Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:31 07/02/2025
44. Tinh thần khô khan nhạt nhẽo, là do lòng khiếm khuyết lửa yêu mến và trung thành.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 07/02/2025
60. KỸ NỮ CẦN TIỀN.
Có một khách làng chơi kết thân rất lâu với một kỹ nữ, tiền bạc đều tiêu sạch, lúc từ biệt, ông ta yêu cầu đốt một vết thẹo trên thân thể của kỹ nữ để làm ký hiệu.
Kỹ nữ nói:
- “Phải đốt vết thẹo cho vuông vức”.
Khách làng chơi nói:
- “Đốt như thế nào mới được vuông vức?”
Kỹ nữ trả lời:
- “Rất dễ, dùng một đồng tiền bỏ trên da, sau đó lấy nhang đốt ngay cái lỗ vuông của đồng tiền, không phải là thành vuông vức sao?”
Khách làng chơi nói:
- “Tôi không có tiền”.
Kỹ nữ trả lời:
- “Không có tiền thì không đốt được”.
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 60:
“Tứ đổ tường” là rượu, gái, hút xái và cờ bạc, bốn cái “đổ tường” này chỉ cần dính vào một cái thì coi như đời đi đong, không cứu vãn được nếu không có quyết tâm và ơn của Thiên Chúa giúp. Trong bốn cái “tứ đổ tường” này, cái nào cũng nguy hiểm như nhau, nhưng nguy hiểm đáng sợ nhất chính là rượu (tửu) và gái (sắc), đáng sợ vì nó có khả năng đánh gục cả những người “nội công tu đức” thâm hậu là những người đã dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa.
Khách làng chơi từ một người giàu có trở thành người mất tất cả, đến nỗi một đồng xu lỗ vuông cũng không có, để rồi bị chính kỹ nữ nhạo báng và coi thường.
Người dâng mình làm tôi tớ giàu có vô cùng về ân sủng của Thiên Chúa, nhưng khi dính vào tình và rượu thì mất tất cả: mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự kính trọng của giáo dân, mất danh dự cá nhân và có khi mất ngay chính mình, nghĩa là họ buông xuôi cho số phận và lương tâm không được bằng an.
Không ai nể trọng một linh mục hay một tu sĩ uống rượu như hủ chìm, cũng như không ai kính trọng một linh mục hoặc tu sĩ sống lén lút như vợ chồng với đàn bà con gái, bởi vì như thế là bôi đen bộ mặt thiên thần nơi họ và là gương mù gương xấu cho giáo dân...
“Tứ đổ tường” là hàng rào bê tông cốt sắt làm cho con người ta không đến gần được chân, thiện, mỹ là Thiên Chúa, nó cũng làm cho người Ki-tô hữu trở thành những tay sai đắc lực cho ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một khách làng chơi kết thân rất lâu với một kỹ nữ, tiền bạc đều tiêu sạch, lúc từ biệt, ông ta yêu cầu đốt một vết thẹo trên thân thể của kỹ nữ để làm ký hiệu.
Kỹ nữ nói:
- “Phải đốt vết thẹo cho vuông vức”.
Khách làng chơi nói:
- “Đốt như thế nào mới được vuông vức?”
Kỹ nữ trả lời:
- “Rất dễ, dùng một đồng tiền bỏ trên da, sau đó lấy nhang đốt ngay cái lỗ vuông của đồng tiền, không phải là thành vuông vức sao?”
Khách làng chơi nói:
- “Tôi không có tiền”.
Kỹ nữ trả lời:
- “Không có tiền thì không đốt được”.
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 60:
“Tứ đổ tường” là rượu, gái, hút xái và cờ bạc, bốn cái “đổ tường” này chỉ cần dính vào một cái thì coi như đời đi đong, không cứu vãn được nếu không có quyết tâm và ơn của Thiên Chúa giúp. Trong bốn cái “tứ đổ tường” này, cái nào cũng nguy hiểm như nhau, nhưng nguy hiểm đáng sợ nhất chính là rượu (tửu) và gái (sắc), đáng sợ vì nó có khả năng đánh gục cả những người “nội công tu đức” thâm hậu là những người đã dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa.
Khách làng chơi từ một người giàu có trở thành người mất tất cả, đến nỗi một đồng xu lỗ vuông cũng không có, để rồi bị chính kỹ nữ nhạo báng và coi thường.
Người dâng mình làm tôi tớ giàu có vô cùng về ân sủng của Thiên Chúa, nhưng khi dính vào tình và rượu thì mất tất cả: mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự kính trọng của giáo dân, mất danh dự cá nhân và có khi mất ngay chính mình, nghĩa là họ buông xuôi cho số phận và lương tâm không được bằng an.
Không ai nể trọng một linh mục hay một tu sĩ uống rượu như hủ chìm, cũng như không ai kính trọng một linh mục hoặc tu sĩ sống lén lút như vợ chồng với đàn bà con gái, bởi vì như thế là bôi đen bộ mặt thiên thần nơi họ và là gương mù gương xấu cho giáo dân...
“Tứ đổ tường” là hàng rào bê tông cốt sắt làm cho con người ta không đến gần được chân, thiện, mỹ là Thiên Chúa, nó cũng làm cho người Ki-tô hữu trở thành những tay sai đắc lực cho ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 08/02: Chạnh Lòng Thương – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
03:52 07/02/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. Người bảo các ông: “Anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
Đó là lời Chúa
Năm Mới Phát tài - Phát tình
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:54 07/02/2025
Năm mới Phát Tài – PHÁT TÌNH
Những ngày tết vừa qua nhiều người cầu chúc nhau: Năm Mới làm ăn phát tài. Nhưng nếu chúc bác sĩ làm ăn phát tài thì khối người sẽ phát bệnh, nhất là khi ông dịch vụ mai táng mà phát tài thì khối người sẽ phải… phát tang! Phúc Âm Chúa Nhật này cũng kể chuyện Chúa cho các môn đệ làm ăn phát tài, nhưng hơn thế nữa là phát tình.
1. PHÁT TÀI. Năm qua nhiều người kêu làm ăn khó khăn. Đó cũng là tình cảnh của các ngư phủ trong Phúc Âm. Các ông vất vả đánh cá suốt đêm mà không được con nào. Thế nhưng, khi vâng lời Chúa thả lưới thì các ông đã bắt được đầy cá. Chúa cho các ông làm ăn phát tài. Thế nên, để phát tài thì không những phải ra sức miệt mài làm việc, mà còn cần tầm nhìn mở mang công việc, và nhất là cần may mắn, cần mưa móc Ơn Trên ban xuống. Muôn phát tài cần miệt mài, mở mang, may mắn, mưa móc.
2. PHÁT TÌNH. Vừa “trúng quả” một mẻ đầy cá, cứ tưởng Phêrô và các bạn sẽ tiếp tục công việc đánh cá để phát tài giàu có. Nhưng không, Chúa đã hướng các ông vươn lên việc phát tình khi Ngài bảo Phêrô: “Từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Thế là các ông bỏ thuyền bỏ lưới, bỏ hết mọi sự mà theo Chúa. Chúa thay đổi tầm nhìn của các ông, thay vì chỉ chăm chú phát tài thì nay đã để ý tới phát tình. Chúa đã đổi đời các ông. Từ thân phận thấp kém của kẻ chài lưới đánh cá, các ông trở thành môn đệ cao cả lan tỏa tình yêu Chúa cho muôn dân.
Trong đời có lời thơ: “Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông. Cô lái đò kia đi lấy chồng.” Vì tình yêu mà người con gái đã bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ hết mọi sự đi theo chồng. Trong Đạo, Phêrô và các bạn cũng vì tình yêu mến Chúa, nên đã bỏ hết sự đời mà theo Ngài. Thế nên, chọn lưới cá hay lưới người, chọn phát tài hay phát tình, cũng tùy thuộc vào yêu gì hay yêu ai mà thôi. Amen.
Những ngày tết vừa qua nhiều người cầu chúc nhau: Năm Mới làm ăn phát tài. Nhưng nếu chúc bác sĩ làm ăn phát tài thì khối người sẽ phát bệnh, nhất là khi ông dịch vụ mai táng mà phát tài thì khối người sẽ phải… phát tang! Phúc Âm Chúa Nhật này cũng kể chuyện Chúa cho các môn đệ làm ăn phát tài, nhưng hơn thế nữa là phát tình.
1. PHÁT TÀI. Năm qua nhiều người kêu làm ăn khó khăn. Đó cũng là tình cảnh của các ngư phủ trong Phúc Âm. Các ông vất vả đánh cá suốt đêm mà không được con nào. Thế nhưng, khi vâng lời Chúa thả lưới thì các ông đã bắt được đầy cá. Chúa cho các ông làm ăn phát tài. Thế nên, để phát tài thì không những phải ra sức miệt mài làm việc, mà còn cần tầm nhìn mở mang công việc, và nhất là cần may mắn, cần mưa móc Ơn Trên ban xuống. Muôn phát tài cần miệt mài, mở mang, may mắn, mưa móc.
2. PHÁT TÌNH. Vừa “trúng quả” một mẻ đầy cá, cứ tưởng Phêrô và các bạn sẽ tiếp tục công việc đánh cá để phát tài giàu có. Nhưng không, Chúa đã hướng các ông vươn lên việc phát tình khi Ngài bảo Phêrô: “Từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Thế là các ông bỏ thuyền bỏ lưới, bỏ hết mọi sự mà theo Chúa. Chúa thay đổi tầm nhìn của các ông, thay vì chỉ chăm chú phát tài thì nay đã để ý tới phát tình. Chúa đã đổi đời các ông. Từ thân phận thấp kém của kẻ chài lưới đánh cá, các ông trở thành môn đệ cao cả lan tỏa tình yêu Chúa cho muôn dân.
Trong đời có lời thơ: “Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông. Cô lái đò kia đi lấy chồng.” Vì tình yêu mà người con gái đã bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ hết mọi sự đi theo chồng. Trong Đạo, Phêrô và các bạn cũng vì tình yêu mến Chúa, nên đã bỏ hết sự đời mà theo Ngài. Thế nên, chọn lưới cá hay lưới người, chọn phát tài hay phát tình, cũng tùy thuộc vào yêu gì hay yêu ai mà thôi. Amen.
Chịu thiệt
Lm Minh Anh
15:54 07/02/2025
CHỊU THIỆT
“Ngài chạnh lòng thương” và “bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”.
Đang đi nghỉ ở Ireland, Henry Ford - nhà sản xuất xe hơi - được yêu cầu góp quỹ cho một trại mồ côi. Ford ký một tấm check trị giá 2.000 bảng và thông tin đó đã xuất hiện trên các mặt báo. Oái oăm thay, biên tập viên đã bất cẩn đăng nhầm 20.000 bảng! Giám đốc trại mồ côi lo lắng điện thoại xin lỗi Ford, “Tôi sẽ gọi và yêu cầu sửa lại”. “Không cần phải như vậy!” - Ford trả lời; và ông nhanh chóng viết thêm tấm check 18.000 bảng.
Kính thưa Anh Chị em,
Henry Ford đã đón nhận sự bất tiện cách vui lòng. Cũng thế, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu và các môn đệ ‘chịu thiệt’ - chọn lấy sự bất tiện - khi bị quấy rầy cả khi Thầy trò đã lánh riêng ra một nơi sau những ngày phục vụ vất vả.
Thấy các môn đệ mệt nhọc sau những ngày truyền giáo, Chúa Giêsu bảo, “Hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút!”. Ấy thế, khi thuyền của họ vừa cập bờ, đã có một đám rất đông đợi ở đó. Không thể tin được! Chúa Giêsu chẳng bực nhọc; thay vào đó, “Ngài chạnh lòng thương” và “bắt đầu dạy dỗ họ”. Ngài chấp nhận thay đổi kế hoạch vì người khác - ‘chịu thiệt’ - và chọn lấy sự bất tiện vì người khác!
Như Chúa Giêsu và các môn đệ, ai trong chúng ta cũng cần nghỉ ngơi sau những ngày phục vụ. Nhưng với Chúa Giêsu, Ngài sẵn sàng gác lại mọi dự tính để thoả mãn mong ước của những con người đang tìm kiếm Ngài. Nơi Ngài, xem ra không có ‘vacation’ - kỳ nghỉ; chỉ có ‘salvation’ - cứu độ! Cũng thế, với bất cứ bậc sống nào, bạn có quyền và có thể nghĩ đến một kỳ nghỉ; nhưng đôi khi, bác ái buộc chúng ta chọn lựa một cách khác. Hãy làm như Chúa Giêsu, chúng ta ‘chịu thiệt’ - chọn lấy sự bất tiện - ‘chọn lựa gián đoạn’ ngay cả giữa kỳ nghỉ và giờ nghỉ.
Chìa khoá để có một con tim như Chúa Giêsu chính là sự sẵn sàng cho đi thời gian, của cải và sức lực. Khi điều này xảy ra, hãy biết, Chúa không bao giờ thua lòng quảng đại của ai; Ngài sẽ ban những ơn mà bạn không bao giờ ngờ tới. Và tuyệt vời hơn, chính ở những thời điểm ngặt nghèo ‘bất tiện’ này, Chúa lại thường cho bạn gặt hái những hoa trái mà đôi lúc suốt nhiều tháng, nhiều năm, bạn vất vả mà luống công. “Anh em chớ quên làm việc thiện, vì Chúa ưa thích những hy lễ như thế!” - bài đọc một. Chúa bảo đảm phần phúc này, “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Ngài bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”. Với chúng ta, được nghỉ ngơi - ‘vacation’ - bên Chúa Giêsu, nên giống Ngài, con tim chúng ta đầy sự cứu rỗi - ‘salvation!’. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng, với Kitô hữu, việc nghỉ ngơi không mâu thuẫn với việc nghĩ đến và phục vụ người khác. Chúng ta thường không thể giải thoát mình khỏi những nghĩa vụ - con cái, vợ chồng, công việc - vì điều đó xem ra phản bội chính mình! Thế nhưng, cần phải tìm thấy Chúa trong những thực tại này. Nếu có sự gắn kết với Chúa, nếu lòng chúng ta nghỉ ngơi trong Ngài, chúng ta sẽ ‘tương đối hoá’ những căng thẳng vô ích và điều này sẽ thể hiện tốt hơn ‘dấu ấn’ của Thiên Chúa. Trong Ngài, chúng ta được nghỉ ngơi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con luôn vui tươi, sẵn sàng ‘chịu thiệt’, ‘chọn lựa gián đoạn’ khi bác ái đòi hỏi. Có như thế, con tim của con mới có thể xót thương như con tim của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài chạnh lòng thương” và “bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”.
Đang đi nghỉ ở Ireland, Henry Ford - nhà sản xuất xe hơi - được yêu cầu góp quỹ cho một trại mồ côi. Ford ký một tấm check trị giá 2.000 bảng và thông tin đó đã xuất hiện trên các mặt báo. Oái oăm thay, biên tập viên đã bất cẩn đăng nhầm 20.000 bảng! Giám đốc trại mồ côi lo lắng điện thoại xin lỗi Ford, “Tôi sẽ gọi và yêu cầu sửa lại”. “Không cần phải như vậy!” - Ford trả lời; và ông nhanh chóng viết thêm tấm check 18.000 bảng.
Kính thưa Anh Chị em,
Henry Ford đã đón nhận sự bất tiện cách vui lòng. Cũng thế, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu và các môn đệ ‘chịu thiệt’ - chọn lấy sự bất tiện - khi bị quấy rầy cả khi Thầy trò đã lánh riêng ra một nơi sau những ngày phục vụ vất vả.
Thấy các môn đệ mệt nhọc sau những ngày truyền giáo, Chúa Giêsu bảo, “Hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút!”. Ấy thế, khi thuyền của họ vừa cập bờ, đã có một đám rất đông đợi ở đó. Không thể tin được! Chúa Giêsu chẳng bực nhọc; thay vào đó, “Ngài chạnh lòng thương” và “bắt đầu dạy dỗ họ”. Ngài chấp nhận thay đổi kế hoạch vì người khác - ‘chịu thiệt’ - và chọn lấy sự bất tiện vì người khác!
Như Chúa Giêsu và các môn đệ, ai trong chúng ta cũng cần nghỉ ngơi sau những ngày phục vụ. Nhưng với Chúa Giêsu, Ngài sẵn sàng gác lại mọi dự tính để thoả mãn mong ước của những con người đang tìm kiếm Ngài. Nơi Ngài, xem ra không có ‘vacation’ - kỳ nghỉ; chỉ có ‘salvation’ - cứu độ! Cũng thế, với bất cứ bậc sống nào, bạn có quyền và có thể nghĩ đến một kỳ nghỉ; nhưng đôi khi, bác ái buộc chúng ta chọn lựa một cách khác. Hãy làm như Chúa Giêsu, chúng ta ‘chịu thiệt’ - chọn lấy sự bất tiện - ‘chọn lựa gián đoạn’ ngay cả giữa kỳ nghỉ và giờ nghỉ.
Chìa khoá để có một con tim như Chúa Giêsu chính là sự sẵn sàng cho đi thời gian, của cải và sức lực. Khi điều này xảy ra, hãy biết, Chúa không bao giờ thua lòng quảng đại của ai; Ngài sẽ ban những ơn mà bạn không bao giờ ngờ tới. Và tuyệt vời hơn, chính ở những thời điểm ngặt nghèo ‘bất tiện’ này, Chúa lại thường cho bạn gặt hái những hoa trái mà đôi lúc suốt nhiều tháng, nhiều năm, bạn vất vả mà luống công. “Anh em chớ quên làm việc thiện, vì Chúa ưa thích những hy lễ như thế!” - bài đọc một. Chúa bảo đảm phần phúc này, “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Ngài bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”. Với chúng ta, được nghỉ ngơi - ‘vacation’ - bên Chúa Giêsu, nên giống Ngài, con tim chúng ta đầy sự cứu rỗi - ‘salvation!’. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng, với Kitô hữu, việc nghỉ ngơi không mâu thuẫn với việc nghĩ đến và phục vụ người khác. Chúng ta thường không thể giải thoát mình khỏi những nghĩa vụ - con cái, vợ chồng, công việc - vì điều đó xem ra phản bội chính mình! Thế nhưng, cần phải tìm thấy Chúa trong những thực tại này. Nếu có sự gắn kết với Chúa, nếu lòng chúng ta nghỉ ngơi trong Ngài, chúng ta sẽ ‘tương đối hoá’ những căng thẳng vô ích và điều này sẽ thể hiện tốt hơn ‘dấu ấn’ của Thiên Chúa. Trong Ngài, chúng ta được nghỉ ngơi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con luôn vui tươi, sẵn sàng ‘chịu thiệt’, ‘chọn lựa gián đoạn’ khi bác ái đòi hỏi. Có như thế, con tim của con mới có thể xót thương như con tim của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 5 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:12 07/02/2025
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 5, 1-11
“Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.
Anh chị em thân mến,
“Vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” có thể nói đây là câu tuyên xưng đức tin đầu tiên của thánh Phê-rô khi ngài tin tưởng vào Đức Chúa Giê-su để mà thả lưới.
Vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào, quả thật rất dễ nổi quạu nếu có một ai đó đến thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới, mệt đứ người nhưng thánh Phê-rô cũng nghe lời của Đức Chúa Giê-su để mà thả lưới, kết quả thật không ngờ: cá quá nhiều đến nổi các ngài phải nhờ những thuyền chài bạn đến giúp đỡ...
Cuộc sống làm tông đồ của người Ki-tô hữu cũng giống như cuộc thả lưới của thánh Phê-rô đầy gian khổ nước mắt và có khi cũng đầy máu, nhưng nếu chúng ta bỏ cuộc, nếu chúng ta cứ ỷ lại vào sức riêng mình thì chúng ta cũng sẽ vất vả khi có nhiều người chống đối, khi có nhiều người coi thường đạo giáo của mình và thậm chí bắt bớ và sát hại mình...
“Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” lưới của chúng ta không bằng dây cước hay bằng sợi ny lon, nhưng được dệt bằng những gương sáng mà chúng ta thực hiện cho tha nhân: phục vụ anh chị em, thăm viếng bệnh nhân, an ủi những người cô đơn... đó chính là những mắt lưới rất sít sao với Tin Mừng để bắt được các loại cá giữa bể trần gian này.
Mệt lắm, nhưng vâng lời Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta không nản lòng bỏ cuộc, bởi vì chính Đấng đã trở thành ngư phủ đầu tiên đầy quyền lực và tình yêu đang thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới trong đau khổ và trong thất bại, bởi vì khi chúng ta thực hiện thánh ý Chúa qua hoàn cảnh của cuộc sống thì sự thành công bắt đầu khai hoa rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Tôi đề nghị với anh chị em như thế này: mỗi ngày trước khi bước ra khỏi nhà để đi làm việc, đi đến trường học hay đi chợ, đi shooping thì chúng ta hãy nói với Chúa như thế này: “Vâng lời Chúa, con sẽ thả lưới” có nghĩa là ngày hôm nay chúng ta sẽ vì Chúa mà phục vụ tha nhân, ăn nói nhỏ nhẹ với người mình không thích, giúp đỡ những người thiếu thốn hoặc làm tất cả những gì phù hợp với đức ái cho mọi người, đó chính là cách thả lưới bắt cá của chúng ta, và nơi chúng ta thả lưới không phải là sông ngòi, nhưng là nơi công sở, nơi trường học, nơi chợ búa, nơi siêu thị và ngay trong gia đình của chúng ta.v.v...
Nếu mỗi người chúng ta làm được như thế thì chắc chắn –với ơn Chúa giúp- chúng ta sẽ bắt được nhiều “cá người” về cho Chúa vậy.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Lc 5, 1-11
“Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.
Anh chị em thân mến,
“Vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” có thể nói đây là câu tuyên xưng đức tin đầu tiên của thánh Phê-rô khi ngài tin tưởng vào Đức Chúa Giê-su để mà thả lưới.
Vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào, quả thật rất dễ nổi quạu nếu có một ai đó đến thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới, mệt đứ người nhưng thánh Phê-rô cũng nghe lời của Đức Chúa Giê-su để mà thả lưới, kết quả thật không ngờ: cá quá nhiều đến nổi các ngài phải nhờ những thuyền chài bạn đến giúp đỡ...
Cuộc sống làm tông đồ của người Ki-tô hữu cũng giống như cuộc thả lưới của thánh Phê-rô đầy gian khổ nước mắt và có khi cũng đầy máu, nhưng nếu chúng ta bỏ cuộc, nếu chúng ta cứ ỷ lại vào sức riêng mình thì chúng ta cũng sẽ vất vả khi có nhiều người chống đối, khi có nhiều người coi thường đạo giáo của mình và thậm chí bắt bớ và sát hại mình...
“Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” lưới của chúng ta không bằng dây cước hay bằng sợi ny lon, nhưng được dệt bằng những gương sáng mà chúng ta thực hiện cho tha nhân: phục vụ anh chị em, thăm viếng bệnh nhân, an ủi những người cô đơn... đó chính là những mắt lưới rất sít sao với Tin Mừng để bắt được các loại cá giữa bể trần gian này.
Mệt lắm, nhưng vâng lời Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta không nản lòng bỏ cuộc, bởi vì chính Đấng đã trở thành ngư phủ đầu tiên đầy quyền lực và tình yêu đang thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới trong đau khổ và trong thất bại, bởi vì khi chúng ta thực hiện thánh ý Chúa qua hoàn cảnh của cuộc sống thì sự thành công bắt đầu khai hoa rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Tôi đề nghị với anh chị em như thế này: mỗi ngày trước khi bước ra khỏi nhà để đi làm việc, đi đến trường học hay đi chợ, đi shooping thì chúng ta hãy nói với Chúa như thế này: “Vâng lời Chúa, con sẽ thả lưới” có nghĩa là ngày hôm nay chúng ta sẽ vì Chúa mà phục vụ tha nhân, ăn nói nhỏ nhẹ với người mình không thích, giúp đỡ những người thiếu thốn hoặc làm tất cả những gì phù hợp với đức ái cho mọi người, đó chính là cách thả lưới bắt cá của chúng ta, và nơi chúng ta thả lưới không phải là sông ngòi, nhưng là nơi công sở, nơi trường học, nơi chợ búa, nơi siêu thị và ngay trong gia đình của chúng ta.v.v...
Nếu mỗi người chúng ta làm được như thế thì chắc chắn –với ơn Chúa giúp- chúng ta sẽ bắt được nhiều “cá người” về cho Chúa vậy.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một sự thay đổi mô hình cho Trung Đông, Trump có thể xây dựng dựa trên thành công của Israel và giữ Iran mất cân bằng ra sao
Vũ Văn An
14:11 07/02/2025

Elliott Abrams (*), trên tập san Foreign Affairs ngày 7 tháng 2 năm 2025, nhận định rằng Trung Đông mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phải đối mặt ngày nay có những nguy cơ và cơ hội không có khi ông mới nhậm chức, tám năm trước. Những nguy cơ lớn nhất là những bước tiến của Iran hướng tới vũ khí hạt nhân và mối quan hệ chặt chẽ mà Cộng hòa Hồi giáo đã tạo dựng với Nga và Trung Quốc. Những cơ hội tốt nhất đã xuất hiện từ việc Israel tiêu diệt Hezbollah và Hamas, các cuộc tấn công thành công vào Iran và sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad ở Syria.
Những mối nguy hiểm chắc chắn là rất nghiêm trọng. Nhưng xét về tổng thể, những mặt tích cực tiềm tàng lớn hơn những mặt tiêu cực có thể xảy ra. Thật vậy, đã lâu rồi Trung Đông mới tạo ra một môi trường thuận lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ như vậy.
Một năm rưỡi trước, chính sách đối ngoại của Iran có thể được coi là vô cùng thành công. Chương trình vũ khí hạt nhân của nước này liên tục sản xuất uranium phong phú hơn; đến năm 2024, nước này đã có đủ để chế tạo một số quả bom. Washington phần lớn không thực thi các lệnh trừng phạt đối với Iran. Trung Quốc đã mua khoảng 90 phần trăm dầu của Iran, cải thiện đáng kể tình hình tài chính của chế độ này. Quan hệ chính trị và quân sự với Trung Quốc và Nga ngày càng trở nên chặt chẽ hơn; Iran đã đảm bảo được sự bảo vệ của mình trước hành động tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đã kiếm được tiền và lòng biết ơn từ các chuyến hàng vũ khí đến Moscow. Và “vòng lửa” của các lực lượng ủy nhiệm và đồng minh của Iran—Hezbollah ở Lebanon, Hamas và Jihad Hồi giáo Palestine ở Gaza, lực lượng dân quân Shiite ở Iraq và Syria, và Houthis ở Yemen—có vẻ là một vấn đề mà Israel không thể giải quyết.
Nhưng kể từ đó, Israel đã đảo ngược tình thế. Hamas đã sống sót sau cuộc xâm lược Gaza mà Israel thực hiện sau các cuộc tấn công của nhóm này vào tháng 10 năm 2023, và Hamas vẫn thống trị ở đó. Nhưng họ sẽ không bao giờ gây ra mối đe dọa quân sự nghiêm trọng nào nữa đối với Israel. Người Israel đã xóa sổ giới lãnh đạo của Hezbollah và trao cho Lebanon cơ hội giành lại chủ quyền. Chế độ của Assad đã không còn, và con đường vũ khí từ lâu đã chạy từ Iran qua Syria đến Lebanon—và đến các nhóm khủng bố cùng những người ủng hộ chúng ở Gaza, Jordan và Bờ Tây—có vẻ như đang đóng lại.
Trump có thể tận dụng tình hình, nhưng chỉ khi chính quyền của ông sẵn sàng từ bỏ mục tiêu thường lệ của Washington ở Trung Đông—“ổn định”—và thay vào đó thúc đẩy những thay đổi mạnh mẽ có lợi cho an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh. Trong hai thập niên, những gì các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ gọi là “ổn định” có nghĩa là duy trì tình hình trong đó Gaza hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Hamas, Hezbollah thống trị Lebanon và chương trình hạt nhân của Iran tiến triển. Một thuật ngữ tốt hơn cho tình hình đó sẽ là “xói mòn”, khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ liên tục suy yếu và các đồng minh của Washington trở nên kém an toàn hơn. Bây giờ, Hoa Kỳ có cơ hội ngăn chặn quá trình đó và thay vào đó hướng đến “sự củng cố”: củng cố lợi ích và đồng minh của mình và tích cực làm suy yếu các đối thủ. Kết quả sẽ là một khu vực mà các mối đe dọa giảm đi và các liên minh của Hoa Kỳ ngày càng mạnh mẽ hơn.
BẪY TEHRAN
Rào cản chính đối với sự xuất hiện của một Trung Đông tốt đẹp hơn là việc Iran tìm kiếm vũ khí hạt nhân. Trump hiện đã tuyên bố thẳng thừng rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép Iran thành công. Lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei, hiện đã 85 tuổi. Khi ông suy gẫm về bốn năm tới, ông sẽ bị cám dỗ (và được khuyên) vội vàng chế tạo bom như là cách duy nhất để đảm bảo chế độ của mình tồn tại sau khi ông không còn nữa. Trump đã nói rõ rằng động thái như vậy chính là điều sẽ đe dọa chế độ nghiêm trọng nhất, vì nó không chỉ gây ra nhiều sự cô lập hơn mà còn, nếu cần thiết, còn là một cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ. Để khiến mối đe dọa này trở nên đáng tin hơn so với gần đây, Washington nên bắt đầu lên kế hoạch, chuẩn bị và thực hành rõ ràng cho một cuộc tấn công như vậy, phối hợp với Israel.
Trump luôn ủng hộ một giải pháp đàm phán cho sự bế tắc giữa Hoa Kỳ và Iran và vẫn như vậy; mục tiêu của chiến dịch “gây sức ép tối đa” của ông trong năm 2019–20 không phải là thay đổi chế độ mà là một thỏa thuận mới và toàn diện để thay thế thỏa thuận sai sót mà Tổng thống Barack Obama đã đưa ra vào năm 2015. Trước đó trong tuần này, Trump đã viết trên tài khoản Truth Social của mình rằng thay vì một cuộc tấn công của Hoa Kỳ và Israel để ngăn Iran có được vũ khí hạt nhân, ông sẽ “thích hơn nhiều một Thỏa thuận hòa bình hạt nhân được xác minh sẽ cho phép Iran phát triển và thịnh vượng một cách hòa bình”.
Rõ ràng Trump vẫn để ngỏ khả thể (dù nhỏ) rằng một Khamenei già nua, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của chiến lược “vành đai lửa”, cân nhắc khả năng áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế tàn bạo và hoàn toàn nhận thức được sự bất ổn của chính người dân mình, sẽ chấp nhận một thỏa thuận dừng chương trình vũ khí hạt nhân và dừng thanh toán và vận chuyển vũ khí cho các lực lượng ủy nhiệm của Iran. Nhưng Trump cũng nên nhận thức rõ về cái bẫy mà Khamenei có thể giăng ra cho mình: một cuộc đàm phán mới giả tạo nhằm dụ Washington vào các cuộc đàm phán trong nhiều năm, với các nhà đàm phán của Tehran dẫn dắt Trump bằng ảo ảnh về một thỏa thuận thành công và một giải Nobel Hòa bình ở cuối con đường trong khi chương trình vũ khí hạt nhân của Iran phát triển trong bóng tối.
Hoa Kỳ không đơn độc trong cuộc đối đầu với Iran.
Để tránh cái bẫy đó, Trump đã khôi phục đúng các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt của Hoa Kỳ sẽ tước đoạt tài nguyên của Iran. Ông cũng phải thúc đẩy Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế yêu cầu thanh tra nghiêm ngặt các cơ sở của Iran. Trump nên nhấn mạnh rằng Iran phải thực hiện các bước ngay lập tức và cụ thể để chứng minh rằng họ đã từ bỏ mục tiêu hạt nhân của mình: ví dụ, bằng cách bắt đầu xuất khẩu uranium phong phú hơn đến 60 phần trăm (hoặc “pha trộn” thành các mức làm giàu thấp hơn) và bằng cách đồng ý cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thanh tra tại các địa điểm quân sự mà Iran cho đến nay vẫn từ chối mở cửa cho cơ quan này. Nếu Tehran từ chối thực hiện các bước đó vào mùa hè này, Trump nên thúc giục Pháp và Vương quốc Anh viện dẫn cơ chế “phục hồi” của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ chế này áp đặt lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc mà Iran phải đối mặt trước khi tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015 – một cơ chế được tạo ra bởi thỏa thuận đó, mà Anh và Pháp vẫn là bên tham gia.
Iran sẽ cho rằng việc phục hồi sẽ chấm dứt khả năng đàm phán, nhưng Trump không nên nản lòng vì thủ đoạn đó. Vẫn có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và Hoa Kỳ sau này nếu chế độ này thực sự từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân. Thực tế là không có quốc gia nào từng làm phong phú uranium lên 60 phần trăm, như Iran đã làm, mà không chế tạo vũ khí hạt nhân là lời nhắc nhở rằng việc khiến Iran từ bỏ con đường này sẽ rất khó khăn. Nó sẽ đòi hỏi mối đe dọa đáng tin cậy về hành động quân sự—và cuối cùng, có thể yêu cầu Washington hành động theo mối đe dọa đó.
Nhưng Hoa Kỳ không đơn độc trong cuộc đối đầu với Iran—và Israel không phải là đối tác duy nhất của họ trong cuộc chiến này. Các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực đều phải chịu sự phá hoại và xâm lược của Iran. Sự sẵn sàng của những người bạn Ả Rập của Washington trong việc chống lại Iran là khác nhau và phụ thuộc vào đánh giá của họ về độ tin cậy của Hoa Kỳ. Ví dụ, các cuộc đàm phán giữa Saudi Arabia với Iran mà Trung Quốc thúc đẩy vào tháng 3 năm 2023 không phản ảnh sự định hướng lại cơ bản về chính sách đối ngoại của Saudi Arabia mà là một cơ chế phòng thủ hợp lý tại thời điểm Hoa Kỳ rõ ràng đang yếu thế. Động thái của Saudi không chỉ phản ảnh sự nghi ngờ về chính sách Iran của chính quyền Biden mà còn phản ảnh sự thất bại của chính quyền Trump trong việc phản ứng khi Iran tấn công cơ sở dầu mỏ quan trọng của Saudi Arabia tại Abqaiq vào tháng 9 năm 2019. Nếu Saudi Arabia và các quốc gia Ả Rập khác phán đoán rằng Hoa Kỳ hiện đã quyết định dừng chương trình vũ khí hạt nhân của Iran và tiếp tục gây thiệt hại và làm suy yếu các lực lượng ủy nhiệm của Iran, họ sẽ điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp. Và sẽ dễ dàng hơn cho Washington để lặp lại kiểu hợp tác đã diễn ra khi Iran bắn hàng trăm tên lửa vào Israel vào tháng 4 năm 2024 – một cuộc tấn công đã thất bại một phần vì một số quốc gia Ả Rập đã giúp Israel và Hoa Kỳ đẩy lùi cuộc tấn công đó.
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI SUY NGHĨ LẠI
Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn đối với những gì Trump có thể mong đợi từ Saudi Arabia và các quốc gia Ả Rập khác. Ví dụ, vẫn chưa rõ liệu Saudi Arabia có thể được đưa hoàn toàn vào Hiệp định Abraham hay không, mà Trump đã làm trung gian trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập. Trong cuộc chiến Gaza, chính phủ Saudi (và cả Thái tử Mohammed bin Salman) đã chuyển từ việc đưa ra những tuyên bố mơ hồ về quyền tự quản của người Palestine sang đưa ra những yêu cầu rõ ràng về nhà nước Palestine.
Nhưng việc chuyển giao Bờ Tây cho quyền cai trị có chủ quyền của người Palestine là một đề xuất thua lỗ trong mắt hầu hết người Israel, những người tin rằng việc Israel rút quân khỏi Gaza vào năm 2005 đã tạo ra các điều kiện cho phép Hamas phát triển mạnh hơn và cuối cùng thực hiện cuộc tấn công lớn vào ngày 7 tháng 10 năm 2023. Khi nói đến vấn đề Palestine, sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách giữa những gì người Saudi nói rằng họ cần và những gì các chính trị gia Israel sẵn sàng đưa ra.
Tuy nhiên, giải thưởng mà người Saudi thực sự tìm kiếm để bình thường hóa quan hệ với Israel không liên quan gì đến người Palestine: điều mà Riyadh muốn hơn bất cứ điều gì là các thỏa thuận quốc phòng với Hoa Kỳ sẽ thực sự tăng cường an ninh của Saudi. Bởi vì một sự sắp xếp giữa Israel và Saudi sẽ không chỉ thay đổi Trung Đông mà còn thay đổi mối quan hệ của Israel với toàn bộ thế giới Hồi giáo, chính quyền Trump nên xem xét xem họ có thể tiến xa đến đâu. Họ nên làm việc với các thành viên của cả hai đảng chính trị Hoa Kỳ để tìm hiểu xem hình thức sắp xếp quốc phòng nào giữa Hoa Kỳ và Saudi có thể giành được sự chấp thuận của quốc hội. Một hiệp ước giống như NATO là một khả thể. Một lựa chọn khác sẽ là đảm bảo ít hơn về viện trợ quốc phòng, bao gồm cả việc biến vương quốc này thành một đồng minh lớn không thuộc NATO và đảm bảo rằng vương quốc này đủ điều kiện để được tiếp cận các hệ thống vũ khí tiên tiến.
Trong khi đó, nếu không chấp nhận yêu cầu về một nhà nước Palestine như một mục tiêu có thời hạn và tất yếu, Washington phải tìm cách khiến ý tưởng về một chính quyền tự quản của Palestine ít đe dọa hơn đối với Israel—ít nhất là ở Bờ Tây. Sự tham nhũng, bất tài và không được lòng dân của Chính quyền Palestine cùng với ảnh hưởng và sự nổi tiếng của Hamas dễ hiểu khiến người Israel coi bất cứ sự gia tăng nào về quyền tự quản của Palestine là một mối nguy hiểm. Nhưng trong bất cứ kịch bản nào khác ngoài việc Israel sáp nhập hoàn toàn Bờ Tây theo "giải pháp một nhà nước", điều mà hầu hết người Israel phản đối, phải có một số thực thể chính quyền Palestine hợp pháp và có năng lực - mặc dù không nhất thiết phải là Chính quyền Palestine được thành lập theo thỏa thuận Oslo.
Việc Hamas tham gia vào chính quyền tự quản của Palestine là không thể chấp nhận được đối với Israel và Hoa Kỳ. Chính quyền Biden thường nói về "Chính quyền Palestine cải cách" là lựa chọn tốt nhất nhưng không làm gì để đưa điều đó vào hiện thực. Hai mươi năm trước, chính phủ George W. Bush (mà tôi từng phục vụ) đã thành công trong việc yêu cầu Chính quyền Palestine cải cách thực sự. Hoa Kỳ đã thúc đẩy mạnh mẽ việc bổ nhiệm các quan chức có tính chính trực và năng lực (bao gồm cả Salam Fayyad, người từng giữ chức thủ tướng Chính quyền Palestine từ năm 2007 đến năm 2013), thông qua các tiêu chuẩn quản lý tài chính và sa thải một số quan chức tham nhũng nhất khỏi phe Fatah chiếm ưu thế của Chính quyền Palestine. Ngày nay, Hoa Kỳ và các nước Ả Rập chủ chốt nên yêu cầu những thay đổi tương tự từ chủ tịch Chính quyền Palestine, Mahmoud Abbas. Áp lực như vậy một lần nữa có thể tạo ra một Chính quyền Palestine tốt hơn. Chính phủ Trump nên nhấn mạnh rằng các đồng minh Ả Rập của Washington sử dụng đòn bẩy của họ đối với Chính quyền Palestine và rằng Chính quyền phải chấp thuận các yêu cầu của họ như một điều kiện tiên quyết để tiếp tục được Hoa Kỳ hỗ trợ.
Cho dù người ta ủng hộ các động thái hướng tới một nhà nước Palestine trong những năm tới hay tin rằng nhà nước Palestine hoàn toàn sẽ gây ra những nguy hiểm không thể vượt qua đối với Jordan, Israel và người Palestine, thì tất cả các bên đều nên ủng hộ mục tiêu xây dựng một chính phủ tốt hơn cho người Palestine. Nhưng bất cứ sự gia tăng nào trong quyền tự chủ của người Palestine sẽ đòi hỏi phải thay đổi ngay lập tức đối với hiện trạng. UNRWA, cơ quan của Liên hợp quốc đã cung cấp viện trợ quốc tế cho người Palestine, đã bị thỏa hiệp một cách vô vọng do mối quan hệ của mình với Hamas, và định nghĩa của cơ quan này về "người tị nạn Palestine" là một nhóm dân số không ngừng tăng lên qua mỗi thế hệ kế tiếp về cơ bản là trái ngược với việc chấp nhận vị thế của Israel là một nhà nước Do Thái. Chính quyền Trump, vốn đã chấm dứt nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho UNRWA, nên nhấn mạnh rằng nguồn tài trợ này phải được thay thế bằng những nỗ lực hợp tác của các cơ quan Liên hợp quốc hiệu quả như Chương trình Lương thực Thế giới, UNICEF và Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn.
Đóng góp của Israel cho nỗ lực này phải là thực thi luật pháp của mình đối với những người định cư tham gia vào hoạt động tội phạm chống lại người Palestine, cho dù đó là phá hoại mùa màng hay hành vi bạo lực chống lại cá nhân. Và phải ngăn chặn các nhóm người định cư tuyên bố đất đai ở Bờ Tây là lãnh thổ của Israel mà không có bất cứ sự hậu thuẫn hợp pháp hoặc quyết định chính thức nào của chính phủ.
Đề xuất của Trump rằng Hoa Kỳ "tiếp quản" và xây dựng lại Gaza trong khi cư dân của họ sống ở nơi khác đã tạo thêm một nếp nhăn mới cho tranh chấp giữa Israel và Palestine. Là một đề xuất cụ thể, nó không khả thi. Nhưng tốt hơn hết nên coi đó là sự phản ảnh thực tế rằng không có kế hoạch thực tế nào cho Gaza. Kể từ năm 2005, khi người Israel rút các khu định cư và lực lượng quân sự khỏi Gaza, Israel, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc đã cố gắng mua chuộc Hamas trong khi làm việc với các quan chức Chính quyền Palestine tham nhũng. Cách tiếp cận đó không tạo ra tiến triển nào—và thực sự lên đến tuyệt đỉnh trong các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Bất chấp sự kỳ quặc trong ý tưởng của Trump, sự phá bỏ thần tượng tuyệt đối của nó có thể dẫn đến việc suy nghĩ lại một cách lành mạnh về chiến lược của Hoa Kỳ và có lẽ là cả các chính sách của người Ả Rập và Israel.
MỘT PHƯƠNG ĐÔNG (LEVANT) MỚI?
Đối với phía bắc Israel, việc làm suy yếu Hezbollah không nên được coi là một thành tựu đã hoàn thành mà là bước đầu tiên hướng tới một Phương Đông rất khác. Bước tiếp theo là Trump nên đưa Lebanon vào Hiệp định Abraham. Trong nhiều thập niên, chính sách của Hoa Kỳ đã chấp nhận các thể chế yếu kém và tham nhũng của Lebanon là bình thường và không thể tránh khỏi. Washington cũng đã chấp nhận một hình thức méo mó của chủ nghĩa dân tộc Lebanont coi Israel là kẻ thù nhưng lại ca ngợi sự khuất phục và thống trị của Iran và Syria đối với Lebanon. Trump nên yêu cầu các lực lượng vũ trang Lebanon ngăn chặn sự hiện diện có vũ trang của Hezbollah ở phía nam và bảo vệ biên giới Lebanon để ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí của Iran xâm nhập. Nếu không triển khai đầy đủ ở miền nam Lebanon và không bắt đầu quá trình giải giáp Hezbollah, Washington nên đình chỉ viện trợ đáng kể cho quân đội Lebanon.
Những người chỉ trích sẽ cho rằng việc cắt đứt các lực lượng vũ trang Lebanon sẽ làm suy yếu vị thế của họ. Nhưng cũng giống như việc tài trợ liên tục cho Chính quyền Palestine với ít điều kiện kèm theo không mang lại thành công, thì việc hỗ trợ vô điều kiện cho quân đội Lebanon bất hạnh cũng vậy, điều này đã lãng phí một khoản tiền lớn trong khi Hezbollah chỉ ngày càng mạnh hơn. Trump cũng nên nhấn mạnh rằng Lebanon phải đàm phán với Israel để giải quyết các tranh chấp biên giới trên bờ và ngoài khơi. Nói một cách đơn giản, sự hỗ trợ về mặt ngoại giao, chính trị và tài chính của Hoa Kỳ cho Lebanon phải phụ thuộc vào nỗ lực của quốc gia đó nhằm giành lại chủ quyền của mình. Càng có nhiều áp lực có thể được áp dụng, bao gồm thông qua sự hợp tác của Hoa Kỳ với các quốc gia vùng Vịnh và với Pháp, thì khả năng các nhà lãnh đạo Lebanon muốn xây dựng một chính phủ có chủ quyền và có khả năng phản ứng càng cao.
Bên kia biên giới ở Syria, vẫn còn quá sớm để biết hình thức chính phủ nào sẽ xuất hiện sau sự sụp đổ của chế độ Assad. Nhưng vẫn chưa quá sớm để biết mục tiêu của Hoa Kỳ ở đó là gì: sự phát triển của một chính phủ hợp pháp dựa trên sự đồng thuận của người dân, chấm dứt sự can thiệp của Syria vào Lebanon và tìm kiếm hòa bình với tất cả các nước láng giềng, bao gồm cả Israel. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với bất cứ chính phủ Syria mới nào nên phụ thuộc vào hành động của chính phủ, không phải vào các bài phát biểu của Chủ tịch Ahmed al-Shara hay tủ quần áo mới theo phong cách phương Tây của ông. Liệu Syria có chấm dứt hoặc hạn chế nghiêm ngặt quy mô và bản chất của sự hiện diện của Nga tại hai căn cứ chính của Moscow ở Syria, Căn cứ Không quân Khmeimim và căn cứ hải quân ở Tartus không? Chính phủ của Shara đối xử với các nhóm thiểu số như thế nào, đặc biệt là người Kurd và lực lượng dân quân Lực lượng Dân chủ Syria mà Hoa Kỳ đã hỗ trợ từ lâu? Liệu nó có cố gắng ngăn Iran cung cấp tiền và vũ khí cho Hezbollah thông qua Syria không? Cách tiếp cận của Trump nên được đưa ra dựa trên câu trả lời cho những câu hỏi đó.
Trong khi đó, sẽ vô cùng ngu ngốc nếu Trump rút khoảng 2,000 quân Mỹ đồn trú tại Syria vì họ ở đó để chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (còn gọi là ISIS) và giam giữ hàng chục nghìn cựu chiến binh ISIS cùng gia đình của họ. Chính sách của Hoa Kỳ cũng nên duy trì quan hệ đối tác của Washington với Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo cho đến khi tình trạng của lực lượng dân quân (dù là lực lượng độc lập hay là một bộ phận bán tự trị của quân đội Syria) và sự an toàn trong tương lai được đảm bảo.
Israel đã thành công trong việc tiêu diệt (mặc dù không loại bỏ) Hamas và Hezbollah. Nhưng Houthis, một lực lượng ủy nhiệm khác của Iran, vẫn đe dọa hoạt động vận chuyển quốc tế và các tàu của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đỏ—bằng vũ khí của Iran. Houthis đã tuyên bố hành động để ủng hộ người Palestine, nhưng không rõ liệu quyết định gần đây của họ về việc đình chỉ hầu hết các cuộc tấn công của họ chỉ phản ảnh lệnh ngừng bắn ở Gaza hay còn là nỗi sợ hãi của họ về phản ứng mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ dưới thời Trump. Dù bằng cách nào, Trump nên nói rõ với Iran rằng nếu bất cứ tàu Hải quân Hoa Kỳ nào bị hư hại hoặc bất cứ người Mỹ nào bị thương hoặc thiệt mạng bởi những vũ khí này, Hoa Kỳ sẽ có phản ứng quân sự ngay lập tức đối với Iran. Và ông nên nói với Houthis rằng nếu họ tiếp tục tấn công vào tàu vận chuyển quốc tế, lực lượng Hoa Kỳ sẽ tấn công các cơ sở của họ và ngăn chặn tất cả các chuyến hàng cung cấp vũ khí dành cho họ.
LỜI HỨA GIẢ DỐI VỀ SỰ ỔN ĐỊNH
Mối quan hệ của Hoa Kỳ với Israel đã đạt đến đỉnh cao trong những năm Biden nắm quyền nhưng cũng có một số điểm thấp. Trong khi ủng hộ cuộc chiến của Israel với Hamas, Tổng thống Joe Biden cũng tìm cách xoa dịu những người chỉ trích Israel ở cánh tả (và thậm chí cả trong Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng của chính ông) bằng cách liên tục phàn nàn về cách Israel tiến hành chiến tranh, trì hoãn việc cung cấp một số viện trợ quân sự của Hoa Kỳ (bao gồm cả xe ủi đất bọc thép và một số loại đạn dược), và trừng phạt hàng chục nhóm và cá nhân định cư Israel. Trump nhanh chóng giải phóng các lô hàng bị giữ lại và gỡ bỏ các lệnh trừng phạt, báo hiệu rằng chính quyền Trump rất khó có thể giữ lại hoặc cố tình làm chậm viện trợ quân sự cho Israel. Xét cho cùng, sức mạnh quân sự của Israel là hệ số nhân của sức mạnh Hoa Kỳ và thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ.
Nhưng Trump nên làm nhiều hơn là tuyên bố ủng hộ hoàn toàn Israel và phản đối vũ khí hạt nhân của Iran. Trong nhiều thập niên, trí tuệ thông thường cho rằng sự xích lại gần giữa Ả Rập và Israel là không thể cho đến khi vấn đề Palestine được giải quyết, nhưng Hiệp định Abraham của Trump đã chứng minh rằng điều đó là sai. Ngày nay, ông không nên tìm kiếm sự ổn định giả tạo của tình trạng bế tắc vô tận với Iran mà là sự chuyển đổi của khu vực - củng cố những thay đổi mà Israel đã đạt được bằng cách làm suy yếu Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon, chứng minh sự yếu kém về quân sự của Iran, và tạo tiền đề cho việc lật đổ chế độ Assad.
Hoa Kỳ hiện có cơ hội khiến Iran và các đồng minh của nước này mất cân bằng. Bởi vì giải pháp thực sự duy nhất cho vấn đề của Cộng hòa Hồi giáo là sự sụp đổ của nước này, Hoa Kỳ và các đồng minh nên tiến hành một chiến dịch gây sức ép thay mặt cho người dân Iran - những người mong muốn chế độ này kết thúc hơn bất cứ người nước ngoài nào. Những nỗ lực này bao gồm việc vạch trần sự đàn áp và vi phạm nhân quyền của chế độ và tiến hành chiến tranh chính trị chống lại chế độ: liên tục chỉ trích những thất bại về kinh tế và sự tàn bạo của chế độ, hỗ trợ các nước láng giềng của Iran nếu Iran đe dọa họ và hỗ trợ (công khai và bí mật) cho những nỗ lực của người Iran nhằm phản đối một chế độ mà hầu hết họ rõ ràng đều căm ghét.
Mối quan hệ của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan với Liên Xô là lời nhắc nhở rằng có thể tham gia vào các cuộc đàm phán thực tế với một quốc gia thù địch mà không mất đi sự sắc bén của cuộc chiến ý thức hệ. Một tổng thống Mỹ có thể nói chuyện với một đối thủ độc tài mà không phải hy sinh sự sáng suốt về mặt đạo đức và không từ bỏ sự ủng hộ đối với những người khao khát thoát khỏi một chế độ đàn áp và thường biểu tình trên đường phố, bất chấp những rủi ro.
Hoa Kỳ nên luôn coi những cuộc đàm phán như vậy là một chiến thuật trong cuộc đấu tranh lâu dài vì một Trung Đông hòa bình—một mục tiêu không thể đạt được cho đến khi Cộng hòa Hồi giáo được thay thế bằng một chính phủ hợp pháp trong mắt người dân Iran và từ bỏ các lực lượng ủy nhiệm khủng bố, lòng căm thù Hoa Kỳ và Israel, và mong muốn thống trị các quốc gia khác trong khu vực. Cho đến ngày đó, sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ không được giảm bớt. Để đẩy nhanh ngày đó đến, Trump nên khai thác tối đa các lợi thế của Washington, vốn được tạo ra một phần lớn nhờ hành động của Israel.
Trong bốn năm, Trump có thể để lại một Trung Đông nơi những người bạn của Washington mạnh hơn nhiều và kẻ thù của họ yếu hơn nhiều so với trước đây.
___________________________________
(*) ELLIOTT ABRAMS là Nghiên cứu viên cao cấp về Nghiên cứu Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Ông đã đảm nhiệm các vị trí cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao trong thời chính quyền Reagan và George W. Bush và là Đại diện đặc biệt cho Iran và Venezuela trong chính quyền Trump đầu tiên.
Henri de Lubac: Người hành hương của hy vọng, nhân chứng của Chúa Giêsu Ki-tô
Vũ Văn An
14:27 07/02/2025

Trên trang mạng What We Need Now, ngày 5 tháng 2, Cha Robert P. Imbelli (*) cho hay: Lần đầu tiên tôi đọc Henri de Lubac, SJ, khi còn là sinh viên đại học vào cuối những năm 1950, khi Công đồng Vatican II vẫn còn sáng long lanh trong mắt Angelo Roncalli. Trong số những khám phá đầu tiên của tôi là The Drama of Atheist Humanism [Bi kịch của Chủ thuyết Nhân bản Vô thần] và The Splendor of the Church [Vinh quang Chói ngời của Giáo hội] (mặc dù bản gốc có tựa đề khiêm tốn hơn là Méditation sur l’église [suy gẫm về giáo hội]). Trong những năm học thần học tại Rome và nhiều năm giảng dạy, Henri de Lubac đã trở thành người cố vấn và người bạn đồng hành thần học được yêu mến. Tác phẩm kinh điển khai sáng, Catholicism [Công Giáo], những nghịch lý giống như Pascal, một số nghiên cứu sâu sắc về người bạn của ngài, Teilhard de Chardin, tác phẩm La postérité spirituelle de Joachim de Flore [Hậu duệ Tinh thần của Joachil de Flore] vào cuối sự nghiệp (vẫn chưa được dịch) đã cung cấp nguồn dinh dưỡng và thử thách không bao giờ cạn kiệt.
Và kích thích cầu nguyện. Ít có nhà thần học nào khác thúc đẩy một cách tự phát từ sự suy tư thần học đến sự suy gẫm cầu nguyện như vậy. Đọc de Lubac giúp khai thông tinh thần. Có lẽ bởi vì, như ngài gợi ý trong bài báo quan trọng của mình, “Mysticism and Mystery [Huyền nhiệm học và Mầu nhiệm]” (được xuất bản trong Theological Fragments), toàn bộ hành trình tâm linh-thần học của cuộc đời ngài là để thăm dò mầu nhiệm của đức tin và tìm cách chiếm đoạt nó trong cuộc gặp gỡ thân mật và nhận thức đầy xúc cảm về Chúa Kitô mà mọi Kitô hữu đã chịu phép rửa tội đều được mời gọi.
Henri de Lubac, như chính ngài đã sẵn lòng thừa nhận, không phải là một nhà thần học “có hệ thống”. Nhiều tác phẩm của ngài giống như những biến tấu giao hưởng hơn. Nhưng chúng luôn khám phá một chủ đề trung tâm: sự độc đáo và tính sáng tạo tuyệt đối của Chúa Giêsu Kitô. Bởi vì mầu nhiệm là trung tâm của đức tin Kitô giáo không phải là một “Tôi không biết điều gì” đó một cách mơ hồ, mà là con người đặc biệt của Chúa Giêsu Kitô và mầu nhiệm vượt qua của Người. Và huyền nhiệm học, vốn là quyền bẩm sinh của các Ki-tô hữu, không phải là một chuyến bay bí truyền và mây khói đến nơi vô định, mà là một sự gắn kết rạng rỡ và vui tươi, mặc dù luôn mang tính thập giá, với Chúa Giêsu Kitô. Huyền nhiệm học Ki-tô giáo là việc cá nhân được biến đổi theo con người của Chúa Kitô và do đó sở hữu di sản thực sự của chúng ta như con trai và con gái của Thiên Chúa Ba Ngôi của Tình yêu.
Do đó, một câu nói sâu sắc của giáo phụ thế kỷ thứ hai của Giáo hội, Thánh Irenaeus thành Lyons, đóng vai trò là chủ đề chính rất phong phú của tất cả các tác phẩm đa dạng của de Lubac. Omnem novitatem attulit, semetipsum afferens: Chúa Kitô đã mang đến tất cả sự mới mẻ khi tự mình đến. Một cuốn sách gần đây, Salvation in Henri de Lubac, của Eugene R. Schlesinger đưa chủ đề về sự mới mẻ tuyệt đối của Chúa Giêsu Kitô trong tư tưởng của de Lubac một cách có hệ thống và thuyết phục lên hàng đầu.
Một khám phá nổi bật về sự mới mẻ này là việc de Lubac khôi phục lại khái niệm giáo phụ về “thân thể ba hình thức của Chúa Kitô”. Mầu nhiệm của Chúa Kitô diễn ra trong ba chiều không thể tách rời. Có sự nhập thể độc nhất của lời vĩnh cửu của Thiên Chúa trong cuộc đời của Chúa Giêsu thành Nazareth, đạt đến đỉnh cao trong cái chết hy sinh của Người, sự phục sinh của Người vào cuộc sống mới và sự thăng thiên của Người vào vinh quang. Đây là tham chiếu chính và có tính phát sinh của thuật ngữ này.
Nhưng một cách không thể tách rời, có thân thể Thánh Thể của Chúa Kitô sống động, nguồn sống liên tục của Giáo hội, chính là thân thể giáo hội của Chúa Kitô. Do đó, có một sự hỗ tương mang lại sự sống được de Lubac phát biểu trong công thức: “Giáo hội tạo nên Bí tích Thánh Thể, và Bí tích Thánh Thể tạo nên Giáo hội”. Giáo huấn của Benedict XVI trong Tông huấn Sacramentum Caritatis của ngài, rõ ràng đã dựa trên de Lubac và giải thích ý nghĩa đầy đủ hơn, theo cách hoàn toàn trung thành với niềm xác tín của chính de Lubac.
Bí tích Thánh Thể là Chúa Kitô hiến mình cho chúng ta và liên tục xây dựng chúng ta thành thân thể Người. Do đó, trong sự tương tác nổi bật giữa Bí tích Thánh Thể xây dựng Giáo hội và chính Giáo hội “làm nên” Bí tích Thánh Thể, nguyên nhân chính được diễn tả trong công thức đầu tiên: Giáo hội có thể cử hành và tôn thờ mầu nhiệm Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể chính là vì Chúa Kitô đã hiến mình cho Giáo hội trước tiên trong hy tế Thập giá. Khả năng “làm nên” Bí tích Thánh Thể của Giáo hội hoàn toàn bắt nguồn từ việc Chúa Kitô tự hiến cho Giáo hội. Ở đây, chúng ta có thể thấy rõ hơn ý nghĩa của lời Thánh Gioan: “Người đã yêu chúng ta trước” (1 Ga 4:19). Chúng ta cũng vậy, trong mỗi lần cử hành Bí tích Thánh Thể, đều tuyên xưng tính ưu việt của hồng phúc Chúa Kitô ban tặng. Ảnh hưởng nhân quả của Bí tích Thánh Thể ngay từ khi Giáo hội mới thành lập đã tiết lộ rõ ràng cả tính ưu tiên về mặt thời gian và hữu thể của sự kiện Chúa Kitô đã yêu chúng ta “trước”. Trong suốt cõi đời đời, Người vẫn là Đấng yêu chúng ta trước. (#14)
Hai hệ quả phát sinh từ nhận thức này về thân thể ba hình thức của Chúa Kitô. Trước hết, chính sự cứu rỗi, sự sống mới là vận mệnh của các Kitô hữu, là sự hiện hữu của chúng ta được kết hợp vào thân thể của Chúa Kitô. Đây là thực tại siêu nhiên mới đã được khai mở qua mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta được kết hợp vào một mạng lưới các mối quan hệ cấu thành nên sự hiện hữu mới của chúng ta trong Chúa Kitô. Thứ hai, thân thể Giáo hội luôn luôn phụ thuộc vào người đứng đầu của mình. Giáo hội cụ thể, cả trong hiện thực lịch sử của nó và trong sự hiện thực hóa vĩnh cửu của nó, không phải là một thân xác bị chặt đầu, nhưng chính sự hiện hữu của nó, ở mọi khoảnh khắc, phụ thuộc vào sự sống mà Chúa Kitô đã thăng thiên đổ ra trong Chúa Thánh Thần. Và phương tiện chính để tham gia vào sự sống này là hồng phúc Bí tích Thánh Thể.
Do đó, thân thể của Chúa đã phục sinh và lên trời, thân thể Thánh Thể của Người và thân thể giáo hội của Người cùng nhau tạo nên sự sáng tạo mới được biến đổi được Thiên Chúa Ba Ngôi thực hiện hóa trong thế giới, đúng hơn trong vũ trụ: “sự quy tụ tất cả trong Chúa Kitô” (Ep 1:10)—câu kinh thánh có ý nghĩa đặc biệt đối với cả Thánh Irenaeus lẫn de Lubac.
Công đồng Vatican II, khi tuyên bố rằng Chúa Giêsu Kitô là sự hoàn thành vô song của mặc khải của Thiên Chúa dành cho nhân loại (Dei Verbum) và là ánh sáng cứu độ của các quốc gia (Lumen Gentium), do đó đã lặp lại những chủ đề thân thương đối với de Lubac. Thật vậy, ngài là người bảo vệ nhiệt thành cho giáo huấn của nó trước những gì ngài nhận thấy là sự sa sút khỏi việc tập trung lấy Chúa Kitô làm trung tâm này. Và sự thoái hóa về mặt Kitô học, theo quan điểm của de Lubac, đã bắt đầu ngay cả trước khi Công đồng chính thức kết thúc, chỉ để thu hút động lực sau Công đồng.
Vì lý do này, ngài đã dành phần lớn năng lực còn lại trong những năm cuối đời để viết tác phẩm đồ sộ gồm hai tập, The Spiritual Posterity of Joachim of Fiore. Bất kể tính chính xác về mặt lịch sử của cách ngài đọc lời tiên tri của vị đan viện trưởng Calabria thế kỷ thứ mười hai về thời kỳ thứ ba của Chúa Thánh Thần, không còn nghi ngờ gì nữa rằng de Lubac đã nhận ra những nguy cơ của một quan điểm về lịch sử đặt nghi vấn đối với ý nghĩa độc nhất của Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, ngài đã thấy trong Giáo hội hậu công đồng một xu hướng rõ rệt ở một số khu vực là "giải phóng" Chúa Thánh Thần khỏi "sự giam cầm" của Kitô học. Eugene Schlesinger đã phát biểu rất rõ mối quan tâm của de Lubac liên quan đến những sáng kiến của vị Joachim này. Theo quan điểm của de Lubac, chúng thỏa hiệp với "sự mới lạ của Kitô giáo—[chủ trương rằng] trên thực tế, Chúa Kitô không mang lại tất cả sự mới mẻ khi tự mình đến;" và do đó họ tách rời “công trình của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, sao cho công trình sau hoạt động độc lập với công trình trước” (tr. 113).
Đối với de Lubac, cũng như đối với Truyền thống vĩ đại mà ngài tìm cách bảo vệ, chỉ thông qua Chúa Kitô và Thập giá của Người, sự hoàn tất và biến hình của thế giới và lịch sử mới có thể được thực hiện. Chúng ta không hành trình vượt ra ngoài Chúa Giêsu Kitô; chúng ta cố gắng bắt kịp Người, bằng cách đi sâu hơn vào mầu nhiệm vượt qua của Người. Trong Chúa Kitô, các Kitô hữu được biến đổi từ hình ảnh thành họa ảnh: “được biến đổi nên giống Người từ mức độ vinh quang này đến mức độ vinh quang khác” (2 Cr 3:18).
Do đó, trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta không biến đổi Chúa Kitô theo thước đo của chúng ta mà được biến đổi theo Người. Đặt vấn đề với sự trợ giúp của tiếng Latinh: Chúa Kitô là một novum, một điều mới mà Thiên Chúa đã làm, hay Người là novissimus, Lời bản vị và cuối cùng của Thiên Chúa? Liệu cánh chung học, giáo lý về sự hoàn tất cuối cùng, có hình dạng của Chúa Kitô không? De Lubac hoàn toàn đồng tình với Thánh Irenaeus: Chúa Giêsu Kitô là Novissimus, vì Người mang trong mình tất cả sự mới mẻ. Chúng ta không chiếm hữu Người, nhưng, trong Thánh Thần của Người, chúng ta ngày càng được Người chiếm hữu, được biến đổi thành Người như những chi thể sống động của thân thể Người.
Một lần nữa, Schlesinger nói rất đúng. “Trong Chúa Kitô, tất cả đã được ban tặng, và khi tự mình đến, Người đã mang đến tất cả sự mới mẻ. Đây là nguồn sống vô tận. Người ta không bao giờ có thể tiến xa hơn nữa, không phải vì mọi khám phá đều đã kết thúc mà vì nó luôn mới mẻ và luôn có giá trị. Do đó, con đường tiến về phía trước của Giáo hội không phải là sự tiến bộ giả tạo vượt ra khỏi quá khứ mà là sự quay trở lại liên tục với thực tại sâu thẳm và nền tảng của nó” (trang 118).
Ảnh hưởng của De Lubac đối với Công đồng Vatican II là điều ai cũng biết, đặc biệt là quan niệm của ngài về Giáo hội như là bí tích của Chúa Kitô, được phản ảnh một cách quan trọng trong Lumen Gentium. Nhưng tôi không thể nghĩ ra bản tóm tắt nào phù hợp hơn về tầm nhìn thần học-tâm linh của Henri de Lubac ngoài trích dẫn sau đây từ Công đồng Vatican II. Một cách đầy ý nghĩa, nó không xuất hiện trong “Hiến chế tín lý về Giáo hội” (Lumen Gentium), mà trong “Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới hiện đại” (Gaudium et Spes). Vị trí của nó ở cuối Phần Một, như một bản tóm tắt kết thúc, và như là phần mở đầu cho Phần Hai, “Một số vấn đề cấp bách đặc biệt”, phủ nhận bất cứ sự tách biệt dễ dãi nào giữa “tín lý” và “mục vụ” thường diễn ra hoặc thậm chí được cổ vũ. Trong “Hiến chế mục vụ”, chúng ta thấy một lời tuyên xưng tín lý sống động về đức tin của Giáo hội được Henri de Lubac hết lòng ủng hộ. Công đồng dạy rằng:
Giáo hội có một ý định duy nhất: để vương quốc của Thiên Chúa có thể đến, và để sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại có thể xảy ra. Vì mọi lợi ích mà dân Chúa trong cuộc hành hương trần thế có thể mang lại cho gia đình nhân loại đều bắt nguồn từ thực tại Giáo hội là “bí tích cứu rỗi phổ quát” đồng thời biểu lộ và thực thi mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa.
Vì Lời Chúa, qua đó muôn vật được tạo thành, là chính Người đã trở nên xác thịt để cứu rỗi mọi người và thâu tóm mọi vật trong Người. Chúa là mục đích của lịch sử nhân loại, là điểm tập trung của mọi hoài mong của lịch sử và nền văn minh, là trung tâm của loài người, niềm vui của mọi cõi lòng và là đáp ứng của mọi hoài mong. Người là Đấng Chúa Cha đã làm sống lại từ cõi chết, nâng lên cao và đặt ngồi bên hữu Người, biếm Người thành thẩm phán của người sống và người chết. Được sống động và hiệp nhất trong Thánh Thần của Người, chúng ta tiến về sự hoàn tất của lịch sử nhân loại, một hành trình hoàn toàn phù hợp với lời khuyên của tình yêu Thiên Chúa: “Để tái lập mọi sự trong Chúa Kitô, cả những điều trên trời và những điều dưới đất” (Ep 1:10). (#45)
Giáo hội hiện đang bước vào Năm Thánh Đức Tin, một thời gian của ân sủng và đổi mới. Tôi xin đề xuất một cuốn sách phong phú mà de Lubac đã xuất bản năm 1969 như một cẩm nang cho hành trình của chúng ta: The Christian Faith: An Essay on the Structure of the Apostles’ Creed [Đức tin Kitô giáo: Một tiểu luận về cấu trúc của Kinh Tin Kính các Tông đồ]. Nó phản ảnh sự nắm bắt chắc chắn của ngài về nội dung khách quan của đức tin và nhu cầu tiếp nhận đức tin một cách đích thân của người tin. Đồng thời, nó cũng cảnh giác đối với sự ghi nhớ sai lầm và thậm chí sự bác bỏ đức tin đương thời.
Trong cuốn sách, ngoài việc nhấn mạnh vào cấu trúc Ba Ngôi của Kinh Tin Kính, tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Cha Toàn Năng, và vào Chúa Giêsu Kitô Con Một của Người là Chúa chúng ta, và vào Chúa Thánh Thần, de Lubac còn đưa ra một suy gẫm đầy thách thức về tầm quan trọng của giới từ tiếng Latin được sử dụng và trường hợp ngữ pháp mà nó chi phối.
Tiếng Latinh đọc: Credo in Deum, in Jesum Christum, in Spiritum Sanctum. Giới từ “in” ở đây được theo sau bởi accusative case (đối cách), không phải ablative case (công cụ cách). Nó truyền tải cảm giác “chuyển động”, “hành trình”, “phiêu lưu vào” Mầu nhiệm vô tận. Không chỉ là niềm tin mệnh đề vào Thiên Chúa, mà là sự đầu hàng đầy đức tin vào Người, bằng cả tấm lòng, tâm trí và sức mạnh của chúng ta. Đồng thời, không phải là cuộc lang thang vô định trong sa mạc, mà là cuộc hành trình trong ánh sáng của “Lễ vật hiến tế không bao giờ chết nữa, Chiên Con, đã bị giết một lần, sống mãi mãi” (Kinh Tiền tụng Lễ Phục sinh).
Do đó, phương châm được chọn để hướng dẫn hành trình của chúng ta trong Năm Thánh này là “peregrinantes in spem”. Nó đã được dịch là “Những người hành hương của Hy vọng”. Nhưng có lẽ, tốt hơn nên dịch là “hành trình như những người hành hương vào hy vọng”. Niềm hy vọng thúc đẩy và truyền cảm hứng cho các Kitô hữu mang một cái tên: Chúa Giêsu Kitô “niềm hy vọng vinh quang của chúng ta” (Cl 1:27). Và niềm hy vọng mà chúng ta hướng tới trong đức tin không phải là tương lai không tưởng, mà là chính Chúa Giêsu Kitô, là con đường, là sự thật và là sự sống (xem Ga 14:6). Điều chúng ta cần bây giờ là sự cam kết đổi mới để sống qua Người, với Người và trong Người, trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần, khi chúng ta hành trình về nhà với Chúa Cha.
________________________________________
(*) Robert P. Imbelli, một linh mục của Tổng giáo phận New York, là Phó Giáo sư Thần học danh dự tại Cao đẳng Boston. Một số tiểu luận của ngài đã được xuất bản với tựa đề Christ Brings All Newness (Word on Fire Academic). Một tác phẩm Festschrift vinh danh ngài có tựa đề The Center Is Jesus Christ Himself, được biên tập bởi Andrew Meszaros (Nhà xuất bản Đại học Công Giáo Hoa Kỳ).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Để bảo vệ phẩm giá con người, cần xóa bỏ nạn buôn người
Thanh Quảng sdb
15:48 07/02/2025
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Để bảo vệ phẩm giá con người, cần xóa bỏ nạn buôn người

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp đánh dấu Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế lần thứ 11 chống nạn buôn người, đồng thời ca ngợi công việc của những người đấu tranh chống lại tệ nạn nô lệ hiện đại.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế chống nạn buôn người, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo và tất cả những người thiện chí hãy chung tay chống lại nạn bóc lột những người dễ bị tổn thương.
Trong thông điệp được ban hành vào thứ Sáu (7/2/2025), Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ngày này diễn ra vào ngày 8 tháng 2, ngày kính Thánh Josephine Bakhita, một phụ nữ Sudan đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người khi còn nhỏ và sau này trở thành một nữ tu.
Hy vọng trước sự đau khổ của nhân loại
Trong Năm Thánh, Giáo hội tập trung vào chủ đề hy vọng, ĐTC nói, chúng ta phải tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng hy vọng đó cho hàng triệu người đang vướng trong chế độ nô lệ hiện đại.
Đức Thánh Cha tự hỏi: “Chúng ta lấy động lực mới ở đâu để chống lại nạn buôn bán nội tạng và mô người, nạn bóc lột tình dục trẻ em và trẻ em nữ, lao động cưỡng bức, bao gồm mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí?”.
Đức Thánh Cha trả lời: Đức Kitô, mang đến nguồn hy vọng và sức mạnh đích thực duy nhất cho những nạn nhân của nạn buôn người và cho những người tìm cách chống lại tệ nạn này.
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi công việc của nhiều người trẻ trên khắp thế giới, những người minh chứng rằng bất kỳ ai cũng có thể đứng về phía nạn nhân và người sống sót.
“Với sự giúp đỡ của Chúa”, ngài nói, “chúng ta có thể ngăn chặn bất công và cám dỗ cho rằng một số hiện tượng nhất định không thể bị xóa bỏ”.
Mỗi người, ngài nói thêm, phải hành động theo cách riêng của mình để phản đối các cơ chế kinh tế và tội phạm kiếm lợi từ nỗi đau khổ của người khác.
Lắng nghe và lòng trắc ẩn
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy lắng nghe và lòng trắc ẩn là điều cần thiết để giúp những người sống sót của nạn buôn người, biết đứng lên, ngài nói, lưu ý rằng nhiều người phản đối nạn buôn người mạnh mẽ nhất chính là những người đã từng là nạn nhân của nạn buôn người này.
ĐTC cho rằng: “Buôn người là một hiện tượng phức tạp, liên tục được phát triển và được thúc đẩy bởi chiến tranh, xung đột, nạn đói và hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các phản ứng đối với nạn buôn người bao gồm việc tập trung vào các nỗ lực thống nhất, toàn cầu, đặc biệt là dưới sự điều phối của các tổ chức quốc tế.
Tấm gương dũng cảm của Thánh Bakhita
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời những người đang làm việc chống lại nạn buôn người hãy phó thác những nỗ lực của họ cho sự chuyển cầu của Thánh Josephine Bakhita.
“Cùng nhau”, ngài nói, “chúng ta có thể nỗ lực hết mình và tạo ra các điều kiện để ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột và để ưu tiên tôn trọng các quyền cơ bản của con người, được công nhận chung của toàn nhân loại”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp đánh dấu Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế lần thứ 11 chống nạn buôn người, đồng thời ca ngợi công việc của những người đấu tranh chống lại tệ nạn nô lệ hiện đại.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế chống nạn buôn người, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo và tất cả những người thiện chí hãy chung tay chống lại nạn bóc lột những người dễ bị tổn thương.
Trong thông điệp được ban hành vào thứ Sáu (7/2/2025), Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ngày này diễn ra vào ngày 8 tháng 2, ngày kính Thánh Josephine Bakhita, một phụ nữ Sudan đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người khi còn nhỏ và sau này trở thành một nữ tu.
Hy vọng trước sự đau khổ của nhân loại
Trong Năm Thánh, Giáo hội tập trung vào chủ đề hy vọng, ĐTC nói, chúng ta phải tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng hy vọng đó cho hàng triệu người đang vướng trong chế độ nô lệ hiện đại.
Đức Thánh Cha tự hỏi: “Chúng ta lấy động lực mới ở đâu để chống lại nạn buôn bán nội tạng và mô người, nạn bóc lột tình dục trẻ em và trẻ em nữ, lao động cưỡng bức, bao gồm mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí?”.
Đức Thánh Cha trả lời: Đức Kitô, mang đến nguồn hy vọng và sức mạnh đích thực duy nhất cho những nạn nhân của nạn buôn người và cho những người tìm cách chống lại tệ nạn này.
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi công việc của nhiều người trẻ trên khắp thế giới, những người minh chứng rằng bất kỳ ai cũng có thể đứng về phía nạn nhân và người sống sót.
“Với sự giúp đỡ của Chúa”, ngài nói, “chúng ta có thể ngăn chặn bất công và cám dỗ cho rằng một số hiện tượng nhất định không thể bị xóa bỏ”.
Mỗi người, ngài nói thêm, phải hành động theo cách riêng của mình để phản đối các cơ chế kinh tế và tội phạm kiếm lợi từ nỗi đau khổ của người khác.
Lắng nghe và lòng trắc ẩn
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy lắng nghe và lòng trắc ẩn là điều cần thiết để giúp những người sống sót của nạn buôn người, biết đứng lên, ngài nói, lưu ý rằng nhiều người phản đối nạn buôn người mạnh mẽ nhất chính là những người đã từng là nạn nhân của nạn buôn người này.
ĐTC cho rằng: “Buôn người là một hiện tượng phức tạp, liên tục được phát triển và được thúc đẩy bởi chiến tranh, xung đột, nạn đói và hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các phản ứng đối với nạn buôn người bao gồm việc tập trung vào các nỗ lực thống nhất, toàn cầu, đặc biệt là dưới sự điều phối của các tổ chức quốc tế.
Tấm gương dũng cảm của Thánh Bakhita
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời những người đang làm việc chống lại nạn buôn người hãy phó thác những nỗ lực của họ cho sự chuyển cầu của Thánh Josephine Bakhita.
“Cùng nhau”, ngài nói, “chúng ta có thể nỗ lực hết mình và tạo ra các điều kiện để ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột và để ưu tiên tôn trọng các quyền cơ bản của con người, được công nhận chung của toàn nhân loại”.
Giáo hội ủng hộ người di cư tại biên giới Mexico-Hoa Kỳ
Thanh Quảng sdb
16:30 07/02/2025
Giáo hội ủng hộ người di cư tại biên giới Mexico-Hoa Kỳ

Phát biểu với đài Vatican, Giám mục José Guadalupe Torres Campos của Giáo phận Ciudad Juárez cho biết các chính sách chống nhập cư của Tổng thống Trump đã tạo ra bầu khí sợ hãi và bất ổn và Giáo hội vẫn kiên định với sứ mệnh vun góp niềm hy vọng.
(Tin Vatican - Giordano Contu và Lisa Zengarini)
Tình hình tương đối bình lặng, nhưng bầu khí căng thẳng giữa những người di cư tại biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ.
Bất chấp lời lẽ hùng biện và các sắc lệnh hành pháp của TT Donald Trump nhằm cải tổ tình hình nhập cư vào Hoa Kỳ, Giáo phận Ciudad Juárez của Mexico cho biết vẫn chưa có thay đổi lớn nào được ghi nhận kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.
Một thực tế đang thay đổi
Dữ liệu mới nhất từ Biên phòng Hoa Kỳ cho thấy "trong sáu tháng cuối năm 2024, các vụ bắt giữ ở biên giới phía tây nam đã giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm 2023".
Tuy nhiên, sự sụt giảm này trùng với việc hủy bỏ các cuộc họp xin tị nạn, vì vậy, thay vì một trường hợp khẩn cấp, "chúng ta đang đối mặt với một thực tế mới mà chúng ta phải giải quyết", Đức Giám Mục José Guadalupe Torres Campos của Ciudad Juárez cho biết.
Trong nhiều năm, giáo phận biên giới Mexico này đã đi đầu trong việc hỗ trợ và giúp đỡ những người di cư và xin tị nạn tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn ở Hoa Kỳ.
"Bây giờ chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến cả hai nhóm dân số tham gia vào dòng người di cư: những người xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ và những người sẽ bị trục xuất, hồi hương trong những tháng năm tới", Đức Giám Mục Torres Campos nói với đài Vatican.
Ngài nhấn mạnh: "Không nghi ngờ gì nữa, các tuyên bố và sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đã tạo ra bầu không khí sợ hãi và tuyệt vọng. Tuy nhiên, với tư cách là một Giáo hội, thông qua các hành động địa phương, quốc gia và song phương, chúng ta tập trung vào việc duy trì hòa bình và hy vọng giữa những người di cư và toàn xã hội để tạo ra và củng cố các kế hoạch hành động có lợi cho tất cả mọi người".
Một cuộc đàn áp đang diễn ra
Đức Tổng Giám Mục Broglio đã gửi cho TT Trump một sứ điệp: Hãy bảo vệ, đừng ngược đãi những người đang cần giúp đỡ.
Cuộc đàn áp nhập cư đã bắt đầu trong chiến dịch bầu cử Hoa Kỳ năm 2024. Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã báo cáo khoảng 700.000 vụ trục xuất vào năm ngoái, đánh dấu con số cao nhất kể từ năm 2010.
Sau khi TT Biden bàn giao chính quyền cho TT Trump, điều kiện sống của những người di cư đã trở nên tồi tệ hơn, với việc các yêu cầu xin tị nạn bị dừng lại, các chương trình bảo vệ tạm thời bị hủy bỏ và chính sách quyền công dân theo nơi việc sinh nở con cái của những người nhập cư không có giấy tờ bị thu hồi. Ngoài ra, các trung tâm giam giữ mới đã được thành lập, các chương trình trục xuất được mở rộng và quân đội được huy động để hỗ trợ Biên phòng.
Trong khi các cơ quan biên phòng Hoa Kỳ đã tiến hành giải cứu - chẳng hạn như 402 người di cư được cứu vào tháng 12 năm 2024 - chính phủ Mexico đã buộc phải tiếp nhận hàng nghìn cá nhân bị trục xuất. Chỉ trong một tuần vào tháng 1 năm 2025, hơn 4.000 người di cư thuộc nhiều quốc gia khác nhau đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ và được Mexico tiếp nhận.
Giáo hội sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng hy vọng cho những người di cư
"Hôm nay, hơn bao giờ hết, hòa bình và sự chắc chắn về sự hiện diện thường trực của Chúa Giêsu giúp chúng ta chịu đựng và trên hết là những người anh em di cư cảm thấy rằng họ không đơn độc trong hoàn cảnh của mình", Giám mục Torres Campos nhận xét. "Tất cả những gì họ tìm kiếm là hạnh phúc và một cuộc sống tốt đẹp hơn".
Khi được hỏi về cách Phúc âm có thể soi sáng những khoảnh khắc đen tối nhất của nhân loại, Giám mục đã trích dẫn đoạn văn trong sách Phúc âm Matthew: 'Và chắc chắn, Ta luôn ở cùng các con, cho đến tận thế' (Matthew 28:20). "Đây", ngài lưu ý, "là những lời hy vọng và sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh, chính Chúa Kitô đã hiện ra với các môn đồ của mình và chào đón họ bằng câu: 'Bình an cho các con'".
Mexico chuẩn bị tiếp nhận những người bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ
Chính sách nhập cư mới của Hoa Kỳ đã buộc Mexico phải chuẩn bị một kế hoạch tiếp nhận phù hợp cho công dân và người nước ngoài bị trục xuất hoặc bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
"Là một Giáo hội, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là rao giảng sự bình an của Chúa Giêsu phục sinh, tránh tạo ra thêm hỗn loạn, có thể dẫn đến hậu quả khó khăn", Giám mục Torres Campos cho hay. Về mặt tích cực, ngài cho biết sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự và cộng đồng đức tin đã tăng", và Giáo hội Mỹ Latinh đã "tăng cường hợp tác để đưa ra các phản ứng ngay lập tức và hiệu quả cho tình huống này và các tình huống mới khác".

Phát biểu với đài Vatican, Giám mục José Guadalupe Torres Campos của Giáo phận Ciudad Juárez cho biết các chính sách chống nhập cư của Tổng thống Trump đã tạo ra bầu khí sợ hãi và bất ổn và Giáo hội vẫn kiên định với sứ mệnh vun góp niềm hy vọng.
(Tin Vatican - Giordano Contu và Lisa Zengarini)
Tình hình tương đối bình lặng, nhưng bầu khí căng thẳng giữa những người di cư tại biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ.
Bất chấp lời lẽ hùng biện và các sắc lệnh hành pháp của TT Donald Trump nhằm cải tổ tình hình nhập cư vào Hoa Kỳ, Giáo phận Ciudad Juárez của Mexico cho biết vẫn chưa có thay đổi lớn nào được ghi nhận kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.
Một thực tế đang thay đổi
Dữ liệu mới nhất từ Biên phòng Hoa Kỳ cho thấy "trong sáu tháng cuối năm 2024, các vụ bắt giữ ở biên giới phía tây nam đã giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm 2023".
Tuy nhiên, sự sụt giảm này trùng với việc hủy bỏ các cuộc họp xin tị nạn, vì vậy, thay vì một trường hợp khẩn cấp, "chúng ta đang đối mặt với một thực tế mới mà chúng ta phải giải quyết", Đức Giám Mục José Guadalupe Torres Campos của Ciudad Juárez cho biết.
Trong nhiều năm, giáo phận biên giới Mexico này đã đi đầu trong việc hỗ trợ và giúp đỡ những người di cư và xin tị nạn tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn ở Hoa Kỳ.
"Bây giờ chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến cả hai nhóm dân số tham gia vào dòng người di cư: những người xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ và những người sẽ bị trục xuất, hồi hương trong những tháng năm tới", Đức Giám Mục Torres Campos nói với đài Vatican.
Ngài nhấn mạnh: "Không nghi ngờ gì nữa, các tuyên bố và sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đã tạo ra bầu không khí sợ hãi và tuyệt vọng. Tuy nhiên, với tư cách là một Giáo hội, thông qua các hành động địa phương, quốc gia và song phương, chúng ta tập trung vào việc duy trì hòa bình và hy vọng giữa những người di cư và toàn xã hội để tạo ra và củng cố các kế hoạch hành động có lợi cho tất cả mọi người".
Một cuộc đàn áp đang diễn ra
Đức Tổng Giám Mục Broglio đã gửi cho TT Trump một sứ điệp: Hãy bảo vệ, đừng ngược đãi những người đang cần giúp đỡ.
Cuộc đàn áp nhập cư đã bắt đầu trong chiến dịch bầu cử Hoa Kỳ năm 2024. Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã báo cáo khoảng 700.000 vụ trục xuất vào năm ngoái, đánh dấu con số cao nhất kể từ năm 2010.
Sau khi TT Biden bàn giao chính quyền cho TT Trump, điều kiện sống của những người di cư đã trở nên tồi tệ hơn, với việc các yêu cầu xin tị nạn bị dừng lại, các chương trình bảo vệ tạm thời bị hủy bỏ và chính sách quyền công dân theo nơi việc sinh nở con cái của những người nhập cư không có giấy tờ bị thu hồi. Ngoài ra, các trung tâm giam giữ mới đã được thành lập, các chương trình trục xuất được mở rộng và quân đội được huy động để hỗ trợ Biên phòng.
Trong khi các cơ quan biên phòng Hoa Kỳ đã tiến hành giải cứu - chẳng hạn như 402 người di cư được cứu vào tháng 12 năm 2024 - chính phủ Mexico đã buộc phải tiếp nhận hàng nghìn cá nhân bị trục xuất. Chỉ trong một tuần vào tháng 1 năm 2025, hơn 4.000 người di cư thuộc nhiều quốc gia khác nhau đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ và được Mexico tiếp nhận.
Giáo hội sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng hy vọng cho những người di cư
"Hôm nay, hơn bao giờ hết, hòa bình và sự chắc chắn về sự hiện diện thường trực của Chúa Giêsu giúp chúng ta chịu đựng và trên hết là những người anh em di cư cảm thấy rằng họ không đơn độc trong hoàn cảnh của mình", Giám mục Torres Campos nhận xét. "Tất cả những gì họ tìm kiếm là hạnh phúc và một cuộc sống tốt đẹp hơn".
Khi được hỏi về cách Phúc âm có thể soi sáng những khoảnh khắc đen tối nhất của nhân loại, Giám mục đã trích dẫn đoạn văn trong sách Phúc âm Matthew: 'Và chắc chắn, Ta luôn ở cùng các con, cho đến tận thế' (Matthew 28:20). "Đây", ngài lưu ý, "là những lời hy vọng và sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh, chính Chúa Kitô đã hiện ra với các môn đồ của mình và chào đón họ bằng câu: 'Bình an cho các con'".
Mexico chuẩn bị tiếp nhận những người bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ
Chính sách nhập cư mới của Hoa Kỳ đã buộc Mexico phải chuẩn bị một kế hoạch tiếp nhận phù hợp cho công dân và người nước ngoài bị trục xuất hoặc bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
"Là một Giáo hội, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là rao giảng sự bình an của Chúa Giêsu phục sinh, tránh tạo ra thêm hỗn loạn, có thể dẫn đến hậu quả khó khăn", Giám mục Torres Campos cho hay. Về mặt tích cực, ngài cho biết sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự và cộng đồng đức tin đã tăng", và Giáo hội Mỹ Latinh đã "tăng cường hợp tác để đưa ra các phản ứng ngay lập tức và hiệu quả cho tình huống này và các tình huống mới khác".
Hãy yêu nước và bảo vệ Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với thanh niên Ukraine
Đặng Tự Do
17:12 07/02/2025
Trong một cuộc họp trực tuyến với thanh niên Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “ngày nay, sứ mệnh của thanh niên Ukraine là phải yêu nước”, theo báo cáo từ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
“Các bạn không thể che giấu bản thân khỏi những vấn đề mà các bạn đang phải đối mặt ngày hôm nay,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, khi ngài nói với những người trẻ tuổi đang ngồi trong Nhà thờ Phục sinh của Chúa Kitô ở Kyiv. “Vào thời điểm này, đất nước của các bạn đang bị chiến tranh tàn phá. Các bạn phải là những người yêu nước, yêu quê hương của mình và bảo vệ nó.”
Vatican News, cơ quan truyền thông của Bộ Truyền thông Vatican, đã trích dẫn nhiều nội dung trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng, nhưng lại bỏ qua lời kêu gọi giới trẻ bảo vệ Ukraine của Đức Giáo Hoàng.
“Hãy nhớ đến những người anh hùng đã hy sinh mạng sống vì đất nước của các bạn,” Đức Giáo Hoàng cũng nói.
“Chiến tranh luôn hủy diệt,” ngài nói thêm. “Giải pháp là đối thoại: luôn luôn, giữa chúng ta với nhau, ngay cả với những người chống đối chúng ta. Xin đừng bao giờ mệt mỏi với đối thoại. Hòa bình được xây dựng thông qua đối thoại. Đúng là đôi khi đối thoại là không thể vì sự bướng bỉnh của một số người, nhưng chúng ta phải luôn nỗ lực.”
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng đã phát biểu tại cuộc họp ngày 1 tháng 2. Thanh niên Ukraine ở bảy thành phố khác, bao gồm Chicago, cũng đã tham gia, Catholic News Service đưa tin.
Lời khuyến khích mạnh mẽ của Giáo hoàng đối với thanh niên Ukraine hãy yêu nước và bảo vệ đất nước đã tạo nên một giọng điệu khác so với những tuyên bố trước đây của Đức Giáo Hoàng khi đặt vấn đề về khái niệm chiến tranh chính nghĩa—mặc dù ngài vẫn nhấn mạnh, như ngài đã từng làm trong quá khứ, về tính tàn phá của chiến tranh và sự cần thiết của đối thoại.
Cuộc họp video của Giáo hoàng với thanh thiếu niên Công Giáo Ukraine đã nhắc lại cuộc họp video với thanh thiếu niên Công Giáo Nga vào tháng 8 năm 2023. Trong cuộc họp đó, Đức Giáo Hoàng đã tỏ lòng tôn kính Nữ hoàng Catherine Đại đế, người đã buộc phải thống nhất 1,5 triệu người Công Giáo với Chính thống giáo. Những bình luận của Đức Giáo Hoàng đã dẫn đến những phản ứng đau khổ từ chính phủ Ukraine và nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
Source:Catholic World News
Nhật ký trừ tà #329: Bảy cách quỷ dữ quấy rối chúng ta
Đặng Tự Do
17:13 07/02/2025
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #329: Seven Ways Demons Harass Us”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà #329: Bảy cách quỷ dữ quấy rối chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mức độ thấp nhất của sự tham gia của ma quỷ trong cuộc sống của chúng ta là “cám dỗ”. Ma quỷ cám dỗ mọi người. Chúa cho phép điều này để chúng ta nên thánh. Mức độ tiếp theo trong sự tham gia xấu xa của chúng là “quấy rối”. Nhiều người phải chịu sự quấy rối của ma quỷ. Hầu hết thời gian, nó được ngụy trang đến mức mọi người không nhận ra rằng ma quỷ là nguyên nhân.
Sau nhiều năm phục vụ những người là nạn nhân của sự quấy rối của ma quỷ, chúng tôi có thể xác định một số loại phổ biến. Điều quan trọng là đừng cho rằng ma quỷ là nguyên nhân của mọi sự kiện tiêu cực trong cuộc sống chúng ta. Những điều tồi tệ luôn có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Nhưng điều quan trọng không kém là nhận ra khi Kẻ Ác đang quấy rối chúng ta và phản ứng đúng cách.
Dưới đây là bảy loại quấy rối ma quỷ phổ biến. Chắc chắn là còn nhiều loại khác nữa.+
* Cản trở chức thánh/công việc thánh. Satan sẽ nhắm vào các chức thánh và công việc thánh đặc biệt can thiệp trực tiếp vào các kế hoạch xấu xa của hắn. Ví dụ, một phụ nữ trong phong trào ủng hộ sự sống đã chia sẻ với chúng tôi một loạt dài những trở ngại không thể giải thích được đối với công việc thánh của cô. Lũ quỷ ghét phong trào ủng hộ sự sống và nhắm vào phong trào này để quấy rối đặc biệt. Một người phụ nữ khác đã nói với chúng tôi về công việc thánh của cô với các nhóm thiểu số và những người bị áp bức. Bất cứ khi nào cô cố gắng làm việc, cô đều không thể giải thích được sự uể oải dữ dội. Những lời cầu nguyện giải cứu đã giải thoát sự uể oải này và do đó tiết lộ nguồn gốc ma quỷ của nó.
*Chặn các kết nối quan trọng của con người. Trong cuộc sống của tất cả chúng ta, đều có những kết nối quan trọng của con người. Ma quỷ sẽ cố gắng thao túng, làm suy yếu hoặc chặn các kết nối này. Ví dụ, mối quan hệ của một phụ nữ trẻ bị quỷ ám với người cha yêu thương của cô là chìa khóa để cô được giải thoát. Ma quỷ thường xuyên gửi email giả mạo, bắt chước con gái hoặc người cha, để lừa dối và phá hủy mối quan hệ này. Chúng đã không thành công! Tương tự như vậy, một linh mục trừ tà đã cố gắng liên lạc với tôi về một trường hợp khó khăn mà ngài muốn được hỗ trợ. Cả hai điện thoại của chúng tôi đều hoạt động tốt nhưng kết nối của chúng tôi không thể giải thích được đã bị cắt mười lần liên tiếp. Nó đã được giải quyết sau khi những lời cầu nguyện giải thoát được đọc lên.
*Phá hoại gia đình. Ngày nay, gia đình là một trong những mục tiêu chính của Satan. Ma quỷ làm đủ mọi trò lừa gạt để chia rẽ gia đình. Một trong những trò quấy rối của chúng là gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực ngờ vực hoặc phóng đại vào tâm trí các thành viên trong gia đình. Một cách giải độc tốt cho điều này là thường xuyên lần chuỗi mân côi trong gia đình. Cầu nguyện cùng nhau và duy trì giao tiếp tốt là điều quan trọng để đánh bại hạt giống bất hòa do Satan gieo rắc.
*Khó khăn về tài chính. Ma quỷ sẽ nhắm vào một số gia đình nhất định, đặc biệt là những gia đình đang chịu lời nguyền về tài chính, để quấy rối tài chính liên tục. Các khoản chi phí bất ngờ liên tục phát sinh và/hoặc thu nhập biến mất một cách bí ẩn. Mặc dù có thu nhập ổn định, gia đình luôn đứng trên bờ vực phá sản. Những tình huống như vậy không phải là kết quả của việc quản lý tài chính kém mà là một loạt các sự kiện tài chính tiêu cực kỳ lạ liên tục. Một số gia đình có thể truy tìm những khó khăn này từ cha mẹ hoặc người thân cố tình nguyền rủa tài chính của họ và nói rằng, “Bạn sẽ không bao giờ có gì cả”.
* Cản trở việc tham dự Thánh lễ và các bí tích và lời cầu nguyện thiêng liêng khác. Một người phụ nữ bị quỷ ám dường như không bao giờ có thể đến dự Thánh lễ vào Chúa Nhật. Khi cô ấy chuẩn bị rời khỏi nhà, một điều gì đó bất ngờ xảy ra hoặc cô ấy đột nhiên bắt đầu cảm thấy không khỏe, và sau đó ở nhà. Những người khác phàn nàn rằng họ cố gắng đi xưng tội nhưng vô số sự kiện kỳ lạ ngăn cản họ làm như vậy. Rõ ràng là tại sao Satan lại tập trung sự quấy rối của mình vào những người đang nhận các bí tích thánh thiện hiệu quả nhất này.
*Quấy rối công nghệ của chúng ta. Ma quỷ đặc biệt chú trọng vào việc cản trở công nghệ, đặc biệt là khi nó được sử dụng cho mục đích thiêng liêng. Tại Trung Tâm Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, chúng tôi thường xuyên trải nghiệm điều này. Ví dụ, các buổi giải cứu hàng tháng của chúng tôi, có sự tham gia của hàng ngàn người, LUÔN bị quấy rối theo nhiều cách khác nhau mỗi tháng. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cố gắng thực hiện. Máy tính của chúng tôi đôi khi bị chặn không cho kết nối với trang web và ỨNG DỤNG của chúng tôi hoặc các ỨNG DỤNG để ghi lại video trên mạng xã hội của chúng tôi không hoạt động một cách khó hiểu. Tôi thường xuyên nhận được ghi chú từ những người không thể ghi danh các buổi của chúng tôi hoặc cầu nguyện bằng video của chúng tôi, mặc dù hàng ngàn người khác có thể làm như vậy. Một số trong số này là trục trặc kỹ thuật thông thường, nhưng một số khác có nguyên nhân siêu nhiên.
*Quấy rối công khai. Đôi khi, bọn quỷ bỏ lớp ngụy trang và công khai quấy rối mọi người. Trong các buổi trừ tà, chúng sẽ ném những cây thánh giá khắp phòng. Chúng sẽ gửi tin nhắn quấy rối hoặc gọi điện thoại giả mạo cho những người bị ảnh hưởng, các thành viên trong nhóm, thành viên gia đình và những người trừ tà. Chúng sẽ phá vỡ các đồ vật tôn giáo như tràng hạt hoặc tượng. Đôi khi có thể nghe thấy tiếng nổ lớn và những tiếng động khác. Mọi người bị đẩy xuống cầu thang một cách vô hình hoặc bị chạm vào, trầy xước hoặc bầm tím. Những ghi chú cảnh báo được khắc trên gương. Các biểu tượng của Satan đột nhiên xuất hiện trên cơ thể của người bị ảnh hưởng. Những điều này xảy ra và nhiều hơn nữa. Với sự quấy rối công khai, bọn quỷ đang cố gắng kích động nỗi sợ hãi và/hoặc sự thống trị. Chúng muốn đánh lạc hướng hoặc ngăn cản người trừ tà hoặc người bị ảnh hưởng tiếp tục trừ tà hoặc các hành động thánh thiện khác.
Với sự quấy rối ẩn hoặc công khai, luôn có một mục tiêu. Satan và những kẻ theo hắn không làm “ngẫu nhiên”. Nhưng rõ ràng là Kẻ Ác đã bị xiềng xích. Nếu không, hắn có thể dễ dàng kiểm soát và hủy diệt bất kỳ con người nào hoặc ngăn cản bất kỳ dự án nào. Như Kinh thánh cho chúng ta biết: Chúa Giêsu là người chiến thắng “kẻ mạnh” và “cất đi khí giới mà hắn dựa vào” (Lu-ca 11:22). Vì vậy, khi Satan bị xiềng xích, chúng ta luôn xoay xở để hoàn thành công việc, mặc dù cần một chút kiên trì và đức tin. Chúa sử dụng sự quấy rối này để củng cố lòng tin và đức tin của chúng ta vào Ngài.
Để ứng phó với sự quấy nhiễu của ma quỷ, chúng ta (1) tin cậy vào Chúa; (2) kiên nhẫn; (3) cầu nguyện giải cứu. Ứng dụng và trang web của chúng tôi có một số lời cầu nguyện cụ thể để ứng phó với các loại quấy rối của ma quỷ khác nhau. Những lời cầu nguyện bảo vệ và giải cứu chung hơn cũng có sẵn và rất hiệu quả, mặc dù cần phải kiên trì và tin tưởng. Đôi khi, Kẻ Ác có vẻ như chiếm ưu thế, nhưng không phải vậy. Chúa Giêsu là Chúa và Ngài LUÔN chiến thắng!
Source:Catholic Exorcism
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm Hy Vọng không làm bất mãn Cộng Đoàn Thánh Vincent Liêm Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
02:47 07/02/2025
“Niềm Hy Vọng không làm bất mãn” (Rom 5:5) Cộng Đoàn Thánh Vincent Liêm Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập
Trong tuyên ngôn cho Năm Thánh 2025, Spes Non Confundit, “Niềm Hy Vọng không làm bất mãn” (Rom 5:5), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta không chỉ tìm kiếm niềm hy vọng trong ân sủng của Chúa, mà còn tìm được niềm hy vọng trong các dấu chỉ của thời đại bằng cách khám phá được sự hiện diện vô biên của sự thiện hảo trong thế giới chúng ta.Ngài đã liệt kê nhiều dấu chỉ này. Ước muốn hòa bình trên thế giới chúng ta, cho những người trẻ mong muốn sanh ra những đứa con trai và gái, trong sự cổ võ cho một giao ước xã hội yểm trợ và nuôi cưỡng niểm hy vọng cho người đau yếu, non nớt, già cả và các ông bà.Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi chú ý đến những tù nhân bị mất tự do, đến các di dân, đến những người bị trục xuất, lưu đầy, biệt xứ, và tị nạn là những người dễ bị tổn thương nhất.
Trước tình trạng của những di dân đang phải đối chọi trên toàn thế giới, các dấu chỉ về niềm hy vọng phải được thể hiện cho những ai “đã rới quê hương đi tìm một đời sống tốt đẹp hơn cho gia quyến. Mong ước của họ không thể bị ngăn chặn bởi sự kỳ thị và hất hủi. Một tinh thần chào đón và ôm ấp tất cả mọi người và tôn trọng phẩm giá của họ phải được thể hiện với tinh thần trách nhiệm, khiến cho không một ai bị từ chối không cho có được quyền có một sự hiện hữu có phẩm giá.” (Bull of Indiction, Spes non confundit, #13).
Dấu chỉ Hy vọng này đã là kinh nghiệm của cộng đồng Việt Nam di dân sang Canada và Calgary sau biến cố tháng tư 1975. Kết quả là hàng ngàn người tị nạn đã trốn chạy hay đào thoát bằng ghe thuyền. Đó là bươc ngoặt của quốc gia Canada, về cấn đề di dân. Đó là lần đầu tiên chính phủ đã cho phép sự bảo trợ của tư nhân. Rất nhiều giáo phận vào thập niên 1980 đã nộp đơn và được phép bảo trợ người tị nạn. Tại Calgary điều này khởi sự cho một lịch sử dài hạn và vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ theo công trình của Ủy Ban Công Giáo Di Dân Calgary (CCIS).
Trong Bài giảng của tôi, tôi đã nhắc đến sự kiện người dân Canada đón tiếp các người tị nạn Việt Nam trong thập niên 1980 đã được ân thưởng Huy Chương Nansen của Liên HIệp Quốc vì đã phục vụ cho niềm hy vọng đối với những người tịt nạn này. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một quốc gia và toàn thể dân nước đã được ân thưởng một danh dự này, và chưa bao giờ trong lịch sử của chúng ta, chúng ta đã đón tiếp một số người to lớn như vậy trong một thời gian ngắn.
Đức Giám Mục O’Byrne vào thời gian đó đã nói như sau: “Tất cả các bạn đã phải vượt thắng bao nhiêu trở ngại để có thể định cư trong Giáo Phận Calgary. Tôi không thể hình dung được sự hiện này. Tôi chưa có kinh nghiệm về sự bị mất gốc và xua đuổi này đã đưa đến việc các bạn phải mong muốn được sinh sống ở một nơi có thể thực thi và phát triển đời sống đức tin cá nhân và gia đình. Tôi ngợi khen các bạn về tất cả các họat động đã làm để phát triển tinh thần yêu thương và hợp tác trong cộng đồng Công Giáo của các bạn. Các bạn là tấm gương cho tất cả chúng tôi trong giáo phận này. Chúng tôi rất hãnh diện vì các bạn đã lựa chọn để sinh sống với chúng tôi. Chúng tôi thấy rõ là trong khi chúng tôi nhận nuôi các bạn, các bạn cũng nhận nuôi chúng tôi" (Thư gư63i Cộng Đồng Công Giáo Việtt Nam – Giám Mục O’Byrne, Tháng 1, 1983)



Năm 1985, Cộng đồng Việt Nam được tiếp nhận Giáo Xứ Thánh Andrê của Giáo phận, trước đó là cơ sở của cộng đồng di dân Ý với giá tiền 200,000 Mỷ kim. Năm 2010 cộng đồng này đã bành trướng cơ sở và năm 2012 đã được phép giáo phận mua và xây cất thánh đường mới với 600 chỗ ngồi. Vào tháng 7 năm 2015, là Năm Thánh Hy Vọng, Đức Giám Mục Henry đã dâng thánh lễ khánh thành tân thánh đường. Giờ đây sau 10 năm, cộng đồng đã thanh toán món nợ với giáo phận, và mới đây đã xây dựng đền thờ Đức Mẹ La Vang trong thời gian có nạn dịch COVID
Việc cử hành Tháhh Lễ ky niệm 40 năm Thành Lập Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm là mợt dấu chỉ rõ rệt của niềm hy vọng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn chúng ta trải nghiệm trong Năm Thánh này.
https://www.catholicyyc.ca/blog/the-vietnamese-community-celebrates-40-years-anniversary
Đức Giám Mục William McGrattan về giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm và được Tiến Sĩ Bùi Hữu Thư dịch.
Trong tuyên ngôn cho Năm Thánh 2025, Spes Non Confundit, “Niềm Hy Vọng không làm bất mãn” (Rom 5:5), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta không chỉ tìm kiếm niềm hy vọng trong ân sủng của Chúa, mà còn tìm được niềm hy vọng trong các dấu chỉ của thời đại bằng cách khám phá được sự hiện diện vô biên của sự thiện hảo trong thế giới chúng ta.Ngài đã liệt kê nhiều dấu chỉ này. Ước muốn hòa bình trên thế giới chúng ta, cho những người trẻ mong muốn sanh ra những đứa con trai và gái, trong sự cổ võ cho một giao ước xã hội yểm trợ và nuôi cưỡng niểm hy vọng cho người đau yếu, non nớt, già cả và các ông bà.Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi chú ý đến những tù nhân bị mất tự do, đến các di dân, đến những người bị trục xuất, lưu đầy, biệt xứ, và tị nạn là những người dễ bị tổn thương nhất.
Trước tình trạng của những di dân đang phải đối chọi trên toàn thế giới, các dấu chỉ về niềm hy vọng phải được thể hiện cho những ai “đã rới quê hương đi tìm một đời sống tốt đẹp hơn cho gia quyến. Mong ước của họ không thể bị ngăn chặn bởi sự kỳ thị và hất hủi. Một tinh thần chào đón và ôm ấp tất cả mọi người và tôn trọng phẩm giá của họ phải được thể hiện với tinh thần trách nhiệm, khiến cho không một ai bị từ chối không cho có được quyền có một sự hiện hữu có phẩm giá.” (Bull of Indiction, Spes non confundit, #13).
Dấu chỉ Hy vọng này đã là kinh nghiệm của cộng đồng Việt Nam di dân sang Canada và Calgary sau biến cố tháng tư 1975. Kết quả là hàng ngàn người tị nạn đã trốn chạy hay đào thoát bằng ghe thuyền. Đó là bươc ngoặt của quốc gia Canada, về cấn đề di dân. Đó là lần đầu tiên chính phủ đã cho phép sự bảo trợ của tư nhân. Rất nhiều giáo phận vào thập niên 1980 đã nộp đơn và được phép bảo trợ người tị nạn. Tại Calgary điều này khởi sự cho một lịch sử dài hạn và vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ theo công trình của Ủy Ban Công Giáo Di Dân Calgary (CCIS).
Trong Bài giảng của tôi, tôi đã nhắc đến sự kiện người dân Canada đón tiếp các người tị nạn Việt Nam trong thập niên 1980 đã được ân thưởng Huy Chương Nansen của Liên HIệp Quốc vì đã phục vụ cho niềm hy vọng đối với những người tịt nạn này. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một quốc gia và toàn thể dân nước đã được ân thưởng một danh dự này, và chưa bao giờ trong lịch sử của chúng ta, chúng ta đã đón tiếp một số người to lớn như vậy trong một thời gian ngắn.
Đức Giám Mục O’Byrne vào thời gian đó đã nói như sau: “Tất cả các bạn đã phải vượt thắng bao nhiêu trở ngại để có thể định cư trong Giáo Phận Calgary. Tôi không thể hình dung được sự hiện này. Tôi chưa có kinh nghiệm về sự bị mất gốc và xua đuổi này đã đưa đến việc các bạn phải mong muốn được sinh sống ở một nơi có thể thực thi và phát triển đời sống đức tin cá nhân và gia đình. Tôi ngợi khen các bạn về tất cả các họat động đã làm để phát triển tinh thần yêu thương và hợp tác trong cộng đồng Công Giáo của các bạn. Các bạn là tấm gương cho tất cả chúng tôi trong giáo phận này. Chúng tôi rất hãnh diện vì các bạn đã lựa chọn để sinh sống với chúng tôi. Chúng tôi thấy rõ là trong khi chúng tôi nhận nuôi các bạn, các bạn cũng nhận nuôi chúng tôi" (Thư gư63i Cộng Đồng Công Giáo Việtt Nam – Giám Mục O’Byrne, Tháng 1, 1983)



Năm 1985, Cộng đồng Việt Nam được tiếp nhận Giáo Xứ Thánh Andrê của Giáo phận, trước đó là cơ sở của cộng đồng di dân Ý với giá tiền 200,000 Mỷ kim. Năm 2010 cộng đồng này đã bành trướng cơ sở và năm 2012 đã được phép giáo phận mua và xây cất thánh đường mới với 600 chỗ ngồi. Vào tháng 7 năm 2015, là Năm Thánh Hy Vọng, Đức Giám Mục Henry đã dâng thánh lễ khánh thành tân thánh đường. Giờ đây sau 10 năm, cộng đồng đã thanh toán món nợ với giáo phận, và mới đây đã xây dựng đền thờ Đức Mẹ La Vang trong thời gian có nạn dịch COVID
Việc cử hành Tháhh Lễ ky niệm 40 năm Thành Lập Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm là mợt dấu chỉ rõ rệt của niềm hy vọng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn chúng ta trải nghiệm trong Năm Thánh này.
https://www.catholicyyc.ca/blog/the-vietnamese-community-celebrates-40-years-anniversary
Đức Giám Mục William McGrattan về giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm và được Tiến Sĩ Bùi Hữu Thư dịch.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt bài tung hô ca tụng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
02:52 07/02/2025
Khuôn mặt bài tung hô ca tụng
Trong các thánh lễ Misa, sau Kinh Tiền Tụng cả thánh đường hoặc đọc, hoặc hát lời kinh ca ngợi khởi đầu với ba câu hoan chúc tung hô: Thánh, Thánh, Thánh.
Bài ca tụng này người tín hữu Chúa Kitô hầu như ai cũng thuộc lòng đọc trong các thánh lễ Misa. Và xưa nay đã có những nhạc sĩ đại tài bậc thầy viết phổ nhạc cung điệu rất trang trọng âm vang uy nghi cho bài ca ngợi này, như các nhạc sĩ bậc thầy đại tài Bach, Beeethoven, Brukner và nhiều nà nhạc sĩ khác nữa.
Những lời bài ca tụng này có xuất xứ từ sách Tiên Tri Isaia ( Is 6,2a,3/8). Tiên tri Isaia viết thuật lại thị kiến về ơn kêu gọi của mình đã được mắt nhìn thấy và tai nghe cảnh tượng các Thiên Thần ca hát tung hô Thiên Chúa:
“ Các Thần Sốt Mến đứng trước mặt Người, và luân phiên tung hô rằng: "Thánh, Thánh, Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa". Các nền nhà đều rung chuyển trước tiếng tung hô, và nhà cửa đều đầy khói.”
Cảnh tượng uy hùng này khiến con người, như Tiên tri Isaia diễn tả, cảm thấy mình bé nhỏ thấp hèn, trước sự xuất hiện của Thiên Chúa, Đấng là vị Vua uy quyền toàn năng.
Lời tung hô Thánh, theo nguyên ngữ tiếng Do Thái. qadosh chất chứa ý nghĩa: ngăn cách, một lần, và tuyệt đối không có gì so sánh với được.
Các Thiên Thần của Thiên Chúa cất cao lời xưng tụng ba lần: Thánh Thánh Thánh”. Câu xưng tụng như thế không diễn tả về sự hiểu biết “thánh” theo ý nghĩa luân lý, hoàn hảo, và gương mẫu như con người chúng ta thường hiểu.
Vị Thiên Chúa này đứng trên mọi sức mạnh thế lực quyền hành, Ngài là một Vị khác thường, xa lạ. Trước mặt vị Thiên Chúa Toàn Năng cao cả, Tiên tri Isaia cảm thấy mình là một người bé nhỏ, không xứng đáng dùng môi miệng lưỡi không trong sạch mà ca ngợi hát khen Ngài. Do đó Ông đã diễn tả thuật lại quang cảnh ơn kêu gọi của mình bằng hình ảnh.
Hình ảnh này với con người chúng ta họa hiếm cùng xa lạ. Vì theo quan niệm nền văn hóa ngày xưa vị Vua bên Đông phương là vị cao cả to lớn ngồi trên ngai cao lộng lẫy, rồi được khiêng rước đi chung quanh khắp cung điện, đang khi đó ngài được tung hô vạn tuế với danh hiệu” Chúa các quân binh!” tầng trời và toàn thể địa cầu tỏa sáng đầy vinh quang và quyền uy sức mạnh của ngài.
Trước cảnh tượng như thế Isaia kêu thốt lên: "Vô phúc cho tôi! Tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn, tôi ở giữa một dân tộc mà lưỡi họ đều nhơ nhớp, mắt tôi đã trông thấy Đức Vua, Người là Chúa các đạo binh".
Ngày nay trong đời sống xã hội nhân loại cũng còn rất ít cảnh một vị Vua, hay một quân vương uy quyền tuyệt đối như thế nữa. Đời sống xã hội theo dòng thời gian lịch sử có nhiều biến chuyển, có nhiều thay đổi theo hướng nếp sống gần con người hơn, theo cung cách dân chủ bình dân tương đối hóa.
Nhưng về phương diện thần linh tâm linh cùng cả nơi thiên nhiên có những điều con người không cắt nghĩa được bằng lý trí, nên vẫn còn sự bỡ ngỡ ngạc nhiên ngưỡng phục. Phải, lòng kính sợ, đúng hơn lòng kính trọng thần phục vẫn còn là điều cần thiết cho đời sống.
Kinh Thánh thuật lại ( Lc 5,1/11) quang cảnh các Môn Đệ Chúa Giêsu, Ông Tông đồ Phero đã rất đỗi bỡ ngỡ ngạc nhiên sửng sốt cùng sợ hãi qùi gối sụp lạy Thầy Giêsu. Vì theo sự chỉ dẫn của Chúa Giêsu họ đã đánh bắt được một mẻ nhiều cá không thể tưởng tượng nổi, và: “Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế...”
Tiên tri Isaia sợ hãi kinh hoàng trước Thiên Chúa uy quyền cao, ông cảm nhận mình bé nhỏ bất xứng, môi miệng lưỡi không trong sạch nói về Thiên Chúa. Nhưng Ngài sai Thiên Thần dùng than hồng tẩy rửa môi miệng lưỡi ông cho trở nên thanh sạch xứng đáng với nhiệm vụ ơn kêu ngọi được Ngài trao cho:"Hãy nhìn xem, than lửa này đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xoá bỏ, và tội của ngươi được thứ tha".
Đây là hình ảnh nói về Tiên Tri Isaia được thanh luyện cho sạch tội lỗi, và sai Ông đi làm Ngôn sứ cho Ngài giữa muôn dân: Và tôi nghe tiếng Chúa phán bảo: "Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho chúng ta?" Tôi liền thưa: "Này con đây, xin hãy sai con".”
Trong bài tường thuật Chúa Giêsu thấy các Môn Đệ mình sợ hãi, Ngài liền an ủi khích lệ họ, sai họ đi rao giảng nước Thiên Chúa: Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta".
Quang cảnh hình ảnh lời tung hô “Thánh Thánh Thánh” của các Thiên Thần hát ca ngợi, như Tiên tri Isaia tường thuật lại, xưa nay luôn hằng là nguồn truyền cảm hứng cho con người, nhất là các nhà nhạc sĩ, sáng tác lời thơ phổ âm điệu nốt nhạc thành ca khúc, tấu khúc trang trọng hát ca ngợi Thiên Chúa tình yêu, Đấng là nguồn đời sống, lòng nhân từ thương ban ơn tha thứ và Ơn Kêu Gọi của con người.
Thiên Chúa là Đấng chí thánh cao cả, nhưng luôn hằng đồng hành tin tưởng trao cho khả sứ mạng ra đi làm chứng cho Ngài giữa lòng đời sống xã hội hôm qua hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong các thánh lễ Misa, sau Kinh Tiền Tụng cả thánh đường hoặc đọc, hoặc hát lời kinh ca ngợi khởi đầu với ba câu hoan chúc tung hô: Thánh, Thánh, Thánh.
Bài ca tụng này người tín hữu Chúa Kitô hầu như ai cũng thuộc lòng đọc trong các thánh lễ Misa. Và xưa nay đã có những nhạc sĩ đại tài bậc thầy viết phổ nhạc cung điệu rất trang trọng âm vang uy nghi cho bài ca ngợi này, như các nhạc sĩ bậc thầy đại tài Bach, Beeethoven, Brukner và nhiều nà nhạc sĩ khác nữa.
Những lời bài ca tụng này có xuất xứ từ sách Tiên Tri Isaia ( Is 6,2a,3/8). Tiên tri Isaia viết thuật lại thị kiến về ơn kêu gọi của mình đã được mắt nhìn thấy và tai nghe cảnh tượng các Thiên Thần ca hát tung hô Thiên Chúa:
“ Các Thần Sốt Mến đứng trước mặt Người, và luân phiên tung hô rằng: "Thánh, Thánh, Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa". Các nền nhà đều rung chuyển trước tiếng tung hô, và nhà cửa đều đầy khói.”
Cảnh tượng uy hùng này khiến con người, như Tiên tri Isaia diễn tả, cảm thấy mình bé nhỏ thấp hèn, trước sự xuất hiện của Thiên Chúa, Đấng là vị Vua uy quyền toàn năng.
Lời tung hô Thánh, theo nguyên ngữ tiếng Do Thái. qadosh chất chứa ý nghĩa: ngăn cách, một lần, và tuyệt đối không có gì so sánh với được.
Các Thiên Thần của Thiên Chúa cất cao lời xưng tụng ba lần: Thánh Thánh Thánh”. Câu xưng tụng như thế không diễn tả về sự hiểu biết “thánh” theo ý nghĩa luân lý, hoàn hảo, và gương mẫu như con người chúng ta thường hiểu.
Vị Thiên Chúa này đứng trên mọi sức mạnh thế lực quyền hành, Ngài là một Vị khác thường, xa lạ. Trước mặt vị Thiên Chúa Toàn Năng cao cả, Tiên tri Isaia cảm thấy mình là một người bé nhỏ, không xứng đáng dùng môi miệng lưỡi không trong sạch mà ca ngợi hát khen Ngài. Do đó Ông đã diễn tả thuật lại quang cảnh ơn kêu gọi của mình bằng hình ảnh.
Hình ảnh này với con người chúng ta họa hiếm cùng xa lạ. Vì theo quan niệm nền văn hóa ngày xưa vị Vua bên Đông phương là vị cao cả to lớn ngồi trên ngai cao lộng lẫy, rồi được khiêng rước đi chung quanh khắp cung điện, đang khi đó ngài được tung hô vạn tuế với danh hiệu” Chúa các quân binh!” tầng trời và toàn thể địa cầu tỏa sáng đầy vinh quang và quyền uy sức mạnh của ngài.
Trước cảnh tượng như thế Isaia kêu thốt lên: "Vô phúc cho tôi! Tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn, tôi ở giữa một dân tộc mà lưỡi họ đều nhơ nhớp, mắt tôi đã trông thấy Đức Vua, Người là Chúa các đạo binh".
Ngày nay trong đời sống xã hội nhân loại cũng còn rất ít cảnh một vị Vua, hay một quân vương uy quyền tuyệt đối như thế nữa. Đời sống xã hội theo dòng thời gian lịch sử có nhiều biến chuyển, có nhiều thay đổi theo hướng nếp sống gần con người hơn, theo cung cách dân chủ bình dân tương đối hóa.
Nhưng về phương diện thần linh tâm linh cùng cả nơi thiên nhiên có những điều con người không cắt nghĩa được bằng lý trí, nên vẫn còn sự bỡ ngỡ ngạc nhiên ngưỡng phục. Phải, lòng kính sợ, đúng hơn lòng kính trọng thần phục vẫn còn là điều cần thiết cho đời sống.
Kinh Thánh thuật lại ( Lc 5,1/11) quang cảnh các Môn Đệ Chúa Giêsu, Ông Tông đồ Phero đã rất đỗi bỡ ngỡ ngạc nhiên sửng sốt cùng sợ hãi qùi gối sụp lạy Thầy Giêsu. Vì theo sự chỉ dẫn của Chúa Giêsu họ đã đánh bắt được một mẻ nhiều cá không thể tưởng tượng nổi, và: “Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế...”
Tiên tri Isaia sợ hãi kinh hoàng trước Thiên Chúa uy quyền cao, ông cảm nhận mình bé nhỏ bất xứng, môi miệng lưỡi không trong sạch nói về Thiên Chúa. Nhưng Ngài sai Thiên Thần dùng than hồng tẩy rửa môi miệng lưỡi ông cho trở nên thanh sạch xứng đáng với nhiệm vụ ơn kêu ngọi được Ngài trao cho:"Hãy nhìn xem, than lửa này đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xoá bỏ, và tội của ngươi được thứ tha".
Đây là hình ảnh nói về Tiên Tri Isaia được thanh luyện cho sạch tội lỗi, và sai Ông đi làm Ngôn sứ cho Ngài giữa muôn dân: Và tôi nghe tiếng Chúa phán bảo: "Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho chúng ta?" Tôi liền thưa: "Này con đây, xin hãy sai con".”
Trong bài tường thuật Chúa Giêsu thấy các Môn Đệ mình sợ hãi, Ngài liền an ủi khích lệ họ, sai họ đi rao giảng nước Thiên Chúa: Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta".
Quang cảnh hình ảnh lời tung hô “Thánh Thánh Thánh” của các Thiên Thần hát ca ngợi, như Tiên tri Isaia tường thuật lại, xưa nay luôn hằng là nguồn truyền cảm hứng cho con người, nhất là các nhà nhạc sĩ, sáng tác lời thơ phổ âm điệu nốt nhạc thành ca khúc, tấu khúc trang trọng hát ca ngợi Thiên Chúa tình yêu, Đấng là nguồn đời sống, lòng nhân từ thương ban ơn tha thứ và Ơn Kêu Gọi của con người.
Thiên Chúa là Đấng chí thánh cao cả, nhưng luôn hằng đồng hành tin tưởng trao cho khả sứ mạng ra đi làm chứng cho Ngài giữa lòng đời sống xã hội hôm qua hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười bốn, tiếp
Vũ Văn An
16:54 07/02/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương Mười Bốn: Vượt thắng dục vọng, tiếp
14.4. Các ách nô lệ
Viễn ảnh
(Gioan 8:31-32,36) Tin mừng của Phúc âm là Ki-tô hữu được tự do trở nên giống như con người mà Chúa muốn họ trở thành, để đạt được các mục tiêu mà Chúa muốn họ đạt được, để có được sự hưởng thụ tối đa cuộc sống trong Chúa Kitô. Tuy nhiên, nhiều người là nô lệ của ách tội lỗi, thói quen và khuôn mẫu suy nghĩ khiến con người bên trong bị trói buộc. Có 3 khu vực chính của sự trói buộc cướp đi sự tự do của chúng ta: sự trói buộc của sự thấp kém, của sự bất an và của sự bất cập (inadequacy).
Hy vọng
(2 Phê-rô2:17-22; 2 Ti-mô-thê 1:7; Rô-ma 8:11-18; Isaia58:12; Do Thái10:17-19) Những ảnh hưởng áp bức phải được giải quyết bằng vị trí của bạn trong Chúa Kitô, chứ không phải bằng cách đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh. Những người thấp kém cố gắng gây ấn tượng với người khác để che giấu cảm giác bất cập của họ. Sự thấp kém chỉ có thể được khắc phục bằng sự chính trực. Chúng ta cần xây dựng những nơi để phí trong cuộc sống của mình và thiết lập các nền móng vững chắc của lời Chúa. Máu của Chúa Giêsu đã tha thứ và tẩy sạch chúng ta một lần và mãi mãi. Máu ấy giải thoát chúng ta khỏi mọi sự thấp kém
(Gia-cô-bê 5:15-18; Isaia32:15-20). Thực hành cầu nguyện là thực hành quyền năng. Hãy cai trị môi trường bên trong và bên ngoài của bạn. Hãy để bạn được cai trị bởi sự bình an, yên tĩnh, an toàn; hãy sống trong những nơi ở chắc chắn và nơi nghỉ ngơi yên tĩnh và biết rằng trong mọi nghịch cảnh, hoa trái của Người vẫn tồn tại bất kể ra sao. Hãy tin vào niềm tin của bạn, hãy nghi ngờ những nghi ngờ của bạn.
(2 Cô-rinh-tô 5:21; Rô-ma 5:12; Isaia53:10; Do Thái12:1-3) Chúa Giêsu đã phá vỡ sự thống trị của tội lỗi
đối với chúng ta. Chính tội lỗi khiến chúng ta trở nên thấp kém, bất cập và do đó đầy sợ hãi. Nhưng chúng ta được tự do, và được tự do cai trị trong sự chính trực. Chúng ta không thể thua để chiến thắng. Chúa Ki-tô là vô hạn và chúng ta cũng vậy ở trong Người (1 Gioan 4:17).
Thay đổi
(1 Sa-mu-ên 11:1-5; Giê-rê-mi-a 10:2-7) Chúng ta hơn cả một người chiến thắng vì không có gì tự nó và trong nó có quyền năng khuất phục chúng ta, mà chỉ có tri nhận của người ta về nó. Hãy tưởng tượng bạn đang sống trong sự che chở của Đấng Tối Cao, dưới bóng của Đấng Toàn Năng, Đấng giải cứu bạn khỏi lời dối trá của ma quỷ - đây là thực tại đích thực, toàn bộ nhân cách của một người tập trung vào Thiên Chúa.
(1 Sử biên 4:9-10) Bất kể bạn đã chinh phục được điều gì, hãy kêu cầu Thiên Chúa và được tự do. Bất kể những cái tên nào mà cha mẹ bạn gọi bạn, bất kể những trải nghiệm nào trong cuộc sống khiến bạn cảm thấyxấu hổ, tội lỗi và bị lên án, tất cả các khuôn mẫu suy nghĩ đã phát triển qua nhiều nămđã dẫn đến những ý tưởng và hình ảnh thấp kém, hãy thoát khỏi và vươn lên đỉnh cao trong Chúa Giêsu.
Hãy tìm Sự Cứu Rỗi Của Bạn (Pl. 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để Ghi Nhớ: Cl 2:9-10
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho Thánh vịnh 112.
Cởi bỏ /Mặc vào:
1. Đọc chương một của Ê-phê-sô, xác định và bản thân hóa từng mỗi "Trong Người" bằng cách chèn tên của bạn vào: Trong Người, tôi, (tên của bạn) được ơn cứu chuộc nhờ máu của Người";
2. Bạn đã được đặt vào Chúa Ki-tô như thế nào? (1 Cô-rinh-tô 1:30; Rô-ma 6:4-6)
3. Phao-lô nói gì về sự bất cập của chúng ta? (2 Cô-rinh-tô 3:5,6)
4. Làm thế nào chúng ta biết được sự thật sẽ giải thoát chúng ta? (Gioan 8:31)
5. Tại sao chúng ta phải cẩn thận để đứng vững mỗi ngày trong sự tự do của mình trong Chúa Kitô? (Ga-lát5:1)
6. Làm thế nào để chúng ta giữ vững lập trường? (Ga-lát5:16)
Thực hành những sự thật này cho đến khi chúng trở thành thực tại sống động trong tinh thần bạn! Cần có thời gian, đúng hơn, cả đời - hãy kiên nhẫn.
14.5. Mục đích so với Nhu cầu
Viễn ảnh
(Rô-ma 8:28; Ê-phê-sô 1:11) Nhu cầu sẽ chi phối tầm nhìn và động lực của bạn và trở thành lý do tại sao bạn cầu nguyện, tin tưởng, làm việc và phục vụ. Tuy nhiên, động lực mục đích là
vươn tới lý do tại sao tôi ở đây và tôi phải làm gì cho Người: khi đó mọi thứ sẽ hợp lại với nhau vì điều tốt, và Thiên Chúa sẽ đáp ứng nhu cầu của tôi theo sự giàu có của Người trong vinh quang.
Hy vọng
(Mát-thêu6:7-8,33) Nhu cầu của bạn đang thúc đẩy đời sống cầu nguyện của bạn, và hầu hết mọi người đều được thúc đẩy bởi một nhu cầu được tạo ra trong lịch sử; do đó, họ tiến tới tương lai với nhu cầu được tạo ra của ngày hôm qua. Khi bạn bị nhu cầu chi phối, bạn sẽ luôn tìm kiếm một thứ gì đó để đáp ứng nhu cầu đó: Hy vọng của bạn nằm ở sự vật, không phải ở Thiên Chúa, Đấng mà từ Người, mọi vật phát xuất. Khi bạn thay đổi tập chú để hoàn thành mục đích của Thiên Chúa (trong Người, bạn sở hữu mọi vật), Người sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn như một sản phẩm phụ.
(Mát-thêu6:24-26) Chúng ta hoặc tin cậy Chúa, hoặc tin cậy Đấng cung cấp nhu cầu của chúng ta, là sản phẩm của những ham muốn của chính chúng ta. Toàn bộ thế giới bị chi phối bởi nhu cầu của nó, khiến con người tin cậy vào những thứ bên ngoài. Những thứ bên ngoài trở thành thần thánh. Nhận ra điều này và tìm kiếm mục đích của Chúa bắt đầu quá trình chữa lành và cứu rỗi. Nhu cầu về mặt tình cảm và trí tuệ là một phần của sự chi phối nhu cầu. Chúng ta đặt nhu cầu này lên người khác và mong đợi họ thực hiện để đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy, chúng ta 'không nghĩ ngợi' về cuộc sống, nhưng hãy tìm kiếm mục đích của Chúa để làm vui lòng Người.
(Phi-líp-phê 4:6; 1 Phê-rô5:7) Không nghĩ ngợi về cuộc sống, chúng ta phải để Chúa là Chúa vì Chúa có liên quan mật thiết đến hạnh phúc của tôi. Chúng ta để Chúa là Chúa bằng cách tập trung mọi suy nghĩ vào và hướng dẫn bởi lời của Người.
Thay đổi
(Thánh vịnh 23:1-6) Sự lãnh đạo của Chúa là sự giải cứu và là sự an toàn của tôi. Sự lãnh đạo của Người giải thoát tôi khỏi những ham muốn. Hãy bước vào đôi giày của Người và nhìn cuộc sống theo quan điểm của Người, mục đích của Người, không phải theo mong muốn của tôi. Hãy kết nối với mục đích của Người và Ê-phê-sô 3:19-20 sẽ trở thành một thực tại. Đừng tin vào tiền bạc hay con người để đáp ứng nhu cầu của bạn. Những rắc rối lớn nhất của chúng ta cho phép sự lãnh đạo của Chúa Ki-tô được thể hiện và điều này không gây căng thẳng và áp lực - không cần phải bị chi phối nữa mà được thúc đẩy bởi mục đích.
(Ê-phê-sô 1:11; Rô-ma 8:28; 1 Các Vua 17) Mục đích của Người trong bất cứ việc gì là ban phát sự cung cấp trong mọi điều. Chúng ta không còn phụ thuộc vào con người, sự vật hay hoàn cảnh dễ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của tôi vì Chúa là Đấng chăn giắt tôi, tôi sẽ không thiếu thốn chi. Không còn tìm kiếm những thứ hoặc con người mà tôi có thể tin cậy để đáp ứng nhu cầu của mình nhưng giờ đây tôi khá liều lĩnh từ bỏ cuộc sống của mình cho Đấng chăn giắt tôi.
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Tv 25:1-2
Lòng sùng kính: Tv 23
Cởi bỏ/Mặc vào:Lập danh sách tất cả các nhu cầu, mong muốn và vấn đề của bạn, sau đó điền vào Phần A.8, “Giải thoát khỏi lo lắng”. Đọc và xem lại bảng câu hỏi (worksheet) này để nhập dữ kiện, cho phép Chúa phán với và trong tinh thần bạn.
14.6. Mục đích hay Nhu cầu
Viễn ảnh
(Mát-thêu11:28-29) Thật dễ dàng để bị kiểm soát bởi nhu cầu và áp lực của cuộc sống, chẳng hạn như sức khỏe, tài chính, vấn đề gia đình, giáo dục, việc làm, v.v. Chu kỳ không bao giờ kết thúc của những nhu cầu, áp lực bên ngoài và việc tìm cách giải quyết chúng không phải là điều Chúa đã lên kế hoạch cho chúng ta.
Đây là những mối quan tâm chính đáng nhưng chúng ta phải tín thác nơi Thiên Chúa các nhu cầu của mình để được tự do hoàn thành mục đích của Người. Cho đến khi các hoạt động của linh hồn tạo vật của tôi được nghỉ ngơi, tôi không thể được chính Chúa dẫn dắt.
Hy vọng
(Ê-phê-sô 1:11) Chúng ta phải được thúc đẩy bởi ý thức của mình về thiết kế của Thiên Chúa dành cho cuộc sống của tôi.
Thành thử, thái độ và động lực của chúng ta cần phải thay đổi từ định hướng nhu cầu sang mục đích của Thiên Chúa dành cho cuộc sống của tôi.
(Mát-thêu6:7-8; Mát-thêu6:31-33) Khi liên tục nhìn thấy nhu cầu, chúng ta liên tục tìm kiếm sự cứu trợ bằng cách cầu xin và cầu xin, giống như những người ngoại đạo, những người luôn ở trong tình trạng thiếu thốn và bị ám ảnh bởi chúng. Nhưng chúng ta không được 'suy nghĩ', dừng lại ở nhu cầu, mà hãy cầu xin Thiên Chúa, lập kế hoạch và những nỗ lực cần thiết, làm phần việc của mình và để phần còn lại cho Thiên Chúa.
(Phi-líp-phê 4:6; 1 Phê-rô5:7) Nhu cầu có thể chi phối tâm trí, cảm xúc và ý chí của bạn. Hãy nhớ rằng, mối quan tâm của bạn là mối quan tâm của Thiên Chúa. Thiên Chúa không tạo ra chúng ta để đầy lo lắng và bồn chồn.
Người tạo ra chúng ta để tin cậy Người trong mọi sự. Người là nguồn sống của chúng ta.
(Lu-ca 10:38-42) Lo lắng là biểu hiện của nhu cầu và có thể kiểm soát toàn bộ cuộc sống của bạn.
Martha, một người sinh ra đã biết lo lắng, vì bà luôn nghĩ đến nhu cầu của mình trước tiên thay vì mục đích.
Mẫu hình hướng đến nhu cầu phát triển từ những trải nghiệm sống của chúng ta: mẫu hình sợ hãi, thiếu thốn, xung đột, nợ nần, lối sống. Những mẫu hình này kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải thực hành và nhận ra rằng Chúa là câu trả lời cho những nhu cầu của chúng ta và Người luôn cung cấp và vượt quá những nhu cầu của chúng ta.
Thay đổi
(Phi-líp 4:19; Ê-phê-sô 3:20) Hãy nhìn và nhận ra rằng Chúa đáp ứng các nhu cầu của chúng ta. Khả năng của Người vượt xa mọi yêu cầu mà tôi đưa ra: vì Người ban cho mọi thứ một cách dư dật. Không phải theo khả năng của tôi, nỗ lực cầu nguyện của tôi, hoặc bất cứ sự hy sinh nào của tôi mà theo sự giàu có của Người trong vinh quang. Hãy nhìn xa hơn những nhu cầu của bạn và thấy sự dư dật của Thiên Chúa.
(Mát-thêu6:9-11) Thiên Chúa trả lời theo ý muốn của Người, không phải của chúng ta. Mục đích của Chúa là chính. Câu trả lời cho những nhu cầu của chúng ta tiếp theo sau để giúp chúng ta thực hiện mục đích của Thiên Chúa.
(Ê-phê-sô 1:3-4; Ê-phê-sô 1:9-11) Mục đích của Thiên Chúa bắt nguồn từ trước khi bất cứ thứ gì được tạo ra.
Thiên Chúa đã tạo ra mọi vật trên trái đất để đáp ứng nhu cầu của con người. Tất cả những gì con người cần đã chờ đợi họ khi Thiên Chúa tạo ra con người. Mọi thứ đã được cung cấp cho con người: không có gì phải đổ mồ hôi ở đây.
(Ê-phê-sô 2:8-10) Chúng ta không được tạo ra đã hoàn thiện. Thiên Chúa làm việc qua chúng ta hằng ngày khi chúng ta bước trên đường và là đường của cuộc sống. Nhu cầu của chúng ta không được đáp ứng để tôi hoàn thiện bản thân: nhưng Thiên Chúa cung cấp và ban cho những gì tôi cần để tôi hoàn thành mục đích của Người.
(Isaia46:10) Thiên Chúa là tác giả của tôi. Người đã quyết định mục đích sống của tôi.
Công việc của tôi là tìm ra lý do, điều gì và cách để tuân theo sự dẫn dắt và chỉ dẫn của Thiên Chúa.
Nếu không, tôi sẽ gây áp lực để Thiên Chúa đáp ứng nhu cầu của tôi. (Rô-ma 8:28) Thiên Chúa làm mọi việc qua tôi khi tôi cùng làm việc với Người. Sự cung cấp của Người theo mục đích của Người. Nhưng ngay khi tôi cố gắng bằng nỗ lực của mình, khi tôi nắm bắt, sự lo lắng bắt đầu, và nhu cầu của tôi chiếm ưu thế.
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl. 2:12-13)
Câu Kinh thánh để ghi nhớ: Ep 1:11
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu Tv 24:1-5.
Cởi bỏ /Mặc vào: Xem xét các nguyên tắc được thảo luận như được liệt kê trong tờ này, hãy hoàn thành Phần A.8, “Giải thoát khỏi sự lo lắng”.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Bất ngờ: Ukraine tổng công kích Kursk. Giờ đầu tiên: 2 thị trấn thất thủ. Syrskyi: Bắt 909 lính Nga
VietCatholic Media
03:55 07/02/2025
1. Nga suy yếu, Ukraine tổng tấn công ở Kursk, giờ đầu tiên của cuộc tổng công kích bất ngờ đã giành được thắng lợi lớn
Theo nhiều blogger quân sự Nga đưa tin vào hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, quân đội Ukraine đã bất ngờ phát động một cuộc tổng công kích mới vào khu vực Kursk của Nga.
Như thường lệ, trong cố gắng trấn an dư luận Nga, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công lớn ở Kursk nhưng đã bị quân đội Mạc Tư Khoa ngăn chặn.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 2024, Kyiv đã phát động một chiến dịch quân sự vào Kursk, sự kiện này đã khiến Putin và thậm chí cả các đồng minh của Ukraine bất ngờ.
Từ đó đến nay, Ukraine vẫn giữ vững vị trí ở Kursk, nhưng theo các báo cáo, Nga đã giành lại quyền kiểm soát khoảng một nửa khu vực mà quân đội Kyiv đã chiếm được.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhận xét rằng các hoạt động của Ukraine tại Tỉnh Kursk có thể đóng “vai trò quan trọng” trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Nga nhằm chấm dứt chiến tranh.
Các blogger quân sự Nga viết rằng quân đội Ukraine bắt đầu tấn công ở phía đông nam thành phố Sudzha trước khi lũ lượt tiến về Fanaseevka và Ulanok.
Một bản đồ từ Viện nghiên cứu chiến tranh cho thấy hướng hoạt động được báo cáo của Ukraine vào Kursk. Nga không thể giữ nổi Fanaseevka và Ulanok. Cả hai được báo cáo đã thất thủ trong giờ đầu tiên của cuộc tổng công kích. Trong khi đó, các blogger quân sự Nga cho biết cả hai thị trấn Cherkasskaya và Konopelka cũng đang gánh chịu hỏa lực dữ dội của quân Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine đã điều động tới hai tiểu đoàn cơ giới có xe thiết giáp ở Kursk trong khi “các nhóm tấn công đã tiến hành nhiều đợt tấn công”.
Nga cũng tuyên bố lực lượng phòng thủ của mình đã tiêu diệt sáu xe tăng, ba xe dọn đường, ba xe chiến đấu bộ binh và 14 xe chiến đấu bọc thép của Ukraine.
Đầu tuần này, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine đã viết trong một bản cập nhật đăng trên Facebook rằng lực lượng của họ đã tiến hành một cuộc tấn công có độ chính xác cao vào một sở chỉ huy của Nga gần Novoivanovka, một thị trấn ở Tỉnh Kursk.
Bản cập nhật của Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Hậu quả của chiến dịch này là cơ sở này đã chịu thiệt hại đáng kể, gây ra thương vong đáng kể cho đối phương”, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp đã được thực hiện để hạn chế rủi ro cho dân thường.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm: “Kể từ sáng ngày 6 tháng 2, quân đội Ukraine đã tiến hành các hành động tấn công vào các thị trấn Cherkasskaya, Konopelka và Ulanok ở Tỉnh Kursk.”
ISW hôm thứ năm đã công bố đánh giá sáu tháng về cuộc xâm nhập của Ukraine vào tháng 8 và các hoạt động liên tục diễn ra trong khu vực. Bài viết cho biết: “Cuộc xâm nhập đã nêu bật cách Ukraine có thể khai thác các điểm yếu trong lực lượng dự bị của Nga và thiết kế chiến dịch trên toàn chiến trường để kiểm soát hạn chế hoạt động chiến trường của Nga tại Ukraine và tạo ra áp lực thông tin và chính trị có ý nghĩa chiến lược đối với Nga”.
Sự trở lại Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm dấy lên những đồn đoán về các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022.
Đầu tuần này, Zelenskiy đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Putin để đàm phán chấm dứt chiến tranh. Điện Cẩm Linh đã trả lời bằng cách gọi những bình luận của Zelenskiy là “lời nói suông” nhưng cho biết Mạc Tư Khoa luôn sẵn sàng đàm phán.
[Newsweek: Ukraine Launches Renewed Kursk Offensive: Reports]
2. Đại Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết: 909 lính Nga bị bắt, 16.000 người thiệt mạng ở Kursk trong sáu tháng qua
Tổng Tư Lệnh Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết vào ngày 6 tháng 2 rằng trong hơn sáu tháng giao tranh ở Tỉnh Kursk của Nga, tổn thất của Nga đã lên tới gần 40.000 quân, trong đó có hơn 16.000 người thiệt mạng.
Lực lượng Ukraine cũng được cho là đã bắt giữ 909 binh sĩ Nga trong chiến dịch này, giúp củng cố quỹ trao đổi của Kyiv và tạo điều kiện cho hàng trăm người bảo vệ Ukraine bị giam giữ trong các nhà tù của Nga được trở về.
Ông cho biết thêm: “Cuộc tấn công Kursk vẫn là một ví dụ về hành động đột ngột, bất đối xứng và thành công của Lực lượng Phòng vệ Ukraine, cho phép họ gây ra tổn thất nặng nề cho đối phương mạnh hơn và giành được thế chủ động trên chiến trường”.
Ukraine đã giữ các vị trí ở Tỉnh Kursk kể từ khi tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào tháng 8 năm 2024, ban đầu chiếm giữ khoảng 1.300 km2, hay 500 dặm vuông, lãnh thổ của Nga.
Mặc dù Kyiv đã mất gần một nửa diện tích đã chiếm được, giao tranh vẫn tiếp diễn vì Ukraine muốn sử dụng sự hiện diện của mình ở Tỉnh Kursk làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm năng.
“Chiến dịch này buộc quân xâm lược Nga phải chuyển nguồn lực đáng kể đến Tỉnh Kursk, làm suy yếu vị thế của họ trên các tiền tuyến khác”, tuyên bố viết.
Ukraine đưa 150 tù binh chiến tranh trở về từ nơi giam giữ của Nga trong cuộc trao đổi tù nhân
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 5 tháng 2 rằng hoạt động ở Tỉnh Kursk có thể trở thành “một phần quan trọng” trong các cuộc đàm phán trong tương lai nhằm chấm dứt chiến tranh của Nga.
Bộ Tổng tham mưu cũng nhấn mạnh rằng Mạc Tư Khoa buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ Bắc Hàn, nơi đã điều động khoảng 12.000 quân đến Kursk. Trong số đó, ước tính có 4.000 người đã thiệt mạng.
Bộ Tổng tham mưu cho biết một trong ba lữ đoàn của Bắc Hàn đã “bị tiêu diệt hiệu quả”, trong khi hai lữ đoàn còn lại mất khả năng chiến đấu, buộc lực lượng Bình Nhưỡng phải rút khỏi tiền tuyến.
Hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn đưa tin vào ngày 4 tháng 2 rằng quân đội Bắc Hàn đã không tham gia chiến đấu ở Tỉnh Kursk kể từ giữa tháng Giêng.
Cùng ngày, giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov đã phủ nhận báo cáo cho rằng binh lính Bắc Hàn đã không xuất hiện ở tiền tuyến trong nhiều tuần.
Budanov lưu ý rằng số lượng quân đội Bắc Hàn đã giảm và Ukraine đang cố gắng tìm hiểu lý do.
“ Chúng ta phải đợi một thời gian để xem liệu có bất kỳ thay đổi thực sự nào không hay đây chỉ là hoạt động thấp hơn trong vài ngày”.
Hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết quân đội Ukraine đã bất ngờ phát động một cuộc tổng công kích mới vào khu vực Kursk của Nga.
[Kyiv Independent: 909 Russian troops captured, 16,000 killed in Kursk Oblast in six months, Ukraine says]
3. 38 quốc gia công bố ‘tiến triển lớn’ về tòa án xét xử hàng lãnh đạo Nga
Hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, một liên minh gồm 38 quốc gia, bao gồm tất cả các thành viên Liên Hiệp Âu Châu, đã tuyên bố rằng họ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong việc thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố giới lãnh đạo Nga về tội ác xâm lược Ukraine, Euronews đưa tin.
“Không ai từ Nga hay bất kỳ ai trong giới lãnh đạo Nga là bất khả xâm phạm”, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, cho biết.
Tòa án, được thành lập để hoạt động trong Hội đồng Âu Châu, sẽ tập trung vào các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Nga, bao gồm đặc biệt là trùm mafia Vladimir Putin.
“Chờ đợi không phải là một lựa chọn. Chúng ta thực sự phải hành động nhanh nhất có thể. Và chúng ta sẽ làm tốt nhất có thể để cố gắng hoàn thành công việc trong năm nay”, Kallas nói.
Các chuyên gia pháp lý được cho là đang soạn thảo một điều luật để xác định thẩm quyền của tòa án, dự kiến văn bản này sẽ được ký vào tháng 4 tại cuộc họp lần thứ 14 của những người tham gia liên minh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là người ủng hộ mạnh mẽ cho tòa án, tìm cách buộc Putin phải chịu trách nhiệm về việc phát động cuộc xâm lược toàn diện gần ba năm trước.
Chính quyền Ukraine đã ghi nhận hàng ngàn tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra, bao gồm các cuộc tấn công cố ý vào dân thường, các địa điểm văn hóa và cơ sở y tế, cũng như các trường hợp tra tấn và trục xuất cưỡng bức.
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Maria Lvova-Belova, quan chức Nga giám sát việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine về Nga.
Vào tháng 3 năm 2024, ICC cũng đã ban hành lệnh truy nã hai chỉ huy quân sự người Nga vì tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào mùa đông năm 2022-2023.
Không giống như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng — những cáo buộc áp dụng cho cá nhân ở mọi cấp độ của một cuộc xung đột quân sự — tội xâm lược là cáo buộc chỉ có thể được đưa ra chống lại giới lãnh đạo cao cấp của một quốc gia xâm lược.
Kallas nhấn mạnh rằng “Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu, nhiều quan chức cộng sản đã bị xử, một số bị bắn chết tại chỗ như ở Rumani, nhiều người bị xét xử và lãnh các bản án khắc nghiệt. Điều đó góp phần rất lớn trong việc ngăn chặn các tội ác chống nhân loại. Sai lầm chết người của chúng ta là một phiên tòa Nuremberg dành cho các quan chức cộng sản Liên Xô đã không được hình thành. Đó là tiền đề của những tội ác mà chúng ta phải chứng kiến trong 3 năm qua. Đã đến lúc chúng ta phải khắc phục điều đó.”
[Kyiv Independent: 38 countries announce 'major progress' on tribunal for Russian leadership]
4. Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ cho biết Ukraine sẽ không tổ chức bầu cử cho đến khi chiến tranh của Nga kết thúc
Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ Oksana Markarova trả lời Suspilne trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 4 tháng 2 rằng Ukraine sẽ không tổ chức bầu cử cho đến khi chiến tranh với Nga kết thúc.
Tuyên bố của Markarova được đưa ra sau khi Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội và tổng thống tại Ukraine vào cuối năm nay, đặc biệt là nếu Kyiv đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Mạc Tư Khoa.
Các cuộc bầu cử bị cấm tổ chức ở Ukraine trong thời gian thiết quân luật, có hiệu lực kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Theo Markarova, Hoa Kỳ vẫn chưa thảo luận với Ukraine về sự cần thiết phải tổ chức bầu cử vào cuối năm 2025.
“Ukraine và Hoa Kỳ là những quốc gia tự do. Mọi người đều có thể nói lên suy nghĩ của mình. Nếu vấn đề này được giải quyết, chúng tôi chắc chắn đã sẵn sàng cho cuộc thảo luận này, như chúng tôi đã từng làm trước đây. Chúng tôi sẽ rất vui nếu cuộc bầu cử được tổ chức tại Ukraine vì điều đó có nghĩa là chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc chiến này”, Markarova nói.
Kellogg trước đây đã lập luận rằng hầu hết các quốc gia dân chủ đều tổ chức bầu cử trong thời chiến và việc làm như vậy sẽ củng cố nền dân chủ của Ukraine.
Theo luật thiết quân luật, các cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội và địa phương đều bị cấm ở Ukraine.
Nếu thiết quân luật không được áp đặt, cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 năm 2024 và nhiệm kỳ của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Để có thể tổ chức bầu cử trong thời gian thiết quân luật, Ukraine sẽ cần phải thay đổi cơ quan lập pháp, cũng như thiết lập cơ sở hạ tầng cho những người tị nạn Ukraine ở nước ngoài, quân nhân đang làm nhiệm vụ và người dân Ukraine sống ở những khu vực gần vùng chiến sự có thể bỏ phiếu.
Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, các cuộc tấn công của Nga đã phá hủy một số cơ sở hạ tầng bầu cử của Ukraine.
Theo Mạng lưới Dân sự Ukraine Opora, hiện nay Ukraine không có cơ sở hạ tầng hoặc cơ chế thích hợp để tổ chức các cuộc bầu cử bảo đảm quyền bầu cử và quyền chính trị của mọi công dân.
Trước đó vào ngày 2 tháng Giêng, Zelenskiy đã gợi ý rằng nếu “giai đoạn nóng bỏng của cuộc chiến kết thúc”, quốc hội có thể dỡ bỏ thiết quân luật và ấn định ngày bầu cử.
[Kyiv Independent: Ukraine won't hold elections until Russia's war is over, Ukraine's envoy to US says]
5. Starmer của Anh bất đồng với Tổng thống Donald Trump về kế hoạch ‘Riviera’ ở Gaza
Thủ tướng Keir Starmer đã tách Vương quốc Anh khỏi kế hoạch của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm chiếm Dải Gaza và biến nơi này thành “Riviera Trung Đông”.
Trong sự bất đồng công khai lớn đầu tiên với chính quyền Tổng thống Donald Trump mới thành lập, thủ tướng Anh nhấn mạnh rằng người Palestine nên được phép trở về nhà của họ — và nhấn mạnh sự ủng hộ của Anh đối với một thị trấn an toàn hơn ở Trung Đông.
“Họ phải được phép về nhà. Họ phải được phép xây dựng lại, và chúng ta nên sát cánh cùng họ trong quá trình xây dựng lại đó trên con đường hướng tới giải pháp hai nhà nước.”
Starmer trung tả đã phải rất vất vả để liên minh với Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa về nhiều vấn đề kể từ khi tổng thống Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, bất chấp nhiều điểm nóng tiềm ẩn.
Nhưng Gaza vẫn là vấn đề nóng hổi trong đảng Lao động của ông, và Tổng thống Donald Trump đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng trên toàn cầu đối với kế hoạch hậu xung đột của ông.
Tổng thống Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc cùng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ Ba để tuyên thệ rằng Hoa Kỳ sẽ “tiếp quản Dải Gaza” và sở hữu nó “lâu dài” sau 15 tháng Israel ném bom khu vực này, diễn ra sau các cuộc tấn công chết người của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Tổng thống Donald Trump lập luận rằng Ai Cập và Jordan — những nước đã công khai phản đối một gợi ý trước đó về một kế hoạch như vậy — sẽ tái định cư người Palestine từ “khu vực phá hủy hoàn toàn” do chiến dịch ném bom của Israel để lại. Một đề xuất như vậy sẽ liên quan đến việc di dời 1,8 triệu người.
“Chúng ta có cơ hội để làm điều gì đó phi thường”, Tổng thống Donald Trump nói về tương lai của Gaza. “Tôi không muốn tỏ ra dễ thương, tôi không muốn trở thành một người thông thái, nhưng Riviera của Trung Đông, đây có thể là điều gì đó thật tuyệt vời”.
Nhưng Starmer, người trả lời câu hỏi của lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đối lập Ed Davey, nhấn mạnh rằng Vương quốc Anh tập trung vào việc bảo vệ lệnh ngừng bắn mong manh giữa Israel và Hamas.
“Vấn đề quan trọng nhất về lệnh ngừng bắn rõ ràng là nó được duy trì và chúng tôi thấy nó qua các giai đoạn,” ông nói. “Và điều đó có nghĩa là những con tin còn lại sẽ được thả ra, và viện trợ cần thiết sẽ được đưa vào Gaza với tốc độ và khối lượng cần thiết.”
Thủ tướng cho biết hai trong số những hình ảnh xúc động nhất trong những ngày gần đây là việc Hamas thả con tin người Anh-Israel Emily Damari — và “hình ảnh hàng ngàn người Palestine đi bộ, thực sự là đi bộ qua đống đổ nát, để cố gắng tìm kiếm nhà cửa và cộng đồng của họ ở Gaza.”
[Kyiv Independent: UK’s Starmer breaks with Trump on Gaza ‘Riviera’ plan]
6. Liệu Ukraine có thể tồn tại nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ? Câu trả lời của Zelenskiy trong bối cảnh USAID đóng cửa
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhấn mạnh vào hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, về tầm quan trọng của sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với đất nước ông trong bối cảnh Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID đóng cửa.
Trong một cuộc đàn áp chi tiêu liên bang do tỷ phú công nghệ Elon Musk lãnh đạo, người đang làm việc thay mặt cho chính quyền Tổng thống Donald Trump, đội ngũ nhân viên của USAID đã bị cắt giảm và chi tiêu của cơ quan đã bị dừng lại trong hai tuần qua. Động thái này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ các nhà lập pháp Dân chủ, những người cho rằng tổng thống không thể xóa bỏ các cơ quan liên bang do quốc hội phân bổ.
USAID đã giải ngân 72 tỷ đô la trong năm tài chính 2023, năm gần đây nhất có thông tin đầy đủ. Khoản viện trợ lớn nhất—hơn 16 tỷ đô la—đã được gửi đến Ukraine trong năm đó.
Ukraine đã xoay xở để ngăn chặn thất bại quân sự kể từ cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu gần ba năm trước. nhà độc tài Vladimir Putin đã phát động cuộc chiến tranh toàn diện chống lại nước láng giềng của mình vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Sự kháng cự quân sự thành công của Ukraine phần lớn là nhờ sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác.
Tổng thống Zelenskiy đã nói với các phóng viên ở Kyiv rằng “Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine không dừng lại hoặc giảm đi—mà vẫn tiếp tục. Tôi rất biết ơn vì điều đó.”
Ông cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump và Ukraine hiện không thảo luận về viện trợ quân sự mới, “nhưng vẫn còn quá sớm cho việc đó. Tuy nhiên, chúng tôi đã bắt đầu liên lạc với nhóm Hoa Kỳ.”
Zelenskiy giải thích thêm rằng những ngày đầu của cuộc chiến là “cực kỳ khó khăn” nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. “Tôi thậm chí không muốn tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Ukraine phải đối mặt với Nga mà không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ”, ông nói.
Tổng thống Ukraine cũng cho biết rằng việc điều động quân đội đồng minh theo giả thuyết ở quốc gia đang xảy ra chiến tranh này “không thể diễn ra nếu không có Hoa Kỳ”.
“Các bảo đảm an ninh phải có sự tham gia của Hoa Kỳ với tư cách là bên bảo lãnh quan trọng nhất, cùng với Âu Châu, bao gồm Liên Hiệp Âu Châu và Vương quốc Anh,” ông nói thêm. “Điều này rất quan trọng. Chỉ có thể cùng nhau. Cho dù đó là một đội quân, vũ khí, sự hiện diện của hải quân, nhân sự hay hệ thống phòng không—nó phải là một nỗ lực chung giữa Hoa Kỳ và Âu Châu.”
Tổng thống Donald Trump phát biểu với các phóng viên vào Chúa Nhật: “USAID được điều hành bởi một nhóm người điên cuồng cực đoan và chúng tôi sẽ đuổi họ ra rồi sau đó mới đưa ra quyết định”.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump cho biết việc đóng cửa cơ quan này “đáng lẽ phải được thực hiện từ lâu”. Ông cũng nói “Tôi không nghĩ vậy” khi được hỏi liệu Quốc hội có phải là bên duy nhất có quyền giải thể USAID hay không.
Elon Musk, nhà lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ mới thành lập của Tổng thống Donald Trump, đã phát biểu trong chương trình phát trực tiếp của X Spaces vào sáng thứ Hai rằng công việc của USAID “có tính thiên vị chính trị một cách đáng kinh ngạc” và “không thể sửa chữa được”.
Các đảng viên Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã viết trong một lá thư gửi cho Ngoại trưởng Marco Rubio vào Chúa Nhật rằng Tổng thống Donald Trump không có thẩm quyền pháp lý để giải thể một cơ quan độc lập do Quốc hội tài trợ.
Họ nói: “Quốc hội thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID như một cơ quan độc lập, tách biệt với Bộ Ngoại giao, để bảo đảm rằng chúng ta có thể điều động chuyên môn phát triển và hỗ trợ nước ngoài của Hoa Kỳ một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng, để đáp ứng các mục tiêu an ninh quốc gia của chúng ta. Vì lý do này, bất kỳ nỗ lực nào nhằm sáp nhập hoặc gộp USAID vào Bộ Ngoại giao đều phải được, và theo luật định, xem trước, thảo luận và phê duyệt bởi Quốc hội.”
Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump giải thể USAID có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý.
[Kyiv Independent: Can Ukraine Survive Without US Help? Zelensky's Answer Amid USAID Shutdown]
7. Euroclear sẽ gửi 2 tỷ euro lợi nhuận từ tài sản của Nga cho Kyiv
Liên minh Âu Châu sẽ nhận được khoản tiền thứ hai là 2 tỷ euro, hay 2,05 tỷ đô la, từ lợi nhuận thu được từ tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga dành cho Ukraine và nỗ lực chiến tranh của nước này.
Euroclear, công ty thanh toán có trụ sở tại Bỉ, đã gửi khoản thanh toán đầu tiên là 1,55 tỷ euro, hay 1,7 tỷ đô la, vào tháng 7 năm ngoái sau khi Liên Hiệp Âu Châu thông qua luật áp dụng thuế bất ngờ đối với lợi nhuận thu được từ các tài sản của Nga bị phong tỏa để ứng phó với cuộc xâm lược toàn diện.
Trong một tuyên bố vào ngày 5 tháng 2, cơ quan thanh toán này cho biết khoản thanh toán thứ hai dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 3 và có giá trị khoảng 2 tỷ euro.
Euroclear đã kiếm được 6,9 tỷ euro, hay 7,18 tỷ đô la, vào năm 2024 từ các tài sản bị đóng băng của Nga, tuyên bố cho biết. Năm 2023, doanh thu này lên tới 4,4 tỷ euro, hay 4,6 triệu đô la.
Trong số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga năm 2024, 1,7 tỷ euro, hay 1,77 tỷ đô la, đã được chuyển vào ngân sách Bỉ dưới dạng doanh thu thuế.
Để phản ứng lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, hơn 300 tỷ đô la tài sản dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga đã bị đóng băng ở Âu Châu.
Phần lớn số tiền này —191 tỷ euro, hay 198 triệu đô la, — được lưu giữ tại kho lưu ký quốc tế Euroclear ở Bỉ.
Năm ngoái, nhóm G7 đã đồng thanh về khoản vay 50 tỷ đô la sẽ được trả bằng lợi nhuận thu được từ các tài sản bị đóng băng.
[Kyiv Independent: Euroclear to send 2-billion-euro tranche of Russian assets profits for Kyiv]
8. Tàu điện ngầm Brussels mở cửa trở lại khi cảnh sát tiếp tục truy lùng nghi phạm nổ súng
Hệ thống tàu điện ngầm Brussels đã bị gián đoạn nghiêm trọng vào sáng thứ Tư sau vụ xả súng gần ga Clemenceau ở Anderlecht vào khoảng 6 giờ sáng, dẫn đến cuộc truy lùng lớn của cảnh sát.
Văn phòng công tố Brussels nói với POLITICO vào đầu giờ chiều rằng một cuộc tìm kiếm lớn đang được tiến hành, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai bị bắt và cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Công tố viên nói thêm rằng “không có dấu hiệu nào cho thấy động cơ khủng bố” trong vụ nổ súng.
Theo tuyên bố của nhà điều hành mạng lưới tàu điện ngầm STIB, hệ thống tàu điện ngầm đã mở cửa trở lại vào đầu giờ chiều sau khi bị gián đoạn trên quy mô lớn suốt buổi sáng, ảnh hưởng đến các tuyến chạy đến Khu phố Âu Châu.
Theo một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, lực lượng thực thi pháp luật cho biết những nghi phạm có thể đang ở trong đường hầm tàu điện ngầm và một số nhà ga đã đóng cửa vào buổi sáng.
“Một vụ nổ súng đã xảy ra. Hình ảnh từ camera giám sát cho thấy nghi phạm đã chạy trốn về phía ga tàu điện ngầm Clemenceau,” Sarah Frederickx, phát ngôn viên của cảnh sát Brussels South, nói với POLITICO. “Vì lý do an ninh, chúng tôi phải đóng cửa tuyến tàu điện ngầm. Không có nạn nhân nào cả.”
SNCB, công ty hỏa xa quốc gia Bỉ, cho biết: “Tác động chủ yếu tập trung vào các tuyến tàu điện ngầm”.
Văn phòng công tố thành phố cho biết cảnh sát Bỉ đang truy lùng hai nghi phạm vào thứ Tư sau vụ xả súng gần ga hỏa xa quốc tế Brussels South.
Các công tố viên cho biết không có ai bị thương trong vụ xả súng xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng, hay 05 giờ GMT, tại ga tàu điện ngầm Clemenceau ở trung tâm Brussels, đồng thời nói thêm rằng không có dấu hiệu nào cho thấy động cơ khủng bố trong vụ việc.
Cảnh sát ban đầu đã tiến hành truy lùng trong đường hầm của hệ thống tàu điện ngầm, nơi đã đóng cửa một phần sau khi phát hiện hai người đàn ông mang theo súng máy chạy trốn vào ga Clemenceau.
Đài truyền hình VRT cho biết vụ xả súng có thể liên quan đến ma túy và những kẻ nổ súng đã nhắm vào một người nhưng đã bắn trượt.
VRT đã đăng trên trang web của mình hình ảnh hai người đi vào ga tàu điện ngầm Clemenceau ở trung tâm Brussels và nổ súng bằng vũ khí tự động. Nhà ga này cùng với một số nhà ga khác xung quanh đã đóng cửa trong nhiều giờ sau vụ việc.
Một đoạn video khác cho thấy một nhóm lớn cảnh sát được trang bị vũ khí hạng nặng tập trung tại đồn Clemenceau, trong khi cuộc truy tìm nghi phạm đang được tiến hành.
Vụ việc đã làm gián đoạn giao thông trên hệ thống tàu điện ngầm đông đúc ở Brussels, nơi có nhiều tổ chức của Liên minh Âu Châu và trụ sở của NATO.
Đến 2 giờ chiều, hay 1300 GMT, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm thành phố đã mở cửa trở lại, bao gồm các nhà ga xung quanh ga tàu quốc tế Gare du Midi, điểm đến của các chuyến tàu Eurostar từ Paris và Luân Đôn.
Brussels metro reopens as police continue to hunt shooting suspects
https://www.politico.eu/article/shooting-in-brussels-disrupts-metro-as-police-hunt-suspects/
9. Quân đội Ukraine tuyên bố tấn công địa điểm phóng máy bay điều khiển từ xa loại Shahed ở Krasnodar Krai của Nga
Bộ Tổng tham mưu đưa tin, Ukraine đã tấn công phi trường Primorsko-Akhtarsk ở vùng Krasnodar của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa vào đêm ngày 6 tháng 2.
“Xác nhận có vụ đánh trúng và nổ ở khu vực mục tiêu. Một đám cháy đã bùng phát. Kết quả của vụ đánh trúng đang được làm rõ”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết.
Ông cho biết phi trường này nằm cách tiền tuyến 230 km, hay 142 dặm, và là địa điểm phóng chính cho máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga được sử dụng chống lại Ukraine, đồng thời cho biết thêm rằng phi trường này cũng đóng vai trò là cơ sở lưu trữ, huấn luyện và bảo dưỡng cho các máy bay hoạt động ở các tỉnh Zaporizhzhia và Kherson.
Các kênh Telegram địa phương của Nga đưa tin có vụ nổ gần phi trường sau cuộc không kích.
Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm: “Các cuộc tấn công vào các cơ sở liên quan đến việc bảo đảm hành vi xâm lược có vũ trang của Nga đối với Ukraine và khủng bố dân thường sẽ tiếp tục diễn ra”.
Kể từ mùa thu năm 2022, Nga đã phóng hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa Shahed do Iran thiết kế từ Primorsko-Akhtarsk, nhắm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine strikes Shahed-type drone launch site in Russia's Krasnodar Krai, military claims]
10. Zelenskiy cho biết hoạt động của Ukraine tại Kursk có thể trở thành ‘một phần quan trọng’ của quá trình đàm phán
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 5 tháng 2 sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh David Lammy tại Kyiv, rằng hoạt động của lực lượng Ukraine tại Tỉnh Kursk của Nga có thể trở thành “một phần quan trọng” của quá trình đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine.
Trước đó, Zelenskiy đồng tình rằng Kyiv sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh trong năm nay nhưng kêu gọi các đối tác giúp Ukraine đàm phán trên thế mạnh.
Trong một diễn biến bất ngờ, gần đây Tổng thống Ukraine cũng thừa nhận khả năng ngồi vào bàn đàm phán với Putin để đạt được hòa bình.
“Bạn sẽ thấy những điều kiện mà người Nga sẽ dành cho Ukraine liên quan đến hướng Kursk khi chúng ta đạt được một giải pháp ngoại giao về việc chấm dứt chiến tranh. Đây là một bước đi quan trọng”, Zelenskiy nói.
“Tôi không thích dùng những từ như 'lịch sử'. Toàn bộ cuộc sống của Ukraine, cuộc đấu tranh của họ, có lẽ là một con đường lịch sử, và vì vậy tôi sẽ không dùng từ này liên quan đến hoạt động này. Nhưng nó chắc chắn rất quan trọng”, tổng thống nói thêm.
Zelenskiy đề cập rằng ngày 6 tháng 2 sẽ đánh dấu đúng sáu tháng kể từ khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công vào Tỉnh Kursk.
Tổng thống nói thêm rằng lực lượng Ukraine “đang liên tục kiểm soát tình hình tại đó và sẽ tiếp tục làm như vậy” khi quân đội Nga phải chịu “thiệt hại nặng nề”.
Zelenskiy cũng lưu ý rằng một số mục tiêu quan trọng đã bị Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa ở Tỉnh Kursk.
“Tôi nghĩ rằng lực lượng Nga sẽ không thể đẩy chúng ta ra khỏi lãnh thổ này trong thời gian ngắn, và điều này giống như một thỏi nam châm giữ chân 60.000 quân của họ ở khu vực này hiện nay”.
Những cuộc thảo luận về việc chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã gia tăng khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng.
Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình của Tổng thống Donald Trump về Ukraine, cho biết vào ngày 8 Tháng Giêng rằng chính quyền mới đặt mục tiêu chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine sau 100 ngày kể từ ngày nhậm chức.
Theo Bloomberg, nhóm của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ trình bày một kế hoạch chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich vào tuần tới.
Cuộc tấn công xuyên biên giới cũng đã mang lại cho Kyiv một nguồn tù binh to lớn để trao đổi với Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine's operation in Kursk Oblast may become 'important part' of negotiation process, Zelensky says]
11. Bộ Quốc phòng Ukraine đưa các đơn vị robot vào quân đội
Bộ Quốc phòng đang khởi động sáng kiến tăng cường sử dụng hệ thống mặt đất điều khiển từ xa trong quân đội Ukraine, đưa vào sử dụng các đơn vị robot, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov tuyên bố vào ngày 5 tháng 2.
Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Nga, cả Ukraine và Nga đều đầu tư mạnh vào các phương tiện điều khiển từ xa, đặc biệt là máy bay điều khiển từ xa, làm thay đổi hoàn toàn chiến tranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết Ukraine đang tăng cường sản xuất các hệ thống mặt đất điều khiển từ xa và điều động các đơn vị robot hoàn chỉnh như một phần của các lữ đoàn chiến đấu của Quân đội Ukraine trên tuyến đầu.
“Chúng tôi tiếp tục chuyển đổi Quân đội Ukraine thành một đội quân hiện đại với lợi thế công nghệ so với đối phương. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một đội quân mà các công nghệ tiên tiến giúp thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong khi vẫn cứu sống những người bảo vệ chúng tôi”, Umerov nói.
Ông cho biết thêm rằng dự án này là kết quả của các cuộc thử nghiệm được tiến hành hợp tác với quân đội kể từ mùa hè năm 2024.
Theo Bộ trưởng, các hệ thống mặt đất điều khiển từ xa đã chứng minh được khả năng thực hiện một số nhiệm vụ trên chiến trường, bao gồm các hoạt động tấn công và phòng thủ, di tản người bị thương, hỗ trợ hậu cần cho các đơn vị, cũng như khai thác và rà phá bom mìn ở các khu vực.
Nhiều loại máy bay điều khiển từ xa trên không, trên biển và trên bộ đã được phát triển và thường được quân đội Ukraine sử dụng để trinh sát, chiến đấu và các nhiệm vụ khác.
[Kyiv Independent: Ukraine's Defense Ministry introduces robotic units into army]
12. Putin tái khởi động cuộc thi ca khúc Intervision với các bài ca sắt máu thời Liên Xô sau lệnh cấm của Eurovision
Putin đã ký sắc lệnh vào ngày 3 tháng 2, ra lệnh khôi phục cuộc thi ca khúc Intervision, cuộc thi của Liên Xô tương đương Eurovision.
Cuộc thi Ca khúc Eurovision đã cấm Nga tham gia vào năm 2022 sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Sắc lệnh của Putin chỉ thị các quan chức tổ chức Intervision tại Mạc Tư Khoa vào năm 2025 với mục đích “phát triển hợp tác văn hóa và nhân đạo quốc tế”. Sắc lệnh bổ nhiệm Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko làm chủ tịch ủy ban tổ chức và Phó Tổng tham mưu trưởng Sergei Kiriyenko làm chủ tịch hội đồng giám sát cuộc thi.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố vào tháng 12 năm 2024 rằng hơn 25 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia Intervision, bao gồm một số quốc gia ở Mỹ Latinh. Mikhail Shvydkoi, đặc phái viên văn hóa của Putin, trước đó đã tuyên bố rằng tất cả các quốc gia BRICS sẽ tham gia.
Cuộc thi Intervision ban đầu diễn ra từ năm 1965 đến năm 1968, sau đó diễn ra tiếp từ năm 1977 đến năm 1980. Cuộc thi này là câu trả lời của khối Liên Xô cho Eurovision, bắt đầu từ năm 1956 và được Liên minh Phát thanh Truyền hình Âu Châu, gọi tắt là EBU tổ chức hàng năm.
Nga lần đầu tham gia Eurovision vào năm 1994 và đã cử nhiều nghệ sĩ tham gia cuộc thi trong những năm kể từ đó. Ca sĩ người Nga Dima Bilan là người chiến thắng Eurovision duy nhất của đất nước này, giành giải nhất vào năm 2008. Mạc Tư Khoa đã đăng cai cuộc thi vào năm sau.
Nga đã bị cấm tham gia Eurovision kể từ cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Cuối năm đó, Ukraine đã giành chiến thắng trong cuộc thi ca khúc, nhưng không thể tổ chức sự kiện này vào năm 2023 do chiến tranh đang diễn ra.
Các nghệ sĩ Ukraine đã ba lần giành chiến thắng tại Eurovision: Ruslana năm 2004 với ca khúc “Wild Dances”, Jamala năm 2016 với ca khúc “1944” và Kalush Orchestra năm 2022 với ca khúc “Stefania”.
[Kyiv Independent: Putin relaunches Soviet-era Intervision song contest amid Eurovision ban]
Kyiv reo vui: Mirage Pháp tối tân đến Ukraine. 2 Đại Tá Nga rơi từ cửa sổ. BUK Nga vô đối tan tành
VietCatholic Media
15:01 07/02/2025
1. Chiến đấu cơ cao cấp đầu tiên của Pháp đã đến Ukraine
Chính phủ Pháp thông báo những chiến đấu cơ đầu tiên do Pháp sản xuất tặng cho Kyiv đã đến Ukraine hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai.
“Vào ngày 6 tháng 6 năm 2024, Tổng thống Emmanuel Macron đã công bố việc chuyển giao máy bay Mirage 2000 của Pháp cho Ukraine. Những chiếc đầu tiên trong số chúng đã đến Ukraine vào hôm nay,” Bộ trưởng Quân đội Sébastien Lecornu cho biết như trên.
“Với các phi công Ukraine được đào tạo trong nhiều tháng tại Pháp trên máy bay, giờ đây các chiến đấu cơ này sẽ giúp bảo vệ bầu trời Ukraine”, ông nói thêm.
Người ta không rõ có bao nhiêu chiến đấu cơ được cung cấp cho quân đội Ukraine; các quan chức Pháp đã từ chối tiết lộ con số.
Vào tháng 6, Lecornu khẳng định rằng các khoản quyên góp “sẽ không gây tổn hại” đến khả năng phòng thủ của Pháp. Mirage 2000-5 được sử dụng cho các nhiệm vụ của NATO, trong số những nhiệm vụ khác.
Ukraine cũng vận hành máy bay F-16 do Mỹ sản xuất, được các nước như Đan Mạch và Hòa Lan tặng.
Macron đã công bố kế hoạch giao hàng cho Ukraine vào tháng 6, nói rằng Pháp cũng sẽ đào tạo phi công và nhân viên Ukraine. Ông không tiết lộ tổng cộng Pháp dự định gửi bao nhiêu máy bay.
Trong một động thái thúc đẩy hơn nữa vào ngày 6 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thông báo những chiến đấu cơ F-16 đầu tiên của Hòa Lan cũng đã đến nơi.
“Những phương tiện chiến đấu hiện đại này hiện đã có mặt tại Ukraine và sẽ sớm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, tăng cường khả năng phòng thủ và chống lại hiệu quả sự xâm lược của Nga”, ông cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
[Kyiv Independent: First high-end French fighter jets arrive in Ukraine]
2. Binh lính Nga đâm xe tải vào chiến đấu cơ Su-25 quý giá của Putin
Một người lính Nga được cho là đã đâm một chiếc xe tải vào một trong những chiến đấu cơ Su-25 quý giá của nhà độc tài Vladimir Putin, khiến nó không thể sử dụng được.
Diễn biến làm tăng thêm số lượng máy bay phản lực quân sự mà Nga đã mất trong suốt cuộc chiến ở Ukraine. Không quân Nga đã phải chịu thương vong lớn - cả trong trường hợp hỏa lực của phe mình và do lực lượng Ukraine bắn hạ máy bay phản lực quân sự của Putin.
Đến tháng 4 năm 2024, Tướng Christopher Cavoli, nhà lãnh đạo Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, đã nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng Nga đã mất khoảng 10 phần trăm đội bay kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Vụ tai nạn xảy ra sau khi một người lính từ thành phố Chelyabinsk ở miền trung phía tây nước Nga - người không có giấy phép lái xe - đã cố gắng lái một chiếc xe tải của Nga ở vùng Crimea đã sáp nhập, theo các kênh Telegram Crimea Wind và VChK-OGPU, một kênh tin tức tự nhận có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga.
Người lính đang lái xe với tốc độ cao giữa hai bãi đậu máy bay phản lực quân sự của Nga tại một phi trường ở Simferopol, và đã va chạm với máy bay phản lực Su-25.
Kênh Telegram cho biết: “Thiệt hại gây ra cho Bộ Quốc phòng lên tới khoảng 386,8 triệu rúp hay gần 4 triệu đô la”.
Lực lượng Nga sau đó cũng không thể thực hiện các hoạt động được giao vì họ thiếu nguồn lực để làm như vậy.
Theo kênh Telegram, người lính Nga đã bị kết án một năm tù treo với thời gian thử thách là một năm rưỡi.
Sự mất mát này xảy ra vài ngày sau khi một loạt máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là đã nhắm vào Nhà máy Hàng không Smolensk, nơi sản xuất máy bay tấn công mặt đất Su-25 do Liên Xô thiết kế, cũng như hỏa tiễn Kh-55 và Kh-59.
Ukraine đã cố gắng tấn công các cơ sở ở Nga đóng vai trò hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của nước này. Các mục tiêu này bao gồm phi trường, nhà máy quân sự, kho đạn dược và nhà kho, cũng như các trung tâm dầu mỏ và nhà máy lọc dầu.
Trang web phân tích tình báo quốc phòng nguồn mở Oryx của Hòa Lan đã xác nhận trực quan rằng 235 máy bay Nga đã bị phá hủy và 46 máy bay bị hư hại kể từ khi bắt đầu chiến tranh ở Ukraine.
Oryx cũng đã xác nhận trực quan rằng 97 máy bay Ukraine đã bị phá hủy kể từ khi chiến tranh bắt đầu, trong đó có bốn chiếc bị hư hại và một chiếc bị bắt giữ.
Cả Nga và Ukraine sẽ tiếp tục mất đi một số lượng lớn nhân sự và thiết bị quân sự trong cuộc chiến khốc liệt, bước sang năm thứ tư vào cuối tháng này. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cam kết chấm dứt xung đột và cam kết làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
[Newsweek: Russian Soldier Rams Truck Into Putin's Prized Su-25 Fighter Jet: Report]
3. Quân đội cho biết có nhiều binh lính Nga thiệt mạng gần Pokrovsk vào Tháng Giêng hơn cả trong toàn bộ Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
Trong một chương trình truyền hình phát sóng ngày 6 tháng 2, Viktor Trehubov, phát ngôn nhân của lực lượng Khortytsia của Ukraine, cho biết Nga mất nhiều binh lính hơn ở khu vực Pokrovsk tại Ukraine trong Tháng Giêng so với tổng số thương vong trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai.
Thành phố Pokrovsk đang bị bao vây ở Donetsk là một trong những khu vực tranh chấp gay gắt nhất của mặt trận. Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi trước đó đã tuyên bố rằng chỉ riêng trong tháng Giêng, đã có 7.000 binh lính Nga thiệt mạng gần Pokrovsk.
Trehubov nhắc lại những con số này trong báo cáo của mình, so sánh thương vong với chiến dịch quân sự kéo dài 10 năm của Nga chống lại Chechnya.
“Chiến tranh Chechnya lần thứ hai đối với người Nga trong toàn bộ thời kỳ đó — 6.000 người chết,” ông nói.
“Tức là, chỉ riêng tại Pokrovsk vào tháng Giêng, quân Nga đã chết nhiều hơn cả trong toàn bộ Chiến tranh Chechnya lần thứ hai.”
Nga phát động Chiến tranh Chechnya lần thứ hai vào tháng 8 năm 1999, đánh dấu nỗ lực thứ hai và cuối cùng là thành công nhằm đàn áp phiến quân Chechnya ở nước cộng hòa Bắc Kavkaz. Các nhóm nhân quyền quốc tế lên án quân đội Nga cố tình nhắm vào dân thường và phạm tội ác chiến tranh trong suốt cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên.
Tổng thiệt hại mà quân đội Nga phải gánh chịu trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai rất khó xác minh, mặc dù số liệu chính thức của chính phủ tuyên bố con số này vào khoảng 6.000.
Mạc Tư Khoa hiện đang chứng kiến những tổn thất to lớn trong cuộc tấn công liên tục vào miền Đông Ukraine, với một số báo cáo cho biết hơn 1.000 binh lính thiệt mạng hoặc bị thương mỗi ngày. Các lực lượng Nga tiếp tục hy sinh một số lượng lớn nhân sự để giành được lãnh thổ hạn chế — một chiến thuật tàn khốc có thể đẩy lùi quân đội Ukraine bị áp đảo đáng kể về số lượng.
Quân đội Ukraine, đơn vị đã công bố ước tính hàng ngày về tổn thất của Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, đã báo cáo rằng 845.310 quân nhân đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu.
Theo báo cáo từ nhóm giám sát DeepState vào cuối tháng Giêng, lực lượng Nga đã tập trung gần một nửa các cuộc tấn công theo hướng Pokrovsk.
Trehubov cho biết Nga đã tiến hành 24 cuộc tấn công vào Pokrovsk trong ngày qua, nhưng Ukraine vẫn tiếp tục chiếm giữ thành phố này.
[Kyiv Independent: More Russian soldiers died near Pokrovsk in January than in entire Second Chechen War, military says]
4. Cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người Đức ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine
Theo một cuộc thăm dò mới của nhóm nghiên cứu Wahlen cho ZDF Frontal, một chương trình chính trị điều tra của Đức, phần lớn công dân Đức ủng hộ việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó một bộ phận đáng kể ủng hộ việc tăng viện trợ.
Cuộc khảo sát cho thấy 67% người Đức ủng hộ sự hỗ trợ quân sự của Đức cho Ukraine. Trong nhóm này, 27% ủng hộ việc tăng viện trợ quân sự cho Kyiv, trong khi 40% tin rằng Đức nên duy trì mức hỗ trợ hiện tại. Trong khi đó, 27% số người được hỏi kêu gọi giảm việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Chuyên gia an ninh Jana Puglierin từ Hội đồng quan hệ đối ngoại Âu Châu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những phát hiện này. “Thật đáng chú ý là khi kết hợp những người muốn tiếp tục ủng hộ Ukraine, chúng tôi đạt tới 67%, đây là đa số rõ ràng”, bà nói với ZDF Frontal. “Điều này có nghĩa là cái gọi là 'mệt mỏi Ukraine' mà một số chính trị gia đề cập không được phản ánh trong công chúng”.
Sự ủng hộ cho viện trợ quân sự cao hơn ở miền Tây nước Đức so với miền Đông. Ở miền Tây, 70% số người được hỏi ủng hộ việc cung cấp vũ khí, với 28% kêu gọi tăng viện trợ và 42% ủng hộ mức hiện tại. Ở miền Đông nước Đức, 53% ủng hộ viện trợ quân sự, với 20% ủng hộ tăng viện trợ và 33% thích giữ nguyên hiện trạng.
Trong số những người ủng hộ đảng phái chính trị, cử tri của Đảng Xanh cho thấy sự chấp thuận mạnh mẽ nhất đối với việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine, với 45% ủng hộ. Ngược lại, 79% những người ủng hộ đảng Alternative for Germany (AfD) và 52% những người ủng hộ Liên minh Sahra Wagenknecht ủng hộ việc cắt giảm viện trợ quân sự.
[Kyiv Independent: Majority of Germans support military aid to Ukraine, survey shows]
5. Ukraine tấn công cơ sở dầu mỏ của Nga, hệ thống phòng không Buk qua đêm
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã tấn công một cơ sở dầu mỏ của Nga tại Krasnodar Krai và một hệ thống phòng không Buk ở khu vực bị Nga tạm chiếm thuộc Tỉnh Zaporizhzhia trong đêm Thứ Năm, 06 Tháng Hai.
Theo tuyên bố, một cuộc tấn công do Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU và Lực lượng Quốc phòng thực hiện đã đốt cháy cơ sở dầu mỏ Albashneft ở Novominskaya, phía tây nam nước Nga.
Sớm hơn cùng ngày, chính quyền vùng Krasnodar Krai đã báo cáo về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã gây ra hỏa hoạn tại một kho dầu không xác định được cho là chứa “lượng” sản phẩm dầu mỏ còn sót lại.
Thị trấn Novominskaya nằm cách tiền tuyến ở Ukraine khoảng 250 km, hay 150 dặm.
Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Vụ tấn công đã được xác nhận”, đồng thời mô tả cơ sở này là một “nhà máy lọc dầu nhỏ” tham gia cung cấp xăng và dầu diesel cho lực lượng Nga ở Ukraine.
Mức độ thiệt hại của cơ sở đang được xác định.
Bộ Tổng tham mưu cũng báo cáo một vụ tấn công thành công vào hệ thống Buk ở Tỉnh Zaporizhzhia, đồng thời cho biết thêm rằng “đã ghi nhận thiệt hại cho mục tiêu”.
Buk là hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm trung tự hành, được Liên Xô phát triển lần đầu tiên vào những năm 1970. Trong những thập niên sau đó, Liên Xô và sau đó là Nga đã phát triển một số phiên bản nâng cấp.
Phiên bản mới nhất — Buk-M3 — do công ty quốc phòng Almaz-Antey của Nga sản xuất và được cho là có thể theo dõi và tấn công tới 36 mục tiêu cùng lúc.
Buk được thiết kế để tấn công vào máy bay, trực thăng, hỏa tiễn hành trình và máy bay điều khiển từ xa.
Buk đã trở nên khét tiếng trên toàn thế giới vào năm 2014 sau vụ bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines.
Vào ngày 17 tháng 7 năm đó, chuyến bay MH17 khởi hành từ Sân bay Schiphol Amsterdam và dự kiến đến Sân bay quốc tế Kuala Lumpur khoảng 12 giờ sau đó.
Sau ba giờ bay, lực lượng ủy nhiệm của Nga đã sử dụng hỏa tiễn Buk để bắn hạ chiếc Boeing-777 trên bầu trời Tỉnh Donetsk của Ukraine, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 196 công dân Hòa Lan.
Báo cáo mới nhất về việc Ukraine tấn công cơ sở dầu mỏ Albashneft được đưa ra trong bối cảnh Kyiv đang tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào các mục tiêu của Nga ở phía sau, tập trung vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng cung cấp cho quân đội Nga và nuôi dưỡng nguồn ngân sách chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Đầu tuần này, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là nhằm vào các cơ sở năng lượng ở tỉnh Astrakhan và Volgograd của Nga vào đêm ngày 3 tháng 2, gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Lukoil ở Volgograd và Nhà máy giải quyết khí Astrakhan.
[Kyiv Independent: Ukraine strikes Russian oil facility, Buk air defense system overnight, military claims]
6. Dữ liệu cho thấy tử suất ở Ukraine trong năm 2024 cao gấp gần 3 lần so với số sinh suất
Theo dữ liệu do Bộ Tư pháp công bố, Ukraine đã ghi nhận 495.090 ca tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau vào năm 2024, cao gần gấp ba lần số ca được sinh ra.
Dữ liệu chỉ được thu thập trên lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát. Do không thể tiếp cận, số liệu về các tỉnh Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia bị tạm chiếm một phần có thể không đầy đủ và dữ liệu hoàn toàn không có ở tỉnh Luhansk bị tạm chiếm và Crimea.
Tỷ lệ tử vong cao nhất là 53.268 ca tử vong được ghi nhận ở tuyến đầu Dnipropetrovsk. Khoảng 35.000 ca tử vong được ghi nhận ở thủ đô Kyiv và Kharkiv, nằm ở phía đông bắc trên biên giới với Nga.
Dữ liệu của Bộ Tư pháp cho thấy có 176.679 trẻ em được sinh ra tại Ukraine vào năm 2024. So với dữ liệu trước cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2021, số ca sinh đã giảm 97.093, tương đương 35,5%.
Thành phố Kyiv ghi nhận số ca sinh cao nhất với 19.706, tiếp theo là Tỉnh Lviv ở phía tây với 15.642 và Tỉnh Dnipropetrovsk đông dân ở miền trung-đông với 14.029.
Số lượng trẻ em sinh ra ít nhất là ở Kherson với 434 ca sinh được ghi nhận vào năm ngoái. Kherson bị Nga xâm lược một phần, với các phần do Ukraine kiểm soát thường xuyên bị Nga tấn công.
Dân số của nước này đã giảm từ mức đỉnh điểm là hơn 50 triệu người vào đầu những năm 1990 xuống còn hơn 37 triệu người vào Tháng Giêng năm 2024. Theo một trong những dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số Ukraine có thể giảm xuống còn 15,3 triệu người vào năm 2100.
[Kyiv Independent: Almost 3 times more people died in Ukraine than were born in 2024, data shows]
7. Bí ẩn khi các đại tá Nga rơi ra khỏi cửa sổ
Hai đại tá Nga được cho là đã rơi ra khỏi cửa sổ trong vòng hai ngày, làm tăng thêm danh sách các quan chức cao cấp đã thiệt mạng trong những hoàn cảnh bí ẩn kể từ khi cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine bắt đầu.
Kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, đã có một loạt cái chết bí ẩn liên quan đến những nhân vật nổi tiếng của Nga, bao gồm các ông trùm, doanh nhân và giám đốc điều hành dầu mỏ. Nhiều người trong số họ đã chết sau khi rơi ra khỏi cửa sổ.
Artur Pryakhin, 56 tuổi, nhà lãnh đạo chi nhánh khu vực của Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga, gọi tắt là FAS tại Cộng hòa Karelia, đã tử vong sau khi rơi từ cửa sổ tầng năm của một tòa nhà văn phòng vào khoảng trưa ngày 4 tháng 2.
Chính quyền địa phương cho biết ông để lại bức thư tuyệt mệnh tại văn phòng, trong đó ông xin lỗi vợ, cầu xin những người thân yêu tha thứ và kêu gọi họ đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai về cái chết của ông.
Ủy ban điều tra Nga đã xác nhận danh tính của ông và tuyên bố cái chết của ông là một vụ tự tử. Các quan chức thực thi pháp luật đang điều tra hoàn cảnh dẫn đến cái chết của ông.
Pryakhin trước đây là một đại tá cảnh sát và được bổ nhiệm làm giám đốc FAS khu vực vào tháng 2 năm 2014, tờ báo Nga Izvestia đưa tin. Ông cũng từng là giám đốc Cục Tội phạm Kinh tế của Bộ Nội vụ Cộng hòa Karelia từ năm 2010 đến năm 2011.
Ông sống cùng vợ và con trai.
Cùng ngày, tại Mạc Tư Khoa, nhà lãnh đạo Trung tâm Pháp y của Ủy ban Điều tra Nga đã rơi từ cửa sổ tầng bốn tại tòa nhà văn phòng của mình. Đại tá Alexey Zubkov đã sống sót và được tìm thấy trong tình trạng tỉnh táo sau khi tránh được chấn thương nghiêm trọng, hãng tin địa phương MK.ru đưa tin.
Anh ta khai rằng anh ta đã vào phòng tắm—căn phòng mà anh ta ngã—nhưng không nhớ mình đã ngã từ cửa sổ. Zubkov đã được đưa vào bệnh viện và cuộc điều tra về vụ việc vẫn đang được tiến hành.
“Các đồng nghiệp cho rằng Alexey Zubkov có thể đã bị căng thẳng vào ngày trước cuộc họp hội đồng quản trị cuối cùng; cấp trên của ông, là Phó giám đốc thứ nhất của SEC Alexander Sobolev và Tổng cục trưởng Cục Cứu hỏa Anatoly Sazonov, đã có mặt tại hiện trường vụ việc”, VChK-OGPU, một kênh tin tức tự nhận có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết.
Và vào thứ năm, nhạc sĩ và người dẫn chương trình phát thanh người Nga 58 tuổi Vadim Stroykin đã tử vong sau khi anh ngã ra khỏi cửa sổ ở St. Petersburg khi căn nhà của anh đang bị chính quyền khám xét, Komsomolskaya Pravda đưa tin. Cuộc khám xét được cho là được tiến hành như một phần của một vụ án hình sự.
Trong những năm gần đây, đã có hàng loạt vụ việc liên quan đến các quan chức cao cấp rơi từ cửa sổ.
Ravil Maganov, chủ tịch của công ty dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của đất nước, được phát hiện đã chết vào ngày 1 tháng 9 năm 2022, sau khi rơi từ cửa sổ bệnh viện ở Mạc Tư Khoa. Hoàn cảnh xung quanh cái chết của người đàn ông 67 tuổi này vẫn chưa được giải thích. Ông đã làm việc tại Lukoil từ năm 1993.
Vài tháng sau, vào ngày 25 tháng 12 năm 2022, Pavel Antov, một chính trị gia người Nga chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Putin, được phát hiện đã chết sau khi ngã từ cửa sổ ở Ấn Độ.
Antov, một thành viên của đảng Nước Nga Thống nhất của Putin và là một ông trùm xúc xích giàu có, được phát hiện nằm trong vũng máu bên ngoài Khách sạn Sai International ở quận Rayagada, bang Odisha.
Vào tháng 6 năm 2022, ông được cho là đã phản ứng với cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một khu dân cư ở quận Shevchenkivskyi thuộc thủ đô Kyiv của Ukraine bằng cách viết trong tin nhắn WhatsApp rằng “cực kỳ khó để gọi tất cả những điều này là gì khác ngoài khủng bố”, BBC đưa tin.
Tin nhắn sau đó đã bị xóa, và Antov đã viết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng ông ủng hộ Putin, là một “người yêu nước của đất nước tôi” và ủng hộ chiến tranh. Ông nói rằng tin nhắn là một sự hiểu lầm và được viết bởi một người có quan điểm về “hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine” mà ông cực kỳ không đồng tình.
Dịch vụ báo chí của Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga, gọi tắt là FAS tại Cộng hòa Karelia cho biết: “Tình tiết [về cái chết của Pryakhin] đang được làm rõ, chúng tôi xin gửi lời chia buồn”.
[Newsweek: Mystery As Russian Colonels Fall out of Windows]
8. Sự nổi tiếng của Ông Donald Trump đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan bất ngờ cho Putin
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang chứng tỏ mình khá được lòng người dân Nga, khiến Điện Cẩm Linh phải đau đầu tìm cách chống lại tình cảm của người dân Nga dành cho một nhà lãnh đạo không phải là nhà độc tài Vladimir Putin, các báo cáo gần đây của giới truyền thông cho biết.
Putin từ lâu đã tìm cách coi phương Tây—đặc biệt là Hoa Kỳ—là đối phương. Năm 2022, tổng thống Nga đã cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh của họ là “chuyên chế” và “chủ nghĩa Satan”.
Tuy nhiên, mức độ nổi tiếng của Tổng thống Donald Trump kể từ khi trở lại Tòa Bạch Ốc cho nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20 Tháng Giêng khiến nhà lãnh đạo Nga khó có thể hạ thấp uy tín của Hoa Kỳ và đổ lỗi cho nước này cũng như phương Tây về những vấn đề của người Nga.
VChK-OGPU, một kênh tin tức tự nhận có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết trong bài đăng trên Telegram hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, rằng họ có thông tin đáng tin cậy về việc Điện Cẩm Linh đang tìm cách chống lại sự nổi tiếng của Tổng thống Donald Trump tại nước này.
Vào ngày 27 tháng Giêng, Repost, một tờ báo điện tử độc lập của Nga, đã xuất bản một bài viết có tiêu đề “Điện Cẩm Linh lo ngại về sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump và các ý tưởng của ông đối với người dân Nga”.
Cùng ngày hôm đó, Roman Tsymbalyuk, một nhà báo người Ukraine và là YouTuber có 1,28 triệu người ghi danh, đã đăng một video có tiêu đề tương tự: “Điện Cẩm Linh lo ngại về sự gia tăng bất thường về mức độ nổi tiếng của Tổng thống Donald Trump trong dân chúng”.
Trích dẫn một nguồn tin giấu tên, VChK-OGPU đưa tin rằng các cơ quan truyền thông ở Nga đã nhận được “lệnh nghiêm ngặt” yêu cầu ngừng xuất bản những tin tức phản ánh “những khía cạnh tích cực trong chính sách đối nội của Tổng thống Donald Trump”.
Nguồn tin cho biết: “Chính sách đối nội của Hoa Kỳ hiện hoàn toàn trùng khớp với các giá trị mà Điện Cẩm Linh trước đây coi là 'độc đáo' đối với người Nga”.
“Nếu theo chính sách của chính quyền Hoa Kỳ trước đây, việc tạo ra hình ảnh đối phương đối với công dân Nga trung bình dựa trên định hướng giá trị là điều dễ dàng, thì giờ đây, với tư cách là tổng thống, Tổng thống Donald Trump đáp ứng được nhu cầu của công dân Nga nhiều hơn cả chính Putin”, họ nói thêm.
Nguồn tin cho biết Tổng thống Donald Trump được lòng người dân Nga vì ông là “một người đàn ông của gia đình với một gia đình lớn, cởi mở” và không có thông tin về các thành viên trong gia đình được các cơ quan tình báo của nước này giữ bí mật như trong trường hợp của Putin.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng “kiên quyết bảo vệ quyền lợi của công dân Hoa Kỳ trong các vấn đề về tội phạm di cư và trong mối quan hệ với quốc gia xuất xứ của họ”, họ tiếp tục, và “thúc đẩy cắt giảm thuế cho công dân và doanh nghiệp của mình, áp đặt thuế quan và nghĩa vụ đối với các quốc gia nước ngoài”.
“Trong khi đó, tại Nga, thuế (thuế lợi nhuận, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, phí tái chế, thuế quan của các công ty độc quyền nhà nước về nhà ở và dịch vụ cộng đồng) dành cho công dân và doanh nghiệp trong nước đang tăng lên, cùng với các ưu đãi liên tục, xóa nợ, giảm giá cung cấp tài nguyên cho nước ngoài”, nguồn tin cho biết.
Họ nói thêm, “Điện Cẩm Linh thấy rõ rằng Mạc Tư Khoa sẽ không còn có thể cạnh tranh trong lĩnh vực các giá trị truyền thống với Washington nữa”.
Alexander Baunov, tổng biên tập của Carnegie Politika và là thành viên cao cấp tại Trung tâm Carnegie Nga-Âu, cho biết trong một bài phân tích được công bố vào ngày 31 Tháng Giêng rằng ở Nga, Tổng thống Donald Trump là một “tổng thống chống chủ nghĩa tinh hoa” mới, “giống như một anh hùng đơn độc được yêu mến của Hollywood, gần gũi và dễ hiểu hơn với thế hệ tinh hoa Nga đã sống qua những năm 1990 hoặc lớn lên cùng những bộ phim Mỹ so với Putin với sự nghiệp bộ máy thầm lặng của ông trong các cơ quan tình báo”.
Ông nói thêm rằng các nền tảng truyền thông xã hội của các quan chức và đại biểu Nga, vốn cởi mở với các bình luận, đã “bị ngập trong các yêu cầu rời khỏi WHO, thắt chặt chính sách đối với người di cư, đưa ra chế độ thị thực với các nước Trung Á, tuyên bố những người di cư và các nhà lãnh đạo của họ là 'điệp viên nước ngoài' và coi tội phạm sắc tộc là khủng bố”.
“Nói cách khác, hãy làm những gì Tổng thống Donald Trump đã làm”, Baunov viết.
“Tổng thống Donald Trump năng nổ hơn, tươi mới hơn, mới mẻ hơn Putin, người mà ngay cả những người cùng chí hướng cũng thấy chán ngán. Và giới tinh hoa Nga càng có nghĩa vụ phải thích ông chủ của họ vì công việc của họ, thì sự đồng cảm dành cho người khác càng chân thành và sâu sắc hơn”, ông tiếp tục.
Alexander Baunov, tổng biên tập của Carnegie Politika, đã viết trong bài bình luận được xuất bản vào tháng 11: “Tổng thống Donald Trump có thể thành công trong việc loại bỏ tổng thống Nga khỏi vị trí mà Putin coi là của riêng mình: là nhà lãnh đạo và nguồn cảm hứng cho các lực lượng chống tự do, bảo thủ và chống tinh hoa ở phương Tây…
“Khó khăn chính mà chiến thắng của Tổng thống Donald Trump đặt ra cho Điện Cẩm Linh là trong khi Tổng thống Donald Trump có thể muốn chứng minh hiệu quả của mình bằng cách buộc phải ngừng bắn ở Ukraine hoặc ít nhất là đóng băng xung đột, thì hiện tại, điều đó không có lợi cho Putin.
“Hiện tại, Tổng thống Nga dường như không muốn bất kỳ đề xuất cụ thể nào từ phương Tây về lệnh ngừng bắn ở Ukraine, ngay cả khi chúng đòi hỏi sự nhượng bộ từ phía Ukraine. Việc không có những đề xuất như vậy đã cho phép Putin tiếp tục chiến tranh trong khi đổ lỗi cho Ukraine và phương Tây vì đã không đưa ra một kế hoạch hòa bình thực tế.”
Người ta vẫn chưa biết liệu mối quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa có tiếp tục đổ vỡ vì cuộc chiến ở Ukraine hay không. Tổng thống Donald Trump đã cam kết chấm dứt chiến tranh, cuộc chiến sẽ kỷ niệm 3 năm vào ngày 22 tháng 2.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn nguồn tin thân cận, rằng các đồng minh của Washington kỳ vọng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kế hoạch chấm dứt xung đột tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra vào tuần tới tại Đức.
[Newsweek: Donald Trump's Popularity Poses Unexpected Dilemma for Putin]
9. Anh cam kết 69 triệu đô la để tăng cường khả năng phục hồi của Ukraine, giao ngũ cốc cho Syria
Chính phủ Anh tuyên bố vào ngày 5 tháng 2 rằng Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine 55 triệu bảng Anh, hay 69 triệu đô la, viện trợ nhân đạo và kinh tế mới để thúc đẩy quan hệ đối tác lâu dài giữa hai quốc gia.
“Khoản tài trợ này cho các chương trình xã hội, nhân đạo và năng lượng sẽ tăng cường khả năng phục hồi của chúng tôi. Và sự hỗ trợ này rất kịp thời vào lúc này”, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha phát biểu tại một cuộc họp báo với người đồng cấp Anh, David Lammy, có sự tham dự của Kyiv Independent.
Lammy đang đến thăm Kyiv để thảo luận về việc Anh tiếp tục hỗ trợ Ukraine khi nước này bước vào năm thứ tư của cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Quan chức Anh dự kiến sẽ đánh giá trực tiếp cách viện trợ của Anh hỗ trợ Ukraine trên chiến trường và trong việc phục hồi cơ sở hạ tầng dân sự.
Nguồn tài trợ mới này là một phần của thỏa thuận hợp tác rộng hơn kéo dài 100 năm được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Thủ tướng Anh Keir Starmer ký vào ngày 16 tháng Giêng.
Ngoài viện trợ tài chính, Vương quốc Anh sẽ phân bổ 3 triệu bảng Anh, hay 3,7 triệu đô la, để cung cấp ngũ cốc và các sản phẩm thực phẩm khác của Ukraine cho Syria, thông qua Chương trình Lương thực Thế giới.
Tuyên bố của chính phủ Anh có đoạn: “Không giống như nguồn cung cấp ngũ cốc của Nga cho chế độ Assad tàn bạo, vốn cố gắng mua chuộc sự ủng hộ trong khi tạo gánh nặng cho Syria bằng khoản nợ khổng lồ, sự hỗ trợ theo kế hoạch này sẽ cung cấp đường sống cho những người dễ bị tổn thương nhất ở Syria”.
Luân Đôn trước đây đã cam kết khoản viện trợ quân sự kỷ lục 3 tỷ bảng Anh, hay 3,6 tỷ đô la, cho Ukraine vào năm 2024, bao gồm các hệ thống vũ khí và đạn dược tiên tiến. Khoản đầu tiên 1,5 tỷ bảng Anh, hay 1,8 tỷ đô la, trong khoản vay 2,26 tỷ bảng Anh, hay 2,7 tỷ đô la, theo chương trình G7 cũng sẽ được giải ngân để tài trợ cho các dự án mua sắm lớn cho quốc phòng của Ukraine.
Khoản vay này sẽ được trả bằng lợi nhuận từ các tài sản bị phong tỏa của Nga, đánh dấu một bước tiến nữa trong nỗ lực của phương Tây nhằm sử dụng các quỹ bị đóng băng của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh và phục hồi của Ukraine.
“ Chúng tôi đã đồng thanh về nhu cầu tiếp tục sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ bắt đầu sử dụng các khoản tiền từ khoản vay của Anh trị giá hơn 2 tỷ bảng Anh, hay 2,5 tỷ đô la, có nguồn gốc từ các tài sản này”, Sybiha cho biết.
[Kyiv Independent: UK pledges $69 million to boost Ukraine's resilience, grain deliveries to Syria]
10. Putin sa thải giám đốc không gian của Nga
Putin đã sa thải giám đốc cơ quan vũ trụ Roscosmos, Yuri Borisov, Điện Cẩm Linh thông báo hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, khi chương trình từng dẫn đầu thế giới này đang tụt hậu so với các đối thủ trong cuộc đua vũ trụ.
Người thay thế là Dmitry Bakanov, cựu thứ trưởng bộ giao thông vận tải, người trước đây cũng điều hành chương trình vệ tinh truyền thông Gonets của Nga.
Trong khi chương trình không gian của Mạc Tư Khoa đã chững lại trong những năm gần đây, họ vẫn cố gắng thực hiện các nhiệm vụ ngoạn mục. Năm 2023, Roscomos đã không hạ cánh được tàu thăm dò Luna-25 xuống cực nam của mặt trăng, cuối cùng đã thua Ấn Độ trong cuộc đua tiếp cận khu vực giàu tài nguyên trên bề mặt mặt trăng.
Kể từ khi Điện Cẩm Linh phát động chiến tranh với Ukraine vào đầu năm 2022, sự hợp tác với các đồng minh phương Tây trong lĩnh vực không gian đã bị thu hẹp đáng kể.
Trạm vũ trụ quốc tế sẽ ngừng hoạt động ngay sau năm 2030 và Nga đã ám chỉ rằng họ có thể từ bỏ tiền đồn quỹ đạo này trước thời điểm đó, trong khi Roscomos đã rút các kỹ sư của mình khỏi cảng vũ trụ Âu Châu ở Guiana thuộc Pháp sau khi chiến tranh bắt đầu, bỏ lại những hỏa tiễn đắt tiền.
Tuy nhiên, hợp tác không gian đã trở thành một phần quan trọng trong quan hệ đối tác của Điện Cẩm Linh với Bắc Hàn, và tình báo Mỹ đã đưa ra khả năng Nga sẽ đưa vũ khí hạt nhân lên quỹ đạo. Nga cũng là đối tác cấp dưới trong chương trình xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng của Trung Quốc.
Borisov vừa bị phế truất đã thay thế Dmitry Rogozin — một đồng minh quan trọng của Putin, người từng đấu khẩu với Elon Musk về X — làm tổng giám đốc Roscosmos vào năm 2022.
Borisov được bổ nhiệm làm giám đốc Roscosmos vào tháng 7 năm 2022, kế nhiệm Dmitry Rogozin. Nhiệm kỳ của ông chứng kiến sự sụt giảm trong các vụ phóng, với 19 vụ vào năm 2023 — ít hơn ba vụ so với năm 2022. Các vụ phóng đã giảm 25% so với thời điểm trước chiến tranh năm 2021 và gần một nửa so với đầu những năm 2000.
Một nét đặc biệt là dưới thời Borisov làm giám đốc Roscosmos, không một vụ phóng thử nào của Nga thành công. Nghiêm trọng nhất là vụ hỏa tiễn Satan 2 của Nga nổ ngay tại chỗ khi vừa được phóng lên, giết chết nhiều chuyên gia.
Trước khi lãnh đạo Roscosmos, Borisov đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp quân sự của Nga, giám sát chương trình tái vũ trang của nhà nước kể từ năm 2011.
Với tư cách là phó chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Quân sự, khi đó là thứ trưởng quốc phòng, và sau này là phó thủ tướng, ông chịu trách nhiệm chuyển 2 ngàn tỷ rúp, hay 20,5 tỷ đô la, hàng năm vào ngành công nghiệp quốc phòng.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Nga đã cam kết sản xuất các sư đoàn xe tăng Armata mới, máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo, 600 máy bay và hàng ngàn máy bay trực thăng vào năm 2020, đồng thời tăng tỷ lệ vũ khí hiện đại trong quân đội lên 70%.
Cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine năm 2022 đã phơi bày những điểm yếu trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, khi lực lượng của nước này phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị cũ kỹ từ thời Liên Xô.
Borisov cũng thừa nhận rằng Roscosmos đã không đạt được kế hoạch phóng tàu vũ trụ cấp nhà nước năm 2023, làm gia tăng lo ngại về khả năng vũ trụ suy giảm của Nga trong bối cảnh kinh tế khó khăn và lệnh trừng phạt của phương Tây.
[Politico: Putin fires Russia’s space chief]
Truy tìm kẻ đốt nhà thờ Milan. Đức Thánh Cha khuyên giới trẻ Kyiv: Hãy yêu nước và bảo vệ Ukraine
VietCatholic Media
17:10 07/02/2025
1. Người đàn ông đốt cháy cửa nhà thờ Milan
Vào sáng ngày 2 tháng 2, một người đàn ông đã đốt cháy cửa nhà thờ San Martino ở Greco tại Milan. Một người qua đường nhanh chóng phát hiện ra đám cháy và gọi cho chính quyền, những người đã nhanh chóng dập tắt mối đe dọa. Cảnh sát hiện đang truy tìm nghi phạm.
Nhà thờ San Martino ở quận Greco của Milan là nạn nhân của một vụ tấn công đốt phá vào sáng ngày 2 tháng 2. Khi cảnh sát và đội cứu hỏa đến Piazza Greco, không có dấu vết nào của người đàn ông đã gây ra vụ cháy. Người đàn ông đã đặt một mảnh bìa cứng bị cháy gần cửa gỗ của nhà thờ, ngay sau khi cửa nhà thờ được mở ra cho thánh lễ Chúa Nhật, và sau đó bỏ trốn.
Cảnh sát hiện đang điều tra để tìm ra thủ phạm và sẽ phân tích đoạn phim CCTV. Cửa nhà thờ bị hư hỏng và có thể sẽ phải sửa chữa.
Source:Catholic News Agency
2. Trùng với Năm Thánh, Tết Nguyên Đán mang đến cơ hội đổi mới hành trình đức tin
Nhân dịp Tết Nguyên Đán vào ngày 29 tháng Giêng, Đức Cha Robert J. Brennan và Đức Cha Earl K. Fernandes đã gửi đến các tín hữu một thông điệp đặc biệt kèm theo lời chúc phúc của mình.
Toàn bộ thông điệp của các ngài như sau:
“Là chủ tịch của Ủy ban Đa dạng Văn hóa trong Giáo hội và Tiểu ban Người dân Á Châu và Thái Bình Dương, và thay mặt cho các anh em giám mục, chúng tôi cầu chúc anh chị em và gia đình nhiều phước lành cho một Tết Nguyên đán vui tươi và bình an.
“Năm nay, Năm Ất Tỵ, có thể là thời gian thay đổi và đổi mới, trùng với Năm Thánh, trong đó chúng ta được kêu gọi trở thành Những người hành hương của Hy vọng, những người liên tục được đổi mới trên hành trình đức tin của mình thông qua quyền năng của Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta.
“Nguyện xin Chúa toàn năng ban phước lành cho anh chị em, để Đức tin rạng ngời của anh chị em, đức tin làm giàu cho Giáo hội, có thể mang lại hy vọng và sự đổi mới cho thế giới, đất nước, Giáo hội và gia đình chúng ta.”
Đức Cha Brennan của Brooklyn là chủ tịch Ủy ban Đa dạng văn hóa trong Giáo hội thuộc Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, và Đức Cha Fernandes của Columbus là chủ tịch Tiểu ban về người Á Châu và Thái Bình Dương.
Source:USCCB
3. Hãy yêu nước và bảo vệ Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với thanh niên Ukraine
Trong một cuộc họp trực tuyến với thanh niên Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “ngày nay, sứ mệnh của thanh niên Ukraine là phải yêu nước”, theo báo cáo từ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
“Các bạn không thể che giấu bản thân khỏi những vấn đề mà các bạn đang phải đối mặt ngày hôm nay,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, khi ngài nói với những người trẻ tuổi đang ngồi trong Nhà thờ Phục sinh của Chúa Kitô ở Kyiv. “Vào thời điểm này, đất nước của các bạn đang bị chiến tranh tàn phá. Các bạn phải là những người yêu nước, yêu quê hương của mình và bảo vệ nó.”
Vatican News, cơ quan truyền thông của Bộ Truyền thông Vatican, đã trích dẫn nhiều nội dung trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng, nhưng lại bỏ qua lời kêu gọi giới trẻ bảo vệ Ukraine của Đức Giáo Hoàng.
“Hãy nhớ đến những người anh hùng đã hy sinh mạng sống vì đất nước của các bạn,” Đức Giáo Hoàng cũng nói.
“Chiến tranh luôn hủy diệt,” ngài nói thêm. “Giải pháp là đối thoại: luôn luôn, giữa chúng ta với nhau, ngay cả với những người chống đối chúng ta. Xin đừng bao giờ mệt mỏi với đối thoại. Hòa bình được xây dựng thông qua đối thoại. Đúng là đôi khi đối thoại là không thể vì sự bướng bỉnh của một số người, nhưng chúng ta phải luôn nỗ lực.”
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng đã phát biểu tại cuộc họp ngày 1 tháng 2. Thanh niên Ukraine ở bảy thành phố khác, bao gồm Chicago, cũng đã tham gia, Catholic News Service đưa tin.
Lời khuyến khích mạnh mẽ của Giáo hoàng đối với thanh niên Ukraine hãy yêu nước và bảo vệ đất nước đã tạo nên một giọng điệu khác so với những tuyên bố trước đây của Đức Giáo Hoàng khi đặt vấn đề về khái niệm chiến tranh chính nghĩa—mặc dù ngài vẫn nhấn mạnh, như ngài đã từng làm trong quá khứ, về tính tàn phá của chiến tranh và sự cần thiết của đối thoại.
Cuộc họp video của Giáo hoàng với thanh thiếu niên Công Giáo Ukraine đã nhắc lại cuộc họp video với thanh thiếu niên Công Giáo Nga vào tháng 8 năm 2023. Trong cuộc họp đó, Đức Giáo Hoàng đã tỏ lòng tôn kính Nữ hoàng Catherine Đại đế, người đã buộc phải thống nhất 1,5 triệu người Công Giáo với Chính thống giáo. Những bình luận của Đức Giáo Hoàng đã dẫn đến những phản ứng đau khổ từ chính phủ Ukraine và nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
Source:Catholic World News
4. Nhật ký trừ tà #329: Bảy cách quỷ dữ quấy rối chúng ta
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #329: Seven Ways Demons Harass Us”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà #329: Bảy cách quỷ dữ quấy rối chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mức độ thấp nhất của sự tham gia của ma quỷ trong cuộc sống của chúng ta là “cám dỗ”. Ma quỷ cám dỗ mọi người. Chúa cho phép điều này để chúng ta nên thánh. Mức độ tiếp theo trong sự tham gia xấu xa của chúng là “quấy rối”. Nhiều người phải chịu sự quấy rối của ma quỷ. Hầu hết thời gian, nó được ngụy trang đến mức mọi người không nhận ra rằng ma quỷ là nguyên nhân.
Sau nhiều năm phục vụ những người là nạn nhân của sự quấy rối của ma quỷ, chúng tôi có thể xác định một số loại phổ biến. Điều quan trọng là đừng cho rằng ma quỷ là nguyên nhân của mọi sự kiện tiêu cực trong cuộc sống chúng ta. Những điều tồi tệ luôn có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Nhưng điều quan trọng không kém là nhận ra khi Kẻ Ác đang quấy rối chúng ta và phản ứng đúng cách.
Dưới đây là bảy loại quấy rối ma quỷ phổ biến. Chắc chắn là còn nhiều loại khác nữa.+
* Cản trở chức thánh/công việc thánh. Satan sẽ nhắm vào các chức thánh và công việc thánh đặc biệt can thiệp trực tiếp vào các kế hoạch xấu xa của hắn. Ví dụ, một phụ nữ trong phong trào ủng hộ sự sống đã chia sẻ với chúng tôi một loạt dài những trở ngại không thể giải thích được đối với công việc thánh của cô. Lũ quỷ ghét phong trào ủng hộ sự sống và nhắm vào phong trào này để quấy rối đặc biệt. Một người phụ nữ khác đã nói với chúng tôi về công việc thánh của cô với các nhóm thiểu số và những người bị áp bức. Bất cứ khi nào cô cố gắng làm việc, cô đều không thể giải thích được sự uể oải dữ dội. Những lời cầu nguyện giải cứu đã giải thoát sự uể oải này và do đó tiết lộ nguồn gốc ma quỷ của nó.
*Chặn các kết nối quan trọng của con người. Trong cuộc sống của tất cả chúng ta, đều có những kết nối quan trọng của con người. Ma quỷ sẽ cố gắng thao túng, làm suy yếu hoặc chặn các kết nối này. Ví dụ, mối quan hệ của một phụ nữ trẻ bị quỷ ám với người cha yêu thương của cô là chìa khóa để cô được giải thoát. Ma quỷ thường xuyên gửi email giả mạo, bắt chước con gái hoặc người cha, để lừa dối và phá hủy mối quan hệ này. Chúng đã không thành công! Tương tự như vậy, một linh mục trừ tà đã cố gắng liên lạc với tôi về một trường hợp khó khăn mà ngài muốn được hỗ trợ. Cả hai điện thoại của chúng tôi đều hoạt động tốt nhưng kết nối của chúng tôi không thể giải thích được đã bị cắt mười lần liên tiếp. Nó đã được giải quyết sau khi những lời cầu nguyện giải thoát được đọc lên.
*Phá hoại gia đình. Ngày nay, gia đình là một trong những mục tiêu chính của Satan. Ma quỷ làm đủ mọi trò lừa gạt để chia rẽ gia đình. Một trong những trò quấy rối của chúng là gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực ngờ vực hoặc phóng đại vào tâm trí các thành viên trong gia đình. Một cách giải độc tốt cho điều này là thường xuyên lần chuỗi mân côi trong gia đình. Cầu nguyện cùng nhau và duy trì giao tiếp tốt là điều quan trọng để đánh bại hạt giống bất hòa do Satan gieo rắc.
*Khó khăn về tài chính. Ma quỷ sẽ nhắm vào một số gia đình nhất định, đặc biệt là những gia đình đang chịu lời nguyền về tài chính, để quấy rối tài chính liên tục. Các khoản chi phí bất ngờ liên tục phát sinh và/hoặc thu nhập biến mất một cách bí ẩn. Mặc dù có thu nhập ổn định, gia đình luôn đứng trên bờ vực phá sản. Những tình huống như vậy không phải là kết quả của việc quản lý tài chính kém mà là một loạt các sự kiện tài chính tiêu cực kỳ lạ liên tục. Một số gia đình có thể truy tìm những khó khăn này từ cha mẹ hoặc người thân cố tình nguyền rủa tài chính của họ và nói rằng, “Bạn sẽ không bao giờ có gì cả”.
* Cản trở việc tham dự Thánh lễ và các bí tích và lời cầu nguyện thiêng liêng khác. Một người phụ nữ bị quỷ ám dường như không bao giờ có thể đến dự Thánh lễ vào Chúa Nhật. Khi cô ấy chuẩn bị rời khỏi nhà, một điều gì đó bất ngờ xảy ra hoặc cô ấy đột nhiên bắt đầu cảm thấy không khỏe, và sau đó ở nhà. Những người khác phàn nàn rằng họ cố gắng đi xưng tội nhưng vô số sự kiện kỳ lạ ngăn cản họ làm như vậy. Rõ ràng là tại sao Satan lại tập trung sự quấy rối của mình vào những người đang nhận các bí tích thánh thiện hiệu quả nhất này.
*Quấy rối công nghệ của chúng ta. Ma quỷ đặc biệt chú trọng vào việc cản trở công nghệ, đặc biệt là khi nó được sử dụng cho mục đích thiêng liêng. Tại Trung Tâm Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, chúng tôi thường xuyên trải nghiệm điều này. Ví dụ, các buổi giải cứu hàng tháng của chúng tôi, có sự tham gia của hàng ngàn người, LUÔN bị quấy rối theo nhiều cách khác nhau mỗi tháng. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cố gắng thực hiện. Máy tính của chúng tôi đôi khi bị chặn không cho kết nối với trang web và ỨNG DỤNG của chúng tôi hoặc các ỨNG DỤNG để ghi lại video trên mạng xã hội của chúng tôi không hoạt động một cách khó hiểu. Tôi thường xuyên nhận được ghi chú từ những người không thể ghi danh các buổi của chúng tôi hoặc cầu nguyện bằng video của chúng tôi, mặc dù hàng ngàn người khác có thể làm như vậy. Một số trong số này là trục trặc kỹ thuật thông thường, nhưng một số khác có nguyên nhân siêu nhiên.
*Quấy rối công khai. Đôi khi, bọn quỷ bỏ lớp ngụy trang và công khai quấy rối mọi người. Trong các buổi trừ tà, chúng sẽ ném những cây thánh giá khắp phòng. Chúng sẽ gửi tin nhắn quấy rối hoặc gọi điện thoại giả mạo cho những người bị ảnh hưởng, các thành viên trong nhóm, thành viên gia đình và những người trừ tà. Chúng sẽ phá vỡ các đồ vật tôn giáo như tràng hạt hoặc tượng. Đôi khi có thể nghe thấy tiếng nổ lớn và những tiếng động khác. Mọi người bị đẩy xuống cầu thang một cách vô hình hoặc bị chạm vào, trầy xước hoặc bầm tím. Những ghi chú cảnh báo được khắc trên gương. Các biểu tượng của Satan đột nhiên xuất hiện trên cơ thể của người bị ảnh hưởng. Những điều này xảy ra và nhiều hơn nữa. Với sự quấy rối công khai, bọn quỷ đang cố gắng kích động nỗi sợ hãi và/hoặc sự thống trị. Chúng muốn đánh lạc hướng hoặc ngăn cản người trừ tà hoặc người bị ảnh hưởng tiếp tục trừ tà hoặc các hành động thánh thiện khác.
Với sự quấy rối ẩn hoặc công khai, luôn có một mục tiêu. Satan và những kẻ theo hắn không làm “ngẫu nhiên”. Nhưng rõ ràng là Kẻ Ác đã bị xiềng xích. Nếu không, hắn có thể dễ dàng kiểm soát và hủy diệt bất kỳ con người nào hoặc ngăn cản bất kỳ dự án nào. Như Kinh thánh cho chúng ta biết: Chúa Giêsu là người chiến thắng “kẻ mạnh” và “cất đi khí giới mà hắn dựa vào” (Lu-ca 11:22). Vì vậy, khi Satan bị xiềng xích, chúng ta luôn xoay xở để hoàn thành công việc, mặc dù cần một chút kiên trì và đức tin. Chúa sử dụng sự quấy rối này để củng cố lòng tin và đức tin của chúng ta vào Ngài.
Để ứng phó với sự quấy nhiễu của ma quỷ, chúng ta (1) tin cậy vào Chúa; (2) kiên nhẫn; (3) cầu nguyện giải cứu. Ứng dụng và trang web của chúng tôi có một số lời cầu nguyện cụ thể để ứng phó với các loại quấy rối của ma quỷ khác nhau. Những lời cầu nguyện bảo vệ và giải cứu chung hơn cũng có sẵn và rất hiệu quả, mặc dù cần phải kiên trì và tin tưởng. Đôi khi, Kẻ Ác có vẻ như chiếm ưu thế, nhưng không phải vậy. Chúa Giêsu là Chúa và Ngài LUÔN chiến thắng!
Source:Catholic Exorcism