh Kính Mừng, và giữa những giọt nước mắt của cả hai chúng tôi, chúng tôi tái lập lời thề hôn nhân của mình “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời”. Sau đó, vợ tôi xức lên trán tôi bằng dầu của Nhà Thánh Loreto, đọc những lời cầu nguyện thích hợp dâng lên Chúa, hôn tôi và ra ngoài.
Fabrizio sợ phải đối mặt với màn đêm trong những điều kiện khó khăn đó, nhưng đến một lúc nào đó, anh cảm thấy mình không còn cô đơn nữa.
Anh cho biết:
“Đêm đó, Mẹ Thiên Chúa vĩ đại, Đức Maria Rất Thánh, đã đến bên giường tôi. Tôi đã không ngủ, tôi chắc chắn; Tôi không nghiện ma túy và tôi không dùng những loại thuốc có thể gây ảo giác. Đột nhiên tôi có cảm giác có thể cảm nhận được siêu việt. Khoảng cách ngăn cách tôi với những gì bên ngoài thực tại khách quan là tối thiểu. Những gì nằm ngoài trải nghiệm giác quan của tôi thực sự nằm trong căn phòng bên cạnh. Tôi nhớ mình đã cảm thấy một sự bình yên tuyệt vời và một cảm giác yêu thương mãnh liệt — sự bình yên đó, tình yêu đó và sự hòa hợp mà tôi có thể hít thở trong một môi trường quen thuộc”.
Chính lúc này, Fabrizio đã nhìn thấy Đức Trinh Nữ xuất hiện, một hình hài duyên dáng, uy nghiêm, đang bồng Chúa Giêsu Hài Đồng trên tay. Cô đến chân giường của anh và mỉm cười với anh mà không nói gì.
Mẹ Maria mặc một chiếc áo dài như trong bức tượng Đức Mẹ Loreto, khuôn mặt xinh đẹp đầy duyên dáng của Mẹ, tỏa sáng.
Mọi nỗi đau của anh ấy đều tan biến
Ngay lập tức mọi nỗi đau của anh ấy chấm dứt: anh ấy vẫn im lặng, chỉ tràn ngập bởi cảm giác khỏe mạnh và thanh thản khiến anh ấy chìm vào giấc ngủ yên, “như một đứa trẻ trong vòng tay của Mẹ mình”.
Trong những ngày sau đó, các loại thuốc đã trở nên hiệu quả và chữa khỏi nhiễm trùng, và quá trình chữa bệnh của anh ấy bắt đầu. Hôm nay, Fabrizio suy tư về việc có bao nhiêu người, thánh hiến và giáo dân, đã cầu nguyện cho anh — ở Loreto, nơi anh và vợ đã đi hành hương nhiều lần, ở Ý, và ở khắp nơi trên thế giới, nơi anh quen biết nhiều nhạc sĩ và giáo viên. Anh nói, chính sức mạnh của dàn đồng ca cầu nguyện đó đã khiến Đức Mẹ đến giải cứu anh. Anh nói với tờ “Thông điệp của Nhà Thánh Loreto”:
“Một chuỗi cầu nguyện thực sự đã được tạo ra, một dàn đồng ca, mà tôi tin rằng, đã vang tới tận thiên đường, mạnh mẽ, quyền năng và chân thành đến nỗi khiến Đức Trinh Nữ Maria cảm động, người không chỉ cứu tôi khỏi cái chết mà còn muốn tôi được gặp Mẹ.”
Nhờ có Đức Maria, Fabrizio đã được tái sinh.
Trải nghiệm phi thường về sự tái sinh thể chất và tinh thần này đã thay đổi hoàn toàn quan điểm mà Fabrizio sống và đối mặt với cuộc sống.
“Hôm nay tôi cảm thấy rằng tôi thực sự là một con người mới, được tái sinh trong Chúa Giêsu Kitô. Đã từng nhìn thẳng vào cái chết, nhưng hơn hết là hiểu được vĩnh cửu là gì, và những điều đang chờ đợi chúng ta sau cuộc sống này, mọi thứ trong thế giới này đều có giá trị tương đối. Một cuộc sống trần thế đã được ban cho chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta là phải sống nó theo cách tốt nhất có thể — nghĩa là, như một hành động tạ ơn Cha toàn năng, cố gắng thực hành mỗi ngày những lời dạy của Phúc Âm, luôn luôn tìm kiếm hướng về quê hương trên trời, nơi Mẹ chúng ta đang chờ đợi chúng ta trong sự hiệp thông của các thánh.”
Source:Aleteia
2. Giám mục của Buenaventura nhận được lời đe dọa tử vong: “Hôm nay ông sẽ là nạn nhân”
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong bản tin hôm 8 tháng 2, cho biết như sau:
“Chúng tôi rất lo lắng cho cuộc sống của Đức Cha Rubén Darío Jaramillo của Buenaventura, người, với tư cách là một mục tử tốt và với nỗi đau của người dân trong trái tim mình, đã tố cáo những gì đang xảy ra trong khu vực này, nơi các nhóm vũ trang đã hành động chống lại người dân,” Cha Darío Echeverri, Tổng Thư ký của Ủy ban Hòa giải Quốc gia (CCN), cho biết sau khi Giám mục Buenaventura nhận được nhiều lời đe dọa ám sát. Vị linh mục Công Giáo phàn nàn rằng một số nơi trong khu vực cảng Buenaventura cấm không cho Đức Cha đến, mặc dù chúng nằm trong lãnh thổ giáo phận của ngài, và vì thế, ngài không thể thực hiện sứ mệnh mục vụ của ngài ở đó.
Vị Giám Mục đã kêu gọi chính phủ quốc gia “đặc biệt chú ý đến cảng này, cảng quan trọng nhất ở Colombia”, đồng thời kêu gọi các nhóm vũ trang ngừng các cuộc tấn công vào người Afro và dân bản địa sống ở đó, cũng như những người nhập cư từ khắp nơi trên đất nước.
Trong một thời gian, Đức Cha Rubén Darío Jaramillo đã kêu gọi các nhà chức trách phải hành động dứt khoát vì theo lời Đức cha, “đây không chỉ là bạo lực, mà là một cuộc chiến thực sự”.
Khu vực cảng Buenaventura là hiện trường của các cuộc đụng độ giữa các băng nhóm tội phạm, tranh giành quyền kiểm soát khu vực, nhằm sử dụng vào việc buôn bán ma túy và đánh thuế hàng hóa. Tội phạm cũng sử dụng súng máy và lựu đạn. Nhiều gia đình đã tìm nơi ẩn náu ở nơi khác, nhiều gia đình khác bị mắc kẹt vì các cuộc đụng độ vũ trang.
Source:Fides
2. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Niềm tin nơi sự phục sinh giúp chúng ta đối diện với cái chết mà không sợ hãi
Sáng thứ Tư, ngày 09 tháng Hai năm 2022 đã có hơn 500 tín hữu hành hương đến tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, bắt đầu lúc quá 9 giờ, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ sáu kể từ đầu năm nay
Như thường lệ, sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, mọi người đã nghe tám nhân viên tại Tòa Thánh đọc bằng tám thứ tiếng đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu (25:42.45-47):
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Các con hãy tỉnh thức vì các con không biết ngày nào Chúa sẽ đến. Vì thế ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà chủ đặt làm đầu các gia nhân của ông để cho họ lương thực đúng giờ? Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về thấy đang làm như vậy! Thực, Thầy bảo các con: ông sẽ đặt đầy tớ ấy đảm trách tất cả các tài sản của ông”.
Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài về thánh Giuse. Bài thứ mười một này mang tựa đề: “Thánh Giuse giúp chết lành”.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài giáo lý tuần trước, một lần nữa, được kích thích bởi hình ảnh Thánh Cả Giuse, chúng ta đã suy gẫm về ý nghĩa của việc các thánh cùng thông công hay hiệp thông. Và bắt đầu từ đó, hôm nay tôi xin đào sâu lòng sùng kính đặc biệt mà người dân Kitô giáo luôn dành cho Thánh Cả Giuse như vị thánh quan thầy của sự chết lành. Một lòng sùng kính nảy sinh từ ý nghĩ cho rằng Thánh Giuse đã chết với sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu, trước khi ngài rời mái nhà Nadarét. Không có dữ kiện lịch sử nào, nhưng vì Thánh Giuse không còn được nhìn thấy trong đời sống công cộng nữa, nên người ta cho là ngài đã chết ở Nadarét, với sự hiện diện của gia đình. Và bên cạnh ngài khi qua đời là Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Đức Bênêđíctô XV, một thế kỷ trước, đã viết rằng "qua Thánh Giuse, chúng ta trực tiếp đến với Mẹ Maria, và qua Mẹ Maria, đến nguồn gốc của mọi sự thánh thiện, đó là Chúa Giêsu". Cả Thánh Giuse và Mẹ Maria đều giúp chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và bằng cách khuyến khích các thực hành ngoan đạo để tôn vinh Thánh Giuse, ngài đặc biệt đề nghị một thực hành, và nói như vậy: "Vì ngài xứng đáng được coi là người bảo vệ hữu hiệu nhất cho những người hấp hối, từng qua đời với 'sự trợ giúp của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nên sẽ là việc chăm sóc của các Mục tử thánh thiện khi cổ vũ và ưu ái [...] các hiệp hội đạo đức đã được thành lập để cầu khẩn Thánh Giuse giúp người hấp hối, chẳng hạn như hiệp hội "Chết lành", hiệp hội "Quá cảnh Thánh Giuse" và "cho Những Người hấp hối" (Tự sắc Bonum sane, 25 tháng 7 năm 1920): đó là những hiệp hội vào thời đó.
Anh chị em thân mến, có lẽ ai đó nghĩ rằng ngôn ngữ này và chủ đề này chỉ là di sản của quá khứ, nhưng thực tế mối liên hệ của chúng ta với cái chết không bao giờ là về quá khứ cả, nó luôn luôn hiện diện. Đức Bênêđíctô cho biết, cách đây mấy ngày, khi nói về bản thân rằng "ngài đang đứng trước cánh cửa tối tăm của sự chết". Ta nên cảm ơn Đức Bênêđíctô, người, ở tuổi 95, vẫn còn sáng suốt nói với chúng ta rằng: "Tôi đang đối đầu với cảnh tối tăm của sự chết, cánh cửa tối tăm của sự chết". Đó không phải là một lời khuyên tuyệt vời ngài đã dành cho chúng ta hay sao! Điều gọi là nền văn hóa "cảm thấy tốt" tìm cách xóa bỏ thực tại chết chóc, nhưng một cách bi đát, đại dịch coronavirus đã mang nó trở lại hàng đầu. Thật là khủng khiếp: cái chết ở khắp mọi nơi, và rất nhiều anh chị em đã mất đi những người thân yêu mà không thể gần gũi với họ, và điều này càng làm cho cái chết trở nên khó chấp nhận và xử lý hơn. Một y tá nói với tôi rằng một người bà bị bệnh covid sắp chết và nói: "Tôi muốn từ biệt gia đình tôi, trước khi tôi đi." Và cô y tá can đảm lấy điện thoại di động của cô và để bà tiếp xúc với họ. Quả là cảnh dịu dàng của cuộc từ biết ấy...
Mặc dù vậy, chúng ta cố gắng bằng mọi cách loại bỏ ý nghĩ về sự hữu hạn của mình, do đó tự đánh lừa bản thân vì nghĩ rằng mình có thể lấy sức mạnh khỏi cái chết và xua đuổi nỗi sợ hãi. Nhưng đức tin Kitô giáo không phải là cách để xua đuổi nỗi sợ hãi cái chết, đúng hơn, nó giúp chúng ta đối đầu với nó. Không sớm thì muộn, tất cả chúng ta sẽ đi đến cánh cửa đó.
Ánh sáng đích thực, một ánh sáng soi sáng mầu nhiệm sự chết, phát xuất từ sự phục sinh của Chúa Kitô. Đây là ánh sáng. Và Thánh Phaolô viết: Nhưng nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Kitô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15: 12-14). Có một điều chắc chắn: Đức Kitô đã phục sinh, Đức Kitô đã sống lại, Đức Kitô đang sống giữa chúng ta. Và đây là ánh sáng đang chờ đợi chúng ta đằng sau cánh cửa tử thần tăm tối đó.
Anh chị em thân mến, chỉ nhờ đức tin vào sự sống lại, chúng ta mới có thể phớt lờ vực thẳm của sự chết mà không bị sợ hãi lấn át. Không chỉ vậy: chúng ta có thể trả lại một vai trò tích cực cho cái chết. Thật vậy, suy nghĩ về cái chết, được soi sáng bởi mầu nhiệm Chúa Kitô, sẽ giúp chúng ta nhìn mọi sự của cuộc sống bằng con mắt mới. Tôi chưa bao giờ thấy một chiếc xe dọn đồ di chuyển đằng sau một chiếc xe tang! Đằng sau một chiếc xe tang: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó. Chúng ta sẽ đi một mình, không có gì trong túi của tấm vải liệm: không có gì. Vì tấm vải liệm không có túi. Sự cô đơn của cái chết: đó là sự thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc xe tang mà đàng sau có một chiếc xe dọn đồ. Tích lũy chẳng ích gì nếu một ngày kia chúng ta sẽ chết. Điều chúng ta phải tích lũy là lòng bác ái, là khả năng chia sẻ, khả năng không thờ ơ với nhu cầu của người khác. Hoặc, tranh luận với anh / chị / em, bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc với anh / chị / em trong đức tin có ích chi nếu một ngày nào đó chúng ta sẽ chết? Nổi nóng, nổi nóng với người khác có ích gì? Đối đầu với cái chết, nhiều vấn đề được giản lược. Khi chết mà được hòa giải là điều tốt, không để lại mối hận thù và ân hận nào! Tôi muốn nói một sự thật: tất cả chúng ta đều đang trên đường đến cánh cửa đó, tất cả mọi người.
Tin Mừng cho chúng ta biết cái chết đến như một tên trộm, vì vậy Chúa Giêsu nói: nó đến như một tên trộm, và dù chúng ta cố gắng kiểm soát sự xuất hiện của nó đến mức nào, có lẽ bằng cách lên kế hoạch cho cái chết của chính chúng ta, nó vẫn là một biến cố mà chúng ta phải đối phó và trước nó chúng ta cũng phải lựa chọn.
Vẫn còn hai điều Kitô hữu chúng ta phải xem xét. Đầu tiên: chúng ta không thể tránh khỏi cái chết, và chính vì lý do này, sau khi đã làm mọi cách con người có thể làm được để cứu người bệnh, sẽ là vô luân khi dấn thân vào những cách chữa trị vô ích (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2278). Câu nói đó của những người trung thành với Thiên Chúa, của những người đơn sơ: “Hãy để ngài chết trong bình an”, “giúp ngài chết trong bình an”: khôn ngoan biết bao nhiêu! Xem xét thứ hai liên quan đến phẩm chất của chính sự chết, phẩm chất của nỗi đau, của đau khổ. Thực vậy, chúng ta phải biết ơn tất cả những sự giúp đỡ mà y học đang cố gắng cung cấp, để nhờ điều gọi là “chăm sóc giảm đau”, mọi người đang chuẩn bị sống phần cuối cùng của cuộc đời, có thể làm được điều đó một cách xứng với con người hết sức có thể. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận để không nhầm lẫn sự trợ giúp này với mưu toan không thể chấp nhận được là dẫn đến việc giết người. Chúng ta phải đồng hành với người đang tiến đến sự chết, nhưng không được gây ra cái chết hoặc giúp đỡ bất cứ hình thức tự sát nào. Tôi nhớ rằng quyền được chăm sóc và chữa trị của tất cả mọi người luôn phải được ưu tiên, để những người yếu nhất, đặc biệt là người già và bệnh tật không bao giờ bị vứt bỏ. Sống là một quyền, chứ không phải chết, là điều phải chấp nhận, không được áp đặt. Và nguyên tắc đạo đức này áp dụng cho mọi người, không chỉ các Kitô hữu hay tín hữu.
Nhưng ở đây, tôi muốn chỉ ra một vấn đề xã hội có thật. Việc “Lập kế hoạch” đó - tôi không biết đó có phải là từ ngữ đúng hay không - nhưng nó đẩy nhanh cái chết của những người già. Rất nhiều lần người ta thấy trong một tầng lớp xã hội nào đó người già, vì họ không có phương tiện, được cho ít thuốc hơn mức họ cần, và điều này là vô nhân đạo: điều này không giúp đỡ họ, điều này còn đẩy họ vào cái chết sớm hơn. Và điều này không phải là con người cũng không phải là Kitô hữu. Người cao niên phải được coi như một báu vật của nhân loại: họ là túi khôn của chúng ta. Và nếu họ không còn nói được nữa, và nếu họ không còn làm chúng ta hiểu được nữa, họ vẫn là biểu tượng của túi khôn con người. Họ là những người đã đi trước chúng ta và để lại cho chúng ta biết bao điều đẹp đẽ, bao kỉ niệm, bao khôn ngoan. Làm ơn, xin đừng cô lập người già, đừng tăng tốc cái chết của người già. Vuốt ve một người già cũng có hy vọng giống như vuốt ve một đứa trẻ, bởi vì khởi đầu và kết thúc của cuộc đời luôn là một mầu nhiệm, một mầu nhiệm cần phải được trân trọng, đồng hành, chăm sóc, yêu thương.
Xin Thánh Cả Giuse giúp chúng ta sống mầu nhiệm sự chết một cách tốt nhất. Đối với một Kitô hữu, chết lành là được cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đến gần chúng ta ngay trong giây phút cuối cùng của cuộc đời chúng ta. Ngay trong kinh Kính Mừng, chúng ta cũng cầu xin Đức Mẹ ở gần chúng ta “và trong giờ lâm tử”. Chính vì lý do này, tôi muốn kết thúc bài giáo lý này bằng cách cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ cho những người đang hấp hối, cho những người đang trải qua giây phút vượt qua cánh cửa tối tăm này, và cho các thân nhân trong gia đình đang trải qua tang tóc. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện:
Kính mừng Maria…
Xin cám ơn anh chị em
Nghiêm trọng: Bác bỏ các tin giả bôi lọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
VietCatholic Media
05:31 10/02/2022
1. Lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 là một bài giáo lý tuyệt vời
“Xấu hổ, nhục nhã, chân thành cầu xin sự tha thứ” là cái tựa người ta viết sẵn để khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đưa ra một lá thư phản hồi những cáo buộc nhắm vào ngài trong báo cáo lạm dụng của tổng giáo phận Munich – Freising thì tung lên nhằm đón nhận những tràng pháo tay của giới truyền thông, bất kể Đức Bênêđíctô viết gì trong bức thư của ngài, và bất kể cái “xấu hổ, nhục nhã, chân thành cầu xin sự tha thứ” đó bôi tro trát trấu vào mặt Giáo Hội như thế nào.
Trong bài “Un sanissimo senso della colpa”, nghĩa là “Một cảm thức lành mạnh về tội lỗi”, ký giả Simone M. Varisco của Caffestoria, nhấn mạnh rằng lá thư của Đức Bênêđíctô là một bài giáo lý tuyệt vời chứ không phải giọng điệu “xấu hổ, nhục nhã, chân thành cầu xin sự tha thứ” như yêu cầu của Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức. Thật vậy, trong tài liệu phản bác đính kèm với lá thư của Đức Bênêđíctô, các cố vấn pháp lý của ngài bác bỏ tất cả các cáo buộc chống lại ngài.
Simone viết:
“Sau những lời cảm ơn, nhất thiết cũng phải có một lời thú nhận”, Đức Bênêđíctô XVI viết sau những lời cảm ơn về nhiều biểu hiện đoàn kết với ngài sau những cuộc tấn công cường tập trong vài ngày qua trong đó người ta xuyên tạc các sự kiện và hoàn cảnh.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một tội nghiêm trọng trong Giáo Hội, một nhà lãnh đạo của Giáo Hội mà không cảm thấy bị liên lụy, không có cảm thức tội lỗi thì có nghĩa là tự biến sự tồn tại của mình thành một bản cáo trạng. Tuy nhiên, Đức Bênêđíctô XVI nói tiếp “dù lỗi của tôi có lớn đến đâu, hôm nay, Chúa vẫn tha thứ cho tôi, nếu tôi thành tâm cho phép mình được Ngài kiểm tra và thực sự chuẩn bị thay đổi.”
Sự thay đổi đó đã diễn ra trong vô số cuộc gặp gỡ với các nạn nhân của lạm dụng tình dục, ở Vatican và trong các chuyến tông du của ngài. “Tôi đã thấy những hậu quả của một lỗi lầm nghiêm trọng nhất. Và tôi hiểu rằng bản thân chúng ta bị cuốn vào lỗi nghiêm trọng này bất cứ khi nào chúng ta bỏ qua nó hoặc không đối diện với nó với quyết tâm và trách nhiệm cần thiết, là điều quá thường xuyên đã xảy ra và tiếp tục xảy ra. Trong những cuộc gặp gỡ đó, một lần nữa tôi chỉ có thể bày tỏ với tất cả những nạn nhân bị lạm dụng tình dục sự xấu hổ sâu sắc, nỗi buồn sâu sắc và lời cầu xin tha thứ chân thành của tôi.”
Đến đây vẫn chưa đủ cho những người đã phải bỏ ra một số tiền lớn để thuê các nhà điều tra cố gắng bới lông tìm vết vạch ra những tội lỗi của người khác. “Tôi đã có những trách nhiệm lớn lao trong Giáo Hội Công Giáo”, Đức Bênêđíctô XVI tiếp tục. “Tôi đã có những trách nhiệm lớn lao trong Giáo Hội Công Giáo. Trên tất cả là nỗi đau của tôi vì những lạm dụng và những sai sót đã xảy ra ở những nơi khác nhau trong thời gian tôi được giao nhiệm vụ. Mỗi trường hợp lạm dụng tình dục riêng lẻ đều kinh hoàng và không thể sửa chữa được. Những nạn nhân của lạm dụng tình dục có sự đồng cảm sâu sắc nhất của tôi và tôi cảm thấy vô cùng đau buồn cho từng trường hợp riêng lẻ.”
Đức Bênêđíctô XVI nhận thức rõ rằng lòng thương xót là cần thiết trước những tội lỗi không thể tránh khỏi đè nặng lên sự yếu đuối của mỗi chúng ta.
“Không bao lâu, tôi sẽ tìm thấy chính mình trước tòa phán xét cuối cùng của cuộc đời mình. Mặc dù, khi nhìn lại quãng đời dài của mình, tôi có thể có lý do rất lớn để sợ hãi và run rẩy, nhưng tôi vẫn rất vui mừng, vì tôi tin tưởng chắc chắn rằng Chúa không chỉ là vị quan tòa công minh, mà còn là người bạn và người anh em, là Đấng đã phải chịu đựng những thiếu sót của tôi, và do đó cũng là trạng sư của tôi, “Đấng Bầu Chữa” của tôi. Trong giờ phán xét, tôi càng thấy rõ ân sủng của việc trở thành tín hữu Kitô. Nó cho tôi kiến thức, và thực sự là tình bạn, với Đấng phán xét cuộc đời tôi, và do đó cho phép tôi tự tin vượt qua cánh cửa tối tăm của cái chết.”
Chính những đoạn cuối cùng này, ngoài ý nghĩa tinh thần và nhân văn của toàn bộ bức thư, đã khiến bức thư trở thành một bài giáo lý quan trọng cho Giáo Hội bất kể một số sai lầm của thể chế và của một số cá nhân. Bức thư là một minh chứng tinh thần. Có lẽ là một bài giáo lý cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI. Bức thư của một con người vĩ đại, và tất nhiên là của Giáo Hội.
Một số đoạn văn và phần kết của bức thư cho thấy rõ sự khác biệt về phong cách giữa lời cầu xin tha thứ mà Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu và lời cầu xin của những nhân vật khác trong Giáo Hội, đặc biệt là ở Đức, những người quá say mê trước những tiếng vỗ tay ồn ào của giới truyền thông.
Trong những tuần gần đây, giám mục Limburg và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, ngài Georg Bätzing, đã liên tục đòi hòi nơi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 công khai “xấu hổ, nhục nhã, chân thành cầu xin sự tha thứ”. Trong nhiều năm, Bätzing liên tục chỉ trích Đức Bênêđíctô XVI, và lập tức yêu cầu Đức Giáo Hoàng Danh Dự phải xin lỗi trên báo chí, chỉ vài giờ sau khi báo cáo về các vụ lạm dụng trong giáo phận của Munich và Freising được phổ biến. Theo lời của Bätzing, báo cáo nêu bật những “hành vi tai hại” của Giáo Hội, ngay cả trong hàng giáo phẩm cao cấp nhất, “bao gồm cả một Giáo hoàng Danh dự”. Bätzing nói thêm: “Đôi khi tôi cũng cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng chúng ta đã từng có quá khứ như vậy.”
Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục đương nhiệm của Munich và Freising và là cựu chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức tán đồng những lời của Bätzing: “Không có tương lai cho Kitô giáo ở đất nước này nếu không có một Giáo Hội đổi mới”. Cũng theo lời của Hồng Y Marx: “Đối với nhiều người Giáo Hội thực sự là một nơi gây ra tai họa hơn là cứu rỗi, một nơi đáng sợ hơn là an ủi.”
Đó là những bài phát biểu tự cho mình là trung tâm, mị dân và vô thần thực tiễn, trong đó cho rằng tương lai của Giáo Hội phụ thuộc vào sự khôn ngoan của họ, vào các chương trình nghị sự của họ như bãi bỏ luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành cho các kết hiệp đồng tính, cho người Tin lành được rước lễ…
Tuy nhiên, chiến lược mị dân ấy không có tác dụng. Trên thực tế, không thiếu những lời chỉ trích từ “cánh tả” của Giáo Hội ở Đức. Tờ Der Spiegel hàng tuần tóm tắt một mẫu tin thú vị. “Không ai nhận trách nhiệm cá nhân. Theo nhà thần học và giáo luật Thomas Schüller, Tổng giáo phận Munich-Freising đang đi vào chế độ giải quyết và tiến hành các hoạt động hàng ngày như thường lệ […]. Nhà hoạt động và cựu ứng cử viên trong hàng ngũ xã hội chủ nghĩa của SPD, Matthias Katsch, khẳng định rằng “rất khó tiếp nhận bài phát biểu có tính vị kỷ này của Đức Hồng Y Marx”. Một lần nữa, phản ứng của Marx được đánh giá là một phản ứng “mơ hồ một cách đáng ngạc nhiên” bởi Chủ tịch Ủy ban Trung ương những người Công Giáo Đức (ZdK), nhà xã hội học Irme Stetter-Karp, là người vừa phê phán ý kiến của Hồng Y Marx trong đó xem bãi bỏ luật độc thân linh mục như một cách để chống tội lỗi lạm dụng tính dục. “Phải chăng dưới con mắt của Hồng Y Marx, phụ nữ chỉ là một công cụ tình dục,” bà ta hỏi.
Tất cả các đề xuất của Hồng Y Marx, và Giám Mục Georg Bätzing đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn. Hơn thế nữa, các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
Nhà triết học và thần học Tin lành Lytta Basset đã viết: “Theo quan điểm đức tin, sự mù quáng nguy hiểm nhất là sự nhầm lẫn giữa tầm nhìn thuần túy của con người với tầm nhìn của Thiên Chúa”.
Tự vấn trong trạng thái như đang đứng trước mặt Chúa trong giờ phán xét sau cùng, và từ đó hoán cải, và thay đổi là đường lối cơ bản của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Đường lối ấy giúp chúng ta tiếp tục rửa tội cho thế giới sa ngã này, bất kể những yếu đuối trong Giáo Hội.
Trái lại, lạm dụng tội lỗi lạm dụng để mạ lỵ Giáo Hội, để bãi bỏ luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành cho các kết hiệp đồng tính, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái.. là để cho cái thế giới sa ngã này rửa tội cho chúng ta.
Source:Caffestoria.it
2. Cha Federico Lombardi: Đức Bênêđíctô không bao giờ tìm cách che giấu tội lỗi trong Giáo Hội
Cha Federico Lombardi, Chủ tịch Quỹ Joseph Ratzinger - Bênêđíctô XVI của Vatican, và là cựu phát ngôn viên của Vatican, nói: “Với tư cách là cộng sự viên [của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô], tôi có thể làm chứng rằng đối với ngài, việc phục vụ sự thật luôn được đặt lên hàng đầu,” cho dù đau đớn.
Cha Federico Lombardi, SJ, nói trong cuộc phỏng vấn với Gabriella Ceraso của Đài Phát thanh Vatican, rằng: “Tôi bị ấn tượng bởi sự chân thành, sức mạnh và chiều sâu của ngài.
Gabriella Ceraso: Điều gì gây ấn tượng nơi cha về bức thư của Đức Bênêđíctô?
Cha Federico Lombardi: Điều gây ấn tượng cho tôi là sự chân thành, sức mạnh và sự sâu sắc của ngài. Như ngài nói trong lá thư, ngài đã trải qua một giai đoạn đau đớn, trong đó ngài đã kiểm tra lương tâm: về cuộc sống của ngài, hành vi của ngài, và tình hình của Giáo Hội ngày nay. Ngài đã suy ngẫm về điều này. Bức thư là kết quả của một thời gian sâu sắc và đau đớn khi thành tâm kiểm tra trước mặt Thiên Chúa. Ngài là một người lớn tuổi, ngài biết rằng mình đang hướng tới cuộc gặp gỡ với Chúa và do đó đến với sự phán xét của Thiên Chúa, và điều này cho thấy sự chân thành và sâu sắc của văn bản cũng như cách ngài sống với phản ứng mà ngài đưa ra, sau một thời gian chắc chắn là một thời gian suy tư và đau khổ đối với ngài, nhưng cũng gây tranh luận lớn trong Giáo Hội, về sự bối rối, hoang mang... Ngài đưa ra lời chứng của mình, đưa ra một sự giúp đỡ để nhìn thấy sự thật, một cách khách quan, và với sự chân thành và thanh thản, tình hình cụ thể và các triển vọng.
Gabriella Ceraso: Ý nghĩa của lời cầu xin tha thứ của ngài trong bức thư này là gì, thưa cha?
Cha Federico Lombardi: Đức Giáo Hoàng Danh Dự đặt mình vào một hoàn cảnh mà ngài đang sống mỗi ngày, khi cử hành Bí tích Thánh Thể. Mở đầu thánh lễ là lời cầu xin tha thứ trước khi gặp gỡ Chúa, và ngài luôn cảm nghiệm rất sâu sắc về điều đó. Và điều này liên quan đến tất cả sự suy tư của ngài về hoàn cảnh cá nhân của mình và về tình hình của Giáo Hội, trong đó ngài cảm thấy có liên quan đến cá nhân mình. Vì vậy, ngài đưa ra những lời mà chúng ta đã lặp đi lặp lại vô số lần - lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng - với ý nghĩa rất to lớn. Ngài cố gắng nhìn rõ ràng tuyệt đối bản chất của tội lỗi gây đau buồn nhất này là gì mà ngài cũng cảm thấy liên đới, trong tình liên đới với toàn thể Giáo Hội. Và ngài nói rõ rằng đó là một câu hỏi, tại thời điểm này và trong thời gian suy nghĩ của ngài, về tội lỗi gây đau buồn nhất liên quan đến toàn bộ vấn đề lạm dụng tình dục. Ngài đã thực hiện suy tư sám hối này trước sự chứng kiến của chính các nạn nhân bị lạm dụng. Ngài gợi lại những cuộc gặp gỡ mà Ngài đã có với các nạn nhân và kiến thức ngày càng sâu sắc của ngài về mức độ nghiêm trọng trong nỗi đau khổ của các nạn nhân và hậu quả của việc lạm dụng này. Ngài thể hiện, với sự chân thành tuyệt vời và một cách rất rõ ràng, sự xấu hổ, đau đớn, một lời cầu xin chân thành được tha thứ. Đây là những cách diễn đạt mà chúng ta cũng đã nghe thấy trong những năm gần đây trên môi của Đức Thánh Cha Phanxicô, và đó là những lời nói cũng được nhắc lại một cách sâu sắc đối với những ai ôn lại một chút toàn bộ lịch sử của ngài về chủ đề lạm dụng, từ những kinh nghiệm ban đầu của ngài trong giáo phận Munich cho đến trách nhiệm của ngài ở Rôma, và chính triều đại giáo hoàng.
Sự phản ánh này của ngài không nên được coi là trừu tượng và chung chung, nhưng cụ thể: ngài đề cập đến việc thiếu chú ý đến các nạn nhân, đến các môn đệ đang ngủ say trước sự đau khổ của Chúa Giêsu, điều này đương nhiên cũng bao gồm sự đau khổ của các nạn nhân; thiếu cam kết đầy đủ để chống lại tai họa này và những tội ác này... Vì vậy, ngài đưa ra các tham chiếu rất chính xác đến thực tế này, ngài không đưa ra một diễn từ trừu tượng và chung chung. Vì vậy, cuối cùng, lời cầu xin tha thứ của ngài cũng là một lời cầu xin cầu nguyện cho chính ông, dâng lên Thiên Chúa nhưng cũng hướng đến những anh chị em của ngài, và do đó cho những nạn nhân như thế và cho toàn thể cộng đồng của Giáo Hội cảm thấy bị liên lụy trong tội lỗi đau lòng này trước mặt Chúa. Đó là một câu hỏi rất rộng, trong đó ngài cảm thấy liên lụy và nhìn thấy toàn bộ thực tế về mức độ nghiêm trọng của vấn đề này là điều mà ngài phải cầu xin sự tha thứ, thanh tẩy bản thân và cam kết hết sức mình để thay đổi thái độ và trung thành hơn trước những đòi hỏi của Tin Mừng.
Gabriella Ceraso: Thưa Cha, Đức Giáo Hoàng Danh Dự bị buộc tội đã nói dối về việc ngài tham gia cuộc họp vào tháng Giêng năm 1980, khi quyết định tiếp nhận một linh mục lạm dụng vào giáo phận Munich. Chuyện gì đã xảy ra thế?
Cha Federico Lombardi: Có một phần tham chiếu đến chuyện này trong thư của Đức Giáo Hoàng Danh Dự và sau đó có phần giải thích chi tiết hơn trong một phụ lục được xuất bản, có chữ ký của các chuyên gia tư vấn, các chuyên gia pháp lý, là những người đã giúp Đức Giáo Hoàng Danh Dự trong phản ứng của ngài đối với các tuyên bố, cả trong câu trả lời đầu tiên mà họ đưa ra, và bây giờ ở vị trí tổng hợp và kết luận về vấn đề này. Có một sai sót trong phản hồi đầu tiên - một bản ghi nhớ dài 82 trang - được trao cho những người đang soạn thảo báo cáo: bản ghi nhớ nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không tham dự một cuộc họp. Chỉ vài ngày sau khi công bố báo cáo, chính Đức Giáo Hoàng Danh Dự đã đưa ra một tuyên bố, trong đó ngài nói: “Không, không đúng: Tôi đã tham dự cuộc họp này, và tôi sẽ yêu cầu giải thích về cách mà lỗi lầm này đã xảy ra, điều này đã gây ra một sự nhầm lẫn nhất định, tất nhiên, tất nhiên rồi, và một sự cộng hưởng nhất định.” Và trong phần phụ lục, những người soạn thảo câu trả lời này giải thích điều này đã xảy ra như thế nào trong quá trình soạn thảo câu trả lời này. Hơn nữa, họ giải thích rằng điều này không ảnh hưởng đến thực tế là Đức Tổng Giám Mục Ratzinger lúc bấy giờ không biết thực tế của cáo buộc lạm dụng đối với linh mục này; và do đó, sai sót liên quan đến sự hiện diện của ngài tại cuộc họp là kết quả của sự giám sát trong quá trình soạn thảo, chứ không phải là điều gì đó đã được viết một cách có ý thức để từ chối sự hiện diện của ngài mà dù thế nào đều rõ ràng trong giao thức cuộc họp và các cân nhắc khác, và do đó không có lý do gì để từ chối điều đó.
Lời thú nhận từ tận đáy lòng
Ở đây, bây giờ, tôi sẽ không đi vào quá nhiều chi tiết. Vấn đề là ở chỗ: Đức Giáo Hoàng Danh Dự phải chịu đựng lời buộc tội này đã được đưa ra nhằm chống lại ngài, cho rằng ngài là một kẻ nói dối, đã cố ý nói dối về những tình huống cụ thể. Không chỉ vậy, mà còn trong toàn bộ báo cáo, cáo buộc rằng ngài cố ý che đậy cho những người lạm dụng, và do đó ngài thiếu quan tâm đến nỗi đau khổ của các nạn nhân và khinh thường họ. Vì vậy, Đức Giáo Hoàng Danh Dự trả lời: “Không, tôi không phải là kẻ nói dối. Lời buộc tội này đã khiến tôi vô cùng đau khổ, nhưng tôi xin tuyên thệ rằng tôi không phải là kẻ nói dối”. Tôi phải nói, ngay cả trên phương diện cá nhân, rằng tôi hoàn toàn bị thuyết phục. Tôi nghĩ việc ngài nên minh oan cho sự trung thực của mình là đúng. Bởi vì đó là một đặc điểm trong tính cách và hành vi của ngài trong suốt cuộc đời của ngài, mà tôi cũng có thể làm chứng cho điều này, khi đã sống gần gũi với ngài với tư cách là một cộng tác viên trong vài năm: việc phục vụ sự thật luôn được đặt lên hàng đầu. Ngài không bao giờ cố gắng che giấu những điều có thể gây đau đớn cho Giáo Hội khi phải thừa nhận; ngài không bao giờ cố gắng đưa ra một hình ảnh sai lệch về thực tại của Giáo Hội hoặc về những gì đang xảy ra. Vì vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng người ta không thể nghi ngờ sự trung thực của ngài theo bất kỳ cách nào. Và ngài chứng thực điều này, và tôi tin rằng việc chấp nhận điều đó với sự tin tưởng và xác tín là đúng.
Gabriella Ceraso: Cha có nghĩ rằng bức thư này có thể có ý nghĩa đối với Giáo Hội trong thời điểm đặc biệt, khó khăn này không?
Cha Federico Lombardi: Chắc chắn, lá thư này biểu lộ một thái độ sám hối rất sâu sắc và rất chân thành trong việc tham gia và chia sẻ nỗi đau khổ của các nạn nhân, nhưng tất cả những gì điều này có ý nghĩa, không chỉ cho các nạn nhân mà còn cho cộng đồng Giáo Hội. Và thái độ sám hối chân thành này trước mặt Thiên Chúa, tôi tin rằng, là một chứng tá Kitô tuyệt vời mà Ngài ban cho chúng ta.
Tuy nhiên, có một khía cạnh cuối cùng mà ngài muốn thể hiện trong bức thư và điều đó xem ra quan trọng đối với tôi, và điều đó là thế này: mặc dù việc nhận ra mức độ nghiêm trọng của tội lỗi là đúng đắn - một tội lỗi gây đau buồn nhất – cũng như gánh nặng hậu quả của nó. Nhưng đối với chúng ta, về mặt thiêng liêng, chúng ta không được mất hy vọng. Cảm thấy rằng mình đang đối mặt với sự phán xét của Thiên Chúa sắp xảy ra, vào cuối cuộc đời của mình, ngài nói: “Mặc dù, khi nhìn lại quãng đời dài của mình, tôi có thể có lý do rất lớn để sợ hãi và run rẩy, nhưng tôi vẫn rất vui mừng, vì tôi tin tưởng chắc chắn rằng Chúa không chỉ là vị quan tòa công minh, mà còn là người bạn và người anh em … và do đó cho phép tôi tự tin vượt qua cánh cửa tối tăm của cái chết” Vì vậy: việc chúng ta đang sống trong hoàn cảnh vô cùng tủi nhục, đau khổ tột cùng của Giáo Hội cùng với những nạn nhân và bắt đầu từ những gì đã xảy ra, không được làm chúng ta tuyệt vọng. Chúng ta cũng phải tiếp tục trông cậy vào ân sủng của Chúa, tin cậy nơi Ngài.
Source:Vatican News
3. Tuyên bố từ phía Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 phản bác tất cả các cáo buộc nhắm vào ngài
Sau đây là toàn văn bài phân tích được Vatican công bố vào ngày 8 tháng 2 năm 2022, về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI khi ngài làm tổng giám mục của Munich và Freising. Nguyên bản được viết bằng tiếng Đức và được ký bởi bốn chuyên gia pháp lý làm cố vấn cho Đức Giáo Hoàng danh dự.
Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Điều này không đúng sự thật, theo xác minh của chúng tôi: Đức Joseph Ratzinger không biết rằng Linh mục X. là một kẻ lạm dụng, cũng như không cho ông ta tham gia vào các hoạt động mục vụ.
Các hồ sơ cho thấy tại cuộc họp Giáo Vụ ngày 15 tháng Giêng năm 1980, đã không có quyết định nào cho phép Linh mục X. tham gia vào hoạt động mục vụ.
Các hồ sơ cũng cho thấy cuộc họp được đề cập không thảo luận về việc vị linh mục đã có các hành vi lạm dụng tình dục.
Đó hoàn toàn là một vấn đề về chỗ ở của Linh mục trẻ X. ở Munich vì anh ta phải điều trị ở đó. Yêu cầu này đã được chấp nhận. Trong cuộc họp, lý do của liệu pháp không được đề cập.
Do đó, tại cuộc họp đã không hề có quyết định bổ nhiệm kẻ lạm dụng vào công việc mục vụ.
Trong bản báo cáo lạm dụng của Tổng giáo phận Munich và Freising có ghi rằng: Liên quan đến sự hiện diện của ngài tại cuộc họp Giáo Vụ vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980, Đức Bênêđíctô XVI đã cố ý khai gian, đã nói dối.
Điều này không đúng, trên thực tế:
Lời khẳng định trong bản ghi nhớ của Đức Bênêđíctô XVI rằng ngài không tham gia cuộc họp Giáo Vụ vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980 quả thực là không chính xác. Và Đức Bênêđíctô XVI đã không nói dối hoặc cố ý đưa ra một tuyên bố sai sự thật:
Trong quá trình soạn thảo bản ghi nhớ, Đức Bênêđíctô XVI đã được sự hỗ trợ của một nhóm cộng tác viên. Nhóm này bao gồm luật sư Tiến sĩ Carsten Brennecke (ở Köln) và những cộng tác viên về giáo luật là Giáo sư Tiến sĩ Stefan Mückl (Rôma), là người theo yêu cầu của Đức Bênêđíctô XVI đã kiểm tra các tài liệu, cũng như Giáo sư Tiến sĩ Helmuth Pree và Tiến sĩ Stefan Korta. Các cộng tác viên được gọi đến vì Đức Bênêđíctô XVI không thể tự mình phân tích khối lượng vấn đề trong một thời gian ngắn và vì công ty luật phụ trách báo cáo chuyên môn đã đặt câu hỏi liên quan đến giáo luật, vì thế cần có một khuôn khổ giáo luật cho câu trả lời. Chỉ có Giáo sư Mückl mới được phép xem các tài liệu dưới dạng điện tử, và ông không được phép lưu trữ, in hay sao chép bất kỳ tài liệu nào. Không có cộng tác viên nào khác được phép xem các tài liệu. Sau khi Giáo sư Mückl xem xét các tài liệu kỹ thuật số (8,000 trang) và phân tích chúng, một bước xử lý tiếp theo được tiến hành bởi Tiến sĩ Korta, người đã vô tình mắc lỗi phiên âm. Tiến sĩ Korta đã ghi nhầm rằng Đức Joseph Ratzinger không có mặt trong cuộc họp Giáo Vụ vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980. Các cộng tác viên đã bỏ sót chi tiết sai sót này về một sự vắng mặt đã không xảy ra. Họ đã dựa vào chỉ dẫn không đúng được đưa vào một cách sai lầm mà không hỏi rõ ràng Đức Bênêđíctô XVI xem ngài có hiện diện trong cuộc họp đó hay không. Trên cơ sở phiên âm sai sót của biên bản, thay vào đó, Đức Joseph Ratzinger đã được giả định là không có mặt. Đức Bênêđíctô XVI, do quá gấp rút phải xem lại bản ghi nhớ của mình trong vài ngày, với giới hạn thời gian mà các chuyên gia đưa ra, đã không nhận thấy sai sót, nhưng tin tưởng vào bản phiên âm trong đó cho rằng ngài đã vắng mặt.
Người ta không thể gán lỗi phiên âm này cho Đức Bênêđíctô XVI như một lời tuyên bố sai sự thật có ý thức hoặc một “lời nói dối”.
Hơn nữa, sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu Đức Bênêđíctô cố tình phủ nhận sự hiện diện của ngài tại cuộc họp: trên thực tế, biên bản cuộc họp được đưa ra bởi Đức Joseph Ratzinger. Do đó, sự hiện diện của Đức Joseph Ratzinger là hiển nhiên. Hơn nữa, vào năm 2010, một số bài báo đã đưa tin – và đến nay chưa từng bị phủ nhận - về sự hiện diện của Đức Hồng Y Ratzinger tại cuộc họp. Tương tự, một tiểu sử của Đức Bênêđíctô XVI được xuất bản vào năm 2020 cho biết: “Với tư cách là một giám mục, trong cuộc họp Giáo Vụ năm 1980, ngài chỉ đồng ý rằng linh mục được đề cập có thể đến Munich để trải qua liệu pháp tâm lý” (Peter Seewald, Benedikt XVI., Droemer Verlag 2020, trang 938).
Bản báo cáo lập luận rằng:
Báo cáo của chuyên gia cũng buộc tội Đức Bênêđíctô XVI có hành vi sai trái trong ba trường hợp khác; và cho rằng trên thực tế, ngay cả trong những trường hợp này, ngài cũng đã biết rằng các linh mục là những kẻ lạm dụng.
Điều này không đúng sự thật, theo xác minh của chúng tôi, trên thực tế: Không có trường hợp nào trong các trường hợp được phân tích trong báo cáo của chuyên gia mà Đức Joseph Ratzinger biết về hành vi lạm dụng tình dục hoặc nghi ngờ lạm dụng tình dục do các linh mục thực hiện. Báo cáo của chuyên gia chẳng hề cung cấp bằng chứng ngược lại.
Liên quan đến trường hợp của Linh mục X. đã được thảo luận công khai trong cuộc họp Giáo Vụ năm 1980 về chỗ ở được cung cấp cho ông để trị liệu, một chuyên gia - trong cuộc họp báo ngày 20 tháng Giêng 2022 nhân dịp trình bày về báo cáo lạm dụng – đã tuyên bố rằng không có bằng chứng nào cho thấy Đức Joseph Ratzinger đã biết về điều đó. Trước câu hỏi sau đó của một nhà báo rằng liệu các chuyên gia có thể chứng minh rằng Đức Joseph Ratzinger đã biết rằng Linh mục X. đã thực hiện hành vi lạm dụng tình dục hay không, chuyên gia đó nói rõ rằng không có bằng chứng nào cho thấy Đức Joseph Ratzinger biết điều đó. Ý kiến cho rằng “rất có thể” là Đức Joseph Ratzinger biết điều đó chỉ đơn thuần là ý kiến chủ quan của các chuyên gia.
Xin xem buổi họp báo tại đường dẫn sau: https://vimeo.com/668314410
Vào phút 2:03:46 câu hỏi của nhà báo có thể được tìm thấy: “Câu hỏi của tôi cũng vẫn đề cập đến trường hợp của Linh mục X. Liệu công ty luật có thể chứng minh rằng Đức Hồng Y Ratzinger khi đó đã biết rằng Linh mục X. là một kẻ lạm dụng hay không? Cụm từ “rất có thể” có nghĩa là gì trong bối cảnh này?” [...]
Một chuyên gia trả lời: “[...] rất có thể có nghĩa là chúng tôi giả định điều đó với xác suất cao hơn. [...]”.
Báo cáo của chuyên gia không có bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc [Đức Hồng Y Ratzinger] có hành vi sai trái hoặc đồng lõa trong bất kỳ sự che đậy nào.
Với tư cách là một tổng giám mục, Đức Hồng Y Ratzinger không tham gia vào bất kỳ hành vi che đậy hành vi lạm dụng nào.
Báo cáo cáo buộc rằng:
Trong bản ghi nhớ của mình, Đức Bênêđíctô XVI bị cáo buộc đã xem nhẹ các hành vi phô bày thân thể. Để làm bằng chứng cho khẳng định này, chỉ dấu sau đây trong bản ghi nhớ được tường thuật: “Cha xứ X. được ghi nhận là một người thích phô bày thân thể, nhưng không phải là một kẻ lạm dụng theo đúng nghĩa”.
Trên thực tế, điều này không đúng sự thật:
Trong bản ghi nhớ của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã không xem nhẹ hành vi phô bày thân thể, nhưng đã lên án rõ ràng hành vi đó. Cụm từ được sử dụng làm bằng chứng cho cáo buộc về việc xem nhẹ việc phô bày thân thể được trích dẫn ngoài ngữ cảnh.
Trên thực tế, trong bản ghi nhớ, Đức Bênêđíctô XVI đã nói một cách rõ ràng rằng những lạm dụng, kể cả việc phô bày thân thể, là “khủng khiếp”, “tội lỗi”, “đáng trách về mặt đạo đức” và “không thể sửa chữa được”. Đánh giá giáo luật về sự kiện, được các cộng tác viên đưa vào bản ghi nhớ của chúng tôi và được trình bày theo nhận định của chúng tôi, chỉ có mong muốn nhắc lại rằng theo giáo luật hiện hành, việc phô bày thân thể không phải là tội phạm theo nghĩa nghiêm nhặt, bởi vì chuẩn mực hình sự liên quan không bao gồm hành vi loại đó trong trường hợp được đề cập đến.
Do đó, bản ghi nhớ của Đức Bênêđíctô XVI không hề xem nhẹ tội lỗi phô bày thân thể, nhưng đã lên án nó một cách rõ ràng và dứt khoát.
Giáo sư Tiến sĩ Stefan Mückl - Rôma (Giáo luật)
Giáo sư Tiến sĩ Mag. Helmuth Pree - Đại học Ludwig Maximilian của Munich (Giáo luật)
Tiến sĩ Stefan Korta - Buchloe (Giáo luật)
Luật sư Tiến sĩ Carsten Brennecke - Cologne (Quyền tự do ngôn luận)
Source:Il Sismografo
Báo Mỹ kêu gọi công lý, trung thực, và lời cầu nguyện trong vụ Cha Giuse Trần Ngọc Thanh
VietCatholic Media
16:10 10/02/2022
1. Báo Mỹ kêu gọi công lý trong trường hợp Cha Giuse Trần Ngọc Thanh
Trong số ra ngày 8 tháng Hai, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, đã gióng lên tiếng chuông kêu gọi công lý trong trường hợp Cha Giuse Trần Ngọc Thanh
Tờ báo cho biết thêm các chi tiết sau: Một giám mục ở Việt Nam đã công bố một lá thư làm sáng tỏ động cơ có thể có của người đàn ông bị cáo buộc giết một linh mục dòng Đa Minh vào ngày 29 tháng Giêng.
Nguyễn Văn Kiên bị buộc tội giết Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, trong khi vị linh mục dòng Đa Minh đang nghe giải tội vào ngày 29 tháng Giêng.
Bị đâm nhiều lần, Cha Thanh được đưa đến bệnh viện nhưng đã tử vong sau đó vài giờ.
Đức Cha Aloisius Nguyễn Hùng Vị thuộc giáo phận Kontum, nơi Cha Thanh từng là một linh mục truyền giáo, đã đưa ra một bức thư ngỏ để giải tỏa những “ngộ nhận” liên quan đến Kiên.
“Anh Nguyễn Văn Kiên thuộc gia đình Công Giáo. Cha mẹ anh hiền lành, ngoan đạo. Anh có hai em trai và một em gái. Em gái học nội trú nhà các Soeurs. Tuy nhiên, bản thân anh Kiên thì lơ mơ, không sống đạo. Qua những thông tin có được từ cha mẹ anh Kiên, anh Kiên không phải là người điên khùng theo cách hiểu thông thường. Anh vẫn biết làm ruộng, làm rẫy, sửa xe. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, anh có thể nổi điên quậy phá, chửi bới, đập tivi, đánh đập ngay cả người nhà, thậm chí đập phá bàn thờ gia đình… Anh còn hoang tưởng bị người ta ức hiếp, ngăn cản không cho lấy vợ. Anh quát mắng mẹ anh khi bà phủ nhận lời anh nói như thế.”
Đức Cha nói thêm “đây là một vài thông tin chúng tôi có được cho tới lúc này. Mong sao những uẩn khúc chung quanh biến cố đau thương này sớm được sáng tỏ.”
Cộng đồng Đaminh thương tiếc Cha Giuse Trần Ngọc Thanh
Trong một lá thư gửi cho các anh chị em Đa Minh trên khắp thế giới, cha Tôma Nguyễn Trường Tam, Giám tỉnh Dòng Đa Minh tại Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn về những lời chia buồn và lời cầu nguyện mà cộng đoàn đã nhận được sau cái chết thương tâm của linh mục.
“Quả là một tin sốc và đầy choáng váng khi chúng ta nhận được tin tức về cái chết khủng khiếp của người anh em rất đáng mến là Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, linh mục dòng Đa Minh, một con người đã dâng hiến cuộc đời của mình cho Thiên Chúa nơi Tòa giải tội vào buổi tối Thứ 7 vừa qua. Ngay cả lúc này đây, tôi cũng cảm thấy rất khó khăn để kể lại cho anh chị em về những chuyện đã xảy ra với chúng tôi. Chúng ta mới mất đi một người anh em rất đỗi thánh thiện và tốt lành. Chúng ta thấy vô cùng đau xót trước sự ra đi của người anh em này.”
“Với niềm xác tín rằng ‘máu của các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh Giáo Hội’ (Tertullian), chúng tôi hi vọng rằng những giọt máu đào của cha Giu-se Thanh không làm chúng ta khiếp đảm nhưng củng cố và khích lệ chúng ta hơn nữa để tận hiến cuộc đời của mình để loan truyền Lời Chúa và để phục vụ anh chị em nơi các giáo điểm truyền giáo.
Người anh em Giuse Thanh đã qua đời khi đang cử hành bí tích Hòa giải, bí tích của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Vì thế mà, chúng tôi tín thác giao phó linh hồn cha cho lòng thương xót của Thiên Chúa và lời cầu nguyện của anh chị em. Nguyện xin Thiên Chúa của sự bình an ban bình an của ngài cho tất cả chúng ta ở mọi lúc và theo mọi cách (2 Thessalonians 3:16).”
Source:Aleteia
2. Thánh Lễ tưởng niệm và tôn vinh cuộc đời Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, Dòng Đa Minh ở Adelaide, Úc
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
Các ký giả của VietCatholic News tại Adelaide sẽ tổ chức thánh lễ tưởng niệm vào lúc 18h, thứ Sáu, ngày 11 tháng 2, tại Nhà thờ Công Giáo Ottoway, 85 Rosewater Terrace để tưởng nhớ và tôn vinh cuộc đời của Thầy Cả Giuse Trần Ngọc Thanh, Dòng Đaminh, bị sát hại vào ngày 29 tháng Giêng tại Kontum, Việt Nam.
Anh chị em được mời đến với nhau để lặp lại lòng tín thác của chúng ta nơi Chúa Kitô, Đấng, qua cái chết trên thập tự giá, đã giải thoát chúng ta khỏi sự chết đời đời và qua sự Phục sinh, đã mở ra cho chúng ta cánh cổng thiên đàng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Cha Giuse Trần Ngọc Thanh kính yêu của chúng ta, được thông phần vào chiến thắng của Chúa Kitô và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn an ủi từ ái cho những ai đang thương tiếc nhà truyền giáo anh hùng.
Các quan chức nhà nước Việt Nam nói rằng người đàn ông đã sát hại dã man Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh vào ngày 29 tháng Giêng là “tâm thần không ổn định”. Nhưng hầu hết người Công Giáo Việt Nam lo sợ rằng vụ giết người có thể nhằm mục đích cảnh cáo, ngăn cản những nhà truyền giáo Công Giáo đến làm việc tại khu vực Tây Nguyên của đất nước.
Vụ giết người ít được đưa tin trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, và Giáo Hội đã phải chịu áp lực chính trị nặng nề ở Việt Nam. Theo các nguồn tin Công Giáo địa phương, Nguyễn Văn Kiên, người đàn ông bị giam giữ tại hiện trường và bị buộc tội giết người, đã cảnh báo mẹ anh ta rằng nếu bà đi lễ, “ai đó sẽ phải chết”, đó là vụ giết người đã được âm mưu và chuẩn bị.
Lương tâm của các tín hữu đang đặt câu hỏi và đòi hỏi phải lên tiếng, sự thật phải được nói để mọi người hiểu được tính chất nghiêm trọng của vấn đề và công lý được thực hiện trong trường hợp này.
Xin hãy cùng nhau cầu nguyện cho Linh mục Thanh và lặp lại lời kêu gọi của chúng ta về tự do và nhân quyền cho Việt Nam.
3. Đức Giáo Hoàng lên án cuộc tấn công “man rợ” nhằm vào những người tị nạn ở Cộng hòa Dân chủ Congo
Các lực lượng dân quân có vũ trang đã tấn công một trại dành cho những người tản cư ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo vào hôm thứ Ba, khiến ít nhất 60 người thiệt mạng.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gửi một bức điện tới Tổng thống Félix Tshisekedi của Cộng hòa Dân chủ Congo, bày tỏ sự 'mất tinh thần' của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước cuộc tấn công ngày 1 tháng 2, tức là ngày Mùng Một Tết Nhâm Dần, của lực lượng dân quân vũ trang vào địa điểm dành cho những người di tản nội bộ tại Lãnh thổ Plaine Savo Djugu ở phía đông tỉnh Ituri.
Ít nhất 60 người, trong đó có hơn chục trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương.
“Hành động tàn ác và man rợ”
Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Thánh Cha “cầu xin Cha của tất cả lòng thương xót chào đón vào nơi bình an và ánh sáng của Ngài những người đã chết và ban ơn an ủi cho những người thương tiếc sự mất mát của họ. Ngài cầu xin những ân sủng thiêng liêng là ơn chữa lành và an ủi cho những người bị thương và tang quyến, và bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng và sự cảm thông sâu sắc.”
Đức Thánh Cha cầu nguyện xin Chúa ban lòng can đảm và sức mạnh cho các gia đình đau buồn, cũng như cho tất cả những ai đang giúp đỡ để giải cứu các nạn nhân. Ngài lên án mạnh mẽ “hành động tàn ác và man rợ này là nguồn gốc gây ra đau khổ và điêu tàn cho đất nước”. Đức Giáo Hoàng đã cầu xin ân sủng hòa bình và tình huynh đệ cho khu vực bị tấn công bởi những đau khổ rất lớn và cầu xin phúc lành của Thiên Chúa trên tất cả người dân Congo.
LHQ và các đối tác lên án cuộc tấn công
Các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác làm việc tại nước này cũng đã lên án vụ tấn công.
Điạ điểm này, được quản lý bởi cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc UNHCR và tổ chức từ thiện Công Giáo Caritas, đã là nơi tạm trú của hơn 20,000 người di tản nội bộ trong đó có hơn 13,000 trẻ em. Nhiều người trong số những người di dời đã lánh nạn sang nơi khác.
Cuộc tấn công, được cho là do một nhóm vũ trang phi nhà nước thực hiện, xảy ra chưa đầy ba tháng sau cuộc tấn công chết người cuối cùng vào các địa điểm di dời tại Drodro và Tche trong cùng khu vực Lãnh thổ Djugu. Khoảng 44 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công đó, khiến hàng chục nghìn người phải chạy trốn.
Khoảng 230,000 người đang sống tại hơn 60 địa điểm di dời trên toàn tỉnh do UNHCR và Tổ chức Di cư Quốc tế của LHQ quản lý. Cả hai cơ quan đều hỗ trợ chính phủ trong việc quản lý tổng quát các địa điểm này và phối hợp hỗ trợ và bảo vệ nhân đạo.
Cộng hòa Dân chủ Congo tiếp nhận 5.6 triệu người di dời, phần lớn cư trú ở miền đông đất nước, ở các tỉnh Bắc và Nam Kivu, Ituri và Tanganyika.