N2T |
- “Con phải học tập như thế nào để “yêu người lân cận ?”
- “Không hận mình.”
Người đệ tử này nhiều lần tích cực nhớ đến lời nói này. Sau đó trở lại báo cáo với sư phụ: “Nhưng con phát hiện con quá yêu bản thân mình, bởi vì con tương đương ích kỷ, và cái tôi ý thức của con rất mạnh. Con nên làm như thế nào để loại bỏ những khuyết điểm ấy ?”
- “Thân thiện với bản thân mình một chút, khi cái tôi cảm thấy dễ chịu, thì con có thể tự tại “yêu người lân cận”.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người ta thường chê trách và oán hận người khác khi bị thất bại hay khi bị người khác phản phé, mà không hề nghĩ đến nguyên do cũng là do mình mà ra, đó chính là sự ích kỷ hoặc kiêu ngạo, hoặc là vì do nguyên tắc cứng nhắc của mình...
Con người ta thường chỉ biết thân thiện với người khác chứ ít khi thân thiện với bản thân mình, bởi vì ít người nhận ra bản thân mình cũng cần được chính mình thân thiện như thân thiện với người khác.
Thân thiện với chính mình là không nóng giận, bởi vì nóng giận làm tổn thương đến tâm can mình; không kiêu ngạo, bởi vì kiêu ngạo làm tổn thương đến óc não và tính nết của mình...
Thân thiện với chính mình trước rồi đến thân thiện với người khác, thì sự thân thiện này sẽ làm cho tha nhân thấy được Chúa Giê-su đang thân thiết ở trong tâm hồn của mình.
N2T |
76. Không nên vì sơ suất của mình mà khiến cho Thiên Chúa triệt hồi sự mịn màng bóng láng tâm hồn của con, mà con tha hồ thô lỗ bất trí.
(Thánh John Berchmans)N2T |
21. Trên thế giới có người ngu có tài năng, nhưng tuyệt đối không có người ngu có lực phán đoán.
Mặc dầu các học giả hiện đại đã dùng “các phương tiện và những trợ cụ mới cho việc chú giải Thánh Kinh”[1] như Đức Thánh Cha Piô XII khuyến khích, nhưng nền tảng đã được các Giáo Phụ thời Hội Thánh Sơ Khai xây dựng vẫn tiếp tục nâng đỡ những nghiên cứu về ý nghĩa của những bản văn Thánh Kinh. Các Giáo Phụ không bó mỉnh vào một ý nghĩa của bản văn nhưng để cho bản văn nói lên sứ điệp của mình nhiều cách khác nhau. Những cách khác nhau này phù hợp với những bậc thang ý nghĩa của một bản văn, còn được gọi là “các nghĩa của Thánh Kinh”.
Có hai nghĩa chính của Thánh Kinh là nghĩa văn tự và nghĩa thiêng liêng.
Nghĩa văn tự là nghĩa đen của chính những lời văn. Đó là nghĩa được tác giả nhân loại trực tiếp muốn nói đến”[2]. Nó được trình bày bằng nhiều cách khác nhau như nghĩa văn phạm, nghĩa thông thường, nghĩa mà tác giả nhân loại có ý nói đến, tác giả Thiên Chúa có ý nóí đến, nghĩa lịch sử và cả nghĩa hiển nhiên. Nhấn mạnh đến những cách diễn tả khác nhau là quan nìệm cho rằng “nghĩa văn tự là ý nghĩa được truyền đạt bởi những lời của Thánh Kinh”[3]. Nghĩa văn tự được khám pha ra nhờ nghiên cứu cẩn thận và chu đáo bản văn Thánh Kinh qua việc sử dụng tất cả mọi công cụ chú giải sẵn có, như các trợ học cụ về văn phạm, các bằng chứng khảo cồ, phân tích lịch sử và văn chương, xã hội học và nhân củng học cùng tất cả những gì khác cần thiết để mở rộng sự hiểu biết về nghĩa văn tự của bản văn Thánh Kinh. Tầm quan trọng của nghĩa văn tự được Thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh từ lâu trong việc nhìn nhận rằng "tất cả các nghĩa trong Thánh Kinh đều dựa vào một nghĩa, là nghĩa văn tự".[4]
Nghĩa thiêng liêng được nói đến khi điều mà những chữ trong bản văn, tức là nghĩa văn tự, có ý nói đến, cũng có một ý nghĩa xa hơn.[5] Như được khai triển trong Kitô giáo, nghĩa thiêng liêng đi liền với “ý nghĩa được diễn tả bời bản văn Thánh Kinh khi được đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong phạm vi Mầu Nhỉệm Phục Sinh của Đức Kitô và đời sống mới phát sinh từ đó”.[6] Gỉải thích Cựu Ước cách thiêng liêng là điều nổi bật của các Giáo Phụ, vì các ngài tin rằng Cựu Ước được Thiên Chúa dùng để chuẩn bị cho Con của Ngài. Các Giáo Phụ thời Hội Thánh Sơ Khai dùng nhiều từ để chỉ nghĩa thiêng liêng của bản văn, như nghĩa ẩn dụ, nghĩa thần bí và nghĩa luân lý.[7] Lằn ranh giữa những từ này thường không rõ ràng, và nghĩa của chúng thường chồng lên nhau. Thật vậy, có khi những từ này được các Giáo Phụ thời sơ khai dùng thay đổi lẫn nhau.
Đến thời Trung Cổ, ba nghĩa khác biệt của Thánh Kinh xuất hiện: nghĩa ẩn dụ (gồm cả nghĩa loại suy), nghĩa luân lý và nghĩa thần bí.
Nghĩa ẩn dụ là ý nghĩa được che dấu đằng sau bản văn. Nghĩa này nhấn mạnh rằng các tác giả thời xưa sáng tác các tác phẩm của họ bằng một ngôn ngữ tiềm ẩn. Họ viết một đàng nhưng ý định của họ thì khác. Có nhiều đoạn trong Thánh Kinh Do Thái tối nghĩa hay có vẻ bất nhất, hoặc nội dung có vẻ không thể chấp nhận được khi xét theo tiêu chuẩn của những thời đại sau này. Nhờ dùng phương pháp ẩn dụ, Hội Thánh thời sơ khai có thể cắt nghĩa những bất nhất ấy, những hành vi khả nghi của những nhân vật trong đó, cùng sự thô bạo của nó. Cách giải thích ẩn dụ đã được tìm thấy ngay trong Tân Ước. Chẳng hạn như trong Thư gửi tín hữu Galatê (Gal
Nghĩa loại suy cho rằng những gì đi trước Đức Kitô là hình bóng của điều phải đến. Các nhân vật hay biến cố trong Cựu Ước được hiểu là “tiên trưng” của các nhân vật hay biến cố trong Tân Ước, còn những nhân vật hay biến cố này là những “đối hình”. Cựu Ước, khi cắt nghĩa theo thuyết loại suy, được coi là dự kiến hay báo trước các biến cố sẽ xảy ra. Việc vượt qua Biển Đỏ được coi như một tiên trưng của Bí Tích Thánh Tẩy. Việc ông Isaac vác củi để hiến tế của chính ông trong chương 22 của sách Sáng Thế Ký được coi là một tiên trưng của việc Chúa Giêsu vác thập giá lên núi Calvê. Một số đại diện của giải thích loại suy là giám mục Diôrô thành Tarsô, Thánh Gioan Kim Khẩu, và Theodore thành Mopsuêstia. Loại suy được tìm thấy trong các tác phẩm chú giải Thánh Kinh của Thánh Augustinô và Thánh Giêrônimô cùng với cách giải thích ẩn dụ.
Trong khi phương pháp ẩn dụ coi nghĩa văn tự là không mấy quan trọng, thì phương pháp loại suy vẫn tôn trọng nghĩa văn tự bởi vì phương pháp này được đặt nền tảng trên nghĩa văn tự của bản văn. Tuy nhiên cả nghĩa loại suy lẫn nghĩa ẩn dụ đều vượt trên nghĩa văn tự của bản văn trong Hội Thánh Sơ khai. Đối với những người theo thuyết loại suy, các lời văn chỉ sang phía bên kia của mình; đối với người theo thuyết ẩn dụ, các lời văn thay thế cho một điều gì khác.
Hai nghĩa thiêng liêng khác, là nghĩa luân lý và nghĩa thần bí, được định nghĩa theo tiêu điểm của chúng.
Nghĩa luân lý liên quan đến những bài học luân lý được rút ra từ bản văn Thánh Kinh. Nếu những biến cố trong quá khứ của dân Israel “được viết xuống để chỉ dạy chúng ta” (1 Cor 10:11), thì chúng ta có thể học phải sống thế nào bằng cách cẩn thận chú tâm đến lịch sử của dân Israel, các lời của các ngôn sứ, và những lời khuyên nhủ tìm thấy trong truyền thống khôn ngoan của Israel -- thực ra là toàn thể Thánh Kinh.
Nghĩa thần bí đại diện một sự chuyển hướng tiêu điểm về tương lai, đặc biệt là thời sau hết hay cánh chung. Phương pháp này nhìn vào cùng đích của cuộc hành trình của chúng ta qua cuộc đời như là chúng ta “đang được dẫn lên”[8] về nhà ta ở trên Trời.
Bốn ý nghĩa này của Thánh Kinh, nghĩa văn tự, nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa thần bí, được thịnh hành trong Hội Thánh từ thời Giáo Phụ Gioan Cassianô đến nay. Thánh Gioan Cassianô đã viết: “Một thành Giêrusalem có thể được hiểu bốn cách khác nhau, theo nghĩa lịch sử như một thành phố của người Do Thái, theo nghĩa ẩn dụ như là Hội Thánh của Đức Kitô, theo nghĩa thần bí như là thành của Thiên Chúa trên trời ‘là mẹ của tất cả chúng ta’ (Gal 4:26), theo nghĩa luân lý như là linh hồn của một nguời”.[9] Một bài thơ đơn sơ được gán cho Augustinô thành Dacia tóm tắt quyết tâm dùng bốn ý nghĩa của Thánh Kinh trong thời Trung Cổ: “Văn tự dạy về biến cố; ẩn dụ dạy vể điều phẳi tin; luân lý dạy về điều phải làm, và thần bí dạy vể điểm phải đạt đến”.[10]
Từ thời Cải Cách Tin Lành đến nay, tuy có những tiến bộ về việc áp dụng các phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu Thánh Kinh mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài sau, nhưng bốn ý nghĩa này của Thánh Kinh vẫn là những điều căn bản hướng dẫn người Công Giáo trong việc đọc Thánh Kinh.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết theo The Senses of Scripture của GS. Pauline A. Viviano, PhD trong Tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HĐGMHK.
[1] ĐTC Piô XII, Divino Afflante Spiritu (1943), s. 33
[2] Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993), s. 131.
[3] Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, câu 116
[4] Thánh Tôma Aquinô. Tổng luận 1,1,10, 1- GLCG 116.
[5] St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae, I, 1, 10
[6] Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993), s. 135
[7] Từ Raymond Brown, The Sensus Plenior of Sacred Scripture (Baltimore, MD: St. Mary’s University, 1955), 46: Đôi khi theoria được hiểu như ẩn dụ, nhưng theo trường phái Antiochia thì từ này nóin về “nhận thức về tương lai mà một ngôn sứ thưởng thức qua trung gian của những hoàn cảnh hiện tại mà ngôn sứ đang diễn tả.”
[8] Từ anagoge của Hy Lạp có nghĩa là “đang được dẫn lên.”
[9] John Cassian, Conferences, trans. Colm Luibheid (New York: Paulist Press, 1985), 160
[10] Henri de Lubac, Medieval Exegesis: The Four Senses of Scripture, dịch giả Mark Sebanc (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1998), 1. Bản văn La Tinh đọc: Littera gesta docet, quid credas allegoria, Moralis quid agas, quo tendas anagogia (chú thích 1, p. 271). Được tìm thấy trong Rotulus pugillaris ấn hành năm 1206 bởi Augustine of Dacia
Giáo dục và tranh đấu quần chúng
Được yêu cầu phản ảnh các tiến bộ mà phong trào phò sự sống đã thực hiện được trong 8 năm qua cũng như các khó khăn gặp phải, Julie Brown, chủ tịch Liên Đòan Phò Sự Sống Mỹ (American Life League, viết tắt là ALL), ghi nhận rằng trong khoảng thời gian ấy, các chương trình vươn tới giới trẻ của ALL đã gia tăng 4 lần về tầm cỡ và con số các nhóm quần chúng tại hạ tầng cơ sở trực thuộc ALL đã từ dưới 20 tăng lên 96. “Quan trọng hơn cả là chúng tôi đã làm tê liệt các cố gắng của tổ chức Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch (Planned Parenthood) tại nhiều tiểu bang. ALL, và hai tổ chức Quốc Tế Chặn Đứng Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch (Stop Planned Parenthood International) và Nhạc Rock Phò Sự Sống (Rock for Life) có vinh dự được liệt kê trên danh sách “Mười Kẻ Thù Hàng Đầu” của các liên doanh phá thai. Chúng tôi được khích lệ ngoài sức tưởng tượng vì sự lớn mạnh cứ thế tiếp tục.
Tuy nhiên Julie cho hay: trong khi các người Mỹ phò sự sống mỗi ngày một trở thành các nhà tranh đấu có hiệu quả, thì sự tiến bộ về luật lệ trên bình diện quốc gia vẫn chưa theo kịp. Bà nói: xét chung, phong trào đã mất khá nhiều thời gian về phương diện chính trị, vì đã đồng hóa mình với nền chính trị đảng phái, hơn là tranh đấu dành sự nhất quán nơi các viên chức dân cử, bất chấp thuộc đảng phái nào. Theo thiển ý, chứng cớ rõ ràng nhất của lầm lỗi ấy chính là sự kiện: toàn bộ phong trào chính trị phò sự sống đã thiếu sót gần 12 năm qua chỉ vì đã chỉ tập chú chính trị vào một điều duy nhất: làm sao đạt được việc ngăn cấm phá thai bán sinh (partial-birth abortion ban), thay vì dùng các năm ấy để tranh đấu cho việc ngăn cấm mọi hình thức phá thai. Chỉ bám trụ vào một mảnh luật lệ vốn không chấm dứt được việc phá thai là một dấu chỉ chả tốt đẹp gì cho việc can dự vào chính trị của phong trào. May mắn một điều: ALL không phải là một tổ chức chính rị.
Thay vào đó, ALL nhấn mạnh tới việc giáo dục cho người ta biết các nguyên tắc phò sự sống. Thí dụ, trong mùa tranh cử năm 2008, một số tổ chức có liên hệ với ALL, đáng kể nhất là Wisconsin Phò Sự Sống (Pro-Life Wisconsin), “đã tham gia rất sâu vào việc gây ý thức phải đầu phiếu có trách nhiệm và về phẩm giá của con người nhân bản”
Dù cuộc trưng cầu dân ý về tư cách người (personhood) [của phôi thai] tại tiểu bang Colorado không thành công, ALL “vẫn hết sức tự hào về các cố gắng không mệt mỏi của Kristi Burton và mọi thành viên khác của Colorado Dành Quyền Bình Đảng (Colorado for Equal Rights) ” đã có công đem vấn đề đó ra đầu phiếu và giúp quảng bá sáng kiến ấy. Chúng tôi coi cố gắng này như một thúc đẩy kỳ diệu cho các cố gắng tranh đấu dành tư cách người [cho phôi thai] trên toàn đất nước… [Chiến thắng] chỉ đạt được nhờ kiên trì theo đuổi nguyên tắc…”
Theo nhận định của Bà Brown, thách thức lớn nhất do cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2008 đem lại có hai mặt: Đầu tiên, là phải giáo dục từng thành viên Quốc Hội để họ thấy rõ các lý do tại sao Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FoCA) chẳng là gì khác hơn một cố gắng có phối hợp nhằm biến việc phá thai thành một dân quyền theo luật lệ, một điều hết sức vô lý. Thách thức thứ hai là sử dụng cơ hội giáo dục ấy để tập chú vào nhân tính và tư cách người có tính cá thể của đứa trẻ chưa sinh, một việc sẽ loại bỏ hành vi phá thai, không coi nó như một “vấn đề” chính trị nữa mà đẩy nó trọn khối vào chỗ nó cần được xem sét, nghĩa là coi nó như một hành vi sát nhân và phải được dứt khoát loại ra khỏi vòng pháp luật.
ALL đang ở tư thế sẵn sàng khởi sự chiến dịch giáo dục nói trên, vì đã 30 năm nay, nó luôn theo đuổi cuộc đấu tranh dành sự thừa nhận tư cách người cho mọi trẻ em chưa sinh, không trừ một em nào. Liên Đoàn này đã thực hiện một cuốn DVD dài 4 phút rưỡi tựa đề là Những Bước Của Em Bé (Baby Steps). Cuốn DVD này sử dụng hình ảnh siêu âm 4 chiều với hành động sống để minh họa 16 giai đoạn phát triển bào thai. Có thể xem cuốn video này trên mạng, và các huấn đạo viên về khủng hoảng thai nghén, với một laptop cầm tay, đã có thể sử dụng DVD này mà cứu được nhiều bé thơ vốn gặp nguy hiểm trước khi sinh ra.
ALL cũng thực hiện việc giáo dục để quần chúng biết các hậu quả giết người của nhiều ‘giải đáp’ dược liệu đối với vấn nạn mang thai bất đắc dĩ. “Các tay cổ vũ phá thai hiện đang dấn thân vào việc đẩy mạnh chính nghĩa của họ bằng cách ‘hóa học hóa’ việc phá thai đến độ các ‘bệnh xá phá thai’ trên thực tế không còn là một vấn đề nữa. Điều ấy có nghĩa là chúng ta phải vạch trần sự kiện này: một số hóa chất có thể gây ra việc phá thai, trong đó có các thuốc ngừa thai dùng hócmôn (hormonal contraceptives)”. Trong trường hợp, theo kế hoạch tương lai về việc quốc hữu hóa việc chăm sóc sức khoẻ, các bác sĩ và dược sĩ buộc phải cho toa và cung cấp các thuốc trục thai, ALL “sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo của hội Quốc Tế Các Dược Sĩ Phò Sự Sống (Pharmacists for Life International) để bảo đảm rằng những ai bị cám dỗ từ bỏ tự do lương tâm của mình nên hiểu rằng một hành vi như thế là hoàn toàn đi ngược lại mọi quyền tự do được Hiến Pháp bảo vệ”.
Bà Brown, một tín hữu Công Giáo đạo hạnh, biết một cách sâu sắc rằng phong trào phò sự sống đang tham gia một trận chiến thiêng liêng. Nhiều năm qua, ALL ừng kêu gọi các vị giám mục Hoa Kỳ hãy giảng dạy mạnh mẽ hơn nữa về tính thánh thiêng của sự sống con người và từ khước, không cho rước lễ bất cứ chính trị gia Công Giáo nào công khai bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội. Giữa tháng Mười Một năm 2008, bà cho hay: “ALL rất biết ơn đối với hơn 100 vị giám mục Công Giáo, trong chu kỳ bầu cử vừa qua, đã minh định rằng giết người vô tội trước khi họ được sinh ra là việc nguy kịch nhất hiện đất nước ta đang phải đương đầu, nên ai hỗ trợ việc ấy là tự động loại mình ra khỏi lá phiếu của chúng ta”.
Cầu nguyện, ăn chay, và nối vòng tay
Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống là một hình thức tương đối mới mẻ để biểu dương việc phò sự sống, bao gồm ba yếu tố sau đây: 1) người có đức tin được mời gọi cầu nguyện và ăn chay để chấm dứt việc phá thai trong khoảng thời gian nhất định 40 ngày; 2) các thiện nguyện viên được tuyển chọn để duy trì việc canh thức trong hòa bình suốt 24 tiếng đồng hồ bên ngoài các cơ sở phá thai địa phương trong khoảng thời gian trên, để gây ý thức về các bất công đang xẩy ra tại những nơi đó và làm dấu hy vọng cho những người đang tìm cách phá thai; 3) sứ điệp phò sự sống được truyền lan trong cộng đồng địa phương, tại các nhà thờ và trường học, trên báo chí và tại từng nhà.
Phong trào này khởi đầu khoảng bốn năm trước đây tại Texas; chiến dịch toàn quốc lần thứ ba của Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống đã diễn ra từ 24 tháng Chín tới 2 tháng Mười Một năm 2008, tại hơn 175 cộng đoàn thuộc 47 tiểu bang, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Samoa Mỹ và 2 tỉnh Gia Nã Đại, với hàng chục ngàn người tham dự.
David Bereit, giám đốc toàn quốc của chiến dịch Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống, đã du hành khắp Nước Mỹ và đã chứng kiến tận mắt các hiệu quả đầy khích động đối với phong trào tranh đấu phò sự sống ở địa phương. Ông nhìn nhận rằng cả ba yếu tố trên đều là thành phần trong chủ thuyết tranh đầu phò sự sống của quá khứ, “nhưng khi đem cả ba yếu tố đó lại với nhau cùng một lúc, trong một khoảng thời gian cô đọng 40 ngày, xem ra ta đã đem vào cuộc cả một sức năng động chưa từng thấy bao giờ… Nó đem lại cho người ta một điều gì đó họ có thể làm được ngay tại địa phương để tạo ra thay đổi; nó là một dự án cô đọng có khởi đầu có kết thúc, và với thời gian, nó có được một thành tích có thể lục lại được”
Các con số thống kê thu lượm được trong chiến dịch Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống mới nhất đây quả là đáng kể: 543 trẻ em và các bà mẹ của chúng đã được cứu khỏi nạn phá thai, con số khá đông các nhân viên làm việc tại các bệnh xá phá thai đã bỏ việc, nhiều trung tâm phá thai đã giảm giờ kinh doanh, và một cơ sở phá thai đã đóng cửa vĩnh viễn.
Theo Bereit, một ích lợi lâu dài của Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống là nó đã chú tâm tới và hợp nhất hóa được phong trào tranh đấu phò sự sống tại địa phương. Ông nói: “Chúng tôi đã có được các trung tâm thai nghén liên hệ, các thừa tác vụ hàn gắn sau khi phá thai, các nhóm đòi quyền sống, các nhóm lập pháp và tư pháp. Những việc trên đã đem nhiều người lại với nhau, dù họ thuộc nhiều niềm tin khác nhau. Tôi được diễm phúc thấy nhiều người dù không đồng ý kiến với nhau về phương diện thần học nhưng đã xát cánh với nhau trong một cố gắng như Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống”. Dù chương trình này khởi đầu tại một cộng đồng Tin Lành, nhưng người ta ước tính có đến 70% tham dự viên trong chiến dịch năm 2008 là người Công Giáo.
Dù nói chung, bị giới truyền thông cấp quốc gia làm ngơ (trừ các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí Kitô giáo), Bereit cho hay Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống đã được giới truyền thông địa phương theo dõi. Hơn 100 tờ báo, đài truyền thanh và truyền hình địa phương tường thuật về nó vì đó là câu truyện gây tranh cãi ngay trong chính các cộng đoàn địa phương ấy. Ngạc nhiên một điều: các bài tin tức trên truyền thông thế tục ở địa phương có tính hết sức tích cực, có lẽ vì phương thức của phong trào là một phương thức hòa bình, hướng vào cầu nguyện và đặt nặng việc giải quyết chứ không kình chống ai. Nó không giống như hình ảnh tiêu cực mà kỹ nghệ phá thai thường cố gắng tô vẽ ra.
Chiến dịch Bốn Mươi Ngày Phò Sự Sống lần thứ ba đã tạo nên cả một lực đẩy đáng kể cho các cố gắng liên tục phò sự sống trong cộng đoàn hay bồi đắp cho các cố gắng phò sự sống hiện có. Một số cộng đoàn đã quyết định sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện phò sự sống tại các cơ sở phá thai địa phương, như tổ chức 40 giờ phò sự sống mỗi tuần chẳng hạn. Bereit cho hay: các phối trí viên toàn quốc đang bị tràn ngập bởi các lời yêu cầu được huấn luyện cách làm huấn đạo bên vệ đường.
Thua một trận chiến chứ không thua cuộc chiến
Chiến thuật gia phò sự sống dài hạn là Michael Schwartz, trong một bài nói truyện nhân cuộc hội thoại từ xa vào ngày 5 tháng Mười Một vừa qua, nhớ lại rằng chỉ có một lần trong suốt 80 năm qua, tức năm 1988, mới có một tổng thống Mỹ hoàn tất nhiệm kỳ của mình và được kế nhiệm bởi một tân tổng thống cùng một đảng chính trị. Nói cách khác, quả lắc đã lắc rồi. Đảng Dân Chủ chiếm được 20 ghế tại Hạ Viện, nhưng mất mát thuần trong lá phiếu phò sự sống thì ít hơn nhiều, vì khá nhiều đảng viên Cộng Hòa bị mất ghế vốn phò phá thai. Schwartz nhận định “Chúng ta không thể để phong trào phò sự sống trở thành bộ phận phụ của Đảng Cộng Hòa”.
FoCA có thể là một đạo luật dữ dằn, nhưng sức kiềm chế của nó khá ngắn. Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình (Family Research Council) công bố rằng các liên lạc của họ ở Quốc Hội thông báo cho họ hay các dân biểu Dân Chủ không muốn gây khích động đối với các cử tri có giá vào lúc khởi đầu thời chính phủ Obama và do đó các đề nghị trong đạo luật kia đã được triển hạn vô hạn định. Hôm Thứ Sáu sau ngày bầu cử, Christopher Smith (R-NJ), một lãnh tụ phò sự sống kỳ cựu tại Quốc Hội, nhận định rằng trong tân Hạ Nghị Viện, sẽ có 200 dân biểu phò sự sống. Smith, Schwartz, và FRC nhất trí rằng
FoCA không thể được thông qua và những người phò sự sống sẽ có thể ngăn chặn nhiều dự luật phò phá thai đang được đệ trình trong năm 2009-2010.
Những người cầm quyền có thể đưa ra các quyết định lớn lao, nhưng liệu phán quyết Roe v. Wade có phải là luật của đất nước hay không, là tùy phong trào phò sự sống có thay đổi được tâm trí của con người cá thể và có lên khuôn lại được xã hội khởi đầu với các cộng đoàn địa phương hay không. Như David Bereit từng nói “mùa thu này, trận chiến chính trị tuy bị thua, nhưng ta đã chiếm được hàng trăm mạng sống. Tôi xác tín rằng các chiến thắng ấy sẽ có tác động lớn lao hơn nhiều… Đó là thành quả của những người biết đem niềm tin của mình ra hành động ngay tại nơi họ đang sống”
Theo Michael J. Miller, Catholic World Report, tháng 1 năm 2009
THẦY ẨN SĨ TRONG GIẢNG ĐƯỜNG THẦN HỌC ĐẠI HỌC TUYẾT TRẮNG
Đại Học Công Giáo Paris ngày mồng một Tết Kỷ Sửu (2-2-2009) (ảnh LĐT) |
Sáng 2 tháng 2, tôi xuất hành ghé thăm La Catho (Đại Học Công Giáo Paris), chứng kiến La Catho sướt mướt trong mưa tuyết. Trời mưa tuyết đường đi trươn trượt, rất khó đi, xe buýt không dám chạy. Vậy mà có thầy ẩn sĩ người Pháp chân trần xỏ đôi dép có quai, bận chiếc áo mũ chùm (capuchon) màu xám nhạt phong phanh, không có áo choàng ngoài, đạp xe đi học. Tôi tò mò theo chân thầy vào giảng đường B 22. Hôm đó, giáo sư Guillaume Cuchet giảng về Lịch sử Ky tô giáo thời hiện đại (Histoire du christianisme à l’époque contemporaine). Thầy mở túi đeo lưng, lấy máy vi tính để ghi chép bài vở.
Màn hình vi tính hiện ra ảnh đạo có ba đấng lập dòng Xitô là Robert de Molesme, Albéric và Etienne Harding tôn thờ Đức Thánh Mẫu. Thầy trợ sĩ thuộc dòng Xitô, tên là Godefroy thuộc Đan viện Notre-Dame d’Aiguebelle - 26230 Montjoyer. Nhiều người còn nhớ bản đồng dao Sur le pont d’Avignon. Montjoyer là láng giềng của Avignon. Avignon phồn hoa đô hội bao nhiêu thì Monjoyer hẻo lánh và tịch mịch bấy nhiêu. Học cùng
Thầy ẩn sĩ trong giảng đường đại học (ảnh LĐT) |
Dòng Xitô: nguyện cầu trong sa mạc
Khởi nguyên của Kitô giáo, người theo Chúa từ bỏ tất cả sống ẩn dật trong sa mạc Ai Cập và Palestine để cầu nguyện và làm lụng chân tay. Các thầy ẩn sĩ tập họp quanh một giáo phụ (Abba) để nghe giáo huấn. Từ đó phát sinh cuộc sống đan viện. Người Âu châu làm quen với đan tu là nhờ tác phẩm ‘‘Hạnh thánh Antôn’’ do thánh Athanase biên soạn.
Thánh Bênêdictô đi tiên phong trong việc biên soạn luật đan viện. Luật dòng của thánh nhân lấy Tin Mừng làm khuôn vàng thước ngọc: ‘‘Các đan sĩ không coi gì trọng hơn Đức Kitô’’ (chương 72) Luật dòng là sách chỉ nam về giáo thuyết linh đạo, đức khôn ngoan và tâm lý học, đến nay vẫn còn thích hợp dù được biên soạn từ thế kỷ thứ VI.
Theo Luật dòng, cuộc sống của một cộng đoàn ẩn tu (cénobite) dẫn dắt bởi viện phụ, có viện phụ phó, cha giáo tập (père maître) và cha quản lý (cellérier) trợ giúp. Luật dòng định rằng các đan sĩ tập họp trong nhà thờ của đan viện (abbatiale), hát bình ca ngợi khen Chúa và cầu nguyện cho mọi người. Trong giờ kinh nhật tụng, mỗi tu sĩ có ghế ngăn (stalle). Kinh sáng (matines) đọc lúc 3 giờ 30. Tiếp theo, kinh giờ nhất (prime) đọc lúc 6 giờ, cách quãng mỗi ba tiếng là kinh giờ ba (tierce), kinh giờ sáu (sexte), kinh giờ chín (none), kinh chiều (vêpres), sau cùng là kinh tối (complies) đọc lúc 21 giờ. Complies do tiếng la tinh completa (hora) có nghĩa hoàn tất giờ nhật tụng.
Máy vi tính của thầy Godefroy có ảnh đạo ba đấng lập dòng Xitô là Robert de Molesme, Albéric và Etienne Harding dẫn ta về nguồn cội Xitô.
Lược sử Dòng Xitô trên thế giới
Đan viện Xitô (Abbaye de Cîteaux) là tên sậy Cistel |
Năm 1070, linh mục Robert sống ẩn dật trong khu rừng Collan miền Yonne (Pháp). Năm 25 tuổi, ngài là bề trên dòng Biển Đức (Bênêdictô). Ngài được ĐTC Grégoire VII cử phụ trách một cộng đoàn ẩn tu tại Collan. Trong chữ Hán Việt, Đan (單) có nghĩa một thân một mình. Đan diễn tả trung thực từ ngữ monasterium (tiếng Hy Lạp): cộng đoàn các tu sĩ sống tách biệt khỏi thế giới. Cộng đoàn tiên khởi đến Molesme mở một đan viện. Cha Robert trở thành viện phụ tiên khởi, cha Albéric là viện phụ phó.
Mùa đông 1097, đức viện phụ Robert cùng vài tu sĩ đi Lyon xin Đức Giám chức Hugues de Die cho phép thành lập một đan viên mới ở Molesme, nơi trồng giống sậy cistel (cistellum). Tên sậy cistel được dùng làm địa danh Cîteaux, sau này là trở thành tên dòng ẩn tu, xuất phát từ linh địa Xitô: Ordo cisterciensis.
Cha Albéric có công sao chép các thủ bản cần thiết cho đời sống đan tu và linh đạo. Các đan sĩ còn khẩn hoang phá rẫy: ora et labora. Sau khi linh mục Robert qua đời, cha Albéric nối nghiệp viện phụ. Hai cha Etienne Harding và cha Bernard de Fointaine lần lượt tiếp nối. Cha Etienne có công soạn Hiến chương Bác ái - Đồng tâm, bổ sung luật dòng của thánh Bênêdictô. Hàng năm, đại hội đồng các viện phụ họp ở Cîteaux lại xem xét hiến chương để sửa đổi hoặc bổ sung cho hợp với thực tế. Dòng Xitô thành công là nhờ công của các viện phụ đầu tiên: cha Robert mang lại những kinh nghiệm đan tu, cha Albéric có công cải tổ, cha Etienne củng cố tổ chức và soạn thảo các văn kiện lập dòng, cha Bernard phát triển đời sống tu đức.
Ngày 21-3-1998, Thánh đường Cîteaux đón tiếp các đan sĩ và các nữ tu Xitô mừng đại lễ kỷ niệm 900 năm lập dòng. Trong 3 ngày trước lễ, các đan sĩ, nữ tu và giáo dân đã tham dự công nghị dòng (synaxe). Các thành viên chia sẻ đặc sủng Xitô trong tài liệu gửi đến ‘‘tất cả anh chị em trong gia đình Xitô’’, được một vị viện phụ tuyên đọc vào ngày 21-3 ở Cîteaux, ‘‘miền đất thầm lặng, nơi các đan sĩ thực hiện lời khấn hứa’’.
Ngày nay, dòng Xitô gồm 86 tu viện với 1400 đan sĩ, 61 đan viện với 1100 nữ tu. Tại Á châu, Dòng Xitô lập ở Trung Quốc và Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1953, thành lập ở Indonexia (nước có nhiều người theo đạo Hồi nhất thế giới), 1972: Phi Luật Tân (nước châu Á toàn tòng), 1987: Đại Hàn, 1991: Đài Loan và Kérala (Ấn Độ). Trung bình mỗi năm đều thành lập thêm nhà mới. Tại Việt Nam, Dòng Xitô Thánh Gia gồm có hơn 800 đan sĩ và nữ tu ở rải rác trong 11 đan viên.
Dòng Xitô Việt Nam
Linh mục Henri Denis (1880-1933) M.E.P. |
- Năm 1933: Tòa Thánh chấp thuận đơn xin của dòng Xitô Việt Nam.
- 8-9-1936: thành lập đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn (珠 山) tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Châu (珠) là chuỗi hạt. Có thể chuyển dịch Châu Sơn là Mont du Rosaire. Vì vậy đan viện mang tên Thánh Mẫu. Công nghị Phước Sơn cử cha Alselmô Lê Hữu Từ làm bề trên. Ngày 8-12-1939 (lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội), cha Lê Hữu Từ cử hành Thánh Lễ khánh thành đan viện Xitô Châu Sơn. Ngày 14-6-1945, Tòa Thánh bổ nhiệm cha Lê Hữu Từ làm Giám Mục Phát Diệm.
- 1-6-1957: cộng đoàn Châu Sơn được thành lập tại xã Lạc Xuân, quận Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- 27-7-1961: tông sắc của Tỏa Thánh Vatican nâng Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn thành Đan Viện tự trị.
- 13-11-1963: tông sắc của Tòa Thánh nâng ba Đan Viện Phước Sơn, Châu Sơn và Phước Lý lên hàng Đan Phụ Viện.
- 2-7-1971: thành lập đan viện Châu Thủy (Bình Tuy).
Hiện nay, Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam gồm có:
1) Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn [nhà mẹ]
227, Phước Lộc, Phước Hòa, huyện Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tầu
Điện thoại: 064 867298
2) Đan viện Khiết Tâm Phước Lý
3) Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn
4) Đan viện Châu Sơn Nho Quan
5) Đan viện Thánh Mẫu Thiên Phước
6) Đan viện Thánh Mẫu Phước Vinh
7) Đan viện Thánh Mẫu Châu Thủy
8) Đan viện Thánh Mẫu Vĩnh Phước [Dòng Nữ].
Viện phụ nhà mẹ là Jean de la Croix Lê Văn Đoàn [Viện phụ Hội trưởng].
Lối sau Đại Học Công Giáo Paris ngày mồng một Tết Kỷ Sửu (Ảnh LĐT) |
Dòng Xitô nhặt phép và chung phép
Dòng Xitô nhặt phép (ordo cisterciensis strictioris observantiæ, viết tắt o.c.s.o.), quen gọi là Dòng Trappistes, cùng với Dòng Xitô chung phép (ordo cisterciensis: Cisterciens de la commune observance, viết tắt OCist) và Dòng Nữ tu (moniales Bernardines) họp thành Gia đình Xitô (Familia Cisterciensis). Hai khuynh hướng nhặt phép và chung phép được thể hiện qua bữa ăn trưa mồng một Tết Kỷ Sửu. Thầy Godefroy nhặt phép nhịn đói không ăn trưa, cũng không uống cà phê. Hai thầy Trần Hồng Nho và Trần Văn Linh thuộc Dòng Xitô Việt Nam học ở La Catho giở nắm sôi gấc, rủ tôi chia sẻ bữa trưa thanh đạm. Sôi chỉ vừa một nắm, chia cho ba người, mỗi người chỉ hơn một muỗng sôi là cùng. Không có ai ăn tết đạm bạc như thế này. Tôi ăn muống sôi mà lòng tràn đầy cảm mến. Cả hai thầy Xitô diễn tả trọn vẹn câu nói: an bần lạc đạo (安 貧樂 道). 樂 (lạc) còn có nghĩa là nhạc (âm nhạc), nhạo (yêu thích). Niếm vui Xitô thường được diễn tả qua nhạc bình ca Thánh Vịnh ngợi ca Tình Yêu Thiên Chúa như sông như biển. Chúng tôi xin chép lại bản nhạc tiếng Pháp: Rivière d’amour rồi chuyển thể lục bát. Để ghi nhớ ngày Đại Học Tuyết Trắng ngày mồng một Tết Kỷ Sửu, chúng tôi thêm vào bản tiếng Pháp một đoạn cuối bài, nhưng giữ nguyên vận bản gốc:
Rivière d’amour
Plonge-moi dans ta rivière d’amour
Plonge mon esprit dans les profondeurs de ta joie
Inonde le désir de mon âme
Par la douce pluie du ciel
Mon âme est rafraîchie
Quant ton onction m’envahit
Je suis restauré, guéri
Quand ton onction m’envahit
Mon âme se purifie
Quand le ciel enneigé m’envahit
Je suis guéri, adouci
Quand les flocons immaculés bercent mon esprit
Bến nước sông thương
Hồn con ngụp lặn sông thương,
Chìm sâu đáy nước tình thương hải hà.
Hồn con đắm đuối thiết tha,
Ý lành huyền diệu mưa sa nắng hồng.
Hồn con tươi mát mặn nồng,
Xức dầu ơn phúc tâm hồn sạch trong.
Con hằng yêu mến cậy trông,
Nẻo đường công chính cầu mong tháng ngày.
Ơn lành khắp nẻo trời mây,
Phố phường mưa tuyết cỏ cây trắng ngần.
Tuyết rơi xóa sạch bụi trần,
Tâm hồn trong trắng mấy lần ủi an.
Paris Tết Kỷ Sửu (2 tháng 2 năm 2009)
Giám mục chối từ Holocaust bị cách chức
Sẽ không còn điều khiển chủng viện của Huynh đoàntại Argentina
BUENOS AIRES, ngày 9 tháng 2, 2009 (Zenit.org).- Giám mục thuộc Huynh đoàn thánh Piô X, người chối từ sự kiện 6 triệu người Do Thái đã bị giết chết bằng hơi ngạt tại các trại giam Đức Quốc Xã đã bị cách chức viện trưởng chủng viện của dòng tại Argentina.
Vị Giám mục 68 tuổi người Anh Richard Williamson không còn là viện trưởng của chủng viện tại La Reja, theo nhật báo Argentina La Nacion. Báo này cho hay đã nhận được tin qua một điện thư ngày Chúa Nhật của vị Giám Đốc Huynh đoàn thánh Piô X tại Nam Mỹ, linh mục Christian Bouchacourt.
Linh mục Bouchacourt nói vị giám mục này đã bị cách chức mới đây. Và vị giám đốc Nam Mỹ phụ họa lời tuyên bố của bề trên cả của Huynh Đoàn là Giám Mục Bernard Fellay, ngài nói quan điểm của giám mục ấy “không phản ảnh bất cứ quan điểm nào của hội dòng chúng tôi.” Giám mục Fellay cũng nói rằng “một Giám mục Công Giáo không thể tuyên bố với chức năng của Giáo Hội nếu không phải là về một vấn đề về đức tin hay luân lý"
Dù cho trong quá khứ hay hiện tại, giám mục Williamson và ba giám mục kia thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X đã bị rút phép thông công, cũng chưa bao giờ thi hành mục vụ trong Giáo Hội Công Giáo.
Như vị Quốc Vụ Khanh của Toà Thánh đã minh định trong một bản văn ngày Thứ Tư vừa qua: "Việc giải vạ tuyệt thông đã tha cho bốn vị giám mục án phạt trọng thể nhất của giáo hội, nhưng không thay đổi chút nào tình trạng pháp lý của Huynh Đoàn Thánh Piô X, mà hiện nay không được Giáo Hội Công Giáo công nhận theo giáo luật.
"Ngoài ra bốn vị giám mục này, mặc dầu được tha vạ tuyệt thông vẫn không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội, và cũng không được thi hành một mục vụ nào trong đó."
Trên đây là những ý định đặc biệt của những người hành hương tham dự vào kiệu Thánh Thể và Thánh Lễ dự định sẽ diễn ra ở Đền Thờ Đức Bà Ban Sức Khoẻ (basilica of Our Lady of Health) ở Velankanni, bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ. Ngày Thế Giới các Bệnh Nhân được cử hành vào ngày 11/02, đền Đức Mẹ Ban Sức Khoẻ, còn được gọi là đền “Lộ Đức của phương Đông”, là nơi hành hương của hàng ngàn tín hữu thuộc mọi tầng lớp xã hội và mọi tôn giáo.
Cha Xavier, linh mục chính xứ của ngôi Đền cho hay: “Trong những ngày này cho đến ngày 11/02, hàng chục ngàn người đến cầu nguyện dưới chân Đức Mẹ Diễm Phúc. Ngôi đền này đã an ủi hàng ngàn người – những người chịu đau khổ bởi bệnh tật về tâm trí, thân xác và tinh thần. Thật là cảm động khi mọi người của những niềm tin khác nhau quỳ xuống và cầu nguyện bằng sự thành tâm và trông cậy như thế, tại nơi đền thánh họ sẽ nhận được niềm an ủi”. “Niềm đau khổ không kể xiết của người dân ở quận Kandhamal, Orissa đã gợi lên những tình cảm hết sức đáng thương. Thực tế, những người hành hương đã quyên góp 100 ngàn rupi (khoảng 1.500 Euro), mà chúng tôi gửi đến Sr Nirmala, Bề trên Tổng quyền Tu Hội Nữ tử Bác Ái, như là sự trợ giúp cho người dân Kandhamal”.
Đền thờ tọa lạc trên bờ biển của Vịnh Bengal, bang Tamil Nadu, niên đại thuộc thế kỷ 17, đã phải trải qua công việc khôi phục đáng kể sau trận sóng thần hồi tháng Mười Hai năm 2004. Mặc dù trải qua thảm kịch – con số chính thức ước lượng có 3000 nạn nhân trong số những người hành hương – đền thờ vẫn là điểm đến với số lượng người gia tăng hằng năm, vì thế mỗi năm khoảng 20 triệu tín hữu từ Ấn Độ và Đông Nam Á đến đây hành hương. Nhiều người trong số họ là trẻ em, một số người ngồi trong xe lăn, những người "chạm đến tình thương của tất cả mọi người" vì khổ đau của họ. "Trong một số trường hợp, có những phép lạ chữa bệnh, nhưng luôn luôn có sự biến đổi tâm can, một sự chấp nhận thánh ý Thiên Chúa và sự thanh thản và an bình mà Đức Mẹ Diễm Phúc ban cho".
Vị tu sĩ nhấn mạnh rằng trong đêm canh thức "Ngày Thế giới các Bệnh Nhân", "sự sống mỗi con người thật quý báu", và thật cần thiết chống lại "văn hóa sự chết" mà các chính phủ và các xã hội trần tục tìm cách cổ võ, Cha Xavier giải thích thêm: "Chúng tôi được chúc phúc ở Ấn Độ, gia đình là một phạm trù rộng lớn được quan tâm thiêng liêng, và các xu hướng trong xã hội toàn cầu thế tục không ảnh hưởng nhiều đến người dân trong xã hội Ấn Độ".
Tuy vậy, ngài cũng đưa ra lời cảnh báo đối với những người cổ võ sự lan truyền của an tử và ngăn chặn phá thai ở đất nước này: "Tất nhiên, cũng có rất nhiều người bị lừa gạt khi tin rằng họ đang thực hiện để phục vụ cho việc ‘chấm dứt đau khổ của bệnh nhân’ hoặc ngăn chặn một 'đời sống vô ích' đến từ thế giới. Nhưng điều này là hoàn toàn sai và tội lỗi. Mỗi mạng sống con người đều quý báu".
Mô hình này là một phần trong cuộc triển lãm “80 Năm Quốc gia Vatican” mở từ ngày mai, (thứ Tư, 11 tháng 2) bên cạnh Quảng trường Thánh Phêrô.
Logo mừng 80 năm thành lập Quốc gia Vatican |
Đức giám mục Renato Boccardo, tổng thư ký cơ quan chính quyền Quốc gia Vatican nói với thông tấn xã Zenit: “Mô hình này trình bầy giai đoạn lịch sử của Hiệp ước Lateran; hiệp ước này khởi đầu cuộc sống và Hiến pháp sau này của quốc gia Vatican, được Đức giáo hoàng Piô XI hoạch định và xây dựng vào những năm sau đó.”
Ngài mô tả
Cuộc triển lãm như là một cuốn “album hình ảnh hay một cửa sổ mở vào cuộc sống thường nhật” của một “quốc gia tượng trưng” có mục đích “đảm bảo cho Tòa thánh sự tự do cần thiết để thực thi sứ vụ của mình.”
Hiệp ước Lateran, ký kết ngày 11 tháng 2 năm 1929, công nhận sự độc lập và chủ quyền của Tòa thánh, thành lập ra Quốc gia Thành phố Vatican, và xác định mối liên hệ về dân sự và tôn giáo giữa chính phủ và Giáo hội tại nước Ý.
Trụ sở cơ quan chính quyền Quốc gia Vatican |
Phần đầu trong cuộc triển lãm cho thấy hình ảnh của Vatican trước giai đoạn ký kết hiệp ước. Bắt đầu là những hình ảnh từ thế kỷ 16, 17 và mô tả những thay đổi về đô thị và địa hình mà thành phố này thực hiện trong những thế kỷ sau đó.
Phần kế tiếp dành cho Đức giáo hoàng Piô XI, người đã ký kết hiệp ước sau những cuộc thương thảo với hoàng đế Victor Manuel III nước Ý (chiếc bàn nơi biến cố này xảy ra cũng được đem trưng bày trong cuộc triển lãm.)
Người đến xem cũng được trông thấy văn bản chính thức của hiệp ước, thường được bảo tồn trong Văn khố Mật của Tòa thánh.
Trọng tâm cuộc triển lãm dành cho ngày sinh của quốc gia mới mẻ này, mô tả những kiến trúc phát sinh từ biến cố đó, như: nhà ga xe lửa, đài phát thanh, bưu điện, bào tàng viện và các cơ sở khác.
Phần cuối cuộc trưng bày dành cho các vị giáo hoàng kể từ năm 1929: từ Piô XI đến Bênêđictô XVI.
Cuộc triển lãm kéo dài tới ngày 10 tháng 5.
Website chính thức của Quốc gia Vatican: vaticanstate.va/EN/homepage.htm
Chương trình huấn luyện này bắt đầu vào ngày 8-2-2009, kéo dài với các buổi học theo lịch cụ thể mỗi tháng một buổi và sẽ kết thúc chương trình học vào ngày 7-6-2009. Các giáo xứ trong Hạt thành Phố được chia thành 4 cụm để việc học và đi lại của giáo dân được thuận lợi.
Mỗi cụm sẽ học tại một địa điểm trong cụm của mình vào các ngày Chúa Nhật 8/2, 8/3, 3/5 và 7/6/2009 với thời gian từ 9h00 đến 11h00.
Cụm A: Giáo xứ Đá Hàn, Bình Điền, Sơn Thủy, Ngọc Hồ ( học tại Dòng Chúa Cứu Thế )
Cụm B: Giáo xứ An Vân, Nguyệt Biều, Thiên An ( học tại Gx Phường Đúc )
Cụm C: Giáo xứ Phú Hậu, Tây Linh, Tây Lộc, Tân Thuỷ, Nam Phổ, Kim Long ( học tại Gx Gia Hội )
Cụm D: Giáo xứ Bến Ngự, Phanxicô Xaviê, Đốc Sơ, Phủ Cam ( học tại TTMV Huế )
Được biết, nội dung học là những đề tài do các Linh mục trong giáo phận trình bày, dựa theo nội dung tập sách “Tài liệu bồi dưỡng Giáo dân nòng cốt” do ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội biên soạn. Với những đề tài thiết thực nhằm giúp cho các giáo dân tham dự có được cái nhìn sâu sắc hơn, nắm được những phương pháp, kỹ năng cộng tác để các công việc phục vụ trong giáo xứ có hiệu quả hơn.
Các cụm về việc học được diễn ra đồng loạt cùng thời gian với nhau và mỗi buổi học gồm 2 đề tài được chia sẻ, thảo luận và những buổi tiếp theo lần lượt tìm hiểu những đề tài còn lại. Ngày 8-2 vừa qua, các giáo xứ trong cụm D đã có buổi học đầu tiên tại Hội trường Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận.
Những giáo dân tham dự buổi học gồm các thành phần trong HĐGX, các thành viên các hội đoàn trong các giáo xứ như: Giáo xứ Bến Ngự, Phanxicô Xaviê, Đốc Sơ, Phủ Cam. Cùng chia sẻ trong buổi học này, LM. Antôn Dương Quỳnh hiện quản xứ Giáo xứ Chánh toà Phủ Cam, Hạt trưởng Hạt thành phố trình bày đề tài về “Cách nuôi dưỡng tinh thần và rèn luyện kỹ năng phục vụ ”.
Đây chính là một đề tài rất cần thiết giúp người giáo dân càng thăng tiến hơn trên con đường phục vụ của mình. LM. Antôn còn nhấn mạnh đến vai trò của người giáo dân chính là rườn cột của một giáo xứ, những con người luôn quan tâm và hy sinh cộng tác vào các công việc chung của giáo xứ.
Đặc biệt, Ngài cũng đưa ra những dẫn chứng về người giáo dân với tinh thần phục vụ hăng say từ trước cho đến bây giờ, trải qua biết bao nhiêu thế hệ mà con người đó vẫn còn âm thầm gắn bó với các công việc của giáo xứ. Sự cộng tác đó thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao.
Cũng trong buổi học này, với đề tài “Cách thực hiện sổ sách kế toán và báo cáo tài chánh” do Linh mục Phêrô Nguyễn Vũ, hiện phó xứ Gx Phanxicô Xaviê trình bày. Đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác và minh bạch. LM Phêrô đã đưa ra một số mẫu thu chi để các giáo xứ tham khảo về cách ghi chép sao cho chính xác, rõ ràng và thứ tự.
Sau phần trình bày của LM. Phêrô, các giáo dân của mỗi giáo xứ cùng nhau thảo luận về đề tài này để đưa ra những giải pháp, ý tưởng để giúp việc quản lý tài sản cũng như tài chánh của giáo xứ sao cho rõ ràng và thuận lợi.
Kết thúc buổi học, LM. Antôn Dương Quỳnh đã tổng kết lại những vấn đề liên quan trong suốt buổi học và đưa ra một số giải pháp, đề xuất cũng như các phương hướng để các giáo dân tham dự có thể thực hiện.
Những kinh nghiệm chia sẻ, những ý kiến thảo luận đã giúp các giáo dân tham dự có thêm được những kỹ năng, kiến thức để từ đó giúp cho các công việc trong giáo xứ càng ngày càng phong phú và hiệu quả.
Các đề tài trong chương trình huấn luyện:
1) Ý nghĩa của quyền bính trong Giáo Hội: phục vụ Dân Chúa.
2) Chức năng của người lãnh đạo Cộng Đoàn hay Nhóm
3) Phẩm chất của người lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu Kitô
4) Cách lãnh đạo phù hợp với tinh thần Phúc Âm và Giáo Hội ngày nay.
5) Làm việc chung hay cùng gánh trách nhiệm trong Cộng Đoàn.
6) Soạn thảo, thực hiện và lượng giá một kế hoạch hay dự án mục vụ
7) Cách nuôi dưỡng tinh thần và rèn luyện kỹ năng phục vụ
8) Cách thức hiện sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Đây chưa phải là tình trạng đoạn tuyệt của Ba Lan trong những năm 1980 hay hài kịch vui của cha Dom Camillo chống lại ông Peppone (xã trưởng cộng sản Ý). Nhưng tại Việt Nam, từ mấy tháng qua Giáo Hội công giáo trở thành sức mạnh duy nhất có khả năng đứng lên kháng cự lại chế độ của Hà Nội và làm họ phải gập mình lại.
Nằm giữa thủ đô cách, nhà thờ chính toà khoảng 200 mét, trong khu du lịch, phần đất của toà khâm sứ vào thời thực dân Pháp bình thường sẽ là nơi được xây một hộp đêm và sau đó là một siêu thị. Đảng cộng sản đã quyết định như thế, dĩ nhiên họ cũng muốn thử khả năng kháng cự của Giáo Hội về hồ sơ này. Họ đã gặt những gì họ reo: hàng ngàn người tín hữu đã đến tại chỗ chiếm đóng một cách bất bạo động và yên lặng trong nhiều ngày.
Từ thời cách mạng tại Việt Nam, đó là điều chưa bao giờ thấy. Ngày 19/09 vừa qua, Đảng đã nhượng bộ: Đảng đã cô lập cả khu đất với các nhân viên công an được trang bị súng và dùi cui, Đảng gửi những xe ủi tới phá vỡ các hàng rào khu đất, nơi là một biểu tượng lớn đối với những người công giáo. Ngày hôm sau, 10 ngàn người công giáo cùng với các đại chủng sinh quy tụ tại chỗ và cùng hát bài « Kinh hoà bình » của thánh Phanxicô thành Assise. Cuối cùng, mỗi bên đều giữ được mặt mình, bởi vì mảnh đất đã được biến thành… công viên.
Nhờ Thiên Chúa, nhà chung xưa không trở thành nơi buôn bán. Nhờ đảng cộng sản, Nhà Nước việt nam cho thấy họ không nhượng bộ trước sức ép của các đại diện Toà Thánh.
Giữa các quyền lực đã hườm nhau từ nửa thế kỷ, người cộng sản và các giám mục việt nam biết nhau rất nhiều. Tại Hà Nội, họ sống chung một cách cưỡng ép và căng thẳng, thường đau đớn cho những người kitô giáo hơn là nhiệt thành.
Sáu triệu người công giáo việt nam (họ chiếm 7% trong số 85 triệu dân) rất hiệp nhất sau ĐHY của thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, 26 giám mục và ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt.
Bên kia, người cộng sản có hai khuynh hướng: những người bảo thủ già đi theo Đảng cộng sản trung quốc và những người trẻ hơn đi theo sự hậu thuẫn lớn hơn của Hoa Kỳ để Việt Nam khỏi rơi vào móng vuốt của con hổ trung quốc, kẻ thù không đội trời chung từ hơn ngàn năm. Như một nhà báo trẻ Hà Nội nhấn mạnh: « Người Mỹ là kẻ thù của chúng tôi cách đây 30 năm, người Pháp cách đây 60 năm, và người Tầu luôn là kẻ thù của chúng tôi từ 4000 năm nay ».
Sự tranh chấp hiện nay giữa người công giáo và người cộng sản là về những đất đai và cơ sở bị Việt Minh tịch thu năm 1954. Trở lại quá khứ một chút là điều cần thiết để hiểu hiện tại. Sau hiệp định Genève năm 1954 và sự chia đôi đất nước, một triệu người miền Bắc, trong đó có 600 000 người kitô giáo, di cư vào Nam như hiệp định cho phép. Nhưng tại Hà Nội, Giáo Hội công giáo trở nên tan tác, những linh mục cuối cùng thường bị bỏ tù hay hành hạ đến nỗi bị mất trí. Giữa những năm 1980, theo sau Trung Quốc với khoảng cách trễ 5 năm, Đảng cộng sản việt nam đã bắt đầu cho phép một sự giải phóng kinh tế để thu hút các nguồn đầu tư ngoại quốc và do đó được giả như có sự tôn trọng một vài tự do cá nhân. Cho tới giữa những năm 1980, các nhà thờ bị cộng sản đóng cửa. Sau đó là sự thả lỏng từ từ.
Hiện nay, 350 000 người công giáo thường xuyên lui tới nhà thờ tại Hà Nội, 550 000 tại Hải Phòng. ĐGM Nguyễn Chí Linh địa phận Thanh Hoá giải thích: « Trong quá khứ, chúng tôi không thể rao giảng tin mừng cho những người ngoại đạo, từ nay, các chủng viện của chúng tôi đầy người. Giáo Hội của chúng tôi là cộng đồng duy nhất trong nhân dân dám lên tiếng. Chỉ có người công giáo dám biểu tình một cách công khai ! ».
Hiển nhiên, sự đảo ngược của tương quan quyền lực giữa các cán bộ ý thức hệ của đảng cộng sản và người tín hữu đi liền với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, mới trở thành « con rồng nhỏ » trong vùng. Đất nước hiện nay tràn ngập những nguồn đầu tư đến từ Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapour và mới đây từ Dubai và Arabie Saoudite. Một nhà ngoại giao âu châu giảit thích: « Nhiều dự án bất động sản tới 40 tỷ đang có hiện nay tại Việt Nam, trong đó có dự án xây một Dubai mới ». Một chuyên gia kinh tế tại Hà Nội thêm: « Việt Nam trở thành nơi rửa các nguồn đầu tư đáng nghi ngờ trên thế giới ».
Trong khu Hoàn Kiếm chung quanh nhà thờ chính toà do người Pháp xây, đất được mua bán với giá 20000 usd một thước vuông, gấp ba lần giá tại trung tâm Bangkok.
Hiển nhiên là trong một hệ thống mà nền hành chính theo kiểu liên sô thích ứng rất tốt với một nền tư bản bóc lột theo kiểu Dickens thì Giáo Hội yêu cầu trả lại những tài sản của mình đã bị tịch thu. Có hàng ngàn tài sản kiểu này trên toàn đất nước.
Tại Huế, thủ đô của thời phong kiến xưa, tiểu chủng viện trở thành khách sạn hạng sang của thành phố. Một nhà thờ tại Hà Nội đã biến thành nơi chứa đồ. Tại Đàlạt, nóc nhà nguyện của đại học có một ngôi sao đỏ được treo lên. Nhà dòng kín Hà Nội trở thành nhà thương. Một nhà nữ tu tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một sàn nhảy; một tu viện tại Huế trở thành một siêu thị. Mỗi mảnh đất có giá như vàng. Một nhà ngoại tây phương giải thích: « Những người kitô hữu đứng tuổi ủng hộ Giáo Hội trong cuộc chiến này, bởi vì sự trả lại các tài sản của Giáo Hội sẽ là một tiền lệ, Đảng cộng sản sẽ bắt buộc phải trả lại hàng loạt các tài sản cho những người chủ cũ ».
Do đó Đảng không nhượng bộ gì cả, nhưng Đảng cũng không ở trong vị trí có quyền lực. Bởi vì kinh tế đang âm ỉ, nó đang có mùi cháy, nó đang bị đe doạ sụp xuống. Đúng là trên các đường phố Hà Nội, giới tư bản mới khoe bầy sự giầu có của họ, họ di chuyển bằng xe Porsch Cayenne; những nhãn hiệu hạng sang tranh nhau những gian hàng của những khách sạn 5 sao; và thành phố, dưới những máy xúc đất của các chủ thầu, mất đi dáng hấp dẫn cổ xưa. Nhưng trong bãi lầy của một nước không được điều hành tốt, chi tiêu công cộng mù mờ không rõ ràng, lạm phát bùng nổ lên tới 27% một năm, những túp lều của những người khốn cùng bên bờ sông Hồng mọc lên như cỏ hoang… và cha xứ nhà thờ chính toà ban phép hoà giải cho 9000 trẻ em một năm, vì Giáo Hội lôi cuốn những gia đình trẻ, vì Giáo Hội trở nên đại chúng.
Lương tháng của một kỹ sư là 100 euro, một bộ trưởng là 250 euro và, như cán bộ trẻ giỏi Hoàng dẫn ý: « Điều này làm khó tránh khỏi sự cám dỗ, bởi vì phải có ít nhất 300 euro hàng tháng thì mới có thể nuôi gia đình mình ». Do đó Việt Nam sống trong chứng tâm thần phân lập, giữa thực trạng của các bộ trưởng đi xe hơi và xây nhà sang trọng và thực trạng của một quyền hành không còn một tí gì là đạo đức. Những cảnh tượng trên đường phố cho thấy điều đó: bạn thấy một người đi xe máy bị công an thổi phạt nhưng ông ta vẫn vừa đi tiếp vừa cười, trong khi người công an chạy hụt hơi để bắt người đó dưới sự chế diễu của đám đông.
Trong khung cảnh hậu cộng sản không luật không quyền này, Giáo Hội phân phát cho người nghèo, quở trách những kẻ có quyền năng, là nơi nương tựa cho bất cứ ai. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là sân khấu lớn nhất của sự trở lại đạo này: những thánh đường to lớn mọc lên trong các thành phố nhỏ. Tại Hà Nội, chỉ cần ĐTGM đặt tượng Đức Mẹ sau hàng rào là cả đám đông kéo đến.
Do đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người công giáo gây lủng củng ngay trong Đảng cộng sản. Điều này biểu hiệu trong mùa thu bằng những loạt chỉ trích gay gắt của các cơ quan tuyên truyền của Nhà Nước đối với ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Ngài nói: « Những đòi hỏi về đất đai đã lan rộng trên Việt Nam, bởi vì luật pháp không công nhận quyền tư hữu và vì điều này mở ra con đường cho nhiều trường hợp tham nhũng. »
Điều trở thành rõ ràng: Giáo Hội bênh vực những người thấp bé; Đảng bênh vực những đặc quyền của những kẻ tham nhũng. Tất cả những giám mục được tiếp xúc đều có một cách nói tự do tuyệt đối đối với thẩm quyền đang điều hành, như thể là thẩm quyền này đã mất khả năng cai trị.
Dù thế nào, Đảng đang đi vào một trong những biến động cuối cùng, bởi vì hiện nay nhóm cộng sản việt nam bảo thủ bắt buộc phải dựa vào các đồng chí trung quốc để dành thắng lợi trên nhóm đổi mới. Thủ tướng, người đã gặp ĐGH Bênêđictô XVI năm vừa qua, bị suy yếu bởi phe bảo thủ này. Một hồi kết đáng buồn của một đảng cộng sản từ lâu đã có đầy thành tích vẻ vang, nhưng để điều hành đất nước, họ lại cần được sự che chở của Trung Quốc, kẻ thù từ 4000 năm nay.
(Nguồn: Nhật báo Le Figaro, ngày 13//11/2008, François Hauter, đặc phái viên tại Hà Nội)
Tôi thấy bộ mặt Sàigòn đổi mới với những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy... Ðổi mới với những nhà hàng "vĩ đại" trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm "thư giãn" sang trọng, quý phái cỡ câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ cỡ vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ - học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ - 600US$ đến 1000US$ /tháng... (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )
Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử "đỏ", các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để "thư giãn", uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ MPU 18 cá độ hàng triệu US$ đã bị phanh phui… là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi.... " lắc" suốt đêm. Vài hôm sau - đâu cũng vào đó... Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt... nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại.Vật liệu nhập cảng đắt tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi xỉ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường....
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiễm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi… Và hệ thống cống rãnh lạc hậu... mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu... không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhung nhúc như kiến... Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ… hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể… Máu kinh tế Việt Nam bị loãng ra. Nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoảng chừng 1000 đô la Mỹ… chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt... Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ... Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Ðảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu... Già nhậu, trẻ nhậu... con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói… Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá... Các hãng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng... nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc... cũng không giấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên tỉnh.
Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng "tiếm công vi tư" lộng hành, ngang ngược của công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ... bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê... Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng… Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gỡ của 2 đường Nguyễn Trãi và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.
Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhản ở khắp Sàigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao Đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn nhiều trăm ngàn mỹ kim - ngon ơ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hòa cũ... trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương Minh Ký, đường Trần Hưng Ðạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng… Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao… buôn bán ầm ĩ, náo nhiệt suốt ngày.
Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của công an. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Ðộ phản ảnh còn rõ rệt hơn: "... Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Ðảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Ðảng chống tham nhũng thì Ðảng chống lại Ðảng sao?" ("Nhật ký Rồng rắn" của Trần Ðộ).
Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu *** ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất... Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Tự Do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng "khẩu trang", găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay… trên đường phố.
Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi nylon, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống... những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường… những anh phế binh cụt tay, cụt chân, lê lết trên một miếng ván gỗ... đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)... những em bé mặt mũi lem luốc đang bươi những đống rác để lượm các bao nylon, lon coca, chai bia đem về bán… hay những em bé rách rưới lang thang trước những tiệm ăn... chờ khách ăn xong nhào vô bưng tô súp cặn húp vội đỡ lòng... còn những trẻ khác - mắt láo liên trông chừng công an, tay chìa chiếc hộp, làm dấu mời khách đánh giày -… những em bé gái đang hì hục đẩy khách lên đồi cát bằng miếng ván có gắn bánh xe ở "Ðồi cát bay" Phan Thiết. Hỏi "sao em không đi học"? - trả lời: "Nhà không đủ cơm ăn, con làm cái nầy để kiếm thêm cơm ăn."… Nhiều bà mẹ nhăn nhó ôm thằng bé mặt mày xanh lét, không còn chút máu, chờ suốt buổi sáng... trước tiếng quát tháo ầm ĩ… vẫn chưa tới phiên mình vào bệnh viện chữa trị cho con… Nghe nói mấy năm trước đây có nhiều bà mẹ đứng trước bệnh viện Chợ Rẫy chờ bán máu mình để qua cơn đói khổ ngặt nghèo như nhà văn Trần Trung Ðạo đã mô tả… Lại nghe một bệnh nhân dứng cạnh đó, cũng chờ đến lượt mình, than thở: "Ở đây là vậy đó ông ơi! Chữa bệnh phải có tiền - trước nhứt phải qua cửa - lọt qua cửa thì còn nhiều khâu - khâu nào cũng phải chìa tiền. Muốn sống - phải có tiền. Chết cũng phải có tiền.
Bộ mặt Sàigòn "đổi mới" bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền.. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa… những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt… choáng váng, cho là "Việt Nam bây giờ tiến bộ quá". Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ: Như vậy có phải là tiến bộ không? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt: Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng… Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng: 555 US $ năm 2007 (Hà Nội bốc lên 730 US $) chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 2550 US $ - Phi luật Tân: 1040US$ - Nam Dương: 1160US$. Tân gia Ba 24840US$.(The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngũ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai? giai cấp địa chủ là ai? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có?
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng "đánh Tây, đuổi Mỹ" - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn… và các khu phố sầm uất nhất… vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn Thế Tài, Nguyễn Thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn Văn Ðắc, Phạm Thị Trước... hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cất lại… nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ...
Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn… thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN. (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc... Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc. Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ Trung ương đến địa phương - từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xã gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cỡ, những công Ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại… chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ.
Ðó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà cửa của tù cải tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại những lượng vàng thu được từ những người vượt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.
Thông thường - những của cải nầy phải được sung vào công quỹ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẽ… Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Ðọc Ðất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết... đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Ðiều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem " bán non" những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cải tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.
Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá… đều bị "giải phóng" ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Ðuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi... phải bỏ đi ), đổi tiền để vô sản hóa người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ… để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào "mua" nhà Saigòn với giá gần như cho không... và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên "xẻ dọc Trường Sơn" bằng máu, nước mắt và xác chết... vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là "giải phóng" nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Ðô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực.. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.
Ðến thời "mở cửa" - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn… gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đường sá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt... Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn.. no bóc ké.. Nhiều công trình vừa xây cất xong..đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diễn hình: Một bệnh viện gần chợ "û cua" Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo... đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được.
Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên.. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt..Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.
Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời "Bắc thuộc" - "Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.. - Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán. - Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười.."
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.
BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM
Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cọng sản. Ðể được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Ðường sá có tu sửa phần nào..Ðường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái nứa, Cái chuối xã Long Mỹ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. "Cầu tre lắt lẻo", cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái Bè, Cái Răng ) nay không còn thấy nữa. Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất..xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Ðường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..
Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc.. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất..hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai oằn, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Ðào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương....
Dưới sông - từ kinh Vĩnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá.. Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài... Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tiền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa.. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời: "Ði lấy Ðại Hàn, Ðài Loan hết rồi ông ơi!" Tôi hỏi thêm: "Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập.. các cô gái nầy không sợ sao ông? - "Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Ðại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may." Câu chuyện gái Việt lấy chồng Ðại Hàn, Ðài Loan hiện không ai là không biết.
Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Ðinh Hợi - trong bài: "Nỗi đau từ những con số"- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Ðài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng tờ báo nầy: "Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang "bày hàng" để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình " Và cũng tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: "Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển.Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dịch vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng.Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện.Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm".
Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần lượt vào trong.. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: "Ðó là những người con gái đi lấy chồng Ðài Loan và Ðại Hàn. Hàng bên trong là những người đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa". Tôi nhìn kỹ các cô gái nầy tuổi rất trẻ.. khoảng chừng 18 đến 20..... đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Ðây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.
Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức "môi giới hôn nhân lậu"- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma cau.. để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục.. các cô gái làm điếm.. hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ.. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhản xảy ra hằng tuần-thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11... Sàigòn.
Cho dù chánh thức hay lậu... hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Ðài Loan, Ðại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch.. ban đêm phục vụ tình dục.. rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại...(Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Ðài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì.. bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh.. biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu..lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời! Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập.. nầy khi lấy chồng Ðài Loan, Ðại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt..?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để được giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Ðài Loan, Ðại Hàn?
Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa...bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng... đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng... Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào.. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.. Các cô gái miền Tây.. quẫn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến... khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Ðại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS ( sinh sau 75 ) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ.. thang giá trị bị đảo lộn.. nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước.. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng.. họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn.. Nhưng động lực chánh là nghèo..
NGHÈO...
Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Ðại Hàn và Ðài Loan... để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ÐBSH)? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ÐBSCL năm 1998: ÐBSC: 37%. ÐBSH: 29%. Năm 2002: ÐBSCL: 13 %. ÐBSH: 9%..(Nhà x.b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn ).
Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bằng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) - ÐBSCL vẫn nghèo hơn ÐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hóa.
Ðó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát.. khi trời mưa lúc ban đêm...không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc.... Cái nghèo của một người đi mượn tiền, mượn gạo.. tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp... cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân.
Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời.- Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chài lưới.. ở sông Long Hồ.. Ðời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy: nghề đi nhủi tép.. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2007) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch.. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te. Ðời ông nội - nghèo! Ðời cha nghèo! Ðời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu.Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo.
Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền..trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết: "Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? "
MIỀN NAM - 32 NĂM DƯỚI CHẾ ÐÔ CỘNG SẢN
Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Ðối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt.. cầm lồng đèn đỏ... Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể.. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Ðảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân phẫn uất, kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh! ( 19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ). Như vậy có gọi là phát triển không?
KẾT LUẬN
- 32 năm nhìn lại: Người ta thấy miền Bắc đã "giải phóng" dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. "Giải phóng" miền ÐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ."Giải phóng"quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển..."Giải phóng" phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm "vợ nô lệ", đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan...
- 32 năm nhìn lại: Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)
- 32 năm nhìn lại: Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L''expresse ngày 29-8-2002: "Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó "
- 32 năm nhìn lại: Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một đảng viên kỳ cựu của chế độ Cộng sản lên tiếng cảnh cáo: "Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu"…
(Viết tặng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt)
Ngày 08/02/2009 trong cuộc họp thường kỳ của ban chỉ đạo chống tham nhũng trung ương - ông Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách trưởng ban đã ra chỉ thị "Không để dân hiểu nhầm về việc xét xử án tham nhũng" (*)
Trong chỉ thị này, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra các thủ pháp như: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước liên quan phải cung cấp thông tin cho báo chí; Chính phủ hoàn thành các qui định về giải pháp bảo vệ người tố cáo, xử lý người tố cáo sai sự thực; Nhiệm vụ trước mắt trong quí 1/2009 phải xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng trọng điểm còn tồn đọng; Mục tiêu nhằm: Định hướng dư luận; Không để người dân "hiểu nhầm" - Các vụ án tham nhũng bị bưng bít thông tin, được xử lý "đầu voi đuôi chuột".
Xã hội loài người từ cổ chí kim, vấn đề dư luận luôn có tính chất tự định hướng, tự lý giải các vấn đề trên cơ sở thông tin, độ tin cậy của thông tin cũng như trên cơ sở các phương pháp khoa học thống kê, phân tích... Dù kẻ cầm quyền có cấm đoán, có tàn ác đến đâu, dư luận xã hội vẫn cứ đi theo con đường riêng của mình. Dư luận xã hội sẽ tự đào thải những hướng sai lạc để cuối cùng chỉ có chân lý là tồn tại. Khái niện định hướng dư luận chỉ xuất hiện khi nhà nước cộng sản ra đời. Định hướng dư luận thực chất là một hình thức chiến tranh tuyên truyền, bằng cách đưa thông tin sai sự thực; Đưa một nửa thông tin; Cắt xén phân lập thông tin… Thông qua đó, làm cho dư luận bị sai lệch vì dựa trên thông tin giả, thông tin rởm, một nửa sự thực…
Nhìn chung thông tin - truyền thông – tuyên truyền là một thứ vũ khí. Lịch sử loài người đã chứng kiến những sự kiện kinh hoàng của thứ vũ khí không gây tiếng nổ này: Hítle với bộ máy tuyên truyền đã đưa dân tộc Đức lên hàng "Thượng đẳng" rồi biến những kẻ cực đoan của dân tộc này thành cỗ máy giết người… Chủ nghĩa cộng sản với bộ máy tuyên truyền lừa bịp về xã hội xã hội chủ nghĩa con người sẽ làm theo khả năng giới hạn, mà lại được hưởng thụ theo nhu cầu vô hạn… Đảng viên cộng sản là đầy tớ của nhân dân… Tạm thời đảng phải giết người để xây dựng xã hội mới, sau này không cần giết người làm gì vì họ sẽ tự đi theo khi nhìn thấy xã hội thiên đường, v.v… Thế là toàn thế giới có vài trăm triệu dân thường vô tội bị giết. Hàng trăm triệu kẻ khác vẫn đang tàn phế nhân cách không có khả năng phục hồi… Chưa biết bao giờ nhân loại lành được vết thương do cộng sản gây ra này…
Thông tin và tuyên truyền lừa bịp trong ngắn hạn có thể đạt được mục đích nhất định, tuy nhiên do qui luật sinh tồn, mà xã hội loài người phải đào thải các thông tin giả, thông tin lừa bịp… Nếu không sẽ tự diệt vong… Hítle cuối cùng được chứng kiến cái "chủng tộc thượng đẳng" của ông ta bị cả nhân loại tước vũ khí bắt đầu hàng vô điều kiện; Chủ nghĩa cộng sản đã sát hại hằng triệu sinh mạng mà xã hội của họ vẫn là địa ngục trần gian và cuối cùng nhân dân đành phải tiễn các "cha già dân tộc" cùng bộ máy nhà nước đầy máu me của họ đi gặp Mác-Lênin … Thế là dư luận đã tự tìm ra chân lý chứ chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản có bao giờ cung cấp thông tin đúng như sự thực của nó đâu ? Chắc chắn chân lý sẽ đè bẹp sự dối trá, dù nó tinh vi đến đâu, dù nó tàn ác đến đâu - Nếu không, loài người sẽ diệt vong.
Một trong những qui luật của truyền thông và thông tin là sự tin tưởng thông tin gắn liền với tư cách uy tín người hoặc tổ chức đưa tin. Khi kẻ đưa tin làm mất niềm tin ở người tiếp nhận, người ta không chỉ nghi ngờ, mà còn đảo chiều của thông tin ấy… Như thế tính chất tuyên truyền lừa bịp dư luận mất hẳn tác dụng, thậm chí phản tác dụng. Chúa Giêsu 2000 năm trước đã răn dạy: "Các con đừng nghe lời nó nói mà hãy xem việc nó làm".
Tự bản thân thông tin luôn có tính chất khách quan; chỉ khi bị kẻ đưa tin tìm cách phân lập, làm giả… nó mới có tính chủ quan… Nhưng khốn thay kẻ đưa tin dù xảo trá đến đâu, cũng không thể lường hết được các "tác dụng phụ" ngoài ý muốn… Ngay như những người cộng sản – kẻ đưa thông tin giả, cũng đã là nạn nhân của lối thông tin này, và chính mồm họ phải nói ra như vụ PMU 18 – BCT TƯ cộng sản Việt Nam kết luận Nguyễn Việt Tiến là "nạn nhân của báo chí" … Cơ quan điều tra đã bị sức ép từ phía báo chí, ngôn luận mà phải khởi tố bắt giam một người chỉ mới có hành vi vi phạm hành chính… Như thế, những kẻ đưa tin xảo trá, lừa bịp cũng có nhu cầu được thông tin thật, nếu không cũng là nạn nhân, cũng có thế chết vì thông tin xảo trá… Trong vụ truyền thông cộng sản cắt xén lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trước UBND TP. HN, ai cũng nhận thấy mục đích đen tối của người cộng sản là nhằm làm mất uy tín, nhằm bôi nhọ Ngài… Nhưng bởi nó được xuất phát từ những kẻ có tiền sử dối trá lật lọng, nên người ta phải tự đi tìm hiểu các thông tin độc lập… Và cuối cùng thì toàn thế giới biết đến Ngài như một TGM uy dũng nối tiếp truyền thống bảo vệ công lý của các Giám Mục tu sĩ công giáo… Người ngoại giáo cảm ơn Ngài vì món quà hai vườn hoa ngoài mọi dự định của bộ máy tuyên truyền cộng sản…
Trở lại với các thủ pháp mà ông Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền lừa bịp dư luận, người ta thấy bao nhiêu sự mâu thuẫn trong đó. Ông ta chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chính phủ phải làm tốt công tác cung cấp thông tin – Nhưng ai cũng biết trước đó ông ta chỉ đạo bắt bỏ tù hai nhà báo vì đưa tin vụ PMU 18 lấy từ chính các cơ quan nhà nước; Ông ta chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo chống tham nhũng trưng ương phải hoàn thành các qui định và giải pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhưng liền sau đó lại đe doạ có biện pháp xử lý người tố cáo "Đưa tin không đúng sự thực" - Thế nào là đưa tin không đúng sự thực? Ông ta bỏ ngỏ cho cấp dưới tự định nghĩa; Trong khi xã hội văn minh ngày nay vẫn giành quyền cho người bị thiệt thại về thông tin sai lạc khởi kiện ra toà đòi bồi thường – Thì ông ta lại lờ đi cái thủ tục văn minh này; Ông ta chỉ đạo phải cung cấp thông tin công khai minh bạch, nhưng lại cài thêm yêu cầu định hướng dư luận - Nếu đã cung cấp thông tin công khai minh bạch, sao không để dư luận tự định hướng? Ông ta chỉ đạo phải cung cấp thông tin chính thống, nhưng không nói gì đến tính trung thực của thông tin… Vậy là chỉ cần tính chính thống chứ không cần đến tính trung thực???
Có vẻ như vị thủ tướng này không nắm bắt được những nguyên lý căn bản của xã hội thông tin ngày nay??? Không thuộc lý luận về tuyên truyền lừa bịp của chủ nghĩa cộng sản??? cho nên mới đem công khai cái chỉ thị này??? Cứ theo nguyên lý của bộ máy tuyên truyền cộng sản, thì cái chỉ thị này phải lưu hành nội bộ, không được công khai, rồi bộ máy tuyên truyền cứ thế mà lẳng lặng làm theo, mới tăng được tác dụng lừa bịp… Vậy tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại cho công khai cái chỉ thị này? Có phải là năng lực nhận thức về chủ nghĩa cộng sản yếu kém? Hay là ông ta đang ngầm phá đảng cộng sản để đánh sập cái nhà nước phi lý này rồi ghi danh vào sử như Boris Yelsin? Thật là khó đoán định bởi người cộng sản từ xưa đến nay vẫn có truyền thống dối trá tráo trở: Đưa ra lời hứa, đưa ra thông tin sai sự thực dù có bị bắt quả tang bộ mặt giả nhân vẫn tỉnh bơ không biết xấu hổ là gì; Nhưng xin đừng quá lo lắng: Trong khi chờ mọi sự trắng đen, mỗi người dân Việt cũng biết phải làm gì.
(*) Xem: http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=130895&item_id=18691187&p_details=1
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/02/3BA0B11A/
Vào thứ Tư ngày 4-2 vừa qua, cơ quan an ninh Hải Phòng đã thông báo cho Luật Sư Lê Trần Luật biết là họ sẽ triệu tập ông để điều tra về những hành vi mà họ cho là có liên quan đến vụ án của cô Phạm Thanh Nghiên, một trong 6 nhà đấu tranh dân chủ mà LS Lê Trần Luật nhận sẽ bào chữa.
Dư luận lo lắng không biết việc LS Luật bị triệu tập liệu có ảnh hưởng đến việc ông bào chữa cho các nhà dân chủ, hiện đã bị tạm giam quá thời hạn 4 tháng hay không.
Vào trung tuần tháng 9 năm ngoái, trong một đợt trấn áp cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam một số người trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm Thanh Nghiên, thầy giáo Vũ Hùng, anh Phạm Văn Trội, anh Nguyễn Văn Túc và sinh viên Ngô Quỳnh.
Kể từ khi bị bắt, hầu hết các nhà đấu tranh đều chưa hề được gặp mặt thân nhân hay luật sư của họ là ông Lê Trần Luật, một luật sư chuyên bào chữa cho những người đấu tranh đòi công lý, mà nhiều người đã biết đến sau khi ông bào chữa cho vụ Giáo Sứ Thái Hà.
Lời cảnh cáo cho các luật sư
LS Lê Trần Luật cho biết vào ngày thứ Tư 4/2/2009 vừa qua ông đã được cơ quan an ninh Hải Phòng cho biết là chính ông cũng sẽ bị triệu tập để điều tra:
“Sau khi làm những thủ tục cần thiết thì chúng tôi được một anh phó thủ trưởng công an điều tra an ninh của Hải Phòng, ảnh tên là anh Triềm, là người trực tiết điều tra và xử lý vụ án của cô Phạm Thanh Nghiên, đặt thẳng vấn đề với tôi là họ sẽ triệu tập tôi với tư cách là người có liên quan đến vụ án của cô Nghiên”
Sự kiện này đã làm cho thân nhân của các bị cáo rất hoang mang, bà Lợi, mẹ cô Nghiên chia sẻ:
“Như thế là bên an ninh người ta cũng triệu tập cả luật sư đấy! Người ta nói là luật sư cũng dây dưa đến vụ án. Chúng tôi thì là người dân, chẳng biết như thế nào cả…”
Dư luận cho rằng đây là một sự kiện bất thường. Còn LS Lê Trần Luật thì phát biểu:
“Khi tôi là một luật sư thì không có lý do gì để điều tra hết. Tôi cũng có nghĩ đến việc họ đe dọa tôi, bởi vì thật sự nếu tôi có liên quan thì tại sao đến lúc này họ mới nghĩ đến việc triệu tập tôi, hoặc có thể họ không muốn cho tôi là luật sư của những người này. Theo chị Nga với bà Lợi, thì họ nghĩ là chắc cơ quan an ninh không muốn cho tôi là luật sư của những người này thôi, thì họ nghĩ ra cái cách đó thôi.”
Việc ông bị triệu tập chỉ là một trong những khó khăn mà LS Lê Trần Luật nhất quyết sẽ vượt qua bằng mọi giá để bào chữa cho thân chủ của mình. Về tình trạng pháp lý của hồ sơ 6 nhà dân chủ thì LS Lê Trần Luật cho biết:
“Tất cả những người này đều chưa được xử, theo cơ quan an ninh thì họ chưa có kết thúc được điều tra và tất cả họ đều nhận thêm một cái lệnh gia hạn tạm giam thêm 4 tháng nữa, cho nên cơ quan an ninh chưa cho tôi được tiếp cận các hồ sơ cũng như là gặp mặt trực tiếp với các bị cáo này. Những thông tin có được tạm thời thì sức khỏe của mọi người cũng đang khá ổn, riêng có anh Nghĩa thì anh ấy đang bị bệnh trĩ rất là nặng, đồng thời anh ấy bị sỏi thận và đau dạ dầy.”
Con đường còn gập ghềnh
Ở Việt Nam, những người đấu tranh cho dân chủ thường gặp nhiều khó khăn hơn những tội danh khác, và người ta cho rằng một luật sư chọn bào chữa cho họ là đã tự dấn thân vào một con đường gập ghềnh khó đi nhất, nhưng phục vụ công lý cũng như niềm tin tưởng của thân chủ và người thân của họ là động lực giúp cho luật sư có thể vượt qua những trở ngại và áp lực nặng nề để có thể tiếp tục công việc của mình.
Về điểm này bà Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chia sẻ:
“Chồng tôi rất là tâm đắc với anh Luật, và hôm vào trong trại giam thì anh Nghĩa cũng nói với tôi rằng là, thuê cho anh ấy hai luật sư, một là Lê Trần Luật, và hai nữa là bác Trần Lâm.”
Còn LS Lê Trần Luật thì tâm sự:
“Một trong những cái yếu tố mà nó có thể tạo ra cho tôi một cái sự vững tâm và tự tin khi mà làm việc, đó là sự tin tưởng của thân chủ cũng như là những người thân của nạn nhân đối với lại luật sư.
Tất cả những người thân của những người này luôn luôn tin tưởng và muốn tôi giúp đỡ cho họ, và vừa qua họ cũng tái khẳng định cái sự tin tưởng đối với tôi, bằng cách là viết cho tôi những cái lá thư tay để xác nhận là cho dù như thế nào thì họ vẫn tiếp tục tin tưởng và tiếp tục mong muốn tôi là luật sư cho họ.”
Thân nhân các nhà hoạt động dân chủ đã tỏ ra rất kiên cường.
Bà Nga cho rằng chồng bà đã hành xử đúng cương vị của một người cầm bút trong hoàn cảnh đất nước.
“Chồng tôi không có một cái tội gì. Chồng tôi là một người cầm bút, mà nhiệm vụ của một người viết văn, người cầm bút là phải lột tả cái mặt trái của xã hội để phê phán để cho xã hội tốt lên.
Như anh Nghĩa là người vừa là nhà văn vừa là nhà đấu tranh dân chủ, đất nước đang một đảng, người dân không được nói lên cái chính kiến của mình, anh ấy là người đòi đa đảng để cho mọi người dân có tiếng nói của mình để cho đất nước tốt đẹp lên thôi, chứ không có một cái tội gì! ”
Vợ của anh Trội và thầy giáo Vũ Hùng cũng tỏ ra vững vàng không kém trước những áp lực mà họ phải đối diện. LS Lê Trần Luật cho biết: “Vợ anh Trội và vợ của thầy giáo Vũ Hùng có nhận được yêu cầu của cơ quan an ninh là viết một cái giấy xác nhận là chồng các chị là những người bệnh tâm thần thì cơ quan an ninh sẽ cam kết là trả tự do cho chồng họ. Họ có giao động, nhưng sau đó họ nghĩ lại là tại sao cơ quan an ninh lại yêu cầu điều đó, và cuối cùng họ quyết định là không thể viết một cái lá đơn là chồng mình là bệnh tâm thần được.”
Còn bà Lợi, mẹ cô Nghiên thì nhắn gửi tâm tư của bà đến thế giới bên ngoài qua đài Á Châu Tự Do:
“Con tôi không có tội, bởi vì nói sự thật mà, có sao nói vậy, theo tôi con tôi không có tội! Và tôi nhắn gửi các vị nhân quyền của quốc tế làm thế nào để mọi người có tự do, dân chủ nhân quyền, để cho người dân có ăn có mặc, không ai nói thật mà bị bắt bớ, giam cầm tù đầy, trong đó có con tôi, ở Việt Nam.”
(Nguồn: Hà Giang /RFA, ngày 09-02-2009)
Phép lạ Việt Nam
Con em di dân Việt Nam nổi bật vì kết quả xuất sắc ở học đường. Thành quả này phản bác lối phán đoán rập khuôn cho rằng việc hội nhập là khó khăn..
Mới đây ông hiệu trưởng Detlef Schmidt-Ihnen nhận được kết quả bán kết cuộc tranh giải toán học của học sinh trường ông. Với kết quả này ông có thể thỏa mãn rồi. Sáu học sinh đạt điểm tham gia cuộc tranh tài trên bình diện tiểu bang. Hiện tượng này thực ra không lạ gì đối với trường trung học cấp cao (Gymnasium)Barnim tại Đông Bá Linh, vì trường vốn đặt trọng tâm vào những môn khoa học thiên nhiên. Nhưng lần này có điều hơi lạ, vì biết đọc sao cho đúng tên những học sinh xuất sắc. Học sinh lớp 7 đoạt giải tên là Trần Phương Duyên hay Duyên Trần Phương? Và cái tên Đức Đạo Minh của học sinh lớp 10 thì sao?
Ông hiệu trưởng Schmidt-Ihnen đã nhiều lần gặp thách đố: 17% học sinh trường trung học cấp cao tại quận Lichtenberg thuộc diện di dân Việt Nam. Ở những lớp dưới con số lên tới 30%. Ông cho biết: „Nhiều học sinh của nhóm dân này xuất sắc trong các môn khoa học thiên nhiên và toán“. Đứng đầu môn toán là một học sinh gốc Việt.
Không nhóm di dân nào ở Đức có con em đạt kết quả học hành tốt hơn học sinh gốc Việt: 50% các em được nhận vào trường trung học cấp cao. Như thế tỷ số học sinh gốc Việt cố học lấy bằng tú tài cao hơn tỷ số học sinh Đức. Nếu so với nhóm dân gốc Ý hay Thổ thì tỷ lệ cao gấp 5 lần. Bà Karin Weiss, đặc trách ngoại kiều tại Brandenburg cho biết: „Thành quả học đường của con em gốc Việt đảo ngược cái nhìn của chúng tôi về học sinh gốc di dân“.
20 năm sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ con em của những người hợp tác lao động thời Đông Đức trước kia đã viết lên trang sử thành công ít ai biết đến. Vào khoảng giữa thập niên tám mươi nhóm người từ nước xã hội chủ nghĩa anh em được đưa sang Đông Đức lao động. Sau khi lịch sử Đông Đức xoay chiều, họ bị sa thải và rơi vào cảnh bần cùng, cô lập và trở thành nạn nhân của những đầu óc bài ngoại. Nhưng ngày nay con cái họ đang chinh phục xã hội Đức qua sự chăm chỉ và hăng say học tập. Bởi vì cố đạt cho được điểm cao ở học đường vốn là sức ép mãnh liệt trong các gia đình Việt Nam.
Thành quả học tập của học sinh gốc Việt làm lung lay một loạt những gì cứ tưởng là chân lý trong vấn đề hội nhập. Ý kiến cho rằng kết quả học tập kém là do nguồn gốc xã hội đã bị trường hợp học sinh Việt Nam bẻ gẫy. Cả luận điểm cho rằng thế hệ phụ huynh phải hội nhập tốt thì con cái họ mới hội nhập tốt cũng không đúng trong trường hợp những di dân Đông Nam Á. Đã đành phụ huynh Việt Nam thường có trình độ học vấn cao hơn phụ huynh gốc Ý và Thổ. Nhưng họ cũng chỉ bặp bẹ dăm ba tiếng Đức, sống co cụm trong những nhóm nhỏ và đã tạo nên một xã hội song song bên lề.
Nhưng con cái họ trở thành những học sinh gương mẫu là chứng từ nói lên sức mạnh của nền văn hóa đề cao sự cần cù, giúp con cái vươn lên cả trong những hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó là hiện tượng đã xẩy ra từ nhiều năm ở Mỹ. Ở đó tỷ lệ sinh viên từ các quốc gia Á Châu – nói rõ ra là các quốc gia chịu ảnh hưởng Khổng giáo - học tại các đại học danh tiếng cao vượt bậc. Ngày nay phép lạ này lặp lại trên nước Đức.
Nguyễn Văn Dung và gia đình em đã từng tá túc nhiều năm trong một trại tiếp cư. Em không mang những hoài niệm xấu về thời đó, vì em luôn có bạn để vui chơi. Trái lại cha mẹ em ghét cay ghét đắng khu trại này, vì cái bếp chung chạ, vì những cãi cọ giữa mấy nhóm dân tạp chủng và nhất là vì chỗ ở chen chúc đến nghẹt thở. Chỉ có một cái không bao giờ thiếu: đó là một góc để đứa con có chỗ ngồi học. Ngoài ra còn một điểm cha mẹ em Dung hành xử đúng, khác hẳn những người khác. Họ đã sớm đưa con vào nhà giữ trẻ. Nhờ thế em bé đã học nói tiếng Đức thành thạo.
Hiện nay em Dung học tại một trường trung học cấp cao ở Postdam và là một trong những học sinh xuất sắc nhất trong lớp với điểm 1,5 (ở Đức dùng hệ thống điểm từ 1 tới 6 theo thứ tự tốt xấu. Người dịch). Hè năm ngoái Start-Stiftung, một tổ chức nâng đỡ học sinh gốc di dân, đã cho em bé 14 tuổi này một học bổng. Khoảng 30% học sinh được học bổng tại Đông Đức là người Việt. Nhưng Dung không phải là đứa con ngoại lệ trong gia đình. Cả đứa em gái và thằng em trai cũng theo học trung học cấp cao và đạt điểm 1 phảy mấy.
Các em không được ai giúp làm bài ở nhà. Trong phòng không thấy la liệt sách vở, cũng chẳng thấy những đồ chơi giúp học hỏi. Trước cái bàn thờ nhỏ với vài cây nhang để kính nhớ tổ tiên là chiếc máy truyền hình dẹp thật lớn. Căn hộ chật hẹp nằm ở rìa khu Postdam. Dọc hành lang chồng chất cả mớ thùng giấy đựng đồ dùng cho chiếc xe bán đồ ăn của cha mẹ.
Bây giờ vào khoảng chiều, gia đình quây quần quanh chén trà và ông Nguyễn tâm sự. Ông cố rặn ra mấy câu tiếng Đức nghe rất khó hiểu. Thế là mấy cô con gái đóng vai thông dịch. Nào là truyện ông bố trước đây hợp tác lao động tại Liên Sô và đã xin tỵ nạn tại Đức, sau khi đế quốc cộng sản tan rã. Nào là vụ gia đình, sau nhiều năm thấp thỏm, được phép định cư với điều kiện chứng minh có mức thu nhập đủ sống. Cha mẹ em Dung lao động cật lực. Từ sáng đến 10 giờ tối họ bám lấy chiếc xe bán đồ ăn và tiếp khách với những món „canh nước dừa cay“ hoặc „ mì ăn với gà chiên dòn“.
Hầu hết người Việt đều xoay xở sống qua ngày. Họ không tìm ra việc ổn định, vì không nói được tiếng Đức. Mỗi tuần họ nai lưng kiếm sống tới 60 giờ với quầy bán đồ lặt vặt hay mấy bó hoa, trong tiệm làm móng tay hay ở khu chợ phiên. Đã thế nhiều người còn nặng gánh gửi tiền đều đặn giúp thân nhân tại quê nhà.
Nhiều khi con cái phải phụ một tay với cha mẹ. Dung phải cáng việc coi sóc 2 đứa em. Suốt nhiều năm dòng các em ít khi thấy mặt cha mẹ. Chỉ vào buổi chiều mẹ tạt về dọn bữa ăn. Ngoài ra các em chỉ thui thủi với nhau. Thế nhưng các em đã cặm cụi học hành suốt buổi chiều và đạt kết quả vẻ vang.
Này ông Nguyễn, những thành quả này do đâu? Tại sao học sinh Việt xuất sắc như thế? Nãy giờ bộ mặt ông bố căng thẳng, bây giờ mới thấy tươi lên. Ông thích đề tài này hơn là moi lại dĩ vãng. Câu trả lời của ông đơn sơ tới độ sửng sốt: “Bởi vì tất cả cha mẹ Việt Nam đều muốn con mình đạt thành quả tốt ở trường học“. Câu nói có thể diễn ý thế này: Con cái được sớm dậy biết bổn phận đạt kết quả tốt cho bõ công ơn cha mẹ và muốn được thế thì phải cố mà học.
Chỉ có con đường đi lên – Mong ước của nhiều bậc cha mẹ thật vô bờ.
Bà Karin Weiss, đặc trách ngoại kiều tại Brandenburg, giải thích: „Việc học là ưu tư hàng đầu của những gia đình Việt Nam“. Dù bận làm ăn thế nào đi nữa họ vẫn để tâm nhắc nhở con cái học bài và kiểm soát bài vở. Nếu cần họ bỏ tiền cho con cái học thêm để đạt điểm cao. Bà Weiss cho hay bà biết có những gia đình sống lây lất bằng tiền trợ cấp xã hội, nhưng cố dè sẻn từng xu để trả tiền cho con học thêm. Dung và hai đứa em không cần sự giúp đỡ này. Tuy nhiên các em được chăm sóc chu đáo. Ai tinh ý sẽ thấy chiếc máy vi tính trong phòng các em. Lúc Dung muốn học dương cầm, cha mẹ đã mua cho em chiếc đàn điện.
Siêng năng học tập là của quí nhất di dân Đông Nam Á mang theo. Chỉ có học tập mới là lối thoát khỏi chốn bùn lầy nước đọng, đó là lời dậy của thánh hiền. Tương tự như ở Tầu, Nhật hay Đại Hàn nhiều học sinh Việt Nam, ngoài lớp học chính thức, còn tìm thầy học thêm ban chiều hay cuối tuần. Ở những quốc gia này lượng thời giờ đầu tư vào bài vở vượt xa ở Đức. Sau những năm học căn bản con em Việt Nam học cả ngàn giờ hơn học sinh Đức.
Đó là một trong những kết quả cuả cuộc nghiên cứu do nhà tâm lý học Andreas Helmke thực hiện và trình bầy cách đây vài năm. Ông ra cùng một đề tài toán cho học sinh lớp tư ở Hà Nội và München. Ở thủ đô Việt Nam nhiều trường học được trang bị kém, 50 học sinh ngồi chung một phòng. Thế mà những em bé 10 tuổi ở nước kém mở mang này vượt xa những em cùng lứa tuổi ở tiểu bang Bayern. Vị giáo sư dậy ở đại học Koblenz-Landau nhận xét: “Học sinh Việt đạt điểm cao hơn, cả ở những bài toán hóc búa “. Kết quả này phù hợp với kết quả của những cuộc nghiên cứu Pisa về học sinh toàn cầu. Ở đó học sinh Á Châu dẫn đầu đã từ nhiều năm.
Luôn vươn lên cũng là tâm trạng của di dân Á Châu tại Đức. Ai có dịp trao đổi với phụ huynh người Việt sẽ nghe họ nói những câu làm liên tưởng tới những lời khuyến khích thăng tiến ở Đức vào thập niên 50: „Lười biếng thì trắng tay“ hay „Phải tạo cho con cái tương lai đẹp hơn“. Có lẽ vì thế mà người Việt được gọi là người Phổ của Á Châu. Trong khi phụ huynh những nhóm di dân khác lúng túng với hệ thống trường ốc cầu kỳ ở Đức (xem ghi chú), thì phụ huynh người Việt nhận ra ngay: chỉ học ở trường trung học cấp cao hay cùng lắm trường trung học tổng hợp (Integrierte Gesamtschule) mới có thể lấy bằng tú tài, họ bỏ qua những loại trường khác.
Con cái đạt điểm 3 đã là báo động đỏ đối với nhiều phụ huynh. Nếu sau tiểu học học sinh chỉ đủ điểm để thầy cô khuyên nên vào trường trung học cấp trung (Realschule) thì cha mẹ cảm thấy mất mặt trong cộng đồng. Sau khi suy nghĩ nhiều về đồng hương tại Đức, Nguyễn Long Minh, một thanh niên 20 tuổi, đã nói tới sự cạnh tranh giữa phụ huynh Việt Nam. Hễ hai ông bố hay bà mẹ gặp nhau là buột miệng ngay: Sao, các cháu học hành thế nào? Tuỳ theo kết quả học hành chứ không tuỳ theo nguyện ước mà chế tài: quát mắng, nhốt trong phòng hay có khi cho cái bạt tai. Long Minh tâm sự: „Cha mẹ tôi cứ nhai nhải rằng con nhà người ta được điểm cao hơn tôi“. Mặc dầu Minh không đạt điểm tốt và thầy cô khuyên không nên vào trường trung học cấp cao, nhưng cha mẹ làm ngơ. Thế rồi với rất nhiều cố gắng Minh đã giật được mảnh bằng tú tài với điểm cao vào muà hè năm ngoái. Nhiều phụ huynh người Việt cho rằng học sinh không chênh lệch về tài nằng, chỉ khác nhau về sự cần cù. Không mấy khi họ đầu hàng, để mặc con em. Đồng thời họ cũng ít khi tha thứ cho con em học kém.
Thầy cô trường Barmin tại Bá Linh vui vì phụ huynh có cao vọng lớn, nhưng niềm vui pha trộn với một nỗi lo. Lần đầu tiên họ phải để ý tới những học sinh Việt làm giả giấy bác sĩ chứng nhận bị bệnh để tránh cuộc thi, vì sợ bị điểm xấu. Có lần ông hiệu trưởng cho một học sinh biết ông sẽ thông báo cho cha mẹ em về những lỗi phạm của em. Em này liền quì xuống lậy van ông. Trong suốt ba năm tại chức ông hiệu trưởng Schmidt-Ihnen chưa hề gặp trường hợp nào như thế.
Nhà trường có phản ứng ngay: thuê một chuyên viên sư phạm xã hội tới trường làm việc mỗi thứ sáu và lần đầu tiên tổ chức họp phụ huynh với sự giúp đỡ của thông dịch viên. Buổi họp kéo dài mấy tiếng đồng hồ, phụ huynh có dịp đặt nhiều câu hỏi. Mối lo lắng lớn nhất của họ là nửa năm thử nghiệm. Bởi vì trong thời gian vừa qua không phải số điểm của học sinh Việt Nam nào cũng tốt. Rất có thể đây là lần đầu một số trong các em không lọt thời gian học thử tại trường trung học cấp cao Barnim. Cô giáo phụ trách lớp học giải thích chiều hướng thay đổi này: „Học sinh Việt Nam đang thay đổi ngang bằng học sinh bản xứ“.
Nhưng cái bình thường đối với các gia đình bản xứ lại trở thành một khủng hoảng thực sự trong cộng đồng người Việt. Lý do là vì các em hội nhập quá mau, trở thành xa lạ đối với cha mẹ, nhất là khi các em tới tuổi dậy thì. Theo quan sát của bà Tamara Hentschel thuộc tổ chức Cái trống cơm, chuyên giúp đỡ người Việt tại Bá Linh từ ngày lịch sử đổi chiều, thì “lớp thanh thiếu niên sống với hai nền văn hoá“. Giữa hai thế hệ „không có tiếng nói trao đổi“. Bà muốn câu nói được hiểu theo nghĩa đen. Bởi vì nhiều em bé được gửi vào nhà trẻ rất sớm, lớn lên các em thành thạo tiếng Đức, nhưng chỉ bập bẹ được vài câu nói thông thường bằng tiếng mẹ đẻ. Khi phải đả động tới đề tài tình cảm, nghĩa là đề tài lắt léo, chẳng hạn điểm xấu trong lớp hay cặp bạn lần đầu, thì nói năng luống cuống hay la lối om xòm. Thế là lưỡng tương đấu khẩu bằng hai ngôn ngữ khác nhau. Nếu cuộc xô xát đi tới đổ vỡ thê thảm, các em sẽ quay lưng với văn hóa gốc, từ chối ăn cơm Việt hoặc bỏ nhà ra đi.
Nhưng đây (hãy còn) là vài trường hợp lẻ tẻ. Hầu hết các gia đình Việt Nam gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ hãy còn bao la như quyết tâm vươn cao của các em. „Chúng tôi muốn học và vươn lên để có ngày trở thành lớp người ưu tú trong xã hội này“, đó là lời em Long, một đầu óc biết cân nhắc, phê phán.
_________________________________________
Ghi chú của người dịch: Các loại trường trung học tại Đức:
.Hauptschule: trường trung học cấp thấp, có các lớp 5 tới 9.
.Realschule: trường trung học cấp trung, có các lớp 5 tới 10.
.Gymnasium: trường trung học cấp cao, có các lớp 5 tới 12/13. Kết thúc với bằng tú tài.
.Integrierte Gesamtschule và trường tư Waldorf: trường trung học tổng hợp, có đủ các cấp
thấp, trung và cao.
Phụ bản
Thế hệ thứ hai
Hiện có khoảng 85.000 người Việt sinh sống ở Đức. Ở vùng cựu Đông Đức họ là nhóm di dân đông thứ hai sau nhóm người Đức đến từ cựu Liên Sô. Ở vùng Tây Đức thành phần thuyền nhân tỵ nạn chiếm đại đa số. Họ đến từ Nam Việt Nam vào cuối thập niên 70, sau cuộc chiến thắng của người cộng sản miền Bắc. Người tỵ nạn, trong đó có rất nhiều trẻ em, được tiếp đón niềm nở, được giúp đỡ nhiều mặt, hội nhập mau chóng và thường được nhập tịch. Một trong những người này, xét theo nghĩa rộng, là ông Philipp Rösler, tân bộ trưởng kinh tế tiểu bang Niedersachsen. Nhà chính trị thuộc đảng Dân chủ tự do sinh tại Việt Nam và được một gia đình Đức nhận làm con nuôi, khi mới đuợc chín tháng. Ông là người đầu tiên có lịch sử nhập cư nắm chức vụ trong một nội các Đức.
Những người do Đông Đức nhập vào từ giữa thập niên 80 có hoàn cảnh khác hẳn. Những người gọi là hợp tác lao động được nhập vào nước xã hội anh em với mục đích hỗ trợ nền kinh tế. Hầu hết họ sống cách ly với dân Đông Đức, không nghĩ tới truyện định cư. Các cô mang thai buộc phải phá thai hay bị gửi về Việt Nam. Vì thế hầu hết họ chỉ lập gia đình sau khi hoàn cảnh chính trị đổi chiều. Một loạt trẻ em chào đời. Những em này hiện đang ở tuổi học sinh.
Đông Đức tan rã đã gây khốn khổ cho lớp người hợp tác lao động. Họ là những người đầu tiên mất việc, sống dưới diện luật pháp lơ lửng và bị nhóm người bài ngoại tấn công, đặc biệt nơi tá túc của họ ở vùng Lichtenhagen thuộc thành phố Rostock bị phóng hỏa. „Đập bọn Fidschi“ là câu nói thô lỗ bọn cực hữu xử dụng cho họ.
Trong số 60.000 người hợp tác lao động có khoảng một phần ba ở lại Đông Đức. Thêm vào đó là số người từ các nươc Đông Âu khác, họ trốn sang Tây Đức thay vì trở về cố hương. Sau này lớp người nhập cư bất hợp pháp lẻn vào qua đường giây buôn người. Vì không được hưởng trợ cấp, họ loay hoay kiếm sống. Họ chỉ thành công bằng cách tự lập, lúc đầu thường bằng cách bán rong. Vào thập niên 90 nhóm người Việt bán thuốc lá lậu nhan nhản ở các góc phố Đông Đức. Về sau nhiều người mở được cửa hàng. Thế hệ thứ nhất sống âm thầm trong khu người Việt, không va chạm nhiều với người Đức. Hoàn cảnh này sẽ biến đổi ở thế hệ thứ hai.
Martin Spiewak
Người dịch: Lý Thương Anh
Dịch nguyên văn từ tuần báo Die Zeit, số 5, ngày 22.1.2009, trang 31- 32,
với sự đồng ý của tác gỉa và toà soạn.
Báo cáo của Trung Tâm Thẩm Định Chiến Lược và Tài Chính (CSBA) của Mỹ cho biết, tính từ năm 2001 đến nay Mỹ đã đổ vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan tổng cộng 904 tỷ USD. Tính riêng chi phí bỏ ra cho cuộc chiến Iraq là 687 tỷ USD.
Báo cáo của Trung Tâm cũng nói rằng mặc dù đến năm 2011 Mỹ sẽ rút quân ra khỏi Iraq với số lượng lớn nhưng tính đến năm 2018, tổng số tiền mà Mỹ phải chi cho hai cuộc chiến này sẽ lên tới từ 1.300 đến 1.700 tỷ USD.
Một trong những yếu tố làm cho nền kinh tế Mỹ suy sụp hiện nay là sự sa lầy của hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Năm 2008, ngân sách quốc phòng Mỹ đã lên đến 620 tỷ USD. Do đó, muốn giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, Tổng Thống Obama phải tìm giải pháp cho hai cuộc chiến này. Hiện nay Mỹ đang có kế hoạch Iraq hoá (Iraqization) cuộc chiến, tức giao cuộc chiến Iraq lại cho người Iraq, như đã Việt Nam hoá cuộc trước đây. Còn số phận của Afghanistan sẽ như thế nào?
Nhìn qua diễn biến của tình hình, chúng ta sẽ thấy lịch sử cũng đang tái diễn ở Afghanistan.
NHÌN LẠI LỊCH SỬ
Afghanistan có diện tích 647.500 cây số vuông, tức chỉ bằng tiểu bang Texas của Hoa Kỳ, nhưng rừng núi chiếm đa số. Dân số hiện nay khoảng 27.800.000 người, hầu hết theo Hồi Giáo: 84% theo giáo phái Sunni, 15% theo giáo phái Shiite, và 1% các tôn giáo khác. Chỉ có 29% dân số biết chữ, nhưng đến 88% chưa hề được đi học. Có đến 80% dân chúng làm nghề nông, nhưng đất đai khai thác chỉ mới 13%. Tỷ lệ lạm phát 240%. Trong tiến trình lịch sử, đất nước Afghanistan đã chịu nhiều biến động đau thương và nhiều đoàn quân ngoại quốc đã bị chôn vùi tại đó.
Vua Darius I và Alexander Đại Đế của Nga là người đầu tiên khai phá Afghanistan làm con đường đi qua Ấn Độ. Hồi Giáo được truyền vào Afghanistan vào thế kỷ thứ 7. Afghanistan bị Thành Cát Tư Hản và Mông Cổ chiếm vào thế kỷ 13. Đến thế kỷ 19, Afghanistan trở thành trận địa chiến giữa Anh và Nga Hoàng Czar để giành quyền kiểm soát Trung Á. Dân Afghanistan đã mở các cuộc chiến giàng độc lập từ 1838 đến 1842 và từ 1878 đến 1881 dưới sự lãnh đạo của Dost Mohammed và con của ông, nhưng đều bị thất bại. Hiệp ước Anh - Nga 1907 dành cho Afghanistan quyền tự trị và đến năm 1919, sau Đại Chiến thứ I, Anh và Nga trao trả độc lập cho Emir Amanulla. Chế độc quân chủ được thiết lập tại đây từ 1926. Năm 1978 Noor Taraki làm đảo chánh, lật đổ chế độ quân chủ và thành lập một chế độ thân Cộng Sản. Babrak Karmal kế vị Taraki ký hiệp ước liên minh phòng thủ với Liên Sô. Các tổ chức Hồi Giáo nổi lên chống lại. Các tổ chức này được Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác ủng hộ.
TRAO CUỘC CHIẾN VN CHO LIÊN SÔ!
Quân đoàn 40 Liên Sô bắt đầu triển khai tại Afghanistan ngày 25.12.1979, để bảo vệ chế độ Karmal.
Quân đoàn 40, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Sergei Leonidovich Sokolov, gồm 3 sư đoàn pháo cơ giới, 1 sư đoàn không quân, 1 lữ đoàn tấn công, 2 lữ đoàn pháo độc lập và 5 trung đoàn pháo cơ giới riêng biệt. Tổng cộng, lực lượng Liên Sô gồm khoảng 1.800 chiếc xe tăng T-62, 2.000 thiết giáp chiến đấu (AFV) và 80.000 quân.
Ngày 27.12.1979, 700 lính Liên Sô trong trang phục lính Afghanistan, gồm cả các lực lượng đặc biệt OSNAZ của KGB và GRU SPETSNAZ từ Alpha Group và Zenit Group, đã chiếm các cơ sở chính phủ, quân đội và thông tin trọng yếu tại Kabul, kể cả dinh Tổng thống Tajbeg. Nhiệm vụ đầu tiên của quân đội Liên Sô là bảo vệ các thành phố và các cơ sở chiến lược, được mở rộng sang cả chiến đấu với các lực lượng Mujahideen. Tuy nhiên, quân đội Liên Sô không thể thành lập chính quyền bên ngoài Kabul. Tới 80% vùng nông thôn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Zbigniew Brzezinski, Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ Carter đã viết: "Theo lịch sử chính thức, CIA đã bắt đầu giúp Mujahadeen từ năm 1980, có nghĩa sau khi quân đội Liên Sô tiến vào Afghanistan ngày 24.12.1979... Hiện chúng ta đã có cơ hội để trao cho Liên Sô cuộc Chiến tranh Việt Nam của họ."
Tới giữa thập niên 1980, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Quốc, Saudi Arabia, Pakistan và nhiều nước khác, du kích quân Afghanistan được huấn luyện chủ yếu do Hoa Kỳ và Pakistan đã nổi lên khắp nơi khiến Liên Sô phải chịu nhiều tổn thất về quân sự cũng như bị đặt vào tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
Năm 1982, Osama bin Laden đã vào sâu trong lãnh thổ Afghanistan để thăm dò tình hình và có khi đã tham gia vào các trận đánh. Năm 1984, Osama bin Laden thành lập một trạm giao liên tại Peshawar để dưỡng quân. Thấy Bin Laden là người có khả năng và có quyết tâm, cơ quan CIA đã huấn luyện Bin Laden thành một người biết tổ chức tình báo và chiến đấu có kỷ thuật cao để chống lại Liên Sô. Năm 1986, với sự giúp đỡ của CIA, Bin Laden thành lập những trại huấn luyện riêng của mình và trong 2 năm đã xây dựng được 6 trại. Hoa Kỳ đã viện trợ vũ khí và phương tiện cho Bin Laden, nhờ vậy ông đã trực tiếp điều khiển các binh sĩ mở 5 trận đánh lớn với quân Liên Sô và hàng trăm trận giao tranh lẻ tẻ, làm quân Liên Sô điêu đứng.
Các lãnh đạo Mujahideen rất chú trọng tới các chiến dịch phá hoại. Hành động thường thấy nhất là tấn công các đường dẫn năng lượng, ống dẫn dầu, các đài phát thanh, các trụ sở cơ quan chính phủ, sân bay, khách sạn, rạp chiếu bóng, v.v. Từ năm 1985 tới năm 1987, hơn 1.800 hành động khủng bố đã được ghi nhận. Tại vùng biên giới với Pakistan, quân Mujahideen thường phóng 800 quả rocket mỗi ngày. Giữa tháng 4 năm 1985 và tháng 1 năm 1987, họ đã tiến hành hơn 23.500 lần bắn pháo vào các mục tiêu của chính phủ.
Những cuộc đàm phán không chính thức về việc rút quân đội Liên Sô ra khỏi Afghanistan đã được tiến hành từ năm 1982. Tháng 4 năm 1988, Liên Sô đã phải ký Hiệp định Genève với chính phủ Pakistan, Afghanistan và Hoa Kỳ, thoả thuận về các vấn đề chủ chốt, chấm dứt chiến tranh và quân Liên Sô phải rút khỏi Afghanistan năm 1989. Liên Hiệp Quốc thành lập một phái đoàn đặc biệt để giám sát quá trình rút quân của Liên Sô.
Tổng cộng số thiệt hại nhân mạng của các lực lượng vũ trang Liên Sô, quân biên phòng và các lực lượng bộ nội vụ là 14.453 người. Các đơn vị thuộc tổng hành dinh mất 13.833 người, Có 469.685 người bị thương và đau ốm, trong số đó có 53.753 người (11,44%) bị thương tật hay chấn động tâm lý và 415.932 người (88,56%) bị đau ốm.
NỒI DA XÁO THỊT
Sau khi Liên Sô rút khỏi Afghanistan, năm 1992 lực lượng kháng chiến đã kiểm soát gần hết toàn lãnh thổ Liên Sô. Các thành phần kháng chiến cố gắng lôi kéo các phe phái vào một chính phủ đoàn kết, nhưng vì có sự can thiệp của Pakistan và Iran nên không thành: Pakistan muốn Taliban nắm chủ quyền, nên các phe vũ trang lại bắn giết lẫn nhau. Thủ lãnh những lực lượng mạnh nhất chia nhau chiếm đóng các vùng trong nước. Tình trạng vô chính phủ và sứ quân lại tiếp diễn ở Afghanistan.
Tháng 4/1994 Tổng Thống cộng sản Najibullah bị lật đổ, phe kháng chiến Afghanistan vào thủ đô Kabul và tuyên bố thành lập chế độ Cộng Hòa Hồi Giáo. Rabbabi trở thành Tổng Thống. Nhưng liền sau đó cuộc nội chiến bắt đầu. Có khoảng 3 triệu người phải chạy qua Pakistan lánh nạn.
Năm 1995 phe Hồi Giáo Taliban chiếm được hầu hết lãnh thổ Afghanistan. Ngày 27.9.1996 Tổng Thống Rabbabi chạy về phí Bắc cùng với các binh sĩ của ông tiếp tục chiến đấu. Phe Taliban vào trụ sở quốc tế ở Kabul bắt anh em cựu Tổng Thống Najibullah đem treo cổ giữa chợ.
Đến năm 1998, phe Taliban dưới sự lãnh đạo của Giáo chủ Mullah Mohammad Omar, thường được gọi là Emir al-Momineen, đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ, cho áp dụng luật lệ Hồi Giáo một cách khắt khe, bao gồm các quy định giới hạn quyền lợi và sinh hoạt của phụ nữ trong xã hội.
Vì Hoa Kỳ chỉ giúp kháng chiến quân Afghanistan đánh Liên Sô, nhưng không giúp họ xây dựng lại đất nước, nên hậu quả rất nghiêm trọng.
HOA KỲ TRỞ THÀNH KẺ THÙ
Khi Liên Sô rút chạy khỏi Afghanistan vào năm 1989, Bin Laden trở về Saudi Arabia. Ngày 2.8.1990 Saddam Hussein đã đem quân xâm lược Kuwait. Bin Laden hô hào khối A-rập giúp Kuwait đẩy lui sự xâm lược của Iraq. Ông đề nghị đưa 4.000 quân Mujahedin của ông từ Afghanistan về bảo vệ Saudi Arabia, nhưng bị bác bỏ.
Chỉ vài tuần sau, Hoa Kỳ tiến vào Saudi Arabia để giải phóng Kuwait khiến Bin Laden bất mãn vô cùng. Ông cho rằng vấn đề của người A-rập phải để người A-rập giải quyết với nhau, Hoa Kỳ không được can thiệp vào. Từ đó, Bin Laden bắt đầu chống Mỹ. Ông xúi giục các giáo sĩ Hồi Giáo chống Mỹ và chính quyền Saudi Arabia. Ông thành lập trại huấn luyện để huấn luyện kháng chiến quân. Cảnh sát Saudi Arabia khám phá ra trại này và bắt ông phá hủy. Ông tức giận, đem khoảng 4000 người ông chiêu một được chạy qua Afghanistan vào tháng 4 năm 1991. Do sự thúc đẩy của Mỹ, tình báo Saudi Arabia và Pakistan đã nhiều lần tổ chức bắt cóc hay giết Bin Laden, nhưng không thành công.
Tháng 5 năm 1998 Bin Laden thành lập tổ chức “International Islamic Front for Jihad against America and Israel” (Mặt Trận Hồi Giáo Quốc Tế ủng hộ Jihad chống Mỹ và Israel) và hô hào chống người Mỹ bất cứ nơi đâu. Ông còn lập một tổ chức khác lấy tên là Al-Qaida có nhiệm vụ thực hiện các vụ khủng bố quốc tế.
TRẢ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM N LẠI CHO MỸ!
Khi quân khủng bố tấn công Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York ngày 11.9.2001, Bin Laden được coi như là nghi can đầu tiên trong biến cố này.
Ngày 7.10.2001, sau khi Taliban nhiều lần từ chối giao nộp Bin Laden cho Hoa Kỳ và lên tiếng thách thức, Hoa Kỳ và các đồng minh bắt đầu oanh kích các cơ sở quân sự và các doanh trại huấn luyện của quân Afghanistan, sau đó đổ quân vào.
Vì thiếu kinh nghiệm, thay vì lợi dụng những đồi núi và hang động hiểm trở của Afghanistan để dùng du kích chiến chống lại liên quân, Taliban và Al-Qaida lại thiết lập các căn cứ quân sự để chống đỡ. Chỉ 5 tuần sau, với sự yểm trợ của không quân Mỹ, liên quân đã chiếm thành phố nòng cốt Mazar-i-Sharif và thủ đô Kabul. Ngày 7.12.2001, chế độ Taliban sụp đổ hoàn toàn khi quân sĩ bỏ trốn khỏi pháo lũy phòng thủ cuối cùng.
Tháng 12/2001, Hamid Karzai, một người Pastun thuộc nhóm sắc tộc chiếm đa số ở Afghanistan, đã từng du học ở Mỹ, được Mỹ đưa ra lãnh đạo chính quyền lâm thời của Afghanistan. Sau một cuộc bầu cử, tháng 12/2002 ông chính thức trở thành Tổng thống Afghanistan.
Tháng 8/2003, theo nghị quyết của Hội Dồng Bảo An LHQ, khối NATO thành lập Lực Lượng Yểm Trợ An Ninh Quốc Tế (International Security Assistance Force - ISAF) để bảo vệ an ninh ở Afghanistan dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc. Nhiệm vụ của ISAF lúc đầu là bảo vệ an ninh cho Kabul và vùng phụ cận.
Nhưng mọi sự đã không êm xuôi như vậy. Osama Bin Laden và lãnh tụ Taliban Mullah Muhammad Omar vẫn chưa bị bắt. Các thành viên Al-Qaida và Mujahideen từ các bộ phận khác nhau của thế giới Hồi Giáo, từng chiến đấu trong hàng ngũ Taliban còn sống sót, đã chỉnh đốn lại hàng ngũ và phản công bằng chiến thuật du kích chiến. Tháng 5/2005, kháng chiến quân bắt đầu mở những cuộc tấn công liên tục vào liên quân. Năm 2006 là năm cuộc chiến trở nên dữ dội nhất. Quận đội Hoa Kỳ từ 10.000 phải tăng lên 18.000. Kháng chiến quân đã xâm nhập vào Nam Afghanistan, khủng bố dân làng địa phương và tấn công cả quân Afghanistan lẫn Hoa Kỳ.
Tháng 8/2006, quân NATO phải tổ chức nhiều cuộc hành quân ở Nam Afghanistan với liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu. Đây là những cuộc hành quân rất căm go, được coi là những cuộc hành quân nguy hiểm nhất mà NATO đã đảm nhận trong lịch sử 57 năm của tổ chức này.
Để đối phó với tình hình, Quân Đội Afghanistan (Afghan National Army - ANA) được thành lập. NATO hy vọng sẽ huấn luyện và trang bị cho khoảng 120.000 quân Afghanistan trong 5 năm với chi phí khoảng 17 tỷ USD để họ tự bảo vệ lấy xứ sở của họ. Một nguồn tin cho biết Mỹ và NATO đã huấn luyện được khoảng 80.000 quân Afghanistan. Nhưng khả năng và kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Afghanistan hiện nay chỉ ngang với địa phương quân và nhân dân tự vệ của VNCH mà thôi.
NATO và liên quân đã cố gắng kết hợp giữa các chiến dịch quân sự và sự phát triển dân sự với hy vọng rằng trong một thời gia, chính phủ Afghanistan sẽ đủ mạnh để "tự lực cánh sinh". Nhưng thực tế lại không đúng như điều NATO mong muốn: Tình hình an ninh ở Afghanistan đang ngày càng xấu đi.
Hiện nay tại Pakistan có khoảng 7 triệu người thuộc sắc tộc Taliban, cộng thêm khoảng 3 triệu người Taliban tỵ nạn ở biên giới Pakistan và Afghanistan. Do đó, Taliban và Al-Qaida đã biến vùng biên giới đầy núi non hiểm trở này thành hậu cứ và khu an toàn của kháng chiến quân. Hoa Kỳ đã yiểm trợ Tướng Pervez Musharrat lên làm Tổng Thống Pakistan với hy vọng ông sẽ hợp tác với liên quân trong việc tảo thanh kháng chiến quân, nhưng Tướng Musharrat đã không thể thực hiện được điều Hoa Kỳ mong muốn vì ba lý do chính sau đây: (1) Các nhóm Hồi Giáo ủng hộ kháng chiến quân cương quyến phải đối sự xâm nhập của liên quân vào Pakistan. (2) Taliban và Al-Qaida dọa nếu chính quyền Pakistan để cho liên quân xâm nhập vào biên giới Pakistan, họ sẽ biến Pakistan thành biển máu như ở Iraq. (3) Pakistan không bao giờ muốn diệt Taliban vì Taliban vốn là cánh tay mặt của Pakistan. Nếu liên quân thất bại, Pakistan sẽ lại yểm trợ Taliban lãnh đạo đất nước Afghanistan.
Liên quân còn gặp một khó khăn khác là sự yểm trợ của Iran cho kháng chiến quân cả về vũ khí lẫn tiếp liệu. Tài liệu của Tây phương cho biết trong năm 2007, Iran đã gởi nhiều võ khí cho Taliban. Đại Tá Rahmatullah Safi, chỉ huy cảnh sát Afghanistan, cho biết đã bắt được nhiều võ khí từ Iran sang gồm có chất nổ C-4. mìn chống tăng, súng cối 107 ly, AK47, v.v.
Tại sao Taliban có thể phục hồi một cách nhanh chóng như vậy? Ông Christophe Jaffrelot, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Pháp CERI đã đưa ra một số lý do như sau:
Trước tiên, không thể phủ nhận tài năng tổ chức của hai nhân vật lãnh đạo kháng chiến quân. Giáo sĩ Omar, thủ lãnh Taliban, và trùm khủng bố Ben Laden, thủ lãnh Al Qaida, có lẽ đang ẩn náu ở vùng biên giới Pakistan-Afghanistan và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Omar thiết lập một mạng lưới cơ sở và thận trọng không để một cán bộ chỉ huy nào trụ lâu ở một chỗ để tạo uy tín cá nhân.
Về phần Ben Laden, một trong những cái hay của ông là trao bớt quyền cho những thuộc hạ có khả năng thích nghi với tình hình và điều kiện hoạt động tại địa phương. Điển hình là có khá nhiều người được gọi là “thủ lãnh số ba” bị bắt tại Pakistan.
Thứ hai là các cán bộ của kháng chiến quân được lệnh phải hết sức giúp đỡ dân chúng để được dân che chở. Hiện nay, chiến dịch trồng thuốc phiện đang giúp dân có cuộc sống khá hơn (sẽ nói sau)
Thứ ba, không phải tất cả các đồng minh trong NATO đều hào hứng chiến đấu. Các nhà lập kế hoạch của NATO giờ đây phải chấp nhận một thực tế là người Hà Lan và người Canada sẽ rút khỏi các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan vào tháng 11/2010 và chỉ tập trung vào công tác đào tạo, huấn luyện quân đội nước chủ nhà. Điều này sẽ đẩy áp lực về phía Anh, buộc nước này phải xem xét lại mức độ tận tuỵ của mình.
Thứ tư, Giáo sĩ Omar đã khôn lanh từ bỏ chủ trương chống trồng cây á phiện do ônh đưa ra lúc còn nắm quyền.
Trong phúc trình hằng năm đưa ra ngày 5.3.2008, Ủy Ban Kiểm Soát Ma Túy của Liên Hiệp Quốc nói rằng trong năm 2007, việc trồng cây thuốc phiện tại Afghanistan đã lên tới cao nhất từ trước tới nay mặc dầu có những nỗ lực của quốc tế để giúp dẹp bỏ tình trạng này.
Ủy Ban cho biết việc trồng cây thuốc phiện đã gia tăng 17% so với năm trước và việc sản xuất thuốc phiện đã đạt tới 8.200 tấn vào năm 2007. Afghanistan đã chiếm khoảng 93% số thuốc phiện trên thị trường thế giới. Trung tâm buôn bán thuốc phiện nhiều nhất là tỉnh Helmand ở miền Nam Afghanistan và việc buôn bán ma túy đã trở nên tinh vi hơn.
Việc trồng cây thuốc phiện dưới sự bảo trợ của kháng chiến quân có thể bảo đảm cuộc sống của người dân nên đã thu hút một số lớn dân chúng đi theo Taliban để có cuộc sống khá hơn. Buôn bán ma túy bất hợp pháp đã trở thành nguồn lợi chính của Taleban.
Ông Antonio Maria Costa, Giám đốc Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ, cho biết hiện nay các viên chức chính phủ Afghanistan, từ nghị sĩ cho đến cảnh sát, đều có liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy.
Theo tướng David Richards, chỉ huy lực lượng NATO tại Afghanistan, cho rằng nước này hiện đang ở ngã rẽ quan trọng: phần lớn dân chúng tại Afghanistan sẽ ngả về phe Taliban nếu họ không thấy cải thiện về mức sống trong vòng 6 tháng tới.
Một nhà báo bị Taliban bắt giữ gần đây cho biết một thủ lĩnh cấp cao của phong trào này đã xác định rõ họ cần 20 năm để đánh đuổi binh sĩ ngoại quốc ra khỏi đất nước chứ không đơn giản chỉ trong vài tháng hay vài năm.
Bây giờ các phe đối ngịch của Hoa Kỳ có thể nói: “Trao lại cho Hoa Kỳ cuộc Chiến tranh Việt Nam của họ."
DECENT INTERVAL?
Nói chuyện với đài BBC, ông Jaap de Hoop Scheffer, Tổng Thư Ký NATO, nói Afghanistan là mặt trận hàng đầu trong cuộc chiến chống khủng bố, và nếu người ta không giải quyết khủng bố tại Afghanistan thì hậu quả sẽ lan tới các nước phương Tây, “tới London, Brussels, Amsterdam”. Ông xác định rằng sứ mạng của liên quân tại Afghanistan không hề thất bại, mặc dù còn nhiều thách thức lớn đặt ra, trong đó có vấn đề huấn luyện và cấp trang thiết bị cho quân đội quốc gia Afghanistan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sứ mạng của NATO tại Afghanistan là vấn đề cần thiết chứ không phải một sự lựa chọn.
Nhưng đó không phải là quan điểm của Chuẩn tướng Mark Carleton-Smith, người lãnh đạo Lữ đoàn không kích 16 của quân Anh ở Helmand. Tướng Carleton-Smith nói với tờ Sunday Times rằng không thể mong đợi "chiến thắng quân sự mang tính quyết định" ở Afghanistan. Mục tiêu của các chiến dịch chỉ nhằm bảo đảm quân đội Afghanistan có thể tự kiểm soát tình hình. Ông nói sẽ không thực tế khi mong đợi lực lượng đa quốc gia quét sạch tất cả các nhóm nổi dậy có vũ trang ra khỏi nước này. Theo ông, "Chúng ta sẽ không thắng cuộc chiến này".
Tướng Carleton-Smith nói tiếp: "Nếu Taleban sẵn sàng ngồi phía bên kia của bàn đàm phán và nói chuyện về việc ổn định chính trị, thì đó chính là cái tiến bộ sau những đợt càn quét như thế này.”
Phóng viên Martin Patience của BBC ở Kabul nói bình luận của tướng Carleton-Smith mang âm hưởng của những ý kiến thường gặp ở đây, dù hiếm khi lên báo, trong giới ngoại giao và quân sự Anh ở Afghanistan.
Năm 2006, NATO có 33.000 quân ở Afghanistan, trong đó có 13.250 quân Hoa Kỳ. Năm 2008, NATO có đến 42.000 quân, trong đó có 15.000 quân Hoa Kỳ và 7.800 quân Anh. Tính đến ngày 25.1.2009, cuộc chiến đã gây ra cho 19.529 người bị chết và 51.924 bị thương.
Tổng Thống Obama đã ra lệnh xem xét lại chiến lược của Mỹ ở Afghanistan. Ông muốn tăng quân số Mỹ ở Afghanistan lên khoảng 30.000 quân. Bộ Trưởng Quốc Phòng Gates nói rằng kế hoạch chiến tranh mới sẽ tập trung vào "những việc rất cụ thể", chẳng hạn như thiết lập quyền kiểm soát tại nhiều vùng ở Afghanistan, truy quét al-Qaeda và cung cấp các dịch vụ, an ninh cho người dân Afghanistan.
Hôm 3.11.2007, Tổng Thống Karzai đã kêu gọi cộng đồng quốc tế Afghan hoá (Afghanization) cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng không ai tin rằng sau khi Quân Đội Quốc Gia Afghanistan được huấn luyện và cấp trang thiết bị, quân đội này có thể giữ được Afghanistan. Trên 50.000 quân NATO (và sắp tăng cao hơn) với võ khí tối tân nhất mà không bình định được, làm sao đoàn quân thô sơ này có thể bảo vệ được Afghanistan?
Tổng thống Karzai tỏ ý muốn thương thuyết với Taliban-Afghanistan và loại trừ các thành phần Ả rập và Pakistan. Nhưng đây không phải là chuyện dễ dàng, vì không ai biết được cơ cấu tổ chức của Taliban thực sự như thế nào và không chắc gì các thành phần Ả rập và Pakistan chịu đứng bên ngoài.
Qua kinh nghiệm “Đồng Minh tháo chạy” ở Nam Việt Nam, với các kế hoạch mà Tổng Thống Obama và Bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra, chúng ta thấy lịch sử đang tái diễn tại Afghanistan: Trước khi trao quyền lại cho chính quyền Afghanistan và bỏ chạy, Hoa Kỳ đã tăng thêm quân để gây thiệt hại nặng cho phe kháng chiến và đẩy phe này ra xa thủ đô Kabul, đồng thời cũng cố cho chế độ ở Kabul vững mạng hơn lên, để tạo ra một gian đoạn mà Kissinger gọi là “decent interval”, tức một “khoảng cách vừa phải”. Đây là khoảng cách được ước tính từ một đến hai năm, một khoảng cách mà phiếm quân có thể kiện toàn lại lực lượng và tiến chiếm Kabul. Lúc đó, Mỹ và liên quân đã bay xa rồi!
Bản Đồ cháy rừng tại tiểu bang Victoria Úc Châu
http://mapvisage.appspot.com/fires/FireMap.htmln
Chữa cháy |
Tiểu bang Victoria là tiểu bang có đông người Việt định cư đứng hàng thứ II trong nước Úc, chỉ sau thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales.
Đa số người Việt sinh sống và hành nghề thương mại trong thành phố Melbourne, thủ phủ của tiểu bang Victoria.
Đám cháy rừng gần thành phố Melbourne nhất là vùng Warramate, Maroodah Mount Riddell và Kinglake National Park, cách thành phố Melburne về hướng đông bắc, trên dưới khoảng 200km.
Cháy rừng đã xảy ra khoảng 45 địa điểm (rural), cách nhau trong toàn tiểu bang Victoria. Cháy rừng Úc Châu lần này, đã làm một cái Shock lớn cho nước Úc và ngay cả trên thế giới nữa.
Chính phủ và các cơ quan từ thiện trong toàn nước Úc đang phát động mạnh mẽ phong trào cứu trợ những nạn nhân bị xấu số. Tổng thống Obama của Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng, sẵn sàng tiếp ứng và cứu trợ các nạn nhân.
Tiểu bang Victoria |
ĐÁ TUYẾT MÙA ĐÔNG
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Thiên nhiên là Nghệ thuật của Thượng Đế.
Nature is the art of God.
(Thomas Browne, Religio Medici, 1635)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền