Ngày 06-02-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:50 06/02/2025

43. Trong tất cả mọi việc nếu không tương phản với chân lý, nếu có người nói xằng bậy với tôi thì tôi cũng không để ý đến, nhưng cầu xin cho lương tâm không hổ thẹn.

(Thánh Therare)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:54 06/02/2025
59. BÔI ĐEN CÁI MIỆNG

Có một người đi ăn tiệc và đem đầy tớ theo, mỗi lần như thế thì chỉ lo cho mình ăn uống mà không quan tâm đến đầy tớ.

Có một lần, đầy tớ lấy mực bôi đen cái miệng của mình và đứng bên cạnh ông chủ.

Ông ta nhìn thấy thì nói:

- “Cái tên nô tài này, cái miệng mày sao lại đen như thế?”

Đầy tớ trả lời:

- “Lão gia chỉ lo cho miệng của lão gia mà không lo cho miệng của con”.

(Tiếu Hải Thiên Kim)

Suy tư 59:

Quan tâm đến người khác, đó là lời mời gọi của Tin Mừng mà Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta, không quan tâm đến người khác dù họ là người đầy tớ của mình, thì không thể được gọi là môn đệ của Đức Chúa Giê-su.

Có người bỏ tiền ra thuê người làm nhưng lại đối xử cách vô nhân đạo không có tình người với họ, vì lý lẽ của họ dựa trên tiền bạc; có người coi người làm công của mình còn thua con chó kiểng của họ, họ bỏ tiền ra thuê người làm công không phải để lo việc gia đình mà thôi, nhưng còn phải chăm sóc con chó kiểng của họ còn hơn chăm sóc con người, họ đã trở thành những chủ nhân ông của thời trung cổ.

Đối xử công bằng với nhau không phải chỉ dựa trên tiền bạc, nhưng còn dựa vào nhân phẩm và nhân cách của con người, ai lấy sự công bằng tiền bạc vật chất làm tiêu chuẩn để đối xử bất công với người làm công thì không xứng đáng được Thiên Chúa chúc lành, bởi vì họ đã coi người anh em chị em như một dụng cụ làm việc cho họ...

Ông chủ ăn no nê và để cho đầy tớ đói đó là một bất công và có khi là tội ác, bởi vì ông chủ không thể để cho con chó kiểng bị đói khi dắt nó đi chơi, thì huống chi là người đầy tớ của mình bởi vì họ cũng là một con người như chúng ta...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 07/02: Chứng tá cho sự thật – Lm. Giuse Trần Châu Đông – TGP Melbourne
Giáo Hội Năm Châu
02:38 06/02/2025

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, vua Hê-rô-đê nghe biết về Đức Giê-su, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” Kẻ khác nói: “Đó là ông Ê-li-a.” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ.” 16 Vua Hê-rô-đê nghe thế, liền nói: “Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy !”

Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, mà ông Gio-an lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.

Một ngày thuận lợi đến : nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê. Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.

Đó là lời Chúa
 
Chân Thành
Lm Vũđình Tường
16:33 06/02/2025
Thánh Phêrô là đấng có tấm lòng chân thành, thật thà. Nơi ông còn tìm thấy lòng khiêm nhường và đức vâng phục. Khi Đức Kitô nói với ông thả lưới nơi nước sâu. Ông chân thành thưa. 'Chúng con vất và suốt đêm không bắt được gì nhưng vâng lời Thầy con thả lưới Lc 5:5'. Câu đáp trên nói rõ tấm lòng chân thành, thật thà và đức tính vâng phục nơi ông.

Trên bờ hồ Gennesaret có rất đông người đi theo nghe Đức Kitô giảng dậy, đông đến độ Ngài mượn thuyền của Phêrô để tránh lộn xộn, chen lấn vì ai cũng mong được đứng gần Ngài. Phêrô đang giặt lưới sau một đêm vất vả không cá, lưới rách. Sau một đêm lao nhọc, tinh thần mệt mỏi, rã rời; đúng lúc ông muốn ngủ nghỉ lại là lúc Đức Kitô hỏi mượn thuyền. Ông có thể từ chối với lí do chính đáng là mệt rồi, cần phải nghỉ tịnh dưỡng. Phêrô chọn cho Đức Kitô mượn thuyền, ngưng công việc giặt lưới ông đang làm dở giang. Ông không nghỉ mệt nhưng, nhịn đói, ngồi nghe Đức Kitô giảng như những người khác. Sau bài giảng Đức Kitô mới bảo ông thả lưới và ông vâng lời. Mẻ cá khổng lồ làm cho ông kinh ngạc bởi ông vất vả suốt đêm không cá, giờ cá ở đâu ra nhiều đến độ đầy lưới. Trong khi bạn ông đang chài lưới gần đó, thuyền họ trống, không có cá. Ông gọi họ đến giúp và họ mau mắn đến và thuyền họ cũng đầy cá. Bạn ông có lẽ không ai khác hơn là hai người bà con, hai anh em con ông Zebêđê.

Phép lạ lưới cá làm cho Phêrô vừa ngưỡng mộ vừa kính phục Đức Kitô. Ông không đứng đáp lại lời Đức Kitô nhưng khiêm nhường quì gối nhận mình là kẻ tội lỗi không đáng đứng gần Đấng Chí Thánh.

'Lậy Thầy, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi Lc 5:8'.

Đây không phải là câu nói xã giao bình thường mà là lời nói chân thành, phát xuất từ sâu thẳm của một người có tấm lòng khiêm nhu. Dường như khiêm nhu và vâng phục thường đi chung với nhau. Nơi đâu có tấm lòng khiêm nhu, nơi đó thấy có đức vâng phục. Ngày nay Kitô hữu nào cũng có thể sẵn sàng phủ phục trước mặt Đức Kitô bởi chúng ta học biết nhiều về Ngài. Trường hợp của Phêrô rất khác. Có lẽ lần đầu ông gặp Đức Kitô, lần đầu nghe Ngài giảng. Ông là ngư phủ đầu tiên quì gối trước mặt Đức Kitô. Về tuổi tác có thể ông lớn tuổi hơn Đức Kitô. Nhiều người trong đám đông biết gia đình ông, tiệm cá của Phêrô đó mà. Họ không phải ai xa lạ mà là người ở cùng làng hoặc làng lân cận. Quì gối trước mặt một người lạ, trẻ hơn, giữa đám đông, có người quen thuộc không phải là việc làm dễ dàng. Phêrô bỏ qua tất cả rào cản xã hội, tự nguyện quì gối trước mặt Đức Kitô tự thú mình là kẻ tội lỗi.

Phép lạ mẻ cá vượt khỏi mức hiểu và mức dự đoán của tay nghề chuyên nghiệp. Mẻ cá, vừa đủ đầy cho sức chở của hai thuyền, không hơn, không kém được coi là một tính toán chính xác. Mẻ cá bắt ở thời điểm ít cá, gần giờ trưa là giờ cá nghỉ, không đi săn mồi. Mẻ cá chỉ cần thả lưới ở mạn thuyền một lần và kéo lên ngay, không phải kéo chã lê thê mới có cá. Mẻ cá toàn cá lớn, không có cá rác, cá xấu, cá hạng hai, hạng ba, phải ngồi bãi biển lựa bỏ. Làm sao có thể nói có quá nhiều may mắn trong một mẻ cá khổng lồ như thế. Phêrô tin chắc đây là phép lạ và ông tự nguyện quì gối tự nhận tội không nhận ra Đấng Chí Thánh sớm hơn.

Cuộc đời chài lưới ai cũng có ngày may, ngày rủi. Vì thế có người cho mẻ cá không phải là phép lạ; đúng hơn phải nói là may mắn. Phêrô hành xử hoàn toàn khác với lối lí luận may rủi thông thường. Không phải do kinh nghiệm làm biển cho biết ông may mắn. Niềm tin vào Đức Kitô cho biết ông may mắn. May mắn của ông không phải ở mẻ cá; may mắn là gặp Đức Kitô; may mắn là sẵn lòng, mau mắn, cho Đức Kitô mượn thuyền; may mắn là dám thẳng thắn từ bỏ mọi sự, thuyền, chài, lưới, gia đình tin theo trở thành môn đệ Đức Kitô. May mắn lớn nhất và quan trọng nhất là sớm nhận ra Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Sau này có lần ông tự thú:

'Bỏ Thầy con biết theo ai vì Thầy có Lời ban sự sống' Gn 6:68.

Đức Kitô mời gọi mọi người trở thành môn đệ nhưng không phải ai Ngài cũng chọn làm tông đồ. Có nhiều người tin theo Đức Kitô trước Phêrô nhưng Ngài không chọn họ. Ngài chọn có mười hai vị; hai anh em ông trở thành hai vị tông đồ tiên khởi. Sau đó là hai anh em ông Giacôbê và Gioan.

Chúng ta xin ơn khiêm nhường.

TiengChuong.org
 
Giết chết lương tâm
Lm Minh Anh
16:56 06/02/2025
GIẾT CHẾT LƯƠNG TÂM
“Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay mời chúng ta xét xem phản ứng của hai con người vốn đã dẫn đến cái chết tức tưởi của Gioan Tẩy Giả. Đó là vua Hêrôđê và bà Hêrôđia, những con người ‘giết chết lương tâm!’.

“Nghe Gioan nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe”. Điều đó cho thấy lương tâm của Hêrôđê vẫn còn, đang lên tiếng và hoạt động. Tiếc thay! Nơi ông, tiếng nói kia quá yếu ớt, quá nhỏ so với những âm thanh sôi động cuốn hút hơn của sắc dục, của vũ trường, tiệc rượu và của thách thức danh dự. Thiên Chúa luôn tìm cách khơi gợi trong chúng ta tiếng nói của Ngài qua những con người, các biến cố - đôi khi rất trầm lắng đôi khi rất hãi hùng. Đó có thể là một cuốn sách hay, một bài suy niệm, một kỷ niệm, một cảm giác phân vân, một gương sáng hay thậm chí, một tai nạn… Điều quan trọng là chúng ta có đủ nhạy bén, cởi mở, lắng đọng để tiếp tục đón nhận, đào sâu và nghiệm ra cho mình một thông điệp? Hoặc khác nào Hêrôđê, chúng ta vẫn phớt lờ và ‘giết chết lương tâm’, để rồi, tất cả lạc trôi ơ hờ.

Khác với Hêrôđê, trước những lời cảnh tỉnh ‘trần trụi’ của Gioan, bà Hêrôđia không hề hời hợt nhưng phản ứng của bà là cảm thấy tức tối, căm thù. Không chỉ phớt lờ lương tâm, bà đã giết chết nó từ trứng nước. Từ đó, mối bận tâm của bà là xoá sổ Gioan. Mối bận tâm ấy đã trở nên nỗi ám ảnh cừu hận; và lòng dạ ám muội của bà được tìm thấy trong câu trả lời lạnh lùng, quyết đoán và gọn lỏn cho con gái mình, “Đầu của Gioan!”.

“Sự thật và sự thiện” chỉ có đất sống trong lòng chúng ta nếu chúng ta biết yêu quý cũng như biết nuôi dưỡng nó. Để chúng có thể lớn lên, hãy xét xem điều gì đang vướng bận trong tâm hồn bạn và tôi! Điều vướng bận đã nằm ở đó bao lâu và liệu chúng ta có đủ nghị lực để cầu nguyện, van xin, hầu ân sủng Chúa có thể giải gỡ nó cho con tim mình được thanh thản? Trước một vướng bận, chúng ta đừng bao giờ dập tắt lương tâm!

Nói về sự hư đốn của con tim, Đức Phanxicô đã có một so sánh tuyệt vời giữa Đavít và Salomon. “Đavít từng là một tội nhân được Chúa thứ tha và đã trở thành thánh nhân; Salomon tuy khôn ngoan, vĩ đại nhưng Chúa lại chối từ. Điều khá lạ lùng và thú vị ở đây là chúng ta không biết Salomon đã phạm những tội nào, vì xem ra Salomon có một đời sống quân bình, chuẩn mực hơn; đang khi phụ vương Đavít lại có một đời sống không tốt vì đã phạm tội rỡ ràng. Ấy thế, Đavít đã làm thánh, được gọi là thánh vương; Salomon bị coi là người có tâm hồn xa lìa Thiên Chúa!”.

Anh Chị em,

Lương tâm là mẹ của linh hồn! Mỗi khi chiều xuống, đêm về, bạn và tôi hãy dừng lại ít phút cho tâm hồn mình trầm lắng hầu có thể nghe được tiếng thì thầm tự cõi lòng. Và ngạc nhiên thay, tiếng lương tâm cũng là tiếng nói của chính Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động không ngưng nghỉ để biến đổi tâm hồn mỗi người, cũng là Đấng sẵn sàng đổ đầy ân sủng cho những ai có lòng sám hối, đứng lên và đi tới!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ma quỷ luôn đi những bước rất tiệm tiến, dẫn con vào mê hồn trận. Giúp con đủ thanh tịnh hầu nghe được tiếng thì thầm của Thánh Thần; nhờ đó, con có thể nhảy xộc vào lòng thương xót Chúa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vance cho biết chính phủ Trump sẽ tiếp tục ưu tiên quyền tự do tôn giáo
Vũ Văn An
13:20 06/02/2025

Phó Tổng thống JD Vance phát biểu tại Phòng họp báo James Brady tại Nhà Trắng, Thứ năm, ngày 30 tháng 1 năm 2025, tại Washington. (Nguồn: Alex Brandon/AP.)


John Lavenburg của tạp chí Crux, ngày 6 tháng 2 năm 2025, tường trình rằng Phó Tổng thống Vance quả quyết chính phủ Trump sẽ tiếp tục ưu tiên quyền tự do tôn giáo.

Thực vậy, khi ca ngợi những thành tựu của chính phủ Trump đầu tiên, Phó Tổng thống JD Vance đã đảm bảo với một hội trường đầy những người ủng hộ rằng chính phủ Trump thứ hai sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy quyền tự do tôn giáo cả trong nước lẫn ngoài nước.

“Bạn không nên phải từ bỏ đức tin của mình trước cửa chính phủ của nhân dân mình, và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, bạn sẽ không phải làm như vậy”, Vance cho biết vào ngày 5 tháng 2, lưu ý rằng chính phủ “không chỉ có ý định khôi phục mà còn mở rộng những thành tựu của bốn năm đầu tiên và chắc chắn là của hai tuần qua”.

Vance, một người Công Giáo, nhấn mạnh rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy quyền tự do tôn giáo thông qua chính sách đối ngoại của ông với Trung Quốc, trên khắp châu Âu, và khắp châu Phi và Trung Đông, bao gồm cả việc giải cứu các mục sư bị đàn áp và mang lại sự cứu trợ cho các nhóm tôn giáo bị ISIS khủng bố.

Trong nước, phó tổng thống cho biết nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là "một cột mốc mới cho người Mỹ theo đạo", với những hành động quyết đoán nhằm bảo vệ quyền tự do tôn giáo, chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, bảo vệ quyền lương tâm của nhân viên bệnh viện và các mục vụ tôn giáo khi họ cung cấp dịch vụ chăm sóc, và xóa bỏ rào cản đối với các tổ chức tôn giáo và doanh nghiệp làm việc với chính phủ liên bang.

Đối với chính phủ Trump hiện tại, Vance cho biết họ đã đạt được tiến bộ quan trọng thông qua các sắc lệnh hành pháp "để chấm dứt việc chính phủ liên bang biến người Mỹ theo đạo thành vũ khí", trích dẫn việc ân xá cho một số người biểu tình ủng hộ quyền được sống đã bị bắt vì chặn lối vào phá thai và thông qua một sắc lệnh hành pháp ngăn chặn kiểm duyệt của liên bang.

“Hiện tại, chính phủ của chúng tôi tin rằng chúng ta phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo không chỉ như một nguyên tắc pháp lý – mặc dù điều đó rất quan trọng – mà còn là một thực tại sống động trong phạm vi biên giới của chúng ta và đặc biệt là bên ngoài biên giới đó”, Vance phát biểu trong bài phát biểu dài khoảng 12 phút tại Hội nghị thượng đỉnh về Tự do tôn giáo quốc tế, được tổ chức vào ngày 4 và 5 tháng 2 tại Washington, D.C.

Vance sau đó nói thêm rằng một phần của việc bảo vệ các sáng kiến tự do tôn giáo có nghĩa là công nhận trong chính sách đối ngoại sự khác biệt giữa các chế độ tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các chế độ không tôn trọng, điều mà ông cho biết chính phủ sẵn sàng thực hiện.

Phó tổng thống kết luận rằng “Cả trong nước và ngoài nước, chúng ta còn nhiều việc phải làm để đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người có đức tin”.

Trước đó, Vance đã nói về đức tin như một nền tảng của văn hóa quốc gia, lưu ý rằng đức tin “kêu gọi chúng ta đối xử với nhau một cách tôn trọng, nâng đỡ những người gặp khó khăn và xây dựng các quốc gia dựa trên nguyên tắc đạo đức”. Ông cũng cho biết quyền tự do tôn giáo không chỉ là về các biện pháp bảo vệ hợp pháp, mà còn là "nuôi dưỡng một nền văn hóa mà đức tin có thể phát triển mạnh mẽ để nam giới và nữ giới có thể hoàn toàn trân trọng các quyền mà Thiên Chúa ban cho những người đồng bào của họ".

"Nhà thờ là nơi, và vẫn là nơi, mà những người thuộc các chủng tộc, xuất thân, tầng lớp khác nhau cùng nhau cam kết với cộng đồng chung của họ, và tất nhiên là cam kết với Thiên Chúa của họ", phó Tổng thống giải thích. "Đó là nơi mà giám đốc điều hành của một công ty và công nhân của một công ty đứng ngang hàng trước sự tôn thờ Thiên Chúa của họ. Đó là nơi mọi người đoàn kết không chỉ trên băng ghế nhà thờ mà còn trong các hành động phục vụ trong các chuyến đi truyền giáo, các đợt từ thiện và tập hợp lại với nhau trong thời điểm ốm đau, đau buồn, hoặc tất nhiên là để ăn mừng cuộc sống mới".

"Đây không phải là loại mối quan hệ và đức tính mà các nhà lập pháp ngày nay nên cố gắng vun đắp sao?" Vance hỏi. "Vâng, tôi rất vui khi nói rằng chúng chắc chắn đã có trong chính phủ Trump đầu tiên, và chúng sẽ còn hơn thế nữa trong chính phủ Trump thứ hai".
 
Dự án đáng lưu ý xây dựng tượng Đức Trinh Nữ Maria lớn nhất thế giới
Vũ Văn An
13:39 06/02/2025

Cerith Gardiner, trên tạp chí mạng Aleteia, ngày 05/02/25 tường trình rằng từ lâu, vốn được biết đến với di sản Công Giáo, Ba Lan sẽ trở thành quê hương của một tượng đài khổng lồ về Đức Mẹ.



Một dự án lớn lao đang được tiến hành gần thị trấn Kikól, Ba Lan, nơi một trong những bức tượng Đức Trinh Nữ Maria cao nhất từng được xây dựng sắp được dựng lên. Được dẫn đầu bởi tỷ phú Roman Karkosik và vợ, bức tượng cao 180 foot (55 mét) theo kế hoạch sẽ vươn cao trên cảnh quan, trở thành một sự tôn vinh tuyệt đẹp cho đức tin và di sản. Khi hoàn thành, bức tượng sẽ vượt xa chiều cao của bức tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng thế giới của Brazil, cao 98 foot (30 mét).

Tầm nhìn cao ngất của Đức Mẹ

Bức tượng sẽ có vương miện ấn tượng cao 50 foot, trong khi bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh được cho là cao 131 foot, với hai tay mở rộng và đầu nhẹ nhàng cúi xuống. Tư thế này nhằm mục đích truyền cảm thức chào đón và bình yên của người mẹ. Bệ tượng sẽ đóng vai trò là sân thượng ngắm cảnh toàn cảnh, mang đến cho du khách tầm nhìn bao quát cảnh quan xung quanh -- tạo nên trải nghiệm vừa mang tính tâm linh vừa mang tính thị giác.

Theo Metro UK, Renata Gołębiewska, thị trưởng Kikól, đã xác nhận tiến độ của dự án, tuyên bố:

“Vào năm 2023, Văn phòng Thành phố và Xã Kikól đã nhận được đơn xin cấp phép phát triển để xây dựng khu vực ngắm cảnh có tượng Đức Mẹ Đồng Trinh, cùng với một tòa nhà xã hội và kỹ thuật và phát triển đất đai.”

Việc xây dựng đã bắt đầu, với công tác phá dỡ dọn sạch mặt bằng để chuẩn bị cho dự án lớn lao đẹp đẽ này.

Người ủng hộ dự án, Roman Karkosik, là một trong những cá nhân giàu có nhất Ba Lan và là một nhà công nghiệp nổi tiếng, được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập và cổ đông lớn của Boryszew, một tập đoàn công nghiệp lớn. Mặc dù chi phí chính xác của bức tượng chưa được tiết lộ công khai, nhưng bức tượng này dường như là một biểu hiện của lòng biết ơn đối với thị trấn Kikól - nơi Karkosik và vợ ông sinh sống - và là một địa điểm hành hương và suy gẫm trong tương lai.

Tại sao các bức tượng tôn giáo vĩ đại lại quan trọng?

Những bức tượng tôn giáo lớn từ lâu đã thu hút trí tưởng tượng của mọi người trên khắp thế giới. Chúng đóng vai trò như lời nhắc nhở trực quan mạnh mẽ về đức tin, văn hóa và bản sắc chung. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, chúng thường trở thành những địa danh mang tính biểu tượng, thu hút cả khách du lịch lẫn người hành hương.

Đối với người Công Giáo, lòng sùng kính Đức Mẹ Maria giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của đời sống tâm linh. Những bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đồ sộ không chỉ là nơi để cầu nguyện và chiêm nghiệm mà còn là biểu thức hữu hình của lòng tôn kính sâu sắc mà người Công Giáo dành cho Mẹ Thiên Chúa.

Trong thời đại mà sự phát triển nhanh chóng của thời hiện đại đôi khi có thể làm lu mờ di sản tâm linh, những bức tượng như vậy giúp neo giữ cộng đồng vào truyền thống và đức tin của họ. Chúng nhắc nhở các tín hữu về những giá trị lâu bền và mang lại cảm giác thoải mái và hy vọng.

Những bức tượng Công Giáo phá kỷ lục khác

Tượng Đức Mẹ Maria của Ba Lan sẽ gia nhập hàng ngũ một số tượng đài tôn giáo Công Giáo ấn tượng nhất thế giới:

Tại Catamarca, Argentina, bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh lớn nhất thế giới đã được khánh thành vào ngày 7 tháng 9 năm 2023. Với chiều cao 48 mét (157 feet), tác phẩm điêu khắc ngoạn mục “Nuestra Señora del Valle” (Đức Mẹ Thung lũng) đã được khánh thành vào “Día del Milagro” (Ngày của Phép lạ), một ngày có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng địa phương.

Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro, Brazil, là một trong những bức tượng Công Giáo mang tính biểu tượng nhất trên toàn cầu. Cao 98 feet (30 mét) trên đỉnh Núi Corcovado, bức tượng đã trở thành biểu tượng của cả đức tin và chính thành phố này.

Tượng Đức Mẹ Hòa bình ở Trujillo, Venezuela, cao 46 mét (150 feet) và được coi là một trong những bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh cao nhất thế giới.

Và đừng quên: Việt Nam cũng tự hào có tượng Đức Mẹ Núi Cúi cao 33 mét.

So sánh thế nào?

Để đưa bức tượng dự kiến của Ba Lan vào đúng bối cảnh, chiều cao 180 feet (55 mét) của nó tương đương với một số địa danh mang tính biểu tượng trên toàn cầu. Ví dụ, nó sẽ cao bằng Tháp nghiêng Pisa (183 feet) và gần bằng Lâu đài Lọ Lem tại Disney World, cao 189 feet.

Một địa danh trong tương lai để hành hương và suy gẫm

Bức tượng lớn này ở Kikól dự kiến sẽ trở thành một địa điểm quan trọng đối với cả những người hành hương tôn giáo và khách du lịch. Ở một đất nước mà Công Giáo đóng vai trò trung tâm, sự tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh này sẽ củng cố thêm danh tiếng của Ba Lan như một trung tâm sùng kính Đức Mẹ. Từ Đức Mẹ Đen nổi tiếng của Częstochowa đến vô số đền thờ và nhà nguyện dành riêng cho Đức Mẹ Đồng Trinh, bức tượng mới này sẽ là ngọn hải đăng của đức tin và là minh chứng cho bản sắc Công Giáo trường tồn của Ba Lan.

Khi quá trình xây dựng tiếp tục, những người Công Giáo và những người ngưỡng mộ nghệ thuật trên toàn thế giới có thể mong đợi được chứng kiến quá trình hoàn thành hứa hẹn sẽ là một trong những lời tri ân sâu sắc nhất dành cho Đức Mẹ trong thời hiện đại.
 
Chủng viện Úc chứng kiến lớp nhập học lớn nhất kể từ năm 2017
Vũ Văn An
13:53 06/02/2025

Thoom | Shutterstock


J-P Mauro của tạp chí Aleteia, ngày 02/05/25, đưa tin: Đức Tổng Giám Mục Fisher đã cử hành Thánh lễ với các tân chủng sinh năm nhất, trong đó cha mẹ của họ cũng được vinh danh vì đã khuyến khích sự phân định ơn gọi.

Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang chào đón lớp chủng sinh mới lớn nhất trong nhiều năm, với 14 nam thanh niên bắt đầu sự phân định ơn gọi của họ tại Chủng viện Good Shepherd ở Homebush. Đây là nhóm tân chủng sinh năm nhất lớn nhất mà chủng viện đã chứng kiến kể từ năm 2017 và nâng tổng số nam sinh đang học để trở thành linh mục lên 46.

Mặc dù 14 có vẻ là một con số nhỏ, nhưng đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy tình trạng thiếu hụt linh mục có thể sớm được khắc phục. Úc, một quốc gia mà người Công Giáo chiếm khoảng 23% dân số, đang ở trong tình trạng tương tự như nhiều quốc gia ở phương Tây, nơi ơn gọi thấp và các linh mục phải làm việc quá sức để đáp ứng nhu cầu.

Trong khi cả nước có khoảng 4,500 linh mục Công Giáo vào năm 1991, dữ liệu từ Catholic Australia thu thập vào năm 2021 cho thấy con số này là 2,900; trong đó 1,834 là linh mục giáo phận và 1,066 thuộc các dòng tu. Với khoảng 5.3 triệu người Công Giáo, điều này có nghĩa là cứ 2,900 người Công Giáo hiện đang sống tại Úc thì có khoảng một linh mục giáo phận.

Lớp học mới được chào đón đến chủng viện Homebush cùng với gia đình của họ trong Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP cử hành vào ngày 29 tháng 1. Theo Catholic Weekly, bài giảng của ngài đã đề cập đến dụ ngôn về người gieo giống, trong đó ngài so sánh các chủng sinh với những người nông dân gieo hạt giống. Ngài lưu ý rằng Lời Chúa và những hồng ân được ban tặng cho tất cả mọi người, ngay cả những người có thể không chấp nhận chúng, như một biểu hiện của "lòng quảng đại của Thiên Chúa".

"Giống như người gieo giống, các bạn sẽ không biết trước liệu công sức của mình có đơm hoa kết trái hay không, như thế nào và ở ai", Đức Tổng Giám Mục Fisher nói. “Các bạn không thể tập trung vào những điều kiện hoàn hảo để truyền giáo hay đạt được kết quả hoàn hảo, thay vào đó, các bạn phải tin vào Chúa, vào Tin mừng, vào Giáo hội, vào những người đào tạo các bạn.”

Ngài nói thêm rằng các chủng sinh nên cống hiến bản thân để tuân theo những thẩm quyền này nhằm “sẵn sàng để Người làm những điều vĩ đại trong các bạn,” và bằng cách đó, họ sẽ thấy được đáp ứng “gấp 30, 60 và 100 lần.”

Cha Michael de Stoop, Viện trưởng Chủng viện cũng có mặt để chào đón lớp học mới, nhưng ngài cũng dành thời gian để cảm ơn cha mẹ của các em. Cũng giống như chủng viện sẽ chuẩn bị cho các em bước vào thừa tác vụ và đáp ứng nhu cầu của các tín hữu, cha mẹ là những người chuẩn bị cho các em nhận ra ơn gọi của mình. Ngài thừa nhận sự hy sinh khi gửi một người con trai đến với chức linh mục có ý nghĩa như thế nào đối với một gia đình:

“Tôi lưu tâm đến ý nghĩa của việc này, đặc biệt là đối với các sinh viên năm nhất khi các em bắt đầu những khởi đầu mới này,” ngài nói. “Tôi cũng lưu tâm đến những hy sinh to lớn đã dành cho sự phát triển của con trai anh chị em trong suốt cuộc đời và điều đó có ý nghĩa nền tảng như thế nào đối với mục đích của chúng tôi ở đây với tư cách là giảng viên.”
 
Phó Tổng thống, Nhập cư và Con đường phía trước
Vũ Văn An
14:10 06/02/2025

Stephen P. White của tạp chí The Catholic Thing, thứ năm, ngày 6 tháng 2 năm 2025, nhận định rằng Hệ thống nhập cư của đất nước chúng ta là một mớ hỗn độn khổng lồ. Ít ai phản đối điều ngược lại. Chính quyền liên bang có trách nhiệm và nghĩa vụ phải giải quyết mớ hỗn độn đó, vì lợi ích của quốc gia và công dân của mình, cũng như vì mối quan tâm thực sự đến sự an toàn và hạnh phúc của người di cư và người tị nạn. Những thất bại của chính quyền Biden về vấn đề này là lý do chính khiến chính quyền Trump mới có thể tuyên bố một nhiệm vụ bầu cử về vấn đề nhập cư.

Giáo Hội Công Giáo từ lâu đã đóng vai trò trong việc cung cấp hỗ trợ cơ bản cho những người nhập cư đến Hoa Kỳ. Giáo hội rất thành thạo trong công việc này đến nỗi chính quyền liên bang đã nhờ đến sự giúp đỡ của Giáo hội trong việc cung cấp loại hỗ trợ nhân đạo mà nhiều người di cư và người tị nạn cần.

Theo luật, chính quyền liên bang phân bổ một khoản tiền lớn để tạo điều kiện thuận lợi, theo cách an toàn và có trật tự, cho việc di dời người tị nạn, người di cư và trẻ vị thành niên không có người đi kèm vào Hoa Kỳ. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn này (một lần nữa, theo luật định), chính quyền liên bang hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức địa phương. Các tổ chức và tổ chức này có sự hiện diện và chuyên môn tại địa phương để thực hiện công việc này – công việc mà nếu không sẽ đòi hỏi phải tăng mạnh lực lượng lao động liên bang hoặc đơn giản là không thể thực hiện được.

Chính quyền liên bang cấp một phần trong số hàng tỷ đô la mà họ chi hàng năm để tái định cư người tị nạn và người di cư cho Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, sau đó Hội đồng này phân phối số tiền đó cho các chi nhánh khu vực và các tổ chức địa phương nơi cần tiền và nơi luật pháp của chúng ta yêu cầu phải chi tiêu. Trong những năm gần đây, tổng số tiền tài trợ đã lên tới 130 triệu đô la.

Theo yêu cầu của luật thiết lập các khoản tài trợ này, những người được hỗ trợ và tái định cư thông qua các khoản tài trợ này đã được chính quyền liên bang thẩm tra trước khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Nói cách khác, những người di cư và người tị nạn là người hưởng lợi trực tiếp từ các khoản tài trợ này, theo định nghĩa, là những người nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ.

Việc Giáo hội không đáng tin cậy trong việc quản lý các quỹ liên bang này hoặc Giáo hội sử dụng các quỹ này vi phạm luật liên bang sẽ cấu thành hành vi vi phạm nghiêm trọng lòng tin của công chúng và vi phạm nghĩa vụ đạo đức. Tương tự như vậy nếu Giáo hội sử dụng các quỹ này như một phương tiện để tự làm giàu.

Điều này đưa chúng ta đến với những nhận xét của Phó Tổng thống Vance vào tháng trước trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình "Face the Nation" của CBS News. Vance rõ ràng ám chỉ rằng công tác do liên bang tài trợ của USCCB với những người di cư không phải do các mối quan tâm nhân đạo mà là do lòng tham:

Tôi nghĩ rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nên nhìn vào gương một chút và tự hỏi: Khi họ nhận được hơn 100 triệu đô la để giúp tái định cư những người nhập cư bất hợp pháp, họ có lo lắng về các mối quan tâm nhân đạo không? Hay họ thực sự lo lắng về lợi nhuận ròng của mình? Chúng ta sẽ thực thi luật nhập cư.

Những người nhập cư đến Đảo Ellis, năm 1920 [Thư viện Quốc hội]


Phó tổng thống đã gợi ý, mà không có bằng chứng, rằng các khoản tài trợ này đang được sử dụng để tái định cư những người nhập cư bất hợp pháp, trái với cả các yêu cầu liên bang về các khoản tài trợ và các tuyên bố của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về vấn đề này. Thêm vào đó là sự ám chỉ rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ tham gia vào các chương trình liên bang để tái định cư những người nhập cư nhằm tăng lợi nhuận, khi Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ liên tục chi nhiều hơn cho các chương trình này so với số tiền thu được, và những nhận xét của Vance mang tính chất thiếu hiểu biết và liều lĩnh.

Có rất nhiều câu hỏi công bằng cần được đặt ra về việc Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ lấy tiền từ đâu và chi tiêu như thế nào. Và có những lý do chính đáng để chính phủ muốn biết các khoản tài trợ của mình được chi tiêu như thế nào. Nhưng thật kỳ lạ khi, như phó tổng thống đã làm, cho rằng Giáo hội bằng cách nào đó đáng bị đổ lỗi vì đã thực hiện công việc đó theo hình thức và mục đích do liên bang yêu cầu của các chương trình đó.

Nếu luật nhập cư của chúng ta được hình thành kém, viết kém và thực thi kém, thì trước hết, đó là vấn đề của Nhà nước chứ không phải của Giáo hội. Giáo hội không phải là người viết ra luật nhập cư của chúng ta, mà là Quốc hội. Một chuyện là mong đợi Giáo hội tuân thủ những luật đó; một chuyện khác là đổ lỗi cho Giáo hội vì đã làm như vậy.

Tất nhiên, Giáo hội luôn thực hiện công việc chăm sóc người di cư. Giáo hội đã làm như vậy trước khi Quốc hội thiết lập loại quan hệ đối tác công tư mà chúng ta thấy ngày nay. Nếu những luật đó thay đổi, hoặc nếu tiền của liên bang cạn kiệt, Giáo hội sẽ có nghĩa vụ từ thiện phải tiếp tục thực hiện công việc đó tốt nhất có thể với bất kỳ nguồn lực nào mà mình có thể huy động được.

Đối với tất cả những bất đồng - đôi khi gay gắt - giữa các giám mục và chính quyền về vấn đề này, vẫn còn chỗ cho tiếng nói chung.

Giám mục Michael Burbidge của Arlington đã viết một tuyên bố mục vụ tuyệt vời trong đó ngài đã tóm tắt ngắn gọn bao trùm cam kết của Giáo hội trong việc bảo vệ phẩm giá của mọi người với cam kết của mình đối với lợi ích chung. Bức thư ngắn này đáng để đọc toàn bộ, nhưng nó kết thúc bằng lời nhắc nhở này:

Giáo lý Công Giáo không ủng hộ chính sách biên giới mở, mà nhấn mạnh vào cách tiếp cận hợp lý, trong đó nghĩa vụ chăm sóc người lạ được thực hiện hài hòa với nghĩa vụ chăm sóc quốc gia.

Các nghĩa vụ từ thiện không được tách biệt khỏi mối quan hệ thực sự của gia đình, Giáo hội, xã hội và quốc gia. Điều này thường bị bỏ qua, lãng quên hoặc bác bỏ trong một số nhóm nhất định. Hàng triệu công dân Hoa Kỳ cảm thấy chính phủ của họ đã yêu cầu họ phải nhường chỗ cho những người mới đến chỉ để bị mắng là không chào đón hoặc thậm chí là không theo đạo Thiên chúa vì phàn nàn về sự bất công. Chính quyền mới đã khai thác sự thất vọng này. J.D. Vance chắc chắn có vẻ hiểu được điều đó.

Và đó chính là một đóng góp mà Giáo hội có thể thực hiện một cách độc đáo, như Giám mục Burbidge đã gợi ý. Giáo hội có thể tiếp tục giảng dạy, bằng lời nói và hành động, về cách thực hiện nghĩa vụ chăm sóc người lạ sao cho hài hòa với nghĩa vụ chăm sóc đất nước.

Liệu bài học đó có được học hay không vẫn còn phải chờ xem, nhưng nó thực sự rất cần thiết.
 
Sứ điệp Ngày Truyền giáo của Đức Giáo Hoàng: Cầu nguyện giữ cho tia hy vọng của chúng ta luôn cháy sáng
Thanh Quảng sdb
17:35 06/02/2025
Sứ điệp Ngày Truyền giáo của Đức Giáo Hoàng: Cầu nguyện giữ cho "tia hy vọng" của chúng ta luôn cháy sáng

Trong Sứ điệp Ngày Truyền giáo Thế giới năm 2025, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các nhà truyền giáo rằng việc hướng về Chúa trong lời cầu nguyện là chìa khóa "để giữ cho tia hy vọng luôn cháy sáng, để nó có thể trở thành ngọn lửa lớn, soi sáng và sưởi ấm mọi người xung quanh chúng ta..."

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói cầu nguyện không chỉ là "hoạt động truyền giáo chính", mà còn là chìa khóa để "giữ cho tia hy vọng mà Chúa thắp sáng trong chúng ta luôn cháy sáng..."

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời nhắc nhở an ủi này trong Sứ điệp Ngày Truyền giáo Thế giới năm 2025, được Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố bằng nhiều ngôn ngữ vào thứ năm (6/2/2025). Giáo hội sẽ kỷ niệm Ngày Thế giới lần thứ 99 vào ngày 19 tháng 10.

Đức Giáo Hoàng bắt đầu thông điệp của mình bằng cách nhắc lại rằng Ngày Truyền giáo Thế giới năm nay có cốt lõi là "hy vọng", ĐTC giải thích rằng vì lý do này, ngài đã chọn khẩu hiệu của ngày này là: "Những nhà truyền giáo của hy vọng giữa muôn dân", khẩu hiệu này nhắc nhở các Kitô hữu và toàn thể Giáo hội "về ơn gọi cơ bản của chúng ta là trở thành sứ giả và người xây dựng hy vọng theo bước chân của Chúa Kitô".

Trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng bày tỏ mong muốn rằng Ngày này sẽ là thời gian của ân sủng, trước khi tiếp tục suy ngẫm về ba khía cạnh trong bản sắc truyền giáo Kitô giáo của chúng ta.

Được truyền cảm hứng để noi theo bước chân của Người

Đầu tiên, khi suy ngẫm về việc noi theo bước chân của Chúa, ngài khuyến khích, "Mong rằng chúng ta cũng cảm thấy được truyền cảm hứng để bước theo bước chân của Chúa Giêsu để trở thành, với Người và trong Người, những dấu hiệu và sứ giả của hy vọng cho tất cả mọi người, ở mọi nơi và hoàn cảnh mà Chúa đã ban cho chúng ta để sống".

Tiếp theo, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh "Những Kitô hữu, người mang và người xây dựng hy vọng giữa muôn dân".

"Khi noi theo Chúa Kitô", ngài thúc giục, "các Kitô hữu được kêu gọi truyền bá Tin Mừng bằng cách chia sẻ hoàn cảnh sống cụ thể của những người họ gặp, và do đó trở thành người mang và xây dựng hy vọng".

"Nối theo tiếng gọi của Chúa", ngài nhấn mạnh, "anh chị em đã ra đi đến các quốc gia khác để làm cho tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô được biết đến.

"Vì điều này", ngài tiếp tục, "Cha vô cùng cảm ơn anh chị em! Cuộc sống của anh chị em là lời đáp trả rõ ràng cho lệnh truyền của Chúa Kitô phục sinh, Đấng đã sai các môn đồ của Ngài đi truyền giáo cho mọi dân tộc".

"Cha vô cùng cảm ơn anh chị em! Cuộc sống của anh chị em là lời đáp trả rõ ràng cho lệnh truyền của Chúa Kitô phục sinh, Đấng đã sai các môn đồ của Ngài đi truyền giáo cho mọi dân tộc".

Những điềm báo về một nhân loại mới


Theo cách này, Đức Giáo Hoàng nói với họ rằng họ là những dấu hiệu của "ơn gọi phổ quát" của những người đã chịu phép rửa tội để trở thành, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần và nỗ lực hằng ngày, "những nhà truyền giáo giữa mọi dân tộc và những chứng nhân cho niềm hy vọng lớn lao mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta".

Được thúc đẩy bởi niềm hy vọng lớn lao này, ngài nói, các cộng đồng Kitô hữu có thể là "những điềm báo về một nhân loại mới trong một thế giới, ở những khu vực 'phát triển' nhất, cho thấy những triệu chứng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nhân đạo", được chứng kiến thông qua "cảm giác hoang mang, cô đơn và thờ ơ lan rộng đối với nhu cầu của người già, và sự miễn cưỡng trong việc nỗ lực giúp đỡ những người hàng xóm đang gặp khó khăn".

Trong các quốc gia tiên tiến nhất về công nghệ, Đức Thánh Cha tiếp tục nhận xét rằng "sự gần gũi" đang biến mất. "Tất cả chúng ta đều kết nối với nhau, nhưng không liên quan đến nhau. Sự ám ảnh với hiệu quả và sự gắn bó với những thứ vật chất và tham vọng đang khiến chúng ta trở nên ích kỷ và không có khả năng vị tha."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Phúc âm, được trải nghiệm trong cuộc sống của một cộng đồng, có thể khôi phục chúng ta thành "một nhân loại toàn diện, khỏe mạnh và được cứu chuộc."

“Phúc âm, được trải nghiệm trong cuộc sống của một cộng đồng, có thể khôi phục chúng ta thành một nhân loại toàn diện, khỏe mạnh và được cứu chuộc.”

Vì lý do này, Đức Giáo Hoàng tái kêu gọi tất cả các tín hữu hãy đặc biệt chú ý đến người nghèo, người yếu đuối, người già và người bị loại trừ, và thực hiện điều đó "với 'phong cách' gần gũi, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng của Chúa.

Được đổi mới trong linh đạo Phục sinh

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng chuyển sang khía cạnh thứ ba của "Đổi mới sứ mệnh hy vọng."

"Đối mặt với sự cấp bách của sứ mệnh hy vọng ngày nay", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, "các môn đệ của Chúa Kitô được kêu gọi trước tiên khám phá cách trở thành "thợ thủ công" của hy vọng và là người khôi phục lại một nhân loại thường bị phân tâm và bất hạnh.

Đức Thánh Cha nhắc lại, các nhà truyền giáo của hy vọng là "những người nam và nữ của lời cầu nguyện", "vì 'người hy vọng là người cầu nguyện.'"

"Chúng ta đừng quên", ngài nhấn mạnh, "rằng cầu nguyện là hoạt động truyền giáo chính và đồng thời là 'sức mạnh đầu tiên của hy vọng.'"

"Chúng ta đừng quên rằng cầu nguyện là hoạt động truyền giáo chính và đồng thời là 'sức mạnh đầu tiên của hy vọng.'"

Ghi nhớ điều này, Đức Giáo Hoàng thúc giục các nhà truyền giáo "làm mới sứ mệnh hy vọng, bắt đầu từ lời cầu nguyện, đặc biệt là lời cầu nguyện dựa trên lời Chúa và đặc biệt là các Thánh vịnh, bản giao hưởng cầu nguyện vĩ đại mà nhạc sĩ là Chúa Thánh Thần".

Giữ tia hy vọng sống động qua lời cầu nguyện

"Bằng cách cầu nguyện", Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngạc nhiên, "chúng ta giữ cho tia hy vọng được Chúa thắp sáng trong chúng ta sống động, để nó có thể trở thành ngọn lửa lớn, soi sáng và sưởi ấm mọi người xung quanh chúng ta, bằng những hành động và cử chỉ cụ thể mà chính lời cầu nguyện truyền cảm hứng".

"Bằng cách cầu nguyện, chúng ta giữ ngọn lửa hy vọng được Chúa thắp sáng trong chúng ta, để nó có thể trở thành ngọn lửa lớn, soi sáng và sưởi ấm mọi người xung quanh chúng ta"

Truyền giáo, ngài nhấn mạnh, luôn là một quá trình cộng đồng, giống như chính hy vọng của Kitô giáo. "Quá trình đó không kết thúc bằng việc rao giảng Phúc âm ban đầu và với Bí tích Rửa tội, nhưng tiếp tục", ngài giải thích, "với việc xây dựng các cộng đồng Kitô giáo thông qua việc đồng hành với mọi người đã chịu phép rửa trên con đường của Phúc âm".

Cầu nguyện và hành động

Công việc truyền giáo, ngài nhấn mạnh, đòi hỏi phải cầu nguyện và hành động như một cộng đồng.

Do đó, Đức Giáo Hoàng mời gọi, "Cha kêu gọi tất cả các bạn, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi, hãy tích cực tham gia vào sứ mệnh truyền giáo chung của Giáo hội bằng chứng tá cuộc sống và lời cầu nguyện, bằng sự hy sinh và lòng quảng đại của các bạn."

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bằng cách kêu gọi tất cả các tín hữu hướng về Đức Maria, Mẹ Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Năm Thánh này, cùng với tất cả những năm tháng sắp tới.

"Cha kêu gọi tất cả các bạn, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi, hãy tích cực tham gia vào sứ mệnh truyền giáo chung của Giáo hội bằng chứng tá cuộc sống và lời cầu nguyện, bằng sự hy sinh và lòng quảng đại của các bạn." Giữ ngọn lửa hy vọng sống động qua lời cầu nguyện

"Bằng cách cầu nguyện", Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỡ ngàng cho hay, "chúng ta giữ ngọn lửa hy vọng được Chúa thắp sáng trong chúng ta, để nó có thể trở thành ngọn lửa lớn, soi sáng và sưởi ấm mọi người xung quanh chúng ta, cũng như bằng những hành động và cử chỉ cụ thể mà chính lời cầu nguyện truyền cảm hứng".

"Bằng cách cầu nguyện, chúng ta giữ ngọn lửa hy vọng được Chúa thắp sáng trong chúng ta, để nó có thể trở thành ngọn lửa lớn, soi sáng và sưởi ấm mọi người xung quanh chúng ta"

Truyền giáo, ngài nhấn mạnh, luôn là một quá trình cộng đồng, giống như chính hy vọng của Kitô giáo. "Quá trình đó không kết thúc bằng việc rao giảng Phúc âm ban đầu và với Bí tích Rửa tội, nhưng tiếp tục", ngài giải thích, "với việc xây dựng các cộng đồng Kitô giáo thông qua việc đồng hành với mỗi người đã chịu phép rửa trên con đường của Phúc âm".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Hội Bảo Trợ Ơn Gọi DCCT ăn mừng tân niên Ất Tỵ tại DCCT Dallas
Trần Mạnh Trác
22:07 06/02/2025
Xem hình ảnh

Thứ Bảy ngày 1 tháng 2 vừa qua, cũng là ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, các chi hội bảo trợ Ơn Gọi DCCT ở quanh vùng Dallas và Ft Worth đả tề tựu rất đông tại DCCT Dallas để ăn mừng Tân Niên.

Gọi chung là Dallas-Ft Worth, nhưng thực ra số hội viên đã không chỉ ở 2 nơi Dallas và Ft Worth mà thôi, nhưng một số lớn đã đến từ hai thành phố Arlington và Grd Prairie là các thành phố nằm ở giửa vùng.

Ngoài các hội viên ra, còn có sự hiện diện của nhiều tu sĩ đến từ các dòng Trinh Vương (ở Irving), dòng Mến Thánh Giá (từ Arlington) và dòng Si Tô (Irving).

Cha Giám Phụ Tỉnh DCCT VN Hải Ngoại, LM Đa Minh Nguyễn Phi Long, CSsR, đã ứng khẩu một bài giảng có thể gọi là “Thần Sầu Quỉ Khốc” với đề tài “Con Rắn”…Nhờ Ngài mà nay tôi biết được là chính Chúa Giê Su cũng đã dạy chúng ta phải khôn như rắn đấy!

Không tin ư? thì hãy đọc đoạn kinh thánh (Matthew 10:16) mà xem. Chúa đã nói “ Các ngươi hãy khôn như loài rắn” mà lại…

Nhưng thật ra, chỉ nói như thế mà thôi thì quả là chúng ta đã phạm phải một tội gọi là “Trích dẫn sai lệch bằng cách lấy ra khỏi bối cảnh” có thể dẫn đến hiểu lầm. Ít ra thì cũng phạm một lỗi rất nặng về Văn Chương gọi là “Trích từ ra khỏi ngữ cảnh” (Out of context).

Bởi vậy Cha Long đã giải thích ngay sau đó là Chúa đã nói thêm rằng “và hiền lành như giống Bồ Câu”.

Đó là 2 vế “bất khả phân ly” của lời Chúa phán.

“Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên đi vào giữa bầy muông-sói. Vậy, hãy khôn như loài rắn, hiền lành như loài bồ-câu” (“Behold, I send you forth as sheep in the midst of wolves: be ye therefore wise as serpents, and harmless as doves" (Matthew 10:16)).

Như loài rắn, nhưng là “con rắn đồng” chữa bệnh của ông Môi Se, chứ không phải là “con rắn quỉ quyệt” gây thảm họa cho loài người của bà Evà.
 
VietCatholic TV
Thiên bất dung gian: Starlink chôm trục trặc, Nga thảm bại. Kyiv pháo đúng chỗ độc dân Nga hốt hoảng
VietCatholic Media
03:03 06/02/2025


1. Starlink của Quân đội Nga bị mất điện hàng loạt ở tiền tuyến Ukraine dẫn đến những chiến bại nghiêm trọng

Tỷ phú Elon Musk luôn phủ nhận việc Mạc Tư Khoa có thể khai thác Starlink. Tuy nhiên, trong thực tế chiến trường, quân đội Nga đang tận dụng Starlink trong các mặt trận ở Ukraine và ở tỉnh Kursk tại Nga, và ngày càng dựa vào Starlink để giành lợi thế trước quân Ukraine.

Trong một diễn biến ngoạn mục, hôm Thứ Tư, 05 Tháng Hai, một số blogger quân sự có ảnh hưởng của Nga cho biết, binh lính Nga đang chiến đấu chống lại quân đội Ukraine đã mất một phần quyền truy cập vào dịch vụ kết nối internet Starlink dẫn đến hàng loạt các thất bại quanh Novopavlivka, Pokrovsk, và Toretsk.

Quân đội Ukraine cho biết vào tháng 2 năm ngoái rằng lực lượng Nga đã sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink dọc theo các khu vực do Nga kiểm soát tại Ukraine, đặc biệt là Lữ đoàn Dù biệt lập số 83 của Nga mà họ cho biết đang hoạt động ở khu vực Donetsk phía đông vào thời điểm đó.

Cơ quan tình báo quân sự Kyiv khi đó cho biết việc Nga sử dụng công nghệ truyền thông vệ tinh đang nhanh chóng trở nên “có hệ thống”. Lực lượng của Ukraine đã dựa rất nhiều vào khả năng truy cập internet của Starlink để liên lạc trên chiến trường và để kiểm soát đội máy bay điều khiển từ xa khổng lồ của Ukraine.

Starlink hoạt động bằng cách sử dụng hàng ngàn vệ tinh quỹ đạo Trái Đất tầm thấp để cung cấp kết nối internet cho người dùng.

Starlink thuộc sở hữu và được điều hành bởi công ty hàng không vũ trụ SpaceX của Elon Musk, và chiếm một tỷ lệ lớn các vệ tinh đang hoạt động. Musk—hiện là đồng minh và cố vấn đáng tin cậy của Tổng thống Donald Trump—đã kịch liệt phủ nhận việc Starlink đang được bán cho Nga, mặc dù việc Nga sử dụng nó ở Ukraine là một thực tế phổ biến.

Đầu năm ngoái, SpaceX cho biết công ty sẽ hủy kích hoạt bất kỳ thiết bị đầu cuối Starlink nào mà họ phát hiện đang được sử dụng bởi “bên bị trừng phạt hoặc không được phép”.

Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cho biết vào tháng 2 năm 2024 rằng Starlink “không phải là hệ thống được chúng tôi chứng nhận” và do đó “không thể được sử dụng chính thức theo bất kỳ cách nào”.

Ít nhất ba tài khoản Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh đã đưa tin trong những ngày gần đây rằng một số chiến binh của Nga dọc hàng trăm dặm tiền tuyến xuyên qua Ukraine đã mất quyền truy cập vào Starlink gây ra các tổn thất nghiêm trọng.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 06 Tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, xác nhận trong 24 giờ của ngày Thứ Tư, 05 Tháng Hai, Nga mất 1140 sĩ quan và binh lính, cùng 9 xe tăng, 12 xe thiết giáp, 52 hệ thống pháo, 99 máy bay điều khiển từ xa, và đặc biệt nghiêm trọng là 157 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Một tài khoản cho biết quyền truy cập của Nga đã bị gián đoạn đối với khoảng một phần mười các thiết bị đầu cuối Starlink đang sử dụng. Một tài khoản khác trên ứng dụng nhắn tin Telegram, do một phóng viên chiến tranh tự nhận điều hành, đã báo cáo về “việc chặn hàng loạt các thiết bị đầu cuối Starlink.

Một kênh khác không nêu rõ có bao nhiêu thiết bị đầu cuối bị ảnh hưởng nhưng cho biết “không phải tất cả” đều bị ảnh hưởng.

Tháng 5 năm ngoái, trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách vũ trụ tại Ngũ Giác Đài, John Plumb, đã nói với Bloomberg rằng Hoa Kỳ “đang tích cực hợp tác với chính phủ Ukraine và SpaceX để chống lại việc Nga sử dụng trái phép các thiết bị đầu cuối Starlink”.

Plumb nói thêm rằng “Vào thời điểm này, chúng tôi đã thành công trong việc ngăn chặn việc sử dụng công nghệ của Nga” nhưng ông tin rằng Mạc Tư Khoa sẽ có thể tận dụng những cách thức mới để sử dụng công nghệ này cho nỗ lực chiến tranh của mình.

John Plumb, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ về chính sách vũ trụ, nói với Bloomberg vào tháng 5 năm 2024: “Tôi chắc chắn Nga sẽ tiếp tục cố gắng tìm cách khai thác Starlink và các hệ thống truyền thông thương mại khác”.

Không rõ lực lượng Nga sẽ có thể sử dụng Starlink ở quy mô nào trong những tuần và tháng tới, khi Musk đang ngày càng trở thành tiếng nói nổi bật hơn trong chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cam kết làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

[Newsweek: Russian Army Hit by Mass Starlink Outages on Ukraine Frontline: Reports]

2. ‘Tôi coi ông ấy là đối phương’ - Zelenskiy nói rằng ông sẵn sàng ngồi đối diện với Putin trong các cuộc đàm phán hòa bình

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Putin nếu đó là giải pháp duy nhất mang lại hòa bình cho Ukraine, tổng thống nói với nhà báo người Anh Piers Morgan trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 4 tháng 2.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thúc giục Zelenskiy và Putin “thực hiện một thỏa thuận” để chấm dứt chiến tranh và cam kết làm trung gian cho lệnh ngừng bắn trong vòng sáu tháng đầu nhiệm kỳ của ông.

Zelenskiy cho biết Ukraine đã sẵn sàng chấm dứt “giai đoạn nóng” của cuộc chiến và việc nước này sẵn sàng đàm phán với Nga được coi là một sự thỏa hiệp.

“Chúng tôi sẽ nói chuyện với Putin.... Ngay cả cuộc trò chuyện với Putin cũng là một sự thỏa hiệp,” Zelenskiy nói với Morgan.

Khi được hỏi ông sẽ cảm thấy thế nào khi ngồi đối diện với Putin trong một cuộc họp trực tiếp, Zelenskiy đã bác bỏ cảm nghĩ cá nhân của mình về vấn đề này.

“Nếu đó là cách duy nhất mà chúng ta có thể mang lại hòa bình cho người dân Ukraine và không mất đi người dân, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện cách này... Thái độ của tôi đối với ông ta có quan trọng gì chứ?” Zelenskiy nói.

“Tôi sẽ không tử tế với anh ta, tôi coi anh ta là đối phương. Và thành thật mà nói, tôi tin rằng anh ta cũng coi tôi là đối phương.”

Zelenskiy nhắc lại rằng quá trình đàm phán nên bao gồm Ukraine, Hoa Kỳ, Liên minh Âu Châu và Nga. Ông cũng nói rằng Kyiv không muốn thừa nhận bất kỳ vùng đất nào bị tạm chiếm của Ukraine là lãnh thổ của Nga.

[Kyiv Independent: 'I consider him an enemy' — Zelensky says he's ready to sit opposite Putin in peace talks]

3. Báo cáo của Nga cho rằng đồng minh Putin bị đánh bom cảm tử

Hôm Thứ Tư, 05 Tháng Hai, các phương tiện truyền thông Nga trích dẫn nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật, cho rằng vụ nổ bom hôm thứ Hai khiến một đồng minh của Putin thiệt mạng có thể là một vụ tấn công tự sát.

Armen Sarkisyan, người sáng lập Trung Đoàn ly khai Arbat chiến đấu cho Nga ở, đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại một tòa nhà chung cư sang trọng ở Mạc Tư Khoa.

Sarkisyan là đồng minh của Putin, người đã chiến đấu chống lại Kyiv. Nhóm bán quân sự mà ông thành lập hoạt động ở vùng biên giới Kursk của Nga và bao gồm “những kẻ tái phạm bị kết án vì những tội nghiêm trọng”, theo cơ quan đặc biệt của Ukraine.

Trung đoàn Arbat hoạt động dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Nga, bắt đầu tại Donbass, và sau đó đã hoạt động tại khu vực Kursk kể từ mùa hè năm 2024 để đối phó với cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine.

Truyền thông nhà nước Nga ban đầu đưa tin vào thứ Hai rằng Sarkisyan đã bị thương nặng trong một vụ ám sát khi một vụ nổ xảy ra ở tầng một của một tòa nhà chung cư cao cấp ở Mạc Tư Khoa có tên là “Scarlet Sails” hay “Cánh buồm đỏ thắm”.

Theo báo cáo, thiết bị nổ đã phát nổ khi Sarkisyan bước vào tòa nhà cùng với đội bảo vệ của mình. Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin rằng một người đã thiệt mạng và bốn người khác bị thương trong vụ nổ.

Trong cố gắng trấn an dư luận, RIA Novosti, một hãng thông tấn nhà nước khác, đưa tin hôm thứ Hai rằng Sarkisyan đã sống sót sau vụ nổ nhưng chân của anh sẽ phải cắt bỏ. Trong khi đó, một số tài khoản người Nga trên Telegram cho biết chân của Sarkisyan đã bị thổi bay trong vụ nổ.

Đến trưa thứ Hai, các hãng thông tấn Nga như báo Kommersant và Izvestia bắt đầu đưa tin Sarkisyan đã qua đời.

Trong khi các báo cáo ban đầu chưa được xác minh cho biết quả bom có thể đã được đặt trong hành lang tại tòa nhà trước vụ tấn công, hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin hôm Thứ Tư, 05 Tháng Hai, rằng vụ nổ có khả năng là do một kẻ đánh bom tự sát thực hiện. Interfax cho biết một phát ngôn nhân của lực lượng thực thi pháp luật đã nói với họ rằng kẻ đánh bom dường như đã “kích nổ một thiết bị nổ mà hắn mang theo”.

Kommersant trích dẫn nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật cho biết đoạn phim giám sát được cho là đã cho thấy một quả mìn chống người phát nổ gần một người đàn ông đã tiếp xúc với Sarkisyan.

Nguồn tin cảnh sát được các hãng thông tấn Nga trích dẫn cho biết kẻ đánh bom được cho là một công dân Armenia có thể đã tham gia vào cuộc đấu tranh giành quyền lực với Sarkisyan. Interfax lưu ý rằng nếu có bất kỳ bằng chứng nào liên kết Ukraine với vụ việc, vụ việc sẽ được điều tra như một hành động khủng bố.

Tuy nhiên, giả thuyết này đang vấp phải những nghi ngờ vì người ta không tìm thấy xác của sát thủ. Có vẻ như giả thuyết này nhằm mục đích trấn an dư luận. Thật vậy, nếu vụ ám sát này do biệt kích Ukraine gây ra bất kể Sarkisyan lúc nào cũng có vệ sĩ bao quanh, thì điều đó gây ra một sự khiếp sợ bao trùm các nhân vật tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine.

Ủy ban điều tra khu vực Mạc Tư Khoa cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai: “Các điều tra viên và chuyên gia pháp y từ Ủy ban điều tra thủ đô, cùng với các dịch vụ hoạt động, đang kiểm tra hiện trường vụ việc. Các hành động điều tra và hoạt động tìm kiếm hoạt động đang được tiến hành nhằm xác định tất cả các tình tiết của vụ việc.”

Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết cuộc điều tra về vụ nổ giết chết Sarkisyan vẫn đang được tiến hành.

[Newsweek: Putin Ally's Death Was Result of Suspected Suicide Bombing: Reports]

4. Hoa Kỳ đang dẫn đầu ‘các cuộc đàm phán rất mang tính xây dựng về Ukraine’, Tổng thống Donald Trump nói

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào ngày 4 tháng 2 rằng Hoa Kỳ đang liên lạc với cả giới lãnh đạo Nga và Ukraine về cuộc chiến, đồng thời gọi các cuộc đàm phán là “mang tính xây dựng”.

“Chúng tôi đang có những cuộc đàm phán rất tốt, rất mang tính xây dựng về Ukraine. Và chúng tôi đang nói chuyện với người Nga. Chúng tôi đang nói chuyện với giới lãnh đạo Ukraine”, Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc họp báo tại Washington với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng và chấm dứt cuộc chiến toàn diện đang tiến gần đến mốc ba năm nhưng chưa tiết lộ cụ thể về cách ông dự định đạt được điều đó.

Ukraine cho biết họ đang liên lạc với nhóm của Tổng thống Donald Trump và hoàn thiện các chi tiết cho chuyến thăm đầu tiên của phái đoàn Hoa Kỳ, bao gồm cả đặc phái viên tổng thống Keith Kellogg.

Tổng thống Hoa Kỳ trước đó cũng đã bày tỏ ý định gặp trực tiếp Putin, chấm dứt tình trạng cô lập ngoại giao mà cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden áp đặt lên nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh.

Mạc Tư Khoa hoan nghênh lời đề nghị của Tổng thống Donald Trump nhưng cho biết chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra cho cuộc gặp.

“Đây là một cuộc thảm sát đang diễn ra trên những vùng đất nông nghiệp tươi đẹp của Ukraine, và chúng ta phải ngăn chặn nó... Đây là một thảm kịch của con người, và chúng ta sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn nó,” Tổng thống Donald Trump nói, nhắc lại tuyên bố trước đây của ông rằng cuộc xâm lược sẽ không bao giờ xảy ra nếu ông đang tại nhiệm vào thời điểm đó.

Những lời chỉ trích trước đây của Tổng thống Donald Trump về sự ủng hộ của Tổng thống Biden dành cho Ukraine và sự đồng cảm công khai của ông với nhà lãnh đạo Nga đã làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể cắt giảm viện trợ hoặc đạt được một thỏa thuận bất lợi cho Kyiv.

Kể từ khi nhậm chức, tổng thống Hoa Kỳ đã có lập trường đối đầu hơn với Mạc Tư Khoa, đe dọa áp thuế và trừng phạt trừ khi Putin đồng ý đàm phán.

[Kyiv Independent: US leading 'very constructive talks on Ukraine,' Tổng thống Donald Trump says]

5. Người Nga được khuyên không nên hoảng sợ khi cuộc tấn công vào nhà máy khí đốt gây ra mùi hôi thối

Chính quyền Nga đã cố gắng xoa dịu lo ngại về mùi hôi nồng nặc phát ra sau vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào một cơ sở giải quyết khí đốt tự nhiên. Trong khi đó, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đưa ra những cảnh báo trừng phạt nghiêm khắc những người tung tin đồn gây hoang mang trong xã hội.

Nhà máy giải quyết khí Astrakhan ở khu vực phía Nam nước Nga đã bị mảnh vỡ rơi trúng vào hôm thứ Hai trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa gây ra hỏa hoạn và phải đóng cửa.

Sau khi người dân phàn nàn về tình trạng khó thở và mùi hôi do vụ tấn công gây ra, thống đốc khu vực Astrakhan khẳng định không có nguy cơ nào đối với sức khỏe. Thông báo của ông ta được đưa ra khi người dân lũ lượt di tản sang các khu vực khác vì e sợ hít phải khí độc có thể dẫn đến tử vong. Các mạng xã hội Nga tràn ngập các cảnh báo cho rằng hít phải thứ khí độc này về lâu dài có thể dẫn đến ung thư khiến nhiều người lo lắng. Bất kể các cảnh báo của FSB, mạng xã hội Nga vẫn tràn ngập các tin đồn rất dễ sợ.

Mặc dù không trực tiếp nhận trách nhiệm, Ukraine vẫn tiếp tục các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở hạ tầng năng lượng và quân sự của Nga với mục đích làm tê liệt cỗ máy quân sự của nước này.

Cuộc tấn công vào Astrakhan, một thành phố có gần nửa triệu dân, cho thấy phạm vi hoạt động của máy bay điều khiển từ xa của Ukraine. Thiệt hại đối với nhà máy chế biến là một đòn giáng mạnh vào Mạc Tư Khoa, vì đây là một trong những khu phức hợp hóa chất khí đốt lớn nhất thế giới.

Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, phát biểu trên Telegram bên cạnh hình ảnh vụ nổ vào ban đêm rằng địa điểm ở Astrakhan là một trong nhiều mục tiêu của máy bay điều khiển từ xa Ukraine vào ngày 3 tháng 2.

Nhà máy bị tấn công vì đây là một trong những cơ sở năng lượng quan trọng của Nga, nơi giải quyết khí ngưng tụ và sản xuất xăng và dầu diesel. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng cho biết lực lượng phòng thủ của họ đã tấn công một nhà máy lọc dầu ở Volgograd.

Người dân ở Astrakhan đã phàn nàn về mùi hôi và báo cáo các vấn đề về hô hấp. Thống đốc Astrakhan, Igor Babushkin, cho biết thành phố bị bao phủ bởi một đám mây khí đốt tự nhiên có mùi đặc trưng do quá trình giải quyết.

Nhưng ông nhấn mạnh rằng khí đốt tự nhiên không gây nguy hiểm cho sức khỏe ở không gian mở và ông nói thêm rằng phẩm chất không khí sẽ sớm trở lại bình thường khi khí đốt di chuyển ra khỏi thành phố.

Babushkin cho biết một nhóm đang làm việc để sửa chữa địa điểm này và quá trình khởi động lại sản xuất đang được tiến hành, bao gồm cả việc đốt cháy nhiên liệu, mặc dù ông không nói rõ hoạt động sản xuất nào đang được khởi động lại.

Người dùng mạng xã hội đã đưa ra những bình luận mỉa mai về những lời trấn an này, một người đăng trên Telegram rằng “hãy hít thở thật sâu”, trong khi một người khác nói rằng thống đốc nên “cho chúng tôi biết điều gì khác tốt cho sức khỏe của bạn”.

Thống đốc Astrakhan Igor Babushkin cho biết trong một tuyên bố: “Kính gửi người dân, sáng nay thành phố đã bị bao phủ bởi một đám mây khí đốt tự nhiên, có mùi đặc trưng xuất hiện sau khi giải quyết. Tôi muốn cảnh báo người dân Astrakhan rằng trong những ngày tới trước khi nhà máy trở lại chế độ hoạt động theo lịch trình, những tình huống như vậy có thể xảy ra”.

Ông nói thêm: “Khí đốt tự nhiên không gây nguy hiểm cho sức khỏe ở không gian mở và phẩm chất không khí sẽ sớm trở lại bình thường trong tương lai gần.

Theo Reuters, trích dẫn lời các chuyên gia trong ngành, hoạt động sản xuất nhiên liệu động cơ tại địa điểm này có thể sẽ bị đình chỉ trong vài tháng.

Các cuộc tấn công của Ukraine vào các cơ sở quân sự và công nghiệp của Nga có khả năng sẽ tiếp tục.

[Newsweek: Russians Told Not to Panic as Attack on Gas Plant Unleashes Putrid Smell]

6. Sau khi mất 15.000 xe, một số quân đội Nga ở Ukraine đang cưỡi ngựa

Có lẽ điều này là không thể tránh khỏi khi số xe của Nga bị mất ở Ukraine vượt quá 15.000 chiếc, sản xuất xe mới chậm lại và lượng xe cũ thời Chiến tranh Lạnh đã cạn kiệt vào cuối năm ngoái, nên quân đội Nga ở Ukraine cuối cùng phải đi ngựa.

Cuối cùng thì điều đó cũng đã xảy ra. Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội tuần này cho thấy cảnh hai người lính Nga cưỡi ngựa băng qua vùng đất lầy lội của Ukraine. “Nhìn kìa, những chàng trai ở Ukraine đã đóng yên ngựa”, một người lính nói đùa.

Bị buộc phải băng qua vùng đất không người ở đầy rẫy mìn, pháo binh và máy bay điều khiển từ xa tuần tra để duy trì các cuộc tấn công kéo dài một năm ở miền đông Ukraine—cũng như cuộc phản công mới hơn của họ nhằm vào vị trí nhô ra do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Kursk, phía tây nước Nga—các trung đoàn cơ giới của Nga đã mất 6.000 xe thiết giáp mỗi năm.

Quá nhiều để các nhà máy của Nga có thể thay thế. Nga có thể chế tạo khoảng 200 xe chiến đấu BMP-3 mới và 90 xe tăng T-90M mới mỗi năm cũng như vài trăm xe thiết giáp mới khác, bao gồm xe chiến đấu bánh lốp BTR-82.

Phóng viên chiến tranh người Nga Roma Sapozhnikov đổ lỗi cho các nhà quản lý công nghiệp. “Cảm giác là những người chịu trách nhiệm tái vũ trang cho quân đội bằng [xe chiến đấu bọc thép] và xe tăng… đã đóng băng và tách mình ra khỏi các vấn đề của mặt trận và quân đội của đất nước đang có chiến tranh,” ông viết.

Trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh kéo dài ba năm, Điện Cẩm Linh đã thoải mái bù đắp khoảng cách bốn chữ số giữa tổn thất và sản lượng bằng cách đưa những phương tiện cũ từ thời Chiến tranh Lạnh ra khỏi nơi lưu trữ lâu dài.

Các bãi chứa đồ thời Chiến tranh Lạnh từng chứa một lượng lớn xe tăng cũ và các loại xe thiết giáp khác. Nhưng giờ đây, ngay cả những kho dự trữ này cũng đang cạn kiệt. Nhà phân tích nguồn mở Jompy đã xem xét kỹ lưỡng ba bãi đỗ xe và kết luận rằng hầu hết các xe còn lại đã không di chuyển trong nhiều năm. Jompy giải thích rằng “Một chiếc xe không di chuyển trong thời gian dài như vậy là một chiếc xe chết”.

Với xe thiết giáp—kể cả xe rất cũ—ngày càng trở nên hiếm hoi trong biên chế của Nga, nhiều nhóm tấn công của Nga đang đi trên xe tải dân sự và xe nhỏ gọn. Ngựa có thể là mục tiêu tiếp theo.

Sapozhnikov viết rằng việc phi cơ giới hóa này khiến bộ binh Nga phải chịu hỏa lực yếu ớt của Ukraine—và khiến nhiều binh lính tử trận không cần thiết. Một nguồn tin cho biết với Sapozhnikov rằng các phương tiện dân sự, được đưa vào phục vụ ở tuyến đầu, là “thứ hoàn toàn vô dụng, đốt cháy và giết chết binh lính của chúng ta”.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Nga đang thua trong cuộc chiến tranh rộng lớn hơn. Vấn đề tạo ra lực lượng của Nga tệ đến mức nào thì vấn đề của Ukraine còn tệ hơn.

“Lực lượng Nga đang chịu tổn thất nặng nề”, nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine giải thích. “Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tiến quân ở nhiều khu vực mà lực lượng phòng thủ của Ukraine bị kéo mỏng do thiếu hụt nhân lực—và nơi mà Nga có thể tập trung quân số vượt trội”.

[Forbes: After Losing 15,000 Vehicles, Some Russian Troops In Ukraine Are Riding Horses]

7. Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Donald Trump “không cam kết” gửi quân đội Hoa Kỳ tới Gaza

Trong cuộc họp báo chiều Thứ Tư, 05 Tháng Hai, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt cho biết Tổng thống Donald Trump “không cam kết” sẽ gửi quân đội Hoa Kỳ đến Dải Gaza.

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gặp nhau vào thứ Ba tại Tòa Bạch Ốc. Cuộc gặp này có sức nặng địa chính trị đáng kể khi Tổng thống Donald Trump và Netanyahu thảo luận về tương lai của lệnh ngừng bắn mong manh ở Gaza, khả năng bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê Út, và các chiến lược chống lại tham vọng hạt nhân của Iran. Netanyahu đang chịu áp lực từ các thành viên liên minh cực hữu để tiếp tục các hành động thù địch, trong khi Tổng thống Donald Trump, người đã nhận công làm trung gian cho lệnh ngừng bắn, muốn thấy lệnh ngừng bắn được duy trì.

Leavitt đã được hỏi một số câu hỏi liên quan đến phát biểu của Tổng thống Donald Trump về việc Hoa Kỳ “tiếp quản” vùng Gaza đang bị chiến tranh tàn phá.

Leavitt cho biết hôm thứ Tư khi trả lời câu hỏi về phát biểu của Tổng thống Donald Trump, “Tổng thống không cam kết điều động quân trên thực địa ở Gaza... Hoa Kỳ sẽ không trả tiền cho việc tái thiết Gaza. Đây là một ý tưởng đột phá... mục tiêu của ông là hòa bình lâu dài ở Trung Đông cho tất cả mọi người trong khu vực.”

Vào thứ Ba, Tổng thống Donald Trump đã đề xuất một kế hoạch để Hoa Kỳ “tiếp quản” quyền kiểm soát Gaza và di dời cư dân Palestine đến các quốc gia lân cận như Ai Cập và Jordan. Tổng thống đã đưa ra những nhận xét đó trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc.

Tổng thống đưa ra đề xuất của mình như một dự án tái phát triển, nói rằng Gaza có thể trở thành “Riviera của Trung Đông”, đồng thời mô tả vùng lãnh thổ này là “bãi phá hủy”.

Tuyên bố này đã vấp phải sự phản đối rộng rãi từ các nhà lãnh đạo thế giới, những người lên án đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế. Quan chức cao cấp của Hamas Sami Abu Zuhri cũng bác bỏ bình luận của Tổng thống Donald Trump, cảnh báo về khả năng “hỗn loạn”.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Tư, Leavitt cho rằng đề xuất này không yêu cầu Tổng thống Donald Trump và đất nước phải “dính líu vào các cuộc xung đột ở nước ngoài”.

Thượng nghị sĩ Brian Schatz trong một tuyên bố gửi đến Newsweek nhận định rằng: “Một giải pháp hai nhà nước, mà các chính quyền Dân chủ và Cộng hòa đã ủng hộ trong nhiều thập niên, phải tiếp tục là chính sách của Hoa Kỳ. Người Palestine, bao gồm cả những người ở Gaza, xứng đáng có cơ hội có một tương lai tốt đẹp hơn, nơi họ có thể sống trong phẩm giá và an ninh. Người Israel và người Palestine đều xứng đáng có các nhà nước riêng biệt, không thể chuyển nhượng và được công nhận lẫn nhau, cùng tồn tại song song trong hòa bình.”

Dư luận tại Ukraine tỏ ra đặc biệt âu lo trước kế hoạch “Riviera Trung Đông” của Tổng thống Trump. Nó sẽ khiến Hoa Kỳ vướng vào cuộc xung đột khốc liệt trong khu vực này. Đồng thời, Nga có thể biện minh cho hành vi xâm lược Ukraine nếu Hoa Kỳ tiếp quản và sở hữu Gaza.

[Newsweek: White House Says Trump 'Not Committed' to Sending US Troops to Gaza]

8. Ngoại trưởng Anh Lammy đến Kyiv

Ngoại trưởng Anh David Lammy đã đến Kyiv vào ngày 5 tháng 2 để thảo luận về hợp tác song phương và an ninh của Ukraine, Valerii Zaluzhnyi, đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh cho biết

“Tôi rất biết ơn vì Vương quốc Anh luôn ở bên chúng tôi trong thời điểm khó khăn này,” Zaluzhnyi chia sẻ trên Telegram.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Vương quốc Anh đang thăm Ukraine ngay sau khi Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết tăng cường hỗ trợ quân sự, hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều hơn bao giờ hết vào năm 2025.

Luân Đôn trước đó đã công bố kế hoạch cung cấp viện trợ quân sự chưa từng có cho Ukraine trong năm nay, với 3 tỷ bảng Anh, hay 3,6 tỷ đô la, đã được cam kết cho viện trợ vũ khí sát thương.

Hợp tác Anh-Ukraine được củng cố hơn nữa vào Tháng Giêng thông qua thỏa thuận đối tác chiến lược kéo dài 100 năm, một thỏa thuận rộng khắp bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực quân sự, năng lượng, khoa học, văn hóa, kinh tế và các lĩnh vực khác.

[Kyiv Independent: UK Foreign Secretary Lammy arrives in Kyiv]

9. Điện Cẩm Linh lên tiếng về tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy sẵn sàng đàm phán với Putin

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Tư đã trả lời những bình luận gần đây của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về việc sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Putin, gọi những phát biểu này là “lời nói suông”.

Tuy nhiên, Peskov cho biết Mạc Tư Khoa sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Sự trở lại Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm dấy lên những đồn đoán về các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022.

Vào ngày 24 tháng Giêng, Putin nói với các phóng viên rằng ạc Tư Khoa sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Donald Trump về việc chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Kyiv sẽ không có hiệu lực vì sắc lệnh của Zelenskiy.

Mạc Tư Khoa đã nhiều lần nói rằng Zelenskiy là một nhà lãnh đạo bất hợp pháp xuất phát từ lệnh thiết quân luật mà ông ban bố do chiến tranh, lệnh cấm bầu cử tổng thống, quốc hội và địa phương. Trước khi có sắc lệnh này, nhiệm kỳ năm năm của ông sẽ hết hạn vào tháng 5 năm 2024.

Hôm thứ Ba, Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Piers Morgan Uncensored rằng ông sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Putin.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết đất nước ông đã sẵn sàng cho “kết thúc giai đoạn căng thẳng của cuộc chiến” và chuyển sang “con đường ngoại giao”.

Ông nói thêm rằng “trên bàn đàm phán phải có Hoa Kỳ, Âu Châu, Ukraine và Nga”.

“Chúng tôi sẽ nói chuyện với Putin. Chúng ta không phải đã thỏa hiệp quá nhiều sao? Ngay cả cuộc trò chuyện với Putin cũng đã là một sự thỏa hiệp rồi”, Zelenskiy nói. “Không ai biết cuộc trò chuyện này sẽ bắt đầu như thế nào và sẽ kết thúc ra sao. Không ai biết, nhưng chúng tôi tin rằng Tổng thống Donald Trump muốn thành công trong tình hình này”.

Khi Piers Morgan hỏi ông sẽ cảm thấy thế nào khi ngồi đối diện với Putin tại bàn đàm phán, Zelenskiy trả lời: “Nếu đó là cách duy nhất mà chúng ta có thể mang lại hòa bình cho người dân Ukraine và không mất đi người dân, thì chắc chắn chúng ta sẽ áp dụng cách này cho cuộc họp với bốn người tham gia này.”

Trong khi trả lời phỏng vấn với các nhà báo vào thứ Tư về cuộc phỏng vấn của Zelenskiy, Peskov một lần nữa đặt câu hỏi về tính hợp pháp của tổng thống Ukraine, dường như ám chỉ đến tình trạng thiết quân luật của Ukraine.

“Ông Zelenskiy đang gặp vấn đề lớn về mặt pháp lý liên quan đến tính hợp pháp của mình, nhưng ngay cả như vậy, phía Nga vẫn sẵn sàng đàm phán”, Peskov cho biết, đồng thời nói thêm rằng phải có “sự sẵn sàng và mong muốn” cho các cuộc đàm phán hòa bình.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói với Piers Morgan vào thứ Ba về triển vọng đàm phán trực tiếp với Vladimir Putin: “Tôi sẽ không tử tế với ông ấy. Tôi coi ông ấy là đối phương. Và thành thật mà nói, tôi tin rằng ông ấy cũng coi tôi là đối phương.”

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời các nhà báo vào thứ Tư liên quan đến bình luận của Zelenskiy về các cuộc đàm phán với Putin: “Cho đến nay, điều này chỉ có thể được coi là lời nói suông”.

[Newsweek: Kremlin Responds to Zelensky Saying He's Open to Putin Talks: 'Empty Words']

10. Tulsi Gabbard vượt qua cuộc bỏ phiếu của Ủy ban tình báo Thượng Viện sau khi nhận được sự ủng hộ quan trọng của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa

Tulsi Gabbard đã được Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ thông qua với tỷ lệ bỏ phiếu 9-8 vào hôm Thứ Ba, 04 Tháng Hai, và hiện sẽ tiến tới cuộc bỏ phiếu toàn thể của Thượng viện để trở thành Giám đốc Tình báo Quốc gia tiếp theo.

Gabbard đã phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn kể từ khi được chọn làm Giám đốc Tình báo Quốc gia, gọi tắt là DNI và đã bị các thượng nghị sĩ ở cả hai đảng chất vấn vào tuần trước về quan điểm của bà đối với Nga và Syria và liệu bà có tin rằng cựu nhà thầu tình báo Edward Snowden là “kẻ phản quốc” hay không.

Các đề cử nội các của Tổng thống Donald Trump cho đến nay đã thành công trong việc được toàn thể Thượng viện phê chuẩn. Robert F. Kennedy Jr. cũng đã được thông qua vào đầu ngày thứ Ba để được toàn thể Thượng Viện bỏ phiếu thông qua.

Nếu đề cử Gabbard được đưa ra bỏ phiếu tại toàn thể Thượng viện, bà chỉ có thể mất tối đa ba phiếu của đảng Cộng hòa, giả sử tất cả đảng Dân chủ đều bỏ phiếu chống lại bà.

Gabbard nhận được phiếu bầu thứ chín từ Thượng nghị sĩ Todd Young, người đã tuyên bố ủng hộ đề cử của bà vào hôm thứ Ba, mở ra cho bà con đường rõ ràng để đạt được cuộc bỏ phiếu cuối cùng và tăng đáng kể cơ hội được phê chuẩn đầy đủ.

Young, cùng với Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Susan Collins, là người đã lên tiếng ủng hộ Gabbard vào tối Thứ Hai, được coi là lá phiếu then chốt của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo liên quan đến việc đề cử Gabbard.

Hôm thứ Ba, Young nói với Politico rằng ông sẽ ủng hộ Gabbard sau khi ông này “tham gia vào các cuộc trò chuyện sâu rộng” với Phó Tổng thống JD Vance.

“Các sĩ quan tình báo Mỹ trên toàn cầu xứng đáng được chúng ta tôn trọng và ủng hộ. Tôi đánh giá cao sự tham gia của Tulsi Gabbard với tôi về nhiều vấn đề khác nhau để bảo đảm rằng các chuyên gia tình báo của chúng ta sẽ được hỗ trợ và các nhà hoạch định chính sách sẽ nhận được thông tin khách quan dưới sự lãnh đạo của bà ấy”, Young cho biết trong một tuyên bố với Politico.

Young cũng nói thêm rằng ông “sử dụng quy trình tham khảo ý kiến” và tìm kiếm các cam kết “sẽ thúc đẩy an ninh quốc gia của chúng ta”, điều mà ông gọi là “ưu tiên hàng đầu” với tư cách là một cựu sĩ quan tình báo Thủy quân Lục chiến.

“Sau khi bảo đảm được những cam kết này, tôi sẽ ủng hộ đề cử Tulsi và mong muốn được hợp tác với bà ấy để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”, Young đăng trên X.

Young cũng đã đăng một lá thư mà Gabbard gửi cho ông. Bà chia sẻ cam kết của mình là “làm việc để khôi phục lòng tin vào Cộng đồng Tình báo và đưa ODNI trở lại với sứ mệnh ban đầu là giữ cho quốc gia an toàn”.

Bà đã liệt kê các cam kết mà bà sẽ thực hiện theo yêu cầu của Young. Những cam kết này bao gồm cam kết buộc bất kỳ nhân viên tình báo nào phải chịu trách nhiệm, nỗ lực đánh giá các luật và quy định hiện hành và không đưa ra khuyến nghị “với tư cách cá nhân hoặc chuyên môn liên quan đến tư cách pháp lý của Edward Snowden cho Tổng thống Hoa Kỳ hoặc Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ”.

Những người Cộng hòa khác đã lên tiếng về sự do dự của họ xung quanh việc xác nhận Gabbard trước đó. Họ chủ yếu chất vấn bà về niềm tin của bà về Nga và người tố giác Edward Snowden.

Hôm thứ Hai, Collins, một thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện và là người bỏ phiếu quan trọng, đã tuyên bố ủng hộ Gabbard. Thượng nghị sĩ Oklahoma James Lankford cũng được coi là có thể “không” nhưng đã nói vào tháng trước rằng ông sẽ ủng hộ Gabbard.

Thượng nghị sĩ Nam Carolina Lindsey Graham đã ủng hộ Gabbard sau khi lên tiếng bày tỏ lo ngại về bà.

Phóng viên Igor Bobic của HuffPost chia sẻ vào thứ Ba rằng Thượng nghị sĩ Jerry Moran hiện cũng sẽ ủng hộ Gabbard: “'Thượng nghị sĩ Moran có kế hoạch bỏ phiếu có cho đề cử của Tulsi Gabbard,' người bạn của ông ấy nói với tôi.”

Moran đã nói trong phiên điều trần ban đầu với Gabbard rằng ông muốn “chắc chắn rằng Nga không có cách nào lọt vào tâm trí hay trái tim bà”. Gabbard cho biết bà “bị xúc phạm bởi câu hỏi này”.

Thượng nghị sĩ Susan Collins, trong một tuyên bố với Newsweek: “Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về đề cử của bà, tôi sẽ ủng hộ Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia. Tuy nhiên, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia đã trở nên lớn hơn nhiều so với mục đích ban đầu, và bà Gabbard chia sẻ tầm nhìn của tôi về việc đưa cơ quan này trở lại quy mô như mong muốn”.

Thượng nghị sĩ James Lankford, về X: “Tôi rất vui khi được ủng hộ @TulsiGabbard trong đề cử của bà cho DNI. 702 được sử dụng để bảo đảm an toàn và an ninh cho người Mỹ và để theo dõi những kẻ khủng bố trước khi chúng có thể vào Hoa Kỳ. Chúng tôi đang ngăn chặn các cuộc tấn công trước khi chúng xảy ra. Tôi rất vui khi Tulsi đồng ý với lập trường này.”

“702” đề cập đến Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài, trao cho Hoa Kỳ thẩm quyền tiến hành giám sát mà không cần lệnh đối với công dân không phải người Mỹ ở nước ngoài.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, về X: “Bà ấy đã chứng minh rằng bà hiểu được tầm quan trọng của các công cụ mà chúng ta cần để bảo vệ an ninh quốc gia.”

[Newsweek: Tulsi Gabbard Clears Committee Vote After Crucial GOP Senator's Support]

11. Ukraine cởi mở với việc khai thác rare earth bằng cách hợp tác với các đối tác, Zelenskiy nói

Ukraine sẵn sàng khai thác rare earth cùng với các đối tác của mình, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 4 tháng 2 trong một cuộc họp báo tại Kyiv, NV đưa tin.

Tuyên bố của Zelenskiy được đưa ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Washington đang tìm kiếm nguồn đất hiếm từ Ukraine để đổi lấy viện trợ.

Zelenskiy cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh ý tưởng rằng các nguồn tài nguyên khoáng sản có thể được khai thác cùng với các đối tác giúp chúng tôi bảo vệ đất đai và đẩy lùi đối phương bằng vũ khí, sự hiện diện và các gói trừng phạt của họ”.

“Điều này hoàn toàn công bằng. Tôi đã nói về điều này vào tháng 9 khi chúng tôi gặp Tổng thống Donald Trump,” Zelenskiy nói thêm.

Kế hoạch hòa bình 10 điểm của Zelenskiy được trình bày lần đầu vào năm 2023 bao gồm một điều khoản về đầu tư nước ngoài vào ngành khai khoáng của Ukraine.

Zelenskiy cũng lưu ý rằng nếu Nga kiểm soát các nguồn tài nguyên khoáng sản trên thị trường quốc tế, có khả năng các công ty từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Iran hoặc Bắc Hàn, sẽ tham gia.

“Tôi biết rằng các doanh nghiệp Mỹ thực sự quan tâm đến việc thâm nhập vào Ukraine và tôi muốn họ phát triển khu vực này tại đây,” Zelenskiy nói.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump không nói rõ Hoa Kỳ muốn mua loại đất hiếm nào nhưng cho biết Kyiv sẵn sàng hợp tác.

Ukraine và các đồng minh lo ngại về tương lai viện trợ của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump vì ông liên tục chỉ trích cựu Tổng thống Joe Biden về sự hỗ trợ của chính quyền ông dành cho Kyiv.

Hoa Kỳ là nước ủng hộ quốc phòng lớn nhất cho Ukraine khi cung cấp hơn 91 tỷ đô la viện trợ, bao gồm hơn 62 tỷ đô la hỗ trợ quân sự kể từ năm 2022.

[Kyiv Independent: Ukraine open to mining rare earths in cooperation with partners, Zelensky says]
 
TT Zelensky tiết lộ thương vong 2 bên. Kho dầu lớn nhất Nga nổ tung. Putin muốn hạ cánh an toàn
VietCatholic Media
14:56 06/02/2025


1. Viện trợ vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine sắp hết

Quỹ mà Quốc hội phê duyệt cho các gói vũ khí cho Ukraine dưới thời chính quyền Tổng thống Biden gần như đã cạn kiệt, khi hầu hết vũ khí đã ở Ukraine.

Gói hỗ trợ ngày 30 tháng 12 từ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã sử dụng hết số tiền còn lại trong Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, vốn đã phân bổ 32,7 tỷ đô la kể từ năm 2022 để mua thiết bị mới cho Ukraine.

Gói cuối cùng chủ yếu bao gồm hỏa tiễn phòng không và đạn dược cho các hệ thống hỏa tiễn như HIMARS, cũng như đạn pháo đơn giản hơn, vốn luôn là vấn đề nan giải do nhu cầu liên tục của Ukraine.

Ngay cả trước khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, yêu cầu tài trợ của Ngũ Giác Đài vào năm 2025 để bổ sung nguồn lực cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine chỉ là 300 triệu đô la khá ít ỏi.

Trong số khoảng 45,8 tỷ đô la đã được gửi vào quỹ “rút tiền” riêng biệt, được Quốc hội khóa trước chấp thuận, hiện chỉ còn lại 3,8 tỷ đô la - khoảng 8%.

Cấu trúc của những đợt “rút quân” này trả tiền cho các nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ để bổ sung kho vũ khí cũ được gửi đến Ukraine, với số tiền được chuyển đến các thiết bị mới ở lại Hoa Kỳ. Bất cứ thứ gì Ngũ Giác Đài thực sự gửi đến Ukraine sẽ có giá trị ít hơn đáng kể so với 3,8 tỷ đô la.

Quốc hội mới vẫn chưa phê duyệt ngân sách mới cho năm 2025 và bất kỳ khoản phân bổ vũ khí nào trong tương lai cho Ukraine phần lớn đều nằm trong tay Tổng thống Donald Trump. Sự phụ thuộc liên tục của Ukraine vào kho vũ khí đang cạn kiệt của Hoa Kỳ mang lại cho Tổng thống Donald Trump đòn bẩy rất lớn.

Tổng thống Donald Trump dường như muốn sử dụng đòn bẩy này để đạt được thỏa thuận về trữ lượng khoáng sản của Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ra hiệu rằng ông sẵn sàng cho một thỏa thuận.

Vũ khí của Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng đối với quốc phòng của Ukraine. Zelenskiy gần đây đã thống kê các gói vũ khí của Hoa Kỳ chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung vũ khí của Ukraine — vẫn là một con số lớn mặc dù đã có nhiều nỗ lực mở rộng sản xuất quốc phòng trong nước của Ukraine.

Tốc độ chậm chạp trong việc chuyển giao vũ khí vật lý cho Ukraine cũng gây ra tranh cãi, đặc biệt là kể từ cuối năm 2023. Ngay cả sau khi các gói hàng được chính trị chấp thuận, quá trình di dời vật lý vẫn bị đình trệ và việc theo dõi vẫn chưa chắc chắn.

Khi nguồn tài trợ sắp cạn kiệt, Ngũ Giác Đài cho biết đã thực hiện hầu hết những gì đã được phân bổ.

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder cho biết: “Tính đến ngày 10 tháng Giêng, Bộ Quốc phòng đã chuyển giao 89% đạn dược quan trọng, 94% hệ thống chống thiết giáp và 75% năng lực hỏa lực khác đã cam kết cho Ukraine thông qua Quyền rút quân của Tổng thống”.

Số vũ khí còn lại sẽ được chuyển đến. Nhưng những gì còn lại trong quá trình vận chuyển chủ yếu là xe thiết giáp chở quân cũ và xe tải quân sự.

Ông cho biết: “Những đợt tân trang chủ yếu là xe cộ, sẽ tiếp tục được giao vào mùa hè”.

“Thời gian giao hàng các thiết bị chiến đấu quan trọng, như hệ thống pháo binh và Xe chiến đấu bộ binh Bradley, cũng như các xe thiết giáp khác, như M113 và HMMWV, đôi khi có thể lâu hơn vì trước tiên chúng tôi phải sửa chữa các xe này.”

Kateryna Bondar, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, DC, cho biết xe do Mỹ sản xuất hiện không nằm trong danh sách nhu cầu hàng đầu của Ukraine.

“Không, Ukraine không thể tự sản xuất Bradley, nhưng Ukraine không cần loại vũ khí này ở tuyến đầu ngay lúc này”, bà nói.

Theo Bondar, nhu cầu thực tế của Ukraine là theo thói quen hơn. “Nói một cách đơn giản: thuốc nổ 155 ly. Có thể nó không được ưa chuộng lắm. Nhưng pháo binh, các cuộc tấn công tầm xa, phòng không — các hệ thống thông thường đắt tiền, đây là những gì Ukraine cần nhất.”

[Kyiv Independent: US weapons aid to Ukraine is about to run out]

2. Chỉ mất vài giây để máy bay điều khiển từ xa hạ thủ toàn bộ 11 người Nga vừa xuống xe BTR-82 bên ngoài Pokrovsk

Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã theo dõi toàn bộ thời gian khi một xe chiến đấu bánh lốp BTR-82 của Nga chạy qua vùng đất không người đầy đạn pháo vào ban ngày bên ngoài Pokrovsk gần đây.

Bắn pháo tự động khi di chuyển, chiếc xe đã thành công trong việc tiếp cận đống đổ nát của một tòa nhà. 11 lính bộ binh Nga chắc chắn không biết rằng máy bay điều khiển từ xa đang chờ ngay phía trên. Họ không biết rằng, khi họ đổ xô ra khỏi xe, họ chỉ còn vài giây để sống.

Máy bay điều khiển từ xa của Lữ đoàn tấn công số 5 của Ukraine đã thả bom vào nhóm bộ binh bất hạnh, giết chết toàn bộ 11 người.

Cuộc tấn công nhỏ, không được hỗ trợ và không có kết quả là dấu hiệu cho thấy xu hướng rộng hơn trên tuyến đầu dài 800 dặm của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine khi cuộc xung đột này kéo dài đến tháng thứ 36. Các cuộc tấn công có thể kéo dài vài phút trước khi hầu hết hoặc tất cả những kẻ tấn công đều chết hoặc bị thương. Nhiều tân binh Nga tử vong trong vòng vài ngày sau khi điều động đến tuyến đầu.

“Một anh chàng, 18 tuổi, đã ở mặt trận 20 phút,” một người đào tẩu Nga nói với các phương tiện truyền thông bao gồm The Moscow Times và Radio Free Europe. “Một máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất bay về phía anh ta với một khối thuốc nổ TNT—thế là hết. Chúng biến bạn thành bụi ngay lập tức.” Ở những khu vực đông đúc nhất, có năm máy bay điều khiển từ xa của Ukraine cho mỗi người lính Nga, người đào tẩu cho biết.

Lợi thế áp đảo về máy bay điều khiển từ xa của người Ukraine không có nghĩa là họ đang chiến thắng trong cuộc chiến. Nhưng nó có thể ngăn họ khỏi thua cuộc khi Nga tiếp tục huy động thêm binh lính và đưa họ vào trận chiến với sự hỗ trợ ngày càng ít đi. Những người Nga may mắn đi trên số lượng xe thiết giáp ngày càng ít đi. Những người không may mắn đi trên những chiếc xe nhỏ gọn—hoặc đi bộ.

Người Nga vẫn đang tiến lên. Nhưng mỗi mét đất họ chiếm được đều phải trả giá đắt. Phóng viên chiến tranh người Nga Roma Sapozhnikov gần đây đã bày tỏ sự thất vọng khi biết rằng nhiều tân binh sống sót chỉ sau một tuần ký hợp đồng. “Chỉ tám ngày từ khi ký hợp đồng đến khi chết”, Sapozhnikov viết.

Theo Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy cao cấp của Ukraine, Nga đã chịu 434.000 thương vong, trong đó có 150.000 người tử vong vào năm 2024. Con số này cao hơn số quân Nga tử vong và bị thương trong hai năm trước cộng lại. Tổng số thương vong của Nga kể từ tháng 2 năm 2022 có thể lên tới gần 800.000.

Tổn thất của Ukraine kể từ đầu năm 2022 thấp hơn nhiều: 43.000 người thiệt mạng và 370.000 người bị thương, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 12. Trong các khu vực được phòng thủ tốt nhất, người Ukraine giết bảy người Nga cho mỗi binh lính Ukraine bị Nga giết, người đào tẩu tuyên bố.

Theo lời kẻ đào tẩu, các nhóm tấn công của Nga thực tế là “những kẻ đánh bom liều chết”. Trung bình, ông nói, chỉ có một trong năm bộ binh sống sót sau một cuộc tấn công. Theo nghĩa đó, đội hình 11 người mà Tiểu đoàn tấn công số 5 của Ukraine đã thảm sát bên ngoài Pokrovsk gần đây chỉ kém may mắn hơn một chút so với đội hình Nga thông thường.

Điện Cẩm Linh có thể duy trì nỗ lực chiến tranh tốn kém như vậy trong bao lâu là câu hỏi mà chỉ Điện Cẩm Linh—và xã hội Nga nói chung—mới có thể trả lời. Nhưng câu trả lời không phải là “vô thời hạn”.

[Forbes: It Took Drones Mere Seconds To Kill All 11 Russians Deploying From A BTR-82 Vehicle Outside Pokrovsk]

3. Ukraine tuyên bố: Binh lính Nga phải đối mặt với nguy cơ bị hành quyết để giành lại vùng đất đã mất gần Kupiansk

Nhóm lực lượng Khortytsia của Ukraine, trích dẫn các báo cáo tình báo, tuyên bố rằng các chỉ huy Nga tại khu vực Kupiansk đang ra lệnh cho binh lính của họ chiếm lại các vị trí mà họ đã rút lui dưới hỏa lực của Ukraine, đồng thời đe dọa sẽ hành quyết nếu họ từ chối.

Đơn vị này cho biết quân đội Ukraine đã buộc quân đội Nga phải từ bỏ các vị trí tiền phương gần một thị trấn ở khu vực Kupiansk sau các cuộc tấn công dữ dội.

Lực lượng Nga tăng cường tấn công vào Kupiansk ở tỉnh Kharkiv vào tháng 9 năm 2024, tiến về vùng ngoại ô công nghiệp của thành phố ở phía đông bắc. Lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một số nỗ lực xâm nhập thị trấn trong suốt tháng 12.

Trong nhiều tháng, Nga đã tìm cách thiết lập một chỗ đứng dọc theo bờ phía đông của Sông Oskil, cố gắng vượt qua các tuyến phòng thủ của Ukraine và mở đường cho một cuộc tấn công phía sau vào Kupiansk. Tuyến đầu hiện chỉ cách thị trấn 2 km, hay 1,5 dặm.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy gần đây đã bổ nhiệm Thiếu tướng Mykhailo Drapatyi, tư lệnh Lực lượng Lục quân Ukraine, chỉ huy nhóm Khortytsia khi Ukraine nỗ lực chống lại những bước tiến của Nga trong khu vực này.

Các quan chức phương Tây và Ukraine đã chỉ ra tinh thần yếu kém của quân đội Nga kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra. Mạc Tư Khoa sử dụng chiến thuật “làn sóng người” khét tiếng trong đó quân đội của họ áp đảo lực lượng phòng thủ Ukraine bằng số lượng áp đảo mặc dù phải chịu tổn thất nặng nề.

Các báo cáo về việc các chỉ huy Nga hành quyết binh lính của họ cũng xuất hiện trong một số trận chiến ác liệt nhất của cuộc chiến, ví dụ như trong cuộc bao vây thị trấn kiên cố Avdiivka của Nga vào cuối năm 2023.

[Kyiv Independent: Russian soldiers face execution threats to retake lost ground near Kupiansk, Ukraine claims]

4. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã đốt cháy kho dầu của Nga ở Krasnodar Krai

Một cơ sở dầu mỏ đã bốc cháy sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào Krasnodar Krai ở tây nam nước Nga vào đêm ngày 5 tháng 2, chính quyền địa phương và các kênh Telegram đưa tin.

Kênh Telegram độc lập Astra đưa tin đám cháy tại kho dầu Albashneft đã được dập tắt lúc 8:11 sáng giờ Mạc Tư Khoa, đồng thời công bố một đoạn video ghi lại cảnh tượng có vẻ như là một bể chứa dầu đang bốc cháy.

Tin tức này xuất hiện trong bối cảnh Ukraine đang tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào các mục tiêu của Nga ở hậu phương, tập trung vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng cung cấp cho quân đội Nga và nuôi dưỡng ngân quỹ chiến tranh của Mạc Tư Khoa.

“Lực lượng của chúng tôi đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine. Tại làng Novominskaya thuộc quận Kanevsky, xác máy bay điều khiển từ xa đã rơi trúng một xe tăng chứa một lượng sản phẩm dầu mỏ còn sót lại”, Thống đốc vùng Krasnodar Veniamin Kondratev tuyên bố trên kênh Telegram của mình.

Đoạn phim được cho là ghi lại kho dầu Albashneft ở Novominskaya, Krasnodar Krai, Nga, sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào ngày 5 tháng 2 năm 2025. (Andrii Kovalenko/Telelgram)

Thống đốc xác nhận có hỏa hoạn xảy ra nhưng không có thương vong. Hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của cơ sở.

Cuộc tấn công vào kho dầu Albashneft cũng được Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, báo cáo.

Thị trấn Novominskaya nằm cách tiền tuyến ở Ukraine khoảng 250 km, hay 150 dặm.

Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến việc chặn máy bay điều khiển từ xa trên vùng Krasnodar Krai, chỉ báo cáo có hai máy bay điều khiển từ xa bị hạ gục trên vùng Kursk và hai máy bay nữa trên vùng Belgorod.

Đầu tuần này, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là nhằm vào các cơ sở năng lượng ở tỉnh Astrakhan và Volgograd của Nga vào đêm ngày 3 tháng 2, gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Lukoil ở Volgograd và Nhà máy giải quyết khí Astrakhan.

[Kyiv Independent: Ukraine's drone strike reportedly sets fire to Russian oil depot in Krasnodar Krai]

5. Ukraine đưa 150 tù binh chiến tranh trở về từ nơi giam giữ của Nga trong cuộc trao đổi tù nhân

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào ngày 5 tháng 2 rằng Ukraine đã đưa 150 quân nhân Ukraine trở về từ nơi bị Nga giam giữ, đánh dấu đợt trao đổi tù nhân mới nhất giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa.

Theo tổng thống, những người Ukraine được thả bao gồm các thành viên của Hải quân, Không quân, Lực lượng Nhảy dù, Vệ binh Quốc gia, Biên phòng Nhà nước, Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ và một sĩ quan cảnh sát.

“Họ đều đến từ những khu vực khác nhau của mặt trận, nhưng họ có một điểm chung: Họ đã chiến đấu vì Ukraine,” Zelenskiy nói trên Telegram.

Theo Zelenskiy, một số tù binh chiến tranh đã bị giam giữ trong hơn hai năm.

Trong số những người lính được thả có những người trong tình trạng nghiêm trọng. Họ còn phải trải qua một thời gian dài phục hồi và hồi phục, Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko cho biết.

Cùng lúc đó, Nga tuyên bố đã nhận được 150 tù binh chiến tranh người Nga khỏi nơi giam giữ ở Ukraine. Một số đông đảo các tù binh chiến tranh người Nga được trao trả trong đợt này là các quân nhân Nga bị bắt tại tỉnh Kursk.

Trong đợt trao đổi cuối cùng diễn ra vào ngày 30 tháng 12 năm 2024, 189 người đã trở về sau thời gian bị giam cầm tại Nga.

Trong bài phát biểu năm mới, Zelenskiy cho biết năm 2024, 1.358 người Ukraine đã được trả tự do và kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện bắt đầu, 3.956 người Ukraine đã trở về từ nơi bị Nga giam cầm.

[Ukraine brings back 150 POWs from Russian captivity in prisoner swap

6. Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể trình bày kế hoạch vào tuần tới để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Bloomberg đưa tin

Nhóm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể sẽ trình bày một kế hoạch chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich vào tuần tới, Bloomberg đưa tin vào ngày 5 tháng 2, trích dẫn các nguồn tin giấu tên.

Keith Kellogg, đặc phái viên về Ukraine và Nga, dự kiến sẽ trình bày kế hoạch của Tổng thống Donald Trump tại hội nghị, Bloomberg đưa tin, trích dẫn nguồn tin giấu tên.

Các nguồn tin không nêu rõ hình thức hoặc mức độ sâu sắc của các cuộc thảo luận sau bài thuyết trình.

Kellogg đã xác nhận sự tham gia của mình tại hội nghị về X vào ngày 5 tháng 2, ông viết: “Là đặc phái viên của tổng thống Hoa Kỳ về Nga và Ukraine, tôi mong muốn được nói về mục tiêu của Ông Donald Trump trong việc chấm dứt cuộc chiến đẫm máu và tốn kém ở Ukraine”.

“Tôi sẽ gặp gỡ các đồng minh của Hoa Kỳ, những người sẵn sàng hợp tác với chúng tôi,” ông nói thêm.

Kellogg, một vị tướng đã nghỉ hưu được giao nhiệm vụ thúc đẩy chiến lược của Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, đã định nghĩa “thời điểm kết thúc chiến tranh trong tương lai gần” là 100 ngày trước lễ nhậm chức và cho biết mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của ông là giúp Tổng thống Donald Trump tìm ra giải pháp vào thời điểm đó.

Phát biểu với Fox News vào ngày 1 tháng 2, Kellogg tuyên bố rằng Tổng thống Donald Trump có một “kế hoạch đáng tin cậy” để chấm dứt chiến tranh, bao gồm “gây áp lực không chỉ với Mạc Tư Khoa mà còn với Kyiv” trong khi đưa ra các sáng kiến tích cực cho cả hai bên.

Kellogg cũng dự kiến sẽ đến thăm Ukraine vào cuối tháng này để hội đàm với các quan chức Ukraine.

[Kyiv Independent: Trump administration may present plan next week to end war in Ukraine, Bloomberg reports]

7. ‘Ông ta làm việc cho Putin’ — Zelenskiy chỉ trích bình luận ủng hộ Nga của Tucker Carlson

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Piers Morgan được công bố vào ngày 4 tháng 2, nhà bình luận cực hữu người Mỹ Tucker Carlson đang lan truyền thông tin sai lệch và lặp lại quan điểm của Điện Cẩm Linh.

Trong cuộc phỏng vấn trước đó giữa Carlson và Morgan, Carlson cáo buộc Zelenskiy hành xử như một nhà độc tài bằng cách đàn áp quyền tự do tôn giáo và quyền của người nói tiếng Nga ở Ukraine.

“Tất cả đều là dối trá, tất cả đều là luận điệu của Putin,” Zelenskiy đáp lại.

Zelenskiy nói với Morgan rằng Carlson đang “cung cấp thông tin sai lệch” cho công chúng Mỹ bằng cách lặp lại những quan điểm ủng hộ Điện Cẩm Linh. Zelenskiy cũng chỉ ra rằng cuộc chiến toàn diện của Nga đã tấn công mạnh nhất vào các vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraine, nghĩa là bạo lực của Putin đã nhắm vào những người nói tiếng Nga một cách không cân xứng.

“Thật đáng tiếc, blogger hay nhà báo này, bất kể anh ta muốn gọi mình là gì, anh ta đều lặp lại toàn bộ lời của Putin.... Anh ta làm việc cho Putin.”

Carlson, một nhà bình luận bảo thủ và là đồng minh thân cận của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, là một trong những tiếng nói ủng hộ Nga mạnh mẽ nhất tại Hoa Kỳ, truyền bá những tuyên bố vô căn cứ của Điện Cẩm Linh trên nhiều nền tảng khác nhau.

Năm ngoái, Carlson đã phát sóng các cuộc phỏng vấn với cả Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, cho phép họ lặp lại những câu chuyện bị bác bỏ về lịch sử Ukraine-Nga mà không bị phản bác.

Zelenskiy đề nghị Carlson nỗ lực tìm hiểu rõ hơn về Ukraine và ngừng phát tán các thông tin tuyên truyền thay mặt cho chính phủ Nga.

“Với tôi thì có vẻ như nhà báo này... Anh ta cần phải ngừng làm việc cho Putin, ngừng nịnh hót ông ta, thành thật mà nói.”

[Kyiv Independent: 'He works for Putin' — Zelensky slams Tucker Carlson's pro-Russian commentary]

8. Zelenskiy cho biết hơn 45.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi chiến tranh bắt đầu

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Piers Morgan được công bố ngày 4 tháng 2 rằng Ukraine đã mất 45.100 binh sĩ trên chiến trường kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.

Zelenskiy nói thêm rằng có tổng cộng 390.000 trường hợp binh lính bị thương trong trận chiến, mặc dù số lượng binh lính bị thương thực tế ít hơn do một số binh lính bị nhiều vết thương trong các sự việc riêng biệt.

Trong các tuyên bố trước đây về tổng số thương vong, Zelenskiy cho biết khoảng một nửa số binh lính bị thương trong khi chiến đấu sau đó đã trở lại chiến trường.

Bình luận của Zelenskiy được đưa ra như một lời thừa nhận hiếm hoi từ một quan chức Ukraine về số thương vong ở tuyến đầu.

Zelenskiy trước đó đã tiết lộ tổng số thương vong vào tháng 12 năm 2024, tuyên bố rằng Ukraine đã mất 43.000 binh lính, với “370.000 trường hợp hỗ trợ y tế cho những người bị thương”.

Bất chấp những ước tính này, Zelenskiy nói thêm rằng vẫn chưa rõ có bao nhiêu ngàn người đàn ông hiện đang bị giam giữ làm tù binh chiến tranh so với những người mất tích trong chiến đấu.

“ Có bao nhiêu người mất tích trong khi làm nhiệm vụ và bao nhiêu người là tù nhân chiến tranh, tôi không biết con số chính xác nhưng chúng tôi đang giải quyết vấn đề này”, Zelenskiy nói thêm.

So sánh số thương vong của Ukraine với Nga, Zelenskiy cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng có khoảng 350.000 binh lính Nga đã thiệt mạng, với khoảng 600.000 đến 700.000 trường hợp binh lính Nga bị thương trên chiến trường.

Theo ước tính của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Nga đã mất tổng cộng 842.930 quân kể từ khi bắt đầu chiến tranh, một con số phù hợp với nhiều ước tính khác nhau từ các nguồn tình báo phương Tây. Các số liệu không nêu rõ số người chết hoặc bị thương, mặc dù sự đồng thuận chung là bao gồm cả người chết, bị thương, mất tích và bị bắt.

Theo ước tính của Anh, tổn thất của Nga dự kiến sẽ vượt quá 1 triệu quân vào tháng 5.

Mạc Tư Khoa không tiết lộ số liệu thương vong, mặc dù một quan chức Bộ Quốc phòng trong những tháng gần đây đã tiết lộ rằng bộ này đã nhận được 48.000 yêu cầu xác định danh tính những người lính mất tích.

Trong nỗ lực giảm thiểu thương vong trong số công dân Nga, Mạc Tư Khoa cũng đã nỗ lực tuyển dụng người nước ngoài vào quân đội của họ. Nga đã hợp tác với Bắc Hàn, với việc Bình Nhưỡng được cho là đã điều động 10.000-12.000 binh lính để hỗ trợ Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Sau khi tờ New York Times đưa tin vào ngày 30 Tháng Giêng rằng quân đội Bắc Hàn đã được rút khỏi mặt trận, một phát ngôn viên của Lực lượng tác chiến đặc biệt đã xác nhận với tờ Kyiv Independent rằng lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đã không đối đầu với quân đội Bình Nhưỡng trong ba tuần.

Bất chấp điều này, giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov đã phủ nhận báo cáo vào ngày 4 tháng 2 rằng binh lính Bắc Hàn đã không xuất hiện ở tiền tuyến trong nhiều tuần, lưu ý rằng số lượng binh lính Bắc Hàn đã giảm và Ukraine đang cố gắng xác định lý do.

[Kyiv Independent: Over 45,000 Ukrainian soldiers killed since start of war, Zelensky says]

9. Ý phân bổ hơn 2 triệu đô la để tăng cường hệ thống năng lượng của Ukraine

Đại sứ quán Ý tại Ukraine cho biết với tờ Kyiv Independent rằng Ý đã ký một thỏa thuận với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UNEP để khởi động dự án trị giá 2 triệu euro, hay 2,07 triệu đô la, nhằm tăng cường hệ thống năng lượng của Ukraine.

Nga liên tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine kể từ năm 2022, gây ra tình trạng mất điện trên toàn quốc và thâm hụt năng lượng.

Dự án do chính phủ Ý tài trợ này nhằm mục đích giúp hệ thống năng lượng của Ukraine “có khả năng phục hồi và phân cấp hơn” theo nguyên tắc “Xây dựng lại tốt hơn”.

Sáng kiến này cung cấp một phân tích chi tiết về các cơ hội tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống năng lượng của Ukraine, Đại sứ Ý tại Ukraine Carlo Formosa, người đã tham gia ký kết thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc, cho biết.

Ông cho biết: “Các công cụ công nghệ tiên tiến sẽ được khám phá để cải thiện hiệu quả năng lượng và giảm mức tiêu thụ nhằm tạo ra mô hình quy hoạch năng lượng bền vững hơn cho các thành phố”.

Theo tuyên bố, dự án bao gồm đào tạo và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia Ý và Ukraine nhằm nâng cao chuyên môn của địa phương trong quản lý năng lượng bền vững.

Theo Formosa, chương trình này cũng sẽ hỗ trợ chính phủ Ukraine trong việc xây dựng chính sách dài hạn cho quá trình chuyển đổi năng lượng và thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Trong tháng qua đã xảy ra hai cuộc tấn công quy mô lớn của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng, cũng như các cuộc tấn công nhỏ hơn, nhưng nhờ thời tiết ấm áp, lưới điện của Ukraine vẫn có thể hoạt động mà không bị mất điện theo lịch trình.

[Kyiv Independent: Italy allocates over $2 million to strengthen Ukraine's energy system]

10. Điện Cẩm Linh cho biết các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ đã ‘tăng cường’ trong những ngày gần đây

Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Tư rằng các cuộc thảo luận giữa Mạc Tư Khoa và Washington vẫn đang diễn ra và đã bắt đầu tăng tốc.

“Thực sự có những cuộc tiếp xúc giữa các bộ phận riêng lẻ và chúng đã được tăng cường gần đây. Nhưng tôi không thể cho bạn biết thêm chi tiết nào khác, không có gì khác để nói”, Peskov nói với các phóng viên, theo phương tiện truyền thông nhà nước Nga.

Peskov trả lời câu hỏi về tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Washington đang tích cực đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine với cả Kyiv và Mạc Tư Khoa.

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã diễn ra dữ dội kể từ tháng 2 năm 2022 và Tổng thống Donald Trump - người vừa trở lại Tòa Bạch Ốc vào tháng trước - đã tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng thù địch.

“Chúng tôi đang thảo luận… đã nói chuyện rồi, đúng vậy,” Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên hôm Chúa Nhật, mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết về những người trong chính quyền của ông đã liên lạc với Mạc Tư Khoa.

Khi được hỏi liệu ông có đích thân nói chuyện với Putin hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Tôi không muốn nói điều đó”.

“Chúng tôi đang có những cuộc thảo luận rất nghiêm chỉnh về cuộc chiến đó. Chúng tôi đang cố gắng chấm dứt nó”, ông nói thêm.

[Kyiv Independent: Kremlin says talks with US have ‘intensified’ in recent days]

11. Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ không loại trừ khả năng sử dụng quân đội Hoa Kỳ để ‘chiếm lấy’ Dải Gaza

Trong một đề xuất gây sốc vào ngày 4 tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định rằng Hoa Kỳ “sẽ tiếp quản” Dải Gaza, có khả năng với sự trợ giúp của quân đội Mỹ.

“Hoa Kỳ sẽ sở hữu nó và chịu trách nhiệm tháo dỡ tất cả các quả bom chưa nổ nguy hiểm và các loại vũ khí khác tại địa điểm này, san phẳng địa điểm và loại bỏ các tòa nhà bị phá hủy”, Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo cùng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần tuyên bố sẽ “chấm dứt chiến tranh” ở Ukraine và trước đó đã ca ngợi thành tích của mình rằng Hoa Kỳ “không chứng kiến chiến tranh” trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, cho biết trong cuộc họp báo rằng ông sẽ cân nhắc việc gửi quân đội Hoa Kỳ đến khu vực này “nếu cần thiết”.

“Chúng tôi sẽ tiếp quản phần đó, chúng tôi sẽ phát triển nó”, Tổng thống Donald Trump nói. “Tôi thấy một vị thế sở hữu lâu dài, và tôi thấy nó mang lại sự ổn định lớn cho khu vực đó của Trung Đông, và có thể là toàn bộ Trung Đông”, ông nói thêm.

Bình luận của Tổng thống Donald Trump, diễn ra cùng thời điểm với chuyến thăm đầu tiên của Netanyahu tới Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, đánh dấu sự đảo ngược nhanh chóng lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của Tổng thống Donald Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Trung Đông sau hậu quả của chiến tranh Iraq.

Khi được hỏi về kế hoạch của Tổng thống Donald Trump đối với người Palestine sống trong khu vực, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông sẽ biến nơi này thành “Riviera của Trung Đông”, xây dựng lại Gaza thành một khu vực dẫn đầu về việc làm và du lịch. Tổng thống nói thêm rằng các nước láng giềng Ai Cập và Jordan nên đóng vai trò trong việc tái định cư người Palestine — cả hai nước này trước đây đều đã nói rằng họ không muốn chấp nhận người tị nạn.

Bình luận của Tổng thống Donald Trump được đưa ra sau khi Israel và Palestine đã đồng ý ngừng bắn và các cuộc đàm phán về trao đổi tù nhân vẫn đang tiếp tục.

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2024, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông “sẽ chấm dứt chiến tranh”.

“Chúng ta không có chiến tranh, trong bốn năm, chúng ta không có chiến tranh. Ngoại trừ việc chúng ta đã đánh bại ISIS,” Tổng thống Donald Trump nói trong bài phát biểu chiến thắng của mình.

Tổng thống Donald Trump, người có tiền sử đưa ra những bình luận kỳ quặc, đã phát biểu vào ngày 3 tháng 2 rằng ông đang tìm cách yêu cầu Ukraine cung cấp khoáng sản cho Hoa Kỳ như một điều kiện để viện trợ cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.

“Chúng tôi đang tìm cách đạt được thỏa thuận với Ukraine, nơi họ sẽ bảo đảm những gì chúng tôi cung cấp cho họ bằng rare earth và những thứ khác”, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục vào ngày 3 tháng 2.

Ukraine và các đồng minh lo ngại về tương lai viện trợ của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump vì ông liên tục chỉ trích cựu Tổng thống Joe Biden về sự hỗ trợ của chính quyền ông dành cho Kyiv.

[Kyiv Independent: US won't rule out using American troops to 'take over' Gaza Strip, Trump says]

12. Ngân hàng Raiffeisen báo cáo tổn thất đầu tiên sau 9 năm sau phán quyết của tòa án Nga, Bloomberg đưa tin

Ngân hàng Raiffeisen Bank International đã báo cáo tổn thất ròng quý đầu tiên sau chín năm sau khi phân bổ 867 triệu đô la cho phán quyết bất lợi của tòa án ở Nga, Bloomberg đưa tin vào ngày 4 tháng 2.

Raiffeisen là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn đang hoạt động tại Nga. Mặc dù ban đầu còn do dự không muốn rút khỏi thị trường Nga, nhưng vào tháng 7 năm 2024, ngân hàng này đã tuyên bố sẽ “giảm mạnh” quy mô hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.

Ngân hàng cho vay của Áo đã báo cáo tổn thất ròng là 926 triệu euro, hay 955 triệu đô la, trong quý IV năm 2024, chủ yếu là do các khoản dự phòng trong công ty con của mình tại Nga. “Việc cắt giảm hoạt động kinh doanh tại Nga đang có tiến triển tốt”, theo lời CEO Johann Strobl.

Các phán quyết của tòa án Nga đã làm phức tạp thêm quá trình rút lui của ngân hàng. Vào tháng 9 năm 2024, một tòa án đã ban hành quyết định sơ bộ chặn việc chuyển nhượng cổ phiếu của Raiffeisen, điều mà công ty cho biết “chắc chắn sẽ dẫn đến sự chậm trễ hơn nữa” trong quá trình rút lui.

Các hạn chế của chính phủ Nga cũng ngăn cản Raiffeisen chuyển lợi nhuận tại Nga sang công ty mẹ ở Áo. Kết quả là, ngân hàng đã tích lũy được 4,4 tỷ euro, hay 4,5 tỷ đô la, vốn dư thừa tại Nga, Bloomberg đưa tin.

Chi nhánh tại Nga của Raiffeisen đã kiếm được hơn 1 tỷ đô la trong ba quý đầu năm 2023 - khoảng 50% tổng lợi nhuận của tập đoàn - và nộp 277 triệu euro, hay 284 triệu đô la, tiền thuế cho Nga trong cùng kỳ.

Trước đó, Bloomberg đưa tin vào ngày 3 tháng 2 rằng chi nhánh tại Nga của Ngân hàng Raiffeisen đang hợp tác với các công ty cung cấp cho quân đội Nga.

[Kyiv Independent: Raiffeisen Bank reports first loss in 9 years after Russian court ruling, Bloomberg reports]
 
Tin dữ: Hơn 30 nữ tu chiêm niệm Nicaragua bị bắt. LM Ý bị rút phép thông công vì không công nhận ĐGH
VietCatholic Media
16:58 06/02/2025


1. Xác định của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích về việc di chuyển lễ buộc

Khi một lễ trọng trùng vào ngày Chúa nhật và vì thế được dời sang một ngày khác, thì các tín hữu Công Giáo được khuyến khích tham dự thánh lễ nhưng không bó buộc phải dự lễ ấy.

Trên đây là câu trả lời của Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích nhắm giải tỏa nghi vấn được một số người nêu lên năm vừa qua: đó là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội trùng vào Chúa nhật, ngày 08 tháng Mười Hai, nên phần lớn các giáo phận trên thế giới đã di chuyển lễ Đức Mẹ sang ngày thứ Hai, ngày 09 tháng Mười Hai. Một số giám mục tại Hoa Kỳ vẫn nhắc nhở các tín hữu về nghĩa vụ phải tham dự thánh lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, ngày 09 tháng Mười Hai, trong khi một số giám mục khác chuẩn chước cho các tín hữu về việc dự lễ này.

Trong một thư gửi đến Đức Cha Thomas Paprocki, Giám mục Giáo phận Springfield, bang Illinois, hồi tháng Chín năm ngoái, Bộ về các văn bản luật nói rằng “Các tín hữu buộc phải được dự lễ buộc vào ngày mà lễ ấy được dời tới”.

Tuy nhiên, trong thông cáo chính thức đề ngày 23 tháng Giêng vừa qua, Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích cho biết đã tham khảo ý kiến với Bộ về các văn bản luật và quyết định rằng “Trong trường hợp di chuyển lễ buộc sang một ngày khác thì sự bó buộc dự lễ không được di chuyển theo”.

Mỗi Chúa nhật là ngày thánh buộc phải dự lễ vì đó là cuộc tưởng niệm sự chết và phục sinh của Chúa. Những ngày lễ trọng khác, các tín hữu buộc phải dự lễ, như: lễ Giáng Sinh, Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, lễ Hiển Linh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời, lễ thánh Giuse, lễ thánh Phêrô và Phaolxe hơing đồ và lễ các thánh.

Vì lịch phụng vụ của Giáo hội bao gồm các ngày lễ cố định, như Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 08 tháng Mười Hai và các ngày lễ vào những ngày khác nhau như Lễ Hiện Xuống, lễ Phục sinh và những Chúa nhật Mùa vọng hay Mùa chay, nên thỉnh thoảng có hai lễ trùng vào Chúa nhật. Trong trường hợp đó, lễ nào giữ vị thế cao hơn trong danh sách các ngày phụng vụ thì buộc phải dự lễ, và lễ khác được dời đến ngày gần nhất. Trong tháng Mười Hai, Chúa nhật thứ II Mùa vọng có vị thế cao hơn lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích nói rằng vấn đề này không được xác định trong bộ giáo luật, nên Giáo hội theo một đường lối thực thành đã được xác định theo đó, trong trường hợp chuyển một ngày lễ buộc, thì nghĩa vụ phải dự lễ không được di chuyển theo”.

2. Hơn 30 nữ tu chiêm niệm Nicaragua bị bắt

Trong đêm 28 rạng ngày 29 tháng Giêng vừa qua, hơn 30 nữ tu chiêm niệm thuộc ba đan viện thánh Clara, bên Nicaragua bị cảnh sát bắt và đưa tới một nơi người ta chưa được biết. Ba Đan viện tọa lạc trong ba Giáo phận Managua, Matagalpa và Chinandega.

Đây không phải là lần đầu tiên các nữ tu dòng kín bị nhà cầm quyền Nicaragua áp bức. Hồi tháng Năm năm 2023, nhà nước tại đây đã giải tán Hiệp hội các nữ tu thánh Clara và chín dòng tu khác. Trong những năm gần đây, nhiều dòng nữ bị trục xuất hoặc tất cả hoặc một phần ra khỏi Nicaragua, đặc biệt sau cuộc bầu cử hồi tháng Mười Một năm 2021, trong đó ông Daniel Ortega được tái cử tổng thống nhiệm kỳ thứ V.

Mặt khác, nhà cầm quyền Nicaragua mới đây đã hủy bỏ tư cách pháp nhân của 10 hiệp hội bác ái và phi chính phủ, nâng tổng số các hội bác ái bị cấm hoạt động tại nước này lên tới 5.600 tổ chức, kể từ năm 2018.

3. Nhập cư: Các giám mục Hoa Kỳ sẵn sàng đối thoại với chính quyền Tổng thống Donald Trump

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Ý TV2000, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã phản bác những cáo buộc của các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump và kêu gọi cải cách chính sách di cư của Hoa Kỳ.

Các giám mục Hoa Kỳ tiếp tục phản hồi những ý kiến cho rằng Giáo hội tại Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến “lợi nhuận ròng” của họ hơn là sự quan tâm thực sự đối với người di cư.

Tuần trước, Phó Tổng thống mới nhậm chức JD Vance, một người Công Giáo thực hành, đã công khai đặt câu hỏi liệu các giám mục có quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài trợ mà Giáo hội nhận được từ chính phủ liên bang hay không hơn là “mối quan ngại nhân đạo”.

Sự ám chỉ này đã thúc đẩy USCCB phản ứng mạnh mẽ khi ghi nhận “lịch sử lâu dài trong việc phục vụ người tị nạn” của Giáo hội theo đúng lời dạy của Chúa Giêsu.

“Vào năm 1980, các giám mục Hoa Kỳ bắt đầu hợp tác với chính quyền liên bang để thực hiện dịch vụ này khi Quốc hội thành lập Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn Hoa Kỳ, gọi tắt là USRAP”, tuyên bố giải thích, đồng thời nói thêm, “Mọi người tái định cư thông qua USRAP đều được chính quyền liên bang thẩm tra và chấp thuận tham gia chương trình khi ở bên ngoài Hoa Kỳ”.

Tuyên bố lưu ý rằng nguồn tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ “không đủ để trang trải chi phí cho các chương trình này”, tuy nhiên chúng vẫn là “công việc bác ái và mục vụ của Giáo hội”.

Tuyên bố đó được lặp lại bởi chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio, người nhấn mạnh, “Chúng ta chi cho người nghèo nhiều hơn số tiền chúng ta nhận được”.

Trong một cuộc phỏng vấn phát sóng trên kênh truyền hình Ý TV200, Tổng giám mục Broglio cho biết Hội đồng đã bị tấn công bởi các quan chức của Tổng thống Donald Trump “vì chúng không đúng sự thật”. “Những từ ngữ được sử dụng là sai sự thật”, ngài nói, “và chúng tôi đã quyết định phản ứng theo cách rất trong sáng, không đi sâu vào nội dung bài phát biểu, nhưng nói lên sự thật”.

Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng Giáo hội luôn nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp, nhưng giải thích rằng trong những hoàn cảnh cụ thể, Giáo hội phải hỗ trợ những người đang cần, ngay cả khi họ đã nhập cảnh bất hợp pháp. “Chúng ta phải giúp đỡ họ, vì chính Chúa Kitô đang yêu cầu chúng ta làm như vậy.”

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đến nhu cầu phải phản hồi những người gặp khó khăn với công việc của các giám mục với người di cư và người tị nạn, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục đàm phán với Quốc hội để cải cách luật di cư. “Chúng tôi hầu như đều đồng ý rằng cần phải thay đổi luật này”, ngài nói.

“Chúng tôi sẵn sàng đối thoại,” Đức Tổng Giám Mục Broglio tiếp tục, đồng thời nói thêm, “Chúng tôi cũng đã yêu cầu khả năng gặp tổng thống hoặc phó tổng thống để nói chuyện, không phải trên phương tiện truyền thông, mà là trực tiếp. Theo cách này, tôi tin rằng chúng ta có thể cố gắng hiểu nhau và tiến về phía trước.”


Source:Vatican News

4. Một linh mục người Ý khác bị rút phép thông công sau khi gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là 'phản giáo hoàng'

Hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, Edgar Beltrán của Pillar Catholic có bài tường trình nhan đề “Another Italian priest excommunicated after calling Francis ‘antipope’”, nghĩa là “Một linh mục người Ý khác bị rút phép thông công sau khi gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là 'phản giáo hoàng'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một linh mục người Ý đã bị tuyên bố rút phép thông công vào tháng này, sau một video vào tháng 12 trong đó ngài gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “phản giáo hoàng”. Đó là video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Vị linh mục này là trường hợp mới nhất trong một loạt các linh mục người Ý bị rút phép thông công hoặc đình chỉ chức thánh vì từ chối thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng trong những tháng gần đây.

Giáo phận Palestrina đã công bố trong một tuyên bố ngày 20 Tháng Giêng rằng Cha Natale Santonocito “theo các điều 751 và 1364 triệt 1 của Bộ Giáo luật đã phải chịu vạ tuyệt thông latae sententiae, tức là vạ tuyệt thông tiền kết, với những hậu quả được quy định trong Điều 1331 của Bộ Giáo luật.”

Cha Santonocito đã đăng một video vào ngày 8 tháng 12 năm 2024, trong đó ngài nói rằng “chúng ta đã có một phản giáo hoàng trong 11 năm qua. Người gọi là Giáo Hoàng Phanxicô không phải là giáo hoàng và chưa bao giờ là, bởi vì Đức Bênêđíctô XVI đã không từ chức giáo hoàng vào ngày 11 tháng 2 năm 2013.”

“Đức Bênêđíctô XVI không thoái vị bằng cách từ bỏ munus petrino, hay vai trò của Phêrô, việc tấn phong giáo hoàng có nguồn gốc trực tiếp từ Chúa, như được yêu cầu rõ ràng bởi điều 332.2; thay vào đó, Đức Bênêđíctô đã đưa ra tuyên bố trong đó ngài từ bỏ ministerium, hay thừa tác vụ, hay việc thực thi quyền lực trên thực tế, chứ không phải chức giáo hoàng,” Cha Santonocito nói thêm trong video.

Quan điểm của Cha Santonocito được biết đến rộng rãi là “Benevacantism” — một từ ghép giữa tên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 và sede vacantism, hay trống tòa, là quan điểm cho rằng ngai tòa Thánh Phêrô đang bị bỏ trống. Ý kiến này được một số nhà phê bình Đức Thánh Cha Phanxicô nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông xã hội đưa ra, cho rằng việc từ chức của người tiền nhiệm của ngài không hợp lệ về mặt giáo luật, mặc dù lý thuyết này đã bị các nhà giáo luật bác bỏ.

Những người theo thuyết trống tòa khác tin rằng chức giáo hoàng đã bị bỏ trống kể từ Công đồng Vatican II, vì họ cho rằng Giáo hội đã sa vào tà giáo kể từ đó.

Bản thân Cha Santonocito không công khai phủ nhận tính hợp lệ của Công đồng Vatican II. Ngài được thụ phong vào tháng 4 năm 2023 và được biết đến là cử hành Thánh lễ theo các chuẩn mực sau công đồng.

Theo một tuyên bố của giáo phận, một ngày sau khi đăng video, chức linh mục của Santonocito đã bị giáo phận hạn chế “như một biện pháp phòng ngừa”.

Giáo phận cũng cho biết rằng “một 'Tuyên bố của Đức Giám Mục Giáo phận ' đã được gửi tới các linh mục của giáo phận Palestrina… nhằm giúp các tín hữu định hướng trước những tuyên bố của Cha Natale Santonocito.”

Nhưng theo giáo phận, Cha Santonocito đã công bố một video khác đưa ra những tuyên bố tương tự vào ngày 14 tháng 12, sau đó giáo phận đã mở một thủ tục giáo luật chống lại ngài, kết thúc bằng tuyên bố vạ tuyệt thông dành cho ngài.

Giáo phận cho biết Đức Giám Mục đã “khiển trách bằng lời nói Cha Natale Santonocito trong một cuộc họp vào sáng ngày 17 tháng 12 năm 2024. Sau đó, trong quá trình xét xử hình sự ngoài vòng pháp luật, Cha Santonocito đã xuất hiện trước các thẩm phán... và vẫn nhắc lại lập trường của mình.”

Việc rút phép thông công Cha Santonocito là động thái mới nhất trong xu hướng các linh mục và tu sĩ bị tuyên bố rút phép thông công hoặc đình chỉ chức vụ sau khi từ chối Đức Thánh Cha Phanxicô là giáo hoàng hợp pháp.

Chỉ riêng tại Ý, ít nhất năm linh mục đã bị rút phép thông công hoặc đình chỉ chức thánh vì những lý do tương tự kể từ năm 2024.

Trường hợp khét tiếng nhất là trường hợp của cựu sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, Tổng giám mục Carlo Maria Viganò, người đã bị rút phép thông công vào ngày 5 tháng 7 năm 2024.

Vào ngày 1 Tháng Giêng năm 2024, Giáo phận Livorno đã tuyên bố vạ tuyệt thông đối với Cha Ramon Guidetti sau khi ngài phát biểu trong một bài giảng rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “không phải là giáo hoàng” và rằng ngài là “kẻ cướp ngôi”.

Đức Cha Simone Giusti xác định bài giảng đó là một “hành động ly giáo công khai” dẫn đến vạ tuyệt thông latae sententiae, nghĩa là Guidetti đã tự động bị vạ tuyệt thông ngay tại thời điểm tuyên bố, với hình phạt có hiệu lực hoàn toàn sau khi được các nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội chính thức tuyên bố.

Vào ngày 13 tháng 11 năm 2024, Tổng giáo phận Sassari, trên đảo Sardinia của Ý, đã tuyên bố trục xuất Cha Fernando Maria Cornet, một linh mục người Á Căn Đình phục vụ tại Sassari từ năm 2011, sau khi Cha Cornet viết một cuốn sách có tựa đề “Habemus antipapam?” phản đối tính hợp lệ của đơn từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 và cuộc bầu cử sau đó của Đức Phanxicô.

“Cũng như không thể có hai Giáo hội của Chúa Kitô cùng một lúc đều là chân lý, thì cũng không thể có hai giáo hoàng đều là hợp pháp cùng một lúc,” Cha Cornet nói trong cuốn sách. “'Giáo hoàng là một.' Còn người kia? Ông ta không thể là bất cứ thứ gì khác ngoài một phản giáo hoàng.”

Vào ngày 18 tháng 11 năm 2024, Cha Miguel Márquez, bề trên tổng quyền Dòng Cát Minh Nhặt Phép, đã tuyên bố sa thải Cha Giorgio Maria Faré, khỏi dòng sau khi cha này đăng một video bảo vệ một lập trường tương tự.

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã sa vào nhiều tà thuyết khác nhau, điều này chứng minh rằng việc bầu ngài là không hợp lệ dựa trên sự bất khả ngộ của giáo hoàng,” Cha Faré nói trong video. “Các Hồng Y được phong trước năm 2013 phải can thiệp để bảo vệ Giáo Hội và triệu tập một mật nghị để công bố một giáo hoàng mới.”

Mặc dù phổ biến ở Ý, xu hướng này cũng xuất hiện ở những nơi khác trong Giáo hội, như có thể thấy ở một số trường hợp khác, chẳng hạn như Dòng Thánh Clara ở Tây Ban Nha và Dòng Cát Minh ở Arlington.

Ngoài ra, một linh mục người Costa Rica 81 tuổi đã bị rút phép thông công vào tháng 12 năm 2024 sau khi phủ nhận thẩm quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Và một linh mục của Giáo phận Orihuela-Alicante ở Tây Ban Nha đã bị đình chỉ chức vụ vào tháng 2 năm 2024 sau khi tuyên bố trong bản tuyên ngôn dài 20 trang rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một “kẻ dị giáo” và cuộc bầu cử ngài là “không hợp lệ”.

Trước hiện tượng chia rẽ sâu sắc trong Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hiệp nhất.


Source:Pillar