Phụng Vụ - Mục Vụ
Bệnh tật và sức khỏe
Lm. Nguyễn Xuân Trường
01:23 03/02/2024
Làm gì để luôn hy vọng ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
03:18 03/02/2024
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
SUY NIỆM CHÚA NHẬT THỨ V THƯỜNG NIÊN NĂM B
Phận người như một định luật: để sống, để ấm no và tồn tại, loài người phải không ngừng lao tác, vất vả, khổ đau, mồ hôi và nước mắt. Không ai đứng ngoài lao động mà lại có thể sống và trưởng thành. Đó là thứ định luật không bao giờ sai dù là ai, thế hệ nào, giai đoạn lịch sử nào.
Nhưng định luật cuộc đời vẫn là thứ định luật khắt khe: Lao động vừa mang lại ấm no nhưng cũng làm cho sức lực con người cạn kiệt.
Thân phận con người là sinh ra trong đau khổ, cất tiếng chào đời bằng nước mắt, cả đời làm người, khó có ai không trầm mình trong từng khoảnh khắc của nhọc nhằn, lo toan, trách nhiệm, biết bao nhiêu sự khó, sự khổ tấn công...
Khi thân xác rã rời, sinh lực tiêu hao, giã từ cuộc đời chấp nhận bỏ tất cả, vĩnh biệt tất cả, vĩnh biệt cả thân xác của chính mình, nhường cho dòi bọ làm thức ăn...
Câu chuyện cuộc đời ông Gióp mà Thánh Kinh diễn tả, đủ nói lên thân phận bi đát ấy. Hôm nay, bài đọc I, nội dung của đoạn trích sách ông Gióp cũng phản ánh tất cả sự thực mà dù chẳng bao giờ mong muốn, nó vẫn xảy đến trên từng phận người: "Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất... Ngày của tôi qua nhanh hơn chiếc thoi đưa, nó tàn lụn đi mà không mang lại tia hy vọng nào. Hãy nhớ rằng đời sống tôi chỉ là một hơi thở! Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc".
Bài Tin Mừng cho thấy rõ định luật cuộc đời ấy khi kể lại chuyện Chúa chữa bệnh cho bà mẹ vợ của thánh Phêrô và của rất nhiều người.
Hãy nhớ, dù chữa bệnh, Chúa không tiêu diệt bệnh. Vì thế, bất cứ là người nào, dù được chính Chúa chữa, bệnh vẫn tái diễn. Bệnh tật làm con người kiệt sức, già yếu, chết. Không một ai trong số người được Chúa chữa còn sống cho đến nay.
Cũng thế, khi nghe tin ai đó bị ốm đau bệnh tật, mọi người đều coi đó là chuyện bình thường. Sinh ra, bệnh tật, già yếu, chết mãi mãi vẫn là định luật khắt khe trong cuộc đời. Nếu chẳng có đức tin, sự sống con người thật vô nghĩa.
Với tôi, để thăng tiến đời mình, để tìm hạnh phúc cho cuộc đời chóng qua và cũng để đạt phần thưởng Nước trời, chúng ta có thể thực hiện những điều sau:
1. Dù đau khổ đến đâu vẫn luôn phó thác vào Chúa.
Trong cái nhìn đức tin: lao động là cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Công sức lao động cùng những đau khổ, bệnh tật, già yếu… cho ta nên giống Chúa Kitô đau khổ. Ta vác thập giá đời mình mà bước đi với Chúa, để cùng thập giá Chúa, thập giá đời ta trở nên nguồn cứu độ chính ta và mọi người.
Trong ý nghĩa của niềm tin như thế, ta nhận ra sự cần thiết của đau khổ. Chúa Kitô chịu đau khổ để cứu chuộc ta, nhưng Chúa không làm một mình, Chúa cần công nghiệp của ta tháp nhập vào công nghiệp của Chúa.
Ta cần phó thác mình trong tay Chúa như ông Gióp. Ông đã chạm đến đỉnh của tuyệt vọng, nhưng ông không hề phạm tội, không xúc phạm tới Thiên Chúa. Dù không hiểu vì sao bản thân đau khổ, ông vẫn hy vọng vào Chúa. Giữa lúc bế tắc, thương đau, tuyệt vọng nhất, ông càng tin tưởng Chúa. Nhờ đức tin đi liền sự phó thác, sau cùng, ông Gióp nhận ra tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa.
Như ông Gióp, ta hãy luôn phó mình trong tay Chúa. Càng đau khổ bao nhiêu, càng bị thử thách vây bũa bao nhiêu, ta càng quyết tâm vững lòng tin vào Chúa, càng quyết tâm phó thách đời mình, hoàn cảnh của mình cho Chúa. Hãy chạy về phía Chúa. Hãy để Chúa làm chiếc phao cứu sinh cuối cùng của đời ta.
2. Không bao giờ được lãng quên lòng yêu thương của Mẹ Thiên Chúa.
Luôn chạy đến cùng Đức Mẹ dù phải đối diện cùng trăm ngàn nghịch cảnh. Chúng ta hãy học gương tìm niềm hy vọng nơi lòng tin tưởng và yêu mến mà chúng ta dâng lên Đức Mẹ theo gương Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận.
Dịp Đại hội đón Thiên Niên kỷ Thứ ba vào năm Thánh 2000, Đức Hồng Y nói về nguồn hy vọng thiêng liêng mà ngài có được trong những năm tù đày như sau:
"Trong những năm khốn đốn bị biệt giam, những năm đau buồn nhất trong đời tôi, tôi chỉ nhìn thấy hai người lính canh và họ được lệnh không được nói với tôi một lời nào.
Tôi cảm thấy bị mọi người bỏ quên, tôi thấu suốt nỗi đau khổ tuyệt đỉnh của Chúa Giêsu cô đơn trên thánh giá. Tôi nghĩ đến những giáo dân, những tín hữu, đến các linh mục, tu sĩ, chủng sinh đang ở ngoài kia, họ cũng bị ruồng bỏ, bị đau khổ tù đày và bị bách hại. Trong sâu thẳm của yếu đuối, tinh thần lẫn thể xác, tôi nhận được ân sủng của Đức Mẹ Maria.
Tôi không được phép dâng thánh lễ, nhưng tôi đã đọc hàng trăm kinh Kính Mừng, và Đức Mẹ đã ban cho tôi sức mạnh kết hợp với Chúa Giêsu trên thánh giá. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu đã cứu chuộc nhân loại khi Ngài cô đơn trên thánh giá, trong sự bất lực hoàn toàn.
Các người lính canh dần dần hiểu biết tôi. Chúng tôi trở thành bạn hữu. Họ đã giúp đỡ tôi. Họ cho phép tôi làm một cây thánh giá bằng gỗ. Tôi đã giấu trong một cục xà bông. Tôi dùng một đoạn dây điện để làm dây đeo và họ đã cho tôi mượn chiếc kềm nhỏ để làm và họ còn làm giúp với tôi nữa.
Chiếc thánh giá mà tôi mang đây làm bằng gỗ và dây điện từ nhà tù. Chiếc thánh giá này luôn luôn nhắc nhở: Hãy yêu thương mãi! Hãy tha thứ mãi! Sống với hiện tại để truyền bá Tin Mừng! Mỗi giây phút sống là để yêu mến Thiên Chúa".
Bắt chước Đức Hồng Y Phanxicô, chúng ta luôn chạy đến cùng Đức Mẹ, xin Đức Mẹ an ủi, cứu giúp, chở che, bảo vệ khỏi mọi điều xấu, điều dữ tấn công.
Hãy nhớ lại hình ảnh Chúa Giêsu quằng quại trong đớn đau, trong cô đơn tận cùng, trong tuyệt vọng đầy thách thức trên thánh giá lại có sự hiện diện đầy nâng đỡ, đầy yêu thương, thấu hiểu và cảm thông của Đức Mẹ để ta không bao giờ lãng quên vai trò của Đức Mẹ trong cuộc đời ta, nhất là khi phải đối diện với những thách thức luôn rình rập để tấn công trong cả đời làm người của ta.
Vẫn thưa lên
Lm. Minh Anh
19:12 03/02/2024
VẪN THƯA LÊN
“Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật không thể tưởng tượng, những gì Gióp than thở, ai oán - bài đọc một - được gọi “Đó là lời Chúa!”. Vậy mà điều nực cười là, ngay khi bài đọc kết thúc, cộng đoàn thưa, “Tạ ơn Chúa!”. Thưa như thế có ổn không? Với những đau đớn của một kiếp người như thế, thử hỏi có đáng để tạ ơn Chúa không? Rất đáng! Bạn và tôi ‘vẫn thưa lên’ “Tạ ơn Chúa!”.
Rõ ràng, Gióp đã bày tỏ những cảm xúc mà đôi khi, chúng ta trải nghiệm. Gióp nói đến những đêm không ngủ, những tháng ngày khốn khó như khổ dịch… Hy vọng những cảm giác này không phải là chuyện thường ngày, nhưng chúng có thật và mỗi người đã từng nếm trải. Vậy đâu là chìa khoá? Hãy nhìn vào toàn bộ cuộc sống của Gióp. Vì dẫu Gióp cảm thấy đau khổ, nhưng điều đó vẫn không ảnh hưởng đến những quyết định của Gióp. Gióp không nhượng bộ tuyệt vọng; Gióp mải kiên trì trung thành với Chúa dẫu mất đi mọi thứ quý giá của mình. Gióp không bao giờ mất niềm tin và hy vọng vào Chúa. Trong mọi hoàn cảnh, giữa bao đớn đau, thất đoạt… Gióp ‘vẫn thưa lên’, “Tạ ơn Chúa!”.
Gióp là kiểu mẫu và là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho chúng ta! Trong cuộc đời Gióp, Gióp không bao giờ nhượng bộ hoàn cảnh, dẫu bất ưng đến đâu. Gióp không bị cám dỗ để tuyệt vọng; vì tuyệt vọng sẽ ngăn cản Gióp ngợi khen Chúa. Gióp ca tụng Chúa trong mọi hoàn cảnh. Và này, Thiên Chúa đã trả lại cho Gióp tất cả. Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ tâm tình của Gióp, “Hãy ca ngợi Chúa đi! Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ!”.
Tin Mừng hôm nay cũng cho thấy những con người cậy trông vào Chúa; họ ùn ùn kéo đến với Chúa Giêsu từ sáng đến chiều, mang theo những người đau yếu bệnh tật và Ngài đã chữa cho lành. Thiên Chúa gớm ghiếc sự dữ nhưng vẫn để chúng xảy ra; Ngài không cất sự dữ khỏi thế gian, cất đau khổ cho con người, ngay cả Con Một. Tung Hô Tin Mừng thật thâm thuý, “Đức Kitô đã mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta”. Qua đau khổ và sự dữ, Thiên Chúa muốn con người nhìn lên Chúa Giêsu để cậy trông hơn. Chính Ngài đã trải qua đau khổ - ngay cả cái chết - để ‘rửa tội’ cho chúng, mặc cho chúng một ý nghĩa cứu độ, ý nghĩa phục sinh. Sống mầu nhiệm khổ đau như Thiên Chúa muốn là rao giảng Tin Mừng sự chết và sống lại của Chúa Kitô như Phaolô chia sẻ, “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” - bài đọc hai.
Chuyện kể về một vườn hoa. Người làm vườn đã vất vả biến khu đất thành một thiên đường thực sự. Một buổi sáng, anh vào vườn để thăm những bông hoa yêu thích và hoảng hốt khi phát hiện những cánh hoa đẹp nhất đã bị cắt đi. Lòng đầy lo lắng và tức giận, anh hỏi các gia nhân, “Ai hái trộm hoa?”. Một người trả lời, “Sáng nay ông chủ vào vườn, hái những bông hoa đó và mang đi”. Thế là người làm vườn nhận ra rằng, không việc gì mà anh phải lo lắng; việc chủ của anh chọn một số hoa riêng cho mình là hoàn toàn đúng đắn.
Anh Chị em,
Hơn cả những cánh hoa của nhà quý tộc, bạn và tôi thuộc về Thiên Chúa, sống cho vinh quang Ngài. Thiên Chúa có thể cắt tỉa chúng ta, đưa chúng ta đến một nơi nào đó, trao cho mỗi người một sứ vụ nào đó. Ngài yêu chúng ta theo cách của Ngài. Như Gióp, bạn và tôi phó mình cho Ngài; và trong mọi hoàn cảnh, có thể ‘vẫn thưa lên’, “Tạ ơn Chúa!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để hoàn cảnh vùi dập con, cho con ‘trưởng thành hơn’ và ‘gần Chúa hơn’ giữa bao khốn khó!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:20 03/02/2024
24. Đức Chúa Giê-su không những có tình yêu, mà chính là tình yêu; Thánh Thể không những là bí tích tình yêu, mà chính là tình yêu.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:22 03/02/2024
70. TẤU NHẠC MỜI RƯỢU
Trương Từ người nước Tống thích cùng với các ẩn sĩ tương giao.
Một hôm, mời bạn bè đến uống rượu. Sau khi uống được vài ly, họ Trương ra lệnh cho người hầu:
- “Làm “ngân ti cung”, phải phối hợp cho tốt và có mùi vị thật của nó”.
Các ẩn sĩ chụm đầu ghé tai nói:
- “Nhất định sẽ dọn ra thịt cá”.
Đợi rất lâu, chỉ thấy người hầu đem ra cái đàn, mời người đánh đàn chơi bài “ly tao”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 70:
Ẩn sĩ không chỉ là những bậc tu hành trong núi trong rừng, nhưng vẫn còn có một loại ẩn sĩ khác đó là những người thức thời hoặc tức đời hoặc hận đời đen bạc mà không thèm ra làm quan chấp chánh, nhưng dù là loại ẩn sĩ nào chăng nữa thì họ cũng đều là những kẻ đã phủi bụi hồng trần mà vui thú điền viên hay tu ở trong núi trong rừng...
Ngày xưa người ta coi những vị ẩn sĩ là khắc khổ nên tiếp đãi đúng với sự khổ hạnh của họ, nhưng các vị ẩn sĩ thì lại mơ tưởng đến thịt cá nên...vỡ mộng thịt cá.
Ngày nay giáo dân vẫn coi những vị ẩn sĩ là người khổ hạnh nên luôn kính trọng các ngài, vì thương sự khổ hạnh ấy nên tiếp đãi các ngài thật không thiếu thức ăn gì trên bàn ăn, và thế là hại các ngài...
Có lẽ các ẩn sĩ ngày nay nên hát bài “ly tao” trước khi vào bàn ăn để có thể “ly” rồi lại “tao” cách có ý nghĩa hơn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trương Từ người nước Tống thích cùng với các ẩn sĩ tương giao.
Một hôm, mời bạn bè đến uống rượu. Sau khi uống được vài ly, họ Trương ra lệnh cho người hầu:
- “Làm “ngân ti cung”, phải phối hợp cho tốt và có mùi vị thật của nó”.
Các ẩn sĩ chụm đầu ghé tai nói:
- “Nhất định sẽ dọn ra thịt cá”.
Đợi rất lâu, chỉ thấy người hầu đem ra cái đàn, mời người đánh đàn chơi bài “ly tao”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 70:
Ẩn sĩ không chỉ là những bậc tu hành trong núi trong rừng, nhưng vẫn còn có một loại ẩn sĩ khác đó là những người thức thời hoặc tức đời hoặc hận đời đen bạc mà không thèm ra làm quan chấp chánh, nhưng dù là loại ẩn sĩ nào chăng nữa thì họ cũng đều là những kẻ đã phủi bụi hồng trần mà vui thú điền viên hay tu ở trong núi trong rừng...
Ngày xưa người ta coi những vị ẩn sĩ là khắc khổ nên tiếp đãi đúng với sự khổ hạnh của họ, nhưng các vị ẩn sĩ thì lại mơ tưởng đến thịt cá nên...vỡ mộng thịt cá.
Ngày nay giáo dân vẫn coi những vị ẩn sĩ là người khổ hạnh nên luôn kính trọng các ngài, vì thương sự khổ hạnh ấy nên tiếp đãi các ngài thật không thiếu thức ăn gì trên bàn ăn, và thế là hại các ngài...
Có lẽ các ẩn sĩ ngày nay nên hát bài “ly tao” trước khi vào bàn ăn để có thể “ly” rồi lại “tao” cách có ý nghĩa hơn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu mời: ‘Chúng ta hãy cùng nhau làm việc cho hòa bình ở Thánh Địa’
Thanh Quảng sdb
16:27 03/02/2024
Đức Thánh Cha kêu mời: ‘Chúng ta hãy cùng nhau làm việc cho hòa bình ở Thánh Địa’
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho “anh chị em Do Thái ở Israel”, được gửi tới Karma Ben Johanan, một nhà thần học chuyên về đối thoại Do Thái-Kitô giáo, và mời gọi mọi người làm việc cho hòa bình ở Thánh Địa.
(Tin Vatican - Roberto Cetera)
ĐTC viết: “Trái tim tôi gần gũi với các bạn, với Thánh địa, với tất cả các dân tộc sinh sống ở đó, người Israel và người Palestine, và tôi cầu nguyện cho khát vọng hòa bình có thể ngự trị nơi tất cả mọi người. Tôi muốn các bạn biết rằng các bạn gần gũi với tâm lòng của tôi và các bạn là trọng tâm của trái tim Giáo hội.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi những lời đó đến “anh chị em Do Thái ở Israel” trong một bức thư qua Karma Ben Johanan.
Karma Ben Johanan một nhà thần học về đối thoại Do Thái-Kitô giáo là một trong những người thúc đẩy trong những tuần gần đây, lời kêu gọi gửi đến Đức Thánh Cha, được ủng hộ bởi 400 giáo sĩ và học giả ký tên, kêu gọi củng cố tình hữu nghị Do Thái-Kitô giáo sau thảm kịch ngày 7 tháng 10.
“Chúng tôi vô cùng biết ơn sự tin tưởng và tinh thần hữu nghị mà Đức Thánh Cha và toàn thể Giáo hội đã tìm cách tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt đoàn kết các cộng đồng của chúng ta, Công Giáo và Do Thái.”
Đây là những lời cảm kích chân thành của nhà thần học Israel đối với bức tâm thư của Đức Thánh Cha gửi cho tờ L'Osservatore Romano vào thứ Bảy tại Jerusalem.
Trong bức thư đề ngày 2 tháng 2, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Đất Thánh thật đáng tiếc không được loại trừ khỏi tình trạng hỗn loạn đang bao trùm thế giới và tạo thành một “cuộc chiến tranh thế giới từng phần” thực sự, đang gây ra “sự e ngại và đau đớn” lan rộng.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng cuộc chiến đang diễn ra đã “tạo ra thái độ chia rẽ trong dư luận toàn cầu, điều này đôi khi dẫn đến các hình thức bài Do Thái và chống Do Thái giáo”.
“Tôi chỉ có thể nhắc lại rằng (...) mối quan hệ ràng buộc chúng tôi với các bạn là rất đặc biệt và duy nhất, mà không bao giờ có thể bị lu mờ, một cách tự nhiên, mối quan hệ mà Giáo hội có với những người khác cũng như sự cam kết đối với họ”, Đức Thánh Cha nói. “Con đường mà Giáo hội đã đi cùng với các bạn, những dân tộc cổ xưa của giao ước, bác bỏ mọi hình thức bài Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái, lên án một cách dứt khoát những biểu hiện thù hận đối với người Do Thái và đạo Do Thái là một tội chống lại Thiên Chúa,” bày tỏ hy vọng của mình đối với "sự hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết để xóa bỏ những hiện tượng này."
Đề cập đến bức thư do các giáo sĩ và học giả về đối thoại Do Thái-Kitô giáo gửi cho ngài, Đức Thánh Cha cho biết ngài đánh giá rất cao nó.
“Tôi muốn bảo đảm với các bạn về sự gần gũi và tình cảm của tôi. Tôi ôm lấy từng người trong các bạn, và đặc biệt những người đang bị thống khổ, đau đớn, sợ hãi và thậm chí bị sự dữ tiêu diệt,” và ĐTC nói thêm: “Cùng với các bạn, chúng tôi thương tiếc những người đã chết, những người bị thương, và cầu xin Chúa Cha can thiệp và giúp chấm dứt chiến tranh và hận thù.”
Đức Thánh Cha nói: ngài hiểu rằng trong thời điểm hoang tàn này, thật khó để nhìn thấy “một chân trời tương lai ánh sáng thay thế bóng tối, trong đó tình bạn thay thế hận thù (...) Tuy nhiên, chúng ta, với tư cách là người Do Thái và người Công Giáo, là những nhân chứng chính xác cho điều đó, cho chân trời đó."
ĐTC kết thúc bức thư của mình bằng cách bày tỏ hy vọng rằng tất cả hoạt động cho hòa bình.
"Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm cùng nhau để đảm bảo rằng thế giới mà chúng ta để lại cho hậu thế sẽ tốt đẹp hơn, và tôi xác tín rằng chúng ta có thể tiếp tục cùng nhau hướng tới mục tiêu này."
Bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha, Karma Ben Johanan hoan nghênh lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Nhà thần học Karma nói: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để loại bỏ hận thù và bạo lực và mở ra những cánh cửa dẫn đến hòa bình đích thực cho tất cả, những người sống trên mảnh đất này: người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo”. Tôn giáo có thể là một lực lượng sáng tạo có khả năng mở ra những con đường vẫn còn bị đóng chặt!”
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho “anh chị em Do Thái ở Israel”, được gửi tới Karma Ben Johanan, một nhà thần học chuyên về đối thoại Do Thái-Kitô giáo, và mời gọi mọi người làm việc cho hòa bình ở Thánh Địa.
(Tin Vatican - Roberto Cetera)
ĐTC viết: “Trái tim tôi gần gũi với các bạn, với Thánh địa, với tất cả các dân tộc sinh sống ở đó, người Israel và người Palestine, và tôi cầu nguyện cho khát vọng hòa bình có thể ngự trị nơi tất cả mọi người. Tôi muốn các bạn biết rằng các bạn gần gũi với tâm lòng của tôi và các bạn là trọng tâm của trái tim Giáo hội.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi những lời đó đến “anh chị em Do Thái ở Israel” trong một bức thư qua Karma Ben Johanan.
Karma Ben Johanan một nhà thần học về đối thoại Do Thái-Kitô giáo là một trong những người thúc đẩy trong những tuần gần đây, lời kêu gọi gửi đến Đức Thánh Cha, được ủng hộ bởi 400 giáo sĩ và học giả ký tên, kêu gọi củng cố tình hữu nghị Do Thái-Kitô giáo sau thảm kịch ngày 7 tháng 10.
“Chúng tôi vô cùng biết ơn sự tin tưởng và tinh thần hữu nghị mà Đức Thánh Cha và toàn thể Giáo hội đã tìm cách tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt đoàn kết các cộng đồng của chúng ta, Công Giáo và Do Thái.”
Đây là những lời cảm kích chân thành của nhà thần học Israel đối với bức tâm thư của Đức Thánh Cha gửi cho tờ L'Osservatore Romano vào thứ Bảy tại Jerusalem.
Trong bức thư đề ngày 2 tháng 2, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Đất Thánh thật đáng tiếc không được loại trừ khỏi tình trạng hỗn loạn đang bao trùm thế giới và tạo thành một “cuộc chiến tranh thế giới từng phần” thực sự, đang gây ra “sự e ngại và đau đớn” lan rộng.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng cuộc chiến đang diễn ra đã “tạo ra thái độ chia rẽ trong dư luận toàn cầu, điều này đôi khi dẫn đến các hình thức bài Do Thái và chống Do Thái giáo”.
“Tôi chỉ có thể nhắc lại rằng (...) mối quan hệ ràng buộc chúng tôi với các bạn là rất đặc biệt và duy nhất, mà không bao giờ có thể bị lu mờ, một cách tự nhiên, mối quan hệ mà Giáo hội có với những người khác cũng như sự cam kết đối với họ”, Đức Thánh Cha nói. “Con đường mà Giáo hội đã đi cùng với các bạn, những dân tộc cổ xưa của giao ước, bác bỏ mọi hình thức bài Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái, lên án một cách dứt khoát những biểu hiện thù hận đối với người Do Thái và đạo Do Thái là một tội chống lại Thiên Chúa,” bày tỏ hy vọng của mình đối với "sự hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết để xóa bỏ những hiện tượng này."
Đề cập đến bức thư do các giáo sĩ và học giả về đối thoại Do Thái-Kitô giáo gửi cho ngài, Đức Thánh Cha cho biết ngài đánh giá rất cao nó.
“Tôi muốn bảo đảm với các bạn về sự gần gũi và tình cảm của tôi. Tôi ôm lấy từng người trong các bạn, và đặc biệt những người đang bị thống khổ, đau đớn, sợ hãi và thậm chí bị sự dữ tiêu diệt,” và ĐTC nói thêm: “Cùng với các bạn, chúng tôi thương tiếc những người đã chết, những người bị thương, và cầu xin Chúa Cha can thiệp và giúp chấm dứt chiến tranh và hận thù.”
Đức Thánh Cha nói: ngài hiểu rằng trong thời điểm hoang tàn này, thật khó để nhìn thấy “một chân trời tương lai ánh sáng thay thế bóng tối, trong đó tình bạn thay thế hận thù (...) Tuy nhiên, chúng ta, với tư cách là người Do Thái và người Công Giáo, là những nhân chứng chính xác cho điều đó, cho chân trời đó."
ĐTC kết thúc bức thư của mình bằng cách bày tỏ hy vọng rằng tất cả hoạt động cho hòa bình.
"Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm cùng nhau để đảm bảo rằng thế giới mà chúng ta để lại cho hậu thế sẽ tốt đẹp hơn, và tôi xác tín rằng chúng ta có thể tiếp tục cùng nhau hướng tới mục tiêu này."
Bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha, Karma Ben Johanan hoan nghênh lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Nhà thần học Karma nói: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để loại bỏ hận thù và bạo lực và mở ra những cánh cửa dẫn đến hòa bình đích thực cho tất cả, những người sống trên mảnh đất này: người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo”. Tôn giáo có thể là một lực lượng sáng tạo có khả năng mở ra những con đường vẫn còn bị đóng chặt!”
Đại học Công Giáo sa thải giáo sư tổ chức doula phá thai trong lớp
Đặng Tự Do
16:54 03/02/2024
Đại học Công Giáo Hoa Kỳ đã sa thải một trong những giáo sư của trường vì đưa một người ủng hộ việc phá thai đến lớp để nói chuyện với sinh viên.
Một email hôm thứ Ba từ hiệu trưởng trường, Peter Kilpatrick, mà CNA có được cho biết, trường đã bắt đầu điều tra vào tuần trước sau khi biết được báo cáo về một người ủng hộ việc phá thai được mời đến một lớp học. Hiệu trưởng cho biết nhà trường cũng được biết rằng một sinh viên đã có bản ghi âm của lớp học được đề cập.
Tờ Daily Signal, tờ báo đã thu được và công bố bản sao đoạn ghi âm vào tuần trước, đã xác định giáo sư tâm lý học này là Melissa Goldberg.
Kilpatrick viết hôm thứ Ba: “Bây giờ chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng nội dung của lớp học không phù hợp với sứ mệnh và căn tính của chúng tôi, chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng với giáo sư đã mời diễn giả”.
Trang giảng viên của Goldberg không còn có trên trang web của trường đại học kể từ chiều thứ Ba.
“Là một tổ chức Công Giáo, chúng tôi cam kết thúc đẩy sự thật trọn vẹn về con người và bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết một cách tự nhiên. Trong quá trình theo đuổi sự thật và công lý một cách nghiêm chỉnh, đôi khi chúng ta tham gia vào những tranh luận hoặc ý thức hệ trái ngược với lý trí hoặc Tin Mừng”, ông viết.
“Nhưng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự rõ ràng do ánh sáng kết hợp của lý trí và đức tin mang lại, và chúng tôi cam kết không bao giờ biện hộ cho tội lỗi hoặc coi lỗi lầm là có thể biện minh về mặt đạo đức”.
“Như được chứng kiến bởi cuộc đời và nhân đức của Thánh Thomas Aquinas, người mà chúng ta vừa mừng lễ với tư cách là một cộng đồng, việc dấn thân với những ý tưởng đối lập giúp chúng ta vừa lớn lên trong việc làm chủ sự thật vừa đáp lại sai lầm bằng sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và lòng thương xót..”
Theo Daily Signal, Goldberg đã mời Rachel Carbonneau đến lớp học vào ngày 23 Tháng Giêng. Carbonneau, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty doula Family Ways, đã nói chuyện với cả lớp về cách làm việc với những phụ nữ phá thai tự chọn và phá thai “vì lý do y tế”.
Doulas thường liên quan nhiều nhất đến việc cung cấp hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh, mặc dù có một loạt dịch vụ doula tồn tại cho các trường hợp như tử vong hoặc sẩy thai.
Thảo luận về việc phá thai, Carbonneau trong đoạn ghi âm nói rằng “mục tiêu của nhiều nhà cung cấp là cố gắng thực hiện việc phá thai trước khi các đầu dây thần kinh của em bé được hình thành. Vì vậy, mục tiêu là thực hiện việc đó vào thời điểm mà em bé sẽ không cảm thấy đau đớn.”
Carbonneau cũng thảo luận về điều mà cô ấy gọi là “nguy cơ đối với người sinh nở” bao gồm “nguy cơ xuất huyết và nguy cơ một em bé sẽ không thể sống sót cũng như cuộc trò chuyện với những đứa con lớn của cô ấy về lý do tại sao cô ấy mang thai và bây giờ không có em bé.”
Cô nói: “Có rất nhiều mảnh ghép cho những câu đố này, về mặt cảm xúc và xã hội.
Khi được một sinh viên yêu cầu mở rộng cách sử dụng thuật ngữ “người sinh nở”, Carbonneau nói rằng cô ấy làm việc với những khách hàng được xác định là người chuyển giới. “Người sinh con” là thuật ngữ mà những người ủng hộ người chuyển giới thường sử dụng để tránh những ngôn từ mang tính giới tính như “phụ nữ” hoặc “mẹ”.
Kilpatrick nói trong lá thư tuần này rằng “tại Đại học Công Giáo, chúng ta có cơ hội duy nhất và phước lành chung để theo đuổi chân lý, phát triển trong đức tin và thực thi bác ái. Các nghiên cứu của chúng ta nhằm mục đích tạo ra sự khôn ngoan, bao gồm sự xuất sắc trong việc sống và chia sẻ chân lý với người khác.”
“Xin cho việc học tập chung của chúng ta giúp chúng ta hiểu được cuộc sống, yêu mến sự tốt lành, thăng tiến và bảo vệ phẩm giá con người”.
Source:Catholic News Agency
Các nhà phê bình thách thức Tiến trình Công Nghị Đức trong bối cảnh nghiên cứu lạm dụng
Đặng Tự Do
16:55 03/02/2024
Trước một nghiên cứu về tình trạng lạm dụng của các mục sư Tin lành được công bố ở Đức, một nhóm giáo dân Công Giáo đã nghi ngờ “lời tường thuật dai dẳng về Tiến trình Công Nghị quy các nguyên nhân lạm dụng mang tính hệ thống là do các yếu tố Công Giáo cụ thể”.
Được công bố vào ngày 25 Tháng Giêng, nghiên cứu của ForuM đã xác định được 1.259 cá nhân bị cáo buộc và 2.174 người sống sót sau vụ lạm dụng kể từ năm 1946 trong Giáo hội Tin lành ở Đức (EKD), theo báo cáo của CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA. “Những phát hiện của nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố về một “khía cạnh lạm dụng tình dục cụ thể được cho là của Công Giáo,” Neuer Anfang, một nhóm giáo dân người Đức chỉ trích Tiến trình Công Nghị, cho biết.
Tiến trình Công Nghị Đức, vốn đã bỏ phiếu cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ và ý thức hệ chuyển giới, cùng với các vấn đề khác, đã liên kết các nghị quyết của mình với Nghiên cứu MHG, một cuộc điều tra về lạm dụng tình dục của giáo sĩ trong Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Tuy nhiên, Neuer Anfang đã tuyên bố rằng “các nhà phê bình đã liên tục thách thức giá trị khoa học của mối liên hệ như vậy”. Như CNA Deutsch đã đưa tin, một chuyên gia y tế nổi tiếng cũng đưa ra quan ngại trong bối cảnh này.
Sau khi nghiên cứu về Tin lành được công bố vào tuần trước, chuyên gia về lạm dụng, Cha Hans Zollner đã nói với hãng thông tấn KNA của Đức: “Không có mối liên hệ nhân quả nào giữa một số cơ cấu giáo hội và việc lạm dụng; nó phức tạp hơn nhiều.”
Zollner là thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ em cho đến năm 2023 và đứng đầu Viện Nhân chủng học tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô.
Chuyên gia lạm dụng cho biết, theo CNA Deutsch, “chắc chắn không sai khi nghĩ về điều gì đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo và cản trở việc làm sáng tỏ cũng như cách thay đổi điều này”. Tuy nhiên, ông cảnh báo, “thật thiển cận khi nghĩ rằng các linh mục đã kết hôn hoặc nhiều phụ nữ hơn trong vai trò lãnh đạo Giáo hội sẽ ngăn chặn được tình trạng lạm dụng”.
Neuer Anfang nhấn mạnh sự hiện diện của các nguyên nhân mang tính hệ thống của lạm dụng tình dục vượt qua ranh giới giáo phái, chẳng hạn như sự mất cân bằng quyền lực, mô hình vai trò không rõ ràng và khả năng thao túng trong các mối quan hệ bất cân xứng.
“Những yếu tố cấu trúc này, vốn có lợi cho việc lạm dụng, không phải chỉ có ở Giáo Hội Công Giáo hay bất kỳ giáo phái nào. Chúng có tính xuyên thể chế, phổ biến ở bất cứ nơi nào có trẻ em và thanh thiếu niên tham gia - trong các nhà thờ thuộc mọi giáo phái, cũng như trong các môi trường thể thao và giáo dục.”
Các giám mục Đức sẽ tranh luận về Tiến trình Công Nghị trong phiên họp toàn thể tiếp theo của các ngài tại Augsburg từ ngày 19 đến 22 tháng Hai. Cuộc họp này dự kiến sẽ là một thời điểm quan trọng, vì các giám mục sẽ bỏ phiếu về một ủy ban với mục tiêu giới thiệu một Hội đồng Thượng hội đồng thường trực để giám sát Giáo hội ở Đức.
Trước cuộc họp, Đức Giám Mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đã viết rằng Giáo hội phải “tìm kiếm các hình thức họp và thủ tục tham gia phù hợp” để “cho phép càng nhiều người tham gia một cách nghiêm chỉnh vào các cuộc tham vấn và quyết định, CNA Deutsch đưa tin.
Trong bối cảnh này, Giám Mục Bätzing cho rằng, nền dân chủ hiện đại, với sự thừa nhận phẩm giá con người và sự phân chia quyền lực, nhà nước phúc lợi và pháp quyền, không nên “làm nảy sinh nỗi sợ hãi trong Giáo hội”.
Source:Catholic News Agency
Fiducia Supplicans và chính sách thuộc địa văn hóa
Vũ Văn An
21:12 03/02/2024
Anne Hendershott trên Catholic World Report, ngày 24 tháng 1 năm 2024, nhận định rằng: Nỗ lực áp đặt quan niệm của phương Tây về mối quan hệ đồng tính đã diễn ra được một thời gian và Vatican hiện là một phần của vấn đề.
Thực vậy, tuyên bố Fiducia Supplicans của Vatican “mâu thuẫn trực tiếp với đặc tính văn hóa của các cộng đồng châu Phi”, các giám mục châu Phi đã chính thức đưa ra một tuyên bố phản đối mạnh mẽ như thế vào ngày 11 tháng 1 với tựa đề “Không ban phúc lành cho các cặp đồng tính trong các Giáo hội châu Phi”.
Được ký bởi Đức Hồng Y Congo Fridolin Ambongo Besungu, chủ tịch Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM), tuyên bố thừa nhận “làn sóng chấn động” mà Fiducia Supplicans đã gây ra, đồng thời tuyên bố rằng “nó đã gieo rắc những quan niệm sai lầm và tình trạng bất ổn trong tâm trí của nhiều tín hữu giáo dân, những người thánh hiến và thậm chí cả các mục tử và đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ.”
Mặc dù tuyên bố của Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar minh nhiên phủ nhận việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cố gắng áp đặt “bất cứ hình thức thuộc địa hóa văn hóa nào ở Châu Phi”, nhưng thật khó để ủng hộ một tuyên bố như vậy khi chính Fiducia Supplicans cũng có những dấu chỉ của một việc thuộc địa hóa văn hóa—một nỗ lực nhằm áp đặt quyền lực nhà nước thuộc địa của Vatican thông qua sự phụ thuộc văn hóa của một khuôn khổ khái niệm hoặc một bản sắc văn hóa này lên một khuôn khổ khái niệm hoặc bản sắc văn hóa khác ở Châu Phi.
Và dù Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar thừa nhận rằng tuyên bố của Vatican về các phước lành đồng tính “không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về tình dục và hôn nhân của con người”, tuyên bố của các giám mục châu Phi vẫn đã phàn nàn rằng “ngôn ngữ mà nó sử dụng vẫn quá tinh tế để những người bình thường có thể hiểu được”.
Có thể lập luận rằng sự mơ hồ phức tạp của Fiducia Supplicans tự nó là một dấu ấn của chủ nghĩa thực dân văn hóa bởi vì tuyên bố này có thể được định nghĩa khác nhau bởi những người có quyền áp đặt cách giải thích của riêng họ về giá trị của các mối quan hệ đồng tính lên người khác bằng những cách giải thích rất khác nhau. Đó chính là ý nghĩa của chủ nghĩa thực dân văn hóa. Khái niệm chủ nghĩa thực dân văn hóa thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa như một phương tiện để thực hiện quyền lực chính trị và kinh tế. Ở đây, chúng ta đã thấy ở đất nước của chúng ta rằng không cần thiết phải có các hành động quân sự để thay đổi đáng kể luật pháp về các vấn đề như quyền sinh sản—bao gồm cả phá thai—và chuyển đổi giới tính. Thay đổi văn hóa có thể có tác động mạnh mẽ như chiến tranh về hậu quả của nó.
Giáo hội từ lâu đã cảnh cáo về hậu quả của việc áp đặt những thay đổi văn hóa mạnh mẽ lên nhiều tập tục, bao gồm cả đạo đức tình dục và các vấn đề cuộc sống. Giáo Hội luôn khuyên người Công Giáo nên “phản văn hóa” trong các vấn đề sự sống và hôn nhân bằng cách bác bỏ việc chấp nhận quyền sinh sản của văn hóa phương Tây bằng cách tôn trọng mọi sự sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, và bảo vệ hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Nhưng bây giờ, theo một cách nào đó, Vatican rõ ràng đang cố gắng yêu cầu tất cả chúng ta xác nhận một số giá trị văn hóa suy đồi nhất của nền văn hóa chính thống.
Đức Hồng Y Fridolin Ambongo, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, khi giải thích việc Châu Phi từ chối việc chúc phúc cho các cặp đồng tính luyến ái, đã lưu ý rằng phương Tây đã đánh mất ý nghĩa của hôn nhân và văn hóa như thế nào, điều mà ngài nói “là trong suy giảm…” “Từng chút một chúng sẽ biến mất. Chúng sẽ biến mất. Chúng tôi cầu chúc cho chúng một cái chết tốt đẹp…” Về bản chất, đây là một lời khiển trách rõ ràng đối với chủ nghĩa thực dân văn hóa.
Không chỉ các giám mục châu Phi mới bác bỏ Fiducia Supplicans và việc nó khuyến khích việc ban phúc lành cho các cặp đồng tính. Hội đồng Giám mục Công Giáo Hung Gia Lợi đã cùng với các giám mục ở một số quốc gia Đông và Trung Âu khác bác bỏ việc áp đặt chủ nghĩa thực dân văn hóa phương Tây trong những phúc lành này. Trong tuyên bố của mình, các giám mục Hung Gia Lợi đã viết: “Chúng ta có thể ban phép lành cho tất cả các cá nhân bất kể bản dạng giới tính hay khuynh hướng tình dục của họ, nhưng chúng ta phải luôn tránh ban phép lành chung cho các cặp vợ chồng chỉ sống với nhau trong mối quan hệ đơn thuần hoặc những người không có hôn nhân hợp pháp, hoặc mối quan hệ đồng tính.”
Ở một khía cạnh nào đó, các giám mục Hung Gia Lợi – những người không phụ thuộc về kinh tế vào sự rộng lượng của Vatican – thậm chí còn mạnh mẽ hơn các giám mục châu Phi trong việc bác bỏ chủ nghĩa thực dân văn hóa mà Vatican đang cố gắng áp đặt. Trong khi các giám mục châu Phi ca ngợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tập trung chủ yếu vào “đặc tính văn hóa của các cộng đồng châu Phi” khi bác bỏ Fiducia Supplicans, thì các giám mục Hung Gia Lợi và Đông Âu đã nói rõ rằng ý tưởng về phước lành đồng tính là mâu thuẫn trực tiếp với Lời Chúa Kitô.
Giám mục người Hung Gia Lợi Janos Szekely của Giáo phận Szombathely tuyên bố rằng lý do họ không bao giờ có thể thực hiện Fiducia Supplicans là vì “nếu chúng tôi phải ban phép lành cho hai người trong trường hợp như vậy, là chúng tôi làm sai lệch Tin Mừng của Chúa Kitô và không làm điều chúng tôi nên làm trong tư cách mục tử đối với một cặp như vậy.”
Có những điểm tương đồng giữa chủ nghĩa thực dân văn hóa do Vatican áp đặt thông qua Fiducia Supplicans với chủ nghĩa thực dân văn hóa đang tiếp diễn mà Liên minh Châu Âu và Liên Hiệp Quốc đã cố gắng áp đặt lên Châu Phi, Hung Gia Lợi và các nước Đông và Trung Âu khác trong nhiều năm. Gần đây nhất, vấn đề đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2019, các cuộc đàm phán giữa Liên minh Châu Âu và cộng đồng Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) trong nỗ lực tìm kiếm người kế thừa cho một hiệp ước được gọi là Thỏa thuận Cotonou năm 2000. Hiệp ước Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương - Liên minh Châu Âu được đề xuất, được thiết kế để định hướng mối quan hệ giữa 27 quốc gia của Liên minh Châu Âu và 79 quốc gia Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương trong hai thập niên tới, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ vì nhiều lý do tương tự như những lý do phản đối Fiducia Supplicans.
35 quốc gia Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương, cùng với Hung Gia Lợi và Ba Lan, đã từ chối ký thỏa thuận. Mô tả chúng là những “bác bỏ” (holdouts), báo cáo của phương tiện truyền thông đã kết luận rằng ngôn ngữ của hiệp ước cổ vũ quyền sinh sản—bao gồm cả phá thai—cũng như quyền của người LGBT và giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ em: “Một số quốc gia châu Phi trước đây đã bày tỏ sự miễn cưỡng của họ trong việc phê chuẩn hiệp ước về các dự khoản của nó về việc không phân biệt đối xử mà họ cho là khuyến khích đồng tính luyến ái.”
Những nước từ chối ký thỏa thuận mới của Liên minh Châu Âu – bao gồm Nigeria, Rwanda và Senegal – sẽ mất khả năng tiếp cận các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, vốn dựa vào thỏa thuận này để có thể hoạt động hợp pháp bên ngoài Liên minh Châu Âu. Đây là một hình thức trắng trợn của chủ nghĩa thực dân văn hóa vì nó dùng sức mạnh kinh tế để thay đổi văn hóa. Tổng thống Obama đã cố gắng thực hiện một kiểu chủ nghĩa thực dân văn hóa tương tự ở châu Phi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông khi viện trợ bắt đầu gắn liền với việc chấp nhận các mối quan hệ đồng tính và phá thai. Nhiệm kỳ tổng thống của Obama là đỉnh cao của chủ nghĩa thực dân văn hóa của Mỹ ở châu Phi, nhưng dường như nó đã được hồi sinh dưới thời chính quyền Biden. Politico đưa tin Tổng thống Biden không chỉ lên án luật chống kê gian của Uganda vào tháng 5 năm ngoái, ông còn đề xuất khả năng thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Người ta không thể bỏ lỡ sự tương đồng giữa áp lực được nhận thấy từ Vatican về việc ban phước cho các cặp đồng tính và áp lực tài chính rất thực tế từ Liên minh Châu Âu đối với những quốc gia từ chối thay đổi văn hóa của họ về các vấn đề cuộc sống và hôn nhân để phù hợp với các giá trị tiến bộ phương Tây của Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, rất khó để dự đoán các chính phủ Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương và những “người phản đối” khác sẽ ứng phó như thế nào trước áp lực kinh tế nhằm tuân thủ các yêu cầu của Liên minh Châu Âu và Liên hiệp quốc về sức khỏe sinh sản bao gồm phá thai, quan hệ đồng tính và giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ em. Nhưng cho dù đó là một số ít các quan chức tiến bộ nhưng đầy quyền lực tại Vatican hay giới tinh hoa ở Liên minh châu Âu hay Liên hiệp quốc đang cố gắng áp đặt một hệ tư tưởng văn hóa mới, thì điều quan trọng là cuộc tấn công vào chủ quyền văn hóa và quốc gia của tất cả các tiểu bang và quốc gia phải được bác bỏ mạnh mẽ.
Lời kêu gọi hiếu thảo tới tất cả các Hồng Y và Giám mục của Giáo Hội Công Giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
22:28 03/02/2024
Hàng trăm linh mục, học giả và tác giả Công Giáo đã ký tên trong một lời kêu gọi yêu cầu tất cả các Hồng Y và Giám mục của Giáo Hội Công Giáo cấm áp dụng Tuyên ngôn Fiducia Supplicans trong giáo phận của các ngài.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn lá thư sang Việt Ngữ.
Chúng tôi, những linh mục, học giả và tác giả Công Giáo ký tên dưới đây, viết thư cho các vị nhân dịp tài liệu mới nhất được xuất bản bởi Bộ Giáo lý Đức tin, Fiducia Supplicans, vốn đã gây ra rất nhiều tai tiếng trong Giáo hội trong mùa Giáng Sinh vừa qua.
Như được biết rộng rãi, một bộ phận có liên quan của giám mục thế giới trên thực tế đã bác bỏ nó, do nó rõ ràng vi phạm Kinh thánh và Truyền thống của Giáo hội. Hai mươi hội đồng giám mục, hàng chục cá nhân các vị giám mục, và thậm chí cả các Hồng Y được bổ nhiệm vào các chức vụ cao nhất, chẳng hạn như Hồng Y Müller và Hồng Y Sarah, đã bày tỏ phán quyết lên án rõ ràng. Hiệp hội Giáo sĩ Công Giáo Anh, Mỹ và Australia cũng vậy. Chưa bao giờ trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, một văn kiện của Huấn quyền Rôma lại bị bác bỏ mạnh mẽ như thế.
Thật vậy, bất chấp sự tái khẳng định rõ ràng về giáo lý truyền thống của Giáo hội về Hôn nhân, hóa ra việc thực hành mục vụ mà văn kiện cho phép lại trực tiếp đi ngược lại giáo lý đó. Thật thế, tài liệu này chỉ được đón nhận một cách tích cực bởi một số ít Hội Đồng Giám Mục và các giám mục, là những người trong nhiều thập kỷ đã công khai ủng hộ việc thay đổi giáo lý về luân lý tình dục. Rõ ràng là thông điệp thực tế mà Tuyên ngôn mới này truyền tải phù hợp hơn nhiều với chương trình và ý tưởng của những người muốn thay đổi giáo lý, hơn là với chính giáo lý mà tài liệu tuyên bố sẽ giữ nguyên.
Tài liệu cố gắng giới thiệu một sự tách biệt trên thực tế giữa một bên là giáo lý và phụng vụ, và một bên là thực hành mục vụ. Nhưng điều này là không thể: trên thực tế, việc chăm sóc mục vụ, giống như mọi hành động, luôn giả định trước một lý thuyết, và do đó, nếu việc chăm sóc mục vụ thực hiện điều gì đó không phù hợp với giáo lý, thì điều thực sự được đề xuất là một thứ giáo thuyết khác.
Có thể nói, việc chúc lành một cặp (dù là “phụng vụ” hay “mục vụ”) là một dấu chỉ tự nhiên. Cử chỉ cụ thể này nói lên điều gì đó một cách tự nhiên và do đó có tác dụng giao tiếp tự nhiên, ngay lập tức, không thể thay đổi một cách giả tạo bởi những cảnh báo bằng lời nói của tài liệu. Một lời chúc phúc như vậy, theo ngôn ngữ phổ quát của nhân loại, luôn hàm ý sự chấp nhận những gì đang được ban phước.
Do đó, dấu hiệu cụ thể được ban tặng với phúc lành như vậy, trước toàn thế giới, đó là,theo Giáo Hội Công Giáo, “các cặp vợ chồng bất hợp pháp” cả những người ngoài hôn nhân và đồng tính luyến ái, giờ đây sẽ được Thiên Chúa chấp nhận, chính xác là theo kiểu kết hợp đã cấu hình một cách cụ thể họ như một cặp. Cũng không có ý nghĩa gì khi tách “cặp” khỏi “kết hiệp” như Hồng Y Fernández đã cố gắng làm điều đó, vì một cặp là một cặp vì sự kết hợp đã tạo nên sự tồn tại cho nó.
Việc loại trừ những hoàn cảnh quan trọng và ngẫu nhiên khác như thời gian, địa điểm hoặc đồ trang trí như hoa và quần áo cưới khỏi hành động này không làm thay đổi bản chất của hành vi, vì cử chỉ trung tâm và thiết yếu vẫn còn. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều biết qua kinh nghiệm những “hạn chế” như vậy có giá trị như thế nào và chúng kéo dài được bao lâu.
Thực tế là một linh mục đang ban phép lành cho hai người tự nhận mình là một cặp, theo nghĩa tình dục, và chính xác là một cặp được xác định bởi mối quan hệ tội lỗi khách quan của họ. Vì vậy – bất kể ý định và cách giải thích của tài liệu, hoặc những lời giải thích mà linh mục có thể cố gắng đưa ra – hành động này sẽ là dấu hiệu hữu hình của một thứ giáo thuyết khác, vốn mâu thuẫn với giáo lý truyền thống.
Chúng ta hãy nhớ rằng giáo lý truyền thống về chủ đề này phải được coi là không thể sai lầm, vì nó được Kinh thánh và Truyền thống xác nhận một cách rõ ràng, một truyền thống phổ quát và không gián đoạn, ubique et semper. Và phải nhớ rằng đây là một giáo lý về luật tự nhiên, không cho phép bất kỳ thay đổi nào.
Trên thực tế, các tín hữu thậm chí sẽ không nhận thức được những biện minh lý thuyết tinh tế được đưa ra bởi Tuyên ngôn, càng không nhận thức được những biện minh đã được thêm vào trong bản minh xác gần đây về Tuyên ngôn. Trên thực tế, thông điệp được tung ra bởi Tuyên ngôn này mà dân Chúa cũng như toàn thế giới chắc chắn sẽ hiểu là: Giáo Hội Công Giáo cuối cùng đã thay đổi và hiện nay chấp nhận các kết hợp đồng tính luyến ái, và nói chung hơn, các kết hợp ngoài hôn nhân.
Tình trạng này hoàn toàn biện minh cho việc kiên quyết bác bỏ của rất nhiều hội đồng giám mục, rất nhiều giám mục, rất nhiều học giả và rất nhiều giáo dân bình thường. Trong bối cảnh này, chắc chắn là không chính đáng, đặc biệt là đối với một Hồng Y hay một giám mục, khi giữ im lặng, vì tai tiếng đã xảy ra là nghiêm trọng và công khai, và nếu nó không được ngăn chặn, nó chắc chắn sẽ ngày càng bị khuếch đại. Mối đe dọa không trở nên nhỏ hơn mà còn nghiêm trọng hơn, vì sai lầm đến từ Tòa thánh Rôma, và có mục đích gây gương mù cho tất cả các tín hữu, và trên hết là những người nhỏ bé, những tín hữu đơn sơ không có cách nào định hướng và tự bảo vệ mình trong tình trạng hỗn loạn này: “Ai xúc phạm đến một trong những kẻ bé mọn đã tin Thầy, thì thà buộc cối đá lừa vào cổ mà ném xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18,6).
Các mục tử và tất cả những người có trách nhiệm nào đó trong Hội thánh đều được coi là lính canh: “Nếu người canh gác thấy gươm đến mà không thổi kèn, khiến dân không được báo, và gươm đến làm cho người nào phải thiệt mạng, thì dù kẻ ấy chết vì tội của mình, máu người ấy, Ta sẽ đòi người canh phải trả.” (Ez. 33,6).
Trước những điều trên, chúng tôi tha thiết cầu xin các vị:
(1) Hãy noi gương dũng cảm của rất nhiều anh em giám mục trên khắp thế giới: xin hãy cấm ngay việc áp dụng văn kiện này trong giáo phận của các vị.
(2) Hãy trực tiếp yêu cầu Đức Thánh Cha khẩn trương rút lại tài liệu đáng tiếc này, một tài liệu mâu thuẫn với cả Kinh thánh lẫn Truyền thống phổ quát và không gián đoạn của Giáo hội và rõ ràng đã tạo ra một vụ tai tiếng nghiêm trọng.
Trong thời điểm khó khăn này, một lời nói chân thật rõ ràng sẽ là mẫu gương tốt nhất về sự cống hiến trung thành và can đảm của các vị đối với dân Chúa được ủy thác cho các vị, một dấu chỉ của lòng trung thành với sứ mệnh thực sự của Đức Giáo Hoàng và đồng thời là sự trợ giúp tốt nhất cho chính Đức Giáo Hoàng, một “sự sửa sai huynh đệ” hùng hồn mà ngài rất cần trong giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất của triều đại giáo hoàng và có lẽ là của cuộc đời ngài. Nếu các vị hành động kịp thời, vẫn còn một số hy vọng rằng ngài có thể giải cứu triều đại giáo hoàng và con người của mình khỏi một vết nhơ có thể đè nặng lên ngài không thể xóa nhòa, không chỉ trong lịch sử mà còn trong cõi vĩnh hằng.
Source:Crisis Magazine
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tgm Philipphê Nguyễn Kim Điền 1921-1988
Phạm Bá Nha
01:29 03/02/2024
Đức Tổng Giám Mục Philipphê NGUYỄN Kim Điền người tiểu đệ khó nghèo. (1921-1988)
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần: ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế: Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm: ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi: Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960: về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ: Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN: Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết: ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn: tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực: Quyền tự do tín ngưỡng: trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội: không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau:
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện: hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh: số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979): chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng: chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết: Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định: ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN: ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết: Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ: Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau: Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó: ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh: ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo: Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần: ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế: Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm: ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi: Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960: về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ: Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN: Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết: ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn: tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực: Quyền tự do tín ngưỡng: trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội: không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau:
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện: hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh: số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979): chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng: chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết: Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định: ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN: ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết: Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ: Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau: Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó: ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh: ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo: Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.
Đâu có mùa Xuân
Phạm Bá Nha
17:57 03/02/2024
ĐÂU CÓ MÙA XUÂN
Ngày 11.12.2018, tổ chức UNICEF - LHQ công bố hiện tình trẻ em trên thế giới. Đây là ‘’danh sách đen’’. Lướt qua, chúng ta cảm thấy các em này từ nhỏ đã nhuốm, trải qua biết bao cực nhọc đau khổ, ‘‘Đâu Có Mùa Xuân”. Danh sách cho biết:
- 50 triệu trẻ em sinh ra không có tên tuổi và không quốc tịch vì không được khai báo
- 11 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi, vì có các bệnh không có loại thuốc chích ngừa
- 120 triệu trẻ em bỏ học vì nhiều lý do khác nhau
- 100 triệu trẻ em và vị thành niên sống lang thang trên vỉa hè thành phố.
- 2 triệu trẻ em chết và 6 triệu trẻ em bị thương tích vì chiến tranh đó đây
- 300 ngàn trẻ em bị buộc gia nhập quân đội chiến đấu.
- 14 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi vì cha mẹ chết vì chiến tranh hay bị bệnh liệt kháng.
- 211 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi bị khai thác bóc lột lao động nặng nhọc. Trong hầm đá, quặng mỏ (Mỹ châu Latinh), xưởng dệt thảm, khâu bóng đá, bị chủ xích vào máy dệt, trả nợ thay cho cha mẹ (Ấn Độ, Bacladesh, Pakistan). Các em làm việc, ăn ngủ tại chỗ.
- 1 triệu 200 ngàn trẻ em bị liên lụy trong dịch vụ buôn bán trẻ em mãi dâm. Có tổ chức lời hàng triệu Mỹ kim / năm. Bên Mỹ châu Latinh có nạn giết, bán bộ phận trẻ em bụi đời.
- Hàng triệu trẻ em bị cha mẹ người thân bạo hành, mang thương tích suốt đời.
(ns HN 312, 12. 2018, tr.27)
Diễn văn trước giáo triều 22.12.2018, trong 40 phút, ĐGH Phanxicô đề cập tới :
- Việc Chúa giáng sinh là ánh sáng liên kết : Lần đầu Chúa đến trong khiêm nhường, lần thứ hai, Chúa đến trong vinh quang. Củng cố niềm tin, đừng thất vọng.
- Chúa sinh ra trong bất ổn chính trị và tôn giáo, tranh đấu căng thẳng, và u ám. Chúa sinh ra cho sự chờ đợi của một số người. Số đông từ chối.
Trong diễn văn này, hướng về các trẻ em, nạn nhân nhiều hình thức khác nhau trên thế giới, ĐGH nói, chúng ta quan tâm đến trẻ em hàng ngày thiếu nước, thức ăn và thuốc men. Các em thiếu thốn nghèo đói cùng cực. Bạo lực nhắm vào những người dễ bị tổn thương, trẻ em và phụ nữ. Những cuộc chiến tranh tuyên bố hay không. Tất cả những người bị tra tấn bất công trong xã hội.
Chúng ta đang trải nghiệm một thời tử đạo, khốc liệt tàn bạo hơn thời Roma. Một Néron mới đàn áp tín hữu. Nhóm cực đoan mới nhắm vào nhà thờ, nơi thờ phượng, các thừa tác viên và các thành viên tín hữu. Các phe đảng, nhóm mới cũ, nuôi dưỡng hận thù với Chúa Kitô với Giáo Hội. Có biết bao Kitô hữu đang gánh chịu sự bách hại nặng nề, đẩy ra bên lề, kỳ thị bấy công. Họ chấp nhận cái chết hơn bác bỏ Chúa Giêsu.
ĐGH chủ sự chầu tạ ơn Te Deum, 31.12.1918, tại Đền Thánh Phêrô. Trong bài giảng, ĐGH nói : Chúa sinh ra để giải thoát, đưa chúng ra ra khỏi tình trạng nô lệ và đem trở lại phẩm giá xứng đáng con Thiên Chúa. Trong Roma có tới hơn 10. 000 vô gia cư, nam nữ trẻ em. Cuộc sống của họ rất phức tạp gặp nhiều khó khăn, vất vưởng lay lứt trên vỉa hè công viên bến xe… Chúa chào đời để biểu lộ tình yêu dành cho người bé mọn, người nghèo và qua đó gieo rắc Nước Trời trên thế giới. (VietCatholic New 31.12.2018)
Trong Tông Huấn ‘’Vui Mừng Hoan Hỷ’’(Gaudate et Exultate, 19.3.2018) ĐGH đặc biệt kêu gọi nghĩ đến những người xấu số trong xã hội hôm nay.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi an
Thế giới nói với chúng ta điều ngược lại : giải trí, thú vui, tiêu khiển và thoát ly thực tế mới
Làm cho cuộc sống dễ chịu. Người thế gian ngoảnh mặt trước vấn đề đau ốm, buồn phiền gia đình hay chung quanh. Thế giới không muốn khóc lóc, đúng hơn, họ không quan tâm đến những tình cảnh đau thương, tìm cách phủ lấp hoặc che giấu các hoàn cảnh ấy. Người ta tốn nhiều công sức để chạy trốn đau khổ và tưởng rằng có thể che giấu được thực tại, nhưng thực tế cuộc sống không bao giờ vắng bóng thập giá (Tông Huấn số 75)
Một người biết nhìn các sự vật đúng như sự thật của chúng, biết cảm nhận những đau khổ và muộn phiền, thì mới có thể chạm đến chiều sâu của đời sống và tìm được hạnh phúc chân thật. Người ấy được Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian. Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau thương. Như thể họ khám phá ra ý nghĩa đau khổ cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khổ, cảm thông nỗi thống khổ của người ta mà mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận tha nhân là xương thịt của chính mình mà không sợ đến gần, Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian. Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau thương. Như thế họ khám phá ra ý nghĩa cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khổ cảm thông nhữn nỗi thống khổ của người ta và mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận nơi tha nhân là thịt và xương của mình và không sợ đến gần. Thậm chí chạm vào các vết thương của họ. Họ cảm thương người khác đến nỗi mọi khoảng cách đều không còn. Như thế, người ấy có thể lời khuyên của Thánh Phaolo : Hãy khóc với người khóc (Rm 12, 15)
Biết khóc với người khác : Đó là sự thánh thiện (số 76)
Tìm lại mùa xuân. Ngoài lời kêu gọi trên của ĐGH, trong một thế giới và xã hội như thế chúng ta phải làm gì cho những người xấu số bên cạnh mà chúng ta gặp. Xin đọc và suy nghĩ những mẩu tin và truyện sau :
1. ĐGH nêu gương : Ngày 10.12. 2018, ĐGH cắt băng khánh thành phòng khám bệnh y khoa cho những người ăn xin chung quanh đền thờ Thánh Phêrô. Phòng mang tên : Phòng Khám Bệnh, Mẹ Lòng Thương Xót. Phòng ở ngay hàng cột tay trái công trường Thánh Phêrô. Ngày 18.12.2018, ĐGH đến dùng cơm trưa với người vô gia cư do Hội Bóng Đá Ý tổ chức tại câu lạc bộ Bóng Dá. Trong bữa tiệc, ĐGH phát biểu : Belem nghĩa là ‘‘nhà bánh’’. Trong ‘’ngôi nhà’’ này, Chúa muốn gặp gỡ nhân loại. Ngài biết chúng ta cần lương thực để sống. Từ máng cỏ Belem đến phòng tiệc ly ở Giêrusalem. Chúa đã trở thành lương thực trên bàn thờ hàng ngày. Ngài gõ cửa nhà để vào cùng ăn với chúng ta. (x. Kh.3,20)
2. Nhật ký của nữ y tá (+ 2014) kể lại : Hôm ấy, 11.11. 1999, khoảng 8g, trại tôi nhiều việc, bận rộn. Một cụ khoảng 80 tuổi bước vào, và xin cắt chỉ khâu ở ngón tay. Ông nói ông vội vì có hẹn vào lúc 9g. Tôi mời ông ngồi vì phải hơn 1 giờ nữa mới có nngười giúp ông. Tôi thấy ông nhìn đồng hồ vì lúc đó ông bận gì, nên tôi quyết định khám vết thương. Khi khám tôi thấy vết thương ăn da non, thế là tôi nói với bác sỹ khác cắt chỉ, còn tôi săn sóc vết thương cho ông. Tôi hỏi, phải chăng ông hẹn với bác sỹ khác. Ông nói sáng nay ông vội đến nhà dưỡng lão để ăn sáng với vợ. Bà bị alzheimer. Ông vỗ nhẹ vai tôi và nói : Bà không nhận ra tôi, nhưng tôi biết bà là ai.
Khi ông đi rồi, tôi không cầm nổi nước mắt, còn hai cánh tay nổi da gà. Tôi nghĩ rằng đây là tình yêu tôi muốn có trong đời : Tình yêu chân thật, không thân xác, không lãng mạn. Chân thật là chấp nhận tất cả. Trong những chuyện bông đùa email thỉnh thoản, cũng có thông điệp, hôm nay tôi muốn nói : Những người hạnh phúc nhất là người biết tổ chức những gì mình có. ‘’Sống không phải thoát khỏi trận bão, mà nhảy múa dưới cơn mưa’’.
3. Các nước không cho Chúa Hài Đồng sinh ra. Hai lý do là ý thức cộng sản và chủ nghĩa Hồi Giáo cực doan, hình như bị cấm mừng lễ Giáng Sinh. Đó là các nước :
- Brunei : Nước có 5765 csv, 420.000 dân, 62% là Hồi Giáo. Chỉ được có thể mừng lễ Giáng Sinh trong gia đình. Từ 2015, có lệnh phạt tù từ 5 năm hay tiền, những ai công khai, lớn tiếng mừng Lễ Giáng Sinh. Có video phổ biến cấm người Hồi Giáo tham dự các lễ nghi của Kitô giáo, như dùng thánh giá, thắp đèn cầy, trang hoàng cây Noel, ăn uống vào đêm Noel
- Somalie : Từ 2015, vua Hồi Giáo ra lệnh cấm mừng lễ Giáng Sinh : Tất cả Giáng Sinh và năm mới là đi ngược lại văn hóa Hồi Giáo và làm hại đức tin cộng đồng Hồi giáo.
- Tadjikistan : Từ 2013, nhà cầm quyền cấm TV chiếu phim Noel. Trường học không được trưng cây Noel và nhận quà Noel. Cấm đốt pháo bông, bữa ăn và gây qũi dịp năm mới.
- Arabie Saoudite : Nước cai trị nghiêm nhặt nhất theo Hồi Giáo. Cấm mừng lễ Giáng Sinh. Nên có đụng độ giữa nhóm cởi mở và cực đoan. Noel 2015, trong bệnh viện công cho phép người không Hồi Giáo mừng lễ Giáng Sinh, thì nhóm Hồi Giáo quyết liệt chống.
- Bắc Hàn : Từ 1950, cộng sản đến, tất cả sinh hoạt thờ phượng bị cấm. Tổ chức bảo vệ nhân quyền ước lượng 50.000 đến 70.000 tín hữu trong các nhà tù. Năm 2016, nhà độc tài Kim Jong-Un không những cấm mừng lễ Giáng Sinh đêm 24.12, mà phải mừng sinh nhật bà nội ông là bà Kim Jong-Suk (1949-1919), người đánh bại Nhật và trở thành vợ nhà độc tài đầu tiên Kim II Sung, Bắc Hàn. Bà là ‘’mẹ thánh cuả cách mạng’’.
- Trung Quốc : Có bán ‘vật dụng, cảnh trí ’’ trang hoàng Giáng Sinh, nhắm thu lợi nhuận thương mại kinh tế. Đa số dân chúng coi dịp cuối năm như ‘’lễ hội theo mùa’’ hay ‘‘nét văn hóa hiện đại, theo tây phương’’, là kẻ thù dân tộc. Dưới mắt dân chúng, mừng Giáng Sinh với con mắt dè dặt, thù nghịch. Năm 2014, viện Khoa học Xã Hội phát hành sách có phần ‘các vấn đề gay go nhất’’ : ý tưởng dân chủ du nhập từ tây phương, quyền bá chủ tây phương, phát tán tin tức trên internet, sự tăng trưởng tôn giáo. Nhóm 10 sinh viên Tiến sỹ công bố bài báo tố cáo ‘sùng bái Noel’’ kêu gọi dân chúng ‘tẩy chay Noel’’. Họ cho ‘‘đây là bước tiến mới Kitô hóa’’ đất nước họ.
(ns HN, số 312, 12. 2018, ttr.58-59)
4. Truyện ‘’Cô bé bán diêm’’ (La Petite Fille Aux Allumettes, viết 1845) của văn hào Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875), nhiều người biết : Vào buổi tối mùa thu, khu phố Copenhagnen, Đan Mạch. Trước mặt độ 10 bước, Andersen nghe tiếng khàn khàn vọng ra của cô bé, khoảng 10 tuổi, run rẩy ngồi co ro ngồi trên thềm nhà cao ráo, ánh đèn trong nhà hắt ra. Andersan bước tới, ái ngại, cất tiếng :
- Tối lắm rồi, sao cháu chưa về nhà ngủ?
Cô bé nhích mép : Chú ơi ! Mua hộ cháu bao diêm !
Rồi chỉ tay vào túi vải bên cạnh, em khẩn nài : Cả ngày, cháu chẳng bán được gì. Và chả ai bố thí cho cháu đồng nào. Cô bé rớm rớm nước mắt, thân hình tiều tụy, ốm yếu run lên khi gió lạnh thổi qua.
Sát đến gần, Andersen động lòng, khẽ vuốt mái tóc dài xoắn từng búp trên lưng cô bé : Gia đình cháu đâu cả? Không ai lo cho cháu?
Cô bé buồn, lắc đầu, bùi ngùi kể : Những năm xưa, khi còn sống trong căn nhà xinh đẹp. Từ khi bà em mất, gia sản lụi bại. Gia đình chui rúc trong xó hẹp tối tăm. Nhìn Anderson với vẻ cầu khẩn : Không có tiền, em đâu dám về nhà, sợ ba đánh chết. Thật, em có người cha khắc nghiệt. Hai cha con chen nhau ở trên gác xép tồi tàn, gió rét vẫn chui vào dù bít kín kẽ vách. Về nhà không ích gì.
Lúc này cô bé mang đôi giầy vải mòn của mẹ để lại.
Anderson yên ủi : Cháu đừng lo. Rồi móc túi, đặt một số tiền vào tay bé bỏng của em : Còn bấy nhiêu cho cháu hết. Về nhà mau, kẻo chết cóng.
Đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng : Ôi, lạy Chúa. Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất. Với món tiền này bố con cháu sẽ có nhiều bữa no.
Cô bé đăm chiêu : Chú cho hết, thì tiền đâu chú sống. Hở chú?
Chàng mỉm cười, nụ cười hiền dịu : Cháu khéo lo? Chú còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa. Đầu năm chú trở lại sẽ tặng cháu món quà đặc biệt.
- Ồ, thích quá. Còn cháu, sẽ tặng chú một món quà. À mà tên chú là gì?
- Chú là Anderson. Có bao giờ nghe đến tên ấy chưa?
- Tên chú quen lắm. Có phải chú là thợ mộc, thợ may, hay bác sỹ?
- Không phải. Thế này. Chàng đưa ngón tay vẽ vào không khí…
- A, cô bé reo lên : Cháu hiểu, chú làm nghề bán bút?
Sau đó, Anderson đi du lịch. Một năm sau. Anderson trở lại. Dò hỏi thăm Cô bé bán diêm, thì chủ hiệu quần áo cho biết cô đã chết cóng, lúc nào ở góc giữa 2 ngôi nhà. Ngồi bên cạnh những bao diêm, có 1 bao đã đốt nhẵn. (bđd. Ttr.76-77)
Cuối bài, cũng là cuối năm, cùng đọc thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa) xin Chúa giải phóng, mở cửa cho những ai tin tưởng nơi Ngài.
Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng. Tuyên xưng Ngài là Đức Chúa. Chúa là Cha, Đấng trường tồn vạn đại. Hoàn vụ này kính cẩn suy tôn. Trước nhan Chúa các tổng thần phủ phục. Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, đều cảm tạ và cung chúc tôn thờ. Chẳng khi ngừng vang dạy tung hô. Thánh! Thánh! Chí Thánh. Chúa tể càn khôn là Đấng Thánh. Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. Bậc tông đồ đồng thành ca ngợi Chúa. Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. Đoàn tử đạo quang huy hùng dung. Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài. Và trải rộng khắp nơi trần thế. Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng. Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng. Và Con Một Ngài chí tôn chí ái. Cùng Thánh Thần. Đấng an ủi yêu thương.
Lạy Đức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống. Ngài là Chúa hiển vinh. Đã chẳng nề mặc lấy xác phàm, nơi cung lòng Trinh Nữ. Hầu giải phóng nhân loại lầm than. Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần. Mở cửa cho những ai tin tưởng. Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha. Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi. Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh. Phúc miên trường vui hưởng vinh quang. Amen.
VietCatholic TV
Biến lớn: Mỹ đồng loạt tấn công phe Iran, chiến tranh mở rộng. Nga bàng hoàng, 3 giờ mất 10 chiến xa
VietCatholic Media
02:35 03/02/2024
1. Mỹ tấn công Syria và Iraq: Mọi điều chúng tôi biết
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Strikes in Syria and Iraq: Everything We Know”, nghĩa là “Mỹ tấn công Syria và Iraq: Mọi điều chúng tôi biết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Ngũ Giác Đài xác nhận với Newsweek vào chiều thứ Sáu rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu một loạt cuộc không kích vào các mục tiêu ở Syria và Iraq để trả đũa việc ba quân nhân Mỹ bị lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn sát hại gần đây.
Ba binh sĩ đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm Chúa Nhật vào căn cứ Tháp 22 ở phía đông bắc Jordan, gần biên giới Syria. Cuộc tấn công được cho là được phát động từ bên trong Syria bởi một nhóm có quan hệ với Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, gọi tắt là IRGC.
Tổng thống Joe Biden, người đang chịu áp lực ngày càng tăng phải đáp trả bằng cách phát động các cuộc tấn công trực tiếp vào Iran, cho biết rằng ông đã quyết định về phản ứng của mình vào đầu tuần này mà không tiết lộ bất kỳ mục tiêu nào.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Biden đã chỉ ra rằng phản ứng sẽ bao gồm nhiều hơn một cuộc tấn công. Các căn cứ, kho vũ khí và kho huấn luyện được sử dụng bởi các chiến binh được Tehran hậu thuẫn và được IRGC tài trợ được cho là nằm rải rác khắp Syria và Iraq.
Tổng thống Biden cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng quân đội đã tấn công “các mục tiêu tại các cơ sở ở Iraq và Syria mà IRGC và lực lượng dân quân liên kết sử dụng để tấn công lực lượng Hoa Kỳ” và các cuộc tấn công bổ sung sẽ diễn ra “vào thời gian và địa điểm mà chúng tôi lựa chọn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nêu rõ trong một tuyên bố rằng “bảy cơ sở” bao gồm 85 mục tiêu đã bị tấn công, gọi cuộc tấn công là “những hành động cần thiết để bảo vệ Hoa Kỳ, lực lượng và lợi ích của chúng tôi”.
Hoa Kỳ không tìm kiếm xung đột ở Trung Đông hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nhưng hãy để tất cả những ai có thể tìm cách làm hại chúng ta biết điều này: Nếu bạn làm hại một người Mỹ, chúng tôi sẽ đáp trả.
Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh tuyên bố rằng ít nhất 10 thành viên dân quân thân Iran đã thiệt mạng hoặc bị thương trong đợt tấn công đầu tiên vào Syria, trong đó có ít nhất 3 chiến binh không phải là người Syria. Nhóm này cho biết không dưới 17 địa điểm đã bị tấn công ở miền đông Syria.
Một tuyên bố của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ, gọi tắt là CENTCOM, cho biết tổng cộng 85 địa điểm đã bị tấn công, bao gồm các cơ sở được cho là liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng cho các nhóm chiến binh được IRGC hậu thuẫn.
Tuyên bố của CENTCOM cho biết: “Lực lượng quân sự Hoa Kỳ đã tấn công hơn 85 mục tiêu, với nhiều máy bay, trong đó có máy bay ném bom tầm xa bay từ Hoa Kỳ”. “Các cuộc không kích sử dụng hơn 125 loại đạn chính xác.”
“Các cơ sở bị tấn công bao gồm các trung tâm hoạt động chỉ huy và kiểm soát, trung tâm tình báo, hỏa tiễn và hỏa tiễn, kho chứa máy bay không người lái cũng như các cơ sở chuỗi cung ứng hậu cần và đạn dược của các nhóm dân quân và các nhà tài trợ IRGC của họ, những người đã tạo điều kiện cho các cuộc tấn công chống lại lực lượng Hoa Kỳ và Liên minh.”
Các cuộc tấn công khó có thể làm hài lòng những người chỉ trích Tổng thống Biden của Đảng Cộng hòa, nhiều người trong số họ đã kêu gọi tổng thống đáp trả bằng cách tấn công trực tiếp vào Iran, bất chấp lo ngại rằng động thái như vậy có thể kích động Tehran tham gia vào một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn và có thể nhanh chóng dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới.
Iran và các nhóm chiến binh liên quan đã thề sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ. Nhóm Kataib Hezbollah có trụ sở tại Iraq cho biết hồi đầu tuần rằng họ đang “chuẩn bị cho khả năng leo thang của Tổng thống Biden mất trí nhớ” và có thể “tấn công bất kỳ căn cứ nào ở Trung Đông” bằng “vũ khí tầm xa không được công bố”. Nhà lãnh đạo IRGC Hossein Salami cũng cảnh báo rằng “sẽ không có mối đe dọa nào mà không được đáp trả”.
2. Người Nga bàng hoàng khi 3 xe tăng, 7 chiếc xe thiết giáp bị tiêu diệt trong 3 giờ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians in Shock as Column of 3 Tanks, 7 AFVs and BMP Destroyed in 3 Hours”, nghĩa là “Người Nga bàng hoàng khi 3 xe tăng, 7 chiếc thiết giáp chuyển quân và xe chiến đấu bộ binh bị tiêu diệt trong 3 giờ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đoạn phim mới lan truyền trên mạng dường như cho thấy cảnh hàng loạt phương tiện của Nga bị phá hủy ở miền đông Ukraine, gây sốc cho các nhà quan sát quân sự Nga, ngay cả khi Mạc Tư Khoa nhích dần về phía tây dọc theo tiền tuyến Donetsk.
Trong một đoạn clip được đăng trực tuyến, được cho là của Lữ đoàn cơ giới số 72 của Ukraine và ngày 30 Tháng Giêng, có vẻ như là một đoàn xe Nga tiến vào làng Novomykhailivka của Donetsk, phía nam Marinka, bị Nga chiếm vào cuối tháng 12 và phía tây nam thành phố Donetsk.
Đoạn phim, dường như được ghi lại bởi máy bay không người lái của Ukraine, cho thấy máy bay không người lái kamikaze lao vào một loạt xe tăng T-72 của Nga và một số phương tiện chiến đấu. Đoạn video sau đó cắt cảnh một loạt vụ nổ và xe cộ bị hư hỏng nặng.
Theo tài khoản WarTranslation trên nền tảng truyền thông xã hội X, chuyên dịch tài liệu chiến tranh sang tiếng Anh, chỉ trong vòng ba giờ, ba xe tăng Nga, bảy xe chuyển quân bọc thép bánh xích MT-LB và một xe chiến đấu BMP đã bị phá hủy. Tài khoản hôm thứ Tư viết rằng các kênh truyền hình có ảnh hưởng của Nga theo dõi nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa đã bị “sốc” trước sự phá hủy của đoàn phương tiện.
Nga đã cố gắng thực hiện một “cuộc tấn công không thành công ở phía tây nam thành phố Donetsk”, với cảnh quay cho thấy “các xe thiết giáp của Nga bị hư hỏng và bị bỏ lại ở phía bắc và phía nam Novomykhailivka” sau vụ tấn công, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW.
Các đoạn phim lan truyền trên mạng “cho thấy lực lượng Nga đã phải gánh chịu tổn thất về xe thiết giáp hạng nặng tương đương với một đại đội trong các cuộc tấn công trong khu vực”, tổ chức tư vấn cho biết.
Việc phá hủy một đoàn xe tăng và xe thiết giáp của Nga gợi lại những thước phim ấn tượng về đoàn xe dài 40 dặm đầu tiên của Mạc Tư Khoa hướng về Kyiv khi cuộc chiến toàn diện đang diễn ra.
Xe tăng và xe thiết giáp của Nga đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở Donetsk trong những tháng gần đây, đặc biệt là xung quanh khu định cư Avdiivka, phía đông bắc Novomykhailivka. Nga đã đạt được một số lợi ích trên tiền tuyến, nhưng phải trả giá cho những phần lãnh thổ nhỏ đó bằng tổn thất đáng kể về phương tiện.
Hôm thứ Ba, quân đội Ukraine cho biết Nga đã tấn công xung quanh Novomykhailivka, Heorhiivka và Pobieda. Dọc mặt trận giữa làng Solodke, phía nam Novomykhailivka và Kostyantynivka, phía tây Novomykhailivka, Nga mất 2 xe tăng và 7 phương tiện chiến đấu, trong đó có một xe BMP.
Ngay sau khi Điện Cẩm Linh nắm quyền kiểm soát Marinka, cựu đại tá Ukraine, Serhiy Hrabsky, nói với Newsweek rằng sự kiểm soát của Ukraine đối với Novomykhailivka sẽ “xấu đi đáng kể”.
Nga cũng sẽ muốn tiến về thị trấn Vuhledar, nơi từng xảy ra những trận chiến gay gắt suốt năm 2022, ông nói vào cuối tháng 12. Hrabsky nói, quân đội Nga “cố gắng chiếm giữ” nó một cách tuyệt vọng, nhưng Ukraine sẽ cần kiên định bảo vệ khu định cư này vì giá trị chiến lược của nó.
Hrabsky dự đoán, Mạc Tư Khoa sau đó có thể tiến tới thị trấn Kurakhove và cuối cùng là tới Velyka Novosilka, gần biên giới Donetsk với vùng Dnipropetrovsk.
ISW hôm thứ Tư cho biết lực lượng Nga đã tiến về phía tây nam thành phố Donetsk sau khi thực hiện “các cuộc tấn công cơ giới hóa mới trong khu vực”. Một blogger quân sự nổi tiếng hôm thứ Năm cho biết Nga đang tiến về Novomykhailivka và Heorhiivka.
Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã “đẩy lùi” một cuộc tấn công từ Lữ đoàn dù số 79 của Ukraine xung quanh Novomykhailivka. Quân đội Ukraine hôm thứ Năm cho biết Ukraine đã phòng vệ trước 10 cuộc tấn công khắp Novomykhaiivka, Heorhiivka và Krasnohorivka, ở phía bắc Marinka.
3. Hải quân Ukraine giải thích tầm quan trọng của việc đánh chìm tàu Nga ở Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Navy Explains Importance of Sinking Russian Ship in Crimea”, nghĩa là “Hải quân Ukraine giải thích tầm quan trọng của việc đánh chìm tàu Nga ở Crimea” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Hải quân Ukraine cho biết chiếc tàu Nga bị lực lượng Kyiv phá hủy hôm thứ Tư là một “tổn thất đáng kể” đối với Hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa đóng quân gần Crimea.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, thông báo rằng lực lượng của họ đã tấn công một tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn siêu thanh của Nga, được mệnh danh là Ivanovets, trong cuộc tấn công vào căn cứ không quân Crimea một ngày trước đó. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, cuộc tấn công được thực hiện bởi “Nhóm 13” của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine.
Ukraine đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự của Nga đóng tại Crimea trong những tháng gần đây, đặc biệt chú ý đến hạm đội hải quân được đánh giá cao của Putin. Bộ Quốc phòng Anh hồi tháng 12 ước tính rằng Mạc Tư Khoa đã mất khoảng 1/5 Hạm đội Hắc Hải chỉ trong vòng 4 tháng.
Hải quân Ukraine coi việc phá hủy tàu Ivanovets là một “tổn thất khá đáng kể” vì con tàu này là một trong ba chiếc tàu cùng loại trong hạm đội của ông Putin. Theo bài viết, tàu chiến nhỏ được trang bị hỏa tiễn chống hạm với tầm bắn hơn 80 dặm. Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính Ivanovets trị giá từ 60 đến 70 triệu Mỹ Kim.
Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết các hoạt động tìm kiếm và cấp cứu nhân viên Nga trên tàu chiến đang được tiến hành. Hải quân Kyiv ước tính có tới 40 thành viên thủy thủ đoàn có thể ở trên con tàu khi nó bị phá hủy.
“Đây không phải là tổn thất đầu tiên của đối phương trong lữ đoàn này”. Các nguồn tin Ukraine nói với Reuters vào tháng 9 năm 2023 rằng một trong những máy bay không người lái trên biển của Kyiv đã làm hư hại một tàu hỏa tiễn Samum nhỏ của Nga đang cập cảng Crimea. Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã đẩy lùi cuộc tấn công.
Hải quân Ukraine cho biết: “Hoạt động này là một lời nhắc nhở khác đối với những kẻ xâm lược Nga rằng việc ở lại mà không bị trừng phạt trên lãnh thổ của các đối tượng bị tạm chiếm trước đây ở Crimea sẽ có hại cho sức khỏe của họ”.
Nga cho biết Ukraine đã bắn ít nhất 20 hỏa tiễn vào nhiều mục tiêu khác nhau quanh Crimea hôm thứ Tư. Chỉ huy Lực lượng Không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk nói trên Telegram rằng Kyiv đã tấn công thành công phi trường Belbek gần thành phố cảng Sevastopol trong cuộc tấn công.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết đoạn phim được định vị địa lý cho thấy “những đám khói lớn bốc lên từ phi trường” được đề cập. Các nguồn tin của Ukraine và Nga cũng đưa tin về các cuộc tấn công vào căn cứ không quân Saky gần thành phố Yevpatoria của Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã bắn hạ tất cả hỏa tiễn do Ukraine phóng trong cuộc tấn công, đồng thời nói thêm rằng “Các mảnh hỏa tiễn của Ukraine đã rơi trên lãnh thổ của một đơn vị quân đội” ở phía bắc Sevastopol, gần căn cứ của Hạm đội Hắc Hải. Mạc Tư Khoa khẳng định không có thiệt hại nào đối với máy bay Nga đóng tại Crimea.
4. Tướng hàng đầu của Rumani nhận định rằng nước này cần sẵn sàng cho cuộc chiến với Putin
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “We need to be ready for war with Putin, Romania’s top general says”, nghĩa là “Tướng hàng đầu của Rumani nói: Chúng ta cần sẵn sàng cho cuộc chiến với Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho biết Rumani chưa chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng với Nga và nước này cần phải chuẩn bị sẵn sàng.
Gheorghiță Vlad, Bộ trưởng Quốc phòng Rumani, cho biết, “Đúng vậy, người dân Rumani, giống như toàn bộ dân số của Liên minh Âu Châu, của Âu Châu, phải lo lắng,” trong một cuộc phỏng vấn với Europa Liberă România được công bố hôm thứ Năm.
“Nếu ông ấy thắng ở Ukraine, mục tiêu chuẩnnh sẽ là Cộng hòa Moldova. Chúng ta sẽ chứng kiến căng thẳng ở Tây Balkan”, vị tướng Rumani nói thêm. “Tôi tin chắc rằng chính sách của Tổng thống Putin sẽ leo thang trong tương lai gần.”
Vlad chủ trương huấn luyện quân sự cơ bản tự nguyện cho nam và nữ từ 35 tuổi trở xuống. Vị tướng lưu ý việc kết thúc nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở Rumani là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẵn sàng chiến đấu của quân đội bị suy giảm.
Vlad cũng kêu gọi cải cách pháp lý để trao quyền cho Rumani tự vệ trước máy bay không người lái của Nga. Tướng này cho biết các mảnh vỡ từ một trong những máy bay không người lái của Điện Cẩm Linh đã rơi ở Rumani vào tháng 9 năm ngoái và chiếc máy bay không người lái này không thể bị bắn hạ vì luật pháp Rumani không cho phép điều này. Ông nói thêm: “Chúng ta không có hệ thống chiến đấu.
Lời kêu gọi hành động rộng rãi của ông lặp lại những cảnh báo tương tự gần đây từ các nhà lãnh đạo quân sự và quốc phòng phương Tây khác, bao gồm cả tư lệnh quân đội Anh, Tướng Patrick Sanders. Tuần trước, ông kêu gọi chính quyền Anh “huy động toàn dân” chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra với Nga. Mạc Tư Khoa đã tiến hành chiến tranh tổng lực với Ukraine trong gần hai năm nay.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết một cuộc tấn công của Nga vào liên minh quân sự NATO là “có thể xảy ra” trong “5 đến 8 năm”. Đô đốc Hà Lan Rob Bauer, một quan chức hàng đầu của NATO, cho biết khối quân sự này đang phải đối mặt với “thế giới nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ”.
Vlad nói: “Liên bang Nga đã trở thành một vấn đề đối với trật tự thế giới và nền dân chủ. “Trên thực tế, đây là cuộc chiến của Nga với thế giới dân chủ. Đây không phải là một cuộc chiến với Ukraine”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi đầu tuần đã gọi những tuyên bố rằng Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine là “vô lý”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết: “NATO là một công cụ đối đầu, lặp lại luận điệu lâu dài của Nga, đồng thời nói thêm rằng Mạc Tư Khoa coi các cuộc tập trận quân sự của liên minh là một mối đe dọa.
5. Tổng thống Joe Biden có cách giải quyết 'thông minh' nhằm viện trợ cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Joe Biden Praised for 'Clever' Work-Around to Arm Ukraine”, nghĩa là “Tổng thống Joe Biden được khen ngợi vì cách giải quyết 'thông minh' để trang bị cho Ukraine Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chính quyền Tổng thống Biden có thể đã tìm ra một cách “rất thông minh” để phá vỡ sự bế tắc của Quốc hội về việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine khi Kyiv đang chiến đấu chống lại các cuộc tấn công mới của Nga dọc theo chiến tuyến của cuộc chiến.
Theo một lá thư của Ngoại trưởng Antony Blinken gửi Thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis, chính quyền Tổng thống Biden đã cung cấp cho Athens 60 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, cùng một loạt thiết bị quân sự khác.
“ Chúng tôi tiếp tục quan tâm đến khả năng phòng thủ mà Hy Lạp có thể chuyển giao hoặc bán cho Ukraine”. “Nếu những khả năng này được Ukraine quan tâm và đang chờ chính phủ Hoa Kỳ đánh giá về tình trạng cũng như giá trị của chúng, chúng tôi có thể khám phá các cơ hội để Lực lượng Vũ trang Nước ngoài có thể tài trợ thêm lên tới 200 triệu Mỹ Kim cho Hy Lạp.”
Đây là “một cách rất thông minh để chính quyền Mỹ trang bị vũ khí cho Ukraine trong thời gian ngắn trong khi gói vũ khí lớn của Mỹ bị một số người ủng hộ Putin ở Washington DC chặn lại,” Bill Browder, nhà lãnh đạo Chiến dịch Công lý Toàn cầu Magnitsky và một nhà phê bình nổi tiếng chống lại Điện Cẩm Linh
Nhà phân tích Samuel Ramani viết rằng các phương tiện chiến đấu Bradley “có thể sẽ được chuyển đến Ukraine”.
Mỹ là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine. Kể từ tháng 2 năm 2022, Washington đã gửi hỗ trợ an ninh trị giá hơn 44 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv. Nhưng viện trợ trong tương lai không chắc chắn trong một Quốc hội bị chia rẽ. Nhiều thành viên Quốc Hội thúc ép kiểm soát chặt chẽ hơn ở biên giới phía Nam đang ngăn chặn nguồn viện trợ mới mà Ukraine vô cùng cần để duy trì sự kháng cự trước các lực lượng Nga khi lễ kỷ niệm hai năm chiến tranh vào cuối tháng này đang đến gần.
Đã có tiền lệ cho động thái mới nhất. Vào Tháng Giêng năm 2023, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, Laura Richardson, cho biết Washington đang làm việc với các quốc gia có “thiết bị của Nga để quyên góp hoặc đổi lấy thiết bị của Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được các chính phủ cầm quyền trên khắp Mỹ Châu Latinh đồng tình.
Vào tháng 9 năm 2022, Quốc hội được thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ cấp cho Hy Lạp khoản tài trợ 30 triệu Mỹ Kim để mua sắm quốc phòng nhằm “khuyến khích hỗ trợ quan trọng cho Ukraine”, Blinken nói. Bộ trưởng Ngoại giao cho biết thêm vào tháng 10 năm 2023, Mỹ đã nhân đôi con số này với hy vọng sẽ thúc đẩy “đóng góp thêm” cho Kyiv.
Các khoản tài trợ này nằm trong quy trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài của Hoa Kỳ, cho phép Bộ trưởng Ngoại giao tài trợ cho chi tiêu quốc phòng của các quốc gia đối tác thông qua các khoản tài trợ hoặc các khoản vay có thể hoàn trả do Bộ Quốc phòng thực hiện.
Trong một tuyên bố, Mitsotakis cho biết bức thư cho thấy Athens “chính thức đang trên đường mua tới 40 chiến đấu cơ F-35 thế hệ mới nhất”. Hy Lạp đã yêu cầu mua máy bay phản lực Lockheed Martin vào giữa năm 2022 trong một thỏa thuận trị giá 8,6 tỷ Mỹ Kim.
Mitsotakis cho biết: “Đồng thời, họ cũng sẽ nhận được miễn phí một gói thiết bị rất lớn, giúp tăng cường sức mạnh một cách quyết định cho cả ba nhánh của Lực lượng Vũ trang, cũng như Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hy Lạp”.
Vài ngày sau, Mitsotakis nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để trấn an ông rằng “Hy Lạp sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cả song phương và trong khuôn khổ Liên Hiệp Âu Châu và NATO”.
“ Tôi đã phác thảo các nhu cầu phòng thủ hiện tại của Ukraine, đặc biệt là về phòng không và pháo binh,” Zelenskiy nói về cuộc thảo luận về X.
Các chuyên gia đã đưa ra ý tưởng này trước đây, mặc dù nhìn chung họ nghi ngờ rằng chương trình Thiết bị phòng thủ dư thừa có thể đáp ứng nhu cầu quân sự của Ukraine trong tương lai gần.
Mark Cancian, cựu đại tá Mỹ và là cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết vào tháng 12 năm 2023 rằng chương trình “sẽ không sản xuất đủ thiết bị hoặc tiền bạc để duy trì nỗ lực chiến tranh của Ukraine”.
Kurt Volker, cựu đại sứ Mỹ tại NATO, cho biết vào giữa Tháng Giêng rằng Trang thiết bị phòng thủ dư thừa là một con đường hợp lệ để phá vỡ bế tắc viện trợ Ukraine ở Mỹ nhưng không phải là một lựa chọn “lý tưởng”.
“Cả Quốc hội và Tòa Bạch Ốc đều tin rằng đường lối tốt nhất là thông qua luật chi tiêu bổ sung mới,” Volker viết trong một bài viết cho Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu.
Sự bất ổn ngày càng sâu sắc về tương lai viện trợ quân sự của Mỹ sẽ khiến Kyiv lo ngại rất nhiều khi nước này phải đối mặt với sự thúc đẩy của Nga ở khu vực Kharkiv và Luhansk sau gần 4 tháng tấn công không ngừng quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk.
“Nói một cách đơn giản, nếu không có nó, mọi thứ mà người Ukraine đạt được và những gì chúng tôi đã giúp họ đạt được sẽ gặp nguy hiểm”, ông Blinken nói trong cuộc họp báo với nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg hồi đầu tuần.
6. Đài truyền hình nhà nước Nga thảo luận về việc tấn công hai quốc gia NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia State TV Discusses Attacking Two NATO Nations”, nghĩa là “Đài truyền hình nhà nước Nga thảo luận về việc tấn công hai quốc gia NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một vị khách trên đài truyền hình nhà nước Nga đã đề xuất tấn công hai thành viên của liên minh quân sự NATO.
Trong một cuộc thảo luận trên kênh truyền hình nhà nước Russia-1, Vitaly Tretykov, một nhà báo và trưởng khoa tại Đại học bang Lomonosov, đã thảo luận về việc phát động các cuộc tấn công vào cả Pháp và Ý.
Đoạn phim về cuộc thảo luận được chia sẻ trên X,, bởi Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine. “Chú ý, Pháp, Ý! Các nhà tuyên truyền Nga muốn 'cứu rỗi' các bạn,” ông viết trong chú thích kèm theo video.
Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh thường xuyên cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra và các cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ NATO. Mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng sau quyết định của Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Các quan chức Nga và khách mời trên truyền hình nhà nước Nga đã kêu gọi tấn công cả Mỹ và các thành viên NATO khác vì viện trợ và vũ khí do chính quyền Tổng thống Joe Biden và các thành viên liên minh quân sự cung cấp cho Kyiv.
“Tại sao Nga lại tấn công NATO và Liên minh Âu Châu, sau đó thì sao? Để nắm quyền kiểm soát Amsterdam, nơi cocaine có mặt khắp nơi, không chỉ ở các hiệu thuốc nữa? Và phải làm gì ở đó?” Tretyak bắt đầu.
“Các đơn vị xâm lược của Nga sẽ làm gì ở đó? Họ định đến đó để chống buôn bán ma túy à?” anh ta hỏi.
Một vị khách khác ngắt lời Tretykov bằng cách hỏi liệu anh ta có ý nói rằng Nga “chúng tôi sẽ không tấn công các quốc gia nơi ma túy cứng được hợp pháp hóa hay không”.
“Tôi không biết, đó có phải là một đường lối có chọn lọc, như chúng ta sẽ tấn công cái này và cái kia chúng ta sẽ không tấn công?” Tretyak đã trả lời. “Luôn có thứ gì đó được hợp pháp hóa ở đâu đó, như ấu dâm, LGBT. Tại sao chúng ta lại tấn công họ? Để mang lại cho họ những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, đàng hoàng vì họ đã hạ thấp chúng? Ngoài tất cả các khía cạnh khác: kinh tế, dân sinh, nông nghiệp, v.v.”
Nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh gợi ý rằng Nga nên tấn công các quốc gia NATO “để cứu rỗi họ”.
“Vì vậy, nếu chúng ta phải tấn công ai đó để cứu rỗi, thì chỉ có hai quốc gia – Pháp và Ý – là nơi tập trung nền văn hóa Âu Châu, Tây Âu, Trung Âu,” Tretykov nói. “Đây là nơi có thứ gì đó bạn phải cứu rỗi.”
7. Nhà lãnh đạo NATO cho biết “Tôi không lo cựu Tổng thống Trump sẽ rút khỏi liên minh”
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO chief: I’m not worried that Trump will pull out of the alliance”, nghĩa là “Nhà lãnh đạo NATO cho biết ‘Tôi không lo Trump sẽ rút khỏi liên minh’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Lãnh đạo NATO cho biết ông không lo ngại việc Mỹ rút khỏi liên minh ngay cả khi cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào tháng 11.
“Tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là một đồng minh trung thành” bất kể ai thắng, Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư trong chuyến thăm kéo dài một ngày tới Washington.
Nhà lãnh đạo NATO đang có mặt tại thành phố này để đưa ra quan điểm ủng hộ Ukraine và tái vũ trang cho NATO - những vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau - sẽ giúp ích cho Mỹ ở Thái Bình Dương và tạo việc làm cho người Mỹ.
“Tôi đã làm việc với cựu Tổng thống Trump trong 4 năm ông ấy làm tổng thống,” Stoltenberg nói với POLITICO, khi Donald Trump liên tục đe dọa rời khỏi liên minh khi ông chỉ trích các đồng minh NATO không tuân thủ các cam kết chi tiêu quốc phòng.
Nhà lãnh đạo NATO cũng chỉ ra sự ủng hộ truyền thống của lưỡng đảng dành cho NATO tại Quốc hội, điều mà ông nói rằng ông đã chứng kiến hôm thứ Ba khi gặp gỡ các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và Dân chủ trên Đồi Capitol.
Stoltenberg cũng lưu ý rằng những lời chỉ trích của cựu Tổng thống Trump đối với NATO không thực sự nhắm vào liên minh này mà nhắm vào từng quốc gia không tuân thủ cam kết năm 2014 là chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024. “Điều quan trọng là phải lắng nghe,” ông nói, bởi vì những lời chỉ trích từ cựu Tổng thống Trump “không phải là lời chỉ trích rằng các quốc gia thành viên không đầu tư đủ vào NATO.”
Bình luận này được đưa ra ngay sau khi nhà lãnh đạo NATO đưa ra lời đề nghị với những người bảo thủ ở Washington rằng hỗ trợ Ukraine và tái vũ trang cho Âu Châu là tốt cho Mỹ.
“NATO là một thỏa thuận tốt cho Hoa Kỳ,” Stoltenberg nói tại Heritage Foundation, một tổ chức tư vấn bảo thủ có quan hệ mật thiết với cựu Tổng thống Trump.
Chuyến đi tới DC của Stoltenberg diễn ra vào thời điểm bắt đầu một năm đầy biến động đối với liên minh, Ukraine và chính trị nội bộ Mỹ, với những câu hỏi lớn đặt ra về các mối quan hệ đó và tương lai của họ với nhau.
Bài phát biểu của ông tại Heritage phản ánh sự bất ổn mà Âu Châu đang cảm thấy trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ với việc cựu Tổng thống Trump có khả năng tái chiếm Phòng Bầu dục.
Nhận xét của Stoltenberg là một nỗ lực nhằm gắn kết nhiều vấn đề liên quan đến các nhà lập pháp Hoa Kỳ, khiến cho không có vấn đề nào - Trung Quốc, Nga, di cư - tồn tại riêng lẻ.
Stoltenberg nói: “Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Hàn ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau. “Cùng nhau, họ phá vỡ các biện pháp trừng phạt và áp lực, làm suy yếu hệ thống tài chính quốc tế dựa trên đồng đô la Mỹ, thúc đẩy cuộc chiến của Nga ở Âu Châu và khai thác các thách thức đối với xã hội của chúng ta, chẳng hạn như khủng bố, công nghệ đột phá hoặc di cư.”
Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Heritage Kevin Roberts đã nói rõ rằng Stoltenberg có một số điều cần thuyết phục. “Cho đến khi biên giới [Mỹ] ít nhất được an toàn như vài năm trước, chúng tôi không thể ủng hộ việc gửi tiền thuế của Mỹ ra nước ngoài để bảo vệ” biên giới nước ngoài ở Ukraine.
Roberts cũng chỉ trích các nước NATO không tuân thủ cam kết chi tiêu. Chỉ có 11 trong số 31 quốc gia thành viên đạt ngưỡng 2% GDP, trong đó các nước lớn là Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Tây Ban Nha vẫn chưa đạt được.
Nhưng Stoltenberg nói rằng năm nay “ít nhất một nửa” sẽ đạt được mục tiêu, đó là “một thế giới hoàn toàn khác so với chúng ta vài năm trước”.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo NATO không chỉ đến để bác bỏ những lời chỉ trích. Anh ta cũng đến với một câu chuyện để kể.
Ông nói: “NATO tạo ra một thị trường bán hàng quốc phòng,” đồng thời lưu ý rằng các quốc gia thành viên đã mua vũ khí trị giá 120 tỷ Mỹ Kim từ các công ty quốc phòng Mỹ trong hai năm qua, bao gồm 600 chiến đấu cơ F-35 vào năm 2030.
Ông nói: “Từ Arizona đến Virginia, Florida đến tiểu bang Washington, việc làm của người Mỹ phụ thuộc vào doanh số bán hàng của Mỹ cho các thị trường quốc phòng ở Âu Châu và Canada”.
Dòng suy nghĩ đó giống với thông điệp mà Tòa Bạch Ốc đưa ra: ủng hộ Ukraine là tốt cho nền kinh tế Mỹ. Các nhà sản xuất Mỹ chế tạo vũ khí được gửi tới các thủ đô Âu Châu, những nơi đang tìm cách bổ sung thêm sau khi tặng máy móc của họ cho Ukraine.
Stoltenberg cũng lưu ý rằng tính theo tỷ trọng trong GDP, hầu hết các nước Âu Châu đều cung cấp nhiều viện trợ quân sự cho Ukraine hơn Washington.
“Tất cả các đồng minh đều tăng cường đầu tư quốc phòng” kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine, bổ sung thêm 450 tỷ Mỹ Kim đầu tư quốc phòng trong nước cho toàn liên minh.
Stoltenberg cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Âu Châu không giảm bớt ảnh hưởng ở Ukraine. Ông nói: “Kể từ khi chiến tranh bùng nổ, Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 75 tỷ Mỹ Kim. “Các đồng minh và đối tác khác đã cung cấp hơn 100 tỷ Mỹ Kim và được tính theo tỷ trọng trong GDP, hầu hết các đồng minh đều cung cấp nhiều hơn Hoa Kỳ.”
Ông gọi cuộc chiến ở Ukraine là “một cuộc chiến tiêu hao” đòi hỏi các ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu và Mỹ phải tăng cường sản xuất, vì “chúng tôi đã thấy một số lỗ hổng nghiêm trọng” trong sản xuất đạn dược.
Chỉ trong tuần này, Mỹ đã gửi các loại đạn dược tầm xa mới tới Ukraine, cho phép Kyiv tấn công các mục tiêu của Nga cách hàng chục km phía sau chiến tuyến.
Một số đảng viên Cộng hòa đã chỉ trích viện trợ của Mỹ cho Ukraine là sự lãng phí tiền bạc và tài nguyên có thể được chuyển sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng NATO đã nỗ lực gửi tín hiệu tới Washington kể từ khi chính quyền Trump ủng hộ mong muốn của Mỹ chuyển trọng tâm sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
“Chúng ta phải tự tổ chức để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc”, ông Stoltenberg nói và cho biết thêm rằng kể từ khi ông Trump bắt đầu thúc đẩy các ưu tiên của Mỹ hướng tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2017, “NATO đã đi một chặng đường dài trong việc giúp các đồng minh Âu Châu đánh giá đầy đủ thách thức do Trung Quốc đặt ra..”
8. Nhà ngoại giao trưởng của Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi 'khẩn cấp' hỗ trợ Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Brussels
Nhà ngoại giao trưởng của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết ông muốn thấy “cảm giác cấp bách” hơn tại hội nghị thượng đỉnh hôm nay liên quan đến hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ông nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Âu Châu… Chúng ta có thể và nên làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine”.
“Đây là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Âu Châu, đó là lý do tại sao nếu không làm, chúng tôi sẽ phải trả giá cao hơn.
“Đề xuất của tôi là tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong Cơ sở Hòa bình Âu Châu.
“Tôi sẽ thúc giục họ các nhà lãnh đạo đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt vì không còn thời gian nữa”.
Ông nói thêm:
“Trong tháng tới, chúng ta sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine như chúng tôi đã làm bằng cách tăng số lượng đạn dược, nhưng vẫn chưa đủ.
“ Còn nhiều việc phải làm. Tôi không nghĩ chúng ta có cảm giác cấp bách khi giải quyết vấn đề đó. Đây sẽ là một cuộc thảo luận căng thẳng.
Những tướng lĩnh hàng đầu của Putin đã mất tích. Tàu Nga bị đắm có kêu cứu Hải Quân Đức không?
VietCatholic Media
15:45 03/02/2024
1. Những tướng lĩnh hàng đầu của Putin đã mất tích
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Top Generals Have Gone Missing”, nghĩa là “Những tướng lĩnh hàng đầu của Putin đã mất tích.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Sự biến mất của các tướng lĩnh hàng đầu của Nga kể từ tháng 9 đã làm dấy lên câu hỏi về tung tích của họ trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra.
Các lực lượng Nga và Ukraine đã đưa ra những phát hiện công khai khác nhau kể từ cái chết được cho là của Đô đốc Nga Viktor Sokolov, người mà Kyiv cho biết là một trong 34 sĩ quan Nga thiệt mạng vào cuối tháng 9 trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào trụ sở của Hạm đội Hắc Hải của Hải quân Nga ở Crimea sáp nhập.. Sokolov được lực lượng Ukraine xem là mục tiêu có giá trị cao.
Việc tướng hàng đầu của Nga, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, không được nhìn thấy, cũng gây ra sự thắc mắc về việc liệu ông có bị giết trong một cuộc tấn công của Ukraine vào đầu năm nay vào một sở chỉ huy quân sự của Nga hay không. Cuộc tấn công xảy ra gần Sevastopol và gần một đơn vị quân đội gần thành phố Yevpatoria, trong các cuộc tấn công riêng biệt trên bán đảo Hắc Hải.
“Đô đốc Sokolov, người đã không được nhìn thấy trong 133 ngày, có lẽ đang 'hội nghị' ở đâu đó với Tướng Gerasimov, người đã không được nhìn thấy trong 55 ngày,” chuyên gia quân sự và giáo sư nghiên cứu tình báo Fred Hoffman viết trên X,, vào thứ Sáu. “Tuyệt. 'Hội nghị.' Đó là tấm vé!”
Tin đồn về Sokolov, đã không bị các quan chức Nga dập tắt - họ cho biết vụ tấn công vào tháng 9 chỉ gây thiệt hại cho một tòa nhà ở Sevastopol, dẫn đến một sĩ quan “mất tích”. Sau đó, Sokolov dường như xuất hiện trong một đoạn video nhưng không rõ video này được quay khi nào.
Bộ Quốc phòng Nga cũng chia sẻ hình ảnh cuộc họp với Telegram sau vụ tấn công có sự góp mặt của vị đô đốc được cho là đã qua đời. Nó được đưa ra ngay sau khi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng ông không có thông tin “về cái chết được cho là của Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải Sokolov”.
Tuy nhiên, chính lực lượng Ukraine cũng nghi ngờ về cái chết được cho là của Sokolov.
Thiếu tướng Ukraine Kyrylo Budanov sau đó nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng mặc dù một số quân nhân cao cấp của Nga bị thương trong các cuộc không kích nhưng ông không xác nhận các báo cáo xung quanh cái chết của Sokolov - người được bổ nhiệm làm chỉ huy Hạm đội Hắc Hải vào Tháng 7 năm 2023 sau vụ đánh chìm thành công tàu Moskva của Ukraine vào tháng 4.
Tin đồn về cái chết của Gerasimov bắt đầu sau khi một tin đồn chưa được xác minh lan truyền trên X khi người dùng Telegram chia sẻ một hình ảnh có nội dung hiển thị một thông báo do kênh Telegram của Nga đăng tải có tên “Chủ nghĩa Sa hoàng thông thường”.
Newsweek không thể chứng minh thông tin được viết bởi trang Telegram, trong đó một phần nói rằng Gerasimov đã thiệt mạng trong vụ tấn công ở Crimea. Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin, sự im lặng của Bộ Quốc Phòng Nga càng làm tăng thêm tin đồn, vì người ta nhìn thấy Gerasimov lần cuối trước công chúng vào ngày 29 tháng 12 khi đang trao giải thưởng nhà nước cho các quân nhân “đã xuất sắc” trong việc chiếm giữ Marinka ở vùng Donetsk của Ukraine.
Sự hiện diện của ông, cùng với bất kỳ nhận xét hoặc trích dẫn nào được các phương tiện truyền thông nhà nước đăng tải, đều không tồn tại.
Mikhail Troitskiy, giáo sư thực hành tại Đại học Wisconsin-Madison, nói với Newsweek qua email hôm thứ Sáu rằng sự im lặng tương đối của Nga không có gì đáng ngạc nhiên khi xét đến cuộc xung đột đang diễn ra và việc thiếu động cơ để tiết lộ công khai nơi ở hoặc cái chết của các chỉ huy quân sự hàng đầu.
Troitskiy nói: “Điều đó nói lên rằng, các nhà lãnh đạo chính trị có thể không muốn để những người chỉ huy đó phát biểu công khai và trở nên nổi tiếng, ngay cả khi họ còn sống và khỏe mạnh”. “Công việc của các chỉ huy quân sự là lên kế hoạch hoạt động ngoài tầm mắt công chúng.”
Ông nói thêm: “Nếu chính phủ Nga đang cố gắng tận dụng sự mệt mỏi vì chiến tranh ở một số khu vực phương Tây, sẽ là hợp lý nếu không công khai trưng bày các nhà lãnh đạo quân sự Nga để nhấn mạnh rằng dân thường nắm quyền kiểm soát ở Nga, vì vậy bất kỳ nhà hòa giải nào sẵn lòng để giải quyết xung đột theo các điều kiện của Mạc Tư Khoa, thì chúng tôi hoan nghênh việc tiếp cận những nhà lãnh đạo dân sự đó.”
Trong một bài xã luận có tựa đề “Tướng Gerasimov ở đâu và tại sao điều đó lại quan trọng?” được đăng trên tờ Kyiv Post vào tháng trước, Đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Jonathan Sweet và cựu nhà kinh tế Mark Toth đã viết rằng mặc dù người ta nghi ngờ rằng Gerasimov đã chết, nhưng “sự vắng mặt liên tục của ông trên sân khấu công cộng và sự im lặng trên đài phát thanh của Mạc Tư Khoa cho đến nay về tình trạng của ông” là thú vị.
Các tác giả viết rằng thật “kỳ lạ” là Điện Cẩm Linh đã không phản hồi trước những tin đồn rằng ông đã bị giết ở Crimea, vì “Cẩm Linh đã phủ nhận cái chết của chỉ huy Đô đốc Viktor Sokolov trong thời gian dài…”
“Sự im lặng liên tục từ Điện Cẩm Linh có thể nói lên điều đó. Putin có lo lắng rằng Kyiv đang tích cực nhắm vào bộ chỉ huy cao cấp của mình không?” họ hỏi trong phần ý kiến của họ.
2. Đồng minh của Putin đề nghị chuyển sang chiến tranh hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Suggests Moving to Nuclear War”, nghĩa là “Đồng minh của Putin đề nghị chuyển sang chiến tranh hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Một đồng minh của Putin đã đề xuất tiến tới một cuộc chiến tranh hạt nhân và đưa ra ý tưởng tấn công trụ sở của liên minh quân sự NATO ở Brussels, Bỉ.
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Vladimir Solovyov /vla-đi-mia sô-lô-vi-ốp/, một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, đã đưa ra bình luận trên chương trình phát thanh Full Contact của mình.
Vladimir Solovyov đã suy nghĩ xem Điện Cẩm Linh có thể làm gì khác để gây tổn hại cho Hoa Kỳ, chẳng hạn như trang bị vũ khí cho người Houthis và bất kỳ ai khác đang tấn công vào các căn cứ và tàu quân sự của Hoa Kỳ. Ông ấy cũng đề nghị phá hủy các vệ tinh của Elon Musk
Ý tưởng rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đã được nhiều quan chức Nga đưa ra, trong đó có Dmitry Medvedev /đi-mi-tri mét-vê-đép/, cựu tổng thống và thủ tướng Nga. Putin cho biết vào tháng 9 năm 2022 rằng Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ” của mình và chủ đề này thường xuyên được thảo luận trên truyền hình nhà nước Nga.
Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh thường xuyên cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra và các cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ NATO vì viện trợ và vũ khí do chính quyền Tổng thống Joe Biden và các thành viên của liên minh quân sự cung cấp cho Kyiv.
Solovyov nói: “Vì lý do nào đó, các thành viên NATO có cảm giác, như một chỉ huy người Tiệp đã nói, rằng họ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Nga và cuộc chiến này sẽ được tiến hành bằng các phương tiện phi hạt nhân”. “Tại sao? Bởi vì đây là điều họ muốn?”
Solovyov nói thêm rằng Nga nên chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân để cho phương Tây thấy điều gì đó.
“Đầu tiên, hãy tiến hành thử nghiệm. Thực sự cho nổ một quả bom để cho họ xem thứ gì đó để mọi người có thể nhìn thấy”, Solovyov nói.
“Một triệu viên đạn! Làm trống kho dự trữ của riêng họ. Đây là điều mà Âu Châu đang kêu gọi ngay bây giờ. Điều này có nghĩa là Âu Châu trần trụi! Hiện tại, họ không có đạn”, nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh nói và nói thêm rằng các thành viên NATO nên hiểu rằng Nga có thể tấn công họ, kể cả bằng vũ khí hạt nhân.
“Nếu ai đó không hiểu rằng họ đang có chiến tranh với chúng ta, hãy lắng nghe những người ở tuyến đầu của chúng ta. Họ không nghi ngờ gì về việc ai đang đối đầu với chúng ta”, Solovyov nói thêm. “Hãy tấn công trụ sở NATO!”
Chỉ vài tuần trước, Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình rằng, nếu Ukraine tấn công các địa điểm phóng hỏa tiễn trên đất Nga bằng hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp, Mạc Tư Khoa có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.
Các cuộc tấn công của Ukraine có nguy cơ vi phạm khoản 19 trong học thuyết hạt nhân năm 2020 của Nga, ông Medvedev nói, đồng thời cảnh báo rằng tất cả những ai ủng hộ Kyiv “nên ghi nhớ điều này”.
Đoạn văn nêu rõ rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc việc sử dụng vũ khí thông thường chống lại Nga “khi sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa”, Reuters đưa tin.
Ông Medvedev nói thêm: “Đây không phải là quyền tự vệ mà là cơ sở trực tiếp và rõ ràng cho việc chúng tôi sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại một quốc gia như vậy”.
3. Bước tiến của Israel vào nơi ẩn náu cuối cùng của Gaza có thể chứng tỏ là 'thảm họa'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Israeli Advance on Gaza's Last Refuge Could Prove 'Catastrophic'“, nghĩa là “Bước tiến của Israel vào nơi ẩn náu cuối cùng của Gaza có thể chứng tỏ là 'thảm họa'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Hơn 1,5 triệu người chen chúc vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza trong bối cảnh cuộc chiến của Israel chống lại Hamas và các nhóm chiến binh khác trên lãnh thổ ven biển của Palestine, trú ẩn tại nơi được mô tả là “nơi ẩn náu cuối cùng” của Dải Gaza.
Các cuộc không kích của Israel đã liên tục tấn công các mục tiêu ở Rafah, nằm dọc biên giới với Ai Cập. Cửa khẩu ở đó là lối đi duy nhất của Gaza với thế giới bên ngoài và tất cả các cửa khẩu còn lại dọc biên giới Israel đã bị đóng cửa sau cuộc tấn công xâm nhập ngày 7 tháng 10 của Hamas vào miền nam Israel.
Khi Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF, tiến vào thành phố Khan Younis chỉ cách Rafah vài dặm về phía bắc, cuộc chiến đang đến gần hơn đối với những ai cố gắng thoát khỏi nó một cách vô ích. Những người dân Gaza phải di dời do giao tranh ở nơi khác “không còn nơi nào khác để đi”, các bác sĩ tình nguyện Mỹ vừa trở về sau khi làm việc tại các bệnh viện đang gặp khó khăn của Dải nói với Newsweek.
Tiến sĩ Zaher Sahloul, chủ tịch và đồng sáng lập của tổ chức phi chính phủ MedGlobal, người đã dành hai tuần làm việc tại các bệnh viện ở Gaza vào Tháng Giêng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Mọi người rất lo lắng rằng điều này sẽ xảy ra”.
IDF vẫn đang nỗ lực “tiêu diệt” Hamas sau cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của nhóm Hồi giáo này, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và hàng trăm người bị đưa trở lại Gaza làm con tin.
Gần 4 tháng sau, hơn 26.700 người Palestine đã bị lực lượng Israel giết chết - theo số liệu do hãng thông tấn AP đưa tin - trong số đó có vài ngàn chiến binh, theo thống kê của IDF. Quân số Israel thiệt mạng trong cuộc tấn công vào Gaza hiện ở mức 223 quân.
Nhưng Hamas vẫn hoạt động, các lãnh đạo cao cấp của tổ chức này vẫn tự do và tầm nhìn của Israel về Gaza thời hậu chiến có vẻ mơ hồ.
Ở Rafah, sự căng thẳng của cuộc chiến là rõ ràng. Dân số trước chiến tranh của thành phố khoảng 300.000 người đã tăng lên 1,5 triệu người khi người Palestine chạy trốn về phía nam. Đầu tiên, dân thường đã rời khỏi phần phía bắc của Dải Gaza và đặc biệt là Thành phố Gaza. Giờ đây, cư dân đang chạy trốn khỏi cuộc tiến công của Israel vào Khan Younis.
Sahloul cho biết, chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám ở cả Rafah và Khan Younis: “Mọi người đều sợ dịch tả bùng phát vì thiếu nước sạch, nước thải xâm nhập vào giếng và gây áp lực lên hệ thống thoát nước”., cho đến khi điều sau trở nên quá nguy hiểm.
Tiến sĩ John Kahler, người đồng sáng lập MedGlobal, nói với Newsweek rằng những người trú ẩn ở Rafah “rất sợ hãi về những gì sắp xảy ra…Chỉ còn bảy km nữa là đến biên giới Ai Cập”. Sahloul cho biết giao tranh trong và xung quanh Rafah có thể gây ra “thảm họa”.
Kiểm soát Hành lang Philadelphi, dải đất hẹp chạy giữa Ai Cập và Gaza được người Israel biết đến, chắc chắn dường như là mục tiêu chuẩnnh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Khu vực biên giới từ lâu đã được Hamas và các nhóm chiến binh khác sử dụng để buôn lậu vũ khí vào Dải Gaza.
Thủ tướng cho biết vào tháng trước rằng khu vực này “phải nằm trong tay chúng tôi”. “Nó phải đóng lại. Rõ ràng là bất kỳ sự sắp xếp nào khác sẽ không bảo đảm việc phi quân sự hóa mà chúng tôi tìm kiếm.” Đầu tuần này, Sky News Arabia đưa tin Israel đã thông báo cho Ai Cập về ý định chiếm giữ khu vực này.
Lực lượng Israel đã chuyển sang một chiến dịch ít khốc liệt hơn, có mục tiêu hơn trong những tuần gần đây. Nhưng phần lớn Gaza đã bị phá hủy và thương vong dân sự vẫn đang gia tăng. Các nhà lãnh đạo Israel vẫn cam kết thực hiện các mục tiêu tối đa của mình trong khi IDF đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.
Bức tranh thật ảm đạm đối với Gaza, nơi vốn đã bị cô lập và nghèo khó sau nhiều vòng xung đột với Israel và 17 năm Israel-Ai Cập phong tỏa nhiều hàng hóa, nhằm bóp nghẹt Hamas và hạn chế khả năng quân sự của lực lượng này.
Sahloul nói về “sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe”, với các cơ sở y tế, xe cứu thương, lực lượng ứng cứu khẩn cấp và bác sĩ đều là nạn nhân thường xuyên của các cuộc tấn công của Israel.
Ông nói thêm: “Các bác sĩ ở Gaza cũng quý giá như bất kỳ nơi nào khác. Nếu giết một bác sĩ cao cấp thì người đó khó thay thế được. Đặc biệt nếu họ có một chuyên môn hiếm. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đánh bom xe cứu thương. Xe cứu thương sẽ không quay trở lại hoặc thay thế nhanh chóng.”
“Điều tương tự xảy ra khi bạn đánh bom khoa X quang, khoa dược hoặc mang máy tính ra khỏi bệnh viện. Chúng không thể được thay thế. Tại sao người Israel lại đánh bom máy tạo oxy, phòng thí nghiệm hoặc trung tâm MRI? Những điều này tôi không thể giải thích mà không nói rằng có thể có sự việc ý tước đoạt quyền chăm sóc sức khỏe của cộng đồng “.
Các chỉ huy và chính trị gia Israel đã nhiều lần phủ nhận việc cố ý tấn công vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe, thay vào đó cáo buộc Hamas và các nhóm chiến binh khác sử dụng cơ sở y tế và nhân viên làm lá chắn để che giấu chiến binh và vũ khí.
Các bệnh viện chính của Gaza đã trở thành trung tâm giao tranh, với những người Palestine bị di tản và bị thương đổ về các cơ sở này và quân đội IDF đang lục soát các bệnh viện để tìm đường hầm và các sở chỉ huy chiến binh. Bệnh viện Nasser, cơ sở chính ở Khan Younis, hiện phần lớn bị bao vây bởi các hoạt động của IDF.
Sahloul nói: “Tôi ở Nasser trong 5 ngày, ở mọi bộ phận, di chuyển từ tầng này sang tầng khác và tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của quân nổi dậy, của các hoạt động quân sự, các hoạt động đáng ngờ, của vũ khí từ trong ra ngoài”.
Bệnh viện vẫn gặp nguy hiểm do các cuộc đụng độ đang diễn ra. Ví dụ, IDF đã báo cáo hồi đầu tháng này rằng các chiến binh Hamas đã phóng một hỏa tiễn từ Nasser vào quân đội Israel gần đó.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Strip bị choáng ngợp bởi bạo lực đang diễn ra. Sahloul, Kahler và đồng nghiệp của họ, Tiến sĩ Chandra Hassan, đều nói về những vụ việc “thương vong hàng loạt” hàng ngày, trong đó hàng chục người thiệt mạng và bị thương bởi các cuộc tấn công gần đó của Israel, trong đó có nhiều trẻ em.
Nhiều người “trông như đang ngủ, không một vết xước trên người, chỉ phủ đầy bụi bê tông,” Hassan—một bác sĩ phẫu thuật chấn thương— nhớ lại về những thanh niên Palestine thiệt mạng do sóng nổ từ các cuộc không kích.
Sahloul giải thích, việc thiếu nguồn cung cấp, chuyên gia và cơ sở vật chất đồng nghĩa với việc tiên lượng cho những thường dân bị thương nặng là rất kém. Ông nói: “Tôi có thể nói rằng 80% số ca tử vong ở Gaza hoặc bị những biến chứng không thể cứu chữa có thể đã được cứu sống ở những nơi khác “.
Ông nói thêm, số người bị thương ngày càng tăng theo “cấp số nhân”. Ước tính thấp nhất về số người bị thương là khoảng 64.000 hoặc 65.000. Một nửa số người bị thương có vết thương từ trung bình đến nặng.”
Tương lai của Gaza vẫn chưa rõ ràng Netanyahu đang đẩy lùi áp lực quốc tế để cam kết quyền tự quyết của người Palestine, trong khi các đồng minh chính phủ cực đoan của ông ủng hộ kế hoạch xây dựng các khu định cư mới của Israel ở Dải đất bị tàn phá.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang đồng thời thúc đẩy Israel giảm bớt việc giết chóc và tái cam kết thực hiện giải pháp hai nhà nước trong tương lai — theo đó Gaza và Bờ Tây bị tạm chiếm sẽ thành lập một nhà nước Palestine độc lập — đồng thời cung cấp đạn dược, thiết bị và thông tin tình báo cho IDF.
Sahloul cho biết những bệnh nhân tuyệt vọng của ông ở dải Gaza “không tỏ ra cay đắng” khi đối xử với các tình nguyện viên Mỹ. Ông nói: “Mọi người thực sự tức giận về những gì đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10. Họ không hài lòng với điều đó và họ không hài lòng với Hamas, ít nhất là với những người tôi đã nói chuyện cùng”.
“Họ cảm thấy rằng đây là điều được thực hiện một cách ngu ngốc và không cần thiết. Và bây giờ họ đang gánh chịu hậu quả.”
4. Kiểm tra thực tế: Tàu Nga bị 'đánh chìm' có gửi tín hiệu SOS cho Hải quân Đức?
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Fact Check: Did 'Sinking' Russian Ship Send SOS Signal to German Navy?”, nghĩa là “Kiểm tra thực tế: Tàu Nga bị 'đánh chìm' có gửi tín hiệu SOS cho Hải quân Đức?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Việc phá hủy tàu tuần dương hỏa tiễn trị giá hàng triệu đô la của Nga đóng tại Crimea đã trở thành vụ mới nhất trong một loạt thất bại đối với lực lượng Mạc Tư Khoa, nơi cơ sở hạ tầng quân sự ở Crimea đã liên tục bị tấn công trong vài tháng qua.
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Năm thông báo rằng lực lượng của họ đã tấn công một tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn siêu thanh của Nga, được mệnh danh là Ivanovets, trong cuộc tấn công vào căn cứ không quân Crimea một ngày trước đó. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, cuộc tấn công được thực hiện bởi “Nhóm 13” của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine.
Khi tin tức về vụ tấn công được đưa ra, một đoạn video đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội tuyên bố đã thu được âm thanh từ chính con tàu.
Một bài đăng trên X,, của người dùng @BrennpunktUA, vào ngày 1 tháng 2 năm 2024, có 579.900 lượt xem, cho thấy đoạn video quay cảnh một con tàu, mũi tàu đâm xuống biển với chú thích rằng “tàu chiến Nga bị tấn công bởi thuyền không người lái đã gửi SOS tới lực lượng bảo vệ bờ biển Đức—đây là đoạn ghi âm.”
Âm thanh ở chế độ nền có thể được nghe thấy giữa hai người. Một người nói “Xin chào, đây là lực lượng bảo vệ bờ biển Đức.” Người kia trả lời “Chúng tôi đang chìm!” “Người bảo vệ bờ biển” trả lời “Bạn đang nghĩ gì vậy?”
Giữa tin tức về vụ tấn công tàu hộ tống của Nga, có thể dễ dàng nghĩ rằng ít nhất một phần phương tiện truyền thông trong đoạn clip đã được ghi lại trong vụ việc ở Hắc Hải
Tuy nhiên, cả đoạn phim lẫn âm thanh đều không liên quan gì đến vụ việc.
Âm thanh được lấy từ một quảng cáo từ dịch vụ học ngôn ngữ Berlitz. Quảng cáo được tạo vào năm 2006, được hãng quảng cáo The Drum xếp hạng thứ 87 trong danh sách “Quảng cáo hay nhất thế giới” năm 2022.
Đoạn clip và âm thanh đi kèm đã được ghép lại với nhau trước đó và đã xuất hiện trực tuyến ít nhất kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2022.
Trong mọi trường hợp, nó không liên quan gì đến vụ việc được báo cáo ở Crimea.
Hải quân Ukraine coi việc phá hủy tàu hỏa tiễn Ivanovets là một “tổn thất khá đáng kể” của Nga vì con tàu này là một trong ba chiếc tàu cùng loại trong hạm đội của ông Putin. Theo bài viết, đó là một tàu chiến nhỏ trang bị hỏa tiễn chống hạm với tầm bắn hơn 80 dặm. Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính giá trị của Ivanovets lên tới 70 triệu Mỹ Kim.
Kết luận: Đoạn clip về “lực lượng bảo vệ bờ biển Đức” sử dụng âm thanh từ quảng cáo năm 2006 của dịch vụ học ngôn ngữ Berlitz. Đoạn clip tàu đâm xuống biển có kèm âm thanh đã xuất hiện trên mạng ít nhất từ tháng 8 năm 2022 và không liên quan gì đến vụ tấn công tàu chiến Nga được đưa tin gần Crimea.
5. Putin bị giáng một đòn mạnh trong cuộc thăm dò mới về chiến tranh Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Dealt Blow in New Poll on Ukraine War”, nghĩa là “Putin bị giáng một đòn mạnh trong cuộc thăm dò mới về chiến tranh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Nếu có thể quay ngược thời gian, hơn 1/3 số người Nga được thăm dò cho biết, họ sẽ chống tới cùng cuộc xâm lược Ukraine của Putin, đó là một con số đánh dấu mức độ phản đối cao nhất mà Putin phải đối mặt về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông kể từ khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine.
Trong một cuộc khảo sát gần đây do cơ quan thăm dò ý kiến Russian Field thực hiện, 37% số người được hỏi cho biết họ “có khuynh hướng” hoặc “chắc chắn” chống lại hoạt động quân sự của Nga nếu có cơ hội quay ngược thời gian. Kết quả dựa trên câu trả lời của 1.600 công dân Nga được khảo sát qua điện thoại từ ngày 11 Tháng Giêng, đến ngày 19 Tháng Giêng,.
Các cuộc khảo sát trước đây cho thấy ngày càng có sự phản đối đối với cuộc xâm lược ở Ukraine. Nhóm nghiên cứu Chronicles có trụ sở tại Mạc Tư Khoa phát hiện vào tháng 11 rằng sự ủng hộ đối với hoạt động của Cẩm Linh đã giảm xuống 12% trong người dân - giảm từ 22% cử tri cho biết họ ủng hộ chiến tranh vào tháng 2 năm 2023. Một cuộc khảo sát khác của Nga được thực hiện vào tháng 12 cho thấy rằng gần một nửa số người Nga mong muốn cuộc chiến của Putin chấm dứt trong năm mới.
Cuộc khảo sát gần đây nhất của Russian Field được công bố trong tuần này cho thấy các công dân từ 18 đến 45 tuổi có nhiều khả năng nói rằng họ sẽ chống chiến tranh, với gần một nửa số người được hỏi ở độ tuổi đó phản đối hành động gây hấn của Putin. Nhóm thăm dò ý kiến cho biết những công dân trên 45 tuổi cũng như nam giới được hỏi “có nhiều khả năng” ủng hộ hoạt động quân sự của Cẩm Linh hơn.
Kết quả trưng cầu ý kiến được công bố khoảng sáu tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Nga, dự kiến diễn ra vào ngày 17 tháng 3, nơi ông Putin được dự đoán sẽ giành được nhiệm kỳ thứ năm. Một số ứng cử viên đã công bố ý định thách thức việc tái tranh cử của lãnh đạo Cẩm Linh, trong đó có Boris Nadezhdin, thành viên của Đảng Sáng kiến Dân sự trung hữu, người đã vận động tranh cử với những lời hứa mang lại hòa bình và chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Cuộc chiến của Putin cũng vấp phải phản ứng dữ dội từ gia đình các binh sĩ Nga được triển khai ở tiền tuyến. Trụ sở bầu cử của lãnh đạo Cẩm Linh đã bị gián đoạn vào tuần trước bởi một nhóm những phụ nữ có chồng đã bị gọi nhập ngũ đến Ukraine, trong đó nhiều người hỏi có thể làm gì để đưa người thân của họ về nhà.
Tuy nhiên, Putin đã bước vào năm mới với tỷ lệ tán thành là 83% và hơn một nửa số người được hỏi trong cuộc khảo sát Thực địa Nga được công bố trong tuần này nói rằng lợi ích của họ được tổng thống hiện tại “đại diện tốt nhất”. Nadezhdin đứng thứ hai, nhưng chênh lệch rất lớn, chỉ có 2,3% cử tri cho rằng ứng cử viên đối lập này đại diện tốt nhất cho họ.
6. Đài truyền hình nhà nước Nga kêu gọi tấn công Berlin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Urges Strikes Against Key NATO Capital”, nghĩa là “Đài truyền hình nhà nước Nga kêu gọi tấn công thủ đô quan trọng của NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các chuyên gia chính trị trên đài truyền hình nhà nước Nga gần đây đã thảo luận về khả năng Mạc Tư Khoa tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Berlin, Đức.
“Chúng ta có thể hủy diệt Berlin từ Kaliningrad,” người dẫn chương trình truyền hình Vladimir Solovyov /vla-đi-mia sô-lô-vi-ốp/ nói trong chương trình, đề cập đến việc vùng đất phía tây Kaliningrad là lãnh thổ gần nhất của Nga với Đức.
Solovyov, một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Cẩm Linh và là đồng minh thân cận của Putin, nổi tiếng là người đưa ra những bình luận gây tranh cãi. Năm ngoái, ông cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ chứng kiến phương Tây đọ sức với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Ông cũng nói rằng Mạc Tư Khoa nên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào bất kỳ quốc gia nào cố gắng bắt giữ Putin theo lệnh bắt giữ do Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành hồi tháng 3 vì cáo buộc tội ác chiến tranh, cũng như đưa ra nhiều lời kêu gọi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. khả năng chống lại các quốc gia ủng hộ Ukraine.
Anton Gerashchenko, cố vấn cho bộ trưởng nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn clip về cuộc thảo luận về Berlin từ chương trình của Solovyov trên X vào hôm thứ Sáu.
Đoạn clip của Gerashchenko bắt đầu với cảnh Andrey Sidorov – trưởng khoa chính trị thế giới tại Đại học quốc gia Mạc Tư Khoa và là khách mời thường xuyên trong chương trình của Solovyov – thảo luận về một cuộc xung đột giả định giữa Nga và NATO.
“Theo tôi, kể từ cuộc tấn công đầu tiên, NATO đã luôn viết về cách họ sẽ tấn công Kaliningrad, chúng tôi sẽ ngay lập tức rơi vào tình huống phải sử dụng hỏa tiễn”, Sidorov nói, theo chú thích được dịch của Gerashchenko. “Và chúng tôi sử dụng hỏa tiễn để chống lại đối phương chính.”
“Và hiện tại đối phương chính là ai?” Solovyov hỏi trước khi tuyên bố Nga có thể tấn công Berlin từ Kaliningrad.
Solovyov tiếp tục: “Không còn gì để làm ở Berlin nữa. “Tôi sẽ viết, 'Tôi hài lòng với tàn tích của Reichstag.' Đó sẽ là đường lối của tôi.”
Reichstag là tòa nhà chính phủ lập pháp lịch sử ở Berlin.
Đức là đồng minh mạnh mẽ của Ukraine trong cuộc chiến mà Putin phát động vào tháng 2 năm 2022, và bình luận trực tuyến gần đây của Solovyov không phải là lần đầu tiên ông hướng sự giận dữ của mình về phía Đức. Vào tháng 10, ông đã gợi ý trong một buổi phát sóng chương trình của mình rằng một ngày nào đó nước Đức sẽ tồn tại “dưới lá cờ Nga”.
Solovyov cũng tấn công Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock vào tháng 11 sau khi cô tuyên bố đất nước của cô sẽ không chỉ tiếp tục viện trợ cho Ukraine trong suốt mùa đông, mà Berlin còn lên kế hoạch chứng kiến sự hỗ trợ của mình dành cho đồng minh của mình “được mở rộng ồ ạt trong năm tới”.
Sau khi gọi Baerbock là “kẻ ngu ngốc”, Solovyov gọi quan chức chính phủ này là “người đàn bà ngốc người Đức” và tuyên bố, “Berlin sẽ bùng cháy và sẽ có Biểu ngữ Chiến thắng trên Reichstag!”
ĐHY Müller kêu gọi rút lại Tuyên ngôn Fiducia Supplicans. Báo cáo chấn động của Tin Lành Đức
VietCatholic Media
16:53 03/02/2024
1. Đại học Công Giáo sa thải giáo sư tổ chức 'doula phá thai' trong lớp
Đại học Công Giáo Hoa Kỳ đã sa thải một trong những giáo sư của trường vì đưa một người ủng hộ việc phá thai đến lớp để nói chuyện với sinh viên.
Một email hôm thứ Ba từ hiệu trưởng trường, Peter Kilpatrick, mà CNA có được cho biết, trường đã bắt đầu điều tra vào tuần trước sau khi biết được báo cáo về một người ủng hộ việc phá thai được mời đến một lớp học. Hiệu trưởng cho biết nhà trường cũng được biết rằng một sinh viên đã có bản ghi âm của lớp học được đề cập.
Tờ Daily Signal, tờ báo đã thu được và công bố bản sao đoạn ghi âm vào tuần trước, đã xác định giáo sư tâm lý học này là Melissa Goldberg.
Kilpatrick viết hôm thứ Ba: “Bây giờ chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng nội dung của lớp học không phù hợp với sứ mệnh và căn tính của chúng tôi, chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng với giáo sư đã mời diễn giả”.
Trang giảng viên của Goldberg không còn có trên trang web của trường đại học kể từ chiều thứ Ba.
“Là một tổ chức Công Giáo, chúng tôi cam kết thúc đẩy sự thật trọn vẹn về con người và bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết một cách tự nhiên. Trong quá trình theo đuổi sự thật và công lý một cách nghiêm chỉnh, đôi khi chúng ta tham gia vào những tranh luận hoặc ý thức hệ trái ngược với lý trí hoặc Tin Mừng”, ông viết.
“Nhưng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự rõ ràng do ánh sáng kết hợp của lý trí và đức tin mang lại, và chúng tôi cam kết không bao giờ biện hộ cho tội lỗi hoặc coi lỗi lầm là có thể biện minh về mặt đạo đức”.
“Như được chứng kiến bởi cuộc đời và nhân đức của Thánh Thomas Aquinas, người mà chúng ta vừa mừng lễ với tư cách là một cộng đồng, việc dấn thân với những ý tưởng đối lập giúp chúng ta vừa lớn lên trong việc làm chủ sự thật vừa đáp lại sai lầm bằng sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và lòng thương xót..”
Theo Daily Signal, Goldberg đã mời Rachel Carbonneau đến lớp học vào ngày 23 Tháng Giêng. Carbonneau, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty doula Family Ways, đã nói chuyện với cả lớp về cách làm việc với những phụ nữ phá thai tự chọn và phá thai “vì lý do y tế”.
Doulas thường liên quan nhiều nhất đến việc cung cấp hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh, mặc dù có một loạt dịch vụ doula tồn tại cho các trường hợp như tử vong hoặc sẩy thai.
Thảo luận về việc phá thai, Carbonneau trong đoạn ghi âm nói rằng “mục tiêu của nhiều nhà cung cấp là cố gắng thực hiện việc phá thai trước khi các đầu dây thần kinh của em bé được hình thành. Vì vậy, mục tiêu là thực hiện việc đó vào thời điểm mà em bé sẽ không cảm thấy đau đớn.”
Carbonneau cũng thảo luận về điều mà cô ấy gọi là “nguy cơ đối với người sinh nở” bao gồm “nguy cơ xuất huyết và nguy cơ một em bé sẽ không thể sống sót cũng như cuộc trò chuyện với những đứa con lớn của cô ấy về lý do tại sao cô ấy mang thai và bây giờ không có em bé.”
Cô nói: “Có rất nhiều mảnh ghép cho những câu đố này, về mặt cảm xúc và xã hội.
Khi được một sinh viên yêu cầu mở rộng cách sử dụng thuật ngữ “người sinh nở”, Carbonneau nói rằng cô ấy làm việc với những khách hàng được xác định là người chuyển giới. “Người sinh con” là thuật ngữ mà những người ủng hộ người chuyển giới thường sử dụng để tránh những ngôn từ mang tính giới tính như “phụ nữ” hoặc “mẹ”.
Kilpatrick nói trong lá thư tuần này rằng “tại Đại học Công Giáo, chúng ta có cơ hội duy nhất và phước lành chung để theo đuổi chân lý, phát triển trong đức tin và thực thi bác ái. Các nghiên cứu của chúng ta nhằm mục đích tạo ra sự khôn ngoan, bao gồm sự xuất sắc trong việc sống và chia sẻ chân lý với người khác.”
“Xin cho việc học tập chung của chúng ta giúp chúng ta hiểu được cuộc sống, yêu mến sự tốt lành, thăng tiến và bảo vệ phẩm giá con người”.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Müller kêu gọi rút lại Tuyên ngôn Fiducia supplicans
Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, kêu gọi viết lại Tuyên ngôn “Fiducia supplicans”, Lòng tín thác khẩn cầu, theo giáo huấn thần học rõ ràng và Công Giáo.
Tuyên ngôn vừa nói do Bộ Giáo lý đức tin công bố ngày 18 tháng Mười Hai năm 2023, cho phép chúc lành ngoài phụng vụ cho các cặp bất hợp lệ, trong đó có các cặp đồng tính luyến ái.
Đức Hồng Y Müller đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Raymond Arroyo, trong chương trình The World Over của Đài truyền hình “Lời Vĩnh Cửu” ở Mỹ, truyền đi hôm 27 tháng Giêng vừa qua. Đức Hồng Y nói: “Tôi nghĩ toàn văn kiện này là một dự án bị thất bại”. Theo Đức Hồng Y, ý hướng của văn kiện này là để “bao gồm những người bị gạt ra ngoài lề”, đó là điều tốt, “nhưng những phương pháp sử dụng ở đây không tốt... Chúa Giêsu dạy chúng ta cách thức du nhập những người ở ngoài lề bằng cách truyền Tin mừng cho họ, để dẫn họ vào con đường của Chúa Giêsu Kitô, thống hối tội lỗi và lắng nghe Tin mừng, đến với các bí tích”.
“Chúa Giêsu hiến mạng sống của Ngài cho chúng ta và thập giá của Chúa Giêsu Kitô cũng như sự sống lại của Chúa là những con đường cứu độ chúng ta, chứ không phải là một ý tốt đối với mọi người, những người theo bè Tam Điểm nói về tình huynh đệ đối với mọi người mà không có nghĩa vụ, không có hoán cải, không có thay đổi cuộc sống và không noi gương Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Hồng Y Müller nói thêm rằng: “Trong hôn phối, chính Chúa chúc lành cho đôi vợ chồng, và chúng ta trong tư cách là linh mục, đại diện Chúa Kitô là thủ lãnh của Giáo hội, chúng ta phải theo Chúa chứ không gieo rắc sự lẫn lộn hoang mang cho mọi người trên thế giới”.
Về phương diện này, Đức Hồng Y than phiền rằng vì Tuyên ngôn Fiducia supplicans, Giáo hội “đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết”.
Trong số các giám mục không chấp nhận tuyên ngôn, đặc biệt có 57 Hội đồng Giám mục Phi châu phản đối và quyết định không áp dụng văn kiện này. Đức Hồng Y Müller nhận định rằng: “Nay các Giáo Hội Công Giáo tại Phi châu là những người lãnh đạo trong việc sửa chữa văn kiện bị thất bại này. Tôi nghĩ chúng ta không thể nói Giáo hội Phi châu chống đối, vì văn hóa của họ không chấp nhận... Về khía cạnh này, văn hóa của họ tốt hơn văn hóa sa đọa ở Tây phương. Đây là lúc rất quan trọng trong lịch sử Giáo hội người Phi châu đang đi vào vị trí và lãnh nhận việc lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, và đó là điều rất tốt họ đang làm”.
3. Các nhà phê bình thách thức Tiến trình Công Nghị Đức trong bối cảnh nghiên cứu lạm dụng
Trước một nghiên cứu về tình trạng lạm dụng của các mục sư Tin lành được công bố ở Đức, một nhóm giáo dân Công Giáo đã nghi ngờ “lời tường thuật dai dẳng về Tiến trình Công Nghị quy các nguyên nhân lạm dụng mang tính hệ thống là do các yếu tố Công Giáo cụ thể”.
Được công bố vào ngày 25 Tháng Giêng, nghiên cứu của ForuM đã xác định được 1.259 cá nhân bị cáo buộc và 2.174 người sống sót sau vụ lạm dụng kể từ năm 1946 trong Giáo hội Tin lành ở Đức (EKD), theo báo cáo của CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA. “Những phát hiện của nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố về một “khía cạnh lạm dụng tình dục cụ thể được cho là của Công Giáo,” Neuer Anfang, một nhóm giáo dân người Đức chỉ trích Tiến trình Công Nghị, cho biết.
Tiến trình Công Nghị Đức, vốn đã bỏ phiếu cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ và ý thức hệ chuyển giới, cùng với các vấn đề khác, đã liên kết các nghị quyết của mình với Nghiên cứu MHG, một cuộc điều tra về lạm dụng tình dục của giáo sĩ trong Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Tuy nhiên, Neuer Anfang đã tuyên bố rằng “các nhà phê bình đã liên tục thách thức giá trị khoa học của mối liên hệ như vậy”. Như CNA Deutsch đã đưa tin, một chuyên gia y tế nổi tiếng cũng đưa ra quan ngại trong bối cảnh này.
Sau khi nghiên cứu về Tin lành được công bố vào tuần trước, chuyên gia về lạm dụng, Cha Hans Zollner đã nói với hãng thông tấn KNA của Đức: “Không có mối liên hệ nhân quả nào giữa một số cơ cấu giáo hội và việc lạm dụng; nó phức tạp hơn nhiều.”
Zollner là thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ em cho đến năm 2023 và đứng đầu Viện Nhân chủng học tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô.
Chuyên gia lạm dụng cho biết, theo CNA Deutsch, “chắc chắn không sai khi nghĩ về điều gì đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo và cản trở việc làm sáng tỏ cũng như cách thay đổi điều này”. Tuy nhiên, ông cảnh báo, “thật thiển cận khi nghĩ rằng các linh mục đã kết hôn hoặc nhiều phụ nữ hơn trong vai trò lãnh đạo Giáo hội sẽ ngăn chặn được tình trạng lạm dụng”.
Neuer Anfang nhấn mạnh sự hiện diện của các nguyên nhân mang tính hệ thống của lạm dụng tình dục vượt qua ranh giới giáo phái, chẳng hạn như sự mất cân bằng quyền lực, mô hình vai trò không rõ ràng và khả năng thao túng trong các mối quan hệ bất cân xứng.
“Những yếu tố cấu trúc này, vốn có lợi cho việc lạm dụng, không phải chỉ có ở Giáo Hội Công Giáo hay bất kỳ giáo phái nào. Chúng có tính xuyên thể chế, phổ biến ở bất cứ nơi nào có trẻ em và thanh thiếu niên tham gia - trong các nhà thờ thuộc mọi giáo phái, cũng như trong các môi trường thể thao và giáo dục.”
Các giám mục Đức sẽ tranh luận về Tiến trình Công Nghị trong phiên họp toàn thể tiếp theo của các ngài tại Augsburg từ ngày 19 đến 22 tháng Hai. Cuộc họp này dự kiến sẽ là một thời điểm quan trọng, vì các giám mục sẽ bỏ phiếu về một ủy ban với mục tiêu giới thiệu một Hội đồng Thượng hội đồng thường trực để giám sát Giáo hội ở Đức.
Trước cuộc họp, Đức Giám Mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đã viết rằng Giáo hội phải “tìm kiếm các hình thức họp và thủ tục tham gia phù hợp” để “cho phép càng nhiều người tham gia một cách nghiêm chỉnh vào các cuộc tham vấn và quyết định, CNA Deutsch đưa tin.
Trong bối cảnh này, Giám Mục Bätzing cho rằng, nền dân chủ hiện đại, với sự thừa nhận phẩm giá con người và sự phân chia quyền lực, nhà nước phúc lợi và pháp quyền, không nên “làm nảy sinh nỗi sợ hãi trong Giáo hội”.
Source:Catholic News Agency