Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên C - Dành cho những người không thể đến Nhà Thờ.
Giáo Hội Năm Châu
01:55 08/02/2025
BÀI ĐỌC 1 Is 6, 1-2a. 3-8
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Năm vua Út-di-gia-hu băng hà, tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ. Phía bên trên Người, có các thần Xê-ra-phim đứng chầu. Các vị ấy đối đáp tung hô:
“Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!
Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!”
Tiếng tung hô đó làm cho các trụ cửa rung chuyển; khắp Đền Thờ khói toả mịt mù. Bấy giờ tôi thốt lên:
“Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế,
tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh!”
Một trong các thần Xê-ra-phim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
“Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội.”
Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
“Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 15:1-11
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích.
Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh.
Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.
Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.
Tóm lại, dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 4:19
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 5:1-11
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.
Giảng xong, Người bảo ông Si-môn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Si-môn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.
Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
Đó là Lời Chúa.
Chúa của sự kinh ngạc
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:47 08/02/2025
CHÚA CỦA SỰ KINH NGẠC
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM C
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn cho thấy Ngài luôn là Chúa của sự kinh ngạc. Chính Ngài đã làm nên nhiều kinh ngạc.
Làm sao có thể hiểu nổi, kẻ bị bán làm nô lệ và thực sự là anh nô lệ như tổ phụ Giuse, lại trở nên thừa tướng và cứu sống cả gia đình mình? - Chỉ là một anh chăn cừu, một người nói ngọng, thủ lãnh Môsê trở thành nhà giải phóng dân tộc lừng danh - Dưới sự hướng dẫn mà Chúa ủy nhiệm, chỉ trong một đêm, thủ lãnh Môsê lại có thể đủ tài, đủ sức dẫn cả đoàn dân đông đảo nhưng lại bơ vơ vì vừa thoát cảnh lưu đày vượt Hồng Hải ráo chân, trong khi kẻ thù đuổi theo sau trong tư thế hung hăng, nườm nượp, mạnh bạo đã phải kéo nhau chết đuối giữa dòng - Làm sao dám tưởng tượng cô Maria, một thôn nữ quê mùa, nghèo hèn, chiềm khuất giữa làng quê Nazareth lại trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa - Có giàu óc tưởng tượng đến mấy cũng không dám nghĩ, đoàn tông đồ vừa dốt nát, bất tài, yếu đuối, tội lỗi lại có thể trở thành rườn cột của Hội Thánh...
Đấng làm nên muôn điều kinh ngạc, hôm nay bước xuống thuyền của một trong những tông đồ, mà chỉ trong tương lai ngắn, sẽ phạm tội nặng. Thánh Phêrô, dù mang trọng trách là tông đồ trưởng, là giáo hoàng thứ nhất của Hội Thánh sẽ đổ gục, sẽ sa ngã, sẽ phạm tội, sẽ chối Chúa.
Nhưng thánh Phêrô đã được Chúa chọn. Chúa luôn làm kinh ngạc. Vì sao Chúa vẫn quyết chọn và không bao giờ loại trừ thánh Phêrô dù ông có ra sao.
Chính vì sự quyết chọn này mà trong hai chiếc thuyền gần bờ, không phải vô tình, Chúa lại bước xuống thuyền của thánh Phêrô. Chúa biến con thuyền của thánh Phêrô - chỉ thuyền của thánh Phêrô chứ không phải của bất kỳ ai (trong trình thuật của mình, thánh Luca không quên nhấn mạnh: "Thuyền đó của ông Simon") - thành "tòa giảng".
Chúa không cần một tàu du lịch đẹp. Chúa không cần một chiếc du tuyền sang trọng. Chúa cũng không bước vào khoang thuyền đầy cá. Lạ lùng và gây kinh ngạc, Chúa bước vào một con thuyền đánh cá đơn giản, bình thường, có khi còn đầy mùi tanh của biển và cá. Chúa xuống khoang thuyền trống trơn sau một đêm vật lộn với biển thất bại. Chúa ngồi giảng dạy trong khoang chứa toàn những con người lam lũ, vất vả và thất vọng.
Càng kinh ngạc, sau khi giảng dạy, đặc biệt, sau khi đã thu hút người thợ chài Simon bằng lời rao giảng, Chúa lệnh cho ông hãy thả lưới chỗ nước sâu. Với kinh nghiệm lành nghề của mình, anh thợ Simon có thể trả lời: "Làm sao đánh cá vào ban ngày, làm sao thuyền nhỏ, lưới nhỏ lại đánh bắt ở chỗ sâu?". Nhưng thật kinh ngạc: anh thợ chài lành nghề lại trả lời với Chúa, đúng hơn, trả lời với một người xuất thân thợ mộc, không chút kinh nghiệm nghề cá: "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới".
Vô cùng kinh ngạc: Sau hành động vâng lời là một mẻ cá tưởng chỉ có trong mơ!
Nếu biển cả là biểu tượng của cuộc đời mênh mông, không phải lúc nào cũng yên bình, phẳng lặng, nhưng sẽ có những lúc giăng mắc đầy đau thương, cuồng loạn;
Nếu kiếp sống của từng người chỉ là con thuyền nhỏ trôi dập dềnh trong sóng biển cuộc đời, sẽ có lúc phải chiến đấu, phải đối đầu với những bạo loạn dồn dập của biển đời ấy;
Thì sự trống trơn của khoang thuyền sau bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu công sức chính là biểu tượng của sự bất lực, sự giới hạn, sự nhỏ bé, sự hèn kém của phận người nơi mỗi chúng ta.
Hãy nhớ, giữa lúc chúng ta đang hết sức bất lực, giữa lúc chúng ta đang hết sức nghèo hèn, giữa lúc chúng ta chơi vơi nhất, giữa lúc hồn chúng ta thực sự "trống trơn", đừng quên, đó chính là lúc thuận tiện nhất để Chúa nói với chúng ta và để Chúa ở nơi chúng ta, biến chúng ta thành "hội đường", thành "giảng đài", thành "diễn đàn" của Chúa. Chính nơi chúng ta, Chúa công bố Lời hằng sống, Lời cứu độ, Lời vĩnh cửu, Lời của con tim chỉ biết có tình yêu.
Khi chúng ta chấp nhận để Chúa sử dụng bản thân giữa bối cảnh tưởng như chán chường nhất, khó chấp nhận nhất, thì lập tức, sự nghèo khó của ta thành cơ hội loan báo sự giàu có của Chúa; sự cùng khốn của ta thành cơ hội loan báo tình thương của Chúa; sự thất vọng của ta nói cho mọi người về một niềm hy vọng trong Chúa; sự mệt mỏi của ta nói cho mọi người về một điểm tựa chứa đầy uy lực đỡ nâng; và những giới hạn của ta nói cho mọi người về nguồn ơn thánh vô hạn bất cứ lúc nào ta cũng có thể tìm đến và kín múc...
Điều quan trọng, chúng ta có chấp nhận để Chúa bước vào con thuyền cuộc đời mình theo cách của Chúa? Rất thường xuyên, ta dùng suy luận và lý luận kiểu con người để nói rằng, một điều gì đó, một hoàn cảnh nào đó, một con đường nào đó... không phù hợp... Thế rồi ta tự mình đẩy Chúa ra ngoài con thuyền ấy. Chúa bất lực, đứng nhìn và rời chúng ta. Điều đáng buồn là, chính cách nghĩ của ta, sẽ càng lúc càng đẩy ta xa Chúa...
Hãy học thánh độ khiêm nhường của thánh Phêrô. Nhìn một con người, nhưng giờ đây, ông đã tin là "Chúa". Ông sụp lạy "Con Người - Chúa" ấy: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi".
Hãy để Chúa ở lại trong "thuyền" đời chúng ta để Chúa giải phóng chúng ta, để Chúa có cơ hội đổ ơn vào hồn chúng ta, để Chúa ban bố sự tha thứ tội lỗi của chúng ta và để Chúa có cơ hội mở ra cho chúng ta sứ mệnh cộng tác với Chúa làm người công bố sứ điệp Tin mừng yêu thương và cứu độ của Chúa.
Hy vọng từ đây thuyền đời chúng ta sẽ là "giảng đường" của Chúa. Một thứ tuyền đời tưởng như toàn bất lực, hèn kém, có khi còn đầy tội lỗi, lại gây nên những kinh ngạc lớn lao bởi những hiệu năng và hiệu quả trên chính "con thuyền" có Chúa ấy...
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM C
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn cho thấy Ngài luôn là Chúa của sự kinh ngạc. Chính Ngài đã làm nên nhiều kinh ngạc.
Làm sao có thể hiểu nổi, kẻ bị bán làm nô lệ và thực sự là anh nô lệ như tổ phụ Giuse, lại trở nên thừa tướng và cứu sống cả gia đình mình? - Chỉ là một anh chăn cừu, một người nói ngọng, thủ lãnh Môsê trở thành nhà giải phóng dân tộc lừng danh - Dưới sự hướng dẫn mà Chúa ủy nhiệm, chỉ trong một đêm, thủ lãnh Môsê lại có thể đủ tài, đủ sức dẫn cả đoàn dân đông đảo nhưng lại bơ vơ vì vừa thoát cảnh lưu đày vượt Hồng Hải ráo chân, trong khi kẻ thù đuổi theo sau trong tư thế hung hăng, nườm nượp, mạnh bạo đã phải kéo nhau chết đuối giữa dòng - Làm sao dám tưởng tượng cô Maria, một thôn nữ quê mùa, nghèo hèn, chiềm khuất giữa làng quê Nazareth lại trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa - Có giàu óc tưởng tượng đến mấy cũng không dám nghĩ, đoàn tông đồ vừa dốt nát, bất tài, yếu đuối, tội lỗi lại có thể trở thành rườn cột của Hội Thánh...
Đấng làm nên muôn điều kinh ngạc, hôm nay bước xuống thuyền của một trong những tông đồ, mà chỉ trong tương lai ngắn, sẽ phạm tội nặng. Thánh Phêrô, dù mang trọng trách là tông đồ trưởng, là giáo hoàng thứ nhất của Hội Thánh sẽ đổ gục, sẽ sa ngã, sẽ phạm tội, sẽ chối Chúa.
Nhưng thánh Phêrô đã được Chúa chọn. Chúa luôn làm kinh ngạc. Vì sao Chúa vẫn quyết chọn và không bao giờ loại trừ thánh Phêrô dù ông có ra sao.
Chính vì sự quyết chọn này mà trong hai chiếc thuyền gần bờ, không phải vô tình, Chúa lại bước xuống thuyền của thánh Phêrô. Chúa biến con thuyền của thánh Phêrô - chỉ thuyền của thánh Phêrô chứ không phải của bất kỳ ai (trong trình thuật của mình, thánh Luca không quên nhấn mạnh: "Thuyền đó của ông Simon") - thành "tòa giảng".
Chúa không cần một tàu du lịch đẹp. Chúa không cần một chiếc du tuyền sang trọng. Chúa cũng không bước vào khoang thuyền đầy cá. Lạ lùng và gây kinh ngạc, Chúa bước vào một con thuyền đánh cá đơn giản, bình thường, có khi còn đầy mùi tanh của biển và cá. Chúa xuống khoang thuyền trống trơn sau một đêm vật lộn với biển thất bại. Chúa ngồi giảng dạy trong khoang chứa toàn những con người lam lũ, vất vả và thất vọng.
Càng kinh ngạc, sau khi giảng dạy, đặc biệt, sau khi đã thu hút người thợ chài Simon bằng lời rao giảng, Chúa lệnh cho ông hãy thả lưới chỗ nước sâu. Với kinh nghiệm lành nghề của mình, anh thợ Simon có thể trả lời: "Làm sao đánh cá vào ban ngày, làm sao thuyền nhỏ, lưới nhỏ lại đánh bắt ở chỗ sâu?". Nhưng thật kinh ngạc: anh thợ chài lành nghề lại trả lời với Chúa, đúng hơn, trả lời với một người xuất thân thợ mộc, không chút kinh nghiệm nghề cá: "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới".
Vô cùng kinh ngạc: Sau hành động vâng lời là một mẻ cá tưởng chỉ có trong mơ!
Nếu biển cả là biểu tượng của cuộc đời mênh mông, không phải lúc nào cũng yên bình, phẳng lặng, nhưng sẽ có những lúc giăng mắc đầy đau thương, cuồng loạn;
Nếu kiếp sống của từng người chỉ là con thuyền nhỏ trôi dập dềnh trong sóng biển cuộc đời, sẽ có lúc phải chiến đấu, phải đối đầu với những bạo loạn dồn dập của biển đời ấy;
Thì sự trống trơn của khoang thuyền sau bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu công sức chính là biểu tượng của sự bất lực, sự giới hạn, sự nhỏ bé, sự hèn kém của phận người nơi mỗi chúng ta.
Hãy nhớ, giữa lúc chúng ta đang hết sức bất lực, giữa lúc chúng ta đang hết sức nghèo hèn, giữa lúc chúng ta chơi vơi nhất, giữa lúc hồn chúng ta thực sự "trống trơn", đừng quên, đó chính là lúc thuận tiện nhất để Chúa nói với chúng ta và để Chúa ở nơi chúng ta, biến chúng ta thành "hội đường", thành "giảng đài", thành "diễn đàn" của Chúa. Chính nơi chúng ta, Chúa công bố Lời hằng sống, Lời cứu độ, Lời vĩnh cửu, Lời của con tim chỉ biết có tình yêu.
Khi chúng ta chấp nhận để Chúa sử dụng bản thân giữa bối cảnh tưởng như chán chường nhất, khó chấp nhận nhất, thì lập tức, sự nghèo khó của ta thành cơ hội loan báo sự giàu có của Chúa; sự cùng khốn của ta thành cơ hội loan báo tình thương của Chúa; sự thất vọng của ta nói cho mọi người về một niềm hy vọng trong Chúa; sự mệt mỏi của ta nói cho mọi người về một điểm tựa chứa đầy uy lực đỡ nâng; và những giới hạn của ta nói cho mọi người về nguồn ơn thánh vô hạn bất cứ lúc nào ta cũng có thể tìm đến và kín múc...
Điều quan trọng, chúng ta có chấp nhận để Chúa bước vào con thuyền cuộc đời mình theo cách của Chúa? Rất thường xuyên, ta dùng suy luận và lý luận kiểu con người để nói rằng, một điều gì đó, một hoàn cảnh nào đó, một con đường nào đó... không phù hợp... Thế rồi ta tự mình đẩy Chúa ra ngoài con thuyền ấy. Chúa bất lực, đứng nhìn và rời chúng ta. Điều đáng buồn là, chính cách nghĩ của ta, sẽ càng lúc càng đẩy ta xa Chúa...
Hãy học thánh độ khiêm nhường của thánh Phêrô. Nhìn một con người, nhưng giờ đây, ông đã tin là "Chúa". Ông sụp lạy "Con Người - Chúa" ấy: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi".
Hãy để Chúa ở lại trong "thuyền" đời chúng ta để Chúa giải phóng chúng ta, để Chúa có cơ hội đổ ơn vào hồn chúng ta, để Chúa ban bố sự tha thứ tội lỗi của chúng ta và để Chúa có cơ hội mở ra cho chúng ta sứ mệnh cộng tác với Chúa làm người công bố sứ điệp Tin mừng yêu thương và cứu độ của Chúa.
Hy vọng từ đây thuyền đời chúng ta sẽ là "giảng đường" của Chúa. Một thứ tuyền đời tưởng như toàn bất lực, hèn kém, có khi còn đầy tội lỗi, lại gây nên những kinh ngạc lớn lao bởi những hiệu năng và hiệu quả trên chính "con thuyền" có Chúa ấy...
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:50 08/02/2025
45. Xét cho cùng con người có được bao nhiêu đức hạnh thì chỉ có trong nghịch cảnh mới nghiệm được mà thôi.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 08/02/2025
61. MỤ TÚ BÀ BỊP BỢM
Có một thương nhân ngoài tỉnh, trọ trong một kỹ viện, nhìn quần trăng trên bầu trời thì nói với kỹ nữ:
- “Ngày mai có gió”.
Chẳng may mụ tú bà nghe được, trong lòng nảy ra tà ý, vội vàng chạy đến chỗ của phú thương và nắm vạt áo của ông ta quát lên:
- “Quan phủ ở đây đang truy nã người viết sách yêu quái và nói chuyện yêu quái.”
Nói xong thì đẩy ông ta ra ngoài phố, phú thương hai ba lần cầu khẩn, ngầm xuất ra năm mươi lạng bạc mới khỏi bị hại.
Ngày thứ hai, mụ tú bà lại thấy quần trăng trên trời, bèn hỏi người thương gia:
- “Anh rể, anh rể, anh coi ngày mai có gió hay có mưa?”
Thương nhân trả lời:
- “Không phải gió, không phải mưa, mà là một thòng lọng lớn dọa người để bịp tiền”.
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 61:
Lầu xanh, kỹ nữ và tú bà (ba trong một) trở thành cái thòng lọng vừa dọa khách làng chơi vừa bịp tiền của họ, ai cũng biết điều ấy, nhưng vẫn có người bị dọa đến tính mạng và bị bịp mất tiền mất bạc mất danh dự, bởi vì...ham vui.
Thời nay có những lầu xanh trá hình bằng khách sạn, karaoke, trá hình bằng tiệm hớt tóc mát-xa, trá hình bằng quán cà phê thơ mộng; thời nay có những kỹ nữ trá hình là học sinh đại học, trá hình bằng nhân viên phục vụ nhà hàng, trá hình bằng người mẫu; thời nay có những mú tú bà trá hình là chủ tiệm hớt tóc, là ca sĩ điều khiển kỹ nữ bằng điện thoại di động.v.v...họ trở thành cái thòng lọng thắt chặt những ai có đời sống tâm linh không rõ ràng ươn ươn dở dở, nó cũng trở thành cái ngục tù nhốt tuổi thanh xuân của thanh niên...
Người Ki-tô hữu có nhà thờ, có thánh lễ và có các sinh hoạt tôn giáo để chống lại với “cái thòng lọng” chết người ấy, bởi vì khi người Ki-tô hữu không muốn đến nhà thờ thì những lầu xanh trá hình ấy sẽ là chốn dừng chân của họ, và chính nơi đây những kỹ nữ sẽ là người dẫn đường cho họ đi xuống nơi mà họ không muốn, đó là hỏa ngục.
Ai có đức tin thì biết điều này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thương nhân ngoài tỉnh, trọ trong một kỹ viện, nhìn quần trăng trên bầu trời thì nói với kỹ nữ:
- “Ngày mai có gió”.
Chẳng may mụ tú bà nghe được, trong lòng nảy ra tà ý, vội vàng chạy đến chỗ của phú thương và nắm vạt áo của ông ta quát lên:
- “Quan phủ ở đây đang truy nã người viết sách yêu quái và nói chuyện yêu quái.”
Nói xong thì đẩy ông ta ra ngoài phố, phú thương hai ba lần cầu khẩn, ngầm xuất ra năm mươi lạng bạc mới khỏi bị hại.
Ngày thứ hai, mụ tú bà lại thấy quần trăng trên trời, bèn hỏi người thương gia:
- “Anh rể, anh rể, anh coi ngày mai có gió hay có mưa?”
Thương nhân trả lời:
- “Không phải gió, không phải mưa, mà là một thòng lọng lớn dọa người để bịp tiền”.
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 61:
Lầu xanh, kỹ nữ và tú bà (ba trong một) trở thành cái thòng lọng vừa dọa khách làng chơi vừa bịp tiền của họ, ai cũng biết điều ấy, nhưng vẫn có người bị dọa đến tính mạng và bị bịp mất tiền mất bạc mất danh dự, bởi vì...ham vui.
Thời nay có những lầu xanh trá hình bằng khách sạn, karaoke, trá hình bằng tiệm hớt tóc mát-xa, trá hình bằng quán cà phê thơ mộng; thời nay có những kỹ nữ trá hình là học sinh đại học, trá hình bằng nhân viên phục vụ nhà hàng, trá hình bằng người mẫu; thời nay có những mú tú bà trá hình là chủ tiệm hớt tóc, là ca sĩ điều khiển kỹ nữ bằng điện thoại di động.v.v...họ trở thành cái thòng lọng thắt chặt những ai có đời sống tâm linh không rõ ràng ươn ươn dở dở, nó cũng trở thành cái ngục tù nhốt tuổi thanh xuân của thanh niên...
Người Ki-tô hữu có nhà thờ, có thánh lễ và có các sinh hoạt tôn giáo để chống lại với “cái thòng lọng” chết người ấy, bởi vì khi người Ki-tô hữu không muốn đến nhà thờ thì những lầu xanh trá hình ấy sẽ là chốn dừng chân của họ, và chính nơi đây những kỹ nữ sẽ là người dẫn đường cho họ đi xuống nơi mà họ không muốn, đó là hỏa ngục.
Ai có đức tin thì biết điều này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhóm Santa Marta đề xuất mô hình giải quyết vấn nạn buôn người đang gia tăng với Liên hiệp quốc
Vũ Văn An
13:23 08/02/2025

John Burger, trên Aleteia ngày 21/03/24 và cập nhật ngày 06/02/25, tường trình rằng: Đại diện của Vatican tại Liên hợp quốc trình bày một liên minh giám mục-cảnh sát như một mô hình. Nó được gọi là Nhóm Santa Marta.
Theo đại diện của Vatican tại Liên hợp quốc, nạn buôn người đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và béo bở đến mức những kẻ buôn người có thể sáng tạo để che giấu dấu vết của mình.
Vì vậy, những người đấu tranh chống nạn buôn người phải nâng cao trò chơi của họ.
Do đó, tiêu đề của hội nghị Liên hợp quốc là: “Quan hệ đối tác sáng tạo để chấm dứt nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái: mô hình Nhóm Santa Marta”, do Phái đoàn Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc đồng tổ chức với Cộng hòa Philippines và Nhóm Santa Marta.
Nhóm Santa Marta (SMG) là liên minh gồm các cảnh sát trưởng và giám mục trên khắp thế giới hợp tác với xã hội dân sự để xóa bỏ nạn buôn người.
Diễn đàn diễn ra bên lề Ủy ban về Địa vị Phụ nữ lần thứ 68, diễn ra từ ngày 11 đến 22 tháng 3 năm 2024, thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy việc đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái bằng cách giải quyết tình trạng nghèo đói và củng cố các thể chế và tài chính theo quan điểm giới”.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng giám mục Westminster, là chủ tịch và giám đốc của Nhóm Santa Marta. Phát biểu tại diễn đàn Liên hợp quốc trong một video được ghi hình trước, Đức Hồng Y Nichols cho biết sự quan tâm của ngài đối với chủ đề này bắt đầu khi ngài gặp một người phụ nữ đến từ miền bắc nước Anh bị buôn bán vào động mại dâm ở Ý. Nhưng chính "sự thúc đẩy từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô" đã dẫn ngài đến việc thành lập Nhóm Santa Marta vào năm 2014.
"Buôn bán người là một tội ác nghiêm trọng đòi phải ra trước công lý ", Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc cho biết. "Hàng triệu anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới đang phải trải qua tội ác khủng khiếp này, một tội ác mà người nghèo và người dễ bị tổn thương đặc biệt có nguy cơ mắc phải".
Ngài trích dẫn “Báo cáo hoàn cầu về nạn buôn người” năm 2022 của Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc cho thấy phụ nữ và trẻ em gái chiếm khoảng 60% số nạn nhân bị phát hiện và họ có nhiều khả năng phải chịu bạo lực từ những kẻ buôn người. Họ cũng chiếm phần lớn nạn nhân bị buôn bán để bóc lột tình dục, "một hình thức bạo lực đặc biệt tàn bạo với những vết thương lâu dài về thể chất, tinh thần và tâm linh", vị tổng giám mục cho biết.
“Chúng ta không thể đạt được sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong khi một số phụ nữ và trẻ em gái bị coi là những đối tượng để sử dụng và vứt bỏ”, ĐTGM Caccia cho biết.
Giáo hội giúp đỡ như thế nào
Vị tổng giám mục, người gốc Milan, cho biết vị thế độc đáo của Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức “vừa có phạm vi hoàn cầu vừa có bản chất địa phương sâu sắc có nghĩa là Giáo hội có vị thế tốt để kết nối các bên liên quan trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều tổ chức tôn giáo đang thực hiện công việc thiết yếu trên thực địa để xác định và hỗ trợ nạn nhân”.
Kevin Hyland, cựu giám đốc đơn vị chống buôn người của Scotland Yard, là giám đốc chiến lược của Nhóm Santa Marta. Ông cho biết nạn buôn người đã trở nên tồi tệ hơn trong bảy năm qua, trong khi các biện pháp can thiệp vẫn trì trệ hoặc giảm sút. Theo Hyland, hiện có khoảng 50 triệu người đang bị buôn bán trên toàn thế giới và 99.98% tội phạm buôn người vẫn chưa bị phát hiện. Tuy nhiên, ông cho biết "chỉ có một trong số 8,700 nạn nhân được thấy công lý".
Sơ Abby Avelino, một sơ Maryknoll, điều phối viên quốc tế của tổ chức chống buôn người Talitha Kum, cho biết nhiều người bị mắc kẹt trong các khu vực xung đột không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ đến những kẻ buôn người để trốn thoát khỏi nạn đói, sự tuyệt vọng và các mối đe dọa.
Sơ Abby cho biết "Phụ nữ, trẻ em gái và những người trẻ tuổi đặc biệt có nguy cơ bị buôn bán và bóc lột, và điều này xảy ra vì nhiều lý do". "Các vụ việc cưỡng ép kết hôn, bóc lột tình dục trẻ em trực tuyến liên tục gia tăng. Những kẻ buôn người ngày càng tuyển dụng trực tuyến, nơi thế hệ trẻ có sự hiện diện mạnh mẽ".
Chúng làm việc giữa chúng ta
Một số diễn giả tại diễn đàn nhấn mạnh rằng nạn nhân của nạn buôn người đang làm việc giữa cuộc sống thường ngày của mọi người. Hyland nói về những người phụ nữ và đàn ông bị bóc lột và ngược đãi tại các trang trại ở Nam Âu để lấy trái cây bán tại các siêu thị lớn, và một người phụ nữ bị bán ba lần và bị bóc lột làm người giúp việc trong những ngôi nhà giàu có ở Anh. Ông cho biết, tại một trong những ngôi nhà đó, cô đã bị "người đàn ông trong nhà cưỡng hiếp khi vợ anh ta đi vắng".
Colm Noonan, Thanh tra trưởng tại An Garda Síochána, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Ireland, đơn vị đang hợp tác với Nhóm Santa Marta, cho biết ông và các đồng nghiệp đang chứng kiến "sự bóc lột lao động... ở mọi ngôi làng, mọi thị trấn và mọi thành phố".
"Chúng tôi vừa mới điều tra thành công một vụ bóc lột lao động và các nạn nhân của nạn buôn người ở đó đang làm việc trong các doanh nghiệp nông sản thực phẩm, ngay trong cộng đồng của chúng ta,” Noonan cho biết.
Một phần công việc của Cảnh sát Quốc gia Ireland là nâng cao nhận thức, Noonan cho biết, “để cố gắng tiếp cận những cộng đồng đó và hỏi mọi người: Họ có nhận ra những gì đang diễn ra không? Họ có thấy những người không phải là một phần của cộng đồng, những người được đưa đón bằng xe buýt đến và đi khỏi nơi làm việc của họ, những người không phải là những người mà chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp và chúng ta hỗ trợ những người đó như thế nào?”
Ông cho biết có những nạn nhân của nạn buôn người tại “tiệm rửa xe mà họ đến, tiệm làm móng mà họ đang sử dụng, quán cà phê mà họ đang sử dụng.”
Một cách tiếp cận toàn diện
Hyland, của Scotland Yard, cho biết Nhóm Santa Marta “mang lại mối quan hệ đối tác độc đáo giữa những người lãnh đạo trong hệ thống tư pháp hình sự, các nhóm tôn giáo, doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự.” Để chống lại nạn buôn người, ông cho biết, “chúng ta cần một cách tiếp cận mới… một cách tiếp cận coi đây là tội phạm nghiêm trọng với biện pháp phòng ngừa tích hợp.”
“Phải có tham vọng trở thành chuẩn mực,” ông cho biết. “Là một cảnh sát, tôi nhớ mình đã được bảo rằng tôi không bao giờ có thể tịch thu tài sản của tội phạm ở Thái Lan – cho đến khi tôi làm được. Hoặc các lệnh trừng phạt quốc tế không thể áp dụng đối với những kẻ buôn người ở Libya – cho đến khi chúng được áp dụng. Nhà nước và các cơ quan của nhà nước phải đưa ra các chiến lược khiến việc buôn người gần như không thể thực hiện được, và nếu bạn làm vậy, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị truy tố gần như chắc chắn”.
Hyland đã phác thảo “các trụ cột ưu tiên” của Santa Marta, trong đó trụ cột đầu tiên tập trung vào tài chính. Các chính phủ và doanh nghiệp phải cảnh giác hơn để đảm bảo rằng khi họ trao hợp đồng hoặc tham gia vào các thỏa thuận, họ không vô tình tài trợ cho những kẻ buôn người.
Ngoài ra, ông cho biết, các cơ quan thực thi pháp luật phải nhắm vào lợi nhuận và lợi ích bất chính để loại bỏ động cơ. Điều này không chỉ áp dụng cho những kẻ buôn người mà còn áp dụng cho những người hưởng lợi từ nạn buôn người, ngay cả khi không biết hoặc thông qua “sự mù quáng cố ý”, chẳng hạn như chủ nhà của những bất động sản xảy ra tội phạm buôn bán tình dục.
Hyland cho biết “Nếu bạn kiếm được tiền từ nạn buôn người hoặc chế độ nô lệ hiện đại, ngay cả khi không biết, thì cần phải có ý niệm rằng bạn sẽ mất tiền”.
Ông cũng thúc giục việc quản lý và giám sát internet và “các giao dịch trên xa lộ ảo”.
“Nếu những kẻ ấu dâm, buôn người, lừa đảo hoặc bất cứ tội phạm nghiêm trọng nào khác rao bán hàng hóa của chúng trên đường phố, cửa hàng và xa lộ của Hoa Kỳ, chúng sẽ bị truy đuổi và đưa ra công lý”, ông lý luận. “Các công ty công nghệ, kỹ thuật số và truyền thông xã hội có công nghệ và khả năng làm được nhiều hơn thế nữa trong công tác phòng ngừa”.
Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan thực thi pháp luật cần nhận ra rằng nạn buôn người và chế độ nô lệ hiện đại làm mất ổn định nền kinh tế, an ninh quốc gia và sự an toàn của cộng đồng. Ví dụ, nạn buôn người được sử dụng để tài trợ cho các nhóm khủng bố. Những kẻ buôn người tuyển dụng trẻ em làm lính và nạn buôn bán nội tạng người đang gia tăng.
“Cơ quan tình báo quốc gia và các cơ quan thu thập thông tin tình báo quốc tế có vai trò trong việc chống lại loại tội phạm này”, ông kết luận, đồng thời đề xuất rằng các hãng hàng không phải thông báo cho cơ quan thực thi pháp luật về những dấu hiệu cảnh báo như nhiều chuyến bay một chiều dành cho phụ nữ và trẻ em gái sử dụng cùng một địa chỉ Internet Protocol hoặc thẻ thanh toán.
Tăng nguồn tài trợ
Cuối cùng, Hyland thúc giục tăng nguồn tài trợ để chống nạn buôn người, nói rằng các nước thành viên G20 phải cùng nhau đầu tư 30 tỷ đô la hàng năm vào cuộc chiến chống nạn buôn người và chế độ nô lệ hiện đại vào năm 2030.
“Con số này có vẻ đáng kinh ngạc, nhưng chỉ là một phần nhỏ trong số 150 tỷ đô la lợi nhuận mà bọn tội phạm kiếm được”, ông nói.
Abby Jae Wilhelm là luật sư và Cố vấn chính sách cấp cao của Hogan Lovells, một công ty luật thương mại quốc tế đã hỗ trợ Nhóm Santa Marta và các tổ chức chống buôn người khác. Bà cho biết thông qua công việc thiện nguyện trong lĩnh vực này trong 15 năm qua, công ty đã rút ra được ba bài học chính: phá vỡ, tịch thu và bồi thường.
Wilhelm cho biết “Việc truy tố tội buôn người là tối quan trọng, nhưng đó không phải là mục đích tự thân”. “Công lý cho những người sống sót đòi hỏi phải phá vỡ hoạt động buôn bán người”.
Ngoài ra, “những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm thông qua việc tịch thu số tiền thu được từ tội phạm mà chúng tạo ra khi tham gia vào hoạt động buôn bán này”, bà giải thích. “Điều này đòi hỏi cơ quan thực thi pháp luật phải tiến hành các cuộc điều tra tài chính có hệ thống đối với những kẻ phạm tội. Điều này tất yếu có nghĩa là phải có sự hợp tác và đầu tư xuyên biên giới tốt hơn vào
Hiệu quả chính sách di dân của Chính Phủ Trump: Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sa thải 50 nhân viên di trú
Vũ Văn An
13:29 08/02/2025
Trên khắp đất nước, các cơ quan từ thiện Công Giáo cũng có thể sớm phải đối diện với việc sa thải

Tạp chí The Pillar, ngày 8 tháng 2, loan tin: Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã sa thải 50 người vào thứ Sáu, chiếm khoảng một phần ba số nhân viên trong văn phòng dịch vụ di trú và tị nạn, sau khi liên bang ngừng hoàn trả cho các chương trình tái định cư người tị nạn và người di cư theo hợp đồng.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Trump chỉ trích công tác tái định cư người tị nạn và viện trợ di cư được tổ chức thông qua Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, và khi tổ chức cứu trợ hoàn cầu của các giám mục Hoa Kỳ phải đối diện với việc sa thải liên quan đến việc cắt giảm tài trợ của liên bang.
“Các Sắc lệnh Hành pháp do tổng thống Hoa Kỳ ban hành gần đây đang gây nhầm lẫn cho cả các cơ quan khác nhau và những người tương tác với họ. Điều này đúng với Hội đồng giám mục Hoa Kỳ liên quan đến các thỏa thuận hợp tác cho cả Chương trình tái định cư người tị nạn và Dịch vụ trẻ em của chúng tôi, giúp chăm sóc trẻ em không có người đi kèm", Tổng thư ký Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Cha Michael Fuller đã viết trong bản ghi nhớ gửi các giám mục ngày 7 tháng 2, được The Pillar có được vào chiều thứ sáu.
"Ngoài ra, theo hiểu biết của tôi, kể từ khi chính quyền mới nhậm chức, không có cơ quan tái định cư hoặc các cơ quan phi chính phủ nào khác, bao gồm cả CRS, nhận được khoản hoàn trả cho các hóa đơn chưa thanh toán liên quan đến các chương trình mà chúng tôi quản lý. Khoản thanh toán hoàn trả cuối cùng mà Hội đồng giám mục Hoa Kỳ nhận được từ Chính phủ Liên bang là vào ngày 15 tháng 1, đó là khoản hoàn trả cho các dịch vụ đã hoàn thành vào tháng 11".
"Hiện tại, chúng tôi đang chờ hoàn trả cho các dịch vụ đã hoàn thành vào tháng 12, với số tiền gần 20 triệu đô la. Các hóa đơn cho các dịch vụ đã hoàn thành vào tháng 1 hiện đã đến, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ gửi thêm hàng triệu đô la yêu cầu hoàn trả", Fuller nói thêm.
Do chính phủ liên bang chậm thanh toán, Fuller viết, "chúng tôi sẽ buộc phải ban hành thông báo sa thải cho 50 cá nhân, chiếm khoảng một phần ba tổng số nhân viên MRS [sở di dân tị nạn] tại thời điểm này".
Chương trình tái định cư người tị nạn do hội đồng giám mục điều hành là một hợp đồng liên bang chung, thông qua đó Hội đồng giám mục Hoa Kỳ ký hợp đồng phụ với các tổ chức từ thiện Công Giáo địa phương và các cơ quan khác để cung cấp nhà ở, đào tạo nghề, hỗ trợ thực phẩm và các nguồn lực khác cho những người tham gia Chương trình tiếp nhận người tị nạn liên bang, theo đó những người đủ điều kiện xin quy chế tị nạn liên bang có thể được nhận vào Hoa Kỳ.
Thông qua chương trình Dịch vụ dành cho trẻ em, Hội đồng giám mục Hoa Kỳ cung cấp các dịch vụ tương tự thông qua các cơ quan địa phương cho trẻ vị thành niên nhập cảnh vào Hoa Kỳ mà không có người lớn đi cùng, hoặc là xin quy chế tị nạn hoặc là nhập cảnh trái phép vào quốc gia.
Hội đồng giám mục là nhà thầu liên bang trong các chương trình tái định cư kể từ năm 1980. Công việc đó đã bị chỉ trích vào tháng trước, khi Phó Tổng thống JD Vance nói với một phóng viên rằng ông tin rằng các giám mục Hoa Kỳ có động lực để nói về chính sách nhập cư vì các khoản tiền tài trợ mà họ nhận được từ chính phủ liên bang — và Vance đề xuất rằng các khoản tiền đó được dùng để tái định cư cho "những người nhập cư bất hợp pháp".
Hội đồng giám mục đã phản hồi bằng một tuyên bố gần như ngay lập tức, giải thích lập trường của mình và phản bác lại ý kiến cho rằng những người tị nạn mà họ giúp tái định cư không được phép ở lại Hoa Kỳ.
Cuộc xung đột đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt giữa những người Công Giáo.
Nhưng việc cắt giảm các khoản hoàn trả của liên bang có vẻ phù hợp với sự đình trệ của chính quyền Trump đối với hàng tỷ đô la trong các khoản phân bổ của liên bang cho các hợp đồng, chương trình và trợ cấp hiện có. Việc đóng băng khoản thanh toán là chủ đề của cả vụ kiện tụng và cuộc tranh luận chính trị gay gắt ở Washington.
Trước tình hình đóng băng đó, Fuller đã viết rằng ngoài việc sa thải nhân viên của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, các viên chức sẽ thông báo cho "các tổ chức từ thiện Công Giáo địa phương và các cơ quan thầu phụ khác rằng sẽ có sự chậm trễ trong việc thanh toán cho đến khi có thông báo mới. Điều này sẽ là gánh nặng cho họ và những người họ phục vụ và sẽ dẫn đến việc sa thải nhân viên".
"Ngay cả khi/khi Chính phủ Liên bang hoàn trả cho Hội đồng và sau thời gian xem xét 90 ngày theo các Sắc lệnh Hành pháp, thì bối cảnh của cả Dịch vụ Người tị nạn của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ và Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo sẽ phải thay đổi đáng kể và Hội đồng sẽ phải đối diện với một số câu hỏi khó mà các Ủy ban Hành pháp và Hành chính cần giải quyết trong vài tuần tới về cách chúng ta có thể phục vụ người tị nạn tốt nhất", ông nói thêm.
Khi Hội đồng giám mục Hoa Kỳ phải đối diện với việc sa thải, National Catholic Reporter đã đưa tin vào thứ năm rằng cơ quan từ thiện hoàn cầu của các giám mục, Catholic Relief Services, có thể cắt giảm 50% ngân sách 1.5 tỷ đô la của mình trong năm nay, sau khi chính quyền Trump thực sự đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, nơi các khoản tài trợ chiếm khoảng một nửa ngân sách của Catholic Relief Services.
"Chúng tôi dự đoán rằng chúng tôi sẽ là một tổ chức tổng thể nhỏ hơn nhiều vào cuối năm tài chính này", Giám đốc điều hành CRS Sean Callahan cho biết trong email nhân viên ngày 3 tháng 2 do National Catholic Reporter đưa tin.
Không rõ liệu các nhân viên Dịch vụ Di trú và Tị nạn tại Hội đồng giám mục Hoa Kỳ có sớm thấy thêm các đợt sa thải hay không.
Khi được liên hệ để xin bình luận vào tối thứ Sáu, người phát ngôn của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Chieko Noguchi, đã nói với The Pillar rằng: “Do tình hình bất ổn liên tục liên quan đến việc tái định cư người tị nạn và tương lai chung của các chương trình đó, các nhân viên của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Tị nạn của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã được thông báo về một loạt các đợt sa thải vào đầu ngày hôm nay”.
“Xin hãy cầu nguyện cho những người đàn ông và đàn bà tận tụy này, những người đã cống hiến rất nhiều để phục vụ những người chị em và anh em đang gặp khó khăn. Vì đây là vấn đề nhân sự, chúng tôi sẽ không đưa ra tuyên bố nào nữa để bày tỏ sự tôn trọng đối với những nhân viên bị ảnh hưởng. Khi đưa ra những quyết định khó khăn này, chúng tôi tiếp tục nỗ lực hết sức để giảm thiểu tác động đến những gia đình hiện đang tham gia chương trình tái định cư người tị nạn”, Noguchi nói thêm.
Ngay sau khi hội đồng công bố việc sa thải, một số trang của trang web Hội đồng giám mục Hoa Kỳ liên quan trực tiếp đến chương trình tái định cư người tị nạn đã không thể truy cập được đối với người dùng.
Một số trang liên quan đến di cư của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã không thể truy cập được vào tối thứ Sáu.
Một phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ nói với The Pillar rằng bản thân hội đồng không gỡ bỏ các trang đó, nhưng trang web Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã gặp phải lượng truy cập lớn bất thường vào thứ Sáu — điều này có thể giải thích cho tình trạng không thể truy cập được một cách rời rạc
Descartes, chủ nghĩa Tôma của Trump và chuyện ‘Đại từ’
Vũ Văn An
14:01 08/02/2025
John M. Grondelski, trên The Catholic Thing, ngày 8 tháng 2 năm 2025, tường trình như sau:
Khi tôi đọc thấy Tổng thống Trump cấm các email của chính phủ bao gồm “đại từ”, tôi đã nghĩ ngay đến...Descartes. Chúng ta không nhận ra René Descartes đã làm biến dạng tư tưởng phương Tây hiện đại sâu sắc đến mức nào.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Thánh Thomas Aquinas. Năm mươi năm trước, nhà thần học người Mỹ Germain Grisez đã trình bày một tiểu luận có tính nền tảng tại một hội nghị Thomistic trong đó ông lập luận rằng phần lớn chủ nghĩa nhị nguyên đằng sau đạo đức tình dục Công Giáo xét lại thịnh hành vào thời điểm đó (Charles Curran, Richard McCormick, Anthony Kosnik, Phil Keane) chịu ảnh hưởng nhiều từ chủ nghĩa nhị nguyên của Descartes.
Tất cả đều kết thúc ở cùng một nơi: “con người” bị thu hẹp lại thành ý thức, trong khi cơ thể trở nên vô nhân cách, một công cụ hoặc phần phụ gắn liền với “con người” (tâm trí) để làm bất cứ điều gì anh ta chọn. Bắt đầu từ chủ nghĩa nhị nguyên này, những người theo chủ nghĩa xét lại đã cáo buộc đạo đức tình dục Công Giáo là “chủ nghĩa duy thể lý [physicalism]” khi trên thực tế, những người theo chủ nghĩa xét lại là những người đã phi nhân cách hóa tầm quan trọng của cơ thể con người, chỉ để lại thể lý.
Nếu “con người” về cơ bản là tâm trí, thì cơ thể có thể “sai”. Chúng chỉ là công cụ, và đôi khi bạn cần một chiếc tua vít thông thường, đôi khi là một chiếc Phillips. Chỉ cần điều chỉnh theo “nhu cầu” của bạn.
Descartes đã có một chuyến đi tốt đẹp với tư cách là nền tảng nhị nguyên sâu sắc của các chuẩn mực tình dục và đạo đức sinh học hiện đại. Nhờ sự hạ thấp cơ thể và các giác quan của nó, khả năng sinh sản không còn là một điều tốt đẹp của con người để được yêu thương và chỉ trở thành một hiện tượng: tốt, xấu hoặc trung tính tùy thuộc vào tiện ích nhất thời.
Và khi ý thức bị suy yếu, thì việc duy trì sự sống cho cơ thể vô bản vị trở nên không còn ý nghĩa về mặt đạo đức. Bệnh nhân hôn mê nặng nhưng không nhất thiết phải chết trở thành, bằng một thuật giả kim sai trái nào đó, một "loại rau".
Bạn vứt bỏ những loại rau cũ khi chúng bị hỏng.
Nhưng khi xem xét sắc lệnh đại từ nhân xưng gần đây của Tổng thống Trump, tôi kết luận rằng Descartes đã có một màn thứ hai.
Tại sao vậy?
Việc chơi đùa với những tưởng tượng về "chuyển giới" luôn đòi hỏi một số yếu tố hoài nghi, chủ yếu là những gì giác quan của một người mách bảo bạn. Bạn nhìn vào một giáo viên bán hàng với bộ ngực cỡ 38EEE, giọng nam trung và râu quai nón năm giờ và được bảo - dưới sự đe dọa của sự tẩy chay xã hội, điều tra "phân biệt đối xử" trong việc làm và/hoặc bạo lực để gọi anh ta là "cô ấy".

Theo nghĩa thực tế, gốc rễ của sự hoài nghi đó nằm ở sự nghi ngờ có hệ thống của Descartes. Cuối cùng, Descartes không cho chúng ta một thế giới khách quan ngoài kia mà chúng ta nhận thức được. Ông cho chúng ta một thế giới chủ quan được xây dựng trong tâm trí của một người và được chiếu lên thế giới "ngoài kia". Cái nào đến trước: thế giới hay tâm trí của bạn? Đối với René, về cơ bản là cái sau, đó là lý do tại sao ông đặt des cart [cỗ xe] trước des horse [con ngựa].
Tất nhiên, những người chỉ trích Descartes đã hỏi tại sao hầu hết mọi người đều có cùng nhận thức về thế giới "ngoài kia", nếu nó chủ yếu được xây dựng từ bên trong tâm trí của mỗi cá nhân. Đối với điều đó, Descartes đưa ra một "kẻ lừa dối" nào đó điều phối phần lớn các nhận thức.
Józef Tischner nhận xét rằng Descartes hoàn toàn yếu kém về mặt đạo đức, và câu hỏi về "kẻ lừa dối" của Descartes về cơ bản là một câu hỏi về đạo đức. Tại sao "kẻ lừa dối" lại mất nhiều công sức để xây dựng ở rất nhiều người trong một thời gian dài như vậy một nhận thức chung về thế giới? Nếu đó là một sự lừa dối, tại sao? Cui bono [lợi ích cho ai]? Động cơ cho một mưu mẹo hoàn cầu như vậy là gì? Descartes không bao giờ đưa ra cho chúng ta một câu trả lời thỏa đáng, và đức tin không phải là lý do để chấp nhận triết lý “nhận thức” của ông.
Nếu cách tiếp cận cơ bản của con người đối với những gì giác quan mách bảo là coi chúng là khiếm khuyết, sai lầm và đáng nghi ngờ, thì thực tế – được xây dựng trong tâm trí – đòi hỏi tâm trí đó phải cho bạn biết điều gì là có thật. Nếu điều đó đúng, chúng ta có nền tảng hoàn hảo cho hệ tư tưởng giới tính. Đừng tin những gì bạn thấy: Tôi là phụ nữ vì cogito ergo sum (tôi suy nghĩ vậy tôi đúng là].
Cùng tuần trong đó J.D. Vance đưa khái niệm ordo amoris [trật tự yêu thương]vào một cuộc tranh luận chính trị, Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa hiện thực của Thomas. Không, chúng ta sẽ không giả vờ; đúng vậy, chúng ta sẽ phản ứng với những gì giác quan và sinh học, nhiễm sắc thể của chúng ta mách bảo.
Chúng ta sẽ tuân theo khoa học đó. Và vì vậy, có đàn ông và có đàn bà, không có gì khác, và đàn ông không thể trở thành đàn bà hay đàn bà không thể trở thành đàn ông.
Hầu hết người Mỹ sẽ không tìm đến triết học để giải thích điều mà họ gọi là “lẽ thường” – ngoại trừ triết học là điều không thể tránh khỏi và “lẽ thường” hầu như luôn là chủ nghĩa hiện thực Thomistic. Theo nghĩa đó, thành phần Công Giáo nặng nề của chính quyền này sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc tái thiết nền văn hóa Mỹ.
Một suy nghĩ chia tay. Trong “Christmas Carol” của Dickens, hồn ma của Jacob Marley đối mặt với Ebenezer Scrooge, hỏi “ông không tin vào tôi, phải không?” Scrooge nói rằng ông không tin. Khi được hỏi tại sao ông nghi ngờ các giác quan của mình, ông nói rằng chúng có thể đánh lừa ông, chỉ để được hỏi thêm, “ông có bằng chứng gì về tôi ngoài giác quan của ông?”
Scrooge bối rối, không có câu trả lời, vì vậy ông quay lại với khẩu hiệu, gọi Marley là "một cục mù tạt" (có vẻ tốt hơn là "một cục mô"). Thấy lý trí không đi đến đâu, Marley thu hút sự chú ý của ông theo cách ma quái đúng nghĩa: dọa Scrooge sợ phát khiếp bằng cách làm cho dây xích kêu leng keng. Sự chú ý của người đối thoại với ông giờ đã tập trung đúng vào đối tượng của nhận thức giác quan, Marley có thể chuyển sang câu hỏi đạo đức: sự đòi lại của Scrooge.
Thế giới của chúng ta chống lại Marley vì nó ủng hộ Descartes. Nó phủ nhận những gì nó nhìn thấy trước mắt nhân danh một thực tế được xây dựng trong đầu óc. Miễn là có một số thước đo về sự mạch lạc giữa hai điều này, mọi thứ sẽ không sụp đổ. Tuy nhiên, nếu tách chúng ra đủ xa thì "trung tâm không thể giữ vững".
Trong đấu trường tình dục, đó là nền tảng cho thảm họa. Nếu nhận thức giác quan không được tính đến, phụ nữ không thể phản đối "cô gái có dương vật" trong phòng thay đồ của họ. Sự phơi bày khiếm nhã không còn nằm trong mắt người xem nữa, mà chuyển sang tâm trí của người triển lãm.
Nếu yếu tố “chuyển giới” của hệ tư tưởng giới tính dường như đang sụp đổ (nhưng, bạn nên biết rằng, nó sẽ không biến mất mà không có cuộc chiến) thì đó là vì trung tâm của nó không thể giữ vững. Tổng thống đã giúp chúng ta một việc bằng cách thúc đẩy nó.
Một người đàn ông tấn công bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
17:20 08/02/2025
Theo hãng thông tấn Ý ANSA, trong một diễn biến đáng âu lo, hôm Thứ Sáu, 07 Tháng Hai, một người đàn ông đã phá hoại bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican bằng cách trèo lên bàn thờ và ném sáu chân nến trên bàn thờ xuống đất. Bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô là nơi diễn ra các đại lễ long trọng, và nằm bên trên hầm mộ Thánh Phêrô.
Sau khi ném chân nến, người đàn ông bắt đầu gỡ bỏ tấm vải phủ bàn thờ. Kẻ phá hoại này sau đó đã nhanh chóng bị các nhân viên an ninh bắt giữ.
Theo ANSA, nghi phạm gốc Rumani đã bị Cảnh sát Vatican bắt giữ, sau đó bị các đặc vụ của Thanh tra Vatican xác định danh tính và buộc tội.
“Đây là trường hợp của một người bị khuyết tật tâm thần nghiêm trọng, bị Cảnh sát Vatican bắt giữ và sau đó được giao cho chính quyền Ý giải quyết”, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, nói với ANSA.
Theo tờ báo Tây Ban Nha ABC, người đàn ông này bị bắt vì hệ thống báo động của nhà thờ đã kích hoạt khi anh ta đứng trên bàn thờ.
Vào năm 2023, một vụ việc tương tự đã được ghi nhận khi một người đàn ông trèo lên bàn thờ cao và cởi quần áo ra, sau đó anh ta cũng bị bắt giữ.
Người đàn ông này trước khi bị bắt đã hô hào các khẩu hiệu chính trị. Giáo luật Công Giáo quy định trong điều 1210 rằng “ở một nơi linh thiêng” như Đền Thờ Thánh Phêrô, “chỉ những thứ phục vụ cho việc thực hành hoặc thúc đẩy việc thờ phượng, lòng đạo đức hoặc tôn giáo mới được phép ở nơi linh thiêng; bất cứ thứ gì không phù hợp với sự thánh thiện của nơi đó đều bị cấm”.
Source:Catholic News AgencyMan attacks high altar of St. Peter’s Basilica at the Vatican
Sau khi ném chân nến, người đàn ông bắt đầu gỡ bỏ tấm vải phủ bàn thờ. Kẻ phá hoại này sau đó đã nhanh chóng bị các nhân viên an ninh bắt giữ.
Theo ANSA, nghi phạm gốc Rumani đã bị Cảnh sát Vatican bắt giữ, sau đó bị các đặc vụ của Thanh tra Vatican xác định danh tính và buộc tội.
“Đây là trường hợp của một người bị khuyết tật tâm thần nghiêm trọng, bị Cảnh sát Vatican bắt giữ và sau đó được giao cho chính quyền Ý giải quyết”, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, nói với ANSA.
Theo tờ báo Tây Ban Nha ABC, người đàn ông này bị bắt vì hệ thống báo động của nhà thờ đã kích hoạt khi anh ta đứng trên bàn thờ.
Vào năm 2023, một vụ việc tương tự đã được ghi nhận khi một người đàn ông trèo lên bàn thờ cao và cởi quần áo ra, sau đó anh ta cũng bị bắt giữ.
Người đàn ông này trước khi bị bắt đã hô hào các khẩu hiệu chính trị. Giáo luật Công Giáo quy định trong điều 1210 rằng “ở một nơi linh thiêng” như Đền Thờ Thánh Phêrô, “chỉ những thứ phục vụ cho việc thực hành hoặc thúc đẩy việc thờ phượng, lòng đạo đức hoặc tôn giáo mới được phép ở nơi linh thiêng; bất cứ thứ gì không phù hợp với sự thánh thiện của nơi đó đều bị cấm”.
Source:Catholic News Agency
VietCatholic TV
Tổng công kích: Putin hốt hoảng tung quân Bắc Hàn đối phó. Lật tẩy trò phóng hỏa tiễn Satan vào Kyiv
VietCatholic Media
02:14 08/02/2025
1. Tổng công kích ở Kursk: Nga tung tin phóng hỏa tiễn siêu Satan để ngăn chặn cuộc tấn công của quân Ukraine
Sau khi cảnh báo các quan chức Hoa Kỳ về ý định phóng hỏa tiễn, Nga đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo mới bí ẩn - ban đầu bị nhầm là hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa tầm trung, gọi tắt là ICBM, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân - vào thành phố Dnipro ở miền đông Ukraine vào sáng ngày 21 tháng 11, làm hư hại các tòa nhà và làm hàng chục người bị thương.
Vũ khí bí ẩn hóa ra là một biến thể của RS-26 của Nga, một hỏa tiễn nhiên liệu rắn nặng 40 tấn với sáu đầu đạn tái nhập độc lập. Tên của nó, được Putin công bố ngay sau cuộc tấn công, là “Oreshnik.” Từ này trong tiếng Nga có nghĩa là “cây phỉ”.
Trong họ các hỏa tiễn RS của Nga, RS-28 Sarmat, thường được gọi là Satan-II là loại hỏa tiễn tiên tiến hơn Oreshnik, nhưng ngày nay nó ít được nhắc đến sau các vụ thử không thành công. Hỏa tiễn nổ ngay tại chỗ dẫn đến cái chết của nhiều người. Trùm mafia Vladimir Putin đã nổi giận cách chức Yuri Borisov, sau khi trước đó đã phế truất Dmitry Rogozin — một đồng minh quan trọng của Putin.
Oreshnik được quảng cáo là siêu Satan nhưng thực ra nó kém hơn hỏa tiễn Satan của Nga đến 2 bậc.
Ba tháng sau, hôm sáng Thứ Sáu, 07 Tháng Hai, người Nga kháo rằng đã phóng một hỏa tiễn Oreshnik khác—lần này nhắm vào Kyiv. Còi báo động không kích rú lên.
Người dân thành phố vội vã tìm nơi trú ẩn. Nhưng rồi… không có gì cả. Không có tiếng la hét của các phương tiện giao thông. Không có tiếng va chạm dữ dội khi các phương tiện không nổ đâm sầm xuống đất.
Theo Kirill Sazonov, một phóng viên chiến trường người Ukraine, Oreshnik “không bay xa”. Có thông tin cho rằng nó đã trục trặc và phát nổ trên đất Nga.
Cảnh báo đột kích và tuyên bố của Sazonov đều sai sự thật.
Mọi người đều biết một cuộc tấn công có thể sắp xảy ra để trả đũa cho các cuộc tấn công trên đất Nga, đặc biệt là cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk, là nỗi ô nhục lớn nhất của Putin, sau khi đã thất bại không làm sao đánh bật được quân Ukraine, kể cả bằng cách đưa 12.000 lính Bắc Hàn vào.
Một tuần sau cuộc tấn công đầu tiên của Oreshnik, Putin đã đe dọa sẽ phóng thêm Oreshnik—và đặc biệt cảnh báo rằng ông sẽ nhắm vào “các trung tâm ra quyết định” ở Kyiv, nơi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, các quan chức cao cấp và chỉ huy cùng đội ngũ nhân viên của họ làm việc.
Nhưng mối đe dọa chỉ là thực sự khi Oreshnik đáng tin cậy. Oreshnik chỉ là một RS-26 với ít nhiên liệu hơn và do đó có phạm vi ngắn hơn. Cuộc thử nghiệm RS-26 đầu tiên, vào năm 2011, đã kết thúc trong sự bối rối bùng nổ khi hỏa tiễn nguyên mẫu đi chệch hướng và phát nổ cách địa điểm phóng vài dặm tại Plesetsk Cosmodrome ở phía tây bắc nước Nga.
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, nói với Reuters rằng Oreshnik là một hỏa tiễn tốn kém “mà không gây ra quá nhiều sự tàn phá”.
Theo nghĩa đó, nó là một vũ khí khủng bố—một thiết bị có mục đích hù dọa nhiều người hơn là làm bị thương và giết người. Đó là lý do tại sao Putin tiếp nối cuộc tấn công Oreshnik đầu tiên bằng một sự kiện truyền thông gây sốc, khởi động cho những gì mà tờ Moscow Times mô tả là “một chiến dịch tuyên truyền quân sự được thiết kế để phóng đại khả năng của tổ hợp công nghiệp-quân sự Nga và sức mạnh của một loại vũ khí mới”.
Lewis cho biết Putin “phải sử dụng Oreshnik rồi tổ chức một cuộc họp báo rồi lại tổ chức một cuộc họp báo khác và nói: 'Này, chuyện này thực sự đáng sợ, các bạn nên sợ đi'“.
Nhưng hiện tại, khi một nửa số hỏa tiễn Oreshnik có thể đã bị rơi trước khi đến được mục tiêu, thì những hỏa tiễn khủng bố này chắc chắn đang trở nên ít đáng sợ hơn từng ngày.
Trung tâm Chống thông tin sai lệch thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine thông báo không có vụ phóng Oreshnik nào vào hôm Thứ Sáu, 07 Tháng Hai, trong khi cuộc tổng công kích ở tỉnh Kursk vẫn tiếp tục.
[Forbes: The Claim Russia Botched An Oreshnik Launch Is False—Updated]
2. Nga sẽ tuyển dụng 210.000 nhân sự cho lực lượng máy bay điều khiển từ xa vào năm 2030, Syrskyi cho biết
Nga đang thành lập lực lượng hệ thống điều khiển từ xa và có kế hoạch tuyển dụng tới 210.000 nhân sự cho lực lượng mới này vào năm 2030, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 6 tháng 2.
Cả Ukraine và Nga đều đầu tư mạnh vào công nghệ máy bay điều khiển từ xa trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, làm thay đổi đáng kể các chiến thuật chiến tranh hiện đại.
Syrskyi cho biết: “Chúng tôi biết về kế hoạch của đối phương, dự kiến điều động 210.000 quân hệ thống điều khiển từ xa trong 277 đơn vị quân đội vào năm 2030”.
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp hàng tháng của Syrskyi về chiến tranh máy bay điều khiển từ xa, nơi ông đã đánh giá việc sử dụng hệ thống điều khiển từ xa của Ukraine vào Tháng Giêng năm 2025.
Syrskyi tuyên bố đã cải thiện được sự phối hợp giữa các đơn vị máy bay điều khiển từ xa và lực lượng quân sự thông thường theo báo cáo từ các lữ đoàn và tiểu đoàn.
Theo Syrsyi, 66% thiết bị của Nga bị phá hủy vào Tháng Giêng là do nhiều loại máy bay điều khiển từ xa tấn công gây ra.
Số lượng mục tiêu bị máy bay điều khiển từ xa tấn công tăng 7% so với tháng 12, trong đó máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV của Ukraine gây ra 49% tổng số thiệt hại gây ra.
[Kyiv Independent: Russia to recruit 210,000 personnel for drone forces by 2030, Syrskyi says]
3. Chiến đấu cơ Mirage đầu tiên của Pháp được cho là đã đến Ukraine — đây là những gì chúng có thể làm
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết vào ngày 6 tháng 2, những chiến đấu cơ Mirage 2000-5 đầu tiên của Pháp cam kết cung cấp cho Kyiv đã đến Ukraine.
“Vào ngày 6 tháng 6 năm 2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố việc chuyển giao Mirage 2000 của Pháp cho Ukraine. Những chiếc đầu tiên trong số này đã đến Ukraine vào hôm nay,” Lecornu cho biết.
“Với các phi công Ukraine được đào tạo trong nhiều tháng tại Pháp trên máy bay, giờ đây họ sẽ tham gia bảo vệ bầu trời của Ukraine”, ông nói thêm.
Macron đã công bố kế hoạch giao hàng cho Ukraine vào tháng 6, nói rằng Pháp cũng sẽ đào tạo phi công và nhân viên Ukraine. Ông không tiết lộ tổng cộng Pháp dự định gửi bao nhiêu máy bay.
Trong một động thái thúc đẩy hơn nữa vào ngày 6 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thông báo những chiến đấu cơ F-16 đầu tiên của Hòa Lan cũng đã đến nơi.
“Những phương tiện chiến đấu hiện đại này hiện đã có mặt tại Ukraine và sẽ sớm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, tăng cường khả năng phòng thủ và chống lại hiệu quả sự xâm lược của Nga”, ông cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Bộ trưởng thương mại Pháp cho biết Paris tham gia nghiên cứu đất hiếm ở Ukraine, nói thêm rằng Hoa Kỳ không phải là đối thủ cạnh tranh
[Kyiv Independent: First French Mirage fighter jets reportedly arrive in Ukraine — here's what they can do]
4. Kế hoạch chiếm Gaza của Tổng thống Donald Trump gây ra phản ứng dữ dội ở Trung Đông
Đề xuất của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc biến Dải Gaza đang bị chiến tranh tàn phá thành “Riviera của Trung Đông” đã vấp phải sự lên án của thế giới Ả Rập.
Bộ ngoại giao Ả Rập Xê Út cho biết họ đã cảnh báo “các chính quyền Hoa Kỳ trước đây và hiện tại” về quyền của người dân Palestine - và nhắc lại rằng họ sẽ không thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel nếu một số điều kiện nhất định bị vi phạm.
Bộ này cho biết: “Vương quốc Ả Rập Xê Út cũng tái khẳng định sự phản đối rõ ràng của mình đối với bất kỳ hành vi xâm phạm nào đến các quyền hợp pháp của người dân Palestine, dù là thông qua chính sách định cư của Israel, sáp nhập đất đai hay các nỗ lực di dời người dân Palestine khỏi đất đai của họ”.
Riyadh nói thêm rằng lập trường của họ “là không thể thương lượng và không thể thỏa hiệp”.
Sami Abu Zuhri, một quan chức của nhóm chiến binh Palestine Hamas, đã lên án những phát biểu của Tổng thống Donald Trump là “nực cười” và “vô lý”, cảnh báo rằng chúng có thể làm mất ổn định Trung Đông, Reuters đưa tin. “Những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về mong muốn kiểm soát Gaza của ông ấy là vô lý và vô lý, và bất kỳ ý tưởng nào như thế này đều có khả năng châm ngòi cho khu vực”, ông nói.
Vùng đất ven biển Palestine đã bị tàn phá bởi hơn một năm chiến tranh toàn diện khi lực lượng Israel cố gắng tiêu diệt các chiến binh Hamas để trả thù cho cuộc tấn công dữ dội của họ vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023. Cuộc tấn công của Israel đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng ở Gaza và khiến dải đất này trở thành đống đổ nát, trước khi một thỏa thuận ngừng bắn được đạt được vào tháng trước, bao gồm cả việc Hamas thả các con tin Israel mà họ đã bắt giữ.
Tổng thống Donald Trump đã công bố kế hoạch của mình cho Gaza trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Washington vào thứ ba.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Dải Gaza, và chúng tôi cũng sẽ làm một công việc với nó. Chúng tôi sẽ sở hữu nó. Và chịu trách nhiệm tháo dỡ tất cả các quả bom nguy hiểm, chưa nổ và các loại vũ khí khác trên địa điểm này,” Tổng thống Hoa Kỳ cho biết, đồng thời nói thêm rằng kế hoạch của ông sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế và việc làm cho người dân trong khu vực.
[Politico: Trump’s Gaza takeover plan sparks Middle East backlash]
5. Zelenskiy cho biết lính Bắc Hàn ‘được đưa trở lại’ để chiến đấu ở Kursk
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 7 tháng 2 rằng Nga đã “đưa quân đội Bắc Hàn trở lại” khu vực Kursk đang trong tình trạng hỗn loạn sau cuộc tổng công kích của quân Ukraine.
Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi đã thông báo cho Zelenskiy về các cuộc tấn công mới của Nga vào Tỉnh Kursk, một ngày sau khi truyền thông Nga đưa tin Ukraine đã phát động một cuộc tấn công mới vào khu vực của Nga.
“Một số lượng lớn quân xâm lược đã bị tiêu diệt, chúng tôi đang nói đến hàng trăm quân nhân Nga và Bắc Hàn,” tổng thống cho biết.
Tờ New York Times đưa tin vào ngày 30 Tháng Giêng rằng quân đội Bắc Hàn đã được rút khỏi mặt trận, và một phát ngôn viên của Lực lượng tác chiến đặc biệt đã xác nhận với tờ Kyiv Independent rằng lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đã không đối mặt với quân đội Bình Nhưỡng trong một thời gian.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Ukraine Kyrylo Budanov đã phủ nhận những báo cáo này. Ông cho biết số lượng quân đội Bắc Hàn đã giảm và Ukraine đang cố gắng xác định lý do.
“Tổng cộng có 60.000 quân Nga ở Tỉnh Kursk là 60.000 quân không được bổ sung cho lực lượng xâm lược đáng kể ở Pokrovsk và các khu vực khác ở Tỉnh Donetsk của chúng tôi,” Zelenskiy nói.
[Kyiv Independent: North Korean soldiers 'brought in again' to fight in Kursk Oblast, Zelensky says]
6. ‘Chúng tôi vẫn ở đó’: Ukraine kỷ niệm 6 tháng kể từ cuộc xâm nhập Kursk bằng cuộc tổng công kích
Sáu tháng trước, quân đội Ukraine đã làm Điện Cẩm Linh và các đồng minh của họ sửng sốt khi tràn qua biên giới trong một cuộc phản công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga.
Hai tuần sau cuộc tấn công ban đầu, Vitaly được quân đội Ukraine điều động đến khu vực này và đã chiến đấu ở đó kể từ đó, cùng với một số binh sĩ được huấn luyện tốt nhất của Ukraine.
“Chúng tôi vẫn ở đó,” Vitaly, người yêu cầu chỉ nêu tên, nói với POLITICO. “Chúng tôi đã mang chiến tranh đến lãnh thổ của kẻ xâm lược; chúng tôi đã bắt được rất nhiều tù nhân sau đó được sử dụng để giải thoát những người của chúng tôi khỏi sự giam cầm của Nga. Chúng tôi đã buộc Nga phải rút một số quân khỏi Ukraine để chiến đấu với chúng tôi.”
Cuộc xâm nhập cũng gây ra một cuộc tranh luận gay gắt ở Ukraine về việc liệu nó có đáng giá hay không.
Một số người, như Vitaly, tin rằng vụ tấn công này có lý.
Quan điểm của ông được Bộ Tổng tham mưu Ukraine chia sẻ, hôm thứ Năm, bộ này cho biết Nga đã mất khoảng 40.000 quân ở Kursk, trong đó có hơn 16.000 người thiệt mạng trong chiến đấu và 909 người khác bị bắt làm tù binh chiến tranh.
Điện Cẩm Linh đã phải đưa khoảng 12.000 quân lính Bắc Hàn vào để giúp đẩy quân đội Ukraine ra khỏi lãnh thổ Nga. Nhưng sau khi mất khoảng 4.000 người chết và bị thương, quân đội Nam Hàn đã rút khỏi mặt trận.
“Một trong ba lữ đoàn của họ đã bị tiêu diệt, những lữ đoàn khác mất khả năng chiến đấu và đã được rút lui”, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết.
Ukraine không tiết lộ tổn thất của riêng mình, nhưng có báo cáo cho biết họ đã phải chịu hàng trăm thương vong và mất khoảng một nửa trong số 1.000 km2 mà họ đã chiếm được ban đầu ở Kursk. Các thị trấn Ukraine ở vùng Sumy gần đó đã bị biến thành đống đổ nát do bom lượn của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khẳng định cuộc xâm nhập đã thành công và ám chỉ rằng việc Ukraine tiếp tục kiểm soát lãnh thổ Nga có thể mang lại cho Kyiv đòn bẩy trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Mạc Tư Khoa.
“Ở khu vực Kursk, chúng tôi đang giữ vững,” ông nói với các phóng viên tại Kyiv vào thứ Tư. “Người Nga đã phải chịu tổn thất lớn ở đó. Người Bắc Hàn của họ đang bỏ chạy. Tôi nghĩ họ sẽ không thể sớm đẩy chúng tôi ra khỏi lãnh thổ này. Và nó giống như một nam châm giữ 60.000 quân ra khỏi Ukraine.”
Ngoài ra, còn có lo ngại rằng việc chuyển quân tinh nhuệ của Ukraine khỏi cuộc chiến ở phía đông đất nước đã tạo điều kiện cho Nga tiếp tục gây áp lực dọc theo mặt trận đó trong những tháng gần đây.
Nhưng Vitaly cho rằng việc xâm lược Nga là điều đáng làm.
“Chúng tôi đã cho người Nga và các đối tác của chúng tôi, những người đã nhanh chóng mất niềm tin, thấy rằng chúng tôi vẫn có thể làm bất cứ điều gì trên chiến trường, rằng chúng tôi vẫn có thể tấn công. Chúng tôi cũng cho người Nga thấy rằng chúng tôi không phải là động vật, giống như tuyên truyền của họ đã cố gắng miêu tả chúng tôi, trong khi họ bắt đầu mất niềm tin rằng chính phủ của họ quan tâm đến họ”, ông nói.
Quân đội Ukraine cũng lập luận rằng cuộc xâm lược đã giúp thu hút quân đội Nga khỏi tiền tuyến ở Ukraine. Trong những tuần đầu của cuộc xâm lược, có rất ít dấu hiệu cho thấy Nga đang tái điều động lực lượng đến Kursk, nhưng những tháng gần đây đã đưa ra bằng chứng cho thấy điều đó đang diễn ra.
Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm, chiến dịch này cũng nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công mới của đối phương vào các vùng Sumy và Kharkiv của Ukraine, trong khi quân đội Ukraine vẫn tiếp tục giữ vững hàng trăm km2 trong “vùng đệm” ở Nga.
Đối với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, sự hiện diện liên tục của quân đội thù địch trên đất Nga là một sự bối rối về mặt chính trị.
Tuy nhiên, trong khi cuộc tấn công Kursk khiến hàng ngàn người Nga thiệt mạng, lực lượng Điện Cẩm Linh vẫn tiếp tục cuộc tấn công dữ dội vào khu vực Kharkiv của Ukraine bắt đầu từ tháng 5.
[Politico: ‘We’re still there’: Ukraine marks the 6-month anniversary of its Kursk incursion]
7. Nga Sẵn Sàng Chơi ‘Thương Lượng Khó Khăn’ Với Tổng thống Donald Trump Về Ukraine
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov cho biết hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, rằng Nga đã chuẩn bị “thương lượng cứng rắn” với Tổng thống Donald Trump về vấn đề Ukraine.
Nhà ngoại giao cao cấp đã đề cập đến khả năng Tổng thống Donald Trump làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine trong bài phát biểu được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.
Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm ở Ukraine.
Tổng thống, người đã phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại Tòa Bạch Ốc từ năm 2017 đến năm 2021, đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine “trong vòng 24 giờ” nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Ông cũng đã nhiều lần nói rằng nếu được tái đắc cử, ông sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nói chuyện với Putin.
Tổng thống Donald Trump đã gợi ý rằng cả Nga và Ukraine đều phải nhượng bộ trong cuộc chiến. Kyiv đã bác bỏ mọi đề xuất nhượng bộ lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa, trong khi Putin yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập liên minh quân sự NATO.
Trong bình luận của mình, Ryabkov cho biết Nga “sẵn sàng đối thoại và đàm phán [với Hoa Kỳ] thông qua một cuộc mặc cả khó khăn trong khi vẫn tính đến 'thực tế trên thực địa' và lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
Thứ trưởng ngoại giao cho biết Washington phải hành động trước tiên để cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Hoa Kỳ, vốn đã trở nên căng thẳng sau quyết định của Putin về việc phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
“Quyết định tùy thuộc vào [Donald] Tổng thống Donald Trump và nhóm của ông ấy,” ông nói.
Điện Cẩm Linh cho biết họ đã liên lạc với chính quyền Tổng thống Donald Trump để đàm phán, nhưng không nói rõ liệu Putin có trao đổi với người đồng cấp của mình về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine hay không.
Trong bài bình luận cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, một nhóm nghiên cứu của Mỹ, nghiên cứu viên Sean Monaghan cho biết “tính cách khó đoán và bản năng thỏa thuận của Tổng thống Donald Trump có thể giúp Ukraine đạt được lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình theo các điều khoản của riêng họ”.
Ông viết: “Tính khí và tính cách của ông, kết hợp với những thay đổi về điều kiện chính trị, quân sự và kinh tế xung quanh cuộc chiến, có thể khiến chiến lược tối hậu thư trở nên khả thi một lần nữa”.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn nguồn tin thân cận, rằng các đồng minh của Washington hy vọng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kế hoạch chấm dứt chiến tranh tại Hội nghị An ninh Munich vào tuần tới tại Đức.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời các phóng viên hôm thứ Tư: “Thực sự có những cuộc tiếp xúc giữa các bộ phận riêng lẻ và chúng đã được tăng cường gần đây, nhưng tôi không thể cho bạn biết thêm chi tiết nào khác”.
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ sớm gặp Putin. Ông nói với các phóng viên vào Chúa Nhật rằng các cuộc đàm phán và họp đã được lên lịch “với nhiều bên, bao gồm cả Ukraine và Nga”.
“Chúng tôi sẽ nói chuyện, và tôi nghĩ có lẽ chúng tôi sẽ làm điều gì đó có ý nghĩa. Chúng tôi muốn chấm dứt cuộc chiến đó,” ông nói tuần trước.
[Newsweek: Russia Ready To Play 'Hard Bargain' With Trump Over Ukraine]
8. Tổng thống Donald Trump không có kế hoạch chính thức nào để chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine, Zelenskiy nói
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không có kế hoạch chính thức để chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 6 tháng 2, Interfax-Ukraine đưa tin.
“Vẫn chưa có kế hoạch chính thức nào. Đối với những gì được nêu trong một số cơ quan truyền thông thì tôi chắc chắn rằng đây không phải là kế hoạch chính thức của Tổng thống Donald Trump,” Zelenskiy nói.
Theo các nguồn thạo tin, một trong những yêu cầu tiên quyết của Sergei Ryabkov, thứ trưởng ngoại giao Nga, người được uỷ thác đàm phán với Hoa Kỳ là việc bãi bỏ lệnh bắt giam Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC.
Ngày 18 tháng 3 năm 2023, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Ủy viên Trẻ em Maria Lvova-Belova, với lý do họ có liên quan đến việc chuyển giao trẻ em Ukraine bất hợp pháp. Nga bác bỏ quyết định của ICC là “vô lý và không thể chấp nhận được”.
Vấn đề là Mỹ không thể buộc ICC bãi bỏ lệnh bắt giữ trùm mafia Vladimir Putin.
Đặc phái viên được Tổng thống Donald Trump chỉ định về Ukraine, Keith Kellogg, đã đặt mục tiêu giải quyết chiến tranh trong vòng 100 ngày.
Các báo cáo cho rằng kế hoạch của Hoa Kỳ sẽ được công bố tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14-16 tháng 2, nhưng Kellogg đã phủ nhận điều này, tuyên bố rằng Tổng thống Donald Trump sẽ giới thiệu kế hoạch trước. Ông không cung cấp mốc thời gian.
Zelenskiy cho biết ông hiểu rõ về định hướng của kế hoạch sau khi thảo luận một số chi tiết với các quan chức Hoa Kỳ trước lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump.
“Các nhóm của chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau, không thể có kế hoạch riêng rẽ của bất kỳ ai, ngay cả Hoa Kỳ,” Zelenskiy nói.
“Chúng ta hãy chờ các cuộc đàm phán chính thức và kết quả chính thức”, ông nói thêm.
Kellogg cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ tìm kiếm một nghị quyết có thể chấp nhận được đối với cả Zelenskiy và Putin.
Vào đầu tháng 2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Washington đang tìm kiếm đất hiếm của Ukraine để đổi lấy viện trợ. Ông cũng đe dọa sẽ trừng phạt và áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Nga nếu không sớm đạt được thỏa thuận hòa bình.
Một báo cáo của tờ The Wall Street Journal trước đây cho rằng nhóm của Tổng thống Donald Trump đang xem xét kế hoạch trì hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine ít nhất 20 năm để đổi lấy nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây và lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu để giám sát lệnh ngừng bắn tiềm năng với Nga.
Zelenskiy đã nhiều lần loại trừ bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc nhượng lại lãnh thổ cho Nga, hiện đang chiếm khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine. Một số vùng đất này đã bị chiếm trong cuộc xâm lược năm 2014 của Nga, trong khi phần còn lại đã bị chiếm sau cuộc tấn công toàn diện vào năm 2022. Tuy nhiên, khi Ukraine phải đối mặt với tổn thất ngày càng tăng trên chiến trường, áp lực ngày càng tăng đối với Zelenskiy để cân nhắc các thỏa hiệp.
[Kyiv Independent: Trump has no official plan to end Russia's war against Ukraine, Zelensky says]
9. Hội nghị thượng đỉnh Ramstein tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 dưới sự chủ trì của Vương quốc Anh
Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo theo định dạng Ramstein của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 2 dưới sự chủ trì của Vương quốc Anh thay vì Hoa Kỳ, Đài phát thanh Âu Châu Tự do đưa tin vào ngày 5 tháng 2.
Sau khi chính quyền Ông Donald Trump tiếp quản Tòa Bạch Ốc, định dạng tương lai của các cuộc họp của Ramstein vẫn chưa chắc chắn. Tổng thống Donald Trump cũng đã ra tín hiệu về ý định phá vỡ chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ liên quan đến Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết vào Tháng Giêng rằng hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ được tổ chức tại Brussels trước Hội nghị An ninh Munich dự kiến diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 2. Pistorius không tiết lộ hình thức cuộc họp và nói thêm rằng điều đó phụ thuộc vào chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai.
Một số chức năng của Ramstein, ngoại trừ việc tổ chức các cuộc họp theo định dạng Ramstein, đã được chuyển giao cho NATO.
Phái bộ Hỗ trợ an ninh và đào tạo của NATO cho Ukraine đã được điều đến Wiesbaden, Đức, nhằm phối hợp thực hiện các cam kết cung cấp vũ khí của các nước.
UDCG bao gồm hơn 50 quốc gia, bao gồm tất cả 32 thành viên NATO, họp tại Căn cứ Không quân Ramstein của Hoa Kỳ ở Đức. Cuộc họp Ramstein gần đây nhất vào ngày 9 Tháng Giêng là cuộc họp thứ 25 của nhóm kể từ khi thành lập vào tháng 4 năm 2022.
Trong cuộc họp gần đây nhất theo định dạng Ramstein, một trong những chủ đề thảo luận chính là bảo vệ không phận của Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp các hệ thống phòng không mới.
[Kyiv Independent: Next Ramstein summit to be held on Feb. 12 under UK chairmanship, media reports]
10. Không quân Ukraine cho biết đã bắn hạ bom dẫn đường của Nga gần Zaporizhzhia
Phát ngôn nhân Không quân Yurii Ihnat nói với Interfax-Ukraine rằng lực lượng Ukraine đã bắn hạ một quả bom dẫn đường trên không của Nga gần thành phố tiền tuyến Zaporizhzhia ở phía nam vào ngày 7 tháng 2.
Bom dẫn đường, gọi tắt là KAB, mặc dù có tầm bắn ngắn hơn hỏa tiễn, nhưng lại rẻ hơn khi sản xuất và được phóng từ máy bay trong lãnh thổ Nga hoặc vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm, ngoài tầm với của phòng không Ukraine.
Theo các chuyên gia, chúng gần như không thể bị bắn hạ vì có cấu trúc sắt nặng và bay cực nhanh từ độ cao lớn, không giống như hỏa tiễn hành trình hay máy bay điều khiển từ xa.
Theo Ihnat, đây không phải là lần đầu tiên Ukraine bắn hạ bom dẫn đường.
Phát ngôn nhân cho biết: “Để chống lại mối đe dọa này, chúng ta cần một đường lối toàn diện - sử dụng cả hệ thống phòng không mặt đất và các thành phần hàng không để đưa các tàu phi trường mang theo các KAB này đi xa nhất có thể”, nhưng không nêu rõ mục tiêu bị bắn hạ như thế nào.
Nhận xét của ông được đưa ra sau khi các kênh Telegram đưa tin rằng binh lính Ukraine đã hạ được quả bom dẫn đường trên không vào sáng ngày 7 tháng 2, được cho là sử dụng vũ khí thử nghiệm.
[Kyiv Independent: Ukraine downs Russian guided bomb near Zaporizhzhia, Air Force says]
11. Các nước vùng Baltic cắt đứt quan hệ năng lượng với Nga, tham gia lưới điện Âu Châu, AFP đưa tin
Latvia, Lithuania và Estonia sẽ ngắt kết nối khỏi lưới điện của Nga vào cuối tuần này và đồng bộ hóa với mạng lưới Tây Âu. Latvia sẽ cắt đường dây điện đến Nga vào ngày 8 tháng 2 và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen sẽ tham dự một buổi lễ với các nhà lãnh đạo Baltic tại Vilnius vào ngày hôm sau.
Bộ trưởng Năng lượng Lithuania Zygimantas Vaiciunas cho biết động thái này chấm dứt khả năng sử dụng năng lượng làm đòn bẩy chính trị của Nga, theo AFP.
Các quốc gia Baltic đã chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này trong nhiều năm. Mặc dù ngừng nhập khẩu khí đốt và điện của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, lưới điện của họ vẫn được kết nối với Nga và Belarus, với Mạc Tư Khoa kiểm soát luồng điện.
Vào lúc 7 giờ sáng giờ địa phương ngày 8 tháng 2, ba quốc gia sẽ hoạt động ở “chế độ cô lập” trong 24 giờ để kiểm tra khả năng quản lý mức điện của họ. Sau đó, họ sẽ tích hợp với lưới điện của Âu Châu thông qua Ba Lan. Nhà điều hành lưới điện do nhà nước điều hành của Litgrid, Litgrid, cho biết quy trình này bao gồm việc bật và tắt các nhà máy điện để đánh giá độ ổn định của tần số.
Lithuania đã cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn, bao gồm các cuộc tấn công mạng và phá hoại. Nhà điều hành lưới điện của Ba Lan, PSE, sẽ giám sát kết nối bằng trực thăng và máy bay điều khiển từ xa. Một số cáp ngầm dưới biển ở Biển Baltic đã bị hư hại trong những tháng gần đây, làm dấy lên mối lo ngại về an ninh. Nga đã phủ nhận sự liên quan.
Các viên chức cho biết không có sự gián đoạn điện lớn nào được dự kiến, nhưng các nhà bán lẻ Estonia báo cáo doanh số bán máy phát điện tăng. Các quốc gia Baltic cũng đang tăng sản lượng năng lượng trong nước, bao gồm cả các trang trại gió ngoài khơi.
[Kyiv Independent: Baltic states to cut energy ties with Russia, join European power grid, AFP reports]
12. Tình báo Nga đứng sau vụ đánh bom ở văn phòng tuyển mộ nhập ngũ Rivne
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU cho biết sau một cuộc điều tra rằng Nga đã chiêu mộ kẻ tấn công gây ra vụ nổ chết người tại một văn phòng tuyển quân ở Rivne.
Vụ đánh bom ngày 1 tháng 2 đã giết chết nghi phạm và làm bị thương tám quân nhân. Các đặc vụ Nga đã chiêu mộ người đàn ông này và sau đó kích nổ thuốc nổ từ xa, loại bỏ anh ta khỏi danh sách “nhân chứng”, SBU cho biết.
Theo cuộc điều tra, kẻ tấn công là một người đàn ông thất nghiệp 21 tuổi đến từ Zhytomyr, người tìm kiếm tiền nhanh trên các kênh Telegram. Các cơ quan tình báo Nga được cho là đã tuyển dụng anh ta trực tuyến và đề nghị trả tiền để thực hiện một cuộc tấn công.
Tiết lộ này được đưa ra sau một loạt các cuộc tấn công vào các sĩ quan nhập ngũ, bao gồm các vụ nổ tại các văn phòng tuyển quân ở Rivne và Pavlohrad khiến một số quân nhân bị thương. Một vụ tấn công khác vào ngày 31 Tháng Giêng đã khiến một sĩ quan tuyển quân bị bắn chết tại Poltava, và thủ phạm đã bị bắt giữ ngay sau đó.
Một vụ nổ khác gần văn phòng tuyển quân ở Kamianets-Podilskyi, Khmelnytskyi, vào ngày 5 tháng 2 đã khiến ít nhất một người thiệt mạng và bốn người bị thương. Hoàn cảnh của vụ nổ đang được điều tra.
Theo chỉ thị của Nga, thủ phạm vụ tấn công Rivne đã đến thành phố với một thiết bị nổ tự chế, gọi tắt là IED được giấu trong ba lô du lịch. Thiết bị này được kết nối với một điện thoại di động do các đặc vụ Nga điều khiển từ xa, SBU cho biết.
Khi vào văn phòng nhập ngũ, nghi phạm cầm một chiếc điện thoại khác có chức năng “điều khiển từ xa”. Những người giải quyết người Nga đã theo dõi hoạt động này thông qua camera của điện thoại và kích nổ IED từ xa ngay khi đặc vụ bước vào bên trong.
Tổng tư lệnh Ukraine, Oleksandr Syrskyi, lên án các cuộc tấn công gần đây và kêu gọi mở cuộc điều tra toàn diện và truy tố những kẻ chịu trách nhiệm.
Kyiv đang phải vật lộn để huy động quân đội trong bối cảnh chịu nhiều tổn thất trên chiến trường và cần phải luân chuyển những người lính đã ở tuyến đầu kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
[Kyiv Independent: Russian intelligence behind deadly Rivne draft office bombing, Ukraine's SBU claims]
13. Kellogg cho biết Hoa Kỳ sẽ không trình bày kế hoạch chấm dứt chiến tranh của Nga tại Hội nghị An ninh Munich
Đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine và Nga Keith Kellogg cho biết vào ngày 6 tháng 2 rằng Washington sẽ không trình bày kế hoạch chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga với Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich vào tuần tới.
Phát biểu với Newsmax TV, Kellogg phủ nhận thông tin từ giới truyền thông rằng ông sẽ trình bày một kế hoạch như vậy tại hội nghị dự kiến diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 2.
Theo các nguồn thạo tin, một trong những yêu cầu tiên quyết của Sergei Ryabkov, thứ trưởng ngoại giao Nga, người được uỷ thác đàm phán với Hoa Kỳ là việc bãi bỏ lệnh bắt giam Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC.
Ngày 18 tháng 3 năm 2023, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Ủy viên Trẻ em Maria Lvova-Belova, với lý do họ có liên quan đến việc chuyển giao trẻ em Ukraine bất hợp pháp. Nga bác bỏ quyết định của ICC là “vô lý và không thể chấp nhận được”.
Vấn đề là Mỹ không thể buộc ICC bãi bỏ lệnh bắt giữ trùm mafia Vladimir Putin.
Kellogg cho biết kế hoạch này sẽ được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trình bày nhưng không nêu rõ mốc thời gian.
Kellogg cho biết: “Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này lên để giúp anh ta, đưa vấn đề đến thời điểm anh ta có thể thực hiện được, nhưng điều đó sẽ không xảy ra vào tuần tới”.
“Chúng tôi sẽ có những cuộc thảo luận tuyệt vời với các nhà lãnh đạo cao cấp trong môi trường Âu Châu và trình bày những phát hiện của chúng tôi với Tổng thống Hoa Kỳ rồi tiếp tục từ đó.”
Kellogg, một vị tướng đã nghỉ hưu được giao nhiệm vụ thúc đẩy chiến lược của Tổng thống Donald Trump về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, đã mô tả một giải pháp “ngắn hạn” sẽ diễn ra trong vòng 100 ngày kể từ lễ nhậm chức, đồng thời gọi mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của ông là giúp Tổng thống Donald Trump tìm ra giải pháp trong khung thời gian đó.
Phát biểu với Fox News vào ngày 1 tháng 2, Kellogg tuyên bố Tổng thống Donald Trump có một “kế hoạch đáng tin cậy” để chấm dứt chiến tranh, bao gồm “gây áp lực không chỉ với Mạc Tư Khoa mà còn với Kyiv” trong khi đưa ra các ưu đãi cho cả hai bên.
Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump cũng dự kiến sẽ đến thăm Ukraine vào cuối tháng này để hội đàm với các quan chức Ukraine.
[Kyiv Independent: US won't present plan to end Russia's war at Munich Security Conference, Kellogg says]
Tin buồn cho Putin: Mỹ cứng rắn. Sukhoi trục trặc, 2 Đại Tá tử nạn. Mirage để phóng SCALP vào Nga
VietCatholic Media
15:05 08/02/2025
1. Đặc phái viên cho biết: Tổng thống Donald Trump sẵn sàng tăng cường lệnh trừng phạt Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga để gây áp lực buộc Điện Cẩm Linh chấm dứt chiến tranh với Ukraine, Keith Kellogg, đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine và Nga, trả lời tờ The New York Post trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 6 tháng 2.
Theo Kellogg, các lệnh trừng phạt hiện tại của Hoa Kỳ đối với Nga, đặc biệt là các lệnh trừng phạt nhắm vào lĩnh vực năng lượng của nước này, tương đương với “3 trên thang điểm 10” về áp lực kinh tế. Ông lập luận rằng vẫn còn nhiều chỗ để tăng cường chúng hơn nữa.
“Bạn thực sự có thể tăng lệnh trừng phạt — đặc biệt là các lệnh trừng phạt mới nhất (nhắm vào sản xuất và xuất khẩu dầu),” Kellogg nói. “Nó đã mở ra một cánh cửa rất cao để làm điều gì đó.”
Ông nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump đã tập hợp nhóm an ninh quốc gia, bao gồm Phó Tổng thống JD Vance và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, để thảo luận về một chiến lược phối hợp nhằm chấm dứt chiến tranh.
Kellogg chỉ trích đường lối của cựu Tổng thống Joe Biden là ủng hộ Ukraine “cho đến khi cần thiết”, gọi đó là “một hình dán quảng cáo, không phải là chiến lược”.
Kellogg nhấn mạnh rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump tập trung vào “đường lối toàn diện” để chấm dứt chiến tranh, kết hợp việc ủng hộ Ukraine với việc gia tăng áp lực lên Nga.
Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ đến thăm Ukraine vào cuối tháng này để hội đàm với các quan chức Ukraine, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Andriy Yermak cho biết vào ngày 7 tháng 2.
[Kyiv Independent: Trump ready to step up Russia sanctions to end war in Ukraine, special envoy says]
2. Hai huấn luyện viên phi công người Nga thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Mạc Tư Khoa
Theo các hãng thông tấn Nga, hai huấn luyện viên bay người Nga đã thiệt mạng khi máy bay của họ bị rơi ở khu vực Mạc Tư Khoa hôm Thứ Sáu, 07 Tháng Hai.
Tass, một hãng thông tấn nhà nước của Nga, đưa tin Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết chiếc máy bay nhỏ đã rơi gần phi trường Myachkovo, nằm gần Mạc Tư Khoa. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra.
Vụ tai nạn chết người này có thể sẽ làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề an toàn trong ngành hàng không của Nga.
Vào tháng 7 năm 2024, một chiếc máy bay phản lực Sukhoi Superjet (SSJ 100) thuộc hãng Gazpromavia, một hãng hàng không thuộc sở hữu của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, đã bị rơi tại quận Kolomensky thuộc vùng Mạc Tư Khoa, khiến cả ba người trên máy bay thiệt mạng.
Tập đoàn máy bay nhà nước United Aircraft Corporation, gọi tắt là UAC cho biết chiếc Sukhoi, không có hành khách, đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm sau khi sửa chữa. Một nguồn tin từ Bộ tình huống khẩn cấp cho biết máy bay đã phát nổ sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống một khu rừng.
Vụ tai nạn máy bay xảy ra một ngày sau báo cáo về một người lính Nga đã đâm một chiếc xe tải vào một chiến đấu cơ Su-25 khiến nó không thể sử dụng được.
Sự việc Su-25 làm tăng thêm số lượng đáng kể máy bay phản lực quân sự mà Nga đã mất trong suốt cuộc chiến ở Ukraine. Không quân Nga đã phải chịu thương vong lớn - cả trong trường hợp hỏa lực của phe mình và do lực lượng Ukraine bắn hạ máy bay phản lực quân sự của Putin.
Đến tháng 4 năm 2024, Tướng Christopher Cavoli, nhà lãnh đạo Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, đã nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng Nga đã mất khoảng 10 phần trăm đội bay kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Tass đưa tin một trong những người hướng dẫn bay đã thiệt mạng hôm thứ Năm là một cựu phi công quân sự tên là Vitaly Kiyashko. Hãng thông tấn này cho biết một nguồn tin từ những người ứng cứu đầu tiên tại hiện trường đã xác định người kia trên máy bay là một người hướng dẫn bay khác.
Theo Tass, máy bay rơi xuống một cánh đồng và không gây thiệt hại cho mặt đất. Một phi hành đoàn gồm 26 người đang làm việc để ứng phó tại hiện trường vụ tai nạn và họ đã nhanh chóng dập tắt ngọn lửa trên các mảnh vỡ còn sót lại từ máy bay.
RIA Novosti, một hãng thông tấn nhà nước khác của Nga, đưa tin tám đơn vị thiết bị từ lực lượng cứu hỏa và cứu nạn địa phương đang làm việc tại hiện trường vụ việc.
Một đại diện của cơ quan cấp cứu nói với RIA Novosti rằng vụ tai nạn máy bay xảy ra gần làng Yeganovo thuộc quận Ramensky.
Mash, một kênh tin tức Telegram được cho là có liên kết với cơ quan thực thi pháp luật Nga, đã chia sẻ hình ảnh và đoạn video về hiện trường vụ tai nạn cho thấy phần còn lại của máy bay đang bốc cháy.
Một nguồn tin dịch vụ khẩn cấp giấu tên đã nói với hãng thông tấn Nga Tass vào thứ năm: “Cựu phi công quân sự Vitaly Kiyashko, một giáo viên hướng dẫn bay, nằm trong số hai người thiệt mạng trong vụ tai nạn. Người còn lại trên máy bay, cũng thiệt mạng trong vụ tai nạn, cũng là một giáo viên hướng dẫn bay.”
[Newsweek: Two Russian Pilot Instructors Killed in Moscow Plane Crash]
3. Đại sứ cho biết Kyiv sẵn sàng đàm phán với Nam Hàn về vấn đề binh lính Bắc Hàn bị bắt
Đại sứ Ukraine tại Hán Thành Dmytro Ponomarenko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Korea Times được công bố vào ngày 5 tháng 2, Kyiv sẵn sàng đàm phán với Nam Hàn về khả năng chuyển giao những người lính Bắc Hàn bị bắt.
Lực lượng Ukraine đã bắt giữ hai binh lính Bắc Hàn tại Kursk của Nga vào tháng Giêng, đánh dấu điều mà Tổng thống Volodymyr Zelenskiy gọi là “bằng chứng không thể chối cãi” về sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa. Hiện vẫn chưa rõ liệu Ukraine có bắt giữ thêm binh lính Bắc Hàn hay không.
Ngày 6 tháng 2, Zelenskiy cho biết các tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW Bắc Hàn đã bị thương trong chiến đấu và hiện đang được điều trị y tế.
Trong khi Ukraine và Nam Hàn vẫn chưa bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức, Kyiv đã sẵn sàng thảo luận về khả năng chuyển giao binh lính sang các nước thứ ba, Ponomarenko cho biết.
“Do tính mạng và quyền tự do của quân nhân Bắc Hàn bị đe dọa trong trường hợp họ hồi hương về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn, gọi tắt là DPRK, và nếu họ từ chối quay trở về, chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các đối tác quốc tế”, đại sứ cho biết.
Nếu những người lính bị bắt quyết định trở về nhà, Ukraine sẽ phải hồi hương họ theo Công ước Geneva.
Ponomarenko gọi khả năng đàm phán giữa Kyiv và Bình Nhưỡng về những người lính Bắc Hàn bị bắt là “một vấn đề rất tế nhị” và từ chối bình luận thêm.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Ukraine Kyrylo Budanov cho biết tính đến đầu tháng 2, vẫn còn khoảng 8.000 binh lính Bắc Hàn đang chiến đấu chống lại Ukraine ở Tỉnh Kursk.
Có tới 12.000 quân lính Bắc Hàn đã được điều động tới khu vực của Nga vào mùa thu năm ngoái để hỗ trợ lực lượng Nga chống lại cuộc tấn công của Ukraine diễn ra cách đây sáu tháng, vào ngày 6 tháng 8 năm 2024.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS tuyên bố vào giữa Tháng Giêng rằng ít nhất 300 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng và 2.700 người khác bị thương trong cuộc giao tranh ở Tỉnh Kursk của Nga.
[Kyiv Independent: Kyiv open to talks with South Korea on captured North Korean soldiers, ambassador says]
4. Zelenskiy, Tổng thống Donald Trump có thể gặp nhau ở Washington vào tuần tới
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy có thể gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tuần tới tại Washington, Tổng thống Donald Trump cho biết vào ngày 7 tháng 2.
“Tôi có thể sẽ gặp Tổng thống Zelenskiy vào tuần tới và có thể sẽ nói chuyện với Tổng thống Putin. Tôi muốn thấy chiến tranh kết thúc”, nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ đưa Kyiv và Mạc Tư Khoa vào bàn đàm phán và nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến toàn diện đang diễn ra gần đến kỷ niệm ba năm.
Ông cũng cho biết ông muốn gặp Putin “rất nhanh” sau khi nhậm chức. Điện Cẩm Linh hoan nghênh bình luận của Tổng thống Donald Trump nhưng nói thêm rằng hiện tại không có sự chuẩn bị nào cho cuộc gặp.
Theo tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump và Zelenskiy đang thảo luận về đất hiếm dưới lòng đất của Ukraine và “những thứ khác”.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã nói rằng Washington đang tìm kiếm đất hiếm của Ukraine để đổi lấy viện trợ. Kyiv sẵn sàng khai thác với các đối tác của mình, Zelenskiy cho biết.
Không rõ chính xác Tổng thống Donald Trump có ý gì khi nói đến “đất hiếm và những thứ khác”. Ukraine là nơi có 20 loại khoáng sản và kim loại quan trọng của thế giới, như titan, được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng, và lithium, một thành phần thiết yếu của pin xe điện.
“Chúng tôi muốn an ninh. Bởi vì như bạn biết đấy, Âu Châu đang đóng góp ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ,” Tổng thống Donald Trump nói.
Cuộc gặp giữa Zelenskiy và Tổng thống Donald Trump có thể diễn ra khi Hoa Kỳ chuẩn bị trình bày một kế hoạch được mong đợi từ lâu nhằm chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.
Keith Kellogg, đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine và Nga, cho biết kế hoạch này sẽ được Tổng thống Donald Trump đưa ra nhưng không nêu rõ mốc thời gian.
[Kyiv Independent: Zelensky, Trump may meet in Washington next week]
5. Chiến đấu cơ Mirage 2000-5 là gì?
Mirage 2000, máy bay phản lực siêu thanh đa chức năng thế hệ thứ tư, được nhà sản xuất Dassault của Pháp giới thiệu vào những năm 1970. Với hơn 600 máy bay được sản xuất trên tất cả các biến thể, máy bay này phục vụ chín quốc gia, có sẵn các biến thể một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi.
Mirage 2000-5, ra mắt năm 1999, là phiên bản nâng cấp có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng bắn được cải thiện cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất, cùng hệ thống cảm biến và điều khiển hiện đại.
Peter Layton, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Griffith Á Châu và là nghiên cứu viên cộng tác tại Viện Các dịch vụ thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, đã chia sẻ với tờ Kyiv Independent vào năm ngoái rằng: “Phiên bản (Mirage 2000)-5 có radar phẩm chất cao, được trang bị thùng nhiên liệu phụ thả được, có tầm bay hợp lý và mang theo nhiều loại vũ khí không đối không và không đối đất”.
Ukraine mở cuộc tấn công mới vào Kursk, truyền thông Nga đưa tin, Kyiv vẫn chưa xác nhận
Một cải tiến đáng kể của Mirage 2000-5 là việc tích hợp radar đa mục tiêu Doppler Thomson-CSF, gọi tắt là RDY, tăng cường khả năng tấn công sâu và hỗ trợ tầm gần.
Được trang bị nhiều loại hỏa tiễn và vũ khí không đối không, chẳng hạn như hỏa tiễn Mica có tầm bắn lên tới 60 km hoặc hỏa tiễn tầm ngắn Magic cũ hơn, Mirage 2000-5 có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau.
Khả năng mang theo thùng nhiên liệu phụ giúp mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay.
Về mặt hoạt động không đối đất, Mirage 2000 có thể điều động nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm hỏa tiễn SCALP, trước đây được Pháp cung cấp cho Ukraine, và bom dẫn đường.
Trong khi Không quân Pháp có khoảng 40 chiếc Mirage 2000-5, chỉ có 26 chiếc một chỗ ngồi đang hoạt động. Quân đội Pháp được cho là đang có kế hoạch loại bỏ chúng vào cuối thập niên này, thay thế chúng bằng Dassault Rafale tiên tiến hơn và do đó có khả năng giải phóng máy bay Mirage 2000 cũ hơn để chuyển giao cho Ukraine.
[Kyiv Independent: What is the Mirage 2000-5?]
6. Hung Gia Lợi tuyên bố có thể rút khỏi WHO sau khi Tổng thống Donald Trump và Milei rời đi
Đầu tiên là Hoa Kỳ, sau đó là Á Căn Đình — bây giờ là Hung Gia Lợi? Văn phòng Thủ tướng Viktor Orbán cho biết hôm thứ Năm rằng Hung Gia Lợi có thể rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới.
Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh rút quân của Hoa Kỳ gần như ngay lập tức sau khi nhậm chức vào tháng Giêng, và sau đó là lệnh của Tổng thống Á Căn Đình Javier Milei vào thứ Tư.
Gergely Gulyás, Bộ trưởng phụ trách văn phòng thủ tướng Hung Gia Lợi, phát biểu với các phóng viên hôm thứ Năm rằng “nếu quốc gia hùng mạnh nhất thế giới quyết định rời khỏi một tổ chức quốc tế, thì tôi nghĩ chính phủ Hung Gia Lợi sẽ hành động thận trọng nếu cân nhắc liệu có nên thực hiện bước đi này hay không”.
Gulyás cho biết: “Chúng ta có thể đi đến kết luận rằng chúng ta không cần phải làm điều đó, tất nhiên chúng ta có thể đưa ra quyết định khác, nhưng chắc chắn là đáng để cân nhắc”, vì “nền dân chủ mạnh nhất thế giới đang tự nguyện rời đi”.
Cũng vào thứ năm, phó chủ tịch quốc hội Nga đã phát biểu ủng hộ việc rời đi.
“Đã đến lúc phải điều tra kỹ lưỡng các hoạt động của WHO tại Nga. Trong quá trình điều tra, tư cách thành viên của Nga ít nhất phải bị đình chỉ. Hoặc tốt hơn nữa, chúng ta nên nói lời tạm biệt hoàn toàn”, Pyotr Tolstoy cho biết. Tolstoy đến từ đảng Nước Nga Thống nhất của nhà độc tài Vladimir Putin.
Tổng thống Donald Trump và các đồng minh trước đây đã cáo buộc WHO can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia, chịu ảnh hưởng không đáng có từ Trung Quốc và làm hỏng phản ứng của mình trước Covid-19 — tất cả những cáo buộc này đều bị Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thẳng thừng bác bỏ trong bài phát biểu trước các quốc gia thành viên vào thứ Hai.
“Là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, WHO là công bằng và tồn tại để phục vụ tất cả các quốc gia và tất cả mọi người”, Tedros nói. Khi các quốc gia đưa ra yêu cầu vượt ra ngoài sứ mệnh của WHO là hỗ trợ sức khỏe toàn cầu, “chúng tôi sẽ lịch sự từ chối”, ông nói thêm.
[Politico: Hungary floats WHO withdrawal after Trump and Milei exits]
7. Ukraine có thể sử dụng các chiến đấu cơ Mirage 2000-5 như thế nào?
Máy bay phản lực Mirage rất linh hoạt và có thể được sử dụng để tấn công mặt đất, đánh chặn hỏa tiễn và chống máy bay điều khiển từ xa.
Viktor Kevliuk, một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và là chuyên gia quốc phòng của Ukraine, đã nói với tờ Kyiv Independent vào năm ngoái rằng Ukraine có thể sử dụng máy bay để tấn công các vị trí của Nga bằng hỏa tiễn Storm Shadow hoặc SCALP.
Theo Layton, Không quân Ukraine hiện đang thiếu hụt nguồn cung cấp máy bay Su-24 trước đây được sử dụng cho các vụ phóng SCALP.
Kevliuk cho biết thêm, Mirage 2000-5 có thể điều động hỏa tiễn chống hạm Exocet và đạn chống radar AS 37. Các máy bay phản lực này cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng bom tầm xa, chẳng hạn như AASM Hammer, và kết hợp các loại đạn dược dẫn đường chính xác tiên tiến như JDAM-ER và SDB, giúp tăng độ chính xác và tính linh hoạt khi tấn công.
Tuy nhiên, Layton khuyên nên thận trọng khi thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng Mirage gần tiền tuyến do dễ bị tổn thương trước hệ thống phòng không của Nga.
Layton cho biết: “Mirage 2000-5 chỉ có phạm vi hoạt động hạn chế khi mang bom”, ngay cả khi được trang bị thùng chứa nhiên liệu thả. “Tôi nghĩ rằng đội bay nhỏ Mirage 2000-5 sẽ được cung cấp sẽ quá quan trọng để mất. Điều này có nghĩa là phòng không và bắn hỏa tiễn tầm xa là cách sử dụng tốt nhất cho chúng”.
Khả năng phòng không đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Ukraine trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đang diễn ra của Nga vào các khu vực dân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Xem xét tuyên bố trước đó của Macron cho phép tấn công các mục tiêu quân sự của Nga nếu chúng gây ra mối đe dọa cho Ukraine, về mặt lý thuyết, Mirage 2000 sẽ không bị giới hạn trong không phận Ukraine trong các hoạt động của mình.
[Kyiv Independent: How can Ukraine use them?]
8. Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ mong đợi những quyết định quan trọng tại cuộc họp Ramstein
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi cho biết trong cuộc họp báo ngày 7 tháng 2, Ukraine đang tích cực chuẩn bị và mong đợi những quyết định quan trọng sẽ được đưa ra tại cuộc họp Ramstein sắp tới.
Phái đoàn chung của Anh tại NATO đã xác nhận vào ngày 6 tháng 2 rằng Luân Đôn sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG theo định dạng Ramstein tại Brussels vào ngày 12 tháng 2, thay vì Hoa Kỳ.
Tykhyi cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh việc người Anh hiện đã đảm nhận vai trò triệu tập Ramstein”.
Ông tuyên bố rằng các quyết định có thể sẽ được đưa ra về cả phòng không và đầu tư vào sản xuất vũ khí của Ukraine trong cuộc họp.
“Chúng tôi coi Ramstein là một cơ chế hiệu quả, một định dạng hiệu quả đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong những năm 2022-2024. Do đó, thật tốt khi nó tiếp tục hoạt động”, Tykhyi nói thêm.
UDCG, bao gồm hơn 50 quốc gia—bao gồm tất cả 32 thành viên NATO—thường họp tại Căn cứ Không quân Ramstein của Hoa Kỳ ở Đức. Cuộc họp gần đây nhất vào ngày 9 Tháng Giêng đánh dấu cuộc họp thứ 25 kể từ khi nhóm được thành lập vào tháng 4 năm 2022.
[Kyiv Independent: Ukraine expecting important decisions at Ramstein meeting, Foreign Ministry says]
9. Cộng hòa Tiệp gia hạn bảo vệ cho người Ukraine, thắt chặt quy định đối với người nộp đơn xin thị thực Nga
Tổng thống Tiệp Petr Pavel đã ký luật vào ngày 6 tháng 2 nhằm gia hạn thời gian bảo vệ cho người tị nạn Ukraine, trang tin tức Tiệp České Noviny đưa tin.
Luật này cũng coi các hoạt động trái phép có lợi cho quốc gia nước ngoài là tội phạm và thắt chặt các yêu cầu đối với người nộp đơn xin nhập quốc tịch Nga.
Theo các điều khoản mới, chế độ bảo vệ tạm thời dành cho người tị nạn Ukraine, dự kiến hết hạn vào tháng 3, sẽ được gia hạn thêm một năm theo quyết định của toàn Liên Hiệp Âu Châu.
Tình trạng này cho phép những người tị nạn chạy trốn khỏi sự xâm lược của Nga được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục và cơ hội việc làm tại Cộng hòa Tiệp.
Luật sửa đổi cũng đưa ra một con đường cấp giấy phép cư trú dài hạn cho những người tị nạn Ukraine đã sống ở Tiệp hơn hai năm. Điều kiện đủ là phải độc lập về tài chính, nhà ở ổn định và, đối với trẻ em, phải ghi danh vào một trường học ở Tiệp.
Luật này cũng áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các hoạt động trái phép có lợi cho quốc gia nước ngoài, với mức hình phạt từ tối đa năm năm trong thời bình đến tối đa 15 năm trong thời kỳ thiết quân luật.
Những hạn chế mới yêu cầu công dân Nga muốn nhập quốc tịch Tiệp phải từ bỏ quốc tịch Nga và cung cấp bằng chứng chính thức về việc này. Sẽ có ngoại lệ trong những trường hợp cụ thể, chẳng hạn như đối với người xin tị nạn.
Những thay đổi về mặt lập pháp diễn ra khi Cộng hòa Tiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Prague đã công bố sáng kiến mua đạn pháo cho Ukraine cùng với các đối tác vào đầu năm 2024 trong bối cảnh thiếu hụt đạn pháo chủ yếu do sự chậm trễ trong hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Jana Cernochova, một kế hoạch mua sắm tương tự cho năm 2025 cũng đang được điều động.
[Kyiv Independent: Czechia extends protection for Ukrainians, tightens rules for Russian applicants]
10. Máy bay do thám của Hoa Kỳ bay quanh ranh giới đỏ Hắc Hải của Nga khi Tổng thống Donald Trump nắm quyền
Hồ sơ chuyến bay cho thấy một máy bay quân sự Hoa Kỳ đã thu thập thông tin tình báo về các vị trí của Nga từ bên trong không phận Hắc Hải đang tranh chấp trong nhiệm vụ đầu tiên như vậy kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine gần ba năm trước.
Động thái này - lần đầu tiên được phát hiện vào thứ Tư bởi nhà phân tích tình báo nguồn mở MeNMyRC - có thể báo hiệu một đường lối mới và táo bạo hơn của Ngũ Giác Đài dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời ngay lập tức các email yêu cầu bình luận trước khi công bố.
Không quân Hoa Kỳ trước đó đã điều máy bay trinh sát đến Hắc Hải từ các căn cứ đồng minh ở Âu Châu để theo dõi các hoạt động quân sự ở Crimea, nơi đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014. Các phi vụ có người lái đã được thay thế bằng các chuyến bay điều khiển từ xa sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022, một quyết định dường như phản ánh mối lo ngại về sự an toàn của quân nhân Mỹ.
Các tín hiệu GPS được ghi lại bởi trang web Flightradar24 cho thấy một máy bay tình báo tín hiệu RC-135V Rivet Joint của Hoa Kỳ—sử dụng mã hiệu “JAKE17”—bay sâu vào Hắc Hải vào thứ Tư, bay vòng quanh không phận quốc tế cách căn cứ hải quân Sevastopol của Nga khoảng 100 dặm về phía tây nam trong khoảng bốn giờ.
Bản đồ của Newsweek, hiển thị Giờ Phối hợp Quốc tế hay UTC, ghi lại chuyến bay ngày 5 tháng 2, một sự thay đổi so với thông lệ thận trọng hơn là sử dụng không phận ven biển của các thành viên NATO là Rumani và Bulgaria.
Theo Không quân, Rivet Joints cung cấp “khả năng thu thập, phân tích và phổ biến thông tin tình báo tại hiện trường gần như theo thời gian thực” với phi hành đoàn hơn 30 người, bao gồm các sĩ quan tác chiến điện tử và nhân viên tình báo. Chúng thuộc về dòng máy bay trinh sát RC-135 của lực lượng, một số trong số đó được điều động về phía trước đến một căn cứ không quân đồng minh ở Thái Bình Dương để theo dõi các đối thủ bao gồm Trung Quốc và Bắc Hàn.
Trong một bài đăng trên trang mạng xã hội X, MeNMyRC suy đoán rằng Không quân có thể đã nhận được “lệnh hành quân mới” từ Ngũ Giác Đài, một chỉ thị nếu đúng có thể đặt ra thách thức mới cho những người ra quyết định tại Điện Cẩm Linh, đặc biệt là nếu các phi vụ máy bay điều khiển từ xa chuyên sâu vẫn tiếp tục.
“Khi chiến tranh bắt đầu, Hoa Kỳ đã ngừng các hoạt động có người lái ngoài khơi Sevastopol,” MeNMyRC viết. “Đây là một sự thay đổi lớn về tư thế.”
Vào tháng 3 năm 2023, Không quân đã điều chỉnh lại các nhiệm vụ trinh sát điều khiển từ xa của mình ở Hắc Hải sau khi một cặp chiến binh của Nga chặn lại và gây ra vụ rơi máy bay điều khiển từ xa MQ-9. Các chuyến bay điều khiển từ xa của Hoa Kỳ sau đó đã được tiếp tục, nhưng ở khoảng cách xa hơn nhiều so với Crimea. Mạc Tư Khoa đã cáo buộc Washington sử dụng thông tin tình báo thu thập được để cung cấp dữ liệu tấn công chính xác cho các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine.
Hoa Kỳ không phải là thành viên NATO duy nhất theo dõi lực lượng Nga ở Crimea. Không quân Hoàng gia Anh, sở hữu ba RC-135W Rivet Joints, thường xuyên tiến hành trinh sát ở Hắc Hải—từ xa.
Máy bay Rivet Joint JAKE17 của Hoa Kỳ, hiện đang được điều động tới RAF Mildenhall ở Anh, cũng thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ xung quanh thành trì Kaliningrad của Nga, một vùng đất tách biệt trên Biển Baltic.
MeNMyRC, chuyên gia về nền tảng RC-135, nói với Newsweek: “Chắc chắn sẽ có thêm rủi ro cho phi hành đoàn và máy bay. Các chiến binh của Nga (và Trung Quốc) đã khá hung hăng khi chặn và nhận dạng máy bay trên không phận quốc tế. Đã có một số trường hợp chiến binh bay vù vù trên máy bay, cắt ngang đường bay của chúng ngay trước mặt chúng (đập mạnh). Chuyến bay này và những chuyến bay khác có thể xảy ra sau đó có khả năng sẽ bị chiến binh chặn lại để nhận dạng trực quan. Nếu chúng hung hăng, nguy cơ va chạm ngoài ý muốn sẽ tăng lên.”
Blake Allen, nhà bình luận chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, nói trên X: “Việc Hoa Kỳ đưa các tài sản chiến lược trở lại Hắc Hải (hoạt động RC-135 là một cách quan trọng để chúng ta theo dõi sự tăng cường quân sự của Nga) trùng khớp với tin đồn rằng các hạn chế tấn công sâu của phương Tây đã được dỡ bỏ là một diễn biến thú vị.”
NATO tiến hành giám sát trên không gần như hàng ngày đối với các khu vực biên giới phía tây của Nga và không chắc chắn rằng Điện Cẩm Linh sẽ thấy cần phải phản ứng ngay lập tức và kiên quyết trước khả năng nối lại các chuyến bay do thám của Hoa Kỳ sâu hơn vào Hắc Hải.
Tổng thống Donald Trump đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Ukraine, và người đồng cấp Nga của ông, nhà độc tài Vladimir Putin có thể vẫn đang cân nhắc một vòng ngoại giao mới với Tòa Bạch Ốc.
[Newsweek: US Spy Plane Buzzes Russia's Black Sea Red Line as Trump Takes Charge]
11. Quan chức cao cấp cho biết Ukraine sẽ tiếp đón đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump là Kellogg vào tháng 2
Ukraine đang chuẩn bị tiếp đón đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, vào tháng 2, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Andriy Yermak cho biết vào ngày 7 tháng 2.
Theo nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine được RBC-Ukraine trích dẫn, Kellogg sẽ tới thăm Ukraine vào ngày 20 tháng 2 sau Hội nghị An ninh Munich.
“Điều rất quan trọng đối với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và nhóm của chúng tôi là chính quyền mới của Hoa Kỳ phải nhận được thông tin đầy đủ và thực tế về tình hình trên chiến trường càng sớm càng tốt”, Yermak nói.
Yermak nhấn mạnh rằng Kyiv muốn Washington được thông báo đầy đủ về các nỗ lực huy động của Ukraine cũng như việc cung cấp vũ khí và thiết bị.
“Giao tiếp rất quan trọng để phát triển lập trường chung với các đối tác vì không thể xây dựng bất kỳ kế hoạch nào nhằm đạt được hòa bình nếu không có Ukraine”, ông nói thêm.
Kellogg cho biết các nền dân chủ 'khỏe mạnh' có thể tổ chức bầu cử trong thời chiến
Yermak đã trao đổi với Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz và dự kiến sẽ có thêm nhiều cuộc tiếp xúc với các quan chức khác trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Ông nhắc lại rằng Ukraine phải tiếp cận các cuộc đàm phán từ vị thế mạnh mẽ và bảo đảm có được sự bảo đảm để ngăn chặn một cuộc xâm lược khác của Nga.
Các quan chức Ukraine đang hoàn thiện các chi tiết cho chuyến thăm đầu tiên của một phái đoàn Hoa Kỳ tới Ukraine kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại nắm quyền, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 2 tại Kyiv.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi cho biết vào tháng Giêng, Kellogg ban đầu dự kiến sẽ đến thăm trước lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng, nhưng chuyến đi đã bị hoãn lại vì lý do pháp lý.
Phát biểu với Fox News vào ngày 1 tháng 2, Kellogg tuyên bố rằng Tổng thống Donald Trump có một “kế hoạch đáng tin cậy” để chấm dứt chiến tranh, bao gồm “gây áp lực không chỉ với Mạc Tư Khoa mà còn với Kyiv” trong khi đưa ra các sáng kiến tích cực cho cả hai bên.
Kellogg là đồng tác giả của một kế hoạch hòa bình nhằm đóng băng tiền tuyến ở Ukraine, tạm dừng việc gia nhập NATO trong một thời gian dài và dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine to host Trump's envoy Kellogg in February, top official says]
12. Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump Kellogg cho biết Ukraine sẽ không lấy lại vũ khí hạt nhân
Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Ukraine và Nga, đã bác bỏ khả năng Ukraine giành lại vị thế năng lượng hạt nhân trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 6 tháng 2.
“Cơ hội họ lấy lại vũ khí hạt nhân của họ là rất mong manh và không có gì cả”, Kellogg nói. “Thành thật mà nói, cả hai chúng ta đều biết điều đó sẽ không xảy ra”.
Những phát biểu của ông được đưa ra sau bình luận gần đây của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng nếu việc Ukraine gia nhập NATO vẫn bị chặn, Hoa Kỳ nên cung cấp một bảo đảm an ninh thay thế, bao gồm cả vũ khí hạt nhân.
“Tổng thống nói rằng chúng ta là một chính phủ có lý lẽ thông thường”, Kellogg nói thêm. “Khi ai đó gợi ý như vậy, hãy cân nhắc đến kết quả hoặc tiềm năng — hãy sử dụng lý lẽ thông thường của bạn”.
Zelenskiy thừa nhận rằng việc trở thành thành viên NATO có thể mất “nhiều năm hoặc nhiều thập niên” và nêu lên mối lo ngại về cách Ukraine sẽ tự bảo vệ mình trong thời gian chờ đợi.
Ukraine đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022 nhưng vẫn chưa nhận được lời mời vì nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Hung Gia Lợi và Slovakia phản đối việc nước này gia nhập.
Chiến đấu cơ Mirage đầu tiên của Pháp được cho là đã đến Ukraine — đây là những gì chúng có thể làm
Trong khi Tổng thống Donald Trump thúc đẩy đàm phán để chấm dứt chiến tranh, Nga đã đưa lệnh cấm hoàn toàn việc Ukraine gia nhập NATO trở thành một trong những yêu cầu cốt lõi của mình.
Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân thời Liên Xô theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, gọi tắt là NPT để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ, Anh và Nga.
Sau đó, Mạc Tư Khoa đã vi phạm thỏa thuận bằng cách xâm lược Crimea và một số khu vực miền đông Ukraine vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Trong khi cuộc chiến đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về việc liệu Ukraine có nên xây dựng lại khả năng răn đe hạt nhân hay không, Kyiv vẫn khẳng định rằng tư cách thành viên NATO vẫn là sự bảo đảm an ninh tốt nhất của nước này và không có kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân.
Kellogg sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2, nơi ông sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận về cuộc chiến của Nga ở Ukraine và đánh giá lập trường về các cuộc đàm phán.
Kellogg cho biết: “Khi lập kế hoạch chấm dứt cuộc tàn sát này, bạn phải bảo đảm rằng bạn hiểu được ý định của tất cả mọi người trong cuộc”.
“Khi chúng ta có những cuộc thảo luận trực tiếp, thì bạn thực sự có thể đưa ra những nhượng bộ.”
[Kyiv Independent: Ukraine regaining nuclear weapons 'not going to happen,' Trump's envoy Kellogg says]
Ấn Độ: Giáo dân ôm cứng LM không cho cử hành thánh lễ. Vụ xả súng trường học thảm khốc ở Thụy Điển
VietCatholic Media
18:27 08/02/2025
1. Giáo dân ôm cứng một linh mục không cho cử hành thánh lễ
Một linh mục 82 tuổi đã bị ôm cứng không cho cử hành thánh lễ và cuối cùng bị đẩy khỏi bàn thờ trong cuộc đụng độ trong Thánh lễ Chúa Nhật bên trong một nhà thờ ở miền nam Kerala
Các giáo dân của Nhà thờ St Mary's Forane ở Tripunithura, miền nam Kerala, vào ngày 22 tháng 12 năm 2024, đã cam kết không tuân theo Đức cha Bosco Puthur, giám quản tông tòa của tổng giáo phận của họ, nơi đang trong vòng xoáy của một cuộc tranh chấp phụng vụ kéo dài năm thập kỷ.
Một số bối cảnh: Trong quá khứ, nhiều giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.
Cách thức hợp nhất là sự kết hợp của cả hai và nó được ấn định có hiệu lực từ Lễ Phục sinh 2022 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.
Tất cả 32 giáo phận khác của Giáo hội này có trụ sở tại Kerala đã tuân thủ các hướng dẫn của thượng hội đồng để có Phụng Vụ Thánh lễ thống nhất
Tuy nhiên, phần lớn các linh mục và giáo dân trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly nhất quyết tiếp tục với một Thánh lễ cũ, trong đó linh mục phải đối mặt với cộng đoàn trong suốt thánh lễ như người Công Giáo Latinh chúng ta.
Cuộc tranh chấp phụng vụ kéo dài hàng thập kỷ về nghi thức của Thánh lễ tại Nhà thờ Syro-Malabar theo nghi lễ Đông phương có trụ sở tại Ấn Độ đã trở nên bạo lực trong một nhà thờ khi giáo dân đẩy một linh mục ra khỏi bàn thờ trong lúc xô xát.
Cha John Thottuppuram, một linh mục 82 tuổi, đã phải đối mặt với sự giận dữ của giáo dân vào ngày 01 tháng 02 khi ngài cố gắng cử hành Thánh lễ chính thức được Thượng hội đồng Giáo hội chấp thuận tại Nhà thờ St Sebastian, Prasadagiri ở phía nam tiểu bang Kerala.
Một đoạn video về vụ việc đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một nhóm giáo dân la ó, ôm cứng vị linh mục và cuối cùng và đẩy ngài ra khỏi bàn thờ trong khi ngài đang cử hành thánh lễ chính thức.
Các nhóm đối địch trong giáo xứ - những người ủng hộ và phản đối thánh lễ chính thức - đã đệ đơn khiếu nại riêng lên cảnh sát địa phương, đổ lỗi cho nhau về vụ việc.
Cha Antony Vadakkekara, người phát ngôn của Giáo hội Syro-Malabar, đã lên án vụ bạo lực bên trong nhà thờ.
“Vị linh mục lớn tuổi, là cha sở của nhà thờ, đã đến nhà thờ như một phần trong mục vụ của mình để cử hành Thánh lễ”, ngài tuyên bố.
“Bất kỳ ai đứng sau vụ việc này vụ việc đều phải bị trừng phạt vì hành vi phạm pháp của họ theo luật dân sự. Họ cũng sẽ phải đối mặt với hành động theo luật của Giáo hội”, Vadakkekara nói với UCA News vào ngày 3 tháng 2.
Vị linh mục dòng Vinh Sơn đã kêu gọi những người Công Giáo địa phương cầu nguyện với Chúa để xin lòng thương xót và như một sự sám hối cho “hành vi phạm thánh này đã phạm phải trên bàn thờ, nơi linh thiêng nhất, trong Thánh lễ”.
Giáo xứ này thuộc Tổng giáo phận Ernakulam và Angamaly, nơi hầu hết các linh mục và giáo dân đã từ chối các nghi lễ chính thức và tiếp tục thánh lễ truyền thống của họ, trong đó các linh mục quay mặt về phía giáo dân.
Phong trào Tổng giáo phận vì sự minh bạch cho biết vị linh mục lớn tuổi đã bị ngăn cản không cho dâng lễ vì ngài đã vi phạm lệnh của tòa án cấm ngài làm như vậy.
AMT, một nhóm gồm các linh mục, tu sĩ và giáo dân, dẫn đầu các cuộc biểu tình chống lại cha sở do Tòa Giám Mục bổ nhiệm. Họ cũng chống lại Hội Đồng Mục Vụ của giáo xứ, những người làm việc để thực hiện phụng vụ chính thức trong tổng giáo phận.
AMT báo cáo rằng giáo dân đã ngăn cản vị linh mục lớn tuổi vào giáo xứ của họ hai tháng trước.
Hai tháng trước, giáo dân cũng đã đến tòa án địa phương, nơi đã ban hành lệnh cấm không cho vị linh mục tiếp quản vị trí quản lý giáo xứ.
Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 8 năm 2021, khi Thượng hội đồng ra lệnh cho tất cả 35 giáo phận phải tuân theo một chế độ Thánh lễ thống nhất để có sự hiệp nhất lớn hơn. Ngoại trừ tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, tất cả các giáo phận khác đều tuân thủ lệnh của Thượng hội đồng vào tháng 11 năm 2021.
Tổng giáo phận là nơi sinh sống của gần 10 phần trăm trong số năm triệu thành viên của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar ở Ấn Độ và nước ngoài.
2. Cảnh sát buộc tội thiếu niên đâm bạn cùng lớp tại trường trung học Công Giáo ở Anh
Một thiếu niên đã bị bắt và bị buộc tội giết người sau khi cảnh sát cho biết cậu ta đã đâm chết một bạn học tại một trường trung học Công Giáo ở Anh vào thứ Hai.
Kẻ tấn công bị cáo buộc, mà cảnh sát không nêu tên vì tuổi tác, được cho là đã đâm chết Harvey Willgoose, 15 tuổi vào ngày 3 tháng 2 tại Trường trung học Công Giáo All Saints ở thành phố Sheffield, Nam Yorkshire. Ngôi trường này có khoảng 1.300 học sinh, tuổi từ 11 đến 18, tờ Guardian đưa tin.
Giáo phận Hallam, bao gồm toàn bộ Sheffield, đã đưa ra tuyên bố vào ngày 4 tháng 2 để tri ân “học sinh được chúng tôi yêu mến, Harvey Willgoose”.
Đức Cha Ralph Heskett của Hallam cho biết ngài sẽ yêu cầu tất cả các linh mục trong giáo phận cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Willgoose. Ngoài ra, Đức Cha cho biết, Nhà thờ chính tòa St. Marie mở cửa cho những người muốn có nơi cầu nguyện riêng.
Một Thánh lễ tại Giáo xứ St. Joseph ở Handsworth lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 8 tháng 2, sẽ được cử hành theo ý nguyện của Willgoose, ông nói tiếp. Willgoose là cựu học sinh tại trường tiểu học ở đó.
“Chúng tôi, cũng như mọi giáo xứ và trường học, đều cầu nguyện cho Harvey, cha mẹ, gia đình và bạn bè của em vì mạng sống của em đã mất và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này,” vị giám mục cho biết.
“Tôi cũng xin gửi lời chia buồn đến các em học sinh, nhân viên và cộng đồng của Trường Trung học Công Giáo All Saints vào thời điểm này. Trong sự bình an của Chúa và trong sự hiện diện của Chúa, chúng ta phải cùng nhau đoàn kết như một cộng đồng đức tin để an ủi lẫn nhau.”
Steve Davies, giám đốc điều hành của quỹ tín thác điều hành ngôi trường, đã bày tỏ “lời chia buồn chân thành”.
“ Harvey là một phần vô giá của cộng đồng trường chúng tôi. Một chàng trai trẻ vô cùng nổi tiếng với các bạn học và giáo viên, anh ta có nụ cười làm bừng sáng cả căn phòng. Harvey còn trẻ. Anh ta rất đáng quý. Anh ta được yêu mến,” Davies nói.
“Một sự việc bi thảm và gây sốc như thế này khiến chúng tôi vô cùng bàng hoàng và trái ngược với tinh thần mà trường All Saints hướng tới - một cộng đồng trường học yêu thương, quan tâm.”
“Chúng tôi đang hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra đang diễn ra và hưởng ứng lời kêu gọi của họ là không nên đưa ra suy đoán và thông tin sai lệch trong khi họ xác định sự thật đằng sau vụ việc thương tâm này”, ông kết luận.
Các thành viên trong cộng đồng vẫn tiếp tục đóng góp để xây dựng một ngôi đền tạm thời nhằm tôn vinh Willgoose bằng hoa, bóng bay và thiết bịởng niệm tại một địa điểm bên ngoài cổng trường.
Trước vụ việc ngày 3 tháng 2, trường đã bị phong tỏa vào ngày 29 Tháng Giêng sau khi nhân viên và học sinh được thông báo về “mối đe dọa bạo lực” giữa “một số ít học sinh”, tờ Yorkshire Post đưa tin. Cảnh sát địa phương chưa công bố liệu hai vụ việc có liên quan đến nhau hay không.
Source:National Catholic Register
3. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình đau buồn của vụ xả súng trường học thảm khốc ở Thụy Điển
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Tư đã bày tỏ sự gần gũi về mặt tinh thần với người dân Thụy Điển sau khi ít nhất 11 người bị một tay súng giết chết tại một trường học dành cho người lớn ở Örebro vào ngày 4 tháng 2.
Trong bức điện ngày 5 tháng 2 gửi Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, Đức Thánh Cha cho biết ngài vô cùng đau buồn trước vụ việc được mô tả là vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước, và đang cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng.
“Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất được siêu thoát, cho gia đình và bạn bè đang đau buồn của họ được an ủi, và cho những người bị thương sớm bình phục”, bức điện viết.
“Vào thời điểm khó khăn này của đất nước, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa toàn năng ban cho người dân Thụy Điển món quà đoàn kết và hòa bình”, thông điệp của Đức Giáo Hoàng kết thúc.
Kẻ tình nghi là tay súng, chưa được cảnh sát nêu tên, nằm trong số 11 người thiệt mạng tại Trường Risbergska dành cho người lớn. Trường này cung cấp các khóa đào tạo nghề và lớp học tiếng Thụy Điển cho nam và nữ không thể hoàn thành chương trình giáo dục trung học.
Theo Đài truyền hình Sveriges, chính quyền địa phương vẫn chưa xác nhận số người bị thương và cảnh báo số người chết có thể tăng lên.
Đức Hồng Y Anders Arborelius của Thụy Điển đã ra tuyên bố vào thứ Tư để thương tiếc thảm kịch này: “Cùng với toàn thể Thụy Điển, chúng tôi, những người Công Giáo, thương tiếc các nạn nhân của vụ việc bạo lực ở Örebro, và chúng tôi cầu nguyện cho họ. Bạo lực và các vụ xả súng dường như chỉ gia tăng.”
Mặc dù các vụ xả súng ở Thụy Điển rất hiếm, nhưng dữ liệu của cảnh sát cho thấy số vụ xả súng ở quốc gia này đã tăng lên. Cho đến nay, số vụ xả súng cao nhất là vào năm 2022 khi xảy ra 391 vụ xả súng, khiến 62 người thiệt mạng và 107 người khác bị thương, theo Al Jazeera.
Giáo xứ Công Giáo St. Eskil ở Örebro mở cửa vào chiều thứ Tư cho những người muốn thắp nến, tham dự Thánh lễ hoặc cầu nguyện cho thành phố và những người bị ảnh hưởng bởi vụ xả súng chết người.
Theo tuyên bố của Arborelius, tất cả các nhà thờ Công Giáo ở Thụy Điển sẽ cầu nguyện xin lòng thương xót cho tất cả các nạn nhân tại lễ thánh lễ Chúa Nhật ngày 9 tháng 2.
Source:Catholic News Agency
4. Hội đồng Giám mục Ý giúp một triệu Euro cho Congo
Hội đồng Giám mục Ý kêu gọi chấm dứt bạo lực tại miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo, đồng thời dành một triệu Euro để góp phần cứu trợ các nạn nhân nội chiến tại nước này.
Trong thông cáo, công bố hôm mùng 03 tháng Hai vừa qua, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Bologna, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, viết: “Chúng tôi tha thiết kêu gọi hãy chấm dứt các cuộc thảm sát tại thành Goma và các vùng khác tại Cộng hòa Dân chủ Congo! Đủ rồi! Qua các cuộc tiếp xúc chặt chẽ với các Giáo hội địa phương và các thừa sai hiện diện ở Congo, hằng ngày chúng tôi nhận được những tin tức và hình ảnh về những cuộc giết chóc, đả thương, tàn phá và sự di tản của đông đảo dân chúng, xảy ra trước sự im lặng hầu như hoàn toàn của các giới truyền thông. Thảm trạng tại Congo đã đốn ngã bao nhiêu nạn nhân, nhất là các thường dân, kể cả các trẻ em sơ sinh, phụ nữ và những người vô phương thế tự vệ. Chúng tôi không thể im lặng trước sự điên rồ đó, đang tàn hại nhân loại”.
Đức Hồng Y Zuppi cũng viết rằng: “Trong tư cách là Giáo hội tại Ý, từ nhiều năm, chúng tôi hiện diện tại Congo qua các nhân viên bác ái và các thừa sai. Chúng tôi không ngừng đứng cạnh dân chúng và Giáo hội địa phương, tiếp tục là mục tiêu bị chiếu cố, với những bạo lực và các cuộc tấn công”.
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý cho biết ngân khoản một triệu Euro được rút từ dịch vụ can thiệp bác ái và phát triển các dân tộc, thuộc quỹ gọi là “8 phần ngàn” các tín hữu đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo tại nước này.
Tin dữ: Bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi cử hành các thánh lễ đại trào, bị tấn công
VietCatholic Media
19:06 08/02/2025
Theo hãng thông tấn Ý ANSA, trong một diễn biến đáng âu lo, một người đàn ông đã phá hoại bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican bằng cách trèo lên bàn thờ và ném sáu chân nến trên bàn thờ xuống đất. Bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô là nơi diễn ra các đại lễ long trọng, và nằm bên trên hầm mộ Thánh Phêrô.
Sau khi ném chân nến, người đàn ông bắt đầu gỡ bỏ tấm vải phủ bàn thờ, như có thể thấy trong video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Kẻ phá hoại này sau đó đã nhanh chóng bị các nhân viên an ninh bắt giữ.
Theo ANSA, nghi phạm gốc Rumani đã bị Cảnh sát Vatican bắt giữ, sau đó bị các đặc vụ của Thanh tra Vatican xác định danh tính và buộc tội.
“Đây là trường hợp của một người bị khuyết tật tâm thần nghiêm trọng, bị Cảnh sát Vatican bắt giữ và sau đó được giao cho chính quyền Ý giải quyết”, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, nói với ANSA.
Theo tờ báo Tây Ban Nha ABC, người đàn ông này bị bắt vì hệ thống báo động của nhà thờ đã kích hoạt khi anh ta đứng trên bàn thờ.
Vào năm 2023, một vụ việc tương tự đã được ghi nhận khi một người đàn ông trèo lên bàn thờ cao và cởi quần áo ra, sau đó anh ta cũng bị bắt giữ.
Người đàn ông này trước khi bị bắt đã hô hào các khẩu hiệu chính trị. Giáo luật Công Giáo quy định trong điều 1210 rằng “ở một nơi linh thiêng” như Đền Thờ Thánh Phêrô, “chỉ những thứ phục vụ cho việc thực hành hoặc thúc đẩy việc thờ phượng, lòng đạo đức hoặc tôn giáo mới được phép ở nơi linh thiêng; bất cứ thứ gì không phù hợp với sự thánh thiện của nơi đó đều bị cấm”.
Source:Catholic News Agency