Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:39 06/02/2010
MỘT ĐÊM TRỞ THÀNH THÁNH
Đêm nọ, một ngư phủ lén vào trong trang viên của phú ông nọ, và thả lưới bắt cá trong một hồ có nhiều cá, trang chủ cảm thấy có linh tính khác lạ bèn sai gia nhân đi tìm bắt trộm.
Khi anh ta nhìn thấy rất nhiều người tay cầm đuốc sáng lục lọi khắp nơi, anh ta vội vàng lấy bùn trét đầy thân mình và ngồi dưới gốc cây, giả dạng giống như một hiền sĩ người Ấn Độ.
Trang chủ và các gia nhân tìm kiếm rất lâu mà không được gì, nhưng chỉ nhìn thấy một thánh nhân khắp người đầy bùn đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây.
Ngày hôm sau, khắp nơi truyền đi tin tức có một thánh nhân đang ở trong trang viên phú ông, do có một số người tin tưởng, đem đồ đến tặng cho thánh nhân để được trời chúc phúc, dân chúng chen chúc đi đến trang viên dâng hoa quả, bạc vàng cho vị thánh nhân ấy, để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Lắc thân thoắt cái ngư phủ biến thành thánh nhân, đột nhiên vận may đến như thế nên rất kinh ngạc, anh ta nói với mình:
- “Nhờ tín ngưỡng của dân chúng mà ăn cơm, so với nhờ đôi bàn tay lao lực của mình để ăn cơm, thì tiết kiệm được nhiều việc.”
Từ đó về sau, anh ta vẫn tiếp tục tĩnh tọa suy tư, không muốn chuyện ấy phát sinh thêm lần nữa.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Nhờ trí thông minh mà từ một ngư phủ nghèo nàn đã trở thành giàu có, vì được những người tin tưởng là thần thánh đem vàng bạc hoa quả đến dâng cúng. Nhưng cuối cùng anh ta cũng ngộ ra rằng, đồ dâng cúng của người khác thì ăn không ngon bằng công lao do tay mình làm ra, thế là anh ta đã giác ngộ được cuộc sống là phải do sự kết hợp giữa lao động và tôn giáo.
Có những người sống nhờ vào sự mê tín của người khác, như những người coi bói, coi mu rùa, bói bài.v.v...
Có những người sống bằng nghề bốc lột người khác, như cho vay lấy lãi nặng nề.
Có những người sống bằng nghề mánh mung như mua giả bán thiệt, lừa đảo người khác.
Có những người dùng tôn giáo làm bình phong để bốc lột người nghèo cô thế cô thân.
Có linh mục lợi dụng tòa giảng để bôi nhọ, nhục mạ giáo dân và vượt qua quyền hạn của giám mục: dứt phép thông công không cho giáo dân đến nhà thờ, và tuyên bố giữa cộng đoàn: họ đã chết trong đức tin. Các vị đó quên mất mình cũng là một con người đầy tội lỗi, sống nhờ tiền xin lễ của giáo dân, chỉ vì một xích mích nhỏ với giáo dân mà các ngài bổng chốc trở thành "ông trời con" trừng phạt giáo dân của mình, nhưng chính "ông trời cha" là Thiên Chúa thật thì chỉ có yêu thương và tha thứ chứ. Ha ha ha...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đêm nọ, một ngư phủ lén vào trong trang viên của phú ông nọ, và thả lưới bắt cá trong một hồ có nhiều cá, trang chủ cảm thấy có linh tính khác lạ bèn sai gia nhân đi tìm bắt trộm.
Khi anh ta nhìn thấy rất nhiều người tay cầm đuốc sáng lục lọi khắp nơi, anh ta vội vàng lấy bùn trét đầy thân mình và ngồi dưới gốc cây, giả dạng giống như một hiền sĩ người Ấn Độ.
Trang chủ và các gia nhân tìm kiếm rất lâu mà không được gì, nhưng chỉ nhìn thấy một thánh nhân khắp người đầy bùn đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây.
Ngày hôm sau, khắp nơi truyền đi tin tức có một thánh nhân đang ở trong trang viên phú ông, do có một số người tin tưởng, đem đồ đến tặng cho thánh nhân để được trời chúc phúc, dân chúng chen chúc đi đến trang viên dâng hoa quả, bạc vàng cho vị thánh nhân ấy, để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Lắc thân thoắt cái ngư phủ biến thành thánh nhân, đột nhiên vận may đến như thế nên rất kinh ngạc, anh ta nói với mình:
- “Nhờ tín ngưỡng của dân chúng mà ăn cơm, so với nhờ đôi bàn tay lao lực của mình để ăn cơm, thì tiết kiệm được nhiều việc.”
Từ đó về sau, anh ta vẫn tiếp tục tĩnh tọa suy tư, không muốn chuyện ấy phát sinh thêm lần nữa.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Nhờ trí thông minh mà từ một ngư phủ nghèo nàn đã trở thành giàu có, vì được những người tin tưởng là thần thánh đem vàng bạc hoa quả đến dâng cúng. Nhưng cuối cùng anh ta cũng ngộ ra rằng, đồ dâng cúng của người khác thì ăn không ngon bằng công lao do tay mình làm ra, thế là anh ta đã giác ngộ được cuộc sống là phải do sự kết hợp giữa lao động và tôn giáo.
Có những người sống nhờ vào sự mê tín của người khác, như những người coi bói, coi mu rùa, bói bài.v.v...
Có những người sống bằng nghề bốc lột người khác, như cho vay lấy lãi nặng nề.
Có những người sống bằng nghề mánh mung như mua giả bán thiệt, lừa đảo người khác.
Có những người dùng tôn giáo làm bình phong để bốc lột người nghèo cô thế cô thân.
Có linh mục lợi dụng tòa giảng để bôi nhọ, nhục mạ giáo dân và vượt qua quyền hạn của giám mục: dứt phép thông công không cho giáo dân đến nhà thờ, và tuyên bố giữa cộng đoàn: họ đã chết trong đức tin. Các vị đó quên mất mình cũng là một con người đầy tội lỗi, sống nhờ tiền xin lễ của giáo dân, chỉ vì một xích mích nhỏ với giáo dân mà các ngài bổng chốc trở thành "ông trời con" trừng phạt giáo dân của mình, nhưng chính "ông trời cha" là Thiên Chúa thật thì chỉ có yêu thương và tha thứ chứ. Ha ha ha...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:40 06/02/2010
CHỦ NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 5, 1-11
“Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.
Bạn thân mến,
“Vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” có thể nói đây là câu tuyên xưng đức tin đầu tiên của thánh Phê-rô khi ngài tin tưởng vào lời nói của Chúa Giê-su để thả lưới.
Vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào, quả thật rất dễ nổi quạu nếu có một ai đó đến thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới, mệt đứ người nhưng thánh Phê-rô cũng nghe lời của Chúa Giê-su để mà thả lưới, và kết quả thật không ngờ: cá quá nhiều, đến nổi các ngài phải nhờ những thuyền chài bạn đến giúp đỡ...
Cuộc sống làm tông đồ của người Ki-tô hữu cũng giống như cuộc thả lưới của thánh Phê-rô, đầy gian khổ nước mắt và có khi cũng đầy máu, nhưng nếu chúng ta bỏ cuộc, nếu bạn và tôi cứ ỷ lại vào sức riêng mình thì chúng ta cũng sẽ vất vả khi có nhiều người chống đối, khi có nhiều người coi thường đạo giáo của mình và thậm chí bắt bớ và sát hại mình...
“Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”, lưới của bạn và tôi không bằng dây cước hay bằng sợi ny lon, nhưng được dệt bằng những gương sáng mà chúng ta thực hiện cho tha nhân: phục vụ anh chị em, thăm viếng bệnh nhân, an ủi những người cô đơn... đó chính là những mắt lưới rất sít sao với Tin Mừng để bắt được các loại cá giữa biển hồ trần gian này.
Mệt lắm, nhưng vâng lời Chúa Giê-su dạy chúng ta không nản lòng bỏ cuộc, bởi vì chính Đấng đã trở thành ngư phủ đầu tiên đầy quyền lực và tình yêu đang thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới trong đau khổ và trong thất bại, bởi vì khi chúng ta thực hiện thánh ý Chúa qua hoàn cảnh của cuộc sống, thì sự thành công bắt đầu khai hoa rồi vậy.
Bạn thân mến,
Tôi đề nghị với bạn như thế này: mỗi ngày trước khi bước ra khỏi nhà để đi làm việc, đi đến trường học hay đi chợ, đi shooping thì bạn hãy nói với Chúa như thế này: “Vâng lời Chúa, con sẽ thả lưới”. Có nghĩa là ngày hôm nay bạn sẽ vì Chúa mà phục vụ tha nhân, ăn nói nhỏ nhẹ với người mình không thích, giúp đỡ những người thiếu thốn hoặc làm tất cả những gì phù hợp với đức ái cho mọi người, đó chính là cách thả lưới bắt cá của bạn, và nơi bạn thả lưới không phải là sông ngòi, nhưng là nơi công sở, nơi trường học, nơi chợ búa, nơi siêu thị và ngay trong gia đình của bạn nữa.v.v...
Nếu bạn và tôi, và mỗi người Ki-tô hữu chúng ta làm được như thế, thì chắc chắn –với ơn Chúa giúp- chúng ta sẽ bắt được nhiều “cá người” về cho Chúa vậy.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 5, 1-11
“Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.
Bạn thân mến,
“Vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” có thể nói đây là câu tuyên xưng đức tin đầu tiên của thánh Phê-rô khi ngài tin tưởng vào lời nói của Chúa Giê-su để thả lưới.
Vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào, quả thật rất dễ nổi quạu nếu có một ai đó đến thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới, mệt đứ người nhưng thánh Phê-rô cũng nghe lời của Chúa Giê-su để mà thả lưới, và kết quả thật không ngờ: cá quá nhiều, đến nổi các ngài phải nhờ những thuyền chài bạn đến giúp đỡ...
Cuộc sống làm tông đồ của người Ki-tô hữu cũng giống như cuộc thả lưới của thánh Phê-rô, đầy gian khổ nước mắt và có khi cũng đầy máu, nhưng nếu chúng ta bỏ cuộc, nếu bạn và tôi cứ ỷ lại vào sức riêng mình thì chúng ta cũng sẽ vất vả khi có nhiều người chống đối, khi có nhiều người coi thường đạo giáo của mình và thậm chí bắt bớ và sát hại mình...
“Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”, lưới của bạn và tôi không bằng dây cước hay bằng sợi ny lon, nhưng được dệt bằng những gương sáng mà chúng ta thực hiện cho tha nhân: phục vụ anh chị em, thăm viếng bệnh nhân, an ủi những người cô đơn... đó chính là những mắt lưới rất sít sao với Tin Mừng để bắt được các loại cá giữa biển hồ trần gian này.
Mệt lắm, nhưng vâng lời Chúa Giê-su dạy chúng ta không nản lòng bỏ cuộc, bởi vì chính Đấng đã trở thành ngư phủ đầu tiên đầy quyền lực và tình yêu đang thúc giục chúng ta tiếp tục thả lưới trong đau khổ và trong thất bại, bởi vì khi chúng ta thực hiện thánh ý Chúa qua hoàn cảnh của cuộc sống, thì sự thành công bắt đầu khai hoa rồi vậy.
Bạn thân mến,
Tôi đề nghị với bạn như thế này: mỗi ngày trước khi bước ra khỏi nhà để đi làm việc, đi đến trường học hay đi chợ, đi shooping thì bạn hãy nói với Chúa như thế này: “Vâng lời Chúa, con sẽ thả lưới”. Có nghĩa là ngày hôm nay bạn sẽ vì Chúa mà phục vụ tha nhân, ăn nói nhỏ nhẹ với người mình không thích, giúp đỡ những người thiếu thốn hoặc làm tất cả những gì phù hợp với đức ái cho mọi người, đó chính là cách thả lưới bắt cá của bạn, và nơi bạn thả lưới không phải là sông ngòi, nhưng là nơi công sở, nơi trường học, nơi chợ búa, nơi siêu thị và ngay trong gia đình của bạn nữa.v.v...
Nếu bạn và tôi, và mỗi người Ki-tô hữu chúng ta làm được như thế, thì chắc chắn –với ơn Chúa giúp- chúng ta sẽ bắt được nhiều “cá người” về cho Chúa vậy.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:52 06/02/2010
N2T |
20. Chúng ta nên cứu tế người nghèo. Việc từ thiện sẽ cảm hóa lòng người, khiến người ta sửa đổi nết đức.
(Thánh nữ Agnes)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:54 06/02/2010
N2T |
361. Tình yêu và than thì giống nhau, đốt lên thì nghĩ cách cho nó nguội lại, để tùy tiện thì nó sẽ đem quả tim thiêu rụi.
Này con đây, xin hãy sai con đi
Lm. Jude Siciliano, OP
06:14 06/02/2010
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN C
Is 6::1-2a, 3-8; 1 Cr 15: 1-11; Luke 5: 1-11
Thánh Phêrô không phải là người duy nhất “vất vả suốt đêm.” Nhiều người trong chúng ta cũng phải “vất vả làm việc cả đêm”; nhiều lúc vất vả làm việc cả ngày mà đêm vẫn phải thức trắng làm tiếp. Lúc đó, chúng ta thấy văng vẳng trong mình giọng nói mệt mỏi, chán nản và thất vọng của thánh Phêrô. Có những lần chúng ta phải thốt lên như Phêrô trong bài Tin mừng hôm nay: “chúng tôi chẳng bắt được gì cả…”
Chúng ta đã cố gắng để duy trì mối tương quan với nhau, nhưng những gì chúng ta nhận được chỉ là sự vụn vỡ; chúng ta đã cố gắng chu cấp cho gia đình trong thời buổi mà mọi thứ bị cắt giảm thế này, dạy dỗ đức tin cho con cái, nhưng chúng lại bỏ nhà đi bụi; chúng ta đã vất vả làm việc cả đời để rồi nhận ra những hạn chế về sức khỏe, về tài chánh của mình, … Cũng như Phêrô và những bạn chài của ông, chúng ta còn bao nhiêu thứ để mà bận tâm lo lắng.
Phêrô chẳng có thời gian rảnh rỗi mà ngồi trên những sườn đồi hay trong hội đường để nghe đức Giêsu giảng dạy. Ông có những việc khác quan trọng hơn phải làm. Ông phải lo cho gia đình và phải làm việc. Vì Phêrô không thể đến gặp đức Giêsu, thì đức Giêsu đến gặp ông. Người chọn chính con thuyền của Phêrô để làm “tòa giảng.” Từ trên đó, đức Giêsu giảng dạy đám đông dân chúng, mà như thánh Luca mô tả thì “họ chen lấn nhau đến gần đức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa…” Chả lẽ những nhà giảng thuyết như chúng ta lại không ghen tị với điều đó sao: người ta chen lấn nhau để nghe một bài giảng! Chắc chắn Đức Giêsu đã nói lên những điều mà họ thấy là quan trọng và có thể áp dụng cho cuộc đời của họ. Phêrô không thể ngăn được những gì đức Giêsu giảng và cuối cùng thì cả hai cũng ở trên cùng một chiếc thuyền. Những lời của đức Giêsu thuyết phục đến nỗi khiến Phêrô hành động ngược lại với chính kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bao năm chài lưới, và tin tưởng vào lời của đức Giêsu. Khi nghe đức Giêsu nói: “chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá…,” Phêrô đã răm rắp làm theo.
Đây chính là chỗ của chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay: chúng ta đang thất bại và chán nản, nhưng đức Giêsu đã bước vào cuộc sống này, vào trong thế giới này với một lời có thể lôi kéo người ta đến với Người. Phêrô đã nghe lời đó và đáp trả, vì ông nhận ra rằng cuộc đời của mình sinh hoa trái – như một người chài lưới có thể nhận ra – là một mẻ cá lớn. Câu chuyện này không hề xa vời. Nó đề cập đến việc đức Giêsu gọi đích danh một người ngay lúc người ấy đang bận túi bụi, nhưng người ấy đã đáp lời Người. Phêrô chuyển từ tình trạng mất định hướng và thất bại đến chỗ có mục đích và quảng đại. Ông nhận biết điều gì đã xảy ra và quyết định đi theo Đấng có thể bắt cá cho ông và hơn nữa lời của người ấy mang lại sự sống.
Nhưng ngay lúc đầu Phêrô hơi do dự. Ông cảm thấy chẳng ăn nhằm khi đứng trước một người vừa dạy một dân chài dày dặn kinh nghiệm như ông cách bắt cá. Giờ đây đức Giêsu bắt những con cá khác, trước hết là Phêrô và sau đó là mấy người bạn chài của ông. Như Người nói, Người dùng chính tấm lưới ấy mà bắt những người đàn ông quen việc chài lưới này. Có thể các ông không xứng đáng nhưng nếu tin tưởng vào lời Đức Kitô, chứ không phải tin vào chính các ông, thì các ông sẽ trở thành “kẻ đi lưới người ta.” Vì thế, khi các ông tin tưởng vào chính đức Giêsu chứ không phải vào bản thân, các ông có thể gạt qua một bên sự do dự của mình để đi theo đức Giêsu.
Cuộc sống của chúng ta cũng bận rộn đấy chứ. Những thứ làm bận tâm và ám ảnh chúng ta suốt đêm thì chẳng phải là những chuyện không đâu, chúng là một phần quan trọng của cuộc sống của chúng ta và vì thế chúng ta cần quan tâm. Nhưng chúng ta cũng cần đến những trợ giúp để tập trung hơn và hướng dẫn những quyết định của chúng ta. Dù chúng ta biết rằng không thể dễ dàng có ngay giải pháp cho những vấn đề quan trọng mà chúng ta gặp phải, thì chúng ta vẫn rất muốn được quan tâm; chúng ta cần cảm giác được ưu tiên và được hướng dẫn. Nói cách khác, chúng ta vẫn muốn tiếp tục được nghe lời mời gọi của đức Giêsu để bước theo Người và đôi khi chúng ta muốn như thế khi vất vả lê bước qua những giai đoạn tăm tối nhất của cuộc đời mình.
Chính cuộc sống bận rộn của Phêrô lại trở thành một “nơi để ông lắng nghe.” Ngay lúc mà ông đang giặt lưới sau một đêm làm việc vất vả mà không có kết quản thì ông nghe được tiếng đức Giêsu. Lúc đầu, ông cũng chỉ lắng nghe như bao người khác có mặt ở đó ngày hôm ấy. Đấy cũng là cách mà chúng ta lắng nghe Lời Chúa trong cộng đoàn này, khi chúng ta cử hành phụng vụ. Tôi cho rằng chính việc lắng nghe chung với nhau như thế đã giúp Phêrô nghe thấy điều tiếp theo- đó là tiếng gọi của riêng ông. Việc cử hành phụng vụ hằng tuần mà chúng ta chia sẻ với nhau như thế này là một nơi quan trọng để chúng ta có thể lắng nghe như một cộng đoàn giáo hội. Chúng ta cùng nhau lắng nghe đức Kitô gọi đích danh mỗi người, và nhờ vào lời hữu hiệu của Người, chúng ta có thể trở nên “giáo hội lưới cá” của Người. Noi theo Người, chúng ta đến với những kẻ bị lầm lạc và bối rối để giúp họ một hướng đi và một nơi để được đón nhận. Sứ vụ hiện nay của chúng ta là trả lời cho tất cả những ai đang nói với như Phêrô đã từng nói: “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng được gì.”
Ngoài việc lắng nghe đức Giêsu trong khung cảnh đám đông, Phêrô cũng nghe thấy đức Giêsu nói trực tiếp với ông ngay giữa cuộc đời bận rộn một lời mời gọi bước theo Người. Vì thế, cuộc sống thường ngày cũng có thể là nơi mỗi chúng ta lắng nghe Lời. “Hãy nghe đi!” Hãy tập quan tâm đến những những gì chúng ta trải nghiệm hay nghe được mỗi ngày. Chẳng hạn, chúng ta có một người bạn thông thái nói cho chúng ta biết sự thật mà chúng ta muốn nghe hay không? Chúng ta có nắm được bài Tin Mừng mà chúng ta nghe mỗi Chúa Nhật và cố gắng áp dụng trong cuộc sống của chúng ta hay không?Mỗi khi xong việc chúng ta có ngừng lại và hỏi “Lạy Chúa tiếp theo con phải làm gì?” và sau đó có lắng nghe lời đáp trả hay không?Chúng ta có thể khởi đầu một ngày mới với cố gắng tìm gặp đức Kitô và lắng nghe ý Người trong lúc làm việc hay không?
Bài Tin Mừng hôm nay được sắp xếp chặt chẽ. Mở đầu với những khó khăn và nhu cầu; rồi có tiếng nói cất lên và người ta đáp lại những gì đã nghe; việc đáp trả của họ mang lại sự hữu hiệu. Rồi một lời khác được nói ra, thì lại có thêm một đáp trả mới – một hành trình suốt đời bắt đầu. Chẳng có gì bảo đảm rằng những ai đón nhận lời mời gọi của đức Giêsu sẽ thành công, ít là theo cách nghĩ thông thường của chúng ta. Chúng ta có thể không thấy được một chiếc thuyền đầy cá. Đức Giêsu cũng chẳng cho biết chính xác đời sống của các môn đệ mới sẽ như thế nào. Hầu như cả Phêrô cũng như những người khác chẳng biết gì mấy về cái gọi là “lưới người.” Họ sẽ làm như thế nào đây? Bao nhiêu “mẻ lưới” thì mới gọi là thành công?Họ sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào? Có biết bao điều tôi muốn biết trước khi tôi đặt bút ký một bản hợp đồng suốt đời. Tuy nhiên, đức Giêsu hiện diện với Phêrô cũng như chúng ta trong suốt cuộc hành trình. Chúng ta sẽ không đi một mình, nhưng còn có một Đấng khác, Người sẽ luôn ở giữa chúng ta. Chúng ta tin tưởng rằng trong suốt cuộc hành trình Người sẽ tiếp tục nói lên một lời khi chúng ta thật sự mất lòng tin sau một đêm chẳng bắt được gì.
Phêrô không chỉ thấy mẻ cá nhưng ông còn thấy nhiều hơn thế. Ở đây, có một Đấng có thể bước vào cuộc đời ông và hướng dẫn ông, giúp ông mở mắt ra và cho ông niềm hy vọng. Có một đấng khiến ông ý thức được khoảng cách giữa ông với Thiên Chúa thật là xa và chỉ cho thấy cuộc đời của ông còn bất toàn biết bao. Vì thế, ông nói lên cảm giác bất xứng, chứ không phải là cảm thức về tội lỗi cách cường điệu hay hoang mang, nhưng từ một trải nghiệm mà chúng ta cũng có thể cảm nhận khi đứng trước nhan Đấng Thánh.
Isaia cũng từng có một kinh nghiệm về một Thiên Chúa thánh thiện khiến ông kinh hãi nhưng cũng kính sợ. Giống như Phêrô quỳ gối trước đức Giêsu, Isaia cũng cảm thấy mình bất xứng và thấy được lòng thương xót của Chúa. Nhưng, ông là một người “môi miệng ô uế.” Nhưng đối với Chúa, điều đó chẳng hề gì. Sứ vụ của Isaia không lệ thuộc vào việc ông xứng đáng hay không nhưng nhờ vào lời của Đấng đã gọi và sai ông đi. Ông đáp lời Thiên Chúa “Này con đây, xin hãy sai con đi.” Đó cũng có thể là lời cầu nguyện chúng ta cất lên trong suốt tuần lễ này. Dù có thấy mình xứng đáng hay không, giữa cuộc sống thường nhật này chúng ta hãy cất lời cầu xin và tin tưởng vào lời mời gọi chúng ta và thưa lên rằng: “Này con đây, xin hãy sai con đi.”
Người Phi Châu có câu ngạn ngữ thế này: “không nên ở gần trưởng bộ lạc” Simon Phêrô có lẽ đã cảm thấy như thế, và chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa sẽ hỏi chúng ta điều gì khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi để đến gần Ngài hơn? Thiên Chúa muốn ta gần cỡ nào? Hơn nữa, Thiên Chúa muốn ban cho ta bao nhiêu? Vẫn chưa có câu trả lời cho Simon cũng như cho chúng ta. Tất cả những gì chúng ta có là một lời động viên “Đừng sợ” và một lời mời gọi để bước theo và tin tưởng.
Hoàng Vinh, OP chuyển ngữ
Is 6::1-2a, 3-8; 1 Cr 15: 1-11; Luke 5: 1-11
Thánh Phêrô không phải là người duy nhất “vất vả suốt đêm.” Nhiều người trong chúng ta cũng phải “vất vả làm việc cả đêm”; nhiều lúc vất vả làm việc cả ngày mà đêm vẫn phải thức trắng làm tiếp. Lúc đó, chúng ta thấy văng vẳng trong mình giọng nói mệt mỏi, chán nản và thất vọng của thánh Phêrô. Có những lần chúng ta phải thốt lên như Phêrô trong bài Tin mừng hôm nay: “chúng tôi chẳng bắt được gì cả…”
Chúng ta đã cố gắng để duy trì mối tương quan với nhau, nhưng những gì chúng ta nhận được chỉ là sự vụn vỡ; chúng ta đã cố gắng chu cấp cho gia đình trong thời buổi mà mọi thứ bị cắt giảm thế này, dạy dỗ đức tin cho con cái, nhưng chúng lại bỏ nhà đi bụi; chúng ta đã vất vả làm việc cả đời để rồi nhận ra những hạn chế về sức khỏe, về tài chánh của mình, … Cũng như Phêrô và những bạn chài của ông, chúng ta còn bao nhiêu thứ để mà bận tâm lo lắng.
Phêrô chẳng có thời gian rảnh rỗi mà ngồi trên những sườn đồi hay trong hội đường để nghe đức Giêsu giảng dạy. Ông có những việc khác quan trọng hơn phải làm. Ông phải lo cho gia đình và phải làm việc. Vì Phêrô không thể đến gặp đức Giêsu, thì đức Giêsu đến gặp ông. Người chọn chính con thuyền của Phêrô để làm “tòa giảng.” Từ trên đó, đức Giêsu giảng dạy đám đông dân chúng, mà như thánh Luca mô tả thì “họ chen lấn nhau đến gần đức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa…” Chả lẽ những nhà giảng thuyết như chúng ta lại không ghen tị với điều đó sao: người ta chen lấn nhau để nghe một bài giảng! Chắc chắn Đức Giêsu đã nói lên những điều mà họ thấy là quan trọng và có thể áp dụng cho cuộc đời của họ. Phêrô không thể ngăn được những gì đức Giêsu giảng và cuối cùng thì cả hai cũng ở trên cùng một chiếc thuyền. Những lời của đức Giêsu thuyết phục đến nỗi khiến Phêrô hành động ngược lại với chính kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bao năm chài lưới, và tin tưởng vào lời của đức Giêsu. Khi nghe đức Giêsu nói: “chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá…,” Phêrô đã răm rắp làm theo.
Đây chính là chỗ của chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay: chúng ta đang thất bại và chán nản, nhưng đức Giêsu đã bước vào cuộc sống này, vào trong thế giới này với một lời có thể lôi kéo người ta đến với Người. Phêrô đã nghe lời đó và đáp trả, vì ông nhận ra rằng cuộc đời của mình sinh hoa trái – như một người chài lưới có thể nhận ra – là một mẻ cá lớn. Câu chuyện này không hề xa vời. Nó đề cập đến việc đức Giêsu gọi đích danh một người ngay lúc người ấy đang bận túi bụi, nhưng người ấy đã đáp lời Người. Phêrô chuyển từ tình trạng mất định hướng và thất bại đến chỗ có mục đích và quảng đại. Ông nhận biết điều gì đã xảy ra và quyết định đi theo Đấng có thể bắt cá cho ông và hơn nữa lời của người ấy mang lại sự sống.
Nhưng ngay lúc đầu Phêrô hơi do dự. Ông cảm thấy chẳng ăn nhằm khi đứng trước một người vừa dạy một dân chài dày dặn kinh nghiệm như ông cách bắt cá. Giờ đây đức Giêsu bắt những con cá khác, trước hết là Phêrô và sau đó là mấy người bạn chài của ông. Như Người nói, Người dùng chính tấm lưới ấy mà bắt những người đàn ông quen việc chài lưới này. Có thể các ông không xứng đáng nhưng nếu tin tưởng vào lời Đức Kitô, chứ không phải tin vào chính các ông, thì các ông sẽ trở thành “kẻ đi lưới người ta.” Vì thế, khi các ông tin tưởng vào chính đức Giêsu chứ không phải vào bản thân, các ông có thể gạt qua một bên sự do dự của mình để đi theo đức Giêsu.
Cuộc sống của chúng ta cũng bận rộn đấy chứ. Những thứ làm bận tâm và ám ảnh chúng ta suốt đêm thì chẳng phải là những chuyện không đâu, chúng là một phần quan trọng của cuộc sống của chúng ta và vì thế chúng ta cần quan tâm. Nhưng chúng ta cũng cần đến những trợ giúp để tập trung hơn và hướng dẫn những quyết định của chúng ta. Dù chúng ta biết rằng không thể dễ dàng có ngay giải pháp cho những vấn đề quan trọng mà chúng ta gặp phải, thì chúng ta vẫn rất muốn được quan tâm; chúng ta cần cảm giác được ưu tiên và được hướng dẫn. Nói cách khác, chúng ta vẫn muốn tiếp tục được nghe lời mời gọi của đức Giêsu để bước theo Người và đôi khi chúng ta muốn như thế khi vất vả lê bước qua những giai đoạn tăm tối nhất của cuộc đời mình.
Chính cuộc sống bận rộn của Phêrô lại trở thành một “nơi để ông lắng nghe.” Ngay lúc mà ông đang giặt lưới sau một đêm làm việc vất vả mà không có kết quản thì ông nghe được tiếng đức Giêsu. Lúc đầu, ông cũng chỉ lắng nghe như bao người khác có mặt ở đó ngày hôm ấy. Đấy cũng là cách mà chúng ta lắng nghe Lời Chúa trong cộng đoàn này, khi chúng ta cử hành phụng vụ. Tôi cho rằng chính việc lắng nghe chung với nhau như thế đã giúp Phêrô nghe thấy điều tiếp theo- đó là tiếng gọi của riêng ông. Việc cử hành phụng vụ hằng tuần mà chúng ta chia sẻ với nhau như thế này là một nơi quan trọng để chúng ta có thể lắng nghe như một cộng đoàn giáo hội. Chúng ta cùng nhau lắng nghe đức Kitô gọi đích danh mỗi người, và nhờ vào lời hữu hiệu của Người, chúng ta có thể trở nên “giáo hội lưới cá” của Người. Noi theo Người, chúng ta đến với những kẻ bị lầm lạc và bối rối để giúp họ một hướng đi và một nơi để được đón nhận. Sứ vụ hiện nay của chúng ta là trả lời cho tất cả những ai đang nói với như Phêrô đã từng nói: “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng được gì.”
Ngoài việc lắng nghe đức Giêsu trong khung cảnh đám đông, Phêrô cũng nghe thấy đức Giêsu nói trực tiếp với ông ngay giữa cuộc đời bận rộn một lời mời gọi bước theo Người. Vì thế, cuộc sống thường ngày cũng có thể là nơi mỗi chúng ta lắng nghe Lời. “Hãy nghe đi!” Hãy tập quan tâm đến những những gì chúng ta trải nghiệm hay nghe được mỗi ngày. Chẳng hạn, chúng ta có một người bạn thông thái nói cho chúng ta biết sự thật mà chúng ta muốn nghe hay không? Chúng ta có nắm được bài Tin Mừng mà chúng ta nghe mỗi Chúa Nhật và cố gắng áp dụng trong cuộc sống của chúng ta hay không?Mỗi khi xong việc chúng ta có ngừng lại và hỏi “Lạy Chúa tiếp theo con phải làm gì?” và sau đó có lắng nghe lời đáp trả hay không?Chúng ta có thể khởi đầu một ngày mới với cố gắng tìm gặp đức Kitô và lắng nghe ý Người trong lúc làm việc hay không?
Bài Tin Mừng hôm nay được sắp xếp chặt chẽ. Mở đầu với những khó khăn và nhu cầu; rồi có tiếng nói cất lên và người ta đáp lại những gì đã nghe; việc đáp trả của họ mang lại sự hữu hiệu. Rồi một lời khác được nói ra, thì lại có thêm một đáp trả mới – một hành trình suốt đời bắt đầu. Chẳng có gì bảo đảm rằng những ai đón nhận lời mời gọi của đức Giêsu sẽ thành công, ít là theo cách nghĩ thông thường của chúng ta. Chúng ta có thể không thấy được một chiếc thuyền đầy cá. Đức Giêsu cũng chẳng cho biết chính xác đời sống của các môn đệ mới sẽ như thế nào. Hầu như cả Phêrô cũng như những người khác chẳng biết gì mấy về cái gọi là “lưới người.” Họ sẽ làm như thế nào đây? Bao nhiêu “mẻ lưới” thì mới gọi là thành công?Họ sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào? Có biết bao điều tôi muốn biết trước khi tôi đặt bút ký một bản hợp đồng suốt đời. Tuy nhiên, đức Giêsu hiện diện với Phêrô cũng như chúng ta trong suốt cuộc hành trình. Chúng ta sẽ không đi một mình, nhưng còn có một Đấng khác, Người sẽ luôn ở giữa chúng ta. Chúng ta tin tưởng rằng trong suốt cuộc hành trình Người sẽ tiếp tục nói lên một lời khi chúng ta thật sự mất lòng tin sau một đêm chẳng bắt được gì.
Phêrô không chỉ thấy mẻ cá nhưng ông còn thấy nhiều hơn thế. Ở đây, có một Đấng có thể bước vào cuộc đời ông và hướng dẫn ông, giúp ông mở mắt ra và cho ông niềm hy vọng. Có một đấng khiến ông ý thức được khoảng cách giữa ông với Thiên Chúa thật là xa và chỉ cho thấy cuộc đời của ông còn bất toàn biết bao. Vì thế, ông nói lên cảm giác bất xứng, chứ không phải là cảm thức về tội lỗi cách cường điệu hay hoang mang, nhưng từ một trải nghiệm mà chúng ta cũng có thể cảm nhận khi đứng trước nhan Đấng Thánh.
Isaia cũng từng có một kinh nghiệm về một Thiên Chúa thánh thiện khiến ông kinh hãi nhưng cũng kính sợ. Giống như Phêrô quỳ gối trước đức Giêsu, Isaia cũng cảm thấy mình bất xứng và thấy được lòng thương xót của Chúa. Nhưng, ông là một người “môi miệng ô uế.” Nhưng đối với Chúa, điều đó chẳng hề gì. Sứ vụ của Isaia không lệ thuộc vào việc ông xứng đáng hay không nhưng nhờ vào lời của Đấng đã gọi và sai ông đi. Ông đáp lời Thiên Chúa “Này con đây, xin hãy sai con đi.” Đó cũng có thể là lời cầu nguyện chúng ta cất lên trong suốt tuần lễ này. Dù có thấy mình xứng đáng hay không, giữa cuộc sống thường nhật này chúng ta hãy cất lời cầu xin và tin tưởng vào lời mời gọi chúng ta và thưa lên rằng: “Này con đây, xin hãy sai con đi.”
Người Phi Châu có câu ngạn ngữ thế này: “không nên ở gần trưởng bộ lạc” Simon Phêrô có lẽ đã cảm thấy như thế, và chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa sẽ hỏi chúng ta điều gì khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi để đến gần Ngài hơn? Thiên Chúa muốn ta gần cỡ nào? Hơn nữa, Thiên Chúa muốn ban cho ta bao nhiêu? Vẫn chưa có câu trả lời cho Simon cũng như cho chúng ta. Tất cả những gì chúng ta có là một lời động viên “Đừng sợ” và một lời mời gọi để bước theo và tin tưởng.
Hoàng Vinh, OP chuyển ngữ
Máy Computer nói gì với chúng ta ngày cuối năm
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:23 06/02/2010
Máy Computer nói gì với chúng ta ngày cuối năm
Bây giờ hầu như ở mọi văn phòng công cộng quốc gia, tỉnh thành, trong các hãng xưởng, ở trường học, chỗ luyện tập, ở nhà tư nhân…đều có máy computer để ghi chép sổ sách dữ kiện nhanh chóng.
Máy Computer đã thay thế cho máy đánh chữ ngày xưa.
Máy computer như một tủ đựng lưu trữ những dữ kiện, hình ảnh vui buồn biến cố lớn nhỏ, khi cần mở ra, chúng hiện lên ngay.
Máy computer không chỉ có công dụng viết cùng lưu trữ dữ kiện đã viết, nhưng còn để nhận thư người khác gửi tới, và gửi thư đi cho người khác nhanh chóng, khi có địa chỉ điện thư và nối mạng qua đường dây điện thoại( online).
Máy computer còn có công dụng đọc những tin tức, xem những hình ảnh ở những trang web site trên khắp thế giới, khi nối mạng qua đường dây điện thoại (online).
Dùng máy computer cũng còn để nghe nhạc, nghe phát thanh, xem phim DVD.
Và còn nhiều công dụng khác nữa, tùy theo lãnh vực cùng người chuyên môn xử dụng.
Như vậy máy computer, có thể nói thay thế cho bộ óc trí nhớ giới hạn của con người, ghi để lại dấu vết của những sự kiện, biến cố trong sinh họat, khi những điều đó được viết ghi lưu trữ lại trong máy.
Nhưng dẫu vậy bộ ghi chép của máy computer không thể thay thế cho tình cảm của con người, nó chỉ giúp gợi nhớ lại thôi.
Khi tôi mở computer ra, đọc nhìn lại những dòng chữ, những hình ảnh ngày cũ, từ trong tâm trí xuất hiện những ý nghĩ cùng tình cảm, những nhớ nhung mà ngày xưa đó tôi đã chứng kiến sống trải qua hay bây giờ gợi hứng nổi lên xuất hiện trong tâm trí.
Ngày cuối năm ngồi suy nghĩ tính lại sổ đời về nhiều khía cạnh đời sống, bộ nhớ tâm trí, dù có máy computer giúp tìm về những biến cố dữ kiện năm cũ, con người cũng vẫn có tình cảm vui và cũng có nỗi buồn thất vọng, hay do dự lưỡng lự, nhất là trong lãnh vực tinh thần lương tâm, tinh thần đạo giáo.
Có thể như người nhìn ly nước tùy theo cảm nhận tâm tính, rồi tự hỏi hay cho nó là đầy một nửa hay vơi một nửa? Nhưng người đã sống từng trải kinh nghiệm có cảm nghiệm sâu sắc hơn thì suy tư khác: Đúng vậy, không đời sống của một ai tràn đầy hay cạn hết cả đâu. Đời sống ai cũng có thất bại và thành công, ai cũng có niềm vui cùng nỗi buồn lo âu!
Ngày nay nhiều người đi làm việc xa nhà hay xa văn phòng, họ thường mang theo máy computer nhỏ xách tay để tiện làm việc lúc đi đường hay lúc họp thảo luận. Cách thế này rất thuận tiện, và máy phải cần có điện phát ra từ cục Bin đã nạp sẵn điện. Có thế máy mới chạy chuyển động được. Nhưng cục bin nạp sẵn điện cũng chỉ có giới một thời gian nhất định thôi, năng lượng điện trong bin cũng dần dần hết. Khi cục bin hết điện, nó sẽ hiện truyền đi tín hiệu báo. Nếu không nạp điện tiếp tục vào, máy sẽ không họat động được nữa. Và những dữ kiện đang viết lưu nạp có thể sẽ mất không ghi trữ lại được. Cục bin phải được nối vào dòng điện nạp tiếp.
Phải chăng đời sống của con người chúng ta không như thế sao? Phải chăng chúng ta cũng cần tương quan nối dòng trong đời sống, nhất là với Thiên Chúa, Đấng sinh thành nên đời sống cùng nuôi dưỡng hướng dẫn đời sống chúng ta?
Tình liên đới tương quan trong đời sống ai cũng cần có trong xã hội với mọi người từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Vì không ai là một hòn đảo sống một mình được. Mọi người cần nhau. Mọi người cần sự giúp đỡ của nhau.
Chúa Giêsu trứơc khi trở về trời đã đoan hứa: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế“.
Nhiều đoạn đường trong đời sống chúng ta nghĩ tưởng rằng mình có thể làm thực hiện được tất cả. Nhưng bỗng dưng lại ra khác. Và sau những cố gắng nỗ lực, chúng ta cảm nghiệm thốt lên lời: Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên! Hay „mình tính không bằng Trời tính!“
Và lúc đó tâm trí bừng tỉnh cúi đầu chân nhận: Mình lo, Chúa liệu!
Đó là lối sống trong tương quan nối liền với Thiên Chúa. Một nếp sống chân thành biết nhìn nhận giới hạn của mình.
Như nơi computer, khi những dữ kiện đã được ghi lưu giữ chắc chắn trong bộ nhớ, bỗng tự nhiên bị xóa biến mất, chúng ta có thể viết và lưu ghi lại.
Cũng vậy với đời sống con người, một khi đã đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng bảo toàn đời sống mình, chúng ta luôn đón nhận được tình yêu thương tha thứ của Ngài và bắt đầu mới lại đời sống.
Trong mỗi computer có dung lượng nhất định để ghi lưu giữ những dữ kiện, tùy theo kỹ thuật phát triển. Nhưng khi có qúa nhiều chương trình nạp ghi trong đó, dung lượng đĩa cứng bộ nhớ sẽ tới một lúc nào cạn hết, không còn thu nạp thêm được nữa.
Phải chăng với đời sống chúng ta cũng thế sao?
Chúng ta lại sống trải qua một năm nữa. Năm cũ Kỷ Sửu sắp hết, và năm mới Canh Dần đang tới. Đời sống con người, xin lỗi dù không ai muốn nói đến, nhưng thêm năm nào là ít đi thời gian tuổi đời sống. Và chúng ta không ai biết trước được thời gian tuổi đời sống mình còn bao nhiêu nữa.
Nhà văn Stevenson đã có suy tư: Không phải đếm tính thời gian năm tháng trong đời sống, nhưng xem đời sống thế nào trong thời gian năm tháng!
Những gì chúng ta làm được trong thời năm mới Canh Dần sắp tới, không hoàn toàn lệ thuộc vào riêng mình chúng ta. Nhưng trong tương quan nối dòng, nhất là với Trời cao, nơi Thiên Chúa ngự trị. Như Dietrich Bonhoeffer trong ngục tù KZ thời Đức quốc xã đã tin tưởng thốt lên tâm tình cầu nguyện: „ Thiên Chúa hằng ở bên tôi buổi chiều, buổi sáng và trong hết mọi ngày. “
Với lòng tin tưởng, được an ủi che chở và hy vọng chúng ta khởi đầu thời gian năm mới Canh Dần, như lời Chúa Giêsu nhắn nhủ: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!“ ( Mt 28, 20)
23.Tháng Chạp năm Kỷ Sửu
Bây giờ hầu như ở mọi văn phòng công cộng quốc gia, tỉnh thành, trong các hãng xưởng, ở trường học, chỗ luyện tập, ở nhà tư nhân…đều có máy computer để ghi chép sổ sách dữ kiện nhanh chóng.
Máy Computer đã thay thế cho máy đánh chữ ngày xưa.
Máy computer như một tủ đựng lưu trữ những dữ kiện, hình ảnh vui buồn biến cố lớn nhỏ, khi cần mở ra, chúng hiện lên ngay.
Máy computer không chỉ có công dụng viết cùng lưu trữ dữ kiện đã viết, nhưng còn để nhận thư người khác gửi tới, và gửi thư đi cho người khác nhanh chóng, khi có địa chỉ điện thư và nối mạng qua đường dây điện thoại( online).
Máy computer còn có công dụng đọc những tin tức, xem những hình ảnh ở những trang web site trên khắp thế giới, khi nối mạng qua đường dây điện thoại (online).
Dùng máy computer cũng còn để nghe nhạc, nghe phát thanh, xem phim DVD.
Và còn nhiều công dụng khác nữa, tùy theo lãnh vực cùng người chuyên môn xử dụng.
Như vậy máy computer, có thể nói thay thế cho bộ óc trí nhớ giới hạn của con người, ghi để lại dấu vết của những sự kiện, biến cố trong sinh họat, khi những điều đó được viết ghi lưu trữ lại trong máy.
Nhưng dẫu vậy bộ ghi chép của máy computer không thể thay thế cho tình cảm của con người, nó chỉ giúp gợi nhớ lại thôi.
Khi tôi mở computer ra, đọc nhìn lại những dòng chữ, những hình ảnh ngày cũ, từ trong tâm trí xuất hiện những ý nghĩ cùng tình cảm, những nhớ nhung mà ngày xưa đó tôi đã chứng kiến sống trải qua hay bây giờ gợi hứng nổi lên xuất hiện trong tâm trí.
Ngày cuối năm ngồi suy nghĩ tính lại sổ đời về nhiều khía cạnh đời sống, bộ nhớ tâm trí, dù có máy computer giúp tìm về những biến cố dữ kiện năm cũ, con người cũng vẫn có tình cảm vui và cũng có nỗi buồn thất vọng, hay do dự lưỡng lự, nhất là trong lãnh vực tinh thần lương tâm, tinh thần đạo giáo.
Có thể như người nhìn ly nước tùy theo cảm nhận tâm tính, rồi tự hỏi hay cho nó là đầy một nửa hay vơi một nửa? Nhưng người đã sống từng trải kinh nghiệm có cảm nghiệm sâu sắc hơn thì suy tư khác: Đúng vậy, không đời sống của một ai tràn đầy hay cạn hết cả đâu. Đời sống ai cũng có thất bại và thành công, ai cũng có niềm vui cùng nỗi buồn lo âu!
Ngày nay nhiều người đi làm việc xa nhà hay xa văn phòng, họ thường mang theo máy computer nhỏ xách tay để tiện làm việc lúc đi đường hay lúc họp thảo luận. Cách thế này rất thuận tiện, và máy phải cần có điện phát ra từ cục Bin đã nạp sẵn điện. Có thế máy mới chạy chuyển động được. Nhưng cục bin nạp sẵn điện cũng chỉ có giới một thời gian nhất định thôi, năng lượng điện trong bin cũng dần dần hết. Khi cục bin hết điện, nó sẽ hiện truyền đi tín hiệu báo. Nếu không nạp điện tiếp tục vào, máy sẽ không họat động được nữa. Và những dữ kiện đang viết lưu nạp có thể sẽ mất không ghi trữ lại được. Cục bin phải được nối vào dòng điện nạp tiếp.
Phải chăng đời sống của con người chúng ta không như thế sao? Phải chăng chúng ta cũng cần tương quan nối dòng trong đời sống, nhất là với Thiên Chúa, Đấng sinh thành nên đời sống cùng nuôi dưỡng hướng dẫn đời sống chúng ta?
Tình liên đới tương quan trong đời sống ai cũng cần có trong xã hội với mọi người từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Vì không ai là một hòn đảo sống một mình được. Mọi người cần nhau. Mọi người cần sự giúp đỡ của nhau.
Chúa Giêsu trứơc khi trở về trời đã đoan hứa: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế“.
Nhiều đoạn đường trong đời sống chúng ta nghĩ tưởng rằng mình có thể làm thực hiện được tất cả. Nhưng bỗng dưng lại ra khác. Và sau những cố gắng nỗ lực, chúng ta cảm nghiệm thốt lên lời: Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên! Hay „mình tính không bằng Trời tính!“
Và lúc đó tâm trí bừng tỉnh cúi đầu chân nhận: Mình lo, Chúa liệu!
Đó là lối sống trong tương quan nối liền với Thiên Chúa. Một nếp sống chân thành biết nhìn nhận giới hạn của mình.
Như nơi computer, khi những dữ kiện đã được ghi lưu giữ chắc chắn trong bộ nhớ, bỗng tự nhiên bị xóa biến mất, chúng ta có thể viết và lưu ghi lại.
Cũng vậy với đời sống con người, một khi đã đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng bảo toàn đời sống mình, chúng ta luôn đón nhận được tình yêu thương tha thứ của Ngài và bắt đầu mới lại đời sống.
Trong mỗi computer có dung lượng nhất định để ghi lưu giữ những dữ kiện, tùy theo kỹ thuật phát triển. Nhưng khi có qúa nhiều chương trình nạp ghi trong đó, dung lượng đĩa cứng bộ nhớ sẽ tới một lúc nào cạn hết, không còn thu nạp thêm được nữa.
Phải chăng với đời sống chúng ta cũng thế sao?
Chúng ta lại sống trải qua một năm nữa. Năm cũ Kỷ Sửu sắp hết, và năm mới Canh Dần đang tới. Đời sống con người, xin lỗi dù không ai muốn nói đến, nhưng thêm năm nào là ít đi thời gian tuổi đời sống. Và chúng ta không ai biết trước được thời gian tuổi đời sống mình còn bao nhiêu nữa.
Nhà văn Stevenson đã có suy tư: Không phải đếm tính thời gian năm tháng trong đời sống, nhưng xem đời sống thế nào trong thời gian năm tháng!
Những gì chúng ta làm được trong thời năm mới Canh Dần sắp tới, không hoàn toàn lệ thuộc vào riêng mình chúng ta. Nhưng trong tương quan nối dòng, nhất là với Trời cao, nơi Thiên Chúa ngự trị. Như Dietrich Bonhoeffer trong ngục tù KZ thời Đức quốc xã đã tin tưởng thốt lên tâm tình cầu nguyện: „ Thiên Chúa hằng ở bên tôi buổi chiều, buổi sáng và trong hết mọi ngày. “
Với lòng tin tưởng, được an ủi che chở và hy vọng chúng ta khởi đầu thời gian năm mới Canh Dần, như lời Chúa Giêsu nhắn nhủ: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!“ ( Mt 28, 20)
23.Tháng Chạp năm Kỷ Sửu
Ngại Chỗ Nước Sâu
Tuyết Mai
19:19 06/02/2010
Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta". (Lc 5, 1-11).
Đã làm thân phận con người, tôi thiết nghĩ trong chúng ta ai cũng yếu đuối, sợ sệt, nhút nhát, làm biếng, sợ gian nan cực khổ, sợ đau đớn, và sợ phải bị nhục nhã, nhưng thử hỏi đã làm thân con người thì từ khi có trí hiểu biết, ai trong chúng ta tránh khỏi được những điều trên?
Trong đoạn Phúc Âm ngày hôm nay Thánh Luca đã chứng thực cho chúng ta xác tín được rằng, nếu dùng sức rất hạn hẹp của chúng ta thì chẳng ai làm được tích sự gì cả!? Bởi Thánh Phêrô và các bạn đồng nghiệp là những tay chài lưới tài ba, đang sống về nghề chài lưới, thế mà suốt từ sáng sớm, ngài và các bạn đã phải cực nhọc mà chẳng lưới được con cá nào, phải về tay không.
Có phải chương trình Chúa Giêsu, Ngài làm điều gì, và hành xử việc chi, cũng phải theo thứ tự và theo ngày giờ của Ngài, vì còn chờ sự chỉ thị của Đức Chúa Cha trên Trời, và có rất là nhiều điều mà Chúa Giêsu Ngài làm, chúng ta cũng không thấu đáo tường tận được, nếu chúng ta không có ơn được hiểu, và cũng giống cả bao nhiêu ngàn người đi theo nghe Ngài giảng!? Không phải ai đến ngồi nghe Ngài giảng thuyết là đều được ơn cho hiểu cả đâu!? Có phải những nhà thông luật, bởi hiểu luật, nên họ rất căm phẫn Chúa Giêsu, bởi họ biết Ngài ám chỉ về họ? Còn những người dân từ nghèo, trung lưu, cho đến người giầu có cũng vậy, tất cả không phải ai cũng được hiểu!? Chỉ trừ ai được ơn Chúa mới hiểu mà thôi! Cho nên chúng ta thường nghe Ngài Giê su nói rằng: "Ai có tai thì nghe" là vậy thưa anh chị em!
Theo tôi nghĩ thì từ thời xưa và nay cũng như nhau mà thôi! Vâng, Chúa tuyển người chài lưới cho Chúa thì rất là nhiều, nhưng được Chúa chọn thì rất ít. Chúng ta thấy rằng ngày nay cũng đầy dẫy những thanh niên tìm đến các chủng viện cũng khá đông. Đâu phải những anh em này không biết rằng điều kiện để tìm và được nhận vào chủng viện là dễ dàng đâu! Phải qua biết bao nhiêu thử thách nào là thi cử để được tuyển vào, mất biết bao nhiêu thời giờ, tiền của, và công sức. Nhưng anh em tất cả, phải có sự ao ước nào đó, mọi tính toán nào đó, cho cuộc đời và hướng đi của mình!? Không phải anh em này tự động mà đến đâu! Tôi biết họ phải cầu nguyện nhiều lắm lắm lận!. Có người thì nghĩ và ước vọng phải được làm Linh Mục, thì lý tưởng và sự ao ước của mình trong tương lai, được phục vụ anh chị em mình, và hoàn thành được điều gì đó thật cao cả và thật lớn lao!? Có anh em thì tư tưởng còn phân hai nhưng không biết làm gì ngoài đời, ao ước được vào chủng viện trước cái đã, rồi Chúa có tuyển hay không thì tính sau? Có anh em thì vào chủng viện vì cha mẹ khao khát trong gia đình có con là Linh Mục, nên vào chủng viện là vì theo sự ao ước của cha mẹ mình, vì đời cha làm Linh Mục không thành nên ao ước cho con mình được trở thành một Linh Mục. Đây là điều có thật 100% đấy thưa quý vị, và bằng chứng là trong họ hàng tôi hiện đang có một cháu làm Linh Mục, cũng rất hăng say làm việc tông đồ cho Chúa. Cháu hiện đang là Linh Mục trong Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ. Có anh em thì thích được vào chủng viện vì nghĩ rằng cả cuộc đời của mình chẳng phải lo lắng chi, có Chúa nuôi suốt cả cuộc đời!?
Vì thế cho nên chúng ta có rất nhiều anh em được tuyển vào chủng viện, nhưng rồi theo thời gian, cũng rớt rất nhiều, vì mọi lý do rất cá biệt, không ai giống ai cả! Nhưng rồi có phải những anh em còn lại, qua bao nhiêu thử thách, từ sự chăm chỉ học hành, cầu nguyện thật nhiều để nghe tiếng và ý Chúa, biết vâng lời. Ở đây tôi cũng xin mượn lời để nhắn gởi đến những anh chị em thanh thiếu niên trước khi muốn dấn bước theo chân Chúa, điều kiện tối cần là anh chị em phải có đức Vâng Lời thì mới được. Còn thiếu đức Vâng Lời, thì tôi thiết nghĩ anh chị em nên suy nghĩ lại!!! Bởi khi được nhận vào Dòng rồi thì sự Vâng Lời nơi người trên mình phải triệt để thi hành, không được tự do từ chối, không được làm theo ý riêng của mình, không được sống quá thoải mái ươn lười như khi còn ở với bố mẹ mà được cưng chiều. Bởi có phải chúng ta ở đâu trong nhà dòng hay bất cứ ở một chủng viện nào, cũng phải có luật có lệ như trong quân đội vậy! Nếu anh chị em chịu được như vậy, thì hãy tính tiếp theo.
Đức Vâng Lời ở đây, dậy cho anh chị em sự vâng phục, và sự nghe lời, để anh chị em mới có đủ tư cách mà làm tông đồ cho Chúa. Tôi biết nhiều anh chị em không tu được là vì thiếu sự vâng lời, khi sống trong nhà dòng. Có thể như tôi nói trước là vì anh chị em trước đây từng là con một trong gia đình, hay là con cưng cho nên không cảm thấy thích hợp với cá tánh của mình. Không tự sửa đổi được, không sống hợp quần được, không thích luật lệ vì luật lệ khe khắt quá chăng!? Nên ước nguyện đi tu của anh chị em không thành!? Chứ tôi không tin rằng trong nhà dòng lại có chuyện Bề Trên hiếp đáp và thiên vị với tất cả các chủng sinh??? Vì có phải, trong một gia đình riêng của mình đây, mà tất cả anh chị em mỗi người Chúa ban cho một bản tính khác nhau, phải trên nhịn dưới nhường thì gia đình mới được êm thắm!? Và có phải khi anh chị em không được êm thắm thì lúc bấy giờ cha mẹ mới phải xử hay không, cho công bình, mà không một ai còn lộn xộn gì nữa! Thì Bề Trên trong một nhà dòng thì cũng đóng một vai tuồng như thế! Thưa có phải không!? Chứ nếu anh chị em không tuân theo luật lệ thì sự ao ước đi tu của anh chị em từ đầu đã không thành? Tu là tu từ trong tâm của mình rồi! Tu thì không còn hỷ, nộ, ái, ố nữa! Hà huống gì mình lại còn gây chiến tranh trong khi mình đi tu, để làm cho nhà dòng hay chủng viện, trở thành nơi chia rẽ???? Nên tôi có lời khuyên anh chị em trẻ, nên suy nghĩ, để chuẩn bị cho tâm tưởng, thời giờ, và tiền bạc của mình. Đi tu thì phải chờ đợi ơn Gọi của mình, chứ đừng vì lý do nào khác. Đi Tu khổ lắm ai ơi! Xin đừng có gấp mà than, mà vì. ... vì thế nọ hay tại thế kia.
Trở lại việc Chúa Giêsu tuyển tông đồ của Ngài qua những người chài lưới, chắc vì họ là những con người hiền lành và chất phát, khi Chúa đã làm cho họ tin rồi, thì sự vâng lời Chúa rất dễ cho Ngài hoàn tất chương trình của Ngài hơn, tôi nghĩ như vậy! Bởi lý do sao Chúa không tuyển những con người thông minh xuất chúng như các nhà thông luật thời bấy giờ, mà Chúa chọn toàn những con người ít học và những con người tội lỗi thu thuế mà thôi!? Có phải bởi những nhà tài giỏi, tự cao tự đại, cho mình là trên hết mọi người, chính họ luôn ăn trên ngồi trước, gióng tiếng mình cho to cho lớn, chỉ để hốt hết tiền bạc vào trong túi của mình!? Thế thì họ là những con người còn coi ai cao trọng hơn là chính họ ?. Bởi thế họ mới đui mù, bởi thế mà họ làm sao thấy được Chúa? Chúa hiện diện ngay trước mắt họ đây mà họ còn chẳng thấy? Họ còn chống báng, chỉ trích, thù ghét, chỉ muốn giết Chúa, để họ được sống trong gian dối trong quyên góp, trong những việc làm thật bỉ ổi và nhơ nhớp của họ. Họ lợi dụng Lời Chúa và Danh Chúa mà thôi thưa anh chị em! Ai nói thời nay không còn những con người đạo đức giả này! Những con người này chúng ta cũng dễ nhìn ra họ lắm! Nếu họ nổi nang, đình đám, và thích được phô trương xúng xính trong áo quần loè loẹt ở mọi chỗ mọi nơi, thì là họ đấy thưa anh chị em!
Như Thánh Phêrô đây, Chúa thấy bản tánh của ông chắc cương trực, thành thật, và tấm lòng đầy nhiệt huyết, nên Chúa đã tuyển ông, làm đầu của Giáo Hội tiên khởi thời bấy giờ!. Chúng ta thấy rằng khi Chúa đã tuyển thì Chúa luôn hiện diện và ở cùng, như Chúa đã sống bên cạnh các Tông Đồ thuở xưa. Tôi xin được nhắc lại với anh chị em, là trước khi chúng ta chưa được ơn Chúa, với tài năng thật hạn hẹp của mình, chúng ta chẳng là gì trước mặt Thiên Chúa cả! Chúng ta chỉ là loài ăn bám và ăn hại như loài đỉa mà thôi! Nhưng sau khi chúng ta được Ơn Chúa, con người chúng ta sẽ khác lắm, và có thể làm được bao nhiêu chuyên phi thường, mà trước đây chúng ta chẳng bao giờ dám nghĩ đến. Được Ơn Chúa, chúng ta luôn ăn ở tiết độ, không gì thái quá! Luôn vui vẻ để mọi người chung quanh được vui vẻ lây! Không thích thu góp tích lũy của cải ở đời này. Hành lý sẵn sàng để ra đi về nhà Chúa trong hoan lạc trong ao ước.
Lậy Chúa Giêsu nhân lành của chúng con!
Với Ơn Chúa, chúng con sẽ không còn quản ngại để ra chỗ nước cạn hay nước sâu nữa! Chúa giúp cho chúng con biết những điều làm cho chúng con được hạnh phúc, là luôn sống trong ân nghĩa Chúa, có nghĩa là chấp nhận mọi sự việc đến trong cuộc đời ngày qua ngày này, trong hân hoan, trong yêu thương, và trong sự cầu nguyện liên lỉ. Bởi chúng con cùng hiểu được rằng tất cả mọi người ai cũng có ơn gọi riêng của mình, miễn sao sự đóng góp của chúng con, mang được hoài bão là cùng đem mọi người về Quê Cha trên Nước Thiên Đàng. Amen.
Đã làm thân phận con người, tôi thiết nghĩ trong chúng ta ai cũng yếu đuối, sợ sệt, nhút nhát, làm biếng, sợ gian nan cực khổ, sợ đau đớn, và sợ phải bị nhục nhã, nhưng thử hỏi đã làm thân con người thì từ khi có trí hiểu biết, ai trong chúng ta tránh khỏi được những điều trên?
Trong đoạn Phúc Âm ngày hôm nay Thánh Luca đã chứng thực cho chúng ta xác tín được rằng, nếu dùng sức rất hạn hẹp của chúng ta thì chẳng ai làm được tích sự gì cả!? Bởi Thánh Phêrô và các bạn đồng nghiệp là những tay chài lưới tài ba, đang sống về nghề chài lưới, thế mà suốt từ sáng sớm, ngài và các bạn đã phải cực nhọc mà chẳng lưới được con cá nào, phải về tay không.
Có phải chương trình Chúa Giêsu, Ngài làm điều gì, và hành xử việc chi, cũng phải theo thứ tự và theo ngày giờ của Ngài, vì còn chờ sự chỉ thị của Đức Chúa Cha trên Trời, và có rất là nhiều điều mà Chúa Giêsu Ngài làm, chúng ta cũng không thấu đáo tường tận được, nếu chúng ta không có ơn được hiểu, và cũng giống cả bao nhiêu ngàn người đi theo nghe Ngài giảng!? Không phải ai đến ngồi nghe Ngài giảng thuyết là đều được ơn cho hiểu cả đâu!? Có phải những nhà thông luật, bởi hiểu luật, nên họ rất căm phẫn Chúa Giêsu, bởi họ biết Ngài ám chỉ về họ? Còn những người dân từ nghèo, trung lưu, cho đến người giầu có cũng vậy, tất cả không phải ai cũng được hiểu!? Chỉ trừ ai được ơn Chúa mới hiểu mà thôi! Cho nên chúng ta thường nghe Ngài Giê su nói rằng: "Ai có tai thì nghe" là vậy thưa anh chị em!
Theo tôi nghĩ thì từ thời xưa và nay cũng như nhau mà thôi! Vâng, Chúa tuyển người chài lưới cho Chúa thì rất là nhiều, nhưng được Chúa chọn thì rất ít. Chúng ta thấy rằng ngày nay cũng đầy dẫy những thanh niên tìm đến các chủng viện cũng khá đông. Đâu phải những anh em này không biết rằng điều kiện để tìm và được nhận vào chủng viện là dễ dàng đâu! Phải qua biết bao nhiêu thử thách nào là thi cử để được tuyển vào, mất biết bao nhiêu thời giờ, tiền của, và công sức. Nhưng anh em tất cả, phải có sự ao ước nào đó, mọi tính toán nào đó, cho cuộc đời và hướng đi của mình!? Không phải anh em này tự động mà đến đâu! Tôi biết họ phải cầu nguyện nhiều lắm lắm lận!. Có người thì nghĩ và ước vọng phải được làm Linh Mục, thì lý tưởng và sự ao ước của mình trong tương lai, được phục vụ anh chị em mình, và hoàn thành được điều gì đó thật cao cả và thật lớn lao!? Có anh em thì tư tưởng còn phân hai nhưng không biết làm gì ngoài đời, ao ước được vào chủng viện trước cái đã, rồi Chúa có tuyển hay không thì tính sau? Có anh em thì vào chủng viện vì cha mẹ khao khát trong gia đình có con là Linh Mục, nên vào chủng viện là vì theo sự ao ước của cha mẹ mình, vì đời cha làm Linh Mục không thành nên ao ước cho con mình được trở thành một Linh Mục. Đây là điều có thật 100% đấy thưa quý vị, và bằng chứng là trong họ hàng tôi hiện đang có một cháu làm Linh Mục, cũng rất hăng say làm việc tông đồ cho Chúa. Cháu hiện đang là Linh Mục trong Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ. Có anh em thì thích được vào chủng viện vì nghĩ rằng cả cuộc đời của mình chẳng phải lo lắng chi, có Chúa nuôi suốt cả cuộc đời!?
Vì thế cho nên chúng ta có rất nhiều anh em được tuyển vào chủng viện, nhưng rồi theo thời gian, cũng rớt rất nhiều, vì mọi lý do rất cá biệt, không ai giống ai cả! Nhưng rồi có phải những anh em còn lại, qua bao nhiêu thử thách, từ sự chăm chỉ học hành, cầu nguyện thật nhiều để nghe tiếng và ý Chúa, biết vâng lời. Ở đây tôi cũng xin mượn lời để nhắn gởi đến những anh chị em thanh thiếu niên trước khi muốn dấn bước theo chân Chúa, điều kiện tối cần là anh chị em phải có đức Vâng Lời thì mới được. Còn thiếu đức Vâng Lời, thì tôi thiết nghĩ anh chị em nên suy nghĩ lại!!! Bởi khi được nhận vào Dòng rồi thì sự Vâng Lời nơi người trên mình phải triệt để thi hành, không được tự do từ chối, không được làm theo ý riêng của mình, không được sống quá thoải mái ươn lười như khi còn ở với bố mẹ mà được cưng chiều. Bởi có phải chúng ta ở đâu trong nhà dòng hay bất cứ ở một chủng viện nào, cũng phải có luật có lệ như trong quân đội vậy! Nếu anh chị em chịu được như vậy, thì hãy tính tiếp theo.
Đức Vâng Lời ở đây, dậy cho anh chị em sự vâng phục, và sự nghe lời, để anh chị em mới có đủ tư cách mà làm tông đồ cho Chúa. Tôi biết nhiều anh chị em không tu được là vì thiếu sự vâng lời, khi sống trong nhà dòng. Có thể như tôi nói trước là vì anh chị em trước đây từng là con một trong gia đình, hay là con cưng cho nên không cảm thấy thích hợp với cá tánh của mình. Không tự sửa đổi được, không sống hợp quần được, không thích luật lệ vì luật lệ khe khắt quá chăng!? Nên ước nguyện đi tu của anh chị em không thành!? Chứ tôi không tin rằng trong nhà dòng lại có chuyện Bề Trên hiếp đáp và thiên vị với tất cả các chủng sinh??? Vì có phải, trong một gia đình riêng của mình đây, mà tất cả anh chị em mỗi người Chúa ban cho một bản tính khác nhau, phải trên nhịn dưới nhường thì gia đình mới được êm thắm!? Và có phải khi anh chị em không được êm thắm thì lúc bấy giờ cha mẹ mới phải xử hay không, cho công bình, mà không một ai còn lộn xộn gì nữa! Thì Bề Trên trong một nhà dòng thì cũng đóng một vai tuồng như thế! Thưa có phải không!? Chứ nếu anh chị em không tuân theo luật lệ thì sự ao ước đi tu của anh chị em từ đầu đã không thành? Tu là tu từ trong tâm của mình rồi! Tu thì không còn hỷ, nộ, ái, ố nữa! Hà huống gì mình lại còn gây chiến tranh trong khi mình đi tu, để làm cho nhà dòng hay chủng viện, trở thành nơi chia rẽ???? Nên tôi có lời khuyên anh chị em trẻ, nên suy nghĩ, để chuẩn bị cho tâm tưởng, thời giờ, và tiền bạc của mình. Đi tu thì phải chờ đợi ơn Gọi của mình, chứ đừng vì lý do nào khác. Đi Tu khổ lắm ai ơi! Xin đừng có gấp mà than, mà vì. ... vì thế nọ hay tại thế kia.
Trở lại việc Chúa Giêsu tuyển tông đồ của Ngài qua những người chài lưới, chắc vì họ là những con người hiền lành và chất phát, khi Chúa đã làm cho họ tin rồi, thì sự vâng lời Chúa rất dễ cho Ngài hoàn tất chương trình của Ngài hơn, tôi nghĩ như vậy! Bởi lý do sao Chúa không tuyển những con người thông minh xuất chúng như các nhà thông luật thời bấy giờ, mà Chúa chọn toàn những con người ít học và những con người tội lỗi thu thuế mà thôi!? Có phải bởi những nhà tài giỏi, tự cao tự đại, cho mình là trên hết mọi người, chính họ luôn ăn trên ngồi trước, gióng tiếng mình cho to cho lớn, chỉ để hốt hết tiền bạc vào trong túi của mình!? Thế thì họ là những con người còn coi ai cao trọng hơn là chính họ ?. Bởi thế họ mới đui mù, bởi thế mà họ làm sao thấy được Chúa? Chúa hiện diện ngay trước mắt họ đây mà họ còn chẳng thấy? Họ còn chống báng, chỉ trích, thù ghét, chỉ muốn giết Chúa, để họ được sống trong gian dối trong quyên góp, trong những việc làm thật bỉ ổi và nhơ nhớp của họ. Họ lợi dụng Lời Chúa và Danh Chúa mà thôi thưa anh chị em! Ai nói thời nay không còn những con người đạo đức giả này! Những con người này chúng ta cũng dễ nhìn ra họ lắm! Nếu họ nổi nang, đình đám, và thích được phô trương xúng xính trong áo quần loè loẹt ở mọi chỗ mọi nơi, thì là họ đấy thưa anh chị em!
Như Thánh Phêrô đây, Chúa thấy bản tánh của ông chắc cương trực, thành thật, và tấm lòng đầy nhiệt huyết, nên Chúa đã tuyển ông, làm đầu của Giáo Hội tiên khởi thời bấy giờ!. Chúng ta thấy rằng khi Chúa đã tuyển thì Chúa luôn hiện diện và ở cùng, như Chúa đã sống bên cạnh các Tông Đồ thuở xưa. Tôi xin được nhắc lại với anh chị em, là trước khi chúng ta chưa được ơn Chúa, với tài năng thật hạn hẹp của mình, chúng ta chẳng là gì trước mặt Thiên Chúa cả! Chúng ta chỉ là loài ăn bám và ăn hại như loài đỉa mà thôi! Nhưng sau khi chúng ta được Ơn Chúa, con người chúng ta sẽ khác lắm, và có thể làm được bao nhiêu chuyên phi thường, mà trước đây chúng ta chẳng bao giờ dám nghĩ đến. Được Ơn Chúa, chúng ta luôn ăn ở tiết độ, không gì thái quá! Luôn vui vẻ để mọi người chung quanh được vui vẻ lây! Không thích thu góp tích lũy của cải ở đời này. Hành lý sẵn sàng để ra đi về nhà Chúa trong hoan lạc trong ao ước.
Lậy Chúa Giêsu nhân lành của chúng con!
Với Ơn Chúa, chúng con sẽ không còn quản ngại để ra chỗ nước cạn hay nước sâu nữa! Chúa giúp cho chúng con biết những điều làm cho chúng con được hạnh phúc, là luôn sống trong ân nghĩa Chúa, có nghĩa là chấp nhận mọi sự việc đến trong cuộc đời ngày qua ngày này, trong hân hoan, trong yêu thương, và trong sự cầu nguyện liên lỉ. Bởi chúng con cùng hiểu được rằng tất cả mọi người ai cũng có ơn gọi riêng của mình, miễn sao sự đóng góp của chúng con, mang được hoài bão là cùng đem mọi người về Quê Cha trên Nước Thiên Đàng. Amen.
Chúng ta phải phó thác vào bàn tay dẫn dắt của Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
19:41 06/02/2010
Chúa Nhật V Thường Niên – Năm C (Isaiah 6: 1-2; 3-8; Psalm 138; 1 Corinthians 15: 1-11; Luke 5: 1-11)
Sẽ như thế nào khi người ta tự thấy mình đứng trong tòa án Nước Trời trước ngai Thiên Chúa? Những ý nghĩ đồng thời là hân hoan và khiếp sợ. Trong cái nhìn nội tại của mình, một cách chính xác đó là nơi mà Isaiah tự mình tìm thấy. Phản ứng của ông tương tự như một người nào đó mặc quần cụt và áo thung đi lang thang tình cờ lọt được vào bên trong một buổi dạ tiệc cung đình phục trang trịnh trọng.
Isaiah rất ý thức về những nhược điểm và tội lỗi của chính mình cũng như giới hạn về lòng nhân đạo của bản thân. Cũng như nhiều người cổ xưa ông bị thuyết phục rằng ông sẽ không sống sót trong cuộc chạm trán này. Những biểu hiện của thần linh luôn là những sự kiện đáng sợ và nguy hiểm và phải được xoay sở đối phó thận trọng tối đa. Trong nhiều phương diện, chúng ta tiếp cận Thiên Chúa với cùng cung cách miễn cưỡng và sợ hãi. Có thể sự sợ hãi bộc lộ, phơi bày và lộ tẩy tất cả tội mọi lỗi và những yếu đuối của chúng ta, cũng như nỗi khiếp sợ một bản án và sự trừng phạt bắt buộc. Nhưng ngạc nhiên thay, hầu hết những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Kinh Thánh – một vài trường hợp ngoại lệ đáng chú ý – tự tin và hân hoan một cách không ngờ. Ở rất nhiều nơi, các thiên sứ - hoặc bản thân Chúa Giê-su – luôn bắt đầu cuộc gặp gỡ với ngôn từ trấn an: đừng sợ hãi!
Isaiah luôn bận tâm về “những xấc xược ô uế” của mình (nghĩa là thái độ, tư tưởng tội lỗi và tình trạng đạo đức của con người) bị cuốn trôi bởi hành động của tổng lãnh thiên thần. Biểu tượng của than cháy đỏ chạm vào môi những tiên tri ngụ ý sáng kiến của Thiên Chúa trong việc tạo cho chúng ta thanh tẩy toàn bộ tội lỗi của chúng ta. Chúng ta không bao giờ được lảng tránh tiếng gọi của Thiên Chúa hoặc trách nhiệm mà Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta. Chúng ta không bao giờ bị đòi hỏi phải gánh vác trách nhiệm vượt quá khả năng có thể của chúng ta. Đặc tính loài người của riêng chúng ta sẽ trở nên khí cụ và là phương tiện chuyển giao ân sủng cùng quyền năng của Thiên Chúa.
Đoạn trích từ thư gửi tín hữu Corinth tiêu biểu lời tuyên xưng đức tin hoặc tín điều trong Tân Ước lâu đời nhất. Sự tuyên xưng Ki-tô giáo đầu tiên tập trung vào cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giê-su và hàm ý của nó đối với nhân loại. Những định nghĩa về Ba Ngôi Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong những tín điều sau đó vẫn mãi tồn tại trong tương lai. Thánh Phao-lô đã nhấn mạnh sự kiện Chúa Giê-su và đã được mai táng vì nhiều thắc mắc về điều này. Cả hai thời đại của Thánh Phao-lô và hôm nay. Ngoài sự kiện sống lại từ cõi chết, Chúa Giê-su đã xuất hiện nhiều lần. Các tông đồ và một số đông nhân chứng, những người mà có thể đưa ra những bằng chứng tuyên ngôn Ki-tô giáo. Là một nhân chứng trước sự kiện Đức Ki-tô sống lại là một sự xác nhận đúng đắn với tư cách một tông đồ và Thánh Phao-lô và Thánh Phao-lô đã đi đến những day dứt ghê gớm để tự đặt mình vào tầng lớp đó. Một số người thắc mắc rằng sự chứng kiến của Thánh Phao-lô trên đường đến Damascus có thực sự là một cuộc gặp gỡ Đức Ki-tô giống như kiểu cách đã gặp của nhóm Mười Hai hay không. Nhưng Thánh Phao-lô đã gặp phiền toái về những nghi ngờ như vậy. Cuộc sống đã được thay đổi triệt để của riêng ông và lòng nhiệt thành cùng nghị lực đức tin và ông đã nhựng bộ phục vụ đức tin của mình đưa ra những bằng chứng hùng hồn để chứng thực cuộc gặp gỡ của mình với Chúa Trời.
Câu chuyện về cuộc đánh bắt thần kỳ đã xuất hiện hai lần trong Tân Ước – trong đoạn trích của Thánh Lu-ca và trong chương 21 của Thánh Gio-an. Trong trường hợp sau đó, nó xảy ra sau sự kiện phục sinh trên Biển Galilee. Một truyền thống độc lập đã được dùng bởi hai thánh sử trong những phương thức rất khác nhau để truyền đạt chân lý thần học đến các cử tọa của họ. Trong câu chuyện này, Chúa Giê-su đã trưng dụng thuyền đánh cá của Phê-rô để có thể tiếp tục giảng dạy những đám đông ở một vài nơi cách xa bờ biển. Như một cách đền đáp hoạc tiền thù lao thuê mướn, Người bảo các thủy thủ thả lưới và họ sẽ có một cuộc đánh bắt tương xứng. Nhưng họ mệt mỏi và hoài nghi. Sau cùng, họ vất vả hàng giờ - suốt đêm – và họ chẳng bắt được một thứ gì. Nhưng khi họ theo sự hướng dẫn của Người. Họ đã kéo được một mẻ cá khổng lồ.
Phê-rô thậm chí đã nhắc lại một số những tâm tư tình cảm của Isaiah về sự bất xứng trong sự hiện diện thiêng liêng nhưng Cúa Giê-su đã gạt bỏ. Người mời Thánh Phê-rô vào cuộc đời đánh bắt qui mô nhất trên tất cả: đem những linh hồn tới Thiên Chúa. Và rằng sẽ được thông qua, cho dù không chăng nữa, nhân loại thuộc về Phê-rô. Những nỗ lực của chính chúng ta thường tương tự - chúng ta được khuyến khích bởi chúng ta đã cố gắng một điều gì đó bội lần. Nhưng khi chúng ta cố gắng một lần nữa trên con đường nhiều người lui tới – lần này theo sự dẫn dắt của Chúa – chúng ta có thể thành công vượt lên trên những mong đợi của chúng ta. Chúng ta cần phải đối diện trước những vấn đề phức tạp trong thời đại của chính chúng ta với đức tin vượt trội cùng với sự sẵn sàng để được dẫn dắt bởi bàn tay Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Sẽ như thế nào khi người ta tự thấy mình đứng trong tòa án Nước Trời trước ngai Thiên Chúa? Những ý nghĩ đồng thời là hân hoan và khiếp sợ. Trong cái nhìn nội tại của mình, một cách chính xác đó là nơi mà Isaiah tự mình tìm thấy. Phản ứng của ông tương tự như một người nào đó mặc quần cụt và áo thung đi lang thang tình cờ lọt được vào bên trong một buổi dạ tiệc cung đình phục trang trịnh trọng.
Isaiah rất ý thức về những nhược điểm và tội lỗi của chính mình cũng như giới hạn về lòng nhân đạo của bản thân. Cũng như nhiều người cổ xưa ông bị thuyết phục rằng ông sẽ không sống sót trong cuộc chạm trán này. Những biểu hiện của thần linh luôn là những sự kiện đáng sợ và nguy hiểm và phải được xoay sở đối phó thận trọng tối đa. Trong nhiều phương diện, chúng ta tiếp cận Thiên Chúa với cùng cung cách miễn cưỡng và sợ hãi. Có thể sự sợ hãi bộc lộ, phơi bày và lộ tẩy tất cả tội mọi lỗi và những yếu đuối của chúng ta, cũng như nỗi khiếp sợ một bản án và sự trừng phạt bắt buộc. Nhưng ngạc nhiên thay, hầu hết những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Kinh Thánh – một vài trường hợp ngoại lệ đáng chú ý – tự tin và hân hoan một cách không ngờ. Ở rất nhiều nơi, các thiên sứ - hoặc bản thân Chúa Giê-su – luôn bắt đầu cuộc gặp gỡ với ngôn từ trấn an: đừng sợ hãi!
Isaiah luôn bận tâm về “những xấc xược ô uế” của mình (nghĩa là thái độ, tư tưởng tội lỗi và tình trạng đạo đức của con người) bị cuốn trôi bởi hành động của tổng lãnh thiên thần. Biểu tượng của than cháy đỏ chạm vào môi những tiên tri ngụ ý sáng kiến của Thiên Chúa trong việc tạo cho chúng ta thanh tẩy toàn bộ tội lỗi của chúng ta. Chúng ta không bao giờ được lảng tránh tiếng gọi của Thiên Chúa hoặc trách nhiệm mà Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta. Chúng ta không bao giờ bị đòi hỏi phải gánh vác trách nhiệm vượt quá khả năng có thể của chúng ta. Đặc tính loài người của riêng chúng ta sẽ trở nên khí cụ và là phương tiện chuyển giao ân sủng cùng quyền năng của Thiên Chúa.
Đoạn trích từ thư gửi tín hữu Corinth tiêu biểu lời tuyên xưng đức tin hoặc tín điều trong Tân Ước lâu đời nhất. Sự tuyên xưng Ki-tô giáo đầu tiên tập trung vào cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giê-su và hàm ý của nó đối với nhân loại. Những định nghĩa về Ba Ngôi Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong những tín điều sau đó vẫn mãi tồn tại trong tương lai. Thánh Phao-lô đã nhấn mạnh sự kiện Chúa Giê-su và đã được mai táng vì nhiều thắc mắc về điều này. Cả hai thời đại của Thánh Phao-lô và hôm nay. Ngoài sự kiện sống lại từ cõi chết, Chúa Giê-su đã xuất hiện nhiều lần. Các tông đồ và một số đông nhân chứng, những người mà có thể đưa ra những bằng chứng tuyên ngôn Ki-tô giáo. Là một nhân chứng trước sự kiện Đức Ki-tô sống lại là một sự xác nhận đúng đắn với tư cách một tông đồ và Thánh Phao-lô và Thánh Phao-lô đã đi đến những day dứt ghê gớm để tự đặt mình vào tầng lớp đó. Một số người thắc mắc rằng sự chứng kiến của Thánh Phao-lô trên đường đến Damascus có thực sự là một cuộc gặp gỡ Đức Ki-tô giống như kiểu cách đã gặp của nhóm Mười Hai hay không. Nhưng Thánh Phao-lô đã gặp phiền toái về những nghi ngờ như vậy. Cuộc sống đã được thay đổi triệt để của riêng ông và lòng nhiệt thành cùng nghị lực đức tin và ông đã nhựng bộ phục vụ đức tin của mình đưa ra những bằng chứng hùng hồn để chứng thực cuộc gặp gỡ của mình với Chúa Trời.
Câu chuyện về cuộc đánh bắt thần kỳ đã xuất hiện hai lần trong Tân Ước – trong đoạn trích của Thánh Lu-ca và trong chương 21 của Thánh Gio-an. Trong trường hợp sau đó, nó xảy ra sau sự kiện phục sinh trên Biển Galilee. Một truyền thống độc lập đã được dùng bởi hai thánh sử trong những phương thức rất khác nhau để truyền đạt chân lý thần học đến các cử tọa của họ. Trong câu chuyện này, Chúa Giê-su đã trưng dụng thuyền đánh cá của Phê-rô để có thể tiếp tục giảng dạy những đám đông ở một vài nơi cách xa bờ biển. Như một cách đền đáp hoạc tiền thù lao thuê mướn, Người bảo các thủy thủ thả lưới và họ sẽ có một cuộc đánh bắt tương xứng. Nhưng họ mệt mỏi và hoài nghi. Sau cùng, họ vất vả hàng giờ - suốt đêm – và họ chẳng bắt được một thứ gì. Nhưng khi họ theo sự hướng dẫn của Người. Họ đã kéo được một mẻ cá khổng lồ.
Phê-rô thậm chí đã nhắc lại một số những tâm tư tình cảm của Isaiah về sự bất xứng trong sự hiện diện thiêng liêng nhưng Cúa Giê-su đã gạt bỏ. Người mời Thánh Phê-rô vào cuộc đời đánh bắt qui mô nhất trên tất cả: đem những linh hồn tới Thiên Chúa. Và rằng sẽ được thông qua, cho dù không chăng nữa, nhân loại thuộc về Phê-rô. Những nỗ lực của chính chúng ta thường tương tự - chúng ta được khuyến khích bởi chúng ta đã cố gắng một điều gì đó bội lần. Nhưng khi chúng ta cố gắng một lần nữa trên con đường nhiều người lui tới – lần này theo sự dẫn dắt của Chúa – chúng ta có thể thành công vượt lên trên những mong đợi của chúng ta. Chúng ta cần phải đối diện trước những vấn đề phức tạp trong thời đại của chính chúng ta với đức tin vượt trội cùng với sự sẵn sàng để được dẫn dắt bởi bàn tay Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tô Cách Lan: Đức Thánh Cha Benedict XVI chống lại dự luật về an lạc tử
Bùi Hữu Thư
07:20 06/02/2010
Ngài kêu gọi các giám mục tuyệt đối bảo vệ Phúc Âm
Rôma, Thứ Sáu 5 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome)- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến một dự luật Tô Cách Lan về việc chấm dứt đời sống, trong bài diễn từ gửi các giám mục Tô Cách Lan về Rôma phó hội ad limina. Đức Thánh Cha đã nhắc rằng Giáo Hội bảo vệ cho đời sống con người “không có sự thỏa hiệp,” và đã mời các giám mục bảo vệ Phúc Âm chống lại những ai muốn “làm tan loãng” sức mạnh của Phúc Âm. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Năm Linh Mục và việc kỷ niệm 400 năm Thánh Gioan Ogilvie, một thánh tử đạo cao quý của Tô Cách Lan.
Thực vậy, một dự luật nhắm đến việc hợp thức hóa “An Lạc Tử” (Euthanasie) đã được trình lên Quốc Hội Tô Cách Lan tháng 1 vừa qua.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố trong bài diễn từ bằng tiếng Anh được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh đăng tải: “Việc trợ giúp cho an lạc tử đánh trúng trọng tâm chính yếu của sự thông hiểu phẩm giá của đời sống con người.”
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự lo âu của ngài trước “những phát triển mới đây về vấn đề đạo đức y học,” và một vài “thực hành” về nghiên cứu phôi thai.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tỏ ra hết sức chú tâm đến những đạo luật đang được dự thảo.
Thứ Hai vừa qua, trong bài diễn từ gửi các giám mục Anh, ngải đã lưu ý chống lại một dự luật về sự bình đẳng cơ hội – “the Equality Bill” -, có thể có hậu quả là buộc Giáo Hội phải thuê mướn các nhân viên không có cùng những lựa chọn về luân lý đạo đức giống Giáo Hội.
Thầy cả thượng thẩm Rabbi Jonathan Sacks đã yểm trợ quan điểm của Đức Thánh Cha về “sự tự do của các cộng đồng tu sĩ” và về “các nền tảng” của “quyền lợi con người” trong báo Times ngày Thứ Tư.
Dường như chính phủ Anh, chắc chắn mong muốn duy trì một bầu khí cởi mở trong giai đọan chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã xác nhận vào tháng Chín năm nay, sẽ không phải đi thối lui.
Trong buổi triều kiến chung ngày 16 tháng 12 năm ngoái, ngài đã đề cập đến Jean de Salisbury, chính là một người Anh, Đức Thánh Cha đã ghi nhận là các đạo luật công bằng là những đạo luật “bảo vệ tính chất thiêng liêng của đời sống con người và chống lại sự hợp thức hóa việc phá thai, an lạc tử và các thí nghiệm di truyền học vô trách nhiệm, và là các đạo luật tôn kính phẩm giá của hôn nhân giữa một người nam và môt người nữ.” (Xem Zenit ngày 16 tháng 12, 2009).
Ngay từ ngày 18 tháng 2, 2009, tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề nghị việc cổ động cho một “đạo luật công bằng” và “bảo vệ cho đời sống con người,” khi ngài tiếp xúc với bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong dịp này là “luật luân lý thiên nhiên và giáo huấn vĩnh hằng của Giáo Hội về phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho đến lúc qua đời tự nhiên đòi hỏi nơi tất cả mọi người Công Giáo, nhất là các nhà hành pháp, các thẩm phán, phải nhận những trách nhiệm về lợi ích chung cho xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam và nữ có thiện tâm để cổ võ cho một pháp luật công bằng, nhắm bảo vệ đời sống con người trong mọi giai đoạn.”
Ngoài ra, năm 2009, sau Hòa Lan và Bỉ, Luxembourg là quốc gia thứ ba trong Thị Trường Chung Âu Châu không lên án an lạc tử.
Rôma, Thứ Sáu 5 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome)- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến một dự luật Tô Cách Lan về việc chấm dứt đời sống, trong bài diễn từ gửi các giám mục Tô Cách Lan về Rôma phó hội ad limina. Đức Thánh Cha đã nhắc rằng Giáo Hội bảo vệ cho đời sống con người “không có sự thỏa hiệp,” và đã mời các giám mục bảo vệ Phúc Âm chống lại những ai muốn “làm tan loãng” sức mạnh của Phúc Âm. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Năm Linh Mục và việc kỷ niệm 400 năm Thánh Gioan Ogilvie, một thánh tử đạo cao quý của Tô Cách Lan.
Thực vậy, một dự luật nhắm đến việc hợp thức hóa “An Lạc Tử” (Euthanasie) đã được trình lên Quốc Hội Tô Cách Lan tháng 1 vừa qua.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố trong bài diễn từ bằng tiếng Anh được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh đăng tải: “Việc trợ giúp cho an lạc tử đánh trúng trọng tâm chính yếu của sự thông hiểu phẩm giá của đời sống con người.”
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự lo âu của ngài trước “những phát triển mới đây về vấn đề đạo đức y học,” và một vài “thực hành” về nghiên cứu phôi thai.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tỏ ra hết sức chú tâm đến những đạo luật đang được dự thảo.
Thứ Hai vừa qua, trong bài diễn từ gửi các giám mục Anh, ngải đã lưu ý chống lại một dự luật về sự bình đẳng cơ hội – “the Equality Bill” -, có thể có hậu quả là buộc Giáo Hội phải thuê mướn các nhân viên không có cùng những lựa chọn về luân lý đạo đức giống Giáo Hội.
Thầy cả thượng thẩm Rabbi Jonathan Sacks đã yểm trợ quan điểm của Đức Thánh Cha về “sự tự do của các cộng đồng tu sĩ” và về “các nền tảng” của “quyền lợi con người” trong báo Times ngày Thứ Tư.
Dường như chính phủ Anh, chắc chắn mong muốn duy trì một bầu khí cởi mở trong giai đọan chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã xác nhận vào tháng Chín năm nay, sẽ không phải đi thối lui.
Trong buổi triều kiến chung ngày 16 tháng 12 năm ngoái, ngài đã đề cập đến Jean de Salisbury, chính là một người Anh, Đức Thánh Cha đã ghi nhận là các đạo luật công bằng là những đạo luật “bảo vệ tính chất thiêng liêng của đời sống con người và chống lại sự hợp thức hóa việc phá thai, an lạc tử và các thí nghiệm di truyền học vô trách nhiệm, và là các đạo luật tôn kính phẩm giá của hôn nhân giữa một người nam và môt người nữ.” (Xem Zenit ngày 16 tháng 12, 2009).
Ngay từ ngày 18 tháng 2, 2009, tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề nghị việc cổ động cho một “đạo luật công bằng” và “bảo vệ cho đời sống con người,” khi ngài tiếp xúc với bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong dịp này là “luật luân lý thiên nhiên và giáo huấn vĩnh hằng của Giáo Hội về phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho đến lúc qua đời tự nhiên đòi hỏi nơi tất cả mọi người Công Giáo, nhất là các nhà hành pháp, các thẩm phán, phải nhận những trách nhiệm về lợi ích chung cho xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam và nữ có thiện tâm để cổ võ cho một pháp luật công bằng, nhắm bảo vệ đời sống con người trong mọi giai đoạn.”
Ngoài ra, năm 2009, sau Hòa Lan và Bỉ, Luxembourg là quốc gia thứ ba trong Thị Trường Chung Âu Châu không lên án an lạc tử.
Năm Linh Mục: Một thoáng nhìn về những linh mục-khoa học gia
Phụng Nghi
08:33 06/02/2010
Ngày 12 tháng 3 năm 2008, Tổ chức John Templeton Foundation loan báo tên người đoạt giải Templeton hàng năm; giải này vinh danh những thành quả đạt được trong lãnh vực liên quan đến những vấn nạn lớn trong cuộc sống con người và vũ trụ. Giải thưởng năm 2008 trị giá 1 triệu 600 ngàn mỹ kim về tay Michal Heller, một nhà vũ trụ học người Ba lan, là giáo sư tại phân khoa triết học Viện Thần học Giáo hoàng tại Cracow, nước Ba lan. Một điều làm cho Heller thêm phần đặc biệt, vì ông là một linh mục Công giáo.
Vị linh mục 72 tuổi này cho biết có dự tính dùng số tiền đoạt giải này để thiết lập một viện nghiên cứu – tên viện nhằm vinh danh nhà thiên văn học Nicholas Copernicus -- với mục đích tìm cách hoà giải giữa khoa học và thần học. Cha phát biểu:
Nếu chúng ta nêu ra câu hỏi về nguyên nhân của vũ trụ, chúng ta nên đặt câu hỏi về nguyên nhân của các luật toán học. Làm như thế, chúng ta trở lại bản vẽ thiết kế lớn lao trong suy tư của Thiên Chúa về vũ trụ; câu vấn nạn về nguyên nhân tối hậu: Tại sao có còn hơn không có? Khi đặt câu hỏi này, chúng ta không hỏi về một nguyên nhân như mọi nguyên nhân khác. Mà chúng ta hỏi về căn cội của mọi nguyên nhân khả thể. Khoa học chỉ là một nỗ lực tập thể của những trí óc con người nhằm đọc được trí óc của Thiên Chúa từ những dấu hỏi xem chúng ta và vũ trụ quanh ta có thể được tạo dựng từ những gì.
Vừa là nhà khoa học, vừa là một linh mục, trường hợp như cha Heller không phải là duy nhất. Hơn thế nữa, ngài đứng trong một truyền thống cao cả và dài lâu những hàng linh mục uyên bác, vừa là những nhà khoa học vừa là những con người của đức tin. Một số trong các ngài được biết đến tường tận trong lịch sử, như Roger Bacon, một tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô sống ở thế kỷ 13, người đã nhấn mạnh về quan niệm “luật thiên nhiên” và đã đóng góp vào sự phát triển của khoa cơ giới, địa lý, và đặc biệt là về quang học. Một số khác lại không ai biết tới. Tuy vậy, tất cả đều đã để lại một di sản lâu bền từ thời đại các ngài, về học tập, khoa học, toán học, và những tiến bộ thực tiễn khác.
Trên hết cả, những linh mục-khoa học gia này đã cống hiến một bài học mạnh mẽ cho những nhà biện giải Công giáo: Không có lý do gì phải đứng câm lặng khi tên của Galileo được sử dụng như một chiếc dùi cui để tấn công, và Giáo hội bị chỉ trích nghiêm khắc là kẻ thù của tiến bộ nơi loài người. Các nhà biện giải và các thức giả Công giáo có thể chỉ tay vào những linh mục-khoa học gia này mà tuyên bố hùng hồn như Cha Georges Lemaître - người khám phá ra thuyết “Big Bang” – đã kiên cường tuyên xưng năm 1933: “Không có gì xung đột giữa tôn giáo và khoa học cả.”
Dưới đây chúng tôi lược kê một ít trong số nhiều vị linh mục và khoa học gia đã làm cho thế giới chúng ta tốt đẹp hơn qua bao nhiêu thế kỷ. Danh sách này không có tham vọng được coi là đầy đủ, thấu đáo, và những vấn đề sâu sắc hơn nằm bên dưới cuộc xung đột từ lâu giữa khoa học và tôn giáo, thuyết tiến hóa, và vũ trụ học – xuất hiện rất nhiều trong cuộc tranh cãi về văn hóa hiện đại – sẽ được tìm hiểu trong những dịp khác.
Robert Grosseteste (c. 1175-1253)
Robert Grosseteste, người nước Anh, sinh trưởng tại Suffok trong một gia đình nghèo, nhưng đã trở thành một trong một khuôn mặt bác học nhất ở Anh quốc vì lòng ham hiểu biết, một đức tin sâu xa và một nhân cách khiêm hạ. Ngài được huấn luyện về thần học và sau đó bắt đầu giảng dạy tại Oxford. Nơi trường đại học này ngài gia nhập một hiệp hội cùng với các tu sĩ Dòng Phanxicô mới tới và có lẽ ngài đã có thời gian làm chưởng ấn. Được phong chức giám mục giáo phận Lincoln năm 1235, ngài quan tâm sâu xa về công tác cải tổ Giáo hội tại Anh quốc. Ngài tố cáo các tu viện trưởng tham nhũng hoặc thiếu khả năng, giảm thu nhập của giới giáo sĩ, và lập ra một loạt những quy chế để làm phương châm đặc biệt hướng dẫn tư cách của hàng giáo phẩm và cách quản trị các giáo phận.
Tuy nhiên, những thành quả của ngài trong vai trò một người lãnh đạo Giáo hội đã bị lu mờ trước danh tiếng được coi là một trong số người uyên bác nhất thời đó. Ngài là người mẫn tiệp về toán học, quang học, và khoa học, làm báo hiệu trước các phương pháp thực nghiệm sau này của học trò mình là Roger Bacon. Các nhà chép sử khoa học cho rằng ngài là người sáng lập ra phong trào khoa học tại trường Đại học Oxford, và do đó làm phát sinh ra đường lối theo đuổi sự hoàn thiện hoàn mỹ vẫn còn tiếp nối cho tới ngày nay. Một ít trong số những thành đạt của ngài: phẩm bình về cuốn Physics của Aristote, phê bình lịch Julian dẫn đến cuộc cải cách lịch dưới triều Giáo hoàng Gregory XIII vào 300 năm sau, và các luận án về quang học, âm nhạc và toán học. Vì quá nổi danh với tài thiên phú và kiến thức về thế giới thiên nhiên, đến độ ngài cũng nổi tiếng trong giới bình dân ít học; họ coi ngài như một người có tài lạ hoặc như một bậc phù thủy.
Ignazio Danti (1536-1586)
Một trong những người kế thừa truyền thống học thuật do Grosseteste khuyến khích là một giám mục người Ý tương đối ít người biết tới: Ignazio Danti. Là con của một người thợ thủ công, ngài sanh tại Perugia và có lẽ theo học tại trường đại học ở đó trước khi gia nhập Dòng Thánh Đa minh năm 1555. Ngài tiếp tục nhận được sự bảo trợ từ những khuôn mặt hàng đầu của thời đại này, trong số đó có Cosimo de'Medici ở Florence và Thánh Giáo hoàng Piô V, Giáo hoàng Gregorio XIII. Vị giáo hoàng sau đặt ngài làm giám mục Alatri. Tại đây, ngài chứng tỏ một nhiệt tình lớn lao muốn xúc tiến việc cải tổ Giáo hội.
Rất giống Grosseteste, ngài quan tâm về nhiều lãnh vực khoa học, trong đó có thiên văn, toán, quang học, kiến trúc, kiến thiết cầu đường, thủy lực và đồ bản. Ngài đặc biệt nổi danh về kiến thức và tài trí của một nhà thiên văn. Năm 1574, ngài thực hiện một loạt những quan sát quan trọng và tìm ra phân điểm (xuân phân và thu phân) 11 ngày sớm hơn qui định trong lịch. Do đó ngài giữ một vai trò trong việc cải tạo lịch Julian dưới triều Giáo hoàng Gregory XIII. Nhưng Danti đã để lại dấu ấn thực của mình trong vai trò một nhà đồ bản. Cosimo de'Medici đã đặt ngài vẽ các bản đồ và làm một trái cầu thiên thể lớn trong bộ sưu tập của ông. Ngài cũng nhận lời Giáo hoàng Piô V để vẽ họa đồ vùng Perugia, và lời Giáo hoàng Gregory XIII để vẽ bản đồ các vùng lãnh thổ thuộc giáo hoàng. Những bản đồ ngài vẽ hiện nay vẫn còn nhìn được trên những bích họa lớn trong Palazzo Vecchio ở Florence và trên các bức tường của La Galleria delle Carte Geografiche trong điện Belvedere thuộc Tòa thánh Vatican. Sau chót, Danti đã hoàn thiện rado latino, một dụng cụ đo đạc, và đã vẽ họa đồ một kinh đào xuyên ngang nước Ý, chảy qua Florence, nối liền biển Adriatic và Địa trung hải.
Marin Mersenne (1588-1648)
Linh mục người Pháp Marin Mersenne bắt đầu một sự nghiệp lâu dài tại ngôi trường Dòng Tên mới lập tại La Flèche, nơi duy nhất lúc đó cho các học sinh nghèo được theo học. Trong số bạn học có cậu bé René Descartes mới lên 8 tuổi, sau này sẽ trở thành một triết gia, nhà toán và vật lý học, bạn của Mersenne. Năm 1611, Mersenne gia nhập Dòng Minims (dòng Anh em Hèn mọn do thánh Phanxicô Paola sáng lập) và thụ phong linh mục một năm sau đó. Sau khi nghiên cứu học tập về thần học, ngài nổi danh trong giới triết gia và thần học về những công trình hăng say chống chủ thuyết vô thần và chủ thuyết hữu thần tự nhiên (deism). Tuy nhiên, lịch sử lại ghi nhớ đến ngài nhiều nhất về công trình trong khoa toán, đặc biệt là cái gọi là các số nguyên Mersenne, và nỗ lực của ngài để tìm ra một công thức có thể trình bầy mọi số nguyên tố.
Trong tác phẩm La vérité des sciences (Sự thật về các khoa học), ngài biện bác về giá trị của lý trí con người. Ngài giao tiếp thư từ với những khuôn mặt tiến bộ nhất lúc đó, như Pierre Gassendi, René Descartes, Pierre de Fermat, Thomas Hobbes, và Blaise Pascal. Ngài tổ chức đàm trường dành cho các nhà khoa học khắp cả châu Âu để đọc các luận văn của họ và trao đổi các ý kiến. Những công trình quy tụ này được biết đến dưới cái tên Académie Parisiensis, nhưng cũng còn được gọi là Académie Mersenne, và con số những nhà khoa học mà sự nghiệp được đàm trường này hướng dẫn thật không thể đánh giá thấp. Giữ lời cam kết phục vụ cho khoa học, ngài để lại chỉ thị trong di chúc dùng thân xác ngài cho các cuộc nghiên cứu.
Jean-Felix Picard (1620-1682)
Là người đồng thời với Mersenne, tu sĩ Dòng Tên người Pháp Jean-Felix Picard đạt được danh hiệu là người sáng lập khoa thiên văn hiện đại ở Pháp, đồng thời cũng là một linh mục nhiệt tâm. Ngài sanh tại La Flèche, và học trường Đại học Hoàng gia Henry-Le-Grand của Dòng Tên tại đây. Ngay từ thuở còn niên thiếu, ngài đã say mê các thiên thể trên bầu trời, và sau này đã cống hiến cuộc đời trí thức của mình để phụng sự khoa thiên văn học. Picard đã đưa ra những phương pháp mới để quan sát các vì sao và cải tiến những dụng cụ khoa học mới.
Picard là người đầu tiên trong thời đại Khai minh (Enlightenment) đã đưa ra một số đo chính xác về kích thước của Trái đất qua cuộc thăm dò thực hiện vào những năm từ 1669 đến 1670. Tính toán của ngài về đường bán kính của trái đất là 6328.9 kilomet chỉ sai lạc 0.44%, và sự tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ của ngài về các dụng cụ đã chứng tỏ là điều tối cần trong việc lập ra lý thuyết về trọng lực trong vũ trụ của Isaac Newton. Picard cũng còn hoạt động và giao tiếp với một số lớn các nhà khoa học thời đó, như Isaac Newton, Christian Huygens, và cả với một đối thủ lớn nữa là Giovanni Cassini.
Ngài được người đương thời kính trọng sâu xa nhưng bị lu mờ vì những tên tuổi lớn như Galileo, Newton, và Cassini. Ngài là sáng lập viên Hàn lâm viện Pháp năm 1666. Năm 1935 ngài được tôn vinh bằng việc dùng tên ngài đặt cho một hố trên mặt trăng. Một vinh dự thấp hơn được trao vào năm 1987, khi tên ngài được dùng để đặt cho Captain Jean-Luc Picard trong show truyền hình Star Trek: The Next Generation.
Gregor Mendel (1822-1884)
Dĩ nhiên được nổi danh hơn Picard rất nhiều, đó là Gregor Mendel, Tu viện trưởng Dòng Thánh Augustine, cha đẻ của khoa di truyền học hiện đại. Sinh tại nước Áo trong một gia đình nông dân, ngài nhập Dòng Thánh Augustine năm 1843 và 4 năm sau được thụ phong linh mục. Sự nghiệp của Mendel gần như không được báo trước trong cuộc đời, và đã hoàn thành được công trình vĩ đại trong hoàn cảnh tối tăm khi giảng dạy môn khoa học tự nhiên tại một ngôi trường trung học dành cho nam sinh ở nước Áo. Quả vậy, chỉ vào những năm cuối đời, ngài mới được lên chức tu viện trưởng.
Mendel có được địa vị trong khoa học là do công trình ngài thực hiện với những cây đậu quả tầm thường. Ngài thích đi bách bộ chung quanh tu viện và nhận xét thấy có mấy thứ cây cỏ khác biệt căn bản về hình dạng và mô thức tăng trưởng. Cũng nhứ bất cứ một học sinh trung học thời nay nào có thể học biết, Mendel đã trải nghiệm bao nhiêu năm để quan sát 7 đặc tính của loại cây đậu quả và xác định được những luật căn bản chi phối sự di truyền các đặc tính trong phạm vi một loài. Đặc biệt quan trọng là sự khám phá ra các genes trội (dominant) và lặn (recessive ), đó là một chìa khoá mở ra cho khoa di truyền học hiện đại, và cuộc nghiên cứu về các đặc tính trội và lặn, kiểu di truyền (genotype) và kiểu hiện tượng (phenotype), ý niệm về dị hợp tử (heterozygous) và đồng hợp tử (homozygous). Buồn thay, Mendel đã đi trước thời đại của ngài quá xa đến nỗi mãi tới đầu thế kỷ 20 khoa học mới công nhận công lao đóng góp của ngài. Ngày nay, ngài được nổi tiếng khắp toàn cầu và thường các học sinh không mấy thích thú khi phải làm các thí nghiệm riêng của họ dựa trên công trình của ngài.
Armand David (1826-1900)
Vào khoảng cùng thời gian Mendel đi bách bộ quanh tu viện, nhà truyền giáo thuộc Dòng Lazarist, cha Aramnd David, đồng thời cũng là một nhà thực vật học, đang làm việc ở một nơi cách xa nửa vòng trái đất, đó là Trung quốc.
Sinh quán tại Bayonne, nước Pháp, ngài gia nhập Tu đoàn Truyền giáo năm 1848 và thụ phong linh mục năm 1862. Được sai đi truyền giáo tại Bắc kinh, ngài đã phục vụ trong cộng đồng nơi đây một cách xuất sắc. Ngài thấy thời gian ở Trung quốc là một cơ hội tốt đẹp để khảo sát về các khoa học tự nhiên.
Vì những phát hiện của ngài trong các lãnh vực về động vật học, thực vật, địa chất và cổ sinh vật học, chính phủ Pháp yêu cầu ngài gửi các mẫu tìm kiếm được về Paris để được nghiên cứu thêm. Những mẫu này, lần đầu tiên được người phương Tây chứng kiến, đã tạo ra mối quan tâm lớn lao đến độ cha David được các nhà khoa học nước Pháp yêu cầu thám hiểm nước Trung hoa để tìm ra các phát kiến mới. Khi trở về Pháp năm 1888, ngài đọc một bài diễn từ thời danh tại Hội nghị Khoa học Quốc tế của người Công giáo tổ chức tại Paris, trình bầy tài liệu nghiên cứu của ngài về hơn 60 chủng loại thú vật và hơn 60 loại chim muông, tất cả đều chưa được biết đến trước đó. Đặc biệt đáng quan tâm là “phát kiến” của của ngài về loài Gấu trúc Lớn (Giant Panda, chưa được châu Âu biết tới) và loại Nai Milu (Milu Deer), một loài nai mà sau này được gọi là Nai Cha David (Père David’s Deer - Elaphurus davidianus) để vinh danh ngài.
Julius Nieuwland (1878-1936)
Linh mục Julius Nieuwland thuộc Dòng Thánh giá, đã quan tâm về các giải đáp thực tiễn trong lãnh vực hóa học mà ngài nghiên cứu. Con của người di dân gốc Bỉ, Nieuwland sinh trưởng tại vùng South Bend, tiểu bang Indiana, và theo học trường Đại học Notre Dame. Thụ phong linh mục năm 1903, ngài tiếp tục học tại trường Đại học Công giáo Mỹ (The Catholic University of America), chuyên khoa về thực vật và hóa học.
Trở lại trường Notre Dame năm 1904, ngài phục vụ trong ban giảng huấn, làm giáo sư dạy môn thực vật và sau đó là môn hóa học cho mãi tới khi về hưu năm 1936. Trong những sảnh đường yên tĩnh, khi nghiên cứu về khoa học, ngài đã thành công trong việc polymer-hóa chất acetylene để trở thành divinylacetylene. Elmer Bolton, giám đốc nghiên cứu tại hãng Dupont, đã dùng nghiên cứu căn bản này để đạt được việc phát triển ra neoprene. Trong thực tế, chính vị linh mục khiêm tốn này là người tìm ra được chất cao su nhân tạo đầu tiên. Được Công ty Du Pont áp dụng, phát minh này có ảnh hưởng to lớn trên nhiều ngành kỹ nghệ và cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, neoprene được dùng làm chất cách điện/cách nhiệt trong dây điện, đường dây điện thoại, mặt sau các tầm thảm, và vật dụng lợp mái nhà. Cha Nieuwland cũng gần như tạo được một ảnh hưởng lớn trên lịch sử ngành football các trường đại học, khi ngài cố gắng – nhưng bất thành – thuyết phục người huấn luện viên lừng danh trong tương lai tại trường Notre Dame là Knute Rockne trở thành một nhà hóa học thay vì làm huấn luyện viên môn thể thao này.
Không xao lãng khoa thực vật học, cha Nieuwland đã lặn lội trong những vùng sình lầy và rừng rú, tìm kiếm những mẫu thích hợp để nghiên cứu, và ngài nổi danh vì đã dùng súng lục bắn những mẫu này rớt từ những cành cây cao xuống đất.
Vì sự nghiệp trong ngành hóa học, chứ không phải tài thiện xạ, ngài được trao huân chương Morehead Medal vì công trình nghiên cứu chất acetylene, huân chương American Institute Medal, và vinh dự cao quý nhất của Hiệp hội Hóa học Hoa kỳ (American Chemical Society) là huân chương Nichols Medal.
Georges Lemaître (1894-1966)
Cha Georges Lemaître, một linh mục người nước Bỉ, một nhà vật lý và toán học gia, là người đầu tiên đề ra Lý thuyết Big Bang để giải thích sự ra đời của vũ trụ.
Sinh tại Charleroi, nước Bỉ, ngài học toán và khoa học tại trường Đại học Cambridge sau khi chịu chức linh mục năm 1923, và chuyên khoa về các nghiên cứu rất thịnh hành thời đó trong khoa thiên văn và vũ trụ học, đặc biệt về lý thuyết tương đối tổng quát của nhà bác học Eisntein.
Trong ngành vật lý, cái ý tưởng lúc đó được chấp nhận là vũ trụ, về bản chất, ở trong tình trạng không thay đổi, một “Tình trạng Kiên định (Steady State)”. Trong khi Einstein coi vũ trụ đang thực sự chuyển động – co cụm hoặc phình nở -- và nghĩ ra được hằng số vũ trụ học đã duy trì được tình trạng ổn định của vũ trụ, thì Lemaître lại kết luận rằng vũ trụ đang phình ra. Không chỉ như thế, Lemaître còn đề xuất rằng từ điểm đó có thể kết luận rằng mọi vật chất và năng lượng đã có lúc tập trung tại một điểm. Do đó: Vũ trụ đã có một lúc khởi đầu.
Lý thuyết này, lúc đầu gặp phải nhiều hoài nghi, được mệnh danh một cách châm biếm là “Big Bang”. Về phần mình, Lemaître mô tả một cách hoa mỹ sự khởi đầu này là “một ngày không có hôm qua.” Tháng giêng năm 1933 ngài trình bầy lý thuyết này trước cuộc hội họp các nhà khoa học tại tiểu bang California, và vào cuối buổi trình bầy, Einstein đã khen ngợi và tuyên bố: “Đây là cách giải thích về sự sáng tạo vũ trụ đẹp đẽ và thỏa mãn hết sức mà tôi được nghe từ trước đến giờ.” Những ý tưởng của Lemaître sau đó đã có được thế đứng.
Ngày nay các nhà vật lý vũ trụ sẵn sàng chấp nhận thuyết Big Bang và sự tiếp tục bành trướng của vũ trụ. Vì những công lao này, Lemaître được gia nhập Hàn lâm viện Hoàng gia Bỉ, và lên chức kinh sĩ (canon) nhà thờ chính tòa Malines. Năm 1936, Giáo hoàng Piô XI nhận ngài vào Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học.
Stanley Jaki (1924-2009)
Các linh mục Nieuwland và Lemaître đã chứng tỏ rằng đức tin và khoa học không bất tương hợp. Còn linh mục Stanley Jaki, thuộc dòng Biển đức, lại đã lý luận một cách rất hùng biện rằng chính khoa học chỉ có thể phát triển được trong một nền văn hóa Kitô giáo. Với những thành quả đạt được, ngài đã được tưởng thưởng giải Templeton, và năm 1990 được Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhận cho gia nhập Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học.
Sinh trưởng tại Hung gia lợi (Hungary), cha đậu các cấp bằng tiến sĩ về Thần học Hệ thống (Systematic Theology) và về Vật lý Hạt nhân, thông thạo 5 ngôn ngữ và là tác giả 30 đầu sách. Là một Giáo sư ưu tú tại trường Đại học Seton Hall, công trình của cha Jaki về lịch sử và về triết học khoa học đã đưa ngài gặp gỡ nhiều người trên khắp thế giới. Trong một thế giới khoa học tân tiến đạt được đỉnh cao trong triết học thời Khai minh (Enlightenment) và rất mục chống đối sự liên hệ với tôn giáo, sự khẳng định của cha Jaki rằng khoa học và tôn giáo đều phù hợp, và rằng sự phân tích khoa học có thể rọi ánh sáng vào cả những đề cương khoa học lẫn thần học, quả là một khẳng định táo bạo.
Theo quan niệm của Jaki, những khám phá về khoa vật lý hạt nhân và khoa thiên văn đã xác nhận một trật tự thiết yếu trong vũ trụ. Tuy sự hiểu biết của chúng ta về cả hai lãnh vực đều quả thực còn chưa đầy đủ, nhưng viễn kiến Kitô giáo chứng tỏ rằng trật tự của vũ trụ thì hoàn toàn phù hợp với quan điểm về sự Sáng tạo vũ trụ theo Kinh thánh.
Đi theo dấu chân của Lemaitre, Jaki đã tìm cách giải quyết một trong những vấn nạn lớn lao nhất trong khoa học, vũ trụ học, và đã kết luận rằng khoa học cho phép chúng ta có một cái nhìn vào trong những biến cố tiếp theo sau giây phút sáng tạo, nhưng không cho biết điều gì hết về những gì đã xảy ra trước đó, lúc mà chính vật chất được tạo dựng từ hư không. Do đó mà ngài can đảm thách thức các khẳng định của các nhà vũ trụ học và vật lý học thiên thể như Stephen Hawking, cho rằng nguồn gốc của vũ trụ chứng tỏ sự bất hiện hữu của Thiên Chúa; trái lại, chính cái mệnh đề đó không thể chứng minh được bằng khoa học vì không có gì để quan sát cả. Đồng thời, trật tự tạo dựng của Thiên Chúa phản ảnh một đấng Sáng tạo hoàn toàn hợp lý và bất tận vượt trên đường lối suy nghĩ của chúng ta. Thế nên, không mấy ngạc nhiên khi một tiến độ quân bình và tích cực như thế đi vào thế giới tự nhiên được tìm thấy trong giảng huấn và văn hóa Kitô giáo chân chính, đã cho phép khoa học được nở rộ.
Michal Heller (1936- )
Những vấn nạn lớn lao về vũ trụ cũng là địa hạt chuyên biệt của vị linh mục Ba lan đồng thời cũng là một nhà vật lý học: Michal Kazimierz Heller, giáo sư dạy tại Cracow, nước Ba lan, và là thành viên Viện Khoa học Giáo hoàng từ năm 1990. Cha Heller đã dấn thân đi vào những lãnh vực cao nhất của toán học và thiên văn. Hiện nay cha đang nghiên cứu vấn đề đơn thuần (singularity) trong tương đối tổng quan (general relativity) và sự dùng khoa hình học không giao hoán (non-commutative) khi tìm kiếm việc kết hợp giữa tương đối tổng quan với cơ học lượng tử (quantum mechanics). Ngài cũng quan tâm về triết học, lịch sử khoa học, khoa học và thần học. Theo quan điểm của cha, tất cả những mặt khác biệt nhau này của khoa học đều qui tụ về một điều gì đó thật quan trọng liên quan đến “bản thiết kế” của sự Sáng tạo vũ trụ -- và giảng huấn của Giáo hội giúp chúng ta hiểu được bản vẽ đó.
Cơ may hay Mục đích?
Các linh mục-khoa học gia, những người vừa trung thành với các giảng huấn của Giáo hội và với những khắt khe gian khổ của khoa học, đã chiếm được một chỗ đáng tôn trọng trong lịch sử kiến thức, như nhận xét sau đây của Hồng y Christoph Schönborn:
Một trong những “huyền thoại” dai dẳng của thời đại chúng ta – thực ra, tôi muốn nói đến một trong những thiên kiến hình thành từ lâu – cho rằng những mối liên hệ giữa khoa học và Giáo hội là xấu, rằng đức tin và khoa học, từ những thời đại đã qua, tồn tại trong một thứ xung đột triền miên… Tin rằng Thiên Chúa là đấng Sáng tạo vũ trụ không chỉ là một trở ngại mà hơn thế, còn ngược lại. Tại sao tin rằng vũ trụ có một đấng Sáng tạo lại làm cản trở con đường của khoa học? Tại sao nó gây ra những khó khăn cho khoa học, nếu các khoa học gia hiểu biết rõ cuộc nghiên cứu của họ, phát kiến của họ và những lý thuyết họ đề ra, sự hiểu biết của họ về những mối liên hệ, như là “nghiên cứu học tập cuốn sách về sự tạo dựng vũ trụ?
Nguồn: Matthew E. Bunson/"Fathers of Science." This Rock (San Diego: Catholic Answers Inc., September 2008).
Vị linh mục 72 tuổi này cho biết có dự tính dùng số tiền đoạt giải này để thiết lập một viện nghiên cứu – tên viện nhằm vinh danh nhà thiên văn học Nicholas Copernicus -- với mục đích tìm cách hoà giải giữa khoa học và thần học. Cha phát biểu:
Nếu chúng ta nêu ra câu hỏi về nguyên nhân của vũ trụ, chúng ta nên đặt câu hỏi về nguyên nhân của các luật toán học. Làm như thế, chúng ta trở lại bản vẽ thiết kế lớn lao trong suy tư của Thiên Chúa về vũ trụ; câu vấn nạn về nguyên nhân tối hậu: Tại sao có còn hơn không có? Khi đặt câu hỏi này, chúng ta không hỏi về một nguyên nhân như mọi nguyên nhân khác. Mà chúng ta hỏi về căn cội của mọi nguyên nhân khả thể. Khoa học chỉ là một nỗ lực tập thể của những trí óc con người nhằm đọc được trí óc của Thiên Chúa từ những dấu hỏi xem chúng ta và vũ trụ quanh ta có thể được tạo dựng từ những gì.
Vừa là nhà khoa học, vừa là một linh mục, trường hợp như cha Heller không phải là duy nhất. Hơn thế nữa, ngài đứng trong một truyền thống cao cả và dài lâu những hàng linh mục uyên bác, vừa là những nhà khoa học vừa là những con người của đức tin. Một số trong các ngài được biết đến tường tận trong lịch sử, như Roger Bacon, một tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô sống ở thế kỷ 13, người đã nhấn mạnh về quan niệm “luật thiên nhiên” và đã đóng góp vào sự phát triển của khoa cơ giới, địa lý, và đặc biệt là về quang học. Một số khác lại không ai biết tới. Tuy vậy, tất cả đều đã để lại một di sản lâu bền từ thời đại các ngài, về học tập, khoa học, toán học, và những tiến bộ thực tiễn khác.
Trên hết cả, những linh mục-khoa học gia này đã cống hiến một bài học mạnh mẽ cho những nhà biện giải Công giáo: Không có lý do gì phải đứng câm lặng khi tên của Galileo được sử dụng như một chiếc dùi cui để tấn công, và Giáo hội bị chỉ trích nghiêm khắc là kẻ thù của tiến bộ nơi loài người. Các nhà biện giải và các thức giả Công giáo có thể chỉ tay vào những linh mục-khoa học gia này mà tuyên bố hùng hồn như Cha Georges Lemaître - người khám phá ra thuyết “Big Bang” – đã kiên cường tuyên xưng năm 1933: “Không có gì xung đột giữa tôn giáo và khoa học cả.”
Dưới đây chúng tôi lược kê một ít trong số nhiều vị linh mục và khoa học gia đã làm cho thế giới chúng ta tốt đẹp hơn qua bao nhiêu thế kỷ. Danh sách này không có tham vọng được coi là đầy đủ, thấu đáo, và những vấn đề sâu sắc hơn nằm bên dưới cuộc xung đột từ lâu giữa khoa học và tôn giáo, thuyết tiến hóa, và vũ trụ học – xuất hiện rất nhiều trong cuộc tranh cãi về văn hóa hiện đại – sẽ được tìm hiểu trong những dịp khác.
Robert Grosseteste (c. 1175-1253)
Robert Grosseteste, người nước Anh, sinh trưởng tại Suffok trong một gia đình nghèo, nhưng đã trở thành một trong một khuôn mặt bác học nhất ở Anh quốc vì lòng ham hiểu biết, một đức tin sâu xa và một nhân cách khiêm hạ. Ngài được huấn luyện về thần học và sau đó bắt đầu giảng dạy tại Oxford. Nơi trường đại học này ngài gia nhập một hiệp hội cùng với các tu sĩ Dòng Phanxicô mới tới và có lẽ ngài đã có thời gian làm chưởng ấn. Được phong chức giám mục giáo phận Lincoln năm 1235, ngài quan tâm sâu xa về công tác cải tổ Giáo hội tại Anh quốc. Ngài tố cáo các tu viện trưởng tham nhũng hoặc thiếu khả năng, giảm thu nhập của giới giáo sĩ, và lập ra một loạt những quy chế để làm phương châm đặc biệt hướng dẫn tư cách của hàng giáo phẩm và cách quản trị các giáo phận.
Tuy nhiên, những thành quả của ngài trong vai trò một người lãnh đạo Giáo hội đã bị lu mờ trước danh tiếng được coi là một trong số người uyên bác nhất thời đó. Ngài là người mẫn tiệp về toán học, quang học, và khoa học, làm báo hiệu trước các phương pháp thực nghiệm sau này của học trò mình là Roger Bacon. Các nhà chép sử khoa học cho rằng ngài là người sáng lập ra phong trào khoa học tại trường Đại học Oxford, và do đó làm phát sinh ra đường lối theo đuổi sự hoàn thiện hoàn mỹ vẫn còn tiếp nối cho tới ngày nay. Một ít trong số những thành đạt của ngài: phẩm bình về cuốn Physics của Aristote, phê bình lịch Julian dẫn đến cuộc cải cách lịch dưới triều Giáo hoàng Gregory XIII vào 300 năm sau, và các luận án về quang học, âm nhạc và toán học. Vì quá nổi danh với tài thiên phú và kiến thức về thế giới thiên nhiên, đến độ ngài cũng nổi tiếng trong giới bình dân ít học; họ coi ngài như một người có tài lạ hoặc như một bậc phù thủy.
Ignazio Danti (1536-1586)
Ignazio Danti |
Một trong những người kế thừa truyền thống học thuật do Grosseteste khuyến khích là một giám mục người Ý tương đối ít người biết tới: Ignazio Danti. Là con của một người thợ thủ công, ngài sanh tại Perugia và có lẽ theo học tại trường đại học ở đó trước khi gia nhập Dòng Thánh Đa minh năm 1555. Ngài tiếp tục nhận được sự bảo trợ từ những khuôn mặt hàng đầu của thời đại này, trong số đó có Cosimo de'Medici ở Florence và Thánh Giáo hoàng Piô V, Giáo hoàng Gregorio XIII. Vị giáo hoàng sau đặt ngài làm giám mục Alatri. Tại đây, ngài chứng tỏ một nhiệt tình lớn lao muốn xúc tiến việc cải tổ Giáo hội.
Rất giống Grosseteste, ngài quan tâm về nhiều lãnh vực khoa học, trong đó có thiên văn, toán, quang học, kiến trúc, kiến thiết cầu đường, thủy lực và đồ bản. Ngài đặc biệt nổi danh về kiến thức và tài trí của một nhà thiên văn. Năm 1574, ngài thực hiện một loạt những quan sát quan trọng và tìm ra phân điểm (xuân phân và thu phân) 11 ngày sớm hơn qui định trong lịch. Do đó ngài giữ một vai trò trong việc cải tạo lịch Julian dưới triều Giáo hoàng Gregory XIII. Nhưng Danti đã để lại dấu ấn thực của mình trong vai trò một nhà đồ bản. Cosimo de'Medici đã đặt ngài vẽ các bản đồ và làm một trái cầu thiên thể lớn trong bộ sưu tập của ông. Ngài cũng nhận lời Giáo hoàng Piô V để vẽ họa đồ vùng Perugia, và lời Giáo hoàng Gregory XIII để vẽ bản đồ các vùng lãnh thổ thuộc giáo hoàng. Những bản đồ ngài vẽ hiện nay vẫn còn nhìn được trên những bích họa lớn trong Palazzo Vecchio ở Florence và trên các bức tường của La Galleria delle Carte Geografiche trong điện Belvedere thuộc Tòa thánh Vatican. Sau chót, Danti đã hoàn thiện rado latino, một dụng cụ đo đạc, và đã vẽ họa đồ một kinh đào xuyên ngang nước Ý, chảy qua Florence, nối liền biển Adriatic và Địa trung hải.
Marin Mersenne (1588-1648)
Marin Mersenne |
Linh mục người Pháp Marin Mersenne bắt đầu một sự nghiệp lâu dài tại ngôi trường Dòng Tên mới lập tại La Flèche, nơi duy nhất lúc đó cho các học sinh nghèo được theo học. Trong số bạn học có cậu bé René Descartes mới lên 8 tuổi, sau này sẽ trở thành một triết gia, nhà toán và vật lý học, bạn của Mersenne. Năm 1611, Mersenne gia nhập Dòng Minims (dòng Anh em Hèn mọn do thánh Phanxicô Paola sáng lập) và thụ phong linh mục một năm sau đó. Sau khi nghiên cứu học tập về thần học, ngài nổi danh trong giới triết gia và thần học về những công trình hăng say chống chủ thuyết vô thần và chủ thuyết hữu thần tự nhiên (deism). Tuy nhiên, lịch sử lại ghi nhớ đến ngài nhiều nhất về công trình trong khoa toán, đặc biệt là cái gọi là các số nguyên Mersenne, và nỗ lực của ngài để tìm ra một công thức có thể trình bầy mọi số nguyên tố.
Trong tác phẩm La vérité des sciences (Sự thật về các khoa học), ngài biện bác về giá trị của lý trí con người. Ngài giao tiếp thư từ với những khuôn mặt tiến bộ nhất lúc đó, như Pierre Gassendi, René Descartes, Pierre de Fermat, Thomas Hobbes, và Blaise Pascal. Ngài tổ chức đàm trường dành cho các nhà khoa học khắp cả châu Âu để đọc các luận văn của họ và trao đổi các ý kiến. Những công trình quy tụ này được biết đến dưới cái tên Académie Parisiensis, nhưng cũng còn được gọi là Académie Mersenne, và con số những nhà khoa học mà sự nghiệp được đàm trường này hướng dẫn thật không thể đánh giá thấp. Giữ lời cam kết phục vụ cho khoa học, ngài để lại chỉ thị trong di chúc dùng thân xác ngài cho các cuộc nghiên cứu.
Jean-Felix Picard (1620-1682)
Jean Picard |
Là người đồng thời với Mersenne, tu sĩ Dòng Tên người Pháp Jean-Felix Picard đạt được danh hiệu là người sáng lập khoa thiên văn hiện đại ở Pháp, đồng thời cũng là một linh mục nhiệt tâm. Ngài sanh tại La Flèche, và học trường Đại học Hoàng gia Henry-Le-Grand của Dòng Tên tại đây. Ngay từ thuở còn niên thiếu, ngài đã say mê các thiên thể trên bầu trời, và sau này đã cống hiến cuộc đời trí thức của mình để phụng sự khoa thiên văn học. Picard đã đưa ra những phương pháp mới để quan sát các vì sao và cải tiến những dụng cụ khoa học mới.
Picard là người đầu tiên trong thời đại Khai minh (Enlightenment) đã đưa ra một số đo chính xác về kích thước của Trái đất qua cuộc thăm dò thực hiện vào những năm từ 1669 đến 1670. Tính toán của ngài về đường bán kính của trái đất là 6328.9 kilomet chỉ sai lạc 0.44%, và sự tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ của ngài về các dụng cụ đã chứng tỏ là điều tối cần trong việc lập ra lý thuyết về trọng lực trong vũ trụ của Isaac Newton. Picard cũng còn hoạt động và giao tiếp với một số lớn các nhà khoa học thời đó, như Isaac Newton, Christian Huygens, và cả với một đối thủ lớn nữa là Giovanni Cassini.
Ngài được người đương thời kính trọng sâu xa nhưng bị lu mờ vì những tên tuổi lớn như Galileo, Newton, và Cassini. Ngài là sáng lập viên Hàn lâm viện Pháp năm 1666. Năm 1935 ngài được tôn vinh bằng việc dùng tên ngài đặt cho một hố trên mặt trăng. Một vinh dự thấp hơn được trao vào năm 1987, khi tên ngài được dùng để đặt cho Captain Jean-Luc Picard trong show truyền hình Star Trek: The Next Generation.
Gregor Mendel (1822-1884)
Gregor Mendel |
Dĩ nhiên được nổi danh hơn Picard rất nhiều, đó là Gregor Mendel, Tu viện trưởng Dòng Thánh Augustine, cha đẻ của khoa di truyền học hiện đại. Sinh tại nước Áo trong một gia đình nông dân, ngài nhập Dòng Thánh Augustine năm 1843 và 4 năm sau được thụ phong linh mục. Sự nghiệp của Mendel gần như không được báo trước trong cuộc đời, và đã hoàn thành được công trình vĩ đại trong hoàn cảnh tối tăm khi giảng dạy môn khoa học tự nhiên tại một ngôi trường trung học dành cho nam sinh ở nước Áo. Quả vậy, chỉ vào những năm cuối đời, ngài mới được lên chức tu viện trưởng.
Mendel có được địa vị trong khoa học là do công trình ngài thực hiện với những cây đậu quả tầm thường. Ngài thích đi bách bộ chung quanh tu viện và nhận xét thấy có mấy thứ cây cỏ khác biệt căn bản về hình dạng và mô thức tăng trưởng. Cũng nhứ bất cứ một học sinh trung học thời nay nào có thể học biết, Mendel đã trải nghiệm bao nhiêu năm để quan sát 7 đặc tính của loại cây đậu quả và xác định được những luật căn bản chi phối sự di truyền các đặc tính trong phạm vi một loài. Đặc biệt quan trọng là sự khám phá ra các genes trội (dominant) và lặn (recessive ), đó là một chìa khoá mở ra cho khoa di truyền học hiện đại, và cuộc nghiên cứu về các đặc tính trội và lặn, kiểu di truyền (genotype) và kiểu hiện tượng (phenotype), ý niệm về dị hợp tử (heterozygous) và đồng hợp tử (homozygous). Buồn thay, Mendel đã đi trước thời đại của ngài quá xa đến nỗi mãi tới đầu thế kỷ 20 khoa học mới công nhận công lao đóng góp của ngài. Ngày nay, ngài được nổi tiếng khắp toàn cầu và thường các học sinh không mấy thích thú khi phải làm các thí nghiệm riêng của họ dựa trên công trình của ngài.
Armand David (1826-1900)
Vào khoảng cùng thời gian Mendel đi bách bộ quanh tu viện, nhà truyền giáo thuộc Dòng Lazarist, cha Aramnd David, đồng thời cũng là một nhà thực vật học, đang làm việc ở một nơi cách xa nửa vòng trái đất, đó là Trung quốc.
Sinh quán tại Bayonne, nước Pháp, ngài gia nhập Tu đoàn Truyền giáo năm 1848 và thụ phong linh mục năm 1862. Được sai đi truyền giáo tại Bắc kinh, ngài đã phục vụ trong cộng đồng nơi đây một cách xuất sắc. Ngài thấy thời gian ở Trung quốc là một cơ hội tốt đẹp để khảo sát về các khoa học tự nhiên.
Vì những phát hiện của ngài trong các lãnh vực về động vật học, thực vật, địa chất và cổ sinh vật học, chính phủ Pháp yêu cầu ngài gửi các mẫu tìm kiếm được về Paris để được nghiên cứu thêm. Những mẫu này, lần đầu tiên được người phương Tây chứng kiến, đã tạo ra mối quan tâm lớn lao đến độ cha David được các nhà khoa học nước Pháp yêu cầu thám hiểm nước Trung hoa để tìm ra các phát kiến mới. Khi trở về Pháp năm 1888, ngài đọc một bài diễn từ thời danh tại Hội nghị Khoa học Quốc tế của người Công giáo tổ chức tại Paris, trình bầy tài liệu nghiên cứu của ngài về hơn 60 chủng loại thú vật và hơn 60 loại chim muông, tất cả đều chưa được biết đến trước đó. Đặc biệt đáng quan tâm là “phát kiến” của của ngài về loài Gấu trúc Lớn (Giant Panda, chưa được châu Âu biết tới) và loại Nai Milu (Milu Deer), một loài nai mà sau này được gọi là Nai Cha David (Père David’s Deer - Elaphurus davidianus) để vinh danh ngài.
Julius Nieuwland (1878-1936)
Julius Nieuwland trong phòng thí nghiệm |
Linh mục Julius Nieuwland thuộc Dòng Thánh giá, đã quan tâm về các giải đáp thực tiễn trong lãnh vực hóa học mà ngài nghiên cứu. Con của người di dân gốc Bỉ, Nieuwland sinh trưởng tại vùng South Bend, tiểu bang Indiana, và theo học trường Đại học Notre Dame. Thụ phong linh mục năm 1903, ngài tiếp tục học tại trường Đại học Công giáo Mỹ (The Catholic University of America), chuyên khoa về thực vật và hóa học.
Trở lại trường Notre Dame năm 1904, ngài phục vụ trong ban giảng huấn, làm giáo sư dạy môn thực vật và sau đó là môn hóa học cho mãi tới khi về hưu năm 1936. Trong những sảnh đường yên tĩnh, khi nghiên cứu về khoa học, ngài đã thành công trong việc polymer-hóa chất acetylene để trở thành divinylacetylene. Elmer Bolton, giám đốc nghiên cứu tại hãng Dupont, đã dùng nghiên cứu căn bản này để đạt được việc phát triển ra neoprene. Trong thực tế, chính vị linh mục khiêm tốn này là người tìm ra được chất cao su nhân tạo đầu tiên. Được Công ty Du Pont áp dụng, phát minh này có ảnh hưởng to lớn trên nhiều ngành kỹ nghệ và cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, neoprene được dùng làm chất cách điện/cách nhiệt trong dây điện, đường dây điện thoại, mặt sau các tầm thảm, và vật dụng lợp mái nhà. Cha Nieuwland cũng gần như tạo được một ảnh hưởng lớn trên lịch sử ngành football các trường đại học, khi ngài cố gắng – nhưng bất thành – thuyết phục người huấn luện viên lừng danh trong tương lai tại trường Notre Dame là Knute Rockne trở thành một nhà hóa học thay vì làm huấn luyện viên môn thể thao này.
Không xao lãng khoa thực vật học, cha Nieuwland đã lặn lội trong những vùng sình lầy và rừng rú, tìm kiếm những mẫu thích hợp để nghiên cứu, và ngài nổi danh vì đã dùng súng lục bắn những mẫu này rớt từ những cành cây cao xuống đất.
Vì sự nghiệp trong ngành hóa học, chứ không phải tài thiện xạ, ngài được trao huân chương Morehead Medal vì công trình nghiên cứu chất acetylene, huân chương American Institute Medal, và vinh dự cao quý nhất của Hiệp hội Hóa học Hoa kỳ (American Chemical Society) là huân chương Nichols Medal.
Georges Lemaître (1894-1966)
Georges Lemaitre |
Cha Georges Lemaître, một linh mục người nước Bỉ, một nhà vật lý và toán học gia, là người đầu tiên đề ra Lý thuyết Big Bang để giải thích sự ra đời của vũ trụ.
Sinh tại Charleroi, nước Bỉ, ngài học toán và khoa học tại trường Đại học Cambridge sau khi chịu chức linh mục năm 1923, và chuyên khoa về các nghiên cứu rất thịnh hành thời đó trong khoa thiên văn và vũ trụ học, đặc biệt về lý thuyết tương đối tổng quát của nhà bác học Eisntein.
Trong ngành vật lý, cái ý tưởng lúc đó được chấp nhận là vũ trụ, về bản chất, ở trong tình trạng không thay đổi, một “Tình trạng Kiên định (Steady State)”. Trong khi Einstein coi vũ trụ đang thực sự chuyển động – co cụm hoặc phình nở -- và nghĩ ra được hằng số vũ trụ học đã duy trì được tình trạng ổn định của vũ trụ, thì Lemaître lại kết luận rằng vũ trụ đang phình ra. Không chỉ như thế, Lemaître còn đề xuất rằng từ điểm đó có thể kết luận rằng mọi vật chất và năng lượng đã có lúc tập trung tại một điểm. Do đó: Vũ trụ đã có một lúc khởi đầu.
Lý thuyết này, lúc đầu gặp phải nhiều hoài nghi, được mệnh danh một cách châm biếm là “Big Bang”. Về phần mình, Lemaître mô tả một cách hoa mỹ sự khởi đầu này là “một ngày không có hôm qua.” Tháng giêng năm 1933 ngài trình bầy lý thuyết này trước cuộc hội họp các nhà khoa học tại tiểu bang California, và vào cuối buổi trình bầy, Einstein đã khen ngợi và tuyên bố: “Đây là cách giải thích về sự sáng tạo vũ trụ đẹp đẽ và thỏa mãn hết sức mà tôi được nghe từ trước đến giờ.” Những ý tưởng của Lemaître sau đó đã có được thế đứng.
Ngày nay các nhà vật lý vũ trụ sẵn sàng chấp nhận thuyết Big Bang và sự tiếp tục bành trướng của vũ trụ. Vì những công lao này, Lemaître được gia nhập Hàn lâm viện Hoàng gia Bỉ, và lên chức kinh sĩ (canon) nhà thờ chính tòa Malines. Năm 1936, Giáo hoàng Piô XI nhận ngài vào Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học.
Stanley Jaki (1924-2009)
Stanley Jaki |
Các linh mục Nieuwland và Lemaître đã chứng tỏ rằng đức tin và khoa học không bất tương hợp. Còn linh mục Stanley Jaki, thuộc dòng Biển đức, lại đã lý luận một cách rất hùng biện rằng chính khoa học chỉ có thể phát triển được trong một nền văn hóa Kitô giáo. Với những thành quả đạt được, ngài đã được tưởng thưởng giải Templeton, và năm 1990 được Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhận cho gia nhập Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học.
Sinh trưởng tại Hung gia lợi (Hungary), cha đậu các cấp bằng tiến sĩ về Thần học Hệ thống (Systematic Theology) và về Vật lý Hạt nhân, thông thạo 5 ngôn ngữ và là tác giả 30 đầu sách. Là một Giáo sư ưu tú tại trường Đại học Seton Hall, công trình của cha Jaki về lịch sử và về triết học khoa học đã đưa ngài gặp gỡ nhiều người trên khắp thế giới. Trong một thế giới khoa học tân tiến đạt được đỉnh cao trong triết học thời Khai minh (Enlightenment) và rất mục chống đối sự liên hệ với tôn giáo, sự khẳng định của cha Jaki rằng khoa học và tôn giáo đều phù hợp, và rằng sự phân tích khoa học có thể rọi ánh sáng vào cả những đề cương khoa học lẫn thần học, quả là một khẳng định táo bạo.
Theo quan niệm của Jaki, những khám phá về khoa vật lý hạt nhân và khoa thiên văn đã xác nhận một trật tự thiết yếu trong vũ trụ. Tuy sự hiểu biết của chúng ta về cả hai lãnh vực đều quả thực còn chưa đầy đủ, nhưng viễn kiến Kitô giáo chứng tỏ rằng trật tự của vũ trụ thì hoàn toàn phù hợp với quan điểm về sự Sáng tạo vũ trụ theo Kinh thánh.
Đi theo dấu chân của Lemaitre, Jaki đã tìm cách giải quyết một trong những vấn nạn lớn lao nhất trong khoa học, vũ trụ học, và đã kết luận rằng khoa học cho phép chúng ta có một cái nhìn vào trong những biến cố tiếp theo sau giây phút sáng tạo, nhưng không cho biết điều gì hết về những gì đã xảy ra trước đó, lúc mà chính vật chất được tạo dựng từ hư không. Do đó mà ngài can đảm thách thức các khẳng định của các nhà vũ trụ học và vật lý học thiên thể như Stephen Hawking, cho rằng nguồn gốc của vũ trụ chứng tỏ sự bất hiện hữu của Thiên Chúa; trái lại, chính cái mệnh đề đó không thể chứng minh được bằng khoa học vì không có gì để quan sát cả. Đồng thời, trật tự tạo dựng của Thiên Chúa phản ảnh một đấng Sáng tạo hoàn toàn hợp lý và bất tận vượt trên đường lối suy nghĩ của chúng ta. Thế nên, không mấy ngạc nhiên khi một tiến độ quân bình và tích cực như thế đi vào thế giới tự nhiên được tìm thấy trong giảng huấn và văn hóa Kitô giáo chân chính, đã cho phép khoa học được nở rộ.
Michal Heller (1936- )
Michal Heller |
Những vấn nạn lớn lao về vũ trụ cũng là địa hạt chuyên biệt của vị linh mục Ba lan đồng thời cũng là một nhà vật lý học: Michal Kazimierz Heller, giáo sư dạy tại Cracow, nước Ba lan, và là thành viên Viện Khoa học Giáo hoàng từ năm 1990. Cha Heller đã dấn thân đi vào những lãnh vực cao nhất của toán học và thiên văn. Hiện nay cha đang nghiên cứu vấn đề đơn thuần (singularity) trong tương đối tổng quan (general relativity) và sự dùng khoa hình học không giao hoán (non-commutative) khi tìm kiếm việc kết hợp giữa tương đối tổng quan với cơ học lượng tử (quantum mechanics). Ngài cũng quan tâm về triết học, lịch sử khoa học, khoa học và thần học. Theo quan điểm của cha, tất cả những mặt khác biệt nhau này của khoa học đều qui tụ về một điều gì đó thật quan trọng liên quan đến “bản thiết kế” của sự Sáng tạo vũ trụ -- và giảng huấn của Giáo hội giúp chúng ta hiểu được bản vẽ đó.
Cơ may hay Mục đích?
Các linh mục-khoa học gia, những người vừa trung thành với các giảng huấn của Giáo hội và với những khắt khe gian khổ của khoa học, đã chiếm được một chỗ đáng tôn trọng trong lịch sử kiến thức, như nhận xét sau đây của Hồng y Christoph Schönborn:
Một trong những “huyền thoại” dai dẳng của thời đại chúng ta – thực ra, tôi muốn nói đến một trong những thiên kiến hình thành từ lâu – cho rằng những mối liên hệ giữa khoa học và Giáo hội là xấu, rằng đức tin và khoa học, từ những thời đại đã qua, tồn tại trong một thứ xung đột triền miên… Tin rằng Thiên Chúa là đấng Sáng tạo vũ trụ không chỉ là một trở ngại mà hơn thế, còn ngược lại. Tại sao tin rằng vũ trụ có một đấng Sáng tạo lại làm cản trở con đường của khoa học? Tại sao nó gây ra những khó khăn cho khoa học, nếu các khoa học gia hiểu biết rõ cuộc nghiên cứu của họ, phát kiến của họ và những lý thuyết họ đề ra, sự hiểu biết của họ về những mối liên hệ, như là “nghiên cứu học tập cuốn sách về sự tạo dựng vũ trụ?
Nguồn: Matthew E. Bunson/"Fathers of Science." This Rock (San Diego: Catholic Answers Inc., September 2008).
Cuộc diệt chủng không được ai tưởng niệm
Linh Tiến Khải
16:26 06/02/2010
Chúa Nhật 7-2 là ”Ngày toàn quốc bảo vệ sự sống” lần thứ 32 tại Italia. Ngày này được Giáo Hội Italia cử hành trong mọi giáo phận với các thánh lễ, các cuộc tuần hành, các buổi canh thức cầu nguyện, và diễn thuyết hay thảo luận bàn tròn. Điển hình như thánh lễ do Đức Cha Luciano Monari, Giám Mục Brescia bắc Italia, chủ sự tại đền thánh Ơn Phước chiều Chúa Nhật 7-2. Thứ bẩy 6-2 Đức Cha Elio Sgreccia, nguyên Chủ tịch Hàn Lâm Viện Sự Sống của Tòa Thánh, chủ tọa buổi thảo luận về đề tài ”Phẩm giá con người” tại tịch liêu hai thánh Phêrô Phaolô ở Bienna, Valcamonica. Ban chiều ngài tham dự một cuộc hội luận bàn tròn về việc đồng hành với các bà mẹ trong nỗi cô đơn của họ sau khi phá thai. Chúa Nhật 7-2 Đức Cha diễn thuyết về đề tài ”Mục vụ sự sống và Hiệp hội Hồng ân sự sống” tại Trung tâm mục vụ Phaolo VI tỉnh Brescia.
Tại Roma thứ bẩy 6-2 cũng có đại hội về đề tài: ”Chức làm mẹ tại Italia. Các thách đố của hiện tại, các đề nghị cho tương lai” do các trường hộ sinh và sản khóa Roma cùng tổ chức với Văn phòng mục vụ của Tòa Giám Quản Roma.
Trong một bài viết đăng trên nhật báo Tương Lai cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia số ra ngày mùng 4 tháng 2 vừa qua, ông Carlo Casini, Chủ tịch Phong trào bảo vệ sự sống Italia, gọi Ngày bảo vệ sự sống mùng 7 tháng 2 là ”Ngày tưởng niệm”. Trong bài viết tựa đề ”Cuộc sát tế những người chưa sinh ra”, ông nhắc tới 27-1 là ngày thế giới tưởng niệm 6 triệu người do thái bị Đức Quốc Xã tàn sát thời Đệ Nhị Thế Chiến, vì họ bị coi là những ”untermenschen” những người ở ”dưới mức là người” nên bị kỳ thị, thù ghét, đối xử tàn tệ và tiêu diệt. Ông chủ tịch phong trào bảo vệ sự sống Italia đưa ra vấn nạn không biết có được phép so sánh cuộc diệt chủng do thái với việc phá thai tàn sát hàng loạt các trẻ em chưa sinh ra hay không. Không biết có được phép cho thấy hình của hàng chục ngàn người do thái chất đống trong các trại tập trung đức quốc xã bên cạnh hình của các bào thai bị cắt chặt từng mảnh đầy máu me hay không. Ngoài ra ông cũng bầy tỏ sự lưỡng lự khi so sánh cuộc diệt chủng do thái với cuộc tàn sát các trẻ em vô tội còn trong lòng mẹ.
Vào thời đệ nhị thế chiến cuộc diệt chủng người do thái đã xảy ra vì cái gian ác tàn bạo và cung cách suy tư lệch lạc bệnh hoạn của chính quyền Đức Quốc Xã độc tài coi người Đức thuộc giống Ariane siêu đẳng và nuôi mộng bá chủ thế giới. Nhưng nạn phá nạo thai trên thế giới ngày nay còn tệ hại hơn thế nhiều, vì đây không phải chỉ có 6 triệu, mà là 50 triệu sinh mạng con người bị tàn sát hàng năm khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam với hơn 1,5 triệu thai nhi bị giết. Tuy nhiên sự so sánh không cân bằng, vì một bên là quyền lực gian ác độc tài, bên kia là các bà mẹ với nỗi cô đơn, sợ hãi, khổ đau và con tim rướm máu. Trừ những vụ bị cưỡng hiếp ra, đứa con họ mang trong dạ là kết qủa của một cuộc gặp gỡ dấu chỉ của tình yêu, cả khi có là cuộc yêu thương lỡ lầm đi nữa. Vì thế các bà mẹ cần được trợ giúp để thoát khỏi cảnh cô đơn và tái lập hạnh phúc, vì nói cho cùng rất thường khi họ cũng chỉ là nạn nhân của các áp lực tâm lý, xã hội gia đình và hoàn cảnh kinh tế, chứ không phải là người tàn ác.
Tuy nhiên nạn phá thai vẫn tệ hại hơn cuộc diệt chủng do thái. Lý do là vì đàng sau nó cũng có bóng dáng các chính quyền và cả một quan niệm và văn hóa của cộng đoàn quốc gia và quốc tế. Tại các nước độc tài đảng trị như các nước cộng sản thuộc khối Cựu Liên Xô, hay như Trung Quốc và Việt Nam hiện nay Nhà Nước áp đặt chính sách kế hoạch hóa gia đình dẫn đưa tới cảnh phụ nữ bị bắt buộc phá thai. Trong khi tại đa số các quốc gia tự do khác, chính quyền đưa ra luật cho phép phá thai, và cổ võ phá thai dưới nhiều hình thức khác nhau. Người ta tìm mọi cách để khẳng định rằng bào thai chỉ là một ”nhóm tế bào” hay là ”khả thể sự sống” chứ không phải là bản vị con người. Chẳng những thế người ta còn coi phá thai như là một tiến bộ của nền văn minh và là một quyền căn bản của con người, đặc biệt là của nữ giới. Té ra lý thuyết ”untermenschen - dưới mức người” mà Đức Quốc Xã lấy cớ để tiêu diệt người do thái trong thời đệ nhị thế chiến giờ đây lại ngang nhiên thống trị xã hội, lần này thì không phải chỉ đối với một dân tộc, mà đối với tất cả mọi trẻ em còn trong lòng mẹ, thuộc bất kỳ chủng tộc nào và sống tại bất cứ đâu trên thế giới này. Xã hội ngày nay đang bị chủ thuyết duy khước từ quyền sống thống trị. Trong trường hợp cuộc diệt chủng do thái đa số các chính quyền đều lên tiếng kết án, còn trong cuộc diệt chủng các trẻ em còn trong lòng mẹ, người ta giả bộ nhắm mắt làm ngơ hay quay mặt đi nơi khác và cho rằng không có thảm họa nào, không có 50 triệu sinh mạng con người bị tàn sát mỗi năm.
Qủa thật, đây là cuộc diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Nó vẫn tiếp diễn hết năm này sang năm khác, từ bao thập niên qua, nhưng đã không được chính quyền nào tưởng niệm! Và ông Carlo Casini thật có lý, khi cho rằng ”Ngày bảo vệ sự sống” mùng 7 tháng 2 hằng năm cũng là ”Ngày tưởng niệm” cuộc diệt chủng trẻ em còn trong lòng mẹ.
Tại Roma thứ bẩy 6-2 cũng có đại hội về đề tài: ”Chức làm mẹ tại Italia. Các thách đố của hiện tại, các đề nghị cho tương lai” do các trường hộ sinh và sản khóa Roma cùng tổ chức với Văn phòng mục vụ của Tòa Giám Quản Roma.
Trong một bài viết đăng trên nhật báo Tương Lai cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia số ra ngày mùng 4 tháng 2 vừa qua, ông Carlo Casini, Chủ tịch Phong trào bảo vệ sự sống Italia, gọi Ngày bảo vệ sự sống mùng 7 tháng 2 là ”Ngày tưởng niệm”. Trong bài viết tựa đề ”Cuộc sát tế những người chưa sinh ra”, ông nhắc tới 27-1 là ngày thế giới tưởng niệm 6 triệu người do thái bị Đức Quốc Xã tàn sát thời Đệ Nhị Thế Chiến, vì họ bị coi là những ”untermenschen” những người ở ”dưới mức là người” nên bị kỳ thị, thù ghét, đối xử tàn tệ và tiêu diệt. Ông chủ tịch phong trào bảo vệ sự sống Italia đưa ra vấn nạn không biết có được phép so sánh cuộc diệt chủng do thái với việc phá thai tàn sát hàng loạt các trẻ em chưa sinh ra hay không. Không biết có được phép cho thấy hình của hàng chục ngàn người do thái chất đống trong các trại tập trung đức quốc xã bên cạnh hình của các bào thai bị cắt chặt từng mảnh đầy máu me hay không. Ngoài ra ông cũng bầy tỏ sự lưỡng lự khi so sánh cuộc diệt chủng do thái với cuộc tàn sát các trẻ em vô tội còn trong lòng mẹ.
Vào thời đệ nhị thế chiến cuộc diệt chủng người do thái đã xảy ra vì cái gian ác tàn bạo và cung cách suy tư lệch lạc bệnh hoạn của chính quyền Đức Quốc Xã độc tài coi người Đức thuộc giống Ariane siêu đẳng và nuôi mộng bá chủ thế giới. Nhưng nạn phá nạo thai trên thế giới ngày nay còn tệ hại hơn thế nhiều, vì đây không phải chỉ có 6 triệu, mà là 50 triệu sinh mạng con người bị tàn sát hàng năm khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam với hơn 1,5 triệu thai nhi bị giết. Tuy nhiên sự so sánh không cân bằng, vì một bên là quyền lực gian ác độc tài, bên kia là các bà mẹ với nỗi cô đơn, sợ hãi, khổ đau và con tim rướm máu. Trừ những vụ bị cưỡng hiếp ra, đứa con họ mang trong dạ là kết qủa của một cuộc gặp gỡ dấu chỉ của tình yêu, cả khi có là cuộc yêu thương lỡ lầm đi nữa. Vì thế các bà mẹ cần được trợ giúp để thoát khỏi cảnh cô đơn và tái lập hạnh phúc, vì nói cho cùng rất thường khi họ cũng chỉ là nạn nhân của các áp lực tâm lý, xã hội gia đình và hoàn cảnh kinh tế, chứ không phải là người tàn ác.
Tuy nhiên nạn phá thai vẫn tệ hại hơn cuộc diệt chủng do thái. Lý do là vì đàng sau nó cũng có bóng dáng các chính quyền và cả một quan niệm và văn hóa của cộng đoàn quốc gia và quốc tế. Tại các nước độc tài đảng trị như các nước cộng sản thuộc khối Cựu Liên Xô, hay như Trung Quốc và Việt Nam hiện nay Nhà Nước áp đặt chính sách kế hoạch hóa gia đình dẫn đưa tới cảnh phụ nữ bị bắt buộc phá thai. Trong khi tại đa số các quốc gia tự do khác, chính quyền đưa ra luật cho phép phá thai, và cổ võ phá thai dưới nhiều hình thức khác nhau. Người ta tìm mọi cách để khẳng định rằng bào thai chỉ là một ”nhóm tế bào” hay là ”khả thể sự sống” chứ không phải là bản vị con người. Chẳng những thế người ta còn coi phá thai như là một tiến bộ của nền văn minh và là một quyền căn bản của con người, đặc biệt là của nữ giới. Té ra lý thuyết ”untermenschen - dưới mức người” mà Đức Quốc Xã lấy cớ để tiêu diệt người do thái trong thời đệ nhị thế chiến giờ đây lại ngang nhiên thống trị xã hội, lần này thì không phải chỉ đối với một dân tộc, mà đối với tất cả mọi trẻ em còn trong lòng mẹ, thuộc bất kỳ chủng tộc nào và sống tại bất cứ đâu trên thế giới này. Xã hội ngày nay đang bị chủ thuyết duy khước từ quyền sống thống trị. Trong trường hợp cuộc diệt chủng do thái đa số các chính quyền đều lên tiếng kết án, còn trong cuộc diệt chủng các trẻ em còn trong lòng mẹ, người ta giả bộ nhắm mắt làm ngơ hay quay mặt đi nơi khác và cho rằng không có thảm họa nào, không có 50 triệu sinh mạng con người bị tàn sát mỗi năm.
Qủa thật, đây là cuộc diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Nó vẫn tiếp diễn hết năm này sang năm khác, từ bao thập niên qua, nhưng đã không được chính quyền nào tưởng niệm! Và ông Carlo Casini thật có lý, khi cho rằng ”Ngày bảo vệ sự sống” mùng 7 tháng 2 hằng năm cũng là ”Ngày tưởng niệm” cuộc diệt chủng trẻ em còn trong lòng mẹ.
WYD 2011: Chi tiết chi phí tham dự Đại hội giới trẻ thé giới tại Madrid năm 2011
Peter Nguyễn Minh Trung
18:55 06/02/2010
BAN TỔ CHỨC WYD 2011 (JMJ Madrid) -- Có 6 sự lựa chọn đăng ký tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha. Lựa chọn gói chi phí nào phù hợp nhất cho mình tùy thuộc vào thời gian ở Madrid của tham dự viên, các dịch vụ kèm theo, và quốc gia mà tham dự viên mang quốc tịch.
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của người dùng gửi đến cho ban tổ chức WYD tại website chính thức đã được trả lời. Ủy ban Điều hợp WYD đã công bố các lựa chọn đăng ký tham dự cho khách hành hương muốn tham gia kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 26 tại Madrid, được cử hành từ 16 đến 21 tháng 08 năm 2011. Ban tổ chức cũng đã công bố chi phí tham dự đối với từng nhóm đối tượng, đảm bảo từng nhóm đối tượng chỉ phải chi một khoản hợp lý nhất, và các khoản đó sẽ góp phần bù đắp lại kinh phí tổ chức sự kiện khổng lồ này.
Chi phí tham dự WYD sẽ rất khác nhau dựa trên 3 yếu tố: [1] dịch vụ đi kèm (nhà ở, các bữa ăn, v.v); [2] thời gian tham dự viên ở lại; [3] quốc gia mà tham dự viên mang quốc tịch: những ai đến từ các nước giàu có sẽ phải trả nhiều hơn những người đến từ các nước nghèo hoặc quốc gia khó khăn về tài chính.
Nhìn chung, chi phí tham gia WYD 2011 thấp hơn 20% so với WYD 2008 tại Sydney, Australia. Hơn nữa, nếu ai đăng ký tham gia trước ngày 31-03-2011 sẽ được giảm giá 5%.
Không nhất thiết các bạn phải đăng ký mới có thể tham dự WYD, bất kỳ ai có mặt tại Madrid vào thời điểm đại hội diễn ra đều có quyền dự phần vào những biến cố của đại hội. Tuy nhiên, những người đăng ký có được những lợi thế ưu tiên.
Số tiền thu được từ việc đăng ký của khách hành hương chỉ được dùng để trang trải chi phí tổ chức đại hội cho chính những người tham dự.
Bên cạnh đó, một quỹ tương trợ cũng được lập ra riêng biệt, để bất kỳ tham dự viên nào cũng có thể đóng góp một khoản 10 Euro tùy khả năng. Số tiền của quỹ này tách biệt hẳn chi phí đăng ký tham dự, và nó sẽ được dùng để bù qua sớt lại chi phí chênh lệch của những tham dự viên nước giàu dành cho tham dự viên nước nghèo hơn, san sẻ cùng nhau gánh nặng về kinh tế. Quỹ này được thiết lập với hy vọng Đại hội Giới trẻ Thế giới thực sự là một cuộc quy tụ các đại biểu toàn cầu gồm những người trẻ luôn biết tương trợ cho nhau.
ĐĂNG KÝ
1. Các lựa chọn đăng ký
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 đưa ra 6 lựa chọn đăng ký khả dĩ như sau:
Những lựa chọn (A) là tham dự CẢ TUẦN, từ buổi chiều ngày 15-08 đến hết buổi sáng ngày 22-08:
1) Gói A1: bao gồm chỗ ở là các nhà dân khắp thành phố Madrid để giao lưu văn hóa và những bữa ăn (sáng, trưa và chiều tối);
2) Gói A2: bao gồm các bữa ăn, nhưng không có chỗ ở;
3) Gói A3: bao gồm chỗ ở, nhưng không phục vụ bữa ăn;
4) Gói A4: không bao gồm cả chỗ ở lẫn phục vụ ăn.
Những lựa chọn (B) là tham dự CUỐI TUẦN, từ buổi chiều thứ sáu ngày 19-08 đến hết buổi chiều Chúa nhật ngày 21-08:
5) Gói B1: bao gồm các bữa ăn và chỗ ở.
6) Gói B2: không bao gồm cả chỗ ở lẫn phục vụ ăn.
Tất cả các lựa chọn đăng ký tham dự đều bao gồm bảo hiểm tai nạn toàn cầu; phương tiện di chuyển công cộng trong tuần diễn ra WYD; một balô hành hương có logo và câu chủ đề của đại hội (kèm theo một tập sách hướng dẫn mọi hoạt động của WYD, mũ và áo sơmi T-shirt có in logo của WYD, một bản đồ và sách hướng dẫn du lịch Madrid, cùng nhiều vật dụng cần thiết khác…); miễn phí vé vào cửa đối với tất cả các hoạt động văn hóa của WYD (hòa nhạc, triển lãm, thăm viếng bảo tàng, v.v); ưu tiên chỗ đứng và ngồi gần Đức Thánh Cha và lễ đài hơn những ai không đăng ký; và có quyền ưu tiên đi lại trong mọi khu vực phục vụ cho các tham dự viên WYD cũng như những địa điểm tổ chức các buổi lễ, nghi thức.
2. Chi phí cụ thể
Phí tham dự WYD khác nhau tùy thuộc vào các yêu cầu đi kèm của tham dự viên, xem biểu phí dưới đây:
Ngoài những khoản phí đã liệt kê ở bảng trên, chúng tôi mời gọi tất cả các bạn chung tay đóng góp 10 Euro vào Quỹ Tương Trợ, được dùng để bù qua sớt lại chi phí chênh lệch của những tham dự viên nước giàu dành cho tham dự viên nước nghèo hơn, san sẻ cùng nhau gánh nặng về kinh tế.
Những cá nhân hoặc nhóm nào đăng ký tham dự và trả tiền trước ngày 31 tháng 03, 2011 sẽ được giảm giá 5%.
Lưu ý rằng: Việc tham dự Đại hội Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tại Madrid năm 2011, cũng như tất cả các WYD khác trước đây, đều miễn phí. Bất cứ ai cũng có thể tham dự những biến cố chính của WYD (Thánh lễ Khai mạc và chào đón Đức Giáo Hoàng đến, Chặng đàng Thánh Giá vào thứ Sáu, Đêm Canh Thức thứ bảy và Thánh lễ Bế mạc ngày Chúa nhật). Ban tổ chức lúc nào cũng thiết kế hẳn nhiều khu vực cho những tham dự viên không đăng ký. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo việc đăng ký để cùng nhau, chúng ta san sẻ tình liên đới với những tham dự viên các nước nghèo, và cũng là cách để đóng góp cho ban tổ chức chi phí đã bỏ ra để tổ chức đại hội.
* Giá của các gói chi phí trên hoàn toàn không bao gồm: vé máy bay (khoảng 1500 USD khứ hồi đi từ Việt Nam), visa Schengen (dành cho những nước đòi phải có visa, trên dưới 100 Euro), chi phí thăm thú nơi khác, chi phí sinh hoạt riêng, chi phí đi lại riêng…
3. Nhà ở
Các tham dự viên lựa chọn những gói chi phí bao gồm chỗ ở sẽ được cung cấp chỗ ở tuy không hiện đại nhưng đầy đủ tiện nghi sinh hoạt do chính ban tổ chức WYD sắp xếp, như ở các trường học, câu lạc bộ thể dục thể thao, các nhà thờ, và các gia đình khắp thành phố Madrid. Các bạn sẽ được giao lưu văn hóa với tất cả anh em, bạn hữu trạc tuổi mình đến từ năm châu lục.
Tất cả các tham dự viên nên mang theo túi ngủ và mền.
Những cá nhân hoặc nhóm lựa chọn gói chi phí không bao gồm chỗ ở có thể tự sắp xếp nơi ở mà các bạn cho là phù hợp với mình nhất: ở nhà người quen hay bạn bè, các tư gia muốn tiếp đón hoặc đặt phòng khách sạn qua dịch vụ lữ hành chính thức của WYD (Viajes El Corte Inglés), hoặc bất kỳ hãng lữ hành nào, v.v…
Đêm thứ bảy ngày 20-08-2011, vào lúc kết thúc buổi canh thức với Đức Giáo Hoàng lúc nửa đêm, tất cả các tham dự viên đăng ký hay không đăng ký đều được khuyến cáo nghỉ lại tại chỗ ngoài trời, trên cánh đồng gió Cuatro Vientos, để hôm sau không phải cố tìm chỗ tham dự thánh lễ Bế mạc.
Ban tổ chức cũng nhắc lại rằng mọi khách hành hương đều có quyền tự do tuyệt đối trong việc sắp xếp chỗ ở mà mình mong ước: các bạn có thể yêu cầu nơi ở thông qua ban tổ chức WYD, ở khách sạn, nhờ dịch vụ lữ hành của WYD (Viajes El Corte Inglés), hoặc bất kỳ phương thức nào mà các bạn cho rằng tiện lợi nhất với mình.
4. Phân loại Quốc gia
Tất cả các quốc gia trên thế giới được chia làm 3 nhóm, tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế của quốc gia đó, tức quốc gia mà tham dự viên WYD đến từ. Việt Nam cũng như Trung Quốc, Thái Lan, Nga…đều được xếp vào các quốc gia nhóm C. Và dưới đây là bảng phân loại chi tiết:
Các Quốc gia nhóm A
Công quốc Andorra;Quốc đảo Aruba; Úc; Áo; Bỉ; Bermuda; Canada; Cayman Islands; Đan Mạch (bao gồm Quần đảo Greenland và Quần đảo Faroe); Phần Lan; Pháp; Đức; Hồng Kông; Ai-xơ-len; Ai-len; Italia; Nhật Bản; Liechtenstein; Luxembourg;Công quốc Monaco; Hà Lan; New Zealand; Na Uy; Ba Lan; Bồ Đào Nha; Qatar;Công quốc San Marino; Singapore; Hàn Quốc; Tây Ban Nha; Thụy Điển; Thụy Sỹ; Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất; Anh Quốc(bao gồm các Quần đảo Gibraltar, Jersey, Man, Guernsey, Falkland và các đặc khu độc lập khác); và Hoa Kỳ (bao gồm Quần đảo Guam, bang Hawaii).
Các Quốc gia Nhóm B
Anguilla; Antigua & Barbuda; Argentina; Bahamas; Bahrain; Barbados; Brazil; Quần đảo Virgin (Anh); Công quốc Brunei Darussalam; Chile; Croatia; China; Cyprus;Cộng hòa Séc; Estonia; Hy Lạp; Guadeloupe; Hungary; Israel; Kuwait; Macao (Trung Quốc); Malaysia; Quốc đảo Malta; Martinique (Pháp); Mauritius; Mexico; Netherlands Antilles; New Caledonia; Northern Mariana Islands; Puerto Rico; Ả Rập Saudi; Slovakia; Slovenia; St. Christopher ("St. Kitts") & Nevis; St. Pierre & Miquelon (Pháp); Đài Loan; Trinidad & Tobago; Turks & Caicos Islands; Quần đảo Virgin Islands (Hoa Kỳ).
Các Quốc gia Nhóm C
Afghanistan; Albania; Algeria; American Samoa; Angola; Armenia; Azerbaijan; Bangladesh; Belarus; Benin; Bhutan; Bolivia; Bosnia-Herzegovina; Botswana; Bulgaria; Burkina Faso; Burundi; Cambodia; Cameroon; Cape Verde; Central African Republic; Chad; Colombia; Comoros; Costa Rica; Cote d’Ivoire; Cuba; Democratic Republic of the Congo; Djibouti; Dominica; Dominican Republic; East Timor; Ecuador; Egypt; El Salvador; Equatorial Guinea; Eritrea; Ethiopia; Fiji; French Guiana (Fr.); French Polynesia (FRA); Gabon; Gambia; Gaza Strip; Georgia; Ghana; Grenada; Belize; Guatemala; Guinea-Conakry; Guinea-Bissau; Guyana; Haiti; Honduras; India; Indonesia; Iran; Iraq; Jamaica; Jordan; Kazakhstan; Kenya; Kiribati; Kyrgyzstan; Lào; Latvia; Lebanon; Lesotho; Liberia; Libya; Lithuania; Macedonia; Madagascar; Malawi; Maldives; Mali; Marshall Islands; Mauritania; Mayotte; Federated States of Micronesia; Moldova; Mongolia; Montserrat; Morocco; Mozambique; Myanmar; Namibia; Nauru; Nepal; Nicaragua; Niger; Nigeria; Niue; Bắc Triều Tiên; Oman; Pakistan; Palau; Palestine; Panama; Papua New Guinea; Paraguay; Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc; Peru; Philippines; Cộng Hòa Dân Chủ Congo; Reunion; Romania; Liên Bang Nga; Rwanda; Samoa; Sao Tome & Principe; Senegal; Serbia; Seychelles; Sierra Leone; Solomon Islands; Somalia; Nam Phi; Sri Lanka; St Helena & Dependencies (Anh); St. Lucia; St. Vincent & the Grenadines; Sudan; Surinam; Swaziland; Syria; Tajikistan; Tanzania; Thái Lan; Togo; Tokelau; Tonga; Tunisia; Thổ Nhĩ Kỳ; Turkmenistan; Tuvalu; Uganda; Ukraina; Uruguay; Uzbekistan; Vanuatu; Venezuela; Việt Nam; Wallis & Futuna (Pháp); Yemen; Zambia; Zimbabwe.
5. Đăng ký ở đâu
Hiện thời, những cá nhân hoặc nhóm có thể đăng ký tham dự WYD 2011 tại website chính thức của đại hội tại:
(1) www.jmj2011madrid.com (tiếng Tây Ban Nha)
(2) www.madridwyd2011.com (tiếng Anh)
Website chính thức của đại hội bằng nhiều thứ tiếng khác như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Ba Lan, Ả Rập, Nga…đang được xúc tiến và sẽ sớm công bố.
Những ai muốn theo dõi những tin tức, hình ảnh và tham gia thảo luận, bình luận, gợi ý sáng kiến, góp ý cho các sự kiện, v.v…với ban tổ chức WYD có thể truy cập vào các địa chỉ Facebook sau:
(1) http://www.facebook.com/worldyouthday (tiếng Anh)
(2) http://www.facebook.com/jornadamundialdelajuventud (tiếng Tây Ban Nha)
(3) http://www.facebook.com/weltjugendtag (tiếng Đức)
(4) http://www.facebook.com/pages/lywm-llmy-llsbb/155638927699 (tiếng Ả Rập)
(5) http://www.facebook.com/giornatamondialedellagioventu (tiếng Italia)
(6) http://www.facebook.com/journeemondialedelajeunesse (tiếng Pháp)
(7) http://www.facebook.com/pages/shi-jie-qing-nian-ri/181778641514 (tiếng Trung Quốc)
(8) http://www.facebook.com/jornadamundialdajuventude (tiếng Bồ Đào Nha)
(9) http://www.facebook.com/pages/Vsemirnyj-den-molodezi/168249784360 (tiếng Nga)
(10) http://www.facebook.com/sdm2011madrid (tiếng Ba Lan)
(11) http://www.facebook.com/pak2011madrid#!/pak2011madrid?v=wall (tiếng Philippines)
(12) http://www.facebook.com/svetovednimladeze (tiếng Séc và Slovakia)
(Nguồn: http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/cabecerasypies/PortadaInscribite.asp?vmenu=INSCRIBETE + http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/articulos/GestionNoticias_275_ESP.asp)
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của người dùng gửi đến cho ban tổ chức WYD tại website chính thức đã được trả lời. Ủy ban Điều hợp WYD đã công bố các lựa chọn đăng ký tham dự cho khách hành hương muốn tham gia kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 26 tại Madrid, được cử hành từ 16 đến 21 tháng 08 năm 2011. Ban tổ chức cũng đã công bố chi phí tham dự đối với từng nhóm đối tượng, đảm bảo từng nhóm đối tượng chỉ phải chi một khoản hợp lý nhất, và các khoản đó sẽ góp phần bù đắp lại kinh phí tổ chức sự kiện khổng lồ này.
Nhìn chung, chi phí tham gia WYD 2011 thấp hơn 20% so với WYD 2008 tại Sydney, Australia. Hơn nữa, nếu ai đăng ký tham gia trước ngày 31-03-2011 sẽ được giảm giá 5%.
Không nhất thiết các bạn phải đăng ký mới có thể tham dự WYD, bất kỳ ai có mặt tại Madrid vào thời điểm đại hội diễn ra đều có quyền dự phần vào những biến cố của đại hội. Tuy nhiên, những người đăng ký có được những lợi thế ưu tiên.
Số tiền thu được từ việc đăng ký của khách hành hương chỉ được dùng để trang trải chi phí tổ chức đại hội cho chính những người tham dự.
Bên cạnh đó, một quỹ tương trợ cũng được lập ra riêng biệt, để bất kỳ tham dự viên nào cũng có thể đóng góp một khoản 10 Euro tùy khả năng. Số tiền của quỹ này tách biệt hẳn chi phí đăng ký tham dự, và nó sẽ được dùng để bù qua sớt lại chi phí chênh lệch của những tham dự viên nước giàu dành cho tham dự viên nước nghèo hơn, san sẻ cùng nhau gánh nặng về kinh tế. Quỹ này được thiết lập với hy vọng Đại hội Giới trẻ Thế giới thực sự là một cuộc quy tụ các đại biểu toàn cầu gồm những người trẻ luôn biết tương trợ cho nhau.
ĐĂNG KÝ
1. Các lựa chọn đăng ký
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 đưa ra 6 lựa chọn đăng ký khả dĩ như sau:
Những lựa chọn (A) là tham dự CẢ TUẦN, từ buổi chiều ngày 15-08 đến hết buổi sáng ngày 22-08:
1) Gói A1: bao gồm chỗ ở là các nhà dân khắp thành phố Madrid để giao lưu văn hóa và những bữa ăn (sáng, trưa và chiều tối);
2) Gói A2: bao gồm các bữa ăn, nhưng không có chỗ ở;
3) Gói A3: bao gồm chỗ ở, nhưng không phục vụ bữa ăn;
4) Gói A4: không bao gồm cả chỗ ở lẫn phục vụ ăn.
Những lựa chọn (B) là tham dự CUỐI TUẦN, từ buổi chiều thứ sáu ngày 19-08 đến hết buổi chiều Chúa nhật ngày 21-08:
5) Gói B1: bao gồm các bữa ăn và chỗ ở.
6) Gói B2: không bao gồm cả chỗ ở lẫn phục vụ ăn.
Tất cả các lựa chọn đăng ký tham dự đều bao gồm bảo hiểm tai nạn toàn cầu; phương tiện di chuyển công cộng trong tuần diễn ra WYD; một balô hành hương có logo và câu chủ đề của đại hội (kèm theo một tập sách hướng dẫn mọi hoạt động của WYD, mũ và áo sơmi T-shirt có in logo của WYD, một bản đồ và sách hướng dẫn du lịch Madrid, cùng nhiều vật dụng cần thiết khác…); miễn phí vé vào cửa đối với tất cả các hoạt động văn hóa của WYD (hòa nhạc, triển lãm, thăm viếng bảo tàng, v.v); ưu tiên chỗ đứng và ngồi gần Đức Thánh Cha và lễ đài hơn những ai không đăng ký; và có quyền ưu tiên đi lại trong mọi khu vực phục vụ cho các tham dự viên WYD cũng như những địa điểm tổ chức các buổi lễ, nghi thức.
2. Chi phí cụ thể
Phí tham dự WYD khác nhau tùy thuộc vào các yêu cầu đi kèm của tham dự viên, xem biểu phí dưới đây:
(Ảnh: VietCatholic.net) |
Ngoài những khoản phí đã liệt kê ở bảng trên, chúng tôi mời gọi tất cả các bạn chung tay đóng góp 10 Euro vào Quỹ Tương Trợ, được dùng để bù qua sớt lại chi phí chênh lệch của những tham dự viên nước giàu dành cho tham dự viên nước nghèo hơn, san sẻ cùng nhau gánh nặng về kinh tế.
Những cá nhân hoặc nhóm nào đăng ký tham dự và trả tiền trước ngày 31 tháng 03, 2011 sẽ được giảm giá 5%.
Lưu ý rằng: Việc tham dự Đại hội Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tại Madrid năm 2011, cũng như tất cả các WYD khác trước đây, đều miễn phí. Bất cứ ai cũng có thể tham dự những biến cố chính của WYD (Thánh lễ Khai mạc và chào đón Đức Giáo Hoàng đến, Chặng đàng Thánh Giá vào thứ Sáu, Đêm Canh Thức thứ bảy và Thánh lễ Bế mạc ngày Chúa nhật). Ban tổ chức lúc nào cũng thiết kế hẳn nhiều khu vực cho những tham dự viên không đăng ký. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo việc đăng ký để cùng nhau, chúng ta san sẻ tình liên đới với những tham dự viên các nước nghèo, và cũng là cách để đóng góp cho ban tổ chức chi phí đã bỏ ra để tổ chức đại hội.
* Giá của các gói chi phí trên hoàn toàn không bao gồm: vé máy bay (khoảng 1500 USD khứ hồi đi từ Việt Nam), visa Schengen (dành cho những nước đòi phải có visa, trên dưới 100 Euro), chi phí thăm thú nơi khác, chi phí sinh hoạt riêng, chi phí đi lại riêng…
3. Nhà ở
Các tham dự viên lựa chọn những gói chi phí bao gồm chỗ ở sẽ được cung cấp chỗ ở tuy không hiện đại nhưng đầy đủ tiện nghi sinh hoạt do chính ban tổ chức WYD sắp xếp, như ở các trường học, câu lạc bộ thể dục thể thao, các nhà thờ, và các gia đình khắp thành phố Madrid. Các bạn sẽ được giao lưu văn hóa với tất cả anh em, bạn hữu trạc tuổi mình đến từ năm châu lục.
Tất cả các tham dự viên nên mang theo túi ngủ và mền.
Những cá nhân hoặc nhóm lựa chọn gói chi phí không bao gồm chỗ ở có thể tự sắp xếp nơi ở mà các bạn cho là phù hợp với mình nhất: ở nhà người quen hay bạn bè, các tư gia muốn tiếp đón hoặc đặt phòng khách sạn qua dịch vụ lữ hành chính thức của WYD (Viajes El Corte Inglés), hoặc bất kỳ hãng lữ hành nào, v.v…
Đêm thứ bảy ngày 20-08-2011, vào lúc kết thúc buổi canh thức với Đức Giáo Hoàng lúc nửa đêm, tất cả các tham dự viên đăng ký hay không đăng ký đều được khuyến cáo nghỉ lại tại chỗ ngoài trời, trên cánh đồng gió Cuatro Vientos, để hôm sau không phải cố tìm chỗ tham dự thánh lễ Bế mạc.
Ban tổ chức cũng nhắc lại rằng mọi khách hành hương đều có quyền tự do tuyệt đối trong việc sắp xếp chỗ ở mà mình mong ước: các bạn có thể yêu cầu nơi ở thông qua ban tổ chức WYD, ở khách sạn, nhờ dịch vụ lữ hành của WYD (Viajes El Corte Inglés), hoặc bất kỳ phương thức nào mà các bạn cho rằng tiện lợi nhất với mình.
4. Phân loại Quốc gia
Tất cả các quốc gia trên thế giới được chia làm 3 nhóm, tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế của quốc gia đó, tức quốc gia mà tham dự viên WYD đến từ. Việt Nam cũng như Trung Quốc, Thái Lan, Nga…đều được xếp vào các quốc gia nhóm C. Và dưới đây là bảng phân loại chi tiết:
Các Quốc gia nhóm A
Công quốc Andorra;Quốc đảo Aruba; Úc; Áo; Bỉ; Bermuda; Canada; Cayman Islands; Đan Mạch (bao gồm Quần đảo Greenland và Quần đảo Faroe); Phần Lan; Pháp; Đức; Hồng Kông; Ai-xơ-len; Ai-len; Italia; Nhật Bản; Liechtenstein; Luxembourg;Công quốc Monaco; Hà Lan; New Zealand; Na Uy; Ba Lan; Bồ Đào Nha; Qatar;Công quốc San Marino; Singapore; Hàn Quốc; Tây Ban Nha; Thụy Điển; Thụy Sỹ; Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất; Anh Quốc(bao gồm các Quần đảo Gibraltar, Jersey, Man, Guernsey, Falkland và các đặc khu độc lập khác); và Hoa Kỳ (bao gồm Quần đảo Guam, bang Hawaii).
Các Quốc gia Nhóm B
Anguilla; Antigua & Barbuda; Argentina; Bahamas; Bahrain; Barbados; Brazil; Quần đảo Virgin (Anh); Công quốc Brunei Darussalam; Chile; Croatia; China; Cyprus;Cộng hòa Séc; Estonia; Hy Lạp; Guadeloupe; Hungary; Israel; Kuwait; Macao (Trung Quốc); Malaysia; Quốc đảo Malta; Martinique (Pháp); Mauritius; Mexico; Netherlands Antilles; New Caledonia; Northern Mariana Islands; Puerto Rico; Ả Rập Saudi; Slovakia; Slovenia; St. Christopher ("St. Kitts") & Nevis; St. Pierre & Miquelon (Pháp); Đài Loan; Trinidad & Tobago; Turks & Caicos Islands; Quần đảo Virgin Islands (Hoa Kỳ).
Các Quốc gia Nhóm C
Afghanistan; Albania; Algeria; American Samoa; Angola; Armenia; Azerbaijan; Bangladesh; Belarus; Benin; Bhutan; Bolivia; Bosnia-Herzegovina; Botswana; Bulgaria; Burkina Faso; Burundi; Cambodia; Cameroon; Cape Verde; Central African Republic; Chad; Colombia; Comoros; Costa Rica; Cote d’Ivoire; Cuba; Democratic Republic of the Congo; Djibouti; Dominica; Dominican Republic; East Timor; Ecuador; Egypt; El Salvador; Equatorial Guinea; Eritrea; Ethiopia; Fiji; French Guiana (Fr.); French Polynesia (FRA); Gabon; Gambia; Gaza Strip; Georgia; Ghana; Grenada; Belize; Guatemala; Guinea-Conakry; Guinea-Bissau; Guyana; Haiti; Honduras; India; Indonesia; Iran; Iraq; Jamaica; Jordan; Kazakhstan; Kenya; Kiribati; Kyrgyzstan; Lào; Latvia; Lebanon; Lesotho; Liberia; Libya; Lithuania; Macedonia; Madagascar; Malawi; Maldives; Mali; Marshall Islands; Mauritania; Mayotte; Federated States of Micronesia; Moldova; Mongolia; Montserrat; Morocco; Mozambique; Myanmar; Namibia; Nauru; Nepal; Nicaragua; Niger; Nigeria; Niue; Bắc Triều Tiên; Oman; Pakistan; Palau; Palestine; Panama; Papua New Guinea; Paraguay; Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc; Peru; Philippines; Cộng Hòa Dân Chủ Congo; Reunion; Romania; Liên Bang Nga; Rwanda; Samoa; Sao Tome & Principe; Senegal; Serbia; Seychelles; Sierra Leone; Solomon Islands; Somalia; Nam Phi; Sri Lanka; St Helena & Dependencies (Anh); St. Lucia; St. Vincent & the Grenadines; Sudan; Surinam; Swaziland; Syria; Tajikistan; Tanzania; Thái Lan; Togo; Tokelau; Tonga; Tunisia; Thổ Nhĩ Kỳ; Turkmenistan; Tuvalu; Uganda; Ukraina; Uruguay; Uzbekistan; Vanuatu; Venezuela; Việt Nam; Wallis & Futuna (Pháp); Yemen; Zambia; Zimbabwe.
5. Đăng ký ở đâu
Hiện thời, những cá nhân hoặc nhóm có thể đăng ký tham dự WYD 2011 tại website chính thức của đại hội tại:
(1) www.jmj2011madrid.com (tiếng Tây Ban Nha)
(2) www.madridwyd2011.com (tiếng Anh)
Website chính thức của đại hội bằng nhiều thứ tiếng khác như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Ba Lan, Ả Rập, Nga…đang được xúc tiến và sẽ sớm công bố.
Những ai muốn theo dõi những tin tức, hình ảnh và tham gia thảo luận, bình luận, gợi ý sáng kiến, góp ý cho các sự kiện, v.v…với ban tổ chức WYD có thể truy cập vào các địa chỉ Facebook sau:
(1) http://www.facebook.com/worldyouthday (tiếng Anh)
(2) http://www.facebook.com/jornadamundialdelajuventud (tiếng Tây Ban Nha)
(3) http://www.facebook.com/weltjugendtag (tiếng Đức)
(4) http://www.facebook.com/pages/lywm-llmy-llsbb/155638927699 (tiếng Ả Rập)
(5) http://www.facebook.com/giornatamondialedellagioventu (tiếng Italia)
(6) http://www.facebook.com/journeemondialedelajeunesse (tiếng Pháp)
(7) http://www.facebook.com/pages/shi-jie-qing-nian-ri/181778641514 (tiếng Trung Quốc)
(8) http://www.facebook.com/jornadamundialdajuventude (tiếng Bồ Đào Nha)
(9) http://www.facebook.com/pages/Vsemirnyj-den-molodezi/168249784360 (tiếng Nga)
(10) http://www.facebook.com/sdm2011madrid (tiếng Ba Lan)
(11) http://www.facebook.com/pak2011madrid#!/pak2011madrid?v=wall (tiếng Philippines)
(12) http://www.facebook.com/svetovednimladeze (tiếng Séc và Slovakia)
(Nguồn: http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/cabecerasypies/PortadaInscribite.asp?vmenu=INSCRIBETE + http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/articulos/GestionNoticias_275_ESP.asp)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Xuân Canh Dần 2010 tại Giáo xứ Thánh Minh Orlando – Florida
Peter Nguyễn Minh Trung
19:06 06/02/2010
ORLANDO - Trong hai ngày 30 và 31 tháng 1 năm 2010, Hội Tết Về Nguồn của giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh đã được tổ chức tại Fairground, Orlando.
(Xin xem hình đính kèm)
Đây là lần thứ 18 giáo xứ lại tổ chức, không phải một hội chợ Tết đơn thuần, mà là một sinh hoạt đầy nét văn hóa. Khách đến “chơi Xuân” sẽ được dịp nhìn thấy lại những hình ảnh thật “quê hương” như: cây nêu ngày Tết, chuồng trâu với đống rơm, những ngôi nhà tranh, chuồng gà, … trong “khu làng Việt Nam”.
Trong khu làng này, khách sẽ đón mừng Xuân với lân, với pháo, với ông địa. Đặc biệt vở kịch “Hội Nghị Diên Hồng” được trình diễn theo một qui mô lớn, qui tụ toàn thể khách đến dự cùng tham gia diễn kịch. Giặc đến, dân làng chạy: ông già chạy, bà già chạy, cha phó cũng chạy…bở hơi tai! Nhớ tổ tiên, buồn vui lẩn lộn.
Trò chơi “thả thơ” lần đầu tiên được tổ chức đã gây một bất ngờ to lớn. Nó lôi cuốn nhiều người tham gia. Đây quả là một sinh hoạt nặng về văn hóa, nó khích lệ giới trẻ tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, đặc biệt về thơ văn, ca dao. Một cụ đã gần 80 tức giận “bởi đám trẻ nó không biết một tí gì hết về ca dao”, đã xung phong lên thi, đáp … tuột luốt: “Tại tôi già, tôi quên đấy chứ!”
Cuộc thi “Con Rồng Cháu Tiên” đặc biệt dành cho giới trẻ. Để tham gia và … đoạt giải, các em phải thi nói tiếng Việt, hát tiếng Việt. Đêm văn nghệ, từ nhiều năm qua đã luôn luôn là “cái đinh” của hội chợ Tết. Thánh lễ được cử hành ngay trong hội trường đã giúp bà con vui Xuân không quên Chúa, nhất là để cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa. Trong hai ngày của hội chợ Tết, tin dự báo thời tiết cho biết là có 80% mưa, nhưng mà không có một giọt mưa rơi, nhờ vậy Hội Tết Về Nguồn năm Canh Dần của giáo xứ Thánh Minh năm nay được kết thúc tốt đẹp. Tạ ơn Chúa!
(Xin xem hình đính kèm)
Đây là lần thứ 18 giáo xứ lại tổ chức, không phải một hội chợ Tết đơn thuần, mà là một sinh hoạt đầy nét văn hóa. Khách đến “chơi Xuân” sẽ được dịp nhìn thấy lại những hình ảnh thật “quê hương” như: cây nêu ngày Tết, chuồng trâu với đống rơm, những ngôi nhà tranh, chuồng gà, … trong “khu làng Việt Nam”.
Trong khu làng này, khách sẽ đón mừng Xuân với lân, với pháo, với ông địa. Đặc biệt vở kịch “Hội Nghị Diên Hồng” được trình diễn theo một qui mô lớn, qui tụ toàn thể khách đến dự cùng tham gia diễn kịch. Giặc đến, dân làng chạy: ông già chạy, bà già chạy, cha phó cũng chạy…bở hơi tai! Nhớ tổ tiên, buồn vui lẩn lộn.
Trò chơi “thả thơ” lần đầu tiên được tổ chức đã gây một bất ngờ to lớn. Nó lôi cuốn nhiều người tham gia. Đây quả là một sinh hoạt nặng về văn hóa, nó khích lệ giới trẻ tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, đặc biệt về thơ văn, ca dao. Một cụ đã gần 80 tức giận “bởi đám trẻ nó không biết một tí gì hết về ca dao”, đã xung phong lên thi, đáp … tuột luốt: “Tại tôi già, tôi quên đấy chứ!”
Cuộc thi “Con Rồng Cháu Tiên” đặc biệt dành cho giới trẻ. Để tham gia và … đoạt giải, các em phải thi nói tiếng Việt, hát tiếng Việt. Đêm văn nghệ, từ nhiều năm qua đã luôn luôn là “cái đinh” của hội chợ Tết. Thánh lễ được cử hành ngay trong hội trường đã giúp bà con vui Xuân không quên Chúa, nhất là để cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa. Trong hai ngày của hội chợ Tết, tin dự báo thời tiết cho biết là có 80% mưa, nhưng mà không có một giọt mưa rơi, nhờ vậy Hội Tết Về Nguồn năm Canh Dần của giáo xứ Thánh Minh năm nay được kết thúc tốt đẹp. Tạ ơn Chúa!
Ban bác ái thăm và tặng quà cho cư dân làng chài
Hương Giang
19:12 06/02/2010
HÀ NỘI - Chiều ngày 3/2/2010, sau khi cử hành thánh lễ tất niên cho những người có hoàn cảnh éo le trong cuộc sống như những bệnh nhân HIV, những người cô thế cô thân, nghèo khó, bệnh tật… tại cơ sở của dòng Xanhpôn (37 Hai Bà Trưng – Hà Nội), Đức Cha Nguyễn Văn Yến – trưởng ban bác ái của HĐGMVN, Cha Vũ Khởi Phụng – bề trên DCCT (Hà Nội), các Cha trong ban bác ái của tổng giáo phận, các sơ cùng đại diện các nhóm thiện nguyện (nhóm Emmau, nhóm bảo vệ sự sống, sinh viên…) đã tới thăm và tặng quà cho những người dân nghèo đang cư ngụ tại “làng chài” ở bãi giữa và ven sông Hồng.
ình ảnh thăm viếng Làng Chài
Những thân phận “nổi trôi” nơi làng chài
Trong tổng số 22 hộ dân đang cư trú tại làng chài thì mỗi hộ đều mang trong mình những uẩn khúc riêng, những gia cảnh riêng buộc họ phải bám víu nơi đây. Điểm nổi bật với những con người này là thân phận “nổi trôi” từ gốc tích cho đến nghề nghiệp ở hiện tại lẫn tương lai.
Dân cư làng chài đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh… Trước khi định cư tại xóm nghèo này các thành viên trong làng đều đã phải lang bạt khắp hang cùng ngõ hẻm để kiếm kế mưu sinh. Và khi không còn cách nào khác họ mới phải trụ lại ở một “ốc đảo” nghèo nàn, lạc hậu (không điện, không tivi, không internet…) gần trung tâm thành thị (làng chài ở giữa quận Hoàn Kiếm và Gia Lâm).
Chị Mai, quê ở Hà Tây (hiện thuộc Hà Nội) ở làng chài đã gần 20 năm cho biết: chị đã rời nơi chôn rau cắt rốn của mình khi mới 15 tuổi. Lúc đó bố mẹ mất hết nên chị chẳng cậy nhờ vào ai được, đành theo những người lớn ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu khi còn khỏe mạnh chị cũng ở nhà trọ và đi làm thuê, nhặt rác kiếm sống nhưng sau đó sức khỏe giảm sút và phát hiện mình bị mắc bệnh tim nên không đủ tiền thuê nhà. Khi ấy chị phải ra gầm cầu để ẩn náu qua ngày. Từ đó cơ duyên đã đưa chị đến với làng chài. Lúc đầu chị tích cóp và đóng được chiếc thuyền nhỏ, sau được sự quan tâm của các hội từ thiện chị đã có mái nhà nổi như hiện nay. Hiện tại chị đang sống cùng người chồng và đứa con gái 15 tuổi. Hàng ngày chị phải đi nhặt rác, anh chồng đánh cá ven sông hoặc đi làm thuê khuân vác trên chợ Long Biên. Mỗi ngày chị còn phải mất mấy chục nghìn tiền thuốc. “Vậy nên gia đình khó khăn lắm! Ngày nào có rau ăn rau, có cá ăn cá. Nhưng dù sao được như hiện tại cũng là tốt lắm rồi. Nhất là được sự quan tâm của các hội từ thiện như Nhà Thờ hôm nay thì chúng tôi vui lắm!”
Hiện tại “lênh đênh” là vậy nhưng các gia đình ở làng chài vẫn cảm thấy hạnh phúc và mong rằng cứ được yên ổn như thế chẳng dám nghĩ đến tương lai. Chị Phúc tâm sự: “các hộ dân ở làng chài này sống ngày nào biết ngày đó. Vì chẳng biết khi nào họ sẽ đuổi. Mấy tháng trước họ cũng đã đuổi và còn đốt nhà nữa, ai nhanh chân đẩy được thuyền ra xa thì thoát, còn không thì cháy sạch. Về quê bây giờ cũng chẳng còn “miếng đất cắm dùi”, chẳng có nhà mà ở... Thậm chí, đến cái chứng minh thư, sổ hộ khẩu nhiều người trong làng chài cũng chẳng có. Nhiều lúc buồn quá tôi tự nhủ hay là cứ thả dây cho nhà bè trôi, muốn dạt vào đâu thì dạt… nhưng nghĩ lại như thế cũng không được”. Vậy là, với cư dân làng chài, cảnh ngộ chung của họ hiện nay là chỉ dám bằng lòng với hiện tại không dám nghĩ đến tương lai.
Làm gì để mở ra hi vọng cho dân làng chài?
Những người đang sống tại làng chài có thể chịu đựng và vượt qua những khó khăn ở hiện tại vì với họ thế là “tốt lắm rồi”, nhưng những đứa trẻ và con cháu của chúng sau này sẽ thế nào trong khi bố mẹ chúng hiện tại chẳng có được cái sổ hộ khẩu hay chứng minh thư? Vậy liệu tương lai của dân làng chài sẽ đi về đâu trong khi bên kia của dòng sông là trung tâm thủ đô với những ngôi nhà cao tầng, với nhiều thanh niên con nhà giàu chỉ biết ăn chơi đàng điếm không biết đến giá trị của đồng tiền? Có lẽ đó là mặt trái của xã hội ngày nay, trên đất nước Việt Nam? Nhưng chúng ta – những con người có lương tâm, những con người tin vào Đức Kitô cần phải làm gì để mở ra một hi vọng cho dân làng chài trong tương lai? Không lẽ chúng ta chỉ đứng nhìn dân làng chài an phận “sống ngày nào biết ngày đó”. Chúng ta cũng chẳng có điều kiện để thường xuyên thăm hỏi và tặng quà cho họ trừ những ngày lễ Noel hay dịp tết. Cho dù có thăm hỏi giúp đỡ thường xuyên thì cũng chỉ giúp được cho họ tạm bợ qua ngày. Còn về lâu dài có lẽ mỗi người cần nỗ lực trong chức phận của mình, cần đấu tranh để xã hội được thực sự công bằng, dân chủ. Có như vậy, người dân nơi làng chài nói riêng và những người bất hạnh trong cuộc sống nói chung mới có thể thoát khỏi cảnh không quê quán, không nhà cửa, thậm chí không có quyền công dân…
Lạy Chúa Giêsu là tình yêu! Một năm mới sắp tới cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị cho những ngày nghỉ ngơi, hưởng thụ nhưng những mục tử của Chúa đã không quên noi gương nhân đức của Ngài – đã đến với những người nghèo, những người thuộc tầng đáy của xã hội để ủi an, nâng đỡ họ. Xin cho chúng con tiếp tục biết sẻ chia, biết đấu tranh cho quyền lợi của những anh chị em nghèo hèn trên quê hương đất nước chúng con.
ình ảnh thăm viếng Làng Chài
Những thân phận “nổi trôi” nơi làng chài
Trong tổng số 22 hộ dân đang cư trú tại làng chài thì mỗi hộ đều mang trong mình những uẩn khúc riêng, những gia cảnh riêng buộc họ phải bám víu nơi đây. Điểm nổi bật với những con người này là thân phận “nổi trôi” từ gốc tích cho đến nghề nghiệp ở hiện tại lẫn tương lai.
Dân cư làng chài đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh… Trước khi định cư tại xóm nghèo này các thành viên trong làng đều đã phải lang bạt khắp hang cùng ngõ hẻm để kiếm kế mưu sinh. Và khi không còn cách nào khác họ mới phải trụ lại ở một “ốc đảo” nghèo nàn, lạc hậu (không điện, không tivi, không internet…) gần trung tâm thành thị (làng chài ở giữa quận Hoàn Kiếm và Gia Lâm).
Chị Mai, quê ở Hà Tây (hiện thuộc Hà Nội) ở làng chài đã gần 20 năm cho biết: chị đã rời nơi chôn rau cắt rốn của mình khi mới 15 tuổi. Lúc đó bố mẹ mất hết nên chị chẳng cậy nhờ vào ai được, đành theo những người lớn ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu khi còn khỏe mạnh chị cũng ở nhà trọ và đi làm thuê, nhặt rác kiếm sống nhưng sau đó sức khỏe giảm sút và phát hiện mình bị mắc bệnh tim nên không đủ tiền thuê nhà. Khi ấy chị phải ra gầm cầu để ẩn náu qua ngày. Từ đó cơ duyên đã đưa chị đến với làng chài. Lúc đầu chị tích cóp và đóng được chiếc thuyền nhỏ, sau được sự quan tâm của các hội từ thiện chị đã có mái nhà nổi như hiện nay. Hiện tại chị đang sống cùng người chồng và đứa con gái 15 tuổi. Hàng ngày chị phải đi nhặt rác, anh chồng đánh cá ven sông hoặc đi làm thuê khuân vác trên chợ Long Biên. Mỗi ngày chị còn phải mất mấy chục nghìn tiền thuốc. “Vậy nên gia đình khó khăn lắm! Ngày nào có rau ăn rau, có cá ăn cá. Nhưng dù sao được như hiện tại cũng là tốt lắm rồi. Nhất là được sự quan tâm của các hội từ thiện như Nhà Thờ hôm nay thì chúng tôi vui lắm!”
Hiện tại “lênh đênh” là vậy nhưng các gia đình ở làng chài vẫn cảm thấy hạnh phúc và mong rằng cứ được yên ổn như thế chẳng dám nghĩ đến tương lai. Chị Phúc tâm sự: “các hộ dân ở làng chài này sống ngày nào biết ngày đó. Vì chẳng biết khi nào họ sẽ đuổi. Mấy tháng trước họ cũng đã đuổi và còn đốt nhà nữa, ai nhanh chân đẩy được thuyền ra xa thì thoát, còn không thì cháy sạch. Về quê bây giờ cũng chẳng còn “miếng đất cắm dùi”, chẳng có nhà mà ở... Thậm chí, đến cái chứng minh thư, sổ hộ khẩu nhiều người trong làng chài cũng chẳng có. Nhiều lúc buồn quá tôi tự nhủ hay là cứ thả dây cho nhà bè trôi, muốn dạt vào đâu thì dạt… nhưng nghĩ lại như thế cũng không được”. Vậy là, với cư dân làng chài, cảnh ngộ chung của họ hiện nay là chỉ dám bằng lòng với hiện tại không dám nghĩ đến tương lai.
Làm gì để mở ra hi vọng cho dân làng chài?
Những người đang sống tại làng chài có thể chịu đựng và vượt qua những khó khăn ở hiện tại vì với họ thế là “tốt lắm rồi”, nhưng những đứa trẻ và con cháu của chúng sau này sẽ thế nào trong khi bố mẹ chúng hiện tại chẳng có được cái sổ hộ khẩu hay chứng minh thư? Vậy liệu tương lai của dân làng chài sẽ đi về đâu trong khi bên kia của dòng sông là trung tâm thủ đô với những ngôi nhà cao tầng, với nhiều thanh niên con nhà giàu chỉ biết ăn chơi đàng điếm không biết đến giá trị của đồng tiền? Có lẽ đó là mặt trái của xã hội ngày nay, trên đất nước Việt Nam? Nhưng chúng ta – những con người có lương tâm, những con người tin vào Đức Kitô cần phải làm gì để mở ra một hi vọng cho dân làng chài trong tương lai? Không lẽ chúng ta chỉ đứng nhìn dân làng chài an phận “sống ngày nào biết ngày đó”. Chúng ta cũng chẳng có điều kiện để thường xuyên thăm hỏi và tặng quà cho họ trừ những ngày lễ Noel hay dịp tết. Cho dù có thăm hỏi giúp đỡ thường xuyên thì cũng chỉ giúp được cho họ tạm bợ qua ngày. Còn về lâu dài có lẽ mỗi người cần nỗ lực trong chức phận của mình, cần đấu tranh để xã hội được thực sự công bằng, dân chủ. Có như vậy, người dân nơi làng chài nói riêng và những người bất hạnh trong cuộc sống nói chung mới có thể thoát khỏi cảnh không quê quán, không nhà cửa, thậm chí không có quyền công dân…
Lạy Chúa Giêsu là tình yêu! Một năm mới sắp tới cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị cho những ngày nghỉ ngơi, hưởng thụ nhưng những mục tử của Chúa đã không quên noi gương nhân đức của Ngài – đã đến với những người nghèo, những người thuộc tầng đáy của xã hội để ủi an, nâng đỡ họ. Xin cho chúng con tiếp tục biết sẻ chia, biết đấu tranh cho quyền lợi của những anh chị em nghèo hèn trên quê hương đất nước chúng con.
Lớp Tình Thương La San Tân Hưng Vui Tất Niên: Có gì đặc biệt?
La San
19:25 06/02/2010
SAIGÒN - Hôm 4 tháng 2 năm 2010 nhằm ngày 21 tháng 12 âm lịch. Chỉ còn một ít ngày nữa chúng ta sẽ đón mừng Năm con Cọp. Người người nhộn nhịp mua bán, tất bật chuẩn bị trong những ngày cuối năm để hy vọng sẽ mang lại một tình cảm vui vui, thoải mái trong những ngày đầu năm thì đối với một số người khác cũng là điểm mốc hy vọng thay đổi cuộc sống, đôi mắt đăm chiêu, pha trộn những ưu tư hay lo ngại.
Bầu khí nhộn nhịp đó cũng ảnh hưởng đến các em nhỏ Lớp Tình Thương La San của chúng ta vì hôm nay, các em học sinh lớp Tình Thương La San và các em cựu lớp Tình Thương La San đến lớp để tham dự ngày Tất Niên, chúc Tết Thầy cô, để rồi sau đó, về sum vầy với gia đình trong những ngày đầu năm. Các em sẽ trở lại trường ngày 22 tháng 2 năm 2010, nhằm ngày mùng 9 Tết.
Buổi liên hoan bắt đầu lúc 9 giờ sáng với sự hiện diện của 4 Anh em La San, các bạn sinh viên SIVITA. Đại diện các giáo viên Lớp Tình Thương La San khai mạc bằng lời chúc Tết cho nhau, chúc Tết phụ huynh và tất cả các em học học sinh Lớp Tình Thương La San một Năm Mới KHANG AN, THỊNH VƯỢNG, một Năm Mới Thành Đạt, nhiều may mắn hơn năm qua. Sau đó, mỗi lớp trình diễn một tiết mục văn nghệ, cũng vui nhộn, cũng xinh xinh…như bao trẻ em khác. Đặc biệt năm nay có sự tham gia vài tiết mục do các anh sinh viên biểu diễn và một tiết mục múa đèn rất hay do các em cựu học sinh Lớp Tình Thương La San trình bày. Sau khi họp mặt chung, mỗi lớp về sinh hoạt với Thầy cô phụ trách lớp. Riêng các em cựu học sinh Lớp Tình Thương La San thì được sự chăm sóc của Frère Ba và Frère Long. Một điều đáng tiếc cho các bạn hôm nay không đến tham dự.
Để thay đổi bầu khí, cô giáo tuyên bố phát thưởng cho những học sinh giỏi và khá và mỗi người học sinh nhận được một phần quà Tết thật to gọi là của tập thể giáo viên lớp Tình Thương La San chung vui với gia đình các em nhân dịp Tên Canh Dần.
Một bất ngờ lớn và cũng là một vinh dự cho các em lớp Tình Thương La San năm nay. Trong lúc đang sinh hoạt thì một người đưa tin đến: “Ông Nguyễn Thành Tài sẽ đến thăm lớp Tình Thương La San”. Ông Nguyễn Thanh Tài là đương kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh. Trên đường đi thăm và quan sát tình hình thực tế với các vị đại biểu của Quận 7 và của Phường, cả phái đoàn đã ghé thăm và có đôi lời chúc Tết và động viên các em. Ngài hỏi: “các em học giỏi không?”. Một điều làm ngài rất vui, tuy không biết có đúng sự thật không, là em nào cũng cho mình học giỏi, nên giơ tay lên… gần hết!!
Toàn thể Giáo viên và học sinh lớp Tình Thường La San Tân Hưng chân thành cám ơn Ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã đến thăm trường chúng tôi. Đây là một điều rất khích lệ và động viên các em học sinh cố gắng học hành và các cô giáo hăng hay phục vụ những người kém may mắn nầy.
Xin kính chúc Ông Chủ Tịch Năm Mới nhiều sức khỏe và đạt nhiều kết quả trong công viêc.
Buổi liên hoan bắt đầu lúc 9 giờ sáng với sự hiện diện của 4 Anh em La San, các bạn sinh viên SIVITA. Đại diện các giáo viên Lớp Tình Thương La San khai mạc bằng lời chúc Tết cho nhau, chúc Tết phụ huynh và tất cả các em học học sinh Lớp Tình Thương La San một Năm Mới KHANG AN, THỊNH VƯỢNG, một Năm Mới Thành Đạt, nhiều may mắn hơn năm qua. Sau đó, mỗi lớp trình diễn một tiết mục văn nghệ, cũng vui nhộn, cũng xinh xinh…như bao trẻ em khác. Đặc biệt năm nay có sự tham gia vài tiết mục do các anh sinh viên biểu diễn và một tiết mục múa đèn rất hay do các em cựu học sinh Lớp Tình Thương La San trình bày. Sau khi họp mặt chung, mỗi lớp về sinh hoạt với Thầy cô phụ trách lớp. Riêng các em cựu học sinh Lớp Tình Thương La San thì được sự chăm sóc của Frère Ba và Frère Long. Một điều đáng tiếc cho các bạn hôm nay không đến tham dự.
Để thay đổi bầu khí, cô giáo tuyên bố phát thưởng cho những học sinh giỏi và khá và mỗi người học sinh nhận được một phần quà Tết thật to gọi là của tập thể giáo viên lớp Tình Thương La San chung vui với gia đình các em nhân dịp Tên Canh Dần.
Một bất ngờ lớn và cũng là một vinh dự cho các em lớp Tình Thương La San năm nay. Trong lúc đang sinh hoạt thì một người đưa tin đến: “Ông Nguyễn Thành Tài sẽ đến thăm lớp Tình Thương La San”. Ông Nguyễn Thanh Tài là đương kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh. Trên đường đi thăm và quan sát tình hình thực tế với các vị đại biểu của Quận 7 và của Phường, cả phái đoàn đã ghé thăm và có đôi lời chúc Tết và động viên các em. Ngài hỏi: “các em học giỏi không?”. Một điều làm ngài rất vui, tuy không biết có đúng sự thật không, là em nào cũng cho mình học giỏi, nên giơ tay lên… gần hết!!
Toàn thể Giáo viên và học sinh lớp Tình Thường La San Tân Hưng chân thành cám ơn Ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã đến thăm trường chúng tôi. Đây là một điều rất khích lệ và động viên các em học sinh cố gắng học hành và các cô giáo hăng hay phục vụ những người kém may mắn nầy.
Xin kính chúc Ông Chủ Tịch Năm Mới nhiều sức khỏe và đạt nhiều kết quả trong công viêc.
Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế đi tặng quà cho người nghèo ăn tết
Trương Trí
19:39 06/02/2010
Sáng ngày 6.2.2010, trước sân Hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đông đúc và nhộn nhịp, nhưng không như những dịp lễ trọng, không cờ hoa, không quần là áo lượt. Trái lại, những con người nhếch nhác ngồi trên xe lăn, chống nạng, những phu xích lô, những cụ già gần đất xa trời.Tóm lại, họ là những con người nghèo khổ nhất trong xã hội, hầu như chưa bao giờ họ được hưởng một cái tết tươm tất. Theo các nữ tu hội dòng cho biết: hầu hết những gia đình nầy đều là lương dân, ở chung quanh hội dòng, thuộc phường Phú hậu, thành phố Huế, phận nghèo đeo đuổi họ suốt cả mấy chục năm nay. Hằng năm cứ đến các dịp lễ trọng, tết Nguyên Đán, hội dòng đều tổ chức tặng quà để giúp bà con ăn tết.
Hôm nay cũng vậy, nhằm vào ngày 23, ngày đưa Ông Táo về trời, 180 gia đình rạng rở trong niềm vui được hội dòng gởi giấy mời đến nhận quà tết. Theo chương trình dự kiến sẽ phát lúc 8 giờ sáng, nhưng mới hơn 7 giờ bà con đã tập trung và chuyện trò, mặc dù trời chưa sáng hẳn do sương mù.
Đúng 8 giờ, Nữ tu Maria Agnes Nguyễn thị Lợi, Bề trên Tổng phụ trách hội dòng có vài lời ngắn ngủi chúc bà con hưởng một cái tết an bình hạnh phúc và vui tươi, đồng thời xin gởi đến bà con một chút quà của tình yêu thương, giúp cho bà con ăn tết no lòng. 180 phần quà, mỗi phần gồm 1 bao gạo, 1 thùng mì tôm, 1 chai dầu ăn được trân trọng trao cho từng người. Có người bị liệt cả tứ chi phải bò dưới đất, và rất nhiều người khác không thể mang được phần quà của mình, các nữ tu vừa dìu vừa mang quà cho họ ra xích lô. Ai cũng đều với vẻ mặt thân thiện, đến đây họ được các nữ tu đón tiếp một cách ân cần niềm nở, họ đến đây nhiều lần nên thuộc tên các nữ tu và các nữ tu cũng biết rõ từng người.
An phận với cảnh nghèo quanh năm suốt tháng, Tết đến, hội dòng đã đem niềm vui và tình yêu thương của Chúa đến với họ. Cầu chúc cho họ được hưởng một mùa Xuân an bình vui tươi như lời chúc của Nữ tu bề trên hội dòng.
Hôm nay cũng vậy, nhằm vào ngày 23, ngày đưa Ông Táo về trời, 180 gia đình rạng rở trong niềm vui được hội dòng gởi giấy mời đến nhận quà tết. Theo chương trình dự kiến sẽ phát lúc 8 giờ sáng, nhưng mới hơn 7 giờ bà con đã tập trung và chuyện trò, mặc dù trời chưa sáng hẳn do sương mù.
Đúng 8 giờ, Nữ tu Maria Agnes Nguyễn thị Lợi, Bề trên Tổng phụ trách hội dòng có vài lời ngắn ngủi chúc bà con hưởng một cái tết an bình hạnh phúc và vui tươi, đồng thời xin gởi đến bà con một chút quà của tình yêu thương, giúp cho bà con ăn tết no lòng. 180 phần quà, mỗi phần gồm 1 bao gạo, 1 thùng mì tôm, 1 chai dầu ăn được trân trọng trao cho từng người. Có người bị liệt cả tứ chi phải bò dưới đất, và rất nhiều người khác không thể mang được phần quà của mình, các nữ tu vừa dìu vừa mang quà cho họ ra xích lô. Ai cũng đều với vẻ mặt thân thiện, đến đây họ được các nữ tu đón tiếp một cách ân cần niềm nở, họ đến đây nhiều lần nên thuộc tên các nữ tu và các nữ tu cũng biết rõ từng người.
An phận với cảnh nghèo quanh năm suốt tháng, Tết đến, hội dòng đã đem niềm vui và tình yêu thương của Chúa đến với họ. Cầu chúc cho họ được hưởng một mùa Xuân an bình vui tươi như lời chúc của Nữ tu bề trên hội dòng.
Phóng sự Nam Úc Gói Bánh Chưng rộn rã Đón Xuân
Jos. Vĩnh
19:43 06/02/2010
Cứ mỗi độ Xuân về thì Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc lại nô nức cùng nhau tham gia gói bánh chưng đón Tết. Mỗi ngày có khoảng 80 người, già trẻ, lớn bé đã thức dậy từ lúc 5 giờ sáng, đến trung tâm Đức Thuyền Nhân Đức Mẹ gói bánh chưng.
Năm Nay Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc gói bánh chưng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là:
Bảo tồn và phát huy văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam
Vì mỗi năm các vị Cao Niên càng ngày càng già yếu và từ từ thất thoát đi những những vị tiền bối cao thủ, cố vấn kỹ thuật gói bánh chưng, nên năm nay Ban Tổ Chức quyết định giảm số lượng sản xuất bánh xuống gần một nửa, để các vị thiện nguyện có thì giờ nghỉ ngơi dưỡng sức Vui Xuân.
Trung bình mỗi ngày Việt Hương sản xuất được khoảng trên 400 tấm bánh chưng.
Ban Tổ Chức dự trù gói trong vòng 1 tuần lễ, số lượng sản xuất khoảng trên 3,000 bánh là tối đa, gửi đến các đồng hương trong Cộng Đồng thưởng thức hương vị đặc biệt quê hương vui Xuân, đón Tết.
Bánh chưng Việt Hương của Cộng Đồng Công Giáo Nam – Nam Úc nổi tiếng trong tiểu bang. Năm nay vì việc bất đắc dĩ, BTC phải giảm số lượng bánh ra lò, đã làm cho các đồng hương luyến tiếc, nhiều người khi hay tin đã vội vàng đến trung tâm mua gấp.
Bánh Chưng xuất lò hàng ngày đều tiêu thụ hết. Phòng lạnh, kho chứa bánh cứ đến chiều đã trống trơn.
Hàng năm, đến ngày 28 gần Tết là các tiệm thực phẩm Á Châu đã bán hết sạch, không còn một tấm bánh chưng Việt Hương nào.
Năm nay shop không có bánh bán. Họ đã liên tục gọi điện thoại vào Cộng Đồng đặt hàng. Nhưng Ban Tổ Chức đành phải xin lỗi vì không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho thị trường. Đây là sự việc đáng tiếc.
Nhiều tư nhân, hay tin Cộng Đồng không sản xuất bánh chưng ra thị trường, nên đã hớn hở lợi dụng thời cơ, vội vã làm bánh chưng tung ra thị trường thương mại, thu lợi nhuận. Nhưng bánh của họ đã không làm vừa lòng khách hàng. Bánh Việt Hương vẫn là món ăn tinh túy, yêu thích của dân Việt - Nam Úc.
Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ luôn quan tâm đến các vị cao niên, các cụ càng ngày càng già yếu hơn. Mỗi năm lại có vài cụ về chầu Chúa, nên cần giảm tiêu hao sức lực, giảm số lượng sản xuất bánh chưng.
Giới trẻ bận công ăn việc làm hàng ngày, nên không thể tham gia, họ chỉ tham gia vào những ngày cuối tuần. Cho nên Ban Tổ Chức đã quyết định không sản xuất bánh để thương mại gây quỹ như mọi năm, mà chỉ làm để vui chơi, bảo tồn văn hóa tập quán, “Vui Xuân” là chính yếu.
Theo kế toán năm ngoái. Ban Mục Vụ cho biết, gói bánh chưng chỉ trong vòng một tuần lễ, sau khi trừ các chi phí Cộng Đồng đã thu được gần $40,000 Úc Kim. Ngân khỏan này không phải là nhỏ. Giảm số lượng sản xuất bánh chưng năm nay đã làm nhiều thành viên trong Cộng Đồng nuối tiếc.
Chủ trương của Cộng Đồng năm nay:
Vui Xuân là chính
Tiền là phụ
Sức khoẻ là vàng
Cùng nhau đến gói bánh để có dịp hàn huyên chuyện xưa, tích cũ và vui xuân.
Có làm, nhưng phải dưỡng sức, mới vui vẻ để hưởng Xuân. Năm tới còn sức khoẻ, còn tới làm tiếp..
Xuân này, Bánh chưng Việt Hương không quảng cáo, không đưa ra Shop mà chỉ bán trong trung tâm Cộng Đồng. Làm tới đâu tiêu thụ hết đến đó. Người quản kho cũng khoẻ. Thật là vui..
Năm Nay Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc gói bánh chưng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là:
Bảo tồn và phát huy văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam
Vì mỗi năm các vị Cao Niên càng ngày càng già yếu và từ từ thất thoát đi những những vị tiền bối cao thủ, cố vấn kỹ thuật gói bánh chưng, nên năm nay Ban Tổ Chức quyết định giảm số lượng sản xuất bánh xuống gần một nửa, để các vị thiện nguyện có thì giờ nghỉ ngơi dưỡng sức Vui Xuân.
Trung bình mỗi ngày Việt Hương sản xuất được khoảng trên 400 tấm bánh chưng.
Ban Tổ Chức dự trù gói trong vòng 1 tuần lễ, số lượng sản xuất khoảng trên 3,000 bánh là tối đa, gửi đến các đồng hương trong Cộng Đồng thưởng thức hương vị đặc biệt quê hương vui Xuân, đón Tết.
Bánh chưng Việt Hương của Cộng Đồng Công Giáo Nam – Nam Úc nổi tiếng trong tiểu bang. Năm nay vì việc bất đắc dĩ, BTC phải giảm số lượng bánh ra lò, đã làm cho các đồng hương luyến tiếc, nhiều người khi hay tin đã vội vàng đến trung tâm mua gấp.
Bánh Chưng xuất lò hàng ngày đều tiêu thụ hết. Phòng lạnh, kho chứa bánh cứ đến chiều đã trống trơn.
Hàng năm, đến ngày 28 gần Tết là các tiệm thực phẩm Á Châu đã bán hết sạch, không còn một tấm bánh chưng Việt Hương nào.
Năm nay shop không có bánh bán. Họ đã liên tục gọi điện thoại vào Cộng Đồng đặt hàng. Nhưng Ban Tổ Chức đành phải xin lỗi vì không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho thị trường. Đây là sự việc đáng tiếc.
Nhiều tư nhân, hay tin Cộng Đồng không sản xuất bánh chưng ra thị trường, nên đã hớn hở lợi dụng thời cơ, vội vã làm bánh chưng tung ra thị trường thương mại, thu lợi nhuận. Nhưng bánh của họ đã không làm vừa lòng khách hàng. Bánh Việt Hương vẫn là món ăn tinh túy, yêu thích của dân Việt - Nam Úc.
Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ luôn quan tâm đến các vị cao niên, các cụ càng ngày càng già yếu hơn. Mỗi năm lại có vài cụ về chầu Chúa, nên cần giảm tiêu hao sức lực, giảm số lượng sản xuất bánh chưng.
Giới trẻ bận công ăn việc làm hàng ngày, nên không thể tham gia, họ chỉ tham gia vào những ngày cuối tuần. Cho nên Ban Tổ Chức đã quyết định không sản xuất bánh để thương mại gây quỹ như mọi năm, mà chỉ làm để vui chơi, bảo tồn văn hóa tập quán, “Vui Xuân” là chính yếu.
Theo kế toán năm ngoái. Ban Mục Vụ cho biết, gói bánh chưng chỉ trong vòng một tuần lễ, sau khi trừ các chi phí Cộng Đồng đã thu được gần $40,000 Úc Kim. Ngân khỏan này không phải là nhỏ. Giảm số lượng sản xuất bánh chưng năm nay đã làm nhiều thành viên trong Cộng Đồng nuối tiếc.
Chủ trương của Cộng Đồng năm nay:
Vui Xuân là chính
Tiền là phụ
Sức khoẻ là vàng
Cùng nhau đến gói bánh để có dịp hàn huyên chuyện xưa, tích cũ và vui xuân.
Có làm, nhưng phải dưỡng sức, mới vui vẻ để hưởng Xuân. Năm tới còn sức khoẻ, còn tới làm tiếp..
Xuân này, Bánh chưng Việt Hương không quảng cáo, không đưa ra Shop mà chỉ bán trong trung tâm Cộng Đồng. Làm tới đâu tiêu thụ hết đến đó. Người quản kho cũng khoẻ. Thật là vui..
Sách: “Dấu Ấn 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” đã phát hành
+ GM Giuse Vũ Duy Thống
19:53 06/02/2010
Ngày 09.09.1659 đối với tín hữu Việt Nam là một ngày lịch sử đáng nhớ: ngày Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức chào đời. Thực ra, công trình truyền giảng Tin Mừng tại Việt Nam đã được thực hiện từ lâu trước thời điểm đó, với giáo sĩ Inêkhu năm 1533 tại làng Ninh Cường, Quần Anh và Trà Lũ như sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đã nhắc đến, với các thừa sai Dòng Tên tại Đàng Trong từ năm 1615 và tại Đàng Ngoài từ năm 1627 như Giáo Sử Việt Nam luôn ghi nhận; nhưng vẫn chưa chính thức có Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, dẫu các cộng đoàn tín hữu do các thừa sai thành lập đã gia tăng và việc cử hành phụng vụ cũng như việc điều hành các cộng đoàn này đã đi vào nề nếp.
Dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II (x. Lumen Gentium, các số 25, 26, 27) và theo tinh thần của Giáo luật 9 (x. điều 368, 369), thì để khẳng định sự hiện diện của một Giáo Hội địa phương, phải hội đủ những yếu tố: Phúc Âm (duy nhất); Thánh Thể (thánh thiện); Giáo phận (công giáo); và Giám mục (tông truyền). Đầu thế kỷ XVII, tại Việt Nam đã có Phúc Âm được rao giảng, đã có Thánh Thể được cử hành, nhưng phải đợi đến ngày 09.09.1659 với đoản sắc Super Cathedram của Đức Giáo hoàng Alexander VII, thiết lập hai Giáo phận Tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đồng thời bổ nhiệm hai giám mục Đại diện Tông tòa là Đức cha François Pallu, hiệu tòa Héliopolis, cho Giáo phận Đàng Ngoài và Đức cha Pierre Lambert de la Motte, hiệu tòa Berythe, cho Giáo phận Đàng Trong, thì mới có đủ yếu tố để hình thành Giáo Hội địa phương.
Đã đành, Giáo phận Tông tòa với giám mục hiệu tòa chỉ là quy chế tạm thời, sau đó sẽ chuyển lên Giáo phận Chính tòa với giám mục chính tòa. Ở Việt Nam, thời gian chuyển tiếp này là 300 năm, từ 1659 cho đến 1960 khi thiết lập Hàng Giáo phẩm! Nhưng dù Tông tòa hay Chính tòa, vẫn là Giáo Hội địa phương vì có giáo phận được thiết lập và có giám mục được bổ nhiệm. Như vậy, ngày 09.09.1659 là ngày chính thức khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Mừng sinh nhật lần thứ 350 (09.09.1659 – 09.09.2009), khắp nơi tại Việt Nam đã có nhiều sinh hoạt đặc biệt, như Khóa Bồi dưỡng của Hội dòng Mến Thánh Giá, như cuộc Hội thảo “Dấu ấn Đức tin 2” của Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và mang tầm vóc rộng lớn hơn là Tổ chức Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Riêng để ghi nhớ dịp trọng đại này, UBVH/HĐGM.VN, với sự tham gia của các tác giả chuyên môn, đã hình thành tập sách “Dấu Ấn 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”, như một sưu tập hình ảnh lịch sử gọn nhẹ, như một dấu ấn biết ơn đối với tiền nhân, như một phác vẽ của sức sống hiện tại, và đồng thời cũng như một quà tặng lưu niệm hiệp thông. Xin trân trọng và ân cần giới thiệu đến quý độc giả Bản Tin Hiệp Thông và tất cả những ai tâm huyết với lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Sách dày 460 trang, khổ 21 x 30 cm, bìa cứng,
do UB Văn hóa / HĐGM.VN thực hiện, Nhà xuất bản Phương Đông.
Phát hành tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo Việt Nam
(6 Tôn Đức Thắng, Q.1 Tp.HCM), giá: 185.000đ.
Giám mục GP Phan Thiết
Chủ tịch UBVH/HĐGM.VN
Dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II (x. Lumen Gentium, các số 25, 26, 27) và theo tinh thần của Giáo luật 9 (x. điều 368, 369), thì để khẳng định sự hiện diện của một Giáo Hội địa phương, phải hội đủ những yếu tố: Phúc Âm (duy nhất); Thánh Thể (thánh thiện); Giáo phận (công giáo); và Giám mục (tông truyền). Đầu thế kỷ XVII, tại Việt Nam đã có Phúc Âm được rao giảng, đã có Thánh Thể được cử hành, nhưng phải đợi đến ngày 09.09.1659 với đoản sắc Super Cathedram của Đức Giáo hoàng Alexander VII, thiết lập hai Giáo phận Tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đồng thời bổ nhiệm hai giám mục Đại diện Tông tòa là Đức cha François Pallu, hiệu tòa Héliopolis, cho Giáo phận Đàng Ngoài và Đức cha Pierre Lambert de la Motte, hiệu tòa Berythe, cho Giáo phận Đàng Trong, thì mới có đủ yếu tố để hình thành Giáo Hội địa phương.
Đã đành, Giáo phận Tông tòa với giám mục hiệu tòa chỉ là quy chế tạm thời, sau đó sẽ chuyển lên Giáo phận Chính tòa với giám mục chính tòa. Ở Việt Nam, thời gian chuyển tiếp này là 300 năm, từ 1659 cho đến 1960 khi thiết lập Hàng Giáo phẩm! Nhưng dù Tông tòa hay Chính tòa, vẫn là Giáo Hội địa phương vì có giáo phận được thiết lập và có giám mục được bổ nhiệm. Như vậy, ngày 09.09.1659 là ngày chính thức khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Mừng sinh nhật lần thứ 350 (09.09.1659 – 09.09.2009), khắp nơi tại Việt Nam đã có nhiều sinh hoạt đặc biệt, như Khóa Bồi dưỡng của Hội dòng Mến Thánh Giá, như cuộc Hội thảo “Dấu ấn Đức tin 2” của Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và mang tầm vóc rộng lớn hơn là Tổ chức Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Riêng để ghi nhớ dịp trọng đại này, UBVH/HĐGM.VN, với sự tham gia của các tác giả chuyên môn, đã hình thành tập sách “Dấu Ấn 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”, như một sưu tập hình ảnh lịch sử gọn nhẹ, như một dấu ấn biết ơn đối với tiền nhân, như một phác vẽ của sức sống hiện tại, và đồng thời cũng như một quà tặng lưu niệm hiệp thông. Xin trân trọng và ân cần giới thiệu đến quý độc giả Bản Tin Hiệp Thông và tất cả những ai tâm huyết với lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Sách dày 460 trang, khổ 21 x 30 cm, bìa cứng,
do UB Văn hóa / HĐGM.VN thực hiện, Nhà xuất bản Phương Đông.
Phát hành tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo Việt Nam
(6 Tôn Đức Thắng, Q.1 Tp.HCM), giá: 185.000đ.
Giám mục GP Phan Thiết
Chủ tịch UBVH/HĐGM.VN
Trung tâm Mục Vụ Saigòn khánh thành khu nhà mới
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
21:26 06/02/2010
SAIGÒN - Vào lúc 10 giờ sáng ngày 6.2.2010, Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sàigòn đã long trọng tổ chức lễ khánh thành khu nhà mới. Đức Hồng Y Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận đã chủ tọa lễ cắt băng, làm phép nhà và dâng thánh lễ ơn. Quây quần xung quanh ngài là Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám đốc Trung Tâm Mục Vụ và khoảng trên 40 linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Xem hình ảnh
Trung Tâm Mục Vụ trước đây là Tiểu Chủng Viện Sàigòn. Sau biến cố 30.4.1975 Tòa Giám Mục đã cho Bộ Tài Chánh mượn cơ sở này để mở trường Kế Toán. Ngày 20.9.2004 thì cơ sở được trả lại Tòa Giám Mục Sàigỏn và Đức Hồng Y quyết định biến cơ sở này thành Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận. Nhưng lúc đầu Trung Tâm này được đặt tên là Trung Tâm Văn Hóa sau mới được đổi thành Trung Tâm Mục Vụ. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm là vị giám đốc đầu đầu tiên của Trung Tâm Mục Vụ. Ngay từ ngày được thành lập Trung Tâm Mục Vụ đã là nơi đào tạo nhận sự, cách riêng giáo dân của Tổng Giáo Phận, đồng thời là nơi tổ chức các sinh hoạt lớn của toàn giáo phận như Đại Hội Giới Trẻ, Đếm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh, đón rước Đức Hồng Y Sepe, nguyên Tổng Trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng, Lễ khai mạc Năm Thánh 2010 của Tổng giáo phận v.v.
Vì nhu cầu càng ngày càng nhiều nên việc mở rộng là cần thiết. Chính vì thế mà việc xây dựng ngôi nhà mới đã được khởi công vào tháng 4.2008. Với sự đóng góp tích cực của nhiều cộng đoàn và cá nhân quảng đại trong và ngoài giáo phận, trong và ngoài nước, hôm nay khu nhà mới đã hoàn thành, gồm 3 hội trường (hội trường lớn nhất có sức chứa 500 người), môt dẫy nhà dành cho các chủng sinh dự bị, một dẫy phòng dành cho tham dự viên các hội nghị, tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài các phòng dành cho các linh mục giảng viên tất cả các phòng còn lại đều được sử dụng cho các lớp học.
Ở Trung Tâm Mục Vụ không chỉ có các lớp dành cho giáo dân mà có cả các lớp thần học của các nữ tu thành phố nữa. Các Khóa học dành cho giáo dân thì được tổ chức thành 2 học kỳ/năm và hiện nay có 27 Khóa Thần học - Mục vụ, và một số Khóa về Thánh Nhạc, Đào Tạo Linh Hoạt Viên, Giáo Lý viên v.v.. Số học viên cũng tăng từng năm từ 1232 người năm 2005 đến gân 3000 người trong năm 2009.
Trong thánh lễ, Đức Hồng Y và Đức Cha Phụ Tá đểu nhấn mạnh điều này: Trung Tâm Mục Vụ là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Việt nam nói chung và Tổng Giáo phận Sàigòn nói riêng; vì thế mà mọi người phải không ngừng cảm tạ ơn Chúa. Riêng Đức Cha Giám Đốc Trung Tâm cỏn nhấn mạnh thêm rằng Trung Tâm Mục Vụ được lập nên cho sứ vụ Loan Báo Tin Mừng, nên tất cả các giảng viên và học viên không được lãng quên điều tối quan trọng này.
Xem hình ảnh
Trung Tâm Mục Vụ trước đây là Tiểu Chủng Viện Sàigòn. Sau biến cố 30.4.1975 Tòa Giám Mục đã cho Bộ Tài Chánh mượn cơ sở này để mở trường Kế Toán. Ngày 20.9.2004 thì cơ sở được trả lại Tòa Giám Mục Sàigỏn và Đức Hồng Y quyết định biến cơ sở này thành Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận. Nhưng lúc đầu Trung Tâm này được đặt tên là Trung Tâm Văn Hóa sau mới được đổi thành Trung Tâm Mục Vụ. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm là vị giám đốc đầu đầu tiên của Trung Tâm Mục Vụ. Ngay từ ngày được thành lập Trung Tâm Mục Vụ đã là nơi đào tạo nhận sự, cách riêng giáo dân của Tổng Giáo Phận, đồng thời là nơi tổ chức các sinh hoạt lớn của toàn giáo phận như Đại Hội Giới Trẻ, Đếm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh, đón rước Đức Hồng Y Sepe, nguyên Tổng Trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng, Lễ khai mạc Năm Thánh 2010 của Tổng giáo phận v.v.
Vì nhu cầu càng ngày càng nhiều nên việc mở rộng là cần thiết. Chính vì thế mà việc xây dựng ngôi nhà mới đã được khởi công vào tháng 4.2008. Với sự đóng góp tích cực của nhiều cộng đoàn và cá nhân quảng đại trong và ngoài giáo phận, trong và ngoài nước, hôm nay khu nhà mới đã hoàn thành, gồm 3 hội trường (hội trường lớn nhất có sức chứa 500 người), môt dẫy nhà dành cho các chủng sinh dự bị, một dẫy phòng dành cho tham dự viên các hội nghị, tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài các phòng dành cho các linh mục giảng viên tất cả các phòng còn lại đều được sử dụng cho các lớp học.
Ở Trung Tâm Mục Vụ không chỉ có các lớp dành cho giáo dân mà có cả các lớp thần học của các nữ tu thành phố nữa. Các Khóa học dành cho giáo dân thì được tổ chức thành 2 học kỳ/năm và hiện nay có 27 Khóa Thần học - Mục vụ, và một số Khóa về Thánh Nhạc, Đào Tạo Linh Hoạt Viên, Giáo Lý viên v.v.. Số học viên cũng tăng từng năm từ 1232 người năm 2005 đến gân 3000 người trong năm 2009.
Trong thánh lễ, Đức Hồng Y và Đức Cha Phụ Tá đểu nhấn mạnh điều này: Trung Tâm Mục Vụ là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Việt nam nói chung và Tổng Giáo phận Sàigòn nói riêng; vì thế mà mọi người phải không ngừng cảm tạ ơn Chúa. Riêng Đức Cha Giám Đốc Trung Tâm cỏn nhấn mạnh thêm rằng Trung Tâm Mục Vụ được lập nên cho sứ vụ Loan Báo Tin Mừng, nên tất cả các giảng viên và học viên không được lãng quên điều tối quan trọng này.
Lễ mừng thượng thọ và xức dầu cho các cụ cao niên tại giáo xứ Phủ Cam
Trương Trí
21:39 06/02/2010
HUẾ - Sáng chúa nhật cuối cùng của năm âm lịch, giáo xứ chính tòa Phủ cam có một truyền thống tổ chức mừng thọ cho các cụ ông và cụ bà từ 75 tuổi trở lên, Hội dòng Mến Thánh giá Huế thuộc địa bàn giáo xứ chính tòa nên những nữ tu cao tuổi cũng được mừng thọ trong dịp lễ này.
Hình ảnh Lễ mừng và xức dầu
Năm nay cũng vậy, sáng chủ nhật 6.2.2010, giáo xứ đã dâng thánh lễ trọng thể mừng thọ cho 255 cụ ông và cụ bà, có những cụ liệt giường không tham dự thánh lễ được, có nhiều cụ đã gần 100 tuổi, có nữ tu đã 101 tuổi.
Linh mục chủ tế Benedicto Ngô văn Hài, phó xứ chính tòa, thay mặt cộng đoàn giáo xứ mừng tuổi các cụ, chúc các cụ một năm mới thêm một tuổi càng thêm sự khôn ngoan. Ngài nêu gương Thánh nữ Têrêsa mặc dù đi tu trong dòng kín, nhưng được giáo hội chọn làm Quan thầy các xứ truyền giáo. Bởi vì Thánh nữ luôn sốt sắng cầu nguyện, bằng lời cầu nguyện mà Thánh nữ đã có nhiều ơn ích cho giáo hội. Các cụ cũng vậy, giáo xứ chính tòa càng ngày càng vững mạnh cũng chính là nhờ lời cầu nguyện của các cụ.
Cũng trong thánh lễ này, linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh và linh mục phó xứ F.X. Nguyễn văn Thương đã cùng cha chủ tế xức dầu Thánh cho các cụ. Linh mục quản xứ cũng đã thay mặt giáo xứ mừng tuổi các cụ, chúc các cụ trường thọ, mong rằng sau lần xức dầu này trong năm mới các ngài sẽ không đi xức dầu cho các cụ, để các cụ hằng ngày dâng lời cầu nguyện cho cộng đoàn giáo xứ. Các cụ là những tấm gương đạo đức cho con cháu noi theo.
Những bài Thánh thư được các cụ đọc rất rõ ràng và lưu loát, cảm động nhất là khi dâng của lễ, mặc dù có cụ ngồi trên xe lăn do con cháu đẩy, tay chân run rẩy, nhưng vẫn rất sốt sắng và vinh dự.
Cuối thánh lễ, giáo xứ đã tặng quà cho các cụ, những cụ nằm liệt giường được ban trị sự từng khu vực nhận đem về tận nhà.
Hình ảnh Lễ mừng và xức dầu
Năm nay cũng vậy, sáng chủ nhật 6.2.2010, giáo xứ đã dâng thánh lễ trọng thể mừng thọ cho 255 cụ ông và cụ bà, có những cụ liệt giường không tham dự thánh lễ được, có nhiều cụ đã gần 100 tuổi, có nữ tu đã 101 tuổi.
Linh mục chủ tế Benedicto Ngô văn Hài, phó xứ chính tòa, thay mặt cộng đoàn giáo xứ mừng tuổi các cụ, chúc các cụ một năm mới thêm một tuổi càng thêm sự khôn ngoan. Ngài nêu gương Thánh nữ Têrêsa mặc dù đi tu trong dòng kín, nhưng được giáo hội chọn làm Quan thầy các xứ truyền giáo. Bởi vì Thánh nữ luôn sốt sắng cầu nguyện, bằng lời cầu nguyện mà Thánh nữ đã có nhiều ơn ích cho giáo hội. Các cụ cũng vậy, giáo xứ chính tòa càng ngày càng vững mạnh cũng chính là nhờ lời cầu nguyện của các cụ.
Cũng trong thánh lễ này, linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh và linh mục phó xứ F.X. Nguyễn văn Thương đã cùng cha chủ tế xức dầu Thánh cho các cụ. Linh mục quản xứ cũng đã thay mặt giáo xứ mừng tuổi các cụ, chúc các cụ trường thọ, mong rằng sau lần xức dầu này trong năm mới các ngài sẽ không đi xức dầu cho các cụ, để các cụ hằng ngày dâng lời cầu nguyện cho cộng đoàn giáo xứ. Các cụ là những tấm gương đạo đức cho con cháu noi theo.
Những bài Thánh thư được các cụ đọc rất rõ ràng và lưu loát, cảm động nhất là khi dâng của lễ, mặc dù có cụ ngồi trên xe lăn do con cháu đẩy, tay chân run rẩy, nhưng vẫn rất sốt sắng và vinh dự.
Cuối thánh lễ, giáo xứ đã tặng quà cho các cụ, những cụ nằm liệt giường được ban trị sự từng khu vực nhận đem về tận nhà.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sức khoẻ và tinh thần của Lm Nguyễn Văn Lý bị sa sút trầm trọng
UB Tự do tôn giáo cho VN
06:42 06/02/2010
Bản tin từ Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) như sau:
WASHINGTON DC (5.2. 2010) -- Xin mọi người góp lời cầu nguyện cho Lm Nguyễn Văn Lý vì chưa lúc nào sức khoẻ và tinh thần của ngài bị sa sút trầm trọng như hiện nay.
Ngày 1 tháng 2, 2010, ba thành viên trong gia đình Lm Lý gồm người chị (cô Hiểu), người cháu (anh Hòang), và một người em họ tại Huế đã đến trại tù Ba Sao thăm Cha.
Trong hơn một giờ thăm viếng, bầu không khí vô cùng ảm đạm, khi đây là lần đầu tiên trong hơn 15 năm tù tội, Cha Lý đã ôm từng người, khóc thành tiếng. Những giọt nước mắt của Cha làm đau lòng tất cả mọi người.
Cha không nói tại sao Cha khóc, có thể Cha thương gia đình phải lặn lội thăm Cha hay lo lắng cho an ninh của gia đình. Tình trạng sức khoẻ của ngài rất đáng quan ngại. Cha không thể tự đi một mình. Chân phải của Cha không cử động theo ý muốn. Tay phải cũng bị tê liệt không thể viết hay cử động được.
Tháng trước Lm Lý đã tuyệt thực hai ngày và chay tịnh một ngày để thông công với giáo xứ Đồng Chiêm.
Từ ngày bị trả lại trại tù, Lm Lý từ chối mọi sự điều trị từ các bác sĩ của trại giam và chỉ uống thuốc của gia đình đưa vào. Cha cũng tuyên bố, nếu bệnh tai biến mạch máu não hoặc một bệnh hiểm nguy nào tái phát, Cha đòi hỏi trại tù vẫn để Cha tại trại giam và không được đưa Cha ra bất cứ một bệnh viện nào.
Tháng trước Lm Lý đã dùng tay trái viết cho gia đình một lá thư. Nhưng cán bộ tù đã không gửi lá thư này cho gia đình. Vì vậy Cha yêu cầu gia đình đến thăm nuôi Cha thường xuyên hơn thay vì hai hay ba tháng một lần như trước đây.
Lm Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị biệt giam. Nhưng cai tù cho 3 tù nhân ở các phòng gần phòng Lm Lý, để các tù nhân này thỉnh thoảng đến nói chuyện với Cha, hoặc giúp đỡ Cha trong vấn đề vệ sinh hay ăn uống.
Nếu Lm Lý vẫn còn bị nhốt trong tình trạng sức khoẻ và tinh thần như thế này thì không biết sự gì sẽ xảy ra cho Cha vào những ngày mùa đông rét lạnh này.
Lm Nguyễn Văn Lý kêu gọi mọi người cầu nguyện và hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm. Nhưng Cha quên xin mọi người cầu nguyện cho mình.
Trân trong kính báo
WASHINGTON DC (5.2. 2010) -- Xin mọi người góp lời cầu nguyện cho Lm Nguyễn Văn Lý vì chưa lúc nào sức khoẻ và tinh thần của ngài bị sa sút trầm trọng như hiện nay.
Ngày 1 tháng 2, 2010, ba thành viên trong gia đình Lm Lý gồm người chị (cô Hiểu), người cháu (anh Hòang), và một người em họ tại Huế đã đến trại tù Ba Sao thăm Cha.
Trong hơn một giờ thăm viếng, bầu không khí vô cùng ảm đạm, khi đây là lần đầu tiên trong hơn 15 năm tù tội, Cha Lý đã ôm từng người, khóc thành tiếng. Những giọt nước mắt của Cha làm đau lòng tất cả mọi người.
Cha không nói tại sao Cha khóc, có thể Cha thương gia đình phải lặn lội thăm Cha hay lo lắng cho an ninh của gia đình. Tình trạng sức khoẻ của ngài rất đáng quan ngại. Cha không thể tự đi một mình. Chân phải của Cha không cử động theo ý muốn. Tay phải cũng bị tê liệt không thể viết hay cử động được.
Tháng trước Lm Lý đã tuyệt thực hai ngày và chay tịnh một ngày để thông công với giáo xứ Đồng Chiêm.
Từ ngày bị trả lại trại tù, Lm Lý từ chối mọi sự điều trị từ các bác sĩ của trại giam và chỉ uống thuốc của gia đình đưa vào. Cha cũng tuyên bố, nếu bệnh tai biến mạch máu não hoặc một bệnh hiểm nguy nào tái phát, Cha đòi hỏi trại tù vẫn để Cha tại trại giam và không được đưa Cha ra bất cứ một bệnh viện nào.
Tháng trước Lm Lý đã dùng tay trái viết cho gia đình một lá thư. Nhưng cán bộ tù đã không gửi lá thư này cho gia đình. Vì vậy Cha yêu cầu gia đình đến thăm nuôi Cha thường xuyên hơn thay vì hai hay ba tháng một lần như trước đây.
Lm Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị biệt giam. Nhưng cai tù cho 3 tù nhân ở các phòng gần phòng Lm Lý, để các tù nhân này thỉnh thoảng đến nói chuyện với Cha, hoặc giúp đỡ Cha trong vấn đề vệ sinh hay ăn uống.
Nếu Lm Lý vẫn còn bị nhốt trong tình trạng sức khoẻ và tinh thần như thế này thì không biết sự gì sẽ xảy ra cho Cha vào những ngày mùa đông rét lạnh này.
Lm Nguyễn Văn Lý kêu gọi mọi người cầu nguyện và hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm. Nhưng Cha quên xin mọi người cầu nguyện cho mình.
Trân trong kính báo
Giáo xứ Lập Thạch rước kiệu Thánh Giá và dâng lễ
Lập Thạch
19:18 06/02/2010
VINH - Sự kiện nhà cầm quyền Hà Nội đập phá Thánh Giá ở Đồng Chiêm ngày 6/1/2010 đã gây nên một làn sóng phản đối của hàng tỉ người tin theo Chúa Kitô. Việc Thánh Giá bị xúc phạm cũng đã gợi cảm hứng cho phong trào suy tôn Thánh Giá khắp nơi trong nước và hải ngoại.
Tối ngày 2/2/2010, giáo xứ Lập Thạch tổ chức rước kiệu suy tôn Thánh Giá và dâng lễ hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm cùng các nạn nhân liên quan đến vụ Thánh Giá Đồng Chiêm. Ngay từ chập tối, từng đoàn người từ họ trị sở và các họ đạo lân cận đã tụ tập về nhà thờ Đông Thành - một trong ba họ đạo của giáo xứ Lập Thạch.
Theo truyền thống của Giáo Hội, trong ngày lễ Dâng Chúa Chúa Giêsu vào đền thánh, mỗi Kito hữu đốt lên ngọn nến mà họ lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội, để nhắc lại cam kết từ bỏ ma quỷ và quyến rũ bất chính. Ánh sáng của ngọn nến cũng nhắc nhở sứ mạng trở thành ánh sáng thế gian. Trong bóng đêm của gian dối và bạo lực, người tín hữu được mời gọi đốt lên ngọn nến của lòng bao dung, tha thứ, xóa tan thù hận.
Tiếp đến là thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm và các nạn nhân của bạo quyền, đặc biệt là các giáo dân Đồng Chiêm bị đánh trọng thương, anh Nguyễn Hữu Vinh, thầy Nguyễn Văn Tặng, 3 sinh viên người Vinh tại Hà Nội, ĐTGM Giuse, 2 linh mục quản xứ Đồng Chiêm, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà...
Được biết giáo xứ Lập Thạch, với hơn 3 ngàn giáo dân, dưới sự hướng dẫn của linh mục Nguyễn Xuân Tính, đã tổ chức nhiều buổi thắp nến cầu nguyện cho Đồng Chiêm kể từ ngày Đồng Chiêm bị bách hại.
Theo truyền thống của Giáo Hội, trong ngày lễ Dâng Chúa Chúa Giêsu vào đền thánh, mỗi Kito hữu đốt lên ngọn nến mà họ lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội, để nhắc lại cam kết từ bỏ ma quỷ và quyến rũ bất chính. Ánh sáng của ngọn nến cũng nhắc nhở sứ mạng trở thành ánh sáng thế gian. Trong bóng đêm của gian dối và bạo lực, người tín hữu được mời gọi đốt lên ngọn nến của lòng bao dung, tha thứ, xóa tan thù hận.
Tiếp đến là thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm và các nạn nhân của bạo quyền, đặc biệt là các giáo dân Đồng Chiêm bị đánh trọng thương, anh Nguyễn Hữu Vinh, thầy Nguyễn Văn Tặng, 3 sinh viên người Vinh tại Hà Nội, ĐTGM Giuse, 2 linh mục quản xứ Đồng Chiêm, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà...
Được biết giáo xứ Lập Thạch, với hơn 3 ngàn giáo dân, dưới sự hướng dẫn của linh mục Nguyễn Xuân Tính, đã tổ chức nhiều buổi thắp nến cầu nguyện cho Đồng Chiêm kể từ ngày Đồng Chiêm bị bách hại.
Thông Báo
Thư phân ưu của ĐC Chủ tịch HĐGMVN với Hội Liên tu sĩ Việt nam tại Roma
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
19:49 06/02/2010
Văn Hóa
Thơ của Vân Uyên viết về gì ?
Trần Văn Cảnh
12:28 06/02/2010
Thơ của Vân Uyên viết về gì ?
CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ 90 THI SĨ VÂN UYÊN NGUYỄN VĂN ÁI, (bài 3)
Đây là bài thứ ba viết để chúc mừng thượng thọ 90 của thi sĩ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái. Qua bài 1, với chủ đề « Vân Uyên là ai ? », Vân Uyên đã cho thấy rằng Vân Uyên có nghĩa là tình yêu trên Trời. THƠ là lẽ sống chính yếu của Vân Uyên và TÌNH là trọng tâm của thơ Vân Uyên. Có thể bảo rằng tất cả thơ của Vân Uyên đều xoay quanh một chữ « TÌNH ».
Nhưng tình nào? Trong bài 2, qua chủ đề « Duyên tình nào đã khiến Vân Uyên làm thơ ? », phân tích chiều sâu và chiều cao của thơ Vân Uyên, bốn loại tình đã được Vân Uyên đi vào: Tình phu thê bột cảm, tình huyền nhiệm suy tư, tình chiêm niệm cầu nguyện, tình chia sẻ Tin Mừng.
Trong bài thứ ba này, ngoài hai trả lời đã được đưa ra ở hai bài đầu, một trả lời thiên về chiều rộng, chiều dài sẽ được đưa ra để đáp câu hỏi: « Vân Uyên viết về gì ? về những loại tình nào » ? Trong điện thơ « Trả lời GS Trần Văn Cảnh, ngày 09/05/2009 », Vân Uyên cho biết ông đã viết, qua 5 giai đoạn sáng tác khác nhau, về 5 loại thơ tình khác nhau: thơ tình, thơ tả cảnh thiên nhiên, thơ tâm tình tín hữu, thơ tiễn đưa và thơ về những người (danh nhân) mà Vân Uyên mến phục. Vân Uyên viết:
1. Các giai đoạn sáng tác. Phần này có lẽ để mai sau có ai phê bình viết phải hơn. Riêng Vân Uyên không đặt vấn đề. Mỗi khi gặp thi hứng là cầm bút viết. Giai đoạn đầu Vân Uyên đã bầy tỏ lý do tại sao viết thơ.
Ái ân ân ái tình trường
Tử ly cắt đứt đoạn đường sóng đôi
Một người trở lại một người
Ý thiêng đổi kiếp nên lời thành thơ.
( bài: Đời đời còn thương )
Nhà văn Võ Long Tê khi đọc những bài thơ tình của Vân Uyên đã viết: ‘’Đây không phải chỉ là văn chương mà còn là tâm cảnh thành thực đã kết tinh thành vần điệu và do đó đạt đến chỗ cao trọng nhất của văn chương …’’
2. Giai đoạn sau xen kẽ thơ tình là thơ tả cảnh thiên nhiên . Vợ chồng chúng tôi trước kia đã cùng nhau đi dạo chơi ở trong và ngoài nước. Nhưng lạ thay nay còn lại một mình khi ngắm cảnh thấy khác xưa, thắm thiết hơn, buồn man mác trước những kỳ công của Đấng Tạo Hóa. Trong cảnh thấy có tình.
Hình xưa bóng cũ đâu đây
Dấu chân lưu luyến những ngày cùng đi.
( bài: Đâu đây )
Trong ngày Lễ Các Thánh tất cả các nghĩa trang ở Paris đều trồng toàn hoa cúc đủ mầu trông như những rừng hoa cúc. Người đi tảo mộ hay ngắm hoa tấp nập như ngày hội.
Người đi trảy hội rừng hoa cúc
Chim lượn gọi đôi khu mộ nàng
… … … …
Kiếp xưa chung gánh bao ơn lạ
Đến tạ tình ai đạo thiếp chàng.
( bài: Rừng Hoa Cúc )
Để khuây khỏa nỗi lòng Vân Uyên có khi đi chơi xa lên núi hoặc xuống bờ biển miền nam.
Lên núi Alpes để ngắm cảnh tuyết:
Không trung trầm lặng khí thinh không
Bát ngát mênh mông trắng mênh mông
… … … …
Trời xanh thanh tịnh vô nhân ảnh
Chim ô thấp thoáng có như không.
( bài: Tình Tuyết )
Lên núi Vercors để ngắm sao:
Mộng tình đâu đó trời xa thẳm
Lạc lối đường sao …gió thở than.
( bài: Trời Xa Thẳm)
Xuống biển để ngắm trăng:
Trăng rầm ló gọi hồn thơ
Sáng trong mây lướt hồng tơ ánh vàng
Hương thơ ngát gió bay sang
Sóng chiều ngâm khúc dã tràng mơ trăng.
( bài: Trăng Thơ)
Lên gác chuông nhà thờ Reims để xem Nhật Thực ( ngày 11.08.99 lúc 12g24 trưa ):
Kỳ diệu ba sao gặp phút giây
Phủ đen trời đất giữa ban ngày
… … … …
Đêm rụng trước đêm hồn vũ trụ
Kiếp sinh hoàn kiếp bóng đâu đây.
( bài: Tinh Tú Bay )
3. Thơ tâm tình tín hữu. Thật ra Vân Uyên chưa ưng ý một bài thơ nào để nói lên tâm tình tín hữu. Nhưng có hai bài tương đối vừa lòng.
Một nói về huyền nhiệm Giáng Sinh qua mối tình kỳ lạ giữa Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria. Hai nói về huyền nhiệm thần bí Phục Sinh, chết đi rồi sống lại, chết đi mọi người đều biết, sống lại vì trong ngôi mộ không còn xác người.
Bài thứ nhất:
… … … …
Lạ thay câu chuyện thần kỳ
Đính hôn đủ phép lễ nghi xóm làng
Thơ ngây đâu có phụ chàng
Xin vâng thần khí đá vàng thụ thai
… … … …
Sắt đá nguyện cầu tin
Biết sự lạ đến ngày
Vẫn tiến hành hôn lễ
Nàng vui mừng đắm say
Chàng ơi ! chàng ơi !
Đôi ta duyên kiếp thần kỳ
Chẳng duyên cũng bạn đời
Yêu nhau như lứa đôi
Trung tình theo thiên mệnh
Nhờ đôi ta có ‘người-trời’
… … … …
( bài: Duyên Kiếp Thần Kỳ )
Bài thứ hai đưọc nhớ tới vì có một giai thoại thơ văn. Vân Uyên gửi tới mạng lưới Dũng Lạc bài thơ ‘ Tấm mồ không’. Tên bài thơ khi lên mạng được đổi thành ‘ Nấm mồ trống’. Nhưng tên nêu sau trùng với tên một bài thơ của nữ thi sĩ Vũ Thủy. Vũ Thủy là nhà thơ khiếm thị chấp nhận thập giá cuộc đời như một quà tặng của Thiên Chúa, có bài thơ: ’ Cô gái mù với ly cà phê trắng ‘được Phạm Trung phổ nhạc.
Sau khi đọc bài thơ của Vân Uyên, Vũ Thủy nhờ LM. Trần Cao Tường gửi lời ngưỡng mộ tới Vân Uyên.
Nấm mồ trống mở ra
Một bài ca bất diệt
( bài: Nấm Mồ Trống của Vũ Thủy )
Cửa hẹp đường thiêng mở lạ lùng
Xác treo trần trụi tấm mồ không
( bài: Tấm Mồ Không của Vân Uyên )
Đầu đề ‘‘ Nấm mồ trống’’ đọc lên dễ hiểu. Nhưng khi đọc danh từ « Nấm Mồ » tự nhiên nhớ tới câu thơ của Nguyễn Du « Sè sè nấm đất bên đường ».
Trái lại đầu đề « Tấm mồ không » mới đọc thật khó hiểu. Chữ ‘’Tấm’’ làm liên tưởng tới ‘’tấm đá’’ che kín cửa động. Còn chữ ‘’không’’ vì nhớ tới mấy câu trong bài thơ đang viết dở:
Không môn « sắc sắc không không »
Phục Sinh núi sọ « mồ không » tín điều.
Sau khi đọc những bài thơ đạo của Vân Uyên: Cây Thập Tự, Tấm mồ không, Có một người, Tình ta với Tình, Thiên Chi Đạo, Sách Khải Huyền …. nhà văn lập thuyết Nguyễn Thùy đã viết như sau: Vân Uyên đã « đem Đạo vào Thơ » hơn là « đưa Thơ vào Đạo ».
4. Thơ Tiễn đưa. Ở tuổi của Vân Uyên những người thân, những đồng nghiệp, những bạn học cùng thế hệ lần lượt ra đi. Mỗi lần đi dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
… … … …
Mộ hầm sâu thẳm chia sinh tử
Duyên kiếp nào đâu cũng cốt khô
… … … …
Tử khí lạnh tới đâu
Để tình hết thương đau
Men yêu xa nhựa sống
Tim ai vơi nỗi sầu
… … …
Đốt nén nhang tiễn đưa
Thơm gợi kỷ niệm xưa
Tình vượt qua cõi chết
Lưu lại những vần thơ.
( bài: Tiễn Đưa )
Dưới đây chỉ ghi lại tên một số bài đã viết sau khi đi dự tang lễ: Tuôn giòng lệ ( tang lễ Gs. Nguyễn Hữu), Đường ai ( Gs. Trịnh văn Tuất), Nhớ Bằng Vân ( Gs. Trần văn Bảng ), Không còn lệ (Gs. Phó bá Long ), Tình mẹ tình con ( tang lễ mẫu thân của Cung Chi ) … …
Hướng yên tĩnh
Tìm về im lặng
Chốn linh không
Thăm thẳm nghĩa yêu
Cánh hoa gió sớm mưa chiều
Bao nhiêu trôi giạt
Bấy nhiêu là tình …
( bài: Ngày Về )
5. Trong khi đọc lại thơ của người xưa, Vân Uyên có ghi những câu thơ nói về sự sống chết của bốn nhà thơ: Hai người Việt, hai người Pháp; Một thi sĩ công giáo mất sớm vì bệnh phong cùi; Một y sĩ chuyên về bệnh cùi theo Nho giáo; Một giáo sư phẫu thuật vô thần; Và một linh mục Dòng Tên.
… … … …
Máu đã khô rồi thơ cũng khô
Hồn ơi phiêu lạc đến bao giờ
( Hàn mạc Tử )
… … … …
Tay không nợ trắng ly bôi cạn
Nhẹ gánh ra đi ngả bóng chiều
( Bằng Vân )
… … … …
Hạnh phúc gì đâu ở dưới đây
Tình yêu mờ ảo bóng mây bay
( Pierre Huard )
… … … …
Nhờ Ai thể xác linh hồn
Trứng non vươn lũy nên con người này
Ân tình nay trả về Ai
Lão,sinh, bệnh, tử, an bài ý thiêng.
( Pierre Teilhard de Chardin )
… … … …
Ngàn đời thơ vẫn là thơ
Tiếng lòng vương vấn huyền cơ tình người.
( bài: Đọc Thơ Bốn Người )
Thực ra khi đọc thơ của Vân Uyên, độc giả sẽ khám phá ra một chân trời rộng rãi mênh mông, rộng như tinh thần và con tim của ông. Ông đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau, về con người, về thiên nhiên, về thượng đế,…với nhũng tiếp cận khác nhau: siêu hình, hữu thể, huyền nhiệm, tâm lý, xã hội,…; Về con người, không biết vì bị ảnh hưởng nghề nghiệp y sĩ hay do ảnh hưởng bác ái công giáo, ông đặt nặng khía cạnh tình. Ông nói về tình phu thê (đúng hơn là tình nhớ vợ), tình gia đình ông bà cha mẹ con cháu, tình họ hàng, tình bạn bè, tình đồng đạo, tình đồng nghiệp thơ, tình đồng bào, tình xã hội, tình thiên nhiên,…
Trong tương lai, chúng ta sẽ có nhiều dịp để đọc và khám phá thơ của Vân Uyên qua những tiêu đề nội dung sáng tác trên. Bây giờ, chiều trước ngày thượng thọ cửu tuẩn Vân Uyên, tôi xin hợp lòng cùng bao nhiêu bạn bè khác, xin
« CUNG THỌ CỬU TUẦN, XIN CUNG THỌ ».
Paris, ngày 06/02/2010
CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ 90 THI SĨ VÂN UYÊN NGUYỄN VĂN ÁI, (bài 3)
Nhưng tình nào? Trong bài 2, qua chủ đề « Duyên tình nào đã khiến Vân Uyên làm thơ ? », phân tích chiều sâu và chiều cao của thơ Vân Uyên, bốn loại tình đã được Vân Uyên đi vào: Tình phu thê bột cảm, tình huyền nhiệm suy tư, tình chiêm niệm cầu nguyện, tình chia sẻ Tin Mừng.
Trong bài thứ ba này, ngoài hai trả lời đã được đưa ra ở hai bài đầu, một trả lời thiên về chiều rộng, chiều dài sẽ được đưa ra để đáp câu hỏi: « Vân Uyên viết về gì ? về những loại tình nào » ? Trong điện thơ « Trả lời GS Trần Văn Cảnh, ngày 09/05/2009 », Vân Uyên cho biết ông đã viết, qua 5 giai đoạn sáng tác khác nhau, về 5 loại thơ tình khác nhau: thơ tình, thơ tả cảnh thiên nhiên, thơ tâm tình tín hữu, thơ tiễn đưa và thơ về những người (danh nhân) mà Vân Uyên mến phục. Vân Uyên viết:
1. Các giai đoạn sáng tác. Phần này có lẽ để mai sau có ai phê bình viết phải hơn. Riêng Vân Uyên không đặt vấn đề. Mỗi khi gặp thi hứng là cầm bút viết. Giai đoạn đầu Vân Uyên đã bầy tỏ lý do tại sao viết thơ.
Ái ân ân ái tình trường
Tử ly cắt đứt đoạn đường sóng đôi
Một người trở lại một người
Ý thiêng đổi kiếp nên lời thành thơ.
( bài: Đời đời còn thương )
Nhà văn Võ Long Tê khi đọc những bài thơ tình của Vân Uyên đã viết: ‘’Đây không phải chỉ là văn chương mà còn là tâm cảnh thành thực đã kết tinh thành vần điệu và do đó đạt đến chỗ cao trọng nhất của văn chương …’’
2. Giai đoạn sau xen kẽ thơ tình là thơ tả cảnh thiên nhiên . Vợ chồng chúng tôi trước kia đã cùng nhau đi dạo chơi ở trong và ngoài nước. Nhưng lạ thay nay còn lại một mình khi ngắm cảnh thấy khác xưa, thắm thiết hơn, buồn man mác trước những kỳ công của Đấng Tạo Hóa. Trong cảnh thấy có tình.
Hình xưa bóng cũ đâu đây
Dấu chân lưu luyến những ngày cùng đi.
( bài: Đâu đây )
Trong ngày Lễ Các Thánh tất cả các nghĩa trang ở Paris đều trồng toàn hoa cúc đủ mầu trông như những rừng hoa cúc. Người đi tảo mộ hay ngắm hoa tấp nập như ngày hội.
Người đi trảy hội rừng hoa cúc
Chim lượn gọi đôi khu mộ nàng
… … … …
Kiếp xưa chung gánh bao ơn lạ
Đến tạ tình ai đạo thiếp chàng.
( bài: Rừng Hoa Cúc )
Để khuây khỏa nỗi lòng Vân Uyên có khi đi chơi xa lên núi hoặc xuống bờ biển miền nam.
Lên núi Alpes để ngắm cảnh tuyết:
Không trung trầm lặng khí thinh không
Bát ngát mênh mông trắng mênh mông
… … … …
Trời xanh thanh tịnh vô nhân ảnh
Chim ô thấp thoáng có như không.
( bài: Tình Tuyết )
Lên núi Vercors để ngắm sao:
Mộng tình đâu đó trời xa thẳm
Lạc lối đường sao …gió thở than.
( bài: Trời Xa Thẳm)
Xuống biển để ngắm trăng:
Trăng rầm ló gọi hồn thơ
Sáng trong mây lướt hồng tơ ánh vàng
Hương thơ ngát gió bay sang
Sóng chiều ngâm khúc dã tràng mơ trăng.
( bài: Trăng Thơ)
Lên gác chuông nhà thờ Reims để xem Nhật Thực ( ngày 11.08.99 lúc 12g24 trưa ):
Kỳ diệu ba sao gặp phút giây
Phủ đen trời đất giữa ban ngày
… … … …
Đêm rụng trước đêm hồn vũ trụ
Kiếp sinh hoàn kiếp bóng đâu đây.
( bài: Tinh Tú Bay )
3. Thơ tâm tình tín hữu. Thật ra Vân Uyên chưa ưng ý một bài thơ nào để nói lên tâm tình tín hữu. Nhưng có hai bài tương đối vừa lòng.
Một nói về huyền nhiệm Giáng Sinh qua mối tình kỳ lạ giữa Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria. Hai nói về huyền nhiệm thần bí Phục Sinh, chết đi rồi sống lại, chết đi mọi người đều biết, sống lại vì trong ngôi mộ không còn xác người.
Bài thứ nhất:
… … … …
Lạ thay câu chuyện thần kỳ
Đính hôn đủ phép lễ nghi xóm làng
Thơ ngây đâu có phụ chàng
Xin vâng thần khí đá vàng thụ thai
… … … …
Sắt đá nguyện cầu tin
Biết sự lạ đến ngày
Vẫn tiến hành hôn lễ
Nàng vui mừng đắm say
Chàng ơi ! chàng ơi !
Đôi ta duyên kiếp thần kỳ
Chẳng duyên cũng bạn đời
Yêu nhau như lứa đôi
Trung tình theo thiên mệnh
Nhờ đôi ta có ‘người-trời’
… … … …
( bài: Duyên Kiếp Thần Kỳ )
Bài thứ hai đưọc nhớ tới vì có một giai thoại thơ văn. Vân Uyên gửi tới mạng lưới Dũng Lạc bài thơ ‘ Tấm mồ không’. Tên bài thơ khi lên mạng được đổi thành ‘ Nấm mồ trống’. Nhưng tên nêu sau trùng với tên một bài thơ của nữ thi sĩ Vũ Thủy. Vũ Thủy là nhà thơ khiếm thị chấp nhận thập giá cuộc đời như một quà tặng của Thiên Chúa, có bài thơ: ’ Cô gái mù với ly cà phê trắng ‘được Phạm Trung phổ nhạc.
Sau khi đọc bài thơ của Vân Uyên, Vũ Thủy nhờ LM. Trần Cao Tường gửi lời ngưỡng mộ tới Vân Uyên.
Nấm mồ trống mở ra
Một bài ca bất diệt
( bài: Nấm Mồ Trống của Vũ Thủy )
Cửa hẹp đường thiêng mở lạ lùng
Xác treo trần trụi tấm mồ không
( bài: Tấm Mồ Không của Vân Uyên )
Đầu đề ‘‘ Nấm mồ trống’’ đọc lên dễ hiểu. Nhưng khi đọc danh từ « Nấm Mồ » tự nhiên nhớ tới câu thơ của Nguyễn Du « Sè sè nấm đất bên đường ».
Trái lại đầu đề « Tấm mồ không » mới đọc thật khó hiểu. Chữ ‘’Tấm’’ làm liên tưởng tới ‘’tấm đá’’ che kín cửa động. Còn chữ ‘’không’’ vì nhớ tới mấy câu trong bài thơ đang viết dở:
Không môn « sắc sắc không không »
Phục Sinh núi sọ « mồ không » tín điều.
Sau khi đọc những bài thơ đạo của Vân Uyên: Cây Thập Tự, Tấm mồ không, Có một người, Tình ta với Tình, Thiên Chi Đạo, Sách Khải Huyền …. nhà văn lập thuyết Nguyễn Thùy đã viết như sau: Vân Uyên đã « đem Đạo vào Thơ » hơn là « đưa Thơ vào Đạo ».
4. Thơ Tiễn đưa. Ở tuổi của Vân Uyên những người thân, những đồng nghiệp, những bạn học cùng thế hệ lần lượt ra đi. Mỗi lần đi dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
… … … …
Mộ hầm sâu thẳm chia sinh tử
Duyên kiếp nào đâu cũng cốt khô
… … … …
Tử khí lạnh tới đâu
Để tình hết thương đau
Men yêu xa nhựa sống
Tim ai vơi nỗi sầu
… … …
Đốt nén nhang tiễn đưa
Thơm gợi kỷ niệm xưa
Tình vượt qua cõi chết
Lưu lại những vần thơ.
( bài: Tiễn Đưa )
Dưới đây chỉ ghi lại tên một số bài đã viết sau khi đi dự tang lễ: Tuôn giòng lệ ( tang lễ Gs. Nguyễn Hữu), Đường ai ( Gs. Trịnh văn Tuất), Nhớ Bằng Vân ( Gs. Trần văn Bảng ), Không còn lệ (Gs. Phó bá Long ), Tình mẹ tình con ( tang lễ mẫu thân của Cung Chi ) … …
Hướng yên tĩnh
Tìm về im lặng
Chốn linh không
Thăm thẳm nghĩa yêu
Cánh hoa gió sớm mưa chiều
Bao nhiêu trôi giạt
Bấy nhiêu là tình …
( bài: Ngày Về )
5. Trong khi đọc lại thơ của người xưa, Vân Uyên có ghi những câu thơ nói về sự sống chết của bốn nhà thơ: Hai người Việt, hai người Pháp; Một thi sĩ công giáo mất sớm vì bệnh phong cùi; Một y sĩ chuyên về bệnh cùi theo Nho giáo; Một giáo sư phẫu thuật vô thần; Và một linh mục Dòng Tên.
… … … …
Máu đã khô rồi thơ cũng khô
Hồn ơi phiêu lạc đến bao giờ
( Hàn mạc Tử )
… … … …
Tay không nợ trắng ly bôi cạn
Nhẹ gánh ra đi ngả bóng chiều
( Bằng Vân )
… … … …
Hạnh phúc gì đâu ở dưới đây
Tình yêu mờ ảo bóng mây bay
( Pierre Huard )
… … … …
Nhờ Ai thể xác linh hồn
Trứng non vươn lũy nên con người này
Ân tình nay trả về Ai
Lão,sinh, bệnh, tử, an bài ý thiêng.
( Pierre Teilhard de Chardin )
… … … …
Ngàn đời thơ vẫn là thơ
Tiếng lòng vương vấn huyền cơ tình người.
( bài: Đọc Thơ Bốn Người )
Thực ra khi đọc thơ của Vân Uyên, độc giả sẽ khám phá ra một chân trời rộng rãi mênh mông, rộng như tinh thần và con tim của ông. Ông đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau, về con người, về thiên nhiên, về thượng đế,…với nhũng tiếp cận khác nhau: siêu hình, hữu thể, huyền nhiệm, tâm lý, xã hội,…; Về con người, không biết vì bị ảnh hưởng nghề nghiệp y sĩ hay do ảnh hưởng bác ái công giáo, ông đặt nặng khía cạnh tình. Ông nói về tình phu thê (đúng hơn là tình nhớ vợ), tình gia đình ông bà cha mẹ con cháu, tình họ hàng, tình bạn bè, tình đồng đạo, tình đồng nghiệp thơ, tình đồng bào, tình xã hội, tình thiên nhiên,…
Trong tương lai, chúng ta sẽ có nhiều dịp để đọc và khám phá thơ của Vân Uyên qua những tiêu đề nội dung sáng tác trên. Bây giờ, chiều trước ngày thượng thọ cửu tuẩn Vân Uyên, tôi xin hợp lòng cùng bao nhiêu bạn bè khác, xin
« CUNG THỌ CỬU TUẦN, XIN CUNG THỌ ».
Paris, ngày 06/02/2010